Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Mười Mùa Quanh Năm 10/6/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:08 09/06/2018
BÀI ĐỌC I: St 3, 9-15
"Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con đã nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng, và con đang ẩn núp". Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi không được ăn ư? Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn". Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".
Thiên Chúa phán bảo con rắn rằng: "Bởi vì mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân Người". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Đáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi và Chúa rất giàu ơn cứu độ (c. 7).
Xướng: 1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa; lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu! Dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Đáp.
2) Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Đáp.
3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong hồng đông dậy. - Đáp.
4) Israel đang mong đợi Chúa: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác. - Đáp:
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 4, 13 - 5, 1
"Chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy có cùng một tinh thần đức tin, như đã chép rằng: "Tôi đã tin, nên tôi đã nói"; và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Vì chưng mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.
Bởi thế, chúng ta không thối chí; trái lại, mặc dầu con người bên ngoài của chúng ta bị tiêu huỷ đi, nhưng con người bên trong của chúng ta ngày càng được canh tân. Vì nỗi gian truân nhất thời và nhẹ nhàng của chúng ta hiện nay chuẩn bị cho chúng ta một khối lượng vô kể đầy vinh quang đời đời. Chúng ta ngắm nhìn không phải những điều trông thấy được, mà là những điều không trông thấy được; vì những điều trông thấy được thì tạm thời, còn những điều không trông thấy được thì vĩnh cửu.
Vì chúng ta biết rằng nếu căn nhà chúng ta cư ngụ ở trần gian là chiếc lều này bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi định cư vĩnh cửu trên trời do Thiên Chúa thiết lập, chứ không phải do tay người phàm làm ra. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: x. 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 3, 20-35
"Satan phải diệt vong".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: "Ngài mất trí". Và những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ". Khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Và nếu một nhà mà tự phân tán, thì nhà đó không thể đứng vững được. Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y.
Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Chúa Thánh Thần, muôn đời sẽ không bao giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Đó là vì họ nói: "Người bị thần ô uế ám".
Và mẹ cùng anh em Người đến, đứng ở ngoài sai người vào mời Chúa ra. Bấy giờ có đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình Người rằng: "Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy". Người trả lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?" Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói: "Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta". Đó là lời Chúa.
"Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con đã nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng, và con đang ẩn núp". Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi không được ăn ư? Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn". Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".
Thiên Chúa phán bảo con rắn rằng: "Bởi vì mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân Người". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Đáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi và Chúa rất giàu ơn cứu độ (c. 7).
Xướng: 1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa; lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu! Dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Đáp.
2) Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Đáp.
3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa con, hơn người lính gác mong hồng đông dậy. - Đáp.
4) Israel đang mong đợi Chúa: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho khỏi mọi điều gian ác. - Đáp:
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 4, 13 - 5, 1
"Chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy có cùng một tinh thần đức tin, như đã chép rằng: "Tôi đã tin, nên tôi đã nói"; và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Vì chưng mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.
Bởi thế, chúng ta không thối chí; trái lại, mặc dầu con người bên ngoài của chúng ta bị tiêu huỷ đi, nhưng con người bên trong của chúng ta ngày càng được canh tân. Vì nỗi gian truân nhất thời và nhẹ nhàng của chúng ta hiện nay chuẩn bị cho chúng ta một khối lượng vô kể đầy vinh quang đời đời. Chúng ta ngắm nhìn không phải những điều trông thấy được, mà là những điều không trông thấy được; vì những điều trông thấy được thì tạm thời, còn những điều không trông thấy được thì vĩnh cửu.
Vì chúng ta biết rằng nếu căn nhà chúng ta cư ngụ ở trần gian là chiếc lều này bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi định cư vĩnh cửu trên trời do Thiên Chúa thiết lập, chứ không phải do tay người phàm làm ra. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: x. 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 3, 20-35
"Satan phải diệt vong".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: "Ngài mất trí". Và những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ". Khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Và nếu một nhà mà tự phân tán, thì nhà đó không thể đứng vững được. Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y.
Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Chúa Thánh Thần, muôn đời sẽ không bao giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Đó là vì họ nói: "Người bị thần ô uế ám".
Và mẹ cùng anh em Người đến, đứng ở ngoài sai người vào mời Chúa ra. Bấy giờ có đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình Người rằng: "Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy". Người trả lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?" Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói: "Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta". Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 09/06/2018
74. CUỐI CÙNG LÀ TÔI SAY
“Giũ Sợi ký” là tên một tuồng kịch do Côn sơn Lương Bá Long diễn vai chính.
Một hôm huyện trưởng Thanh Bồ thấy Đồ Xích Thuỷ và Lương Bá Long đến thăm, bèn mời ông ta diễn vở kịch “Giũ Sợi ký”, khi nghe đến câu mùi mẫm thì cung kính nâng ly mời Lương Bá Long, nếu không thì sẽ bị phạt rượu.
Lương Bá Long nói:
- “Cuối cùng là tôi say.”
Và cả hai người đều cười vang.
(Sóng ngược)
Suy tư 74:
Người đời có nhiều cách say :
Có người say vì rượu,
Có người say vì tình,
Có người say vì cờ bạc...
Người say vì tình thì đắm mình trong tình, có khi không màng đến chuyện học hành công danh sự nghiệp; người say vì nhậu nhẹt thì tối ngày chỉ làm bạn với lưu linh, không màng đến chuyện trời đất và gia đình; người say vì cờ bạc thì làm cho mình trở thành thân tàn ma dại, và gia đình trở thành nơi ngục tù đói rách...
Nhưng ở đời có một loại say mà không nhất thiết là phải đi nghiêng bên này ngã bên kia, đó là say mê quyền lực, người say mê quyền lực là người có những âm mưu rất “tế nhị”: họ ít uống rượu và không ham chơi bời để cho mọi người thấy họ rất đàng hoàng, để cho cấp trên tín nhiệm, họ không nóng vội nhưng biết xởi lởi với người sai lỗi để cho người ta biết họ là người tốt biết thông cảm, nhưng khi họ đã có quyền lực trong tay thì nanh vuốt lòi ra làm hại anh em đồng bạn và là kẻ nguy hại cho những ai dám chống lại họ...
Người Ki-tô hữu có một thứ say vừa êm dịu vừa thánh thiện, đó là say mê chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và luôn suy gẫm lời của Ngài. Nói theo kiểu nói tu đức đây là thứ say mê tình ái của Đức Chúa Giê-su.
Say rượu thế gian và say mê tình ái của Đức Chúa Giê-su, tôi chọn loại nào giữa thế gian ô trọc này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
“Giũ Sợi ký” là tên một tuồng kịch do Côn sơn Lương Bá Long diễn vai chính.
Một hôm huyện trưởng Thanh Bồ thấy Đồ Xích Thuỷ và Lương Bá Long đến thăm, bèn mời ông ta diễn vở kịch “Giũ Sợi ký”, khi nghe đến câu mùi mẫm thì cung kính nâng ly mời Lương Bá Long, nếu không thì sẽ bị phạt rượu.
Lương Bá Long nói:
- “Cuối cùng là tôi say.”
Và cả hai người đều cười vang.
(Sóng ngược)
Suy tư 74:
Người đời có nhiều cách say :
Có người say vì rượu,
Có người say vì tình,
Có người say vì cờ bạc...
Người say vì tình thì đắm mình trong tình, có khi không màng đến chuyện học hành công danh sự nghiệp; người say vì nhậu nhẹt thì tối ngày chỉ làm bạn với lưu linh, không màng đến chuyện trời đất và gia đình; người say vì cờ bạc thì làm cho mình trở thành thân tàn ma dại, và gia đình trở thành nơi ngục tù đói rách...
Nhưng ở đời có một loại say mà không nhất thiết là phải đi nghiêng bên này ngã bên kia, đó là say mê quyền lực, người say mê quyền lực là người có những âm mưu rất “tế nhị”: họ ít uống rượu và không ham chơi bời để cho mọi người thấy họ rất đàng hoàng, để cho cấp trên tín nhiệm, họ không nóng vội nhưng biết xởi lởi với người sai lỗi để cho người ta biết họ là người tốt biết thông cảm, nhưng khi họ đã có quyền lực trong tay thì nanh vuốt lòi ra làm hại anh em đồng bạn và là kẻ nguy hại cho những ai dám chống lại họ...
Người Ki-tô hữu có một thứ say vừa êm dịu vừa thánh thiện, đó là say mê chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và luôn suy gẫm lời của Ngài. Nói theo kiểu nói tu đức đây là thứ say mê tình ái của Đức Chúa Giê-su.
Say rượu thế gian và say mê tình ái của Đức Chúa Giê-su, tôi chọn loại nào giữa thế gian ô trọc này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 10 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:52 09/06/2018
Chúa Nhật 10 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 3, 20-35.
“Sa tan đã tận số.”
Bạn thân mến,
“Đoàn kết là sức mạnh mà chia rẻ thì chết” đó là câu nói mà mỗi người trong chúng ta đều biết là ám chỉ đến một cộng đoàn, một nhóm nhỏ hay một cộng đống khi họ tự cắn xé nhau, tự chia rẻ nhau. Ngay cả sa tan cũng sẽ bị tan rã nếu chúng chia rẻ nhau.
1. Không chia rẻ khi có lợi cho nhau.
Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta vừa nghe, Đức Chúa Giê-su đã chỉ ra rõ ràng cho chúng ta biết ngay cả ma quỷ cũng biết đoàn kết khi đi cám dỗ con người, thì chắc chắn rằng nó sẽ không chia rẻ nhau; con người ta cũng vậy, dù là thành phần xã hội đen hay thành phần bất hảo thì vẫn cứ sát cánh đoàn kết bên nhau khi lợi lộc còn, nhưng khi lợi lộc không còn nữa, thì họ sẽ trở lại cắn xé nhau và chia rẻ nhau.
2. Đức tin làm cho người Ki-tô hữu đoàn kết với nhau.
Bởi vì chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép Rửa cho nên người Ki-tô hữu đã trở nên một đại gia đình trong Chúa Ki-tô. Đức tin làm cho người Ki-tô hữu trở nên kiên cường trong việc chống trả lại với chước cám dỗ tiền tài danh vọng của ma quỷ; đức mến làm cho thế gian nhận biết người Ki-tô hữu là những người con của Cha trên trời khi họ phục vụ tha nhân, và đức cậy làm cho họ dù trong hoàn cảnh nào cũng có sự trông cậy vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ban cho họ.
3. Chia rẻ là bản chất của ma quỷ.
Ma quỷ sẽ không chia rẻ nhau khi vẫn còn mối lợi cho nó, kẻ ma giáo cũng sẽ rất được kết để được chia lợi, nhưng khi lợi lộc đã hết thì chính ma quỷ trong hỏa ngục và những người ma giáo ở thế gian sẽ trở mặt lại để cắn xé nhau, bởi vì ma quỷ thì không có yêu thương và nơi người ma giáo thì không có tình người mà chỉ có lợi lộc chóng qua, cho nên như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: đạo lý của họ là cái bụng, và chỉ thỏa mãn cái bụng nên họ sẽ không còn chỗ cho con tim và tình người...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã mở ra cho chúng ta một con đường để chúng ta trở thành anh chị em với nhau, và trở thành người thân thiết của Ngài đó là yêu mến và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống, bởi vì khi chúng ta yêu mến và thực hành lời Ngài là chúng ta đã trở thành cha mẹ, anh em, chị em và là bạn hữu của Chúa, lúc đó thì sẽ không có sự chia rẻ nhau vì tình vì tiền hay vì danh vọng, nhưng là vì sự yêu thương và hợp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, họ trở nên chi thể của thân thế mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 3, 20-35.
“Sa tan đã tận số.”
Bạn thân mến,
“Đoàn kết là sức mạnh mà chia rẻ thì chết” đó là câu nói mà mỗi người trong chúng ta đều biết là ám chỉ đến một cộng đoàn, một nhóm nhỏ hay một cộng đống khi họ tự cắn xé nhau, tự chia rẻ nhau. Ngay cả sa tan cũng sẽ bị tan rã nếu chúng chia rẻ nhau.
1. Không chia rẻ khi có lợi cho nhau.
Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta vừa nghe, Đức Chúa Giê-su đã chỉ ra rõ ràng cho chúng ta biết ngay cả ma quỷ cũng biết đoàn kết khi đi cám dỗ con người, thì chắc chắn rằng nó sẽ không chia rẻ nhau; con người ta cũng vậy, dù là thành phần xã hội đen hay thành phần bất hảo thì vẫn cứ sát cánh đoàn kết bên nhau khi lợi lộc còn, nhưng khi lợi lộc không còn nữa, thì họ sẽ trở lại cắn xé nhau và chia rẻ nhau.
2. Đức tin làm cho người Ki-tô hữu đoàn kết với nhau.
Bởi vì chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép Rửa cho nên người Ki-tô hữu đã trở nên một đại gia đình trong Chúa Ki-tô. Đức tin làm cho người Ki-tô hữu trở nên kiên cường trong việc chống trả lại với chước cám dỗ tiền tài danh vọng của ma quỷ; đức mến làm cho thế gian nhận biết người Ki-tô hữu là những người con của Cha trên trời khi họ phục vụ tha nhân, và đức cậy làm cho họ dù trong hoàn cảnh nào cũng có sự trông cậy vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ban cho họ.
3. Chia rẻ là bản chất của ma quỷ.
Ma quỷ sẽ không chia rẻ nhau khi vẫn còn mối lợi cho nó, kẻ ma giáo cũng sẽ rất được kết để được chia lợi, nhưng khi lợi lộc đã hết thì chính ma quỷ trong hỏa ngục và những người ma giáo ở thế gian sẽ trở mặt lại để cắn xé nhau, bởi vì ma quỷ thì không có yêu thương và nơi người ma giáo thì không có tình người mà chỉ có lợi lộc chóng qua, cho nên như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: đạo lý của họ là cái bụng, và chỉ thỏa mãn cái bụng nên họ sẽ không còn chỗ cho con tim và tình người...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã mở ra cho chúng ta một con đường để chúng ta trở thành anh chị em với nhau, và trở thành người thân thiết của Ngài đó là yêu mến và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống, bởi vì khi chúng ta yêu mến và thực hành lời Ngài là chúng ta đã trở thành cha mẹ, anh em, chị em và là bạn hữu của Chúa, lúc đó thì sẽ không có sự chia rẻ nhau vì tình vì tiền hay vì danh vọng, nhưng là vì sự yêu thương và hợp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, họ trở nên chi thể của thân thế mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:55 09/06/2018
23. Nghĩa đức với bình an là tương quan với nhau, nếu muốn bình an thì trước hết phải thực hành nghĩa đức.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican phát hành tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Vùng Amazon
Thanh Quảng sdb
01:03 09/06/2018
Vatican phát hành tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Vùng Amazon
Tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng vùng Amazon vào năm 2019, vừa được phát hành hôm thứ Sáu vừa qua 8/6/2018 tại Vatican, kêu gọi “một Giáo hội với khuôn mặt Amazon” tìm kiếm “một mô hình phát triển dựa trên sự thay thế bị tách rời để đạt được một sự đoàn kết đạo đức bao gồm trách nhiệm về một hệ sinh thái đích thực, tự nhiên và nhân bản. ”
Sự chuẩn cho Thượng Hội đồng đặc biệt của Hội đồng Giám mục tại lưu vực sông Amazon qua những học hỏi hầu cung cấp mọi dữ kiện đầy đủ cho Thượng Hội Đồng sẽ được nhóm họp vào tháng 10 năm 2019, với chủ đề: “Con đường mới cho Giáo hội và cho một sinh thái học tích phân” cho vùng Amazon.
Trong tiến trình này việc "lắng nghe những người dân bản địa và các cộng đồng sống trong vùng Amazon... có một tầm mức quan trọng cho sự tồn vinh của Toàn Giáo hội."
Thượng Hội đồng Amazone cho rằng, Thượng Hội Đồng phải vượt lên trên “những giới hạn của Giáo Hội địa phương tại Amazon, bởi vì Thương Hội Đồng tập trung vào Giáo Hội phổ quát, cũng như về tương lai của toàn bộ hành tinh.”
Theo bản Báo cáo của Devin Watkins thì tài liệu tập trung vào ba phần:
- Tài liệu là lời mời gọi Giáo hội “nhìn nhận” bản sắc và tiếng kêu van của lưu vực sông Amazon, để “phân biệt” con đường hướng tới sự thay đổi mục vụ và sinh thái; “hành động” hoặc đồng hành theo những đường hướng mới cho một Giáo Hội với diện mặt Amazon.
Văn kiện cung cấp một loạt các câu hỏi cho các giám mục của khu vực để chia sẻ mối quan tâm mục vụ và sinh thái của họ trước Thượng Hội đồng.
Văn hóa chất thải
Tài liệu cho hay rừng nhiệt đới Amazon là "lá phổi của hành tinh và là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất thế giới." Khu vực này đã và đang bị hủy diệt bởi "một cuộc khủng hoảng sâu rộng" gây ra do "tác nhân con người đã kéo dài từ lâu nay" bởi một nền "văn hóa chất thải bừa bãi ”.
“Amazon là một vùng có đa dạng sinh học phong phú; nó là một vùng tập trung nhiều sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo; nó là một tấm gương của cả nhân loại, cần bảo vệ sự sống, đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu trúc, cá nhân của mọi người, từ mọi quốc gia, và toàn Giáo Hội. ”
Bằng cách tập trung vào Amazon, Thượng Hội đồng Giám mục hy vọng sẽ xây dựng một nhịp cầu cho các sinh vật khác trên thế giới, như tại các lưu vực Congo, Hành lang sinh học Meso Mỹ Châu và các khu rừng nhiệt đới tại Châu Á Thái Bình Dương.
Con Người bị khai thác
Tài liệu cũng phản ánh về sự đa dạng văn hóa xã hội của khu vực, đặc biệt là tác động của “lợi ích kinh tế mở rộng” đối với các dân tộc bản địa.
Tài liệu cho rằng việc khai thác gỗ bừa bãi, ô nhiễm nước và buôn bán ma túy đã khiến cho người dân địa phương có nguy không thể sinh tồn nổi tại địa bản mà phải di dời về các đô thị mà sống.
“Sự tăng trưởng quá mức của các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ ở Amazonia không chỉ làm thương tổn đến sự phong phú về sinh thái của khu vực, rừng nhiệt đới và vùng biển mà còn làm cho dân chúng đã nghèo lại càng nghèo thêm cả về mặt xã hội lẫn văn hóa của họ.
Bột mặt Amazon của Giáo hội
Theo tài liệu thì Giáo Hội Công Giáo, "được mời gọi để đào sâu thêm danh tính của mình cho phù hợp với thực tế của từng lãnh thổ và phát triển phần tâm linh của mình bằng cách lắng nghe sự khôn ngoan của các dân tộc của mình."
Phản ánh cùng nhiều nền văn hóa tại khu vực Amazon, Giáo hội hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tìm ra những cách thức mới để khai triển một "diện mạo Amazon của Giáo hội". Giáo hội hy vọng có thể đáp ứng "trước những tình huống bất công trong khu vực, chẳng hạn như chủ nghĩa khai thác thực dân của các công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại đến hệ sinh thái, áp đặt các mô hình văn hóa và kinh tế xa lạ trên cuộc sống của các sắc tộc nơi đây!”
Vì vậy, thông qua sự tập trung vào thực tế địa phương và về sự đa dạng của các phạm vi cấu trúc thực nghiệm của khu vực, Giáo hội được mời gọi chống lại trào lưu toàn cầu hóa qua sự thờ ơ và đồng loạt quảng bá rộng rãi qua các phương tiện truyền thông để tiến tới một mô hình kinh tế thường không tôn trọng các sắc dân tại Amazon hoặc tại các lãnh thổ của họ. ”
Tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng vùng Amazon vào năm 2019, vừa được phát hành hôm thứ Sáu vừa qua 8/6/2018 tại Vatican, kêu gọi “một Giáo hội với khuôn mặt Amazon” tìm kiếm “một mô hình phát triển dựa trên sự thay thế bị tách rời để đạt được một sự đoàn kết đạo đức bao gồm trách nhiệm về một hệ sinh thái đích thực, tự nhiên và nhân bản. ”
Sự chuẩn cho Thượng Hội đồng đặc biệt của Hội đồng Giám mục tại lưu vực sông Amazon qua những học hỏi hầu cung cấp mọi dữ kiện đầy đủ cho Thượng Hội Đồng sẽ được nhóm họp vào tháng 10 năm 2019, với chủ đề: “Con đường mới cho Giáo hội và cho một sinh thái học tích phân” cho vùng Amazon.
Trong tiến trình này việc "lắng nghe những người dân bản địa và các cộng đồng sống trong vùng Amazon... có một tầm mức quan trọng cho sự tồn vinh của Toàn Giáo hội."
Thượng Hội đồng Amazone cho rằng, Thượng Hội Đồng phải vượt lên trên “những giới hạn của Giáo Hội địa phương tại Amazon, bởi vì Thương Hội Đồng tập trung vào Giáo Hội phổ quát, cũng như về tương lai của toàn bộ hành tinh.”
Theo bản Báo cáo của Devin Watkins thì tài liệu tập trung vào ba phần:
- Tài liệu là lời mời gọi Giáo hội “nhìn nhận” bản sắc và tiếng kêu van của lưu vực sông Amazon, để “phân biệt” con đường hướng tới sự thay đổi mục vụ và sinh thái; “hành động” hoặc đồng hành theo những đường hướng mới cho một Giáo Hội với diện mặt Amazon.
Văn kiện cung cấp một loạt các câu hỏi cho các giám mục của khu vực để chia sẻ mối quan tâm mục vụ và sinh thái của họ trước Thượng Hội đồng.
Văn hóa chất thải
Tài liệu cho hay rừng nhiệt đới Amazon là "lá phổi của hành tinh và là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất thế giới." Khu vực này đã và đang bị hủy diệt bởi "một cuộc khủng hoảng sâu rộng" gây ra do "tác nhân con người đã kéo dài từ lâu nay" bởi một nền "văn hóa chất thải bừa bãi ”.
“Amazon là một vùng có đa dạng sinh học phong phú; nó là một vùng tập trung nhiều sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo; nó là một tấm gương của cả nhân loại, cần bảo vệ sự sống, đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu trúc, cá nhân của mọi người, từ mọi quốc gia, và toàn Giáo Hội. ”
Bằng cách tập trung vào Amazon, Thượng Hội đồng Giám mục hy vọng sẽ xây dựng một nhịp cầu cho các sinh vật khác trên thế giới, như tại các lưu vực Congo, Hành lang sinh học Meso Mỹ Châu và các khu rừng nhiệt đới tại Châu Á Thái Bình Dương.
Con Người bị khai thác
Tài liệu cũng phản ánh về sự đa dạng văn hóa xã hội của khu vực, đặc biệt là tác động của “lợi ích kinh tế mở rộng” đối với các dân tộc bản địa.
Tài liệu cho rằng việc khai thác gỗ bừa bãi, ô nhiễm nước và buôn bán ma túy đã khiến cho người dân địa phương có nguy không thể sinh tồn nổi tại địa bản mà phải di dời về các đô thị mà sống.
“Sự tăng trưởng quá mức của các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ ở Amazonia không chỉ làm thương tổn đến sự phong phú về sinh thái của khu vực, rừng nhiệt đới và vùng biển mà còn làm cho dân chúng đã nghèo lại càng nghèo thêm cả về mặt xã hội lẫn văn hóa của họ.
Bột mặt Amazon của Giáo hội
Theo tài liệu thì Giáo Hội Công Giáo, "được mời gọi để đào sâu thêm danh tính của mình cho phù hợp với thực tế của từng lãnh thổ và phát triển phần tâm linh của mình bằng cách lắng nghe sự khôn ngoan của các dân tộc của mình."
Phản ánh cùng nhiều nền văn hóa tại khu vực Amazon, Giáo hội hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tìm ra những cách thức mới để khai triển một "diện mạo Amazon của Giáo hội". Giáo hội hy vọng có thể đáp ứng "trước những tình huống bất công trong khu vực, chẳng hạn như chủ nghĩa khai thác thực dân của các công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại đến hệ sinh thái, áp đặt các mô hình văn hóa và kinh tế xa lạ trên cuộc sống của các sắc tộc nơi đây!”
Vì vậy, thông qua sự tập trung vào thực tế địa phương và về sự đa dạng của các phạm vi cấu trúc thực nghiệm của khu vực, Giáo hội được mời gọi chống lại trào lưu toàn cầu hóa qua sự thờ ơ và đồng loạt quảng bá rộng rãi qua các phương tiện truyền thông để tiến tới một mô hình kinh tế thường không tôn trọng các sắc dân tại Amazon hoặc tại các lãnh thổ của họ. ”
Bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta: Tình yêu của Thiên Chúa không cần nhiều lời nhưng cần những cử chỉ cụ thể
Đặng Tự Do
03:40 09/06/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về tình yêu vô biên của Thiên Chúa trong bài giảng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu sáng thứ Sáu 08 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài nhấn mạnh rằng sự vĩ đại của Thiên Chúa được thể hiện cả trong những điều nhỏ nhặt và trong sự dịu dàng.
Thiên Chúa là người yêu mến chúng ta trước.
Đức Thánh Cha nói:
“Không phải chúng ta là người yêu mến Thiên Chúa trước,” điều ngược lại mới đúng: “Chính Ngài là Đấng yêu thương chúng ta trước”.
Giải thích về điều này, ngài nói rằng các vị tiên tri đã sử dụng hoa hạnh nhân như một biểu tượng để giải thích thực tại này. Các ngài nhấn mạnh rằng hoa hạnh nhân là loài hoa đầu tiên nở vào mùa xuân.
“Thiên Chúa là như thế: Người luôn là người đầu tiên. Ngài là người đầu tiên chờ đợi chúng ta, người đầu tiên yêu mến chúng ta, người đầu tiên giúp đỡ chúng ta”
Tình yêu của Thiên Chúa là vô hạn
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp, không dễ hiểu tình yêu của Thiên Chúa như được tường thuật trong Bài đọc Một Phụng Vụ ngày hôm nay, trong đó Tông đồ Phaolô nói về “việc rao giảng cho dân ngoại những sự giàu có vượt quá trí hiểu loài người của Chúa Kitô.”
“Đó là tình yêu không thể hiểu được. Một tình yêu vượt qua mọi tri thức. Nó vượt qua mọi thứ. Tình yêu của Thiên Chúa thật tuyệt vời; một nhà thơ mô tả tình yêu ấy như là một ‘biển sâu không đáy không biết đâu là bờ bến. ..’ Đây là tình yêu mà chúng ta phải cố gắng để hiểu, vì đó là tình yêu mà chúng ta nhận được”.
Chúa là một thầy dậy tuyệt vời
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng trong suốt lịch sử ơn cứu rỗi, Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta: “Ngài là một vị Thầy vĩ đại.”
Nhắc lại những lời của tiên tri Hôsê, Đức Thánh Cha giải thích rằng Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu của Ngài qua quyền năng nhưng “bằng cách yêu thương dân Ngài, dạy họ tiến bước, mang vác họ trong vòng tay Ngài, chăm sóc cho họ”.
“Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài như thế nào? Có phải là qua những kỳ công tuyệt tác không? Thưa không: Ngài biến mình nhỏ lại và nhỏ hơn nữa với những cử chỉ của sự dịu dàng và thiện hảo. Ngài tiếp cận con cái của Ngài và với sự gần gũi ấy Ngài làm cho chúng ta hiểu được sự vĩ đại của tình yêu”.
Sự vĩ đại thể hiện nơi sự nhỏ bé
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến với chúng ta. “Ngài đã sai Con Ngài đến trong xác phàm” và “hạ mình cho đến chết”.
Điều này là bí ẩn của tình yêu Thiên Chúa: sự vĩ đại nhất được thể hiện trong sự nhỏ bé nhỏ nhất. Chính điều này cho phép chúng ta hiểu được Kitô giáo.
Suy tư về thái độ mà Chúa Giêsu dạy các Kitô hữu chúng ta nên có, Đức Thánh Cha nói điều này tóm gọn trong việc “thực thi công việc của Thiên Chúa theo cách thế nhỏ bé của chúng ta”: đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
Những công việc của lòng thương xót, mở đường cho tình yêu mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là phải tiếp nối tình yêu vĩ đại Thiên Chúa dành cho mình!
Đừng nói nhiều về tình yêu, nhưng hãy có các cử chỉ cụ thể
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng chúng ta không cần phải có một bài diễn văn tuyệt vời về tình yêu, nhưng hãy là những người nam nữ “biết cách làm những điều nhỏ bé này vì danh Chúa Giêsu, và Chúa Cha”.
“Những công việc của lòng thương xót, là sự tiếp nối của tình yêu này.”
Source: Vatican News - Pope: ‘God’s love has no need for words but for concrete gestures'
Thiên Chúa là người yêu mến chúng ta trước.
Đức Thánh Cha nói:
“Không phải chúng ta là người yêu mến Thiên Chúa trước,” điều ngược lại mới đúng: “Chính Ngài là Đấng yêu thương chúng ta trước”.
Giải thích về điều này, ngài nói rằng các vị tiên tri đã sử dụng hoa hạnh nhân như một biểu tượng để giải thích thực tại này. Các ngài nhấn mạnh rằng hoa hạnh nhân là loài hoa đầu tiên nở vào mùa xuân.
“Thiên Chúa là như thế: Người luôn là người đầu tiên. Ngài là người đầu tiên chờ đợi chúng ta, người đầu tiên yêu mến chúng ta, người đầu tiên giúp đỡ chúng ta”
Tình yêu của Thiên Chúa là vô hạn
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp, không dễ hiểu tình yêu của Thiên Chúa như được tường thuật trong Bài đọc Một Phụng Vụ ngày hôm nay, trong đó Tông đồ Phaolô nói về “việc rao giảng cho dân ngoại những sự giàu có vượt quá trí hiểu loài người của Chúa Kitô.”
“Đó là tình yêu không thể hiểu được. Một tình yêu vượt qua mọi tri thức. Nó vượt qua mọi thứ. Tình yêu của Thiên Chúa thật tuyệt vời; một nhà thơ mô tả tình yêu ấy như là một ‘biển sâu không đáy không biết đâu là bờ bến. ..’ Đây là tình yêu mà chúng ta phải cố gắng để hiểu, vì đó là tình yêu mà chúng ta nhận được”.
Chúa là một thầy dậy tuyệt vời
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng trong suốt lịch sử ơn cứu rỗi, Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta: “Ngài là một vị Thầy vĩ đại.”
Nhắc lại những lời của tiên tri Hôsê, Đức Thánh Cha giải thích rằng Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu của Ngài qua quyền năng nhưng “bằng cách yêu thương dân Ngài, dạy họ tiến bước, mang vác họ trong vòng tay Ngài, chăm sóc cho họ”.
“Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài như thế nào? Có phải là qua những kỳ công tuyệt tác không? Thưa không: Ngài biến mình nhỏ lại và nhỏ hơn nữa với những cử chỉ của sự dịu dàng và thiện hảo. Ngài tiếp cận con cái của Ngài và với sự gần gũi ấy Ngài làm cho chúng ta hiểu được sự vĩ đại của tình yêu”.
Sự vĩ đại thể hiện nơi sự nhỏ bé
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến với chúng ta. “Ngài đã sai Con Ngài đến trong xác phàm” và “hạ mình cho đến chết”.
Điều này là bí ẩn của tình yêu Thiên Chúa: sự vĩ đại nhất được thể hiện trong sự nhỏ bé nhỏ nhất. Chính điều này cho phép chúng ta hiểu được Kitô giáo.
Suy tư về thái độ mà Chúa Giêsu dạy các Kitô hữu chúng ta nên có, Đức Thánh Cha nói điều này tóm gọn trong việc “thực thi công việc của Thiên Chúa theo cách thế nhỏ bé của chúng ta”: đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.
Những công việc của lòng thương xót, mở đường cho tình yêu mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là phải tiếp nối tình yêu vĩ đại Thiên Chúa dành cho mình!
Đừng nói nhiều về tình yêu, nhưng hãy có các cử chỉ cụ thể
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng chúng ta không cần phải có một bài diễn văn tuyệt vời về tình yêu, nhưng hãy là những người nam nữ “biết cách làm những điều nhỏ bé này vì danh Chúa Giêsu, và Chúa Cha”.
“Những công việc của lòng thương xót, là sự tiếp nối của tình yêu này.”
Source: Vatican News - Pope: ‘God’s love has no need for words but for concrete gestures'
Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse trước việc Canberra thông qua luật buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín giải tội
Đặng Tự Do
18:39 09/06/2018
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse của Canberra và Goulburn đã cảnh báo rằng một luật mới của tiểu bang vừa được thông qua vi phạm tự do tôn giáo, không có hiệu quả, và chung cuộc chỉ trừng phạt các linh mục từ chối vi phạm ấn tín giải tội trong các trường hợp liên quan đến hành vi ngược đãi trẻ em.
Quốc Hội của Australian Capital Territory đã thông qua một luật mới, mở rộng các quy định về trách nhiệm báo cáo các vụ lạm dụng tính dục trẻ em và bị các linh mục phải báo cáo các trường hợp các ngài được biết trong tòa giải tội.
Trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo Canberra, Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, ủng hộ nỗ lực bảo vệ trẻ em nhưng nói rằng “vi phạm ấn tín giải tội sẽ không giúp gì trong việc ngăn ngừa sự lạm dụng”.
Đức Tổng Giám Mục Prowse nói rằng luật mới này sẽ chẳng mang lại một hiệu quả nào, một phần vì những kẻ lạm dụng sẽ không thể thú nhận tội ác của họ “nếu họ nghĩ rằng họ sẽ bị báo cáo”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Chính phủ đe dọa tự do tôn giáo bằng cách tự coi mình như một chuyên gia về các thực hành tôn giáo và bằng cách cố gắng thay đổi Bí tích Giải tội trong khi không có cải thiện nào về sự an toàn của trẻ em.”
Thủ hiến New South Wales, là ông Gladys Berejiklian nói: “Đó là những vấn đề phức tạp cần được cân bằng với những gì mọi người tin là tự do tôn giáo”.
Tổng Giáo phận Canberra và Goulburn có chín tháng để đàm phán với chính phủ trước khi luật này có hiệu lực.
Source: Catholic Herald Canberra archbishop clashes with local government over seal of Confession
Quốc Hội của Australian Capital Territory đã thông qua một luật mới, mở rộng các quy định về trách nhiệm báo cáo các vụ lạm dụng tính dục trẻ em và bị các linh mục phải báo cáo các trường hợp các ngài được biết trong tòa giải tội.
Trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo Canberra, Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, ủng hộ nỗ lực bảo vệ trẻ em nhưng nói rằng “vi phạm ấn tín giải tội sẽ không giúp gì trong việc ngăn ngừa sự lạm dụng”.
Đức Tổng Giám Mục Prowse nói rằng luật mới này sẽ chẳng mang lại một hiệu quả nào, một phần vì những kẻ lạm dụng sẽ không thể thú nhận tội ác của họ “nếu họ nghĩ rằng họ sẽ bị báo cáo”.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Chính phủ đe dọa tự do tôn giáo bằng cách tự coi mình như một chuyên gia về các thực hành tôn giáo và bằng cách cố gắng thay đổi Bí tích Giải tội trong khi không có cải thiện nào về sự an toàn của trẻ em.”
Thủ hiến New South Wales, là ông Gladys Berejiklian nói: “Đó là những vấn đề phức tạp cần được cân bằng với những gì mọi người tin là tự do tôn giáo”.
Tổng Giáo phận Canberra và Goulburn có chín tháng để đàm phán với chính phủ trước khi luật này có hiệu lực.
Source: Catholic Herald Canberra archbishop clashes with local government over seal of Confession
Sợi dây gắn bó Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô có tính cốt lõi hơn người ta tưởng
Vũ Văn An
19:03 09/06/2018
Ký giả John L. Allen Jr. của tập san Crux, vừa cho biết một chi tiết nhỏ, nhưng nói lên sự tương đồng cốt lõi giữa Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, mặc dù, hai vị có những dị biệt không thể chối cãi.
Theo ký giả này, từ bên ngoài, Nước Ý thường được mô tả như một thành trì của văn hóa và truyền thống Công Giáo, được coi như “sân sau của Đức Giáo Hoàng”. Trong khi thực ra, dù việc thực hành đức tin ở đây tương đối lành mạnh so với các nước khác ở Tây Âu, nhưng cũng có rất nhiều thành phần duy tục cao ở xứ sở này và giới trẻ Ý lớn lên trong môi trường này thường không tiếp xúc chi với Giáo Hội.
Một nơi bạn thường gặp những người trẻ này là các đại học công cộng của Ý, và trong các thập niên 1980 và 1990, một linh mục trẻ người Ý đã nổi danh nhờ đem số đông lớp người trẻ bị hoàn toàn thế tục hóa này vào đức tin tại Đại Học Tor Vergata đang phát triển mạnh ở Rôma, với tổng số ghi danh gần 30,000 sinh viên.
“Don” Giacomo Tantardini – tên người Ý thường gọi cha, nhưng đối với các sinh viên, ngài chỉ là “Tantarda” – vốn là môn đệ đầu tiên của Don Luigi Giussani, sáng lập viên của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation). Tâm điểm viễn kiến của Cha Giussani là tính trung tâm của cuộc “gặp gỡ” Chúa Kitô, và Cha Tantardini có cái may mắn được phiên dịch điều đó cho giới trẻ tha hóa vốn nghĩ Giáo Hội chỉ là nghi thức, giầu có và quyền lực.
Cuối cùng, Cha Tantardini, qua đời năm 2012, trở thành người hướng dẫn tinh thần của tạp chí Công Giáo 30 Giorni (“30 Ngày”), được xuất bản bởi chính trị gia người Ý, đã trở thành huyền thoại, là Giulio Andreotti, người vốn là ngoại trưởng Ý thập niên 1980 và sau đó là Thủ Tướng Ý từ 1989 tới 1992.
(Andreotti đôi khi được gọi là “the Sphinx” [nhân sư, đầu người mình sư tử] vì sự khó hiểu về chính trị của ông, nhưng một điều luôn hoàn toàn minh bạch là đức tin Công Giáo của ông. Ông tham dự Thánh Lễ mỗi ngày lúc 7 giờ sáng, và sau đó, đứng tại cửa nhà htờ ở Rôma để chào thăm nhiều hành khất được ông tặng tiền. Ông biết tên từng người)
Khi làm mục vụ với những người trẻ được ngài giúp trở lại, Cha Tantardini hiểu ra rằng đại đa số tuyệt đối không có một chút lịch sử thực hành tôn giáo nào cả, nên năm 2001, ngài quyết định thu thập một số lời cầu nguyện đơn giản của Kitô Giáo cùng với những điều cần thiết để xưng tội tốt đẹp. Kết quả, cuốn Chi prega si salva (“Ai cầu nguyện sẽ được cứu rỗi”) trở thành tương đương như cuốn Chicken Soup for the Soul (Cháo Gà cho Linh Hồn), một trong những sách thiêng liêng ngắn ngủi nhưng bình dân nhất xưa này, dù trong trường hợp của Cha Tantardini, cuốn sách hiển nhiên có thực chất nhiều hơn.
Một người ngưỡng mộ Cha Tantardini và cuốn sách của ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI, người đã viết lời tựa cho một ấn bản mới của Chi prega si salva đầu năm 2005, một thời gian ngắn trước khi được bầu làm giáo hoàng. Đức Bênêđictô XVI thực sự là một người hết sức ngưỡng mộ các ciellini, tên người ta quen gọi thành viên của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, ngài đã cử hành thánh lễ an táng Don Giussani, và thành viên một nhóm liên hệ gồm các nữ thánh hiến, Memores Domini, mà biệt danh vị giáo hoàng người Đức đặt cho là “các thiên thần bản mệnh”, hiện vẫn lo việc nhà cho ngài.
Một người rất ái mộ cha Tantardini nữa là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người coi cha như một bạn thân ở Rôma khi vị giáo hoàng tương lai còn là Tổng Giám Mục và Hồng Y ở Buenos Aires. Về phần ngài, Cha Tantardini kể cho bạn hữu hay cha đã mang Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina “trong trái tim” cha như là 1 ứng viên chức giáo hoàng năm 2005 ra sao. Khi cha Tantardini ngã bệnh trước khi qua đời năm 2012, Đức Hồng Y Bergoglio đã cử hành một Thánh Lễ Thêm Sức để cầu nguyện và xin mọi người cầu nguyện cho người bạn tốt lành của mình.
Nay, Đức Phanxicô thêm tiếng nói của mình vào hợp xướng ca ngợi ấn phẩm mới nhất cuốn sách nhỏ của Cha Tantardini, bằng cách viết lời tựa cho ấn bản mới. Lời tựa đề ngày 28 tháng Ba nhưng sẽ được xuất bản vào thứ Ba tới bởi L’Osservatore Romano, nhật báo của Tòa Thánh. Nó sẽ được in cùng với các suy tư trước đó của Đức Bênêđictô XVI.
Đức Phanxicô nổi tiếng là người nhiệt tâm với bí tích xưng tội, và phần lớn lời tựa của ngài dành cho bí tích này. Ngài viết: “Xấu hổ là một ơn thánh thúc giục ta cầu xin tha thứ, giống như hồng phúc nước mắt cũng là một ơn thánh, vì nó rửa sạch đôi mắt ta và giúp ta nhìn thực tại rõ ràng hơn”.
Đức Phanxicô ca ngợi Cha Tantardini vì “trái tim trẻ thơ và lời cầu nguyện của ngài, vì ngài biết chính Chúa đưa ra sáng kiến và ta không thể làm được gì nếu không có Người”.
Đức Giáo Hoàng cũng không quên đưa ra một số lời khuyên thực tế để xưng tội. Ngài viết: “trong tòa giải tội, ta cần cụ thể trong việc tố cáo tội lỗi, không e dè gì cả. Sau đó, ta sẽ thấy chính Chúa bịt miệng ta, như thể muốn nói với ta: ‘thôi đủ rồi!’ Đối với Người, chỉ cần thấy sự buồn rầu của ta, Người đâu có muốn hành hạ linh hồn ta, Người muốn ôm lấy nó. Người muốn ta hân hoan”.
Đức Phanxicô viết thêm: “Ta có thế nào, Chúa Giêsu đến cứu vớt ta thế ấy: ta là những kẻ tội lỗi đáng thương xin được tìm kiếm, được tìm thấy, được ôm vào cánh tay Người và được Người ẵm đi”.
Như một ghi chú đối với lời giới thiệu kép của hai vị giáo hoàng, tưởng nên nhớ rằng trong dư luận bình dân, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô thường được mô tả là đại diện cho hai giải pháp khác nhau về Giáo Hội.
Chắc chắn, có những tương phản ở điều ta có thể gọi là bình diện chính sách giáo hội học: Đức Phanxicô có khuynh hướng dành quyền kiểm soát việc phiên dịch phụng vụ cho các hội đồng giám mục địa phương, trong khi Đức Bênêđíctô XVI thích để nó ở Rôma; Đức Phanxicô đã ra dấu “đèn vàng” cho việc rước lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời, trong khi dưới thời Đức Bênêđíctô XVI nó vẫn ở “đèn đỏ”.
Thế nhưng, nếu được hỏi, cả hai vị chắc chắn sẽ trả lời rằng những vấn đề ấy, tuy quan trọng, nhưng không phải là trọng tâm của vấn đề. Thay vào đó, các ngài nói, trọng tâm này nằm ở mối liên hệ của ta với Chúa Kitô, phát biểu ra trong cầu nguyện, và ở bình diện này, cả hai vị thấy nơi Cha Tantardini một hướng dẫn viên đáng tin cậy.
Tất cả những điều trên có lẽ là một điều nhắc nhở ta rằng các căng thẳng ngày nay trong Giáo Hội Công Giáo, dù không thể chối cãi và cấp thiết, thường không đụng gì đến cốt lõi, và trong cái cốt lõi ấy, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô thường hợp nhất sâu xa hơn người ta hiểu rất nhiều.
Theo ký giả này, từ bên ngoài, Nước Ý thường được mô tả như một thành trì của văn hóa và truyền thống Công Giáo, được coi như “sân sau của Đức Giáo Hoàng”. Trong khi thực ra, dù việc thực hành đức tin ở đây tương đối lành mạnh so với các nước khác ở Tây Âu, nhưng cũng có rất nhiều thành phần duy tục cao ở xứ sở này và giới trẻ Ý lớn lên trong môi trường này thường không tiếp xúc chi với Giáo Hội.
Một nơi bạn thường gặp những người trẻ này là các đại học công cộng của Ý, và trong các thập niên 1980 và 1990, một linh mục trẻ người Ý đã nổi danh nhờ đem số đông lớp người trẻ bị hoàn toàn thế tục hóa này vào đức tin tại Đại Học Tor Vergata đang phát triển mạnh ở Rôma, với tổng số ghi danh gần 30,000 sinh viên.
“Don” Giacomo Tantardini – tên người Ý thường gọi cha, nhưng đối với các sinh viên, ngài chỉ là “Tantarda” – vốn là môn đệ đầu tiên của Don Luigi Giussani, sáng lập viên của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation). Tâm điểm viễn kiến của Cha Giussani là tính trung tâm của cuộc “gặp gỡ” Chúa Kitô, và Cha Tantardini có cái may mắn được phiên dịch điều đó cho giới trẻ tha hóa vốn nghĩ Giáo Hội chỉ là nghi thức, giầu có và quyền lực.
Cuối cùng, Cha Tantardini, qua đời năm 2012, trở thành người hướng dẫn tinh thần của tạp chí Công Giáo 30 Giorni (“30 Ngày”), được xuất bản bởi chính trị gia người Ý, đã trở thành huyền thoại, là Giulio Andreotti, người vốn là ngoại trưởng Ý thập niên 1980 và sau đó là Thủ Tướng Ý từ 1989 tới 1992.
(Andreotti đôi khi được gọi là “the Sphinx” [nhân sư, đầu người mình sư tử] vì sự khó hiểu về chính trị của ông, nhưng một điều luôn hoàn toàn minh bạch là đức tin Công Giáo của ông. Ông tham dự Thánh Lễ mỗi ngày lúc 7 giờ sáng, và sau đó, đứng tại cửa nhà htờ ở Rôma để chào thăm nhiều hành khất được ông tặng tiền. Ông biết tên từng người)
Khi làm mục vụ với những người trẻ được ngài giúp trở lại, Cha Tantardini hiểu ra rằng đại đa số tuyệt đối không có một chút lịch sử thực hành tôn giáo nào cả, nên năm 2001, ngài quyết định thu thập một số lời cầu nguyện đơn giản của Kitô Giáo cùng với những điều cần thiết để xưng tội tốt đẹp. Kết quả, cuốn Chi prega si salva (“Ai cầu nguyện sẽ được cứu rỗi”) trở thành tương đương như cuốn Chicken Soup for the Soul (Cháo Gà cho Linh Hồn), một trong những sách thiêng liêng ngắn ngủi nhưng bình dân nhất xưa này, dù trong trường hợp của Cha Tantardini, cuốn sách hiển nhiên có thực chất nhiều hơn.
Một người ngưỡng mộ Cha Tantardini và cuốn sách của ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI, người đã viết lời tựa cho một ấn bản mới của Chi prega si salva đầu năm 2005, một thời gian ngắn trước khi được bầu làm giáo hoàng. Đức Bênêđictô XVI thực sự là một người hết sức ngưỡng mộ các ciellini, tên người ta quen gọi thành viên của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, ngài đã cử hành thánh lễ an táng Don Giussani, và thành viên một nhóm liên hệ gồm các nữ thánh hiến, Memores Domini, mà biệt danh vị giáo hoàng người Đức đặt cho là “các thiên thần bản mệnh”, hiện vẫn lo việc nhà cho ngài.
Một người rất ái mộ cha Tantardini nữa là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người coi cha như một bạn thân ở Rôma khi vị giáo hoàng tương lai còn là Tổng Giám Mục và Hồng Y ở Buenos Aires. Về phần ngài, Cha Tantardini kể cho bạn hữu hay cha đã mang Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina “trong trái tim” cha như là 1 ứng viên chức giáo hoàng năm 2005 ra sao. Khi cha Tantardini ngã bệnh trước khi qua đời năm 2012, Đức Hồng Y Bergoglio đã cử hành một Thánh Lễ Thêm Sức để cầu nguyện và xin mọi người cầu nguyện cho người bạn tốt lành của mình.
Nay, Đức Phanxicô thêm tiếng nói của mình vào hợp xướng ca ngợi ấn phẩm mới nhất cuốn sách nhỏ của Cha Tantardini, bằng cách viết lời tựa cho ấn bản mới. Lời tựa đề ngày 28 tháng Ba nhưng sẽ được xuất bản vào thứ Ba tới bởi L’Osservatore Romano, nhật báo của Tòa Thánh. Nó sẽ được in cùng với các suy tư trước đó của Đức Bênêđictô XVI.
Đức Phanxicô nổi tiếng là người nhiệt tâm với bí tích xưng tội, và phần lớn lời tựa của ngài dành cho bí tích này. Ngài viết: “Xấu hổ là một ơn thánh thúc giục ta cầu xin tha thứ, giống như hồng phúc nước mắt cũng là một ơn thánh, vì nó rửa sạch đôi mắt ta và giúp ta nhìn thực tại rõ ràng hơn”.
Đức Phanxicô ca ngợi Cha Tantardini vì “trái tim trẻ thơ và lời cầu nguyện của ngài, vì ngài biết chính Chúa đưa ra sáng kiến và ta không thể làm được gì nếu không có Người”.
Đức Giáo Hoàng cũng không quên đưa ra một số lời khuyên thực tế để xưng tội. Ngài viết: “trong tòa giải tội, ta cần cụ thể trong việc tố cáo tội lỗi, không e dè gì cả. Sau đó, ta sẽ thấy chính Chúa bịt miệng ta, như thể muốn nói với ta: ‘thôi đủ rồi!’ Đối với Người, chỉ cần thấy sự buồn rầu của ta, Người đâu có muốn hành hạ linh hồn ta, Người muốn ôm lấy nó. Người muốn ta hân hoan”.
Đức Phanxicô viết thêm: “Ta có thế nào, Chúa Giêsu đến cứu vớt ta thế ấy: ta là những kẻ tội lỗi đáng thương xin được tìm kiếm, được tìm thấy, được ôm vào cánh tay Người và được Người ẵm đi”.
Như một ghi chú đối với lời giới thiệu kép của hai vị giáo hoàng, tưởng nên nhớ rằng trong dư luận bình dân, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô thường được mô tả là đại diện cho hai giải pháp khác nhau về Giáo Hội.
Chắc chắn, có những tương phản ở điều ta có thể gọi là bình diện chính sách giáo hội học: Đức Phanxicô có khuynh hướng dành quyền kiểm soát việc phiên dịch phụng vụ cho các hội đồng giám mục địa phương, trong khi Đức Bênêđíctô XVI thích để nó ở Rôma; Đức Phanxicô đã ra dấu “đèn vàng” cho việc rước lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời, trong khi dưới thời Đức Bênêđíctô XVI nó vẫn ở “đèn đỏ”.
Thế nhưng, nếu được hỏi, cả hai vị chắc chắn sẽ trả lời rằng những vấn đề ấy, tuy quan trọng, nhưng không phải là trọng tâm của vấn đề. Thay vào đó, các ngài nói, trọng tâm này nằm ở mối liên hệ của ta với Chúa Kitô, phát biểu ra trong cầu nguyện, và ở bình diện này, cả hai vị thấy nơi Cha Tantardini một hướng dẫn viên đáng tin cậy.
Tất cả những điều trên có lẽ là một điều nhắc nhở ta rằng các căng thẳng ngày nay trong Giáo Hội Công Giáo, dù không thể chối cãi và cấp thiết, thường không đụng gì đến cốt lõi, và trong cái cốt lõi ấy, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô thường hợp nhất sâu xa hơn người ta hiểu rất nhiều.
Top Stories
Vietnam Bishops' Conference - Open Letter relating to Draft Bill on Van Don, Bac Van Phong, and Phu Quoc Special Administrative- Economic Units
Committee for Justice and Peace
08:31 09/06/2018
The Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Bishop's Conference
To the National Assembly on the Special Zone Draft Bill
Vietnam Bishops' Conference
Committee for Justice and Peace
June 8, 2018
OPEN LETTER
To: Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Members of the National Assembly
Re: Draft Bill on Van Don, Bac Van Phong, and Phu Quoc Special Administrative- Economic Units
Ladies and gentlemen,
We learned that the National Assembly has been discussing and will vote on the Draft Bill regarding Van Don, Bac Van Phong and Phu Quoc Special Administrative-Units (hereafter the Special Zone Law) on the upcoming date of July 15, 2018. While the bill was drafted with the intention of creating an administrative and economic breakthrough in attracting more foreign investment into Vietnam, it contains many risks and potential harm to the national interests, especially it may even harm the national security and sovereignty of Vietnam.
Therefore, with our social responsibility and with due respect, after carefully listening to the heartfelt and science-based feedbacks from the professionals, and understanding the majority's collective worries, the Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Bishop's Conference respectfully suggests that the National Assembly respects the aspiration of the people and consider the following reasons that state why the adoption of the law regarding the Special Zone in the upcoming National Assembly's meeting should be postponed:
1. The administrative-economic special zones' model is outdated and no longer suitable for a modern economic developmental trend in today's world, especially in the era of 4.0 technological revolution, which the Government of Vietnam has identified as a priority of the Vietnamese economy's orientation;
2. Excessive incentives on tariffs, duration of land- leasing, and types of businesses, as outlined in the Special Zone Law, do not seem to have been carefully and widely studied, analyzed, or criticized by the professionals to fully assess the effectiveness its economic performance would bring to the national economy, while undoubtedly, it will only be profitable to the foreign speculators and domestic interest groups;
3. In the long run, on a national level, the most important factor for a good and attractive to foreign investors should be the decent economic policy, standard legal foundation, efficient administrative apparatus, and a fair justice system, not the temporary incentives in a particular area;
4. Van Don, Bac Van Phong and Phu Quoc are all important military and defense lands and waters that directly affect our national security and sovereignty, especially in the context of Chinese frequent carrying out of their aggressive policy in the East Sea, to occupy islands and to arbitrarily build military bases up close to the Vietnamese coastline;
5. In recent years, the manipulation and acquisition of Chinese traders, contractors and investors on trade, tendering, speculation, illegal purchase of land masses across the country, together with an overwhelming presence of Chinese workers in industrial zones have created many insoluble economic and social problems for local governments on large scale, chances are they will certainly be repeated in other special zones in the future.
We think that in order to pass an important bill with the intention of bringing prosperity and happiness to the people - yet it may seriously affecting our national security and national sovereignty such as the Special Zone Law- it is necessary to have the participation of all people for feedbacks. Therefore, the draft bill should be widely discussed by people of all levels, especially by specialists through science-based debates and eventually passed by a referendum as set by the law.
We sincerely thank you for listening. We put our hope in the National Assembly Members'spirit of truth finding and wish you all good health.
Respectfully,
On behalf of the Justice and Peace Commission
Bishop Nguyen Thai Hop, President
Rev. Le Quoc Thang, Secretary
To the National Assembly on the Special Zone Draft Bill
Vietnam Bishops' Conference
Committee for Justice and Peace
June 8, 2018
OPEN LETTER
To: Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Members of the National Assembly
Re: Draft Bill on Van Don, Bac Van Phong, and Phu Quoc Special Administrative- Economic Units
Ladies and gentlemen,
We learned that the National Assembly has been discussing and will vote on the Draft Bill regarding Van Don, Bac Van Phong and Phu Quoc Special Administrative-Units (hereafter the Special Zone Law) on the upcoming date of July 15, 2018. While the bill was drafted with the intention of creating an administrative and economic breakthrough in attracting more foreign investment into Vietnam, it contains many risks and potential harm to the national interests, especially it may even harm the national security and sovereignty of Vietnam.
Therefore, with our social responsibility and with due respect, after carefully listening to the heartfelt and science-based feedbacks from the professionals, and understanding the majority's collective worries, the Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Bishop's Conference respectfully suggests that the National Assembly respects the aspiration of the people and consider the following reasons that state why the adoption of the law regarding the Special Zone in the upcoming National Assembly's meeting should be postponed:
1. The administrative-economic special zones' model is outdated and no longer suitable for a modern economic developmental trend in today's world, especially in the era of 4.0 technological revolution, which the Government of Vietnam has identified as a priority of the Vietnamese economy's orientation;
2. Excessive incentives on tariffs, duration of land- leasing, and types of businesses, as outlined in the Special Zone Law, do not seem to have been carefully and widely studied, analyzed, or criticized by the professionals to fully assess the effectiveness its economic performance would bring to the national economy, while undoubtedly, it will only be profitable to the foreign speculators and domestic interest groups;
3. In the long run, on a national level, the most important factor for a good and attractive to foreign investors should be the decent economic policy, standard legal foundation, efficient administrative apparatus, and a fair justice system, not the temporary incentives in a particular area;
4. Van Don, Bac Van Phong and Phu Quoc are all important military and defense lands and waters that directly affect our national security and sovereignty, especially in the context of Chinese frequent carrying out of their aggressive policy in the East Sea, to occupy islands and to arbitrarily build military bases up close to the Vietnamese coastline;
5. In recent years, the manipulation and acquisition of Chinese traders, contractors and investors on trade, tendering, speculation, illegal purchase of land masses across the country, together with an overwhelming presence of Chinese workers in industrial zones have created many insoluble economic and social problems for local governments on large scale, chances are they will certainly be repeated in other special zones in the future.
We think that in order to pass an important bill with the intention of bringing prosperity and happiness to the people - yet it may seriously affecting our national security and national sovereignty such as the Special Zone Law- it is necessary to have the participation of all people for feedbacks. Therefore, the draft bill should be widely discussed by people of all levels, especially by specialists through science-based debates and eventually passed by a referendum as set by the law.
We sincerely thank you for listening. We put our hope in the National Assembly Members'spirit of truth finding and wish you all good health.
Respectfully,
On behalf of the Justice and Peace Commission
Bishop Nguyen Thai Hop, President
Rev. Le Quoc Thang, Secretary
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Hội Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm
Văn Minh
09:14 09/06/2018
“Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa, đã nhắn nhủ như thế cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu – bổn mạng của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTT) và ca đoàn Thánh Tâm – giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 thứ Sáu ngày 08.06.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, đại diện các đoàn thể cùng cha chủ tế kiệu tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã dưới tiết trời dịu mát sau cơn mưa.
Đầu lễ, cha xứ mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho quý ông trong GĐPTTT và ca đoàn Thánh Tâm thêm lòng hăng say phục vụ giáo xứ trong sứ vụ của mình. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho các linh mục luôn trung thành với sứ vụ mục tử của mình.
Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Gioakim mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu từ trên Thập giá, để chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Tình yêu. Khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh giá, một tên lính lấy ngọn giáo đâm vào Trái Tim của Người, tức thì Máu và Nước chảy ra, đổ ra đến giọt Máu cuối cùng vì yêu thương nhân loại, một tình yêu cho không biếu không, cho đi mà không bao giờ mong đền đáp.
Kết luận, từ câu lời Chúa: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29), và ngài nhắn nhủ: “Mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, các đoàn viên GĐPTTT và ca đoàn Thánh Tâm hãy noi gương Thánh Tâm Chúa Giêsu sống chan hòa, yêu thương và bao dung với mọi người, để trở thành tấm gương sáng trong gia đình và trong đoàn thể.
Thánh lễ tiếp nối với lời nguyện tín hữu và những của lễ vật được quý vị đại diện cùng cha chủ tế dâng lên Chúa với tấm lòng thành kính.
Sau lời bài hát hiệp lễ, cộng đoàn đã cùng nhau đọc kinh cầu cho hàng linh mục.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Luca Trịnh Văn Minh, Đoàn trưởng, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý vị trong HĐMV, đại diện các đoàn thể, cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng; và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha xứ với tâm tình cảm mến và tri ân. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn chúc mừng hội GĐPTTT là hội đoàn tông đồ đạo đức, luôn luôn phải là tấm gương sáng trong gia đình và trong đoàn thể để cùng nhau làm sáng Danh Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. Sau đó, các thành viên chụp chung tấm hình lưu niệm với cha chánh xứ trước khi ra về.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa, đã nhắn nhủ như thế cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu – bổn mạng của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTT) và ca đoàn Thánh Tâm – giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 thứ Sáu ngày 08.06.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, đại diện các đoàn thể cùng cha chủ tế kiệu tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã dưới tiết trời dịu mát sau cơn mưa.
Đầu lễ, cha xứ mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho quý ông trong GĐPTTT và ca đoàn Thánh Tâm thêm lòng hăng say phục vụ giáo xứ trong sứ vụ của mình. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho các linh mục luôn trung thành với sứ vụ mục tử của mình.
Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Gioakim mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm thâu từ trên Thập giá, để chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Tình yêu. Khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh giá, một tên lính lấy ngọn giáo đâm vào Trái Tim của Người, tức thì Máu và Nước chảy ra, đổ ra đến giọt Máu cuối cùng vì yêu thương nhân loại, một tình yêu cho không biếu không, cho đi mà không bao giờ mong đền đáp.
Kết luận, từ câu lời Chúa: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29), và ngài nhắn nhủ: “Mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, các đoàn viên GĐPTTT và ca đoàn Thánh Tâm hãy noi gương Thánh Tâm Chúa Giêsu sống chan hòa, yêu thương và bao dung với mọi người, để trở thành tấm gương sáng trong gia đình và trong đoàn thể.
Thánh lễ tiếp nối với lời nguyện tín hữu và những của lễ vật được quý vị đại diện cùng cha chủ tế dâng lên Chúa với tấm lòng thành kính.
Sau lời bài hát hiệp lễ, cộng đoàn đã cùng nhau đọc kinh cầu cho hàng linh mục.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Luca Trịnh Văn Minh, Đoàn trưởng, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý vị trong HĐMV, đại diện các đoàn thể, cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng; và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha xứ với tâm tình cảm mến và tri ân. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn chúc mừng hội GĐPTTT là hội đoàn tông đồ đạo đức, luôn luôn phải là tấm gương sáng trong gia đình và trong đoàn thể để cùng nhau làm sáng Danh Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. Sau đó, các thành viên chụp chung tấm hình lưu niệm với cha chánh xứ trước khi ra về.
Đoàn Hành hương Kiệm Tân-Xuân Lộc hành hương tôn vinh Mẹ La Vang
Trương Trí
09:19 09/06/2018
Một chu kỳ hành hương hàng năm của Đoàn Hành hương Kiệm Tân-Xuân Lộc thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, Giáo phận Xuân Lộc đến với Mẹ La Vang. Một chuyến hành hương được tổ chức quy mô do thầy Nguyễn Văn Kiểm làm trưởng đoàn luôn được chuẩn bị chu đáo từ sau dịp Tết Nguyên Đán. Một số lượng người hành hương luôn đạt số lương từ 500-600 đến 1 ngàn người với một đoàn xe từ 12 đến 20 chiếc xuất phát từ Gia Kiệm-Gia Tân đi và về trong một tuần lễ. Không chỉ chuẩn bị cho những sinh hoạt hành hương mà còn phải lo toan mọi điều suốt cả cuộc hành trình hơn 1 ngàn km.
Xem Hình
Ngày đầu tiên đến La Vang 7/6, những anh em phụ trách ánh sáng lập tức bắt tay vào công việc trang trí những hệ thống đèn led dọc con đường tiến lên Linh đài Đức Mẹ và hệ thống pháo hoa cho đêm dâng hoa tôn vinh Mẹ. Trừ những người già và trẻ em, còn lại mỗi người mỗi việc, có những người hết sức âm thầm lặng lẽ miệt mài với công việc, không nài hà.
Khởi đầu chương trình trọng điểm của cuộc hành hương là Đi đàng Thánh giá tại Quảng trường Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đèn nến được Ban Tổ chức chuẩn bị sẵn sàng cho mọi người, lung linh trong màn đêm tạo bầu khí thánh thiêng giữa không gian là bức Phù điêu Các Thánh Tử đạo Việt Nam và Linh đài Đức Mẹ La Vang.
Một cây Thánh giá bằng gỗ tương đối nặng do 14 người được tuyển chọn trong Đoàn vác qua mỗi chặng, đoàn hành hương có cả những em bé 5-7 tuổi đến những cụ già 70-80 tuổi vẫn sốt sắng tham dự. Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh được giao vác chặng đầu tiên, tiếp theo là hai Cha đồng hành với đoàn vác chặng thứ Hai và thứ Ba, thầy Trưởng đoàn chặng thứ Tư và tiếp theo là lần lượt đại diện của mỗi Giáo xứ. Kết thúc đi đàng Thánh giá, mọi người quỳ gối trước tượng Mẹ Sầu bi và phù điêu Các Thánh Tử đạo để suy ngắm về những gian truân của các Ngài phải chịu đựng trong hành trình đức Tin.
Sáng ngày 8/6 là buổi tĩnh tâm và sám hối do quý Cha đồng hành phụ trách, đoàn hành hương lắng nghe những chia sẻ về ơn lành mà Chúa đã ban cho mỗi người qua Mẹ, những hồng ân mà mỗi người cảm nhận được khi đến với Mẹ La Vang.
Buổi chiều, đoàn Hành hương chào mừng Cha Tân Quản nhiệm La Vang Micae Phạm Ngọc Hải, Ngài rất vui mừng khi thấy một đoàn Hành hương đơn lẻ mà lại được tổ chức hết sức qui mô, mọi chương trình được chuẩn bị chu đáo, Ngài cũng đã có nghe đến tiếng tăm của đoàn nhưng đây là lần đầu tiên được gặp và chứng kiến những sinh hoạt thánh thiện.
Dịp này, Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh trân trọng trao tặng Ngài một cỗ Tràng chuỗi do Đức Thánh Cha làm phép mà Hiệp sĩ vừa mang về sau một tháng được Tòa Thánh mời qua thăm.
Đỉnh điểm của chương trình hành hương là cuộc rước Kiệu và Dâng hoa-Tiến hương tôn vinh Mẹ. Không chỉ đoàn hành hương mà rất đông người từ khắp nơi hành hương về bên Mẹ cùng tham gia cuộc rước kiệu. Những em thiếu nhi chỉ từ 5-9 tuổi tham gia hết sức ấn tượng, những tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong suốt buổi dâng hoa và tiến hương, những màn pháo hoa bùng sáng lên sau chương trình tạo cho bầu trời La Vang sinh động.
Cũng nằm trong chương trình đỉnh của cuộc hành hương là Đêm Thánh ca tôn vinh Mẹ, những bài ca thể hiện một niềm tin yêu và tín thác vào Mẹ.
Hết sức tâm đắc với những chương trình của đoàn Hành hương Kiệm Tân Xuân Lộc, Cha Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Micae Phạm Ngọc Hải mời gọi đoàn cộng tác trong những kỳ Đại hội Đức Mẹ La Vang.
Sáng ngày 9/6, sau Thánh lễ, đoàn chia tay Mẹ để trở về với những lo toan trong cuộc sống mà mỗi người đã phó thác trong bàn tay từ ái của Mẹ.
Trương Trí
Xem Hình
Ngày đầu tiên đến La Vang 7/6, những anh em phụ trách ánh sáng lập tức bắt tay vào công việc trang trí những hệ thống đèn led dọc con đường tiến lên Linh đài Đức Mẹ và hệ thống pháo hoa cho đêm dâng hoa tôn vinh Mẹ. Trừ những người già và trẻ em, còn lại mỗi người mỗi việc, có những người hết sức âm thầm lặng lẽ miệt mài với công việc, không nài hà.
Khởi đầu chương trình trọng điểm của cuộc hành hương là Đi đàng Thánh giá tại Quảng trường Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đèn nến được Ban Tổ chức chuẩn bị sẵn sàng cho mọi người, lung linh trong màn đêm tạo bầu khí thánh thiêng giữa không gian là bức Phù điêu Các Thánh Tử đạo Việt Nam và Linh đài Đức Mẹ La Vang.
Một cây Thánh giá bằng gỗ tương đối nặng do 14 người được tuyển chọn trong Đoàn vác qua mỗi chặng, đoàn hành hương có cả những em bé 5-7 tuổi đến những cụ già 70-80 tuổi vẫn sốt sắng tham dự. Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh được giao vác chặng đầu tiên, tiếp theo là hai Cha đồng hành với đoàn vác chặng thứ Hai và thứ Ba, thầy Trưởng đoàn chặng thứ Tư và tiếp theo là lần lượt đại diện của mỗi Giáo xứ. Kết thúc đi đàng Thánh giá, mọi người quỳ gối trước tượng Mẹ Sầu bi và phù điêu Các Thánh Tử đạo để suy ngắm về những gian truân của các Ngài phải chịu đựng trong hành trình đức Tin.
Sáng ngày 8/6 là buổi tĩnh tâm và sám hối do quý Cha đồng hành phụ trách, đoàn hành hương lắng nghe những chia sẻ về ơn lành mà Chúa đã ban cho mỗi người qua Mẹ, những hồng ân mà mỗi người cảm nhận được khi đến với Mẹ La Vang.
Buổi chiều, đoàn Hành hương chào mừng Cha Tân Quản nhiệm La Vang Micae Phạm Ngọc Hải, Ngài rất vui mừng khi thấy một đoàn Hành hương đơn lẻ mà lại được tổ chức hết sức qui mô, mọi chương trình được chuẩn bị chu đáo, Ngài cũng đã có nghe đến tiếng tăm của đoàn nhưng đây là lần đầu tiên được gặp và chứng kiến những sinh hoạt thánh thiện.
Dịp này, Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh trân trọng trao tặng Ngài một cỗ Tràng chuỗi do Đức Thánh Cha làm phép mà Hiệp sĩ vừa mang về sau một tháng được Tòa Thánh mời qua thăm.
Đỉnh điểm của chương trình hành hương là cuộc rước Kiệu và Dâng hoa-Tiến hương tôn vinh Mẹ. Không chỉ đoàn hành hương mà rất đông người từ khắp nơi hành hương về bên Mẹ cùng tham gia cuộc rước kiệu. Những em thiếu nhi chỉ từ 5-9 tuổi tham gia hết sức ấn tượng, những tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong suốt buổi dâng hoa và tiến hương, những màn pháo hoa bùng sáng lên sau chương trình tạo cho bầu trời La Vang sinh động.
Cũng nằm trong chương trình đỉnh của cuộc hành hương là Đêm Thánh ca tôn vinh Mẹ, những bài ca thể hiện một niềm tin yêu và tín thác vào Mẹ.
Hết sức tâm đắc với những chương trình của đoàn Hành hương Kiệm Tân Xuân Lộc, Cha Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Micae Phạm Ngọc Hải mời gọi đoàn cộng tác trong những kỳ Đại hội Đức Mẹ La Vang.
Sáng ngày 9/6, sau Thánh lễ, đoàn chia tay Mẹ để trở về với những lo toan trong cuộc sống mà mỗi người đã phó thác trong bàn tay từ ái của Mẹ.
Trương Trí
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đèn Mầu Rực Rỡ
Diệp Hài Dung
08:27 09/06/2018
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
(Hình chụp tại Sydney Vivid Festival)
Hoa đèn rực rỡ tuyệt vời
Cũng là vô nghiã dưới trời trăng sao.
(nđc)