Ngày 11-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 11/05/2014
NÔ LỆ CHO THÓI QUEN
N2T

Có một thời hoa sen rất được mọi người tán thưởng, nhưng đến khi tiếng vỗ tay của mọi người dần dần chấm dứt, thì nó lại như mất cái gì đó, bản thân không được thoải mái.
Đấng tạo hóa nói:
- “Người nát rượu chìm trong cồn, người đánh bạc lạc mất giữa những con số, con chữ. Lúc nào con đắm đuối trong thói quen thì trở thành nô lệ cho thói quen”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tu:
Cũng là chuyện thường tình của con người mà thôi, mấy cô gái khi nghe ai khen mình đẹp thì khoái tít lên chứ, ai khen mình tài giỏi thì cũng sung sướng hơn học sinh được điểm mười.
Nhưng nếu nhìn một cô gái mà nói: cô xấu như quỷ dạ xoa thì có nước mà chết sớm, cô ta sẽ la toáng lên, nào là có mắt như đui, nào là mắt không tròng, nào là…
Con người ta ai cũng thích được kẻ khác khen, dù là khen dối trá, khen để lấy lòng, khen để hưởng xái vài chút danh quyền, chút tình yêu còm cỏi, vì thế, khi người ta không còn khen nữa thì lại buồn rầu, lại trách móc và…hận đời.
Khen hay chê, không phải tự nhiên mà có, nhưng bởi tại mình mà ra.
Mình làm tốt: khen
Mình làm dở: chê,
đó là chuyện thường tình của người đời, chẳng có chi lạ cả. Nhưng cái lạ chính là khi người ta khen hay chê mà mình vẫn vui tươi, cười sung sướng, coi họ là anh em chị em, thì điều đó mới đúng là “ngược đời”, là môn đệ của Đức Chúa Giê-su vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 11/05/2014
N2T

3. Suốt đời bền chí cầu xin mỗi ngày, thì mỗi ngày đều có thể đạt được.

(Thánh Benjamin)
---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH gặp gỡ Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo: Để rao giảng Tin Mừng , chúng ta cần phải canh tân Giáo Hội của chúng ta
Đặng Tự Do
09:17 11/05/2014
Cách tốt nhất để Giáo Hội truyền giáo là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến vấn đề này trong buổi tiếp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo hôm 9 tháng Năm nhân Đại hội thường niên của Hội đang nhóm tại Rôma.

Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo đã nói về nhiệm vụ của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo và một chút lịch sử của hội này.

Ngài nói:

“Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo đã xuất phát từ trái tim của một người phụ nữ giáo dân Pháp, là vị tôi tớ đáng kính Pauline Jaricot Marie, ở Lyon vào năm 1817. Cô là một công nhân trẻ, muốn tham gia vào công việc truyền giáo của Giáo Hội với công việc hàng ngày của mình."

Các hội truyền giáo hoạt động ở những nơi mà Giáo Hội Công Giáo còn non trẻ, số giáo dân không nhiều, còn nghèo hoặc không ổn định.

Đức Thánh Cha giải thích rằng một Giáo Hội được canh tân là điều cần thiết để rao giảng Tin Mừng.

Ngài nói:

"Trong thời gian đang có những thay đổi xã hội lớn lao này, việc rao giảng Tin Mừng đòi hỏi một Giáo Hội truyền giáo triệt để, có khả năng phân định để đối thoại với các nền văn hóa khác nhau và những tầm nhìn khác nhau của mọi người. Đối với một thế giới thay đổi chúng ta cần một Giáo Hội canh tân và biến đổi qua sự chiêm niệm và những liên hệ cá vị với Chúa Kitô".

Đức Thánh Cha giải thích rằng Giáo Hội tự bản chất là một Giáo Hội truyền giáo, một ngôi nhà cho người nghèo, cho những ai bị loại trừ và bị bách hại. Ngài mô tả Giáo Hội như là một căn nhà cung cấp nơi trú ẩn cho tất cả mọi người .

Bên cạnh những lời cám ơn các nhà truyền giáo đã truyền bá Phúc Âm, ngài cũng yêu cầu họ nâng cao nhận thức, ở cấp địa phương, về những công việc truyền giáo mà Giáo Hội cần phải tiến hành.
 
ĐTC: Hãy cầu nguyện cho ơn gọi và giúp các chủ chăn thành mục tử nhân lành
Linh Tiến Khải
17:26 11/05/2014
Anh chị em hãy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, cho tất cả các chủ chăn và giúp các vị trở thành mục tử nhân lành biết trao ban sữa ơn thánh, giáo lý và sự hướng dẫn cho anh chị em.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 11 tháng 5.

Hôm qua là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cũng là Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Anh chị em thân mến, trong Chúa Nhật thứ IV mùa phục sinh thánh Gioan giới thiệu với chúng ta hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Khi chiêm ngưỡng đoạn này của Phúc Âm, chúng ta có thể hiểu tương quan mà Chúa Giêsu có đối với các môn đệ Người: một tương quan dựa trên lòng hiền dịu, tình yêu thương, hiểu biết nhau và dựa trên lời hứa của một ơn không thể đo lường được: đó là lời hứa ban cuộc sống dồi dào. Chúa Giêsu nói: “Ta đến để chúng có sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tương quan đó là mô thức của các liên hệ giữa các kitô hữu và liên hệ giữa con người với nhau.

Ngày nay cũng như vào thời của Chúa Giêsu, có nhiều người tự đề nghị mình là chủ chăn của cuộc sống chúng ta, nhưng chỉ có Chúa Phục Sinh là Mục Tử đích thật duy nhất, là Đấng ban cho chúng ta sự sống tràn đầy. Tôi mời gọi tất cả mọi người tin tưởng nơi Chúa là Đấng hướng dẫn chúng ta. Người không chỉ hướng dẫn mà còn đồng hành và tiến bước với chúng ta nữa. Chúng ta hãy lắng nghe Lời Người với tâm trí rộng mở, để dưỡng nuôi đức tin của chúng ta, để soi sáng lương tâm chúng ta và đi theo các giáo huấn của Tin Mừng. Rồi Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho hàng giáo sĩ như sau:

Trong ngày Chúa Nhật này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các Chủ Chăn, cho tất cả các Giám Mục, gồm cả Giám Mục Roma nữa, và cho tất cả các linh mục. Cho tất cả. Cách đặc biệt chúng ta hãy cầu nguyện cho các tân linh mục của giáo phận Roma, mà tôi vừa mới truyền chức cho trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Xin gửi một lời chào tới 13 linh mục. Xin Chúa giúp chúng ta luôn trung thành với Thầy Giêsu và là những người hướng đạo khôn ngoan, được soi sáng của dân Chúa được ủy thác cho chúng ta. Tôi cũng xin anh chị em giúp chúng tôi trở thành các mục tử tốt. Có một lần tôi đã đọc được một điều rất hay đẹp cho biết dân Chúa trợ giúp các Giám Mục và các Linh Mục thành các chủ chăn tốt như thế nào. Đó là bút tích của thánh Cesario thành Arles, một trong các Giáo Phụ thuộc các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Thánh nhân giải thích dân Chúa phải giúp chủ chăn như thế nào và đưa ra thí dụ này: “Khi con bê đói, thì nó sà vào vú mẹ nó để bú. Nhưng con bò cái xem ra không cho con bú ngay, mà giữ sữa lại cho chính mình. Vậy con bê làm sao? Nó cứ dí mõm vào vú mẹ nó để nút sữa. Đây là hình ảnh thật đẹp! Thánh nhân nói: Anh chị em cũng phải làm như vậy với các chủ chăn, luôn luôn gõ vào cửa của các ngài, gõ vào con tim của các ngài, để các ngài cho anh chị em sữa giáo lý, sữa ơn thánh và sữa của sự hướng dẫn”. Tôi xin anh chị em hãy quấy rầy các chủ chăn, quầy rầy tất cả chúng tôi là các chủ chăn, để chúng tôi có thể cho anh chị em sữa của ơn thánh, của giáo lý và sự hướng dẫn. Hãy quấy rầy! Hãy nhớ tới hình ảnh đẹp này của con bê con quấy rầy mẹ nó thế nào để mẹ nó cho nó bú sữa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Noi gương Chúa Giêsu mỗi chủ chăn “đôi khi đi trước để chỉ đường và nâng đỡ niềm hy vọng của dân chúng - đôi lần mục tử phải đi trước - những lần khác phải ở giữa tất cả với sự gần gũi đơn sơ và lòng thương xót, và trong vài hoàn cảnh phải bước đi đàng sau dân chúng, để trợ giúp những ai ở lại đàng sau” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 31) Ước chi tất cả mọi chủ chăn được như thế! Nhưng anh chị em phải quầy rầy các chủ chăn, để các vị trao ban sự hướng dẫn, giáo lý và ơn thánh cho anh chị em.

Trong Chúa Nhật Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi này, trong sứ điệp năm nay tôi đã nhắc rằng: “Mỗi một ơn gọi đòi hỏi phải ra khỏi chính mình để tập trung cuộc sống vào Chúa Kitô và Tin Mừng của Người” (s. 2). Vì thế lời mời gọi theo Chúa Giêsu cũng đồng thời hứng khởi và dấn thân. Để thực hiện nó, cần phải bước sâu vào tình bạn với Chúa để có thể sống nhờ Người và cho Người. Rồi Đức Thánh Cha mời gọi mọi người như sau:

Chúng ta hãy cầu nguyện để cả ngày nay nữa, có nhìều người trẻ nghe tiếng Chúa luôn có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi biết bao nhiêu tiếng nói khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho giới trẻ: biết đâu trong quảng trường này có ai đó nghe tiếng Chúa gọi làm linh mục. Chúng ta hãy cầu nguyện cho bạn trẻ đó, nếu họ ở đây, và cho tất cả mọi người trẻ được mời gọi.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người

Sau Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau, đặc biệt là Phong trào Tân dự tòng trong ngày Chúa Nhật này loan báo Chúa Giêsu phục sinh tại 100 quảng trường ở Roma, và trong biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới. Xin Chúa ban cho anh chị em niềm vui của Tin Mừng. Anh chi em giỏi lắm, cứ tiến bước!

Ngài cũng đã chào các trẻ em mới rước lễ lần đầu và mới chịu phép Thêm Sức. Đặc biệt Đức Thánh Cha đã chào và chúc mừng các bà mẹ trong ngày Chúa Nhật hiền mẫu. Ngài nói: Hôm nay tôi mời anh chị em hãy nhớ tới các bà mẹ và cầu nguyện cho tất cả mọi bà mẹ. Chúng ta hãy chào các bà mẹ. Chúng ta hãy phó thác các bà mẹ của chúng ta và tất cả mọi bà mẹ cho Mẹ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, và Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc một Kinh Kính Mừng cầu cho các bà mẹ. Xong ngài nói thêm: Xin chào các bà mẹ nhé, một lời chào nồng nhiệt!

Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ truyền chức Linh Mục cho 13 phó tế, gồm 5 thầy người Ý, 1 thầy người Đức, 1 thầy người Venezuela, 1 thầy Chile, 1 thầy Ecuador, 1 thầy Brasil, 1 thầy Nam Hàn, 1 thầy Pakistan và 1 thầy Việt Nam là thầy Phaolô Nguyễn Thiên Tạo thuộc giáo phận Vinh. Cùng tham dự thánh lễ với 10,000 giáo dân có thân nhân của các tiến chức, nhân viên tòa đại sứ; từ Việt Nam cũng có một nhóm các linh mục thuộc giáo phận Vinh.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã xin các tiến chức đừng bao giờ mệt mỏi thương xót, nhưng luôn có khả năng tha thứ. Các Linh Mục không phải là “chủ nhân của giáo lý”, nhưng là những người trung thành với giáo lý.

Ngài năn nỉ các tân linh mục: “Ở đây cha muốn dừng lại, và xin các con, vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô: đừng bao giờ mệt mỏi thương xót! Các con hãy có khả năng tha thứ như Chúa, là Đấng không đến để lên án, nhưng để tha thứ! Các con hãy thương xót thật nhiều! Và nếu có áy náy vì là những linh mục quá tha thứ, thì hãy nhớ đến vi linh mục thánh kia đến trước Nhà Tạm và thưa với Chúa rằng: Lậy Chúa, xin tha thứ cho con, nếu con đã tha thứ nhiều qúa. Nhưng mà chính Chúa đã làm gương xấu cho con đấy chứ!” Cha nói thật với các con, cha đau lòng lắm, khi thấy giáo dân không đến xưng tội vì họ đã từng bị quất bằng gậy, bị la mắng trong tòa giải tội. Thật là xấu. Họ đã cảm thấy cửa nhà thờ đóng sầm trước mặt họ. Cha xin các con, chớ làm như vậy! Thương xót! Thương xót! Mục Tử Nhân Lành vào qua cửa, và cửa của lòng xót thương là các vết thương của Chúa: nếu các con không bước vào chức thừa tác của các con qua các vết thương của Chúa, thì các con sẽ không phải là các mục tử tốt lành”. Các linh mục phải là những người rao giảng Tin Mừng, chủ chăn của dân Thiên Chúa, chủ sự các sinh hoạt phụng tự, đặc biệt là cử hành hiến tế của Chúa, dậy dỗ giáo lý. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tiến chức: Vậy giáo lý của các con hãy là lương thực cho dân Chúa. Giáo lý của Chúa chứ không phải của các con, và các con phải trung thành với giáo lý ấy. Đối với các tín hữu các con hãy là niềm vui và sự đỡ nâng của Chúa Kitô, hương thơm cuộc sống của các con, bởi vì với lời nói và gương sống, các con xây ngôi nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội. Hãy kiên trì đọc và suy niệm Thánh Kinh, hãy dậy điều đã học trong đức tin và sống điều mình dậy dỗ người khác. Hãy hiệp thông con thảo với Giám Mục và hiệp nhất các tín hữu trong một gia đình duy nhất và dẫn đưa họ tới với Thiên Chúa Cha, qua Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Hãy luôn có trước mắt gương của vị Mục Tử Nhân Lành, tới không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và cứu vớt những gì đã hư mất.
 
Top Stories
Letter of Vietnamese Conference of Catholic Bishops on current situation at East Sea
+ Archbishop Paul Bui Van Doc
16:23 11/05/2014
Re: Current Situation at East Sea

Since May 2nd, 2014, China has arbitrarily deployed a drilling rig known as HD-981 and a number of escort vessels including military ones to occupy and carry out activities well within Vietnam's exclusive economic zone and continental shelf. On May 3rd, 2014 and the next day, Chinese marine vessels, with the aid of war planes, launched an attack against Vietnamese Fisheries Surveillance and an on duty Coast Guard vessels. This was a provocative and escalating action with a clear intention of the China government to carry out step by step its plan to invade Vietnam, disregarding the International Codes of Conduct that were signed by China and Vietnam, particularly the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), and the Draft Code of Conduct in the South China Sea (DOC). This situation is posing a very high risk of war.

Being concerned with this tense and dangerous situation, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, with our duly responsibility, stating our position as follow:

1. The Catholic Church in Vietnam has always been perseverant with promoting Peace and asserting anti-war position. Peace will not cause us to lose anything but war will destroy all. Therefore, all current disputes need to be resolved faithfully by the roadmap of dialogue, excluding all behaviours of provocative, combative, war or hate promoting nature from both sides. The Chinese government must stop all aggressive behaviours of this nature. Let the words of the late Pope Paul VI resonate: "No more one against the other, no more, never again.. ... "(Speech at the 1965 UN Conference).”Peace expresses itself only in peace, a peace which is not separate from the demands of justice but which is fostered by personal sacrifice, clemency, mercy and love” (World Day of Peace Message, 1975)

2. Vietnam government, while being persistent with their diplomatic, pro dialogue policy in resolving conflicts, must take a firm stance based on principle of our traditional values of prioritizing the interest of our people and our country. So far, all treaties or agreements supposed to show the respect for the mutual friendship between the two neighbouring countries, between the two Communist parties, in reality have never served our national interest, instead they only lead our country into imperilment.

3. For the Vietnamese Catholic, this is the time when we need to express wholeheartedly our patriotism as instructed by Pope Emeritus Benedict's XVI teaching: "Being a good Catholic also means being a good citizen". Our patriotism can be demonstrated when we are not turning our back on the country's current situation as well as its future, when we diligently make sacrifices as well as pray for our country, and our people. And in our clear conscience, ready to answer the call to rescue our fatherland from imperilment.

4. The Vietnamese Conference of Catholic Bishops asks every diocese to dedicate a National Day of Prayer for our homeland in which all faithful are asked to repent, reduce consumption of food and drink, limit shopping in order to share what we have with the fishermen as well as wounded sailors and coast guardsmen, all victims of Chinese marine vessels as the initiative taken by Pope Francis on Sept. 7th, 2013.

Carrying out the Social Teachings of the Catholic Church, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops always demonstrates our roadmap of promoting peace in our mission and wish that peace and justice would be implemented in resolving the current conflicts.

May 09th, 2014
President of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops
Paul Bui Van Doc,
Archbishop of Saigon Archdiocese

(Signed and sealed)
 
Pope Francis ordains priests in St Peter's Basilica
Vatican Radio
17:19 11/05/2014
2014-05-11 Vatican - On the World Day of Prayer for Vocations, Pope Francis ordained thirteen new priests at Mass in Saint Peter’s Basilica.

The Mass was concelebrated by the Cardinal Vicar of Rome, Agostino Vallini; Archbishop Filippo Iannone, Vicegerent of Rome; and the auxiliary bishops of Rome; along with the rectors of the seminaries and the pastors of the newly ordained.

Eleven of the new priests were ordained for the diocese of Rome. Pope Francis, wanting to meet personally the men he would be ordaining, received the eleven deacons of the Diocese of Rome on April 25, at the Casa Santa Marta.

Two other men, a religious of the Order of Discalced Augustinians from Pakistan and a Vietnamese seminarian from the Diocese of Vinh, were also ordained.

In his homily, based on the homily recommended in the Pontifical, Pope Francis spoke about the vocation to the sacramental priesthood. Those who are ordained, he said, “are configured to Christ the high and eternal priest, are consecrated as true priests of the New Testament” so that they become “preachers of the Gospel, and shepherds of the People of God, and will preside over the liturgical actions, especially in the celebration of the Sacrifice of the Lord.”

He called on the newly ordained to “be aware that you were chosen from among men and established in their favour to attend to the things of God;” to “exercise the priestly work of Christ with joy and sincere charity;” to be intent “on pleasing God, and not yourselves.”

Pope Francis concluded his homily saying, “Have always before your eyes the example of the Good Shepherd, who did not come to be served, but to serve, and to seek and to save those that were lost.”
 
Press Release: On the current situation at Vietnam's East Sea
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
16:25 11/05/2014
FOR IMMEDIATE RELEASE.

Sydney -May 11, 2014 - The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media welcomes and would like to express our support to the Open Letter from Archbishop Paul Bui Van Doc, President of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops (VCCB) titled "Regarding the current situation at East Sea", and also to share the concerns and worries of our Vietnamese bishops in the wake of the arbitrary violation or invasion of Vietnamese territorial waters by China in the East sea.

News on the current situation in the East Sea has indicated that Since May 2nd, 2014, China has arbitrarily deployed a drilling rig known as HD-981 and a number of escort vessels including military ones to occupy and carry out activities well within Vietnam's exclusive economic zone and continental shelf. On May 3rd, 2014 and the next day, Chinese marine vessels, with the aid of war planes, launched an attack against Vietnamese Fisheries Surveillance and an on duty Coast Guard vessels.

This action of provocative nature by the Chinese has spoken volume of their ambition to carry out the plot to invade Vietnam step by step, disregarding the International Codes of Conduct that were signed by China and Vietnam, particularly the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), and the Draft Code of Conduct in the South China Sea (DOC). This situation is posing a very high risk of war.

The developments have indicated that China has been seriously trampling on Vietnam sovereignty despite oppositions from the US, Japan, and Asean nations.

In this agonizing event of our country, in the wake of Vietnam facing another risk of being invaded by the Chinese, also of so many injustice the Vietnamese communist authorities has been inflicting on our people's patriotism and democracy, The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media would like to be in communion, share our thoughts and prayers with our country, our people and the Church in Vietnam.

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media in our responsibility and duty solemnly state our view and stance as follow:

1. Sternly condemn China's invasion in Vietnam before the international community, meanwhile demand the Vietnamese Communist authorities respect Vietnamese people's freedom, democracy, and human rights.

2. Completely support the viewpoints of the letter of Archbishop Paul Bui Van Doc, President of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops "Regarding the current situation at East Sea". While the Church in Vietnam has been consistent in her position of promoting peace and against war, peace should be constructed on justice.

3. Respond to and call for all Vietnamese to take actions as asked by the VCCB's Call Letter. "Patriotism is demonstrated when we are not being indifferent to our country's situation now or in the future, diligently pray and make sacrifices for our homeland, our country as directed by our conscience, also actively involve in activities that help protect our fatherland, and be ready to respond to calls for rescuing our fatherland.

4. Are eager to invite all communities, congregations and friends from other religions around the world to share innovative ideas in organizing prayer vigils for our homeland and our Vietnamese people in this heartbreaking situation

We earnestly call for all Congresses, Governments, Political parties in every nations, Human rights Organizations, the Amnesty International, the International Committee for Human rights and the World Media as well as the Vietnamese Overseas Media to be with us in our fight for true peace and for the protection of our beloved country Vietnam.

Contacts:

Bishop Vincent Nguyen Van Long
Auxiliary Bishop of Melbourne, Australia

Monsignor Peter Nguyen Van Tai
Director of Radio VERITAS Asia

Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency

Rev. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in America)

Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Vice Director of VietCatholic News Agency
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )

Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)

Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice Director of VietCatholic News Agency

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Thánh Mẫu tại Sydney
Diệp Hải Dung
19:25 11/05/2014
Sáng Chúa Nhật 11/05/2014, Ngày Mother’s Day-Nhớ Ơn Mẹ, khoảng 4000 người trong Cộng Đồng và các tiểu bang khác kể cả những người không Công Giáo đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự mừng kính Ngày Thánh Mẫu với chủ đề Maria Nữ Vương Gia Đình.

Hình ảnh



Sau bài trình tấu của Ban Tây Nhạc Cecilia, mọi người tập trung trước tượng Đài Đức Mẹ và dâng giờ đền tạ do Cha Paul Văn Chi điều hợp hướng dẫn. Tâm tình sôt sắng dâng lên Mẹ Maria Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam đang lâm nguy vì hiểm họa Trung Cộng đe dọa trên Biển Đông. Cha nói đến quan điểm và lập trường của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua lá thư của ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch HĐGM Việt Nam, kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam đang bị Trung Cộng xâm lấn biển Đông. Mọi trái tim sốt sắng hướng về Quê Hương Việt Nam cùng hát và dâng những đóa hoa lên Mẹ trong tha thiết nguyện cầu cho Việt Nam trong lúc nguy nan này. Mọi người đồng thanh khấn xin: "Lạy Mẹ nhân lành, xin cứu lấy Tổ Quốc chúng con." Sau đó, cộng đồng cầu nguyện cho nước Úc Đại Lợi và Cộng Đồng cũng như dâng hiến mọi gia đình. Sau khi chấm dứt giờ đền ta Ban Tây Nhạc Cecilia trình tấu bài Mẹ Nguồn Cậy Trông chúc tụng ngợi khen Mẹ Maria và mọi người cùng hân hoan đón mừng kiệu Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang rước từ nhà xứ ra đài Đức Mẹ. Đức Giám Mục Michael McKenna Giáo Phận Bathurst xông hương Thánh Tượng Đức Mẹ, đồng thời, 3 hồi chiêng trống cổ truyền vang rền khởi hành cung nghinh kiệu Thánh Tượng Mẹ về Lễ đài. Cuộc cung nghinh rất trang nghiêm và long trọng với Thánh Giá nến cao, Cờ Hội Thánh, quốc kỳ Úc, và quốc kỳ Việt Nam dẫn đầu, theo sau với các hội đoàn, đoàn thể, phong trào trong Cộng Đồng. Mọi người đều dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện xin Mẹ chúc lành cho Quê Hương Việt Nam, cho gia đình và Cộng Đồng.



Kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang về an vị trước Lễ đài, mọi người đều dâng lên Mẹ những bông hoa để chúc tụng tôn kính và mừng ngày của Mẹ. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha nói lên ý nghĩa ngày Đại Hội Thánh Mẫu tháng 5 mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và đặc biệt cũng là ngày chúng ta Nhớ Ơn Mẹ, kính nhớ đến những người Mẹ Trong Thánh lễ này. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney chúng ta rất hân hạnh chào đón Đức Giám Mục Michael Mc Kenna Giám Mục Giáo Phận Bathurst NSW và cháo đón qúy Cha hiện diện trong Thánh lễ hôm nay với quý cha: Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Mộng Huỳnh Quản Nhiệm CĐCGVN Tây Úc, Cha Mai Đào Hiền, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Phan Quốc Trực, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Cha Nguyễn Mạnh Trung, Cha Nguyễn Thái Hòa và Cha Nguyễn Thanh Lý. Đức Giám Mục cũng ngỏ lời mời gọi mọi người quy tụ về đây để mừng kính Mẹ là Nữ Vương Gia Đình và cũng là ngày nhớ ơn những bậc hiền mẫu. Chúng ta xin Thiên Chúa là Chúa Chiên Lành dìu dắt mỗi người chúng ta gần gũi với Đấng đã chết và đã sống lại phục sinh cho mỗi người chúng ta.



Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Giám Mục Michael Mc Kenna nói về Người Mục Tử nhân lành nghe tiếng từng con chiên, gọi và dẫn chúng đến những đồng cỏ xanh tươi. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hôm nay cũng nhớ cầu nguyện cho các Mục Tử trong Hội Thánh, cầu xin Chúa gởi thêm nhiều những Mục Tử đến cánh đồng lúa chin vàng và cũng không quên cầu nguyện cho các Chủng Sinh đang hiển diện trong Thánh Lễ này. Ngài thiết tha xin anh chị em cầu nguyện cho tất cả những người mẹ, những Linh Mục. Xin tình yêu của Chúa Giêsu Mục Tử đổ đầy vào lòng chúng ta…



Sau đó các em Thiếu Nhi Thánh Vũ thuộc Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall phối hợp với Ca Đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard với vũ khúc Hoa Dâng Mẹ rất là ngoạn mục và đặc sắc. Đồng thời các em cũng nghinh đón và tiến dâng Lễ Vật do Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville phụng vụ Thánh lễ.



Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Michael Mc Kenna, quý Cha, quý Tu Sĩ. Ông bà, anh chị em và chúc mừng ngày Mother’s Day đến với các người Mẹ trong Cộng Đồng. Ngày Thánh Mẫu hôm nay Cộng Đồng chúng con cảm tạ tri ân Mẹ Maria Nữ Vương Gia Đình, đã che chở cho từng người chúng con được bình an trong tình yêu thương, xin Mẹ phù hộ cho quê hương Việt Nam chúng con đang trong cơn nguy nan. Anh cũng cám ơn Hội Đồng Mục Vụ, các Phong Trào, Ban Ngành, Đoàn Thể, quý anh chị trong Ca Đoàn Mt. Prichard, các em trong ban Thánh Vũ và quý thiện nguyện viên đã tích cực đóng góp giúp cho buổi Lễ hôm nay được tốt đẹp. Sau cùng xin kính chúc các bà Mẹ một ngày Mother’s Day vui vẻ.



Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham quan Trung Tâm và đến các gian hàng thực phẩm thưởng thức những món ăn ngon và thưởng lãm văn nghệ ngày Mother’s Day do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn với những nhạc phẩm về Mẹ rất là đặc sắc cùng với Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Mộng Huỳnh và Cha Nguyễn Hòang Dương cũng trình diễn nhạc phẩm Bông Hồng Cái Áo tặng cho các bà Mẹ rất hay và đặc sắc.
 
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 51 tại GP Phú Cướng
Tôma Đỗ Lộc Sơn
20:40 11/05/2014
Gíáo Phận Phú Cường ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Lần Thứ 51

Nhân ngày Quốc tế Cầu nguyện cho Ơn gọi tận hiến lần thứ 51, Chúa Nhật 11/5/2014, lễ Chúa Chăn Chiên Lành, tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường, Ban Ơn gọi của giáo phận Phú Cường đã tổ chức một ngày họp mặt dành cho các bạn trẻ trong toàn giáo phận có ý muốn sống ơn gọi tu trì. Ngày họp mặt quy tụ hơn 2000 bạn trẻ. Như vậy số bạn trẻ tham dự ngày cầu nguyện cho ơn gọi năm nay đông hơn năm những năm trước. Tham dự gồm có: đệ tử, thỉnh sinh, tập sinh các dòng tu nam nữ; các nam dự tu chủng viện; các bạn trẻ đang học từ lớp 9 trở lên.

Xem Hình

7 giờ 30 sáng, chương trình được khởi động bằng những bài hát, những vũ điệu vui tươi. Sau những giây phút làm quen và giới thiệu thành phần tham dự, ngày gặp gỡ được bắt đầu bằng lời khai mạc chương trình của cha giám đốc Nhà Chung Gioan Phạm Quý Trọng.

Tiếp theo (8 giờ30). Thánh lễ, xin Chúa Giêsu mục tử đón nhận các tâm hồn đang hiện diện và làm cho ý Chúa được thể hiện nơi những tâm hồn này, những tâm hồn muốn tham dự vào chức vị mục tử của Chúa. Đồng thời xin Chúa Thánh Thần soi sáng để mỗi một người nhận ra tiếng Chúa mà dấn thân sống cho ơn gọi của Chúa cách trọn vẹn nhất, hoàn hảo nhất.

Thánh lễ đồng tề hôm nay có 20 cha, chủ tế là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Trong bài giảng, Đức Cha nêu rõ: Thiên Chúa là Đấng rất yêu thương, Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi đã xuống thế làm người, nhận lấy phận người nhỏ bé để yêu thương và dạy con người hãy yêu thương như chính Ngài. Nối tiếp lời chuyền ấy, chúng ta hãy ra sức dấn thân cùng nhau loan truyền Lời Ngài bằng cách: sống đời sống chứng nhân.

Hiện nay có nhiều dòng tu đang rộng mở, dón chào các bạn trẻ sống đời Ơn Gọi để làm Chứng Tá Cho Sự Thật hưởng ứng sứ điệp ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Sau thánh lễ (10 giờ). Cha Giuse Phan Trọng Quang đã hướng dẫn các bạn trẻ học hiểu về sứ điệp ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi và giải đáp các thắc mắc.

11 giờ, các bạn ra Vườn Ơn Gọi để tìm hiểu các hội dòng đang (nở hoa) tại đây. Vườn Ơn Gọi là vườn được che phủ bởi một chiếc dù lớn, chung quanh có nhiều chiếc dù nhỏ, mỗi dù nhỏ là một bảng tin giới thiệu về mình của các dòng tu. Có khoảng 20 dòng tu được giới thiệu hôm nay như: Hội Thừa Sai VN, Hội Dòng Mẹ Nhân Ái, Hội Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang vv..Đặc biệt có (cây)Ơn Gọi Linh Mục Giáo Phận.

Sau cơm trưa và nghỉ giải lao (13 giờ30), tiếp tục học hiểu về Ơn Gọi. “Chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn thành những mảnh đất tốt, để có thể lắng nghe, đón nhận, sống Lời Chúa và sinh được nhiều hoa trái từ đó”. Đó là những lời ĐTC đã nhắn nhủ mọi người chúng ta và để chúng ta hưởng ướng và cộng tác với Giáo Hội để dẫn đưa con thuyền Giáo Hội đến được bến bờ bình an.

15 giờ, Chầu Thánh Thể tại sân khấu trung tâm. “Con xin kính tin sấp mình thờ lạy Chúa, và dâng tiến lên niềm yêu mến trung thành. Từ nay con quyết sống tình yêu Chúa, ở nơi thế gian và trên chốn thiên đình”. Lạy Chúa. Đó là tất cả những tấm lòng, những chịu đựng vì thời tiết nóng bỏng của chúng con đang hướng về Chúa, xin Chúa ghé mắt đoái thương dẫn dắt chúng con vào đàn chiên của Chúa, sai con đi làm chứng nhân cho Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Ngày Hội Ơn Gọi được kết thúc lúc 16 giờ. Trên tay các bạn là những “bông hoa” hái từ vườn ơn gọi để các bạn có sự lựa chọn hướng đi cho mình.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Đại hội Ơn Gọi giáo phận Bùi Chu lần V
Ban Ơn Gọi
09:15 11/05/2014
BÙI CHU - Hiệp cùng với Giáo Hội hoàn vũ, sáng ngày 11/5/2014 – Chúa Nhật IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chiên Lành, từ 6h30 đến 11h00, tại giáo xứ Giáo Lạc, Giáo phận Bùi Chu, Ban Ơn gọi Giáo phận Bùi Chu tổ chức Đại hội Ơn gọi cấp Giáo phận lần thứ V (theo chu kỳ 2 năm một lần), với chủ đề: BƯỚC THEO GIÊSU, quy tụ gần bốn ngàn em trong các Lớp tìm hiểu ơn gọi của các giáo xứ để quảng bá về Ơn gọi dâng hiến và khích lệ các em thêm hăng say, nhiệt thành đáp lại tiếng Chúa kêu mời.

Hình ảnh

Đồng hành với Đại hội, có sự hiện của Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu - Giám mục Giáo phận Bùi Chu, quý cha trong Ban Giám đốc, quý Cha giáo Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu, Cha đặc trách Ơn gọi Giáo phận, quý Cha đặc trách Ơn gọi các Giáo hạt, quý Cha, quý Bề trên năm Hội Dòng nữ Bùi Chu (Đa Minh, Mân Côi, Thăm viếng, Trinh Vương, Mến Thánh Giá), quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh và đông đảo quý cộng đoàn về từ khắp nơi trong Giáo phận.

Sau những vũ khúc sôi động đầy sức trẻ của các bạn Linh hoạt viên, Đại hội chính thức bắt đầu với Lời chia sẻ và tuyên bố khai mạc của Cha Phaolô Đinh Quang Tiến - đặc trách Ơn gọi Giáo phận, trưởng Ban tổ chức Đại hội. Trong lời chia sẻ tâm tình với các bạn ơn gọi, theo sát Thông Điệp ngày Lễ cầu nguyện cho Ơn gọi linh mục tu sĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô: Ơn gọi - chứng tá cho Sự Thật, Cha Phaolô giúp các bạn thêm xác tín về con đường Chân Lý đích thực là Con đường Bước theo Giêsu.

Chủ đề của Đại hội Ơn gọi lần thứ V - BƯỚC THEO GIÊSU - được quý Thầy, quý Dì, anh em tu sinh và các em ơn gọi thuộc 13 Giáo hạt trong Giáo phận chuyển tải đầy sáng tạo và sâu sắc qua âm nhạc dưới dạng tiểu phẩm, vũ, nhạc kịch,... rất phong phú trong phần Trình diễn văn nghệ Ơn gọi. Tất cả đều muốn diễn tả Niềm Vui bước theo Giêsu của những tâm hồn đơn sơ đang rực cháy khát vọng trở thành chứng nhân cho Tình Yêu của Thiên Chúa giữa đời.

Cao điểm của Đại hội là thánh Lễ đồng tế, do Đức Cha Tôma chủ sự.

Trong lời chào đầu Lễ và bài giảng của mình, với chất giọng đầm ấm, Đức Cha Tôma đã dẫn cộng đoàn vào bầu khí thiêng liêng của sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh - Đấng là sức mạnh, nguồn sống sung mãn đích thực cho nhân loại. Triển khai Lời Chúa trong tâm tình Năm Tân Phúc Âm hóa gia đình, qua mẫu gương ơn gọi linh mục của Đức Hồng Y Cardjin, Đức Cha Tôma nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Gia đình và cộng đoàn giáo xứ như những chủng viện đầu tiên ươm mầm và nuôi dưỡng ơn gọi, giúp các ơn gọi trở thành những Kitô hữu sốt mến luôn sẵn sàng lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa kêu mời. Khi chia sẻ về việc Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên và sự mau mắn đáp lại tiếng Chúa của các Tông Đồ, Đức Cha cũng kêu mời quý Cha trong các giáo xứ hãy hiện diện, đồng hành như là một Người Mục Tử nhân lành, nên gương sáng cho các mầm non ơn gọi được thánh hóa và noi theo. Ngài cũng khích lệ mọi thành phần dân Chúa hiệp thông cầu nguyện và cộng góp phần mình cho việc Đào tạo ơn gọi linh mục tu sĩ.

Ngỏ lời với gần bốn ngàn em ơn gọi tham dự Đại hội, Đức Cha gợi lại hình ảnh đầy thân thương của một em nhỏ Ba Tây trong Đại hội Ơn Gọi thế Giới lẽo đẽo theo gần Đức Thánh Cha Phanxicô và thưa với Đức Thánh Cha: Thưa Đức Thánh Cha, con muốn làm linh mục. Từ đó, Đức Cha Tôma nhắn nhủ các em ơn gọi: Các con, mỗi người cũng hãy ngỏ lời với Thiên Chúa Tình Yêu rằng con muốn thuộc trọn về Chúa để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Ước mong các con sẽ luôn tha thiết cầu nguyện và xin Cha xứ, những người thân yêu cầu nguyện cho mình để khám phá ra tiếng Chúa mời gọi, để thêm xác tín và can đảm đáp lại tiếng Chúa (...) trở nên thợ gặt lành nghề trong Vườn Nho của Chúa, đặc biệt nơi chính Giáo phận Bùi Chu, để can đảm BƯỚC THEO THẦY GIÊSU/

Trước khi kết thúc thánh Lễ, Cha Đặc trách Ơn gọi Giáo phận dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Cha, cha chánh xứ Vinh Sơn Nguyễn Văn Tứ cùng cộng đoàn giáo xứ Giáo Lạc, quý Cha đặc trách ơn gọi 13 Giáo hạt, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách và toàn thể cộng đoàn.

Đại hội Ơn gọi Giáo phận Bùi Chu lần thứ V kết thúc tốt đẹp với Phép lành trọng thể của Đức Cha Tôma.
 
Tiệc Mừng Ngày Hiền Mẫu và Gây Quĩ Giúp Quí Thày Du Học Tại Toronto, Canada.
Tín hữu Trần
09:38 11/05/2014
Tiệc Mừng Ngày Hiền Mẫu và Gây Quĩ Giúp Quí Thày Du Học Tại Toronto, Canada.

Tối ngày 10/05/2014 lúc 7:00pm có hơn 600 người Công Giáo Việt Nam trong TGP Toronto đếm tham dự tiệc mừng Ngày Hiền Mẫu và Gây Quĩ Giúp Quí Thày từ Việt Nam sang du hoc tại ĐCV cuả TGP Toronto, Canada. Những vị khách đặc biệt đã đến tham dự buổi tiệc mừng này là Đức Cha Vincent Nguyễn Manh Hiếu và một số Quí Cha, Quí Thầy và Quí Sơ đang làm việc mục vụ trong TGP Toronto.

Xem hình

Trong phần mở đầu Cha Giuse Phạm Chương, trưởng ban tổ chức chào mừng Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Quí Vị Quan Khách đến tham dự buổi tiệc và trình bày về mục đích của buổi tiệc và chúc mừng các Bà Mẹ trong Ngày Hiền Mẫu. Ban tổ chức xin được gửi tặng những Đoá Hồng, biểu tượng cuả yêu thương, đến Các Bà Mẹ sẽ tham dự tiệc. Cha Giuse Trần Tập, chánh xứ GX CTTD VN phát biểu cảm tưởng và làm phép bưã tiệc.

Trong buổi tiệc Đức Cha Vincent ngỏ lời chúc mừng các Bà Mẹ trong Ngày Hiền Mẫu và đồng thời cũng gởi lời chào của ĐHY Thomas Collins TGM Toronto đến với cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong TGP. Đức Cha Vincent Hiếu ngỏ lời cảm ơn đến tất cả các ân nhân đã cầu nguyện, giúp đỡ và ủng hộ cho chương trình bảo lãnh một số Thày từ VN sang tu hoc tại ĐCV St. Augustine's Seminary Toronto trong 5 năm qua. Đức Cha đang hy vọng mùa hè năm 2014 sẽ có thêm 2 Thầy từ VN sang tu học tại Toronto.

Đức Ông Tổng Đại Diện Gp Ban Mê Thuột đã qua tham dự Thánh Lễ truyền chức Phó Tế của Thày Giuse Diệu và ngài đại diện cho Đức Cha Gp BMT cảm ơn đến ĐHY, Đức Cha Vincent, Quí Cha và toàn thể giáo dân Công Giáo VN trong TGP Toronto đã giúp đỡ cho GP BMT trong chương trình đào tạo nhân sự.

Như đã biết, các anh chị em trong các Cộng Đoàn Công Giáo VN thuộc TGP Toronto hàng năm đứng ra tổ chức các buổi tiệc này dưới sự hướng dẫn cuả Đức Cha và Quí Cha trong các Cộng Đoàn.

Tín Hữu Trần
 
Ngày tĩnh tâm anh em dự tu tại Quảng Bình:
Peter Thái Hùng
12:24 11/05/2014
Ngày tĩnh tâm anh em dự tu tại Quảng Bình: Tái khám phá ƠN GỌI trong thời gian thực tập

Chúa Nhật IV Phục Sinh, lễ Chúa Chiên Lành, 11.05.2014, 37 ứng sinh giúp xứ tại các giáo xứ thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình có cuộc gặp gỡ tĩnh tâm tại giáo xứ Hướng Phương (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) dưới sự hướng dẫn của quý cha đặc trách Ơn Gọi, đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Văn Hương – Trưởng Ban mục vụ Ơn gọi giáo phận.

Ơn Gọi…

Xem hình

Cuộc gặp gỡ của các ứng sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra hết sức thân tình, cởi mở, hơn nữa với nhiều phương diện mà quý cha chia sẻ, các ứng sinh một lần nữa xác quyết lại Ơn Gọi của mình. Chủ đề chính của buổi tĩnh tâm chính là hai từ “Ơn Gọi”. Qua đoạn Lời Chúa theo thánh Gioan (1, 35-39), cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đã nhấn mạnh hơn đến Ơn Gọi theo nghĩa là tiếng Chúa gọi cách riêng vào việc dấn thân phục vụ nước Chúa và Giáo Hội như chính lời ngài nói: “Ơn gọi mà cha muốn nói ở đây là Ơn Gọi tu trì”. Dẫn Lời Chúa, cha Phêrô đã đưa anh em ứng sinh vào chiều kích tâm linh của vấn đề Ơn Gọi theo Chúa. Ngài cũng tái xác quyết về việc hãy đến mà xem nơi Chúa ở và ở lại với Người. Qua ý này, Ngài muốn anh em ứng sinh hãy đến với buổi tĩnh tâm này với lòng cảm tạ ơn ban của Thiên Chúa qua sự quan tâm giúp sức của Giáo phận. Đồng thời, hãy dùng buổi tĩnh tâm này để tái khám phá Ơn Gọi mà mình đã được Thiên Chúa kêu mời bằng cách này hay cách khác. Ngài cũng nhắc nhở thêm: “Anh em hãy đến đây với hết lòng mình, hãy dâng tất cả cho Chúa, hãy dâng cả sức lực, suy nghĩ và thời gian cho Chúa để được Lời của Ngài hướng dẫn và thấm nhập trong tâm khảm, từ đó có thể mở miệng ca khen khi mang trong mình con tim bừng cháy tình yêu”.

Anh em ứng sinh cũng được phát tờ bướm giải thích về chủ đề Ơn Gọi và cách giữ Ơn Gọi trong từng giây phút của đời sống hằng ngày.

Tái khám phá Ơn Gọi

Ơn Gọi theo nghĩa tu trì là một ơn ban đến từ Thiên Chúa và xuất phát điểm là Ngài. Hay nói cách khác, Thiên Chúa đi bước trước trong việc chọn và gọi những môn đệ để phục vụ “đồng lúa chín vàng” đang cần “thợ gặt” của Ngài. Tuy nhiên, con người cũng cần nhận ra tiếng Chúa gọi và hiểu đúng tiếng gọi của Chúa với sự giúp đỡ của những người khôn ngoan và thánh thiện. Ở đây, cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đã giải thích bằng việc trích dẫn sự kiện Chúa gọi Samuel để giúp anh em ứng sinh hình dung được tầm quan trọng của các cha linh hướng và công tác mục vụ mà Giáo phận đang triển khai. Các linh mục đỡ đầu, hay các linh mục quản xứ sẽ là người “thầy” đáng tin cậy, là người hướng dẫn tuyệt vời và gần gũi nhất cho anh em ứng sinh như ông Hêli đã hướng dẫn cho học trò của mình – Samuel đáp tiếng Chúa gọi.

Qua câu chuyện này, cha Phêrô dần đưa anh em ứng sinh trở về với tiếng gọi của Chúa trong thời điểm ban đầu khi xác định dấn thân theo Ngài. Từ đó, cho anh em một cái nhìn toàn diện về con đường mình đã chọn lựa, đồng thời xem xét lại cách đáp trả cũng như đời sống của mình hiện tại và tương lai gần có thể tiếp tục bước theo lời mời gọi của Chúa hay không. Cũng trong tâm tình ấy, anh em ứng sinh được mời gọi đến với Bí tích Hoà Giải để xứng đáng với Chúa và được sự hướng dẫn thân tình riêng tư hơn do quý cha đặc trách phụ giúp.

Sau giờ nghỉ giải lao và ăn trưa, chương trình tĩnh tâm được tiếp tục bằng buổi Hội thảo về Ơn Gọi. Đây là thời điểm anh em ứng sinh với sự giúp đỡ của quý cha giúp nhau giải đáp những thắc mắc về chủ đề “Động lực Ơn Gọi” và đời sống tu trì mà mình đang theo đuổi. Những câu hỏi được đặt ra và lời giải đáp như một niềm xác tín hơn nữa về Ơn Gọi và sự dấn thân của anh em. “Ơn Gọi là tiếng gọi Mầu nhiệm của Thiên Chúa dành riêng cho một người được kêu gọi và tuyển chọn cho một sứ mạng”, cha Phêrô nhấn mạnh.

Cao điểm của ngày tĩnh tâm là Thánh lễ Chúa Chiên lành diễn ra vào lúc 15h00 do cha Phaolo Trần Ngọc Du, quản Hạt Nguồn Son, Trưởng Ban mục vụ Ơn Gọi tại Quảng Bình chủ tế và sự đồng tế của quý cha đặc trách Ơn Gọi trong và ngoài địa bàn Quảng Bình. Đây cũng là Thánh lễ cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu và là thánh lễ Chúa Nhật vì thế Thánh lễ đã thu hút hơn 50 em mầm non Ơn gọi và hơn 2000 giáo dân giáo xứ Hướng Phương tham dự. Thánh lễ diễn ra sốt sắng, trang nghiêm trong sự hiệp thông cao độ của những ứng sinh là những con người đang có ý hướng dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân. Thánh lễ cũng là tiếng trống bế mạc ngày tĩnh tâm tuyệt vời của anh em ứng sinh.

Tâm tình bước theo Chúa

Qua một ngày tĩnh tâm trong thinh lặng và gặt hái được nhiều điều bổ ích cho đời sống Đức Tin và đời sống thánh hiến, anh em ứng sinh được tăng thêm sức mạnh và vững vàng hơn trong sự lựa chọn dấn thân của mình. Được bổ dưỡng bằng Thịt – Máu Chúa Kitô anh em cũng như các bạn trẻ mầm non Ơn Gọi của giáo xứ Hướng Phương càng được gia tăng sức mạnh và càng thấm thía hơn lời mời gọi của Chúa: “Hãy đến mà xem nơi Thầy ở và ở lại với thầy”. Qua ngày tĩnh tâm với những hoa trái tuyệt vời gặt hái được anh em ứng sinh cũng muốn nói lên lời tri ân cảm tạ sự quan tâm giúp sức của Giáo phận đã dành, cách riêng là quý cha đồng hành và cha Trưởng Ban mục vụ Ơn Gọi Giáo phận đã không quản khó khăn xa xôi cách trở về hướng dẫn và chia sẽ tâm tình dâng hiến của ngài và gửi đến cho anh em ứng sinh những hy vọng mà Giáo phận mong muốn.

Quyết tâm ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa trước hết là phục vụ tốt giáo xứ mà mình được phân công mục vụ đó là tâm tình chung của anh em ứng sinh tại Quảng Bình.

Peter Thái Hùng
 
Hội Các Bà Mẹ Công giáo Melbourne dâng hoa tại Cộng đòan Thánh Bênadô Dụê.
Trần Văn Minh
21:59 11/05/2014
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Melbourne dâng hoa tại Cộng đòan Thánh Bênadô Dụê.

Melbourne, vào lúc 11 giờ 45 phút, trước Thánh lễ Chúa Nhật thứ 4 Phục sinh và cũng là Mother’s Day. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Cộng đòan Thánh Bênađô Dụê, Saint Albans đã đại diện cho cộng đòan dâng tiến hoa lên ngai tòa Nữ vương nhân tháng hoa, Tháng Đức Mẹ.
Xin đánh lời chú thích vào đây rồi nhấn nút Thêm
Xin đánh lời chú thích vào đây rồi nhấn nút Thêm
Xin đánh lời chú thích vào đây rồi nhấn nút Thêm
Xin đánh lời chú thích vào đây rồi nhấn nút Thêm
Xin đánh lời chú thích vào đây rồi nhấn nút Thêm

Các chị trong đội dâng tiến hoa với những tà áo dài màu vàng sáng, khăn đống trên đầu cùng mầu rực rỡ, tay cầm vòng bông được kết thật đẹp nhịp nhàng hai hàng tiến lên bàn thờ, nơi ngai tòa Đức Mẹ đang đứng nhìn đòan con thảo tỏ lòng kính mến, dâng các đóa hoa tỏa hương thơm ngát lên Mẹ kính yêu.

Mặc dù, các chị không những đã là các bà mẹ, các bà nội, bà ngọai cả, nhưng ai cũng nhịp nhàng theo bài nhạc ca khen Đức Mẹ, mà nhẹ nhàng, uyển chuyển, khi nâng vòng hoa lên, khi quỳ gối, khi kết vòng, tạo ra thêm những bông hoa trong đội hình rất đẹp.

Kết thúc buổi dâng tiến hoa, sau những bước đi nhẹ nhàng kết vòng hay kết hoa. Các chị cũng không quên nguồn gốc dân tộc Việt Nam, như khẩn cầu Đức Mẹ thương ban cho quê hương Việt Nam được mọi sự an bình. Một hình bản đồ Việt Nam hình chữ S đã được các chị kết bằng những vòng hoa trên các bàn tay khéo léo, được sự cỗ vũ nồng nhiệt của tòan thể giáo dân hiện diện ngồi chật ngôi Thánh đường Holy Eucharist.

Nhân Ngày Hiền mẫu. Cộng đòan đã tổ chức tặng hoa cho các bà mẹ trong cộng đòan. Sau khi các bà mẹ lên rước mình thánh Chúa xong, các chị sẽ được đón nhận một bông hoa từ người đại diện cộng đòan gửi tặng.

Cuối cùng, các em trong Phong trào Thiếu nhi Thánh thể của giáo xứ đã lên kính tặng các bà mẹ một màn trình diễn họat cảnh về đời mẹ với nhiều phân khúc trong cuộc sống của cuộc đời mẹ, được mọi người khen ngợi.

Kết thúc Thánh lễ, linh mục Trần Minh, Chánh xứ Holy Eucharist đã ngỏ lời khen ngợi, nhờ hồng ân Chúa ban cho giáo xứ được nhiều người có tài năng, để từ các em bé, cho đến các bà mẹ đều biết múa, và múa rất đẹp, đã là niềm tự hào cho giáo xứ.

Melbourne 12/5/14.
Trần Văn Minh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam về tình hình biển Đông
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
00:57 11/05/2014
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
FOR IMMEDIATE RELEASE.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
paulvanchi@yahoo.com

Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650


Sydney ngày 11 tháng 5 năm 2014 – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với Lời Kêu Gọi của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, "Về Tình Hình Biển Đông" và chia sẻ những âu lo của các Giám Mục Việt Nam trước hành vi ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông của Trung Cộng.

Những tin tức về tình hình Biển Đông từ ngày 1.5.2014 cho thấy Trung Cộng đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 và sử dụng một số lớn tàu bè và tầu chiến quân sự cũng như phi cơ xâm chiếm và hoạt động phi pháp trong vùng biển đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn thế nữa, các tầu chiến quân sự của Trung Cộng được sự yểm trợ của máy bay đã tấn công các tầu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam ngay trong hải phận Việt Nam.

Hành động khiêu khích của Trung Cộng đã nói lên tham vọng của Bắc Kinh thực hiện kế hoạch từng bước xâm lược Việt Nam, bất chấp những nguyên tắc Quốc Tế như Công Ước Quốc Tế về Luật Biển UNCLOS và Qui tắc giải quyết DOC trên Biển Đông, mà chính Trung Cộng và Việt Nam đã cùng ký kết.

Những diễn biến này cho thấy Trung Cộng đã ngang nhiên chà đạp nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam và vi phạm công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 bất chấp những phản đối của Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các quốc gia Asean.

Trong hoàn cảnh đau thương này của đất nước, đứng trước nguy cơ xâm lăng Việt Nam của Trung Cộng, cũng như trước những bất công do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp bức lòng yêu nước và tự do dân chủ cho Việt Nam, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam xin cùng Hiệp Thông, Cầu Nguyện, và chia sẻ với Quê Hương, Dân Tộc, và Giáo Hội Việt Nam.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, với trách nhiệm và bổn phận của mình, long trọng nói lên quan điểm và lập trường như sau:

1) Nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi xâm lăng Việt Nam của Trung Cộng, đồng thời, đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền cho Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam.

2) Hoàn toàn ủng hộ "Quan Điểm và Lời Kêu Gọi" của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch HĐGMVN, "Về Tình Hình Biển Đông". Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình và phản đối chiến tranh nhưng hòa bình phải được xây dựng trên công lý.

3) Hưởng ứng và mời gọi mọi người Việt Nam tích cực hành động theo lời Kêu Gọi của HĐGMVN: "Lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình đất nước trong hiện tại cũng như tương lai, chuyên cần hy sinh cầu nguyện cho quê hương đất nước và với lương tâm của mình. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ Quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ Quốc."

4) Tha thiết mời gọi quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn, và quý Tôn Giáo bạn trên toàn thế giới đưa ra những sáng kiến tổ chức các buổi cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.

Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết để hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh đau thương này.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Quý Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các quốc gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới và Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Nam trên toàn thế giới, cùng đồng hành đấu tranh cho nền Hòa Bình chân chính và bảo vệ Quê Hương Việt Nam yêu quý.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam.

Liên hệ:
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642

Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
P.O. Box 735, Avalon, CA 90704

Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.

Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift

Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sư phạm giáo lý trong bối cảnh hiện nay (1)
Vũ Văn An
01:25 11/05/2014
Thân tặng các giảng viên giáo lý Sydney

Cùng với sự ra đời của Sách Giáo Lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo vào năm 1992, nhiều sách chỉ dẫn giáo lý cũng như sách sư phạm giáo lý đã được phát hành, giúp ích rất nhiều cho các giảng viên giáo lý ngày nay biết cách trình bày giáo lý cho mọi loại đối tượng một cách hợp thời và đúng với ý hướng của Giáo Hội.

Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy giáo lý thì cực kỳ đa dạng và phong phú, và do đó, không thể bỏ qua. Tập san Công Giáo The America của các cha Dòng Tên Mỹ gần đây có đăng tải một loạt bài liên quan tới các kinh nghiệm giảng dạy giáo lý hiện nay. Chúng tôi xin phép được lược dịch các bài này.

I. Thánh Augustinô và Stephen Colbert



Các nhà giáo dục Công Giáo nên học ở Stephen Colbert cách làm thế nào vươn tới người khác. Từ năm 2005, nghĩa là từ lúc bắt đầu chương trình tin hài (satirical news) về đêm của mình, tức “The Colbert Show”, Colbert đã hết sức nổi tiếng. Hàng đêm, chương trình của anh khởi đầu với những tràng pháo tay ròn rã và những tiếng hoan hô vang dội của một cử toạ ngồi chật ních phòng thu hình. Chương trình của anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng, trong đó có hai giải Emmy, với nhiều lần khác được đề cử. Nhất là anh có danh dự trở thành người tạo ra tiếng mới cho năm 2006 của Từ Điển Merriam-Webster: đó là chữ “sự tin thật” (truthiness).

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Colbert không chỉ là việc tạo ra một ngữ vựng mới cho nền văn hóa Mỹ. Trong một bài đăng trên tờ New York Times năm 2012, Charles McGrath nhận định rằng cá tính bảo thủ, hay nói của Colbert đang bắt đầu vượt quá biên giới phòng thu hình của anh để bước vào thế giới thực. Các người ái mộ chương trình của anh không mở xem anh để cười, không tắt máy truyền hình vào cuối chương trình rồi quên khuấy nó đi. Họ lao vào hành động dựa trên điều họ nghe, và do đó, nền văn hóa của Mỹ thay đổi theo.

Nhận định về hiện tượng này, Patrick R. Manning, trên tập san America số ngày 3 tháng Hai, 2014, cho rằng: là chi thể Giáo Hội có trách nhiệm vào đời để tân phúc âm hóa, các nhà giảng dạy đức tin Công Giáo nên bắt chước cách Colbert làm say mê cử tọa của anh ta. Ta phải làm gì để truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách hữu hiệu như Colbert truyền bá tin mừng của anh ta? Thay vì rình mò các lớp giáo lý Chúa Nhật nơi Colbert vốn phục vụ trong tư cách giảng viên giáo lý Công Giáo, Manning đề nghị ta nên tham dự những buổi truyền hình của anh, nơi “thiên tài” của anh xuất đầu lộ diện một cách trọn vẹn hơn cả.

Sự nổi tiếng như cồn của Stephen Colbert đã được thăng tiến nhờ cá tính lôi cuốn của anh, nhờ được huấn luyện về hài kịch và nhờ nhóm văn sĩ có tài. Những lợi điểm này không phải giảng viên giáo lý nào cũng có được. Tuy nhiên, có một điều căn bản và dễ lặp lại hơn nằm phía sau sự thành công của Colbert. Thực vậy, anh đã nhập thân được một công thức giảng dạy giáo lý hết sức hữu hiệu từng được Thánh Augustinô khởi xướng ở thế kỷ thứ tư và thứ năm, đó là: mua vui, giảng giải và thuyết phục.

Người mua vui

Đầu tiên, trong cuốn “Về Tín Lý Kitô Giáo”, Thánh Augustinô nói với các giảng viên giáo lý rằng họ phải làm cho cử tọa mình vui thích: “người nghe phải được vui thích, để họ bị lôi cuốn và lắng nghe”. Vị giáo phụ này biết rõ: dù mình nói sự thật nhưng nếu cử tọa của mình không thích thú đủ để lắng nghe thì có ích gì. Một cuộc trình bày nhàm chán chỉ làm cử tọa không sẵn sàng tiếp thu và khó lòng quay trở lại, trong khi một cuộc trình bày thích thú sẽ làm cử tọa muốn lắng nghe và thậm chí trở lại để nghe tiếp. Tóm lại, văn phong quả có tạo khác biệt.

Thánh Augustinô thực hành điều ngài vừa giảng dạy. Là một diễn giả được huấn luyện theo lối cổ điển, tài ăn nói của ngài được người ta biết: đã khiến cử tọa rơi lệ hay vỗ tay vang trời hoặc cả hai. Người thời nay ít nhất cũng thèm khát được mua vui như người thời Thánh Augustinô. Nhưng với thời gian, người ta đã thay đổi nhiều trong cung cách mua vui. Con người thời nay không còn kéo nhau tới các công trường để nghe các diễn giả vĩ đại nữa, hàng triệu người, thay vào đó, đã mở xem “Chương Trình Colbert” hàng đêm, và dễ hiễu lý do tại sao. Stephen Colbert làm người ta vui thích hoàn toàn.

Với tài dí dỏm và đúng thời đúng lúc, anh diễu cượt các thiếu sót và lầm lỡ của các chính khách, tán dương các đức hạnh của mình và say sưa với những suy đồi của chủ nghĩa duy tiêu thụ và các mốt nhất thời của nền văn hóa bình dân, tất cả với một giọng đùa cợt, những cái nháy mắt khiến khán thính giả cười như điên dại. Nếu những trận cười như pháo nổ không đủ giữ sự chú ý của khán thính giả, Colbert thay đổi cách trình bày bằng một kho bất tận những đoạn lặp lại (recurring segments). Trong số những đoạn này có “ThreatDown” trong đó, anh nhận diện các đe dọa mới nhất đối với công chúng Hoa Kỳ (thường bao gồm gấu và người máy) và “The Word” trong đó, các thảo luận của anh về thời sự được ngắt quãng bằng việc thỉnh thoảng xuất hiện một vài trò chơi chữ riêng trên màn ảnh.

Như trong “The Word” chẳng hạn, có lần đang tường thuật việc một bệnh viện ở Iowa trục xuất hai công nhân di dân đang hôn mê mà không hề có lệnh của chính phủ. Đang theo mẫu tin của địa phương, Colbert bỗng nhiên chua cay nói thêm: “trục xuất thì có hơi quá. Bệnh viện chỉ di chuyển họ tới phòng chúng-tôi-cực-lực-không-lưu-ý chăm sóc” (the intensive we-don’t-care unit, nhại chữ intensive care unit (I.C.U) = phòng điều trị tăng cường). Trong khi ấy hàng chữ “I.Don’t C.U” xuất hiện trên màn ảnh phía sau vai của người điều khiển chương trình.

Colbert tỏ ra đã tìm được những điểm “hảo ngọt” của khán thính giả thời nay qua tài pha trộn hài hước với loạt đạn hỗ trợ của các đoạn truyền thông “cải biến”. Manning cho rằng, rất may ta có thể dùng lối pha trộn tài tình ấy để phục vụ việc phúc âm hóa. Các giảng viên giáo lý nên lợi dụng bất cứ cơ may nào do nền văn hóa đại chúng hiện nay cung cấp để lôi cuốn con người thời nay bước vào đức tin Công Giáo.

Giảng giải là điều quan trọng

Thánh Augustinô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc huấn giáo cử tọa. Dù văn phong lôi cuốn rất hữu ích trong việc thu hút và duy trì sự chú ý của cử tọa, nhưng mục tiêu hàng đầu của một thầy dạy trong Kitô Giáo không phải là giải khuây mà là truyền đạt chân lý cứu rỗi của Thiên Chúa. Phương pháp giảng dạy tốt nhất không nhất thiết là phương pháp mua vui hơn hết nhưng đúng hơn là phương pháp “nhờ đó, người nghe lắng nghe chân lý và hiểu điều họ lắng nghe”. Về phương diện này, Colbert cũng tự chứng tỏ là một bậc thầy.

Thực vậy, việc tường trình trong chương trình có tính hết sức thông tri. Trong một chương trình, trước ngày bầu cử tổng thống năm 2012, Colbert chào đón Trevor Potter, nguyên chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, tham gia chương trình. Nói qua diễn trình thiết lập công ty vỏ (shell corporation) của chính Colbert theo điều 501 (c) (4), hai người “vô tình” tiết lộ sự kiện này là các công ty có thể tặng các ngân khoản vô giới hạn cho các công ty 501(c)(4), các ngân khoản này sau đó có thể được chuyển cho các ủy ban hành động chính trị nhằm ủng hộ các ứng cử viên chính trị mà không cần tiết lộ người tặng nguyên thủy kia. Colbert hỏi “Có gì khác nhau giữa việc đó với việc rửa tiền?”, Potter trả lời: “khó mà nói được”.

Chúa Giêsu ít khi dạy những điều tầm phào. Người dạy “lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:68) nhằm biến đổi môn đệ và dẫn đưa ta tới sự cứu rỗi. Dấu chỉ quan trọng nhất cho thấy tính hữu hiệu của khoa giáo lý Công Giáo hẳn là mức độ các người học của ta không những biết chân lý mạc khải của Thiên Chúa mà còn “thực hiện chân lý trong yêu thương”. Khó có thể trông mong người học ta biết sống thực đức tin của họ nếu họ không biết và không hiểu nội dung đức tin này. Bất cứ giáo lý viên nào sao lãng chân lý mạc khải của Thiên Chúa trong các bài học họ trình bày là đang xây nhà trên cát.

Nghệ thuật thuyết phục

Sau cùng, Thánh Augustinô nhấn mạnh nhu cầu phải thuyết phục cử tọa của mình. Kiến thức dù chủ yếu tới đâu, giáo huấn cũng sẽ thiếu sót nếu sở học của người học không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của họ. Điều này hết sức đúng trong trường hợp giáo huấn Công Giáo, vì mục tiêu dứt khoát của giáo huấn này là mối liên hệ sống động với Chúa Kitô. Phát triển mối liên hệ này đòi người học phải nội tâm hóa sự thật họ đã học được và đưa ra quyết định bản thân đối với Chúa Kitô. Vì, như chính Thánh Augustinô từng nhận định, người nào vẫn còn cần được lôi kéo bởi những ngôn từ thú vị mới chịu thi hành các việc đúng là người vẫn chưa nắm trọn được ý nghĩa sự thật của Chúa Kitô.

Điều gây ấn tượng hơn cả và thậm chí còn có chút kỳ lạ nơi Colbert là khả năng của anh trong việc thường xuyên thuyết phục được cử tọa hành động. Bất chấp sự kiện chương trình của Colbert là một chương trình hài kịch, điều hiển nhiên là trong các trao đổi như cuộc trao đổi với Potter trên chương trình, và ngay cả trong chứng từ của anh về quyền lợi của công nhân di dân trước tiểu ban Pháp Chế Hạ Nghị Viện năm 2008, người đứng đầu chương trình giả tin (fake-news) này muốn cử tọa của anh ra tay hành động trong thế giới thực dựa vào các thông tri do anh trình bày. Khi Colbert muốn cử tọa của anh làm một điều gì đó, anh không tự bằng lòng với việc chỉ đưa ra một gợi ý mơ hồ, vô thưởng vô phạt. Anh bảo họ một cách minh nhiên phải làm điều gì… và họ đã làm điều đó.

Năm 2006, chẳng hạn, Colbert tỉ mỉ cho độc giả thấy trên diễn đàn trực tuyến của anh hay: nhờ Wikipedia, nếu có đủ người đồng ý với nhau về một điều gì đó, thì điều ấy trở thành sự thật. Để chứng minh điều này, anh giục khán giả sửa lại bài viết trên Wikipedia về voi như thế này: “dân số voi ở Châu Phi đã gia tăng gấp ba trong vòng sáu tháng qua”. Khán giả đáp ứng ngay lập tức và một cách ồ ạt đến nỗi Wikipedia phải giới hạn việc sửa lại bài viết đó để ngăn ngừa những thay đổi khác nữa.

Giáo lý Công Giáo từ trước tới nay khá kém hữu hiệu về phương diện này, đến nỗi Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, đã than thở về việc “tách biệt đức tin mà nhiều người tuyên xưng khỏi đời sống của họ”, coi việc này như một trong các vấn đề trầm trọng nhất của thời ta. Sẽ không đủ nếu chỉ dạy học sinh những điều Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người truyền dạy hoặc ngay cả việc giáo huấn này có liên hệ ra sao với cuộc sống của chúng. Các giáo lý viên còn cần phải thuyết phục để họ tin rằng Chúa Giêsu đáng được yêu mến và con đường sống mà Người kêu gọi ta bước vào thực đáng để sống. Và không một luận chứng nào thuyết phục hơn là chính chứng tá đức tin sống động của người dạy. Nhờ đưa ra được một mô thức làm môn đệ như thế và đem các vấn đề và quan tâm hiện sinh của học sinh vào cuộc đối thoại với giáo huấn Giáo Hội, các giáo lý viên sẽ cung cấp cho các em một họa đồ đường đi mà họ rất cần để diễn dịch sở học của họ thành cuộc sống hàng ngày.

Như thế, làm thế nào Colbert đã hữu hiệu nắm được cử tọa? Làm thế nào các giáo lý viên cũng làm được như anh? Tắt một lời, nhờ kêu mời được trọn bộ con người. Khi Chúa Giêsu mời gọi ta bước chân theo Người, Người thúc giục ta làm thế với không gì khác ngoài chính trọn bản thân ta. Người bảo ta “Các con phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa các con trọn cả tâm hồn, trọn cả linh hồn, trọn cả trí khôn và trọn sức các con” (Mc 12:30; xem Lc 10:27). Nếu ta muốn các học sinh của ta tìm kiếm Chúa Kitô bằng trọn con người của chúng, ta phải kêu mời họ dấn thân trong sự viên mãn của chính hữu thể họ, với đủ tâm, trí và ý chí.

Thánh Augustinô từ xưa đã đưa ra một công thức để làm được việc đó: làm vui tâm hồn, giáo huấn trí khôn, thuyết phục ý chí. Stephen Colbert đã chứng minh được rằng công thức ấy vẫn còn hữu hiệu thời nay. Nếu các giáo lý viên Công Giáo áp dụng được các bài học thành công của Colbert vào công trình phúc âm hóa của mình, họ sẽ biến các học sinh của họ thành không phải chỉ là những người như Colbert mà là thành dân Thiên Chúa.

II. Kinh nghiệm dạy "Sự Sống Con Người"



Cha James F. Keenan thì trình bày phương thức dạy sinh viên về thông điệp Sự Sống Con Người, ban hành năm 1968. Cha cho hay: cha dạy chủ đề này sau khi nghiên cứu với sinh viên 5 bản văn giá trị khác: 2 trình thuật sáng thế trong Sách Sáng Thế, các giáo huấn về hôn nhân và tính dục của Thánh Phaolô và sau đó của Thánh Augustinô, và cuối cùng là thông điệp “Casti Connubii” (1930).

Cha dạy sinh viên đọc và hiểu “Sự Sống Con Người” như một văn kiện thực sự có thế giá, bằng cách dẫn dắt họ qua từng đoạn từng số của nó.

Trước nhất, cha giải thích cho họ ai viết ra nó và viết nó cho ai. Cha giúp họ thấy thông điệp này được viết cho các giám mục, cho hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo và mọi người thiện chí. Cha giúp họ hiểu các bình diện phẩm trật khác nhau của độc giả. Cha cũng giải thích cho họ rằng độc giả hoàn vũ phản ảnh niềm xác tín của Đức Giáo Hoàng và của cả truyền thống Công Giáo rằng các giáo huấn dựa vào luật tự nhiên này không phải chỉ dành cho người Công Giáo mà thôi mà dành cho mọi người, vì các giáo huấn này phát xuất từ lý trí đúng đắn.

Rồi Cha giúp họ thấy chính Đức Phaolô VI viết ra nó và trong tư cách một thông điệp, nó nói lên giáo huấn có thế giá của một vị giáo hoàng. Không đi sâu vào việc một thông điệp chuyên biệt có thế giá ra sao, cha chỉ nhấn mạnh rằng trong thời hiện đại, thông điệp là cách thế chính để giảng dạy một cách có thế giá nhằm áp đặt một số đòi hỏi khách quan lên lương tâm mọi người.

Sau đó, Cha cố gắng giải thích rằng “Sự Sống Con Người” là một văn kiện nhằm đáp ứng các dấu chỉ thời đại; nó được viết ra để trả lời một số vấn nạn từng được nêu ra, tiếp theo sau việc sáng chế ra và rao bán trên thị trường thuốc viên ngừa thai. Giống nhiều sáng chế khác, thuốc viên ngừa thai đem lại cho nhân loại cơ hội để họ thống trị và tổ chức hợp lý các sức mạnh của thiên nhiên đến nỗi hiện nay ta có thể “mở rộng việc kiểm soát này ra mọi khía cạnh “ của cuộc sống ta (số 2). Theo một nghĩa nào đó, văn kiện này đặc biệt suy tư về vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng theo nghĩa bao quát hơn, Đức Giáo Hoàng muốn đặt ra một câu hỏi căn bản là liệu có phải sáng chế nào cũng tự nó có giá trị hay không.

Khi giảng dạy thông điệp này, Cha James Keenan thường thấy rằng các sinh viên ngày nay không biết đánh giá mối ưu tư chuyên biệt của nó. Họ có khuynh hướng cho rằng nó chỉ đề cập tới thuốc viên ngừa thai mà thôi. Cha phải cho họ hay: thông điệp muốn nói tới các cặp vợ chồng đang thắc mắc về việc sử dụng phương tiện ngừa thai vì mục đích làm cha mẹ có trách nhiệm.

Sau đó, Cha nhắc để họ nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội luôn đề cao hôn nhân như là bối cảnh hợp pháp cho sinh hoạt tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nghĩa là Cha nhắc lại cho họ thấy giáo huấn của Giáo Hội về tính đúng đắn của sự khiết tịnh (chastity) và tính sai lầm của việc làm tình bên ngoài hôn nhân. Rồi Cha đi thêm bằng cách nói cho họ hay Giáo Hội không xét xem liệu việc kiểm soát sinh đẻ có hợp pháp trong bất cứ bối cảnh nào không, mà là xét xem liệu các cặp vợ chồng mà thôi có được sử dụng nó hay không. Cha nhắc để họ nhớ: không ai hỏi câu hỏi tổng quát cả (“có ai được sử dụng kiểm soát sinh đẻ không?”) đơn giản chỉ vì ngừa thai vốn được họ coi là hợp pháp về phương diện luân lý trong bối cảnh hôn nhân, nơi mà sự thân mật tính dục là điều được phép. Điều này giúp họ hiểu khá nhiều các điều nói về “tình yêu vợ chồng” trong thông điệp.

Cha James Keenan, sau đó, giới thiệu với họ một luận chứng, đó là nguyên tắc toàn bộ (principle of totality) là nguyên tắc thường được nhắc tới trong thập niên 1960. Nguyên tắc này phát sinh từ một cái nhìn siêu hình học là: toàn bộ lớn hơn tổng số các thành phần của nó, và vì thế, nếu cặp vợ chồng cam kết có con, thì họ không cần phải loại bỏ mỗi một và mọi hành vi sẵn sàng dẫn tới việc sinh sản. Nói cách khác, nguyên tắc toàn bộ khiến cặp vợ chồng tin rằng “cứu cánh sinh sản áp dụng vào toàn bộ cuộc sống vợ chồng chứ không hẳn chỉ vào từng hành vi riêng rẽ một” (số 3). Theo luận chứng này, hôn nhân Kitô Giáo có thể chấp nhận ngừa thai trong một số hoàn cảnh, nhưng không trong chính hôn nhân như một thực tại toàn bộ. Nhưng Cha báo trước cho họ hay: trong thông điệp, Đức Phaolô VI sẽ bác bỏ việc sử dụng nguyên tắc này.

Cha bảo họ: Giáo Hội có năng quyền giảng dạy luật tự nhiên và muốn được cứu rỗi, ta phải tuân theo luật tự nhiên này (số 4). Cha cũng cho họ hay: Ủy Ban do Đức GH Gioan XXIII thiết lập để nghiên cứu các qui luật sinh đẻ đúng đắn đã được Đức Phaolô VI tái xác nhận và mở rộng (số 5). Cha cho rằng đời Cha chịu ảnh hưởng bởi hai thành viên thuộc Ủy Ban này. Đó là Cha John Ford, Dòng Tên, người mà Cha sẽ kế nhiệm chức giáo sư tại Trường Thần Học Weston của Dòng Tên, và Cha Josef Fuchs, cũng thuộc Dòng Tên, người bảo trợ luận văn của Cha. Hai Cha này đóng hai vai trò rất khác nhau tại Ủy Ban.

Thực vậy, phúc trình gọi là đa số của Ủy Ban chịu ảnh hưởng của Cha Fuchs. Phúc trình này gợi ý rằng các cặp vợ chồng có thể điều hoà việc sinh sản con cái qua phương pháp ngừa thai. Còn phúc trình gọi là thiểu số thì chịu ảnh hưởng của Cha Ford. Phúc trình này kết luận ngược với phúc trình đa số. Vì sự bất đồng này, Đức Phaolô VI thấy cần phải đích thân xem xét vấn đề, nhất là dưới ánh sáng “học lý luân lý về hôn nhân luôn được huấn quyền của Giáo Hội giảng dạy” (số 6).

Sau khi đã nói qua về bối cảnh như trên, Cha Keenan mới đi sâu vào các nguyên tắc học lý của thông điệp. Cha đề cập ngay tới một khai triển mới của thông điệp: thông điệp không nói tới sự thân mật tính dục như là một quyền lợi hay một bổn phận, không phải như một điều được phép hay được nhân nhượng, như các thần học gia và các vị giám mục trước đây quen nói. Văn kiện cũng không nói tới sinh sản như là mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân, như thông điệp Casti Connubii vốn nói. Đúng hơn, nó đề cập ngay tới “tình yêu vợ chồng”, một tình yêu vốn dẫn khởi bản chất và sự cao quí từ Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu (số 8, nhắc lại tại số 11). Cha cho sinh viên nghiên cứu cách thông điệp mô tả tình yêu này: nó là tình bạn, nó trung thành, độc chiếm và giầu hoa trái (số 9). Sau đó, cha giúp họ tìm hiểu vấn đề điều hòa sinh sản một cách có trách nhiệm. Ở đây, họ phải chú ý tới trật tự luân lý khách quan, một quan niệm họ phải nhìn nhận và tôn trọng cách hợp lý (số 10).

Sau đó, họ chuyển qua nghiên cứu số 11. Ở đây, Cha Keenan làm sáng tỏ việc luật tự nhiên nhìn nhận “mối liên hệ nội tại” giữa sinh hoạt tính dục và việc sinh sản. Dù thông điệp nhìn nhận rằng bất cứ tình trạng không sinh nở tự nhiên nào cũng không xâm hại tới tính hợp pháp về luân lý của tình thân mật tính dục trong hôn nhân, nhưng, “mỗi một và mọi hành vi vợ chồng bắt buộc phải duy trì mối liên hệ nội tại của nó với việc sinh sản sự sống nhân bản” (số 11). Ở đây, thông điệp dạy ta về ý nghĩa kép và cố hữu của sinh hoạt tính dục vợ chồng: nó vừa có tính kết hợp vừa có tính sinh sản. Không thể dựa vào bất cứ cơ sở luân lý nào để phá vỡ mối liên kết giữa hai chiều kích này (số 12).

Huấn quyền, sau đó, đã chứng minh tính hữu lý của luận điểm trên. Hành vi làm tình với một người phối ngẫu không thuận tình không phải là một hành vi yêu thương đúng nghĩa thế nào, thì hành vi vợ chồng mà “làm thiệt hại tới khả năng truyền sinh” cũng “làm hỏng” kế sách của Thiên Chúa và “mâu thuẫn với ý muốn của Tác Giả sự sống” (số 13) như vậy. Khi nói rõ các giới hạn luân lý cho các hành động của ta, thông điệp đã trở về với một nhận xét trước đây rằng: ta không có được một thống trị vô giới hạn đối với cuộc sống của ta như thế nào, thì ta cũng không thể tự cho mình là đã thống trị một cách vô giới hạn đối với các cơ năng tính dục của ta như thế.

Văn kiện, sau đó, kể rõ các hoạt động không hề được phép dùng để điều hòa sinh sản. Trước nhất là “trực tiếp ngưng diễn trình sinh sản đã bắt đầu”, mà đứng hàng đầu là “trực tiếp phá thai”; thông điệp cũng chống lại việc trực tiếp triệt sản. Cuối cùng, thông điệp tuyên bố: “cũng phải loại bỏ bất cứ hành vi nào hoặc trước, hoặc trong khi, hoặc sau khi giao hợp tính dục, cố ý chuyên biệt nhằm ngăn ngừa việc sinh sản, bất kể như một mục đích hay như một phương thế”. Rồi văn kiện kể ra một số nguyên tắc giải nghi học (casuistic) không thể nại ra để hợp pháp hóa hành vi ngừa thai vợ chồng; đó là các nguyên tắc sự dữ ít xấu hơn, nguyên tắc toàn bộ và nguyên tắc khoan dung (số 14).

Tuy nhiên, thông điệp thừa nhận rằng nó “không hề coi là trái phép việc sử dụng các phương thế trị liệu cần thiết để chữa một cơn bệnh phần xác, cho dù có thể thấy trước do đó mà phát sinh một trở ngại cho việc sinh sản, miễn là sự trở ngại này không trực tiếp cố ý để xẩy ra vì bất cứ động lực nào”. Đây là một phân biệt rất quan trọng đã được Đức GH Piô XII đưa ra lần đầu tiên.

Cha Keenan vốn là một nhà thần học từng làm việc trong lãnh vực HIV/AIDS, nên cha luôn ủng hộ chiến lược phòng ngừa có tính toàn diện, kể cả sử dụng áo mưa, không phải để ngừa thai, mà là để phòng ngừa. Việc này, theo cha, chắc chắn áp dụng được trong trường hợp một cặp vợ chồng không cùng lây bệnh (tức 1 người mắc HIV, một người không) và vốn không có con, bất kể do bệnh, do tai nạn hay do tuổi già. Những cặp vợ chồng sử dụng áo mưa như thế trong tình thân mật vợ chồng chắc chắn không sử dụng nó như một dụng cụ ngừa thai. Nếu thế, đó không phải là một sinh hoạt vô luân.

Ở đoạn 16, thông điệp nói rõ rằng không cặp vợ chồng nào cần phải hạn chế sự thân mật tính dục lúc không thể thụ thai (infertility). Nó tương phản các cặp vợ chồng được phép sinh hoạt tính dục lúc không thể có thai với những cặp “ngăn cản việc khai triển diễn trình sinh sản tự nhiên”.

Văn kiện chuyển qua phần kết luận với các lời cảnh cáo về hậu quả xã hội của việc hợp pháp hóa sinh hoạt ngừa thai; nó nhắc độc giả nhớ tới các giới hạn của quyền lực con người (số 17). Nó cũng nhìn nhận rằng chủ trương của nó đối với luật tự nhiên: không coi luật tự nhiên là trọng tài mà đúng hơn là “người bảo vệ và giải thích” (số 18).

Trong phần cuối cùng nói về các chỉ dẫn mục vụ, thông điệp thúc giục mọi người biết đánh giá lề luật của Chúa (số 20), giá trị của việc tự ra kỷ luật cho chính mình (số 21) và việc cần phải cổ vũ đức khiết tịnh. Nó kêu gọi nhà cầm quyền công cộng tìm ra các giải pháp chân thực để giải quyết nạn thặng dư dân số và kêu gọi các khoa học gia nghiên cứu thêm “các nhịp (rhythms) tự nhiên” để “thành công trong việc xác định được một căn bản đủ vững chắc cho việc giới hạn số con một cách trong trắng” (số 24). Nó tích cực khuyên răn các cặp đang cố gắng đương đầu với vấn đề (số 25) và khuyên các linh mục (số 28) và các giám mục (số 30) hãy thừa tác tốt và duy trì giáo huấn thường hằng của Giáo Hội.

Cha Keenan nghĩ rằng phương thức theo sát bản văn này đã giúp các sinh viên của Cha đánh giá được trọn vẹn giáo huấn và học lý của “Sự Sống Con Người”.

Còn tiếp
 
Sư phạm giáo lý trong bối cảnh hiện nay (2)
Vũ Văn An
01:25 11/05/2014

Phương pháp học



Linh mục J. Michael Byron, giáo sư phụ giảng về thần học hệ thống tại Trường Thần Học Thánh Gioan ở Collegeville, Minnesota, thì thuật lại việc phương pháp học đã lên khuôn thừa tác vụ của ngài ra sao.

Cha kể rằng tại lễ tang của thân phụ, một linh mục tới gần để lớn tiếng cho hay ngài rất ngạc nhiên khi nhờ chuyện trò mà khám phá ra rằng thân phụ của cha, một ông lão 80 tuổi, cả đời thực hành đức tin Công Giáo, lại là một người “cấp tiến” (liberal). Cha cho rằng nhãn hiệu này khó có thể áp dụng vào thân phụ mình. Cả nhãn hiệu “bảo thủ” cũng thế. Thân phụ ngài đơn giản tiếp nhận nền giáo dục chính thức tại các trường Công Giáo trong các thập niên 1930 và 1940. Cụ chưa hề ba hoa về các ơn phúc hay các tệ hại của Vatican II, về các vị giáo hoàng hay về phụng vụ. Cụ chỉ cầu nguyện theo lối hoàn toàn Công Giáo, đi lễ mỗi Chúa Nhật, phục vụ giáo xứ và tổng giáo phận trong một vài chức vụ lãnh đạo nào đó và lo lắng sao cho các con được dưỡng dục và được giáo dục trong đức tin. Có gì mà “cấp tiến” hay “bảo thủ” trong đó? Thuần túy chỉ là Công Giáo.

Tuy nhiên, theo cha Byron, vẫn có một thứ phương pháp thần học nằm dưới cái bề ngoài ấy, dù thân phụ cha, một người suy nghĩ sáng chói cha từng biết được, chưa bao giờ có khả năng thuyết trình chính thức về nó. Mà không phải chỉ riêng thân phụ cha, mọi giáo sĩ, mọi thừa tác viên mục vụ, và thực ra mọi Kitô hữu Công Giáo dấn thân, đều đã tiếp cận các tình thế mục vụ với một phương pháp thần học hữu hiệu nào đó. Hầu hết rất có thể không biết cách nhận diện ra phương pháp ấy và do đó, không có khả năng phát biểu nó ra và lượng giávề nó. Ấy thế nhưng, kiểu loại của phương pháp thần học có lẽ là định mức căn bản nhất cho thấy người ta sống ơn gọi của mình ra sao, bất luận là giáo sĩ hay giáo dân.

Người Công Giáo ngày nay phải tự hỏi liệu một phương pháp thần học đặc thù nào đó có giải thích được cách thỏa đáng các dữ kiện của kinh nghiệm hay, nói cách khác, liệu kinh nghiệm có tương quan gì hay không. Nói cách khác nữa, trách vụ đức tin và thừa tác vụ hiện nay có giải đáp các nan đề tri thức hay chỉ là một cái gì khác thế? Người ta có đối diện với các tình huống mục vụ ngõ hầu giải thích “cái tại sao” của các biến cố, hay chỉ hiện diện một cách mục vụ đối với “cái gì” của các biến cố ấy, mà không có bất cứ một học lý tức khắc nào? Việc người ta trả lời các câu hỏi này ra sao sẽ cho ta thấy phương pháp thần học hay “các nguyên tắc đệ nhất” của họ là gì.

Ta lượng giá ra sao?

Nói tới phương pháp thần học, nhiều người cho là chuyện trừu tượng và chẳng đáng lưu ý chút nào. Nhưng thực ra, đây là một việc tìm hiểu khá cụ thể và nhiều thông tri. Có lẽ từ ngữ “phương pháp” làm ta hiểu lầm chăng, vì dường như nó muốn gợi ý rằng thừa tác viên cố tình suy tư về các nguyên tắc đệ nhất của mình và đã cố ý chọn cho mình nguyên tắc này hay nguyên tắc nọ. Thực ra không phải thế. Một phương pháp học được suy tư cách có phê phán rất có thể bị coi như có thiên kiến, thậm chí như một ý thức hệ nữa vì nó đưa ra một loạt các giả thuyết bất biến cố tình được chọn lựa, được định sẵn trước về việc phải đưa ra quyết định như thế nào trong thừa tác vụ, phải đánh giá các ưu tiên ra sao và phải lượng định những dữ kiện nào và tại sao. Một phương pháp thần học, bất kể hữu thức hay không, chủ yếu là một phán đoán về các xác tín và thiên hướng nền tảng mà người ta phải có khi bước vào hoạt động mục vụ.

Không ai trong chúng ta tránh được việc phải sử dụng một phương pháp nào đó, mà chúng ta cũng không nên tránh việc này; thứ phương pháp tồi tệ nhất đương nhiên là phương pháp thiếu phê phán bởi không ai chọn thứ phương pháp này. Thí dụ, bất kể người ta nghĩ gì về những thứ thần học giải phóng khác nhau đang có mặt trong Giáo Hội, một trong các đóng góp của chúng đối với việc suy tư có phê phán là ai cũng sẵn sàng xông tới (up-front) để nói ra hàng loạt các nguyên tắc đệ nhất đẳng vốn hướng dẫn các suy tư và các thảo luận của họ. Thường thường các nguyên tắc này có bổn phận giải quyết các đau khổ hay áp bức hiện nay trong lịch sử. Một phương pháp nào đó có thể bị coi là thiếu thỏa đáng, nhưng phán đoán này đòi người phê phán phải nói rõ phương pháp của mình và tại sao phương pháp của mình hay hơn.

Ngày nay, một số người sử dụng một trong các phương pháp học thường được gọi là “siêu việt” (“transcendental”). Những phương pháp loại này dựa vào một loạt xác tín trong phạm vi nhân chủng học và chúng thuộc nhiều loại khác nhau: hữu thể học về con người nhân bản, cấu trúc phổ quát của nhận thức và trí hiểu nhân bản, v.v… Những nhà thần học lớn như Karl Rahner S.J., Bernard Lonergan S.J., đã nhận diện được các xác tín này ngay từ đầu, nhưng rất nhiều thừa tác viên mục vụ sử dụng các giả thuyết này mà không bao giờ nghĩ tới lý do tại sao chúng thỏa đáng hay liệu chúng có thỏa đáng hay không.

Nhiều hình thức bảo thủ cực đoan (fundamentalisms) cũng đưa ra một phương pháp học khác, càng ngày càng hiện diện nhiều hơn trong mọi tôn giáo ngày nay. Xét chung, các thuyết này bênh vực một nguồn thẩm quyền duy nhất mà không xem xét thẩm quyền này dưới cái nhìn phê phán. Nguồn này có thể là Thánh Kinh, là Kinh Kôrăng, là giáo hoàng, là Bộ Giáo Luật hay một nguồn chân lý không bị tra hỏi khác được chọn lựa. Với chủ thuyết cực đoan, chỉ cần nại tới một bản văn hay một giáo huấn nào đó là có thể giải quyết được các vấn đề thuộc thừa tác vụ.

Như ta biết, Chúa Giêsu chưa bao giờ cung cấp cho các môn đệ của Người một khóa hội học nào về phương pháp thần học và nếu trung thực đọc các bản văn Tân Ước, ta sẽ thấy chúng trình bày một loạt nhiều phương pháp khác nhau. Thí dụ, đôi lúc Chúa Giêsu cảnh giác các môn đệ đừng nại vào lề luật và thay vào đó, thúc giục họ phải có lòng cảm thương. Đó thẩy đều là những phương pháp hành động khác nhau. Các thần học gia mục vụ cần phải biết đưa ra các phán đoán trong các phạm vi này. Thực vậy, suốt trong lịch sử Công Giáo, một loạt các phương pháp học khác nhau đã được sử dụng, dù cố ý hay không, bởi truyền thống thần học và huấn quyền.

Thí dụ, nhiều thần học gia giáo phụ tin rằng chỉ cần trích dẫn lời lẽ của các bậc anh thư tiên khởi của Kitô Giáo cũng đủ để giải quyết các cuộc tranh cãi. Thánh Tôma Aquinô ít làm việc này nhưng đã tạo ra việc kinh viện thích nại tới luật tự nhiên và triết học Aristốt. Ngài quả có nại tới một số cơ sở khác cho thẩm quyền thần học, và ngài chú ý tới một số vấn nạn nhiều hơn các thần học gia khác. Các phát biểu khả tín nhất về tín lý, luật lệ và ý kiến thần học đều tự biết rằng có một phương pháp đứng đàng sau mình. Phần lớn các ác ý hiện nay trong các cuộc tranh cãi của Công Giáo về tín lý và thực hành mục vụ không hẳn là vì đức tin vào Chúa Kitô hay vào Giáo Hội, cho bằng vì phương pháp học.

Xét trong yếu tính, nói tới phương pháp trong thừa tác vụ là đặt ra câu hỏi này: Thông tri, dữ kiện và thẩm quyền nào có tính thuyết phục nhất trong việc nêu ra các phán đoán mục vụ, và tại sao? Chú ý tới phương pháp có thể giúp ta tránh được những phản xạ không thể giải quyết, hoàn toàn vô nghĩa và đôi lúc thiếu bác ái của rất nhiều người trong hai thế hệ vừa qua: đó là đặt người Công Giáo “cấp tiến” chống lại người Công Giáo “bảo thủ” hay “chính thống”, bất luận là giáo sĩ hay giáo dân. Những nhãn hiệu này không bao giờ nên dùng trong thừa tác vụ vì chúng không đóng góp được gì cho việc hiểu biết. Chúng là những nhãn hiệu chính trị, mà thừa tác vụ thì trong căn bản đâu có gì là chính trị, theo nghĩa đang được tranh cãi hiện nay.

Trình thuật bị thách thức

Thân phụ Cha Byron được dưỡng dục trong một gia đình và một hệ thống học đường Công Giáo truyền thống của tiền bán thế kỷ 20. Truyền thống ấy là truyền thống trong đó các giả thuyết không bị ai thách thức, truyền thống ấy tin rằng tín lý Công Giáo có khả năng giải thích được siêu trình thuật (metanarrative) về thế giới, về văn hóa và về con người khắp mọi nơi. Nói cách khác, các kinh nghiệm đôi khi rối mù và mơ hồ trong cuộc sống của người “sống trên mặt đất” được coi như không đặt ra bất cứ thách thức nào đối với câu truyện thịnh hành của Công Giáo; chúng không phải là các vấn đề cần được câu truyện Công Giáo, vốn được các định chế và huấn quyền phát biểu ra, phân xử.

Điều ấy không ngạc nhiên chút nào. Phối cảnh thần học và phương pháp học lúc đó được kiểm soát, giống như hàng bao thế ký trước đó, bởi một phương thức mà ngày nay ta gọi là “Tân Tôma” (neo-Thomism), một phương pháp không được Thánh Kinh chúc lành hay kết án, vì nó xuất hiện mãi hơn một nghìn năm sau khi Chúa Giêsu qua đời và sống lại. Trong thời kỳ tiếp theo sau Cách Mạng Pháp và Phong Trào Ánh Sáng, thuyết Tôma được nhiều vị giáo hoàng và giám mục ủng hộ, nhất là Đức Piô IX. Nhưng cũng như bất cứ phương pháp nào trước đó và kể từ đó, thuyết Tôma không phải là Tin Mừng. Nó chỉ là một trong những cách người ta cố gắng hiểu nghĩa của Tin Mừng nhờ một số lựa chọn có tính giải thích mà thôi. Thuyết Tôma (và cả thuyết Tân Tôma) rất nổi về trừu tượng. Nó theo luận lý học của các đề xuất tri thức (intellectual propositions), giống như trong tác phẩm Summa Theologiae (Tổng Lược Thần Học) của Thánh Tôma, và do đó đạt tới các phân biệt rõ ràng trong quan niệm về tín lý sau khi nghiên cứu một số câu hỏi, như “Sự hiện hữu của Thiên Chúa có tự hiển nhiên hay không?”

Đối với thân phụ của Cha Byron, khúc rẽ quan trọng xẩy ra khi cụ cảm thấy có sự bất tương hợp giữa siêu trình thuật Công Giáo và kinh nghiệm sống của cụ, nhất là khi một số con cháu của bạn bè cụ tiết lộ: chúng bị lôi cuốn bởi người cùng phái tính. Điều này gây trở ngại cho thế giới quan thần học của chủ thuyết Tân Tôma mà trước đây cụ thường giả dụ. Một thí dụ khác: cụ gặp nhiều người Do Thái Giáo và một số người vô thần trong vòng nghề nghiệp của cụ, và cụ phải xác định xem mình nên trả lời những người này ra sao. Lúc cụ đương đầu với tình thế này, thì cụ vào khoảng 50 hay 60 gì đó, và lúc này là lúc cụ buộc phải có một quyết định về phương pháp, dù cụ không nhận diện nó như thế. Cụ phải quyết định: kinh nghiệm, cả kinh nghiệm xúc cảm nữa, quan trọng tới mức nào khi suy nghĩ về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về ơn cứu rỗi và về việc hiện diện với người ta? Theo nền đào tạo và các thiên hướng Tân Tôma, thì cụ sẽ được dẫn tới một cách trả lời. Còn nếu chú ý tới kinh nghiệm, tới xúc cảm và chủ trương của bạn bè và đồng nghiệp cụ sẽ được dẫn tới một hướng khác. Điểm quan trọng ở đây không phải là xác định xem chọn lựa nào tốt hơn, mà là làm sáng tỏ điều này: đây là một chọn lựa không thể tránh được, dựa trên các tiêu chuẩn khác, để có được một phương pháp thần học mục vụ thỏa đáng.

Cha mẹ Cha Byron đã quyết định để các quan điểm của bạn bè và con cháu họ giúp lên khuôn các quan điểm của các ngài về Thiên Chúa và thánh ý Người. Các ngài để các kinh nghiệm cụ thể đối thoại với và thậm chí tương đối hóa các trừu tượng của nền thần học Tôma. Đây là một quyết định, dù không có chủ đề, về phương pháp thần học. Nó là một quyết định nhằm tra vấn các giả định của siêu trình thuật. Cha Byron cho rằng khi vị linh mục bạn nói rằng thân phụ ngài “cấp tiến” chắc hẳn vì cụ cung kính lắng nghe người khác, tiếp nhận các viễn tượng của họ cách nghiêm túc và có lẽ để các viễn tượng này lên khuôn các niềm tin của mình. Đó không hẳn là “cấp tiến”. Mà chỉ là dành chỗ ưu tiên cho đối thoại khi khai triển thần học.

Nói một cách phổ quát hơn, các xúc cảm, các tâm cảm, các kinh nghiệm bản thân, ngữ cảnh hay các chủ trương bất đồng về tôn giáo của người khác quan trọng tới mức nào trong việc lên khuôn hay thiết lập ra “các nguyên tắc đệ nhất đẳng” của ta để thực hiện các phán đoán thần học và mục vụ? Theo qui luật của thuyết Tôma, không một điều nào trong số này quan trọng cả, và có lẽ chúng không nên quan trọng gì hết. Đây không phải là cuộc bàn luận về thiên hướng “cấp tiến” chống lại thiên hướng “bảo thủ” trong thần học mục vụ. Mà là về vấn đề dữ kiện nào nên là đệ nhất đẳng, và lý do tại sao, để xác định được thực hành mục vụ thỏa đáng nhất. Câu hỏi này giúp ta có được cuộc bàn luận chừng mực, thông minh và vô tư dựa trên các điểm mạnh yếu của từng chủ trương, một thứ bàn luận giúp ta tiến lên phía trước.

Những cái nhìn thông sáng bất ngờ



Đức Cha Robert F. Morneau, giám mục phụ tá đã về hưu của giáo phận Green Bay, Wisconsin, thì cho hay đã tìm thấy nơi William James nhiều cái nhìn thông sáng bất ngờ trong tác phẩm “The Varieties of Religious Experience: A Study in Human Nature” tức loạt 20 bài thuyết trình của triết gia này tại Edinburgh năm 1901-1902. Ai cũng biết William James là cha đẻ của nền luân lý thực dụng Mỹ, một thứ triết lý cho rằng muốn biết một ý tưởng đúng hay sai phải dựa vào kết quả thực nghiệm của nó. Thứ triết lý này chắc chắn nằm trong quĩ đạo của cây dù tương đối thuyết, không thể được Giáo Hội Công Giáo ủng hộ.

Nhưng điều ấy vẫn không ngăn cản Đức Cha Morneau tìm thấy trong tác phẩm này nhiều cái nhìn sáng suốt về các chủ đề như thánh thiện, huyền nhiệm và hồi hướng (conversion). Ngài đặc biệt lưu ý tới việc James sử dụng các đoạn văn nhiều khi cực đoan và kỳ dị của những người có trải nghiệm tôn giáo để phân tích cách tinh thần con người cố gắng đi vào mầu nhiệm của tính siêu việt thần linh. Sau đây, là một số cái nhìn thông sáng đó (những chữ in nghiêng là lời của chính William James).

1. Thân phận con người không trừ ai

Những người tỉnh trí và thông minh nhất trong chúng ta cũng từ một chất đất sét với người mất trí và người trong tù, và sự chết cuối cùng sẽ hạ bệ những người khỏe mạnh nhất trong chúng ta.

Ở trên đời này, có một phổ quát tính; tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền. Không ai được miễn trừ khỏi mỏi mệt, khỏi thất bại luân lý (tội lỗi), khỏi buồn bực tâm lý, khỏi acedia (trầm cảm), khỏi các giới hạn thể lý, tri thức và tâm linh. Tất cả chúng ta cùng từ một chất đất sét mà ra. Thứ đất sét ấy được tạo khuôn nên tốt nên xấu thế nào là tùy cách ta sử dụng tự do nhân bản và các hoàn cảnh đời sống và văn hóa. Nhưng ở thẳm sâu, tất cả chúng ta, dù tỉnh trí hay mất trí, dù tự do hay đang bị cầm tù, cũng đều sẽ đối diện với xuống dốc và chết chóc. Do đó, cảm thương hẳn phải là lệnh sống ở trên đời.

2. Cảm quan ảnh hưởng tới cá tính

Cả tư tưởng lẫn cảm quan đều xác định ra tác phong, và cùng một tác phong có thể được xác định hoặc bởi cảm quan hoặc bởi tư tưởng. Khi chúng tôi khảo sát toàn bộ lãnh vực tôn giáo, chúng tôi thấy tính đa dạng rất lớn về tư tưởng; nhưng các cảm quan một bên và bên kia là tác phong thì gần như giống hệt nhau, vì các bậc thánh nhân của Khắc Kỷ, của Kitô Giáo hay của Phật Giáo đều khó phân biệt nhau trong lối sống thực tế của họ.

Dĩ nhiên cần phải bênh vực tính chính thống, sự suy nghĩ đúng đắn. Nhà phê bình kịch nghệ Walter Kerr nhắc nhở ta rằng “sự lây nhiễm khởi sự từ tâm trí sẽ lan tới mọi tứ chi”. Và đúng như thế. Nhưng quan điểm của James đáng lưu ý ở chỗ cho rằng nơi những người thực sự tốt lành trong lịch sử (các thánh nhân), cảm quan của họ và tác phong của họ chủ yếu giống nhau: đời sống yêu thương, cảm thương và tha thứ chắc chắn mô tả được một phần cuộc hiện sinh của họ. Còn về suy nghĩ, các tín hữu và triết gia quan niệm khác nhau xiết bao về thế giới, và do đó, về sự thật. Nói như thế để thấy rằng tư tưởng cực kỳ quan trọng, và cả các cảm quan nữa, trong việc lên khuôn tác phong của ta. Cộng vào đó, ta nên thêm ý nghĩa của hình ảnh và của các câu truyện vào việc lên khuôn đời sống nội tâm và tác phong ta.

3. Chủ nghĩa duy tự nhiên không đủ

Với chủ nghĩa duy tự nhiên, được gầy dựng dựa trên các suy đoán vũ trụ học gần đây, nhân loại hiện đang ở một tình huống tương tự như tình huống của loại người đang sống trên một hồ nước đông đá bao quanh bởi các vách núi đá dựng đứng không hề có lối thoát qua, ấy thế nhưng họ biết rằng đá sẽ từ từ tan đi, và cái ngày không thể tránh được đang tới gần lúc mà lớp đá cuối cùng sẽ biến mất, thì chết đuối một cách nhục nhã chắc chắn sẽ là phần số của tạo vật nhân sinh. Trượt băng càng vui vẻ, mặt trời ban ngày càng nóng hơn và càng chói lọi hơn, lửa trại về đêm càng hồng, nỗi buồn càng thấm thía khi con người xét tới ý nghĩa của toàn bộ tình thế.

Trong Inferno của Dante, hỏa ngục không phải là lửa mà là đá băng; băng làm cho mọi phát triển đều bất khả. Đối với người duy tự nhiên, thế giới chúng ta giống hồ nước đóng băng, đôi lúc đem lại nhiều trải nghiệm vui chơi, nhưng kết cục sẽ chỉ đem đến hủy diệt, đem đến hư vô. Không lạ gì trong truyền thống cổ xưa, u sầu là mối tội đầu thứ tám. Chủ nghĩa duy tự nhiên loại bỏ viễn kiến về một sự sống tương lai hay bất cứ thực tại vô hình nào vốn là đối tượng của đức tin và thờ phượng. Ở đây, James đã nắm được một cách sáng suốt và một cách đầy xúc cảm số phận của nhân loại khi họ bị tước mất bất cứ thực tại nào bên ngoài thời gian và không gian.

4. Thánh nhân là người mang đuốc sáng, người truyền sức sống và là người lên sinh lực

Thánh nhân, với sự tràn trề tình âu yếm nhân bản, là những người mang đuốc sáng vĩ đại của niềm tin vào tính thánh thiêng của mọi người, là đầu chiếc nêm, là người xua tan bóng tối. Giống những giọt nước đơn độc sáng lên dưới ánh mặt trời khi được tóe ra từ đầu một ngọn sóng lớn hay một trận lụt đang xấn tới, họ chỉ đường và là những nhà tiền hô. Thế giới chưa theo kịp họ, nên đôi khi họ bị coi như ngược đời giữa cảnh ngược xuôi của thế giới. Ấy thế nhưng họ là người làm mầu mỡ thế giới, người truyền sức sống và người lên sinh lực cho mọi khả thể tốt lành là những khả thể nếu không có họ sẽ mãi mãi ngủ mê. Khi họ đã đi qua trước chúng ta, ta không thể còn hèn hạ như ta tự nhiên vốn là. Ngọn lửa này cháy sáng ngọn lửa kia; và nếu không có cái lòng quá tin vào giá trị nhân bản mà họ vốn biểu lộ, tất cả chúng ta sẽ mãi mãi ở trong trạng thái đình đốn tâm linh.

Một số cá nhân, được ơn biết quên mình và dấn thân làm điều tốt, đã được nhìn nhận như là người thánh hiện hay thánh nhân. Đam mê của họ là phát biểu tình yêu, là rõi sáng thế giới tối tăm, là đem sự sống đến những người chung quanh. James nói tới các thánh như là “những tác giả, những người sản sinh ra, những người làm gia tăng sự tốt lành”. Niềm xác tín căn để của họ là: mọi con người đều thánh thiêng và xứng đáng không những được ta tôn trọng mà còn được ta tích cực quan tâm. Vì cuộc đời họ có đặc điểm trách nhiệm và đại lượng, nên họ chiếu tỏa một niềm vui và một niềm an bình sâu xa. Chính vì thế, tất cả chúng ta nên có cái lòng “quá tin” của các thánh.

5. Ta cần giải quyết vấn đề lớn

Đâu là quan tâm chính của đời người?

Cuối cùng, điều gì thực sự quan trọng trong cuộc hành trình đầy phức tạp và rối mù này? Triết gia Paul Tillich sử dụng kiểu nói “quan tâm tối hậu”. William James giúp ta chỉ đơn giản bằng các đặt ra một câu hỏi ngắn gọn và trực tiếp. Các quan tâm của ta ở trên đời thì nhiều lắm: an vui thể lý, ổn định chính trị, bảo đảm kinh tế, cơ hội giáo dục, các mối liên hệ bền bỉ và thân ái v.v… Nhưng vì phải đặt điều trước nhất lên trước nhất, nên điều gì đứng đầu trong nghị trình của ta? Trong truyền thống Kitô Giáo, quan tâm chính là kết hợp với Thiên Chúa và hợp nhất giữa mọi người. Chính sự hợp nhất và kết hợp này đem lại một chút an bình và hân hoan.

6. Mọi người chúng ta đều phải chịu một điều gì đó

Nhân loại chịu ảnh hưởng và gây ảnh hưởng theo các chiều đối nghịch nhau, và sự tranh chấp giữa các ảnh hưởng là điều không bao giờ ngưng.

Một số cá nhân dễ bị mắc lừa, sẵn sàng chấp nhận bất cứ ý tưởng nào hay tác phong sống nào. Điều chắc chắn là: ai cũng chịu ảnh hưởng tới mức nào đó và ai cũng gây ảnh hưởng tới một độ nào đó. Ta chú ý tới điều gì, điều ấy sẽ lên khuôn ngày sống của ta. Điều khiến cuộc sống và diễn trình đưa ra quyết định thành khó khăn là do ta bị bủa vây bởi hàng ngàn ảnh hưởng khác nhau, bất luận là từ các phương tiện truyền thông xã hội hay từ hệ thống gia đình, từ thầy cô lớp ba hay từ một giáo sư đại học, từ cuốn sách ta mới đọc nhất hay từ một bài xã luận của tờ báo buổi sáng. Và dĩ nhiên, những tiếng nói man vàn này thường trái ngược nhau. Ta phải làm gì? Ở đây, ta thấy rõ nghệ thuật biện phân, phải lọc lựa xem sự thật nằm ở chỗ nào.

7. Ta phải biến Thiên Chúa thành việc bận bịu của ta

Chúng ta và Thiên Chúa có nhiều việc bận bịu (business) đối với nhau; và nếu chịu mở lòng ra đón nhận ảnh hưởng của Người, cùng đích sâu xa nhất của ta sẽ thành toàn.

Nói tới các ảnh hưởng, tinh thần con người mở ra chào đón Đấng Thần Linh ra sao mà với Người nó vốn có việc phải bận bịu? Thiên Chúa có nói với nhân loại không và nói cách nào? Có người cho rằng ta gặp gỡ Đấng Thần Linh trong các bản văn thánh (Thánh Kinh), người khác lại cho rằng Thiên Chúa nói qua cộng đoàn và kinh nghiệm hàng ngày. Lại có người bảo rằng chính trong cõi sâu thẳm của bản ngã ta, tức lãnh vực vô thức (mơ…), Thiên Chúa sẽ làm ta cảm nhận được sự hiện diện của Người. James quan tâm tới “cùng đích sâu xa nhất” của ta. Nếu không có những giao tiếp qua lại giữa Thiên Chúa và tinh thần con người, thì mọi chuyện đều sẽ không còn.

8. Vẻ bề ngoài có thể lừa dối

Gốc rễ nhân đức của một người là điều ta không thể nắm được. Không dáng vẻ bề ngoài nào là bằng chứng bất khả ngộ của ơn thánh cả. Việc thực hành của ta là chứng cớ chắc chắn duy nhất, ngay cả với chính chúng ta, cho thấy ta thực sự là các Kitô hữu thực sự.

Một trong các đặc tính của tinh thần con người là việc không ai nắm được nó cả. Ta cười mỉm khi nhìn trở lui cuốn phim trinh thám “The Shadow” của thập niên 1930. “Ai biết sự dữ nào lấp ló trong trái tim con người ta? The Shadow biết!” Người anh hùng vô hình chiến đấu với tội ác này đã tự hào làm được những điều mà ít có nhà tâm lý hay triết lý nào dám có hoài mong làm. Vẻ bề ngoài không tiết lộ mọi việc; các nhân đức và thói hư nội tâm của ta được chôn rất sâu. Trong xác tín của ông, James cho rằng sự thật được tìm thấy trong tính thực dụng của nó, nghĩa là theo ông, các việc ta làm cũng như tác phong của ta mới chứng minh được là liệu ta có phải là người Kitô hữu thật hay không. Thực thế, đó là ý nghĩa của cảnh Phán Xét cuối cùng trong Tin Mừng Mátthêu. Chiên và dê được tách biệt theo điều họ đã làm hoặc đã không làm cho người khác.

9. Ta phải chọn điều then chốt cho đời ta

Không sự kiện nào trong bản chất con người có đặc điểm nhiều hơn là sự sẵn sàng của nó sống theo cơ hội. Như Edmund Gurney từng nói, sự hiện hữu của cơ hội tạo ra sự khác biệt giữa một cuộc đời trong đó điều then chốt là nhẫn nhục và một cuộc đời trong đó điều then chốt là hy vọng.

Môsê từng đặt trước dân của ông sự lựa chọn này: sống hay chết. Trước mặt ta là nhẫn nhục hay hy vọng, yêu thương hay giận ghét, hân hoan hay sầu thảm. Người hy vọng nhìn tương lai với cảm thức có thể. Họ sẵn sàng liều mình và chấp nhận may rủi dù không biết chắc điều gì đang chờ đợi họ. Người hy vọng có cảm thức tín thác lâu bền và có khả năng chấp nhận hứa hẹn. Giải pháp ngược lại không lôi cuốn bao nhiêu: tối mặt nhẫn nhục. Điều gì xẩy tới hẳn sẽ xẩy tới. Emily Dickinson nói rằng hy vọng là coi sự vật như lông tơ. Cuốn Without Feathers của Woody Allen kêu gọi người nhẫn nhục, không kêu gọi người hy vọng.

10. Tiếng cười mở rộng linh hồn

Ngay một mở rộng linh hồn trong giây lát nhờ tiếng cười, dù đến một mức nhỏ nhoi, cũng là một thực hành tôn giáo.

Trong cuốn tự thuật của mình tựa là “Truyện Một Linh Hồn”, Thánh Têrêxa thành Lidiơ nói tới việc co thắt và dãn nở của con người nội tâm. Đối với bà, ơn thánh của Thiên Chúa tạo ra sự dãn nở và một sinh lực lớn lao, trong khi đó, sự co thắt làm cuộc sống nhỏ hẹp lại và đó không phải là dấu chỉ của Chúa Thánh Thần. Nếu thực sự tiếng cười làm linh hồn dãn nở và đem tới sự giải thoát, thì ta có quyền coi nó như một trải nghiệm tôn giáo. Dù chỉ mỉm cười mà thôi, ta cũng có thể liệt nó vào cùng một phạm trù và là một dụng cụ của ơn thánh. G. K. Chesterton viết trong The Everlasting Man rằng: “giữa muôn vật, chỉ có con người là lắc lư với cái điên dại đẹp đẽ có tên là tiếng cười; như thể họ thoáng thấy một chút huyền nhiệm gì đó trong chính khuôn hình vũ trụ bị dấu kín đến chính vũ trụ cũng không thấy”.

William James suy tư không những về mầu nhiệm con người nhân bản mà còn cả về khả thể có một Thiên Chúa biết lắng lo cho một tạo vật đã được tạo nên cách diệu kỳ đến thế. Suy nghĩ về những suy nghĩ này sẽ giúp ta có được một chút thông sáng nào đó về bản chất nhân loại của chính chúng ta và về cách Thiên Chúa can thiệp ra sao vào sự việc của con người.

Còn tiếp
 
Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ ý nghiã một số kinh cầu
Sr. Minh Thùy
16:06 11/05/2014
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH CẦU

Trong bài vừa qua, tôi đã giới thiệu đến quý vị “cặp đôi hoàn hảo” là Từ điển Việt – Bồ - La của Cha A. de Rhodes và Tự Vị Annam Latinh của Đức Cha Pierre Pigneaux de Béhaine. Khi gởi bài đi, một số độc giả gởi phản hồi là tôi đã viết sai tên tác giả của Tự Vị Annam Latinh: “Pigneaux” (đúng), tôi viết “Pegneaux” (sai). Tôi đính chính cho những phản hồi là tôi đã viết đúng tên tác giả được ghi ở trang bìa thứ nhất trong tác phẩm in năm 1999 (xin xem hình dưới đây). Tuy nhiên, tôi cũng áy náy kiểm tra lại, mở vào trang bìa thứ hai thì thấy nhà xuất bản ghi “Pigneaux” (xem hình). Thì ra là Nhà xuất bản Trẻ đã in sai tên tác giả ngay ở trang bìa thứ nhất. Xin cáo lỗi cùng quý độc giả là vì tôi đã chủ quan trung thành với ấn phẩm trên trang bìa thứ nhất, mặc dù trước khi gởi bài đi, có một vài thân hữu đã phát hiện và nghi ngờ tôi viết sai. Xin quý vị sửa lại dùm “Pierre Pigneaux de Béhaine” tác giả của Tự Vị Annam Latinh.

Bài hôm nay tôi xin làm rõ nghĩa một số từ cổ trong một số Kinh Cầu.

1. Kinh Cầu Chịu Nạn

Xin Chúa thương xót Chúng con.

Xin Chúa Kitô thương xót chúng.

Xin Chúa thương xót chúng con.

Chúa Kitô nghe cho chúng con.

* Thưa: Chúa Kitô nhận lời chúng con.

Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.

* Thưa: Thương xót chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)

Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật.

Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.

Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu thương hết người thế.

Chúa Giêsu xuống thế làm người.

Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ.

Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu.

Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn.

Chúa Giêsu cho thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại.

Chúa Giêsu để thằng Giuda làm mối cho quân dữ bắt.

Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát.

Chúa Giêsu thương thành Giêrusalem chảy nước mắt ra.

Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ.

Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể nuôi lấy linh hồn chúng con.

Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha.

Chúa Giêsu lo buồn vì thương hết người thế.

Chúa Giêsu mồ hôi máu chảy ra nhỏ xuống đất.

Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó).

Chúa Giêsu cho quân ấy buộc trói mình.

Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết.

Chúa Giêsu thánh Phêrô một đêm chối ba lần.

Chúa Giêsu soi lòng thánh Phêrô ăn năn khóc lóc.

Chúa Giêsu chịu vả trước mặt thiên hạ.

Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian.

Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết.

Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn.

Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét.

Chúa Giêsu Philatô nộp cho vua Hêrôđê.

Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột.

Chúa Giêsu quân Giudêu ghét hơn thằng dữ là Baraba.

Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình.

Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu.

Chúa Giêsu quân dữ quì nhạo cho xấu hổ.

Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương.

Chúa Giêsu quân Giudêu kêu xin đóng đanh vác Thánh Giá.

Chúa Giêsu Philatô phó cho quân dữ đem đi giết.

Chúa Giêsu chịu vác Thánh Giá nặng lắm.

Chúa Giêsu chịu đóng đanh chân tay vào Thánh Giá.

Chúa Giêsu chịu nạn cùng hai kẻ gian dữ.

Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình.

Chúa Giêsu chịu các quan lấy hết áo chia nhau.

Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá chịu thiên hạ nhạo cười.

Chúa Giêsu tha tội cho một kẻ trộm phải đóng đanh cùng.

Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho ông thánh Gioan.

Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ.

Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ.

Chúa Giêsu than thở cùng Đức Chúa Cha.

Chúa Giêsu phán rằng: “khát nước”.

Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”.

Chúa Giêsu rằng: “Con phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha”.

Chúa Giêsu chảy hết máu mình ra.

Chúa Giêsu chịu chết vì tội thiên hạ.

Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông yên ủi các thánh.

Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm.

Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu quân dữ đâm mình, máu cùng nước chảy ra.

Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá.

Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên.

Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ.

Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình.

Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh.

Chúa Giêsu phán các đầy tớ đi khắp thế giảng đạo.

Chúa Giêsu trước mặt thiên hạ lên trời.

Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét.

Chúa Giêsu hằng có lòng lành.

* Thưa: Tha tội chúng con.

Kẻo gặp sự tai, sự dữ.

* Thưa: Chúa Giêsu chữa chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)

Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu.

Kẻo phạm tội nghe ma quỷ cám dỗ.

Kẻo chối đạo Đức Chúa Giêsu.

Kẻo sa hoả ngục chẳng được công Đức Chúa Giêsu chuộc cho.

Chúng con là kẻ có tội.

* Thưa: Cầu Chúa Giêsu nghe chúng con. (Bảy câu sau cũng thưa như vậy)

Chúa Giêsu cho chúng con ăn năn tội chừa mọi sự dữ.

Chúa Giêsu cho chúng con kính mến trên hết mọi sự.

Chúa Giêsu cho chúng con cậy trông vì đã chuộc tội chúng con.

Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên.

Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh.

Chúa Giêsu cho linh hồn chúng con khi mong lìa xác khỏi tay ma quỷ.

Chúa Giêsu cho chúng con được phận phúc ở trên trời.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

* Thưa: Tha tội chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

* Thưa: Nghe cho chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.

* Thưa: Thương xót chúng con.

Lời nguyện: Chúng con là vật mọn, sấp mình xuống thờ (mà cả lòng) lạy Đức Chúa Giêsu cực cao cực trọng. Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đớn, nào có khi nào trả nghĩa Đức Chúa Giêsu cho nên. Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, (thì trời đất động địa) thì trời u ám, đất chuyển động, (núi non là đá) đá vỡ ra (tan tác) như thương Chúa sinh nên muôn vật, phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao ? Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con, mà con thấy Cha thương dường ấy, chẳng có (khi đừng) thể cầm nước mắt chảy ra, ăn năn tội lỗi, vì đã phạm cùng Đức Chúa Cha. Ấy thật bởi tội chúng con, cho nên Đức Chúa Giêsu xuống thế liều mình chịu đóng đanh chịu chết làm vậy. Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con. Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu. Amen.

Lưu ý trong phần lời nguyện của bản kinh bên trên, các từ trong ngoặc đơn ( ) là những từ trong các bản Kinh cũ trước đây đã được thay bằng các cụm từ trong bản Kinh. Tôi muốn giữ lại để cho thấy, đôi chỗ thay đổi thì nên và hợp lý, đôi chỗ thay đổi làm giảm ý nghĩa của câu kinh. Phần giải thích sẽ theo thứ tự từ đầu đến cuối kinh. Vì mục đích bài viết là dành cho mọi thành phần dân Chúa, chính vì thế tôi tránh mọi lối trình bày mang nặng tính nghiên cứu học thuật, cố gắng viết đơn giản dễ hiểu bao nhiêu có thể.

‒ Trong Kinh này chúng ta gặp 5 lần từ “Giudêu” trong ba kết hợp danh ngữ như sau: “nước Giudêu”, “quân Giudêu” (3 lần), “thầy cả Giudêu”. Từ “Giudêu” là phiên âm từ “Judeus” trong tiếng Latinh, theo cách đọc của Bồ đào Nha, chỉ người Do Thái. “Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu” nghĩa là Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Do Thái.

Chúng ta cũng gặp ba lần cụm từ “quân Giudêu” trong kinh này. Ở Từ điển Việt - Bồ - La từ “quân” chỉ có nghĩa là “binh lính”; nhưng ở Tự Vị Annam Latinh thì “quân” có nghĩa thứ nhất là “vua”, nghĩa thứ hai là “binh lính”, nghĩa thứ ba cách gọi chỉ sự khinh bỉ. Tác giả Tự Vị Annam Latinh lấy hai ví dụ cho nghĩa thứ ba như sau: “quân ấy” nghĩa là “chúng nó” tác giả chú thích thêm (tiếng khinh bỉ), “quân này” nghĩa là “những đứa này” tác giả cũng chú thích thêm (tiếng khinh bỉ); Từ điển tiếng Việt hiện đại cho rằng từ “quân” nghĩa thứ ba này tương đương với: bọn, lũ, đồ,... ví dụ: “quân lừa đảo”. Như vậy nên hiểu “quân Giudêu” ý chỉ đến “những người Do Thái (trong bối cảnh lúc ấy) với kiểu nói khinh bỉ”, chứ không chỉ nói riêng quân lính Do Thái mà thôi.

Chúng ta cũng gặp từ “thầy cả Giudêu” Từ điển Việt – Bồ - La và Tự Vị Annam Latinh đều không có mục từ “thầy cả”, nhưng “Phép giảng tám ngày” tác giả dùng 12 lần từ “thầy cả” với các nét nghĩa khác nhau.

*Nghĩa 1, trong “Phép giảng tám ngày” bài giảng “Ngày thứ năm” cha Đắc Lộ viết: “Khi ấy kẻ làm thầy cả nước Iudaea thì thưa rằng...”. Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “trưởng tế, quan đạo”. Trong bài giảng “Ngày thứ sáu” hai lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Trong bài giảng “Ngày thứ bảy”, có một mục lớn tựa đề “Đến thầy cả Caipha” trong mục này 6 lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Ngày nay bản dịch Kinh Thánh của “Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ” dịch từ này là “thượng tế Caipha”.

*Nghĩa 2, trong bài giảng “Ngày thứ sáu” tác giả viết: “...vì vậy Đức Chúa Iesu là Thầy Cả, thật là Đức Chúa trời, là Chúa chúng tôi.” Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “thầy dạy”. Chúa Giêsu là chính là Thầy dạy tối cao, Thầy dạy đích thật.

*Nghĩa 3, trong bài giảng “Ngày thứ tám” tác giả viết: “...các bổn đạo Đức Chúa Trời ở khắp thiên hạ, hợp làm một dưới ông thánh Papa ở nước Roma làm thầy cả ...” Như vậy từ “thầy cả” cũng có ý là chỉ Đức Thánh Cha. Trong một số kinh khác, cụm từ “thầy cả” có nghĩa là các linh mục. Lý do là vì lúc ấy các thừa sai thấy người ta gọi các vị sư là thầy và các cụ đồ là thầy vì thế nên các thầy giảng cũng được gọi là thầy, còn linh mục là thầy cả, Đức Giám Mục là Đức Thầy. Sau này khi gọi linh mục là cha, thì Đức Giám Mục được gọi là Đức Cha. Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneaux de Behaine) được gọi là Cha Cả nên nơi chôn ngài (ở Quận Tân Bình, Sài Gòn) được gọi là Lăng Cha Cả, địa danh ấy ngày nay vẫn còn.

‒ Cụm từ “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn”: Từ điển Việt – Bồ - La ghi chú “cứu” nghĩa là “cứu vớt, cứu chữa”; “cứu lấy tôi cùng” nghĩa là “xin hãy giải thoát tôi”. Chúng ta cũng gặp từ “cứu” này trong Kinh Lạy Cha: “cứu chúng con cho khỏi sự dữ” nghĩa là “xin giải thoát chúng con khỏi sự xấu xa”, vì từ “sự dữ” theo Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là vừa là “sự xấu xa”, vừa là “sự dữ”.

Từ “kẻ” đã chia sẻ trong các bài trước nghĩa là “người”. Từ “liệt” ở đây nghĩa là “đau bệnh” chứ không chỉ có nghĩa là bị bại phần thân thể nào đó; “chứng liệt” nghĩa đơn giản là người “bị đau bệnh” nói chung, có bao gồm cả người bị bệnh liệt. “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt” nghĩa là Chúa Giêsu chữa người đau bệnh, như các sách Tin Mừng đã tường thuật các phép lạ Chúa làm trong đó có cả người “liệt” theo nghĩa ngày nay là “bại liệt”.

Từ “khốn” trong tiếng Việt hiện đại có hai nét nghĩa: 1.Bị lâm vào tình trạng khó khăn, có thể nguy hiểm; 2.Hèn hạ, đáng khinh bỉ. Theo Từ điển Việt - Bồ - La từ “khốn” chỉ có nghĩa là “sự khó nhọc, cực khổ”.

“Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn” hiểu cách đơn giản, là Chúa Giêsu chữa những người đau bệnh, và giúp đỡ những người đang gặp cảnh khó khăn, ví dụ như việc Chúa làm phép lạ để giúp cho gia đình tổ chức đám cưới mà bị thiếu rượu vậy.

‒ “Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “ra rước” rất hay với nghĩa như sau: ra rước là ra khỏi nhà để tiếp ai, rước ai đã ở trên đường đi, và chúc mừng đến nơi tốt lành. Câu này có nghĩa là những người Do Thái đổ ra đường, con đường mà Chúa Giêsu đang tiến vào Giêrusalem trong ngày Lễ Lá. Sau câu này vài câu chúng ta gặp lại từ ra rước nhưng ý nghĩa chỗ này hơi khác (x. phần tiếp theo).

‒ “Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ” và câu kinh tiếp sau “Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết”: Từ điển Việt – Bồ - La phân biệt rất rõ ràng qua hai mục từ “đầy tớ” là “môn đệ, đồ đệ”; còn “đầy tớ cả” là các “tông đồ”. Tuy nhiên, trong hai câu kinh này dường như soạn giả các kinh không phân biệt rõ bằng tác giả Từ điển Việt – Bồ - La.

‒ “Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể...”: Từ “phép” có nghĩa tương đương với “bí tích” đã giải thích trong Kinh Bảy Phép Bí Tích, phần Kinh Chúa Nhật và Lễ Trọng.

‒ “Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha”: mục từ “nguyện” (nguiẹn) trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “cầu nguyện”. Từ “cùng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII là một hư từ, trong câu trên nó giữ chức năng làm liên từ, có nghĩa là “với”.

‒ “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó)”: Câu này có hai phiên bản khác nhau, bản của Giáo phận Hà Nội (2002) và sách cũ viết: “...phó mình cho nó”; bản của Giáo phận Phát Diệm (2005) viết: “...phó mình cho chúng”. Ở các Sách Kinh cũ dùng từ “nó”, nghĩa từ “nó” trong Từ điển Việt – Bồ - La cha Đắc Lộ giải thích: “nó, chỉ những người thấp hèn...” Các Giáo sĩ ban đầu dùng từ “nó” cho câu kinh này với ý chỉ “quân dữ” là những người thấp hèn. Một vài ấn bản mới sửa thành “chúng” chắc hẳn với lý luận “quân dữ” là từ chỉ số nhiều, thêm nữa từ “chúng” cũng có nghĩa khinh bỉ, nếu dùng từ “nó” thì không hợp lý vì “nó” chỉ số ít. Cách đổi thành từ “nó” thành từ “chúng” trong tiếng Việt hiện đại là một điều hợp lý với ngữ cảnh của câu kinh. Tuy nhiên, cũng nên biết thêm, từ “chúng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII theo cha Đắc Lộ thì chỉ là “phụ từ để làm ra số nhiều”. Trong Từ điển Việt – Bồ - La cha đã không ghi nhận “chúng” là một mục từ riêng mà chỉ xếp “chúng” chung với các yếu tố khác làm thành một mục từ như: chúng nó, chúng tôi, chúng ta, chúng ngươi,... Vì vậy, việc các Giáo Sĩ chọn từ “nó” trong câu kinh là hợp lý.

Cụm từ “phó mình” nghĩa là “giao phó mình, nộp mình”. Câu kinh “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho nó”: Như đã giải thích ở bên trên về mục từ “ra rước” câu kinh này có nghĩa là Chúa Giêsu không bỏ trốn nhưng tự nộp mình cho họ, Ngài để cho họ hành động trọn vẹn tốt lành theo cách của họ.

‒ “Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có hai mục từ “bỏ vạ” và “cáo gian”. Từ điển Việt – Bồ - La giải thích “bỏ vạ” nghĩa là “đặt điều dối trá”; “cáo gian” cũng có nghĩa là “tố cáo gian dối”. Các Giáo sĩ lặp lại cấu trúc cụm từ ghép song tiết hội nghĩa để làm gia tăng nét nghĩa cho cuộc xét xử gian trá mà Chúa Giêsu phải chịu.

‒ “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết”: Cụm từ “thầy cả Giudêu” đã giải thích ở trên. Từ “mắng” trong tiếng Việt hiện đại có nghĩa: “Nêu lỗi của người dưới bằng lời nói nặng, to tiếng” không phù hợp với ngữ cảnh câu kinh. Từ “mắng” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “rủa bằng lời nói”. Nghĩa của câu kinh sẽ là: “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu nguyền rủa rằng đáng phải giết”.

‒ “Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn”: Từ khốn nạn đã giải thích trong “Kinh Phúc Thật Tám Mối” ở bài trước, nghĩa đơn giản là “đau khổ, khó nhọc”.

‒ “Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét”: Từ “nộp” trong tiếng Việt hiện đại nghĩa là “đưa cho người có trách nhiệm thu giữ, theo quy định”, nghĩa trong Từ điển Việt – Bồ - La đơn giản hơn: “nộp” nghĩa là “trao lại”. Từ “đối xét” nghĩa là “khảo xét vụ án và tuyên án”, trong Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ này.

‒ “Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột”: Từ “Dại dột” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “ngu dốt”, không giống nghĩa trong tiếng Việt hiện đại “dại dột” là “thiếu khôn ngoan, là dại”.

‒ “Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình”: Từ “cả và” tác giả ghi chú nghĩa là “tất cả”. Như vậy câu kinh nghĩa nôm na dễ hiểu là Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát tất cả thân mình.

‒ “Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ “thâu”, Từ điển Việt – Bồ - La giải thích từ “thâu” nghĩa là “chọc thủng bên này qua bên kia”. Câu kinh này diễn tả cho ta cảm nhận về những gai nhọn và những đau đớn đâm thâu vào đầu Chúa Giêsu.

‒ “Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương”: Từ điển Việt – Bồ - La miêu tả mục từ “đem ra” nghĩa là “kéo ra ngoài” cho chúng ta thấm xâu xa nghĩa của lời kinh, cuộc thương khó của Chúa Giêsu được chúng ta cảm nhận càng ngày càng thê lương qua lời kinh chúng ta đọc.

‒ Trong kinh này chúng ta gặp các câu: Philatô phó Chúa Giêsu cho quân dữ đem đi giết, Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa Giêsu phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phó”: “phó” nghĩa là “giao phó”, mục từ thứ hai “phó” (phú) cùng chung trong mục từ với “trao” nghĩa là “tôi đã trao cho người ấy”.

‒ “Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình”: nghĩa là Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho người làm mình đau khổ.

‒ “Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “nửa ngày” nghĩa là “giữa trưa, giữa ngày”, mục từ “cất” với nét nghĩa cổ là “lấy đi”. Câu kinh có nghĩa như trong Tin Mừng là khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng vào quãng “nửa ngày”, Ngài lấy đi ánh sáng mặt trời, làm cho mặt trời không còn chiếu sáng nữa, tất cả chìm ngập trong tối tăm.

‒ “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”. Từ “đoạn” có nghĩa như “xong, rồi” trong tiếng Việt hiện đại. Trong các Kinh từ “đoạn” cũng thường xuất hiện, ví dụ: trong Kinh Nghĩa Đức Tin có câu: “...ở thế gian ba mươi ba năm, đoạn chịu chết trên cây thánh giá”; trong Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa có câu: “...khi đã giữ cho đủ các phép đạo cũ truyền lại mà ăn bữa này, đoạn mới phó mình cho mười hai đầy tớ lấy làm của ăn”;... Từ “đoạn” là một hư từ trong tiếng Việt thế kỉ XVII, khả năng phân bố của nó có ba vị trí: 1.liền sau động từ; 2.có thể đứng cuối một ngữ động từ; 3.có thể nó đứng ở vị trí đầu câu, đầu mệnh đề, đảm nhận chức năng làm dấu hiệu hình thức biểu hiện dứt câu hoặc mệnh đề trước, bắt đầu câu hoặc mệnh đề tiếp theo. Trong Kinh Cầu này thì từ: “đã đoạn” phân bố ở vị trí số 1 – sau động từ; từ “đoạn” trong Kinh Nghĩa Đức Tin và Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa thì phân bố ở vị trí vị trí số 3 – đứng đầu mệnh đề làm chức năng bắt đầu mệnh để mới.

Trong “Phép Giảng Tám Ngày” tác giả dùng tới 64 lần từ “đoạn” (tần số xuất hiện từ này rất cao), nó được đặt ở cả ba vị trí như đã nêu trên, ví dụ: ăn uống nghỉ ngơi đoạn; tế (thượng đế) đoạn; đã làm việc đoạn; phạm tội đoạn thì tổ tông ta tức thì hổ ngươi; ông Ađam phạm tội đoạn, mà khỏi vườn vui vẻ; khỏi lụt cả đoạn; đoạn thì lại thả chim câu ra lần nữa; lộn lạo tiếng nói đoạn; khi đã sinh thì đoạn; làm phúc làm phận đoạn; Chúa Iesu đoạn việc ấy;... Xin lưu ý khi đọc câu kinh “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ” sau từ “đã đoạn” có dấu phẩy, xin ngắt một chút ở chỗ này. Nhiều nơi, khi đọc kinh chung các tín hữu thường ngắt “Chúa Giêsu phán rằng đã đoạn ấy, là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”, ngắt sau từ “ấy” không đúng.

‒ “Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm”: Cụm từ “thiên sầu địa thảm” là hình thức thành ngữ gốc Hán cổ xưa. Chúng ta gặp các kiểu này trong Từ điển Việt – Bồ - La như: “thiên phú địa tái” (sau này thành ngữ Việt là “trời che đất chở”), “thượng hòa hạ mộc” (sau này thành ngữ Việt là “trên thuận dưới hòa”)... Các thành ngữ gốc Hán có kết cấu “thiên - địa” ghép với một từ ghép song tiết đẳng lập khác xuất hiện nhiều như: “thiên cao địa hậu” (sau này thành ngữ Việt là “trời cao đất dày”); “thiên kinh địa nghĩa” (thiên: trời, kinh: đạo thường – những khuôn phép không thay đổi được, địa: đất, nghĩa: đạo phải, là quy tắc bất biến); “thiên la địa võng” (thiên: trời, địa: đất, la – võng: lưới); “thiên phiên địa phúc” (thiên: trời, địa: đất, phiên: lật, phúc: lật úp lại), “thiên hôn địa ám”, “thiên tru địa diệt”. Chúng ta cũng có thể gặp dạng thành ngữ này nhưng được đảo ngược lại “bạo thiên nghịch địa”, “chi thiên hoạch địa”, “đái thiên lập địa”, “khai thiên lập địa”, “khai thiên tịch địa”, “tịch địa mạc thiên”.v.v. Các Giáo sĩ thuở ban đầu đã ứng dụng dạng thành ngữ gốc Hán này để tạo nên dạng thành ngữ “thiên sầu địa thảm” diễn tả nhấn mạnh cảnh trời đất buồn thảm khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.

‒ “Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời”: Từ “xưng ra” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “xưng”. Nghĩa gốc Hán của từ “xưng” ở đây là tuyên xưng danh hiệu “Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời”.

‒ “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá”: “đầy tớ” nghĩa là “môn đệ” đã giải thích; từ “táng” là một từ gốc Hán, đem chôn người chết gọi là “táng”. Chúng ta gặp từ “táng” trong tiếng Việt ở các dạng như: an táng, chôn táng, hỏa táng, mai táng... nghĩa của yếu tố “táng” là nghĩa này.

‒ “Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”. “Năm dấu mình” nghĩa là năm vết thương: hai tay (lỗ đinh), hai chân (lỗ đinh), và cạnh sườn (vết giáo đâm) trên thân mình Chúa Giêsu.

‒ “Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh”: mục từ “cai” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “người đứng đầu những kẻ khác, người chỉ huy”.

‒ “Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét”: mục từ “hết” nghĩa là “cuối cùng, tận hết”; “đời” nghĩa là “thế giới, cuộc sống con người, là đời sống này”. “Hết đời” là tận cùng của đời sống, tận cùng của thế giới này, đồng nghĩa với từ “tận thế” hiện nay. Khi ấy, Chúa Giêsu sẽ trở lại để phán xét. Từ “phán xét” trong tiếng Việt hiện đại không phù hợp với nghĩa nhà đạo, cũng như nghĩa của các câu kinh. Tiếng Việt hiện đại “phán xét” nghĩa là “xem xét và đánh giá, có tính chất quyết định” nghĩa có vẻ hơi nhẹ, bình thường. Trong Từ điển Việt – Bồ - La “phán xét” nghĩa là “xét án”, cuộc “xét xử” sau cùng trong ngày tận thế (ngày hết đời).

‒ “Chúa Giêsu hằng có lòng lành”: Từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; “lòng lành” theo Tự Vị Annam Latinh là “từ tâm”. Câu kinh “Chúa Giêsu hằng có lòng lành” là lời ca ngợi Chúa mãi mãi có tình yêu thương, lòng từ tâm của Ngài tồn tại muôn đời.

‒ “Kẻo gặp sự tai, sự dữ”: Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “gặp sự tai” nghĩa là “gặp tai họa, hay là tai họa xảy đến”; “sự dữ” nghĩa là “sự xấu”. Câu thưa “Chúa Giêsu chữa chúng con”: từ “chữa” đã giải thích trong các kinh trước, nghĩa là “giải cứu khỏi bất cứ tai họa nào như bệnh hoạn hoặc sự nguy hiểm nào...” Cả “sự tai, sự dữ” vừa nêu, xin Chúa giải cứu chúng con luôn.

‒ Câu “Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu”: Trong Từ điển Việt – Bồ - La mục từ “bất nghĩa” có nghĩa là “vô ơn”. Một số nơi đọc thành “mất nghĩa” thì không đủ ý nghĩa của câu kinh.

‒ “Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên”: Tự Vị Annam Latinh có mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn”.

‒ “Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh”: tiếng Việt hiện đại nghĩa từ “bền” không hợp với lời kinh, trong Từ điển Việt – Bồ - La “bền” nghĩa là “bền vững”. Mục từ “thịnh” nghĩa là “hoàn hảo mọi mặt”. Câu kinh này muốn xin Chúa Giêsu cho những ai đã tin Chúa thì được “bền vững” và “càng ngày càng hoàn hảo, càng tốt về mọi mặt”.

‒ Chúng ta gặp lại cụm từ “chúng con là vật mọn”: như đã phân tích cụm từ “con là vật phàm hèn” trong Kinh Thờ Lạy, cụm từ “chúng con là vật mọn” cũng mang nghĩa tương đương như vậy, tác giả giải thích cụm từ này có nghĩa là “con chẳng là gì, dùng để nói theo cách khiêm tốn đối với người trên, đây là cách nói khiêm tốn khá thông dụng của người An-nam” (Việt Nam ngày nay).

‒ Cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” thay cho cụm từ “mà cả lòng”: xét về mặt ngữ dụng thì hợp lý vì thay các cụm từ cổ bằng các cụm từ mới trong tiếng Việt hiện đại cho dễ hiểu, cho sáng nghĩa; nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì làm cho nghĩa của câu kinh khác đi. Cụm từ “mà cả lòng” trong ngữ cảnh của câu kinh nghĩa là “chúng con chẳng là gì, mà cả dám (nói nôm na kiểu tiếng Việt hiện đại là không dám, chẳng dám, cả gan) lạy Đức Chúa Giêsu vô cùng cao trọng”. Thay cụm từ “mà cả lòng” bằng cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” nghĩa là “đã dám” rồi.

‒ “Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con”: tôi trích nguyên văn câu kinh dài là vì, nhiều người đã băn khoăn Chúa Giêsu đâu có chịu “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Sự thương khó Chúa chỉ chịu trong cuộc khổ nạn, sao câu kinh này lại nói đến “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Xin thưa, Từ điển Việt – Bồ - La có một mục từ rất hay “chịu thương chịu khó” nghĩa là “chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ”. Như vậy từ “thương khó” chỉ có nghĩa là “những lao nhọc và khốn khổ”. Nghĩa như thế mới phù hợp với nghĩa ngữ cảnh trọn vẹn của câu kinh.

‒ So sánh hai câu kinh cũ và mới: “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời đất động địa, núi non là đá vỡ ra tan tác...” (cũ) và “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời u ám, đất chuyển động, đá vỡ ra ...” (in 2002). Trong bản in cũ “trời đất động địa” nghĩa là “trời đất đều chuyển động”, cụm từ “núi non” tác giả Từ điển Việt – Bồ - La giải thích là “núi và nơi hoang vu” nghĩa nôm na là núi đồi và cảnh vật chung quanh. Cụm từ “là đá” là một từ thuộc vào lớp từ cổ xưa nhất của tiếng Việt mà tác giả Từ điển Việt – Bồ - La đã ghi lại nghĩa là “toàn đá”. Cụm từ “núi non là đá vỡ ra tan tác” có nghĩa là “núi non và những cảnh vật chung quanh toàn đá vỡ ra tan tác”. Về nghĩa hai câu khác nhau, từ cổ “là đá” nghĩa “toàn đá” ít ai còn biết đến nếu không nghiên cứu từ cổ.

‒ “...như thương Chúa sinh nên muôn vật”: Cụm từ “sinh nên” có nghĩa là “dựng nên”. “Phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao”: Chúng ta cũng thấy từ “Cha Cả” trong câu kinh, có ý chỉ Chúa Giêsu.

‒ “Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con”. Bản in mới sửa từ “quân” thành từ “con” trong ngữ cảnh này từ “con” có lẽ là để đối lập với từ cha ở phía trước.

‒ Cụm từ “Chẳng có khi đừng” nghĩa là “không ngưng bao giờ, không gián đoạn lúc nào”. Bản in mới đổi thành “chẳng có khi cầm nước mắt chảy ra...” là hợp lý.

‒ “Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con”: chúng ta gặp lại từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; từ “tích” là từ gốc Hán nghĩa là “trữ, giữ”. Câu kinh giúp chúng ta tỏ lộ lòng mến yêu vững bền, giữ mãi “Dấu Thánh” của Chúa Giêsu trong lòng chúng ta.

‒ “Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu”: Các từ “tả” nghĩa là “trái”, “hữu” nghĩa là “phải”, “nương long” Tự Vị Annam Latinh ghi chú là “cạnh sườn”. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”; “dấu thánh” nghĩa là “di tích thánh”. Bản kinh cũ ghi “Lạy Dấu chân tả; lạy Dấu chân hữu...” bỏ chữ “thánh”, bản in 2002 có thêm chữ “thánh”. Bản in 2002 hợp lý và rõ ràng hơn, nhưng lại đọc không xuôi bằng bản cũ của các Giáo sĩ.

Mỗi năm, phụng vụ Hội Thánh cho đọc “Bài Thương Khó” theo các sách Tin Mừng vào Thứ Sáu Tuần Thánh, và Chúa Nhật Lễ Lá. Khi còn bé, vì bài đọc dài nên cứ đến ngày lễ là tôi có cảm giác mỏi mệt, có lẽ cảm giác ấy khi lớn lên chúng ta cũng gặp phải. Tuy nhiên, “Kinh Cầu Chịu Nạn” mà các Giáo Sĩ thuở xưa soạn, (cái thời mà Việt Nam chưa có các bản dịch Kinh Thánh, các cuốn Kinh Thánh quý như vàng) thì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là bản tóm lược cuộc thương khó của Chúa Giêsu cách đầy đủ nhất.

Không chỉ đọc mỗi năm hai lần “Bài thương khó” trong Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Lễ Lá, “Bài thương khó tóm tắt là Kinh Cầu Chịu Nạn” đã được các tín hữu nhà quê đọc hằng ngày trong các ngày tuần thánh, trong các thứ sáu đầu tháng... Hơn nữa, với cung giọng vần điệu, nhiều cụ già còn vừa đọc vừa ru cháu. Tôi cứ nhớ hoài kỷ niệm đáng quý, vì bà nội tôi khi ru chị em tôi và sau này đến đời các cháu gọi bà bằng cụ, vào các ngày Tuần Thánh và thứ sáu đầu tháng bà thường đọc Kinh Cầu Chịu Nạn, cung giọng thương đều đều đã làm tôi nhớ. Những ngày khác khi thì bà ru bằng “truyện Thánh A-lê-xù”, khi thì bằng “phép ngắm Rosa nguyên cội rễ...”

Đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện làm xôn xao cư dân mạng mới cách đây chừng một tháng. Câu chuyện tình cờ giữa cha Nguyễn Công Đoan Dòng Tên và ông Nguyễn Hữu Cầu, tôi nhớ câu chuyện ấy vì có người học đạo bằng các câu kinh thuộc lòng. Không biết là trong câu chuyện tình cờ ấy có “Kinh Cầu Chịu Nạn” không ? Vì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là tóm lược phần quan trong cuộc đời của Chúa Giêsu mà !

Mùa chay năm nay tôi ở một nơi xa xăm quê cũ, nơi ấy vắng tiếng “Kinh Cầu Chịu Nạn’ được đọc chung, lòng tôi thấy thiếu thiếu, hình như chưa qua mùa chay thì phải vì chưa thấy râm ran “Kinh Cầu Chịu Nạn”.
 
Văn Hóa
Hiền Mẫu
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
21:24 11/05/2014
CHÚC CÁC BÀ MẸ
MỖI NGÀY VUI TƯƠI
MỖI TUẦN AN LẠC
MỖI THÁNG PHÚC LỘC
MỖI NĂM KHỎE MẠNH
MỘT ĐỜI HẠNH PHÚC.
XIN Thiên Chúa CHÚC LÀNH
MẸ MARIA CẦU BẦU
VẠN SỰ NHƯ Ý.

YÊU MẸ.
Đóa hồng dâng mẹ hôm nay,
Mừng ngày Hiền Mẫu, vui thay trong lòng.
Đoàn con khấn nguyện trông mong,
Mẹ hiền vui sống, thong dong cuộc đời.
Bao năm bươn trải khắp nơi,
Một lòng ước nguyện, ơn trời khấng ban.
Đàn con lũ cháu hiền ngoan,
Bõ công nuôi dưỡng, lo toan mọi bề.
Yêu thương gắn bó lời thề,
Mối tình chung thủy, phu thê tín thành.
Nhà êm cửa ấm lòng thanh,
Gia đình xum họp, phúc lành trời ban.
Không còn uẩn khúc than van,
Dù cho muôn khó, gian nan chẳng nề,
Lao công vất vả trăm bề,
Trong lòng vui sướng, mẹ kề bên con.
Dẫu rằng sướng khổ mỏi mòn,
Niềm vui của Mẹ, thấy con nên người.
Ma-ri-a, Mẹ Chúa Trời,
Cầu ơn phúc lộc, cho đời mẹ con.

HIỀN MẪU.
Cây cao bóng cả, mẹ ơi,
Tàng xanh rợp bóng, cho đời náu nương.
Đôi chân vững bước thương trường,
Phơi thân sương gió, kiên cường tín trung.
Thương con, mẹ bước tới cùng,
Quản chi công khó, bao dung tấm lòng.
Trèo non vượt suối xuôi dòng,
Mong tìm chính lộ, lưu vong xứ người.
Cho con cuộc sống vui tươi,
Tự do tiến bước, nụ cười trên môi.
Công thành danh toại sánh đôi,
Mẹ cha vui sướng, nẩy chồi mầm non.
Trọn bề hiếu nghĩa lòng con,
Vinh qui bái tổ, tô son một dòng.
Gia tiên cửu họ hằng mong,
Thành toàn ước nguyện, một lòng mẹ yêu.
Cuộc đời thay đổi quá nhiều,
Qua thời xuân trẻ, về chiều thoáng qua.
Nguyện xin Chúa Cả thiên tòa,
Thương đàn con nhỏ, lệ nhòa khuất mau.

LÒNG MẸ.
Mẹ là chỗ dựa dung thân,
Nuôi con khôn lớn, xả thân một đời.
Thanh xuân tuổi trẻ, mẹ ơi,
Duyên trao kết nối, gọi mời lứa đôi.
Tuổi đời son trẻ hoa khôi,
Tình yêu dâng hiến, nên đôi vợ chồng.
Tương lai đắp đổi gắng công,
Thức khuya dậy sớm, gánh gồng mối lo.
Sao cho cuộc sống ấm no,
Sinh hoa kết trái, là do ơn trời.
Con thơ bé nhỏ vào đời,
Mẹ cha nuôi dưỡng, gọi mời dấn thân.
Mong con sớm đạt thành nhân,
Đẹp lòng cha mẹ, nương thân tháng ngày.
Vui ngày Hiền Mẫu năm nay,
Món qùa cao quý, trao tay mẹ hiền.
Lòng thành hiếu nghĩa trung kiên,
Dâng cha biếu mẹ, một niềm tri ân.
Tình yêu đáp trả sao cân,
Cúi xin Thượng Đế, ban ân phúc lành.

TÌNH MẸ.
Linh thiêng tình mẹ cao vời,
Lòng con gắn kết, chung đời dấu yêu.
Ơn sâu nghĩa nặng cao siêu,
Món quà trân quý, con yêu vào đời.
Mẹ cha hạnh phúc tuyệt vời,
Thành duyên mẫu tử, một đời chắt chiu
Ôm bồng ẵm bế nâng niu,
Nuôi con từng phút, dắt dìu từng giây.
Ươm đời răn dậy con đây
Tu tâm luyện tính, công thầy biết ơn.
Vào đời sánh bước cô đơn,
Ra ràng tung cánh, giang sơn khắp đồi.
Xa con, mẹ thấy bồi hồi,
Bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên.
Mối giây liên kết triền miên,
Thương yêu mẹ nhớ, con hiền sống sao.
Vào đời cạm bẫy dường bao,
Mong con thoát khỏi, lưới rào bủa vây.
An bình kiếp sống đó đây,
Cầu ơn Chúa giúp, xin Thầy ban ơn.

CÔ ĐƠN.
Thương thay mẹ góa con côi,
Cha hiền mất sớm, than ôi, chiều tàn!
Áo màn khăn trắng đội tang,
Còn đâu mái ấm, hợp tan đến ngày.
Đường đi muôn nẻo cầu may,
Niềm đau đã tới, phận này lứa đôi.
Vợ chồng như đũa có đôi,
Chỉ còn một chiếc, đơn côi não nùng.
Chiếc đàn đã đứt giây cung,
Đàn con nheo nhóc, sẻ chung nỗi sầu.
Xảy cha, níu mẹ làm đầu
Nóc nhà mưa giột, tìm đâu cậy nhờ.
Thân gầy vất vả ruộng bờ,
Đêm về giá lạnh, trông chờ đàn con.
Tín trung lòng mẹ sắt son,
Gia đình đùm bọc, mẹ con xum vầy.
Ai ơi, chồng vợ còn đây,
Giữ mình chung thủy, sợi giây duyên tình.
Mỗi ngày ân phúc bình sinh,
Sống sao hạnh phúc, gia đình có nhau.

MẸ QUÊ.
Cõi lòng thổn thức dâng trào,
Tạ ơn Tạo Hóa, biết bao ân tình.
Yêu thương cuốn quyện dáng hình,
Ân thiêng phú bẩm, tâm tình tri ân.
Nuôi con dậy dỗ ân cần,
Học khôn ai biết, đánh vần chưa thông.
Việc nhà quán xuyến thành công,
Đong đo tính đếm, khai thông tứ bề.
Bôn ba khắp chốn chẳng nề,
Dạy khôn dạy khéo, mọi bề đẹp thay.
Lời vàng răn dậy hôm nay,
Chữ khôn trải nghiệm, sống ngay giữa đời.
Mẹ cha chung thủy cả đời,
Con đàn cháu đống, một thời phát huy.
Kiên tâm nhẫn nhục tư duy,
Yêu thương tha thứ, phụ tùy ý nhau.
Gian nan khốn khó qua mau,
Xả thân chịu đựng, trước sau một lòng.
Ơn trời phó thác hằng mong,
Gia đình hạnh phúc, thong dong cuộc đời.

CÔNG ĐỨC.
Nhiệm mầu sự sống trao ban,
Thụ sinh thân xác, Chúa ban trí lòng.
Xác hồn kết hợp nối dòng,
Tinh hoa luân chuyển, theo dòng thời gian.
Hậu sinh khả úy vô vàn,
Thành toàn cuộc sống, truyền lan cõi đời.
Ân thiêng nhân đức gọi mời,
Niềm tin Thiên Chúa, một đời phó dâng.
Trời cao đất rộng mây tầng,
Vũ hoàn bát ngát, Ngài nâng bảo trì,
Quan phòng thụ tạo lo chi,
Ngõ vào thượng giới, thực thi giới điều.
Yêu người mến Chúa thật nhiều,
Chia cơm sẻ áo, thương yêu mọi người.
Phàm nhân thụ tạo trần đời,
Ông bà tiên tổ, ngàn đời đã qua.
Chu toàn thảo kính mẹ cha,
Dầy công ân đức, sinh ta vào đời.
Trọn tình hiếu nghĩa chẳng vơi,
Thương cha nhớ mẹ, suốt đời kính yêu.
 
Ngày Hiền Mẫu lần thứ 100 cuả Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
13:59 11/05/2014

Có ai biết năm nay là năm kỷ niệm Ngày Hiền Mẫu thứ 100 cuả Hoa Kỳ không?

"Ngày cuả Các Bà Mẹ" đã được Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson công bố là một ngày nghỉ vào năm 1914, vào mỗi Chuá Nhật thứ Hai trong tháng Năm.

Theo sử gia Katharine Antolini của trường đại học West Virginia Wesleyan College thì Ngày Hiền Mẫu đã được lấy cảm hứng từ một nghĩa cử cuả một người con gái có hiếu tên là Anna Jarvis sống ở West Virginia. Bà Anna là một phụ nữ son sẻ không có con nhưng là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng lúc bấy giờ.

Khi bà mẹ cuả bà Anna qua đời vào năm 1905 thì bà Anna đã xin giáo xứ Tân Giáo cuả gia đình là giáo xứ Andrews Methodist Episcopal ở Grafton , West Virginia, vinh danh mẹ cuả mình bằng một ngày lễ đơn giản như thế này: " một ngày mà bạn muốn về nhà để dành thời gian với mẹ của mình và cảm ơn bà ấy về tất cả những gì bà đã làm cho bạn".

Ngày nay người Mỹ không chỉ vinh danh vị Hiền Mẫu cuả mình bằng cách sống một ngày cho các bà Mẹ mà thôi, họ còn ăn mừng trọng thể bằng những hình thức thiệp mừng, quà tặng, tiệc tùng.

Theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia , mỗi người Mỹ trung bình sẽ chi tiều khoảng $ 162.94 cho các bà mẹ trong năm nay : tổng số chi tiêu về hàng hoá cho ngày lễ sẽ lên tới $ 19.9 tỷ Mỷ Kim . Hầu hết người Mỹ sẽ mua thiệp mừng (81,3 %), và hai phần ba người Mỹ ( 66,6% ) sẽ mua hoa.

Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Hoa Kỳ thì 'Ngày của Mẹ' là ngày nhộn nhịp nhất cho việc ăn uống trong năm.

Riêng tại các nhà hàng Việt Nam thì lúc nào cũng chật. Việc chờ đợi có khi kéo dài nhiều giờ, và khi đã có ghế ngồi thì cũng còn phải đợi chờ rất lâu mới được tiếp đãi, cho nên nhiều gia đình VN đã quyết định sẽ ăn tiệc ở nhà, dĩ nhiên các đầu bếp phải là các 'quí ông chồng.'

Ngoài việc ăn mừng như vậy, thì những người sống ở Mỹ còn có những nghiã cử nào khác để phụng dưỡng cha cha mẹ mình không?

Không giống như sự xét đoán cuả nhiều người Việt cho rằng những người sống ở Mỹ không có hiếu với cha mẹ mình, một nghiên cứu cuả viện Pew Foundation đã được công bố năm ngoái cho thấy cứ 5 người Mỹ thì có một người đang cung cấp tài chánh để giúp đỡ cha mẹ già cuả mình. Chúng ta có thể tin rằng đối với số người Việt bên Hoa Kỳ thì con số đó cao hơn nhiều.

Hổ trợ tài chánh cho cha mẹ là một gánh nặng cách riệng cho các gia đình trẻ khi còn có con cái trong lứa tuổi đi học. Tuy nhiên, nếu bạn trẻ nào đang sống bên Mỹ mà phải phụ dưỡng cha mẹ mình như vậy, thì hãy nhớ rằng bạn cũng có thể khai miễn thuế dù cho cha mẹ cuả bạn không sống chung dưới một mái nhà, (đối với con cái thì điều kiện sống chung là bắt buộc, nhưng đối với cha mẹ thì không) như sau đây:

Theo luật, bạn có thể khai Cha Mẹ là một người phụ thuộc nếu Cha Mẹ cuả bạn hội đủ các điều kiện sau:

1- Cư trú với bạn hoặc có một mối quan hệ họ hàng. Xin lưu ý đến chử 'hoặc' trong luật.
2- Thu nhập hạn chế. Người phụ thuộc không thu nhập nhiều hơn số tiền miễn thuế cá nhân ( $ 3,950 vào năm 2014 ) . Lưu ý là tiền an sinh xã hội thì không tính vào số tiền kể trên.
3- Bạn phải cung cấp hơn một nửa tổng số chi tiêu của người phụ thuộc trong năm.
4- Người phụ thuộc không được khai là phụ thuộc vào bất cứ ai khác ngoài bạn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tịnh Thiền
Tấn Đạt
21:19 11/05/2014
PHÚT TỊNH THIỀN
Ảnh của Tấn Đạt
Nhắm mắt cho tình xa tục lụy
Lặng hồn gọi ý nhập tham thiền
Cớ sao duyên nợ còn vương vấn??
Ba cái lăng nhăng mãi chuốc phiền.
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News