Ngày 11-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở nên cùng huyết thống với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể
Lm. Jude Siciliano, OP
15:47 11/06/2009
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA (B)

Xh 24:3-8; 4 Tv 116; Dt 9: 11-15; Mc 14: 12-16, 22-26

Anh chị em thân mến,

Ngay khi còn trẻ trong độ tuổi 10 và 11, chúng ta đều hiểu ý nghĩa của máu. Trong gia đình chúng ta thường nói "giọt máu đào hơn ao nước lã" để nhắc các con cháu luôn liên kết trọn vẹn với gia đình. Tôi dần dần hiểu rõ thêm được ý nghĩa của câu nói ấy, dĩ nhiên là vẫn trong mạch hiểu của câu nói “giọt máu đào hơn ao nước lã”: Dòng huyết thống chảy trong huyết quản của chúng ta, làm cho chúng ta luôn quyến luyến và có trách nhiệm đối với những người cùng chung một giòng máu. Do bởi chúng ta là một gia đình thì cũng cùng chung một huyết thống.

Tuổi thơ của chúng ta cũng hay dùng ý nghĩa của máu, để khi cần lời thề hứa giữ mãi "tình bạn cho đến chết", nghĩa là đã lập một cam kết bằng máu. Và để cho có tính trang trọng hóa lời thề, chúng ta thường dùng dao rạch đầu ngón tay cho máu chảy và áp sát hai ngón đang chảy máu lại để máu mình cùng hòa với máu bạn, mang hình thái như anh em cùng chung huyết thống. Đến bây giờ, giòng máu ấy vẫn chảy trong huyết quản chúng ta, làm chúng ta là anh em mãi mãi. Thật ra, ngay cả tôi cũng không biết người bạn thề với tôi bằng máu bây giờ ở đâu nữa.

Qua bài đọc 1 hôm nay, tôi nhớ lại lúc còn nhỏ, chúng tôi đã thề ước với nhau qua máu như thế đó. Trong sách Xuất Hành, Mô-sê giao 10 Điều Răn cho dân Do Thái, và dân chúng đáp lại lời Giao Ước của Thiên Chúa đã đặt ra với họ. Các dân tộc thời xưa làm giao ước với nhau bằng cách dùng máu để làm chứng. Thiên Chúa đã khởi sự lời Giao Ước này, và dân Do Thái đáp lại trong mong ước của họ sẽ sống theo Giao Ước đó. Qua nghi lễ bằng máu, Thiên Chúa và dân Do Thái giao kết thành một đời sống hòa hợp với nhau. Máu được rảy trên bàn thờ để chứng tỏ sự hòa đồng giữa dân với Thiên Chúa và cộng đoàn dân Do Thái với nhau. Máu chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng ban ra Giao Ước và dân Do Thái là những người hưởng nhận Giao Ước ấy. Thú vật hiến tế là để dâng lên Thiên Chúa; và của lễ "hiến tế hòa giải" này được dân Do Thái chia sẻ với nhau.

Chúng ta có thể thấy sự liên quan mật thiết giữa Giao Ước xưa với Giao Ước trong Đức Kitô. Ngài tự hiến tế cho chúng ta hưởng dùng với nhau trong lễ "hiến tế hòa giải", làm cho chúng ta liên kết với nhau và với Thiên Chúa. Từ trước đến nay, Phụng Vụ Thánh Thể luôn được gọi là "tiệc", một bữa ăn mừng, cũng như người Do Thái dâng lễ hòa giải lên Chúa bằng của lễ sống mà Chúa đã ban cho họ.

Trong Phúc Âm hôm nay, khi Chúa Giêsu bẻ bánh cho các Môn Đệ, là Ngài đã chia cho các ông chính Mình Ngài: "Này là Mình Thầy", rồi Chúa Giêsu trao ly rượu cho các ông và nói: "Đây là Máu Thầy". Điều này nhắc lại lời Mô-sê đã nói với dân Do Thái: Thiên Chúa không hủy Giao Ước Ngài với dân Do Thái, và bây giờ, Chúa Giêsu hoàn tất Giao Ước đó qua sự hiến tế của Ngài làm của ăn cho chúng ta.

Tôi không có cách nào để giải thích và chứng minh sự hiện diện của Chúa Kitô trong bánh và rượu mà chúng ta dâng lên ngày hôm nay. Nhưng tôi hiểu rằng, Bữa Tiệc hôm nay là dấu chứng tình thương yêu vô hạn của Chúa Giêsu đối với tất cả chúng ta. Thử dùng một so sánh nhỏ sau: lúc còn bé, chúng tôi thường liên kết bạn bè bằng cách trích máu ăn thề. Đó là cách trở nên anh em ruột thịt mãi mãi với nhau trong lời cam kết nghiêm trang và chân thành, nhưng, theo thời gian, khi chúng tôi lớn lên, mỗi người một nẻo, thì những lời cam kết cũng tan biến đi. Trong Tiệc Thánh hôm nay, Thiên Chúa chia sẻ đời sống Chúa Kitô với chúng ta, trong sự hòa hợp với Máu Ngài, nhưng sẽ không hề tan biến đi. Chúa Kitô là anh em máu mủ với chúng ta. "Giọt máu đào hơn ao nước lã". Máu là sự sống, và sự sống của chúng ta đã hòa hợp với sự sống của Đức Kitô. Vì Chúa Giêsu luôn hiến thân Ngài, nhất là cho những kẻ thiếu thốn, người bị bỏ rơi, cả những chính trị gia liên kết với giới tôn giáo để giết Ngài. Sự hiến thân của Chúa Giêsu không chỉ trên Thánh Giá, nhưng trọn vẹn đời sống của Ngài là một của Lễ Hy Tế cho nhân loại. Chúa Giêsu ban sự sống Ngài cho chúng ta, để chúng ta có thể chia sẻ với những người khác. Hôm nay, chúng ta không những chỉ lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong hình bánh rượu, mà chúng ta còn chấp nhận sống theo lời dạy của Chúa Giêsu nữa.

Có ai trong chúng ta dám xưng là mình đã sống theo ý nghĩa của bữa Tiệc Thánh này? Đã bao nhiêu lần chúng ta không sống theo lời dạy của Chúa Giêsu trong các thánh lễ? Chúa Giêsu tự hiến đời sống của Ngài cho chúng ta, còn chúng ta, thì đôi khi đã lẫn tránh trong những lúc phải hy sinh đời sống mình theo như các Tông Đồ của Ngài. Nhưng khi chúng ta đến bàn Tiệc để cùng ăn uống với Chúa Giêsu, chính Ngài sẽ cho chúng ta hiệp thông trong Mình và Máu thánh Ngài, nhờ đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác.

Lịch các ngày lễ công giáo 2009 có đề nghị hôm nay là ngày nên chúc lành cho những người giúp trao Mình Thánh Chúa. Và hôm nay cũng nên chúc phúc cho những người phát lương thực cho người nghèo, giúp người vô gia cư và thăm viếng người trong lao tù. Theo Cha Robert Waznak, trong bài giảng nói về "Mỗi người phải trở nên là kẻ giúp trao Mình Thánh Chúa", hãy biến đời sống Kitô hữu của chúng ta thành đời sống phục vụ, nhờ đó giúp Chúa Kitô luôn hiện diện trong thế giới này.

Trong lời kinh Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghe: Thiên Chúa tự hiến sự sống của Ngài cho chúng ta qua Con Ngài. Và để đáp lại, chúng ta tự hiến dâng sự sống của chúng ta cho Thiên Chúa. Của lễ chúng ta dâng sẽ được thánh hóa, không như của lễ bánh và rượu. Mà chúng ta sẽ được thánh hóa để hòa lẫn vào đời sống thiêng liêng của Chúa.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Lương thực ban sự sống
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:53 11/06/2009
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô “Tôi là bánh trường sinh” ( Ga 6,35 ).

Trường sinh bất tử là một ước mơ của con người mọi thời. Các bậc vua chúa, những người lắm tiền, nhiều của xưa nay vẫn tìm mọi cách thế, nhiều phương dược để mong được cải lão hoàn đồng hay kéo dài tuổi thọ nhưng đã hoài công. Dù biết rằng ít có ai can đảm đối diện với sự chết, nhưng rồi người ta vẫn phải chân nhận sự thật là kiếp người đã có sinh thời có tử. Chúng ta không lạ gì chuyện người Do Thái xưa kia cảm thấy chướng tai khi nghe Chúa Giêsu nói về lương thực trường sinh, vì Abraham đã chết và các ngôn sứ cũng đã chết ( x. Ga 8,52). Vậy thế nào là trường sinh ?

Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng sự sống đời đời là được hiệp thông với Thiên Chúa. Ai ở trong Thiên Chúa, ai có Chúa ở cùng thì đó là người đang sống, nghĩa là có sự sống như thưở ban đầu tạo dựng. Khi tội lỗi xuất hiện thì mới có sự chết. Ngày nay ít có ai hiểu sự chết về mặt thể lý, mà sự chết ở đây có nghĩa là tình trạng chối từ Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Người. Đến thế gian, sứ vụ của chính yếu của Chúa Kitô chính là nối kết mối dây hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người vốn đã bị cắt lìa ấy.

Thiên Chúa đã tự nguyện đi bước trước trong việc trao ban chính mình qua Người Con Một nhập thể làm người. Và Chúa Kitô đã thể hiện việc trao ban ấy cách cụ thể và trọn vẹn qua bí tích Thánh Thể. Hãy cầm lấy mà ăn…Hãy cầm lấy mà uống…nghĩa là hãy đón nhận chính Đấng vốn là Thiên Chúa nhưng đã đi bước trước để nối lại mối dây giao hòa, thông hiệp. Được giao hòa với Thiên Chúa thì nhân loại chúng ta được hiệp thông với Người và sự sống đích thực sẽ lại ban cho chúng ta. Có sự sống trong mình thì đương nhiên sẽ không còn ở trong bóng tối sự chết và như thế tội lỗi đã được thứ tha.

Tác giả thư Do Thái đã so sánh cách cụ thể rằng xưa máu con dê, con bò được rảy trên dân còn có sức thanh tẩy những người nhiễm uế thì huống là máu cực thánh châu báu Chúa Kitô. “ Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” ( Dt 9,14 ). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên phán trong đêm Tiệc ly: Máu Người là máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và muôn người đựơc tha tội ( x.Mt 26,28). Được tha tội là được hiệp thông với Thiên Chúa và đương nhiên là có sự sống đời đời.

Để có sự sống đời đời, Chúa Kitô cũng đã từng mời gọi là hãy tin vào Người là Đấng mà Thiên Chúa sai đến ( x.Ga 6,29 ). Và Người khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ( Ga 6,35 ). Đón nhận Chúa Kitô, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, đòi hỏi phải có niềm tin và tiếp nhận Thánh Thể cũng là cách thế tuyên xưng đức tin. “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Câu xướng sau khi truyền phép khẳng định chân lý này. Thánh Tông đồ dân ngoại đã phiền trách một số tín hữu thành Côrintô, vì say xỉnh, vì chia rẽ, nên đã không có thái độ đức tin mỗi khi tham dự Lễ Bẻ Bánh, và vì thế sẽ chẳng nhận được ơn ích lại còn gánh lấy án phạt ( x. 1.Cor 11,17-33).

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật lời khẳng định của Chúa Kitô: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” ( Mc 2,17; x. Mt 9,13; Lc5,32). Trong phần hiệp Lễ, các tín hữu thành khẩn: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con…”, và còn thú nhận: “con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” Những lời này nhắc nhủ đoàn tín hữu về thân phận tội lỗi và bất xứng của mình. Chỉ nhờ quyền năng và tình yêu của Đấng Cứu Độ, qua việc Người trao ban chính Người thì chúng ta mới nên xứng đáng, tức là nên lành mạnh. Đọc Tin Mừng, đặc biệt qua câu chuyên của Lêvi, của Giakêu, Mađalêna, chúng ta thấy được sự thật này: không phải vì chúng ta xứng đáng nên Chúa mới ngự đến, nhưng nhờ Chúa đoái thương ngự đến nên chúng ta mới nên xứng đáng.

“Hãy cầm lấy mà ăn ! Hãy cầm lấy mà uống !” Chúa đã tự nguyện đến với chúng ta trước, nhưng phần chúng ta cũng cần phải biết tiếp đón Người thì hiệu quả mới phát sinh. Và thái độ tiếp đón Chúa Kitô đẹp lòng Người nhất, đó là khiêm nhu nhìn nhận sự yếu đuối, tội lỗi của mình và tin tưởng, phó thác vào tình yêu và quyền năng của Người. Được hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể là được thông phần sự sống đời đời. Cho dù sự thông phần ấy có giới hạn trong thời gian hình bánh và rượu còn nguyên thể dạng trong lòng ta, nhưng đó chính là dấu bảo đảm cho sự trường sinh sau này. Được nếm trước chút thực tại vĩnh cửu là động lực giúp ta vững bước tiến về quê trời. Việc trao “của ăn đàng” cho người gặp cơn nguy tử hay đang hấp hối giúp ta thêm xác tín điều này.

Bí tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, vì dấu chỉ cũng là thực tại. Thánh Thể vừa là ân ban vừa là chính nguồn của mọi ân lộc. Trước mầu nhiệm cao cả, khôn dò này, mọi diễn suy chỉ là nước bỏ biển. Không gì hơn, hãy thẳm sâu tôn thờ, đón nhận Mình Máu châu báu của Đấng Cứu độ trong sự khiêm nhu và tín thác.
 
Giáo Hội Pháp nói về vai trò của gia đình
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:55 11/06/2009
Trong phần chuyên đề gia đình, trang báo điện tử của Giáo Hội Pháp nói rằng gia đình là tế bào căn bản của cộng đồng nhân loại. Nhu cầu yêu, được yêu và được nhìn nhận là quy luật tự nhiên của con người. Tại gia đình, vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình nhận được bài học về chữ tín. Ở đó, mỗi thành viên đều tìm được chỗ đứng của mình và tôn trọng lẫn nhau trong sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, phẩm chất, hay cả những yếu đuối.

Cũng theo nhận xét của chuyên đề này, phần đa số người dân Pháp đều cho rằng gia đình giữ một vai trò quan trọng và ở họ đều có những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu cho những dự phóng về gia đình. Họ thừa nhận rằng trong một xã hội đầy sự cạnh tranh và nặng nề, người ta tìm thấy một điểm tựa nơi gia đình về sự quý mến và niềm tin. Xét về căn nguyên, giữa sự khủng hoảng xảy ra trong xã hội và sự thiếu trách nhiệm trong gia đình đều có mối liên hệ với nhau.

Chính vì vậy để thay đổi cục diện bộ mặt xã hội theo chiều hướng tích cực, việc khích lệ gìn giữ các thể chế gia đình là điều cần thiết. Ngay tại môi trường gia đình, mọi chiều kích của con người được tôn trọng bảo vệ và thăng tiến. Đây là điểm mấu chốt để củng cố niềm tin trong xã hội: « Việc thăng tiến con người với tinh thần đầy trách nhiệm, tôn trọng phẩm giá, bảo vệ những người yếu thế, qua đó cho phép phục hồi niềm tin trong xã hội ».

Sẽ không thể có được niềm tin khi mà những người yếu thế và không có khả năng tự vệ bị loại bỏ và cách ly với xã hội như trường hợp xã hội cho phép việc nạo phá thai cũng như việc ủng hộ cái chết êm dịu. Cũng vậy, một xã hội không tạo điều kiện để con người biểu đạt những nỗi bức xúc về sự bất hạnh của mình, thì thật khó có thể xây dựng được niềm tin trong xã hội ấy. Một vài trường hợp cụ thể được nêu ra trong chuyên đề này như:

-« Ví dụ như một phụ nữ trong một số trường hợp từ chối việc nạo phá thai thì bị gặp rất nhiều áp lực đè nặng xung quanh mình.

-Hay như khó khăn của một trẻ nhỏ trong việc dãi bày về những đau khổ gây nên bởi sự ly dị của cha mẹ mình.

- Lại còn nhiều trẻ khác nữa không thể biểu đạt sự rối loạn của mình khi không hề biết về nguồn gốc của mình, không biết cha mẹ mình là ai ».

Đó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả thật khó lường trong xã hội: « Làm sao có thể nói đến những tổn thương nêu trên, lại không tính đến những hậu quả của chúng trên đời sống xã hội? »

Về phần mình, Giáo Hội luôn luôn đồng hành trong việc bảo vệ gia đình và thăng tiến con người. Giáo Hội sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình qua những diễn đàn hết sức trung thực. Giáo Hội cũng gửi đi thông điệp để đánh động ý thức của mỗi người và « kêu gọi xây dựng những gia đình ổn định, được thiết lập trên những cặp vợ chồng liên kết bởi một nam và một nữ, có thời gian chuẩn bị để đón nhận trách nhiệm làm vợ làm chồng và làm cha mẹ ».

Việc hỗ trợ gia đình trước hết cần « gìn giữ tính đặc thù của hôn nhân độc nhất, về sự tự do ưng thuận, hướng đến sự sinh sản con cái cũng như công nhận những định chế của hôn nhân ».

Ngoài ra, chuyên mục này cũng đề cập đến một trong những khó khăn lớn nhất mà gia đình gặp phải đó là vấn đề nhà ở. Việc sở hữu một căn hộ xem ra chỉ là ước mơ xa vời của rất nhiều gia đình. Do giá cả về nhà đất đã khiến nhiều gia đình sống xa nơi mình làm việc. Đây chính là nguồn gốc của sự mỏi mệt. Giáo Hội Pháp bày tỏ mong muốn rằng phía chính phủ cần lưu ý nhiều hơn nữa trong vấn đề này: « Nhà ở phải là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ ».
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 11/06/2009
LOẠI GIỐNG TỐT NHẤT

N2T


Sản phẩm ngô (bắp) của anh nông phu mỗi năm đều được khen thưởng là sản phẩm tốt nhất, mà anh ta cũng đem loại giống được giải quán quân của mình phân chia cho những nông phu hàng xóm.

Có người hỏi anh ta tại sao làm như thế, anh ta trả lời:

- “Thật ra cũng chỉ là ích lợi cá nhân, gió thổi thì phấn hoa của ngô bay tứ tán, nếu nông gia hàng xóm gieo loại hạt giống ngô khác xấu hơn, thì trong qúa trình thụ phấn sẽ ảnh hưởng đến loại giống ngô tốt của tôi. Do đó, tôi rất để ý muốn các bạn nhà nông lân cận gieo cùng hạt giống ngô tốt như của tôi vậy.

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Chúa Giê-su nói con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng, bởi vì những người ấy vì ích lợi to lớn cho riêng mình mà hy sinh một phần trăm cái mình có. Nói tắt là họ bỏ con tép để bắt con tôm hoặc con cá lớn hơn.

Có một vài người Ki-tô hữu giàu có mà cứ khư khư giữ lấy cho mình để ăn uống vui chơi hoan lạc, không muốn chia sẻ với ai, thế là họ mất đi phần xác lẫn phần hồn mai sau; có những người Ki-tô hữu thông minh tài cán, nhưng cứ kiêu ngạo cho mình là nhất nhất mà không muốn cộng tác với ai, thế là họ mất đi sự thân thiện giữa người với người và là dấu hiệu mất đi linh hồn của mình; có một vài người Ki-tô hữu thứ gì cũng có, sống như một ông hoàng bà hậu, nhưng không hề giúp đỡ cho người nghèo nghó hàng xóm bên cạnh nhà mình, thế là họ đánh mất đi cuộc sống vui tươi bình an với mọi người...

Anh nông dân khôn ngoan nên biết hy sinh một vài thùng giống ngô tốt đem tặng cho hàng xóm, là để ruộng ngô to lớn của mình càng được những trái ngô to lớn hơn.

Biết dùng những thứ mà Thiên Chúa đã ban cho mình như tiền bạc, danh vọng, trí óc.v.v... để đổi lấy Nước Trời, đó là người khôn ngoan vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 11/06/2009
N2T


10. Ma quỷ sở dĩ là ma quỷ, là vì kiêu ngạo ghen ghét. Con người ta nếu có lòng kiêu ngạo và ghét ghen thì cũng giống như ma quỷ vậy.

(Thánh Augustinus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 11/06/2009
N2T


143. Một cá nhân đã không có ý nghĩa của cuộc sống, thì cuộc sống của họ giống như đã chết rồi.

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 11/06/2009
ÂM THANH CỦA CÁI GÀU (tát nước)

N2T


Người Ấn Độ thời cổ thường dùng cái gàu để múc nước từ trong giếng lên, cũng là dụng cụ rất là tiện lợi về mọi phương diện, khuyết điểm duy nhất là khi múc nước thì âm thanh rất lớn đến kinh người.

Một hôm, có một kỵ sĩ đi vào trong nông gia muốn cho ngựa uống nước, nông dân vội vàng đi thao tác cái gàu, nhưng con ngựa chịu không nổi âm thanh của cái gàu, nên không dám đến gần giếng.

- “Anh đừng làm cho có âm thanh được không ? Ngựa của tôi không cách gì uống nước được.”

- “Thưa ông, điều đó làm không được ạ, chúng tôi ở đây có liên quan đến âm thanh và nước ạ, ngựa muốn uống nước thì phải tiếp nhận âm thanh đáng sợ này.”


(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Nước múc từ dưới giếng lên thì nhất định phải có âm thanh, ngoại trừ nước máy, âm thanh này có khi cọt kẹt, có khi ầm ầm, có khi ào ào làm cho một số người khó tính cảm thấy khó chịu, nhưng âm thanh của cái gàu va chạm thành giếng hay rơi tỏm xuống nước thì không quan trọng, mà quan trọng là có nước để dùng trong cuộc sống hằng ngày.

Thiên Chúa muốn chọn ai thì Ngài luôn gởi thử thách đến cho họ, thánh Augustin đã xác tín điều này, khi mà nếu ngày nào ngài không gặp thử thách thì ngài nói rằng Chúa đã quên ngài rồi. Do đó, thử thách, đau khổ là những âm thanh ghê rợn khó chịu đối với những người chưa nhận ra hồng ân của Thiên Chúa dành cho họ, ân sủng là bởi Chúa như nước ở trong giếng, càng gặp đau khổ thử thách thì ơn sủng Chúa càng tuôn tràn trên chúng ta, đó là điều mà các thánh của Chúa đã nghiệm ra và vui sướng chấp nhận khi gặp thử thách và đau khổ trong cuộc sống của các ngài.

Âm thanh của cái gàu không đáng sợ, nhưng đáng sợ là: vì sợ âm thanh mà không dám múc nước từ giếng lên cho nên dễ bị chết khát và sống trong dơ bẩn. Cũng vậy, nếu sợ đau khổ và thử thách thì không đáng hưởng ân sủng của Chúa Giê-su hứa ban cho những ai vì Ngài mà chấp nhận đau khổ và thử thách...

Ai hiểu thì hiểu !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 11/06/2009
N2T


9. Vinh quang của kiêu ngạo không hợp lý với sự tham lam của mình.

(Thánh Thomas Aquinas)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 11/06/2009
N2T


142. Người ngu tự cho mình là người thông minh, người thông minh mới biết mình là người ngu.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Úc Châu, Lễ Nhận Chức Giám Mục Chính Tòa, Giáo Phận Port Pirie
Jos. Vĩnh SA
04:15 11/06/2009
Thánh Lễ nhận chức Giám Mục chính toà GP Port Pirie, Nam Úc
ĐGM Greg. O'Kelly SJ


Lúc 2 giờ chiều, thứ Tư ngày 10 tháng 6 năm 2009. Hàng trăm linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Adelaide và tỉnh Dòng Tên Úc Châu, 20 giám mục và các tổng giám mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, ĐTGM Giuseppe Lazzarotto Khâm Sứ Toà Thánh cùng nhiều quan khách, đại diện chính quyền và các tôn giáo bạn, các giáo xứ thuộc giáo phận Port Pirie đã lũ lượt kéo nhau về nhà thờ chính tòa Saint Mark trong thành phố Port Pirie để tham dự Thánh Lễ nhận chức của Đức Cha Greg. O’Kelly Sj, giám mục Dòng Tên đầu tiên của Úc Châu đến nhận sứ vụ Giám Mục chính toà giáo phận Port Pirie, Nam Úc.

Đoàn đồng tế gồm có các linh mục, xếp hàng từ ngoài đường và giám mục trong khuôn viên nhà thờ, từ từ tiến vào trong thánh đường. ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, lên trước cộng đoàn ngỏ lời chào mừng quan khách và mọi người. Ngài tuyên bố Thánh Lễ nhận chức và giới thiệu Đức Cha Greg. O’Kelly đến trước cộng đoàn. Kế tiếp linh mục Tổng Đại Diện GP Port Pirie đã đọc sắc lệnh bổ nhiệm Giám Mục chính toà của Đức Thánh Cha Benedictô XVI dưới sự chứng giám của Đức Khâm Sứ Tòa Thánh đại diện ĐTC và ĐTGM Wilson Chủ tịch HĐGM Úc Châu.

Lúc này Đức Cha Greg O’ Kelly Sj mới xuất hiện ở cuối nhà thờ, Ngài vẫy tay chào và ban phép lành. Kế tiếp Ngài làm nghi thức đặt tay trên ổ khóa cửa nhà thờ chính tòa, rồi tiến tới xông hương, cầu nguyện và làm phép Bản Đồ lãnh thổ giáo phận Port Pirie.

Sau khi Đức Cha làm phép Bản Đồ lãnh thổ giáo phận Pot Pirie, mà Ngài chính thức coi sóc, thì đoàn rước từ từ tiến lên gian cung thánh. Dẫn đầu, là 2 vị cung nghinh Bản Đồ giáo phận, tiếp theo sau là các biển ngữ tên của các giáo xứ thuộc GP Port Pirie xếp hàng đôi đi theo sau bản đồ, rồi đến Đức Cha Greg O’Kelly Sj cùng đoàn rước tiến lên bàn thánh. Ngài đứng trước bàn thánh, chờ một đoàn người kế tiếp, đại diện cho các giáo hạt, dâng các mẫu đất thiêng của từng địa phương lên trườc bàn thờ. Đức Cha làm phép và nhận các tô đựng mẫu đất, cát, đem từ các giáo hạt trong GP Port Pirie đổ vào chậu lớn trước bàn thờ, tượng trưng cho ý nghĩa, dâng lên Thiên Chúa mảnh đất và hoa trái giáo phận, xin Thiên Chúa thánh hóa, chúc phúc và ban bình an cho giáo phận.

Nghi thức kế tiếp, là một số em học sinh đại diện cho các trường học Công Giáo của giáo phận, cung nghinh khiêng cây gậy “Quyền Trượng” giám mục, từ cuối nhà thờ, tiến lên trước bàn thờ trao cho Đức Cha, để biểu dương quyền bính cai quản của Ngài đối với giáo phận.

Sau khi Đức Cha O’Kelly Sj nhận “Quyền Trượng”. Ngài tiến lên hôn bàn thánh và ngay sau đó ĐTGM Philip Wilson với tư cách chủ tịch HĐGM Úc Châu đã hướng dẫn
Chính Tòa
Đức Cha O’Kelly lên ngồi ghế chính toà giáo phận và công bố kể từ nay Đức Cha Greg. O’Kelly Sj sẽ chính thức cai quản giáo phận Port Pirie.

Tất cả mọi người trong thánh đường vỗ những tràng pháo tay thật dài và thật to chúc mừng Đức Cha và giáo phận Port Pirie đã có Tân Giám Mục, sau 3 năm trống tòa.

Có khoảng gần 2,000 người đến tham dự. Nhà thờ không còn chỗ chứa, nên Ban Tổ Chức đã có kế hoạch mời khoảng trên 500 quan khách và giáo dân, những người có vé mời tham dự Thánh Lễ sang bên Rạp Hát đối diện nhà thờ chính toà, để tham dự và theo dõi các nghi thức, thánh lễ nhận chức qua đại màn ảnh truyền hình, được nối từ nhà thờ chính toà sang rạp hát.

Sau Thánh Lễ các linh mục, các giám mục, đại diện các giáo xứ đã ra ngoài khuôn viên nhà thờ xếp hàng, giơ cao tay, vỗ những tràng pháo nổ dòn và hô những khẩu hiệu chào mừng Tân Giám Mục chính tòa trong niềm hân hoan và vui mừng.

Đức Cha vừa giơ tay vẫy chào mọi người, thì đã được vị trưởng nghi lễ vội vàng hướng dẫn sang rạp hát, ra mắt hàng trăm quan khách và giáo dân đang chờ sẵn để chào mừng Ngài.

Sau khi Đức Cha đã gặp gỡ quan khách và giáo dân cả hai bên: Nhà Thờ và Rạp Hát, thì mọi người ra các lều đã được dựng sẵn trên công viên, đối diện nhà thờ chính tòa tham dự tiệc mừng và trà đàm.

Được biết vào lúc 7 giời tối, thứ Tư cùng ngày, sau Thánh Lễ nhậm chức, Đức Cha Greg. O’Kelly Sj đã được đón về Dòng Tên, nhà Seven Hills cách Port Pirie khoảng gần 100 cây số, để tham dự tiệc mừng chung của gia đình tỉnh Dòng Tên Úc Châu khoản đãi.

Thánh Lễ hôm nay có khoảng 70% các tu sĩ Dòng Tên thuộc tỉnh Dòng Úc Châu về tham dự và sau đó cùng qui tụ về nhà Seven Hills tham dự tiệc mừng. Nhà Dòng Tên Seven Hills là nơi sản xuất rượu vang và rượu lễ nổi tiếng thế giới.

Tại Adelaide, lúc 6 giờ tối thứ Hai ngày 08/6/09. Giáo phận Adelaide cũng tổ chức Thánh Lễ tiễn biệt Đức Cha O'Kelly Sj tại nhà thờ chính tòa St Francis Xavier. Có các vị Cựu Tổng Giám Mục và Đương nhiệm cùng nhiều linh mục trong giáo phận đến đồng tế.
 
Thiên Chúa nói với con người theo lối nhân bản
Vũ Văn An
04:33 11/06/2009
Hãng tin Zenit, ngày 6 tháng Năm, 2009, đưa tin: nhân hội nghị toàn thể của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh vào ngày 23 tháng Tư năm nay với chủ đề: “Linh Hứng và Chân Lý của Thánh Kinh”, Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài diễn văn truớc hội nghị.

Đức Giáo Hoàng nhận định rằng chủ đề trên không những chỉ liên quan đến thần học, mà còn liên hệ đến chính Giáo Hội nữa vì sự sống và sứ mệnh của Giáo Hội tất yếu phải dựa vào lời của Thiên Chúa. Mà lời của Thiên Chúa chính là linh hồn của thần học và đồng thời là linh hứng của mọi cuộc sống Kitô giáo. Chủ đề này cũng được chính Đức Thánh Cha rất lưu tâm vì việc giải thích Thánh Kinh có tầm quan trọng chủ yếu đối với đức tin Kitô giáo và cho đời sống của Giáo Hội.

Từ Đức Lêô XIII tới Công Đồng Vatican II

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha nhắc lại các đóng góp của Đức Lêô XIII với Thông Điệp

"Providentissimus Deus", trong đó, ngài đem lại cho các nhà chú giải Công Giáo nhiều khích lệ và chỉ thị mới về chủ đề linh hứng, chân lý và khoa giải thích Thánh Kinh. Sau đó là Đức Piô XII với thông điệp thời danh "Divino Afflante Spiritu," trong đó, ngài thu thập và bổ túc nhiều điều trong giáo huấn có trước. Đức Piô XII cũng thúc giục các nhà chú giải Công Giáo tìm kiếm các giải đáp sao cho hoàn toàn nhất trí với học lý của Giáo Hội, bằng cách chú ý tới các đóng góp tích cực do các phương pháp giải thích mới vừa được khai triển lúc ấy.

Theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô, sự thúc đẩy mạnh mẽ của hai vị giáo hoàng trên đối với việc học hỏi và nghiên cứu Thánh Kinh đã được Công Đồng Vatican II chính thức nhìn nhận và khai thác. Một cách đặc biệt, Hiến Chế "Dei Verbum" của Công Đồng vẫn còn soi sáng cho nhiều nhà chú giải Công Giáo ngày nay và vẫn còn đang mời gọi các mục tử và các tín hữu năng lui tới ‘ăn uống’ tại bàn tiệc lời Chúa thường xuyên hơn.

Về phương diện này, Công Đồng, trước hết, nhắc ta nhớ: Thiên Chúa chính là Tác Giả của Sách Thánh: “Những gì Thiên Chúa đã mạc khải Thánh Kinh chứa đựng và trình bày, đều được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần. Thực vậy, Giáo Hội Mẹ Thánh, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các thành phần đều là sách thánh và được ghi vào bản chính lục Thánh Kinh: bởi lẽ được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần nên tác giả của các sách ấy là chính Thiên Chúa và chúng được lưu truyền cho Giáo Hội với tình trạng như vậy. Nhưng để viết các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn những người và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ viết những điều đó thôi.

Vì phải xem mọi lời các tác giả được linh ứng viết ra, tức các thánh sử, là những lời của Chúa Thánh Thần, nên phải công nhận rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại vì phần rỗi chúng ta. Bởi vậy "mọi sự trong Thánh Kinh được Thiên Chúa linh ứng có ích lợi cho việc dạy dỗ, biện luận, sửa trị và rèn luyện trong công chính: để người của Thiên Chúa trở nên trọn hảo và sẵn sàng thực hiện mọi việc lành" (số 11).

Các qui phạm cần thiết

Đức Thánh Cha sau đó nhấn mạnh tới một vài qui phạm cần thiết để trình bày chính xác linh hứng và chân lý của Thánh Kinh. Chính Hiến Chế "Dei Verbum", sau khi nói đến việc Thiên Chúa chính là tác giả của Thánh Kinh, đã cho biết ngay rằng Người nói với chúng ta theo cung cách con người. Cái tính hợp năng (synergy) nhân thần này hết sức quan trọng. Vì, muốn giải thích Thánh Kinh một cách chính xác, thì cần phải thận trọng tìm hiểu xem các tác giả thánh (hagiographers) thực sự muốn nói gì và điều gì làm Thiên Chúa hài lòng muốn phát biểu ra bằng ngôn ngữ nhân bản.

“Vì lời nói của Chúa diễn tả qua ngôn ngữ nhân loại, được đồng hóa với tiếng nói loài người, cũng như xưa Lời Nói của Chúa Cha Hằng Hữu đã trở nên giống loài người, sau khi nhận lấy sự yếu đuối của xác thịt” (Dei Verbum, số 13).

Đàng khác, theo Đức Thánh Cha, các chỉ dẫn trên, dù rất cần thiết đối với việc giải thích có tính lịch sử và văn bản, vốn là hai chiều kích đệ nhất đẳng của mọi khoa chú giải, nhưng chúng cần được nối kết với các tiền đề vốn có của giáo huấn về sự linh hứng và chân lý của Sách Thánh. Thực vậy, vì Sách Thánh là sách linh hứng, nên đã có một nguyên tắc tối thượng để giải thích nó một cách đúng đắn; nếu không có nguyên tắc này thì các trước tác thánh mãi mãi chỉ là các tử ngữ của quá khứ mà thôi; nguyên tắc đó là: Sách Thánh “phải được đọc và giải thích bằng cách luôn nhớ rằng tác giả của chúng là chính Thiên Chúa” (Đã dẫn, số 2).

Về phương diện này, Công Đồng Vatican II chỉ ra ba tiêu chuẩn cần được luôn luôn áp dụng vào việc giải thích Sách Thánh nếu muốn phù hợp với Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho nó.

Thứ nhất, chủ yếu cần phải hết sức chú ý tới nội dung và tính thống nhất của toàn bộ Sách Thánh: chỉ có trong tính thống nhất của nó, Thánh Kinh mới là Thánh Kinh mà thôi. Thực thế, dù các sách cấu thành nó có khác nhau bao nhiêu chăng nữa, Thánh Kinh vẫn chỉ là một, nhờ tính thống nhất của chương trình Thiên Chúa mà trung điểm và trung tâm chính là Chúa Giêsu Kitô (Xem Lc 24:25-27; Lc 24:44-46).

Thứ hai, Sách Thánh phải được giải thích trong ngữ cảnh truyền thống sống động của toàn thể Giáo Hội. Origen từng nói rằng: "Sacra Scriptura principalius est in corde Ecclesiae quam in materialibus instrumentis scripta", nghĩa là “Sách Thánh được ghi chép vào trái tim của Hội Thánh trước khi được ghi chép vào các dụng cụ vật chất”.

Thực vậy, trong Thánh Truyền, Giáo Hội mang theo ký ức sống động về Ngôi Lời Thiên Chúa và chính Chúa Thánh Thần đã ban cho Giáo Hội sự giải thích Lời ấy theo ý nghĩa thiêng liêng (xem Origin, Homilae in Leviticum, 5,5).

Thứ ba, cần phải để ý tới tính loại suy của đức tin nghĩa là tính nhất quán của từng chân lý cá thể đức tin với nhau và với kế hoạch tổng thể của Mạc Khải và tính viên mãn của nhiệm cục Thiên Chúa chứa trong đó.

Trách vụ của nhà nghiên cứu, biết tìm tòi Sách Thánh bằng nhiều phương pháp khác nhau, là phải đóng góp một cách phù hợp với các nguyên tắc trên vào việc hiểu biết và giải thích sâu sắc nhất ý nghĩa của Sách Thánh. Việc nghiên cứu các bản văn thánh theo phương pháp khoa học là điều quan trọng nhưng tự nó không đủ vì nó mới chỉ tôn trọng có chiều kích nhân bản mà thôi. Muốn tôn trọng tính gắn bó chặt chẽ của đức tin Công Giáo, nhà chú giải Thánh Kinh phải để ý nhận ra Lời Thiên Chúa trong các bản văn ấy nữa, bên trong chính đức tin của Giáo Hội.

Nếu thiếu điểm qui chiếu nhất thiết ấy, thì việc nghiên cứu của nhà chú giải sẽ không hoàn bị, vì đã đánh mất mục tiêu chính của việc nghiên cứu ấy, và liều mình tự rút gọn vào một giải thích hoàn toàn chiểu tự trong đó Tác Giả đích thực là Thiên Chúa không còn xuất hiện nữa.

Đàng khác, việc giải thích Sách Thánh không thể chỉ là một cố gắng khoa học cá thể mà luôn phải được so sánh với Thánh Truyền sống động của Giáo Hội, lồng vào trong Thánh Truyền ấy và được Thánh Truyền ấy chứng thực. Quy luật này giữ vai trò quyết định trong việc giải thích mối liên hệ đúng đắn giữa khoa chú giải và Huấn Quyền của Giáo Hội. Nhà chú giải Công Giáo không những cảm nhận mình thuộc về cộng đồng khoa học, nhưng trước hết còn thuộc cộng đồng tín hữu mọi thời nữa. Trên thực tế, những bản văn thánh kia không được ban cho từng nhà nghiên cứu cá thể hay cho cộng đồng khoa học, “để họ thoả mãn tính hiếu kỳ hay để cung cấp cho họ chất liệu nghiên cứu và tìm tòi” (Divino Afflante Spiritu, eb 566).

Các bản văn được Thiên Chúa linh hứng được ủy thác trước nhất cho cộng đồng tín hữu, cho Giáo Hội của Chúa Kitô, để nuôi dưỡng đời sống đức tin và hướng dẫn đời sống đức ái. Tôn trọng mục đích ấy chính là điều kiện cho tính hợp pháp và tính hữu hiệu của khoa giải thích Thánh Kinh. Thông điệp "Providentissimus Deus", khi nhắc lại chân lý nền tảng ấy, đã nhận định rằng: tôn trọng qui phạm này, thay vì làm trở ngại việc nghiên cứu Thánh Kinh, thực sự đã khuyến khích các tiến bộ chân chính. Đức Thánh Cha cho rằng: việc giải thích thuần lý dựa vào đức tin sẽ tương hợp gần gũi với thực tại của các bản văn này hơn là lối giải thích thuần lý bất cần biết tới Thiên Chúa.

Thực vậy, trung thành với Giáo Hội có nghĩa là hoà mình vào dòng chẩy của Thánh Truyền vĩ đại. Dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, Thánh Truyền đã nhìn nhận các trước tác của quy điển là lời Thiên Chúa phán với Dân của Người, và Thánh Truyền ấy không bao giờ ngưng không suy niệm các trước tác ấy để khám phá ra kho tàng bất tận của chúng.

Công Đồng Vatican II tái xác quyết điều trên một cách rõ ràng: “Thực vậy, mọi điều liên hệ đến việc chú giải Thánh Kinh cuối cùng đều phải tùy thuộc vào phán quyết của Giáo Hội, vì Giáo Hội được Thiên Chúa giao cho sứ mệnh và chức vụ gìn giữ và giải thích lời Chúa” (Dei Verbum, n. 12).

Như Hiến Chế Tín Lý nói trên đã nhắc nhở, giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền có cả một tính thống nhất không thể phân ly, vì cả hai đều phát nguyên từ cùng một nguồn gốc: “Bởi vậy Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết, phối hiệp mật thiết với nhau vì cả hai phát xuất từ một nguồn mạch là Thiên Chúa, có thể nói kết hợp làm một duy nhất và cùng hướng về một mục đích. Thực vậy, Thánh Kinh là lời Chúa nói, vì được ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần; còn lời Chúa, mà Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các Tông Ðồ, thì Thánh Truyền lưu lại toàn vẹn cho những kẻ kế vị các ngài, để nhờ Thần Chân Lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ, trình bày và phổ biến qua lời rao giảng. Do đó, Giáo Hội không chỉ nhờ Thánh Kinh mà biết cách xác thực những điều mạc khải. Chính vì thế cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình quý mến và kính trọng như nhau” (Dei Verbum, n. 9).

Như ta biết, thuật ngữ "pari pietatis affectu ac reverentia" (bằng một tâm tình qúy mến và kính trọng như nhau) đã được Thánh Basil tạo ra và sau đó được thích ứng vào Sắc Lệnh của Gratian, qua đó được truyền tới Công Đồng Trent, rồi Công Đồng Vatican II. Nó chính xác nói lên tính lồng kết vào nhau giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền.

Ngữ cảnh Giáo Hội giúp cho Sách Thánh được hiểu như là Lời đích thực của Thiên Chúa, một Lời tự làm mình trở thành chỉ dẫn, qui phạm và qui luật cho đời sống của Giáo Hội và sự lớn mạnh về đường thiêng liêng của tín hữu.

Như đã nói, điều trên không hề làm trở ngại cho việc giải thích nghiêm chỉnh và theo khoa học nhưng quả thực giúp người ta bước vào các chiều kích khác của Chúa Kitô, những chiều kích mà nếu chỉ dùng phân tích chiểu tự mà thôi, người ta sẽ không bao giờ bước vào được. Vì việc phân tích như thế tự mình mãi mãi không có khả năng nắm bắt được ý nghĩa toàn bộ từng hướng dẫn Thánh Truyền cùa toàn bộ Dân Thiên Chúa suốt trong các thế kỷ qua.

Để kết luận, Đức Thánh Cha mong ước các vị trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh kinh tìm tòi thêm nhiều cơ sở hơn nữa trong lãnh vực nghiên cứu Thánh Kinh. Ngài cho hay: trong một thế giới mà việc nghiên cứu khoa học càng ngày càng đảm nhiệm một tầm quan trọng lớn hơn ở nhiều lãnh vực, thì việc khoa chú giải đạt tới trình độ tốt hơn là điều không thể miễn chuẩn được. Nó là một trong các khía cạnh của việc hội nhập đức tin, vốn là một phần trong sứ mệnh của Giáo Hội, trong hòa điệu với việc chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể.
 
Đức Thánh Cha đề nghị một phương cách để tăng trưởng trong tình yêu Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư
05:37 11/06/2009

Đức Thánh Cha đề nghị một phương cách để tăng trưởng trong tình yêu Chúa Giêsu



VATICAN ngày 10 tháng 6, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Lễ Mình Máu Chúa Kitô tuần này là một dịp để tăng trưởng trong tình yêu Chúa GIêsu trong Thánh Thể.

Hôm nay Đức Thánh Cha nói về ngày Lễ sắp tới – sẽ được cử hành tại Vatican và nhiều quốc gia khác ngày thứ năm – khi ngài đón tiếp các người bệnh, người trẻ và những cặp mới cưới theo truyền thống trước khi kết thúc buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài nói, "Lể Mình Máu Chúa Kitô, sẽ được cử hành ngày mai, cho chúng ta cơ hội để tiến sâu trong đức tin và tình yêu Thánh Thể.”

Đức Thánh Cha sẽ chủ tế một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô và sau đó sẽ rước Mình Thánh Chúa tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, nơi ngài sẽ ban phép lành.

Đức Thánh Cha nói chuyện với thanh thiếu niên và trẻ em mới được Rước Lễ lần đầu để bầy tỏ niềm hy vọng là “bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô sẽ là của ăn tinh thần mỗi ngày cho họ tiến lên trên con đường nên thánh."

Ngài trao Mình Thánh cho các bệnh nhân như “những trợ giúp và ủi an trong các cơn thử thách và đau đớn."

Và Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ ước mong của ngài đối với các cặp mới cưới rằng Thánh Thể sẽ là “động lực thúc đẩy tình yêu của họ được thể hiện trong các hành động hàng ngày."
 
Top Stories
Vietnam: Décès, à l’âge de 100 ans, de Mgr Michel Nguyên Khac Ngu, ancien évêque du diocèse de Long Xuyên
Eglises d'Asie
15:15 11/06/2009
L’évêché de Long Xuyên a d’annoncé le décès Mgr Michel Nguyên Khac Ngu, évêque fondateur du diocèse. Il s’est éteint, à 11 h, le 10 juin 2009, dans les locaux de l’évêché, où il avait pris sa retraite. Le 2 février dernier, il était entré dans sa 101ème année. Le 15 mai suivant, de très nombreux évêques, prêtres et fidèles s’étaient réunis autour de lui pour célébrer le 50ème anniversaire de son épiscopat, le 75ème anniversaire de son sacerdoce et son centenaire. Les obsèques, prévues pour le 15 juin 2009, seront présidées par l’actuel évêque du diocèse, Mgr Trân Xuân Tiêu. Durant les cinq jours qui séparent son décès de la cérémonie funéraire, les divers doyennés du diocèse viendront tour à tour se recueillir auprès de sa dépouille.

La longévité de Mgr Ngu lui aura permis d’être associé à la plupart des événements qui ont fait la trame de l’histoire dramatique du Vietnam et de son Eglise depuis le début du XXème siècle. Il était né le 2 février 1909 dans la paroisse de Van Dông, diocèse de Thai Binh. Après des études secondaires au séminaire de My Son, dans le diocèse de Lang Son, à la frontière de la Chine, en 1934, il fut envoyé en France, au grand séminaire de Luçon, pour y parachever sa formation sacerdotale. Il y sera ordonné prêtre. Divers ministères l’attendent ensuite dans son pays où il revient: professeur au petit séminaire, secrétaire de la Délégation apostolique à Huê. Il sera également curé de plusieurs paroisses et enfin vicaire général de son diocèse de Lang Son.

L’exode de 1954, après les accords de Genève, le lancera sur la route du sud avec près d’un million de ses compatriotes du Nord-Vietnam. Une bonne partie d’entre eux étaient catholiques. Avec les réfugiés de sa région, il fonde alors, auprès de Saigon, une paroisse, qui, précisément, s’appellera Lang Son. L’épiscopat du Sud, impressionné par sa personnalité, lui confiera diverses fonctions: aumônier général de la Croisade eucharistique, coordinateur des mouvements d’Action catholique, etc.

En 1960, le Saint-Siège érige le diocèse de Long Xuyên à l’extrême sud-ouest du Vietnam, à la frontière du Cambodge. Le P. Michel Ngu en sera le premier évêque. Dans ce nouveau diocèse, tout est à faire. En particulier, le nouvel évêque doit recruter et former son clergé, créer des maisons de formation, établir des paroisses. Il s’efforce de doter chacune d’entre elles d’une école primaire. Il doit par ailleurs participer au concile Vatican II. Avec son diocèse et le reste de la communauté catholique du Vietnam, il traversa ensuite deux périodes aussi difficiles l’une que l’autre. La première est marquée par la guerre jusqu’en 1975. Durant la seconde, qui se prolongera jusqu’aux années 1990, le pouvoir communiste met en œuvre une politique très sévère en matière de liberté religieuse. Après 37 ans d’épiscopat, le 30 décembre 1997, le Saint-Siège acceptait enfin sa démission. L’évêque coadjuteur, Mgr Jean-Baptiste Bui Tuân, consacré par lui en 1975, prit alors sa succession.

Il ne reste désormais plus qu’un évêque vietnamien centenaire, Mgr Antoine Nguyên Van Thiên, qui, avec ses 103 ans, est le doyen de l’épiscopat mondial. Il a été évêque de Vinh Long de 1960 à 1968, date à laquelle une grave affection des yeux l’obligea à donner sa démission (1).

(1) Voir EDA 501

(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2009)
 
Msgr. Michael Nguyen Khac Ngu, the oldest Vietnamese bishop, dies
Asia-News
15:43 11/06/2009
He was the first bishop of Long Xuyen, where his important work brought the Catholic community from 20 to 240 thousand. He lived in a small room, without a television, which he personally cleaned, as he personally washed his own clothes.

Hanoi (AsiaNews) – Msgr Michael Nguyen Khac Ngu died yesterday. He was the oldest of the Vietnamese bishops: less than a month ago on March 14th he had celebrated his 100th birthday. On that day, in the Cathedral of “his diocese” of Long Xuyen, Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, together with 21 archbishops and bishops from across the country, 260 priests, 140 religious and over 1000 faithful gathered to also mark his 75 years of priestly mission and his 50 years as bishop.

His was a life entirely dedicated to the Church and his nation, with which he lived through important moments in history, great difficulties and numerous obstacles. Born in 1909 in the northern diocese of Thai Binh, in 1922 he entered the minor seminary of Lang Son. Following a period of study in France, he was ordained a priest in 1934. On returning to his homeland, he lent his service to the minor seminary, two parishes and as secretary to the apostolic delegation, at the time based in Hue.

In 1954, when the communist regime took power in Northern Vietnam and the churches activities heavily curtailed, foreign missionaries expelled and some priests assassinated he decided to guide the people of his parish. They established themselves in Long Xuyen, where the Cathedral to the Queen of Peace was built, two minor seminaries, one major seminary, and centres for formation, parishes and churches. In November 1960 the diocese of Long Xuyen was erected and Msgr. Michael Nguyen Khac Ngu named as its first bishop.

Church statistics tell us that at the time of its creation there were more or less 20 thousand Catholics in the diocese divided into 12 parishes. Today there are over 240 thousand, with 108 parishes and 45 sub parishes, and 240 priests.

On April 30 1775, they day the communist government unified the nation, Msgr. Michael Nguyen ordained Msgr. Jean Baptiste Bui Tuan coadjutor bishop. He remained at pastoral head of the diocese until 1997. His successor, Msgr. Jean Baptiste Bui Tuan, remained there until 2003; he in turn was succeeded by Msgr. Joseph Tran Xuan Tieu. Therefore until yesterday the diocese boasted “three generations” of bishops.

Of the late bishop, his current successor said that he was a “shining example of devotion”: he prayed every day and celebrated mass every day, even when he was very ill: “He lived in a 20-square-meter room with an old bed and without a television or personal computer”. He read books and newspapers daily, washed his clothes and cleaned his room himself.

Msgr. Joseph Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, and former student of Msgr. Michel Nguyen recalled the bishop’s love for priests: “He saved money and sent it to elderly priests or those who work in remote areas”. Msgr. Kiet also praised the late bishop for building so many educational centres for the diocese. The three seminaries that Bishop Michael Nguyen founded trained hundreds of seminarians before being taken by the government after 1975. The same fate awaited the educational centres that he gave life to. Of the many works Msgr. Michael Nguyen Khac Ngu realised only the Cathedral still belongs to the Church.
 
Oldest bishop in Vietnam dies amid overt persecution in his diocese
J.B. An Dang
00:04 11/06/2009
On Wednesday, June 10, at 100 years of life, died the eldest hierarch of Vietnamese Bishops - retired Bishop Michael Nguyen Khac Ngu - who celebrated his 100th birthday on May 14 of this year.

Bishop Michael Nguyen lived through some very difficult times in the country's history, and at the end of his life he had to witness a new wave of persecutions in the diocese he founded and dedicated his life to serve.

Born in 1909 in the northern diocese of Thai Binh, he entered St. Therese Minor Seminary in Lang Son diocese in 1922, and later traveled to France for further study and was ordained there as a priest in 1934.

After returning to Vietnam, he taught at a minor seminary, cared for two parishes and served as the secretary of the apostolic delegation, then based in Hue, central Vietnam.

In 1954, after the communist takeover of the North, while Church activities were strictly being limited, foreign missionaries expelled, and many local priests killed, he decided to lead his parishioners to the South amid all military and political chaos. They settled in Long Xuyen province, 140km south of Saigon, where he spent his ministry as a builder in many aspects: helping to create some of the church buildings in his diocese as well as evangelizing in remote areas.

He built the Queen of Peace Cathedral, two minor seminaries, a major seminary and many educational centers at various parishes.

Long Xuyen diocese was established on Nov. 24, 1960, with Bishop Michael Nguyen as its first prelate.

According to Church records, the Catholic population in the diocese has increased dramatically. At the time it was established, the diocese had 20,000 people in 12 parishes and some sub parishes. The diocesan population has now grown to 240,000 Catholics in 108 parishes and 45 sub parishes, being served by 240 priests.

Right on the day of the communist takeover of South Vietnam on April 30, 1975, he ordained his coadjutor Bishop Jean Baptiste Bui Tuan and handed the reins of the diocese to the young bishop, although the elderly bishop only officially retired in December, 1997.

Bishop Jean Baptiste Bui, in his turn, retired and handed the administration of the diocese to Bishop Joseph Tran Xuan Tieu on Oct. 2, 2003. As of yesterday, the diocese had the grace to have three “generations of bishops”.

On May 14, at the diocesan Cathedral, Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon and 21 archbishops and bishops throughout the country concelebrated a special Mass to celebrate his 100th birthday, and other two great milestones: 75 years since he was ordained a priest and 50 years since he was made a bishop. The bishops were joined by 260 priests, 140 Religious and 1,200 lay Catholics.

Talking about the late bishop, Bishop Joseph Tran Xuan Tieu of Long Xuyen recalled how simply the late prelate had lived: "He lives in a 20-square-meter room with an old bed and without a television or personal computer."

Bishop Joseph Tran, 63, said the late bishop set a shining example to others by devoting much time each day to prayer, and never missing daily Mass even when ill.

"He read books and newspapers daily, washed his own clothes and cleans his own room, and made toothpicks for the people in the bishop's house", added Bishop Joseph Tran, the third generation of bishops in the diocese.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, himself was a student of Bishop Michael Nguyen, praised the late bishop for the graceful way he relinquished power. He loved his priests very much. "He saved money and sent it to elderly priests or those who worked in remote areas," said Archbishop Joseph Ngo.

He also praised the late bishop for building so many educational centers for the diocese.

The three seminaries that Bishop Michael Nguyen founded trained hundreds of seminarians before being "borrowed" by the government after 1975, when the country was reunified by communists.

Educational centers at parishes were also confiscated in 1975.

Among the buildings that the late bishop built in his life, except the cathedral, all of the others have been seized by the communist government and he had no luck to see any single one of them returned to the Church.

Only six days before he died, the monastery of the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam, FSF) in Long Xuyen, South Vietnam was abruptly demolished.

To date, local government has not announced its intention for the future use of the land, nor informed the diocese of its decision to tear down the building.

The altar and religious statues were also discarded in a rubbish dump without informing the diocese or the religious order being asked to come and retrieve those items.

Bishop Michael Nguyen Khac Ngu will be deeply missed not only by his flock in Long Xuyen but also by many Vietnamese Catholics from the North to South Vietnam whose lives he had touched since he became a priest in 1934.
 
Morto mons. Michael Nguyen Khac Ngu, il più anziano vescovo vietnamita
Asia-News
14:24 11/06/2009
Era stato il primo vescovo di Long Xuyen, ove ha realizzato importanti opere e dove i cattolici da 20mila sono divenuti 240mila. Viveva in una camera, senza televisione, che puliva personalmente, come personalmente lavava i suoi vestiti.

Hanoi (AsiaNews) – E’ morto ieri mons. Michael Nguyen Khac Ngu. Era il più anziano dei vescovi vietnamiti: meno di un mese fa, il 14 maggio, aveva festeggiato 100 anni. Quel giorno nella cattedrale della “sua” diocesi di Long Xuyen, c’erano il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man, con 21 arcivescovi e vescovi di tutto il Paese, 260 sacerdoti, 140 religiosi e più di mille fedeli, per celebrare anche i 75 anni di sacerdozio e i 50 di episcopato di mons. Michael Nguyen.

La sua è stata una vita interamente dedicate alla Chiesa del suo Paese, con la quale ha vissuto momenti storici importanti, grandi difficoltà e ostacoli. Nato nel 1909 nella diocesi di Thai Binh, nel nord del Paese, nel 1922 era entrato nel seminario minore di Lang Son. Dopo una permanenza in Francia per motivi di studio, era stato ordinato sacerdote nel 1934. Rientrato in patria, aveva prestato servizio al seminario minore, in due parrocchie ed era stato il segretario della delegazione apostolica, allora posta a Hue.

Nel 1954, dopo la presa di potere dei comunisti nel nord del Vietnam, quando le attività della Chiesa furono fortemente limitate, i missionari stranieri espulsi e alcuni sacerdoti uccisi, decise di guidare a sud i suoi parrocchiani. Si stabilirono a Long Xuyen, ove furono costruiti la cattedrale della Regina della pace, due seminari minori, un seminario maggiore, alcuni centri di formazione, parrocchie e chiese. Nel novembre 1960 venne creata la diocesi di Long Xuyen e mons. Michael Nguyen Khac Ngu ne fu il primo vescovo.

Le statistiche della Chiesa dicono che al momento della creazione della diocesi c’erano 20mila cattolici divisi tra 12 parrocchie. Ora sono 240mila, con 108 parrocchie e 45 vice parrocchie, con 240 sacerdoti.

Il 30 aprile 1975, nel giorno in cui il governo comunista unificò il Paese, mons. Michael Nguyen ordinava mons. Jean Baptiste Bui Tuan proprio vescovo coadiutore. Alla guida della diocesi restò fino al 1997. Il suo successore, mons. Jean Baptiste Bui Tuan, vi è rimasto fino al 2003, quando è divenuto vescovo mons. Joseph Tran Xuan Tieu. Fino a ieri, quindi, la diocesi aveva tre “generazioni” di vescovi.

Dello scomparso vescovo, il suo attuale successore ha parlato come di un “brillante esempio” di devozione: pregava ogni giorno e ogni giorno ha celebrato messa, anche se era malato. “Viveva in una stanza di 20 metri quadrati, con un vecchio letto e senza televisione o computer”. Ogni giorno leggeva giornali e libri, faceva personalmente le pulizie della camera e si lavava da solo i vestiti.

Mons. Joseph Ngo Quang Kiet, arcivescovo di Hanoi, che fu studente di mons. Michel Nguyen ne ha ricordato l’amore verso i sacerdoti: “metteva da parte del denaro e lo mandava ai preti più anziani e a quelli che lavorano nelle zone più remote”. Mons. Kiet ha lodato lo scomparso anche per le opere realizzate. Nei tre seminari che costruì sono passati centinaia di studenti, fino al 1975, quando il Paese fu riunificato e il governo li prese. Stessa sorte hanno subito i centri di formazione ai quali aveva dato vita. Delle tante opere realizzate da mons. Michael Nguyen Khac Ngu, alla Chiesa è rimasta solo la cattedrale.
 
Philippines: Un évêque catholique demande que toute la lumière soit faite au sujet de l’assassinat d’un leader paysan
Eglises d'Asie
17:50 11/06/2009
« Nous condamnons cet acte de violence dans les termes les plus fermes. Je demande aux autorités locales d’accorder toute leur attention à cette affaire », a déclaré, le 6 juin dernier, Mgr Antonio Ledesma, archevêque catholique de Cagayan de Oro, au lendemain du meurtre de Renato ‘Ka Rene’ Penas, tué de onze balles dans la nuit du 5 au 6 juin.

Renato Penas, âgé de 51 ans, était la figure emblématique du combat des paysans sans terre des Philippines, dans un pays où les grands propriétaires terriens ont presque toujours su échapper aux conséquences d’une réforme agraire mise en place en 1988 mais peu ou mal appliquée. Né dans une famille pauvre de pêcheurs à Basay, dans la province de Negros Oriental, au centre des Philippines, il choisit, une fois marié et père de famille, de migrer vers Mindanao, la grande île du sud philippin où le gouvernement promettait des propriétés pour les paysans sans terre.

Renato Penas s’installe à San Vincente, un village de la région de Sumilao, dans la province de Bukidnon, dans la partie nord de l’île de Mindanao. En 1997, il attire une première fois l’attention lorsqu’il entame, avec d’autres paysans, une grève de la faim pour protester contre le fait que les terres qui leur ont été allouées dans le cadre de la réforme agraire (CARP, Comprehensive Agrarian Reform Program) sont soudainement classées en terrain non agricole. Renato Penas créée alors une première organisation paysanne, baptisée MAPALAD, à Sumilao. Dix ans plus tard, il prend la tête d’un groupe de 137 paysans pour une longue marche de 1 700 kilomètres plein nord, qui les mène à Manille, aux portes de Malacanang, le palais présidentiel. Il s’agit cette fois-ci d’aider des paysans aborigènes Higaonon de la province de Bukidnon à récupérer 144 hectares de terres qui leur avaient été confisquées et sur lesquelles San Miguel Corp., un des principaux conglomérats philippins, avait des intérêts. Soutenu par la Conférence épiscopale philippine, le groupe sera reçu par la présidente du pays, Gloria Arroyo, et un accord signé en présence du cardinal Gaudencio Rosales, archevêque de Manille.

En mars dernier, Renato Penas avait été élu vice-président du principal syndicat des paysans philippins, PAKISAMA (acronyme en langue tagalog de la « Coalition nationale des organisations paysannes »). C’est à ce titre qu’il était à Manille quelques jours avant son assassinat pour obtenir du Congrès la reconduction de la loi sur la réforme agraire, votée le 3 juin. Il était revenu chez lui très heureux du vote de la loi CARPer (pour Comprehensive Agrarian Reform extension with reforms), le texte qui, après bien des péripéties législatives, a reconduit la réforme agraire en la dotant d’un budget de 100 milliards de pesos (1,5 milliard d’euros) (2).

En l’espace de ces huit mois, trois leaders paysans ont été assassinés aux Philippines. Le 22 novembre 2008, des tueurs ont abattu Vicente Paglinawan, vice-président pour Mindanao de PAKISAMA; il a été tué en plein jour, à Davao City, une ville où des escadrons de la mort opèrent en quasi impunité. Le 9 mars dernier, c’était au tour d’Eliezer Billanes, secrétaire général d’un syndicat de paysans affiliés à PAKISAMA, d’être tué par balles à Koronadal City, ville située au sud-ouest de Davao. Enfin, le 5 juin Renato Penas trouvait la mort près de chez lui. Dans les trois cas, aucun suspect n’a été identifié (3).

Mgr Ledesma a exprimé l’espoir que le sacrifice de ces leaders paysans ne sera pas vain. Il appelle les syndicalistes paysans et les militants de droits de l’homme à « ne pas se laisser intimider » par l’assassinat de Renato Penas, et le gouvernement à assurer leur sécurité. Il appelle aussi « tous les petits propriétaires partout dans le pays » à mettre en valeur les terres qui leur ont été confiées dans le cadre de la réforme agraire, afin de convaincre le gouvernement et ceux qui sont opposés à cette réforme que les petits propriétaires sont bien en mesure de contribuer à la prospérité de la nation.

(1) Voir EDA 483

(2) A propos de la loi sur la réforme agraire, voir EDA 482

(3) Selon Mindanews, un service d’information en ligne basé à Mindanao, la police suspecte un ouvrier agricole d’une ferme voisine de celle de Renato Penas d’avoir tué le leader paysan. Renato Penas aurait témoigné contre lui lors d’un procès d’assise et l’ouvrier agricole aurait voulu se venger. L’homme mis en cause a toutefois nié être impliqué dans l’assassinat et démenti nourrir un quelconque grief contre Renato Penas. Renato Penas laisse derrière lui une veuve et quatre enfants, âgés de 16 à 27 ans, dont l’aîné avait été prénommé par lui, non sans humour, Noland (No land, ‘sans terre’), allusion à son état de paysan sans terre.

(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ ơn kỉ niệm 70 năm thành lập và khai mạc Năm Thánh Đan viện Thiên An Huế
Nguyễn Vũ và Vinh Gioang
15:18 11/06/2009
HUẾ - Đan viện Thiên An Huế nằm trên đồi Thiên An với cảnh đẹp mê hồn của thiên nhiên, với nét độc đáo của các công trình kiến trúc, với bầu khí an bình và thánh thiêng, lôi kéo rất nhiều du khách thập phương đến đây, đặc biệt là những khách hành hương công giáo.

Hôm nay, ngày 10 tháng 06 năm 2009, nhân dịp Kỷ niệm 75 Năm Đan Tu Biển Đức hiện diện trên Đất Việt và 70 năm thành lập Đan Viện Thiên An, tại Đan viện Thiên An nầy, diễn ra Lễ Khai Mạc Năm Thánh Thiên An.

Hồng ân nối tiếp hồng ân!

Từ 07 giờ sáng, toàn thể Đan Viện Thiên An Huế, các linh mục, tu sĩ và giáo dân sắp thành hàng rào danh dự để đón mừng Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Huế, đến chủ lễ.

Khi Đức Giám Mục chủ lễ đến, đại diện Đan Viện dâng hoa. Sau đó, Đức Đan Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh hướng dẫn ngài tiến vào viếng Nhà Thờ.

Trong thời gian chuẩn bị đoàn rước, Linh mục Phanxicô Xaviê Trần An- OSB, dẫn vào ý nghĩa của Thánh Lễ nhân ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh, mừng kỷ niệm 75 năm Đan tu Biển Đức hiện diện trên Đất Việt, và 70 năm thành lập Đan viện Thiên An Huế.

Đúng 08 giờ, bắt đầu đoàn rước Hương trầm, Thánh giá và Đèn hầu, Sắc Lệnh, quý Đan sĩ Biển Đức, quý thầy Dồng Thánh Tâm, quý Nữ tu đại diện các Dòng St. Paul Huế, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Mến Thánh Gia, Dòng Con Đức Đi Viếng, Linh mục kiệu sách Phúc Âm, 61 Linh mục, ba Đan Viện Phụ cùng với Đức Giám Mục chủ lễ.

Đức Giám mục niệm hương xong, hôn bàn thờ và về chỗ. Cha Đan Phụ Stêphanô Hùynh Quang Sanh, Bề Trên Đan viện Thiên An, công bố Văn Thư Tòa Thánh bằng tiếng La tinh.

Tiếp theo, linh mục Simon Trương Quỳnh, Bề Trên Dòng Thánh Tâm Huế, Đặc Trách Liên Tu Sĩ Giáo Phận Huế, công bố văn thư bằng tiếng Việt.

Đầu thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế nói về ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay là để kỷ niệm 75 năm Dòng Biển Đức có mặt tại Việt nam và 70 năm thành lập Đan Viện Thiên An Huế. Trong dịp hồng phúc nầy, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã cho phép Đan Viện Thiên An mở Năm Thánh, để tạ ơn Thiên Chúa và đánh dấu một quảng đường dài 70 năm ngập tràn hồng ân của Chúa. Ngài cũng cầu chúc Đan Viện luôn phát triển và lớn lên trong linh đạo của Đấng sáng lập được tóm tắt trong châm ngôn: "Cầu nguyện và lao động" (Ora et labora).

Giảng trong Thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế suy niệm về Trái Tim của Chúa Giêsu bị đâm thủng trên Thập Giá trước khi tắt thở. Ngọn giáo đó xuyên qua cạnh sườn, đâm vào phía dưới trái tim của Chúa Giêsu. Giờ phút cuối đời, Chúa Giêsu vẫn còn muốn mở trái tim ra để cho đi cả giọt máu và nước còn đọng lại trong đó. Chúa cho đi tất cả vì yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu.

Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Trái tim bị đâm thủng, lại là biểu tượng của một tình yêu rướm máu bị phản bội vì tội lỗi của con người.

Khi chia sẻ thân phận kiếp người, Chúa Giêsu đã mang trong lồng ngực một trái tim bằng thịt biết rung cảm, biết xót thương và biết đớn đau. Mừng lễ Thánh Tâm, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta phải thờ lạy và suy tôn tình yêu vĩ đại mà Ngài đã dành cho mỗi người và quyết tâm đáp trả, đền bù những xúc phạm đến tình yêu của Chúa do tội lỗi gây nên.

Tiếp theo, Đức giám Mục chủ tế nói đến Dòng Biển Đức. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Dòng Biển Đức, do thánh Bênêdictô thành lập từ đầu thế kỷ thứ VI tại Ý, là một món quà tình yêu mà Thiên Chúa gởi tặng cho Giáo Hội. Dòng Biển Đức nầy, cách đây 75 năm, được thành lập tại Việt Nam. Trụ sở đầu tiên là tại Đà Lạt. Sau đó, được quyết định thành lập tại Huế. Ngày 10-06-1940, Cha Romain cùng với cha Corentin dâng thánh lễ đầu tiên thành lập đan viện Thiên An tại một sở đất đã được mua. Các vị sáng lập đã chọn Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì hôm đó là Ngày Lễ Thánh Tâm, làm bổn mạng của Đan Viện.

Đến đây, Đức Giám Mục chủ tế nói về Linh đạo của Dòng Biển Đức: Thiên Chúa là trên hết và là tất cả, vì thế mọi thụ tạo đều hư vô trước mặt Ngài. Vì thế, con người phải hết sýưc khiêm nhượng trước mặt Chúa. Bước theo Linh đạo của Đấng sáng lập, Dòng Biển Đức luôn chú tâm đến việc đào tạo đời sống đan tu trưởng thành về mọi mặt, thiêng liêng cũng như nhân bản. Các đan sĩ được mời gọi hiến thân phục vụ một cách khiêm tốn, cho Nước Trời và cho Giáo Hội. Dù không đi ra ngoài hoạt động tông đồ, nhưng trái tim người đan sĩ luôn mang Chúa đến cho tha nhân bằng đời sống cầu nguyện và lao động. Người đan sĩ luôn sống hiện diện trước mặt Thiên Chúa, mỗi lời kinh tiếng hát trong phụng vụ, mỗi công việc trong cuộc sống là những của lễ liên tục dâng lên trước toà Thiên Chúa, để suy tôn, để thờ lạy, để ngợi khen Tình yêu của Ngài.

Thánh lễ diễn ra rất trang trọng và sốt sắng trong một bầu khí thắm đượm siêu nhiên.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Đan Phụ Stêphanô, Bề Trên Đan Viện Thiên An, dâng lời cám ơn lên Đức Tổng đã yêu thương nâng đỡ Đan Viện vượt qua rất nhiều thăng trầm để có ngày hôm nay. Cha Đan Phụ cũng cám ơn Đúc Giám Mục Phụ Tá đã sắp xếp để đến chủ tế hôm nay.

Kết lễ, Cha Anrê Trông Nguyễn Văn Tâm, Đan Trưởng Thiên An, loan báo Phép Lành Tòa Thánh. Cộng đoàn sung sướng lãnh nhận Phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá do Đức Giám Mục chủ tế, ban.

Sau thánh lễ, Đức Cha Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và Cha Đan Phụ Stêphanô cắt băng khánh thành phòng truyền thống. Đây là nơi giới thiệu lịch sử hình thành Đan viện, cũng như những sinh hoạt của Đan viện từ xưa đến nay.

(tường thuật từ Thiên An)
 
Tưởng niệm Đức Cha Michael Nguyễn Khắc Ngữ: Đi tìm kiếm Thiên Chúa
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
16:08 11/06/2009
Đi tìm kiếm Thiên Chúa

Ðời sống của con người có nhiều mặt. Chúng ta đã trải qua đời sống của một em bé sinh ra và lớn lên với niềm vui.

Giai đoạn này có nhiều năng lực sống động thay đổi vươn lên.

Chúng ta cũng sống trải qua sự ra đi vĩnh viễn về đời sau của một người thân, người quen biết, như một mất mát.

Đời sống kết thúc với sự chết.

Hai bộ mặt này của đời sống gắn bó vào nhau. Chúng làm nên đời sống của một con người: có ngày sinh ra và cũng có ngày qua đời.

Không ai có thể ra khỏi dòng sông đời sống đó được. Chấp nhận sự sinh ra cũng phải chấp nhận sự chết. Có như thế sự sống mới phát triển được.

Với sự sống lại của Chúa Giêsu, sự chết không còn là tiếng nói cuối cùng cho con người. Nhưng là sự sống mới.

Thánh Phanxicô Salê đã có suy tư về đời sống:

- Thời gian tìm kiếm Thiên Chúa là lúc còn đang sống

- Thời gian tìm thấy Thiên Chúa là lúc chết

- Thời gian có Thiên Chúa làm sở hữu là vĩnh cửu

Những lời suy tư của bậc Thánh nhân vĩ đại, một người sống hạnh phúc, đầy lòng tin tưởng và lạc quan yêu đời, gợi nhắc nhở cho mọi người tầm nhìn hướng về phía trước trong đời sống.

Đức Cha cố Michael Nguyễn khắc Ngữ của chúng ta, người cha đáng kính, người thầy luôn sát gần học trò con cháu, Vị Tư Tế với thánh chức Giám Mục trong Giáo Hội Chúa Giêsu ở Giáo Phận Longxuyên từ năm 1961, người đã được Thiên Chúa ban tặng tuổi trời 100 năm sống trong dòng thời gian trải qua hai thế kỷ thứ 20 và thứ 21., hôm 10.06.2009 đã được Thiên Chúa, Đấng sinh thành nuôi dưỡng gìn cùng kêu gọi làm Linh Mục, làm Giám Mục, gọi trở về đời sau.

Đức Cha cố Michael Ngữ của chúng ta đã sống trải qua những giai đoạn của chính đời sống mình sinh ra lớn lên, học hành hoạt động làm việc, nghe theo tiếng Chúa từ trời cao kêu gọi vào làm thợ trong khu vườn đức tin của Chúa ở trần gian từ miền rừng núi Lạng-Sơn phía Bắc Việtnam, rồi tới miền đồng bằng sông Cửu Long giáo phận Long Xuyên miền nam ViệtNam.

Hơn thế nữa, Đức Cha Michael Ngữ đã tìm thấy cho đời mình một hướng đi tinh thần đó là đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi; đó là đời sống tu hành phục vụ nước Thiên Chúa và Gíao hội cùng con người trên trần gian.

Ðời sống của Đức Cha Cố Michael Ngữ từ ngày mở mắt chào đời cách đây 100 năm cho tới ngày hôm nay là giai đoan đi tìm kiếm: tìm kiếm con đường đời sống, tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời mình, cùng giúp người tín hữu Chúa Giêsu Kitô trong các xứ đạo, trong Giáo Phận Long Xuyên đi tìm con đường sự thật, con đường tình yêu của Thiên Chúa.

Với thời gian 100 năm sinh sống trên trần gian, đức cha cố Michael của chúng ta đã luôn gắng sức sống dấn thân cho việc truyền giáo nước Chúa được lan tỏa mọi người biết đến, qua đời sống đơn giản từ quần áo mặc, thức ăn nước uống, tiện nghi đồ dùng phòng ở cho đến những nghi lễ chào mừng đón rước cùng lời nói chữ viết. Tất cả đều chiếu tỏa nét nghèo khó đơn thành của một vị tu hành chân chính

Khẩu hiệu Giám mục “ Christus in vobis - Chúa Kitô ở trong anh em” của ngài nói lên nhiệt tâm mong muốn của Đức cha cố Michael Ngữ, làm thế nào trình bày rao giảng Chúa Giêsu Kitô là con đường, là đích điểm đời sống của con người, là Đấng luôn hằng cùng đồng hành có mặt bên cạnh đời sống chúng ta.

Là con người, ai cũng có giới hạn về sức lực thể xác cũng như tinh thần. Bước sang thời kỳ sức khoẻ yếu kém tuổi cao, đức cha Michael Ngữ đã lui vào nghỉ hưu dưỡng từ những năm qua.

Đi nghỉ hưu dưỡng, nhưng Đức Cha Michael Ngữ của chúng ta vẫn luôn đi tìm kiếm Thiên Chúa tình yêu, qua đời sống hy sinh hãm mình cùng dâng lời kinh cầu nguyện, lên Thiên Chúa cho chính mình và cho mọi người.

Và ngày 10.06.2009, ngày giáp lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu( thứ Năm 11.06.2009), Đức cha cố Michael đã tìm thấy Thiên Chúa, mà hằng ngài đi tìm kiếm bấy lâu nay từ 100 năm qua.

Sự chết chấm dứt đời sống của Đức Cha Michael Ngữ trên trần gian, cùng mở ra cho ngài con đường lối về tìm gặp được Chúa trên quê hương nước trời.

Tìm gặp được Thiên Chúa tình yêu nguồn đời sống tức là ở gần bên Ngài luôn mãi, không giới hạn ngăn cách.

Trong niềm tin vào sự sống lại và ơn cứu độ của Chúa Giêsu, chúng ta tiễn đưa thân xác Đức Cha Cố Michael Ngữ về lòng đất mẹ nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng linh hồn Đức Cha cố Michael của chúng ta giờ đây bên ngai Thiên Chúa tình yêu đến muôn đời.

Và có lẽ Đức Cha cố Michael Nguyễn khắc Ngữ của chúng ta trong tâm tưởng khi xưa và khi nay hằng nói với chúng ta: “Xin đừng giữ tôi lại. Thiên Chúa đã cho chuyến đi của tôi thành công. Xin cho tôi đi, để tôi trở về với Thiên Chúa của tôi.“ ( Sách Sáng Thế 24, 56).

Trên Trời cao bên Thiên Chúa tình yêu, xin Đức Cha cầu bầu cùng Chúa cho chúng con.

Con chiên học trò cũ của Giáo Phận Longxuyên
 
Tuần Đại Phúc tại các giáo xứ Trung Xuân, An Bài và Thạch Đà, Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
19:02 11/06/2009
BẮC NINH - Nhận lời mời của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha quản nhiệm các giáo xứ Trung Xuân, An Bài và Thạch Đà, quý cha dòng Chúa Cứu Thế thuộc các cộng đoàn tại Quảng Ngãi, Nha Trang và Nghệ An tới làm Tuần Đại Phúc tại các giáo xứ trên từ ngày 6/6 - 29/6/2009. Trong 3 giáo xứ, tổng cộng có khoảng 3.700 tín hữu sống rải rác tại các họ đạo: Trung Xuân, Cẩm Vân, Trung Xuyên, Lưỡng Quán I, Lưỡng Quán II, Thọ Lão, An Bài, Kim Thái, Bảo Đức, Xuân Lãng, Yên Mác và Thạch Đà.

Tuần Đại Phúc diễn ra vào đúng dịp ngày mùa. Thế là năm nay người dân 3 giáo xứ không chỉ tất bật gặt thóc lúa, mà còn hồ hởi ra sức gặt những hoa trái thiêng liêng của vụ mùa “Đại Phúc”.

Các giáo xứ Trung Xuân, An Bài và Thạch Đà thuộc vùng đất giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. Vùng này đã có nhiều người đón nhận đức tin Công giáo thời trước năm 1954. Thế rồi thời thế đổi thay, những ngọn gió chẳng lành đã thổi dữ tợn làm cho cây đức tin khô héo, cằn cỗi, không phát triển được. Có thể nói rằng mảnh vườn đức tin nơi đây đã phải chịu đựng những mùa đông giá lạnh kinh hồn. May thay, đất nước bước vào thời kì đổi mới, những ngọn gió dữ đã trở nên hiền hòa, dễ chịu hơn, những cây đức tin dần dà hồi sinh và phát triển trở lại. Những dịp Đại Phúc tựa như những cơn mưa ân sủng rơi xuống làm cho nhiều cây đức tin đâm chồi nảy lộc, sinh hoa kết trái.

Hàng ngày trong Tuần Ðại Phúc, quý cha đều dâng thánh lễ, thuyết giải về những chủ đề khác nhau, tổ chức chầu Thánh Thể, ban bí tích Hòa giải, tư vấn, gặp gỡ các hội đoàn và các giới nhằm chia sẻ, hướng dẫn giải quyết những vấn đề, những thách đố mà họ đang phải đối mặt.

Ngoài ra, quý cha còn chia nhau đi thăm hỏi từng gia đình, kể cả những gia đình không Công giáo. Các ngài lắng nghe những tâm sự, những trăn trở trong cuộc sống, giải hòa những xung khắc trong gia đình họ. Khi được tiếp xúc với quý cha và nhờ ơn Chúa, nhiều người khô khan đã đến nhà thờ, nhiều trường hợp bỏ xưng tội lâu năm đã đến với bí tích Hòa giải… Một hình ảnh sống động trong Tuần Đại Phúc là việc luân phiên rước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đến từng gia đình, thật cảm động khi một số gia đình không Công giáo cũng xin được rước Đức Mẹ về nhà mình.

Tin rằng, nhờ ơn Chúa, sự chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp, công sức của quý cha và lòng tin cậy mến của tín hữu cũng như lòng hướng thiện của những anh chị em không Công giáo, tuần Đại Phúc sẽ trở nên một mùa gặt thiêng liêng nhiều hoa trái.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công nhiên – Liêm sỉ và các vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo ở Việt Nam
Lê Sáng
18:17 11/06/2009
Công nhiên là phụ từ đứng trước động từ, dùng để chỉ hành động công khai trước mọi người, mô tả việc khi bình thường không dám làm công khai ví dụ như “mafia hoạt động công khai”. (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 202). Trong hệ thống luật hình sự của nhà nước CHXHCN Việt Nam có tội danh “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản được coi là nguy hiểm và rất coi thường pháp luật vì phạm tội mà lại bày ra trước bàn dân thiên hạ, chẳng coi chính quyền, nhà nước ra gì…

Liêm sỉ là một danh ngữ, dùng để chỉ bản tính trong sạch của một con người biết tránh không làm những việc sau mình phải xấu hổ. (Từ điển tiếng Việt 1997 – Trang 546).

Ngày 10/06/2009 liên bộ Công Thương và tài chính của bộ máy nhà nước csvn cho tăng giá xăng dầu thêm 1000VNĐ/lít (Xem http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/852276/ ). Không có gì đang nói nếu như trước đó ngày 23/03/2009 bộ tài chính ra Thông tư 56/2009/TT-BTC Nội dung có đoạn:

Sau thời gian giữ giá, nếu giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao làm cho giá vốn của doanh nghiệp cao hơn giá bán hiện hành, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định, nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500đồng/lít/kg.” - Hết trích.

Trong thực tế, kể từ khi có thông tư 56, đã sảy ra nhiều lần tăng giá xăng dầu, và lần nào cũng tăng không qua 500VNĐ/lít. Lần tăng 1000đ này làm giới tiêu dùng và luật gia lấy làm băn khoăn. Sự việc cũng làm giới phóng viên bồi bút cộng sản mang ra mổ xẻ. Trong khi phỏng vấn ngài Nguyễn Tiến Thoả - Cục trưởng cục quản lý giá Bộ Tài Chính, được lời giải thích như sau:

Phóng Viên: Theo Thông tư 56, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu chỉ cho phép không quá 500đồng/lít. Như vậy, lần tăng 1000VNĐ/lít này là sai luật?

Ông Nguyễn Tiến Thoả: Trước đây, chúng tôi có quy định chỉ tăng không quá 500 đồng/lít nhưng đó là áp dụng trong trường hợp đã có Quỹ bình ổn giá xăng dầu rồi. Khi đó, chúng ta sẽ lấy quỹ ra để bình ổn giá trong phạm vi tăng giảm chỉ 500đồng/lít cho một lần điều chỉnh . Còn hiện nay, quỹ này đã được vận hành đâu. Với mặt hàng xăng, chúng ta chưa thu được đồng nào cho Quỹ. Còn với nguồn trích từ dầu vừa qua, vốn Quỹ mới được hơn 80 tỷ đồng, không đủ để tung ra bù lỗ và bình ổn giá xăng dầu.” . (Hết Trích)

Ông Nguyễn Tiến Thoả né tránh trả lời trực diện, nhưng cũng thừa nhận luật đã không được thực thi. Theo ông ta luật không được thực thi vì quỹ chưa vận hành. Nhưng người dân đâu cần biết đến quỹ nào, vận hành gì? Luật ban hành ra phải lường hết mọi yếu tố thực tế để nó có thể áp dụng được chứ. Nếu không đừng ban hành luật vội, chờ đến khi đủ yếu tố cho luật thực thi hãy ban hành… Hệ thống lý luận về nhà nước pháp luật của mọi nền pháp chế dân chủ trên thế giới đều như thế, khi ban hành, người làm luật phải lường trước mọi yếu tố. Người dân không có nghĩa vụ phải “thông cảm” lý do này nọ để luật tạm hoãn thi hành…

Nhưng luật pháp và bộ máy nhà nước csvn là như thế. Bộ máy nhà nước thì bị đảng cộng sản tiếm giữ. Hoạt động của bộ máy này không chỉ gián tiếp chịu sự điều hành của đảng cộng sản, mà nhiều khi nó bị điều hành một cách trực tiếp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Sự can thiệp này đương nhiên không phải vì lợi ích của nhân dân, của nhà nước, mà vì lợi ích của đảng cộng sản, vì lợi ích của cá nhân quan chức cộng sản trong các phi vụ đục khoét tài sản nhân dân… Mãi quốc cầu vinh. Luật pháp của nhà nước csvn bị chính bộ máy cũng như cá nhân quan chức cộng sản công nhiên chà đạp, rồi giải thích một cách ráo hoảnh như trên.

Đó là trong điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn trong các chính sách xã hội cũng tuỳ tiện không kém. Điển hình của nó là chỉ thị của TTg Nguyễn Tấn Dũng về việc phát tiền tiêu tết Kỷ Sửu cho dân nghèo đã bị hệ thống cán bộ đảng viên cộng sản ở cơ sở ăn chặn, ăn bớt, san cho người giầu là vợ con cán bộ đảng viên. Nhưng nó được giải thích bằng mỹ từ rất tốt đẹp là: “Làm như thế cho công bằng hơn, ai cũng được chia phần”. Tiền chặn lại chưa phát thì được giải thích là: “Để phát từ từ vì sợ người nghèo có tiền tiêu hoang phí.”

Những hành vi này của đảng viên cộng sản chỉ có thể kết luận là công nhiên chà đạp lên pháp luật nhà nước cộng sản ban hành mà thôi. Những lời giải thích ráo hoảnh của quan chức, cán bộ đảng viên cộng sản cũng chỉ có thể kết luận là vô liên sỉ mà thôi.

Đó là ở góc độ kinh tế - xã hội. Còn trong lĩnh vực tôn giáo thì rất khủng khiếp. Chính sách của csvn đối với các tôn giáo vẫn là thù địch. Csvn chỉ nới lỏng ra vì nếu áp dụng chính sách tiêu diệt tôn giáo như thời “giai cấp vô sản thế giới là vô địch” Sẽ đe doạ sự tồn vong của chế độ csvn. Các chính sách trên giấy được viết bằng những mỹ từ lập lờ, có thể lý giải nhiều cách. Rồi bộ máy chính quyền kiểu mafia của csvn đem ra triển khai bằng các lệnh miệng. Cấp chỉ huy ra chỉ thị bằng mồm cho công an thực hiện thủ đoạn “Dằn mặt” các tôn giáo. Thậm chí tổ chức cả chiến dịch dùng xã hội đen tấn công đàn áp… Nhưng khi các tôn giáo kêu cứu họ không hề có hành động gì ngăn chặn chứ chưa nói đến bắt giữ, xử lý đám côn đồ kia…

Rồi chính quyền trung ương csvn đẩy trách nhiệm cho chính quyền địa phương hiểu sai, làm sai. Bộ máy chính quyền thì đổ cho “một số cán bộ” hiểu sai, làm sai. Nhưng ai cũng nhìn thấy, cán bộ cỡ uỷ viên bộ chính trị đảng csvn mà hiểu sai, làm sai ý đảng, cũng bị trừng trị một cách thảm khốc. Ông Trần Độ, Ông Trần Xuân Bách, Ông Nguyễn Hộ… gương còn tày liếp. Làm gì có cán bộ đảng viên csvn nào dám hiểu sai, làm sai đương lối của đảng? Làm gì có cán bộ đảng viên cộng sản nào hiểu sai làm sai đường lối của đảng mà không bị trừng trị đến thân bại danh liệt? Làm gì có cán bộ đảng viên csvn nào hiểu sai làm sai đường lối của đảng xong được thăng chức?

Mặt khác, một chính quyền không ban hành nổi văn bản pháp luật minh bạch khả thi, không điều hành nổi thuộc cấp thì cũng không còn năng lực, không còn tư cách gì để cầm quyền nữa.

Nghị định về tôn giáo của csvn ban hành ra, dù nội dung qui định các quyền tự do tôn giáo trên giấy đã ít ỏi đến phi lý và bị các tôn giáo phản đối. Thế mà cái ít ỏi đó vẫn chưa được thực hiện. Chính quyền csvn lại biện minh rằng: Do phân cấp quản lý, cấp dưới hiểu sai làm sai… Đang chỉ đạo dần dần khắc phục - Giọng điệu truyền đời của cộng sản.

Thực chất của việc thực thi luật pháp về tôn giáo của bộ máy nhà nước csvn, của cán bộ quan chức csvn là công nhiên chà đạp lên pháp luật họ đã ban hành. Lối giải thích của nguyên thủ quốc gia, của cán bộ cao cấp đổ vấy cho cấp dưới, đổ vấy cho cá nhân thực thi công vụ hiểu sai làm sai là vô liên sỉ và không có tư cách, không có năng lực làm lãnh đạo.

Cha ông ta xưa thường nhắc nhở con cháu: “Lời nói đọi máu” – Một lời nói như một bát máu. Máu là biểu trưng cho mạng sống con người. Nghĩa là nói lời phải giữ lấy lời như giữ mạng sống mình.

Thật là kinh hãi nếu đem so giữa lời nói với việc làm của người cộng sản. Thế nên việc một nguyên thủ quốc gia nuốt lời trước một tổ chức tôn giáo giữa thanh thiên bạch nhật cũng là dễ hiểu. Bởi bản chất người cộng sản là gian manh, vô liêm sỉ, tráo trở, nói một đằng làm một nẻo, công nhiên chà đạp ngay cả luật pháp họ ban hành.

Ai còn ngây thơ tin vào lời nói của cộng sản, xin hãy tỉnh thức. Kẻo lại như chính lời một ông trùm cộng sản từng cảnh báo: “Kẻ nào tin vào lời nói của người cộng sản, kẻ đó sẽ phải trả giá cho sự ngây thơ của mình” – Putin
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Thân phụ của hai LM. Anrê Nguyễn Văn Chiến và LM. Phaolô Nguyễn Chung mới qua đời tại Huế
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
00:30 11/06/2009

Phân Ưu


Liên Đoàn được tin
Thân phụ của LM. Anrê Nguyễn Văn Chiến và LM. Phaolô Nguyễn Chung là
Ông cố Phaolô Nguyễn Văn Độ
đã qua đời tại Huế, Việt Nam vào ngày 7/6/09 vừa qua.

Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào ngày Thứ Bảy, 13/6/09
tại Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam
do Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể chủ tế.

Ông cố Phaolô có 11 người con, trong số 11 đó có 2 linh mục và 2 nữ tu.
Một người con đã chết và bà Cố cũng đã qua đời cách đây 6 năm.

Liên Đoàn xin chân thành phân ưu cùng hai Cha và gia quyến,
và xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Ông Cố Phaolô được sớm về hưởng Tôn Nhan Chúa.

TM. Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN HK
 
Thông Báo
Gia đình Têrêxa và giáo dân Long Xuyên liên bang Úc châu phân Ưu với Giáo phận Long Xuyên
Gia đình Têrêxa
17:56 11/06/2009

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU



Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Gia Đình Têrêxa và Giáo Dân Giáo Phận Long Xuyên Liên Bang Úc Châu,
xin thành kính phân ưu cùng Gia Đình Tang Quyến Đức Cha Micae và Giáo Phận
Long Xuyên Việt Nam,
về sự ra đi của một Người Cha Khả Kính Quý Yêu:
ĐỨC CHA MICAE NGUYỄN KHẮC NGỮ
Giám Mục Tiên Khởi Giáo Phận Long Xuyên
đã được Chúa gọi về lúc 11g ngày 10 tháng 06 năm 2009 tại Long Xuyên Việt Nam, Hưởng thọ 100 tuổi.

Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ sẽ được cử hành vào lúc 7 giờ tối Thứ 6 ngày 12 tháng 6 năm 2009, tại Thánh Đường St Luke’s Revesby. Góc Đường The River Rd và Beaconsfield St, Revesby. Kính xin anh chị em Gia Đình Têrêxa Liên Bang Úc Châu và anh chị em giáo dân Giáo Phận Long Xuyên tới tham dự Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Ngài.

Nguyện Xin Thiên Chúa Yêu Thương, Mẹ Maria Từ Ái, và Thánh Nữ Têrêxa sớm đưa Linh Hồn Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ về hưởng tôn nhan Chúa.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
GIA ĐÌNH TÊRÊXA VÀ GIÁO DÂN LONG XUYÊN LIÊN BANG ÚC CHÂU.

Đại Diện:

1. Linh Mục Phaolô Chu Văn Chi, Sydney.
2. Linh Mục Giuse Nguyễn Ngọc Thụ, Sydney.
3. Linh Mục Giuse Bùi Đức Tiến, Melbourne.
4. Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Huỳnh, Perth.
5. Linh Mục Giuse Vũ Đình Tường. Brisbane.
6. Đại Diện Gia Đình Têrêxa: Nguyễn Chí Vượng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tuy Nhiên Vũ Trụ Vui Đùa
Lm. Trần Cao Tường
17:38 11/06/2009

TUY NHIÊN VŨ TRỤ VUI ĐÙA



Ảnh của Cao Tường

Còn chi nữa những mùi hương

Những màu sắc cũ trên trường mộng xưa

Tuy nhiên vũ trụ vui đùa

Vẫn duy trì mãi một mùa đầu tiên.

(Bùi Giáng, Cho Mai Sau)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền