Ngày 26-05-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/05: Hãy theo Thầy – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
00:58 26/05/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.

Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?” Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Đức Giê-su đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy.” Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?”

Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.

Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.

Đó là lời Chúa
 
Hơi thở Thần khí
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:09 26/05/2023

HƠI THỞ THẦN KHÍ
Trong trời đất, vật chất tồn tại ở 3 thể cơ bản: rắn, lỏng, và khí. Khí vô hình nhưng lại quan trọng nhất. Khí, gió, hơi thở cũng là những hình ảnh diễn tả Chúa Thánh Thần.

1. Hơi thở sự sống. Không phải ăn hay uống, mà thở mới là điều quan trọng nhất giúp con người sống. Tắt thở thì chết. Không phải người nào, đảng nào, nước nào, mà chính Chúa cho muôn loài khí thở để sống như lời Thánh Vịnh Đáp Ca: “Ngài lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên.” Thế nên, khi Chúa Giêsu phục sinh thổi hơi vào các môn đệ là Chúa trao ban sự sống thần linh biến đổi đời người, con người sống khác hẳn con vật.

2. Hơi thở sống động. Hơi thở sự sống nối kết các chi thể với nhau làm nên 1 thân thể lành mạnh. Lúc tắt thở cũng là lúc các chi thể bắt đầu quá trình tan rã, rời nhau. Tương tự, Chúa Thánh Thần là sự sống hiệp nhất mọi thành phần trong Hội Thánh. Hơi thở cũng làm cho các chi thể sống động, hoạt động vì ích chung toàn thân thể. Không ai muốn thân mình bị liệt. Chúa Thánh Thần cũng tạo nên sự sống mãnh liệt của Hội Thánh. Trong Hội Thánh, mỗi người hãy là chi thể sống động, đừng dửng dưng nguội lạnh như chi thể bị liệt.

3. Hơi thở và lời. Lời nói là quà tặng đặc biệt Chúa ban cho con người. Con vật không biết nói. Muốn nói được không chỉ cần miệng lưỡi, thanh quản, mà quan trọng là phải có hơi. Bài đọc 1 diễn tả Chúa Thánh Thần như cơn gió thổi tạo hơi giúp các môn đệ nói được các thứ tiếng khác nhau để loan báo những kỳ công của Thiên Chúa. Ở đây, lại nhớ bài hát “Tình yêu trên dòng sông Quan Họ” có những ca từ diễn tả rất hay: “Tiếng anh ấm như hơi thở. Em nghe để nhớ suốt đời.”

Xin cho mỗi chúng ta mở rộng lòng hít thở Thần khí Chúa, để can đảm mạnh mẽ sống và yêu thương như Ngài. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:16 26/05/2023

2. Những người coi thường ơn gọi của Thiên Chúa, nhất định sẽ gặp sự báo ứng của Ngài.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:27 26/05/2023
60. TÚI ĐỰNG TIỀN

Lý Lạc là con trai của một thợ nghèo làm mỏ than, nó đang ngồi khóc dưới cây cổ thụ trong rừng, rất là thương tâm, lúc thì cầu nguyện, lúc thì than thân. Một vị quân nhân mặc áo tím trên ngực mang đầy huân chương đang săn bắn trong rừng, nghe được tiếng khóc của nó thì chạy qua hỏi chuyện gì đã xảy ra.

Đứa bé trả lời:

- “Mẹ của con bị bệnh rồi, bệnh rất lâu rồi, ba con kêu con đi mua thuốc, nhưng con đã đánh mất túi tiền rồi.”

Người quân nhân cúi đầu nói nhỏ với người cùng đi săn một lúc, sau đó móc ra một cái túi nhỏ, bên trong có rất nhiều đồng tiền vàng, ông ta hỏi đứa bé:

- “Đây có phải là túi tiền mà con đánh mất không?”

Lý Lạc trả lời:

- “Không phải cái này, túi mà con đánh mất rất là nhỏ, rất tầm thường, bên trong cũng không có tiền vàng.”

Người quân nhân lại lấy ra cái túi khác, nói:

- “Cái này phải không?”

Lý Lạc rất vui nhảy lên:

- “Đúng rồi, chính là cái túi này.”

Người quân nhân trả lại cái túi cho nó, cùng đi săn với người quân nhân cũng cười lớn nói với nó:

- “Bởi vì con chân thành cầu nguyện và vì sự thành thật của con, ta đem cái túi có những đồng tiền này tặng luôn cho con đó.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 60:

Có rất nhiều việc nhờ cầu nguyện mà thành công, đó là một sự mơ tưởng mà thế giới mong mà không đạt được. Nhưng trên thế giới có bao nhiêu người cầu nguyện với lòng tin chân thành và phó thác triệt để?

Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng, bởi vì cầu nguyện chính là hơi thở của linh hồn, người không cầu nguyện là người không biết chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa đối với họ, hay nói cách khác, người không cầu nguyện thì luôn nhìn thấy đau khổ là sự bất công và luôn phản kháng nó.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đức Mẹ Hội Thánh Cầu Cho Chúng Con
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:27 26/05/2023
Đức Mẹ Hội Thánh Cầu Cho Chúng Con

Suy Niệm Lễ Đức Maria - Mẹ Hội Thánh

(St 3, 9-15.20; Ga 19, 25-27)

Thứ Hai, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Với Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích ký ngày 11 tháng 2 năm 2018, ngày kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức truyền dạy chúng ta cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh với niềm vui khôn tả, khởi đi từ: “Khi đón nhận Lời Chúa với tâm hồn trong trắng, Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời trong cung lòng khiết trinh, và khi hạ sinh Đấng thiết lập Hội Thánh, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh. Khi đứng bên thập giá, Mẹ đón nhận lời trối đầy yêu thương của Con Chúa, và đã nhận tất cả mọi người làm con, những người được tái sinh vào đời sống siêu nhiên nhờ cái chết của Đức Kitô” (Kinh Tiền tụng: Đức Maria là khuôn mẫu và là Mẹ của Hội Thánh).

Trong ngày này Hội Thánh dâng lời ngợi khen tung hô Chúa, đồng thời tôn vinh Mẹ là Ðấng Tuyệt Ðẹp “Tota Pulchra”, vì Mẹ đã được Thiên Chúa Cha yêu thương và tuyển chọn làm Mẹ Chúa Con. Mẹ được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của tình thương Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết, khi đạp nát đầu con rắn đã cám dỗ Adong và Evà phạm tội.

Thiên Chúa là Cha nhân từ

Thiên Chúa khôn ngoan và nhân từ, nên mọi việc Ngài làm đều tốt đẹp. Ngài đã sáng tạo con người theo hình ảnh Ngài, cho họ sống tình thân với Chúa. Vậy Sự Dữ do đâu mà có? Đâu là nguyên nhân khiến cho tình thân nghĩa thiết giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau bị phá vỡ?

Sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?” Thiên Chúa hỏi Evà: “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ” Evà trả lời: “Con rắn đã cám dỗ tôi” (x. St 3, 11-13).

Là thụ tạo tinh thần, con người chỉ có thể sống tình thân ấy khi tự do tùng phục Thiên Chúa. Ðiều đó được diễn tả trong lệnh cấm con người ăn trái cây biết lành, biết dữ “vì ngày ngươi ăn nó, ngươi sẽ chết” (St 2, l7). Bị ma quỉ cám dỗ, con người đánh mất lòng tín thác vào Ðấng Sáng Tạo, lạm dụng tự do, bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Ðó là tội đầu tiên của con người (x. Rm 5, l9). Hậu quả là Adong và Evà đánh mất sự thánh thiện nguyên thủy (x. Rm 3, 23). Sự hài hòa với vạn vật bị phá vỡ: thế giới hữu hình trở nên xa lạ và thù nghịch với con người (x. St 3, l7-l9). Sự kết hợp nam nữ trở nên căng thẳng (x. St 3, ll-l3); tình huynh đệ tương tàn (x. St 4, 3-15); tiếp đến là sự sa đọa của cả loài người. Cuối cùng, vì bất tuân: “Con người là tro bụi sẽ trở về bụi tro” (St 3, l9).

Sau khi sa ngã, Thiên Chúa không lỡ bỏ rơi con người. Trái lại, vì tình thương, Thiên Chúa nâng con người lên. Chúa bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi”. (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa: “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,15).

Ðoạn sách Sáng Thế trên được gọi là "Tiền Tin Mừng" vì đó là lời loan báo đầu tiên về Ðấng Cứu Thế, về cuộc chiến đấu giữa con rắn với người nữ và chiến thắng cuối cùng của một hậu duệ người nữ này. Tình mẫu tử của Đức Maria đối với nhân loại được biểu lộ “Ađam đặt tên cho vợ mình là Evà, vì bà là mẹ của chúng sinh” (St 3, 20).

Mẹ Hội Thánh

Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định từ muôn thủa trong yêu thương và chọn Mẹ làm Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành cùng Chúa Giêsu Con Mẹ trong công trình cứu chuộc loài người, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh. Trong tình thương, Ngài đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Ngài, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5). Do đó, Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Thật hiển nhiên: “Lúc bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu nói với môn đệ Người yêu: Này là Mẹ con” (Ga 19, 26-27). Bên chân thập giá (x. Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu” (Sắc Lệnh về việc cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh). Vì thế, Mẹ là Mẹ Hội Thánh.

Hội Thánh cùng với Mẹ tiến bước

Trong diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ngày bế mạc kỳ họp thứ ba của Công đồng Vatican II – 21.11.1964 viết: “Thiên chức Thánh Mẫu đã làm cho Mẹ có những mối liên hệ đặc biệt với Chúa Kitô và hiện diện trong công trình cứu rỗi nhân loại do Chúa Giêsu Kitô thực hiện, cũng chính thiên chức đó tạo nên mối tương quan giữa Đức Maria và Hội Thánh; vì Đức Maria là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng đã nhận lấy bản tính nhân loại trong cung lòng khiết trinh của Mẹ, Đấng là Đầu của Nhiệm thể là Hội Thánh. Vì thế Đức Maria, Mẹ của Chúa Kitô, cũng là Mẹ của tất cả các tín hữu và mục tử, nghĩa là của Hội Thánh”.

Vì là Mẹ của Hội Thánh, nên suốt cuộc đời Mẹ luôn là máng thông ơn Thiên Chúa xuống cho Hội Thánh. Để sống tốt hành trình dương thế, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ, để có thể khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ minh chứng rằng tình yêu của Con Mẹ là vô cùng vô tận và mở rộng cho tất cả mọi người, không một ngoại lệ nào. Chúng ta hãy tiếp bước theo Mẹ.

Đức Mẹ Hội Thánh. Cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Hãy Nhận Lấy Chúa Thánh Thần: Sống Yêu Thương Và Phục Vụ Trong Khác Biệt.
Lm. Nguyễn Kim Long
09:30 26/05/2023
Hãy Nhận Lấy Chúa Thánh Thần: Sống Yêu Thương Và Phục Vụ Trong Khác Biệt.

Thưa anh chị em,

- Chúa Nhậy hôm nay Giáo hội mừng trọng thể Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cử hành ngày khai sinh ra Giáo hội.. Lễ CTTHX được cử hành 50 ngày sau khi Chúa Phục Sinh và đúng 10 ngày sau khi Chúa Thăng Thiên (tính ngày lễ vào thứ Năm vừa qua).

- Qua Thánh Kinh mặc khải và Giáo lý đã học, anh chị em biết Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, là Ngôi Ba Thiên Chúa và đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài được gọi với các danh hiệu khác nhau: Đấng Bầu cử, Đấng An ủi, Đấng Ban Sức mạnh, Đấng ban bình an và những biểu tượng quen thuộc về CTT: Ngọn lửa, Cơn gió, Hơi thở, và nhất là hình ảnh Chim Bồ câu…..Ngài cũng là vị Thiên Chúa bị bỏ quên ( có anh chị em nào vẫn cầu nguyện với CTT không???)

Thưa anh chị em,

- Mừng Lễ Chúa Thánh Thần HX, có nghĩa là anh chị em được đón nhận Chúa TT như Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ trong bài Tin mừng của Thánh Gio-an: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.

1. Nhận CTT là đón nhận 7 ơn của Ngài giúp anh chị em nhận biết Thiên Chúa và chu toàn bổn phận.

- Ơn Khôn ngoan (Wisdom): giúp ta phân biệt điều phải, điều trái

- Ơn Hiểu biết (Understanding): Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và GH dạy

- Ơn Thông Minh(Knowledge):: Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa

- Ơn Biết Lo Liệu (Counsel); Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống

- Ơn Sức Mạnh (Fortitude): Giúp ta chu toàn việc bổn phận vượt qua mọi khó khăn

- Ơn Đạo Đức (Piety): Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh chị em

- Ơn Kính Sợ Thiên Chúa (Fear of the Lord): Giúp ta tôn kinh sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.

2. Nhận CTT là nói và sống ngôn ngữ yêu thương

- Trong tình yêu nam nữ, khi đang trong thời kỳ yêu nhau, ngôn ngữ chính là những lời tỏ tình dễ thương: anh yêu em – em yêu anh – con chó cưng- con mèo cưng – hoàng tử của em, nhưng khi đã về sống với nhau lâu và rồi tình yêu đã hết hay đã chết, thì ngôn ngữ lúc này hoàn toàn đổi khác: con mụ này, con mẹ kia, thằng chả, khứa đó ….

- Nhưng hôm nay, CTT dạy anh chị em một ngôn ngữ mới của tình yêu là yêu thương. Trong Bđ1, sách CVTĐ, anh chị nghe tường thuật: Các tông đồ ra đi rao giảng Tin mừng cho mọi người với tiếng bản xứ của mình. Điều lạ lùng là trong đám thính giả có nhiêu nhóm ngôn ngữ khác nhau thế mà ai cũng hiểu được điều các tông đồ giàng. Có phải là các ông nói được nhiều thú tiếng không? Anh chị em thấy học một ngôn ngữ khác không dễ chút nào. Từ Việt Nam sang đây, nếu không phải từ nhỏ hay sinh ra ở đây, thì việc học hiểu và nói tiếng Anh không dễ dàng chút nào. Nói đã khó vì giọng cứng, nhưng để hiễu cũng không dễ khi mình không sống trong nền văn hóa từ nhỏ.

- Các tông đồ, trước khi được Chúa chọn, đều là những ngư phủ, tức không có học thức cao, trừ thành Gio-an, nhưng khi đón nhận Chúa Thánh Thần, các ngài đã được biến đổi từ những con người nhát sợ trở nên can đảm và nhiệt tâm rao giảng lời Chúa. Còn dân chúng, khi đến nghe các ngài giảng, họ cũng được CTT hướng dẫn, để trong cùng một ngôn ngữ là sự yêu thương, tất cả đều hiểu và sẵn sàng đón nhận sứ điệp Tin mừng.

- Anh chị em trong vai trò là cha mẹ, là người tín hữu, thể hiện sự yêu thương trong việc dạy dỗ con cái và quảng đại phục vụ cho công việc chung.

3. Nhận CTT là hiệp nhất và phục vụ trong khác biệt.

- Chúa Giê-su trước khi giã từ các môn đệ, đã cầu nguyện cho sự yêu thương, hiệp nhất và phục vụ giữa các ông và nhất là cho Giáo hội hình thành sau này:- Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em (x. Ga 15,12) – Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. (x. Ga 17,11b)

- Bđ 2, thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô nói rằng chính Chúa Thánh Thần sẽ liên kết mọi thành phần khác nhau trong cộng đoàn, ví như các bộ phận trong một thân thể, luôn hiệp nhất và phục vụ, không phải theo cách đồng nhất là hoàn toàn giống nhau, nhưng trong sự khác biệt về tuổi tác, trình độ và hoàn cảnh.

Thưa anh chị em,

- “Hãy nhận lấy CTT”, cũng là lời Chúa Giê-su nói với mỗi người ngày hôm nay. Nhận CTT, anh chị em nhận được 7 ơn của Ngài, nói và sống ngôn ngữ yêu thương trong gia đình, nơi làm việc và hiệp nhất trong phục vụ khi đến với Cộng đoàn giáo xứ.

- Ước mong từ Thánh Lễ hôm nay, anh chị em sẽ có CTT đồng hành, để rồi khi ra khỏi nhà thờ, trở về với gia đính, với cuộc sống hiện tại, anh chị em không còn sợ hãi thể hiện những cử chỉ yêu thương và bác ái với nhau trong lời nói và hành động, đồng thời luôn cổ võ sự hiệp nhất trong cộng đoàn khi quảng đại phục vụ cho công việc chung của Giáo xứ và Giáo hội.

Xin Chúa Thánh Thần chúc lành cho anh chị em.

Lm. Nguyễn kim Long – Miami.
 
Khao khát và mong muốn
Lm. Minh Anh
14:31 26/05/2023

KHAO KHÁT VÀ MONG MUỐN
“Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”.

Charles Swindoll nói, “Hãy coi Thánh Kinh như một bản đồ chính xác tuyệt đối. Nó cho bạn biết cách đi đến một điểm nhất định. Nhưng nếu chỉ nhìn bản đồ, bạn không thể biết Arizona, Anh quốc hoặc Peru. Để đến được đó, có thể khám phá nó, bạn phải trả chi phí, dành thời gian cho việc di chuyển, ở lại; đồng thời, phải ‘khao khát và mong muốn’ nó!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng ‘Khao khát và mong muốn’ của Charles Swindoll cũng là những gì chúng ta rút ra từ câu kết của Tin Mừng hôm nay. Nói đến những việc Chúa Giêsu đã làm, Gioan viết, “Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Đây là một câu nói không thường xuyên được nghe, nhưng là một câu nói tiết lộ một số hiểu biết rất thiết thực!

Trước hết, Phúc Âm không bao giờ cung cấp đủ kiến thức về Chúa Giêsu và các mầu nhiệm Thiên Chúa; vì lý do đó, chúng ta cần phải ‘khao khát và mong muốn’ nhiều hơn! Tất cả những gì chúng ta biết về Chúa Giêsu đều có trong Phúc Âm; nhưng với chỉ bốn cuốn vắn gọn, làm sao có thể mô tả toàn bộ con người Ngài? Đó là điều không thể! Thực tế là chúng ta chỉ biết ‘một phần rất nhỏ’ về cuộc đời thực sự của Ngài. Dẫu điều này đã là tuyệt vời! Nhưng bên cạnh đó, ‘còn rất nhiều điều’ chúng ta chưa biết! Nhận thức này sẽ lấp đầy tâm trí chúng ta bằng những khắc khoải, ‘khao khát và mong muốn’ nhiều hơn. Ý thức sự ít ỏi trong việc hiểu biết này đòi buộc chúng ta phải tìm kiếm và học biết Chúa Giêsu nhiều hơn, và nhiều hơn nữa!

Cái nhìn sâu sắc thứ hai có thể rút ra từ nhận định này là, mặc dù vô số sự kiện trong cuộc đời Chúa Giêsu không thể chứa đựng trong vô vàn cuốn sách; nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá Ngài. Có thể không biết mọi chi tiết về Ngài; nhưng chúng ta vẫn có thể gặp Ngài, nghe Ngài trong Thánh Kinh, Thánh Thể! Ngài sẽ ban tất cả những gì chúng ta cần! Điều chúng ta cần, là một kiến thức ‘ngày càng đào sâu hơn’ trong cầu nguyện, trong việc sống Lời Ngài và nên giống Ngài hơn. Đồng thời, với Thánh Thần, chúng ta tiếp tục công việc của Chúa Phục Sinh với tư cách một chứng nhân. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, Phaolô đã sống và chu toàn trách vụ chứng nhân đó, “Suốt hai năm, Phaolô tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ nhiều điều về Chúa Giêsu Kitô cách dạn dĩ”.

Anh Chị em,

“Cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra!”. Và cho dù cả thế giới có thể chứa hết các sách viết về Chúa Giêsu thì việc bạn biết Ngài sâu sắc chừng nào? Một câu hỏi thú vị! Điều quan trọng là chúng ta có dành đủ thời gian để đọc Thánh Kinh và suy gẫm những gì đọc được không; quan trọng hơn, Lời Chúa có tạo nên một sự khác biệt nào nơi chúng ta không? Nghĩa là, bạn và tôi có sống Lời Chúa, được biến đổi bởi Lời không? Đó là những câu hỏi vô cùng quan yếu! Ước gì, chúng ta ngày càng yêu mến Lời Chúa; ý thức sự cần thiết được hiện diện thường xuyên hơn, ở lại lâu hơn với Ngài, nghĩa là ‘khao khát và mong muốn’ Ngài! Không được như thế, chúng ta khác nào một người cầm tấm bản đồ trên tay mà chẳng đi đến đâu cả!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con chỉ khát khao Chúa; và quan trọng hơn, biết kinh ngạc khi nhận ra rằng, Chúa cũng đang rất khao khát con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 26/05/2023
CHÚA NHẬT

LỄ ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG


Tin mừng: Ga 20, 19-23.

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”


Bạn thân mến,

Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ, là làm trọn lời hứa của Đức Chúa Giê-su đã hứa với các môn đệ của mình trước khi về trời: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em, anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Và chính Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su đã được xây dựng trên nền tảng của lời hứa này, bởi vì Đức Chúa Thánh Thần đến để kiện toàn và khai sinh Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su ở trần gian này: một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Đó chính là nền tảng làm nên sự bền vững của Giáo Hội Công Giáo, mà trước hết chính là do sự dạy dỗ và hướng dẫn của Đức Chúa Thánh Thần.

- Đức Chúa Thánh Thần làm cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội trở nên một, như Đức Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: Lạy Cha, xin cho chúng nó nên một.

- Đức Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, Ngài đến để làm cho Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su được trở nên thánh thiện, dù rằng, Giáo Hội đang trên đường đi về Nước Trời.

- Đức Chúa Thánh Thần đến, chính Ngài sẽ sai phái các sứ giả ra đi khắp thiên hạ, để làm cho mọi người tin và trở thành môn đệ của Đức Chúa Giê-su.

- Đức Chúa Thánh Thần là thầy dạy chân lý, chính Ngài đã làm cho các thánh tông đồ hiểu rõ lời của Đức Chúa Giê-su, và qua lời dạy dỗ của các ngài mà các tín hữu được tham dự vào giáo lý chính thống được truyền lại cho đến khi Chúa lại đến.


Có lúc nào bạn suy nghĩ về những điều kỳ diệu trên của Giáo Hội Công Giáo không? Giáo Hội mà bạn đang tin và đi theo, không phải tin và đi theo ông cha sở hay bất cứ người nào, nhưng là tin và đi theo Đức Chúa Giê-su, Đấng mọi ngày hiện diện trong Giáo Hội, mà đặc biệt nhất chính là hiện diện trong hy tế Mi-sa.

Bạn đã lãnh nhận ân sủng của Đức Chúa Thánh Thần, tức là bảy hông ân cao quý, để bạn đủ khả năng làm chứng cho Đức Chúa Giê-su, đủ khả năng chiến đấu với tội lỗi, và đủ khả năng để làm cho người khác trở thành môn đệ của Ngài. Bạn có lúc nào nghĩ như thế không? Nếu bạn hằng ngày nghĩ như thế, thì chính Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong tâm hồn của bạn đấy, để bạn dùng lời nói và hành động của mình mà rao truyền chân lý Phúc Âm cho mọi người.

Bạn thân mến,

Nhờ tính duy nhất của Giáo Hội, mà bạn và tôi nhận ra Đức Chúa Thánh Thần đang ở với Giáo Hội; nhờ sự thánh thiện của Giáo Hội, mà bạn và tôi –qua ân sủng của Đức Chúa Thánh Thần- nhìn rõ khuôn mặt thánh thiện của Đức Chúa Giê-su; nhờ tính phổ quát của Giáo Hội, mà bạn và tôi cũng như những người đã lãnh bí tích Rửa Tội được sai đi làm chứng cho Đức Chúa Giê-su; nhờ tính tông truyền của Giáo Hội, mà bạn và tôi được diễm phúc múc lấy nguồn giáo lý tinh tuyền nơi các thánh Tông Đồ qua Giáo Hội.

Tất cả những điều trên là một hồng ân to lớn mà Chúa dành cho bạn và tôi, điều quan trọng hơn là bạn và tôi hãy để Đức Chúa Thánh Thần làm việc trong tâm hồn mình, và nghe theo lời của Ngài hướng dẫn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Du lịch Thế giới: Vatican nhấn mạnh đến nhu cầu không gian xanh.
Thanh Quảng sdb
17:36 26/05/2023
Ngày Du lịch Thế giới: Vatican nhấn mạnh đến nhu cầu không gian xanh.

Trong thông điệp nhân Ngày Du lịch Thế giới, được đánh dấu vào ngày 27 tháng 9 năm nay, Thánh Bộ Truyền giáo Vatican kêu gọi cam kết nhiều hơn với các khoản đầu tư bền vững, như một bằng chứng cho niềm tin rằng thiên nhiên đã được Chúa giao phó cho chúng ta.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Giáo Hội Công Giáo mong muốn nắm lấy “thời điểm cam kết đặc biệt này, để lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô được gia tăng một cách hiệu quả và tích cực hơn trong việc chăm sóc tạo vật, một mục tiêu thiết yếu cho cuộc sống của con người,” Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella viết như trên trong Thông điệp nhân Ngày Du lịch Thế giới (27/9) năm nay.

Lễ kỷ niệm hàng năm do Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc tổ chức, với Ngày này năm 2023 được dành riêng để nêu bật “nhu cầu đầu tư nhiều hơn và có mục tiêu tốt hơn cho con người, cho hành tinh và cho sự thịnh vượng của tất cả.”

Nó cũng là “lời kêu gọi hành động cho cộng đồng quốc tế, chính phủ, các tổ chức tài chính đa phương, các đối tác phát triển và các nhà đầu tư khu vực tư nhân hãy đoàn kết xung quanh một chiến lược đầu tư du lịch mới.”

Trong thông điệp được công bố vào thứ Sáu (26/5/2023), Đức Tổng Giám Mục Fisichella – Phó chủ tịch Thánh Bộ Truyền giáo nêu ra các vấn đề cơ bản liên quan đến Truyền giáo trên Thế giới – nhấn mạnh đến lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về một cam kết lớn hơn đối với việc đầu tư bền vững.

Ngài cũng lưu ý rằng “ủng hộ đầu tư bền vững cũng là một phần của đức tin, dựa trên sự tôn trọng đối với tạo vật được Thiên Chúa tạo dựng và giao phó cho chúng ta”.

Đề cao phẩm giá con người

Đáng chú ý, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhấn mạnh đến hoạt động kinh tế bền vững phải giúp thăng tiến phẩm giá con người, tập trung vào lợi ích lâu dài hơn là lợi ích ngắn hạn.

“Tính ưu việt của đạo đức không thể bị che khuất bởi cơn khát vọng lợi nhuận.”

Ngài nói, chính trị phải hỗ trợ những con đường sáng tạo mới và phân định những dự án thích hợp “nhằm mục đích tốt cho tất cả mọi người và nâng cao chất lượng cuộc sống,” đặc biệt là cho những người bị gạt ra bên lề xã hội.

Đầu tư, bảo tồn văn hóa tinh thần

Thông điệp cũng nêu bật giá trị của nghệ thuật, văn hóa và việc bảo tồn chúng “bởi vì chúng cho phép mọi người biết đến Chúa và giữ cho cội nguồn Kitô giáo được tồn tại”.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella viết: “Con đường của cái đẹp là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta và thúc đẩy sự phát triển tâm linh của các tín hữu”, đồng thời ngài nhấn mạnh thêm rằng nghĩa vụ bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa văn hóa “là trách nhiệm của tất cả mọi người”.

Du lịch có trách nhiệm và quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại mối liên hệ giữa du lịch và chăm sóc tạo vật, ngài lưu ý rằng “du lịch tôn trọng con người và môi trường sẽ mở ra con đường giúp chúng ta khám phá ra lòng tốt của Chúa Cha, Đấng bao trùm tất cả bằng tình yêu của Ngài”.

Về vấn đề này, ĐTGM lưu ý rằng những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có cơ hội quảng bá một dạng du lịch khác, một loại hình “hỗ trợ nhiều hơn và ít tiêu dùng hơn; tôn trọng thiên nhiên hơn và có khả năng chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong nhiều biểu hiện của nó.

Cuối cùng, hướng tới năm 2025, Đức Tổng Giám Mục Fisichella bày tỏ hy vọng rằng việc chuẩn bị cho Năm Thánh sắp tới có thể được “tổ chức và sống với sự quan tâm này đối với tạo vật, đồng thời giữ vững niềm hy vọng cùng nhau xây dựng tương lai”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Huế – Những hoạt động vì cộng đồng
Văn phòng Caritas Huế
10:00 26/05/2023
Caritas Huế – Những hoạt động vì cộng đồng

“Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhân”. (T. Augustinô). Trong những ngày qua, Caritas Huế đã đến với anh chị em qua các chương trình: Dự án “nước sạch vì cộng đồng”, hỗ trợ vốn sinh kế cho người khuyết tật, trao gạo hàng tháng cho những anh chị em khó khăn.

Xem Hình

Với dự án “Nước sạch vì cộng đồng”, Caritas Huế – Ban Bác ái xã hội Dòng Tên – Giáo xứ địa phương – Ân nhân đã cùng nhau cộng hưởng để có thể lắp ráp và đem nguồn nước sạch đến với anh chị em lương giáo trong vùng. Đây quả thật là một nhịp cầu để nối kết yêu thương cũng như lan tỏa tinh thần hiệp hành của tất cả mọi người. Dự án vẫn còn tiếp diễn hàng năm để nhiều người được hưởng lợi từ nguồn nước sạch mang lại.

Ban Khuyết Tật thuộc Caritas Huế đã cùng nhau đi khảo sát và hỗ trợ sinh kế cho những anh chị em khuyết tật, những con giống, nguồn hàng được nhập thêm, sẽ giúp anh chị em có thể cải thiện cuộc sống vươn lên bằng chính khả năng của mình.

Văn phòng Caritas Huế cũng đã trao gửi những phần gạo hỗ trợ hàng tháng cho những anh chị em khó khăn, niềm vui nụ cười của người trao và người nhận đã làm cho bầu không khí trở nên thân tình yêu thương.

Caritas Huế vui mừng vì được làm cánh tay nối dài của quý Cha, quý Ân nhân đã luôn rộng lòng chia sẻ cho những anh chị em mình. Chúng con cũng cần thêm lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của mọi người để chúng con có thể hoạt động tốt sứ mạng mà Chúa đã trao phó.

Văn phòng Caritas Huế
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô. Chương Chín: Bằng chứng Nhận dạng Khuôn mặt
Vũ Văn An
18:30 26/05/2023

Chương Chín: Bằng chứng Nhận dạng Khuôn mặt


Chúa Giêsu có hội đủ các thuộc tính của Thiên Chúa không?

Ngay sau khi tám sinh viên y tá bị sát hại tại một căn hộ ở Chicago, người sống sót duy nhất run rẩy hội ý với cảnh sát để phác thảo một bản vẽ về nghi phạm và mô tả chi tiết kẻ giết người mà cô đã nhìn thấy từ vọng nhìn bí mật của cô dưới giường ngủ.

Bản vẽ nhanh chóng được chiếu khắp thành phố- đến các cảnh sát viên, bệnh viện, trạm trung chuyển, sân bay. Ngay sau đó, một bác sĩ phòng cấp cứu đã gọi cho các thám tử để nói rằng ông ta điều trị một người đàn ông trông có vẻ đáng ngờ như người chạy trốn có đôi mắt cứng rắn, được miêu tả trong bản vẽ. Đó là cách cảnh sát bắt giữ một người phiêu bạt tên là Richard Speck, người đã nhanh chóng bị kết tội giết người cách dã man và cuối cùng chết trong tù ba mươi năm sau (1).

Kể từ khi Scotland Yard lần đầu tiên biến hồi ức của nhân chứng thành một bản phác vẽ nghi phạm giết người vào năm 1889, các nghệ sĩ pháp y đã đóng vai trò quan trọng trong việc chấp pháp. Ngày nay, hơn ba trăm họa sĩ ký họa làm việc với các cơ quan cảnh sát Hoa Kỳ, và ngày càng có nhiều phòng ban dựa vào hệ thống vi tính hóa được gọi là EFIT (Kỹ thuật điện tử nhận dạng khuôn mặt).

Kỹ thuật phát triển gần đây này đã được sử dụng thành công để giải quyết một vụ bắt cóc năm 1997 xảy ra tại một trung tâm mua sắm chỉ vài dặm từ căn nhà ngoại ô Chicago của tôi. Nạn nhân cung cấp thông tin chi tiết về sự xuất hiện của kẻ bắt cóc với một kỹ thuật viên, người đã sử dụng một máy tính để tạo ra một chân dung điện tử của người phạm tội bằng cách chọn từ các kiểu mũi, miệng, đường chân tóc và vân vân. Chỉ một lúc sau khi bản vẽ được “fax” cho cảnh sát, các cơ quan trên toàn khu vực, một điều tra viên ở một vùng ngoại ô khác đã nhận ra Bức tranh như rất giống với một tên tội phạm mà ông đã gặp trước đây. May mắn thay, điều này dẫn đến một vụ bắt giữ nhanh chóng nghi can vụ bắt cóc (2).

Lạ một điều, khái niệm về bản vẽ của nghệ sĩ có thể cung cấp một sự tương tự đại khái có thể giúp chúng ta trong việc truy tìm sự thật về Chúa Giêsu.

Đây là cách thực hiện: Cựu Ước cung cấp nhiều chi tiết về Thiên Chúa có thể phác thảo rất chuyên biệt việc Người như thế nào. Chẳng hạn, Thiên Chúa được mô tả như có mặt khắp nơi, hoặc hiện hữu ở khắp mọi nơi trong vũ trụ; như toàn tri, hoặc biết mọi sự có thể được biết đến trong suốt cõi đời đời; như toàn năng; như vĩnh cửu, hoặc vừa vượt thời gian vừa là nguồn gốc của mọi thời gian; và như bất biến, hoặc không thay đổi trong các thuộc tính của Người. Người yêu thương, Người thánh thiện, Người công chính, Người khôn ngoan, Người công bằng.

Bây giờ, Chúa Giêsu cho rằng Người là Thiên Chúa. Nhưng Người có thực thi những đặc điểm này của thiên tính không? Nói cách khác, nếu chúng ta xem xét Chúa Giêsu cẩn thận, liệu chân dung của Người có giống với bức phác họa về Thiên Chúa mà chúng ta tìm thấy ở nơi khác trong Kinh thánh không? Nếu không, chúng ta có thể kết luận rằng các khẳng định của Người cho mình là Thiên Chúa là sai.

Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp và căng thẳng. Chẳng hạn, khi Chúa Giêsu đang giảng Bài giảng trên núi ở một sườn đồi bên ngoài Caphácnaum, Người không đồng thời đứng tại con phố chính của Giêricô, thì theo nghĩa nào có thể gọi Người là ở khắp mọi nơi? Làm sao Người có thể được gọi là toàn trí nếu Người sẵn sàng thừa nhận trong Máccô 13:32 rằng Người không biết mọi sự về tương lai? Nếu Người là vĩnh cửu, tại sao thư Côlôsê 1:15 gọi Người là "con đầu lòng trên mọi tạo vật"?

Nhìn bề ngoài, những vấn đề này dường như gợi ý rằng Chúa Giêsu không giống như bản phác thảo về Thiên Chúa. Tuy nhiên, tôi đã học được qua nhiều năm rằng ấn tượng ban đầu có thể có tính đánh lừa. Đó là lý do tại sao tôi đã rất vui vì tôi có thể thảo luận những vấn đề này với Tiến sĩ D. A. Carson, nhà thần học xuất hiện trong những năm gần đây như một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của Kitô giáo.



Cuộc Phỏng vấn Thứ tám: Donald A. Carson, Ph.D.

D. A. Carson, giáo sư nghiên cứu về Tân Ước tại Trường thần học Tin lành Trinity, đã viết hoặc biên tập hơn bốn mươi cuốn sách, bao gồm The Sermon on the Mount [Bài giảng trên núi]; Exegetical Fallacies [Các Ngụy biện chú giải]; The Gospel According to John [Tin Mừng Theo Thánh Gioan]; và cuốn đoạt giải thưởng của ông The Gagging of God [Sự bịt miệng Thiên Chúa].

Ông có thể đọc hàng chục thứ tiếng (thông thạo ngôn ngữ Pháp nhờ từ bé sống ở Québec) và là thành viên của Tyndale Fellowship for Biblical Research [Hiệp hội Tyndale Nghiên cứu Kinh Thánh], the Society for Biblical Literature [Hội Văn học Kinh thánh], và Institute for Biblical Research [Viện Nghiên cứu Kinh thánh]. Các lĩnh vực chuyên môn của ông bao gồm Chúa Giêsu lịch sử, chủ nghĩa hậu hiện đại, văn phạm Hy Lạp, và thần học của các Tông đồ Phaolô và Gioan.

Sau khi học ban đầu về hóa học (nhận bằng cử nhân khoa học từ Đại học McGill), Carson tiếp tục nhận được một bằng thạc sĩ về thần học trước khi đến Anh, nơi ông lấy bằng tiến sĩ về Tân Ước tại Trường đại học Cambridge danh giá. Ông đã dạy tại ba trường cao đẳng và chủng viện khác trước khi gia nhập Trinity vào năm 1978.

Tôi chưa bao giờ gặp Carson trước khi lái xe đến khuôn viên Deerfield của Trinity, thuộc Illinois, cho cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Thành thật mà nói, tôi đã mong đợi một học giả cứng ngắc. Nhưng dù tôi thấy Carson hoàn toàn là một học giả mà tôi đã dự đoán trước, tôi rất ngạc nhiên bởi giọng điệu ấm áp, chân thành và mục vụ của ông khi ông trả lời những gì, trong một số trường hợp, hóa ra là các câu hỏi khá chua cay.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi đã được tổ chức trong một giảng đường vắng vẻ trong kỳ nghỉ Giáng sinh. Carson đã mặc một áo gió màu trắng bên ngoài áo sơ mi cài khuy, quần jean xanh và Adidas. Sau một vài câu nói đùa ban đầu về sự đánh giá lẫn nhau của chúng tôi về nước Anh (Carson đã sống ở đó trong nhiều năm, và vợ ông, Joy, là người Anh), tôi rút cuốn sổ ra, mở máy ghi âm, và đặt ra một câu hỏi căn bản để giúp xác định liệu Chúa Giêsu có "chất liệu đúng mức" để trở thành Thiên Chúa hay không.

Sống và Tha thứ như Thiên Chúa

Câu hỏi ban đầu của tôi tập trung vào lý do tại sao Carson nghĩ Chúa Giêsu là Thiên Chúa trước nhất. Tôi hỏi, "Người đã nói hay làm gì, để thuyết phục ông rằng Người là Thiên Chúa?" Tôi không biết chắc ông sẽ trả lời ra sao, mặc dù tôi đoán trước ông sẽ tập chú vào các kỳ tích siêu nhiên của Chúa Giêsu. Tôi đã lầm. Carson nói, khi ngả người ra sau dựa vào ghế bọc nệm thoải mái, "Người ta có thể chỉ ra những điều như vậy như các phép lạ của Người, nhưng những người khác cũng làm các phép lạ, vì vậy dù điều này có thể là dấu hiệu, nó không mang tính quyết định. Tất nhiên, sự Phục sinh là sự minh chứng tối hậu cho căn tính của Người. Nhưng trong số rất nhiều điều Người đã làm, một trong những điều nổi bật nhất đối với tôi là sự tha thứ tội lỗi."

“Thật thế sao?" tôi nói vậy, trong khi đổi bên trong chiếc ghế đặt vuông góc với ghế của ông, để đối diện với ông một cách trực tiếp hơn. "Làm thế nào mà thế được?"

"Trọng điểm là, nếu ông làm điều gì đó chống lại tôi, tôi có quyền tha thứ cho ông. Tuy nhiên, nếu ông làm điều gì đó chống lại tôi và ai đó khác đến và nói, 'Tôi tha thứ cho bạn', hỗn xược kiểu gì vậy? Người duy nhất có thể nói những điều như vậy một cách có nghĩa là Thiên Chúa, bởi vì tội lỗi, ngay cả khi nó chống lại người khác, trước hết và trên hết là sự bất chấp Thiên Chúa và các lề luật của Người.

“Khi Đavít phạm tội ngoại tình và sắp xếp cái chết của chồng người phụ nữ, cuối cùng ông nói với Thiên Chúa trong Thánh vịnh 51, 'Đối với một mình Ngài, con đã phạm tội và làm điều ác này trước nhan Ngài.' Ông nhận ra rằng mặc dù ông đã làm sai đối với người ta, nhưng cuối cùng ông đã phạm tội chống lại Thiên Chúa, người đã tạo ra ông theo hình ảnh của Người, và Chúa cần phải tha thứ cho ông.

“Vì vậy, Chúa Giêsu đã đến và nói với những người tội lỗi, 'Tôi tha thứ cho bạn.' Các Người Do Thái ngay lập tức nhận ra sự phạm thượng trong điều này. Họ phản ứng bằng cách nói rằng, 'Ai có thể tha thứ tội lỗi ngoài một mình Thiên Chúa?' Theo suy nghĩ của tôi, điều đó là một trong những điều nổi bật nhất mà Chúa Giêsu đã làm.”

Tôi nhận xét: “Chúa Giêsu không chỉ tha thứ tội lỗi, mà Người còn quả quyết rằng bản thân Người không có tội lỗi. Và chắc chắn vô tội là một thuộc tính của thiên tính."

Ông đáp, “Đúng. Trong lịch sử ở phương Tây, người ta coi những người thánh thiện nhất cũng là những người ý thức nhất về những thất bại và tội lỗi của chính họ. Họ là những người ý thức được khuyết điểm, ham muốn và oán giận của mình, và họ đang chiến đấu với chúng một cách trung thực bằng các ân sủng của Thiên Chúa. Thực thế, họ đang chiến đấu với chúng tốt đến nỗi những người khác phải lưu ý và nói, 'Đấy là một người đàn ông hoặc người đàn bà thánh thiện.'

Nhưng Chúa Giêsu đến, người có thể nói với khuôn mặt thẳng thắn, ‘Ai trong các ông có thể kết tội tôi?' Nếu tôi nói như thế, vợ và con cái tôi và tất cả những ai biết tôi sẽ rất vui khi được đứng lên và làm chứng, trong khi không ai có thể làm chứng về Chúa Kitô."

Mặc dù sự hoàn hảo về luân lý và sự tha tội chắc chắn là đặc điểm của thiên tính, có một số các thuộc tính bổ sung mà Chúa Giêsu phải hoàn thành nếu muốn phù hợp với bản phác họa về Thiên Chúa. Đã đến lúc phải bàn đến những điều đó. Sau khi đã bắt đầu bằng cách ném những đường banh thẳng (softball) vào Carson, tôi đã sẵn sàng ném những đường banh quanh co (curveball).

Mầu nhiệm Nhập thể

Sử dụng một số ghi chú tôi đã mang theo, tôi tấn công Carson một cách liên tiếp nhanh như chớp với một số trở ngại lớn nhất đối với các khẳng định của Chúa Giêsu về thiên tính của Người.

Tôi hỏi, "Thưa Tiến sĩ Carson, làm thế nào trong thế giới này, Chúa Giêsu có thể có mặt khắp nơi nếu Người không thể ở hai nơi cùng một lúc? Làm thế nào Người có thể toàn tri khi Người nói, 'Ngay cả Con Người cũng không biết giờ Người trở lại'? Làm thế nào Người có thể toàn năng khi các sách Tin Mừng nói rõ ràng với chúng ta rằng Người không thể làm nhiều phép lạ tại thị trấn quê hương?”

Hướng cây bút về phía ông để nhấn mạnh, tôi kết luận rằng, "Ông hãy thừa nhận điều đó: chính Kinh thánh dường như lập luận chống việc Chúa Giêsu là Thiên Chúa."

Dù Carson không nao núng, ông đã thừa nhận rằng những câu hỏi này không có câu trả lời đơn giản. Dù sao, chúng đánh vào chính trái tim việc Thiên Chúa nhập thể trở thành người, tinh thần mang xác thịt, thể vô hạn trở thành thể hữu hạn, thể vĩnh cửu trở thành bị giới hạn bởi thời gian. Đó là một tín lý đã khiến các nhà thần học bận rộn trong nhiều thế kỷ. Và đó là chỗ Carson đã chọn để bắt đầu câu trả lời của ông: bằng cách trở lại cách các học giả đã cố gắng trả lời những vấn đề này suốt nhiều năm tháng.

"Trong lịch sử, đã có hai hoặc ba cách tiếp cận vấn đề này," ông bắt đầu như thế, nghe như thể ông đang bắt đầu một bài giảng ở lớp học.

"Thí dụ, vào cuối thế kỷ trước, nhà đại thần học Benjamin Warfield đã nghiên cứu trọn các sách Tin Mừng và gán các phần khác nhau cho nhân tính của Chúa Kitô hoặc cho thiên tính của Người. Khi Chúa Giêsu làm điều gì đó phản ảnh các giới hạn hay tính hữu hạn hoặc nhân tính của Người, thí dụ như nước mắt của Người; Chúa có khóc không? Điều này được gán cho nhân tính của Người."

Đối với tôi, cách giải thích đó dường như có nhiều vấn đề. Tôi hỏi, "Làm điều đó, há ông không kết cục với một Chúa Giêsu tâm thần phân liệt đó sao?”.

Ông trả lời, “Thật dễ dàng vô tình rơi vào điều đó. Tất cả các tuyên bố có tính cách tuyên xưng đã nhấn mạnh rằng cả nhân tính lẫn thiên tính của Chúa Giêsu luôn khác biệt, nhưng chúng kết hợp trong một ngôi vị. Vì vậy, ông muốn tránh một giải đáp trong đó xét về yếu tính, có một loại hai tâm trí - một tâm trí nhân bản của Chúa Giêsu và một tâm trí thiên giới của Chúa Kitô. Tuy nhiên, đây là một loại giải đáp, và có thể có một điều gì đó ở đây.

“Một loại giải đáp khác là một số hình thức kenosis, có nghĩa là 'trút bỏ.' Điều này xuất phát từ thư Philíphê 2, nơi Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, ‘vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ việc ngang hàng với Thiên Chúa là một điều gì đó để khai thác' - đó là cách nên dịch như thế, ‘nhưng tự trút bỏ’ trở thành người vô giá trị."

Điều đó có vẻ hơi mơ hồ với tôi. Tôi hỏi, "ông có thể nói rõ hơn không? Chính xác thì Người đã trút bỏ điều gì?"

Rõ ràng, tôi đã vạch đúng vấn đề. Carson trả lời với một cái gật đầu, "À, đó là vấn đề. Qua nhiều thế kỷ, người ta đã đưa ra nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Chẳng hạn, Người có trút bỏ thiên tính của Người không? Chà, lúc đó, Người sẽ không còn là Thiên Chúa nữa.

“Người có trút bỏ các thuộc tính của thiên tính Người không? Tôi cũng có vấn đề với điều đó, bởi vì rất khó để tách thuộc tính khỏi thực tại. Nếu ông có một con vật trông giống như ngựa, có mùi giống ngựa, đi như ngựa, và có tất cả thuộc tính của một con ngựa, thì ông đã có một con ngựa. Vì vậy, tôi không biết đối với Thiên Chúa có nghĩa gì khi Người trút bỏ các thuộc tính của Người và vẫn là Thiên Chúa.

“Một số người nói, 'Người không trút bỏ các thuộc tính của Người, nhưng Người trút bỏ việc sử dụng các thuộc tính của Người - một kiểu tự giới hạn làm sự việc. Điều này đang trở nên gần gũi hơn, mặc dù có những lúc đó không phải là điều Người tự giới hạn như thế - Người tha thứ tội lỗi thì chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được, rõ ràng đây là một thuộc tính của thiên tính.

“Những người khác đi xa hơn bằng cách nói, 'Người tự trút bỏ việc sử dụng độc lập các thuộc tính của Người! Nghĩa là, Người hành động như Thiên Chúa khi Cha trên trời cho phép Người làm như vậy. Điều này gần hơn nhiều. Khó khăn là có một cảm giác trong đó Con vĩnh cửu luôn hành động phù hợp với Điều răn của Chúa Cha. Ông không muốn mất điều đó, ngay trong quá khứ vĩnh hằng. Nhưng quả ta đang tiến gần hơn."

Tôi cảm thấy chúng tôi đang ở đâu đó gần với tâm điểm vấn đề, nhưng tôi không chắc chúng tôi đang đến gần hơn. Đó dường như cũng là tâm tư của Carson.

Ông nói, “Nói đúng ra, Philípphê 2 không cho chúng ta biết chính xác những gì Con vĩnh cửu đã trút bỏ. Người trút bỏ chính Người; Người trở thành người vô giá trị. Một loại trút bỏ đang được nói đến ở đây, nhưng chúng ta hãy thẳng thắn - ông đang nói về Nhập thể, một trong những mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo.

“Ông đang bàn tới Tinh thần vô hình thức, vô thân xác, toàn tri, có mặt khắp nơi, toàn năng và các tạo vật hữu hạn, có thể chạm vào được, vật lý, ràng buộc về thời gian. Việc thể này trở thành thể kia chắc chắn buộc ông phải thừa nhận mầu nhiệm.

"Vì vậy, một phần của thần học Kitô giáo là quan tâm không phải tới việc 'giải thích nhằm bác bỏ tất cả cho xong' nhưng với việc cố gắng lấy bằng chứng kinh thánh và, nhờ giữ lại tất cả bằng chứng này một cách hợp tình hợp lý, tìm cách tổng hợp một cách mạch lạc hợp lý, ngay cả khi chúng không giải thích được hết."

Đó là một cách tinh vi để nói rằng các nhà thần học có thể tiến đến chỗ đưa ra những lời giải thích có vẻ hợp lý, mặc dù họ có thể không giải thích được mọi sắc thái về Nhập thể. Một cách nào đó, điều này có vẻ hợp lý. Nếu Nhập thể là sự thật, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi những bộ óc hữu hạn không thể hoàn toàn hiểu được nó.

Đối với tôi, dường như một loại tự nguyện "trút bỏ" việc sử dụng độc lập các thuộc tính của Chúa Giêsu là hợp lý trong việc giải thích tại sao Người thường không bày tỏ thuộc tính “toàn”: toàn trí, toàn năng, và toàn hiện diện - trong sự hiện hữu ở trần thế của Người, mặc dù Tân Ước tuyên bố rõ ràng rằng tất cả những phẩm tính tối hậu đều đúng với Người.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của vấn đề. Tôi lật sang trang tiếp theo trong các ghi chú của mình và bắt đầu một dòng câu hỏi khác về một số đoạn Kinh thánh chuyên biệt dường như mâu thuẫn trực tiếp với lời khẳng định của Chúa Giêsu rằng Người là Thiên Chúa.

Còn 1 kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh truyền thông thần linh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:25 26/05/2023
Hình ảnh truyền thông thần linh

Trong đời sống con người xã hội thông tin giao hảo với nhau là một nhu cầu cần thiết, mà ngôn ngữ tiếng nói thông hiểu giữa nhau là chìa khoá phương tiện tối quan trọng trong mọi lãnh vực.

Vậy có hình ảnh truyền thông gì trong đời sống đức tin tinh thần đạo giáo không?

Những dấu chỉ như làm gío, như ngọn lửa, như âm thanh…là những phương tiện truyền thông báo hiệu trong suốt dọc lịch sử đời sống con người xưa nay.

Thánh sử Luca nơi sách kinh thánh Công vụ các tông đồ đã diễn tả thuật lại hình ảnh truyền thông đó qua sức mạnh âm thanh tiếng động của làn gío:

“ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.” ( CV 2,1-2).

Hình ảnh sức mạnh của gío bão thường xảy ra trong thiên nhiên khắp vũ trụ trời đất xưa nay. Hình ảnh này nhắc nhớ đến những trận cuồng phong bão táp một khi nổi lên, có mưa to gây lụt lội càn quét gây ra những thiệt hại kinh hoàng tàn phá những cây rừng, nhà cửa trốc mái nghiêng đổ, bờ đất lở trôi đi, cầu cống đường xá bị phá xập…các phương tiện giao thông, kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng gián đoạn đình trệ…

Nhưng làn gío mạnh ùa vào nhà ngày lễ Ngũ Tuần như trong Kinh Thánh diễn tả nói đến lại rất khác đầy ngạc nhiên. Nó không gây ra hậu qủa cảnh hoang tàn đổ nát kinh hoàng nào.

Trong thiên nhiên xưa nay gió to giông bão xẩy đến từ bên ngoài đổ ập xuống bao phủ bên ngoài chúng quanh thiên nhiên. Nhưng cơn gío mạnh ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ở Jerusalem, nơi các Tông Đồ Chúa Giêsu và có Đức Mẹ Maria tụ tập đọc kinh cầu nguyện thì khác.

Làn gío mạnh đó không ở bên ngoài chung quanh nhà cùng cây cối thiên nhiên gây ra tàn phá hoang tàn. Nhưng nó làm cho bên trong có đầy sức sống tươi mát. Lẽ dĩ nhiên, có thể gây ra cho các Tông Đồ và cho cả Đức Mẹ Maria nữa cảm giác từ kinh ngạc đến sợ hãi. Vì không hiểu sức mạnh làn gío to bỗng dưng xảy ra này mang gây ra sự gì cho họ. Nhưng sau cùng họ nhận ra sức tươi mát phấn khởi cho tinh thần tâm hồn họ.

Làn gío bão thổi bên trong căn nhà diễn tả một hình ảnh cơn gío bão trong tâm hồn nội tâm của các Tông đồ sống trải qua ở thời điểm chuyển tiếp giữa Chúa Giêsu Kitô phục sinh về trời và sức mạnh Chúa Tha8nh Thần hiện xuống, như Chúa Giesu Kitô đã đoan hứa, sẽ gửi sai Thánh Thần xuống cho trần gian.

Vì các Vị cảm thấy bơ vơ, cảm thấy tâm hồn đời sống như bị đong đưa, khi thấy Chúa Giêsu Thầy mình trở về trời, không còn hiện diện giữa họ nữa. Một khoảng trống chiếm ngự tâm hồn họ.

Sức mạnh làn gío ập vào nội tâm tinh thần con người Ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa là hình ảnh phương tiện truyền thông thần linh của Thánh Thần Thiên Chúa hiện xuống trần gian.

Và Thánh sử Luca còn dùng hình ảnh nữa diễn tả thuật lại truyền thông thần linh của Thiên Chúa:

“3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. 4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho.( Cv 2,3-4)

Hình ảnh lửa nói đến sức nóng, sự nhiệt thành. Hình lưỡi lửa ngự đậu trên các Thánh Tông Đồ và Đức Mẹ Maria là ngọn lửa truyền thông thần linh. Nó không gây ra cháy tàn phá thiêu rụi gây thiệt. Nhưng gây ảnh hưởng làm cho các Vị tông đồ có khả năng sức lực mở miệng lưỡi ra rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô.

Hình ngọn lưỡi lửa thần linh Chúa không chỉ khai mở khả năng nơi các Tông đồ ăn nói làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, nhưng còn nơi cả những người nghe các Vị tông Đồ giảng đạo, có khả năng hiểu được các Vị nói gì. Mặc dù các Vị nói tiếng Do Thái, nhưng các dân từ khắp các nước chung quanh với những nền văn hóa ngôn ngữ tiếng nói khác nhau hôm đó đến chứng kiến, vẫn hiểu được như họ đang nghe tiếng mẹ đẻ của riêng mình.

Phương tiện truyền thông thần linh này không là một chiều ( monolog), nhưng là cuộc đội thoại hai chiều ( dialog). Vì giúp cho hai bên thông hiểu nhau.

Một phép lạ nhiệm mầu đã xẩy ra khiến rào cản ngôn ngữ tiếng nói văn hóa đã được xóa bỏ. Một truyền thông thần linh của Thiên Chúa hiện đến trong trần gian.

Thánh sử Luca đếm kể đến các dân khắp các vùng nước chung quanh ngày lễ Ngũ Tuần đến mừng lễ đồng thời nghe chứng kiến các Tông Đồ Chúa Giêsu Kitô được Chúa Thấnh Thần ngự xuống giúp ăn nói thông thái mạnh dạn làm chứng cho Chúa.

Họ là dân nước đến từ Libya, ngang qua miền Nam nước Ai Cập, miền Caxedonia vùng miền nam và phía đông bờ biển Đia trung hải và xa tận hơn nữa. Như thế họ hình thành một phần đông những cư dân không chỉ thuộc những nền văn hóa chung quanh thời lúc đó, nhưng về hình thể địa lý vươn rộng tới chu vi chung quanh vùng thành Babylon.

Nơi địa điểm thành Babylon ngày xưa đã xẩy ra biến cố ngôn ngữ bất đồng- từ đó xảy ra tình trạng thông tin truyền thông bị trái ngược lộn xộn, khiến con người không còn khả năng hiểu nhau nữa, khi họ dự tính xây cây tháp Babel vươn đụng chạm tới trời cao, như Kinh thánh thuật lại ( ST 11,1-9), muốn thách thức Thiên Chúa, để chứng tỏ ngang bằng như Ngài.

Và kết qủa tháp Babel không thực hiện được. Vì truyền thông tin về ngôn ngữ bất đồng giữa nhau gây ra tình trạng hoang mang chao đảo, không ai hiểu ai.

Ngày lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống với hình lưỡi lửa ban cho người nói rao giảng là các Tông Đồ Chúa Giêsu, cùng người nghe là các dân nước vùng chung quanh bên Trung Đông, khả năng cùng thông hiểu nhau như tiếng mẹ đẻ của mình. Dù họ nói ngôn ngữ tiếng khác nhau.

Bức rào cản truyền thông về ngôn ngữ bất đồng được xóa bỏ bài trừ, giúp con người thông hiểu nhau. Đó là công trình cao cả thần linh thánh đức của Thánh Thần Thiên Chúa được loan truyền thể hiện nơi trần gian.

Ngày nay, con người thường hay vấp phải rào cản truyền thông làm ngăn chặn sự thông hiểu giao thông giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau, nhất là trong lãnh vực tinh thần đạo giáo, và với cả công trình vũ trụ thiên nhiên.

Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần là mừng làn gío, ngọn lưỡi lửa truyền thông thần linh của Thiên Chúa khơi lên lòng nhiệt thành với tình yêu của Ngài, và hướng dẫn giúp thông hiểu nhau trong nếp sống giữa con người với nhau, cùng với sự sống trong công trình thiên nhiên.

Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Tổng phản công: Các căn cứ Nga trúng Storm Shadow, nổ long trời. Xe tăng Nga lại tấn công quân Nga
VietCatholic Media
03:05 26/05/2023


1. Các cuộc đụng độ của Ukraine với Wagner ở Bakhmut đang giảm dần trong khi các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp tục ở phía tây nam thành phố

Theo phát ngôn nhân của nhóm phía đông Lực lượng vũ trang Ukraine, số vụ đụng độ giữa Ukraine với các chiến binh Wagner trong và xung quanh Bakhmut đã giảm trong vài ngày qua.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 26 tháng Năm, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết:

“Những gì chúng tôi có thể tuyên bố hôm nay là trong ba ngày qua, số lượng các cuộc đụng độ chủ yếu với các đơn vị của Wagner ở hướng Bakhmut đã giảm đi. Chúng tôi giải thích điều này là do các đơn vị của Wagner đã kiệt quệ đáng kể trong những tháng chiến đấu trước đó và thực tế là họ cần tập hợp lại và phục hồi.”

Thủ lĩnh của Wagner, Yevgeny Prigozhin đã tuyên bố các chiến binh của ông bắt đầu rút khỏi thành phố vào thứ Năm và sẽ được thay thế bởi quân chính quy Nga. Đại Tá Cherevatyi cho biết việc chuyển đổi này thực tế đã diễn ra chậm chạp trong vài tuần qua, và cho rằng sự thay đổi này gây ra “những tổn thất lớn” cho quân Nga.

Đại Tá Cherevatyi thừa nhận các chiến binh Wagner đã tiến hành nhiều cuộc tấn công hơn và khó đối mặt hơn so với những người lính Nga thông thường vì sự tàn bạo của tổ chức này và lối tấn công biển người mà quân Wagner gọi một cách tự hào là “làn sóng thịt”, trong đó họ xung phong hết đợt này đến đợt khác, bất kể tổn thất.

Trong khi Wagner kiểm soát phần lớn thị trấn, Cherevatyi cho biết Ukraine kiểm soát một phần các quận phía tây nam của thành phố. Ông nói: “Các đơn vị của chúng tôi đóng ở đó và đang tham gia phòng thủ.”

Cherevatyi kết luận bằng cách nói rằng kết quả cuối cùng của trận chiến giành Bakhmut sẽ là sự tiêu diệt hoàn toàn công ty bán quân sự Wagner. Ông kết luận: “Đối phương càng đổ máu và bị tiêu diệt, binh lính của chúng ta càng dễ dàng giải phóng vùng đất Ukraine với ít tổn thất hơn”.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các đơn vị quân Wagner ở ngoại ô thành phố Bakhmut được thay bằng quân chính quy Nga. Tuy nhiên, cô cảnh báo rằng quân Wagner vẫn ở bên trong thành phố Bakhmut và không đi đâu cả, ít nhất là cho đến sáng thứ Sáu 26 Tháng Năm.

Trong 24 giờ qua, 500 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 8 xe thiết giáp, và 20 hệ thống pháo.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 25 Tháng Năm, khoảng 205.260 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.777 xe tăng, 7.432 xe thiết giáp, 3.359 hệ thống pháo, 570 bệ phóng hỏa tiễn, 327 hệ thống phòng không, 309 máy bay chiến đấu, 296 trực thăng, 2.907 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 1.015 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.148 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 444 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

2. Ukraine hạ gục một làn sóng máy bay không người lái mới do Nga tung ra

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 26 tháng Năm, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã hạ gục tất cả 36 máy bay không người lái do Nga phóng trong đêm tại nhiều thành phố, trong đó có Kyiv.

“Đó không phải là một đêm dễ dàng. Khi đối phương tiếp tục khủng bố Ukraine, chúng đã sử dụng 36 chiếc máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất. Không một chiếc nào đến được mục tiêu”.

Kyiv nói riêng là địa điểm của một “cuộc tấn công lớn” theo chỉ huy quốc phòng của thủ đô.

Serhii Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv cho biết: “Đối phương tiếp tục với chiến thuật tấn công theo từng đợt, có một khoảng cách giữa các nhóm máy bay không người lái tấn công.”

Ở phía tây Ukraine, Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân của nước này cho biết người Nga đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng và cơ sở quân sự quan trọng nhưng tất cả đã bị hạ gục.

Ở phía nam, các lực lượng Ukraine đã phá hủy 3 máy bay không người lái ở khu vực Mykolaiv và một máy bay không người lái ở Odesa, Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam cho biết trong một tuyên bố.

3. Cảnh tượng kinh hoàng khi xe tăng Nga bắn vào một trong những đội quân của chính mình

Đoạn video chiếu cảnh xe tăng Nga bắn vào một trong những đội quân của chính mình đang gây sốc cho các blogger quân sự Nga. Một số người giải thích là do trục trặc kỹ thuật. Một số bloggers khác cho rằng chiếc xe tăng có thể đã bị quân Ukraine cướp được. Quân Ukraine được tường trình đã được Vương Quốc Anh cung cấp cho các loại đạn Uranium cạn kiệt có thể bắn xuyên qua lớp giáp của xe tăng, loại khỏi vòng chiến các tổ lái và sau đó cướp các xe tăng trong tình trạng còn nguyên vẹn.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Tank Fires on One of Its Own Troops, Video Appears to Show”, nghĩa là “Video dường như cho thấy xe tăng Nga bắn vào một trong những đội quân của chính nó.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đoạn phim đã xuất hiện cho thấy một chiếc xe tăng Nga bắn vào một trong những binh sĩ của chính họ từ một phạm vi gần như trống rỗng ở Ukraine.

Đoạn video được đăng trên kênh Telegram của Ukraine Extreme Tourism, có 2.200 người ghi danh và được ghi nhận của Lữ đoàn cơ giới 67 của Ukraine.

Quân đội Nga phần lớn đã thành công trong việc chiếm được thành phố Bakhmut của Donbas sau nhiều tháng giao tranh, mặc dù Kyiv phủ nhận việc họ đã mất kiểm soát hoàn toàn. Giám đốc tình báo Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov cho biết ông hy vọng đất nước của mình sẽ sớm phát động một cuộc phản công được dự đoán rộng rãi, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NHK của Nhật Bản.

Trong đoạn phim Telegram dài 54 giây, lần đầu tiên được đăng bởi Extreme Tourism Company vào thứ Năm, có thể thấy một chiếc xe tăng đang tiến qua một khung cảnh đầy đạn pháo. Sau khoảng 15 giây, chiếc xe tăng dừng lại và bắn một phát đạn từ cự ly gần vào một nhóm lính Nga đang đi gần đó qua một khu vực nhiều cây cối. Quả đạn phát nổ gần những người lính tạo ra một đám mây bụi, không rõ liệu họ có sống sót hay không.

Trong một bài đăng kèm theo, Extreme Tourism Company cho rằng đoạn phim, dường như được quay từ máy bay không người lái của Lữ đoàn 67 của Ukraine. Họ cho rằng cả xe tăng và tổ lái đều là người Nga.

Đoạn phim cũng được chia sẻ bởi kênh Telegram Tpyxa lớn hơn nhiều của Ukraine, có hơn 2.700.000 người ghi danh. Nó nói một cách mỉa mai về đoạn phim: “Làm tốt lắm - Hãy tiếp tục!”

Telegram đã được sử dụng rộng rãi để ghi lại và bình luận về cuộc chiến ở Ukraine bởi cả người dùng Nga và Ukraine.

Newsweek đã không thể xác minh độc lập tính xác thực của đoạn phim. Cả Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine đã được liên lạc để đưa ra bình luận qua email.

Đầu tuần này, các binh sĩ từ hai nhóm bán quân sự thân Ukraine, Quân đoàn Nga Tự do và Quân đoàn Tình nguyện Nga, đã nhanh chóng vượt qua biên giới và chiếm được một số ngôi làng ở vùng Belgorod của Nga, trước khi rút lui.

Trong một tin nhắn video, được phát hành trùng với cuộc tấn công hôm thứ Hai, một binh sĩ Quân đoàn Tự do Nga cho biết nhóm này hy vọng sẽ lật đổ chính phủ của Vladimir Putin.

Anh ấy nói: “Chúng tôi là những người Nga như các bạn. Chúng tôi muốn con cái chúng tôi lớn lên trong hòa bình và trở thành những người tự do để chúng có thể đi du lịch, học tập và hạnh phúc ở một đất nước tự do.”

Người lính mô tả nước Nga của Putin là “mục nát vì tham nhũng, dối trá, kiểm duyệt, hạn chế các quyền tự do và đàn áp.”

Vào hôm thứ Năm, Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Nga Wagner, tuyên bố quân đội của ông sẽ rút khỏi Bakhmut trước ngày 1 tháng 6 và được thay thế bằng lực lượng chính quy của Nga.

Ông nhận xét: “Chúng tôi sẽ bàn giao vị trí, đạn dược, mọi thứ kể cả lương khô cho quân đội”.

Wagner đã tham gia rất nhiều vào trận chiến giành Bakhmut kể từ mùa hè năm 2022, với việc Prigozhin tuyên bố vào đầu tuần này rằng nhóm đã tuyển mộ 50.000 tù nhân vào hàng ngũ của mình, trong đó khoảng 20% đã bị giết.

4. Prigozhin nói: Các chiến binh Wagner đã bắt đầu rút khỏi Bakhmut

Người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga hôm thứ Năm cho biết các chiến binh của ông đã bắt đầu kế hoạch rút quân khỏi thành phố Bakhmut miền đông Ukraine.

Yevgeny Prigozhin đã thông báo về việc rút quân dự kiến của Wagner vào cuối tuần, nói rằng các chiến binh của ông sẽ giao thành phố cho quân đội Nga sau khi chiếm được nó sau một trận chiến đẫm máu kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã khẳng định trong tuần này rằng các ổ kháng cự vẫn còn trong và xung quanh thành phố.

Trong một video được đăng lên kênh Telegram của ông ta vào hôm thứ Năm, Prigozhin được nhìn thấy đang bắt tay với các chiến binh Wagner và chúc mừng họ.

Prigozhin cho biết việc rút quân của Wagner dự kiến sẽ hoàn thành vào tuần tới.

“Đến ngày 1/6, phần lớn sẽ di dời về các lán trại phía sau. Chúng tôi chuyển vị trí cho quân đội. Đạn, vị trí, mọi thứ, kể cả khẩu phần ăn khô,” Prigozhin nói

Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đã đến thăm Bakhmut hôm thứ Ba, nói rằng giờ đây nó sẽ được biết đến với tên gọi cũ của Liên Xô là “Artemovsk”.

Nhưng các quan chức Ukraine hôm thứ Ba cho biết một phần của thành phố vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. “Nếu người Nga tin rằng họ đã chiếm được Bakhmut, tôi có thể nói rằng điều đó không đúng. Tính đến hôm nay, một phần của Bakhmut vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi”, cố vấn an ninh quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov nói với CNN.

5. Các căn cứ quân sự đã nổ long trời gần một ngày sau khi bị Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow.

Các quan chức Nga ở Berdiansk bị tạm chiếm cho biết các lực lượng Ukraine đã tấn công thành phố bằng hỏa tiễn Storm Shadow.

Quân đội Ukraine “đã phát động một cuộc tấn công lớn” vào thành phố, Vladimir Rogov, một thành viên của chính quyền địa phương của Nga tại Zaporizhzhia, đã cho biết như trên vào hôm thứ Năm giữa những tiếng nổ rung chuyển thành phố Berdiansk.

Rogov cho biết ông vẫn chưa có thông tin về thương vong, đồng thời cho biết thêm rằng các đội phản ứng đã có mặt tại hiện trường.

“Vẫn chưa biết liệu hỏa tiễn Storm Shadow của Anh hay thứ gì khác đã được sử dụng hay không,” Rogov nói thêm.

Nếu Ukraine đứng sau vụ tấn công bị cáo buộc, việc sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow là một lựa chọn khả dĩ, do Berdiansk nằm sâu trong lãnh thổ do Nga kiểm soát, cách tiền tuyến khoảng 100 km.

Storm Shadow là hỏa tiễn hành trình tầm xa có khả năng tàng hình do Anh và Pháp hợp tác phát triển, thường được phóng từ trên không. Với tầm bắn vượt quá 250 km, nó chỉ kém tầm bắn 300 km của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân đất đối đất, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất mà Ukraine đã yêu cầu từ lâu. Vương quốc Anh cho biết họ đã chuyển giao nhiều hỏa tiễn Storm Shadow cho Ukraine vào đầu tháng 5.

6. Video cho thấy tàu trinh sát Nga dường như đã trúng đạn

Đoạn phim được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ hôm thứ Năm dường như cho thấy những khoảnh khắc ngay trước khi thuyền không người lái va chạm với tàu trinh sát Ivan Khurs của Nga.

Anton Gerashchenko, cựu bộ trưởng và cố vấn của bộ nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn clip chưa được xác minh nhằm mục đích cho thấy một cuộc tấn công bằng thuyền không người lái vào tàu hải quân Nga Ivan Khurs hôm thứ Tư.

Nga tuyên bố hôm thứ Tư rằng họ đã hạ gục ba thuyền không người lái cố gắng tấn công tàu trinh sát ở Hắc Hải, nhưng video dường như cho thấy ít nhất một trong số 3 thuyền không người lái đã ở rất gần con tàu, mặc dù vẫn chưa rõ liệu có gây ra thiệt hại cho con tầu hay không.

Video mới do Bộ Quốc Phòng Ukraine đưa ra nhằm bác bỏ tuyên bố của Mạc Tư Khoa, cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của Ukraine vào con tàu.

Đoạn phim do Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trên mạng xã hội hôm thứ Năm và được CNN phân tích dường như cho thấy những khoảnh khắc ngay trước khi va chạm.

Đoạn video được quay từ camera đặt trên chiếc thuyền không người lái. Nó cho thấy con tàu đang tiếp cận một con tàu lớn hơn ở tốc độ cao.

Phân tích của CNN xác định con tàu có khả năng là Ivan Khurs. Nó cũng cho thấy phần mũi của thuyền không người lái, tương tự như các thuyền không người lái được thấy trong video do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải hôm thứ Năm.

Nguồn cấp dữ liệu bị cắt khi chiếc thuyền không người lái đến cách tàu trinh sát Nga vài thước là cùng. Ở một khoảng cách như thế nó có thể gây thiệt hại nặng cho chiếc tầu Nga

“Khi tàu trinh sát Nga 'Ivan Khurs' gặp một thuyền không người lái của Ukraine,” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tweet. “Thật vậy, một trận đấu hoàn hảo!”

Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga đã thừa nhận cuộc tấn công vào Ivan Khurs nhưng cho biết tất cả các thuyền không người lái đã bị hạ gục trước khi đánh trúng con tàu.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết: “Sáng nay, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã cố gắng tấn công bất thành bằng 3 chiếc thuyền không người lái vào tàu 'Ivan Khurs' của Hạm đội Hắc Hải, đang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các đường ống dẫn khí đốt 'Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ' và 'Dòng chảy Xanh' trong khu vực kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ”.

“Tất cả tàu thuyền của đối phương đã bị phá hủy bởi hỏa lực từ vũ khí thông thường của tàu Nga cách Bosporus 140 km về phía đông bắc”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu trinh sát đã trở lại nhiệm vụ bình thường vào hôm thứ Tư.

Tuyên bố của Igor Konashenkov mâu thuẫn với các nhận định của các blogger quân sự Nga cho rằng tầu Ivan Khurs đã được kéo về căn cứ của Hạm Đội Hắc Hải ở Sevastopol để sửa chữa.

7. Lukashenko nói việc chuyển giao vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga cho Belarus đã bắt đầu

Theo hãng thông tấn nhà nước BelTA, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết việc chuyển giao một số vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga sang Belarus đã bắt đầu.

“Cần phải chuẩn bị các địa điểm lưu trữ, v.v. Chúng tôi đã làm tất cả điều này. Do đó, việc chuyển giao vũ khí hạt nhân đã bắt đầu,” Lukashenko nói.

Lukashenko cũng hứa hẹn về sự an toàn của vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, nói rằng: “Đừng lo lắng về vũ khí hạt nhân. Chúng tôi chịu trách nhiệm về việc này. Đây là những vấn đề nghiêm trọng. Mọi thứ sẽ ổn thôi.”

Diễn biến này xảy ra sau khi Mạc Tư Khoa và Minsk ký thỏa thuận triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, một trong những nước láng giềng và đồng minh trung thành nhất của Nga. Lukashenko nêu khả năng Nga đặt vũ khí hạt nhân chiến lược ở Belarus trong một bài phát biểu trước quốc gia vào tháng 3, đồng thời cáo buộc một cách vô căn cứ các nước phương Tây “chuẩn bị tạm chiếm” Belarus và “tiêu diệt” nước này.

Tại cuộc gặp song phương ở thủ đô Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Belarus, ông Sergei Shoigu và ông Viktor Khrenin, đã ký các văn bản quy định thủ tục cất giữ vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga trong một cơ sở chuyên dụng ở Belarus, nước láng giềng phía bắc của Ukraine.

Ông Shoigu cho biết, phía Belarus đã nhận được hệ thống hỏa tiễn tác chiến-chiến thuật Iskander-M, có khả năng sử dụng hỏa tiễn không chỉ ở dạng thông thường mà còn ở dạng hạt nhân.

“ Một phần máy bay Belarus đã được chuyển đổi để có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Các quân nhân đã trải qua quá trình huấn luyện thích hợp,” Shoigu nói thêm.

“Cộng hòa Belarus quan tâm đến việc phát triển hơn nữa mối quan hệ đồng minh chiến lược với Liên bang Nga trong lĩnh vực quân sự,” Khrenin nói với Shoigu.

Lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya nói với CNN vào thời điểm diễn ra cuộc đàm phán ban đầu rằng quyết định của Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước láng giềng là “nhằm mục đích khuất phục Belarus”.

8. Các ngôi làng có nguy cơ bị lũ lụt sau khi Nga phá hủy một con đập ở miền đông Ukraine

Một quan chức ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine đã cáo buộc lực lượng Nga phá hủy một con đập và gây nguy hiểm cho cư dân gần đó.

Thống Đốc Donetsk là ông Pavlo Kyrylenko cho biết, các cuộc tấn công vào đập của Hồ chứa nước Karlivka khiến các ngôi làng Halytsynivka, Zhelanne-1 và Zhelanne-2 gần đó có nguy cơ bị ngập lụt.

Kyrylenko cho biết: “Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược quy mô lớn, quân đội xâm lược của Nga đã liên tục nã pháo vào Karlivka, nhắm vào con đập, phớt lờ thực tế rằng dân thường sẽ phải chịu đựng những hành động này.

Các dịch vụ khẩn cấp của Ukraine tin rằng con đập có thể bị vỡ và đã bắt đầu ứng phó với tình hình, các nhà lãnh đạo khu vực cho biết.

“Các cộng đồng trong khu vực có thể xảy ra lũ lụt đã được cảnh báo. Nếu cần thiết, việc di tản thường dân sẽ bắt đầu,” ông nói.

9. Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết sẽ gửi thêm thiết bị quân sự tới Ukraine

Phần Lan hôm thứ Năm cam kết gửi thêm thiết bị quân sự tới Ukraine.

Gói quốc phòng thứ 16 của Phần Lan dành cho Ukraine sẽ bao gồm vũ khí phòng không và đạn dược trị giá 109 triệu euro hay 117 triệu USD, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Phần Lan nói với CNN.

Điều đó nâng tổng viện trợ quốc phòng từ Phần Lan cho Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào năm ngoái lên tới 1,1 tỷ euro hay 1,18 tỷ USD.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn chính phủ Phần Lan vì sự viện trợ này

10. Zelenskiy nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và sự tự do trong bài phát biểu dành cho sinh viên tốt nghiệp Đại Học Johns Hopkins

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, diễn giả của lễ tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins năm 2023, đã nhiều lần nhắc nhở các sinh viên tốt nghiệp về tầm quan trọng của thời gian trong suốt bài phát biểu của mình, mà ông đã phát biểu từ xa qua video hôm thứ Năm.

“Mọi người cuối cùng đều nhận ra rằng thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất trên hành tinh – không phải dầu mỏ, uranium, không phải lithium hay bất cứ thứ gì khác – mà là thời gian,” Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm.

Zelenskiy nói với các sinh viên tốt nghiệp rằng họ có “cả cuộc đời” phía trước để tìm ra những việc cần làm tiếp theo.

“Thời gian của cuộc đời các bạn nằm trong tầm kiểm soát của các bạn,” Zelenskiy nói. “Thời gian sống của tất cả những người Ukraine buộc phải sống qua cuộc xâm lược khủng khiếp của Nga, thật không may, phải chịu nhiều yếu tố mà họ không thể kiểm soát được”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi đang cố gắng nắm bắt thời gian của cuộc đời mình, những gì đang xảy ra với chúng tôi.”

Zelenskiy cho biết Ukraine và các đồng minh làm mọi thứ có thể mỗi ngày để giúp đẩy lùi cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Tổng thống Ukraine kết thúc bài phát biểu của mình với niềm tin rằng các sinh viên tốt nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy các nguyên tắc tự do và dân chủ.

“Tôi chắc chắn rằng các bạn, noi gương tổ tiên của mình, sẽ tiếp tục lãnh đạo thế giới tự do và thế kỷ này sẽ là thế kỷ của chúng ta,” Zelenskiy nói. “Một thế kỷ mà các giá trị tự do, đổi mới và dân chủ ngự trị.”

11. Liên Hiệp Âu Châu gia hạn đình chỉ thuế quan và hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu của Ukraine thêm một năm

Các bộ trưởng thương mại Âu Châu đã đồng ý gia hạn các biện pháp tạm thời đình chỉ thuế hải quan và hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu của Ukraine vào Liên minh Âu Châu thêm một năm, cho đến tháng 6 năm 2024.

Việc nới lỏng tạm thời các quy định thương mại giữa Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu có hiệu lực vào tháng 6 năm 2022.

“Bằng cách gia hạn các biện pháp này, Liên Hiệp Âu Châu đang tiếp tục thể hiện sự ủng hộ vững chắc về chính trị và kinh tế đối với Ukraine,” Hội đồng Âu Châu họp tại Brussels hôm thứ Năm cho biết trong một thông cáo báo chí.

Ủy ban Âu Châu, đã đề xuất gia hạn vào tháng 2, cho biết việc tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế sẽ giúp “giảm bớt tình hình khó khăn mà các nhà sản xuất và xuất khẩu Ukraine phải đối mặt” trong bối cảnh Nga xâm lược.

12. Hơn 100 tù binh Ukraine từng chiến đấu gần Bakhmut được Nga trao đổi tù binh

Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết hơn 100 người Ukraine từng chiến đấu ở khu vực Bakhmut và bị bắt làm tù binh đã được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân.

“106 người dân của chúng ta đang trở về nhà. Đây là những chiến binh từ hướng Bakhmut - 8 sĩ quan, 98 binh sĩ và trung sĩ,” Yermak nói trong một bài đăng trên Telegram”Họ đã chiến đấu vì Bakhmut và lập được chiến công ngăn chặn đối phương tiến sâu hơn vào phía Đông của chúng tôi,” anh nói. “Mỗi người trong số họ đều là anh hùng của đất nước chúng ta.”

Trụ sở điều phối của Ukraine về đối xử với tù nhân chiến tranh cho biết ba thi thể cũng đã được hồi hương - hai người nước ngoài và một phụ nữ Ukraine.

“Tất cả những người được thả đã bảo vệ đất nước của chúng tôi theo hướng Bakhmut; 68 người trong số họ được coi là mất tích,” nhóm điều phối cho biết.

Nhóm này cho biết 98 tù binh là từ Lực lượng Vũ trang Ukraine, trong đó có 21 người từ Lực lượng Phòng thủ Lãnh thổ của Ukraine. Bảy lính biên phòng và một quân nhân của Dịch vụ Vận tải Đặc biệt Nhà nước cũng đã được thả.

“Ít nhất bảy trong số những người bảo vệ được giải cứu đã bị các vết thương khác nhau: vết thương do đạn và mảnh đạn, bỏng và gãy xương, và đã mắc các bệnh mãn tính trầm trọng hơn. Người lớn tuổi nhất trong số những người lính được giải cứu là 59 tuổi, người trẻ nhất là 21 tuổi”, thông báo cho biết thêm.

Tổng cộng, 2.430 người đã được trở về nhà nhờ các cuộc trao đổi, nhóm này cho biết thêm trong số đó có 139 thường dân.

Diễn biến này xảy ra khi Lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố các chiến binh của ông ta đang rút khỏi thành phố phía đông Ukraine và sẽ được thay thế bởi binh lính Nga.

Các quan chức Ukraine hôm thứ Ba cho biết một phần của thành phố vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, và quân Wagner dường như chỉ được thaybằng quân chính quy Nga ở ngoại ô thành phố Bakhmut. Quân Wagner bên trong thành phố vẫn ở nguyên vị trí.

13. Tình báo Nga tuyên bố họ đã ngăn chặn hai cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy điện hạt nhân

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã bắt giữ hai người đàn ông liên quan đến các cuộc tấn công nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân của Nga hồi đầu tháng này, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.

FSB cáo buộc các cuộc tấn công đã được lên kế hoạch nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân ở vùng Leningrad và Tver trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 của Nga.

Báo cáo của TASS tuyên bố các cuộc tấn công đã lên kế hoạch được tổ chức bởi Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Ukraine.

FSB nêu tên hai người đàn ông bị bắt là Maystruk Alexander và Usatenko Eduard. Người đàn ông thứ ba, Kishchak Yuriy, cũng bị truy nã liên quan đến âm mưu bị cáo buộc.

Báo cáo không nêu rõ thời điểm các vụ bắt giữ được thực hiện.

Nga tổ chức cuộc duyệt binh hàng năm vào ngày 9 tháng 5 để đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Trước Ngày Chiến thắng năm nay, Điện Cẩm Linh đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

14. Các công tố viên Hà Lan đã tịch thu một khu đất gần Amsterdam thuộc về con rể cũ của Vladimir Putin.

Lô đất ở Duivendrecht thuộc sở hữu của Jorrit Faassen, một doanh nhân người Hà Lan đã kết hôn với Maria Vorontsova, con gái lớn của tổng thống Nga.

Một tài liệu trong cơ quan ghi danh đất đai của Hà Lan cho thấy lô đất đã bị văn phòng công tố quốc gia tịch thu vào ngày 12 tháng 5 vì các vi phạm tài chính, kinh tế và môi trường. Cơ quan này chịu trách nhiệm thực thi việc tuân thủ các lệnh trừng phạt.

Các tài liệu địa chính của Hà Lan cho thấy lô đất đã bị tịch thu như một phần của cuộc điều tra hình sự.

15. Trong các cuộc hội đàm được tổ chức vào tuần này tại Kyiv, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã đích thân cảm ơn Ben Wallace vì Vương quốc Anh tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Bộ Quốc phòng cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov trong chuyến thăm thủ đô Ukraine, sau khi Anh cung cấp cho Ukraine khả năng tấn công chính xác tầm xa vào đầu tháng này.

Các nguồn tin của Anh cho biết việc cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow hoàn toàn phù hợp với việc Vương quốc Anh ký kết chế độ kiểm soát công nghệ hỏa tiễn một cách tự nguyện, nhằm hạn chế sự phổ biến của hỏa tiễn hành trình.

Wallace cho biết trong các bình luận được đưa ra vào thứ Năm rằng:

“Tôi rất vui được đến thăm Kyiv một lần nữa để gặp người bạn tốt của tôi Oleksii Reznikov để thảo luận về các giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến của Ukraine chống lại cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga. Vương quốc Anh tiếp tục cung cấp thiết bị, đào tạo và tư vấn cho các lực lượng vũ trang Ukraine. Tôi cũng đã đến thăm một số chỉ huy quân sự đã rất dũng cảm đẩy lùi lực lượng Nga.”
 
Ngoạn mục: Quảng trường Thánh Phêrô trong tháng Hoa. Đức Tổng Giám Mục Ukraine than thở về tình trạng chiến tranh
VietCatholic Media
06:40 26/05/2023


1. Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Bồ Đào Nha

Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Bồ Đào Nha, từ ngày 02 đến ngày 06 tháng Tám tới đây, nhân dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 37 tại Lisbon, thủ đô nước này, và Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Trung tâm Thánh Mẫu Fatima, ngày 05 tháng Tám, nơi ngài đã đến hồi tháng Năm năm 2017 để tôn phong hai chân phước mục đồng Giaxinta và Phanxicô Marto lên bậc hiển thánh.

Mặt khác, Ủy ban Tòa Thánh về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế cho biết Đại hội thứ 53 sẽ tiến hành tại Quito, thủ đô Ecuador, từ ngày 08 đến ngày 15 tháng Chín năm tới, 2024, với chủ đề: “Tình huynh đệ để chữa lành thế giới”, lấy hứng từ lời Tin mừng “Tất cả các con là anh chị em với nhau” (Mt 23,8), và nhắc nhớ kinh nghiệm đồng hành của Giáo hội, được kêu gọi trở thành nơi huynh đệ bao gồm, cùng thuộc về Giáo hội và có tinh thần hiếu khách sâu xa.

Ngày 10 tháng Năm vừa qua, tại trụ sở Hội đồng Giám mục Ecuador, huy hiệu và bài ca chính thức của Đại hội Thánh Thể này đã được giới thiệu.

Các tin tức về biến cố này được trình bày trên trang mang của Ủy ban chuẩn bị và của Ủy ban Tòa Thánh về các Đại hội Thánh Thể quốc tế.

Vị giám mục người Bồ Đào Nha cho rằng việc lựa chọn con tem kỷ niệm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới như hiện nay là không phù hợp và “Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô không đồng nhất với hình ảnh dân tộc chủ nghĩa này”. Con tem cũng đã bị chỉ trích nặng nề trên phương tiện truyền thông xã hội.

Cuối tuần qua, Tòa Thánh đã quyết định rút lại con tem Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sau các chỉ trích.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức Cha Carlos Moreira Azevedo, người Bồ Đào Nha, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, cho rằng hình ảnh con tem kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới do Vatican đưa ra là “rất tệ”.

Vatican đã đưa ra một con tem kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon, lấy cảm hứng từ một bức tranh của Padrão dos Descobrimentos, trong đó hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô ở vị trí của Infante Henrique và những người trẻ tuổi ở vị trí của các nhà hàng hải.

Sau khi hình ảnh con tem được công bố, đã có một số bình luận tiêu cực được đăng trên mạng xã hội, trong đó đề cập đến chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha.

Đối với vị giám mục người Bồ Đào Nha, “Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn không đồng nhất với hình ảnh dân tộc chủ nghĩa này”, mà theo quan điểm của ngài là “trái ngược với tình huynh đệ đại đồng”.

Theo Đức Cha Carlos Azevedo, đang làm việc tại Vatican, con tem “dựa trên một tác phẩm rất nổi tiếng” và “gợi lên một cách sử thi một thực tế mục vụ không tương ứng với tinh thần đó”.

Thiết kế của tem, được phát hành cùng với tem kỷ niệm, có logo WYD, được thiết kế bởi Stefano Morri.

“Giống như thuyền trưởng Henrique dẫn đầu thủy thủ đoàn trong việc khám phá tân thế giới, thì Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dẫn dắt giới trẻ và Giáo hội trong con thuyền của Thánh Phêrô”, một ghi chú được đăng trên trang web tin tức của Vatican News giải thích như trên.

Đức Cha Carlos Azevedo nhìn nhận rằng con tem có ý hướng “thúc đẩy” cuộc gặp gỡ của những người trẻ tuổi với Đức Giáo Hoàng, nhưng chẳng may lại lấy các hình ảnh tiêu biểu của chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha.

Con tem được đề cập có mệnh giá 3,10 euro và số lượng in là 45.000 chiếc.

Con tem kỷ niệm, ở định dạng hình tròn, đại diện cho logo chính thức của WYD Lisbon, sẽ được bưu điện “Arco delle Campane” (ở Praça São Pedro) sử dụng từ ngày 16 Tháng Năm.

Lisbon là thành phố được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới lần tới, sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 năm nay, với các nghi lễ chính diễn ra tại Parque Tejo, phía bắc Parque das Nações, bên bờ sông Tagus.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được khai sinh theo sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau thành công của cuộc gặp gỡ đầu tiên vào năm 1985 tại Rôma.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên diễn ra vào năm 1986, tại Rôma, đã đi qua Buenos Aires (1987), Santiago de Compostela (1989), Czestochowa (1991), Denver (1993), Manila (1995), Paris (1997), Rome ( 2000 ), Toronto (2002), Cologne (2005), Sydney (2008), Madrid (2011), Rio de Janeiro (2013), Krakow (2016) và Panama (2019).

Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên ghi danh tham gia Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023, vào ngày 23 tháng 10 năm 2022, tại Vatican, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật. Cử chỉ này đánh dấu việc mở ghi danh trên toàn thế giới cho cuộc gặp gỡ thế giới của những người trẻ tuổi với Đức Giáo Hoàng.

Cho đến nay, hơn 600.000 thanh niên đã ghi danh.

2. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk than thở rằng: Một giai đoạn leo thang chiến tranh mới đang mở ra trước mắt chúng ta

Đáng buồn thay, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn và chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn leo thang mới. Theo các tổ chức quốc tế, khoảng 18 triệu người Ukraine hiện nay cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cho biết như trên vào tuần thứ 66 của cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng trong những ngày gần đây, số lượng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn trong đêm vào Ukraine, đặc biệt là ở Kyiv, đã tăng lên đáng kể.

“Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn sẽ cứu sống hàng trăm thường dân. Hãy cho thế giới biết rằng Ukraine đang đứng vững, Ukraine đang chiến đấu, Ukraine đang cầu nguyện!” vị lãnh đạo tinh thần nhấn mạnh.

Ngài lưu ý rằng phiên họp thứ 94 của Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã được tổ chức tại Trung tâm Thánh Mẫu “Zarvanytsia” vào những ngày này. Tại cuộc họp thượng hội đồng này, các thành viên của Thượng hội đồng đã xem xét, cách riêng đến tình hình nhân đạo ở Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nhận định rằng các vấn đề sẽ chỉ gia tăng trong những tháng tới. “Đầu tiên, nhu cầu giúp đỡ người dân về lương thực ngày càng tăng. Và chúng tôi đang nỗ lực để cung cấp thức ăn cho người đói và cho người khát,” ngài nói.

Vấn đề nhân đạo lớn thứ hai là trẻ em là nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất. Ngày nay, hàng ngàn trẻ em đã phải dừng việc học và không có cơ hội tiếp tục học ở trường. Do đó, nó có thể trở thành một vấn đề nhân đạo to lớn.

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cũng cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì Ngài sẵn sàng ủng hộ một kế hoạch hòa bình để giải quyết vấn đề to lớn của Ukraine trong cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy.

“Kế hoạch hòa bình 10 điểm mà Ukraine đưa ra hôm nay trên thực tế là 10 loại khủng hoảng nhân đạo hoặc các cuộc khủng hoảng khác đòi hỏi phải có phản ứng ngay lập tức. Do đó, kế hoạch hòa bình của Tổng thống của chúng tôi là mười yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của người dân Ukraine, từ các vấn đề an ninh đến việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân chúng tôi,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói.

Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở rằng Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã luôn và sẽ ở bên người dân của mình, đóng vai trò là tiếng nói của họ trước quyền lực của thế giới này, nuôi dưỡng người dân của mình, chữa lành vết thương cho họ, làm mọi thứ có thể để họ có thể sống - sống trong Chúa, sống dồi dào.
Source:UGCC

3. Quảng trường Thánh Phêrô được chiếu sáng bởi ánh nến vào mỗi tối thứ Bảy khi những người hành hương lần chuỗi Mân Côi trong một cuộc rước để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.

Cuộc rước Mân Côi là một phần trong sáng kiến của Vatican trong tháng Năm, một thời gian đặc biệt của lòng sùng kính trong Giáo Hội Công Giáo để tôn vinh Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Đền Thờ Thánh Phêrô đang tổ chức cuộc rước nến vào lúc 9 giờ tối Thứ Bảy hàng tuần trong tháng Năm. Giữa những cơn giông bão mùa xuân của Rôma, những người hành hương đã trung thành đến tham gia đám rước, dù mưa hay nắng.

Cha Michael Kong, một linh mục từ Úc hiện đang cư trú tại Rôma, đã tham dự cuộc rước gần đây nhất và chuẩn bị cho thời tiết xấu.

“Tôi đi bộ đến quảng trường Thánh Phêrô với chiếc dù của mình dưới mưa. Nhưng điều may mắn là ngay trước khi buổi đọc kinh bắt đầu, trời tạnh mưa,” Cha Kong nói với CNA.

Vị linh mục cho biết cuộc rước công khai là một lời nhắc nhở đẹp đẽ rằng có “rất nhiều người vẫn lần chuỗi Mân Côi và có lòng sùng kính Đức Maria.”

“Điều này bảo đảm với tôi rằng tôi không đi bộ một mình, nhưng có nhiều tín hữu lần chuỗi Mân Côi và đi trên con đường này với cùng một ý định,” ngài nói.

Cuộc rước Mân Côi là một trong một số hoạt động sùng kính công khai mới diễn ra tại Vatican. Đền Thờ Thánh Phêrô cũng đang tổ chức một cuộc hành hương đi bộ đưa những người hành hương đến cầu nguyện tại những bức ảnh Đức Mẹ quan trọng nhất trong đền thờ vào mỗi thứ Bảy của tháng Năm lúc 4 giờ chiều

Trong suốt mùa hè, Đền Thờ Thánh Phêrô cũng sẽ tiếp tục cung cấp các Chầu Thánh Thể ngoài trời vào Thứ Ba đầu tiên của mỗi tháng.

Trong cuộc rước Mân Côi, những người hành hương mang theo một bức ảnh lớn có khung của Đức Trinh Nữ Maria có tựa đề “Mater Ecclesiae,” có nghĩa là “Mẹ của Giáo hội,” một bản sao của bức ảnh gốc được tìm thấy bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Hình ảnh Mater Ecclesiae ban đầu của Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Hài Đồng được vẽ trên một cây cột trong Đền Thờ Thánh Phêrô cũ, được xây dựng bởi Hoàng đế Constantine vào thế kỷ thứ tư. Sau đó, nó được chuyển đến Đền Thờ Thánh Phêrô vào thế kỷ 16, nơi vẫn có thể nhìn thấy nó phía trên một trong những bàn thờ phụ.

Một bức tranh khảm về Đức Trinh Nữ Maria nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô được lấy cảm hứng từ hình ảnh Mater Ecclesiae ban đầu. Bức tranh khảm được lắp đặt sau vụ ám sát Thánh Gioan Phaolô II vào năm 1981.

Khi làm phép bức tranh khảm, Đức Gioan Phaolô II đã cầu nguyện “xin cho tất cả những ai đến Quảng trường Thánh Phêrô này sẽ ngước nhìn lên Mẹ Maria, để được hướng dẫn, với tình cảm tin tưởng của người con, lời chào và lời cầu nguyện của họ.”

Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thêm Lễ Nhớ “Đức Maria, Mẹ Giáo hội” vào lịch phụng vụ cho Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống.


Source:Catholic News Agency

4. Chính Thống Giáo Ukraine quyết định mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 để tách biệt hoàn toàn với Nga

Giáo Hội Chính Thống chính thức của Ukraine hôm thứ Tư cho biết họ đã quyết định chuyển sang lịch mà Lễ Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12, một động thái nhằm xa rời hoàn toàn với Nga.

Các tín hữu Kitô Ukraine, đa số theo Chính thống giáo, có truyền thống tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 Tháng Giêng cùng với các quốc gia Chính thống khác.

“Câu hỏi này nảy sinh với một động lực mới do sự xâm lược của Nga,” Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU, đã viết như trên trong một thông báo về sự thay đổi khỏi lịch Julian.

“Ngày nay, lịch Julian được coi là có liên quan đến văn hóa Giáo Hội Nga”

Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, chiếm 10% dân số Ukraine, đã công bố một sự thay đổi tương tự vào tháng Hai vừa qua.

Reuters báo cáo rằng OCU cho biết họ sẽ sử dụng lịch Julian sửa đổi từ ngày 1 tháng 9, là ngày bắt đầu năm phụng vụ mới.
 
Ukraine đồng loạt tấn công nhiều nơi, cả ở Nga, hạ 2 chiếc Su-25 của Putin. Cháy Bộ Quốc Phòng Nga
VietCatholic Media
16:57 26/05/2023


1. Ukraine tuyên bố bắn hạ hầu hết các hỏa tiễn và máy bay không người lái trong đợt tấn công cường tập mới nhất của Nga. Hai chiếc Su-25 của Nga bị bắn rớt tại chiến trường Melitopol.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 26 tháng Năm, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết các lực lượng phòng không và không quân Ukraine đã bắn hạ 10 hỏa tiễn và 25 máy bay không người lái của Nga trong đêm, được Nga tung ra để tấn công thủ đô Kyiv, thành phố Dnipro và các khu vực phía đông.

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết 10 hỏa tiễn được bắn từ Biển Caspi đã bị bắn rớt hết, bên cạnh 23 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất và 2 máy bay không người lái trinh sát.

Ông cho biết tổng cộng 17 hỏa tiễn và 31 máy bay không người lái đã được Nga phóng ra trong các cuộc tấn công, bắt đầu vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương vào tối thứ Năm và tiếp tục cho đến 5 giờ sáng thứ Sáu.

Các quan chức cho biết một số máy bay không người lái và một số hỏa tiễn đã tấn công trúng các mục tiêu ở khu vực Kharkiv và Dnipro.

“Đó là một đêm rất khó khăn.” Serhiy Lysak, thống đốc khu vực Dnipro, cho biết và than thở rằng “Dnipro đã phải chịu đựng.”

Lysak cho biết một số ngôi nhà, xe hơi và các công ty tư nhân, bao gồm một công ty vận tải và một trạm xăng, đã bị hư hại.

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết thêm: Không quân Ukraine đã tiến hành 5 cuộc không kích nhắm vào các cụm thiết bị và nhân lực của Nga. Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã tấn công một trạm kiểm soát của Nga, một hệ thống phòng không, hai cụm nhân lực, một kho đạn dược, một trạm radar và hai cơ sở pháo binh đang khai hỏa.

Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 26 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng xâm lược Nga lui về thế phòng thủ ở các hướng Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Maryinka. Trong 24 giờ qua, chỉ có 22 cuộc đọ súng trong ngày qua so với hàng trăm cuộc đọ súng như trước đây. Trừ một số trường hợp cá biệt, quân xâm lược không chủ ý tấn công và chỉ đáp trả trước các cuộc tấn công của quân Ukraine.

Tại thành phố Bakhmut, quân Wagner được tin là chưa rút ra khỏi thành phố này như trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã tuyên bố trước đó. Một số blogger quân sự Nga cho rằng Bộ Quốc Phòng Nga nhận định rằng cuộc tổng phản công của quân Ukraine đã bắt đầu nên đã yêu cầu quân Wagner tiếp tục giữ nguyên hiện trạng.

Theo Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, các đơn vị quân Wagner ở ngoại ô thành phố Bakhmut được thay bằng quân chính quy Nga. Tuy nhiên, quân Wagner vẫn ở bên trong thành phố Bakhmut và không đi đâu cả.

Quân Nga nghĩ rằng quân Ukraine sẽ tấn công vào thành phố Melitopol trong vùng Zaporizhzhia bị tạm chiếm nên đã cho hai chiếc chiến đấu cơ Su-25 tấn công vào các đơn vị của Vệ Binh Quốc Gia Ukraine. Cả hai chiếc đã bị trúng hỏa tiễn phòng không vác trên vai của lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Ukraine. Chiếc thứ nhất nổ tung trên bầu trời. Phi công kịp nhảy dù ra ngoài và thoát vào vùng tạm chiếm. Chiếc thứ hai cũng trúng đạn, khói mù mịt nhưng không nổ. Phi công Nga tìm cách đáp khẩn cấp xuống đất. Cho đến nay, quân Ukraine vẫn không biết số phận của phi công Nga và chiếc máy bay này.

Trong 24 giờ qua, 460 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 1 xe tăng, 3 xe thiết giáp. Đặc biệt, quân Nga đã mất đến 25 hệ thống pháo.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 26 Tháng Năm, 205.720 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại của quân Nga còn bao gồm 3.796 xe tăng, 7.435 xe thiết giáp, 3.384 hệ thống pháo, 570 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 328 hệ thống phòng không, 310 máy bay chiến đấu, 296 máy bay trực thăng, 2.910 máy bay không người lái cấp tác chiến-chiến thuật, 1.015 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.161 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 446 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

2. Toàn bộ các mục tiêu trên không trong cuộc tấn công Kyiv đã bị tiêu diệt

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết lực lượng phòng không đã xác định vị trí và tiêu diệt tất cả các phương tiện mà đối phương đã triển khai để cố gắng tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine.

“Một cuộc không kích khác vào Kyiv là cuộc không kích thứ 13 liên tiếp kể từ đầu tháng Năm! Như mọi khi, đó là một cuộc tấn công ban đêm. Lần này, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã phóng hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-555 từ khu vực Caspian,” Tướng Popko cho biết.

Theo các báo cáo sơ bộ, tất cả các mục tiêu của đối phương đã được định vị và tiêu diệt trong không phận Kyiv.

Người đứng đầu Biệt khu Thủ đô cho biết thêm, tính đến giờ này, không có thương vong hay thiệt hại nào được ghi nhận ở Kyiv.

3. Máy bay không người lái tấn công các tòa nhà ở vùng Belgorod, Krasnodar

Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin, người đóng vai trò hàng đầu trong việc chiếm bán đảo Crimea nhận định rằng cuộc tổng phản công của Ukraine đã bắt đầu với việc quân Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga để tạo ra một tình trạng bối rối khiến quân Nga phải rút về bảo vệ các lãnh thổ của chính mình.

Nhận định của ông ta có thể là đúng. Sáng thứ Sáu 26 Tháng Năm, Thống đốc khu vực Belgord, Vyacheslav Gladkov, cho biết một máy bay không người lái đã tấn công tòa nhà của công ty Gazprom ở vùng Belgorod của Nga giáp với Ukraine vào cuối ngày thứ Năm, 25 tháng Năm. Công ty Gazprom là công ty năng lượng lớn nhất của Nga.

Kênh Telegram Baza, trích dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Nga, cho biết vụ việc xảy ra tại thị trấn Oktyabrskiy lúc 23h ngày 25/5. Một chiếc máy bay không người lái của Ukraine đã thả một quả bom xuống tòa nhà Gazprom. Các cửa sổ bị vỡ, mặt tiền và mái của tòa nhà bị hư hại.

Trong khi đó, Thống đốc khu vực Krasnodar là ông Veniamin Kondratyev cho biết vào lúc 04:17 sáng thứ Sáu ngày 26 tháng 5, máy bay không người lái đã tấn công tòa nhà chính quyền ở Krasnodar của Nga. Mái của tòa nhà bị hư hại. Theo báo cáo, có hai máy bay không người lái và một trong hai chiếc dường như đã đã bị bắn hạ.

Sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, nhiều mục tiêu khác nhau trên khắp nước Nga đã bị máy bay không người lái tấn công.

4. Khu vực Belgorod phía nam của Nga giáp với Ukraine đã bị tấn công từ hỏa lực pháo binh của Ukraine trong 24 giờ qua

Thị trấn Graivoron của Belgorod, cách biên giới Ukraine khoảng 7km, đã bị hỏa hoạn trong vài giờ, với 4 ngôi nhà, một cửa hàng, một xe hơi, một đường ống dẫn khí đốt và một đường dây điện bị hư hại, thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết trong một chương trình truyền hình tối thứ Sáu 26 Tháng Năm.

Ông Gladkov cho biết 5 quận liên tục bị tấn công bằng máy bay không người lái, súng cối và pháo binh và thị trấn Kozinka đã bị tấn công hơn 130 lần.

Các cuộc tấn công vào khu vực biên giới diễn ra khi Kyiv tiếp tục cho rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn chống lại lực lượng của Mạc Tư Khoa. Bộ Quốc Phòng Nga nhận định rằng cuộc tổng phản công của Ukraine đã xảy ra.

Gladkov không báo cáo thương vong trong các cuộc tấn công. Đây là lần thứ hai trong một ngày Gladkov báo cáo về các cuộc tấn công của quân Ukraine. Buổi sáng cùng ngày ông cho biết một máy bay không người lái đã tấn công tòa nhà của công ty Gazprom ở vùng Belgorod của Nga giáp với Ukraine vào lúc 23h ngày thứ Năm, 25 tháng Năm.

5. Doanh trại và kho đạn pháo của Nga trong quận Kalininskyi của Donetsk bị tấn công

Denis Pushilin, lãnh đạo do Nga bổ nhiệm của khu vực Donetsk bị tạm chiếm, cho biết thành phố Donetsk đã bị các lực lượng Ukraine tấn công.

Ông ta nói: “Đối phương đang tăng cường pháo kích vào Donetsk. Lúc 9 giờ sáng, quận Kalininskyi của thành phố bị tấn công từ các hệ thống Himars của Mỹ. Hậu quả, một phụ nữ trẻ tử vong và một người khác bị thương.”

“Nửa giờ sau, tại cùng một quảng trường, một vụ tấn công thứ hai bằng vũ khí tương tự đã xảy ra vào thời điểm các nhà báo, lực lượng cấp cứu và các dịch vụ phản ứng khác đang làm việc tại hiện trường vụ pháo kích thứ nhất”.

“Tại quận Kalininskyi của Donetsk, hai bệnh viện, một trạm xăng và một tòa nhà viện nghiên cứu đã bị hư hại sau 2 vụ pháo kích này”.

“Tôi yêu cầu cư dân Donetsk không di chuyển trên đường trừ khi thực sự cần thiết.”

Donetsk là một trong bốn khu vực của Ukraine mà Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập vào năm ngoái, mặc dù chỉ chiếm một phần lãnh thổ. Pushilin trước đây là người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và đồng thời là quyền thống đốc được bổ nhiệm của Liên bang Nga trong khu vực.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết cả hai bệnh viện được nêu trong báo cáo của Denis Pushilin trước đây là các bệnh viện nhưng đã bị Nga biến thành các trại lính và làm các kho chứa vũ khí, đạn dược.

6. Hỏa hoạn tại Bộ Quốc phòng Nga làm dấy lên đồn đoán

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fire at Russian Defense Ministry Sparks Speculation”, nghĩa là “Hỏa hoạn tại Bộ Quốc phòng Nga làm dấy lên đồn đoán.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Mạc Tư Khoa đã phủ nhận thông tin cho rằng có hỏa hoạn tại tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga sau khi có thông tin cho rằng ngọn lửa bùng phát trên ban công của tòa nhà.

Người dùng mạng xã hội đã chia sẻ video và báo cáo về khói và mùi nhựa cháy phát ra từ tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga trên Frunzenskaya Embankment ở trung tâm Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Tư.

Trên một số kênh Telegram, các nhân chứng cho biết có mùi khét nồng nặc xung quanh tòa nhà. CNN đưa tin về video cho thấy khói bao quanh tòa nhà và người ta nghe thấy một người phụ nữ nói: “Mùi cháy thật kinh khủng”.

“Một đám cháy bùng phát trên ban công của tòa nhà Bộ Quốc phòng,” hãng thông tấn nhà nước Tass ban đầu dẫn lời một nguồn dịch vụ khẩn cấp cho biết vào tối thứ Tư và nói rằng các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, các quan chức địa phương sau đó cho biết đám cháy không được phát hiện tại tòa nhà.

“Thực tế về vụ cháy vẫn chưa được xác nhận, vì không có đám cháy nào được tìm thấy khi sở cứu hỏa đến,” Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Mạc Tư Khoa cho biết, Newsweek đã liên hệ để bình luận. Bộ Tình trạng Khẩn cấp nói thêm rằng không có báo cáo về thương vong.

Các mục tiêu quân sự của Nga như sân bay và kho chứa đã bị tấn công trong cuộc chiến ở Ukraine do Vladimir Putin bắt đầu. Nga đã đổ lỗi cho Ukraine về một số vụ tấn công, vốn đã gia tăng tần suất trong vài tháng qua.

Đầu tháng 5, một vụ nổ nhỏ tại Điện Cẩm Linh, dường như do hai máy bay không người lái gây ra, được Mạc Tư Khoa mô tả là một âm mưu nhằm vào tính mạng của Putin.

Ukraine phủ nhận trách nhiệm nhưng tờ New York Times đưa tin hôm thứ Năm rằng các quan chức Mỹ tin rằng vụ tấn công bằng máy bay không người lái “có khả năng được dàn dựng” bởi một trong những đơn vị tình báo hoặc đơn vị quân đội đặc biệt của Ukraine.

Một đánh giá sơ bộ sử dụng thông tin liên lạc bị chặn đã không tiết lộ cho tình báo Hoa Kỳ biết ai đã thực hiện vụ tấn công hoặc liệu Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hoặc nhóm thân cận của ông có biết về hoạt động này hay không, mặc dù một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng ông không biết.

The Times đưa tin vụ tấn công là một trong số các hoạt động khiến các quan chức Mỹ “không thoải mái” trong bối cảnh lo ngại rằng có nguy cơ là Nga sẽ đổ lỗi cho Mỹ - nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất của Ukraine - và trả đũa bằng cách mở rộng cuộc chiến ra ngoài lãnh thổ Ukraine.

Một số quan chức Mỹ ban đầu coi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Cẩm Linh là một hoạt động “cờ giả” của Mạc Tư Khoa nhằm lấy cớ để leo thang cuộc xâm lược Ukraine.

Nhưng tờ Times đưa tin rằng các thông tin liên lạc bị chặn cho thấy các quan chức Nga đã rất ngạc nhiên trước sự xâm nhập của máy bay không người lái, điều này làm suy yếu nhận thức về khả năng giám sát không gian của Mạc Tư Khoa.

7. Ukraine cần F-16 nhất để 'cô lập Crimea'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Needs F-16s Most to 'Isolate Crimea'“, nghĩa là “Ukraine cần F-16 nhất để 'cô lập Crimea'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Khi Tổng thống Joe Biden chấp thuận chuyển giao F-16 cho Ukraine từ các đồng minh và việc Mỹ đào tạo phi công Ukraine, không ai có thể nói chắc chắn khi nào những chiếc máy bay quan trọng này sẽ xuất hiện trên chiến trường trên bầu trời Ukraine.

Theo một chuyên gia đã nói chuyện với Newsweek, “khi nào” thậm chí không phải là câu hỏi đúng — mà câu hỏi quan trọng phải là “ở đâu”.

Brynn Tannehill, một nhà phân tích kỹ thuật của RAND Corporation cho biết: “Khoảng khắc mà những chiếc F-16 sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất không phải là thời điểm. Đó là một hợp lưu của các điều kiện.”

Hiện tại, Nga kiểm soát một vùng lãnh thổ ở miền nam Ukraine chạy suốt từ sông Dnipro ở phía tây đến biên giới Nga ở phía đông. Cây cầu đất liền của lãnh thổ bị tạm chiếm này mang lại cho Nga một tuyến đường tiếp tế dễ tiếp cận tới Crimea bị tạm chiếm. Tuy nhiên, nếu các lực lượng Ukraine chứng minh được khả năng cắt đứt cây cầu đất liền này bằng cách tiến về phía nam tới Biển Azov, thì lựa chọn đáng tin cậy nhất còn lại của Nga để tiếp tế cho bán đảo nổi tiếng khô cằn này sẽ là Cầu Eo biển Kerch.

“Ukraine đã nói rằng họ có ý định lấy lại Crimea, nhưng họ muốn làm như vậy một cách không đổ máu,” Tannehill giải thích. “Thời điểm mà một hỏa tiễn JASSM được bắn ra từ một chiếc F-16 có khả năng cô lập Crimea, đó là thời điểm mà những chiếc F-16 cần thiết nhất”.

Tuy nhiên, trước khi thời điểm đó đến, một loạt công tác chuẩn bị phức tạp phải được hoàn thành để bảo đảm rằng quân đội Ukraine, được trang bị những chiếc máy bay mới nhưng đã qua sử dụng của mình, sẵn sàng đối phó với thời điểm đó. Phi công phải được đào tạo, đường băng phải được cải thiện, chuỗi hậu cần phải được thiết lập và một số quốc gia phương Tây phải đồng ý thực sự chia tay với một phần đáng kể kho dự trữ F-16 của họ.

Trong khi một loạt quốc gia bao gồm Mỹ, Hà Lan, Bỉ và Na Uy đã được thảo luận là các quốc gia tài trợ F-16 tiềm năng, không có cam kết chắc chắn nào về việc giao máy bay được đưa ra bởi bất kỳ quốc gia nào trong số họ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Andriy Zagorodnyuk, người vẫn có mối quan hệ tốt ở Kyiv, nói với Newsweek rằng ông hy vọng những chiếc F-16 đầu tiên sẽ bắt đầu đến “trong vài tháng nữa, trước cuối năm nay”.

Tuy nhiên, Tannehill cảnh báo rằng có thể còn lâu nữa Ukraine mới thực sự sẵn sàng sử dụng loại máy bay này với toàn bộ tiềm năng của chúng.

Bà giải thích: “Ngay cả khi chỉ mất khoảng 4 tháng để đào tạo lại một phi công có kinh nghiệm điều khiển MiG-29 hoặc Su-27 để chuyển sang F-16, thì có thể mất nhiều thời gian hơn thế trước khi bạn có một đội bảo trì có khả năng bảo dưỡng máy bay để bạn không phải đặt nó trên tầu và gửi nó đến Ba Lan mỗi khi nó cần sửa chữa cơ bản.”

“Chiếc F-16 sử dụng rất nhiều vật tư tiêu hao, vì vậy, một bước cần thiết để giữ chúng bay trên không là tích lũy một 'núi linh kiện' trên mặt đất cho phép bạn hoán đổi những thứ cơ bản cần được thay thế thường xuyên. Bước quan trọng quyết định cuộc đua không phải là việc đào tạo phi công. Nó nằm ở khía cạnh bảo trì và mặc dù người Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình đó bằng cách đưa các nhà thầu đến trợ giúp, nhưng tôi cho rằng phải đến đầu năm sau mọi thứ mới ổn định.”

Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào tiện ích cuối cùng của F-16 trên chiến trường là việc cung cấp đạn dược. Các hỏa tiễn JASSM mà Tannehill đã đề cập là rất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động tiềm năng nào trong tương lai nhằm vô hiệu hóa Cầu Eo biển Kerch hoặc đẩy lùi hải quân Nga khỏi cảng ở Sevastopol có tầm bắn 370 km. Nếu không có JASSM, những chiếc F-16 vẫn sẽ được Ukraine sử dụng, nhưng tiềm năng của chúng sẽ bị hạn chế phần lớn trong việc cung cấp thêm một lớp phòng không chống lại hỏa tiễn hành trình.

Nhìn từ quan điểm của Kyiv, một thành phố vẫn dễ bị tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga, khả năng này không phải là không đáng kể.

Mykola Bielieskov, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, nói với Newsweek: “Các máy bay F-16 bảo đảm rằng không phận Ukraine không bị tranh chấp. Các máy bay sẽ cho phép chúng tôi phát hiện số lượng lớn hơn các mục tiêu đang lao tới ở phạm vi lớn hơn và bắn hạ chúng một cách đáng tin cậy hơn so với khả năng hiện tại”.

“Chúng cũng sẽ cho phép chúng tôi tiết kiệm đạn dược cho các hệ thống phòng không hiện có của chúng tôi,” ông nói thêm.

Trong khi Tannehill và Bielieskov đều kỳ vọng việc cung cấp F-16 sẽ cải thiện khả năng của Ukraine trên chiến trường, họ cũng nhấn mạnh rằng việc bổ sung vài chục máy bay phương Tây đã qua sử dụng sẽ không giúp Ukraine đạt được ưu thế trên không dọc theo chiến tuyến của cuộc chiến, chứ đừng nói đến sự thống trị trên không trên các thành phố của Nga.

Mặc dù Biden tuyên bố rằng ông đã nhận được “sự bảo đảm chắc chắn” từ Zelenskiy rằng máy bay phương Tây sẽ không được sử dụng “để đi vào lãnh thổ địa lý của Nga”, nhưng nhiều khả năng đó là do khả năng phòng không của Nga, chứ không phải là các thỏa thuận chính trị giữa Kyiv và Washington, nhằm bảo đảm rằng không phận Nga vẫn an toàn đối với F-16.

Ông Bielieskov nói: “Không ai ở Ukraine coi F-16 là viên đạn bạc có thể đột ngột kết thúc chiến tranh, nhưng máy bay mang lại cho quân đội của chúng tôi những khả năng cần thiết, ít nhất có thể giúp rút ngắn thời gian đó”.

Bất chấp những dự đoán chính xác nhất của các chuyên gia chiến tranh hàng không, quân đội Ukraine sẽ sử dụng chính xác những chiếc F-16 của mình như thế nào vẫn là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Trong suốt cuộc chiến, Ukraine đã thể hiện sở trường trong việc điều chỉnh một cách sáng tạo các nguồn lực hạn chế sẵn có để đạt được những kỳ tích quân sự bao gồm việc bảo vệ thành công Kyiv, giải phóng khu vực Kharkiv và thành phố Kherson, nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu quân sự ở cả đại lục Nga và Crimea bị tạm chiếm, và việc vô hiệu hóa một phần Cầu Eo biển Kerch.

Khi được hỏi khi nào ông dự kiến những chiếc F-16 sẽ đến Ukraine và chúng có thể được sử dụng như thế nào, Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat chỉ nói: “Càng sớm càng tốt, chúng sẽ giúp ích rất nhiều, hãy ghi nhớ lời tôi nói”.

8. Giám đốc Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine khẳng định cuộc phản công của Ukraine đã chín muồi

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Counteroffensive Is Primed, Warns Kyiv Intel Chief”, nghĩa là “Giám đốc Tình Báo Kyiv cảnh báo rằng cuộc tổng phản công của Ukraine đã chín muồi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Người đứng đầu cơ quan tình báo của Ukraine đã kêu gọi sự khởi đầu của cuộc phản công của đất nước ông chống lại sự xâm lược của Nga, nói rằng “thời gian không thể lãng phí nữa.”

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NHK của Nhật Bản, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov, nói rằng các lực lượng Ukraine hiện có phương tiện để bắt đầu giải phóng các lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

“Chúng tôi đã có sẵn kho vũ khí tối thiểu và các thiết bị khác. Tôi chỉ có thể nói rằng nó sẽ sớm bắt đầu,” Budanov cho biết trong các bình luận được các hãng tin Ukraine đăng tải. Ông nói rằng nhiều dân thường “vẫn đang bị Nga xâm lược”, thêm vào đó, “không thể lãng phí thời gian nữa.”

Budanov nói rằng quân đội Ukraine không có thiết bị cho một trận chiến kéo dài và sẽ cần thiết bị quân sự quan trọng để tiếp tục hoạt động. Ông hoan nghênh thỏa thuận đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí đạt được tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua ở Hiroshima, Nhật Bản.

Budanov cũng nói rằng Ukraine đang ngăn chặn “90% các cuộc tấn công vào quân đội của chúng tôi”, nhưng các cuộc tấn công của Nga vào các trung tâm hậu cần và quân đội đang được huấn luyện đã làm tổn hại đến các kế hoạch phản công của Kyiv.

Bình luận của ông được đưa ra khi Lực lượng Không quân Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng lực lượng phòng không của họ đã đánh chặn tất cả 36 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất được bắn trong đêm. Bộ Tư lệnh miền Nam của Ukraine cho biết ba máy bay không người lái trên bầu trời Mykolaiv Oblast và một chiếc ở Odesa Oblast đã bị phá hủy.

Ukraine cho biết, quân đội Nga đã nã pháo vào khu vực Kherson 83 lần, khiến ít nhất 4 người bị thương.

Mikhail Razvozhayev, thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên thành phố do Nga xâm lược trong đêm thứ Tư.

“Chúng tôi cần nhiều vũ khí hơn. Và chúng tôi cần máy bay chiến đấu,” Budanov nói với NHK, “Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế thực sự sẵn sàng hỗ trợ chúng tôi.”

Cuộc phỏng vấn với Budanov được thực hiện vào ngày 19 tháng 5, và đã có những suy đoán và sự không chắc chắn về thời điểm phản công của Ukraine, một phần được thúc đẩy bởi những thông điệp khó hiểu từ Kyiv. Trong một cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình nước ngoài khác, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết cuộc tấn công trên thực tế đã bắt đầu.

Ông nói với kênh truyền hình Rai 1 của Ý: “Cuộc phản công đã diễn ra được vài ngày.”

Trong một diễn biến khác, chỉ huy Lực lượng tình nguyện Nga chống Điện Cẩm Linh, vừa tiến hành một cuộc đột kích vào tỉnh Belgorod của Nga giáp Ukraine, cho biết nhóm của ông sẽ tiến hành nhiều cuộc xâm nhập hơn nữa vào lãnh thổ Nga.

Sau khi Mạc Tư Khoa nói rằng họ đã đẩy lùi cuộc đột kích, Denis Kapustin nói với các phóng viên rằng “các bạn sẽ gặp lại chúng tôi ở phía đó”, đồng thời nói thêm “một lần nữa sẽ có một điểm mà mọi thứ trở nên nóng bỏng”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để xin bình luận.

9. Máy bay Nga khiêu khích trên Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nước này đã điều máy bay chiến đấu sau khi phát hiện máy bay quân sự Nga trên Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản hôm thứ Năm.

Cơ quan này đã phát hiện một máy bay thu thập thông tin IL-20 của Nga đang bay khứ hồi từ Biển Okhotsk đến Thái Bình Dương và một chiếc IL-20 khác bay về vùng biển gần đảo Sado trước khi chuyển hướng về lục địa.

Tưởng cũng nên biết thêm: Một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Thế chiến II chưa bao giờ được Nga và Nhật Bản ký kết, phần lớn là do tranh chấp về một nhóm đảo do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhưng bị Nga chiếm đóng.

Các đảo Kunashiri, Etorofu, Shikotan và Habomai của chuỗi đảo Kuril đã bị Liên Xô chiếm giữ vào cuối Thế chiến II. Tokyo tuyên bố quần đảo này là “Lãnh thổ phía Bắc” của mình và vấn đề này đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ.

Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, “chướng ngại vật chính” giữa Mạc Tư Khoa và Tokyo là quần đảo Kuril.

Do nằm giữa hòn đảo lớn Hokkaido của Nhật Bản và Bán đảo Kamchatka của Nga, quần đảo mang lại một số lợi ích về quân sự và chính trị.

“Đối với Nhật Bản, có một nền tảng địa chính trị hiện đại của họ ở đây: vị thế là kẻ thua cuộc trong Thế chiến II vẫn ngăn cản người Nhật có một lực lượng quân sự chính thức, một cơ quan tình báo nước ngoài và một số thứ khác. Đối với Đất nước Mặt trời mọc, sự trở lại của Quần đảo Kuril thực sự có nghĩa là sửa đổi hoặc thậm chí hủy bỏ tình trạng thời hậu chiến của Nhật”

Trong khi đó, đối với Mạc Tư Khoa, quần đảo này là “con bài mặc cả”, cả với Nhật Bản và đặc biệt là với Trung Quốc.

Trung Quốc coi bất kỳ nỗ lực sửa đổi nào đối với các thỏa thuận sau chiến tranh là rất tiêu cực, và một chiến thắng tiềm năng cho Tokyo trong tranh chấp về quần đảo Kuril là điều không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh. Trung Quốc không thể chấp nhận được việc quần đảo này được trao trả cho Nhật Bản đến mức Bắc Kinh có thể làm phức tạp các mối quan hệ ngoại giao với Nga khi một biến cố như vậy xảy ra.

10. Nhật Bản công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Mạc Tư Khoa.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết Nhật Bản sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga sau khi hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy nước (G7) mà nước này đăng cai vào tuần trước đã nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt việc Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.

Reuters đưa tin rằng ông Matsuno, phát ngôn viên chính phủ hàng đầu của Tokyo, cũng lên án động thái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga hôm thứ Năm ở Belarus, nói rằng điều đó sẽ làm căng thẳng thêm các tình huống xung quanh cuộc xâm lược Ukraine.

“Là quốc gia duy nhất hứng chịu các vụ ném bom nguyên tử trong thời chiến, Nhật Bản không bao giờ chấp nhận mối đe dọa hạt nhân của Nga, chứ chưa nói đến việc sử dụng nó,” ông Matsuno nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Trong một hành động phối hợp với G7, Nhật Bản sẽ đóng băng tài sản của 78 nhóm và 17 cá nhân, bao gồm cả các sĩ quan quân đội ở Nga và cấm xuất khẩu sang 80 thực thể của Nga chẳng hạn như sang các phòng thí nghiệm nghiên cứu trực thuộc quân đội

Nhật Bản cũng sẽ cấm cung cấp các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật cho Nga, mặc dù các chi tiết của biện pháp này sẽ được công bố vào một ngày sau đó, một tuyên bố của Bộ Thương mại cho biết.

11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Trong ít nhất 20 năm qua, Nga đã chứng kiến sự gia tăng của các nhóm bán quân sự bên ngoài lực lượng vũ trang chính quy của mình.

Tuy nhiên, quá trình 'bán quân sự hóa' này đã tăng tốc đáng kể kể từ khi Nga xâm lược Ukraine và đặc biệt quan trọng ở Bán đảo Crimea.

Nhà lãnh đạo của Crimea do Nga xâm lược, Sergei Aksyonov, đã xúc tiến việc thành lập một số đơn vị địa phương, những đơn vị này thường tuyên bố có liên hệ với truyền thống Cossack. Hầu hết đã được trao một số trạng thái bán chính thức như các đơn vị dự bị của quân đội chính quy.

Khi tuyển dụng các chiến binh, Aksyonov có thể làm như thế vì muốn đánh bóng uy tín yêu nước của mình, nhưng ông cũng có thể xuất phát từ lo ngại về khả năng bảo vệ bán đảo của quân đội chính quy.

Lực lượng đồn trú chính của Nga, Quân đoàn 22, hiện chủ yếu được triển khai bên ngoài bán đảo và đã chịu thương vong nặng nề.
 
Lời kêu gọi từ GH đau khổ ở TQ. Người cải đạo Nhật trang trí nhà thờ Pháp với các bích họa ngoạn mục
VietCatholic Media
17:03 26/05/2023


1. Lời kêu gọi từ Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc.

Tạp chí The Catholic Herald của Anh cho đăng tải một bài viết mà tờ này cho là của “một người Công Giáo Trung Quốc, người mà vì những lý do rõ ràng, được giấu tên”. Bài viết có nội dung chính như sau

Việc thuyên chuyển Ông Thẩm Bân (Shen Bin, 沈斌) từ Giáo phận Hải Môn đến giáo phận Thượng Hải lân cận vào ngày 4 tháng 4 năm 2023 đánh dấu sự thất bại của thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Vatican năm 2018. Các linh mục giáo phận ở Thượng Hải hầu hết miễn cưỡng chấp nhận Thẩm Bân làm giám mục của Thượng Hải, và có vẻ như ông ta gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc cai quản của mình, chẳng hạn như thuyên chuyển các linh mục giữa các giáo xứ.

Việc bổ nhiệm đã được thực hiện mà không có sự chấp thuận của Tòa Thánh bởi cơ quan gọi là ‘Hội đồng Giám mục Trung Quốc’, một tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, trong đó Thẩm Bân là Chủ tịch. Đây là lần thứ hai Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm một giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.

Lần đầu tiên, bị Vatican tố cáo, là việc bổ nhiệm bất hợp pháp Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照),, giám mục của Giáo phận Dư Giang thuộc tỉnh Giang Tây, làm Giám Mục Phụ Tá của cái gọi là ‘Giáo phận Giang Tây’. (Cùng với việc kiểm soát việc bổ nhiệm giám mục, nhà nước Trung Quốc đã tự đảm nhận tổ chức lại các giáo phận mà không cần tham khảo Tòa thánh.) Nhìn lại 5 năm kể từ khi có thỏa thuận, thật khó để nhận ra những kết quả tích cực của nó.

Có lẽ đáng ngạc nhiên là các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và các linh mục của họ không nhất thiết được bảo vệ khỏi sự bách hại—chẳng hạn như việc tịch thu các tòa nhà của nhà thờ, hoặc bắt giữ tùy tiện—và một số lượng lớn các giáo phận bị cố tình bỏ trống không có giám mục. Không có Hội đồng Giám mục chính thức nào được Vatican công nhận, vì theo định nghĩa, phải có mọi giám mục và chỉ là các giám mục hợp pháp của một quốc gia mới là thành viên của Hội đồng Giám mục.

Hai trường hợp trên đã được người Công Giáo Trung Quốc biết đến rộng rãi, và dường như rõ ràng là thỏa thuận đã không làm được gì ngoài việc khuyến khích nhà nước Trung Quốc xâm phạm hơn nữa quyền tự do và quyền của Giáo hội. Thay vì nhượng bộ mà không có bất cứ động thái đáp lại nào từ Trung Quốc, đã đến lúc Vatican ít nhất phải phản đối. Vì phẩm giá của Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi kêu gọi rằng:

1. Tòa thánh tuyên bố rằng việc bổ nhiệm Ông Thẩm Bân làm Giám Mục Thượng Hải là bất hợp pháp và không có hiệu lực.

2. Tòa thánh tiết lộ toàn bộ nội dung của Thỏa thuận bí mật Trung Quốc-Vatican 2018 cho các tín hữu trên toàn thế giới, đặc biệt những người ở Trung Quốc biết. Họ có quyền được biết một thỏa thuận quan trọng như vậy liên quan đến họ.

3. Tòa Thánh xem xét lại việc gia hạn thỏa thuận với Đảng Cộng sản Trung Quốc và điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình nhằm đạt được một số nhượng bộ thực sự vì lợi ích của Giáo hội.

Người xưa có câu: “Quân tử thà chết chứ không để nhục” (士可殺不可辱). Người Công Giáo Trung Quốc không muốn những nhượng bộ vô tận chỉ mang lại đau đớn và khổ sở cho Giáo hội. Ngay cả khi phải trả giá bằng sự xấu hổ về mặt ngoại giao, chúng tôi muốn Vatican phá vỡ sự im lặng của mình và đáp ứng việc thuyên chuyển bất hợp pháp này với lòng can đảm và phẩm giá, hơn là nhắm mắt làm ngơ trước nó.

2. Những bức tranh tường tinh tế của nhà nguyện ở Pháp, được vẽ bởi một phật tử Nhật Bản cải đạo sang Công Giáo

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “Exquisite murals of chapel in France, painted by Japanese convert” nghĩa là “Những bức tranh tường tinh tế của nhà nguyện ở Pháp, được vẽ bởi những người cải đạo Nhật Bản”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Những bức tường của nhà nguyện Đức Mẹ Hòa bình ở Reims được vẽ vào những năm 1960 bởi Foujita, một nghệ sĩ người Nhật đã cải đạo sang Công Giáo.

Làm thế nào mà một nghệ sĩ Nhật Bản, sống ở Pháp, đến để vẽ những bức tường của một nhà nguyện? Nghệ sĩ người Pháp gốc Nhật Léonard Tsuguharu Foujita là một Phật tử. Ông chuyển sang Công Giáo năm 1959, sau một thời gian dài làm việc tại Pháp. Sau cuộc cải đạo này, ông mong muốn xây dựng một nhà nguyện. Cha đỡ đầu của ông, người đứng đầu nhà sản xuất rượu vang trứ danh Mumm Champagne, đã mua một mảnh đất để anh có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Foujita muốn nó trở thành một nhà nguyện lấy cảm hứng từ phong cách Rôma, coi phong cách kiến trúc này là thuần túy và đơn giản nhất. Dự án xây dựng được giao cho một kiến trúc sư.

Ngay sau khi tòa nhà được hoàn thành, các bức tường của nhà nguyện đã được Foujita, lúc đó đã 80 tuổi, vẽ gần như hoàn toàn bằng các bức bích họa. Ông cũng thiết kế các cửa sổ kính màu.

Sau khi chuyển sang Công Giáo, Léonard Foujita bắt tay vào việc xây dựng Nhà nguyện Đức Mẹ Hòa bình ở Reims vào năm 1964, và hoàn thành vào năm 1966.

Cái tên Foujita chọn cho tòa nhà có bề ngoài khiêm tốn này là nhà nguyện Đức Mẹ Hòa Bình (Notre-Dame-de-la-Paix). Ông chọn tiêu đề này để ám chỉ đến “Pacem in Terris,” hay “Hòa bình tại thế” là thông điệp của Giáo hoàng Gioan XXIII. Được xuất bản vào năm 1963 giữa Chiến tranh Lạnh, ba năm trước khi nhà nguyện được xây dựng, đó là một thông điệp hòa bình không chỉ gửi đến người Công Giáo mà còn cho tất cả mọi người.

Cựu Ước và Tân Ước là nguồn cảm hứng chính cho họa sĩ. Là một người hâm mộ nhiệt thành các họa sĩ thời Phục hưng Ý, ông đã vẽ rất nhiều các tác phẩm của Michelangelo và Leonardo da Vinci. Ông cũng chọn tên rửa tội của mình để vinh danh Leonardo, cũng như để vinh danh Chân phước Leonard Kimura, một trong những vị tử đạo của Nhật Bản. Mặt sau của nhà nguyện có một bức bích họa gợi lên Đức Mẹ Hòa bình.

Trên bàn thờ cao, trên cùng một nền xanh mây trời, Chúa Cha chào đón các tín hữu và du khách.

Nhiều cảnh khác nhau trong cuộc đời của Chúa Giêsu được thể hiện trên tất cả các bức tường. Gần giếng rửa tội là bức bích họa Lễ rửa tội của Chúa Kitô. Ở bên trong mặt tiền nhà thờ là cuộc đời của Chúa Giêsu, kết thúc bằng sự Phục sinh.

Đối với những nguồn cảm hứng thông thường này cho một nhà thờ, Foujita đã thêm một chút truyền thống Nhật Bản: Hoa (chẳng hạn như hoa cúc) và côn trùng gợi lại nguồn gốc Á Châu của ông. Bộ phim về Hiroshima cũng xuất hiện trong một sáng tác của ông. Họa sĩ được chôn cất trong nhà nguyện này, được coi là di chúc nghệ thuật và tinh thần của ông.


Source:Aleteia

3. Đức Hồng Y Zuppi: Chiến tranh là đại dịch

Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Giáo phận Bologna, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, tuyên bố rằng: “Chiến tranh là đại dịch. Nó liên hệ tới tất cả chúng ta!”

Đức Hồng Y bày tỏ lập trường này khi đề cập đến đề tài hòa bình tại Ukraine, đi từ sự dấn thân của Đức Thánh Cha đối với nhân dân Ukraine đau thương. Đức Hồng Y Zuppi nói rằng: “Chúng ta biết ơn Đức Thánh Cha vì lời ngôn sứ của ngài, vốn là điều họa hiếm ngày nay, vì khi nói về hòa bình, dường như người ta tránh đứng về phe nào, không nhìn nhận các trách nhiệm”.

Đức Hồng Y Zuppi tuyên bố như trên, tại khóa họp Toàn thể thường niên của Hội đồng Giám mục Ý, đang tiến hành từ chiều thứ Hai, ngày 22 đến thứ Năm, ngày 25 tháng Năm này, tại Hội trường Thượng Hội đồng Giám mục ở Vatican. Đức Hồng Y nói: “Tiếng nói của Đức Thánh Cha chứa đựng sự lo âu sâu xa của các dân tộc đang cần hòa bình, nỗi lo âu của họ nhiều khi không diễn tả được, và thường không được lắng nghe.”

Đức Hồng Y Zuppi mới được Đức Thánh Cha ủy thác trách nhiệm tìm phương thế giúp làm lắng dịu tình hình căng thẳng và chiến cuộc hiện nay giữa Ukraine và Nga, cũng như tại hai phe liên hệ. Đức Hồng Y đặt câu hỏi: “Đâu là những nỗ lực sáng tạo để xây dựng hòa bình?, một câu hỏi cũng đã được Đức Thánh Cha nêu lên trong cuộc viếng thăm mới đây tại Hung Gia Lợi... Chúng hãy để cho mình bị câu hỏi này gây bất an, để không phải chỉ có lôgíc tàn bạo của xung đột. Dường như trong tâm hồn nhiều người không còn sự hăng say xây dựng một cộng đoàn các dân nước an bình và ổn định, trong khi người ta phân chia các vùng, đánh dấu những khác biệt và những trào lưu quốc gia chủ nghĩa đang tái bành trướng... Nhưng hòa bình sẽ không bao giờ đến từ sự theo đuổi những chiến lược lợi lộc, nhưng từ những chính sách có khả năng cùng nhau nhìn tới sự phát triển của tất cả mọi người”.

Lập trường của Đức Hồng Y Zuppi cũng phản ánh chủ trương của Đức Thánh Cha Phanxicô, giữa lúc trên chiến trường và trong lãnh vực chính trị, các nước đang chia thành phố, phục vụ cho lợi lộc riêng của mình.
 
Thánh Ca
Tháng Hoa: Đức Trinh Nữ Maria – Người Nữ Tuyệt Vời
Giáo Hội Năm Châu
00:53 26/05/2023