Ngày 11-06-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạt giống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:07 11/06/2018
Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 4,26-34

Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn mỗi người, vào tâm hồn chúng ta hạt giống Nước Trời. Hạt giống ấy cứ âm thầm mọc.Điều quan trọng và thiết yếu là chúng ta phải nuôi dưỡng hạt giống với đức tin, với lòng tín trung, phó thác và nhẫn nại.

Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu Kitô rao giảng giống như nắm men, giống như hạt cải. Men làm dậy khối bột. Hạt cải bé nhỏ nhưng nó lớn lên chim trời có thể đến núp bóng. Nước Trời hay Giáo Hội do Chúa thiết lập, cứ tiệm tiến lớn lên, không ai ngờ được. Giáo Hội của Đức Kitô không dựa trên con số những người được Rửa tội. Giáo Hội không phải là đạo quân hùng mạnh, ào ạt lớn lên, vươn cao. Giáo Hội âm thầm lớn lên, nhưng tăng trưởng vững mạnh. Đối với thế giới, thế gian Giáo Hội vẫn là thiểu số. Tuy nhiên, Giáo Hội lại là men, muối cho đời. Giáo Hội là biểu hiệu của một phần thực tại sự hiện diện của Nước Thiên Chúa. Bởi vì Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng không phải là một thế giới đông đảo, không phải là đạo quân khổng lồ, hùng mạnh, đánh Đông dẹp Bắc vv…Nước Thiên Chúa theo Đức Kitô giống như hạt giống gieo xuống đất. Chúa Giêsu muốn nói Nước Thiên Chúa tuy nhỏ bé giống như một hạt giống nhưng nó cứ âm thầm vươn lên, lớn lên một cách không ai ngờ! Nước Thiên Chúa được khởi đi giống như một hạt cải, xem ra rất nhỏ bé, nhưng nó không bị hủy diệt, mà nó được biến đổi để mang lại sự sống, sức mạnh không thể tưởng được vì Nước Thiên Chúa luôn có Chúa hiện diện.

Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu gieo vào thế giới cứ “ âm thầm mọc lên “, dù trải qua bao nhiêu thử thách, gian nan, khốn khó nhưng nó luôn tồn tại và bền vững.

Chúa Giêsu thực sự đã gieo vào tâm hồn chúng ta hạt giống nước trời, Ngài muốn nó mọc lên với sự cộng tác của chúng ta. Qua bí tích thanh tẩy, chúng ta được trở nên con Thiên Chúa và Chúa chờ đợi hạt giống mọc lên, đơm hoa, kết trái tươi tốt với việc mỗi người chúng ta siêng năng lắng nghe lời Chúa, thực thi lời Chúa, chúng ta sống đạo tốt, chúng ta năng tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, đặc biệt bí tích Thánh Thể. Chúng ta cầu nguyện không ngừng, sống quảng đại, yêu thương, hy sinh, bác ái. Những việc sống đạo này đòi hỏi chúng ta kiên trì, trung tín cả đời. Chúa Giêsu đã nói :” Ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu rỗi “ (Mt 10, 22 ), đồng thời Chúa cũng hứa “ Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “.

Chúng ta có thể làm cho hạt giống trong tâm hồn ta là Bí tích Rửa tội chúng ta lãnh nhận, bằng sự mách bảo của Đức Mẹ: ” Để Lời Chúa trong lòng và suy đi nghĩ lại “. Có Lời của Chúa nghĩa là có Chúa trong tâm hồn sẽ giúp chúng ta an vui, hạnh phúc vì Nước Thiên Chúa thuộc về chúng ta. Vâng, Chúa đã gieo hạt giống Nước Trời vào lòng chúng ta. Chúng ta phải tín trung, vun xới và làm cho hạt giống tăng trưởng tươi tốt nhờ lời cầu nguyện và việc chúng ta siêng năng lãnh nhận các bí tích.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy nói với chúng con về tình yêu của Chúa
Xin hãy đặt vào tim chúng con hạt giống yêu thương
Để chúng con mãi mãi trở thành chứng nhân tình yêu cho Chúa.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta điều gì ?
2.Hạt giống ở đây có nghĩa gì ?
3.Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì ?
4.Mẹ Maria mách bảo chúng ta bí quyết gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục bị bắn chết trong nhà nguyện ngay trước giờ lễ ở Nueva Ecija, Phi luật Tân
Giuse Thẩm Nguyễn
08:22 11/06/2018
Cha Richmond Nilo thuộc giáo phận Cabanatuan đã bị bắn chết bởi hai tay súng lạ mặt vào hôm Chúa Nhật tại nhà nguyện Neustra Senora de la Nieve ở Zaragoza, theo nguồn tin cảnh sát tỉnh Neuva Ecija.

Cha Nilo, 40 tuổi ở Zaragoza đã bước lên sau bàn thờ để sẵn sàng dâng Lễ vào lúc khoảng 6:05 chiều thì bị hai tay súng lạ mặt bắn chết xuyên qua cửa sổ bốn lần.

Văn phòng truyền thông CBCP của Hội Đồng Giám Mục Phi luật Tân đã đưa ra bản tin trên mạng xã hội. Cha Jetts Jetanove, cha giám quản của giáo phận Cabanatuan đã nói rằng: “Chúng tôi lên án cuộc tấn công cha Nilo cũng như chúng tôi là những Kitô hữu lên án tất cả mọi hành vi giết người, bạo lực và mọi hình thức bất công.”

Cha Nilo là linh mục thứ ba bị sát hại sau vụ tấn công ngày 29 tháng Tư, giết hại cha Mark Ventura, 37 tuổi và vụ phục kích ngày 5 tháng 12 năm 2017 sát hại cha Marcelito Paez, 72 tuổi tại thị trấn Jaen thuộc thành phố Nueva Ecija.

Cha Ventua đã bị giết bởi một tay súng tại phòng tập thể dục sau khi ngài dâng lễ ở thị trấn Gattaran thuộc tỉnh Cagayan. Ngài được biết đến là một nhà hoạt động chống khai thác mỏ.

Chính quyền mới đây đã bị phê bình bởi các linh mục và truyền thông xã hội khi Tổng Thống Duterte lạnh lùng đem cái chết của ông ra để nối kết với một vụ làm ăn phi pháp trong buổi nói chuyện của ông tại Cebu.

Paez, một linh mục về hưu, đã bị tấn công khi ngài lái xe qua thị trấn Jane để chở một tù nhân chính trị vừa mới được thả ra và gia đình anh ta về nhà.

Cha Paez là một nhà hoạt động chính trị từ khi áp đặt luật quân sự vào những năm dưới thời Tổng Thống Ferdinand Marcos.
Source: Catholic Herald Priest shot dead in chapel at start of Mass in Nueva Ecija
 
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho sự thành công của cuộc họp Trump và Kim Jong-un.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:10 11/06/2018
ĐGH nói rằng ngài hy vọng cuộc đàm thoại sẽ dẫn đến một “tương lai hòa bình” cho bán đảo Triều Tiên.

ĐGH đã cầu nguyện cho hòa bình ở Triều Tiên sau khi có cuộc họp sắp tới giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Các khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phê-rô vào Chúa Nhật 10 tháng Sáu để đọc kinh Truyền Tin. Sau đó do lời kêu gọi của một nhóm người, họ lại cùng nhau đọc kinh Kính Mừng cầu nguyện cho hai nhà lãnh đạo trên.

ĐGH nói rằng “ Cha hy vọng cuộc đàm thoại vào những ngày sắp tới ở Singapore có thể góp phần phát triển một con đường tích cực bảo đảm cho một tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và cho toàn thế giới.”

Tổng Thống Trump và chủ tịch Kim đã có lịch trình cho cuộc họp chưa từng có lần đầu tiên vào hôm Thứ Ba, ngày 12 tháng Sáu giữa lãnh đạo Bắc Hàn và Tổng Thống hiện nay của Hoa Kỳ.

Trước đây ĐGH Phanxicô đã nhắc đến nền hòa bình cho Bắc Hàn vào ngày 29 tháng Tư trong buổi đọc kinh Truyền Tin và đã gởi một lá thư cho các vị lãnh đạo giáo hội ở Triều Tiên kêu gọi cầu nguyện cho cuộc đàm thoại này.

ĐGH nói “Chúng ta hãy cùng nhau xin Mẹ Maria, Nữ Vương của nước Triều Tiên. Xin Mẹ hướng dẫn những cuộc đàm thoại này..
Source: Catholic Herald Pope Francis prays for sucess of Trump-Kim Jong-un meeting
 
Đáp lời kêu gọi cuả Đức Giáo Hoàng, người Công Giáo ở Singapore cầu nguyện cho cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim
Trần Mạnh Trác
21:03 11/06/2018
Singapore (Agenzia Fides 11/6/18) - Trước thềm cuả cuộc bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un vào ngày 12 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Công Giáo cuả Singapore là đức cha William Goh đã kêu gọi người Công Giáo và các Kitô hữu khác hợp nhau tại nhiều nhà thờ ở Singapore để cầu nguyện cho hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên diễn ra ngày 12 tháng 6. Sáng kiến cầu nguyện này là để thực hiện lời kêu gọi cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyên Tin (Angelus) ngày Chuá Nhật 10 tháng 6.

Đức Cha Goh đã gọi cuộc họp lịch sử này là một "ân sủng dồi dào của Chúa". Lời cầu nguyện đặc biệt cho hội nghị thượng đỉnh được đọc như sau: “Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện ơn soi sáng cho các nhà lãnh đạo chính trị để làm việc vì hòa bình, công bằng và trật tự xã hội trên thế giới. Xin cho đây là sự khởi đầu của một nỗ lực liên tục để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ, thoát khỏi gánh nặng của sự sợ hãi và sự nghi ngờ. Xin cho các quốc gia học được cách tin tưởng nhau và làm việc hướng tới hòa bình thế giới cho tất cả nhân loại ".

Thêm vào, Đức Tổng Giám Mục Goh cũng kêu xin sự can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria." Mẹ là Gương mặt công lý và Trí tuệ của chúng con: chúng con xin giao phó hội nghị này cho mẹ. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hướng dẫn các nhà lãnh đạo và các quan chức.”

Nhắc lại hôm qua, Chúa Nhật, ngày 10 tháng 6, trong lúc đọc kinh Truyền Tin (Angelus,) Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Trong tình bạn và trong lời cầu nguyện, tôi ước ao một lần nữa với một ý nghĩ đặc biệt đến với những người Hàn Quốc yêu quý. Những cuộc nói chuyện diễn ra trong những ngày sắp tới tại Singapore có thể đóng góp vào sự phát triển của một thơì kỳ tích cực, đảm bảo một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và cho toàn thế giới ".
 
Đức Phanxicô chấp nhận việc từ chức của ba vị giám mục Chile liên quan đến tai tiếng che đậy lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
21:45 11/06/2018
Theo tin Zenit, Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ngày 11 tháng 6, chính thức công bố: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận sự từ chức của ba vị giám mục Chile có liên quan đến tai tiếng che đậy lạm dụng tình dục. Đó là Đức Cha Juan de la Cruz Barros Madrid của Osorno, Đức Tổng Giám Mục Cristián Caro Cordero của Puerto Montt và Đức Cha Gonzalo Duarte García de Cortázar, SS.CC, của Valparaíso. Đồng thời, ngài đã bổ nhiệm các vị giám quản cho cả ba giáo phận vừa kể. Các giáo phận này chính thức trống toà chờ chỉ thị của Tòa Thánh (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).



Tưởng cũng nên nhắc lại rằng năm 2015, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Barros làm giám mục Osorno, gây ra làn sóng chống đối dữ dội, vì Đức Cha vốn bị tố cáo che đậy tội ấu dâm khét tiếng của người dìu dắt mình là Cha Karadima, đến nỗi một số lớn dân biểu Chile cũng đã góp tiếng phản đối. Dù vậy, Đức Phanxicô hết lòng và công khai bênh vực Đức Cha, ít nhất 3 lần khác nhau.

Theo nữ ký giả San Martín của tờ Crux, tháng 5 năm 2015, nhân dịp cựu phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Chile dự buổi triều kiến chung ở Rôma, Đức Phanxicô, dù không ai hỏi, đã tuyên bố rằng: giáo hội Chile là đã “đánh mất cái đầu” khi để cho một nhóm chính trị gia phán xét một giám mục “mà không có bất cứ chứng cớ nào”. Ngài còn nói thêm: “Hãy dùng đầu mà suy nghĩ, đừng để bị xỏ mũi lôi đi bởi những người cánh tả đã tạo ra thứ chống đối này”.

Những người cánh tả trên chắc chắn là 51 dân biểu quốc hội Chile, phần lớn thuộc chính phủ xã hội chủ nghĩa của Tổng Thống Michelle Bachelet, những người từng ký kiến nghị chống lại việc bổ nhiệm Đức Cha Barros.

Lần thứ hai là chuyến viếng thăm Chile hồi tháng Giêng năm nay. Tại Iquique, miền Bắc Chile, Đức Phanxicô nói với các nhà báo rằng: “ngày nào nhận được bằng chứng chống Đức Cha Barros, tôi sẽ xem xét. Hiện chưa có một bằng chứng nào chống lại ngài cả, tất cả chỉ là vu khống”.

Lần thứ ba, là lúc từ Chile trở lại Rôma, trong cuộc họp báo trên không, Đức Phanxicô qủa quyết rằng: sau khi Đức Cha Barros nhận giáo phận, cuộc điều tra các lời tố cáo đã “tiếp tục, nhưng không có chứng cớ gì cả... Tôi không thể kết án ngài, vì tôi không có chứng cớ; nhưng tôi tin chắc ngài vô tội”.

Ai cũng biết các nhận định ấy trên thực tế đã bị “thu hồi” khi, sau đó, gần hai tuần, ngài phái Đức Tổng Giám Mục Scicluna và Đức Ông Bertomeu tới Chile chính thức mở cuộc điều tra. Kết quả cuộc điều tra ấy là việc nhìn nhận lỗi lầm của chính Đức Giáo Hoàng. Và nay, việc phải đến đã đến. Đức Cha Barros là vị giám mục 61 tuổi được chấp thuận đơn từ chức trước nhất trong số 34 đơn từ chức tập thể của toàn thể hàng giám mục Chile.

Dường như ngài là vị giám mục duy nhất mà việc từ chức có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng che đậy. Việc từ chức của hai vị giám mục kia phần nào có ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn vì cả hai vị đều đã trên 75 tuổi, là tuổi buộc phải đệ đơn từ chức, theo giáo luật.

Tưởng cũng nên biết: Đức Cha Barros không phải là người duy nhất được Cha Karadima dìu dắt. Ngoài ngài còn ba vị giám mục nữa được vị linh mục ấu dâm tai tiếng này dìu dắt là Đức Cha Tomislav Koljatic Maroevic (giáo phận Linares), Đức Cha Horacio Valenzuela (giáo phận Talca), và Đức Cha Andrés Arteaga. Chưa thấy nói về đơn từ chức của các vị này.

Ký giả Rocco Palmo thì cho rằng “3 việc từ chức hôm nay chỉ là cú đánh đầu tiên của một cuộc thanh lọc mà một số dự phóng cho rằng sẽ có đến nửa số 33 vị giám mục rời khỏi chức vụ”.

Và dù việc từ chức của Đức Tổng Giám Mục Cristián Caro Cordero của Puerto Montt chỉ có tính tượng trưng vì ngài đã quá 75 tuổi, nhưng theo Palmo, nó có đặc điểm đáng lưu ý: là người đứng đầu của một giáo tỉnh bao gồm giáo phận Osorno của Đức Cha Barros, ngài hiển nhiên có trách nhiệm giám sát đối với vị này. Hơn nữa, trong việc bênh vực Đức Cha Barros, ngài là người hăng say nhất.
 
Top Stories
Press Release from the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
01:16 11/06/2018
Press Release from the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media to Protest the Draft Special Zone Law and Cyber Security in Vietnam.

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

Sydney, June 11, 2018.

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, before the international community and in solidarity with the Vietnamese people, strongly denounces and protests the Draft Laws on Special Economic Zones and the Cyber Security which are about to be imposed upon the Vietnamese people by the communist government in Vietnam, paving the way for the Chinese communists’ annexation of Vietnam.

In light of the dangerous plot of conspiracy to officially turn Van Don, Bac Van Phong, and Phu Quoc, the three strategic positions of Vietnam our homeland into the Chinese Communist's bases, eventually to complete the process of Chinese assimilation in the whole country of Vietnam as part of the secret Chengdu Agreement signed between the two communist governments in 1989, the Federation is in solidarity with Vietnamese compatriots at home and abroad, absorbed by the awe - inspiring spirit of the Vietnamese patriotism through the demonstrations in Hanoi, Binh Thuan, Da Nang, Nghe An, Nha Trang, My Tho, Dong Nai, especially in Saigon, as well as in overseas, where tens of thousands of Vietnamese people have stood up to prevent the introduction of the draft Laws on Special Econimic Zones and the National Security Act to protect the existence of the country and the Vietnamese people.

The messages of the whole nation of Vietnam sent out on Sunday, June 10, 2018 such as “Passing the law is a lifelong sin,” “Cyber Security law is to muzzle people,” “Oppose the Special Zone Law” “Down with the Cyber Security Law” “ Down with Chinese aggression” “China is the lifelong enemy of Vietnam”, “To lease out land to China is to sell out the country”, “ Special Zone Law is to enforce the sell-out of our land to China “and many other messages of the people of Vietnam expressed the heart fell love of the Vietnamese people for the country, emphasized the urgent need to protect Vietnam our homeland our fathers had built in over 4,000 years .

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media fully supports the peaceful and righteous struggle of the Vietnamese at home and abroad, along with the awe-inspiring spirit of the Vietnamese patriotism expressed in Hanoi, Binh Thuan, Da Nang, Nghe An, Nha Trang, My Tho, Dong Nai, especially in the beloved city of Saigon, as well as in overseas, where thousands of Vietnamese people also took to the street to show their support for the national cause, and for the people in Vietnam.

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media demands the Vietnamese communist government to do the following:

1) Stop the Special Zone and Cyber Security Laws ordered by of the Communist Party of Vietnam.

2) Respect for human rights and religious freedom in accordance with the Charter of the United Nations.

3) Return to the Vietnamese people the right to self-determination and ownership of their homeland.

With our complete trust in God, we are in communion with, share, and walk the walk with all Vietnamese people in this disturbing situation.

We call on all governments, congresses, political parties of all nations, human rights organizations, Amnesty International organization, the International Commission on Human Rights, and all organizations. with concerns for Independence, Freedom, and Human Rights in Vietnam, to please join us in the struggle for Independence, Freedom, Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.

O/B of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

Rev. John Tran Cong Nghi, Director of VietCatholic News Agency

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang, Director of God's People Magazine, Australian publications

Rev. Stephane Bui Thuong Luu, Director of God's People Magazine, European publications

Rev. Paul Van Chi Chu, Assistant Director of VietCatholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Thánh Phaolô Sàigòn : Lễ Tạ Ơn Khấn Dòng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:30 11/06/2018
Lễ Tạ Ơn Mừng Bạch Kim – Ngọc Khánh– Kim Khánh – Ngân Khánh Tu Dòng

Sáng Chúa Nhật 10.6.2018, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ chủ sự lễ tạ ơn của 29 Nữ Tu mừng 70 năm, 60 năm, 50 năm và 25 năm Tu Dòng, tại nguyện đường Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn. Cùng đồng tế có Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, cha Giám đốc và quý cha giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài gòn và khoảng 50 cha đến từ nhiều Giáo phận. Hiệp thông tạ ơn với lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các Nữ Tu.

Xem Hình

Sự hiện diện của cộng đoàn cùng quý Linh Mục bên cạnh các Giám Mục làm rạng ngời mầu nhiệm hiệp thông của Dân Thánh Chúa đã mang lại vô vàn ơn thánh cho hội dòng.

Đức Cha Phêrô giảng lễ, suy niệm về Trái Tim Chúa Giêsu chan chứa yêu thương. Hôm nay, mỗi một Nữ Tu đều chan chứa niềm vui cảm tạ, cùng nhau sống đời thánh hiến qua đời sống cộng đoàn, chia sẻ nâng đỡ nhau để cùng làm chứng về một hạnh phúc lớn lao là hạnh phúc thiên đàng. Tạ ơn Chúa vì sự hiện diện đông đủ của gia đình, của ân nhân và các mục tử trong thánh lễ mừng Bạch Kim Khánh, Ngọc Khánh, Kim Khánh và Ngân Khánh.

Cũng tại nguyện đường Nhà Mẹ, nơi mà cách đây 25, 50, 60 và 70 năm trước, các Nữ tu đã tiến lên đoan hứa hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa với tất cả sự hăng say của tuổi trẻ nhiều hoài bão, lắm ước mơ. Hôm nay các Nữ tu trở về lập lại lời thề hứa thánh thiện đã gắn đời mình vào với tình yêu của Chúa và sứ mạng tông đồ của Hội Dòng để phục vụ Nước Chúa.

Các Nữ Tu cao niên ngồi xe lăn, cùng với các Nữ Tu trẻ hơn cầm nền sáng trong tay lập lại lời tuyên khấn, hình ảnh tuyệt đẹp trong ngày lễ tạ ơn.

Phần tuyệt hảo may mắn đã về con

Gia nghiệp ấy làm con thoả mãn.

Con luôn nhớ có Ngài trước mặt,

Được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ. (Tv 16,6.8)

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói một câu rất dí dỏm về Lời Chúa tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa năm 2008 ở Roma. Giữa Hội Nghị các nghị phụ, ngài nói thế này: “Để giữ được sự tươi trẻ, tôi có một bí quyết là ai tha thiết đọc Lời Chúa như Đức Mẹ thì cuộc đời người đó sẽ giữ mãi được sự trẻ trung. Lời Chúa không bao giờ già, và Lời Chúa có năng lực nuôi dưỡng tâm hồn mình để dầu ở bất cứ tuổi nào mình cũng không cảm thấy sức nặng của tuổi tác, vì mình luôn ở trong tuổi thanh xuân do Lời Chúa đem đến. Thật là tuỵêt vời khi mà tâm hồn của chúng ta luôn tươi trẻ và tình yêu của chúng ta luôn mới mẻ, vì chúng ta yêu mến Lời Chúa như Mẹ Maria và đi theo dấu chân của Mẹ”.

Sự trung thành bền bỉ, đầy năng lực và nhiệt tình của các Nữ tu, đến tuổi cao lại càng nhiều kinh nghiệm, giàu nhẫn nại. Các Nữ tu mừng lễ hôm nay thật vô cùng quý giá trước mặt Hội Thánh, là những hình ảnh rất đẹp cho các thế hệ đi sau.

Mỗi Nữ Tu như một bông hoa tươi xinh trong vườn hoa muôn sắc màu của đời sống thánh hiến. Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêsa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.

Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng Yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các Nữ Tu cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.

Cầu chúc các Nữ Tu luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Thánh lễ Trạm Năm Thánh 400 năm loan báo Tin Mừng tại Quảng Ngãi
Lm Giuse Trương Đình Hiền
08:56 11/06/2018
LẠI MỘT MÙA HOA PHƯỢNG

Về nhà thờ Quảng Ngãi mùa nầy, chợt nhớ mấy câu thơ “Phượng Hồng” của thi sĩ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Vũ Hoàng dệt thành những giai điệu da diết :

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,

Em chở mùa hè của tôi đi đâu,….

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,

Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,…”

Xem Hình

Đó là “hoa phượng của một thời tuổi trẻ mộng mơ”, hoa phượng của những nỗi nhớ nhung lãng mạn; nhưng đó không là “mùa hoa phượng” trong câu chuyện mà tôi sắp sẻ chia : “mùa hoa phượng của tháng Thánh Tâm”, hoa phượng của “máu và nước tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu” (Ga 19,34) như biểu tượng sâu thẳm và rõ nét của một “tình yêu vĩ đại” (Ga 15,13) !

Vâng ! Tháng 6 hoa phượng đỏ rực; và tháng 6, “Tháng Thánh Tâm”, tháng mà mọi người Công Giáo khắp năm châu, được gọi mời “nhìn lên Đấng bị đâm thâu” (Ga 19,37) để chiêm ngưỡng, theo nẻo đường đạo đức và thị kiến đặc biệt của chị thánh Magarita, Trái tim rạng ngời mang vết sẹo của Đấng đã “yêu tới bến” khi chấp nhận “bị treo lên để kéo muôn người lên với Ngài” (Ga 12,32).

Riêng với những người dân Công Giáo “xứ Quảng dân gầy”, dân của miền đất “Ấn Trà” mang dư âm muôn thuở của vị ngọt mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương…hay vị mằn mặn, cay cay đặc trưng của “cá bống kho rim” hay “tô don nóng hổi”, thì ngày 10 tháng 6 năm nay (2018), lại là thời điểm của cuộc dừng chân đặc biệt : cuộc dừng chân của cả giáo phận Qui Nhơn trên chặng đường dài hành hương Năm Thánh 400 năm loan báo Tin Mừng, mà ngôn ngữ đặc trưng của phụng vụ gọi là “Thánh lễ Trạm”.

Không khó để chúng ta nhận ra nội dung ý nghĩa trên; vì đó chính là những dòng đầu tiên trong bức thư của Đức Cha Matthêô, Giám Mục giáo phận, gởi cho cộng đoàn dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi, nhân ngày cử hành Năm Thánh giáo hạt. Xin trích :

“Ngày 10 tháng 6 năm 2018, Chúa Nhật thứ 10 thường niên, tại nhà thờ Quảng Ngãi, trong khung cảnh phụng vụ mừng kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu là tước hiệu của nhà thờ, cộng đồng dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi qui tụ về ngôi nhà thờ nầy để tham dự ngày cử hành Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn tại giáo hạt. Đây là trạm dừng chân thứ bảy trên lộ trình hành hương Năm thánh của Giáo phận Qui Nhơn, trước khi bước vào Đại lễ tạ ơn bế mạc Năm thánh sẽ được cử hành trọng thể tại Qui Nhơn vào ngày 26 tháng 7 sắp tới. Nơi trạm dừng chân thứ bảy nầy, mọi người trong Giáo phận hiệp ý với các tín hữu trong giáo hạt Quảng Ngãi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho giáo hạt”.

Và Thánh lễ Trạm đã diễn ra “đâu vào đó” thật tốt đẹp; từ cuộc đón rước Đức Cha tưng bừng với đội trống đến từ Ba Tơ, đến bước viếng thăm chớp nhoáng các đơn vị trại giáo xứ, giáo họ đầy thân thương của vị chủ chăn. Sau đó phụng vụ Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm và sốt sắng trong một không gian thánh đường rộng nhất giáo phận mà sức chứa trong ngoài hôm nay có thể lên đến vài ngàn giáo hữu.

Từ bức tâm thư mục vụ khởi đầu Thánh lễ đến phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha chủ tế nhấn mạnh đến ý nghĩa kho tàng ân sủng từ Thánh Tâm và lời gọi mời dấn thân đáp trả tình yêu theo dấu vết của những tiền nhân tử đạo để “góp phần làm cho toàn thể giáo hạt được phát triển ngày càng mạnh hơn”. (Tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô , số 4, đoạn kết).

Mục tiêu và nội dung ý nghĩa của các Thánh lễ Trạm Năm Thánh đã và đang cử hành ngang qua các giáo hạt, có thể nói được, đều là như thế. Tuy nhiên, điều đặc biệt muốn nêu bật lên trong sự kiện “Lễ Trạm Năm Thánh Quảng Ngãi” chính là cuộc tập họp hội trại của các bạn trẻ thuộc các giáo xứ và giáo họ biệt lập, một sinh hoạt hình như đang càng ngày càng thưa dần trong mục vụ giới trẻ của thời đại @; thời đại mà ảnh hưởng của kỷ thuật số, của ipad, của smartphone…đã làm cho việc tập trung giới trẻ để cùng nhau sinh hoạt, vui chơi, sẻ chia, cầu nguyện…trở thành một bài toán khó.

Với cộng đồng Công Giáo Quảng Ngãi điều đó lại càng khó hơn !

Bởi chưng, vùng đất “dân gầy cày lên sỏi đá” nầy, mặc dù đã đón nhận Tin Mừng từ rất sớm (1625), là quê hương của vị linh mục Việt Nam đầu tiên, cha Giuse Trang (1668), cái nôi khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong (năm 1671 tại An Chỉ), có những chứng nhân đức tin thuộc hàng ngủ đầu tiên của Giáo phận nối tiếp Chân Phước Anrê Phú Yên : thi sĩ Gioan Thanh Minh (tử đạo 1663) và 4 vị anh hùng tử đạo nổi tiếng khác : Tôma Tín, Tôma Nghệ, Đaminh và Bênêđictô (tử đạo 1665)…, nhưng cũng là vùng đất đã trải qua nhiều đổ vỡ thương đau, thăng trầm dâu bể của bách hại, chiến tranh, di cư loan lạc…mà hệ luỵ vẫn còn day dứt (Xem tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô các số 2-3).

Chỉ với 10.072 giáo dân hiện diện trên vùng đất Quảng Ngãi với trên dưới 1.200.000 dân, được phân bổ trong 8 giáo xứ (Lý Sơn, Châu Ỗ, Bình Hải, Phú Hoà, Quảng Ngãi, Châu Me, Kỳ Tân, Bầu Gốc), 1 giáo họ biệt lập (Bình Thạnh) và một số giáo điểm hoặc mới hình thành hoặc tồn tại trên địa bàn của giáo xứ cũ bị tàn phá (như Trà Câu, Đức Phổ, Ba Tơ, Phước Thọ, Trà Bồng, Trung Tín…), quả thật, người Công Giáo Quảng Ngãi là những viên men bé tí trong một thúng bột to đùng !

Phải chăng đó chính là lý do để các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi chọn chủ đề Hội Trại và cũng là câu khẩu hiệu khắc ngay trên cổng trại : TUỔI TRẺ RA KHƠI, CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU. Nội dung nầy, khẩu hiệu nầy lại được các bạn thuyết minh cách sống động và thâm thuý qua những hoạt cảnh, bài ca, điệu vũ… trong đêm hoan ca văn nghệ áp lễ.

“Ra Khơi” và “Làm chứng” đó chính hai mệnh lệnh căn bản mà chính Thầy Giêsu chí thánh đã truyền cho các môn sinh : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Lc 5,4); “Chính anh em là chứng nhân về những điều nầy” (Lc 24,48).

Thế nhưng, để thực hiện được hai mệnh lệnh đó lại không phải là chuyện dễ dàng. Nói cách khác, chính Đức Kitô đã hoàn tất công cuộc “rao giảng Tin Mừng” và “làm chứng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa” qua con đường khổ nạn Thập Giá mà hình ảnh “trái tim bị đâm thâu” với “máu và nước tuôn ra” được Tin Mừng Gioan nhắc lại trong phụng vụ đại lễ Thánh Tâm, là một minh hoạ rõ nét.

Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mình mình được cứu thoát mà cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên” : Cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia…; hoặc 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti, những nổi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù…

Tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm để lãnh 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém :

“Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống…”.

Màu hoa phượng thắm của tháng 6 hôm nay đang nhắc nhở cộng đoàn tín hữu, nhất là các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi, nhớ về dòng máu và nước tuôn ra từ Thánh Tâm Chúa và những giọt máu hồng “vươn vãi” trên dọc con đường dài chứng nhân đức tin 2000 năm lịch sử của Hội Thánh; để từ đó, đức tin, lễ Trạm, Năm Thánh, tháng Thánh Tâm hay cuộc hội trại hôm nay… không trở thành chỉ một bài thơ ép trong vở của “Phượng hồng”,

“Là bài thơ còn hoài trong vở,

Giữa giờ chơi mang đến lại mang về…”

nhưng là một dịp để những “con dân núi Ấn sông Trà mang căn cước Kitô” cam kết để trở thành “những vị thánh của thời đại” như ước mơ năm nào của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.

Trương Đình Hiền

(Quảng Ngãi, 10/6/2018)



 
Giáo xứ Thăng Long Sàigòn: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng
Văn Minh
09:03 11/06/2018
“Mỗi đoàn viên Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm phải là tấm gương sáng trong đoàn thể và trong gia đình của mình”.

Đó là lời nhắn nhủ của cha Barnaba Trần Cương Quyết, chánh xứ giáo xứ Thăng Long, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ Chúa Nhật X Thường Niên, cách riêng, đây cũng là lễ mừng bổn mạng của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) xứ đoàn Thăng Long, được diễn ra lúc 17g30 ngày 10.06.2018, do ngài chủ sự. Đến tham dự Thánh lễ, có vị đại diện của BCH/ GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ, BCH xứ đoàn bạn, quý vị trong HĐMVGX, các đoàn thể Công Giáo Tiến hành, cùng đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ Thăng Long hiệp dâng.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, đại diện Hội GĐPTTTCG, Ban Lễ sinh rước cha chủ tế từ ngoài tiền sảnh nhà thờ vào trong ngôi thánh đường hòa trong bài hát “Đến với trái tim ta” do ca đoàn Kitô Vua hợp xướng.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Barnaba Trần Cương Quyết chia sẻ: Chỉ vì yêu thương nhân loại mà Đức Kitô đã phải chịu cực hình trên cây thập tự, và đổ ra đến giọt máu cuối cùng. Trái tim của Ngài biểu lộ ra bên ngoài để nói lên rằng, đối với tha nhân phải đem hết tình yêu của mình ra phục vụ cho mọi người, và giúp ích cho đời, không màng tới bản thân mình. Vậy mà sao vẫn còn có nhiều người vẫn chưa nhận ra được tình yêu ấy, việc tôn thờ Trái Tim Chúa là mời gọi người Kitô hữu chúng ta noi theo tấm gương của Ngài, lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hoàn toàn tận hiến cho người mình yêu.

Cha Barnaba diễn giảng tiếp, định hướng của TGP Sài Gòn trong năm 2018: “Đồng hành với các gia đình trẻ” vì gia đình là con đường mà Hội Thánh phải đi qua. Qua đây, ngài nhắn nhủ “Mỗi đoàn viên Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm phải là tấm gương sáng trong đoàn thể và trong gia đình của mình”. Đồng thời, ngài cũng mời gọi các anh hãy tham gia vào Hội GĐPTTTCG, các chị thì tham gia vào Hội CBMCG, nhằm thánh hóa bản thân và gia đình, cùng nhau xây dựng hội đoàn và giáo xứ ngày một phát triển như lòng Chúa ước mong.

Thánh lễ tiếp nối với lời nguyện tín hữu cùng với lễ vật được vị đại diện cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tấm lòng thành kính.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng quý vị đại diện chụp chung tấm hình kỷ niệm, cuối cùng là tiệc mừng liên hoan tại hội trường giáo xứ.

Được biết, Hội GĐPTTTCG và CBMCG , là hai đoàn thể nòng cốt cộng tác đắc lực với cha xứ trong việc quản trị cũng như những công việc sinh hoạt khác của giáo xứ trong nhiều năm qua.
 
Đức cha Gioan Nguyễn văn Ngân, GM phụ tá Xuân Lộc thăm Nam Cali
Minh Thu
09:07 11/06/2018
NAM CALI – Sáng nay lúc 11g ngày Chúa Nhật 10/6/2018, Đức cha Gioan Nguyễn văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc đã dâng thánh lễ tại nhà thờ Santa Barbara. Cùng đồng tế với Đức cha Gioan có Cha chính xứ Phạm Ngọc Tuấn và Cha Gioan Trần Công Nghị, có thầy Phó tế Nguyễn Ánh phụ lễ và sự tham dự đông đảo của giáo dân giáo xứ.

Hình ảnh

Đặc biệt hôm nay cũng là ngày mừng lễ quan thầy Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của giáo xứ và sự hiện diện của gia đình thân quyến của Đức cha Gioan và rất đông người đồng hương Gia Kiệm từ các xứ Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên, Phát Hải, Thanh Sơn… đã đến tham dự thánh lễ và chúc mừng Đức cha Gioan.

Đức Cha Gioan đã cám ơn cha chính xứ có dịp tới đây dâng thánh lễ hôm nay và nói lên tinh thần hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo, dù ở đâu chúng ta cũng thuộc một đại gia đình của Chúa. Đức cha nói ngài sang Hoa Kỳ tuần trước đây là do lời mời của Đức TGM giáo phận Atlanta để giảng dịp đại lễ Thánh Thể được cử hành cho người Việt Nam trong tổng giáo phận, và hôm nay có mặt ở đây là đến thăm bà con trong gia đình và rất đông người đồng hương xã Kiệm Tân và Gia Kiệm thuộc giáo phận Xuân Lộc. Đặc biệt ngài rất vui mừng vì sau 51 năm nay được gặp lại Cha Nghị trước đây là thầy dậy và làm giám thị Tiểu chủng viện Saigon trước khi đi du học Roma.

Trong bài giảng, Đức cha Gioan đã nói đến những sự đau khổ và thử thách mà người tín hữu phải chịu đựng, tuy nhiên như lời Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ dậy, chúng ta cần tín thác vào lòng thương xót từ ái vô vàn của Thiên Chúa. Những thánh giá mà chúng ta mang theo trong cuộc sống là trắc nghiệm đức tin và sự kiên trì của người tin theo Chúa. Ngài cầu chúc cho tất cả chúng ta được giữ vững đức tin và nhất là cậy trông vào lòng Chúa xót thương.

Sau thánh lễ có tiệc mừng tại nhà ông bà Bính là cậu ruột Đức Cha Gioan cùng với anh chị em Hội đồng hương Gia Kiệm rất đầm ấm và thân tình.
 
Kỷ niệm 25 năm đoàn Liên Minh Thánh Tâm Gx ĐMHCG-Garland,TX
Trần Mạnh Trác
21:31 11/06/2018
Xem hình ảnh

Chúa Nhật hôm qua, đoàn Liên Minh Thánh Tâm Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, đã long trọng mừng kỷ niệm 25 năm thành lập và đồng thời tổ chức lễ tuyên thệ cho 7 đoàn viên mới.

Sau 25 năm, khởi đầu với một con số hội viên khiêm nhương là 8 người, con số đoàn viên hiện nay đã lên được 90 người.

Nhắc lại Gx ĐMHCG cũng vừa tổ chức 25 thành lập vào tháng Giêng vừa qua, và như vậy thì đoàn LMTT là một đoàn thể cùng đồng hành với những lúc thăng trầm cuả giáo xứ.

Trong bữa tiệc liên hoan buổi tối, nhiều câu chuyên lịch sử đã được kể lại một cách cảm động nhưng tiếc thay, hầu như 8 đoàn viên tiên khởi đã không có mặt ở đây nữa, vì nhiều lý do như già yếu, đã quá vãng hay đã đi xa.

Trong số quan khách, ngoài các quan chức cuả giáo xứ, người ta cũng còn thấy sự hiện diện cuả nhiêu ân nhân và cảm tình viên cuả đoàn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân quyền quốc tế và Hoa Kỳ lên tiếng về dự luật an ninh mạng của Việt Nam
RFA
08:00 11/06/2018
Ngày 6-8-2018 -- Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch vào ngày hôm 8/6 kêu gọi Việt Nam cần sửa đổi Dự luật An ninh mạng, vì dự luật này quá mơ hồ, không phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam được dự tính mang ra Quốc hội để thông qua vào ngày 12/6 tới đây.

Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới, có trụ sở ở Mỹ nói rằng Dự luật An Ninh Mạng trao cho nhà cầm quyền một quyền hạn rất rộng để định đoạt những hành vi mà họ cho là trái pháp luật trên mạng cần kiểm duyệt.

Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức này nói rằng dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam nhằm mục đích duy trì quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Dự luật có các điều qui định như việc bảo vệ an ninh mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng hành động vượt tường lửa là một hành động gián điệp, cấm xúc phạm các lãnh tụ cộng sản,….

Theo dự luật này thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải gỡ bỏ các nội dung trên mạng trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của Bộ Thông tin truyền thông cũng như Bộ Công an. Trong Dự luật này có các qui định yêu cầu các công ty cung cấp Internet phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, cung cấp thông tin người sử dụng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại hà Nội cũng ra một thông cáo báo chí vào ngày 8/6 nói rằng dự luật này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tương lai an ninh mạng của Việt Nam, và sự đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam.

Tòa Đại sứ còn nói rằng nội dung dự luật này không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam.

Cuối cùng Tòa Đại sứ nói rằng Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn lại việc bỏ phiếu cho dự luật này.

Vừa qua, sau cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ- Việt Nam lần thứ 22 diễn ra ở Washington DC vào trung tuần tháng 5, phó trợ lý ngoại trưởng thuộc Văn phòng Phụ trách Vấn đề Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Scott Busby, nói với Đài Á Châu Tự Do về Dự Luật An Ninh Mạng rằng Hoa Kỳ rất lo ngại về luật này. Ông bày tỏ có cùng mối quan ngại như Phó Đại diện Thương Mại Mỹ Jeffrey Gerrish đã nói đến khi ông ấy ở Việt Nam. Theo ông Scott Busby nghĩ là luật này được viết để hạn chế hơn nữa quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tụ tập, và cũng cản trở sự phát triển và sáng tạo trong nước của nền kinh tế số. Ông Scott Busby cho hay trong suốt cuộc đối thoại, phía Hoa Kỳ cũng thúc giục Việt Nam hoãn lại việc thông qua luật này để có thêm thời gian cho quá trình tư vấn để xem xét những quan ngại của những bên sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Soi Hoa Nở
Thérésa Nguyễn
07:45 11/06/2018
NẮNG SOI HOA NỞ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nắng soi hoa nở bên thềm
Ngắm hoa lòng thấy êm đềm bình yên.
(tn)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 12/06/2018: Phép lạ tại thành Aleppo theo cha Ibrahim Alsabagh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:15 11/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tình yêu của Thiên Chúa không cần nhiều lời nhưng cần những cử chỉ cụ thể

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về tình yêu vô biên của Thiên Chúa trong bài giảng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu sáng thứ Sáu 08 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài nhấn mạnh rằng sự vĩ đại của Thiên Chúa được thể hiện cả trong những điều nhỏ nhặt và trong sự dịu dàng.

Đức Thánh Cha nói:

“Không phải chúng ta là người yêu mến Thiên Chúa trước,” điều ngược lại mới đúng: “Chính Ngài là Đấng yêu thương chúng ta trước”.

Giải thích về điều này, ngài nói rằng các vị tiên tri đã sử dụng hoa hạnh nhân như một biểu tượng để giải thích thực tại này. Các ngài nhấn mạnh rằng hoa hạnh nhân là loài hoa đầu tiên nở vào mùa xuân.

“Thiên Chúa là như thế: Người luôn là người đầu tiên. Ngài là người đầu tiên chờ đợi chúng ta, người đầu tiên yêu mến chúng ta, người đầu tiên giúp đỡ chúng ta”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp, không dễ hiểu tình yêu của Thiên Chúa như được tường thuật trong Bài đọc Một Phụng Vụ ngày hôm nay, trong đó Tông đồ Phaolô nói về “việc rao giảng cho dân ngoại những sự giàu có vượt quá trí hiểu loài người của Chúa Kitô.”

“Đó là tình yêu không thể hiểu được. Một tình yêu vượt qua mọi tri thức. Nó vượt qua mọi thứ. Tình yêu của Thiên Chúa thật tuyệt vời; một nhà thơ mô tả tình yêu ấy như là một ‘biển sâu không đáy không biết đâu là bờ bến ...’ Đây là tình yêu mà chúng ta phải cố gắng để hiểu, vì đó là tình yêu mà chúng ta nhận được”.

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng trong suốt lịch sử ơn cứu rỗi, Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta: “Ngài là một vị Thầy vĩ đại.”

Nhắc lại những lời của tiên tri Hôsê, Đức Thánh Cha giải thích rằng Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu của Ngài qua quyền năng nhưng “bằng cách yêu thương dân Ngài, dạy họ tiến bước, mang vác họ trong vòng tay Ngài, chăm sóc cho họ”.

“Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài như thế nào? Có phải là qua những kỳ công tuyệt tác không? Thưa không: Ngài biến mình nhỏ lại và nhỏ hơn nữa với những cử chỉ của sự dịu dàng và thiện hảo. Ngài tiếp cận con cái của Ngài và với sự gần gũi ấy Ngài làm cho chúng ta hiểu được sự vĩ đại của tình yêu”.

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến với chúng ta. “Ngài đã sai Con Ngài đến trong xác phàm” và “hạ mình cho đến chết”.

Điều này là bí ẩn của tình yêu Thiên Chúa: sự vĩ đại nhất được thể hiện trong sự nhỏ bé nhỏ nhất. Chính điều này cho phép chúng ta hiểu được Kitô giáo.

Suy tư về thái độ mà Chúa Giêsu dạy các Kitô hữu chúng ta nên có, Đức Thánh Cha nói điều này tóm gọn trong việc “thực thi công việc của Thiên Chúa theo cách thế nhỏ bé của chúng ta”: đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.

Những công việc của lòng thương xót, mở đường cho tình yêu mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là phải tiếp nối tình yêu vĩ đại Thiên Chúa dành cho mình!

Đừng nói nhiều về tình yêu, nhưng hãy có các cử chỉ cụ thể

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng chúng ta không cần phải có một bài diễn văn tuyệt vời về tình yêu, nhưng hãy là những người nam nữ “biết cách làm những điều nhỏ bé này vì danh Chúa Giêsu, và Chúa Cha”.

“Những công việc của lòng thương xót, là sự tiếp nối của tình yêu này.”

2. Câu chuyện “Phép lạ tại thành Aleppo trước mắt linh mục dòng Phanxicô”

Cha Ibrahim Alsabagh, một linh mục dòng Anh Em Hèn Mọn hay vắn tắt là dòng Phanxicô vừa cho ra mắt một cuốn sách có tựa đề “A Moment before Dawn” nghĩa là “Khoảng khắc trước Bình Minh” dầy 200 trang ghi lại các sự kiện, những câu hỏi, chứng từ, phản ứng và trên tất cả là hy vọng giữa những đám mây đen che phủ một thành phố bị bao vây trong 4 năm 5 tháng 3 ngày.

Nhân dịp này Như Ý xin trình bày một vài trích đoạn trong cuốn sách và trong cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách mới tại Italia trong tuần qua.

Trả lời các ký giả về những lý do giúp cha có can đảm sống tại Aleppo, một thành phố được coi là tâm chấn của cuộc chiến ác liệt tại Syria, cha Ibrahim đã nói những lời hùng hồn này:

“Đây là logic của đức tin: chúng ta hoàn toàn nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta, nhưng trong trái tim chúng ta trị vì sự xác tín rằng đức tin sẽ cho chúng ta sức mạnh để chống lại, bằng cách mơ về một thế giới đẹp hơn, và bắt đầu xây dựng nó ngay bây giờ với bàn tay của chính chúng ta.”

Ngày 11 tháng 12 năm 2015, cha Ibrahim nhận được bài sai từ Giêrusalem di chuyển đến Aleppo, Syria thay cho người anh em của ngài vừa nằm xuống trong cuộc chiến ác liệt đã bùng lên từ 19 tháng 7 năm 2012.

Sáng ngày 12 tháng 12 năm 2015, Cửa Thánh trong năm thánh Lòng Thương Xót được mở ra tại Giêrusalem: “ngay khi tôi đặt chân đến đền thờ” Cha. Ibrahim tâm sự, “Tôi đã hiểu ý Chúa muốn nói với tôi rằng sứ vụ của tôi là trở nên một cánh cửa mở, hay đúng hơn là mở ra những cánh cửa Lòng Thương Xót Chúa cho tất cả những người đau khổ.”

Nhà thờ Thánh Phanxicô, nơi ngài nhận được bài sai làm cha sở, nằm cách tiền đồn của quân chính phủ Syria chỉ có 60 mét. Cách đó chưa đến 500 thước là các giao thông hào của quân kháng chiến Hồi Giáo và cả quân khủng bố Hồi Giáo IS. Chưa đầy một tuần sau khi ngài đặt chân đến, quân khủng bố Hồi Giáo IS chào mừng ngài đến với Aleppo bằng một trái hỏa tiễn dài 3 mét rơi vào giữa sân nhà thờ.

Cha nói: “May quá nó không nổ. Nó nổ tôi chết rồi.”

Thành phố thiếu mọi thứ: nước uống, thức ăn, điện đóm, nhiên liệu, công việc. Tình hình thật khó khăn, tương lai ra sao không thể tưởng tượng ra nổi.

Một tháng sau đó, một trái hỏa tiễn đập vào mái vòm của nhà thờ trong Thánh Lễ tối Chúa Nhật ngay trong lúc đang Rước Lễ. Nó nổ tung. Nhưng thật là một phép lạ không có ai là nạn nhân của trái hỏa tiển này.

Cha Ibrahim nói tiếp: “Tuy nhiên, không chỉ có bom và tên lửa đang rơi xuống trên đầu chúng tôi. Phép lạ cũng rơi xuống như mưa”.

Nhờ các tổ chức Công Giáo trên thế giới chúng tôi có khả năng phân phát lương thực cho 600 gia đình mỗi tháng, cung cấp nước và thuốc men, sửa chữa các ngôi nhà. Một kỹ sư gõ cửa tu viện, giúp cho hơn 200 trẻ em có chỗ học tập.

Đây là tất cả những dấu hiệu của hy vọng, ngay cả khi không thấy chút ánh sáng nào cuối con đường hầm gần như dài bất tận. Ở đây Giáo Hội đang trở thành “cánh tay, bàn tay, bàn chân, tâm trí và trái tim.” Những dấu chỉ cụ thể của Lòng Thương Xót ấy góp phần tạo ra “phép lạ thực sự là sự biến đổi con tim. Đó là phép màu vĩ đại nhất,” Cha . Ibrahim nói.

Cộng đoàn Công Giáo Aleppo giờ đây rất đông dù rằng một số lớn các tín hữu Kitô đã di tản.

“Đó là Chúa làm nên lịch sử,” Cha. Ibrahim nói. Cả ngày, từ 7 giờ 30 sáng đến 11 giờ tối ngài đều dành cho những người khác, dù họ là ai. “Công việc bác ái này không đến từ sức mạnh của riêng tôi. Nếu tôi không dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, tôi sẽ không thể làm bất cứ điều gì.”

“Đôi khi, nghĩ về bản thân, tôi cười một mình. Là một người yêu sách và say mê nghiên cứu thần học, giờ đây ở Aleppo tôi thấy mình phục vụ như một lính cứu hỏa, một y tá, một người chăm sóc và một linh mục.”

Trong một đoạn bút ký, cha đã viết những dòng thật cảm động này, Như Ý xin được gởi đến quý vị và anh chị em thay cho lời kết.

“Tôi không quan tâm đến việc ngày mai có thể là ngày tôi qua đời. Điều làm tôi sợ nhất là ý tưởng tôi không sẵn sàng trao ra mọi thứ tôi có cho những người gõ cửa van xin.”

3. Ký ức và Hy Vọng sánh bước bên nhau

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các Kitô hữu hay suy tư về cuộc gặp gỡ thân tình giữa họ với Chúa Giêsu, hãy nuôi dưỡng ký ức về những người đầu tiên đã loan truyền cho chúng ta đức tin, và hãy ghi khắc trong lòng giới luật yêu thương.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 07 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài nhấn mạnh rằng để có thể thăng tiến trong đời sống Kitô, chúng ta cần phải suy tư và bảo tồn ký ức về những cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta với Chúa Giêsu, và nhớ tới những người đã truyền đạt đức tin cho chúng ta.

Lấy cảm hứng từ các bài đọc Phụng Vụ trong ngày, trong đó Thánh Phaolô khuyên nhủ Timothêô “Hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô”, Đức Thánh Cha nói ký ức Kitô là muối cho cuộc sống.

Hồi tưởng lại những lần gặp gỡ đầu tiên của ta với Chúa thật là cần thiết để “tìm được sức mạnh để có thể tiếp tục tiến bước”, Đức Thánh Cha cho hay “Ký ức Kitô luôn là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô”.

“Ký ức Kitô giống như muối cho cuộc sống. Không có những hồi niệm, chúng ta không thể tiếp tục. Khi chúng ta gặp những Kitô hữu 'đã quên lãng những ký ức', chúng ta có thể nhận thấy họ đã mất đi hương vị của đời sống Kitô để cuối cùng họ chỉ là những người tuân giữ các giới răn một cách vô hồn!’.

Đức Thánh Cha nêu ra ba tình huống trong đó tất cả chúng ta đã gặp được Đấng Cứu Thế: vào lúc bắt đầu cuộc đời của chúng ta như những Kitô hữu, khi nói về tổ tiên của chúng ta, và trong giới luật yêu thương.

Đức Thánh Cha nhắc lại đoạn văn trong Thư gửi người Do Thái, tron đó Thánh Phaolô nói:

“Xin anh em nhớ lại những ngày đầu: lúc vừa được biết về Đấng Cứu Thế. Hãy nhớ rằng anh em vẫn trung thành như thế nào…” để có thể nói được rằng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta đều có những khoảnh khắc khi “Chúa Giêsu gần gũi chúng ta, tỏ hiện Ngài cho chúng ta…”

“Đừng quên những khoảnh khắc này: hãy suy nghĩ và hồi tưởng lại chúng bởi vì đó là những giây phút cảm hứng, gặp gỡ Chúa Kitô”.

“Mỗi người trong chúng ta có những giây phút như thế: khi ta biết Chúa Giêsu, khi Ngài thay đổi cuộc sống của ta, khi Chúa cho ta thấy ơn gọi của ta, khi Chúa đến thăm ta vào một thời điểm khó khăn ... Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong tim. Hãy chiêm niệm những giây phút này.”

Chúa Giêsu là nguồn gốc của cuộc hành trình Kitô giáo của chúng ta, nguồn cung cấp cho chúng ta sức mạnh để chúng ta tiếp tục tiến bước.

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng cuộc gặp gỡ thứ hai với Chúa Giêsu diễn ra qua những hồi tưởng về tổ tiên của ta, mà trong Thư gửi cho người Do Thái, Thánh Phaolô gọi là “những người dẫn đường, những người đã truyền dạy đức tin cho anh em”.

Trong thư thứ hai gửi cho Timothêô, Thánh Phaolô khuyên ông: “Hãy nhớ tới mẹ của con và bà của con, vì họ đã truyền đạt niềm tin cho con”.

“Chúng ta đã không nhận được đức tin qua thư từ” mà qua những con người sống động đã truyền đạt nó cho chúng ta.

Và một lần nữa trong Thư gửi người Do Thái, Thánh nhân nói: “Hãy nhìn vào cơ man các chứng nhân sống động và kín múc sức mạnh từ các ngài”.

Khi nước của cuộc sống trở nên đục, Đức Thánh Cha nói, “điều quan trọng là tìm về nguồn kín múc lấy sức mạnh mà tiến tới”.

Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu tự hỏi mình liệu cội rễ của mình có đủ sâu không, hay nó đã bị bứng gốc chỉ biết sống ngày nào hay ngày ấy. Nếu quả vậy, Đức Thánh Cha nói, “Ngay lập tức anh chị em hãy cầu xin ân sủng để tìm về cội nguồn của mình” tìm về những người đã truyền đạt đức tin cho anh chị em.

Cuối cùng là lề luật. Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong bài Tin Mừng theo Thánh Máccô, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta điều răn thứ nhất là: “Hỡi toàn dân Israel! Hãy lắng nghe Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất! “

Ngài nói chúng ta phải có ký ức về lề luật như một nghĩa cử của tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con người, để hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính.

Đây không phải là thứ luật pháp thuần túy, nhưng là lề luật tình yêu mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng chúng ta.

Đức Thánh Cha nói “Ta có trung thành với lề luật không? Ta có nhớ tới lề luật của Chúa không, ta có thuộc lòng luật Chúa không? Đôi khi chúng ta là những Kitô hữu, ngay cả những người sống đời thánh hiến, cũng gặp những khó khăn trong thuộc lòng những giới răn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, có nghĩa là “dán mắt vào Chúa” và suy nghĩ về những khoảnh khắc mà ta gặp Ngài, là một cách tốt nhất để tiến bước.

Đức Thánh Cha kết luận rằng ký ức và hy vọng luôn đi đôi với nhau, chúng là những bổ sung và bổ khuyết cho nhau.

“Hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Chúa đã đến, đã hiến mạng sống mình cho tôi và là Đấng sẽ đến. Ngài là Chúa của ký ức, là Chúa của hy vọng”

Ngài nhắc nhở rằng mỗi người chúng ta, được mời gọi dành ra một chút thời giờ để suy đi nghĩ lại những khoảnh khắc mà ta đã gặp gỡ được Chúa, để nhớ tới những người đã truyền đạt đức tin cho chúng ta, và nâng cao hiểu biết về lề luật Thiên Chúa.