Ngày 03-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:49 03/06/2015
TÀO THƯƠNG ĐƯỢC XE
N2T

Tào Thương là người nước Tống được vua Tống phái đi sứ giả nơi đất Tần, Tống vương tặng cho ông mấy cỗ xe ngựa, khi đến đất Tần, thì Tần vương lại tặng cho ông một trăm cỗ xe ngựa.
Sau khi trở về nước, Tào Thương đắc ý nói với Trang Tử:
- “Năm nọ tôi ở ngõ hẽm đầu đường, đan (bện) giày độ nhật, mặt mũi hốc hác, đó là sở đoản của tôi; hôm nay tôi dựa vào tài ăn nói làm xúc động nhà vua mà có vạn cỗ xe tứ mã, được tặng thêm trăm cỗ xe tứ mã nữa, đó là sở trường của tôi”
Trang Tử cười cười, nói:
- “Tôi nghe nói lúc Tần vương bị bệnh thì để các thầy thuốc chữa bệnh, xét công mà thưởng: người ăn nhọt hút mủ thì có thể được một cỗ xe tứ mã; người liếm bệnh trĩ thì được năm cỗ xe tứ mã. Bệnh càng bẩn thỉu thì càng được nhiều xe, chắc anh đã liếm bệnh trĩ của Tần vương rồi chăng, bằng không thì làm sao anh lại được nhiều cỗ xe tứ mã như thế chứ, mau rời khỏi nơi đây ngay !”
(Trang tử)

Suy tư:
Thường thường có công thì thưởng có tội thì phạt, nhưng nếu không có công trạng gì mà được thưởng, lại còn thưởng rất hậu thì hãy coi chừng, nên tìm cách từ chối hoặc chạy cho xa, bởi vì đó là điều báo trước một tai họa.
Có công mà được thưởng thì người không có công phân bì, ghen tức; không có công mà được thưởng thì đó là sự thiên vị, thiếu công bằng, làm cho người có công bất bình và là mầm mống nổi loạn; còn nếu không có công trạng gì cả mà được thưởng rất hậu, thì nên kiểm tra lương tâm và dứt khoát từ chối, bởi vì: một là người ta sắp lợi dụng mình cho một âm mưu nào đó của họ, hai là người ta muốn thử mình coi có vững vàng trên lập trường hay không?
Không ai đem của cải biếu không cho mình.
Chỉ có Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương chúng ta nên Ngài đã biếu cho chúng ta Nước Trời, nghĩa là Ngài đã tha thứ cho chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân. Chúng ta phải vui mừng vì điều này chứ không phải được nhiều cỗ xe tứ mã, tức là vật chất danh vọng của thế gian.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:52 03/06/2015
N2T

2. Kính yêu Đức Mẹ thì nhất định có thể đạt tới sự bền chí.

(Thánh Bernard of Montjour)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dân số Công giáo thế giới đã tăng hơn 400 triệu kể từ năm 1980
Đặng Tự Do
08:45 03/06/2015
Dân số Công Giáo thế giới đã tăng hơn 400 triệu kể từ năm 1980, với sự tăng trưởng mạnh nhất là ở châu Phi và châu Á. Một nghiên cứu mới của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ, gọi tắt là CARA của Đại học Georgetown đã cho biết như trên. Mặc dù các nghiên cứu của CARA cho thấy có sự tăng trưởng chung trong số người Công Giáo, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số tin tức đáng buồn đối với Giáo Hội.

Người Công Giáo ít nhận lãnh các bí tích hơn, và việc kết hôn trong Giáo Hội đã sụt giảm.

Trong khi số lượng tuyệt đối người Công Giáo trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2050, tỷ lệ người Công Giáo trong dân số chung của thế giới có thể là không thay đổi bao nhiêu.

Số lượng các giáo xứ Công Giáo đã không tăng kịp với số lượng người Công Giáo, và số linh mục phục vụ các tín hữu Công Giáo đã giảm mạnh đến 35% trên toàn thế giới kể từ năm 1980.

Các nghiên cứu của CARA cho thấy có một sự tương phản rõ rệt giữa một bên là sự phát triển mạnh của Giáo Hội tại châu Phi và châu Á, và một bên là sự suy giảm tại châu Âu. Từ năm 1980, châu Phi đã chứng kiến một sự tăng trưởng đến 238% số người Công Giáo, trong khi số giáo xứ tăng 112%, và số lượng các linh mục tăng 131%. Trong cùng thời kỳ này, tại châu Âu, số lượng người Công Giáo chỉ tăng 6%, nhưng số lượng các giáo xứ đã giảm 12% và số lượng của các linh mục đã giảm mạnh đến 32%.

Sự suy giảm tại châu Âu còn thể hiện nơi sự sụt giảm về số lượng các lễ cưới trong nhà thờ từ 1,5 triệu vào năm 1980 chỉ còn 650,000 vào năm 2012 và sụt mất đến 1.5 triệu trẻ được rửa tội.

Giáo Hội cũng đang tăng trưởng ở châu Á, nơi mà số người Công Giáo đã tăng 115% và số lượng của các linh mục tăng 121%.

Châu Mỹ gồm cả Bắc và Nam Mỹ tăng trưởng chậm hơn với 56% trong số người Công Giáo, và 2% trong số các linh mục.

Châu Đại Dương cũng tương tự. Số người Công Giáo gia tăng 67% Công Giáo, và số các giáo xứ tăng 5%.

Các nghiên cứu của CARA cho thấy tỷ lệ người Công Giáo nhận các bí tích một cách thường xuyên giảm trên thế giới kể từ năm 1980. Mức giảm mạnh nhất là ở châu Âu, tiếp theo là châu Mỹ.
 
Thượng Hội Đồng: phe cấp tiến đang ở thế bị động
Vũ Van An
04:09 03/06/2015
Trong bài “Thượng Hội Đồng Trong Bóng Tối” ngày hôm qua, chúng tôi đã trích dẫn nhận định của ký giả kiêm thần học gia Gagliarducci cho rằng cuộc hội họp ngày 26 tháng 5 tại ĐH Gregorian ở Rôma của đại diện các hội đồng giám mục Đức, Thụy Sĩ và Pháp nhằm lèo lái thượng hội đồng sắp tới đi theo hướng cấp tiến của họ, tức nhìn nhận hôn nhân đồng tính và cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ, chỉ chứng tỏ sự hốt hoảng của nhóm này, khi họ thấy Đức Phanxicô càng ngày càng lên tiếng chính thức bênh vực hôn nhân truyền thống.

Nhận định của Gagliarducci càng được củng cố hơn nữa theo nghĩa nhóm trên muốn đánh phủ đầu một cuộc họp còn lớn lao hơn và quan trọng hơn cuộc họp “kín cửa” của họ, đó là cuộc họp hỗn hợp của Liên Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE) và Liên Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Phi Châu (SECAM) tại Maputo, Mozambique trong các ngày 28 tới 31 tháng 5, tức hai ngày sau cuộc họp của nhóm Đức, Thụy Sĩ và Pháp. Cuộc họp quan trọng này hoàn toàn dành cho chủ đề gia đình.

Bản tuyên bố chung đúc kết cuộc họp này không đề cập gì tới các vấn đề hiện đang gây tranh cãi như đồng tính luyến ái và cho người ly dị tái hôn được rước lễ. Bản tuyên bố có đoạn viết: “Chúng tôi cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn tư tưởng và các cuộc bàn cãi của các nghị phụ thượng hội đồng sắp tới. Mong sao hình ảnh gia đình chói sáng như mặt trời là thực tại dù đôi lúc bị mây che phủ nhưng luôn sưởi ấm các cõi lòng và cuộc đời mọi con người nhân bản!”.

“Là các giám mục, chúng tôi sẽ nhân đôi các cố gắng của chúng tôi nhằm giúp cho ánh sáng của Chúa Kitô này rõi sáng, bằng cách gia tăng việc chăm sóc mục vụ của chúng tôi cho gia đình, chuẩn bị giới trẻ của chúng tôi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, đồng hành với các gia đình có con hay không có con, chăm sóc người có tuổi và người ly dị trong bất cứ hoàn cảnh sống nào của họ”.

Nguyên văn bản tuyên bố chung

1.Dẫn Nhập: Chúng tôi, các giám mục Âu Châu và Phi Châu, đại diện (Liên) Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE) và (Liên) Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagascar (SECAM), họp nhau tại đây, tại Mumemo, Mozambique, cùng với một cặp vợ chồng, một số tu sĩ và giáo dân nam nữ. Chúng tôi đã kết thúc cuộc hội thảo của chúng tôi kéo dài trong các ngày 29-31 tháng Năm, năm 2015, (cuộc hội thảo thứ tư như thế trong cuộc hành trình Hiệp Thông, Liên Đới và Hợp Tác từng bắt đầu tại Rôma năm 2004). Chúng tôi đã thảo luận về chủ đề: Niềm Vui Gia Đình.

Chúng tôi đã dành thì giờ lắng nghe các niềm vui và thách đố của các gia đình, chứng từ của các đại diện và các tham dự viên khác; chúng tôi đã suy tư, cầu nguyện và cố gắng biện phân những gì Chúa Thánh Thần đang nói với chúng tôi hôm nay như những Mục Tử của Giáo Hội tại Phi Châu và Âu Châu khi chúng tôi đang chuẩn bị tham dự Kỳ Họp Toàn Thể Thông Thường Lần thứ Mười Bốn của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Ơn Gọi và Sứ Mệnh của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Thế Giới Ngày Nay.

Ở lúc kết thúc cuộc hội thảo này, vào ngày Chúa Nhật, Long Trọng Cử Hành Chúa Ba Ngôi, tức ngày lễ mừng Gia Đình hợp nhất và hiệp thông của Thiên Chúa, đứng trước các niềm vui, các thách thức ngày nay và cả cuộc khủng hoảng mà các cuộc hôn nhân và các gia đình đang trải qua, chúng tôi muốn chia sẻ một sứ điệp hân hoan và hy vọng với mọi con cái nam nữ của Giáo Hội tại Phi Châu, Âu Châu và nhiều nơi khác, và với mọi người thiện chí nam nữ.

2. Các niềm vui và thách thức của gia đình: Với một tâm hồn biết ơn, chúng tôi nhớ tới các gia đình của chính chúng tôi, cha mẹ chúng tôi, anh chị em chúng tôi, ông bà và các thân nhân khác của chúng tôi, mái ấm nơi chúng tôi cảm nhận được yêu thương và nhận được nền giáo dục về các giá trị và tác phong nhân bản, việc khai tâm chúng tôi vào đức tin và đời sống cầu nguyện mà hiện nay vẫn đang nâng đỡ chúng tôi dù là các giám mục.

Lẽ dĩ nhiên, không phải mọi sự đều hoàn hảo cả. Một số trong chúng tôi cũng xuất thân từ các gia đình có thách thức. Tuy nhiên tất cả chúng tôi đều cử hành hồng phúc Chúa ban là gia đình, là người cha, người mẹ, và là con cái như một tế bào nhân bản nền tảng và tự nhiên, không thể thiếu đối với mọi người này.

Ngày nay, chúng tôi vẫn thấy quanh chúng tôi nhiều gia đình hạnh phúc. Những nơi mà các người phối ngẫu thương yêu nhau bằng một tình yêu cứ lớn dần với năm tháng kết hôn; chúng tôi được thấy những mái ấm nơi con cái thấy mình được yêu thương; nơi đức tin vào Thiên Chúa và các giá trị của gia đình được đem ra sống và lưu truyền; nơi có sự chấp nhận vô điều kiện và hợp tác hỗ tương, có chỗ cho lầm lỗi, cho sửa trị huynh đệ và có chỗ cho tha thứ và hoà giải; nơi mọi đứa con đều được chào đón hoan nghinh, dù có bất cứ đặc điểm và khuyết tật nào. Chúng tôi ca ngợi các gia đình như thế và chúng tôi tạ ơn Chúa vì họ!

Đồng thời, vì là các mục tử, chúng tôi cũng gần gũi những người, dù đã kết hôn với nhau, nhưng đang sống trong một thứ khủng hoảng hôn nhân nào đó. Chúng tôi đau khổ rất nhiều với các gia đình tan vỡ; với các gia đình nghèo, khó sống qua ngày. Chúng tôi xúc động trước những người bệnh hoạn và không được chăm sóc vì thiếu phương tiện tài chánh, hay thiếu chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Chúng tôi cũng biết nhiều người đang rơi vào tình trạng lạm dụng ma túy, một nguồn gây đau khổ lớn lao cho gia đình họ; những người làm việc ở ngoại quốc, xa gia đình trong các điều kiện gần như nô lệ; nhiều gia đình tan nát vì hận thù và cả chiến tranh nữa, vì di dân và nạn buôn người. Chúng tôi lo lắng trước một số ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện truyền thông.

Trái tim chúng tôi tan nát, khi thấy nhiều trẻ em, bị mồ côi, bị lạm dụng, không được giáo dục, nhiều em sống đơn độc trên các hè phố, và nhiều thiếu niên bị lùa vào bạo lực, tội ác, đĩ điếm v.v… Chúng tôi được nghe rất nhiều bà mẹ, tuyệt vọng không thấy bất cứ tương lai nào cho đứa con chưa sinh của mình, đành phải phá thai. Điều này đau đớn biết chừng nào!

Nhưng vui mừng thay, chúng tôi cũng thấy Chúa Thánh Thần đang hành động, trong rất nhiều gia đình biết sống cuộc sống quên mình và hy sinh, đại lượng chào đón sự sống mới, và hiến mình cho các thành viên khác trong gia đình một cách vô điều kiện, và nhờ đó, thực sự tìm được thỏa mãn trong chính họ. Đây là điều Chúa Giêsu nói với những người như thế: “… Ai mất sự sống mình vì Ta sẽ tìm được nó…” (xem Mt 10:38-39), và câu này nữa “không có tình yêu nào bằng người hy sinh mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13).

Chúng tôi được nghe rất nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ các gia đình trong các gánh nặng và hoàn cảnh hàng ngày của họ. Cách riêng tại Phi Châu, sợi dây nối kết các thành viên của gia đình hết sức mạnh mẽ. Chúng tôi ngưỡng mộ sinh khí các cộng đồng đức tin sống động, và sự hiện diện của rất nhiều người trẻ. Tại Âu Châu, chúng tôi hân hoan trước rất nhiều phong trào tôn giáo mới đã xuất hiện trong nhiều năm gần đây; những phong trào này ủng hộ đời sống gia đình và đang đem lại một mùa xuân và một đà sống mới cho tạo vật diệu kỳ của Thiên Chúa là gia đình nhân bản này. Chúng tôi không thể không hân hoan trước các dấu chỉ tốt đẹp này.

3. Ơn gọi, linh đạo và sứ mệnh gia đình: Châu Phi được các nhà khoa học coi như cái nôi của nhân loại. Chính tại đây, chúng tôi dám thách thức tình thế gia đình hiện nay và cố gắng tìm ra giải pháp cho nó. Bởi thế, chúng tôi khuyến khích các gia đình thường xuyên cầu nguyện với nhau, vì đây chính là trái tim của cuộc sống yêu thương và đức tin mà mọi thành viên của gia đình đều được kêu gọi thực hiện. Như Chân Phúc Mẹ Têrêxa thành Calcutta hay nói, “Gia đình cầu nguyện với nhau là gia đình ở lại với nhau”, chúng tôi khuyên các gia đình và các thành viên của chúng đặc biệt đọc kinh mân côi. Thường xuyên tham dự Thánh Thể cũng đem bình an đến cho tâm trí, và củng cố các gia đình. Vì mọi người cùng được kêu gọi sống đời thánh thiện, các thành viên gia đình nên cố gắng sống thánh thiện! Các nhóm cầu nguyện của các bà mẹ và ông cha cho con cái họ chẳng hạn có thể thoả mãn nhu cầu hỗ trợ lẫn nhau.

Việc giáo dục các giá rị nhân bản và tác phong đạo đức cũng là điều không thể thiếu, một trách nhiệm nặng nề của các cha mẹ đối với con cái họ. Thông đạt cởi mở giữa cha mẹ và con cái ngõ hầu đương đầu với các thách đố của nền văn hóa chúng ta, và với việc đào luyện chúng, hiện nay cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi thế, chúng tôi mượn dịp này kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà cầm quyền dân sự hãy bảo đảm để các gia đình có khả năng và được cung cấp đầy đủ tài chánh để chu toàn các trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái họ vì ích lợi lớn hơn của xã hội. Trẻ em và người trẻ ngày nay cũng cần được giúp đỡ để có được khả năng biết biện phân và ý chí dám chọn những gì là đúng, là chính đáng và hợp đức hạnh, và tránh được điều ác.

Nhờ thế, gia đình Kitô hữu cũng đảm nhiệm được ơn gọi truyền giáo của mình để trở thành nơi chào đón những ai bị bỏ rơi và thiếu thốn, nơi an toàn để đối thoại, nơi các nền văn hóa gặp nhau và được Tin Mừng tinh lọc; nơi con cái sinh ra và được dưỡng dục để trở thành những chính khách, những nghệ sĩ, những khoa học gia, những kỹ sư, những bác sĩ, những thợ thủ công nam nữ, các viên chức dân sự và công cộng của ta, những người cha người mẹ trong tương lai của chúng ta, những linh mục và tu sĩ, tất cả đều được khích lệ một cách nồng nhiệt và được đồng hành trong cuộc tìm kiếm và theo đuổi ơn Chúa gọi của họ ở trong đời.

4. Sứ mệnh giám mục của chúng tôi: Hiệp thông với Đức Thánh Cha của chúng ta, tức Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là các mục tử, chúng tôi đoan hứa sẽ hiện diện nhiều hơn với mọi gia đình bất cứ họ sống trong hoàn cảnh nào. Chúng tôi trình diện với họ Chúa Kitô, Đấng Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta, Đấng không bao giờ ngừng trông xem một cách từ nhân và đầy ơn phúc mọi người, coi họ như con cái Thiên Chúa trong bất cứ tình huống nào; chính Người giải thoát mọi người chúng ta khỏi tội lỗi. Người, vốn là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Trinh Nữ Maria, Người sẽ giúp các gia đình tiếp tục lớn mạnh trong yêu thương và đức tin; Người sẽ tăng cường các sợi dây nối kết giữa người đàn ông và người đàn bà, giữa con cái và cha mẹ chúng. Sự hiện diện của Người sẽ an ủi những ai đang mang gánh nặng và cô đơn, ốm đau và bị bỏ rơi (xem Mt 11:28). Người chính là Đấng đem ý nghĩa lại cho đau khổ trong bất cứ tình trạng nào của chúng ta.

Đàng khác, chúng tôi cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn tư tưởng và các cuộc bàn cãi của các nghị phụ thượng hội đồng sắp tới. Xin cho hình ảnh gia đình chói sáng như mặt trời là thực tại dù đôi lúc bị mây che phủ nhưng luôn sưởi ấm các cõi lòng và cuộc đời mọi con người nhân bản! Xin cho gia đình lý tưởng không bao giờ bị che phủ bởi sự yếu đuối nhân bản và tội lỗi của ta!

Là các giám mục, chúng tôi sẽ nhân đôi các cố gắng của chúng tôi nhằm giúp cho ánh sáng của Chúa Kitô này rõi sáng, bằng cách gia tăng việc chăm sóc mục vụ của chúng tôi cho gia đình, chuẩn bị giới trẻ của chúng tôi lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, đồng hành với các gia đình có con hay không có con, chăm sóc người có tuổi và người ly dị trong bất cứ hoàn cảnh sống nào của họ...

5. Lời khuyên kết thúc: Chúng tôi muốn kết thúc sứ điệp này với các lời lẽ đầy khích lệ sau đây của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê (4:4-9): “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su. Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em”.

Ước chi Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse trở thành mẫu mực cho mọi gia đình! Ước mong Đức Maria, Nữ Vương Các Gia Đình, luôn là đấng bầu chữa không ngừng cho anh chị em!

Mumemo, Mozambique
Chúa Nhật, 31 tháng Năm, 2015
Lễ Chúa Ba Ngôi

Các đề tài thảo luận

Cũng nên biết, trong ba ngày hội thảo, một số đề tài trong đó có các đề tài sau đây đã được các chuyên viên của hai châu lục trình bày:

* Các thách đố nhân học, xã hội và Giáo Hội đối với gia đình, do Đức Cha Benjamin Ramarosson, TGM Farafangana, Madagascar và Đức Cha Ludwig Schick, TGM Bamberg , Đức trình bầy.

* Các niềm vui và đau khổ của gia đình: các thách đố mục vụ: Ông Bà Frederick Olweny thuộc Liên Đoàn Đời Sống Gia Đình Phi Châu (AFLF), Kenya, trình bầy chứng từ về cuộc sống gia đình của họ; tiếp theo là các bài trình bầy của Đức Cha Jose Caminate na Bissign, thuộc giáo phận Bissau, Guinea Bissau và Đức Cha Anders Arborelius, thuộc giáo phận Stockholm, Thụy Điển.

* Sứ mệnh giám mục trong việc công bố Tin Mừng Gia Đình: do Đức Cha Louis Portella Mbuyu, thuộc giáo phận Kinkala, Congo-Brazzaville và Đức TGM François Granier, thuộc giáo phận Cambrai, Pháp, trình bầy.

* Vai trò của Giáo Hội và của các giám mục trong việc đối thoại với xã hội và nhà nước trong các vấn đề gia đình: do Đức Cha Sithembele Sipuka, thuộc giáo phận Mthatha, Nam Phi, và Đức Cha Everard de Jong, giám mục phụ tá của giáo phận Roermond, Hòa Lan trình bầy.

Không một đề tài nào liên quan tới các vấn đề mà cuộc họp tại ĐH Gregorian ngày 26 tháng Năm hết sức quan tâm đã được nhắc tới. Dù người chủ động trong cuộc họp vừa kể, tức Đức HY Marx của Đức, vốn là chủ tịch của Liên Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu. Điều này cho thấy tình thế tuyệt vọng của phe cấp tiến trước thế giá của liên hội đồng các hội đồng giám mục Phi Châu.
 
ĐTC: Nghèo túng và bần cùng đả thương và hủy hoại gia đình
Linh Tiến Khải
08:46 03/06/2015
Kitô hữu chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Sự bần cùng xã hội đả thương gia đình và đôi khi phá hủy nó. Việc thiếu hay mất công ăn việc làm hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ thần tiền bạc, bạo lực và từ bỏ cả tình thương yêu gia đình?

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua. Ngoài các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu, cũng có các nhóm hành hương thuộc các nước Á châu như Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan. Cũng có một vài tín hữu Việt Nam đến từ Tulsa Hoa Kỳ. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm Argentina, Mêhicô, Venezuela, Guatemala, Uruguay và Brasil.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý liên quan tới tính cách dễ bị tổn thương của gia đình trong các điều kiện thử thách của cuộc sống. Ngài nói: gia đình có biết bao nhiếu vấn đề thử thách nó. Một trong những thử thách đó là sự nghèo túng. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình sống trong các vùng ngoại biên của các thành phố lớn, nhưng cả trong các vùng quê nữa… Có biết bao nhiêu bần cùng, biết bao nhiêu đồi tệ! Thế rồi còn có cả chiến tranh khiến cho hoàn cảnh thêm trầm trọng hơn. ĐTC định nghĩa chiến tranh như sau:

Chiến tranh luôn luôn là một điều kinh khủng. Ngoài ra nó còn gây thiệt hại, đặc biệt cho các thường dân, các gia đình. Nó khiến cho gia đình nghèo đi. Qủa thật, chiến tranh là “mẹ của tất cả mọi nghèo túng”, là kẻ ăn cướp sự sống, linh hồn và các tình thương mến thánh thiêng và thân yêu nhất.

Mặc dù mọi điều đó vẫn có các gia đình nghèo túng với phẩm giá tìm tiếp tục cuộc sống thường ngày của mình, thường khi một cách công khai tín thác nơi phước lành của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bài học này không được biện minh cho sự thờ ơ của chúng ta, nếu không phải là gia tăng sự xấu hổ của chúng ta! Có biết bao nghèo túng!

Hầu như là một phép lạ, khi cả trong cảnh nghèo túng gia đình tiếp tục thành hình và tới chỗ giữ gìn được – như có thể - tình nhân bản trong các tương quan của nó. Sự kiện này gây khó chịu cho các chuyên viên đề ra các chương trình hạnh phúc coi các tình thương mến, việc sinh sản con cái, các liên hệ gia đình như là một yếu tố thay đổi phụ thuộc của phẩm chất cuộc sống. Họ không hiểu gì hết! Trái lại, chúng ta phải qùy gối xuống trước các gia đình ấy, là một trường học nhân bản cứu vớt các xã hội khỏi sự man rợ.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Thật vậy chúng ta còn lại gì, nếu nhượng bộ sự tống tiền của Cesar và thần Mammona, bạo lực và tiền bạc, và khước từ cả các thương mến gia đình? Một nền luân lý đạo đức dân sự sẽ chí có thể đến, khi các giới chức trách nhiệm cuộc sống công cộng tái tổ chức trở lại mối dây tương quan xã hội, và khởi hành từ cuộc chiến đấu chống lại vòng xoáy tồi bại giữa gia đình với nghèo túng, dẫn đưa chúng ta tới vực thẳm.

Nền kinh tế hiện nay thường chuyên môn trong hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, nhưng lại rộng rãi thực thi việc khai thác bóc lột các liên hệ gia đình. Đó là một mâu thuẫn trầm trọng! Công việc mênh mông của gia đình không được đưa ra trong các ngân sách, dĩ nhiên! Thật vậy, kinh tế và chính trị hà tiện các thừa nhận liên quan tới điều này. Thế nhưng việc đào tạo nội tại của con người và sự chuyển động các tình thương mến của xã hội lại có cột trụ của chúng tại đây. Nếu bạn lấy nó đi, thì tất cả sụp đổ.

Đây không phải chỉ là vấn đề cơm bánh. Chúng ta nói tới công ăn việc làm, chúng ta nói tới giáo dục, chúng ta nói tới y tế. Hiểu biết điều này thật là quan trọng. Chúng ta luôn luôn cảm động, khi trông thấy hình ảnh của các trẻ em thiếu dinh dưỡng và bệnh tật được chỉ cho chúng ta thấy tại biết bao nhiêu vùng trên thế giới này. Đồng thời chúng ta cũng cảm động trước cái nhìn rạng rỡ của nhiều trẻ em, tuy thiếu thốn mọi sự, ở trong các trường học không có gì hết, nhưng hãnh diện cho chúng ta thấy cái viết chì và cuốn tập của chúng. Và các em nhìn thầy cô của các em với biết bao tình thương mến! Thật thế, các trẻ em biết rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh mà thôi! Nhưng cả tình yêu thương gia đình nữa. Khi có sự bần cùng, các trẻ em đau khổ, bởi vì các em muốn tình yêu, muốn các tương quan gia đình.

Nói thêm trong bài huấn dụ ĐTC nhấn mạnh nhiệm vụ của các kitô hữu như sau:

Chúng ta các kitô hữu, chúng ta phải luôn luôn gần gũi các gia đình bị nghèo túng thử thách. Anh chị em hãy nghĩ coi, tất cả anh chị em đều biết một ai đó: người cha không việc làm, người mẹ không việc làm, và gia đình đau khổ, các liện hệ suy yếu. Điều này thật xấu xa! Sự bần cùng xã hội đả thương gia đình, và đôi khi phá hủy nó. Việc thiếu hay mất công ăn việc làm, hoặc tình trạng bấp bênh ảnh hưởng sâu đậm trên cuôc sống gia đình và thử thách các tương quan của nó một cách nặng nề. Các điều kiện cuộc sống trong các khu phố nghèo thiếu tiện nghi nhất, với các vấn đề nhà ở và di chuyển, cũng như việc giảm thiểu các phục vụ xã hội, y tế, và trường học gây ra các khó khăn sau đó. Thêm vào các yếu tố vật chất này là sự thiệt hại gây ra cho gia đình bởi các mô thức giả dối, do các phương tiện truyền thông phổ biến, dựa trên chủ thuyết tiêu thụ và tôn thờ dáng vẻ bề ngoại, ảnh hưởng trên các giai tầng xã hội nghèo hơn, và gia tăng việc đập nát các tương quan gia đình. Săn sóc các gia đình, săn sóc tình thương mến, nhưng sự bần cùng thử thách gia đình.

Giáo Hội là mẹ, và không được quên thảm cảnh này của con cái mình. Cả Giáo Hội cũng phải nghèo, để trở nên phong phú và trả lời cho biết bao nhiêu bần cùng ấy. Một Giáo Hội nghèo là một Giáo Hội cố ý thực thi một sự đơn sơ trong cuộc sống của mình – trong chính các cơ quan của mình, trong chính kiểu sống của các chi thể mình. Cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hãy mạnh mẽ cầu xin Chúa lay động chúng ta, để khiến cho các gia đình kitô của chúng ta trở thành các tác nhân cuộc cách mạng này của sự gần gũi gia đình, giờ đây cần thiết hơn bao giờ hết! Ngay từ đầu Giáo Hội được làm thành bởi sự gân gũi ấy của gia đình. Và chúng ta đừng quên rằng sự phán xử của những người cần được giúp đỡ, của những người bé nhỏ, của những người nghèo đi trước sự phán xử của Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên điều này và chúng ta hãy làm tất cả, tất cả những gì chúng ta có thể làm để trọ giúp các gia đình tiếp tục đi tới trong thử thách của nghèo túng và bần cùng đả thương các tình thương mến, các liên hệ gia đình. Tôi muôn đọc lại một lần nữa văn bàn Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe ban đầu và mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ tới các gia đình găp thử thách, bị thử thách bởi nghèo túng. Thánh Kinh nói như thế này: “Con ơi, đừng từ chối người nghèo điều cần thiết cho cuộc sống, đừng vô cảm trước cái nhìn của người thiếu thốn”. Chúng ta hãy nghĩ tới từng chữ một nhé! “Đừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi, đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo, kẻ khốn khổ nài xin con đừng từ chối, gặp người nghèo con đừng ngoảnh mặt đi. Đừng làm ngơ không nhìn đến kẻ thiếu thốn, kẻo nên cớ cho người ta nguyền rủa con”, bởi vì đó là điều Chúa sẽ làm”. Phúc Âm nói điều đó, nếu chúng ta không làm các điều này.

ĐTC đã chào tín hữu và cầu chúc mọi người có những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích. Ngài đã đặc biệt chào một nhóm phó tế vĩnh viễn tổng giáo phận Freiburg. Chào các tín hữu Ba Lan ĐTC đặc biệt hưóng tới giới trẻ tụ tập nhau tại Lednica để cũng cố mối dây liên hệ với Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài chia sẻ niềm vui, lòng hăng say và ước muốn của họ có Chúa Thánh Thần. Ngài khích lệ họ rộng mở con tim cho Chúa và các ơn thánh của Chúa Thánh Thần, cũng như tiếp nhận đầy tràn sự hiện diện và hoạt động thánh hóa của Chúa Thánh Thần, để Ngài đồng hành với họ trong cuộc sống, trong khi học hành, làm việc, cầu nguyện và trong các quyết định của họ, để họ được mạnh mẽ và cùng Chúa Thánh Thần biến đổi thế giới.

ĐTC cũng chào các tu sĩ dòng Thánh Philiphê Neri trong năm kỷ niệm 500 năm ngày sinh của thánh lập dòng, được biết tới như “vị thánh của niềm vui”. Ngài cầu chúc các tu sĩ làm chứng cho niềm vui Phúc Âm.

Ngài cũng chào các công nhân xưởng Whirlpool tỉnh Carinaro, và cầu mong họ tìm ra giải pháp công bằng cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện có trong vùng, trong đó quyền của mọi người, đặc biệt của các gia đình, được tôn trọng.

Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc cho mọi ngươi biết tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xin Thánh Tâm Chúa đạy cho người trẻ biết vẻ đẹp của việc yêu thương và được yêu; nâng đỡ các anh chị em bệnh tật trong khổ đau, và trợ lực các đôi tân hôn trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân Linh Mục Phêrô, người truyền giáo Việt Nam được truyền chức Linh mục tại Phi Châu
Tô Tịnh
00:32 03/06/2015
Đẹp Thay Bước Chân Truền Giáo: Thầy Phêrô Nguyễn Duy Khánh SDB chịu chức Linh mục tại Lusaka (Zambia)

Ông bà bảo trợ Tân Linh mục tại Phi Châu
Ông bà cố và chú thím trong ngày vui của Tân Linh mục
Thánh Lễ Truyền Chức Linh mục


Tin từ Lusaka, Zambia: Thầy Phêrô Nguyễn Duy Khánh là một trong hơn 100 cha thày truyền giáo Salesian Việt Nam trên khắp thế giới, sau những năm làm việc mục vụ giới trẻ, theo học Thần học tại Phi Châu thuộc tỉnh dòng ZMB bao gồm 4 quốc gia là Zambia, Malawi, Zimbabwe và Namibia đã được Đức Cha George Mpundu của Tổng giáo phận Lusaka đặt tay truyền chức linh mục vào ngày 30/5/2015 tại nhà thờ chính tòa Chúa Hài Đồng ở Lusaka – Zambia. Trong số 11 tân chức có 2 linh mục thuộc dòng Salesian Don Bosco là linh mục Phêrô Nguyễn Duy Khánh (gốc Việt Nam) và linh mục Alphoncious Hamweete (người Zambia).

Sáu ngàn người bao gồn rất nhiều tu sĩ nam nữ đã ngồi chật ních nhà thờ chính tòa để cùng với Đức Cha và hàng trăm Linh mục đồng tế cử hành Thánh lễ Truyền chúc. Trong ngày vui này có ông bà cố và hai người thân từ quê nhà qua thông dự với tân linh mục trong ngày vui này.

Được biết tân linh mục Phêrô Nguyễn Duy Khánh sinh ngày 20/4/1982, gia nhập Tu hội Don Bosco tại Việt Nam, khấn lần đầu vào ngày 14/8/2005... Ngay sau đó thày đã tự nguyện đi truyền giáo và được gửi qua Phi Châu. Ngày 6/8/2011 thày được khấn trọn và tháng Tư năm 2014 thày đã lãnh nhận chức Phó tế và sau khi hoàn tất Văn bằng cử nhân Thần học tại Học viện Don Bosco Utume, một học viện chi nhánh của Đại học Giáo hoàng Học viện Salesian ở Roma vào tháng 4 vừa qua trước khi thày được đặt tay truyền chức linh mục.

TânLinh mục sẽ dâng lễ Tạ ơn tại giáo xứ quê hương Bắc Đoàn, Củ Chi thuộc Giáo phận Phú cường vào thứ Bảy 6/6/2015 này. Xin chúc mừng Tân Linh Mục và cầu chúc sứ mệnh Truyền giáo của tân Linh mục được thành công.

Tô Tịnh
 
Truyền hình trực tuyến Ngày họp mặt Thiếu Nhi toàn Giáo phận Phát Diệm
LM Nguyễn Tất Ứng
07:09 03/06/2015
 
Giáo Xứ Việt Nam Paris long trọng cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi và dâng hoa kính Đức Mẹ
Trần Văn Cảnh
07:59 03/06/2015
GXVN PARIS SỐNG MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ

Chúa Nhật 31.05.2015, Giáo Xứ Việt Nam Paris long trọng cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi và dâng hoa kính Đức Mẹ, kết thúc Tháng Hoa.

Chia sẻ Lời Chúa về Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã nhấn mạnh đến việc “Sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi”. Ngài nói : “Một trong hai điều tin căn bản của đạo Công Giáo chúng ta là : 1- Một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; 2- Việc Chúa Giêsu xuống thế làm người, chịu chết, sống lại và lên trời. Chúng ta tuyên xưng hai tín điều này mỗi khi chúng ta làm dấu Thánh Giá.

Chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta tín điều “Thiên Chúa Ba Ngôi” và mỗi Kitô hữu đều chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi, như lời Ngài dậy các tông đồ trước khi về trời : “Các con hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Thiên Chúa là tình yêu và Ngài yêu chúng ta vô tận. Chính vì yêu chúng ta mà Ngài đã làm cho chúng ta bao nhiêu điều kỳ diệu mà chúng ta không thể hiểu được, như việc Chúa Giêsu xuống thế làm người, hay việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Cũng vậy, chỉ vì yêu chúng ta, mà Chúa dậy chúng ta những điều vượt trí hiểu của chúng ta, mà chúng ta gọi là những mầu nhiệm, như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Quan Phòng,… Do đó, có thể nói “Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi là Mầu Nhiệm Tình Yêu”.


Vâng, Thiên Chúa là Tình Yêu, mà tình yêu thì sáng tạo, cứu chuộc, giải thoát và tình yêu thì thánh hóa, nâng cao. Tình yêu ấy xuyên suốt từ khai thiên lập địa, từ đỉnh điểm khởi đầu của lịch sử nhân loại và còn kéo dài cho đến ngày viên mãn nơi Đức Kitô.

Như vậy, không phải chỉ để tin mà thôi, mà còn phải để sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Chúng ta vừa phải thực hành bác ái và sống ngợi khen. Bác ái thì nhịn nhục, tha thứ, giúp đỡ, chia cơm sẻ áo. Ngợi khen là ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, tán tụng thánh danh Chúa, Đấng thấu suốt mọi vực thẳm và trên mọi chư thần, Chúa ngự trên trời cao thẳm”.

Một năm hai tháng Đức Bà

Một là Hoa Phượng, hai là Mân Côi.

Ca dao bình dân Công Giáo đã nhắc nhở tín hữu như vậy. Tháng năm, cuối xuân, đầu hè, mùa Hoa Phượng, vui tươi, nhộn nhịp, kiệu hoa, dâng hoa. Tháng mười vào thu, nghiêm trang, kín đáo, là tháng Mân Côi, cầu nguyện, lần chuỗi mân côi, ngắm phép lần hạt bảy sự thương khó Đức Bà.

Năm trước, đội hoa toàn thanh nữ, chào Mẹ, dâng hoa ngụ sắc, ngợi khen Mẹ. Năm nay, đội hoa đông hơn, gồm ba nhóm : thiếu nữ, thanh nam và thanh nữ, đã dâng Mẹ Ngàn Hoa.

« Ngàn hoa đẹp tươi, con dâng lên Nữ Vương, con dâng lên Nữ Vương, dùng tiếng ca nguyện cầu tháng ngày vọng ngân, Ôi Mẹ Chúa Thiên Đàng

Mẹ ban cho hồn con, Xinh đẹp tựa hoa tinh trắng, nhuần thắm hương xuân nồng, ngát bay nhẹ nhàng tới quê Thiên Đàng.

Đới con nơi trần gian, Muôn ngàn khổ đau nguy biến, Chỉ biết trông lên Mẹ, Khấn xin cho hồn lắng vơi ưu phiền

Ngàn năm không nhạt phai, Tâm tình Cậy Tin Yêu mến, Ngày tháng trôi êm đềm, Dưới tay Mẹ hiền sướng vui trọn niềm ».


Cùng với mọi giáo hữu Việt Nam, đội hoa « Triều Dâng » đã đại diện Giáo Xứ Việt Nam, dâng lên Đức Mẹ ngàn hoa, nhiều mầu, đủ loại. Đặc biệt là năm mầu : đỏ, trắng, vàng, tím xanh. Tiêu biểu là bảy loại hoa : quì, sen, lê, cúc, mai, đơn, lan.

“Nhiệm thay Hoa Đỏ hồng hồng

Nhuộm riêng Máu Thánh thơm chung lòng người

Vì thương con gánh tội đời

Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình

Xinh thay (Hoa Trắng) đồng trinh Đức Bà

Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà

Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương

Quí thay này sắc Hoa Vàng

Sánh nhân đức Mến Bà càng trọng hơn

Một niềm tin kính nhơ nhơn

Vững vàn cậy mến trong cơn vui sầu

Dịu thay Hoa Tím cang màu

Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo

Bằng lòng chịu khó trăm chiều

Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình

Lạ thay là sắc Hoa Xanh

Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao

Dờn dờn sau trước một màu

Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm

Hoa năm sắc đã giãi niềm

Lại trưng cổ điển dâng thêm kim đề:

Đức Bà thờ Chúa một bề

Hoa Quỳ chăm chú hướng về Thái Dương

tội nguyên không nhiễm khắc thường

Hoa Sen trên nuớc chẳng vương bùn lầm

Lòng đây thánh sủng giáng lâm

Hoa Lê tuyết đượm màu thơm khác vời

Tuổi cao phúc đức càng đầy

Lạ lùng Hoa Cúc nở ngày vãn thâu

Tòa cao thần thánh kính chầu

Hoa Mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa

Muôn loài cám mến âu ca

Hoa Đơn phú quí gần xa vui vầy

Các ơn Chúa phó trong tay

Hoa Lan vương giả hương bay ngạt ngào”.


Mẹ là Mẹ Ngàn Hoa, là Hoa Huyền Nhiệm của Chúa, được chính Chúa đặc biệt chăm sóc, Mẹ là ngai tòa Ngôi Lời ngự xuống. Mỗi người chúng ta, dẫu tầm thường, cũng là một loại hoa được Chúa chăm sóc. Noi gương mẹ và nhờ ơn Chúa, chúng ta hãy xin sao để mình được tỏa hương thơm đức tin cho đời, lộ sắc đẹp đức ái cho người. Amen.

Trần Văn Cảnh
 
Thông Báo
Mời tham dự Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh mục của Nhạc sĩ Văn Chi
Ban Tổ chức
12:11 03/06/2015
Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi sẽ cùng gia đình và thân hữu sẽ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm trong Thiên Chức Linh Mục 1975-2015:

Thánh lễ Tạ Ơn tại Trung Tâm Công Giáo VN GP Orange (1538 N Century Blvd Santa Ana CA 92703) vào lúc 6.00pmThứ 6 ngày 5/6/2015.

Thánh Lễ tạ Ơn tại Cộng Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tôa Chúa Kitô (13280 Chapman Ave, Garden Grove, CA 92840) lúc 6.30pm Thứ 7 ngày 6/6/2015.

Trong dịp này, để chuẩn bị cho ngày Hội Ngộ Hội Nhạc Sĩ & Ca Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, và Các Ca Đoàn Công Giáo VN vùng Nam Cali trong Đại Hội trình diễn Thánh Ca vào những ngày 23,24,25 tháng 10 năm 2015 tại Nhà thờ Chính tòa Christ the King (Crystal Cathedral cũ) của GP Orange, California; Ban Tổ Chức cùng Nhạc Sĩ Văn Chi kính mời Quý Nhạc Sĩ và Quý Đoàn Trưởng Ca Trưởng vùng Orange County và Los Angeles tham dự buổi Hội Ngộ tại Trung Tâm Công Giáo vào lúc 7.00pm Thứ 5 ngày 4 tháng 6 năm 2015.

Xin liên lạc với: Anh Lam Sơn: 714 809 4415 hay Chị Bích Vân: 949 748 9044.

Trân Trọng Kính Mời.
Ban Tổ Chức

 
Văn Hóa
Có một lễ Tạ ơn Chúa - kỷ niệm ơn Linh mục như thế
Micae Bùi Thanh Châu
07:18 03/06/2015
CÓ MỘT LỄ TẠ ƠN NHƯ THẾ

Cuộc đời mỗi người, có những mốc mà ta dừng lại để mừng, để tạ ơn nhân dịp mừng kỷ niệm đó, biến cố đó trong đời.

Sống đời hôn nhân, để đánh dấu giai đoạn chung sống 10, 25, 50 năm. .. nhiều gia đình, con cháu đã tổ chức những lễ tạ ơn mừng kỷ niệm cho cha mẹ mình thật hoành tráng. Đời tu, đờ tận hiến cũng thế. Khó để mà có được những dấu mốc kỷ niệm 25, 50 năm mừng. .. để rồi phải nói rằng được như thế lại càng có lý do để mừng hơn.

Xem Hình

Thế nhưng, mừng kỷ niệm, mừng dấu ấn đó như thế nào lại là chuyện khác.

Thật giật mình khi vừa mới đến dự Thánh Lễ tạ ơn 25 năm linh mục của hai cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích và Phan Đức Hiệp - Dòng Chúa Cứu Thế hôm nay.

Trong mối thân tình, Cha Giuse Ngọc Bích mời tôi. Tưởng nghĩ sau Lễ sẽ có "lạc" như bao nhiêu dịp mừng khác nhưng tôi hoàn toàn bất ngờ. Bất ngờ vì lẽ sau Lễ chỉ là ly nước trà với những mẫu chuyện tình thân chứ hoàn toàn không tiệc tùng, bia bọt như bao nơi mừng khác.

Cũng dễ hiểu bởi trong Thánh Lễ tạ ơn, cộng đoàn dân Chúa, có cả tôi được nghe kể về cuộc đời của những linh mục vào cái thời thập niên 90 đó.

Không cần phải nói nhiều, những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt là dấu ấn về một cuộc sống quá khó khăn trên những ai đã một thời sống trong giai đoạn đó.

Giai đoạn này, tu thì chỉ biết tu chứ không hề nghĩ đến ngày lãnh sứ vụ linh mục.

2 cha Giuse mừng kỷ niệm 25 năm nay chắc có lẽ cũng mang trong mình cảm nghĩ, kinh nghiệm, kỷ niệm như những cha lãnh sứ vụ linh mục cùng thời như thế này. Thời đó, các cha chỉ lãnh sự vụ một cách âm thầm chứ không hề công khai như bây giờ. Có những cha dù con mình được làm cha đó nhưng ông bà cố hoàn toàn không biết do hoàn cảnh không cho phép.

Sau những ngày tháng đó, mỗi người một nơi, mỗi người một việc để tìm kế sinh nhai chứ không còn được ở dưới mái trường đào tạo êm ấm như trước nữa. Thầy thì đi làm thuê, thầy thì đi dạy học để kiếm sống. .. trong đó, thầy Giuse Nguyễn Ngọc Bích lại "ôm" chiếc xích lô đầy kỷ niệm trong 5 năm trời ròng rã.

Có lẽ chính cái nghèo, cái khó khăn của thời đó đã đi vào tận xương tủy của các cha nên các cha khó quên cũng như sẽ diễn tả cung cách nghèo đó trong đời sống tu trì của mình. Chính vì thế, hai cha Giuse ngày hôm nay cùng nhau đi đến quyết định là không tổ chức "lạc" sau Thánh Lễ như bao Thánh Lễ tạ ơn khác.

Được biết, cũng gần đây, một số Thánh Lễ tạ ơn dấu ấn của đời linh mục được tổ chức không phải 1, 2 nơi mà là đến 5 nơi với số lượng bàn tiệc nghe xong. .. chóng mặt. Cha đã đánh dấu kỷ niệm đời linh mục của mình bằng nhiều bàn tiệc, nhiều nơi thật hoành tráng.

Cha mở tiệc mừng nhiều bàn và nhiều nơi theo tôi tưởng nghĩ cũng chẳng sai bởi lẽ đó là quyền của cha. Thế nhưng, xét trong cung cách của nhà tu, đứng ở góc cạnh của đời tu trì ta nên chăng nhìn lại cung cách tổ chức đó.

Hẳn nhiên, theo tôi nghĩ chẳng ai trách là sau Lễ mà không có "lạc". Có chăng là trách là tại sao sau Lễ mà "lạc" lại nhiều quá ! "Lạc" nhiều kèm theo những hệ quả của nó là giáo dân phải đóng góp hay lại nhờ cậy vào sự giúp đỡ nào đó của những đại gia.

Trong cuộc sống, dĩ nhiên, ai cũng có quyền nhưng giữa cuộc sống bôn ba khó sống như bây giờ ta nên nhìn lại cách tổ chức "lạc" sau lễ tạ ơn như thế nào cho phù hợp với cung cách sống của ta. Có cần thiết phải yến tiệc linh đình trong khi nhiều mảng đời nghèo đói bên cạnh ta không đủ sống. Xung quanh ta vẫn còn biết bao nhiêu trái tim lỗi nhịp đập cần chỉnh sửa, bao nhiêu đôi mắt cần sáng nhờ sự chia sẻ của ta ? Bao nhiêu mái nhà rách nát đang cần ta chung tay xây sửa ?

Vẫn là quyền tự do lựa chọn của mỗi người, nhưng tôi vẫn thầm nghĩ rằng càng khiêm tốn, càng nhẹ nhàng bao nhiêu thì lòng càng thanh thản biết bao nhiêu.

Tham dự Thánh Lễ tạ ơn Ngân Khánh Linh Mục của 2 cha Giuse ngày hôm nay xong, tôi cảm thấy vui vì được chia sẻ, cảm nghiệm nghèo của đời linh mục của hai cha bằng ly nước trà đượm tình thắm thiết.

Vẫn mong có những Thánh lễ tạ ơn nhẹ nhàng và giản đơn như thế để nói lên tiếng nói, nói lên cung cách sống nghèo của Giáo Hội giữa cuộc đời mà người ta vẫn chạy theo phú quý giàu sang.

Mic Thanh Châu
 
Chân Phước Osar Romero: Anh Hùng Tử Đạo
Đinh Văn Tiến Hùng
20:17 03/06/2015
CHÂN PHƯỚC OSCAR ROMERO Anh Hùng Tử Đạo

*Mừng Kính Tổng Giám Mục Oscar Romero được Tôn phong Chân Phước 23/5/15

“Tôi tin trong sự chết có sự sống lại. Nếu người ta giết tôi, tôi sẽ được sống lại trong lòng người dân Salvador của tôi”
- ( Di ngôn trước khi qua đời của ĐTGM )

*Vòm trời Salvador có gì lạ ?
Ngày phong Chân Phước Chiến Sĩ Anh Hùng,
Vòng hào quang rực chói giữa không trung,
Sau một tuần đổ mưa và bão tố.

Điều minh chứng hôm nay đã sáng tỏ :
Tổng Giám Mục Oscar Romero,
Đã lừng danh là một vị Tông Đồ,
Là biểu tượng một đức tin mạnh mẽ.

Người anh hùng mà cường quyền sợ nể,
Bênh vực người nghèo, chống đối bất công,
Trẻ em được giáo dục đang đợi trông ,
Cửa chủng viện phải mở rộng đón tiếp.

Đó là những ưu tiên tối cần thiết,
Hơn cả việc xây cất nhiều giáo đường,
Chính Ngài giang tay mở rộng tình thương,
Khi dân chúng bị cường quyền đàn áp.

Mặc cho bao lời cảnh cáo đe dọa,
Cũng không lung lạc ý chí quyết tâm,
Vì Ngài luôn đứng về phía nạn nhân,
Đòi hỏi cho họ công bình chân lý.

Chính Tòa Thánh đã đưa ra đề nghị,
Đem Ngài sang phục vụ tại Giáo đô,
Để tránh xa những nguy hiểm bất ngờ,
Ngài đã can đảm thực tâm từ chối.


Phản đối một Linh Mục bị sát hại,
Tố cáo tội ác, bắn giết dã man,
Không tham dự ngày Tổng Thống vinh quang,
Ngài trở thành cái gai, quyết phải nhổ.

Trong khi Tổng Giám Mục dâng Thánh Lễ,
Vừa sẵng sàn nâng Chén Thánh lên cao,
Ngài bị bắn, gục ngã máu tuôn trào,
Dưới chân Thánh Giá nguyện đường nhỏ bé.
Ngài đã chết ứng nghiệm lời truyền phép:
“Này Mình Ta, sẽ nộp vì anh em !”
Gương hiến tế giương cao của Chúa Chiên,
Môn đệ thề hứa bước theo can đảm.

Vòm trời Salvador đang rực sáng,
Ngày phong Chân Phước chiến Sĩ Anh Hùng,
Vòng hào quang chói rọi tỏa không trung,
Xua bóng tối qua bao ngày ảm đạm.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ngày Lễ Phong Chân Phước TGM Oscar Romero , một hiện tương siêu nhiên lạ xuất hiện: 1 hào quang tuyệt hảo hình thành trên mặt trời sau một tuần mưa bão.
 
Kết thúc tháng hoa : Video Tạ Ơn Mẹ Maria
Phạm Trung
18:34 03/06/2015
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giuse
Vũ đình Huyến, Lm CMC
21:24 03/06/2015
THÁNH GIUSE
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
(Hình chụp tại Đt Giuse Montreal, Canada)

Giu-Se thiên chức Người là cha,
Lao động, lo toan vẹn cửa nhà.
Đục đẽo sít sao nhiều khéo léo,
Cưa bào vừa vặn lắm tài ba…
(Trích thơ của Paul Nguyễn Minh Thông)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 28/05 - 03/06/2015: Câu chuyện ngụ ngôn về sa mạc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:22 03/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúng ta là loại Kitô hữu nào?

Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 28 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phân tích bài Tin Mừng kể về câu chuyện người mù Bathimê đang ngồi ăn xin bên vệ đường khi Chúa Giêsu đi qua, và đã kêu xin Chúa chữa lành nhưng nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi. Bài Tin Mừng dẫn Đức Thánh Cha đến những suy tư về ba loại Kitô hữu khác nhau.

Trước hết là những Kitô hữu thờ ơ, những người chỉ quan tâm đến mối quan hệ riêng của họ với Chúa Giêsu, một mối quan hệ “khép kín và ích kỷ”. Đó là những người không nghe thấy tiếng kêu của những người khác.

Đức Thánh Cha nói:

“Nhóm người này, ngay cả ngày hôm nay, không nghe thấy tiếng kêu của biết bao người đang cần đến Chúa Giêsu. Đây là một nhóm những người dửng dưng: họ không nghe, họ nghĩ cuộc sống là dành riêng cho nhóm nhỏ của họ; họ hài lòng; họ ngoảng tai làm ngơ trước tiếng ồn ào của rất nhiều người đang cần đến ơn cứu rỗi, những người cần sự giúp đỡ của Chúa Giêsu, những người cần Giáo Hội. Họ là những con người ích kỷ, họ sống cho bản thân mình mà thôi. Họ không thể nghe thấy tiếng nói của Chúa Giêsu.”

Tiếp đến là loại Kitô hữu làm câm nín những tiếng kêu cầu Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Có những người nghe thấy tiếng kêu xin giúp đỡ này, nhưng lại muốn làm tắt đi tiếng kêu ấy” như các môn đệ xua các trẻ em đi nơi khác ‘để họ đừng làm phiền Thầy’. Họ hành xử như thể Ngài là Thầy của họ - Ngài dành riêng cho họ, không phải cho tất cả mọi người. Những người này xua đuổi khỏi Chúa Giêsu những người đang kêu gào, những người cần đức tin, những người cần ơn cứu rỗi. Trong nhóm này người ta tìm thấy những người kinh doanh, những người gần gũi với Ngài, những người ở trong đền thờ. Họ có vẻ ‘ngoan đạo’, nhưng Chúa Giêsu đã đuổi họ đi vì họ đã kinh doanh trong ngôi nhà của Thiên Chúa. Có những người ‘không muốn nghe thấy tiếng kêu cứu, nhưng thích chăm sóc cho doanh nghiệp của họ, và sử dụng người của Thiên Chúa, sử dụng cả Giáo Hội cho việc kinh doanh riêng của mình. Trong nhóm này có những Kitô hữu không đưa ra chứng tá nào.

“Họ là những Kitô hữu trên danh nghĩa, các Kitô hữu phòng tiếp tân, các Kitô hữu chỉ ở ngoài mặt nhưng đời sống nội tâm của họ không phải là Kitô, nhưng là thế gian. Những ai tự gọi mình là Kitô hữu nhưng sống trần tục đang xua đi những người kêu xin Chúa Giêsu giúp đỡ. Và tiếp đó là những người hà khắc, những người mà Chúa Giêsu đã quở trách vì đã đặt những gánh quá nặng trên lưng người dân. Chúa Giêsu đã dành toàn bộ chương thứ hai mươi ba của Thánh Matthêu để nói về họ: ‘những kẻ đạo đức giả’, Ngài nói ‘các ngươi bóc lột dân chúng’ Và thay vì đáp lại tiếng kêu của những người kêu cầu ơn cứu rỗi, họ xua đuổi họ đi.”

Cuối cùng là những Kitô hữu sống mạch lạc niềm tin Kitô của mình. Đó là “những người giúp đỡ những ai muốn đến gần Chúa Giêsu”. Đức Thánh Cha nói: “Có những nhóm Kitô hữu sống nhất quán với những gì họ tin tưởng, và họ giúp mang đến gần Chúa Giêsu những người đang kêu cầu, tìm kiếm ơn cứu rỗi, tìm kiếm ân sủng, tìm kiếm sức khỏe thiêng liêng cho linh hồn họ”

Đức Thánh Cha kết luận:

“Thật là tốt nếu chúng ta kiểm điểm lương tâm để xem chúng ta là các Kitô hữu xua đuổi mọi người xa Chúa Giêsu, hay là những người thu hút mọi người đến với Ngài vì chúng ta nghe thấy tiếng kêu xin của nhiều người đang tìm kiếm sự giúp đỡ cho phần rỗi của họ.”

2. Những Kitô hữu trần tục không thể vừa có cả Thiên Đàng lẫn Thế Gian

Thật đáng buồn khi thấy những Kitô hữu vừa muốn “theo Chúa Giêsu vừa muốn những sự thuộc về thế gian này”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 26 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài nhấn mạnh rằng Kitô hữu được mời gọi đưa ra sự chọn lựa quyết liệt trong cuộc sống: anh chị em không thể là một Kitô hữu “nửa vời”, muốn “cả thiên đàng lẫn thế gian”.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha trình bày những suy tư trên câu hỏi thánh Phêrô đưa ra với Chúa Giêsu: ông và các tông đồ sẽ được hồi đáp những gì khi theo Chúa Giêsu? Thánh Phêrô đã đưa ra câu hỏi này sau khi Chúa bảo người thanh niên giàu có hãy bán hết của cải của anh và phân phát cho người nghèo.

Một Kitô hữu không thể có cả thiên đàng lẫn thế gian; đừng để mình dính bén vào của cải

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng, Chúa Giêsu đã trả lời trái với sự mong đợi: Ngài không hứa ban giàu có cho các môn đệ, nhưng là hứa ban Nước Trời đi kèm với “bách hại và thập giá”.

Ngài nói:

“Khi một Kitô hữu dính bén vào của cải thế gian, người ấy đưa ra một ấn tượng rất xấu về người Kitô hữu muốn được cả hai: cả thiên đàng lẫn thế gian. Tiêu chí lựa chọn [của người môn đệ Chúa] chính xác là điều Chúa Giêsu đã nói: thập giá và bách hại, là từ bỏ mình và vác thánh giá mỗi ngày... Các môn đệ bị cám dỗ để vừa muốn theo Chúa nhưng lại muốn mặc cả. Cuộc mặc cả này kết thúc như thế nào đây?”

Đức Thánh Cha nhắc đến một đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu kể lại việc bà mẹ của hai tông đồ Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu bảo đảm cho hai người con bà được hầu cận hai bên Ngài.

Đức Thánh Cha khôi hài rằng: “À! cho đứa này làm thủ tướng cho tôi - còn đứa kia làm bộ trưởng kinh tế… Bà đã chọn lợi lộc trần thế khi theo Chúa Giêsu”.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống “tâm hồn các môn đệ được thanh tẩy, họ mới hiểu mọi sự. Theo Chúa Giêsu một cách nhưng không là sự đáp lại tình yêu và ơn cứu độ nhưng không của Ngài ban cho chúng ta”. Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng “Khi ta muốn cùng đi cùng ở với cả Chúa Giêsu và thế gian, với cả sự khó nghèo và sự giàu sang thì đó là Kitô giáo nửa vời còn mải mê thu tích của cải đời này. Đó là tinh thần thế gian”

Sự giàu có, phù hoa và kiêu ngạo làm cho chúng ta xa Chúa Giêsu

Lặp lại những lời của tiên tri Êlia, Đức Thánh Cha Phanxicô ám chỉ những kitô hữu loại này là người “khập khễnh trên hai chân” vì người ấy “không biết mình muốn gì”. Đức Thánh Cha khẳng định rằng để hiểu điều này, chúng ta phải nhớ điều Chúa nói “kẻ trước hết sẽ nên chót hết và người sau hết sẽ nên trước hết”, nghĩa là “ai tin hay ai là người cao trọng nhất” phải là “người tôi tớ và trở nên nhỏ bé nhất”.

“Theo Chúa Giêsu, theo quan điểm người ta thường tình, không phải là lựa chọn tốt vì đó là phục vụ như Ngài đã làm. Nếu Chúa ban cho anh chị em cơ hội trở nên người ‘trước hết’, thì anh chị em phải hành động giống như người chót hết, nghĩa là, phục vụ anh chị em mình. Và nếu Chúa ban cho anh chị em khả năng có nhiều của cải, thì anh chị em phải phục vụ, nghĩa là trao ban cho tha nhân. Có ba thứ, ba bước làm cho chúng ta xa Chúa Giêsu là sự giàu có, phù hoa và lòng kiêu ngạo. Đó là tại sao ba điều này rất nguy hiểm! Sự giàu có ngay lập tức tạo nên hư danh và anh chị em nghĩ rằng mình quan trọng. Và khi anh chị em nghĩ mình quan trọng như thế thì anh chị em đánh mất đi cái đầu của mình và đánh mất chính mình”.

Một Kitô hữu trần tục là một dấu chỉ phản chứng.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Điều Chúa muốn nơi chúng ta là ‘lột sạch’ những bám víu trần tục. Chúa Giêsu đã mất nhiều thời gian mới làm cho các tông đồ hiểu được điều này ‘bởi vì họ không hiểu’. Chúng ta cũng phải xin Ngài dạy chúng ta “khoa học phục vụ này”, “khoa học về sự khiêm nhường, khoa học để trở nên chót hết hầu phục vụ anh chị em mình trong Giáo Hội”.

“Thật là buồn khi thấy một kitô hữu nửa vời cho dù đó là một giáo dân, một linh mục, hay một giám mục. Thật buồn khi anh chị em thấy một người vừa theo Chúa Giêsu vừa đam mê những sự thế gian. Và đây là một dấu chỉ phản chứng làm cho người ta xa Chúa Giêsu. Giờ đây, chúng ta tiếp tục cử hành Hy Tế Thánh Thể, trong khi suy gẫm về câu hỏi của Phêrô. ‘Chúng con bỏ mọi sự mà theo Thầy thì chúng con sẽ nhận được gì?’ Và hãy nghĩ về câu trả lời của Chúa Giêsu. Phần thưởng Ngài sẽ ban cho chúng ta là trở nên giống như Ngài. Đây là “ân thưởng” của chúng ta. Ân thưởng to lớn là được nên giống như Chúa Giêsu!”



3. Câu chuyện ngụ ngôn về sa mạc


Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sa mạc Ả Rập là một sa mạc bao la trải rộng trên hầu hết bán đảo Ả Rập với diện tích 2 triệu 330 ngàn cây số vuông, trải dài từ Yemen đến Vịnh Ba Tư và từ Oman đến Jordan và Iraq. Sa mạc bao la này khiến cho vùng đất nóng quanh năm. Nhiệt độ vào mùa hè thường xuyên là 40 độ bách phân và có thể lên đến 46 độ bách phân hàng tuần lễ.

Người Ả Rập giải thích nguồn gốc của sa mạc bằng câu chuyện ngụ ngôn như sau:

“Sau khi con người sa ngã và bị trục xuất khỏi vườn địa đàng, họ tiếp tục phạm những tội lỗi khác. Trong đó có một tội đặc biệt làm mất lòng Thiên Chúa là tội dối trá. Khi người đầu tiên nói dối, Thiên Chúa tập trung ngay loài người lại và tuyên bố: ‘Từ nay, đừng có một người nào phạm thêm một điều dối trá nữa. Nếu không, cứ mỗi lần có một lời dối trá, ta sẽ cho rơi xuống mặt đất một hạt cát’.

Trước lời đe dọa của Thiên Chúa, nhiều người cười thầm trong lòng. Một hạt cát có đáng kể là bao sánh với màu xanh trùng trùng điệp điệp của cây cỏ. Thành ra, loài người đã không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của Thiên Chúa. Người thứ hai thêm một lời nói láo mà vẫn đinh ninh đó chỉ là một lời không đáng kể, cũng như thêm một hạt cát trên trái đất cũng không thay đổi được bộ mặt của nó. Cứ thế, người thứ ba, rồi người thứ tư... Người ta nói dối đến độ Thiên Chúa không còn đủ sức để cho cát rơi xuống trên mặt đất nữa... Ngài đành phải dùng đến bàn tay của các thiên thần để cho mưa cát xuống... Không mấy chốc, những đồng cỏ xanh tươi, những vườn cây um tùm biến thành sa mạc khô cằn. Thỉnh thoảng một vài ốc đảo xanh tươi mọc lên, đó là dấu hiệu sự hiện diện của một vài người còn biết tôn trọng sự thật. Nhưng dần dà, ôn dịch dối trá lan tràn khắp nơi, trái đất chỉ còn là một bãi sa mạc.

Chúa Giêsu đã lên án gắt gao thái độ dối trá. Ngài nói: “Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra”. Kẻ dối trá, do đó, tự đặt mình dưới quyền thống trị và điều khiển của ma quỷ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tất cả những ai sống trong một xã hội xây dựng trên dối trá, lừa đảo, đố kỵ lẫn nhau đều là những biểu hiện của sa mạc của tình người. Sa mạc nào cũng là biểu hiện của sự chết: chết của tình người, chết của lòng tin tưởng lẫn nhau, chết của hy sinh phục vụ, chết của lòng quảng đại. Tựu trung, dối trá cũng là tên gọi của ích kỷ. Người dối trá là người chỉ biết sống cho mình. Nếu ơn gọi của con người, nếu sự thật của con người là sống yêu thương, sống cho người, thì kẻ dối trá là người chối bỏ chính mình.

Mỗi một thái độ dối trá là một hạt cát rơi xuống trên sa mạc của tình người. Nhưng mỗi một hành động của quảng đại, của yêu thương, của phục vụ là một ốc đảo xanh tươi của Chân lý, đó là Chân lý của tình yêu.

4. Sự giàu có không chia sẻ tạo ra băng hoại

Nếu anh chị em giàu có, anh chị em phải chắc chắn rằng sự giàu có của anh chị em phục vụ “công ích”. Một sự dư dật của cải trong lối sống ích kỷ là “buồn bã”, đánh cắp đi “niềm hy vọng”, và là nguồn gốc “của tất cả các loại băng hoại” lớn nhỏ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Hai 25 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về một trong những đoạn nổi tiếng nhất của Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu gặp một người đàn ông trẻ tuổi giàu có. Anh nhiệt tình muốn theo Ngài và bảo đảm với Ngài rằng anh ta sẽ luôn luôn sống đúng theo các điều răn. Nhưng khi Chúa Giêsu nói với anh rằng còn một điều cần thiết cuối cùng là hãy bán đi mọi của cải và bố thí cho người nghèo và sau đó theo Ngài thì thái độ nhiệt thành và sự sẵn sàng của người thanh niên nhanh chóng thay đổi. Đột nhiên, “niềm vui và hy vọng” trong người thanh niên giàu có tan biến đi, vì anh ta không muốn từ bỏ sự giàu có của mình.

“Sự dính bén đến của cải là căn nguyên của tất cả các loại băng hoại, ở khắp mọi nơi: băng hoại cá nhân, tham nhũng trong kinh doanh, ngay cả những khoản tiền hối lộ trong thương mại, các loại bớt xén khi mua bán, tham nhũng chính trị, tham nhũng trong giáo dục ... Tại sao? Vì những người mà cuộc sống gắn liền với quyền lực và của cải tin rằng họ đang ở trên thiên đường. Họ đang đóng cửa, họ không có chân trời, không có hy vọng. Nhưng cuối cùng họ sẽ phải bỏ lại tất cả mọi thứ.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Có một bí ẩn trong sự sở hữu của cải. Sự giàu sang có khả năng dụ dỗ, đưa chúng ta đến một sự mê hoặc và làm cho chúng ta tin rằng chúng ta đang ở một thiên đường trên trái đất.” Nhưng thiên đường trần thế là một nơi không có “chân trời”, tương tự như khu phố mà Đức Thánh Cha đã từng thấy vào những năm của thập niên bảy mươi, trong đó những người giàu có đã xây dựng những bức tường và hàng rào để bảo vệ tài sản mình khỏi bị trộm cắp.

“Sống mà không có chân trời là một cuộc sống vô sinh, sống không có hy vọng là một cuộc sống buồn tênh. Sự gắn bó với của cải làm cho chúng ta buồn và làm cho chúng ta vô sinh. Tôi nói ‘gắn bó’, tôi không nói về ‘sự quản lý tốt của cải’ cho lợi ích chung, cho tất cả mọi người. Và nếu Chúa ban của cải cho một người thì đó là để chúng được sử dụng vì lợi ích của tất cả, không phải cho bản thân người đó, không phải để người ấy đóng kín con tim, để rồi sau đó trở thành băng hoại và buồn bã.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Tài sản không đi kèm lòng quảng đại làm cho chúng ta tin rằng chúng ta có quyền năng như Thiên Chúa. Và cuối cùng nó lấy mất đi cái quý nhất là hy vọng”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đã chỉ ra trong Tin Mừng con đường đúng để sống.

“Mối phúc đầu tiên: ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó’, nghĩa là lột bỏ sự gắn bó của cải thế gian này và bảo đảm rằng sự giàu có Chúa ban cho chúng ta được dùng cho thiện ích chung. Đó là cách duy nhất. Hãy mở bàn tay anh chị em ra, hãy mở rộng tâm hồn anh chị em, hãy rộng chân trời. Nếu anh chị em có đôi tay khép kín, con tim đóng lại như người phú hộ mở hết tiệc này đến tiệc khác và mặc toàn quần áo đắt tiền, anh chị em không có chân trời, anh chị em không nhìn thấy những người khác đang có nhu cầu và anh chị em sẽ kết thúc như người phú hộ ấy là xa cách Thiên Chúa”



5. Hãy giúp Giáo Hội đừng chiều theo con đường trục lợi


Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đức tin chân thật cởi mở, và tha thứ cho tha nhân, cũng như nài xin Chúa giúp các Kitô hữu và Giáo Hội chống lại một dạng tôn giáo ích kỷ, cằn cỗi và trục lợi. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 29 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.

Chúa Giêsu lên án chủ nghĩa vị kỷ tôn giáo

Lấy ý từ các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã suy tư về ba cách sống, sử dụng những hình ảnh như cây vả không sinh trái, những kẻ buôn bán trong đền thờ, và con người có đức tin. Ngài nói rằng cây vả tượng trưng cho đời sống cằn cỗi, không thể đem lại điều gì và chẳng tốt lành gì cho tha nhân.

Đức Thánh Cha nói:

“Cây vả này sống cho bản thân mình, yên ổn, ích kỷ, không muốn gặp rắc rối gì. Và Chúa Giêsu nguyền rủa cây vả bởi nó cằn cỗi, bởi nó đã không trao ra chính mình để sinh hoa trái. Nó tượng trưng cho con người chẳng làm gì để giúp đỡ tha nhân, một người luôn chỉ biết sống cho chính mình khi không còn thiếu điều gì. Cuối cùng, những người này trở nên rối loạn tâm thần, tất cả những kẻ ấy đều như thế. Chúa Giêsu đã lên án dạng linh đạo vô sinh, thứ chủ nghĩa vị kỷ tinh thần [hồn ai nấy giữ] trong đó: ‘Tôi sống cho bản thân mình, cầu xin cho tôi đừng thiếu thốn sự gì, còn những kẻ khác thì hãy cứ tự lo cho mình đi’”

Đừng biến tôn giáo thành một doanh nghiệp

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng lối sống thứ hai là của những người trục lợi, những kẻ buôn bán trong đền thờ, bận rộn đổi tiền và bán thú vật dùng cho hiến tế. Ngài nói rằng đây là những người biến tôn giáo thành một doanh nghiệp, bởi họ dùng nơi thánh để mua bán và đổi chác. Có cả chuyện một tư tế thúc giục các tín hữu hãy dâng cúng và thu được khối tiền, kể cả tiền của người nghèo. Ngài nhấn mạnh rằng, Chúa Giêsu đã không nhẹ giọng khi đuổi các con buôn ra khỏi đền thờ, nhưng mắng rằng, “Nhà Ta là nhà cầu nguyện, nhưng các ngươi đã biến thành hang trộm cướp.”

“Những người hành hương lên đền thờ là để xin Chúa chúc lành, và dâng lễ vật. Những người này đã bị bóc lột! Các tư tế không dạy dỗ họ cầu nguyện cũng chẳng màng huấn giáo họ … bởi đây hang trộm cướp. Trả tiền rồi vào đi … các tư tế thực hiện những nghi lễ một cách vô hồn không có chút lòng đạo đức nào. Tôi không biết... nhưng có lẽ sẽ tốt cho chúng ta nếu cha thử nghĩ xem liệu chúng ta có gặp chuyện thế này ở đâu đó hay không. Chuyện người ta dùng những sự của Chúa để trục lợi cho mình ấy mà.’

Đức tin biết giúp đỡ người khác làm nên những phép lạ

Đức Thánh Cha nói tiếp về lối sống thứ ba, là phong cách sống đức tin như Chúa Giêsu đã chỉ ra. Có đức tin và cầu nguyện với Thiên Chúa sẽ giúp mang đến những phép lạ.

“Đây là phong cách sống của người có đức tin. ‘Lạy Cha, con phải làm gì?’ Hãy xin cùng Chúa, là Đấng sẽ giúp anh chị em làm việc thiện với đức tin. Nhưng có một điều kiện: khi anh chị em bắt đầu cầu nguyện cho điều này, nếu anh chị em đang nuôi lòng oán giận với ai, hãy tha thứ cho người đó. Đây là điều kiện độc nhất, bởi Cha trên trời cũng tha thứ tội lỗi của chúng ta vậy. Đó là lối sống thứ ba. Đó là đức tin, một đức tin giúp đỡ người khác, và tiến lại gần Chúa. Đức tin này tạo nên những phép lạ.’

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng lời cầu nguyện rằng ‘Xin Chúa dạy cho chúng ta phong cách sống đức tin này, xin Ngài giúp tất cả chúng ta và Giáo Hội đừng bao giờ chiều theo lối sống cằn cỗi và trục lợi.’

6. Đính hôn là thời gian tìm hiểu, học biết và đào sâu tình yêu

Đính hôn là thời gian, trong đó hai người nam nữ được mời gọi dấn thân học biết, tìm hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ một dự án, đào sâu tình yêu và nghiêm chỉnh chuẩn bị trước khi thành hôn. Giáo Hội phân biệt giữa việc đính hôn với hôn nhân. Chúng ta đừng nhẹ dạ khinh rẻ giáo huấn khôn ngoan này của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 27 tháng Năm. Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý về việc đính hôn như sau:

Đính hôn, fidanzamento là từ có liên hệ với sự tin tưởng, sự tự tin, sự tin cậy. Tự tin với ơn gọi Thiên Chúa ban, bởi vì hôn nhân trước hết là việc khám phá ra một tiếng gọi của Thiên Chúa. Dĩ nhiên thật là một điều xinh đẹp, ngày nay người trẻ có thể lựa chọn lấy nhau trên nền tảng của một tình yêu đối với nhau. Nhưng chính sự tự do của việc ràng buộc đòi hỏi một sự hài hòa quyết định có ý thức, chứ không phải chỉ là một sự thoả thuận đơn sơ của sự hấp dẫn hay của tình cảm, của một lúc, của một thời gian ngắn… nó đòi hỏi một lộ trình. Đức Thánh Cha định nghĩa việc đính hôn như sau:

Đính hôn, nói cách khác, là thời gian trong đó hai người đuợc mời gọi làm một công việc đẹp trên tình yêu, một công việc được tham gia và chia sẻ và đi vào chiều sâu. Người ta từ từ khám phá nhau, nghĩa là người nam “học biết” người nữ, bằng cách học biết người đàn bà này, người đính hôn của mình; và người nữ “học biết” người nam bằng cách học biết người đàn ông này, người đính hôn với mình. Chúng ta đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học hiểu này: nó là một dấn thân đẹp, và chính tình yêu đòi hỏi điều đó, bởi vì nó không phải chỉ là một hạnh phúc vô tư, một cảm xúc thần tiên… Trình thuật kinh thánh nói tới toàn việc tạo dựng như là một công việc tình yêu xinh đẹp của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế nói rằng: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra qủa là rất tốt” (St 1,31). Chỉ sau cùng Thiên Chúa mới “nghỉ ngơi”. Từ hình ảnh này chúng ta hiểu rằng tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng đã khai sinh ra thế giới, đã không phải là một quyết định ngẫu hứng. Không! Nó đã là một công việc xinh đẹp. Tình yêu của Thiên Chúa tạo dựng các điều kiện cụ thể của một giao ước không thể bãi bỏ, vững chắc, được chỉ định kéo dài.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Giao ước tình yêu giữa người nam và người nữ, giao ước suốt đời không được ngẫu hứng, người ta không làm nó trong một sớm một chiều. Không có hôn nhân tốc hành: cần phải làm việc trên tình yêu, cần phải bước đi. Giao ước tình yêu của người nam và người nữ được học hỏi và gạn lọc. Tôi xin phép được nói rằng nó là một giao ước tiểu công nghệ.

Làm cho hai cuộc sống trở thành một, đó cũng hầu như là một phép lạ, một phép lạ của sự tự do và của con tim tín thác cho lòng tin. Có lẽ chúng ta phải dấn thân hơn nữa trên điểm này, bởi vì các “tọa độ tình cảm” của chúng ta đã hơi bị lẫn lộn rồi. Ai yêu sách muốn tất cả và ngay lập tức, thì rồi cũng nhượng bộ tất cả và ngay lập tức trước khó khăn đầu tiên hay vào dịp đầu tiên. Không có hy vọng cho sự tin tưởng và lòng trung thành của việc cho đi chính mình, nếu thói quen tiêu thụ tình yêu như một loại điều hòa sự thoải mái tâm thể lý thắng thế. Đó không phải là tình yêu! Việc đính hôn thử lửa ý chí cùng nhau giữ gìn cái gì đó mà sẽ không được mua hay bán, phản bội hay bỏ rơi, cho dù việc cống hiến có hấp dẫn tới đâu đi nữa. Nhưng cả Thiên Chúa nữa, khi nói về giao ước với dân Ngài, đôi khi Ngài làm với các từ đính hôn. Trong sách ngôn sứ Giêrêmia, khi nói với dân rằng họ đã xa rời Ngài, Thiên Chúa nhắc cho dân biết khi họ đã là “người đã đính hôn” của Thiên Chúa và nói: “Ta nhớ đến ngươi, đến tình thương yêu tuổi thanh xuân của ngươi, đến tình yêu thời đính hôn của ngươi” (Gr 2,2). Và Thiên Chúa đã làm lộ trình đính hôn này, rồi Ngài cũng đã ban một lời hứa, như chúng ta đã nghe đầu buổi tiếp kiến, trong sách Hosea: “Ta sẽ làm cho ngươi thành hôn thê của ta luôn mãi, Ta sẽ làm cho ngươi là hôn thê của Ta trong công minh và chính trực, trong ân tình và thương xót. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành và ngươi sẽ biết Ta là Chúa” (Hs 2,21-23). Đó là một con đường dài mà Chúa đi với dân Ngài trong lộ trình đính hôn. Sau cùng Thiên Chúa thành hôn với dân Ngài trong Đức Giêsu Kitô: hôn thê nơi Đức Giêsu là Giáo Hội. Dân Chúa là hôn thê của Đức Giêsu. Đường dài biết bao! Và hỡi anh chị em người Ý, trong nền văn chương của anh chị em có tác phẩm “Các chồng vợ được hứa” Các người trẻ cần biết tác phẩm này và đọc nó. Đó là một tuyệt tác, trong đó kể lại lịch sử của hai người đã đính hôn phải chịu biết bao đau khổ, đã đi một con đường với biết bao khó khăn cho đến khi tới đích là hôn nhân. Anh chị em đừng bỏ môt bên tuyệt tác này về việc đính hôn, mà nền văn chương Italia đã cống hiến. Hãy tiến tới, hãy đọc nó và anh chị em sẽ thấy vẻ đẹp, nỗi khổ đau, nhưng cũng thấy hạnh phúc của hai người đính hôn.

Nói thêm trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha trình bầy quan điểm của Giáo Hội đối với việc đính hôn như sau:

Trong sự khôn ngoan của mình Giáo Hội giữ gìn sự phân biệt giữa việc đính hôn và hôn nhân – nó không phải như nhau - chính vì sự tế nhị và sâu xa của việc kiểm thực ấy. Chúng ta hãy chú ý đừng nhẹ dạ khinh rẻ giáo huấn khôn ngoan này của Giáo Hội, cũng được nuôi nấng bởi kinh nghiệm tình yêu hôn nhân được sống hạnh phúc. Các biểu tượng mạnh mẽ của thân xác nắm giữ các chìa khóa của linh hồn: chúng ta không thể coi nhẹ các mối dây ràng buộc của thịt xác, mà không mở ra vài vết thương lâu khỏi trong tinh thần (1 Cr 6,15-20).

Dĩ nhiên, nền văn hóa và xã hội ngày nay đã trở nên thờ ơ đối với sự tế nhị và nghiêm chỉnh của việc buớc qua này. Đàng khác, không thể nói rằng nền văn hóa và xã hội quảng đại đối với người trẻ nghiêm chỉnh muốn xây dựng gia đình và sinh con cái! Trái lại chúng thường tạo ra hàng ngàn chướng ngại tâm thần và cụ thể.

Việc đính hôn là một lộ trình cuộc sống phải chín mùi như một trái cây, nó là một con đường trưởng thành trong tình yêu, cho tới lúc trở thành hôn nhân.

Các khóa chuẩn bị hôn nhân là một diễn tả đặc biệt của việc chuẩn bị này. Và chúng ta thấy biết bao nhiều cặp, đôi khi tới tham dự với một ít không muốn, họ nói: “Mà các linh mục này bắt chúng ta phải theo một khóa học. Tại sao? Chúng ta biết rồi mà!” Và họ đến mà không muốn. Nhưng sau đó họ hài lòng và cám ơn, bởi vì thực sự họ đã tìm thấy ở đó dịp thường khi là duy nhất, giúp suy tư về kinh nghiệm của họ không phải trong các phạm trù tầm thường. Phải, nhiều cặp ở cùng nhau biết bao lâu, có khi cả trong sự thân tình, đôi khi sống chung với nhau, nhưng không hiểu biết nhau thực sự. Xem ra lạ, nhưng kinh nghiệm chứng minh cho thấy nó là như thế. Vì vậy cần đánh giá trở lại việc đính hôn như thời gian của sự hiểu biết nhau, chia sẻ một dự án.

Con đường chuẩn bị cho hôn nhân được định hướng trong viễn tượng này, bằng cách cũng hưởng nhờ kinh nghiệm đơn sơ nhưng sâu đậm của các vợ chồng kitô. Và cũng bằng cách chỉ cho thấy ở đây điều nòng cốt: Thánh Kinh cần cùng nhau tái khám phá một cách có ý thức; lời cầu nguyện, trong chiều kích phụng vụ của nó, cũng như cần sống việc cầu nguyện trong gia đình; bí tích Hòa Giải, trong đó Chúa đến chứng minh nơi các người đính hôn và chuẩn bị họ tiếp nhận nhau một cách đích thật với “ơn thánh của Chúa Kitô”; và tình huynh đệ với người nghèo và người cần trợ giúp, thách thức chúng ta sống thanh đạm và chia sẻ.

Các người đính hôn mà dấn thân trong điều này, thì cả hai đều lớn lên và tất cả những điều này đưa tới chỗ chuẩn bị cử hành đẹp Hôn Nhân một cách khác, không phải hôn nhân đời nhưng là hôn nhân kiểu kitô! Chúng ta hãy nghĩ tới các lời của Thiên Chúa, mà chúng ta đã nghe khi Ngài nói với dân Ngài như một người nam đính hôn nói với một người nữ đính hôn: “Ta sẽ làm cho ngươi thánh hôn thê của Ta luôn mãi, Ta sẽ làm cho nguơi thành hôn thê của Ta trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ làm cho ngươi thành hôn thê của Ta trong trung thành, và ngươi sẽ biết Ta là Chúa” (Hs 2,21-23). Mỗi cặp đính hôn hãy nghĩ tới điều này và nói với nhau: “Anh sẽ khiến cho em trở thành hiền thê của anh. Em sẽ khiến cho anh trở thành hôn phu của em”. Chờ đợi lúc đó; đó là một lúc, một lộ trình từ từ tiến tới, nhưng là một lộ trình trưởng thành. Không được đốt giai đọan các chặng của lộ trình này. Sự trưởng thành được làm từng bước một.

Thời gian đính hôn có thể thực sự trở thành một thời gian khai tâm, cho cái gì? Cho sự kinh ngạc. Cho sự kinh ngạc của các ơn thiêng liêng mà Chúa, qua Giáo Hội, làm giầu chân trời của gia đình mới sẵn sàng sống trong phước lành của Ngài. Bây giờ tôi xin mời anh chị em cầu xin Thánh Gia Nagiarét: cầu nguyện với Chúa Giêsu, cha thánh Giuse và Mẹ Maria. Cầu nguyện để gia đình làm lộ trình chuẩn bị này; cầu nguyện cho các người đính hôn. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, tất cả cũng nhau đọc một Kinh Kính Mừng cho các người đính hôn, để họ hiểu vẻ đẹp của con đường hướng về Hôn Nhân.