Ngày 19-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:58 19/05/2012
ĂN THỊT
N2T

Có một ngưới rất thích học văn chương của Tô Đông Pha, nhưng học rất lâu mà vẫn cứ không thành, nhưng anh ta rất dụng tâm, từ trước đến nay chưa hề lười biếng học.
Một hôm anh ta nấu hai cân thịt, ninh nhừ vừa mềm vừa thơm mới ăn, lúc ấy thì có người bạn đến thăm hỏi anh ta làm gì vậy ? ANh ta buộc miệng nói: “Ăn thịt Tô Đông Pha”.
Người bạn nghe được thì la lên một tiếng “a”, nhịn không được bèn tiếp miệng nói đùa:
- “Anh rõ khổ, hận Tô Đông Pha đến như thế sao ?”

Suy tư:
Có những người có tâm hồn nhỏ nhen ích kỷ, giận ai là giận rất lâu, nên họ khó có được một tâm hồn bình an vui vẻ; có những người vì cuộc sống bon chen, ganh đua với người này người nọ rồi thất chí bất mãn, thế là trong lòng luôn chất chứa hận thù vô cớ, cho nên họ thường nhạy cảm với những lời nói, những thái độ của người khác.
Một phương pháp hay nhất mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta biết thông cảm, biết tha thứ, biết trãi long ra với mọi người, phương pháp đó chính là cầu nguyện, Ngài nói hãy cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Và thánh Augustin cũng nói rằng: trước khi làm việc thì cầu nguyện, trong khi làm việc cũng cầu nguyện, làm việc xong cũng là cầu nguyện.
Trước khi chuẩn bị phê bình chỉ trích người khác thì hãy cầu nguyện, cầu nguyện xong thì sẽ thấy hiệu quả tức khắc: không muốn phê bình chỉ trích nữa, mà nếu có thì lời nói và thái độ đều rất hòa nhã với người mình muốn chỉ trích.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Chúa Thăng Thiên)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:59 19/05/2012
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN

Tin Mừng : Mc 16, 15-20.
“Đức Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”.


Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng thích tìm hạnh phúc cho mình, nhưng chúng ta –những người Ki-tô hữu- đều biết rằng, hạnh phúc đích thực không phải ở tại trần gian này, mà ở trên thiên đàng, nơi có Đức Chúa Giê-su –Đấng đã chết, đã sống lại và lên trời- đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, cùng với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ.

Trước mặt các tông đồ, Đức Chúa Giê-su đã về trời, về nơi Ngài đã ở trước khi xuống thế làm người, về lại bên hữu Đức Chúa Cha, để rồi sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ lành người dữ.

1. Ngước mặt nhìn trời.
Các tông đồ đang ngỡ ngàng nhìn trời như vừa mất một cái gì cao quý, các ông ngước mặt nhìn trời, nhìn mãi cho đến khi thiên thần nhắc nhở làm các ông trở về với thực tại : cuộc sống ở trần gian. Ngước mặt nhìn trời mà lòng ao ước được về trời với Thầy chí thánh, lòng các tông đồ xôn xao vui sướng vì từ nay mình còn có một nơi rất hạnh phúc, hạnh phúc và bình an, đó là được sum họp với Chúa trên cõi trời cao kia.

Cuộc sống của chúng ta, thực tại của chúng ta là trần thế, sống trong trần thế với tất cả những gì là của trần thế, nhưng lòng của chúng ta vẫn luôn hướng về trời, hướng về trời tức là hướng về Đức Chúa Giê-su, là nhớ lại những lời của Ngài đã nói đã dặn dò cho các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cho mọi loài thọ tạo”, mọi loài thọ tạo là bao gồm tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng, mà đối tượng quan trọng nhất chính là con người, họ chính là những người đã trở nên anh em chị em của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

Ngước mặt lên trời để loan báo Tin Mừng cho anh em chị em, bởi vì không ai loan báo tin vui mà cúi gầm mặt xuống đất; ngước mặt lên để hân hoan, để vui mừng, để cảm tạ, để chia sẻ những gì mà chúng ta đã cảm nghiệm, đã sống trong cuộc sống đời thường của mình, đó chính là niềm vui tha thứ, niềm vui thân thiện, niềm vui phục vụ, niềm vui cảm thông và niền vui cộng tác với nhau trong công việc bổn phận hằng ngày của chúng ta. Đó chính là việc làm tích cực để loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo vậy.

2. Ngước mắt nhìn anh em.
“Các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi...” bằng lời nói và kèm thêm những dấu lạ, nhưng quan trọng hơn là có Chúa ở cùng các ngài.

Ngày hôm nay chúng ta rao giảng Lời Chúa qua Internet, qua truyền hình, qua truyền thanh, và qua mọi phương tiện có thể, nhưng tất cả những phương tiện ấy là chỉ để hỗ trợ cho đời sống Phúc Âm của chính mỗi người chúng ta. Người ta thích nhìn xem hành động bác ái của chúng ta hơn là coi trên truyền hình, người ta thích nghe lời chính miệng của chúng ta nói hơn là đọc trên internet, bởi vì con người thời nay chỉ thích nhìn và nghe những gì thật sống động tự nơi chúng ta -người Ki-tô hữu- xuất phát ra.

Và chúng ta cũng vậy, khi ngước mặt nhìn trời để trông chờ Chúa đến, thì đồng thời cũng hãy ngước mắt nhìn anh em đang gặp khốn khó để giúp đỡ, ngước mắt nhìn anh em đang thất vọng để ủi an, ngước mắt nhìn anh em đang bị áp bức mà bênh vực và ngước mắt nhìn người nghèo chung quanh chúng ta, họ đang nhìn chúng ta, chờ đợi chúng ta thực hành Lời Chúa là yêu thương người thân cận như chính mình.

Anh chị em thân mến,
Hôm nay lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, và cũng là niềm hy vọng được về trời chung hưởng hạnh phúc với Chúa của chúng ta, tôi xin mời anh chị em tự xét mình, tự vấn lương tâm coi chúng ta có ao ước những sự trên trời hơn những sự của trần thế:

a. Có lúc nào tôi ngước mặt nhìn lên tượng Thánh Giá Chúa để nói: Lạy Chúa, con rất yêu mến Chúa .
b. Có lúc nào tôi ngước mắt nhìn anh em, chị em và cầu nguyện thầm: Lạy Chúa, xin ban cho họ được hạnh phúc của Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:01 19/05/2012
N2T

3. Nếu không có thánh ý của Thiên Chúa, thì trên trời dưới đất tìm không ra một việc gì đáng yêu; nhược bằng có thánh ý của Thiên Chúa thì giữa trời và đất, tuy là rất hèn mọn, rất khổ, thì cũng trở thành bảo vật vô giá.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Thần Khí của Thiên Chúa sức mạnh từ trời cao
Jos. Tú Nạc, NMS
07:04 19/05/2012
Chúa thăng Thiên – Năm B (Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Mark 16: 15-20)

Chúng ta duy nhất có thể tưởng những tâm tư và tình cảm của những ai chiêm ngắm Chúa Giê-su lên trời. Niềm hân hoan, chắc chắn, rằng Người đã sống lại từ cõi chết – nhưng cũng hoang mang và bồn chồn, lo lắng. Người sẽ đi đâu? Khi nào Người trở lại? Người có phục hung vương quốc Israel hay không?

Bài học đầu tiên mà họ được nhận biết đó là những kế hoạch của Thiên Chúa hiếm khi trùng hợp với chương trình nghị sự của chính chúng ta. Con người tất cả đầu nhìn vào một hành động nào đó – người La Mã đã tiêu hủy , khai trừ và vương quốc này đã được phục hung đối với vị thế mà nó không có được hàng bao thế kỷ. Đối với thắc mắc truy nguyên của họ về thời biểu của Thiên chúa, Chúa Giê-su đã đưa ra một câu trả lời thẳng thừng, dứt khoát: điều đó không ai thuộc nhiệm vụ của các ngươi! Những người lâm vào thực trạng rắc rối khi họ gắng đoán Thiên Chúa lần thứ hai hoặc thúc ép Thiên Chúa phải hành động sớm. Giữa lúc ấy, Chúa Giê-su đã có một sứ vụ cho các môn đệ của Người. Họ sẽ tiếp tục công việc của Người và làm nhân chứng trước những tàn phá khốc liệt của hành tinh Trái Đất. Người sẽ trao quyền trượng cho họ - và bằng sự suy luận đối với tất cả chúng ta. Nhưng trước hết họ được trao quyền hành từ bên trên. Người ra lệnh cho họ đợi trong thành phố và thực hành một ít kinh nghiệm. Sự thăng thiên của Người đòi hỏi sự hiểu biết: Chúa Giê-su không ở tầng trên của một nơi nào đó thuộc bầu trời và Thiên Chúa cũng vậy. Thiên Chúa và Người ở khắp mọi nơi, mà điều đó dễ hơn nhiều dành cho con người – đặc biệt trong thế giới cổ đại – hiểu lĩnh vực tâm linh trong những thuật ngữ không gian.

Duy trì sự cảnh báo của hai người bàng quan mặc áo dài trắng (có thể là những thiên sứ) là hữu ích: đừng nhìn lên phía Chúa Giê-su, hãy nhìn xung quanh các bạn. Chúa Giê-su được tìm thấy trong tha nhân, và trong sự nhức nhối và đau khổ của thế gian. Người sẽ được tìm thấy trong những hân hoan và đấu tranh của nhân loại, cũng như trong sâu thẳm của trái tim và linh hồn con người. Đừng lo lắng khi Người sẽ lại đến hoặc khi vương quốc sẽ được khôi phục, điều đó không thành vấn đề. Chúa Giê-su không ở bất kỳ nơi đâu và chúng ta cũng vậy. Có nhiều khó khăn, nhưng việc quan trọng vẫn phải được thực hiện.

Dân Ê-phê-xô cũng đã mô tả quyền lực từ bên trên. Quyền lực này là thần Khí của Thiên Chúa – quyền lực mà Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết, những cũng là điều mà tiếp tục làm việc trong những môn đệ của Chúa Giê-su. Thần Khí này ban cho chúng ta sự khôn ngoan và tiếp tục bày tỏ nhiều hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa và điều đó đã bắt đầu công việc của nó một cách hiếm hoi. Khi chúng ta càng đào sâu mối quan hệ với Thiên Chúa được thể hiện và chúng ta sẽ càng có một khả năng cảm nhận nhạy bén về sự mênh mông của món quà mà chúng ta được trao ban. Một số cảnh báo nào đó là để lưu ý ký hiệu trao đổi thông tin của những vương quyền, quyền lực tối cao, quyền lợi và quyền lực. Những ký hiệu thông tin này không được hiểu với ý nghĩa thông tục theo phong cách con người. Chúng không có gì để thực hiện với quyền lực tối cao, áp bức hay cai trị mà là những biểu đạt thuộc phong cách mà ở đó là tình yêu Thiên Chúa thiết đặt thế giới cho sự cứu chuộc và hạnh phúc của chúng ta.

Đoạn kết của Thánh Mac-cô dài hơn và có phần xa lạ trong một vài khía cạnh. Tin Mừng nguyên thủy đã kết kết thúc với câu 8 về hình ảnh những phụ nữ chạy ra xa trong sợ hãi và không kể cho một ai. Về sau những cộng đồng Ki-tô giáo đã viết những đoạn kết khác dài hơn đúng theo Thánh Mac-cô với ba Tin Mừng khác và đoạn trích này là một trong số đó. Nó không khuyên chúng ta rằng chúng ta kiểm nghiệm đức tin của mình bằng việc cầm những con rắn độc (mặc dù có một số nhỏ nhưng cắn rất độc, chúng chỉ cắn !) hay uống thuốc độc. Việc chữa lành và trừ khử ma quỷ là một phần thể hiện kỹ năng tinh thần của chúng ta cũng như nói những tiếng khác lạ. Điều đó gây cho chúng ta sự chú ý rằng Tin Mừng yêu cầu chúng ta truyền bá tin mừng cho mọi loài thụ tạo, không chỉ con người. Thánh Mac-cô và những người cổ đại tin rằng loài thụ tạo cần đến sự cứu chuộc và Chúa Giê-su đã chết không chỉ cho chúng ta mà con cho hết thảy trật tự loài thụ tạo.

Mối quan tâm hiện nay dành cho hành tinh Trái Đất không phải là đặt niềm tin không đúng chỗ cũng không phải là mới mà là tuân giữ theo Tin Mừng. Những ám chỉ về rắn độc và thuốc độc là những dụ ngôn để nhắc nhở chúng ta và sự hứa hẹn, điều mơ ước của Thiên Chúa trong Isaiah. Tiên tri đã nói vào một thời điểm nào đó trong tương lai con sư tử và con cừu nằm với nhau và những đứa trẻ nô đùa cạnh sào huyệt của những loài rắn độc – nói một cách, một lúc nào đó loài người sẽ sống trong hòa bình và hòa giải với loài thụ tạo, Thiên Chúa và với nhau. Điều mơ tưởng này sống mãi, và tất cả những biểu hiện đức tin đích thực và xác thực thôi thúc hình ảnh này.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:06 19/05/2012
3.YÊU THƯƠNG LÀ HI SINH.

Ở đâu có yêu thương thì ở đó có hi sinh, và hi sinh là kết quả của sự yêu thương chân thật. Có thể có hi sinh mà không có yêu thương, nhưng không thể có yêu thương mà không có hi sinh, cho nên có thể nói hi sinh chính là hoa quả của yêu thương vậy.

Vì yêu thương nhân loại nên Chúa Cha đã hi sinh Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su.

Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, nên Đức Chúa Giê-su đã hi sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của sa-tan, đầu mối của tội lỗi. Và hi sinh đã trở thành điều kiện của tình thương chân thật đối với người thân cận, và khi Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài đã cầu xin lớn tiếng với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” . Thực ra không phải các kỳ mục của người Do thái, các thượng tế, các kinh sư và những người quá khích khác không biết việc họ làm đâu, họ biết quá đi chứ, nhưng chính vì để “bảo vệ” lề luật của cha ông khỏi phải bị “tên làm loạn phá hoại”, mà họ đã lên án tử cho Đức Chúa Giê-su, và như thế chính họ đã lỗi lề luật trước: “chớ giết người”.

Vậy mà, vì yêu thương mà Đức Chúa Giê-su đã bào chữa cho họ trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, và giá trị hi sinh mạng sống của Ngài đã trở thành quan toà tuyên bố trắng án cho nhân loại tội lỗi, và cho cả những người lên án tử cho Ngài nữa, nếu họ biết nhìn nhận việc mình làm là sai trái, mà hối cải ăn năn.

Hi sinh là hiệu quả của yêu thương chân chính, hay nói cách khác, văn hoa hơn một chút: yêu thương là cây, và hoa quả chính là những việc làm hi sinh vậy.

Chàng và nàng yêu thương nhau, tình yêu nầy người ta có thể lấy “thước” để đo được, thước đây chính là sự hi sinh của chàng dành cho nàng, và của nàng dành cho chàng. Cây và quả tình yêu nầy cũng đẹp thật đấy, nhưng có thể nói, đây là một tình yêu ích kỷ, tình yêu có qua có lại, và trong một cách nhìn nào đó, chàng và nàng đều cố gắng làm cho đối tượng của mình thấy được tình yêu của mình dành cho họ bằng những hi sinh nhiều ít của mình, đây cũng là một tình yêu tự nhiên của con người.

Đức Chúa Ki-tô muốn người môn đệ của mình tiến xa hơn một bước trong tình yêu liên đới giữa người với người, bằng một lệnh truyền :
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau ;
như Thầy đã yêu thương anh em.” . (1)


Yêu thương nhau như Đức Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, mà tình yêu của Ngài đối với chúng ta không phải là một tình yêu như cha mẹ yêu thương con cái, cũng không phải như chàng và nàng yêu thương nhau, nhưng là một tình yêu vượt ra khỏi mọi tính toán của con người: hiến dâng mạng sống vì bạn hữu của mình (2) . Đó là một hi sinh to lớn mà không mọi khối óc khôn ngoan tài trí nào suy ra hay nghĩ tới, chỉ có Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên mới nghĩ ra phương pháp vĩ đại mà mầu nhiệm này, mầu nhiệm tình yêu nầy được thực hiện nơi bản thân Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su, và nó đã trở thành một công thức thực hành trong đời sống của những người Ki-tô hữu: Yêu thương = Hi sinh + Thập giá.

Công thức nầy cũng được giải thích như thế nầy: có nghĩa là khi tôi cúi xuống để an ủi, giúp đỡ “người thân cận” (yêu thương), thì tôi phải hao tài tốn của, mất thời giờ quý báu của mình (hi sinh), và phải quên đi những luật lệ đang ràng buộc tâm hồn tôi trước những đau khổ của anh chị em, và như thế tôi sẽ bị người ta chê trách là không tuân giữ lề luật (thập giá). Đó chính là yêu thương “người thân cận” như chính mình vậy.

“Như Thầy đã yêu thương anh em”, hay nói cách khác “như Thầy đã hi sinh cho anh em”, cũng là nói lên một con tim biết rung động trước những đau khổ của người anh chị em mà sẵn sàng hi sinh tất cả thời giờ, tiền bạc, hi sinh những gì mình có như người Sa-ma-ri nhân hậu, để anh chị em được an ủi và để họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Yêu thương và hi sinh phải là chị em sinh đôi trong tâm hồn của người Ki-tô hữu, mặc dù nó là hai cụm từ khác nhau, nhưng luôn luôn hiện diện bên nhau. Khi nói đến yêu thương, thì hi sinh cũng đồng thời có mặt kề bên để làm cho hành động yêu thương được phong phú dồi dào hơn, cao quý hơn, và thiêng liêng hơn. Cũng như Đức Chúa Ki-tô đã trở nên mẫu gương tuyệt vời của lòng nhân hậu, Ngài đã dang tay ôm ấp tất cả mọi người vào trong trái tim vô cùng yêu thương của Ngài, và tình yêu thương vô cùng này đã được thể hiện bằng sự hi sinh vĩ đại: hi sinh mạng sống cho người mình yêu (3) , người yêu đó chính là mỗi một người trong chúng ta, là nhân loại tội lỗi, và cũng là những “người thân cận” của Đức Chúa Ki-tô.

Do đó, hi sinh chính là thước đo lòng nhân ái của mình đối với “người thân cận”, là mức độ yêu thương được thể hiện trong hành vi, ngôn ngữ của mình đối với anh chị em đồng loại, và cũng là hiệu quả của việc thi hành luật mới -luật yêu thương- nơi bản thân của chúng ta vậy.

(còn tiếp)

(1) Ga 13, 34.
(2) Ga 15, 13.
(3) Ga 15, 13.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:27 19/05/2012
GIÀU CÓ
Một linh mục ngoại quốc nói với một linh mục người Việt:
- “Các gia đình người Việt các anh, hình như nhà nào có người làm linh mục là trở nên giàu có nhất, dù là ở Mỹ hay ở Việt Nam, tôi không hiểu tại sao !
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
12 ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ Maria
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:49 19/05/2012
12 ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ Maria

1. Thánh Gioan trong sách Khải Huyền đã diễn tả Đức Mẹ Maria trên đầu đội triều thiên kết bằng 12 ngôi sao. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao đức tin ngày chúng con chịu phép Thánh tẩy đã được khắc ghi vào tâm hồn.

Ngôi sao đức tin là ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho tâm hồn trên đường sống ở trần gian đi về cùng Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống con người.

2. Đức mẹ được ca tụng là ánh sao mai trong đêm tối. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao tình yêu, mà Thiên Chúa và cha mẹ chúng con đã trao vào thân xác, tâm hồn từ ngày chúng con được tạo dựng trong cung lòng cha mẹ.

Ngôi sao tình yêu là ngôi sao thức ăn, nhựa sống cho phát triển đời sống thể xác lẫn tinh thần.

3. Đức Mẹ như ánh sao chỉ đường cho người vượt biển, băng rừng lội suối trong đêm đen. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao niềm hy vọng.

Thiên Chúa và công trình sáng tạo trong thiên nhiên hằng luôn luôn mang đến đổi mới, lòng phấn khởi hướng về ngày mai.

Ánh ngôi sao niềm hy vọng là ngôi sao chiếu sáng vào trong tâm hồn, những khi chúng con sống trải qua những bước đường thử thách đen tối.

4. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao chiếu ánh sáng phù hộ các giáo hữu. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao tình người.

Từ ngày chúng con mở mắt chào đời cùng nắm tay chung vai sát cánh với mọi người đi vào xây dựng đời sống đã được Chúa trao gửi cho.

Ánh sáng ngôi sao tình người là ánh sáng lòng khoan dung bác ái cho đời sống chung trong khu vườn công trình sáng tạo của Chúa thêm khởi sắc.

5. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao rất đáng yêu mến. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao lòng biết ơn, đã được ông bà cha mẹ, thầy dậy nói cho biết từ khi có trí khôn.

Ngôi sao lòng biết ơn là ngôi sao nhắc nhở nhớ đến cội nguồn đời mình - Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.

Cội nguồn đời sống con người theo đường thẳng là Thiên Chúa. Còn theo đường ngang chân trời là quê hương tổ quốc nơi sinh ra, lớn lên, học hành làm việc sinh sống; là tổ tiên gia đình Ông Bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè, là nếp sống văn hóa, đạo giáo.

6. Đức Me là ánh ngôi sao chỉ bảo đàng lành. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao ơn Kêu Gọi mà Thiên Chúa nhắn gửi vào trong tâm hồn cuộc sống mỗi người.

Ngôi sao ơn Kêu Gọi trong đời sống bậc vợ chồng làm cha mẹ.

Ngôi sao ơn Kêu Gọi đời sống tận hiến là Linh mục, là Tu sỹ nam nữ

Ngôi sao ơn kêu Gọi đời sống bậc vợ chồng làm cha mẹ là ngôi sao soi lối cho tình nghĩa vợ chồng, sự an ủi nâng đỡ cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái trong mọi hoàn cảnh của đời sống hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Ngôi sao ơn Kêu Gọi vào sống đời sống tận hiến chiếu tỏa ánh sáng giúp người chọn sống đời tận hiến nhận ra tìm ra gía trị đời sống vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo theo như ý Thiên Chúa kêu gọi.

7. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao của nếp sống trung tín thật thà. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao lòng khiêm nhường, là bài học sống ở đời trong gia đình với cha mẹ anh chị em và ngoài xã hội chung sống với người khác.

Ngôi sao nến lòng khiêm nhường là ngôi sao chiếu tỏa tình thân ái, lòng kính trọng sự chân thật trong đời sống chung. Chúa Giêsu và chính Đức Mẹ đã sống nêu gương cho chúng con về cách sống lòng khiêm nhường với Chúa và với mọi người.

8. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao các nhân đức. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao lòng trông cậy.

Tâm tình lòng trông cậy chúng con đã học được trong đời sống, khi nhận ra giới hạn của mình về khả năng trí tuệ học hành, khả năng sức khoẻ, khả năng làm việc.

Ngôi sao lòng trông cậy là ngôi sao hướng dẫn làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp vượt qua những giới hạn yếu kém của mình, mà không có tự ty mặc cảm.

9. Đức mẹ như ánh ngôi sao yên ủi kẻ âu lo. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao niềm an ủi. Ngôi sao này chúng con đã luôn nhận được trong cuộc sống từ ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè và từ nơi Chúa cho gia đình chúng con trong những bước đường khó khăn đau khổ của đời sống.

Ngôi sao niềm an ủi là ngôi sao mang đến niềm phấn chấn, vực dậy và gây lòng hào hứng cho tâm hồn trong cơn sầu muộn thất vọng.

10. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao ban sự bằng yên. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao hòa bình, như lời Chúa nhắn nhủ : Phúc cho ai xây dựng hòa bình. Vì nước Trời là của họ.

Ngôi sao hòa bình là ngôi sao Bethlehem chiếu ánh sáng cho mọi tâm hồn. Ngôi sao này được trao gửi cho mọi người cùng nhau kiến tạo xây dựng một thế giới tình yêu thương trong cuộc sống.

11. Đức mẹ như ánh sáng ngôi sao làm cho chúng con vui mừng. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao niềm vui mừng. Niềm vui mừng giúp củng cố tâm hồn cuộc sống, xóa tan mây mù lo âu sợ hãi.

Ngôi sao niềm vui mừng là ngôi sao Chúa mang từ trời cao xuống cho trần gian. Thiên Thần hiện đến báo tin cho các mục đồng: Ta báo cho anh em một tin mừng: Chúa Giêsu, Đấng cứu thế đã sinh ra cho anh em. Niềm vui có Chúa cùng đi. Niềm vui mang Chúa đến cho người khác như cuộc sống của Đức Mẹ ngày xưa ở Nazareth.

12. Đức Mẹ như ánh sáng ngôi sao bầu chữa kẻ có tội. Khi ngắm nhìn những ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ, chúng con nhớ đến ngôi sao sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.

Chúa đã ban cho mọi người ngày sinh ra mở mắt chào đời, rồi đời sống trên trần gian với những vui buồn, nếp sống ngay chính cùng cả sự yếu hèn vấp ngã phạm tội, và ngày sau cùng đời sống trở về với Chúa.

Ân đức và lời bầu chữa kẻ có tội của Đức Mẹ cho mọi linh hồn con người đón nhận được ánh sáng ngôi sao sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô trên thiên đàng.

Kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, 1917-13.05.-2012

Nhớ về ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 13.05.2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Xuất Xứ Từ Trời Cao
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:09 19/05/2012
XUẤT XỨ TỪ TRỜI CAO

Ngày lễ Chúa Thăng Thiên hôm nay tương phản với ngày lễ Chúa Giáng Sinh Nhập Thể làm người. Vì thời khắc Chúa xuống trần gian là Đêm Giáng Sinh, thì hôm nay, Ngài lên trời trong ánh quang minh trước mắt mọi người; Ngày Chúa xuống trần gian Ngài bị xua đuổi bởi các chủ quán và phải tìm ra cánh đồng, đêm lạnh lẽo, giá buốt; Còn hôm nay, các tông đồ bỡ ngỡ nhìn trời cho tới khi thiên thần hiện xuống nói với các ông rằng: “Sao các ông cứ bỡ ngỡ nhìn lên trời”(Cv 1,11).

Những điều trên được kể ra để chúng ta nhận thức rõ hơn việc nhập thể làm người của Chúa. Ngài đã đến trong trần gian và được các tiên tri báo trước, được Gioan Tẩy Giả dọn đường. Mặc dầu thế, khi Chúa đến trong trần gian và công khai xuất thân giảng đạo, người ta vẫn không nhận ra sứ mệnh của ngài, người ta vẫn cố tình từ chối không nhận “Ngài là Đấng Mesia”. Vì vậy, ngày Lễ Chúa Lên Trời hôm nay là một khẳng định cho toàn thế giới biết xuất xứ của Ngài, như Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ trước “Thầy bởi Cha mà đến, và Thầy sẽ trở về với Cha” (Ga 16,28). Thành ngữ “lên trời” không phải là một chuyến bay nhưng để khẳng định lại cho chúng ta Lời Chúa nói “Thầy bởi Cha mà đến trong thế gian. Bây giờ Thầy về cùng Cha”. Chính vì thế, việc các tông đồ bỡ ngỡ nhìn trời và được Thiên Thần báo là hãy trở về, không chỉ riêng cho các tông đồ thấy nhưng còn là cho toàn thế giới biết Đức Giêsu đã đến trong trần gian lần thứ nhất, và Ngài sẽ còn tiếp tục đến trong trần gian lần thứ hai. Nếu lần thứ nhất đã âm thầm, thì lần thứ hai sẽ quang minh. Trong công thức tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Ngày thứ ba, bởi trong kẻ chết mà sống lại lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”. Thành ngữ “bên hữu Chúa Cha” không có nghĩa là Chúa Giêsu ở bên hữu, Chúa Thánh Thần ở bên tả, nhưng cũng là để sáng tỏ thêm điều Chúa Giêsu đã nói trước: “Thầy bởi Cha mà đến và Thầy sẽ trở về cùng Cha”. Ai bằng Thiên Chúa? Ai có thể xưng mình là bạn hữu của Thiên Chúa. Việc ngự bên hữu Thiên Chúa Cha là khẳng định cho chúng ta thấy Đức Giêsu là Chúa. Khi Ngài đã về bên Chúa Cha là để cho chúng ta hiểu được việc Chúa Giêsu nhập thể làm người, việc Chúa loan báo Tin Mừng cho muôn dân và việc Chúa tuyên bố “Mọi sự đã hoàn tất” trên Thập Giá.

Nếu những gì người ta chưa được chứng kiến, chưa được kiểm nhận, thì nhờ biến cố lên trời hôm nay, tất cả được rõ như ban ngày. Biến cố Chúa Giêsu lên trời không phải là sự biểu dương quyền năng, cũng không phải là Chúa Giêsu muốn cho mọi người nhìn nhận thấy một biến cố Phục Sinh, mà trước đó chỉ được hiện ra cho các tông đồ. Nhưng đây là một mạc khải để công khai cho toàn thế giới biết một Thiên Chúa đã nhập thể làm người, một Thiên Chúa đã hoàn tất công trình cứu độ ở trần gian và một Thiên Chúa hôm nay lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, được tuyên bố trước rằng: “Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Với những lối nhìn đó, chúng ta sẽ được lãnh nhận một cách thành tâm và thiện chí về từng Lời Hằng Sống của Chúa để lại, về những ân huệ, những Bí tích mà qua đó Chúa trao ban kho tàng thánh thiêng cho Giáo Hội.

Nhờ biến cố Thăng Thiên hôm nay, chúng ta mới thấy đọng lại trong chúng ta từng sự kiện, từng lời nói, và nhất là điều Chúa tuyên bố: “từng nét chấm nét phẩy trong lề luật cũng không được bỏ sót”. Ngày Thăng Thiên hôm nay, không phải Chúa lìa bỏ chúng ta mà đi, nhưng là để cho tất cả chúng ta phải nhìn lại chính mình, về khái niệm, về định nghĩa, về hoạt động. Xem chúng ta đã nhận thức đúng về vai trò nhập thể làm người của Đức Giêsu Kitô chưa. Cho chúng ta nhận biết về những năm hoạt động công khai, loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu về việc Chúa thiết lập Hội Thánh ở trần gian, thiết lập qua phép bí tích là kho tàng thánh thiêng để ở lại cùng Hội Thánh với những lời tuyên bố của Chúa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Có nhận thức được rõ ràng và xác tín thì từ đây chúng ta mới hiểu được “Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi”; mới hiểu được Lời của Chúa luôn luôn là Lời Hằng Sống; mới hiểu được: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Biến cố Chúa Thăng Thiên chính là để đi sâu vào lòng chúng ta nhiều hơn, thay đổi những nhận thức lệch lạc, uốn nắn lại những gì mà cõi lòng của ta bị nứt rạn, và khi tới biến cố Hiện Xuống Chúa sẽ cho chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn. Chính vì thế, biến cố Lên Trời và biến cố Hiện Xuống sẽ bổ túc cho nhau. Biến cố Lên Trời cho chúng ta nhìn lại chính mình, còn biến cố Hiện Xuống cho chúng ta biến đổi chính mình. Mỗi người Kitô hữu hôm nay được mời gọi ngước nhìn lên trời theo chân Chúa Giê su không phải là để siêu thoát ngay, cũng không phải là để chúng ta sống một cuộc đời tị thế nhưng là để chúng ta hiểu rõ hơn xuất xứ của mình. Chúng ta không chỉ bởi đất mà ra, nhưng xuất xứ của chúng ta từ trời cao mà đến. Chúng ta hiểu rõ hơn ngày Chúa tạo dựng con người việc tại sao Chúa lại thổi hơi vào lỗ mũi? Câu trả lời là chúng ta được xuất xứ từ trời cao, và việc Chúa Lên Trời là để dạy chúng ta một quê hương thật của chúng ta ở trên trời, để lời thánh Phaolô khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng về những sự trên trời, đừng hướng về những sự dưới đất”(Cl 3,2). Lời thánh Phaolo khuyên nhủ còn là một điều dạy cho chúng ta rằng quê hương đích thật của chúng ta, sự sống đích thật của chúng ta, hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta ở trên trời. Chính điều đó sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn ở đời này, sống lương thiện, công bằng, bác ái, sống tự nguyện và sống đúng từng nét chấm nét phẩy của Lề luật Thiên Chúa.

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì theo chân các thánh tông đồ, chúng ta đến với không gian nơi Chúa Lên Trời. Lắng nghe các thánh tông đồ, chúng ta đến với thời gian để xác tín Lời Chúa hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Hướng nhìn theo các thánh tông đồ, chúng ta hiểu được những gì Chúa đã đem đến trong trần gian và lòng yêu thương muôn đời của Chúa muốn cho chúng ta đạt tới ơn cứu độ. Cuối cùng, trong Hội Thánh, trong tinh thần, sứ mệnh được Chúa sai đi: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo”. Chúng ta cũng đang bước những bước chân từng bước về trời, về nơi xuất xứ của chúng ta, về quê hương đích thật của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu,

Hôm nay Chúa Thăng Thiên,
Chúa nâng tâm hồn chúng con lên cao,
Chúa dẫn lối cho từng bước chân chúng con theo Chúa về trời.
Xin cho cuộc sống của chúng con
được tác động về trời
và được hướng về trời cao,
như là đích điểm mà chúng con được mời gọi tới.
Đó là đích điểm của thánh thiện,
Đích điểm của yêu thương,
Đích điểm của ơn cứu độ viên mãn.
Xin cho chúng con bước những bước chân của các tông đồ,
nhìn lên trời cao như các ngài đã nhìn,
mở rộng tâm hồn để đón nhận ơn phúc,
như các ngài đã thực hiện,
để chúng con đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu. Amen.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phẩm giá của đời tận hiến
Bùi Hữu Thư
06:08 19/05/2012

Vatican, Ngày 18 tháng 5, 2012 (Zenit.org) Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến phái đoàn cuối cùng các giám mục Hoa Kỳ viếng thăm "ad limina". Sau khi ngợi khen Hoa Kỳ về việc sẵn lòng tiếp nhận các người di cư, ngài đã nói về nhu cầu tăng cường mối tương quan thân hữu và tin tưởng giữa các giám mục và linh mục của họ, và ngài khuyến khích bao nhiêu nữ tu đã tận hiến để phục vụ. Ngài giải thích: "Nhu cầu khẩn thiết của thời đại chúng ta là phải có những nhân chứng đáng tin cậy và hấp dẫn cho quyền năng cứu rỗi và cải hóa của Phúc Âm để có thể tái thiết phẩm giá cao cả và vẻ huy hoàng của đời tận hiến, để cầu nguyện cho ơn gọi tu trì và cổ võ mạnh mẽ ơn thiên triệu, trong khi tăng cường các đường lối hiện hữu về truyền thông và hợp tác, nhất là qua việc làm của các đại diện giám mục hay phụ tá về tu sĩ tại mỗi giáo phận."

Đức Thánh Cha nói: Trong khi Giáo Hội sắp khai mạc Năm Đức Tin vào tháng 10, dịp này trùng hợp với ngày kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II được triệu tập, Cộng Đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ sẽ "làm thức giậy một ước muốn ... tái tạo trong niềm vui và lòng tri ân về kho tàng vô giá của đức tin chúng ta."

Ngài khẳng định: Tuy nhiên, năm Đức Tin này, đến vào thời điểm các ý thức hệ cấp tiến đang đe dọa lật đổ nhiều giá trị Kitô trong xã hội. "Chân lý của Chúa Kitô không những chỉ cần được thấu hiểu, được công bố cách mạch lạc, và được bảo vệ, mà còn phải được đề xướng một cách hân hoan và tin tưởng như chìa khóa của sự viên mãn chân chính của nhân loại và cho sự an vui của xã hội nói chung."

Để kết luận bài diễn từ gửi các giám mục và tổng giám mục Hoa Kỳ của Miền XV, Đức Thánh Cha cảm tạ Thiên Chúa về "những dấu hiệu của một sức sống và niềm hy vọng mới Người đã ban cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ. Ngài tiếp: "Đồng thời, tôi cũng xin Chúa tăng sức cho quý vị và các anh chị em của qúy vị trong sứ vụ tế nhị là hướng dẫn cộng đồng Công Giáo tại quốc gia quý vị trên con đường hiệp nhất, chân lý và bác ái trong khi đang phải đối chọi với các thách đố của tương lai."

"Tôi ưu ái gửi gấm quý vị, các giáo sĩ, tu sĩ, và những người giáo dân quý vị đang chăm sóc cho sự cầu bầu yêu thương của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, quan thầy của Hoa Kỳ, và tôi thân ái gửi đến quý vị Phép Lành Tòa Thánh như một cam kết của niềm vui và hòa bình trong Chúa Kitô."
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 8 ngàn tín hữu thuộc các phong trào
LM Trần Đức Anh OP
09:12 19/05/2012
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 19-5-2012, dành cho 8 ngàn tín hữu thuộc các Phong trào và tổ chức Kitô, ĐTC khích lệ anh chị em giáo dân dấn thân thực thi tình liên đới và yêu thương theo tinh thần Kitô.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Phong trào Giáo Hội dấn thân văn hóa, 40 năm thành lập Liên hiệp các tổ chức Kitô phục vụ quốc tế thiện nguyện, và Phong trào công nhân Kitô. Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô 6 còn có một số GM Italia và nước ngoài, các LM tuyên úy cũng như giới lãnh đạo các phong trào và tổ chức này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận định rằng các dịp kỷ niệm vừa nói là một cơ hội thích hợp để suy nghĩ lại đoàn sủng của mình với lòng biết ơn và có một cái nhìn phê bình, quan tâm đến nguồn gốc lịch sử và những dấu chỉ mới của thời đại. Ngài cũng nói rằng:

”Hoạt động của anh chị em phải được đức bác ái linh hoạt, nghĩa là học cách nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, trao tặng cho tha nhân không phải những điều cần thiết bên ngoài, nhưng còn trao cho họ cái nhìn, cử chỉ yêu thương mà họ đang cần. Điều này nảy sinh từ tình thương đến từ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta trước, và nảy sinh từ chính cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa”.

ĐTC nhắc nhở cho các thành viên các phong trào Kitô về gia đình là nơi đầu tiên chúng ta cảm nghiệm tình yêu nhưng không, và nếu điều này không xảy ra, thì gia đình sẽ bị biến chất và bị khủng hoảng. Ngài nhấn mạnh rằng ”Điều được sống trong gia đình, sự hiến thân không chút dè dặt để mưu ích cho tha nhân là yếu tố giáo dục cơ bản để học cách sống như Kitô hữu, cả trong tương quan với văn hóa, các hoạt động thiện nguyện và lao động.. Tinh thần liên đới là cảm thấy tất cả mọi người đều có trách nhiệm đối với mọi người, vì thế, tình liên đới này không thể ủy thác cho Nhà Nước.”

Và ĐTC kết luận rằng ”Tôi khuyến khích anh chị em, tôi mời gọi anh chị em hãy kiên trì tiếp tục dấn thân giúp đỡ các anh chị em chúng ta. Trong sự dấn thân này cũng có nghĩa vụ phải nêu rõ những bất công và làm chứng về những giá trị làm nền tảng cho phẩm gia con người, thăng tiến những hình thức liên đới tạo điều kiện dễ dàng cho công ích.” (SD 19-5-2012)
 
Bài Giáo Lý của ĐTC: ''Cầu Nguyện là Hồng Ân'' trong các Thư của Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:40 19/05/2012
Cầu nguyện không miễn cho chúng ta đau khổ, nhưng cho phép chúng ta kinh nghiệm nó và đối diện nó với một sức mạnh mới.

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 34 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 16 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC bàn về việc cầu nguyện trong các Thư của Thánh Phaolô.

* * *


Anh chị em thân mến,

Trong những bài giáo lý trước, chúng ta đã suy niệm về việc cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ và hôm nay tôi muốn bắt đầu bàn về việc cầu nguyện trong các Thư của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại. Trên hết, tôi muốn ghi chú rằng không phải tình cờ mà các Thư của ngài được mở đầu và kết luận bằng những lời cầu nguyện: ở đầu, tạ ơn và ngợi khen, và ở cuối, cầu chúc rằng ân sủng của Thiên Chúa hướng dẫn cuộc hành trình của cộng đoàn nhận Thư. Nội dung các Thư của Thánh Tông Đồ được khai triển giữa công thức khai mạc “Trước hết, tôi cảm tạ Thiên Chúa nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô” (Rm 1: 8) và ước nguyện sau cùng: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu ở cùng anh chị em!” (1 Cor 16:23). Lời cầu nguyện của Thánh Phaolô chứng tỏ sự phong phú tuyệt vời của các hình thức cầu nguyện, từ tạ ơn đến chúc lành, từ chúc tụng đến xin ơn và chuyển cầu, từ thánh thi đến khẩn cầu: những cách diễn tả khác nhau cho thấy rằng cầu nguyện liên hệ đến và thâm nhập tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống, dù là cá nhân hay cộng đoàn mà ngài nói với.

Một yếu tố đầu tiên mà Thánh Tông Đồ muốn chúng ta hiểu là không được coi cầu nguyện chỉ như một việc lành chúng ta làm cho Chúa, như một việc làm riêng của chúng ta. Trên hết, cầu nguyện là một hồng ân, kết quả của sự hiện diện sống động, đầy sinh khí của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giêsu Kitô ngự trong chúng ta. Vì thế, ngài viết trong thư gửi tín hữu Rôma: “Cũng vậy, Thần Khí giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải cầu nguyện, nhưng chính Thần Khí cầu bầu cho chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.” (8:26). Và chúng ta biết những lời của vị tông đồ là chân thật như thế nào: “chúng ta không biết chúng ta phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải làm”. Chúng ta muốn cầu nguyện, nhưng Thiên Chúa ở xa, chúng ta không có những lời nói, ngôn ngữ, để thưa chuyện với Thiên Chúa, hoặc ngay cả ý tưởng. Chúng ta chỉ có thể mở lòng, để Thiên Chúa tùy nghi sử dụng thời giờ của mình, đợi cho Ngài giúp đỡ chúng ta bước vào một cuộc đối thoại thực sự.

Thánh Tông Đồ nói rằng việc thiếu từ ngữ này, việc không biết nói gì, nhưng ước mong được liên lạc với Thiên Chúa này, cũng chính là một lời cầu nguyện mà Chúa Thánh Thần không những chỉ hiểu, mà còn giải thích và dâng lên Thiên Chúa. Sự yếu đuối của chúng ta, nhờ Chúa Thánh Thần, trở nên một lời cầu nguyện thật sự, một sự liên lạc thật với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hầu như là Đấng thông dịch làm cho chúng ta và Thiên Chúa hiểu những gì chúng ta muốn nói.

Trong cầu nguyện, còn hơn trong các bình diện khác của cuộc đời chúng ta, chúng ta cảm nghiệm được sự yếu đuối, nghèo đói, bản chất tạo vật của mình, vì chúng ta được đặt trước sự toàn năng và siêu việt của Thiên Chúa. Và càng tiến bộ trong việc lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa, vì cầu nguyện trở thành hơi thở hàng ngày của linh hồn chúng ta, chúng ta càng nhận thức được ý nghĩa của những giới hạn của mình, không phải chỉ trước những tình trạng cụ thể của mỗi ngày, mà còn trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa. Như thế nhu cầu tin tưởng và tín thác vào Ngài càng ngày gia tăng trong chúng ta; làm cho chúng ta hiểu rằng “chúng ta không biết chúng ta phải cầu nguyện thế nào như chúng ta phải làm” (Rm 8:26).

Chính Chúa Thánh Thần là Đấng giúp đỡ sự bất lực của chúng ta, soi sáng trí khôn và sưởi ấm tâm hồn chúng ta, thúc đẩy chúng ta hướng về Thiên Chúa. Đối với Thánh Phaolô, cầu nguyện trên hết là công việc của Chúa Thánh Thần trong bản tính con người của chúng ta, lấy sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị ràng buộc bởi thực tại vật chất thành những con người tinh thần. Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô ngài nói, “Bây giờ, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí từ Thiên Chúa, để chúng ta biết những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng tôi nói về những điều này không bằng những lời mà sự khôn ngoan loài người đã dạy, nhưng Chúa Thánh Thần đã dạy; bằng cách so sánh những điều thuộc về tinh thần với những gì là tinh thần” (1 Cor 2:12-13). Bằng cách ở trong sự yếu đuối của con người, Chúa Thánh Thần thay đổi chúng ta, cầu bầu cho chúng ta và nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa (x. Rm 8:26).

Sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô được thể hiện nhờ sự hiện diện này của Chúa Thánh Thần, vì Ngài là Thần Khí của Con Thiên Chúa, mà trong Người chúng ta đã trở thành con cái. Thánh Phaolô nói về Thần Khí của Đức Kitô (x. Rm 8:9), mà không chỉ nói về Thần Khí của Thiên Chúa. Đây là điều hiển nhiên: nếu Đức Kitô là Con Thiên Chúa, thì Thần Khí của Người cũng là Thần Khí của Thiên Chúa. Vì vậy nếu Thần Khí của Thiên Chúa, Thần Khí của Đức Kitô, đã đến gần chúng ta trong Con Thiên Chúa và Con Người, thì Thần Khí của Thiên Chúa cũng trở thành thần trí của con người và chạm vào chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Điều này cũng giống như nói rằng, không những chỉ Thiên Chúa Cha đã trở nên hữu hình trong việc nhập thể của Chúa Con, nhưng Thần Khí của Thiên Chúa cũng được tỏ lộ trong đời sống và hành động của Chúa Giêsu, của Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống, đã chịu đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Thánh Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng “không ai có thể nói ‘Chúa Giêsu là Chúa’ trừ khi nhờ Thánh Thần” (1 Cor 12:3). Như thế, Chúa Thánh Thần hướng lòng chúng ta về Đức Chúa Giêsu Kitô, đến nỗi “không còn là chúng ta sống nhưng là Đức Kitô sống trong chúng ta” (x. Gl 2:20). Trong những bài Giáo Lý về các Bí tích, khi suy niệm về Bí Tích Thánh Thể, Thánh Ambrôsiô nói: “Người nào say sưa với Chúa Thánh Thần là người được bắt nguồn từ Đức Kitô” (5, 3, 17: PL 16, 450).

Bây giờ tôi muốn nhấn mạnh đến ba hiệu quả đối với đời sống Kitô hữu của chúng ta khi chúng ta để cho Thần Khí của Đức Kitô, chứ không phải thần khí của thế gian, hoạt động trong mình như nguyên tắc nội tại của tất cả các hành động của chúng ta.

Thứ nhất, lời cầu nguyện được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta có thể phó thác và thắng vượt được bất kỳ hình thức sợ hãi và nô lệ nào, và như thế được sống trong sự tự do thật của con cái Thiên Chúa. Không có lời cầu nguyện nuôi dưỡng con người chúng ta mỗi ngày trong Đức Kitô, trong một sự phát triển mật thiết đều đặn, chúng ta thấy mình ở trong tình trạng được mô tả bởi Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma: chúng ta không làm điều tốt mà chúng ta muốn, mà làm những sự dữ mà chúng ta không muốn (x. Rm 7:19). Và đây là biểu hiện của sự tha hóa của con người, của sự hủy diệt sự tự do của chúng ta gây ra bởi tội nguyên tổ: chúng ta muốn điều tốt mà chúng ta không làm và chúng ta làm điều chúng ta không muốn, là điều ác.

Thánh Tông Đồ muốn chúng ta hiểu rõ rằng không phải ý chí của chúng ta là điều trước hết và trên hết sẽ giải thoát chúng ta khỏi tình trạng này, cũng không phải Lề Luật, nhưng Chúa Thánh Thần. Và vì khi “Ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do” (2 Cor 3:17), nhờ cầu nguyện, chúng ta kinh nghiệm sự tự do được Chúa Thánh Thần ban cho: một sự tự do thật, thoát ly khỏi dữ và tội lỗi, để làm điều tốt và cho sự sống, cho Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói tiếp, sự tự do của Chúa Thánh Thần, không bao giờ đồng dạng với sự phóng túng hay với khả năng chọn lựa điều ác, nhưng là “hoa quả của Chúa Thánh Thần là bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ” (Gal 5:22). Đó là sự tự do thật: là khả năng thực sự có thể làm theo sự mong muốn điều tốt, niềm vui đích thực, sự hiệp thông với Thiên Chúa và không bị áp lực bởi những hoàn cảnh lôi kéo chúng ta theo những hướng khác.

Một hiệu quả thứ hai xảy đến trong cuộc đời chúng ta khi để cho Thần Khí của Đức Kitô tác động trong mình là mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu sắc đến mức nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ tình trạng hay hoàn cảnh nào. Khi đó chúng ta hiểu rằng nhờ cầu nguyện chúng ta không được giải thoát khỏi những thử thách và đau khổ, nhưng chúng ta có thể sống trong sự kết hợp với Đức Kitô, với sự đau khổ của Người, với dự kiến cũng chia sẻ vinh quang của Người (x. Rm 8:17). Thường thì trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta cầu xin để được Chúa giải thoát khỏi sự dữ về thể lý hoặc tinh thần, và chúng ta cầu như thế với hết lòng tin tưởng. Tuy nhiên, chúng ta thường có cảm cảm giác là mình không được Chúa lắng nghe và sau đó có nguy cơ trở thành ngã lòng và không bền chí. Thực ra, không có một lời kêu xin nào của con người mà không được Thiên Chúa nghe, và chính trong việc cầu nguyện liên lỉ và trung thành, mà chúng ta hiểu cùng với Thánh Phaolô rằng “những đau khổ hiện tại của chúng ta không là gì so với vinh quang được bày tỏ cho chúng ta” (Rm 8: 18).

Cầu nguyện không miễn cho chúng ta những thử thách và đau khổ; trái lại, chúng ta “rên siết trong lòng trong khi chúng ta chờ được làm nghĩa tử, nghĩa là sự cứu chuộc của thân xác chúng ta” (Rm 8:24). Thánh Phaolô nói rằng cầu nguyện không miễn cho chúng ta đau khổ, nhưng cho phép chúng ta kinh nghiệm nó và đối diện nó với một sức mạnh mới, với cùng một niềm tin tưởng như Chúa Giêsu, là Đấng theo Thư gửi tín hữu Do Thái, “trong thời gian còn sống trong thân xác, Người đã dâng lời cầu nguyện và khẩn nài lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết bằng lời kêu van lớn tiếng và nước mắt. Người đã được nhậm lời, vì lòng tôn kính của Người” (Dt 5:7). Sự đáp trả của Thiên Chúa Cha cho Con của Ngài, cho tiếng khóc và nước mắt của Người, không phải là giải thoát khỏi đau khổ, thập giá và cái chết, nhưng là một sự hoàn thành thậm chí còn lớn hơn nhiều, một đáp trả sâu sắc hơn nhiều; qua thập giá và cái chết, Thiên Chúa đã đáp trả bằng sự sống lại của Con Ngài, với một đời sống mới. Cầu nguyện được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần cũng đưa chúng ta đến việc sống cuộc hành trình đời mình với những thử thách và đau khổ hằng ngày trong niềm hy vọng và tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa, Đấng đáp trả như đã đáp lại Con Ngài.

Thứ ba, lời cầu nguyện của tín hữu mở ra chiều kích nhân loại và toàn thể tạo vật, bằng cách nhận lấy “sự tha thiết mong chờ ngày con cái Thiên Chúa được tỏ ra của tạo vật” (Rm 8:19). Điều này có nghĩa là lời cầu nguyện được nâng đỡ bởi Thần Khí của Đức Kitô, là Đấng nói tận đáy lòng chúng ta, là lời cầu nguyện không bao giờ đóng kín mãi trong chính nó, không bao giờ chỉ là một lời cầu nguyện cho tôi, nhưng mở rộng ra chia sẻ đau khổ của thời đại chúng ta, của người khác. Nó trở thành lời cầu bầu cho tha nhân, và như thế giải thoát chính mình; một máng chuyển hy vọng cho tất cả tạo vật và sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, là tình yêu được đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta (x. Rm 5:5). Và đây chính là một dấu chỉ của lời cầu nguyện thật, là lời cầu nguyện không nhắm đến chính mình, nhưng mở ra cho tha nhân và như thế giải thoát tôi, cùng góp phần vào việc cứu độ thế gian.

Anh chị em thân mến, Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta phải mở lòng ra cho sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta với tiếng rên siết sâu xa khôn tả, để đem chúng ta đến gắn bó với Thánh Ý của Thiên Chúa bằng tất cả tâm hồn và con người của mình. Thần Khí của Đức Kitô trở thành sức mạnh của lời cầu nguyện “yếu ớt” của chúng ta, ánh sáng của lời cầu nguyện “đã tắt ngấm” của chúng ta, ngọn lửa của lời cầu nguyện “lạnh nhạt và khô khan” của chúng ta, bằng cách cho chúng ta sự tự do nội tâm thật, dạy chúng ta sống trong khi phải đối diện với những thử thách của cuộc đời, trong sự đảm bảo rằng chúng ta không đơn độc, và bằng cách mở lòng chúng ta ra cho những chân trời của nhân loại và tạo vật “đang rên siết trong cơn chuyển bụng sinh con cho đến bây giờ” (Rm 8:22). Cám ơn anh chị em.
 
Sứ mạng tiên báo của Fatima chưa kết thúc
Lm Domini O.C
12:01 19/05/2012
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói như trên trong bài giảng của Ngài hôm 13 tháng 5 năm 2010. Sau đây là toàn bộ nội dung bài giảng của Ngài.

Vâng lạy Chúa, Chúa là nguồn hy vọng lớn lao của chúng con, Chúa hiện diện ở đây với chúng con. Trong tình yêu nhân hậu của Chúa, Chúa trao ban cho dân Chúa một tương lai: một tương lai trong sự hiệp thông với Chúa. Chính dân của Chúa, dân đã được nếm trải về lòng bao dung cũng như niềm an ủi của Chúa, và với Chúa họ đã không phải trở về trong nỗi gian khổ từ cuộc lưu đầy bên Babylon, dân ấy đã thốt lên: „Từ tận đáy lòng tôi, tôi vui mừng vì Đức Chúa. Linh hồn tôi nhảy mừng vì Thiên Chúa tôi“ (Is.61,10). Người con gái trổi vượt của dân này chính là một Trinh Nữ và là Mẹ của Thiên Chúa, Đấng xuất thân từ Nazaret, Đấng Đầy Ân Sủng, Đấng đã gây kinh ngạc về hành động của Thiên Chúa trong cung lòng trinh khiết của mình. Và cũng chính Đấng ấy mang đến niềm vui và sự hy vọng được biểu cảm trong bài ca Magnificat: „Linh hồn tôi reo mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi“. Tuy nhiên, Đấng ấy không nhìn mình như là một nhân vật có đặc quyền giữa một dân tộc cằn cỗi, nhưng đúng hơn, Đấng ấy đã tiên báo về niềm vui ngọt ngào nơi phẩm chức làm Mẹ Thiên Chúa một cách diệu kỳ của mình rằng: „Từ đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Ngài“ (Lc.1, 47.50).

Một tấm gương đáng khích lệ cho vấn đề được nêu, đó là trường hợp của các em chăn chiên, những em đã trao hiến cuộc sống của mình cho Thiên Chúa và chia sẻ cuộc sống ấy trong tình yêu Thiên Chúa với tha nhân của mình. Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã trợ giúp những em nhỏ ấy, để trái tim của các em được mở rộng cho một tình yêu phổ quát. Đặc biệt nhất trong những em này đó là Chân Phước Jacinta. Jacinta đã không hề biết mỏi mệt trong sự quan tâm của Chị đối với những người nghèo, cũng như những hoạt động đầy tận tụy và hy sinh của Chị đối với sự trở lại của các tội nhân. Vâng, chỉ với tình huynh đệ và sự cảm thông được lấy hứng từ tình yêu, chúng ta sẽ có thể xây dựng được nền văn minh của tình thương và bình an.

Thật là sai lầm khi người ta nghĩ rằng, sứ mạng tiên báo của Fatima đã chấm dứt. Thực ra, sứ mạng ấy chưa chấm dứt, bởi vì chính tại nơi đây, mỗi kế hoạch của Thiên Chúa lại trở nên sống động hơn bao giờ hết, kế hoạch ấy chạm trán với nhân loại ngay từ thời sơ khai với lời cật vấn: „Abel em ngươi đâu? […] Máu của em ngươi từ đất đã kêu thấu tới Ta“ (St.4,9).

Con người đã thành công trong việc gây ra vòng xoáy khép kín của sự chết chóc và những nỗi kinh hoàng, đến nỗi chính con người cũng không còn có thể lách qua… Kinh Thánh thường xuyên đề cập đến vấn đề Thiên Chúa tìm kiếm người công chính để cứu các thành thị của con người. Và Thiên Chúa cũng thực hiện điều đó ngay tại Fatima, khi mà từ chính nơi này Mẹ Thiên Chúa đặt ra câu hỏi: „Các con có muốn trao hiến bản thân của các con cho Thiên Chúa, bằng cách chấp nhận những nỗi khổ đau mà Thiên Chúa sẽ chất trên vai các con hầu trở nên như của lễ đền thay cho tội lỗi nhân loại, những điều đã xúc phạm đến Thiên Chúa một cách nặng nề, và trở nên như lời cầu khẩn thiết tha cho sự hoán cải của các tội nhân không?“ (Nhật Ký của Chị Lucia. I, 162).

Xét đến một gia đình nhân loại đã sẵn sàng sát tế cho một trách vụ thánh thiêng nơi bàn thờ của những ích kỷ nhỏ nhen vì danh tiếng của quốc gia, của chủng tộc, của ý thức hệ, hay của một cá thể, Mẹ Đồng Trinh của chúng ta đã đến từ trời cao để đặt tất cả những ai tín thác nơi Mẹ vào sự hiến dâng trọn vẹn cho tình yêu Thiên Chúa trong con tim, một tình yêu bừng cháy nơi cõi lòng của họ .

Lm Domini O.C chuyển ngữ từ: Die prophetische Mission Fatimas ist nicht beendet (kath.net).
 
ĐTC: Im lặng và lên tiếng
Jos. Tú Nạc, NMS
19:46 19/05/2012
“Im lặng và lên tiếng:con đường của việc truyền bá Tin Mừng” – đó là đề tài được ĐTC Benedict XVI chọn cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 46 của Giáo Hội được cử hành mỗi năm vào Chúa Nhật sau lễ Hiện Xuống, năm nay vào Chúa Nhật 20 tháng Năm.

Đức Thánh Cha công bố thông điệp của ngài vào dịp lễ Thánh Francis de Sales, vị thánh bảo trợ các nhà văn. Nhưng thông điệp năm có trình bày một sự đối lập trong ngôn ngữ không?

Fr. Jean-Pierre Ruiz nghĩ là không. Ông là một học giả kinh thánh và giáo sư thần học tại Đại học Thánh Gio-an, Nữu Ước và ông còn là một chuyên viên tân truyền thông. Ông nói sự lựa chọn của Đức Thánh Cha về “im lặng và lên tiếng” như một đề tài cho việc rao giảng Tin Mừng và sự liên lạc thông tin là “hùng biện xa lạ … bởi vì chúng ta sống trong một thế giới mà sự lên tiếng trong khả năng càm nhận đã trở nên thứ hàng hóa rẻ tiền và là nơi mà người ta thường lời qua tiếng rất nhiều nhưng thực ra ý nghĩa họ nói chẳng có bao nhiêu.”

Fr. Ruiz nhắc nhở chúng ta rằng “Giáo Hội quan tâm đến việc liên lạc thông tin không chỉ bằng ngôn ngữ, một thời gian dài – thực tế, từ lúc bắt đầu.”

Ông giải thích “nghi thức phụng vụ của Giáo Hội chẳng hạn không chỉ là đọc, không chỉ là văn bản và không phải là những gì chúng ta vẫn nói – đó cũng là thái độ của những cá nhân chúng ta, đó cũng là âm thanh không lên tiếng trong ngôn ngữ của âm nhạc phụng vụ dùng làm công cụ.”

“Nó bao hàm tất cả mọi cảm giác của chúng ta: khứu giác của chúng ta trong ngôn ngữ của hương trầm và hương hoa được dùng để trang hoàng cung thánh cho nghi thức phụng vụ Phép Thánh Thể. Nên tôi nghĩ nếu chúng ta phải cô đọng những liên lạc thông tin chỉ thuần lên tiếng, tôi nghĩ chúng sẽ bị bần cùng hóa.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt Giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Pháp: Tao Ngộ và Hội Học
Nhóm Phóng Viên Trẻ Paris
15:49 19/05/2012
Họp mặt Giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Pháp, bài 3

Tao ngộ 17.05.2012 - Hội học 18.05.2012


Jambville, Họp mặt giới trẻ Công giáo Việt nam tại Pháp. Chiều tao ngộ, thứ năm 17.05.2012: Các Bạn Trẻ gặp nhau và gặp Chúa. Ngày học hỏi, 18.05.2012: Các Bạn trẻ cùng Cha Hà Quang Minh, Giáo sư Đại Chủng Viện Poitiers, học hỏi về « Giới trẻ 2012: Vui sống & Vui tin ».

CHIỀU TAO NGỘ, 17.05.2012

Từ trưa thứ năm 17.05.2012, người ta đã thấy thấp thoáng những thanh niên trẻ việt nam ra vào trại trường Jambville. Đó là những những người trách nhiệm trong Ban Tổ Chức đến trước để lo việc tiếp đón, thông tin; Hay những người tình nguyện đến trước để giúp đỡ làm những công việc chuyên môn hay lặt vặt, như lo về âm thanh, ánh sáng, bày dọn bàn thờ,.. Hoặc những người thuộc đội chuyên chở, đưa đón từ nhà ga đến trại trường. Mệt nhọc, nhưng ai cũng vui lộ ra nét mặt tươi cười. Tuổi trẻ. Sống động. Cởi mở !

Nhóm Trẻ đầu tiên tiên đến trại trường là nhóm đến từ Strasbourg. Tay bắt, mặt mừng. Họ như những người xa nhà lâu, nay trở về. Cũng đúng thôi, vì đây là những bạn trẻ thường xuyên có mặt trong hầu hết các Đại Hội trước đây, ở Poitiers năm 2005, ở Strasbourg năm 2007, ở Lyon năm 2009.

Rồi từ 4, 5 giờ, nhiều phái đoàn khác từ từ, kẻ trước, người sau, lần lượt đều đã tề tựu về họp mặt. Theo sổ ghi tên, thì tất cả là 110 bạn trẻ về họp mặt. Dĩ nhiên họ đến từ thủ đô Paris và 7 tỉnh ngoại ô, Seine et Marne 77, Yvelynes 78, Essonne 91, Hauts de Seine 92, Seine Saint Denis 93, Val de Marne, 94 và Val d’Oise 95. Họ đến nữa là từ Lille phía bắc, từ Autun, Lyon, Poitiers phía nam, từ Strasbourg phía đông, từ Rennes phía tây,…

Họ đều là người trẻ: Học sinh đệ nhị cấp trẻ, sinh viên trẻ, lao động trẻ, cán bộ trẻ, chủ trẻ, phụ huynh trẻ, giáo lý viên trẻ, tu sĩ trẻ, sơ trẻ, linh mục trẻ,. . tất cả họ đều đáp lời mời của Ban Tuyên Úy Gìới Trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đáp lời mời của các cha tuyên úy địa phương về họp mặt với nhau, giữa những người trẻ, để làm quen với nhau, gặp gỡ Chúa Kytô, và chia sẻ với nhau và cho nhau Niềm vui trong cuộc sống thường ngày và niềm vui trong cuộc sống đức tin.

Trao đổi nhau những câu chào hỏi, những tin tức biến chuyển về học hành, làm ăn,.. Hỏi thăm, tìm chỗ tiếp tân, hướng phòng ngủ, lối đến nhà nguyện,. . Hay còn xa lạ, bỡ ngỡ, rụt rè ? Hay bối rối về khí lạnh, mà đồ ấm không mang đủ ? Hay đã thân như quen lâu ? Hay đã kề vai sát canh bảo vệ quân mình, sát phạt đối thủ ?

Thân quen, xa lạ, rụt rè, dấn thân, sống động, cởi mở,… Bao nhiêu người là bấy nhiêu thái độ có thể, làm sao để tất cả cùng gặp gỡ nhau, làm quen với nhau ?

Nhưng thấm thoát thời gian đi mau, nhiều người chưa tìm ra lối vào phòng, hướng nhà ăn,.. thì đã có lời mời, báo hiệu giờ lễ đã đến. Hôm nay lễ trọng. Lễ Chúa Thăng Thiên. Mọi người kéo nhau vào nhà nguyện. Thánh lễ do cha Giuse Vũ Thái Hòa, Trưởng Ban Tuyên Úy Giới Trẻ, chủ tế. Tất cả những bài hát và lời nguyện đều bằng tiếng việt. Ba bài Lời Chúa thì đọc vừa bằng tiếng việt vừa bằng tiếng pháp. Cha Maurice Lâm Thái Sơn, Trưởng Ban Tuyên Úy Giới Trưởng Thành, chia sẻ Lời Chúa. Ngài nói tiếng việt chen tiếng pháp, để mọi người trẻ, bất kể lực tiếng việt cao hay thấp, đều có thể hiểu được Lời Chúa.

Sau thánh lễ, là cơm tối, do Cha Bùi Chí Cường và cộng đoàn Versailles đảm nhiệm. Cơm việt nam hả hê. Bảo đảm có thể sống động và cởi mở tham dự sinh hoạt. Cha Giuse Vũ Thái Hòa, cũng như các cha khác, đều vui lộ ra mặt. Hỏi thăm
cha không mệt à ? Tại sao cha vui vậy ? Ngài cười trả lời: « Thấy các bạn vui, có mệt mấy, tôi vẫn vui. Các bạn về Họp Mặt đông đủ, nhộn nhịp, tươi trẻ, tôi vui lây. Thấy các cha sinh viên phấn khởi hướng dẫn và sinh hoạt với các bạn, tôi vui thêm. Chiều nay, người thì bảo là chiều trở về, người lại nói là chiều tiếp tân. Tôi nghĩ rằng có lẽ cũng có thể gọi là CHIỀU TAO NGỘ. Ta gặp nhau, ta gặp Chúa. Đó chẳng phải là một gặp gỡ đẹp sao ?

NGÀY HỌC HỎI « VUI SỐNG & VUI TIN », 18.05.2012

Ngày thứ hai của Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp với chủ đề: « GIỚI TRẺ 2012 VUI SỐNG & VUI TIN », được mở màn bằng bài thuyết trình của Cha Hà Quang Minh về đề tài thứ 1 « Giới trẻ - Vui sống ».

I. GIỚI TRẺ 2012 - VUI SỐNG

Theo định nghĩa giới trẻ là niềm vui. Vì tuổi trẻ là đầy sức sống, đầy nhiệt huyết, là tế bào của xã hội. Nhưng thế nào là một giới trẻ vui sống ? « Vui sống » có nghĩa là vui để sống vì vui thì đời sẽ đẹp; « Vui sống » cũng có nghĩa là sống làm sao để niềm vui lan tràn cho mọi người xung quanh. Có nhiều niềm vui khác nhau được tạm chia làm ba loại: Vui sướng hay vui hưởng thụ; Vui chia sẻ (hạnh phúc); Vui phục vụ (hiến dâng)

1/ Vui sướng hay vui hưởng thụ:

Đời sống chúng ta có nhiều nhu cầu và khi nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn về mặt căn bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ… hay về mặt tiện nghi như đi du lịch, điện thoại di động cao cấp…thì chúng ta đã tận hưởng niềm vui hưởng thụ

Tuy nhiên, có những niềm vui ùa đến thoáng chốc khi mình được thỏa mãn một nhu cầu theo bản năng chẳng hạn như như đang khát khô cổ mà có được một ly nước mát lạnh thì còn gì bằng.

2/ Vui chia sẻ (hạnh phúc)

Trong đời sống gia đình, niềm vui hạnh phúc được thể hiện qua 4 yếu tố: tự do chọn lựa người đồng hành, trung thành với lời hứa của mình, sinh sản và giáo dục con cái, hôn nhân bất khả phân ly.

Niềm vui hạnh phúc được xây dựng trên những giá trị cuộc sống.

3/ Vui phục vụ (hiến dâng)

Niềm vui phục vụ tha nhân là niềm vu truyền rao cho nhân loại tình yêu Đức Kitô dành cho chúng ta một cách như không.

Chúa Kitô là nguồn mạch của mọi tình yêu và hạnh phúc.

Sau bài thuyết trình, các bạn trẻ đã được chia nhóm thảo luận xoay quanh ba câu hỏi gợi ý của Cha Minh đặt ra:

1. Những gì có thể mang lại cho tôi niềm vui trong cuộc sống hằng ngày ?

2. Ai có thể mang lại cho tôi một niềm vui thật sự trong an bình và tự do ?

3. Làm cách nào để đem niềm vui thật sự vào trong cuộc sống và trong tương quan với những người chung quanh tôi ?

II. GIỚI TRẺ 2012 - VUI TIN

Sau giờ cơm trưa, vào lúc 14h00, các bạn trẻ lại đuợc nghe Cha Hà Quang Minh tiếp tục thuyết trình với chủ để 2 “Giới trẻ - vui tin”.

Vui tin là hỗ trợ cho nhau để sống niềm tin, mà niềm tin của mỗi người là sự khác biệt giữa lòng tin và Đức tin công giáo. Thế nhưng chúng ta TIN cái gì ? TIN vào ai ? và làm sao sống Đức Tin. Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt thế nào là niềm tin và Đức Tin.

Niềm tin: Với sự hiểu biềt của mình, con người thường thể hiện niềm tin qua việc tin vào thầy bói, tin dị đoan, tin ma quái...trong mục đích giúp con người tiến thăng.

Niềm tin cũng có thể là một nét văn hóa và giáo dục và được truyền đạt lại từ đời này đến đời kia. Niềm tin vừa là tập thể vừa là cá nhân.

Đức tin: Đức tin là đồng ý với tư tưởng của Đức Kitô, Ngài là một triết gia, một nhân vật thong thái. Tin vào Đức Kitô là một sự dấn thân lâu dài với nhiều mức độ khác nhau.

Đời sống Đức Tin tùy thuộc vào 5 yếu tố: Quyết định đi theo Chuá; Cầu nguyện; Sống bác ái; Hợp tác xây dựng xã hội công bình và đời sống vĩnh cửu; Gia nhập vào cộng đoàn Giáo Hội.

Để giúp các bạn trẻ hiểu thêm suy niệm về đời sống Đức Tin, ba câu hỏi được đề ra như sau:

1/ Liên hệ giữa tôi và Đức Kitô ngày nay ra sao ?

2/ Vị trí của tôi trong Giáo Hội: giáo xứ, cộng đoàn ?

3/ Làm sao tôi thể hiện được đời sống Đức Tin của mình với những anh chị em xung quanh?

Kết luận: Vui tin là chúng ta tìm ra cho mình một lẽ sống, một Đấng Cứu Độ, một chương trình sống. Vui tin là sống niềm tin của mình trong tự do và an bình. Đức Tin là một ân sủng của Chúa dẫn chúng ta đến niềm vui đích thực.

Paris, ngày 19 tháng 05 năm 2012

Nhóm Phóng Viên Trẻ Paris
 
Lịch trình Giám mục Phát Diệm thăm viếng San José và đồng hương
Đồng Nhân
17:01 19/05/2012
  • Ngày thứ Năm 17/5: tới San José, chào thăm Cha nguyễn văn Tịnh, và gặp mặt các thân hữu.
  • Ngày thứ Sáu 18/5: gặp đông hương giáo xứ Phúc Nhạc thuộc giáo phận Phát Diệm.
  • Ngày thứ Bảy 19/5 lúc 5g30 chiều dâng thánh lễ tại giáo xứ Saint Patrick, sau đó gặp anh em cùng lớp.
  • Chúa Nhật 20/5, lúc 8g00 sáng dâng thánh lễ tại giáo xứ Maria Goretti, gặp đồng hương.
  • Chúa Nhật 20/5, lúc 6g30 chiều, đồng hương Phát diệm và thân hữu tổ chức tiệc mừng và gặp mặt tại nhà hàng.
  • Ngày thứ Hai 21/5, tham quan San Francisco và gặp Đức Cha Mc Grath.
 
Văn Hóa
Tôi sợ ngày Lễ của Mẹ, Mother’s Day
Trang Hạ dịch
08:07 19/05/2012
Tôi sợ ngày Lễ của Mẹ, Mother’s Day, từ khi tôi còn nhỏ, vì tôi chào đời chưa bao lâu đã bị mẹ tôi vứt bỏ.

Mỗi năm tới Mother’s Day, tôi lại thấy ngại ngần. Trước và sau dịp Lễ của Mẹ, ti vi thường chỉ phát những ca khúc ca ngợi tình yêu thương của mẹ. Đài phát thanh cũng thế, có quảng cáo bánh quy đi chăng nữa, thì cũng cố lồng vào khúc nhạc ca ngợi tình mẹ, mà đối với tôi, mỗi khúc ca lại gợi nỗi buồn.

Tôi đầy tháng thì bị người ta bỏ rơi ở ga xe lửa Tân Trúc. Các bác cảnh sát trong đồn cạnh ga túm lại lo cho tôi. Những người đàn ông này tìm ra được một bà đang nuôi con bú, giá mà không tìm được bà, có phải tôi đã khóc tới mức phát bệnh không. Đợi tôi bú no rồi ngủ ngon lành, các bác cảnh sát này mới nhẹ nhàng ẵm tôi tới Trung tâm nuôi dưỡng trẻ Đức Lan ở thôn Bảo Sơn, huyện Tân Trúc (Đài Loan). Tôi được trao cho các bà sơ hay cười ở đó.

Tôi chưa từng gặp mặt mẹ tôi, hồi nhỏ tôi chỉ biết có các sơ nuôi tôi lớn. Mỗi tối, khi các anh các chị ngồi học bài, tôi chả có việc gì làm bèn túm lấy các sơ. Họ vào giáo đường đọc lễ tối, tôi cũng vào theo. Có lúc chui xuống gầm bàn lễ chơi đùa, có lúc làm mặt quỷ doạ các sơ đang hành lễ, thường xuyên nhất là tôi dựa vào một sơ nào đó ngủ gục, và bà sơ tốt bụng không đợi xong buổi lễ, khẽ bế tôi về đưa lên lầu đi ngủ. Tôi cứ cho rằng các bà sơ yêu tôi là bởi tôi giúp họ có cớ trốn sớm ra khỏi các buổi lễ.

Những đứa trẻ như tôi đều là con của những gia đình không may mắn, nhưng đa số họ đều còn gia đình. Tết đến, chú bác đều tới đón họ, chỉ có mỗi mình tôi, tôi không gia đình, nhà ở đâu tôi không biết.

Cũng vì thế, các nữ tu đối xử với đứa trẻ vô thừa nhận như tôi rất tốt, họ không bao giờ để cho ai bắt nạt tôi. Tôi học giỏi, các sơ vẫn tìm thêm người đến tình nguyện dạy tôi thêm.

Bấm đốt ngón tay, đã rất nhiều người làm gia sư cho tôi, đều là những nghiên cứu sinh, thậm chí giáo viên đại học các trường Thanh Hoa, Giao Thông quanh vùng, cả các kiến trúc sư, nên tôi từ nhỏ cũng rất giỏi tiếng Anh.

Các nữ tu ép tôi học đàn, năm lớp bốn tôi đã chơi phong cầm trong nhà thờ. Tôi tham gia các cuộc thi hùng biện, được làm đại diện học sinh của trường, nhưng từ nhỏ tôi không muốn tham gia bất kỳ chương trình nào kỷ niệm ngày Lễ Của Mẹ.

Tôi yêu đàn, nhưng tôi kỵ phải chơi những bài hát tặng mẹ. Có những lúc tôi cũng nghĩ, mẹ mình là ai? Tôi đọc tiểu thuyết, tôi đoán tôi chính là một đứa con hoang. Cha tôi chơi bời chán thì bỏ rơi mẹ, và mẹ tôi còn quá trẻ chỉ còn biết mang tôi đi vứt bỏ.

Tôi đỗ vào cấp Ba trường Tân Trúc, rồi vào đại học, tôi đỗ khoa Xây Dựng của Đại học Thành Công (Đài Nam).

Thời sinh viên, tôi vừa học vừa làm. Đôi khi bà Tôn, người nữ tu nuôi tôi lớn cũng đến thăm tôi. Những cậu bạn cùng phòng thô lỗ của tôi vừa trông thấy bà đã vội trở nên lịch thiệp nhã nhặn. Rất nhiều bạn bè sau khi biết câu chuyện cuộc đời tôi đều an ủi, nói rằng, nhờ được các bà sơ nuôi dạy, tôi mới lịch lãm, bặt thiệp và giỏi giang như bây giờ. Ngày tốt nghiệp, bạn bè ai cũng có cha mẹ tới mừng. Tôi chỉ có một người thân duy nhất là bà sơ họ Tôn, chủ nhiệm khoa, vì thế đến chụp ảnh chung với bà.

Khi tôi đi lính nghĩa vụ, tôi tranh thủ về thăm trung tâm Đức Lan. Lần này bà Tôn bỗng đột ngột trở nên nghiêm trang, bà gọi tôi ra, lấy từ ngăn kéo một phong bì, bảo tôi hãy xem bên trong có gì.

Trong phong bì có hai chiếc vé. Bà Tôn cho tôi biết, khi cảnh sát ẵm tôi đến, trong áo tôi nhét hai tấm vé tàu này. Rõ ràng mẹ tôi đã dùng hai chiếc vé này để đi từ nhà tới ga Tân Trúc, một vé là đi từ phía Nam lên Bình Đông, tấm vé tàu còn lại là đi từ Bình Đông lên Tân Trúc. Đó là một tấm vé tàu chợ, tôi bỗng hiểu ra mẹ tôi là một phụ nữ nghèo.

Bà Tôn cho tôi biết, các bà sơ thường không thích đi dò hỏi tìm hiểu về gia cảnh những em bé sơ sinh bị vứt bỏ, vì thế họ cứ giữ hai tấm vé này, chờ bao giờ tôi lớn sẽ tính. Họ đã quan sát tôi rất lâu, cuối cùng kết luận tôi là người lý tính, đã có đủ năng lực để xử lý việc này. Họ đã từng đi qua thị trấn ấy, thấy nơi đó rất nhỏ, nếu thực lòng tôi muốn tìm người thân, có lẽ sẽ không khó khăn.

Tôi luôn mơ ước được gặp cha mẹ tôi một lần, nhưng giờ đây cầm hai tấm vé, tôi lại do dự. Giờ đây tôi đang sống rất tốt, có bằng đại học, có một cô người yêu sắp tính chuyện trăm năm, vì sao tôi lại phải đi ngược về quá khứ, đi tìm kiếm một quá khứ hoàn toàn xa lạ? Hơn nữa tới tám chín phần là sẽ tìm được một sự thật không vui vẻ gì.

Bà Tôn ngược lại đã khích lệ tôi. Bà cho rằng tôi đã có một tiền đồ sáng lạn, không lẽ nào để bí ẩn về cuộc đời tôi trở thành một bóng đen u tối phủ lên tâm hồn. Bà khuyên tôi nên chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất, cho dù phát hiện ra sự thật là những gì tồi tệ, cũng nên giữ lấy niềm tin vào bản thân mình trong cuộc đời phía trước.

Và tôi đã lên đường.

Đó là một thị trấn bé xíu trên vùng núi, tôi chưa từng nghe qua tên gọi. Từ Bình Đông còn phải ngồi ô tô hơn một tiếng mới tới. Dù là phương Nam nhưng vì đang mùa đông, nơi đây lạnh lẽo. Thị trấn đúng là rất nhỏ, chỉ có một con đường nhựa, một đôi cửa hàng tạp hoá, một đồn cảnh sát, một văn phòng của chính quyền thị trấn, một trường tiểu học, một trường trung học, ngoài ra không có gì nữa.

Tôi chạy đi chạy lại giữa đồn cảnh sát và văn phòng chính quyền. Rốt cuộc cũng tìm thấy hai thông tin có vẻ liên quan, một là dữ liệu của một đứa trẻ sơ sinh, một là thông tin gia đình báo mất tích con trai, thời gian mất tích là ngày thứ hai sau khi tôi bị bỏ rơi, đứa bé ra đời trước đó một tháng. Theo ghi chép của các sơ, khi tôi được phát hiện tại ga Tân Trúc, tôi cũng chỉ khoảng đầy tháng tuổi. Xem ra đây có vẻ là thông tin về tôi.

Vấn đề là: Bố tôi đã chết rồi, bố tôi qua đời sáu năm trước, mẹ tôi cũng chết cách đây mấy tháng. Tôi có một anh trai, anh đã bỏ thị trấn, không biết đi đâu.

Dù sao cũng là thị trấn nhỏ, ai cũng quen biết nhau. Một cảnh sát trong đồn bảo tôi, mẹ tôi làm nhân viên trong trường tiểu học, rồi ông dẫn tôi tới gặp hiệu trưởng.

Hiệu trưởng là một người đàn bà vô cùng nhiệt tình. Bà nói, đúng là mẹ tôi đã phục vụ lâu năm tại trường, là một người đàn bà vô cùng tốt bụng, còn bố tôi thì vô cùng lười biếng. Tất cả đàn ông trong thị trấn đều ra ngoài kiếm việc làm, bố tôi không chịu đi xa, chỉ quanh quẩn trong thị trấn làm thuê công nhật, mà thị trấn nhỏ lấy đâu ra việc mà thuê người làm, vì thế cả đời bố tôi chỉ ăn bám vào tiền mẹ tôi làm nhân viên tạp vụ. Vì không chịu làm việc, tâm trạng ủ rũ, ông đành mượn rượu giải sầu, say rồi có lúc đánh đập mẹ tôi, đánh anh tôi. Tỉnh rượu thì cũng hối hận đấy, nhưng thói xấu quen rồi, mẹ tôi và anh tôi khổ sở cả đời vì ông. Anh trai tôi lúc học lớp bảy đã phẫn chí bỏ nhà ra đi, từ đó không bao giờ quay trở lại đây.

Người đàn bà này rõ ràng có đẻ đứa con trai thứ hai, nhưng được một tháng tuổi thì đã mất tích bí ẩn.

Bà hiệu trưởng hỏi tôi mọi chuyện, tôi tình thực kể hết. Khi bà biết tôi được lớn lên trong một cô nhi viện ở miền Bắc, bà bỗng xúc động lấy từ ngăn kéo ra một phong bì. Đây là phong bì bà tìm thấy sau khi mẹ tôi mất, giấu dưới gối mẹ tôi. Bà cho rằng những thứ trong đó chắc chắn phải có ý nghĩa rất quan trọng, nên bà quyết định giữ lại, đợi người thân của mẹ tôi tới nhận.

Tôi run rẩy mở ra, thấy bên trong có rất nhiều vé tàu, từng tập vé tàu khứ hồi đi từ thị trấn miền Nam này tới Tân Trúc, tất cả được giữ gìn cẩn thận.

Bà hiệu trưởng cho tôi biết, nửa năm một lần mẹ tôi xin nghỉ đi miền Bắc thăm họ hàng, chả ai biết họ hàng nào, chỉ thấy mỗi khi về bà vui lắm. Cuối đời mẹ tôi theo đạo Phật, điều bà hạnh phúc nhất là đã quyên góp các tín đồ Phật giáo được một triệu Đài tệ để tặng cho cô nhi viện của đạo Thiên Chúa. Ngày trao tiền bà cũng đích thân đi.

Tôi nhớ lại, có lần một chiếc xe bus lớn đưa một đoàn thiện nam tín nữ từ phía Nam lên cô nhi viện. Họ trao tấm séc trị giá một triệu Đài tệ, quyên góp cho Trung tâm Đức Lan chúng tôi. Các bà sơ cảm động vô cùng, bắt tất cả bọn trẻ mồ côi phải đứng vào chụp ảnh kỷ niệm, tôi đang đánh bóng rổ cũng bị gọi vào chụp với mọi người một tấm ảnh. Giờ đây tôi bỗng dưng tìm thấy tấm ảnh ấy trong chiếc phong bì của mẹ. Tôi hỏi mọi người mẹ tôi là ai, họ chỉ vào người đứng cách tôi không xa.

Nhưng làm tôi cảm động hơn là cuốn sổ lưu niệm ngày tốt nghiệp của lớp tôi, có một trang được photocopy lưu lại trong phong bì này. Đó là trang chúng tôi đội mũ áo tốt nghiệp, có hình tôi ở trong đó.

Mẹ tôi, người mẹ đã vứt bỏ tôi, đã vẫn cứ đến thăm tôi, thậm chí có thể bà đã từng tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.

Giọng hiệu trưởng nhẹ nhàng: ” Anh nên cảm ơn mẹ anh, bà đã vứt bỏ anh, là để anh được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu anh vẫn ở đây, cùng lắm là hết phổ thông anh lên thành phố làm thuê, ở đây hầu như rất ít người đỗ được vào Trung học. Mà nếu không may, không chịu nổi đòn roi của người cha, biết đâu anh cũng đã sớm bỏ nhà đi phiêu bạt như người anh trai, ra đi mãi mãi chả biết lưu lạc phương nào nữa.”

Những giáo viên khác trong trường cũng đến, đều chúc mừng tôi đã tốt nghiệp đại học Quốc lập. Họ nói thị trấn này từ xưa tới nay chưa từng có học sinh nào thi đỗ được vào trường đại học Quốc lập.

Tôi bỗng nhiên rưng rưng, tôi hỏi bà hiệu trưởng ở đây có cây đàn nào không. Bà nói, có đàn piano nhưng không tốt lắm, chỉ có đàn phong cầm thì mới mua.

Tôi mở nắp cây đàn, tôi hướng ra vừng mặt trời mùa đông ngoài cửa sổ, tôi chơi bản nhạc dành tặng mẹ trong những dịp Lễ Của Mẹ. Tôi muốn mọi người biết rằng, tôi tuy là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong trại mồ côi, nhưng tôi không mồ côi, vì tôi có những bà sơ tốt bụng nuôi dưỡng tôi như mẹ, vì tôi có một người mẹ đẻ ra tôi luôn thương tôi. Bà quyết đoán và bà hy sinh để tôi có môi trường tốt lớn lên, để tôi có tiền đồ sáng sủa.

Những thầy cô trong trường hát theo tôi. Tiếng đàn lan toả trong không trung, trong thị trấn vùng núi lạnh lẽo, trong ánh mặt trời chiều. Những cư dân trong thị trấn nhất định sẽ ngạc nhiên hỏi, vì sao hôm nay lại có giai điệu ngợi ca người mẹ?

Vì hôm nay với tôi là ngày Lễ Của Mẹ. Chiếc phong bì đựng những tấm vé tàu cũ này làm tôi từ hôm nay không còn là một đứa trẻ mồ côi sợ hãi ngày Lễ Của Mẹ nữa.
 
Nỗi lo của Cha Mẹ cho việc sống đạo của con cái
Tuyết Mai
16:42 19/05/2012
Chiều hôm qua con gái thứ hai của chúng tôi đã dọn đồ đạc từ trường mà trở về nhà ở, trong suốt mùa hè này!. Sau bữa cơm đạm bạc của một buổi tối, trong lúc cả nhà loay hoay người một tay phụ tôi trong nhà bếp, thì hai vợ chồng chúng tôi bàn xem ngày thứ Bẩy có thể cả nhà đi nhà thờ cùng một giờ có được không?. Con gái lớn thì nại lý do chiều tối mai cháu phải làm việc vì đã lên (schedule) danh sách của tuần. Còn con gái kế thì bảo nó có việc quan trọng phải làm chiều tối mai và cũng đã có trong (schedule) sự dự định và đã nằm trong chương trình của cháu. Còn lại thằng con trai út của chúng tôi cũng không lấy gì là hồ hởi cả, vì phải đi chơi mà về sớm hơn để đi lễ với bố mẹ. Giờ sau cùng nó cũng nại lý do để đi Lễ qua ngày Chúa Nhật và đi một mình.

Gia đình chúng tôi thường chẳng đi chung Lễ, mà chia ra thành hai ngày khác nhau. Chúng nó thì rất thường đi lễ ngày Chúa Nhật, nhưng vì cứ tưởng ngày thứ Bẩy các con có thời giờ, cả nhà đi lễ chung cho vui nhất là có con gái kế mới trở về nhà. Gia đình nào có con cái lớn, đủ lông đủ cánh, có công ăn việc làm, thường chúng hết thảy cứ tưởng là chúng có đủ trí khôn để mà biết sống và biết giữ đạo. Nhất là trong xã hội của thời buổi ngày hôm nay. Điều này tôi xin đính chính lại, là tất cả chúng ta ai đã ở trong cái tuổi này, cũng đều tưởng là mình hay, tài giỏi, và tự biết lo cho chính mình và linh hồn của mình. Có phải chúng ta đã ở trong cái tuổi của các con hiện giờ hay không?. Nếu nghĩ lại suốt cả cuộc đời của chúng ta, ai đã hơn các con của mình?. Thưa chắc cũng đếm trên đầu ngón tay, thưa có phải?. Chúng ta hầu hết cũng chẳng hay ho gì hơn chúng bây giờ?.

Nhưng sau bao nhiêu năm từng trải kinh nghiệm sống, lên voi xuống chó, đua đòi, bon chen, và giành dựt, nay thấm mệt và biết tìm tới Chúa là Nơi cho chúng ta Nương Tựa, Đỡ Nâng, và Ủi An. Biết tìm đến Chúa để hưởng bao Hồng Ân là sự Bình An của Người, ban trên chúng ta hằng ngày mà hiếm người biết để trân quý và để kín múc. Nghĩ lại cuộc đời của mình, mới biết sợ cho các con của mình. Chúng nó còn trẻ người non dạ quá! Nhiều thứ trên đời chúng chưa được thử qua!. Còn rất nhiều những cám dỗ mà còn nằm trong sự ước mơ của chúng.

Như được trở thành minh tinh màn ảnh, người mẫu, ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của thời đại. Nào là chúng tương lai còn mịt mù chưa thấy gì là sáng lạn và đường đời còn rất dài, cho nên chúng nghĩ rằng chúng phải hưởng những gì chúng có ngay đang bây giờ. Thưa những gì chúng suy nghĩ có sai quấy không, khi mà chung quanh chúng ai cũng nghĩ và làm như chúng, có khi lại còn làm tệ hại hơn chúng nhiều???. Như nhẹ thì trộm cắp tiền của cha mẹ hay của anh chị em chúng. Nặng hơn nữa thì vào tiệm mà lấy trộm đồ để mua thuốc phiện hay chung sống với băng đảng. Bậc làm cha mẹ tôi thiết nghĩ ai cũng có rất nhiều nỗi lo lắng vì chúng con đang ở tuổi trung học, tuổi còn đi học trên đại học, cho đến khi chúng ra trường và có công ăn việc làm, thì khi đó chúng ta mới bớt lo sợ nhiều hơn.

Nhưng cái nỗi lo sợ nhất của chúng ta vẫn là phần linh hồn của các con, khi chúng ta thỉnh thoảng thấy chúng chẳng lo lắng gì hay rất thờ ơ chuyện đi nhà thờ hằng tuần của chúng. Khi tôi nhắc nhở và tỏ lộ sự giận dỗi hay bất mãn vì chúng bỏ lễ cuối tuần, thì chúng luôn có những lý do rất chính đáng. Càng lo sợ hơn khi biết chúng không Rước Lễ, vì nghĩ rằng ở tuổi của chúng thì tội gì để chúng không Rước Lễ được?. Thằng út nhà tôi thì bảo rằng mẹ ơi con hằng ngày cái miệng con nó hay nói bậy, nên không xứng đáng để lên Rước Mình Máu Thánh Chúa. Còn hai con gái lớn nhà tôi thì sao??.

Nhưng đấy là phần của các con của chúng ta, còn chúng ta thì sao?. Có khá gì hơn chúng con của mình không?. Hay cũng chỉ là tấm gương dơ bẩn mà các con chúng bắt chước theo, vì bố mẹ chúng cũng chẳng tốt lành gì!. Làm sao chúng con nên tốt, khi bố mẹ của chúng cũng ham công, ham việc, ham tiền, và thỉnh thoảng cũng bỏ Lễ như chúng?. Làm sao chúng con nó tốt lành cho được khi chúng ta cũng rất thường bỏ nhà cửa, bỏ con cái, để đi ăn chơi riêng?. Đại khái chúng ta đã không làm gương tốt cho chúng noi theo, thì lấy gì để dậy chúng con cái, cho nên trọn hảo và tốt lành đây?.

Có phải ai là con người thì cũng không được toàn mỹ và nên trọn hảo như Thiên Chúa của chúng ta mong muốn trên con cái của Người?. Thì chúng ta là ai lại có thể bắt buộc các con của chúng ta nên trọn hảo và trọn lành, khi cuộc đời trên thế trần thì có biết bao nhiêu cạm bẫy và sự mê hoặc của nó. Vì chúng là con cái của chúng ta, nên chúng ta rất mạnh miệng mà la rầy chúng, ngay cả khi chửi rủa chúng bằng những câu nghe ra rất là thậm tệ, mà chúng ta có thể nói ra và nghe cho được. Hoặc chúng ta không thấy chửi con thế là bẩn và là không xứng đáng để lên Rước Lễ. Là con người thì chẳng ai cho mình là tốt hơn ai, nhưng nếu biết mà sửa đổi thì vẫn luôn tốt lành, và vẫn luôn còn kịp.


Ai là con người thì cũng đều mắc tội cả, từ tội nhỏ cho đến tội lớn. Nhưng thưa tội nhỏ là gì mà tội lớn là chi?. Có khi con người chúng ta phạm tội đến độ mà tội lớn nó cũng thành nhỏ vì tội “nó” cứ phạm đi phạm lại hoài, nên rồi nó cứ trơ trơ ra không còn cảm thấy là tội trọng nữa!?. Chẳng phải chúng ta không hiểu đâu nhưng vì chúng ta thiếu Ơn của Chúa hay thiếu vắng Chúa trong cuộc đời. Đã không để Chúa làm trung tâm điểm trong đời sống thường nhật của chúng ta, đến khi có một biến cố nào đó thì chúng ta mới chịu dừng chân lại và chịu tu tỉnh.

Nhưng có phải Chúa ác lắm không khi phải cho chúng ta một sự biến đổi nào đó thật cay nghiệt và thật đớn đau xẩy đến trên chính mình, vợ chồng, con cái, hay người thân thương trong gia đình của chúng ta, thì khi ấy chúng ta mới chịu quẳng bớt và bỏ bớt?. Thì khi ấy chúng ta mới chịu thức tỉnh mà ăn ăn sám hối? Hay chính lúc ấy chúng ta mới chịu sửa đổi hành vi xấu xa của mình đã có từ bấy lâu nay?. Chỉ sợ khi ấy chúng ta đã quá trễ rồi không?. Chúng ta đã bỏ lỡ bao nhiêu dịp và cơ hội để trở về cùng Chúa. Bao nhiêu lần trong cuộc đời Chúa đã đưa tay ra để cho chúng ta là Phêrô nắm lấy, nhưng Người bị chúng ta từ chối. Thật chua xót và đắng cay cho Chúa và cho linh hồn của chúng ta lắm thay!.

Để khỏi dính bén nơi trần gian này, Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta 10 Điều Răn xong cũng chưa đủ. Người đã ban con một của Người xuống trần gian để mang thân phận con người, dậy dỗ chúng ta, làm gương cho chúng ta, và đã chết thật tang thương để Cứu Chuộc chúng ta. Để chúng ta cũng có được cơ hội sống Trên Trời như Người vậy!. Người hẳn muốn cuộc đời của chúng ta sau này sống viên mãn hạnh phúc bên Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Người cũng tặng ban cho nhân loại một Mẹ Maria thật tuyệt vời mà khí cụ quyền năng vô song ấy chính là Chuỗi Kinh Mân Côi của Mẹ.

Mẹ dậy chúng ta hãy siêng năng đọc Chuỗi Mân Côi. Vì chính Chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta khỏi tay kẻ thù. Chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta có sự biến đổi nên tốt lành hơn. Hầu như điều gì chúng ta xin (within reasonable) Mẹ cũng nhậm lời. Miễn những điều chúng ta xin ấy không làm mất linh hồn của chúng ta. Còn điều gì mà chúng ta vẫn còn thắc mắc và khó khăn không hiểu?. Còn điều gì đã luôn làm cho chúng ta không muốn sửa đổi để được nên tốt lành hơn và được Lên Trời?. Chẳng những chúng ta được lên Trời nhưng còn muốn lôi thêm tất cả mọi người lên cùng với chúng ta nữa!.

Để tóm tắt xin Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn nghe lời chúng ta nguyện xin, nhưng không phải chỉ xin không, mà phải thực hành được những Lời Chúa dậy. Cứ thế thì hy vọng rằng tất cả các con của chúng ta, chúng cũng thấy và thay đổi theo. Vì có phải điều gì tốt lành cũng cho chúng ta có kết quả tốt, hậu quả tốt, và là dấu chỉ của con cái sự sáng là Thiên Chúa duy nhất muôn đời quyền năng. Amen.

(05-19-12)