Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô: Thiên Chúa không xa vời, nhưng gần gũi và riêng tư.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:58 27/05/2018
(EWTN News/CNA) ĐGH Phanxicô đã giảng về Lễ Chúa Ba Ngôi, nhấn mạnh đến tình yêu riêng tư và sự quan tâm mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta là con cái Chúa. Thiên Chúa không xa vời, nhưng là một người Cha chăm lo và yêu thương tất cả chúng ta.
“Thiên Chúa không muốn mạc khải cho chúng ta thấy sự hiện hữu của Ngài cho bằng Ngài là “Thiên Chúa ở với chúng ta, yêu thương chúng ta, quan tâm đến lịch sử riêng tư và chăm sóc cho mỗi người chúng ta, từ những người bé nhỏ nhất cho đến những người lớn nhất.”
ĐGH nói rằng dù Thiên Chúa ở trên thiên đàng, thì Ngài cũng ở dưới đất và vì thế “chúng ta không tin vào một chủ thể xa vời, dửng dưng nào đó, nhưng tin vào Thiên Chúa là tình yêu đã tạo thành vũ trụ và dựng nên con người, xuống thế làm người, chịu chết và sống lại vì chúng ta, và cũng là Chúa Thánh Thần biến đổi mọi sự và đưa tới sự trọn hảo.”
ĐGH Phanxicô đã có bài huấn dụ với khoảng 25,000 khách hành hương có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin. ĐGH nhấn mạnh đến ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay và bài đọc trích từ Thư Roma cũng như bài Phúc Âm của Thánh Matthêu.
ĐGH nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi không chỉ là một lời mời gọi để chiêm ngắm và ngợi khen Đức Kitô, nhưng còn là cơ hội để cử hành “sự kỳ diệu mới mẻ chưa từng có Thiên Chúa tình yêu, Đấng tự hiến đời mình cho chúng ta và kêu gọi chúng ta loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới.”
Trong bài đọc thứ hai trích từ thư của Thánh Phao-lô gởi tín hữu Roma, thánh Tông Đồ nói về việc các tín hữu là con của Thiên Chúa, và có thể gọi Ngài là “abba”, nghĩa là “cha”.
ĐGH nói rằng Thánh Phao-lô đã trải qua sự biến đổi xâu xa ban đầu về Thiên Chúa tình yêu, một Thiên Chúa cho phép chúng ta không chỉ gọi Ngài là “Cha”, nhưng còn riêng tư hơn là “bố” và ban cho chúng ta ơn được gọi Ngài “với niềm tin tưởng, phó thác hoàn toàn trong tay Cha, Đấng đã dựng nên mình.”
Đức Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi người “để làm cho hình ảnh Chúa Giê-su không bị nhỏ đi như một nhân vật trong quá khứ, để giúp chúng ta cảm thấy gần gũi với Ngài, một người đương thời với chúng ta và để làm cho chúng ta trải nghiệm niềm vui được làm con cái yêu thương của Thiên Chúa.”
ĐGH cũng nói rằng người tín hữu không cô đơn vì Chúa Thánh Thần đã đến để hướng dẫn và đồng hành với họ.
Nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sức mạnh Ngài ban, “chúng ta có thể thanh thản chu toàn sứ mạng mà Ngài giao phó cho chúng ta: Công bố và làm chứng cho Tin Mừng đến với mọi người và mở rộng tình hiệp thông với Chúa và niềm vui từ sự hiệp thông ấy.
Trong phần kết thúc, ĐGH Phanxicô đã nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi “làm cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm một Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa, luôn luôn với tình yêu và cho tình yêu và mọi loài thụ tạo đón nhận Ngài thì được ban cho quà tặng là sự phản ánh tia sáng đẹp đẽ, thánh thiện và chân lý của Ngài.”
ĐGH cũng xin Mẹ Maria ban cho mỗi người “chu toàn sứ mạng với niềm vui làm nhân chứng cho thế giới đang khao khát tình yêu, làm chứng rằng ý nghĩa của cuộc sống chính là tình yêu vô hạn, tình yêu cụ thể của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”
Sau khi hướng dẫn khách hành hương đọc kinh truyền thống kính Mẹ Maria, ĐGH đã nhắc đến lễ phong thánh mới đây cho nữ tu Leonella Sborbati thuộc dòng Truyền Giáo Consolata đã bị giết ở Somalia vào năm 2006.
Ngài kêu gọi các khách hành hương cùng ngài đọc kinh Kính Mừng cầu nguyện cho Phi Châu “để có hòa bình ở đó”.
Source: EWTN News God is not indifferent - he's close and personal, Pope Francis says.
“Thiên Chúa không muốn mạc khải cho chúng ta thấy sự hiện hữu của Ngài cho bằng Ngài là “Thiên Chúa ở với chúng ta, yêu thương chúng ta, quan tâm đến lịch sử riêng tư và chăm sóc cho mỗi người chúng ta, từ những người bé nhỏ nhất cho đến những người lớn nhất.”
ĐGH nói rằng dù Thiên Chúa ở trên thiên đàng, thì Ngài cũng ở dưới đất và vì thế “chúng ta không tin vào một chủ thể xa vời, dửng dưng nào đó, nhưng tin vào Thiên Chúa là tình yêu đã tạo thành vũ trụ và dựng nên con người, xuống thế làm người, chịu chết và sống lại vì chúng ta, và cũng là Chúa Thánh Thần biến đổi mọi sự và đưa tới sự trọn hảo.”
ĐGH Phanxicô đã có bài huấn dụ với khoảng 25,000 khách hành hương có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin. ĐGH nhấn mạnh đến ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay và bài đọc trích từ Thư Roma cũng như bài Phúc Âm của Thánh Matthêu.
ĐGH nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi không chỉ là một lời mời gọi để chiêm ngắm và ngợi khen Đức Kitô, nhưng còn là cơ hội để cử hành “sự kỳ diệu mới mẻ chưa từng có Thiên Chúa tình yêu, Đấng tự hiến đời mình cho chúng ta và kêu gọi chúng ta loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới.”
Trong bài đọc thứ hai trích từ thư của Thánh Phao-lô gởi tín hữu Roma, thánh Tông Đồ nói về việc các tín hữu là con của Thiên Chúa, và có thể gọi Ngài là “abba”, nghĩa là “cha”.
ĐGH nói rằng Thánh Phao-lô đã trải qua sự biến đổi xâu xa ban đầu về Thiên Chúa tình yêu, một Thiên Chúa cho phép chúng ta không chỉ gọi Ngài là “Cha”, nhưng còn riêng tư hơn là “bố” và ban cho chúng ta ơn được gọi Ngài “với niềm tin tưởng, phó thác hoàn toàn trong tay Cha, Đấng đã dựng nên mình.”
Đức Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi người “để làm cho hình ảnh Chúa Giê-su không bị nhỏ đi như một nhân vật trong quá khứ, để giúp chúng ta cảm thấy gần gũi với Ngài, một người đương thời với chúng ta và để làm cho chúng ta trải nghiệm niềm vui được làm con cái yêu thương của Thiên Chúa.”
ĐGH cũng nói rằng người tín hữu không cô đơn vì Chúa Thánh Thần đã đến để hướng dẫn và đồng hành với họ.
Nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sức mạnh Ngài ban, “chúng ta có thể thanh thản chu toàn sứ mạng mà Ngài giao phó cho chúng ta: Công bố và làm chứng cho Tin Mừng đến với mọi người và mở rộng tình hiệp thông với Chúa và niềm vui từ sự hiệp thông ấy.
Trong phần kết thúc, ĐGH Phanxicô đã nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi “làm cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm một Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa, luôn luôn với tình yêu và cho tình yêu và mọi loài thụ tạo đón nhận Ngài thì được ban cho quà tặng là sự phản ánh tia sáng đẹp đẽ, thánh thiện và chân lý của Ngài.”
ĐGH cũng xin Mẹ Maria ban cho mỗi người “chu toàn sứ mạng với niềm vui làm nhân chứng cho thế giới đang khao khát tình yêu, làm chứng rằng ý nghĩa của cuộc sống chính là tình yêu vô hạn, tình yêu cụ thể của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”
Sau khi hướng dẫn khách hành hương đọc kinh truyền thống kính Mẹ Maria, ĐGH đã nhắc đến lễ phong thánh mới đây cho nữ tu Leonella Sborbati thuộc dòng Truyền Giáo Consolata đã bị giết ở Somalia vào năm 2006.
Ngài kêu gọi các khách hành hương cùng ngài đọc kinh Kính Mừng cầu nguyện cho Phi Châu “để có hòa bình ở đó”.
Source: EWTN News God is not indifferent - he's close and personal, Pope Francis says.
Chính trị gia Ấn Độ đòi cắt đứt quan hệ ngoại giáo với Tòa Thánh Vatican.
Nguyễn Long Thao
13:50 27/05/2018
MUMBAI, Ấn Độ - Một thành viên của Quốc hội, ông Subramanian Swamy của đảng cầm quyền Bharatiya Janata, gợi tắt là BJP, đã dùng Twitter kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ chấm dứt quan hệ với Vatican và đóng cửa các cơ sở ngoại giao của Tòa Thánh tại New Delhi.
Ông Swami là một thành viên của thượng viện quốc hội Rajya Sabha, ngày 23 tháng 5 đã chỉ trích bức thư của Đức Tổng Giám Mục Anil Couto ở Delhi viết cho người Công Giáo của tổng giáo phận kêu gọi ăn chay và cầu nguyện cho đất nước.
Bức thư ngày 8 tháng 5 của Đức Tổng Giám Mục Couto nói về một "bầu không khí chính trị hỗn loạn" ở Ấn Độ đang đe dọa các nguyên tắc dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp và các cơ cấu của xã hội "
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi tất cả các giáo xứ, các cơ sở tôn giáo trong tổng giáo phận hãy ăn chay một một ngày và chầu Thánh Thể một giờ vào các ngày thứ Sáu trong năm, để quốc gia được đổi mới trong cuộc bầu cử chính phủ sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2019
Một số kênh truyền hình và các nhà lãnh đạo ủng hộ Ấn Giáo đã chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Couto vì cho rằng Ngài đã can thiệp vào chính trị đất nước.
Trong ngày 22 tháng 5 Chủ tịch đảng BJP là Amit Shah phát biểu rằng không một ai nên cổ vũ sự ủng hộ dựa trên căn bản tôn giáo.Ông nói: "Cá nhân tôi tin rằng không ai nên nói những điều như thế. Đối với một người tôn giáo mà đưa ra những lời kêu gọi như vậy thì không thể chấp nhận và đánh giá cao được.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tây Bengal Mamata Banerjee lại ủng hộ nội dung bức thư của Đức Tổng Giám Mục. Ông, nói: "Chúng tôi tôn trọng tất cả các cộng đồng, các đẳng cấp xã hội, và tất cả các Đức Tổng Giám Mục. Tôi nghĩ bất cứ điều gì các ngài nói đều đúng. "
Liên minh Công Giáo Ấn Độ, một tổ chức giáo dân lớn nhất trong nước, đã ban hành một tuyên bố ngày 24 tháng 5 bày tỏ sự đoàn kết với Đức TGM Couto, ca ngợi sự can đảm của Ngài vì kêu gọi dư luận chú ý đến người Dalits và các tôn giáo thiểu số đang bị trấn áp bằng bạo lực.
Nguyễn Long Thao
Ông Swami là một thành viên của thượng viện quốc hội Rajya Sabha, ngày 23 tháng 5 đã chỉ trích bức thư của Đức Tổng Giám Mục Anil Couto ở Delhi viết cho người Công Giáo của tổng giáo phận kêu gọi ăn chay và cầu nguyện cho đất nước.
Bức thư ngày 8 tháng 5 của Đức Tổng Giám Mục Couto nói về một "bầu không khí chính trị hỗn loạn" ở Ấn Độ đang đe dọa các nguyên tắc dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp và các cơ cấu của xã hội "
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi tất cả các giáo xứ, các cơ sở tôn giáo trong tổng giáo phận hãy ăn chay một một ngày và chầu Thánh Thể một giờ vào các ngày thứ Sáu trong năm, để quốc gia được đổi mới trong cuộc bầu cử chính phủ sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2019
Một số kênh truyền hình và các nhà lãnh đạo ủng hộ Ấn Giáo đã chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Couto vì cho rằng Ngài đã can thiệp vào chính trị đất nước.
Trong ngày 22 tháng 5 Chủ tịch đảng BJP là Amit Shah phát biểu rằng không một ai nên cổ vũ sự ủng hộ dựa trên căn bản tôn giáo.Ông nói: "Cá nhân tôi tin rằng không ai nên nói những điều như thế. Đối với một người tôn giáo mà đưa ra những lời kêu gọi như vậy thì không thể chấp nhận và đánh giá cao được.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tây Bengal Mamata Banerjee lại ủng hộ nội dung bức thư của Đức Tổng Giám Mục. Ông, nói: "Chúng tôi tôn trọng tất cả các cộng đồng, các đẳng cấp xã hội, và tất cả các Đức Tổng Giám Mục. Tôi nghĩ bất cứ điều gì các ngài nói đều đúng. "
Liên minh Công Giáo Ấn Độ, một tổ chức giáo dân lớn nhất trong nước, đã ban hành một tuyên bố ngày 24 tháng 5 bày tỏ sự đoàn kết với Đức TGM Couto, ca ngợi sự can đảm của Ngài vì kêu gọi dư luận chú ý đến người Dalits và các tôn giáo thiểu số đang bị trấn áp bằng bạo lực.
Nguyễn Long Thao
Những Diễn Biến về vụ Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson bị hầu tòa
Thanh Quảng sdb
23:30 27/05/2018
Những Diễn Biến về vụ Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson bị hầu tòa
Tổng hợp các phiên tòa:
Tổng hợp qua báo chí và đài phát thanh ABC thì luật sư biện hộ cho ĐTGM Philip Wilson cho hay phán quyết của vị thẩm phán phiên tòa ngày thứ Ba 21/5/2018 vừa qua trong buổi điều trần này mang một bước ngoặt quan trọng về ĐTGM, dù chưa có khả năng để kết án ngài!
Khi kết thúc phiên tòa tại Newcastle hôm thứ Ba, luật sư của Đức Tổng Giám Mục Wilson, Stephen Odgers SC, đã 'không trả lời', hoặc không bình luận gì về những cáo buộc có thể được chánh án Robert Stone áp dụng cho ĐTGM, cho dù Đức Tổng Giám Mục Wilson có nhớ hoặc tin có thể có lời cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại một linh mục được nói với ngài vào năm 1976.
Luật sư Odgers cho hay phiên điều trần hai tuần qua đưa ra cáo buộc Tổng Giám mục Wilson là đã che giấu những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em chống lại linh mục Hunter Jim Fletcher lại được tranh cãi sau bốn tháng bị gián đoạn!
Đức Tổng Giám Mục Wilson đã không thể biện hộ mạnh mẽ cho mình được trong ba phiên tòa, kể cả việc kháng đơn lên Tòa án tối cao NSW, để bãi nại phiên tòa điều trần này. Thẩm phán Stone cho hay hai nhân chứng cung cấp những bằng chứng cho biết Đức Tổng Giám Mục Wilson có thể bị cáo buộc là đã không bá cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan chức năng.
Ông Stone cho hay bằng chứng hai nạn nhân đã có tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục Wilson trong thời gian ngài ở Wollongong và Adelaide, tuy bằng chứng ấy không có “giá trị đáng kể” cho ông Stone xác tín Đức Tổng Giám Mục đã có liên quan tới vấn đề cáo buộc là ngài đã không trình báo hay tố cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, đã không nhận tội là đã không tố giác việc này trong những phiên tòa từ những thời gian tháng Tư năm 2004 đến tháng Giêng năm 2006, lúc cha Fletcher bị kết tội là đã lạm dụng tính dục và tấn công tình dục Peter Creigh lúc ông này 10 tuổi vào năm 1971.
Ông Creigh đưa ra bằng chứng tại phiên tòa vào tháng 12/2017 khi ông nói với Thẩn phán Stone rằng ông có đến gặp ĐTGM Wilson, lúc đó còn là một linh mục trẻ tại một căn phòng ở phía sau nhà thờ ở Hunter vào đầu năm 1976 và kể cho ngài nghe về những gì cha Fletcher đã xâm phạm tình dục ông năm năm trước đó.
Tóm lại mấu chốt và toàn bộ câu chuyện là: năm 1976 lúc ấy ĐTGM còn là một linh mục trẻ, làm phó xứ tại Giáo phận Maitland-Newcastel trong những thập niên 1970 và ngài đã được nạn nhân tâm sự bị linh mục Fletcher tấn công tình dục mà Cha Wilson đã không tố giác! Nhiều người tự nghĩ có công tâm không khi đặt để hoàn cảnh của thập niên 1970 vào cảnh trạng của ngày hôm nay!
Công tố viên Stone sẽ phải chứng minh rằng ông Creigh vào năm 1976 có nói với Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó là một linh mục trẻ tại Maitland-Newcastle, về sự kiện ông ta bị lạm dụng tình dục, và Đức Tổng Giám Mục Wilson không nhớ, mà đến mãi vào những năm 2004-2006 ngài mới biết rõ khi cha Fletcher bị luận tội xâm phạm tội tình dục trẻ em, cha đó bị tù và chết trong tù.
Tòa án sẽ tuyên án ĐTGM có tội hay không và sẽ bị tù giam hay không vào ngày 19/6 tới này. Nếu ĐTGM bị buộc tội, ngài có thể bị tù tới 2 năm. Nếu Ngài bị tù thì đây là trường hợp một vị cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo bị ngồi tù!
Hậu quả của phiên tòa 22/5 vừa qua:
Ngay sau phiên tòa xét có nhiều khả thi ĐTGM đã biết mà không tố giác cha Fletcher lạm dụng tính dục… ĐTGM đã tự nguyện từ chức vai trò Tổng Giám Mục của TGP Adelaide Nam Úc ngay lập tức vào ngày 22/5/2018.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu ngày 23/5/2018 đã phát biểu: Tiếp theo phán quyết của tòa án tiểu bang New South Wales ngày 22/5/2018 thì ĐTGM Wilson đã từ chức và chúng tôi, các Giám mục anh em của ngài tin rằng quyết định của ĐTGM Wilson là chính đáng trong giai đoạn đầy khó khăn này.
Những tâm tình cầu nguyện của chúng tôi hướng về những ai đang chịu áp lực và buồn đau trước sự kiện này, kể cả những nạn nhân là những người đã tường thuật lại những câu chuyện đen tối của đời họ cũng như anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận Adelaide và với chính cá nhân ĐTGM Wilson nữa.
Trong lúc đó thì ngày 25/5/2018 TGP Adelaide đã công bố kể từ ngày hôm nay trọng trách và mọi công việc của Tổng giáo phận được trao cho cha Tổng Đại Diện Philip Marshall và linh mục phụ tá cho cha Tổng Đại Diện là linh mục Anthoni Adimai SdM.
Cha Tổng đại diện Philip Marshall sẽ đảm trách trách nhiệm chính về các nghi thức phụng vụ cũng như mọi quyết định điều hành cai quản giáo phận và giải quyết các vấn đề của các linh mục cũng như phôi kết chương trình canh tân của Tổng giáo phận.
Còn cha Adimai thì vẫn phụ trách giáo xứ Hectorville nhưng sẽ phụ giúp với cha Tổng đại diện trong việc điều hành Tổng Giáo Phận.
Bà Pauline Connelly chưởng ấn của Giáo phận được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tổng Giáo phận và là đại diện của Tổng Giám mục trong việc quản trị và xử lý các vấn đề liên quan đến Tiêu chí Chuyên nghiệp, những việc liên quan tới việc kiểm tra của Cảnh sát và ủy ban Bảo vệ Trẻ em.
Cha Tổng đại diện Marshall cho hay một trong những công việc chính yếu của ngài là đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và lo lắng việc mục vụ cho các nạn nhân, đảm bảo cho những ai từng là nạn nhân được lắng nghe và được nâng đỡ. Ngoài ra ngài sẽ cộng tác chặt chẽ với các linh mục và giáo dân để duy trì cuộc sống đức tin và phát triển của tổng giáo phận.
Tổng hợp các phiên tòa:
ĐTGM sau phiên tòa tại Newcastle 22/5/2018 |
Tổng hợp qua báo chí và đài phát thanh ABC thì luật sư biện hộ cho ĐTGM Philip Wilson cho hay phán quyết của vị thẩm phán phiên tòa ngày thứ Ba 21/5/2018 vừa qua trong buổi điều trần này mang một bước ngoặt quan trọng về ĐTGM, dù chưa có khả năng để kết án ngài!
Khi kết thúc phiên tòa tại Newcastle hôm thứ Ba, luật sư của Đức Tổng Giám Mục Wilson, Stephen Odgers SC, đã 'không trả lời', hoặc không bình luận gì về những cáo buộc có thể được chánh án Robert Stone áp dụng cho ĐTGM, cho dù Đức Tổng Giám Mục Wilson có nhớ hoặc tin có thể có lời cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại một linh mục được nói với ngài vào năm 1976.
Luật sư Odgers cho hay phiên điều trần hai tuần qua đưa ra cáo buộc Tổng Giám mục Wilson là đã che giấu những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em chống lại linh mục Hunter Jim Fletcher lại được tranh cãi sau bốn tháng bị gián đoạn!
Đức Tổng Giám Mục Wilson đã không thể biện hộ mạnh mẽ cho mình được trong ba phiên tòa, kể cả việc kháng đơn lên Tòa án tối cao NSW, để bãi nại phiên tòa điều trần này. Thẩm phán Stone cho hay hai nhân chứng cung cấp những bằng chứng cho biết Đức Tổng Giám Mục Wilson có thể bị cáo buộc là đã không bá cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em cho các cơ quan chức năng.
Ông Stone cho hay bằng chứng hai nạn nhân đã có tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục Wilson trong thời gian ngài ở Wollongong và Adelaide, tuy bằng chứng ấy không có “giá trị đáng kể” cho ông Stone xác tín Đức Tổng Giám Mục đã có liên quan tới vấn đề cáo buộc là ngài đã không trình báo hay tố cáo việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Wilson, 67 tuổi, đã không nhận tội là đã không tố giác việc này trong những phiên tòa từ những thời gian tháng Tư năm 2004 đến tháng Giêng năm 2006, lúc cha Fletcher bị kết tội là đã lạm dụng tính dục và tấn công tình dục Peter Creigh lúc ông này 10 tuổi vào năm 1971.
Ông Creigh đưa ra bằng chứng tại phiên tòa vào tháng 12/2017 khi ông nói với Thẩn phán Stone rằng ông có đến gặp ĐTGM Wilson, lúc đó còn là một linh mục trẻ tại một căn phòng ở phía sau nhà thờ ở Hunter vào đầu năm 1976 và kể cho ngài nghe về những gì cha Fletcher đã xâm phạm tình dục ông năm năm trước đó.
Tóm lại mấu chốt và toàn bộ câu chuyện là: năm 1976 lúc ấy ĐTGM còn là một linh mục trẻ, làm phó xứ tại Giáo phận Maitland-Newcastel trong những thập niên 1970 và ngài đã được nạn nhân tâm sự bị linh mục Fletcher tấn công tình dục mà Cha Wilson đã không tố giác! Nhiều người tự nghĩ có công tâm không khi đặt để hoàn cảnh của thập niên 1970 vào cảnh trạng của ngày hôm nay!
Công tố viên Stone sẽ phải chứng minh rằng ông Creigh vào năm 1976 có nói với Đức Tổng Giám Mục Wilson, lúc đó là một linh mục trẻ tại Maitland-Newcastle, về sự kiện ông ta bị lạm dụng tình dục, và Đức Tổng Giám Mục Wilson không nhớ, mà đến mãi vào những năm 2004-2006 ngài mới biết rõ khi cha Fletcher bị luận tội xâm phạm tội tình dục trẻ em, cha đó bị tù và chết trong tù.
Tòa án sẽ tuyên án ĐTGM có tội hay không và sẽ bị tù giam hay không vào ngày 19/6 tới này. Nếu ĐTGM bị buộc tội, ngài có thể bị tù tới 2 năm. Nếu Ngài bị tù thì đây là trường hợp một vị cao cấp nhất trong Giáo Hội Công Giáo bị ngồi tù!
Hậu quả của phiên tòa 22/5 vừa qua:
ĐTGM Wilson |
Ngay sau phiên tòa xét có nhiều khả thi ĐTGM đã biết mà không tố giác cha Fletcher lạm dụng tính dục… ĐTGM đã tự nguyện từ chức vai trò Tổng Giám Mục của TGP Adelaide Nam Úc ngay lập tức vào ngày 22/5/2018.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu ngày 23/5/2018 đã phát biểu: Tiếp theo phán quyết của tòa án tiểu bang New South Wales ngày 22/5/2018 thì ĐTGM Wilson đã từ chức và chúng tôi, các Giám mục anh em của ngài tin rằng quyết định của ĐTGM Wilson là chính đáng trong giai đoạn đầy khó khăn này.
Những tâm tình cầu nguyện của chúng tôi hướng về những ai đang chịu áp lực và buồn đau trước sự kiện này, kể cả những nạn nhân là những người đã tường thuật lại những câu chuyện đen tối của đời họ cũng như anh chị em tín hữu trong Tổng giáo phận Adelaide và với chính cá nhân ĐTGM Wilson nữa.
Trong lúc đó thì ngày 25/5/2018 TGP Adelaide đã công bố kể từ ngày hôm nay trọng trách và mọi công việc của Tổng giáo phận được trao cho cha Tổng Đại Diện Philip Marshall và linh mục phụ tá cho cha Tổng Đại Diện là linh mục Anthoni Adimai SdM.
Cha Tổng đại diện Philip Marshall sẽ đảm trách trách nhiệm chính về các nghi thức phụng vụ cũng như mọi quyết định điều hành cai quản giáo phận và giải quyết các vấn đề của các linh mục cũng như phôi kết chương trình canh tân của Tổng giáo phận.
Còn cha Adimai thì vẫn phụ trách giáo xứ Hectorville nhưng sẽ phụ giúp với cha Tổng đại diện trong việc điều hành Tổng Giáo Phận.
Bà Pauline Connelly chưởng ấn của Giáo phận được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em của Tổng Giáo phận và là đại diện của Tổng Giám mục trong việc quản trị và xử lý các vấn đề liên quan đến Tiêu chí Chuyên nghiệp, những việc liên quan tới việc kiểm tra của Cảnh sát và ủy ban Bảo vệ Trẻ em.
Cha Tổng đại diện Marshall cho hay một trong những công việc chính yếu của ngài là đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và lo lắng việc mục vụ cho các nạn nhân, đảm bảo cho những ai từng là nạn nhân được lắng nghe và được nâng đỡ. Ngoài ra ngài sẽ cộng tác chặt chẽ với các linh mục và giáo dân để duy trì cuộc sống đức tin và phát triển của tổng giáo phận.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Câu chuyện Chị Em Tập Sinh của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
00:21 27/05/2018
Kính thưa Quý Vị Khán Thính Giả,
Để xác tín hơn với đời sống cộng đoàn, đời sống phục vụ và truyền giáo theo tinh thần Cha Thánh Tổ Phụ Đa Minh. Chị Em Tập Sinh của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima được gửi đến các cộng đoàn của Dòng, để được làm quen với môi trường mà mình sẽ trải nghiệm đời sống một nữ tu.
Sau khi hoàn tất một năm tập ngặt theo Giáo luật, các Tập sinh được sai đi trong vòng chín tháng.
Biết bao câu chuyện được kể về những bước đầu chập chững của một tu sĩ tương lai. Chúng tôi xin gửi đến Quý Vị những chia sẻ đầy tâm tình của những chị em tập viện phục vụ vừa trở về.
Để xác tín hơn với đời sống cộng đoàn, đời sống phục vụ và truyền giáo theo tinh thần Cha Thánh Tổ Phụ Đa Minh. Chị Em Tập Sinh của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima được gửi đến các cộng đoàn của Dòng, để được làm quen với môi trường mà mình sẽ trải nghiệm đời sống một nữ tu.
Sau khi hoàn tất một năm tập ngặt theo Giáo luật, các Tập sinh được sai đi trong vòng chín tháng.
Biết bao câu chuyện được kể về những bước đầu chập chững của một tu sĩ tương lai. Chúng tôi xin gửi đến Quý Vị những chia sẻ đầy tâm tình của những chị em tập viện phục vụ vừa trở về.
Lời Cảm Tạ của Ban Tổ Chức Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Melbourne
Nguyễn Ngọc Trúc
03:46 27/05/2018
Giáo xứ Vĩnh Hòa, Sàigòn: Bế giảng năm học giáo lý 2017 - 2018
Văn Minh
09:08 27/05/2018
“Chúng ta hãy hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa về thành tích mà các em thiếu nhi đã đạt được trong năm học giáo lý vừa qua”.
Đó là lời tâm tình của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, trong Thánh lễ bế giảng năm học giáo lý 2017 – 2018, được cử hành lúc 7g00 sáng Chúa Nhật ngày 27.05.2018, do ngài chủ sự.
Trước Thánh lễ, các anh chị Huynh trưởng, Giáo lý viên (HT – GLV), cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức chào cờ ngay trước sân nhà thờ, và cùng nhau lập lại 10 điều luật của Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Xem Hình
Đúng 7g00, cha xứ Gioakim cùng các em thiếu nhi cử hành Thánh lễ mừng kính Chúa Ba Ngôi, và hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa về thành tích mà các em thiếu nhi đã đạt được trong năm học giáo lý vừa qua. Đồng thời, ngài cũng diễn tả về Mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa:
- Chúa Cha là Đấng tạo dựng nên muôn loài vạn vật.
- Chúa Con là Đấng cứu chuộc trần gian.
- Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa – hướng dẫn.
Cha Gioakim nhấn mạnh, mừng ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay: Chúng ta được mời gọi ra đi làm phép rửa cho muôn dân “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” và nhắc nhở nhau cùng tuân giữ những điều mà Thiên Chúa đã truyền dạy.
Sau bài giảng lễ, cha Gioakim đã chủ sự nghi thức tuyên hứa Bao Đồng cho 02 em Ngành Nghĩa ngay trên cung thánh.
Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và những của lễ được các em thiếu nhi cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tâm tình cảm tạ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, chị phó ban HT – GLV, lên báo cáo kết quả học tập và danh sách những em đạt thành tích xuất sắc trong năm học giáo lý vừa qua. Trong đó, có 178 em đạt loại giỏi, 107 em đạt loại khá, 73 em đạt trung bình, và 19 em loại yếu.
Đáp từ, cha xứ thay mặt quý vị phụ huynh cảm ơn các anh chị HT – GLV, cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị HT- GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em thiếu nhi giáo xứ Vĩnh Hòa trong năm qua được kết quả tốt đẹp.
Được biết sau Thánh lễ, lúc 9g00, các anh chị HT – GLV, tổ chức cho các em thiếu nhi đi vui chơi tại công viên nước Đầm Sen.
Đó là lời tâm tình của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, trong Thánh lễ bế giảng năm học giáo lý 2017 – 2018, được cử hành lúc 7g00 sáng Chúa Nhật ngày 27.05.2018, do ngài chủ sự.
Trước Thánh lễ, các anh chị Huynh trưởng, Giáo lý viên (HT – GLV), cùng các em thiếu nhi cử hành nghi thức chào cờ ngay trước sân nhà thờ, và cùng nhau lập lại 10 điều luật của Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Xem Hình
Đúng 7g00, cha xứ Gioakim cùng các em thiếu nhi cử hành Thánh lễ mừng kính Chúa Ba Ngôi, và hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa về thành tích mà các em thiếu nhi đã đạt được trong năm học giáo lý vừa qua. Đồng thời, ngài cũng diễn tả về Mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa:
- Chúa Cha là Đấng tạo dựng nên muôn loài vạn vật.
- Chúa Con là Đấng cứu chuộc trần gian.
- Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa – hướng dẫn.
Cha Gioakim nhấn mạnh, mừng ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay: Chúng ta được mời gọi ra đi làm phép rửa cho muôn dân “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” và nhắc nhở nhau cùng tuân giữ những điều mà Thiên Chúa đã truyền dạy.
Sau bài giảng lễ, cha Gioakim đã chủ sự nghi thức tuyên hứa Bao Đồng cho 02 em Ngành Nghĩa ngay trên cung thánh.
Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và những của lễ được các em thiếu nhi cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với tâm tình cảm tạ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, chị phó ban HT – GLV, lên báo cáo kết quả học tập và danh sách những em đạt thành tích xuất sắc trong năm học giáo lý vừa qua. Trong đó, có 178 em đạt loại giỏi, 107 em đạt loại khá, 73 em đạt trung bình, và 19 em loại yếu.
Đáp từ, cha xứ thay mặt quý vị phụ huynh cảm ơn các anh chị HT – GLV, cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị HT- GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em thiếu nhi giáo xứ Vĩnh Hòa trong năm qua được kết quả tốt đẹp.
Được biết sau Thánh lễ, lúc 9g00, các anh chị HT – GLV, tổ chức cho các em thiếu nhi đi vui chơi tại công viên nước Đầm Sen.
Vài Cảm Nhận Ngày Bế Giảng Năm Học Đào Tạo Giáo Lý Viên Tại TGP. Sàigòn
Gioan Lê Quang Vinh
18:58 27/05/2018
Trong Lễ Bế Giảng Năm Học 2017-2018 của khóa Đào Tạo Giáo Lý Viên Tổng Giáo phận Sàigòn, cô Mađalena Phạm thị Thúy, Giám Học tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận, muốn tôi nói đôi điều cảm nhận với tư cách là một giảng viên của chương trình đào tạo.
Cô Thúy bảo: “Anh nói vài lời chứ đừng nói dài lời” (!). Mà vài lời trong dịp này thì chưa nói lên được gì nhiều, nên tôi muốn ghi lại, ngắn gọn, những tâm tình sau một năm học của các bạn Giáo Lý viên Tổng Giáo phận.
Là một giáo viên đi dạy đã khá lâu, tôi phải thừa nhận rằng dù mình yêu nghề nhưng chưa bao giờ tôi đến lớp ở trường ngoài với nhiệt huyết và tâm tình như khi tôi đến giúp các bạn giáo lý viên. Điều này cũng dễ hiểu. Truyền đạt cho sinh viên hay cho học viên các khóa ở nhà trường là giúp các bạn lĩnh hội một cái gì đó thuộc tri thức, còn trình bày cho các bạn giáo lý viên thì không những truyền đạt kiến thức cho các bạn, mà các bạn còn có thể nhận thấy tình yêu của mình đối với Chúa Giêsu và với Hội Thánh như thế nào.
Mục đích tối hậu của việc dạy giáo lý, theo Hướng Dẫn Tổng Quát của Thánh Bộ Giáo Sĩ 1997, “là làm cho con người không những được tiếp xúc, mà còn được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô”. Để các bạn dạy giáo lý đạt được mục đích đó, người giúp đào tạo giáo lý viên phải cố gắng hết sức để cho các bạn thêm lòng yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến Hội Thánh là Nhiệm Thể Người. Điều này thật không dễ dàng, nhưng các bạn giáo lý viên – học viên đã tích cực cộng tác để cùng thực hiện.
Điều làm tôi cảm thấy an ủi nhất là cuối môn học Lịch Sử Giáo Hội, thỉnh thoảng có bạn nhắn cho tôi rằng “Em cảm thấy yêu mến Giáo Hội của Chúa hơn và quyết gắn bó với Giáo Hội ngày càng nhiều hơn”.
Điểm thứ hai tôi muốn chia sẻ với các bạn là quả thật Giáo lý viên Tổng Giáo phận Sàigòn được Chúa ban nhiều ơn huệ đặc biệt qua những điều kiện thuận lợi mà các bạn được hưởng. Khi tôi ra giáo phận Hưng Hóa hay một giáo phận nào ngoài Bắc, tôi nhận thấy các thầy cô Giáo lý viên phải đi hàng mấy trăm cây số để đến với khóa bồi dưỡng Giáo lý, ở Sàigòn các bạn chỉ đi năm bảy cây số là tới nơi học.
Hơn nữa, khóa Đào Tạo Giáo Lý Viên Tổng Giáo phận Sàigòn được điều hành trực tiếp do Cha Trưởng ban Giáo Lý Nguyễn Văn Hiền. Ngài là Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ và là bậc thầy trong việc đào tạo Giáo lý. Khả năng chuyên môn và sự ưu ái mà ngài dành cho giáo lý viên quả là đáng quý.
Khóa Đào Tạo cũng có được một Giám học đầy năng lực là cô Mađalêna Phạm thị Thúy, người vừa có học vị về Giáo lý, có nhiều kinh nghiệm sư phạm, lại có khả năng điều hành, tổ chức và sinh hoạt.
Cộng tác với Cha và Cô Giám học có các Giảng viên đầy nhiệt tâm với công cuộc huấn giáo của Hội Thánh, trong đó có các Cha giáo sư mà Cha Phêrô Hiền đánh giá là không thua gì ban giảng huấn của các học viện đào tạo linh mục tu sĩ.
Với những thuận lợi đó, tôi nhận thấy các bạn giáo lý viên – học viên rất tận tâm với việc học hành của mình. Như một học viên là nữ tu hôm nay nhận xét, có những lúc mệt mỏi, buồn ngủ vì cả một buổi sáng phải lo Giáo lý ở giáo xứ hay vì bổn phận riêng, các bạn vẫn cố gắng hết mình để lãnh nhận những gì mà các giảng viên truyền đạt.
Theo thống kê mà cô Giám học trình bày, thì số giáo lý viên – học viên cuối khóa có giảm so với đầu khóa học. Những học viên còn lại, chiếm đa số, thật đáng khen thưởng vì các bạn đã tận tình và rất chăm chỉ. Chắc chắn chỉ có lòng mến Chúa Giêsu và Hội Thánh mới làm cho các bạn kiên trì như thế.
Lượng kiến thức các bạn thu thập sẽ giúp các bạn thi hành sứ vụ hiệu quả hơn. Ở một giáo xứ Tây Bắc, có một cụ làm Giáo lý viên hơn bốn mươi năm. Cụ tâm sự là chỉ nhớ và tin vào tín điều và cứ dạy bằng cách lặp đi lặp lại mãi như thế trong các lớp. Vì thời thế và vì hoàn cảnh, ở một số nơi việc đào tạo giáo lý viên chưa có thể thực hiện được. Nhưng thời đại đã khác, xã hội thay đổi, khoa học tiến bộ, giáo lý viên cũng phải được đào luyện để khỏi đi sau thời đại.
Nhưng kiến thức mà thôi thì chưa đủ. Điều gì làm cho giáo lý viên thi hành sứ vụ mình hiệu quả và đúng như ý muốn của Hội Thánh?
Câu trả lời nằm ở điều mà Cha Phêrô hôm nay nhắc lại cho mọi người. Ngài đã định ra mục tiêu cho từng năm học trong khóa Đào Tạo Năm thứ nhất là củng cố sự hiệp thông cá nhân với Chúa Giêsu, năm thứ hai là sự hiệp thông với Hội Thánh và năm thứ ba là sự hiệp thông với mọi người. Mỗi giáo lý viên phải kết hiệp với Chúa Giêsu để cùng với Hội Thánh nói về Chúa Giêsu cho mọi người.
Vì thế, đến với lớp Đào Tạo Giáo Lý Viên, các bạn huynh trưởng giáo lý viên không chỉ học và nắm kiến thức, mà trước hết là học cầu nguyện và sống với Chúa Giêsu để có thể giúp cho các em học viên của mình tại giáo xứ.
Tôi cũng muốn chia sẻ thêm điều này. Các lớp Đào Tạo Giáo Lý viên được tổ chức rất chuyên nghiệp về giáo dục, từ chương trình học, giờ học, việc kết hợp giữa học và thực hành ngoại khóa, giữa học hành và cầu nguyện, là cơ hội để các bạn học viên thăng tiến dần dần trong tinh thần giáo lý viên chuyên nghiệp thực thụ.
Tôi vẫn nói với các bạn rằng các lớp học chẳng khác gì ở trường đại học, thậm chí còn hơn về các trang bị dụng cụ giảng dạy và học tập, chỉ có khác là không có mấy bộ môn chung (!) và bảo vệ canh chừng ở hành lang! Đến bãi giữ xe cũng chuyên nghiệp và miễn phí thì còn ưu ái nào hơn nữa cho người đi học?
Chắc chắc chúng ta có chung tâm tình cuối năm là vui mừng tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban tràn đầy hồng ân cho chúng ta trong một năm học, biết ơn Ban Giáo Lý Tổng Giáo phận đã cung cấp cho cả học viên lẫn giảng viên những điều kiện thích hợp nhất đề thực thi bổn phận của mình. Chúng ta củng nhau cố gắng trong bổn phận và môi trường của mình, kéo dài những ân huệ mà Chúa đã ban, để làm cho sứ mạng giáo lý của chúng ta sinh nhiều hoa trái tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh
Cô Thúy bảo: “Anh nói vài lời chứ đừng nói dài lời” (!). Mà vài lời trong dịp này thì chưa nói lên được gì nhiều, nên tôi muốn ghi lại, ngắn gọn, những tâm tình sau một năm học của các bạn Giáo Lý viên Tổng Giáo phận.
Mục đích tối hậu của việc dạy giáo lý, theo Hướng Dẫn Tổng Quát của Thánh Bộ Giáo Sĩ 1997, “là làm cho con người không những được tiếp xúc, mà còn được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô”. Để các bạn dạy giáo lý đạt được mục đích đó, người giúp đào tạo giáo lý viên phải cố gắng hết sức để cho các bạn thêm lòng yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến Hội Thánh là Nhiệm Thể Người. Điều này thật không dễ dàng, nhưng các bạn giáo lý viên – học viên đã tích cực cộng tác để cùng thực hiện.
Điều làm tôi cảm thấy an ủi nhất là cuối môn học Lịch Sử Giáo Hội, thỉnh thoảng có bạn nhắn cho tôi rằng “Em cảm thấy yêu mến Giáo Hội của Chúa hơn và quyết gắn bó với Giáo Hội ngày càng nhiều hơn”.
Điểm thứ hai tôi muốn chia sẻ với các bạn là quả thật Giáo lý viên Tổng Giáo phận Sàigòn được Chúa ban nhiều ơn huệ đặc biệt qua những điều kiện thuận lợi mà các bạn được hưởng. Khi tôi ra giáo phận Hưng Hóa hay một giáo phận nào ngoài Bắc, tôi nhận thấy các thầy cô Giáo lý viên phải đi hàng mấy trăm cây số để đến với khóa bồi dưỡng Giáo lý, ở Sàigòn các bạn chỉ đi năm bảy cây số là tới nơi học.
Hơn nữa, khóa Đào Tạo Giáo Lý Viên Tổng Giáo phận Sàigòn được điều hành trực tiếp do Cha Trưởng ban Giáo Lý Nguyễn Văn Hiền. Ngài là Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ và là bậc thầy trong việc đào tạo Giáo lý. Khả năng chuyên môn và sự ưu ái mà ngài dành cho giáo lý viên quả là đáng quý.
Khóa Đào Tạo cũng có được một Giám học đầy năng lực là cô Mađalêna Phạm thị Thúy, người vừa có học vị về Giáo lý, có nhiều kinh nghiệm sư phạm, lại có khả năng điều hành, tổ chức và sinh hoạt.
Cộng tác với Cha và Cô Giám học có các Giảng viên đầy nhiệt tâm với công cuộc huấn giáo của Hội Thánh, trong đó có các Cha giáo sư mà Cha Phêrô Hiền đánh giá là không thua gì ban giảng huấn của các học viện đào tạo linh mục tu sĩ.
Với những thuận lợi đó, tôi nhận thấy các bạn giáo lý viên – học viên rất tận tâm với việc học hành của mình. Như một học viên là nữ tu hôm nay nhận xét, có những lúc mệt mỏi, buồn ngủ vì cả một buổi sáng phải lo Giáo lý ở giáo xứ hay vì bổn phận riêng, các bạn vẫn cố gắng hết mình để lãnh nhận những gì mà các giảng viên truyền đạt.
Theo thống kê mà cô Giám học trình bày, thì số giáo lý viên – học viên cuối khóa có giảm so với đầu khóa học. Những học viên còn lại, chiếm đa số, thật đáng khen thưởng vì các bạn đã tận tình và rất chăm chỉ. Chắc chắn chỉ có lòng mến Chúa Giêsu và Hội Thánh mới làm cho các bạn kiên trì như thế.
Lượng kiến thức các bạn thu thập sẽ giúp các bạn thi hành sứ vụ hiệu quả hơn. Ở một giáo xứ Tây Bắc, có một cụ làm Giáo lý viên hơn bốn mươi năm. Cụ tâm sự là chỉ nhớ và tin vào tín điều và cứ dạy bằng cách lặp đi lặp lại mãi như thế trong các lớp. Vì thời thế và vì hoàn cảnh, ở một số nơi việc đào tạo giáo lý viên chưa có thể thực hiện được. Nhưng thời đại đã khác, xã hội thay đổi, khoa học tiến bộ, giáo lý viên cũng phải được đào luyện để khỏi đi sau thời đại.
Nhưng kiến thức mà thôi thì chưa đủ. Điều gì làm cho giáo lý viên thi hành sứ vụ mình hiệu quả và đúng như ý muốn của Hội Thánh?
Câu trả lời nằm ở điều mà Cha Phêrô hôm nay nhắc lại cho mọi người. Ngài đã định ra mục tiêu cho từng năm học trong khóa Đào Tạo Năm thứ nhất là củng cố sự hiệp thông cá nhân với Chúa Giêsu, năm thứ hai là sự hiệp thông với Hội Thánh và năm thứ ba là sự hiệp thông với mọi người. Mỗi giáo lý viên phải kết hiệp với Chúa Giêsu để cùng với Hội Thánh nói về Chúa Giêsu cho mọi người.
Vì thế, đến với lớp Đào Tạo Giáo Lý Viên, các bạn huynh trưởng giáo lý viên không chỉ học và nắm kiến thức, mà trước hết là học cầu nguyện và sống với Chúa Giêsu để có thể giúp cho các em học viên của mình tại giáo xứ.
Tôi cũng muốn chia sẻ thêm điều này. Các lớp Đào Tạo Giáo Lý viên được tổ chức rất chuyên nghiệp về giáo dục, từ chương trình học, giờ học, việc kết hợp giữa học và thực hành ngoại khóa, giữa học hành và cầu nguyện, là cơ hội để các bạn học viên thăng tiến dần dần trong tinh thần giáo lý viên chuyên nghiệp thực thụ.
Tôi vẫn nói với các bạn rằng các lớp học chẳng khác gì ở trường đại học, thậm chí còn hơn về các trang bị dụng cụ giảng dạy và học tập, chỉ có khác là không có mấy bộ môn chung (!) và bảo vệ canh chừng ở hành lang! Đến bãi giữ xe cũng chuyên nghiệp và miễn phí thì còn ưu ái nào hơn nữa cho người đi học?
Chắc chắc chúng ta có chung tâm tình cuối năm là vui mừng tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban tràn đầy hồng ân cho chúng ta trong một năm học, biết ơn Ban Giáo Lý Tổng Giáo phận đã cung cấp cho cả học viên lẫn giảng viên những điều kiện thích hợp nhất đề thực thi bổn phận của mình. Chúng ta củng nhau cố gắng trong bổn phận và môi trường của mình, kéo dài những ân huệ mà Chúa đã ban, để làm cho sứ mạng giáo lý của chúng ta sinh nhiều hoa trái tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Bí Tích Thêm Sức: Làm Chứng cho Đức Kitô
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
16:48 27/05/2018
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Bí Tích Thêm Sức: Làm Chứng cho Đức Kitô
“Vì toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu đã được sinh động hoá bởi Chúa Thánh Thần, nên đời sống của Hội Thánh và của mỗi tín hữu cũng được ở dưới sự hướng dẫn của cùng một Chúa Thánh Thần… Làm chứng cho Đức Kitô hệ tại việc chỉ làm và làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Kitô đòi hỏi chúng ta, khi ban cho chúng ta sức mạnh để làm điều ấy”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Thêm Sức, được ban hành ngày 23 tháng 5, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Phần đầu của bài này là bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài giáo lý của Đức Thánh Cha bằng Tiếng Ý.
Anh chị em thân mến: Trong những ngày này sau khi mừng hồng ân Chúa Thánh Thần của Hội Thánh vào Lễ Hiện Xuống, bài giáo lý của chúng ta quay sang Bí Tích Thêm Sức, là Bí Tích “xác nhận” ân sủng của Bí Tích Rửa Tội của chúng ta và “xức dầu” chúng ta bằng Thánh Thần để làm chứng cho Đức Kitô trước thế gian. Chính Chúa Giêsu, được đầy Thánh Thần, đã thi hành sứ vụ của Người như Đấng Được Xức Dầu của Chúa, và sau khi chết và phục sinh, đã ban Thánh Thần cho các môn đệ của Người, là những đấng đã từ Phòng Tiệc Ly ra đi để công bố các kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2: 11). Như Đức Kitô được Chúa Thánh Thần xức dầu khi chịu phép rửa ở sông Giôđăng thế nào, thì trong Lễ Hiện Xuống, Hội Thánh đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng của mình cho đến tận cùng trái đất như vậy. Trong Bí Tích Thêm Sức, Chúa Giêsu đổ đầy Thánh Thần của Người trên chúng ta và biến chúng ta thành những kẻ chia sẻ sự sống và sứ vụ của Người, theo kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Cha. Nguyện xin Bí Tích này củng cố chúng ta để chúng ta ngoan ngoãn tuân theo các thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, khi chúng ta nỗ lực trong mọi hành động và lời nói của mình để sống trọn vẹn đời sống mới nhận được trong Bí Tích Rửa Tội và đẩy mạnh sứ vụ của Hội Thánh trên thế gian.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180523_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Sau các bài giáo lý về Bí tích Rửa Tội, những ngày này sau Đại Lễ Hiện Xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về chứng từ mà Chúa Thánh Thần khơi dậy trong những người đã được rửa tội, sinh động hoá đời sống của họ, mở nó ra vì lợi ích của tha nhân. Chúa Giêsu đã trao phó cho các môn đệ của Người một sứ vụ lớn: “Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian” (x. Mt 5:13-16). Đây là những hình ảnh khiến chúng ta nghĩ về cách cư xử của mình, bởi vì cả việc thiếu muối và việc thừa muối đều làm cho thức ăn mất ngon, cũng giống như việc thiếu hay thừa ánh sáng đều cản trở việc chúng ta nhìn thấy. Chỉ có Thần Khí của Đức Kitô mới thực sự có thể biến chúng ta thành muối cung cấp hương vị và gìn giữ [đất] khỏi hư nát, và thành ánh sáng chiếu soi thế gian! Và đây là hồng ân mà chúng ta nhận được trong Bí Tích Thêm Sức hoặc Xức Dầu Thánh Hiến (Cresima trong tiếng Ý), mà tôi muốn dừng lại và cùng anh chị em suy niệm. Bí Tích này được gọi là “Thêm Sức” bởi vì nó xác nhận Bí Tích Rửa Tội và củng cố ân sủng của Bí Tích ấy (xem Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 1289); cũng như là “Xức Dầu Thánh Hiến”, từ sự kiện là chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua việc xức “dầu thánh” - dầu trộn với hương thơm được các giám mục thánh hiến - một thuật ngữ dùng để chỉ “Đức Kitô”, Đấng được Chúa Thánh Thần Xức Dầu.
Việc tái sinh vào đời sống thiêng liêng trong Bí Tích Rửa Tội là bước đầu tiên; sau đó cần phải hành xử như con cái Thiên Chúa, hay đúng hơn là trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, là Đấng hoạt động trong Hội Thánh thánh thiện, để cho chính mình được liên hệ với sứ vụ của Người trong thế gian. Đây là điều mà việc xức dầu của Chúa Thánh Thần ban cho: “không có quyền năng của Ngài, thì không có gì ở trong con người” (x. Ca Liếp Liên của Lễ Hiện Xuống). Không có quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể làm được gì cả: chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước. Vì toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu đã được sinh động hoá bởi Chúa Thánh Thần, nên đời sống của Hội Thánh và của mỗi tín hữu cũng được ở dưới sự hướng dẫn của cùng một Chúa Thánh Thần.
Được thụ thai bởi Đức Nữ Trinh nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người sau khi ra khỏi nước sông Giôđang, được Chúa Thánh Thần ngự xuống thánh hiến và ở lại với Người (x Mk 1:10; Ga 1:32). Người công bố rõ ràng trong hội đường Nadaret: đẹp thay việc Chúa Giêsu tự giới thiệu mình, thẻ căn cước của Chúa Giêsu trong hội đường Nadaret là gì! Chúng ta hãy lắng nghe Người làm việc ấy như thế nào: “Thánh Thần của Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu thánh hiến tôi và sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo” (Lc 4:18). Chúa Giêsu tự giới thiệu Mình trong hội đường ở làng của Người như là Đấng Được Xức Dầu, Đấng đã được Chúa Thánh Thần xức dầu.
Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần và là suối nguồn của Thần Khí được Đức Chúa Cha hứa ban (x. Ga 15:26; Lc 24:49; Cv 1,8; 2:33). Thực ra, vào buổi tối Phục Sinh, Đấng Phục Sinh đã thở hơi vào các môn đệ và bảo các ông: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 20:22); và vào ngày Lễ Hiện Xuống, quyền năng của Chúa Thánh Thần đã xuống trên các Tông Đồ dưới một hình thức phi thường (x. Cv 2:1-4), như chúng ta biết.
“Hơi thở” của Đức Kitô Phục Sinh đổ đầy sự sống vào phổi của Hội Thánh; và thực ra, miệng của các môn đệ, “được tràn đầy Thánh Thần”, đã mở ra để loan báo cho tất cả mọi người những công trình vĩ đại của Thiên Chúa (x. Cv 2: 1-11).
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - mà chúng ta mừng vào Chúa Nhật vừa qua - đối với Hội Thánh thì giống như việc Đức Kitô được xức dầu bằng Thánh Thần ở sông Giôđăng, nghĩa là Lễ Hiện Xuống là thúc đẩy truyền giáo để tiêu hao cuộc sống của một người hầu thánh hoá nhân loại, và vinh danh Thiên Chúa. Nếu Chúa Thánh Thần hoạt động trong mọi Bí Tích, thì đặc biệt trong Bí Tích Thêm Sức, thì “các tín hữu lãnh nhận Chúa Thánh Thần như một hồng ân” (Phaolô VI, Hiến Chế Divinae consortium naturae). Và vào lúc xức dầu, Đức Giám Mục nói những lời này: “Hãy nhận lấy Thánh Thần được ban cho con như một hồng ân”: đó là món quà cao cả của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Và tất cả chúng ta đều có Chúa Thánh Thần ở trong mình. Chúa Thánh Thần ở trong lòng chúng ta, trong linh hồn chúng ta. Và Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời để chúng ta trở thành muối đúng vị và ánh sáng đúng độ cho nhân loại.
Nếu Chúa Thánh Thần chính là Đấng dìm chúng ta vào Đức Kitô trong Bí Tích Rửa Tội, thì trong Bí Tích Thêm Sức, Chính Đức Kitô lại đổ đầy chúng ta bằng Thần Khí của Người, thánh hiến các nhân chứng của Người, là những kẻ được thông phần vào cùng một nguyên tắc sống và sứ vụ, theo kế hoạch của Cha Trên Trời. Chứng từ của những người đã được thêm sức biểu lộ việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần và ngoan ngoãn tuân theo ơn linh hứng sáng tạo của Ngài. Tôi tự hỏi: làm sao chúng ta thấy rằng mình đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần? Nếu chúng ta làm công việc của Chúa Thánh Thần, nếu chúng ta công bố những lời đã được Chúa Thánh Thần dậy bảo (x. 1 Cor 2:13). Làm chứng cho Đức Kitô hệ tại việc chỉ làm và làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Kitô đòi hỏi chúng ta, khi ban cho chúng ta sức mạnh để làm điều ấy.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180523_udienza-generale.html.
“Vì toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu đã được sinh động hoá bởi Chúa Thánh Thần, nên đời sống của Hội Thánh và của mỗi tín hữu cũng được ở dưới sự hướng dẫn của cùng một Chúa Thánh Thần… Làm chứng cho Đức Kitô hệ tại việc chỉ làm và làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Kitô đòi hỏi chúng ta, khi ban cho chúng ta sức mạnh để làm điều ấy”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Thêm Sức, được ban hành ngày 23 tháng 5, 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Phần đầu của bài này là bài tóm tắt bằng Tiếng Anh được đọc trước bài giáo lý của Đức Thánh Cha bằng Tiếng Ý.
Anh chị em thân mến: Trong những ngày này sau khi mừng hồng ân Chúa Thánh Thần của Hội Thánh vào Lễ Hiện Xuống, bài giáo lý của chúng ta quay sang Bí Tích Thêm Sức, là Bí Tích “xác nhận” ân sủng của Bí Tích Rửa Tội của chúng ta và “xức dầu” chúng ta bằng Thánh Thần để làm chứng cho Đức Kitô trước thế gian. Chính Chúa Giêsu, được đầy Thánh Thần, đã thi hành sứ vụ của Người như Đấng Được Xức Dầu của Chúa, và sau khi chết và phục sinh, đã ban Thánh Thần cho các môn đệ của Người, là những đấng đã từ Phòng Tiệc Ly ra đi để công bố các kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2: 11). Như Đức Kitô được Chúa Thánh Thần xức dầu khi chịu phép rửa ở sông Giôđăng thế nào, thì trong Lễ Hiện Xuống, Hội Thánh đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng của mình cho đến tận cùng trái đất như vậy. Trong Bí Tích Thêm Sức, Chúa Giêsu đổ đầy Thánh Thần của Người trên chúng ta và biến chúng ta thành những kẻ chia sẻ sự sống và sứ vụ của Người, theo kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Cha. Nguyện xin Bí Tích này củng cố chúng ta để chúng ta ngoan ngoãn tuân theo các thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, khi chúng ta nỗ lực trong mọi hành động và lời nói của mình để sống trọn vẹn đời sống mới nhận được trong Bí Tích Rửa Tội và đẩy mạnh sứ vụ của Hội Thánh trên thế gian.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180523_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Sau các bài giáo lý về Bí tích Rửa Tội, những ngày này sau Đại Lễ Hiện Xuống mời gọi chúng ta suy nghĩ về chứng từ mà Chúa Thánh Thần khơi dậy trong những người đã được rửa tội, sinh động hoá đời sống của họ, mở nó ra vì lợi ích của tha nhân. Chúa Giêsu đã trao phó cho các môn đệ của Người một sứ vụ lớn: “Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian” (x. Mt 5:13-16). Đây là những hình ảnh khiến chúng ta nghĩ về cách cư xử của mình, bởi vì cả việc thiếu muối và việc thừa muối đều làm cho thức ăn mất ngon, cũng giống như việc thiếu hay thừa ánh sáng đều cản trở việc chúng ta nhìn thấy. Chỉ có Thần Khí của Đức Kitô mới thực sự có thể biến chúng ta thành muối cung cấp hương vị và gìn giữ [đất] khỏi hư nát, và thành ánh sáng chiếu soi thế gian! Và đây là hồng ân mà chúng ta nhận được trong Bí Tích Thêm Sức hoặc Xức Dầu Thánh Hiến (Cresima trong tiếng Ý), mà tôi muốn dừng lại và cùng anh chị em suy niệm. Bí Tích này được gọi là “Thêm Sức” bởi vì nó xác nhận Bí Tích Rửa Tội và củng cố ân sủng của Bí Tích ấy (xem Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 1289); cũng như là “Xức Dầu Thánh Hiến”, từ sự kiện là chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua việc xức “dầu thánh” - dầu trộn với hương thơm được các giám mục thánh hiến - một thuật ngữ dùng để chỉ “Đức Kitô”, Đấng được Chúa Thánh Thần Xức Dầu.
Việc tái sinh vào đời sống thiêng liêng trong Bí Tích Rửa Tội là bước đầu tiên; sau đó cần phải hành xử như con cái Thiên Chúa, hay đúng hơn là trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, là Đấng hoạt động trong Hội Thánh thánh thiện, để cho chính mình được liên hệ với sứ vụ của Người trong thế gian. Đây là điều mà việc xức dầu của Chúa Thánh Thần ban cho: “không có quyền năng của Ngài, thì không có gì ở trong con người” (x. Ca Liếp Liên của Lễ Hiện Xuống). Không có quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể làm được gì cả: chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước. Vì toàn thể cuộc đời của Chúa Giêsu đã được sinh động hoá bởi Chúa Thánh Thần, nên đời sống của Hội Thánh và của mỗi tín hữu cũng được ở dưới sự hướng dẫn của cùng một Chúa Thánh Thần.
Được thụ thai bởi Đức Nữ Trinh nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người sau khi ra khỏi nước sông Giôđang, được Chúa Thánh Thần ngự xuống thánh hiến và ở lại với Người (x Mk 1:10; Ga 1:32). Người công bố rõ ràng trong hội đường Nadaret: đẹp thay việc Chúa Giêsu tự giới thiệu mình, thẻ căn cước của Chúa Giêsu trong hội đường Nadaret là gì! Chúng ta hãy lắng nghe Người làm việc ấy như thế nào: “Thánh Thần của Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu thánh hiến tôi và sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo” (Lc 4:18). Chúa Giêsu tự giới thiệu Mình trong hội đường ở làng của Người như là Đấng Được Xức Dầu, Đấng đã được Chúa Thánh Thần xức dầu.
Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần và là suối nguồn của Thần Khí được Đức Chúa Cha hứa ban (x. Ga 15:26; Lc 24:49; Cv 1,8; 2:33). Thực ra, vào buổi tối Phục Sinh, Đấng Phục Sinh đã thở hơi vào các môn đệ và bảo các ông: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 20:22); và vào ngày Lễ Hiện Xuống, quyền năng của Chúa Thánh Thần đã xuống trên các Tông Đồ dưới một hình thức phi thường (x. Cv 2:1-4), như chúng ta biết.
“Hơi thở” của Đức Kitô Phục Sinh đổ đầy sự sống vào phổi của Hội Thánh; và thực ra, miệng của các môn đệ, “được tràn đầy Thánh Thần”, đã mở ra để loan báo cho tất cả mọi người những công trình vĩ đại của Thiên Chúa (x. Cv 2: 1-11).
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - mà chúng ta mừng vào Chúa Nhật vừa qua - đối với Hội Thánh thì giống như việc Đức Kitô được xức dầu bằng Thánh Thần ở sông Giôđăng, nghĩa là Lễ Hiện Xuống là thúc đẩy truyền giáo để tiêu hao cuộc sống của một người hầu thánh hoá nhân loại, và vinh danh Thiên Chúa. Nếu Chúa Thánh Thần hoạt động trong mọi Bí Tích, thì đặc biệt trong Bí Tích Thêm Sức, thì “các tín hữu lãnh nhận Chúa Thánh Thần như một hồng ân” (Phaolô VI, Hiến Chế Divinae consortium naturae). Và vào lúc xức dầu, Đức Giám Mục nói những lời này: “Hãy nhận lấy Thánh Thần được ban cho con như một hồng ân”: đó là món quà cao cả của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Và tất cả chúng ta đều có Chúa Thánh Thần ở trong mình. Chúa Thánh Thần ở trong lòng chúng ta, trong linh hồn chúng ta. Và Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời để chúng ta trở thành muối đúng vị và ánh sáng đúng độ cho nhân loại.
Nếu Chúa Thánh Thần chính là Đấng dìm chúng ta vào Đức Kitô trong Bí Tích Rửa Tội, thì trong Bí Tích Thêm Sức, Chính Đức Kitô lại đổ đầy chúng ta bằng Thần Khí của Người, thánh hiến các nhân chứng của Người, là những kẻ được thông phần vào cùng một nguyên tắc sống và sứ vụ, theo kế hoạch của Cha Trên Trời. Chứng từ của những người đã được thêm sức biểu lộ việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần và ngoan ngoãn tuân theo ơn linh hứng sáng tạo của Ngài. Tôi tự hỏi: làm sao chúng ta thấy rằng mình đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần? Nếu chúng ta làm công việc của Chúa Thánh Thần, nếu chúng ta công bố những lời đã được Chúa Thánh Thần dậy bảo (x. 1 Cor 2:13). Làm chứng cho Đức Kitô hệ tại việc chỉ làm và làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Kitô đòi hỏi chúng ta, khi ban cho chúng ta sức mạnh để làm điều ấy.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180523_udienza-generale.html.
Giác thư về các giám mục Pháp thời Pháp bị chiếm đóng, kỳ cuối
Vũ Văn An
19:56 27/05/2018
5. Giống như sai phạm đầu tiên, sai phạm thứ năm thuộc phạm vi giáo hội học nhiều hơn. Về phía các giám mục Pháp trong suốt vài năm qua, mọi người hẳn đã lưu ý đến sự suy yếu niềm tin của họ vào tính phổ quát của Giáo Hội và sự hợp nhất của hàng giám mục. Có sự lưu ý mới đối với chủ nghĩa Gallican (9). Chữ này có lẽ hơi mạnh một chút, vì nói tới một điều có những hệ luận đặc biệt tiêu cực. Tuy nhiên, thực tế là các giám mục đã bị cắt đứt khỏi Rôma cả trong các ý hướng lẫn mục đích, nhưng hầu hết các ngài xem ra không mấy quan tâm. Một sức mạnh khác gần hơn, đó là những người “tôn thờ giáo hoàng" (papolatry) nay chuyển sang "tôn thờ Pétain” (Pétainolatry) mà không thấy mấy khó chịu. Thông điệp Mit brennender Sorge (1937) đã bị lãng quên. Người ta cho là hoàn toàn tự nhiên khi Maison de la bonne presse (Nhà In Tốt Lành) xuất bản một bộ các văn kiện của Đức Piô XI [r.1922-39] dù giả thuyết có chứa thông điệp này nhưng không hề nhắc đến nó một chữ. Một giám mục tuyên bố rằng sau khi đọc thông điệp đó, ngài đã đi đến kết luận: đây chỉ là vấn đề chính trị tôn giáo, vào thời điểm đó, được tranh luận giữa Đức Piô XI và Đệ Tam Reich, và chúng ta không cần phải lo lắng về nó. Đối với sắc lệnh của Tòa Thánh, ngỏ với các trường thần học về những sai lầm của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, dù quả thực là một văn kiện tín lý, nhưng không được Đức Giáo Hoàng đích thân phê chuẩn nên không đáng được chúng ta chú ý. Một giám mục khác đã cấm một tờ thông tin nhỏ gọi là Tiếng Nói Vatican, một tờ thông tin tuy không có bình luận nhưng rất chú ý đến tính chính xác, vốn cung cấp các sứ điệp của Đài Phát thanh Vatican. Những vị khác hy sinh một cách dễ dàng cả nguyên tắc lập công đoàn Kitô giáo, bất chấp các chỉ thị chính thức và nghiêm ngặt của Tòa Thánh về chủ đề này, cho rằng các chỉ thị này đã lỗi thời.
Một cách tổng quát hơn, các giám mục của chúng ta rất buồn khổ trước sự kiện “Cahiers du Témoignage Chrétien” (tạp chí Chứng Từ Kitô Giáo), hoặc các phương tiện khác, đã giúp các người Công Giáo Pháp biết các giáo huấn của các giám mục Đức, Bỉ, hoặc Hà Lan. Dường như các ngài quên rằng hàng giám mục chỉ là một, và mỗi giám mục đều có cùng một trách nhiệm, cùng với mọi đồng nghiệp của mình trong sự hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô trong Giáo hội phổ quát. Một số vị phàn nàn, cho rằng các tín hữu của các ngài không có quyền nghe bất cứ tiếng nói nào khác ngoài tiếng nói của các ngài. Không đi xa như vậy, nhưng nhiều vị dựa vào sự kiện không thể đảo ngược này là tình hình chính trị không như nhau ở Pháp cũng như ở các nước khác, để từ chối việc can dự vào bất cứ thứ liên đới nào với các đồng nghiệp của các ngài trong hàng giám mục, khi đụng đến việc kháng chiến thiêng liêng. Thực thế, người ta có thể quan sát thấy một xu hướng rõ ràng nghiêng về việc các ngài tự coi tình thế của các ngài tương tự như tình thế của các công chức dân sự.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một tâm thức tương tự (kết quả là một loạt các sự kiện mà chúng tôi chỉ muốn đưa ra một vài ví dụ bằng văn bản, để làm đại biểu chứ không hẳn cung cấp thông tin) đã tạo ra một sự khó chịu sâu sắc nơi những người Người Công Giáo Pháp nhiệt thành nhất, vốn gắn bó với Chúa Kitô và Giáo Hội. Nguyên nhân của nó quá nghiêm trọng và phổ quát khiến cho sự khó chịu này khó mà tự tiêu tan.
Thật không may, người ta có thể sợ rằng nhiều giám mục của chúng ta, thậm chí cả ngày nay nữa, không hề ý thức được điều đó. Đây là một bằng chứng cho ý ngay lành và sự ngay thẳng của các ngài. Thế nhưng, nếu không có thực tế tàn bạo nào thành công trong việc đánh thức các ngài vào thực tế, thì không có gì đảm bảo là các ngài có thể đưa ra phương thuốc chữa trị.
Người ta có thể nói rằng sự khó chịu gia tăng gấp đôi. Một mặt, là lương tâm quốc gia và, mặt khác, và sâu sắc hơn, là linh hồn của các ngài.
a.Trong quá khứ, một cuộc "kháng chiến" đã hiện hữu tại đất nước nhưng nó cảm thấy, hơn là bị hiểu lầm, bị giữ tách biệt khỏi thẩm quyền tôn giáo; nó cảm thấy bị tuyệt thông, nếu không về giáo luật, thì ít nhất cũng trong tinh thần. Hầu hết các giám mục, hoặc một số vị, đã đưa ra các tuyên bố ngược lại và đã không phê chuẩn tuyên bố ngắn ngủi có tính cứu vãn của các Hồng Y và tổng giám mục nói về những lệch lạc trong việc hướng về phía Đức. Các phát biểu phẫn nộ đã đổ xuống “các người kháng chiến” một cách bừa bãi. Không nơi nào những người này được phép lui tới các linh mục, vv, dù là tiện dịp. Tại nhiều nơi, một số tù nhân chính trị (những người xin được xét xử và đôi khi sẽ được trắng án) bị từ chối các bí tích như thể họ là những kẻ có tội khét tiếng; như thể ai cũng hiểu việc giam tù họ đã chứng minh rõ ràng rằng họ đã nổi dậy chống lại chính phủ, vv. Ấy thế nhưng, ngày nay phong trào "kháng chiến" này đang cầm quyền và bao gồm nhiều người Công Giáo rất tốt. Trong quá khứ, Giáo hội chính thức không dành cho họ bất cứ sự khoan dung nào như đã dành cho những người nhất định không mấy là Kitô Hữu và không ngần ngại hăm dọa mình. Những người Công Giáo này cảm thấy đắng cay. Hơn nữa, càng tận tụy với Giáo hội, họ càng đau khổ nhiều hơn khi nhìn thấy Giáo Hội bị tổn hại, rơi vào tình huống thấp kém tinh thần, ở một đất nước không ngừng làm nổi bật tất cả những gì nhắc nó nhớ đến sự thống trị của Nước Đức theo Hítlê và các phe phái của nước này. Họ biết rất rõ rằng Giáo Hội không ký hiệp ước với Nước Đức của Hítlê, nhưng họ không thể bịt mắt trước các sai phạm mà chúng tôi vừa mô tả, các sai phạm mà dường như Giáo Hội đang thực hiện. Họ cũng biết rằng một điều gì đó rất khác biệt đang được tiến hành hơn là loại biến động chính trị, trong đó lịch sử cho ta nhiều ví dụ. Họ có cảm giác rằng nếu Giáo hội không có can đảm thực hiện một số cử chỉ đổi mới, nó có nguy cơ bị lu mờ dưới mắt đất nước này, có lẽ trong một thời gian dài. Họ lo lắng khi phải chứng kiến cùng những nhân vật của giáo hội này, dù là đóng các vai trò phụ thuộc, nhưng ít nhiều bị mang tiếng là “hợp tác” trong những năm gần đây, những vị mà, nếu mong chờ ở họ một chút trợ giúp để đổi mới thiêng liêng thì quả là điều vô ích. Những vị này dường như đang tiếp tục hưởng được lòng tin tưởng của hàng giám mục ngày nay.
Mặt khác, đúng là hầu hết đất nước gần như không quan tâm gì đến vấn đề này, mặc dù một số giám mục rất không được ưa chuộng ở thời điểm này. Có nên hài lòng với điều này không? Có lẽ nên, theo một cách nào đó. Tuy nhiên, đúng hơn, nó là một dấu hiệu kinh hoàng của sự thờ ơ lớn lao nơi dân chúng, một sự thờ ơ đúng là phát xuất từ sự kiện này: hàng giám mục không còn quan trọng gì nữa dưới mắt người ta. Nó đã đánh mất uy tín vì thái độ không một chút đại lượng nào. Cộng vào sự thờ ơ này, người ta không nên bỏ qua sự kiện một thái độ chống giáo sĩ vẫn còn tiềm ẩn. Nó là một phần của truyền thống quốc gia chúng ta và người ta sẽ ngây thơ khi tin khác đi. Tất cả những điều vừa diễn ra đã củng cố truyền thống này. Nhiều hồ sơ đã được tạo ra trong bóng tối. Nếu Giáo Hội không chú ý trước, các chiến dịch lớn có thể được phát động, vào ngày mai hoặc trong tương lai, hoặc liên quan đến cuộc tranh luận về trường học hoặc vào lúc bầu cử.
b. Chúng tôi đã nói rằng ở một bình diện sâu hơn, có một sự bất ổn của linh hồn. Vì tất cả những gì đã xảy ra trong bốn năm qua, bề ngoài có vẻ bất thường, nhưng là dấu hiệu (hiển thị hơn vì hoàn cảnh ghê gớm hơn) của một sụp đổ tâm linh của Giáo Hội chúng ta ở Pháp. Điều quan trọng là không nên che giấu sự thật phía sau những bài hộ giáo "có ý nghĩa sâu xa". Không trung thực hoàn toàn, không thể có bất cứ cải thiện nào.
Cac linh hồn sâu sắc, những linh hốn mà người ta phải xem xét trước nhất, sẽ không bị lừa. Trong quá khứ, những linh hồn này cảm thấy khắc khoải có lẽ trước nhất vì chính họ. Hôm nay nỗi khắc khoải của họ, trước nhất, vì Giáo Hội. Chúng ta không thể nán lại lâu hơn ở một chủ đề vốn đòi hỏi những phân tích rất nhạy cảm và suy nghĩ lâu dài. Để kết luận, chúng tôi sẽ chỉ lưu ý tới ba loạt các sự kiện đáng tiếc, có thể được chứng nghiệm và nhận định, nếu có thời gian, bằng cách cung cấp các ví dụ rất chuyên biệt.
Các giới tinh hoa của nhóm Công Giáo Tiến Hành thường không được khuyến khích. Có những người đã bỏ rơi các nhà lãnh đạo Giáo hội, những người khác chỉ gắn bó với các ngài qua việc bác bỏ mình; những người khác thông thường đáng lẽ đã tham gia Công Giáo Tiến Hành, nhưng thực tế đã quay lưng lại với phong trào này. Sở dĩ thế là vì Công Giáo Tiến Hành, trái với các lý do để tạo ra nó của Đức Piô XI, càng ngày càng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của một hàng giáo phẩm dường như càng ngày càng bất lực trong việc cung cấp các động lực cần thiết.
Một Kitô giáo nhập thể đã được đề cập khá nhiều trong vài năm qua. Tuy nhiên, việc "nhập thể" thực sự của Kitô giáo, đầu tiên và trước hết, hệ ở tình huống bi đát mà chúng ta đang hiện diện trong đó, chứ không phải thất bại trong việc tôn trọng nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta vốn được trao phó: nhiệm vụ bảo vệ Kitô giáo chống lại cuộc xâm lăng tàn bạo của tâm thức ngoại giáo; nghĩa vụ phải bác ái với người bị bách hại. Đúng, theo các chỉ thị nhận được từ hàng giáo phẩm, để đáp ứng nhiệm vụ kép này, Công Giáo Tiến Hành đã bác bỏ nó một cách có hệ thống. Thế nhưng, đồng thời, mọi phần tử tốt nhất của nó đã tự phát tình nguyện và nhiều người đã thực hiện sự hy sinh tối hậu. Nói tóm lại, đó là cuộc xung đột. Tôi biết mọi điều người ta có thể nói để biện minh cho sự khôn ngoan của một số chỉ thị. Phần nhiều sự khôn ngoan này có tính chủ yếu. Tuy nhiên, không gì có thể chiếm ưu thế so với luận lý học của một số mệnh lệnh Kitô giáo. Và liệu người ta có thể chủ trương rằng chỉ có sự khôn ngoan theo tâm thức đó mới giải thích được một số dự án về tầm cỡ mới cho Công Giáo Tiến Hành ở Pháp, hay một số chỉ thị dành cho vùng Bordeaux, vài tuần trước khi giải phóng? Nếu các nguyên nhân cơ bản vẫn còn đó và cuộc xung đột xem ra giảm bớt bên trong Công Giáo Tiến Hành, thì là vì nó thực sự đã mất hết bản chất, không còn gì hơn một hiệp hội yếu đuối của những Kitô hữu bị làm ra nhu nhược, như một trong các nhà lãnh đạo của nó từng nói gần đây và dường như chỉ thấy điều này đương nhiên […].
Bên ngoài Giáo hội, hiện có những người thuộc giới tinh hoa trí thức đang hướng về Kitô giáo. Sự hỗn loạn khiến họ suy nghĩ. Họ có vẻ nhạy cảm đối với những tiếng nói tuyệt vời như tiếng của Đức Piô XI hay Piô XII [cai trị 1939–58]. Sự tiếp xúc của họ, qua các hoạt động lén lút và trong các nhà tù, với những người Kitô hữu kháng chiến, đối với họ, là cơ hội để trao đổi tư tưởng rất phong phú. Họ ngưỡng mộ Tin Mừng; họ dự đoán rằng Giáo Hội qua những lời hằng sống đời đời có thể giữ bí quyết cho cuộc sống thế tục. Những người này gần gũi với chúng ta hơn. Tuy nhiên, vào phút chót, họ lại do dự. Viễn tượng hiện tại cho thấy Giáo Hội không làm gì để có thể khuyến khích họ. Họ không thể coi trọng nó. Điều họ chỉ trích Giáo Hội chính là việc thiếu đức tin sâu sắc, thiếu tin tưởng vào sức mạnh của Tin Mừng. Điều này tương đương như việc không ý thức đầy đủ về chính các tài nguyên của mình […].
Cuối cùng, cần lưu ý - vì cho dù, dưới góc độ ngày nay, xem ra đây không phải là những hiện tượng đại chúng, sự kiện này không phải là ngoại hạng – đó là việc một số người Công Giáo, cả nam lẫn nữ, quan tâm đến Phong Trào Thệ Phản. Lý do của điều này là dưới mắt họ vào lúc này, bất chấp các điểm yếu và bất nhất về tín lý của họ, Phong Trào Thệ Phản xem ra có sức mạnh của đức tin, sự trong sáng của tinh thần Kitô giáo, một sự đề cao tâm linh, chăm sóc những điều của Thiên Chúa và của linh hồn, một sự độc lập cao quí, điều mà người ta không còn gặp thấy cùng một mức độ trong Đạo Công Giáo nữa.
Như chưa từng thấy ngoài bề mặt, sự kiện này nghiêm trọng và sẽ vô nghĩa nếu muốn khắc phục nó bằng các chỉ thị có tính giám sát. Một giai thoại liên quan đến điều này rất ý nhị và tính chân thực của nó đã được xác nhận với chúng tôi. Hơn nữa, nó đủ cho các mục đích của chúng tôi ở chỗ nó tổng hợp một số ý tưởng nhất định được phổ biến trong các trang này. Một mục sư đã đến thăm một vị giám mục, để giải quyết một vấn đề đòi hỏi sự tham gia chung của các vị. Đến lúc từ giã, và muốn kết thúc bằng một lời lẽ huynh đệ: Ông nói: “Thưa Đức Cha, người Thệ Phản và người Công Giáo có nhiều vấn đề bất đồng; giữa chúng ta, vẫn còn nhiều khác biệt về tím lý; nhưng quả là một sự an ủi khi nghĩ rằng tất cả đều không hệ gì, có một người mà trong vị này chúng ta có thể hợp nhất […]”. “ Vâng, thưa Mục sư” vị giám mục nói chen vào, trong khi lắc tay mục sư một cách hăng hái,“ vâng, (đó là) Nguyên Soái [Pétain]!”
Sự hiểu lầm thật ngây thơ. Nhưng đáng buồn. Chúng ta biết rằng mọi điều được thảo luận trên đây đều một chiều. Chúng tôi muốn bài viết này được bảo mật nghiêm ngặt. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi đã viết nó một cách bình thản. Chúng tôi biết đây không phải là vấn đề buộc tội người ta (về mỗi người trong số những người chứng tỏ mình không thích đáng nhất, người ta vẫn có thể nói nhiều điều khen ngợi), nhưng để lưu ý một hiện tượng xã hội. Hiện tượng này, chúng tôi vốn gọi là một sự sụp đổ tâm linh nào đó của Giáo Hội ở Pháp.
Nó có sự bù trừ của nó: sự gia tăng có thể được nhìn thấy trong hai mươi năm qua hay gần như thế của một lớp ưu tú sáng suốt và khắt khe. Đó là điều đã làm cho cuộc xung đột có nồng độ hơn. Đó cũng là điều cho phép ta hy vọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là giới ưu tú này không có cảm giác ngày càng bị hiểu lầm, hoặc cảm thấy cần phải lui vào chính mình để sống bên lề xã hội. Như vậy, nó sẽ không còn được tắm gội trong dòng chảy lớn của đời sống Công Giáo nữa. Chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều cần các giám mục của chúng ta. Chúng ta là con cái của các ngài và chúng ta yêu các ngài. Chúng ta không thể sống thiếu các ngài. Nếu chúng ta đau khổ vì các ngài, hãy để các ngài chấp nhận chịu đau khổ vì chúng ta trong một lúc, để các ngài, với sự giúp đỡ của chúng ta và chúng ta, dưới sự hướng dẫn của các ngài, có thể làm việc với nhau, với năng lực đổi mới, dưới Sự Trị Vì của Chúa Kitô trong Nước Pháp của ngày mai.
GHI CHÚ
(1) Bruno de Solages (1895–1983) là viện trưởng Institut Catholique de Toulouse.
(2) Pierre-Marie Gerlier (1880–1965) là Hồng Y tổng giám mục của Lyon. Vì các nỗ lực của ngài nhân danh người Do Thái, ngài đã được trung tâm Yad Vashem của Israel tôn vinh sau khi qua đời với tước hiệu Người Công Chính Giữa Các Quốc Gia.
(3) Rất có thể ở đây, de Lubac đề cập tới Matthieu-Maxime Gorce (1898-1979).
(4) Paul-Louis Couchoud (1879–1959) là một nhà triết học là một nhà phê bình Giáo Hội Công Giáo cuồng nhiệt và đã chủ trương rằng Chúa Giêsu không phải là một nhân vật lịch sử.
(5) Maurice Lesaunier (1883–1950), một linh mục dòng Xuân Bích, người, năm 1941, đã viết cuốn sách nhỏ “La conscience catholique en face du devoir civique actuel”.
(6) Paul Creyssel (1895–1975) là tổng thư ký của Vichy về tuyên truyền (tháng 12 năm 1942 - tháng 3 năm 1944).
(7) Philippe Henriot (1889–1944), một nhà báo đã trở thành, vào tháng 12 năm 1943, quốc vụ khanh thông tin của Vichy. Ông ta bị ám sát bởi kháng chiến Pháp.
(8) Những người ủng hộ chế độ Vichy.
(9) Quan điểm cho rằng thẩm quyền nhà nước đối với Đạo Công Giáo có thể so sánh với thẩm quyền của Vatican.
Một cách tổng quát hơn, các giám mục của chúng ta rất buồn khổ trước sự kiện “Cahiers du Témoignage Chrétien” (tạp chí Chứng Từ Kitô Giáo), hoặc các phương tiện khác, đã giúp các người Công Giáo Pháp biết các giáo huấn của các giám mục Đức, Bỉ, hoặc Hà Lan. Dường như các ngài quên rằng hàng giám mục chỉ là một, và mỗi giám mục đều có cùng một trách nhiệm, cùng với mọi đồng nghiệp của mình trong sự hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô trong Giáo hội phổ quát. Một số vị phàn nàn, cho rằng các tín hữu của các ngài không có quyền nghe bất cứ tiếng nói nào khác ngoài tiếng nói của các ngài. Không đi xa như vậy, nhưng nhiều vị dựa vào sự kiện không thể đảo ngược này là tình hình chính trị không như nhau ở Pháp cũng như ở các nước khác, để từ chối việc can dự vào bất cứ thứ liên đới nào với các đồng nghiệp của các ngài trong hàng giám mục, khi đụng đến việc kháng chiến thiêng liêng. Thực thế, người ta có thể quan sát thấy một xu hướng rõ ràng nghiêng về việc các ngài tự coi tình thế của các ngài tương tự như tình thế của các công chức dân sự.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một tâm thức tương tự (kết quả là một loạt các sự kiện mà chúng tôi chỉ muốn đưa ra một vài ví dụ bằng văn bản, để làm đại biểu chứ không hẳn cung cấp thông tin) đã tạo ra một sự khó chịu sâu sắc nơi những người Người Công Giáo Pháp nhiệt thành nhất, vốn gắn bó với Chúa Kitô và Giáo Hội. Nguyên nhân của nó quá nghiêm trọng và phổ quát khiến cho sự khó chịu này khó mà tự tiêu tan.
Thật không may, người ta có thể sợ rằng nhiều giám mục của chúng ta, thậm chí cả ngày nay nữa, không hề ý thức được điều đó. Đây là một bằng chứng cho ý ngay lành và sự ngay thẳng của các ngài. Thế nhưng, nếu không có thực tế tàn bạo nào thành công trong việc đánh thức các ngài vào thực tế, thì không có gì đảm bảo là các ngài có thể đưa ra phương thuốc chữa trị.
Người ta có thể nói rằng sự khó chịu gia tăng gấp đôi. Một mặt, là lương tâm quốc gia và, mặt khác, và sâu sắc hơn, là linh hồn của các ngài.
a.Trong quá khứ, một cuộc "kháng chiến" đã hiện hữu tại đất nước nhưng nó cảm thấy, hơn là bị hiểu lầm, bị giữ tách biệt khỏi thẩm quyền tôn giáo; nó cảm thấy bị tuyệt thông, nếu không về giáo luật, thì ít nhất cũng trong tinh thần. Hầu hết các giám mục, hoặc một số vị, đã đưa ra các tuyên bố ngược lại và đã không phê chuẩn tuyên bố ngắn ngủi có tính cứu vãn của các Hồng Y và tổng giám mục nói về những lệch lạc trong việc hướng về phía Đức. Các phát biểu phẫn nộ đã đổ xuống “các người kháng chiến” một cách bừa bãi. Không nơi nào những người này được phép lui tới các linh mục, vv, dù là tiện dịp. Tại nhiều nơi, một số tù nhân chính trị (những người xin được xét xử và đôi khi sẽ được trắng án) bị từ chối các bí tích như thể họ là những kẻ có tội khét tiếng; như thể ai cũng hiểu việc giam tù họ đã chứng minh rõ ràng rằng họ đã nổi dậy chống lại chính phủ, vv. Ấy thế nhưng, ngày nay phong trào "kháng chiến" này đang cầm quyền và bao gồm nhiều người Công Giáo rất tốt. Trong quá khứ, Giáo hội chính thức không dành cho họ bất cứ sự khoan dung nào như đã dành cho những người nhất định không mấy là Kitô Hữu và không ngần ngại hăm dọa mình. Những người Công Giáo này cảm thấy đắng cay. Hơn nữa, càng tận tụy với Giáo hội, họ càng đau khổ nhiều hơn khi nhìn thấy Giáo Hội bị tổn hại, rơi vào tình huống thấp kém tinh thần, ở một đất nước không ngừng làm nổi bật tất cả những gì nhắc nó nhớ đến sự thống trị của Nước Đức theo Hítlê và các phe phái của nước này. Họ biết rất rõ rằng Giáo Hội không ký hiệp ước với Nước Đức của Hítlê, nhưng họ không thể bịt mắt trước các sai phạm mà chúng tôi vừa mô tả, các sai phạm mà dường như Giáo Hội đang thực hiện. Họ cũng biết rằng một điều gì đó rất khác biệt đang được tiến hành hơn là loại biến động chính trị, trong đó lịch sử cho ta nhiều ví dụ. Họ có cảm giác rằng nếu Giáo hội không có can đảm thực hiện một số cử chỉ đổi mới, nó có nguy cơ bị lu mờ dưới mắt đất nước này, có lẽ trong một thời gian dài. Họ lo lắng khi phải chứng kiến cùng những nhân vật của giáo hội này, dù là đóng các vai trò phụ thuộc, nhưng ít nhiều bị mang tiếng là “hợp tác” trong những năm gần đây, những vị mà, nếu mong chờ ở họ một chút trợ giúp để đổi mới thiêng liêng thì quả là điều vô ích. Những vị này dường như đang tiếp tục hưởng được lòng tin tưởng của hàng giám mục ngày nay.
Mặt khác, đúng là hầu hết đất nước gần như không quan tâm gì đến vấn đề này, mặc dù một số giám mục rất không được ưa chuộng ở thời điểm này. Có nên hài lòng với điều này không? Có lẽ nên, theo một cách nào đó. Tuy nhiên, đúng hơn, nó là một dấu hiệu kinh hoàng của sự thờ ơ lớn lao nơi dân chúng, một sự thờ ơ đúng là phát xuất từ sự kiện này: hàng giám mục không còn quan trọng gì nữa dưới mắt người ta. Nó đã đánh mất uy tín vì thái độ không một chút đại lượng nào. Cộng vào sự thờ ơ này, người ta không nên bỏ qua sự kiện một thái độ chống giáo sĩ vẫn còn tiềm ẩn. Nó là một phần của truyền thống quốc gia chúng ta và người ta sẽ ngây thơ khi tin khác đi. Tất cả những điều vừa diễn ra đã củng cố truyền thống này. Nhiều hồ sơ đã được tạo ra trong bóng tối. Nếu Giáo Hội không chú ý trước, các chiến dịch lớn có thể được phát động, vào ngày mai hoặc trong tương lai, hoặc liên quan đến cuộc tranh luận về trường học hoặc vào lúc bầu cử.
b. Chúng tôi đã nói rằng ở một bình diện sâu hơn, có một sự bất ổn của linh hồn. Vì tất cả những gì đã xảy ra trong bốn năm qua, bề ngoài có vẻ bất thường, nhưng là dấu hiệu (hiển thị hơn vì hoàn cảnh ghê gớm hơn) của một sụp đổ tâm linh của Giáo Hội chúng ta ở Pháp. Điều quan trọng là không nên che giấu sự thật phía sau những bài hộ giáo "có ý nghĩa sâu xa". Không trung thực hoàn toàn, không thể có bất cứ cải thiện nào.
Cac linh hồn sâu sắc, những linh hốn mà người ta phải xem xét trước nhất, sẽ không bị lừa. Trong quá khứ, những linh hồn này cảm thấy khắc khoải có lẽ trước nhất vì chính họ. Hôm nay nỗi khắc khoải của họ, trước nhất, vì Giáo Hội. Chúng ta không thể nán lại lâu hơn ở một chủ đề vốn đòi hỏi những phân tích rất nhạy cảm và suy nghĩ lâu dài. Để kết luận, chúng tôi sẽ chỉ lưu ý tới ba loạt các sự kiện đáng tiếc, có thể được chứng nghiệm và nhận định, nếu có thời gian, bằng cách cung cấp các ví dụ rất chuyên biệt.
Các giới tinh hoa của nhóm Công Giáo Tiến Hành thường không được khuyến khích. Có những người đã bỏ rơi các nhà lãnh đạo Giáo hội, những người khác chỉ gắn bó với các ngài qua việc bác bỏ mình; những người khác thông thường đáng lẽ đã tham gia Công Giáo Tiến Hành, nhưng thực tế đã quay lưng lại với phong trào này. Sở dĩ thế là vì Công Giáo Tiến Hành, trái với các lý do để tạo ra nó của Đức Piô XI, càng ngày càng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn của một hàng giáo phẩm dường như càng ngày càng bất lực trong việc cung cấp các động lực cần thiết.
Một Kitô giáo nhập thể đã được đề cập khá nhiều trong vài năm qua. Tuy nhiên, việc "nhập thể" thực sự của Kitô giáo, đầu tiên và trước hết, hệ ở tình huống bi đát mà chúng ta đang hiện diện trong đó, chứ không phải thất bại trong việc tôn trọng nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta vốn được trao phó: nhiệm vụ bảo vệ Kitô giáo chống lại cuộc xâm lăng tàn bạo của tâm thức ngoại giáo; nghĩa vụ phải bác ái với người bị bách hại. Đúng, theo các chỉ thị nhận được từ hàng giáo phẩm, để đáp ứng nhiệm vụ kép này, Công Giáo Tiến Hành đã bác bỏ nó một cách có hệ thống. Thế nhưng, đồng thời, mọi phần tử tốt nhất của nó đã tự phát tình nguyện và nhiều người đã thực hiện sự hy sinh tối hậu. Nói tóm lại, đó là cuộc xung đột. Tôi biết mọi điều người ta có thể nói để biện minh cho sự khôn ngoan của một số chỉ thị. Phần nhiều sự khôn ngoan này có tính chủ yếu. Tuy nhiên, không gì có thể chiếm ưu thế so với luận lý học của một số mệnh lệnh Kitô giáo. Và liệu người ta có thể chủ trương rằng chỉ có sự khôn ngoan theo tâm thức đó mới giải thích được một số dự án về tầm cỡ mới cho Công Giáo Tiến Hành ở Pháp, hay một số chỉ thị dành cho vùng Bordeaux, vài tuần trước khi giải phóng? Nếu các nguyên nhân cơ bản vẫn còn đó và cuộc xung đột xem ra giảm bớt bên trong Công Giáo Tiến Hành, thì là vì nó thực sự đã mất hết bản chất, không còn gì hơn một hiệp hội yếu đuối của những Kitô hữu bị làm ra nhu nhược, như một trong các nhà lãnh đạo của nó từng nói gần đây và dường như chỉ thấy điều này đương nhiên […].
Bên ngoài Giáo hội, hiện có những người thuộc giới tinh hoa trí thức đang hướng về Kitô giáo. Sự hỗn loạn khiến họ suy nghĩ. Họ có vẻ nhạy cảm đối với những tiếng nói tuyệt vời như tiếng của Đức Piô XI hay Piô XII [cai trị 1939–58]. Sự tiếp xúc của họ, qua các hoạt động lén lút và trong các nhà tù, với những người Kitô hữu kháng chiến, đối với họ, là cơ hội để trao đổi tư tưởng rất phong phú. Họ ngưỡng mộ Tin Mừng; họ dự đoán rằng Giáo Hội qua những lời hằng sống đời đời có thể giữ bí quyết cho cuộc sống thế tục. Những người này gần gũi với chúng ta hơn. Tuy nhiên, vào phút chót, họ lại do dự. Viễn tượng hiện tại cho thấy Giáo Hội không làm gì để có thể khuyến khích họ. Họ không thể coi trọng nó. Điều họ chỉ trích Giáo Hội chính là việc thiếu đức tin sâu sắc, thiếu tin tưởng vào sức mạnh của Tin Mừng. Điều này tương đương như việc không ý thức đầy đủ về chính các tài nguyên của mình […].
Cuối cùng, cần lưu ý - vì cho dù, dưới góc độ ngày nay, xem ra đây không phải là những hiện tượng đại chúng, sự kiện này không phải là ngoại hạng – đó là việc một số người Công Giáo, cả nam lẫn nữ, quan tâm đến Phong Trào Thệ Phản. Lý do của điều này là dưới mắt họ vào lúc này, bất chấp các điểm yếu và bất nhất về tín lý của họ, Phong Trào Thệ Phản xem ra có sức mạnh của đức tin, sự trong sáng của tinh thần Kitô giáo, một sự đề cao tâm linh, chăm sóc những điều của Thiên Chúa và của linh hồn, một sự độc lập cao quí, điều mà người ta không còn gặp thấy cùng một mức độ trong Đạo Công Giáo nữa.
Như chưa từng thấy ngoài bề mặt, sự kiện này nghiêm trọng và sẽ vô nghĩa nếu muốn khắc phục nó bằng các chỉ thị có tính giám sát. Một giai thoại liên quan đến điều này rất ý nhị và tính chân thực của nó đã được xác nhận với chúng tôi. Hơn nữa, nó đủ cho các mục đích của chúng tôi ở chỗ nó tổng hợp một số ý tưởng nhất định được phổ biến trong các trang này. Một mục sư đã đến thăm một vị giám mục, để giải quyết một vấn đề đòi hỏi sự tham gia chung của các vị. Đến lúc từ giã, và muốn kết thúc bằng một lời lẽ huynh đệ: Ông nói: “Thưa Đức Cha, người Thệ Phản và người Công Giáo có nhiều vấn đề bất đồng; giữa chúng ta, vẫn còn nhiều khác biệt về tím lý; nhưng quả là một sự an ủi khi nghĩ rằng tất cả đều không hệ gì, có một người mà trong vị này chúng ta có thể hợp nhất […]”. “ Vâng, thưa Mục sư” vị giám mục nói chen vào, trong khi lắc tay mục sư một cách hăng hái,“ vâng, (đó là) Nguyên Soái [Pétain]!”
Sự hiểu lầm thật ngây thơ. Nhưng đáng buồn. Chúng ta biết rằng mọi điều được thảo luận trên đây đều một chiều. Chúng tôi muốn bài viết này được bảo mật nghiêm ngặt. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi đã viết nó một cách bình thản. Chúng tôi biết đây không phải là vấn đề buộc tội người ta (về mỗi người trong số những người chứng tỏ mình không thích đáng nhất, người ta vẫn có thể nói nhiều điều khen ngợi), nhưng để lưu ý một hiện tượng xã hội. Hiện tượng này, chúng tôi vốn gọi là một sự sụp đổ tâm linh nào đó của Giáo Hội ở Pháp.
Nó có sự bù trừ của nó: sự gia tăng có thể được nhìn thấy trong hai mươi năm qua hay gần như thế của một lớp ưu tú sáng suốt và khắt khe. Đó là điều đã làm cho cuộc xung đột có nồng độ hơn. Đó cũng là điều cho phép ta hy vọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là giới ưu tú này không có cảm giác ngày càng bị hiểu lầm, hoặc cảm thấy cần phải lui vào chính mình để sống bên lề xã hội. Như vậy, nó sẽ không còn được tắm gội trong dòng chảy lớn của đời sống Công Giáo nữa. Chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều cần các giám mục của chúng ta. Chúng ta là con cái của các ngài và chúng ta yêu các ngài. Chúng ta không thể sống thiếu các ngài. Nếu chúng ta đau khổ vì các ngài, hãy để các ngài chấp nhận chịu đau khổ vì chúng ta trong một lúc, để các ngài, với sự giúp đỡ của chúng ta và chúng ta, dưới sự hướng dẫn của các ngài, có thể làm việc với nhau, với năng lực đổi mới, dưới Sự Trị Vì của Chúa Kitô trong Nước Pháp của ngày mai.
GHI CHÚ
(1) Bruno de Solages (1895–1983) là viện trưởng Institut Catholique de Toulouse.
(2) Pierre-Marie Gerlier (1880–1965) là Hồng Y tổng giám mục của Lyon. Vì các nỗ lực của ngài nhân danh người Do Thái, ngài đã được trung tâm Yad Vashem của Israel tôn vinh sau khi qua đời với tước hiệu Người Công Chính Giữa Các Quốc Gia.
(3) Rất có thể ở đây, de Lubac đề cập tới Matthieu-Maxime Gorce (1898-1979).
(4) Paul-Louis Couchoud (1879–1959) là một nhà triết học là một nhà phê bình Giáo Hội Công Giáo cuồng nhiệt và đã chủ trương rằng Chúa Giêsu không phải là một nhân vật lịch sử.
(5) Maurice Lesaunier (1883–1950), một linh mục dòng Xuân Bích, người, năm 1941, đã viết cuốn sách nhỏ “La conscience catholique en face du devoir civique actuel”.
(6) Paul Creyssel (1895–1975) là tổng thư ký của Vichy về tuyên truyền (tháng 12 năm 1942 - tháng 3 năm 1944).
(7) Philippe Henriot (1889–1944), một nhà báo đã trở thành, vào tháng 12 năm 1943, quốc vụ khanh thông tin của Vichy. Ông ta bị ám sát bởi kháng chiến Pháp.
(8) Những người ủng hộ chế độ Vichy.
(9) Quan điểm cho rằng thẩm quyền nhà nước đối với Đạo Công Giáo có thể so sánh với thẩm quyền của Vatican.
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 27/5/2018: Danh ca Andrea Bocelli đi bằng đầu gối để tôn kính Đức Mẹ tại Fatima
VietCatholic Network
16:42 27/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 27 tháng 5.
2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Bóc lột lao động là tội nặng.
3- Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 doanh nhân và học giả.
4- Đức Thánh Cha tiếp cảnh sát Italia ở Roma và giới lãnh đạo y tế.
5- Đức Thánh Cha nói: Vợ chồng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa.
6- Thi hài thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được đưa đến Bergamo.
7- Đức Hồng Y tân cử Giovanni Angelo Becciu được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.
8- Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Triều Tiên hy vọng vào tiến trình hòa giải, và thống nhất của Hàn Quốc.
9- Danh ca Andrea Bocelli đi bằng đầu gối để tôn kính Đức Mẹ tại Fatima.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Ca Dao Mẹ Dịu Hiền.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Giáo Hội Năm Châu 28/05/2018: Phản ứng của các vị nhận được tin vinh thăng Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:28 27/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong thông cáo đưa ra vào hôm thứ Hai 21 tháng 5, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore và đồng thời là Đại diện không thường trú của ngài tại Việt Nam.
Cho đến nay, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski là Sứ Thần Tòa Thánh tại Zimbabwe.
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski sinh ngày 2 tháng Hai năm 1963 tại Augustów Ba Lan. Ngài được thụ phong linh mục ngày 27 tháng Năm, 1989.
Ngài đã gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh từ ngày 1 tháng Bẩy, 1995 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Phi Châu khi được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Zimbabwe vào ngày 25 tháng Ba, 2014.
Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Lumen Vitae Christus” (Chúa Kitô là Ánh sáng ban Sự sống).
Với bổ nhiệm này, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. Đức Cha Leopoldo Girelli sinh ngày 13 tháng Ba, 1953, nghĩa là hơn Đức Cha Marek Zalewski 10 tuổi, đã là Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mã Lai Á, và đồng thời là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam từ ngày 13 tháng Giêng, 2011 đến ngày 13 tháng Chín, 2017, là ngày ngài đã được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, và Palestine. Hai ngày sau đó, Tòa Thánh cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli làm Sứ Thần Tòa Thánh tại đảo Síp (Cyprus).
2. Đức Thánh Cha công bố danh sách 14 tân Hồng Y
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 20 tháng 5, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng ngài sẽ tấn phong 14 tân Hồng Y vào ngày 29 tháng 6, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Đức Thánh Cha nói các vị tân Hồng Y đến từ 11 quốc gia, “thể hiện tính phổ quát của một Giáo Hội tiếp tục công bố Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi người trên trái đất này.”
Trong danh sách các Tân Hồng Y có ba vị trên 80 tuổi “nổi bật vì sự phục vụ của các ngài dành cho Giáo Hội.”
Ngay tại thời điểm hiện nay, khi Đức Thánh Cha công bố quyết định này, Hồng Y Đoàn có 213 thành viên, trong đó có 115 vị dưới 80 tuổi và do đó hội đủ điều kiện bỏ phiếu trong một mật nghị bầu tân giáo hoàng.
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, sẽ mừng sinh nhật lần thứ 80 của ngài vào ngày 8 tháng Sáu. Như thế, vào ngày 29 tháng 6, Hồng Y Đoàn dự kiến sẽ có 227 vị trong đó 125 vị là Hồng Y cử tri.
Sau ngày 29 tháng 6, số Hồng Y cử tri do Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong sẽ chiếm gần một nửa. Mười chín vị Hồng Y cử tri do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong; và 47 vị do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong.
Các tân Hồng Y đến từ: Iraq, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Pakistan, Bồ Đào Nha, Peru, Madagascar, Nhật Bản, Mexico và Bolivia.
Các Hồng Y mới, được liệt kê theo thứ tự được Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo, là:
- Thượng phụ Chaldean Louis Raphael I Sako, 69 tuổi, người Iraq.
- Đức Tổng Giám Mục Luis F. Ladaria, 74 tuổi, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
- Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, 64 tuổi, người Ý, Giám quản Giáo phận Rome.
- Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu, 69 tuổi, người Ý, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
- Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, 54 tuổi, người Ý, Quan Phát Chaẩn của Đức Giáo Hoàng.
- Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts của Karachi, 72 tuổi, người Pakistan,.
- Đức Giám Mục Antonio dos Santos Marto của giáo phận Leiria-Fatima, 71 tuổi, người Bồ Đào Nha.
- Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto của Huancayo, 74 tuổi, người Peru.
- Đức Tổng Giám Mục Desire Tsarahazana của Toamasina, 63 tuổi, người Madagascar.
- Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Petrocchi của L’Aquila, Ý, 69 tuổi.
- Đức Tổng Giám Mục Thomas Aquinas Manyo Maeda ở Osaka, Nhật Bản, 69 tuổi.
- Đức Tổng Giám Mục Sergio Obeso Rivera, Tổng Giám Mục đã nghỉ hưu của Xalapa, Mexico, 86 tuổi.
- Đức Giám Mục Toribio Ticona Porco, vị giám mục về hưu của Corocoro, Bolivia, 81 tuổi.
- Cha Claretian Aquilino Bocos Merino, 80 tuổi, người Tây Ban Nha.
Sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào tháng Ba năm 2013, từ năm 2014, mỗi năm Đức Thánh Cha đều tấn phong các tân Hồng Y. Công nghị tấn phong 14 vị lần này là Công Nghị tấn phong Hồng Y lần thứ 5. Trong 4 lần trước, Đức Thánh Cha đã tấn phong tổng cộng 61 vị Hồng Y từ 43 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y.
3. Đức Tổng Giám Mục Manyo Maeda của Osaka ngạc nhiên khi được tấn phong Hồng Y.
Theo tin tưởng của nhiều người, các vị tân Hồng Y phải được tiếp xúc và thông báo trước khi Đức Thánh Cha chính thức loan báo với thế giới các ngài được tấn phong Hồng Y. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Manyo Maeda của tổng giáo phận Osaka khẳng định một cách dứt khoát rằng ngài hoàn toàn không hề được biết trước và vô cùng ngạc nhiên khi hay tin mình sẽ được nâng lên hàng Hồng Y.
“Mọi người gửi email đến và gọi điện chúc mừng và nói rằng họ đã nhìn thấy thông báo,” Đức Hồng Y tân cử nói với phóng viên ucanews.com sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố danh sách các tân Hồng Y tại Rôma vào ngày 20 tháng 5.
Đức Hồng Y nói rằng khi người đầu tiên gọi đến chúc mừng, “bản thân tôi không biết về việc công bố này và tôi không hề được tiếp xúc trước. Bản thân tôi không nghĩ rằng tôi là người phù hợp nhất để trở thành một Hồng Y, vì thế tôi vẫn thấy chuyện này khó tin quá.”
Đức Tổng Giám Mục Maeda là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản (CBCJ). Ngài sinh ở tỉnh Nagasaki vào năm 1949 và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Nagasaki vào năm 1975. Sau khi phục vụ trong thời gian từ 2006 đến 2011 với tư cách tổng thư ký của CBCJ, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm giám mục giáo phận Hiroshima vào tháng Chín 2011. Tháng Tám năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Osaka.
Là người gốc Nagasaki, Đức Giám Mục Maeda đã tham gia mạnh mẽ vào phong trào hòa bình ở Hiroshima. Ngài cũng làm tham dự vào án phong chân phước cho các “Kitô hữu thầm lặng” là những người đã bị đày đến tỉnh Shimane, thuộc Hiroshima. Khi bùng nổ phong trào bài Kitô ở Nhật Bản 150 năm trước, khoảng 3,400 Kitô hữu từ Nagasaki bị lưu đày đến những nơi khác nhau trong cả nước, và hơn 600 người đã chết rũ tù. Nagasaki trước đây đã từng là cứ địa truyền giáo Đông Á và Đông Nam Á. Các thừa sai từ Âu Châu được đưa đến đây tham dự các khóa học về các ngôn ngữ Á Châu trước khi ra đi truyền giáo.
Đức Tổng Giám Mục Maeda có thể được gọi là người thừa kế chính thức cho các tông đồ ngư dân. Khi còn là một linh mục giáo xứ, ngài thường đi câu cá trên thuyền và treo các phướn đầy mầu sắc như một hiệu kỳ của các ngư dân mỗi khi bắt được nhiều cá.
Trong nhiều năm, ngài cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục, đại kết, và chăm sóc cho người khuyết tật của Hội Đồng Giám Mục Nhật.
Đức Hồng Y tân cử cũng là một bậc thầy về thơ ngắn của Nhật Bản, thường được gọi là haiku và các vần thơ của ngài thường xuất hiện trong các bài giảng và bài viết.
Đức Tổng Giám Mục Maeda là vị Hồng Y thứ sáu của Nhật Bản, nhưng không giống như các vị Hồng Y Nhật trước đây, ngài đã không tham gia vào các hoạt động trong lãnh vực quốc tế.
4. Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu cũng thấy bất ngờ khi được tấn phong Hồng Y
Không chỉ có Đức Tổng Giám Mục Maeda ở Nhật Bản xa xôi cảm thấy bất ngờ. Hai vị ở ngay Rôma cũng đầy ngạc nhiên là Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu và Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis.
Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu – Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Hội Hiệp sĩ Malta – là một trong những vị được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm. Đức Hồng Y tân cử Angelo Becciu cho biết việc bổ nhiệm này là một bất ngờ đối với ngài. Ngài khẳng định rằng ơn gọi của các Hồng Y là trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng. Do đó các Hồng Y là các chứng tá của sự hiệp thông và hiệp nhất.
Đức Hồng Y tân cử Angelo Becciu cũng chia sẻ rằng các Hồng Y cộng tác với Đức Giáo Hoàng để tìm ra những con đường đúng đắn cho việc loan báo Tin mừng, những hình thức mới và thích hợp cho các thời đại để truyền rao Tin mừng. Ngài nhấn mạnh rằng các Hồng Y luôn hiệp nhất và phải cùng với Đức Giáo Hoàng xây dựng những điều mới mẻ cho Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis – Giám quản Roma – cũng là một trong các vị có tên trong danh sách được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Hồng Y. Cũng như Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, ngài cũng bất ngờ khi nghe tin bổ nhiệm. Đức Tổng Giám Mục Giám quản giáo phận Roma chia sẻ: “Tôi đã nhận được tin bổ nhiệm khi đang ở trên xe; tôi đang trở về sau khi thăm giáo xứ thánh Atanasio ở vùng Tiburtina của Roma. Một buổi sáng đẹp trời, một cuộc viếng thăm mục vụ… và trong khi tôi nghe đọc kinh Lạy Nữ vương thiên đàng, vào lúc cuối thì có tin này và nó làm cho tôi không nói được lời nào, bởi vì đó luôn là điều ngạc nhiên…” Ngài chia sẻ tiếp: “Hồng Y là một sự phục vụ hoàn toàn, trên hết là lời nhắc nhở tử đạo, ngay cả khi không tử đạo bằng máu, nó là cuộc tử đạo của lòng bác ái mà chúng ta sống mỗi ngày khi trao ban chính cuộc sống của mình.”
5. Quan phát chẩn của Đức Thánh Cha được tấn phong Hồng Y
Trong số các Hồng Y tân cử cũng có Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, người Ba Lan, là quan phát chẩn của Đức Thánh Cha.
Đây thật là một bất ngờ với mọi người, vì trong tư cách là quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski thường lang thang trên hè phố với những người nghèo và người vô gia cư.
Không ai nghĩ một quan phát chẩn của Đức Thánh Cha có thể được tấn phong Hồng Y. Điều này chưa từng xảy ra.
Đối với chính Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, việc bổ nhiệm cũng là một bất ngờ và ngài giật mình khi Đức Giáo Hoàng chẳng nói gì với ngài trước đó, rồi tự nhiên, giữa trưa Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vừa qua, tin bất ngờ đã đến. Ngài chia sẻ rằng việc bổ nhiệm này, cách nào đó, dành cho tất cả những người ngài giúp đỡ và cho tất cả những người tình nguyện. Ngài nhớ rằng các Hồng Y đầu tiên là các phó tế, do đó là những người phục vụ những người nghèo vì các phó tế là vì người nghèo.
6. Đức Thượng Phụ Công Giáo Chanđê được tấn phong Hồng Y
Đối với Giáo Hội Công Giáo Chanđê Iraq đang bị đau khổ vì chiến tranh, khủng bố, việc tấn phong Hồng Y cho Đức Thượng phụ Louis Raphael Sako, của Baghdad, là một thúc đẩy của niềm hy vọng. Đức Thượng phụ Sako chia sẻ: “Đối với tôi, việc bổ nhiệm này là một điều ngạc nhiên, thật sự! Tôi rất biết ơn, không vì cá nhân tôi, nhưng vì một Giáo hội đã đau khổ rất nhiều và vì nước Irắc, trong thời gian này: theo tôi, đối với tất cả quốc gia, cả các Kitô hữu cũng như người Hồi giáo, đây là một sự nâng đỡ của Giáo hội hoàn vũ và của Tòa Thánh, là một động lực của hy vọng, của sự khuyến khích tiến đến hòa giải của đất nước.”
Đức Thượng phụ cũng chia sẻ rằng khi có tin bổ nhiệm, ngài đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại từ các tín hữu Hồi giáo, các Kitô hữu, những người bình dân và các các vị hữu trách của quốc gia. Tất cả nói với ngài rằng việc bổ nhiệm này là cho họ, cho Irắc, cho các tín hữu Hồi giáo.
Một tín đồ Hồi giáo đã nói với ngài rằng việc bổ nhiệm này là cho tất cả những người tin vào Thiên Chúa.
7. Đức Thánh Cha gặp gỡ với các Giám Mục Ý
Tối thứ Hai 21 tháng 5, trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Ý, nhân dịp các vị tập trung tại Vatican tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục Ý (Conferenza Episcopale Italiana, “CEI”).
Trong bài phát biểu của mình với các Giám mục, Đức Thánh Cha đã nói về một số vấn đề mà ngài quan tâm, nhấn mạnh rằng không phải là ngài muốn “đánh phủ đầu” các vị, nhưng thực tâm là muốn chia sẻ mối quan tâm của ngài để các vị có thể thảo luận về nhiệm thể Giáo Hội. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những suy tư của ngài là một phần của cuộc thảo luận, trong đó các Giám mục đáp trả với những câu hỏi, lo lắng, cảm hứng của riêng của các ngài, và thậm chí cả những lời chỉ trích. Đức Thánh Cha nói: “Chỉ trích Đức Giáo Hoàng ở đây không có tội đâu! Điều đó không phải là một tội lỗi, có thể làm điều đó.”
Đức Thánh Cha, sau đó, đã nêu bật ba mối quan tâm chính: cuộc khủng hoảng trong ơn gọi; nhân đức thanh bần trong Giáo Hội và tính minh bạch; việc tinh giảm và củng cố các giáo phận.
Liên quan đến ơn gọi, Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám mục Ý quảng đại trong việc chia sẻ các ơn gọi, mà ngài mô tả như một món quà của đức tin. Nói về nhu cầu phải minh bạch và nhân đức thanh bần, Đức Thánh Cha nhắc nhở các Giám Mục rằng hành vi của các ngài đối với thiện ích của Giáo Hội phải là những gương mẫu, vì một ngày nào đó các ngài sẽ phải trả lời về việc quản trị của mình. Liên quan đến việc tinh giảm và củng cố các giáo phận, ngài nói rằng điều này có thể và phải được thực hiện, với những xem xét mục vụ của tất cả những người có liên quan, đặc biệt là với những nơi mà mọi người cảm thấy bị bỏ rơi.
Ý hiện có đến 225 giáo phận và tổng giáo phận, với 25,694 giáo xứ, 44,906 linh mục dòng và triều, 25,694 nữ tu và 23,719 nam tu sĩ không có chức linh mục. Giáo Hội tại Italia có đến 517 Giám Mục trong đó có 41 vị Hồng Y (20 vị là Hồng Y cử tri).
“Đây là ba mối bận tâm của tôi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói,” điều mà tôi muốn chia sẻ với các hiền huynh là những gợi ý để suy tư.”
Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục xem xét những nhận xét của ngài, cảm ơn các ngài vì sự thẳng thắn, sẵn sàng nói chuyện cởi mở và tự do.
8. Khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào một nhà thờ Chính Thống Giáo tại thủ đô Chechen
Chỉ một vài ngày sau vụ tấn công kinh hoàng tại Surabaya (Indonesia), quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào một nơi thờ phượng Kitô Giáo khác.
Trong một tuyên bố trên các mạng xã hội, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công hôm thứ Bẩy 19 tháng 5 vào một nhà thờ Chính thống ở thủ đô Grozny của Chechen, khiến một tín hữu và hai cảnh sát viên bị thiệt mạng.
Được trang bị dao, búa và các thiết bị gây cháy, bốn tên khủng bố xông vào nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae vào khoảng 3 giờ chiều, khi các tín hữu đang chuẩn bị buổi lễ tối. Bọn khủng bố đã cố gắng bắt một số giáo dân làm con tin, nhưng lực lượng an ninh đã can thiệp và sau một cuộc chạm súng ngắn ngủi, diễn ra bên ngoài nhà thờ, bốn tên khủng bố đã bị bắn chết. Tuy nhiên, một tín hữu và hai cảnh sát viên đã bị thiệt mạng.
Tổng thống Chechen là ông Ramzan Kadyrov, đã đến hiện trường. Ông cho biết, dựa vào các nguồn tin an ninh Chechen, ba trong bốn kẻ khủng bố đến từ một nước phương Tây, và tên cầm đầu bọn chúng đến từ tỉnh Ingushetia. Những kẻ tấn công đều còn rất trẻ, từ 18 đến 19 tuổi.
Giáo trưởng Hồi Giáo Ismail Berdiyev, chủ tịch trung tâm điều phối Hồi giáo Bắc Caucasus, lên án vụ tấn công này. Ông nói: “Vụ tấn công này được thực hiện trong tháng chay Ramadan để làm cho tình hình trở nên bất ổn.”
Vladimir Legoyda, người đứng đầu Bộ Thông tin Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, cho biết cuộc tấn công là “một nỗ lực khác của những kẻ cực đoan giả danh Hồi giáo nhằm đẩy đưa các Kitô hữu và người Hồi giáo vào tình trạng hận thù lẫn nhau”.
Thánh Ca
Ca Dao Mẹ Dịu Hiền, Sáng tác: Lm. Văn Chi, Trình bày: Đinh Thành
VietCatholic Network
02:42 27/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Ca Dao Mẹ Dịu Hiền
Sáng tác: Lm. Văn Chi
Trình bày: Đinh Thành (saxophone)