Ngày 07-06-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu 08/06/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
04:18 07/06/2018
Bài Ðọc I: Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9

"Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi".

Trích sách Tiên tri Hôsê.

Ðây Thiên Chúa phán: "Lúc Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương nó, và Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.

"Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn.

Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không buông thả theo cơn giận của Ta. Ta sẽ không huỷ diệt Ephraim, vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Ðấng Thánh ở giữa ngươi, Ta không thích tiêu diệt".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6

Ðáp: Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Ðấng Cứu Ðộ (c. 3).

Xướng:

1) Ðây Thiên Chúa là Ðấng Cứu Chuộc tôi,

tôi sẽ tin tưởng mà hành động và không khiếp sợ:

vì Chúa là sức mạnh, là Ðấng tôi ngợi khen,

Người sẽ trở nên cho tôi phần rỗi.

2) Hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người,

hãy công bố cho các dân biết kỳ công của Chúa,

hãy nhớ lại danh Chúa rất cao sang.

3) Hãy ca tụng, vì Người làm nên những việc kỳ diệu,

hãy cao rao việc đó trên khắp hoàn cầu.

Hỡi người cư ngụ tại Sion, hãy nhảy mừng ca hát,

vì Ðấng cao cả là Ðấng Thánh Israel ở giữa ngươi.

Bài Ðọc II: Ep 3, 8-12. 14-19

"Biết lòng mến của Ðức Kitô vượt quá trí hiểu loài người".

Trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô

Anh em thân mến, tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho Dân Ngoại những sự giàu có không thể thấu hiểu được, và soi sáng cho mọi người biết cách thức phân phát mầu nhiệm đã được ẩn giấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa, Ðấng tạo thành vạn vật: khiến các chủ thần và quyền thần thiên quốc đều phải nhờ Hội thánh mới biết được sự khôn ngoan muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa, thể theo dự định từ trước muôn đời mà Ngài đã thi hành trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Người, chúng ta được cậy trông và nhờ lòng tin vào Ngài, chúng ta mạnh dạn đến cùng Ngài.

Nhân vì lẽ ấy, tôi quỳ gối trước mặt Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ngài là nguồn gốc mọi danh phận làm cha trên trời dưới đất. Xin Ngài chiếu theo sự giàu có vinh quang của Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài, thêm sức mạnh cho anh em được nên người thiêng liêng, và nhờ đức tin, anh em được Ðức Kitô ngự trong lòng anh em, làm cho anh em đâm rễ sâu và lập nền kiên cố trong đức mến, để anh em được hiệp cùng các thánh mà hiểu biết chiều rộng, dài, cao, sâu, và cũng được biết lòng mến của Ðức Kitô vượt quá trí hiểu loài người, để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 11, 29ab

Alleluia, alleluia! - Các ngươi hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. - Alleluia.

Hoặc: 1 Ga 4, 10b

Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 19, 31-37

"Tên lính đâm thủng cạnh sườn Người, và máu cùng nước chảy ra".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Bởi lẽ là Ngày Chuẩn Bị, và để tránh cho các tử thi không còn treo trên thập giá trong ngày sabbat, vì ngày sabbat là một ngày trọng đại, những người Do-thái xin Philatô cho hạ các tử thi xuống, sau khi đánh giập ống chân. Bấy giờ những người lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Khi đến gần Chúa Giêsu, chúng thấy Người đã chết, nên không đánh giập ống chân Người; nhưng một tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người, và lập tức máu cùng nước chảy ra. Và kẻ đã xem thấy, thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cả chư vị cũng tin. Những điều đó đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: "Không một cái xương nào của Người bị đánh giập". Và lại có lời Kinh Thánh khác rằng: "Chúng sẽ nhìn vào Ðấng chúng đã đâm thâu qua".

Ðó là lời Chúa.
 
Vết thương
Lm Vũđình Tường
05:19 07/06/2018
Cuộc sống đời người có nhiều vết thẹo. Đó là thành quả của những lần mang thương tích. Nhẹ thì trầy da, vết cắt nhỏ cơ thể mau chóng chữa lành và không để lại vết thẹo. Nặng hơn, sâu hơn, vết cắt chảy nhiều máu và mất nhiều thời gian cho cơ thể chữa lành và sau đó là vết thẹo còn sót lại, chứng tích của lần mang thương tích. Nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng và có hại cho sức khoẻ về lâu về dài. Tuần qua mừng lễ Thánh Tâm Đức Kitô, nguồn tình yêu vô biên; nguồn sống vĩnh cửu. Trái tim là nơi ban phát sức sống, sưởi ấm và thanh tẩy cuộc sống. Chúng ta cùng nhau tưởng niệm về những vết thẹo nơi thân thể Đức Kitô, đặc biệt chú trọng đến vết thương cuối cùng trong đời Đức Kitô. Là vết thương cuối đời bởi sau khi Ngài tắt thở, một người lính dùng lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn Đức Kitô Gn 19,34. Anh ta thấy gì? Kinh thánh thuật lại có ít nước và máu chảy ra. Họ nhìn Đấng họ đâm thâu qua Gn 19,37

Tim là nơi máu tạm trú trước khi lưu chuyển qua các vùng khác trong cơ thể; khi lưỡi đòng đâm vào tim Đức Kitô, chỉ có ít máu và nước chảy ra. Điều này cho biết tra tấn, roi đòn trên đường vác thập tự, mạo gai, lỗ đinh nơi tay chân đã làm cho thân thể Đức Kitô chảy gần hết máu. Chính Đức Kitô đã nói lên điều này khi Ngài lên tiếng: "Ta khát". Về phương diện tâm linh Đức Kitô khao khát cứu vớt các linh hồn; về thể lí, thiếu máu cuống họng khô, cổ khát, khát đến độ toàn thân co rúm lại. Không đủ máu sưởi ấm nên cơ thể Đức Kitô bị lạnh, gió hoang trên đồi cao làm cho cơ thể tê tái hơn. Lục phủ, ngũ tạng yếu dần, sinh hoạt rời rạc, không ăn khớp nhịp nhàng như lúc bình thường.

Kinh Thánh cũng cho biết Đức Kitô tắt thở trước khi người lính dùng lưỡi đòng đâm tim Đức Kitô. Như thế vết thương nơi tim không phải là vết thương trí mạng. Chi tiết này cho biết con người có khả năng làm điều tốt, ngay lành và cũng có khả năng làm điều xấu, sai trái. Trước khi hành động chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Đấng họ đâm thâu qua, để đối xử với anh em.Con người thường lạm dụng chút quyền lực trong tay, dù là quyền rất nhỏ người ta cũng có thể lợi dụng nó. Lính là hàng thấp nhất trong quân đội, dẫu thế anh ta vẫn có thể lạm dụng chút quyền của người lính.

Lưỡi đòng đâm nơi tim Đức Kitô, Ngài không thấy đau đớn bởi đã chết nhưng đau lòng người sống. Đó là Mẹ Đức Kitô, kế đến là các tông đồ, môn đệ Đức Kitô và những ai mang tâm tình thọ ơn và tin theo. Như thế lưỡi đòng đâm tim đau lòng người sống, không phải kẻ chết. Đánh một người đã chết là hành động đê hèn nhất trong các hành động thù hằn. Ngày xưa vua quan cũng làm việc tồi tệ, đồi bại đó. Nhục mạ xác chết là bằng chứng sức mạnh tối tăm đang hoành hành. Sức mạnh thần dữ tăm tối đang tung hoành, quấy phá, thắng thế; thần lành, ánh sáng đang nhường bước cho thần dữ tung hoành. Đâm cạnh sườn Đức Kitô còn cho biết người lính đó đang sống trong tối tăm, bởi sống trong tối tăm nên hành động của anh ta bị sức mạnh tối tăm hướng dẫn. Anh không nhận biết Đấng đang treo trên thập tự chính là Con Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, Đấng huỷ chính sự sống mình để ban sự sống cho nhân loại, Đấng để trái tim mở ra trở thành nguồn sống phân phát ân sủng, bình an cho những tâm hồn biết thống hối, ăn năn. Kitô hữu hy vọng học kinh nghiệm từ sai lầm của mình và của người để trưởng thành, thứ tha và giao hoà. Đức Kitô ban sự sống, hy vọng và nềm tin lớn lao. Bởi số những kẻ yêu Ngài đứng xa xa nhìn xem, họ đang trốn sau cửa then cài, họ đang trên đường đi tìm sự sống mới. Niềm hy vọng trong họ chưa tắt, đang âm ỉ chờ bùng lên và tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết làm cho niềm tin dâng cao, hy vọng trào dâng và sức sống mãnh liệt ào đến đánh tan bóng tối. Niềm tin này do chính người đội trưởng lãnh binh tuyên xưng khi ông nói: Quả thật người này vĩ đại và là người tốt Lc 23,48.

Trái tim Đức Kitô mở ra ban hy vọng, sự sống, ban cho Kitô hữu một trái tim mới biết rộng lòng xót thương người cùng khổ.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Chúa Nhật X Thường Niên
Lm Jude Siciliano OP
17:15 07/06/2018
Sáng thế 3: 9-15; T.vịnh 129;; 2Côrintô 4: 13-5:1Máccô 3: 20-35

Hình như ngay cả những người có một chút kiến thức về Tân Ước cũng có thể biết câu đầu của bài phúc âm hôm nay. Câu đó nói về tội lỗi không thể tha thứ được. Người ta thường cố gắng nghĩ đến những tội quá nặng nên không thể tha thứ được "đơn cử như là tội giết một em bé không? Có phải là tội diệt chủng gây nên một cuộc thảm sát hàng triệu người chăng? Hay là ở thời Trung Cổ tội giết bà thánh Jean d'Arc ở Pháp, hay thời nay giết Đức Tổng Giàm Mục Oscar Romero ở trung Mỹ không? Hay là một thành viên trong gia đình làm hại người khác trong cùng gia đình đến nỗi họ không thể mong có được sự tha thứ của Chúa?

Đây là điều Chúa Giêsu nói "Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời" "Phạm thượng" Có phải đó là tội nguyền rủa Chúa Thánh Thần không? Điều gì làm cho một người nói phạm thượng? Ngay cả khi người đó phạm thượng, tôi nghĩ Chúa Giêsu vẫn tha thứ nếu người đó xin lỗi. Có điều gì tôi đã làm hay đã nói mà không bao giờ có thể được tha thứ? Nếu như thế, thi tôi gặp rắc rối thật rồi!

Đọc bài kinh sách hôm nay và nghĩ kỹ lại là một điều nhắc nhở chúng ta không nên chú thich một câu trong Kinh Thánh rồi giải thích sự việc. Chúng ta nên nghe câu đó trong bối cảnh. Vậy chúng ta hãy xem bối cảnh mà câu văn xuất hiện để được trợ giúp cho việc diễn giải và áp dụng những điều bản văn nói đến trong cuộc sống.

Bản văn này thuộc về phần đầu của phúc âm thánh Máccô. Ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa Ngài ra đi thi hành sứ vụ: Ngài gọi các môn đệ đầu tiên của Ngài; dân chúng bắt đầu theo Ngài; Ngài chữa lành và trừ quỷ cho một số người. Trong văn hóa vùng Địa Trung Hải gia đình rất liên kết với nhau. Ở đó thành phần trong gia đình trung thành với nhau và chính gia đình trao cho các thành viên bản sắc của họ. Chúa Giêsu làm điều không ai ngờ được: Ngài bỏ gia đình ra đi rao giảng. Đời sống Chúa Giêsu thay đổi quá nhiều đến nỗi có người trong gia đình cho Ngài là người điên. Họ thường dùng những lời phê phán về những người trong gia đình bỏ nhà ra đi: "Hãy xem anh đó có điên không? Điều gì đã làm cho anh ta ra như thế?"

Chúa Giêsu giảng dạy về Nước Trời trên trần thế, và Thiên Chúa hành động qua Ngài. Ngài giảng dạy và tuyên bố không ai có quyền như Ngài. Vì thề Ngài khiến cho các lãnh đạo tôn giáo thời đó tức giận. Họ nói Chúa Giêsu không đủ khả năng, bằng cấp, giấy tờ hợp pháp. Chúa Giêsu tuyên bố những điều bởi đâu mà ra? Ai là thầy dạy Ngài? Nhưng, Chúa Giêsu làm những điều tốt lành như chữa lành người đau yếu và trục xuất quỷ dử. Các người chống đối Ngài phải tìm mọi cách chính thức khiển trách Ngài. Họ nói "Những điều này là bởi đâu mà ra? Và bao giờ sẽ chấm dứt?"

Thường chúng ta loại trừ những điều không hiểu một cách dễ dàng. Cũng như những gì có thể thách thức chúng ta thay đổi cách suy nghĩ, và việc làm của mình. Một việc đã xảy ra là hành động như những người lãnh đạo tôn giáo thời đó tấn công về bản chất con người chứ không phải hành vi người đó làm. Như việc Chúa Giêsu khai trừ quỷ dử, thì họ nói là Chúa Giêsu là bởi quỷ Satan. Chúa Giêsu đáp lại họ và cho họ thấy là họ ngu ngốc như thế nào: Nếu tôi bởi quỷ mà ra thì vì sao Tôi lại trừ được quỷ một cách dễ dàng như thế?" Và nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ nhà ấy không thể vững."

Hoặc Chúa Giêsu đã đem sự hiện diện của Thiên Chúa đến trần gian một cách lạ lùng (nơi mà Ngài gọi là Nước Trời) hoặc Ngài là một người điên. Các lãnh đạo tôn giáo nghĩ Ngài là người điên rồ, và Ngài thuộc về phe quỷ dử. Họ không cách nào đối kháng với một ngôn sứ mạnh mẽ và lôi cuốn lạ lùng bằng những việc làm tốt lành nên họ thay đổi cách đối xử và hủy bỏ tin mừng Ngài đem đến. Họ từ chối việc Chúa Thánh Thần tác động trong Chúa Giêsu và như thế họ đối kháng với sự tha thứ. Nếu anh không tin; không yêu cầu sự tha thứ thì anh không thể nhận được ơn tha thứ.

Điều không thể tha thứ được là khi nhìn thấy Chúa Giêsu hành động mà lại bảo đó là hành vi do bởi quỷ Satan chứ không phải bởi Chúa Thánh Thần. Không còn cách nào thoát được! Nếu anh gặp bác sĩ sắp thực hiện một cuộc phẫu thuật để cứu bạn; bạn lại bảo bác sĩ ông như kẻ giết người thi bạn không bao giờ được bác sĩ chấp nhận phẫu thuật để có thể chữa lành cho bạn.

Thánh Gioan Tẩy Giả loan báo sẽ có một Đấng quyền thế hơn ông ta đang đến, và ông ta không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Câu chuyện hôm nay nói cho chúng ta là Chúa Giêsu là Đấng quyền thế mà ông Gioan loan báo, và Nước Thiên Chúa đã đến trong đời sống chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu có quyền thế trên quỷ dử và quỷ dử không có thể làm hại chúng ta.

Có một số người ngưởng mộ Chúa Giêsu và gọi Ngài là Đấng Thánh, một Thầy dạy tốt lành và một gương mẫu cho hòa bình. Tẩt cả những điều đó đều thật cả. Nhưng, nguy hiểm là có những chức danh mà người ta nói về Chúa Giêsu có thể làm cho Ngài tránh xa. Chiêm ngưởng một người không có ý nghĩa là dấn thân cho người đó. Không phải chỉ chiêm ngưởng. Đối với chúng ta, Chúa Giêsu còn hơn thế nữa. Ngài là Đấng quyền thế mà Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta. Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta hôm nay.

Trong Bí Tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta hãy mời Đấng quyền thế của Thiên Chúa đến trong đời sống chúng ta để:

• giúp chúng ta giải quyết những vấn nạn trong gia đình
• loại trừ các yếu tố tiêu cực của sự dử đã ảnh hưởng đến con cháu chúng ta
• giúp chúng ta bỏ những thói quen xấu mà chúng ta không thể từ bỏ được
• giúp chúng ta có bản năng làm việc tốt lành mặc dù chúng ta sợ hãi
• giúp chúng ta bỏ qua những lo âu của cuộc sống khiến đời sống mệt mỏi

Cách đây ít lâu tôi dự một buổi tĩnh tâm. Vị giảng phòng đặt hỏi như Thiên Chúa hỏi trong sách Sáng Thế "Ngươi ở đâu?" . Có một bài giảng về câu hỏi đó nói với chúng ta nơi chúng ta đang ở và công việc chúng ta làm ra sao. Mùa hè đã bắt đầu. Thường là lúc chúng ta nghỉ ngơi chút ít, và sẽ tính chuyện đi nghĩ hè. Trong khi chúng ta bắt đầu mùa này, chúng ta nghe câu hỏi: "bạn ở đâu?" Đó cũng là câu hỏi người khác có thể hỏi chúng ta trong lúc chúng ta tỏ vẽ hơi lạc lõng hay không để ý. "Bạn ở đâu? bạn đi đâu?" Có thể chúng ta vừa bị lạc về nơi chốn chúng ta đang ở, hay chúng ta là ai và sẽ đi đâu?. Có thể chúng ta đang bận rộn dễ phân tâm bởi sự vộ vả hay vì thói quen. Hay, cũng như ông A Dong, chúng ta đang trốn tránh, sợ phải đương đầu với những khó khăn. Mùa hè thường cho chúng ta có dịp nghỉ ngơi. Đây là dịp tôt để tự hỏi mình theo câu hỏi của bài trích sách Sáng Thế: "Tôi ở đâu?, và tôi sẽ đi về đâu?"

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP

10th Sunday In Ordinary Time (B)
Genesis 3: 9-15; Psalm 130; 2 Cor. 4: 13--5:1;Mark 3: 20--35

Even people who have only a passing knowledge of the New Testament seem to know the startling line that appears in today’s gospel. It’s the one about the "unforgivable sin." People try to come up with possible sins that might be so horrible as to be unforgivable. "Is it the killing of a child? Is it genocide with the elimination of millions of people? Maybe in medieval times it was the burning at the stake of the St. Joan of Arc – or even, in modern times, the assassination of Archbishop Oscar Romero. Maybe a person might wrong a member of their family so much that they can’t imagine God forgiving them.

Here is what Jesus said: "But whoever blasphemes against the Holy Spirit will never have forgiveness, but is guilty of an everlasting sin." "Blasphemes?" Does that mean cursing the Holy Spirit? What would cause a person to do that? Even if they did, I thought Jesus offered forgiveness to everyone who asks. Is there something I might do or say that will never be forgiven? If so, I’m in real trouble!

Today’s text and the ruminations it stirs are a reminder that we can’t take a line or quote out of scripture and run with it. We have to hear it in the context in which it appears. Let’s look at the context then, to get some help for interpreting and applying today’s puzzling text.

Today’s passage appears early in Mark’s gospel. Right after his baptism Jesus swings into action: he calls his first disciples; crowds begin to follow him; he cures people and drives out evil spirits. In the very close-knit world of the Mediterranean, where family membership and loyalty were prime and gave a person their identity, Jesus does the unthinkable: he leaves his family and takes to the road preaching. His life changed so much that even some of his family thought he was mad; saying what we sometimes say about errant family members, "He must be mad! What has gotten into her!"

Jesus was preaching about God’s kingdom on earth and that God was acting through him. He taught, claiming no other authority but himself. So, he infuriated the religious leaders of his day. "He’s not official; he lacks the proper papers. Where did he get all this from? Who were his teachers." But he was doing good – curing people and driving out evil spirits. His opponents have to get a fix on him; they have to discredit him. "What’s all this coming from? Where will it end?"

It is easy to discount, demean and dismiss what we don’t understand, or what may challenge us to change our way of thinking and acting. One approach is to do something like those religious leaders did – to attack the person. Sure he drives out demons, they say, so he must be in league with Satan. Jesus responds and shows them how foolish they are. If he were in league with the devil, why would he be casting evil spirits out of people? "And if a house is divided against itself, that house will not be able to stand."

Jesus has either brought God’s presence in a special way into the world (he calls it the kingdom of God), or he is a madman. They think he’s a madman; that he is on the side of evil. They can’t deal with this unusual, charismatic and powerful prophet, so they dodge a change of heart and cancel his message. They deny the work of the Holy Spirit in Jesus and so resist the possibilities of forgiveness. If you don’t believe you can be forgiven and you don’t ask for forgiveness, you can’t receive it.
What was unforgivable was seeing what Jesus was doing and attributing it to evil and not to the Holy Spirit. There was no way out. If you see the doctor, who will perform a lifesaving operation on you, as a sadist murderer, you will never accept the surgery and the healing it could bring.

John the Baptist had predicted that one stronger than he was coming, and that he was not worthy to unfasten his sandals (1:7). Today’s story tells us that Jesus is the stronger one John had expected and that God’s kingdom has entered our lives. In sum, Jesus has power over the evil deeds and temptations that can defeat us.

Some people admire Jesus, call him a holy man, a great ethical teacher, and a model for peace. All true. But there is a danger that titles like that can also be a way of putting him off, keeping him at a distance. Admiring a great heroic person does not always involve committing ourselves to that one. It’s not just about admiration. For us, Jesus is more. He is the powerful one God has sent us, and still more – he is God’s presence in our life this day.

At our Eucharist let us invite the powerful one of God into our lives to:

. help us deal with issues at home
• tie up the evil and negative influences that afflict us and distract our children
• help us break the habits we haven’t been able to break on our own
• release our instincts to do good despite our fears
• put aside anxieties that drain us of full life

I was at a retreat day recently and the director asked us the same question God asks in Genesis, "Where are you?" There’s a homily in that question and in our attempt to name where we are – how things are with us. Summer is beginning, normally a time of easing up a bit, some vacation may lie ahead. As we begin the season we hear the question asked of us, "Where are you?" It is also the kind of question someone might ask us when we seem distracted, or not paying attention. "Where are you, where did you go?" Maybe we have just lost track of where we are, who we are and where we should be going. Maybe we just plod along, very busy, very scattered by the rush and routine. Or maybe, like Adam, we are hiding out, afraid to face or deal with something that needs addressing. Summer usually provides some space and leisure for people. It’s a good time to ask ourselves the question of this first reading, "Where am I?" and then add, "And where am I going?"
 
Ngày của Cha
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:00 07/06/2018
Hàng năm tại Hoa Kỳ có ngày Lễ dành cho Mẹ (Mother’s Day) vào Chúa Nhật tuần thứ 2 của tháng Năm và ngày Lễ dành cho Bố (Father’s Day) vào Chúa Nhật tuần thứ 3 tháng Sáu.

Nói về lịch sử ngày Lễ Father’s Day, một trong những người đầu tiên có sáng kiến để cử hành ngày Lễ dành cho Bố, đó là bà Sonora Louis Smart Dodd ở tiểu bang Washington. Bà đã suy nghĩ về ngày Lễ dành cho Bố, lúc bà ngồi lắng nghe lời giảng trong một buổi Lễ dành cho Mẹ vào năm 1909. Bà Sonora muốn có một ngày đặc biệt dành cho Bố mình, đó là ông William Jackson Smarth, một cựu chiến binh của cuộc nội chiến (Civil War), vợ của ông Smarth đã mất trong lúc bà lâm bồn hạ sanh người con thứ sáu của họ. Một mình đơn độc, ông Smarth đã nuôi đứa trẻ sơ sinh và năm người con của ông ở một trang trại hoang vu thuộc miền đông, tiểu bang Washington. Khi bà Sonora trưởng thành, bà cảm nhận sâu xa ơn hy sinh tận tụy một đời của Bố đã nuôi dưỡng một đàn con đơn thân, độc mã. Dưới mắt bà, người Bố là một tấm gương can đảm, vô vị kỷ và tràn đầy tình yêu thương. Vì thân phụ của bà Sonora sanh vào tháng Sáu, nên bà đã chọn ngày 19 tháng 6 năm 1910, để cử hành ngày Lễ dành cho Bố đầu tiên tại thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ và ngày lễ này được mừng rộng rãi bắt đầu từ năm 1972. (x.http://yume.vn).

Ngày của Cha (Father’s Day) là một lễ hội để tôn vinh những người làm Cha trong gia đình. Đây là ngày dành để tôn vinh sự hy sinh, vị tha, bao dung của những người Cha.

Trong ca khúc “Bông Hồng Dâng Cha”, tác giả Chúc Linh đã khắc họa hình ảnh một người Cha tuyệt đẹp: “ Lòng cha sâu lắng âm thầm. Tình cha núi cao nào hơn. Hùng vĩ che chắn cho con trước cơn bão tố…Cha là đuốc sáng, là thác rộng, là kim cương trong lửa rực muôn màu. Cha là đất nước, là tiếng sáo, là giọng hò cho con nụ cười. Cha là nghiêm khắc nhưng lại thiết tha mong con bằng người. Cha là bóng mát để che chở con suốt cả cuộc đời…Cha là trái tim cho con nhịp thở, là ánh sáng, là bầu trời, là sông biếc, là cánh gió nâng con đến tận trời cao…Cha là mãi mãi, là vô cùng, là cho đi không đòi lại bao giờ…”. Cha luôn luôn hy sinh, bảo vệ và chăm sóc cho đàn con mà không cần được đền đáp.

Thượng Đế đã làm ra một tác phẩm tuyệt vời. Đó là người đàn ông, người cha trong gia đình.

“ Búp bê xinh được làm từ nhựa và quần áo.Máy chơi trò chơi điện tử được làm từ nhựa và điện.Kẹo ngon được làm từ đường và mùi thơm.
Còn Ba vĩ đại cuả mình được làm từ gì vậy kìa?Và đây là câu trả lời của Thượng Đế, Người làm ra Ba.
Dáng vóc của Ba được làm từ sự hiên ngang, hùng vĩ của dãy núi lớn.
Đôi tay nồng ấm của Ba được làm từ cái ấm áp của mặt trời mùa hè.
Tính cách của Ba được làm từ sự bình yên của biển cả, sự rộng rãi bao dung của thiên nhiên.
Trí thông minh của Ba được đúc kết từ sự khôn ngoan của nhiều thế hệ.
Kho tàng những truyện vui hóm hỉnh trong đầu Ba được làm từ những niềm vui của một buổi sáng mùa xuân.
Máu trong tim Ba là nước Sông Ngân nên lúc nào cũng sục sôi, rào rạc.
Còn một tí nước sông làm nên nước mắt của Ba, vì vậy khi Ba khóc, nước mắt mới chảy ngược vào tim.
Tất cả những vật liệu ấy làm ra một tác phẩm tuyệt vời, hoàn hảo. Tác phẩm ấy có tên là: BA VĨ ĐẠI CỦA MÌNH.”(x.gpcantho.com).

Ca dao Việt Nam thường ví von:
Con có Cha như nhà có nóc
Con không Cha như nòng nọc đứt đuôi.
Còn Cha gót đỏ như son,
Đến khi Cha mất gót mẹ gót con đen sì
Con giống Cha là nhà có phúc.
Con không Cha như nhà không nóc.
Vai trò người cha thật quan trọng kiến tạo hạnh phúc đầm ấm cho mỗi gia đình. Để có gia đình hạnh phúc, yếu tố rất quan trọng là người chủ gia đình phải có là lòng độ lượng, bao dung, và tình yêu hy sinh.Có thể nói bản lĩnh, cách hành xử cao thượng, và sự quảng đại trong yêu thương của người đàn ông là nền tảng và là yếu tố đầu tiên cần thiết cho hạnh phúc của cả gia đình. Thiếu nó, gia đình khó có hạnh phúc.

Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dể u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha. Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt Nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.

Nhân ngày của Cha, xin gởi đến câu chuyện của Lm Munachi Ezeogu như lời nhắn gởi cho các người Cha gia đình.

Một cậu bé đón cha mình đi làm về và hỏi: “Bố ơi! bố đi làm được bao nhiêu tiền một giờ?”. Ông bố rất ngạc nhiên và bảo: “Này con, ngay cả mẹ của con cũng chẳng biết, đừng quấy rầy bố vì bố đang mệt.” Cậu bé lại hỏi: “Bố cứ cho con biết, lương của bố mỗi giờ được bao nhiêu tiền?” Cuối cùng thì ông bố bảo rằng: “Mỗi giờ bố được hai mươi đồng”. Cậu bé liền hỏi: “Vậy bố cho con mượn mười đồng”. Ông bố tỏ vẻ giận và mắng con: “Thì ra đấy là lý do con muốn biết tiền lương của bố? Bây giờ đi ngủ đi và đừng quấy rầy bố nữa”. Đêm hôm ấy, ông bố nghĩ lại những điều đã nói với con mình và cảm thấy hối hận. Ông cho rằng có thể con mình đang cần tiền để mua món gì mà nó đang cần. Ông sang phòng của con mình và hỏi: “Con đã ngủ chưa?” Con ông đáp: “Con chưa ngủ”. Ông bố đưa tiền và bảo: “Đây là tiền con hỏi xin lúc nãy” Nó vui vẻ cám ơn bố, rồi lấy thêm tiền trong gối ra và nói: “ Con đã có đủ rồi! hai mươi đồng. Bây giờ bố bán cho con một giờ của bố.”.

Nhân ngày của Cha, chúng con tạ ơn Thiên Chúa đã cho con có Cha yêu thương, nuôi nấng, chở che. Cám ơn Cha vì những nhọc nhằn, vất vả để con được ấm no, hạnh phúc. Cám ơn Cha vì những lời dạy dỗ nghiêm khắc để con được trưởng thành.

Ơn cha hai tiếng yêu thương vô vàn,
Sẽ không phai tàn với bao năm trường...

Công cha, nghĩa mẹ, chẳng bao giờ con cái đền được, chỉ biết ghi ơn và ghi ơn suốt cả cuộc đời.

Nhân ngày của Cha, những người làm Cha nhìn lên Thánh Cả Giuse như mẫu mực để chu toàn thiên chức cao quý Chúa đã trao ban cho mình. Gia đình thánh gia luôn có hạnh phúc, một phần rất lớn là nhờ Giuse, người chủ gia đình, có rất nhiều đức tính đáng để Mẹ Maria kính phục.

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.

Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.

Gia đình thật quan trọng. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con, còn người con đáp trả bằng tình hiếu thảo và vâng phục. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.

Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.Amen.

 
Chúa Nhật 10 Mùa Thường Niên Năm B
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:06 07/06/2018
Tội phạm đến Chúa Thánh Thần

Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu đã bắt đầu hoạt động công khai của Người bằng việc “Đi khắp miền Galilê rao giảng trong các hội đường và trừ qủy” (Mc 1,39); hoạt động trừ qủy của Chúa Giêsu chiếm một vị trí quan trọng trong sứ vụ cứu thế (Mc 1,34-39; 3,11-12; 5,1-20; 9,14-29). Người cũng ban cho các môn đệ quyền trừ qủy (Mc 3,15; 6,7.13). Người công bố: “Nếu Tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt 12, 28). Sứ mạng của Chúa Giêsu là cứu loài người khỏi nô lệ ma quỉ, khỏi thần chết. Người tới đâu là qủy dữ bị xua trừ, như ánh sáng đến đâu thì bóng tối bị đẩy lui tới đó. Người rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, tha thứ kẻ tội lỗi… ma qủy khiếp sợ tháo lui.

Thấy Chúa Giêsu trừ qủy, dân chúng kinh ngạc, còn nhóm Pharisêu lại bảo Chúa Giêsu dựa thế quỷ vương Bendêbun để trừ qủy. Họ vu khống lăng mạ và nói Ngài là người của ma qủy. Chúa Giêsu gọi việc xuyên tạc như thế là tội phạm đến Chúa Thánh Thần và là thứ tội duy nhất không được tha. Tại sao tội này lại không thể tha thức được? (Mc 3,29)?

Cả ba thánh sử Máccô, Mátthêu và Luca đều tường thuật về câu nói: “ Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha”.

Phúc Âm Máccô chương 3 tường thuật việc Chúa Giêsu trong khi chữa bệnh, bị người ta rình rập, tố oan và âm mưu giết chết. Trước sự ác độc chai lì nham hiểm của họ đối với các việc lành của mình, Chúa Giêsu phải “giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá” (câu 5). Tuy thế, Chúa vẫn yêu thương con người. Phúc Âm tiếp tục với việc Chúa thành lập nhóm 12 để tiếp nối công trình yêu thương này, và cũng tiếp tục với việc Chúa chữa bệnh, trừ quỷ. Khi thấy Chúa thực thi quyền trừ quỷ, các “kinh sư từ Giêrusalem xuống nói rằng, Người bị quỷ vương Bendêbun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ” (câu 22). Chính trong ngữ cảnh này mà Chúa nói về tội phạm đến Thánh Thần : “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời. Ðó là vì họ đã nói ‘ông ấy bị thần ô uế ám’ ” (câu 28,29,30).

Bối cảnh trên cho thấy khá rõ tội phạm Chúa Thánh Thần đây chính là:

- Coi ma quỷ cao hơn Chúa Giêsu, như các kinh sư nói Chúa phải dùng tới phép của quỷ vương Bendêbun.
- Xúc phạm nặng nề tới Thánh Danh bằng việc từ chối quyền năng và ơn cứu độ của Chúa, cụ thể từ chối các bí tích, xem thường Ơn Thánh.
- Chai lì ngoan cố chống đối Thiên Chúa trước các tác động của Ngài trong cuộc đời.

Là con người, ai cũng yêu đuối tội lỗi, nhưng nếu họ khiêm tốn chạy đến với Chúa, nài xin Ơn Thánh qua các bí tích và quyết tâm chừa cải, chắc chắn họ được Chúa yêu thương tha thứ. Ngược lại, nếu cố tình chai lì trong sự thâm hiểm của mình, cho rằng không ai hơn được mình, không nhìn nhận Chúa là Chủ tể cuộc đời, xem các quyền lực khác của thần dữ hơn cả Chúa, họ rơi vào tội phạm tới Chúa Thánh Thần.(Lm Phêrô Nguyễn Đức Thắng).

Không có tội gì mà Thiên Chúa không tha thứ khi con người biết ăn năn và hối lỗi. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương (1Ga 4,8), Ngài chậm giận và luôn giàu tình thương (Tv 86,15).Thế nhưng, có một điều mà Chúa không thể cứu vãn được, đó là sự cứng lòng nơi con người. Đây là thái độ kiêu ngạo, biết mà vẫn cứng lòng. Đây cũng là điều mà Chúa Giêsu luôn khiển trách các Kinh sư và Pharisiêu.

Khi một người cứng lòng thì họ không ăn năn nên không thể được tha thứ, vì ăn năn là điều kiện duy nhất để lãnh ơn tha tội. Không được tha chẳng phải vì Thiên Chúa hẹp hòi, nhưng vì người ấy không cần đến ơn tha thứ, đó là tội cứng lòng, tội phạm đến Chúa Thánh Thần. Đây là trường hợp mà Stêphanô nói với cấp lãnh đạo Do thái: “Hỡi những người cứng đầu cứng cổ, lòng và tai không cắt bì, các ông luôn luôn chống lại Thánh Thần…Các ông phản bội và sát hại Đấng Công chính. Các ông là những người đã lãnh nhận Lề Luật do các thiên sứ công bố, nhưng lại chẳng tuân giữ” (Cv 7,51-53).

Chúa Thánh Thần soi sáng lương tâm cho người ta thấy rõ sự thật, thấy tội lỗi của mình để sám hối. Từ chối Chúa Thánh Thần là từ chối sự thật, và vì thế không thể nhận ra tội lỗi của mình để sám hối và được tha tội. Không được tha vì chính mình đã bịt tai, đóng cửa lòng, từ chối ơn tha tội.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết, tội phạm đến Chúa Thánh Thần “không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự từ chối nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực cây thập giá… Vì sự cứng lòng của nó sẽ dẫn nó đến sự hư mất đời đời" (Thông điệp Dominum et Vivificantem, 18/5/1986).

Đức Thánh Cha Phanxicô cắt nghĩa về tội phạm đến Chúa Thánh Thần trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Matta: “Ngay cả Chúa Giêsu là vị Thượng Tế mà cũng đã được xức dầu. Vậy lần xức dầu đầu tiên ấy là khi nào? Đó là khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Trinh Nữ Maria. Còn về việc nói phạm đến Chúa Thánh Thần thì là việc gì? Đó là nói phạm đến tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và sáng tạo. Nếu thế, chẳng lẽ Thiên Chúa không tha thứ cho kẻ xấu hay sao? Không phải thế! Thiên Chúa tha thứ tất cả! Nhưng những người nói phạm đến Thánh Thần là người không muốn được thứ tha, họ đóng cửa lòng trước ơn tha thứ. Những người ấy thật là tệ hại, vì họ phủ nhận Đức Kitô vị Thượng Tế được Chúa Thánh Thần xức dầu để ban ơn tha thứ cho mọi người” (x.vi.radiovaticana.va; 23.1.2017).

Thánh Gioan XXIII nói rằng: tội lớn nhất thời đại là đánh mất ý thức tội lỗi. Khi con người đã mất sự nhạy cảm về sự thật đến nỗi cho điều thật là sai và cho điều sai là điều thật, hay như một số người Do thái, cho Chúa Giêsu là ma quỉ, làm sao họ có thể tin vào Đức Kitô để được hưởng ơn Cứu Độ. Tương tự, một khi con người đã mất hết ý thức về tội lỗi: chẳng còn cho cái gì là tội nữa, thì họ đâu cần để được tha thứ! Vì thế, khi con người từ chối không nghe sự hướng dẫn của Thánh Thần để nhận ra sự thật, con người sẽ không có hy vọng để lãnh nhận ơn Cứu Độ.

Chúa Thánh Thần là Đấng soi sáng, hướng dẫn con người nhận biết sự thật về Chúa Kitô, và về bản thân mình, nhờ đó con người có thể nhận lãnh ơn cứu độ, sự tha thứ của Ngài. Khi không nhạy bén với sự soi sáng, hướng dẫn ấy là con người khép lòng, từ chối sự tha thứ của Ngài, là liều mình sống trong tình trạng tội lỗi. Một lương tâm phóng túng thì luôn phán đoán lệch lạc: coi một tội là hợp pháp, hay tội nặng thành tội nhẹ. Một lương tâm chai lỳ khi quá quen phạm tội nên không nhận thức được tội của mình nữa, hoặc coi thường tội, dù là tội nặng. Giả hình, lừa dối, gian dối đang phát triển khắp nơi, do vậy số con cái ma quỷ đang tăng lên mỗi ngày một nhiều.
Chúa Thánh Thần có sứ vụ quan trọng trong Kế Họach Cứu Độ là làm cho con người thấu hiểu những lời giảng dạy và mạc khải của Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta cần cầu xin với Ngài mỗi khi nghe Lời Chúa để được soi lòng mở trí cho mình. Cần lắng nghe sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để luôn biết tìm hiểu và nhạy cảm với sự thật. Có lần Chúa Giêsu đã nói thẳng với những người Do thái: “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, quỷ đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó. Bởi vì nó là kẻ nói dối và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Chúa khẳng định tất cả những ai quen lừa dối, đều trở thành con cái ma quỷ, vì quỷ là cha sự gian dối. Một khi đã khinh thường và mất đi nhạy cảm với sự thật, con người không còn hy vọng được cứu rỗi.

Nhận ra sự soi sáng, thúc đẩy của Thánh Thần để nhận biết sự thật về Chúa và về mình. Thiên Chúa là Cha nhân lành yêu thương mọi người; còn mỗi người là con cái, là thụ tạo do Ngài dựng nên, được bao phủ bằng tình yêu thương của Ngài, nhưng người ta thường xúc phạm đến Ngài qua tội lỗi. Nhận thức được sự thật ấy sẽ giúp chúng ta sống bình tâm trong thân phận thụ tạo và con cái của mình.

Hàng ngày chúng ta cần nhớ về sự hiện diện thánh thiêng của Thánh Thần nơi mình, để nghe theo sự soi sáng và thúc đẩy của Ngài.

Hằng ngày và trước mỗi việc làm, hãy luôn cầu xin: Lạy Chúa Thánh Thần, xin đừng để con làm phiền lòng Chúa bao giờ, nhưng cho con luôn biết lắng nghe tiếng Chúa để được ơn hoán cải. Lạy Chúa Thánh Thần, con xin lỗi Chúa vì con thường quên sự hiện diện gần gũi của Ngài trong cuộc sống đời thường. Xin cho con mau mắn vâng theo lời dạy bảo của Ngài; xin cho con đừng khép lòng trước những gợi ý dấn thân tích cực hơn trong việc sống niềm tin trong đời sống. Amen.
 
Để nên Anh Em thực sự của Chúa Giêsu
Lm Đan Vinh
21:21 07/06/2018
Chúa Nhật 10 Thường Niên B

St 3,9-15 ; 2 Cr 4,13-5,1 ; Mc 3,20-35

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Mc 3,20-35

20 Hôm ấy, Ðức Giê-su trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. 21 Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí. 22 Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ qủy. 23 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được?" 24 Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; 25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. 26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. 27 Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28 "Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. 29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời". 30 Ðó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám ». 31 Mẹ và anh em Ðức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra. 32 Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy !" 33 Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?" 34 Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."

2. Ý CHÍNH:

Sau khi tuyển chọn Nhóm Mười Hai tông đồ, Đức Giê-su đã thuê nhà cho Thầy trò ở trọ. Tại đây, Người đã phải ứng phó với ba nhóm người như sau: Một là đám đông dân chúng tin vào quyền năng của Người và chen nhau đến nghe Người giảng; Hai là một số thân nhân không tin Người là Đấng Thiên Sai mà là kẻ đã bị mất trí; Ba là các kinh sư Do thái từ Giê-ru-sa-lem đến nghe ngóng tình hình và nói xấu Người nhờ tướng quỷ để trừ quỷ hầu hạ uy tín của Người.

Đức Giê-su đã cho họ biết Người trừ được quỷ là nhờ quyền năng của Thiên Chúa chứ không dựa vào thế của tướng quỷ. Những ai dám nói Người bị quỷ ám là đã phạm tôi phạm đến Thánh Thần. Người còn cho biết các anh em đích thực của Người là những người lắng nghe Lời Người giảng dạy và thi hành theo ý của Thiên Chúa.

3. CHÚ THÍCH:

- C 20-22: + Ðức Giê-su trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được: Đám đông kéo đến với Đức Giê-su, vì nghe biết những gì Người đã làm như chữa lành người bại tay tại hội đường vào ngày sa-bát, và chữa lành nhiều bệnh nhân. Mặc dù Mác-cô không kể ra những gì Đức Giê-su làm cho họ, nhưng chúng ta có thể suy đoán Người tiếp tục chữa lành bệnh tật và giải thoát những người bị quỉ ám. Chính vì thế mà Người và các môn đệ không có giờ ăn uống và bị người thân và các kinh sư chống đối.

Trước nhu cầu của đám đông, Đức Giê-su đã rao giảng Tin Mừng Nước Trời, chữa lành bệnh tật và giải thoát người ta khỏi bị quỉ ám. + Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí: Tại sao người thân của Người lại cho rằng Người mất trí và muốn đi bắt Người về nhà? Vì họ đã không tin Người là Đấng Thiên Sai và họ sợ dân chúng các nơi kéo đến làm mất trật tự có thể liên lụy đến họ. Họ coi Người là kẻ bất bình thường, biểu hiệu qua việc quên cả việc ăn uống.

- C 23-30: + "Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được?" : Đức Giê-su phản bác những người chống đối Người khi cho rằng Người không phải là Đấng Thiên Sai. Sở dĩ Người trừ được quỷ là do dựa vào quyền lực của quỷ vương mà trừ quỷ nhỏ đó thôi. + Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời: Đức Giê-su đã phản bác lại họ khi cho biết về lòng nhân từ luôn tha thứ tội lỗi của loài người. Tuy nhiên cũng có thứ tội không bao giờ được tha thứ là tội phạm đến Chúa Thánh Thần. Vậy tội phạm đến Thánh Thần là tội gì? Đây là tội cố tình chối bỏ tình thương của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã ban cho con người có quyền tự do : tin hay không tin vào Chúa, đón nhận hay không đón nhận ơn tha thứ của Người. Vì thế, dù Thiên Chúa vẫn muốn cứu độ mọi người, nhưng vẫn có những người không được cứu độ do cố tình nghe ma quỷ cám dỗ, cố tình không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và không muốn đón nhận ơn cứu độ của Người đem đếnm thể hiện qua việc nói Người bị quỉ ám.

- C 31-35: + Mẹ và anh em Ðức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra… Ðây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi": Nhân lúc đó có Mẹ Ma-ri-a và mấy anh em bà con đứng bên ngoài nhà muốn được gặp mặt Người, Đức Giê-su liền dạy cho mọi người hiểu đúng ai mới thực là Mẹ và anh em của Người. Đó không những là những người có liên hệ huyết thống với Người, mà điều quan trọng hơn là phải tin Người là Đấng Thiên Sai, vâng nghe Lời Người dạy và làm theo thánh ý của Chúa Cha. Những người đó mới thực là Mẹ và là anh chị em của Người.

4. CÂU HỎI:

1) Đám đông đến với Đức Giê-su để làm gì ?
2) Tại sao thân nhân của Đức Giê-su lại đi bắt Người ?
3) Các Kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống đã làm gì để chống lại Đức Giê-su ?
4) Đức Giê-su đã phản bác lập luận của họ về công việc trừ quỷ của Người thế nào ?
5) Theo Đức Giê-su thì ai nói phạm đến Thánh Thần ? Tại sao tội của họ sẽ không bao giờ được tha ?
6) Mẹ và anh em thực sự của Đức Giê-su là những ai ? Tại sao ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:

Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi?" 34 Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi." (Mc 3,33-35).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CỐ CHẤP TIN THEO MA QUỶ SẼ BỊ DIỆT VONG :

Elia xưa đã nhờ Thiên Chúa mà trừ diệt những kẻ dựa vào quỷ vương Bê-en-dê-bun thời vua A-kháp và Ô-khô-gi-a vua Ít-ra-en. Ô-khô-gi-a khi bị đau liệt, đã sai sứ giả đi cầu khẩn Bê-en-dê-bun. Thiên Chúa đã thúc giục tiên tri E-li-a đi đón sứ giả và nói: Ở Ít-ra-en không có Thiên Chúa sao mà các ngươi lại đi cầu khẩn Bê-en-dê-bun? Cho nên Thiên Chúa phán thế này: Ngươi sẽ chết trên giường ngươi nằm. Ô-khô-gi-a đã cố chấp không nghe lời cảnh cáo của E-li-a, còn sai quan quân tất cả hai trăm người đến bắt E-li-a. E-li-a đã nói với chúng: Nếu ta là người của Thiên Chúa, thì lửa hãy từ trời xuống thiêu đốt các ngươi đi. Và lửa từ trời đã thiêu đốt sạch bọn chúng, và cả nhà vua cũng chết, trừ đoàn sứ giả thứ ba biết khấn xin người của Thiên Chúa thì được sống (IIV 1,2-17).

Những người cầu khẩn tà thần ma quỷ, những người cố chấp theo những tà thuyết mù quáng, những hạng người ác ý xuyên tạc công việc của Thiên Chúa sang công việc của ma quỷ, là xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, nên sẽ chẳng bao giờ được tha, do cố chấp nên họ bị diệt vong.

Chỉ có những người ngay lành như dân chúng, biết lắng nghe lời Thiên Chúa, làm những việc lành phúc đức, mới thực sự “là mẹ, và anh em của Đức Giêsu”.

2) THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI QUÂN BÌNH ?

Ngôi sao điện ảnh Lloyd lái xe đến trạm sửa chữa. Cô thợ máy ân cần đón tiếp anh. Ngay lập tức anh đã bị cuốn hút bởi đôi tay khéo léo và điêu luyện của cô.

Cả Paris đều biết đến anh, Thế nhưng cô gái này lại tỏ vẻ rất bình thản, xem ra không mấy vui sướng cũng như ngưỡng mộ con người nổi tiếng này.
- Cô có thích xem phim không? Anh ta hỏi.
- Đương nhiên là thích rồi, tôi là một "fan" điện ảnh mà.
Tay cô rất nhanh, chẳng bao lâu có đã sửa xong xe:
- Ông có thể lái xe đi rồi, thưa ông.
Anh ta vẫn tiếp tục:
- Thưa cô, tôi có thể đưa cô đi dạo được không?.
- Không! Tôi còn có công việc.
- Đây cũng giống như là công việc của cô. Cô sửa xe cho tôi, tốt nhất là tự mình lái thử kiểm tra xem sao.
- Được, vậy tôi lái hay ông lái đây?.
- Tôi lái, tôi mời cô mà!.
- Xe chạy rất tốt, cô gái hỏi:
- Xem ra không có vấn đề gì, vậy xin ông vui lòng cho tôi xuống được không?.
- Sao cơ? Cô không muốn tôi đưa đi sao? Tôi chỉ muốn hỏi lại cô một việc, cô có thích xem phim không?.
- Tôi rất thích, tôi đã trả lời với ông rồi mà, hơn nữa tôi còn là một "fan" điện ảnh nữa.
- Vậy cô không nhận ra tôi sao?.
- Sao tôi không nhận ra chứ! Từ đầu tôi đã nhận ra ông là diễn viên điện ảnh Lloyd nổi tiếng hiện nay mà.
- Biết thế, sao cô vẫn lãnh đạm vậy?.
- Không! Ông lầm rồi, tôi không hề lãnh đạm. Nhưng tôi không cuồng nhiệt như các cô gái khác. Ông có thành tựu của ông. Tôi có công việc của tôi. Ông đến đây để sửa xe. Ông là khách hàng. Nếu ông không phải là ngôi sao nổi tiếng, khi ông đến sửa xe thì tôi cũng tiếp đãi như vậy. Giữa người với người không phải như thế sao?.
Anh ta im lặng. Đối diện với cô gái bình thường này anh cảm thấy mình tầm thường và thật ngông nghênh.
- Cảm ơn cô! Cô đã khiến cho tôi phải tự cảnh tỉnh về giá trị bản thân. Được, bây giờ tôi đưa cô về.

Thái độ và cách ứng xử của cô thợ sửa xe trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy thế nào là một người quân bình trong cuộc sống đời thường.

3. KIÊU NGẠO LÀ TỘI PHẠM ĐẾN THÁNH THẦN:

Trên một chiếc tàu vượt đại dương, có một kỹ sư tàu biển tên là EG-BERT. Công việc của ông là ngồi trong phòng máy và tuân theo lệnh của Đô đốc ở trên cầu tàu truyền xuống.

Một hôm, Egbert tự nhủ: Ta là một người tài giỏi và quan trọng nhất mà không được ai biết đến và coi trọng. Còn lão Đô đốc chỉ huy chỉ biết ngồi trên cầu tàu mà ra lệnh, chẳng quan tâm đến ta dưới buồng máy không được ngắm trời mây non nước.

Lúc đó, có hồi chuông rung báo động và có lệnh: "Hãy quay tầu trở lại ngay !". EG-BERT lầm bầm: "Ta là kỹ sư đã 30 năm, từng vượt biển cả 100 lần. Đây là lần đầu tiên có người dám bảo ta phải quay trở lại giữa đại dương. Lão Đô đốc này chỉ biết ra lệnh thôi !"

Nói xong, thay vì quay bánh lái trở lui, EG-BERT tiếp tục cho tàu lao về phía trước, mà còn tăng tốc nhanh lên gấp đôi. Con tàu đã đâm xầm vào một chiếc tàu khác phía trước và bị vỡ tan.

Tâm trạng anh kỹ sư tàu biển trên đây không khác gì các luật sĩ Do thái thời Đức Giê-su. Họ kiêu căng mà không nhận mình kiêu căng. Họ cho mình là tài giỏi, xứng đáng hơn người. Họ xuyên tạc chê bai việc lành của người khác. Họ giữ đạo mà không có tinh thần đạo đức. Họ làm việc thiện cốt để khoe khoang. Nếu một người lòng đầy sự kiêu ngạo, thì sẽ chẳng còn chỗ nào cho sự khôn ngoan. Thánh Gia-cô-bê viết: "Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường" (Gc.4,6).

4) THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Trong Chúa Nhật đầu tiên tại một giáo xứ, vị linh mục vừa nhận chức đã giảng một bài giảng rất hùng hồn, văn hoa, xúc tích và sâu sắc. Tất cả các tín hữu hiện diện đều cảm thấy sốt sắng phấn khởi. Có nhiều người đã cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho họ một vị linh mục có tài ăn nói : "phun châu nhả ngọc".

Tiếng đồn về cha xứ mới lan mau như lửa cháy, vì thế nên đến Chúa Nhật kế tiếp, nhà thờ trở nên đông đảo khác thường. Mọi người đều nóng lòng chờ đợi được nghe cha giảng. Nhưng cha sở lại giảng một bài gần giống như bài giảng Chúa Nhật vừa qua. Rồi trong các thánh lễ Chúa Nhật kế tiếp cha vẫn giảng cũng một bài giảng đó.

Hội đồng giáo xứ cử người đến hỏi cha xứ xem tại sao cha lại cứ giảng đi giảng lại 1 bài hoài như vậy? Cha sở trả lời:

- Tại sao anh chị vẫn cứ sống như cách đây 6 tuần. Khi nào anh chị em thực hành được những gì tôi đã giảng thì tôi sẽ giảng sang bài mới.

5) LÀM VIỆC TÔNG ĐỒ CẦN BẮT ĐẦU TỪ TRONG GIA ĐÌNH MÌNH:

Gia đình bé XÊ-XI-LI-A ở mạn bắc nước I-ta-li-a, nằm trong một xóm lao động nghèo. Từ sáng sớm cha của em là một công nhân đã phải đến sở làm việc, và mãi đến 8-9 giờ tối mới về lại nhà. Vì thế, chẳng mấy khi Xê-xi-li-a có dịp nói chuyện với cha. Còn mẹ em thì bận lo công việc nội trợ và còn làm thêm các việc của các nhà hàng xóm để gia tăng ngân quĩ gia đình. Bà có lòng đạo đức và thương người, sẵn sàng san sẻ giúp đỡ người nghèo trong xóm, nên ai cũng quí mến. Bé Xê-xi-li-a rất hãnh diện về cha mẹ và cảm thấy hạnh phúc sống trong gia đình có cha mẹ hòa thuận yêu thương nhau.

Từ 2 năm nay, Xê-xi-li-a được huấn luyện sống theo lời Chúa, thấy Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi nơi những người đau khổ bất hạnh. Một hôm, Xê-xi-li-a bất ngờ khi nghe một đứa bạn nói về nỗi khổ của mẹ em mỗi ngày đều bị ba em đánh đập hành hạ!” Em không tin và muốn tìm hiểu thực hư ra sao. Tối hôm ấy, khi nghe chuông gọi cửa. Xê-xi-li-a thấy mẹ ra mở cửa. Em bước xuống thang núp sau tấm màn theo dõi. . .

Ba em đầu tóc rối bù, người sặc mùi rựơu. Ông ném mạnh chiếc mũ và áo xuống nền nhà; Mẹ em nhẹ nhàng cầm lấy cất vào trong tủ, đi dọn bàn ăn rồi mời chồng cùng ăn bữa tối. Đôi mắt đỏ ngầu, ông trợn trừng nhìn bà và chê tới chê lui kèm thêm những lời mắng chửi. Mẹ em chỉ biết vừa ăn vừa khóc. Lát sau, ba em bưng cả mâm cơm vứt xuống nền nhà và tặng vợ những cú đấm đá tàn nhẫn.

Sau bức màn, Xêxi-li-a như bị chết lịm: “ thôi đúng rồi, tụi bạn nói đâu có sai. Cả lối xóm đều biết chuyện không hay của gia đình mình”. Gượng đứng dậy, Xê-xi-li-a rón rén leo lên gác. Các ngày sau đó sự thể vẫn xảy ra như vậy. Xê-xi-li-a không biết phải làm gì. Cuối cùng, em đã đến gặp cha xứ để trình bày mọi sự và đã được ngài khuyên bảo việc em phải làm.

Sau đó tối nào Xê-xi-li-a cũng thức đợi ba về và khi ông vừa vào nhà là em đã chạy ra đón ôm hôn ba, cất áo mũ cho ba. Rồi em còn phụ giúp mẹ dọn bàn ăn. Trong suốt bữa ăn, em ngồi kề bên ba kể những chuyện vui ở trường, hỏi thăm ba công việc ở sở làm. Thoạt đầu, ba em lấy làm khó chịu, nhưng sau đó ông lại cảm thấy vui. . . Bầu khí gia đình ngày càng dễ chịu.

Ba tháng trôi qua, bi kịch ngày xưa đã không còn. Một hôm, Xê-xi-li-a âu yếm ôm lấy ba và nói: “ Ba ơi, ba có biết tại sao con không muốn ngủ sớm không?” Rồi khi được phép ba, em đã thuật lại tâm trạng của em khi nghe chúng bạn phê bình nhà mình. Em thấy Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi trong ba, nên em muốn mang Chúa cho gia đình mình. . . Nghe con nói hai ông bà mừng mừng tủi tủi. Không ngờ con bé lại khôn ngoan và đạo đức đến vậy. Ba má Xê-xi-li-a đã ôm lấy con, nghẹn ngào nhìn nhau. . . Lát sau ông mới thốt nên: “Từ nay con phải đi ngủ sớm nghe không! Ba hứa với con là ba má sẽ hòa thuận thương yêu nhau. Ba má cũng sẽ quyết tâm sống Lời Chúa giống như con. Ba má rất yêu thương con!”

3. SUY NIỆM:

1) Bấy giờ Đức Giê-su đang giảng đạo cho một đám đông dân chúng, thì có mẹ và anh em bà con của Người đến thăm Người. Những người này muốn được gặp gỡ nói chuyện với Đức Giê-su, nhưng họ không thể đến gần Người được vì dân chúng vây quanh Người quá đông. Họ đành phải đứng bên ngoài chờ đợi Người.

2) Thấy vậy, có người đã len vào giữa đám đông báo tin cho Đức Giê-su hay. Họ nghĩ rằng Người sẽ phải ngưng giảng dạy để mau ra gặp mẹ và các anh em bà con này. Nhưng sau khi nghe báo tin, Đức Giê-su vẫntụ tiếp c giảng dạy như không có sự gì xảy ra. Qua đó cho thấy Người coi trọng đám đông đang nghe Người giảng hơn là các thân nhân ruột thịt. Rồi Người đặt câu hỏi với mọi người như sau: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” (c. 33).

3) Theo lẽ thường: mẹ và anh em của Đức Giê-su không ai khác hơn là mấy người đang đứng bên ngoài chờ gặp Người. Nhưng thật bất ngờ khi Người lại chỉ tay vào đám đông đang đứng ngồi chung quanh nghe giảng và tuyên bố: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi” (c. 34). Thực ra Đức Giê-su không coi thường mẹ và các người họ hàng bà con. Nhưng Người muốn nhân cơ hội này để dạy cho mọi người biết sự thật này là: Người còn có nhiều người thân mới là các môn đệ và đám đông nghe Người giảng. Những người này đã trở thành người thân của Người khi lắng nghe Lời Người giảng dạy và làm theo Ý Chúa Cha, noi gương Người đã luôn nghe Lời Cha và làm theo ý của Cha: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người ” (Ga 4,34).

Như vậy những ai thi hành ý muốn của Chúa Cha sẽ trở nên nghĩa thiết với Đức Giê-su. Chúng ta hôm nay sẽ trở nên anh chị em của Người nếu chúng ta năng đọc kinh Lạy Cha, chú ý câu: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9-10). Vì đối với Đức Giê-su điều quan trọng là làm cho Nước Trời của Chúa Cha ngày một lớn lên.

4) Hiện nay trên thế giới mấy tôn giáo có số tín hữu nhiều nhất như sau: Kitô giáo có 2,3 tỷ người; Hồi giáo có 1,5 tỷ người; Ấn Độ giáo có 900 triệu người; Đạo giáo có 400 triệu người, Phật giáo có 365 triệu người; Nho giáo có 150 triệu người, các tôn giáo truyền thống châu Phi có 100 triệu người; Thần đạo Nhật Bản có 30 triệu người…

Trong số 2,3 tỷ tín hữu Ki-tô gồm Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo… Những người này đều tin thờ Thiên Chúa và cùng tin vào Đức Giê-su, nhưng vẫn chưa hiệp nhất trong đại gia đình của Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là phải cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu này. Ngoài ra phải làm cho Hội Thánh của Chúa ngày một lớn lên bằng cách hợp tác với những người thiện chí để xây dựng cho môi trường mình đang sống ngày một an bình trật tự hơn, công bình nhân ái hơn. Để thế giới chúng ta đang sống sớm trở thành một đại gia đình có Cha Chung là Thiên Chúa và mọi người sống chan hòa yêu thương nhau như anh chị em một nhà, hầu thế giới này sớm trở nên “Trời Mới Đất Mới” theo ý Chúa muốn (x. Kh 21,1).

4. THẢO LUẬN:

Trong những ngày này để nên thân nhân của Chúa Giê-su, bạn sẽ làm gì để tích cực góp phần xây dựng xã hội nên công bình nhân ái hơn, trong đó mọi người sẽ yêu thương nhau, để ánh sáng của Chúa Ki-tô có thể chiếu tỏa trong khu xóm và môi trường sống của mình?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin ban cho các cộng đoàn tín hữu chúng con được luôn hiệp nhất và yêu thương nhau, để nên anh chị em thực sự của Chúa. Giữa một thế giới đang còn nhiều hận thù và chia rẽ nhau, xin cho các tín hữu chiếu tỏa ánh sáng tin yêu bằng những việc làm khiêm nhường phục vụ và chia sẻ cơm áo cụ thể.
Ước gì Hội Thánh của Chúa trên hoàn cầu sớm trở thành một cây cải cao lớn, có khả năng đón nhận được chim trời là các dân tộc từ muôn phương đến làm tổ.
Ước gì khi thấy các tín hữu sống yêu thương hiệp nhất với nhau, lương dân sẽ nhận ra dấu chỉ Nước Trời đang hiện diện và sẵn sàng gia nhập vào Hội Thánh với chúng con, như Hội Thánh thời sơ khai. - Amen.



 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tưởng Niệm và Hy Vọng đi đôi với nhau”
Thanh Quảng sdb
15:36 07/06/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tưởng Niệm và Hy Vọng đi đôi với nhau”

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các Kitô hữu hay suy tư về cuộc gặp gỡ thân tình giữa họ với Chúa Giêsu, để nuôi dưỡng những ký ức về những người đầu tiên đã loan truyền cho chúng ta đức tin, và giới luật của yêu thương.
Chia sẻ trong thánh lễ ngày thứ Năm tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói để có thể thăng tiến trong đời sống Kitô giáo, chúng ta cần phải suy tư và bảo tồn những cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta với Chúa Giêsu, và nhớ tới những người đã truyền đạt đức tin cho chúng ta.

Tưởng Niệm Kitô giáo là muối men cho đời

Lấy cảm hứng từ các bài đọc phụng vụ trong ngày, Thánh Phaolô khuyên nhủ Timothy “Hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô”, sự tưởng nhớ đến Ngưới là muối cho cuộc sống.
Việc tưởng nhớ tới lần gặp gỡ đầu tiên của ta với Chúa thật là cần thiết để “tìm được sức mạnh để có thể tiếp tục tiến bước”, Đức Thánh Cha cho hay “sự tưởng niệm Kitô giáo luôn là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô”.
“Sự tưởng niệm Kitô giáo giống như muối cho cuộc sống. Không có những hồi niệm, chúng ta không thể tiếp tục. Khi chúng ta gặp những Kitô hữu 'đã quên lãng những hồi niệm', chúng ta có thể nhận thấy họ đã mất đi hương vị của đời sống Kitô giáo để cuối cùng họ chỉ là những người tuân giữ các giới răn mà không có hồn! ”.

Hãy Nhớ cuộc gặp gỡ đầu tiên của bạn với Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha nêu ra ba tình huống trong đó tất cả chúng ta đã gặp được Đấng Cứu Thế: vào lúc bắt đầu cuộc đời của chúng ta là những Kitô hữu, khi nói về tổ tiên của chúng ta, và qua luật pháp.
Đức Thánh Cha nhắc lại đoạn văn trong Thư gửi Do thái, Thánh Phaolô nói: “Hãy suy gẫm lại những ngày đầu khi lần đầu tiên bạn nghe biết về Đấng Cứu Thế. Hãy nhớ rằng bạn vẫn trung thành như thế nào… ” để có thể nói được rằng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta đều có những khoảnh khắc khi “Chúa Giêsu gần gũi chúng ta, tỏ hiện Ngài cho chúng ta… ”
“Đừng quên những khoảnh khắc này: hãy suy nghĩ và hồi tưởng lại chúng bởi vì đó là những giây phút cảm hứng, gặp gỡ Chúa Kitô”.
“Mỗi người trong chúng ta có những giây phút như thế: khi ta biết Chúa Giêsu, khi Ngài thay đổi cuộc sống của ta, khi Chúa cho ta thấy ơn gọi của ta, khi Chúa đến thăm ta vào một thời điểm khó khăn ... Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong tim. Hãy chiêm ngưỡng chúng.”
Chúa Giêsu là nguồn gốc của cuộc hành trình Kitô giáo của chúng ta, nguồn cung cấp cho chúng ta sức mạnh để chúng ta tiếp tục tiến bước.

Hãy nhớ tới những người truyền đức tin cho chúng ta

Cuộc gặp gỡ thứ hai với Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói tiếp, diễn ra qua những hồi nhớ về tổ tiên của ta, mà Thư gửi cho người Do Thái, Thánh Phaolô gọi là "những người lãnh đạo, những người đã truyền dạy đức tin cho bạn".
Trong thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi cho Timothy Ngài khuyên ông: "Hãy nhớ tới mẹ của con và bà của con, khi họ truyền đạt niềm tin cho con".
"Chúng ta đã không nhận được đức tin qua văn bản chũ viết" mà qua những con người sống động đã truyền đạt nó cho chúng ta.
Và một lần nữa trong Thư gửi người Do Thái, Thánh nhân nói: "Nhìn vào họ là những người sống và là những nhân chứng mà kín múc sức mạnh từ họ".

Tôi có nguồn gốc hay tôi chỉ sống trong hiện tại?

Khi nước của cuộc sống trở nên đục, Đức Thánh Cha nói, “điều quan trọng là tìm về nguồn kín múc lấy sức mạnh mà tiến tới”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu tự hỏi mình liệu rễ của họ có đủ sâu không, hoặc có thể bị bứng nhổ đi hay chỉ biết sống cho qua ngày. Nếu quả vậy, Đức Thánh Cha nói, "Ngay lập tức bạn cần tìm về cội nguồn của bạn" tìm về những người đã truyền tín ngưỡng cho bạn.

Cùng đích vẫn là luật yêu thương

Cùng đích vẫn là luật yêu thương ! Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong Tin Mừng Thánh Marcô nhắc nhở chúng ta điều răn thứ nhất là: “Hỡi toàn dân Israel! Hãy lắng nghe Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất! ”
Ngài nói chúng ta phải có hồi nhớ về luật pháp là nghĩa cử của tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho con người, để hướng dẫn chúng ta trên con đường đúng đắn.
Đây không phải là luật pháp thuần túy, nhưng luật pháp về tình yêu mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng chúng ta.
Đức Thánh Cha nói “Ta có trung thành với luật pháp không? Ta có nhớ tới luật pháp của Chúa không, Ta có suy đi gẫm lại luật pháp của Chúa không? Đôi khi chúng ta là những Kitô hữu, ngay cả những người sống trong đời dâng hiến,cũng gặp những khó khăn trong suy đi gẫm lại những giới răn với cả con tim của mình”.
Tưởng nhớ và hy vọng đi đôi với nhau
Tưởng nhớ Đức Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích, có nghĩa là “dán mắt vào Chúa” và suy nghĩ về những khoảnh khắc mà ta gặp Ngài, là một cách tốt nhất để tiến bước.
Mỗi người chúng ta, Đức Thánh Cha kết luận, được mời dành ra một chút thời giờ để suy đi nghĩ lại những khoảnh khắc mà ta đã gặp gỡ được Chúa, hãy nhớ tới những người đã truyền đạt đức tin cho chúng ta...
 
Tối Cao Pháp Viện Anh bác bỏ đơn kiện xin bỏ luật cấm phá thai của Bắc Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
17:57 07/06/2018
Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan, bị chi phối bởi các nhóm phò phá thai quyết liệt muốn hủy bỏ luật này nên đã kiện ra Tối Cao Pháp Viện Anh quốc.

Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã bác bỏ các nỗ lực để lật đổ luật phá thai mạnh mẽ của Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù đã kết luận rằng những điều luật hiện nay có thể là không phù hợp với quy định của Công ước châu Âu về quyền con người.

Các thẩm phán với tỉ lệ 4:3 nói rằng tòa án không có thẩm quyền để xem xét các tranh chấp pháp lý do Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan đưa ra vì không có một nạn nhân thực tế nào và cũng chẳng có tiềm năng dẫn đến một hành vi bất hợp pháp.

Bốn thẩm phán cho biết việc cấm phá thai trong trường hợp hãm hiếp và loạn luân là không phù hợp, trong khi năm thẩm phán chỉ trích việc cấm phá thai trong trường hợp thai nhi bị dị tật.

Mặc dù ý kiến của thẩm phán về luật phá thai của Bắc Ái Nhĩ Lan không có hệ lụy pháp lý nào vì họ đã bác bỏ vụ án, nhưng ý kiến của họ sẽ làm tăng đáng kể các áp lực chính trị nhằm tự do hóa việc phá thai tại Bắc Ái Nhĩ Lan.

Marion Woods, phát ngôn viên của phong trào phò sinh Ái Nhĩ Lan, cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh phán quyết chống lại Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan và chúng tôi muốn lưu ý rằng một số tiền đáng kể của người nộp thuế đã bị lãng phí bởi Ủy ban Nhân quyền Bắc Ái Nhĩ Lan trong vụ kiện này”

“Số tiền này có thể được sử dụng trong bao nhiêu năm qua để giúp đỡ và cho phép các phụ nữ và các gia đình có thai nhi bị dị tật hoặc những người phụ nữ phải đối mặt với chấn thương tình dục và mang thai trong trường hợp bị hãm hiếp?”
Source: Catholic Herald - UK Supreme Court dismisses attempt to overturn Northern Ireland abortion laws
 
Đức Hồng Y Pietro Parolin là quan chức cao cấp Vatican đầu tiên tham dự Hội nghị Bilderberg
Đặng Tự Do
18:12 07/06/2018
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã tham gia vào Hội nghị Bilderberg, một phiên họp hàng năm của giới chính trị, kinh doanh và truyền thông hàng đầu thế giới. Năm nay, hội nghị này diễn ra tại Turin, Ý, từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 6.

Đức Hồng Y Parolin có tên trong danh sách 131 người tham gia trong cuộc họp Bilderberg năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức Vatican cao cấp tham dự Hội nghị Bilderberg.

Hội nghị Bilderberg được khởi sự từ năm 1954 tại khách sạn Bilderberg ở Oosterbeek, Hà Lan. Hội nghị Bilderberg tập hợp mỗi năm một số từ 120 đến 150 người tham gia, trong đó có tầng lớp tinh hoa chính trị châu Âu và Bắc Mỹ, cùng với giới kỹ nghệ, kinh doanh, tài chính, giáo dục và truyền thông.

Hội nghị năm nay được thiết lập để thảo luận về chủ nghĩa mị dân ở châu Âu, những thách thức của sự bất bình đẳng, tương lai của công ăn việc làm, trí tuệ nhân tạo, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, thương mại tự do, vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và Nga, điện toán lượng tử, Saudi Arabia và Iran.

Sự tham gia của Đức Hồng Y Parolin có thể là một biểu hiện của “văn hóa gặp gỡ” được khuyến khích bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha thường khích lệ các quan chức Tòa Thánh tham gia vào một cuộc đối thoại với thế giới.
Source: Catholic News Agency - Analysis: Cardinal Parolin, Vatican secretary of state, at the elite Bilderberg meeting
 
Linh mục thứ ba bị bắn Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
18:27 07/06/2018
Một linh mục Công Giáo đã từng làm tuyên úy cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân đã bị thương sau một cuộc tấn công vào sáng ngày 06 tháng 6 tại thành phố Calamba, cách thủ đô Manila khoảng 40km.

Cha Rey Urmeneta, 64 tuổi, một linh mục tại giáo xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đang trên đường đến một cuộc họp thì bị hai tay súng chặn đường bắn nhiều phát vào ngài.

Một báo cáo của cảnh sát cho biết ngài đang đi trên xe với người thư ký khi vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 9 giờ 40 sáng.

Cha Urmeneta, bị thương ở sau lưng và cánh tay trái, đã được đưa đến bệnh viện. Ngài được báo cáo là trong tình trạng ổn định.

Một cuộc điều tra đã được tiếp tục để xác định động cơ của cuộc tấn công, mặc dù cha đã nói với cảnh sát rằng vụ việc có thể liên quan đến những người nợ tiền của ngài và muốn giết ngài để khỏi phải trả nợ.

Tháng Tư năm nay, Cha Mark Ventura thuộc giáo phận Gattaran ở miền bắc Phi Luật Tân đã chết sau khi bị bắn bởi một tay súng sau khi vừa cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.

Ngày 04 Tháng 12 năm ngoái 2017, Cha Marcelito Paez cũng bị bắn chết tại thị trấn Jaen, khoảng 112km về phía bắc của Manilla..
Source: Catholic News Service - Third Philippine priest shot since December
 
Chúa Giêsu chết ra sao: tìm được bằng chứng hiếm hoi cho thấy việc đóng đinh của người Rôma
Vũ Văn An
18:45 07/06/2018
Ký giả Tom Metcalfe của tờ Live Science, ngày 4 tháng 6 qua, cho hay: xác một người đàn ông ở Bắc Ý cách nay 2000 năm cho thấy các dấu hiệu ông này chết sau khi bị đóng đinh vào một thập giá bằng gỗ, vốn là phương pháp hành quyết Chúa Giêsu như được mô tả trong Thánh Kinh Kitô Giáo.



Dù việc đóng đinh là hình thức thông thường của án tử hình đối với các phạm nhân và nô lệ thời Rôma cổ đại, việc khám phá mới này chỉ là lần thứ hai tìm ra chứng cớ khảo cổ học trực tiếp về nó.

Cuộc nghiên cứu mới đối với hài cốt người đàn ông, được tìm thấy gần Venice năm 2007, cho thấy vết thương và vết nứt không lành tại các xương gót chân; điều này gợi ý: bàn chân ông ta bị đóng đinh vào một thập giá.

Các nhà nghiên cứu tại hai đại học Ferrara và Florence ở Ý cho biết: các khám phá này không chung cuộc vì điều kiện không mấy tốt của các xương và vì thiếu một xương gót chân khác.

Họ cũng không tìm được chứng cớ cho thấy thân thể này bị đóng đinh vào cổ tay, là phương pháp thông thường của người cổ Rôma như đã được ghi lại trong Thánh Kinh về vụ hành quyết Chúa Giêsu.

Việc chôn cất cổ xưa

Các nhà nghiên cứu viết trong bài khảo cứu của họ, được đăng trực tuyến ngày 12 tháng 4 vừa qua, trên tạp chí Archaeological and Anthropological Sciences: Xương cốt còn lại được tìm thấy tại Gavello, cách tây nam Venice chừng 25 dặm (40 Km), trong các cuộc khai quật khảo cổ học để chuẩn bị cho việc đặt một đường cống.

Họ cho rằng: Thông thường, trong một cuộc mai táng thời Rôma, xác được chôn trực tiếp xuống đất, thay vì đặt trong một ngôi mộ, và không có món đồ chôn cất nào cả.

Các nhà nghiên cứu trên đã làm các cuộc thử nghiệm di truyền học và sinh học trên hài cốt; dựa vào đó, họ thấy rằng các hài cốt này là của một người đàn ông với chiều cao trung bình và dáng người mảnh khảnh, khi chết, khoảng 30 tới 34 tuổi.

Họ cho rằng: Việc thiếu các đồ vật chôn cất và thân người nhỏ của người đã khuất cho thấy ông ta có thể là một nô lệ thiếu ăn, được chôn cất không có nghi lễ chôn cất thường lệ của người Rôma.

Vết nứt không lành nơi gót chân cho thấy đinh bằng kim khí đã được đóng qua đó, từ trong ra ngoài của bàn chân phải, hoặc trực tiếp đóng vào gỗ thập giá hay vào chiếc đặt chân bằng gỗ gắn liền vào thập giá.

Tác giả bài khảo cứu, Emmanuela Gualdi, một nhà nhân học y khoa của Đại Học Ferrara cho biết: “Chúng tôi tìm thấy một vết thương đặc biệt ở xương của gót chân phải, chạy dọc suốt toàn bộ khúc xương”.

Hình phạt tàn nhẫn

Trong bài nghiên cứu của họ, Gualdi và các đồng nghiệp của cô nhận định rằng người Rôma học cách đóng đinh từ người Carthage và sử dụng nó làm một hình thức án tử hành cả gần một ngàn năm cho tới lúc Hoàng Đế Constantinô hủy bỏ nó ở thế kỷ thứ 4 công nguyên.

Theo các nhà nghiên cứu, các vụ đóng đinh của người Rôma nhằm mục đích gây đau đớn tối đa trong một thời gian kéo dài: bàn chân và cổ tay nạn nhân thường bị đóng đinh vào một cây thập tự bằng gỗ; cây này giữ họ thẳng đứng trong khi họ chịu cái chết từ từ và đau đớn kinh hoàng, đôi khi kéo dài cả mấy ngày.

Họ cho biết: Vì thế, nó thường chỉ được dùng để hành quyết các nô lệ trong xã hội Rôma; xác họ thường để mục rữa trên thập giá hay để thú vật ăn thịt, nhưng trong một số trường hợp, họ được tháo xuống và chôn cất.

Liên quan đến di hài tìm thấy ở Gavello, Gualdi cho hay: không có dấu hiệu nào là người này bị đóng đinh ở cổ tay; thay vào đó, cánh tay ông ta có thể bị cột vào cây thập giá bằng dây thừng, một điều thời ấy cũng hay được thực hiện.

Các vụ đóng đinh thường được mô tả trong các trước tác lịch sử thời Rôma cổ đại, cả thời gian binh lính Rôma hành quyết 6,000 nô lệ bắt được sau vụ nổi loạn của người đấu kiếm Spartacus, thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Bằng chứng hiếm có

Chắc chắn, vụ đóng đinh tai tiếng nhất là vụ đóng đinh Chúa Giêsu được Thánh Kinh Kitô Giáo mô tả diễn ra tại Giêrusalem thời Rôma thống trị vào đầu thời đại Kitô Giáo (giữa năm 30 và 36 công nguyên).

Không chứng cớ khảo cổ học nào về biến cố ấy đã được tìm thấy. Nhưng các trình thuật Thánh Kinh về cuộc đóng đinh Chúa Giêsu là niềm tin cốt lõi của Kitô Giáo, và thập giá vốn là biểu tượng của Kitô Giáo suốt trong lịch sử.

Lần duy nhất khác tìm thấy di hài một nạn nhân bị đóng đinh là năm 1968, trong một cuộc khai quật các ngôi mộ thời Rôma ở Giêrusalem. Trong cuộc khai quật ấy, nhà khảo cổ học người Hy Lạp Vassilios Tzaferis tìm thấy một chiếc đinh dài 18 centimét đâm thủng chiếc xương gót chân một người đàn ông tìm thấy trong một ngôi mộ.

Chiếc đinh trên được tìm thấy ở một chỗ bên trong khúc xương, dính vào một khúc gỗ của cây ôliu, một phần của cây thập giá bằng gỗ trên đó nạn nhân đã bị treo cho đến chết.

Các nhà khoa học nghiên cứu di hài tại Gavello cho biết: các nạn nhân bị đóng đinh thời Rôma khó có thể nhận diện vì trạng thái của bộ xương lâu đời và các khó khăn trong việc đưa ra các giải thích khoa học về các vết thương.

Gualdi nói với tờ Live Science rằng các xương với loại vết thương này rất dễ bể, khó duy trì và khó nhận diện. Ngoài ra, các đinh kim loại dùng để đóng đinh thường bị lấy khỏi xác sau khi chết.
 
Khuynh hướng tôn giáo đầy bi quan của giới trẻ Âu Châu
Đặng Tự Do
19:46 07/06/2018
Dựa trên khảo sát xã hội tại châu Âu, Stephen Bullivant vừa công bố một báo cáo ngắn gọn có tựa đề “Thanh niên châu Âu và Tôn Giáo”, để hỗ trợ cho các cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh niên vào tháng Mười tới đây.

Báo cáo này trình bày khuynh hướng tôn giáo của thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 29. Việc tham dự các việc thờ phượng và các hoạt động tôn giáo ở hầu hết các quốc gia châu Âu được ghi nhấp là rất thấp.

Tại Cộng hòa Tiệp, 91 phần trăm thanh niên tuyên bố không theo bất cứ tôn giáo cụ thể nào, 80 phần trăm chưa bao giờ cầu nguyện một lần nào trong đời, và 70 phần trăm chưa bao giờ tham dự bất kỳ nghi lễ tôn giáo.

Cộng hòa Tiệp có thể là một trường hợp cực đoan, nhưng các con số thống kê rất thấp cũng được tìm thấy tại Anh, Hà Lan, và Thụy Điển.

Tại Anh, nơi Anh Giáo được xem là quốc giáo, chỉ có 7 phần trăm số người được hỏi tự nhận mình là tín hữu Anh giáo, so với 10 phần trăm xác định mình là người Công Giáo và 6% nói mình là người Hồi giáo.

Những người thuộc vào loại “Không bao giờ cầu nguyện” là một con số nổi bật. Dân số “Không bao giờ cầu nguyện” bao gồm một đa số đáng kể các thanh niên ở Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, và Hung Gia Lợi.

Tuy nhiên, các con số thống kế của Bullivant cũng không hoàn toàn là bi quan. Ông nhận thấy niềm tin Kitô giáo và việc thực hành tôn giáo vẫn phát triển mạnh ở các nước như Ba Lan, Lithuania, Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha — nhưng xu hướng vô thần xem ra là hiển nhiên.

Bullivant nhận xét rằng “Kitô giáo như một mặc định, như một chuẩn mực, đã biến mất, và có lẽ sẽ biến mất luôn ít nhất là trong một trăm năm tiếp theo. ...Mặc định mới nhất trong xã hội châu Âu sẽ là không có tôn giáo,và các tín hữu sẽ thấy mình bơi ngược dòng”
Source: The Christian Century In Europe, even occasional prayer is on the way out
 
Tân thủ tướng Tây Ban Nha là một thách đố cam go cho Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
20:41 07/06/2018
Những ngày tháng êm đềm dưới thời thủ tướng Mariano Rajoy đã trôi qua. Thời kỳ 6 năm này không chỉ được đánh dấu bởi sự chấm dứt những tấn kích vào các học thuyết xã hội Công Giáo dữ dội như thời gian dưới thời thủ tướng cánh tả José Luis Rodríguez Zapatero của đảng Công nhân Xã hội; mà còn được ghi dấu bởi những kỷ niệm đẹp.

Một trong những kỷ niệm đẹp chưa phai mờ trong tâm trí những người Công Giáo theo dõi sát thời cuộc là thông cáo hôm 27 tháng Ba, 2018 của bà Maria Dolores Cospedal, Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha ra lệnh cho tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng nước này, các doanh trại quân đội và các cơ sở khác của lực lượng vũ trang tại quốc nội và hải ngoại treo cờ rũ trong Tuần Thánh để tưởng niệm Chúa chịu chết.

Điều vô cùng không may là vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, các quan tòa tại Tòa Thượng Thẩm và Ngoại Thường Tây Ban Nha đưa ra phán quyết hàng chục thành viên trong đảng Nhân Dân của thủ tướng Mariano Rajoy dính líu vào vụ tham ô tài chính lớn nhất trong lịch sử Tây Ban Nha hiện đại với số tiền lên đến 120 triệu Euro. Thương gia Francisco Correa Sánchez đã hối lộ cho các quan chức trong đảng cầm quyền để có được những hợp đồng béo bở và được trốn thuế.

Ngày 31 tháng 5, Pedro Sánchez chủ tịch đảng Công nhân Xã hội, đưa ra tuyên bố bất tín nhiệm đảng cầm quyền. Một ngày sau, hôm 1 tháng Sáu, vua Felipe bổ nhiệm ông này làm thủ tướng thay thế cho thủ tướng Mariano Rajoy.

Ngày 2 tháng Sáu, Pedro Sánchez, một người tự hào mình là người vô thần, tuyên thệ trước mặt nhà vua. Ông ta yêu cầu dẹp bỏ Thánh Giá và Thánh Kinh trên bàn. Pedro Sánchez là thủ tướng đầu tiên trong lịch sử của Tây Ban Nha hiện đại đã tuyên thệ không có Thánh Kinh hay Thánh Giá.

Thấy trước những ngày tháng đen tối trước mắt không một Giám Mục nào trong tất cả 70 giáo phận và tổng giáo phận của Tây Ban Nha đưa ra một lời chúc mừng cá nhân đến tân thủ tướng như vẫn thường xảy ra.

Tuyên bố duy nhất và ngắn ngủi đến từ Đức Hồng Y Ricardo Blázquez của Valladolid, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, chúc mừng Sánchez nhân danh chung các Giám Mục và bảo đảm với ông lời cầu nguyện “Xin Thiên Chúa ban cho ông ánh sáng và sức mạnh để phục vụ cho sự thịnh vượng chung, đoàn kết, thịnh vượng và gắn kết xã hội của đất nước chúng ta.”

Những bóng mây u ám dưới thời thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero của đảng Công nhân Xã hội đang lũ lượt kéo về.
Source: Crux Spain’s bishops look warily at new PM, urge ‘social cohesion'
 
Lời chào mừng của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nhân dịp Hội Nghị các Giáo Hội Âu Châu
Đặng Tự Do
21:46 07/06/2018
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã gởi một lời chào mừng đến Đức Cha Christopher Hill, Giám Mục Anh Giáo, Chủ tịch Hội Nghị Các Giáo Hội Kitô Âu Châu, gọi tắt là CEC, nhân dịp đại hội thường niên được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 6 tháng 6. CEC được thành lập vào năm 1959 quy tụ 116 giáo hội bao gồm Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo, và Giáo Hội Công Giáo cổ từ tất cả các nước châu Âu, cộng với 40 Hội đồng các Giáo Hội quốc gia và các tổ chức khác.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco viết:

“Trong thế giới ngày nay quá thường khi không quan tâm đến Thiên Chúa và đôi lúc lại hành động chống lại Thiên Chúa, việc trở nên chứng nhân của Chúa Giêsu thực sự là trung tâm của toàn bộ sứ mệnh của chúng ta. Đó là nhiệm vụ ngày hôm nay và tương lai của phong trào đại kết và đối thoại giữa các Giáo Hội Kitô. Chúng ta được mời gọi theo Chúa Giêsu không chậm trễ và trở nên chứng nhân của Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã minh chứng về điều này một cách hùng hồn với chuyến viếng thăm sắp đến của mình ngài tại Geneva vào ngày 21 tháng 6 tới đây để đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nghị Các Giáo Hội Kitô Âu Châu”.

Đức Hồng Y Bagnasco không thể đích thân tham dự cuộc họp nên Cha Martin Michalicek, Phó Tổng thư ký Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, đã đại diện cho ngài và các Giám Mục Công Giáo Âu Châu tại đại hội thường niên của CEC diễn ra tại Novi Sad.
Source: CECC - We are all called to follow Jesus without delay and to be His witnesses
 
Thái tử Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất mời Đức Thánh Cha sang thăm quốc gia này
Đặng Tự Do
22:02 07/06/2018
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khen ngợi những nỗ lực của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nhằm thúc đẩy sự khoan dung tôn giáo, tăng cường đối thoại liên tôn và sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các lập trường trên trong cuộc gặp gỡ với hoàng thân Abdullah bin Zayed, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, đang thăm chính thức Vatican. Trong dịp này hoàng thân đã trình lên Đức Thánh Cha một lá thư từ Thái tử Mohammed bin Zayed, là quốc vương của Abu Dhabi và là Phó Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Trong thư, thái tử mời Đức Giáo Hoàng đến thăm quốc gia này. Abu Dhabi là vương quốc lớn nhất trong 7 vương quốc hình thành nên Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.

Hoàng thân Abdullah và Đức Giáo Hoàng đã trao đổi quan điểm về những phát triển mới nhất ở Trung Đông, cùng với các vấn đề quốc tế có liên quan.

Hoàng thân Abdullah tái khẳng định quyết tâm của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất thúc đẩy hợp tác với Vatican, với niềm tin nơi tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo. Ông bày tỏ sự đánh giá cao các nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc thúc đẩy hòa bình trên thế giới. Ông nhận xét rằng mối quan hệ huynh đệ giữa Đức Giáo Hoàng và tiến sĩ Ahmed Al Tayeb, hiệu trưởng Đại Học Hồi Giáo Al Azhar, là một ví dụ về giá trị của sự khoan dung và hòa bình mà lẽ ra nên chiếm ưu thế trong thế giới ngày nay.

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã khen ngợi và nhấn mạnh các sáng kiến nhân đạo của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nhằm làm giảm bớt sự đau khổ của những người nghèo, không phân biệt màu da, văn hóa, dân tộc, chủng tộc và tôn giáo.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Hoàng thân Abdullah có sự tham dự của Tiến sĩ Hessa Abdullah Al Otaiba, Đại sứ không thường trú của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất tại Vatican.
Source: The National - Sheikh Abdullah bin Zayed meets Pope Francis at the Vatican
 
Trường hợp Luis Fernando Figari của Peru không thể bùng nổ thành một trường hợp Chí Lợi thứ hai
Đặng Tự Do
23:23 07/06/2018
Trước những cáo buộc tới tấp đang diễn ra tại Peru, nhiều thế lực chống báng Giáo Hội và nhiều người bi quan cho rằng trường hợp Luis Fernando Figari của Peru có thể bùng nổ thành một trường hợp Chí Lợi thứ hai.

Tuy nhiên, có những yếu tố cho thấy những nhận định bi quan này sẽ không xảy ra. Luis Fernando Figari chỉ là một giáo dân, không phải là giáo sĩ và Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã hành động hết sức thận trọng trong vụ này.

Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ bác bỏ cáo buộc che dấu và bảo vệ Luis Fernando Figari

Các quan chức Tòa Thánh đã bác bỏ cáo buộc che dấu và bảo vệ Luis Fernando Figari, người sáng lập Sodalitium Christianae Vitae, nghĩa là Hiệp Hội Đời Sống Kitô, viết tắt là SCV. Luis Fernando Figari bị buộc tội lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý của các thành viên trong hiệp hội.

Trong thông cáo đề ngày 25 tháng 5 và được Hội Đồng Giám Mục Peru công bố vào đầu tháng Sáu, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết bộ phản đối các cáo buộc cho rằng bộ đã “che dấu” Luis Fernando Figari ở Rome và là “bảo vệ” ông này.

Thông cáo của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cũng phản bác lại những lời chỉ trích liên quan đến các hướng dẫn dành cho SCV hơn một năm trước đây về trường hợp của Figari, người sáng lập phong trào năm 1971.

Tháng Giêng năm 2017, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã thông báo cho bề trên tổng quyền của hiệp hội, là Alessandro Moroni, rằng một cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2015 đã xác định rằng Figari đã vi phạm nghiêm trọng “Giới răn thứ Sáu” với ít nhất một trường hợp lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên.

Tại thời điểm đó, bộ nói rằng Figari không nên bị trục xuất khỏi hiệp hội nhưng khuyến cáo không cho ông này trở lại Peru trừ ra trong những trường hợp nghiêm trọng và với sự cho phép bằng văn bản của bề trên tổng quyền của hiệp hội. Ngoài ra, ông ta phải sống biệt lập, không có liên lạc với các thành viên của phong trào ngoại trừ một người được chỉ định giúp đỡ ông ta trong lúc đau yếu, và không được đưa ra các tuyên bố công khai hoặc tham gia vào các cuộc hội họp.

Trong thông cáo ký hôm 25 tháng 5, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ giải thích rằng theo nhận định của bộ, Figari có một ảnh hưởng rất lớn trong hiệp hội và trong xã hội rộng lớn, nếu được cho phép quay về Peru, Figari sẽ hủy hết các tang chứng, sẽ khủng bố những ai có ý định tố cáo ông ta, gây khó khăn cho việc xác định sự thật của các sự kiện và cản trở tiến trình tìm kiếm công lý. Các biện pháp nói trên là nhằm nhanh chóng “tái lập công lý cho các nạn nhân” và ngăn cản ông ta “gây thêm nhiều tổn hại cho bất cứ ai”, cũng như tạo cơ hội cho ông ta có điều kiện thảnh thơi để xét mình.

Oscar Osterling, một trong năm cựu thành viên SCV là người đã đệ đơn khiếu nại trước tòa cáo buộc Figari lạm dụng tính dục mình, chê bai thông cáo của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ là “hời hợt” và tiếp tục chỉ tập trung vào một mình Figari, chứ không xem xét những cáo buộc liên quan đến ba nhà lãnh đạo khác của hiệp hội, là những người cũng bị cáo buộc lạm dụng tính dục. Một trong ba bị cáo này đã chết.

Luis Fernando Figari là ai?

SCV được thành lập như là một hiệp hội giáo dân ở Lima, Peru, năm 1971.

Các đạo luật của hiệp hội này như là một hiệp hội dành cho anh chị em tín hữu đã được thông qua vào năm 1977 và năm 1997 đã được phê chuẩn như một Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ được Tòa Thánh công nhận dành cho những người nam muốn sống đời thánh hiến và cho các linh mục.

SCV có đến 20,000 thành viên ở Peru, Á Căn Đình, Ba Tây, Colombia, Costa Rica, Chí Lợi, Ecuador, Ý và Hoa Kỳ.

Người sáng lập, Luis Fernando Figari, là một người có ảnh hưởng rất lớn trong các Giáo Hội tại Nam Mỹ. Ông đã từng được mời tham dự hai Thượng Hội Đồng Giám Mục: một lần về Bí Tích Thánh Thể năm 2005 và một lần khác về Kinh Thánh vào năm 2008. Ông cũng được mời làm cố vấn cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân vào năm 2002.

Những cáo buộc

Một cuộc điều tra được những nhà lãnh đạo mới của Hiệp Hội công bố vào năm ngoái 2017 cáo buộc Figari đã phạm tội lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý đối với các thành viên của Hiệp Hội.

Báo cáo, được viết bởi ba chuyên gia và do lãnh đạo mới của tổ chức này công bố, cho biết ông Figari đã “lạm dụng tình dục ít nhất một thiếu niên, lạm dụng tình dục hoặc lôi kéo nhiều nam thanh niên khác, và lạm dụng thể chất hoặc tâm lý hàng chục người khác”. Báo cáo nói thêm rằng ông “đã sử dụng vị trí lãnh đạo của mình để chỉ đạo và kiểm soát độc đoán hầu hết các hội viên”.

Báo cáo cho biết có cả bốn cựu thành viên khác của phong trào này cũng đã lạm dụng tình dục.

Báo cáo năm 2017 cho thấy sự lạm dụng của Figari “xảy ra dưới chiêu bài cung cấp tư vấn tâm linh cho các nạn nhân”. Lạm dụng thể lý đã được sử dụng như là một cách để kỷ luật thành viên. Những người bị trừng phạt có thể bị cấm không cho ăn uống, buộc phải ngủ trên những bậc cầu thang, hoặc buộc phải thức suốt đêm. Các kỹ thuật huấn luyện kiểu quân sự đã được sử dụng, bao gồm cả bơi lội trong đại dương trong nhiều giờ.

Một số thành viên báo cáo rằng Figari dường như thích nhìn thấy những đau khổ của người khác. Ông ta thậm chí đã dùng nến đốt một hội viên hoặc đe dọa các thành viên với con chó của mình, mà nhiều người đã từng bị con chó này cắn nhiều lần.

Mặt khác, báo cáo cũng ghi nhận những khía cạnh tích cực, chẳng hạn, đa số các thành viên của phong trào “có một lòng đạo đức cao độ, được thu hút bởi Tin Mừng và những khía cạnh tích cực của SCV”.

SCV cũng từng đào tạo được nhiều linh mục.

Những hệ lụy

Vấn đề trở nên nghiêm trọng là vì báo chí tại Peru cáo buộc là Tòa Thánh đã nhận được các báo cáo từ năm 2011 nhưng không có hành động cụ thể nào. Về điểm này, Cha Federico Lombardi, nguyên giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, giải thích với tờ Crux rằng sự chậm trễ này là do “sự phức tạp và sự đa dạng của các quan điểm và những cách diễn giải” liên quan đến những cáo buộc chống lại Figari cũng như các vấn đề pháp lý.

Các cơ quan tư pháp Peru đã bắt đầu điều tra những cáo buộc vào tháng 12 năm 2015, nhưng vì các nạn nhân không muốn lộ diện, đã bị buộc phải bỏ vụ án. Các nạn nhân lo sợ vụ việc không đi đến đâu: vì những lạm dụng xảy ra ở hải ngoại nằm ngoài thẩm quyền tài phán của Peru, họ tin rằng họ không có khả năng tìm được công lý. Tuy nhiên, ba trong số các nạn nhân đã xuất hiện trước các cơ quan điều tra của tổng giáo phận ở Lima hồi năm 2011. Ba người khiếu nại này cảm thấy thoải mái hơn với tiến trình điều tra của Giáo Hội vì danh tính họ được bảo mật.

Báo chí quay qua tấn công Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne không báo cáo lên Tòa Thánh. Tuy nhiên, tổng giáo phận Lima đưa ra được các bằng chứng cho thấy tổng giáo phận đã báo cáo rất nhanh chóng vụ việc này. Các mũi dùi, do đó, lại hướng về Tòa Thánh.

Vào ngày 30 tháng Giêng năm 2017, Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ của Vatican đã truyền cho Figari “không được tiếp xúc với bất kỳ ai thuộc Sodalitium Christianae Vitae, và không được liên lạc trực tiếp với họ.” Nhiều người cho rằng quyết định này lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn.

Ông Figari hiện nay đang cư ngụ tại Rôma và các cơ quan tư pháp Peru đang có lệnh truy nã đương sự.

Đường lối giải quyết của Tòa Thánh

Trong tuyên bố đưa ra đầu tháng Giêng năm nay, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng đã theo dõi cẩn thận tất cả những thông tin nhận được về Hiệp Hội trong nhiều năm qua. Đức Thánh Cha “đã đặc biệt quan tâm đến mức độ nghiêm trọng của thông tin liên quan đến chính sách nội bộ, việc đào tạo và tình trạng quản lý kinh tế và tài chính”. Đó là cơ sở cho những chỉ thị nhất quán của ngài cho Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ chú tâm đặc biệt đến tình huống.

Quyết định đặt Hiệp Hội dưới sự điều hành trực tiếp của một ủy viên Tông Tòa cũng chú ý đến các biện pháp mới nhất của hệ thống tư pháp Peru chống lại người sáng lập tổ chức là Luis Fernando Figari; và chỉ được đưa ra sau khi đã có “một phân tích sâu sắc” tất cả các tài liệu liên quan đến Hiệp Hội này.

Tân ủy viên Tông Tòa là Đức Cha Noel Antonio Londoño, dòng Chúa Cứu Thế, Giám Mục giáo phận Jericó, Colombia.

Bản tuyên bố của Văn phòng Báo chí lưu ý rằng Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng giám mục của Newark, với tư cách là đặc sứ “ad nutum” (hành động theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng), sẽ tiếp tục là điểm tham chiếu cho Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, đặc biệt là đối với các vấn đề kinh tế.
Source: Catholic Herald - Vatican denies protecting founder of Peruvian movement accused of abuse
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các em thiếu nhi Lam Điền Tgp. Hà Nội vui ngày Quốc tế thiếu nhi
BTT. Giáo xứ Lam Điền
14:59 07/06/2018
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 từ lâu vốn được biết đến là ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Đây là dịp để các cháu được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thương yêu. Còn các bậc cha mẹ cũng nhân dịp này thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho các con thông qua những lời chúc và món quà.

Xem Hình

Con người ai cũng có những tuổi thơ khác nhau, nhưng những ngày Tết thiếu nhi luôn khắc ghi những kỷ niệm êm đềm về tuổi thơ trong sáng. Dù ta có đi đâu làm gì, vẫn luôn nhớ về tuổi thơ ấy. Do vậy, với chủ để : « Hãy trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18,2), Ban hành giáo xứ, cùng với các anh chị sinh viên Công Giáo Y Dược đã về giáo xứ Lam Điền Tổng Giáo phận Hà Nội cùng với các em thiếu nhi vui Tết. Trước hết là hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa lúc 18 giờ, kế đến là tổ chức các tiết mục giúp các em vui chơi, tận hưởng niềm hạnh phúc của mình. Hôm sau, các anh chị tổ chức các chương trình dành cho thiếu nhi, làm nhiều điều để mong các em có được nhiều niềm vui và nụ cười, có các gian hàng vui ngày Tết, dành cho các em những ký ức thật đẹp đẽ về tuổi thơ.

BTT. Giáo xứ Lam Điền
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đặc Khu Kinh Tế Hay Mồ Chôn Tập Thể ?
Phạm Trần
15:02 07/06/2018
-Thủ tướng VN bất ngờ quyết định:” Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu.”

-Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh:” Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”



Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố “sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm”.

Tiếp xúc với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng ngày 07/06 (2018), ông Phúc nói:” Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh dự thảo luật về việc rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).” (theo Zing.VN, ngày 07/06/2018)

Tuy nhiên ông Phúc không cho biết sẽ rút số năm xuống còn bao nhiêu, và liệu đề nghị thay đổi có được Quốc hội và dư luận đồng tình ủng hộ hay không.
Tuy nhiên ông Phúc cũng lưu ý:”Tôi cũng xin nói rằng đây là đất thuê. Đất thuê đó thực hiện theo quy trình nào, hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất, chứ không phải giao vĩnh viễn nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Rất tiếc nhiều người hiểu sai vấn đề này.”

Ông Phúc nói thế, nhưng Dự luật không có chỗ nào viết rằng “hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất” để thay đổi giá thuê đất. Và nếu nhà đầu tư không đồng ý trả giá mới thì lấy đất lại.

Do đó, không có chuyện “nhiều người hiểu sai vấn đề này” với suy luận nhà nước đã có ý “nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao” . Chỉ có nhà nước không minh bạch khi viết ra những điều ấm ớ, nửa kín nửa hở trong Dự luật mà thôi.

Hơn nữa, trong hàng ngàn phản ứng bất bình với thời gian cho thuê đất 99 năm, không ai gán cho Chính phủ và Quốc hội đã âm mưu nhượng đất tổ tiên cho ngoại bang.
Dư luận chỉ lo ngại nếu để cho người nước ngoài giữ đất quá lâu như thế, có ai dám bảo đảm đất này vẫn còn của Việt Nam hay sẽ thành thuộc địa của nước khác qua các mưu mô thâm độc không lường trước được của kẻ thuê đất.

Hãy đọc nguyên văn Điều 32 của Dự luật viết về “Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu”:
“Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Viết thế nhưng Dự luật lại không nói rõ “trường hợp đặc biệt” là thế nào.
Cũng trong lời tuyên bố không còn giữ thời hạn cho thuê đất 99 năm, ông Thủ tướng Phúc còn vẽ ra ý tưởng đề phòng thông minh của nhà nước.

Ông nói:” Tại đặc khu cũng có cơ cấu nhà đầu tư phù hợp, của từng quốc gia theo một tỷ lệ cần thiết, chứ không phải chỉ một nước. Điều đó đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu. Người dân không nên lo lắng một nước, một quốc gia nào đó độc quyền đầu tư vào…Chúng ta phải tạo một thể chế môi trường cạnh tranh tốt với quốc tế, thuận lợi nhưng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, dân tộc.”
Ông Phúc nói thế thì biết vậy chứ trong toàn bộ Dự luật Đặc khu, chả thấy có chỗ nào nói rõ như thế ! Ai không tin cứ tìm mà đọc.

Đáng chú ý là biến cố Chính phủ bỏ đề xướng cho thuê đất 99 năm chỉ xẩy ra 8 ngày trước khi Quốc hội họp kỳ 5 của Khóa XIV bỏ phiếu Dự luật 3 Đặc khu trong phiên họp bế mạc ngày 15/06/2018.

Như vậy, sau lần hoãn từ kỳ họp 4, Quốc hội đảng cử dân bầu của đảng CSVN đã chọn ngày họp cuối để bỏ phiếu “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)”, hay còn gọi ngắn gọn là Luật Đặc khu, theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Mặc dù Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước nhưng thực tế là Bộ Chính trị muốn ngồi lên đầu Quốc hội lúc nào cũng được.

Bằng chứng là tại phiên thảo luận ngày 16/04/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi thảo luận Luật Đặc khu, Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã công khai hạ thấp danh dự của cơ quan đại diện dân để nói toạc ra rằng:” Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật.”

Bà Ngân, một Ủy viên Bộ Chính trị biết nói như thế là sai, vi phạm Hiến pháp nhưng vẫn phải nói vì Quốc hội chỉ là nơi diễn tuồng dân chủ phân quyền cho đảng duy nhất cầm quyền. Tư duy làm việc quen thuộc khi Bộ Chính trị đã ừ thì Quốc hội cũng phải gật cho tròn bổn phận bù nhìn, trong trường hợp này, đã rõ như ban ngày.

3 VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC

Về dự Luật Đặc khu, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo có nội dung “quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.”

Nhưng trong “đặc biệt” này còn có những thứ “đặc biệt” nào trái tai gai mắt mà nhiều Đại biểu Quốc hội và vô số kể nhân sỹ, trí thức, nhà khoa học và người Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng phê phán, đả kích và thậm chí còn cảnh giác cả về hiểm họa mất nước về tay người Tầu Bắc Kinh, nếu lãnh đạo chỉ biết ham lợi trước mắt ?

Sở dĩ những người quan tâm lo âu vì 3 Đặc khu đều là các vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng hàng đầu nhìn ra Biển Đông của Việt Nam.

-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) , cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).

-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.

-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.

Khoảng cách giữa Phú Quốc và bờ biển Kampuchea chỉ chừng 26 cây số nên sự kiện Trung Hoa đã thuê dài hạn được hai cảng Sihanoukville và Bokor của “đàn em” Cao Miên để phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế trong khu vực cũng là điều đáng quan tâm.

Vì các yếu tố quốc phòng quan trọng của 3 Đặc khu mà nhiều người Việt Nam đã cảnh báo Quốc hội và đảng CSVN phải đề phòng nguy cơ dùng kinh tế làm bàn đạp thôn tính Việt Nam của Trung Hoa, nếu vì lý do này hay lý do khác, các Công ty của người Tầu, kể cả từ Đài Loan hay Hồng Kông hoặc Ma Cao lại bỏ giá cao để trúng thầu độc quyền hay đầu tư ào ạt vào 3 Đặc khu để thực hiện ý đồ đen tối.

TỪ 99 NĂM ĐẾN LO GIỮ NƯỚC

Hơn nữa, vì thời hạn cho thuê đất dài đến 99 năm của Dự luật và những ưu đãi quá đáng dành cho người đầu tư nước ngoài mà nhiều giới đã khó chịu phản đối và lo lắng cho các thế hệ người Việt tương lai phải gánh hậu quả, nếu tính sai.

Trước những bức xúc này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố gắng giảm thiểu cường độ “phản ứng do lo ngại có yếu tố Trung Quốc” của nhiều người từ Việt Nam ra nước ngoài.

Ông Dũng nói với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 06/06/2018:” Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. Môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.
Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.”

Phản ứng nhanh và mạnh về chuyện cho thuê đất đến 99 năm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa, nguyên Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết:” Cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc thành lập 3 đặc khu và cho thuê đất 99 năm với 3 nhận định như sau :
- Vị trí của 3 đặc khu vô cùng quan trọng , với 3 vị trí rải đều trên phần lãnh thổ VN cả mặt Đông Bắc , mặt Đông và mặt Tây Nam như vậy thì quốc gia nào thuê 99 năm đều có thể khống chế được toàn bộ vùng đất , vùng trời , vùng biển của VN .Đặc biệt là Vân Đồn .
- Trước khi đưa ra kế hoạch này thì người hoạch định nó đã có tính toán kĩ càng về giá trị kinh tế , quốc phòng ,...chưa ? Có công khai cho toàn dân biết và đã lấy ý kiến của dân chưa ? Nếu chưa thì đó là việc làm khuất tất .
- 99 năm nữa thì những người quyết định cho thuê đất 99 năm đã chết từ lâu rồi , vậy ai là người chịu trách nhiệm nếu 3 đặc khu đó làm ăn không hiệu quả hoặc cả 3 đặc khu đó vĩnh viễn rơi vào tay nước khác .
- Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy , kể cả những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”

Tiến sỹ, nhà Khoa học, Nhà văn bất đồng chính kiến với đảng CSVN, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) truyên bố:”Nếu Quốc hội thông qua chủ trương “cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn” (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau:

Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt Nam! Nếu đa số đại biểu Quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội VIỆT NAM CS bây giờ lại ‘không phải, không đáng là người VIỆT NAM’!? Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy?! Ôi, nghĩ thế mà đau lòng! (Hữu ý hay vô tình đã biến “của dân-do dân và vì dân” thành “của Tàu-do Tàu và vì Tàu"?).

Trong khi đó tại diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) băn khoăn tại sao không quan tâm đến phát triển công nghệ tại các đặc khu mà lại chú ý nhiều đến chuyện bất động sản. Ông nói:”Những nhà đầu tư vào công nghệ, nhất là công nghệ cao, người ta đâu cần đến 70-99 năm?...Điều kiện kéo dài thời gian thuê đất thì các nhà đầu tư chân chính không cần. Họ cần môi trường đầu tư tốt, chính sách thuế, hạ tầng, các quan hệ xã hội, giao dịch sòng phẳng, minh bạch hơn là việc được ở lâu".

Theo báo chí Việt Nam thì ông Dương Trung Quốc còn “cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn về mặt an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội nếu thời hạn cho thuê đất quá dài... phải hết sức thận trọng bởi nếu không đặc khu có thể sẽ trở thành nơi di dân.”

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) đồng ý rằng :” 99 năm là một thế kỷ, mấy thế hệ sinh ra và lớn lên, do đó, có thể để cho con cháu sau này quyết định số phận của những dự án ở đặc khu, không nhất thiết quyết thay cho họ.”
Vì cuộc tranh luận khá gay go nên Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị nên biểu quyết riêng về thời hạn 99 năm để sem ai đồng ý, ai không tán thành cho rõ trắng đen với lịch sử.

TIẾNG NÓI CHUYÊN GIA

Cũng lên tiếng về thời gian 99 năm, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nói:"Cho thuê đất tối đa 99 chỉ có lợi cho đại gia bất động sản".

Lên tiếng tại cuộc Hội thảo ngày 01/06/2018 về "Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị". Bà Phạm Chi Lan cho rằng:”Với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. "Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 - 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt" (theo Tạp chí điện tử Người Đồng Hành, NĐH).

Tạp chí NĐH viết tiếp:” Theo bà Lan, trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, vòng đời và tuổi thọ của các ngành còn chưa rõ, việc Việt Nam mở ra ưu đãi lớn và thời gian thuê đất dài là thừa thãi. Bà Lan đặt vấn đề với thời hạn thuê đất đến 99 năm, khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển mục đích sử dụng, cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào?”

Bà nói thẳng:”Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng".

Bà cho rằng:” Cơ quan soạn thảo lấy ưu đãi thuế để làm tiền đề thu hút nhà đầu tư và lấy thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm làm cơ sở để các doanh nghiệp lớn có thể "yên tâm" làm ăn là một quan điểm lỗi thời trong thời đại cách mạng công nghiệp này.”

Phóng viên Nam Anh của Tạp chí NĐH viết tiếp:”Đồng tình, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo ông Hồ, nhà đầu tư không cần ưu đãi dễ dãi, họ quan tâm đến công bằng, thuận lợi hơn.”

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính cũng cho rằng các chính sách ưu đãi được đề xuất trong dự thảo Luật đều là những ưu đãi dựa trên lợi nhuận mà nhiều quốc gia không còn sử dụng nữa.

Theo ông, dự thảo Luật Đặc khu cần được xem xét lại cẩn trọng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ các ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế tiêu thụ đặc biêt. Thay vào đó, các nước chuyển sang ưu đãi bằng sự thông thoáng trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường.”

ƯU ĐÃI NHIÊU QÚA

Ngoài chuyện cho thuê đất quá lâu, dư luận Quốc hội và trong dân còn quan tâm đến những chuyện ưu đãi qúa đáng mà Dự luật dành người nước ngoài, gồm những điểm đáng chú ý như sau:

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Về nhà ở:

Điều 33 viết về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu:

1.Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b)Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.

Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú.

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.
2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.

MIỄN-GIẢM THUẾ

Về thuế thu nhập cá nhân, Dự luật cũng có lắm ưu đãi như sau:

Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân

1. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.

Dự luật cũng dành nhiều ưu đãi cho “thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng” và “thuế tiêu thụ.”

Ngoài ra, Dự luật còn miễn nhiều thứ cho người nước ngoài như viết trong Điều 45 về “Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước” , như sau:

1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự ánđầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối với dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc:
a)Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b)Dự ánđầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối vớidự ánđầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu;quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.

KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ ?

Ngoài những thứ miễn hay ưu đãi, Dự luật còn cho phép:

-Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Riêng trong lĩnh vực “nhập cảnh, đi lại và cư trú”, Điều 51 viết:”
1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khuđược tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày;
b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.
3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.

VÀO TỰ DO-CHƠI BÀI THẢ GIÀN

Riêng tại Đặc khu Vân Đồn, dự luật còn cho phép người Trung Hoa vào Vân Đồn tự do như quy định tại Điều 54:”Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Tại Đặc khu Phú Quốc, Điều 56 duy định cơ chế, chính sách đặc biệt khác như sau:

1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vàođặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với:
a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịchtại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc;
b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.
5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.
Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.

Cũng đáng chú ý là tại cả 3 Đặc khu, chỗ nào nhà nước CSVN cũng cho phép kinh doanh sòng đánh bạc (casino), xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí.

Luật cũng khuyến khích lập các khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 04 sao trở lên và khách sạn từ 5 sao trở lên.

Càng ngạc nhiên hơn, khi có nhiều Đại biểu Quốc hội lo ngại về thời hạn cho thuê đất 99 năm hay than phiền Dự luật dành quá nhiều ưu đãi cho người nước ngoài tại 3 Đặc khu thì không thấy ai thắc mắc tại sao phải cho phép lập sòng bài (Saino), lập khu giải trí và xây nhà nghĩ dưỡng, khách sạn 4 hay 5 sao ?

Phản ứng về điểm này, chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng:” Thứ mà Việt Nam cần là công nghệ cao chứ không phải là các casino, do đó trong quy hoạch các đặc khu kinh tế cần phải hướng đến điều này.”

Bà nói:”Tôi cho rằng dù ưu đãi tương tự như nhau, nhưng casino không phù hợp để đi cùng với khu công nghệ cao, vì mấy lẽ.
Trước hết, đối tượng phục vụ của hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
Casino phục vụ vui chơi, giải trí, thậm chí kiếm tiền bằng đỏ đen. Khách hàng của casino đa dạng, phần lớn là nhàn rỗi, thích vui vẻ, náo nhiệt, ưa thử vận mạng bằng may rủi, ít nhất là trong thời gian họ vào chơi ở đó.

Công nghệ cao là việc của những người làm trong kinh tế trí thức, có trình độ, kỹ năng cao, đam mê nghiên cứu, thử nghiệm những cái mới trong các lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của công nghệ cao quan tâm đến phát triển, trí tuệ, chất lượng công việc và cuộc sống, những giá trị tốt đẹp và cao hơn cho con người. Phần lớn thời gian người ta làm việc trong yên tĩnh, tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, tranh luận chuyên môn; tất nhiên cũng có những lúc nghỉ ngơi vui chơi nhưng không như khách casino.
Hai loại khách hàng như vậy rất khó có thể sống và làm việc cùng chỗ với nhau 24/24 được.”

Hai là, không gian và môi trường hoạt động của hai lĩnh vực này rất khác nhau.

Casino có nhu cầu đặt ở nơi có rất nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí khác đi cùng với nó, tạo không gian cho các dịch vụ này cùng nhau làm ăn và moi tiền của những khách hàng muốn được thỏa mãn nhiều thứ thú vui. Cũng có những nguy cơ về tệ nạn, tội phạm, rủi ro cho người làm và người chơi, nên các nước thường đặt casino trong khu vực riêng, có hàng rào bảo vệ tách với “người thường” không tham gia vào đó.”

Như vậy thì Tác giả dự luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có kế hoạch gì không hay cứ mơ sẽ có nhiều Đại gia hay Từ bản đỏ đem tiến đổ vào 3 sòng bài là kinh tế sẽ phất lên như diều ?

Thế còn hậu quả xã hội, văn hóa và thuần phong mỹ tục gây ra từ các Casino và nơi giải trí “đèn xanh đèn đỏ” ở 3 Đặc khu thì ai chịu trách nhiệm ?

Ngoài ra, nhà nước CSVN cũng cần phải tìm cách mà chui vào phía sau cánh cửa của các khu phố, làng Tầu, hay bên trong hàng rào của các Dự án kinh tế do Trung Hoa đầu tư như Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh xem họ đang ăn ở và sống ra sao mà khiến nhiều gia đình Việt Nam tan nát như vợ bỏ chồng đi lấy công nhân Tầu hay con phải bỏ trường đi lao động chui bên Lào không thì cả nhà chết đói.

Và chẳng nhẽ những bài học nhập cư bất hợp pháp, công nhân không hợp lệ, ồ ạt và công khai cướp việc của người Việt Nam vì có Chủ đầu tư cùng quê cha Trung Quốc bảo kê đã xẩy ra ở Việt Nam từ lâu mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có biện pháp nào đâu ?

Song song với những tệ nạn xã hội do người Tầu ở lậu, hay công nhân Tầu gây xung đột với người Việt Nam ở Hà Tĩnh và trên Tây Nguyên, nhiều Doanh nghiệp do Trung Hoa làm chủ đầu tư còn gây ra ỗ nhiễm cho Việt Nam trên khắp miền đất nước, nghiêm trọng nhất là thảm họa mội trường do Formosa Hà Tĩnh tác hại tại 4 Tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.

Tuy Formosa là gốc Đài Loan nhưng nhiều thiết bị máy móc và công nhân lại do Trung Quốc làm chủ và cung cấp.

Chính phủ Việt Nam cũng nên nghĩ xem tại sao các Doanh nghiệp Trung Quốc lại có quyền cấm viên chức Việt Nam vào nơi họ làm việc ngay trên lãnh thổ Việt Nam ?

Chuyện vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam của các Doanh nghiệp Trung Hoa thì ai cũng biết mà Chính phủ lại cứ cúi đầu chịu nhục mới lạ. Chẳng những thế, cứ mỗi khi có biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Hoa ở Biển Đông, hay lên án các vụ Công ty Tầu gây ô nhiễm môi trường thì người dân lại bị Công an đàn áp dã man thì lực lượng an ninh là của nước nào vậy ?

Bây giờ lại đến chuyện Dự luật 3 Đặc khu dành nhiều ưu đãi cho người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam thì liệu bài học Formosa Hà Tĩnh và Bauxite Tây Nguyên có thoát khỏi tay người Tầu phương Bắc không ? -/-


Phạm Trần
(06/06/018)










 
Văn Hóa
Tản Mạn Đời Tha Hương : Hè Về
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
11:02 07/06/2018

Mùa vui đùa thư giãn :



Nào chúng ta cùng tưởng tượng đang còn sống tại quê nhà, tâm tư rộn niềm vui sướng mỗi lần nghe Hè sang :

Trời hồng hồng sáng trong trong
Ngàn phượng rung nắng ngoài song …

Hè về non nước yêu yêu
Hè về nắng thông reo…


Trên đây là 2 câu mở đầu và kết thúc nhạc phẩm ‘Hè về’ của cố nhạc sĩ tiền chiến Hùng Lân. Cùng với bài ca ‘Khỏe vì nước’, người nhạc sĩ tài hoa (đi tiên phong nền tân nhạc Việt Nam) này đã làm cả nước cùng vang lời hát, đặc biệt trong bối cảnh nước nhà đang mong đợi sự dấn thân và niềm hăng say cũng như nét tươi trẻ, để cùng xây dựng tương lai.

Mùa hè về trong tiếng ve râm ran, cái nắng vàng ươm, trong những tán lá xanh và trong những cơn mưa đầu mùa mát lành. Mùa hè gợi mở những không gian bao la để ta hòa mình vào thanh âm và sắc màu tuyệt vời của cuộc sống :

Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó
Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt


(khuyết danh)

Trước hết chúng ta nói về chuyện nghỉ hè của đám học trò. Nghỉ là gấp sách vở lại. Không phải tới trường mỗi ngày nữa. Lũ học trò luôn khoái mùa Hè nhất trong năm. Đối với chúng, mùa hè bắt đầu khi tiếng trống trường cuối cùng vang lên. Mùa hè đầy nắng, đầy gió, chứa đựng nhiều dự định và hứa hẹn những chuyến đi xa để được khám phá bao điều hay ho. Nhưng mùa hè trong bước chân chầm chậm của cô bé nào đó khi bước ra khỏi cổng trường lại mang theo một nỗi ám ảnh ưu tư.

Ta thử đọc một đoạn văn ‘trẻ’ nói lên tâm tư thích mùa Hè nhé :

“Mỗi khi hè về là em lại háo hức vô cùng bởi đó là mùa mà em thích nhất. Những tia nắng chói chang cùng bầu trời cao vời vợi là đặc trưng của mùa hạ. Cây phượng nở hoa đỏ rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi. Tiếng tu hú kêu vang nơi đồng quê báo hiệu một mùa quả chín. Hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt nhất. Từng cánh đồng lúa trải dài một màu vàng bát ngát chờ người nông dân đến gặt hái. Mùa hè có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Hồ sen nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cho những trái chín mọng. Mùa hè rất đẹp, là mùa luôn mang đến cho em những kỉ niệm đáng nhớ cùng gia đình và người thân và cũng là mùa em mong đợi nhất”.

Và bây giờ là mấy vần thơ ‘con cóc’:

Cái trống trường em
Mùa Hè cũng nghỉ.
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ


Bài thơ vui này đã phản ánh tâm tư về những mùa Hè trong quá khứ của nhiều thế hệ : cứ sau lễ bế giảng năm học, là chúng ào về các quê nội, quê ngoại, hưởng thụ một mùa Hè tuyệt vời. Thật thì chúng được “thả rông” về ruộng đồng, thôn xóm, để tận hưởng những ngày tháng mục đồng đến mức ‘hoang dã’. Chúng chỉ cuống quýt trở lại mái trường vào ngày khai giảng đầu tháng 9, với làn da cháy nắng, gót chân còn dính bùn.

Còn bây giờ, nghỉ Hè không chỉ là đùa giỡi cho hết 3 tháng ròng rã. Phải đi vào cõi ‘vừa chơi vừa học’. Không phải học với bài vở trong lớp, nhưng học để mở mang kiến thức. Thành ra lợi ích lớn gấp hai. Các phụ huynh bắt đầu hiểu rõ và thực hiện điều này.

Ba tháng tạ từ



Nhạc sĩ danh tiếng Thanh Sơn năm nào tại quê nhà ‘chuyên trị’ về chia tay mùa hè, xa bạn nhớ thày, tạm biệt mái trường…đã đưa tên tuổi mình lên tuyệt đỉnh khi cho ra mắt nhạc bản trên đây. Đặc biệt với giọng ca Thanh Tuyền, thính giả như đồng cảm bồi hồi theo giòng nhạc : “Người ơi, thấm thoát niên học hết rồi, chúc nhau cạn lời giây phút ly bôi. Ngày mai tan trường mình không chung lối, thương nhau nhiều biết gửi về mô”…”

Ai cũng nói rằng tuổi học trò là một trong những giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Vì lúc đó ta có đủ thầy cô, bè bạn và cả người ta yêu đầu tiên. Đặc biệt ta và ‘bạn ấy’ đã cùng nhau trải qua biết bao điều tuyệt diệu đầu đời : cùng nhau đến trường, kèm theo những buổi học bài trong thư viện, những cái nắm tay , những nụ cười nhẹ đầy nỗi ngại ngùng, hay thậm chí cả những lần giận hờn vu vơ vì một chuyện cỏn con nào đó…Làm sao có thể quên được đây, cái gọi là tình ngây ngô thời học trò đầy khờ khạo nhưng thật ngọt ngào, dễ thương không chịu nổi ! Ấy thế mà hè tới phải chia tay. Nhất là chia tay vĩnh viễn vì hoàn cảnh gia đình phải rời xa. Mà trong trường hợp lên đại học, vào cuối học trình, chàng phải ‘xếp bút nghiên’ mà ra chiến trường bảo vệ đất nước, chuyện chia lìa cũng không kém não nùng xót xa.

Và tình yêu học trò ấy, thường cũng là tình yêu đầu, thì lúc nào cũng chóng vánh, nhưng là kí ức khó phai mờ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thành ra, khi mùa hè tới, trường bế giảng niên học, các bạn trẻ hay bị nhói tim thổn thức lắm.

Mời bà con thưởng thức bài thơ ‘Hè về nhớ nhau’ của 1 tác giả ẩn danh :

“Bây giờ đường rộn tiếng ve,
Ngàn hoa phượng nở khi Hè vừa sang
Bâng khuâng dưới ánh nắng vàng
Tặng nhau cánh phượng ai mang đi rồi.
Ngày xưa chỉ có vậy thôi
Có ai biết được để rồi cách xa.
Mùa Hè từng đã vụt qua
Tiếc hoài cái tuổi ngọc ngà chẳng quên
Nỗi buồn không thể đặt tên
Nhẹ nhàng nhưng mãi nổi lên trong lòng
Ai còn nhớ kỷ niệm không?
Ngày xưa, một cánh phượng hồng ta trao”.


Tình học trò, tình đầu, thường khó quên như thế đó. Chả mấy ai không một lần vấn vương trong đời. Tại quê nhà, trong khung cảnh miền nhiệt đới, hễ hè về là có hoa phượng, nhắc chúng ta chuyện học đường, thày cô, bạn hữu và nhất là ‘người yêu’ xa vắng nào đó. Bao người không tránh khỏi tâm sự bồn chồn luyến tiếc. Và đó cũng là duyên cớ để bao văn thi nhạc sĩ sáng tác, trao tặng cho thế nhân những tác phẩm trữ tình tuyệt hảo.

Bồi dưỡng tinh thần và thể xác :



Nói chuyện học đường, 3 tháng hè là thời gian để các em học sinh nghỉ ngơi, thư giãn sau 9 tháng học tập căng thẳng. Đối với học sinh cuối thời trung học, kỳ nghỉ hè càng có ý nghĩa, khi các em vừa trải qua những kỳ thi quan trọng. Mùa hè, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tổ chức các chuyến ‘tham quan’ nghỉ mát miền xa tốn kém, hoặc ghi tên cho con em tham gia các lớp đặc biệt về ‘phát triển năng khiếu’. Đa số các em học sinh chỉ có thêm lớp ‘học hè’ bổ túc. Đối với những học sinh này, điều các em chờ đón nhất trong 3 tháng này chính là các hoạt động sinh hoạt hè tại địa phương.

Có vị đề nghị như sau : ngay từ đầu hè, phụ huynh nên ‘chủ động’ tạo chương trình và sắp xếp công việc, để cả gia đình cùng có một kỳ nghỉ ngắn ngày, nhằm thay đổi không gian sống, tạo cho trẻ sự hào hứng, vui thích. Ngoài ra có thể thực hiện một số hoạt động đơn giản khác, như tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ‘dã ngoại’, hay để cho chúng được vui chơi qua các môn thể thao phổ thông, thể hiện sự sáng tạo của tuổi học trò. Dĩ nhiên thể xác cũng khỏe mạnh hơn.

Nói một cách tổng quát, ai cũng hiểu từ ngữ ‘nghỉ hè’ là để nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Làm việc, lao động là niềm vui mà cũng là bổn phận phải đóng góp với đồng loại, mong phát triển mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh. Nhưng nếu cứ ngày đêm làm nô lệ cho công việc thì lại tai hại khôn lường. Giáo Hội Công Giáo nhắc tới chuyện chính Thiên Chúa cũng nghỉ ngơi sau 6 ngày tạo dựng vũ trụ. Đây là một tư tưởng chỉ đạo cho việc lao động con người. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội vật chất hiện nay, có quá nhiều điều ‘bất cập’ đang xảy ra : lạm dụng sức lao động thái quá. Cụ thể là không cho các nạn nhân cơ hội nghỉ ngơi cần thiết.

Học thuyết xã hội Công Giáo nhắc đi nhắc lại điểm này, kêu gọi các quốc gia cố gắng canh tân luật lao động, cho ai nấy được làm việc và nghỉ ngơi xứng đáng với phẩm giá con người.

Đức thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II có lần lên tiếng với giới trẻ như sau : “Điều quan trọng là việc nghỉ ngơi không rơi vào trống rỗng (vì trong trường hợp đó thì không có nghỉ ngơi thực sự). Những ngày nghỉ cần phải được đan dệt bằng những cuộc gặp gỡ. Cha nghĩ đến cuộc gặp gỡ với thiên nhiên, với núi rừng, với biển cả. Con người, khi gặp gỡ thiên nhiên, sẽ tìm lại được sự bình an nội tâm. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả ý nghĩa của việc nghỉ ngơi. Còn một ý nghĩa nữa. Đó là việc gặp gỡ với Đức Kitô, và ý nghĩa này mới là điều mới mẻ. Nghỉ ngơi là mở mắt tâm hồn để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong thế giới, là mở tai nội tâm để lắng nghe lời của Ngài là chân lý… Một cách đặc biệt, Cha chúc giới trẻ các con có được cách thức nghỉ này… Cha biết là có nhiều bạn trẻ đã biết sử dụng mùa nghỉ hè vừa như thời gian thư giãn, vừa như thời gian đặc biệt để gặp gỡ Chúa, trong cộng đoàn tình nghĩa bạn bè. Cha nói điều này từ chính kinh nghiệm cá nhân của Cha, vì như giám mục và linh mục, Cha đã trải qua nhiều mùa nghỉ hè với các bạn trẻ”..

LM. Giuse Nguyễn Văn Thư

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Hẹp/The Alley
Robert Helfman
20:51 07/06/2018
NGÕ HẸP/THE ALLEY
Ảnh của Robert Helfman
Không như đại lộ ồn ào
Ngõ sau yên ắng thanh tao hiền hòa.
(bt)
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Lênh Đênh Phận Người – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
17:28 07/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây