Tình yêu Chúa trao ban là tình yêu 'thăng tiến'. Người ta nhìn vào cách hành xử trong cuộc sống của các Kitô hữu để phân biệt ai là môn đệ chân chính và ai là môn đệ hình thức, môn đệ nhãn hiệu. Qua cuộc tử nạn trên thập tự, Đức Kitô làm Sáng Danh tình yêu Chúa Cha. Qua Phục Sinh vinh hiển, Đức Kitô biểu lộ tình yêu khắng khít với Chúa Cha.
Điều không thể sai lầm chính là tình yêu chân chính luôn kèm theo hành động yêu thương. Yêu thương mà không có hành động yêu thương kèm theo chỉ là lí luận, giảo hoạt trong yêu thương. Nói rõ hơn đó là lí thuyết tình yêu. Tự trong bản chất tình yêu chân chính ngầm chứa mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở điểm cần chết đi cái gì đó để ban sự sống cho cái gì đó. Chúa Cha yêu thương nhân loại, hiến Con Một mình cho nhân loại. Đức Kitô yêu mến Chúa Cha bằng cách tự nguyện chết trên thập tự để biểu lộ tình Chúa thương ta. Đức Kitô khiêm hạ, nâng con người từ hàng nô lệ trong tình trạng tội lỗi trở thành Kitô hữu. Bước thứ hai, Đức Kitô nâng Kitô hữu, môn đệ, lên ngang hàng thân hữu.
Mối liên kết 'thân hữu' cầm giữ bởi thực hành giới luật yêu thương Ngài ban. Đây không phải là điều răn mới mà chính là điều răn chính Đức Kitô kiện toàn, thể hiện tình yêu bất diệt Đức Kitô dành cho Chúa Cha. Đức kitô ban giới luật yêu thương này cho môn đệ, thân hữu Chúa. Liên kết trong Đức Kitô cho một mục đích hoàn hảo duy nhất, đó là làm cho Danh Chúa Cha Vinh Hiển. Những ai thực hành giới luật yêu thương đều trở thành thân hữu Đức Kitô. Đây không phải là 'thân hữu' hiểu theo lối xã hội mà chính là 'thân hữu thánh'. Thân hữu xã hội đặt căn bản hoặc cùng chung mục đích, sở thích hoặc trên lợi nhuận, có trao đi, có đáp lại. 'Thân hữu thánh' do chính Thiên Chúa đổ tràn nguồn tình yêu xuống tâm hồn các tín hữu, và các tính hữu chỉ cần con tim rộng mở đón nhận. Thiên Chúa không đòi con người cần đáp trả tình yêu Ngài, ngoài việc tín thác trong yêu thương.
Đức Kitô còn nhắc nhở 'thân hữu' Ngài. Bất cứ điều gì Kitô hữu xin nhân Danh Đức Kitô, Chúa Cha đều đáp lời. Tình yêu Chúa rộng lượng, vượt trên trí hiểu con người. Ngài luôn ban cho Kitô hữu những gì tốt đẹp nhất bởi Ngài là suối nguồn tình yêu. Có nhữug điều Ngài ban theo điều chúng ta xin. Nhiều điều Ngài ban chúng ta không xin, không thích, không muốn, nhưng Thiên Chúa trao ban vì Ngài biết rõ điều đó có lợi cho cá nhân ta, và hữu ích cho xã hội. Liên kết trong tình yêu Chúa để cảm nhận những gì Chúa trao ban đều phát xuất từ suối nguồn yêu thương. Như thế nhận sự sống từ nguồn tình yêu, cá nhân đó phải chấp nhận hy sinh chết đi cái gì đó để nhận được sự sống tốt lành đến từ nguồn tình yêu trong sáng, hoàn hảo. Chấp nhận chết đi thói hư, tật xấu, í riêng, để nhận nguồn tình yêu sung mãn, thành 'thân hữu' Đức Kitô.
'Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết' Gioan 15:15
Thực hành giới luật yêu thương liên kết Kitô hữu với Đức Kitô. Một trong những cách tuân giữ luật yêu thương là cầu nguyện. Lời cầu của ta không còn chỉ vương vấn trên trần gian, mà chính Đức Kitô chuyển lời cầu đó lên Chúa Cha. Liên kết với Đức Kitô và thực hành giới luật yêu thương biến Kitô hữu trở thành 'thân hữu' Đức kitô. Liên kết với Đức Kitô để cảm nghiệm tình yêu Chúa trao ban. Hãy dâng lời cảm tạ cho tình 'thân hữu thánh' và đáp trả tình thân hữu đó bằng con tim nồng ấm. Đó là điều tốt đẹp nhất ta có để đáp trả.
TiengChuong.org
Remain In God's Love- John 15:9-17
The Gospel of St. John makes clear, God loves the world so much that God sent God's only Son to save the fallen world. Jesus, the second person of God, known to the world as God's only Son, came into the world to execute God's saving mission. Jesus chose to give up His own life, died on the cross, to reveal God's love for the world. He is the mirror of God's love for the world. Through Jesus, we know how much God loves the world, and through Him we know how much Jesus loves us. Jesus called His disciples to learn from Him: 'Love one and other as I have loved you v.12 '. Those who genuinely respond to this call of love are Jesus' true disciples.
There is some kind of elevation in loving. Through our love for one another, the world sees Jesus' love which is active in the lives of His disciples. Through Jesus' Passion and Death, He had made His Father's love known. Jesus' resurrection showed the unbreakable bond between the Father and Jesus.
It is unmistakable that true love must be accompanied by loving actions, because love without actions is merely a theory of love. True love is contradiction in terms, because an act of true love requires that something dies to give life for something else. God's love for the world is true and visible through Jesus' Incarnation, Death, and Ascension. Jesus showed the depth of His love for mankind by self- sacrificing on the cross. He chose to die for us, His friends, to demonstrate the Father's love for mankind.
Jesus' disciples show true love for Him by keeping His commandments to love. They are not 'new' commandments, but the same commandments the Father gave Jesus. He had perfected them. He now passed them on to His disciples to observe. Abiding in God's love is for a single, noble purpose, and that is to give glory to the Father. Keeping Jesus' commandments elevates Jesus' disciples to the level of friend of the Lord. This is not an ordinary friendship, but divine friendship. An ordinary friendship is defined by mutual interest, and give and take. God takes nothing back from God's divine friendship, but God gives out -pouring love for those who love God. Jesus told us, in His name, God will grant what we ask for. God's generosity is beyond our comprehension. God always gives what is best for us. God gives out of love, and we learn to appreciate God's out pouring love for us.
'You are my friends, if you do what I command you... I call you friends, because I have made known to you everything I have learnt from my Father' Jn 15:15.
Keeping Jesus' commandments forges mutual, abiding relationships. One of the ways to keep Jesus' commandments is praying. Our prayer doesn't remain at an earthly level, but Jesus will lift our prayers up to the Father.
Abiding in, and keeping Jesus' commandments makes us friends of Jesus, and through Him, God the Father listens to our prayers. Abiding in Jesus gives us a personal experience of God's love. We are grateful for the heavenly love Jesus has given us. In responding to Jesus' love, we offer our own heart to Jesus, and that is all we have to offer.
23. Ở thế gian này chúng ta chỉ chuyên tâm làm một việc, đó là sự sống đời đời.
(Thánh Eucherius of Lions)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một phạm nhân sắp bị chém đầu theo pháp luật.
Lúc lính trói hắn lại, hắn ta cởi áo lấy tay đấm liên tục vào ngực, hỏi hắn ta làm như thế có ý nghĩa gì, hắn nói:
- “Sợ rằng tổn thương phong độ, có thể đây không phải là chuyện đùa bỡn.”
Lính áp tải hắn đi được nửa đường, đột nhiên nghe tiếng quạ kêu, hắn ta bèn nghiến răng ba bận, tụng bảy bài kinh, hỏi hắn ta làm như thế có ý gì, hắn trả lời:
- “Quạ kêu, rõ ràng là có cãi nhau, nghiến răng, tụng kinh là để tránh tranh chấp với người khác.”
Cuối cùng, khi khai đao xử trảm, hắn ta bèn cầu cứu với đao phủ:
- “Xin ngài dùng giấy thô lau chùi lưỡi đao cho sạch, vì tôi nghe người ta nói rằng, nếu dao cạo không sạch thì khi cạo đầu sẽ sinh bệnh; nếu đao chém đầu không sạch, thì tôi sẽ bị nổi mụn nhọt đến lúc nào thì mới lành chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 39:
Hình như khi đối diện với sự chết thì con người ta cảm thấy sáng suốt hơn, sáng suốt để run sợ vì những tội lỗi mà mình đã phạm, vì những điều xấu xa mình đã làm cho tha nhân...
Có người trước khi chết thì la hét loạn xạ, mặt mày dữ tợn; có người khi lâm chung thì thảnh thơi an bình; có người khi hấp hối thì chỉ kêu tên Đức Chúa Giê-su.v.v...tất cả trạng thái ấy đều có thể cho chúng ta biết được cuộc sống của họ ra sao, bởi vì người lành thánh nhứt định sẽ ra đi an bình trong tình yêu của Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu chỉ xin một điều trước khi chết là được gặp linh mục của Giáo Hội, để qua linh mục họ được hòa giải với Thiên Chúa, được lãnh bí tích Xức Dầu Thánh để thêm sức mạnh của Thiên Chúa mà chiến đấu với cám dỗ cho đến hơi thở cuối cùng, đó là lòng mong ước lớn nhất của người Ki-tô hữu.
Người tử tội xin dùng dao sạch để chém đầu mình cho khỏi nổi mụn nhọt, đây là một lời cầu xin vô ý nghĩa. Nhưng lời cầu xin cho được gặp linh mục của Đức Chúa Giê-su trong giờ sau hết của người Ki-tô hữu, là lời cầu xin có ý nghĩa và tốt lành nhất của chúng ta -người Kitô hữu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 15, 9-17.
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”
Bạn thân mến,
Bạn đã yêu và đã cảm nghiệm được tình yêu đẹp như thế nào rồi, tình yêu có thể làm cho bạn yêu đời và cũng có thể làm cho bạn chán đời. Nhưng tình yêu cao quý và đẹp nhất vẫn cứ là tình yêu hy sinh mạng sống cho người mình yêu.
Con người thời nay thường đòi hỏi tình yêu của người khác, đòi hỏi người khác phải vì mình mà cống hiến mọi sự, chứ không dám thực sự hy sinh cho tình yêu, bởi vì tình yêu ấy không dựa trên nền tảng tình yêu của Thiên Chúa, mà chỉ đặt trên nền tảng xác thịt, vật chất và hưởng thụ mà thôi. Do đó mà thế gian vẫn mãi mãi không tìm thấy được hòa bình, không tìm thấy được sự cảm thông của nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Đức Chúa Giê-su đã chết trên thập giá, không phải chỉ yêu một người, nhưng là yêu cả nhân loại tội lỗi, Ngài hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu để các bạn hữu của Ngài được sự sống đời đời.
Mỗi ngày đọc báo hoặc coi tin tức trên đài truyền hình, bạn thấy rất nhiều tin tức giật gân: nào là giết chết người yêu của mình vì nàng muốn chia tay, nào là tạt a xít vào vợ mình vì ghen tuông, nào là tự tử vì thất tình.v.v...Bạn và tôi cảm thấy đời thật chán ngán khi đọc những tin tức ấy, nhưng là người có đức tin, là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, chúng ta biết rằng tình yêu chân thật không bi quan yếm thế, cũng không phải là chiếm đoạt, nhưng là thông cảm, hy sinh và chân thành, bởi vì đó chính là tình yêu được thánh hóa bởi tình yêu hiến mạng sống của Đức Chúa Giê-su.
Bạn và tôi mỗi người đều đã trải nghiệm được tình yêu trong cuộc sống của mình, và nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình rất cao quý, và do đó chúng ta đều cố gắng yêu mến Thiên Chúa qua cuộc sống của mình. Nhưng có lúc nào bạn càm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa qua tình yêu của cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu chưa? Bạn có lúc nào nghĩ rằng:
- Yêu mến và chăm sóc quan tâm đến cha mẹ của mình là yêu mến Thiên Chúa không?
- Yêu mến và giúp đỡ anh chị em mình là yêu mến và giúp đỡ Thiên Chúa không?
- Yêu thương bà con và bạn hữu mình, và hy sinh cho họ là yêu thương và hy sinh cho Thiên Chúa không?
Bạn thân mến,
Hy sinh mạng sống cho bạn hữu mình là điều khó khăn và ít xảy ra trong cuộc sống hôm nay, nhưng bạn và tôi có thể hy sinh danh dự, hy sinh vật chất, hy sinh thời giờ quý báu, hy sinh chịu đựng nhẫn nhục vì bạn hữu thì chắc chắn –nhờ ơn Chúa- và tình yêu chân thành của mình đối với bạn hữu, mà chúng ta có thể làm được như lời dạy của Đức Chúa Giê-su: không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu hiến mạng sống cho bạn hữu mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
24. Người thực sự chạy thì không chú ý đến những người đứng xem chung quanh, mà chỉ chú ý đến giải thưởng, dó đó mà anh ta không dừng lại, càng đến đích thì càng cố gắng chạy nhanh hơn.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người nọ không biết chữ nhật (日) (1), có người dạy ông ta: “Chữ khẩu (口 ) dài một chút, ở giữa gạch một vạch ngang.”
Người ấy bèn viết xuống, nhìn rất lâu rồi la lớn:
- “Anh quá trêu tôi, anh coi, hình mặt trời thì tròn tròn, từ trước đến nay làm gì mặt trời hình vuông?”
Người dạy chữ nói:
- “Đây đúng là chữ nhật, tôi thật không trêu đùa anh.”
Người ấy lại nhìn rất lâu, đột nhiên hào hứng nói:
- “Nhìn kỹ chút xíu thì rõ ràng là giống cái hộp, nó nhất định là chữ “hộp”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 40:
Viết chữ “nhật日” hình chữ nhật có gạch ngang ở giữa, hay vẽ hình tròn có một gạch ngang ngắn ở giữa thì đều là chữ “nhật” như nhau, có điều chữ nhật hình chữ nhật thì kiểu viết kinh điển, kiểu viết hình tròn thì là kiểu viết láu mà thôi, chứ nó không thể là giống cái hộp được.
Có một vài người Ki-tô hữu cho rằng: lần chuỗi Mân Côi thì quan trọng hơn thánh lễ, nên họ đi lễ mà miệng cứ lần hạt Mân Côi trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, họ không hiểu rằng tất cả những việc đạo đức mà người Ki-tô hữu thực hành trong cuộc sống, đều bắt đầu từ thánh lễ Mi-sa hằng ngày trên bàn thờ, bởi vì nếu không có việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá và sống lại, thì tất cả mọi việc đạo đức của người Ki-tô hữu sẽ trở thành những cái phèng la rỗng tuếch mà thôi, và quan trọng hơn là: không có một việc đạo đức nào của người Ki-tô hữu như lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Thương Xót hay đọc thánh kinh, hoặc đọc kinh nhật tụng.v.v...mà thay thế được thánh lễ Mi-sa.
Chữ “nhật日” có nghĩa là ngày và cũng có nghĩa là mặt trời, mặt trời tròn tròn hay vuông vuông thì không quan trọng, cái quan trọng là nó chiếu ánh sáng làm cho vũ trụ xinh tươi đẹp đẽ...
Thánh lễ trên bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, bàn thờ đẹp hay bàn thờ xấu đều không quan trọng, cái quan trọng là Đức Chúa Giê-su –Mặt Trời Công Chính- đang hiện diện thật sự trong hình Bánh và Rượu trên bàn thờ sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, chính Mặt Trời ấy sẽ chiếu rọi vào các việc đạo đức mà chúng ta làm vì danh Ngài, để mưu ích cho phần rỗi của mình và cho tha nhân...
(1) Chữ “nhật 日” nghĩa là “ngày”, cũng có nghĩa là mặt trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này (Ga 15: 9-17) sau khi so sánh chính Người với cây nho và chúng ta với cành, Chúa Giêsu giải thích những ai ở lại với Người sẽ sinh hoa kết trái như thế nào: hoa trái ấy là tình yêu. Ngài lại lặp lại một động từ quan trọng: đó là ở lại. Ngài mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu thương của Ngài để niềm vui của Ngài ở trong chúng ta và niềm vui của chúng ta được tràn đầy (câu 9-11). Hãy ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy tự hỏi: tình yêu này là gì mà Chúa Giêsu bảo chúng ta phải ở lại để có được niềm vui của Người? Tình yêu này là gì? Thưa: Đó là tình yêu bắt nguồn từ Chúa Cha, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8). Tình yêu này của Thiên Chúa, của Chúa Cha, tuôn chảy như dòng sông trong Con của Người là Chúa Giêsu và nhờ Người đến với chúng ta, là những tạo vật của Người. Thật vậy, Người nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.” (Ga 15: 9). Tình yêu mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng giống như tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Ngài: đó là tình yêu thuần khiết, tình yêu được ban cho một cách nhưng không, vô điều kiện. Tình yêu ấy không thể mua bán, tình yêu ấy là nhưng không. Khi trao cho chúng ta tình yêu ấy, Chúa Giêsu đối xử với chúng ta như những người bạn - và với tình yêu thương này, Người khiến chúng ta nhận biết Chúa Cha, và Người đưa chúng ta vào cùng sứ mệnh của Người đối với sự sống của thế giới.
Chúng ta có thể tự hỏi, làm thế nào để chúng ta sống trong tình yêu này? Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy” (câu 10). Chúa Giêsu đã tóm tắt các điều răn của Ngài trong một điều duy nhất, đó là điều này: “Anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu mến anh em” (câu 12). Yêu như Chúa Giêsu có nghĩa là hiến thân phục vụ anh chị em mình, như Ngài đã rửa chân cho các môn đệ. Điều đó cũng có nghĩa là đi ra ngoài chính chúng ta, tách mình ra khỏi sự chắc chắn của con người chúng ta, khỏi những tiện nghi trần thế, để mở lòng mình ra với những người khác, đặc biệt là những người đang quẫn bách. Nó có nghĩa là làm cho bản thân luôn sẵn sàng, trong tình trạng hiện nay của chúng ta và với những gì chúng ta có. Điều này có nghĩa là yêu không phải bằng lời nói mà bằng hành động.
Yêu như Chúa Kitô có nghĩa là nói 'không' với những thứ 'yêu' khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền, chẳng hạn, những người yêu tiền không yêu như Chúa Giêsu yêu, yêu thành công, phù phiếm, yêu quyền lực…. Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, tự ái, hống hách. Và hống hách dẫn đến suy thoái tình yêu thương, lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến tình yêu không lành mạnh biến thành bạo lực – và có biết bao những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ngày nay. Đây không phải là tình yêu. Yêu như Chúa yêu chúng ta có nghĩa là đánh giá cao những người bên cạnh chúng ta, tôn trọng tự do của họ, yêu họ như họ vốn có, không phải như chúng ta muốn một cách vô cớ. Cuối cùng, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta ở lại trong tình yêu của Người, ở trong tình yêu của Người, chứ không ở lại trong các ý tưởng của chúng ta, không ở lại trong sự tự tôn thờ chính chúng ta. Những người sống trong sự tôn thờ bản thân thì sống như đang đứng trước gương: luôn nhìn vào chính mình. Trái lại, những người đang sống trong tình yêu Chúa thì vượt qua được tham vọng muốn kiểm soát và quản lý người khác. Anh chị em đừng kiểm soát, những hãy phục vụ tha nhân. Hãy mở lòng với người khác, đây chính là yêu thương, là trao ban chính mình cho người khác.
Anh chị em thân mến, việc ở lại trong tình yêu của Chúa sẽ dẫn chúng ta đến đâu?Thưa: Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (câu 11). Chúa Giêsu hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha nên Ngài có được niềm vui, đó là niềm vui Ngài muốn chúng ta cũng được hưởng khi chúng ta được kết hợp với Ngài. Niềm vui khi biết mình được Chúa yêu thương, cho dù chúng ta không chung thủy, giúp chúng ta có thể tự tin đối mặt với những thử thách của cuộc sống, khiến chúng ta sống qua những cơn khủng hoảng để vươn lên khỏi chúng tốt hơn. Việc chúng ta trở thành nhân chứng đích thực bao gồm việc sống niềm vui này, bởi vì niềm vui là dấu chỉ đặc biệt của một Kitô hữu chân chính. Kitô hữu chân chính không buồn; họ luôn có niềm vui đó bên trong tâm hồn, ngay cả trong những thời khắc khó khăn.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn ở trong tình yêu của Chúa Giêsu và lớn lên trong tình yêu đối với mọi người, để làm chứng cho niềm vui của Chúa Phục Sinh.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm:
Anh chị em thân mến!Với mối quan tâm đặc biệt, tôi đang theo dõi các sự kiện đang xảy ra ở Giêrusalem. Tôi cầu nguyện rằng Thánh Địa có thể là một nơi gặp gỡ và không xảy ra các cuộc đụng độ bạo lực, một nơi cầu nguyện và hòa bình. Tôi mời mọi người tìm kiếm các giải pháp được tán đồng ngõ hầu bản sắc đa tôn giáo và đa văn hóa của Thành phố Thánh được tôn trọng và tình anh em được đề cao. Bạo lực sinh ra bạo lực. Những cuộc đụng độ đã quá đủ.
Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày hôm qua ở Kabul: một hành động vô nhân đạo đã nhắm vào rất nhiều nữ sinh khi họ đang rời trường học. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi người trong số họ và cho gia đình của họ. Và cầu xin Chúa ban hòa bình cho Afghanistan.
Ngoài ra, tôi cũng muốn bày tỏ sự lo lắng của mình đối với những căng thẳng và các cuộc đụng độ bạo lực ở Colombia, đã khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương. Có rất nhiều người Colombia ở đây; chúng ta hãy cầu nguyện cho quê hương của anh chị em đó.
Hôm nay, tại Agrigento, Rosario Angelo Livatino, một vị tử đạo vì công lý và đức tin, đã được phong chân phước. Khi phục vụ cộng đồng với tư cách là một thẩm phán xuất sắc, vị tân Chân Phước không bao giờ cho phép mình băng hoại, ngài đã cố gắng đưa ra các phán quyết không phải để kết án nhưng là để cải huấn. Ngài luôn đặt công việc của mình “dưới sự che chở của Chúa”; vì lý do này, ngài đã trở thành nhân chứng cho Tin Mừng cho đến cái chết anh hùng của mình. Cầu mong tấm gương của ngài là động lực cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với các thẩm phán, để trở thành những người bảo vệ trung thành cho luật pháp và tự do. Xin anh chị em một tràng pháo tay cho vị tân Chân phước!
Tôi xin gửi lời chào chân thành đến tất cả anh chị em, người dân thành phố Rôma và những người hành hương. Cảm ơn anh chị em đã ở đây! Đặc biệt, tôi chào những người bị chứng cơ xơ hóa: Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với họ và tôi hy vọng rằng sự chú ý đến căn bệnh đôi khi bị bỏ qua này có thể được tăng lên.
Và chúng ta không thể quên những người mẹ! Chúa Nhật này, ở nhiều quốc gia, là Ngày Hiền Mẫu. Chúng ta hãy gửi lời chào đến tất cả những người mẹ trên thế giới, kể cả những người không còn ở bên chúng ta nữa. Xin anh chị em một tràng pháo tay dành cho các bà mẹ!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng!
Source:Holy See Press Office
Eustace Mita, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Quỹ Đức Giáo Hoàng, nói rằng chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Trung Đông và lời kêu gọi xây dựng lại các nhà thờ Công Giáo trong khu vực, cũng như thông điệp của ngài về một cộng đồng Kitô hữu thống nhất, đã ảnh hưởng đến công việc được thực hiện bởi Quỹ Đức Giáo Hoàng.
Hôm 28 tháng 4, Quỹ Đức Giáo Hoàng cho biết họ sẽ phân phối 9.2 triệu đô la tài trợ cho các giáo phận ở 64 quốc gia trong năm tới.
Các khoản tài trợ năm nay sẽ tài trợ cho việc xây dựng và sửa chữa các nhà thờ và trường học, các sáng kiến về môi trường và giáo dục trẻ em có nhu cầu, trong số các dự án khác. Quỹ Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu năm nay cho việc xây dựng lại các nhà thờ ở Trung Đông như một yếu tố định hướng trong các khoản tài trợ năm nay.
Sứ mệnh của Quỹ Đức Giáo Hoàng, có trụ sở tại Philadelphia, là phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo Rôma thông qua “đức tin, năng lượng và nguồn lực tài chính”.
“Đức Thánh Cha đã xác định những vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, và Quỹ Đức Giáo Hoàng cam kết làm việc cần mẫn để giải quyết các ưu tiên của ngài. Đó là giúp đỡ, giáo dục, chữa lành và nuôi sống những người có nhu cầu”, Đức Hồng Y Sean O'Malley, chủ tịch Quỹ Đức Giáo Hoàng cho biết như trên trong cuộc họp Ban quản trị.
“Ngoài việc cung cấp cho những nhu cầu cơ bản này của con người, Quỹ Đức Giáo Hoàng còn giúp tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất để cho phép các tín hữu lãnh nhận các bí tích và thực hành Đức tin Công Giáo của họ”.
Source:National Catholic Register
Một giám mục Công Giáo nổi tiếng với việc cổ vũ việc lần chuỗi Mân Côi đã nói rằng việc Đức Thánh Cha Phanxicô công bố chiến dịch cầu nguyện toàn cầu, bắt đầu từ thứ Bảy 1 tháng Năm, giống như một “sự xác nhận thiêng liêng” cho các nỗ lực của ngài.
Đức Cha John Keenan của Paisley, Tô Cách Lan, nói với CNA hôm 28 tháng 4 rằng sáng kiến của Đức Giáo Hoàng phản ánh một chiến dịch lần hạt đã diễn ra trên khắp nước Anh kể từ năm 2018.
Đức Cha Keenan, người đã được mệnh danh “giám mục Mân Côi”, nói:
“Tôi cảm thấy lời loan báo của Đức Giáo Hoàng là một loại xác nhận của Thiên Chúa cho những gì chúng tôi đã làm, những gì Chúa muốn và những gì Đức Mẹ đã linh hứng trong chúng ta”.
“Tôi rất vui mừng và thực sự được khích lệ trước yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn những người Công Giáo trên khắp thế giới cầu nguyện lần chuỗi mân côi hàng ngày trong tháng Năm”
“Đây là điều mà bản thân chúng tôi đã làm, bắt đầu từ ba năm trước, với chuỗi hạt Tháng Năm quanh quần đảo Anh”.
Chuỗi Mân Côi của Đức Giáo Hoàng khởi đầu một tháng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày tại các đền thờ Công Giáo trên khắp thế giới.
Đức Cha Keenan nói: “Đức Giáo Hoàng thậm chí đã mời 30 đền thờ Đức Mẹ trên khắp thế giới phát trực tiếp chuỗi hạt của họ để các tín hữu có thể cầu nguyện trực tuyến từ nhà, một lần nữa, đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm cùng với các đền thờ Đức Mẹ trên khắp nước Anh, Wales và Scotland”.
“Chúng tôi lấy ý tưởng từ Ba Lan, ý tưởng này đã được truyền sang Ái Nhĩ Lan, và từ đó nó lan sang chúng tôi ở Anh, sang Mỹ, Úc và Phi Châu”.
Ngôi đền đầu tiên trong số 30 ngôi đền lẫn chuỗi Mân Côi toàn cầu sẽ là đền thánh Đức Mẹ Walsingham ở Anh.
Source:Catholic News Agency
Nữ tu Deirdre Byrne, nguyên Đại Tá Bác Sĩ trong quân đội Mỹ, cho biết người Công Giáo phải “sẵn sàng chiến đấu” để bảo vệ gia đình và đức tin của mình tại một hội nghị quốc tế ủng hộ sự sống vào ngày 30 tháng 4.
Sơ Byrne, một thành viên của Dòng Các Công Việc Hèn Mọn Dâng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, là một bác sĩ phẫu thuật và là một đại tá đã nghỉ hưu của Quân đội Hoa Kỳ. Hiện nay Sơ là bề trên của cộng đồng nhà dòng ở thủ đô Hoa Kỳ và làm việc tại một phòng khám y tế ở Washington, DC
“Chúng ta phải chuẩn bị, phải sẵn sàng chiến đấu như những người lính cho Chúa Giêsu Kitô trong thời kỳ đen tối này, khi mà mỗi ngày, lại xảy ra dồn dập những điều chống lại gia đình và đức tin,” Sơ Byrne đã đưa ra lập trường trên trong hội nghị thường niên lần thứ 50 của tổ chức phò sinh Heartbeat International. Hội nghị năm nay được tổ chức trực tiếp và truyền trực tuyến cho những người tham dự.
Heartbeat International là hiệp hội của các trung tâm hỗ trợ mang thai, phòng khám y tế, nhà hộ sinh và các tổ chức nhận con nuôi phi lợi nhuận. Đây là hiệp hội lớn nhất của các trung tâm hỗ trợ mang thai trên thế giới.
Hội nghị thường niên tổ chức đào tạo cho nhân viên, thành viên hội đồng quản trị và tình nguyện viên tại các phòng khám thai và các cơ quan hỗ trợ cuộc sống khác, cùng với các nhân viên chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Sơ Byrne đã nói một cách cởi mở về niềm tin chính trị của mình, khi sơ phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa vào tháng 8 năm 2020 để ủng hộ Tổng thống Trump về lãnh vực phò sinh. Hôm thứ Sáu, sơ giải thích rằng “trận chiến” mà người Công Giáo đang phải đối mặt không phải là một cuộc chiến theo đảng phái.
“Cuộc chiến này không phải là giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, nó không phải là cuộc chiến giữa người bảo thủ và người cấp tiến, giữa cánh tả và cánh hữu,” sơ Byrne nói. “Đây là trận chiến giữa chúng ta với ma quỷ, là những thứ rất thật, đang chống lại Chúa của chúng ta”.
Sơ Byrne nói rằng người Công Giáo phải “chiến đấu bằng tình yêu thương” và tiếp tục cầu nguyện cho các quan chức được bầu chọn.
Sơ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải cầu nguyện cho tổng thống, chúng ta phải cầu nguyện cho chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, chúng ta phải cầu nguyện cho tất cả những người này, những chính trị gia đang muốn làm thuốc phá thai bán thoải mái không cần toa bác sĩ để mọi người có thể dùng như kẹo cao su hoặc Tylenol.”
Chính quyền Biden gần đây đã đình chỉ các quy định liên quan đến đến thuốc viên phá thai trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như cho phép kê đơn và phân phát thuốc từ xa thay vì tại cơ sở y tế như yêu cầu trước đây.
Đề cập đến những người đang tạo điều kiện cho phá thai, Sơ Byrne nói:
“Chúng ta phải cầu nguyện cho những người này vì linh hồn của họ đang trong tình trạng nguy tử”.
Một phần công việc của sơ Byrne tại phòng khám y tế Washington, DC liên quan đến việc cố gắng đảo ngược tác dụng của thuốc phá thai. Phá thai bằng hóa chất là một quá trình gồm hai bước; viên thứ nhất cắt đứt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, viên thứ hai khiến tử cung tống thai nhi đã chết ra ngoài.
“Đảo ngược thuốc phá thai” có thể xảy ra với các mức độ thành công khác nhau sau khi uống viên thuốc đầu tiên. Sơ Byrne cho biết hôm thứ Sáu rằng công việc của sơ trong việc đảo ngược thuốc phá thai là “một may mắn đáng kinh ngạc” và khoảng 60% phụ nữ tìm cách đảo ngược tác dụng của loại thuốc đầu tiên có thể tiếp tục mang thai và sinh con khoẻ mạnh.
Trong suốt sự nghiệp của mình trong quân đội với tư cách là một bác sĩ và sau đó với tư cách là một nhà truyền giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, sơ Byrne giải thích rằng sơ đã có nhiều kinh nghiệm về các thương tích và những cái chết do xung đột và thiên tai gây ra. Sơ nói rằng “thật kinh khủng khi chứng kiến sự vô nhân đạo của con người đối với con người” trong bối cảnh các cuộc xung đột.
Tuy nhiên phá thai là hành vi vô nhân đạo kinh khiếp nhất “Trong chiến tranh, thực sự kinh hoàng, khi người ta giết một người không hề quen biết; nhưng trong phá thai, tình hình còn khốn nạn hơn vì đó là người mẹ giết con mình, và thậm chí còn khốn nạn hơn nữa khi người ta trở nên quen thuộc với hành động dã man này và nó đang trở thành một điều tự nhiên”.
Sơ nói những người Công Giáo buộc phải chọn lập trường và “chọn bên” trong trận chiến này.
Source:Catholic News Agency
Theo một truyền thống bắt đầu từ năm 1985, hàng năm thềm Đền Thờ Thánh Phêrô được trang hoàng bởi 30 công ty sản xuất hoa tại Hà Lan với 2, 500 bông hồng, 6,000 hoa huệ đủ mầu và 8,000 hoa huệ vàng, thêm 1,200 hoa tulip đỏ, vàng, cam, trắng, hồng và tím. Và tại ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô có những hoa lan trắng mảnh mai.
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp, các bậc thềm của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma vào lễ Phục sinh không được trang điểm bằng hoa Hà Lan, vì các tín hữu không được phép tụ tập trong buổi ban phép lành Phục sinh và đọc sứ điệp Phục sinh truyền thống.
Ngay tại Hà Lan, các nhà trồng hoa cũng than thở vì hoa tulip Hà Lan nở rộ mà không có du khách nào đến chiêm ngưỡng.
Năm nay, là năm thứ hai liên tiếp, hàng triệu bông hoa tulip trong công viên và những cánh đồng gần đó đang nở rộ và có thể sẽ tàn lụi trong im lặng, vì thành phố Keukenhof vẫn đóng cửa với du khách giữa đại dịch coronavirus.
Giám đốc điều hành Bart Siemerink than thở: “Keukenhof chỉ mở cửa tám tuần một năm, từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Năm và tình hình hiện tại ở Hà Lan là có lẽ hầu hết các công viên có thể mở cửa vào nửa sau của tháng Năm. Và sau đó hoa tulip sẽ biến mất. Thật là một sự thất vọng đối với chúng tôi vì có lẽ sẽ không có du khách nào đến trong cả năm nay,”.
Ông Siemerink bày tỏ sự thất vọng trước các biện pháp khóa cửa của chính phủ Hà Lan đang buộc công viên phải đóng cửa, nói rằng họ có khả năng tổ chức cho du khách viếng thăm một cách an toàn.
Source:Reuters
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hòa bình và một giải pháp chung cho tình trạng bạo lực đang xảy ra ở Gierusalem, trong lúc những người biểu tình Palestine đụng độ với cảnh sát Israel.
(Tin Vatican - Devin Watkins và Nathan Morley)
Sau những cuộc đụng độ mới đây trên đường phố Gierusalem vào Chủ nhật 9/5/2021, Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả các bên hãy tìm kiếm một giải pháp chung trong hòa bình đối thoại.
Trong buổi đọc kinh trưa Chúa Nhật (9/5/2021), Đức Thánh Cha cho biết ngài đang theo dõi các sự kiện ở Gierusalem với một mối quan tâm sâu sắc. Ngài nói: “Tôi cầu nguyện cho thành phố này trở nên nơi gặp gỡ và đối thoại chứ không đối kháng và bạo lực, là nơi cầu nguyện và hòa bình”.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi kêu mời mọi người hãy tìm kiếm các giải pháp chung, để bản sắc đa tôn giáo và đa văn hóa của Thành phố Thánh thiêng này được tôn trọng và chan chứa tình huynh đệ.”
Tình hình ở Gierusalem
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra sau một loạt bạo động đối đầu, ngay trong tháng Ramadan của người Hồi giáo.
Tình trạng bất ổn bùng lên khi Israel phong tỏa một khu vực quen thuộc, nơi mà những người Palestine thường tụ họp lại sau một ngày ăn chay.
Sự kiện này đã gây ra những cuộc đụng độ kéo dài suốt hai tuần qua, trước khi quân đội Israel rút lui và dỡ bỏ các lệnh giới nghiêm.
Bạo lực gia tăng
Nhưng các cuộc đụng độ lại tiếp tục bùng phát vào tuần trước, khi quân đội Israel đe dọa trục xuất hàng chục người Palestine khỏi một khu vực phía đông thành phố Gierusalem.
Trong những cuộc xung đột mới đây, có 136 người bị thương tại khu Al-Aqsa và quanh Gierusalem, xảy ra vào đêm thứ Sáu và thứ Bảy.
Theo đạo quân khăn đỏ của người Palestine, thì hầu hết các nạn nhân bị thương, vì trúng đạn cao su bắn vào họ.
Nhằm không để các quy tắc tổng quát của phương pháp và các giả định của chúng mãi hoàn toàn trừu tượng, tôi muốn cố gắng minh họa những gì tôi đã nói cho đến nay bằng một thí dụ. Tôi sẽ theo dõi ở đây luận án tiến sĩ của Reiner Blank tại Đại học Basel, tựa đề là “Phân tích và phê bình các tác phẩm phê bình hình thức của Martin Dibelius và Rudolph Bultmann”. Cuốn sách này đối với tôi dường như là một thí dụ tốt đối với việc tự phê bình phương pháp phê bình lịch sử. Kiểu chú giải tự phê bình này ngừng xây dựng các kết luận trên đầu các kết luận, và xây dựng và chống đối các giả thuyết. Nó tìm cách nhận diện các nền tảng của chính nó và tự thanh lọc bằng các suy tư về các nền tảng này. Điều này không có nghĩa nó đang tự kéo mình lên bằng chính các cố gắng của nó. Ngược lại, bằng một diễn trình tự giới hạn, nó tự vạch ra cho mình một không gian riêng. Không cần phải nói rằng các công trình phê bình hình thức của Dibelius và Bultmann trong khi đó đã bị vượt qua và về nhiều khía cạnh đã được sửa chữa trong nhiều chi tiết của chúng. Nhưng điều cũng đúng là, các phương thức phương pháp luận căn bản của chúng, cho đến nay, vẫn tiếp tục xác định ra các phương pháp và thủ tục của khoa chú giải hiện đại. Các yếu tố thiết yếu của chúng không chỉ làm nền tảng cho các phán đoán lịch sử và thần học của chính chúng mà, chắc chắn chúng còn đạt được một cách rộng rãi thế giá giống như thế giá tín điều.
Đối với Dibelius, cũng như với Bultmann, đó là vấn đề khắc phục cách thức tùy tiện trong đó giai đoạn trước của khoa chú giải Kitô giáo, điều vốn được gọi là “Nền Thần học Cấp Tiến”, đã được tiến hành. Nền thần học này đầy những phán đoán về điều gì là “lịch sử” điều gì là “phi lịch sử”. Cả hai học giả này sau đó tìm cách thiết lập các tiêu chuẩn văn học nghiêm ngặt để làm sáng tỏ một cách đáng tin cậy diễn trình nhờ đó chính các bản văn được khai triển và do đó cung ứng một bức tranh chân thực về truyền thống. Với quan điểm này, cả hai đều tìm kiếm hình thức thuần túy và các quy tắc chi phối việc khai triển từ các hình thức ban đầu đối với bản văn như chúng ta có hiện nay. Như đã biết, Dibelius tiến hành theo quan điểm cho rằng bí mật của lịch sử tự tiết lộ chính nó như một bí mật làm sáng tỏ sự khai triển của chính nó. Nhưng làm thế nào người ta có thể đạt tới tiền đề đầu tiên này và các quy tắc căn bản để khai triển thêm? Ngay với mọi khác biệt đặc thù của chúng, người ta vẫn đã có thể khám phá ra ở đây một loạt các tiền giả định căn bản chung cho cả Dibelius lẫn Bultmann và là điều cả hai người cùng coi là đáng tin cậy không hề nghi vấn. Cả hai tiến hành theo tính ưu tiên của điều được rao giảng hơn là chính biến cố tự trong nó: từ khởi thủy đã có Ngôi Lời. Mọi điều trong Kinh thánh đều khai triển từ việc công bố. Luận đề này được Bultmann cổ vũ đến nỗi đối với ông, chỉ có lời nói mới có tính nguyên ủy: lời nói phát sinh ra khung cảnh. Do đó, mọi biến cố đều là diễn biến thứ yếu, là những khai triển thần thoại.
Một phương ngôn khác được đưa ra và vẫn có tính nền tảng đối với khoa chú giải hiện đại kể từ thời Dibelius và Bultmann: khái niệm gián đoạn. Không những không có sự liên tục giữa Chúa Giêsu trước Phục sinh và thời kỳ hình thành của Giáo Hội; mà sự gián đoạn còn áp dụng cho mọi giai đoạn của truyền thống. Điều này khiến Reiner Blank dám quả quyết, "Bultmann muốn có sự bất nhất (incoherence) bằng bất cứ giá nào".
Với hai lý thuyết này, tính nguyên ủy thuần túy của lời nói đơn giản và tính gián đoạn giữa các giai đoạn phát triển đặc thù, đã có thêm một quan niệm nữa là: điều đơn giản luôn có tính nguyên ủy, điều phức tạp hơn hẳn phải là sự khai triển sau này. Ý tưởng này cung cấp một tham số dễ dàng áp dụng để xác định các giai đoạn khai triển: một bản văn nhất định nào đó càng gần đây hơn càng được coi là tinh tế hơn về mặt thần học, và một bản văn càng đơn giản thì càng dễ được coi có tính nguyên ủy hơn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mà theo đó điều được coi là khai triển nhiều hơn hay kém hơn, lại không hề hiển nhiên như ban đầu mới nhìn. Thực thế, sự phán đoán, trong yếu tính, phụ thuộc vào các giá trị thần học của cá nhân nhà chú giải. Vẫn có nhiều chỗ cho sự lựa chọn võ đoán.
Trước hết và trên hết, người ta phải thách thức khái niệm căn bản đó dựa vào sự chuyển dịch từ mô hình biến hóa quá giản đơn của khoa học sang lịch sử tâm linh. Các quá trình tâm linh không tuân theo quy luật của phả hệ động vật học. Thực thế, nó thường đi ngược lại: sau một bước đột phá vĩ đại, các thế hệ con cháu đến sau có thể làm giảm những gì từng là một khởi đầu mới đầy can đảm thành một nền học thuật thông thường. Chúng chôn vùi nó và ngụy trang nó bằng đủ loại dị bản của lý thuyết nguyên ủy cho đến khi cuối cùng trở thành một ứng dụng hoàn toàn khác.
Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy các tiêu chuẩn trở thành đáng nghi vấn ra sao bằng cách sử dụng một vài thí dụ. Ai dám cho rằng Clêmentê thành Rô-ma phát triển hay phức tạp hơn Phaolô? Thư Giacôbê tân tiến hơn Thư gửi tín hữu Rôma? Didache bao hàm nhiều hơn các Thư Mục vụ? Hãy nhìn vào các thời kỳ sau này: trọn các thế hệ học giả theo thuyết Tôma đã không nắm được hết sự vĩ đại trong tư tưởng của ngài. Nền chính thống Lutherô có tính trung cổ nhiều hơn so với chính Luther. Ngay cả giữa những nhân vật vĩ đại cũng không có gì để hỗ trợ loại lý thuyết khai triển này.
Đức Grêgôriô Cả, chẳng hạn, viết sau Thánh Augustinô rất lâu và biết nhiều về ngài, nhưng đối với Đức Grêgôriô, tầm nhìn táo bạo của Thánh Augustinô được diễn dịch thành sự đơn giản của việc hiểu biết tôn giáo. Một thí dụ khác: người ta có thể sử dụng tiêu chuẩn nào để xác định xem Pascal nên được phân loại là trước hay sau Descartes? Triết lý nào của họ nên được đánh giá là phát triển hơn? Các thí dụ khác có thể được nhắc đến để minh họa toàn bộ lịch sử nhân loại. Tất cả các phán đoán dựa trên lý thuyết bất liên tục trong truyền thống và về sự khẳng định tính ưu tiên biến hóa của điều “đơn giản” hơn điều “phức tạp” có thể ngay lập tức bị nghi vấn là thiếu cơ sở.
Bultmann thấy hình thức tinh tuyền trong “apothegm” (cách ngôn), “mảnh văn nguyên ủy chuyên biệt tóm gọn sự việc một cách ngắn gọn; sự quan tâm sẽ tập trung vào lời Chúa Giê-su [nói] ở cuối một hoạt cảnh; các chi tiết của tình huống sẽ nằm cách xa loại hình thức này; Chúa Giêsu sẽ không bao giờ xuất hiện như người khởi xướng... mọi sự không tương ứng với hình thức này được Bultmann cho là do sự phát triển”. Bản chất võ đoán của những đánh giá này, vốn là đặc điểm của các lý thuyết phát triển và các phán đoán về tính chân xác, từ nay trở đi chỉ là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, thành thật mà nói, người ta cũng phải nói rằng những lý thuyết này không quá võ đoán như chúng tỏ ra lúc đầu. Việc chỉ định "hình thức tinh tuyền" dựa trên ý tưởng nhấn mạnh điều gì là nguyên ủy, điều mà nay chúng ta phải đưa vào thử nghiệm.
Nhưng bây giờ chúng ta phải giải thích một cách còn đặc thù hơn những tiêu chuẩn nào đã được sử dụng để xác định thế nào là “đơn giản”. Về khía cạnh này, có những tiêu chuẩn về hình thức và nội dung. Về hình thức, việc tìm kiếm là tìm kiếm những hình thức nguyên ủy. Dibelius đã tìm thấy chúng trong cái gọi là “mô thức” (paradigm), hay tường thuật điển hình trong truyền khẩu, có thể được tái tạo đằng sau lời công bố. Mặt khác, các hình thức sau đó sẽ là “giai thoại”, “truyền thuyết”, các bộ sưu tập tài liệu thuật chuyện và “thần thoại”.
Một yếu tố của tính nguyên ủy là điều chúng ta vừa bắt gặp: luận đề về tính ưu tiên của lời nói so với biến cố. Nhưng luận đề này che giấu hai cặp đối lập khác nữa: việc đặt lời nói chống lại phụng tự [cult] và cánh chung chống lại chung cục [apocalyptic]. Cân đối gần gũi với những điều này là phản đề giữa Do Thái giáo và việc theo văn hóa Hy Lạp. Thí dụ, nơi Bultmann, theo văn hóa Hy Lạp (Hellenistic) là khái niệm về vũ trụ, sự tôn thờ huyền nhiệm các vị thần và lòng sùng đạo phụng tự. Hậu quả rất đơn giản: điều bị coi là theo văn hóa Hy Lạp không thể có tính Palestine, và do đó không thể là nguyên ủy. Bất cứ điều gì liên quan đến phụng tự, vũ trụ, hay mầu nhiệm đều buộc phải bị coi như một sự phát triển sau này. Việc bác bỏ “chung cục”, coi như đối lập với cánh chung, dẫn đến một yếu tố khác: sự đối kháng được cho là giữa tính tiên tri và tính “pháp lý” và do đó giữa tính tiên tri và tính vũ trụ và phụng tự. Thành thử, đạo đức bị coi là không tương thích với tính cánh chung và tính tiên tri. Ban đầu không có đạo đức, mà chỉ là một triết lý sống (ethos). Điều chắc chắn ở đây tại nơi làm việc là sản phẩm phụ của việc phân biệt nền tảng của Luther: tính biện chứng giữa lề luật và Tin Mừng. Theo biện chứng này, đạo đức và phụng tự được hạ thấp xuống phạm vi lề luật và đặt vào sự tương phản biện chứng với Chúa Giêsu, Đấng, trong tư cách mang Tin mừng, đem chuỗi dài các lời hứa đến chỗ hoàn thành và do đó vượt qua lề luật. Nếu chúng ta có bao giờ hiểu được nền chú giải hiện đại và phê bình nó một cách chính xác, chúng ta chỉ cần trở lại và suy nghĩ lại quan điểm của Luther về mối tương quan giữa Cựu ước và Tân ước. Thay vì mô hình loại suy hiện hành lúc đó, ông đã thay thế một cấu trúc biện chứng.
Tuy nhiên, đối với Luther, tất cả những điều này nằm trong một sự cân bằng rất mong manh, trong khi đối với Dibelius và Bultmann, toàn bộ biến thể thành một sơ đồ phát triển của tính đơn giản gần như không thể dung thứ được, ngay cả khi điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nó.
Với những giả định trên, bức tranh về Chúa Giêsu được xác định trước. Vì vậy, Chúa Giêsu phải được quan niệm theo nghĩa “Do Thái ”. Bất cứ thứ gì "văn hóa Hy Lạp" phải được xóa khỏi Người. Tất cả các yếu tố khải huyền, bí tích, huyền nhiệm phải được cắt tỉa. Những gì còn lại là một nhà tiên tri "cánh chung", người không thực sự tuyên bố điều gì có chất lượng. Người chỉ hô to “theo kiểu cánh chung” trong sự mong đợi “điều hoàn toàn khác” của sự siêu việt mà Người trình bầy một cách mạnh mẽ trước nhân loại dưới hình thức ngày tận thế sắp xảy ra.
Từ quan điểm này nảy sinh hai thách thức đối với khoa chú giải. Đầu tiên, các nhà chú giải phải giải thích bằng cách nào người ta tiến từ Chúa Giêsu bất mêxia (unmessianic), bất khải huyền, qua một cộng đồng khải huyền vốn tôn thờ Người như Đấng Mêxia; qua một cộng đồng trong đó cánh chung Do Thái, triết học khắc kỷ và tôn giáo huyền nhiệm hợp nhất trong một chủ nghĩa hổ lốn kỳ lạ. Đây chính là cách Bultmann mô tả về Kitô giáo thời tiên khởi.
Thứ hai, các nhà chú giải phải tìm cách kết nối sứ điệp nguyên thủy của Chúa Giêsu với đời sống Kitô hữu ngày nay, nhờ thế làm ta có thể hiểu được lời mời gọi của Người đối với chúng ta.
Theo mô hình phát triển, vấn đề đầu tiên tương đối dễ giải quyết trong nguyên tắc, mặc dù một lượng lớn bác học cần phải được dành ra để nghiên cứu các chi tiết. Không được tìm tác nhân chịu trách nhiệm về nội dung của Tân Ước ở những con người, mà ở một tập thể, trong một “cộng đồng”. Các quan niệm lãng mạn về “con người” và tầm quan trọng của nó trong việc lên khuôn các truyền thống đóng một vai trò chủ chốt ở đây (18). Các bạn hãy thêm vào đó luận đề Hy Lạp hóa và việc nại đến trường phái lịch sử tôn giáo. Các tác phẩm của Gunkel và Bousset có ảnh hưởng quyết định trong lĩnh vực này.
Vấn đề thứ hai khó hơn. Phương thức của Bultmann là lý thuyết của ông về quá trình phi thần thoại hóa, nhưng điều này không đạt được thành công tương tự như các lý thuyết của ông về hình thức và phát triển. Nếu người ta được phép mô tả phần nào giải pháp của Bultmann đối với việc chiếm hữu đương thời sứ điệp của Chúa Giêsu, người ta dám nói rằng học giả quê Marburg này đã thiết lập một sự tương ứng giữa tư duy tiên tri bất khải huyền và tư duy căn bản của Heidegger thời kỳ đầu. Làm một Kitô hữu, theo ý nghĩa của Chúa Giêsu, trong yếu tính bị tụt xuống hàng hiện hữu cởi mở và tỉnh táo mà Heidegger từng mô tả. Câu hỏi đặt ra là há người ta không thể đi theo một cách nào đó đơn giản hơn để đưa ra những khẳng định chính thức tổng quát và chung chung như vậy hay sao.
Tuy nhiên, điều khiến chúng ta quan tâm ở đây không phải là Bultmann, nhà hệ thống hóa, người mà các hoạt động của ông dù sao đã bị ngưng lại đột ngột vì sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác. Thay vào đó, chúng ta nên khảo sát Bultmann, nhà chú giải, người chịu trách nhiệm đối với một sự đồng thuận vững chắc hơn bao giờ hết về phương pháp luận của khoa chú giải khoa học.
Kỳ tới: Nguồn triết học của phương pháp
Đội dâng hoa TNTT Vinh Sơn Liêm |
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Phạm Minh Ước, tuyên úy cộng đoàn chủ tế cùng với Cha Dominico Vũ Kim Quyền Bề trên Tỉnh Dòng Tên Úc và Tân Tây Lan đồng tế, và như thường lệ, Ca đoàn Belem phụ trách thánh ca các lễ sáng Chúa Nhật, là thánh lễ dành cho Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Xứ Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Sau thánh lễ, Đoàn dâng hoa do các em thiếu nhi thuộc Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm, đã cùng nhau dâng nến và tiến hoa lên ngai tòa Đức Mẹ được đặt trịnh trọng trước bàn thánh, những bông hoa rất tươi, rất xinh.
Các em được tuyển chọn từ các ngành khăn tím, xanh và vàng, được các huynh trưởng hướng dẫn, tập dượt đã xuất sắc trong dâng tiến hoa đèn lên ngai tòa Mẹ. Các em đã nhịp nhàng tiến lên theo lời hát, tiếng đàn, mang nhiều ý nghĩa về ngày dâng hoa kính Đức Mẹ.
Sau khi hoa đèn đã dâng lên ngai tòa Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ loài người. Các huynh trưởng thiếu nhi đã mang những bông hồng tươi thắm lên xin cha chủ tế chúc lành, xong các em mang hoa đến từng các hàng ghế để biếu tặng các bà mẹ trần thế đang hiện diện trong ngôi Thánh đường thân thương của cộng đoàn.
Cuối nhà thờ, các huynh trưởng đã tặng quà cho các bà mẹ nhân ngày trọng đại này. Ai nấy ra về tràn ngập niều vui, yêu thương của Ngày Hiền Mẫu
Được biết, đây là buổi dâng hoa lần thứ bốn, sau các đội Legio Mariae, Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm, Ca đoàn Vô Nhiễm của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Melbourne, mỗi dịp tháng hoa hằng năm.
Xem Hình
Với bài thánh ca rỗn rã từng bừng mừng Chúa sống lại dẫn đưa cộng đoàn bước vào Thánh lễ Chúa nhật VI Phục Sinh. Bầu không khí thánh thiêng mang đậm nét hân hoan thể hiện trên mỗi khuôn mặt, đặc biệt là anh chị có bạn và gia đình có con em chịu Phép Rửa tội hôm nay.
Sau thời gian dài chuyên chăm học hỏi Giáo lý Hôn nhân và Dự tòng, tới nay họ hội đủ điều kiện gia nhập Hội Thánh Chúa. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Cha An-tôn đã họ hiểu rằng, học thì nhiều, nhưng tóm lại giữ được chữ YÊU như Chúa dạy hôm nay. Yêu như Chúa yêu. Tắt một lời, sống mến Chúa và yêu người. Đặc biệt Cha cắt nghĩa lại cho họ hiểu hơn về những việc họ sắp lãnh nhận, như làm Dấu Thánh Giá, xức Dầu Dự Tòng, ý nghĩa đổ 3 lần nước, xức Dầu Thánh, mặc áo trắng, trao nến được thắp từ Cây Nến Phục Sinh, tất cả đều có ý nghĩa cao cả và thánh thiêng trong đời sống họ sắp bước vào. 11 anh chị em hôm nay còn hiểu hơn về Bí tích Thêm sức, và Phép Mình Thánh Chúa trong đời sống Đạo của họ.
Cha cầu chúc anh chị em tân tòng là những chứng nhân của Tin Mừng Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, nhất là sống mến Chúa và yêu người trong thời đại hôm nay.
BTTGx. Tụy Hiền
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Để đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ
Nếu như hình ảnh người mẹ là nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn hoá, văn học, nghệ thuật… nhân loại thì đối với tôi, mẹ là một kiến trúc sư vĩ đại đã xây đắp cho công trình của đời tôi. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Chế Lan Viên)
Vâng! Tình yêu của mẹ dành cho tôi không bao giờ vơi; tình mẹ luôn ấm áp, diệu hiền, mãi lắng sâu, âm thầm và lặng lẽ… Tình yêu của mẹ không phải lúc nào cũng diễn đạt thành lời nhưng như “những ngọn sóng Thái bình” tuôn trào dạt dào bao la, bất tận. Mẹ không chỉ là người “mang nặng” ấp ủ tôi, một bào thai nhỏ, trong dạ chín tháng mười ngày, mà còn là người “đẻ đau” nuôi dưỡng chở che tôi trong suốt hành trình dài của cuộc đời. Mẹ là nơi khởi đầu nuôi dưỡng tình yêu cho tôi…
Quả thật, không ai trên thế gian này có thể nói “tôi không có mẹ, tôi không cần mẹ”; hay, “tôi có được như ngày hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân hay sự giúp đỡ của người này người kia…chứ mẹ tôi không đủ khả năng lo cho tôi”… Nhưng bạn hãy nhớ rằng: dù là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng hảo hán lẫy lừng, là nhà bác học, Đức Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bần cố nông… hay là ai đi nữa vẫn là con của một người phụ nữ; vẫn được cưu mang, sinh hạ bởi một người đàn bà, cho dù đó là một phụ nữ bình thường vô danh tiểu tốt. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng giá trị tuyệt vời cao cả của “ơn nghĩa sinh thành”, của tình yêu cao quý ấy. Vì “Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ. Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình”(Hữu Thỉnh).
Có những lúc trong cuộc sống nhiều lần tôi muốn viết thật nhiều, thật dài và sâu về mẹ nhưng không thể nào diễn tả hết được tình yêu của mẹ dành cho tôi. Tôi còn nhớ những đêm mẹ thức trắng để cho con được giấc say nồng; mẹ trăn trở thâu đêm trước những lo toan cơm áo gạo tiền nuôi sống gia đình, sách vở áo quần cho con ngày mai đến trường… Quả thật, hình như người mẹ nào cũng không muốn con mình thua kém bạn bè… Vì thế, mẹ lúc nào cũng chuẩn bị cho tôi những gói hành trang kỹ càng; dù không to tát nhưng luôn luôn phù hợp với thời gian, sức khỏe và công việc của tôi…
Có thể nói được, sự chăm sóc, giáo dục, nâng niu của mẹ dành cho tôi có thể ví được như mẹ đang đưa tôi đi vào một kiệt tác tuyệt vời là ngôi nhà của tình yêu. Trong ngôi nhà ấy, mẹ cho tôi thấy được những chi tiết và đường nét nhỏ để tạo thành một căn nhà vĩ đại. Mỗi đường nét mang một ý nghĩa và giá trị riêng mà tôi không thể nào hiểu hết được. Mỗi ngày đời tôi lớn lên là một nét bút trong kiệt tác của mẹ. Cả cuộc đời mẹ là những chuỗi ngày dài hy sinh với đôi tay tảo tần, những giọt mồ hôi thầm lặng…, để tạo nên “kiệt tác đời tôi” !
Cho dù mẹ tôi không bằng người khác về học thức, địa vị xã hội; không sành điệu, đúng mốt, hợp thời…, nhưng tình yêu của mẹ đã vượt qua tất cả, trái tim mẹ đã chiếm cả thế giới của tôi. Mẹ không bao giờ muốn tôi thua thiệt; lúc nào cũng muốn tốt cho tôi và mong cho tôi nên người để không phải trải qua những tháng ngày khó khăn, gian khổ. Nhưng nhiều lúc tôi thật vô tâm và không cảm nhận đủ. Tôi thường hay đòi hỏi điều này điều kia mà không kịp nhận ra nỗi buồn đọng lại trên đôi mắt và nỗi đau thầm kín trong trái tim của mẹ. Làm sao lấy lại đây những lời nói vô tình tuy không phải gươm dao nhưng cắt lòng mẹ đau nhói !
Những ai may mắn và hạnh phúc còn mẹ thì ngay hôm nay, trong lúc này, hãy nhìn kỹ mẹ xem; dù tuổi mẹ chưa cao nhưng đã hằn sâu những nếp nhăn trên vầng trán, dấu vết của những nghĩ suy, trăn trở, lo toan, nợ nần; biểu tượng của những nỗi khổ đau, thân cò lặn lội... Hãy nhìn rõ đi: nụ cười của mẹ đã héo hắt nhưng tôi nào có hay, đôi tay mẹ đã run nhưng tôi nào có biết. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay đâm đầu vào công việc cho đến hết giờ; và khi trở về nhà chúng ta chỉ biết hỏi mẹ “hôm nay ăn gì?”; hay “hôm nay có gì ăn không?”. Rất ít khi mẹ nhận được câu hỏi “Mẹ ăn gì chưa?”.
Sẽ thật là buồn, đến một lúc ta chợt nhận ra điều đó, thì khi về nhà không còn ai để hỏi nữa vì:
Mấy mươi năm rồi thắm thoắt trôi nhanh
Ký ức tuổi thơ con không quên được
Ngày Mẹ mất đi con thầm ao ước
Một lần trong đời quay ngược thời gian. (Quý Phương)
Giữa cuộc sống xô bồ ồn ào và náo nhiệt, ai cũng chạy đua với thời gian có khi nào chúng ta dừng chân lại để suy nghĩ và nhớ về tình yêu của mẹ dành cho mình không? Được mấy lần chúng ta kiên nhẫn ngồi nghe mẹ tâm sự những nỗi trăn trở lo toan? Có khi nào tôi để ý đến chiếc áo của mẹ đã sờn vai vì một đời tần tảo gánh gồng nuôi con? Có khi nào tôi nhìn thấy gót chân mẹ khô nứt chai sần vì lặn lội ngược xuôi để lo cho con cái... Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội quá đầy đủ tiện nghi vật chất, thứ gì cũng tiện và nhanh; hầu như con người chỉ biết chạy đua với thời gian và bị cuốn hút vào guồng quay của sự vội vã, tất bật, bon chen để có được tiền tài, danh vọng, địa vị…; và vì thế, chúng ta đã quên đi sự hiện diện của người mẹ trong gia đình; không còn thời gian để quay về bên mẹ; thậm chí không muốn gặp mẹ và nhớ mẹ nữa, bởi một lý do thật tầm thường: gặp đối tác thì hái ra tiền còn gặp mẹ thì chỉ có rắc rối; nhất là những người mẹ già nua yếu đuối, bệnh tật…
Cho dù là một nét văn hoá phát xuất từ đất nước Hoa Kỳ: dành riêng Chủ Nhật tuần 2 của tháng năm để tôn vinh những người mẹ, thì đây cũng là dịp quý báu để chúng ta hớ về mẹ và tri ân mẹ của mỗi người chúng ta. Những người mẹ với đôi bàn tay giờ đã chai sạm, lưng oằn xuống; những người mẹ với đôi bàn chân chậm rãi từng bước dài bước ngắn như cuộc đời chìm nổi của chính mình đã hy sinh cả cuộc đời tần tảo để nuôi con…; những người mẹ có trái tim vĩ đại và một tâm hồn cao thượng, vững chắc như bức từng thành kiên cố luôn che chắn cho ta trước những sóng gió của cuộc đời:
Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua. (Hoài Thương).
Khi chúng ta may mắn còn mẹ, chúng ta hãy trân trọng từng giây phút sống bên mẹ; dù bạn ở xa hay ở gần, dù ở trong bất cứ công việc nào…, bạn hãy dành thời gian để thăm hỏi mẹ dù chỉ là một cuộc điện thoại. Bạn đừng ngại ngùng khi đứng trước bạn bè cùng với người mẹ quê mùa nhưng hãy tự hào vì mình được làm con của mẹ và hãy tự hào vì mình có một kiến trúc sư vĩ đại đã vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình.
Nt. Anna Hiền Linh- MTGQN
- Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.
- Nơi con ẩn náu yên ổn nhất là lòng mẹ.
- Hạnh phúc cho người nào được Thượng Đế ban cho một người mẹ hiền.
- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ- Nược biển mênh mang không đong đầy tình mẹ.
- Sao đêm muôn triệu sáng ngời- Trời cao như mẹ một đời vì con.
- Mẹ là dòng sữa ngọt ngào- Là lời ru để con vào giấc mơ.
- Long đong mẹ vẫn tự hào- Đong cho con những ngọt ngào đời vui.
- Ôm con mẹ đếm sao trời- Đếm hoài không hết một đời long đông.
*Mỗi năm, ngày Chúa Nhật thứ 2 tháng 5 các quốc gia trên thế giới chọn một ngày đẻ vnh danh và ghi nhớ công ơn của người mẹ- Đó là ngày Mother’s Day- Ngày Hiền Mẫu.
Ngày này do bà Anna Marie Javis tại Virginia Hoa Kỳ khởi xướng năm 1908. Lưỡng viện Quốc Hội thông qua Nghị quyết năm 1914. Sau đó Tổng thống Woodrew Wilson ký chính thức thành lập ngày Mother’s Day. Từ đó tục lệ này lan ra các nước trên thế giới.
Hàng năm, những người đi tham dự lễ hội cầm hoa cẩm chướng màu đỏ nếu mẹ còn sống và những ai mẹ đã qua đời cầm hoa cẩm chướng trắng để tưởng nhớ mẹ. ( Sở dĩ người Mỹ dùng hoa cẩm chưởng trong ngày lễ hội vì là hoa tượng trưng cho tình Mẫu Tử )
Tại Việt Nam, tục lệ tốt đẹp này được thiền sư Nhất Hạnh phổ biến trong tác phẩm ‘Bông Hồng Cài Áo’ được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc và ca sĩ Duy Khánh trình diễn- Ngoài ra một số soạn giả biên soạn thành Tân cổ nhạc giao duyên.…………
1. Quỹ Đức Giáo Hoàng công bố khoản tài trợ 9 triệu đô la cho các dự án bác ái
Eustace Mita, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Quỹ Đức Giáo Hoàng, nói rằng chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Trung Đông và lời kêu gọi xây dựng lại các nhà thờ Công Giáo trong khu vực, cũng như thông điệp của ngài về một cộng đồng Kitô hữu thống nhất, đã ảnh hưởng đến công việc được thực hiện bởi Quỹ Đức Giáo Hoàng.
Hôm 28 tháng 4, Quỹ Đức Giáo Hoàng cho biết họ sẽ phân phối 9.2 triệu đô la tài trợ cho các giáo phận ở 64 quốc gia trong năm tới.
Các khoản tài trợ năm nay sẽ tài trợ cho việc xây dựng và sửa chữa các nhà thờ và trường học, các sáng kiến về môi trường và giáo dục trẻ em có nhu cầu, trong số các dự án khác. Quỹ Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu năm nay cho việc xây dựng lại các nhà thờ ở Trung Đông như một yếu tố định hướng trong các khoản tài trợ năm nay.
Sứ mệnh của Quỹ Đức Giáo Hoàng, có trụ sở tại Philadelphia, là phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo Rôma thông qua “đức tin, năng lượng và nguồn lực tài chính”.
“Đức Thánh Cha đã xác định những vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, và Quỹ Đức Giáo Hoàng cam kết làm việc cần mẫn để giải quyết các ưu tiên của ngài. Đó là giúp đỡ, giáo dục, chữa lành và nuôi sống những người có nhu cầu”, Đức Hồng Y Sean O'Malley, chủ tịch Quỹ Đức Giáo Hoàng cho biết như trên trong cuộc họp Ban quản trị.
“Ngoài việc cung cấp cho những nhu cầu cơ bản này của con người, Quỹ Đức Giáo Hoàng còn giúp tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất để cho phép các tín hữu lãnh nhận các bí tích và thực hành Đức tin Công Giáo của họ”.
Source:National Catholic Register
2. 'Giám mục Mân Côi' nói chiến dịch marathon cầu nguyện do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng là sự xác nhận thiêng liêng cho các nỗ lực của ngài
Một giám mục Công Giáo nổi tiếng với việc cổ vũ việc lần chuỗi Mân Côi đã nói rằng việc Đức Thánh Cha Phanxicô công bố chiến dịch cầu nguyện toàn cầu, bắt đầu từ thứ Bảy 1 tháng Năm, giống như một “sự xác nhận thiêng liêng” cho các nỗ lực của ngài.
Đức Cha John Keenan của Paisley, Tô Cách Lan, nói với CNA hôm 28 tháng 4 rằng sáng kiến của Đức Giáo Hoàng phản ánh một chiến dịch lần hạt đã diễn ra trên khắp nước Anh kể từ năm 2018.
Đức Cha Keenan, người đã được mệnh danh “giám mục Mân Côi”, nói:
“Tôi cảm thấy lời loan báo của Đức Giáo Hoàng là một loại xác nhận của Thiên Chúa cho những gì chúng tôi đã làm, những gì Chúa muốn và những gì Đức Mẹ đã linh hứng trong chúng ta”.
“Tôi rất vui mừng và thực sự được khích lệ trước yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn những người Công Giáo trên khắp thế giới cầu nguyện lần chuỗi mân côi hàng ngày trong tháng Năm”
“Đây là điều mà bản thân chúng tôi đã làm, bắt đầu từ ba năm trước, với chuỗi hạt Tháng Năm quanh quần đảo Anh”.
Chuỗi Mân Côi của Đức Giáo Hoàng khởi đầu một tháng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày tại các đền thờ Công Giáo trên khắp thế giới.
Đức Cha Keenan nói: “Đức Giáo Hoàng thậm chí đã mời 30 đền thờ Đức Mẹ trên khắp thế giới phát trực tiếp chuỗi hạt của họ để các tín hữu có thể cầu nguyện trực tuyến từ nhà, một lần nữa, đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm cùng với các đền thờ Đức Mẹ trên khắp nước Anh, Wales và Scotland”.
“Chúng tôi lấy ý tưởng từ Ba Lan, ý tưởng này đã được truyền sang Ái Nhĩ Lan, và từ đó nó lan sang chúng tôi ở Anh, sang Mỹ, Úc và Phi Châu”.
Ngôi đền đầu tiên trong số 30 ngôi đền lẫn chuỗi Mân Côi toàn cầu sẽ là đền thánh Đức Mẹ Walsingham ở Anh.
Source:Catholic News Agency
3. Nữ tu Đại Tá Bác Sĩ: Những người ủng hộ sự sống phải 'sẵn sàng chiến đấu' để bảo vệ gia đình
Nữ tu Deirdre Byrne, nguyên Đại Tá Bác Sĩ trong quân đội Mỹ, cho biết người Công Giáo phải “sẵn sàng chiến đấu” để bảo vệ gia đình và đức tin của mình tại một hội nghị quốc tế ủng hộ sự sống vào ngày 30 tháng 4.
Sơ Byrne, một thành viên của Dòng Các Công Việc Hèn Mọn Dâng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, là một bác sĩ phẫu thuật và là một đại tá đã nghỉ hưu của Quân đội Hoa Kỳ. Hiện nay Sơ là bề trên của cộng đồng nhà dòng ở thủ đô Hoa Kỳ và làm việc tại một phòng khám y tế ở Washington, DC
“Chúng ta phải chuẩn bị, phải sẵn sàng chiến đấu như những người lính cho Chúa Giêsu Kitô trong thời kỳ đen tối này, khi mà mỗi ngày, lại xảy ra dồn dập những điều chống lại gia đình và đức tin,” Sơ Byrne đã đưa ra lập trường trên trong hội nghị thường niên lần thứ 50 của tổ chức phò sinh Heartbeat International. Hội nghị năm nay được tổ chức trực tiếp và truyền trực tuyến cho những người tham dự.
Heartbeat International là hiệp hội của các trung tâm hỗ trợ mang thai, phòng khám y tế, nhà hộ sinh và các tổ chức nhận con nuôi phi lợi nhuận. Đây là hiệp hội lớn nhất của các trung tâm hỗ trợ mang thai trên thế giới.
Hội nghị thường niên tổ chức đào tạo cho nhân viên, thành viên hội đồng quản trị và tình nguyện viên tại các phòng khám thai và các cơ quan hỗ trợ cuộc sống khác, cùng với các nhân viên chăm sóc sức khỏe và xã hội.
Sơ Byrne đã nói một cách cởi mở về niềm tin chính trị của mình, khi sơ phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa vào tháng 8 năm 2020 để ủng hộ Tổng thống Trump về lãnh vực phò sinh. Hôm thứ Sáu, sơ giải thích rằng “trận chiến” mà người Công Giáo đang phải đối mặt không phải là một cuộc chiến theo đảng phái.
“Cuộc chiến này không phải là giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, nó không phải là cuộc chiến giữa người bảo thủ và người cấp tiến, giữa cánh tả và cánh hữu,” sơ Byrne nói. “Đây là trận chiến giữa chúng ta với ma quỷ, là những thứ rất thật, đang chống lại Chúa của chúng ta”.
Sơ Byrne nói rằng người Công Giáo phải “chiến đấu bằng tình yêu thương” và tiếp tục cầu nguyện cho các quan chức được bầu chọn.
Sơ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải cầu nguyện cho tổng thống, chúng ta phải cầu nguyện cho chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, chúng ta phải cầu nguyện cho tất cả những người này, những chính trị gia đang muốn làm thuốc phá thai bán thoải mái không cần toa bác sĩ để mọi người có thể dùng như kẹo cao su hoặc Tylenol.”
Chính quyền Biden gần đây đã đình chỉ các quy định liên quan đến đến thuốc viên phá thai trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như cho phép kê đơn và phân phát thuốc từ xa thay vì tại cơ sở y tế như yêu cầu trước đây.
Đề cập đến những người đang tạo điều kiện cho phá thai, Sơ Byrne nói:
“Chúng ta phải cầu nguyện cho những người này vì linh hồn của họ đang trong tình trạng nguy tử”.
Một phần công việc của sơ Byrne tại phòng khám y tế Washington, DC liên quan đến việc cố gắng đảo ngược tác dụng của thuốc phá thai. Phá thai bằng hóa chất là một quá trình gồm hai bước; viên thứ nhất cắt đứt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, viên thứ hai khiến tử cung tống thai nhi đã chết ra ngoài.
“Đảo ngược thuốc phá thai” có thể xảy ra với các mức độ thành công khác nhau sau khi uống viên thuốc đầu tiên. Sơ Byrne cho biết hôm thứ Sáu rằng công việc của sơ trong việc đảo ngược thuốc phá thai là “một may mắn đáng kinh ngạc” và khoảng 60% phụ nữ tìm cách đảo ngược tác dụng của loại thuốc đầu tiên có thể tiếp tục mang thai và sinh con khoẻ mạnh.
Trong suốt sự nghiệp của mình trong quân đội với tư cách là một bác sĩ và sau đó với tư cách là một nhà truyền giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, sơ Byrne giải thích rằng sơ đã có nhiều kinh nghiệm về các thương tích và những cái chết do xung đột và thiên tai gây ra. Sơ nói rằng “thật kinh khủng khi chứng kiến sự vô nhân đạo của con người đối với con người” trong bối cảnh các cuộc xung đột.
Tuy nhiên phá thai là hành vi vô nhân đạo kinh khiếp nhất “Trong chiến tranh, thực sự kinh hoàng, khi người ta giết một người không hề quen biết; nhưng trong phá thai, tình hình còn khốn nạn hơn vì đó là người mẹ giết con mình, và thậm chí còn khốn nạn hơn nữa khi người ta trở nên quen thuộc với hành động dã man này và nó đang trở thành một điều tự nhiên”.
Sơ nói những người Công Giáo buộc phải chọn lập trường và “chọn bên” trong trận chiến này.
Source:Catholic News Agency
4. Hoa tulip Hà Lan nở không có du khách đến chiêm ngưỡng
Theo một truyền thống bắt đầu từ năm 1985, hàng năm thềm Đền Thờ Thánh Phêrô được trang hoàng bởi 30 công ty sản xuất hoa tại Hà Lan với 2, 500 bông hồng, 6,000 hoa huệ đủ mầu và 8,000 hoa huệ vàng, thêm 1,200 hoa tulip đỏ, vàng, cam, trắng, hồng và tím. Và tại ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô có những hoa lan trắng mảnh mai.
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp, các bậc thềm của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma vào lễ Phục sinh không được trang điểm bằng hoa Hà Lan, vì các tín hữu không được phép tụ tập trong buổi ban phép lành Phục sinh và đọc sứ điệp Phục sinh truyền thống.
Ngay tại Hà Lan, các nhà trồng hoa cũng than thở vì hoa tulip Hà Lan nở rộ mà không có du khách nào đến chiêm ngưỡng.
Năm nay, là năm thứ hai liên tiếp, hàng triệu bông hoa tulip trong công viên và những cánh đồng gần đó đang nở rộ và có thể sẽ tàn lụi trong im lặng, vì thành phố Keukenhof vẫn đóng cửa với du khách giữa đại dịch coronavirus.
Giám đốc điều hành Bart Siemerink than thở: “Keukenhof chỉ mở cửa tám tuần một năm, từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Năm và tình hình hiện tại ở Hà Lan là có lẽ hầu hết các công viên có thể mở cửa vào nửa sau của tháng Năm. Và sau đó hoa tulip sẽ biến mất. Thật là một sự thất vọng đối với chúng tôi vì có lẽ sẽ không có du khách nào đến trong cả năm nay,”.
Ông Siemerink bày tỏ sự thất vọng trước các biện pháp khóa cửa của chính phủ Hà Lan đang buộc công viên phải đóng cửa, nói rằng họ có khả năng tổ chức cho du khách viếng thăm một cách an toàn.
Source:Reuters