Ngày 06-05-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 06/05/2015
VƯƠNG THÍCH EO LƯNG NHỎ
N2T

Sở Linh vương rất thích eo lưng nhỏ, cho nên các quan đại thần trong triều chỉ sợ mình eo to người mập, mất đi sự sủng ái của Sở vương, cho nên thay vì ăn ngày ba bữa thì đổi lại mỗi ngày chỉ ăn một bữa mà thôi.
Mỗi ngày sau khi thức dậy họ đều phải chuẩn bị: đầu tiên là phải nín thở, sau đó thì thắt eo lại thật chặt. Kết quả là ai ai cũng đói meo, tứ chi bại hoại, đầu choáng hoa mắt, phải vịn vào tường mới có thể đứng lên được.
Một năm sau, toàn triều đình văn võ đều trở thành người vô dụng, mặt mày gầy đen, da bọc xương vì đói.
(Mặc tử)

Suy tư:
Có lẽ ông vua nước Sở thích mỹ thuật, thích vẽ đẹp thiên nhiên, nên rất thích những eo lưng nhỏ, thon thon, đó là sở thích của mỗi người, không ai buộc người khác thích như mình.
Nhưng vì để được sự sủng ái của nhà vua, mà các quan võ, sức mạnh cử sơn bật đỉnh đã trở thành liễu yếu đào tơ; các quan văn, vung tay múa bút thì chữ lã lướt như phượng múa rồng bay, thế mà hai cánh tay lại cầm không nổi cây bút lông. Họ muốn được vua yêu thích, họ muốn làm cho nhà vua vui lòng, mặc dù nhà vua không nói ra, nhưng họ đoán ý của vua để làm đẹp lòng ông ta.
Thiên Chúa có một sở thích rất dễ thương, đó là Ngài muốn chúng ta yêu mến và thực hành Lời của Ngài (Ga 14, 15-16) trong cuộc sống. Sở thích này của Thiên Chúa không làm cho chúng ta bị đói, không làm cho chúng ta mất sức khoẻ, mà trái lại, làm cho chúng ta mạnh khoẻ và được phúc trường sinh. Chúng ta có dám vì lời của Chúa mà hy sinh những đam mê không chính đáng trong cuộc sống đời thường không ?
Trong cuộc sống tôi đã “đoán” được ý Chúa dạy tôi qua hoàn cảnh mà tôi đang sống, để tôi tuân theo thánh ý của Ngài chưa ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:07 06/05/2015
N2T

20. Lạy Chúa, nếu ai yêu Chúa mà còn yêu những thứ khác thì không yêu được nhiều.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Hôn nhân kitô là một cử chí của đức tin và tình yêu
Linh Tiến Khải
09:38 06/05/2015
Hôn nhân kitô là một bí tích xảy ra trong Giáo Hội và cũng làm thành Giáo Hội, bằng cách trao ban khởi đầu cho một cộng đoàn gia đình. Hôn nhân kitô là một cử chỉ của đức tin và tình yêu làm chứng cho lòng can đảm tin nơi vẻ đẹp của hành động tạo dựng của Thiên Chúa và sống tình yêu thúc đẩy luôn luôn vượt quá chính mình và cả gia đình nữa, để trở thành phước lành và ơn thánh cho tất cả mọi người.

ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 40.000 nàn người tham dự buổi tiếp kiến chúng sáng thứ tư hằng tuần hôm qua.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý “vẻ đẹp của hôn nhân kitô”. Ngài nói:

Hôn nhân kitô không chỉ đơn sơ là lễ nghi làm trong nhà thờ, với hoa, với áo cưới và hình chụp… Hôn nhân kitô là một bí tích xảy ra trong Giáo Hội và cũng làm thành Giáo Hội bằng cách trao ban khởi đầu cho một cộng đoàn gia đình.

Đó là điều mà tông đồ Phaolô tóm tắt trong kiếu nói: “Mầu nhiệm này, mầu nhiệm của hôn nhân, thật cao cả; tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,32). Được Chúa Thánh Thần linh ứng Phaolô khẳng định rằng tình yêu giữa chồng vợ là hình ảnh tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Một phẩm giá không thể tưởng tượng nổi! Nhưng trong thực tế nó đuợc khắc ghi trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa, và với ơn thánh của Chúa Kitô, vô số các cặp vọ chồng kitô đã thực hiện nó mặc dù có các hạn hẹp, các tội lỗi của họ.

Khi nói về cuộc sống mới trong Chúa Kitô, thánh Phaolô nói rằng tất cả các kitô hữu đều được kêu mời yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương họ, nghĩa là “tùng phục nhau” (Ep 5,21), có nghĩa là phục vụ nhau. Và ở đây ngài đưa ra sự tương tự giữa cặp vợ chồng và Chúa Kitô - Giáo Hội. Rõ ràng đây là một sự tương tự bất toàn, nhưng chúng ta phải tiếp nhận ý nghĩa tinh thần rất cao cả và cách mạng của nó, đồng thời đơn sơ, vừa tầm với của mọi người nam nữ tín thác nơi ơn thánh Chúa.

Thánh Phaolô nói: chồng phải yêu thương vợ “như chính bản thân mình” (Ep 5,28); yêu nàng như Chúa Kitô “đã yêu thương Giáo Hội và đã tự hiến mình cho Giáo Hội” (c. 25). Nhưng mà các người chồng hiện diện ở đây, anh em đã hiều điểu này chưa? Yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội Người. Đây không phải là các chuyện đùa đâu, nó nghiêm chỉnh đấy!

Hiệu qủa của sự tận tụy triệt để này được đòi hỏi nơi người nam, vì tình yêu và phẩm giá của người nữ, theo gương Chúa Kitô, phải lớn lao trong chính cộng đoàn kitô. Hạt giống của sự mới mẻ tin mừng này tái lập sự tuơng giao ban đầu của sự tận hiến và tôn trọng, đã chín mùi từ từ trong lịch sử, nhưng sau cùng đã thắng thế.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: bí tích hôn phối là một hành động của đức tin và tình yêu: nó chứng minh lòng can đảm thúc đẩy luôn đi xa hơn, xa hơn chính mình và cũng xa hơn cả gia đình nữa. Ơn gọi kitô yêu thương không hạn chế và không chừng mực, với ơn của Chúa Kitô, cũng là nền tảng sự đồng ý tự do làm thành hôn nhân.

Chính Giáo Hội liên lụy tràn đầy trong lịch sử của mọi cuộc hôn nhân kitô; Giáo Hội được xây dựng trong các thành công của hôn nhân và khổ đau trong các thất bại của nó. Nhưng chúng ta phải nghiêm chỉnh tự hỏi xem: chúng ta có chấp nhận cho tới cùng - chính mình như là tín hữu và cả như là chủ chăn nữa - mối dây ràng buộc bất khả phân ly này của lịch sử của Chúa Kitô và của Giáo Hội với lịch sử của hôn nhân và gia đình nhân loại hay không? Chúng ta có sẵn sàng nghiêm chỉnh lãnh nhận trách nhiệm này hay không? Nghĩa là chấp nhận rằng mỗi một hôn nhân đi trên con đường tình yêu mà Chúa Kitô có đối vói Giáo Hội không? Điều này thật là cao cả!

Trong sự sâu thẳm này của mầu nhiệm tạo dựng, được thừa nhận và tái lập trong sự trong trắng của nó, mở ra một chân trời to lớn thứ hai như đặc tính của bí tích hôn phối. ĐTC giải thích điểm này như sau:

Quyết định “lấy nhau trong Chúa” cũng chứa đựng một chiều kích truyền giáo nữa, có nghĩa là có trong tim sự sẵn sàng biến mình trở thành phúc lành của Thiên Chúa và ơn thánh Chúa cho tất cả mọi người. Thật thế, như là các vợ chồng kitô họ tham dư vào sứ mệnh của Giáo Hội. Và cần phải có can đảm để làm diều này. Vì thế khi tôi chào các đôi tân hôn, tôi nói: “Đây là những người can đảm!”, bởi vì cần phải có can đảm để yêu nhau như vậy, như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội.

Việc cử hành hôn nhân không thể bị để bên ngoài tinh thần đồng trách nhiệm này của gia đình kitô đối với sứ mệnh lớn lao tình yêu của Giáo Hội. Và như thế cuộc sống của Giáo Hội được phong phú từng lần bởi vẻ đẹp của giao ước hôn nhân, cũng như bị nghèo nàn đi mỗi khi nó bị méo mó. Để cống hiến cho tất cả mọi người các ơn đức tin, tình yêu và niềm hy vọng Giáo Hội cũng cần sự trung thành can đảm của các cặp vợ chồng đối với ơn thánh bí tích hôn nhân của họ. Dân Thiên Chúa cần con đường đức tin, tình yêu thương và niềm hy vọng thường ngày của họ, với tất cả các vui buồn nhọc mệt của con đường ấy trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.

Lộ trình đã được ghi dấu luôn mãi, đó là lộ trình của tình yêu: người ta yêu nhau như Thiên Chúa yêu, luôn mãi. Chúa Kitô đã không ngừng lo lắng cho Giáo Hội: Ngài yêu thương Giáo Hội luôn mãi, Ngài giữ gìn Giáo Hội luôn mãi như chính mình. Chúa Kitô không ngừng lấy đi trên gương mặt nhân loại của nó các vết nhơ và các nếp nhăn đủ loại. Thật là cảm động và xinh đẹp biết bào việc giãi toả sức mạnh và sự hiền dịu đó của Thiên Chúa, được thông truyền từ cặp này sang cặp khác, từ gia đình này sang gia đình khác. Thánh Phaolô đã có lý: đây thật là môt mầu nhiệm cao cả! Các người nam nữ này khá can đảm để mang theo kho tàng này trong các bình “bằng đất” nhân loại tính của chúng ta, các người nam nữ can đảm như thế là một tài nguyên nòng cốt cho Giáo Hội cũng như cho toàn thế giới. Xin Thiên Chúa chúc lành cho họ hàng ngàn lần về điều đó.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Thuỵ Sĩ và Bỉ. Ngài mời mọi người canh tân lòng yêu mến đối với Mẹ Maria và dành ra một chút thời giờ để ở gần Mẹ, đặc biệt trong tháng 5 này. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Canada, Hoà Kỳ, Đan Mạch, Indonesia, Nam Hàn, Philippines, ngài xin Chúa Giêsu củng cố đức tin của họ và khiến cho gia đình họ làm chứng cho tình yêu và lòng thương xót Chúa.

Với các tín hữu nói tiếng Đức ĐTC đặc biệt chào thân nhân bạn bè các vệ binh Thuỵ Sĩ hành hương Roma nhân lễ tuyên thệ của họ trong những ngày vừa qua.

ĐTC cũng chào các đoàn hành hương Tây Ban Nha, Mêhicô, Argentina, Guatemala, Venezuela, cũng như các tín hữu đến từ Bồ Đào Nha và Brasil. Ngài xin Chúa Kitô hướng dẫn các gia đình trong công việc làm, trong các khó khăn cũng như trong niềm vui để họ đem tình yêu Chúa đến cho thế giới.

Chào các tín hữu Ba Lan ngài ca ngợi truyền thống tốt đẹp của tín hữu trong tháng 5 thường tụ tập nhau trong các nhà thờ hay gần các ảnh tượng Đức Mẹ trên đường đi dể cầu nguyện kính Đức Mẹ. Ngài xin Mẹ bầu cử ban cho gia đình và quê hương họ được nhiều ơn lành.

Ngài cũng chào các tin hữu Slovac và Hoà Lan và mời gọi họ trong tháng 5 học trường của Mẹ yêu Chúa và yêu tha nhân nhiều hơn.

Chào các đoàn hành hương Italia, đặc biệt người trẻ, các người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc mọi người biết Giáo Hội đang ở trong tháng 5 kính Đức Mẹ. Ngài xin Mẹ trở thành nơi ẩn náu cho người trẻ trong những lúc khó khăn, là sự nâng đỡ ủi an của các bệnh nhân trong đau khổ, và là điểm tham chiếu cho cuộc sống gia đình của các đôi tân hôn, để gia đình họ trở thành tổ ấm của lời cầu nggyện và sự cảm thông.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Top Stories
Vietnam: Vers l’inscription du Vietnam sur la liste « des pays particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse»?
Eglises d'Asie
11:40 06/05/2015
La Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde (USCIRF) vient de publier son rapport annuel sur la liberté religieuse dans le monde en 2014. Celui-ci souligne que peu d’améliorations sont intervenues, en particulier dans les pays que la Commission propose de ranger dans la liste des nations dites « préoccupantes » en matière de liberté religieuse, une liste établie chaque année par le département d’Etat.

Le Vietnam fait partie de ces 17 pays ainsi désignés par la Commission à l’attention internationale. Il est reproché au gouvernement de ce pays d’exercer une surveillance sévère sur l’ensemble des religions à travers des dispositions législatives tracassières. Des limitations étroites sont fixées aux activités religieuses indépendantes. De fortes pressions sont exercées sur les groupes religieux non reconnus comme tels par le gouvernement et sur les personnes qui en font partie.

Sont cités, comme victimes de cette discrimination, l’Eglise bouddhiste unifiée (qui refuse le patronage de l’Etat), les bouddhistes khmers Krom (personnes d’origine cambodgienne vivant au Sud-Vietnam), les adeptes du caodaïsme, les catholiques, les protestants H’mong, les Montagnards des hauts plateaux du Centre-Vietnam ainsi que les fidèles de l’Eglise mennonite de la province de Binh Duong. A cette occasion, le rapport fait connaître sa propre évaluation des statistiques religieuses au Vietnam, souvent controversées : la majorité des plus de 90 millions d’habitants du Vietnam est bouddhiste ; plus de six millions de Vietnamiens sont catholiques et un million protestants.

Le rapport de la Commission sur la liberté religieuse dans le monde porte un jugement critique sur l’arrêté 92, mis en vigueur en 2013 et censé réformer nombre de dispositions de l’Ordonnance sur les croyances et la religion de 2004. Il serait destiné à accentuer la surveillance des activités religieuses et à rendre plus difficile encore l’enregistrement auprès des autorités des nouveaux groupes religieux.

Le rapport dénonce aussi le Code pénal vietnamien, un particulier ses articles 88 et 258, au nom desquels de nombreux militants des droits de l’homme et dirigeants religieux ont été arrêtés, emprisonnés, accusés de s’être opposés à l’Etat. Selon le rapport, il y a aujourd’hui entre 100 et 200 prisonniers de conscience au Vietnam, parmi lesquels des militants religieux. Cependant, les membres de la commission américaine ne se confinent pas dans la critique de l’attitude de l’Etat à l’égard des religions. Le rapport reconnaît certains progrès accomplis en ce domaine.

En 2015, le Vietnam et les Etats-Unis se préparent à célébrer le vingtième anniversaire de la reprise des relations entre les deux pays, reprise intervenue quelque vingt ans après la fin de la guerre où ils s’étaient opposés. Le rapport fait remarquer qu’au cours de cette période, les relations entre les deux pays n’ont cessé de se développer dans de nombreux domaines. La situation des droits de l’homme et de la liberté religieuse, précise le rapport, font partie des matières négociées entre les deux pays, même s’il y a souvent désaccord à ce sujet. Le développement des relations entraînera très certainement celui du dialogue sur la liberté religieuse et les droits de l’homme qui vont continuer à rester un sujet très important de négociations entre les deux pays.

Ce n’est pas la première fois que l’USCIRF demande l’inscription du Vietnam dans la liste des pays ne respectant pas la liberté de religion. Sur proposition de la Commission, de 2004 à 2006, le département d’Etat inséra le Vietnam sur cette liste. En 2006, compte tenu des progrès accomplis dans son attitude à l’égard des diverses organisations religieuses, ainsi que des garanties données par les autorités en ce domaine, le nom du Vietnam fut écarté de la liste. Pourtant, selon la Commission, les progrès accomplis par le Vietnam en 2006 n’ont pas été poursuivis. C’est pourquoi, ces dernières années la Commission a continué de proposer l’inscription du Vietnam sur la liste des pays préoccupants par ces violations de la liberté religieuse. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 mai 2015)
 
Parolin on the Popes of Vatican II
Vatican Radio
16:27 06/05/2015
(Vatican 2015-05-06) The Cardinal Secretary of State Pietro Parolin on Tuesday attended a conference at the Pontifical Gregorian University in Rome on the occasion of the first anniversary of the Canonization of Pope St. John XXIII.

The conference focused on the presentation of the book Giovanni XXIII e Paolo VI, i papi del Vaticano II, (‘John XXIII and Paul VI, the Popes of Vatican II’), published by ‘Studium’ of the Foundation Pope John XXIII of Bergamo.

In his address, Cardinal Parolin underlined the importance of collegiality and dialogue for the heritage of the Council for the Catholic Church.

John XXIII and Paul VI’s example ‘gave [to the Council] that interior ecumenical impulse which is inherent to Catholicity, to which St. John XXIII bound an expression in the external sphere, that is, the reunification of many separated Christians, promoting continual research for peace between peoples and social classes’, the Cardinal added.

He also praised the ‘prophetic courage of John XXIII and the humble, yet firm and decisive strength with which Paul VI conducted the great conciliar work, the heritage left to the contemporary Church which is today’s indispensable compass.’
 
German Catholic Church opens labor law more to divorced and gays
Tom Heneghan / Reuters
16:31 06/05/2015
PARIS (Reuters) - Germany's Roman Catholic Church, an influential voice for reforms prompted by Pope Francis, has decided lay employees who divorce and remarry or form gay civil unions should no longer automatically lose their jobs.

Catholic bishops have voted to adjust Church labor law "to the multiple changes in legal practice, legislation and society" so employee lifestyles should not affect their status in the country's many Catholic schools, hospitals and social services.

The change came as the worldwide Catholic Church debates loosening its traditional rejection of remarriage after a divorce and of gay sex, reforms for which German bishops and theologians have become prominent spokesmen.

"The new rule opens the way for decisions that do justice to the situations people live in," Alois Glueck, head of the lay Central Committee of German Catholics, said after the decision on new labor guidelines was announced on Tuesday.

Over two-thirds of Germany's 27 dioceses voted for the change, a Church spokesman said, indicating some opposition.

There is no worldwide Catholic policy on lay employees. German law allows churches to have their own labor rules that can override national guidelines.

But German courts have begun limiting the scope of Church labor laws and public opinion reacts badly when a Catholic hospital's head doctor is fired for remarrying or a teacher is sacked after her lesbian union is discovered.

Munich Cardinal Reinhard Marx, head of the bishops conference and a senior adviser to Pope Francis, has been a leading proponent of making the two-millennia-old Church more open to modern lifestyles that its doctrine officially rejects.

A worldwide synod of bishops at the Vatican last October was split on how flexible the Church should be in welcoming openly gay or divorced and remarried Catholics. A follow-up synod is due this October, with its result in doubt as debate continues.

Cologne Cardinal Rainer Woelki, the Francis-style pastor the pope appointed to Germany's richest diocese, said the labor law did not negate official Church teaching that marriage is indissoluble, but brought it into line with actual practice.

"People who divorce and remarry are rarely fired," he told the KNA news agency. "The point is to limit the consequences of remarriage or a same-sex union to the most serious cases (that would) compromise the Church's integrity and credibility."

Passages in the new version of Church labor law say that publicly advocating abortion or race hate, or officially quitting the Church, would be a "grave breach of loyalty" that could lead to an employee being fired.

(Sourece: https://news.yahoo.com/german-catholic-church-opens-labor-law-more-divorced-113723781.html Reporting by Tom Heneghan; Editing by Mark Heinrich)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng trọng đại của Giáo Xứ Việt Nam ở Seattle
Nguyễn An Quý
08:28 06/05/2015
Nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đaọ Việt Nam Seattle trong những ngày cuối tuần vào đầu tháng 5 trở nên nhộn nhịp. Cả giáo xứ đang nô nức đón mừng lễ Kim Khánh Linh Mục của hai vị linh mục khả kính đã và đang là những mục tử nhiệt thành với đoàn chiên nơi xứ Cao nguyên tình xanh này. Nhiều nhóm chuyên môn, nhiều thiện nguyện viên của các Hội Đoàn, Giáo Đoàn đang ra sức dồn mọi nổ lực cho ngày vui trọng đại này. Chiều thứ Bảy ngày 02 tháng 5, Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng đặc biệt mừng lễ Kim Khánh cách riêng cho cha Phanxicô Xavie Nguyễn Sơn Miên, vị tuyên uý khả kính của Đoàn. Thánh lễ được cử hành lúc 4 giờ chiều do cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế với nghi lễ trang trọng qua phần phụng vũ do các em thiếu nhi trình bày để chuyển tiếp cho phần dâng lễ vật trong thánh lễ.



Sáng Chúa Nhật, giáo xứ chính thức mừng Kim Khánh Linh Mục của hai cha được cử hành trọng thể lúc 11 giờ 30. Sau thánh lễ là tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Bước vào nhà thờ mọi người đều cảm thấy niềm vui tràn ngập trong lòng khi nhìn khung cảnh của một gia đình giáo xứ đang niềm nở chào đón mọi thành phần trong và ngoài giáo xứ đến với hai cha trong ngày trọng đại hiếm hoi của cuộc đời làm linh mục. Đông đảo khách của gia đình Cha Miên, Cha Phương hiện diện trong thánh lễ đến từ California, từ Texas, từ Oregon và các bạn tù của cha Miên thuộc nhóm 520 Xuyên Mộc cũng khá đông kể cả Hội H.O. Mới hơn 11 giờ trong nhà thờ các ghế ngồi đã đầy kín. Các khu vực Hội trường cũng được sắp xếp các ghế ngồi đầy đủ cho giáo dân tham dự thánh lễ một cách sốt sắng và cũng đã đầy kín các ghế ngồi, gần cả ngàn rưỡi giáo dân hiện diện trong thánh lễ hôm nay. Tình chủ chăn và đoàn chiên đã thực sự được thể hiện trong dịp này.

Xin điểm qua vài nét về cuộc đời linh mục của hai cha. Trước hết Cha Anphongsô Trần Đức Phương sinh năm 1936, thụ phong linh mục năm 1965 tại Giáo phận Đà Lạt. Năm 1969 ngài được trưng tập làm tuyên uý với cấp bật thiếu tá, ngài được bổ nhiệm làm Tuyên uý cho Liên Quân trường Võ Bị Đà Lạt cho đến ngày miền Nam bị lọt vào tay cộng sản, ngài bị đi tù cải tạo 5 năm. Sau khi ra tù, ngài vuợt biên và đến định cư tại San Jose, California vào năm 1982,và phục vụ cho cộng đoàn Việt Nam tại Bắc Cali. Sau 7 năm ở Bắc Cali, ngài lấy được văn bằng cao học (master degree) ngành xã hội tại trường San Jose State University. Ngày 14 tháng 1 năm 1990, Cha Trần Đức Phương được Đức Tổng Giám mục Raymond Hunthausen mời về Seatle làm Quản Nhiệm cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận. Đầu năm 2000 thì ngài rời Cộng Đồng và đến năm 2005, ngài trở lại giúp Cộng Đồng và làm phụ tá cho linh mục Vũ Hùng Tôn theo sự bổ nhiệm của Toà Giám Mục Seattle, ngài giúp Cộng Đồng trong một thời gian ngắn ngài rời Cộng Đồng để đến giúp các giáo xứ Mỹ. Năm 2011, ngài bị tai biến mạch máu não, phải giải phẫu sọ não, nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, sau một thời gian điều trị, sức khoẻ của ngài trở lại tương đối khả quan. Từ năm 2012, ngài lại được Tòa Giám Mục bổ nhiệm về Giáo xứ Immaculate Conception ở Everett để phục vụ cộng đoàn Việt Nam vùng Everett.

Gần đây, ngài lại bị cơn tai biến mạch máu não lần thứ hai khá nặng, nhưng nhờ ơn Chúa ngài cũng được trở lại tương đối bình thương tuy sức khoẻ hiện tại không mấy khả quan, ngài hiện không thể đi đứng bình thường, nhưng ngài đã tỏ ra vui mừng đến giáo xứ dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày mừng Kim Khánh trong niềm vui tạ ơn.

Cha Phanxicô Nguyễn Sơn Miên sinh ngày 30 tháng 12 năm 1937. Tại Giáo Xứ Nghi Lộc - Việt Nam, Phủ Diện Châu, Tỉnh Nghệ An

Trước ngày ký hiệp định Geneve, ngài từ Đồng Hới vào Huế, và được ở với Cha Cao Văn Luận Viện Trưởng Đại Học Huế, khoảng tháng 8 năm 1954 Ngài đem lá thư của Cha Viện Trưởng vào trình diện Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, khi đưa lá thư đến, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xem xong và nói: “Đi Pháp học được cái gì? đi Mỹ thì cho đi!” lúc đó Chú Miên chỉ thưa “ VÂNG” và gài liền tiến hành làm thủ tục du học tại Mỹ. Ngài sang hoa Kỳ và được Cha Hoàng Quốc Chương đưa vào Chủng Viện Holy Cross, tại La Cross – Wisconsin. Nửa năm Junior và một năm Senior, ngài học thêm 2 năm College và 2 năm Philosophy, sau đó Bề Trên gọi về và tiếp tục chương trình học Thần Học tại Việt Nam, và ngài đã gia nhập vào Giáo Phận Long Xuyên.

Năm 1961 ngài vào Đại Chủng Viện Sài Gòn, sau 4 năm thần học, ngài thụ phong Linh Mục vào ngày 29 tháng 4 năm 1965, sau đó Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ đưa ngài về dạy học tại Tiểu Chủng Viện Châu Đốc, với 2 môn tiếng Anh và La-Tinh. *Một năm sau, ngài về Chủng Viện Têrêsa Long Xuyên, dạy môn Anh Văn. Sau đó ngài gia nhập Tuyên Uý Quân Đội và phục vụ tại Tiểu Khu An Giang.

Năm 1974, Ngài được phép đi thăm Wisconsin nơi cưu mang ngài thời còn chủng sinh, 2 tuần trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ngài trở lại Việt Nam vào những ngày miền nam hấp hối rơi vào tay cộng sản, cùng chung số phận với Quân Dân Cán Chính VNCH ngài đi vào trại tù cải tạo với thời gian dài 13 năm, sau đó Ngài trở về gia đình tại Bình Giả, với công việc lao động đi hái tiêu.

Vào khoảng năm 1993, ngài định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O, ngài về địa phận La Cross. Năm 1995 ngài gia nhập Tổng Giáo Phận Seattle và làm phó xứ Saint Joseph Vancuver. Tháng 6 năm 1996 ngài về phục vụ tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cho đến nay, đặc biệt Cha Miên đã thành lập một số đoàn Thiếu Nhi Miền Tây Bắc Hoa Kỳ và hiện nay Ngài vẫn đang là Tuyên Úy Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chúa Hài Đồng.Cha Miên có đặc điểm là luôn vui vẻ trẻ trung tuy già nhưng thích hoạt động với giới trẻ. Trở lại thánh lễ tạ ơn mừng ngày Kim Khnáh Linh Mục hai vị cha già của Cộng Đoàn Đức Tin Việt Nam tại Seattle.

Hai vị linh mục mà giáo xứ mừng lễ Kim Khánh hôm nay là những vị luôn yêu mến quê hương và Giáo Hội VN. Cha Trần Đức Phương là vị linh mục luôn tha thiết với Quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Người viết còn nhớ khi Cha Nguyễn Văn Lý phát động phong trào đòi Tự Do Tôn Giáo tại Việt nam vào cuối năm 2000,sau khi cha Lý bị bắt, mỗi lần gặp tôi, bao giờ ngài cũng nói: cầu nguyện cho cha Lý. Trong trận lụt lớn nhất tại miền Trung vào năm 1999, ngài đã tích cực vận động giáo dân yểm trợ cho Giáo Phận Huế và Đà Nẳng một số tài chánh khá lớn. Cha Nguyễn Sơn Miên lúc nào cũng canh cánh với niềm đau của quê hương và Giáo Hội, trong thời biến động tại Thái hà, Toà Khâm Sứ Hà Nội, Tam Toà, Vinh ngài luôn trăn trở trước nổi đau của Giáo Hội và luôn tham dự một cách tích cực các buổi cầu nguyện tại giáo xứ do các Hội Đoàn tổ chức lúc bấy giờ.Trở lại phần thánh lễ mừng Kim Khánh Linh Mục của hai cha

Đúng 11:30, thánh lễ bắt đầu sau phần giới thiệu vài nét về cuộc đơì linh mục của hai cha. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục Nguyễn Sơn Miên Chủ tế, linh mục đoàn đồng tế có cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha Trần Đức Phương vị linh mục mừng Kim Khánh cùng với 6 linh mục đồng tế gồm cha Hưng, Cha Niệm, cha Tiến, cha Trung, cha Cao Thế Bình( Tu Hội Nhà Chúa), cha Tạ Thanh Bình ( DCTT) và 2 thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu và thầy Phạm Thể phụ tế thánh lễ. Tham dự thánh lễ hôm nay gồm đông đảo gia đình cha Miên, gia đình cha Phương, quý ông bà cố trong cộng đồng giáo xứ, các bạn tù Xuyên Mộc với cha Miên, Hội H.O, cựu chủng sinh Long Xuyên và hơn cả ngàn giáo dân ghi danh tham dự tiệc mừng hiện diện trong thánh lễ cùng nhiều nữ tu thuộc các dòng tu đang sinh hoạt trong Tổng Giáo Phận Seattle. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ chào mừng hai linh mục mà giáo xứ mừng lễ Kim Khánh hôm nay, quý cha đồng tế cùng toàn thể quý Soeurs, quý ông bà cố, quý thân nhân gia đình hai cha, quý chức trong hai hội đồng mục vụ và tài chánh, qúy ban đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ca Đoàn và toàn thể qúy quan khách trong và ngoài giáo xứ, sau phần chào đón giới thiệu cha chánh xứ nói: xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong tâm tình tạ ơn”

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Lễ mừng Kim Khánh hôm nay rơi vào Chúa Nhật V Phục Sinh qua bài tin mừng: “Thầy là cây nho chúng con là cành.. ” đúng với tinh thần liên kết giữa đoàn chiên và chủ chăn mà giáo xứ mừng lễ Kim Khánh hôm nay. Cha chánh xứ phụ trách giảng lễ với bài chia sẻ ngắn gọn, ngài nhấn mạnh về sự kết hợp giữa chủ chăn và đoàn chiên theo tin mừng hôm nay đã được thể hiện qua đời sống phục vụ của cha Miên cũng như cha Phương đối với cộng đoàn giáo xứ. Điều cảm động nhất khi ngài đề cập đến cuộc đời tù tội của cha Phương cũng như cha Miên. Đặc biệt cha Nguyễn Sơn Miên lại phải trải qua thời kỳ gian khổ trong trại tù cộng sản khá dài, ngài nói: Cha Nguyễn Sơn Miên với thời gian tù tội kéo dài đến 13 năm. Trong lao tù, ngài luôn sống trong sự liên kết với đoàn chiên, dù khó khăn ngài vẫn luôn tìm mọi cách để ban bí tích hòa giải cho những ngươì tù giáo dân qua các mật hiệu đã giao ước với nhau, khi cha con gặp nhau mà ai muốn xưng tội, thì chỉ cần nói với nhau những mật hiệu đó…”Trước khi kết thúc thánh lễ, 4 em thiếu nhi mang vòng hoa và Phép Lành Toà Thánh chúc mừng Kim Khánh Linh Mục 2 cha. Cha chánh xứ đã trân trọng trao tận tay hai cha.

Sau thánh lễ là tiệc mừng. Cảnh nhộn nhịp với niềm vui khó tả, các bạn trẻ lo việc tiếp đón là dàn chào mời gọi mọi giáo dân tham dự tiệc vào khu vực tiếp đón để chụp ảnh lưu niệm, uống cà phê trong lúc ban tiếp tân chuẩn bị sẵn sàng cho phòng tiệc. Phòng tiệc rộng lớn cho khoảng hơn 1,100 người tham dự. Một số anh em trong Giáo Đoàn La Vang thật nhanh tay điều động xếp thêm bàn ghế và chỉ trong chốc lát đã đặt thêm 30 bàn vào khu vực mà giáo dân vừa ngồi để dâng thánh lễ. Lần đầu tiên giáo xứ tổ chức một bữa tiệc quá qui mô trên 1,100 người tham dự không kể ban tiếp tân khá đông. Việc tổ chức này đã mang lại cho giáo xứ hình ảnh của một sự hiệp nhất giữa đoàn chiên và chủ chăn. Bữa tiệc với những món ăn ngon lành và một chương trình văn nghệ khá phong phú do các đoàn thể trình diễn. Cha Chánh Xứ cùng với cha Nguyễn Sơn Miên đã đi chào thăm và cám ơn sự hiện diện của toàn thể giáo dân cũng như quan khách tham dự tiệc mừng. Cha Phương cũng cố gắng đến chào hỏi giáo dân trong sự di chuyển khó khăn của ngài. Buổi tiệc chấm dứt vào khoảng 4 giờ 30, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
 
Linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa: tĩnh tâm tại Dòng Châu Sơn
Anthony Trung Thành
09:03 06/05/2015
CHÂU SƠN - “Anh em hãy tới nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Theo lời mời gọi của Chúa Giêsu, linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa đã chọn địa điểm tĩnh tâm tháng lần này tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn – Ninh Bình.

Hình ảnh



Xe xuất phát vào lúc 14g ngày 05 tháng 05 năm 2015, và tới nơi vào lúc 17g30 cùng ngày. Anh em vui mừng gặp gỡ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội. Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính thay lời cho anh em nói lên niềm vui mừng được gặp gỡ Đức Tổng, đồng thời cám ơn Đức Tổng đã nhận lời chia sẻ cho anh em trong dịp tĩnh tâm này. Đức Tổng cũng nói lên niềm hân hoan phấn khởi vì được gặp gỡ linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa, nơi Ngài đã từng đến viếng thăm. Sau đó, cùng với Đức Tổng, anh em có giờ cơm tối rất vui vẻ và ấm áp tình Cha con.



Đúng 8g, anh em tập trung tại nhà nguyện bắt đầu bước vào thời gian tĩnh tâm. Chia sể trong giờ chầu Thánh Thể, Đức Tổng mời gọi anh em sống sự bình an của Chúa Giêsu. Cũng như thánh Phaolô, mặc dầu bị bách hại, bị chống đối nhưng Ngài luôn rao giảng Lời Chúa, rao giảng cả nơi bị bách hại chống đối vì Ngài có sự bình an của Chúa Giêsu trong tâm hồn. Ngài nói: “ở đời người ta chúc cho nhau được đông con nhiều cháu, nhưng linh mục sống đời độc thân. Ở đời người ta chúc cho nhau có nhiều tiền bạc, nhưng linh mục được mời gọi sống khó nghèo. Ở đời người ta chúc cho nhau được thăng quan tiến chức, nhưng linh mục được mời gọi sống vâng lời. Nếu linh mục sống trọn đời độc thân, lời khấn khó nghèo và vâng lời là linh mục đang sống trong sự bình an của Chúa”.



Sau một đêm an giấc trong môi trường đan viện, đúng 5g30 sáng ngày 06.05.2015, quý Cha đồng tế thánh lễ với Cha bề trên Nguyễn Tuấn Hảo nhân lễ thánh Đaminh Saviô, bổn mạng của Ngài. Với bài Lời Chúa trích từ Tin mừng theo thánh Gioan 15,1-8: “anh em hãy ở lại trong Thầy”, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn cùng ở lại với Chúa. Ngài nói: Khi mời gọi “ở lại”, Chúa mời gọi chúng ta trở về nguồn cội. Mời gọi “ở lại” cũng là mời gọi trở về sự sống. Mời gọi “ở lại” để ta được hạnh phúc. Hạnh phúc đó là được ở trong tình yêu. Được biết ý nghĩa cuộc đời. Được triển nở thành những hoa trái dồi dào phong phú. Và như thế đạt đến cùng đích cuộc đời.

Nhưng đáp lại lời mời gọi đó không phải dễ dàng. Đó là một chuyển động ngược chiều với thế gian. Thế giới hôm nay là một thế giới chuyển động, tràn đầy âm thanh… “Ở lại trong Chúa” quả là một cuộc lội ngược dòng chảy của xã hội và thế gian: là dừng lại. Là ngừng chuyển động. Lánh vào tĩnh mịch. Là lắng đọng tâm hồn. Là tắt hết loa đài. Nhất là những loa đài trong tâm hồn. Chỉ lắng nghe tiếng Chúa mà thôi.

Đức Tổng cũng đưa ra gương mẫu “ở lại trong Chúa” của Thánh Đaminh Saviô. Hai môn đệ đi đường Emmaus. Hai môn đệ đầu tiên đến nơi Chúa ở. Đặc biệt là của Maria. Bỏ tất cả mọi sự để ngồi dưới chân Chúa. Lắng nghe Lời Chúa. Bị mọi người chê trách. Nhưng đó chính là phần tốt nhất mà không ai lấy mất được.



Sau giờ điểm tâm sáng, anh em được Đức Tổng hướng dẫn tham quan một số nơi trong tu viện. Vào lúc 8g30, anh em tiếp tục tập trung tại nhà nguyện. Với chủ đề Truyền Giáo, Đức Tổng mời gọi anh em “xây nhịp cầu” noi theo gương mẫu của Chúa Giêsu nhà truyền giáo đầu tiên và gương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Gương của Chúa Giêsu, là người đầu tiên bắc cầu, là người đầu tiên đi tới các vùng ngoại biên: miền Samari, miền duyên hải Tyrô-Siđôn, miền Ghêrasa. Đáng kể nhất là Chúa, dù ở giữa dân Do Thái, luôn đi đến những miền ngoại biên tâm hồn của những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị gạt ra bên lề xã hội. Như viên Đội trưởng quân đội Rôma. Như người thu thuế Giakêu, Mathêu. Như Mađalêna. Như Nicôđêmô. Như người phụ nữ ngoại tình. Như những người phong cùi. Và đặc biệt nhất như người trộm lành. Người trộm lành là đại diện tiêu biểu cho vùng ngoại biên tâm hồn.

Gương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người thích xây cầu, thích cộng đoàn, thích gặp gỡ. Là người nối những nhịp cầu: với người vô thần, với người Do thái giáo, với Anh giáo, với Hồi giáo, với Chính thống giáo, với tù nhân, với người tị nạn, với người nghèo, với người thất nghiệp, với bệnh nhân, với miền ngoại biên.

Cuối bài chia sẻ, Đức Tổng gợi ý anh em bằng những câu hỏi xoáy vào tâm hồn. Chúng ta đã làm gì? Đã xây cầu hay đã phá cầu. Đưa người khác đến với Chúa hay đẩy người ta xa Chúa? Tôi có ra đi hay cổ thủ trong tháp ngà, dinh thự, pháo đài? Tôi đã phá bỏ mọi ranh giới? Hay vẫn còn những rào cản về địa lý? Không đi đến vùng xa xôi? Hay là còn những rào cản tâm lý ? Còn loại trừ một số người, một số vùng? Hoặc giản đơn là còn ngại ngùng chưa dám chìa tay ra trước những người xưa nay vốn xa lạ, không quen biết, ít giao du?

Sau bài chia sẻ của Đức Tổng, anh em dành thời gian tĩnh lặng, lắng đọng tâm hồn, xét mình xưng tội và kết thúc bằng giờ kinh phụng vụ. Thời gian còn lại trong buổi sáng, anh em cùng nhau nhìn lại các hoạt động của giáo hạt trong thời gian qua và đề ra những phương hướng cho thời gian tới.



Giờ cơm trưa thân mật bên nhau, Đức Tổng hỏi thăm công việc mục vụ của từng từng người một. anh em trình bày những thuận lợi cũng như những khó khăn trong công việc mục vụ. Đức Tổng động viên khích lệ và hướng dẫn anh em.

Thời gian tĩnh tâm ngắn ngủi, nhưng nhờ không gian tĩnh lặng và nhờ những bài chia sẽ thâm thuý và ý nghĩa của Đức Tổng, anh em linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa cảm thấy thật ý nghĩa và bổ ích.

Chia tay Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, trên đường về nhiệm sở, anh em vẫn còn nghe văng vẳng bên tai lời cầu chúc của Đức Tổng “chúc anh em linh mục hạt Thuận Nghĩa xây được nhiều “chiếc cầu” để có nhiều người đi trên đó. Ước gì lời cầu chúc đó trở thành hiện thực. Bởi lẽ, hạt Thuận Nghĩa có gần 50 ngàn giáo dân trong một địa bàn rộng lớn thuộc huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai với số dân gần 350 ngàn.
 
Những tâm tình trong nghi lễ tưởng Niệm 30-4 Tại Gx Thánh Giuse – Grand Prairie Texas
Trần Trọng Long
10:19 06/05/2015
Xem hình ảnh: Lê Thiện, Nguyễn Vàng và Trịnh Hiệp

Nhân dịp Giáo xứ Thánh Giuse tại thành phố Grand Prairie, Texas có tổ chức một buổi tưởng niệm ngày 30-4-1975 vào sáng Chúa Nhật mùng 3 tháng 5, năm 2015. Chương trình gồm có:
1) Tưởng nhớ những người đã ra đi vì biến cố 30 thàng Tư
2) Phóng sự Hành trình 40 Năm - Ngày Quốc Hận

Chúng tôi đến tham dự và ghi nhận tại khuôn viên giáo xứ, có nhiều giáo dân đang ký tên trong tờ thỉnh nguyện thư để gửi lên Hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu nhân quyền cho Việt Nam.

Bên trong thánh đường, ghi thức “Tưởng nhớ những người đã ra đi vì biến cố 30 thàng Tư” đã diễn ra trong bầu không khí thật trang nghiêm và linh thiêng đã khiến cho nhiều người cảm động rơi lệ.

Trong bài giảng lễ, Cha chánh xứ Phêrô Đòan Hòang Khôi-Anh, SDD. đã không quên nhắc nhở giáo dân về biến cố 30 tháng Tư. Ngài cho biết chính Đức Mẹ Maria cũng ưa chuộng tự do và độc lập cho nên Ngài mới hiện ra với 3 trẻ tại Fatima vào năm 1917 để cảnh báo nhân lọai về nước Nga với chủ thuyết cộng sản vô thần. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải nhìn lại quá khứ để học hỏi, và khi sống trong hiện tại thì không quên cầu nguyện cho những nạn nhân của biến cố đau thương này!

Sau thánh lễ giáo dân qua bên hội trường tham dự chương trình “Hành trình 40 Năm” do các em học sinh của Trường Thánh Toma Thiện thực hiện. Chúng tôi được biết hầu hết các em đều được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ. Có điều làm cho mọi người ngạc nhiên và thán phục là trong nghi thức lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, các em đứng thật nghiêm trang, và thuộc lòng lớn tiếng cất tiếng ca “Này công dân ơi…” hoà điệu cùng với tiếng hát vang vang của khán gỉa.

Chương trình Hành trình 40 Năm làm nhiều người bùi ngùi xúc động. Riêng cá nhân tôi chợt nhớ đến lời nhắn nhủ ba mệnh lệnh của Mẹ Fatima:
1) Ăn năng đền tội cải thiện đời sống
2) Tôn sùng Trái Tim Mẹ
3) Lần hạt Mân Côi

Thật vậy, nhờ có nhiều tín hữu tòan cầu thực thi mệnh lệnh Fatima mà chế độ cộng sản vô thần Liên Sô đã bị sụp đổ vào đầu thập niên 1990. Tiếp theo sau đó là bức tường Berlin chia đôi đất nước của cộng sản vô thần Đông Đức cũng bị sập đổ để nước Đức được thống nhất, người dân đòan tụ sống trong an bình, tự do hạnh phúc.

Trong suy tư, tôi không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ đến quê hương đất nước Vịệt Nam thân yêu của chúng ta và… bài thánh ca quen thuộc trong ký ức lại gợi đến trong tôi:

Mẹ Maria ơi, xin Mẹ đoái thương nhậm lời,
Cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời….
 
Video Đại Hội Lavang 2015 tại Gx Đức Mẹ Lavang Houston, TGP Galveston - Houston, Texas
Dũng Tuấn
11:31 06/05/2015
Đại Hội Thánh Mẫu Lavang 2015 tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang Houston, Texas
 
Phỏng Vấn Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh về hiện tình giáo phận Kontum
VietCatholic Network
14:19 06/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Dâng hoa kính Đức Mẹ tại giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg, Pennsylvania
Đoàn Khoa
17:28 06/05/2015
DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ TẠI GIÁO ĐOÀN MẸ Thiên Chúa HARRISBURG, PENNSYLVANIA

Mỗi năm cứ mỗi độ Tháng 5 về thì Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa thuộc Giáo Phận Harrisburg lại tưng bừng như tháng trẩy hội. Không phải vì lý do thời tiết ấm áp trở lại và cây cỏ lá hoa khoe tươi sắc thắm sau những tháng ngày ngủ đông dưới lớp tuyết, nhưng vì đây là Tháng Hoa, là Tháng biệt kính Đức Mẹ. Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa, với lòng yêu mến Đức Mẹ nồng nàn, nên khi Tháng Hoa về thì từ già tới trẻ, đặc biệt là các em, cả trai lẫn gái, đều nô nức đi rước kiệu và dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa tươi thắm tượng trưng cho lòng thảo hiếu của mình đối Người Mẹ kính yêu.

Xem Hình

Đặc biệt năm nay, trong ngày Dâng Hoa – Rước Kiệu kính Đức Mẹ, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa lại được hân hoan đón chào Đức Giám Mục Giáo Phận Harrisburg Ronald W Gainer về tham dự ngày trong đại này. Sự hiện diện của ngài lại càng làm tăng thêm tinh thần vui tươi phấn khởi và sự sốt sắng trang nghiêm của cuộc Dâng Hoa – Rước Kiệu và Thánh Lễ.

Vì đây là lần đầu tiên được tham dự việc đạo đức truyền thống của người giáo dân Việt Nam nên Đức Cha cảm thấy rất thích thú và cảm động. Sau Thánh Lễ ngài đã chân thành chia sẻ những cảm nghĩ của mình đối với lòng sùng mộ Đức Mẹ của người giáo dân Việt Nam. Đặc biệt, ngài cũng cảm thấy rất vui khi nhìn thấy sự hồn nhiên, năng động và nhiệt tình của các em thanh thiếu niên của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa. Ngài vui vì thấy các thế hệ con em vẫn kế tục được những nét đẹp truyền thống của cha ông và xa hơn nữa, chính các em sẽ đem nét đẹp truyền thống đó gieo vào trong môi trường mà mình đang sống.

Đoàn Khoa
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân dịp Hội nghị Thế giới gia đình Philadelphia: Những di tích thánh thiêng đáng viếng thăm
Trần Mạnh Trác
15:55 06/05/2015




Chỉ 5 tháng nữa, khoảng 2 triệu người hành hương từ khắp mọi nơi trên thế giới sẽ đổ về Philadelphia tham dự Hội nghị Thế giới gia đình và để đón chào Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ngài.

Philadelphia là một thành phố lịch sử với nhiều di tích nổi danh, chắc chắn nhiều người hành hương không thể bỏ qua những nơi như 'Independence National Historical Park' trong đó có quả chuông Tự Do (Liberty Bell) đã bị nứt, Independence Hall nơi bản tuyên ngôn độc Lập được ký và có thể đi ra vùng ngoại ô thăm viếng Valley Forge National Historical Park nơi mà liên quân Continental Army (quân đoàn Lục Điạ Mỹ Châu) đã sống sót qua một muà đông kinh hoàng...để sau đó giành được chiến thắng quyết định trong cuộc cách mạng độc lập.

Phố phường Philadelphia cũng cung cấp nhiều hấp dẫn như khu Italian Market (chợ Ý) với những món ăn độc đáo như Top Philly Cheesesteaks mà ai đến thăm Philadelphia cũng phải dùng thử một lần...rồi đâm ra nghiền luôn!

Từ phố Ý đi tới Little Saigon (phố Việt) cũng không bao xa, chắc chắn bà con Việt Nam sống ở Philadelphia, mà theo văn tự Hy Lạp có nghiã là thành phố cuả tình Huynh đệ (brotherly love), sẽ sẵng sàng chỉ dẫn tận tình cho những du khách phương xa.



Có người sẽ hỏi, thế thì có những di tích Công Giáo nào đáng cho chúng ta thăm viếng không?

Nhiều lắm, nhưng ít ra thì phải kể đến đền thánh John Neumann ở nhà thờ Church of St. Peter the Apostle (Th. Phêrô Tông đồ) là một di tích được liệt kê trong 10 di tích Công Giáo nổi tiếng nhất cuả Hoa Kỳ. Sau đó khách hành hương cũng không thể bỏ qua Basilica of Sts. Peter and Paul (Vương Cung Thánh đường Th. Phêrô và Th. Phaolô) là nơi mà Đức Thánh Cha sẽ long trọng cử hành thánh lễ.

Sau đây là 5 di tích Công Giáo đáng thăm viếng:

 





Đền Thánh John Neumann

Nằm cạnh nhà thờ Thánh Phêrô Tông Đồ, ngôi đền này từng là toà giám mục cuả vị giám mục thứ tư của Philadelphia đồng thời cũng là vị thánh (nam giới) đầu tiên của Mỹ được phong thánh.

Hằng ngày khách hành hương vẫn đến cầu nguyện trước thi thể cuả th. John Neumann, đặt trong một lồng kính dưới hầm của ngôi đền. Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II đã đến đây cầu nguyện vào năm 1979.

Du khách có thể học hỏi về cuộc sống của th. John qua những bức tranh lộng lẫy trên các cửa sổ kính màu hoặc nghiên cứu những di tích và bài viết cuả thánh nhân trong một viện bảo tàng ở bên cạnh.

Trên căn nhà nguyện lông lẫy ở tầng trên, du khách có thể hình dung ra một vị giám mục nhỏ bé, với một giọng trầm, đã từng dâng lễ, giải tội và rao giảng phúc âm ở đó.

Một ngôi nguyện đường kế bên cũng thu hút rất nhiều khách, các cửa sổ màu vẽ hình các vị thánh Dòng Chúa Cứu Thế mà th. John Neumann cũng là một sĩ từ, đó là Thánh Anphongsô Liguori, đấng sáng lập DCCT, thánh Francis Xavier Seelos, th. Gerardo và th. Clemente Hofbauer.

Bình thường thì ngôi đền đã là đẹp rồi, nhưng trong những tháng vừa qua người ta đã cải tiến nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho Hội nghị thế giới gia đình.





Đền Thánh Katharine Drexel

Thánh Katharine Drexel được gọi là vị nữ tu giàu nhất thế giới vì thưà hưởng một di sản khổng lồ, tính theo thị trường hiện tại là khoảng 150 triệu Mỹ Kim, và một lợi tức trung bình 1000 đô mỗi ngày. Nhưng Th. Katharine Drexel lại là một công nhân không biết mệt mỏi cuả vương quốc Thiên Chúa. Ngài đã dành trọn cuộc đời và toàn bộ tài sản để phục vụ cho những người bất hạnh nhất cuả thời đó, là những người Da Đỏ và Da Đen (American Indians và African-Americans.)

Ngôi Đền Thánh Katharine Drexel nằm ở Bensalem, Pa., một vùng ngoại ô của Philadelphia, cũng là nơi mà 'Mẹ Drexel' đã sáng lập ra Dòng Sisters of the Blessed Sacrament (Nữ Tu Thánh Thể) và một trường học cho trẻ Da Đen.

Khi đến thăm đền thánh, người ta vẫn có thể nhìn thấy các nữ tu đi qua lại trên cái sân khổng lồ, một phong cảnh tuyệt vời mỗi khi thời tiết tốt.

Ngôi nhà nguyện xinh đẹp mà Mẹ Drexel xây cho học sinh phản ảnh nhân cách cuả Ngài. Các chặng Đàng Thánh Giá được chọn lựa mua từ Pháp chứng tỏ Ngài có một kiến ​​thức rất lớn về thế giới, các cửa sổ kính màu được trang điểm bằng những hình ảnh cuả các vị thánh có liên hệ với gia đình ngài, và những hình chạm thiên thần đang cầm Mình Thánh Chúa khắc trên các băng ghế cho thấy hai điều Ngài yêu thích là: thiên thần và Thánh Thể.

Một bảo tàng nhỏ trưng bày chiếc áo dòng cuà Ngài - Người ta sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng Ngài là một người phụ nữ tí hon, nhưng lại có một quyết tâm khổng lồ! Đôi giày duy nhất mà Ngài đi trong 10 năm và nhiều cây viết chì đã cùn gần hết chứng tỏ một đời sống cần kiệm, dùng tối thiểu cho bản thân mình để mà có thêm cuả cải cung cấp cho nhiều người khác.





Đền Thánh Rita Cascia

Khi vùng Nam Philadelphia còn được biết tới như là đất dụng võ cuả ngươì Ý, năm 1907, thì ngôi đền này được xây dựng. Những người gốc Ý lúc đó rất tự hào về vị thánh mới cuả họ là th. Rita Cascia. Ngày nay tuy những người gốc Ý đã di chuyển đi nơi khác, nhưng ngôi đền vẫn còn đó.

Đây là là một trong trong những ngôi đền đẹp nhất, được trang trí hoàn toàn do một nghệ sĩ và cũng là một giáo dân ở đó, Anthony Visco.

Tầng trệt cuả ngôi đền có một bức tượng mô tả Thánh Rita đang nhận dấu thánh trên trán từ một hình ảnh của Chúa Kitô Khải Hoàn, và ba vị thánh bảo trợ là th. Augustine, th. Gioan Tẩy Giả và th. Nicholas Tolentino.

Ở tầng trên, những cửa sổ kính màu mô tả những thời điểm quan trọng của Thánh Rita - lúc gia nhập tu viện, khi tiếp nhận dấu thánh, phép lạ hoa hồng và khi qua đời.

Từng là một goá phụ sau khi người chồng bị giết, th. Rita đã công khai tha thứ cho kẻ thù và nuôi con lớn lên trong sự tha thứ. Nhưng khi các đứa con đến tuổi trưởng thành, ngài biết được rằng chúng mang ý định trả thù cho cha, thì thánh nữ đã cầu xin cho các con trai cuả mình được chết trước khi chúng phạm tội. Và đã xảy ra một cách bất ngờ như vậy, hai đưá đã bị bệnh tả mà chết.

Th. Rita trở thành vị thánh bảo trợ cho những sự việc rối ren không có lối thoát (patron saint of impossible causes).





Đền Huy Chương Ban Phép Lạ (Miraculous Medal)

Nằm gần trung tâm thành phố, ngôi đền quảng bá câu chuyện về Đức Mẹ Ban Ơn đã hiện ra với Thánh Catherine Laboure ở Paris vào năm 1830.

Tại ngôi đền, kể từ năm 1930, người ta liên tục mỗi sáng thứ hai làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ Ban Ơn.

Tại đây có trưng bày 10 huy chương cuả lô huy chương đầu tiên được đúc ra vào năm 1832, một tấm khăn trải ghế mà đức Mẹ đã ngồi trong lần hiện ra đầu tiên với th. Catherine và một bản sao chiếc ghế đang trưng bày tại nhà thờ Miraculous Medal Shrine ở Paris.





Vương Cung Thánh đường Th. Phêrô và Th. Phaolô

Khai trương vào năm 1864, Basilica of Sts. Peter and Paul là ngôi thánh đường lớn nhất cuả tiểu bang Pennsylvania. Nhưng tuy rất lớn, trong nhà thờ lại rất tối. Lý do là vào lúc xây dựng đã xảy ra một phong trào chống Công Giáo kịch liệt có tên là "Know Nothings", vì thế để tránh việc các cửa sổ bị ném vỡ, người ta đã đặt mọi cửa kính cao hơn tầm cuả một người khoẻ mạnh nhất có thể ném đá lên cao.

Trong thánh đường cũng có đặt hai đền tôn kính hai vị thánh địa phương là th. Katharine Drexel và th. John Neumann, đồng thời cũng có một đền tôn kính Đức Bà Guadalupe, bổn mạng của các nước châu Mỹ.
 
Tin Đáng Chú Ý
Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ ở Philieppines - Biển Đông
FB Trương Văn Khoa
21:16 06/05/2015
Nguồn tin từ RFI tiết lộ, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Phillipines về đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ quân sự ở Philippines

Danh sách các căn cứ đã được xác định:

– 4 căn cứ trên đảo chính Luzon.
– 2 căn cứ khác trên đảo Cebu.
– 2 căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters, các vũ khí hạng nạng bao gồm:

– Tàu khu trục nguyên tử tàng hình hiện đại.
– Máy bay tàng hình ném bom nguyên tử .
– Máy bay chiến đấu tàng hình siêu tối tân .

Trong cùng diễn biến “nóng” này, tờ Nguyệt San “Lợi Ích Quốc Gia” của Mỹ ngày 23/4 / 2015 đưa tin rằng :

KHÔNG QUÂN MỸ TUYÊN BỐ TẬP TRUNG TẤT CẢ MÁY BAY NÉM BOM HẠNG NẶNG VÀO BỘ TƯ LỆNH TẤN CÔNG TOÀN CẦU để đối phó với Trung Quốc

Một trong những lý do khiến Mỹ ào ạt đổ quân vào Đông Nam Á vì Trung Quốc sẽ đưa các máy bay đánh bom hạng nặng ra Hoàng Sa và Trường Sa tại các địa điểm:

– Bãi đá Chữ Thập (Trường Sa): Trung Quốc đã hoàn thành đường băng dài hơn 1.300m. Hiện họ đang tiếp tục xây dựng thêm để kéo dài đường băng đạt mức 3.110m.
– Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa): Nó đang mở rộng đường băng dài 2.300m hiện tại để thành đường băng dài 3.000m.

Không ngồi chờ Trung Quốc triển khai hỏa lực, Mỹ đã chính thức bao vây Trung Quốc bằng cách tung quân đội và vũ khí hạng nặng trước vào những cứ điểm quan trọng ở biển Đông trước khi trận hải chiến có thể xảy ra....

Liệu chiến tranh thế giới đã khởi đầu , bắt đầu để giải quyết mọi vấn đề trong bối cảnh các bên , các phe không thể nào “thương lượng kiểu hòa bình & nhân nhượng” như hiện nay ??

(Nguồn: Reuters & RFI)
 
Văn Hóa
Không dang dở
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
11:23 06/05/2015
KHÔNG DANG DỞ…

Kính dâng linh hồn các linh mục:

- Giuse Maria Đỗ Duy Lạn

- Giacôbê Nguyễn Kim Điền

- Phanxicô Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng

Một lần nữa, các linh mục khóa III Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, ngậm ngùi tiễn biệt người anh em linh mục mến thương của mình, linh mục Phanxicô Salêxiô Nguyễn Quốc Hoàng về Nhà Cha ngày 26.4.2015, ở tuổi 55.

Anh Phanxicô Hoàng đang là chánh xứ Bình Thuận, hạt Bình An. Anh ngã bệnh nặng kể từ Chúa Nhật lễ Lá.

Như vậy, Anh đã theo Chúa Giêsu lên núi Sọ. Anh đã tháp nhập sự đau bệnh của mình với thánh giá Chúa.

Và nay, đang khi cả Hội Thánh vui mừng sống mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa, Anh Hoàng đã tham dự hoàn toàn vào niềm tin Phục Sinh bằng chính hiến lễ cuộc đời và mạng sống của mình.

Anh Phanxicô Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng là người thứ ba của khóa III Đại Chủng viện Sài Gòn, rời dương thế.

Người anh em ra đi đầu tiên là linh mục Giuse Maria Đỗ Duy Lạn. Anh Lạn là một trong những bậc đàn anh lớn tuổi nhất của lớp chúng tôi.

Anh được bổ sung vào khóa III, (lúc anh em chủng sinh khóa III đang học năm thứ V), để hoàn tất chương trình Đại Chủng viện.

Anh được Chúa gọi về ngày 14.4.2004, hưởng duơng 52 tuổi, trong khi đang là chánh xứ Long Bình, hạt Thủ Thiêm.

Người thứ hai là linh mục Giacôbê Nguyễn Kim Điền. Tuy kém tuổi anh Lạn, nhưng anh Điền cũng thuộc “thế hệ lão” của khóa III Đại Chủng viện Sài Gòn.

Anh Điền cũng là người được bổ sung vào khóa III (lúc khóa III đang học năm thứ III, chương trình Đại Chủng viện).

Kể từ sau ngày thụ phong linh mục, 30.6.1999, anh Điền được gởi về làm linh mục phụ tá giáo xứ Lộc Hưng.

Ngày 27.7.2013, anh nhận bài sai về làm chánh xứ giáo xứ Tân Mỹ, hạt Hóc Môn.

Tính cho đến ngày được gọi về nhà Chúa, ngày 16.2.2014, anh Điền chỉ mới nhận trọng trách làm chánh xứ khoảng 7 tháng. Anh cũng chỉ mới hưởng dương 57 tuổi.

Các linh mục khóa III hiện diện trên bảy giáo phận: Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa, Phú Cường, Mỹ Tho, Phan Thiêt, Đà Lạt. Nhưng cả ba anh em đã ra đi đều thuộc giáo phận Sài Gòn, và đều chưa đến tuổi 60...

…Khóc người anh em mới ra đi, đồng tưởng nhớ hai người anh em đã đi xa trước đó, chúng tôi bàng hoàng. Ở lứa tuổi mới ngoài 50, chắc chắn các anh em của chúng tôi còn nhiều mộng, nhiều ước, nhiều phác thảo, nhiều dự định, nhiều lăng xả, nhiều hiến dâng, nhiều niềm vui, nhiều nỗi trăn trở…

Cứ theo cái nhìn trần tục của loài người, đó là những dở dang… Các anh ra đi, bỏ lại phía sau lưng mình bao nhiêu điều còn chưa nói hết, bao nhiêu việc còn chưa làm hết, bao nhiêu quyết định còn chưa thực hiện hết… Cứ thế mà dang dở…

Đặc biệt, trong cái chết mới nhất, cái chết của anh Phanxicô Salêsiô Quốc Hoàng, người ta nói với nhau nhiều về những dang dở của anh: Trong khi gắn đời linh mục của mình với giáo xứ Bình Thuận, để hoàn thành sứ mạng, để xây dựng Hội Thánh của Chúa, thời gian qua, anh đã phải đối mặt cùng không ít chịu đựng và chấp nhận

Bởi sau cả một thời gian khá dài, có lúc như mòn mỏi vì phải nỗ lực nhiều, anh đã nhận lại mãnh đất cho giáo xứ. Trên mãnh đất ấy, anh nhanh chóng xây nhà Mục Vụ nhiều tầng làm nơi sinh hoạt cho giáo xứ trong một khuôn viên quá chật chội…

Ngày anh ra đi, tuy đã cầm giấy xây nhà thờ trong tay, anh vẫn đang thao thức vì nhà xứ vẫn chưa được cấp phép. Bởi cũng như nhà thờ, nhà xứ đã quá cũ kỹ, cũng cần phải xây dựng lại.

Nhưng rồi một lần nữa, người ta lại phải chứng kiến thêm một sự dở dang… Anh Hoàng nằm xuống. Ngày mai đây, người khác sẽ thay anh thực hiện những lo lắng của anh…

Cuộc đời cứ mãi là những dang dở. Dù có sống đến tám mươi năm, một khi đã ra đi, khép lại cả một kiếp người; khép lại một đời tìm kiếm, đắp xây; khép lại tất cả những gì thuộc về trần thế ở phía sau lưng, thì một đời trong cõi người ấy, vẫn chỉ là một đời dở dang.

Được Chúa gọi về, dù muốn hay không, tất cả phải rủ bỏ. Sự dở dang của người khuất bóng, vì thế càng đeo bám trong tâm người ở lại. Bởi vậy, nước mắt nhiều hơn, sự đau đớn lớn hơn, lòng tiếc thương đậm đặc hơn…

Tiễn biệt anh Hoàng và tưởng nhớ anh Lạn, anh Điền, chúng tôi, không trừ ai, biết rằng, ngày nào mình còn giẫm chân trên mặt đất, ngày ấy mình vẫn phải thực hiện tất cả mọi trọng trách mà Thiên Chúa và Hội Thánh tin tưởng gởi trao.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng như các anh: Nếu Chúa muốn điều gì, chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng xin vâng, dẫu biết rằng, bất cứ lúc nào cũng vẫn là dang dở.

Giờ đây, chính lời Kinh Thánh, Lời mạc khải của Chúa, giúp chúng tôi hiểu thánh ý của Chúa hơn.

Đó là Lời Chúa trong sách Samuel quyển thứ II, kể lại dự tính xây đền thờ của vua Đavid. Nhà vua chỉ có mỗi một thao thức: Dân Thiên Chúa cần phải có một nơi thờ phượng Thiên Chúa của họ thật xứng hợp.

Nhà vua đã chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc xây dựng thật lớn. Tiên tri Nathan, người của Thiên Chúa, cũng đã lên tiếng đồng ý với ước nguyện của nhà vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài” (2Sm 7, 3).

Thế nhưng, chẳng lâu sau đó, chỉ “ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đavíd: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao? Thật vậy, từ ngày Ta đưa con cái Ísrael lên từ Aicập cho tới ngày hôm nay, Ta không hề ở trong một ngôi nhà, nhưng Ta đã nay đây mai đó trong một cái lều và trong một nhà tạm. Trong suốt thời gian rày đây mai đó với toàn thể con cái Ísrael, có bao giờ Ta đã lên tiếng hỏi một trong các thủ lãnh Ísrael mà Ta đã đặt lên chăn dắt dân Ta là Ísrael: ‘Sao các ngươi không xây cho Ta một ngôi nhà bằng gỗ bá hương?’. Bây giờ ngươi hãy nói với tôi tớ Ta là Đavíd như sau: Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Israel...

Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi - một người do chính ngươi sinh ra -, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con...” (2Sm 7, 4-17).

Lời Chúa phán cùng vua Đavid được hiểu là: Chúa sẽ thiết lập triều đại Cứu Thế bền vững từ dòng tộc Đavid. Đấng Cứu Thế sẽ là vua toàn cõi vũ trụ đến muôn đời.

Đấng Cứu Thế sẽ thống trị trên ngai tổ tiên Đavid của Người bằng một vương quyền mạnh mẽ, vương quyền tuyệt đối, vương quyền vĩnh cửu, không có bất cứ mãnh lực nào có thể khiến vương quyền và triều đại Cứu Độ của Người lay chuyển...

Sau này, khi truyền tin cho Đức Maria trong ngày Đấng Cứu Thế nhập thể, thiên thần đã mạc khải rõ ràng về “chân tướng” của Vị Cứu Thế mà ngày xưa, tiên tri Nathan đã ngõ cùng Đavid. Thiên thần nói: Đấng Cứu Thế “sẽ nên cao cả”, vì Người “là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavid, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1, 32-33).

Đó là ý nghĩa của Lời Chúa. Đó là lịch sử của ơn cứu độ. Đó là sự tiên báo ơn cứu độ sẽ diễn ra, mà người con của Đức Maria là tác giả...

Tuy nhiên, trên thực tế, với lời của Chúa nói cùng vua Đavid: Con của ngươi “sẽ xây một nhà để tôn kính danh Ta”, dù đã chuẩn bị thật chu đáo cho một ngôi đền thờ lộng lẫy, vua Đavid đã phải dừng lại.

Sự chuẩn bị càng nhiều, mơ ước càng lớn, lòng ham thích về một công trình do bàn tay của mình kiến tạo để dâng lên Thiên Chúa càng mạnh mẽ, sự dang dở của Đavid càng là sự dang dở khó có từ ngữ nào diễn tả hết...

Đavid dừng lại. Một đời dừng lại. Những năm tháng khổ công xây đắp dừng lại. Một quá khứ viễn chinh oai hùng khắp nơi dừng lại. Những chiến thắng huy hoàng mang lại danh dự cho dân Chúa, cho đất nước dừng lại. Niềm hạnh phúc trong lòng nhà vua về một đất nước bình an, thịnh trị dừng lại. Ngôi vị hoàng đế ngự trị trên ngai vàng mà nhà vua đang tận hưởng dừng lại... Và nay, mơ ước cuối cùng cho một ngôi nhà của Thiên Chúa cũng dừng lại...

Dù là một ông vua thành công, một ông vua xây dựng đất nước rực rỡ cho một thời hoàng kim, Đavid vẫn là con người của sự dở dang như bao nhiêu con người trần thế...

Thực ra, trong Chúa không hề có bất cứ điều gì dang dở. Dang dở là do suy nghĩ kém cỏi, nông cạn của con người.

Dang dở cũng có thể do chính chúng ta nhìn vào những dự định của nhau bằng con mắt phàm trần, và đánh giá nó theo suy tính chủ quan của bản thân…

Hoặc do chính chúng ta ôm quá nhiều mộng. Hay có thể sự tham danh hám lợi dễ làm bản thân chới với, cảm thấy mất mát, hụt hẩng, dở dang…

Dù sao, tấm gương vua Đavid nhẹ nhàng vâng phục thánh ý Chúa vẫn là bài học sáng giá cho từng người chúng ta. Nhà vua đã để lại phía sau tất cả mơ ước, sẵn sàng đặt nó vào tay Salômon, con trai mình. Chính vua Salômon, người đã thay vua cha thực hiện việc xây dựng nhà Thiên Chúa…

Nhưng từ Lời Chúa, chúng tôi nhận ra: Cuộc đời vua Đavid không hề dang dở. Ông đã sống trước nhan Chúa. Và Chúa đã đón nhận tất cả công trình của ông. Chúa ghi nhận một đời ông hiến dâng cho Chúa, qua việc ông toàn tâm, toàn ý lãnh đạo dân của Chúa

Đavid vừa là con người của thành công, nhưng cũng là con người đã từng thất bại trước cám dỗ dục tính. Đavid vừa là con người của sự thánh thiện: Ông rất mực yêu mến Chúa, nhưng cũng là con người từng bị quật ngã trong tội…

Chúa biết hết. Chúa thấy hết. Chúa nhận ra sự yếu đuối của Đavid. Nhưng Chúa cũng nhìn thấu nỗi lòng của Đavid. Chúa thấy Đavid cần dừng lại tất cả. Vì thế, Chúa muốn Đavid từ nay phải dừng lại.

Không ai dám hỏi tại sao lại thế? Không ai có thể giải thích được vì sao ở một thời điểm nào đó trong đời mình, con người phải dừng lại?

Chỉ biết đó là thánh ý Chúa. Chỉ biết đó là tình yêu của Chúa. Chỉ biết đó là sự sắp đặt của Chúa. Chính Chúa ban cho. Chính Chúa chủ động. Chính Chúa thúc đẩy. Chính Chúa vận hành…

Để rồi cuối cùng, chỉ một mình Chúa kết thúc. Chỉ một mình Chúa làm mọi sự trong mọi hoàn cảnh. Chỉ một mình Chúa làm mọi sự trong mọi người.

Một mình Chúa là Chủ, con người là tôi tớ của Chủ. Giờ đây, khi Chủ thấy đầy tớ của mình đã đủ, đã trọn, Người triệu hồi đầy tớ, để đầy tớ của Người được nhỉ ngơi như Người muốn…

Vì thế, trong Chúa, không có bất cứ điều gì dang dở. Chúa có cách của Chúa. Chúa có chương trình, có sự quan phòng, có những quyết định khôn ngoan trong thánh ý đời đời của Chúa.

Đavid dừng lại để hồi tâm, để chuẩn bị cho ngày long trọng được Chúa dời đi. Đavid không thể xây nhà cho Chúa, nhưng Chúa sẽ xây nhà cho ông: Đavid sẽ mãn nguyện ở trong nhà Chúa đến muôn đời. Căn nhà ấy, căn nhà tình yêu là chính cung lòng êm ái của Chúa…

Theo cách Chúa dành cho vua Đavid, và chính tấm gương mau mắn nghe theo Lời Chúa dạy để dừng lại tất cả của vua Đavid, chúng ta càng nhận ra: Bản thân có là gì đâu. Những dự định, những tính toán của bản thân, dẫu có đẹp, chưa chắc đã là thánh ý Chúa, chưa chắc đã phù hợp với tình yêu quan phòng, Chúa dành cho từng người chúng ta…

Quay về với những cái chết, mà nhiều người cho là “chưa đến tuổi chết” của các anh em chúng tôi, chúng tôi càng xác tín: Tất cả đều không ngoài thánh ý của Chúa.

Chúa muốn và Chúa thực hiện ý muốn của Người. Đối với Chúa, như thế là đã đủ, đã đẹp, đã trọn vẹn, đã đến thời kết thúc. Chúa không đòi hơn nữa.

Của lễ cuộc đời trong từng cái chết đã được toàn hiến cho Chúa. Của lễ toàn hiến mà từng anh em chúng ta hiến dâng, Chúa đã chấp nhận, chúa đã chúc phúc, Chúa đã đưa vào cõi đời đời trong chính hạnh phúc của tình yêu Chúa.

Đến lượt mọi người: ai cũng như ai. Sẽ có một ngày, Chúa muốn chúng ta dừng lại. Chúa đã đón nhận chúng ta. Chúa đã thấy thánh ý của Chúa đầy đủ, để những gì nơi cuộc đời chúng ta, Chúa đã từng khởi sự, thì nay Chúa lại hoàn tất.

Với một đời sống ơn gọi thánh hiến, cùng tất cả mọi lao tác, tất cả lẽ sống, niềm vui, hạnh phúc trong kiếp người, nhờ cái chết, chúng ta hoàn tất của lễ đời mình trong tay Chúa. Đó chính là hiến lễ toàn thiêu, chắc chắn đẹp lòng Chúa…

Như thế, trong Chúa, dẫu người đời có cho là dở dang, thì tất cả đã nên hoàn hảo, đã nên thánh thiện, đã đi đến đích của niềm hy vọng, đã đến hồi chung cuộc. Trong Chúa, không có bất cứ điều gì dang dở…

Kính chào các anh. Cuộc đời các anh giờ đây trở thành lễ vật toàn hiến trong tay Chúa. Chúa muốn các anh dừng lại, để các anh đi về nẻo hạnh phúc của Chúa. Các anh đã hoàn tất mọi sự trong tay Chúa. Cuộc sống của các anh giờ đây đẹp quá.

Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Cầu nguyện cho khóa III của chúng ta thật nhiều, các anh nhé. Chúng tôi nhớ các anh.

Mến chào các anh. Hẹn gặp lại.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Khóa III, Đại Chủng viện thánh giuse Sài Gòn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Già
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:19 06/05/2015
MẸ GIÀ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 30/04 - 06/05/2015: Câu chuyện ông Phêrô và ông Gioan ra trước Thượng Hội Đồng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:45 06/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ký ức và phục vụ

Kitô hữu không sống trơ trọi một mình nhưng giữa lòng một dân tộc và trong một lịch sử trần thế cụ thể, do đó, họ được mời gọi phục vụ những người khác. “Ký ức và phục vụ” là hai điều then chốt trong bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sáng Thứ Năm, ngày 30 tháng 4, trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta. Lịch sử, và qua đó là ký ức về nó, cùng với sự phục vụ là “hai đặc điểm của căn tính Kitô giáo” được mô tả trong các bài đọc trong ngày.

Bài đọc từ sách Tông Đồ Công Vụ (13: 13-25) đề cập đến Thánh Phaolô, là người đã đến thành Antiôkia và “như thường lệ đã vào một hội đường nhân ngày Sa-bát.” Ở đó, “ông được mời nói chuyện.” Điều này, trên thực tế, là “một phong tục của người Do Thái vào thời đó” khi khách đến. Thánh Phaolô tiến lên bục giảng và “bắt đầu rao giảng về Chúa Giêsu Kitô.” Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng, “ông Phaolô đã không nói: 'tôi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế; Đấng đã đến từ trời cao; Thiên Chúa đã sai Ngài đến; Ngài đã cứu độ tất cả chúng ta và ban cho chúng ta mặc khải này'. Không, không, không”. Để giải thích Chúa Giêsu là ai, vị Tông Đồ “bắt đầu lược lại toàn bộ lịch sử của dân tộc”. Kinh Thánh viết: “Ông Phaolô đứng dậy, giơ tay xin mọi người lưu ý, rồi nói: Thiên Chúa của dân Ít-ra-en đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ cư ngụ ở đất Ai-cập, và đã giơ cánh tay mạnh mẽ của Người mà đem họ ra khỏi đó.” (CV 13: 16-17). Như thế, bắt đầu từ tổ phụ Abraham, Thánh Phaolô “đã kể lại toàn bộ lịch sử”.

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng điều này không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên. Điều tương tự cũng đã được thực hiện bởi “thánh Phêrô trong bài giảng của mình, sau lễ Ngũ Tuần” và bởi “ông Têphanô trước Thượng Hội Đồng.” Nói cách khác, họ “không công bố Chúa Giêsu mà không có một lịch sử”, nhưng “công bố Chúa Giêsu trong lịch sử của một dân tộc đã được Chúa vạch ra một cuộc hành trình trong nhiều thế kỷ để trưởng thành, trong sự viên mãn của thời gian, như Thánh Phaolô nói.” Những gì Thánh Phaolô nói cũng phải được hiểu là “Khi đến thời viên mãn, Đấng Cứu Thế đến, và dân tộc sẽ tiếp tục cuộc hành trình vì Đấng Cứu Thế sẽ trở lại”.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng chúng ta thấy ở đây một trong những đặc điểm của căn tính Kitô: Kitô hữu là những người nam nữ trong lịch sử hiểu biết rằng câu chuyện không bắt đầu và kết thúc với tôi, nhưng tất cả đã được bắt đầu khi Chúa bước vào lịch sử nhân loại.

Để minh chứng điều này, Đức Thánh Cha nhắc lại bài Thánh Vịnh rất đẹp được đọc vào lúc bắt đầu Thánh lễ:

“Lạy Thiên Chúa,

thuở Ngài lãnh đạo đoàn dân riêng xuất trận,

thuở Ngài tiến bước trong sa mạc hoang vu,

đất đã chuyển rung, trời cũng tan chảy. Alleluia”.

Như thế, “Kitô hữu là những người nam nữ của lịch sử, họ không trơ trọi một mình nhưng bao gồm trong một dân tộc đang trên đường lữ hành”. Đây là lý do tại sao không thể có khái niệm “sự ích kỷ Kitô giáo”. Không thể có một Kitô hữu hoàn hảo với một tinh thần như là được sản xuất ra từ các nhà máy, nhưng thay vào đó, Kitô hữu là những người nam nữ sống giữa lòng một dân tộc, có một lịch sử lâu dài và đang tiếp tục cuộc hành trình cho đến khi Chúa lại đến” .

Điểm qua một vài sự kiện nổi bật trong lịch sử vẫn đang tiếp diễn, Đức Thánh Cha nói thêm rằng nếu chúng ta chấp nhận “chúng ta là những người nam nữ của lịch sử”, chúng ta cũng nhận ra một “lịch sử của ân sủng Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã đi trước dân Ngài, mở đường cho họ, và sống giữa họ.” Nhưng đó cũng là một “lịch sử của tội lỗi với cơ man những tội nhân, và tội ác”. Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong đoạn trích từ sách Tông Đồ Công Vụ, như khi Thánh Phaolô đề cập đến vua Đavít, một vị thánh, nhưng trước khi ông trở thành một vị thánh, ông đã phạm những tội tày trời. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh thêm là điều này cũng đúng ngay cả ngày hôm nay vì lịch sử cá nhân của mỗi người chúng ta đều cho thấy những tội lỗi của mình và ân sủng của Thiên Chúa là Đấng ở cùng chúng ta. Thiên Chúa trong thực tế đồng hành với chúng ta trong tội lỗi để tha thứ cho chúng ta. Ngài đồng hành với chúng ta để ban phát ân sủng cho chúng ta.

Vì vậy, ký ức là một thực tại rất cụ thể xuyên suốt nhiều thế kỷ: chúng ta không phải là những người không có gốc rễ. Chúng ta có gốc rễ rất sâu từ tổ phụ Abraham đến ngày hôm nay mà chúng ta không bao giờ được quên.

Để hiểu rằng chúng ta không đơn độc, chúng ta được liên kết vững chắc với một dân tộc đã lữ hành qua nhiều thế kỷ, nghĩa là chúng ta phải hiểu một đặc tính Kitô thứ hai, đó là “điều Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Tin Mừng, đó là sự phục vụ”. Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan của ngày Thứ Năm trong tuần thứ Tư của lễ Phục Sinh đã lặp lại những gì chúng ta vẫn thường nghe trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh: “Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: ‘Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! Hãy làm cho người khác như Thầy đã làm cho anh em. Như Thầy đã đến với anh em như một người tôi tớ, anh em phải là đầy tớ của nhau, hãy phục vụ”.

Đức Thánh Cha nhận xét, “Căn tính Kitô giáo phải là phục vụ, chứ không phải là ích kỷ.” Mặc dù, người ta có thể phản bác: “Nhưng thưa Cha, tất cả chúng ta đều ích kỷ”, nhưng điều này “là một tội lỗi, là một thái độ chúng ta phải xa lánh”. Chúng ta phải “xin tha thứ, xin Chúa hoán cải chúng ta”. Là Kitô hữu “không chỉ có cái vỏ bề ngoài, cũng chẳng phải là một thực hành xã hội, đó không phải là một thứ trang điểm cho linh hồn để linh hồn có thể xinh đẹp hơn một chút.” Là Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng nói một cách dứt khoát rằng đó “là làm những gì Chúa Giêsu đã làm: tức là phục vụ. Ngài không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ” .

Để kết luận, Đức Thánh Cha đưa ra một vài gợi ý cho mỗi người chúng ta thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, “hãy suy nghĩ về hai điều này: Tôi có một cảm thức lịch sử không? Tôi có cảm thấy mình thuộc về một dân tộc đã lữ hành từ xa xưa không?”. Có thể là hữu ích khi chúng ta “cầm lấy Kinh Thánh, và đọc Chương 26 sách Đệ Nhị Luật” Ở đó, chúng ta sẽ gặp thấy “ký ức, ký ức của người công chính” và “Chúa muốn chúng ta phải là người có ký ức biết ngần nào” - nói cách khác, chúng ta phải ghi nhớ “con đường dân tộc đã trải qua.”

Sau đó, thật là tốt để xem xét “trong trái tim tôi, tôi coi trọng điều gì hơn? Tôi muốn cho người khác phục dịch tôi, tôi muốn sử dụng những người khác, cộng đồng, giáo xứ, gia đình tôi, bạn bè của tôi, hay tôi phục vụ cho họ? tôi có là một người đầy tớ hay không?

Như thế, với hai thái độ Kitô giáo “ký ức và phục vụ” chúng ta cùng hiệp nhau trong việc cử hành Thánh Thể, “mà thực sự là ký ức về sự phục vụ của Chúa Giêsu; về sự phục vụ lớn lao Ngài đã trao ban cho chúng ta là hiến mạng sống Ngài cho chúng ta”

2. Lời cầu nguyện khiêm nhường là bí quyết giúp ta phân định

Trong thánh lễ sáng Thứ Ba 28 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã tập trung vào cuộc lữ hành trần thế của Giáo Hội trong lịch sử dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Trình bày những suy tư của ngài về việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ, Đức Giáo Hoàng chỉ ra sự cần thiết phải có lòng can đảm Tông Đồ. Lòng can đảm ấy là cần thiết đặc biệt ngày hôm nay để tránh cho đời sống Kitô chỉ còn là một “bảo tàng của ký ức”. Đức Thánh Cha nhận xét là có biết bao các Kitô hữu sống vào thời điểm các sự kiện được thuật lại trong sách Tông Đồ Công Vụ đã ngỡ ngàng khi thấy Phúc Âm được rao giảng cho cả những người không phải là Do Thái, mặc dù, bài đọc trong ngày tường thuật cho chúng ta là ông Barnabas lúc đó đang ở thành Antiôkia đã hạnh phúc dường nào khi thấy điều đó và hiểu ngay sự hoán cải dân ngoại là công việc của Thiên Chúa.

Đừng sợ Thiên Chúa của những bất ngờ

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý cộng đoàn rằng việc rao giảng ơn cứu độ cho tất cả các dân nước thực ra đã được tiên đoán trong chương 60 sách tiên tri Isaia, mặc dù nhiều người đã không hiểu được câu này:

“Họ không hiểu. Họ không hiểu rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả những điều mới mẻ: Chúa đã phán cùng chúng ta ‘Ta làm tất cả mọi thứ nên mới’. Ngài dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần đã đến vì lý do này, nghĩa là để làm mới mọi sự, và Ngài và tiếp tục công việc canh tân này. Điều này làm cho một số người sợ hãi. Trong lịch sử Giáo Hội, từ thời các Thánh Tông Đồ cho đến nay, bao nhiêu người đã sợ hãi khi đối mặt với những bất ngờ của Chúa Thánh Thần. Ngài là Thiên Chúa của những sự bất ngờ.”

Bàn về thái độ đúng đắn của chúng ta và cách thức giúp chúng ta phân định những điều mới lạ, xem điều nào xuất phát từ Thiên Chúa, và điều nào không phải từ ngài, Đức Thánh Cha đã lấy trường hợp của hai Tông Đồ Barnabas và Phêrô làm ví dụ. Đức Thánh Cha nói rằng cả hai vị đều đầy tràn Chúa Thánh Thần.

“Nơi cả hai vị, chúng ta ta thấy rằng chính Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhìn thấy sự thật: dựa vào chúng ta mà thôi thì đơn giản là không thể; với trí khôn của chúng ta, chúng ta không thể. Chúng ta có thể học toàn bộ lịch sử ơn cứu độ, chúng ta có thể học toàn bộ Thần học, nhưng nếu không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Chúa làm cho chúng ta nhận biết sự thật; hay - theo lời của Chúa chúng ta - chính Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng nói của Chúa. Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử tốt lành, đã phán ‘Chiên ta thì nghe tiếng ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.’”

Giáo Hội di chuyển về phía trước với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng “Sự tiến bộ của Giáo Hội là công trình của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài khiến chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa.” Và ngài đặt câu hỏi “Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng tiếng tôi đang nghe đây là tiếng nói của Chúa Giêsu, làm sao tôi biết những gì tôi cảm thấy mình phải làm được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần?”. Đức Thánh Cha đáp: “Câu trả lời là bằng cách cầu nguyện”. Ngài giải thích như sau:

“Nếu không có lời cầu nguyện, thì chúng ta không có chỗ cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa để chúng con luôn luôn có thể phân định được những gì chúng con phải làm,’ trước những vẫn đề đa dạng và khác biệt. Thông điệp dọc dài lịch sử Giáo Hội luôn luôn là thế này: Giáo Hội tiến bước, Giáo Hội đi về phía trước với những bất ngờ, với những thay đổi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải biết phân định, và để phân định thì phải cầu nguyện, chúng ta phải xin ân sủng này. Barnabas được đầy tràn Chúa Thánh Thần và ông nhận ra ngay. Thánh Phêrô đã nhận ra và nói, ‘Nhưng tôi là ai mà phủ nhận Phép Rửa ở đây?’ Chúa Thánh Thần không dẫn dắt chúng ta đến chỗ lầm lạc đâu. Nhưng, thưa cha, làm sao cứ làm mọi sự rối tung lên như thế? Sao không để chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm, là cách mà chúng ta cảm thấy an toàn hơn ...”

Đời sống Kitô hữu không phải là một viện bảo tàng của ký ức

Theo Đức Thánh Cha, não trạng “chúng ta làm mọi thứ theo cách chúng ta vẫn làm” bởi vì “đó là cách chúng ta vẫn làm” là một thái độ chết. Ngài khuyến khích các tín hữu, “Hãy chấp nhận rủi ro, với lời cầu nguyện, và sau đó, với sự khiêm tốn để chấp nhận những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta phải thay đổi.” Đó mới là con đường.

“Chúa đã nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta ăn thịt Ngài và uống máu Ngài, chúng ta sẽ có sự sống. Bây giờ chúng ta tiếp tục cử hành thánh lễ này, với những lời sau: ‘Lạy Chúa, Chúa là Đấng đang hiện diện ở đây với chúng con trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa là Đấng sẽ ở với chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con ơn đừng sợ với sự vững tin khi Chúa Thánh Thần nói với chúng con hãy bước về phía trước.’ Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin cho có sự can đảm này, sự can đảm tông đồ này để mang lại sức sống cho đời sống Kitô của chúng ta và đừng để đời sống ấy thành một viện bảo tàng của ký ức.”

3. Câu chuyện ông Phêrô và ông Gioan ra trước Thượng Hội Đồng

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tiếp tục loạt bài nói về sự thay đổi của ông Phêrô và ông Gioan sau cuộc thương khó, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô, La Vy xin thuật tiếp câu chuyện ông Phêrô và ông Gioan ra trước Thượng Hội Đồng.

Khi hai ông còn đang nói với dân, thì có các tư tế, viên lãnh binh Đền Thờ, và các người thuộc nhóm Xa-đốc kéo đến. Họ bực tức vì các ông giảng dạy cho dân và dựa vào trường hợp Đức Giêsu mà loan báo kẻ chết sẽ sống lại. Họ bắt hai ông và tống ngục cho đến ngày hôm sau, vì trời đã về chiều. Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn.

Phúc Âm thuật tiếp rằng:

Hôm sau, các thủ lãnh Do-thái, các kỳ mục và kinh sư họp nhau tại Giê-ru-sa-lem. Có cả thượng tế Kha-nan, các ông Cai-pha, Gio-an, A-lê-xan-đê và mọi người trong dòng họ thượng tế. Họ cho điệu hai Tông Đồ ra giữa hội đồng và tra hỏi: “Nhờ quyền năng nào hay nhân danh ai mà các ông làm điều ấy?” Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa.Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giê-su Kitô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.”

Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh dạn, vì biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu; đồng thời họ lại thấy người đã được chữa lành đứng đó với hai ông, nên họ không biết đối đáp thế nào. Họ mới truyền cho hai ông ra khỏi Thượng Hội Đồng, và bàn tính với nhau. Họ nói: “Ta phải xử làm sao với những người này? Họ đã làm một dấu lạ rành rành: điều đó hiển nhiên đối với mọi người cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, và ta không thể chối được. Nhưng để cho việc đó khỏi lan rộng thêm trong dân, ta hãy ngăm đe, nghiêm cấm họ từ nay không được nói đến danh ấy với ai nữa.”

Họ cho gọi hai ông vào và tuyệt đối cấm hai ông không được lên tiếng hay giảng dạy về danh Đức Giêsu nữa. Hai ông Phêrô và Gioan đáp lại: “Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông thử xét xem! Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra.” Sau khi ngăm đe lần nữa, họ thả hai ông về, vì không tìm được cách trừng trị hai ông. Lý do là vì họ sợ dân: ai nấy đều tôn vinh Thiên Chúa vì việc đã xảy ra. Thật vậy, người được phép lạ ấy chữa lành đã ngoài bốn mươi tuổi.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong bài thương khó, chúng ta đã được nghe về một Phêrô chối Thầy đến 3 lần trước khi gà gáy. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta lại thấy Phêrô đứng vững trước Thượng Hội Đồng để làm chứng cho Chúa Giêsu.

Sau khi Phêrô chối Thầy, lẽ ra Chúa Giêsu có thể xóa sổ ông vì tội yếu đuối, hèn nhát. Nhưng Ngài đã không làm như vậy. Mặc dù Phêrô có lỗi, nhưng Chúa Giêsu biết nơi ông cũng còn một phương diện khác, tốt hơn. Mạnh mẽ và yếu đuối cùng tồn tại trong cùng một con người. Chúa Giêsu khuyến khích Phêrô tiến lên. Ngài muốn ông bày tỏ công khai lòng yêu mến của ông đối với Ngài, bởi vì trước đó ông đã công khai chối Ngài.

Chắc chắn rằng Thánh Phêrô không bao giờ quên tội đã chối Thầy. Nhưng từ lần sa ngã ấy Phêrô đã học được một bài học lớn. Ông đã biết rằng ông không mạnh mẽ như ông nghĩ. Phêrô còn học biết một sự thật tuyệt vời về Chúa Giêsu. Ông học được rằng mặc dù ông đã chối Ngài nhưng Ngài vẫn yêu thương ông. Chính tình thương của Ngài đã mang ông trở về cuộc sống. Cái cảm nghiệm được yêu thương trong chính sự yếu đuối và tội lỗi của mình đúng là một cảm nghiệm sửng sốt. Được yêu trong cái tốt của mình thì là chuyện bình thường. Được yêu ngay trong cái xấu của mình, đó mới là sửng sốt. Chính đó là ân sủng. Câu chuyện của Thánh Phêrô thật là một an ủi lớn cho chúng ta.

4. Tình yêu hôn nhân là công trình tuyệt diệu dành cho xã hội

Tuyệt tác công trình sáng tạo của Thiên Chúa là con người. Sự kiện người nam và người nữ yêu thương nhau trong hôn nhân khiến cho gia đình là tuyệt tác của xã hội. Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình, nhưng khi lấy nhau trong Chúa, họ được biến đổi thành dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đoàn, cho toàn xã hội.Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 29 tháng Tư.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói sau khi duyệt xét hai văn bản sách Sáng Thế liên quan tới chương trình ban đầu của Thiên Chúa đối với cặp vợ chồng giờ đây chúng ta trực tiếp hướng tới Chúa Giêsu. Ở phần đầu Phúc Âm của người thánh sử Gioan kể lại câu chuyện đám cưới làng Cana, trong đó có sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đầu tiên của Người (x. Ga 2,1-11). Đức Thánh Cha giải thích sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tiệc cưới tại làng Cana như sau:

Chúa Giêsu không chỉ tham dự đám cưới đó, nhưng “cứu vãn buổi lễ” với phép lạ hóa nước thành rượu. Như thế, một trong các dấu lạ đầu tiên, qua đó Chúa Giêsu vén mở vinh quang của mình, Người đã làm trong bối cảnh của một hôn nhân, và đó đã là một cử chỉ thiện cảm lớn đối với gia đình đang nảy sinh, nhờ sự can thiệp sốt sắng ân cần hiền mẫu của Mẹ Maria. Và điều này khiến chúng ta nhớ tới sách Sáng Thế, khi Thiên Chúa kết thúc công trình sáng tạo và làm ra tuyệt tác của Người, tuyệt tác người nam và người nữ. Và chính ở đây Chúa Giêsu bắt đầu các phép lạ của Người với tuyệt tác này, trong một hôn nhân, trong một lễ cưới: một người nam và một người nữ. Như thế Chúa Giêsu dậy cho chúng ta biết rằng tuyệt tác của xã hội là gia đình: người nam và người nữ yêu thương nhau. Đó là tuyệt tác!

Từ thời đám cưới tại làng Cana, biết bao nhiêu điều đã thay đổi, nhưng “dấu chỉ” ấy của Chúa Kitô chứa đựng một sứ điệp luôn luôn có giá trị. Ngày nay khó mà nói tới hôn nhân như là một ngày lễ, được canh tân trong thời gian trong các mùa khác nhau của toàn cuộc sống của các đôi vợ chồng. Có một sự kiện đó là càng ngày người ta càng ít lấy nhau. Đây là một sự kiện: người trẻ không muốn lấy nhau. Trong nhiều quốc gia trái lại, số ly thân gia tăng trong khi số sinh giảm sút. Sự khó khăn sống với nhau như là vợ chồng, như là gia đình đưa tới chỗ bẻ gẫy các mối dây ngày càng thường xuyên và mau chóng hơn, và chính con cái là những người đầu tiên phải gánh chịu các hậu quả của nó. Chúng ta hãy nghĩ rằng các nạn nhân đầu tiên, các nạn nhân quan trọng nhất, các nạn nhân đau khổ nhất trong một cuộc ly thân là con cái.

Nếu ngay từ khi còn bé người ta sống kinh nghiệm hôn nhân là một mối dây “ràng buộc một thời gian” xác định, thì trong tiềm thức nó sẽ là như thế đối với bạn. Thật thế, nhiều người trẻ bị dẫn đưa tới chỗ khước từ chính dự án của một mối dây cột buộc không thể hủy bỏ và một gia đình lâu bền. Tôi tin rằng chúng ta phải suy tư nghiêm chỉnh về lý do tại sao biết bao nhiêu người trẻ không cảm thấy phải lấy nhau. Có một nền văn hóa tạm bợ… tất cả là tạm thời, xem ra không có cái gì là vĩnh viễn cả.

Người trẻ không muốn lấy nhau: đây là một trong các lo âu nổi bật ngày nay: tại sao người trẻ không lập gia đình? Tại sao họ thường thích việc sống chung và biết bao lần “có trách nhiệm hạn chế”? Tại sao cả các tín hữu đã được rửa tội, ít tin tưởng nơi hôn nhân và gia đình? Thật là quan trọng tìm hiểu điều này, nếu chúng ta muốn rằng giới trẻ có thể tìm ra con đường đúng đắn để đi theo. Tại sao họ không tin tưởng nơi gia đình?

Các khó khăn không có tính cách kinh tế, mặc dù chúng nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng sự thay đổi xảy ra trong các thập niên qua là do sự thoát ly của nữ giới gây ra. Nhưng lý do này cũng không có giá trị. Đó là một hình thức duy nam giới. Nhưng mà điều này cũng là một bất công. Không, không đúng như vậy! Nó là một hình thức của khuynh hướng duy nam giới, luôn muốn thống trị phụ nữ. Chúng ta xấu mặt như Ađam đã xấu mặt, khi Thiên Chúa hỏi: “Mà tại sao con lại ăn trái ấy?”, và ông trả lời: “Bà ấy đã đưa cho con”. Và lỗi là của đàn bà. Tội nghiệp đàn bà chưa! Chúng ta phải bệnh vực phụ nữ chứ!

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Thật ra hầu như mọi người nam và người nữ đều muốn có một sự an ninh tình yêu ổn định, một hôn nhân vững chắc và một gia đình hạnh phúc. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Gia đình đứng hàng đầu tất cả các dấu chỉ ưa thích của người trẻ, nhưng vì sợ sai lầm, nhiều người cũng không muốn nghĩ tới nó. Tuy là các tín hữu kitô họ không nghĩ tới hôn nhân bí tích, dấu chỉ duy nhất và không lập lại được của giao ước, trở thành chứng tá đức tin. Có lẽ sự sợ hãi thất bại này là chướng ngại lớn lao nhất đối với việc tiếp nhận lời Chúa Kitô hứa ban ơn thánh của Người cho sự kết hiệp hôn nhân và gia đình.

Chứng tá thuyết phục nhất của việc làm phép hôn nhân kitô là cuộc sống tốt lành của các cặp vợ chồng kitô và gia đình. Không có cách thức nào tốt hơn để nói lên vẻ đẹp của bí tích. Hôn nhân được Thiên Chúa thánh hiến giữ gìn mối dây ràng buộc đó giữa người nam và người nữ mà Thiên Chúa đã chúc lành ngay từ khi tạo dựng thế giới. Nó là suối nguồn của bình an và thiện ích cho toàn cuộc sống hôn nhân và gia đình. Thí dụ vào các thời gian đầu của Kitô giáo, phẩm giá lớn lao này của mối dây nối kết người nam và người nữ đã đánh bại một lạm dụng hồi đó được coi như bình thường, hay quyền của các người chồng rẫy vợ, kể cả với các lý do viện cớ và hạ nhục nhất. Phúc Âm của gia đình, Phúc Âm loan báo chính bí tích này đã đánh bại nền văn hóa quen rẫy vợ ấy.

Hạt giống kitô của sự bình đẳng giữa chồng vợ ngày nay phải đem lại các hoa trái mới. Chứng tá phẩm giá xã hội của hôn nhân sẽ thuyết phục chính nhờ con đường này, con đường của chứng tá lôi cuốn, con đường của sự tương giao giữa họ, của sự bổ túc giữa họ.

Vì thế, như là kitô hữu chúng ta phải đòi hỏi hơn đối với điều đó. Chẳng hạn như cương quyết nâng đỡ quyền thù lao bình đẳng đối với công việc làm như nhau. Tại sao người ta lại coi là chuyện đương nhiên sự kiện chị em phụ nữ bị trả lương ít hơn nam giới? Không! Phải cùng quyền lợi như nhau. Sự bất bình đẳng là một gương mù gương xấu! Đồng thời phải nhìn nhận chức làm mẹ của nữ giới và chức cha của nam giới, nhất là vì lợi ích của con cái. Cũng thế, nhân đức hiếu khách của các gia đình kitô ngày nay có tầm quan trọng định đoạt, đặc biệt trong các hoàn cảnh nghèo túng, tồi tệ và bạo lực gia đình.

Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta không được sợ hãi mời Chúa Giêsu đến dự lễ cưới. Và chúng ta đừng sợ mời Chúa Giêsu vào nhà chúng ta, để Người ở với chúng ta và giữ gìn gia đình chúng ta. Và hãy mời cả Mẹ Maria Mẹ Người nữa! Khi lấy nhau trong Chúa, các kitô hữu được biến đổi thành một dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa. Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình nhưng lấy nhau trong Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đoàn, cho toàn xã hội. Vẻ đẹp này của hôn nhân chúng ta sẽ đề cập đến trong lần tới.

5. Hãy ở lại trong Chúa

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với 50 ngàn tín hữu trưa Chúa Nhật 3 tháng 5 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tín hữu hãy ở lại trong Chúa Giêsu để sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 5 mùa Phục Sinh về những lời dặn dò của Chúa Giêsu với các môn đệ, nhắn nhủ họ hãy ở lại trong Người để có thể sinh nhiều hoa trái.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong lúc Ngài biết rằng cái chết đã gần kề. “giờ” của Ngài đã đến. Ngài ở với các môn đệ lần chót, và vì thế Chúa muốn ghi tạc vào tâm trí họ một chân lý cơ bản: đó là cả khi Ngài không còn hiện diện thể lý giữa họ, họ vẫn có thể kết hiệp với Ngài một cách mới mẻ, và nhờ đó mang lại nhiều hoa trái. Và tất cả chúng ta có thể kết hiệp với Chúa một cách mới mẻ. Nếu một người đánh mất sự hiệp thông ấy với Chúa, thì sẽ trở nên son sẻ, và gây hại cho cộng đoàn nữa. Đâu là cách thế mới mẻ ấy? Để diễn tả thực tại ấy, Chúa Giêsu dùng hình ảnh gốc nho và các ngành: “Cũng như ngành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với gốc nho, các con cũng thế nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là gốc nho và các con là ngành” (Ga 15,4-5). Với hình ảnh đó, Chúa dạy chúng ta cách ở lại trong Ngài, kết hiệp với Ngài, mặc dù Chúa không hiện diện thể lý.

“Chúa Giêsu là gốc nho, và qua Ngài, như nhựa sống của cây, được chuyển đến các ngành tình thương của chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh. Và chúng ta là ngành, và qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn làm cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của sự kết hiệp với Ngài. Các ngành cây không độc lập nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào gốc nho, trong đó có nguồn sống. Cũng thế đối với các tín hữu Kitô chúng ta. Được tháp nhập vào Chúa Kitô nhờ phép rửa, chúng ta nhận được từ nơi Chúa một cách nhưng không hồng ân sự sống mới; và chúng ta được ở trong tình hiệp thông sinh tử với Chúa Kitô. Cần phải trung thành với phép Rửa, và tăng trưởng trong tình bạn với Chúa nhờ kinh nguyện, kinh nguyện hằng ngày, lắng nghe và ngoan ngoãn vâng Lời Chúa, đọc Tin Mừng, tham gia các bí tích, nhất là phép Thánh Thể và Hòa Giải.

“Nếu một người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, thì được hưởng những ơn của Chúa Thánh Linh, như thánh Phaolô đã nói, những ơn này là “tình thương, vui mừng, hòa bình, quảng đại, hiền lành, từ nhân, trung thành, dịu hiền, tự chủ” (Gl 5,22); đó là những ơn được ban cho chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và vì vậy một người kết hiệp như thế với Chúa thì mưu ích nhiều cho tha nhân và xã hội, đó là một Kitô hữu chân thực. Thực vậy, qua những thái độ ấy người ta biết đó là một Kitô hữu đích thực, cũng như qua hoa trái người ta biết được cây thế nào. Hoa trái của sự kết hiệp sâu đậm với Chúa Giêsu thật là tuyệt vời; toàn thể con người chúng ta được biến đổi nhờ ơn Chúa Thánh Linh: linh hồn, trí tuệ, ý chí, tình cảm, và cả thân thể nữa, vì tinh thần và thân xác chúng ta là một. Chúng ta nhận được một cách sống mới, sự sống của Chúa Kitô trở nên cuộc sống chúng ta: chúng ta có thể nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, nhìn thế giới và sự vật với đôi mắt của Chúa Giêsu. Do đó, chúng ta có thể yêu thương anh chị em chúng ta, như Chúa đã làm, đã yêu mến họ, bắt đầu từ những người nghèo khổ nhất, với con tim của Chúa, và nhờ đó mang vào thế giới những hoa trài của lòng từ nhân, bác ái và hòa bình.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Mỗi người chúng ta là một ngành của một gốc nho duy nhất; và tất cả chúng ta đều được kêu gọi sinh hoa trái của sự cùng thuộc về Chúa Giêsu và Giáo Hội. Chúng ta hãy phó thác bản thân cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để chúng ta có thể là những cành cây sống động trong Giáo Hội, và làm chứng về đức tin của chúng ta bằng cuộc sống hợp với niềm tin ấy, với ý thức rằng tùy theo ơn gọi đặc thù, tất cả chúng ta đều tham dự vào sứ mạng cứu độ duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.