Ngày 13-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:28 13/06/2015
KHÉO NHẠO ẨN SĨ
N2T

Nước Tề có một vị ẩn sĩ tên là Điền Trung.
Một ngày nọ, Khuất Cốc người nước Tống đi thăm ông ta, cố ý trêu chọc nói:
- “Tôi nghe nói ông đã lánh xa nhân thế, phong cách cao thượng, tiết khí sáng ngời, không cậy nhờ người khác để sống khiến cho moị người bội phục, tôi là người biết trồng bầu nậm, có một trái bầu nậm lớn rắn chắc như đá, vỏ dày không xoang, muốn tặng cho ngài để bày tỏ lòng kính trọng”
Điền Trung nói:
- “Bầu nậm có thể là quý và có thể dùng đựng đồ vật, mà trái bầu nậm của ngài không thể cắt ra thì không thể đựng đồ vật, cũng không thể dùng để đựng rượu, thì trái bầu nậm này hoàn toàn không có tác dụng gì cả.”
Khuất Cốc nói:
- “Đúng vậy, tôi thì muốn đem đồ vô dụng ấy vứt đi, giống như ngài ẩn cư nơi đây không nhờ người khác để sống, và đối với nước nhà hoàn toàn không có tác dụng chi cả, chuyện ngài cùng với trái bầu nậm rắn chắc này có phải là hai dạng hay không?”
( Hàn Phi Tử )

Suy tư:
Các vị ẩn sĩ trong rừng sâu xa lánh phố xá đô thị người người đông đúc để tìm cho mình một chốn yên tĩnh, để cho tâm hồn dễ dàng thanh thoát, đó là những người đã thấu đáo thế sự thăng trầm. Nhưng đối với những người coi chuyện đời là trên hết, thì các vị ẩn sĩ chính là những người vô dụng, không giúp ích cho ai cả.
Các vị ẩn tu ở trong Giáo Hội Công Giáo thì lại khác, các ngài (rất ít người) được ơn soi sáng vào trong rừng sâu, trong hoang địa để sống đời chiêm niệm, và trước mặt Thiên Chúa thì họ không phải là những người vô dụng, trái lại, chính họ là những gốc rễ cái của cây cổ thụ là Giáo Hội, chính các ngài đã bám sâu vào trong đất, để cho cành cây ra hoa ra lá chính là các nhà truyền giáo, các dòng tu hoạt động mở mang Nước Chúa, được dồi dào phong phú lên thêm.
Chúng ta cũng là những vị ẩn tu giữa đời, nếu chúng ta biết làm cho thành thị trở thành sa mạc, biết làm cho đời sống xô bồ trở thành yên tĩnh của rừng sâu, hoặc nói như triết lý võ đạo thì tĩnh trong động và động trong tĩnh, để không những thắng mình mà còn chế ngự được người khác, cũng có nghĩa là chúng ta dùng đời sống nội tâm của mình kết hợp với Thiên Chúa để dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có sự yên tĩnh trong tâm hồn.
Đó chính là nền tảng của ơn thánh và là cuộc sống của ẩn sĩ rồi vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 11 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:30 13/06/2015
Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN

N2T


Tin mừng: 4, 26-34.

“Hạt cải là loại nhỏ nhất, nhưng đã trở thành cây lớn hơn mọi thứ rau cỏ.”


Anh chị em thân mến,

Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra một vấn nạn để cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây, lấy ví dụ nào mà hình dung được?” Rồi chính Ngài đã giải thích cho chúng ta biết Nước Thiên Chúa giống như hạt cải. Trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm thực tế sau đây.

1. Làm việc thiện.

Nếu trong tâm hồn chúng ta có tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời chúng ta cũng biết đem hạt giống ấy gieo vào tâm hồn người khác bằng cách đi làm việc thiện, bởi vì khi làm việc thiện là chúng ta gieo hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn của tha nhân, khi thấy chúng ta làm việc thiện giúp đỡ người khác không tính toán, không đòi báo đáp, dù cho chúng ta không để ý theo dõi tình trạng kết quả, thì hạt giống ấy (việc thiện) vẫn cứ âm thầm nảy mầm và đến lúc nào đó, với ơn Chúa giúp thì họ sẽ trở thành người Ki-tô hữu, người con của Chúa như chúng ta.

Chúng ta nhận ơn của của Chúa cách nhưng không thì nên cho đi cách nhưng không, có nghĩa là những việc thiện mà chúng ta làm cần phải sáng rực tình yêu vô vị lợi, vì Thiên Chúa mà thực hành đức ái, có như thế tâm hồn những người mà chúng ta giúp đỡ sẽ đâm chồi nẩy lộc tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.

2. Nước Trời ở trong chúng ta.

Nước Trời được gieo vào trong tâm hồn chúng ta ban đầu nhỏ như hạt cải, nó chính là đức tin, đức tin được lớn dần qua hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, bởi vì đức tin được qua thử thách là đức tin trưởng thành và vững mạnh, có như thế mới trở thành chứng nhân cho Nước Trời ngay tại trần gian này.

Đức tin của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nhưng được Thiên Chúa – qua Giáo Hội- gieo vào trong tâm hồn chúng ta, đức tin được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và được củng cố bằng Lời Chúa thì nó sẽ ngày càng lớn mạnh, có thể bảo vệ linh hồn mình khỏi những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, có thể bảo vệ Giáo Hội qua những cơn bách hại của những mưu mô ma quỷ.

Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su ví Nước Trời giống như hạt cải, nghĩa là ảnh hưởng và sức mạnh của nó có thể làm nơi trú ẩn cho chim trời. Đức tin của chúng ta cũng thế, cần phải lớn mạnh để có thể trở thành những chứng nhân cho Nước Trời ngay trong cuộc sống của mình.

Nước Trời là một thực tại có thật bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu và kết thúc viên mãn mai sau trên thiên đàng, đó chính là những việc lành thánh thiện mà chúng ta làm với ánh sáng đức tin soi dẫn, bởi vì Nước Trời không phải chỉ là thực tại mà thôi, nhưng còn là sống động nữa nơi mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

---------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:32 13/06/2015
N2T

9. Khiêm nhường của Đức Mẹ Ma-ri-a giống như cái thang của trời, Con Thiên Chúa đã dùng nó từ trời xuống để làm người.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:35 13/06/2015
TIN ĐỒN
Thầy giúp xứ nghe đồn rằng cha phó sẽ đổi đi xứ khác, thầy bèn hỏi cha sở -cũng là nghĩa phụ của mình- có đúng không, cha sở hỏi:
- “Con nghe ai nói.”
- “Con nghe cha sở họ đạo kia nói như thế.”

Cha sở nói:
- “Con phải nhớ kỷ điều này, một linh mục không bao giờ mở miệng là nói “nghe đồn” thế này “nghe đồn” thế nọ, dù ngài biết tin đồn đó là sự thật thì cũng sẽ không nói ra khi Đức Giám Mục chưa công bố. Bởi vì một tin đồn từ miệng linh mục nói ra sẽ gây hoang mang rất nhiều cho đương sự cũng như cho cộng đoàn, nó như con ruồi mang vi trùng bệnh truyền nhiễm bay truyền nơi này nơi kia, gây bệnh cho nhiều người, nguy hiểm vô cùng…”
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phương Tây hoặc là giúp người Kitô Giáo lấy lại Mosul hoặc là mở rộng cửa cho họ di dân vào
Nguyễn Việt Nam
00:36 13/06/2015
Đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 6, thành phố lớn thứ hai của Iraq là Mosul, cũng là thủ phủ của người Công Giáo tại Iraq đã lọt vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Nhân kỷ niệm một năm ngày đau buồn này, Đức Cha Yohanna Mouche là Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syria của Mosul đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giúp các Kitô hữu lấy lại các thành phố từ tay bọn khủng bố Hồi giáo.

Ngài nói: “Nếu thế giới phương Tây không thể lật đổ những kẻ cực đoan Hồi giáo khỏi Mosul thì họ phải mở cửa cho chúng tôi và giúp chúng tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi khác.”

Đức Tổng Giám mục Mouche nói thêm rằng các Kitô hữu Iraq thích ở lại quê hương của mình. Ưu tiên hàng đầu là “giải phóng các phần lãnh thổ đã bị chiếm đoạt bởi quân khủng bố Hồi Giáo IS càng sớm càng tốt để mọi người có thể trở lại và sống trong hòa bình.”

Ngài nhận định rằng tình hình hiện nay là "một cơn ác mộng." Các di sản Kitô Giáo trong vùng nơi các tín hữu Kitô sống trong nhiều thế kỷ qua đã và đang bị phá hủy.
 
Phán quyết sau cùng về tính xác thực của biến cố Medjugorje còn cần một thời gian nữa
Đặng Tự Do
00:58 13/06/2015
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, nói với National Catholic Register rằng phán quyết của Vatican về tính xác thực của các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Medjugorje không thể đến sớm như nhiều nguồn tin báo chí đã loan.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”.

Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật.

Ngày thứ Bẩy 18 tháng Giêng năm ngoái 2014, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cho biết ủy ban quốc tế điều tra các sự kiện tại Medjugorje đã tổ chức cuộc họp cuối cùng một ngày trước. Ủy ban đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 triệu tập, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành vào ngày 17 tháng Ba năm 2010 và do Đức Hồng Y Camillo Ruini lãnh đạo.

Ngày 6 tháng Sáu, trong cuộc họp báo dành cho các phóng viên trên chuyến bay trở về từ Sarajevo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết, “Chúng tôi rất gần đi đến một quyết định” liên quan đến các hiện tượng tại Medjugorje. Ngài nói rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF) sẽ sớm đưa ra thảo luận các báo cáo do Đức Hồng Y Camillo Ruini đệ trình hồi tháng Giêng năm ngoái tại cuộc họp mỗi tháng một lần - gọi là một Feria Quarta.

Tuy nhiên, cha Lombardi tiết lộ rằng cuộc họp này chưa diễn ra, và không chắc rằng tất cả các giám mục là những thành viên của CDF sẽ có thể họp tại Rôma trong suốt mùa hè.

Cha Lombardi nói: “Vì vậy, nếu bạn hỏi tôi: mấy ngày, mấy tuần hoặc mấy tháng? Tôi nghĩ rằng sẽ là an toàn nhất để nói là một vài tháng nữa”.
 
Đức Hồng Y Pietro Parolin nhận định về các hiệp ước ngoại giao với Israel, Palestine
Đặng Tự Do
01:42 13/06/2015
Trái với quan điểm của giới báo chí tại Israel, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho rằng sự công nhận một nhà nước Palestine của Tòa Thánh giúp chứ không cản trở tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

Đức Hồng Y Pietro Parolin cho rằng “một thỏa thuận theo đó nhà nước Palestine cam kết tôn trọng các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do tôn giáo và lương tâm, là một bước tiến trong việc đóng góp vào sự phát triển của một quốc gia dân chủ và tôn trọng thực tại đa dạng tôn giáo.” Ngài hy vọng rằng hiệp định có thể đóng góp về nhiều mặt vào việc đạt được hòa bình lâu dài thông qua một giải pháp hai quốc gia”.

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ Insider Vatican, Đức Hồng Y Parolin lặp đi lặp lại quan điểm bất di bất dịch của Vatican rằng một nền hòa bình Israel-Palestine “không thể được thực hiện với giá phải trả là sự hy sinh các quyền lợi chính đáng của người Israel và người Palestine.”

Về quan hệ ngoại giao Vatican với Israel, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Vatican đã liên tục ép Israel kết hợp vào pháp luật của mình những điều khoản định của hiệp định Vatican-Israel năm 1993 và năm 1997. Đến nay, Israel vẫn chưa không làm như vậy. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Parolin cho biết Vatican đã “nhận được cam kết từ các nhà chức trách Israel rằng họ sẽ cố gắng để khắc phục điều này.”
 
Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Ba Lan
Đặng Tự Do
02:24 13/06/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Sáu 12 tháng Sáu đã gặp Thủ tướng Ba Lan, Ewa Kopacz.

Một tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh mô tả các cuộc thảo luận là “thân mật”, và nói rằng hai vị đã nói về việc chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2016 tại Ba Lan. Tuyên bố cho biết sự hợp tác trong việc chuẩn bị là “thanh thản và hiệu quả”.

Hai bên cũng nói về sự đóng góp tích cực của Giáo Hội tại Ba Lan trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, cũng như một số vấn đề đạo đức. Trong buổi nói chuyện, hai vị cũng đã trao đổi quan điểm về tình hình quốc tế, đặc biệt là vấn đề Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan sau đó đã gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Paul R. Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh.
 
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các linh mục thế giới tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô
Đặng Tự Do
05:30 13/06/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thêm Kenya vào chuyến viếng thăm châu Phi của ngài vào tháng Mười Một, và bảo vệ môi trường là một vấn đề có thể mang các tín hữu của tất cả các truyền thống khác nhau và cả người vô thần lại với nhau.

Đó là một vài chi tiết trong cuộc gặp gỡ kéo dài trong hai giờ diễn ra chiều thứ Sáu 12 tháng Sáu giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các linh mục thế giới tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô ở Roma trong khuôn khổ tuần tĩnh tâm từ ngày mùng 10 đến 14 tháng 6 năm 2015 của các linh mục năm châu.

Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận ngài sẽ đến thăm Cộng hòa Trung Phi và Uganda trong chuyến đi tháng Mười Một, nhưng cho biết thêm Kenya có thể được thêm vào trong cuộc hành trình nhưng ngài “không chắc chắn” vì có những vấn đề liên quan đến tổ chức chưa được giải quyết.

Cuộc tĩnh tâm với chủ đề “Ðược kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng” đã quy tụ 900 vị gồm các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó tế độc thân đến từ 90 nước 5 châu.

Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói về tầm quan trọng của sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Ngài nói rằng nếu một linh mục có một vấn đề với giám mục của mình, vị linh mục ấy nên nói gặp thẳng vị Giám Mục “như những người đàn ông với nhau”. Cũng vậy, nếu một giám mục có vấn đề với một trong những linh mục của mình, ngài cũng nên hành xử như thế.

“Có những cuộc cãi vã và tranh luận trong Giáo Hội chăng? Thế à, đó là một tin tốt! Tốt ngay từ đầu. Một Giáo Hội mà không có những cuộc tranh cãi là một Giáo Hội chết rồi. Anh em có biết nơi nào không có bất kỳ cuộc tranh cãi không? Trong nghĩa trang đó!”

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã đề cập đặc biệt đến những phụ nữ làm việc trong Giáo Hội, nhắc nhớ cử tọa rằng vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, nhiều người phụ nữ đã có mặt lúc đó.

Ngài gọi các thiên tài của phụ nữ trong Giáo Hội “là một ân sủng”, và chỉ ra rằng Giáo Hội là nữ tính. Ngài nói:

“Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô, và là Mẹ của Dân Thánh, bao gồm các tín hữu của Thiên Chúa. Tôi muốn cảm ơn những người phụ nữ về sự hợp tác của họ, và đừng quên rằng khi chị em đối diện với một số bất bình nữ quyền, thì chỉ có một điều đáng nói: Đức Maria quan trọng hơn so với các Tông đồ”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc nhở các linh mục đừng mệt mỏi với việc thăm viếng Nhà Tạm, nơi các ngài sẽ “tìm thấy tình yêu,” ngay cả khi họ không biết phải nói gì với Chúa. Ngài cũng yêu cầu các linh mục hãy bắt đầu viết các bài giảng Chúa Nhật của mình từ ngày thứ Ba trong tuần. Liên quan đến các bài giảng, Đức Thánh Cha đặc biệt cảnh cáo rằng thái độ tránh né đưa ra các bài giảng đạo đức là đi ngược lại với việc rao giảng Tin Mừng.

Theo Đức Thánh Cha, khi phải đối diện với những câu hỏi khó khăn, đặc biệt khi liên quan đến lòng thương xót, các linh mục phải tự hỏi “trong trường hợp này Chúa Giêsu sẽ làm gì?”

Ngài đặc biệt nhắc nhở các linh mục rằng các ngài không có quyền từ chối không làm phép rửa tội cho một em bé được sinh ra bởi một người mẹ độc thân, hoặc có cha mẹ đã ly dị và tái hôn.

Đức Thánh Cha cũng nói về kinh nghiệm của mình trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Lần đầu tiên tiếp xúc với phong trào này, ngài nghĩ rằng họ có cái gì đó “không đúng trong đầu”, nhưng dần dà, ngài thấy mình đã sai khi nghĩ như thế.

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu cử tọa, mỗi người, hãy dự phần vào dòng ân sủng của Canh Tân Đặc Sủng trong việc hoạch định các cuộc hội thảo về cuộc sống trong Chúa Thánh Thần, trong giáo xứ, trong các chủng viện và trường học của anh em. .. để Chúa Thánh Thần tác động trong một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu, làm thay đổi cuộc sống.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo chống lại chủ nghĩa giáo sĩ. Ngài nói giáo dân cần phải làm việc trong Giáo Hội nhưng họ không nên bị giáo sĩ hóa.

Đức Thánh Cha cũng nhớ đến các Kitô hữu đang bị bách hại vì đức tin của họ, và nói về một hiện tượng ngài gọi là “đại kết bằng máu”, xảy ra khi các Kitô hữu được hiệp nhất với nhau nhờ cái chết vì niềm tin trong cùng một Chúa Kitô của các vị tử đạo thuộc các truyền thống Kitô khác nhau.

“Hãy nhìn vào các vị tử đạo của ngày hôm nay,” Đức Giáo Hoàng nói. “Hãy nhìn vào máu của những người nam nữ đã chết vì Chúa Giêsu Kitô và những người giết họ biết rằng họ giống nhau ở điểm chung này là họ tin vào Chúa Giêsu!”

Sau khi trình bày những suy tư của mình, Đức Giáo Hoàng đã trả lời một số câu hỏi của các linh mục.

Khi được hỏi về châu Phi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định chuyến đi của ngài sẽ diễn ra vào tháng Mười Một. Đức Thánh Cha cũng nhân dịp này nói thêm rằng phần còn lại của thế giới phải ngưng ngay việc tìm đến châu Phi để “bóc lột và ăn cắp” tài nguyên. Ngược lại, họ phải đầu tư vào lục địa này, và như thế sẽ kết thúc nhu cầu phải di cư của người Phi Châu.

Khi được hỏi về châu Á, Đức Giáo Hoàng nói đại lục này là “hứa hẹn lớn nhất của Giáo Hội”, nhưng cảnh giác rằng nơi đây cũng đang bị thao túng bởi những vấn đề như chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa duy vật.

Đức Thánh Cha cũng đã xác nhận một người Công Giáo, một người Chính Thống, và một người vô thần sẽ cùng tham dự buổi trình bày thông điệp của ngài về môi trường bởi vì “chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ các kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa.”
 
100.000 Hướng đạo sinh Italia gặp Đức Thánh Cha
Lm Trần Đức Anh OP
12:25 13/06/2015
ROMA. Sáng thứ bẩy, 13-6-2015, ĐTC đã gặp gỡ 100 ngàn hướng đạo sinh Công Giáo Italia và ngài khích lệ hiệp hội này đầu tư nhiều hơn trong lãnh vực linh đạo và giáo dục về đức tin.

Từ quá 9 giờ sáng, các hướng đạo sinh thuộc các ngành tráng, kha, thiếu và ấu, từ các nơi trên toàn quốc đã tụ họp tại quảng trường thánh Phêrô để sinh hoạt chung trong khi chờ đợi ĐTC đến. Các em ca hát, trình diễn hoạt cảnh, và chứng từ, và cả những bài huấn dụ ngắn của các vị tuyên úy.

Ngỏ lời trong buổi gặp gỡ, ĐTC ca ngợi sự giúp đỡ của hiệp hội hướng đạo sinh Công Giáo Italia, gọi tắt là Agesci, dành cho các gia đình trong việc giáo dục về các giá trị nhân bản quan trọng, về sự tiếp xúc với thiên nhiên, tôn giáo và niềm tin nơi Thiên Chúa, một phương pháp giáo dục về tự do trong tinh thần trách nhiệm.

ĐTC cũng nhận xét rằng trong các hiệp hội hướng đạo trên thế giới, Agesci của Italia là Hiệp hội đầu tư nhiều nhất trong lãnh vực linh đạo và giáo dục về đức tin. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm, để các trưởng của mỗi chi hội và toán hướng đạo hiểu tầm quan trọng của lãnh vực ấy và rút ra những hệ luận.

Ngài nói: ”Tôi biết anh chị em có những thời gian huấn luyện cho các trưởng về việc đọc và học hỏi Kinh Thánh, kể cả với các phương pháp mới, đặt trọng tâm việc kể lại cuộc sống được sống thực đối chiếu với Sứ điệp Tin Mừng. Tôi chúc mừng anh chị em vì những sáng kiến tốt đẹp ấy, và cầu mong rằng đó không phải chỉ là những thời điểm nhất thời, nhưng được đưa vào trong dự án huấn luyện liên tục và sâu rộng, đi sâu vào cac sinh hoạt của hội, làm cho hội được thấm nhiễm Tin Mừng và tạo điều kiện cho sự thay đổi cuộc sống”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”hội hướng đạo sinh Công Giáo Italia là một sự phong phú của Giáo Hội và Hội này có thể mang lại cho Giáo Hội một lòng hăng say mới để loan báo Tin Mừng, một khả năng mới để đối thoại với xã hội. Điều này chỉ có thể xảy ra với điều kiện các chi hội hướng đạo Công Giáo không đánh mất sự tiếp xúc với giáo xứ địa phương”. Ngài nói:

”Anh chị em được kêu gọi tìm ra cách thức để hội nhập vào việc mục vụ của Giáo Hội địa phương, thiết lập những quan hệ quí mến và cộng tác ở mọi cấp độ với các GM, các cha xứ và các linh mục của anh chị em, với các nhà giáo dục và các thành phần của các hiệp hội khác của Giáo Hội, hiện diện trong giáo xứ và trong cùng lãnh thổ, và không hài lòng với một sự hiện diện làm cảnh vào Chúa Nhật hoặc trong những dịp lớn”.

Trong cuộc gặp gỡ lần trước đây hồi năm 2004, 30 ngàn hướng đạo sinh Italia đã gặp ĐGH Gioan Phaolô 2 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Hội hướng đạo sinh Công Giáo Italia (SD 13-6-2015)
 
Top Stories
Pope urges priests to pastor with tenderness
Vatican Radio
10:54 13/06/2015
2015-06-13 Vatican - The tenderness of God was the subject of Pope Francis’ homily at the mass during a retreat for priests, organized by International Catholic Charismatic Renewal Services and the Catholic Fraternity, held at St. John Lateran last night.

Recalling words of the book of Deuteronomy, he said the tenderness of God is best expressed in His closeness. Without the Lord, we do not know how to walk in the Spirit. “the omnipotent [who] lowers himself and teaches me to walk,” is an example of the tenderness of God, he said.

Speaking about the 23 Coptic Christian martyrs beheaded by Islamic militants in Libya in February, The Pope emphasized that these martyrs gave testimony to God’s accompaniment even in times of trial. “They were certain that God did not abandon them,” he said.

He challenged the priests present to be ministers of the tenderness of God, asking that they leave the whip behind in the sacristy. This ministry of tenderness, “is a divine grace,” the Pope said.

At the end of the mass, Pope Francis spoke off the cuff before the final benediction thanking the priests for their participation. He urged them to return to their parishes with the tenderness and mercy that they have experienced.

He assured them that through the priests present, the faithful “will receive a great blessing of the holy Spirit.”
 
Pope Francis leads meditation for international gathering of priests
Vatican Radio
10:55 13/06/2015
(Vatican 2015-06-12) Pope Francis might add a visit to Kenya to his African trip in November, and protecting the environment is an issue which should bring together believers of all traditions and non-believers alike.

These were some of the things learned during a two-hour meeting Pope Francis held with priests in Rome’s Papal Basilica of St. John Lateran. The Cathedral church is this week hosting an International retreat for priests, organized by International Catholic Charismatic Renewal Services and the Catholic Fraternity.

Pope Francis confirmed he will visit the Central African Republic and Uganda during his November trip, but said adding Kenya to the journey was “possible but not sure” because of organizational problems.

The spiritual retreat beings together bishops, priests, and celibate deacons from around the world under the theme "Called to Holiness for a New Evangelization".

Pope Francis gave off-the-cuff remarks in Spanish, and began by speaking about the importance of unity in the Church, even saying if a priest has a problem with his bishop, he should tell him to his face, “like men”, adding the same goes for a bishop with a problem with one of his priests.

“There are quarrels and arguments in the Church? Well, it makes good news! This is so since the beginning,” the Pope said. “A church without quarrels is a dead church. Do you know where there aren’t any quarrels? In cemeteries!”

Pope Francis then made a special mention of the women working in the Church, remembering that on the day of the descent of the Holy Spirit, women were there.

He called the genius of women in the Church “a grace”, and pointed out the Church is feminine.

“The Church is the bride of Christ, and the Mother of the Holy People, the faithful of God” said the Pope. “I would like to thank the women for their cooperation, and do not forget that when you are confronted with certain feminist grievances, there is just one thing to say: Mary is more important than the Apostles.”

Pope Francis reminded the priests not to be too tired to visit the Tabernacle, where they will “find Love,” even when they do not know what to say to Him. He also asked them to begin writing their homilies on Tuesday, and to be wary of moralizing, was opposed to preaching the Gospel.

He said that when faced with a difficult question, especially when related to mercy, priests should ask themselves "what would Jesus do here?" He jokingly added that if they forgive too much, then they can blame Jesus, who “gave the bad example.”

He reminded them a priest does not have the right to not baptize a baby born of a single mother, or whose parents have been divorced and re-married.

The Pope also spoke about his experience of the Charismatic movement, saying that when he first encountered it, he thought they were “not right in the head”, but as he grew older he saw how wrong he was.

“I ask all of you, each of you, that as part of the stream of grace of the Charismatic Renewal planning seminars of life in the Spirit, in your parishes, in your seminaries and schools … share the Baptism of the Spirit and your catechesis, because it is produced by the work Holy Spirit through a personal encounter with Jesus, which changes lives.”

Pope Francis also warned against clericalism, saying that laypeople need to work in the Church but they should not be clericalized. He added clericalism is like “a tango”: It is danced by two people, with complicity.

“The priest and the layman alike clericalize,” he said. “Because it is more comfortable. Be attentive to the comfortable sin of clericalism.”

The Holy Father also remembered Christians being persecuted for their faith, and spoke about the Ecumenism of blood, saying Christians are united through martyrs who died for faith in the same Christ.

“Look at the martyrs of today,” said the Pope. “Look at the blood of men and women who die for Jesus Christ and those who kill them know they are the same, having one thing in common: they believe in Jesus!”

After his reflection, the Pope answered questions by some of the priests present.

When asked about Africa, Pope Francis not only confirmed his trip in November, but added the rest of the world must stop going to Africa to “strip and steal” resources, but to invest in the continent, and this would end the need of people to emigrate.

When asked about Asia, the Pope said it had “the biggest promise of the Church”, but mentioning it also suffers from problems like consumerism and materialism.

The Pope also confirmed a Catholic, an Orthodox Chrisitan, and an atheist will present his encyclical on the environment because “we need unity to protect creation.”
 
Pope to Scouts: You are called to collaborate in the pastoral life of the Church
Vatican Radio
10:56 13/06/2015
(2015-06-13 Vatican) - Pope Francis met this morning with thousands of members of the Association of Italian Catholic Guides and Scouts (AGESCI) in St. Peter’s Square. In his address, the Holy Father thanked the scouts, as well as their leaders and chaplains, saying that they are “a precious part of the Church in Italy.”

“You offer an important contribution to the families in their educational mission to children, youth and young adults,” he said.

The Pope expressed his hope that the scouts may always feel as a part of the greater Christian community.

He also noted that they can bring new fervor to the evangelization and the capacity to build bridges in a society that has the “habit of building walls.”

“You are called to find ways to integrate yourselves in the pastoral care of the particular Church, establishing relationships of respect and collaboration at all levels with your bishops, with pastors and other priests, educators and members of other ecclesial associations present in the parish and in the same territory, and not be content with a ‘decorative’ presence on Sundays or major events.”

Concluding his address, Pope Francis encouraged them to continue working together with local groups in their parishes in order to foster a “richer and more complete personality.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ kính Thánh Antôn Padua quan thầy Huynh đệ đoàn Phan Sinh và GK Antôn.
Trần Văn Minh
06:01 13/06/2015
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, 13/6/2015. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Thánh lễ mừng kính Thánh Antôn Padua là bổn mạng Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh tại thế đã được cử hành trọng thể.

Mời coi hình

Thánh lễ do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long và các Linh mục Vicent Lê Thành Nhân, Martino Mai Văn Sang, Giuse Trần Ngọc Tân và Linh mục Hùng đồng tế và được Đoàn Thánh Tâm Ca phụng vụ phần Thánh ca thật sốt mến.

Trước khi giờ lễ, các đoàn viên Huynh đệ đoàn Phan Sinh đã mặc áo dòng cùng ngồi bên nhau đọc kinh cầu nguyện chung.

Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã nói về Thánh Antôn một vị Thánh trẻ con nhà giầu có, học giỏi với nhiều bằng cấp, nhưng lại muốn dấn thân mình trong đời tu trì, muốn đi truyền gíao tại những vùng xa xôi bên các nước nghèo khó tận Phi Châu, nhưng ý nguyện không thành vì ý Thiên Chúa muốn Thánh nhân làm công việc khác cho Ngài. Và nhờ vào lòng đạo đức, tính khiêm nhường và nhất là lòng sùng kính Thánh Thể Chúa nên Thánh nhân đã làm được biết bao điều kỳ diệu.

Sau bài giảng, Huynh đệ đoàn đã tiến hành nghi thức tuyên hứa và mặc áo dòng cho hai đoàn viên mới là anh Matheo Lê Văn Miện và chị Maria Thảo. Hai đoàn viên đã đọc lời tuyên hứa muốn xin gia nhập dòng trước sự chứng giám của Linh mục trợ uý Martino Mai Văn Sang và cộng đoàn. Sau đó được trao sách tổng hiến chương và bộ áo dòng. Trong dịp này, Linh mục trợ uý cũng nói về một vài thắc mắc là tại sao Dòng Phan Sinh tại Úc lại được mặc áo dòng, trong khi bên Việt Nam thì không? Đó là vì các đoàn viên Phan Sinh tại Úc rất ít so với ở quê nhà. Do đó, Huynh đệ đoàn Phan Sinh ở Úc có nhiều điều kiện thực hiện hơn.

Thánh lễ kết thúc, trong niềm vui, các đoàn viên đã được mời lên chụp hình chung cùng Đức cha và quý Cha đồng tế. Sau đó mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để dùng bữa trưa với nhiều món ăn quê hương.

Cùng ngày, Thánh lễ chiều lúc 6 giờ. Giáo khu Antôn thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm cũng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng Giáo khu.

Cô Đặng Hà đại diện Giáo khu đã lên đọc tiểu sử Thánh Anton, vị Thánh trẻ mà Giáo khu đã vinh dự chọn Ngài làm bổn mạng, Ca đoàn Vô Nhiễm đã dâng lời ca tiếng hát cùng với Giáo khu cảm tạ Thiên Chúa và xin ơn bình an cho Giáo khu.

Trong bài giảng Chúa nhật XI thường niên. Linh mục Quản nhiệm Cộng đoàn đã nói tới sức mạnh của Thiên Chúa đã gìn giữ và đưa Giáo hội vượt qua bao thăng trầm mà lịch sử đã chứng minh, từ những điều thật nhỏ bé Chúa làm lên biết bao điều kỳ diệu. Và Cha cũng nói về Thánh Anton cùng những phép lạ Ngài đã làm cho nhiều người biết đến. Gương Thánh nhân qua các Thánh đức về sự khiêm nhường và lòng sùng kính Thiên Chúa.

Cuối cùng là lời cảm ơn của ông trưởng Giáo khu Matthew Ngô Quốc Thịnh gửi đến quý Cha đồng tế, cùng cộng đoàn đã đến cùng Giáo khu dâng Thánh lễ tạ ơn và dâng lời nguyện xin ơn bình an cùng Giáo khu. Ông cũng mời quý Cha và toàn thể Cộng đoàn xuống dưới hội trường Trung tâm để dùng bữa tiệc mừng bổn mạng của Giáo khu Anton.


 
Hồng ân đời thánh hiến dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
Cécile Trang Nhung
09:19 13/06/2015
HỒNG ÂN ĐỜI THÁNH HIỀN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THANH HÓA

THANH HÓA, vào lúc 08g00 sáng thứ sáu ngày 12 tháng 6 năm 2015, thánh lễ tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng của 3 chị và lễ Tuyên Khấn Vĩnh Viễn của 14 chị em, và 8 chị em tuyên khấn lần đầu thuộc Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa diễn ra tại Nhà thờ Chính Tòa do Đức Cha Giáo phận chủ tế cùng các linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế, thật trang nghiêm và sốt sắng. Tham dự Thánh lễ có quí nam nữ tu sĩ, quí phụ huynh của các khấn sinh, gia đình, thân nhân và ân nhân của các chị em cũng như của Hội Dòng.

Xem Hình

Hồng ân Chúa ban thật dồi dào phong phú: giữa những ngày gần như Miền Bắc sống trong chảo lửa của mùa hè oi bức, thì đêm trước ngày lễ, Chúa tưới gội đợt mưa ân phúc để ngày hôn ước hôm nay của các tân nương Ngài diễn ra trong khí trời thanh mát. Thật là ân ban cao quí của Chúa dành cho chúng con trong năm Đời Sống Thánh Hiến này.

Nơi đây năm nào cũng có lễ khấn dịp hè, thế nhưng bầu khí vẫn luôn tươi mới, linh thiêng, vọng vang lên lời ca huyền diệu từ những tâm hồn thánh hiến cao dâng về Thiên Chúa. Từ tối hôm trước ngày lễ vĩnh khấn, trong khuôn viên Nhà Dòng đã rộn ràng tiếng khách đến từ xa. Họ chờ đón Thánh Lễ như lần đầu được mời đến tham dự tiệc cưới huyền nhiệm của các nữ tu Mến Thánh Giá Thanh hóa với Đức Kitô Tử nạn và Phục sinh.

Đúng 08g 00, Đức Cha chủ lễ cùng với đoàn Đồng tế và đoàn rước từ Nhà xứ tiến về Cung Thánh của Nhà Thờ Chính tòa trong tiếng kèn vang, hòa quyện lời hát “ Khúc Ca ngày tận hiến”. Biết bao nhiêu ánh mắt ngập niềm vui của cộng đoàn tham dự phụng vụ đang hướng nhìn các chị em nữ tu sẽ khấn lần đầu và khấn trọn đời hôm nay như muốn nói lên lời khích lệ, lòng hiệp thông, niềm yêu mến của cộng đoàn dân Chúa dành cho người hiến thánh cuộc đời vì nước trời giữa trần gian.

Một sự trùng hợp mang đầy ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn kim khánh khấn dòng, tiên khấn, vĩnh khấn với lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của tình yêu Đấng Cứu thế dành cho nhân loại. Vậy hoa trái hiến dâng của thánh lễ trọng đại hôm nay chính là của lễ tình yêu đáp đền “TÌNH YÊU”.

Như Samuel, khi nghe tiếng gọi đầu tiên còn mờ ảo, chưa định hướng. Phải chờ cho đến lần thứ ba, khi xác định rõ đó là chính tiếng Chúa, Samuel mới mau mắn đáp lại « Lạy chúa, xin Ngài hãy phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe » (1Sm3, 10), thì thời kỳ tiền vĩnh khấn, chị em khấn sinh có thể cũng có những cảm giác và hiện tượng đó, nên giờ đây khi nghe giới thiệu tên mình với Chị Tổng Phụ Trách, Đại diện Hội Dòng của Chúa, từng chị em đã nhanh nhẹn thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ». Tiếng đáp trả không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con ».

Quả thực, giữa lòng thành phố xôn xao, giữa thế giới mà biết bao nhiêu người đang chạy theo “Duy khoái lạc thực dụng”. Giữa một thế giới mệnh danh là văn minh, mà Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là nền văn minh của sự chết, Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức gọi là thế giới của những trào lưu “Tục hóa hệ thống”, còn Đức Giáo Hoàng Phanxico gọi thế giới hiện đại là “nền văn hóa sài rồi bỏ", thì vẫn còn đây những tâm hồn người trẻ biết quảng đại nói “KHÔNG” với tất cả những gì thuần thế gian để nói “CÓ’’ với những gì là đẹp lòng Chúa. Vâng, qua việc tuyên khấn và sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, chị em muốn minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển vào Tình yêu luôn đi bước trước của Chúa Kitô đối với nhân loại, để dõi bước theo Ngài, chị em từ bỏ nghiệp mình và đón lấy mệnh trời dù đời muôn gian khó.

Trong bài giảng, với tâm tình của người Cha luôn thao thức cho sự tăng triển đường nên thánh của chị em, Đức Cha đã giúp chị em hiểu ơn gọi tình yêu hiến dâng cho Chúa và nhân loại chỉ có thể bền vững nếu chúng ta biết luôn nhìn ngắm trái tim Chúa để nhận ra Chúa yêu ta, hầu ta có thể yêu Chúa như Chúa đã yêu ta. Ngài làm nổi bật ý nghĩa của “Trái tim” là tình yêu. Chính Chúa Giêsu đã dùng biểu tượng này để mạc khải cho Thánh Nữ Brigitta rằng Thánh Tâm Chúa cần được tôn thờ. Tình yêu nơi Đức Giêsu là tình yêu tròn đầy, vô thủy vô chung, yêu cho đến cùng.Trái tim Chúa Giêsu luôn mở rộng ra cho tất cả mọi người, nơi đó là nguyên lý cho một tình yêu tự bản chất là hy sinh, là trao ban, là xót thương tha thứ. Tình yêu đã biến thập giá thành thánh giá nhờ công việc của Chúa Kitô. Đời tu là sống lời mời gọi của Chúa để mở rộng con tim đón nhận tất cả mọi người, để yêu thương, để chỉ biết cho đi mọi khả năng, sức lực, tình thương. Trên Thập giá, trái tim Chúa bị đâm thâu nên máu và nước đã đổ ra vì yêu và để thanh tẩy mọi ô nhơ tội lỗi chúng ta. Đó là bảo chứng tình yêu vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho từng người chúng ta, không chỉ riêng người tu sĩ mà cho tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy, bí tích hòa giải.

Để khích lệ ba Chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng, Đức Cha cũng bày tỏ niềm hân hoan, sự tán phục trước tấm gương can trường, dù bao nhiêu thử thách đường đời, dù vất vả gian lao, quí chị vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong chuỗi ngày còn lại của cuộc đời và sẽ cùng với ơn Chúa để đi hết chặng đường thánh giá trong tin yêu phó thác cho Thánh tâm Chúa Giêsu.

Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân khấn. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá có thêm mười bốn Thành viên chính thức để chung tình hiệp nhất dựng xây và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.

Cécile Trang Nhung
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mỹ- Việt tại ngưỡng cửa TPP
Hà Minh Thảo
16:08 13/06/2015
MỸ VIỆT TẠI NGƯỠNG CỬA TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, tiếng Anh và Accord de partenariat transpacifique, tiếng Pháp) là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Á châu - Thái Bình Dương. Hiệp định, thoạt tiên, được sự đồng thuận giữa các quốc gia : Brunei, Chí lợi (Chile), Tân tây lan (New Zealand) và Tân gia ba (Singapore) ngày 03.06.2005, có hiệu lực từ ngày 28.05.2006. Sau đó, 5 nước tham gia đàm phán để gia nhập là: Uùc đại lợi (Australia), Mã lai (Malaysia), Peru, Hoa kỳ, và Việt Nam. Ngày 14.11.2010, cuối Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation, tiếng Anh và Coopération économique pour l’Asie-Pacifique, tiếng Pháp) tại Nhật bản, lãnh đạo 10 quốc gia (9 nước trên và Nhật bản, Japan) đã tán thành lời đề nghị của Tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu các cuộc đàm phán tại kỳ Thượng đỉnh APEC năm 2011 tại Hoa kỳ. Sau cùng, Mễ tây cơ (Mexico) và Gia nã đại (Canada) cũng tham gia đêă đưa tổng số nước dự tuyển là 12. Từ đó đến nay, đã có 20 vòng đàm phán mà việc hình thành vẫn chưa xong.

Trong thời gian gần đây, Tổng thống Barack Obama cho biết các quan chức Trung quốc đã ngỏ ý muốn tham gia Hiệp định này. Đây là điều đã không được dự trù trước vì ý đồ Mỹ khi hình thành TPP là để tái cân bằng về lực lượng chính trị, quân sự và kinh tế, trong đó có thương mại ở Á châu. Trong 12 quốc gia đang thương thảo để thành hình TPP thì 11 đang là nước tư bản, chỉ duy có Việt Nam là nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Hoa kỳ mặc nhiên được coi là đại diện các nước khác để đặt vấn đề nhân quyền và quyền lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà chỉ có công đoàn của đảng cộng sản chèn ép công nhân để có giá thành thấp. Về dân số, Việt Nam đứng thứ tư sau Mỹ, Mexico, Canada nhưng về Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) {Gross Domestic Product (GDP), tiếng Anh và Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp} lại nhỏ nhất.

Mục tiêu TPP là nhằm giảm bớt các loại thuế xuất nhập cảng giữa các nước thành viên và thỏa thuận toàn diện các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền... Đây là những điều khoản mang tính chuyên môn, do đó, trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến những hứa hẹn mà Nhà nước dân chủ Hoa kỳ đặt ra cho Nhà nước cộng sản Việt Nam nhằm tạo sự bình đẳng mậu dịch giữa các quốc gia thành viên tương lai.

I./ NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.

A. Về nền kinh tế.

1./ Việt Nam áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự Trung cộng, hai quốc gia thực thi duy nhất trên thế giới, tức một cơ chế quản lý kinh tế được đảng Cộng sản Việt triển khai trong nước từ thập niên 1990 và việc thực thi nó cũng được ghi vào Hiến pháp (Điều 51). Các kinh tế gia đảng chỉ có thể hiểu đây là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau 20 năm thi hành, kết quả hoàn toàn trái ngược :

- nợ công gia tăng 50-60% so với TSLQN theo Bộ Tài chính nhưng các chuyên viên ngoại quốc ước tính trên 106%, theo tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới đặt ra. Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) ngày 03.05.2015 ghi nợ công Việt Nam đã lên tới 89,07 tỷ mỹ kim, tăng 3 tỷ trong vòng 5 tháng. Tính trung bình, người Việt Nam hiện gánh nợ này hơn 979,77 mỹ kim. Ngày 03.09.2014, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết phải phát hành khoảng 1 tỷ mỹ kim trái phiếu quốc tế vì không có ngoại tệ để thanh toán nợ đáo hạn ;

- Trong báo cáo triển vọng hệ thống Ngân hàng Việt Nam năm 1914 của Công ty thẩm lượng tín dụng Moody ngày 18.02.1914 đánh giá tỷ lệ nợ xấu gần 15% tổng số dư nợ, thay vì chỉ 4,70% như Ngân hàng Nhà nước công bố tháng 10/2013. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ở Hà nội nói với Phóng viên Nam Nguyên (RFA) ngày 19.08.2014: « Hiện giờ theo những thông tư được biết thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ những nợ khó đòi và nợ xấu… nhưng ngân hàng không làm. Cho nên tỷ lệ nợ xấu nợ khó đòi 7%, 8%, 9% hay 15%, 17% chẳng ai biết rõ được.

- Với những con số thống kê bất nhất như vậy, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận định ‘Các con số Việt Nam cứ thế nào ấy. Tôi không dám tin. Thế mà chúng ta lại đem số liệu đấy ra phân tích nữa thì chắc là càng không đúng’ khi nghe Báo cáo thống kê nửa chặng đường phát triển kinh tế Việt Nam trong 5 năm 2011-2015. Khi lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế nước nhà suy giảm, rất ít người phân tích những sai lầm chủ quan, thường viện vào 2 lý do : tác động bên ngoài (kinh tế thế giới khó khăn) và những vấn đề nội tại bên trong. Tuy đúng nhưng không phải trọng yếu. Kinh tế thế giới khó khăn, vẫn có các nước trong khu vực cùng chịu ảnh hưởng như chúng ta nhưng lại không bị tác động mạnh. Về các vấn đề nội tại khó khăn là chuyện đã hàng chục năm nay, chứ có phải là mới đâu. Vì vậy nếu chỉ lý giải dựa trên hai lý do này thì chưa đủ’, ông Khoan nhận định (báo Dân Việt, 24.09.2013).

Để đơn giản hóa sự tìm hiểu, chúng ta có thể nói : cụm từ ‘kinh tế thị trường’ chỉ để cho thấy Việt Nam cũng có một nền kinh tế như những nước khác, nhưng ‘xã hội chủ nghĩa’ có nghĩa là ‘cộng sản’, tức ‘công hữu tài sản’ làm cho mọi người sợ. Trong thực tế, chiêu bài ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý’ đã tạo dịp để đảng viên tham nhũng tràn lan, gây cảnh ‘dân oan’ phải đổ máu và thiệt mạng khắp nước.

2./ Hoa kỳ, cũng như các nước dự tuyển TPP, đều áp dụng nền kinh tế thị trường. Theo đó, các sinh hoạt kinh tế đều do tư nhân vận dụng theo định luật ‘cung cầu’ (loi d’offre et et demande) tức xí nghiệp sản xuất (cung) hàng hóa khi có người mua (cầu). Quyền tư hữu các phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền này phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty này là thành thành phần kinh tế tư nhân, chủ yếu của nền kinh tế tư bản.

B. Tổ chức công quyền.

1./ Hoa kỳ thực thi Tam quyền phân lập, tức quyền lực quản lý nhà nước được chia làm ba Lập pháp (làm luật), Hành pháp (thi hành luật) và Tư pháp (xét xử các hành vi phạm luật) nhằm mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng trước pháp luật. Những quyền này được trao cho ba cơ quan khác nhau, độc lập nhưng không biệt lập với nhau : Quốc hội, Chính phủ và hệ thống Tòa án các cấp. Do không biệt lập, các cơ quan này có thể kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Trong thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Ngoài ra, Hoa kỳ có hệ thống chính trị đa đảng với lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ) đủ mạnh để thực thi nguyên tắc Đa số và Thiểu số, hay Đối lập tại cơ quan Lập pháp.

2./ Việt Nam có độc đảng Cộng sản, toàn quyền nhưng vô trách nhiệm. Đảng ban chức quyền cho nhân viên các cơ quan, hầu hết đều có đảng tịch. Đa số vừa làm luật lẫn thi hành luật hay vừa làm luật kiêm nhiệm xử án. Điều đó chứng minh không có dân chủ ở Việt Nam vì người dân có quyền bầu trực tiếp đâu. Điều 2.3 Hiến pháp 2013 quy định: ề Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp Ừ. Hiện nay, bộ máy nhà nước được tổ chức theo hướng tập trung quyền lực tuyệt đối vào đảng Cộng sản cầm quyền. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định ‘Nhà nước ta không tam quyền phân lập’.

II./ TIẾN TRÌNH BUÔN BÁN GIỮA MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG SẢN.

A./ Hiệp ước Thương mại Song phương (United States-Vietnam Bilateral Trade Agreement, BTA). Để ký được hiệp định này, hai nước đã phải mất tới 5 năm với 11 vòng đàm phán: Vòng 1 bắt đầu từ ngày 21.01.1996 tại Hà nội đến vòng 11 ngày 03.07.2000 tại Washington để hoàn tất và được ký kết ngày ngày 13.07.2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hiệp ước Thương mại này được chuyển qua Quốc hội để phê chuẩn.

Lúc đó, Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO: World Trade Organization), lại muốn hưởng những điều kiện buôn bán bình thường với Hoa kỳ, nên cần phải có một Thương ước. Hiệp ước Thương mại song phương đó đòi hỏi phài có sự phê chuẩn của Quốc hội. Quốc hội Hoa kỳ, để rõ sự việc trước khi biểu thảo luận, đã tham ý Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cơ quan có nhiệm vụ cố vấn Hành pháp và Lập pháp về tình trạng vi phạm Tự do Tôn giáo trên thế giới. Vì thế, Uũy ban đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong có Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và Thượng tọa Thích Thái Hòa ở Việt Nam tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau phiên điều trần, Uũy ban đưa ra các khuyến cáo giới cầm quyền Việt Nam mà các điểm chính là:

- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,

- Trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm và quản chề vì lý do tôn giáo,

- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.

Sau đó, Ban Đối thoại với Việt Nam Quốc hội lại mời Linh mục Lý điều trần tại Hạ nghị viện vào ngày 16.05.2001 (giờ Washington). Do Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt để đọc bản điều trần của Cha. Đáp câu hỏi mà các Dân biểu Mỹ đã đặt cho những nhân vật Việt ở trong và ngoài nước và người ngoại quốc ‘Quốc hội Hoa kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA) với Việt Nam vào mùa Xuân 2001 không ? Việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam’. Nhiều vị được mời tham vấn đã không trả lời câu hỏi này, nhưng Cha Lý đã viết : ề Là một nhà tu hành, không chuyên môn về vấn đề thương mại và chính trị, chỉ đứng trên quan điểm một người Việt, yêu Tổ quốc nồng nàn và thiết tha đến nhân quyền của đồng bào, tôi xin đóng góp các ý kiến thô thiển như sau:

1. Việt Nam rất cần BTA để phát triển kinh tế. Trên nguyên tắc, tôi thiết tha mong ước nước tôi được các nước tin cậy, trong đó có Hoa kỳ, để nước tôi được sớm giàu mạnh, dân tộc tôi được no ấm hạnh phúc, đồng bào tôi được văn minh và phát triển về mọi mặt.

2. Nhưng nếu cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn duy trì chế độ toàn trị độc đoán, không tôn trọng các quyền tự do cơ bản của dân chúng, mà Hoa kỳ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho CSVN duy trì việc cai trị độc đoán nầy, thì Hoa kỳ chỉ giúp cho thiểu số đang cầm quyền thêm thuận lợi, kéo dài đau khổ cho Dân tộc chúng tôi, còn thực tế tuyệt đại đa số người dân thấp cổ bé miệng chúng tôi chỉ hưởng được đôi điều rất ít ỏi không đáng kể do BTA nhưng phải oằn vai gánh chịu kiếp đọa đày áp bức lâu dài thêm.

3. Về việc ký kết và phê chuẩn các Hiệp ước với CSVN thì tôi thiết tha kêu gọi Hoa kỳ không nên tin vào sự ngay thẳng giả tạo của CSVN như chính Hoa Kỳ đã kinh nghiệm một cách chua cay trong nhiều năm qua.

4. CSVN đã ký rất nhiều Hiệp ước về Nhân quyền, nhưng không thực tâm tuân giữ, chỉ muốn ký để lừa gạt cộng đồng quốc tế mà thôi. Nếu các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế dễ dàng chấp thuận cho CSVN ký kết thì tạo nên 3 hậu quả tai hại : Thứ nhất, làm cớ cho CSVN rêu rao rằng họ đang có đầy đủ nhân quyền, tạo nên một hình ảnh không trung thực về CSVN. Thứ hai, làm giảm uy tín các Tổ chức này vì đã tỏ ra quá ngây ngô nhẹ dạ, bị CSVN lừa gạt quá dễ dàng. Thứ ba, có tội lớn với nhân dân Việt Nam vì tiếp tay cho CSVN tiếp tục cai trị dân chúng trong độc đoán áp bức, biết đến bao giờ mới chấm dứt. Ví dụ, CSVN đã ký tên xin gia nhập Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ngày 24.09.1982, nhưng những điều 18, 19 về quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tư do ngôn luận, không họ bao giờ tuân thủ.

5. Vì vậy, nếu Hoa kỳ thật lòng yêu thương Dân tộc quá bất hạnh thương đau của chúng tôi, thật lòng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo trên đất nước chúng tôi, thì Hoa kỳ không nên tiếp tay làm cho CSVN kéo dài thêm chế độ độc đoán toàn trị mà nên : vừa ngưng ngay những hiệp ước tai hại, vừa tìm mọi cách gây sức ép để Việt Nam sớm có dân chủ, tự do thực sự ».

Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, khoảng 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án ở Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Nhiều người Công Giáo, giáo sĩ lẫn giáo dân, vì lý do nào đó, đã kết luận: Linh mục Lý làm chính trị. Thời gian trôi qua, đến nay, những điều Cha đã tiên tri đã trở thành Sự Thật: BTA có giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, nhưng tiền lời chỉ chạy vào tay những kẻ nằm trong các nhóm lợi ích. Người nghèo ngày càng thiếu ăn, nhà cửa họ bị bọn tư bản đỏ thuê đảng viên cầm quyền sai công an và côn đồ cướp phá. Nếu chống lại, nhân danh luật rừng, chúng thẳng tay đánh đập và, trong nhiều trường hợp, giết chết nạn nhân. Trước kia, các Cha Dòng Chúa Cứu thế đã hiệp dâng Thánh Lễ để cầu nguyện Công lý và Hòa bình, nhưng từ vài tháng nay, Nhà Dòng với Bề trên Giám tỉnh mới, Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt này đã bị ngưng…

Trước áp lực của hành và lập pháp các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng phải bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo