Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:55 09/06/2014
Chúa Nhật XI ( LỄ CHÚA BA NGÔI )
Ga 3, 16-18
NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN
Dấu Thánh Giá mỗi lần chúng ta làm tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi : nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi làm sao chúng ta có thể hiểu được cho tường.Vậy, ai đã giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi ? Ai dẫn đưa chúng ta gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi ? Chính Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể đã vén mở mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi Vị : Cha, Con, Thánh Thần. Ba Ngôi khác nhau nhưng chỉ là một Thiên Chúa.
Đây là mầu nhiệm cao cả của Đạo Công Giáo bởi vì nếu Chúa Giêsu không mạc khải, không tỏ lộ, không vén mở thì mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi quả thực không thể nào chúng ta có thể hiểu nổi, đến như thánh Augustinô mà đã phải thốt lên, tìm hiểu mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi giống như một người ngồi trên bãi biển đào một hố, lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào làm sao cho biển cạn được! Vâng, nếu không có Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm này, nhân loại, con người không bao giờ có thể thấu hiểu được Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính Chúa Phục Sinh đã nói :” Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con “ ( Mt 28, 18-19 ).
Bài Tin Mừng trong thánh lễ Chúa Ba Ngôi, năm A của thánh Gioan là một cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô vào ban đêm. Trong đoạn ngắn gọn này, một câu nói của Chúa Giêsu đánh động tâm hồn mọi người chúng ta :” Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời “. Rõ ràng Thiên Chúa Cha đời đời không phải chỉ là Một Ngôi Vị đơn độc ở trên thăm thẳm trời mây xa tít mù khơi. Nhưng từ đời đời Thiên Chúa Cha với lòng chạnh thương nhân hậu, đã thương loài người, đến nỗi đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô xuống trần gian trong “ cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria “ để cứu chuộc loài người và ban sự sống đời đời cho con người, cho trần gian vv…Cuộc đàm đạo ngắn ngủi này xem ra Thánh Thần không được nhắc đến. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã cho Nicôđêmô và mọi người chúng ta thấy Chúa Thánh Thần khi Ngài nói :” Quả thật, tôi bảo ông, ai không sinh ra bởi Nước và Thánh Thần thì không được vào Nước Thiên Chúa “.
Thiên Chúa là Tình Yêu . “ Ta và Cha Ta là một “ ( Ga 14, 10 ). “ Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta “ ( Ga 14, 10 ) và “ Mọi sự của Cha đều là của Con “ ( Ga 16, 15 ). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông, mầu nhiệm chia sẻ và đặc biệt là mầu nhiệm tình yêu : “ ai ở trong Tình Yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy “ ( 1 Ga 4, 16).
Xin dùng lời của Brigitte Rigo để giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bài suy niệm này, Rigo viết : “ Sau khi đã đảm nhận thân phận làm người của chúng ta đến tận cùng cái chết, Đức Giêsu Phục Sinh đã được vĩnh viễn thu nạp vào Sự Sống của Thiên Chúa.Đây là tiền ảnh của thân phận tối hậu-là phần phúc-của mỗi người chúng ta. Trong khi chúng ta còn chờ đạt tới thời điểm ấy, có hai công việc chúng ta phải làm : trước hết là trở thành môn đệ, bằng cách để cho Lời Chúa Giêsu cày xới chúng ta và dám lấy Tin Mừng làm lễ sống ; tiếp đến là làm tông đồ, mỗi người theo đặc sủng của minh. Sứ mạng bao gồm hai thì bất khả phân ly : thời kỳ mở lòng đón nhận Thần Khí ( cầu nguyện ), từ đó chúng ta nhận được bình an, niềm vui, hợp nhất ; thời kỳ làm chứng ( hành động ).Người làm chứng thì “ làm vinh danh Chúa Cha “: họ quan tâm đến việc tỏ ra bằng cả cuộc đời mình, rằng chính Thiên Chúa là ánh sáng và giá trị cho đời họ. Họ biết mình được sai đi để chia sẻ bình an, niềm vui, tình yêu mà họ đã nhận được, nhất là nhờ những lần tha thứ cho nhau. Nghệ thuật sống làm môn đệ và tông đồ như thế sẽ đưa chúng ta gia nhập ngày càng sâu đậm hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mầu nhiệm Ba Ngôi : Vị Thiên Chúa duy nhất -Cha, Con và Thánh Thần-là Tình Yêu và sự Hiện Diện kín đáo trong cuộc đời chúng ta.Chúng ta hãy học tập cách để cho Người chạm đến và nắm lấy chúng ta “.
Mỗi ngày chúng ta làm dấu thánh giá : nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Xin cho mỗi người chúng ta biết để cho Chúa Ba Ngôi xâm chiếm tâm hồn chúng ta và rồi lệnh truyền của Chúa phục sinh :” …Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em.Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “ ( Mt 28, 19-20 ) sẽ là lời thúc bách mỗi người chúng ta lên đường làm chứng cho Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi do ai vén mở ?
2.Tại sao Ba Ngôi Vị lại chỉ là một Chúa duy nhất ?
3.Đoạn Kinh Thánh nào nói rõ về Ba Ngôi Thiên Chúa ?
4.ÔBAC thích một Thiên Chúa nhân từ hay nghiêng về một Thiên Chúa ở trên cao phán xét ?
Ga 3, 16-18
NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN
Dấu Thánh Giá mỗi lần chúng ta làm tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi : nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi làm sao chúng ta có thể hiểu được cho tường.Vậy, ai đã giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi ? Ai dẫn đưa chúng ta gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi ? Chính Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể đã vén mở mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi Vị : Cha, Con, Thánh Thần. Ba Ngôi khác nhau nhưng chỉ là một Thiên Chúa.
Đây là mầu nhiệm cao cả của Đạo Công Giáo bởi vì nếu Chúa Giêsu không mạc khải, không tỏ lộ, không vén mở thì mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi quả thực không thể nào chúng ta có thể hiểu nổi, đến như thánh Augustinô mà đã phải thốt lên, tìm hiểu mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi giống như một người ngồi trên bãi biển đào một hố, lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào làm sao cho biển cạn được! Vâng, nếu không có Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm này, nhân loại, con người không bao giờ có thể thấu hiểu được Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính Chúa Phục Sinh đã nói :” Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con “ ( Mt 28, 18-19 ).
Bài Tin Mừng trong thánh lễ Chúa Ba Ngôi, năm A của thánh Gioan là một cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô vào ban đêm. Trong đoạn ngắn gọn này, một câu nói của Chúa Giêsu đánh động tâm hồn mọi người chúng ta :” Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời “. Rõ ràng Thiên Chúa Cha đời đời không phải chỉ là Một Ngôi Vị đơn độc ở trên thăm thẳm trời mây xa tít mù khơi. Nhưng từ đời đời Thiên Chúa Cha với lòng chạnh thương nhân hậu, đã thương loài người, đến nỗi đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô xuống trần gian trong “ cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria “ để cứu chuộc loài người và ban sự sống đời đời cho con người, cho trần gian vv…Cuộc đàm đạo ngắn ngủi này xem ra Thánh Thần không được nhắc đến. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã cho Nicôđêmô và mọi người chúng ta thấy Chúa Thánh Thần khi Ngài nói :” Quả thật, tôi bảo ông, ai không sinh ra bởi Nước và Thánh Thần thì không được vào Nước Thiên Chúa “.
Thiên Chúa là Tình Yêu . “ Ta và Cha Ta là một “ ( Ga 14, 10 ). “ Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta “ ( Ga 14, 10 ) và “ Mọi sự của Cha đều là của Con “ ( Ga 16, 15 ). Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông, mầu nhiệm chia sẻ và đặc biệt là mầu nhiệm tình yêu : “ ai ở trong Tình Yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy “ ( 1 Ga 4, 16).
Xin dùng lời của Brigitte Rigo để giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bài suy niệm này, Rigo viết : “ Sau khi đã đảm nhận thân phận làm người của chúng ta đến tận cùng cái chết, Đức Giêsu Phục Sinh đã được vĩnh viễn thu nạp vào Sự Sống của Thiên Chúa.Đây là tiền ảnh của thân phận tối hậu-là phần phúc-của mỗi người chúng ta. Trong khi chúng ta còn chờ đạt tới thời điểm ấy, có hai công việc chúng ta phải làm : trước hết là trở thành môn đệ, bằng cách để cho Lời Chúa Giêsu cày xới chúng ta và dám lấy Tin Mừng làm lễ sống ; tiếp đến là làm tông đồ, mỗi người theo đặc sủng của minh. Sứ mạng bao gồm hai thì bất khả phân ly : thời kỳ mở lòng đón nhận Thần Khí ( cầu nguyện ), từ đó chúng ta nhận được bình an, niềm vui, hợp nhất ; thời kỳ làm chứng ( hành động ).Người làm chứng thì “ làm vinh danh Chúa Cha “: họ quan tâm đến việc tỏ ra bằng cả cuộc đời mình, rằng chính Thiên Chúa là ánh sáng và giá trị cho đời họ. Họ biết mình được sai đi để chia sẻ bình an, niềm vui, tình yêu mà họ đã nhận được, nhất là nhờ những lần tha thứ cho nhau. Nghệ thuật sống làm môn đệ và tông đồ như thế sẽ đưa chúng ta gia nhập ngày càng sâu đậm hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mầu nhiệm Ba Ngôi : Vị Thiên Chúa duy nhất -Cha, Con và Thánh Thần-là Tình Yêu và sự Hiện Diện kín đáo trong cuộc đời chúng ta.Chúng ta hãy học tập cách để cho Người chạm đến và nắm lấy chúng ta “.
Mỗi ngày chúng ta làm dấu thánh giá : nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Xin cho mỗi người chúng ta biết để cho Chúa Ba Ngôi xâm chiếm tâm hồn chúng ta và rồi lệnh truyền của Chúa phục sinh :” …Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em.Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “ ( Mt 28, 19-20 ) sẽ là lời thúc bách mỗi người chúng ta lên đường làm chứng cho Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi do ai vén mở ?
2.Tại sao Ba Ngôi Vị lại chỉ là một Chúa duy nhất ?
3.Đoạn Kinh Thánh nào nói rõ về Ba Ngôi Thiên Chúa ?
4.ÔBAC thích một Thiên Chúa nhân từ hay nghiêng về một Thiên Chúa ở trên cao phán xét ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 09/06/2014
SAU TIẾNG VỖ TAY
Hoa sen được rất nhiều người sủng ái nên không tránh được vênh vang, nó nhìn người mà có chút tự đắc.
Không ngờ, có một ngày, mọi người chuyển mắt qua chú ý nhìn cô hoa hồng và chị hoa lan. Vì thấy mình bị coi nhẹ, bị đối xử nhạt nhẽo, cho nên hoa sen nổi giận đùng đùng và tâm hồn hoang mang bất an.
Nó không ngừng tự hỏi:
- “Lẽ nào tôi không trở lại đẹp đẽ sao, lẽ nào tôi không trở nên quan trọng sao, lẽ nào tôi không có tí gì đáng học tập sao, tại sao con nngười ta vừa vô tình vừa hiện thực đến thế nhỉ ?”
Ngày lại ngày, sen để mình lún trong tình cảnh ấy, lập đi lập lại không ngừng, nó bắt đầu trở nên nóng lòng sốt ruột, căng thẳng và càng tự ái tự ti hơn.
Đấng tạo hóa thấy sen tự khổ như thế, trong lòng không nỡ, bèn an ủi nói:
- “Một cá nhân không nên sợ bị người ta quên, bởi vì chỉ có cái tôi tìm được sau tiếng vỗ tay, mới thật là cái tôi”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tu:
Chữ “bi悲” có nghĩa là buồn, sầu…
Chữ “quan觀” có nghĩa là nhìn, xem, coi…
Vậy bi quan ﹝悲觀﹞là nhìn mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi con người bằng cặp mắt kính màu đen của tâm hồn, mọi thứ đều buồn sầu chán nản, thất vọng.
Người Ki-tô hữu không nên bi quan mà nên lạc quan mãi, anh có thể buồn vì có người thân qua đời, chị có thể khóc vì người yêu phản bội, nhưng không được bi quan.
Bi quan là tự cho mình la2 dở, là bất lực trước hoàn cảnh; lạc quan là yêu đời, là vui tươi, là hạnh phúc, là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Vậy thì tại sao chúng ta lại bi quan chứ ?
Bi quan như đám mây đen, làm cho mọi vật buồn rầu ủ rủ; lạc quan thì như ánh mặt trời chiếu sáng thế gian.
Người Ki-tô hữu là người đi loan báo tin vui của Nước Trời, nên họ không thể nào bi quan được, nhưng luôn lạc quan ngay trong những bi quan của cuộc sống đời thường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Hoa sen được rất nhiều người sủng ái nên không tránh được vênh vang, nó nhìn người mà có chút tự đắc.
Không ngờ, có một ngày, mọi người chuyển mắt qua chú ý nhìn cô hoa hồng và chị hoa lan. Vì thấy mình bị coi nhẹ, bị đối xử nhạt nhẽo, cho nên hoa sen nổi giận đùng đùng và tâm hồn hoang mang bất an.
Nó không ngừng tự hỏi:
- “Lẽ nào tôi không trở lại đẹp đẽ sao, lẽ nào tôi không trở nên quan trọng sao, lẽ nào tôi không có tí gì đáng học tập sao, tại sao con nngười ta vừa vô tình vừa hiện thực đến thế nhỉ ?”
Ngày lại ngày, sen để mình lún trong tình cảnh ấy, lập đi lập lại không ngừng, nó bắt đầu trở nên nóng lòng sốt ruột, căng thẳng và càng tự ái tự ti hơn.
Đấng tạo hóa thấy sen tự khổ như thế, trong lòng không nỡ, bèn an ủi nói:
- “Một cá nhân không nên sợ bị người ta quên, bởi vì chỉ có cái tôi tìm được sau tiếng vỗ tay, mới thật là cái tôi”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tu:
Chữ “bi悲” có nghĩa là buồn, sầu…
Chữ “quan觀” có nghĩa là nhìn, xem, coi…
Vậy bi quan ﹝悲觀﹞là nhìn mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi con người bằng cặp mắt kính màu đen của tâm hồn, mọi thứ đều buồn sầu chán nản, thất vọng.
Người Ki-tô hữu không nên bi quan mà nên lạc quan mãi, anh có thể buồn vì có người thân qua đời, chị có thể khóc vì người yêu phản bội, nhưng không được bi quan.
Bi quan là tự cho mình la2 dở, là bất lực trước hoàn cảnh; lạc quan là yêu đời, là vui tươi, là hạnh phúc, là cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Vậy thì tại sao chúng ta lại bi quan chứ ?
Bi quan như đám mây đen, làm cho mọi vật buồn rầu ủ rủ; lạc quan thì như ánh mặt trời chiếu sáng thế gian.
Người Ki-tô hữu là người đi loan báo tin vui của Nước Trời, nên họ không thể nào bi quan được, nhưng luôn lạc quan ngay trong những bi quan của cuộc sống đời thường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 09/06/2014
N2T |
24. Hy vọng viễn vông khiến cho người ta đi trên con đường diệt vong.
(Thámh Hieronymus)------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh
Nguyễn Việt Nam
04:28 09/06/2014
"Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng can đảm nhiều hơn là chiến tranh", đó là sự can đảm "để nói vâng với sự gặp gỡ và nói không với xung đột; đồng thuận với đối thoại và khước từ bạo lực; sẵn sàng với các cuộc đàm phán và thẳng thừng bác bỏ chiến tranh; trung thành với sự tôn trọng những thỏa thuận và bác bỏ các hành vi khiêu khích; nói vâng với sự chân thành và nói không với tráo trở".
Đó là những điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các vị nguyên thủ quốc gia Israel và Palestine - khi ngài chào đón họ tại Vatican để cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa.
Chỉ hai tuần sau chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thánh Địa cuộc gặp gỡ ngoạn mục này đã diễn ra trong sự tĩnh lặng của Vườn Vatican, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, đúng như Đức Thánh Cha đã nói buổi sáng trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “một Giáo Hội không có khả năng tạo ra những bất ngờ ... là một Giáo Hội đang hấp hối”.
Khi hoàng hôn đang xuống dần trên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô, ba lời cầu của người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo đã được dâng lên cùng Thiên Chúa – theo những truyền thống riêng của họ. Các dân tộc của Thánh Địa tạ ơn Thiên Chúa vì kỳ công sáng tạo của Ngài, khẩn cầu sự tha thứ và kêu gọi hòa bình.
Hiện diện trong buổi lễ là những thầy rabbis Do Thái từ những truyền thống đa dạng, những thầy imam và muftis Hồi giáo và Druze, các Hồng Y, giám mục, các linh mục trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa như cha Pizzaballa. Thượng Phụ Theophilos III của Chính Thống Hy Lạp tại Jerusalem cũng có mặt, cùng với thầy rabbi Abram Skorka và lãnh đạo Hồi giáo Omar Abboud đến từ Buenos Aires, là những bạn bè lâu năm của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Chúng ta kêu cầu Thiên Chúa trong một hành động đầy trách nhiệm trước lương tâm chúng ta và trước các dân tộc của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình mang lại hòa bình, và đó là lý do tại sao chúng ta đang ở đây. Bởi vì chúng ta biết và chúng tôi tin rằng chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa".
“Chúng ta đã nghe thấy một lời triệu tập, và chúng ta phải đáp trả. Đó là lời triệu tập để phá vỡ vòng xoáy trôn ốc của hận thù và bạo lực, để phá vỡ nó bởi chỉ một từ mà thôi: đó là từ ‘huynh đệ’. Nhưng để có thể thốt ra từ này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và thừa nhận lẫn nhau là con cái của cùng một Cha ".
Tổng thống Israel Shimon Peres nói: "Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để mang lại hòa bình cho con cháu chúng ta. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, là sứ mệnh thiêng liêng của những bậc làm cha làm mẹ.".
Tổng thống Palestine Abbas Mahoumoud đã cầu xin Thiên Chúa mang lại “một nền hòa bình toàn diện và công chính" cho khu vực. Ông cũng trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II "nếu hòa bình được thực hiện ở Jerusalem, hòa bình sẽ được chứng kiến trên toàn thế giới".
Đã có những buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng chưa có buổi cầu nguyện nào giống như buổi cầu nguyện này. Bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc gặp gỡ là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I của thành Constantinople cũng giống như ngài đã đi bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt cuộc hành hương đến Thánh Địa. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở thêm rằng sự hiệp nhất Kitô giáo là chìa khóa cho hòa bình trong vùng đất Chúa Kitô đã chọn để xuống thế làm người.
Và người ta cũng thấy ở góc vườn Vatican - bốn người đàn ông, một người Do Thái giáo, hai Kitô hữu và một người Hồi giáo, trồng một cây ô liu nhỏ chung với nhau như một biểu tượng lâu dài của nguyện vọng hòa bình giữa các dân tộc Israel và Palestine.
Chỉ hai tuần sau chuyến tông du đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thánh Địa cuộc gặp gỡ ngoạn mục này đã diễn ra trong sự tĩnh lặng của Vườn Vatican, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, đúng như Đức Thánh Cha đã nói buổi sáng trong bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “một Giáo Hội không có khả năng tạo ra những bất ngờ ... là một Giáo Hội đang hấp hối”.
Khi hoàng hôn đang xuống dần trên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô, ba lời cầu của người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo đã được dâng lên cùng Thiên Chúa – theo những truyền thống riêng của họ. Các dân tộc của Thánh Địa tạ ơn Thiên Chúa vì kỳ công sáng tạo của Ngài, khẩn cầu sự tha thứ và kêu gọi hòa bình.
Hiện diện trong buổi lễ là những thầy rabbis Do Thái từ những truyền thống đa dạng, những thầy imam và muftis Hồi giáo và Druze, các Hồng Y, giám mục, các linh mục trong đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa như cha Pizzaballa. Thượng Phụ Theophilos III của Chính Thống Hy Lạp tại Jerusalem cũng có mặt, cùng với thầy rabbi Abram Skorka và lãnh đạo Hồi giáo Omar Abboud đến từ Buenos Aires, là những bạn bè lâu năm của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Chúng ta kêu cầu Thiên Chúa trong một hành động đầy trách nhiệm trước lương tâm chúng ta và trước các dân tộc của chúng ta. Chúng ta không thể tự mình mang lại hòa bình, và đó là lý do tại sao chúng ta đang ở đây. Bởi vì chúng ta biết và chúng tôi tin rằng chúng ta cần sự trợ giúp của Thiên Chúa".
“Chúng ta đã nghe thấy một lời triệu tập, và chúng ta phải đáp trả. Đó là lời triệu tập để phá vỡ vòng xoáy trôn ốc của hận thù và bạo lực, để phá vỡ nó bởi chỉ một từ mà thôi: đó là từ ‘huynh đệ’. Nhưng để có thể thốt ra từ này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và thừa nhận lẫn nhau là con cái của cùng một Cha ".
Tổng thống Israel Shimon Peres nói: "Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng để mang lại hòa bình cho con cháu chúng ta. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, là sứ mệnh thiêng liêng của những bậc làm cha làm mẹ.".
Tổng thống Palestine Abbas Mahoumoud đã cầu xin Thiên Chúa mang lại “một nền hòa bình toàn diện và công chính" cho khu vực. Ông cũng trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II "nếu hòa bình được thực hiện ở Jerusalem, hòa bình sẽ được chứng kiến trên toàn thế giới".
Đã có những buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng chưa có buổi cầu nguyện nào giống như buổi cầu nguyện này. Bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong suốt cuộc gặp gỡ là Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I của thành Constantinople cũng giống như ngài đã đi bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong suốt cuộc hành hương đến Thánh Địa. Hình ảnh này là một lời nhắc nhở thêm rằng sự hiệp nhất Kitô giáo là chìa khóa cho hòa bình trong vùng đất Chúa Kitô đã chọn để xuống thế làm người.
Và người ta cũng thấy ở góc vườn Vatican - bốn người đàn ông, một người Do Thái giáo, hai Kitô hữu và một người Hồi giáo, trồng một cây ô liu nhỏ chung với nhau như một biểu tượng lâu dài của nguyện vọng hòa bình giữa các dân tộc Israel và Palestine.
Đức Thánh Cha chào đón hai vị tổng thống Do Thái và Palestine
Nguyễn Việt Nam
06:39 09/06/2014
Khoảng 6 giờ 10 phút tối giờ Rôma, Tổng thống Israel, ông Shimon Peres đã đến nhà nguyện Santa Marta của Vatican, và được Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón. Hai vị đã tiến bước vào nhà trọ Santa Marta và trao đổi một vài lời trước các máy ảnh. Sau đó, hai vị đã có cuộc họp riêng trong vài phút.
Khoảng 20 phút sau, lúc 6 giờ 28, Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hai vị cùng bước vào nhà trọ trước khi có một cuộc họp ngắn.
Cả hai vị tổng thống sau đó chào đón nhau, trước khi cùng với Đức Giáo Hoàng đến Vườn Vatican cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I.
Trong lời phát biểu mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì quí vị đã chấp nhận lời mời của tôi để đến đây và tham dự buổi cầu nguyện với Thiên Chúa về hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ cầu nguyện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình mới, mà ở đó chúng ta cùng tìm kiếm những gì mang lại sự hiệp nhất và vượt qua những gì gây chia rẽ.”
Khoảng 20 phút sau, lúc 6 giờ 28, Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, đã được chào đón bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hai vị cùng bước vào nhà trọ trước khi có một cuộc họp ngắn.
Cả hai vị tổng thống sau đó chào đón nhau, trước khi cùng với Đức Giáo Hoàng đến Vườn Vatican cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I.
Trong lời phát biểu mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì quí vị đã chấp nhận lời mời của tôi để đến đây và tham dự buổi cầu nguyện với Thiên Chúa về hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng rằng cuộc gặp gỡ cầu nguyện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một hành trình mới, mà ở đó chúng ta cùng tìm kiếm những gì mang lại sự hiệp nhất và vượt qua những gì gây chia rẽ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Tám Mối Phúc Thật vạch ra một chương trình cho đời sống Kitô hữu.
Đặng Tự Do
08:09 09/06/2014
Buổi sáng sau cuộc họp lịch sử cho hòa bình ở Vatican, trong đó Đức Thánh Cha kêu gọi sự can đảm sống hiền lành để đánh bại hận thù, Đức Thánh Cha đã tập trung vào các mối phúc thật trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai tại nhà nguyện Santa Marta.
Suy tư trên Tin Mừng trong ngày về những mối phúc thật, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả các mối phúc như một "chương trình", như "một giấy căn cước của một Kitô hữu". Nếu anh chị em tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể trở thành một Kitô hữu tốt, thì đây là câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời dẫn đến một thái độ đi ngược lại não trạng con người ngày nay rất nhiều.
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó. Sự giàu có không cho chúng ta sự bảo đảm, trong thực tế khi trái tim quá đầy chật và tự mãn, nó không còn có chỗ cho Lời Chúa.
Phúc cho ai sầu khổ vì họ sẽ được ủi an. Thế giới cố thuyết phục để chúng ta tin rằng hạnh phúc, niềm vui và giải trí là những điều tốt nhất trong cuộc sống; và sẽ là bất hạnh khi chúng ta có những vấn đề về bệnh tật hoặc những nỗi đau trong gia đình. Thế giới không muốn đau khổ, nó thích lờ đi và che đậy hết những tình huống đớn đau. Chỉ có người dám nhìn thẳng vào sự vật, chỉ có những ai có con tim biết rơi lệ mới hiểu thế nào là hạnh phúc và sẽ được an ủi, sự an ủi của Chúa Giêsu, chứ không phải của thế gian.
Phúc thay ai hiền lành trong cái thế giới chồng chất các cuộc chiến, những lập luận hận thù. Chúa Giêsu nói: hãy nói không với chiến tranh, nói không với hận thù. Hãy sống hòa bình và hiền lành.
Nếu anh chị em hiền lành trong cuộc sống, mọi người sẽ nghĩ rằng anh chị em không được khôn cho lắm. Cứ để họ nghĩ như thế đi. Nhưng anh chị em hiền lành là bởi vì với sự hiền lành này, anh chị em sẽ thừa hưởng trái đất.
Phúc cho những ai đói khát sự công chính. Thật là dễ dàng để băng hoại và đổ thừa rằng: đời mà! Bao nhiêu những bất công mà não trạmg này đã gây ra; và có bao nhiêu người phải đau khổ vì những bất công ấy. Chúa Giêsu nói: "Phúc cho những ai đấu tranh chống lại sự bất công.”
“Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương". Những người có lòng xót thương là những người tha thứ và hiểu những sai lầm của người khác. Chúa Giêsu đã không nói "phúc cho những ai tìm cách trả thù". Phúc cho những ai tha thứ, cho những ai đầy lòng thương xót. Bởi vì chúng ta đều là một phần của một đội quân đông đảo những người đã từng được tha thứ! Chúng ta đã được thứ tha. Đó là lý do tại sao phúc thay cho những ai dấn bước trên con đường tha thứ.
Phúc thay ai có lòng thanh sạch, họ là những người có một trái tim tinh khiết đơn giản không bụi bẩn, một trái tim biết yêu một cách tinh khiết.
Phúc thay ai kiến tạo hòa bình. Nhưng thật đáng tiếc là trong chúng ta có cơ man những nhà hoạch định chiến tranh hay thủ phạm của sự hiểu lầm! Khi ta nghe một cái gì đó từ một người, và chỉ một giây sau đã quay sang đồn thổi cho người khác, mở rộng, thêm thắt thành những phiên bản khác ... ta đang hình thành ra thế giới của tin đồn. Những người ngồi lê đôi mách là những người không thực hiện hòa bình, là kẻ thù của hòa bình. Họ không được chúc phúc.
"Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính ". Bao nhiêu người đã bị bách hại, và tiếp tục bị bách hại chỉ đơn giản là vì họ đã chiến đấu cho công lý.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Tám Mối Phúc Thật đại diện cho “một chương trình sống” chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Tuy đơn giản nhưng rất cam go. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm thêm, Chúa Giêsu còn chỉ cho chúng ta một điều khác đã được viết trong Tin Mừng thánh Matthêu, chương 25: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. Với Tám Mối Phúc Thật và Matthêu 25 - người ta có thể sống một đời sống Kitô hữu thánh thiện.
Suy tư trên Tin Mừng trong ngày về những mối phúc thật, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả các mối phúc như một "chương trình", như "một giấy căn cước của một Kitô hữu". Nếu anh chị em tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể trở thành một Kitô hữu tốt, thì đây là câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời dẫn đến một thái độ đi ngược lại não trạng con người ngày nay rất nhiều.
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó. Sự giàu có không cho chúng ta sự bảo đảm, trong thực tế khi trái tim quá đầy chật và tự mãn, nó không còn có chỗ cho Lời Chúa.
Phúc cho ai sầu khổ vì họ sẽ được ủi an. Thế giới cố thuyết phục để chúng ta tin rằng hạnh phúc, niềm vui và giải trí là những điều tốt nhất trong cuộc sống; và sẽ là bất hạnh khi chúng ta có những vấn đề về bệnh tật hoặc những nỗi đau trong gia đình. Thế giới không muốn đau khổ, nó thích lờ đi và che đậy hết những tình huống đớn đau. Chỉ có người dám nhìn thẳng vào sự vật, chỉ có những ai có con tim biết rơi lệ mới hiểu thế nào là hạnh phúc và sẽ được an ủi, sự an ủi của Chúa Giêsu, chứ không phải của thế gian.
Phúc thay ai hiền lành trong cái thế giới chồng chất các cuộc chiến, những lập luận hận thù. Chúa Giêsu nói: hãy nói không với chiến tranh, nói không với hận thù. Hãy sống hòa bình và hiền lành.
Nếu anh chị em hiền lành trong cuộc sống, mọi người sẽ nghĩ rằng anh chị em không được khôn cho lắm. Cứ để họ nghĩ như thế đi. Nhưng anh chị em hiền lành là bởi vì với sự hiền lành này, anh chị em sẽ thừa hưởng trái đất.
Phúc cho những ai đói khát sự công chính. Thật là dễ dàng để băng hoại và đổ thừa rằng: đời mà! Bao nhiêu những bất công mà não trạmg này đã gây ra; và có bao nhiêu người phải đau khổ vì những bất công ấy. Chúa Giêsu nói: "Phúc cho những ai đấu tranh chống lại sự bất công.”
“Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương". Những người có lòng xót thương là những người tha thứ và hiểu những sai lầm của người khác. Chúa Giêsu đã không nói "phúc cho những ai tìm cách trả thù". Phúc cho những ai tha thứ, cho những ai đầy lòng thương xót. Bởi vì chúng ta đều là một phần của một đội quân đông đảo những người đã từng được tha thứ! Chúng ta đã được thứ tha. Đó là lý do tại sao phúc thay cho những ai dấn bước trên con đường tha thứ.
Phúc thay ai có lòng thanh sạch, họ là những người có một trái tim tinh khiết đơn giản không bụi bẩn, một trái tim biết yêu một cách tinh khiết.
Phúc thay ai kiến tạo hòa bình. Nhưng thật đáng tiếc là trong chúng ta có cơ man những nhà hoạch định chiến tranh hay thủ phạm của sự hiểu lầm! Khi ta nghe một cái gì đó từ một người, và chỉ một giây sau đã quay sang đồn thổi cho người khác, mở rộng, thêm thắt thành những phiên bản khác ... ta đang hình thành ra thế giới của tin đồn. Những người ngồi lê đôi mách là những người không thực hiện hòa bình, là kẻ thù của hòa bình. Họ không được chúc phúc.
"Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính ". Bao nhiêu người đã bị bách hại, và tiếp tục bị bách hại chỉ đơn giản là vì họ đã chiến đấu cho công lý.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Tám Mối Phúc Thật đại diện cho “một chương trình sống” chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Tuy đơn giản nhưng rất cam go. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm thêm, Chúa Giêsu còn chỉ cho chúng ta một điều khác đã được viết trong Tin Mừng thánh Matthêu, chương 25: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. Với Tám Mối Phúc Thật và Matthêu 25 - người ta có thể sống một đời sống Kitô hữu thánh thiện.
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Trần Đức Anh OP
11:00 09/06/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô giải thích cho các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh đối với các tín hữu: dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân.
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, sáng Chúa Nhật 8-6-2014 tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với 90 Hồng Y, GM và 200 LM đồng tế, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Bài giảng của ĐTC
”Tất cả được tràn đầy Chúa Thánh Thần” Cv 2,4).
Khi nói với các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (Xc Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy, nhưng là một biến cố đã và vẫn còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
- Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là ”con đường”, là ”đạo” (Xc Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo vết của Ngài. Thánh Linh là thầy dậy cuộc sống hơn là thầy dậy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hòa hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
ĐTC giải thích rằng:
”Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức, và là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng đi sâu vào trọn vẹn ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim, sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
”Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta - và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Ba, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là ”một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. ”Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những ”máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.
Và ĐTC kết luận rằng:
”Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ ”được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra ”để đi ra”, ”khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông Đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế cùng với Giáo Hội chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, đã có 5 ý nguyện được xướng lên lần lượt bằng tiếng Aramaico là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã dùng xưa kia, tiếng Pháp, Ucraina, Anh và Hoa: Cầu cho Giáo Hội: Xin Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội ngày càng trở thành cộng đoàn từ bi và tha thứ và dẫn đưa mọi người đến niềm hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa; cầu cho ĐTC và tất cả những người rao giảng Tin Mừng: Xin Chúa Thánh Linh giữ gìn cuộc sống của các vị được hoàn toàn giống hy tế mà các vị dâng tiến và với chân lý mà các vị loan báo; cầu cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền: Xin Chúa Thánh Linh khơi lên những người có khả năng tiến bướctrên con đường cam go và cao cả đối thoại, công lý và hòa giải; cầu cho những người nghèo khổ và cô đơn: Xin Chúa Thánh Linh mở cửa hy vọng cho những người bị thương tích trong thân thể và tinh thần, khơi dậy nơi mọi người những tâm tình và thái độ bác ái chân chính; cầu cho các thừa sai: Xin Chúa Thánh Linh là nguồn mạch mọi sứ vụ trong Giáo Hội, làm cho những người được kêu gọi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng về Chúa Phục Sinh được vững mạnh và quảng đại.
Trong phần rước lễ có 70 LM đồng tế thi hành nhiệm vụ phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu hiện diện.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ rưỡi và nửa tiếng sau đó, vào lúc đúng ngọ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ của căn hộ Giáo Hoàng để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với khoảng 50 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC tiếp tục diễn giải về ý nghĩa biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống:
”Anh chị em thân mến, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tưởng niệm việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trên các Tông Đồ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Cũng như Lễ Phục Sinh là một biến cố xảy ra trong lễ của Do thái giáo và được viên mãn lạ lùng, sách Tông Đồ công vụ mô tả các dấu hiệu và thành quả ngoại thường của việc đổ tràn ơn Thánh Linh: gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa; sợ hãi biến mất và nhường chỗ cho can đảm: ngôn ngữ không còn bị ràng buộc và tất cả mọi người đều hiểu lời loan báo. Nơi nào Thánh Linh của Thiên Chúa đến, thì tất cả được tái sinh và biến đổi. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự khai sinh Giáo Hội và Giáo Hội xuất hiện công khai; có hai nét làm cho chúng ta chú ý: đó là một Giáo Hội gây ngạc nhiên và làm lúng túng.
”Một yếu tố cơ bản của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là sự ngạc nhiên. Chẳng ai mong đợi nơi các môn đệ điều gì nữa: sau khi Chúa Giêsu chịu chết, họ là một nhóm nhỏ chẳng có gì đáng kể, họ là những người mồ côi thất bại với Thầy họ. Trái lại xảy ra một biến cố bất ngờ làm cho mọi người ngỡ ngàng: dân chúng bối rối ngạc nhiên vì mỗi người nghe các môn đệ nói trong ngôn ngữ của họ, kể lại những kỳ công của Thiên Chúa (Xc Cv 2,6-7.11). Giáo Hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống là một cộng đoàn làm cho người ta kinh ngạc, vì với sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới - là sự phục sinh của Chúa Kitô - với một ngôn ngữ mới - ngôn ngữ đại đồng của tình thương. Các môn đệ được quyền năng từ trên cao, can đảm và thẳng thắn nói với tự do của Chúa Thánh Linh.
Vì thế Giáo Hội được kêu gọi luôn luôn là Giáo Hội: có khả năng gây ngạc nhiên khi loan báo cho mọi người rằng Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, vòng tay của Thiên Chúa luôn mở rộng, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chính vì sứ mạng này, Chúa Giêsu phục sinh đã ban Thần Trí của Ngài cho Giáo Hội.
Ở Jerusalem có những người muốn các môn đệ của Chúa Giêsu bị sợ hãi ngăn chặn và khép kín trong nhà để khỏi gây phiền toái. Trái lại, Chúa phục sinh thúc đẩy họ vào thế giới: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Giáo Hội của lễ Hiện Xuống là một Giáo Hội không cam chịu là một cái gì vô thưởng vô phạt, hoặc là một thứ đồ trang trí. Trái lại đó là một Giáo Hội không do dự đi ra ngoài, gặp gỡ dân chúng, để loan báo sứ điệp đã được Chúa ủy thác cho họ, cho dù sứ điệp ấy làm phiền phức và làm cho các lương tâm bất an. Giáo Hội nảy sinh là duy nhất và phố quát, với căn tính rõ ràng, nhưng cởi mở, một Giáo Hội bao gồm cả thế giới, nhưng không nắm bắt thế giới, như vòng cung của Quảng trường này: hai vòng tay mở rộng để đón nhận, chứ không khép kín để giữ lại.
”Chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, trong buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần trong Nhà Tiệc Ly, cùng với các môn đệ. Nơi Mẹ, sức mạnh của Chúa Thánh Linh đã thực hiện những việc cao cả (Lc 1,49). Xin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu để hồng ân của Chúa Thánh Linh tái đổ tràn trên Giáo Hội và thế giới.
”Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương, từ Roma và các nơi, các gia đình, các nhóm giáo xứ và hội đoàn và từng tín hữu từ Italia và các nước khác.
Ngài cũng thông báo: Như anh chị em đã biết, chiều tối hôm nay, tại Vatican, Tổng thống Israel và Palestine sẽ hiệp với tôi và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Bartolomaios, để cầu xin Chúa ban hồng ân hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới. Tôi muốn cám ơn tất cả những người, cá nhân và cộng đoàn, đã va đang cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này, và sẽ hiệp ý cầu nguyện với chúng tôi. Xin cám anh chị em và cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp..
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, sáng Chúa Nhật 8-6-2014 tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với 90 Hồng Y, GM và 200 LM đồng tế, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.
Bài giảng của ĐTC
”Tất cả được tràn đầy Chúa Thánh Thần” Cv 2,4).
Khi nói với các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (Xc Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy, nhưng là một biến cố đã và vẫn còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
- Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là ”con đường”, là ”đạo” (Xc Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo vết của Ngài. Thánh Linh là thầy dậy cuộc sống hơn là thầy dậy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hòa hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
ĐTC giải thích rằng:
”Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức, và là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng đi sâu vào trọn vẹn ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim, sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
”Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta - và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Ba, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là ”một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. ”Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những ”máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.
Và ĐTC kết luận rằng:
”Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ ”được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra ”để đi ra”, ”khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông Đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế cùng với Giáo Hội chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, đã có 5 ý nguyện được xướng lên lần lượt bằng tiếng Aramaico là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã dùng xưa kia, tiếng Pháp, Ucraina, Anh và Hoa: Cầu cho Giáo Hội: Xin Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội ngày càng trở thành cộng đoàn từ bi và tha thứ và dẫn đưa mọi người đến niềm hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa; cầu cho ĐTC và tất cả những người rao giảng Tin Mừng: Xin Chúa Thánh Linh giữ gìn cuộc sống của các vị được hoàn toàn giống hy tế mà các vị dâng tiến và với chân lý mà các vị loan báo; cầu cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền: Xin Chúa Thánh Linh khơi lên những người có khả năng tiến bướctrên con đường cam go và cao cả đối thoại, công lý và hòa giải; cầu cho những người nghèo khổ và cô đơn: Xin Chúa Thánh Linh mở cửa hy vọng cho những người bị thương tích trong thân thể và tinh thần, khơi dậy nơi mọi người những tâm tình và thái độ bác ái chân chính; cầu cho các thừa sai: Xin Chúa Thánh Linh là nguồn mạch mọi sứ vụ trong Giáo Hội, làm cho những người được kêu gọi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng về Chúa Phục Sinh được vững mạnh và quảng đại.
Trong phần rước lễ có 70 LM đồng tế thi hành nhiệm vụ phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu hiện diện.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ rưỡi và nửa tiếng sau đó, vào lúc đúng ngọ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ của căn hộ Giáo Hoàng để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với khoảng 50 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC tiếp tục diễn giải về ý nghĩa biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống:
”Anh chị em thân mến, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tưởng niệm việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trên các Tông Đồ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Cũng như Lễ Phục Sinh là một biến cố xảy ra trong lễ của Do thái giáo và được viên mãn lạ lùng, sách Tông Đồ công vụ mô tả các dấu hiệu và thành quả ngoại thường của việc đổ tràn ơn Thánh Linh: gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa; sợ hãi biến mất và nhường chỗ cho can đảm: ngôn ngữ không còn bị ràng buộc và tất cả mọi người đều hiểu lời loan báo. Nơi nào Thánh Linh của Thiên Chúa đến, thì tất cả được tái sinh và biến đổi. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự khai sinh Giáo Hội và Giáo Hội xuất hiện công khai; có hai nét làm cho chúng ta chú ý: đó là một Giáo Hội gây ngạc nhiên và làm lúng túng.
”Một yếu tố cơ bản của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là sự ngạc nhiên. Chẳng ai mong đợi nơi các môn đệ điều gì nữa: sau khi Chúa Giêsu chịu chết, họ là một nhóm nhỏ chẳng có gì đáng kể, họ là những người mồ côi thất bại với Thầy họ. Trái lại xảy ra một biến cố bất ngờ làm cho mọi người ngỡ ngàng: dân chúng bối rối ngạc nhiên vì mỗi người nghe các môn đệ nói trong ngôn ngữ của họ, kể lại những kỳ công của Thiên Chúa (Xc Cv 2,6-7.11). Giáo Hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống là một cộng đoàn làm cho người ta kinh ngạc, vì với sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới - là sự phục sinh của Chúa Kitô - với một ngôn ngữ mới - ngôn ngữ đại đồng của tình thương. Các môn đệ được quyền năng từ trên cao, can đảm và thẳng thắn nói với tự do của Chúa Thánh Linh.
Vì thế Giáo Hội được kêu gọi luôn luôn là Giáo Hội: có khả năng gây ngạc nhiên khi loan báo cho mọi người rằng Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, vòng tay của Thiên Chúa luôn mở rộng, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chính vì sứ mạng này, Chúa Giêsu phục sinh đã ban Thần Trí của Ngài cho Giáo Hội.
Ở Jerusalem có những người muốn các môn đệ của Chúa Giêsu bị sợ hãi ngăn chặn và khép kín trong nhà để khỏi gây phiền toái. Trái lại, Chúa phục sinh thúc đẩy họ vào thế giới: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Giáo Hội của lễ Hiện Xuống là một Giáo Hội không cam chịu là một cái gì vô thưởng vô phạt, hoặc là một thứ đồ trang trí. Trái lại đó là một Giáo Hội không do dự đi ra ngoài, gặp gỡ dân chúng, để loan báo sứ điệp đã được Chúa ủy thác cho họ, cho dù sứ điệp ấy làm phiền phức và làm cho các lương tâm bất an. Giáo Hội nảy sinh là duy nhất và phố quát, với căn tính rõ ràng, nhưng cởi mở, một Giáo Hội bao gồm cả thế giới, nhưng không nắm bắt thế giới, như vòng cung của Quảng trường này: hai vòng tay mở rộng để đón nhận, chứ không khép kín để giữ lại.
”Chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, trong buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần trong Nhà Tiệc Ly, cùng với các môn đệ. Nơi Mẹ, sức mạnh của Chúa Thánh Linh đã thực hiện những việc cao cả (Lc 1,49). Xin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu để hồng ân của Chúa Thánh Linh tái đổ tràn trên Giáo Hội và thế giới.
”Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương, từ Roma và các nơi, các gia đình, các nhóm giáo xứ và hội đoàn và từng tín hữu từ Italia và các nước khác.
Ngài cũng thông báo: Như anh chị em đã biết, chiều tối hôm nay, tại Vatican, Tổng thống Israel và Palestine sẽ hiệp với tôi và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Bartolomaios, để cầu xin Chúa ban hồng ân hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới. Tôi muốn cám ơn tất cả những người, cá nhân và cộng đoàn, đã va đang cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này, và sẽ hiệp ý cầu nguyện với chúng tôi. Xin cám anh chị em và cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp..
Buổi cầu nguyện cho hòa bình do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican
Lm. Trần Đức Anh OP
11:02 09/06/2014
VATICAN. Chiều Chúa Nhật 8-6-2014 là một ngày lịch sử trong hơn 60 năm chiến tranh giữa người Israel và Palestine: lần đầu tiên hai vị tổng thống của hai dân tộc này gặp gỡ nhau trong một buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và thế giới.
Cuộc gặp gỡ cầu nguyện hòa bình này diễn ra theo lời mời của ĐTC Phanxicô ngày 25-5 năm nay trong cuộc viếng thăm của ngài tại Bethlehem của Palestine và tại Tel Aviv của Israel.
Hai tổng thống Shimon Peres và Mahmoud Abbas, cũng gọi là Abu Mazen, đã nhận lời mời và ĐTC cũng mời Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantiple bên Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là đứng đầu của các vị Thượng Phụ Chính Thống.
Đức Thượng Phụ Bartolomaios có mặt tại Vatican từ chiều thứ bẩy 7-6, còn hai vị Tổng thống đã đến Vatican chiều Chúa Nhật và được ĐTC tiếp và hội kiến riêng tại Nhà Trọ thánh Marta nơi ngài cư ngụ. Lúc gần 7 giờ, Đức Thượng Phụ đến chào hai vị Tổng thống và cả 4 vị cùng đi xe minibus ra sân cỏ hình tam giác trong vườn Vatican cạnh Trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh và Bảo tàng viện Vatican. Sân cỏ có hai hàng cây cao ở hai bên.
Tại đây đã có 3 phái đoàn của 2 vị Tổng thống và của ĐTC chờ sẵn, mỗi đoàn gồm từ 15 đến 20 vị. Trong 20 vị thuộc đoàn của ĐTC, ngoài Đức Thượng Phụ Bartolomaios là khách mời, còn có ĐHY quốc vụ khanh Parolin, các vị HY chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đối thoại liên tôn, hiệp nhất các tín hữu Kitô, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cha Pizzaballah, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa và cũng là người phối hợp chính của buổi cầu nguyện này. Ngoài ra, còn có một ban nhạc gồm 5 người, một số là người Do thái, chơi các nhạc khí giúp suy niệm giữa các bài đọc và các lời khẩn cầu hòa bình.
Chương trình cầu nguyện diễn ra lần lượt theo thứ tự: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, với phần âm nhạc, kinh nguyện, suy tư và khẩn cầu hòa bình. Cả ba đều theo cùng một cơ cấu: trước tiên là ca ngợi Thiên Chúa Đấng sáng tạo và ban cho con người công trình tạo dựng của ngài, tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, tiếp đến là lời khẩn cầu ơn tha thứ vì những tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân, đã không cư xử với nhau như anh chị em con của cùng một cha, và sau cùng là khẩn cầu Thiên Chúa ban bình an cho Thánh Địa, cho Trung Đông và thế giới.
PHÁT BIỂU
Trong phần cuối, hai vị Tổng thống lần lượt lên tiếng và nói lên những lời nguyện cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình. Tổng thống Shimon Peres gọi việc ĐTC Phanxicô mời gọi thực hiện buổi khẩn cầu hòa bình này là một lời mời đặc biệt và ông nói với ĐTC: ”Trong cuộc viếng thăm lịch sử của ngài tại Thánh Địa, ngài đã làm cho chúng tôi cảm động vì tâm hồn nồng nhiệt, các ý hướng chân thành, sự khiêm tốn và nhã nhặn. Ngài đã đánh động tâm hồn dân chúng, không phân biệt tín ngưỡng và quốc tịch. Ngài như một người xây dựng những nhịp cầu huynh đệ và hòa bình. Tất cả chúng tôi đều cần những gợi hứng của ngài”. Và tổng thống nói thêm rằng; ”Khi tôi còn là một thiếu niên 9 tuổi, tôi đã nhớ đến chiến tranh! Không bao giờ nữa, không bao giờ nữa!”
Tổng thống Abu Mazen, trong lời phát biểu cũng cám ơn ĐTC vì lời mời và cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại Thánh Địa, đặc biệt là tại thành thánh Jerusalem và Bethlehem của chúng tôi, và Tổng Thống dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện: xin cho sự thật, hòa bình và công lý được thể hiện tại quê hương Palestine của con, trong vùng và trên toàn thế giới. Lạy Chúa con khẩn cầu, xin Chúa làm cho tương lai dân tộc chúng con được thịnh vượng và đầy hứa hẹn, với tự do của một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Lạy Chúa, xin ban cho vùng chúng con và dân tộc trong vùng này được an ninh, được cứu thoát và được ổn định. Xin Chúa cứu thành thánh Jerusalem được chúc phúc của chúng con”. Tổng thống cũng nhắc lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: ”Nếu hòa bình được thực hiện tại Jerusalem thì hòa bình cũng sẽ được chứng thực trên toàn thế giới”
PHÁT BIỂU VÀ KINH NGUYỆN CỦA ĐTC
Về phần ĐTC, trong bài phát biểu và kinh nguyện, ngài nói:
Kính thưa hai vị Tổng Thống, Đức Thượng Phụ và anh chị em!
Tôi rất vui mừng chào quí vị và tôi đáp lại quí vị cũng như các phái đoàn tháp tùng quí vị sự tiếp đón nồng nhiệt mà quí vị đã dành cho tôi trong cuộc hành hương mới đây tại Thánh Địa.
”Tôi thành tâm cám ơn quí vị đã nhận lời mời đến đây để cùng nhau khẩn cầu Thiên Chúa hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ này là một con đường tìm kiếm những gì nối kết, để vượt thắng những gì gây chia rẽ.
Và tôi cám ơn Đức Thượng Phụ, Bartolomeo, người Anh đáng kính đã đến đây để cùng với tôi đón tiếp các vị khách quí này. Sự tham dự của Đức Thượng Phụ là một món quà lớn, một sự nâng đỡ quí giá và là chứng tá về con đường mà chúng ta đang thực hiện với tư cách là Kitô hữu để tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn.
Thưa nhị vị Tổng Thống, sự hiện diện của quí vị là một dấu chỉ lớn nói lên tình huynh đệ quí vị đang thực thi trong tư cách là con cháu Abraham, và biểu lộ cụ thể lòng tín thác nơi Thiên Chúa, là Chủ Tể của lịch sử, ngày hôm nay Cúa đang nhìn chúng ta như anh em với nhau và ước muốn dẫn đưa chúng trên những con đường của Ngài.
Cuộc gặp gỡ này của chúng ta, khẩn cầu hòa bình cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới được tháp tùng bằng lời cầu nguyện của rất nhiều người, thuộc các nền văn hóa, tổ quốc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau: những ngừơi đã cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này và giờ đây họ liên kết với chúng ta trong cùng một lời khẩn cầu. Đây là một cuộc gặp gỡ đáp ứng ước muốn nồng nhiệt của bao nhiêu người đang khao khát hòa bình và mơ ước một thế giới trong đó mọi người nam nữ có thể sống như anh chị em với nhau chứ không phải như đối thủ hoặc kẻ thù.
Thưa nhị vị Tổng Thống, thế giới là một gia sản mà chúng ta đã nhận lãnh từ tiền nhân: đúng vậy, nhưng đó cũng là một của mượn của con cháu chúng ta: những ngừơi con đã mỏi mệt và kiệt lực vì những cuộc xung đột và mong ước đạt tới bình minh hòa bình; những ngừơi con đang yêu cầu chúng ta phá đổ những bức tường thù hận và tiến bước trên con đường đối thoại và hòa bình để tình thương và tình thân hữu chiến thắng.
Nhiều người, rất tiếc là quá nhiều người con ấy đã ngã gục như nạn nhân vô tội của chiến tranh và bạo lực, họ như những cây đầy sức sống bị nhổ bỏ. Nghĩa vụ của chúng ta là làm sao để sự hy sinh của họ không vô ích. Việc tưởng niệm họ đổ tràn trong chúng ta lòng can đảm hòa bình, sức mạnh kiên trì trong đối thoại với bất kỳ giá nào, sự kiên nhẫn kết dệt mỗi ngày những đường chỉ ngày càng vững mạnh để dệt lên một cuộc sống chung hòa bình trong sự tôn trọng nhau và an bình, để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho mọi người.
Lịch sử dạy chúng ta rằng sức riêng của chúng ta vẫn không đủ. Hơn một lần chúng ta đến gần hòa bình, nhưng ma quỉ bằng nhiều phương thế, đã ngăn cản được hòa bình. Vì thế, chúng ta ở đây, là vì chúng ta biết và tin rằng chúng ta cần ơn phù trợ của Thiên Chúa, Chúng ta không từ khước trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa như một hành vi trách nhiệm tối cao, đứng trước lương tâm chúng ta và trước dân tộc chúng ta. Chúng ta đã nghe một lời kêu gọi, và chúng ta phải đáp lại: lời kêu gọi phá vỡ cái vòng lẩn quẩn bạo lực và oán thù, phá vỡ nó bằng một lời duy nhất, đó là ”người anh em”. Nhưng để nói lời này, tất cả chúng ta phải hướng cái nhìn lên Trời, nhìn nhận mình là con cái của người Cha duy nhất.
Trong Thánh Linh của Chúa Giêsu Kitô, tôi dâng lên Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, người con của Thánh Địa và là Mẹ chúng ta.
Và ĐTC dâng lời khẩn nguyện:
”Lạy Thiên Chúa hòa bình, xin lắng nghe lời khẩn nguyện của chúng con!
”Bao nhiêu lần và trong bao nhiêu năm, chúng con đã cố gắng giải quyết các cuộc xung đột bằng sức riêng của chúng con và kể cả bằng võ khí: bao nhiêu thời điểm đố kỵ và tăm tối: bao nhiêu máu đã đổ ra; bao nhiêu sinh mạng bị đốn ngã; bao nhiêu hy vọng bị chôn vùi.. Nhưng những nỗ lực của chúng con vô ích. Giờ đây, lạy Chúa, xin giúp chúng con! Xin ban hòa bình cho chúng con, xin dạy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tiến về hòa bình. Xin mở mắt và tâm trí chúng con và ban cho chúng con niềm can đảm nói rằng: ”Không bao giờ chiến tranh nữa!”; với chiến tranh tất cả bị hủy hoại!” Xin đổ tràn trong chúng con lòng can đảm thực thi những cử chỉ cụ thể để kiến tạo hòa bình, lạy Chúa, là Thiên Chúa của Abraham và của các Ngôn Sứ, Thiên Chúa Tình Thương Đấng đã tạo dựng chúng con và kêu gọi chúng con sống với nhau như anh em, xin ban cho chúng con khả năng từ nhân nhìn mọi anh chị em chúng con gặp trên đường. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biết các võ khí của mình thành những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hải thành tín nhiệm và những căng thẳng của chúng con thành tha thứ. Xin giữ cho ngọn lửa hy vọng trong chúng con được luôn cháy sáng để kiên nhẫn bền chí thực hiện những chọn lựa đối thoại và hòa giải để hòa bình sau cùng được chiến thắng. Và từ tâm lòng mỗi người, ước gì những lời này bị khai trừ: chia rẽ, oán thù, chiến tranh! Lạy Chúa, xin giải giáo miệng lưỡi và đôi tay chúng con, xin đổi mới tâm trí chúng con để lời làm cho chúng con gặp gỡ nhau luôn luôn là lời ”anh em” và lối sống của chúng con trở thành: shalom, hòa bình, salam! Amen
Cuối buổi cử hành dài 1 tiếng rưỡi, ĐTC, 2 Tổng Thống và Đức Thượng Phụ đứng cạnh nhau và các phái đoàn tiến qua để chào các vị.
4 vị cũng cùng nhau trồng một cây Oliu để lưu niệm, trước khi tiến vào trụ sở Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh cạnh đó, để gặp gỡ riêng.
Cuộc gặp gỡ cầu nguyện hòa bình này diễn ra theo lời mời của ĐTC Phanxicô ngày 25-5 năm nay trong cuộc viếng thăm của ngài tại Bethlehem của Palestine và tại Tel Aviv của Israel.
Hai tổng thống Shimon Peres và Mahmoud Abbas, cũng gọi là Abu Mazen, đã nhận lời mời và ĐTC cũng mời Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantiple bên Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là đứng đầu của các vị Thượng Phụ Chính Thống.
Đức Thượng Phụ Bartolomaios có mặt tại Vatican từ chiều thứ bẩy 7-6, còn hai vị Tổng thống đã đến Vatican chiều Chúa Nhật và được ĐTC tiếp và hội kiến riêng tại Nhà Trọ thánh Marta nơi ngài cư ngụ. Lúc gần 7 giờ, Đức Thượng Phụ đến chào hai vị Tổng thống và cả 4 vị cùng đi xe minibus ra sân cỏ hình tam giác trong vườn Vatican cạnh Trụ sở Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh và Bảo tàng viện Vatican. Sân cỏ có hai hàng cây cao ở hai bên.
Tại đây đã có 3 phái đoàn của 2 vị Tổng thống và của ĐTC chờ sẵn, mỗi đoàn gồm từ 15 đến 20 vị. Trong 20 vị thuộc đoàn của ĐTC, ngoài Đức Thượng Phụ Bartolomaios là khách mời, còn có ĐHY quốc vụ khanh Parolin, các vị HY chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đối thoại liên tôn, hiệp nhất các tín hữu Kitô, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cha Pizzaballah, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa và cũng là người phối hợp chính của buổi cầu nguyện này. Ngoài ra, còn có một ban nhạc gồm 5 người, một số là người Do thái, chơi các nhạc khí giúp suy niệm giữa các bài đọc và các lời khẩn cầu hòa bình.
Chương trình cầu nguyện diễn ra lần lượt theo thứ tự: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, với phần âm nhạc, kinh nguyện, suy tư và khẩn cầu hòa bình. Cả ba đều theo cùng một cơ cấu: trước tiên là ca ngợi Thiên Chúa Đấng sáng tạo và ban cho con người công trình tạo dựng của ngài, tất cả chúng ta là con cái Thiên Chúa, tiếp đến là lời khẩn cầu ơn tha thứ vì những tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân, đã không cư xử với nhau như anh chị em con của cùng một cha, và sau cùng là khẩn cầu Thiên Chúa ban bình an cho Thánh Địa, cho Trung Đông và thế giới.
PHÁT BIỂU
Trong phần cuối, hai vị Tổng thống lần lượt lên tiếng và nói lên những lời nguyện cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình. Tổng thống Shimon Peres gọi việc ĐTC Phanxicô mời gọi thực hiện buổi khẩn cầu hòa bình này là một lời mời đặc biệt và ông nói với ĐTC: ”Trong cuộc viếng thăm lịch sử của ngài tại Thánh Địa, ngài đã làm cho chúng tôi cảm động vì tâm hồn nồng nhiệt, các ý hướng chân thành, sự khiêm tốn và nhã nhặn. Ngài đã đánh động tâm hồn dân chúng, không phân biệt tín ngưỡng và quốc tịch. Ngài như một người xây dựng những nhịp cầu huynh đệ và hòa bình. Tất cả chúng tôi đều cần những gợi hứng của ngài”. Và tổng thống nói thêm rằng; ”Khi tôi còn là một thiếu niên 9 tuổi, tôi đã nhớ đến chiến tranh! Không bao giờ nữa, không bao giờ nữa!”
Tổng thống Abu Mazen, trong lời phát biểu cũng cám ơn ĐTC vì lời mời và cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại Thánh Địa, đặc biệt là tại thành thánh Jerusalem và Bethlehem của chúng tôi, và Tổng Thống dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện: xin cho sự thật, hòa bình và công lý được thể hiện tại quê hương Palestine của con, trong vùng và trên toàn thế giới. Lạy Chúa con khẩn cầu, xin Chúa làm cho tương lai dân tộc chúng con được thịnh vượng và đầy hứa hẹn, với tự do của một quốc gia có chủ quyền và độc lập. Lạy Chúa, xin ban cho vùng chúng con và dân tộc trong vùng này được an ninh, được cứu thoát và được ổn định. Xin Chúa cứu thành thánh Jerusalem được chúc phúc của chúng con”. Tổng thống cũng nhắc lại lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: ”Nếu hòa bình được thực hiện tại Jerusalem thì hòa bình cũng sẽ được chứng thực trên toàn thế giới”
PHÁT BIỂU VÀ KINH NGUYỆN CỦA ĐTC
Về phần ĐTC, trong bài phát biểu và kinh nguyện, ngài nói:
Kính thưa hai vị Tổng Thống, Đức Thượng Phụ và anh chị em!
Tôi rất vui mừng chào quí vị và tôi đáp lại quí vị cũng như các phái đoàn tháp tùng quí vị sự tiếp đón nồng nhiệt mà quí vị đã dành cho tôi trong cuộc hành hương mới đây tại Thánh Địa.
”Tôi thành tâm cám ơn quí vị đã nhận lời mời đến đây để cùng nhau khẩn cầu Thiên Chúa hồng ân hòa bình. Tôi hy vọng cuộc gặp gỡ này là một con đường tìm kiếm những gì nối kết, để vượt thắng những gì gây chia rẽ.
Và tôi cám ơn Đức Thượng Phụ, Bartolomeo, người Anh đáng kính đã đến đây để cùng với tôi đón tiếp các vị khách quí này. Sự tham dự của Đức Thượng Phụ là một món quà lớn, một sự nâng đỡ quí giá và là chứng tá về con đường mà chúng ta đang thực hiện với tư cách là Kitô hữu để tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn.
Thưa nhị vị Tổng Thống, sự hiện diện của quí vị là một dấu chỉ lớn nói lên tình huynh đệ quí vị đang thực thi trong tư cách là con cháu Abraham, và biểu lộ cụ thể lòng tín thác nơi Thiên Chúa, là Chủ Tể của lịch sử, ngày hôm nay Cúa đang nhìn chúng ta như anh em với nhau và ước muốn dẫn đưa chúng trên những con đường của Ngài.
Cuộc gặp gỡ này của chúng ta, khẩn cầu hòa bình cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới được tháp tùng bằng lời cầu nguyện của rất nhiều người, thuộc các nền văn hóa, tổ quốc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau: những ngừơi đã cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này và giờ đây họ liên kết với chúng ta trong cùng một lời khẩn cầu. Đây là một cuộc gặp gỡ đáp ứng ước muốn nồng nhiệt của bao nhiêu người đang khao khát hòa bình và mơ ước một thế giới trong đó mọi người nam nữ có thể sống như anh chị em với nhau chứ không phải như đối thủ hoặc kẻ thù.
Thưa nhị vị Tổng Thống, thế giới là một gia sản mà chúng ta đã nhận lãnh từ tiền nhân: đúng vậy, nhưng đó cũng là một của mượn của con cháu chúng ta: những ngừơi con đã mỏi mệt và kiệt lực vì những cuộc xung đột và mong ước đạt tới bình minh hòa bình; những ngừơi con đang yêu cầu chúng ta phá đổ những bức tường thù hận và tiến bước trên con đường đối thoại và hòa bình để tình thương và tình thân hữu chiến thắng.
Nhiều người, rất tiếc là quá nhiều người con ấy đã ngã gục như nạn nhân vô tội của chiến tranh và bạo lực, họ như những cây đầy sức sống bị nhổ bỏ. Nghĩa vụ của chúng ta là làm sao để sự hy sinh của họ không vô ích. Việc tưởng niệm họ đổ tràn trong chúng ta lòng can đảm hòa bình, sức mạnh kiên trì trong đối thoại với bất kỳ giá nào, sự kiên nhẫn kết dệt mỗi ngày những đường chỉ ngày càng vững mạnh để dệt lên một cuộc sống chung hòa bình trong sự tôn trọng nhau và an bình, để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho mọi người.
Lịch sử dạy chúng ta rằng sức riêng của chúng ta vẫn không đủ. Hơn một lần chúng ta đến gần hòa bình, nhưng ma quỉ bằng nhiều phương thế, đã ngăn cản được hòa bình. Vì thế, chúng ta ở đây, là vì chúng ta biết và tin rằng chúng ta cần ơn phù trợ của Thiên Chúa, Chúng ta không từ khước trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa như một hành vi trách nhiệm tối cao, đứng trước lương tâm chúng ta và trước dân tộc chúng ta. Chúng ta đã nghe một lời kêu gọi, và chúng ta phải đáp lại: lời kêu gọi phá vỡ cái vòng lẩn quẩn bạo lực và oán thù, phá vỡ nó bằng một lời duy nhất, đó là ”người anh em”. Nhưng để nói lời này, tất cả chúng ta phải hướng cái nhìn lên Trời, nhìn nhận mình là con cái của người Cha duy nhất.
Trong Thánh Linh của Chúa Giêsu Kitô, tôi dâng lên Chúa Cha, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, người con của Thánh Địa và là Mẹ chúng ta.
Và ĐTC dâng lời khẩn nguyện:
”Lạy Thiên Chúa hòa bình, xin lắng nghe lời khẩn nguyện của chúng con!
”Bao nhiêu lần và trong bao nhiêu năm, chúng con đã cố gắng giải quyết các cuộc xung đột bằng sức riêng của chúng con và kể cả bằng võ khí: bao nhiêu thời điểm đố kỵ và tăm tối: bao nhiêu máu đã đổ ra; bao nhiêu sinh mạng bị đốn ngã; bao nhiêu hy vọng bị chôn vùi.. Nhưng những nỗ lực của chúng con vô ích. Giờ đây, lạy Chúa, xin giúp chúng con! Xin ban hòa bình cho chúng con, xin dạy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tiến về hòa bình. Xin mở mắt và tâm trí chúng con và ban cho chúng con niềm can đảm nói rằng: ”Không bao giờ chiến tranh nữa!”; với chiến tranh tất cả bị hủy hoại!” Xin đổ tràn trong chúng con lòng can đảm thực thi những cử chỉ cụ thể để kiến tạo hòa bình, lạy Chúa, là Thiên Chúa của Abraham và của các Ngôn Sứ, Thiên Chúa Tình Thương Đấng đã tạo dựng chúng con và kêu gọi chúng con sống với nhau như anh em, xin ban cho chúng con khả năng từ nhân nhìn mọi anh chị em chúng con gặp trên đường. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biết các võ khí của mình thành những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hải thành tín nhiệm và những căng thẳng của chúng con thành tha thứ. Xin giữ cho ngọn lửa hy vọng trong chúng con được luôn cháy sáng để kiên nhẫn bền chí thực hiện những chọn lựa đối thoại và hòa giải để hòa bình sau cùng được chiến thắng. Và từ tâm lòng mỗi người, ước gì những lời này bị khai trừ: chia rẽ, oán thù, chiến tranh! Lạy Chúa, xin giải giáo miệng lưỡi và đôi tay chúng con, xin đổi mới tâm trí chúng con để lời làm cho chúng con gặp gỡ nhau luôn luôn là lời ”anh em” và lối sống của chúng con trở thành: shalom, hòa bình, salam! Amen
Cuối buổi cử hành dài 1 tiếng rưỡi, ĐTC, 2 Tổng Thống và Đức Thượng Phụ đứng cạnh nhau và các phái đoàn tiến qua để chào các vị.
4 vị cũng cùng nhau trồng một cây Oliu để lưu niệm, trước khi tiến vào trụ sở Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh cạnh đó, để gặp gỡ riêng.
Top Stories
Pope Francis: a prayer for peace
Vatican Radio
13:09 09/06/2014
2014-06-08 Vatican - Pope Francis Pope Francis delivered remarks to the Presidents of Palestine and Israel, Mahmoud Abbas and Shimon Peres, along with the Ecumenical Patriarch of Constantinople, Bartholomew I, and delegations representing Jews, ChristiansMuslims, all of whom were gathered in the Vatican Sunday evening to pray for peace in the Middle East and throughout the world. Below, please find the full text of the Holy Father's prepared remarks.
Distinguished Presidents,
I greet you with immense joy and I wish to offer you, and the eminent delegations accompanying you, the same warm welcome which you gave to me during my recent pilgrimage to the Holy Land.
I am profoundly grateful to you for accepting my invitation to come here and to join in imploring from God the gift of peace. It is my hope that this meeting will mark the beginning of a new journey where we seek the things that unite, so as to overcome the things that divide.
I also thank Your Holiness, my venerable Brother Bartholomaios, for joining me in welcoming these illustrious guests. Your presence here is a great gift, a much-appreciated sign of support, and a testimony to the pilgrimage which we Christians are making towards full unity.
Your presence, dear Presidents, is a great sign of brotherhood which you offer as children of Abraham. It is also a concrete expression of trust in God, the Lord of history, who today looks upon all of us as brothers and who desires to guide us in his ways.
This meeting of prayer for peace in the Holy Land, in the Middle East and in the entire world is accompanied by the prayers of countless people of different cultures, nations, languages and religions: they have prayed for this meeting and even now they are united with us in the same supplication. It is a meeting which responds to the fervent desire of all who long for peace and dream of a world in which men and women can live as brothers and sisters and no longer as adversaries and enemies.
Dear Presidents, our world is a legacy bequeathed to us from past generations, but it is also on loan to us from our children: our children who are weary, worn out by conflicts and yearning for the dawn of peace, our children who plead with us to tear down the walls of enmity and to set out on the path of dialogue and peace, so that love and friendship will prevail.
Many, all too many, of those children have been innocent victims of war and violence, saplings cut down at the height of their promise. It is our duty to ensure that their sacrifice is not in vain. The memory of these children instils in us the courage of peace, the strength to persevere undaunted in dialogue, the patience to weave, day by day, an ever more robust fabric of respectful and peaceful coexistence, for the glory of God and the good of all.
Peacemaking calls for courage, much more so than warfare. It calls for the courage to say yes to encounter and no to conflict: yes to dialogue and no to violence; yes to negotiations and no to hostilities; yes to respect for agreements and no to acts of provocation; yes to sincerity and no to duplicity. All of this takes courage, it takes strength and tenacity.
History teaches that our strength alone does not suffice. More than once we have been on the verge of peace, but the evil one, employing a variety of means, has succeeded in blocking it. That is why we are here, because we know and we believe that we need the help of God. We do not renounce our responsibilities, but we do call upon God in an act of supreme responsibility before our consciences and before our peoples. We have heard a summons, and we must respond. It is the summons to break the spiral of hatred and violence, and to break it by one word alone: the word “brother”. But to be able to utter this word we have to lift our eyes to heaven and acknowledge one another as children of one Father.
To him, the Father, in the Spirit of Jesus Christ, I now turn, begging the intercession of the Virgin Mary, a daughter of the Holy Land and our Mother.
Lord God of peace, hear our prayer!
We have tried so many times and over so many years to resolve our conflicts by our own powers and by the force of our arms. How many moments of hostility and darkness have we experienced; how much blood has been shed; how many lives have been shattered; how many hopes have been buried… But our efforts have been in vain.
Now, Lord, come to our aid! Grant us peace, teach us peace; guide our steps in the way of peace. Open our eyes and our hearts, and give us the courage to say: “Never again war!”; “With war everything is lost”. Instil in our hearts the courage to take concrete steps to achieve peace.
Lord, God of Abraham, God of the Prophets, God of Love, you created us and you call us to live as brothers and sisters. Give us the strength daily to be instruments of peace; enable us to see everyone who crosses our path as our brother or sister. Make us sensitive to the plea of our citizens who entreat us to turn our weapons of war into implements of peace, our trepidation into confident trust, and our quarreling into forgiveness.
Keep alive within us the flame of hope, so that with patience and perseverance we may opt for dialogue and reconciliation. In this way may peace triumph at last, and may the words “division”, “hatred” and “war” be banished from the heart of every man and woman. Lord, defuse the violence of our tongues and our hands. Renew our hearts and minds, so that the word which always brings us together will be “brother”, and our way of life will always be that of: Shalom, Peace, Salaam! Amen.
Distinguished Presidents,
I greet you with immense joy and I wish to offer you, and the eminent delegations accompanying you, the same warm welcome which you gave to me during my recent pilgrimage to the Holy Land.
I am profoundly grateful to you for accepting my invitation to come here and to join in imploring from God the gift of peace. It is my hope that this meeting will mark the beginning of a new journey where we seek the things that unite, so as to overcome the things that divide.
I also thank Your Holiness, my venerable Brother Bartholomaios, for joining me in welcoming these illustrious guests. Your presence here is a great gift, a much-appreciated sign of support, and a testimony to the pilgrimage which we Christians are making towards full unity.
Your presence, dear Presidents, is a great sign of brotherhood which you offer as children of Abraham. It is also a concrete expression of trust in God, the Lord of history, who today looks upon all of us as brothers and who desires to guide us in his ways.
This meeting of prayer for peace in the Holy Land, in the Middle East and in the entire world is accompanied by the prayers of countless people of different cultures, nations, languages and religions: they have prayed for this meeting and even now they are united with us in the same supplication. It is a meeting which responds to the fervent desire of all who long for peace and dream of a world in which men and women can live as brothers and sisters and no longer as adversaries and enemies.
Dear Presidents, our world is a legacy bequeathed to us from past generations, but it is also on loan to us from our children: our children who are weary, worn out by conflicts and yearning for the dawn of peace, our children who plead with us to tear down the walls of enmity and to set out on the path of dialogue and peace, so that love and friendship will prevail.
Many, all too many, of those children have been innocent victims of war and violence, saplings cut down at the height of their promise. It is our duty to ensure that their sacrifice is not in vain. The memory of these children instils in us the courage of peace, the strength to persevere undaunted in dialogue, the patience to weave, day by day, an ever more robust fabric of respectful and peaceful coexistence, for the glory of God and the good of all.
Peacemaking calls for courage, much more so than warfare. It calls for the courage to say yes to encounter and no to conflict: yes to dialogue and no to violence; yes to negotiations and no to hostilities; yes to respect for agreements and no to acts of provocation; yes to sincerity and no to duplicity. All of this takes courage, it takes strength and tenacity.
History teaches that our strength alone does not suffice. More than once we have been on the verge of peace, but the evil one, employing a variety of means, has succeeded in blocking it. That is why we are here, because we know and we believe that we need the help of God. We do not renounce our responsibilities, but we do call upon God in an act of supreme responsibility before our consciences and before our peoples. We have heard a summons, and we must respond. It is the summons to break the spiral of hatred and violence, and to break it by one word alone: the word “brother”. But to be able to utter this word we have to lift our eyes to heaven and acknowledge one another as children of one Father.
To him, the Father, in the Spirit of Jesus Christ, I now turn, begging the intercession of the Virgin Mary, a daughter of the Holy Land and our Mother.
Lord God of peace, hear our prayer!
We have tried so many times and over so many years to resolve our conflicts by our own powers and by the force of our arms. How many moments of hostility and darkness have we experienced; how much blood has been shed; how many lives have been shattered; how many hopes have been buried… But our efforts have been in vain.
Now, Lord, come to our aid! Grant us peace, teach us peace; guide our steps in the way of peace. Open our eyes and our hearts, and give us the courage to say: “Never again war!”; “With war everything is lost”. Instil in our hearts the courage to take concrete steps to achieve peace.
Lord, God of Abraham, God of the Prophets, God of Love, you created us and you call us to live as brothers and sisters. Give us the strength daily to be instruments of peace; enable us to see everyone who crosses our path as our brother or sister. Make us sensitive to the plea of our citizens who entreat us to turn our weapons of war into implements of peace, our trepidation into confident trust, and our quarreling into forgiveness.
Keep alive within us the flame of hope, so that with patience and perseverance we may opt for dialogue and reconciliation. In this way may peace triumph at last, and may the words “division”, “hatred” and “war” be banished from the heart of every man and woman. Lord, defuse the violence of our tongues and our hands. Renew our hearts and minds, so that the word which always brings us together will be “brother”, and our way of life will always be that of: Shalom, Peace, Salaam! Amen.
Palestinian President Mahmoud Abbas speaks at Invocation for Peace
Vatican Radio
13:09 09/06/2014
In the Name of God, the Most Gracious and the Most Merciful,
Your Holiness Pope Francis
Your Excellency President Shimon Peres,
Your Beatitudes, Honorable Sheiks and Rabbis
Ladies and Gentlemen
It is indeed a great honor for us to meet again with His Holiness Pope Francis in fulfillment of his kind invitation to relish his spiritual and noble presence, and listen to his opinion and crystal wisdom, which emanate from a sound heart, vibrant conscience, as well as an elevated ethical and religious sense. I thank your Holiness from the bottom of my heart for initiating this important gathering here in the Vatican. Simultaneously, we highly appreciate your visit to the Holy Land Palestine, and in specific to our Holy city Jerusalem and to Bethlehem; the city of love and peace, and the cradle of Jesus Christ. The visit is a sincere expression of your belief in peace and a truthful attempt to achieve peace between Palestinians and Israelis.
Oh God, we ever praise you for making Jerusalem our gate to heaven. As said in the Holy Quran,
"Glory to Him who made His servant travel by night from the sacred place of worship to the furthest place of worship, whose surroundings We have blessed." You made pilgrimage and prayer in it as the best acts the faithful can make in your praise, and made your truthful promise in your say: "Let them enter the Masjid as they did for the first time." God Almighty has spoken the truth.
O, Lord of Heaven and Earth, accept my prayer for the realization of truth, peace and justice in my country Palestine, the region, and the globe as a whole.
I beseech You, O Lord, on behalf of my people, the people of Palestine - Moslems, Christians and Samaritans- who are craving for a just peace, dignified living, and liberty, I beseech you, Oh Lord, to make prosperous and promising the future of our people, and freedom in our sovereign and independent state; Grant, O Lord, our region and its people security, safety and stability. Save our blessed city Jerusalem; the first Kiblah, the second Holy Mosque, the third of the two Holy Mosques, and the city of blessings and peace with all that surround it.
Reconciliation and peace, O Lord, are our goal. God in His Holy Book has addressed the faithful: “Make peace among you," Here we are, O God, inclined to peace. Make firm our steps and crown our efforts and endeavors with success. You are the promoter of virtue and preventer of vice, evil and aggression. You say and you are the most truthful, “And if they incline to peace, incline thou also to it, and trust in Allah. Lo! He is the Hearer, the Knower.” In the saying of Prophet Muhammad, "Spread the peace among you. "
Today, we reiterate after Jesus Christ addressing Jerusalem: "If only you had known the path of peace this day" (Luke 19:42). As well let us remember the words of Saint John Paul II when he said: "If peace is realized in Jerusalem, peace will be witnessed in the whole world" Simultaneously, in our prayer today, we repeatedly call after those who advocate peace: "Blessed are the peace makers," and "Call for the peace of Jerusalem" as came in the Holy Scriptures.
Accordingly, we ask You, O Lord, for peace in the Holy Land, Palestine, and Jerusalem together with its people. We call on you to make Palestine and Jerusalem in particular a secure land for all the believers, and a place for prayer and worship for the followers of the three monotheistic religions Judaism, Christianity, Islam, and for all those wishing to visit it as it is stated in the Holy Quran.
O Lord, You are the peace and peace emanates from You. O God of Glory and Majesty grant us security and safety, and alleviate the suffering of my people in hometown and Diaspora.
O Lord, bring comprehensive and just peace to our country and region so that our people and the peoples of the Middle East and the whole world would enjoy the fruit of peace, stability and coexistence.
We want peace for us and for our neighbors. We seek prosperity and peace of mind for ourselves and for others alike. O Lord, answer our prayers and make successful our endeavors for you are most just, most merciful, Lord of the Worlds.
Israeli President Shimon Peres speaks to peace gathering
Vatican Radio
13:11 09/06/2014
Your Holiness Pope Francis,
Your Excellency President Mahmoud Abbas,
I have come from the Holy City of Jerusalem to thank you for your exceptional invitation. The Holy City of Jerusalem is the beating heart of the Jewish People. In Hebrew, our ancient language, the word Jerusalem and the word for peace share the same root. And indeed peace is the vision of Jerusalem.
As it is said in the Book of Psalms:
Pray for the peace of Jerusalem:
“May those who love you be secure. 7 May there be peace within your walls
and security within your citadels.” 8 For the sake of my family and friends,
I will say, “Peace be within you.” 9 For the sake of the house of the Lord our God,
I will seek your prosperity.
During your historic visit to the Holy Land, you moved us with the warmth of your heart, the sincerity of your intentions, your modesty, and your kind ways. You touched the people’s hearts – regardless of their faith or nation. You emerged as a bridge-builder of brotherhood and peace. We are all in need of the inspiration which accompanies your character and your way.
Thank you.
Two peoples – Israelis and Palestinians – still are aching for peace. The tears of mothers over their children are still etched in our hearts. We must put an end to the cries, to the violence, to the conflict. We all need peace. Peace between equals.
Your invitation to us to join you in this momentous ceremony to call for peace, here in the Vatican garden, in the presence of Jewish, Christian, Muslim, and Druze leaders, graciously reflects your vision of the aspiration we all share: Peace.
On this moving occasion, brimming with hope and full of faith, let us all raise with you, Your Holiness, a call for peace between religions, between nations, between communities, and between fellow men and women. Let true peace become our legacy soon and swiftly.
Our Book of Books commands upon us the way of peace, demands of us to toil for its realization.
It is said in the book of Proverbs:
“Her ways are ways of grace, and all her paths are peace.”
So too must our ways be. Ways of grace and peace. It is not by chance that Rabbi Akiva captured the essence of our Torah in one sentence: “Love your neighbor like thyself.” We are all equal before the Lord. We are all part of the human family. For without peace, we are not complete, and we have yet to achieve the mission of humanity.
Peace does not come easy. We must toil with all our strengths to reach it. To reach it soon. Even if it requires sacrifice or compromise.
The Book of Psalms tells us:
“Whoever loves life and desires to see many good days, keep your tongue from evil and your lips from telling lies. Turn from evil and do good, seek peace and pursue it.”
This is to say, we are commanded to pursue after peace. All year. Every day. We greet each other with this blessing. Shalom. Salam. We must be worthy of the deep and demanding meaning of this blessing. Even when peace seems distant, we must pursue it to bring it closer.
And if we pursue peace with perseverance, with faith, we will reach it.
And it will endure through us, through all of us, of all faiths, of all nations, as it is written:
“They will beat their swords into plowshares and their spears into pruning hooks. Nation will not take up sword against nation, nor will they train for war anymore.”
The soul is elated upon the reading of these verses of eternal vision. And we can – together and now, Israelis and Palestinians – convert our noble vision to a reality of welfare and prosperity. It is within our power to bring peace to our children. This is our duty, the holy mission of parents.
Let me end with a prayer:
He who makes peace in the heavens shall make peace upon us and upon all of Israel, and upon the entire world, and let us say Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:18 09/06/2014
Tuyên Thệ Nhậm Chức Nhiệm Kỳ 2014-2018
Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 450 thành viên thuộc Hội Đồng Mục Vụ của 82 Giáo xứ của GP. Phan Thiết đã tề tựu về Nhà thờ Chính Tòa tham dự ngày tĩnh huấn và tuyên thệ nhậm chức với nhiệm kỳ phục vụ 2014-2018.
Hình ảnh
Chương trình khởi đầu với huấn từ khai mạc của Cha Tổng đại diện GB. Hoàng Văn Khanh. Cha Fx. Phạm Quyền, Cha Sở Chính tòa, Hạt trưởng Hạt Phan Thiết, đặc trách HĐMV của Giáo phận ban huấn dụ cho các Ban thường vụ mới.
Đến 9 giờ, Cha Giuse Hà Văn Định, giáo sư ĐCV Xuân Lộc thuyết trình đề tài “Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình”.
Từ Thư Chung 2014 của HĐGMVN và Thư Mục Vụ 2014 của ĐGM GP Phan Thiết, Cha giáo Giuse đã diễn giải 3 nội dung chính:
- Phúc Âm Hóa Gia đình là đem tinh thần Phúc Âm vào trong cuộc sống của mình và gia đình, nhờ đó mỗi người và gia đình được biến đổi.
- Phúc Âm Hóa Gia đình qua việc giữ truyền thống trên thuận dưới hòa trong gia đình và tỏ lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên.
- Phúc Âm Hóa Gia đình qua những việc làm cụ thể như: Duy trì các bữa ăn trong gia đình, tổ chức các giờ kinh tối trong gia đình, đời sống làm gương sáng của cha mẹ, sống tình liên đới với hàng xóm.
Lúc 10 giờ: Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống đến chủ tế Thánh Lễ và chủ sự nghi thức tuyên thệ nhậm chức của các Ban Thường Vụ.
Đức Cha Giuse chào mừng và chúc mừng toàn thể các vị Tân HĐMV của các giáo xứ. Thánh lễ hôm nay được dâng cầu nguyện cách đặc biệt xin Chúa Thánh Thần đổ muôn ơn giúp các vị HĐMV chu toàn trọng trách đã được cộng đoàn giáo xứ tín nhiệm bầu cử là cộng tác với cha quản xứ trong việc điều hành và phát triển giáo xứ.
Đức Cha Giuse giảng lễ. Ngài suy tư về sứ vụ của mỗi thành viên HĐMV từ sự kiện ngày 29 thánh 3 năm 2013, khi cử hành lễ lần đầu tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú giải Thánh vịnh 133, 2: Thánh Thần xức dầu. Dầu của Thiên Chúa xức trên đầu Aharon để cho những giọt dầu ngấm xuống da ông, xuống cổ và gấu áo choàng của ông. Đức Thánh Cha diễn giải về cung cách làm việc của những mục tử không phải chỉ là khép kín trong nhiệm vụ, trong căn phòng của mình nơi nhiệm sở của mình mà còn phải làm sao cho dầu đó được thấm ra cho tới cùng ngoài, đến gấu áo của mình nữa. Ở đó nhắc nhớ lại khởi đầu một mùa hiện xuống mới.
Ngày hôm nay, Giáo phận chúng ta bằng việc cử hành việc trao sứ vụ mới cho quý vị tham gia trong các HĐMV tại các Giáo xứ, được hình dung như là một mùa hiện xuống mới. Chúa Thánh Thần cũng tuôn đổ hồng ân dồi dào trên tất cả quý vị để rồi quý vị cũng tham gia vào sứ vụ của Hội Thánh, trở thành những cánh tay nối dài của mục tử tại địa phương làm sao cũng ra đi tới biên cương của lãnh thổ, tới gấu áo choàng cả Aharon tại địa phương mình, làm cho cả vùng địa bàn dân cư bừng lên sức sống mới.
Hôm nay được Chúa Thánh Thần tác động, các thành viên trong các HĐMV các Giáo xứ trúng cử trong mùa bầu cử năm nay nhiệm kỳ mới với lời tuyên hứa, các vị sẽ đón nhận sứ vụ và trở về địa phương của mình mà phục vụ lại cho cộng đoàn dân Chúa Nơi đó, các vị trở thành những cán bộ, trở thành những cánh tay nối dài của mục tử tại địa phương và trở thành những người phục vụ Tin mừng cho tất cả các anh chị em trong Giáo xứ, trong Giáo họ của mình. Rõ ràng đây là một khởi đầu đẹp đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần phong phú, các vị dẫn bước vào mùa hiện xuống mới.
Với Thánh lễ hôm nay, quý vị đón nhận sứ vụ trùng khớp với lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm nay chính là một gợi ý tốt, mời gọi tất cả mỗi người có mặt mở rộng trái tim, mở rộng tấm lòng đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần dồi dào, đón nhận chính Chúa Thánh Thần là nguồn ơn. Nhờ đó các vị cộng tác bằng khả năng, bằng sức lực, bằng điều kiện sẵn có của mình. Chúc mừng tất cả các vị ngày hôm nay đón nhận lấy hồng ân Chúa Thánh Thần để đón nhận lấy sứ vụ mới.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse chủ sự Nghi thức tuyên thệ bắt đầu với phần tuyên xứng đức tin. Các vị HĐMV hướng tay về phía Sách Thánh tuyên đọc: "Nhờ ơn Chúa, nhờ Đức Mẹ và các thánh Tử Đạo Việt Nam chuyển cầu, vì ích lợi của Giáo Hội và giáo phận, chúng tôi xin đoan hứa trước mặt Thiên Chúa và mọi người: Sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ Chúa và anh chị em, chu toàn nhiệm vụ Giáo xứ trao phó. Hứa trung thành với Giáo Hội, vâng phục và hợp tác với các vị đại diện Chúa nơi trần gian. Hứa cố gắng sống đời chứng tá Phúc âm, luôn cổ võ tình yêu thương đoàn kết, hầu tôn vinh danh Chúa và mưu ích cho mọi người". Sau phần tuyên hứa, Đức Cha Giuse trao Thư Bổ Nhiệm cho đại diện 5 giáo hạt.
Sau cơm trưa, ngày tĩnh huấn tiếp nối với phần thảo luận sôi nổi của các giáo hạt. Cha Fx. Phạm Quyền, đúc kết hội thảo và nhắc lại nhiệm vụ của HĐMV là cùng với linh mục Quản xứ làm thăng tiến Cộng Đoàn Dân Chúa trong đời sống tâm linh đạo đức, thể hiện qua đời sống bí tích và qua những sinh hoạt được gọi là mục vụ theo những quy định của Giáo Luật. Ngài mong ước các thành viên HĐMV cùng dấn thân phục vụ theo tinh thần liên đới trách nhiệm, đối thoại, bình đẳng và hoà đồng trong hiệp nhất. Ngài cầu chúc từng thành viên được tràn đầy 7 ơn của Chúa Thánh thần hầu trở nên chứng nhân sống động của Chúa Kitô tại môi trường giáo xứ trong nhiệm kỳ 2014-2018.
Giờ Chầu Thánh thể khép lại ngày tĩnh huấn, mọi người ra về dồi dào ơn ban của Chúa Thánh Linh, bắt đầu nhiệm kỳ phục vụ giáo xứ với lửa nhiệt thành tông đổ.
Điểm son trong lịch sử GHVN là sự hợp tác của giáo dân với hàng Giáo Phẩm. Ngay từ khi Tin mừng được rao giảng trên Quê Hương, một số giáo dân nam nữ đã sát cánh với hàng Giáo phẩm để loan báo Tin mừng và xây dựng đức tin cho đồng đạo.
Những phần tử ưu tú này là tiền thân của HĐGX ngày nay. Sự cộng tác của giáo dân với hàng Giáo Phẩm ngày càng tiến triển, hoàn chỉnh và hữu hiệu. Đặc biệt là sau ngày Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập 24-11-1960, và Công đồng Vaticanô II kết thúc 08-12-1965, người giáo dân ngày càng ý thức mình là thành phần Dân Chúa, tích cực tham dự chức vụ Tiên tri, Tư tế và Mục tử của Chúa Kitô. Tuy phận vụ có khác, người giáo dân cùng với Hàng giáo phẩm, Linh mục và Tu sĩ xây dựng GH Chúa Kitô, GH có Thiên Chúa là Cha, cùng một đức Tin, cùng một Phép rửa (x. Ep 4,5); vì thế, trong cương vị của mình, mọi người đồng trách nhiệm làm cho GH được củng cố và tăng trưởng.
Giáo phận Phan Thiết đã đề ra phương hướng xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn Đức Tin, Phượng tự và Bác ái, để hoàn thành nhiệm vụ chứng nhân loan báo Tin Mừng Chúa Kitô. Bản qui chế HĐGX 1980 được bổ sung cho phù hợp với hiện tại để việc xây dựng và mở mang Nước Chúa thêm phần khởi sắc và hữu hiệu.
Để đạt được thành quả tốt, thành viên HĐGX cần xây dựng bản thân trước hết:
1. Bản thân: Trau dồi vốn liếng hiểu biết về Chúa Kitô và Giáo lý của Ngài. Hiểu biết quan điểm và lập trường của Giáo Hội về Truyền giáo, xã hội và Văn hoá. Một đời sống nhân bản trưởng thành, có tinh thần đối thoại đại kết, biết quan sát đúng, hành động hữu hiệu và mau lẹ, biết giao tế xã hội và trung thành với lý tưởng Kitô giáo, một đời sống bác ái, quên mình phục vụ Chúa và tha nhân, hoàn thành trách nhiệm được trao phó.
2. Gia đình: Thành viên HĐGX hoàn thành tốt nhiệm vụ trong gia đình, nêu gương sáng về lòng đạo và phục vụ.
3. Đối với giáo xứ: Thành viên HĐGX phục vụ Chúa và anh chị em; điều kiện tiên quyết là gắn bó với giáo xứ và khu xóm, nỗ lực thăng tiến giáo xứ về mặt đạo cũng như mặt đời. Do đó, thành viên HĐGX phải biết lắng nghe mọi ý kiến, tâm tư nguyện vọng của bà con trong giáo xứ, nắm vững tình hình để giải quyết những khó khăn, giải hoà những bất đồng.
4. Đối với Giáo quyền: Thành viên HĐGX kính trọng, yêu mến và vâng phục Vị đại diện Chúa Kitô, khi thấy cần và lợi ích, đạo đạt những nhu cầu và ước vọng của đồng bào lương giáo với cung cách cởi mở và tín nhiệm. Tuỳ theo khả năng chuyên môn, thành viên HĐGX tích cực góp ý về những vấn đề lợi ích cho giáo xứ, Giáo phận và Giáo Hội.Tiên phong trong vai trò Kitô hữu, thành viên HĐGX nghiêm túc thi hành các quyết định của Giáo quyền địa phương qua ĐGM Giáo phận, Lm quản nhiệm hoặc Lm phụ trách.
5. Đối với thành viên HĐGX: Cùng chung lý tưởng và hoạt động, mọi thành viên HĐGX hiệp nhất và tương trợ nhau, khiêm tốn học hỏi và xây dựng cho nhau. Trong sinh hoạt cần tuân thủ những nguyên tắc sau:- Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách.
- Thông qua tập thể các vụ việc khác nhau giữa các ngành chuyên trách và các giới.
- Nhất trí điểm chính, Tương nhượng điểm phụ, bác ái trong mọi sự.
6. Đối với tổ quốc và đồng bào: Người Kitô hữu chứng tỏ lòng yêu nước và đồng bào: - Chu toàn nghĩa vụ công dân.
- Cổ vũ và tham gia tích cực phúc lợi chung.
- Góp ý để luật pháp được thực hiện đúng đắn đáp ứng nhu cầu luân lý và công ích không trái ngược tín điều của đạo.
Người Kitô hữu cần loại bỏ mọi hình thức kỳ thị về quyền con người, lãnh vực văn hoá, địa phương, phái tính, chủng tộc, địa vị, tôn giáo...
Người Kitô hữu sống bao dung, hoà hợp, đoàn kết và hợp tác với mọi người, để kiện toàn cơ cấu xã hội theo hướng Phúc Âm, hầu góp phần kiến tạo con người mới, xã hội mới theo gương Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương, tự hiến mình cho vinh danh Chúa Cha và mọi người được cứu độ.
Cầu chúc quý HĐMV trong nhiệm kỳ mới “luôn cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với cha xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành công việc mục vụ, giải quyết những vấn đề và những bất đồng, nhằm phát triển và nâng cao đời sống đạo và đời của mọi thành phần và mọi gia đình, đặc biệt gia đình lâm cảnh túng ngặt và người bị bỏ rơi; cùng với cha xứ soạn thảo chương trình nghị sự cho các phiên họp, có những sáng kiến mục vụ phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của giáo xứ, trao đổi với mọi thành viên liên hệ nhằm chuẩn bị cho việc phân công thực hiện” (x. Báo Hiệp Thông Số 18-19, Tháng 8 năm 2003); nhờ đó Giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến hơn.
KINH CẦU THÁNH BỔN MẠNG HĐGX.
Lạy Thiên Chúa là Cha từ ái, Chúa đã thương ban cho các thánh tử đạo Việt Nam Ơn Thánh triệu và trung kiên, các Đấng đã nêu gương anh dũng hy sinh, để chu toàn sứ mạng Thiên Chúa đã trao và làm Chứng tá Đức Tin Kitô giáo trên đất nước thân yêu của chúng con, xin nhờ lời các Ngài bầu cử, cho chúng con luôn can đảm sống Đức Tin, và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa nơi mọi người. Nhờ Đức Kitô chúa chúng con. Amen.
LỜI NGUYỆN TÔNG ĐỒ CỦA HĐGX.
Lạy Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, Chúa đã thương chọn chúng con làm tông đồ phục vụ Giáo Hội Chúa nơi giáo xứ chúng con. Xin Chúa hoán cải chúng con nên tông đồ trung kiên của Chúa, luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ nhau và nên một với chủ chiên thay mặt Chúa trong giáo xứ.
Xin ban cho chúng con lòng nhiệt thành, để phục vụ Chúa trong mọi người, ơn khôn ngoan và nhẫn nại để đưa Chúa đến cho mọi người và đưa mọi người đến với Chúa.
Xin Chúa biến giáo xứ chúng con nên một dân trung hiếu, hết lòng tin thờ Chúa và yêu thương của Chúa đối với thế nhân.
Lạy Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, là vì sao sáng, xin dẫn lối chúng con trong mọi nơi mọi lúc, để chúng con vững bước trên đường phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 450 thành viên thuộc Hội Đồng Mục Vụ của 82 Giáo xứ của GP. Phan Thiết đã tề tựu về Nhà thờ Chính Tòa tham dự ngày tĩnh huấn và tuyên thệ nhậm chức với nhiệm kỳ phục vụ 2014-2018.
Hình ảnh
Chương trình khởi đầu với huấn từ khai mạc của Cha Tổng đại diện GB. Hoàng Văn Khanh. Cha Fx. Phạm Quyền, Cha Sở Chính tòa, Hạt trưởng Hạt Phan Thiết, đặc trách HĐMV của Giáo phận ban huấn dụ cho các Ban thường vụ mới.
Đến 9 giờ, Cha Giuse Hà Văn Định, giáo sư ĐCV Xuân Lộc thuyết trình đề tài “Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình”.
Từ Thư Chung 2014 của HĐGMVN và Thư Mục Vụ 2014 của ĐGM GP Phan Thiết, Cha giáo Giuse đã diễn giải 3 nội dung chính:
- Phúc Âm Hóa Gia đình là đem tinh thần Phúc Âm vào trong cuộc sống của mình và gia đình, nhờ đó mỗi người và gia đình được biến đổi.
- Phúc Âm Hóa Gia đình qua việc giữ truyền thống trên thuận dưới hòa trong gia đình và tỏ lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên.
- Phúc Âm Hóa Gia đình qua những việc làm cụ thể như: Duy trì các bữa ăn trong gia đình, tổ chức các giờ kinh tối trong gia đình, đời sống làm gương sáng của cha mẹ, sống tình liên đới với hàng xóm.
Lúc 10 giờ: Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống đến chủ tế Thánh Lễ và chủ sự nghi thức tuyên thệ nhậm chức của các Ban Thường Vụ.
Đức Cha Giuse chào mừng và chúc mừng toàn thể các vị Tân HĐMV của các giáo xứ. Thánh lễ hôm nay được dâng cầu nguyện cách đặc biệt xin Chúa Thánh Thần đổ muôn ơn giúp các vị HĐMV chu toàn trọng trách đã được cộng đoàn giáo xứ tín nhiệm bầu cử là cộng tác với cha quản xứ trong việc điều hành và phát triển giáo xứ.
Đức Cha Giuse giảng lễ. Ngài suy tư về sứ vụ của mỗi thành viên HĐMV từ sự kiện ngày 29 thánh 3 năm 2013, khi cử hành lễ lần đầu tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú giải Thánh vịnh 133, 2: Thánh Thần xức dầu. Dầu của Thiên Chúa xức trên đầu Aharon để cho những giọt dầu ngấm xuống da ông, xuống cổ và gấu áo choàng của ông. Đức Thánh Cha diễn giải về cung cách làm việc của những mục tử không phải chỉ là khép kín trong nhiệm vụ, trong căn phòng của mình nơi nhiệm sở của mình mà còn phải làm sao cho dầu đó được thấm ra cho tới cùng ngoài, đến gấu áo của mình nữa. Ở đó nhắc nhớ lại khởi đầu một mùa hiện xuống mới.
Ngày hôm nay, Giáo phận chúng ta bằng việc cử hành việc trao sứ vụ mới cho quý vị tham gia trong các HĐMV tại các Giáo xứ, được hình dung như là một mùa hiện xuống mới. Chúa Thánh Thần cũng tuôn đổ hồng ân dồi dào trên tất cả quý vị để rồi quý vị cũng tham gia vào sứ vụ của Hội Thánh, trở thành những cánh tay nối dài của mục tử tại địa phương làm sao cũng ra đi tới biên cương của lãnh thổ, tới gấu áo choàng cả Aharon tại địa phương mình, làm cho cả vùng địa bàn dân cư bừng lên sức sống mới.
Hôm nay được Chúa Thánh Thần tác động, các thành viên trong các HĐMV các Giáo xứ trúng cử trong mùa bầu cử năm nay nhiệm kỳ mới với lời tuyên hứa, các vị sẽ đón nhận sứ vụ và trở về địa phương của mình mà phục vụ lại cho cộng đoàn dân Chúa Nơi đó, các vị trở thành những cán bộ, trở thành những cánh tay nối dài của mục tử tại địa phương và trở thành những người phục vụ Tin mừng cho tất cả các anh chị em trong Giáo xứ, trong Giáo họ của mình. Rõ ràng đây là một khởi đầu đẹp đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần phong phú, các vị dẫn bước vào mùa hiện xuống mới.
Với Thánh lễ hôm nay, quý vị đón nhận sứ vụ trùng khớp với lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm nay chính là một gợi ý tốt, mời gọi tất cả mỗi người có mặt mở rộng trái tim, mở rộng tấm lòng đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần dồi dào, đón nhận chính Chúa Thánh Thần là nguồn ơn. Nhờ đó các vị cộng tác bằng khả năng, bằng sức lực, bằng điều kiện sẵn có của mình. Chúc mừng tất cả các vị ngày hôm nay đón nhận lấy hồng ân Chúa Thánh Thần để đón nhận lấy sứ vụ mới.
Tiếp theo, Đức Cha Giuse chủ sự Nghi thức tuyên thệ bắt đầu với phần tuyên xứng đức tin. Các vị HĐMV hướng tay về phía Sách Thánh tuyên đọc: "Nhờ ơn Chúa, nhờ Đức Mẹ và các thánh Tử Đạo Việt Nam chuyển cầu, vì ích lợi của Giáo Hội và giáo phận, chúng tôi xin đoan hứa trước mặt Thiên Chúa và mọi người: Sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ Chúa và anh chị em, chu toàn nhiệm vụ Giáo xứ trao phó. Hứa trung thành với Giáo Hội, vâng phục và hợp tác với các vị đại diện Chúa nơi trần gian. Hứa cố gắng sống đời chứng tá Phúc âm, luôn cổ võ tình yêu thương đoàn kết, hầu tôn vinh danh Chúa và mưu ích cho mọi người". Sau phần tuyên hứa, Đức Cha Giuse trao Thư Bổ Nhiệm cho đại diện 5 giáo hạt.
Sau cơm trưa, ngày tĩnh huấn tiếp nối với phần thảo luận sôi nổi của các giáo hạt. Cha Fx. Phạm Quyền, đúc kết hội thảo và nhắc lại nhiệm vụ của HĐMV là cùng với linh mục Quản xứ làm thăng tiến Cộng Đoàn Dân Chúa trong đời sống tâm linh đạo đức, thể hiện qua đời sống bí tích và qua những sinh hoạt được gọi là mục vụ theo những quy định của Giáo Luật. Ngài mong ước các thành viên HĐMV cùng dấn thân phục vụ theo tinh thần liên đới trách nhiệm, đối thoại, bình đẳng và hoà đồng trong hiệp nhất. Ngài cầu chúc từng thành viên được tràn đầy 7 ơn của Chúa Thánh thần hầu trở nên chứng nhân sống động của Chúa Kitô tại môi trường giáo xứ trong nhiệm kỳ 2014-2018.
Giờ Chầu Thánh thể khép lại ngày tĩnh huấn, mọi người ra về dồi dào ơn ban của Chúa Thánh Linh, bắt đầu nhiệm kỳ phục vụ giáo xứ với lửa nhiệt thành tông đổ.
Điểm son trong lịch sử GHVN là sự hợp tác của giáo dân với hàng Giáo Phẩm. Ngay từ khi Tin mừng được rao giảng trên Quê Hương, một số giáo dân nam nữ đã sát cánh với hàng Giáo phẩm để loan báo Tin mừng và xây dựng đức tin cho đồng đạo.
Những phần tử ưu tú này là tiền thân của HĐGX ngày nay. Sự cộng tác của giáo dân với hàng Giáo Phẩm ngày càng tiến triển, hoàn chỉnh và hữu hiệu. Đặc biệt là sau ngày Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập 24-11-1960, và Công đồng Vaticanô II kết thúc 08-12-1965, người giáo dân ngày càng ý thức mình là thành phần Dân Chúa, tích cực tham dự chức vụ Tiên tri, Tư tế và Mục tử của Chúa Kitô. Tuy phận vụ có khác, người giáo dân cùng với Hàng giáo phẩm, Linh mục và Tu sĩ xây dựng GH Chúa Kitô, GH có Thiên Chúa là Cha, cùng một đức Tin, cùng một Phép rửa (x. Ep 4,5); vì thế, trong cương vị của mình, mọi người đồng trách nhiệm làm cho GH được củng cố và tăng trưởng.
Giáo phận Phan Thiết đã đề ra phương hướng xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn Đức Tin, Phượng tự và Bác ái, để hoàn thành nhiệm vụ chứng nhân loan báo Tin Mừng Chúa Kitô. Bản qui chế HĐGX 1980 được bổ sung cho phù hợp với hiện tại để việc xây dựng và mở mang Nước Chúa thêm phần khởi sắc và hữu hiệu.
Để đạt được thành quả tốt, thành viên HĐGX cần xây dựng bản thân trước hết:
1. Bản thân: Trau dồi vốn liếng hiểu biết về Chúa Kitô và Giáo lý của Ngài. Hiểu biết quan điểm và lập trường của Giáo Hội về Truyền giáo, xã hội và Văn hoá. Một đời sống nhân bản trưởng thành, có tinh thần đối thoại đại kết, biết quan sát đúng, hành động hữu hiệu và mau lẹ, biết giao tế xã hội và trung thành với lý tưởng Kitô giáo, một đời sống bác ái, quên mình phục vụ Chúa và tha nhân, hoàn thành trách nhiệm được trao phó.
2. Gia đình: Thành viên HĐGX hoàn thành tốt nhiệm vụ trong gia đình, nêu gương sáng về lòng đạo và phục vụ.
3. Đối với giáo xứ: Thành viên HĐGX phục vụ Chúa và anh chị em; điều kiện tiên quyết là gắn bó với giáo xứ và khu xóm, nỗ lực thăng tiến giáo xứ về mặt đạo cũng như mặt đời. Do đó, thành viên HĐGX phải biết lắng nghe mọi ý kiến, tâm tư nguyện vọng của bà con trong giáo xứ, nắm vững tình hình để giải quyết những khó khăn, giải hoà những bất đồng.
4. Đối với Giáo quyền: Thành viên HĐGX kính trọng, yêu mến và vâng phục Vị đại diện Chúa Kitô, khi thấy cần và lợi ích, đạo đạt những nhu cầu và ước vọng của đồng bào lương giáo với cung cách cởi mở và tín nhiệm. Tuỳ theo khả năng chuyên môn, thành viên HĐGX tích cực góp ý về những vấn đề lợi ích cho giáo xứ, Giáo phận và Giáo Hội.Tiên phong trong vai trò Kitô hữu, thành viên HĐGX nghiêm túc thi hành các quyết định của Giáo quyền địa phương qua ĐGM Giáo phận, Lm quản nhiệm hoặc Lm phụ trách.
- Thông qua tập thể các vụ việc khác nhau giữa các ngành chuyên trách và các giới.
- Nhất trí điểm chính, Tương nhượng điểm phụ, bác ái trong mọi sự.
6. Đối với tổ quốc và đồng bào: Người Kitô hữu chứng tỏ lòng yêu nước và đồng bào: - Chu toàn nghĩa vụ công dân.
- Cổ vũ và tham gia tích cực phúc lợi chung.
- Góp ý để luật pháp được thực hiện đúng đắn đáp ứng nhu cầu luân lý và công ích không trái ngược tín điều của đạo.
Người Kitô hữu cần loại bỏ mọi hình thức kỳ thị về quyền con người, lãnh vực văn hoá, địa phương, phái tính, chủng tộc, địa vị, tôn giáo...
Người Kitô hữu sống bao dung, hoà hợp, đoàn kết và hợp tác với mọi người, để kiện toàn cơ cấu xã hội theo hướng Phúc Âm, hầu góp phần kiến tạo con người mới, xã hội mới theo gương Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương, tự hiến mình cho vinh danh Chúa Cha và mọi người được cứu độ.
Cầu chúc quý HĐMV trong nhiệm kỳ mới “luôn cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với cha xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành công việc mục vụ, giải quyết những vấn đề và những bất đồng, nhằm phát triển và nâng cao đời sống đạo và đời của mọi thành phần và mọi gia đình, đặc biệt gia đình lâm cảnh túng ngặt và người bị bỏ rơi; cùng với cha xứ soạn thảo chương trình nghị sự cho các phiên họp, có những sáng kiến mục vụ phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của giáo xứ, trao đổi với mọi thành viên liên hệ nhằm chuẩn bị cho việc phân công thực hiện” (x. Báo Hiệp Thông Số 18-19, Tháng 8 năm 2003); nhờ đó Giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến hơn.
KINH CẦU THÁNH BỔN MẠNG HĐGX.
Lạy Thiên Chúa là Cha từ ái, Chúa đã thương ban cho các thánh tử đạo Việt Nam Ơn Thánh triệu và trung kiên, các Đấng đã nêu gương anh dũng hy sinh, để chu toàn sứ mạng Thiên Chúa đã trao và làm Chứng tá Đức Tin Kitô giáo trên đất nước thân yêu của chúng con, xin nhờ lời các Ngài bầu cử, cho chúng con luôn can đảm sống Đức Tin, và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa nơi mọi người. Nhờ Đức Kitô chúa chúng con. Amen.
LỜI NGUYỆN TÔNG ĐỒ CỦA HĐGX.
Lạy Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, Chúa đã thương chọn chúng con làm tông đồ phục vụ Giáo Hội Chúa nơi giáo xứ chúng con. Xin Chúa hoán cải chúng con nên tông đồ trung kiên của Chúa, luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ nhau và nên một với chủ chiên thay mặt Chúa trong giáo xứ.
Xin ban cho chúng con lòng nhiệt thành, để phục vụ Chúa trong mọi người, ơn khôn ngoan và nhẫn nại để đưa Chúa đến cho mọi người và đưa mọi người đến với Chúa.
Xin Chúa biến giáo xứ chúng con nên một dân trung hiếu, hết lòng tin thờ Chúa và yêu thương của Chúa đối với thế nhân.
Lạy Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, là vì sao sáng, xin dẫn lối chúng con trong mọi nơi mọi lúc, để chúng con vững bước trên đường phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Đức Mẹ Thánh du thăm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Trần Văn Minh.
08:50 09/06/2014
Sau Thánh lễ chiều Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Cha Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm Cộng đoàn, với phẩm phục màu đỏ đã xuống khuôn viên trung tâm để cùng với toàn thể giáo dân trong cộng đoàn chào đón Đức Mẹ.
Sau những ngày trời mưa, chiều nay trời lại tạnh ráo, mặc dù trời chiều đầu mùa Đông có hơi lạnh. Nhưng Cộng đoàn đã tham dự thật đông đảo, từ các cụ ông, cụ bà cho đến các em nhỏ, với nét mặt vui tươi, tay cầm hoa để mong được chào đón dâng lên ngai tòa Mẹ.
Khi đoàn xe Mẹ vừa về tới trung tâm. Cha Quản nhiệm đã đến tận xe để cung nghinh Tượng Mẹ Thánh du đặt lên tòa tạm trước nguyện đường để đoàn con cái Mẹ quây quần chiêm ngưỡng Mẹ sau nhiều ngày mong đợi.
Sau lời chào kính Mẹ của cha quản nhiệm. Tượng Mẹ được cung nghinh lên nhà nguyện trung tâm, sau Thánh gía nến cao là các em nhỏ thật xinh xắn trong áo đầm trắng, nhẹ nhàng tung những bông giấy thay hoa rước Đức Mẹ lên nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà chung của cộng đoàn.
Từ ngai tòa, Đức Mẹ nhìn đoàn con thảo kính tiến lên, sau khi cha quản nhiệm xông hương, mọi người đã cung kính dâng lên Mẹ những đóa hoa mang sắc thắm. Tiếp theo sau là đội dâng hoa của cộng đoàn đã dâng lên Mẹ năm mầu hoa tươi. Mỗi mầu tượng trưng cho một nhân đức, mà đội dâng hoa đại diện cộng đoàn dâng Mẹ.
Buổi lễ chào đón Mẹ kết thúc bằng chuỗi Mân côi thật sốt mến. Lời kinh, tiếng hát vang lên của đoàn con cái thảo hiếu dâng lên Mẹ, xin Mẹ nhận lời cầu khẩn của chúng con mà ban cho cộng đoàn sự thương yêu đoàn kết để phụng vụ Chúa.
Được biết, trong tuần lễ Tượng Đức Mẹ Thánh du thăm viếng, cộng đoàn có nhiều sinh hoạt tôn vương đền tạ sau các thánh lễ, những giờ cùng Mẹ chầu Lòng Chúa Thương Xót, rước kiệu, thăm các giáo khu và kết thúc bằng Thánh lễ do Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long chủ tế vào Chúa nhật 15 tháng 6 năm 2014.
Melbourne 8/6/14.
Trần Văn Minh.
Văn Hóa
Lễ hội Cá Bay - Flying Fish Festival - tại Đảo Santa Catalina
VietCatholic
10:28 09/06/2014
Xem hình
Vào dịp này năm nay, cha chánh xứ Saint Catherine Trần Công Nghị hân hoan đón chào Cha Nguyễn Xuân Hương và các cháu từ Sacramento tới; gia đình anh Chị Hiệp Hạnh và gia đình anh chị Đương từ Arizona tới chung vui Lễ Hội. Các gia đình đi thăm đảo và chụp hình, đi câu cá, các cháu mạo hiểm đi kayak, lặn scuba xem cá, du thuyền bay dù parasailing, và nhất là đi zip line tuột từ đỉnh núi đi 5 trạm tới xuống bãi biển…
Từ cuối Tháng Năm tới tháng Chín hàng năm, đảo Catalina chào đón những con cá bay nổi tiếng. Loại cá ngoạn mục này nhảy vọt bay vọt lên khỏi mặt nước ở độ cao lên đến 30 feet và lướt bay nhẹ trên không trung có khi tới chừng một dặm. Những con cá bay thường ghé thăm đảo Catalina trong khoàng vài tháng trong một năm và có thể xem cá bay tốt nhất là vào ban đêm có các con thuyền có ánh sáng đền thu hút cá để chúng bay lên.
Lễ hội Liên hoan Cá Bay có nhiều sinh hoạt khởi sắc bao gồm: ngoài 30 chương trình tour du ngoạn, sinh hoạt thể thao, bơi lội, du thuyền, lặn xem cá mầu (Avalon là 1 trong 10 nơi danh tiếng nhất thế giới lặn xem cá gồm snorkel và scuba) khám phá sinh thái, ngắm động vật lạ như chim đại bàng và đàn trâu bison… còn có sinh hoạt nổi bật như: ẩm thực, hòa nhạc, kiến tạo ra tác phẩm điêu khắc cát, cạnh tranh đua thuyền, đua kayak, phim miễn phí trên bãi biển, hội chợ đường phố cá bay dọc theo bờ sông, một buổi hòa nhạc miễn phí, vui chơi giải trí sân khấu, và các hoạt động nghề biển cho trẻ em như trẻ em câu cá Derby, chơi Gil, Bingo tại Bãi biển, và đặc biệt nhất là buổi tối du thuyền xem cá bay Flying Fish!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh
Tấn Đạt
21:27 09/06/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Bạn nên sử dụng tài năng thiên phú
mà bạn đã nhận được để phục vụ tha nhân.
(1 Peter 4:10)