Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu bằng Tình Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:52 20/05/2024
SUY NIỆM LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM – B
(Mt 18, 26-30)
Yêu bằng Tình Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa
Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là Đại Lễ Chúa Ba Ngôi mà trong tiếng La-tinh gọi là Trinitatis: Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần.
Lễ này nhắc chúng ta nhớ tới mầu nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa hằng sống. Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa là Cha đầy lòng yêu mến, Chúa Thánh Thần là kết quả của tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con; đồng thời Người cũng đã tự mô tả mình là Con Thiên Chúa Tình Yêu.
Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, toàn bộ đời sống của người kitô hữu tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi và xoay quanh mầu nhiệm Tình Yêu ấy. Trước hết chúng ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người rửa tội vừa đổ nước vừa đọc rằng, cha rửa con hoặc tôi rửa ông bà anh chị “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần“. Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng (A, hoặc E, hãy nhận chiếc nhẫn cưới này làm dấu chỉ tình yêu và lòng trung thành của A, hoặc E, Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần). Lời cầu nguyện vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện rằng: Hỡi linh hồn, hãy lìa xa trần thế này, nhân Danh Thiên Chúa là Cha, Đấng đã tạo dựng, Chúa Con, Đấng đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hóa với hy vọng rằng Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh. Chính vì thế mà trong mối liên hệ với mầu nhiệm không cùng này, đời sống Ki-tô hữu chính là việc hiện thực hóa mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bài trích sách Đệ nhị luật (4,32-34.39-40) kể lại việc Môsê nhắc nhở dân Is-ra-el hãy nhớ lại những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho Dân. Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu; ngoài Chúa ra, không có thần nào khác nữa. Chúa Con là Đấng ban ân sủng, Chúa Cha là nguồn suối tình yêu, Chúa Thánh Thần là Đấng hiệp nhất các tín hữu. Chúa Cha yêu thế gian, không muốn luận phạt thế gian (x.Ga 3,1-6).
Trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 8,14-17), Thánh Phaolô minh chứng rằng: Chúa Thánh Thần vì yêu mến đã làm cho chúng ta trở nên những người con của Thiên Chúa là Cha, và anh em của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa trong tình yêu.
Để nhân loại được tận hưởng Tình Yêu Ba Ngôi, Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi rao giảng và làm phép rửa cho muôn dân Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần (x.Mt 18,26-30).
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta khám phá ra sự hiệp thông trong ánh sáng và Tình Yêu, sự sống được trao tặng và đón nhận giữa Chúa Cha và Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, Đấng Yêu Thương, Đấng Được Yêu và chính Tình Yêu, theo cách nói của Thánh Augustinô.
Khi nói đến tình yêu Thiên Chúa, chúng ta phải hiểu đây là một sự hiệp thông giữa các Ngôi Vị, Bản chất của Thiên Chúa, sự hiện hữu của Ngài chính là để yêu mến chúng ta. Ngài là hiện thân của Tình yêu. Ngôi Cha chỉ là Cha vì Ngài hiện hữu cho Con Ngài. Ngôi Con hiện hữu vì chỉ sống cho Cha, hiến trọn cho Ngài. Thánh Thần là do bởi mối tình Cha và Con.
Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.
“Thiên Chúa Ba Ngôi” là một từ thần học không có trong Kinh Thánh nhưng được dùng để diễn tả một cách rõ ràng nhất về Thiên Chúa Ba Ngôi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (tức là Chúa Giêsu) và Chúa Thánh Thần… Kinh Thánh cũng minh nhiên rằng chỉ có Một Thiên Chúa Duy Nhất, nhưng có Ba Ngôi Vị y hệt nhau về bản tính thiêng liêng. Một vài người đã cố gắng để đem lại cho con người những sự minh họa về Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng tất cả đều khập khiễng, vì Thiên Chúa không như người ta tưởng.
Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”. Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thiên Chúa nhân lành và yêu thương, nên tất cả mọi việc Ngài làm đều thể hiện lòng nhân lành và tình yêu thương ấy. Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài yêu thương chúng ta. Ngài muốn chúng ta hoàn hảo hơn, tốt hơn, đây là chân lý hiển nhiên. Những sự tốt lành và yêu thương ấy thấm nhập vào trong cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta nên hoàn hảo.
Thánh Gioan Thánh Giá viết : “Bạn hãy đem tình yêu đến nơi không có tình yêu, bạn sẽ tìm thấy tình yêu”. Và điều này rất đúng, bởi vì đó chính là những gì Thiên Chúa đã và đang làm cho thế giới. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
Người ta nói nhiều về tình yêu. Tình yêu là những gì Thiên Chúa dành cho chúng ta. Hãy yêu đi, bạn sẽ được hạnh phúc! Vì tình yêu chính là trao ban sự sống cho người mình yêu. Tình yêu đơn giản là cho đi nhưng không. Yêu là mất tất cả để nhận được mọi sự từ Thiên Chúa. Yêu là sống mà không tính toán. Yêu là trở nên giống Thiên Chúa.
(Mt 18, 26-30)
Yêu bằng Tình Yêu Ba Ngôi Thiên Chúa
Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là Đại Lễ Chúa Ba Ngôi mà trong tiếng La-tinh gọi là Trinitatis: Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần.
Lễ này nhắc chúng ta nhớ tới mầu nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa hằng sống. Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa là Cha đầy lòng yêu mến, Chúa Thánh Thần là kết quả của tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con; đồng thời Người cũng đã tự mô tả mình là Con Thiên Chúa Tình Yêu.
Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, toàn bộ đời sống của người kitô hữu tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi và xoay quanh mầu nhiệm Tình Yêu ấy. Trước hết chúng ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người rửa tội vừa đổ nước vừa đọc rằng, cha rửa con hoặc tôi rửa ông bà anh chị “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần“. Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng (A, hoặc E, hãy nhận chiếc nhẫn cưới này làm dấu chỉ tình yêu và lòng trung thành của A, hoặc E, Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần). Lời cầu nguyện vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện rằng: Hỡi linh hồn, hãy lìa xa trần thế này, nhân Danh Thiên Chúa là Cha, Đấng đã tạo dựng, Chúa Con, Đấng đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hóa với hy vọng rằng Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh. Chính vì thế mà trong mối liên hệ với mầu nhiệm không cùng này, đời sống Ki-tô hữu chính là việc hiện thực hóa mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bài trích sách Đệ nhị luật (4,32-34.39-40) kể lại việc Môsê nhắc nhở dân Is-ra-el hãy nhớ lại những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho Dân. Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu; ngoài Chúa ra, không có thần nào khác nữa. Chúa Con là Đấng ban ân sủng, Chúa Cha là nguồn suối tình yêu, Chúa Thánh Thần là Đấng hiệp nhất các tín hữu. Chúa Cha yêu thế gian, không muốn luận phạt thế gian (x.Ga 3,1-6).
Trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 8,14-17), Thánh Phaolô minh chứng rằng: Chúa Thánh Thần vì yêu mến đã làm cho chúng ta trở nên những người con của Thiên Chúa là Cha, và anh em của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa trong tình yêu.
Để nhân loại được tận hưởng Tình Yêu Ba Ngôi, Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi rao giảng và làm phép rửa cho muôn dân Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần (x.Mt 18,26-30).
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta khám phá ra sự hiệp thông trong ánh sáng và Tình Yêu, sự sống được trao tặng và đón nhận giữa Chúa Cha và Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, Đấng Yêu Thương, Đấng Được Yêu và chính Tình Yêu, theo cách nói của Thánh Augustinô.
Khi nói đến tình yêu Thiên Chúa, chúng ta phải hiểu đây là một sự hiệp thông giữa các Ngôi Vị, Bản chất của Thiên Chúa, sự hiện hữu của Ngài chính là để yêu mến chúng ta. Ngài là hiện thân của Tình yêu. Ngôi Cha chỉ là Cha vì Ngài hiện hữu cho Con Ngài. Ngôi Con hiện hữu vì chỉ sống cho Cha, hiến trọn cho Ngài. Thánh Thần là do bởi mối tình Cha và Con.
Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.
“Thiên Chúa Ba Ngôi” là một từ thần học không có trong Kinh Thánh nhưng được dùng để diễn tả một cách rõ ràng nhất về Thiên Chúa Ba Ngôi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (tức là Chúa Giêsu) và Chúa Thánh Thần… Kinh Thánh cũng minh nhiên rằng chỉ có Một Thiên Chúa Duy Nhất, nhưng có Ba Ngôi Vị y hệt nhau về bản tính thiêng liêng. Một vài người đã cố gắng để đem lại cho con người những sự minh họa về Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng tất cả đều khập khiễng, vì Thiên Chúa không như người ta tưởng.
Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”. Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thiên Chúa nhân lành và yêu thương, nên tất cả mọi việc Ngài làm đều thể hiện lòng nhân lành và tình yêu thương ấy. Thiên Chúa là Tình Yêu. Ngài yêu thương chúng ta. Ngài muốn chúng ta hoàn hảo hơn, tốt hơn, đây là chân lý hiển nhiên. Những sự tốt lành và yêu thương ấy thấm nhập vào trong cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta nên hoàn hảo.
Thánh Gioan Thánh Giá viết : “Bạn hãy đem tình yêu đến nơi không có tình yêu, bạn sẽ tìm thấy tình yêu”. Và điều này rất đúng, bởi vì đó chính là những gì Thiên Chúa đã và đang làm cho thế giới. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
Người ta nói nhiều về tình yêu. Tình yêu là những gì Thiên Chúa dành cho chúng ta. Hãy yêu đi, bạn sẽ được hạnh phúc! Vì tình yêu chính là trao ban sự sống cho người mình yêu. Tình yêu đơn giản là cho đi nhưng không. Yêu là mất tất cả để nhận được mọi sự từ Thiên Chúa. Yêu là sống mà không tính toán. Yêu là trở nên giống Thiên Chúa.
Ngày 21/05: Ai là người lớn nhất? - Lm. Phêrô Trần Văn Tiến
Giáo Hội Năm Châu
01:56 20/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:33 20/05/2024
13. Nếu chúng ta không thường luôn suy niệm, thì không thể đạt tới sự hoàn mỹ của cảnh giới cao thượng.
(Thánh Aloisius Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:38 20/05/2024
60. XỬ PHẠT QUÁ NẶNG
Có người không học hành gì cả, ỷ vào tiền nên mua được học vị giám sinh.
Môt hôm trên đường đi qua cửa Quốc tử giám ở kinh thành, nghe nói quan chủ đang xử phạt hai học sinh, bẻn hỏi người gác cửa:
- “Lão gia xử phạt hai học trò đó là phạt hay là đánh, hay là bắt giam lại?”
Người gác cửa đáp:
- “Lộ đề thi văn chương”.
Anh ta nghe xong thì kinh hoảng, le lưỡi ra nói:
- “Quái lạ, tội của hai học sinh này cũng không đến nỗi nặng như thế !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 60:
Giám sinh là một chức vụ quan trọng ở trường học, là người coi về kỷ luật của học sinh, nhưng giám sinh lại cho việc lộ đề thi là không quan trọng, thì đúng là người dùng tiền bạc để mua học vị nên không hiểu biết phần việc của mình phải làm...
Tất cả mọi dòng tu nam nữ trong Giáo Hội đều có chức vụ giám tập, chức vụ này rất quan trọng vì là người đào tạo nhân cách, nhân bản, nhân đức của các tu sĩ tương lai, do đó mà chức vụ này không thể dùng tiền để mua, lại càng không thể coi thường được. Khi giám tập coi thường chức vụ và bổn phận của mình, thì có nghĩa là sẽ có một lớp tập sinh tương lai ngổ ngáo không coi trọng lời khấn, không thích sống theo tôn chỉ và mục đích của hội dòng, không biết vâng lời bề trên và có khi chửi cả bề trên của mình, bởi vì giám tập đã bật “đèn xanh” khi họ đang ở thời kỳ nhà tập.
Dùng tiền để mua chức vụ là phá hoại cả một công trình lâu dài, mà chức vụ càng quan trọng thì sự tệ hại càng lớn thêm.
Giám sinh là người giúp cho học sinh biết giữ kỷ luật của nhà trường; giám tập là người gìn giữ và bảo vệ tôn chỉ và mục đích của nhà dòng hiện tại và trong tương lai.
Có một linh mục lão thành đã nói với tôi: “Năm nhà tập không ra gì thì sau này sẽ trở thành một tu sĩ linh mục không ra gì.” Và tôi đã tận mắt thấy lời của ngài là rất đúng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người không học hành gì cả, ỷ vào tiền nên mua được học vị giám sinh.
Môt hôm trên đường đi qua cửa Quốc tử giám ở kinh thành, nghe nói quan chủ đang xử phạt hai học sinh, bẻn hỏi người gác cửa:
- “Lão gia xử phạt hai học trò đó là phạt hay là đánh, hay là bắt giam lại?”
Người gác cửa đáp:
- “Lộ đề thi văn chương”.
Anh ta nghe xong thì kinh hoảng, le lưỡi ra nói:
- “Quái lạ, tội của hai học sinh này cũng không đến nỗi nặng như thế !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 60:
Giám sinh là một chức vụ quan trọng ở trường học, là người coi về kỷ luật của học sinh, nhưng giám sinh lại cho việc lộ đề thi là không quan trọng, thì đúng là người dùng tiền bạc để mua học vị nên không hiểu biết phần việc của mình phải làm...
Tất cả mọi dòng tu nam nữ trong Giáo Hội đều có chức vụ giám tập, chức vụ này rất quan trọng vì là người đào tạo nhân cách, nhân bản, nhân đức của các tu sĩ tương lai, do đó mà chức vụ này không thể dùng tiền để mua, lại càng không thể coi thường được. Khi giám tập coi thường chức vụ và bổn phận của mình, thì có nghĩa là sẽ có một lớp tập sinh tương lai ngổ ngáo không coi trọng lời khấn, không thích sống theo tôn chỉ và mục đích của hội dòng, không biết vâng lời bề trên và có khi chửi cả bề trên của mình, bởi vì giám tập đã bật “đèn xanh” khi họ đang ở thời kỳ nhà tập.
Dùng tiền để mua chức vụ là phá hoại cả một công trình lâu dài, mà chức vụ càng quan trọng thì sự tệ hại càng lớn thêm.
Giám sinh là người giúp cho học sinh biết giữ kỷ luật của nhà trường; giám tập là người gìn giữ và bảo vệ tôn chỉ và mục đích của nhà dòng hiện tại và trong tương lai.
Có một linh mục lão thành đã nói với tôi: “Năm nhà tập không ra gì thì sau này sẽ trở thành một tu sĩ linh mục không ra gì.” Và tôi đã tận mắt thấy lời của ngài là rất đúng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Xung đột
Lm. Minh Anh
15:03 20/05/2024
XUNG ĐỘT
“Bởi đâu có xung đột giữa anh em?”.
Một giáo sư tâm lý hỏi các sinh viên, “Tại sao khi cãi nhau người ta hét to?”. Một người trả lời, “Bởi họ mất bình tĩnh!”; ông lại hỏi, “Tại sao họ phải hét lên khi đứng cạnh nhau?”. Không ai trả lời thoả mãn; cuối cùng, giáo sư giải thích, “Khi xung đột, trái tim của họ xa nhau!”. “Với người yêu nhau, họ nói rất nhỏ, vì tim họ gần nhau”; “Khi tình yêu nồng nàn hơn, họ thì thầm. Và cuối cùng, đến một lúc, họ chỉ cần nhìn nhau mà không cần nói gì!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị đến bất ngờ khi cả hai bài đọc hôm nay có chung một chủ đề: ‘Xung đột!’.
Thánh Giacôbê nói, “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao?” - bài đọc một. Tin Mừng cho thấy, ngoài việc chậm hiểu, chậm tin, các môn đệ còn có một điểm yếu khác là ‘xung đột’ nhau. Hôm nay, họ xung đột nhau để xem ai là người lớn nhất. Thật tệ, họ xung đột nhau ngoài đường; và tệ hơn, họ xung đột ngay sau khi Chúa Giêsu - Thầy của họ - loan báo lần thứ hai về cái chết và sự phục sinh của Ngài. Trong bối cảnh Thầy trò lên Giêrusalem, việc họ lớn tiếng với nhau mà Ngài nghe được hẳn sẽ làm Ngài quặn lòng.
Và Chúa Giêsu - quả là một bậc thầy - điềm đạm đợi khi về tới nhà, Ngài mới gọi các ‘lãnh đạo tương lai’ của Giáo Hội đến, tiết lộ cho họ bài học của con tim, bài học của đôi tay, bài học của sự cúi xuống một khi phải quản trị cộng đoàn, “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”. Và Ngài đã thực hiện một cử chỉ ấn tượng bằng cách ôm lấy một em bé để cho các môn đệ thấy ai thực sự là người lớn nhất trong Nước Trời. Một em bé có thể dạy chúng ta điều gì về sự vĩ đại? Trẻ em trong thế giới cổ đại ở “dưới cùng của bậc thang xã hội” và phải phục vụ cha mẹ như những người giúp việc.
Chúa Giêsu là mẫu mực của chúng ta. Ngài là “em bé dưới cùng của bậc thang xã hội”. Ngài đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ; tự bỏ mình, mặc thân tôi tớ đến nỗi chết trên thập giá, mang lấy bản án thấp hèn nhất của con người để nâng chúng ta lên, mặc cho chúng ta phẩm tính thần linh của Ngài.
Anh Chị em,
“Bởi đâu có xung đột giữa anh em?”. Có xung đột vì ai cũng đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của người khác. Gioan Maria Vianney nói, “Mỗi lần chúng ta đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình, miễn là điều này không trái Luật Chúa, chúng ta đang đạt được những công đức mà chỉ có Chúa mới biết”. Augustinô thì nói, “Hãy quan sát một cái cây, lúc đầu nó có xu thế hướng xuống dưới, rồi sau đó vươn lên cao. Nó cắm rễ sâu vào lòng đất để có thể vươn lên trời. Bạn muốn vươn lên không mà chẳng có gốc rễ? Đó không phải là sự phát triển mà là sự sụp đổ!”. Chúng ta chỉ bước theo Chúa Giêsu sau Thập Giá và sự Phục Sinh của Ngài. Bên cạnh đó, đồng hành với Trinh Nữ Maria, bạn và tôi sẽ ngày càng trở nên nhỏ bé để Chúa Giêsu lớn lên trong mình và trong thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cất khỏi con những xung đột, vì tim con sẽ xa rời tim anh chị em con; và một ngày nào đó, khi khoảng cách trở nên quá lớn, nó sẽ không tìm thấy đường về!”, Amen.
(Gp. Huế)
“Bởi đâu có xung đột giữa anh em?”.
Một giáo sư tâm lý hỏi các sinh viên, “Tại sao khi cãi nhau người ta hét to?”. Một người trả lời, “Bởi họ mất bình tĩnh!”; ông lại hỏi, “Tại sao họ phải hét lên khi đứng cạnh nhau?”. Không ai trả lời thoả mãn; cuối cùng, giáo sư giải thích, “Khi xung đột, trái tim của họ xa nhau!”. “Với người yêu nhau, họ nói rất nhỏ, vì tim họ gần nhau”; “Khi tình yêu nồng nàn hơn, họ thì thầm. Và cuối cùng, đến một lúc, họ chỉ cần nhìn nhau mà không cần nói gì!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị đến bất ngờ khi cả hai bài đọc hôm nay có chung một chủ đề: ‘Xung đột!’.
Thánh Giacôbê nói, “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao?” - bài đọc một. Tin Mừng cho thấy, ngoài việc chậm hiểu, chậm tin, các môn đệ còn có một điểm yếu khác là ‘xung đột’ nhau. Hôm nay, họ xung đột nhau để xem ai là người lớn nhất. Thật tệ, họ xung đột nhau ngoài đường; và tệ hơn, họ xung đột ngay sau khi Chúa Giêsu - Thầy của họ - loan báo lần thứ hai về cái chết và sự phục sinh của Ngài. Trong bối cảnh Thầy trò lên Giêrusalem, việc họ lớn tiếng với nhau mà Ngài nghe được hẳn sẽ làm Ngài quặn lòng.
Và Chúa Giêsu - quả là một bậc thầy - điềm đạm đợi khi về tới nhà, Ngài mới gọi các ‘lãnh đạo tương lai’ của Giáo Hội đến, tiết lộ cho họ bài học của con tim, bài học của đôi tay, bài học của sự cúi xuống một khi phải quản trị cộng đoàn, “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người!”. Và Ngài đã thực hiện một cử chỉ ấn tượng bằng cách ôm lấy một em bé để cho các môn đệ thấy ai thực sự là người lớn nhất trong Nước Trời. Một em bé có thể dạy chúng ta điều gì về sự vĩ đại? Trẻ em trong thế giới cổ đại ở “dưới cùng của bậc thang xã hội” và phải phục vụ cha mẹ như những người giúp việc.
Chúa Giêsu là mẫu mực của chúng ta. Ngài là “em bé dưới cùng của bậc thang xã hội”. Ngài đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ; tự bỏ mình, mặc thân tôi tớ đến nỗi chết trên thập giá, mang lấy bản án thấp hèn nhất của con người để nâng chúng ta lên, mặc cho chúng ta phẩm tính thần linh của Ngài.
Anh Chị em,
“Bởi đâu có xung đột giữa anh em?”. Có xung đột vì ai cũng đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của người khác. Gioan Maria Vianney nói, “Mỗi lần chúng ta đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình, miễn là điều này không trái Luật Chúa, chúng ta đang đạt được những công đức mà chỉ có Chúa mới biết”. Augustinô thì nói, “Hãy quan sát một cái cây, lúc đầu nó có xu thế hướng xuống dưới, rồi sau đó vươn lên cao. Nó cắm rễ sâu vào lòng đất để có thể vươn lên trời. Bạn muốn vươn lên không mà chẳng có gốc rễ? Đó không phải là sự phát triển mà là sự sụp đổ!”. Chúng ta chỉ bước theo Chúa Giêsu sau Thập Giá và sự Phục Sinh của Ngài. Bên cạnh đó, đồng hành với Trinh Nữ Maria, bạn và tôi sẽ ngày càng trở nên nhỏ bé để Chúa Giêsu lớn lên trong mình và trong thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cất khỏi con những xung đột, vì tim con sẽ xa rời tim anh chị em con; và một ngày nào đó, khi khoảng cách trở nên quá lớn, nó sẽ không tìm thấy đường về!”, Amen.
(Gp. Huế)
Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm cả trong đạo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:07 20/05/2024
LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
THIÊN CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM CẢ TRONG ĐẠO
Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành trọng thể lễ Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Việc cử hành này giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cách đúng đắn và phải đạo.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cả trong Đạo. Giáo lý Giáo Hội cho rằng đây là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và của mọi sinh hoạt Kitô giáo; mầu nhiệm Ba Ngôi là nội dung căn bản nhất, quan trọng nhất của mạc khải Kitô giáo.
Tuy nhiên, mầu nhiệm này là mầu nhiệm cao cả, khôn dò khôn thấu, vượt trên lý trí tự nhiên của chúng ta. Vì thế, con người chỉ có thể biết được Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ mạc khải do Chúa Kitô mang đến cho con người. Nghĩa là nhờ việc Thiên Chúa tỏ mình ra, chính Thiên Chúa nói cho chúng ta biết về Người qua dòng lịch cứu độ và nhất là nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết.
Quả thế, mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi đã có nguồn gốc từ Cựu Ước: Cựu Ước nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành mọi sự trong vũ trụ này. Người là Cha của con người. Con người phải tôn thờ và yêu mến Người hết lòng, hết sức, hết linh hồn (x. Đnl 6,4-5). Tuy nhiên, đây là mạc khải về Thiên Chúa duy nhất. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa thôi, không có hai, ba ngôi vị khác… Đó là niềm tin độc thần.
Phải đợi đến mạc khải của Đức Giêsu, chúng ta mới có sự hiểu biết đầy đủ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Thiên Chúa không chỉ là một mà còn là ba. Thiên Chúa không phải là đơn độc một mình, nhưng là một cộng đoàn, một gia đình: trong Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều ngang hàng với nhau về thần tính, cấp bậc, quyền năng, và vinh quang; mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một nguồn sự sống thần linh duy nhất. Có ba Ngôi Vị nhưng không phải có ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Bởi vì cả ba Ngôi Vị hiệp nhất nên một với nhau trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Ba Ngôi hiệp nhất và yêu thương nhau. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8).
Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra cho chúng ta một các rõ ràng qua các vai trò và hoạt động của từng Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo hay tạo dựng, Chúa Cha sai Chúa Con đến để cứu chuộc nhân loại và Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò thánh hóa và hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính yếu được giấu kín từ ngàn xưa, nay được mạc khải cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Mầu nhiệm này bí nhiệm, cao vời, nhưng rất gần gũi với đời sống của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Bởi vì, qua phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x. Rm 8,15), em của Chúa Con (x. Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là “dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi” (LG 4).
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn và mỗi gia đình chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha, mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một với nhau. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông, chia sẻ, và ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu thánh giá nhiều lần trên người: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Khi đặt tay trên trán, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trên” chúng ta, vượt lên trí khôn con người; khi đặt tay trên ngực, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trong” lòng chúng ta, cư ngụ trong sâu thẳm tâm hồn; khi đặt tay trên hai vai, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa rất gần gũi, Người ở “hai bên” chúng ta, Người ở nơi tha nhân mà chúng ta phải hướng về. Như thế, dấu thánh giá diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi phải được tin, tuyên xưng từ trí đến lòng và qua bàn tay bằng những hành động cụ thể của chúng ta.
Chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi, ước gì mỗi người cũng biết in dấu Thiên Chúa Ba Ngôi, sống hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi trên hết mọi sự, với tất cả trí khôn, trái tim và con người. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
THIÊN CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM CẢ TRONG ĐẠO
Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành trọng thể lễ Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Việc cử hành này giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cách đúng đắn và phải đạo.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cả trong Đạo. Giáo lý Giáo Hội cho rằng đây là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và của mọi sinh hoạt Kitô giáo; mầu nhiệm Ba Ngôi là nội dung căn bản nhất, quan trọng nhất của mạc khải Kitô giáo.
Tuy nhiên, mầu nhiệm này là mầu nhiệm cao cả, khôn dò khôn thấu, vượt trên lý trí tự nhiên của chúng ta. Vì thế, con người chỉ có thể biết được Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ mạc khải do Chúa Kitô mang đến cho con người. Nghĩa là nhờ việc Thiên Chúa tỏ mình ra, chính Thiên Chúa nói cho chúng ta biết về Người qua dòng lịch cứu độ và nhất là nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết.
Quả thế, mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi đã có nguồn gốc từ Cựu Ước: Cựu Ước nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành mọi sự trong vũ trụ này. Người là Cha của con người. Con người phải tôn thờ và yêu mến Người hết lòng, hết sức, hết linh hồn (x. Đnl 6,4-5). Tuy nhiên, đây là mạc khải về Thiên Chúa duy nhất. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa thôi, không có hai, ba ngôi vị khác… Đó là niềm tin độc thần.
Phải đợi đến mạc khải của Đức Giêsu, chúng ta mới có sự hiểu biết đầy đủ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Thiên Chúa không chỉ là một mà còn là ba. Thiên Chúa không phải là đơn độc một mình, nhưng là một cộng đoàn, một gia đình: trong Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều ngang hàng với nhau về thần tính, cấp bậc, quyền năng, và vinh quang; mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một nguồn sự sống thần linh duy nhất. Có ba Ngôi Vị nhưng không phải có ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Bởi vì cả ba Ngôi Vị hiệp nhất nên một với nhau trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Ba Ngôi hiệp nhất và yêu thương nhau. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8).
Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra cho chúng ta một các rõ ràng qua các vai trò và hoạt động của từng Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo hay tạo dựng, Chúa Cha sai Chúa Con đến để cứu chuộc nhân loại và Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò thánh hóa và hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính yếu được giấu kín từ ngàn xưa, nay được mạc khải cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Mầu nhiệm này bí nhiệm, cao vời, nhưng rất gần gũi với đời sống của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Bởi vì, qua phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x. Rm 8,15), em của Chúa Con (x. Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là “dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi” (LG 4).
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn và mỗi gia đình chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha, mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một với nhau. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông, chia sẻ, và ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu thánh giá nhiều lần trên người: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Khi đặt tay trên trán, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trên” chúng ta, vượt lên trí khôn con người; khi đặt tay trên ngực, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trong” lòng chúng ta, cư ngụ trong sâu thẳm tâm hồn; khi đặt tay trên hai vai, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa rất gần gũi, Người ở “hai bên” chúng ta, Người ở nơi tha nhân mà chúng ta phải hướng về. Như thế, dấu thánh giá diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi phải được tin, tuyên xưng từ trí đến lòng và qua bàn tay bằng những hành động cụ thể của chúng ta.
Chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi, ước gì mỗi người cũng biết in dấu Thiên Chúa Ba Ngôi, sống hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi trên hết mọi sự, với tất cả trí khôn, trái tim và con người. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Vẻ đẹp của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:47 20/05/2024
LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
VẺ ĐẸP CỦA MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Ngày nay có một số người chủ trương nên bãi bỏ niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi để có thể dễ tin và dễ dàng hơn trong việc đối thoại với người Do Thái và Hồi Giáo vốn chỉ tin vào một Thiên Chúa độc nhất.
Câu trả lời là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là phát minh của loài người, mà là mạc khải mới mẻ và chung cuộc do Chúa Giêsu mang lại. Đây là mầu nhiệm cả trong Đạo và là vẻ đẹp của Kitô giáo. Trong thánh lễ này, chúng ta suy ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi như là một cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất và đa nguyên.
1. Ba Ngôi là cộng đoàn tình yêu
Kinh Thánh tóm tắt: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì có nghĩa Người phải có một ai đó để yêu. Vậy thì đối tượng đó là ai hay là gì? Câu trả lời trước hết có thể là Thiên Chúa yêu vũ trụ và con người. Nhưng khoa học cho biết vũ trụ và con người chỉ xuất hiện cách đây mấy triệu năm, chứ không có từ đời đời. Vậy Thiên Chúa đã yêu ai trước khi có tạo thành để Người được định nghĩa là tình yêu?
Câu trả có thể là Thiên Chúa yêu mình. Nhưng nếu nói Thiên Chúa yêu mình thì Người không thể được định nghĩa là tình yêu. Bởi lẽ, yêu mình không phải là tình yêu đích thực, nhưng là sự ái kỷ, như hiện tượng chàng Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Vậy đối tượng đó là ai?
Mạc khải Kitô cho chúng ta câu trả lời chính xác: Từ đời đời, Thiên Chúa đã có Chúa Con, là Ngôi Lời, Đấng mà Người yêu thương bằng Tình Yêu vô biên là Chúa Thánh Thần. Về điều này, thánh Augustinô như xuất thần khi nói:
“Chúa Cha là Đấng đang yêu, Chúa Con là Đấng được yêu và Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Nếu bạn thấy tình yêu bạn sẽ thấy Ba Ngôi.”
Đó là lý do mà Thiên Chúa được định nghĩa như là tình yêu. Kitô giáo không quan niệm Thiên Chúa như là quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối. Vì quyền lực có thể được thực thi bởi độc vị. Còn tình yêu thì cần đến ngôi khác để yêu. Bởi, quyền lực thì thống trị, còn tình yêu thì hiến dâng và ban tặng.
Chiêm ngắm Ba Ngôi tình yêu chắc chắn mang lại ánh sáng soi chiếu cho đời sống. Chúng ta biết rằng hạnh phúc và bất hạnh trên đời tùy thuộc phần lớn vào chất lượng của tương quan mà chúng ta xây dựng. Ba Ngôi mạc khải cho chúng ta biết bí quyết để xây dựng các tương quan tốt. Đó chính là tình yêu. Tình yêu là nguyên tố làm cho các tương quan nhân bản trở nên đẹp đẽ, tự do và hạnh phúc hơn. Điều làm tổn thương các mối tương quan là ý muốn thống trị người khác, để sở hữu hoặc lợi dụng họ thay vì yêu thương, tôn trọng, và hiến mình phục vụ họ. Như thế, mầu nhiệm Ba Ngôi mời gọi chúng ta hãy kiến tạo một cộng đoàn biết yêu thương để trở thành họa ảnh của đời sống Ba Ngôi.
2. Ba Ngôi là cộng đoàn hiệp nhất
Vẻ đẹp thứ hai nơi mầu nhiệm Ba Ngôi là sự hiệp nhất giữa các Ngôi Vị. Mỗi Ngôi có sự khác biệt nhưng hiệp nhất nên một với nhau: Ba trở thành một, một là ba. Nơi đời sống Ba Ngôi, không có sự chia rẽ và chống đối nhau: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần chia sẻ và hiệp nhất với nhau nên một trong bản thể, phẩm tính, cấp bậc, quyền năng và vinh quang…
Thần học sử dụng hạn từ “bản tính” hay “bản thể” để nói đến sự hiệp nhất trong Thiên Chúa. Sự duy nhất mà chúng ta tin là sự duy nhất về bản thể chứ không phải về con số. Nó tương tự như sự hiệp nhất của một gia đình hơn là sự hiệp nhất của cá thể.
Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các Ngôi Vị đều hiệp thông và hợp tác với nhau, tương tại trong nhau. Cả ba đều hiệp nhất trong tình yêu, trong đời sống và trong sứ vụ. Vì thế, hôm nay cũng là ngày lễ về sự hiệp nhất của Thiên Chúa.
Khi suy niệm lâu trước Icône Ba Ngôi của Andrei Rublev, thánh Sergio có câu khẩu hiệu: “Hãy chiến thắng sự chia rẽ và thù địch của thế giới này.” Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến bốn nguyên tắc hướng dẫn đời sống và sứ vụ Kitô hữu, trong đó, có nguyên tắc: “Hiệp nhất vượt trên những xung khắc.” Thông điệp lớn nhất mà mầu nhiệm Ba Ngôi mang lại cho thế giới hôm nay: Hãy chiêm ngắm Ba Ngôi để chiến thắng sự chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và hãy vượt qua những sự kỳ thị dưới mọi hình thức đang làm người khác phải đau khổ.
3. Ba Ngôi là cộng đoàn đa dạng
Cuối cùng, Ba Ngôi hiệp nhất với nhau nhưng không triệt tiêu hay xóa bỏ tính riêng biệt, sự phong phú và đa dạng của từng Ngôi Vị. Ở đây, Cha vẫn là Cha, Con vẫn là Con và Thánh Thần vẫn là mình và càng là chính mình khi Ba Ngôi hiệp nhất với nhau. Mỗi Ngôi Vị là duy nhất, là độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi khác trong tư cách, vai trò của mình.
Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, chỉ có một chương trình cứu độ duy nhất, nhưng mỗi Ngôi hoạt động và cộng tác theo sứ vụ đặc trưng của mình. Cha tạo dựng, Con cứu chuộc và Thánh Thần thánh hóa.
Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa Kitô giáo, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng nhưng không theo kiểu “cá đối bằng đầu,” có hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và cá vị của từng chủ thể.
Sẽ là sai lầm khi chúng ta chủ trương hiệp nhất là phải giống nhau mọi đàng. Như thế, hiệp nhất biến thể thành “nhất dạng”: anh phải mặc áo giống tôi, anh phải béo tốt như tôi, phải suy nghĩ giống tôi và sở thích giống tôi v.v… như một thời có những thể chế chủ trương.
Vì thế, mầu nhiệm Ba Ngôi cũng là trường dạy về việc đón nhận sự đa dạng, khác biệt và đa nguyên. Điều này cũng soi sáng cho chúng ta khi sống cộng đoàn: sự khác biệt nhiều lúc làm cho chúng ta nhức nhối, khó chấp nhận, nhưng hãy nhớ rằng chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho đời sống. Chính sự độc đáo, tài năng và đặc sủng của mỗi người là quà tặng giúp phát triển cộng đoàn, xã hội. Chúng ta hãy học để biết nhìn, đón nhận và trân trọng sự đa dạng đó theo mô mẫu của Ba Ngôi để cùng nhau cộng tác và thi hành sứ vụ được giao phó một cách tốt nhất. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
VẺ ĐẸP CỦA MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Ngày nay có một số người chủ trương nên bãi bỏ niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi để có thể dễ tin và dễ dàng hơn trong việc đối thoại với người Do Thái và Hồi Giáo vốn chỉ tin vào một Thiên Chúa độc nhất.
Câu trả lời là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là phát minh của loài người, mà là mạc khải mới mẻ và chung cuộc do Chúa Giêsu mang lại. Đây là mầu nhiệm cả trong Đạo và là vẻ đẹp của Kitô giáo. Trong thánh lễ này, chúng ta suy ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi như là một cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất và đa nguyên.
1. Ba Ngôi là cộng đoàn tình yêu
Kinh Thánh tóm tắt: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì có nghĩa Người phải có một ai đó để yêu. Vậy thì đối tượng đó là ai hay là gì? Câu trả lời trước hết có thể là Thiên Chúa yêu vũ trụ và con người. Nhưng khoa học cho biết vũ trụ và con người chỉ xuất hiện cách đây mấy triệu năm, chứ không có từ đời đời. Vậy Thiên Chúa đã yêu ai trước khi có tạo thành để Người được định nghĩa là tình yêu?
Câu trả có thể là Thiên Chúa yêu mình. Nhưng nếu nói Thiên Chúa yêu mình thì Người không thể được định nghĩa là tình yêu. Bởi lẽ, yêu mình không phải là tình yêu đích thực, nhưng là sự ái kỷ, như hiện tượng chàng Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Vậy đối tượng đó là ai?
Mạc khải Kitô cho chúng ta câu trả lời chính xác: Từ đời đời, Thiên Chúa đã có Chúa Con, là Ngôi Lời, Đấng mà Người yêu thương bằng Tình Yêu vô biên là Chúa Thánh Thần. Về điều này, thánh Augustinô như xuất thần khi nói:
“Chúa Cha là Đấng đang yêu, Chúa Con là Đấng được yêu và Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Nếu bạn thấy tình yêu bạn sẽ thấy Ba Ngôi.”
Đó là lý do mà Thiên Chúa được định nghĩa như là tình yêu. Kitô giáo không quan niệm Thiên Chúa như là quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối. Vì quyền lực có thể được thực thi bởi độc vị. Còn tình yêu thì cần đến ngôi khác để yêu. Bởi, quyền lực thì thống trị, còn tình yêu thì hiến dâng và ban tặng.
Chiêm ngắm Ba Ngôi tình yêu chắc chắn mang lại ánh sáng soi chiếu cho đời sống. Chúng ta biết rằng hạnh phúc và bất hạnh trên đời tùy thuộc phần lớn vào chất lượng của tương quan mà chúng ta xây dựng. Ba Ngôi mạc khải cho chúng ta biết bí quyết để xây dựng các tương quan tốt. Đó chính là tình yêu. Tình yêu là nguyên tố làm cho các tương quan nhân bản trở nên đẹp đẽ, tự do và hạnh phúc hơn. Điều làm tổn thương các mối tương quan là ý muốn thống trị người khác, để sở hữu hoặc lợi dụng họ thay vì yêu thương, tôn trọng, và hiến mình phục vụ họ. Như thế, mầu nhiệm Ba Ngôi mời gọi chúng ta hãy kiến tạo một cộng đoàn biết yêu thương để trở thành họa ảnh của đời sống Ba Ngôi.
2. Ba Ngôi là cộng đoàn hiệp nhất
Vẻ đẹp thứ hai nơi mầu nhiệm Ba Ngôi là sự hiệp nhất giữa các Ngôi Vị. Mỗi Ngôi có sự khác biệt nhưng hiệp nhất nên một với nhau: Ba trở thành một, một là ba. Nơi đời sống Ba Ngôi, không có sự chia rẽ và chống đối nhau: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần chia sẻ và hiệp nhất với nhau nên một trong bản thể, phẩm tính, cấp bậc, quyền năng và vinh quang…
Thần học sử dụng hạn từ “bản tính” hay “bản thể” để nói đến sự hiệp nhất trong Thiên Chúa. Sự duy nhất mà chúng ta tin là sự duy nhất về bản thể chứ không phải về con số. Nó tương tự như sự hiệp nhất của một gia đình hơn là sự hiệp nhất của cá thể.
Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các Ngôi Vị đều hiệp thông và hợp tác với nhau, tương tại trong nhau. Cả ba đều hiệp nhất trong tình yêu, trong đời sống và trong sứ vụ. Vì thế, hôm nay cũng là ngày lễ về sự hiệp nhất của Thiên Chúa.
Khi suy niệm lâu trước Icône Ba Ngôi của Andrei Rublev, thánh Sergio có câu khẩu hiệu: “Hãy chiến thắng sự chia rẽ và thù địch của thế giới này.” Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến bốn nguyên tắc hướng dẫn đời sống và sứ vụ Kitô hữu, trong đó, có nguyên tắc: “Hiệp nhất vượt trên những xung khắc.” Thông điệp lớn nhất mà mầu nhiệm Ba Ngôi mang lại cho thế giới hôm nay: Hãy chiêm ngắm Ba Ngôi để chiến thắng sự chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và hãy vượt qua những sự kỳ thị dưới mọi hình thức đang làm người khác phải đau khổ.
3. Ba Ngôi là cộng đoàn đa dạng
Cuối cùng, Ba Ngôi hiệp nhất với nhau nhưng không triệt tiêu hay xóa bỏ tính riêng biệt, sự phong phú và đa dạng của từng Ngôi Vị. Ở đây, Cha vẫn là Cha, Con vẫn là Con và Thánh Thần vẫn là mình và càng là chính mình khi Ba Ngôi hiệp nhất với nhau. Mỗi Ngôi Vị là duy nhất, là độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi khác trong tư cách, vai trò của mình.
Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, chỉ có một chương trình cứu độ duy nhất, nhưng mỗi Ngôi hoạt động và cộng tác theo sứ vụ đặc trưng của mình. Cha tạo dựng, Con cứu chuộc và Thánh Thần thánh hóa.
Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa Kitô giáo, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng nhưng không theo kiểu “cá đối bằng đầu,” có hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và cá vị của từng chủ thể.
Sẽ là sai lầm khi chúng ta chủ trương hiệp nhất là phải giống nhau mọi đàng. Như thế, hiệp nhất biến thể thành “nhất dạng”: anh phải mặc áo giống tôi, anh phải béo tốt như tôi, phải suy nghĩ giống tôi và sở thích giống tôi v.v… như một thời có những thể chế chủ trương.
Vì thế, mầu nhiệm Ba Ngôi cũng là trường dạy về việc đón nhận sự đa dạng, khác biệt và đa nguyên. Điều này cũng soi sáng cho chúng ta khi sống cộng đoàn: sự khác biệt nhiều lúc làm cho chúng ta nhức nhối, khó chấp nhận, nhưng hãy nhớ rằng chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho đời sống. Chính sự độc đáo, tài năng và đặc sủng của mỗi người là quà tặng giúp phát triển cộng đoàn, xã hội. Chúng ta hãy học để biết nhìn, đón nhận và trân trọng sự đa dạng đó theo mô mẫu của Ba Ngôi để cùng nhau cộng tác và thi hành sứ vụ được giao phó một cách tốt nhất. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo Lý Đức Tin: Các Quy Định Để Tiến Hành Trong Việc Phân Định Về Các Điều Được Cho Là Hiện Tượng Siêu Nhiên
Vũ Văn An
14:59 20/05/2024
Như đã loan tin (https://vietcatholic.net/News/Html/289991.htm), ngày 17 tháng 5, 2024, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố các "Các Quy Định Để Tiến Hành Trong Việc Phân Định Về Các Điều Được Cho Là Hiện Tượng Siêu Nhiên". Hôm nay, chúng tôi cho phổ biến nguyên văn Tài liệu dài 15 trang này, chia thành hai phần, phần đầu là phần trình bầy của Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và phần sau là nội dung của chính Tài liệu:
Phần trình bầy
Lắng nghe Thánh Thần, Đấng hoạt động trong dân trung thành của Thiên Chúa
Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong lịch sử của chúng ta. Chúa Thánh Thần, Đấng tuôn chảy từ trái tim của Chúa Kitô phục sinh, hoạt động trong Giáo hội với sự tự do thiêng liêng và ban cho chúng ta nhiều ân sủng quý giá giúp chúng ta trên đường sống và khuyến khích sự phát triển tâm linh của chúng ta trong sự trung thành với Tin Mừng. Tác động này của Chúa Thánh Thần cũng có thể chạm đến tâm hồn chúng ta qua một số hiện tượng siêu nhiên nhất định, chẳng hạn như những lần hiện ra hoặc thị kiến của Chúa Kitô hoặc Đức Trinh Nữ, và những hiện tượng khác.
Nhiều khi, những sự kiện này đã dẫn đến sự phong phú lớn lao về hoa trái thiêng liêng, sự tăng trưởng trong đức tin, lòng sùng kính, tình huynh đệ và sự phục vụ. Trong một số trường hợp, chúng đã tạo nên những đền thờ trên khắp thế giới, là tâm điểm lòng đạo đức bình dân của nhiều người ngày nay. Cuộc sống và vẻ đẹp mà Chúa gieo vào vượt xa sự hiểu biết và thủ tục của con người chúng ta! Vì lý do này, các Qui tắc Tiến hành Phân định các điều được cho là Hiện tượng Siêu nhiên mà chúng tôi trình bày ở đây không nhằm mục đích kiểm soát hoặc (thậm chí càng ít) kiềm chế Chúa Thánh thần. Thực thế, trong những trường hợp tốt nhất liên quan đến các biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên, “Giám mục giáo phận được khuyến khích lượng định giá trị mục vụ của đề xuất thiêng liêng này, và thậm chí cổ vũ sự lan truyền của nó” (I, đoạn 17).
Thánh Gioan Thánh Giá nhìn nhận “sự thấp hèn, thiếu sót và không thích đáng của tất cả những thuật ngữ và từ ngữ được dùng ở đời này để nói về những điều thần thiêng.”[1] Quả thực, không ai có thể diễn tả hết những đường lối khó hiểu của Thiên Chúa: “Các thánh tiến sĩ, cho dù họ đã nói hay sẽ nói bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể đưa ra lời giải thích thấu đáo về những hình thái và so sánh này, vì ý nghĩa phong phú của Chúa Thánh Thần không thể diễn tả bằng lời.”[2] Vì “con đường đến với Thiên Chúa cũng giấu ẩn và bí mật đối với các giác quan của linh hồn cũng như bước chân của một người đi trên mặt nước không được các giác quan của thể xác tri nhận.”[3] Thật vậy, “vì Người là một nghệ nhân siêu nhiên, Người sẽ xây dựng một cách siêu nhiên trong mỗi linh hồn tòa dinh thự mà Người mong muốn.”[4]
Đồng thời, trong một số biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên, có những vấn đề nghiêm trọng gây hại cho các tín hữu; trong những tình huống này, Giáo hội phải đáp ứng với sự quan tâm mục vụ tối đa. Đặc biệt, tôi đang nghĩ đến việc sử dụng hiện tượng đó để đạt được “lợi nhuận, quyền lực, danh tiếng, sự công nhận của xã hội hoặc lợi ích cá nhân khác” (II, Điều 15, 4°) - thậm chí có thể mở rộng đến việc thực hiện các hành vi vô đạo đức nghiêm trọng. (xem II, điều 15, 5°) hoặc việc sử dụng những hiện tượng này “như một phương tiện hoặc cái cớ để kiểm soát con người hoặc thực hiện các hành vi lạm dụng” (II, điều 16).
Khi xem xét những sự kiện như vậy, người ta không nên bỏ qua, chẳng hạn, khả năng xảy ra những sai lầm về tín lý, việc đơn giản hóa quá mức sứ điệp Tin Mừng, hoặc sự lan rộng của não trạng bè phái. Cuối cùng, có khả năng các tín hữu bị đánh lừa bởi một biến cố được cho là do sáng kiến thần linh nhưng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của ai đó, ham muốn sự mới lạ, xu hướng bịa đặt những điều sai trái (mythomania), hoặc khuynh hướng nói dối.
Vì vậy, trong việc phân định trong lĩnh vực này, Giáo hội cần có những thủ tục rõ ràng. Những qui tắc liên quan đến cách thức tiến hành phân định các cuộc được cho là hiện ra hoặc mặc khải, được sử dụng cho đến nay, đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, hơn bốn thập niên trước. Chúng được giữ bí mật cho đến khi được công bố chính thức vào năm 2011, ba mươi ba năm sau.
Bản sửa đổi gần đây
Tuy nhiên, sau khi các Qui tắc năm 1978 được đưa vào thực hành, rõ ràng là các quyết định mất một thời gian quá dài, đôi khi kéo dài đến vài thập niên. Bằng cách này, sự phân định cần thiết của giáo hội thường đến quá muộn.
Việc sửa đổi các Qui tắc năm 1978 bắt đầu vào năm 2019 và bao gồm nhiều cuộc tham vấn khác nhau được hình dung bởi Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ (Congresso [phiên họp chuyên viên], Consulta [phiên họp tham vấn], Feria IV[phiên thường lệ?] và Plenaria [phiên họp toàn thể]). Trong 5 năm tiếp theo, một số đề xuất sửa đổi đã được đưa ra nhưng tất cả đều được coi là không thỏa đáng.
Tại Congresso của Bộ vào ngày 16 tháng 11 năm 2023, có sự thừa nhận rằng cần phải sửa đổi toàn diện và triệt để bản dự thảo hiện tại. Với việc này, Bộ đã chuẩn bị một dự thảo mới và được xem xét lại hoàn toàn nhằm làm rõ vai trò của Giám mục Giáo phận và của Bộ.
Dự thảo mới đã được xem xét tại Consulta Ristretta [Tham vấn hạn chế]vào ngày 4 tháng 3 năm 2024. Nhìn chung, các chuyên gia có quan điểm thuận lợi đối với bản văn, mặc dù họ đã đưa ra một số đề xuất cải tiến, sau đó đã được đưa vào tài liệu.
Sau đó, bản văn này đã được nghiên cứu trong Feria IV của Bộ ngày 17 tháng 4 năm 2024, trong đó các Đức Hồng Y và các Thành viên Giám mục đã chấp thuận nó. Cuối cùng, vào ngày 4 tháng 5 năm 2024, các Qui tắc mới đã được trình lên Đức Thánh Cha, người đã phê chuẩn và ra lệnh công bố chúng. Ngài xác lập rằng những Qui tắc này sẽ có hiệu lực vào ngày 19 tháng 5 năm 2024, Lễ Trọng Hiện Xuống.
Lý do của các qui tắc mới
Trong lời nói đầu của Ấn bản năm 2011 của Qui tắc năm 1978, Bộ trưởng lúc bấy giờ, Đức Hồng Y William Levada, đã làm rõ rằng Bộ Giáo lý Đức tin có thẩm quyền kiểm tra các trường hợp được cho là “các cuộc hiện ra, thị kiến và thông điệp được cho là có nguồn gốc siêu nhiên”. Thật vậy, các Qui tắc năm 1978 cũng đã quy định rằng “tùy thuộc vào Bộ Thánh việc phán đoán và phê chuẩn cách tiến hành của Đấng Bản quyền” hoặc “bắt đầu một cuộc khảo sát mới” (IV, 2).
Trong quá khứ, Tòa Thánh dường như chấp nhận việc các Giám mục sẽ đưa ra những lời tuyên bố như “Les fidèles sont fondés à la croire indubitable et sosuree” [các tín hữu được xây dựng để tin nó không thể hoài nghi và chắc chắn]: Sắc lệnh của Giám mục Grenoble, ngày 19 tháng 9 năm 1851) và “người ta không thể nghi ngờ tính thực tại của những giọt nước mắt” (Sắc lệnh của các Giám mục Sicily, ngày 12 tháng 12 năm 1953). Tuy nhiên, những cách diễn đạt này mâu thuẫn với niềm xác tín của chính Giáo hội rằng các tín hữu không cần phải chấp nhận tính chân chính của những biến cố này. Vì vậy, vài tháng sau vụ thứ hai, Văn phòng Thánh giải thích rằng họ “chưa đưa ra bất cứ quyết định nào liên quan đến Madonna delle Lacrime” [Đức Bà khóc] ([Syracuse, Sicily] ngày 2 tháng 10 năm 1954). Gần đây hơn, khi đề cập đến Fatima, Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ đã giải thích rằng sự chấp thuận của giáo hội đối với một mặc khải riêng nhấn mạnh rằng “sứ điệp không chứa đựng điều gì trái ngược với đức tin hay luân lý” (26 tháng 6 năm 2000).
Bất chấp lập trường rõ ràng này, các thủ tục thực tế được Bộ tuân theo, ngay cả trong thời gian gần đây, vẫn nghiêng về việc Giám mục đưa ra tuyên bố rằng sự kiện này là “siêu nhiên” hoặc “không phải siêu nhiên” - đến mức một số Giám mục nhất quyết muốn có khả năng đưa ra tuyên bố tích cực về loại này. Thậm chí gần đây, một số Giám mục đã muốn đưa ra những tuyên bố như “Tôi xác nhận sự thật tuyệt đối của các biến cố” và “các tín hữu chắc chắn phải coi là sự thật…”. Những cách diễn đạt này thực tế đã định hướng để các tín hữu nghĩ rằng họ phải tin vào những hiện tượng này, những hiện tượng đôi khi được đánh giá cao hơn cả Tin Mừng.
Khi giải quyết những trường hợp như vậy, và đặc biệt là khi chuẩn bị một tuyên bố chính thức, một số Giám mục đã tìm kiếm sự cho phép cần thiết từ Bộ trước. Sau đó, khi được cấp phép, các Giám mục được yêu cầu không đề cập đến Bộ trong tuyên bố của mình. Chẳng hạn, đây là trường hợp trong những trường hợp hiếm hoi được kết thúc trong những thập niên gần đây, trong đó Bộ bao gồm các điều khoản như “Sans impliquer notre Congrégation,” Thư gửi Giám mục Gap [Pháp], ngày 3 tháng 8 năm 2007) hoặc “Bộ sẽ không tham gia vào một tuyên bố như vậy” (Congresso ngày 11 tháng 5 năm 2001, liên quan đến yêu cầu của Giám mục Gikongoro [Rwanda]). Trong những tình huống này, Đức Giám Mục thậm chí không đề cập đến việc Bộ đã chấp thuận. Trong khi đó, các Giám mục khác, mà Giáo phận cũng bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng này, cũng đang tìm kiếm ý kiến có thẩm quyền từ Bộ để đạt được sự rõ ràng hơn.
Cách tiến hành này, vốn đã gây ra sự nhầm lẫn đáng kể, cho thấy các Qui tắc năm 1978 không còn phù hợp để hướng dẫn hành động của các Giám mục và của Bộ. Điều này ngày nay càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn vì các hiện tượng hiếm khi tồn tại trong phạm vi ranh giới của một thành phố hoặc Giáo phận. Mối quan tâm này đã được ghi nhận trong Phiên họp toàn thể năm 1974 của Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ, nơi các thành viên thừa nhận rằng một biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên thường “chắc chắn vượt quá giới hạn của một Giáo phận và thậm chí của một Quốc gia và [...] vụ việc tự động đạt đến mức độ có thể biện minh cho sự can thiệp của Cơ quan có thẩm quyền tối cao của Giáo hội.” Trong khi đó, các Qui tắc năm 1978 thừa nhận rằng hiện đã trở nên “khó khăn hơn, nếu không muốn nói là gần như không thể thực hiện được việc đạt được với tốc độ cần thiết các phán quyết mà trước đây đã kết thúc cuộc điều tra về những vấn đề như vậy (constat de supernaturalitate, non constat de supernaturalitate)” [đồng ý về tính siêu nhiên, không đồng ý về tính siêu nhiên] (Ghi chú Sơ bộ).
Rất ít trường hợp đạt được một xác định rõ ràng cho kỳ vọng nhận được lời tuyên bố về bản chất siêu nhiên của biến cố.Thực vậy, kể từ năm 1950, không quá sáu trường hợp đã được giải quyết chính thức, mặc dù những hiện tượng như vậy thường gia tăng mà không có sự hướng dẫn rõ ràng và với sự tham gia của người dân từ nhiều Giáo phận. Vì vậy, người ta có thể cho rằng nhiều trường hợp khác đã được xử lý theo cách khác hoặc hoàn toàn không được xử lý.
Để ngăn chặn bất cứ sự chậm trễ nào nữa trong việc giải quyết một trường hợp chuyên biệt liên quan đến một biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên, Bộ gần đây đã đề xuất với Đức Thánh Cha ý tưởng kết thúc quá trình phân định không phải bằng một tuyên bố “phi siêu nhiên hóa” mà bằng một “Nihil obstat”, điều này sẽ cho phép Đức Giám Mục thu được lợi ích mục vụ từ hiện tượng tâm linh này. Ý tưởng kết thúc bằng tuyên bố “Nihil obstat” đã đạt được sau khi đánh giá những thành quả thiêng liêng và mục vụ khác nhau của sự kiện và không tìm thấy yếu tố tiêu cực đáng kể nào trong đó. Đức Thánh Cha coi đề xuất này là một “giải pháp đúng đắn”.
Các khía cạnh mới
Dựa vào yếu tố như đã đề cập ở trên, với những Qui tắc mới, chúng tôi đang đề xuất một thủ tục khác với quá khứ nhưng cũng phong phú hơn vì nó bao gồm sáu kết luận thận trọng có thể có, có thể hướng dẫn công việc mục vụ xung quanh các biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên (xem I, các đoạn 17- 22). Sáu quyết định có thể có này cho phép Bộ và các Giám mục xử lý một cách thích hợp các vấn đề nảy sinh liên quan đến các trường hợp khác nhau mà họ gặp phải.
Như một quy luật, những kết luận tiềm năng này không bao gồm khả năng tuyên bố rằng hiện tượng đang được phân định có nguồn gốc siêu nhiên - nghĩa là khẳng định một cách chắc chắn về mặt đạo đức rằng nó bắt nguồn từ một quyết định trực tiếp do Thiên Chúa muốn. Thay vào đó, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giải thích, việc ban Nihil obstat chỉ đơn giản có nghĩa là các tín hữu “được phép gắn bó với [hiện tượng] này một cách thận trọng”. Vì Nihil obstat không tuyên bố các sự kiện được đề cập là siêu nhiên, nên càng trở nên rõ ràng hơn – như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã nói – việc hiện tượng này chỉ là “một sự giúp đỡ được đưa ra, nhưng việc sử dụng nó không bắt buộc.”[5 ] Đồng thời, đáp ứng này đương nhiên để ngỏ khả năng này là, khi theo dõi việc sùng kính phát triển ra sao, một đáp ứng khác trong tương lai có thể cần phải có.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng việc đạt tới một tuyên bố khẳng định tính “siêu nhiên” của một biến cố, về bản chất, không chỉ cần một khoảng thời gian thích hợp để tiến hành phân tích mà còn có thể dẫn đến khả thể việc phán đoán “siêu nhiên ngày nay có thể trở thành việc phán đoán “không phải siêu nhiên” vào những năm sau—và chính điều này đã từng xảy ra. Một ví dụ đáng nhắc lại là trường hợp liên quan đến những cuộc hiện ra được cho là từ những năm 1950. Năm 1956, Đức Giám Mục đưa ra phán quyết cuối cùng “không phải siêu nhiên”, và năm sau, Tòa thánh đã phê chuẩn quyết định của Đức Giám Mục. Sau đó, người ta lại tìm kiếm việc chấp thuận lòng tôn kính đó. Năm 1974, Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố những cuộc được cho là hiện ra “constat de non supernaturalitate”. Nhưng sau đó, vào năm 1996, Giám mục địa phương đã tích cực công nhận lòng sùng kính này, và vào năm 2002, một Giám mục khác ở cùng địa điểm đã công nhận “nguồn gốc siêu nhiên” của các cuộc hiện ra, dẫn đến việc truyền bá lòng sùng kính này sang các quốc gia khác. Cuối cùng, vào năm 2020, theo yêu cầu của Bộ, một tân Giám mục đã nhắc lại “phán quyết tiêu cực” trước đó của Bộ, yêu cầu chấm dứt mọi tiết lộ công khai liên quan đến các cuộc được cho là hiện ra và mặc khải. Vì vậy, phải mất khoảng bảy mươi năm đau đớn để đưa toàn bộ vấn đề đi đến hồi kết luận.
Ngày nay, chúng ta đã đi đến xác tín rằng cần phải luôn tránh những tình huống phức tạp như vậy, vốn gây nhầm lẫn cho các tín hữu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đảm bảo sự tham gia nhanh chóng và rõ ràng hơn của Bộ này và bằng cách ngăn chặn ấn tượng cho rằng quá trình phân định sẽ hướng tới một tuyên bố về “tính siêu nhiên” (mang theo những kỳ vọng, lo lắng và thậm chí cả áp lực cao). Thay vào đó, như một qui tắc, những tuyên bố về “tính siêu nhiên” như vậy được thay thế hoặc bằng một Nihil obstat, cho phép thực hiện công việc mục vụ tích cực, hoặc bằng một quyết định khác phù hợp với tình huống chuyên biệt.
Các thủ tục được nêu trong các Qui tắc mới, đưa ra sáu quyết định thận trọng cuối cùng có thể thực hiện được, giúp có thể đạt được quyết định trong một khoảng thời gian hợp lý hơn, giúp Giám mục quản lý một tình huống liên quan đến các biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên trước khi những chuyện xẩy ra như thế — mà không có sự phân định cần thiết của Giáo hội. nhận thức sâu sắc – nhận được những chiều kích rất có vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn luôn có khả thể Đức Thánh Cha có thể can thiệp một cách đặc biệt bằng cách cho phép một thủ tục bao gồm khả năng tuyên bố tính chất siêu nhiên của các biến cố. Tuy nhiên, đây là một ngoại lệ hiếm khi được thực hiện trong những thế kỷ gần đây.
Đồng thời, như được quy định trong các Qui tắc mới, vẫn có khả thể tuyên bố một biến cố là “không phải siêu nhiên”, nhưng chỉ khi có những dấu hiệu khách quan cho thấy rõ sự thao túng trên cơ sở hiện tượng. Chẳng hạn, điều này có thể xảy ra khi một người được cho là thị nhân thừa nhận đã nói dối hoặc khi có bằng chứng cho thấy máu trên tượng chịu nạn là máu của chính người được cho là thị nhân.
Nhận biết hành động của Chúa Thánh Thần
Hầu hết các đền thờ, mà ngày nay là nơi ưu tiên dành cho lòng đạo bình dân của dân Chúa, chưa bao giờ có được lời tuyên bố chính thức về bản chất siêu nhiên của các biến cố dẫn đến lòng sùng kính được bày tỏ ở đó. Đúng hơn, cảm thức đức tin đã cảm nhận được hoạt động của Chúa Thánh Thần ở đó, và không có vấn đề lớn nào nảy sinh đòi hỏi sự can thiệp của các mục tử của Giáo hội.
Thông thường, sự hiện diện của Giám mục và các linh mục vào những thời điểm nhất định - chẳng hạn như trong các chuyến hành hương hoặc cử hành một số Thánh lễ nhất định - đã ngầm thừa nhận rằng không có sự phản đối nghiêm trọng nào và kinh nghiệm thiêng liêng đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của các tín hữu.
Tuy nhiên, một Nihil obstat cho phép các mục tử của Giáo hội hành động một cách tự tin và kịp thời, đứng giữa dân Chúa để đón nhận những ân sủng của Chúa Thánh Thần có thể xuất hiện “giữa” những biến cố này. Cụm từ “giữa”—được sử dụng trong Qui tắc mới—làm sáng tỏ rằng ngay cả khi chính biến cố không được tuyên bố là có nguồn gốc siêu nhiên, thì vẫn có sự thừa nhận các dấu hiệu về hành động siêu nhiên của Chúa Thánh Thần ở giữa những gì đang xảy ra.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên cạnh việc nhìn nhận các dấu hiệu hoạt động của Chúa Thánh Thần này, cũng cần có một số sự làm sáng tỏ hoặc thanh lọc nhất định. Có thể xảy ra việc hành động của Chúa Thánh Thần trong một tình huống cụ thể - có thể được đánh giá đúng đắn - có thể xuất hiện trộn lẫn với những yếu tố thuần túy của con người (chẳng hạn như ham muốn cá nhân, ký ức và đôi khi là những suy nghĩ ám ảnh), hoặc với “một số lầm lỗi thuộc trật tự tự nhiên, không phải do ý định xấu mà do nhận thức chủ quan về hiện tượng” (II, điều 15, 2°). Rốt cuộc, “một trải nghiệm được cho là một thị kiến đơn giản không thể buộc người ta chấp nhận nó chính xác trong mọi chi tiết hoặc bác bỏ nó hoàn toàn như một ảo ảnh hoặc lừa đảo của con người hoặc ma quỷ.”[6]
Việc can dự và đồng hành của Bộ
Điều quan trọng là phải hiểu rằng các Qui tắc mới làm rõ một điểm quan trọng về thẩm quyền của Bộ này. Một mặt, chúng khẳng định rằng việc phân định trong lĩnh vực này vẫn là nhiệm vụ của Giám mục giáo phận. Mặt khác, thừa nhận rằng, hơn bao giờ hết, những hiện tượng này liên quan đến nhiều người từ nhiều Giáo phận khác nhau và nhanh chóng lan rộng khắp các khu vực và thậm chí cả các quốc gia khác nhau, các Qui tắc mới quy định rằng Bộ phải luôn được tham khảo ý kiến và đưa ra phê chuẩn cuối cùng về những gì Giám mục quyết định trước khi ngài công bố việc xác định một biến cố được cho là có nguồn gốc siêu nhiên. Trong khi trước đây Bộ đã can thiệp nhưng Đức Giám Mục được yêu cầu không đề cập đến thì ngày nay, Bộ đã công khai thể hiện sự tham gia của mình và đồng hành cùng Đức Giám Mục trong việc đi đến quyết định cuối cùng. Bây giờ, khi Đức Giám Mục công bố quyết định của mình, nó sẽ được tuyên bố là “đồng ý với Bộ Giáo lý Đức tin”.
Đồng thời, như đã được hình dung trong các Qui tắc năm 1978 (IV, 1 b), các Qui tắc mới cũng chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, Bộ có thể can thiệp bằng tự sắc (II, Điều 26). Sau khi một xác định đã rõ ràng, Qui tắc mới quy định rằng “trong mọi trường hợp, Bộ có quyền can thiệp lại tùy theo diễn biến của hiện tượng được đề cập” (II, Điều 22, § 3) và yêu cầu Đức Giám Mục tiếp tục “canh chừng hiện tượng” (II, Điều 24) vì lợi ích của các tín hữu.
Thiên Chúa luôn hiện diện trong lịch sử nhân loại và không ngừng ban ân sủng cho chúng ta qua hoạt động của Chúa Thánh Thần, canh tân đức tin của chúng ta hàng ngày vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ thế giới. Trách nhiệm của các mục tử trong Giáo hội là giữ cho các tín hữu của mình luôn chú ý đến sự hiện diện yêu thương này của Ba Ngôi Chí Thánh ở giữa chúng ta, cũng như nhiệm vụ của các ngài là bảo vệ các tín hữu khỏi mọi sự lừa dối. Những Qui tắc mới này chỉ là một cách mà Bộ Giáo lý Đức tin đặt mình vào việc phục vụ các mục tử của Giáo hội trong việc ngoan ngoãn lắng nghe Chúa Thánh Thần hoạt động trong Dân trung thành của Thiên Chúa.
Hồng Y Víctor Manuel Fernández
Bộ trưởng
Kỳ tới: Nguyên văn Tài liệu
Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ vào tháng 9
Thanh Quảng sdb
17:42 20/05/2024
Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ vào tháng 9
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ vào những ngày 26-29 tháng 9.
(Tin Vatican)
Thứ Hai 20/5/2024, báo chí Toà Thánh đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Luxembourg và Bỉ vào cuối tháng 9 năm 2024.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ quốc gia và Giáo hội của cả hai quốc gia và sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg vào ngày 26 tháng 9.
Sau đó, ngài sẽ tới Bỉ vào cuối ngày và ở đó cho đến ngày 29 tháng 9, dự kiến ĐTC sẽ viếng thăm các thành phố Brussels, Leuven và Louvain-la-Neuve. Lịch trình đầy đủ sẽ được cung cấp sau.
Đầu tháng 9, từ ngày 2 đến ngày 13, Đức Thánh Cha sẽ tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore, đây sẽ là chuyến tông du dài nhất của ngài từ trước đến nay.
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg và Bỉ vào những ngày 26-29 tháng 9.
(Tin Vatican)
Thứ Hai 20/5/2024, báo chí Toà Thánh đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Luxembourg và Bỉ vào cuối tháng 9 năm 2024.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ quốc gia và Giáo hội của cả hai quốc gia và sẽ thực hiện chuyến tông du đến Luxembourg vào ngày 26 tháng 9.
Sau đó, ngài sẽ tới Bỉ vào cuối ngày và ở đó cho đến ngày 29 tháng 9, dự kiến ĐTC sẽ viếng thăm các thành phố Brussels, Leuven và Louvain-la-Neuve. Lịch trình đầy đủ sẽ được cung cấp sau.
Đầu tháng 9, từ ngày 2 đến ngày 13, Đức Thánh Cha sẽ tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore, đây sẽ là chuyến tông du dài nhất của ngài từ trước đến nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn về cái chết của ông Raisi, Tổng thống Iran
Thanh Quảng sdb
17:45 20/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn về cái chết của ông Raisi, Tổng thống Iran
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn tới Đại Giáo chủ Ayatollah Sayyed Ali Hosseini Khamenei, Lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, trước tai nạn cướp đi sự sống của Tổng thống Raisi và Bộ trưởng Ngoại giao Amir-Abdollahian.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi bức điện tín bày tỏ lời chia buồn về cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và Bộ trưởng Ngoại giao Hossein Amir-Abdollahian, cùng những người tháp tùng đã thiệt mạng trong tai nạn trực thăng ngày 19 tháng 5.
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay nội dung bức điện tín trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô viết, “xin phó dâng linh hồn những người đã tử nạn vào lòng thương xót của Đấng Toàn Năng, với những tâm tình cầu nguyện cho những người đang thương tiếc sự mất mát những người thân, đặc biệt là gia đình, tôi xin chân thành chia sẻ những mất mát với đất nước quí quốc vào thời điểm khó khăn này."
Bức điện được gửi tới Đại Giáo trưởng Ayatollah Sayyed Ali Hosseini Khamenei, Lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, người đã thông báo cho toàn đất nước quốc táng 5 ngày.
Tổng thống Raisi và đoàn tùy tùng thiệt mạng trong tai nạn trực thăng ở khu vực miền núi phía tây bắc đất nước, sau chuyến thăm nước láng giềng Azerbaijan, nơi họ đã gặp gỡ với Tổng thống Ilham Aliyev.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn tới Đại Giáo chủ Ayatollah Sayyed Ali Hosseini Khamenei, Lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, trước tai nạn cướp đi sự sống của Tổng thống Raisi và Bộ trưởng Ngoại giao Amir-Abdollahian.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi bức điện tín bày tỏ lời chia buồn về cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và Bộ trưởng Ngoại giao Hossein Amir-Abdollahian, cùng những người tháp tùng đã thiệt mạng trong tai nạn trực thăng ngày 19 tháng 5.
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay nội dung bức điện tín trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô viết, “xin phó dâng linh hồn những người đã tử nạn vào lòng thương xót của Đấng Toàn Năng, với những tâm tình cầu nguyện cho những người đang thương tiếc sự mất mát những người thân, đặc biệt là gia đình, tôi xin chân thành chia sẻ những mất mát với đất nước quí quốc vào thời điểm khó khăn này."
Bức điện được gửi tới Đại Giáo trưởng Ayatollah Sayyed Ali Hosseini Khamenei, Lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, người đã thông báo cho toàn đất nước quốc táng 5 ngày.
Tổng thống Raisi và đoàn tùy tùng thiệt mạng trong tai nạn trực thăng ở khu vực miền núi phía tây bắc đất nước, sau chuyến thăm nước láng giềng Azerbaijan, nơi họ đã gặp gỡ với Tổng thống Ilham Aliyev.
VietCatholic TV
ĐGH lên án cuộc pháo kích kép vào Kharkiv. Làm thế nào để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
VietCatholic Media
18:46 20/05/2024
1. Đức Giáo Hoàng lên án cuộc pháo kích kép vào thành phố Kharkiv của Ukraine
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 19 Tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ lên án cuộc tấn công kép của quân Nga vào thành phố Kharkiv.
Ngài nói: “Nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra ngày nay: anh chị em hãy nghĩ đến Ukraine – suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến thành phố Kharkiv, nơi vừa hứng chịu một cuộc pháo kích kinh hoàng”.
Tờ Kyiv Independent có bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Russian 'double-tap' strike north of Kharkiv kills 6, including pregnant woman”, nghĩa là “Cuộc tấn công kép của Nga ở phía bắc Kharkiv giết chết 6 người, trong đó có phụ nữ đang mang thai”
Quân đội Nga đã tấn công một trung tâm giải trí ở ngoại ô phía bắc Kharkiv vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương, giết chết 6 thường dân, trong đó có một phụ nữ đang mang thai và làm bị thương 27 người, Văn phòng Công tố tỉnh Kharkiv cho biết hôm thứ Hai 20 Tháng Năm.
Một người đàn ông đang câu cá gần địa điểm xảy ra vụ tấn công vẫn mất tích. Cuộc tấn công diễn ra ở Mala Danylivka, chỉ cách làng Hlyboke hiện đang bị tạm chiếm gần biên giới 30 km về phía nam.
“Quân đội Nga đã tấn công khu vực nơi người dân địa phương đang nghỉ ngơi”, Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết trong một bài đăng trước đó trên Telegram, lên án vụ tấn công. Ông cho biết thêm, trong số những người bị thương có một nhân viên y tế và một xe cứu thương bị hư hỏng.
Syniehubov cho biết lực lượng Nga đã bắn hai hỏa tiễn đạn đạo Iskander trong một cuộc tấn công kép – là một chiến thuật phổ biến của Nga, trong đó mục tiêu bị tấn công và ngay sau đó quân xâm lược lại tấn công lại ngay chỗ đó một lần nữa, cuộc tấn công thứ hai cố tình nhắm vào các nhân viên cấp cứu..
Cuối buổi chiều, Syniehubov cho biết trong số những người thiệt mạng có một phụ nữ mang thai và một bé gái 8 tuổi trong số những người bị thương. Cô ấy được cho là đang ở trong “tình trạng ổn định”.
Văn phòng Công tố tỉnh Kharkiv sau đó đưa tin, hai trong số những người bị thương là cảnh sát.
Cũng trong ngày 19 tháng 5, 5 người thiệt mạng và 9 người bị thương trong một cuộc tấn công của Nga vào các thị trấn ở quận Kupiansk của tỉnh Kharkiv.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã lên án “sự khủng bố của Nga” và nhắc lại lời kêu gọi có thêm hệ thống phòng không từ các đồng minh của Ukraine.
“Thế giới có thể chấm dứt nạn khủng bố ở Nga. Để đạt được điều này, cần phải khắc phục tình trạng thiếu ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo”, ông nói.
“Hai hệ thống phòng không Patriot cho Kharkiv về cơ bản sẽ thay đổi tình hình. Hệ thống phòng không ở các thành phố khác của chúng tôi, cũng như sự hỗ trợ đầy đủ cho các chiến binh của chúng tôi ở tiền tuyến, sẽ bảo đảm đánh bại lực lượng khủng bố của Nga.”
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công vào Kharkiv trong những tháng gần đây, buộc nhiều cư dân địa phương sống trong và xung quanh thành phố phải rời bỏ quê hương của họ. Các cuộc tấn công càng gia tăng sau khi Nga phát động cuộc tấn công mới vào khu vực biên giới của tỉnh Kharkiv, giết chết dân thường và nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Vào tháng 4, Thị trưởng Ihor Terekhov cho biết các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy “gần như toàn bộ” cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở Kharkiv.
2. Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao. Làm thế nào để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Vatican đã ban hành một sắc lệnh hôm thứ Hai nêu rõ nhiều cách mà người Công Giáo có thể nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch tóm lược sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Sắc lệnh được ký ngày 13 tháng 5 bởi Đức Hồng Y Angelo De Donatis, nhà lãnh đạo mới của Tòa Ân Giải Tối Cao, mang đến cho người Công Giáo cơ hội nhận được ân xá bằng cách thực hiện các cuộc hành hương, viếng thăm cầu nguyện tại các nhà thờ cụ thể hoặc bằng cách thực hành các công việc bác ái trong năm thánh.
Ơn Toàn Xá là một ân sủng được Giáo Hội Công Giáo ban qua công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi.
Ân xá áp dụng cho những tội đã được tha. Ơn toàn xá thanh tẩy tâm hồn như thể người đó vừa được rửa tội. Theo Tòa Ân Giải Tối Cao, các ơn toàn xá nhận được trong Năm Thánh cũng có thể được áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục với khả năng nhận được hai ơn toàn xá cho người quá cố trong một ngày.
Để nhận được Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh, phải đáp ứng các điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Dưới đây là một số trong nhiều cách mà người ta có thể nhận được ân xá trong Năm Thánh 2025:
Cách thứ nhất là thực hiện một cuộc hành hương đến Rôma
Những người Công Giáo hành hương đến Rôma trong Năm Thánh 2025 có thể nhận được ơn toàn xá bằng cách viếng thăm ít nhất một trong bốn vương cung thánh đường lớn của giáo hoàng: đó là Đền Thờ Thánh Phêrô, Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô, Đền Thờ Đức Bà Cả, hoặc Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành
Ngoài ra, anh chị em có thể nhận được ơn toàn xá bằng cách dành thời gian cầu nguyện tại một số nhà thờ khác ở Rôma:
Vương cung thánh đường Thánh Giá của Rôma ở Giêrusalem
Vương cung thánh đường Thánh Laurensô ngoại thành
Vương cung thánh đường Thánh Sebastianô
Thánh địa tình yêu Chí Thánh “Divino Amore”
Nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia
Nhà thờ Thánh Phaolô tại Tre Fontane (nơi Thánh Phaolô chịu tử đạo)
Hang Toại Đạo
Tòa Ân Giải cũng ban ơn toàn xá đặc biệt cho việc hành hương đến các nhà thờ ở Rôma có liên hệ với các nữ thánh:
Vương cung thánh đường Santa Maria Sopra Minerva (lăng mộ Thánh Catherine thành Siena)
Thánh Brigid ở Campo de' Fiori, kính Thánh Brigid của Thụy Điển
Santa Maria della Vittoria, kính Thánh Teresa Ávila
Trinità dei Monti, kính Thánh Têrêsa thành Liseux
Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere
Vương cung thánh đường Sant'Augustino ở Campo Marzio kính thánh Monica
Cách thứ hai là thực hiện những việc bác ái
Năm Thánh là thời gian mà người Công Giáo được đặc biệt khuyến khích thực hành các công việc bác ái về thể xác và tinh thần. Tòa Ân Giải Tối Cao liệt kê các công việc của lòng thương xót bao gồm thăm viếng các tù nhân, dành thời gian với những người già cô đơn, giúp đỡ người bệnh hoặc người tàn tật, và giúp đỡ những người gặp khó khăn để được hưởng ân xá. Tòa Ân Giải Tối Cao giải thích rằng thực hành các công việc của lòng thương xót “theo một nghĩa nào đó là thực hiện một cuộc hành hương đến với Chúa Kitô hiện diện trong đó”.
Theo sắc lệnh, các ân xá dành cho việc làm lòng thương xót có thể được lãnh nhiều lần trong suốt Năm Thánh, thậm chí hàng ngày.
Nếu ơn toàn xá được áp dụng cho người quá cố, thì có thể lãnh hai ơn toàn xá trong cùng một ngày.
Sắc lệnh nói: “Mặc dù quy định chỉ được lãnh một ơn toàn xá mỗi ngày, nhưng các tín hữu đã thực hiện hành vi bác ái thay cho các linh hồn trong luyện ngục, nếu họ Rước lễ lần thứ hai trong ngày hôm đó, có thể được lãnh nhận ơn toàn xá hai lần trong cùng một ngày, chỉ áp dụng cho người đã qua đời.”
Cách thứ ba là kiêng khem mạng xã hội, tham gia các hoạt động bảo vệ sự sống, tình nguyện
Việc sám hối cũng có thể nhận được ơn toàn xá. Vatican liệt kê một số lựa chọn, bao gồm:
Kiêng ít nhất một ngày một tuần khỏi những “sự xao lãng vô ích”, chẳng hạn như mạng xã hội hoặc tivi
Ăn chay
Tặng “một số tiền tương xứng cho người nghèo”
Hỗ trợ các công trình của Giáo Hội hoặc xã hội, đặc biệt là bảo vệ sự sống trong mọi giai đoạn
Hỗ trợ người di cư, người già, người nghèo, thanh niên gặp khó khăn và trẻ em bị bỏ rơi
Tình nguyện phục vụ cộng đồng của anh chị em
Sắc lệnh nêu rõ: “Ơn Toàn Xá của Năm Thánh cũng có thể đạt được thông qua các sáng kiến thực hành, một cách cụ thể và quảng đại, tinh thần sám hối, theo một nghĩa nào đó, là linh hồn của Năm Thánh”.
Cách thứ Tư: Thăm viếng các nhà thờ địa phương của anh chị em
Người Công Giáo cũng có thể nhận được ơn toàn xá bằng cách thực hiện một cuộc hành hương với lòng sùng mộ đến nhà thờ chính tòa hoặc đến một nhà thờ hoặc đền thờ khác do giám mục địa phương chỉ định.
Tòa Ân Giải yêu cầu các giám mục “tính đến nhu cầu của các tín hữu cũng như cơ hội để củng cố khái niệm hành hương với tất cả ý nghĩa biểu tượng của nó, để thể hiện nhu cầu lớn lao về việc hoán cải và hòa giải”.
Cách thứ Năm: Tham gia vào các hoạt động đào tạo theo tinh thần Vatican II
Sắc lệnh của Vatican cũng nói rằng người Công Giáo có thể được hưởng ơn toàn xá “nếu với tinh thần sùng đạo, họ tham gia vào các hoạt động truyền giáo bình dân, linh thao hoặc đào tạo theo các văn kiện của Công đồng Vatican II và Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, được tổ chức tại một nhà thờ hoặc nơi thích hợp khác, theo ý của Đức Thánh Cha.”
Sắc lệnh còn chỉ ra rằng “bất kỳ nhà thờ nhỏ, nhà thờ chính tòa, nhà thờ đồng chính tòa, thánh đường Đức Mẹ, bất kỳ nhà thờ nổi tiếng hoặc thánh đường nào được giám mục giáo phận hoặc Giáo phận chỉ định vì lợi ích của các tín hữu” đều được. Các hội đồng giám mục cũng có thể chỉ định các thánh địa quốc gia hoặc quốc tế là địa điểm linh thiêng để hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh.
Điều kiện trong mọi trường hợp
Để nhận được bất kỳ ơn toàn xá nào được liệt kê ở trên, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, kể cả tội nhẹ.
2. Lãnh nhận Bí tích Hòa giải, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Ba điều kiện này có thể được thực hiện vài ngày trước hoặc sau khi thực hiện công việc để nhận được ân xá, nhưng điều thích hợp là Rước lễ và cầu nguyện diễn ra trong cùng ngày muốn lãnh nhận Ơn Toàn Xá.
Một lần xưng tội duy nhất là đủ cho một số ơn toàn xá, nhưng việc xưng tội thường xuyên được khuyến khích để có được ân sủng hoán cải sâu sắc hơn và sự trong sạch của tâm hồn.
Tuy nhiên, đối với mỗi ơn toàn xá, cần phải rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Thành ra, nếu muốn nhận được 2 Ơn Toàn Xá trong cùng một ngày để nhường cho các linh hồn, anh chị em phải tham dự 2 thánh lễ và rước lễ 2 lần.
Lời cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân, nhưng nên đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng.
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Chúa Nhật 19 Tháng Năm, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Lễ Hiện Xuống, chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Đức Maria và các Tông Đồ. Trong Tin Mừng phụng vụ, Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh Thần và nói rằng Ngài sẽ dạy chúng ta “bất cứ điều gì Ngài nghe” (x. Ga 16,13). Nhưng biểu hiện này có nghĩa là gì? Đức Thánh Linh đã nghe thấy điều gì? Ngài sẽ nói về điều gì?
Người nói với chúng ta bằng những lời diễn tả những tình cảm tuyệt vời như lòng yêu mến, lòng biết ơn, phó thác, lòng thương xót. Những lời làm cho chúng ta biết một mối quan hệ đẹp đẽ, sáng ngời, cụ thể và lâu dài như Tình Yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa: những lời Chúa Cha và Chúa Con nói với nhau. Đó chính là những lời có tính biến đổi của tình yêu, được Chúa Thánh Thần lặp lại trong chúng ta và là điều tốt cho chúng ta lắng nghe, bởi vì những lời này khơi dậy và phát triển cùng những tình cảm và cùng những ý định trong tâm hồn chúng ta: đó là những lời có hoa trái.
Đây là lý do tại sao điều quan trọng là chúng ta phải nuôi dưỡng mình mỗi ngày bằng Lời Chúa, Lời Chúa Giêsu, được Thánh Thần linh hứng. Và nhiều lần tôi nói: hãy đọc một đoạn Tin Mừng, lấy một cuốn Tin Mừng nhỏ bỏ túi và giữ bên mình, tận dụng những lúc thuận tiện để đọc nó. Linh mục và nhà thơ Clemente Rebora, khi nói về sự hoán cải của mình, đã viết trong nhật ký của mình: “Và Lời đã làm tôi im lặng!”. Lời Chúa làm im lặng những lời nói hời hợt của chúng ta và khiến chúng ta nói những lời nghiêm chỉnh, những lời đẹp đẽ, những lời vui tươi. “Và Lời đã làm im lặng cuộc trò chuyện của tôi!” Việc lắng nghe Lời Chúa làm cho cuộc trò chuyện dừng lại. Đây là cách dành chỗ trong chúng ta cho tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Và rồi trong Chầu Thánh Thể – chúng ta đừng quên lời cầu nguyện Chầu Thánh Thể trong thinh lặng – đặc biệt là lời cầu nguyện đơn giản, thinh lặng, giống như việc tôn thờ. Và ở đó, chúng ta nói những lời tốt đẹp trong tâm hồn, nói những lời cầu nguyện vào tâm hồn để có thể nói những lời ấy với người khác, và sau đó, là nói với nhau. Và bằng cách này, chúng ta thấy rằng chúng đến từ tiếng nói của Đấng An ủi, của Chúa Thánh Thần.
Anh chị em thân mến, hãy đọc và suy niệm Tin Mừng, cầu nguyện trong thinh lặng, nói những lời tốt đẹp: đó không phải là những điều khó khăn, không, tất cả chúng ta đều có thể làm được. Chúng dễ hơn là xúc phạm, và tức giận… Và vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: những lời này có vị trí gì trong cuộc đời tôi? Làm thế nào tôi có thể trau dồi chúng để lắng nghe Chúa Thánh Thần tốt hơn và trở thành tiếng vang của Ngài cho người khác?
Xin Mẹ Maria hiện diện trong Lễ Hiện Xuống với các Tông Đồ, làm cho chúng ta ngoan ngoãn trước tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Chúa Thánh Thần là Đấng tạo nên sự hòa hợp, và hiệp nhất! Và Ngài tạo ra nó từ những thực tế khác nhau, đôi khi thậm chí còn xung đột. Hôm nay, Lễ Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, Tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con, để Người tạo nên sự hòa hợp trong tâm hồn, hòa hợp trong gia đình, hòa hợp trong xã hội, hòa hợp trên toàn thế giới; xin Chúa Thánh Thần làm cho sự hiệp thông và tình huynh đệ phát triển giữa các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau; ban cho các nhà cai trị lòng can đảm để thực hiện những cử chỉ đối thoại nhằm chấm dứt chiến tranh. Nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra ngày nay: anh chị em hãy nghĩ đến Ukraine – suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến thành phố Kharkiv, nơi vừa hứng chịu một cuộc pháo kích kinh hoàng; hãy nghĩ đến Thánh Địa, Palestine, Israel; hãy nghĩ đến nhiều nơi có chiến tranh. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn các nhà lãnh đạo các quốc gia và tất cả chúng ta mở ra cánh cửa hòa bình.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với sự chào đón và tình cảm của người dân Verona ngày hôm qua: họ thật tốt, những người Veronese! Cảm ơn cảm ơn. Một cách đặc biệt, tôi nghĩ đến nhà tù Verona, tôi nghĩ đến những tù nhân đã làm chứng cho tôi một lần nữa rằng đằng sau những bức tường nhà tù, cuộc sống nhân loại và niềm hy vọng đang rung động. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các nhân viên nhà tù, đặc biệt là Giám đốc, Tiến sĩ Francesca Gioieni.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người hành hương đến từ Rôma và các vùng khác nhau của Ý và thế giới. Đặc biệt, tôi xin chào những người ở Timor-Leste – tôi sẽ sớm đến thăm anh em! – những người ở Latvia và Uruguay, cũng như cộng đồng người Paraguay ở Rôma, nơi đang cử hành Lễ Đức Trinh Nữ Caacupé, và Phái đoàn Công Giáo Bồ Đào Nha ở Lucerne.
Tôi chào các bạn trẻ của Immacolata; Tôi chào các nữ tu đang có mặt ở đây, tốt quá! Tôi chào các tín hữu ở Benevento, Porto Azzurro và Terracina, và Viện “Caterina di Santa Rosa” của Rôma.
Tôi chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Công lý nhãn tiền: Đồng minh Iran của Putin gây bao đau khổ cho Ukraine thảm tử. Trục tà ác đứt đoạn
VietCatholic Media
03:06 20/05/2024
1. Tổng thống Iran được cho là đã thiệt mạng sau khi 'không tìm thấy người nào sống sót' tại hiện trường vụ tai nạn
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và ngoại trưởng của ông được cho là đã chết sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy “không có người sống sót” tại địa điểm chiếc trực thăng bị rơi ở khu vực miền núi ở Iran hôm 19/5.
Một quan chức Iran giấu tên nói với Reuters: “Trực thăng của Tổng thống Raisi đã bị đốt cháy hoàn toàn trong vụ tai nạn… thật không may, tất cả hành khách đều có thể đã thiệt mạng”.
Truyền thông nhà nước Iran cho biết chiếc trực thăng đã “hạ cánh khẩn cấp” gần Tabriz ở phía tây bắc đất nước. Các đội cứu nạn đã làm việc hơn 12 giờ đồng hồ trong điều kiện sương mù dày đặc và nhiệt độ đóng băng.
Raisi, 63 tuổi, được bầu làm tổng thống vào năm 2021 với một chiến thắng “áp đảo”. Tuy nhiên, cuộc bầu cử của ông đã chứng kiến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất cả nước kể từ cuộc cách mạng năm 1979. Từ sau cuộc cách mạng Hồi Giáo, Raisi được kể là một kẻ cực đoan nhất trong số các Tổng thống Iran, và được kể là nguy hiểm nhất đối với hòa bình trong vùng Trung Đông.
Iran là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trên trường quốc tế. Hai nước tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Đáng chú ý nhất, Iran đã cung cấp cho Nga hàng nghìn máy bay không người lái cảm tử Shahed được sử dụng trong các cuộc không kích chống lại Ukraine và giúp Moscow xây dựng một nhà máy sản xuất máy bay không người lái ở Nga, cũng như được cho là đã gửi hàng nghìn tên lửa đạn đạo.
Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết Lực Lượng Phòng Vệ Israel được đặt trong tình trạng cảnh giác cao nhất sau khi các nguồn tin theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ và Israel dính líu vào tai nạn dẫn đến cái chết của Tổng thống Iran.
2. Trực thăng của Tổng thống Iran 'Tai nạn': Mọi điều chúng tôi biết
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Iranian President's Helicopter 'Crash': Everything We Know”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo đài truyền hình nhà nước Iran, trực thăng của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gặp “tai nạn” vào chiều Chúa Nhật theo giờ địa phương.
Bối cảnh
Raisi, 63 tuổi, đắc cử tổng thống Iran vào tháng 6 năm 2021. Ông là một cựu giám đốc tư pháp cực đoan và được coi là người thân tín của Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, theo Associated Press.
Tổng thống Iran đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của mình với gần 18 triệu phiếu bầu trong tổng số 28,9 triệu phiếu bầu. Theo The New York Times, nhiều cử tri có khuynh hướng ôn hòa và tự do đã chọn không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2021 vì họ cảm thấy rằng nó bị gian lận để có lợi cho Raisi.
Dưới sự lãnh đạo của Raisi, Iran chứa uranium ở hầu hết cấp độ vũ khí và cản trở các cuộc thanh tra quốc tế, mặc dù đã có thỏa thuận với các cường quốc thế giới để dỡ bỏ phần lớn chương trình hạt nhân của mình và cho phép các cuộc thanh tra quốc tế sâu rộng hơn để đổi lấy các lệnh trừng phạt trị giá hàng tỷ đô la được dỡ bỏ..
Những gì chúng ta biết
Chiếc trực thăng đã rơi xuống tỉnh Đông Azerbaijan miền núi phía tây bắc Iran. Máy bay trực thăng của Raisi đang di chuyển cùng một đoàn máy bay trực thăng gồm tổng cộng 3 chiếc. Hai máy bay trực thăng khác đều đã hạ cánh an toàn, chỉ có chiếc máy bay chở Raisi và Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran gặp tai nạn.
“Các nhóm cấp cứu khác nhau đang di chuyển tới hiện trường, nhưng do sương mù và thời tiết xấu nên có thể mất thời gian để tiếp cận khu vực. Công việc đang trong vòng kiểm soát”, Bộ trưởng Nội vụ Iran Ahmad Vahidi nói trên truyền hình quốc gia.
Ông nói thêm: “Đã có liên lạc với những người đồng hành của tổng thống, nhưng do khu vực này nhiều núi và khó thiết lập liên lạc nên chúng tôi mong các đội cấp cứu sẽ đến địa điểm xảy ra vụ việc sớm hơn và cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi. “
Thông tấn xã Tasnim, một hãng thông tấn bán chính thức liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, gọi tắt là IRGC, đưa tin rằng Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và Ayatollah Mohammad Ali Al-e-Hashem, nhà lãnh đạo buổi cầu nguyện thứ Sáu của Tabriz, cũng có mặt trên chiếc trực thăng của tổng thống. Trong khi đó, Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo, được chính phủ Iran tài trợ và kiểm soát, đưa tin Thống đốc tỉnh Đông Azerbaijan Malek Rahmati cũng có mặt trên trực thăng.
Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Bagheri đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang, bao gồm IRGC và các quan chức thực thi pháp luật, sử dụng “tất cả các nguồn lực, thiết bị và khả năng cho các nỗ lực tìm kiếm và cấp cứu liên quan đến vụ tai nạn máy bay trực thăng của Tổng thống Raisi và các hành khách khác,” theo Thông tấn xã Tasnim.
Theo OSINTdefender, một tài khoản X,, chuyên theo dõi các cuộc xung đột toàn cầu, các trực thăng của Không quân Iran đã đến gần địa điểm máy bay rơi, nhưng không nhìn thấy bất kỳ mảnh vỡ nào vì sương mù dày đặc và cuối cùng phải quay trở lại căn cứ vì điều kiện thời tiết.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Newsweek qua email hôm Chúa Nhật: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các báo cáo về khả năng máy bay trực thăng chở tổng thống và bộ trưởng ngoại giao Iran có thể hạ cánh khẩn cấp. Chúng tôi không có bình luận gì thêm vào lúc này.”
AP đưa tin Raisi đã có mặt ở Azerbaijan vào hôm Chúa Nhật cùng với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khánh thành một con đập. Đây là con đập thứ ba mà Iran và Azerbaijan xây dựng trên sông Aras.
Tổng thống Aliyev viết trong một bài đăng trên X: “Hôm nay, sau khi chia tay thân thiện với Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran, Ebrahim Raisi, chúng tôi vô cùng lo lắng trước tin tức về chiếc trực thăng chở phái đoàn gặp tai nạn ở Iran”.
“Chúng tôi gửi lời cầu nguyện tới Allah Toàn năng cho Tổng thống Ebrahim Raisi và phái đoàn tháp tùng. Với tư cách là một nước láng giềng, bạn bè và đất nước anh em, Cộng hòa Azerbaijan sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết.”
Ả Rập Saudi và Qatar cũng đề nghị hỗ trợ trong sứ mệnh giải cứu.
Chuyện gì tiếp theo?
Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Iran, một tổ chức nhân đạo, đã cử các đội cấp cứu. Các đơn vị máy bay không người lái cũng được cử đến để hỗ trợ nỗ lực tìm kiếm trực thăng của Raisi. Hoạt động cấp cứu đang diễn ra.
Hiện chưa rõ có thương vong nào từ vụ việc hay không. Tuy nhiên, Hãng thông tấn Tasnim đã đăng trên tài khoản X của mình vào Chúa Nhật: “Một số người đồng hành cùng tổng thống trên chiếc trực thăng này đã có thể liên lạc với Trụ sở Trung ương, làm dấy lên hy vọng rằng vụ việc có thể kết thúc mà không có thương vong”.
Trong khi các phương tiện truyền thông Iran phát đi những lời kêu gọi cầu nguyện cho Tổng thống Raisi, thái độ hòa bình đó tương phản với các thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ hay Israel đã bắn hạ chiếc máy bay. Các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực được đặt trong tình trạng báo động cao độ trước khả năng có thể bị tấn công bất ngờ.
3. Ebrahim Raisi: Tổng thống theo đường lối cứng rắn của Iran với các cáo buộc hành quyết dai dẳng
Tờ The Guardian có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ebrahim Raisi: Iran’s hardline president dogged by execution claims”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Raisi lần đầu tiên lên nắm quyền khi còn trẻ sau Cách mạng Hồi giáo và đã không khoan nhượng kể từ cuộc bầu cử năm 2021
Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, người mất tích ở vùng núi Iran sau một vụ tai nạn máy bay trực thăng gần biên giới với Azerbaijan, là một người có đường lối cứng rắn, người đã đóng vai trò quan trọng trong vài năm qua trong việc lèo lái Iran quay trở lại với niềm tin bất khoan nhượng của những người sáng lập cách mạng Cộng hòa Hồi giáo.
Là người ủng hộ các giá trị bảo thủ sâu sắc ở mặt trận trong nước, về mặt chính sách đối ngoại, Raisi cũng thể hiện lập trường ngày càng hung hăng, và chính theo quan điểm của ông, Tehran đã chọn tiến hành cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái chưa từng có gần đây nhằm vào Israel, đưa cả hai nước rơi vào xung đột trực tiếp và công khai.
Trong khi chỉ mới được bầu làm tổng thống vào tháng 6 năm 2021, tự cho mình là người giỏi nhất trong việc chống tham nhũng và các vấn đề kinh tế của Iran, Raisi từ lâu đã đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở Iran, bao gồm cả vai trò được cho là chủ chốt trong cái gọi là Ủy ban tử hình chịu trách nhiệm hành quyết hàng ngàn người. tù nhân vào những năm 1980 – một tuyên bố mà ông đã phủ nhận.
Sinh năm 1960 trong một gia đình giáo sĩ ở Mashdad, Raisi là con của cuộc cách mạng lật đổ Shah sau khi ông ta đến Qom để theo học tại một chủng viện Shiite /si-ai/ ở tuổi 15, theo bước chân của cha mình.
Khi còn là một sinh viên trẻ, ông đã tham gia các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại Vua Ba Tư được phương Tây hậu thuẫn vào năm 1979, cuộc biểu tình này đã dẫn đến Cách mạng Hồi giáo dưới sự hướng dẫn của Ayatollah Ruhollah Khomeini, một giáo sĩ sống lưu vong ở Pháp.
Trong những năm đầu đầy biến động của Cách mạng Hồi giáo, chàng trai trẻ Raisi tiếp tục theo học tại Đại học Shahid Motahari ở Tehran, nơi ông nhận bằng tiến sĩ về luật học và luật Hồi giáo.
Gia nhập ngành tư pháp, Raisi, lúc dó mới 25 tuổi - giống như nhiều thanh niên khác cùng thế hệ với anh - thấy mình được đưa vào một chức vụ quan trọng, trong trường hợp của ông là phó công tố viên của Tehran.
Các nhóm nhân quyền cho biết, khi vẫn giữ vai trò đó, ông đã trở thành một trong bốn thẩm phán ngồi trong Ủy ban tử hình khét tiếng, một tòa án bí mật được thành lập vào năm 1988 để xét xử lại hàng ngàn tù nhân, nhiều người trong số họ là thành viên của nhóm Mujahedin-e Khalq.
Chức vụ này đóng vai trò là bàn đạp cho những tham vọng rộng lớn hơn của ông ta. Raisi sau này giữ chức vụ trưởng công tố viên của Tehran, sau đó là nhà lãnh đạo Tổ chức Thanh tra Nhà nước. Đến năm 2006, ông được bầu vào Hội đồng chuyên gia, cơ quan chịu trách nhiệm bổ nhiệm và giám sát người lãnh đạo tối cao và các thành viên của hội đồng này được Hội đồng giám hộ đầy quyền lực chấp thuận.
Sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm 2009 gây ra nhiều tháng biểu tình công khai, Raisi đã ủng hộ các cuộc đàn áp tàn bạo và giam giữ hàng loạt. Ông trở thành tổng công tố đất nước vào năm 2014. Ông bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt vào năm 2019 vì vai trò của mình trong việc đàn áp trong nước.
Chiến thắng trong cuộc bầu cử của Raisi, giúp ông kế nhiệm Hassan Rouhani làm tổng thống, thể hiện sự đẩy lùi những người cực kỳ bảo thủ của Iran chống lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc thế giới giúp Iran thoát khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế.
Giờ đây, dưới thời Raisi, Iran làm giàu uranium ở mức gần như cấp độ vũ khí và cản trở các cuộc thanh tra quốc tế.
Nỗ lực đầu tiên của Raisi nhằm thay thế Rouhani vào năm 2017 đã thất bại khi Rouhani giành được 57% số phiếu bầu. Tuy nhiên, hồ sơ của ông đã được thúc đẩy khi Ayatollah Ali Khamenei bổ nhiệm ông làm phó chủ tịch Hội đồng Chuyên gia vào năm 2019.
Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2021, mặc dù cuộc bỏ phiếu đó có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất trong lịch sử Cộng hòa Hồi giáo.
Vào cuối năm 2022, một làn sóng biểu tình trên toàn quốc nổ ra sau cái chết của Mahsa Amini, người bị bắt vì bị cáo buộc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục Hồi giáo đối với phụ nữ của Iran.
Vào tháng 3 năm 2023, Iran và Ả Rập Saudi, những đối phương lâu năm trong khu vực, đã công bố một thỏa thuận bất ngờ nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao.
Tuy nhiên, sự hòa hoãn với Ả Rập Saudi đã trở thành một ngoại lệ trong chính sách đối ngoại của Iran dưới thời Raisi khi Iran đã cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến với Ukraine, tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn lớn vào Israel, đồng thời tiếp tục trang bị vũ khí cho các nhóm ủy quyền ở Trung Đông, như phiến quân Houthi của Yemen và Hezbollah của Li Băng.
4. Éo le: Tổng thống Zelenskiy than thở rằng các đồng minh của Kyiv muốn Ukraine thắng, nhưng lại sợ Nga thua
Tờ Kyiv Independent có bài tường trình nhan đề “Zelenskiy: 'Our partners fear that Russia will lose this war'“ nghĩa là “Zelenskiy: 'Đối tác của chúng tôi lo ngại Nga sẽ thua trong cuộc chiến này'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tin rằng các đối tác của Ukraine “sợ Nga thua trong cuộc chiến” và muốn Kyiv “chiến thắng theo cách mà Nga không thua”, ông Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn dành cho AFP hôm 17 Tháng Năm, và được phát hình vào chiều Thứ Bẩy, 28 Tháng Năm.
Theo Zelenskiy, các đồng minh của Kyiv “lo sợ” sự thua cuộc của Nga trong cuộc chiến chống Ukraine vì điều đó sẽ liên quan đến “địa chính trị không thể đoán trước”. “Tôi không nghĩ nó hoạt động theo cách đó. Để Ukraine giành chiến thắng, chúng tôi cần được cung cấp mọi thứ để có thể giành chiến thắng”, ông nói.
Tuyên bố của ông được đưa ra trong bối cảnh cuộc tấn công quy mô lớn của Nga ở Kharkiv và các trận chiến ác liệt đang diễn ra ở phía đông. Theo Zelenskiy, trong một tuần, quân đội Nga đã tiến xa tới 10 km ở phía bắc Kharkiv.
Ngũ Giác Đài ngày 16 Tháng Năm cho biết Washington vẫn không thay đổi lập trường tiêu cực đối với các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine bằng vũ khí do Mỹ cung cấp trên lãnh thổ Nga ngay cả sau khi Nga phát động cuộc tấn công ở Kharkiv.
Zelenskiy bình luận về tuyên bố này trong cuộc phỏng vấn, nói rằng “không nên có lệnh cấm vì đây không phải là cuộc tấn công của Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga. Đây là về phòng thủ.”
Trong cuộc phỏng vấn với AFP ngày 17 Tháng Năm, Tổng thống Ukraine nói rằng cuộc tấn công ở Kharkiv có thể là đợt tấn công đầu tiên trong nhiều làn sóng và lực lượng Nga có thể cố gắng chiếm thủ phủ khu vực Kharkiv.
Trong những tháng gần đây, Nga duy trì thế chủ động trên chiến trường, tận dụng sự chậm trễ trong viện trợ quốc phòng cho Ukraine từ các đồng minh phương Tây và tình trạng thiếu quân của Kyiv.
Quốc hội Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine vào tháng 4 sau sáu tháng đấu đá chính trị nội bộ. Ngũ Giác Đài cảnh báo rằng có thể sẽ phải mất một thời gian trước khi người ta cảm nhận được tác động của nó trên chiến trường.
Kyiv cũng tăng cường kêu gọi các đồng minh gửi thêm hệ thống vũ khí tầm xa tới nhắm vào các cơ sở quân sự của Nga ở sâu phía sau chiến tuyến và bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga tác động nặng nề đến chiến trường.
Mỹ gần đây đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn ATACMS tầm xa mà Ukraine được cho là đã sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga ở Crimea. Những hạn chế của Washington, như các quan chức Ukraine mô tả, sẽ ngăn chặn việc lặp lại một cuộc tấn công như vậy bên trong lãnh thổ Nga.
Đức đã từ chối cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn Taurus có tầm bắn hơn 500 km do lo ngại leo thang từ Nga.
5. Chỉ huy hàng đầu NATO: Cuộc tấn công của Nga sẽ không thành công
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Top NATO commander: Russia’s offensive won’t succeed”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Chỉ huy đồng minh tối cao của NATO tại Âu Châu cho biết hôm thứ Bẩy rằng cuộc tấn công đang diễn ra của Nga ở Ukraine không có cơ sở để đột phá.
“Tôi biết người Nga không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện một bước đột phá chiến lược”, Christopher Cavoli nói với các phóng viên sau cuộc họp của các lãnh đạo quốc phòng của liên minh tại trụ sở NATO ở Brussels.
Tướng Mỹ nói: “Họ không có kỹ năng và khả năng để làm điều đó, cần phải có các hoạt động ở quy mô cần thiết để khai thác bất kỳ bước đột phá nào nhằm đạt được lợi thế chiến lược”. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Họ có khả năng đạt được những tiến bộ mang tính chất cục bộ và họ đã làm một số việc đó.”
Ông nói thêm rằng đánh giá của mình xuất phát từ “sự liên hệ rất chặt chẽ với các đồng nghiệp Ukraine của chúng tôi và tôi tin tưởng rằng họ sẽ giữ vững được phòng tuyến”.
Mặc dù Nga đang gây sức ép dọc tuyến đầu với Ukraine và gần đây đã phát động một cuộc tấn công gần thành phố Kharkiv thứ hai của Ukraine, Cavoli cho biết ông không chắc chắn rằng đây có phải là cuộc tấn công toàn diện vào mùa hè của Mạc Tư Khoa.
Ông nói: “Những gì chúng ta không thấy là một lượng lớn trữ lượng lớn đang được tạo ra ở đâu đó”.
Tướng Cavoli nói thêm rằng rất khó để biết liệu nỗ lực của Nga có cạn kiệt hay chưa. Ông nói: “Việc một cuộc tấn công có bị dừng lại hay không cần một chút thời gian để tìm hiểu.”
Trong khi đó, sau khi Quốc hội Hoa Kỳ đồng ý về gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv sau nhiều tháng trì hoãn, Ukraine hiện đang “được vận chuyển một lượng lớn đạn dược, một lượng lớn hệ thống phòng không tầm ngắn và một lượng đáng kể xe thiết giáp”. Tướng Cavoli nói.
Mặc dù Nga đã thất bại trong nỗ lực áp đảo Ukraine nhưng không nên đánh giá thấp nước này. Trong hơn hai năm chiến đấu, Nga đã cải thiện trong các lĩnh vực như hậu cần và sản xuất công nghiệp, “nơi họ thực sự đang tiến nhanh hơn chúng ta ở Âu Châu và Bắc Mỹ”, Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, cho biết. trong cùng một cuộc họp báo.
Ông cho biết Nga đã cố gắng tập hợp lực lượng bổ sung, nhưng phẩm chất của quân đội thấp hơn so với quân đội mà họ đã từng có khi bắt đầu cuộc xung đột do số lượng sĩ quan “đã thiệt mạng khi bắt đầu chiến tranh” và do đó Nga không thể huấn luyện đầy đủ những tân binh.
Chủ đề chính của cuộc họp NATO trong tuần này là thảo luận về việc tăng cường các kế hoạch phòng thủ của liên minh.
Bauer nói: “Điều này bảo đảm rằng chúng tôi sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa hiện tại cũng như tương lai”.
Tiếp theo cuộc họp là cuộc gặp gỡ của Hội đồng Ukraine-NATO với Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine, Thiếu tướng Anatoliy Barhylevych.
6. Lữ đoàn 110 Ukraine bắn rơi 4 máy bay Nga trong 2 tuần
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 19 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết hôm Thứ Bẩy, 18 Tháng Năm, các tay súng phòng không của Lữ đoàn cơ giới số 110 của Ukraine đã bắn hạ thêm một máy bay Su-25 của Nga ở tỉnh Donetsk, khiến nó trở thành máy bay phản lực thứ tư bị bắn rơi trong vòng hai tuần.
Su-25 do Liên Xô thiết kế, được NATO đặt biệt danh là “Frogfoot”, là máy bay tấn công mặt đất được bọc thép hạng nặng, cung cấp hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất của Nga. Máy bay này giúp Nga thực hiện các cuộc tấn công dữ dội ở nhiều khu vực ở mặt trận phía Đông, bao trùm phần lớn tỉnh Donetsk.
Lữ đoàn 110 cho biết: “Bây giờ, tàn tích của nó đang âm ỉ tại một trong những khu rừng ở tỉnh Donetsk”.
Lữ đoàn đang đóng quân gần Avdiivka ở tỉnh Donetsk. Lữ đoàn này cũng cho biết 3 chiếc Su-25 khác bị bắn rơi vào các ngày 4 Tháng Năm, 11 Tháng Năm và 13 Tháng Năm.
Nga đã mất 354 máy bay kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công toàn diện, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết sáng 18 Tháng Năm.
7. Zelenskiy: Lần đầu tiên không có báo cáo về tình trạng thiếu pháo binh trong chiến tranh toàn diện
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn với AFP hôm 17 Tháng Năm, rằng lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện, không có lữ đoàn Ukraine nào báo cáo thiếu đạn pháo.
“Và điều này đã xảy ra trong hai tháng qua,” ông nói, nhưng nói thêm: “Mọi người vẫn còn rất nhiều việc phải làm.”
Trong những tháng mùa đông, Lực lượng vũ trang Ukraine bị thiếu hụt nghiêm trọng đạn pháo, phần lớn là do viện trợ quân sự của Mỹ bị chậm trễ.
Vào Tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết Ukraine không thể bắn hơn 2.000 quả đạn pháo mỗi ngày, khoảng 1 Tháng Năm lượng đạn pháo sử dụng trung bình hàng ngày của Nga.
Sáng kiến do Cộng Hòa Tiệp dẫn đầu nhằm mua đạn pháo cho Ukraine đã xác định 500.000 quả đạn pháo 155 ly và 300.000 quả đạn pháo 122 ly bên ngoài Âu Châu có thể được mua và gửi đến Ukraine sau khi số tiền cần thiết được phân bổ cho sáng kiến này.
Tổng thống Zelenskiy cho biết ngay cả trước khi sáng kiến này bắt đầu, việc mua sắm đạn pháo đã đạt được tiến bộ.
Ông nói thêm: “Lần đầu tiên trong cuộc chiến, không có lữ đoàn nào phàn nàn rằng không có đạn pháo”.
Nhiều quốc gia, bao gồm Bỉ, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Canada, Ba Lan, Đan Mạch và Slovenia, đã đóng góp kinh phí cho sáng kiến của Tiệp, có thể dẫn đến việc chuyển 1,5 triệu quả đạn đến Kyiv.
Đồng thời, Nga đã tăng cường năng lực sản xuất quân sự và có khả năng sản xuất 1 triệu quả đạn pháo mỗi năm, Martin Herem, chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Estonia, cho biết vào tháng Giêng.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, nói thêm rằng thông tin tình báo cho thấy Nga có khả năng sản xuất “gấp nhiều lần” hơn thế nữa.
Nga cũng đang nhận được nguồn cung cấp đạn dược mới từ nước ngoài, trong đó Bắc Hàn trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov gần đây đã cách chức Chuẩn tướng Serhii Baranov khỏi vị trí chỉ huy Lực lượng Hỏa tiễn, Pháo binh và Máy bay không người lái (UAV).
Lực lượng Hỏa tiễn, Pháo binh và Máy bay không người lái là một bộ phận của Lực lượng Vũ trang Ukraine chuyên lập kế hoạch chiến lược và tham gia các hoạt động chiến đấu bằng cách sử dụng hỏa tiễn, pháo, đại bác, súng cối, pháo phản lực và pháo chống tăng, cũng như máy bay không người lái.
8. Zelenskiy: Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Chasiv Yar, Nga mất quân gần Kharkiv
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Bẩy 18 Tháng Năm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Ukraine đã đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Chasiv Yar ở tỉnh Donetsk và Nga đang mất quân và khí tài quân sự.
Chasiv Yar, một thị trấn bị phá hủy phần lớn, được coi là mục tiêu tiếp theo của Nga sau khi Bakhmut thất thủ, trong khi thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv, cũng là mục tiêu chính của Nga.
Zelenskiy cho biết lực lượng Nga cũng mất hơn 20 thiết bị quân sự ở Chasiv Yar.
“Lực lượng của chúng ta đang phản kháng mạnh mẽ quân xâm lược ở bất cứ nơi nào có tình hình khó khăn - ngoài Kharkiv, ở Kramatorsk, Pokrovsk, Kurakhove và hướng nam”
Tổng thống cũng cho biết Nga đã phải chịu “tổn thất đáng kể” ở tỉnh Kharkiv, mặc dù quân đội Nga “đang trông chờ vào một cuộc tiến công nhanh chóng qua lãnh thổ của chúng ta” như vào năm 2022.
Nhà độc tài Nga Vladimir Putin tuyên bố vào ngày 17 tháng 5 rằng Nga không có kế hoạch chiếm Kharkiv và đang tấn công Kharkiv nhằm tạo ra cái gọi là vùng đệm trong tỉnh nhằm ngăn chặn việc pháo kích vào Belgorod của Nga.
Trước đây, Điện Cẩm Linh đã đưa ra những tuyên bố tương tự về ý định của mình, cụ thể là khi họ liên tục tuyên bố trong nhiều tháng, tuần và thậm chí vài ngày trước khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine rằng họ không có kế hoạch xâm lược Ukraine.,
Nga đã mất 491.080 quân ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo vào ngày 18 tháng 5. Con số này bao gồm 1.210 người Nga thương vong chỉ trong ngày qua.
Cuộc tấn công của Nga ở Kharkiv vào giữa tháng 5 có thể là đợt tấn công đầu tiên trong một số đợt tấn công và các lực lượng Nga có thể tấn công vào thủ đô Kharkiv của khu vực, Tổng thống Zelenskiy cho biết một ngày trước đó trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
Giám đốc tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Budanov, ngày 14 Tháng Năm đề xuất rằng lực lượng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công tương tự ở tỉnh Sumy khi điều kiện thuận lợi hơn.
9. Ukraine và đồng minh than thở về những sai lầm đắt giá khi Nga tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine And Allies Rue Costly Mistakes As Russia Pounces”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Đồng hồ đang điểm cho đến khi Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng lấy làm tiếc về sự chậm trễ này, cựu tổng thống Viktor Yushchenko đã nói rằng tiền tuyến “không hề nghỉ ngơi”.
Ukraine có thể sớm có thêm pháo binh, máy bay đánh chặn phòng không và các loại đạn dược khác nhưng khi Putin nhìn thấy cơ hội trước khi nó xuất hiện, Kyiv và các đồng minh có thể sẽ phải tiếc nuối khi đánh mất cơ hội.
Trước khi gói hỗ trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim của Mỹ cuối cùng được thông qua vào tháng trước để có thể thể hiện sự hiện diện của mình trên chiến trường một cách có ý nghĩa, Nga đã lợi dụng sự chậm trễ của phương Tây cũng như các vấn đề về huy động và củng cố công sự của Ukraine.
Sự chậm trễ viện trợ của Mỹ
Trong bối cảnh tranh cãi trên Đồi Capitol, lực lượng của Kyiv đã phải tiết kiệm pháo binh và các nguồn lực khác khi Nga chiếm giữ khoảng 308 dặm vuông lãnh thổ Ukraine cho đến thời điểm này trong năm nay – nhiều hơn một phần ba so với 230 dặm vuông đạt được trong cả năm 2023.
Leon Hartwell, cộng tác viên cao cấp tại Trường Kinh tế Luân Đôn, LSE IDEA, cho biết: “Việc không thể dựa vào viện trợ kịp thời sẽ làm gián đoạn các khía cạnh quan trọng của kế hoạch quân sự, từ tuyển dụng đến huấn luyện”.
Ông nói với Newsweek: “Nó buộc các lực lượng Ukraine phải phân bổ các nguồn lực quan trọng, không chắc chắn liệu nguồn thay thế có đến kịp thời hay không”.
Tính đến tháng 3, Liên Hiệp Âu Châu đã cung cấp ít hơn 1 phần 3 trong số 500.000 quả đạn pháo so với cam kết. Ngoài ra còn có tình trạng trì hoãn giao các chiến đấu cơ F-16 được yêu cầu rất nhiều.
Hartwell cho biết: “Với khả năng thích ứng của Nga, sự chậm trễ của F16 có nghĩa là vào thời điểm chúng đến chiến trường, hiệu quả của chúng đã giảm đi đáng kể so với khi chúng được yêu cầu ban đầu”.
Vấn đề về công sự
Vào ngày 10 tháng 5, Nga đã phát động một cuộc tấn công ở khu vực phía đông bắc Kharkiv có khả năng nhằm mục đích kéo dài sự kháng cự của Kyiv trên tiền tuyến phía đông và tạo ra vùng đệm ở biên giới. Hàng ngàn người đã được di tản khỏi thị trấn Vovchansk bên trong biên giới tới thành phố Kharkiv, cách đó khoảng 40 dặm.
“Nga có động lực chiến trường nhưng đây không phải là kết quả của một trận chiến. Cédomir Nestorovic, giáo sư địa chính trị tại Trường Kinh doanh ESSEC ở Singapore, cho biết: “Quân đội Nga chỉ đơn giản tiến vào một khu vực mà không gặp phải sự kháng cự nào”. “Không có công sự và quân đội nào chống lại bước tiến của Nga ở phía Ukraine”.
Viktor Kovalenko, nhà phân tích chính trị Ukraine từng phục vụ trong lực lượng Ukraine năm 2014 và 2015, cho biết Ukraine đang gặp vấn đề trong việc củng cố các tuyến phòng thủ đầu tiên vì lực lượng Nga liên tục pháo kích và ném bom vào các đội xây dựng và kỹ thuật.
Kovalenko nói với Newsweek: “Đây là lý do chính khiến các đội kỹ thuật không thể củng cố vùng ngoại ô thành phố Vovchansk”.
“Hơn nữa, vào tháng 3, Tổng thống Zelenskiy đã phạm sai lầm khi cách chức chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ, Tướng Dmytro Hereha,” ông nói. “Tổng thống đã khắc phục sai sót này vào tháng 5 bằng cách phục hồi chức vụ cho anh ta, nhưng điều này đã làm gián đoạn quá trình củng cố trong hai tháng.”
Ukraine đã và đang xây dựng các công sự nhiều tầng ở 5 khu vực, bao gồm cả khu vực đang tranh chấp ở phía đông Donetsk, mặc dù bí mật quân sự có nghĩa là thông tin chi tiết không được công khai. “Thành thật mà nói, điều này đáng lẽ phải bắt đầu vào năm 2014 - hoặc ít nhất là vài tháng trước cuộc xâm lược thứ hai, nhưng muộn còn hơn không,” Kovalenko nói thêm.
Vấn đề huy động
Kể từ thất bại tương đối của cuộc phản công của Ukraine vào năm 2023, Kyiv đã gặp khó khăn trong việc bổ sung quân số đang suy giảm. David Silbey, một chuyên gia lịch sử quân sự và chiến trường, đồng thời là phó giáo sư lịch sử, cho biết lực lượng của Kyiv “không thể bảo vệ chặt chẽ mọi điểm dễ bị tổn thương như họ mong muốn và vì vậy họ phải lựa chọn nơi bố trí lực lượng của mình”..
Ông nói với Newsweek: “Nỗ lực chính của Nga là ở khu vực trung tâm của phòng tuyến, xung quanh Donetsk, và vì vậy tôi có cảm giác rằng đó là nơi người Ukraine tập trung lực lượng của họ”. “Điều đó hiện đang khiến họ gặp rắc rối với việc Nga tấn công Kharkiv.”
Một dự thảo luật mới được các nhà lập pháp Ukraine thông qua vào tháng trước đã có hiệu lực vào hôm thứ Bảy, 18 Tháng Năm, nhằm mục đích tăng quân số bằng cách hạ độ tuổi tối thiểu để nhập ngũ từ 27 xuống 25 và thay thế chế độ tòng quân bằng huấn luyện quân sự cho nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25.
Cuộc tranh luận về cách tuyển quân ở Ukraine là một vấn đề nhạy cảm, kể từ khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào tháng 12 rằng cần 500.000 tân binh, sau khi sa thải các quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ từ những người tìm cách trốn tránh tiền tuyến.
Kovalenko nói: “Khi tôi được huy động vào năm 2014 trong cuộc tấn công đầu tiên của Nga, tôi rất buồn khi thấy không có bạn bè, hàng xóm hay bạn học nào tham gia cùng tôi. “Họ phớt lờ các thông báo về hối lộ và các khoản tiền phạt tượng trưng hoặc giấu sau các tài liệu giả về việc không thể phục vụ.”
Kovalenko cho biết Nga “sẽ không chiếm nhiều đất của Ukraine nếu hệ thống quân dịch hoạt động tốt”. Ông hy vọng rằng việc huy động sẽ có hiệu quả.
Ông nói: “Tổng thống Zelenskiy phải tìm ra sự cân bằng giữa lợi ích xã hội và lợi ích của quân đội. Cuộc cải cách này chủ yếu không nhằm mục đích phù hợp với quân số của quân đội Nga vì Ukraine không có nhiều quân như Nga”.
“Cuộc cải cách nhấn mạnh đến việc xây dựng khả năng phục hồi chiến lược và sức mạnh quân sự để ngăn chặn Nga hiện tại và trong tương lai.”
Tấn công các mục tiêu ở Nga
Tờ Wall Street Journal đưa tin các hệ thống hỏa tiễn của Mỹ đã được chuyển giao cho Kyiv với điều kiện chúng sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga. Tuy nhiên, Ukraine được tường trình đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ cảnh báo này trước cuộc tấn công dữ dội mà nước này phải đối mặt ở Kharkiv, nơi Mạc Tư Khoa đã giành được lãnh thổ lớn nhất trong gần 18 tháng.
Hartwell cho biết: “Lệnh cấm một chiều này cho phép lực lượng Nga tấn công các vị trí của Ukraine mà không bị trừng phạt, khiến quân phòng thủ Ukraine không thể trả đũa một cách hiệu quả hoặc tự bảo vệ mình một cách đầy đủ”. “Điều này khiến Ukraine rơi vào tình thế bấp bênh khi phải cố gắng tự vệ bằng một tay bị trói sau lưng”.
TT Iran thảm tử, Ukraine vui mừng. Trung tá phi công Ukraine anh dũng hy sinh toàn dân kính ngưỡng
VietCatholic Media
15:27 20/05/2024
1. Iran tuyên bố 5 ngày để tang tổng thống Ebrahim Raisi
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã công bố 5 ngày để tang tổng thống Ebrahim Raisi sau khi ông qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng và xác nhận Mohammad Mokhber là nhà lãnh đạo lâm thời cơ quan hành pháp của đất nước.
Iran hiện có thời hạn tối đa là 50 ngày trước khi phải tổ chức cuộc bầu cử tổng thống để chọn người kế nhiệm Raisi, Reuters đưa tin.
“Tôi tuyên bố để tang trong công chúng trong 5 ngày và gửi lời chia buồn tới người dân thân yêu của Iran,” giáo chủ Khamenei nói trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức IRNA đăng tải.
Ông nói: “Mokhber sẽ quản lý cơ quan hành pháp và có nghĩa vụ dàn xếp với những nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp và tư pháp để bầu ra một tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày”.
Theo Điều 131 của hiến pháp Iran, một hội đồng gồm có phó tổng thống thứ nhất, chủ tịch quốc hội và nhà lãnh đạo cơ quan tư pháp phải chuẩn bị dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống mới.
Các cuộc bầu cử ở Iran thường xuyên được dàn xếp kết quả trước nên cử tri không thiết tha đi bầu. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội cách đây 2 tuần, tính chung cả nước chỉ có 40% cử tri đi bầu; thậm chí có những đơn vị bầu cử chỉ có 10% đi bầu.
Mokhber, giống như Raisi, được coi là thân thiết với Khamenei. Tuy nhiên, theo tờ NewsWeek trong khi người Iran gọi Tổng thống Ebrahim Raisi là “Mr. Sixth Grade” hay “Ông lớp sáu” để chê bai ông ta thiếu trình độ học vấn, Mokhber là người tốt nghiệp Đại Học.
Trong khi Iran công bố để tang Raisi, người dân Ukraine không giấu được niềm vui. Người Ukraine nhấn còi xe trên đường phố và tràn ngập những lời bình luận vui mừng trên mạng xã hội. Dù không thù không oán gì với Ukraine, Raisi đã cung cấp cho người Nga các máy bay không người lái Shahed lợi hại, và cả một số hỏa tiễn hàng trình giết chết biết bao binh lính và dân thường Ukraine.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã cáo buộc Iran cung cấp cho Nga một số lượng lớn hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ, làm sâu sắc thêm sự hợp tác quân sự giữa hai quốc gia bị Mỹ trừng phạt.
Iran được cho là đã cung cấp khoảng 400 hỏa tiễn bao gồm nhiều hỏa tiễn thuộc dòng vũ khí đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, chẳng hạn như Zolfaghar. Các chuyên gia cho biết hỏa tiễn cơ động này có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 300 đến 700 km.
Các chuyến hàng được tin là đã bắt đầu vào đầu Tháng Giêng sau khi một thỏa thuận được hoàn tất trong các cuộc họp vào cuối năm ngoái giữa Putin và Raisi.
2. Phi công Ukraine anh hùng thiệt mạng trong chiến đấu
Lữ đoàn không quân chiến thuật số 831 của Ukraine hôm 18 Tháng Năm cho biết một phi công giàu kinh nghiệm của Không quân Ukraine, Trung Tá Denys Vasyliuk, đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ.
Trung tá Vasyliuk, tham mưu trưởng lữ đoàn và phó chỉ huy một phi đội hàng không, đã thiệt mạng “gần đây” khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, lữ đoàn cho biết.
Lễ tang của Trung Tá đã được cử hành tại quê nhà của anh vào ngày Thứ Bẩy, 18 Tháng Năm.
Lữ đoàn Hàng không Chiến thuật 831 cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực của Nga, Vasyliuk đã thực hiện “hàng trăm nhiệm vụ chiến đấu”.
Anh được trao Huân chương Dũng cảm, một huy chương cao quý của Ukraine được trao tặng cho lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
“Phi công không chết. Họ sẽ tồn tại mãi mãi trên bầu trời!” Lữ đoàn nói.
3. Cuộc pháo kích kép của Nga vào thành phố Kharkiv của Ukraine
Tờ Kyiv Independent có bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Russian 'double-tap' strike north of Kharkiv kills 6, including pregnant woman”, nghĩa là “Cuộc tấn công kép của Nga ở phía bắc Kharkiv giết chết 6 người, trong đó có phụ nữ đang mang thai”
Quân đội Nga đã tấn công một trung tâm giải trí ở ngoại ô phía bắc Kharkiv vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương, giết chết 6 thường dân, trong đó có một phụ nữ đang mang thai và làm bị thương 27 người, Văn phòng Công tố tỉnh Kharkiv cho biết hôm thứ Hai 20 Tháng Năm.
Một người đàn ông đang câu cá gần địa điểm xảy ra vụ tấn công vẫn mất tích. Cuộc tấn công diễn ra ở Mala Danylivka, chỉ cách làng Hlyboke hiện đang bị tạm chiếm gần biên giới 30 km về phía nam.
“Quân đội Nga đã tấn công khu vực nơi người dân địa phương đang nghỉ ngơi”, Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết trong một bài đăng trước đó trên Telegram, lên án vụ tấn công. Ông cho biết thêm, trong số những người bị thương có một nhân viên y tế và một xe cứu thương bị hư hỏng.
Syniehubov cho biết lực lượng Nga đã bắn hai hỏa tiễn đạn đạo Iskander trong một cuộc tấn công kép – là một chiến thuật phổ biến của Nga, trong đó mục tiêu bị tấn công và ngay sau đó quân xâm lược lại tấn công lại ngay chỗ đó một lần nữa, cuộc tấn công thứ hai cố tình nhắm vào các nhân viên cấp cứu..
Cuối buổi chiều, Syniehubov cho biết trong số những người thiệt mạng có một phụ nữ mang thai và một bé gái 8 tuổi trong số những người bị thương. Cô ấy được cho là đang ở trong “tình trạng ổn định”.
Văn phòng Công tố tỉnh Kharkiv sau đó đưa tin, hai trong số những người bị thương là cảnh sát.
Cũng trong ngày 19 tháng 5, 5 người thiệt mạng và 9 người bị thương trong một cuộc tấn công của Nga vào các thị trấn ở quận Kupiansk của tỉnh Kharkiv.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã lên án “sự khủng bố của Nga” và nhắc lại lời kêu gọi có thêm hệ thống phòng không từ các đồng minh của Ukraine.
“Thế giới có thể chấm dứt nạn khủng bố ở Nga. Để đạt được điều này, cần phải khắc phục tình trạng thiếu ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo”, ông nói.
“Hai hệ thống phòng không Patriot cho Kharkiv về cơ bản sẽ thay đổi tình hình. Hệ thống phòng không ở các thành phố khác của chúng tôi, cũng như sự hỗ trợ đầy đủ cho các chiến binh của chúng tôi ở tiền tuyến, sẽ bảo đảm đánh bại lực lượng khủng bố của Nga.”
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công vào Kharkiv trong những tháng gần đây, buộc nhiều cư dân địa phương sống trong và xung quanh thành phố phải rời bỏ quê hương của họ. Các cuộc tấn công càng gia tăng sau khi Nga phát động cuộc tấn công mới vào khu vực biên giới của tỉnh Kharkiv, giết chết dân thường và nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Vào tháng 4, Thị trưởng Ihor Terekhov cho biết các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy “gần như toàn bộ” cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở Kharkiv.
4. Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian là ai?
Ngoại trưởng Iran, Hossein Amirabdollahian, là người có đường lối cứng rắn thân cận với Lực lượng Vệ binh Cách mạng bán quân sự của nước này, là lực lượng đối đầu quyết liệt với phương Tây. Đồng thời, ông giám sát các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của nước này. Hãng thông tấn AP đưa tin thêm:
Amir-Abdollahian đại diện cho sự thay đổi đường lối cứng rắn ở Iran sau khi thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc thế giới sụp đổ sau khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định quá bất lợi cho Hoa Kỳ. Ông phục vụ trong tư cách là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Ebrahim Raisi, người được lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei bảo trợ, và tuân theo các chính sách của họ.
Đối với người Ukraine, Amir Abdollahian là hạng người nói láo không biết chớp mắt trong chính sách gởi máy bay không người lái Shaded cho quân xâm lược Nga.
Ban đầu, Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói: “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Đến ngày 5 tháng Mười Một, 2022, trước các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ Hossein Amir-Abdollahian nói: “Chúng tôi có gởi nhưng chỉ một số ít trong thời gian trước chiến tranh Ukraine.”
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên trước khả năng nói láo trắng trợn, không biết ngượng của Ngoại trưởng Iran vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Amir Abdollahian cũng tham gia vào nỗ lực đạt được sự hòa hoãn với đối thủ khu vực Ả Rập Saudi vào năm 2023, một động thái bị lu mờ vài tháng sau đó do căng thẳng nảy sinh trong cuộc chiến Israel-Hamas.
Amir-Abdollahian phục vụ trong Bộ Ngoại giao dưới thời Ali Akbar Salehi từ năm 2011 đến năm 2013. Sau đó, ông trở lại làm việc trong vài năm dưới thời Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif, người đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận hạt nhân đạt được dưới sự điều hành của Tổng thống tương đối ôn hòa Hassan Rouhani.
Nhưng Zarif và Amir-Abdollahian đã bất hòa, có thể là do những khác biệt nội bộ trong chính sách đối ngoại của Iran. Zarif đề nghị ông làm đại sứ tại Oman, vẫn là một chức vụ quan trọng về mặt chiến lược do vương quốc này từ lâu đã đóng vai trò là người đối thoại giữa Iran và phương Tây. Nhưng Amir-Abdollahian từ chối.
Ông trở thành ngoại trưởng dưới thời Raisi với cuộc bầu cử vào năm 2021. Ông ủng hộ quan điểm cứng rắn của chính phủ Iran, ngay cả khi các cuộc biểu tình rầm rộ khắp đất nước vào năm 2022 sau cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ trước đó đã bị giam giữ vì bị cáo buộc không đội khăn trùm đầu theo đúng ý thích của chính quyền. Cuộc đàn áp an ninh kéo dài nhiều tháng sau các cuộc biểu tình đã giết chết hơn 500 người và khiến hơn 22.000 người bị giam giữ.
Vào tháng 3, một hội đồng điều tra của Liên Hiệp Quốc đã phát hiện ra rằng Iran phải chịu trách nhiệm về “bạo lực thể xác” dẫn đến cái chết của Amini.
Trong cuộc chiến tranh Israel-Hamas, ông đã gặp các quan chức nước ngoài và lãnh đạo Hamas. Ông cũng đe dọa trả đũa Israel và ca ngợi cuộc tấn công vào Israel vào tháng Tư. Ông cũng giám sát phản ứng của Iran trước một cuộc trao đổi ngắn về các cuộc không kích với nước láng giềng có vũ khí hạt nhân của Iran là Pakistan và làm việc về ngoại giao với Taliban ở Afghanistan, quốc gia mà Iran có quan hệ căng thẳng.
5. Zelenskiy của Ukraine bác bỏ đề xuất đình chiến Olympic của Macron
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine’s Zelenskyy rejects Macron’s Olympic truce proposal”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc đình chiến trong suốt thời gian Thế vận hội Olympic mùa hè ở Paris.
Nga sẽ sử dụng bất kỳ sự đình chỉ chiến sự nào để tăng cường lợi thế quân sự của mình, Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu với AFP.
“Thành thật mà nói, Emmanuel, tôi không tin điều đó,” Zelenskiy nói với AFP. “Ai có thể bảo đảm rằng Nga sẽ không tận dụng thời gian này để đưa lực lượng của mình tới lãnh thổ của chúng tôi?” Tổng thống Zelenskiy hỏi.
“Chúng tôi phản đối bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào làm lợi cho đối phương”
Hôm thứ Sáu, Putin nói với truyền thông nhà nước rằng ông đã thảo luận về ý tưởng đình chiến Olympic với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ ý tưởng này hay không, Putin được cho là đã trả lời bằng cách chỉ trích các cơ quan thể thao phương Tây.
Trong cuộc phỏng vấn với AFP, Zelenskiy thề sẽ tiếp tục chiến đấu với quân đội Nga. Ông nói: “Trước hết, chúng tôi không tin tưởng Putin”.
6. Đại sứ Ukraine nói hãy gửi vũ khí nhanh nhất có thể
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Send weaponry as fast as you can, Ukraine’s ambassador says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ hôm Chúa Nhật cho biết đất nước của cô rất cần nhiều vũ khí nhất có thể để được chuyển đến càng sớm càng tốt.
Đại sứ Oksana Markarova nói trên chương trình “Face the Nation” của CBS: “Không có gì đủ nhanh khi chúng ta phải đối mặt với một đối phương tồi tệ như vậy và chúng ta đã phải tạm dừng một thời gian dài, và bây giờ cần nhanh chóng để bắt kịp”.
“Chúng tôi cần nó nhanh hơn,” cô nói.
Lô vũ khí mới nhất của Mỹ sử dụng để phòng thủ Ukraine chống lại Nga đã bị hoãn lại cho đến khi Quốc hội thông qua gói viện trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan vào tháng trước; những cân nhắc chính trị trong nước đã cản trở việc phê duyệt khoản viện trợ đó. Tổng thống Joe Biden cho biết khi ký đạo luật ngày 25 Tháng Tư: “Chúng tôi đang gửi thiết bị cho Ukraine từ kho dự trữ của chính chúng tôi, sau đó chúng tôi sẽ bổ sung vào kho dự trữ đó bằng các sản phẩm mới do các công ty Mỹ sản xuất tại Mỹ”.
Nga đã lấy lại động lực trong cuộc chiến kéo dài hai năm trong những tuần gần đây, giành được thế chủ động khi lực lượng Ukraine đã rút lui khỏi một số thị trấn; các báo cáo chỉ ra rằng kho dự trữ ngày càng cạn kiệt đã buộc Ukraine phải phân bổ một số đạn dược của mình ở mặt trận.
Nga cũng đã tăng cường tấn công vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine. Ít nhất 11 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hôm Chúa Nhật ở ngoại ô thành phố.
Markarova, người vừa trở về sau chuyến thăm Ukraine, cho biết đất nước của cô cần có thêm hệ thống phòng không để ứng phó với sự gia tăng các cuộc tấn công vào cộng đồng Ukraine.
Cô nói: “Chúng tôi rất biết ơn những người đang cung cấp cho chúng tôi hệ thống của họ. “Chúng tôi rất biết ơn Hoa Kỳ vì đã tìm kiếm chúng, cho phép chúng, tài trợ cho một số trong số chúng, nhưng chúng tôi cần nhiều hơn nữa và đã đến lúc phải đưa ra một số quyết định dũng cảm theo đúng nghĩa đen và cung cấp cho chúng tôi nhiều thứ hơn để chúng tôi có thể nhìn thấy chúng ngay lập tức, ở đâu.” Chúng tôi cần họ.” Nhận xét của cô lặp lại những bình luận của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trên Telegram.
Ukraine đang nỗ lực cho phép nước này tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất, đặc biệt là các kho tiếp tế quân sự ở biên giới.
“Chúng tôi đang tự bảo vệ mình,” đại sứ nói với người dẫn chương trình Margaret Brennan, “cho dù chúng tôi tấn công quân đội Nga trên lãnh thổ của chúng tôi hay quân đội Nga bên ngoài lãnh thổ của chúng tôi. Và chúng tôi đã cố gắng làm điều đó. Nhưng tất nhiên có một số hạn chế. Bây giờ tôi sẽ không công khai tham gia các cuộc thảo luận - nơi chúng tôi đang thảo luận với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ đối tác nào khác của chúng tôi. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng rõ ràng Nga là kẻ xâm lược ở đây”.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết: Ukraine sẽ nhận 100 hỏa tiễn từ Anh vào tháng 5
Chính phủ Anh sẽ cung cấp cho Kyiv 100 hỏa tiễn vào tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Sun.
Shapps cho biết cuộc tấn công mới của Nga, phát động vào ngày 10 tháng 5 nhằm vào tỉnh Kharkiv với 30.000 quân tham gia, sẽ là “lời cảnh tỉnh đối với phương Tây”.
Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết lực lượng Nga gần đây đã mở rộng các hoạt động tấn công ở tỉnh Kharkiv, buộc Ukraine phải triển khai thêm quân dự bị.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói rằng tất cả những gì chúng ta yêu quý sẽ “gặp nguy hiểm” nếu các đồng minh phương Tây để Ukraine rơi vào “sự cai trị chuyên chế” của Putin.
“Lời nói ấm áp thôi là chưa đủ. Mọi quốc gia coi trọng tự do của mình phải tăng cường và cung cấp những gì có thể, nhanh nhất có thể, để bảo đảm Lực lượng vũ trang Ukraine có thể chống lại cuộc xâm lược bất hợp pháp”, ông Shapps nói.
Theo bài báo của Sun, kể từ đầu tháng 5, Anh đã cung cấp cho Ukraine 80 hỏa tiễn phòng không và giao thêm 20 hỏa tiễn trước tháng 6.
Luân Đôn cũng gửi cho Kyiv hơn 30 pallet các bộ phận, bao gồm thiết bị chống mìn, hơn một triệu viên đạn vũ khí nhỏ, 20 xe lội nước bọc thép của người Viking và hơn 4.000 mặt hàng quần áo quân sự.
Shapps nói thêm rằng vào năm 2024, tổng số tiền viện trợ mà Anh cung cấp cho Ukraine sẽ trị giá 3 tỷ bảng Anh (khoảng 3,8 tỷ Mỹ Kim).
Shapps cho biết: “Chúng tôi cam kết đạt 2,5% GDP cho Quốc phòng vào năm 2030 và đây là khoản trả trước đầu tiên”.
Vương quốc Anh đã liên tục lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, cùng với Mỹ và Đức.
Nước này đã cam kết hỗ trợ 12,5 tỷ bảng Anh hay 15,6 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó 7,6 tỷ bảng Anh hay 9,5 tỷ Mỹ Kim, dành cho hỗ trợ quân sự.
8. Tuyến phòng thủ 'vững chắc' của Ukraine được ổn định
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's 'Concrete' Line Of Defense Stabilized”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, quân đội Nga đã tiến không quá 10km vào tỉnh Kharkiv của Ukraine trong cuộc tấn công mới nhất của họ và vẫn chưa tiến được đến tuyến phòng thủ “'vững chắc” và “mạnh mẽ nhất”.
Tổng thống đưa ra bình luận này trong cuộc phỏng vấn với AFP khi ông khẳng định mặt trận Kharkiv hiện đã ổn định, sau cuộc tấn công của Nga phát động vào ngày 10 tháng 5 từ vùng Belgorod của Nga mà chính quyền Ukraine tin rằng có 30.000 binh sĩ.
Quân đội Nga đã đạt được những bước tiến dần dần trong vài tháng qua ở khu vực Donbas phía đông Ukraine, nơi bị Vladimir Putin sáp nhập vào tháng 9 năm 2022, với cái giá là thương vong nặng nề. Vào ngày 10 tháng 5, họ phát động một cuộc tấn công mới từ phía bắc, hướng tới Kharkiv, thành phố thứ hai của Ukraine, chiếm giữ một số khu định cư ở biên giới trước khi bước tiến của họ bị chậm lại phần nào trong vài ngày qua.
Phát biểu hôm thứ Sáu, ông Zelenskiy cho biết lực lượng Nga đã tiếp cận “tuyến phòng thủ đầu tiên” của Ukraine ở tỉnh Kharkiv, tiến khoảng 10km. Tổng thống cho biết Ukraine cũng đã chuẩn bị sẵn tuyến thứ hai và thứ ba, tuyến thứ hai là tuyến “mạnh nhất” và bao gồm các công trình “vững chắc” vì nó không nằm dưới hỏa lực của Nga trong khi được xây dựng.
Putin hôm thứ Sáu cho biết hoạt động của đất nước ông ở Kharkiv đang diễn ra “theo kế hoạch” và khẳng định rằng nó nhằm mục đích tạo ra một “vùng đệm” để bảo vệ các khu vực biên giới khỏi hỏa lực của Ukraine và mục đích không phải là chiếm giữ chính Kharkiv.
Trong đánh giá gần đây nhất được công bố hôm thứ Sáu, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn ở Washington, DC, đã đồng ý rằng Mạc Tư Khoa dường như tập trung vào việc xây dựng một “vùng đệm” ở Kharkiv nhưng cảnh báo điều này có thể được sử dụng như một dàn dựng. đăng bài cho các cuộc tấn công tiếp theo.
Họ cho biết: “ISW trước đây đã đánh giá rằng các lực lượng Nga dường như đang ưu tiên thiết lập một “vùng đệm” dọc biên giới quốc tế để tạo điều kiện cho việc xâm nhập sâu hơn vào phía bắc tỉnh Kharkiv.”
ISW cũng tuyên bố Mạc Tư Khoa có thể đang cố gắng chuyển hướng lực lượng Ukraine khỏi Donbas bằng cuộc tấn công mới ở phía bắc. Họ cho biết: “Các lực lượng Nga có thể sẽ có khả năng dàn trải lực lượng Ukraine dọc theo một mặt trận rộng lớn và cố định quân Ukraine ở khu vực biên giới quốc tế ngay cả khi nhịp độ các hoạt động tấn công của Nga ở phía bắc Kharkiv chậm lại”.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP, ông Zelenskiy tuyên bố rằng về mặt phòng không, Ukraine chỉ có “khoảng 25% những gì chúng tôi cần”, đồng thời cho biết thêm đất nước của ông cần 120-130 chiến đấu cơ F-16 hoặc máy bay tương tự để đạt được vị thế “ngang bằng” với Lực lượng không quân Mạc Tư Khoa.
Các phi công Ukraine đang được các đồng minh phương Tây huấn luyện sử dụng chiến đấu cơ F-16 và dự kiến sẽ nhận được thêm nhiều máy bay vào tháng 6 và tháng 7, theo một “nguồn tin quân sự Ukraine” được Reuters trích dẫn. Cho đến nay, Hà Lan, Na Uy, Bỉ và Đan Mạch đều đã cam kết gửi chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.
Hôm thứ Năm, Putin đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc và hai nhà lãnh đạo đã có cái ôm nồng nhiệt.
Viện nghiên cấp cứu đồng Đại Tây Dương cho biết: “Putin đang dựa vào 'người bạn thân' ở Trung Quốc để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thời chiến của đất nước mình, bao gồm cả việc mua dầu.
“Đồng thời, ông Tập đang tìm cách thu hút một đối tác cấp dưới cho Trung Quốc khi nền kinh tế nước này phải đối mặt với sự giảm thiểu rủi ro từ Âu Châu và các mức thuế mới từ Hoa Kỳ”.
9. Tổng thống Zelenskiy nếu chi tiết về hai bổ sung cho tiền tuyến của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Two Front-Line Boosts Detailed by Zelensky”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng quân đội của ông lần đầu tiên có đủ đạn pháo kể từ khi chiến tranh bắt đầu, đồng thời nói thêm rằng lực lượng của ông đã ổn định thành công tình hình ở khu vực đông bắc Kharkiv.
Bắt đầu từ tuần trước, lực lượng Nga đã tiến đều đặn ở khu vực Kharkiv của Ukraine, khi viện trợ của Mỹ được phê duyệt gần đây đã nhỏ giọt vào quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, nói với tờ New York Times hôm thứ Ba rằng tình hình ở khu vực Kharkiv đang “ở bên bờ vực” và đang “nguy kịch” mỗi giờ.
Nhà lãnh đạo Ukraine Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn dành cho AFP rằng “tình hình đã được ổn định bởi Lực lượng Phòng vệ của chúng tôi”, hãng tin địa phương Ukrainska Pravda đưa tin.
“Hôm nay, Lực lượng Phòng vệ của chúng tôi đã ổn định được tình hình hiện tại của người Nga. Điểm sâu nhất trong cuộc tiến quân của họ là 10 kilômét. Về nhiều hướng, một số lữ đoàn địch không có tiến triển gì cả” Tổng thống Zelenskiy nói.
Ông cũng nói rằng quân đội của ông có đủ đạn pháo lần đầu tiên sau hai năm chiến tranh, hãng thông tấn Interfax của Ukraine đưa tin hôm thứ Sáu.
“Lần đầu tiên trong những năm chiến tranh, không có lữ đoàn nào phàn nàn rằng không có đạn pháo”, Tổng thống Zelenskiy nói và cho biết thêm rằng quân đội của ông đã nói về tình trạng thiếu đạn dược trong hai tháng qua.
Lực lượng Mạc Tư Khoa đã bắt đầu một cuộc tấn công mới gần khu vực Kharkiv của Ukraine vào ngày 10 tháng 5, thả bom dẫn đường trên không và buộc người dân phải chạy trốn.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, lưu ý trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Năm rằng các quan chức Ukraine khác đã báo cáo rằng quân đội của họ đang ổn định tình hình dọc biên giới phía bắc khu vực Kharkiv. Họ nói thêm rằng nhịp độ các hoạt động tấn công của Nga trong khu vực tiếp tục giảm.
Hôm thứ Năm, phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Khortytsia Ukraine, Trung tá Nazar Voloshyn, cho biết lực lượng của Kyiv đang phần nào ổn định được tình hình ở hướng Kharkiv. Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói thêm rằng lực lượng của họ cho đến nay đã phủ nhận các mục tiêu chiến thuật của Nga cho rằng đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine trong thành phố Vovchansk, nơi quân đội Nga đã tập trung nỗ lực trong tuần qua, tổ chức tư vấn lưu ý.
ISW cho biết thêm, Oleh Syniehubov, Thống đốc khu vực Kharkiv, cũng cho biết các lực lượng Ukraine đã ngăn chặn quân đội Mạc Tư Khoa trong khu vực và lực lượng của Kyiv “đã lấy lại được các vị trí thuận lợi hơn ở một số khu vực chưa xác định”.
10. Không quân: Ukraine bắn hạ toàn bộ 29 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng trong đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 20 Tháng Năm, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, cho biết Lực lượng Ukraine đã bắn hạ tất cả 29 máy bay không người lái “kamikaze” loại Shahed do Nga phóng trong đêm 19 rạng sáng 20 tháng 5.
Nga được cho là đã phóng máy bay không người lái từ hai tỉnh Primorsko-Akhtarsk và Kursk ở Nga.
Báo cáo cho biết quân đội Mạc Tư Khoa cũng tấn công Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M bắn vào tỉnh Kharkiv.
Lực lượng phòng thủ của Ukraine đã bắn hạ tất cả các máy bay không người lái của Nga trên các vùng Odesa, Mykolaiv, Poltava và Lviv.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra hàng ngày ở Ukraine, ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước. Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn quy mô lớn nhằm vào các cơ sở quan trọng.
11. Tổng thống Georgia phủ quyết dự luật 'đặc vụ nước ngoài'
Tổng thống thân phương Tây của Georgia Salome Zourabichvili hôm 18 Tháng Năm cho biết bà phủ quyết dự luật “điệp viên nước ngoài” gây tranh cãi đã được quốc hội thông qua trước đó bất chấp các cuộc biểu tình quy mô lớn.
Dự luật yêu cầu các tổ chức nhận tài trợ nước ngoài phải bị coi là “đặc vụ nước ngoài” và phản ánh luật pháp đàn áp của Nga được sử dụng để trấn áp những người chỉ trích chế độ Điện Cẩm Linh.
Quốc hội Georgia đã thông qua dự luật trong lần đọc thứ ba và cũng là lần cuối cùng vào ngày 14 tháng 5. Việc đưa dự luật này vào quốc hội đã dẫn đến các cuộc biểu tình rộng rãi trên khắp đất nước và sự chỉ trích từ Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ.
Khi công bố quyết định phủ quyết dự luật, Zourabichvili gọi tài liệu này “về cơ bản là luật pháp của Nga về bản chất và tinh thần”, đồng thời nói thêm rằng nó mâu thuẫn với hiến pháp Georgia và các tiêu chuẩn Âu Châu.
“Do đó, nó đại diện cho một trở ngại đối với con đường Âu Châu của chúng ta.”
Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu trước đây đã nói với Financial Times rằng Liên minh Âu Châu có kế hoạch đình chỉ nỗ lực trở thành thành viên của Georgia nếu nước này ban hành luật “điệp viên nước ngoài”.
Zourabichvili nói thêm rằng quyền phủ quyết “có giá trị pháp lý và sẽ được chuyển tới Quốc hội ngay hôm nay”.
Hiến pháp Georgia cho phép tổng thống ký luật trong vòng 10 ngày hoặc gửi lại cho quốc hội.
Tuy nhiên, đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia có đủ số phiếu trong quốc hội để bác bỏ quyền phủ quyết, cho phép chủ tịch cơ quan lập pháp ký thay vào đó.
12. Các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Vovchansk ở Kharkiv khiến 1 người thiệt mạng, 3 người bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 20 Tháng Năm, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào thành phố Vovchansk vào ngày 19 Tháng Năm, khiến một người thiệt mạng và ba người khác bị thương.
Nga đã phát động các hành động tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv hướng tới Lyptsi và Vovchansk, một thị trấn nằm cách biên giới Nga chưa đầy 5 km và cách thành phố Kharkiv khoảng 50 km.
Lực lượng Nga tấn công Vovchansk vào khoảng 3h30 sáng giờ địa phương, khiến một người đàn ông 63 tuổi thiệt mạng. Ba người đàn ông bị thương do bị pháo kích.
Theo Văn phòng Công tố khu vực, các tòa nhà dân cư, bệnh viện và cơ sở hạ tầng dân sự khác đã bị phá hủy trong thành phố.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 15 Tháng Năm xác nhận các đơn vị Nga đã tiến vào khu vực phía bắc Vovchansk, nhưng quân đội Ukraine được tường trình đã ngăn cản họ thiết lập chỗ đứng sâu hơn trong thị trấn.
Tổng cộng, quân đội Nga đã tiến xa tới 10 km.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 19 Tháng Năm cho biết lực lượng Ukraine đã giành được nhiều vị trí vững chắc hơn ở tỉnh Kharkiv.
Thánh Ca
Vinh danh Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
00:15 20/05/2024
TV 32
Lm. Thái Nguyên
00:16 20/05/2024
Dâng Chúa Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
00:25 20/05/2024
Trong Chúa Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
00:26 20/05/2024
Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ
Lm. Thái Nguyên
00:27 20/05/2024
Kinh Hằng Hữu
Phạm Trung
15:55 20/05/2024
Đức Maria Đấng Tháo Gỡ Gian Nan Cuộc Đời
Phạm Trung
15:56 20/05/2024