Ngày 30-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
16:53 30/05/2017
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm A

Có thể nói, đa số các Tông đồ bắt đầu đi theo Đức Giêsu đều nhằm mục đích trần thế: Mong muốn Đức Giêsu làm vua thế gian để được làm ông nọ bà kia trong nước của Ngài. Bằng chứng là việc bà mẹ của Gioan và Giacôbê đã có lần xin cho hai con được ngồi một đứa bên hữu một đứa bên tả trong nước của Ngài (x. Mt 20, 20-21). Còn các Tông đồ khác thì lại tranh dành xem ai lớn ai bé? (x. Mc 9,34).

Trong suốt ba năm theo Đức Giêsu, các Tông đồ chưa hiểu thấu những giáo huấn và những phép lạ Ngài làm. Chẳng hạn, khi Đức Giêsu nói với những người Do thái hãy phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xâu dựng lại (x. Ga 2,19). Những người Do thái và chính các Tông đồ không hiểu điều Đức Giêsu nói. Thánh Gioan cho biết: “Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói”(Ga 2,21-22). Khi Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của mình, các môn đệ chẳng hiểu điều Ngài muốn nói và họ sợ hãi không dám hỏi Ngài (x. Mc 9,31-32).

Chính vì không hiểu hết về giáo huấn của Đức Giêsu nên các môn đệ khó chấp nhận, đặc biệt là những giáo huấn đó đòi hỏi sự hy sinh, từ bỏ. Cụ thể, Thánh Phêrô đã bị Đức Giêsu mắng cho một trận “đồ Sa-tan,” vì ông dám ngăn cản Ngài bước vào cuộc khổ nạn (x. Mc 8,32-33). Cũng vì không hiểu được ý nghĩa của cuộc khổ nạn Thầy mình phải chịu nên Phê-rô đã chối Thầy ba lần trước một tớ gái (x. Mt 26,69-75). Các Tông đồ còn lại thì bỏ trốn hết. Vì chưa hiểu hết giáo huấn của Đức Giêsu nên khi Đức Giêsu chịu chết, các ông đã vào phòng đóng kín cửa lại vì sợ người Do Thái, sợ mình cũng chung với số phận của Thầy.

Tại sao các Tông đồ lại mê muội, không thấu hiểu hết giáo huấn và phép lạ Đức Giêsu? Vì các ông chưa được ban Chúa Thánh Thần. Chính Đức Giêsu đã nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 12-14). Ngài còn cho biết thêm: “Chúa Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy cho các con mọi sự và sẽ nhắc nhở cho các con mọi điều Thầy đã nói với các con”(Ga 14,26).

Nhưng khi được ban Chúa Thánh Thần, các Tông đồ được biến đổi, trở thành những con người mới, những con người của Tin mừng. Thật vậy, sau khi sống lại, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và ban Thánh Thần cho các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Đặc biệt, hôm nay trong ngày lễ Ngũ Tuần, khi mà các môn đệ đang tề tựu một nơi, có cả những người Do thái từ khắp nơi tụ về, một hiện tượng kỳ lạ đã xảy đến như chúng ta vừa nghe sách Công Vụ Tông đồ kể lại: “Bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói” (Cv 2,2-4). Đây là một đặc sủng ngôn ngữ: Chúa Thánh Thần tác động trực tiếp trên các Tông đồ để các ông nói được các ngôn ngữ. Bởi vì, chính các thính giả hôm đó làm chứng rằng họ hiểu những gì các Tông đồ nói: “Chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Chúa” (Cv 2,11).

Từ khi được ban Chúa Thánh Thần, các Tông đồ hiểu thấu đáo về giáo huấn và phép lạ của Đức Giêsu, nên họ có một cái nhìn khác về Đức Giêsu và về sứ mạng của Ngài. Vì thế, các Tông đồ can đảm thực hành những gì mà Đức Giêsu đã trao phó. Thánh Phê-rô công khai rao giảng Tin mừng Đức Giêsu đã chết và phục sinh. Bài giảng đầu tiên của Ngài đã có khoảng 3000 người xin lãnh nhận Bí tích Rửa Tội (Cv 2,41). Sau đó, các ngài phân chia nhau đi khắp mọi nơi rao giảng Tin mừng và làm chứng về Đức Giêsu. Đi liền với lời rao giảng và làm chứng đó là sự bắt bớ, tù đày. Dẫu bị cấm cách, bắt bớ, tù đày, nhưng các Ngài không sợ hãi. Trái lại, lòng họ còn cảm thấy hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su (x. Cv 5, 41). Cuối cùng, các Tông đồ đã can đảm chấp nhận cái chết để làm chứng cho lời mình rao giảng.

Nhờ đâu, các Tông đồ làm được như vậy? Đó là nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần. Đúng như lời Đức Giêsu đã nói: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”(Ga 16,13). Chúa Thánh Thần “sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử”(Ga 16,8-11). Chúa Thánh Thần còn nói thay cho các Tông đồ, nhất là những khi bị bắt bớ tù đày: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,19-20).

Tóm lại, Chúa Thánh Thần đã làm thay đổi đời sống nơi các Tông đồ. Chúa Thánh Thần giúp các Tông đồ hiểu thấu những giáo huấn và phép lạ của Đức Giêsu đã làm. Chúa Thánh Thần tiếp tục thực hiện vai trò đó nơi Giáo Hội cho đến tận thế.

Mỗi người chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần khi chịu Phép rửa tội. Đặc biệt, chúng ta được lãnh nhận một cách sung mãn với bảy ơn cả Chúa Thánh Thần trong ngày chịu Phép Thêm Sức. Chắc chắn Chúa Thánh Thần đã, đang và sẽ giúp chúng ta như xưa Ngài đã giúp các Tông đồ. Vì vậy, chúng ta hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần, nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm để Ngài cũng biến đổi chúng ta trở thành những người của Tin mừng giống như khi xưa Ngài đã biến đổi các Tông đồ.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến và canh tân đời sống chúng con. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài Ngự Đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
16:54 30/05/2017
Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài Ngự Đến

SUY NIỆM ĐẠI LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

(Ga 20, 19-23)

H.Khỏi 40 ngày ấy Đức Chúa Giêsu đi đâu?

T. Đức Chúa Giêsu lên trời.

Vâng kính thưa cộng đoàn, 40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo Hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến Giáo Hội làm Tuần Cửu Nhật và thiết tha cầu xin : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến...".

Giáo Hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). Vậy chúng ta hãy trở nên những người trong sạch hơn, sốt sáng hơn, dễ bảo hơn...để Chúa Thánh Thần đỡ vất vả về vấn đề này, còn dạy dỗ chúng ta điều khác.

H. Đức Chúa Giêsu lên trời có bỏ chúng ta mồ côi không?

T. Không, Đức Chúa Giêsu lên trời đoạn, khỏi 10 ngày đã sai Đức Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ để ở lại với Hội Thánh mãi cho đến tận thế.

Đúng 10 ngày sau khi Chúa về Trời, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các tông đồ và hiện diện trong lịch sử Giáo Hội, hành động không biết mệt mỏi.

Nếu như khi xưa Chúa Thánh Thần đã lấy hình lưỡi lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người cùng ban đầy đủ các ơn với các sự kiện bên ngoài, thì hôm nay chúng ta tin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta cách đặc biệt trong ngày lễ của Ngài.

Quả thật, ơn Chúa Thánh Thần đang hiển hiện trước chúng ta đây. Ngài đang ở với chúng ta qua các bài đọc Kinh Thánh mà chúng ta vừa nghe, vì Ngài là tác tác giả thần linh. Cộng đoàn vừa lắng nghe rất sốt sáng với lòng khao khát được gặp gỡ Ngài, tiếp xúc với Ngài, được Ngài dạy dỗ, soi sáng và hướng dẫn nữa. Chúa Thánh Thần đang đến với chúng ta qua những lời cầu nguyện của Giáo Hội và của từng người trong chúng ta. Mọi người hát kinh Vinh Danh sốt sáng lắm, hẳn phải có Chúa Thánh Thần. Ngài khơi dậy sự cầu nguyện với những tâm tình đạo đức nơi chúng ta; Ngài đốt lửa kính mến Chúa nơi chúng ta. Nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì chúng ta chẳng đến đây làm gì, và có đến thì cũng chỉ ngồi yên thôi.

Chúa Thánh Thần còn đến với chúng ta qua lời giảng dạy của Giáo Hội, Ngài khơi dậy đức tin nơi chúng ta. Ngài dạy ta tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, lát nữa đây chúng ta sẽ tuyên xưng khi đọc kinh Tin Kính. Ngoài ơn đức tin là hồng ân trọng đại, Chúa Thánh Thần còn ban cho Giáo Hội rất nhiều ân sủng khác, mỗi người một kiểu một cách, không ai thiếu ân sủng của Ngài, để mỗi người chúng ta dùng những ơn đó mà xây dựng ích chung cho Giáo Hội như : ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết và ơn thông minh, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Chúa và tài năng như : tông đồ, làm tiên tri, nói tiếng mới lạ… mỗi người mỗi ơn rất phong phú và đa dạng.

H. Chúa Thánh Thần là Đấng nào?

T. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Ngài là Thiên Chúa Thật, cùng uy quyền và vinh quang như Chúa Cha và Chúa Con.

H.Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh hiệu nào?

T.Ngài thường được gọi là Thần khí của Thiên Chúa,là Thần khí của sự thật,là Đấng an ủi và là Đấng ban sự sống.

Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, Đấng An Ủi, là Bình An, là Niềm Vui, là Sự Sống.

Chúa Thánh Thần là Ơn Bình An mà Chúa Kitô Phục Sinh mang đến, khi hiện ra với các Tông Đồ, khi đến với Giáo Hội, đến với Cộng đoàn phụng vụ chúng ta. Ngài là Sự Bình An mà thế gian không thể ban tặng như Chúa Giêsu đã nói. Có Chúa Thánh Thần, lòng chúng ta sẽ được bình an, một sự bình an kỳ diệu, đồng nghĩa với hạnh phúc, với ơn cứu độ và sự sống đời đời.

Chúa Thánh Thần là Niềm Vui, mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho ta, một niềm vui khôn tả. Các môn đệ ngày xưa vui mừng vì được thấy Chúa Phục Sinh, chúng ta ngày hôm nay không nhìn thấy Chúa bằng giác quan, nhưng thấy Chúa bằng đức tin, thấy Chúa trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần là Niềm Hoan Lạc ở trong Thiên Chúa Ba Ngôi, là Niềm Vui mà Chúa Kitô Phục Sinh chia sẻ cho chúng ta, để chúng ta thông phần hạnh phúc của Thiên Chúa.

Chúa Thánh Thần là Sự Sống, là Thần Khí, là Hơi Thở mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Giáo Hội, khi Người thổi hơi vào các thánh Tông đồ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20, 23). Chúng ta nghe nói nhiều đến ơn cứu độ, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa am hiểu và còn cảm thấy trừu tượng, xa vời. Theo đoạn Tin mừng Gioan hôm nay, ơn cứu độ, chính là Thần Khí Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó mà mọi người được Thiên Chúa vừa ban cho ơn tha tội, vừa ban cho sự sống mới, thông phần Sự Sống Lại của Chúa Kitô.

Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến và xin canh tân bộ mặt trái đất. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị Tuyên úy Quân Đội Hoa Kỳ tử trận tại chiến trường Việt Nam trên đường được phong thánh
Vũ Văn An
09:18 30/05/2017
Theo tạp chí Crux, quân đội Hoa Kỳ sắp sửa có vị thánh của họ. Thực vậy, hồ sơ phong thánh cho “Ông Cha Bộ Binh” (“Grunt
Padre”, grunt vốn là chữ thân mật để chỉ bộ binh Hoa Kỳ, cũng áp dụng cho thủy quân lục chiến) Vincent R. Capodanno, thuộc Dòng Truyền Giáo Maryknoll và là tuyên úy trong quân đội Hoa Kỳ hy sinh tại chiến trường Việt Nam, đã hoàn tất ở cấp giáo phận quân đội và đã được đệ trình Bộ Phong Thánh ở Rôma xem xét.

Đó là tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio, đứng đầu tổng giáo phận quân đội của Hoa Kỳ, nhân Ngày Tưởng Niệm. Ngài nói: “Ngày Tưởng Niệm nay có một khuôn mặt. Đó là một khuôn mặt tôi biết. Các bạn đã gặp các thân nhân, các người phối ngẫu và các cha mẹ của những người nam nữ đã chết vì chiến đấu. Các bạn cũng đã gặp hằng hà sa số các thanh niên nam nữ sẵn sàng chấp nhận gian nguy để phục vụ xứ sở mình”. Khi mất một người thân yêu trong chiến đấu, ta luôn cảm nhận sự mất mát. Nhưng một ngày kia, Ngày Tưởng Niệm sẽ có một vị thánh quan thầy, nhất là đối với những người chết hoặc bị thương trong lúc thi hành nhiệm vụ, đối với gia đình họ, và đối với các vị tuyên úy quân đội và những người các vị phục vụ.

Cuối Thánh Lễ Ngày Tưởng Niệm hàng năm lần thứ 23 của Tổng Giáo Phận Quân Đội tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai ở Washington, Đức Tổng Giám Mục Broglio đã chính thức kết thúc giai đoạn tổng giáo phận của án phong thánh cho Cha Vincent Capodanno, vị tuyên úy đã vị quốc vong thân trong lửa đạn trực tiếp ở chiến trường Việt Nam ngày 4 tháng Chín năm 1967, cách nay đúng 50 năm, lúc chỉ mới có 38 tuổi. Nay án phong thánh của ngài đang nằm tại Bộ Phong Thánh ở Rôma.

Thánh Lễ trên, được thu hình ngày 21 tháng Năm, sẽ được chiếu trên EWNTvào Ngày Tưởng Niệm, Thứ Hai, 29 tháng Năm, lúc 11 giờ 30 giời miền Đông và sau đó lúc nửa đêm, và trên Đài Truyền Hình Công Giáo vào lúc trưa và 8 giờ tối.

Vị tuyên úy anh hùng sinh tại Staten Island, New York, ngày 13 tháng Hai năm 1929, con út trong 10 người con của một gia đình di dân người Ý. Trong Thế Chiến II, ngài chứng kiến hai người anh lên đường phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ, và một người anh khác phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến.

Ở tuổi 20, Cha Capodanno cảm thấy ơn gọi làm linh mục truyền giáo và đã gia nhập chủng việc của Dòng Maryknoll. Ngài được thụ phong linh mục năm 1958. Sau tiếng chuông truyền thống của chủng viện, ngài được tin sẽ được đi truyền giáo tại Đài Loan, nơi ngài học tiếng Trung Hoa, ban các bí tích, huấn luyện các giáo lý viên và phân phối thực phẩm cùng thuốc men.

Khoảng 6 năm sau, ngài được thuyên chuyển qua Hồng Kông, nơi ngài gặp các nhân viên quân đội Hoa Kỳ và cảm nhận ơn gọi phục vụ họ trong tư cách tuyên úy.

Đức Tổng Giám Mục Broglio cho rằng “khi Cha quyết định yêu cầu các bề trên cho phép ngài trở thành tuyên úy Hải Quân, việc này đã mở ra cả một trải nghiệm mới. Đây là nơi ngài khám phá ra ơn gọi trong ơn gọi đó. Đó quả thực là con đường nên thánh của ngài”.

Vị tuyên úy được biệt danh là “Grunt Padre” do việc ngài đích thân chăm sóc và làm thừa tác vụ cho các “grunts”, vốn là biệt danh của các binh sĩ bộ binh cũng như của Thủy Quân Lục Chiến là binh chủng ngài phục vụ sau khi tới Việt Nam trong Tuần Thánh năm 1966. Trước đó, tháng 12 năm 1965, ngài được cử làm đại úy trong Tuyên Úy Đoàn Hải Quân và được chỉ định phục vụ Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Đức Tổng Giám Mục Broglio cho hay: “Ngài đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các binh sĩ Thủy Quâ Lục Chiến, và hết lòng chăm sóc họ. Ngài rất đặc trưng trong số nhiều tuyên úy tôi từng gặp trong 10 năm qua. Ngài biết điều gì đúng. Ngài chăm sóc người của ngài”.

Tiểu sử Cha Capodanno trên trang mạng của tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ mô tả thừa tác vụ của ngài như sau: “Ngài trở thành người bạn đồng hành liên tục của các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến: sống, ăn uống và ngủ nghỉ cùng một điều kiện như họ. Ngài lập các thư viện, thu lượm và phân phối các món quà và tổ chức các chương trình nối vòng tay lớn với các dân làng địa phương. Ngài dành thì giờ trấn an các người lo âu vỡ mộng, an ủi người sầu khổ tang chế, nghe xưng tội, dạy bảo các tân tòng và phân phối ảnh Thánh Christopher”.

Sau lần phục vụ một năm đã mãn, ngài tình nguyện tiếp tục phục vụ trong tư cách tuyên úy cho các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiếu. Ngày 4 tháng Chín năm 1967, trong cuộc Hành Quân Thần Tốc (Swift), cuộc hành quân thứ bẩy của ngài, tại làng Đông Sơn, thuộc Thung Lũng Quế Sơn, gần ranh giới hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, ngài đã anh dũng hy sinh tính mạng trong lúc phục vụ các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu.

Lịch sử kể lại rằng vào lúc 4 giờ 30 sáng ngày 4 tháng Chín năm 1967, Tiểu Đoàn 1 Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến gặp đơn vị lớn của quân đội Bắc Việt, khoảng 2,500 người, gần làng Đông Sơn. Bị kém về quân số và tổ chức, Đại Đội D cần được tăng viện. Đến 9 giờ 14 phút sáng, 26 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến bỏ mạng và một đại đội Thủy Quân Lục Chiến khác được tung vào mặt trận. Đến 9 giờ 25 phút sáng, chỉ huy trưởng Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến phải xin thêm tăng viện.

Cha Capodanno đi theo các binh sĩ bị thương và hấp hối, làm các phép sau cùng cho họ. Bị thương ở mặt và ở tay, cha vẫn tiếp tục giúp các chiến hữu của mình bị thương chỉ cách dàn súng máy của địch chừng mấy thước và do đó đã bị bắn gục. Xác ngài được thu hồi và được chôn cất ở phần mộ của gia đình trong Nghĩa Trang Thánh Phêrô, tại quê hương Staten Island, New York.

Ngày 27 tháng Mười Hai năm 1968, Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Paul Ignatius thông báo cho gia đình cha hay Đại Úy Capodanno sẽ được truy tặng Huy Chương Danh Dự để thừa nhận sự hy sinh vô vị lợi của ngài.

Trong bản ghi công trạng của huy chương, tính anh hùng của cha đã được mô tả như sau:

“Đáp ứng các tường trình cho rằng trung đội 2 của Đại Đội M có nguy cơ bị tràn ngập bởi một lực lượng tấn công đông đảo của địch, Đại Úy Capodanno đã rời bỏ nơi an toàn tương đối của mình ở đài chỉ huy đại đội và chạy qua khu vực trống đang chằng chịt lằn đạn, trực tiếp tới với trung đội đang bị vây khốn.

“Bất chấp các súng nhỏ, vũ khí tự động và đạn súng cối dầy đặc của địch, đại úy chạy tới lui khắp chiến trường, ban các bí tích sau cùng cho binh sĩ hấp hối và đem thuốc thang tới cho các binh sĩ bị thương.

“Khi loạt súng cối nổ tung gây cho đại úy nhiều thương tích đau đớn nơi cánh tay và bắp chân, và xé nát một phần bàn tay phải của ông, đại úy vẫn nhất định từ chối mọi giúp đỡ y khoa. Thay vào đó, đại úy hướng dẫn các binh sĩ đi giúp các chiến hữu bị thương của họ và, với một sinh lực trầm tĩnh, đại úy tiếp tục chạy tới lui khắp chiến trường để khuyến khích các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến dũng cảm bằng lời nói và gương sáng.

“Khi thấy một chiến hữu bị thương ngay ở lằn đạn của nòng súng máy kẻ thù cách xa chừng 15 thước Anh, Đại Úy Capodanno đã anh dũng lao tới để trợ giúp người chiến hữu bị tử thương. Ngay lúc ấy, chỉ còn cách mục tiêu không đầy nửa thước, đại úy bị gục ngã vì hỏa lực của súng máy địch quân”.

Bản ghi công kết luận: “Nhờ tác phong anh dũng trên chiến trường, và gương sáng gây cảm hứng của ông, Đại Úy Capodanno đã nêu cao truyền thống tốt đẹp của Ngành Hải Quân Hoa Kỳ. Đại Úy anh dũng hiến mạng sống mình cho chính nghĩa tự do”.

Đức Tổng Giám Mục Broglio thì cho rằng Cha Capodanno “từ một nhà truyền giáo bình thường trở thành một vị tuyên úy ngoại thường. Trong đó, ta tìm thấy rõ ràng bàn tay của Thiên Chúa”.

Câu truyện về đức tin, sự hy sinh và anh hùng tính của Cha Capodanno đã được ghi lại trong cuốn The Grunt Padre: The Service and Sacrifice of Father Vincent Robert Capodanno, Vietnam 1966-67, do Cha Daniel Mode viết năm 2000. Cha Mode là một linh mục xuất thân từ một gia đình Hải Quân và cảm kích vì cuộc đời của Cha Capodanno đến nỗi, khi còn là một chủng sinh, đã viết luận án tốt nghiệp về vị linh mục anh hùng này, sau khi phỏng vấn cả hàng trăm người từng biết về ngài.

Theo gương Cha Capodanno, Cha Mode cũng trở thành tuyên úy của Hải Quân Hoa Kỳ, phục vụ tại Vịnh Ba Tư và Afghanistan và trên nhiều hàng không mẫu hạm, và tại Phi Luật Tân sau cơn bão năm 2013. Ngài cho hay: thừa tác vụ của ngài đã lấy hứng từ ơn thánh và lòng can đảm của “Ông Cha Bộ Binh”, người đã mang Chúa Kitô tới các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến mà ngài phục vụ tại Việt Nam.

Trong tiểu sử Cha Capodanno, có câu truyện về hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Ray Harton, người bị bắn trọng thương vào cánh tay trái. Hạ sĩ kể lại: khi ông mở mắt ra, thấy Cha Capodanno bình thản nói với ông: “anh thủy quân lục chiến, anh hãy nằm yên. Anh sẽ không sao. Một người sẽ đến đây giúp anh ngay bây giờ. Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta suốt hôm nay”.

Trong bài giảng Lễ Ngày Tưởng Niệm, Đức Tổng Giám Mục Broglio, khi nhắc lại câu truyện trên, đã nói: “Quả thích đáng xiết bao khi Thánh Lễ Tưởng Niệm hàng năm cho ta dịp may kết thúc giai đoạn tổng giáo phận của án phong thánh cho Cha Vincent Capodanno.

“Ngài rõ ràng biết giá trị chức linh mục của ngài, và ngài sẵn lòng hy sinh mạng sống mình để nhiều người khác được hưởng những ơn phúc ngài mang tới. Ray Harton sẽ không bao giờ quên được sự khuyến khích của Cha Capodanno 'anh thủy quân lục chiến, anh hãy nằm yên. Anh sẽ không sao'”…

Trong cuộc phỏng vấn của Crux, Đức Tổng Giám Mục Broglio nói rằng tinh thần của vị tuyên úy anh dũng này sẽ sống mãi trong hơn 200 linh mục đang phục vụ như các tuyên úy quân đội Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

“Ý niệm chăm sóc người khác ấy hết sức hiển hiện trong khả năng vị tuyên úy gặp gỡ các binh sĩ ngay ở nơi họ hiện diện, và tìm ra cách đề truyện trò với họ… Sự sẵn lòng hiến đời mình và thì giờ nhàn rỗi của mình, ý niệm tuyệt vời muốn săn sóc người ta. Điều ấy rất rõ trong cuộc đời Cha Capodanno, và rất rõ trong phần lớn các vị tuyên úy tôi biết”.

Đức Tổng Giám Mục Broglio nói thêm: “Linh mục có tính độc đáo trong hàng ngũ tuyên úy, theo nghĩa ngài mang đến một điều mà chỉ có linh mục Công Giáo mới có thể mang: đó là con người của Chúa Kitô trong các bí tích. Ngài cử hành Thánh Thể, xức dầu người bệnh và giải tội. Đó là các ơn phúc chỉ có ngài mới có thể mang đến”.

Trang mạng của tổng giáo phận quân đội nhận định rằng các linh mục tuyên úy “đi đến bất cứ nơi nào người ta hiện diện: trong lều trại ở sa mạc, trên boong hàng không mẫu hạm, trong trại lính ở căn cứ, trên tuyến lửa đạn, trong bệnh việc cựu chiến binh, trong các hội trường của Ngũ Giác Đài”.

Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ được Đức Thánh Giáo Hoàng Goan Phaolô II thiết lập năm 1985. Các linh mục của tổng giáo phận phục vụ tại hơn 220 căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại 29 quốc gia, biến nó thành tổng giáo phận hoàn cầu duy nhất trên thế giới. Các linh mục của nó cũng phục vụ tại 153 trung tâm y tế cựu chiến binh khắp Hoa Kỳ.

Trang mạng này ghi nhận rằng khoảng 1 triệu 8 người Công Giáo lệ thuộc tổng giáo phận này để thỏa mãn các nhu cầu thiêng liêng và bí tích của họ. Con số này bao gồm 325,000 người Công Giáo đang thi hành nhiệm vụ và gia đình họ.

Cha Capodanno đã được tuyên bố là “tôi tớ Chúa” từ năm 2006 bởi bộ Phong Thánh do lời yêu cầu của Đức Tổng Giám Mục lúc ấy là Edwin O’Brien, vị đứng đầu tổng giáo phận quân đội cho tới năm 2007 và một năm sau đó, được kế nhiệm bởi Đức Tổng Giám Mục Broglio, người đã mở án phong thánh cho Cha Capodanno năm 2013 và cử nhiệm một tòa án để điều tra xem Cha có thực sự sống cuộc sống nhân đức đến độ anh hùng hay không. Việc điều tra này thu thập các dữ kiện về đời sống của ngài, phỏng vấn những người từng biết ngài và khảo sát các trước tác của ngài.

Các vinh dự trần thế của Cha bao gồm Huân Chương Ngôi Sao Đồng Hải Quân, huân chương Trái Tim Hồng. Một chiến hạm của Hải Quân hoạt động từ năm 1973 tới 1993 và được triển khai trong chiến dịch Desert Storm đã được đặt tên bằng tên của ngài, cũng như 7 nhà nguyện trên khắp thế giới, kể cả 1 nhà nguyện tại Trường Tuyên Úy Hải Quân ở Newport, Rhode Island, và 1 nhà nguyện trên Đồi 51 ở Thung Lũng Quế Sơn, Việt Nam mà chính cha đã giúp xây dựng bằng lá dừa và tre.

Một bệnh xá của Hải Quân tại Gaeta, Ý, cũng đã lấy tên ngài để đặt, cũng như Đại Lộ Capodanno ở Staten Island, và một học bổng hàng năm dành cho con em các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cũng mang tên ngài. Một phòng tại tòa Tổng Giám Mục quân đội được dành trưng bày các vật kỷ niệm có liên quan tới đời sống và cái chết của ngài, trong đó, có chiếc mũ dã chiến mầu xanh ngài vốn đội tại Việt Nam, và bản khắc tên của ngài lấy từ Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam.
 
Hãy học tiếng nói Thần Linh
Thanh Quảng sdb
04:25 30/05/2017
Hãy học tiếng nói Thần Linh

Theo đài Vatican ngày 29/5/2017: ĐTC Phanxicô mời gọi các Kitô hữu tâm giao với Chúa Thánh Thần và mở rộng lòng cho Thần Linh Chúa trước những quyết định quan trọng.
Chia sẻ trong bài giảng vào lễ sáng Thứ Hai tại nguyện đường cư xá Thánh Marta, ĐTC giải thích chính Chúa Thánh Thần làm rung động tâm hồn chúng ta, gây cảm hứng và kích động tâm tình của chúng ta.
Nhìn tới Chúa Nhật Hiện Xuống, Đức Thánh Cha nói Giáo Hội đang cầu xin Chúa Thánh Linh đến tâm lòng chúng ta, trong giáo xứ và trong cộng đồng của chúng ta.
Suy tư từ bài đọc thứ nhất của ngày lễ hôm nay, ĐTC gọi hôm nay là "Lễ Hiện Xuống của Cộng đoàn Ê-phê-sô", Ngài giải thích cộng đoàn Ê-phê-sô đón nhận đức tin, dù họ chưa biết có Chúa Thánh Thần.
"Họ là những người lòng ngay, những người của niềm tin", ĐTC nói tiếp dù họ không nhận thức được món quà này từ Chúa Cha: "Khi Thánh Phao-lô đặt tay lên họ, Thánh Linh ngự xuống trên họ và họ bắt đầu nói tiếng lạ".
Thần Linh Chúa làm trái tim con người rung động
Chúa Thánh Linh làm rung cảm trái tim con người như chúng ta thấy trong các sách Tin Mừng nói nhiều người đang tiến đến gần Chúa Giêsu, giống như ông Nicođêmô hay như người phụ nữ bị băng huyết mười hai năm hay như người đàn bà tội lỗi xứ Samaritanô. Và Đức Thánh Cha mời gọi những người hiện diện hãy tự hỏi lòng mình: "Chúa Thánh Thần có vai trò nào trong cuộc đời tôi?"
ĐTC nói: "Tôi có thể nghe thấy tiếng của Người? Tôi có thể tìm được Ngài đang soi dẫn cho những quyết định hoặc dự phóng của tôi? Hoặc Ngài đang thôi thúc tôi trong lúc tâm hồn tôi trống vắng, xúc cảm và hoang mang?"
ĐTC nói tiếp ngay cả trong Phúc Âm cũng có những trái tim "vẫn còn": "chúng ta nghĩ đến các tiến sĩ luật, họ tin vào Thiên Chúa, họ biết tất cả các điều răn, nhưng trái tim họ bị đóng lại, họ “vẫn” không muốn bị xáo trộn phiền toái".
Chúng ta hãy để cho mình được Thần Linh Chúa hướng dẫn.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy để cho mình được Thần Linh Chúa "thúc đẩy", đó là sự giúp đỡ hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thay thế cho "một đức tin duy lý!"
ĐTC nói "Hãy để cho Chúa Thánh Linh hoạt động. Một người mà không có sự thôi thúc này trong tâm lòng thì điều gì sẽ xảy đến với họ! Họ là một con người có một niềm tin giá băng hay một niềm tin của những mớ giáo điều duy lý trí!
Đức Thánh Cha nói Thánh Linh Chúa hướng dẫn chúng ta trên đường sống hằng ngày. Hãy cầu xin Ngài soi dẫn để ta biết phân biệt điều tuyệt đối tốt lành hay kém tốt lành, biết phân biệt điều lành điều dữ, đức và tội… Hãy tự hỏi mình: Tôi có mối liên hệ nào với Thần Linh Chúa?
Như trong Sách Khải Huyền, ĐTC nói, Thánh Tông Đồ Gioan mời gọi "Bảy Giáo Hội" hay có thể gọi là bảy giáo đoàn thời đó hãy mở lòng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
"Chúng ta hãy cầu xin được ơn biết lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần muốn nói với Giáo Hội, với cộng đoàn, với giáo xứ, với gia đình của chúng ta, và hồng ân am hiểu ngôn ngữ của Thần Linh Chúa".

(Nguồn đài phát thanh Vatican)
 
Giáo hội Philippines kêu gọi trợ giúp các người di tản ở Marawi
Hồng Thủy
13:51 30/05/2017
Marawi, Philippines – Đức Cha Edwin de la Pena, Giám mục Marawi bày tỏ lo lắng cho số phận của khoảng 200 con tin đang bị nhóm khủng bố Hồi giáo bắt giữ ở miền nam Philippines.

Đức Cha Edwin cho biết bọn khủng bố đã tìm cách liên lạc với các binh lính và các tổ chức. Họ truyền tải một video trong đó cha Teresito Soganub, một trong số khoảng 15 con tin người Công Giáo, kêu gọi tổng thống Duterte chấm dứt ném bom và tấn công Marawi.

Đức Cha Edwin vui mừng vì cha Soganub vẫn còn sống nhưng ngài cũng lo âu cho số phận của các con tin, hiện đang bị sử dụng như các khiên thuẫn.

Sau một tuần giao chiến với quân khủng bố, quân đội Philippines đã tái chiếm phần lớn thành phố. Các chiến binh Hồi giáo Maute, liên kết với Nhà nước Hồi giáo IS còn chiếm 9 huyện trong số 96 huyện của Marawi. Một nửa cư dân đã rời bỏ thành phố, nhưng cũng còn một số ở lại bị kẹt trong khói lửa dữ dội.

Đức Cha Edwin cho biết đã cầu cứu với các lãnh đạo Hồi giáo ở Marawi, trong khi các tín hữu Công Giáo liên kết với họ trong cầu nguyện.

Trước tình hình cấp bách này, Giáo Hội tại Philippines kêu gọi cứu trợ các nạn nhân di tản. Caritas Philippines gửi một lá thư đến 85 giáo phận, kêu gọi tình sự tương trợ để giúp những người di tản trong các cuộc giao tranh ở Marawi. Caritas đã trích 5400 euro để trợ giúp các nỗ lực của giáo phận Iligan.Trong khi đó caritas Manila gửi 9000 euro và 100 bao gạo để trợ giúp ban đầu.

Giáo phận Iligan yêu cầu chính phủ cải tiến tình hình an ninh cho các gia đình di dân trong các trung tâm di tản. Cha Soccoro Salimbangon, điều hợp viên caritas giáo phận xác định, an ninh là lo lắng chính bên cạnh việc thiếu thức ăn nước uống. Cha cho biết là tình hình ở toàn tỉnh bắc Lanao ở mức báo động đỏ.

Hôm qua Ủy ban phúc lợi và phát triển xã hôi cho biết có 59656 người, khoảng 12509 gia đình từ 26 làng gần Marawi và các thành phố lân cận của tỉnh bắc Lanao được tiếp đón trong các nhà tư gia và chăm sóc. Chỉ có 4278 người hiện được ở trong các trung tâm của chính phủ. (Asia News 30/5/2017)
 
Con trai lớn của thủ tướng Ba Lan được thụ phong linh mục
Đặng Tự Do
17:46 30/05/2017
Hôm Chúa Nhật, Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo đã tham dự thánh lễ mở tay của người con trai lớn nhất được vừa được thụ phong linh mục một ngày trước đó.

Cha Tymoteusz Szydlo, 25 tuổi, đã cử hành thánh lễ đầu tiên của ngài vào ngày Chúa Nhật 28 tháng 5 tại nhà thờ Đức Mẹ Czestochowa ở Przecieszyn nơi ngài đã được rửa tội 25 năm trước. Theo truyền thống của Ba Lan, một linh mục mới được thụ phong sẽ cử hành Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại ngôi nhà thờ mà ngài đã được đón nhận vào Hội Thánh Chúa.

Hôm thứ Bẩy, Đức Cha Roman Pindel của giáo phận Bielsko-Żywiecki đã truyền chức linh mục cho thầy phó tế Tymoteusz Szydlo, sau khi vị tân chức đã trải qua một thời gian 5 năm theo học tại Đại Chủng Viện Krakow.

Nói chuyện với các ký giả thủ tướng cho biết cô và chồng cô, Edward Szydlo, “rất hạnh phúc và tự hào.”

Bà Beata Szydlo đứng đầu một chính phủ của đảng Luật Pháp và Công Lý cổ vũ việc tuân thủ các giáo huấn truyền thống của Công Giáo.
 
ĐTC nói: “Chủ chiên không phải là Trung tâm của Cộng Đoàn Giáo hội”
Thanh Quảng sdb
21:40 30/05/2017
ĐTC nói: “Chủ chiên không phải là Trung tâm của Cộng Đoàn Giáo Hội”
Theo tin đài Vatican ngày 30/5/2017 trong thánh lễ tại cư xá Thánh Marta ĐTC đã nói: Người chủ chiên chân thật biết từ nhiệm khỏi giáo xứ của mình, vì ngài ý thức mình không phải là trung tâm của lịch sử, mà là một người phục vụ tự do không bị ràng buộc vào những thỏa hiệp cũng như không kiểm soát đàn chiên của mình. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng trong Thánh lễ được cử hành hôm thứ Ba tại cư xá Thánh Marta ở Vatican.
Đức Thánh Cha nói: "Một vị chủ chăn phải sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn giáo xứ của mình, thay vì cố giữ lại cho mình".
Lời giảng của ĐTC được rút ra từ bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ, trong đó Thánh Phaolô đề cập đến các nhà lãnh đạo hội thánh ở Ê-phê-sô. Đức Thánh Cha nói theo tinh thần của bài đọc này thì việc "thuyên chuyển một giám mục" tương đối dễ dàng, vì như thánh Phao-lô đã rời khỏi Giáo Hội Ê-phê-sô để đến Giêrusalem, nơi mà Chúa Thánh Linh mời gọi Ngài đến.
ĐTC nói: "Tất cả các vị chủ chăn cần phải sẵn sàng từ nhiệm. Có lúc cần lắng nghe tiếng Chúa mời gọi 'hãy đi đến một nơi khác, hãy đến đây, đi đến đó, hãy đến với Ta.' Và đây là lúc người chủ chiên cần tuân theo; hãy chuẩn bị để từ nhiệm một cách chính đáng, chứ đừng chần chừ nán lại vị trí của mình. Vị chủ chăn nào không thực hiện điều này vì ngài vẫn dính bén với những con chiên không tốt, những đường lối không phù hợp với Thập giá của Chúa Giêsu".
Theo Đức Thánh Cha thì Thánh Phaolô đã tổ chức một hội đồng các linh mục của Giáo Hội Ê-phê-sô và trong hội đồng này Ngài đã đề ra ba "thái độ tông đồ."
Thái độ đầu tiên là không bao giờ quay trở lại. Đức Thánh Cha nói đây là điều tồi tệ nhất, đầu mối của mọi tội lỗi, là quay trở lại. Điều mang lại sự bình an cho vị chủ chăn, khi ngài xác tín rằng mình không phải là người chủ chăn đã điều hành giáo xứ qua một thỏa hiệp. Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng thái độ này đòi hỏi nhiều can đảm.
Thái độ thứ hai là vâng theo Chúa Thánh Thần, dù không biết điều gì sẽ xảy ra. Một người chủ chăn cần ý thức rằng mình đang tiến bước trên một cuộc hành trình.
Đức Thánh Cha nói Thánh Phao-lô là một người chăn chiên phục vụ đàn chiên của Ngài.
"Trong khi hướng dẫn Giáo Hội, Thánh nhân đã có một thái độ kiên quyết, vào thời điểm đó chính Thần Linh Chúa đã mời gọi Ngài bước đi trên một hành trình mà Ngài không biết điều gì sẽ xảy ra cho ngài. Ngài đã tiến bước, vì Ngài không có gì là của riêng của Ngài, Ngài đã không nhắm quyền kiểm soát đàn chiên của mình. Ngài đã phục vụ họ. Thánh Phao-lô nói: "Bây giờ Chúa muốn tôi ra đi. Tôi để lại tất cả, dù tôi không biết những gì sẽ xảy đến cho tôi. Tôi chỉ biết điều này – Chúa Thánh Thần đã đoan chắc với tôi điều này - các thử thách và gian chuân đang chờ đợi tôi từ thành này đến thành khác. " Rằng tôi không ngưng nghỉ. Tôi sẽ đi phục vụ các Giáo Hội khác. Trái tim tôi luôn rộng mở trước tiếng mời gọi của Thiên Chúa, tôi sẽ rời khỏi nơi này, tôi chấp nhận những gì Chúa đang mời gọi tôi. Điều một người chăn chiên chân thật là không đòi hỏi một thỏa hiệp nào, họ sẵn sàng tiến bước trên bất cứ cuộc hành trình nào."
ĐTC đề cập tới thái độ thứ ba là "Tôi không coi cuộc sống của mình là quý giá hơn bất luận điều gì. Tôi không phải là trung tâm của lịch sử. Cho dù đó là lịch sử lớn hay lịch sử nhỏ, tôi không phải là trung tâm, tôi là một đầy tớ”.

"Với mẫu gương tuyệt hảo này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các đấng chủ chăn của chúng ta, cho các linh mục nơi các giáo xứ, các giám mục, và Đức Thánh Cha để cuộc sống của các ngài sống mà không đòi thỏa hiệp, bước đi trên các cuộc hành trình và cuộc sống mà họ không đòi hỏi họ phải là trung tâm của lịch sử và học được bài học sẵn sàng từ nhiệm. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những vị chủ chăn của chúng ta. "
(Nguồn từ đài phát thanh Vatican)
 
Top Stories
Philippines: Le soutien mesuré des évêques de Mindanao à la loi martiale instaurée par le président Duterte
Eglises d'Asie
08:52 30/05/2017
Mardi 23 mai, suite à l’attaque de la ville de Marawi par des combattants armés du groupe islamiste Maute, ayant prêté allégeance à l’organisation Etat islamique, le président Duterte a pris la décision d’instaurer la loi martiale. Cette mesure s’applique à la totalité de l’île de Mindanao, pour une durée de soixante jours. Alors que l’opinion publique se divise quant à la nécessité de mettre en place cette mesure, les évêques de Mindanao apportent un soutien mesuré à la décision du président de la République des Philippines.

Dans une déclaration signée par l’archevêque de Cotabotao, Mgr Orlando Quevedo, les évêques de Mindanao font état des « peurs » et de leurs préoccupations face à la nécessité et à l’efficacité de la loi martiale mise en place par Rodrigo Duterte. Soulignant que la loi martiale constitue « un moyen de dernier recours [qui] rappelle les horreurs d’une dictature passée », les évêques condamnent « le terrorisme sous toutes ses formes » et apportent un timide soutien à la décision présidentielle : « A l’heure actuelle, nous n’avons tout simplement pas de faits solides et suffisants pour rejeter complètement la déclaration de la loi martiale comme moralement répréhensible. » Cette déclaration ne constitue pas un blanc-seing pour le président Duterte : l’épiscopat insiste sur le caractère nécessairement « temporaire » de cette mesure et assure qu’il n’hésitera pas à « condamner tout abus ». Cette déclaration a été publiée sur le site d’information de la Conférence épiscopale des Philippines, CBCP News.

« La loi martiale doit être temporaire »

Interrogé par Ucanews, Mgr Jose Collin Bagaforo, évêque de Kidapawan, déplore que la mesure ait été étendue « à toute l’île de Mindanao », et n’ait pas été circonscrite à la ville de Marawi et à ses alentours. Dans un pays de 100 millions d’habitants, Mindanao, peuplée de près de 20 millions d’habitants, composée de vingt-sept provinces et trente-trois villes, constitue la deuxième île du pays. Marawi, capitale de la province de la Lanao del Sur, est une ville de 200 000 habitants.

Ce soutien mesuré des évêques de Mindanao intervient alors que depuis l’arrivée au pouvoir du président Rodrigo Duterte, le 30 juin 2016, les relations sont tendues entre l’Etat et l’Eglise catholique. Les motifs de désaccord sont de plus en plus nombreux : guerre antidrogue meurtrière, projet de loi pour rétablir la peine de mort, soutien à l’inhumation de l’ancien dictateur Marcos, sans compter les dérages verbaux présidentiels.

Cette prise de position ne fait pas l’unanimité au sein de l’Eglise catholique. Le P. Antonio Moreno, supérieur provincial des jésuites aux Philippines, a rappelé que la loi martiale constitue « un danger, un motif de tristesse, et une source de préoccupations ». Le P. Amado Picardal, responsable des communautés ecclésiales de base au sein de la Conférence épiscopale, a déclaré que l’application de la loi martiale à toute l’île de Mindanao, alors que les combats ne concernent que la ville de Marawi, n’était qu’un « prétexte pour mettre en place un contrôle dictatorial ».

Vers un contrôle dictatorial ?

Aux Philippines, la loi martiale est de funeste mémoire tant elle évoque le règne du dictateur Ferdinand Marcos (1972-1981). Durant la loi martiale (1972-1981), plus de 30 000 personnes ont subi des exactions, selon les historiens. Le régime est accusé d’être à l’origine du meurtre d’au moins 3 000 personnes. A l’étranger, plusieurs décisions judiciaires ont été prises pour sanctionner la corruption du régime Marcos. La Cour suprême de Singapour et celle de la Suisse ont ainsi chacune statué que les 683 millions de dollars déposés par les époux Marcos sur des comptes bancaires suisses provenaient de fonds mal acquis.

La décision de Rodrigo Duterte instaurant la loi martiale rappelle que le président avait déjà dû mettre en place l’état d’urgence, le 4 septembre dernier, dans l’ensemble de l’archipel, notamment en raison des violences perpétrées par les combattants de l’organisation terroriste Maute. Le 3 septembre, un attentat à la bombe avait fait 14 morts et 70 blessés dans un marché de nuit, à Davao, la principale ville de Mindanao ; cette attaque avait été imputée au groupe Abu Sayyaf, une autre organisation islamiste affirmant son allégeance à Daech. L’Eglise catholique s’était alors inquiétée et avait mis en garde contre le risque d’abus et de dérive ultra-sécuritaire.

La loi martiale est censée s’appliquer pour soixante jours, sur toute l’île de Mindanao. L’article VII, section 18, de la Constitution de 1987, adoptée au lendemain de l’exil du président Marcos, a limité la durée d’application de la loi martiale à l’initiative du seul président de la République à soixante jours. Pour prolonger cette mesure au-delà de ce délai, le soutien du Parlement est requis. Pour autant, le président Duterte a déclaré qu’il « n’hésiter[ait] pas à faire ce qui est nécessaire pour défendre et préserver les Philippines » et, si besoin, à étendre la loi martiale à tout le pays et à prolonger sa durée au-delà du délai constitutionnel.

Dans le sud des Philippines, une guérilla ancienne et meurtrière

Originaire de Mindanao, maire durant plus de vingt ans de Davao, le président Duterte avait fait de la paix dans la grande île du sud de l’archipel, une de ses principales promesses électorales. Dans le Bangsamoro, région située au centre-ouest de Mindanao et constituée des cinq provinces à majorité musulmane (Basilan, Lanao del Sur, Maguindanao, les archipels de Sulu et Tawi-Tawi), la guérilla séparatiste est devenue l’une des guérillas les plus meurtrières d’Asie du Sud-Est, avec plus de 150 000 morts en cinquante ans. Le président avait tenté de relancer le processus de paix en novembre 2016, alors que l’accord de paix, signé en mars 2014 avec la rébellion musulmane, prévoyant la création d’une région semi-autonome, n’avait jamais vu le jour, faute de ratification par le Congrès philippin.

Le procureur général, Jose Calida, a tenu à rassurer la population en déclarant que les « citoyens respectueux des lois » n’avaient rien à craindre. A Marawi, la population a cherché à fuir les zones de combats et a gagné les centres d’accueil et les villes voisines. Près de 2 000 civils sont cependant toujours retenus dans la ville, à la merci des violents combats qui opposent militaires philippins et combattants du groupe Maute.

Mardi 30 mai, une vidéo du P. Teresito Suganob, kidnappé le 23 mai dernier à Marawi, a été diffusée sur les réseaux sociaux. Le P. Suganob indique être retenu avec 240 « prisonniers de guerre » et implore le président Duterte de retirer ses troupes de la ville de Marawi. Mgr Edwin de la Pena, évêque de la prélature territoriale de Marawi, a refusé de commenter cette vidéo ; il a néanmoins indiqué avoir reçu un appel des preneurs d’otages, sollicitant un « cessez-le-feu unilatéral ». Les autorités civiles et militaires ont déclaré refuser toute négociation, et Mgr de la Pena redoute que les otages ne soient utilisés comme boucliers humains. L’Eglise catholique aux Philippines appelle à prier pour les victimes et pour la sécurité des personnes kidnappées. Ces dernières heures, l’armée a gagné du terrain : les combattants du groupe Maute ne contrôlent plus qu’un réduit de six quartiers sur les 96 que compte la ville de Marawi. (eda/pm)

(Source: Eglises d'Asie, le 30 mai 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tân Phú – Giáo Họ Thăng Thiên Mừng Bổn Mạng
Phương Nga
08:38 30/05/2017
Giáo Xứ Tân Phú – Giáo Họ Thăng Thiên Mừng Bổn Mạng

LỄ CHÚA THĂNG THIÊN

“ Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,làm Phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt28,19)

Chúa Giêsu đã về trời đem đến cho nhân loại niềm vui và hy vọng vào Nước trời,vì Chúa Giêsu là đầu và chúng ta là chi thể,chắc chắn chúng ta sẽ được hưởng ân huệ đó;với điều kiện chúng ta phải Tin vào Chúa và Gắn kết mật thiết với Ngài,đó là tâm tình Cha Xứ Giuse Lê Đình Quế Minh đã nói trong lời Mở đầu thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên của GX Tân Phú và Giáo họ Thăng Thiên vào lúc 17g30 ngày 28-05-2016 tại thánh đường GX Tân Phú.

RƯỚC KIỆU:

Xem Hình

Vì lễ Chúa Thăng Thiên còn trong tháng Hoa,nên cuộc rước đã quy tụ rất nhiều thành phần Dân Chúa đến tham dự để mừng Chúa và tôn kính mẹ Maria,cuộc rước bắt đầu với :Cờ ngũ sắc,Ban Tây nhạc GX Tân Phú,Thánh giá nến cao,5 đội hoa,Quý Đoàn thể CGTH,Quý Viên bà áo đỏ,Quý HĐMV,Quý Sơ;đặc biệt kiệu Hoa do các bà mẹ CG Họ Thăng Thiên và kiệu Chúa Giêsu Thăng Thiên do Quý anh trong họ Thăng Thiên phụ trách đều rực rỡ,đa sắc màu,khoảng một chặng đường,các cháu Đội hoa họ Thăng Thiên lại tung hoa Thánh tượng Chúa,Ban Lễ sinh và Đoàn đồng tế do Cha Xứ Giuse chủ sự cùng Cha Phó Giuse Phạm Công Minh,Cha Gioan Baotixita Nguyễn Vĩnh Lộc (Con dân GX ).Ca đoàn tổng hợp cất lên bài hát “Chúa Về Trời-Con Ra Đi” cho CĐ hiệp thông.Sau khi đi vòng quanh thánh đường tất cả đã trở vào để cùng dâng thánh lễ.

THÁNH LỄ :

Ca đoàn hát bài nhập lễ “Hôm nay mừng Chúa lên trời “...

Cha chủ sự chia sẻ với CĐ : Chúng ta vui mừng long trọng mừng Chúa Giêsu lên trời ,đó là niềm vui và hy vọng vững chắc cho chúng ta,vì Chúa Giêsu là đầu,chúng ta là chi thể nên chắc chắn Chúa sẽ đem chúng ta lên trời với Ngài;nhưng để đạt được điều đó,chúng ta phải kết hợp với Chúa,phải dâng cho Chúa không chỉ lời ca tiếng hát mà dâng cả cuộc đời của chúng ta cho Chúa.

Theo bài Tin mừng Thánh Matthêu(Mt 28,16-20) Cha giảng :

Tất cả những bài Thánh ca và Bài đọc hôm nay đều ca ngợi quyền năng của Chúa rất tuyệt vời và vĩ đại,Chúa đã làm cho người mù được thấy,người câm được nói,người què được đi và người chết sống lại;vì vậy chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và phải sống kết hợp chặt chẽ với Chúa.

Chúa lên trời để mở cửa cho chúng ta,nhưng chúng ta cũng phải hướng về đó với tất cả lòng mình.Trước khi từ giã,Chúa đã trao cho các Tông đồ và cho cả chúng ta bổn phận ra đi Loan báo Tin mừng nước Chúa “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,làm Phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt28,19)

Hãy giữ lời của Chúa và yêu mến Chúa”Ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy (Ga 14,23) Chúa cũng phán “Các con hãy yêu thương nhau và đem tình yêu thương đến mọi người “ (Ga 15,12 ) Trong gia đình cũng vậy,cha mẹ,vợ chồng con cái anh em hãy thương yêu nhau bằng một tình yêu đích thực và hãy hy sinh cùng tha thứ cho nhau.

Xin Chúa thương xót tất cả chúng ta nhất là ACE họ Thăng Thiên đã cung nghinh Chúa vòng quanh thánh đường với tất cả sự long trọng và yêu mến;tôi đứng đây nhìn xuống thấy nhà thờ chúng ta hôm nay khá đông đảo,trang phục đủ màu sắc,cộng đoàn vui tươi thật hạnh phúc.Xin Chúa cho tất cả CĐ chúng ta cách riêng Bà con Họ Thăng Thiên ngày sau được vào Thiên Đàng với Chúa vì Chúa muốn như vậy với điều kiện chúng ta phải làm tròn bổn phận ở trần gian của mình Amen.

Phần Dâng lễ được Đội Hoa và Quý Anh chị Họ Thăng Thiên phụ trách và diễn nguyện theo ca khúc” Từ nơi tay Cha,xin Chúa thương nhận lễ vật chúng con tôn vinh danh Ngài và mưu ích cho đời chúng con “..một cách thành thạo,đẹp mắt và thánh thiện.

Trong lời nguyện sau Truyền phép,Cha Xứ Giuse cũng cầu nguyện cho Quý Cha,Quý HĐMV,Quý Ân nhân cùng CĐ dân Chúa GX Tân Phú,người còn sống cũng như kẻ đã qua đời.Trước khi kết lễ Cha Xứ Giuse thay mặt Quý Cha đồng tế,Quý Cha Phó chúc mừng Giáo xứ và Giáo họ Thăng Thiên hôm nay đã có một buổi lễ mừng Chúa Giêsu lên trời trong điều kiện tốt nhất về mọi mặt. Quý Cha cùng ban phép lành đặc biệt cho Cộng đoàn.

Ca đoàn cất bài “Ngàn hoa đẹp tươi con dâng lên Nữ Vương, con dâng lên Nữ Vương ...để tạ ơn Mẹ Maria đã luôn bầu cử cho Giáo xứ nhất là trong tháng hoa này,buổi lễ kết thúc lúc 18g30 cùng ngày;Cộng đoàn ra về với niềm tin yêu sẽ được lên trời với Chúa Giêsu mai sau.

Phương Nga
 
Video Thánh lễ Thêm sức tại Giáo xứ Tân Đồng, TGP Saigòn
Minh Thiên
08:58 30/05/2017
 
Tin Đáng Chú Ý
Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh
RFA
17:03 30/05/2017
Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh

Một vụ nổ lớn xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ tối ngày 30 tháng 5 tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nơi mới đưa lò cao vào thử nghiệm từ chiều ngày hôm trước là 29 tháng 5.

Hai mạng báo Zing và Người Đưa Tin nói vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi. Và cũng theo mạng báo Zing dẫn lời người dân địa phương sống gần nhà máy thép Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thì họ thấy một cột khói lớn bốc lên trong khu công nghiệp Vũng Áng, nơi có nhà máy thép của Formosa mà từ đầu tháng tư năm ngoái gây nên thảm họa môi trường dọc các tỉnh ven biển bắc trung bộ Việt Nam khiến 200 ngàn người dân địa phương chịu tác động.

Cũng theo hai báo vừa nêu thì một lãnh đạo địa phương đã đến tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cũng được thông tin về vụ việc.

Xin được nhắc lại vào chiều ngày 29 tháng 5 Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 cho biết lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Ông này nói rõ sau 24 tiếng đồng hồ thử nghiệm sẽ có được những kết quả bước đầu. Và để giám sát việc bắt đầu thử nghiệm lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa, thì từ tuần trước đoàn giám sát của các bộ- ngành, các nhà khoa học trong nước, cũng như cơ quan chức năng địa phương đến tại khu vực nhà máy ở Vũng Áng, Hà Tĩnh làm nhiệm vụ.
 
Văn Hóa
Cuba: Ánh sáng cuối đường hầm?
Tuệ Ngữ
20:20 30/05/2017
Nói đến Cu Ba, người Việt Nam không thể quên được câu nói “bất hủ” của ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã phát biểu trong chuyến viếng thăm Cu Ba vào Tháng 12 năm 2009:

“Có người ví von Việt Nam và Cu Ba như là trời đất sinh ra
Một anh ở phía Đông một anh ở phía Tây.
Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới.
Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ”


Thỏa mãn óc mạo hiểm, người viết cùng với 2 người bạn đã thực hiện một chuyến đi 5 ngày từ 8-12 tháng Năm 2017 để tìm hiểu xem Cuba bây giờ thức ngủ ra sao sau khi Hoa Kỳ đã giỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận vào tháng 12 năm 2014.

Tưởng cần biết La Havana là thành phố lớn nhất, là thủ đô và là 1 trong 14 tỉnh của Cuba. Dây là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Cuba. La Havana có 11 triệu cư dân, đang sống dưới chế độ cộng sản kể từ năm 1959 cho đến ngày nay, với ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha. Nước Cuba đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1492 cho đến khi chiến tranh Tây Ban Nha và Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1898. Cuba hiện đang lưu hành đồng tiền Peso Cuba, và một loại tiền khác gọi là Convertible CUC dành cho khách du lịch.

Chuyến đi Cuba đã khởi hành từ Houston, dừng lại 2 tiếng đồng hồ ở Mexico City của Mễ Tây Cơ sau 2 giờ bay. Sau đó chuyến bay tiếp tục đi tới La Havana thêm 3 giờ bay bằng hãng hàng không Aeromexico. Bận trở về lại Houston thì cũng dừng chân ở Mexico City, nhưng lâu tới 10 tiếng đồng hồ thì mới có giá vé tiết kiệm là $493.00 cho cả đi lẫn về.

Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế La Havana có cư dân là 2.2 triệu người, là thành phố lớn nhất không những ở Cuba mà ở cả vùng Caribe. Thành phố có diện tích 721 km², cách Florida (Mỹ) 144 km về phía Nam Tây Nam và được bao bọc bởi tỉnh La Havana về phía Nam, Đông và Tây.

La Havana là phi trường nhỏ cổ lỗ sĩ tựa như phi trường Liên Khương của Việt Nam, có lưa thưa vài phi cơ của hãng máy bay khác trong đó có Jet Blue. Chúng tôi đã rời máy bay bằng cách đi xuống cầu thang, rồi mới đi vào bên trong phi trường được. Từ đó đã phải chờ chực trên 1 tiếng đồng hồ để lấy hành lí của mình tại quầy xoay. Cảm tưởng đầu tiên đang khi đứng chờ là nhận thấy có rất nhiều thùng hàng, lớn có nhỏ có, được vận chuyển tại quầy xoay lấy hàng, từa tựa như tình trạng Việt Nam thời mới mở cửa, vào thời điểm mà Người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới đã ồ ạt gởi các thùng hàng về cho thân nhân của mình để cứu khổ cứu nạn. Chúng tôi nhìn thấy có nhiều thùng hàng đồng cỡ như nhau, có đề chữ “CREW” bên ngoài bao bì, có lẽ cũng giống tình trạng Việt Nam, nhóm phi công và tiếp viên điều hành, cũng phải tìm cách kiếm chác thêm trong ngành nghề của họ chăng?

Từ quầy lấy hành lí bước ra cửa, có rất nhiều người đang đứng đón người mới tới, trong đó có anh tài xế tên Pablo đến đón chúng tôi. Anh là cư dân La Havana mà chúng tôi liên lạc trước, đã cầm một bảng có tên của 1 người trong chúng tôi, để chúng tôi nhận diện. Anh Pablo đã đưa chúng tôi đi ra bên ngoài bằng cửa chính duy nhất, rồi dẫn ra bãi xe đậu gần đó dưới ánh nắng chiều gay gắt, nhưng không nóng như tại Houston.

Từ phi trường về nhà trọ mất độ nửa giờ đồng hồ. Chúng tôi đã liên lạc với chủ nhà trước để thuê phòng. Từ phòng trọ đi bộ ra mặt tiền của bờ biển chỉ mất 5 phút, với giá tiết kiệm $40 cho một đêm. Phòng có 3 giường ngủ, cho 3 người chúng tôi, 2 giường cỡ queen size, 1 giường cỡ twin size, với một nhà tắm và cầu tiêu chung! Bà chủ nhà là một cư dân, nói được tiếng Anh chút ít, đã mua căn hộ 3 phòng, một phòng để ở, và 2 phòng cho khách du lịch thuê. Giá cả hơn kém tùy theo thời điểm trong năm, bà cho khách mướn, phần đông là do người đã đến ở trước đây, giới thiệu lẫn cho nhau, với giá tiền tiết kiệm rất nhiều, so với các khách sạn đắt hơn lên gấp đôi hoặc gấp 3!

Chúng tôi đã nhờ một cô gái địa phương dẫn đường (tour lady), cô trạc tuổi 30, nói lưu loát 4,5 ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Pháp, Anh, Ý, Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã thăm viếng trung tâm thành phố La Havana “La Havana Central” gồm tòa nhà thủ đô Cuba, có mô hình tựa như tòa nhà trắng của Mỹ ở Washington DC, và điện Pantheon bên Pháp, do 2 kiến trúc sư Raúl Otero và Eugene Ranieri, đã xây trong 3 năm, từ 1926 cho đến 1929 thì hoàn tất.

Chúng tôi cũng đi thăm khu Havana Vieja (Havana cổ), thăm Viện Đại Học Havana (University of Havana, UH), là ngôi trường cổ xưa nhất của Cuba, đã được thành lập từ tháng Giêng năm 1728, gồm 15 phân khoa khác nhau. Chúng tôi cũng thăm Bưu điện Havana, là một khu vực nhỏ, từa tựa như trạm bưu điện phụ rất nhỏ ở Mỹ.

Chúng tôi cũng thăm tượng Chúa Giê-su nặng 320 tấn, là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Cuba Jilma Madera (1915-2000) thực hiện. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của thành phố La Havana. Bức tượng khổng lồ này được tạc trên đá cẩm thạch trắng của vùng Carrara, Italia và được ghép từ 67 mảnh. Nghệ nhân Madera đã thực hiện tác phẩm này trong vòng hai năm. Tượng Chúa Giê-su này được khánh thành vào ngày 25/12/1958 và được đặt trên một quả đồi cao thuộc Vịnh La Havana. Tác phẩm điêu khắc này thường xuyên được phục chế và bảo trì. Bức tượng này cao hơn mặt nước biển 51 m và thấp hơn bức tượng Chúa Giê-su ở Ba Tây 12 m.

Chúng tôi cũng đi thăm ngôi nhà của Văn hào Ernest Hemingway, thăm Lighthouse “Faro Castillo del Morro được dựng lên từ năm 1845, thăm hang động của thổ dân Indians “Cueva del Indio” ở Vinales Valley, thăm cơ sở làm xì gà, đi tắm biển Santa Maria “Santa Maria del Mar”.

Trước khi đi La Havana, người bạn làm chung sở với tôi cho biết cái thú vị của chuyến đi sẽ là vấn đề ăn uống thoải mái với giá tương đối thấp so với tại Houston. Ngày đầu tiên, chúng tôi đến La Torre, một tiệm ăn thật sang trọng nằm sát bên bờ biển, tọa lạc trên tầng lầu thứ 33 của tòa nhà, với cách thiết trí các bàn ăn đặt dọc theo tường kính trong theo hình vòng cung. Từ bàn ăn, có thể nhìn thấy toàn diện khu vực Melacon dọc theo bờ biển, rất nhộn nhịp, cả ngày lẫn đêm, bao gồm các Hotel lớn và các cơ sở đồ sộ, trong đó có tòa đại sứ Hoa Kỳ, một tòa nhà cao tầng nằm sát ngay bên bờ biển!

Điều thú vị nhất cho người viết là cảnh chụp hình ban đêm lúc hoàng hôn, vô cùng ngoạn mục và kì diệu. Bạn có bao giờ đến một nơi có thế đất nằm ngang như Cuba, theo chiều Đông Tây. Khi hoàng hôn xuống, bạn có thể lấy được hình đẹp từ hướng bên trái của bạn là hướng Tây, và khi bạn vừa chụp xong cảnh hoàng hôn trên biển, quay lại phía sau theo hướng Đông thì mặt trăng sừng sững mọc lên từ từ. Cực kì thú vị, thật khó mà thưởng ngoạn được cảnh thiên nhiên hùng vĩ đến như thế: Hoàng hôn trên biển và vầng trăng ở ngay sau lưng mình theo hướng đối nghịch.

Trong chuyến đi 5 ngày ngắn ngủi, người viết rất tiếc đã không có đủ đam mê, cũng như đã không có điều kiện thức dậy thật sớm để chào bình minh với mặt trời từ hướng Đông đi lên. Thôi thì xin hẹn một dịp khác, sẽ tìm cơ hội kéo theo một nhóm bạn già, cùng đi với nhau trong một chuyến đi chuyên nghiệp, tha hồ mà chụp hình chộp ảnh, tới nơi tới bến!

Vài ý tưởng:

Chuyến đi La Havana Cuba 5 ngày là một kỉ niệm thật khó quên. Xin mạn phép ghi lại một vài nhận xét khách quan hết sức có thể, về một nước cộng sản vừa mở cửa giao tiếp với thế giới tự do bên ngoài:

Ấn tượng đầu tiên là cảm giác an toàn lên tới 99%: Chúng tôi thật tình cảm thấy thật an toàn trong những ngày lưu lại La Havana. An toàn trên đường phố, ngoài bãi biển, giữa chốn đông người, tại các tiệm ăn, tại các điểm dừng chân đó đây, vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Chúng tôi mang theo máy hình lớn nhỏ, thoải mái đi giữa chốn đông người qua lại, đủ mọi thành phần. Không một chuyện đáng tiếc nào đã xảy ra ngay cả khi đi lại vào ban đêm cho tới 2,3 giờ sáng.

Không nhìn thấy các cô gái đứng đường, lác đác chỉ nhìn thấy vài người ăn xin, kín đáo ngồi tại một vài góc đường, hay ẩn mình trên đường phố đông người qua lại, với cái mũ đặt phía đằng trước chỗ ngồi, nhẫn nhịn và hiền lành! Tuy nhiên, cũng có chuyện này đã xảy ra: Một thanh niên mặc quần bò (Jean) và áo thun, mặt mày đẹp trai, sáng sủa, đã đến gạ gẫm chúng tôi theo kiểu tú bà môi giới. Đây là điều tiêu cực duy nhất mà chúng tôi gặp phải.

Giáo dục và y tế tại Cuba hoàn toàn miễn phí, dành cho tất cả mọi công dân nào có điều kiên và khả năng muốn học cao lên, ngay cả đến bậc đại học. Lương một kĩ sư ra trường là $15, một bác sĩ ra trường chỉ $25 một tháng, tuy nhiên nhà nước có kèm theo thêm phụ cấp như tem phiếu để mua đồ dùng hay thức ăn giảm giá. Công nhân viên chức với tiền lương chừng $20 một tháng, hơn kém tùy theo ngành nghề.

Mỗi công dân Cuba chỉ được phép đứng tên làm chủ một căn nhà, hay một cơ sở thương mại. Không cho phép bỏ tiền ra mua nhiều nhà hay nhiều cơ sở làm ăn để sinh lời theo kiểu Tây phương tự do kinh doanh hay đầu tư vô giới hạn. Người nước ngoài không phải là công dân Cuba, không được phép đứng tên mua nhà hay mua một cơ sở.

Các xe hơi cũ kĩ hiện đang lưu hành là những xe của hãng Ford, Chevrolet, Plymouth, và lác đác thấy có các loại xe Cadillac, Citroen, Yugo, Fiat …. là những loại xe sản xuất từ những thập niên 1940, 1950. Còn các xe đời mới như Toyota, Kia, Hyundai … là do chính phủ độc quyền nhập cảng điều hành, được xử dụng tại các công sở, hành chánh hoặc công an. Thêm vào đó, cũng có một số xe 3 bánh tựa như Lambretta vẫn còn đang lưu hành tại La Havana, và có rất ít xe gắn máy chạy trên đường. Khi đi ra khỏi thành phố La Havana để đến các vùng quê, chúng tôi nhìn thấy phần lớn là xe thồ có ngựa kéo, tựa như các vùng quê của Việt Nam thời đệ nhị cộng hòa trước năm 1975.

Thay lời kết

Xin hỏi: Có phải nước cộng sản Cuba đang sáng suốt nhận ra thiên đường xã hội chủ nghĩa là một đường hầm tăm tối, đói nghèo và lạc hậu, đã tỉnh ngộ mở cửa tiếp xúc với thế giới văn minh bên ngoài để tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm?

Xin hỏi những người cộng sản Việt Nam, tự hào là đỉnh cao trí tuệ loài người, đã từng lớn tiếng cho mình là kẻ canh giữ hòa bình thế giới, thì xin cho biết Việt Nam bây giờ ngủ hay ngu?

“Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…”
(Trần Thị Lam)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Thế Gian
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
18:21 30/05/2017
ÁNH SÁNG THẾ GIAN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
"Khi Ta còn ở thế gian.
Ta là ánh sáng thế gian".
Nói thế rồi, Ngài nhổ xuống đất,
trộn nước miếng thành bùn
và thoa vào mắt người mù,
đoạn Ngài bảo anh ta:
"Hãy đi rửa trong ao Siloam".
Anh ta đi rửa mặt,
và khi về thì mắt đã sáng.
(Gioan 9:5-7)
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Đừng Tuyệt Vọng - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
22:05 30/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây