Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 8/6: Muối và ánh sáng – Lm Giuse Vũ Hải Đăng – Tu Hội Nhà Chúa
Giáo Hội Năm Châu
02:05 07/06/2021
PHÚC ÂM: Mt 5, 13-16
"Các con là sự sáng thế gian".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Chỉ có Chúa là chủ mọi vận mạng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
16:09 07/06/2021
CHỈ CÓ CHÚA LÀ CHỦ MỌI VẬN MẠNG
Tại nơi tôi ở, Chúa nhật lễ Mình Máu Chúa Kitô (năm 2021) là tuần thứ hai - trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư của Việt Nam - phải đóng cửa nhà thờ và bị buộc ngưng các sinh hoạt thuộc lãnh vực đức tin.
Ngoài biết bao nhiêu người chết, biết bao nhiêu người phải lao vào mặt trận cứu người mặc cho nguy cơ lây nhiễm tấn công, biết bao nhiêu người khác phải hấp hối hoặc phải điều trị bệnh hết sức tốn kém, cũng như một bộ phận lớn khác bị cách ly, bị xáo trộn cuộc sống, bị thất bát trong sản xuất, trong nuôi trồng và nhiều lãnh vực khác... Còn vô vàn khó khăn, thách đố đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra khắp nơi...
Tất cả như một dấu chỉ rõ rệt mời gọi người tín hữu hãy thống hối, hãy gia tăng đời sống cầu nguyện, và cầu nguyện hết sức tha thiết, cầu nguyện với tất cả niềm tin và lòng cậy trông vào Đấng là Chúa Tể mọi loài và Toàn Năng trên tất cả mọi sự, mọi hoàn cảnh.
Hơn bao giờ hết, chính lúc này, chúng ta nhớ lại hình ảnh và lời cầu nguyện của hoàng hậu Esther trong sách Esther, một phần nhỏ của toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước mà đặt hết lòng tin tưởng, niềm tín thác nơi Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương và là Đấng chúng ta quyết tâm trung thành thờ phượng.
Giữa lúc nguy biến kinh hoàng đang như tảng thiên thạch đầy chết chóc, đầy đe dọa ập xuống trên đầu dân tộc mình, hoàng hậu cởi bỏ tất cả những gì là sang trọng nhất, lộng lẫy nhất của bậc mẫu nghi thiên hạ, khoác vào người sự hèn hạ của kẻ tiện dân, để chay tịnh, dâng những hy sinh và cầu nguyện trong nước mắt, xin Chúa cứu thoát dân tộc mình (x. Est 4, 17k-17y).
Hoàng hậu Esther đã thành công trong lời cầu nguyện đầy tin tưởng và sốt sắng. Chúa là Đấng từ tâm lắng nghe lời cầu xin tha thiết của bà. Chúa giơ tay hành động để che chở đoàn dân của Chúa. Họ thoát khỏi bàn tay tàn bạo và nham hiểm của kẻ thù. Họ tiếp tục được sống. Chỉ có kẻ thù của họ phải trả giá bằng cái chết đớn đau, nhục nhằn.
Chúng ta cần xác tín mạnh mẽ và thấu đáo rằng, Chúa làm chủ mọi vận mạng của cả thế giới và của mỗi một người. Nếu Chúa muốn, Chúa có thể khuynh đảo tất cả mọi sự, rồi trả mọi sự lại đúng vị trí mà nó đã từng diễn ra, từng hiện diện.
Ai đó dù tài đến đâu, sắc sảo đến đâu, sẽ không bao giờ thành công, không bao giờ đạt đến đích nếu không có ơn Chúa, không có phúc lành của Chúa...
Thế giới này sẽ trở về hư không nếu không có sự quan phòng điều khiển của Chúa trong từng khoảnh khắc, dẫu chỉ là khoảnh khắc nhỏ như hơi thở của lá phổi, như nhịp đập của trái tim...
Vì thế, giữa hoàn cảnh đầy thách thức cả nhân loại và từng phận người hiện nay, với cái nhìn trong ân sủng ấy, tôi tin Chúa đang dùng ngọn roi thật đau, thật mạnh để giáo dục chúng ta, giáo dục cả loài người, như Chúa đã nhiều lần giáo dục đoàn dân của Chúa trong lịch sử cứu độ và giáo dục cả nhân loại qua biết bao nhiêu đau khổ suốt dọc dài của lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc và lịch sử của từng cuộc đời mỗi người.
Nhận lãnh sự giáo dục tối cao ấy cũng là nhận lãnh hồng ân, nhận lãnh tình thương. Bởi Thiên Chúa chưa bao giờ ngừng săn sóc thụ tạo, chưa bao giờ mệt mỏi khi trao ban tình yêu và sức sống. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa còn chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32), thì Thiên Chúa còn tiếc với chúng ta điều gì!
Chưa bao giờ Thiên Chúa chịu thua lòng tin chúng ta đặt vào trái tim Ngài, mà dừng lại sự xót thương, thậm chí là xót xa. Ngược lại, Thiên Chúa còn ban biết bao nhiêu điều vượt quá sức tưởng nghĩ và đợi chờ của chúng ta.
Có thể ngay lúc phải đối diện cùng thảm cảnh, cùng bi đát, ta chưa nhận ra, hoặc chưa đủ kinh nghiệm của một đức tin mạnh để nhận ra!... Nhưng chắc chắn, nhân loại và từng cá nhân, sau khi trải qua vô vàn sóng gió, vô vàn những nhận chìm của biển cả sợ hãi, đã từng khám phá: vì sao mình sống sót, vì sao mình còn đủ sức, vì sao mình lại đứng vững, vì sao mình có thể chống chọi...
Đã trải qua bao nhiêu tăm tối rồi, ta mới thốt lên bằng những lời xác tín tận hồn: Chỉ có Chúa là núi đá chở che. Chỉ có Chúa là mạch sống tuôn trào. Chỉ có Chúa là biển xót thương không có bờ, không có bãi. Chỉ có Chúa là sự đỡ nâng êm ái. Chỉ có Chúa là nguồn động lực thúc đẩy vươn tới. Chỉ có Chúa là chốn dung thân yên bình. Chỉ có Chúa là năng lực sống khi mọi thứ đã tan nát, rã rời...
Do đó, đứng trước cám cảnh bi đát của cả nhân loại, của quốc gia, của từng gia đình và từng cá nhân hôm nay, chúng ta không nghi nan, không bỏ rơi đời sống thiêng liêng. Ngược lại, mỗi người càng ý thức hơn tội lỗi của mình mà gia tăng việc lành phúc đức, gia tăng đời sống cầu nguyện, gia tăng thực hành mọi cách thức có thể để xác tín hơn trong đức tin, mạnh mẽ hơn trong đức cậy và son sắt hơn trong lòng mến với Thiên Chúa, Đấng mà mọi thụ tạo phải tôn thờ.
Từng người hãy luôn thấm thía mẫu gương đức tin và cầu nguyện của hoàng hậu Esther để càng lúc càng nung nấu trong mình sự quả cảm như Chúa Giêsu dạy: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Hãy nhớ: thử thách dù to tát đến đâu, rồi cũng đi qua. Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ mọi vận mạng. Bởi chỉ một mình Thiên Chúa muôn đời tồn tại.
Tại nơi tôi ở, Chúa nhật lễ Mình Máu Chúa Kitô (năm 2021) là tuần thứ hai - trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư của Việt Nam - phải đóng cửa nhà thờ và bị buộc ngưng các sinh hoạt thuộc lãnh vực đức tin.
Ngoài biết bao nhiêu người chết, biết bao nhiêu người phải lao vào mặt trận cứu người mặc cho nguy cơ lây nhiễm tấn công, biết bao nhiêu người khác phải hấp hối hoặc phải điều trị bệnh hết sức tốn kém, cũng như một bộ phận lớn khác bị cách ly, bị xáo trộn cuộc sống, bị thất bát trong sản xuất, trong nuôi trồng và nhiều lãnh vực khác... Còn vô vàn khó khăn, thách đố đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra khắp nơi...
Tất cả như một dấu chỉ rõ rệt mời gọi người tín hữu hãy thống hối, hãy gia tăng đời sống cầu nguyện, và cầu nguyện hết sức tha thiết, cầu nguyện với tất cả niềm tin và lòng cậy trông vào Đấng là Chúa Tể mọi loài và Toàn Năng trên tất cả mọi sự, mọi hoàn cảnh.
Hơn bao giờ hết, chính lúc này, chúng ta nhớ lại hình ảnh và lời cầu nguyện của hoàng hậu Esther trong sách Esther, một phần nhỏ của toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước mà đặt hết lòng tin tưởng, niềm tín thác nơi Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương và là Đấng chúng ta quyết tâm trung thành thờ phượng.
Giữa lúc nguy biến kinh hoàng đang như tảng thiên thạch đầy chết chóc, đầy đe dọa ập xuống trên đầu dân tộc mình, hoàng hậu cởi bỏ tất cả những gì là sang trọng nhất, lộng lẫy nhất của bậc mẫu nghi thiên hạ, khoác vào người sự hèn hạ của kẻ tiện dân, để chay tịnh, dâng những hy sinh và cầu nguyện trong nước mắt, xin Chúa cứu thoát dân tộc mình (x. Est 4, 17k-17y).
Hoàng hậu Esther đã thành công trong lời cầu nguyện đầy tin tưởng và sốt sắng. Chúa là Đấng từ tâm lắng nghe lời cầu xin tha thiết của bà. Chúa giơ tay hành động để che chở đoàn dân của Chúa. Họ thoát khỏi bàn tay tàn bạo và nham hiểm của kẻ thù. Họ tiếp tục được sống. Chỉ có kẻ thù của họ phải trả giá bằng cái chết đớn đau, nhục nhằn.
Chúng ta cần xác tín mạnh mẽ và thấu đáo rằng, Chúa làm chủ mọi vận mạng của cả thế giới và của mỗi một người. Nếu Chúa muốn, Chúa có thể khuynh đảo tất cả mọi sự, rồi trả mọi sự lại đúng vị trí mà nó đã từng diễn ra, từng hiện diện.
Ai đó dù tài đến đâu, sắc sảo đến đâu, sẽ không bao giờ thành công, không bao giờ đạt đến đích nếu không có ơn Chúa, không có phúc lành của Chúa...
Thế giới này sẽ trở về hư không nếu không có sự quan phòng điều khiển của Chúa trong từng khoảnh khắc, dẫu chỉ là khoảnh khắc nhỏ như hơi thở của lá phổi, như nhịp đập của trái tim...
Vì thế, giữa hoàn cảnh đầy thách thức cả nhân loại và từng phận người hiện nay, với cái nhìn trong ân sủng ấy, tôi tin Chúa đang dùng ngọn roi thật đau, thật mạnh để giáo dục chúng ta, giáo dục cả loài người, như Chúa đã nhiều lần giáo dục đoàn dân của Chúa trong lịch sử cứu độ và giáo dục cả nhân loại qua biết bao nhiêu đau khổ suốt dọc dài của lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc và lịch sử của từng cuộc đời mỗi người.
Nhận lãnh sự giáo dục tối cao ấy cũng là nhận lãnh hồng ân, nhận lãnh tình thương. Bởi Thiên Chúa chưa bao giờ ngừng săn sóc thụ tạo, chưa bao giờ mệt mỏi khi trao ban tình yêu và sức sống. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa còn chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32), thì Thiên Chúa còn tiếc với chúng ta điều gì!
Chưa bao giờ Thiên Chúa chịu thua lòng tin chúng ta đặt vào trái tim Ngài, mà dừng lại sự xót thương, thậm chí là xót xa. Ngược lại, Thiên Chúa còn ban biết bao nhiêu điều vượt quá sức tưởng nghĩ và đợi chờ của chúng ta.
Có thể ngay lúc phải đối diện cùng thảm cảnh, cùng bi đát, ta chưa nhận ra, hoặc chưa đủ kinh nghiệm của một đức tin mạnh để nhận ra!... Nhưng chắc chắn, nhân loại và từng cá nhân, sau khi trải qua vô vàn sóng gió, vô vàn những nhận chìm của biển cả sợ hãi, đã từng khám phá: vì sao mình sống sót, vì sao mình còn đủ sức, vì sao mình lại đứng vững, vì sao mình có thể chống chọi...
Đã trải qua bao nhiêu tăm tối rồi, ta mới thốt lên bằng những lời xác tín tận hồn: Chỉ có Chúa là núi đá chở che. Chỉ có Chúa là mạch sống tuôn trào. Chỉ có Chúa là biển xót thương không có bờ, không có bãi. Chỉ có Chúa là sự đỡ nâng êm ái. Chỉ có Chúa là nguồn động lực thúc đẩy vươn tới. Chỉ có Chúa là chốn dung thân yên bình. Chỉ có Chúa là năng lực sống khi mọi thứ đã tan nát, rã rời...
Do đó, đứng trước cám cảnh bi đát của cả nhân loại, của quốc gia, của từng gia đình và từng cá nhân hôm nay, chúng ta không nghi nan, không bỏ rơi đời sống thiêng liêng. Ngược lại, mỗi người càng ý thức hơn tội lỗi của mình mà gia tăng việc lành phúc đức, gia tăng đời sống cầu nguyện, gia tăng thực hành mọi cách thức có thể để xác tín hơn trong đức tin, mạnh mẽ hơn trong đức cậy và son sắt hơn trong lòng mến với Thiên Chúa, Đấng mà mọi thụ tạo phải tôn thờ.
Từng người hãy luôn thấm thía mẫu gương đức tin và cầu nguyện của hoàng hậu Esther để càng lúc càng nung nấu trong mình sự quả cảm như Chúa Giêsu dạy: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Hãy nhớ: thử thách dù to tát đến đâu, rồi cũng đi qua. Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ mọi vận mạng. Bởi chỉ một mình Thiên Chúa muôn đời tồn tại.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 07/06/2021
Chương 40:
“Không một thử thách nào xảy ra cho an hem mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để an hem có sức chịu đựng. (1 Cr, 10, 13)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
CÁM DỖ
“Không một thử thách nào xảy ra cho an hem mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để an hem có sức chịu đựng. (1 Cr, 10, 13)
1. Thiên Chúa dùng sự cám dỗ và cây thập giá để thử thách người mà Ngài yêu mến.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 07/06/2021
68. ĐI THĂM “PHÓ SỨ”
Có một người “ngực không tí mực” (1) lại thường hay nịnh hót tâng bốc, nghe bạn bè đọc một câu cổ văn “lâm thanh lưu (2) nhi phú thi” (3), thì vội vàng hỏi:
- “Lâm Thanh Lưu phó sứ ở đâu vậy? Tôi muốn đi thăm họ.”
Người bạn cười nói:
- “Sách tôi đọc là: “quy khứ lai từ”.
Người ấy cụt hứng, nói:
- “Tôi tưởng là quan địa phương mới nhậm chức, té ra là ông quan quy khứ lai từ, tôi không tìm ông ta nữa đâu.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 68:
Người “ngực không tí mực” thì thời nào cũng có, nhưng không phải ai cũng như nhau: có người ít học nhưng lại có văn hóa trong cách sống làm người, có người không học hành gì cả nhưng lại rất quân tử không thèm nịnh hót ai, lại có người “ngực không tí mực” nhưng biết đạo làm người…
Người Ki-tô hữu dù học ít hay học nhiều, dù giàu có hay nghèo khó, họ vẫn luôn được Lời Chúa hướng dẫn để trở thành những chứng nhân Tin Mừng cho mọi người, bởi vì họ chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa, bởi vì họ chỉ có một thầy duy nhất là Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Người “ngực không tí mực” mà sống nịnh hót hay sống không văn hóa thì người ta có thể chấp nhận được, nhưng những người có học hành, có địa vị trong xã hội mà sống bợ trên đỡ dưới thì coi không được, những người như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì quả tim của họ bị dính đầy mực đen…
(1) Học hành ít, văn hóa thấp.
(2) 清流 phiên âm đọc là “qing liu”, nghĩa là nước trong xanh chảy; 清劉 cũng đọc là “qing liu”, nghĩa là Thanh Lưu tên của 1 người. Đồng âm khác nghĩa.
(3) Nghĩa là: “Đến dòng sông xanh để ngâm thơ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người “ngực không tí mực” (1) lại thường hay nịnh hót tâng bốc, nghe bạn bè đọc một câu cổ văn “lâm thanh lưu (2) nhi phú thi” (3), thì vội vàng hỏi:
- “Lâm Thanh Lưu phó sứ ở đâu vậy? Tôi muốn đi thăm họ.”
Người bạn cười nói:
- “Sách tôi đọc là: “quy khứ lai từ”.
Người ấy cụt hứng, nói:
- “Tôi tưởng là quan địa phương mới nhậm chức, té ra là ông quan quy khứ lai từ, tôi không tìm ông ta nữa đâu.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 68:
Người “ngực không tí mực” thì thời nào cũng có, nhưng không phải ai cũng như nhau: có người ít học nhưng lại có văn hóa trong cách sống làm người, có người không học hành gì cả nhưng lại rất quân tử không thèm nịnh hót ai, lại có người “ngực không tí mực” nhưng biết đạo làm người…
Người Ki-tô hữu dù học ít hay học nhiều, dù giàu có hay nghèo khó, họ vẫn luôn được Lời Chúa hướng dẫn để trở thành những chứng nhân Tin Mừng cho mọi người, bởi vì họ chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một Phép Rửa, bởi vì họ chỉ có một thầy duy nhất là Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Người “ngực không tí mực” mà sống nịnh hót hay sống không văn hóa thì người ta có thể chấp nhận được, nhưng những người có học hành, có địa vị trong xã hội mà sống bợ trên đỡ dưới thì coi không được, những người như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì quả tim của họ bị dính đầy mực đen…
(1) Học hành ít, văn hóa thấp.
(2) 清流 phiên âm đọc là “qing liu”, nghĩa là nước trong xanh chảy; 清劉 cũng đọc là “qing liu”, nghĩa là Thanh Lưu tên của 1 người. Đồng âm khác nghĩa.
(3) Nghĩa là: “Đến dòng sông xanh để ngâm thơ”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
23:48 07/06/2021
CN 11B
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người ngoại giáo, nên sau bài giảng cha tươi cười hỏi:
- Anh chị em có thắc mắc gì không?
Một người đưa tay đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có Đức Mẹ đồng trinh không?
- Có.
- Câu hỏi thứa hai: Các ông có vâng lời và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không?
- Có.
- Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình khiết tịnh và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là người Công Giáo cả.
Cha Petijean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bây lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?
- Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo, hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội Thánh sai đến không. Hạt giống tử đạo đã nảy mầm và sinh ra những người Kitô hữu khác! (x.tgpsaigon.net/thanh-phaolo-miki-va-cac-ban-tu-dao).
Kể từ đó, Giáo Hội Nhật Bản được tái sinh sau 200 năm cấm đạo. Hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất Nhật Bản từ 200 năm trước vẫn âm thầm nẩy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả.
Sự kiện lịch sử này giúp chúng ta suy niệm trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Hạt cải nhỏ mọc thành cây to chứa đựng bài học: có nhiều việc lớn phải bắt đầu bằng những việc nhỏ. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nói về sức sống và sức lớn lên của Nước Thiên Chúa: Dụ ngôn hạt giống âm thầm: Nước Thiên Chúa cũng như hạt giống có sức sống và sức phát triển nội tại. Dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện (“đêm hay ngày”), dù người ta có chăm sóc hay không (“người ấy ngủ hay thức”, “bằng cách nào người ấy không biết”), Nước Thiên Chúa vẫn cứ phát triển. Dụ ngôn hạt cải: mới ban đầu, Nước Thiên Chúa rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi nó sẽ phát triển thành một cây to.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều có chung một “biểu tượng” là sự nẩy mầm, là sức mạnh của “sự sống phát sinh”. Hạt giống Lời Chúa có sức phát triển nội tại, tuy âm thầm nhưng liên lỉ và mạnh mẽ. Hạt giống là Lời. Hạt giống mang trong mình một sức mạnh vô phương kháng cự. Một khi đã được gieo, hạt giống-Lời đi sâu vào trong các tâm trí và con tim và biến đổi những ai nghe Lời. Hoa trái không lệ thuộc người gieo giống, người rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống có trong mình. Thiên Chúa là Đấng luôn kiên trì như người gieo giống, kiên nhẫn và chờ đợi. Nước Thiên Chúa lúc ban đầu thì khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng với thời gian và ân sủng, nước ấy lớn mạnh đến phi thường.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nhắm tới là tạo một lực đẩy mạnh mẽ hướng đến một lòng tin vững chắc và một niềm hy vọng kiên cường vào sự thành công của Nước Thiên Chúa. Bất chấp vẻ bề ngoài nhỏ bé, Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ lớn mạnh và đạt đến sự viên mãn mang tầm mức vũ hoàn trong chiến thắng chung cục.
Ở mọi nơi và qua mọi thời đại, Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn gặp nhiều chống đối. Giáo Hội luôn bị bách hại khi làm chứng cho Tin Mừng. Có những lúc dường như quyền lực của ma quỉ vượt thắng được Giáo Hội của Chúa. Thế nhưng, qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết kết cục Nước Thiên Chúa sẽ đến. Anh em hãy vững tin vì “Thầy đã thắng thế gian”. Bổn phận của chúng ta là “cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện” (Tv 36, 3). Lắm lúc, trong đời sống đức tin, khi bị thử thách, khi xin Chúa mà mãi không được, chúng ta mất đức tin hay nghi nan. Đức tin cần phải được thanh luyện bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng mỗi ngày. Nhiều khi, vì cho rằng đọc và suy gẫm Lời Chúa không sinh kết quả gì cả nên chúng ta buông xuôi. Hai dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy kiên trì, chính Chúa mới làm cho hạt giống mọc lên như Thánh Phaolô đã cảm nghiệm: “Tôi trồng, Apollo tưới, nhưng chính Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả. Nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1 Cr 3,6-7). Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Lời Tin Mừng. Chúng ta chỉ góp phần rất bé nhỏ, còn Thiên Chúa mới làm cho hạt giống Nước Chúa lớn lên theo cách của Ngài. Giáo Hội Nhật Bản đã phải trải qua 200 năm âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi ngày tái sinh. “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên, lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng...". Hạt cải mà Chúa đã gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Tại hải ngoại, ở đâu có người Việt tỵ nạn, ở đó có những cộng đoàn Kitô hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Hạt giống Nước Chúa mà chúng ta gieo vào lòng tha nhân mọc lên rất nhiều cách và nhiều dạng: có thể họ trở thành những Kitô hữu, có thể thành những người tuy còn là lương dân nhưng thiện cảm với Kitô giáo, có khi thành những ý lực hướng dẫn cuộc sống của những người vì lý do nào đó chưa thể theo đạo. Xin Chúa cho chúng ta biết hăng say gieo cho đời những lời hay ý đẹp bằng những việc lành, để sau này những hạt giống nhỏ đó trở thành những cây cao xanh tươi đem lại cho mọi người niềm vui, hạnh phúc. Và xin Chúa cũng cho chúng ta, như những hạt giống được Chúa gieo vào nơi nào tùy ý Ngài.
Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được gieo vào lòng đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa dù gặp điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi. Amen.
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người ngoại giáo, nên sau bài giảng cha tươi cười hỏi:
- Anh chị em có thắc mắc gì không?
Một người đưa tay đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có Đức Mẹ đồng trinh không?
- Có.
- Câu hỏi thứa hai: Các ông có vâng lời và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không?
- Có.
- Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình khiết tịnh và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là người Công Giáo cả.
Cha Petijean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bây lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?
- Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo, hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội Thánh sai đến không. Hạt giống tử đạo đã nảy mầm và sinh ra những người Kitô hữu khác! (x.tgpsaigon.net/thanh-phaolo-miki-va-cac-ban-tu-dao).
Kể từ đó, Giáo Hội Nhật Bản được tái sinh sau 200 năm cấm đạo. Hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất Nhật Bản từ 200 năm trước vẫn âm thầm nẩy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả.
Sự kiện lịch sử này giúp chúng ta suy niệm trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Hạt cải nhỏ mọc thành cây to chứa đựng bài học: có nhiều việc lớn phải bắt đầu bằng những việc nhỏ. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nói về sức sống và sức lớn lên của Nước Thiên Chúa: Dụ ngôn hạt giống âm thầm: Nước Thiên Chúa cũng như hạt giống có sức sống và sức phát triển nội tại. Dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện (“đêm hay ngày”), dù người ta có chăm sóc hay không (“người ấy ngủ hay thức”, “bằng cách nào người ấy không biết”), Nước Thiên Chúa vẫn cứ phát triển. Dụ ngôn hạt cải: mới ban đầu, Nước Thiên Chúa rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi nó sẽ phát triển thành một cây to.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều có chung một “biểu tượng” là sự nẩy mầm, là sức mạnh của “sự sống phát sinh”. Hạt giống Lời Chúa có sức phát triển nội tại, tuy âm thầm nhưng liên lỉ và mạnh mẽ. Hạt giống là Lời. Hạt giống mang trong mình một sức mạnh vô phương kháng cự. Một khi đã được gieo, hạt giống-Lời đi sâu vào trong các tâm trí và con tim và biến đổi những ai nghe Lời. Hoa trái không lệ thuộc người gieo giống, người rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống có trong mình. Thiên Chúa là Đấng luôn kiên trì như người gieo giống, kiên nhẫn và chờ đợi. Nước Thiên Chúa lúc ban đầu thì khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng với thời gian và ân sủng, nước ấy lớn mạnh đến phi thường.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nhắm tới là tạo một lực đẩy mạnh mẽ hướng đến một lòng tin vững chắc và một niềm hy vọng kiên cường vào sự thành công của Nước Thiên Chúa. Bất chấp vẻ bề ngoài nhỏ bé, Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ lớn mạnh và đạt đến sự viên mãn mang tầm mức vũ hoàn trong chiến thắng chung cục.
Ở mọi nơi và qua mọi thời đại, Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn gặp nhiều chống đối. Giáo Hội luôn bị bách hại khi làm chứng cho Tin Mừng. Có những lúc dường như quyền lực của ma quỉ vượt thắng được Giáo Hội của Chúa. Thế nhưng, qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết kết cục Nước Thiên Chúa sẽ đến. Anh em hãy vững tin vì “Thầy đã thắng thế gian”. Bổn phận của chúng ta là “cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện” (Tv 36, 3). Lắm lúc, trong đời sống đức tin, khi bị thử thách, khi xin Chúa mà mãi không được, chúng ta mất đức tin hay nghi nan. Đức tin cần phải được thanh luyện bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng mỗi ngày. Nhiều khi, vì cho rằng đọc và suy gẫm Lời Chúa không sinh kết quả gì cả nên chúng ta buông xuôi. Hai dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy kiên trì, chính Chúa mới làm cho hạt giống mọc lên như Thánh Phaolô đã cảm nghiệm: “Tôi trồng, Apollo tưới, nhưng chính Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả. Nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1 Cr 3,6-7). Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Lời Tin Mừng. Chúng ta chỉ góp phần rất bé nhỏ, còn Thiên Chúa mới làm cho hạt giống Nước Chúa lớn lên theo cách của Ngài. Giáo Hội Nhật Bản đã phải trải qua 200 năm âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi ngày tái sinh. “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên, lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng...". Hạt cải mà Chúa đã gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Tại hải ngoại, ở đâu có người Việt tỵ nạn, ở đó có những cộng đoàn Kitô hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Hạt giống Nước Chúa mà chúng ta gieo vào lòng tha nhân mọc lên rất nhiều cách và nhiều dạng: có thể họ trở thành những Kitô hữu, có thể thành những người tuy còn là lương dân nhưng thiện cảm với Kitô giáo, có khi thành những ý lực hướng dẫn cuộc sống của những người vì lý do nào đó chưa thể theo đạo. Xin Chúa cho chúng ta biết hăng say gieo cho đời những lời hay ý đẹp bằng những việc lành, để sau này những hạt giống nhỏ đó trở thành những cây cao xanh tươi đem lại cho mọi người niềm vui, hạnh phúc. Và xin Chúa cũng cho chúng ta, như những hạt giống được Chúa gieo vào nơi nào tùy ý Ngài.
Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được gieo vào lòng đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa dù gặp điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi. Amen.
Kiến tạo một khác biệt
Lm. Minh Anh
23:54 07/06/2021
KIẾN TẠO MỘT KHÁC BIỆT
“Các con là muối đất!”; “Các con là ánh sáng thế gian!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta, hãy ‘kiến tạo một khác biệt!’ khi nói, “Các con là muối đất!”, “Các con là ánh sáng thế gian!”. Với bài giảng về các mối phúc, Ngài nói cho tất cả mọi người; nhưng liền sau đó, với Tin Mừng hôm nay, Ngài nói với chúng ta, khi chuyển qua ngôi thứ hai, “Các con”. Phải chăng, Ngài muốn chúng ta, các môn đệ của Ngài, đi đến những chân trời của thế giới, những góc tối của thế gian, để ‘kiến tạo một khác biệt’.
Đường chân trời của hai hình ảnh ‘muối và ánh sáng’ rất rộng và rất xa, rộng như ‘trái đất’ và xa như ‘thế gian’. Cách sống ‘lạ thường’ các mối phúc phải được sống bởi chính các môn đệ của Chúa Giêsu; tầm nhìn của họ phải vượt quá những gì là giới hạn, nhỏ bé để đến với trái đất và thế giới; một thế giới tốt đẹp vốn đã được Thiên Chúa tạo nên, nhưng tội lỗi đã tàn phá nó. Giờ đây thế giới đang hỏng hóc theo rất nhiều cách; tăm tối theo rất nhiều kiểu. Hình ảnh muối và ánh sáng diễn tả một điều gì đó không thể thiếu và rất mực cần kíp. Không có muối, đồ ăn nhạt nhẽo; không có ánh sáng, nhân loại mù loà! Khi gọi chúng ta là “muối đất”, là “ánh sáng thế gian”, Chúa Giêsu nói đến trách nhiệm của Kitô hữu qua các thế kỷ. Trách nhiệm đó là ‘kiến tạo một khác biệt’, cung cấp hương vị mới của Tin Mừng cho thế gian và soi sáng thế giới bằng chính ánh sáng của Ngài; đúng hơn, bằng chính Ngài hầu những người khác có thể tìm thấy con đường của họ.
Thư Côrintô hôm nay viết, “Chúa Giêsu không phải vừa “Có” lại vừa “Không”; trái lại, nơi Ngài chỉ là “Có” mà thôi!”. Thánh Phaolô nói thêm, “Chúa Giêsu là Đấng “Có” đối với mọi lời hứa của Thiên Chúa”. Tất cả những lời hứa của Thiên Chúa trong Thánh Kinh đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu; Thiên Chúa đã nói “Có” với mọi lời hứa qua cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Con Một Ngài. Có thể nói, Thiên Chúa “Xin vâng”, luôn nói ‘Có’ với chúng ta qua việc ban Con Chí Ái của Ngài. Việc Thiên Chúa tiếp tục đặt niềm tin nơi chúng ta, hoặc nói “Có” với chúng ta cho phép chúng ta trở thành “muối” và “ánh sáng thế gian” một cách xác thực, đầy sự tự tin. Ngài đã mạnh dạn ‘đầu tư’ nơi chúng ta, bằng cách đổ đầy ân sủng, tình yêu và Thánh Thần của Ngài, hầu sai chúng ta đi, trở nên những ‘Giêsu khác’ trong thế giới và cho thế giới; Ngài cần chúng ta để cũng có thể ‘kiến tạo một khác biệt’ cho những con người mà Ngài đã tạo dựng và cứu chuộc. Đó là lý do tại sao Ngài tiếp tục ‘đầu tư’ đầy đủ không thiếu một ơn nào cho chúng ta như thánh Phaolô nói.
Anh Chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo, “Khốn cho muối mất chất! Khốn cho Giáo Hội nếu mất sự tinh anh của mình!”. Vì thế, đời sống của chúng ta phải là một lời cầu nguyện liên lỉ như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay gợi ý, “Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa!”. Như Chúa Giêsu, chúng ta phải tuỳ thuộc hoàn toàn vào Chúa Cha, đời sống của chúng ta phải được ướp trong Ngài bằng của ăn Thánh Thể, Thịt Máu Ngài và các bí tích; đó cũng là một đời sống khiêm nhượng luôn thấy mình bất xứng, yếu hèn và tội lỗi; đồng thời, đời sống của chúng ta còn là một đời sống dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, mỗi người mới có thể giữ được vị mặn của muối và độ sáng cần thiết hầu trở nên một khí cụ bình an có khả năng ‘kiến tạo một khác biệt’ cho thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
Lạy Chúa, Chúa đã ‘đầu tư’ không thiếu một ơn nào trên con. Xin đừng để con làm Chúa thất vọng chỉ vì sự yếu hèn và tội lỗi của con; xin Thánh Thần Chúa giữ gìn con mỗi ngày, để con có thể ‘kiến tạo một khác biệt’ trước hết, ‘trong con’; trong các tâm hồn và trong thế giới”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các con là muối đất!”; “Các con là ánh sáng thế gian!”.
Cách Paris chừng 47 cây số về phía đông; ở đó, du khách thường tìm đến Coupvray, để thăm một ngôi nhà hơn 200 tuổi vẫn được giữ nguyên trạng, nơi một cậu bé đã chào đời. Do một tai nạn, cậu bé phải mù cả hai mắt từ ấu thời. Vài năm sau, khi đang ngồi trong một khu vườn, một cô bạn đưa cho cậu một quả thông; cậu lướt những ngón tay nhạy cảm của mình trên quả thông hình nón, và một ý tưởng đã nảy sinh. Nhiều năm sau, cậu đã phát minh một bảng chữ cái gồm các chấm nổi trên giấy; từ đó, người mù có thể đọc, cảm nhận và giải thích những gì được viết. Cậu bé ấy tên là Louis Braille, người đã ‘kiến tạo một khác biệt’, mở ra cho người mù một thế giới mới.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta, hãy ‘kiến tạo một khác biệt!’ khi nói, “Các con là muối đất!”, “Các con là ánh sáng thế gian!”. Với bài giảng về các mối phúc, Ngài nói cho tất cả mọi người; nhưng liền sau đó, với Tin Mừng hôm nay, Ngài nói với chúng ta, khi chuyển qua ngôi thứ hai, “Các con”. Phải chăng, Ngài muốn chúng ta, các môn đệ của Ngài, đi đến những chân trời của thế giới, những góc tối của thế gian, để ‘kiến tạo một khác biệt’.
Đường chân trời của hai hình ảnh ‘muối và ánh sáng’ rất rộng và rất xa, rộng như ‘trái đất’ và xa như ‘thế gian’. Cách sống ‘lạ thường’ các mối phúc phải được sống bởi chính các môn đệ của Chúa Giêsu; tầm nhìn của họ phải vượt quá những gì là giới hạn, nhỏ bé để đến với trái đất và thế giới; một thế giới tốt đẹp vốn đã được Thiên Chúa tạo nên, nhưng tội lỗi đã tàn phá nó. Giờ đây thế giới đang hỏng hóc theo rất nhiều cách; tăm tối theo rất nhiều kiểu. Hình ảnh muối và ánh sáng diễn tả một điều gì đó không thể thiếu và rất mực cần kíp. Không có muối, đồ ăn nhạt nhẽo; không có ánh sáng, nhân loại mù loà! Khi gọi chúng ta là “muối đất”, là “ánh sáng thế gian”, Chúa Giêsu nói đến trách nhiệm của Kitô hữu qua các thế kỷ. Trách nhiệm đó là ‘kiến tạo một khác biệt’, cung cấp hương vị mới của Tin Mừng cho thế gian và soi sáng thế giới bằng chính ánh sáng của Ngài; đúng hơn, bằng chính Ngài hầu những người khác có thể tìm thấy con đường của họ.
Thư Côrintô hôm nay viết, “Chúa Giêsu không phải vừa “Có” lại vừa “Không”; trái lại, nơi Ngài chỉ là “Có” mà thôi!”. Thánh Phaolô nói thêm, “Chúa Giêsu là Đấng “Có” đối với mọi lời hứa của Thiên Chúa”. Tất cả những lời hứa của Thiên Chúa trong Thánh Kinh đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu; Thiên Chúa đã nói “Có” với mọi lời hứa qua cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Con Một Ngài. Có thể nói, Thiên Chúa “Xin vâng”, luôn nói ‘Có’ với chúng ta qua việc ban Con Chí Ái của Ngài. Việc Thiên Chúa tiếp tục đặt niềm tin nơi chúng ta, hoặc nói “Có” với chúng ta cho phép chúng ta trở thành “muối” và “ánh sáng thế gian” một cách xác thực, đầy sự tự tin. Ngài đã mạnh dạn ‘đầu tư’ nơi chúng ta, bằng cách đổ đầy ân sủng, tình yêu và Thánh Thần của Ngài, hầu sai chúng ta đi, trở nên những ‘Giêsu khác’ trong thế giới và cho thế giới; Ngài cần chúng ta để cũng có thể ‘kiến tạo một khác biệt’ cho những con người mà Ngài đã tạo dựng và cứu chuộc. Đó là lý do tại sao Ngài tiếp tục ‘đầu tư’ đầy đủ không thiếu một ơn nào cho chúng ta như thánh Phaolô nói.
Anh Chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo, “Khốn cho muối mất chất! Khốn cho Giáo Hội nếu mất sự tinh anh của mình!”. Vì thế, đời sống của chúng ta phải là một lời cầu nguyện liên lỉ như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay gợi ý, “Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa!”. Như Chúa Giêsu, chúng ta phải tuỳ thuộc hoàn toàn vào Chúa Cha, đời sống của chúng ta phải được ướp trong Ngài bằng của ăn Thánh Thể, Thịt Máu Ngài và các bí tích; đó cũng là một đời sống khiêm nhượng luôn thấy mình bất xứng, yếu hèn và tội lỗi; đồng thời, đời sống của chúng ta còn là một đời sống dễ bảo với Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, mỗi người mới có thể giữ được vị mặn của muối và độ sáng cần thiết hầu trở nên một khí cụ bình an có khả năng ‘kiến tạo một khác biệt’ cho thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
Lạy Chúa, Chúa đã ‘đầu tư’ không thiếu một ơn nào trên con. Xin đừng để con làm Chúa thất vọng chỉ vì sự yếu hèn và tội lỗi của con; xin Thánh Thần Chúa giữ gìn con mỗi ngày, để con có thể ‘kiến tạo một khác biệt’ trước hết, ‘trong con’; trong các tâm hồn và trong thế giới”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, và các nhà lập pháp Hoa Kỳ tưởng niệm vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn
Đặng Tự Do
04:29 07/06/2021
Hôm thứ Sáu 4 tháng 6, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn nhân kỷ niệm 32 năm ngày họ bị giết. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết như trên.
Ngài cũng kêu gọi công lý trong bài giảng của mình tại một thánh lễ tưởng niệm vào thứ Sáu.
Đức Hồng Y nói: “Chúng ta không bi quan. Chúng ta sẽ không thất vọng. Để tưởng nhớ những người đã chết - những người đã bị giết 32 năm trước, lời cầu nguyện của chúng ta là xin Chúa dẫn dắt những người cầm quyền đi trên con đường công lý và hòa bình”.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, những người biểu tình Trung Quốc đã bị bọn cầm quyền giết chết sau gần hai tháng biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Bọn cầm quyền Trung Quốc đã giết những người biểu tình bằng xe tăng và súng đạn. Mặc dù chế độ tuyên bố rằng 241 người chết và 7,000 người bị thương, nhưng một bức điện ngoại giao của đại sứ Anh tại Trung Quốc vào thời điểm đó cho biết ít nhất 10,000 người đã thiệt mạng.
Trong hai năm liên tiếp vừa qua, nhà chức trách Hương Cảng đã hạn chế các sự kiện tưởng nhớ vụ thảm sát, chủ yếu là vì các lý do liên quan đến đại dịch. Vào năm 2020, hàng nghìn người đã bất chấp lệnh của cảnh sát để tham gia các lễ tưởng niệm. Năm nay, các buổi thắp nến và tưởng niệm vụ thảm sát đã diễn ra tại 7 nhà thờ ở Hương Cảng.
Bọn cầm quyền Trung Quốc đại lục đã nắm được quyền lực lớn hơn ở Hương Cảng, sau khi áp dụng luật an ninh quốc gia đối với khu vực này vào năm 2020.
Theo Đức Hồng Y Quân vụ thảm sát có thể “dần dần đi xa chúng ta, nhưng nó dường như xuất hiện trở lại trước mắt chúng ta trong thực tế của những cuộc đàn áp đang diễn ra”.
Các chính trị gia Hoa Kỳ từ cả hai đảng cũng lên tiếng trong ngày kỷ niệm vụ thảm sát.
Source:Catholic News Agency
Myanmar: Một nhà thờ Công Giáo khác bị đánh bom ở bang Kayah và một vụ quân đội càn quét ở gần Thủ đô Yangon!
Thanh Quảng sdb
06:27 07/06/2021
Myanmar: Một nhà thờ Công Giáo khác bị đánh bom ở bang Kayah và một vụ quân đội càn quét ở gần Thủ đô Yangon!
Theo TTX Fides 7/6/2021 từ thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar cho hay Nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình giáo xứ Dongankha, thuộc Giáo phận Loikaw, đã bị quân đội Miến cố ý tấn công và bị thiệt hại đáng kể. Đây là cuộc tấn công hoặc xâm nhập của quân đội vào các thánh đường Công Giáo. Theo báo cáo của TTX Fides, linh mục Paul Tinreh, một linh mục của Giáo phận cho hay may mắn không có thương vong, nhưng nhà thờ là một trong những tòa nhà bị pháo kích trong khu vực: một số nhà cửa bị hư hại hoặc bị thiêu rụi do các vụ pháo kích bừa bãi được thực hiện hôm 6/6/2021.
Trong nhiều tuần nay, Giáo hội địa phương đã cung cấp cơ sở vật chất cho những người di tản chạy trốn các vụ pháo kích! Một viện dưỡng lão cạnh nhà thờ, do các Nữ tu điều hành, có nhiều nữ tu lớn tuổi, tất cả khoảng 150 người già yếu của thành phố Dongankha, bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em, cha xứ cũng trú ẩn với họ, nhưng trên thực tế, nơi này không được an toàn như Cha Francis Soe Naing, một linh mục địa phương khác, nói với Fides: Vì bang Kayah đã trở thành vùng giao tranh, nên không có nơi nào là an toàn cả!". "Chúng tôi đã kêu gọi quân đội đừng tấn công các nhà thờ vì có nhiều người, đặc biệt là những người già yếu, ốm đau đang nương náu! Nhưng lời kêu gọi đã bị quân đội giả ngơ giả điếc không muốn nghe!...
Một trong những lý do khiến họ tấn Công Giáo Hội Công Giáo, vì đó là cách nước sẽ nhận được nhiều viện trợ, và Giáo Hội Công Giáo ở đây đã và đang thực hiện các sáng kiến để giúp đỡ hơn một phần ba tổng dân số của Bang Kayah (hơn 300.000 người), những người đã bị cưỡng bức di dời trước các cuộc tấn công bừa bãi của chế độ quân sự", cha Wilbert Mireh Dòng Tên cho biết thêm như vậy.
Cha Mireh nói: "Một lý do khác khiến họ tấn công các nhà thờ, là vì họ không còn một chút nhân tính hay không còn trái tim nữa!"
Tại giáo xứ Dongankha, xung quanh nhà thờ bị tấn công hôm qua, có khoảng 800 gia đình Công Giáo, với tổng số khoảng 4.600 người, với 3 linh mục, 2 tu sĩ, 4 nữ tu, 1 giáo lý viên và 15 tình nguyện viên mục vụ đang trú ẩn...
Theo thông tin do Giáo hội địa phương công bố, đây là lần thứ sáu trong vòng hai tuần các nhà thờ hoặc các Trung tâm Công Giáo ở Myanmar phải hứng chịu những bạo lực của quân đội. Trong những ngày gần đây, một chuỗi các cơ sở Công Giáo đã bị tàn phá là: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ở thị trấn Kayanthayar Sur, bị pháo kích làm xập bên trái của nhà thờ, khiến 4 người chết và nhiều người bị thương; Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, thuộc giáo phận Phekhon; Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse, giáo xứ Demoso; Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức, thuộc giáo xứ Domyalay, một nhà thờ mới xây và chưa khánh thành; và chúng ta phải kể thêm vụ tấn công vào Đại Chủng viện (nơi có 1.300 người tị nạn) làm một tình nguyện viên bị thiệt mạng.
Trong một thảm kịch khác, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đề cập tới là một "vụ thảm sát" ở làng Hla Swe, phía tây Yangon. Theo nguồn tin TTX Fides, thì quân đội đã thao túng trong nhiều tuần qua. Trên thực tế, theo nguồn Fides, thì đã có 3 người bị quân đội thủ tiêu và 10 người bị bắt, trong khi hơn một nghìn người đã bỏ trốn, để tránh các hành động thủ tiêu của quân đội. Theo một linh mục địa phương, người dân trong khu vực đã chạy trốn về các vùng nông thôn và các làng mạc hẻo lánh! Quân đội dựng các trạm kiểm soát, nên viện trợ nhân đạo không thể tới tay họ được... Có bốn thị trấn Công Giáo nhỏ trong khu vực, và may mắn là chưa có nhà thờ nào bị tấn công. (PA-JZ) (Agenzia Fides, 7/6/2021)
Theo TTX Fides 7/6/2021 từ thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar cho hay Nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình giáo xứ Dongankha, thuộc Giáo phận Loikaw, đã bị quân đội Miến cố ý tấn công và bị thiệt hại đáng kể. Đây là cuộc tấn công hoặc xâm nhập của quân đội vào các thánh đường Công Giáo. Theo báo cáo của TTX Fides, linh mục Paul Tinreh, một linh mục của Giáo phận cho hay may mắn không có thương vong, nhưng nhà thờ là một trong những tòa nhà bị pháo kích trong khu vực: một số nhà cửa bị hư hại hoặc bị thiêu rụi do các vụ pháo kích bừa bãi được thực hiện hôm 6/6/2021.
Trong nhiều tuần nay, Giáo hội địa phương đã cung cấp cơ sở vật chất cho những người di tản chạy trốn các vụ pháo kích! Một viện dưỡng lão cạnh nhà thờ, do các Nữ tu điều hành, có nhiều nữ tu lớn tuổi, tất cả khoảng 150 người già yếu của thành phố Dongankha, bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em, cha xứ cũng trú ẩn với họ, nhưng trên thực tế, nơi này không được an toàn như Cha Francis Soe Naing, một linh mục địa phương khác, nói với Fides: Vì bang Kayah đã trở thành vùng giao tranh, nên không có nơi nào là an toàn cả!". "Chúng tôi đã kêu gọi quân đội đừng tấn công các nhà thờ vì có nhiều người, đặc biệt là những người già yếu, ốm đau đang nương náu! Nhưng lời kêu gọi đã bị quân đội giả ngơ giả điếc không muốn nghe!...
Một trong những lý do khiến họ tấn Công Giáo Hội Công Giáo, vì đó là cách nước sẽ nhận được nhiều viện trợ, và Giáo Hội Công Giáo ở đây đã và đang thực hiện các sáng kiến để giúp đỡ hơn một phần ba tổng dân số của Bang Kayah (hơn 300.000 người), những người đã bị cưỡng bức di dời trước các cuộc tấn công bừa bãi của chế độ quân sự", cha Wilbert Mireh Dòng Tên cho biết thêm như vậy.
Cha Mireh nói: "Một lý do khác khiến họ tấn công các nhà thờ, là vì họ không còn một chút nhân tính hay không còn trái tim nữa!"
Tại giáo xứ Dongankha, xung quanh nhà thờ bị tấn công hôm qua, có khoảng 800 gia đình Công Giáo, với tổng số khoảng 4.600 người, với 3 linh mục, 2 tu sĩ, 4 nữ tu, 1 giáo lý viên và 15 tình nguyện viên mục vụ đang trú ẩn...
Theo thông tin do Giáo hội địa phương công bố, đây là lần thứ sáu trong vòng hai tuần các nhà thờ hoặc các Trung tâm Công Giáo ở Myanmar phải hứng chịu những bạo lực của quân đội. Trong những ngày gần đây, một chuỗi các cơ sở Công Giáo đã bị tàn phá là: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ở thị trấn Kayanthayar Sur, bị pháo kích làm xập bên trái của nhà thờ, khiến 4 người chết và nhiều người bị thương; Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, thuộc giáo phận Phekhon; Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse, giáo xứ Demoso; Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức, thuộc giáo xứ Domyalay, một nhà thờ mới xây và chưa khánh thành; và chúng ta phải kể thêm vụ tấn công vào Đại Chủng viện (nơi có 1.300 người tị nạn) làm một tình nguyện viên bị thiệt mạng.
Trong một thảm kịch khác, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đề cập tới là một "vụ thảm sát" ở làng Hla Swe, phía tây Yangon. Theo nguồn tin TTX Fides, thì quân đội đã thao túng trong nhiều tuần qua. Trên thực tế, theo nguồn Fides, thì đã có 3 người bị quân đội thủ tiêu và 10 người bị bắt, trong khi hơn một nghìn người đã bỏ trốn, để tránh các hành động thủ tiêu của quân đội. Theo một linh mục địa phương, người dân trong khu vực đã chạy trốn về các vùng nông thôn và các làng mạc hẻo lánh! Quân đội dựng các trạm kiểm soát, nên viện trợ nhân đạo không thể tới tay họ được... Có bốn thị trấn Công Giáo nhỏ trong khu vực, và may mắn là chưa có nhà thờ nào bị tấn công. (PA-JZ) (Agenzia Fides, 7/6/2021)
Gần 40% phó tế vĩnh viễn trên thế giới đang phục vụ ở Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
16:13 07/06/2021
Ước tính có khoảng 19,008 phó tế vĩnh viễn đang phục vụ tại các giáo phận của Hoa Kỳ, nơi chiếm 6% dân số Công Giáo trên thế giới, theo một cuộc khảo sát được Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Cho Các Hoạt Động Tông Đồ thực hiện cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Vào tháng 3, Vatican báo cáo rằng có 48,238 phó tế vĩnh viễn trên toàn thế giới. Như thế, số phó tế vĩnh viễn tại Hoa Kỳ chiếm 39.4% tổng số phó tế vĩnh viễn trên toàn thế giới.
Số lượng các phó tế vĩnh viễn đang gia tăng trên toàn thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ trong năm 2020, số vị nghỉ hưu và tử vong vượt quá số lượng được phong chức ở Hoa Kỳ.
“Trong năm dương lịch 2020, 587 tân phó tế vĩnh viễn đã được tấn phong tại các tổng giáo phận và giáo phận tại Mỹ. Đồng thời, có 410 phó tế đã nghỉ hưu và 378 phó tế khác qua đời”.
Trong khi đó “số lượng các phó tế vĩnh viễn được báo cáo trên toàn thế giới đã tăng 1.5% so với năm trước. Phần lớn, lên đến 97%, các phó tế vĩnh viễn trên thế giới sống ở Mỹ Châu và Âu Châu”.
Source:Catholic World News
Tờ New York Times thừa nhận họ sai về Đức Piô XII
Vũ Văn An
17:41 07/06/2021
Theo William Doino Jr của tờ The Catholic Herald trong bản tin ngày 7 tháng 6 năm 2021, khi Nữ tu Margherita Marchione qua đời gần đây, ở tuổi 99, tờ New York Times đã có thiện ý cho công bố một cáo phó dài và đầy thiện cảm. Tuy nhiên, trong cáo phó này vẫn có điều sai trong việc chống Công Giáo một cách vụng về. Ngạc nhiên là ngay sau đó, tờ báo đã sửa chữa sai sót này.
Được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm bênh vực Đức Giáo Hoàng Piô XII, Nữ tu Margherita cũng là một cô giáo tài năng, một giảng viên, một học giả văn chương và là một thành viên tận tụy của dòng tu của bà, Dòng Giáo viên Tôn giáo Filippini, mà bà đã gia nhập năm 1935. Cuốn tự truyện của bà, The Fighting Nun [Người Nữ Tu Đấu Tranh], là một cuốn sách đọc rất tuyệt vời. Nữ tu người Mỹ này đã viết tám cuốn sách để bênh vực Đức Piô XII, sau khi nghỉ hưu với tư cách là giáo sư ngôn ngữ và văn học Ý tại Đại học Fairleigh Dickinson. Khi bà qua đời, cuộc đời và những thành tựu của bà không chỉ được Vatican và các phương tiện truyền thông Công Giáo, mà cả các cơ quan truyền thông lớn của thế giới, tôn vinh.
Những sai lầm vụng về chống Công Giáo
Sau khi ghi nhận sự nghiệp học thuật vốn được ca ngợi và công trình nghiên cứu phi thường của Nữ tu Marchione về Đức Piô XII, tờ New York Times lưu ý rằng “Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân Diệt Chủng ở Israel, nơi cũng thừa nhận những người đã cứu người Do Thái khỏi nạn diệt chủng, đã chỉ trích Đức Piô XII rất nhiều”.
Người viết tường trình rằng "Trong bảo tàng của nó, bên dưới một bức ảnh của ngài, có ghi các lời sau đây: 'Mặc dù các báo cáo về vụ sát hại người Do Thái đã tới Vatican, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không phản đối bằng cách lên tiếng hoặc bằng văn bản. Vào tháng 12 năm 1942, ngài đã không tham gia cùng các thành viên của Đồng minh lên án việc sát hại người Do Thái. Ngay cả khi những người Do Thái đang bị trục xuất từ Rome đến Auschwitz, Đức Giáo Hoàng cũng không can thiệp".
Trên thực tế, các lời lẽ trên đã được Yad Vashem thay thế vào năm 2012, dựa vào một nghiên cứu tốt hơn, và theo một cách nào đó thuận lợi hơn nhiều đối với Đức Piô XII. Tuyên bố sửa đổi nêu bật bài diễn văn Giáng sinh năm 1942 của Đức Piô XII, trong đó, ngài lên án tội giết người hàng loạt dựa trên quốc tịch hoặc chủng tộc của người ta. Tuyên bố cũng ghi nhận việc Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quốc gia bị Đức Quốc xã chiếm đóng giúp đỡ các người Do Thái bị đàn áp ra sao; và thừa nhận nghiên cứu cho rằng chiến lược thời chiến của Đức Piô XII “đã cho phép một số lượng đáng kể các hoạt động giải cứu bí mật diễn ra”.
Theo Doino, Bách khoa mở Wikipedia vẫn còn giữ tuyên bố cũ và chính tờ New York Times cũng đã viết về những thay đổi đáng hoan nghênh này trong câu chuyện của mình, “Bảo tàng Diệt chủng của Israel có làm dịu sự chỉ trích của họ đối với Đức Giáo Hoàng Piô XII”, được công bố ngày 1 tháng 7 năm 2012. Thành thử, các phóng viên của tờ báo này tham khảo các văn khố riêng của họ hay của Wikipedia nổi tiếng không đáng tin cậy?
Tờ New York Times tự sửa sai
Doino cho hay, ngay lập tức ông viết một lá thư cho New York Times, khen ngợi họ đã dành sự quan tâm rộng lượng đến các thành tựi của Nữ tu Marchione, nhưng chỉ ra lỗi nghiêm trọng trên và yêu cầu sửa chữa. Một ngày sau, vào ngày 2 tháng 6, tờ New York Times đã đăng bài đính chính.
Các biên tập viên thừa nhận rằng cáo phó của tờ báo, “đã nhắc đến một trưng bày lỗi thời về Đức Piô trong một viện bảo tàng do Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân của Diệt chủng ở Israel, điều hành. Một tấm bảng ở bên dưới bức ảnh của ngài viết rằng ngài 'không công khai phản đối' việc trục xuất người Do Thái khỏi Rome. Nó không còn viết rằng ‘ngài đã không can thiệp’ để cố gắng ngăn chặn việc trục xuất; ngôn ngữ đó đã được sửa đổi vào năm 2012”.
Đúng, ngôn ngữ đã được sửa đổi, nhưng New York Times không giải thích tại sao. Đức Piô XII có can thiệp để giải cứu nhiều người Do Thái trong cuộc lục soát cộng đồng Do Thái ở Rome của Đức Quốc xã. Chắc chắn ngài không quảng cáo sự thật đó, như nhà sử học lỗi lạc Owen Chadwick đã nhận xét, vì sợ rằng điều đó sẽ kích thích Đức Quốc xã xâm nhập các khu trú ẩn của Đức Giáo Hoàng ở Rome và bắt giữ tất cả những người Do Thái lúc đó đang được Đức Giáo Hoàng và vô số tu sĩ bảo vệ.
Nhưng tờ New York Times đã không kết thúc việc đính chính của họ ở đó. Một thời gian ngắn sau khi tuyên bố này xuất hiện trên trang “đính chính” của họ, một cáo phó mới xuất hiện, với một đoạn mới quan trọng, với các siêu liên kết (hyperlinks) quan trọng, bình luận rằng: “Yad Vashem, đài tưởng niệm ở Israel cho các nạn nhân Diệt Chủng, đồng thời nhìn nhận những người đã cứu người Do Thái khỏi nạn diệt chủng, đã chỉ trích Đức Piô XII. Trong viện bảo tàng của họ, bên dưới một bức ảnh của ngài, một tuyên bố ban đầu cho biết ngài 'không can thiệp' vào việc trục xuất người Do Thái khỏi Rome. Ngôn ngữ này đã được làm dịu đi vào năm 2012, dựa trên nghiên cứu mới, để nói rằng ngài 'không công khai phản đối' việc trục xuất họ. Năm ngoái, viện bảo tàng này đã kêu gọi sự thận trọng trong việc đưa ra bất cứ kết luận nào cho đến khi văn khố của Đức Giáo Hoàng có thể được khảo sát kỹ lưỡng”.
Một bài học cho người Công Giáo
Tờ New York Times xứng đáng được khen ngợi vì đã ghi nhận và sửa đổi những sai sót của họ. Doino cho biết ông đã tham gia vào "Cuộc chiến tranh của Đức Piô" trong gần hai thập niên nay. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách để bênh vực Đức Giáo Hoàng, như cuốn Pius XII’s Duel With Hitler (Cuộc Đấu Tay Đôi của Đức Piô XII với Hitler) và cuốn History Redeemed: Justice for Pope Pius XII (Lịch sử Đã được Cứu chuộc: Công lý cho Đức Piô XII) và một thư mục gần như toàn diện gồm các bài viết về Đức Piô XII.
Ông viết nhiều lá thư phản đối các câu chuyện rất không chính xác về vị Giáo hoàng thời chiến này. Hiếm khi việc này dẫn đến một điều chỉnh hoặc sửa đổi lớn. Nhưng trong trường hợp này, tờ New York Times đã hành động nhanh chóng và có lương tâm.
Ở đây, có một bài học cho người Công Giáo: Vì thành kiến chống Công Giáo người ta thường gặp trong báo chí chính dòng, thật dễ trở nên hoài nghi và thậm chí không cố gắng phản bác các bài báo kém hiểu biết về Giáo hội. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người viết và biên tập viên thực sự quan tâm đến sự thật và khi được cung cấp bằng chứng, họ đã chấp nhận sự thật.
Đó là điều đã mang lại cho Nữ tu niềm hy vọng trong nỗ lực minh oan cho Đức Piô XII. Đó là lý do tại sao Nữ tu, cũng như nhiều người khác, tin chắc rằng chỉ còn là vấn đề thời gian, như các văn khố vừa mở đã cho thấy, trước khi sự thật đầy đủ về Đức Piô XII được xác lập và ngài được phong chân phước và phong thánh vì các nhân đức anh hùng của ngài.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục: Hãy là những người chăn chiên với mùi chiên
Thanh Quảng sdb
19:52 07/06/2021
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục: Hãy là "những người chăn chiên với 'mùi chiên'"
Hôm thứ Hai (7/6/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp một nhóm các linh mục người Pháp đang theo đuổi các nghiên cứu về Giáo hội trung ương ở Rome, ĐTC chia sẻ với họ về công việc mục vụ trong tương lai và chứng tá cộng đồng của họ.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ hình ảnh mà ngài rất yêu thích cho đời mục vụ, ĐTC kêu mời các linh mục hãy là “những người chăn chiên có ‘nhuốm mùi chiên’”, theo như tình hình của đàn chiên của họ. ĐTC đã đưa ra một nhận xét cho các linh mục sinh viên người Pháp đang nội trú trong một ký túc xá ở Nhà thờ thánh Louis ở Rome.
"Mùi chiên"
ĐTC chia sẻ với 19 linh mục thuộc 'ngôi nhà Giáo hội Pháp' đang du học ở thủ đô Ý. ĐTC nói với họ không nên đi sâu vào lĩnh vực này để áp dụng các lý thuyết mà không xem xét đến môi trường mà họ sẽ thực hiện cho những người được giao phó cho họ chăm sóc. ĐTC nói: nếu “các con không trở nên những người chăn chiên với 'mùi của bày chiên'", Đức Thánh Cha lặp lại một lần nữa hình ảnh mà ngài đã xử dụng trong bài giảng trong Thánh lễ Truyền Dầu (Chrism) vào ngày 28 tháng 3 năm 2013, một hai tuần sau khi ngài lên ngôi.
ĐTC nói các con hãy là “những người có khả năng sống, biết cười và khóc với dân chúng, nói một cách dễ hiểu, có một giao tiếp tốt đẹp với họ”. ĐTC chia sẻ những suy tư và suy nghĩ về gương linh mục của linh mục này, linh mục khác, v.v. ĐTC cho biết chức tư tế bị cô lập khỏi dân Chúa thì không phải là chức tư tế Công Giáo hay Kitô giáo.
“Hãy tước bỏ những ý tưởng cố hữu của chúng con, những ước mơ về sự vĩ đại, sự khẳng khái của các con mà hãy đặt để Chúa và mọi người làm trọng tâm của mọi mối bận tâm hàng ngày của các con,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh linh mục là người đặt sự bền bỉ thánh thiện của Chúa làm trọng tâm. Đối với những linh mục muốn trở thành một trí thức gia thì không phải một linh mục, Đức Thánh Cha nói, tốt hơn là họ nên là những người giáo dân. Một linh mục phải là một mục tử ở giữa đoàn chiên Chúa vì Chúa đã chọn ngài cho điều đó.
Đời sống cộng đồng
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyên các linh mục Pháp để ý tới đời sống cộng đồng của họ, ĐTC nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cá nhân, tự khẳng định và thờ ơ là một số cản trở khi chung sống. ĐTC cảnh báo họ hãy chống lại “sự cám dỗ thành lập các nhóm nhỏ khép kín, tự cô lập bản thân, chỉ trích và nói hành nói xấu người khác, tin rằng mình vượt trội hơn, thông minh hơn”.
Đức Thánh Cha vui đùa chia sẻ thói quen của các nhóm nhỏ, của các linh mục “độc thân”, hay phê bình chỉ trích người khác. “Chúng ta cần loại bỏ thói xấu này và hướng nhìn lên và chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa”. Đức Thánh Cha mong muốn họ hãy luôn chào đón nhau như một món quà. “Trong tình huynh đệ, sống trong sự thật, trong sự chân thành qua các mối quan hệ và đời sống cầu nguyện, chúng ta có thể hình thành một cộng đồng, trong đó chúng ta có thể hít thở bầu khí của niềm vui và sự dịu dàng.”
Đức Thánh Cha khuyến khích hãy có một đời sống cộng đoàn chia sẻ và cầu nguyện với nhau trong niềm vui. ĐTC nói: "Linh mục là một người, được soi dẫn bằng ánh sáng Phúc âm, để loan tỏa hương thương của Thiên Chúa cho những người xung quanh mình và truyền cho họ niềm hy vọng". Đối với những người đến thăm cộng đồng của họ, có thể thấy được các giá trị Phúc Âm qua “tình huynh đệ đa dạng và hỗ trợ nhau”, và giúp họ cảm nhận được sự trung thành của tình yêu Thiên Chúa và sự gần gũi với Ngài.
Thánh Giuse
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đề nghị với họ mẫu gương của Thánh Giuse, ĐTC mời gọi họ hãy “tái khám phá diện mạo của con người đầy đức tin này, một người cha dịu dàng, mẫu mực của sự trung thành và tin tưởng từ bỏ mọi sự cho chương trình của Thiên Chúa”. Thánh Giuse, ngài nói, dạy chúng ta hãy tín thác vào Thiên Chúa, Ngài hoạt động ngay cả trong những nỗi sợ hãi, sự yếu hèn và yếu đuối của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: Sự yếu đuối của chúng ta là “nơi gặp gỡ thần linh với Chúa”, một “linh mục mong manh”, là người biết những điểm yếu của mình và thân thưa với Chúa, để xin Chúa trợ giúp thì sẽ đạt được những thành quả tốt; còn các linh mục "siêu nhân" lại kết cục một cách không tưởng!... “Với thánh Giuse,” Đức Thánh Cha nói, “chúng ta được kêu gọi sống kinh nghiệm của những việc đơn sơ như đón nhận chân thành, chia sẻ yêu thương và dịu hiền với mọi người.
Niềm vui và khiếu hài hước
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các linh mục trẻ người Pháp hãy xây dựng một Giáo hội để toàn tâm toàn lực vào việc phục vụ một thế giới huynh đệ hơn và đoàn kết hơn. Các con đừng sợ hãi, hãy dám mạo hiểm và tiến về phía trước, với sự xác tín rằng Chúa Giêsu Kitô đang đồng hành với các con để các con trở thành những tông đồ của niềm vui và lòng biết ơn vì đang được phục vụ anh chị em đồng loại và Hội Thánh.
Niềm vui này nên đi kèm với khiếu hài hước, Đức Thánh Cha nói thêm, một linh mục không có khiếu hài hước thì không được hấp dẫn lắm, như có gì đó không ổn. “Hãy bắt chước những linh mục vĩ đại, cười vui với người khác, mỉm cười với chính mình”. ĐTC còn nói thêm, “khiếu hài hước là một trong những đặc điểm của sự thánh thiện”, như ngài đã nêu ra trong Tông huấn (Gaudete et) Vui mừng.
Mỗi lần các con nhớ lại việc chịu chức linh mục của các con, các con hãy nhớ là các con đã được xức dầu của niềm vui, thì các con cũng phải chia sẻ dầu vui mừng đó cho người khác.
Lòng biết ơn
Một đức tính khác mà Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục trẻ người Pháp là lòng biết ơn đối với Chúa về những gì các con có đối với nhau. “Với những hạn chế của các con, sự yếu đuối của các con, những khó khăn của các con”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở họ, “hãy luôn có một ánh nhìn yêu thương cho bạn bè và mang lại cho bạn bè niềm tự tin”.
ĐTC nói, lòng biết ơn "luôn là 'vũ khí lợi hại' cho phép chúng ta giữ được ngọn lửa hy vọng bùng cháy trong những thời khắc nản chán, cô đơn và thử thách".
Hôm thứ Hai (7/6/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp một nhóm các linh mục người Pháp đang theo đuổi các nghiên cứu về Giáo hội trung ương ở Rome, ĐTC chia sẻ với họ về công việc mục vụ trong tương lai và chứng tá cộng đồng của họ.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ hình ảnh mà ngài rất yêu thích cho đời mục vụ, ĐTC kêu mời các linh mục hãy là “những người chăn chiên có ‘nhuốm mùi chiên’”, theo như tình hình của đàn chiên của họ. ĐTC đã đưa ra một nhận xét cho các linh mục sinh viên người Pháp đang nội trú trong một ký túc xá ở Nhà thờ thánh Louis ở Rome.
"Mùi chiên"
ĐTC chia sẻ với 19 linh mục thuộc 'ngôi nhà Giáo hội Pháp' đang du học ở thủ đô Ý. ĐTC nói với họ không nên đi sâu vào lĩnh vực này để áp dụng các lý thuyết mà không xem xét đến môi trường mà họ sẽ thực hiện cho những người được giao phó cho họ chăm sóc. ĐTC nói: nếu “các con không trở nên những người chăn chiên với 'mùi của bày chiên'", Đức Thánh Cha lặp lại một lần nữa hình ảnh mà ngài đã xử dụng trong bài giảng trong Thánh lễ Truyền Dầu (Chrism) vào ngày 28 tháng 3 năm 2013, một hai tuần sau khi ngài lên ngôi.
ĐTC nói các con hãy là “những người có khả năng sống, biết cười và khóc với dân chúng, nói một cách dễ hiểu, có một giao tiếp tốt đẹp với họ”. ĐTC chia sẻ những suy tư và suy nghĩ về gương linh mục của linh mục này, linh mục khác, v.v. ĐTC cho biết chức tư tế bị cô lập khỏi dân Chúa thì không phải là chức tư tế Công Giáo hay Kitô giáo.
“Hãy tước bỏ những ý tưởng cố hữu của chúng con, những ước mơ về sự vĩ đại, sự khẳng khái của các con mà hãy đặt để Chúa và mọi người làm trọng tâm của mọi mối bận tâm hàng ngày của các con,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh linh mục là người đặt sự bền bỉ thánh thiện của Chúa làm trọng tâm. Đối với những linh mục muốn trở thành một trí thức gia thì không phải một linh mục, Đức Thánh Cha nói, tốt hơn là họ nên là những người giáo dân. Một linh mục phải là một mục tử ở giữa đoàn chiên Chúa vì Chúa đã chọn ngài cho điều đó.
Đời sống cộng đồng
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyên các linh mục Pháp để ý tới đời sống cộng đồng của họ, ĐTC nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cá nhân, tự khẳng định và thờ ơ là một số cản trở khi chung sống. ĐTC cảnh báo họ hãy chống lại “sự cám dỗ thành lập các nhóm nhỏ khép kín, tự cô lập bản thân, chỉ trích và nói hành nói xấu người khác, tin rằng mình vượt trội hơn, thông minh hơn”.
Đức Thánh Cha vui đùa chia sẻ thói quen của các nhóm nhỏ, của các linh mục “độc thân”, hay phê bình chỉ trích người khác. “Chúng ta cần loại bỏ thói xấu này và hướng nhìn lên và chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa”. Đức Thánh Cha mong muốn họ hãy luôn chào đón nhau như một món quà. “Trong tình huynh đệ, sống trong sự thật, trong sự chân thành qua các mối quan hệ và đời sống cầu nguyện, chúng ta có thể hình thành một cộng đồng, trong đó chúng ta có thể hít thở bầu khí của niềm vui và sự dịu dàng.”
Đức Thánh Cha khuyến khích hãy có một đời sống cộng đoàn chia sẻ và cầu nguyện với nhau trong niềm vui. ĐTC nói: "Linh mục là một người, được soi dẫn bằng ánh sáng Phúc âm, để loan tỏa hương thương của Thiên Chúa cho những người xung quanh mình và truyền cho họ niềm hy vọng". Đối với những người đến thăm cộng đồng của họ, có thể thấy được các giá trị Phúc Âm qua “tình huynh đệ đa dạng và hỗ trợ nhau”, và giúp họ cảm nhận được sự trung thành của tình yêu Thiên Chúa và sự gần gũi với Ngài.
Thánh Giuse
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đề nghị với họ mẫu gương của Thánh Giuse, ĐTC mời gọi họ hãy “tái khám phá diện mạo của con người đầy đức tin này, một người cha dịu dàng, mẫu mực của sự trung thành và tin tưởng từ bỏ mọi sự cho chương trình của Thiên Chúa”. Thánh Giuse, ngài nói, dạy chúng ta hãy tín thác vào Thiên Chúa, Ngài hoạt động ngay cả trong những nỗi sợ hãi, sự yếu hèn và yếu đuối của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: Sự yếu đuối của chúng ta là “nơi gặp gỡ thần linh với Chúa”, một “linh mục mong manh”, là người biết những điểm yếu của mình và thân thưa với Chúa, để xin Chúa trợ giúp thì sẽ đạt được những thành quả tốt; còn các linh mục "siêu nhân" lại kết cục một cách không tưởng!... “Với thánh Giuse,” Đức Thánh Cha nói, “chúng ta được kêu gọi sống kinh nghiệm của những việc đơn sơ như đón nhận chân thành, chia sẻ yêu thương và dịu hiền với mọi người.
Niềm vui và khiếu hài hước
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các linh mục trẻ người Pháp hãy xây dựng một Giáo hội để toàn tâm toàn lực vào việc phục vụ một thế giới huynh đệ hơn và đoàn kết hơn. Các con đừng sợ hãi, hãy dám mạo hiểm và tiến về phía trước, với sự xác tín rằng Chúa Giêsu Kitô đang đồng hành với các con để các con trở thành những tông đồ của niềm vui và lòng biết ơn vì đang được phục vụ anh chị em đồng loại và Hội Thánh.
Niềm vui này nên đi kèm với khiếu hài hước, Đức Thánh Cha nói thêm, một linh mục không có khiếu hài hước thì không được hấp dẫn lắm, như có gì đó không ổn. “Hãy bắt chước những linh mục vĩ đại, cười vui với người khác, mỉm cười với chính mình”. ĐTC còn nói thêm, “khiếu hài hước là một trong những đặc điểm của sự thánh thiện”, như ngài đã nêu ra trong Tông huấn (Gaudete et) Vui mừng.
Mỗi lần các con nhớ lại việc chịu chức linh mục của các con, các con hãy nhớ là các con đã được xức dầu của niềm vui, thì các con cũng phải chia sẻ dầu vui mừng đó cho người khác.
Lòng biết ơn
Một đức tính khác mà Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục trẻ người Pháp là lòng biết ơn đối với Chúa về những gì các con có đối với nhau. “Với những hạn chế của các con, sự yếu đuối của các con, những khó khăn của các con”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở họ, “hãy luôn có một ánh nhìn yêu thương cho bạn bè và mang lại cho bạn bè niềm tự tin”.
ĐTC nói, lòng biết ơn "luôn là 'vũ khí lợi hại' cho phép chúng ta giữ được ngọn lửa hy vọng bùng cháy trong những thời khắc nản chán, cô đơn và thử thách".
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thanh Xuân
Dominic Đức Nguyễn
12:14 07/06/2021
TUỔI THANH XUÂN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đời người đẹp nhất, tuổi thanh xuân
Ai cũng có, một thời đẹp nhất
Hạnh phúc của đời người… được,mất
Chi phối nhiều, bởi tuổi thanh xuân
(Trích thơ của Đinh Thị Hiển)
VietCatholic TV
Thánh lễ Trọng Thể Kính Mình Máu Thánh Chúa tại Vatican ngày 6/6/2021
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:34 07/06/2021
Lúc 5giờ 30 chiều Chúa nhật 6 tháng 6, bên trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô cùng với tất cả các Hồng Y trong giáo triều Rôma hay đang có mặt tại Rôma.
Thông thường, đặc biệt là dưới thời các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của Đức Phanxicô, thánh lễ này được cử hành tại trước tiền tình Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô và được tiếp nối với một cuộc rước kiệu Thánh Thể long trọng trên các đường phố Rôma từ Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả.
Do các hạn chế liên quan đến COVID-19, thánh lễ năm nay được cử hành đơn sơ tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô với một số tín hữu hạn chế.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Chúa Giêsu sai các môn đệ đi dọn chỗ để cử hành bữa ăn Vượt qua. Chính các môn đệ đã hỏi Người: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” (Mc 14:12). Khi chiêm ngắm và tôn thờ sự hiện diện của Chúa trong Bánh Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi tự hỏi: chúng ta muốn chuẩn bị Lễ Vượt Qua của Chúa ở “nơi nào”? Đâu là những “nơi” trong cuộc sống của chúng ta mà Thiên Chúa muốn chúng ta mừng lễ? Tôi muốn trả lời những câu hỏi này bằng cách dựa vào ba hình ảnh của Tin Mừng mà chúng ta đã nghe (Mc 14: 12-16:22-26).
Đầu tiên là hình ảnh của người đàn ông mang một vò nước (xem câu 13). Đó là một chi tiết có vẻ thừa thãi. Nhưng người đàn ông hoàn toàn vô danh đó lại trở thành người dẫn đường cho các môn đệ đang tìm kiếm nơi mà sau này sẽ được gọi là Phòng Tiệc Ly. Và cái vò đựng nước chính là dấu hiệu nhận biết: đó là dấu chỉ khiến chúng ta liên tưởng đến loài người đang khát nước, luôn tìm kiếm một nguồn nước, và khi nguồn nước cạn kiệt thì tìm nguồn nước khác. Tất cả chúng ta đều bước qua cuộc đời với một chiếc vò trên tay: tất cả chúng ta, mỗi người trong chúng ta, đều khao khát tình yêu, niềm vui, một cuộc sống thành công trong một thế giới nhân văn hơn. Và đối với cơn khát này, nước của thế gian là vô ích, bởi vì đó là một cơn khát rất sâu xa, mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn.
Tiếp tục theo dõi “tín hiệu” biểu tượng này, chúng ta thấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng một người có cái vò nước sẽ dẫn họ đến nơi mà họ có thể cử hành Bữa Tiệc Vượt Qua. Vì vậy, để cử hành Bí tích Thánh Thể, trước hết chúng ta phải nhận ra sự khát khao Thiên Chúa của chính mình: cảm thấy cần đến Người, khao khát sự hiện diện của Người và tình yêu của Người, ý thức rằng chúng ta không thể làm điều đó một mình nhưng chúng ta cần thức ăn và thức uống mang đến cuộc sống vĩnh cửu để nâng đỡ chúng ta trên đường. Chúng ta có thể nói thảm kịch của ngày hôm nay là cơn khát thường bị dập tắt. Những câu hỏi về Thiên Chúa đã bị dập tắt, lòng khao khát Ngài đã phai tàn, những người tìm kiếm Thiên Chúa ngày càng trở nên hiếm hoi. Thiên Chúa không còn thu hút bởi vì chúng ta không còn cảm thấy sự khát khao sâu thẳm của mình. Nhưng chỉ nơi nào có những người nam hay người nữ cầm vò đựng nước - chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến người phụ nữ xứ Samaritanô (x. Ga 4: 5-30) – thì chỉ có ở đó, Chúa mới có thể tỏ mình ra là Đấng ban sự sống mới, Đấng nuôi dưỡng hy vọng đáng tin cậy, những ước mơ và khát vọng của chúng ta, Đấng mà sự hiện diện của tình yêu Người mang lại ý nghĩa và hướng đi cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Như chúng ta đã lưu ý, chính người đàn ông với chiếc vò nước đã dẫn các môn đệ đến căn phòng nơi Chúa Giêsu sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể. Chính sự khao khát Chúa dẫn chúng ta đến bàn thờ. Khi không còn cảm thấy khát, các cử hành của chúng ta trở nên khô khan. Như thế, trong tư cách là một Giáo hội, việc một nhóm nhỏ những khuôn mặt quen thuộc tụ họp nhau lại để cử hành Thánh Thể thì không thể coi là đủ; chúng ta phải đi đến thành phố, gặp gỡ dân chúng, học cách nhận biết và đánh thức lòng khát khao Thiên Chúa và khao khát Tin Mừng.
Hình ảnh thứ hai là căn phòng lớn ở tầng trên (x. câu 15). Tại đó, Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài sẽ dùng bữa tối Lễ Vượt Qua và căn phòng này nằm trong nhà của một người chủ. Cha Primo Mazzolari nói: “Đây là một người đàn ông không có tên, một người chủ nhà, đang cho Chúa Giêsu mượn căn phòng đẹp nhất của anh ta. […] Anh ấy đã cho đi những gì anh ấy có lớn nhất bởi vì mọi thứ xung quanh Phòng Tiệc Ly đều tuyệt vời, căn phòng và trái tim, lời nói và cử chỉ” (La Pasqua, La Locusta 1964, 46-48).
Một phòng lớn cho một mẩu bánh mì nhỏ. Thiên Chúa biến mình trở nên nhỏ bé như một mẩu bánh mì và vì lý do này Ngài cần có một trái tim lớn để có thể nhận biết, tôn thờ và chào đón Ngài. Sự hiện diện của Thiên Chúa rất khiêm tốn, tiềm ẩn, đôi khi vô hình, đến nỗi sự hiện diện ấy cần một trái tim chuẩn bị, tỉnh thức và chào đón để được nhận ra. Trái lại, nếu trái tim của chúng ta không phải là một căn phòng lớn, nhưng chỉ giống như một cái tủ, nơi chúng ta cất giữ những thứ cũ kỹ với sự tiếc nuối; nếu nó trông giống như một căn gác xép nơi chúng ta đã đặt bao tâm huyết và ước mơ từ lâu của mình; nếu nó trông giống như một căn phòng chật chội, một căn phòng tối tăm vì chúng ta chỉ sống dựa vào bản thân với những vấn đề của chúng ta và những cay đắng của chúng ta, thì chúng ta sẽ không thể nhận ra sự hiện diện âm thầm và khiêm nhường này của Thiên Chúa. Chúng ta cần một căn phòng lớn. Trái tim phải được mở rộng. Cần phải rời khỏi căn phòng nhỏ là bản ngã của chúng ta và bước vào không gian tuyệt vời của sự ngạc nhiên và tôn thờ. Chúng ta rất thiếu thốn điều này! Chúng ta thiếu điều này trong rất nhiều hoạt động mà chúng ta thực hiện để gặp gỡ, đoàn tụ, cùng nhau suy nghĩ về việc chăm sóc mục vụ… Nhưng nếu thiếu điều này, nếu không có sự ngạc nhiên và tôn thờ, thì không có con đường nào dẫn chúng ta đến với Chúa. Thậm chí cả một thượng hội đồng cũng không đưa chúng ta đến đâu, không đến đâu cả. Đây là thái độ trước Bí tích Thánh Thể, đây là điều chúng ta cần: đó là tôn thờ. Giáo Hội cũng phải là một hội trường lớn. Không phải là một vòng tròn nhỏ và khép kín, mà là một cộng đồng với vòng tay rộng mở, chào đón tất cả mọi người. Chúng ta hãy tự hỏi mình điều này: khi một người nào đó bị thương, một người nào đó đã phạm sai lầm, một người nào đó có một lối sống khác đến gần, thì Giáo hội, Giáo hội này, có phải là một căn phòng tuyệt vời để chào đón người đó và dẫn người đó đến với niềm vui gặp gỡ Chúa Kitô không? Bí tích Thánh Thể muốn nuôi dưỡng những ai mệt mỏi và đói khát trên đường đi, chúng ta đừng quên điều đó! Giáo Hội của sự hoàn hảo và tinh khiết là một căn phòng không có chỗ cho bất cứ ai; Thay vào đó, Giáo Hội với những cánh cửa rộng mở, nơi cử hành Chúa Kitô, là một căn phòng lớn, nơi mọi người - tất cả mọi người, cả người công chính lẫn người tội lỗi – đều có thể vào.
Cuối cùng là hình ảnh thứ ba, hình ảnh Chúa Giêsu bẻ Bánh. Đó là cử chỉ tuyệt hảo của Thánh Thể, là cử chỉ căn tính trong đức tin chúng ta, là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa, Đấng tự hiến để làm cho chúng ta được tái sinh vào một cuộc sống mới. Cử chỉ này cũng gây chấn động: từ trước đến nay, những con chiên được sát tế và hiến dâng cho Thiên Chúa, thì bây giờ chính Chúa Giêsu đã tự làm con chiên và tự hiến tế để ban sự sống cho chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa tình yêu. Chính Chúa không phá vỡ ai cả nhưng phá vỡ chính Ngài. Chính Chúa không đòi hỏi hy sinh nhưng hy sinh chính mình. Chính Chúa không đòi gì nhưng lại ban cho tất cả. Cử hành và sống Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi sống tình yêu này. Anh chị em không thể bẻ Bánh Thánh Thể nếu trái tim anh chị em khép kín với anh chị em mình. Anh chị em không thể ăn Bánh này nếu anh chị em không cho kẻ đói ăn. Anh chị em không thể chia sẻ Bánh này nếu anh chị em không chia sẻ những đau khổ của những người đang quẫn bách. Mọi sự sẽ qua đi, kể cả những phụng vụ Thánh Thể long trọng của chúng ta, cuối cùng chỉ còn lại tình yêu. Và kể từ nay trở đi, Thánh Thể của chúng ta biến đổi thế giới đến mức chúng ta để cho chính mình được biến đổi và trở thành tấm bánh bẻ ra cho người khác.
Anh chị em thân mến, đâu là nơi để “chuẩn bị bữa ăn tối của Chúa” ngay hôm nay? Cuộc rước Mình Thánh Chúa là đặc trưng của lễ Corpus Domini, nhưng hiện tại chúng ta chưa thể làm được. Cuộc rước Mình Thánh Chúa là lời nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được mời gọi ra đi mang Chúa Giêsu đến với thế giới. Hãy ra đi với lòng nhiệt thành mang Chúa Kitô đến với những người chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy trở thành một Giáo hội với cái vò trong tay, một Giáo Hội đánh thức cơn khát và mang lại nước. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn mình trong tình yêu thương, để trở thành căn phòng rộng rãi và hiếu khách, nơi mọi người có thể vào gặp Chúa. Chúng ta hãy phá vỡ cuộc sống của chúng ta trong lòng nhân ái và tình liên đới, để thế giới nhìn thấu qua chúng ta sự vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa. Và rồi Chúa sẽ đến, Ngài sẽ làm chúng ta ngạc nhiên một lần nữa, Ngài sẽ tự làm lương thực cho sự sống của thế gian. Và điều đó sẽ thỏa mãn chúng ta mãi mãi, cho đến ngày, trong bữa tiệc của Thiên đàng, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng thiên nhan Ngài và vui mừng không dứt.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tin vui: Giáo Hội có thêm một Chân Phước mới: Nữ tu Mainetti, người Ý, bị ba thiếu nữ sát hại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:28 07/06/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher kêu gọi duy trì nghĩa trang Công Giáo
Đức Tổng Giám Mục Sydney, Úc Đại Lợi vừa đưa ra chiến dịch chống kế hoạch của chính quyền bang New South Wales đặt tất cả các nghĩa trang của các tôn giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền, và điều này sẽ chấm dứt vai trò của Giáo hội trong việc săn sóc mộ phần của các tín hữu Công Giáo ở địa phương.
Kế hoạch kiểm soát tất cả các nghĩa trang đã được chính quyền bang New South Wales thông báo hôm 25 tháng 5 vừa qua, theo đề nghị của tạp chí độc lập về luật năm 2013, liên quan đến các nghĩa trang và nhà hỏa táng tại tiểu bang này, và thay thế năm cơ quan cho đến nay vẫn phụ trách các nghĩa trang, trong đó có The Catholic Metropolitan Cemeteries Trust, nghĩa là Hội Nghĩa trang đô thị Công Giáo, gọi tắt là CMCT, là cơ quan quan lý ba nghĩa trang Công Giáo ở Sydney và mới đây đã mua thêm đất để làm hai nghĩa trang nữa.
Trong thư đề ngày 27 tháng 5 vừa qua gửi các linh mục trong giáo phận, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, Dòng Đa Minh, nhận định rằng “quyết định của chính quyền sẽ chấm dứt sự can dự của các nhóm tôn giáo vào việc quản lý và hoạt động tại các nghĩa trang, để nhường chỗ cho guồng máy bàn giấy của chính quyền. Điều này sẽ chấm dứt hơn 150 năm vai trò của Giáo hội trong việc chôn cất người chết, chăm sóc các mộ và nâng đỡ các gia đình tang chế.”
“Săn sóc người chết là một sứ mạng tinh thần, chứ không phải là một sứ vụ đời. Đức tin dạy chúng ta rằng đó là một trong số bốn công việc thương xác, và điều này ảnh hưởng trên cách thức chúng ta quan niệm về các nghĩa trang của chúng ta. Chính phủ dường như chỉ thực sự coi các nghĩa trang như một tài sản về tài chánh mà không tỏ ra nhạy cảm đối với yếu tố tinh thần hoặc ước muốn của các gia đình người quá cố”.
Kế hoạch trên đây được bà bộ trưởng Melinda Pavey về “Nước, Tài sản và gia cư”, loan báo và cho biết cần đưa ra các biện pháp này để đối phó với tình trạng thiếu nơi an táng và thiếu tài chánh do các nhà khai thác độc lập.
Trong thư gửi các linh mục, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho biết chính phủ đưa ra kế hoạch này mà không thể tham khảo ý kiến của Giáo hội hoặc các cộng đồng tín ngưỡng khác, và ngài cũng nhấn mạnh rằng các nghĩa trang Công Giáo không hề bị thiếu nợ, và kế hoạch của chính phủ sẽ làm cho phí tổn chôn cất gia tăng. Công ty an táng của Công Giáo đã quản lý thành công trong hơn 150 năm. Đức Tổng Giám Mục cũng cảnh giác rằng vì các tổ chức từ thiện như Công ty nghĩa trang Công Giáo từ nay bị loại trừ khỏi việc lo an táng, nên phí tổn chôn chất cá nhân chắc chắn sẽ gia tăng. Bà Bộ trưởng Pavey thì cho rằng hệ thống mới sẽ hỗ trợ định giá nhất quán, minh bạch và giá cả phải chăng”.
Source:Catholic News Agency
2. Lễ phong Chân Phước cho nữ tu Maria Laura Mainetti
Hôm Chúa nhật 6 tháng 6 vừa qua, đúng 21 năm sau khi bị sát hại, nữ tu Maria Laura Mainetti, đã được tôn phong chân phước, trong buổi lễ do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Thánh lễ diễn ra lúc 4 giờ chiều, tại sân vận động Sondrio, một thị trấn gần 22 ngàn dân cư ở miền bắc Italia, giáp giới Thụy Sĩ. Đồng tế trong buổi lễ, còn có Đức Cha Oscar Cantoni, Giám mục giáo phận Como sở tại, cùng với nhiều giám mục và linh mục khác.
Nữ tu Maria Laura Mainetti, nhũ danh là Teresina Elsa, thuộc dòng Nữ tử Thánh Giá, quen gọi là các nữ tu thánh Anrê, bị một nhóm ba thiếu nữ tôn thờ Satan sát hại, vào ngày 6/6/2000, trong một buổi tế ma quỷ tại một công viên ở Chiavenna.
Ba thiếu nữ đó đã bị bắt và kết án tù. Họ biết nữ tu Mainetti vì chị là người dạy giáo lý cho họ. Chị bị chúng đánh lừa gọi đến công viên, nói rằng một người trong nhóm cần nói chuyện với chị vì bị hãm hiếp, có thai và đang tính chuyện phá thai. Ba thiếu nữ đó, thoạt đầu nói rằng vụ giết chị Mainetti là một “trò chơi”, nhưng sau họ thú nhận đã giết chị như một hy tế ma quỉ.
Tại công viên ở Chiavenna, tối ngày 6/6/2000, ba thiếu niên bắt nữ tu Mainetti quì xuống và lăng mạ chị. Một cô cầm cục gạch đập vào đầu chị và một người khác đập đầu chị nhiều lần vào tường, rồi họ thay phiên nhau dùng dao nấu bếp đâm chị 19 lần. Theo báo chí, chúng có ý định đâm 18 đợt mỗi đợt 6 nhát, để đạt tới con số 666, là số tượng trưng ma quỷ. Chị Mainetti cầu nguyện trong lúc bị tấn công và lời cuối cùng của chị là: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho các em”. Năm đó chị được 61 tuổi.
Chị Mainetti là Bề trên tu viện Thánh Giá ở thị trấn Chiavenna, chuyên giúp đỡ các thiếu nữ phạm pháp. Chị nhập dòng năm 18 tuổi, và phục vụ các trẻ em, người trẻ, các gia đình tại Vasto, Roma và Parma trước khi chuyển tới Chiavenna năm 1984. Năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã ca ngợi chị Mainetti rằng: Chị là “người hoàn toàn hiến thân, hy sinh mạng sống, trong khi cầu nguyện cho những kẻ tấn công chị”.
Ngày 20/6 năm ngoái, 2020, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cái chết của chị Mainetti là một cuộc tử đạo. Khi thông báo lễ phong chân phước cho nữ tu Mainetti, Đức Cha Cantoni cũng nói rằng: “20 năm đã trôi qua từ sau cái chết thê thảm của chị Laura Mainetti, nhưng cái nhìn đầy từ ái của chị đối với mọi người, ước muốn làm chứng cho tình thương của Chúa Giêsu đối với những người bé mọn, nghèo hèn, tiếp tục thu hút những người được may mắn sống gần hoặc quen biết chị, hoặc qua chứng từ của những người trong những năm qua, vẫn luôn cố gắng giữ cho ký ức về chị được luôn sinh động”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, và các nhà lập pháp Hoa Kỳ tưởng niệm vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn
Hôm thứ Sáu 4 tháng 6, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, đã cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn nhân kỷ niệm 32 năm ngày họ bị giết. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết như trên.
Ngài cũng kêu gọi công lý trong bài giảng của mình tại một thánh lễ tưởng niệm vào thứ Sáu.
Đức Hồng Y nói: “Chúng ta không bi quan. Chúng ta sẽ không thất vọng. Để tưởng nhớ những người đã chết - những người đã bị giết 32 năm trước, lời cầu nguyện của chúng ta là xin Chúa dẫn dắt những người cầm quyền đi trên con đường công lý và hòa bình”.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, những người biểu tình Trung Quốc đã bị bọn cầm quyền giết chết sau gần hai tháng biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Bọn cầm quyền Trung Quốc đã giết những người biểu tình bằng xe tăng và súng đạn. Mặc dù chế độ tuyên bố rằng 241 người chết và 7,000 người bị thương, nhưng một bức điện ngoại giao của đại sứ Anh tại Trung Quốc vào thời điểm đó cho biết ít nhất 10,000 người đã thiệt mạng.
Trong hai năm liên tiếp vừa qua, nhà chức trách Hương Cảng đã hạn chế các sự kiện tưởng nhớ vụ thảm sát, chủ yếu là vì các lý do liên quan đến đại dịch. Vào năm 2020, hàng nghìn người đã bất chấp lệnh của cảnh sát để tham gia các lễ tưởng niệm. Năm nay, các buổi thắp nến và tưởng niệm vụ thảm sát đã diễn ra tại 7 nhà thờ ở Hương Cảng.
Bọn cầm quyền Trung Quốc đại lục đã nắm được quyền lực lớn hơn ở Hương Cảng, sau khi áp dụng luật an ninh quốc gia đối với khu vực này vào năm 2020.
Theo Đức Hồng Y Quân vụ thảm sát có thể “dần dần đi xa chúng ta, nhưng nó dường như xuất hiện trở lại trước mắt chúng ta trong thực tế của những cuộc đàn áp đang diễn ra”.
Các chính trị gia Hoa Kỳ từ cả hai đảng cũng lên tiếng trong ngày kỷ niệm vụ thảm sát.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y Marx nộp đơn từ chức để áp lực Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục 67 tuổi của Munich và Freising, đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vị Hồng Y rất có ảnh hưởng này là thành viên của Hội đồng Các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha, điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Vatican, và cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tổng giáo phận Munich và Freising đã công bố bức thư của Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng và tuyên bố cá nhân của ngài vào ngày 4 tháng 6 bằng tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Ý.
Trong bức thư ngày 21 tháng 5 gửi cho Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Marx đã nêu ra những lý do để từ chức.
Ngài viết: “ Không nghi ngờ gì nữa, đây là những thời khắc khủng hoảng đối với Giáo hội ở Đức. Tất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này – không chỉ ở Đức mà trên toàn thế giới - và tôi tin rằng không cần thiết phải trình bày chi tiết ở đây”.
“Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có nguyên nhân từ sự thất bại của chính chúng ta, bởi tội lỗi của chính chúng ta. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi khi nhìn vào Giáo Hội Công Giáo nói chung, không chỉ hôm nay mà còn trong những thập kỷ qua”.
“Ấn tượng của tôi là chúng ta đang ở 'ngõ cụt', và niềm hy vọng vượt qua của tôi, là điều này cũng có khả năng trở thành một 'bước ngoặt'“
Hồng Y Marx nói tiếp: “Tóm tắt lại, điều quan trọng đối với tôi là chia sẻ trách nhiệm về thảm họa lạm dụng tình dục của các quan chức Giáo hội trong những thập kỷ qua”.
Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Giáo Hoàng đã thông báo với Đức Hồng Y rằng lá thư của ngài có thể được công bố và ngài nên tiếp tục phục vụ cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc từ chức của ngài.
Trong lá thư, Hồng Y Marx nói rằng các cuộc điều tra và báo cáo về lạm dụng trong 10 năm qua cho thấy đã có “nhiều thất bại cá nhân và sai lầm trong lãnh vực quản trị Giáo Hội nhưng cũng có những thất bại về thể chế hoặc hệ thống”.
Hồng Y Marx bộc lộ rõ tính toán trong việc từ chức của ngài khi cho rằng: “Các cuộc tranh luận gần đây cho thấy rằng một số thành viên của Giáo hội từ chối tin rằng có một thứ trách nhiệm chung về mặt này, thành ra, Giáo hội với tư cách là một định chế cũng bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra và cho việc không chấp nhận thảo luận về cải cách và đổi mới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục”.
“Tôi chắc chắn có một quan điểm khác. Cả hai khía cạnh phải được xem xét: những sai lầm mà cá nhân bạn phải chịu trách nhiệm và sự thất bại về thể chế đòi hỏi phải thay đổi và cải tổ Giáo hội”.
Ngài tiếp tục: “Theo tôi, một bước ngoặt của cuộc khủng hoảng này là chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đi theo một 'con đường đồng nghị', một con đường thực sự cho phép 'sự phân định các thần khí' như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh và nhắc lại trong lá thư của mình gửi tới Giáo Hội ở Đức”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Hồng Y Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising từ năm 2007, nói rằng ngài hy vọng việc từ chức của mình sẽ “gửi một tín hiệu cá nhân cho một khởi đầu mới, cho một sự thức tỉnh mới của Giáo hội, không chỉ ở Đức”.
“Tôi muốn chứng tỏ rằng vấn đề trước mặt không phải là vấn đề mục vụ mà là sứ mệnh của Tin Mừng. Đây cũng là một yếu tố của chăm sóc mục vụ. Do đó, tôi thực sự yêu cầu Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức này”.
Vào tháng 4, Hồng Y Marx đã yêu cầu Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đừng trao tặng Bằng khen Liên bang cho ngài sau một làn sóng phản đối kịch liệt của những người ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng vì giải thưởng này.
Ngài đã được lên kế hoạch để nhận Bundesverdienstkreuz, huân chương liên bang duy nhất của Đức, tại Cung điện Bellevue ở Berlin vào ngày 30 tháng 4.
Hồng Y Marx nói rằng ngài không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực đến những người nhận giải thưởng khác.
Vào tháng 2 năm 2020, ngài thông báo cho các giám mục Đức rằng ngài sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Giám mục Georg Bätzing của Limburg kế vị chức vụ này.
Hồng Y Marx là giám mục người Đức thứ hai trong những tháng gần đây đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg thông báo rằng ngài đã từ chức vào tháng Ba. Ngài nói: “Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống”.
Đầu tuần này, có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cho một chuyến thanh tra tông tòa đến tổng giáo phận Köln đang gặp khó khăn trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln tuyên bố vào tháng 12 năm 2020 rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng xem xét lại các quyết định mà ngài đã đưa ra liên quan đến một linh mục bị buộc tội - chỉ được xác định là “Cha O” - vào năm 2015.
Trong tuyên bố cá nhân của mình, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã nhiều lần nghĩ đến việc từ chức trong vài tháng qua.
“Các sự kiện và cuộc tranh luận trong những tuần qua chỉ đóng một vai trò phụ trong bối cảnh này,” ngài giải thích rằng yêu cầu từ chức của ngài là một “quyết định hoàn toàn cá nhân”.
Ngài viết: “Với việc từ chức, tôi muốn nói rõ rằng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân không chỉ về bất kỳ sai lầm nào mà tôi có thể đã mắc phải mà còn đối với Giáo hội như một tổ chức mà tôi đã giúp hình thành và hun đúc trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, người ta đã nói: 'Đối mặt với quá khứ phải đau đớn.'“
“Quyết định này không hề dễ dàng đối với tôi. Tôi thích trở thành một linh mục và giám mục và hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc cho Giáo hội trong tương lai. Sự phục vụ của tôi cho Giáo hội này và người dân không kết thúc”.
“Tuy nhiên, để hỗ trợ một khởi đầu mới là cần thiết, tôi xin chia sẻ trách nhiệm về những sự kiện đã qua. Tôi tin rằng 'ngõ cụt' mà chúng ta đang đối mặt vào lúc này có thể trở thành một 'bước ngoặt'. Đây là hy vọng vượt qua của tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và làm việc để điều đó xảy ra”.
Source:Catholic News Agency
Bài phát biểu của cựu phó tổng thống Pence làm gia tăng các suy đoán về cuộc bầu cử 2024
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 07/06/2021
1. Gần 40% phó tế vĩnh viễn trên thế giới đang phục vụ ở Hoa Kỳ
Ước tính có khoảng 19,008 phó tế vĩnh viễn đang phục vụ tại các giáo phận của Hoa Kỳ, nơi chiếm 6% dân số Công Giáo trên thế giới, theo một cuộc khảo sát được Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Cho Các Hoạt Động Tông Đồ thực hiện cho Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Vào tháng 3, Vatican báo cáo rằng có 48,238 phó tế vĩnh viễn trên toàn thế giới. Như thế, số phó tế vĩnh viễn tại Hoa Kỳ chiếm 39.4% tổng số phó tế vĩnh viễn trên toàn thế giới.
Số lượng các phó tế vĩnh viễn đang gia tăng trên toàn thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ trong năm 2020, số vị nghỉ hưu và tử vong vượt quá số lượng được phong chức ở Hoa Kỳ.
“Trong năm dương lịch 2020, 587 tân phó tế vĩnh viễn đã được tấn phong tại các tổng giáo phận và giáo phận tại Mỹ. Đồng thời, có 410 phó tế đã nghỉ hưu và 378 phó tế khác qua đời”.
Trong khi đó “số lượng các phó tế vĩnh viễn được báo cáo trên toàn thế giới đã tăng 1.5% so với năm trước. Phần lớn, lên đến 97%, các phó tế vĩnh viễn trên thế giới sống ở Mỹ Châu và Âu Châu”.
Source:Catholic World News
2. Bài phát biểu của cựu phó tổng thống Pence làm gia tăng các suy đoán về cuộc bầu cử 2024
Cựu Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phát biểu vào tối thứ Năm tại New Hampshire, vài tuần sau khi ông sử dụng bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi chính quyền Trump kết thúc để nói rằng ông sẽ “đẩy lùi chương trình nghị sự cấp tiến” của Biden mà ông cho là gây hại cho quốc gia.
Sự lựa chọn của ông về các tiểu bang, bao gồm cả lần xuất hiện vào tháng 4 ở Nam Carolina, là nhằm mục đích tăng mức độ xuất hiện của trước công chúng trong khi ông cân nhắc có nên tranh cử vào Tòa Bạch Ốc vào năm 2024 hay không.
Mối quan hệ của ông Pence với cựu tổng thống Donald Trump đã trở nên căng thẳng vào tháng Giêng khi tổng thống gây áp lực buộc Pence phải chặn đứng việc chứng nhận chiến thắng của đảng Dân chủ.
Trong bài phát biểu ở Nam Carolina vài tháng sau đó, ông Pence đã hết lời ca ngợi nhiệm kỳ của tổng thống Trump là “bốn năm của những lời hứa được thực hiện, những lời hứa đã được thực hiện”.
Trong những tuần gần đây cựu tổng thống Trump ngày càng hành động và phát biểu như thể ông dự định ra tranh cử vào năm 2024, bắt đầu bằng một bài phát biểu vào hôm thứ Bảy ở Bắc Carolina.
Kể từ khi rời nhiệm sở vào tháng Giêng, ông Pence đã làm việc với Tổ chức Di sản và Tổ chức Tuổi Trẻ Hoa Kỳ. Nhóm của ông Pence cho biết cựu phó tổng thống lên kế hoạch cho nhiều chuyến đi hơn, bao gồm các điểm dừng ở Texas, California và Michigan.
Bài phát biểu tại New Hampshire của ông sẽ diễn ra tại Bữa tối trao giải Lincoln-Reagan thường niên của Ủy ban Cộng hòa Quận Hillsborough ở Manchester.
Sự kiện năm nay đã bán được nhiều vé hơn bao giờ hết và vé đã hoàn toàn được bán hết, Chris Ager, Ủy viên Quốc gia đảng Cộng hòa của bang nói với New Hampshire Journal.
Source:Newsmax
3. Đức Hồng Y Sako kêu gọi thủ tướng Iraq
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Giáo chủ Công Giáo Canđê, đã gửi thư kêu gọi thủ tướng Mustafa al Kadhimi của Iraq, hãy có những “bước tiến cụ thể và can đảm để phối hợp việc hình thành nhà nước hầu bảo đảm sự ổn định cho quốc gia”.
Trong thư, Đức Hồng Y Sako nói rõ ràng: “Tình hình đất nước Iraq hiện nay vẫn còn rất mơ hồ và phức tạp, về hình thái của quốc gia: liên bang, dân chủ, đời, hay tôn giáo”. Đối với Đức Hồng Y Sako, ngài thấy tất cả mọi con đường để tiến tới sự hòa giải hiện nay đang bị gián đoạn”.
Thư của Đức Hồng Y Giáo chủ Công Giáo Canđê có đoạn viết: “Thật là vô ích khi nói về đối thoại cởi mở mà không có một ý chí chính trị đích thực và trách nhiệm, với tinh thần quốc gia, có khả năng xây dựng những tương quan mới mẻ và cộng tác chân thành để đạt tới sự bình đẳng giữa mọi người dân Iraq, bảo đảm các quyền lợi và dịch vụ của họ”. Để đạt được những điều ấy, “cần có một hiệp định về hình thức của quốc gia và Hiến pháp. Các nhà chính trị của chúng ta phải là những con người yêu nước, tìm kiếm hòa bình và tình thương”.
Đức Hồng Y Sako nhắc lại điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong cuộc viếng thăm tại Iraq, hồi tháng Ba năm nay, là “người ta có cảm tưởng có những người muốn dời lại cuộc bầu cử quốc hội Iraq ngày 10/10 năm nay. Cuộc bầu cử này đã bị dời một lần, hoặc thậm chí sẽ không tổ chức bầu cử. Nếu những cuộc bầu cử này phải tiến hành và không thuận lợi cho một vài đảng phái chính trị, thì những đảng này sẽ không chấp nhận những kết quả và thế là đất nước lại trở về điểm khởi hành”.
Và Đức Hồng Y Sako kết luận rằng: “18 năm sau khi chấm dứt chế độ Saddam Hussein và gia tăng khủng hoảng về chính trị, kinh tế, y tế và an ninh, nhà chính trị Iraq phải canh tân lòng gắn bó và dấn thân phục vụ nhân dân. Sứ điệp cao thượng này đang được người dân nóng lòng chờ đợi”.
Source:SIR
4. Đức Tổng Giám Mục Vancouver hứa sẽ đưa ra các hành động cụ thể
Đức Cha Michael Miller, Tổng Giám Mục Vancouver, ở miền Tây Canada, hứa sẽ có những hành động cụ thể, minh bạch, ủng hộ việc an táng và xác định căn tính của các học sinh thổ dân mới được khám phá tại trường nội trú, do Giáo Hội Công Giáo đảm trách ở Kamloops.
Vụ khám phá các di cốt của 215 học sinh thổ dân hồi cuối tháng Năm vừa qua, đã gây xôn xao lớn trong dư luận tại Canada.
Trong thư đề ngày 2/6/2021 vừa qua, gửi nhà chức trách và các thổ dân khác, Đức Tổng Giám Mục Miller, thuộc dòng thánh Basilio, viết: “Mỗi khi có những bằng chứng mới về một thảm trạng được phát hiện, hoặc một nạn nhân khác xuất hiện, thì vô số những vết thương lại được mở ra và tôi biết rằng kinh nghiệm đau thương của anh chị em lại tái diễn”.
Trong thư, Đức Tổng Giám Mục Miller lập lại lời xin lỗi của ngài với các thổ dân hồi năm 2013, về những lạm dụng xảy ra trong các trường nội trú dành cho thổ dân và cho biết ngài vẫn quyết tâm thi hành những lời đó. “Tôi muốn chân thành hết lòng xin lỗi những người sống sót và gia đình họ, cũng như những người bị thương tổn bởi đó, do những lo âu mà việc làm của những người Công Giáo ấy đã tạo nên tại bất kỳ trường nội trú nào”.
Các trường nội trú này do Bộ Thổ dân của chính phủ Canada trước kia thành lập và giao cho các tổ chức Kitô đảm trách, trong đó có cả các dòng tu Công Giáo. Trường nội trú thổ dân ở Kamloops, thuộc bang British Colombia, với Vancouver là thủ phủ, được mở ra hồi năm 1890 và giao cho các tu sĩ dòng Hiến Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI, đảm trách từ năm 1893 đến 1969.
Đức Tổng Giám Mục Miller nói rằng “Chắc chắn Giáo Hội Công Giáo đã sai lầm khi thi hành chính sách thuộc địa của chính quyền Canada, một chính sách tai hại đối với các trẻ em, các gia đình và cộng đoàn thổ dân. Những lời xin lỗi này phải được đi kèm bằng những hành động cụ thể, giúp đẩy mạnh việc làm sáng tỏ sự thật hoàn toàn”.
Đức Tổng Giám Mục Miller cũng hứa mở các văn khố của giáo phận về các trường nội trú, đồng thời kêu gọi các tổ chức Công Giáo khác cũng như của chính phủ cũng hãy tỏ ra minh bạch như vậy. Văn khố về trường nội trú ở Kamloops thuộc Tổng giáo phận Vancouver cho đến năm 1945 khi Kamloops được tách ra thành một giáo phận mới, hiện nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương cai quản. Văn khố Kamloops đã được trao cho Ủy ban Sự thật và Hòa giải của chính phủ Canada.
Source:Catholic News Agency