Ngày 11-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:52 11/05/2013
HẬU NGHỆ BẮN MẶT TRỜI
N2T

Thiên đế có mười đứa con nghịch ngợm, tức là mười mặt trời.
Theo quy định của thiên đế thì chúng nó mỗi ngày chỉ có một đứa lên thiên không vui đùa mà thôi, đúa này trở về thì đứa thứ hai mới được đi, nhưng mười anh em này thường cùng nhau lên không trung nhịch ngợm đùa giỡn, khiến cho con người trên mặt đất phái núp trong nhà không dám ra ngoài. Thế là vua trên mặt đất là Nghiêu đế bèn cầu cứu với tướng trời giáng trần là Hậu Nghệ.
Hậu Nghệ khi còn ở trên trời là một tướng bắn cung rất tài giỏi, ông ta chỉ muốn bắn dọa mười anh em mặt trời mà thôi, nhưng không ngờ một mũi tên bắn ra hạ liền một mặt trời đỏ rực, khí hậu trên mặt đất lập tức dịu lại; Hậu Nghệ bắn liên tục mấy mũi tên hạ liền mấy mặt trời, cuối cùng Nghiêu đế phát hiện khí hậu trên mặt đất rất lạnh thì biết công dụng của mặt trời, bèn không để Hậu Nghệ bắn tên nữa, lúc này trên không trung chỉ còn lại một mặt trời mà thôi.
(Tây Hán, Lưu An “Chuẩn Nam tử)

Suy tư:
Thiên Chúa chỉ tạo dựng một mặt trời để soi sáng ban ngày, và một mặt trăng để soi sáng ban đêm, và Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp.
Thế gian không có ánh mặt trời là thế gian biến thành lạnh lẽo âm u, có lẽ không một sinh linh nào sống được; con người ta sống nếu không có mặt trời hoặc có nhiều mặt trời thì sẽ chết ngay.
Đức Chúa Giê-su là ánh mặt trời chiếu sáng tâm hồn của mỗi con người, tình yêu hy sinh hiến mạng sống của Ngài là mặt trời nung nấu lòng con người biết thực hành yêu thương với tha nhân; sự phục sinh của Ngài là ánh mặt trời chiếu sáng tâm hồn những ai tin vào Ngài sẽ trở thành ánh sáng cho tha nhân...
Vũ trụ vạn vật chỉ cần có một mặt trời mà thôi là đủ làm cho mặt đất ấm lên, cây cỏ hoa lá xinh tươi.
Thế gian này chỉ có một Đấng cứu độ mà thôi, đó chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài là mặt trời công chính chiếu soi nơi tối tăm tội lỗi; Ngài là mặt trời công chính sự thật xua tan bóng đêm thù hận gian dối của ma quỷ và thế gian...
Không ai đến được với Cha mà không qua Đức Chúa Giê-su: mặt trời công chính.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:56 11/05/2013
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN

Tin Mừng : Lc 24, 46-53.
“Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời”.


Bạn thân mến,
Hôm nay lễ giáo hội long trọng mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, lên trời đối với các thần học gia thì lên trời là lên ngự bên hữu Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Giê-su đi vào viên mãn vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta lên trời là lên thiên đàng. Đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

Đức Chúa Giê-su lên trời là một thực tại có thật theo lời tường thuật của thánh Lu-ca trong sách Công Vụ Tông Đồ cũng như trong Tin Mừng của ngài: “Và đang khi chúc lành thì Ngừơi rời khỏi các ông và được đem lên trời” , “...Nói xong, Người được cất lên ngay trước mặt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” . Hợp rồi tan, tan rồi hợp là lẽ thường của người thế gian và hợp tan nào cũng có mất mát và đau thương, các tông đồ cũng vậy: nhớ thương và tiếc nuối. Nhưng rồi các ngài lòng cũng tràn ngập hân hoan vì lời hứa của Chúa Giê-su: Thầy đi và rồi Thầy sẽ trở lại.

Đức Chúa Giê-su lên trời là lên thiên đàng sau khi đã chiến thắng tử thần của ma quỷ, là niềm hy vọng của bạn và tôi, và của những ai vì Ngài mà chịu sỉ nhục ở đời này.

Cuộc sống đời này của bạn và tôi là chuẩn bị cho ngày sau ở trên thiên đàng, như Đức Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta cũng sẽ chiến thắng cái làm cho chúng ta không được lên thiên đàng, mà cái gì làm cho chúng ta không được lên trời với Đức Chúa Giê-su, đó là:

- Tội lỗi: đây là ngục tù kiên cố nhất nhốt chúng ta lại không cho chúng ta lên trời với Đức Chúa Giê-su.
- Cái tôi: đây là cái đã xiềng đôi chân của chúng ta, không cho chúng ta đi tới với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống đời thường...
- Kiêu ngạo: là nguyên nhân thứ nhất để cho tội lỗi vào trong thế gian, nó cũng là cái làm cho chúng ta xa lìa ân sủng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày...

Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su lên trời trước mặt các môn đệ để cho chúng ta hiểu rằng, sứ mạng của Ngài ở trần gian đến đây là kết thúc, kết thúc mà không đóng lại, nhưng tiếp tục bắt đầu từ nơi các tông đồ là những người được sai đi, để làm cho muôn dân nhận biết Tin Mừng của Thiên Chúa, và quan trọng hơn chính là mọi người cùng nhau tham dự tiệc cưới trên thiên đàng của Con Chiên đã chiến thắng tử thần và tội lỗi.

Lên thiên đàng là mục đích sống của bạn và tôi ở trần gian này, vì thế Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người trong chúng ta hãy mau mắn gởi “các vật liệu” về thiên đàng để các thiên thần giúp xây nhà hạnh phúc viên mãn, “các vật liệu” của chúng ta là khiêm tốn, hy sinh, phục vụ và yêu thương tha nhân như chính mình...” đó là các vật liệu bền chắc không sợ mối mọt gặm nhấm...

Mừng lễ Đức Chúa Giê-su lên trời vinh hiển, tức là bạn và tôi cũng mừng lễ lên trời của chúng ta, bởi vì không lẽ “đầu” –là Đức Chúa Giêsu- đã lên thiên đàng, còn “thân mình và các chi thể” –là Hội Thánh và chúng ta- thì ở mãi trần gian này hay sao ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:00 11/05/2013
N2T

49. Tất cả thú vui xác thịt đều là như thế: khi đến thì dịu ngọt, xong việc thì khiến con bi thương.

(sách Gương Chúa Giê-su)
------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:02 11/05/2013
CHUYỂN Ý
Đọc Phúc Âm xong chuẩn bị giảng, cha sở thấy có những thanh niên đi ra khỏi nhà thờ ngồi bên ngoài tán dóc hút thuốc, ngài khó chịu muốn lên tiếng cho họ một bài học, nhưng ngài nhớ lại lời của Đức Chúa Giê-su: “Ta đến để tìm con chiên lạc...”
Thế là ngài chuyển ý vui vẻ chia sẻ rất sinh động bài Tin Mừng “con chiên lạc” vừa đọc.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một khuôn mặt truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 11/05/2013
VẼ VANG GIÁO HỘI VIỆT NAM

36. Linh mục Đinh Quỳnh Diệp, CSJB.
- Cha sở giáo xứ Giảng Mỹ (Chiangmei) và cha sở giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Trung Hoa, đảo Bành Hồ (Penghu), giáo phận Đài Nam (Tainan), Đài Loan.


Linh mục Đinh Quỳnh Diệp sinh năm 1974 là tu sĩ của Hội dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John the Baptist, viết tắt là CSJB), thuộc tỉnh dòng Đức Tin-Việt Nam. Sau khi học xong triết và thần học tại học viện Dòng Đa-minh-Việt Nam (liên kết với viện thần học Thomas Aquino-Phi luật Tân) thì đi truyền giáo tại Đài Loan.
Ngày 17/06/2009 thầy Đinh Quỳnh Diệp được đức giám mục Tô Diệu Văn của giáo phận đặt tay truyền chức linh mục tại trường trung học Vệ Đạo (Viator Higt School) giáo phận Đài trung, do dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả quản lý.
Sau khi chịu chức linh mục thì cha Quỳnh Điệp được bài sai đi làm mục vụ tại đảo Bành Hồ (Penghu) thuộc giáo phận Đài Nam, Đài Loan cho đến nay.
Hiện tại cha Quỳnh Điệp là cha sở của giáo xứ Giảng Mỹ (Chiangmei) và cha sở giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Trung Hoa, đảo Bành Hồ (Penghu), giáo phận Đài Nam (Tainan), Đài Loan.
Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.
Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô sẽ phong thánh cho Mẹ Laura Montoya, vị thánh tiên khởi của Colombia
Lã Thụ Nhân
03:02 11/05/2013
Ngày 12 tháng Năm sẽ là một ngày quan trọng trong lịch sử đất nước Colombia, khi Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho Mẹ Laura Montoya, vị thánh tiên khởi của quốc gia này.

Mẹ Laura Montoya sinh năm 1874 ở Jericó, Antioquia. Mẹ đã tận hiến đời mình để bảo vệ quyền lợi của người bản xứ Colombia. Năm 1914, Mẹ đã thành lập một dòng tu chuyên về giáo dục và đào tạo dành cho những người bị gạt ra bên lề xã hội. Công việc của Mẹ đã được chính quyền Colombia công nhận ngay khi Mẹ còn sống.

Ông German Cardona Gutierrez, Đại sứ Colombia cạnh Tòa Thánh cho hay: "Một điều thú vị đáng nêu ở đây là mối liên hệ giữa Tổng thống Eduardo Santos, là người đã lãnh đạo Colombia trong thập niên 1940 và Mẹ Laura. Tổng thống là bác của Mẹ. Thời đó, Tổng thống Eduardo đã trao cho cho Mẹ Laura huân chương Boyocá Thập Tự Bội Tinh, là huy chương cao quý nhất dành cho công dân Colombia. "

Dòng tu do Mẹ thành lập được biết đến với danh xưng là Dòng Thừa Sai Mẹ Laura hoạt động trên hơn 20 quốc gia ở Mỹ châu Latinh và Phi châu. Họ chăm sóc cho những người mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến như là "những kẻ bên lề" của thế giới.

Mẹ Laura cũng có một cảm nhận mãnh liệt như thế.

Silvia Correale, Cáo thỉnh viên án phong thánh cho Mẹ Laura Montoya nhận xét: "Mẹ Laura cảm nhận tình phụ tử của Thiên Chúa rất mãnh liệt. Và Mẹ nhận thấy Chúa mời gọi nơi Mẹ một tình mẫu tử thiêng liêng dành cho người bản xứ. Đó là điều đã thúc đẩy Mẹ tiếp tục công việc của mình".

Mặc dù Mẹ đã qua đời vào năm 1949, di sản của Mẹ vẫn tồn tại theo thời gian nhờ Dòng tu của Mẹ, cũng như thông qua hàng trăm bài suy niệm và các bài viết. Di sản của Mẹ còn đi xa hơn khi các tu sĩ truyền giáo của Mẹ đã thực hiện mạng lưới xã hội nhằm loan truyền những dấn thân xã hội của Mẹ Laura, vị thánh tiên khởi của Colombia.
 
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sự kiện Phatima
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
05:43 11/05/2013
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sự kiện Phatima

Trong cuộc đời làm giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho thấy, ngài có một mối liên hệ mật thiết với sự kiện Phatima. Nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Phatima, chúng ta dành một thoáng nhìn lại vài sự kiện nổi cộm liên quan đến Đức Mẹ Phatima, để từ đó, chúng ta nhận ra tình yêu của Mẹ Thiên Chúa, không chỉ nơi Đức Gioan Phaolô II mà còn trên cuộc đời từng người chúng ta.

I. BÍ MẬT PHATIMA.

Trước hết, ngày 26.6.2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II quyết định công khai hóa phần thứ ba (bí mật thứ ba) của sứ điệp Phatima – mà Đức Mẹ đã trao cho ba trẻ từ năm 1917 – bằng cách ủy quyền cho đức hồng y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin (sau này là giáo hoàng Bênêđictô XVI), công bố và giải thích cho toàn thể Hội Thánh (bí mật thứ nhất: mạc khải về hỏa ngục, bí mật thứ hai: mạc khải về chiến tranh thế giới lần II, đã được Đức Thánh Cha Piô XII công bố ngày 13.5.1942).

Nguyên văn bản dịch về bí mật thứ ba Fatima, do chính chị Lucia (một trong ba thị nhân nhìn thấy Đức Mẹ Phatima năm 1917) viết ngày 3 tháng 1 năm 1944 như sau:

“Con viết ra trong sự vâng lời Ngài, lạy Thiên Chúa của con, Ngài ra lệnh cho con làm việc nầy qua Ðức Giám Mục của giáo phận Leiria, và qua Ðức Maria, Mẹ Chúa và là Mẹ của con.

Sau hai phần (bí mật Fatima I và II ) mà con đã nói ra, chúng con đã nhìn thấy phía bên trái của Ðức Mẹ, và hơi cao hơn một chút, một Thiên Thần cầm một gươm lửa nơi tay trái; gươm nầy chớp sáng và chiếu ra những tia lửa dường như thể muốn đốt rụi thế giới; nhưng những tia lửa nầy bị tắt đi, khi gặp phải ánh sáng phát ra từ tay phải của Ðức Mẹ chỉ về phía Thiên Thần; Tay mặt của vị Thiên Thần chỉ vào trái đất, và vị Thiên Thần nói lớn: Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội! Và chúng con đã nhìn thấy trong một ánh sáng bao la là Thiên Chúa: "một cái gì giống như thể người ta xuất hiện trong tấm gương khi họ đi ngang qua nó" một vị Giám Mục mặc Áo trắng, "chúng con có cảm giác như thể đó chính là Ðức Thánh Cha". Nhiều vị giám mục khác nữa, những Linh Mục, những tu sĩ nam nữ, đang leo lên một núi dốc cao, trên chóp núi nầy có một cây Thập Giá lớn có thân sần sùi, giống như thể bằng cây sồi có vỏ cứng; trước khi lên đến nơi, Ðức Thánh Cha đi ngang qua một thành phố lớn phân nửa đã bị tàn phá và phân nửa bị rung động, Ðức Thánh Cha bước đi run rẩy, chịu đau đớn và sầu muộn, Ngài cầu nguyện cho những linh hồn của các người chết mà ngài gặp trên đường; khi lên đến chóp núi, quỳ gối phủ phục dưới chân Thập Giá lớn, ngài bị giết bởi một toán lính cầm súng bắn vào ngài và phóng các mủi tên vào ngài; và cũng bằng cách thức như vậy, hết người nầy đến người khác, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo dân thuộc hàng ngủ và địa vị khác nhau, cũng lần lượt bị giết chết nơi đó. Bên dưới hai cánh của Thập Giá, có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm nơi tay một bình thủy tinh, trong đó các vị hứng máu của những người tử đạo, và dùng máu nầy rảy lên các linh hồn đang tiến lên gần Thiên Chúa”.

Đức Gioan Phaolô II tin rằng, mạc khải thứ ba của bí mật Phatima liên quan đến chính bản thân ngài. Đó là lời tiên tri của Đức Mẹ dành cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Hình ảnh vị “Giám mục áo trắng” chịu đau khổ và run rẫy, rồi bị bắn khi đang cố gắng tiến về phía thánh giá Chúa Kitô, đó là hình ảnh ngài bị giết vào ngày 31.5.1981.

II. TIN VÀO ĐỨC MẸ PHATIMA.

Trong cuộc bị mưu sát ngày 31.5.1981 tại Quảng trường thánh Phêrô, dù bị bắn đến bốn phát súng 9mm, và hai phát súng trúng thẳng vào người Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, nhưng Đức Thánh Cha không chết, Người bị thương nặng và đổ gục xuống giữa cả một rừng người đang được người tiếp kiến.

Chính kẻ bắn vào Đức Thánh Cha cũng hết sức ngạc nhiên, anh ta không thể hiểu được vì sao Đức Thánh Cha không chết. Sự kiện lạ thường ngoài sức tưởng tượng này, đã xảy ra đúng vào ngày kính nhớ Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ ở Phatima, khiến Đức Thánh Cha nghĩ ngay đến Người Mẹ trên trời dấu yêu. Đức Thánh Cha kết luận: “Một người bắn, nhưng một người khác hướng dẫn đường đạn”. Và Đức Thánh Cha thêm: “Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi”.

Do sự kiện trên, đúng một năm sau ngày bị ám sát, Đức Thánh Cha đã hành hương đến Phatima để tạ ơn Đức Mẹ. Cũng vì thế, kể từ năm 2002, Đức Thánh Cha công bố ngày 13.5 hàng năm trở thành ngày lễ kính Đức Mẹ Phatima.

Cuộc đời của vị Giáo Hoàng thời danh Gioan Phaolô II, là một cuộc đời gắn kết mật thiết với Đức Nữ Trinh Maria, để cùng với Mẹ, tiến về Chúa Giêsu Kitô, con Mẹ. Bởi đó, nhìn vào cuộc đời của Đức Thánh Cha, ta không sợ sai lầm khi khẳng định: Người là vị Giáo Hoàng của Đức Mẹ, của riêng Đức Mẹ. Người đã làm tất cả mọi điều có thể để dâng kính Đức Maria, từ huy hiệu Giám mục, sau đó là huy hiệu Giáo Hoàng có khắc chữ “M”, chữ cái đầu của thánh danh Đức Mẹ, rồi khẩu hiệu Giám mục và Giáo Hoàng “Totus Tuus”, để nói lên lòng mong mỏi được Đức Mẹ cùng đồng hành, và phó thác cho Đức Mẹ đời mục tử của mình, đến sự kiện biểu lộ lòng biết ơn Đức Trinh Nữ, khi đặt lên chiếc triều thiên của tượng Đức Mẹ tại đền thánh Phatima ngày 13.5.1982, viên đạn lấy ra từ thân thể sau khi bị ám sát hụt, như một lời khẳng định với thế giới: Đức Mẹ đã che chở người thoát chết.

Càng tiến xa hơn nữa trong nghĩa cử tỏ lộ lòng yêu mến Nữ Vương Phatima, đó là cuộc hành hương cảm tạ tại đền thánh Phatima ngày 13.5.2000. Dịp này, Đức Thánh Cha còn nâng hai trẻ có liên quan trong sự kiện Phatima đã qua đời là Phanxicô và Giacinta lên bậc chân phước. Hành động phong chân phước những vị thánh trẻ này còn quan trọng hơn bất cứ lời khẳng định nào: Đức Mẹ đã thực sự hiện ra tại Phatima mà các thánh trẻ ấy là những thị nhân tỏ tường của Đức Mẹ, nay được vinh danh tren bàn thờ Hội Thánh.

Cũng trong ngày này, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Phatima chiếc nhẫn Giám mục quý giá do đức cố hồng y Stefan Wyszynski, Tổng giám mục thành Kracow dâng tặng lúc người được bầu làm Giáo hoàng ngày 16.10.1979. Như vậy, một lần nữa, Đức Thánh Cha tái khẳng định: Chính Đức Trinh Nữ Maria mới là người làm chủ triều đại giáo hoàng của người. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là người con thật hiếu thảo, thật hoàn hảo, thật xứng đáng với tình yêu của Mẹ trên trời, Đấng mà người chọn làm bổn mạng trong suốt quảng đời làm mục tử, nhất là trong 26 năm rưỡi trên chức vị giáo hoàng.

Bằng những biểu lộ đức tin vào sự kiện Phatima, Đức Thánh Cha còn cho thấy tình thương cao cả của Đức Mẹ dành cho đoàn con trần thế. Bởi năm 1917 là năm mà chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), bước vào giai đoạn đỉnh điểm khốc liệt. Những cuộc tàn phá, đau khổ, chết chóc, tù đày… diễn ra khắp nơi. Sự viếng thăm của Đức Mẹ tại Phatima nói lên hết tất cả tình yêu của Mẹ Thiên Quốc đối với đoàn con trần thế đang lâm cảnh tối tăm, u uất, đớn đau là cả một niềm yên ủi, một ơn ban bình an, một sức mạnh lớn giúp đoàn con vượt thử thách.

III. KẾT LUẬN.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là tấm gương cho chúng ta về lòng yêu mến Đức Mẹ. Suốt đời, ngài đã sống và hoạt động vì danh Chúa để làm người con thảo hiếu của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha muốn hiến dâng mình hoàn toàn cho Đức Mẹ. Khẩu hiệu Giám mục, và sau đó trở thành khẩu hiệu Giáo hoàng của ngài: Totus Tuus! (Tất cả con thuộc về Mẹ!) đã nói lên tất cả niềm tín thác và lòng yêu mến của ngài với Đức Mẹ. Ngài đã để cho Đức Mẹ lèo lái, dẫn dắt cuộc đời và sứ vụ của ngài. Ngài nhìn thấy thành quả mà Đức Mẹ thực hiện nơi tâm hồn chìm đắm trong cầu nguyện và suy tư của ngài. Ngài không rời xa Đức Mẹ. Ngài để cho Đức Mẹ chủ động trong công tác cai quảng Hội Thánh, để dù vui hay buồn, thành công hay thất bại, ngài có niềm an ủi thiêng liêng lớn lao từ người Mẹ trời cao diệu ngọt và ấm áp ấy.

Chúng ta hãy theo gương Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mà yêu mến và hết lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ. Hãy vững tin rằng, bất cứ ai phó mình cho Đức Mẹ, kẻ ấy không bao giờ thất vọng. Đức Mẹ là nguồn an ủi khi ta gặp phải thương đau. Đức Mẹ là chỗ dự vững chắc trên con đường trần giang gập ghềnh. Đức Mẹ là ánh sáng khi đời ta bị bao vây bởi sự tăm tối của thù ghét, bạo lực. Đức Mẹ là chỗ dựa khi ta rã rời, mệt mỏi. Đức Mẹ sẽ làm cho ta thêm tin vào Chúa, thêm hy vọng vào tình yêu của Chúa, khi đời ta phủ đầy nghi nan, thất vọng. Đức Mẹ sẽ dạy ta trên hành trình làm người, để suốt cuộc đời làm người, ta biết chọn lựa những gì hợp thánh ý Chúa. Đức Mẹ sẽ dẫn dắt ta đi, để không khi nào ta trật đường, sai phạm, và mất lòng Chúa…

Chúng ta hãy sống với Đức Mẹ từng phút giây đời ta, để mãi mãi ta không bao giờ mồ côi, nhưng luôn có Đức Mẹ là nhà bảo trợ, là chủ bàu cử cho ta trước tòa Chúa.

Có Đức Mẹ ta không còn sợ gì. Có Đức Mẹ ta sẽ chiến thắng mọi kẻ thù nơi trần thế. Có Đức Mẹ, Người sẽ là sức mạnh không hề lay chuyển của ta…

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
ĐTC tiếp kiến bề trên các dòng nữ: Chị em là những người mẹ thiêng liêng
Lã Thụ Nhân
06:12 11/05/2013
Hôm 08/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến hơn 800 Bề trên Tổng quyền các dòng nữ tại Vatican. Các vị là những đại diện của các dòng nữ khác nhau đang viếng thăm Rôma trong những ngày qua. Trước khi ban huấn từ, ĐứcThánh Cha đã đưa ra một vài nhận xét thân thiện về vị thư ký vừa mới được bổ nhiệm của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến.

Ngài nói: "Tôi muốn cảm ơn hiền huynh thân yêu của tôi, Đức Hồng y Joao Braz de Aviz vì những lời chào mừng của ngài. Tôi cũng rất vui mừng khi gặp vị Thư ký của Thánh Bộ, tên của ngài là Pepe".

Trong huấn từ của mình, Đức Thánh Cha đã nói về đức vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh. Ngài cho hay rằng lời khấn khiết tịnh có thể sinh hoa quả cho những người con thiêng liêng. Đức Thánh Cha nhắc rằng người sống đời thánh hiến không phải là người phụ nữ độc thân, nhưng là người mẹ thiêng liêng.

Ngài cũng nói về sự phục vụ, nhận xét thêm rằng mục tiêu hướng đến của những người sống đời thánh hiến không phải là sự nghiệp, mà là sự phục vụ. Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến tầm quan trọng của Giáo Hội, và nhấn mạnh rằng người ta không thể tách rời Chúa Giêsu ra khỏi Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các vị. Ngài nói: "Hãy mừng vui lên, vì thật là tốt đẹp khi theo Chúa Giêsu. Thật là đẹp khi suy tư về hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh của chúng ta, là một Giáo Hội theo phẩm trật".

Chủ đề của hội nghị mà các Bề trên Tổng quyền đến Rôma tham dự chính là sứ vụ của quyền bính theo tinh thần của Tin Mừng.
 
Đức Thánh Cha nói về truyền giáo: “Không dám bước đi vì sợ vấp ngã là sai lầm tệ hại hơn”
Lã Thụ Nhân
06:38 11/05/2013
Trong Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta hôm 08/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục các tín hãy noi gương Thánh Phaolô, một mẫu gương hàng đầu khi nói đến truyền giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Khi Giáo hội mất hết lòng nhiệt thành tông đồ, Giáo hội trở nên một Giáo hội ngừng trệ, một Giáo hội gọn đẹp. Một Giáo hội trông đẹp mắt đấy, nhưng không sinh hoa kết quả, vì không có can đảm vươn ra bên ngoài, nơi có rất nhiều người là nạn nhân của ngẫu tượng, của sự tục hóa, của những ý tưởng yếu kém về nhiều thứ".

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Giáo hội cần xây những chiếc cầu, thay vì xây những bức tường trong xã hội. Ngài nhấn mạnh thêm rằng sự thật chỉ được khám phá qua việc tìm kiếm Chúa Giêsu và dõi theo những bước chân Ngài. Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy xóa tan đi nỗi sợ phạm phải sai lầm.

Đức Thánh Cha giảng giải: "Anh em có thể nói ‘Nhưng thưa Cha, chúng con có thể vấp phạm sai lầm’. Tôi sẽ trả lời: ‘À, thế thì đã sao? Hãy tiến lên, nếu anh em vấp phạm, hãy đứng dậy và đi về phía trước, cứ như thế'. Những ai không bước đi vì sợ vấp ngã, thì sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng hơn".

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ có Đức Hồng y Francesco Coccopalmerio dâng lễ cho các nhân viên làm việc trong văn phòng Thống Đốc và Tòa Án thành Vatican
 
Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ: lời cầu nguyện chính thật sẽ mở lòng chúng ta
Bùi Hữu Thư
07:18 11/05/2013


2013-05-11 Vatican Radio

(Vatican Radio) Lời cầu nguyện chính thật sẽ mở lòng chúng ta cho Chúa Cha và những người anh chị em thiếu thốn nhất của chúng ta. Đây là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng Thứ Bẩy trong nhà nguyện của Domus Sanctae Marthae tại Vatican, với sự hiện diện của các nhân viên của Đoàn Cảnh Binh Vatican và một nhóm ký giả báo chí Á Căn Đình và gia đình của họ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha chú trọng vào Phúc Âm của ngày hôm nay, trong đó Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em xin Chúa Cha điều gì nhân danh Thầy, thì Người sẽ ban cho anh em.” Bình giải về lời Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói: “Có một cái gì mới lạ ở đây, một cái gì thay đổi: đây là một điều mới lạ trong kinh nguyện. Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta mọi sự, nhưng luôn luôn nhân danh Chúa Giêsu.” Chúa Kitô lên với Chúa Cha, Người bước vào “Thiên Đàng”, mở các cửa và để cho cửa mở rộng vì “Chính Người là cửa,” và “Người cầu bầu cho chúng ta,” “cho đến ngày tận thế”:

Người cầu cho chúng ta trước Chúa Cha. Tôi luôn luôn ưa thích điều này. Chúa Giêsu khi sống lại, có một thân mình tuyệt đẹp: các vết thương của roi đòn và gai nhọn đã biến đi. Tất cả những vết bầm tím vì bị tra tấn đã được chữa lành và tan biến. Nhưng Chúa vẫn luôn luôn giữ lại các vết thương [trên bàn tay, bàn chân và cạnh sườn], vì chính những vết thương này là lời cầu bầu với Chúa Cha. [Như là Chúa Giêsu đang nói,] ‘Nhưng… Cha hãy nhìn coi,’. .. người này đang xin Cha những điều này nhân danh Con, Cha nhìn coi.’ Đây là điều mới lạ Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta. Người cho hay điều mới lạ này: là phải trông cậy vào cuộc Khổ Nạn của Người, tin tưởng vào sự Chiến Thắng của Người đối với sự chết, tin tưởng nơi các vết thương của Người. Người là thầy cả và đây là của lễ hy sinh: những vết thương của Người – và điều này ban cho chúng ta niềm tin cậy, và can đảm để cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha ghi nhận là rất nhiều lần chúng ta chán nản khi cầu nguyện, ngài tiếp là cầu nguyện không phải là xin điều này hay điều kia, nhưng là “sự cầu bầu của Chúa Giêsu, trước mặt Chúa Cha đã bầy ra những vết thương để Chúa Cha thấy:

“Cầu nguyện với Chúa Cha nhân danh Chúa Giêsu cởi mở lòng chúng ta. Lời cầu làm cho chúng ta chán nản luôn luôn khép kín trong chúng ta, như những ý tưởng đến rồi đi. Nhưng lời cầu nguyện chính thật là việc làm cho chúng ta thoát ra khỏi chính mình để đến với Chúa Cha nhân danh Chúa Giêsu: [cầu nguyện đích thực] là một sự xuất hành để ra khỏi chính mình.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp lời để hỏi chúng ta làm sao “để nhận biết các vết thương của Chúa Giêsu trên Thiên Đàng,” và, “đâu là trường học,” nơi chúng ta học để nhận biết cac vết thương của Chúa Giêsu, những vết thương của sự cầu bầu của thầy cả? Đức Thánh Cha nói rằng có một sự xuất hành khác để đi ra khỏi chính chúng ta, và để đi tới những vết thương của tha nhân, của những người anh chị em thiếu thốn:

“Nếu chúng ta không thể thoát ra khỏi chúng ta để đến vói những người anh em thiếu thốn, những người bệnh tật, dốt nát, nghèo đói, bị khai thác – nếu chúng ta không thể thực hiện việc xuất hành ra khỏi chúng ta, và đi tới các vết thương này, thì chúng ta sẽ không bao giờ học biết sự tự do này để giúp chúng ta đi qua cuộc xuất hành ra khỏi chúng ta, để đến những vết thương của Chúa Giêsu. Có hai việc xuất hành: một để tới những vết thương của Chúa Giêsu, và một để tới những vết thương của các anh chị em chúng ta. Và đây là đường lối Chúa Giêsu mong muốn phải có trong kinh nguyện của chúng ta.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: “Đây là cách cầu nguyện mới mẻ: với niềm tin, và lòng can đảm để giúp chúng ta biết là Chúa Giêsu đang ở trước mặt Chúa Cha, cho Chúa Cha thấy những vết thương của Người; và giúp chúng ta có lòng khiêm tốn của những kẻ đi học cách nhận biết và tìm thấy những vết thương của Chúa Giêsu nơi những người anh em thiếu thốn, họ vẫn còn đang vác thập giá và vẫn chưa chiến thắng như Chúa Giêsu đã chiến thắng.”
 
Ngày Quốc Tế Truyền Thông đọc lại sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:50 11/05/2013
Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh, 12/05/2013, được Giáo Hội cử hành Ngày Quốc tế Truyền thông lần thứ 47 với chủ đề « Mạng xã hội : cánh cửa của sự thật và đức tin ; không gian mới cho việc rao giảng Tin Mừng » mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố vào tháng Giêng 2013. Sứ điệp này mời gọi người tín hữu sống với lục địa kỹ thuật số để làm chứng tại đó đức tin, niềm hy vọng và tình yêu của mình. Nhân dịp này chúng ta cùng đọc lại những điểm chính yếu của sứ điệp này.

Ngay trong phần đầu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương thức truyền thông thời hiện đại, mạng lưới internet, trong việc thiết lập quan hệ giữa con người với nhau qua việc chia sẻ các ý kiến, thông tin cho nhau.

Theo đó, để cho môi trường mới này thực sự trở nên hình thức đối thoại và tranh luận nhằm củng cố mối dây liên hệ giữa con người với nhau dẫn đến sự hòa hợp gia đình nhân loại trên diện rộng hơn, sứ điệp nêu ra những nguyên tắc cần phải được tôn trọng đối với việc sử dụng hình thức truyền thông mạng, bao gồm: tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sự thật và đời tư của từng cá nhân. Chỉ có thế những mối liên hệ trên mới trở thành tình bạn đích thực và những thông tin mới được gọi là truyền thông đúng nghĩa.

Trong khi tạo nên nhịp cầu nối kết tình bạn, các diễn đàn khác nhau trong mọi lãnh vực cuộc sống, truyền thông mạng trở nên nhân tố xây dựng xã hội loài người và thể hiện những khát vọng sâu xa của họ.

Điều mấu chốt để duy trì được sự thật và các giá trị mang tính nội tại, đồng thời tránh được sự lôi cuốn ồn ào mang dáng vẻ bên ngoài, đang cần đến những người dấn thân thực sự luôn ý thức về tầm quan trọng của đối thoại dựa trên lý trí và lập luận, từ đó hướng mọi người đến khát vọng cao đẹp nhất. Để đạt được như vậy, sứ điệp đặt ra nguyên tắc hành xử là phải viết tôn trọng ý kiến của người khác đặt trong bối cảnh nền văn hóa khác nhau.

Sứ điệp về truyền thông nhắc nhở các tín hữu rằng môi trường kỹ thuật số dù là một phần của cuộc sống, nhưng thực chất nó chỉ la một thế giới ảo. Do đó cần phải làm thế nào để mang vào thế giới này sứ điệp của Chúa Giêsu cùng với phẩm giá con người chứa đựng trong các giáo huấn của Ngài. Tuy nhiên môi trường mới mẻ này mang nơi mình ngôn ngữ thời đại, vì một thông điệp được phát đi từ nơi đây thường kèm theo hình ảnh và âm thanh. Điều này rất thuận lợi cho truyền thống của Kitô giáo, vốn mang rất nhiều yếu tố biểu tượng từ trong phụng vụ, kiến trúc nghệ thuật nơi các thánh đường, ảnh tượng thờ kính…Hơn nữa, Kitô giáo còn đi tiên phong trong các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc với mục đích diễn tả chân lý đức tin.

Một cách thức cụ thể, khi tín hữu chia sẻ về cội nguồn của mình, về niềm vui và niềm hy vọng gắn liền với Đấng giầu lòng xót thương được thể hiện của khuôn mặt Đức Giêsu, về những ưu tiên lựa chọn trong cuộc sống, về việc tôn trọng lắng nghe những vấn nạn và nghi ngờ của con người ngày nay trên con đường tìm chân lý, làm như thế dù không rao giảng cách trực tiếp Tin Mừng thì cũng đã trở nên chứng tá cho Tin Mừng. Tuy nhiên, sứ điệp cũng lưu ý các tín hữu rằng trong môi trường kỹ thuật số cũng không thiếu những kiểu nói năng hùng hổ, thích gây sự, và có sử dụng hình thức giật gân, thì cần phải có sự nhận thức một cách thận trọng, vì sự hiện diện của Thiên Chúa mà ngôn sứ Êlia nhận ra không phải trong cơn cuồng phong, nhưng là một cơn gió nhẹ thoảng qua.

Đối với các cộng đoàn tín hữu, thế giới mạng nối kết với các cộng đoàn khác trên thế giới và có thể trao đổi với nhau nguồn tài liệu đạo đức, phụng vụ…Riêng đối với từng cá nhân, các trang mạng mở ra một chân trời dẫn đến các chiều kích của đức tin. Hình thức mới mẻ này giúp họ tiếp cận với các dịp cầu nguyện, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa. Khi có sự trao đổi trước với nhau qua trang mạng sẽ giúp có cuộc gặp gỡ trực tiếp dễ dàng hơn. Trong khi sử dụng trang mạng để rao giảng Tin Mừng, có thể kèm theo lời mời gọi mọi người tham gia cử hành phụng vụ hoặc buổi cầu nguyện tại chính cộng đoàn giáo xứ của mình. Sứ điệp cũng nêu lên tầm quan trọng của hiệp nhất và sự gắn bó cần có khi tham dự hoặc tại nơi chốn cụ thể hoặc trên trang mạng để cho tình yêu của Thiên Chúa được nhận biết khắp nơi trên toàn thế giới.

Cuối cùng Đức Thánh Cha cầu chúc mọi tín hữu có sự đồng hành và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để trở nên những chứng nhân của Tin Mừng hầu đáp lại lời mời gọi đem Tin Mừng đi đến cho khắp muôn nước muôn dân của Đức Giêsu mà Ngài đã nói với các môn đệ của mình.
 
Loan báo Tin Mừng bằng các phương tiện truyền thông
LM. Phan Du Sinh
20:56 11/05/2013
Nhân ngày Quốc tế truyền thông năm nay, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội mời gọi mọi người trên khắp thế giới cùng tham dự vào “Mesa Comun” (Bàn ăn Chia sẻ). Sáng kiến cho phép các tín hữu của Giáo hội Công giáo chia sẻ các tài nguyên mục vụ dạng nghe/nhìn trên mạng.

Chủ đề của ngày Truyền thông năm nay: cửa ngõ của chân lý và đức tin; không gian mới để loan báo Tin mừng”, sẽ nêu bật việc sử dụng các trang mạng truyền thông xã hội, chẳng hạn như YouTube, Facebook, và Twitter, như những phương tiện loan báo Tin mừng trên khắp thế giới.

Hội đồng Giáo hoàng đang tiếp tục mở rộng lời mời gọi đến các Văn phòng Truyền thông xã hội của các Hội đồng Giám mục, các giáo phận và các cộng đoàn dòng tu để gởi các tài liệu của họ trước ngày 12/5, các tài liệu này sẽ được chia sẻ trên trang mạng chính thức.

Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội khẳng định: sáng kiến này là “Lãnh vực mới để hiệp thông và chia sẻ”.

Nguồn: Zenit 10/5/2013
 
Các linh mục Boston thông cảm cách hành xử của cảnh sát tại khu vực bị đánh bom Marathon
Lã Thụ Nhân
21:05 11/05/2013
Hai linh mục Công giáo bị từ chối cho tiếp cận hiện trường của vụ đánh bom Marathon, Boston cho hay họ hiểu được lý do tại sao cảnh sát không cho phép họ tiếp cận các nạn nhân bị thương của vụ đánh bom.

Cha Tom Carzon, OMV, nhận định rằng các tường thuật của giới truyền thông thể hiện sự căng thẳng giữa cảnh sát và các linh mục chỉ là sự nhầm lẫn. Ngài phát biểu với tờ Boston Pilot, là tờ tạp chí của Tổng Giáo phận, rằng ngài hiểu các cảnh sát viên mong muốn giữ mọi người tránh xa những khu vực vẫn được xem là các vùng nguy hiểm.

Cha John Wykes, OMV, một linh mục khác bị từ chối cho tiếp cận hiện trường, đồng ý rằng cảnh sát đã làm hết sức mình để ngăn chặn sự nguy hiểm và hỗn loạn ở hiện trường vụ đánh bom. Cha phát biểu với tờ The Pilot: "Nhưng tôi nghĩ rằng đã có một thời mà một linh mục nếu mặc áo có cổ cồn thì sẽ được cho vào hiện trường bất chấp tình huống xảy ra khẩn cấp hay khó khăn tới đâu". Cha Wykes đề nghị các linh mục phải được tạo cơ hội thi hành mục vụ trong các trường hợp khẩn cấp.

Tờ báo của Tổng Giáo phận tường thuật rằng các linh mục tuyên úy đã có mặt tại bệnh viện địa phương để ban các bí tích cho các nạn nhân còn sống sót của vụ đánh bom.
 
Top Stories
Pope Francis pays surprise visit to hospitalized Mexican Cardinal
Vatican Radio
17:59 11/05/2013
Vatican 2013-05-11 Pope Francis made a surprise visit to the Pius X clinic on the outskirts of Rome late Saturday morning to personally ascertain the well-being of one of his Cardinals.

Mexican Cardinal Javier Lozano Barragán, President Emeritus of the Pontifical Council for Pastoral Health Care, is in hospital following an operation. The Pope, who also spent time greeting Clinic staff, paid tribute to the testimony of faith of the Mexican Cardinal who turned 80 years old on January, 26.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng Sự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần II
Nguyễn Đức Vượng
10:28 11/05/2013
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang Houston, Texas, ngày 6/5/2013.

Đi đến đâu người ta vẫn thường khoe về cái nhất, nhất là khi nói đến biến cố di tản năm 1975, hàng 2 triệu người đã đến Hoa Kỳ. Đối với người Công Giáo Việt Nam đã có và góp mặt với đồng bào tại đây trong các thánh lễ, các sinh hoạt. Càng về sau, họ thành lập dần cộng đoàn dân Chúa và lấy một tên gọi, thường hay lấy tên Đức Mẹ Fatima, Lộ Đức, Mẹ Việt Nam và cái tên cụ thể nhất đó là Đức Mẹ La Vang. Không hẳn thế, nhiều cộng đoàn đã lấy tên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hoặc từng tên Thánh Tử Đạo tùy theo nơi chốn có đông người Công Giáo Việt Nam đã từng sống với làng mạc, xứ sở mà Vị Thánh này đã từng sinh sống và tử đạo.

Chúng con là những người sanh sau đẻ muộn đã vậy, chúng con còn đến đất Hoa Kỳ trễ nữa. Nếu ai biết hơn thì xin chỉ dùm về danh xưng hoặc về những Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tiên khởi tại Hoa Kỳ này. Có những cộng đoàn được thành lập rất sớm có thể vảo đầu thập niên 80. Vâng, chúng ta vẫn có thể nói Cộng Đoàn chúng tôi là Cộng Đoàn thành lập sớm nhất”. Nhưng để cho có một Giáo Xứ sớm nhất, bước từ Cộng Đoàn đi lên thì chúng con được chứng kiến và qua lịch sử ghi lại, ít nhất là 2 xứ đạo, đó là Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang tại tổng giáo phận Galveston-Houston. Dân chúng và linh mục đã có mặt và đặt chân tại đây. Bước đầu họ cũng lang thang đây đó từ nhà thờ, giáo xứ này đến giáo xứ khác để cùng nhau kinh nguyện, lễ lạc và các sinh hoạt hội đoàn đã được hình thành. Và đúng thế chỉ mới 20 gia đình cùng với cha Giuse Se Phạm Văn Tuynh, họ đã góp công sức và tài chánh để mua một mảnh đất và xây dựng một thánh đường. Vào năm 1985, số gia đình người Công Giáo Việt Nam này đã được đông hơn 300 gia đình là họ đã có được ngôi thánh đường với sức chứa 500 người và dĩ nhiên mỗi một sự kiện nào thì cũng phải được phép Đức Giám Mục địa phương mới có thể hình thành cộng đoàn và nhất là một giáo xứ được. Như thế chỉ trong vòng 1 năm Đức Giám Mục tại Galveston đã thấy sự trưởng thành của cộng đoàn thì cũng chấp nhấp nhận nâng lên thành giáo xứ và họ đã đồng tâm một lòng lấy tên Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang vào năm 1986.

Chúng con cũng được biết có một giáo xứ khác lấy tên là Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Vùng Hoa Thịnh Đốn) đó là Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo thuộc Giáo Phận Arlington, tiểu bang Virginia. Sở dĩ gọi là vùng Hoa Thịnh Đốn, vì Giáo Phận này chỉ cách Washington D.C trên dưới 15 phút lái xe. Giáo xứ này cũng đã có chiều dài lịch sử từ một cộng đoàn một số năm phải nay đây mai đó với vài chục gia đình cùng với cha Cố Đa Minh Trần Duy Nhất (Vị Tuyên Úy Quân Đội) và đến năm 1979 họ cũng đã có nhà thờ và được chuẩn nhận là một Giáo Xứ tại Virginia.

Không biết còn giáo xứ nào xuất hiện sớm hơn nữa hay không, nhưng chúng ta ít nhất cũng biết về 2 giáo xứ này được gọi là giáo xứ thể nhân và tòng nhân đầu tiên của người Công Giáo Việt nam tại Hoa Kỳ.

Chúng con đã từng được chứng kiến và tổ chức cho những ngày Đại lễ Các Thánh Tử Đạo, ngày Phong Thánh cho việc hành hương tại Washington. Mà năm nay khi về tiểu bang Texas, riêng với vùng đất Houston ít nhất cho đến nay đã có 4 thánh đường là giáo xứ và 5 cộng đoàn. Và giáo xứ chúng con về đã lấy tên Đức Mẹ La Vang làm bổn mạng được kể trên thì lại cũng là giáo xứ đầu tiên trong tổng giáo phận này.

Trải qua nhiều gian lao vất vả của các linh mục thay nhau chăm sóc giáo xứ, thì cha Giuse Phạm Văn Tuynh là người đã cùng với số giáo dân ngày ngày gia tăng chung vai đấu sức để dựng xây cho đến ngày hôm nay, một ngôi thánh đường 500 chỗ vào năm 1985. Nay, được dùng làm 20 phòng học cho chương trình Việt Ngữ và Giáo Lý. Một hội trường, có sức chứa 700 người, một tu xá và nhà xứ đã được cha cố Vincente Nguyễn Hữu Dụ xây dựng. Tiếp tục sự lớn mạnh của giáo xứ, cha Anthony Đào Quang Chính đã hình thành một ngôi thánh đường mang mầu sắc Á Đông với sức chứa 1200 chỗ. Đến thời gian cha Đa Minh Trịnh Thế Huy đã xây dựng một khu nhà được gọi là khu Nhà Lều có sức chứa hơn 2000 người cho mỗi dịp hội chợ, văn nghệ hay bất cứ sinh hoạt nào. Tiếp đó chính cha đã cùng với sự đóng góp rất mạnh mẽ đã xin phép và xây một nguyện đường với sức chứa khoảng 200 người cho các thánh lễ hàng ngày và điều đặc biệt đó là Linh Đài Đức Mẹ La Vang. Và, vào ngày 01/01/2011 Đức Hồng Y Daniel thuộc tổng giáo phận đã đến thánh hiến Linh Đài này và được gọi là Linh Đài Đức Mẹ La Vang, với hình dáng họa theo Linh Đài Đức Mẹ La Vang tại Quảng Trị Việt Nam, 3 cây đa, một tượng Đức Mẹ thật cao lớn, và linh đài này với số người đến dự có sức chứa trên 10,000 người.

Tổng số đất nơi đây là 24 mẫu tây, thì đâu kém khu vực Linh Địa La Vang tại Quảng Trị nếu được phép so sánh. Hoặc nếu được so sánh với Đại hội Thánh Mẫu tại Missouri nơi quý Cha Dòng Đồng Công tổ chức hàng năm, thì phải nói không đáng gì vì nhiều yếu tố như đất đai, Dòng Đồng Công đã có hàng trăm mẫu tây đất ngay một lúc, giáo xứ Đức Mẹ La Vang mua đất dần từng mẫu tây mỗi khi có tài chánh. Về nhân sự, quý cha Dòng Đồng Công đã có một tỉnh dòng sống cùng một nhà để phục vụ cho khách hành hương đến tham dự Đại Hội hàng năm. Do vậy, tăng dần cho đến nay hàng trăm ngàn người “trảy hội lên đền vào đầu tháng 8. Còn giáo xứ Đức Mẹ La Vang mặc dầu có thời gian của chiều dài lịch sử nhưng từ một cha xứ với con dân và những điều kiện khác nhau nên đã bắt đầu từ những con số rất ít.

Mặc dầu không so sánh nổi với những tổ chức đầy sự hiểu biết và kinh nghiệm của quý cha, quý thầy. Giáo xứ Đức Mẹ La Vang phải trải qua rất nhiều vất vả. Mỗi lần muốn tổ chức một sự kiện lớn, vì đa số mọi người giáo dân vì phải kiếm cơm độ nhật nên những việc làm, đóng góp hy sinh đa phần là vào chiều tối. Nhưng đúng là nhờ sức mạnh của hợp nhất, yêu thương, nhờ những bảo trợ lớn nhỏ, từ trong đến ngoài giáo xứ và nhất là nhờ sức mạnh lớn hơn nữa đó là lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa qua người Mẹ Kiều Diễm, một người Mẹ đã hiện ra bằng hình hài và chất sống của dân tộc Việt Nam; thế nên Đức Maria Thánh Mẫu La Vang, như chúng ta đã biết không những che chở bao người đi trước trên quê hương, nay còn đồng hành với con cái Ngài nơi đất khách. giáo xứ đã lấy tên mẹ La Vang làm bổn mạng như giáo xứ này.

Sau khi được thánh hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang, Cha quản xứ Giuse Đỗ Văn Chung đã bắt đầu tổ chức 3 ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần đầu tiên vào đầu tháng năm, năm 2012. Một khởi điểm rất quan trọng. Có thể kỳ Đại hội năm 2012 ít hơn số lượng người như năm 2013 này nhưng đã làm nền tảng cho việc tổ chức năm nay và mai sau.

Chỉ cách 3 tháng trước Đại Hộ,i một cuộc họp hội đồng mục vụ, hội đồng tài chánh và quý ban ngành đoàn thể, ca đoàn và các chi tộc đã chọn chủ đề “ Cùng Các ThánhTử Đạo Về Bên Mẹ La Vang” với lý do năm nay kỷ niệm 25 năm Đức Chân Phước Gioan Phao Lô đệ nhị phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988.

Vì biết rằng có nhiều lãnh vực còn non yếu và thiếu thốn nên việc tổ chức được đặt trọng tâm vào ba thành phần chính: Những giáo xứ có quý cha dòng Đa Minh đang coi sóc, quý giáo xứ, cộng đoàn thuộc tổng giáo phận Galveston Houston và quý liên hội đoàn, liên phong trào trong tổng giáo phận.

Cùng với sự sắp xếp, phân chia nhân sự để lo mọi mặt từ việc xin bảo trợ, nói chuyện trên đài, về phụng vụ, hoa nến, xe bông, kiệu các Thánh Tử Đạo, Kiệu Chúa, Kiệu Đức Mẹ, khuôn viên cuộc rước, chỗ đậu xe, an ninh khu vực, với những chỗ ngủ nghỉ cho khách từ xa tới, cùng mọi sự tiếp đón … Nói chung tất cả đã được ổn đỉnh qua những thư mời và chương trình được gửi đến từng gia đình và đến những nơi định mời.

Quý cha bề trên hết lòng thương giúp gọi mời quý giáo xứ có anh em Đa Minh đang giúp; quý cha xứ các giáo xứ trong tổng giáo phận hô hào và mời gọi; quý cha tổng linh giám, tổng tuyên úy quý liên hội liên đoàn trong tổng giáo phận như Phong Trào Fatima, Liên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Gia đình Curia Lêgio Maria, Cursilo, Liên Huynh Đa Minh. Nhất là những vị giảng thuyết nổi tiếng như Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương đến từ Calfornia; Cha Giuse Vũ Thành, cựu đại diện đức hồng y, ngài cũng là nhà sử học nghiên cứu về các Thánh Tử Đạo Việt Nam; Thầy Phong Dòng La San thì không chỗ nào có giới trẻ mà các em không biết Thầy; đặc biệt hơn cả, một nhà giảng thuyết hùng hồn, có tài ăn nói, trí nhớ sắc sảo, hiểu biết sâu rộng về mọi mặt nhất là mối tương quan giữa nhân sinh quan ngoại quốc và truyền thống dân tộc Việt, đó là Cha Giáo sư Mathêu Nguyễn Khắc Hy Dòng Xuân Bích với 4 buổi hội thảo đông kín người.

Khi chỉ còn 9 ngày, cha xứ đã mời gọi mọi người cầu nguyện thật nhiều trong các giờ kinh nguyện trong gia đình, các thánh lễ nơi nhà thờ cho sự thành công của những ngày Đại Hội Thánh Mẫu, và đã xẩy ra đúng được như thế và còn hơn thế nữa.

1. Vấn đề thời tiết, theo dự báo, chắc hẳn ai ở Houston đều biết sự lụt lội trong tuần trước tại Miền Tây Nam Thành Phố Houston. Biết được thời tiết là không có mưa, mọi người đều vui mừng quá bội nhưng nghiệt ngã thay những trận cuồng phong từ phía bắc thổi đến muốn bay người và dĩ nhiên treo gì, buộc gì thì rơi nấy. Những việc giăng mắc cờ, bảng hiệu chào đón không sao làm nổi, những chíếc lều dựng để làm nơi trưng bày ảnh tượng cứ tối cắm thì sáng bung, phải thay ít nhất hai lần và sửa chữa liên tục mới có nơi trưng bày kỷ vật; Một sân khấu được một người thợ chuyên nghiệp hy sinh bay từ Virginia về cùng với những nhà thợ mộc chuyên nghề đã hình thành nơi đứng cho 250 ca viên phải vất vả lắm mới hoàn tất vì gió bão thổi không biết chiều nào. Nhưng vào trước thánh lễ “ Các Thánh Tử Đạo Về Bên Mẹ La Vang” chiều thứ sáu, trong bài hát ‘Các Thánh Tử Đạo việt Nam”. Từng hồi chuông rung lên, từng hồi trống vang lên… thế là gió bão im hơi, lặng như tờ cho đến sáng Chúa nhật, với một thành lễ bế mạc thật mát mẻ, trời trong xanh, làn gió nhẹ như khí hậu mùa xuân của Đà Lạt mộng mơ hôm nào. Làm sao tưởng tượng nổi một phép lạ cả thể về thời tiết như thế.

2. Khách hành hương về dự Đại Hội, nhờ sự hướng dẫn của quý cha, quý liên hội đoàn trong ngoài giáo xứ và giáo phận, năm nay được nhiều khách hành hương về: Từ Việt Nam, Canada, Florida, California, Kansas, Wichita, Indianna, Philadelphia, New York, Lousianna, Washington D.C, Austin, Dallas, Chicago…. đặc biệt là một phái đoàn đông đảo, hùng mạnh đến từ giáo phận Arlington Virginia với số lượng 70 người đã được cha chính xứ Phêrô Hoàng Văn Thiên hướng dẫn, ngoài việc đi sớm, đi riêng còn có nguyên 1 chuyến bay 30 người đã đến phi trường Geoge Bush có cha xứ, cha phó, quý thành viên hội đồng mục vụ, tài chánh ra tận phi trường để đón tiếp… Nhờ việc đến từ các nơi nên số lượng người năm nay được biết là tăng gấp bội, vào buổi chiều thứ sáu có độ khoảng 2,000 người, chiều thứ bảy 3, 000 người và sáng Chúa nhật khoảng 3,500 người.

3. Những thánh lễ và những cuộc hội thảo: Để dẫn đến những thánh lễ thì đã có những cuộc hội thảo đông nghẹt người và sôi nổi không những do những vị giảng thuyết nhưng còn do những MC chuyên biệt của những dịp hội chợ trong năm nay biến thành MC của những buổi hội thảo thật sinh động. Những buổi giảng thuyết nhạy bén, sâu sắc và thực tế làm cho cả già lẫn trẻ say sưa, tấm tắc khen ngợi. Dĩ nhiên trước các thánh lễ đều có việc rước như tối thứ sáu: Thánh Tâm Chúa, Các Thánh Tử Đạo Việt nam với 12 xương thánh của 12 chi tộc. Nhờ sự hiện diện của 4 nơi đông đảo, đó là thành phần dân Chúa của giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Giáo xứ Lộ Đức ( giáo xứ bên cạnh). Cha xứ đã cho nghỉ lễ, và chầu để giáo dân cùng nhau đến tham dự hội thảo, rước và dự lễ khai mạc. Ngoài ra còn có giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Galveston, Houston, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo giáo phận Arlington Virginia, cộng đoàn Đức Mẹ Fatima đã cùng bên tượng Chúa, các Thánh Tử Đạo đã cùng với toàn thể giáo dân tham dự một cuộc rước rất đông. Sau đó là thánh lễ khai mạc với sự chủ tế của đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương và bài giảng thật cô đọng và sâu sắc của cha giáo sư Mathêu Nguyễn Khắc Hy, làm cho mọi người không còn biết trời nóng hay lạnh nữa vì tất cả đều được sưởi ấm từ trong tâm hồn. Sau thánh lễ, dân chúng đước hôn xương thánh trong nguyện đường, còn đoàn người đã theo hội múa lân tinh nhuệ của giới trẻ giáo xứ, những tràng pháo nổ thanh vang đưa mọi người đến Nhà Lều để dùng bữa tối với phần văn nghệ cho mãi tới 11 giờ đêm mọi người mới cảm thấy vừa hết một buổi chiều tối thật no lòng và no dạ. Và dĩ nhiên, sáng ngày thứ bảy, từ 10 giờ 45 các cuộc hội thảo liên tục của người lớn, người già và các em thiếu nhi đã rầm rộ đi qua đi lại để tham dự theo giới tuổi của mình: các em thiếu nhi trên dưới 1000 em đã rất thích thú với lời giảng của Thầy Phong và họ đã cùng với cha mẹ đi dự cuộc rước chung quanh khu vực thánh đường và linh đài rồi cùng tham dự thánh lễ đại trào do đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương chủ sự và giảng thuyết, mặc dầu là dài đối với các em nhưng các em đã tỏ ra rất vui khi được hỏi đến.

4. Các thánh lễ của liên hội đoàn sáng thứ bảy: Từ đức cha Đa Minh, quý tu sĩ nam nữ đã hiện diện tại Nguyện Đường từ lúc 6 giờ 30 sáng; bên nhà thờ lớn có Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cũng bắt đầu từ 6 giờ 30 sáng; tiếp đến là Liên Hội các Bà Mẹ, Curia Legio, Liên Huynh Đa Minh, Cursilo và thánh lễ kính lòng thương xót Chúa thật đông đảo người tham dự do quý cha tổng linh hướng, tổng linh giám và cha Mathêu Nguyễn Khắc Hy chủ tể. Đây là lần đầu tiên quý liên hội đoàn được đến với nhau và sau thánh lễ có những buổi gặp gỡ thật chân tình.

5. Ca đoàn Tổng hợp Mẹ La vang: 1 tháng trước, các ca trưởng đã họp, chọn bài và gửi đi qua hệ thống mạng (Net) đến những người muốn tham dự. Với 3 buổi tổng dợt, các ca đoàn trong giáo xứ như Cung Trầm, Thành Tâm, Tri Ân, Đức Mẹ La Vang, Thanh Niên Ánh Sáng và Đồng Tâm đã bỏ rất nhiều thời gian, nỗ lực tập dợt nên khi cùng tổng dợt, nhất là buổi cuối cùng với anh chị em ca trưởng hay ca viên từ các nơi đã có được một ca đoàn Tổng Hợp Đức Mẹ La Vang trên dưới 200 người. Họ đã hát vang lên những lời ca thắm thiết làm cho mọi người đều nhận thấy một thánh lễ đầy sức sống và trang trọng,

6. Kiệu; 5 Kiệu Hoa với 5 sắc: Trắng, đỏ, xanh, tím và vàng đã được ban cắm bông trong ngoài xứ, các chị đã xúm nhau lại mỗi người một việc nên đã hình thành 5 kiệu rất đẹp mắt và vấn đề quan trọng là các Kiệu Thánh Tâm Chúa, với anh em Liên Minh Thánh Tâm; kiệu các Thánh Tử Đạo, với anh chị em 12 Chi Tộc; và Kiệu Đức Mẹ, được ban cắm bông trang trí đã đẹp tuyệt vời trong ba ngày kiệu và rước. Cuối cùng, mọi cành hoa trên các Kiệu đã được chia cho các khách dự Đại Hội cầm về như hành trang đi đường.

7. Chương trình văn nghệ: Tất cả các bữa ăn và tối đều có chương trình văn nghệ vừa do các các đoàn, hội đoàn trong xứ, còn có những ca sĩ thượng thặng từ Cali về phục vụ cho mọi người vừa dùng cơm ngon miệng lại còn được nghe những tiếng hát ngọt ngào,tiếng đàn, âm thanh đặc sắc làm cho mọi người đều được ngồi nghỉ ngơi, ăn uống và lắng nghe thoải mái. Cũng thế, đây là cơ hội cho mọi người có dịp gặp gỡ hàn huyên, có nhóm đã cắm lều trên phần đất trống để nghỉ ngơi chuyện vãn tại đây.

8. Thức ăn và uống: các hội đoàn nấu rất ngon, vì giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã 17 năm tổ chức hội chợ và đi Misouri, và với số người tham dự rất đông; được biết còn hơn cả số người dự hội chợ đầu tháng 10 nên thức ăn không đủ cung cấp cho buổi tối thứ bảy. Nhờ chương trình văn nghệ đắc sắc hát về Chúa, về Mẹ về tình yêu nên mọi người tha thứ và bỏ qua cho những thiếu sót đã xảy ra.

Cuối cùng với một thánh lễ thật đông đáo bế mạc do đức cha Goege Sheiltz thuộc tổng giáo phận Galveston chủ tế và giảng thuyết đã đuợc mọi người mộ mến vì những chia sẻ rất gần gũi và thực tế như một người cha chung, còn thật khiêm nhường xin “những người Việt Nam là con cái Mẹ La Vang hãy làm chứng Tin Mừng cho những người ngoại quốc bằng việc tham dự thánh lễ, bằng những việc bác ái và tham gia vào các giá trị nhân bản để làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên phần đất mình đang cư ngụ”.

Những tràng pháo tay, những chùm bong bóng, những hồi chiêng trống và những cuộn pháo nổ thật dòn, đã đưa những lời nguyện cầu của mọi người từ khắp nơi gửi đến, cũng như những lời cầu của trên dưới 3500 người tham dự dâng lên trời cao tung bay trong gió nhẹ, mát mẻ và bầu trời trong xanh của nền trời Houston chưa từng có bao giờ. Đúng là một cuộc hành hương về Đại Hội Thánh Mẫu Mẹ La Vang thành công mỹ mãn với câu nói thật đúng “Làm bởi ta, cho bởi Chúa”.

Quý cha trưởng ban tổ chức đã trân trọng dâng lên lời tạ ơn Chúa và tri ân muôn người và cuối cùng mọi người ra về trong bình an nhờ anh chị em an ninh trật tự, nhờ những thiện nguyện viện âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đến để phục vụ. Đúng là “ Về Bên Mẹ Con Sẽ Bình An.”

Xin bấm vào đây để xem những hình ảnh về Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ II do nhiếp ảnh gia Joseph Ký Nguyễn thực hiện:



http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633433172294/




http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633416474165/




http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633431071101/




http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633453322593/
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
10:07 11/05/2013
Sáng thứ Bảy 11/05/2013 các hội viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự buổi tĩnh tâm thường niên.

Xem hình ảnh

Khai mạc buổi tĩnh tâm, chị Hà Trí Tri Hội Trưởng chào mừng Cha Linh hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Phêrô Đặng Đình Nên và tất cả mọi người đồng thời giới thiệu Cha Giuse Đinh Thanh Bình từ tiểu bang Melbourne đến giảng thuyết với đề tài “ 10 Giá Trị và Vai Trò Của Người Mẹ Công Giáo Việt Nam” Cha trích dẫn những mẫu truyện trong thực tế và áp dụng môi trường sống hiện tại bây giờ để nói lên những ưu tư của các bà mẹ Công Giáo Việt Nam.

Sau giờ dùng cơm trưa, Cha đưa 5 câu hỏi để các chị em hội viên chia nhóm cùng hội thảo với nhau và phát biểu chia sẻ cảm tưởng của mình để xây dựng và phục vụ. Sau đó Chị Hội Trưởng Hà Trí Tri tuyên đọc lại tiểu sử thành lập Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney và giới thiệu quý Ban Chấp Hành Chi Hội tại các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng, đồng thời giới thiệu Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Melbourne và Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Đức Mẹ Thuyền Nhân tiểu bang Nam Úc (Adelaide) lần đầu tiên đến Sydney tham dự ngày Tĩnh Tâm.

Chị Hội Trưởng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc Maria Đặng Thị Chi ngỏ lời chào mừng quý Cha và các chị em hội viên và tường trình về Hội đã thành lập và sinh hoạt ở Adelaide Nam Úc kế tiếp chị Hội Trưởng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Melbourne Têrêsa Đinh Thị Ngoan cũng tường trình về Hội đã thành lập và sinh hoạt ở Melbourne.

Sau đó Cha Linh hướng Đặng Đình Nên và Cha Đinh Thanh Bình cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ, chị Lucia Nguyễn Thị Hồng Hội Phó thay mặt Ban Chấp Hành lên ngỏ lời cám ơn Cha Giuse Đình Thanh Bình đã thương mến Hội đến từ Melbourne để giảng thuyết giúp cho các chị em hội viên có thêm những kiến thức hiểu biết để chu toàn bổn phận làm vợ và làm mẹ. Sau cùng Cha Linh hướng Đặng Đình Nên cũng ngỏ lời cám ơn Cha Đinh Thanh Bình đã giúp giảng thuyết cho Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Sydney và Cha cũng cám ơn tất cả mọi người cũng hy sinh dành nhiều thời giờ quý báu đã đến đây tham dự ngày tĩnh tâm.

Thánh lễ kết thúc Cha Nên và Cha Bình làm phép ảnh Thánh nữ Monica là Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam và phát cho tất cả các chị em hội viên để làm qùa nhân dịp ngày Mother’s Day.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
17:50 11/05/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Lễ Chúa Về Trời Năm C 12-5-2013

“Trông Em xinh xinh mắt tình tình,”
“Đôi môi tươi tươi, má hồng hồng.
“Mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng.”
(Võ Đức Phấn – Cùng Một Kiếp Hoa)
(2Thes 1: 3-4)

Hát những lời, tựa hồ: “Đôi môi tươi tươi má hồng hồng”, “mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng”, rồi gọi đó bằng tựa đề: “Cùng Một Kiếp Hoa” thì ôi thôi, đúng là lời thơ, và ý nhạc rất “mê tơi”. Mê tơi, điều mà bần đạo muốn nói không phải là trạng thái tâm hồn rất choáng váng, mê mẩn, dồn dập những mê say; mà chỉ là động thái rất tâm tình mà người đặt nhạc còn cứ hát:

“Đôi mi cong cong sắc huyền huyền,
Tay em bon bon thoáng nhìn đời,
Mắt thấy ướt luôn như đắm lệ từ lâu.”
(Võ Đức Phấn – bđd)

Tâm trạng và cảnh huống của các vị mang nặng “một kiếp hoa” đến như thế, có là trạng huống của các bậc nữ lưu vị vọng xuất hiện ở Tin Mừng có nhiều không? Hỏi như thế, không có nghĩa phải có câu trả bằng lời ngay tức khắc. Như câu hỏi, một lần nữa được gửi đến đấng bậc nhà Đạo ở Sydney với lời lẽ cũng tự nhiên của vị độc giả nhiều lần thực hiện “đàng thánh giá” vào những ngày Tuần thánh, cũng thắc mắc.
Thắc mắc rất mực, như câu hỏi đơn sơ tốt lành của người mộ đạo, mộ cả người đi Đạo có những hành xử đạo hạnh, như sau:

“Mỗi lần thực hiện các chặng đàng thánh giá theo chân Chúa đi vào khổ đau, phiền sầu, bản thân con vẫn bị “lung khởi” bởi sự kiện xảy ra ở chặng đàng thứ sáu, qua đó thấy có bà Vêrônica lấy khăn cho Chúa lau mặt. Con có đọc Tin Mừng nhưng lại không thấy nói gì về việc này. Vậy, theo cha, truyện kể ở 14 chặng đàng thánh giá, có thật chăng? Truyện này dựa trên cơ sở nào? Con hỏi để biết chứ không muốn làm khó cha đâu, Xin cha tha lỗi.”

Cha có tha hay không, trước hết, vẫn mời bạn mời tôi, ta nghe thử một truyện kể cũng hơi bị “hư cấu” một chút, nhưng vẫn nói lên được đôi điều, rất như sau:

“Người con trai nọ, thấy mình không còn khả năng nuôi nổi mẹ già được nữa, anh bèn quyết định cõng mẹ lên núi bỏ đó, sống một mình. Tối đến, người con nói với mẹ: “Con cõng mẹ lên núi đi dạo một chốc cho nó thoáng, mẹ nhé!” Bà mẹ lấy hết sức bình sinh đeo lên vai của con mình một bao vải cũng không nặng. Trên đường dốc đi lên, anh ta nghĩ mình phải leo lên chỗ nào rõ thật cao mới bỏ mẹ xuống để mẹ không tài nào về được nhà mình.

Bỗng anh nhìn trên vai mình thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải suốt đoạn đường đi, quá tức giận anh bèn hỏi mẹ:
-Mẹ rải đậu lên đồi để làm gì thế?
Câu trả lời của người mẹ đã khiến anh bật khóc:
-Ngốc ạ! Mẹ sợ lát nữa “còn mỗi mình con đi xuống núi sẽ lạc đường. Con tuy lớn xác là thế vẫn là con nhỏ của mẹ, Đi hết cuộc đời mình, lòng mẹ vẫn ở với con, và theo con.”

Lòng người mẹ đối với con, vẫn không khác lòng người nữ phụ trên đường tiễn đưa Chúa đi vào chốn lặng thinh, im ắng, đầy khổ đau. Và lời đáp của đấng bậc về sự kiện “Vêrônica”, như sau:

“Sự kiện được kể ở chặng đàng thứ 6, có bà Vêrônica lấy khăn vải lau mặt Chúa trên đường Ngài đi lên núi Canvariô, để lại thánh tích in trên đó. Sự kiện này, dĩ nhiên không mang tính sử học nào để ai đó có thể kiểm chứng, nhưng truyền thống Giáo hội vẫn kéo dài nhiều thế kỷ, suốt chặng đường.

Thật ra thì, tên gọi “Vêrônica” từ tiếng La tinh dọi về lại ngôn ngữ Hy Lạp có các bà mang tên, như: Bêrênicê hoặc Bêrônika, nhưng truyền thống khi xưa vẫn cứ quay về với tiếng La tinh có chữ “vera” tức rất thật. Và, ngôn ngữ Hy Lạp lại có tiếng “eikona” tức: ảnh hình, tượng mẫu, để cắt nghĩa rằng: tên của nữ phụ hôm ấy là hình ảnh rất thực hoặc mẫu tượng chính xác qui về người nữ từng đưa khăn cho Chúa lau mặt, đầy mồ hôi cùng máu.

Tác giả Eusebius ở Xêdarê trong cuốn sách ông viết có tựa đề “Historica Ecclesia”, tức: “Lịch sử Hội thánh” ở đoạn VII câu 18 có gán tên Vêrônica cho nữ phụ được Chúa chữa lành khỏi chứng “rong huyết” ở Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 9 câu 20. Dù, truyền thống phương Tây vẫn coi nữ phụ này là Mác-ta thành Bêtania. Nhưng, tên của chị Vêrônica đã thấy xuất hiện vào thế kỷ thứ tư ở bản văn ngụy tạo với tên gọi như Acta Pilati, tức: Hành quyết của Philatô.

Thời Trung cổ, cũng có một số bản văn nêu tên Vêrônica kèm theo chuyện khăn lau mặt Chúa. Trong số đó, có sách lễ cổ mang tên Augsburg có ghi lễ kính thánh “Vêrônica và mặt Chúa ướt đẫm”. Tác giả Mátthêu thành Westminster cũng nhắc đến sự kiện về “Bức hình in mặt Chúa gọi là khăn Vêrônica” và dần dà, chúng dân lại đã lẫn lộn tên của khăn này với tên của phụ nữ.

Truyện kể về bà Vêrônica đã trở thành câu chuyện truyền thống khá ăn khách trong giới nhà Đạo. Có truyện còn kể rằng bà Vêrônica ấy đã mang tấm khăn chùi có diện mạo Đức Kitô trên đó, về Rôma rồi dùng nó làm phương sách chữa bệnh cho Hoàng đế Tibêrius (14-37). Bà Vêrônica từ đó được coi như đã xuất hiện ở Rôma vào thời thánh Phêrô và Phaolô sinh hoạt giảng rao, và rồi bà cũng qua đời tại đây…

Ở vào trường hợp nào đi nữa, khăn lau chùi này vẫn còn giữ và trưng bầy tại Rôma cho mọi người đến kính viếng….” (xem Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 07/4/2013, tr.18)

Khăn chùi để tỏ lòng cung kính hay lòng mẹ để tưởng niệm, thì như thế. Tình người nữ phụ Do thái tên Vêrônika, vẫn như vậy. Như thế và như vậy, là tâm là tình của nữ phụ ở mọi thời. Không chỉ ở mỗi thời của Chúa, mà cả thời hôm nay, nơi xứ Úc này hay đâu đó, rất Tây Tàu, như sau:

“Chuyện tôi sinh cháu Hồng Ân, cũng giống như chuyện phép lạ xảy ra ngày lễ Giáng Sinh, Chúa xuống trần. Cũng tựa hồ Đức Nữ Trinh Maria và phụ nữ khác, tôi cưu mang cháu chín tháng mười ngày rất ấn tượng; nhưng tôi ngày sinh cháu còn ấn tượng hơn, là vì nó đã thay đổi đời tôi rất nhiều thứ, cả đến quá trình lý lịch của tôi nữa, cũng đổi thay. Thoạt vào lúc thấy rõ bụng bầu của tôi cứ tăng dần, tôi đã bắt đầu nghĩ đến đứa trẻ, tức con người khác mà tôi sẽ mang đến cho thế trần này. Tôi đã bắt đầu nhìn về người khác, nhất là các phụ nữ cũng mang bầu như tôi, bằng cặp mắt rất khác, tức: bằng ánh nhìn nghiêm túc và phải lẽ, vẫn trông đợi điều tốt đẹp xảy đến với người và với mình. Và từ đó, tôi cũng đã bắt đầu mơ và tưởng đến đứa con gái trong bụng mình, những mong đem lại cho cháu trọn tình thương mà trước đây tôi ít khi nào có, với người khác….” (x. Ann Rennie, A Woman for All Seasons, Australian Catholics, Christmas 2008, tr. 7)

“Tình thương yêu tôi có với người khác”, có lẽ đây chính là đặc điểm làm nên sắc thái của người nữ, trong đời người. Chả thế mà, người nghệ sĩ lại cứ hát về người phụ nữ nào đó đã đi qua trong đời mình, bằng những câu để hát tiếp:

“Trông em đi tha thướt dường nào,
Đôi khi em mỉm cười vườn hoa kia thơm nở.
Lả lướt phất phơi tà áo dáng đi thêm dịu dàng
tựa cành hoa trước gió…”
(Võ Đức Phấn – bđd)

“Cành hoa trước gió”, những thoảng hương thơm “dáng đi thêm dịu dàng”, nhất nhất đều là những dáng những điệu mà người xưa gọi là “yểu điệu Thục nữ”, hay cái đẹp rất “yểu điệu”, dịu dàng của người con gái nước Thục chăng nữa, vẫn là điểm đặc trưng của giới nữ, chứ không nên gọi là phái yếu. Yếu sao được, khi có vị nào đó vẫn cứ kể rằng:

“Ở Pháp, có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiến suốt ngày đêm!”

Hoặc sau đó, lại xác chứng bằng những câu, như:

“Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế “phái mạnh” rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí thì bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê bai, cằn nhằn. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.

Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ “võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.” (xem Cả Ngố, Vợ Có Võ, trang mạng www.dactrung/baiviet)

Thế nghĩa là, phái “yêu sắc” đã trở thành phái “manh nặng” nhờ có thứ vũ khí không mang tính võ biền mà nhiều người cứ gọi là võ, nhưng sự thực chỉ là đặc trưng diễn tả như một thứ khí cụ để tự vệ hoặc bảo vệ người của mình là chồng/là con, là gia đình người thân có hoặc không thương. Phái “yếu nhưng vẫn yêu” là phái đẹp khác thường ở phố chợ, hoặc nhà Đạo như vẫn thấy.
Vẫn thấy và vẫn nhận ra rằng, đời người mà thiếu nữ phụ hoặc phái “yếu nhưng vẫn yêu” là thiếu tất cả. Thiếu cả sự sống, như bản tường trình của phóng viên trên trang mạng có tên MercatorNet hôm 5/3/2013, như sau:

“Có nghiên cứu mới đây cho thấy: đang có chiều hướng trong xã hội ở Mỹ đã và đang trở về với tình hình xảy ra cách đây ba thập niên. Tình hình đó, là: có sự thụt lùi của phụ nữ trong qui chế xã hội ở Mỹ. Cụ thể là: phụ nữ nay bị thiệt thòi nhiều hơn nam giới theo cung cách rất nền tảng. Nghiên cứu cũng chứng tỏ là phụ nữ ở tuổi 75 hoặc dưới đó đang có triệu chứng không còn sống thọ như trước. Tình hình còn là: có đến 12% phụ nữ sống ở Hoa kỳ đang bị tình trạng thiệt thòi như thế đó.

Các nhà nghiên cứu cho thấy là các phụ nữ da trắng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ khác, ở vài nơi. Ngoài ra, vấn đề hút thuốc, phì nộn, cũng khiến cho tuổi thọ của phụ nữ ở Hoa kỳ giảm thiểu khá nhiều. Trong bản tường trình của hãng thông tấn Associated Press có đoạn còn viết rõ: “Nhiều nghiên cứu khảo sát trên toàn nước Mỹ cho thấy: tuổi thọ của phụ nữ đang có chiều hướng đi xuống đặc biệt đối với phụ nữ da trắng chưa tốt nghiệp trung học. Trong khi đó, tuổi thọ xem ra lại gia tăng đối với phụ nữ có học và/hoặc có đị vị quan trọng trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng có chỉ dẫn cho thấy số phụ nữa hút thuốc hoặc béo phì là những người đang có vấn đề về tuổi thọ.” (xem Carolyn Moynihan, MercatorNet 05/3/2013)

Không cần bàn cãi cũng biết: các nhà nghiên cứu ở ngoài mới chỉ tìm hiểu về tuổi thọ của phụ nữ tại một số nước, đã la trời. Thế còn, “lòng đạo” tình hình sống Đạo của nữ phụ ở nhà Đạo nay lên xuống thế nào, đó còn là vấn đề không dễ gì để ta phán quyết.
Nay, chỉ nên coi các vấn đề nêu trên như một cảnh tỉnh về xã hội và Giáo hộ Công giáo mình, ở khắp nơi, để xem tình hình phái “yêu sắc yếu” nay ra sao? Có như phái “manh nặng mạnh” ở mọi thời nữa không. Và, hôm nay, ở nơi này, vấn đề được khơi dậy chỉ theo tính cách gợi ý và mở ngỏ để bà con ta còn kịp đặt thành vấn đề cho nhau, và với nhau mà thôi.
Nhưng trước khi đặt dấu chấm hết cho bài phiếm, tưởng cũng nên mời bạn và mời tôi ta về với Kinh sách có những lời nhắn, rất như sau:

“Chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh chị em:
đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh chị em đang phát triển mạnh,
và nơi anh chị em, lòng yêu thương của mỗi người
đối với người khác cũng gia tăng.
Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh chị em
trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa,
vì anh chị em kiên nhẫn
và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân.”
(2 Thes 1: 3-4)

Nhắn thế rồi, nay ta cứ hiên ngang ngâm nga đôi lời ca để thêm lòng phấn khởi mà nhủ rằng:

“Lòng hoa chan chứa hương xuân thơ ngây trao tình đưa duyên,
Lời hoa tha thiết trao lời cùng bướm cận kề nhụy hoa.
Tình hoa đang nở hương sắc đương duyên đời hoa ngây thơ.
Nhụy hoa đã rữa màu hoa úa say tìm thấy đâu con bướm vàng.
Còn duyên đưa đó khi hoa đương xuân đến chiều rơi hoa…”
(Võ Đức Phấn – bđd)

Cuồi cùng thì, đặc trưng khác biệt của nữ giới với nam nhân, là ở cái “duyên”. Có duyên, kẻ đón người đưa. Vô duyên, đi sớm về trưa một mình!” Vậy thì, hỡi những kẻ vô duyên như bần đạo, ta cứ đi sớm về trưa với bạn Đạo mình, để rồi Chúa mình sẽ khiến mình lại nhiều duyên như các nữ phụ, rất đẹp duyên mọi bề.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tự nhắn mình
và nhắn người
rất như thế.


Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa về Trời năm C 12.5.2013

“Khi em chết, cõi đời này phải hết,”
“Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 24: 46-53
Đúng là thế. Em có chết cõi đời này, rày cũng hết. Hết một thời. Hết một đời người. Thế nhưng em và tôi, ta sẽ cùng Chúa bay về cõi “trời cao” có Chúa có Cha, có Thần Khí Chúa ngự trị, như thánh Luca mô tả, ở trình thuật.
Trình thuật thánh Luca, nay cho thấy: Chúa từ biệt mọi người để rồi Ngài cất bước ra về chốn thiên cung, ngàn năm hân hoan phấn khởi, để rồi Ngài sẽ gửi Thần Khí đến với mọi người. (Lc 24: 53). Và, sự việc Chúa đã thăng hoa về chốn thiên cung/thiên đường theo dạng thức đặc biệt, đã trở thành vấn đề với một số người.
Vấn đề là, Kinh sách Do-thái nói rất ít việc Chúa “thăng hoa” về cõi ấy, đến độ gây kinh ngạc. Trình thuật Ênốch và Êlya tuy cũng đề cập đến sự việc này nhưng không được đón nhận vì các thánh không trở về với ta, mà về chốn miền Chúa ngự trị, từ đó đem sứ điệp kiểu Môsê từ Si-nai bước xuống. Tóm lại, các tiên tri Cựu ước tuy có thị kiến thấy Chúa nhưng không “thăng hoa” về cõi “trời cao” co Chúa. Và chốn ấy, chẳng là thiên cung/thiên đường hiểu theo nghĩa thông thường, rất địa lý.
Sách Công Vụ lại mô tả vầng mây xám/trắng bao trùm Chúa và cất nhắc Ngài khỏi tầm nhìn của mọi người. Thế nên, thật không chắc tác giả Kinh Sách có diễn tả điều này theo nghĩa đen của từ vựng, hay không? Hoặc ngược lại, chỉ mang ý nghĩa biểu tượng/đặc trưng, thôi. Thế nên, người thời nay vẫn tự hỏi: Thiên đường là sao? Có nghĩa gì? Ở đâu thế? Làm thế nào đến được chốn ấy?
Ngày nay, nhiều người những muốn ra khỏi “thung lũng sầu” đầy khóc than, hầu đạt chốn linh thiêng mang tên “thiên quốc” mà gần gũi Chúa, không còn bị thế giới gian trần phiền hà, quấy nhiễu. Có người lại cứ đặt tên “thiên đường” cho chốn linh thiêng/thần thánh ở nơi đó không còn rắc rối với chuyện âu sầu, khổ não ở trần thế. Cũng có vị những muốn hỏi: Chúa về Trời, Ngài có bỏ lại đằng sau mọi âu sầu rối rắm, để dân gian phải gánh chịu?
Nhiều đấng bậc mô phạm/đạo mạo lại suy nghĩ: bằng vào việc vinh thăng chốn miền thiên quốc, Chúa đã ôm trọn loài người vào với cuộc sống của Ngài. Loài người của ta, đầy rẫy những tang thương/bệnh tật thật tù túng trong cõi ngục, lại được Chúa ôm chầm chữa trị đem vào chốn vinh quang. Và, Ngài đón nhận mọi người vào cung lòng tình thương của Ngài, ở cõi ấy, Ngài có khả năng giúp Chúa Cha nghe tiếng khẩn thiết/van nài của người phàm, phải chăng đó là sự việc cốt để Ngài thăng hoa hãnh tiến mọi sự lên với Chúa?
Thăng Thiên không kể nhiều về Đức Chúa ngang qua các sự kiện diễn tiến từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, nhưng lại kể nhiều về chính chúng ta. Kể rằng: nếu Chúa đi vào với vũ trụ của Ngài, thì rồi ra, ta cũng sẽ đi vào chốn ấy, với Ngài. Được như thế, tức: được cất nhắc với Ngài đi vào vũ trụ thánh thiêng, mang theo mình tất cả mọi khó khăn cũng như giới hạn của chính mình. Vào chốn thánh thiêng ấy, ta được Chúa đón chào như người thuộc cõi ấy. Một khi Ngài đã hoàn tất sự việc giúp Cha hiện diện giữa mọi người, Chúa cũng giúp ta sống chân thực như người của Chúa trong thế giới của Ngài. Và cũng thế, ta sẽ lấp đầy mọi sự ở trong Chúa, trong Cha trong Thần Khí Ngài nữa.
Thăng Thiên, là cốt để Chúa rời bỏ nơi đây/chốn này mà đi vào “cõi trời cao nơi ấy” để ta khởi sự thực hiện sứ vụ Ngài giao phó. Bởi, nếu Ngài cứ quanh quất bên ta, hẳn là lại sẽ tìm mọi cách bỏ cả cuộc đời mình ra chỉ để thờ phượng Ngài trong nguyện cầu, thay vì nghe lời Ngài dạy mà ra đi thực hiện sứ vụ rao truyền Tin Vui An Bình cho mọi người. Thăng Thiên, là “bật đèn xanh” để biến sứ vụ giảng rao Tin Vui An Bình thành hiện thực, theo nghĩa rất thật.
Thăng Thiên thời Chúa sống, cũng na ná giống truyện hoàng đế La Mã, vẫn làm thế. Nhưng, nghiêm chỉnh hơn nên nói: Thăng Thiên phải được hiểu theo nghĩa Phục Sinh, tức: Chúa trổi dậy từ mộ phần trống vắng,để rồi Ngài đi vào chốn thiên cung đích điểm nơi Ngài hoàn thành công cuộc cứu độ, sau khi đã rời bỏ điểm xuất phát ở trần thế. Thăng Thiên, còn có đối tác là sự việc chôn cất Chúa; tức: Ngài xuống tận cùng vào chốn hư vô/trống rỗng nay đà trỗi dậy để đi vào nơi đầy ắp nhgững huyền nhiệm của tình thương, theo tầm nhìn cũng rất khác.
Thăng Thiên, là việc bổ sung cho Phục Sinh quang vinh. Bổ sung/thay thế những gì tiêu cực bằng sự thể tích cực. Bởi, từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, cuộc sống con người đã trở nên tốt đẹp hơn trước rất nhiều. Những gì tiêu cực nay đà ra đi, biến dạng. Biến mất dạng, sau khi đã khiến cuộc đời mình trở thành hư vô/trống rỗng, để rồi khám phá ra rằng: làm như thế, tức là ta đặt mình trong vòng tay ôm của Thiên Chúa, và được Ngài cất nhắc lên về với “cõi trên” có Chúa có Cha, có cả những sự kiện mình chưa từng cảm nghiệm. Phải chăng đó mới là thiên cung/thiên đường không nơi chốn đích thực?
Thăng Thiên-Phục Sinh, không thay thế việc đi xuống theo nghĩa tiêu cực, thẳm sâu; nhưng là khía cạnh huyền nhiệm về những gì xảy đến để moị người trở thành hư vô/trống rỗng rất cần thiết? Có thể nói, cuộc sống đích thật không là sự việc “đi lên” hoặc thăng hoa diễn tiến sau khi đã lấp đầy hoặc thay thế nhiều chuyện “xuống thấp”. Có thể nói, một khi đã xuống thật thấp ta lại khám phá ra rằng: lên cao/xuống thấp, lúc trầm/lúc bổng, chính là tên gọi của thực tại.
Buổi Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh, Đức Giêsu đã đi vào tình trạng ý thức có Chúa ở cùng và ở với Ngài. Thứ Sáu Chịu Nạn, Ngài lại đã chết trong sự “tỉnh táo đầy ý thức” của Thiên Chúa. Vào đêm Vọng Phục Sinh, Đức Chúa lại đã đi vào vũ trụ trần gian nơi đó không có ai và cũng chẳng có thần thánh nào hoặc thứ gì xuất hiện ngoài Đức Chúa. Chính đó mới là thiên đường, đúng thật thiên quốc.
Ta đạt chốn thiên đường/thiên quốc không bằng sự việc bay bổng lên “chốn cao sang” sau khi đã trúng giải “độc đắc” nào đó, hoặc vào lúc mình chán ngấy sống ở “cõi dưới”. Ta đạt được chốn ấy, chỉ vì đã xuống thật thấp vào cõi hư vô/trống trải và vì thế mới được nâng nhấc vào “chốn” ấy để có được cuộc sống hư không/ trống rỗng chẳng còn gì, mãi thiên thu. Như thế thì, đạt chốn thiên đường/thiên quốc phải chăng ta có nhiều cuộc “đi lên” hơn “xuống thấp”? Không hẳn thế. Sống ở tình huống rất “thiên đường” như thế, ta sẽ chẳng còn “lên xuống” chốn nào nữa. Chắc chắn sẽ không đi xuống, cũng chẳng thăng lên nơi nào khác, nữa.
Đúng ra, ta nên hiểu: nhiều phần chắc chắn là: khi ta vượt quá lý luận về thiên đường/thiên quốc, và khi ta không còn ngôn từ nào dùng cho đúng cách, là ta đã gần đến với những gì mà ta gọi là Thần Khí. Thần Khí Chúa giải phóng ta khỏi tình trạng bám víu, níu kéo bất cứ ai, sự vật gì, dù đó có là thần linh thánh ái nào đi nữa. Và ở chốn thiên đường/thiên quốc, ta được tự do sống ở bất cứ nơi đâu, hết mọi chỗ. Và đó chính là sự việc Thần Khí đã khiến Chúa Thăng Thiên. Bởi, Thăng Thiên là Chúa hiện diện trong Thần Khí. Và, Ngài là Đấng ở khắp mọi nơi, nơi nào có sự hiện diện của Thần Khí. Điều tuyệt diệu, là: ta nhận được quà tặng Thần Khi rất như thế, vào lễ Ngũ Tuần. Và, Thăng Thiên lại dẫn đưa ta vào với lễ hội của Thần Khí, rất Ngũ Tuần.
Thần học cổ kính rất kinh điển nhìn sự việc Chúa chết đi và sống lại theo mẫu mã của việc đi ra ngoài rồi trở về lại. Đi ra ngoài, là ra khỏi chốn thiên đường/thiên quốc hoặc bất cứ nơi nào đó có Chúa có Cha, để rồi Ngài đến với ta, qua nhập thể. Và bằng vào việc này, Ngài lại đã chăm sóc ta bằng sự sống, nỗi chết và sự sống lại. Và sau đó, Ngài sẽ trở về chốn cũ của Ngài, tức thiên đường/thiên quốc của Thiên Chúa. Người xưa gọi đó là tiến trình “xuất dương trở về lại”, rất kinh điển.
Dù đó có là mẫu mã tuyệt vời giúp ta hiểu rõ nhiệm tích của lễ Thăng Thiên, thì ngày nay, ta lại tư duy/suy nghĩ việc Chúa chỉ mỗi hướng mình ra phía ngoài và phía trước theo kiểu xoắn ốc. Ngài hướng về khắp chốn, vào bất cứ mọi lúc theo cung cách rất riêng của Ngài, hay sao đó. Từ đó, ta có được cảm nghiệm, rằng: khi chùm mây bao phủ Ngài, thì Ngài không di chuyển theo đường thẳng tắp, để ta nối gót, nhưng Ngài vẫn để ta chọn lựa, khi thời “thăng hoa diễn tiến” về với Ngài kịp đến, thì kiểu cách ta chọn lựa có thể là kiểu “xoắn ốc” bao gộp Ngài cùng tất cả mọi người mà vui hưởng một thăng thiên về chốn thiên đường/thiên quốc, rất tuyệt vời.
Trong cảm nghiệm tình huống kịp đến như thế, ta lại hân hoan ngâm lên lời thơ vui mà rằng:

“Khi em chết, đời này phải hết.
Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)

Đời này phải hết, không chỉ là cõi chết. Mà, là cảm nghiệm của anh, của tôi của hoa cỏ vạn vật sẽ lên trời hân hoan vui hưởng “Hiến Chương Yêu” tuyệt vời, Chúa gửi đến. Cho muôn người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Dâng Hoa kính Mẹ
P. Trần Đình Phan Tiến
10:11 11/05/2013
Kính mừng chào Mẹ Chúa Trời !
Mừng Mẹ ân phúc rạng ngời chứa chan
Maria Thánh Mẫu thật huy hoàng
Đầy ơn cực trọng ngóng trông muôn đời
Ơn trọng cao cả tuyệt vời!
Phước làm Thánh Mẫu đời đời vinh sang
Đức Chúa Trời đỗi hài lòng
Chúa Con Ngự xuống ngay trong lòng Bà
Trời cùng Đất hợp chan hòa
cùng Thánh Mẫu thật là tuyệt thay!
Cùng Con -Mẹ hưởng phúc đầy
là Mẹ Chúa từ đây thật rồi !

là “Hiền Mẫu” người đời
phúc vì đã “vâng lời” Trời cao
Phước lành, ôi! Thật đẹp sao!
Lạ lùng như thể chiêm bao với Bà
Hơn muôn tinh tú ngọc ngà
Mọi dân, mọi nước phục Bà từ đây
Người người ngưỡng mộ ngất ngây !
Nữ nhân làm Mẹ Thiên Nhan đời đời.

Mẹ diễm phúc hơn người
Giêsu Con Mẹ bởi Trời mà ra
Con Mẹ là Đấng Messia
Lòng Mẹ vẹn sạch hơn là pha- lê
là Từ Mẫu trọn bề
Gồm mọi nhân đức hả hê thế trần
Phúc lạ Mẹ hưởng vô ngần
Lạ thay ân phúc ngự trong cung lòng.
 
Dòng sữa mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:52 11/05/2013
Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother’s Day, ngày được dành riêng để nhớ ơn mẹ hầu như trên khắp cõi đất này. Nhớ ơn mẹ đã cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ ơn mẹ đã yêu thương, đã hy sinh cho con lớn khôn thành người nhân nghĩa.

Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm mẹ. Xin tạ ơn người mẹ của chúng con.

Mẹ, chỉ một từ ngữ thôi mà mênh mông tình yêu, bao la tâm tình hiếu kính. Mẹ được ca ngợi như mùa xuân của con, mẹ được tán tụng như bầu trời mênh mang, mẹ được ví như xôi nếp mật, như đường mía lau, như nước trong nguồn chảy ra.

Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Thơ viết về mẹ bao giờ cũng dào dạt cảm xúc. Nhạc viết về mẹ bao giờ cũng trầm tư tình cảm. Tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng lung linh ấm áp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ. Trong lãnh vực tôn giáo, chính trị, kinh tế, con người thường tìm đủ lý lẽ để phân biệt, tách rời, phe nhóm; nhưng khi trái tim lên tiếng, nhất là trái tim của người mẹ thì thường đem mọi người lại gần nhau hơn.

Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con.

Tình mẹ thương con, thiêng liêng cao quý. Ngay chính Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Mẹ Maria đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu vất vả nhọc nhằn như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại.
Một người phụ nữ nghe Chúa Giêsu giảng dạy, bà đã tán dương người mẹ: “phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”.Chúa Giêsu đã bú dòng sữa Mẹ để lớn lên từng ngày.

Con cái bú sữa mẹ và bú cả tình thương của mẹ nữa, để rồi từng ngày con được lớn khôn thành người hiểu thảo lễ nghĩa.

Lm Nhạc sĩ Thanh Yên viết ca khúc “Dòng sữa mẹ” với giai điệu và ca từ ngọt ngào trữ tình thấm đẫm lòng hiếu thảo. Bài ca nhẹ nhàng, lắng đọng, rung động lòng người, thể hiện lòng biết ơn của người con đã từng bú mớm từ dòng sữa suối nguồn tình thương của mẹ.

Dòng sữa mẹ cho con trọn tình yêu.
Dòng sữa mẹ sức sống của tình yêu.
Dòng sữa mẹ cho con bao điều kỳ diệu.
Dòng sữa mẹ cho con biết sống để yêu.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khốc liệt như sa mạc nắng cháy. Dòng sữa mẹ như những bóng cây xanh làm dịu mát cuộc đời.

Thế giới hôm nay đang có nguy cơ trở nên khô cằn sỏi đá. Dòng sữa mẹ như dòng suối mát tưới gội cho tâm hồn mềm mại xanh tươi.

Thế giới hôm nay đang gắng sức xây dựng nền văn minh khoa học kỹ thuật. Dòng sữa mẹ góp phần xây dựng nền văn minh tình thương.
Hôm nay, ngày của mẹ, tất cả chúng ta nói lên lời cám ơn mẹ .

Mẹ đã cưu mang con chín tháng mười, mẹ đã sinh ra con. Cám ơn mẹ đã cho con dòng sữa ngọt ngào. Cám ơn mẹ đã dạy dỗ, dìu dắt con trên đường đời. Ơn dưỡng dục chín chữ cù lao: ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực.
Mẹ ơi, dòng sữa mẹ, tình yêu mẹ luôn chan hòa trong tâm hồn con như dòng suối hiền, mẹ trở thành tất cả cho cuộc đời con. Mẹ là đại dương, là bầu trời, là áng mây, là nhịp thở, là đoá hoa xinh tươi, con mãi hoà tan vào hạnh phúc bên Mẹ.
Mẹ ơi, dòng sữa mẹ tựa như dòng suối, chỉ biết chảy xuống không ngừng qua năm tháng, cho dù đôi khi không nhận được giọt nước nào ngược dòng trở lại biết ơn. Dòng sữa mẹ cao quý ngọt ngào nhất của tình thương bao dung và tha thứ.

Xin cám ơn mẹ và xin cầu nguyện thật nhiều cho con mỗi ngày.

Ước gì những ai đang còn mẹ hãy làm điều gì đó thật đẹp thật hiếu thảo cho mẹ khi mẹ còn sống. Đừng để khi mẹ qua đi lại phải mang trong mình nỗi niềm day dứt khôn nguôi.

Mẹ ơi! Chúng con chỉ mong mẹ luôn vui và hạnh phúc bên đàn con cháu. Chúng con luôn tâm niệm rằng: cho dù cả thế gian cũng không bằng một mẹ. Cuộc đời của con chính là cuộc đời của mẹ. Hạnh phúc của con cũng chính là hạnh phúc của mẹ.

Trong ngày Hiền Mẫu, có những sum họp gia đình, con cái hàn huyên vui chơi, ăn uống đấm ấm bên cạnh người mẹ hiền yêu dấu. Có những cuộc điện thoại của những người con xa nhà gọi về cho mẹ với những lời yêu thương thăm hỏi. Có những cuộc thăm viếng, những bông hoa, những gói quà gửi đến mẹ với lòng tri ân hiếu kính…Và cũng còn có biết bao bà mẹ bất hạnh bị lãng quên giữa cuộc đời…Trong nỗi cô đơn và bất hạnh những người mẹ ấy thèm một lời thăm hỏi, khát một câu nói yêu thương.

Hy vọng mỗi ngày đối với chúng ta đều là Ngày Kính Mẹ.

Hãy sống cho đẹp lòng mẹ. Hãy sống cho đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên những người mẹ cho chúng ta.