Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 10/6: Ghen ăn tức ở - Suy niệm: Linh mục Xuân Đường CSsr.
Giáo Hội Năm Châu
02:16 09/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 6g chiều ngày 09-June-2021 theo giờ Việt Nam
Phúc Âm: Mt 5, 20-26
“Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.
“Các con đã nghe dạy người xưa rằng: “Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án”. Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là “ngốc”, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là “khùng”, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!”
Ðó là lời Chúa.
Những chi tiết của Tình Yêu
Lm. Minh Anh
04:02 09/06/2021
NHỮNG CHI TIẾT CỦA TÌNH YÊU
“Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một chấm, một phẩy” của bức điện tín còn quan trọng đến thế, huống hồ ‘chấm, phẩy’ của một câu luật. Thật thú vị! Chúa Giêsu đồng tình với việc không được “bỏ sót” những gì nhỏ nhất này. Với Ngài, vốn bị tiếng là đi ngược lề luật, phần nhỏ nhất bên cạnh một chữ của luật cũng quan trọng, phương chi là toàn bộ lề luật. Theo Chúa Giêsu, lề luật là luật của tình yêu, nên khi nói, “một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”, Ngài muốn nói đến ‘những chi tiết của tình yêu’.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô cũng nói đến những chi tiết đó. Ngài nói đến sự huy hoàng, tươi sáng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài qua Môisen; ngài nói đến vẻ rạng ngời lớn lao hơn của ‘giao ước mới’ đến từ Chúa Kitô. Phaolô không bác bỏ di sản Do Thái giáo của mình, nhưng tuyên bố, trong Chúa Kitô, ngài đã tìm thấy một điều gì đó có giá trị vượt trội; đúng hơn, Phaolô tìm thấy ‘những chi tiết của tình yêu’, “Chính Ngài là Đấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì văn tự chỉ giết chết, Thần trí mới tác sinh!”.
Tương tự như thế, Chúa Giêsu, trong Tin Mừng hôm nay, tôn trọng truyền thống Do Thái của mình, “Đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri”; Thầy đến để hoàn thiện ý định thực sự của họ, “Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn!”. Như vậy, cả Phaolô và Chúa Giêsu đều coi trọng những điều tốt đẹp trong truyền thống tôn giáo của cha ông, nhưng các ngài cởi mở hơn với cách thức Thiên Chúa làm cho phong phú truyền thống đó. Như một người thợ gốm lấy những gì mình có và định hình lại nhằm cho mục đích cao hơn của mình; cũng thế, Thiên Chúa luôn đi trước con người theo nghĩa đó; nhiệm vụ của con người là làm sao theo kịp ‘thời trang’ của Thiên Chúa, nghĩa là theo kịp sự canh tân, kiện toàn của Ngài.
Lề luật được Chúa Giêsu kiện toàn làm sao? Luật tối thượng của Thiên Chúa được kiện toàn trong Chúa Giêsu là tình yêu thương, “Ngươi phải kính mến Thiên Chúa, Chúa ngươi, hết lòng, hết trí, hết hồn, hết sức và yêu người lân cận như chính mình!”. Đây là sự hoàn thiện trọn hảo lề luật của Thiên Chúa. Nếu đoạn Thánh Kinh này được đọc dưới ánh sáng của sự kiện toàn lề luật nơi Chúa Giêsu, chúng ta có thể hiểu được ý Ngài; Ngài muốn nói đến ‘những chi tiết của tình yêu’, dù là nhỏ nhất, vẫn có một tầm quan trọng lớn lao. Thực tế, chi tiết mới là điều khiến tình yêu phát triển theo cấp số nhân; càng chú ý đến những chi tiết nhỏ trong tình yêu, con người càng thực hiện luật yêu thương ở mức độ cao nhất. Đâu phải luôn luôn cần đến một lẵng hồng, một vườn hồng hay một cánh đồng hồng mới gọi là tình yêu; tình yêu cần đến từng nụ hồng hàm tiếu, được trao tặng nhiều lần.
Anh Chị em,
Hôm nay, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghĩ đến ‘những chi tiết của tình yêu’ mà Thiên Chúa và người khác dành cho mình. Tình yêu của Thiên Chúa không chỉ là những mầu nhiệm lớn lao được mặc khải, hay những ơn phần xác có thể thấy được; tình yêu Thiên Chúa còn thể hiện lặng lẽ qua tấm bánh Thánh Thể nhỏ bé mỗi ngày, qua một câu Lời Chúa đem lại bình an cho tâm hồn. Cũng thế, với tha nhân, bao nụ hồng hàm tiếu mỗi ngày chúng ta nhận được, một nụ cười, một câu nói, một lời thứ tha… Về phần chúng ta, đối với Thiên Chúa, chúng ta có dành cho Ngài những đoá hàm tiếu nhiều lần trong ngày hay phải đợi đến khi dâng Ngài cả cánh đồng hoa? Cũng thế với tha nhân, chúng ta đã chú ý đến từng hành động nhỏ của ‘những chi tiết của tình yêu’ và lòng nhân ái làm sao; chúng ta có thường xuyên tìm kiếm cơ hội để đưa ra một lời động viên, một nỗ lực cả trong những chi tiết nhỏ nhất, để biểu lộ sự quan tâm, hiện diện cho họ và đang để tâm đến họ không? Vậy mà chính những chi tiết nhỏ bé này lại tôn vinh Thiên Chúa nhiều nhất, Ngài là Đấng Thánh như lời Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhủ,”Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Đấng Thánh!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con chú ý đến mọi việc lớn và cả những việc rất nhỏ mà con được kêu gọi để sống yêu thương. Đặc biệt, xin giúp con tìm kiếm những cơ hội nhỏ nhất để thể hiện tình yêu này, vì đó là ‘những chi tiết của tình yêu’ mà lề luật Chúa giúp con mau nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”.
Một phụ nữ Mỹ đi Âu Châu, điện tín cho chồng, “Một vòng xuyến đẹp mê hồn, giá 275 đô, em mua được không?”. Chồng trả lời, “No, price too high!”, “không, giá quá cao!”. Rủi thay! Bưu điện bỏ sót một dấu phẩy, “No price too high!”, “không giá nào là quá cao!”; cô mua ngay. Về Mỹ, cô khoe, anh choáng váng! Chồng kiện vụ ‘bỏ sót dấu phẩy’, thắng tại toà. Từ đó, một thời, luật điện tín buộc viết đủ, không dùng ký hiệu; phải viết, “No comma price too high”, “không phẩy giá quá cao”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một chấm, một phẩy” của bức điện tín còn quan trọng đến thế, huống hồ ‘chấm, phẩy’ của một câu luật. Thật thú vị! Chúa Giêsu đồng tình với việc không được “bỏ sót” những gì nhỏ nhất này. Với Ngài, vốn bị tiếng là đi ngược lề luật, phần nhỏ nhất bên cạnh một chữ của luật cũng quan trọng, phương chi là toàn bộ lề luật. Theo Chúa Giêsu, lề luật là luật của tình yêu, nên khi nói, “một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”, Ngài muốn nói đến ‘những chi tiết của tình yêu’.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô cũng nói đến những chi tiết đó. Ngài nói đến sự huy hoàng, tươi sáng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài qua Môisen; ngài nói đến vẻ rạng ngời lớn lao hơn của ‘giao ước mới’ đến từ Chúa Kitô. Phaolô không bác bỏ di sản Do Thái giáo của mình, nhưng tuyên bố, trong Chúa Kitô, ngài đã tìm thấy một điều gì đó có giá trị vượt trội; đúng hơn, Phaolô tìm thấy ‘những chi tiết của tình yêu’, “Chính Ngài là Đấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì văn tự chỉ giết chết, Thần trí mới tác sinh!”.
Tương tự như thế, Chúa Giêsu, trong Tin Mừng hôm nay, tôn trọng truyền thống Do Thái của mình, “Đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri”; Thầy đến để hoàn thiện ý định thực sự của họ, “Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn!”. Như vậy, cả Phaolô và Chúa Giêsu đều coi trọng những điều tốt đẹp trong truyền thống tôn giáo của cha ông, nhưng các ngài cởi mở hơn với cách thức Thiên Chúa làm cho phong phú truyền thống đó. Như một người thợ gốm lấy những gì mình có và định hình lại nhằm cho mục đích cao hơn của mình; cũng thế, Thiên Chúa luôn đi trước con người theo nghĩa đó; nhiệm vụ của con người là làm sao theo kịp ‘thời trang’ của Thiên Chúa, nghĩa là theo kịp sự canh tân, kiện toàn của Ngài.
Lề luật được Chúa Giêsu kiện toàn làm sao? Luật tối thượng của Thiên Chúa được kiện toàn trong Chúa Giêsu là tình yêu thương, “Ngươi phải kính mến Thiên Chúa, Chúa ngươi, hết lòng, hết trí, hết hồn, hết sức và yêu người lân cận như chính mình!”. Đây là sự hoàn thiện trọn hảo lề luật của Thiên Chúa. Nếu đoạn Thánh Kinh này được đọc dưới ánh sáng của sự kiện toàn lề luật nơi Chúa Giêsu, chúng ta có thể hiểu được ý Ngài; Ngài muốn nói đến ‘những chi tiết của tình yêu’, dù là nhỏ nhất, vẫn có một tầm quan trọng lớn lao. Thực tế, chi tiết mới là điều khiến tình yêu phát triển theo cấp số nhân; càng chú ý đến những chi tiết nhỏ trong tình yêu, con người càng thực hiện luật yêu thương ở mức độ cao nhất. Đâu phải luôn luôn cần đến một lẵng hồng, một vườn hồng hay một cánh đồng hồng mới gọi là tình yêu; tình yêu cần đến từng nụ hồng hàm tiếu, được trao tặng nhiều lần.
Anh Chị em,
Hôm nay, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghĩ đến ‘những chi tiết của tình yêu’ mà Thiên Chúa và người khác dành cho mình. Tình yêu của Thiên Chúa không chỉ là những mầu nhiệm lớn lao được mặc khải, hay những ơn phần xác có thể thấy được; tình yêu Thiên Chúa còn thể hiện lặng lẽ qua tấm bánh Thánh Thể nhỏ bé mỗi ngày, qua một câu Lời Chúa đem lại bình an cho tâm hồn. Cũng thế, với tha nhân, bao nụ hồng hàm tiếu mỗi ngày chúng ta nhận được, một nụ cười, một câu nói, một lời thứ tha… Về phần chúng ta, đối với Thiên Chúa, chúng ta có dành cho Ngài những đoá hàm tiếu nhiều lần trong ngày hay phải đợi đến khi dâng Ngài cả cánh đồng hoa? Cũng thế với tha nhân, chúng ta đã chú ý đến từng hành động nhỏ của ‘những chi tiết của tình yêu’ và lòng nhân ái làm sao; chúng ta có thường xuyên tìm kiếm cơ hội để đưa ra một lời động viên, một nỗ lực cả trong những chi tiết nhỏ nhất, để biểu lộ sự quan tâm, hiện diện cho họ và đang để tâm đến họ không? Vậy mà chính những chi tiết nhỏ bé này lại tôn vinh Thiên Chúa nhiều nhất, Ngài là Đấng Thánh như lời Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhủ,”Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Đấng Thánh!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con chú ý đến mọi việc lớn và cả những việc rất nhỏ mà con được kêu gọi để sống yêu thương. Đặc biệt, xin giúp con tìm kiếm những cơ hội nhỏ nhất để thể hiện tình yêu này, vì đó là ‘những chi tiết của tình yêu’ mà lề luật Chúa giúp con mau nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
Làm cho chảy tràn Tình yêu của Thánh Tâm
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
04:09 09/06/2021
LÀM CHO CHẢY TRÀN TÌNH YÊU CỦA THÁNH TÂM
Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, đã làm nổi bật nơi chính cuộc đời và sự sống của Ngài tất cả nỗi yêu thương tràn đầy và tuyệt đối ấy. Từ những trang Tin Mừng, chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người. Sau đây xin trích vài bằng chứng của Tin Mừng, trong số nhiều bằng chứng về lòng chạnh thương ấy:
- Với bà Maria Mađalêna, một phụ nữ sa đoạ, truỵ lạc, Chúa cảm thông và thương xót cô. Chúa tha thứ cho cô. Chúa chữa cô khỏi bảy quỷ. Sau khi sống lại, Chúa còn hiện ra với cô để trao sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục sinh.
- Với phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bằng lời trìu mến “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11), Chúa không chỉ cứu chị thoát khỏi án chết vì bị ném đá, mà còn tha thứ cho chị. Chúa cho chị cơ hội để ăn năn tội, để khám phá ra tình thương của Chúa.
- Với ông Giakêu, người thu thuế, Chúa công bố ơn cứu độ cho cả gia đình ông.
- Với thánh Mathêu, không chỉ tha thứ, Chúa còn chọn làm tông đồ của Chúa.
- Với thánh Phêrô, dù ông có lỗi, Chúa không chỉ tha thứ nhưng tiếp tục đặt ông làm người đứng đầu Hội Thánh. Chua vẫn tín nhiệm trao phó cho ông sứ mệnh quan trọng, cao cả: Chăn dắt đàn chiên của Chúa ( Ga 21, 15-16).
- Với người trộm lành, dù ông phạm trọng tội, bị xã hội Do thái trừng trị bằng cực hình đóng đinh, ông vẫn được Chúa tha thứ. Chúa lập tức hứa ban nước trời cho ông, ngay sau lời ông cầu xin: “Khi Ngài vào Nước của Ngài xin nhớ đến tôi”.
- Với tất cả những kẻ sát hại Chúa, Chúa biện minh cho họ, vì “họ không biết việc họ làm”, cùng lúc Chúa cầu xin: “Lạy Cha xin tha cho họ”.
Trên thánh giá, Trái Tim bị đâm thâu, mở ra và bày tỏ tình yêu ngút ngàn, một tình yêu không đủ lời hay ý tưởng để diễn tả, một tình yêu không có bất cứ cái gì sánh ví hay đong đếm.
Tình yêu xuất phát từ Trái Tim Thiên Chúa làm người là để bao bọc, chở che, nâng đỡ, bênh vực cả nhân loại. Nhờ Trái Tim cực thánh ấy, nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi mà chính Thiên Chúa, qua Trái Tim, tuôn đổ trên họ. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về cả loài người. Chúa thương xót loài người chúng ta.
Vì thế, nơi Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Tình yêu nơi Trái Tim Chúa vẫn tiếp tục lan toả trong Hội Thánh qua nguồn sống của bí tích, đặc biệt là bí tích giải tội và Thánh Thể, để bất cứ lúc nào, ta cũng có thể dễ dàng nhận lãnh.
Đón nhận tình yêu của Trái Tim Chúa, nhất là sau mỗi lần tham dự hy tế Thánh Thể trong từng thánh lễ và sau khi lãnh bất cứ bí tích nào, ta xác tín, Chúa hiện diện trong ta. Chúa đổ tràn trề ân huệ và lòng yêu thương của Ngài trên ta.
Có ý thức như vậy, chúng ta mới thật sự càng lúc càng thấm thía và cảm nghiệm tình yêu của Chúa cách sâu sắc trong đời mình. Nhờ đó, ta góp phần mình cùng với Chúa Giêsu, mang tình yêu của Chúa đến với tha nhân và làm cho chảy tràn trề, khiến mỗi ngày một lan rộng tình yêu ngút ngàn và đậm đặc ấy.
Để tự giúp bản thân đủ động lực làm sứ giả của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta học đòi gương bác ái yêu thương của Mẹ Têrêxa Calcutta và lắng nghe Mẹ dạy:
“Hãy phổ biến tình yêu khắp nơi bạn sinh sống, trước hết là trong gia đình: cha mẹ hãy yêu thương con cái, vợ cHồng Yêu thương nhau, mọi người yêu thương người thân cận, đừng để bất cứ ai đến với bạn mà lúc ra về lại không cảm thấy mình được trở thành tốt hơn, hạnh phúc hơn. Hãy biểu lộ hình ảnh sự tốt lành của Thiên Chúa trong ánh mắt, nụ cười, trong lời nói việc làm”.
Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, đã làm nổi bật nơi chính cuộc đời và sự sống của Ngài tất cả nỗi yêu thương tràn đầy và tuyệt đối ấy. Từ những trang Tin Mừng, chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người. Sau đây xin trích vài bằng chứng của Tin Mừng, trong số nhiều bằng chứng về lòng chạnh thương ấy:
- Với bà Maria Mađalêna, một phụ nữ sa đoạ, truỵ lạc, Chúa cảm thông và thương xót cô. Chúa tha thứ cho cô. Chúa chữa cô khỏi bảy quỷ. Sau khi sống lại, Chúa còn hiện ra với cô để trao sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục sinh.
- Với phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bằng lời trìu mến “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11), Chúa không chỉ cứu chị thoát khỏi án chết vì bị ném đá, mà còn tha thứ cho chị. Chúa cho chị cơ hội để ăn năn tội, để khám phá ra tình thương của Chúa.
- Với ông Giakêu, người thu thuế, Chúa công bố ơn cứu độ cho cả gia đình ông.
- Với thánh Mathêu, không chỉ tha thứ, Chúa còn chọn làm tông đồ của Chúa.
- Với thánh Phêrô, dù ông có lỗi, Chúa không chỉ tha thứ nhưng tiếp tục đặt ông làm người đứng đầu Hội Thánh. Chua vẫn tín nhiệm trao phó cho ông sứ mệnh quan trọng, cao cả: Chăn dắt đàn chiên của Chúa ( Ga 21, 15-16).
- Với người trộm lành, dù ông phạm trọng tội, bị xã hội Do thái trừng trị bằng cực hình đóng đinh, ông vẫn được Chúa tha thứ. Chúa lập tức hứa ban nước trời cho ông, ngay sau lời ông cầu xin: “Khi Ngài vào Nước của Ngài xin nhớ đến tôi”.
- Với tất cả những kẻ sát hại Chúa, Chúa biện minh cho họ, vì “họ không biết việc họ làm”, cùng lúc Chúa cầu xin: “Lạy Cha xin tha cho họ”.
Trên thánh giá, Trái Tim bị đâm thâu, mở ra và bày tỏ tình yêu ngút ngàn, một tình yêu không đủ lời hay ý tưởng để diễn tả, một tình yêu không có bất cứ cái gì sánh ví hay đong đếm.
Tình yêu xuất phát từ Trái Tim Thiên Chúa làm người là để bao bọc, chở che, nâng đỡ, bênh vực cả nhân loại. Nhờ Trái Tim cực thánh ấy, nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi mà chính Thiên Chúa, qua Trái Tim, tuôn đổ trên họ. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về cả loài người. Chúa thương xót loài người chúng ta.
Vì thế, nơi Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Tình yêu nơi Trái Tim Chúa vẫn tiếp tục lan toả trong Hội Thánh qua nguồn sống của bí tích, đặc biệt là bí tích giải tội và Thánh Thể, để bất cứ lúc nào, ta cũng có thể dễ dàng nhận lãnh.
Đón nhận tình yêu của Trái Tim Chúa, nhất là sau mỗi lần tham dự hy tế Thánh Thể trong từng thánh lễ và sau khi lãnh bất cứ bí tích nào, ta xác tín, Chúa hiện diện trong ta. Chúa đổ tràn trề ân huệ và lòng yêu thương của Ngài trên ta.
Có ý thức như vậy, chúng ta mới thật sự càng lúc càng thấm thía và cảm nghiệm tình yêu của Chúa cách sâu sắc trong đời mình. Nhờ đó, ta góp phần mình cùng với Chúa Giêsu, mang tình yêu của Chúa đến với tha nhân và làm cho chảy tràn trề, khiến mỗi ngày một lan rộng tình yêu ngút ngàn và đậm đặc ấy.
Để tự giúp bản thân đủ động lực làm sứ giả của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta học đòi gương bác ái yêu thương của Mẹ Têrêxa Calcutta và lắng nghe Mẹ dạy:
“Hãy phổ biến tình yêu khắp nơi bạn sinh sống, trước hết là trong gia đình: cha mẹ hãy yêu thương con cái, vợ cHồng Yêu thương nhau, mọi người yêu thương người thân cận, đừng để bất cứ ai đến với bạn mà lúc ra về lại không cảm thấy mình được trở thành tốt hơn, hạnh phúc hơn. Hãy biểu lộ hình ảnh sự tốt lành của Thiên Chúa trong ánh mắt, nụ cười, trong lời nói việc làm”.
Lễ Thánh Tâm: Đây mới là vết sẹo không thể quên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:12 09/06/2021
Đây Mới Là Vết Sẹo Không Thể Quên
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu 2021 Năm B
Hôm nay, Thứ Sáu sau Chúa Nhật lễ Mình Máu Chúa, Hội Thánh mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu; cũng có thể nói: đây là lễ kính “Tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả qua hình ảnh “Trái Tim Thánh của Chúa Giêsu”, một hình ảnh mà Thánh nữ Magarita Mary Alacoque được “khải thị” từ thế kỷ 17 ((27/12/1673); được Đức Giáo Hoàng Pio IX đưa vào phụng vụ năm 1856 và trở thành “Lễ Trọng” kể từ năm 1875 cho đến nay.
Khi nói đến tình yêu, cho dẫu đó là loại tình yêu nào: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn hữu…, thì cảm nhận đầu tiên vẫn là sự ấm áp, ngọt ngào, dịu vợi…, mà hình như chỉ qua hình ảnh của thiên nhiên mới diễn tả đủ đầy: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn…” (Bài hát “Tình Cha” của Ngọc Sơn); “Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào… Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ… (Bài hát |Lòng mẹ” của Y Vân); “Anh anh đi bao núi, Tình yêu như khe suối; Lưu luyến và nhớ thương chảy theo anh khắp rừng. Anh anh đi xa càng xa; Tình em như cỏ hoa; Âu yếm và thiết tha theo anh dài nương rẫy…” (Bài hát “Tình em” của Huy Du)…
Riêng các ngôn sứ trong đạo Do Thái, đặc biệt ngôn sứ Hôsê, thì lại diễn tả “tình yêu Thiên Chúa” dành cho dân của Ngài thật thân thương, gần gũi qua những cử chỉ hoàn toàn “nhân bản”: “Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn. Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi…”. Cho dù vị ngôn sứ nầy hoàn toàn xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng Thánh và không phải phàm nhân: “Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi…”.
Phải chăng, Phụng vụ của Hội Thánh muốn đặt “Lễ Tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô” trong “chiều kích nhân bản” đó nên đã đón nhận hình ảnh “Thánh Tâm” trong thị kiến của thánh nữ Magarita làm trọng tâm để quy chiếu. Cũng chính từ ý nghĩa nầy, phụng vụ Thánh Tâm muốn nhắc lại chân lý nền tảng sau đây: “tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và của chúng ta đáp lại” không phải là tình yêu “huyễn tưởng”, lý thuyết, mơ hồ… hay “đầu môi chót lưỡi”…; mà là một “tình yêu đích thực”, sống động, cụ thể…; bằng tất cả con tim và lẽ sống; bằng cái giá được đánh đổi với cả đau thương và cái chết…
Ý nghĩa nầy lại càng rõ nét trong sứ điệp Lời Chúa của Phụng vụ lễ Thánh Tâm chu kỳ Năm B hôm nay, khi Hội Thánh chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Thánh Gioan: kể lại sự kiện đau buồn của buổi chiều thứ sáu khổ nạn trên đồi Sọ: “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người Tức thì máu cùng nước chảy ra”. Chắc chắn, dụng ý của Phụng vụ khi chọn đọc trích đoạn Tin Mừng nầy đó chính là muốn rút ra từ đó một trọng tâm ý nghĩa được qui chiếu vào mầu nhiệm Thánh Tâm: Máu và nước chảy ra theo vết thương bị đâm ở cạnh sườn Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn, bắt nguồn từ trong Trái Tim Chúa.
Tại sao nói đến Thánh Tâm, đến tình yêu, Lời Chúa lại quy chiếu vào vết thương, vào cuộc khổ nạn? Điều nầy muốn nói lên điều gì?
Câu chuyện nhỏ sau đây có thể là một “minh hoạ” khá rõ nét cho ý nghĩa trên: VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU (Người mẹ vì tha thiết muốn cứu con khỏi nanh vuốt cá sấu đã nắm chặt tay con…; và đã để lại những vết sẹo trên tay con…; và đây mới chính là “vết sẹo” cậu bé không bao giờ quên).
Quả thật, vết sẹo trên cánh tay của người con là dấu chứng nói lên tình yêu muốn cứu đứa con của người mẹ yêu con hết lòng cho dù vẫn biết vết thương đó có làm đau buốt cánh tay con. Tình yêu của những người cha – người mẹ luôn như thế đấy ! Họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất; chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm…
Và tiêu đích của Lịch sử Cứu độ chẳng phải như thế sao ! Để cứu thoát “con cái là chúng ta” khỏi nanh vuốt của ma quỷ và tội lỗi, Chúa Cha đã hy sinh Con Một của mình và đã chấp nhận để lại những vết thương tích là cuộc khổ nạn trên thân thể của Chúa Con, mà sự kiện “máu và nước tuôn ra từ trái tim” là dấu chỉ rõ nét. Ý nghĩa nầy cũng hoàn toàn thích hợp với thái độ “chấp nhận uống cạn chén đắng” của Chúa Con trước thánh ý Cha (Lc 22,42); thái độ “vâng phục qua nếm trải khổ đau” để “trở nên căn nguyên ơn cứu độ” (Dt 5,8-9); thái độ “chấp nhận bị treo lên” trên cây khổ giá để “kéo mọi người lên” (Ga 12,32), thái độ sẵn sàng “đổ máu để thiết lập giao ước vĩnh cửu” (Dt 13,20).
Điều nầy còn muốn nói rằng: tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu luôn đòi hỏi phải chấp nhận thương đau. Ngài thương yêu chúng ta, muốn cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài cũng đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những “vết đau” để bàn tay Ngài nắm chặt mà kéo lên khỏi nanh vuốt của ma quỷ.
Mừng lễ Thánh Tâm hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng cùng nhớ lại vết thương là cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu và máu chảy ra từ Trái Tim yêu thương của Ngài, (như cậu bé nhớ lại vết thương trên cánh tay của mình để ghi nhớ mãi tình yêu của mẹ) để chúng ta luôn cảm nhận được tình Chúa yêu ta vô ngần và dành cả cuộc đời để đáp trả tình yêu vô biên đó của Thiên Chúa. Đây lại là điều tối cần thiết nơi đời sống các linh mục. Chính vì thế, hôm nay Hội Thánh gọi mời toàn dân Chúa cầu nguyện xin ơn thánh hoá các linh mục.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mỗi riêng mình được cứu thoát mà con để cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên”.
Từ cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia… hay 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti; những nổi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù; những vết đạn trên thân xác của thánh Giám Mục Oscar Romero khi chấp nhận liên đới với người nghèo cô thân cô thế… Vâng, tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà có lẽ chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã “đại diện” để hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm khi lãnh trọn 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém trên thân xác mỏng manh của mình: “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống… “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”.
Thế nhưng, đâu phải nhân loại và trong Giáo Hội đều gồm toàn những thánh nhân như thế. Vâng. có rất nhiều người trong chúng ta cho dẫu biết mình đang bị ma quỷ lôi kéo, đang bị tội lỗi mua chuộc, nhưng vì sợ những vết thương của “cái nắm tay” của Thiên Chúa; sợ “con đường hẹp” của Phúc Âm; sợ những đòi hỏi “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo” của Đức Kitô (Mt 19,16-22); sợ “những khổ đau đang hẹn chờ ở Giêrusalem” (Mt 16,21-23)…. Và chính vì những “nỗi sợ” đó nên cứ mãi quay lưng chối từ Thiên Chúa; chấp nhận “bị buông tay” để rơi vào nanh vuốt của tội lỗi và ma quỷ, thay vì “được kéo lên trong thương đau nhức nhối” để được cứu thoát. “Viên ngọc quý”, “kho tàng quý”, đâu phải chỉ cứ “thò tay vào túi” là “bắt được”; mà phải cất công trèo non lặn suối đi tìm (Mt 13,44-46)…
Cho dù chúng ta có quyền mơ ước và vững tin rằng: Thiên Chúa sẵn sàng dành cho ta một tình yêu “nâng niu dịu dàng” cách diễn tả của sứ ngôn Hô-sê “Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn …”; nhưng, như Thánh Phaolô nhắc nhở trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô, “để được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái”, hay để “hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu” của tình yêu nơi Đức Ki-tô (Bđ 2), thì chúng ta phải cất bước trở về Đồi Sọ, để chiêm ngưỡng “máu và nước tuôn chảy từ Thánh Tâm Chúa Giê-su”. Chính ngang qua “Vết sẹo tình yêu sâu thẳm nầy” mà thế giới sẽ được cứu độ và loài người mới khỏi rơi vào vực thẳm của chiến tranh, hận thù, tội lỗi và nanh vuốt của quỷ ma.
Và hôm nay, giờ này, “Vết Sẹo tình yêu” đó lại đang có ở đây ! Quả vậy, chút nữa đây, chúng ta được đón nhận chính Mình Thánh Chúa, quà tặng của một tình yêu vĩ đại, một tình yêu được trả giá bằng chính cuộc dâng hiến mình trên thánh giá. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu 2021 Năm B
Hôm nay, Thứ Sáu sau Chúa Nhật lễ Mình Máu Chúa, Hội Thánh mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu; cũng có thể nói: đây là lễ kính “Tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả qua hình ảnh “Trái Tim Thánh của Chúa Giêsu”, một hình ảnh mà Thánh nữ Magarita Mary Alacoque được “khải thị” từ thế kỷ 17 ((27/12/1673); được Đức Giáo Hoàng Pio IX đưa vào phụng vụ năm 1856 và trở thành “Lễ Trọng” kể từ năm 1875 cho đến nay.
Khi nói đến tình yêu, cho dẫu đó là loại tình yêu nào: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn hữu…, thì cảm nhận đầu tiên vẫn là sự ấm áp, ngọt ngào, dịu vợi…, mà hình như chỉ qua hình ảnh của thiên nhiên mới diễn tả đủ đầy: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn…” (Bài hát “Tình Cha” của Ngọc Sơn); “Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào… Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ… (Bài hát |Lòng mẹ” của Y Vân); “Anh anh đi bao núi, Tình yêu như khe suối; Lưu luyến và nhớ thương chảy theo anh khắp rừng. Anh anh đi xa càng xa; Tình em như cỏ hoa; Âu yếm và thiết tha theo anh dài nương rẫy…” (Bài hát “Tình em” của Huy Du)…
Riêng các ngôn sứ trong đạo Do Thái, đặc biệt ngôn sứ Hôsê, thì lại diễn tả “tình yêu Thiên Chúa” dành cho dân của Ngài thật thân thương, gần gũi qua những cử chỉ hoàn toàn “nhân bản”: “Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn. Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi…”. Cho dù vị ngôn sứ nầy hoàn toàn xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng Thánh và không phải phàm nhân: “Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi…”.
Phải chăng, Phụng vụ của Hội Thánh muốn đặt “Lễ Tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô” trong “chiều kích nhân bản” đó nên đã đón nhận hình ảnh “Thánh Tâm” trong thị kiến của thánh nữ Magarita làm trọng tâm để quy chiếu. Cũng chính từ ý nghĩa nầy, phụng vụ Thánh Tâm muốn nhắc lại chân lý nền tảng sau đây: “tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và của chúng ta đáp lại” không phải là tình yêu “huyễn tưởng”, lý thuyết, mơ hồ… hay “đầu môi chót lưỡi”…; mà là một “tình yêu đích thực”, sống động, cụ thể…; bằng tất cả con tim và lẽ sống; bằng cái giá được đánh đổi với cả đau thương và cái chết…
Ý nghĩa nầy lại càng rõ nét trong sứ điệp Lời Chúa của Phụng vụ lễ Thánh Tâm chu kỳ Năm B hôm nay, khi Hội Thánh chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Thánh Gioan: kể lại sự kiện đau buồn của buổi chiều thứ sáu khổ nạn trên đồi Sọ: “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người Tức thì máu cùng nước chảy ra”. Chắc chắn, dụng ý của Phụng vụ khi chọn đọc trích đoạn Tin Mừng nầy đó chính là muốn rút ra từ đó một trọng tâm ý nghĩa được qui chiếu vào mầu nhiệm Thánh Tâm: Máu và nước chảy ra theo vết thương bị đâm ở cạnh sườn Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn, bắt nguồn từ trong Trái Tim Chúa.
Tại sao nói đến Thánh Tâm, đến tình yêu, Lời Chúa lại quy chiếu vào vết thương, vào cuộc khổ nạn? Điều nầy muốn nói lên điều gì?
Câu chuyện nhỏ sau đây có thể là một “minh hoạ” khá rõ nét cho ý nghĩa trên: VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU (Người mẹ vì tha thiết muốn cứu con khỏi nanh vuốt cá sấu đã nắm chặt tay con…; và đã để lại những vết sẹo trên tay con…; và đây mới chính là “vết sẹo” cậu bé không bao giờ quên).
Quả thật, vết sẹo trên cánh tay của người con là dấu chứng nói lên tình yêu muốn cứu đứa con của người mẹ yêu con hết lòng cho dù vẫn biết vết thương đó có làm đau buốt cánh tay con. Tình yêu của những người cha – người mẹ luôn như thế đấy ! Họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất; chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm…
Và tiêu đích của Lịch sử Cứu độ chẳng phải như thế sao ! Để cứu thoát “con cái là chúng ta” khỏi nanh vuốt của ma quỷ và tội lỗi, Chúa Cha đã hy sinh Con Một của mình và đã chấp nhận để lại những vết thương tích là cuộc khổ nạn trên thân thể của Chúa Con, mà sự kiện “máu và nước tuôn ra từ trái tim” là dấu chỉ rõ nét. Ý nghĩa nầy cũng hoàn toàn thích hợp với thái độ “chấp nhận uống cạn chén đắng” của Chúa Con trước thánh ý Cha (Lc 22,42); thái độ “vâng phục qua nếm trải khổ đau” để “trở nên căn nguyên ơn cứu độ” (Dt 5,8-9); thái độ “chấp nhận bị treo lên” trên cây khổ giá để “kéo mọi người lên” (Ga 12,32), thái độ sẵn sàng “đổ máu để thiết lập giao ước vĩnh cửu” (Dt 13,20).
Điều nầy còn muốn nói rằng: tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu luôn đòi hỏi phải chấp nhận thương đau. Ngài thương yêu chúng ta, muốn cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài cũng đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những “vết đau” để bàn tay Ngài nắm chặt mà kéo lên khỏi nanh vuốt của ma quỷ.
Mừng lễ Thánh Tâm hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng cùng nhớ lại vết thương là cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu và máu chảy ra từ Trái Tim yêu thương của Ngài, (như cậu bé nhớ lại vết thương trên cánh tay của mình để ghi nhớ mãi tình yêu của mẹ) để chúng ta luôn cảm nhận được tình Chúa yêu ta vô ngần và dành cả cuộc đời để đáp trả tình yêu vô biên đó của Thiên Chúa. Đây lại là điều tối cần thiết nơi đời sống các linh mục. Chính vì thế, hôm nay Hội Thánh gọi mời toàn dân Chúa cầu nguyện xin ơn thánh hoá các linh mục.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mỗi riêng mình được cứu thoát mà con để cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên”.
Từ cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia… hay 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti; những nổi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù; những vết đạn trên thân xác của thánh Giám Mục Oscar Romero khi chấp nhận liên đới với người nghèo cô thân cô thế… Vâng, tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà có lẽ chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã “đại diện” để hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm khi lãnh trọn 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém trên thân xác mỏng manh của mình: “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống… “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”.
Thế nhưng, đâu phải nhân loại và trong Giáo Hội đều gồm toàn những thánh nhân như thế. Vâng. có rất nhiều người trong chúng ta cho dẫu biết mình đang bị ma quỷ lôi kéo, đang bị tội lỗi mua chuộc, nhưng vì sợ những vết thương của “cái nắm tay” của Thiên Chúa; sợ “con đường hẹp” của Phúc Âm; sợ những đòi hỏi “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo” của Đức Kitô (Mt 19,16-22); sợ “những khổ đau đang hẹn chờ ở Giêrusalem” (Mt 16,21-23)…. Và chính vì những “nỗi sợ” đó nên cứ mãi quay lưng chối từ Thiên Chúa; chấp nhận “bị buông tay” để rơi vào nanh vuốt của tội lỗi và ma quỷ, thay vì “được kéo lên trong thương đau nhức nhối” để được cứu thoát. “Viên ngọc quý”, “kho tàng quý”, đâu phải chỉ cứ “thò tay vào túi” là “bắt được”; mà phải cất công trèo non lặn suối đi tìm (Mt 13,44-46)…
Cho dù chúng ta có quyền mơ ước và vững tin rằng: Thiên Chúa sẵn sàng dành cho ta một tình yêu “nâng niu dịu dàng” cách diễn tả của sứ ngôn Hô-sê “Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn …”; nhưng, như Thánh Phaolô nhắc nhở trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô, “để được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái”, hay để “hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu” của tình yêu nơi Đức Ki-tô (Bđ 2), thì chúng ta phải cất bước trở về Đồi Sọ, để chiêm ngưỡng “máu và nước tuôn chảy từ Thánh Tâm Chúa Giê-su”. Chính ngang qua “Vết sẹo tình yêu sâu thẳm nầy” mà thế giới sẽ được cứu độ và loài người mới khỏi rơi vào vực thẳm của chiến tranh, hận thù, tội lỗi và nanh vuốt của quỷ ma.
Và hôm nay, giờ này, “Vết Sẹo tình yêu” đó lại đang có ở đây ! Quả vậy, chút nữa đây, chúng ta được đón nhận chính Mình Thánh Chúa, quà tặng của một tình yêu vĩ đại, một tình yêu được trả giá bằng chính cuộc dâng hiến mình trên thánh giá. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 09/06/2021
3. Mỗi lần tôi chiến thắng cơn cám dỗ thì lại được một vòng triều thiên mới.
(Thánh Bernad)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 09/06/2021
70. ĂN GIÓ “ĐI” (1) KHÓI
Có một địa chủ đối với đầy tớ rất là hà khắc, đến nỗi không cho cơm ăn cũng không trả lương, nên các đầy tớ cùng nhau bỏ đi hết.
Một hôm, bạn bè nói với ông ta:
- “Tôi tặng cho ông một tên đầy tớ không ăn cơm và cũng không đòi lương.”
Tên địa chủ nói:
- “Nó không ăn cơm thì ăn gì?”
Người bạn đáp:
- “Nó có học phương pháp ăn gió ỉa khói, cả ngày không ăn gì khác.”
Địa chủ lắc đầu nói:
- “Tôi không cần.”
Người bạn hỏi:
- “Tại sao?”
Địa chủ trả lời:
- “Tôi cần một người, tức là cần phân của hắn để bón ruộng, ông giới thiệu một người chỉ “đi” ra gió chứ không “đi” ra phân, thì tôi lấy gì để bón ruộng chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 70:
Cần phân của đầy tớ để bón ruộng nhưng lại không cho đầy tớ ăn cơm thì phân đâu để bón ruộng, đúng là tên địa chủ vừa hà khắc vừa bần tiện, đó là chuyện ngày xưa.
Chuyện ngày nay là như thế này:
Có một người giàu có, trong nhà tôi trai tớ gái rất nhiều, nhưng ai cũng yêu mến ông, bởi vì ông chăm sóc họ như con cái trong nhà. Có một người đầy tớ hỏi ông tại sao mà đối xử tốt lành với họ như vậy, ông nhà giàu trả lời: “Bởi vì tất cả chúng ta đều là con cái của Cha trên trời, và trong Đức Chúa Giê-su, tất cả chúng ta đều là anh em với nhau...”
Đó chính là tinh thần của người Ki-tô hữu vậy!
(1) Đại tiện.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một địa chủ đối với đầy tớ rất là hà khắc, đến nỗi không cho cơm ăn cũng không trả lương, nên các đầy tớ cùng nhau bỏ đi hết.
Một hôm, bạn bè nói với ông ta:
- “Tôi tặng cho ông một tên đầy tớ không ăn cơm và cũng không đòi lương.”
Tên địa chủ nói:
- “Nó không ăn cơm thì ăn gì?”
Người bạn đáp:
- “Nó có học phương pháp ăn gió ỉa khói, cả ngày không ăn gì khác.”
Địa chủ lắc đầu nói:
- “Tôi không cần.”
Người bạn hỏi:
- “Tại sao?”
Địa chủ trả lời:
- “Tôi cần một người, tức là cần phân của hắn để bón ruộng, ông giới thiệu một người chỉ “đi” ra gió chứ không “đi” ra phân, thì tôi lấy gì để bón ruộng chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 70:
Cần phân của đầy tớ để bón ruộng nhưng lại không cho đầy tớ ăn cơm thì phân đâu để bón ruộng, đúng là tên địa chủ vừa hà khắc vừa bần tiện, đó là chuyện ngày xưa.
Chuyện ngày nay là như thế này:
Có một người giàu có, trong nhà tôi trai tớ gái rất nhiều, nhưng ai cũng yêu mến ông, bởi vì ông chăm sóc họ như con cái trong nhà. Có một người đầy tớ hỏi ông tại sao mà đối xử tốt lành với họ như vậy, ông nhà giàu trả lời: “Bởi vì tất cả chúng ta đều là con cái của Cha trên trời, và trong Đức Chúa Giê-su, tất cả chúng ta đều là anh em với nhau...”
Đó chính là tinh thần của người Ki-tô hữu vậy!
(1) Đại tiện.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Càng tự do, càng phản chiếu
Lm. Minh Anh
23:40 09/06/2021
CÀNG TỰ DO, CÀNG PHẢN CHIẾU
“Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”.
Ngày kia, Charles H. Spurgeon, người được mệnh danh là “Ông hoàng của các nhà thuyết giáo”, nói với sinh viên của mình rằng, “Khi nói về thiên đàng, bạn hãy để khuôn mặt mình sáng lên, để nó phản chiếu ánh quang mặt trời; hãy để đôi mắt bạn long lanh, phản chiếu vinh quang Thiên Chúa. Còn khi nói về địa ngục, bạn không cần làm gì cả; khuôn mặt bạn đã tự làm được điều đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ có khuôn mặt và ánh mắt vốn phải gượng ép để làm ra vẻ sáng ngời như Charles H. Spurgeon đề nghị các sinh viên của ông; với người Kitô hữu, đó không chỉ là một khuôn mặt, ánh mắt, nhưng là cả cuộc sống. Trong Chúa Giêsu, Kitô hữu ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Như một tấm gương, chúng ta phản chiếu Thiên Chúa; khi phản chiếu sự vẻ anh minh của Thiên Chúa, bản thân chúng ta ngày càng sáng hơn; để cuối cùng, trở nên Đấng mà chúng ta phản chiếu. Tiến trình này được thánh Phaolô gọi là ‘công việc của Chúa Thánh Thần’. Đó là một hình ảnh rất mạnh mẽ nói đến vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu. Công việc này sẽ không bao giờ được hoàn thành trong cuộc đời này; chỉ sau cuộc sống trần thế, chúng ta mới hoàn tất nó. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động để chúng ta hướng tới sự thành toàn; Phaolô nói, “Chính Ngài chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Ngài trên tôn nhan của Đức Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng nói đến vinh quang chúng ta hướng đến, “Vinh quang của Chúa hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu lên ý nghĩa việc phản chiếu sự tươi sáng của Thiên Chúa, sự phản chiếu ấy biến người Kitô hữu thành hình ảnh của chính Ngài khi họ dám sống các mối phúc Ngài dạy; cụ thể, đó là việc yêu thương, tha thứ. Điều này không chỉ thể hiện ở những cố gắng bên ngoài nhưng là một nhân đức nội tại, sâu sắc, chạm đến cốt lõi bên trong; Chúa Thánh Thần là người hình thành sự sâu sắc ở cấp độ cao hơn này. Vì thế, không chỉ cấm giết người, Chúa Giêsu còn nghiêm khắc với những cảm xúc tức giận khi chúng ta nộp rủa anh em “đồ khùng”, “đồ ngốc” vốn có thể dẫn đến việc giết người. Hiểu được như thế, câu nói, “Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!” không còn là một cảnh báo đáng sợ, nhưng đó là một hành động tuyệt vời của tình yêu; đó là hoa trái của tự do. Mỗi “đồng xu” được trả có nghĩa là chúng ta nhìn nhận từng lỗi lầm đã phạm và hết lòng ăn năn, xin lỗi về điều đó; nó có nghĩa là đã giải quyết các mối bất hoà. Và điều đó đưa đến tự do; đây là một hành động xót thương của Thiên Chúa, để chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang của Ngài.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét xem điều gì đang kìm hãm trái tim chúng ta, khiến chúng ta mất tự do để không có khả năng sống theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; điều gì đang làm chúng ta cay đắng, bất an bên trong khiến chúng ta không toả rạng được sự hồn nhiên của một niềm vui sống đời làm con Chúa; và như thế, không thể nên giống Chúa Giêsu. Bởi lẽ, chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ được vinh quang của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã phản chiếu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Chúa uốn nắn con, cho con nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Nhờ đó, con được giải thoát để có thể yêu thương, tha thứ; và như thế, con được tự do, và càng có cơ may phản chiếu tình yêu và vinh quang của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”.
Ngày kia, Charles H. Spurgeon, người được mệnh danh là “Ông hoàng của các nhà thuyết giáo”, nói với sinh viên của mình rằng, “Khi nói về thiên đàng, bạn hãy để khuôn mặt mình sáng lên, để nó phản chiếu ánh quang mặt trời; hãy để đôi mắt bạn long lanh, phản chiếu vinh quang Thiên Chúa. Còn khi nói về địa ngục, bạn không cần làm gì cả; khuôn mặt bạn đã tự làm được điều đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ có khuôn mặt và ánh mắt vốn phải gượng ép để làm ra vẻ sáng ngời như Charles H. Spurgeon đề nghị các sinh viên của ông; với người Kitô hữu, đó không chỉ là một khuôn mặt, ánh mắt, nhưng là cả cuộc sống. Trong Chúa Giêsu, Kitô hữu ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Thư Côrintô hôm nay tiết lộ, thánh Phaolô có một sự hiểu biết rất đặc biệt về sự phản chiếu này; sự phản chiếu ấy phát xuất từ một sự tự do bên trong, sự tự do của con cái Thiên Chúa. Ngài nói, “Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”. Với Phaolô, người tự do thực sự là người sống sự sống của Chúa Thánh Thần; qua cuộc sống này, họ được Thánh Thần uốn nắn, hướng dẫn; để từ đó, trổ sinh hoa trái. Đó là một cuộc sống yêu thương vốn đã được sống nơi Chúa Giêsu; trong Ngài, một tình yêu tự hiến toả rạng vinh quang Chúa Cha và tình yêu đối với các linh hồn. Với Phaolô, người tự do thực sự là người biết yêu theo cách Thiên Chúa yêu. Vì thế, ai càng giống Chúa Giêsu trong yêu thương, người ấy ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Cha của Ngài.
Như một tấm gương, chúng ta phản chiếu Thiên Chúa; khi phản chiếu sự vẻ anh minh của Thiên Chúa, bản thân chúng ta ngày càng sáng hơn; để cuối cùng, trở nên Đấng mà chúng ta phản chiếu. Tiến trình này được thánh Phaolô gọi là ‘công việc của Chúa Thánh Thần’. Đó là một hình ảnh rất mạnh mẽ nói đến vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu. Công việc này sẽ không bao giờ được hoàn thành trong cuộc đời này; chỉ sau cuộc sống trần thế, chúng ta mới hoàn tất nó. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động để chúng ta hướng tới sự thành toàn; Phaolô nói, “Chính Ngài chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Ngài trên tôn nhan của Đức Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng nói đến vinh quang chúng ta hướng đến, “Vinh quang của Chúa hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu lên ý nghĩa việc phản chiếu sự tươi sáng của Thiên Chúa, sự phản chiếu ấy biến người Kitô hữu thành hình ảnh của chính Ngài khi họ dám sống các mối phúc Ngài dạy; cụ thể, đó là việc yêu thương, tha thứ. Điều này không chỉ thể hiện ở những cố gắng bên ngoài nhưng là một nhân đức nội tại, sâu sắc, chạm đến cốt lõi bên trong; Chúa Thánh Thần là người hình thành sự sâu sắc ở cấp độ cao hơn này. Vì thế, không chỉ cấm giết người, Chúa Giêsu còn nghiêm khắc với những cảm xúc tức giận khi chúng ta nộp rủa anh em “đồ khùng”, “đồ ngốc” vốn có thể dẫn đến việc giết người. Hiểu được như thế, câu nói, “Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!” không còn là một cảnh báo đáng sợ, nhưng đó là một hành động tuyệt vời của tình yêu; đó là hoa trái của tự do. Mỗi “đồng xu” được trả có nghĩa là chúng ta nhìn nhận từng lỗi lầm đã phạm và hết lòng ăn năn, xin lỗi về điều đó; nó có nghĩa là đã giải quyết các mối bất hoà. Và điều đó đưa đến tự do; đây là một hành động xót thương của Thiên Chúa, để chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang của Ngài.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét xem điều gì đang kìm hãm trái tim chúng ta, khiến chúng ta mất tự do để không có khả năng sống theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; điều gì đang làm chúng ta cay đắng, bất an bên trong khiến chúng ta không toả rạng được sự hồn nhiên của một niềm vui sống đời làm con Chúa; và như thế, không thể nên giống Chúa Giêsu. Bởi lẽ, chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ được vinh quang của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã phản chiếu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Chúa uốn nắn con, cho con nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Nhờ đó, con được giải thoát để có thể yêu thương, tha thứ; và như thế, con được tự do, và càng có cơ may phản chiếu tình yêu và vinh quang của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Con giun xéo lắm cũng quằn: Giáo sư Toán đâm chết bí thư chi bộ tại Đại học Phúc Đán
Đặng Tự Do
06:22 09/06/2021
Một giáo sư đã dùng dao đâm tới tấp giết chết bí thư Đảng Cộng sản tại khoa Toán của Đại học Phúc Đán (Fudan, 复旦)danh tiếng của Trung Quốc. Cảnh sát và ban Giám Hiệu nhà trường cho biết như trên.
Cảnh sát xác định nghi phạm bị tạm giữ là một giáo sư 39 tuổi có họ là Giang (Jiang, 江) nói rằng anh ta đã dùng dao để gây án trong khuôn viên trường Đại Học ở Thượng Hải.
Nhà trường cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng Bí thư chi bộ đảng cộng sản Vương Vĩnh Trân (Wang Yongzhen, 王永珍) 49 tuổi, đã bị giết vào chiều thứ Hai và nhà trường đã thành lập một nhóm công tác để hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra của cảnh sát.
Trong tuyên bố của họ, cảnh sát cho biết Giáo sư Họ Giang gặp nhiều khó khăn với Bí thư Vương đến mức không còn chịu đựng được nên đã ra tay hành động, và đã thừa nhận tội lỗi của mình. Đại học Phúc Đán cũng từng là hiện trường của một vụ giết người khác vào năm 2013 khi một sinh viên tốt nghiệp đầu độc bạn cùng phòng của mình sau một cuộc tranh cãi.
Các bí thư chi bộ đảng có mặt ở khắp các cơ sở của Trung Quốc, chịu trách nhiệm duy trì sự khống chế tư tưởng của đồng nghiệp, ngăn chặn việc phổ biến các khái niệm Tây phương về nhân quyền và tự do ngôn luận. Trong trường Đại Học Phúc Đán, Vương Vĩnh Trân và nhiều đảng viên khác chịu trách nhiệm bảo đảm sinh viên và giảng viên luôn trung thành với đảng.
Đại học Phúc Đán được xếp hạng là một trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên hệ mạnh mẽ với nước ngoài, mặc dù mối liên hệ của nó với Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.
Vài nghìn người đã tập hợp tại thủ đô của Hung Gia Lợi vào hôm thứ Bảy 5 tháng Sáu để chống lại thỏa thuận với Đại học Phúc Đán mở một chi nhánh tại thành phố này, với lý do kinh phí và mối quan hệ của Đại Học này với bọn cầm quyền độc tài Trung Quốc.
Source:APChina: Professor killed party official at Fudan University
Cảnh sát xác định nghi phạm bị tạm giữ là một giáo sư 39 tuổi có họ là Giang (Jiang, 江) nói rằng anh ta đã dùng dao để gây án trong khuôn viên trường Đại Học ở Thượng Hải.
Nhà trường cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng Bí thư chi bộ đảng cộng sản Vương Vĩnh Trân (Wang Yongzhen, 王永珍) 49 tuổi, đã bị giết vào chiều thứ Hai và nhà trường đã thành lập một nhóm công tác để hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra của cảnh sát.
Trong tuyên bố của họ, cảnh sát cho biết Giáo sư Họ Giang gặp nhiều khó khăn với Bí thư Vương đến mức không còn chịu đựng được nên đã ra tay hành động, và đã thừa nhận tội lỗi của mình. Đại học Phúc Đán cũng từng là hiện trường của một vụ giết người khác vào năm 2013 khi một sinh viên tốt nghiệp đầu độc bạn cùng phòng của mình sau một cuộc tranh cãi.
Các bí thư chi bộ đảng có mặt ở khắp các cơ sở của Trung Quốc, chịu trách nhiệm duy trì sự khống chế tư tưởng của đồng nghiệp, ngăn chặn việc phổ biến các khái niệm Tây phương về nhân quyền và tự do ngôn luận. Trong trường Đại Học Phúc Đán, Vương Vĩnh Trân và nhiều đảng viên khác chịu trách nhiệm bảo đảm sinh viên và giảng viên luôn trung thành với đảng.
Đại học Phúc Đán được xếp hạng là một trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên hệ mạnh mẽ với nước ngoài, mặc dù mối liên hệ của nó với Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.
Vài nghìn người đã tập hợp tại thủ đô của Hung Gia Lợi vào hôm thứ Bảy 5 tháng Sáu để chống lại thỏa thuận với Đại học Phúc Đán mở một chi nhánh tại thành phố này, với lý do kinh phí và mối quan hệ của Đại Học này với bọn cầm quyền độc tài Trung Quốc.
Source:AP
Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô: Kiên Trì trong Cầu Nguyện
Vũ Văn An
14:37 09/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 10-June-2021 theo giờ Việt Nam
Theo VaticanNews, trong hơn một năm nay, bắt đầu từ tháng 5 năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành các buổi yết kiến chung hàng tuần vào sáng thứ tư để trình bầy loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện. Thứ tư hôm qua, 9 tháng Tư, trong bài giáo áp chót về chủ đề cầu nguyện tại Sân San Damaso, ngài nói đến mối liên hệ giữa việc cầu nguyện không ngừng, đức tin và cuộc sống hàng ngày, dựa vào thư thứ nhất gửi tín hữu Têsalônica và cuộc hành trình cầu nguyện của người Hành Hương Nga thế kỷ 19.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong bài giáo lý áp chót này về cầu nguyện, chúng ta sẽ nói về sự kiên trì trong việc cầu nguyện. Đó là một lời mời, đúng hơn là một mệnh lệnh Sách Thánh ngỏ với chúng ta. Cuộc hành trình tâm linh của người hành hương Nga bắt đầu khi ông đọc được câu viết của Thánh Phaolô trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Têsalônica: “Hãy cầu nguyện liên lỉ, luôn luôn và hãy tạ ơn vì mọi sự” (5: 17-18). Lời lẽ của Thánh Tông đồ đã khiến người đàn ông này xúc động và ông tự hỏi làm thế nào có thể cầu nguyện mà không bị gián đoạn, vì cuộc sống của chúng ta bị phân mảnh thành rất nhiều khoảnh khắc khác nhau, vốn không luôn làm ta tập trung. Từ câu hỏi này, ông bắt đầu cuộc tìm hiểu của mình, một điều sẽ dẫn ông khám phá ra việc gọi là cầu nguyện bằng trái tim. Nó bao gồm việc lặp đi lặp lại bằng đức tin câu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!” Một lời cầu nguyện đơn giản, nhưng rất đẹp đẽ. Một lời cầu nguyện, dần dần, tự thích ứng với nhịp thở và kéo dài suốt cả ngày. Nó ra sao vậy? “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Tôi không nghe được anh chị em. Nói lớn hơn chút đi! “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Và anh chị em hãy lặp đi lặp lại câu đó, lặp đi lặp lại, nhé! Điều này rất quan trọng. Thật vậy, hơi thở không bao giờ ngừng, ngay cả khi chúng ta ngủ; và cầu nguyện là hơi thở của cuộc sống.
Vậy làm thế nào để luôn có thể duy trì được trạng thái cầu nguyện? Sách Giáo lý đưa ra những trích dẫn thật đẹp đẽ từ lịch sử linh đạo, nhấn mạnh đến nhu cầu cầu nguyện liên tục, vì nó là điểm tựa cho sự hiện hữu của Kitô hữu. Tôi sẽ xem xét một số trong các trích dẫn này.
Đan sĩ Evagrius Ponticus quả quyết như sau: “Chúng ta không được lệnh phải làm việc, phải tỉnh thức và ăn chay liên tục” - không, điều này không được yêu cầu - “nhưng có nguyên tắc đặt ra là chúng ta phải cầu nguyện không ngừng” (2742). Trái tim cầu nguyện. Vì thế, có một nhiệt tình trong đời sống Kitô hữu, không bao giờ được sai chạy. Nó giống như ngọn lửa thiêng được lưu giữ trong các ngôi đền cổ xưa, cháy liên tục và các tư tế có nhiệm vụ duy trì cho nó luôn cháy sáng. Vì vậy, trong chúng ta cũng phải có một ngọn lửa thiêng, cháy liên tục và không gì có thể dập tắt được. Và nó không phải là việc dễ dàng. Nhưng đó là cách nó phải như vậy.
Thánh Gioan Kim Khẩu, một mục tử khác biết chú ý đến cuộc sống đời thực, đã giảng: “Ngay cả khi đi dạo nơi công cộng hoặc đi dạo một mình, hoặc ngồi trong cửa hàng của bạn, trong khi mua bán, hoặc ngay cả khi đang nấu ăn” (2743). Những lời cầu nguyện ngắn: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”, “Lạy Chúa, xin phù giúp con”. Như thế, cầu nguyện là một loại khuông nhạc, trong đó, chúng ta khắc ghi giai điệu cuộc đời mình. Nó không trái ngược với việc làm hàng ngày, nó không mâu thuẫn với nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm nho nhỏ; có thể nói, đó là nơi mọi hành động tìm thấy ý nghĩa, lý do và sự bình yên của nó. Trong cầu nguyện.
Chắc chắn, việc đưa những nguyên tắc này vào thực hành không hề dễ dàng. Một người cha và một người mẹ, bị cuốn hút vào hàng nghìn trách vụ, có thể cảm thấy nhớ tiếc thời điểm trong đời họ khi họ dễ dàng tìm được thời gian và không gian thường xuyên để cầu nguyện. Rồi xuất hiện con cái, công việc, cuộc sống gia đình, cha mẹ già yếu… Người ta có ấn tượng rằng sẽ không bao giờ có thể vượt qua được tất cả những điều này. Và vì vậy quả là điều tốt khi chúng ta nghĩ đến việc Thiên Chúa, Cha của chúng ta, Đấng phải chăm sóc tất cả vũ trụ, nhưng luôn nhớ đến mỗi người chúng ta. Vì vậy, chúng ta cũng phải luôn nhớ đến Người!
Chúng ta cũng có thể nhớ rằng trong phong trào đơn tu Kitô giáo, việc làm luôn được coi trọng, không những vì bổn phận luân lý phải chu cấp cho bản thân và người khác, mà còn vì một loại cân bằng, sự cân bằng bên trong - công việc, phải không? Thật nguy hiểm cho con người khi nuôi dưỡng một sở thích quá trừu tượng đến mức mất tiếp xúc với thực tại. Công việc giúp chúng ta tiếp xúc với thực tại. Bàn tay của đan sĩ chắp lại để cầu nguyện mang đủ vết chai của những người cầm xẻng và cuốc. Khi, trong Tin Mừng Luca (xem 10: 38-42), Chúa Giêsu nói với Thánh Martha rằng điều duy nhất thực sự cần thiết là lắng nghe Thiên Chúa, Người không hề có ý chê bai nhiều việc phục vụ được bà thực hiện một cách hết sức nỗ lực.
Mọi sự trong con người đều có tính “nhị phân”: cơ thể chúng ta cân đối, chúng ta có hai cánh tay, hai con mắt, hai bàn tay… Vì vậy, công việc và cầu nguyện cũng bổ sung cho nhau. Cầu nguyện – vốn là “hơi thở” của mọi sự - vẫn là tấm phông sống động của công việc, ngay cả trong những thời điểm mà điều này không minh nhiên. Thật vô nhân đạo khi anh chị em bị cuốn hút vào công việc đến mức không còn tìm được thì giờ để cầu nguyện.
Đồng thời, lời cầu nguyện xa lạ với cuộc sống là lời cầu nguyện không lành mạnh. Lời cầu nguyện nào tự làm mình ra xa lạ với tính cụ thể của cuộc sống sẽ trở thành chủ nghĩa vụ tâm linh, hay tệ hơn, chủ nghĩa vụ nghi lễ. Chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu, sau khi cho các môn đệ thấy vinh quang của Người trên Núi Tabor, không muốn kéo dài giây phút ngây ngất đó, nhưng thay vào đó, cùng họ xuống núi và tiếp tục cuộc hành trình hàng ngày. Vì trải nghiệm đó phải lưu lại trong trái tim họ như ánh sáng và sức mạnh của đức tin nơi họ; cũng là ánh sáng và sức mạnh cho những ngày sắp đến: những ngày Khổ Nạn. Bằng cách này, thời gian dành riêng để ở với Thiên Chúa làm sống lại đức tin, một điều giúp chúng ta trong các thực tế sống, và ngược lại, đức tin nuôi dưỡng việc cầu nguyện, không gián đoạn. Trong tính tuần hoàn giữa đức tin, đời sống và cầu nguyện này, người ta giữ ngọn lửa đời sống Kitô hữu luôn cháy sáng, điều mà Thiên Chúa luôn mong đợi nơi chúng ta.
Và chúng ta hãy lặp đi lặp lại lời cầu nguyện đơn giản, lời cầu nguyện thật rất tốt đẹp để lặp đi lặp lại trong ngày. Chúng ta hãy xem xem anh chị em còn nhớ hay không. Tất cả hãy cùng đọc: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con, một kẻ tội lỗi!”. Liên tục đọc lời cầu nguyện này sẽ giúp anh chị em kết hợp với Chúa Giêsu. Cảm ơn anh chị em.
Facebook đình chỉ tài khoản của cựu tổng thống Trump trong 2 năm
Đặng Tự Do
16:12 09/06/2021
Hôm thứ Sáu, cựu Tổng thống Donald Trump đã đả kích Facebook sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội tuyên bố sẽ tạm ngưng tài khoản của ông trong ít nhất hai năm vì mạng xã hội này thực thi “các giao thức mới sẽ được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ”.
“Phán quyết của Facebook là một sự xúc phạm đối với con số kỷ lục 75 triệu người, cộng với nhiều người khác, những người đã bỏ phiếu cho chúng tôi trong cuộc bầu cử Tổng thống gian lận vào năm 2020”, cựu tổng thống Trump nói trong một tuyên bố. “Họ không thể được yên đối với sự kiểm duyệt và làm im tiếng này, và cuối cùng, chúng ta sẽ thắng. Đất nước của chúng ta không thể bị tiếp tục lạm dụng như thế này!”
Các tài khoản Facebook và Instagram của cựu tổng thống Trump sẽ vẫn bị tạm ngưng cho đến ngày 7 tháng Giêng năm 2023 và sẽ được kích hoạt lại “nếu rủi ro đối với an toàn công cộng đã giảm xuống”, theo Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của công ty Nick Clegg trong một bài đăng trên trang web của mạng xã hội này.
“Chúng tôi sẽ đánh giá các yếu tố bên ngoài, bao gồm các trường hợp bạo lực, hạn chế hội họp ôn hòa và các dấu hiệu bất ổn dân sự khác”, Clegg viết. “Nếu chúng tôi xác định rằng vẫn còn nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn công cộng, chúng tôi sẽ gia hạn những hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định và tiếp tục đánh giá lại cho đến khi rủi ro đó giảm bớt”.
“Khi lệnh đình chỉ cuối cùng được dỡ bỏ, sẽ có một loạt các biện pháp trừng phạt leo thang nhanh chóng và nghiêm ngặt sẽ được kích hoạt nếu ông Trump vi phạm thêm trong tương lai, bao gồm cả việc xóa vĩnh viễn các trang và tài khoản của ông ấy”.
Chính sách mới của Facebook được đưa ra sau khi một hội đồng giám sát ủng hộ việc đình chỉ tài khoản của cựu tổng thống Trump nhưng chỉ trích rằng việc “đình chỉ vô thời hạn” là một hình phạt không nên xảy ra.
Tài khoản của cựu tổng thống Trump đã bị đình chỉ ngay sau khi những người biểu tình tấn công dữ dội Điện Capitol vào ngày 6 tháng Giêng.
Source:Newsmax
Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho rằng Chúng ta cần nỗ lực lớn để tái dạy giáo lý cho người Công Giáo về Bí tích Thánh Thể
Đặng Tự Do
16:14 09/06/2021
Đức Tổng Giám Mục San Francisco cho biết trong tuần này cần phải có một “nỗ lực lớn” để “dạy giáo lý lại” cho những người Công Giáo về Bí tích Thánh Thể và sự xứng đáng để rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào thứ Năm trên EWTN Pro-Life Weekly, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói rằng vấn đề “tính nhất quán Thánh Thể” áp dụng cho tất cả người Công Giáo, chứ không chỉ các quan chức Công Giáo mà thôi. Các giám mục dự kiến sẽ thảo luận về chủ đề này tại cuộc họp mùa xuân sắp tới của các ngài từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 6 và bỏ phiếu về việc có nên bắt đầu soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể hay không.
Về sự xứng đáng của người Công Giáo để rước lễ - bao gồm cả các chính trị gia công khai ủng hộ những luật lệ liên quan đến các tệ nạn nghiêm trọng như phá thai - “chúng tôi đã tranh luận và thảo luận về vấn đề này trong một thời gian rất dài, ít nhất là 20 năm nay”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói trên EWTN Pro-Life Weekly.
“Tôi nhận ra rằng vấn đề là dân chúng ta không hiểu hành động Rước lễ thực sự có ý nghĩa gì, và nhu cầu phải có một cuộc sống xứng đáng để Rước lễ”, ngài nói.
“Vì vậy, chắc chắn, tính nhất quán của bí tích Thánh Thể áp dụng cho mọi người Công Giáo. Những người Công Giáo nổi bật trong đời sống xã hội có một trách nhiệm bổ sung, liên quan đến chứng tá nào mà họ đưa ra. Nhưng tính nhất quán của bí tích Thánh Thể áp dụng cho tất cả người Công Giáo. Vì vậy, chúng ta cần phải có một nỗ lực rất lớn trong việc tái dạy giáo lý cho mọi người về điều này”.
Tại cuộc họp trực tuyến mùa xuân sắp tới của các ngài, các giám mục Hoa Kỳ dự kiến sẽ cân nhắc và bỏ phiếu về việc có nên bắt đầu soạn thảo một văn kiện về tính nhất quán của Bí tích Thánh Thể hay không.
Thuật ngữ “tính nhất quán Thánh Thể”, được sử dụng trong các tài liệu Aparecida năm 2007 của các giám mục Mỹ châu La tinh và Caribê, đề cập đến “sự nhất quán giữa cách chúng ta nhận Bí Tích Thánh Thể, và cách mà chúng ta sống cuộc sống của chúng ta, để xứng đáng đón nhận Thánh Thể,” Đức Cha Cordileone giải thích.
Tài liệu mà Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio lúc bấy giờ đã đóng góp vào sự phát triển cũng ghi nhận vai trò của các quan chức công quyền trong việc bảo vệ sự thánh thiêng của cuộc sống trong các vấn đề như phá thai và an tử. Khi các quan chức Công Giáo ủng hộ những điều này và “những tội ác nghiêm trọng khác đối với cuộc sống và gia đình”, họ không được lên rước lễ, các giám mục khẳng định như trên trong Aparecida.
Một số giám mục, dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Blasé Cupich của Chicago, đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Gomez trong nỗ lực trì hoãn các cuộc thảo luận về Bí Tích Thánh Thể của các giám mục Hoa Kỳ. Ngài lập luận rằng chủ đề này đòi hỏi một sự trao đổi trực tiếp giữa các Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục Gomez trả lời trong một bản ghi nhớ ngày 22 tháng 5 rằng chương trình xem xét tài liệu về Bí tích Thánh Thể đã được ủy ban thường vụ của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ phê duyệt, và sẽ diễn ra theo kế hoạch tại cuộc họp sắp tới.
“Sẽ có một cuộc tranh luận”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone xác nhận. Nếu các giám mục tiến tới việc soạn thảo một tài liệu, thì Ủy ban Giáo lý sẽ viết tài liệu đó, toàn văn của tài liệu đó sẽ được tranh luận và biểu quyết tại cuộc họp mùa thu của các giám mục vào tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha: Hiệp nhất trong tình yêu, chúng ta, những người Kitô hữu có thể làm thay đổi thế giới
Thanh Quảng sdb
17:50 09/06/2021
Đức Thánh Cha: Hiệp nhất trong tình yêu, chúng ta, những người Kitô hữu có thể làm thay đổi thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các thành viên của Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17”, một sáng kiến đại kết giúp xây dựng sự hiệp thông của tình bạn và tình yêu giữa các Giáo hội tin Chúa Kitô hướng tới sự hiệp nhất.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Mọi sự đều được phát sinh ra những cuộc gặp gỡ huynh đệ. Tình yêu làm thay đổi thế giới, nhưng nó phải làm thay đổi chúng ta trước. Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những suy tư này trong một thông điệp video gửi đến Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17”, mà các thành viên của Phong trào đã bắt đầu một Đại hội hai ngày bắt đầu vào thứ Tư (8/6/2021) tại Đại học Chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York.
Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” được khởi xướng bởi mục sư Joe Tosini, thuộc phái Tin Lành Ngũ Tuần vào năm 2013. Mặc dù không phải là người Công Giáo, nhưng vị mục sư này cảm thấy có một thôi thúc mạnh mẽ phải cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô mới đắc cử. Mục sư Tosini đã gặp Đức Thánh Cha vài lần.
Phong trào lấy tên là “Gioan 17” lấy ý từ Phúc âm của Thánh Gioan chương 17, trong đó thánh Gioan ghi lại những tâm tình cầu nguyện của Chúa Giêsu “Xin cho chúng nên một”. Phong trào đang có Đại hội về chủ đề “Hòa giải và các mối Quan hệ, một cách thế mới để hòa giải các Giáo hội của Chúa Kitô”.
Những đứa con cùng một Cha
Trong thông điệp được phát đi bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô cắt nghĩa rằng Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” giống như những người ngồi nhăm nhi ly cà phê cappuccino, ăn tối hoặc ăn kem và họ phát hiện ra họ là anh chị em với nhau. Họ nhận ra điều này không phải vì màu da, quốc tịch, xuất xứ hay những hình thức sống đức tin, mà vì họ là anh chị em, “con một Cha”. Và ngay cả khi không có bàn ăn uống, không có cà phê cappuccino, kem hoặc một thức uống nào đó vì nghèo khổ hay chiến tranh, Đức Thánh Cha nói, chúng ta vẫn có thể là anh chị em... ĐTC nhấn mạnh: “Không cần nại đến xuất xứ, quốc tịch hay màu da vì chúng ta là con cùng một Cha”.
Gặp gỡ với Chúa Kitô
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tình yêu không đòi hỏi kiến thức thần học sâu sắc, dù điều này có cần thiết. “Tình yêu là một cuộc gặp gỡ của cuộc sống, trước hết là với con người của Chúa Giêsu; và từ cuộc gặp gỡ tình yêu này phát sinh ra tình bạn, tình anh chị em và niềm xác tín mình là con cái của một Cha”. ĐTC nói: “Mọi thứ được khởi đi từ một cuộc gặp gỡ huynh đệ”. Với cuộc sống chia sẻ và dâng hiến cho một mục đích cao cả hơn, “tình yêu có thể làm thay đổi thế giới, nhưng trước hết, nó phải thay đổi chính chúng ta trước”. “Cùng nhau trong tình yêu, các Kitô hữu chúng ta có thể thay đổi thế giới, chúng ta có thể thay đổi chính mình, bởi vì Thiên Chúa là Tình yêu!”
Tình yêu sống chứ không được dạy bảo
ĐTC lưu ý rằng những cuộc gặp gỡ của ngài với Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” đã mang lại cho ngài niềm hy vọng và niềm vui, ĐTC khuyến khích các thành viên hãy tiếp tục đồng hành cùng nhau và chia sẻ cuộc sống trong tình huynh đệ.
Chúng ta hay nhầm lẫn tình yêu dưới cái nhìn của triết học duy tâm thuần túy; ĐTC nói thực ra tình yêu là một thực thể cụ thể, nó mang lại sự sống cho người khác, giống như Chúa Giêsu đã thực hiện. “Dù bạn có yêu hay không, Thiên Chúa tình yêu đã trở thành xác phàm, tình yêu đó là con đường dẫn chúng ta đến sự sống”. Đức Thánh Cha nói thêm: Tình yêu đó không được dạy, mà là được sống, và Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” dạy ta tình yêu bằng cách sống đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các thành viên của Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17”, một sáng kiến đại kết giúp xây dựng sự hiệp thông của tình bạn và tình yêu giữa các Giáo hội tin Chúa Kitô hướng tới sự hiệp nhất.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Mọi sự đều được phát sinh ra những cuộc gặp gỡ huynh đệ. Tình yêu làm thay đổi thế giới, nhưng nó phải làm thay đổi chúng ta trước. Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những suy tư này trong một thông điệp video gửi đến Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17”, mà các thành viên của Phong trào đã bắt đầu một Đại hội hai ngày bắt đầu vào thứ Tư (8/6/2021) tại Đại học Chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York.
Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” được khởi xướng bởi mục sư Joe Tosini, thuộc phái Tin Lành Ngũ Tuần vào năm 2013. Mặc dù không phải là người Công Giáo, nhưng vị mục sư này cảm thấy có một thôi thúc mạnh mẽ phải cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô mới đắc cử. Mục sư Tosini đã gặp Đức Thánh Cha vài lần.
Phong trào lấy tên là “Gioan 17” lấy ý từ Phúc âm của Thánh Gioan chương 17, trong đó thánh Gioan ghi lại những tâm tình cầu nguyện của Chúa Giêsu “Xin cho chúng nên một”. Phong trào đang có Đại hội về chủ đề “Hòa giải và các mối Quan hệ, một cách thế mới để hòa giải các Giáo hội của Chúa Kitô”.
Những đứa con cùng một Cha
Trong thông điệp được phát đi bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô cắt nghĩa rằng Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” giống như những người ngồi nhăm nhi ly cà phê cappuccino, ăn tối hoặc ăn kem và họ phát hiện ra họ là anh chị em với nhau. Họ nhận ra điều này không phải vì màu da, quốc tịch, xuất xứ hay những hình thức sống đức tin, mà vì họ là anh chị em, “con một Cha”. Và ngay cả khi không có bàn ăn uống, không có cà phê cappuccino, kem hoặc một thức uống nào đó vì nghèo khổ hay chiến tranh, Đức Thánh Cha nói, chúng ta vẫn có thể là anh chị em... ĐTC nhấn mạnh: “Không cần nại đến xuất xứ, quốc tịch hay màu da vì chúng ta là con cùng một Cha”.
Gặp gỡ với Chúa Kitô
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tình yêu không đòi hỏi kiến thức thần học sâu sắc, dù điều này có cần thiết. “Tình yêu là một cuộc gặp gỡ của cuộc sống, trước hết là với con người của Chúa Giêsu; và từ cuộc gặp gỡ tình yêu này phát sinh ra tình bạn, tình anh chị em và niềm xác tín mình là con cái của một Cha”. ĐTC nói: “Mọi thứ được khởi đi từ một cuộc gặp gỡ huynh đệ”. Với cuộc sống chia sẻ và dâng hiến cho một mục đích cao cả hơn, “tình yêu có thể làm thay đổi thế giới, nhưng trước hết, nó phải thay đổi chính chúng ta trước”. “Cùng nhau trong tình yêu, các Kitô hữu chúng ta có thể thay đổi thế giới, chúng ta có thể thay đổi chính mình, bởi vì Thiên Chúa là Tình yêu!”
Tình yêu sống chứ không được dạy bảo
ĐTC lưu ý rằng những cuộc gặp gỡ của ngài với Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” đã mang lại cho ngài niềm hy vọng và niềm vui, ĐTC khuyến khích các thành viên hãy tiếp tục đồng hành cùng nhau và chia sẻ cuộc sống trong tình huynh đệ.
Chúng ta hay nhầm lẫn tình yêu dưới cái nhìn của triết học duy tâm thuần túy; ĐTC nói thực ra tình yêu là một thực thể cụ thể, nó mang lại sự sống cho người khác, giống như Chúa Giêsu đã thực hiện. “Dù bạn có yêu hay không, Thiên Chúa tình yêu đã trở thành xác phàm, tình yêu đó là con đường dẫn chúng ta đến sự sống”. Đức Thánh Cha nói thêm: Tình yêu đó không được dạy, mà là được sống, và Phong trào “Sống Tâm tình Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan chương 17” dạy ta tình yêu bằng cách sống đó.
VietCatholic TV
Hi hữu: Một người ở quê hương Đức Giáo Hoàng đã từng có vợ và hai con vừa được phong chức linh mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:01 09/06/2021
Luis Avagliano đã từng là phó tế vĩnh viễn trong 27 năm, nhưng sau cái chết của vợ anh gần bảy năm trước, anh cảm nhận được ơn gọi của Chúa để trở thành “cha của nhiều đứa trẻ nữa” và mới được thụ phong linh mục tại quê hương của Đức Giáo Hoàng. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết như trên trong bản tin ngày 8 tháng Sáu.
Vị linh mục mới thụ phong, 68 tuổi, đã kết hôn 38 năm với Flora. Flora đã qua đời năm 2014. Hai vợ chồng có hai con, cả hai đều tham dự Thánh lễ truyền chức linh mục do Đức Cha Carlos José Tissera của giáo phận Quilmes cử hành.
Lễ phong chức diễn ra tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nơi Avagliano đã từng là phó tế và bây giờ được chỉ định làm linh mục.
Phát biểu với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, vị linh mục nói rằng lễ phong chức của ngài là “thánh lễ sâu sắc và xúc động từ đầu đến cuối” và đó là một “kinh nghiệm thật mạnh mẽ” khi được thụ phong linh mục.
Tham dự thánh lễ có hai người con của Avagliano, là những người đã nồng nhiệt ủng hộ quyết định trở thành linh mục của Avagliano khi anh nói với họ về điều đó gần hai năm trước.
Vị tân linh mục cho biết anh luôn gần gũi với Chúa khi lớn lên cùng với hai chị gái trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo ở khu phố La Boca của Buenos Aires. Ngài nói rằng cha mẹ ngài đã dành cho ngài tình yêu và sự chăm sóc, là tấm gương cho ngài khi ngài bắt đầu xây dựng gia đình riêng của mình.
Một trong những kinh nghiệm khó khăn nhất đối với Avagliano đã xảy ra năm anh 15 tuổi, là lúc cha anh qua đời, và ba tháng rưỡi sau, chị gái Avagliano cũng qua đời. Avagliano nói rằng niềm tin vào Chúa và sự gần gũi của mẹ anh với anh và người chị gái khác đã cho phép gia đình họ tiếp tục đứng vững.
“Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi, Ngài đã ban cho tôi sức mạnh để giúp đỡ và hỗ trợ mẹ tôi. Niềm tin của mẹ tôi cùng với sự đồng hành của bà giúp chúng tôi tiếp tục thăng tiến trong đức tin. Chúng tôi không ngừng tin cậy nơi Chúa. Sức mạnh của Chúa không thể giải thích được, bạn hãy cảm nhận điều đó và trải nghiệm điều đó,” ngài nói.
Vị linh mục cho biết mẹ ngài đã truyền lại đức tin đó cho ngài từ khi ngài còn nhỏ, vì bà luôn đưa ngài đến dâng lễ tại giáo xứ Thánh Gioan Thánh Sử, nơi ngài đã lãnh nhận các bí tích ban đầu, được thêm xức, sau đó kết hôn và khi sinh con đã rửa tội cho con ở đó.
Luis Avagliano và Flora hẹn hò 4 năm trước khi kết hôn vào năm anh 23 tuổi. Anh và vợ làm giáo lý viên tại nhiều giáo xứ khác nhau. Nhà của anh luôn được chúc phúc với những lời cầu nguyện, và việc tham dự Thánh lễ mỗi cuối tuần. Anh đi lễ hàng ngày thường xuyên nhất có thể.
Sau khi học xong, Avagliano đã làm việc gần 48 năm, chủ yếu là công chức nhà nước, và nghỉ hưu vào năm 2020. Trong phần lớn thời gian này, anh làm phó tế trong giáo phận của mình.
Vị linh mục được huấn luyện phó tế trong chương trình đào tạo phó tế của giáo phận khi đang học luật. Tuy nhiên, vào cuối hai năm đầu tại trường đại học, anh cảm thấy mong muốn được phục vụ nhiều hơn cho Giáo hội và đã kết thúc việc học luật của mình.
“Vào cuối năm thứ hai đó, tôi nhận ra rằng điểm mạnh của tôi là với Giáo Hội hơn là với nghề luật, vì vậy tôi đã cống hiến hết mình cho Giáo hội. Tôi đã học trong sáu năm và sau đó được phong chức phó tế vào ngày 12 tháng 12 năm 1993”.
Bên cạnh những trách nhiệm trong công việc, Avagliano dành cả cuộc đời mình để chăm sóc gia đình. Họ cùng nhau là “một gia đình rất thân thiết, rất yêu thương, chúng tôi rất hòa thuận. May mắn thay, chúng tôi đã cầu nguyện và luôn có Lời Chúa, sự đồng hành của Chúa hướng dẫn chúng tôi trong mọi công việc,” anh nói thêm.
Đối với Cha Avagliano “món quà của cuộc sống hôn nhân thật đẹp. Bạn huấn luyện con cái của bạn để chúng cũng hiểu biết và nội tâm hóa đức tin Công Giáo, Chúa Ba Ngôi và tình yêu của Đức Trinh Nữ Maria. Chúng tôi luôn đồng hành với nhau trên hành trình đức tin”.
Vị tân linh mục cho biết ông luôn cảm thấy “một lời kêu gọi rất mạnh mẽ từ Chúa” và “tình yêu đó đã xuyên thấu trái tim tôi và đang dẫn dắt và soi sáng cho tôi,” cho đến một ngày, sau cái chết của vợ anh và một vài năm phân định, lời kêu gọi ơn gọi linh mục đã trở thành hiện thực.
Trong thánh lễ truyền chức, Đức Cha Tissera đã nói với Cha Avagliano rằng “không phải ngẫu nhiên mà lễ truyền chức của bạn là vào năm Thánh Giuse, bởi vì giống như thánh nhân, bạn đã trải nghiệm vẻ đẹp của tình yêu như một cặp vợ chồng, kinh nghiệm của hôn nhân, niềm vui được làm cha; trách nhiệm của việc xây dựng một tổ ấm, niềm vui khi mong đợi con cái và sự chào đời của chúng; niềm vui không gì sánh được của những tiếng bập bẹ đầu tiên của một đứa bé khi nhìn vào mắt bạn và nói từ tuyệt vời nhất: bố ơi.”
Vị giám mục nhận xét rằng: “Bạn đã cảm thấy trong trái tim và trên lưng mình trách nhiệm chu cấp cho cuộc sống gia đình bằng công việc và bảo đảm việc học hành của chúng; bạn cũng đã phải chịu đựng sự đau lòng trước cái chết của vợ và đứa cháu yêu quý của bạn; và cũng đã dâng mình cho Chúa trong vai trò một phó tế. Trong rất nhiều điều bạn giống như Thánh Giuse”
Cha Avagliano nói rằng việc Thiên Chúa kêu gọi anh sống trọn cả hai ơn gọi là một sứ mệnh lớn lao và một ân sủng vĩ đại mà anh đã vui mừng đón nhận. “Tôi biết ơn Chúa vì Ngài đã tin tôi và đặt niềm tin vào tôi,” ngài nói, và nhấn mạnh rằng “mọi thứ bạn nhận được từ Chúa, bạn không thể không trả lại cho Ngài”.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Chaput phê bình một số giám mục Công Giáo đã quá tuân thủ trong việc đóng cửa nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 09/06/2021
1. Facebook đình chỉ tài khoản của cựu tổng thống Trump trong 2 năm
Hôm thứ Sáu, cựu Tổng thống Donald Trump đã đả kích Facebook sau khi gã khổng lồ truyền thông xã hội tuyên bố sẽ tạm ngưng tài khoản của ông trong ít nhất hai năm vì mạng xã hội này thực thi “các giao thức mới sẽ được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ”.
“Phán quyết của Facebook là một sự xúc phạm đối với con số kỷ lục 75 triệu người, cộng với nhiều người khác, những người đã bỏ phiếu cho chúng tôi trong cuộc bầu cử Tổng thống gian lận vào năm 2020”, cựu tổng thống Trump nói trong một tuyên bố. “Họ không thể được yên đối với sự kiểm duyệt và làm im tiếng này, và cuối cùng, chúng ta sẽ thắng. Đất nước của chúng ta không thể bị tiếp tục lạm dụng như thế này!”
Các tài khoản Facebook và Instagram của cựu tổng thống Trump sẽ vẫn bị tạm ngưng cho đến ngày 7 tháng Giêng năm 2023 và sẽ được kích hoạt lại “nếu rủi ro đối với an toàn công cộng đã giảm xuống”, theo Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của công ty Nick Clegg trong một bài đăng trên trang web của mạng xã hội này.
“Chúng tôi sẽ đánh giá các yếu tố bên ngoài, bao gồm các trường hợp bạo lực, hạn chế hội họp ôn hòa và các dấu hiệu bất ổn dân sự khác”, Clegg viết. “Nếu chúng tôi xác định rằng vẫn còn nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn công cộng, chúng tôi sẽ gia hạn những hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định và tiếp tục đánh giá lại cho đến khi rủi ro đó giảm bớt”.
“Khi lệnh đình chỉ cuối cùng được dỡ bỏ, sẽ có một loạt các biện pháp trừng phạt leo thang nhanh chóng và nghiêm ngặt sẽ được kích hoạt nếu ông Trump vi phạm thêm trong tương lai, bao gồm cả việc xóa vĩnh viễn các trang và tài khoản của ông ấy”.
Chính sách mới của Facebook được đưa ra sau khi một hội đồng giám sát ủng hộ việc đình chỉ tài khoản của cựu tổng thống Trump nhưng chỉ trích rằng việc “đình chỉ vô thời hạn” là một hình phạt không nên xảy ra.
Tài khoản của cựu tổng thống Trump đã bị đình chỉ ngay sau khi những người biểu tình tấn công dữ dội Điện Capitol vào ngày 6 tháng Giêng.
Source:Newsmax
2. Đức Tổng Giám Mục Chaput phê bình một số giám mục Công Giáo đã “quá tuân thủ” trong việc đóng cửa nhà thờ
Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa của Philadelphia nhận định rằng một số giám mục Công Giáo đã “quá tuân thủ” các hạn chế của liên bang và tiểu bang đối với việc đóng cửa các nhà thờ trong đại dịch gần đây.
“Nếu bạn không tiếp cận với những người cô đơn, đau khổ và chết trong thời điểm như đại dịch, thì bạn không phải là Giáo hội, và điều đó rất, rất tệ cho tất cả những người có liên quan”, Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa Charles Chaput nhận định như trên trong chương trình Fox Nation của Fox News.
Đức Tổng Giám Mục Chaput đã được phỏng vấn bởi Tucker Carlson vào hôm thứ Sáu về cuốn sách mới “Những điều đáng để chết cho: Những suy nghĩ về một cuộc sống đáng sống”. Ngài nói rằng một số nhà lãnh đạo Giáo hội đã đấu tranh để giữ cho các nhà thờ được mở cửa trong bối cảnh các hạn chế của đại dịch, nhưng nói thêm rằng một số các giám mục khác đã “quá tuân thủ”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài thông cảm với hoàn cảnh của các giám mục và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội, vì một phần thiết yếu của Kitô Giáo là “hợp tác” để phục vụ công ích.
“Nhưng thời gian trôi qua và các nhà lãnh đạo nhận thấy tác động của điều này đối với Giáo Hội của mình, đối với tôi, có vẻ như các ngài nên kiên quyết hơn trong việc sẵn sàng phục vụ những người cần đến sự chăm sóc của các ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput đã từng là Tổng Giám mục của Philadelphia trong hơn tám năm, và trước đó, đã từng là Tổng Giám mục của Denver trong 14 năm. Ngài sinh ra tại Kansas năm 1944, gia nhập Dòng Phanxicô Capuchin năm 1965, và được thụ phong linh mục năm 1970. Ngài được tấn phong giám mục thành phố Rapid, Nam Dakota năm 1988, trước khi được bổ nhiệm vào tổng giáo phận Denver năm 1997.
Đức Cha Chaput là người Mỹ bản địa thứ hai được tấn phong giám mục ở Hoa Kỳ, và là thành viên của Bộ lạc Potawatomi.
Trả lời những người tránh nghĩ về cái chết, Chaput nói, “Nó có thể khiến mọi người lo lắng hơn khi nghĩ về cái chết và đó là lý do tại sao họ giả vờ như mình sẽ không bao giờ chết”.
“Họ không muốn nghĩ về những gì xảy ra sau cuộc sống này”, ngài nói.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho rằng “Chúng ta cần 'nỗ lực lớn' để 'tái dạy giáo lý' cho người Công Giáo về Bí tích Thánh Thể”
Đức Tổng Giám Mục San Francisco cho biết trong tuần này cần phải có một “nỗ lực lớn” để “dạy giáo lý lại” cho những người Công Giáo về Bí tích Thánh Thể và sự xứng đáng để rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào thứ Năm trên EWTN Pro-Life Weekly, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói rằng vấn đề “tính nhất quán Thánh Thể” áp dụng cho tất cả người Công Giáo, chứ không chỉ các quan chức Công Giáo mà thôi. Các giám mục dự kiến sẽ thảo luận về chủ đề này tại cuộc họp mùa xuân sắp tới của các ngài từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 6 và bỏ phiếu về việc có nên bắt đầu soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể hay không.
Về sự xứng đáng của người Công Giáo để rước lễ - bao gồm cả các chính trị gia công khai ủng hộ những luật lệ liên quan đến các tệ nạn nghiêm trọng như phá thai - “chúng tôi đã tranh luận và thảo luận về vấn đề này trong một thời gian rất dài, ít nhất là 20 năm nay”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói trên EWTN Pro-Life Weekly.
“Tôi nhận ra rằng vấn đề là dân chúng ta không hiểu hành động Rước lễ thực sự có ý nghĩa gì, và nhu cầu phải có một cuộc sống xứng đáng để Rước lễ”, ngài nói.
“Vì vậy, chắc chắn, tính nhất quán của bí tích Thánh Thể áp dụng cho mọi người Công Giáo. Những người Công Giáo nổi bật trong đời sống xã hội có một trách nhiệm bổ sung, liên quan đến chứng tá nào mà họ đưa ra. Nhưng tính nhất quán của bí tích Thánh Thể áp dụng cho tất cả người Công Giáo. Vì vậy, chúng ta cần phải có một nỗ lực rất lớn trong việc tái dạy giáo lý cho mọi người về điều này”.
Tại cuộc họp trực tuyến mùa xuân sắp tới của các ngài, các giám mục Hoa Kỳ dự kiến sẽ cân nhắc và bỏ phiếu về việc có nên bắt đầu soạn thảo một văn kiện về tính nhất quán của Bí tích Thánh Thể hay không.
Thuật ngữ “tính nhất quán Thánh Thể”, được sử dụng trong các tài liệu Aparecida năm 2007 của các giám mục Mỹ châu La tinh và Caribê, đề cập đến “sự nhất quán giữa cách chúng ta nhận Bí Tích Thánh Thể, và cách mà chúng ta sống cuộc sống của chúng ta, để xứng đáng đón nhận Thánh Thể,” Đức Cha Cordileone giải thích.
Tài liệu mà Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio lúc bấy giờ đã đóng góp vào sự phát triển cũng ghi nhận vai trò của các quan chức công quyền trong việc bảo vệ sự thánh thiêng của cuộc sống trong các vấn đề như phá thai và an tử. Khi các quan chức Công Giáo ủng hộ những điều này và “những tội ác nghiêm trọng khác đối với cuộc sống và gia đình”, họ không được lên rước lễ, các giám mục khẳng định như trên trong Aparecida.
Một số giám mục, dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Blasé Cupich của Chicago, đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Gomez trong nỗ lực trì hoãn các cuộc thảo luận về Bí Tích Thánh Thể của các giám mục Hoa Kỳ. Ngài lập luận rằng chủ đề này đòi hỏi một sự trao đổi trực tiếp giữa các Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục Gomez trả lời trong một bản ghi nhớ ngày 22 tháng 5 rằng chương trình xem xét tài liệu về Bí tích Thánh Thể đã được ủy ban thường vụ của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ phê duyệt, và sẽ diễn ra theo kế hoạch tại cuộc họp sắp tới.
“Sẽ có một cuộc tranh luận”, Đức Tổng Giám Mục Cordileone xác nhận. Nếu các giám mục tiến tới việc soạn thảo một tài liệu, thì Ủy ban Giáo lý sẽ viết tài liệu đó, toàn văn của tài liệu đó sẽ được tranh luận và biểu quyết tại cuộc họp mùa thu của các giám mục vào tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Con giun xéo lắm cũng quằn: Uất ức, Giáo sư Toán đâm chết bí thư chi bộ đảng tại Đại học Phúc Đán
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 09/06/2021
1. Con giun xéo lắm cũng quằn: Giáo sư Toán đâm chết bí thư chi bộ tại Đại học Phúc Đán
Một giáo sư đã dùng dao đâm tới tấp giết chết bí thư Đảng Cộng sản tại khoa Toán của Đại học Phúc Đán (Fudan, 复旦)danh tiếng của Trung Quốc. Cảnh sát và ban Giám Hiệu nhà trường cho biết như trên.
Cảnh sát xác định nghi phạm bị tạm giữ là một giáo sư 39 tuổi có họ là Giang (Jiang, 江) nói rằng anh ta đã dùng dao để gây án trong khuôn viên trường Đại Học ở Thượng Hải.
Nhà trường cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng Bí thư chi bộ đảng cộng sản Vương Vĩnh Trân (Wang Yongzhen, 王永珍) 49 tuổi, đã bị giết vào chiều thứ Hai và nhà trường đã thành lập một nhóm công tác để hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra của cảnh sát.
Trong tuyên bố của họ, cảnh sát cho biết Giáo sư Họ Giang gặp nhiều khó khăn với Bí thư Vương đến mức không còn chịu đựng được nên đã ra tay hành động, và đã thừa nhận tội lỗi của mình. Đại học Phúc Đán cũng từng là hiện trường của một vụ giết người khác vào năm 2013 khi một sinh viên tốt nghiệp đầu độc bạn cùng phòng của mình sau một cuộc tranh cãi.
Các bí thư chi bộ đảng có mặt ở khắp các cơ sở của Trung Quốc, chịu trách nhiệm duy trì sự khống chế tư tưởng của đồng nghiệp, ngăn chặn việc phổ biến các khái niệm Tây phương về nhân quyền và tự do ngôn luận. Trong trường Đại Học Phúc Đán, Vương Vĩnh Trân và nhiều đảng viên khác chịu trách nhiệm bảo đảm sinh viên và giảng viên luôn trung thành với đảng.
Đại học Phúc Đán được xếp hạng là một trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên hệ mạnh mẽ với nước ngoài, mặc dù mối liên hệ của nó với Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.
Vài nghìn người đã tập hợp tại thủ đô của Hung Gia Lợi vào hôm thứ Bảy 5 tháng Sáu để chống lại thỏa thuận với Đại học Phúc Đán mở một chi nhánh tại thành phố này, với lý do kinh phí và mối quan hệ của Đại Học này với bọn cầm quyền độc tài Trung Quốc.
Source:AP
2. Những vấn đề liên quan đến Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops
Hôm Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa 6 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự gần gũi với tất cả người dân Canada bị tổn thương bởi phát hiện gây choáng váng về hài cốt của 215 trẻ em ở Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, là trường nội trú bản địa lớn nhất Canada.
Ngài nói:
“Tôi đau đớn theo dõi tin tức đến từ Canada về sự phát hiện gây kinh hoàng liên quan đến hài cốt của 215 trẻ em, là học sinh của Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, ở tỉnh British Columbia. Tôi tham gia cùng các giám mục Canada và toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Canada bày tỏ sự gần gũi của tôi với người dân Canada, bị tổn thương bởi tin tức gây kinh hoàng này. Khám phá đáng buồn càng nâng cao nhận thức về những đau đớn và đau khổ trong quá khứ. Mong các nhà chức trách chính trị và tôn giáo của Canada tiếp tục cộng tác với quyết tâm làm sáng tỏ câu chuyện đáng buồn đó và khiêm tốn dấn thân vào con đường hòa giải và hàn gắn.
Những khoảnh khắc khó khăn này làm dấy lên một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với tất cả chúng ta, hãy rời xa mô hình thuộc địa, cũng như thoát khỏi chế độ thực dân ý thức hệ ngày nay, và sánh bước bên nhau trong đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các quyền và các giá trị văn hóa của tất cả những đứa trẻ ở Canada.
Chúng ta hãy phó thác cho Chúa linh hồn của tất cả những trẻ em đã qua đời trong khu nội trú trường học ở Canada và cầu nguyện cho các gia đình và cộng đồng bản địa Canada đang bị đau đớn. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng.”
Mặc dù nói về nỗi buồn và sự đau khổ, nhưng Đức Giáo Hoàng đã tránh xin lỗi.
Ngôi trường này được mở cửa vào năm 1890 và được điều hành bởi cả những người Công Giáo lẫn chính phủ liên bang Canada. Chính phủ liên bang tiếp quản quyền quản lý vào năm 1969 và điều hành nó như một khu nhà nội trú cho học sinh theo học các trường học ban ngày. Nó đã bị đóng cửa vào năm 1978.
Kể từ khi việc phát hiện ra hài cốt được loan tin rộng rãi trên báo chí vào ngày 30 tháng 5, đã có những áp lực ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo ở Canada, và cả ở Vatican, phải xin lỗi công khai và chính thức về những “tội ác” gây ra ở trường này và các trường nội trú khác trên khắp đất nước.
Gần 3/4 trong số 130 trường nội trú tại Canada do các phái bộ truyền giáo Công Giáo điều hành. Họ là những tổ chức Công Giáo được nhà nước tài trợ nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada. Nhà nước đã thừa nhận rằng các hành vi lạm dụng tình dục và thể chất là một thực tế ở nhiều trung tâm này, nơi trẻ em bị đánh vì nói tiếng mẹ đẻ.
Thảm kịch về những đứa trẻ mất tích, những ngôi mộ không được đánh dấu và nghĩa trang bên cạnh các trường nội trú đã được ghi nhận bởi Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia vào năm 2013. Ủy ban đã đưa ra một báo cáo cuối cùng đề xuất một số biện pháp, bao gồm cả một lời xin lỗi chính thức từ Tòa thánh.
Những thi hài được tìm thấy tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops đã được tìm thấy bằng cách sử dụng radar xuyên đất, nhưng đến nay, các thi hài này vẫn chưa được khai quật để xác định chính xác.
Cho nên, vẫn chưa biết những đứa trẻ này chết vì lý do gì, và vào thời kỳ Giáo Hội coi sóc ngôi trường này hay trong thời gian chính quyền Canada trực tiếp trông coi.
Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông vô cùng thất vọng vì Vatican đã không đưa ra lời xin lỗi, đồng thời kêu gọi Giáo Hội phải có trách nhiệm: “Là một người Công Giáo, tôi vô cùng thất vọng về quan điểm mà Giáo Hội Công Giáo đã chọn vào lúc này và trong nhiều năm qua”.
“Khi tôi đến Vatican vài năm trước, tôi đã trực tiếp yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô tiến ra và xin lỗi, xin tha thứ, bồi thường, cung cấp những hồ sơ, và chúng tôi vẫn thấy sự kháng cự từ Giáo Hội, có thể từ Giáo Hội ở Canada”.
Trudeau nói rằng Giáo Hội “im lặng” và “không có bước tiến nào”.
“Nó không cho thấy sự lãnh đạo, thẳng thắn mà nói, được cho là cốt lõi của đức tin của chúng ta, về sự tha thứ, về trách nhiệm, về việc thừa nhận sự thật”, ông nói.
Nhiều giám mục đã lên tiếng và đưa ra các tuyên bố. Vào năm 2018, các giám mục Canada đã nói rằng Đức Giáo Hoàng không thể đích thân xin lỗi về những gì đã xảy ra ở các trường nội trú. Các giáo hội United, Tin lành Trưởng lão và Anh giáo đã xin lỗi về vai trò của họ trong vụ lạm dụng. Chính phủ Canada cũng đã xin lỗi và đề nghị bồi thường.
Trong số các giám mục đã xin lỗi trong những ngày gần đây có Đức Tổng Giám Mục của Vancouver, đã lên tiếng hôm thứ Tư, ba ngày sau khi việc phát hiện hài cốt được báo cáo.
“Tôi viết thư này để bày tỏ lời xin lỗi chân thành và lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình và cộng đồng đã bị tàn phá bởi tin tức khủng khiếp này”, Đức Tổng Giám Mục Michael Miller đã viết trên Twitter. “Không nghi ngờ gì nữa, Giáo hội đã sai lầm khi thực hiện chính sách thực dân của chính phủ dẫn đến sự tàn phá đối với trẻ em, gia đình và cộng đồng”.
Đức Cha Thomas Dowd của Giáo phận Sault Ste. Marie đưa ra một tuyên bố nói rằng những cái chết được phát hiện là khủng khiếp, nhưng việc chôn lấp hoàn toàn là kinh khủng: “Thực tế về những cái chết ở trường nội trú đã đủ tồi tệ, nhưng thậm chí còn tệ hơn nữa là sự thiếu tôn trọng đối với những người đã chết. Thành thật mà nói, tại sao lại phải sử dụng đến radar xuyên đất để xác định vị trí của những đứa trẻ này? Người chết không có nghĩa là vô danh, hoặc bị lãng quên”.
Ngài cũng đưa ra lời xin lỗi chân thành tới tất cả người dân bản địa của Canada, và đặc biệt là giáo phận của ngài, “những người mà tôi đang khám phá nền văn hóa và di sản hiện nay”.
“Thành thật mà nói, tôi không chắc lời xin lỗi đó có giá trị gì hay không, vì tôi chỉ là một người đàn ông và mới đến chỗ này gần đây, nhưng dù thế nào tôi cũng cam kết sẽ học hỏi từ các bạn, lắng nghe các bạn và bước đi cùng các bạn”, Đức Cha Dowd viết.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục của Toronto đã lên tiếp trả lời các yêu cầu đòi Đức Giáo Hoàng phải xin lỗi.
Đức Hồng Y Thomas Collins của Toronto cho biết vào ngày 3 tháng 6 rằng: Điều này sẽ đòi hỏi “một số bước từ lãnh đạo chính phủ và giáo hội cũng như các cam kết quan trọng về hậu cần, tài chính và các cân nhắc khác”. Đức Hồng Y đã ban hành một tuyên bố bằng văn bản và trả lời cho “những câu hỏi thường gặp” về vấn đề Trường Nội Trú dành cho người bản địa do Giáo Hội điều hành.
Xuất hiện trên đài truyền hình CBC vào hôm Chúa Nhật, Đức Hồng Y Collins gọi những nhận xét của thủ tướng Trudeau là “cực kỳ vô ích” và “không được thông tin”. Ngài nhấn mạnh rằng hồ sơ của trường hiện có tại Bảo tàng British Columbia.
Source:Crux