Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Chăn Chiên Lành
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:05 10/05/2019
Chúa Nhật IV Phục Sinh, năm C
(Ngày cầu nguyện cho ơn gọi)
Thiên Chúa là Mục tử tốt lành, Người là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người bằng một tình yêu sâu thẳm khôn lường. Người yêu chúng ta và từng người một bằng một tình yêu cá biệt, Người không coi mỗi người chúng ta chỉ là một con số hay coi chúng ta như một tập thể chung chung. Người biết rõ chúng ta từng người một. Người yêu thương chúng ta bằng một tình yêu dạt dào và mỗi người chúng ta đều có một chỗ đứng, một vị trí trong trái tim yêu thương của Người. Người đúng là người chăn chiên nhân hâu :” Chiên của tôi, thì nghe tiếng tôi;tôi biết chúng và chúng theo tôi “ ( Ga 10, 27 ).
Chiên của Chúa thì nghe tiếng tôi : nghe Chúa là lắng nghe Lời của Người trong Kinh Thánh, trong các Giáo huấn của Giáo Hội, nghe tiếng Chúa trong Giáo lý, trong các giờ kinh nguyện. Nghe Chúa là tin vào Người như thánh Phaolô nói :” có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô “ ( Rm 10,17 ).
Biết Chúa là sống tình thân với Chúa. Sống tình yêu thâm sâu như thánh Gioan đã có mối thân tình, và tình yêu nồng thắm, sâu xa với Chúa. Chính tình yêu thâm sâu này đã giúp thánh Gioan nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh đang đứng trên bờ Hồ Tibêriat. Chính vì thế, chúng ta phải sống mối tâm giao thân tình với Chúa Giêsu.Theo Chúa là đi sát bên Chúa, đến, xem chỗ ở của Chúa, rồi ở lại và đi theo Người. Theo Chúa là từ chính mình, bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô. Phaolô đã bỏ con đường bắt bớ Hội Thánh, và trở nên môn đệ trung kiên của Chúa, trở thành tông đồ nổi tiếng cho dân ngoại. Các môn đệ của Chúa cũng từ bỏ mọi sự, từ bỏ nghề nghiệp, cha mẹ, vợ con, họ hàng để quyết một lòng đi theo Đức Kitô. Nhiều vị thánh cũng vậy, họ đã bỏ tất cả, để quyết tâm dấn bước theo chân Đức Kitô.
Nghe Chúa, biết Chúa, đi theo Chúa là những động từ thôi thúc con người dấn thân cho sự nghiệp vĩ đại, sự nghiệp Cứu thế của Chúa. Ở với Chúa, đi theo Chúa để được :” Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi “ ( Ga 10,28 ). Đàn chiên đi theo chủ chiên, mục tử nhân lành đến đồng cỏ xanh, dòng nước suối mát bởi vì Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống. Người ban cho mỗi người, cho nhân loại sự sống đời đời và sự sống ấy là bảo đảm không bao giờ có ai giật mất được.
Vâng, Chúa Cha đã ban cho Chúa Con đàn chiên, để Chúa Con cũng như Chúa Cha bảo vệ, yêu thương và gìn giữ đàn chiên được sống an toàn.
Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Ơn gọi là một mầu nhiệm từ trên cao. Ơn gọi giúp mỗi người nhận ra sứ mạng cao cả của mình. Có những người được gọi để trở thành linh mục, tu sĩ nam nữ. Đây là mầu nhiệm của ơn tuyển chọn nhưng không Thiên Chúa dành cho từng người. Tuy nhiên, ơn gọi để giúp chúng ta phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Bởi vì “ Không phải các con đã chọn Thầy mà chính Thầy chọn các con và sai các con đi “. Chính vì thế ơn gọi là một mầu nhiệm từ Thiên Chúa. Người được chọn cũng rất cần lời cầu nguyện, giúp đỡ của nhiều người để người ấy có thể chu toàn sứ mệnh cao cả mà Chúa dành cho mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho có nhiều người quảng đại hiến thân cho Chúa trong các Chủng viện, Đại Chủng viện, trong các Tu viện, Đan tu và Dòng tu để mưu ích cho phần rỗi của mình và hạnh phúc cho tha nhân.Amen.
(Ngày cầu nguyện cho ơn gọi)
Thiên Chúa là Mục tử tốt lành, Người là chủ chiên nhân lành, Người yêu thương mỗi người bằng một tình yêu sâu thẳm khôn lường. Người yêu chúng ta và từng người một bằng một tình yêu cá biệt, Người không coi mỗi người chúng ta chỉ là một con số hay coi chúng ta như một tập thể chung chung. Người biết rõ chúng ta từng người một. Người yêu thương chúng ta bằng một tình yêu dạt dào và mỗi người chúng ta đều có một chỗ đứng, một vị trí trong trái tim yêu thương của Người. Người đúng là người chăn chiên nhân hâu :” Chiên của tôi, thì nghe tiếng tôi;tôi biết chúng và chúng theo tôi “ ( Ga 10, 27 ).
Chiên của Chúa thì nghe tiếng tôi : nghe Chúa là lắng nghe Lời của Người trong Kinh Thánh, trong các Giáo huấn của Giáo Hội, nghe tiếng Chúa trong Giáo lý, trong các giờ kinh nguyện. Nghe Chúa là tin vào Người như thánh Phaolô nói :” có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô “ ( Rm 10,17 ).
Biết Chúa là sống tình thân với Chúa. Sống tình yêu thâm sâu như thánh Gioan đã có mối thân tình, và tình yêu nồng thắm, sâu xa với Chúa. Chính tình yêu thâm sâu này đã giúp thánh Gioan nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh đang đứng trên bờ Hồ Tibêriat. Chính vì thế, chúng ta phải sống mối tâm giao thân tình với Chúa Giêsu.Theo Chúa là đi sát bên Chúa, đến, xem chỗ ở của Chúa, rồi ở lại và đi theo Người. Theo Chúa là từ chính mình, bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô. Phaolô đã bỏ con đường bắt bớ Hội Thánh, và trở nên môn đệ trung kiên của Chúa, trở thành tông đồ nổi tiếng cho dân ngoại. Các môn đệ của Chúa cũng từ bỏ mọi sự, từ bỏ nghề nghiệp, cha mẹ, vợ con, họ hàng để quyết một lòng đi theo Đức Kitô. Nhiều vị thánh cũng vậy, họ đã bỏ tất cả, để quyết tâm dấn bước theo chân Đức Kitô.
Nghe Chúa, biết Chúa, đi theo Chúa là những động từ thôi thúc con người dấn thân cho sự nghiệp vĩ đại, sự nghiệp Cứu thế của Chúa. Ở với Chúa, đi theo Chúa để được :” Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi “ ( Ga 10,28 ). Đàn chiên đi theo chủ chiên, mục tử nhân lành đến đồng cỏ xanh, dòng nước suối mát bởi vì Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống. Người ban cho mỗi người, cho nhân loại sự sống đời đời và sự sống ấy là bảo đảm không bao giờ có ai giật mất được.
Vâng, Chúa Cha đã ban cho Chúa Con đàn chiên, để Chúa Con cũng như Chúa Cha bảo vệ, yêu thương và gìn giữ đàn chiên được sống an toàn.
Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Ơn gọi là một mầu nhiệm từ trên cao. Ơn gọi giúp mỗi người nhận ra sứ mạng cao cả của mình. Có những người được gọi để trở thành linh mục, tu sĩ nam nữ. Đây là mầu nhiệm của ơn tuyển chọn nhưng không Thiên Chúa dành cho từng người. Tuy nhiên, ơn gọi để giúp chúng ta phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Bởi vì “ Không phải các con đã chọn Thầy mà chính Thầy chọn các con và sai các con đi “. Chính vì thế ơn gọi là một mầu nhiệm từ Thiên Chúa. Người được chọn cũng rất cần lời cầu nguyện, giúp đỡ của nhiều người để người ấy có thể chu toàn sứ mệnh cao cả mà Chúa dành cho mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho có nhiều người quảng đại hiến thân cho Chúa trong các Chủng viện, Đại Chủng viện, trong các Tu viện, Đan tu và Dòng tu để mưu ích cho phần rỗi của mình và hạnh phúc cho tha nhân.Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 10/05/2019
6. Chúng ta đếu có thể tu sửa để trở thành người Ki-tô hữu đức hạnh và thánh thiện, cho dù bất luận tình trạng cuộc sống như thế nào, và bất luận công việc của cuộc sống là gì ? (Thánh Francois de Sales)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:42 10/05/2019
8. CÁ NGẮN TRONG GIẾNG
Chủ tiệm tiếp đãi khách, mỗi lần ăn cơm thì đều có nấu cá, nhưng chỉ nhìn thấy đầu và đuôi, rất ít khi thấy khúc giữa của con cá.
Khách hỏi:
- “Chủ tiệm à, cá của ông ở đâu đem lại vậy ?”
Chủ tiệm trả lời:
- “Tất cả đều nuôi ở trong ao đó”.
Khách nói:
- “Tôi nghĩ rằng nuôi ở trong giếng ấy, nếu không thì tại sao mấy con cá này ngắn như vậy chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 8:
Người Việt Nam có câu nói “ở ống thì dài, ở bầu thì tròn” có nghĩa là con người ta sinh sống ở đâu thì quen ở đó.
Có người sinh sống ở Mỹ nên cung cách nói năng cũng đều như người Mỹ; có người sống với người miền núi nên cung cách cư xử cũng như người miền núi; có người từ nhỏ đến lớn chỉ quanh quẩn trong làng xóm nên cung cách cũng rất miệt vườn, tất cả những cung cách trên đều đúng và không có gì đáng trách.
Cái trách là khi dọn cơm cho khách mà chỉ có đầu và đuôi cá, còn khúc ngon nhất là khúc giữa thì lại không có.
Có người cứ nghĩ rằng sống ở Mỹ nên khi về quê hương thì phải ra vẻ ta đây là Việt kiều, nên coi người lớn ở quê cũng ngang hàng như con nít, ăn nói hách hách cái mặt, họ chỉ dọn cho người ta cái đầu và cái đuôi xương xẩu (cái xấu) của nước Mỹ, còn cái khúc giữa đẹp đẽ ngon lành (cái văn minh, đẹp đẽ, lịch sự) của nước Mỹ thì họ không đem ra cho bà con lối xóm thưởng thức...
Người Ki-tô hữu từ nhỏ đến lớn đều ở cạnh nhà thờ, đi lễ nhà thờ, học giáo lý ở nhà thờ, lãnh nhận các bí tích và ơn sủng tại nhà thờ, thì đương nhiên phải trở nên người tín hữu tốt lành và thánh thiện. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu “ở ống” nhưng không dài, “ở bầu” mà không tròn, bởi vì chính họ muốn cái ống cũng như cái bầu đều tròn hoặc dài theo ý của mình !
Hãy lấy Lời Chúa để làm cho tâm mình phù hợp với hoàn cảnh, chứ đừng lấy ý riêng mình bắt hoàn cảnh phải giống như mình, đó là người khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Chủ tiệm tiếp đãi khách, mỗi lần ăn cơm thì đều có nấu cá, nhưng chỉ nhìn thấy đầu và đuôi, rất ít khi thấy khúc giữa của con cá.
Khách hỏi:
- “Chủ tiệm à, cá của ông ở đâu đem lại vậy ?”
Chủ tiệm trả lời:
- “Tất cả đều nuôi ở trong ao đó”.
Khách nói:
- “Tôi nghĩ rằng nuôi ở trong giếng ấy, nếu không thì tại sao mấy con cá này ngắn như vậy chứ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 8:
Người Việt Nam có câu nói “ở ống thì dài, ở bầu thì tròn” có nghĩa là con người ta sinh sống ở đâu thì quen ở đó.
Có người sinh sống ở Mỹ nên cung cách nói năng cũng đều như người Mỹ; có người sống với người miền núi nên cung cách cư xử cũng như người miền núi; có người từ nhỏ đến lớn chỉ quanh quẩn trong làng xóm nên cung cách cũng rất miệt vườn, tất cả những cung cách trên đều đúng và không có gì đáng trách.
Cái trách là khi dọn cơm cho khách mà chỉ có đầu và đuôi cá, còn khúc ngon nhất là khúc giữa thì lại không có.
Có người cứ nghĩ rằng sống ở Mỹ nên khi về quê hương thì phải ra vẻ ta đây là Việt kiều, nên coi người lớn ở quê cũng ngang hàng như con nít, ăn nói hách hách cái mặt, họ chỉ dọn cho người ta cái đầu và cái đuôi xương xẩu (cái xấu) của nước Mỹ, còn cái khúc giữa đẹp đẽ ngon lành (cái văn minh, đẹp đẽ, lịch sự) của nước Mỹ thì họ không đem ra cho bà con lối xóm thưởng thức...
Người Ki-tô hữu từ nhỏ đến lớn đều ở cạnh nhà thờ, đi lễ nhà thờ, học giáo lý ở nhà thờ, lãnh nhận các bí tích và ơn sủng tại nhà thờ, thì đương nhiên phải trở nên người tín hữu tốt lành và thánh thiện. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu “ở ống” nhưng không dài, “ở bầu” mà không tròn, bởi vì chính họ muốn cái ống cũng như cái bầu đều tròn hoặc dài theo ý của mình !
Hãy lấy Lời Chúa để làm cho tâm mình phù hợp với hoàn cảnh, chứ đừng lấy ý riêng mình bắt hoàn cảnh phải giống như mình, đó là người khôn ngoan vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên văn Tự Sắc ‘Vos Estis Lux Mundi’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành các quy tắc chống lạm dụng và che đậy
Vũ Văn An
18:06 10/05/2019
Theo tin Zenit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký tự sắc ‘Vos Estis Lux Mundi’, đánh dấu bước quan trọng thứ hai sau Hội Nghị Thượng Đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc bảo vệ các vị thành niên.
Hội nghị trên đã qui tụ chủ tịch các hội đồng giám mục thế giới và đã dự trù ba bước hành động tức khắc: (1) công bố một tự sắc về việc bảo vệ các vị thành niên trong thị quốc Vatican (việc này đã được thực hiện một tháng sau Hội Nghị), (2) một ‘cẩm nang' (vademecum) chống lạm dụng cho Giáo Hội hoàn vũ để giải thích rõ ràng cho các giám mục phải xử lý các vụ lạm dụng ra sao, và (3) thiết lập “các toán đặc nhiệm” (task forces) giúp các giáo phận nào trên thế giới cần giúp đỡ trong việc thi hành các biện pháp thích đáng để bảo vệ các vị thành niên.
Bước thứ nhất, thực hiện sau Hội Nghị một tháng, bao gồm việc công bố các luật lệ liên quan tới thị quốc Vatican. Ba văn kiện: các luật lệ về việc bảo vệ các vị thành niên trong thị quốc Vatican, tự sắc áp dụng các quy tắc cho Giáo Triều Rôma, và Các Hướng Dẫn cho Giáo phận Rôma (Vicariate of Vatican City), đều là những qui định nhằm “tăng cường việc bảo vệ các vị thành niên bằng cách tăng cường khuôn khổ quy tắc”.
Văn kiện hôm nay thiết lập các thủ tục mới trong việc báo cáo lạm dụng và bạo lực, buộc các giám mục và các bề trên dòng chịu trách nhiệm đối với các hành động của các vị, và bao gồm nghĩa vụ các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo việc lạm dụng.
Nó ra lệnh mỗi giáo phận phải thiết lập một hệ thống để công chúng đệ nạp các báo cáo lạm dụng một cách dễ dàng.
Dưới đây là tuyên bố của Tòa Thánh về tự sắc, tiếp theo là toàn văn tự sắc do Tòa Thánh cung cấp.
TUYÊN BỐ:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành Tông Thư dưới hình thức Tự Sắc “Vos estis lux mundi” (các con là ánh sáng thế gian) liên quan tới các biện pháp mới cần được áp dụng để ngăn chặn và chống lạm dụng tình dục chống các vị thành niên, những người dễ bị tổn thương hoặc các lạm dụng thực hiện bằng bạo lực, đe dọa hoặc lạm quyền.
Tự sắc này, sản phẩm của suy nghĩ và hợp tác trong và sau cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục và Bề trên cả các Viện tu trì chính, được tổ chức vào tháng 2 vừa qua, nói lên cam kết hơn nữa của Giáo hội trong lĩnh vực này.
“Vos estis lux mundi” chứa đựng một số yếu tố đổi mới nhằm cải thiện việc phối hợp giữa các giáo phận và Tòa thánh. Đặc biệt, trong vòng một năm, tất cả các giáo phận phải thiết lập các hệ thống ổn định và công chúng có thể lui tới để báo cáo các trường hợp lạm dụng tình dục và che đậy chúng.
Hơn nữa, Tự sắc này bắt buộc tất cả các giáo sĩ, cũng như tu sĩ nam nữ, phải báo cáo với các cơ quan giáo hội có năng quyền các vụ lạm dụng mà họ biết được. Các trường hợp được báo cáo sau đó phải được thẩm tra nhanh chóng và xử lý phù hợp với giáo luật. Đối với các báo cáo liên quan đến các Giám mục, Tự sắc đưa ra các biện pháp có tính thủ tục; như 1 quy luật, các biện pháp này trao trách nhiệm cho các vị Tổng Giám Mục của giáo tỉnh liên hệ phải thẩm tra những gì được báo cáo. Lần đầu tiên cũng thiết lập các giới hạn về thời gian trong đó các cuộc điều tra phải được tiến hành, cũng như các thủ tục phải tuân theo bởi vị Tổng Giám Mục; vị này có thể sử dụng các đóng góp chuyên môn chuyên biệt của giáo dân.
Cuối cùng, Tự sắc nhấn mạnh đến việc chăm sóc những người bị thiệt hại và tầm quan trọng phải chào đón họ, lắng nghe họ và đồng hành cùng họ, cung cấp cho họ sự hỗ trợ về tinh thần và y tế mà họ cần.
Mong muốn sâu sắc của chúng ta là Tự sắc mới này, được kèm theo bằng lời cầu nguyện và được thúc đẩy bằng việc hoán cải, sẽ góp phần xóa bỏ tai họa lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và người yếu thế.
TÔNG THƯ DƯỚI HÌNH THỨC TỰ SẮC CỦA Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ: “Vos estis lux mundi”
"Các con là ánh sáng thế gian. Một thành phố nằm trên đồi không thể bị che khuất” (Mt 5:14). Chúa Giêsu Kitô của chúng ta kêu gọi mọi tín hữu trở thành một tấm gương sáng ngời về nhân đức, chính trực và thánh thiện. Thật vậy, tất cả chúng ta được kêu gọi làm chứng cụ thể cho niềm tin vào Chúa Kitô trong đời sống của chúng ta và đặc biệt, trong mối liên hệ của chúng ta với những người khác.
Các tội ác lạm dụng tình dục xúc phạm đến Chúa của chúng ta, gây thiệt hại về thể chất, tâm lý và tinh thần cho các nạn nhân và gây tổn hại cho cộng đồng tín hữu. Để những hiện tượng này, dưới mọi hình thức, không bao giờ xảy ra nữa, cần phải liên tục và sâu sắc hoán cải tâm hồn, chứng thực bằng các hành động cụ thể và hữu hiệu liên quan đến mọi người trong Giáo hội, để sự thánh thiện bản thân và cam kết luân lý có thể góp phần phát huy tính khả tín trọn vẹn của sứ điệp Tin Mừng và tính hữu hiệu của sứ mệnh Giáo hội. Điều này chỉ trở nên khả hữu với ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ vào lòng chúng ta, vì chúng ta phải luôn ghi nhớ các lời lẽ của Chúa Giêsu: “ Ngoài Thầy ra, các con không thể làm gì được” (Ga 15: 5). Ngay cả khi đã hoàn thành được rất nhiều, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi từ các bài học cay đắng của quá khứ, nhìn tới tương lai một cách đầy hy vọng.
Trước hết, trách nhiệm này thuộc về những người kế vị các Tông đồ, được Thiên Chúa chọn làm những nhà lãnh đạo mục vụ của Dân Người, và đòi hỏi nơi họ một cam kết theo sát con đường của Thầy Chí Thánh. Thực thế, vì thừa tác vụ của họ, các Giám mục, “như các đại diện và đặc sứ của Chúa Kitô, cai quản các giáo hội đặc thù được ủy thác cho họ bằng lời chỉ bảo, khuyên dạy, gương sáng, và cả bằng thế giá và quyền hành thánh thiêng của họ nữa, những thế giá và quyền hành mà họ chỉ thực sự sử dụng để xây dựng đoàn chiên của họ trong sự thật và sự thánh thiện, luôn ghi nhớ rằng người lớn hơn phải trở thành bé hơn và người đứng đầu phải trở thành người tôi tớ (Công đồng Vatican thứ hai, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 27). Điều liên hệ mật thiết với các người kế vị các Tông đồ cũng liên hệ tới tất cả những ai, theo nhiều cách khác nhau, đảm nhận các thừa tác vụ trong Giáo hội, hoặc tuyên xưng những lời chỉ bảo của Tin Mừng, hoặc được kêu gọi phục vụ Dân Kitô giáo. Do đó, điều tốt lành là các thủ tục phải được áp dụng phổ quát để ngăn chặn và chống lại các tội ác vốn phản bội lòng tin của tín hữu này.
Tôi mong muốn cam kết này được thi hành một cách hoàn toàn theo tinh thần giáo hội, để nó nói lên sự hiệp thông vốn giữ cho chúng ta hợp nhất, trong việc lắng nghe nhau và cởi mở đối với những đóng góp của những người biết quan tâm sâu sắc đến diễn trình hoán cải này.
Do đó, tôi ban sắc lệnh:
TIÊU ĐỀ I: CÁC ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
Điều 1 - Phạm vi áp dụng
§1. Các qui định này áp dụng cho các báo cáo liên hệ đến các giáo sĩ hoặc thành viên của Viện Đời sống thánh hiến hoặc các Hội đời sống tông đồ và liên quan tới:
a) các tội phạm điều răn thứ sáu trong Mười Điều răn bao gồm:
i. Ép buộc ai đó, bằng bạo lực hoặc đe dọa hoặc qua việc lạm quyền, để thực hiện hoặc bắt thực hiện các hành vi tình dục;
ii. thực hành các hành vi tình dục với một vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương;
iii. sản xuất, trưng bầy, sở hữu hoặc phân phối văn hóa khiêu dâm trẻ em, bằng cả các phương tiện điện tử, cũng như tuyển dụng hoặc xúi giục một vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương tham gia trưng bầy khiêu dâm;
b) tác phong thi hành bởi các đối tượng được đề cập trong điều 6, bao gồm các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp vào hoặc tránh né các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, bất kể có tính hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ liên quan đến các tội phạm được đề cập trong tiểu mục a) của điều này.
§2. Đối với mục đích của các quy tắc này,
a) “vị thành niên” có nghĩa là: bất cứ người nào dưới mười tám tuổi, hoặc được pháp luật coi là tương đương với một vị thành niên;
b) “Người dễ bị tổn thương”, có nghĩa là: bất cứ người nào trong tình trạng ốm yếu, khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, hoặc thiếu tự do bản thân, một điều, trên thực tế, thậm chí đôi khi, hạn chế khả năng hiểu hoặc muốn hoặc chống lại hành vi phạm tội;
c) “văn hóa khiêu dâm trẻ em” có nghĩa là: bất cứ việc trình bầy nào về một vị thành niên, bất chấp các phương tiện được sử dụng, liên quan đến các hoạt động tình dục rõ ràng, dù là thật hay giả, và bất cứ việc trình bầy nào về các cơ quan tình dục của các vị thành niên chủ yếu nhằm mục đích tình dục.
Điều 2 - Tiếp nhận các báo cáo và bảo vệ dữ kiện
§1. Bằng cách lưu ý đến các điều khoản có thể được tiếp nhận bởi các Hội đồng Giám mục liên hệ, bởi các Thượng hội đồng các Giám mục của các Giáo hội Thượng phụ và các Giáo hội Tổng Giám mục, hoặc bởi các Công đồng của Các Giáo phẩm (hierarchs) Giáo hội Giáo đô tự trị, các Giáo phận hay các Giáo phận Đông phương, từng cá thể hoặc cùng với nhau, phải thiết lập trong vòng một năm kể từ khi các quy tắc này có hiệu lực, một hoặc nhiều hệ thống công khai, ổn định và dễ tiếp cận để đệ nạp báo cáo, thậm chí qua việc lập ra một văn phòng giáo hội chuyên biệt. Các Giáo phận và các Giáo phận Đông phương sẽ thông báo cho Vị Đại diện Giáo hoàng về việc thiết lập các hệ thống được đề cập trong điều này.
§2. Các thông tin được đề cập trong điều này được bảo vệ và xử lý một cách có thể đảm bảo sự an toàn, toàn vẹn và bảo mật của nó theo các điều 471, 2 ° Bộ Giáo luật và 244 §2, 2 ° Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§3. Ngoại trừ như dự liệu trong điều 3 §3, vị Bản quyền nào tiếp nhận báo cáo sẽ mau chóng chuyển nó đến vị Bản quyền của nơi được cho là đã xảy ra các biến cố, cũng như vị Bản quyền của người bị báo cáo; các vị này sẽ tiến hành theo theo luật lệ đã dự liệu cho trường hợp chuyên biệt.
§4. Đối với mục đích của tiêu đề này, giáo phận Đông phương (Eparchies) được ngang hàng với các Giáo phận và Giáo phẩm (hierarch) được ngang hàng với vị Bản quyền.
Điều 3 - Báo cáo
§1. Ngoại trừ như được dự liệu bởi các điều 1548 §2 Bộ Giáo luật và 1229 §2 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, bất cứ khi nào một giáo sĩ hoặc một thành viên của Viện Đời sống thánh hiến hoặc của Hiệp hội đời sống tông đồ thấy hoặc có động cơ có cơ để tin rằng, một trong các sự kiện được đề cập ở điều 1 đã bị vi phạm, người đó có nghĩa vụ phải báo cáo nhanh chóng sự kiện ấy cho vị Bản quyền địa phương nơi các biến cố được cho là đã xảy ra hoặc cho một vị Bản quyền khác trong số những vị được đề cập trong các điều 134 Bộ Giáo luật và 984 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, ngoại trừ những gì được ấn định bởi §3 của điều này.
§2. Bất cứ người nào cũng có thể gửi báo cáo liên quan đến hành vi được đề cập ở điều 1, sử dụng các phương pháp được đề cập trong điều trước đó hoặc bằng bất cứ phương tiện thích hợp nào khác.
§3. Khi báo cáo liên quan đến một trong những người được nêu ở điều 6, nó sẽ được gửi đến Thẩm quyền được xác định dựa trên các điều 8 và 9. Báo cáo luôn có thể được gửi trực tiếp đến Tòa thánh hoặc qua vị Đại diện của Đức Giáo Hoàng.
§4. Báo cáo sẽ bao gồm càng nhiều điểm đặc thù càng tốt, chẳng hạn như các mốc về thời gian và địa điểm xẫy ra các sự kiện, về những người liên quan hoặc được thông báo, cũng như bất cứ hoàn cảnh nào khác có thể hữu ích để đảm bảo việc đánh giá chính xác các sự kiện.
§5. Thông tin cũng có thể được thu lượm một cách mặc nhiên (ex officio).
Điều 4 - Bảo vệ người nộp báo cáo
§1. Lập báo cáo theo điều 3 sẽ không cấu thành vi phạm nào đối với tính bảo mật của chức vụ.
§2. Ngoại trừ như được dự liệu bởi các điều 1390 Bộ Giáo luật và 1452 và 1454 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, thành kiến, trả thù hoặc kỳ thị như hậu quả của việc nộp báo cáo đều bị cấm và có thể cấu thành tác phong được nêu trong điều 1 §1, tiểu mục b).
§3. Một nghĩa vụ giữ im lặng có thể không bị áp đặt lên bất cứ người nào liên quan đến nội dung báo cáo của người đó.
Điều 5 - Chăm sóc con người
§1. Các thẩm quyền Giáo hội sẽ cam kết bảo đảm rằng những người tuyên bố họ bị tổn hại, cùng với gia đình họ, phải được đối xử cách xứng đáng và tôn trọng, và đặc biệt, phải được:
a) chào đón, lắng nghe và nâng đỡ, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ chuyên biệt;
b) cung ứng sự hỗ trợ thiêng liêng;
c) cung ứng sự hỗ trợ y tế, bao gồm hỗ trợ điều trị và tâm lý, theo yêu cầu của từng trường hợp chuyên biệt.
§2. Tiếng tốt và quyền riêng tư của những người liên quan, cũng như việc bảo mật các dữ kiện bản thân của họ, phải được bảo vệ.
TIÊU ĐỀ II: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIÁM MỤC VÀ CÁC VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI HỌ
Điều 6 - Phạm vi chủ thể của áp dụng
Các quy tắc có tính thủ tục được đề cập trong tiêu đề này liên quan đến tác phong được đề cập trong điều 1, được thực hành bởi:
a) các Hồng Y, thượng phụ, giám mục và đại diện (legates) của Giám Mục Rôma;
b) các giáo sĩ nào là, hoặc đã từng là, người đứng đầu về mục vụ của một Giáo hội đặc thù hoặc của một thực thể kết nhập vào nó, theo nghi lễ Latinh hoặc theo nghi lễ Đông phương, bao gồm các Tòa Bản Quyền Tòng Nhân (Personal Ordinariates), có các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ);
c) các giáo sĩ là hoặc đã từng là những người lãnh đạo trước đây của một Toà Phủ Doãn Tòng Nhân (Personal Prelature), có các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ);
d) những người là hoặc đã từng là người điều hành tối cao của các Viện Đời sống thánh hiến hoặc của các Hội đời sống tông đồ thuộc quyền giáo hoàng, cũng như các đan viện sui iuris (tự trị), có liên quan với các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ).
Điều 7 – Bộ có năng quyền
§1. Đối với mục đích của tiêu đề này, “bộ có năng quyền” (“competent Dicastery”), có nghĩa là Bộ Giáo lý Đức tin, liên quan đến các tội phạm dành cho nó bởi các quy định hiện hành, cũng như trong mọi trường hợp khác và căn cứ vào quyền tài phán liên hệ của họ, dựa trên luật lệ riêng của Giáo triều Rôma:
- Bộ các Giáo hội phương Đông;
- Bộ Giám mục;
- Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc;
- Bộ Giáo sĩ;
- Bộ các Viện Đời sống Thánh hiến và các Hội Đời sống Tông đồ.
§2. Để bảo đảm sự phối hợp tốt nhất, Bộ có năng quyền thông báo cho Phủ Quốc Vụ Khanh, và các Bộ khác có liên quan trực tiếp, về báo cáo và kết quả điều tra.
§3. Các việc truyền thông được đề cập trong tiêu đề này giữa các tòa giáo tỉnh và Tòa Thánh diễn ra qua vị Đại diện Đức Giáo Hoàng.
Điều 8 - Thủ tục áp dụng trong biến cố báo cáo liên quan đến một Giám mục của Giáo hội Latinh
§1. Thẩm quyền nhận được bản báo cáo sẽ chuyển nó đến cả Tòa thánh lẫn Tòa Giáo Tỉnh nơi người bị báo cáo cư trú.
§2. Nếu báo cáo liên quan đến Tòa Giáo Tỉnh hoặc Tòa Giáo Tỉnh trống tòa, nó sẽ được chuyển đến Tòa thánh, cũng như đến Giám mục thuộc hạt (suffragant) thâm niên nhờ thăng thưởng, nếu đó là trường hợp, thì các điều khoản sau đây liên quan đến Tòa giáo tỉnh áp dụng cho vị này.
§3. Trong biến cố báo cáo liên quan đến một Đại diện của Đức Giáo Hoàng, nó sẽ được chuyển trực tiếp đến Phủ Quốc Vụ Khanh.
Điều 9 - Thủ tục áp dụng cho các Giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
§1. Các báo cáo liên quan đến một Giám mục của một Giáo hội Thượng phụ, Tổng Giám mục chính hoặc Giáo tỉnh sui iuris (tự trị) sẽ được chuyển đến các Thượng phụ, các Tổng Giám mục chính hoặc các Tổng Giáo Tỉnh của Giáo hội sui iuris (tự trị).
§2. Nếu báo cáo liên quan đến 1 Tổng Giám mục giáo tỉnh của một Giáo hội Thượng phụ hoặc Tổng Giám mục chính, vốn thi hành chức vụ của mình trong lãnh thổ của các Giáo hội này, nó sẽ được chuyển đến Thượng phụ hoặc Tổng Giám mục chính liên hệ.
§3. Trong các trường hợp trên đây, thẩm quyền nhận được báo cáo cũng sẽ chuyển nó đến Tòa thánh.
§4. Nếu người bị báo cáo là Giám mục hoặc Tổng Giám Mục giáo tỉnh bên ngoài lãnh thổ của Giáo hội thượng phụ, Tổng Giám mục chính hoặc Tổng Giám Mục giáo tỉnh sui iuris (tự trị), báo cáo sẽ được chuyển đến Tòa thánh.
§5. Trong trường hợp báo cáo liên quan đến một Thượng phụ, Tổng Giám mục chính, Tổng Giám Mục giáo tỉnh sui iuris hoặc một Giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương sui iuris khác, nó sẽ được chuyển đến Tòa thánh.
§6. Các quy định sau đây liên quan đến Tổng Giám Mục giáo tỉnh áp dụng cho thẩm quyền Giáo hội mà báo cáo được chuyển tới dựa trên điều này.
Điều 10 - Nhiệm vụ ban đầu của Tổng Giám Mục giáo tỉnh
§1. Trừ khi báo cáo rõ ràng không có cơ sở, Tổng Giám Mục giáo tỉnh ngay lập tức yêu cầu Bộ có năng quyền để mình được chỉ định bắt đầu cuộc điều tra. Nếu Tổng giám mục giáo tỉnh coi báo cáo rõ ràng là không có cơ sở, vị này sẽ thông báo cho Đại diện Đức Giáo Hoàng.
§2. Bộ sẽ tiến hành không chậm trễ, và trong mọi trường hợp trong vòng ba mươi ngày kể từ khi nhận được báo cáo đầu tiên của Đại diện Đức Giáo Hoàng hoặc lời yêu cầu được chỉ định của Tổng giám mục giáo tỉnh, bằng cách cung cấp các hướng dẫn phải tiến hành ra sao trong trường hợp chuyên biệt.
Điều 11 - Giao phó cuộc điều tra cho một người không phải là Tổng giám mục giáo tỉnh
§1. Nếu Bộ có năng quyền cho là thích đáng việc giao phó cuộc điều tra cho một người không phải là Tổng giám mục giáo tỉnh, thì Tổng giám mục giáo tỉnh được thông báo như vậy. Tổng giám mục giáo tỉnh cung cấp tất cả các thông tin và tài liệu liên quan cho người được Bộ chỉ định.
§2. Trong trường hợp được đề cập trong đoạn trước, các quy định sau đây liên quan đến Tổng giám mục giáo tỉnh áp dụng cho người được trao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra.
Điều 12 - Tiến hành cuộc điều tra
§1. Khi được bổ nhiệm bởi Bộ có năng quyền và hành động phù hợp với các hướng dẫn nhận được, Tổng giám mục giáo tỉnh, hoặc đích thân hoặc qua một hoặc nhiều người thích hợp:
a) thu thập thông tin liên quan đến các sự kiện;
b) truy cập thông tin và tài liệu cần thiết cho mục đích điều tra lưu trong văn khố của các văn phòng giáo hội;
c) tiếp nhận sự hợp tác của các vị bản quyền hoặc giáo phẩm đông phương (hierarch) khác bất cứ khi nào cần thiết;
d) yêu cầu thông tin từ các cá nhân và định chế, bao gồm các định chế dân sự, có khả năng cung cấp các yếu tố hữu ích cho cuộc điều tra.
§2. Nếu cần phải nghe từ một vị thành niên hoặc một người dễ bị tổn thương, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ áp dụng các thủ tục thích hợp, có tính đến địa vị (status) của họ.
§3. Trong trường hợp có các động cơ có căn cứ để kết luận rằng thông tin hoặc tài liệu liên quan đến cuộc điều tra có nguy cơ bị lấy đi hoặc phá hủy, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản chúng.
§4. Ngay cả khi sử dụng các người khác, Tổng giám mục giáo tỉnh vẫn chịu trách nhiệm về phương hướng và việc tiến hành cuộc điều tra, cũng như thực hiện kịp thời các chỉ dẫn đã được nêu trong điều 10 §2.
§5. Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ được trợ giúp bởi một công chứng viên được chỉ định tự do theo các điều 483 §2 Bộ Giáo luật và 253 §2 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§6. Tổng giám mục giáo tỉnh được yêu cầu phải hành động một cách vô tư và không có xung đột về quyền lợi. Nếu ngài cho rằng mình đang có mâu thuẫn quyền lợi hoặc không thể duy trì sự vô tư cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của cuộc điều tra, ngài có nghĩa vụ phải tự cáo tỵ (recuse) và báo cáo tình huống cho Bộ có năng quyền.
§7. Người bị điều tra được hưởng sự suy đoán vô tội.
§8. Tổng giám mục giáo tỉnh, nếu được Bộ có năng quyền yêu cầu, thông báo cho người bị điều tra liên quan đến anh ta / cô ta, nghe trình thuật của anh ta / cô ta về các sự kiện và mời anh ta / cô ta trình bày bản tóm tắt để bào chữa. Trong những trường hợp như vậy, người bị điều tra có thể được hỗ trợ bởi luật sư pháp lý.
§9. Cứ sau ba mươi ngày, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ gửi một báo cáo về tình trạng của cuộc điều tra đến Bộ có năng quyền.
Điều 13 - Sự tham gia của những người có đủ điều kiện
§ 1. Phù hợp với bất cứ chỉ thị cuối cùng nào của Hội đồng Giám mục, của Thượng hội đồng Giám mục hoặc Hội đồng Giáo phẩm liên quan đến việc phải hỗ trợ Tổng giám mục giáo tỉnh tiến hành cuộc điều tra ra sao, các Giám mục của các Giáo tỉnh liên hệ, từng vị hay cùng nhau, có thể lập danh sách những người đủ điều kiện để Tổng giám mục giáo tỉnh có thể chọn những người phù hợp nhất cho việc hỗ trợ điều tra, theo nhu cầu của từng trường hợp cá thể và, đặc biệt, có lưu ý đến sự hợp tác có thể được cung cấp bởi tín hữu giáo dân theo các điều 228 Bộ Giáo luật và 408 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§2. Tuy nhiên,Tổng giám mục giáo tỉnh được tự do chọn các người khác cũng có đủ điều kiện không kém.
§3. Bất cứ người nào hỗ trợ Tổng giám mục giáo tỉnh trong cuộc điều tra đều được yêu cầu phải hành động một cách vô tư và không được có xung đột quyền lợi. Nếu họ cho rằng mình đang có mâu thuẫn quyền lợi hoặc không thể duy trì sự vô tư cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của cuộc điều tra, họ có nghĩa vụ phải tự cáo tỵ và báo cáo tình huống này cho Tổng giám mục giáo tỉnh.
§4. Những người giúp đỡ Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ tuyên thệ chu toàn trách nhiệm của họ cách thích đáng.
Điều 14 – Khoảng thời gian điều tra
§1. Việc điều tra sẽ được hoàn thành trong thời hạn chín mươi ngày hoặc trong một hạn kỳ khác được dự liệu bởi các chỉ thị nêu trong ở điều 10 §2.
§2. Nơi nào có lý do chính đáng, Tổng giám mục giáo tỉnh có thể yêu cầu Bộ có năng quyền gia hạn.
Điều 15 – Các biện pháp phòng ngừa
Nếu các sự kiện hoặc hoàn cảnh yêu cầu, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ đề nghị với Bộ có năng quyền tiếp nhận các điều khoản hoặc các biện pháp phòng ngừa thích đáng liên quan đến người đang bị điều tra.
Điều 16 – Việc thành lập quỹ
§1. Các Giáo tỉnh, các Hội đồng giám mục, các Thượng hội đồng giám mục và hội đồng Giáo phẩm Đông phương có thể lập một quỹ, được thiết lập theo các tiêu chuẩn của điều 116 và 1303 §1, 1 ° Bộ Giáo luật và 1047 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương và được quản trị theo các quy tắc của giáo luật vói mục đích là đài thọ được các chi phí của cuộc điều tra.
§2. Theo yêu cầu của vị Tổng giám mục giáo tỉnh được chỉ định, các quỹ cần thiết cho mục đích điều tra được cung cấp cho ngài bởi quản trị viên của quỹ; Tổng giám mục giáo tỉnh vẫn có bổn phận trình trầy một giải trình cho quản trị viên khi kết thúc cuộc điều tra.
Điều 17 – Chuyển giao các tài liệu và phiếu bầu
§1. Sau khi hoàn thành cuộc điều tra, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ chuyển giao các văn bản cho Bộ có năng quyền, cùng với phiếu bầu (votum) của mình liên quan đến kết quả điều tra và câu trả lời cho bất cứ truy vấn nào có trong các chỉ thị đã ban hành dưới điều 10 §2.
§2. Trừ khi có thêm chỉ thị từ Bộ có năng quyền, các quyền hạn của Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ chấm dứt sau khi cuộc điều tra hoàn tất.
§3. Phù hợp với các chỉ thị của Bộ có năng quyền, Tổng giám mục giáo tỉnh, theo yêu cầu, sẽ thông báo cho người bị cáo buộc một hành vi phạm tội, hoặc người đại diện pháp lý của họ, về kết quả của cuộc điều tra.
Điều 18 - Các biện pháp tiếp theo
Trừ khi nó quyết định dự liệu một cuộc điều tra bổ sung, Bộ có năng quyền tiến hành theo luật pháp dự liệu cho trường hợp chuyên biệt.
Điều 19 - Tuân thủ luật pháp nhà nước
Các quy tắc này được áp dụng không phương hại đến các quyền và nghĩa vụ được thiết lập ở mỗi nơi theo luật nhà nước, đặc biệt là các quy định liên quan đến bất cứ nghĩa vụ báo cáo nào cho các cơ quan dân sự có năng quyền.
Các quy tắc hiện tại được phê chuẩn ad experimentum (thử nghiệm) trong ba năm.
Tôi quyết định rằng Tông Thư hiện tại dưới dạng Tự Sắc phải được công bố bằng phương tiện in ấn trên tờ Osservatore Romano, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2019, và sau đó được in ấn trong Acta Apostolicae Sedis.
Ban hành ở Rôma, tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, vào ngày 7 tháng 5 năm 2019, năm thứ bảy Triều Giáo hoàng của tôi.
PP FRANCISCUS.
Hội nghị trên đã qui tụ chủ tịch các hội đồng giám mục thế giới và đã dự trù ba bước hành động tức khắc: (1) công bố một tự sắc về việc bảo vệ các vị thành niên trong thị quốc Vatican (việc này đã được thực hiện một tháng sau Hội Nghị), (2) một ‘cẩm nang' (vademecum) chống lạm dụng cho Giáo Hội hoàn vũ để giải thích rõ ràng cho các giám mục phải xử lý các vụ lạm dụng ra sao, và (3) thiết lập “các toán đặc nhiệm” (task forces) giúp các giáo phận nào trên thế giới cần giúp đỡ trong việc thi hành các biện pháp thích đáng để bảo vệ các vị thành niên.
Bước thứ nhất, thực hiện sau Hội Nghị một tháng, bao gồm việc công bố các luật lệ liên quan tới thị quốc Vatican. Ba văn kiện: các luật lệ về việc bảo vệ các vị thành niên trong thị quốc Vatican, tự sắc áp dụng các quy tắc cho Giáo Triều Rôma, và Các Hướng Dẫn cho Giáo phận Rôma (Vicariate of Vatican City), đều là những qui định nhằm “tăng cường việc bảo vệ các vị thành niên bằng cách tăng cường khuôn khổ quy tắc”.
Văn kiện hôm nay thiết lập các thủ tục mới trong việc báo cáo lạm dụng và bạo lực, buộc các giám mục và các bề trên dòng chịu trách nhiệm đối với các hành động của các vị, và bao gồm nghĩa vụ các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo việc lạm dụng.
Nó ra lệnh mỗi giáo phận phải thiết lập một hệ thống để công chúng đệ nạp các báo cáo lạm dụng một cách dễ dàng.
Dưới đây là tuyên bố của Tòa Thánh về tự sắc, tiếp theo là toàn văn tự sắc do Tòa Thánh cung cấp.
TUYÊN BỐ:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành Tông Thư dưới hình thức Tự Sắc “Vos estis lux mundi” (các con là ánh sáng thế gian) liên quan tới các biện pháp mới cần được áp dụng để ngăn chặn và chống lạm dụng tình dục chống các vị thành niên, những người dễ bị tổn thương hoặc các lạm dụng thực hiện bằng bạo lực, đe dọa hoặc lạm quyền.
Tự sắc này, sản phẩm của suy nghĩ và hợp tác trong và sau cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục và Bề trên cả các Viện tu trì chính, được tổ chức vào tháng 2 vừa qua, nói lên cam kết hơn nữa của Giáo hội trong lĩnh vực này.
“Vos estis lux mundi” chứa đựng một số yếu tố đổi mới nhằm cải thiện việc phối hợp giữa các giáo phận và Tòa thánh. Đặc biệt, trong vòng một năm, tất cả các giáo phận phải thiết lập các hệ thống ổn định và công chúng có thể lui tới để báo cáo các trường hợp lạm dụng tình dục và che đậy chúng.
Hơn nữa, Tự sắc này bắt buộc tất cả các giáo sĩ, cũng như tu sĩ nam nữ, phải báo cáo với các cơ quan giáo hội có năng quyền các vụ lạm dụng mà họ biết được. Các trường hợp được báo cáo sau đó phải được thẩm tra nhanh chóng và xử lý phù hợp với giáo luật. Đối với các báo cáo liên quan đến các Giám mục, Tự sắc đưa ra các biện pháp có tính thủ tục; như 1 quy luật, các biện pháp này trao trách nhiệm cho các vị Tổng Giám Mục của giáo tỉnh liên hệ phải thẩm tra những gì được báo cáo. Lần đầu tiên cũng thiết lập các giới hạn về thời gian trong đó các cuộc điều tra phải được tiến hành, cũng như các thủ tục phải tuân theo bởi vị Tổng Giám Mục; vị này có thể sử dụng các đóng góp chuyên môn chuyên biệt của giáo dân.
Cuối cùng, Tự sắc nhấn mạnh đến việc chăm sóc những người bị thiệt hại và tầm quan trọng phải chào đón họ, lắng nghe họ và đồng hành cùng họ, cung cấp cho họ sự hỗ trợ về tinh thần và y tế mà họ cần.
Mong muốn sâu sắc của chúng ta là Tự sắc mới này, được kèm theo bằng lời cầu nguyện và được thúc đẩy bằng việc hoán cải, sẽ góp phần xóa bỏ tai họa lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và người yếu thế.
TÔNG THƯ DƯỚI HÌNH THỨC TỰ SẮC CỦA Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ: “Vos estis lux mundi”
"Các con là ánh sáng thế gian. Một thành phố nằm trên đồi không thể bị che khuất” (Mt 5:14). Chúa Giêsu Kitô của chúng ta kêu gọi mọi tín hữu trở thành một tấm gương sáng ngời về nhân đức, chính trực và thánh thiện. Thật vậy, tất cả chúng ta được kêu gọi làm chứng cụ thể cho niềm tin vào Chúa Kitô trong đời sống của chúng ta và đặc biệt, trong mối liên hệ của chúng ta với những người khác.
Các tội ác lạm dụng tình dục xúc phạm đến Chúa của chúng ta, gây thiệt hại về thể chất, tâm lý và tinh thần cho các nạn nhân và gây tổn hại cho cộng đồng tín hữu. Để những hiện tượng này, dưới mọi hình thức, không bao giờ xảy ra nữa, cần phải liên tục và sâu sắc hoán cải tâm hồn, chứng thực bằng các hành động cụ thể và hữu hiệu liên quan đến mọi người trong Giáo hội, để sự thánh thiện bản thân và cam kết luân lý có thể góp phần phát huy tính khả tín trọn vẹn của sứ điệp Tin Mừng và tính hữu hiệu của sứ mệnh Giáo hội. Điều này chỉ trở nên khả hữu với ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ vào lòng chúng ta, vì chúng ta phải luôn ghi nhớ các lời lẽ của Chúa Giêsu: “ Ngoài Thầy ra, các con không thể làm gì được” (Ga 15: 5). Ngay cả khi đã hoàn thành được rất nhiều, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi từ các bài học cay đắng của quá khứ, nhìn tới tương lai một cách đầy hy vọng.
Trước hết, trách nhiệm này thuộc về những người kế vị các Tông đồ, được Thiên Chúa chọn làm những nhà lãnh đạo mục vụ của Dân Người, và đòi hỏi nơi họ một cam kết theo sát con đường của Thầy Chí Thánh. Thực thế, vì thừa tác vụ của họ, các Giám mục, “như các đại diện và đặc sứ của Chúa Kitô, cai quản các giáo hội đặc thù được ủy thác cho họ bằng lời chỉ bảo, khuyên dạy, gương sáng, và cả bằng thế giá và quyền hành thánh thiêng của họ nữa, những thế giá và quyền hành mà họ chỉ thực sự sử dụng để xây dựng đoàn chiên của họ trong sự thật và sự thánh thiện, luôn ghi nhớ rằng người lớn hơn phải trở thành bé hơn và người đứng đầu phải trở thành người tôi tớ (Công đồng Vatican thứ hai, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 27). Điều liên hệ mật thiết với các người kế vị các Tông đồ cũng liên hệ tới tất cả những ai, theo nhiều cách khác nhau, đảm nhận các thừa tác vụ trong Giáo hội, hoặc tuyên xưng những lời chỉ bảo của Tin Mừng, hoặc được kêu gọi phục vụ Dân Kitô giáo. Do đó, điều tốt lành là các thủ tục phải được áp dụng phổ quát để ngăn chặn và chống lại các tội ác vốn phản bội lòng tin của tín hữu này.
Tôi mong muốn cam kết này được thi hành một cách hoàn toàn theo tinh thần giáo hội, để nó nói lên sự hiệp thông vốn giữ cho chúng ta hợp nhất, trong việc lắng nghe nhau và cởi mở đối với những đóng góp của những người biết quan tâm sâu sắc đến diễn trình hoán cải này.
Do đó, tôi ban sắc lệnh:
TIÊU ĐỀ I: CÁC ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
Điều 1 - Phạm vi áp dụng
§1. Các qui định này áp dụng cho các báo cáo liên hệ đến các giáo sĩ hoặc thành viên của Viện Đời sống thánh hiến hoặc các Hội đời sống tông đồ và liên quan tới:
a) các tội phạm điều răn thứ sáu trong Mười Điều răn bao gồm:
i. Ép buộc ai đó, bằng bạo lực hoặc đe dọa hoặc qua việc lạm quyền, để thực hiện hoặc bắt thực hiện các hành vi tình dục;
ii. thực hành các hành vi tình dục với một vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương;
iii. sản xuất, trưng bầy, sở hữu hoặc phân phối văn hóa khiêu dâm trẻ em, bằng cả các phương tiện điện tử, cũng như tuyển dụng hoặc xúi giục một vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương tham gia trưng bầy khiêu dâm;
b) tác phong thi hành bởi các đối tượng được đề cập trong điều 6, bao gồm các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp vào hoặc tránh né các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, bất kể có tính hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ liên quan đến các tội phạm được đề cập trong tiểu mục a) của điều này.
§2. Đối với mục đích của các quy tắc này,
a) “vị thành niên” có nghĩa là: bất cứ người nào dưới mười tám tuổi, hoặc được pháp luật coi là tương đương với một vị thành niên;
b) “Người dễ bị tổn thương”, có nghĩa là: bất cứ người nào trong tình trạng ốm yếu, khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, hoặc thiếu tự do bản thân, một điều, trên thực tế, thậm chí đôi khi, hạn chế khả năng hiểu hoặc muốn hoặc chống lại hành vi phạm tội;
c) “văn hóa khiêu dâm trẻ em” có nghĩa là: bất cứ việc trình bầy nào về một vị thành niên, bất chấp các phương tiện được sử dụng, liên quan đến các hoạt động tình dục rõ ràng, dù là thật hay giả, và bất cứ việc trình bầy nào về các cơ quan tình dục của các vị thành niên chủ yếu nhằm mục đích tình dục.
Điều 2 - Tiếp nhận các báo cáo và bảo vệ dữ kiện
§1. Bằng cách lưu ý đến các điều khoản có thể được tiếp nhận bởi các Hội đồng Giám mục liên hệ, bởi các Thượng hội đồng các Giám mục của các Giáo hội Thượng phụ và các Giáo hội Tổng Giám mục, hoặc bởi các Công đồng của Các Giáo phẩm (hierarchs) Giáo hội Giáo đô tự trị, các Giáo phận hay các Giáo phận Đông phương, từng cá thể hoặc cùng với nhau, phải thiết lập trong vòng một năm kể từ khi các quy tắc này có hiệu lực, một hoặc nhiều hệ thống công khai, ổn định và dễ tiếp cận để đệ nạp báo cáo, thậm chí qua việc lập ra một văn phòng giáo hội chuyên biệt. Các Giáo phận và các Giáo phận Đông phương sẽ thông báo cho Vị Đại diện Giáo hoàng về việc thiết lập các hệ thống được đề cập trong điều này.
§2. Các thông tin được đề cập trong điều này được bảo vệ và xử lý một cách có thể đảm bảo sự an toàn, toàn vẹn và bảo mật của nó theo các điều 471, 2 ° Bộ Giáo luật và 244 §2, 2 ° Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§3. Ngoại trừ như dự liệu trong điều 3 §3, vị Bản quyền nào tiếp nhận báo cáo sẽ mau chóng chuyển nó đến vị Bản quyền của nơi được cho là đã xảy ra các biến cố, cũng như vị Bản quyền của người bị báo cáo; các vị này sẽ tiến hành theo theo luật lệ đã dự liệu cho trường hợp chuyên biệt.
§4. Đối với mục đích của tiêu đề này, giáo phận Đông phương (Eparchies) được ngang hàng với các Giáo phận và Giáo phẩm (hierarch) được ngang hàng với vị Bản quyền.
Điều 3 - Báo cáo
§1. Ngoại trừ như được dự liệu bởi các điều 1548 §2 Bộ Giáo luật và 1229 §2 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, bất cứ khi nào một giáo sĩ hoặc một thành viên của Viện Đời sống thánh hiến hoặc của Hiệp hội đời sống tông đồ thấy hoặc có động cơ có cơ để tin rằng, một trong các sự kiện được đề cập ở điều 1 đã bị vi phạm, người đó có nghĩa vụ phải báo cáo nhanh chóng sự kiện ấy cho vị Bản quyền địa phương nơi các biến cố được cho là đã xảy ra hoặc cho một vị Bản quyền khác trong số những vị được đề cập trong các điều 134 Bộ Giáo luật và 984 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, ngoại trừ những gì được ấn định bởi §3 của điều này.
§2. Bất cứ người nào cũng có thể gửi báo cáo liên quan đến hành vi được đề cập ở điều 1, sử dụng các phương pháp được đề cập trong điều trước đó hoặc bằng bất cứ phương tiện thích hợp nào khác.
§3. Khi báo cáo liên quan đến một trong những người được nêu ở điều 6, nó sẽ được gửi đến Thẩm quyền được xác định dựa trên các điều 8 và 9. Báo cáo luôn có thể được gửi trực tiếp đến Tòa thánh hoặc qua vị Đại diện của Đức Giáo Hoàng.
§4. Báo cáo sẽ bao gồm càng nhiều điểm đặc thù càng tốt, chẳng hạn như các mốc về thời gian và địa điểm xẫy ra các sự kiện, về những người liên quan hoặc được thông báo, cũng như bất cứ hoàn cảnh nào khác có thể hữu ích để đảm bảo việc đánh giá chính xác các sự kiện.
§5. Thông tin cũng có thể được thu lượm một cách mặc nhiên (ex officio).
Điều 4 - Bảo vệ người nộp báo cáo
§1. Lập báo cáo theo điều 3 sẽ không cấu thành vi phạm nào đối với tính bảo mật của chức vụ.
§2. Ngoại trừ như được dự liệu bởi các điều 1390 Bộ Giáo luật và 1452 và 1454 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương, thành kiến, trả thù hoặc kỳ thị như hậu quả của việc nộp báo cáo đều bị cấm và có thể cấu thành tác phong được nêu trong điều 1 §1, tiểu mục b).
§3. Một nghĩa vụ giữ im lặng có thể không bị áp đặt lên bất cứ người nào liên quan đến nội dung báo cáo của người đó.
Điều 5 - Chăm sóc con người
§1. Các thẩm quyền Giáo hội sẽ cam kết bảo đảm rằng những người tuyên bố họ bị tổn hại, cùng với gia đình họ, phải được đối xử cách xứng đáng và tôn trọng, và đặc biệt, phải được:
a) chào đón, lắng nghe và nâng đỡ, bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ chuyên biệt;
b) cung ứng sự hỗ trợ thiêng liêng;
c) cung ứng sự hỗ trợ y tế, bao gồm hỗ trợ điều trị và tâm lý, theo yêu cầu của từng trường hợp chuyên biệt.
§2. Tiếng tốt và quyền riêng tư của những người liên quan, cũng như việc bảo mật các dữ kiện bản thân của họ, phải được bảo vệ.
TIÊU ĐỀ II: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIÁM MỤC VÀ CÁC VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI HỌ
Điều 6 - Phạm vi chủ thể của áp dụng
Các quy tắc có tính thủ tục được đề cập trong tiêu đề này liên quan đến tác phong được đề cập trong điều 1, được thực hành bởi:
a) các Hồng Y, thượng phụ, giám mục và đại diện (legates) của Giám Mục Rôma;
b) các giáo sĩ nào là, hoặc đã từng là, người đứng đầu về mục vụ của một Giáo hội đặc thù hoặc của một thực thể kết nhập vào nó, theo nghi lễ Latinh hoặc theo nghi lễ Đông phương, bao gồm các Tòa Bản Quyền Tòng Nhân (Personal Ordinariates), có các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ);
c) các giáo sĩ là hoặc đã từng là những người lãnh đạo trước đây của một Toà Phủ Doãn Tòng Nhân (Personal Prelature), có các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ);
d) những người là hoặc đã từng là người điều hành tối cao của các Viện Đời sống thánh hiến hoặc của các Hội đời sống tông đồ thuộc quyền giáo hoàng, cũng như các đan viện sui iuris (tự trị), có liên quan với các hành động vi phạm durante munere (trong khi thi hành nhiệm vụ).
Điều 7 – Bộ có năng quyền
§1. Đối với mục đích của tiêu đề này, “bộ có năng quyền” (“competent Dicastery”), có nghĩa là Bộ Giáo lý Đức tin, liên quan đến các tội phạm dành cho nó bởi các quy định hiện hành, cũng như trong mọi trường hợp khác và căn cứ vào quyền tài phán liên hệ của họ, dựa trên luật lệ riêng của Giáo triều Rôma:
- Bộ các Giáo hội phương Đông;
- Bộ Giám mục;
- Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc;
- Bộ Giáo sĩ;
- Bộ các Viện Đời sống Thánh hiến và các Hội Đời sống Tông đồ.
§2. Để bảo đảm sự phối hợp tốt nhất, Bộ có năng quyền thông báo cho Phủ Quốc Vụ Khanh, và các Bộ khác có liên quan trực tiếp, về báo cáo và kết quả điều tra.
§3. Các việc truyền thông được đề cập trong tiêu đề này giữa các tòa giáo tỉnh và Tòa Thánh diễn ra qua vị Đại diện Đức Giáo Hoàng.
Điều 8 - Thủ tục áp dụng trong biến cố báo cáo liên quan đến một Giám mục của Giáo hội Latinh
§1. Thẩm quyền nhận được bản báo cáo sẽ chuyển nó đến cả Tòa thánh lẫn Tòa Giáo Tỉnh nơi người bị báo cáo cư trú.
§2. Nếu báo cáo liên quan đến Tòa Giáo Tỉnh hoặc Tòa Giáo Tỉnh trống tòa, nó sẽ được chuyển đến Tòa thánh, cũng như đến Giám mục thuộc hạt (suffragant) thâm niên nhờ thăng thưởng, nếu đó là trường hợp, thì các điều khoản sau đây liên quan đến Tòa giáo tỉnh áp dụng cho vị này.
§3. Trong biến cố báo cáo liên quan đến một Đại diện của Đức Giáo Hoàng, nó sẽ được chuyển trực tiếp đến Phủ Quốc Vụ Khanh.
Điều 9 - Thủ tục áp dụng cho các Giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
§1. Các báo cáo liên quan đến một Giám mục của một Giáo hội Thượng phụ, Tổng Giám mục chính hoặc Giáo tỉnh sui iuris (tự trị) sẽ được chuyển đến các Thượng phụ, các Tổng Giám mục chính hoặc các Tổng Giáo Tỉnh của Giáo hội sui iuris (tự trị).
§2. Nếu báo cáo liên quan đến 1 Tổng Giám mục giáo tỉnh của một Giáo hội Thượng phụ hoặc Tổng Giám mục chính, vốn thi hành chức vụ của mình trong lãnh thổ của các Giáo hội này, nó sẽ được chuyển đến Thượng phụ hoặc Tổng Giám mục chính liên hệ.
§3. Trong các trường hợp trên đây, thẩm quyền nhận được báo cáo cũng sẽ chuyển nó đến Tòa thánh.
§4. Nếu người bị báo cáo là Giám mục hoặc Tổng Giám Mục giáo tỉnh bên ngoài lãnh thổ của Giáo hội thượng phụ, Tổng Giám mục chính hoặc Tổng Giám Mục giáo tỉnh sui iuris (tự trị), báo cáo sẽ được chuyển đến Tòa thánh.
§5. Trong trường hợp báo cáo liên quan đến một Thượng phụ, Tổng Giám mục chính, Tổng Giám Mục giáo tỉnh sui iuris hoặc một Giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương sui iuris khác, nó sẽ được chuyển đến Tòa thánh.
§6. Các quy định sau đây liên quan đến Tổng Giám Mục giáo tỉnh áp dụng cho thẩm quyền Giáo hội mà báo cáo được chuyển tới dựa trên điều này.
Điều 10 - Nhiệm vụ ban đầu của Tổng Giám Mục giáo tỉnh
§1. Trừ khi báo cáo rõ ràng không có cơ sở, Tổng Giám Mục giáo tỉnh ngay lập tức yêu cầu Bộ có năng quyền để mình được chỉ định bắt đầu cuộc điều tra. Nếu Tổng giám mục giáo tỉnh coi báo cáo rõ ràng là không có cơ sở, vị này sẽ thông báo cho Đại diện Đức Giáo Hoàng.
§2. Bộ sẽ tiến hành không chậm trễ, và trong mọi trường hợp trong vòng ba mươi ngày kể từ khi nhận được báo cáo đầu tiên của Đại diện Đức Giáo Hoàng hoặc lời yêu cầu được chỉ định của Tổng giám mục giáo tỉnh, bằng cách cung cấp các hướng dẫn phải tiến hành ra sao trong trường hợp chuyên biệt.
Điều 11 - Giao phó cuộc điều tra cho một người không phải là Tổng giám mục giáo tỉnh
§1. Nếu Bộ có năng quyền cho là thích đáng việc giao phó cuộc điều tra cho một người không phải là Tổng giám mục giáo tỉnh, thì Tổng giám mục giáo tỉnh được thông báo như vậy. Tổng giám mục giáo tỉnh cung cấp tất cả các thông tin và tài liệu liên quan cho người được Bộ chỉ định.
§2. Trong trường hợp được đề cập trong đoạn trước, các quy định sau đây liên quan đến Tổng giám mục giáo tỉnh áp dụng cho người được trao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra.
Điều 12 - Tiến hành cuộc điều tra
§1. Khi được bổ nhiệm bởi Bộ có năng quyền và hành động phù hợp với các hướng dẫn nhận được, Tổng giám mục giáo tỉnh, hoặc đích thân hoặc qua một hoặc nhiều người thích hợp:
a) thu thập thông tin liên quan đến các sự kiện;
b) truy cập thông tin và tài liệu cần thiết cho mục đích điều tra lưu trong văn khố của các văn phòng giáo hội;
c) tiếp nhận sự hợp tác của các vị bản quyền hoặc giáo phẩm đông phương (hierarch) khác bất cứ khi nào cần thiết;
d) yêu cầu thông tin từ các cá nhân và định chế, bao gồm các định chế dân sự, có khả năng cung cấp các yếu tố hữu ích cho cuộc điều tra.
§2. Nếu cần phải nghe từ một vị thành niên hoặc một người dễ bị tổn thương, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ áp dụng các thủ tục thích hợp, có tính đến địa vị (status) của họ.
§3. Trong trường hợp có các động cơ có căn cứ để kết luận rằng thông tin hoặc tài liệu liên quan đến cuộc điều tra có nguy cơ bị lấy đi hoặc phá hủy, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản chúng.
§4. Ngay cả khi sử dụng các người khác, Tổng giám mục giáo tỉnh vẫn chịu trách nhiệm về phương hướng và việc tiến hành cuộc điều tra, cũng như thực hiện kịp thời các chỉ dẫn đã được nêu trong điều 10 §2.
§5. Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ được trợ giúp bởi một công chứng viên được chỉ định tự do theo các điều 483 §2 Bộ Giáo luật và 253 §2 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§6. Tổng giám mục giáo tỉnh được yêu cầu phải hành động một cách vô tư và không có xung đột về quyền lợi. Nếu ngài cho rằng mình đang có mâu thuẫn quyền lợi hoặc không thể duy trì sự vô tư cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của cuộc điều tra, ngài có nghĩa vụ phải tự cáo tỵ (recuse) và báo cáo tình huống cho Bộ có năng quyền.
§7. Người bị điều tra được hưởng sự suy đoán vô tội.
§8. Tổng giám mục giáo tỉnh, nếu được Bộ có năng quyền yêu cầu, thông báo cho người bị điều tra liên quan đến anh ta / cô ta, nghe trình thuật của anh ta / cô ta về các sự kiện và mời anh ta / cô ta trình bày bản tóm tắt để bào chữa. Trong những trường hợp như vậy, người bị điều tra có thể được hỗ trợ bởi luật sư pháp lý.
§9. Cứ sau ba mươi ngày, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ gửi một báo cáo về tình trạng của cuộc điều tra đến Bộ có năng quyền.
Điều 13 - Sự tham gia của những người có đủ điều kiện
§ 1. Phù hợp với bất cứ chỉ thị cuối cùng nào của Hội đồng Giám mục, của Thượng hội đồng Giám mục hoặc Hội đồng Giáo phẩm liên quan đến việc phải hỗ trợ Tổng giám mục giáo tỉnh tiến hành cuộc điều tra ra sao, các Giám mục của các Giáo tỉnh liên hệ, từng vị hay cùng nhau, có thể lập danh sách những người đủ điều kiện để Tổng giám mục giáo tỉnh có thể chọn những người phù hợp nhất cho việc hỗ trợ điều tra, theo nhu cầu của từng trường hợp cá thể và, đặc biệt, có lưu ý đến sự hợp tác có thể được cung cấp bởi tín hữu giáo dân theo các điều 228 Bộ Giáo luật và 408 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương.
§2. Tuy nhiên,Tổng giám mục giáo tỉnh được tự do chọn các người khác cũng có đủ điều kiện không kém.
§3. Bất cứ người nào hỗ trợ Tổng giám mục giáo tỉnh trong cuộc điều tra đều được yêu cầu phải hành động một cách vô tư và không được có xung đột quyền lợi. Nếu họ cho rằng mình đang có mâu thuẫn quyền lợi hoặc không thể duy trì sự vô tư cần thiết để bảo đảm tính toàn vẹn của cuộc điều tra, họ có nghĩa vụ phải tự cáo tỵ và báo cáo tình huống này cho Tổng giám mục giáo tỉnh.
§4. Những người giúp đỡ Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ tuyên thệ chu toàn trách nhiệm của họ cách thích đáng.
Điều 14 – Khoảng thời gian điều tra
§1. Việc điều tra sẽ được hoàn thành trong thời hạn chín mươi ngày hoặc trong một hạn kỳ khác được dự liệu bởi các chỉ thị nêu trong ở điều 10 §2.
§2. Nơi nào có lý do chính đáng, Tổng giám mục giáo tỉnh có thể yêu cầu Bộ có năng quyền gia hạn.
Điều 15 – Các biện pháp phòng ngừa
Nếu các sự kiện hoặc hoàn cảnh yêu cầu, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ đề nghị với Bộ có năng quyền tiếp nhận các điều khoản hoặc các biện pháp phòng ngừa thích đáng liên quan đến người đang bị điều tra.
Điều 16 – Việc thành lập quỹ
§1. Các Giáo tỉnh, các Hội đồng giám mục, các Thượng hội đồng giám mục và hội đồng Giáo phẩm Đông phương có thể lập một quỹ, được thiết lập theo các tiêu chuẩn của điều 116 và 1303 §1, 1 ° Bộ Giáo luật và 1047 Bộ Giáo luật Giáo hội Đông phương và được quản trị theo các quy tắc của giáo luật vói mục đích là đài thọ được các chi phí của cuộc điều tra.
§2. Theo yêu cầu của vị Tổng giám mục giáo tỉnh được chỉ định, các quỹ cần thiết cho mục đích điều tra được cung cấp cho ngài bởi quản trị viên của quỹ; Tổng giám mục giáo tỉnh vẫn có bổn phận trình trầy một giải trình cho quản trị viên khi kết thúc cuộc điều tra.
Điều 17 – Chuyển giao các tài liệu và phiếu bầu
§1. Sau khi hoàn thành cuộc điều tra, Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ chuyển giao các văn bản cho Bộ có năng quyền, cùng với phiếu bầu (votum) của mình liên quan đến kết quả điều tra và câu trả lời cho bất cứ truy vấn nào có trong các chỉ thị đã ban hành dưới điều 10 §2.
§2. Trừ khi có thêm chỉ thị từ Bộ có năng quyền, các quyền hạn của Tổng giám mục giáo tỉnh sẽ chấm dứt sau khi cuộc điều tra hoàn tất.
§3. Phù hợp với các chỉ thị của Bộ có năng quyền, Tổng giám mục giáo tỉnh, theo yêu cầu, sẽ thông báo cho người bị cáo buộc một hành vi phạm tội, hoặc người đại diện pháp lý của họ, về kết quả của cuộc điều tra.
Điều 18 - Các biện pháp tiếp theo
Trừ khi nó quyết định dự liệu một cuộc điều tra bổ sung, Bộ có năng quyền tiến hành theo luật pháp dự liệu cho trường hợp chuyên biệt.
Điều 19 - Tuân thủ luật pháp nhà nước
Các quy tắc này được áp dụng không phương hại đến các quyền và nghĩa vụ được thiết lập ở mỗi nơi theo luật nhà nước, đặc biệt là các quy định liên quan đến bất cứ nghĩa vụ báo cáo nào cho các cơ quan dân sự có năng quyền.
Các quy tắc hiện tại được phê chuẩn ad experimentum (thử nghiệm) trong ba năm.
Tôi quyết định rằng Tông Thư hiện tại dưới dạng Tự Sắc phải được công bố bằng phương tiện in ấn trên tờ Osservatore Romano, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2019, và sau đó được in ấn trong Acta Apostolicae Sedis.
Ban hành ở Rôma, tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, vào ngày 7 tháng 5 năm 2019, năm thứ bảy Triều Giáo hoàng của tôi.
PP FRANCISCUS.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tòa Giám mục Bùi Chu thông báo: Tạm hoãn việc hạ giải Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
LM Giuse Nguyễn Đức Giang
07:28 10/05/2019
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tản mạn xung quanh việc ''đại tu'' Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải CSsR
07:56 10/05/2019
LTS: Chúng tôi vừa nhận được bài viết "Tản mạn xung quanh việc "đại tu" Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu" của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải CSsR, xin đăng hầu giúp độc giả có thêm những nhận định và những ý kiến đa chiều hầu rộng đường dư luận. Bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của VietCatholic.
TẢN MẠN XUNG QUANH VIỆC “ĐẠI TU ” NHÀ THỜ CHÍNH TÒA BÙI CHU
AI LÊN TIẾNG VÀ AI IM TIẾNG
Hôm 30 tháng 4, trong khi cha Đào Xuân Thành, Chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Seattle và tôi đang mặc áo chuẩn bị bước vào thánh lễ cầu nguyện cho tổ quốc và cho các nạn nhân chết trên rừng dưới biển vì chiến tranh, vì tù đầy, vì vượt biên vượt biển, etc, thì một anh giáo dân hối hả vào phòng thánh cấp báo như cháy nhà rằng Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu sẽ bị dỡ bỏ vào ngày 13 tháng 5 tới đây.
Anh đau đớn! Tôi cũng lặng người. Đau đớn. Theo dõi câu chuyện đau thương gây chấn động này, tôi thấy nhiều người và nhiều cơ quan truyền thông lên tiếng. Họ cũng đau đớn như tôi và có khi đau đớn hơn tôi. Tôi chưa từng thấy có việc đập phá hay xây dựng một công trình đạo đời nào lại được dư luận quan tâm rộng rãi như vậy, từ người Công Giáo đến người không Công Giáo, từ người Việt đến người ngoại quốc, từ trong nước đến nước ngoài, cả truyền thông chính thống lẫn truyền thông không chính thống.
Hầu như tất cả các báo đài, các website quen thuộc đều đưa tin về việc tháo dỡ và trùng tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Trong nước có Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Báo Người Lao Động, VTC, Vietnamnet, Vnexpress, Đất Việt, Dân Trí, Tạp chí Kiến Trúc, Người Đô Thị, Kinh Tế Đô Thị, etc. Ngoài nước có Báo Người Việt, Việt Báo, Báo Viễn Đông là các báo lớn của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản ở California. Quốc tế có Đài BBC của Anh, Đài RFI của Pháp, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự Do của Hoa Kỳ. Hầu hết các
Các trang mạng chuyên viết về lãnh vực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền như Dân Luận, Báo Tiếng Dân, Tin Mừng Cho Người Nghèo cũng lên tiếng. Đấy là chưa kể vô số các blog, các FB và các trang mạng của các nhóm hội trong đạo ngoài đời. Lúc này là sang 9 tháng 5, tôi vừa gõ lên google một cái, lập tức thấy có 420 nghìn kết quả.
Một điều lạ là ngay cả các trang mạng trước giờ chuyên chống Công Giáo, chống dân chủ và nhân quyền như trang nguyenphutrong.org, nguyentandung.org, hoicodo.org cũng đưa tin về vụ Nhà thờ Bùi Chu. Điều lạ lùng không biết là nên khóc hay nên cười là những trang này trước giờ có chuyện gì liên quan đến Công Giáo thì nhảy bổ vào chửi bới và kết án, nhưng riêng trong vụ Nhà thờ Bùi Chu này lại có lập trường đối nghịch với các cơ quan truyền thông còn lại, hoàn toàn tán đồng và tích cực bênh vực lập trường và quan điểm phá cũ xây mới của Tòa Giám Mục Bùi Chu, kết án các cư dân mạng “khóc mướn” khi lên tiếng bảo vệ nhà thờ.
Xưa nay, liên quan đến Công Giáo Việt Nam hiếm có vấn đề nào được các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế, không phân biệt lập trường và quan điểm, quan tâm rộng rãi và liên tục như vậy. Ở một phương diện nào đó đấy là điều khiến tôi vui mừng và hy vọng, vì nó chứng tỏ sự hiểu biết hơn của người dân đối với lãnh vực văn hóa-nghệ thuật và nhất là nó chứng tỏ sự trưởng thành hơn về trách nhiệm công dân đối với cộng đồng và xã hội; hơn nữa, trong chừng mực nào đó, nó chứng tỏ thiện cảm của hầu hết mọi người đối với Công Giáo nói chung và đối với một công trình kiến trúc của Công Giáo nói riêng.
Trong khi truyền thông thế tục sôi sục đưa tin, thể hiện một mối quan tâm rất tích cực và rất có tính xây dựng đối với một di sản văn hóa-lịch sử của Công Giáo thì truyền thông Công Giáo chỉ có lẻ tẻ vài bản tin ngắn. Trang mạng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) không một dòng nào đề cập đến việc việc dỡ bỏ và tái thiết Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Các website của các
Ủy Ban chuyên môn trực thuộc HĐGM cũng không có dòng nào. Trang của Ủy ban Nghệ Thuật Thánh thì bị chết, không vào được .
Hầu hết website của các giáo phận và các dòng tu cũng im lặng. Duy chỉ có trang của Giáo phận Lạng Sơn đưa lại một tin của BBC. Trang Vatican.news của Tòa Thánh bản tiếng Đức có một tin ngắn. Bản tiếng Việt không nói gì. Trang Vietcatholic.net có hai bài phản ánh hai quan điểm khác nhau. Ngay chính website của Giáo phận Bùi Chu, địa chỉ đầu tiên và đáng tin cậy nhất để tìm hiểu về vấn đề liên quan thì cũng không có bài nào trực tiếp và chính thức đề cập gì đến vấn đề liên quan. Người ta chỉ biết thoáng qua, cách gián tiếp rằng Nhà thờ Chính Toà Bùi Chu sẽ được hạ giải vào ngày 13.05.2019 qua bản tin về Lễ Truyền Dầu và qua một video giới thiệu về Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
Thật là lạ!
Thật là không bình thường!
Trong khi truyền thông thế tục lên tiếng về vấn đề của chính Công Giáo thì Truyền thông Công Giáo dường như im lặng về vấn đề của chính mình! Trong khi các trang mạng Công Giáo đưa đủ thứ tin tức xa gần, thì chính nó lại im lặng trước chuyện động trời liên quan đến một trong những di sản văn hóa đức tin-văn hóa quý nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại vùng đất đấu tiên đón nhận Tin Mừng ở Việt Nam.
Trong khi có nhiều những trí thức ngoài Công Giáo và ngoại quốc lên tiếng, thì cho đến nay, chưa thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, chưa thấy Ủy Ban Nghệ thuật Thánh, chưa thấy một Đức Giám Mục nào có ý kiến thuận nghịch gì về vụ “đại tu” Nhà thờ Bùi Chu. Người ta thấy có một sự bất cân xứng tuyệt đối trong việc truyền thông, thể hiện sự bất cân xứng tuyệt đối trong việc quan tâm đến di sản văn hóa đức tin là Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
Có một sự im lặng đáng sợ.
Đấy là một sự im lặng khó hiểu.
Một sự im lặng gần như tuyệt đối trong giới Công Giáo trước vấn đề liên quan đến một di sản quan trọng trong lịch sử đức tin của Công Giáo Việt Nam cũng là một di sản quan trọng của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Thư Chung của HĐGMVN năm 1980 chủ trương Giáo Hội đồng hành cùng Dân Tộc. Lúc này, trong vụ việc Nhà thờ Bùi Chu này, tôi thấy HĐGMVN không đồng hành cùng dân tộc. Không đồng hành cùng dân tộc vì không đồng hành với chính mình. Không đồng hành với Giáo Hội.
Tôi cảm thấy xấu hổ và thất vọng vì trong khi người ngoại quốc và ngoại đạo lại chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách để bảo tồn một gia sản đức tin-văn hóa của Công Giáo nói riêng và của Đất Nước Việt Nam cũng như của thế giới nói chung, thì phía Công Giáo, đại diện là Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho đến giờ này, lại vẫn im lặng. Một sự im lặng điển hình thể hiện sự thờ ơ và vô cảm trước những vấn đề nóng bỏng đang tồn tại trong xã hội và Giáo Hội Việt Nam ngày nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần có nói đến “sự vô cảm và phổ quát tập thể”, “sự im lặng đồng lõa” kiểu này. Trong một bài giảng ngài đã trích dẫn câu Cain trả lời Đức Chúa rằng: “Điều đó liên quan gì tới tôi? Tôi đâu có phải là người bảo vệ em tôi” ( St 4,9)”. Tương tự như vậy, tôi thấy cái im lặng của các đấng bậc hữu trách trong HĐGM trước vụ việc “đại tu” Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu dường như muốn nói rằng: “Việc ấy liên quan gì đến tôi! Tôi đâu có phải là Đức Giám Mục Bùi Chu!”
Có thể vì những lý do tế nhị nên các Đức Giám Mục trong HĐGM với tư cách tập thể cũng như với tư các cá nhân, các ngài đã không dám lên tiếng. Nhưng tôi không tin rằng đó là bác ái! Nếu một mai Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu bị dỡ bỏ và làm lại mới, thì một lần nữa tôi tin rằng Hoàng đế Napoléon nói đúng: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.”
Tôi nghĩ rằng trong lúc mọi người trong đạo ngoài đời đang lo sốt vó về số phận của một di sản văn hóa đức tin thì HĐGMVN cần phải có trách nhiệm và bổn phận phải lên tiếng.
Nếu việc tháo dỡ và trùng tu kia là không nên và là việc làm hủy hoại di sản đức tin và văn hóa, thì HĐGM cũng giảm được phần nào trách nhiệm trước lịch sử và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng bớt mang tiếng trước Dân Tộc và thế giới.
Nếu việc tháo dỡ và trùng tu kia là đúng và là nên thì sự lên tiếng của các ngài giúp khai thông mọi hiểu lầm và kết án, giảm áp lực và điều tiếng Tòa Giám Mục Bùi Chu, mọi người trong đạo ngoài đời quan tâm đến di sản mới thực sự yên tâm.
Nếu việc tháo dỡ kia không xảy ra và Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu hiện nay sẽ vẫn tồn tại, phần hư hại được phục chế hoặc tu sửa tùy mức độ nặng nhẹ, phần chưa hư hỏng được gia cố và tôn tạo cho vững chắc và xinh đẹp hơn thì HĐGM cũng được mọi người trong đạo ngoài đời tôn trọng và vinh danh.
“Đừng im tiếng mà phải lên tiếng!” vì Nhà thờ Bùi Chu là một phần máu thịt của đức tin Công Giáo và một phần quá khứ của lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam, nếu không muốn nói là một phần của thế giới.
AI NÓI VÀ NÓI GÌ?
Vấn đề đại tu nhà thờ Chính tòa Bùi Chu phát xuất từ thực trạng của nó hiện nay. Nó được xây dựng năm 1885 và đã được tu sửa một số lần. Hiện nay, thực trạng của nó thế nào? Nó còn có thể đứng vững không? Nó có đáng giữ lại không? Nó có đáng bị phá bỏ không?
Theo Đức cha Đức cha Thomas Vũ Đình Hiệu, Giám mục Bùi Chu, trong thư xin trợ giúp ngày 19 tháng 3 năm 2019 gửi cha Chánh xứ Dốc Mơ cho biết “…Nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tường nhà thờ đã bị nứt nẻ nhiều chỗ. Vôi vữa và gạch mái nhà thờ cũng bị rớt xuống, ảnh hưởng không những tới việc thờ phượng mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bà con giáo dân tham dự phụng vụ” [3].
Theo Cha Nguyễn Đức Giang, Chính xứ Bùi Chu-Tổng Đại diện, cho biết: “nhà thờ chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885. Tồn tại 134 năm, do tác động của thời tiết mưa, nắng, bão gió, các nguyên vật liệu của nhà thờ đã bị hư hại, nhiều vết rạn nứt, dột nát” [4]. “Nhà thờ đã xuống cấp nhiều năm, được sửa chữa nhiều lần và đến nay không thể sửa chữa được nữa.” [5] “Nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ, nếu không đại tu sẽ gây mất an toàn cho các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân tại đây” [6].
Theo đoàn khảo sát của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ông Thứ trưởng Lê Quang Tùng làm trưởng đoàn trong ngày 7/5 đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và đoàn cũng trực tiếp khảo sát thực tế, kiểm tra sơ bộ về thực trạng của nhà thờ Bùi Chu. Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết, qua kiểm tra thực tế nhà thờ Bùi Chu, “về sơ bộ cho thấy hiện trạng công trình đã bị nứt, hỏng nhiều chỗ. Cụ thể, cửa vào bị nứt, tòa tháp trái bị nghiêng, nhiều cửa vòm ở hai bên đều bị nứt. Nội thất bên trong bị xuống cấp, mục, mọt, nhiều vật liệu có thể rơi xuống bất cứ lúc nào” [7].
Một nhóm gồm hơn 20 kiến trúc sư dưới sự “giám sát online” của Tiến sĩ-Kiến trúc sư Nguyễn Hạnh Nguyên tại Đại học Kiến trúc Sài Gòn và Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp đã bỏ ra hai ngày để khảo sát nhà thờ và đọc bản vẽ. Nhóm này đưa ra một báo cáo về hiện trạng nhà thờ khá kỹ lưỡng và khoa học. Theo họ “không có dấy hiệu cho thấy công trình xuống cấp nghiêm trọng và không có khả năng chịu lực như thông tin mà Tòa Giám Mục đưa ra” [8]. “Có thể nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấu khung chịu lực còn tốt, bảo đảm khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này khắc phục đơn giản” [9].
Tôi đã đến Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu nhiều lần. Đã làm lễ, đã chiêm ngưỡng bên trong bên ngoài ngôi thánh đường cổ kính và xinh đẹp này. Mấy ngày nay tôi cũng xem đi xem lại cái video giới thiệu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu do Tòa Giám Mục mới làm và mới phổ biến hơn 1 tuần nay trên website của Giáo phận Bùi Chu, từ những điều mắt thấy tai nghe, tôi tin kết luận của nhóm kiến trúc sư trên đây là khách quan và đúng đắn.
Nhà thờ Bùi Chu được “đại tu” hay bị phá bỏ rồi xây mới theo mẫu cũ?
Đức Giám Mục Bùi Chu, Thomas Vũ Đình Hiệu, trong thư xin trợ giúp ngày 19 tháng 3 năm 2019 gửi cha Chánh xứ Dốc Mơ dùng tư “đại tu”. Sau đó, ngày 5 tháng 4, trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, ngài cũng nói đến “kế hoạch đại tu nhà thờ Bùi Chu” đã được “hầu hết các tu sĩ, giáo dân và chính quyền địa phương đã đồng thuận” [10]. Như vậy theo Đức Giám Mục, thì Nhà thờ Bùi Chu được “đại tu”, nhưng ngài không cho biết đại tu cách cụ thể thế nào.
Linh mục Nguyễn Đức Giang, Tổng Đại diện Giáo phận Bùi Chu cho biết: “Nhà thờ đã xuống cấp nhiều năm, được sửa chữa nhiều lần và đến nay không thể sửa chữa được nữa. Vì sự an toàn của giáo dân và việc thờ phượng, chúng tôi phải đại tu lại chính tòa.” “Việc đại tu nhà thờ hoàn toàn dựa trên khuôn mẫu kiến trúc nhà thờ cũ. Phần tường bằng gạch chắc chắn sẽ phải đập đi. Các phần bằng gỗ, đá sẽ được tận dụng nếu phù hợp với công trình mới hoặc giữ lại trưng bày” [11]. Ai hiểu cấu trúc Nhà thờ Bùi Chu mà nghe lời Cha Tổng Đại nói thì mình phải hiểu cái mà ngài gọi là “đại tu” ấy thực chất là phá dỡ nhà thờ hiện nay và làm lại một nhà thờ mới theo khuôn mẫu cũ.
Cha Trần Hưng Đạo giám đốc Caritas Bùi Chu trả lời BBC vào hôm 1 tháng 5 rằng: “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó, sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được. Nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa đại tu thôi nhưng việc này chúng tôi không trả lời nhiều, việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí” [12]. Như vậy theo cha Trần Hưng Đạo thì việc đại tu cũng bao gồm việc tháo dỡ nhà thờ cổ kính hiện nay.
Một giáo dân cũng là một đại diện của UBND xã Xuân Ngọc, nơi tọa lạc Nhà thờ Bùi Chu, cho biết: “Các giáo dân đều rất ủng hộ việc xây nhà thờ mới, bản thiết kế nhà thờ mới đã được các đức cha gửi tới các hộ dân từ gần năm nay […] Nhà thờ mới sẽ to đẹp hơn nhà thờ cũ. Nhà thờ cũ là di sản với các vị kiến trúc sư thôi, còn với chúng tôi nó đã cũ nát, không an toàn" [13]. Theo ông giáo dân-cán bộ này thì việc xây nhà thờ mới và phá nhà thờ cũ là hiển nhiên. Đáng thương cho ông và đáng buồn cho chúng ta vì cái cung giọng rẻ rúng ngôi Nhà thờ Chính tòa cổ kính, và hồ hởi với ngôi nhà thờ to đẹp sắp xây dựng.
Trong video giới thiệu Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu trên website của Tòa Giám Mục Bùi Chu phần cuối phút 13:00 nói rằng: “Giáo phận đang dự định tái thiết lại nhà thờ và mở rộng khuôn viên sao cho khang trang hơn và đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của giáo phận”. Như vậy theo Video của Tòa Giám mục Bùi Chu phổ biến thì việc đại tu mà giáo phận đang theo đuổi chính là việc tái thiết lại nhà thờ và mở rộng khuôn viên sao cho khang trang hơn.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: "Với tài liệu là thiết kế sơ bộ tôi có trong tay thì quy mô cũng như hình dáng của công trình vẫn giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên đó chỉ là hồ sơ sơ bộ, về chi tiết chúng tôi chưa nghiên cứu cụ thể". Theo ông: “báo cáo của địa phương cho biết nhiều thành phần kiến trúc của công trình cũ sẽ được giữ lại.” [14] Như vậy theo lời ông này thì độc giả có thể suy ra rằng nhà thờ cũ sẽ bị phá bỏ và một nhà thờ mới sẽ được xây dựng lại theo hình dáng cũ.
Phá nhà thờ cũ, xây nhà thờ mới theo kiểu cũ. Đó là ý muốn của Tòa Giám Mục Bùi Chu, thể hiện quan lời nói của các vị hữu trách và của giáo dân trong giáo xứ. Có lẽ hầu hết các nhà báo đều hiểu đúng ý của Tòa Giám Mục Bùi Chu, cho nên hầu như tất cả các bài báo liên quan đều có tựa đề dùng các từ ngữ như “phá dỡ”, “tháo dỡ”, “hạ giải” thậm chí là “bị đập bỏ”, “được bảo vệ bằng búa”.
Video giới thiệu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu của Tòa Giám Mục đã mặc nhiên xác nhận điều trên đây, vì phần cuối video đã giới thiệu bản vẽ phối cảnh bên ngoài nhà thờ và bản vẽ kiến trúc bên trong thánh đường mới sẽ được xây dựng. Đối chiếu các bản vẽ này với nhà thờ cũ thì thấy rằng nhà thờ mới sẽ gần giống nhà thờ hiện nay về hình dáng và quy mô, nhưng rất khác về chi tiết kiến trúc và các hoa văn trang trí. Đại tu kiểu này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo tồn di sản. Làm như thế mà gọi là đại tu là lạm dụng từ ngữ. Cần phải gọi cho chính danh là phá bỏ nhà thờ cũ, xây dựng nhà thờ mới theo kiểu cũ.
Điều này cũng đúng với xác nhận của hơn 20 kiến trúc sư trong nhóm bảo vệ di sản. Sau 2 ngày khảo sát và đọc bản vẽ, các kiến trúc sư này cho rằng thực chất “đây là việc đập đi xây mới với hình thức và quy mô khác di sản hiện có.” [15]
Tóm lại theo lời của một số đấng bậc ở TGM Bùi Chu thì Nhà thờ Bùi Chu tựa như một Lão Bà tuổi cao, bệnh tật, vô phương chữa trị, tồn tại chỉ làm gánh nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh, vì vậy Lão Bà đáng phải chết. Do đó, trong tinh thần trách nhiệm và với tấm lòng nhân đạo, Giáo phận sẽ thi hành quyền trợ tử, nghĩa là giúp cho Lão Bà được chết êm dịu. Cái chết của Lão Bà sẽ sinh ích cho người sống, vì chẳng những loại trừ được mối nguy hiểm chết người, mà còn mở đường cho sự ra đời một cô gái giống Lão Bà nhưng trẻ đẹp hơn Lão Bà hơn trăm lần.
Ngược lại, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, của nhóm hơn 20 kiến trúc sư, những người yêu mến di sản, thì Nhà thờ Bùi Chu mới chỉ vẫn là một phụ nữ xinh đẹp, một người vợ đoan trang, đức hạnh, một người mẹ đảm đang. Tuy đã phục vụ chồng con hơn trăm năm, đến nay da đã mồi, tóc đã có những sợi bạc, son phấn đã có phần phai lạt, nhưng nhờ khéo tu thân tích đức, cho nên gân cốt vất còn tốt, sức vóc vẫn còn mạnh, vẫn đủ sức gánh vác giang sơn nhà chồng, chu toàn bổn phận làm vợ làm mẹ. Chị chưa có gì đáng phải bị bức tử. Chị chỉ cần nhà cHồng Yêu mến, chăm chút tý ty thì Chị vẫn là một Cô Tiên, vẫn có thể phục vụ đắc lực, chu toàn bổn phận làm vợ làm mẹ trong gia đình.
Tôi có dịp đi thăm nhiều nhà thờ ở Âu-Mỹ, tôi thấy nhà thờ Bùi Chu còn tốt đẹp và chắc chắn hơn nhiều nhà thờ cũ ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Ngay tại Ý, nhiều nhà thờ ở trong tình trạng hư hỏng thảm hại hơn rất nhiều, nhưng họ vẫn không phá bỏ và xây mới cho rẻ, nhưng vẫn bảo tồn và tìm cách phục chế, dù giá trị mỹ thuật và lịch sửu nhiều khi kém xa Nhà thờ Bùi Chu.
Tôi theo luân lý Công Giáo. Tôi không muốn trợ tử bệnh nhân. Tôi cũng không muốn ai bức tử nhà thờ mà tổ tiên tôi đã góp phần xây dựng, dù ngôi nhà thờ ấy có bị hư hỏng ít nhiều theo thời gian. Còn nước còn tát. Tôi muốn Nhà thờ Bùi Chu được bảo tồn, được đại tu. Tôi muốn nó được cứu trước hết bằng tấm lòng yêu mến nó và tấm lòng hiếu kính tổ tiên, biết tôn trọng các giá trị tổ tiên đã dày công hy sinh vun đắp mà Nhà thờ Bùi Chu là một điển hình.
GIÁ TRỊ ĐỨC TIN-VĂN HÓA CỦA NHÀ THỜ BÙI CHU
Tôi đi thăm nhiều nước và thăm rất nhiều nhà thờ cũ mới tại châu Âu. Ngay tại lục địa Kitô giáo lâu đời này, cũng hiếm thấy có vùng nông thôn nào, có mật độ nhà thờ dày đặc như vùng Bùi Chu và cũng hiếm có vùng nào có nhiều nhà thờ đẹp như ở vùng Bùi Chu-Thái Bình, dọc theo sông Hồng và sông Ninh Cơ. Đấy là những ngôi nhà thờ cổ làm vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, theo kiến trúc nửa tây nửa ta, thường có mặt tiền theo kiểu Việt Nam hay Tây Ban Nha, kiến trúc bên trong nhà thờ theo kiểu baroque hoặc truyền thống Việt Nam, bàn thờ thường theo kiểu baroque, sơn son thiếp vàng, trông rất hòa hợp với phong cảnh làng quê châu thổ sông Hồng. Nhà thờ Bùi Chu là một trong những thánh đường to nhất, đẹp nhất và cổ kính nhất trong số ấy. Cái chuỗi nhà thờ kia có thêm giá trị khi nhà thờ Bùi Chu tồn tại. Cái chuỗi nhà thờ kia mất phần nào giá trị khi nhà thờ Bùi Chu bị không còn.
Ở tầm mức quốc gia, tôi đã đi thăm hết các nhà thờ chính tòa cũ mới ở Việt Nam, trừ nhà thờ Chính tòa Phú Cường, vì khi tôi đã sang Roma, nhà thờ này còn chưa xây dựng. Xếp hàng các nhà thờ kia lại với nhau để so sánh về phương diện mỹ thuật, theo cảm quan của tôi, ngay cho đến hôm nay, có lẽ Nhà thờ Bùi Chu vẫn đẹp hơn phần lớn các nhà thờ còn lại. Một vẻ đẹp sang trọng mà kín đáo, rất có bầu khí tâm linh toát lên từ sự logic và nhất quán của phong cách kiến trúc, cũng như sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghệ thuật đông tây trong toàn thể cũng như từng chi tiết của nó. Những nhà thờ chính tòa cũ mới được kể là đẹp như Thái Bình, Phủ Cam, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Mỹ Tho, theo tôi, đều không thể sánh được với Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Sánh được với nó có lẽ là Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Nhà thờ Chính tòa Kontum, Nhà thờ Phú Nhai và nhà thờ Kẻ Sặt ở Hài Dương. Đẹp hơn nó ít nhiều có lẽ là Nhà thờ Phát Diệm và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Có thể nói rằng Nhà thờ Bùi Chu là một trong số mấy nhà thờ chính tòa đẹp nhất Việt Nam.
Ở tầm mức khu vực Đông Nam Á, tôi có đi thăm một số nhà thờ ở Thái Lan và Philippines. Tôi cũng thấy ít có các nhà thờ chính tòa to đẹp như Nhà thờ Bùi Chu. Thậm chí ngay tại các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Canada cũng vậy. Ngoại trừ một số rất ít nhà thờ nổi tiếng, số còn lại, dù đôi khi có lưu trữ được những tác phẩm hội họa và điêu khắc có giá trị, nhưng cũng ít có nhà thờ có quy mô to lớn, có kiến trúc khoáng đạt và trang trí hài hòa, tinh tế, có đáp ứng các yêu cầu của phụng vụ tốt như Nhà thờ Bùi Chu. Khiêm nhường mà nói, nhìn lên thì thấy nhà thờ Bùi Chu cũng chưa có danh tiếng tầm mức ở tầm mức thế giới, nhưng nhìn xuống thì thấy số nhà thờ chính tòa to đẹp và có giá trị mỹ thuật như nó trong Giáo hội hoàn vũ cũng không phải là nhiều.
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng theo phong cách Baroque. Trong lịch sử nghệ thuật, người ta biết rằng nghệ thuật Baroque là một trường phái nghệ thuật cuối cùng được sinh ra giữa lòng Giáo Hội và chi phối toàn bộ nghệ thuật dân sự và tôn giáo ở châu Âu và một phần trong các vùng ngoại vi của nó từ đầu thế kỷ XVII đến đầu hạ bán thế kỷ XVIII. Từ Roma nghệ thuật Baroque dần dần nó được phổ biến khắp thế giới, rồi được truyền đến Việt Nam. Người ta nói tới kiến trúc Baroque Pháp, Baroque Anh, Baroque Trung Âu, Baroque Tây Ban Nha, Baroque Bồ Đào Nha, Baroque Nam Mỹ, Baroque Á Châu, etc. Nhà thờ Bùi Chu là một trong những công trình kiến trúc baroque điển hình nhất và đẹp nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nếu nhà thờ Bùi Chu bị dỡ bỏ thì Giáo Hội và thế giới và sẽ vĩnh viễn mất đi một di sản đức tin và nghệ thuật quý giá. Nếu nó được làm mới lại như cũ hay đẹp hơn cũ thì nó cũng chỉ như đồ giả cổ. Đồ giả cổ không phải là đồ cổ! Không quý giá.
Nhưng theo tôi đấy chưa phải là cái mất mát lớn nhất.
Người ta biết Bùi Chu là vùng đất đầu tiên của Việt Nam được đón nhận Tin Mừng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết vào năm 1533 có thừa sai Inekhu đến truyền giáo ở Trà Lũ, huyện Giao Thủy và Quần Anh, huyện Nam Chân. Trà Lũ giáp với Bùi Chu. Nếu có thừa sai giảng đạo ở Trà Lũ thì có phần chắc là trước và sau đó ít lâu đức tin cũng tới Bùi Chu. Vậy tại vùng đất đầu tiên được tiếp xúc với Tin Mừng này, từ năm 1533 đến giờ chứng tích vật chất liên quan đến đức tin Công Giáo nay còn lại gì? Có lẽ chỉ còn lại ngôi thánh đường Bùi Chu được xây dựng năm 1885. Có lẽ nó là một trong những công trình xây dựng theo kiến trúc Tây Phương sớm nhất ở châu thổ sông Hồng và là một trong những chứng tích vật chất cổ nhất và quý giá nhất của thế hệ tiền nhân còn sót lại. Nếu dỡ bỏ đi thì đấy là hành vi xóa bỏ ký ức về quá khứ của chính mình và của cộng đồng mình. Cộng đồng Công Giáo và dân tộc Việt Nam. Đó là một tội ác. Đó mới là cái mất mát lớn nhất và nguy hiểm nhất cho Giáo Hội và xã hội.
Tiếc thay những chuyện như vậy vẫn xảy ra. Dự định phá nhà thờ cũ và xây nhà thờ mới theo kiểu cũ của Tòa Giám Mục Bùi Chu chỉ là câu chuyện nối dài của một xu hướng đã và đang xảy ra trong mọi tôn giáo cũng như trong xã hội Việt Nam.
Hồi phục vụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, vào thứ hai hằng tuần tôi thường lang thang theo cha Nguyễn Hữu Triết ra phố Lê Công Kiều xem đồ cổ. Khi về Hà Nội tôi giữ thói quen đi xem đồ cổ trên Đê Nghi Tàm. Có lần một chủ tiệm đồ cổ khoe với tôi có nhà thờ cổ nọ thuộc địa phận Hải Phòng đang rao bán và anh mời tôi xếp thời gian anh đưa đi thăm. Xót quá tôi tức tốc điện thoại cho cha Triết, vì biết ngài quê Hải Phòng và có tương giao thâm tình với Đức cha Vũ Văn Thiên, cũng là người thích đồ cổ, nhằm tìm cách cứu vãn ngôi nhà thờ cổ kia. Ít bữa sau tôi gọi cho ngài xem tình hình thế nào. Ngay câu đầu tiên ngài đau đớn và tức tối thốt lên: “Nó bán mẹ nó mất rồi cha Khải ơi! Đau quá!” Thế là lại thêm một ngôi thánh đường bị xẻ thịt đưa ra tiệm đồ cổ.
Một trường hợp khác nữa. Thời gian tôi phục vụ ở Giáo phận Thái Bình, một bữa cha Tân, Chính xứ Phương Xá, huyện Đông Hưng, mời tôi đến ăn cơm chung. Tôi thấy ngài đang rửa đường kiệu chung quanh ngôi thánh đường hiện đại. Tôi khen nhà thờ khang trang, sạch sẽ, thoáng mát thì ngài đau đớn thốt lên: “Đau lắm cha Khải ơi! Ngôi nhà thờ cổ kính, nghệ thuật quý giá hơn nhiều mà người ta phá đi làm ngôi nhà thờ bê tông này! Có gia đình nào đó gốc xứ này ở bên Mỹ về thăm giáo xứ quê hương, thấy ngôi nhà thờ cũ có vẻ hơi thấp và hơi tối. Cha xứ cũ khi ấy thì lại thích có ngôi nhà thờ khang trang. Gia đình kia thì thích có danh. Thế là ngôi thánh đường cổ kính bị “xẻ thịt” và ngôi thánh đường bê tông này được xây dựng. Dấu tích xưa của khu vực nhà thờ chỉ còn sót lại tháp thuông trơ trọi”.
Bao nhiêu nhà thờ bị bán và bị “xẻ thịt” kiểu như vậy? Không biết! Nhưng xảy ra khá thường xuyên trong những năm qua. Mà mới đây nhất là nhà thờ Trà Cổ. Hỏi vì sao? Vì hàng giáo sĩ và giáo dân tại chỗ thiếu hiểu biết. Vì thấm nhiễm quan niệm thẩm mỹ lệch lạc và thói quen phá cũ xây mới của chế độ cộng sản. Vì đạo đời thiếu ý thức tổ chức và quản lý di sản. Vì suy nghĩ sai lầm rằng cần xây nhà thờ to hơn,“đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày một tăng”, để giáo dân có đủ chỗ ngồi. Vì cám dỗ và thói quen thích xây cất và lấy đó làm le với mọi người. Vì sự đóng góp dễ dãi và quảng đại của giáo dân trong ngoài nước. Cứ khi nào không thích cái gì là phá và xây. Cứ khi nào thích cái gì là xây cho người khác sẽ phá. Cứ vậy! Và nạn nhân là các nhà thờ xứ, nhà thờ giáo họ và các nhà giáo lý lần lượt bị “xẻ thịt” và bán trong các tiệm đồ cổ. Hiếm lắm mới có trường hợp sống sót, khi người mua là người yêu mến Giáo Hội và có ý thức bảo tồn di sản. Đấy là trường hợp một giáo dân ở Phú Lý Hà Nam. Ông bà đã mua được toàn bộ ngôi nhà thờ cổ của họ đạo nọ rao bán, rồi mang về dựng lại trên phần đất của gia đình nằm cạnh quốc lộ 1 A, gần lối vào nhà thờ Sở Kiện.
Tôi cầu mong cho Nhà thờ Bùi Chu tương lai không chịu chung số phận như những nhà thờ trên đây. Tôi xin Chúa đừng để Nhà thờ Bùi Chu bị “xẻ thịt”. Tôi đọc thấy báo nói Nhà thờ mới sẽ được dỡ ra, phần nào dùng được thì dùng, phần nào không thì đưa vào phòng triển lãm. Dù không bị đưa ra tiệm đồ cổ, nhưng tôi cũng muốn Nhà thờ Bùi Chu bị “xẻ thịt” kiểu ấy. Tôi cầu xin Chúa cho Nhà thờ Bùi Chu được bảo tồn và được đại tu, nghĩa là đợc trở lại với tình trạng tốt đẹp nguyên thủy trong toàn thể và trong từng chi tiết. Amen.
Chú thích:
[1] http://w2.vatican.va/content/francesco/it/homilies/2015. Bài giảng Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót 12/04/2015 tại VCTĐ Thánh Phêrô.
[2] Lời của NS Anh Bằng trong bài hát cùng tên.
[3] Copy thư của Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu gửi Cha Chính Xứ Dốc Mơ.
[4] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[5] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[6] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[7] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[8] https://baotiengdan.com/2019/04/30/nha-tho-chanh-toa-bui-chu-nam-dinh-thuc-hien-cong-uoc-quoc-te-khong-duoc-pha-di-san/
[9] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[10] https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-viet-nam-vao-cuoc-vu-ha-giai-nha-tho-bui-chu/4905955.html
[11] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[12] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48176267
[13] https://tuoitre.vn/ngam-hinh-anh-nha-tho-bui-chu-dep-ngo-ngang-sap-ha-giai-20190502204339165.htm
[14] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[15] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
TẢN MẠN XUNG QUANH VIỆC “ĐẠI TU ” NHÀ THỜ CHÍNH TÒA BÙI CHU
AI LÊN TIẾNG VÀ AI IM TIẾNG
Hôm 30 tháng 4, trong khi cha Đào Xuân Thành, Chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Seattle và tôi đang mặc áo chuẩn bị bước vào thánh lễ cầu nguyện cho tổ quốc và cho các nạn nhân chết trên rừng dưới biển vì chiến tranh, vì tù đầy, vì vượt biên vượt biển, etc, thì một anh giáo dân hối hả vào phòng thánh cấp báo như cháy nhà rằng Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu sẽ bị dỡ bỏ vào ngày 13 tháng 5 tới đây.
Anh đau đớn! Tôi cũng lặng người. Đau đớn. Theo dõi câu chuyện đau thương gây chấn động này, tôi thấy nhiều người và nhiều cơ quan truyền thông lên tiếng. Họ cũng đau đớn như tôi và có khi đau đớn hơn tôi. Tôi chưa từng thấy có việc đập phá hay xây dựng một công trình đạo đời nào lại được dư luận quan tâm rộng rãi như vậy, từ người Công Giáo đến người không Công Giáo, từ người Việt đến người ngoại quốc, từ trong nước đến nước ngoài, cả truyền thông chính thống lẫn truyền thông không chính thống.
Hầu như tất cả các báo đài, các website quen thuộc đều đưa tin về việc tháo dỡ và trùng tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Trong nước có Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Báo Người Lao Động, VTC, Vietnamnet, Vnexpress, Đất Việt, Dân Trí, Tạp chí Kiến Trúc, Người Đô Thị, Kinh Tế Đô Thị, etc. Ngoài nước có Báo Người Việt, Việt Báo, Báo Viễn Đông là các báo lớn của người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản ở California. Quốc tế có Đài BBC của Anh, Đài RFI của Pháp, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự Do của Hoa Kỳ. Hầu hết các
Các trang mạng chuyên viết về lãnh vực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền như Dân Luận, Báo Tiếng Dân, Tin Mừng Cho Người Nghèo cũng lên tiếng. Đấy là chưa kể vô số các blog, các FB và các trang mạng của các nhóm hội trong đạo ngoài đời. Lúc này là sang 9 tháng 5, tôi vừa gõ lên google một cái, lập tức thấy có 420 nghìn kết quả.
Một điều lạ là ngay cả các trang mạng trước giờ chuyên chống Công Giáo, chống dân chủ và nhân quyền như trang nguyenphutrong.org, nguyentandung.org, hoicodo.org cũng đưa tin về vụ Nhà thờ Bùi Chu. Điều lạ lùng không biết là nên khóc hay nên cười là những trang này trước giờ có chuyện gì liên quan đến Công Giáo thì nhảy bổ vào chửi bới và kết án, nhưng riêng trong vụ Nhà thờ Bùi Chu này lại có lập trường đối nghịch với các cơ quan truyền thông còn lại, hoàn toàn tán đồng và tích cực bênh vực lập trường và quan điểm phá cũ xây mới của Tòa Giám Mục Bùi Chu, kết án các cư dân mạng “khóc mướn” khi lên tiếng bảo vệ nhà thờ.
Xưa nay, liên quan đến Công Giáo Việt Nam hiếm có vấn đề nào được các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế, không phân biệt lập trường và quan điểm, quan tâm rộng rãi và liên tục như vậy. Ở một phương diện nào đó đấy là điều khiến tôi vui mừng và hy vọng, vì nó chứng tỏ sự hiểu biết hơn của người dân đối với lãnh vực văn hóa-nghệ thuật và nhất là nó chứng tỏ sự trưởng thành hơn về trách nhiệm công dân đối với cộng đồng và xã hội; hơn nữa, trong chừng mực nào đó, nó chứng tỏ thiện cảm của hầu hết mọi người đối với Công Giáo nói chung và đối với một công trình kiến trúc của Công Giáo nói riêng.
Trong khi truyền thông thế tục sôi sục đưa tin, thể hiện một mối quan tâm rất tích cực và rất có tính xây dựng đối với một di sản văn hóa-lịch sử của Công Giáo thì truyền thông Công Giáo chỉ có lẻ tẻ vài bản tin ngắn. Trang mạng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) không một dòng nào đề cập đến việc việc dỡ bỏ và tái thiết Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Các website của các
Ủy Ban chuyên môn trực thuộc HĐGM cũng không có dòng nào. Trang của Ủy ban Nghệ Thuật Thánh thì bị chết, không vào được .
Hầu hết website của các giáo phận và các dòng tu cũng im lặng. Duy chỉ có trang của Giáo phận Lạng Sơn đưa lại một tin của BBC. Trang Vatican.news của Tòa Thánh bản tiếng Đức có một tin ngắn. Bản tiếng Việt không nói gì. Trang Vietcatholic.net có hai bài phản ánh hai quan điểm khác nhau. Ngay chính website của Giáo phận Bùi Chu, địa chỉ đầu tiên và đáng tin cậy nhất để tìm hiểu về vấn đề liên quan thì cũng không có bài nào trực tiếp và chính thức đề cập gì đến vấn đề liên quan. Người ta chỉ biết thoáng qua, cách gián tiếp rằng Nhà thờ Chính Toà Bùi Chu sẽ được hạ giải vào ngày 13.05.2019 qua bản tin về Lễ Truyền Dầu và qua một video giới thiệu về Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
Thật là lạ!
Thật là không bình thường!
Trong khi truyền thông thế tục lên tiếng về vấn đề của chính Công Giáo thì Truyền thông Công Giáo dường như im lặng về vấn đề của chính mình! Trong khi các trang mạng Công Giáo đưa đủ thứ tin tức xa gần, thì chính nó lại im lặng trước chuyện động trời liên quan đến một trong những di sản văn hóa đức tin-văn hóa quý nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại vùng đất đấu tiên đón nhận Tin Mừng ở Việt Nam.
Trong khi có nhiều những trí thức ngoài Công Giáo và ngoại quốc lên tiếng, thì cho đến nay, chưa thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, chưa thấy Ủy Ban Nghệ thuật Thánh, chưa thấy một Đức Giám Mục nào có ý kiến thuận nghịch gì về vụ “đại tu” Nhà thờ Bùi Chu. Người ta thấy có một sự bất cân xứng tuyệt đối trong việc truyền thông, thể hiện sự bất cân xứng tuyệt đối trong việc quan tâm đến di sản văn hóa đức tin là Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.
Có một sự im lặng đáng sợ.
Đấy là một sự im lặng khó hiểu.
Một sự im lặng gần như tuyệt đối trong giới Công Giáo trước vấn đề liên quan đến một di sản quan trọng trong lịch sử đức tin của Công Giáo Việt Nam cũng là một di sản quan trọng của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Thư Chung của HĐGMVN năm 1980 chủ trương Giáo Hội đồng hành cùng Dân Tộc. Lúc này, trong vụ việc Nhà thờ Bùi Chu này, tôi thấy HĐGMVN không đồng hành cùng dân tộc. Không đồng hành cùng dân tộc vì không đồng hành với chính mình. Không đồng hành với Giáo Hội.
Tôi cảm thấy xấu hổ và thất vọng vì trong khi người ngoại quốc và ngoại đạo lại chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách để bảo tồn một gia sản đức tin-văn hóa của Công Giáo nói riêng và của Đất Nước Việt Nam cũng như của thế giới nói chung, thì phía Công Giáo, đại diện là Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho đến giờ này, lại vẫn im lặng. Một sự im lặng điển hình thể hiện sự thờ ơ và vô cảm trước những vấn đề nóng bỏng đang tồn tại trong xã hội và Giáo Hội Việt Nam ngày nay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần có nói đến “sự vô cảm và phổ quát tập thể”, “sự im lặng đồng lõa” kiểu này. Trong một bài giảng ngài đã trích dẫn câu Cain trả lời Đức Chúa rằng: “Điều đó liên quan gì tới tôi? Tôi đâu có phải là người bảo vệ em tôi” ( St 4,9)”. Tương tự như vậy, tôi thấy cái im lặng của các đấng bậc hữu trách trong HĐGM trước vụ việc “đại tu” Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu dường như muốn nói rằng: “Việc ấy liên quan gì đến tôi! Tôi đâu có phải là Đức Giám Mục Bùi Chu!”
Có thể vì những lý do tế nhị nên các Đức Giám Mục trong HĐGM với tư cách tập thể cũng như với tư các cá nhân, các ngài đã không dám lên tiếng. Nhưng tôi không tin rằng đó là bác ái! Nếu một mai Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu bị dỡ bỏ và làm lại mới, thì một lần nữa tôi tin rằng Hoàng đế Napoléon nói đúng: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.”
Tôi nghĩ rằng trong lúc mọi người trong đạo ngoài đời đang lo sốt vó về số phận của một di sản văn hóa đức tin thì HĐGMVN cần phải có trách nhiệm và bổn phận phải lên tiếng.
Nếu việc tháo dỡ và trùng tu kia là không nên và là việc làm hủy hoại di sản đức tin và văn hóa, thì HĐGM cũng giảm được phần nào trách nhiệm trước lịch sử và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng bớt mang tiếng trước Dân Tộc và thế giới.
Nếu việc tháo dỡ và trùng tu kia là đúng và là nên thì sự lên tiếng của các ngài giúp khai thông mọi hiểu lầm và kết án, giảm áp lực và điều tiếng Tòa Giám Mục Bùi Chu, mọi người trong đạo ngoài đời quan tâm đến di sản mới thực sự yên tâm.
Nếu việc tháo dỡ kia không xảy ra và Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu hiện nay sẽ vẫn tồn tại, phần hư hại được phục chế hoặc tu sửa tùy mức độ nặng nhẹ, phần chưa hư hỏng được gia cố và tôn tạo cho vững chắc và xinh đẹp hơn thì HĐGM cũng được mọi người trong đạo ngoài đời tôn trọng và vinh danh.
“Đừng im tiếng mà phải lên tiếng!” vì Nhà thờ Bùi Chu là một phần máu thịt của đức tin Công Giáo và một phần quá khứ của lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam, nếu không muốn nói là một phần của thế giới.
AI NÓI VÀ NÓI GÌ?
Vấn đề đại tu nhà thờ Chính tòa Bùi Chu phát xuất từ thực trạng của nó hiện nay. Nó được xây dựng năm 1885 và đã được tu sửa một số lần. Hiện nay, thực trạng của nó thế nào? Nó còn có thể đứng vững không? Nó có đáng giữ lại không? Nó có đáng bị phá bỏ không?
Theo Đức cha Đức cha Thomas Vũ Đình Hiệu, Giám mục Bùi Chu, trong thư xin trợ giúp ngày 19 tháng 3 năm 2019 gửi cha Chánh xứ Dốc Mơ cho biết “…Nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tường nhà thờ đã bị nứt nẻ nhiều chỗ. Vôi vữa và gạch mái nhà thờ cũng bị rớt xuống, ảnh hưởng không những tới việc thờ phượng mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bà con giáo dân tham dự phụng vụ” [3].
Theo Cha Nguyễn Đức Giang, Chính xứ Bùi Chu-Tổng Đại diện, cho biết: “nhà thờ chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885. Tồn tại 134 năm, do tác động của thời tiết mưa, nắng, bão gió, các nguyên vật liệu của nhà thờ đã bị hư hại, nhiều vết rạn nứt, dột nát” [4]. “Nhà thờ đã xuống cấp nhiều năm, được sửa chữa nhiều lần và đến nay không thể sửa chữa được nữa.” [5] “Nhà thờ đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ, nếu không đại tu sẽ gây mất an toàn cho các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân tại đây” [6].
Theo đoàn khảo sát của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ông Thứ trưởng Lê Quang Tùng làm trưởng đoàn trong ngày 7/5 đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và đoàn cũng trực tiếp khảo sát thực tế, kiểm tra sơ bộ về thực trạng của nhà thờ Bùi Chu. Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết, qua kiểm tra thực tế nhà thờ Bùi Chu, “về sơ bộ cho thấy hiện trạng công trình đã bị nứt, hỏng nhiều chỗ. Cụ thể, cửa vào bị nứt, tòa tháp trái bị nghiêng, nhiều cửa vòm ở hai bên đều bị nứt. Nội thất bên trong bị xuống cấp, mục, mọt, nhiều vật liệu có thể rơi xuống bất cứ lúc nào” [7].
Một nhóm gồm hơn 20 kiến trúc sư dưới sự “giám sát online” của Tiến sĩ-Kiến trúc sư Nguyễn Hạnh Nguyên tại Đại học Kiến trúc Sài Gòn và Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp đã bỏ ra hai ngày để khảo sát nhà thờ và đọc bản vẽ. Nhóm này đưa ra một báo cáo về hiện trạng nhà thờ khá kỹ lưỡng và khoa học. Theo họ “không có dấy hiệu cho thấy công trình xuống cấp nghiêm trọng và không có khả năng chịu lực như thông tin mà Tòa Giám Mục đưa ra” [8]. “Có thể nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấu khung chịu lực còn tốt, bảo đảm khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này khắc phục đơn giản” [9].
Tôi đã đến Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu nhiều lần. Đã làm lễ, đã chiêm ngưỡng bên trong bên ngoài ngôi thánh đường cổ kính và xinh đẹp này. Mấy ngày nay tôi cũng xem đi xem lại cái video giới thiệu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu do Tòa Giám Mục mới làm và mới phổ biến hơn 1 tuần nay trên website của Giáo phận Bùi Chu, từ những điều mắt thấy tai nghe, tôi tin kết luận của nhóm kiến trúc sư trên đây là khách quan và đúng đắn.
Nhà thờ Bùi Chu được “đại tu” hay bị phá bỏ rồi xây mới theo mẫu cũ?
Đức Giám Mục Bùi Chu, Thomas Vũ Đình Hiệu, trong thư xin trợ giúp ngày 19 tháng 3 năm 2019 gửi cha Chánh xứ Dốc Mơ dùng tư “đại tu”. Sau đó, ngày 5 tháng 4, trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, ngài cũng nói đến “kế hoạch đại tu nhà thờ Bùi Chu” đã được “hầu hết các tu sĩ, giáo dân và chính quyền địa phương đã đồng thuận” [10]. Như vậy theo Đức Giám Mục, thì Nhà thờ Bùi Chu được “đại tu”, nhưng ngài không cho biết đại tu cách cụ thể thế nào.
Linh mục Nguyễn Đức Giang, Tổng Đại diện Giáo phận Bùi Chu cho biết: “Nhà thờ đã xuống cấp nhiều năm, được sửa chữa nhiều lần và đến nay không thể sửa chữa được nữa. Vì sự an toàn của giáo dân và việc thờ phượng, chúng tôi phải đại tu lại chính tòa.” “Việc đại tu nhà thờ hoàn toàn dựa trên khuôn mẫu kiến trúc nhà thờ cũ. Phần tường bằng gạch chắc chắn sẽ phải đập đi. Các phần bằng gỗ, đá sẽ được tận dụng nếu phù hợp với công trình mới hoặc giữ lại trưng bày” [11]. Ai hiểu cấu trúc Nhà thờ Bùi Chu mà nghe lời Cha Tổng Đại nói thì mình phải hiểu cái mà ngài gọi là “đại tu” ấy thực chất là phá dỡ nhà thờ hiện nay và làm lại một nhà thờ mới theo khuôn mẫu cũ.
Cha Trần Hưng Đạo giám đốc Caritas Bùi Chu trả lời BBC vào hôm 1 tháng 5 rằng: “Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó, sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được. Nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa đại tu thôi nhưng việc này chúng tôi không trả lời nhiều, việc của nhà thờ và giáo dân không cần thiết trả lời báo chí” [12]. Như vậy theo cha Trần Hưng Đạo thì việc đại tu cũng bao gồm việc tháo dỡ nhà thờ cổ kính hiện nay.
Một giáo dân cũng là một đại diện của UBND xã Xuân Ngọc, nơi tọa lạc Nhà thờ Bùi Chu, cho biết: “Các giáo dân đều rất ủng hộ việc xây nhà thờ mới, bản thiết kế nhà thờ mới đã được các đức cha gửi tới các hộ dân từ gần năm nay […] Nhà thờ mới sẽ to đẹp hơn nhà thờ cũ. Nhà thờ cũ là di sản với các vị kiến trúc sư thôi, còn với chúng tôi nó đã cũ nát, không an toàn" [13]. Theo ông giáo dân-cán bộ này thì việc xây nhà thờ mới và phá nhà thờ cũ là hiển nhiên. Đáng thương cho ông và đáng buồn cho chúng ta vì cái cung giọng rẻ rúng ngôi Nhà thờ Chính tòa cổ kính, và hồ hởi với ngôi nhà thờ to đẹp sắp xây dựng.
Trong video giới thiệu Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu trên website của Tòa Giám Mục Bùi Chu phần cuối phút 13:00 nói rằng: “Giáo phận đang dự định tái thiết lại nhà thờ và mở rộng khuôn viên sao cho khang trang hơn và đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của giáo phận”. Như vậy theo Video của Tòa Giám mục Bùi Chu phổ biến thì việc đại tu mà giáo phận đang theo đuổi chính là việc tái thiết lại nhà thờ và mở rộng khuôn viên sao cho khang trang hơn.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: "Với tài liệu là thiết kế sơ bộ tôi có trong tay thì quy mô cũng như hình dáng của công trình vẫn giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên đó chỉ là hồ sơ sơ bộ, về chi tiết chúng tôi chưa nghiên cứu cụ thể". Theo ông: “báo cáo của địa phương cho biết nhiều thành phần kiến trúc của công trình cũ sẽ được giữ lại.” [14] Như vậy theo lời ông này thì độc giả có thể suy ra rằng nhà thờ cũ sẽ bị phá bỏ và một nhà thờ mới sẽ được xây dựng lại theo hình dáng cũ.
Phá nhà thờ cũ, xây nhà thờ mới theo kiểu cũ. Đó là ý muốn của Tòa Giám Mục Bùi Chu, thể hiện quan lời nói của các vị hữu trách và của giáo dân trong giáo xứ. Có lẽ hầu hết các nhà báo đều hiểu đúng ý của Tòa Giám Mục Bùi Chu, cho nên hầu như tất cả các bài báo liên quan đều có tựa đề dùng các từ ngữ như “phá dỡ”, “tháo dỡ”, “hạ giải” thậm chí là “bị đập bỏ”, “được bảo vệ bằng búa”.
Video giới thiệu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu của Tòa Giám Mục đã mặc nhiên xác nhận điều trên đây, vì phần cuối video đã giới thiệu bản vẽ phối cảnh bên ngoài nhà thờ và bản vẽ kiến trúc bên trong thánh đường mới sẽ được xây dựng. Đối chiếu các bản vẽ này với nhà thờ cũ thì thấy rằng nhà thờ mới sẽ gần giống nhà thờ hiện nay về hình dáng và quy mô, nhưng rất khác về chi tiết kiến trúc và các hoa văn trang trí. Đại tu kiểu này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo tồn di sản. Làm như thế mà gọi là đại tu là lạm dụng từ ngữ. Cần phải gọi cho chính danh là phá bỏ nhà thờ cũ, xây dựng nhà thờ mới theo kiểu cũ.
Điều này cũng đúng với xác nhận của hơn 20 kiến trúc sư trong nhóm bảo vệ di sản. Sau 2 ngày khảo sát và đọc bản vẽ, các kiến trúc sư này cho rằng thực chất “đây là việc đập đi xây mới với hình thức và quy mô khác di sản hiện có.” [15]
Tóm lại theo lời của một số đấng bậc ở TGM Bùi Chu thì Nhà thờ Bùi Chu tựa như một Lão Bà tuổi cao, bệnh tật, vô phương chữa trị, tồn tại chỉ làm gánh nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh, vì vậy Lão Bà đáng phải chết. Do đó, trong tinh thần trách nhiệm và với tấm lòng nhân đạo, Giáo phận sẽ thi hành quyền trợ tử, nghĩa là giúp cho Lão Bà được chết êm dịu. Cái chết của Lão Bà sẽ sinh ích cho người sống, vì chẳng những loại trừ được mối nguy hiểm chết người, mà còn mở đường cho sự ra đời một cô gái giống Lão Bà nhưng trẻ đẹp hơn Lão Bà hơn trăm lần.
Ngược lại, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, của nhóm hơn 20 kiến trúc sư, những người yêu mến di sản, thì Nhà thờ Bùi Chu mới chỉ vẫn là một phụ nữ xinh đẹp, một người vợ đoan trang, đức hạnh, một người mẹ đảm đang. Tuy đã phục vụ chồng con hơn trăm năm, đến nay da đã mồi, tóc đã có những sợi bạc, son phấn đã có phần phai lạt, nhưng nhờ khéo tu thân tích đức, cho nên gân cốt vất còn tốt, sức vóc vẫn còn mạnh, vẫn đủ sức gánh vác giang sơn nhà chồng, chu toàn bổn phận làm vợ làm mẹ. Chị chưa có gì đáng phải bị bức tử. Chị chỉ cần nhà cHồng Yêu mến, chăm chút tý ty thì Chị vẫn là một Cô Tiên, vẫn có thể phục vụ đắc lực, chu toàn bổn phận làm vợ làm mẹ trong gia đình.
Tôi có dịp đi thăm nhiều nhà thờ ở Âu-Mỹ, tôi thấy nhà thờ Bùi Chu còn tốt đẹp và chắc chắn hơn nhiều nhà thờ cũ ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Ngay tại Ý, nhiều nhà thờ ở trong tình trạng hư hỏng thảm hại hơn rất nhiều, nhưng họ vẫn không phá bỏ và xây mới cho rẻ, nhưng vẫn bảo tồn và tìm cách phục chế, dù giá trị mỹ thuật và lịch sửu nhiều khi kém xa Nhà thờ Bùi Chu.
Tôi theo luân lý Công Giáo. Tôi không muốn trợ tử bệnh nhân. Tôi cũng không muốn ai bức tử nhà thờ mà tổ tiên tôi đã góp phần xây dựng, dù ngôi nhà thờ ấy có bị hư hỏng ít nhiều theo thời gian. Còn nước còn tát. Tôi muốn Nhà thờ Bùi Chu được bảo tồn, được đại tu. Tôi muốn nó được cứu trước hết bằng tấm lòng yêu mến nó và tấm lòng hiếu kính tổ tiên, biết tôn trọng các giá trị tổ tiên đã dày công hy sinh vun đắp mà Nhà thờ Bùi Chu là một điển hình.
GIÁ TRỊ ĐỨC TIN-VĂN HÓA CỦA NHÀ THỜ BÙI CHU
Tôi đi thăm nhiều nước và thăm rất nhiều nhà thờ cũ mới tại châu Âu. Ngay tại lục địa Kitô giáo lâu đời này, cũng hiếm thấy có vùng nông thôn nào, có mật độ nhà thờ dày đặc như vùng Bùi Chu và cũng hiếm có vùng nào có nhiều nhà thờ đẹp như ở vùng Bùi Chu-Thái Bình, dọc theo sông Hồng và sông Ninh Cơ. Đấy là những ngôi nhà thờ cổ làm vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, theo kiến trúc nửa tây nửa ta, thường có mặt tiền theo kiểu Việt Nam hay Tây Ban Nha, kiến trúc bên trong nhà thờ theo kiểu baroque hoặc truyền thống Việt Nam, bàn thờ thường theo kiểu baroque, sơn son thiếp vàng, trông rất hòa hợp với phong cảnh làng quê châu thổ sông Hồng. Nhà thờ Bùi Chu là một trong những thánh đường to nhất, đẹp nhất và cổ kính nhất trong số ấy. Cái chuỗi nhà thờ kia có thêm giá trị khi nhà thờ Bùi Chu tồn tại. Cái chuỗi nhà thờ kia mất phần nào giá trị khi nhà thờ Bùi Chu bị không còn.
Ở tầm mức quốc gia, tôi đã đi thăm hết các nhà thờ chính tòa cũ mới ở Việt Nam, trừ nhà thờ Chính tòa Phú Cường, vì khi tôi đã sang Roma, nhà thờ này còn chưa xây dựng. Xếp hàng các nhà thờ kia lại với nhau để so sánh về phương diện mỹ thuật, theo cảm quan của tôi, ngay cho đến hôm nay, có lẽ Nhà thờ Bùi Chu vẫn đẹp hơn phần lớn các nhà thờ còn lại. Một vẻ đẹp sang trọng mà kín đáo, rất có bầu khí tâm linh toát lên từ sự logic và nhất quán của phong cách kiến trúc, cũng như sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghệ thuật đông tây trong toàn thể cũng như từng chi tiết của nó. Những nhà thờ chính tòa cũ mới được kể là đẹp như Thái Bình, Phủ Cam, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Mỹ Tho, theo tôi, đều không thể sánh được với Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Sánh được với nó có lẽ là Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Nhà thờ Chính tòa Kontum, Nhà thờ Phú Nhai và nhà thờ Kẻ Sặt ở Hài Dương. Đẹp hơn nó ít nhiều có lẽ là Nhà thờ Phát Diệm và Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Có thể nói rằng Nhà thờ Bùi Chu là một trong số mấy nhà thờ chính tòa đẹp nhất Việt Nam.
Ở tầm mức khu vực Đông Nam Á, tôi có đi thăm một số nhà thờ ở Thái Lan và Philippines. Tôi cũng thấy ít có các nhà thờ chính tòa to đẹp như Nhà thờ Bùi Chu. Thậm chí ngay tại các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Canada cũng vậy. Ngoại trừ một số rất ít nhà thờ nổi tiếng, số còn lại, dù đôi khi có lưu trữ được những tác phẩm hội họa và điêu khắc có giá trị, nhưng cũng ít có nhà thờ có quy mô to lớn, có kiến trúc khoáng đạt và trang trí hài hòa, tinh tế, có đáp ứng các yêu cầu của phụng vụ tốt như Nhà thờ Bùi Chu. Khiêm nhường mà nói, nhìn lên thì thấy nhà thờ Bùi Chu cũng chưa có danh tiếng tầm mức ở tầm mức thế giới, nhưng nhìn xuống thì thấy số nhà thờ chính tòa to đẹp và có giá trị mỹ thuật như nó trong Giáo hội hoàn vũ cũng không phải là nhiều.
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng theo phong cách Baroque. Trong lịch sử nghệ thuật, người ta biết rằng nghệ thuật Baroque là một trường phái nghệ thuật cuối cùng được sinh ra giữa lòng Giáo Hội và chi phối toàn bộ nghệ thuật dân sự và tôn giáo ở châu Âu và một phần trong các vùng ngoại vi của nó từ đầu thế kỷ XVII đến đầu hạ bán thế kỷ XVIII. Từ Roma nghệ thuật Baroque dần dần nó được phổ biến khắp thế giới, rồi được truyền đến Việt Nam. Người ta nói tới kiến trúc Baroque Pháp, Baroque Anh, Baroque Trung Âu, Baroque Tây Ban Nha, Baroque Bồ Đào Nha, Baroque Nam Mỹ, Baroque Á Châu, etc. Nhà thờ Bùi Chu là một trong những công trình kiến trúc baroque điển hình nhất và đẹp nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nếu nhà thờ Bùi Chu bị dỡ bỏ thì Giáo Hội và thế giới và sẽ vĩnh viễn mất đi một di sản đức tin và nghệ thuật quý giá. Nếu nó được làm mới lại như cũ hay đẹp hơn cũ thì nó cũng chỉ như đồ giả cổ. Đồ giả cổ không phải là đồ cổ! Không quý giá.
Nhưng theo tôi đấy chưa phải là cái mất mát lớn nhất.
Người ta biết Bùi Chu là vùng đất đầu tiên của Việt Nam được đón nhận Tin Mừng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết vào năm 1533 có thừa sai Inekhu đến truyền giáo ở Trà Lũ, huyện Giao Thủy và Quần Anh, huyện Nam Chân. Trà Lũ giáp với Bùi Chu. Nếu có thừa sai giảng đạo ở Trà Lũ thì có phần chắc là trước và sau đó ít lâu đức tin cũng tới Bùi Chu. Vậy tại vùng đất đầu tiên được tiếp xúc với Tin Mừng này, từ năm 1533 đến giờ chứng tích vật chất liên quan đến đức tin Công Giáo nay còn lại gì? Có lẽ chỉ còn lại ngôi thánh đường Bùi Chu được xây dựng năm 1885. Có lẽ nó là một trong những công trình xây dựng theo kiến trúc Tây Phương sớm nhất ở châu thổ sông Hồng và là một trong những chứng tích vật chất cổ nhất và quý giá nhất của thế hệ tiền nhân còn sót lại. Nếu dỡ bỏ đi thì đấy là hành vi xóa bỏ ký ức về quá khứ của chính mình và của cộng đồng mình. Cộng đồng Công Giáo và dân tộc Việt Nam. Đó là một tội ác. Đó mới là cái mất mát lớn nhất và nguy hiểm nhất cho Giáo Hội và xã hội.
Tiếc thay những chuyện như vậy vẫn xảy ra. Dự định phá nhà thờ cũ và xây nhà thờ mới theo kiểu cũ của Tòa Giám Mục Bùi Chu chỉ là câu chuyện nối dài của một xu hướng đã và đang xảy ra trong mọi tôn giáo cũng như trong xã hội Việt Nam.
Hồi phục vụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, vào thứ hai hằng tuần tôi thường lang thang theo cha Nguyễn Hữu Triết ra phố Lê Công Kiều xem đồ cổ. Khi về Hà Nội tôi giữ thói quen đi xem đồ cổ trên Đê Nghi Tàm. Có lần một chủ tiệm đồ cổ khoe với tôi có nhà thờ cổ nọ thuộc địa phận Hải Phòng đang rao bán và anh mời tôi xếp thời gian anh đưa đi thăm. Xót quá tôi tức tốc điện thoại cho cha Triết, vì biết ngài quê Hải Phòng và có tương giao thâm tình với Đức cha Vũ Văn Thiên, cũng là người thích đồ cổ, nhằm tìm cách cứu vãn ngôi nhà thờ cổ kia. Ít bữa sau tôi gọi cho ngài xem tình hình thế nào. Ngay câu đầu tiên ngài đau đớn và tức tối thốt lên: “Nó bán mẹ nó mất rồi cha Khải ơi! Đau quá!” Thế là lại thêm một ngôi thánh đường bị xẻ thịt đưa ra tiệm đồ cổ.
Một trường hợp khác nữa. Thời gian tôi phục vụ ở Giáo phận Thái Bình, một bữa cha Tân, Chính xứ Phương Xá, huyện Đông Hưng, mời tôi đến ăn cơm chung. Tôi thấy ngài đang rửa đường kiệu chung quanh ngôi thánh đường hiện đại. Tôi khen nhà thờ khang trang, sạch sẽ, thoáng mát thì ngài đau đớn thốt lên: “Đau lắm cha Khải ơi! Ngôi nhà thờ cổ kính, nghệ thuật quý giá hơn nhiều mà người ta phá đi làm ngôi nhà thờ bê tông này! Có gia đình nào đó gốc xứ này ở bên Mỹ về thăm giáo xứ quê hương, thấy ngôi nhà thờ cũ có vẻ hơi thấp và hơi tối. Cha xứ cũ khi ấy thì lại thích có ngôi nhà thờ khang trang. Gia đình kia thì thích có danh. Thế là ngôi thánh đường cổ kính bị “xẻ thịt” và ngôi thánh đường bê tông này được xây dựng. Dấu tích xưa của khu vực nhà thờ chỉ còn sót lại tháp thuông trơ trọi”.
Bao nhiêu nhà thờ bị bán và bị “xẻ thịt” kiểu như vậy? Không biết! Nhưng xảy ra khá thường xuyên trong những năm qua. Mà mới đây nhất là nhà thờ Trà Cổ. Hỏi vì sao? Vì hàng giáo sĩ và giáo dân tại chỗ thiếu hiểu biết. Vì thấm nhiễm quan niệm thẩm mỹ lệch lạc và thói quen phá cũ xây mới của chế độ cộng sản. Vì đạo đời thiếu ý thức tổ chức và quản lý di sản. Vì suy nghĩ sai lầm rằng cần xây nhà thờ to hơn,“đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày một tăng”, để giáo dân có đủ chỗ ngồi. Vì cám dỗ và thói quen thích xây cất và lấy đó làm le với mọi người. Vì sự đóng góp dễ dãi và quảng đại của giáo dân trong ngoài nước. Cứ khi nào không thích cái gì là phá và xây. Cứ khi nào thích cái gì là xây cho người khác sẽ phá. Cứ vậy! Và nạn nhân là các nhà thờ xứ, nhà thờ giáo họ và các nhà giáo lý lần lượt bị “xẻ thịt” và bán trong các tiệm đồ cổ. Hiếm lắm mới có trường hợp sống sót, khi người mua là người yêu mến Giáo Hội và có ý thức bảo tồn di sản. Đấy là trường hợp một giáo dân ở Phú Lý Hà Nam. Ông bà đã mua được toàn bộ ngôi nhà thờ cổ của họ đạo nọ rao bán, rồi mang về dựng lại trên phần đất của gia đình nằm cạnh quốc lộ 1 A, gần lối vào nhà thờ Sở Kiện.
Tôi cầu mong cho Nhà thờ Bùi Chu tương lai không chịu chung số phận như những nhà thờ trên đây. Tôi xin Chúa đừng để Nhà thờ Bùi Chu bị “xẻ thịt”. Tôi đọc thấy báo nói Nhà thờ mới sẽ được dỡ ra, phần nào dùng được thì dùng, phần nào không thì đưa vào phòng triển lãm. Dù không bị đưa ra tiệm đồ cổ, nhưng tôi cũng muốn Nhà thờ Bùi Chu bị “xẻ thịt” kiểu ấy. Tôi cầu xin Chúa cho Nhà thờ Bùi Chu được bảo tồn và được đại tu, nghĩa là đợc trở lại với tình trạng tốt đẹp nguyên thủy trong toàn thể và trong từng chi tiết. Amen.
Chú thích:
[1] http://w2.vatican.va/content/francesco/it/homilies/2015. Bài giảng Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót 12/04/2015 tại VCTĐ Thánh Phêrô.
[2] Lời của NS Anh Bằng trong bài hát cùng tên.
[3] Copy thư của Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu gửi Cha Chính Xứ Dốc Mơ.
[4] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[5] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[6] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[7] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[8] https://baotiengdan.com/2019/04/30/nha-tho-chanh-toa-bui-chu-nam-dinh-thuc-hien-cong-uoc-quoc-te-khong-duoc-pha-di-san/
[9] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[10] https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-viet-nam-vao-cuoc-vu-ha-giai-nha-tho-bui-chu/4905955.html
[11] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
[12] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48176267
[13] https://tuoitre.vn/ngam-hinh-anh-nha-tho-bui-chu-dep-ngo-ngang-sap-ha-giai-20190502204339165.htm
[14] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-giai-nha-tho-bui-chu-bat-ngo-ket-qua-khao-sat-3379659/
[15] https://thanhnien.vn/van-hoa/cuc-di-san-van-hoa-len-tieng-ve-viec-pha-do-nha-tho-bui-chu-1078388.html
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vài Nét Lịch Sử Về Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Của Người Bồ Đào Nha
Thầy Minh Đinh, SVD
08:17 10/05/2019
Hằng năm cứ tháng Hoa lại về, Giáo Hội và các tín hữu hoàn vũ cùng chung lòng hướng dâng Đức Mẹ một tình yêu mến đặc biệt. Khi nhắc đến tháng Hoa, một sự kiện thường được nhắc nhớ đến nhiều nhất là việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Hẳn người Việt Nam chúng ta không còn lạ gì với câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba em trẻ chăn chiên xưa kia, mà trong đó hai em Phanxicô và Giaxinta đã được phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Khi nhắc đến Mẹ Fatima trong tháng Hoa, nhân tiện đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn vài nét lịch sử về lòng sùng kính đặc biệt của người Bồ Đào Nha dành cho Đức Mẹ.
Năm 1917 là một năm rất đặc biệt đối với người Bồ Đào Nha khi Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba em trẻ chăn chiên tại Fatima. Nhưng ít người hành hương biết rằng trước đó hằng trăm năm,người Bồ Đào Nha đã tôn vinh ĐứcTrinh Nữ Maria là Nữ Vương của đất nước họ. Sau khi chính tay vua Gioan IV đặt vương miện cho Đức Mẹ Vô Nhiễm tôn vinh Mẹ là Nữ vương của Bồ Đào Nha năm 1646, thì không một vị vua Bồ Đào Nha nào sau đó đeo vương miện trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Thậm chí lịch sử của lòng sùng kính đặc biệt dành cho Mẹ Mariacòn bắt đầu sớm hơn thế nữa.
Cách chừng mười bốn dặm về hướng Tây Bắc từ quảng trường Fatima là tu viện Batalha.
Vào năm 1385, vua Gioan I đãtuyên thề với Đức Trinh Nữ Maria rằng ông sẽ xây dựng một tu viện thật vĩ đại nếu Mẹche chở và giúp ông chiến thắng trong trận chiến chống lại quân Tây Ban Nha.Tu viện theo lối kiến trúc gothic ở Batalha được xây dựng để dâng lên Đức Mẹ Chiến Thắng như lòng biết ơn của đức vua dành cho Mẹ. Vào năm 1388, các tu sĩ Đa Minh đã được tín nhiệm để đọc Kinh Mân Côi vĩnh viễn để khẩn xin Đức Trinh Nữ luôn gìn giữ bảo vệ đất nước Bồ Đào Nha.
Cho dù các tu sĩ Đa Minh không cònsống trong tu viện từ năm 1834, tu viện vẫn tiếp tục hoạt động như một giáo xứ tại giáo phận địa phương và cũng là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm.
Cách đó cũng không xa về phía Nam, ở Alcobaça có một tu viện thuộc quyền các đan sĩ Xitô cũng đã được xây lên để tôn vinh Đức Maria cách đây hơn 800 năm. Vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha, Afonso Henriques đã hiến tặng tu viện này cho Thánh Bernard of Clairvaux vào năm 1153,và cũng là năm mà ngài mất tại Pháp. Nhà thờ gothic này được chính thức hoàn thành vào năm 1223.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã mô tả Thánh Bernard of Clairvaux nhưvị tiến sĩ của Thánh Mẫu học vì ngài có sự am hiểu sâu sắc về vai trò thiết yếu của Đức Mẹ trong Giáo Hội, và ngài xemMẹ Maria là hình mẫu vẹn toàn cho đời sống tu trì và mọi hình thức sống đạo khác của Kitô Hữu.
Vào năm 1705, một bức hoạ đã được thêm vào đằng sau bàn thờ trong tu viện mô tả cái chết của thánh Bernard dưới sự che chở của Mẹ Maria. Ngoài ra, tu viện còn có rất nhiều bức hoạ và phù điêu khác nói lên lịch sử thành lập dòng Xitô. Tiếc thay, quân lính của Napoléon đã cướp phá tu viện vào năm 1811, và sau đó các đan sĩ Xitô cũng đã bịtrục xuất khỏi Bồ Đào Nha.
Ít hơn 10 dặm về phía Tây từ Alcobaça là thị trấn vùng ven biển Nazaré, nơi được đặt tên theo sự kiện một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria được mang đến từ Nazareth bởi một tu sĩ trong khoảng thế kỷ thứ 8.
Trước khi Nazaré trở thành một điểm thu hútcác tay lướt sóng nổi tiếng trên thế giới với những cột sóng cao đếnhơn 20 mét, nơi đây đã là một địa điểm hành hương nổi tiếng từ thời Trung Cổ. Theo câu chuyện của những người địa phương, vào năm 1182, khi một hiệp sĩ Bồ Đào Nhađang săn một con nai gần bờ biển, ngựa của anh suýt chạy laora khỏi những vách đá dốc đứng của Nazaré, anh ta gọi đến Đức Mẹ: “Mẹ ơi, hãy giúp con!” Đột nhiên,ngựa của anh ta dừng ngay lại ở một vách núi đámà ngay bên cạnh có một hang động nhỏ có tượng Mẹ từ Nazareth.
Để tạ ơn Mẹđã cứu sống mình, chàng hiệp sĩ đã xây lên đó một nhà nguyện xung quanh tượng Đức Mẹ. Nazaré trở thành nơi hành hương nổi tiếng tại địa phương đến nỗi nhà vua phải cho xây một nhà thờ lớn hơn dành riêng cho Đức Mẹ Nazaré. Nhà thờ được xây dựng gần vách đá vào năm 1377 để cất giữ tượng và đón tiếp khách hành hương đến với Mẹ.
Tuy có truyền thống tôn sùng Thánh Mẫu hàng thế kỷ ở Bồ Đào Nha, khi Đức Mẹ hiện ra tại đây năm 1917, Giáo hộiđịa phương đang phải đối diện với những biến cố khó khăn lúc bấy giờ.
Khi chế độ quân chủ bị giải thể vào năm 1910, các nhà cách mạng đã nỗ lực loại trừ sự ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo và cả việc tôn sùng Mẹ Maria ra khỏi đời sống xã hội, và đồng thời chiếm đoạt cướp phá tài sản của Giáo Hội.Chủ nghĩa chống phá Giáo Hội đã lên đến đỉnh điểm trong những năm trước sự kiện Fatimadẫn đến việcĐứcGiáo Hoàng đã phải lên tiếng về cuộc đàn áp Giáo hội dưới tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha.
Năm 1911, Thánh Giáo Hoàng Piô X đã ban hành thông điệpIamdudum, nhằm cảnh báo về nạn tục hóa đangxảy ra ở đất nước Bồ Đào Nha.Người kế vị Thánh Giáo Hoàng Piô X, Đức Bênêdictô XV tiếp tục viết một lá thư cho tất cả các Giám Mục trên thế giới vào ngày 5 tháng 5 năm 1917 để xin các ngài dâng lời cầu nguyện của mình lên Đức Trinh Nữ Maria cho nền hòa bình giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất đang xảy ra khắp Âu Châu lúc bấy giờ. Trong bức thư này, Đức Thánh Cha đã đặt thêm một danh hiệucho Mẹ Maria trong Kinh Cầu Loreto là Nữ VươngHòa Bình.
Khi Mẹ Maria hiện ra ở Bồ Đào Nha với danh tính là Đức Mẹ Mân Côi chín ngày sau đó, ngày 13 tháng 5 năm 1917, Mẹ đã chỉ thị cầu nguyện Kinh Mân Côi mỗi ngày cho nền hòa bình thế giới và kêu gọi chấm dứt chiến tranh.Cho đến ngày nay, sau hơn 500 năm lịch sử của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ đã luôn là niềm ủi an và chở che cho đời sống Đức Tin của con người và đất nước Bồ Đào Nha.
Thầy Minh Đinh, SVD
Viết theo nguồn:
Grogan, Courtney. “The Deep Roots of Portugal's Marian Devotion.” Catholic News Agency, Catholic News Agency, 27 Dec. 2018.
Khi nhắc đến Mẹ Fatima trong tháng Hoa, nhân tiện đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn vài nét lịch sử về lòng sùng kính đặc biệt của người Bồ Đào Nha dành cho Đức Mẹ.
Cách chừng mười bốn dặm về hướng Tây Bắc từ quảng trường Fatima là tu viện Batalha.
Vào năm 1385, vua Gioan I đãtuyên thề với Đức Trinh Nữ Maria rằng ông sẽ xây dựng một tu viện thật vĩ đại nếu Mẹche chở và giúp ông chiến thắng trong trận chiến chống lại quân Tây Ban Nha.Tu viện theo lối kiến trúc gothic ở Batalha được xây dựng để dâng lên Đức Mẹ Chiến Thắng như lòng biết ơn của đức vua dành cho Mẹ. Vào năm 1388, các tu sĩ Đa Minh đã được tín nhiệm để đọc Kinh Mân Côi vĩnh viễn để khẩn xin Đức Trinh Nữ luôn gìn giữ bảo vệ đất nước Bồ Đào Nha.
Cho dù các tu sĩ Đa Minh không cònsống trong tu viện từ năm 1834, tu viện vẫn tiếp tục hoạt động như một giáo xứ tại giáo phận địa phương và cũng là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm.
Cách đó cũng không xa về phía Nam, ở Alcobaça có một tu viện thuộc quyền các đan sĩ Xitô cũng đã được xây lên để tôn vinh Đức Maria cách đây hơn 800 năm. Vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha, Afonso Henriques đã hiến tặng tu viện này cho Thánh Bernard of Clairvaux vào năm 1153,và cũng là năm mà ngài mất tại Pháp. Nhà thờ gothic này được chính thức hoàn thành vào năm 1223.
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã mô tả Thánh Bernard of Clairvaux nhưvị tiến sĩ của Thánh Mẫu học vì ngài có sự am hiểu sâu sắc về vai trò thiết yếu của Đức Mẹ trong Giáo Hội, và ngài xemMẹ Maria là hình mẫu vẹn toàn cho đời sống tu trì và mọi hình thức sống đạo khác của Kitô Hữu.
Vào năm 1705, một bức hoạ đã được thêm vào đằng sau bàn thờ trong tu viện mô tả cái chết của thánh Bernard dưới sự che chở của Mẹ Maria. Ngoài ra, tu viện còn có rất nhiều bức hoạ và phù điêu khác nói lên lịch sử thành lập dòng Xitô. Tiếc thay, quân lính của Napoléon đã cướp phá tu viện vào năm 1811, và sau đó các đan sĩ Xitô cũng đã bịtrục xuất khỏi Bồ Đào Nha.
Ít hơn 10 dặm về phía Tây từ Alcobaça là thị trấn vùng ven biển Nazaré, nơi được đặt tên theo sự kiện một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria được mang đến từ Nazareth bởi một tu sĩ trong khoảng thế kỷ thứ 8.
Trước khi Nazaré trở thành một điểm thu hútcác tay lướt sóng nổi tiếng trên thế giới với những cột sóng cao đếnhơn 20 mét, nơi đây đã là một địa điểm hành hương nổi tiếng từ thời Trung Cổ. Theo câu chuyện của những người địa phương, vào năm 1182, khi một hiệp sĩ Bồ Đào Nhađang săn một con nai gần bờ biển, ngựa của anh suýt chạy laora khỏi những vách đá dốc đứng của Nazaré, anh ta gọi đến Đức Mẹ: “Mẹ ơi, hãy giúp con!” Đột nhiên,ngựa của anh ta dừng ngay lại ở một vách núi đámà ngay bên cạnh có một hang động nhỏ có tượng Mẹ từ Nazareth.
Để tạ ơn Mẹđã cứu sống mình, chàng hiệp sĩ đã xây lên đó một nhà nguyện xung quanh tượng Đức Mẹ. Nazaré trở thành nơi hành hương nổi tiếng tại địa phương đến nỗi nhà vua phải cho xây một nhà thờ lớn hơn dành riêng cho Đức Mẹ Nazaré. Nhà thờ được xây dựng gần vách đá vào năm 1377 để cất giữ tượng và đón tiếp khách hành hương đến với Mẹ.
Tuy có truyền thống tôn sùng Thánh Mẫu hàng thế kỷ ở Bồ Đào Nha, khi Đức Mẹ hiện ra tại đây năm 1917, Giáo hộiđịa phương đang phải đối diện với những biến cố khó khăn lúc bấy giờ.
Khi chế độ quân chủ bị giải thể vào năm 1910, các nhà cách mạng đã nỗ lực loại trừ sự ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo và cả việc tôn sùng Mẹ Maria ra khỏi đời sống xã hội, và đồng thời chiếm đoạt cướp phá tài sản của Giáo Hội.Chủ nghĩa chống phá Giáo Hội đã lên đến đỉnh điểm trong những năm trước sự kiện Fatimadẫn đến việcĐứcGiáo Hoàng đã phải lên tiếng về cuộc đàn áp Giáo hội dưới tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha.
Năm 1911, Thánh Giáo Hoàng Piô X đã ban hành thông điệpIamdudum, nhằm cảnh báo về nạn tục hóa đangxảy ra ở đất nước Bồ Đào Nha.Người kế vị Thánh Giáo Hoàng Piô X, Đức Bênêdictô XV tiếp tục viết một lá thư cho tất cả các Giám Mục trên thế giới vào ngày 5 tháng 5 năm 1917 để xin các ngài dâng lời cầu nguyện của mình lên Đức Trinh Nữ Maria cho nền hòa bình giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất đang xảy ra khắp Âu Châu lúc bấy giờ. Trong bức thư này, Đức Thánh Cha đã đặt thêm một danh hiệucho Mẹ Maria trong Kinh Cầu Loreto là Nữ VươngHòa Bình.
Khi Mẹ Maria hiện ra ở Bồ Đào Nha với danh tính là Đức Mẹ Mân Côi chín ngày sau đó, ngày 13 tháng 5 năm 1917, Mẹ đã chỉ thị cầu nguyện Kinh Mân Côi mỗi ngày cho nền hòa bình thế giới và kêu gọi chấm dứt chiến tranh.Cho đến ngày nay, sau hơn 500 năm lịch sử của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ đã luôn là niềm ủi an và chở che cho đời sống Đức Tin của con người và đất nước Bồ Đào Nha.
Thầy Minh Đinh, SVD
Viết theo nguồn:
Grogan, Courtney. “The Deep Roots of Portugal's Marian Devotion.” Catholic News Agency, Catholic News Agency, 27 Dec. 2018.
Ðức Mẹ là đấng trung gian.
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:18 10/05/2019
Ðức Mẹ là đấng trung gian.
Ở đời hễ có sự gì khó gỉai quyết, người ta thường cần đến một ai đó làm trung gian hòa giải.
Khởi đầu từ trong gia đình, con cái lớn bé, hễ có điều gì muốn xin, thường chạy đến nói với mẹ trước. Người mẹ được người con tin tưởng và cậy nhờ nói giúp phù hộ nơi người cha.
Ngoài xã hội, khi có xung đột, chiến tranh hay biểu tình xảy ra giữa hai bên chống đối và ủng hộ. Người ta cũng cần đến vai trò trung gian hòa giải của một người nào đó, để tìm ra một lối thoát khỏi cơn khủng hoảng. Người làm trung gian hòa giải trong lãnh vực này, phải là người hiểu biết sự việc đang xảy ra, hiểu biết cả hai bên, và được hai bên tin tưởng cần nhờ đến.
Trong lãnh vực đời sống hằng ngày, con người càng cần đến vai trò trung gian hòa giải của những vị cố vấn, của những văn phòng giúp giải quyết vấn đề tâm lý gia đình đang gặp khủng hoảng. Họ tìm đến những cố vấn trung gian này. Vì họ tin tưởng những người này có thể có ý kiến thông suốt hơn, giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp thoát khỏi trình trạng bế tắc khó khăn đang xảy ra.
Nhưng trong đời sống, không phải tất cả những khó khăn khủng hoảng nào cũng được giải quyết qua nhờ người làm trung gian, làm cố vấn. Nhất là khi những điều đó có liên quan sâu xa tới tinh thần tâm hồn, tới niềm tin đạo giáo. Những lúc đó, đức tin vào Thiên Chúa là cố vấn cho ta tìm đến đấng làm trung gian giúp ích cho tâm hồn hơn cả.
Ðó đây cung cách biểu lộ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, đấng là nguyên thủy đời sống, là người cứu chữa tâm hồn cuộc sống, luôn được nuôi dưỡng chăm sóc. Ðây là điều phải đạo và cần thiết. Như người con trong gia đình, người tín hữu thường chạy đến với Ðức Mẹ Maria, xin mẹ làm trung gian bầu cử cho mình trước tòa Thiên Chúa, những điều khấn ước nguyện xin. Xưa nay càng có nhiều tấm lòng thành kính chạy đến kêu khấn với Ðức mẹ. Họ tin tưởng Ðức Mẹ là người phù giúp trong những bước đường khủng hoảng gặp khó khăn. Và nhiều người đã nhận được ân đức của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Ðức mẹ Maria.
Giáo Hội Công Giáo trong đời sống có những ngày lễ kính Ðức mẹ Maria trong tâm tình tin tưởng Ðức mẹ là đấng trung gian, như dành cả tháng Năm hằng năm kính Đức Mẹ.Tâm tình cung cách đạo đức đó được thể hiện qua nhiều hình thức như đọc kinh lần hạt, giờ thánh ca hát mừng kính Ðức Mẹ, rước kiệu dâng hoa mừng kính Ðức Mẹ…Hoặc thắp lên 12 cây nến, như 12 ngôi sao kết vòng chung quanh triều thiên Mẹ, mừng kính Ðức Mẹ là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người cho những tâm tình trong đời sống của mình.
1. Chúng con thắp sáng cây nến đức tin ngày chúng con chịu phép Thánh tẩy đã được đốt lên từ ngọn lửa cây nến Chúa phục sinh cho tâm hồn niềm tin. Ánh sáng cây nến niềm tin là ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho tâm hồn trên đường sống ở trần gian.
2. Chúng con thắp sáng cây nến tình yêu, Thiên Chúa và cha mẹ chúng con đã trao vào thân xác, tâm hồn từ ngày chúng con được tạo dựng trong cung lòng mẹ. Cây nến tình yêu là ngôi sao thức ăn, nhựa sống cho phát triển đời sống thể xác lẫn tinh thần.
3. Chúng con thắp sáng cây nến niềm hy vọng. Thiên Chúa và công trình sáng tạo trong thiên nhiên hằng luôn luôn mang đến đổi mới, lòng phấn khởi hướng về ngày mai. Cây nến niềm hy vọng là ngôi sao chiếu sáng vào trong tâm hồn, những khi chúng con sống trải qua những bước đường thử thách đen tối.
4. Chúng con thắp sáng cây nến tình người. Từ ngày chúng con mở mắt chào đời cùng nắm tay chung vai sát cánh với mọi người đi vào xây dựng đời sống đã được Chúa trao gửi cho. Cây nến tình người là ngôi sao lòng khoan dung bác ái cho đời sống chung trong khu vườn công trình sáng tạo của Chúa thêm khởi sắc.
5. Chúng con thắp sáng cây nến lòng biết ơn, đã được ông bà cha mẹ, thầy dậy nói cho biết từ khi có trí khôn. Cây nến lòng biết ơn là ngôi sao nhắc nhở nhớ đến cội nguồn đời mình - „Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. „
6. Chúng con thắp sáng cây nến ngày hôn nhân, đôi bạn nam nữ trước bàn thờ Thiên Chúa và Hội Thánh, tay trong tay đã cùng nhau thắp lên. Cây nến ngày hôn nhân là ngôi sao soi lối cho tình nghĩa vợ chồng trong mọi hoàn cảnh của đời sống.
7. Chúng con thắp sáng cây nến lòng khiêm nhường, là bài học sống ở đời trong gia đình với cha mẹ anh chị em và ngoài xã hội chung sống với người khác. Cây nến lòng khiêm nhường là ngôi sao chiếu tỏa tình thân ái, lòng kính trọng sự chân thật trong đời sống chung. Chúa Giêsu và chính Đức Mẹ đã sống nêu gương cho chúng con về cách sống lòng khiêm nhường với Chúa và với mọi người.
8. Chúng con thắp sáng cây nến lòng trông cậy. Tâm tình lòng trông cậy chúng con đã học được trong đời sống, khi nhận ra giới hạn của mình về khả năng trí tuệ học hành, khả năng sức khoẻ, khả năng làm việc. Cây nến lòng trông cậy là ngôi sao hướng dẫn làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp vượt qua những giới hạn yếu kém của mình, mà không có tự ty mặc cảm.
9. Chúng con thắp sáng cây nến niềm an ủi. Cây nến này chúng con đã luôn nhận được trong cuộc sống từ ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè và từ nơí Chúa cho gia đình chúng con trong những bước đường khó khăn đau khổ của đời sống. Cây nến niềm an ủi là ngôi sao mang đến niềm phấn chấn, vực dậy và gây lòng hào hứng cho tâm hồn trong cơn sầu muộn thất vọng.
10. Chúng con thắp sáng cây nến xây dựng hòa bình, như lời Chúa nhắn nhủ : Phúc cho ai xây dựng hòa bình. Vì nước Trời là của họ. Cây nến hòa bình là ngôi sao Bethlehem chiếu ánh sáng cho mọi tâm hồn. Ngôi sao này được trao gửi cho mọi người cùng nhau kiến tạo xây dựng một thế giới tình thương trong cuộc sống.
11. Chúng con thắp sáng cây nến niềm vui. Niềm vui giúp củng cố tâm hồn cuộc sống, xóa tan mây mù lo âu sợ hãi. Cây nến niềm vui là ngôi sao Chúa mang từ trời cao xuống cho trần gian. Thiên Thần hiện đến báo tin cho các mục đồng: Ta báo cho anh em một tin mừng: Chúa Giêsu, đấng cứu thế đã sinh ra cho anh em. Niềm vui có Chúa cùng đi. Niềm vui mang Chúa đến cho người khác như cuộc sống của Đức Mẹ ngày xưa ở Nazareth.
12. Chúng con thắp sáng cây nến gia đình. Từ ngày đôi bạn nam nữ cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hôn nhân, họ được Chúa chúc phúc và hằng hiện diện trong nếp sống tổ ấm đó. Cây nến gia đình là ngôi sao mang đến hơi nồng ấm tình yêu cho vợ chồng, cho con cháu bạn trẻ vững tin vào Chúa và vào nhau.
Tháng Năm kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ở đời hễ có sự gì khó gỉai quyết, người ta thường cần đến một ai đó làm trung gian hòa giải.
Khởi đầu từ trong gia đình, con cái lớn bé, hễ có điều gì muốn xin, thường chạy đến nói với mẹ trước. Người mẹ được người con tin tưởng và cậy nhờ nói giúp phù hộ nơi người cha.
Ngoài xã hội, khi có xung đột, chiến tranh hay biểu tình xảy ra giữa hai bên chống đối và ủng hộ. Người ta cũng cần đến vai trò trung gian hòa giải của một người nào đó, để tìm ra một lối thoát khỏi cơn khủng hoảng. Người làm trung gian hòa giải trong lãnh vực này, phải là người hiểu biết sự việc đang xảy ra, hiểu biết cả hai bên, và được hai bên tin tưởng cần nhờ đến.
Trong lãnh vực đời sống hằng ngày, con người càng cần đến vai trò trung gian hòa giải của những vị cố vấn, của những văn phòng giúp giải quyết vấn đề tâm lý gia đình đang gặp khủng hoảng. Họ tìm đến những cố vấn trung gian này. Vì họ tin tưởng những người này có thể có ý kiến thông suốt hơn, giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp thoát khỏi trình trạng bế tắc khó khăn đang xảy ra.
Nhưng trong đời sống, không phải tất cả những khó khăn khủng hoảng nào cũng được giải quyết qua nhờ người làm trung gian, làm cố vấn. Nhất là khi những điều đó có liên quan sâu xa tới tinh thần tâm hồn, tới niềm tin đạo giáo. Những lúc đó, đức tin vào Thiên Chúa là cố vấn cho ta tìm đến đấng làm trung gian giúp ích cho tâm hồn hơn cả.
Ðó đây cung cách biểu lộ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, đấng là nguyên thủy đời sống, là người cứu chữa tâm hồn cuộc sống, luôn được nuôi dưỡng chăm sóc. Ðây là điều phải đạo và cần thiết. Như người con trong gia đình, người tín hữu thường chạy đến với Ðức Mẹ Maria, xin mẹ làm trung gian bầu cử cho mình trước tòa Thiên Chúa, những điều khấn ước nguyện xin. Xưa nay càng có nhiều tấm lòng thành kính chạy đến kêu khấn với Ðức mẹ. Họ tin tưởng Ðức Mẹ là người phù giúp trong những bước đường khủng hoảng gặp khó khăn. Và nhiều người đã nhận được ân đức của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Ðức mẹ Maria.
Giáo Hội Công Giáo trong đời sống có những ngày lễ kính Ðức mẹ Maria trong tâm tình tin tưởng Ðức mẹ là đấng trung gian, như dành cả tháng Năm hằng năm kính Đức Mẹ.Tâm tình cung cách đạo đức đó được thể hiện qua nhiều hình thức như đọc kinh lần hạt, giờ thánh ca hát mừng kính Ðức Mẹ, rước kiệu dâng hoa mừng kính Ðức Mẹ…Hoặc thắp lên 12 cây nến, như 12 ngôi sao kết vòng chung quanh triều thiên Mẹ, mừng kính Ðức Mẹ là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người cho những tâm tình trong đời sống của mình.
1. Chúng con thắp sáng cây nến đức tin ngày chúng con chịu phép Thánh tẩy đã được đốt lên từ ngọn lửa cây nến Chúa phục sinh cho tâm hồn niềm tin. Ánh sáng cây nến niềm tin là ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho tâm hồn trên đường sống ở trần gian.
2. Chúng con thắp sáng cây nến tình yêu, Thiên Chúa và cha mẹ chúng con đã trao vào thân xác, tâm hồn từ ngày chúng con được tạo dựng trong cung lòng mẹ. Cây nến tình yêu là ngôi sao thức ăn, nhựa sống cho phát triển đời sống thể xác lẫn tinh thần.
3. Chúng con thắp sáng cây nến niềm hy vọng. Thiên Chúa và công trình sáng tạo trong thiên nhiên hằng luôn luôn mang đến đổi mới, lòng phấn khởi hướng về ngày mai. Cây nến niềm hy vọng là ngôi sao chiếu sáng vào trong tâm hồn, những khi chúng con sống trải qua những bước đường thử thách đen tối.
4. Chúng con thắp sáng cây nến tình người. Từ ngày chúng con mở mắt chào đời cùng nắm tay chung vai sát cánh với mọi người đi vào xây dựng đời sống đã được Chúa trao gửi cho. Cây nến tình người là ngôi sao lòng khoan dung bác ái cho đời sống chung trong khu vườn công trình sáng tạo của Chúa thêm khởi sắc.
5. Chúng con thắp sáng cây nến lòng biết ơn, đã được ông bà cha mẹ, thầy dậy nói cho biết từ khi có trí khôn. Cây nến lòng biết ơn là ngôi sao nhắc nhở nhớ đến cội nguồn đời mình - „Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. „
6. Chúng con thắp sáng cây nến ngày hôn nhân, đôi bạn nam nữ trước bàn thờ Thiên Chúa và Hội Thánh, tay trong tay đã cùng nhau thắp lên. Cây nến ngày hôn nhân là ngôi sao soi lối cho tình nghĩa vợ chồng trong mọi hoàn cảnh của đời sống.
7. Chúng con thắp sáng cây nến lòng khiêm nhường, là bài học sống ở đời trong gia đình với cha mẹ anh chị em và ngoài xã hội chung sống với người khác. Cây nến lòng khiêm nhường là ngôi sao chiếu tỏa tình thân ái, lòng kính trọng sự chân thật trong đời sống chung. Chúa Giêsu và chính Đức Mẹ đã sống nêu gương cho chúng con về cách sống lòng khiêm nhường với Chúa và với mọi người.
8. Chúng con thắp sáng cây nến lòng trông cậy. Tâm tình lòng trông cậy chúng con đã học được trong đời sống, khi nhận ra giới hạn của mình về khả năng trí tuệ học hành, khả năng sức khoẻ, khả năng làm việc. Cây nến lòng trông cậy là ngôi sao hướng dẫn làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp vượt qua những giới hạn yếu kém của mình, mà không có tự ty mặc cảm.
9. Chúng con thắp sáng cây nến niềm an ủi. Cây nến này chúng con đã luôn nhận được trong cuộc sống từ ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè và từ nơí Chúa cho gia đình chúng con trong những bước đường khó khăn đau khổ của đời sống. Cây nến niềm an ủi là ngôi sao mang đến niềm phấn chấn, vực dậy và gây lòng hào hứng cho tâm hồn trong cơn sầu muộn thất vọng.
10. Chúng con thắp sáng cây nến xây dựng hòa bình, như lời Chúa nhắn nhủ : Phúc cho ai xây dựng hòa bình. Vì nước Trời là của họ. Cây nến hòa bình là ngôi sao Bethlehem chiếu ánh sáng cho mọi tâm hồn. Ngôi sao này được trao gửi cho mọi người cùng nhau kiến tạo xây dựng một thế giới tình thương trong cuộc sống.
11. Chúng con thắp sáng cây nến niềm vui. Niềm vui giúp củng cố tâm hồn cuộc sống, xóa tan mây mù lo âu sợ hãi. Cây nến niềm vui là ngôi sao Chúa mang từ trời cao xuống cho trần gian. Thiên Thần hiện đến báo tin cho các mục đồng: Ta báo cho anh em một tin mừng: Chúa Giêsu, đấng cứu thế đã sinh ra cho anh em. Niềm vui có Chúa cùng đi. Niềm vui mang Chúa đến cho người khác như cuộc sống của Đức Mẹ ngày xưa ở Nazareth.
12. Chúng con thắp sáng cây nến gia đình. Từ ngày đôi bạn nam nữ cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hôn nhân, họ được Chúa chúc phúc và hằng hiện diện trong nếp sống tổ ấm đó. Cây nến gia đình là ngôi sao mang đến hơi nồng ấm tình yêu cho vợ chồng, cho con cháu bạn trẻ vững tin vào Chúa và vào nhau.
Tháng Năm kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Thông Báo : Dòng Ngôi Lời Tuyển Sinh Năm 2019
Dòng Ngôi Lời
09:09 10/05/2019
Văn Hóa
Bên Bờ Rìa Đất Hứa
Sơn Ca Linh
09:15 10/05/2019
(Kính tặng Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi nhân dịp kỷ niệm 30 năm chịu chức linh mục : 10/5/1989 và Đức Cha Vinh Sơn Nguyến Văn Bản, 10 năm Giám Mục : 12/5/2009)
Nhân sinh một cõi đong đầy,
Ngày đan lối khổ đêm dày đau thương.
Những oái ăm, những đoạn trường,
Xuân thì bạc tóc, dài đường vượt qua…
Tiếng gọi nào, thuở khơi xa,
Bụi gai lửa dậy trỗ hoa chuyện tình !
Ra đi mà cứu dân mình,
Lầm than mấy độ điêu linh mấy tầng.
Đêm thiêng hồng máu lễ dâng,
Trời “Ai” bỏ lại bâng khuâng “xuất hành”.
Như mây trời gữa khung xanh,
Ta về “hứa địa” xây thành “tự do”.
Cùng nhau trên một “chuyến đò”,
Dân khô ta khát, dân no ta cười.
“Thập Điều” mấy bận trêu ngươi,
Van xin Chúa Cả trên trời bao dung!
Bài ca “Biển Đỏ uy hùng”,
Làm sao quên, dẫu mịt mùng thời gian…
“Bốn mươi năm” đủ nguy nan,
Đủ thương, đủ giận, ủi an, hững hờ…
Đời mình, như một áng thơ,
Khi bình khi trắc, chơ vơ, mệt nhoài…
“Cột mây cột lửa” ngời ngời,
Buông tay Ngài chắc một đời hư hao !
Dù cho không được bước vào,
“Bên rìa hứa địa” miễn sao vẹn tình.
Gọi là một chút trung trinh,
Nằm đây ấm nghĩa đồng hành cùng dân !
Sơn Ca Linh (10/5/2019)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Ngày Của Mẹ/Happy Mothers Day
Robert Helfman
08:56 10/05/2019
HOA NGÀY CỦA MẸ/HAPPY MOTHERS DAY
Ảnh của Robert Helfman
Qua hàng hoa bán bên lề
Ước mua cả tiệm mang về biếu me
Happy Mothers Day !!!.
(bt)
Ảnh của Robert Helfman
Qua hàng hoa bán bên lề
Ước mua cả tiệm mang về biếu me
Happy Mothers Day !!!.
(bt)
VietCatholic TV
Chứng từ của 1 linh mục có vợ và 4 con – Lời khuyên của Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:57 10/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tưởng cũng nên nhắc lại là trước đó lúc 16g, Ðức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với giới trẻ tại Trung Tâm Mục Vụ
Các linh mục và nam nữ tu sĩ tham dự cuộc gặp gỡ này đến từ hai cộng đoàn nghi lễ Latinh và nghi lễ Đông phương. Đối với linh mục trong nghi lễ Đông phương, luật độc thân linh mục không phải là bắt buộc. Cho nên, cuộc gặp gỡ này không chỉ bao gồm các linh mục và tu sĩ nam nữ, nhưng còn bao gồm cả gia đình của họ.
Trong cuộc gặp gỡ này, bên cạnh các chứng từ của các linh mục và nam nữ tu sĩ nghi lễ Latinh, đặc biệt có chứng từ của một linh mục thuộc nghi lễ Đông phương là Cha Goce và bà vợ ngài là Gabriella cùng với các con là Filip, Blagoj, Luca và Ivan.
Sau các chứng từ này là diễn từ của Đức Thánh Cha. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Cảm ơn anh chị em đã cung cấp cho tôi cơ hội này để gặp anh chị em. Tôi đặc biệt biết ơn về khoảnh khắc này, trong đó tôi có thể thấy Giáo Hội thở hoàn toàn bằng cả hai lá phổi của mình, là nghi thức Latinh và nghi thức Đông phương, để tiếp nhận không khí luôn mới mẻ và được canh tân của Chúa Thánh Thần. Hai lá phổi là cần thiết và bổ sung, giúp chúng ta cảm nhận tốt hơn vẻ đẹp của Chúa (x. Tông huấn Niềm vui Phúc Âm, 116). Chúng ta hãy cảm tạ trước cơ hội để có thể thở sâu, như một thể duy nhất, và cảm nhận Chúa tốt lành với chúng ta dường bao.
Tôi cảm ơn anh chị em vì những chứng từ, mà bây giờ tôi muốn đề cập đến. Anh chị em đã nhắc đến một thực tế là anh chị em rất ít về số lượng và có nguy cơ chiều theo một não trạng phức hợp nhất định của tâm lý tự ti. Trong khi tôi đang lắng nghe anh chị em, tôi nghĩ về Maria, người đã lấy một cân dầu nguyên chất, xức lên bàn chân của Chúa Giêsu và sau đó lau khô bằng tóc mình. Vị Thánh Sử kết luận mô tả của ngài về cảnh này bằng cách nói: “Ngôi nhà tràn ngập mùi thơm của nước hoa” (Ga 12: 3). Mùi cam tùng đó đã có thể thấm vào mọi thứ, để lại ấn tượng không nhầm vào đâu được.
Không ít trường hợp, chúng ta cảm thấy cần phải “tính toán” và xem xét tình trạng mọi thứ. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhìn vào nhân số của chúng ta, chúng ta rất ít; các phương tiện có trong tay cũng không nhiều. Kế đó, chúng ta xem xét số lượng đông đảo các nhà dòng và những hoạt động tông đồ mà chúng ta phải hỗ trợ. Chúng ta có thể tiếp tục liệt kê tất cả những tình huống mà chúng ta trải nghiệm về sự bấp bênh của những tài nguyên mà chúng ta có nhằm thực hiện nhiệm vụ truyền giáo mà chúng ta đã được ủy thác. Bất cứ khi nào chúng ta làm điều này, dường như kết toán của chúng ta đều là “thâm thủng”.
Đúng thế, Chúa nói với chúng ta: ai trong anh em muốn xây một ngọn tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong (x Lc 14:28-29)
Nhưng “tính toán” mọi thứ có thể dẫn chúng ta vào sự cám dỗ đặt quá nhiều sự cậy trông vào chính mình, rơi trở lại vào khả năng riêng của chúng ta và những thiếu sót của chúng ta. Như thế, chúng ta cuối cùng cũng gần như các môn đệ trên đường Emmau, công bố lời rao giảng bằng đôi môi mình, trong khi trái tim của chúng ta bị chìm trong một sự im lặng được đánh dấu bởi một nỗi thất vọng tinh tế ngăn cản nó lắng nghe Đấng đang đi bên cạnh chúng ta và là nguồn mạch của vui mừng và hân hoan.
Anh chị em thân mến, “tính toán” mọi thứ luôn luôn là cần thiết, khi nó có thể giúp chúng ta hiểu và đến gần tất cả những người phải vật lộn hàng ngày để kiếm sống. Đó là những gia đình không phát triển, người già và những người bị bỏ rơi, người bệnh và những người phải nằm liệt giường, những người trẻ thất vọng và không có tương lai, và những người nghèo nhắc nhở cho chúng ta biết chúng ta thực sự là một Giáo Hội của những người ăn xin cần đến Lòng Thương Xót của Chúa. “Tính toán” mọi thứ là chính đáng, chỉ khi nó cho phép chúng ta một lần nữa trở thành huynh đệ với nhau và chú ý tới những người khác, thể hiện sự hiểu biết và quan tâm khi chúng ta đến gần với những nỗi thất vọng và những bất định cảm nhận bởi rất nhiều người trong anh chị em của chúng ta, là những người khao khát được xức dầu để có thể nâng họ lên và chữa lành hy vọng của họ.
“Tính toán” mọi thứ là chính đáng, nhưng chỉ để nói lên một cách mạnh mẽ hơn hết và cầu nguyện cùng người dân chúng ta: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” Tôi muốn lặp lại điều này cùng với anh chị em: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” [cộng đoàn cùng lặp lại lời cầu nguyện này với Đức Thánh Cha].
Tôi chỉ cần nói rằng vùng đất này đã có thể ban cho thế giới và cho Giáo Hội nơi Mẹ Teresa một dấu chỉ cụ thể như thế về cách thức một người nhỏ bé, được Chúa xức dầu, có thể thấm nhuần vào mọi thứ, một khi hương thơm của Tám Mối Phúc Thật được lan tỏa trên đôi chân nhân loại mệt mỏi của chúng ta. Có bao nhiêu người cảm thấy thoải mái bởi sự dịu dàng trong ánh mắt của mẹ, được an ủi bởi sự âu yếm của mẹ, được nâng đỡ bởi niềm hy vọng của mẹ và được nuôi dưỡng bởi sự can đảm trong đức tin của mẹ, là điều có thể khiến ngay cả những người bị lãng quên nhất ở giữa chúng ta nhận ra rằng họ không bị Chúa quên lãng! Lịch sử được viết bởi những người như thế, là những người không ngại hiến dâng cuộc sống của họ cho tình yêu: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (x. Mt 25:40). Chúng ta tìm thấy biết bao những khôn ngoan trong những lời sau của Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá: “Chắc chắn rằng những bước ngoặt quyết định nhất trong lịch sử thế giới được đồng xác định đáng kể bởi các linh hồn mà chưa có cuốn sách lịch sử nào đã từng đề cập đến. Và chúng ta chỉ tìm thấy những linh hồn mà chúng ta mắc nợ họ vì những bước ngoặt quyết định trong cuộc sống cá nhân của chúng ta vào ngày khi tất cả những gì ẩn khuất được tiết lộ”(Vorgebenes Leben und Epiphanie: GW XI, 145).
Quá thường là chúng ta để bản thân mình nghĩ rằng mọi thứ có thể khác đi nếu chúng ta mạnh mẽ, đầy quyền thế và có ảnh hưởng. Bí quyết của sức mạnh, quyền thế, và ảnh hưởng của chúng ta, và thậm chí sự trẻ trung của chúng ta, xuất phát từ một nơi khác, chứ không phải từ thực tế là “các trương mục của chúng ta đều ổn thỏa”, chẳng lẽ đó không phải là sự thật sao? Tôi hỏi anh chị em điều này, bởi vì tôi có một ấn tượng sâu sắc trước chứng tá của Davor, khi anh ấy chia sẻ với chúng ta điều gì thực sự chạm đến trái tim mình. Anh chị em biết rõ điều này: điều đã cứu anh chị em khỏi não trạng chạy theo sự nghiệp cũng đang trở lại trong ơn gọi đầu tiên, tiếng gọi đầu tiên của anh chị em và quyết tâm lên đường tìm kiếm Chúa phục sinh nơi Ngài sẽ được tìm thấy. Anh chị em lên đường, bỏ lại phía sau các hình thức an ninh của mình, để bước đi trên các đường phố và quảng trường của phố phường. Ở đó, anh chị em cảm thấy rằng ơn gọi và cuộc sống của anh chị em đã được đổi mới. Khi cong lưng xuống trên cuộc sống hàng ngày của anh chị em mình để chia sẻ với họ và xức dầu cho họ bằng hương thơm của tinh thần, trái tim mục tử của anh chị em bắt đầu đập một lần nữa và với cường độ lớn hơn.
Anh chị em đã đến gần để xức dầu cho đôi chân mệt mỏi của Thầy, đôi chân mệt mỏi của những cá nhân cụ thể, nơi họ được tìm thấy, và Chúa đang đợi anh chị em, để xức dầu cho anh chị em một lần nữa trong ơn gọi của anh chị em. Điều này rất quan trọng. Để làm mới chính mình, chúng ta phải thường xuyên quay lại và gặp gỡ Chúa, hồi tưởng lại những ký ức về lời mời gọi đầu tiên của chúng ta. Tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái nói với các Kitô hữu rằng: “Hãy nhớ những ngày đầu tiên”. Hãy nhớ lại vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ đó với Chúa Giêsu, Đấng đã kêu gọi chúng ta, và từ cuộc gặp gỡ đó, với con mắt của Chúa Giêsu, nhận được sức mạnh để tiến về phía trước. Đừng bao giờ mất ký ức của anh chị em về lời mời gọi đầu tiên! Hãy nhớ lại lời mời gọi đầu tiên như một “bí tích”. Những khó khăn của người hoạt động tông đồ thực sự có thể làm chúng ta kiệt sức, và chúng ta có thể mất nhiệt tình. Chúng ta cũng có thể mất khao khát cầu nguyện, được gặp gỡ Chúa. Nếu anh chị em thấy mình ở vị trí này, hãy dừng lại! Quay lại và gặp Chúa trong lời mời gọi đầu tiên của anh chị em. Ký ức này sẽ cứu anh chị em.
Quá thường biết chừng nào là chúng ta bỏ ra năng lượng và tài nguyên của mình trong các cuộc họp, những cuộc thảo luận và chương trình, nhằm bảo tồn các đường hướng, phương pháp và mục tiêu chẳng khiến cho một ai được phấn khởi và cũng chẳng thể mang đến một chút hương thơm Tin Mừng nào khả dĩ mang lại sự thoải mái và mở ra những con đường hy vọng, không những thế còn tước mất của chúng ta những cuộc gặp gỡ cá vị với tha nhân? Mẹ Têrêsa thật là chí lý khi nói rằng: “Mọi thứ vô dụng đều đè nặng lên tôi!” (A. Comastri, Mẹ Teresa, Una goccia di Acqua pulita, 39). Chúng ta hãy để lại đằng sau tất cả những gánh nặng ngăn cản chúng ta khỏi nhiệm vụ và ngăn anh chị em của chúng ta hít thở mùi thơm của lòng thương xót. Một cân cam tùng đã có thể thấm vào mọi thứ, để lại ấn tượng không nhầm vào đâu được.
Chúng ta đừng tước mất những gì là tốt nhất trong sứ vụ của chúng ta; cũng đừng bóp nghẹt nhịp đập của thần khí.
Cảm ơn, Cha Goce và Gabriella: anh chị em đã can đảm trong cuộc sống. Và cảm ơn các con của anh chị em là Filip, Blagoj, Luca và Ivan, vì đã chia sẻ với chúng ta niềm vui và mối quan tâm của anh chị em, cả trong sứ vụ và trong cuộc sống gia đình, cũng như là bí quyết về cách tiếp tục vượt qua những lúc khó khăn mà anh chị em phải chịu đựng. Sự kết hợp của hôn nhân, ân sủng của hôn nhân trong đời sống mục vụ đã giúp anh chị em bước đi cùng nhau trên con đường này, như một gia đình.
Chứng tá của anh chị em có “hương thơm Tin Mừng” của những cộng đoàn đầu tiên. Chúng ta hãy nhớ rằng “Tân Ước nói về ‘những giáo hội nhóm họp tại gia’ (x 1 Cor 16:19; Rom 16: 5; Col 4:15; Philem 2). Không gian sống của một mái gia đình có thể biến thành một giáo hội tại gia, một khung cảnh cho Bí tích Thánh Thể - anh chị em đã cử hành Bí tích Thánh Thể trong nhà của mình biết bao lần – trước sự hiện diện của Chúa Kitô ngự trên bàn ăn trong ngôi nhà. Chúng ta không bao giờ có thể quên hình ảnh được tìm thấy trong Sách Khải Huyền, nơi Chúa nói: ‘Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta’ (Kh 3:20). Đây là hình ảnh của một ngôi nhà đầy sự hiện diện của Thiên Chúa, cầu nguyện chung và muôn vàn ơn phúc”(Amoris Laetitia, 15). Bằng cách này, anh chị em đưa ra một chứng tá sống động về cách thế mà “đức tin không loại bỏ chúng ta ra khỏi thế giới, nhưng lôi kéo chúng ta sâu hơn vào trong thế giới” (thượng dẫn, 181). Thế giới có thể không như chúng ta muốn, cũng không phải là chính chúng ta “hoàn hảo” hay không tì vết. Nhưng chúng ta, được xức dầu mỗi ngày với niềm tin vào tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho chúng ta, bị cuốn hút vào sự bấp bênh của cuộc sống và của các gia đình. Một niềm tin dẫn dắt chúng ta, như Cha Goce đã nhắc nhở chúng ta một cách rõ ràng, là phải phát triển những khía cạnh nhất định và quan trọng của cuộc sống thường bị bỏ qua trong một xã hội bị xáo trộn bởi các mối quan hệ quay cuồng và hời hợt: đó là các khía cạnh của tình yêu dịu dàng, kiên nhẫn và lòng trắc ẩn đối với tha nhân. Và tôi muốn nhấn mạnh ở đây tầm quan trọng của sự dịu dàng trong sứ vụ linh mục cũng như trong chứng tá của đời tu. Có những nguy hiểm khi chúng ta không sống trong gia đình, khi không có nhu cầu vuốt ve con cái mình, như Cha Goce, vì trái tim chúng ta có thể trở nên hơi có tính cách của “người nam nữ độc thân”. Ngoài ra còn có sự nguy hiểm mà các lời khấn trinh khiết của các nữ tu và lời thề độc thân của các linh mục thực sự biến thành một lời thề của người “độc thân cố chấp”. Bao nhiêu tác hại đến từ một nữ tu hoặc một linh mục sống như thế! Do đó tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự dịu dàng. Hôm nay tôi nhận được ân sủng quan sát các chị em tỏ ra dịu dàng: khi tôi đến đài tưởng niệm Mẹ Theresa, tôi thấy có các chị em nữ tu ở đó và quan sát thấy cách chăm sóc người nghèo với sự dịu dàng sâu sắc. Xin dịu dàng nhé. Đừng bao giờ to tiếng. Hãy là nước được làm phép, chứ đừng là giấm! Hãy luôn luôn với sự ngọt ngào đó của Tin Mừng để biết cách vuốt ve các linh hồn. Hãy nhớ lại một từ được đề cập bởi một tu huynh của chúng ta: anh ấy nói về sự nghiệp. Khi não trạng sự nghiệp bước vào chức vụ linh mục và đời tu, trái tim trở nên cứng rắn và cay đắng và nó mất đi sự dịu dàng. Linh mục hoặc nữ tu coi ơn gọi của mình như một sự nghiệp đã mất khả năng vuốt ve.
Tôi thích nghĩ về mỗi gia đình như một “biểu tượng của Thánh Gia Nagiarét. Cuộc sống hàng ngày của thánh gia chia sẻ [với các gia đình khác] gánh nặng và thậm chí là ác mộng, như khi các ngài gặp bạo lực không thể tưởng tượng được của Hêrôđê. Kinh nghiệm này, buồn thay, tiếp tục hành hạ các gia đình tị nạn, những người trong thời đại chúng ta cảm thấy bị từ chối và không nơi nương tựa”(Tông huấn Amoris Laetitia, 20). Qua đức tin được xây dựng từ những vất vả hàng ngày, họ có thể “biến một chuồng gia súc thành một ngôi nhà cho Chúa Giêsu, với những chiếc tã nghèo nàn và một sự phong phú của tình yêu” (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 286). Chúng ta rất cần vật chất, chúng là rất cần thiết, nhưng chúng không phải là điều quan trọng nhất. Vì lý do đó, chúng ta đừng bao giờ mất khả năng vuốt ve, đừng bao giờ mất đi sự dịu dàng của một thừa tác viên và sự hiền dịu của tu sĩ tận hiến.
Cám ơn anh chị em đã cho thấy thiên nhan quen thuộc của Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là vị Thiên Chúa không bao giờ ngừng làm chúng ta ngạc nhiên giữa những nồi và chảo! [chú thích của người dịch: Thánh Têrêsa thành Avila nói ‘Đừng nghĩ rằng nếu bạn có nhiều thời gian, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc cầu nguyện. Từ bỏ ý tưởng đó đi! Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều hơn trong một khoảnh khắc chứ không phải trong một khoảng thời gian dài, vì hành động của Ngài không được đo bằng thời gian. Hãy biết rằng ngay cả khi bạn đang ở trong bếp, Chúa chúng ta đang di chuyển giữa những nồi và chảo’].
Anh chị em thân mến, cảm ơn một lần nữa về cơ hội để Giáo Hội có thể hít thở sâu hơn bằng cả hai lá phổi. Chúng ta hãy xin Thánh Linh tiếp tục canh tân chúng ta trong sứ mệnh của mình, với sự tự tin khi biết rằng Ngài muốn thấm nhuần mọi thứ với sự hiện diện của Người.
Và ở đây, tôi cũng muốn cảm ơn - và bây giờ anh chị em sẽ bối rối - tôi muốn cảm ơn một trong những linh mục của anh chị em, một người cha của một gia đình, là người đã chấp nhận làm thông dịch viên [vỗ tay].
[Cộng đoàn hát kinh Lạc Cha]
[Phép lành của Đức Thánh Cha]
Source:Libreria Editrice Vaticana
Bắc Macedonia lưu luyến từ biệt Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:50 10/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tiễn Đức Thánh Cha ra tận chân thang máy bay, chúng tôi thấy có cả Tổng thống Gjorge Ivanov và Thủ tướng Zoran Zaev.
Sau khi duyệt qua hàng quân danh dự, Đức Thánh Cha đã bắt tay chào từ biệt tổng thống, thủ tướng, và các thành viên trong chính phủ Bắc Macedonia.
Máy bay đã cất cánh lúc 18g30. Trước khi chúng tôi thu hình chương trình này, Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino vào lúc 20g30.
Giáo Hội Năm Châu 10/05/2019: Tượng Đức Mẹ bị chặt đầu ở Hà Nam, Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
03:54 10/05/2019
1. Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đàn áp khốc liệt anh chị em giáo dân Công Giáo ở Hà Nam
Trung Quốc vẫn tiếp tục mạnh mẽ các chính sách đàn áp và Trung Hoa hóa Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này, đặc biệt là ở tỉnh Hà Nam (河南, Henan – trước gọi là Hồ Nam). Thông tấn xã AsiaNews báo động rằng bọn cầm quyền đang tiếp tục thi hành một chiến dịch triệt hạ các thánh giá kéo dài trong 4 năm qua ở tỉnh Hà Nam. Hôm thứ Hai 29 tháng Tư, nhà cầm quyền địa phương thành phố Vệ Huy (卫辉, Weihui), trong giáo phận An Dương (安阳, Anyang), đã phá hủy những cây thánh giá bằng sắt khổng lồ nổi bật trên hai tháp chuông.
Hai videos về chiến dịch này, đã được gửi tới AsiaNews, cho thấy các công nhân trên những cần cẩu cao đang gỡ bỏ các cây thánh giá. Hàng chục cảnh sát đang ở trong sân để ngăn chặn những lời chỉ trích và các kháng cự của anh chị em giáo dân. Nhiều tín hữu, bất lực trước sự lạm dụng quyền lực của bọn cầm quyền, quỳ gối trên các bậc thang của nhà thờ trong lời cầu nguyện và ca hát. Các tín hữu vẫn cầu nguyện suốt cả ngày.
Thoạt đầu, bọn cầm quyền tỉnh Hà Nam cho rằng phải cần phá hủy các thánh giá vì có quá nhiều thánh giá nổi bật trên nền trời. Nhưng sau đó, chúng tiến thêm một bước nữa là xông vào bên trong các nhà thờ loại bỏ các đồ trang trí, tranh vẽ và ảnh tượng được đánh giá là “quá Tây” nhằm mục đích “Trung Hoa hóa”, nghĩa là nhằm đưa ra một Kitô giáo “theo đặc điểm của Trung Quốc”, và trên hết phải bị đặt dưới quyền lực của Đảng Cộng sản. Ở Hà Nam, chiến dịch này đã kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, các thánh giá được thay thế bằng cờ Trung Quốc, khiến các nhà thờ trông giống một “văn phòng chính phủ” hơn là một nơi thờ phượng.
Kể từ khi cho ra mắt pháp lệnh mới về các hoạt động tôn giáo, Hà Nam đã trở thành một nơi thí nghiệm các hình thức đàn áp: một số nhà thờ đã bị đóng cửa, cấm dạy giáo lý cho trẻ em và thanh thiếu niên, các ngôi mộ của các tín hữu Kitô bị phá hủy.
Theo một số linh mục thuộc Giáo Hội thầm lặng, lý do rất đơn giản: ở Hà Nam các Kitô hữu chiếm khoảng 4% dân số, khiến địa phương này trở thành một trong những tỉnh có tỷ lệ Kitô hữu cao nhất. Một linh mục cho biết “Bằng cách tung ra các hình thức bạo lực như vậy, bọn cầm quyền chủ yếu muốn làm lung lạc những người đang có ý định trở thành người Công Giáo hơn là nhắm vào những người đã là người Công Giáo.” Chúng biết rõ là chúng khó lòng lung lạc những người đã có một đức tin sâu sắc.
2. Phúc trình tự do tôn giáo vẫn liệt kê Việt Nam là nước đáng quan ngại
Hãng tin CNA, ngày 29 tháng Tư, cho hay, theo một báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, đa số các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới là ở Trung Đông, Á Châu và Phi Châu.
Báo cáo trên, được công bố ngày 29 tháng Tư, cho hay ngoại trừ Cuba, tất cả các quốc gia vi phạm đều ở đông bán cầu.
Chủ tịch Ủy Ban trên, Tenzin Dorjee, viết trong một phụ bản đính kèm báo cáo: “Mục đích của chúng tôi không phải chỉ để nêu tên những nước vi phạm, nhưng cung cấp các hành động cụ thể để Chính Phủ Hoa Kỳ có thể đưa ra trong lúc làm việc với các quốc gia này nếu muốn lấy tên ra khỏi danh sách của chúng tôi”.
Mỗi năm, Ủy Ban trên đều nhận diện “các quốc gia gây lo ngại đặc biệt” bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn xác định “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp và quá đáng” về tự do tôn giáo.
Các tác nhân không phải là quốc gia được dành cho danh hiệu “các thực thể gây lo ngại đặc biệt” nhưng cũng sử dụng cùng các tiêu chuẩn như trên.
Một số các vi phạm trên bao gồm: tra tấn hay đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ giá; giam giữ lâu mà không xét xử; bắt cóc hay giam giữ bí mật; và các bác bỏ trắng trợn quyền sống, quyền tự do, và an toàn bản thân.
Trong số 16 quốc gia được nhận diện là “các quốc giai gây lo ngại đặc biệt” trong năm 2019 có 10 quốc gia được bộ ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận hồi tháng 11 năm 2018. Đó là Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Tajikistan và Turmenistan. Bảng liệt kê cũng kể thêm 6 nước khác là Cộng Hòa Trung Phi, Nigeria, Nga, Syria, Uzbekistan và Việt Nam.
Thêm vào đó, Ủy Ban còn nhận diện 12 nước khác phạm 1, 2 hoặc 3 tiêu chuẩn để bị coi là “các quốc gia gây lo ngại đặc biệt” bằng cách xếp họ vào danh sách “loại hai”. Đó là các nước: Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Nam Dương, Iraq, Kazakhstan, Lào, Mãlai, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số các tác nhân không phải quốc gia, Ủy Ban nhận diện Nhà Nước Duy Hồi Giáo, Taliban ở Afghanistan, al-Shabaab ở Somalia, và lần đầu tiên xuất hiện trên danh sách năm nay là Houthis ở Yemen và Hayat Tahrir al-Sham ở Syria.
Houthis là bộ lạc theo phái Shiite Hồi Giáo, từng kiểm soát phần lãnh thổ chủ yếu và đã đuổi tổng thống khỏi thủ đô năm 2015. Saudi Arabia và một số đồng minh Ả Rập giúp phản công bọn này. Iran thì tiếp tục ủng hộ chúng. Chúng đang đánh lại liên minh do Saudi Arabia lãnh đạo nhằm kiểm soát cả nước, nhất là thành phố cảng quan trọng Hodeidah.
Kết quả 3 năm cuộc nội chiến Yemen là khoảng từ 13,500 tới 80,000 người chết và hàng triệu người tản cư, và khoảng 14 triệu người hay gần như thế có nguy cơ chết vì đói.
Báo cáo khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ đề cử một cố vấn đặc biệt bên cạnh tổng thống thống để lo về tự do tôn giáo quốc tế.
Ủy ban ghi nhận rằng tuy Toà Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các giám mục hồi tháng Chín, “tuy nhiên, việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo hầm trú đã gia tăng cuối năm vừa qua”.
Trong số các nhận định được lồng vào báo cáo có các nhận định của Johnnie Moore; người này gọi thoả thuận Vatican-Trung Quốc là “thỏa thuận gây ra các biến cố đáng báo đông nhất”.
Ông viết: “Ngay trong những ngày Vatican còn đang thương thảo, Trung Quốc đã sử dụng thoả thuận đang được bàn cãi để thực hiện việc đóng cửa một số cộng đồng lớn nhất và nổi tiếng nhất quốc gia nhưng không đăng ký”.
Ông tin rằng Vatican “nay mang một trách nhiệm tinh thần và luật pháp nặng nề phải giúp giải quyết vấn đề do chính mình giúp tạo ra, dù là bất đắc dĩ, bằng cách cung cấp giấy phép cho Trung quốc tấn công đầy tội ác các cộng đồng Kitô giáo (như được trưng dẫn trong báo cáo này) và bằng cách cung cấp cho chính phủ Trung Quốc lá chắn thêm nữa để họ tiếp tục các lạm dụng không thể hiểu được, không thể bào chữa được và vô nhân đạo chống các người Hồi Giáo ở phía tây đất nước”.
Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế là một định chế lưỡng đảng nhằm cố vấn cho Tổng thống, Quốc hội, và Bộ Ngoại giao về các vấn đề tự do tôn giaó trên thế giới.
3. Đức Hồng Y DiNardo: Quốc gia chúng ta lẽ ra phải tốt đẹp hơn như thế này
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên án vụ nổ súng tại một hội đường Do Thái gần San Diego vào ngày thứ Bẩy 27 tháng 4, là ngày kết thúc lễ Vượt Qua của người Do Thái, và cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng.
“Cùng với các anh em giám mục, tôi vô cùng đau buồn và lo lắng sâu sắc trước tin tức một nơi thờ phượng khác đã phải gánh chịu bạo lực.
Đất nước chúng ta lẽ ra phải tốt đẹp hơn như thế này,” Đức Hồng Y DiNardo cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật 28 tháng Tư.
“Thế giới của chúng ta nên thoát ra được những hành động thù hận như thế này và chủ nghĩa bài Do Thái. Cuộc tấn công này tham gia vào một danh sách quá dài các cuộc tấn công chống lại những người vô tội, những người thuộc mọi tín ngưỡng, những người chỉ muốn tụ tập và cầu nguyện,” ông nói.
Vụ thảm sát hôm Thứ Bảy tại hội đường Chabad ở Poway, California, đã giết chết một người và làm ba người khác bị thương. Kẻ nổ súng đã bị bắt và bị buộc tội giết người. Đây là vụ xả súng bắn chết người thứ hai tại một hội đường Do Thái trong sáu tháng qua. Hung thủ, John Earnest, đã viết và xuất bản một bản tuyên ngôn chống Do Thái trước cuộc tấn công.
Earnest cũng đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công đốt phá một đền thờ Hồi giáo ở Escondido, California, hồi tháng Ba vừa qua.
4. Phụ bản tờ “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” của tờ Quan Sát Viên Rôma sẽ được tái bản trong vài ngày tới
Tạp chí “Donne Chiesa Mondo” - “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã bị gián đoạn trong tháng Tư vừa qua sau khi toàn ban biên tập đã đồng loạt từ chức.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh ngày 30 tháng Tư, 2019 cho biết:
Tờ Quan Sát Viên Rôma vui mừng thông báo rằng tạp chí hàng tháng, Donne Chiesa Mondo (Phụ nữ Giáo Hội Thế giới) sẽ được xuất bản thường xuyên từ tháng 5. Ban biên tập gồm có: Francesca Bugliani Knox, Elena Buia Rutt, Yvonne Dohna Schlobitten, Chiara Giaccardi, Sharhzad Housmand Zadeh, Amy-Jill Levine, Marta Rodríguez Díaz, Giorgia Salatiello, Carola Susani và Rita Pinci (Điều hợp viên)
Ban chủ nhiệm gồm: Giulia Galeotti, Silvia Guidi, Valeria Pendenza, và Silvina Pérez.
Rita Pinci đã làm việc hơn hai mươi năm với tư cách là phóng viên cho nhật báo Il Messaggero hàng ngày. Bà là tổng biên tập trung ương và do đó là phó giám đốc của tờ báo. Rita là người phụ nữ Ý đầu tiên nắm giữ những vai trò này trên một tờ báo lớn hàng ngày tại Italia. Silvina Pérez là phó giám đốc của cổng thông tin Tcs-Hdp, biên tập tạp chí Specchio của tờ La Stampa, và là phó giám đốc của tuần báo Panorama và Chi. Ông đã làm việc cho Huffington Post Italia.
Tưởng cũng nên nhắc lại, sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới”, đã đồng loạt từ chức vào cuối tháng Ba vừa quaa.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
5. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ: “Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khủng hoảng và đầy khó khăn”
Các Giám Mục Mễ Tây Cơ đã nhóm phiên khoáng đại từ hôm thứ Hai 29 tháng Tư và sẽ kết thúc hôm thứ Sáu 3 tháng Năm. Trong diễn từ khai mạc, Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera López của tổng giáo phận Monterrey, và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ nhận định như sau:
“Là các Giám mục Mễ Tây Cơ, chúng ta phải nhận ra rằng, trong tư cách là một Giáo hội, chúng ta đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng và khó khăn lớn. Không chỉ vì những vụ tai tiếng đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và thẩm quyền đạo đức của chúng ta, mà còn vì sự thay đổi của thời đại mà chúng ta đang sống và chúng ta đang phản ứng không thỏa đáng. Có một số điều nào đó không thay đổi, nhưng lại có những con người thay đổi; những người sống trong một cuộc khủng hoảng văn hóa - nhân học sâu sắc đang thay đổi. Như chúng ta đã nói trong Dự án Mục vụ Toàn cầu của chúng ta:
“Quá trình biến đổi mà chúng ta đang sống, mang đến những đổi thay mà ngay cả chúng ta, trong tư cách là Giám mục và nhiều linh mục, vẫn chưa hiểu, vì vậy chúng ta khó có thể có một phản ứng đầy đủ và kịp thời trước chiều sâu và tốc độ của sự thay đổi đang diễn ra và đó là lý do tại sao chúng ta bối rối.”
Người di cư, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số và thậm chí cả các linh mục không phải lúc nào cũng cảm thấy gần gũi và nhạy cảm với các vấn đề của họ. Trong bối cảnh thay đổi này, chúng ta lại bị đặt trước tai ương ấu dâm khủng khiếp mà chúng ta chưa biết phải đối mặt ra sao trong quá khứ, nhưng hiện tại chúng ta đang giải quyết nhanh chóng, bằng cách ưu tiên hỗ trợ các nạn nhân và thiết lập các cam kết và các giao thức thích hợp.
Ngoài ra, trong bối cảnh chính trị hiện tại mà đất nước chúng ta đang sống, một nơi rất phân cực, không thiếu những tiếng nói yêu cầu và thậm chí đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ chống đối hơn, không chỉ là một sự phản kháng, mà còn là một thái độ đối lập hoàn toàn. Tôi tin rằng quan điểm của các giám mục chúng ta phải là một trong những quan điểm tôn trọng đối với chính quyền dân sự, nhưng không từ bỏ quyền phơi bày sự thật mà chúng ta tin tưởng; hợp tác trong các vấn đề phổ biến đối với chúng tôi, nhưng từ bỏ bất kỳ mong muốn hợp tác nào là đồng lõa và nhằm thủ lợi.
Thời điểm đổi thay này đặt chúng ta vào trạng thái phải cảnh giác để khám phá con đường của Chúa, phải biết phân định để thực hiện những gì Ngài yêu cầu Giáo hội của Ngài thực thi trong thời điểm lịch sử này.”
6. Phong chân phước cho bốn vị tử đạo thời đại hy sinh vì đức tin ở Argentina
Đức Hồng Y Angelo Becciu, Chủ tịch Thánh bộ Phong thánh đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Argentina cho Đức cha Enrique Angelelli, Cha Carlos Murias, Cha Gabriel Longueville, và một giáo dân, giảng viên giáo lý tên là Wenceslao Pedernera. Tất cả đã bị sát hại vào năm 1976 trong cuộc chiến vô nghĩa tại Argentina.
Người đầu tiên gọi bốn vị này là tử đạo, chính là Đức Tổng Giám Mục Jorge Bergoglio của Buenos Aires, khi ngài dâng thánh lễ tưởng niệm cầu nguyện cho các ngài tại Nhà thờ La Rioja. Đức cha Angelelli, đã đổ máu mình để rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô tương lai đã giảng rằng đây là dòng máu của các vị tử đạo, là hạt giống cho Giáo hội.
Ý nghĩa của việc tử đạo
Trong lễ phong Á thánh cho bốn vị tân chân phước tại Công viên thành phố La Rioja, Đức Hồng Y Angelo Becciu, đã nói nhiều về ý nghĩa của việc tử đạo thời nay. Nhân chứng của các ngài đã biến đổi thất vọng của cuộc sống ích kỷ, trong một xã hội khép kín, chối từ các giá trị đạo đức thiêng liêng thành niềm hy vọng... Các vị tân chân phước tử đạo khích lệ chúng ta hãy trở thành những người quảng bá cho hòa bình, hãy là những tác nhân cho công lý và là chứng tá cho sự đoàn kết.
Những vị tử đạo hiện đại này là ai?
Giám mục Enrique Angelelli là con của một gia đình người Ý di cư. Công việc mục vụ của ngài khởi đầu ở Córdoba và sau đó ở La Rioja, Ngài luôn nỗ lực tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo và bị áp bức.
Tại Argentina vào giữa năm 1970, bắt đầu cuộc chiến bẩn thỉu, khi quân đội sát máu cánh hữu bắt cóc, tra tấn và ám sát bất cứ ai mà chúng nghi ngờ có thể trở thành một mối đe dọa chính trị hoặc chống lại ý thức hệ của họ. Có hơn 30.000 người mất tích, phần đa là sinh viên, đoàn viên của công đoàn, các ký giả báo chí, nghệ sĩ và cả linh mục tu sĩ nữa.
Cha Carlos de Dios Murias, một linh mục dòng Phanxicô và nhà truyền giáo người Pháp, và Cha Gabriel Longueville, đã cùng nhau hoạt động trong cùng một giáo xứ ở vùng nông thôn, các ngài tranh đấu cho công bằng xã hội. Vào tháng 7/1976, các ngài bị bắt và tra tấn cho đến chết và thi thể của ngài bị chặt ra từng mảnh… Một tuần sau, Wenceslao Pedernera, một giáo dân và là một giáo lý viên, cũng bị bắn chết trước mặt vợ và ba cô con gái của ông.
Lần lượt sẽ đến tôi
Giám mục Angelelli biết rằng ngài cũng nằm trong danh sách những người sẽ bị xử tử nên ngài luôn cẩn phòng; ấy vậy mà vào ngày 4/8/1976, khi ngài đang lái về lại Tòa giám mục sau khi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho hai linh mục của giáo phận bị sát hại, thì xe của ngài bị lật và ngài bị giết ngay ở lề đường. Năm 2014, một Tòa án ở Argentina đã xác nhận rằng vụ sát hại ngài là một hành động bỉ ổi do Nhà nước chủ xướng.
Trong bài giảng tại lễ phong chân phước, Đức Hồng Y Becciu nói cả bốn người đều bị giết, vì những nỗ lực tích cực mà các ngài thể hiện để bảo vệ cho công bằng chân lý Kitô giáo. Vào thời điểm các ngài bị sát hại, chính quyền lúc đó đã làm tất cả những gì có thể để phá hủy những nỗ lực đem lại công bằng cho xã và nâng cao phẩm giá của con người.
Mô hình đời sống Kitô hữu
Đức Hồng Y gọi bốn vị Chân phước này là mẫu mực của đời sống Kitô hữu. Điển hình như Đức cha Angelelli đã luôn khích lệ các linh mục của mình ngày ngày hãy thực thi chức vụ linh mục của mình với lòng bác ái nhiệt thành và vững mạnh trong đức tin. Còn về hai linh mục, Đức Hồng Y nói: các ngài khuyến khích các linh mục hôm nay đừng thỏa hiệp, hãy giữ lòng trung thành bằng mọi giá. Và Đức Hồng Y kết luận: còn vị chân phước giáo dân và gảng viên giáo lý kia là một người cha của gia đình, đã nêu gương và chỉ dạy cho các tín hữu ngày nay biết sống với niềm tin tinh khiết và luôn để cho đức tin hướng dẫn cuộc đời của mình…
7. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Quà tặng của Chúa Giêsu ban cho chúng ta là hòa bình, niềm vui và sứ mệnh.
Trong giờ Kinh Lạy Nữ Vương trưa Chúa Nhật 28/4/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ: “Quà tặng của Chúa Giêsu ban cho chúng ta là hòa bình, niềm vui và sứ mệnh”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ bài Phúc âm của Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Phục sinh cho thấy các Tông đồ đã hoang mang và sợ hãi khi Thầy của mình bị kết án tử! Tuy nhiên cái chết của Chúa đã mang lại hòa bình như là một chiến thắng trước sự ác!
Hòa bình ở bên bạn
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Phục sinh của Chúa Giêsu mang lại hòa bình đích thực, bởi vì qua cái chết hy sinh trên thập giá, Chúa đã hòa giải Thiên Chúa với nhân loại và đã chiếng thắng tội lỗi và thần chết.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân của lũ lụt tại Nam Phi
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại tình trạng Thánh tông đồ Toma, người đã không tận mắt chứng kiến sự kiện phi thường khi Chúa hiện ra trong Phòng tiệc ly, Thánh nhân đòi được đụng chạm vào Đấng phục sinh thì mới tin; nên Chúa Giêsu đã hiện ra để xua tan sự hoài nghi của Toma và mời ngài hãy đụng chạm vào vết thương của Chúa.
Những vết thương đó đã mang lại hòa bình, bởi vì chúng là dấu hiệu của tình yêu vô bờ bến mà Chúa Giêsu đã đánh bại các thế lực thù địch của loài người là tội lỗi, xấu xa và sự chết.
Món quà của niềm vui
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay món quà thứ hai mà Chúa Giêsu phục sinh mang đến cho các môn đệ của mình là niềm vui, “các môn đệ vui mừng khi nhìn thấy Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho mọi người hay mùa Phục sinh là thời gian của niềm vui, sự phục sinh của Giêsu là lý do lớn nhất cho niềm vui của chúng ta khi Chúa phá hủy những rào cản và các thế lực tội ác của thế gian khiến chúng ta vui sướng khôn nguôi!
Nhiệm vụ của các tông đồ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục quảng diễn: Ngoài hòa bình và niềm vui, Chúa Giêsu còn mang đến cho các môn đệ của mình một sứ mệnh.
Ngài nói với họ, như Cha đã sai Thầy, Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, các con sẽ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho chúng con sức mạnh để làm chứng tá cho Thầy…
Theo Đức Thánh Cha thì tình yêu và sức mạnh này, được các tông đồ truyền lại cho các đấng kế vị các ngài và cho mọi tín hữu của Chúa.
Đức Phanxicô giải thích: Chúa Giêsu Phục sing giao phó cho tất cả mọi Kitô hữu trách nhiệm loan báo sự Phục sinh của Người.
Những ai đã lãnh nhận bí tích Thanh tảy đều được kêu gọi loan truyền những món quà thiêng liêng là hòa bình và niềm vui của Chúa phục sinh cho toàn thế giới, mỗi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục sinh, chúng ta được mời gọi đến với Chúa Kitô bằng đức tin, hãy mở rộng tâm hồn cho hòa bình, niềm vui và sứ mệnh; đó chính là lời tuyên xưng lòng thương xót của Chúa, làm chứng nhân cho niềm vui về một tình yêu biến đổi và cứu chuộc của Chúa.
8. Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Amazon cho hay: Tài liệu làm việc (instrumentum Labouris) sẽ được xuất bản vào tháng 6
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, xác nhận rằng Văn kiện về “Công cụ Lao động” của Thượng hội đồng vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 6-27/10 năm nay, sẽ được ấn hành vào tháng 6 tới.
Amazon: Những phương cách hiện diện mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái thích hợp, đó là chủ đề của Hội đồng Giám mục đặc biệt, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 15/10/2017, hầu tìm ra những đường hướng mới cho việc truyền giáo cho dân chúng vùng đó, đặc biệt cho những người Thổ dân da đỏ, đã bị lãng quên và không có một viễn ảnh tương lai nào, và cũng để giải quyết những khủng hoảng của việc hủy hoại rừng Amazon, cái lá phổi quan trọng của hành tinh chúng ta đang sinh sống.
Các thành viên của Thượng hội đồng này sẽ nhận được tập tài liệu làm việc cho các cuộc hội thảo, trả lời và suy tư trước những câu hỏi và vấn đề liên quan đến vùng Amazonia trong suốt ba tuần của Thượng Hội Đồng. Đó là một sưu tập thu tóm tắt tất cả các tài liệu nhận được từ các cuộc tham vấn thăm dò được thực hiện bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng dựa trên các Tài liệu đã được chuẩn bị và trình bày vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, bao gồm cả một bảng câu hỏi.
Gặp gỡ Đức Thánh Cha vào tháng Năm tới
Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha do Thông tấn xã Vatican thực hiện, Đức Hồng Y Baldisseri cho biết Đức Thánh Cha sẽ chủ sự một cuộc họp vào tháng 5 tới để duyệt qua các tài liệu làm việc sẽ được dùng trong Thượng Hội Đồng, sau đó các tài liệu ấy sẽ được xuất bản vào tháng Sáu năm nay.
Đức Hồng Y chủ tịch của Thượng hội đồng cũng cho hay các nghị phụ của Thượng hội đồng vùng Amazonia, bao gồm các quốc gia Bolivia, Ecuador, Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Surinam, Guyana và Guyana của Pháp sẽ được qui tụ về Rome.
Người Thổ dân Da đỏ sẽ được mời tham dự
Hiện tại, ngoài các thành viên như là Chủ tịch của bảy Hội đồng các Giám mục trong khu vực và một số đại diện của năm châu lục... Đức Thánh Cha còn mời những chuyên viên khác nữa.
Đức Hồng Y Baldisseri cho hay: Người Thổ dân da đỏ sẽ được mời tham dự cách đặc biệt, vì đây chính là một Thượng Hội Đồng nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho họ.
Trong khi chuẩn bị cho Thượng hội đồng vùng Amazon, Ban thư ký của Thượng hội đồng đã phối hợp với các Mạng lưới của Giáo hội Vùng Amazon gọi là Pan-Amazonia (REPAM), bao gồm các đại diện của các giáo phận trong khu vực, cùng với các chuyên gia khác đang phục vụ trong công tác mục vụ và quảng bá về các sắc dân trong vùng Amazon.
Đức Hồng Y Baldisseri đã tổ chức cuộc họp giữa REPAM và các thành viên của tiền Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2018 tại Manaus, Brazil, qua 45 cuộc họp với nhiều vị trưởng tộc và các vị đứng đầu của các lãnh thổ và qua 15 cuộc hội thảo với những diễn đàn mở rộng...
9. Đức Phanxicô nói với hội nghị quốc tế về Thánh Kinh: Lời Chúa luôn sống động
Theo tin Zenit, ngày 26 tháng Tư, tại Đại Sảnh Clementine của Tông Điện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên một Hội Nghị Quốc Tế do Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo bảo trợ nhân dịp tổ chức này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Chủ đề Hội Nghị là “Thánh Kinh và Đời Sống: Linh Hứng Thánh Kinh Cho Toàn Bộ Đời Sống Và Sứ Mệnh Mục Vụ Của Giáo Hội – Các Kinh Nghiệm Và Thách Đố”. Hội nghị diễn ra tại Hotel Ergife, Rôma, trong các ngày 24-26 tháng Tư, 2019.
Nhân buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các tham dự viên. Sau đây là nguyên văn lời ngài:
Thưa qúy Hồng Y, qúy hiền huynh trong hàng giám mục, thưa anh chị em
Mượn lời Thánh Tông Đồ Phaolô, tôi xin chào mừng anh chị em , những “người qúy yêu của Thiên Chúa tại Rôma”, chúc anh chị em “ơn sủng và bình an” (Rm 1:7). Tôi cám ơn Đức Hồng Y Tagle về lời chào kính ngỏ cùng tôi nhân danh anh chị em. Anh chị em tụ họp nhân dịp kỷ niệm năm thứ 50 ngày thành lập Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo. Dịp kỷ niệm 50 năm này giúp anh chị em cơ hội duyệt lại việc anh chị em phục vụ Giáo Hội và củng cố nhau trong cam kết truyền bá Lời Chúa.
Các suy tư của anh chị em được khai triển xung quanh hai chữ: Kinh thánh và đời sống. Tôi cũng muốn nói vài điều với anh chị em về nhị thức không thể tách rời này. “Lời Chúa luôn sống động” (Dt 4:12): nó không chết hay già cỗi; nó vẫn còn mãi mãi (xem 1 Pr 1:25). Nó vẫn còn trẻ mãi trong viễn tượng của tất cả những gì đang xảy ra (xem Mt 24:35) và duy trì những ai đem nó ra thực hành khỏi sự già cỗi nội tâm. Nó đang sống và trao ban sự sống. Điều quan trọng cần nhớ là Chúa Thánh Thần, Đấng Ban Sự Sống, thích làm việc qua Kinh thánh. Thật ra, Lời mang hơi thở của Thiên Chúa đến với thế giới; nó truyền hơi ấm của Chúa vào trái tim. Tất cả các đóng góp học thuật, các tác phẩm đã được xuất bản đều và không thể không phục vụ cho việc này. Chúng giống như củi đốt, khi được cố gắng thu lượm và gom góp, sẽ cho ta hơi ấm. Tuy nhiên, như củi không tự sản xuất nhiệt năng thế nào, các nghiên cứu tốt nhất cũng thế; Lửa cần, Chúa Thánh Thần cần để Kinh Thánh có thể bùng cháy trong trái tim và trở thành sự sống. Lúc đó, củi tốt có thể hữu ích để nhóm lên ngọn lửa này. Nhưng Kinh Thánh không phải là một bộ sách tốt để nghiên cứu. Đó là Lời ban sự sống cần được gieo vãi, hồng phúc mà Đấng Phục sinh yêu cầu phải thu thập và phân phát để có sự sống nhân danh Người (Xem Ga 20:31).
Trong Giáo hội, Lời ban sự sống không thể nào thay thế được. Do đó, các bài giảng là điều rất cần thiết. Giảng giải không phải là một thao tác hùng biện cũng không phải là một tập hợp các ý niệm khôn ngoan của con người: nó sẽ chỉ là củi đốt. Thay vào đó, nó là việc chia sẻ Chúa Thánh Thần (Xem 1 Cr 2: 4), chia sẻ Lời Thiên Chúa từng đánh động trái tim người giảng giải, người truyền đạt hơi ấm đó, việc được xức dầu đó. Có biết bao lời lẽ hàng ngày lọt vào tai chúng ta, truyền tải thông tin và cung cấp nhiều nhập lượng (input); có biết bao, có lẽ quá nhiều điều, đôi khi đạt tới mức vượt quá khả năng thu nhận chúng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể từ bỏ Lời của Chúa Giêsu, Lời duy nhất ban sự sống đời đời (Xem Ga 6:68), Lời mà chúng ta cần tới mỗi ngày. Thật đáng yêu khi nhìn thấy “một mùa” hoa “tình yêu mới lớn hơn dành cho Thánh Kinh về phần mọi thành viên của dân Chúa, để. . . mối liên hệ với chính con người của Chúa Giêsu được làm cho sâu sắc hơn (Tông huấn Verbum Domini, 72). Sẽ là điều tốt hơn nếu Lời Chúa “ngày càng trở thành trung tâm của mọi sinh hoạt của giáo hội (Tông huấn Evangelii Gaudium, 174)”; một trái tim đang đập nhịp, lên sinh lực cho các chi thể của Nhiệm thể. Chính ước muốn của Chúa Thánh Thần trong việc nhào nắn chúng ta thành Giáo hội theo khuôn khổ Lời Chúa, một Giáo hội không tự nói và nói về mình, nhưng có Chúa trong lòng và trên môi miệng mình, đã hàng ngày rút tỉa từ Lời của Người. Thay vào đó, luôn có cơn cám dỗ muốn công bố chính chúng ta và nói về năng động tính của chúng ta, nhưng lúc ấy, sự sống không được truyền tải tới thế giới.
Lời ban sự sống cho mỗi tín hữu, dạy họ phải từ bỏ chính mình để công bố Người. Theo nghĩa này, nó hành động như một thanh kiếm sắc, đâm sâu, biện phân suy nghĩ và tình cảm, đem sự thật ra ánh sáng, đem vết thương đến chữa lành (Xem Dt 4:12; Gióp 5:18). Lời Chúa dẫn đến việc sống theo cách vượt qua: như hạt giống, chết đi, mang lại sự sống, như trái nho qua máy ép sản xuất ra rượu nho, như trái ô-liu cho dầu sau khi qua máy ép ô liu. Do đó, khi thúc đẩy các hồng phúc sự sống từ căn để, Lời ban sự sống. Nó không để ta yên tĩnh, nó thách thức. Một Giáo hội sống bằng cách lắng nghe Lời Chúa, không bao giờ bám lấy các an toàn của chính mình. Giáo hội ấy ngoan ngoãn đối với những điều mới lạ không lường trước được của Chúa Thánh Thần. Giáo hội ấy không mệt mỏi công bố, không nhường bước cho thất vọng, không từ bỏ việc cổ vũ hiệp thông ở mọi bình diện, vì Lời Chúa kêu gọi hợp nhất và mời gọi mỗi người lắng nghe người khác, thắng vượt chủ nghĩa duy đặc thù (particularisms) của chính mình.
Do đó, Giáo hội, khi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, sẽ sống để công bố Lời ấy, không loay hoay với chính mình mà rảo khắp các phố phường thế giới: không phải vì Giáo hội thích chúng hay vì chúng dễ đi, nhưng vì chúng là những nơi để công bố. Một Giáo hội trung thành với Lời Chúa không hà tiện hơi thở của mình để công bố sứ điệp sơ truyền (kerygma) và không mong đợi được đánh giá cao. Lời Thiên Chúa, phát xuất từ Chúa Cha và được tràn đổ xuống thế giới, thúc đẩy Giáo Hội đi đến tận cùng trái đất. Kinh thánh là thuốc chích tốt nhất giúp Giáo Hội khỏi bị khép kín và tự bảo toàn. Nó là Lời của Thiên Chúa, chứ không phải lời của chúng ta và nó khiến chúng ta không nằm ở trung tâm, bảo vệ chúng ta khỏi sự tự mãn và thái độ háo thắng (triumphalism), kêu gọi chúng ta liên tục ra khỏi chính mình. Lời Chúa có một lực ly tâm, không hướng tâm, nó không rút vào bên trong mà đẩy ra bên ngoài - hướng tới điều nó chưa đạt tới. Nó không bảo đảm những niềm an ủi hâm hấp, vì nó là lửa và gió: Nó là Thần Khí làm cho trái tim bốc cháy và di chuyển tới chân trời, mở rộng chân trời bằng óc sáng tạo của nó.
Kinh thánh và đời sống: chúng ta hãy cam kết làm cho hai từ ngữ này liên kết chặt chẽ với nhau để từ ngữ này không bao giờ lại không có từ ngữ kia. Tôi muốn kết thúc như lúc bắt đầu, với một lời phát biểu của Thánh Tông đồ Phaolô, người vào cuối bức thư, đã viết: “Thưa anh em, còn về những điều khác, anh em hãy cầu nguyện”. Giống như ngài, tôi cũng xin anh chị em cầu nguyện. Tuy nhiên, Thánh Phaolô nêu rõ lý do cầu nguyện: “để lời Chúa được phổ biến mau chóng” (2 Tx 3: 1). Chúng ta hãy cầu nguyện và làm việc để Kinh Thánh không ở trong thư viện giữa nhiều cuốn sách nói về nó, nhưng nó có thể rảo khắp các phố phường thế giới, chờ đợi nơi mọi người đang sinh sống. Tôi hy vọng anh chị em sẽ là những người tốt lành mang Lời Chúa, với cùng sự nhiệt tình mà chúng ta đọc được trong các trình thuật Phục Sinh những ngày này, trong đó, mọi người cùng chạy: các phụ nữ, Thánh Phêrô, Thánh Gioan, hai môn đệ Emmau. . . Họ chạy đến gặp gỡ và công bố Lời hằng sống. Đó là lời chúc chân thành của tôi dành cho anh chị em, cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em làm.
10. Tài liệu mới của Tòa Thánh lên án “nền toàn trị mềm” của các xã hội dân chủ
Theo tin AsiaNews, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh vừa công bố một tài liệu làm nổi bật việc vi phạm tự do tôn giáo ngay tại các quốc gia tự cho mình là tự do dân chủ vì việc họ chủ trương một điều gọi là “trung lập ý thức hệ” hướng đến “một nền toàn trị mềm” (a soft totalitarianism).
Thường thường, vi phạm tự do tôn giáo chỉ bạo lực nhằm diệt trừ đức tin của người khác, nhất là bạo lực giết người từng gây ra cho các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và Hồi Giáo gần đây.
Thế nhưng ngày nay còn có 1 hình thức tử đạo mới dành cho các Kitô hữu từng được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin, nhấn mạnh. Đó là hình thức vi phạm tự do tôn giáo tại các quốc gia vẫn tự hào coi mình là tự do dân chủ.
Đó là kết luận của một tài liệu mới được Ủy Ban Thần Học Quốc Tế soạn thảo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, và được công bố ngày 26 tháng Tư vừa qua, tựa là “Tự Do Tôn Giáo Vì Thiện Ích Mọi Người” (mới có ấn bản tiếng Ý).
Thực thế, Ủy ban tuyên bố rằng trong bối cảnh văn hóa xã hội của nhiều thập niên gần đây, nhà nước dân chủ đang tiến tới một “nền toàn trị mềm”, một nền toàn trị - nhân danh điều gọi là “tính trung lập ý thức hệ” – có khuynh hướng nhằm loại bỏ “mọi biện minh đạo đức và mọi cảm hứng tôn giáo”, do đó, ủng hộ “một ý thức hệ trung lập mà trong thực tế, nhằm áp đặt việc loại bỏ các phát biểu tôn giáo khỏi lãnh vực công cộng”. Và điều này “làm chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự truyền bá chủ nghĩa hư vô đạo đức trong lãnh vực công cộng”.
Chúng ta đang phải đối diện với “việc thế tục mô phỏng quan niệm thần quyền của tôn giáo, một thứ quyền quyết định tính chính thống và tính lạc giáo về tự do nhân danh một tầm nhìn cứu chuộc-chính trị của xã hội lý tưởng: tiên thiên (a priori) quyết định căn tính hoàn toàn duy lý, hoàn toàn dân sự, hoàn toàn nhân bản của nó. Ở đây, tính tuyệt đối và tính tương đối của nền luân lý tự do này mâu thuẫn với những hiệu quả của việc loại trừ không tự do trong phạm vi công cộng, bên trong điều gọi là tính trung lập tự do của nhà nước “.
Nhưng “một nền văn hóa dân sự, tức nền văn hóa tự xác định lấy chủ nghĩa nhân bản của riêng mình qua việc loại bỏ thành tố tôn giáo khỏi con người, sẽ buộc phải loại bỏ những phần quyết định trong lịch sử của chính nó: kiến thức của nó, truyền thống của nó, sự gắn bó xã hội của nó. Hậu quả sẽ là việc loại bỏ những phần chủ yếu hơn của nhân tính và quyền công dân mà nhờ đó, xã hội đã được hình thành”.
“Phản ứng đối với sự yếu kém về mặt duy nhân bản sẽ dọn đường cho một chủ nghĩa cuồng tín vô thần hoặc thậm chí thần quyền tuyệt vọng mà nhiều người vẫn coi là chính đáng (đặc biệt là những người trẻ tuổi). Sự lôi cuốn không thể nào hiểu được do các hình thức bạo lực và toàn trị của ý thức hệ chính trị hay đấu tranh tôn giáo, tạo ra, mà người ta vốn gán cho sự phán xét của lý trí và lịch sử, phải khiến chúng ta đặt câu hỏi một cách mới và phân tích sâu xa hơn”.
Tài liệu nhắc lại rằng ngay tuyên bố Dignitatis humanae (Nhân phẩm) của Công Đồng cũng đã nói rằng theo Kitô giáo “chúng ta không được ép buộc mình vào tôn giáo, bởi vì sự ép buộc này không xứng đáng với bản chất con người do Thiên Chúa tạo dựng”. “Thiên Chúa kêu gọi mọi người đến với Người, nhưng không ép buộc bất cứ ai. Do đó, quyền tự do này trở thành một quyền căn bản mà con người có thể đòi hỏi một cách ý thức và có trách nhiệm đối với Nhà nước”. Do đó, lời quả quyết của Đức Gioan Phaolô II rằng tự do tôn giáo là nền tảng của mọi quyền tự do khác, là một đòi hỏi bất khả nhượng của phẩm giá mọi người và tạo thành “sự bảo đảm mọi quyền tự do vốn bảo đảm lợi ích chung của mọi người và mọi dân tộc”.
Tuy nhiên, ngày nay, trong sự phổ biến các quyền chủ quan của nhà nước dân chủ hiện thời, tự do tôn giáo mất đi vị trí quyền căn bản của mình và bị giảm xuống thành một quyền chủ quan như những quyền khác. Hơn nữa, “điều tự cho là tính trung lập ý thức hệ của nhà nước tự do, một ý thức hệ loại trừ có chọn lọc quyền tự do được làm chứng một cách minh bạch của cộng đồng tôn giáo nơi công cộng, đã mở ra một khoảng cách cho tính siêu việt giả tạo của một ý thức hệ quyền lực đen tối. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo chúng ta chống lại việc đánh giá thấp sự thờ ơ tôn giáo này: “Khi, nhân danh một ý thức hệ, chúng ta muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, kết cục chúng ta sẽ tôn thờ các ngẫu thần, và chẳng bao lâu con người sẽ đánh mất chính mình, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp, các quyền của họ sẽ bị vi phạm”.
Trung Quốc vẫn tiếp tục mạnh mẽ các chính sách đàn áp và Trung Hoa hóa Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này, đặc biệt là ở tỉnh Hà Nam (河南, Henan – trước gọi là Hồ Nam). Thông tấn xã AsiaNews báo động rằng bọn cầm quyền đang tiếp tục thi hành một chiến dịch triệt hạ các thánh giá kéo dài trong 4 năm qua ở tỉnh Hà Nam. Hôm thứ Hai 29 tháng Tư, nhà cầm quyền địa phương thành phố Vệ Huy (卫辉, Weihui), trong giáo phận An Dương (安阳, Anyang), đã phá hủy những cây thánh giá bằng sắt khổng lồ nổi bật trên hai tháp chuông.
Hai videos về chiến dịch này, đã được gửi tới AsiaNews, cho thấy các công nhân trên những cần cẩu cao đang gỡ bỏ các cây thánh giá. Hàng chục cảnh sát đang ở trong sân để ngăn chặn những lời chỉ trích và các kháng cự của anh chị em giáo dân. Nhiều tín hữu, bất lực trước sự lạm dụng quyền lực của bọn cầm quyền, quỳ gối trên các bậc thang của nhà thờ trong lời cầu nguyện và ca hát. Các tín hữu vẫn cầu nguyện suốt cả ngày.
Thoạt đầu, bọn cầm quyền tỉnh Hà Nam cho rằng phải cần phá hủy các thánh giá vì có quá nhiều thánh giá nổi bật trên nền trời. Nhưng sau đó, chúng tiến thêm một bước nữa là xông vào bên trong các nhà thờ loại bỏ các đồ trang trí, tranh vẽ và ảnh tượng được đánh giá là “quá Tây” nhằm mục đích “Trung Hoa hóa”, nghĩa là nhằm đưa ra một Kitô giáo “theo đặc điểm của Trung Quốc”, và trên hết phải bị đặt dưới quyền lực của Đảng Cộng sản. Ở Hà Nam, chiến dịch này đã kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, các thánh giá được thay thế bằng cờ Trung Quốc, khiến các nhà thờ trông giống một “văn phòng chính phủ” hơn là một nơi thờ phượng.
Kể từ khi cho ra mắt pháp lệnh mới về các hoạt động tôn giáo, Hà Nam đã trở thành một nơi thí nghiệm các hình thức đàn áp: một số nhà thờ đã bị đóng cửa, cấm dạy giáo lý cho trẻ em và thanh thiếu niên, các ngôi mộ của các tín hữu Kitô bị phá hủy.
Theo một số linh mục thuộc Giáo Hội thầm lặng, lý do rất đơn giản: ở Hà Nam các Kitô hữu chiếm khoảng 4% dân số, khiến địa phương này trở thành một trong những tỉnh có tỷ lệ Kitô hữu cao nhất. Một linh mục cho biết “Bằng cách tung ra các hình thức bạo lực như vậy, bọn cầm quyền chủ yếu muốn làm lung lạc những người đang có ý định trở thành người Công Giáo hơn là nhắm vào những người đã là người Công Giáo.” Chúng biết rõ là chúng khó lòng lung lạc những người đã có một đức tin sâu sắc.
2. Phúc trình tự do tôn giáo vẫn liệt kê Việt Nam là nước đáng quan ngại
Hãng tin CNA, ngày 29 tháng Tư, cho hay, theo một báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, đa số các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới là ở Trung Đông, Á Châu và Phi Châu.
Báo cáo trên, được công bố ngày 29 tháng Tư, cho hay ngoại trừ Cuba, tất cả các quốc gia vi phạm đều ở đông bán cầu.
Chủ tịch Ủy Ban trên, Tenzin Dorjee, viết trong một phụ bản đính kèm báo cáo: “Mục đích của chúng tôi không phải chỉ để nêu tên những nước vi phạm, nhưng cung cấp các hành động cụ thể để Chính Phủ Hoa Kỳ có thể đưa ra trong lúc làm việc với các quốc gia này nếu muốn lấy tên ra khỏi danh sách của chúng tôi”.
Mỗi năm, Ủy Ban trên đều nhận diện “các quốc gia gây lo ngại đặc biệt” bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn xác định “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp và quá đáng” về tự do tôn giáo.
Các tác nhân không phải là quốc gia được dành cho danh hiệu “các thực thể gây lo ngại đặc biệt” nhưng cũng sử dụng cùng các tiêu chuẩn như trên.
Một số các vi phạm trên bao gồm: tra tấn hay đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ giá; giam giữ lâu mà không xét xử; bắt cóc hay giam giữ bí mật; và các bác bỏ trắng trợn quyền sống, quyền tự do, và an toàn bản thân.
Trong số 16 quốc gia được nhận diện là “các quốc giai gây lo ngại đặc biệt” trong năm 2019 có 10 quốc gia được bộ ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận hồi tháng 11 năm 2018. Đó là Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Tajikistan và Turmenistan. Bảng liệt kê cũng kể thêm 6 nước khác là Cộng Hòa Trung Phi, Nigeria, Nga, Syria, Uzbekistan và Việt Nam.
Thêm vào đó, Ủy Ban còn nhận diện 12 nước khác phạm 1, 2 hoặc 3 tiêu chuẩn để bị coi là “các quốc gia gây lo ngại đặc biệt” bằng cách xếp họ vào danh sách “loại hai”. Đó là các nước: Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Nam Dương, Iraq, Kazakhstan, Lào, Mãlai, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số các tác nhân không phải quốc gia, Ủy Ban nhận diện Nhà Nước Duy Hồi Giáo, Taliban ở Afghanistan, al-Shabaab ở Somalia, và lần đầu tiên xuất hiện trên danh sách năm nay là Houthis ở Yemen và Hayat Tahrir al-Sham ở Syria.
Houthis là bộ lạc theo phái Shiite Hồi Giáo, từng kiểm soát phần lãnh thổ chủ yếu và đã đuổi tổng thống khỏi thủ đô năm 2015. Saudi Arabia và một số đồng minh Ả Rập giúp phản công bọn này. Iran thì tiếp tục ủng hộ chúng. Chúng đang đánh lại liên minh do Saudi Arabia lãnh đạo nhằm kiểm soát cả nước, nhất là thành phố cảng quan trọng Hodeidah.
Kết quả 3 năm cuộc nội chiến Yemen là khoảng từ 13,500 tới 80,000 người chết và hàng triệu người tản cư, và khoảng 14 triệu người hay gần như thế có nguy cơ chết vì đói.
Báo cáo khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ đề cử một cố vấn đặc biệt bên cạnh tổng thống thống để lo về tự do tôn giáo quốc tế.
Ủy ban ghi nhận rằng tuy Toà Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các giám mục hồi tháng Chín, “tuy nhiên, việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo hầm trú đã gia tăng cuối năm vừa qua”.
Trong số các nhận định được lồng vào báo cáo có các nhận định của Johnnie Moore; người này gọi thoả thuận Vatican-Trung Quốc là “thỏa thuận gây ra các biến cố đáng báo đông nhất”.
Ông viết: “Ngay trong những ngày Vatican còn đang thương thảo, Trung Quốc đã sử dụng thoả thuận đang được bàn cãi để thực hiện việc đóng cửa một số cộng đồng lớn nhất và nổi tiếng nhất quốc gia nhưng không đăng ký”.
Ông tin rằng Vatican “nay mang một trách nhiệm tinh thần và luật pháp nặng nề phải giúp giải quyết vấn đề do chính mình giúp tạo ra, dù là bất đắc dĩ, bằng cách cung cấp giấy phép cho Trung quốc tấn công đầy tội ác các cộng đồng Kitô giáo (như được trưng dẫn trong báo cáo này) và bằng cách cung cấp cho chính phủ Trung Quốc lá chắn thêm nữa để họ tiếp tục các lạm dụng không thể hiểu được, không thể bào chữa được và vô nhân đạo chống các người Hồi Giáo ở phía tây đất nước”.
Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế là một định chế lưỡng đảng nhằm cố vấn cho Tổng thống, Quốc hội, và Bộ Ngoại giao về các vấn đề tự do tôn giaó trên thế giới.
3. Đức Hồng Y DiNardo: Quốc gia chúng ta lẽ ra phải tốt đẹp hơn như thế này
Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên án vụ nổ súng tại một hội đường Do Thái gần San Diego vào ngày thứ Bẩy 27 tháng 4, là ngày kết thúc lễ Vượt Qua của người Do Thái, và cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng.
“Cùng với các anh em giám mục, tôi vô cùng đau buồn và lo lắng sâu sắc trước tin tức một nơi thờ phượng khác đã phải gánh chịu bạo lực.
Đất nước chúng ta lẽ ra phải tốt đẹp hơn như thế này,” Đức Hồng Y DiNardo cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật 28 tháng Tư.
“Thế giới của chúng ta nên thoát ra được những hành động thù hận như thế này và chủ nghĩa bài Do Thái. Cuộc tấn công này tham gia vào một danh sách quá dài các cuộc tấn công chống lại những người vô tội, những người thuộc mọi tín ngưỡng, những người chỉ muốn tụ tập và cầu nguyện,” ông nói.
Vụ thảm sát hôm Thứ Bảy tại hội đường Chabad ở Poway, California, đã giết chết một người và làm ba người khác bị thương. Kẻ nổ súng đã bị bắt và bị buộc tội giết người. Đây là vụ xả súng bắn chết người thứ hai tại một hội đường Do Thái trong sáu tháng qua. Hung thủ, John Earnest, đã viết và xuất bản một bản tuyên ngôn chống Do Thái trước cuộc tấn công.
Earnest cũng đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công đốt phá một đền thờ Hồi giáo ở Escondido, California, hồi tháng Ba vừa qua.
4. Phụ bản tờ “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” của tờ Quan Sát Viên Rôma sẽ được tái bản trong vài ngày tới
Tạp chí “Donne Chiesa Mondo” - “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã bị gián đoạn trong tháng Tư vừa qua sau khi toàn ban biên tập đã đồng loạt từ chức.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh ngày 30 tháng Tư, 2019 cho biết:
Tờ Quan Sát Viên Rôma vui mừng thông báo rằng tạp chí hàng tháng, Donne Chiesa Mondo (Phụ nữ Giáo Hội Thế giới) sẽ được xuất bản thường xuyên từ tháng 5. Ban biên tập gồm có: Francesca Bugliani Knox, Elena Buia Rutt, Yvonne Dohna Schlobitten, Chiara Giaccardi, Sharhzad Housmand Zadeh, Amy-Jill Levine, Marta Rodríguez Díaz, Giorgia Salatiello, Carola Susani và Rita Pinci (Điều hợp viên)
Ban chủ nhiệm gồm: Giulia Galeotti, Silvia Guidi, Valeria Pendenza, và Silvina Pérez.
Rita Pinci đã làm việc hơn hai mươi năm với tư cách là phóng viên cho nhật báo Il Messaggero hàng ngày. Bà là tổng biên tập trung ương và do đó là phó giám đốc của tờ báo. Rita là người phụ nữ Ý đầu tiên nắm giữ những vai trò này trên một tờ báo lớn hàng ngày tại Italia. Silvina Pérez là phó giám đốc của cổng thông tin Tcs-Hdp, biên tập tạp chí Specchio của tờ La Stampa, và là phó giám đốc của tuần báo Panorama và Chi. Ông đã làm việc cho Huffington Post Italia.
Tưởng cũng nên nhắc lại, sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới”, đã đồng loạt từ chức vào cuối tháng Ba vừa quaa.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Phụ nữ Giáo Hội Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
5. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ: “Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khủng hoảng và đầy khó khăn”
Các Giám Mục Mễ Tây Cơ đã nhóm phiên khoáng đại từ hôm thứ Hai 29 tháng Tư và sẽ kết thúc hôm thứ Sáu 3 tháng Năm. Trong diễn từ khai mạc, Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera López của tổng giáo phận Monterrey, và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ nhận định như sau:
“Là các Giám mục Mễ Tây Cơ, chúng ta phải nhận ra rằng, trong tư cách là một Giáo hội, chúng ta đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng và khó khăn lớn. Không chỉ vì những vụ tai tiếng đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và thẩm quyền đạo đức của chúng ta, mà còn vì sự thay đổi của thời đại mà chúng ta đang sống và chúng ta đang phản ứng không thỏa đáng. Có một số điều nào đó không thay đổi, nhưng lại có những con người thay đổi; những người sống trong một cuộc khủng hoảng văn hóa - nhân học sâu sắc đang thay đổi. Như chúng ta đã nói trong Dự án Mục vụ Toàn cầu của chúng ta:
“Quá trình biến đổi mà chúng ta đang sống, mang đến những đổi thay mà ngay cả chúng ta, trong tư cách là Giám mục và nhiều linh mục, vẫn chưa hiểu, vì vậy chúng ta khó có thể có một phản ứng đầy đủ và kịp thời trước chiều sâu và tốc độ của sự thay đổi đang diễn ra và đó là lý do tại sao chúng ta bối rối.”
Người di cư, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số và thậm chí cả các linh mục không phải lúc nào cũng cảm thấy gần gũi và nhạy cảm với các vấn đề của họ. Trong bối cảnh thay đổi này, chúng ta lại bị đặt trước tai ương ấu dâm khủng khiếp mà chúng ta chưa biết phải đối mặt ra sao trong quá khứ, nhưng hiện tại chúng ta đang giải quyết nhanh chóng, bằng cách ưu tiên hỗ trợ các nạn nhân và thiết lập các cam kết và các giao thức thích hợp.
Ngoài ra, trong bối cảnh chính trị hiện tại mà đất nước chúng ta đang sống, một nơi rất phân cực, không thiếu những tiếng nói yêu cầu và thậm chí đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ chống đối hơn, không chỉ là một sự phản kháng, mà còn là một thái độ đối lập hoàn toàn. Tôi tin rằng quan điểm của các giám mục chúng ta phải là một trong những quan điểm tôn trọng đối với chính quyền dân sự, nhưng không từ bỏ quyền phơi bày sự thật mà chúng ta tin tưởng; hợp tác trong các vấn đề phổ biến đối với chúng tôi, nhưng từ bỏ bất kỳ mong muốn hợp tác nào là đồng lõa và nhằm thủ lợi.
Thời điểm đổi thay này đặt chúng ta vào trạng thái phải cảnh giác để khám phá con đường của Chúa, phải biết phân định để thực hiện những gì Ngài yêu cầu Giáo hội của Ngài thực thi trong thời điểm lịch sử này.”
6. Phong chân phước cho bốn vị tử đạo thời đại hy sinh vì đức tin ở Argentina
Đức Hồng Y Angelo Becciu, Chủ tịch Thánh bộ Phong thánh đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Argentina cho Đức cha Enrique Angelelli, Cha Carlos Murias, Cha Gabriel Longueville, và một giáo dân, giảng viên giáo lý tên là Wenceslao Pedernera. Tất cả đã bị sát hại vào năm 1976 trong cuộc chiến vô nghĩa tại Argentina.
Người đầu tiên gọi bốn vị này là tử đạo, chính là Đức Tổng Giám Mục Jorge Bergoglio của Buenos Aires, khi ngài dâng thánh lễ tưởng niệm cầu nguyện cho các ngài tại Nhà thờ La Rioja. Đức cha Angelelli, đã đổ máu mình để rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô tương lai đã giảng rằng đây là dòng máu của các vị tử đạo, là hạt giống cho Giáo hội.
Ý nghĩa của việc tử đạo
Trong lễ phong Á thánh cho bốn vị tân chân phước tại Công viên thành phố La Rioja, Đức Hồng Y Angelo Becciu, đã nói nhiều về ý nghĩa của việc tử đạo thời nay. Nhân chứng của các ngài đã biến đổi thất vọng của cuộc sống ích kỷ, trong một xã hội khép kín, chối từ các giá trị đạo đức thiêng liêng thành niềm hy vọng... Các vị tân chân phước tử đạo khích lệ chúng ta hãy trở thành những người quảng bá cho hòa bình, hãy là những tác nhân cho công lý và là chứng tá cho sự đoàn kết.
Những vị tử đạo hiện đại này là ai?
Giám mục Enrique Angelelli là con của một gia đình người Ý di cư. Công việc mục vụ của ngài khởi đầu ở Córdoba và sau đó ở La Rioja, Ngài luôn nỗ lực tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo và bị áp bức.
Tại Argentina vào giữa năm 1970, bắt đầu cuộc chiến bẩn thỉu, khi quân đội sát máu cánh hữu bắt cóc, tra tấn và ám sát bất cứ ai mà chúng nghi ngờ có thể trở thành một mối đe dọa chính trị hoặc chống lại ý thức hệ của họ. Có hơn 30.000 người mất tích, phần đa là sinh viên, đoàn viên của công đoàn, các ký giả báo chí, nghệ sĩ và cả linh mục tu sĩ nữa.
Cha Carlos de Dios Murias, một linh mục dòng Phanxicô và nhà truyền giáo người Pháp, và Cha Gabriel Longueville, đã cùng nhau hoạt động trong cùng một giáo xứ ở vùng nông thôn, các ngài tranh đấu cho công bằng xã hội. Vào tháng 7/1976, các ngài bị bắt và tra tấn cho đến chết và thi thể của ngài bị chặt ra từng mảnh… Một tuần sau, Wenceslao Pedernera, một giáo dân và là một giáo lý viên, cũng bị bắn chết trước mặt vợ và ba cô con gái của ông.
Lần lượt sẽ đến tôi
Giám mục Angelelli biết rằng ngài cũng nằm trong danh sách những người sẽ bị xử tử nên ngài luôn cẩn phòng; ấy vậy mà vào ngày 4/8/1976, khi ngài đang lái về lại Tòa giám mục sau khi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho hai linh mục của giáo phận bị sát hại, thì xe của ngài bị lật và ngài bị giết ngay ở lề đường. Năm 2014, một Tòa án ở Argentina đã xác nhận rằng vụ sát hại ngài là một hành động bỉ ổi do Nhà nước chủ xướng.
Trong bài giảng tại lễ phong chân phước, Đức Hồng Y Becciu nói cả bốn người đều bị giết, vì những nỗ lực tích cực mà các ngài thể hiện để bảo vệ cho công bằng chân lý Kitô giáo. Vào thời điểm các ngài bị sát hại, chính quyền lúc đó đã làm tất cả những gì có thể để phá hủy những nỗ lực đem lại công bằng cho xã và nâng cao phẩm giá của con người.
Mô hình đời sống Kitô hữu
Đức Hồng Y gọi bốn vị Chân phước này là mẫu mực của đời sống Kitô hữu. Điển hình như Đức cha Angelelli đã luôn khích lệ các linh mục của mình ngày ngày hãy thực thi chức vụ linh mục của mình với lòng bác ái nhiệt thành và vững mạnh trong đức tin. Còn về hai linh mục, Đức Hồng Y nói: các ngài khuyến khích các linh mục hôm nay đừng thỏa hiệp, hãy giữ lòng trung thành bằng mọi giá. Và Đức Hồng Y kết luận: còn vị chân phước giáo dân và gảng viên giáo lý kia là một người cha của gia đình, đã nêu gương và chỉ dạy cho các tín hữu ngày nay biết sống với niềm tin tinh khiết và luôn để cho đức tin hướng dẫn cuộc đời của mình…
7. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Quà tặng của Chúa Giêsu ban cho chúng ta là hòa bình, niềm vui và sứ mệnh.
Trong giờ Kinh Lạy Nữ Vương trưa Chúa Nhật 28/4/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ: “Quà tặng của Chúa Giêsu ban cho chúng ta là hòa bình, niềm vui và sứ mệnh”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ bài Phúc âm của Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Phục sinh cho thấy các Tông đồ đã hoang mang và sợ hãi khi Thầy của mình bị kết án tử! Tuy nhiên cái chết của Chúa đã mang lại hòa bình như là một chiến thắng trước sự ác!
Hòa bình ở bên bạn
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Phục sinh của Chúa Giêsu mang lại hòa bình đích thực, bởi vì qua cái chết hy sinh trên thập giá, Chúa đã hòa giải Thiên Chúa với nhân loại và đã chiếng thắng tội lỗi và thần chết.
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân của lũ lụt tại Nam Phi
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại tình trạng Thánh tông đồ Toma, người đã không tận mắt chứng kiến sự kiện phi thường khi Chúa hiện ra trong Phòng tiệc ly, Thánh nhân đòi được đụng chạm vào Đấng phục sinh thì mới tin; nên Chúa Giêsu đã hiện ra để xua tan sự hoài nghi của Toma và mời ngài hãy đụng chạm vào vết thương của Chúa.
Những vết thương đó đã mang lại hòa bình, bởi vì chúng là dấu hiệu của tình yêu vô bờ bến mà Chúa Giêsu đã đánh bại các thế lực thù địch của loài người là tội lỗi, xấu xa và sự chết.
Món quà của niềm vui
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay món quà thứ hai mà Chúa Giêsu phục sinh mang đến cho các môn đệ của mình là niềm vui, “các môn đệ vui mừng khi nhìn thấy Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho mọi người hay mùa Phục sinh là thời gian của niềm vui, sự phục sinh của Giêsu là lý do lớn nhất cho niềm vui của chúng ta khi Chúa phá hủy những rào cản và các thế lực tội ác của thế gian khiến chúng ta vui sướng khôn nguôi!
Nhiệm vụ của các tông đồ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục quảng diễn: Ngoài hòa bình và niềm vui, Chúa Giêsu còn mang đến cho các môn đệ của mình một sứ mệnh.
Ngài nói với họ, như Cha đã sai Thầy, Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, các con sẽ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho chúng con sức mạnh để làm chứng tá cho Thầy…
Theo Đức Thánh Cha thì tình yêu và sức mạnh này, được các tông đồ truyền lại cho các đấng kế vị các ngài và cho mọi tín hữu của Chúa.
Đức Phanxicô giải thích: Chúa Giêsu Phục sing giao phó cho tất cả mọi Kitô hữu trách nhiệm loan báo sự Phục sinh của Người.
Những ai đã lãnh nhận bí tích Thanh tảy đều được kêu gọi loan truyền những món quà thiêng liêng là hòa bình và niềm vui của Chúa phục sinh cho toàn thế giới, mỗi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục sinh, chúng ta được mời gọi đến với Chúa Kitô bằng đức tin, hãy mở rộng tâm hồn cho hòa bình, niềm vui và sứ mệnh; đó chính là lời tuyên xưng lòng thương xót của Chúa, làm chứng nhân cho niềm vui về một tình yêu biến đổi và cứu chuộc của Chúa.
8. Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Amazon cho hay: Tài liệu làm việc (instrumentum Labouris) sẽ được xuất bản vào tháng 6
Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, xác nhận rằng Văn kiện về “Công cụ Lao động” của Thượng hội đồng vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 6-27/10 năm nay, sẽ được ấn hành vào tháng 6 tới.
Amazon: Những phương cách hiện diện mới cho Giáo hội và cho một hệ sinh thái thích hợp, đó là chủ đề của Hội đồng Giám mục đặc biệt, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 15/10/2017, hầu tìm ra những đường hướng mới cho việc truyền giáo cho dân chúng vùng đó, đặc biệt cho những người Thổ dân da đỏ, đã bị lãng quên và không có một viễn ảnh tương lai nào, và cũng để giải quyết những khủng hoảng của việc hủy hoại rừng Amazon, cái lá phổi quan trọng của hành tinh chúng ta đang sinh sống.
Các thành viên của Thượng hội đồng này sẽ nhận được tập tài liệu làm việc cho các cuộc hội thảo, trả lời và suy tư trước những câu hỏi và vấn đề liên quan đến vùng Amazonia trong suốt ba tuần của Thượng Hội Đồng. Đó là một sưu tập thu tóm tắt tất cả các tài liệu nhận được từ các cuộc tham vấn thăm dò được thực hiện bởi Tổng thư ký của Thượng Hội đồng dựa trên các Tài liệu đã được chuẩn bị và trình bày vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, bao gồm cả một bảng câu hỏi.
Gặp gỡ Đức Thánh Cha vào tháng Năm tới
Trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha do Thông tấn xã Vatican thực hiện, Đức Hồng Y Baldisseri cho biết Đức Thánh Cha sẽ chủ sự một cuộc họp vào tháng 5 tới để duyệt qua các tài liệu làm việc sẽ được dùng trong Thượng Hội Đồng, sau đó các tài liệu ấy sẽ được xuất bản vào tháng Sáu năm nay.
Đức Hồng Y chủ tịch của Thượng hội đồng cũng cho hay các nghị phụ của Thượng hội đồng vùng Amazonia, bao gồm các quốc gia Bolivia, Ecuador, Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Surinam, Guyana và Guyana của Pháp sẽ được qui tụ về Rome.
Người Thổ dân Da đỏ sẽ được mời tham dự
Hiện tại, ngoài các thành viên như là Chủ tịch của bảy Hội đồng các Giám mục trong khu vực và một số đại diện của năm châu lục... Đức Thánh Cha còn mời những chuyên viên khác nữa.
Đức Hồng Y Baldisseri cho hay: Người Thổ dân da đỏ sẽ được mời tham dự cách đặc biệt, vì đây chính là một Thượng Hội Đồng nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho họ.
Trong khi chuẩn bị cho Thượng hội đồng vùng Amazon, Ban thư ký của Thượng hội đồng đã phối hợp với các Mạng lưới của Giáo hội Vùng Amazon gọi là Pan-Amazonia (REPAM), bao gồm các đại diện của các giáo phận trong khu vực, cùng với các chuyên gia khác đang phục vụ trong công tác mục vụ và quảng bá về các sắc dân trong vùng Amazon.
Đức Hồng Y Baldisseri đã tổ chức cuộc họp giữa REPAM và các thành viên của tiền Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2018 tại Manaus, Brazil, qua 45 cuộc họp với nhiều vị trưởng tộc và các vị đứng đầu của các lãnh thổ và qua 15 cuộc hội thảo với những diễn đàn mở rộng...
9. Đức Phanxicô nói với hội nghị quốc tế về Thánh Kinh: Lời Chúa luôn sống động
Theo tin Zenit, ngày 26 tháng Tư, tại Đại Sảnh Clementine của Tông Điện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên một Hội Nghị Quốc Tế do Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo bảo trợ nhân dịp tổ chức này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Chủ đề Hội Nghị là “Thánh Kinh và Đời Sống: Linh Hứng Thánh Kinh Cho Toàn Bộ Đời Sống Và Sứ Mệnh Mục Vụ Của Giáo Hội – Các Kinh Nghiệm Và Thách Đố”. Hội nghị diễn ra tại Hotel Ergife, Rôma, trong các ngày 24-26 tháng Tư, 2019.
Nhân buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các tham dự viên. Sau đây là nguyên văn lời ngài:
Thưa qúy Hồng Y, qúy hiền huynh trong hàng giám mục, thưa anh chị em
Mượn lời Thánh Tông Đồ Phaolô, tôi xin chào mừng anh chị em , những “người qúy yêu của Thiên Chúa tại Rôma”, chúc anh chị em “ơn sủng và bình an” (Rm 1:7). Tôi cám ơn Đức Hồng Y Tagle về lời chào kính ngỏ cùng tôi nhân danh anh chị em. Anh chị em tụ họp nhân dịp kỷ niệm năm thứ 50 ngày thành lập Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo. Dịp kỷ niệm 50 năm này giúp anh chị em cơ hội duyệt lại việc anh chị em phục vụ Giáo Hội và củng cố nhau trong cam kết truyền bá Lời Chúa.
Các suy tư của anh chị em được khai triển xung quanh hai chữ: Kinh thánh và đời sống. Tôi cũng muốn nói vài điều với anh chị em về nhị thức không thể tách rời này. “Lời Chúa luôn sống động” (Dt 4:12): nó không chết hay già cỗi; nó vẫn còn mãi mãi (xem 1 Pr 1:25). Nó vẫn còn trẻ mãi trong viễn tượng của tất cả những gì đang xảy ra (xem Mt 24:35) và duy trì những ai đem nó ra thực hành khỏi sự già cỗi nội tâm. Nó đang sống và trao ban sự sống. Điều quan trọng cần nhớ là Chúa Thánh Thần, Đấng Ban Sự Sống, thích làm việc qua Kinh thánh. Thật ra, Lời mang hơi thở của Thiên Chúa đến với thế giới; nó truyền hơi ấm của Chúa vào trái tim. Tất cả các đóng góp học thuật, các tác phẩm đã được xuất bản đều và không thể không phục vụ cho việc này. Chúng giống như củi đốt, khi được cố gắng thu lượm và gom góp, sẽ cho ta hơi ấm. Tuy nhiên, như củi không tự sản xuất nhiệt năng thế nào, các nghiên cứu tốt nhất cũng thế; Lửa cần, Chúa Thánh Thần cần để Kinh Thánh có thể bùng cháy trong trái tim và trở thành sự sống. Lúc đó, củi tốt có thể hữu ích để nhóm lên ngọn lửa này. Nhưng Kinh Thánh không phải là một bộ sách tốt để nghiên cứu. Đó là Lời ban sự sống cần được gieo vãi, hồng phúc mà Đấng Phục sinh yêu cầu phải thu thập và phân phát để có sự sống nhân danh Người (Xem Ga 20:31).
Trong Giáo hội, Lời ban sự sống không thể nào thay thế được. Do đó, các bài giảng là điều rất cần thiết. Giảng giải không phải là một thao tác hùng biện cũng không phải là một tập hợp các ý niệm khôn ngoan của con người: nó sẽ chỉ là củi đốt. Thay vào đó, nó là việc chia sẻ Chúa Thánh Thần (Xem 1 Cr 2: 4), chia sẻ Lời Thiên Chúa từng đánh động trái tim người giảng giải, người truyền đạt hơi ấm đó, việc được xức dầu đó. Có biết bao lời lẽ hàng ngày lọt vào tai chúng ta, truyền tải thông tin và cung cấp nhiều nhập lượng (input); có biết bao, có lẽ quá nhiều điều, đôi khi đạt tới mức vượt quá khả năng thu nhận chúng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể từ bỏ Lời của Chúa Giêsu, Lời duy nhất ban sự sống đời đời (Xem Ga 6:68), Lời mà chúng ta cần tới mỗi ngày. Thật đáng yêu khi nhìn thấy “một mùa” hoa “tình yêu mới lớn hơn dành cho Thánh Kinh về phần mọi thành viên của dân Chúa, để. . . mối liên hệ với chính con người của Chúa Giêsu được làm cho sâu sắc hơn (Tông huấn Verbum Domini, 72). Sẽ là điều tốt hơn nếu Lời Chúa “ngày càng trở thành trung tâm của mọi sinh hoạt của giáo hội (Tông huấn Evangelii Gaudium, 174)”; một trái tim đang đập nhịp, lên sinh lực cho các chi thể của Nhiệm thể. Chính ước muốn của Chúa Thánh Thần trong việc nhào nắn chúng ta thành Giáo hội theo khuôn khổ Lời Chúa, một Giáo hội không tự nói và nói về mình, nhưng có Chúa trong lòng và trên môi miệng mình, đã hàng ngày rút tỉa từ Lời của Người. Thay vào đó, luôn có cơn cám dỗ muốn công bố chính chúng ta và nói về năng động tính của chúng ta, nhưng lúc ấy, sự sống không được truyền tải tới thế giới.
Lời ban sự sống cho mỗi tín hữu, dạy họ phải từ bỏ chính mình để công bố Người. Theo nghĩa này, nó hành động như một thanh kiếm sắc, đâm sâu, biện phân suy nghĩ và tình cảm, đem sự thật ra ánh sáng, đem vết thương đến chữa lành (Xem Dt 4:12; Gióp 5:18). Lời Chúa dẫn đến việc sống theo cách vượt qua: như hạt giống, chết đi, mang lại sự sống, như trái nho qua máy ép sản xuất ra rượu nho, như trái ô-liu cho dầu sau khi qua máy ép ô liu. Do đó, khi thúc đẩy các hồng phúc sự sống từ căn để, Lời ban sự sống. Nó không để ta yên tĩnh, nó thách thức. Một Giáo hội sống bằng cách lắng nghe Lời Chúa, không bao giờ bám lấy các an toàn của chính mình. Giáo hội ấy ngoan ngoãn đối với những điều mới lạ không lường trước được của Chúa Thánh Thần. Giáo hội ấy không mệt mỏi công bố, không nhường bước cho thất vọng, không từ bỏ việc cổ vũ hiệp thông ở mọi bình diện, vì Lời Chúa kêu gọi hợp nhất và mời gọi mỗi người lắng nghe người khác, thắng vượt chủ nghĩa duy đặc thù (particularisms) của chính mình.
Do đó, Giáo hội, khi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, sẽ sống để công bố Lời ấy, không loay hoay với chính mình mà rảo khắp các phố phường thế giới: không phải vì Giáo hội thích chúng hay vì chúng dễ đi, nhưng vì chúng là những nơi để công bố. Một Giáo hội trung thành với Lời Chúa không hà tiện hơi thở của mình để công bố sứ điệp sơ truyền (kerygma) và không mong đợi được đánh giá cao. Lời Thiên Chúa, phát xuất từ Chúa Cha và được tràn đổ xuống thế giới, thúc đẩy Giáo Hội đi đến tận cùng trái đất. Kinh thánh là thuốc chích tốt nhất giúp Giáo Hội khỏi bị khép kín và tự bảo toàn. Nó là Lời của Thiên Chúa, chứ không phải lời của chúng ta và nó khiến chúng ta không nằm ở trung tâm, bảo vệ chúng ta khỏi sự tự mãn và thái độ háo thắng (triumphalism), kêu gọi chúng ta liên tục ra khỏi chính mình. Lời Chúa có một lực ly tâm, không hướng tâm, nó không rút vào bên trong mà đẩy ra bên ngoài - hướng tới điều nó chưa đạt tới. Nó không bảo đảm những niềm an ủi hâm hấp, vì nó là lửa và gió: Nó là Thần Khí làm cho trái tim bốc cháy và di chuyển tới chân trời, mở rộng chân trời bằng óc sáng tạo của nó.
Kinh thánh và đời sống: chúng ta hãy cam kết làm cho hai từ ngữ này liên kết chặt chẽ với nhau để từ ngữ này không bao giờ lại không có từ ngữ kia. Tôi muốn kết thúc như lúc bắt đầu, với một lời phát biểu của Thánh Tông đồ Phaolô, người vào cuối bức thư, đã viết: “Thưa anh em, còn về những điều khác, anh em hãy cầu nguyện”. Giống như ngài, tôi cũng xin anh chị em cầu nguyện. Tuy nhiên, Thánh Phaolô nêu rõ lý do cầu nguyện: “để lời Chúa được phổ biến mau chóng” (2 Tx 3: 1). Chúng ta hãy cầu nguyện và làm việc để Kinh Thánh không ở trong thư viện giữa nhiều cuốn sách nói về nó, nhưng nó có thể rảo khắp các phố phường thế giới, chờ đợi nơi mọi người đang sinh sống. Tôi hy vọng anh chị em sẽ là những người tốt lành mang Lời Chúa, với cùng sự nhiệt tình mà chúng ta đọc được trong các trình thuật Phục Sinh những ngày này, trong đó, mọi người cùng chạy: các phụ nữ, Thánh Phêrô, Thánh Gioan, hai môn đệ Emmau. . . Họ chạy đến gặp gỡ và công bố Lời hằng sống. Đó là lời chúc chân thành của tôi dành cho anh chị em, cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em làm.
10. Tài liệu mới của Tòa Thánh lên án “nền toàn trị mềm” của các xã hội dân chủ
Theo tin AsiaNews, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh vừa công bố một tài liệu làm nổi bật việc vi phạm tự do tôn giáo ngay tại các quốc gia tự cho mình là tự do dân chủ vì việc họ chủ trương một điều gọi là “trung lập ý thức hệ” hướng đến “một nền toàn trị mềm” (a soft totalitarianism).
Thường thường, vi phạm tự do tôn giáo chỉ bạo lực nhằm diệt trừ đức tin của người khác, nhất là bạo lực giết người từng gây ra cho các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và Hồi Giáo gần đây.
Thế nhưng ngày nay còn có 1 hình thức tử đạo mới dành cho các Kitô hữu từng được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin, nhấn mạnh. Đó là hình thức vi phạm tự do tôn giáo tại các quốc gia vẫn tự hào coi mình là tự do dân chủ.
Đó là kết luận của một tài liệu mới được Ủy Ban Thần Học Quốc Tế soạn thảo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, và được công bố ngày 26 tháng Tư vừa qua, tựa là “Tự Do Tôn Giáo Vì Thiện Ích Mọi Người” (mới có ấn bản tiếng Ý).
Thực thế, Ủy ban tuyên bố rằng trong bối cảnh văn hóa xã hội của nhiều thập niên gần đây, nhà nước dân chủ đang tiến tới một “nền toàn trị mềm”, một nền toàn trị - nhân danh điều gọi là “tính trung lập ý thức hệ” – có khuynh hướng nhằm loại bỏ “mọi biện minh đạo đức và mọi cảm hứng tôn giáo”, do đó, ủng hộ “một ý thức hệ trung lập mà trong thực tế, nhằm áp đặt việc loại bỏ các phát biểu tôn giáo khỏi lãnh vực công cộng”. Và điều này “làm chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự truyền bá chủ nghĩa hư vô đạo đức trong lãnh vực công cộng”.
Chúng ta đang phải đối diện với “việc thế tục mô phỏng quan niệm thần quyền của tôn giáo, một thứ quyền quyết định tính chính thống và tính lạc giáo về tự do nhân danh một tầm nhìn cứu chuộc-chính trị của xã hội lý tưởng: tiên thiên (a priori) quyết định căn tính hoàn toàn duy lý, hoàn toàn dân sự, hoàn toàn nhân bản của nó. Ở đây, tính tuyệt đối và tính tương đối của nền luân lý tự do này mâu thuẫn với những hiệu quả của việc loại trừ không tự do trong phạm vi công cộng, bên trong điều gọi là tính trung lập tự do của nhà nước “.
Nhưng “một nền văn hóa dân sự, tức nền văn hóa tự xác định lấy chủ nghĩa nhân bản của riêng mình qua việc loại bỏ thành tố tôn giáo khỏi con người, sẽ buộc phải loại bỏ những phần quyết định trong lịch sử của chính nó: kiến thức của nó, truyền thống của nó, sự gắn bó xã hội của nó. Hậu quả sẽ là việc loại bỏ những phần chủ yếu hơn của nhân tính và quyền công dân mà nhờ đó, xã hội đã được hình thành”.
“Phản ứng đối với sự yếu kém về mặt duy nhân bản sẽ dọn đường cho một chủ nghĩa cuồng tín vô thần hoặc thậm chí thần quyền tuyệt vọng mà nhiều người vẫn coi là chính đáng (đặc biệt là những người trẻ tuổi). Sự lôi cuốn không thể nào hiểu được do các hình thức bạo lực và toàn trị của ý thức hệ chính trị hay đấu tranh tôn giáo, tạo ra, mà người ta vốn gán cho sự phán xét của lý trí và lịch sử, phải khiến chúng ta đặt câu hỏi một cách mới và phân tích sâu xa hơn”.
Tài liệu nhắc lại rằng ngay tuyên bố Dignitatis humanae (Nhân phẩm) của Công Đồng cũng đã nói rằng theo Kitô giáo “chúng ta không được ép buộc mình vào tôn giáo, bởi vì sự ép buộc này không xứng đáng với bản chất con người do Thiên Chúa tạo dựng”. “Thiên Chúa kêu gọi mọi người đến với Người, nhưng không ép buộc bất cứ ai. Do đó, quyền tự do này trở thành một quyền căn bản mà con người có thể đòi hỏi một cách ý thức và có trách nhiệm đối với Nhà nước”. Do đó, lời quả quyết của Đức Gioan Phaolô II rằng tự do tôn giáo là nền tảng của mọi quyền tự do khác, là một đòi hỏi bất khả nhượng của phẩm giá mọi người và tạo thành “sự bảo đảm mọi quyền tự do vốn bảo đảm lợi ích chung của mọi người và mọi dân tộc”.
Tuy nhiên, ngày nay, trong sự phổ biến các quyền chủ quan của nhà nước dân chủ hiện thời, tự do tôn giáo mất đi vị trí quyền căn bản của mình và bị giảm xuống thành một quyền chủ quan như những quyền khác. Hơn nữa, “điều tự cho là tính trung lập ý thức hệ của nhà nước tự do, một ý thức hệ loại trừ có chọn lọc quyền tự do được làm chứng một cách minh bạch của cộng đồng tôn giáo nơi công cộng, đã mở ra một khoảng cách cho tính siêu việt giả tạo của một ý thức hệ quyền lực đen tối. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo chúng ta chống lại việc đánh giá thấp sự thờ ơ tôn giáo này: “Khi, nhân danh một ý thức hệ, chúng ta muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, kết cục chúng ta sẽ tôn thờ các ngẫu thần, và chẳng bao lâu con người sẽ đánh mất chính mình, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp, các quyền của họ sẽ bị vi phạm”.