Ngày 06-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Tâm Chúa Giêsu và giáo dục kitô giáo trong gia đình
+ TGM Gioan B. Phạm Minh Mẫn
05:29 06/05/2008
Lời Chủ Chăn tháng 6.2008

Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

Thánh Tâm Chúa Giêsu và giáo dục kitô giáo trong gia đình

Anh chị em trong gia đình giáo phận rất thân mến,

1. Xã hội loài người ngày nay phát triển và tiến bộ vượt bậc. Đó là nhờ mở mang kiến thức khoa học và phát huy tính thực dụng của nó. Đồng thời xã hội loài người cũng đang trải qua nhiều khủng hoảng, khủng hoảng môi sinh, khủng hoảng lương thực, khủng hoảng kinh tế, chính trị, khủng hoảng lòng tin... Phải chăng một trong những nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển con người thiếu cân bằng? Đầu óc khoa học và hai bàn tay thực dụng thì phát triển vượt bậc. Còn cái tâm và đạo làm người trong trời đất, trong thiên hạ, thì xem ra ngày càng nhường chỗ cho tư lợi và bất công, gian dối và bạo lực trong cuộc sống.

2. "Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con giống như Trái Tim Chúa". Lời cầu với Thánh Tâm Chúa Giêsu không chỉ nhằm diễn tả lòng đạo, song còn mở ra hướng đi cho công cuộc giáo dục "cái tâm" con người ngày nay.

3. Trong giáo dục kitô giáo, Lời Chúa được tâm niệm và mang ra thực hành, Chúa Thánh Thần và các ân ban của Người mà Chúa Cha giàu lòng thương xót đã đổ vào lòng mỗi tín hữu, đó là hai bàn tay mà Thiên Chúa sử dụng để dẫn dắt và uốn nắn lòng chúng ta trở nên giống như Trái Tim Chúa Giêsu.

4. Trong Tông Thư "Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria", 16.10.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giới thiệu 20 Mầu Nhiệm Mân Côi như bản tóm tuyệt vời "Tin Mừng Đức Giêsu Kitô", như cửa ngõ dẫn vào những chỗ sâu thẳm của Thánh Tâm Chúa Giêsu, và mời gọi người tín hữu cùng Mẹ Maria chiêm ngắm tình yêu nơi Trái Tim Chúa Giêsu. Chiêm ngắm để noi gương Chúa Giêsu sống đạo yêu thương, sống đạo làm con Chúa trong trời đất, đạo làm người trong thiên hạ.

5. Bổ sung 15 mầu nhiệm Mân Côi trong truyền thống xưa nay, Đức Gioan Phaolô II đã đề nghị thêm "Năm Sự Sáng". Tiếp theo sau "Năm Sự Vui" mô tả tình yêu của Chúa giáng thế làm người đem lại bình an và niềm vui cứu độ cho nhà nhà, "Năm Sự Sáng" mô tả tình yêu của Chúa vào đời mang ánh sáng soi đường cho người người đi đến sự sống mới, sự sống dồi dào trong yêu thương và bình an.

6. Thứ nhất, Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng Mt 3,13-17, mô tả biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan, cho chúng ta chiêm ngắm nơi Chúa Giêsu tâm tình và thái độ hiếu thảo và trung thành đối với Chúa Cha giàu lòng thương xót đã yêu thương cứu độ nhân loại. Và nguyện xin Chúa Thánh Thần là nguồn lực tình yêu ban sức mạnh đổi mới lòng hiếu thảo và trung thành hẹp hòi, nhỏ bé của ta, trở nên giống như Trái Tim Chúa Giêsu.

7. Thứ hai, Lời Chúa trong Tin Mừng Gioan 2,1-11, mô tả biến cố Chúa Giêsu dự tiệc cưới ở làng Cana, cho chúng ta chiêm ngắm và noi gương Chúa Giêsu luôn yêu thương và đồng hành với gia đình trong vui buồn, lo âu và hy vọng.

8. Thứ ba, Lời Chúa trong Tin Mừng Mc 1,14-15. 21-34, mô tả việc Chúa Giêsu rảo đi khắp nơi loan Tin Mừng Nước Chúa, và chữa lành bệnh tật, cho chúng ta chiêm ngắm và noi gương Chúa Giêsu luôn yêu thương và không ngừng dấn thân phục vụ cho Tin Mừng và sự sống con người.

9. Thứ bốn, Lời Chúa trong Tin Mừng Mt 17,1-8, mô tả biến cố Chúa Giêsu hiển dung khi cầu nguyện trên núi Tabo, cho chúng ta chiêm ngắm và noi gương Chúa Giêsu cầu nguyện và toả sáng ánh quang lòng từ bi bao dung của Cha trên trời.

10. Thứ năm, Lời Chúa trong TM Mc 14,17-25, mô tả việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trước giờ chịu nạn tại Giêrusalem, cho chúng ta chiêm ngắm và noi gương Chúa Giêsu yêu thương và tự nguyện hiến thân đến cùng vì sự sống và sự hợp nhất vững bền trong gia đình, trong cộng đoàn và xã hội.

11. Trong đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội, hãy luôn nêu gương và giúp nhau sống yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Hãy quan tâm nhắc bảo nhau: mỗi người được phúc Chúa yêu thương là để biết yêu thương người khác, biết làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa đối với mọi người, biết chia sẻ cho nhau mọi hồng ân Chúa ban cho mỗi người. Hồng ân lớn nhất, quý nhất, là sống yêu thương như chính Chúa yêu thương, một lối sống mới mang lại sự sống dồi dào trong bình an và hạnh phúc cho nhà nhà.
 
Hãy Đi Làm Cho Muôn Dân Thành Môn Đệ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:18 06/05/2008
Hãy Đi Làm Cho Muôn Dân Thành Môn Đệ

Trước khi về trời Chúa đã truyền cho các môn đệ: "Hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ" (Mt 28:19). Mệnh lệnh này của Chúa Giêsu trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong xã hội ngày nay, bởi vì lúc này người ta biết đến Chúa Giêsu rất nhiều, nhưng theo Chúa thì ít. Mà trong số những người theo Chúa thì cũng có nhiều người chẳng thật sự là môn đệ Chúa. Có những người theo Chúa bề ngoài, nhưng trong lòng lại tôn thờ cái tôi, tiền tài, danh vọng và cả cái bụng của mình. Vậy tôi phải làm gì để thật sự trở thành môn đệ Chúa và có thể giúp những người chung quanh tôi trở thành môn đệ Chúa như Người đã truyền cho tôi trong bài Tin Mừng hôm nay?

1. Trước hết tôi phải là một môn đệ đích thực của Chúa

Thật khó mà làm cho người khác thành môn đệ của Chúa nếu tôi không thật sự biết Chúa, yêu mến Chúa và đi theo đường của Chúa như một người môn đệ đích thực. Làm một môn đệ thật khác với làm một học trò. Người học trò chỉ cần học những gì thầy dạy để theo đuổi mục đích riêng của mình. Người môn đệ phải đi theo thầy từng giây phút trong đời mình và phải theo đuổi cùng một mục đích như thầy mình. Muốn làm môn đệ Đức Kitô thì tôi phải học để mỗi ngày một nên giống Chúa hơn bằng cách thay đổi cách sống của mình cho rập khuôn với cách sống của Đức Kitô. Tôi phải hy sinh cho những người tôi phục vụ như Đức Kitô đã hy sinh cho tôi, và nếu cần thì phải sẵn sàng chết như Đức Kitô để họ được sống. Người môn đệ chân chính phải hoàn toàn quên mình để chỉ làm theo Thánh Ý Chúa; phải bỏ ỳ riêng mình để chỉ nói cho người khác những gì Chúa muốn mình nói; phải hoàn toàn để Chúa dùng mình như một dụng cụ trong tay Người; phải bằng lòng mất tất cả để được Đức Kitô làm gia nghiệp.

2. Muốn thành môn đệ tôi cần phải cố gắng rất nhiều

Ở thời đại mà trào lưu xã hội đi cùng chiều với Tin Mừng thì làm môn đệ Chúa rất dễ. Nhưng ở thời đại "lội ngược dòng" như thời đại của tôi, làm môn đệ Chúa thật quá khó khăn. Trong lúc người ta đang tìm cách tiến thân, thì tôi phải cố gắng tự hạ. Trong lúc người ta tìm danh vọng thì tôi phải quên mình. Trong lúc người ta tìm cách trả đũa nhau, thì tôi phải nhịn nhục, tha thứ. Trong lúc người ta làm mọi cách để có tiền, thì tôi phải biết chia sẻ những gì tôi có với tha nhân.... Nhưng vì tôi không muốn người khác nghĩ là tôi lập dị, nên đôi khi tôi cũng phải làm giống họ, hay ít ra nói vuốt đuôi họ, để họ khỏi tẩy chay tôi. Vì thế có những đấng bậc không dám nói thẳng vì sợ mất lòng giáo dân. Có những người có trách nhiệm giáo huấn mập mờ về vấn đề luân lý, vì không biết, hay vì sợ... mất lòng người thụ huấn.... Nếu tôi làm như thế thí tôi chưa thật sự là môn đệ Chúa. Mà chưa là môn đệ thật của Chúa thì làm sao tôi có thể làm cho muôn dân thành môn đệ?

Một khó khăn mà tôi gặp là tôi cũng bận rộn với sinh kế như trăm triệu tín hữu giáo dân khác. Tôi cũng có một gia đình để nuôi. Tôi cũng có một bầy con để dạy dỗ. Làm sao tôi có thì giờ để theo Chúa? Là một tín hữu, tôi không làm việc toàn phần cho Chúa như các Linh Mục hay Tu Sĩ. Làm sao tôi có thể chu toàn cả bổn phận trần thế lẫn bổn phận truyền giáo của tôi? Muốn biết về Chúa thì tôi phải có giờ học về Chúa. Muốn làm giống Chúa thì tôi phải có giờ tìm hiểu xem Chúa đã làm gì. Muốn nên giống Chúa thì tôi phải có giờ cầu nguyện và linh thao. Mà là giáo dân, tôi phải làm việc ở sở quần quật suốt ngày, còn phải đi công tác xa xôi, lái xe, cắt cỏ, mua sắm, nấu nướng, dạy con cái học hành và giải trí, thì tôi làm sao có giờ để học hỏi làm môn đệ Chúa?

Khi nhìn lại các môn đệ đầu tiên của Chúa, tôi thấy các ngài cũng có gia đình như tôi, cũng phải lo sinh kế như tôi. Thực ra hoàn cảnh của các ngài đôi khi còn khó khăn gấp bội hoàn cảnh của tôi. Ngay cả Thánh Phaolô, là tông đồ dân ngoại, dù độc thân, cũng phải làm nghề may lều để sinh sống trong lúc truyền giáo. Nếu Chúa cho tôi đủ mọi dễ dãi để làm môn đệ Chúa thì Người đã chẳng cần đến tôi. Chúa muốn tôi sống và theo Chúa trong hoàn cảnh thường nhật của tôi. Tuy khó khăn đấy, nhưng với ơn Chúa và một lòng tín thác vào Chúa, chắc chắn tôi sẽ làm được, vì Chúa đã bảo tôi rẳng nếu tôi có Đức Tin thì mọi sự đều có thể được (x. Mk 9:23).

3. Rao giảng không những bằng lời nói mà còn bằng việc làm.

Cha ông tôi có một câu nói rất hay: "Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!"

Chúa muốn tôi hoàn toàn theo Chúa trong khi phải đương đầu với những khó khăn trong đời sống thường nhật để khám phá ra những phương thế theo Chúa hữu hiệu mà người khác có thể bắt chước tôi mà theo Chúa.

Thánh Phaolô đã không kêu gọi các tín hữu làm môn đệ Đức Kitô, nhưng Ngài thường xuyên nhắc nhở họ: "anh chị em hãy theo gương tôi như tôi theo gương Đức Kitô" (x. 1 Cor 11:1; x. 1Cor 4:16; Phil 3:17; 1 Thes 1:6; 2 Thes 3:7; 3:9). Nói như thế có phải Ngài quá tự hào không?

Thưa không, bởi vì người ta không thể theo gương Chúa vì không thấy Chúa, nhưng người ta dễ dàng theo gương các linh mục, các tu sĩ, và nhất là các Giáo Lý viên và phụ huynh như tôi. Mặc dù tôi chưa hoàn thiện, nhưng tôi có bổn phận làm gương cho người khác trong mọi việc tôi làm. Nếu tôi cố gắng làm tất cả vì Chúa thì tôi sẽ trở nên gương sáng cho họ, đặc biệt là vợ con tôi, học trò tôi và đồng nghiệp tôi. Họ sẽ bắt chước cách tôi chiến đấu với xác thịt, với cám dỗ và những áp lực xấu xa trong đời sống. Họ sẽ học theo cách tôi đối xử với tha nhân và cách tôi sống theo Đức Kitô, để rồi họ sẽ nên giống Chúa như tôi. Nếu tôi giống Đức Kitô nhiều, thì họ cũng giống Đức Kitô nhiều. Và ngược lại... nếu tôi sống như một "Tên Phản Kitô" thì khốn nạn cho tôi và cho những kẻ theo tôi!

Lạy Chúa, Chúa đã dạy con rằng chỉ có một cách duy nhất để giúp người khác trở thành môn đệ Chúa là con phải làm một môn đệ chân chính và trung thành của Chúa. Từ đó gương sáng của con sẽ trợ lực cho những lời con nói với người khác về Chúa, và làm cho họ trở thành môn đệ của Chúa. Xin Chúa ban ơn Thánh Thần của Chúa xuống trên con để con biết quên mình đi theo Chúa trong từng giây phút của đời con, ngõ hầu làm gương cho những người Chúa dđ4 và đang trao phó cho con trên đường làm môn đệ Chúa. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 06/05/2008
CÂY CẢI NHỎ BỊ MẮC LỪA

N2T


Mùa thu trong vườn rau, một cây cải nhỏ đang uể oải rã rời nhìn ngang nhìn dọc, hy vọng có người đến cùng đùa giỡn với nó.

Lúc ấy, từ đàng xa bay lại một con bướm phấn trắng rất đẹp, cây cải nhỏ vội vàng lớn tiếng kêu: “Bươm bướm đẹp, bạn đừng có bay đi, chúng ta cùng nhau vui đùa tí xíu nhé !”

- “Được, bạn cải nhỏ, tớ tên là bướm phấn trắng, là đến để thụ phấn cho bạn.”

Cây cải nhỏ nói: “Xin lỗi, hoa của tớ phải đến mùa xuân sang năm mới nở ! Nhưng bạn đừng bay đi, vui đùa với tớ chút xíu trước đã !”

- “Được !” con bướm trắng vừa nhận lời vừa bay lui bay tới chung quanh cây cải nhỏ, sau đó lợi dụng khi cây cải nhỏ không để ý thì len lén đẻ ra hai mươi cái trứng, dính ngay sau lưng cây cải nhỏ.

- “Tạm biệt cây cải nhỏ nhé, sau này có giờ thì tớ đến vui đùa với bạn”, nói xong thì con bướm phấn trắng vội vàng bay đi.

Mấy ngày sau, cây cải nhỏ cảm thấy có rất nhiều vật nhỏ đang cắn nó, té ra là trứng của con bướm phấn trắng nở thành ấu trùng đang cắn cây cải nhỏ. Những con ấu trùng này tên gọi là “sâu xanh lá cây”, màu sắc của chúng nó xanh giống như cây cải vậy. Cuối cùng, chúng nó ăn sạch cây cải nhỏ chỉ chừa lại cái thân rễ.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Người bạn chân chính sẽ đem lại tình cảm ấp áp và vui vẻ cho bạn bè; nhưng người bạn xấu chỉ biết lợi dụng tình bạn của chúng ta để làm chuyện xấu. Cho nên, khi kết bạn với ai đó thì phải hết sức thận trọng, phân biệt rõ ràng bạn tốt và bạn xấu.

Vì không làm bài tập, hoặc vì không nghe lời cha mẹ nên cây cải nhỏ muốn kết bạn để vui đùa, nên bị mắc lừa bạn xấu là con bướm phấn hồng, kết quả là nó bị những cái trứng nở thành con sâu ăn trụi cành lá của nó...

Các em có biết câu tục ngữ ngày không: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng)”, câu này nhắc nhở cho mọi người biết đừng kết bạn với người xấu, bởi vì có ngày chúng ta cũng sẽ xấu như họ; nhưng tìm bạn tốt mà kết thân, vì bạn tốt sẽ làm cho chúng ta sống lành mạnh và tốt hơn.

Các em thực hành:

- Không đi chơi với bạn khi cha mẹ chưa cho phép.

- Nên mời bạn đến nhà mình chơi, để cha mẹ và anh chị có dịp làm quen với bạn của mình.

- Tan học thì về nhà ngay, không đi chơi với bạn bè; bài tập ở nhà làm xong, thì tập giúp đỡ cha mẹ quét nhà, dọn dẹp nhà chửa, lau chùi bàn ghế...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 06/05/2008
N2T


15. Chúa Giê-su lấy ân sủng và đức hạnh châu báu để tô điểm linh hồn chúng ta, chúng ta thuộc về các thiên thần phụng thờ Ngài.

(Thánh nữ Agnes)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội Pakistan giáo dục về hòa bình.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:17 06/05/2008
Lahore (AsiaNews) - Ủy Ban Quốc Gia về Công lý và Hòa bình (NCJP) đã tổ chức một chương trình giáo dục hòa bình được phát thảo nhằn nói đến lòng khoan dung, bạo lực và chủ nghĩa cực đoan ở đất nước này nhằm cần thiết của sự hòa hợp. Giai đoạn đầu của đề án nói về hòa bình quy tụ 34 người Nam và Nữ trong đó có 10 người Hồi giáo.

Đức Cha John Saldanha, Giám Mục của Lahore, đã chào đón các tham dự viên đến nhà thờ chính tòa, thúc giục họ cống hiến cho công lý và đối thoại.

Cha Emmanuel Yousaf, Giám đốc NCJP cho hay: “Chúng ta đang cố gắng cổ võ cho một đường hướng hòa bình hướng đến biến chuyển xã hội và mang lại ổn định như một số nơi trong nước như Punjab, Sindh và tỉnh biên giới Tây Bắc. Các tham dự viên yêu chuộng hòa bình và đây mới là vũ khí chống lại sự suy tàn của Pakistan”.

Thư ký Điều hành Peter Jacob của NCJP thì cho hay: “Bạo lực đã bộc lộ trong xã hội chúng ta. Nhưng đây chính là thời điểm để thấy những gì hòa bình có thể làm được. Đối thoại và phi bạo lực là nền tảng mà mỗi tôn giáo giảng dạy và chúng ta cần phải đưa ra thực hành những gì lương tâm chúng ta mách bảo”.
 
Chính quyền Trung Quốc ngầm chống lại cuộc hành hương đến Đền Đức Mẹ Xa Sơn
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:18 06/05/2008
Chính quyền Trung Quốc ngầm chống lại cuộc hành hương đến Đền Đức Mẹ Xa Sơn

Rome (AsiaNews) - Hiện đang diễn ra một cuộc chiến ngầm để chống lại các cuộc hành hương đến đền Đức Mẹ Xa Sơn, Thượng Hải, đền quốc gia thường được hành hương trong suốt tháng Năm. Cuộc chiến này được chính quyền và Hội Công Giáo yêu nước tiến hành. Cả hai “đề nghị” (nghĩa là ra lệnh) người dân đừng đến viếng Xa Sơn (Sheshan) trong suốt tháng Năm. Chính quyền viện cớ các vấn đề an ninh, trong khi Hội Công Giáo yêu nước thì không đưa ra lý do, nhưng muốn ngăn bất kỳ sự hòa trộn nào giữa những người Công Giáo chính thức và thầm lặng, những người thường gặp nhau hằng năm tại ngôi đền này, nhất là vào ngày 24/05 là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, ngày lễ mà Đền Đức Mẹ Xa Sơn Được hiến dâng. Hơn thế nữa, năm nay Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã yêu cầu người Công Giáo Trung Hoa lấy ngày 24/05 là ngày cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc để cầu nguyện cho việc hiệp nhất và cho những người bách hại Giáo Hội (Thư gửi người Công Giáo Trung Hoa, số 19).

Trong suốt tháng Năm, chính quyền Thượng Hải đã đặt ra việc hạn chế giao thông và đi lại đối với các tín hữu trên con đường đi đến Xa Sơn, cách Thượng Hải 50 cây số về hướng Tây Nam. Theo các bản tin gửi cho Tin Tức Á Châu, nhà chức trách cũng yêu cầu các giáo phận khác, nhất là Thượng Hải, Wenzhou, Ningbo – các giáo phận kề cận ngôi đền – không hàng hương trong tháng này. Hơn thế nữa, theo lệnh của chính quyền, trung tâm hành hương ở ngôi đền bị cấm cung cấp thực phẩm và chỗ trọ, cũng như các khách sạn, nhà nghỉ ở gần đó cũng bị cấm đón khách hành hương Công Giáo; trên con đường dẫn đến ngôi đền có ít nhất 200 công an kiểm soát, các máy quay phim theo dõi cận cảnh được lắp đặt; tại con đường vào nhà thờ có cả máy quét X quang và hồng ngoại.

Tất cả các biện pháp bừa bãi này là nhằm ngăn chặn cả người Công Giáo chính thức và thầm lặng. Nhưng đó cũng là bổn phận của người hành hương phải xin trước để được phép đến Xa Sơn và đăng ký với giáo phận Thượng Hải, một biện pháp mà Giáo hội thầm lặng cho là “nguy hiểm”: chính quyền có thể sử dụng việc đăng ký để tìm kiếm và hãm hại người Công Giáo thầm lặng.

Thêm vào đó, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Trung Quốc, Hội Công Giáo yêu nước đã đưa ra một thông cáo hướng dẫn trực tiếp các giáo phận ở Trung Quốc tổ chức việc sùng kính Đức Mẹ Maria tại địa phận của họ để chi phối việc hành hương đến Xa Sơn. Bản thông cáo 5 điểm giải thích rằng lý do “an ninh” của các cuộc hành hương. Thông cáo khuyến cáo rằng việc cầu nguyện và sùng kính Đức Mẹ Maria phải được tổ chức ở địa phương hoặc ở các nơi hành hương khác, chứ không phải ở Xa Sơn nhằm ngăn chặn việc quá đông người đến nơi này. Năm nay, sau đề nghị của Đức Thánh Cha về Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa, ước lượng có khoảng 200.000 người sẽ đến ngôi đền.

Bản thông cáo cũng được Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc, một cơ cấu tổ chức không được Tòa Thánh công nhận, đồng ký tên. Thông cáo cũng đề nghị các việc cần làm để biệu hiện lòng sùng kính Đức Mẹ Maria: lần hạt Mân Côi, cầu nguyện Đức Trinh Nữ hằng ngày trong tháng Năm, tham dự Thánh lễ hằng ngày, nhất là ngày Thứ Bảy; cũng như ngày lễ kính Đức Mẹ Maria. Thông cáo cũng đề nghị các ý cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng ở Trung Hoa, cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho hòa bình, cho người bệnh, cho Olympic diễn ra suôn sẻ, cho các lực sĩ Trung Quốc đạt kết quả tốt và cho một “xã hội hòa hợp”, chủ đề trong chương trình xã hội của ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc.

Một hạn chế cuối cùng mà chính quyền đưa ra: không ai có thể cử hành Thánh Lễ trong đền ngoại trừ các linh mục của Giáo phận Thượng Hải đã được chỉ định rõ ràng trong dịp này.

Một số du khách đến ngôi đền – trước khi có các hạn chế - xác nhận rằng việc kiểm soát có liên quan đến căng thẳng do các cuộc nổi dậy ở Tây Tạng tạo ra, làm cho bất kỳ cuộc tụ họp đông người nào cũng bị nghi ngờ. Nhưng cũng có một nỗ lực ngầm để ngăn chặn hành động đáp lại yêu cầu của Đức Thánh Cha, tạo nên sự hiệp nhất giữa Giáo Hội Trung Hoa và Giáo Hội Hoàn Vũ. Trong nhiều tháng, Giáo phận Hồng Kông đã có kế hoạch hành hương đến Xa Sơn vào ngày 24 tháng Năm. Nhưng những khó khăn ngày càng gia tăng do chính quyền địa phương đưa ra làm cho Giáo phận của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân hủy bỏ chuyến hành hương.
 
Mất mát lớn của Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia
Anthony Lê
09:31 06/05/2008
Mất mát lớn của Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia

HOUSTON, TX - Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Bioethics Center hay NCBC) đang phải chịu một cái tang lớn vì sự ra đi của Cha Albert Moraczewski, O.P.

In Memoriam: Father Albert Moraczewski, O.P.
Cha Albert Morazcewski, O.P., vị Chủ Tịch đầu tiên của NCBC đã từ trần vào ngày 1 tháng 5 năm 2008 vừa qua (vào ngày Thứ Năm Chúa Về Trời) vào lúc 3 giờ chiều.

Ngoài thừa tác vụ Linh Mục, Cha còn là một nhà khoa học rất lỗi lạc. Cha đã từng dạy môn khoa dược lý (pharmacology) tại trường Đại Học Baylor, cũng như đã đóng góp rất nhiều công trình về trí tuệ và đặt nền tảng cho việc hình thành nên Trung Tâm Nghiên Cứu và Giáo Dục Y Học Đạo Đức mang tên Đức Cố Giáo Hoàng Gioan 23 (Pope John XXIIII Medical Moral Research and Education Center) trước kia, và với tên mới ngày nay là NCBC.

Cha đã phục vụ trong vai trò là vị Chủ Tịch đầu tiên của Trung Tâm, và cũng sáng lập ra Ban Chuyên Nghiên Cứu về Đạo Đức Y Học Công Giáo vào lúc mà "đạo đức sinh học" vẫn chưa được coi là lãnh vực đáng quan tâm. Cha đã từng viết ra những công trình nghiên cứu về đạo đức y học Công Giáo đồ sộ và giảng dạy không mệt mõi, cũng như có vô số đóng góp rất lớn cho sự phát triển truyền thống đạo đức và luân lý Công Giáo trong lãnh vực đạo đức y khoa. Cha đúng là một người với những tư tưởng uyên thâm vượt thời gian, cũng như là một người Công Giáo gương mẫu và là một vị Linh Mục Dòng Đa Minh rất thánh thiện và lỗi lạc!

Lần cuối cùng Cha đến viếng thăm NCBC là vào ngày 30 tháng 11 năm 2005, khi Cha tham dự buổi khánh thành ra thư viện đặt tên của Cha. Lần công nhận công trạng chính thức và cũng là lần cuối cùng giới công luận Hoa Kỳ tôn vinh những công trình đạo đức của Cha là vào ngày 4 tháng 4 vừa qua ở San Francisco khi Cha được Trung Tâm nghiên cứu về Đạo Đức Sinh Học và Văn Hóa trao cho Cha giải thưởng Paul Ramsey vì những sự đóng góp của Cha trong ngành đạo đức sinh học của cả thế giới.

Lần đó, Tiến Sĩ John Haas - vị Chủ Tịch đương nhiệm của NCBC đã lên nhận giải thưởng thay cho Cha và ngày sau đó đi Houston, TX để trao giải thưởng đó lại cho Cha. Lúc đó, mặc dầu Cha rất yếu, và tiếng nói rất khó nghe, thế nhưng tâm trí của Cha thì vẫn còn minh mẫn hơn bao giờ hết.

Khi được hỏi, Cha có muốn điều gì không, thì Cha Albert trả lời ngay rằng: "Nước Thiêng Đàng!" Đúng vậy, đó là đích điểm mà Cha sẽ đến, và Cha đã trung thành đi hết đoạn đường đó mãi cho đến cuối đời.

Với sự ra đi của Cha Albert, NCBC giờ đây đã mất đi hai vị Cựu Chủ Tịch của Trung Tâm trong vòng chưa đầy 1 năm. Theo những bước chân của hai Cha: Cha Albert và Cha Gallagher, tôi tin chắc rằng Trung Tâm sẽ tiếp tục trung thành và kiên trì mãi trong việc đeo đuổi sứ mạng nghiên cứu đạo đức sinh học Công Giáo mà hai Cha cố đã khởi tiền!

Thánh Lễ tiễn đưa và chôn cất Cha sẽ được diễn ra vào ngày hôm nay vào lúc 2:00 chiều tại Giáo Xứ Holy Rosary Church ở Houston, TX!

Eternal rest grant unto him, O Lord, and may perpetual light shine upon him!
 
Nền thần học vũ trụ
Linh Tiến Khải
14:37 06/05/2008
Phỏng vấn Linh Mục Michal Heller, chuyên viên vũ trụ học và tư tưởng gia người Ba Lan về nền thần học vũ trụ

Trong vài thập niên qua nghành thiên văn và vũ trụ học đã đạt được nhiều bước tiến rất đáng kể. Có những dữ kiện trước đây thường được cho là tưởng tượng nay trở thành sự thật, khiến cho các khoa học gia ngày càng xác tín rằng chỉ có Thiên Chúa quyền năng mới có thể tạo dựng ra vũ trụ này với các luật lệ vật lý và toán học toàn vẹn như vậy.

Tuy cho tới nay con người mới chỉ lên tới mặt trăng, và còn đang thăm dò Hỏa Tinh để hy vọng có thể thám hiểm nó vào sau năm 2020, nhưng khoa vật lý, thiên văn và vũ trụ học đã cho biết nhiều dữ kiện khá chính xác liên quan tới vũ trụ mênh mông bát ngát này. Ngày nay chúng ta biết có ít nhất hàng ngàn tỷ dải ngân hà, và mỗi dải ngân hà có khoảng từ 200 đến 400 tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một thái dương hệ có các hành tinh quay chung quanh như thái dương hệ của chúng ta có 9 hành tinh trong đó có trái đất. Khoa vật lý và thiên văn cũng cho chúng ta biết có những ngôi sao sau bao nhiêu tỷ năm bị nguội đi, rồi chết bằng cách nổ tung và các mảnh vụn của nó bị hút vào lỗ đen, nhưng cũng có các ngôi sao mới thành hình. Để đến ngôi sao gần thái dương hệ của chúng ta nhất là Proxima Centauri, phải mất 4,3 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng bằng khoảng cách 9,46 triệu triệu cây số.

Ngày 24-4-2008, nhân kỷ niệm 18 năm phóng đài thiên văn vũ trụ Hubble, trung tâm không gian NASA của Hoa Kỳ đã phổ biến 59 hình ảnh do đài thiên văn Hubble chụp được. Chúng cho thấy các vụ đụng độ giữa các thiên hà, chẳng hạn hình ARP 148 cho thấy hai thiên hà đụng nhau, làm thành hình chiếc nhẫn có đuôi dài. Chúng nằm cách trái đất 500 triệu năm ánh sáng. Có thiên hà đĩa đã nhập vào nhau một nửa, nhưng vẫn còn có nhân độc lập với nhau. Có thiên hà khác nữa chồng lên nhau ở phần rià và phát ra ánh sáng hồng ngoại mạnh gấp 100 tỷ lần tia hồng ngoại mặt trời của chúng ta. NGC 6240 là một thiên hà hình con bướm, hay con tôm, bao gồm hai thiên hà nhỏ hơn đang nhập vào nhau. Chúng nằm trong chòm sao Ophiuchus, cách xa trái đất khoảng 400 triệu năm ánh sáng. Cũng có hình một thiên hà giống hình chiếc lông gà vắt qua thiên hà bên cạnh. Chúng nằm trong chòm sao Sagitarius, cách chúng ta khoảng 650 triệu năm ánh sáng. Rồi cũng có cặp thiên hà xoắn ốc UGC 8335 đã nhập với nhau có đuôi cong gồm khí và sao của chúng ở ngoài cơ thể. Chúng nằm cách xa trái đất 400 triệu năm ánh sáng.

Trái lại NGC 17 đại diện cho một vụ sáp nhập dường như đã hoàn tất, nằm cách chúng ta khoảng 250 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Cetus. ARP 272 là vụ chạm giữa hai thiên hà xoắn, nằm trong chòm sao Hercules. Chúng được nối với nhau bởi các cánh tay xoắn và nằm cách chúng ta khoảng 450 triệu năm ánh sáng. Có cặp thiên hà khác bắt đầu tiến đến gần nhau cách đây khoảng 700 triệu năm và khiến cho hàng loạt ngôi sao thành hình. Hệ thống này nằm trong chòm sao Gấu Lớn, cách chúng ta 150 triệu năm ánh sáng. Rồi cũng có vụ đụng độ giữa ba thiên hà, trong chòm sao Peacock, cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng. Đó là một số các hình ảnh mới nhất về vũ trụ do vệ tinh Hubble chụp được và gửi về trung tâm không gian NASA. Chúng cho chúng ta vài khái niệm về sự mênh mông bát ngát của vũ trụ vẫn tiếp tục thành hình.

Hồi thế kỷ XVII-XVIII triết gia kiêm khoa học gia Gottfried Leibniz (1646-1716) đã khẳng định rằng để tạo dựng thế giới Thiên Chúa đã nghĩ tới các cấu trúc toán học. Hai thế kỷ sau đó tư tưởng này đã được khoa học gia Albert Einstein xác nhận. Mới đây tư tưởng này được Linh Mục Michal Heller, chuyên gia vũ trụ học và tư tưởng gia người Ba Lan tái khẳng định. Cha Heller mới trúng giải Templeton, là một loại Nobel tôn giáo tháng vừa qua.

Cha Heller là giáo sư tại đại học Cracovia bên Ba Lan. Giấc mộng của cha là xây dựng cây cầu nối liền lòng tin và khoa học. Năm 1969 cha tham dự các cuộc gặp gỡ đầu tiên của giới thần học, triết học và khoa học gia, do Đức Tổng Giám Mục Cracovia hồi đó là Đức Cha Karol Wojtila, tổ chức. Để tránh các cấm đoán của nhà nước cộng sản Ba Lan, họ hội họp tại các tư gia. Chỉ nhờ tình bạn và sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtila, cha Heller mới có thể ra nước ngoài để tham dự các đại hội quốc tế của giới khoa học và thần học gia.

Sau đây chúng tôi gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Michal Heller, chuyên viên vũ trụ học và tư tưởng gia người Ba Lan về nền thần học vũ trụ.

Hỏi: Thưa cha Heller, sự hiểu biết gợi ý cho chúng ta biết rằng có một tương quan giữa Trí Tuệ tạo dựng của Thiên Chúa và trí tuệ tìm tòi nghiên cứu của con người. Cha có thể cho biết thêm về vấn đề này hay không?

Đáp: Để trả lời vắn tắt, tôi có thể nói rằng bộ óc của chúng ta đã được hình thành như là sản phẩm của một sự tiến hóa của Vũ Trụ - hay nếu dùng ám tỷ của triết gia Leibniz - như là hiệu qủa hành động của Thiên Chúa, là Đấng suy tư ra Vũ Trụ. Trong não bộ con người, sự tiến hóa của Vũ Trụ đã đạt điểm trọng tâm của nó, nghĩa là đạt khả năng suy tư về chính mình và giải thích Trí Tuệ của Thiên Chúa, hiện diện trong cơ cấu của Vũ Trụ.

Hỏi: Cha mời gọi suy tư trở lại về tư tưởng chìa khóa của triết gia Leibniz: theo đó để tạo dựng Vũ Trụ Thiên Chúa đã suy nghĩ các cơ cấu toán học. Nhưng các luật lệ toán học làm thế nào để hòa hợp được với điều mà cha gọi là ”Mầu Nhiệm Vĩ Đại” thưa cha?

Đáp: Không thể giải quyết vấn đề liên quan tới Mầu Nhiệm Vĩ Đại được. Trước đây khoa học gia Einstein đã nói một cách rõ ràng là chúng ta sẽ không bao giờ có thể vén mở hay hiểu Mầu Nhiệm này. Nhưng tôi xin đi thêm một bước nhỏ nữa: đó là ”thế giới là toán học”, vì Thiên Chúa nghĩ trong cung cách tương đương với suy tư toán học của chúng ta.

Hỏi: Thưa cha, trong một Vũ Trụ được tạo dựng, làm sao có thể biện minh cho các biến cố tình cờ?

Đáp: Không dễ mà định nghĩa sự tình cờ. Định nghĩa hiển nhiên nhất đó là biến cố tình cờ là một biến cố có xác xuất (probabilità) thấp nhưng vẫn được kiểm thực, cho dù có một xác xuất thấp trong việc kiểm chứng. Để thiết định xem một sự kiện có nhiều hay ít xác xuất xảy ra, người ta dùng phép tính xác xuất. Nhưng dù sao đi nữa, phép tính xác xuất cũng là một cơ cấu toán học tuyệt diệu, và như là cơ cấu toán học nó là một phần Trí Tuệ của Thiên Chúa. Những gì mà chúng ta gọi là các trường hợp tình cờ cũng nằm trong chương trình của Vũ Trụ.

Hỏi: Như thế cha cho rằng Vũ Trụ có một chương trình, mà Vũ Trụ không thể một mình tự cắt nghĩa được. Nhưng cha lại định nghĩa là ”sai lầm thần học” thuyết ”chương trình thông minh”, tại sao vậy cha?

Đáp: Có một lý do chính xác. Đó là vì người ta đã lạm dụng kiểu nói ”chương trình thông minh”. Đó là những người khẳng định rằng có sự đối kháng giữa Thiên Chúa và trường hợp ngẫu nhiên. Tôi thích dùng kiểu nói ”Trí Tuệ” của Thiên Chúa hơn.

Hỏi: Cha giải thích khuynh hướng mới đây khước từ dành cho con người địa vị tuyệt đỉnh của sự tiến hóa trong cuộc sống như thế nào?

Đáp: Nếu chúng ta quan sát các chủng loại sinh động dựa trên sự tổ chức đơn sơ của chúng, thì chắc chắn là một con trùng ”amibe” đánh bại được con người khôn ngoan ”homo sapiens”. Nhưng nếu chúng ta dựa trên tiêu chuẩn của sự phức tạp, thì bộ óc con người có cấu trúc phức tạp nhất Vũ Trụ. Và chính trong sự phức tạp của não bộ con người mà sự tiến hóa của Vũ Trụ đạt đích tới của nó.

Hỏi: Để bắc một cây cầu giữa khoa học và lòng tin, cha đề nghị một nền ”thần học về khoa học”. Nó là cái gì vậy?

Đáp: Một đàng chúng ta có một phương pháp khoa học miêu tả Vũ Trụ như khoa học chưa từng thấy. Nếu chúng ta theo phương pháp này, thì các giới hạn của phương pháp khoa học là các giới hạn của Vũ Trụ. Vì thế tất cả những gì vượt cao hơn việc nghiên cứu thực nghiệm, thì cũng vượt cao hơn Vũ Trụ của khoa học. Trái lại nền thần học thì nghĩ rằng Vũ Trụ được Thiên Chúa tạo thành. Nhờ Vũ Trụ mà các thần học gia hiểu tất cả những gì đã do Thiên Chúa tạo thành. Và như thế hiển nhiên là Vũ Trụ của các khoa học và Vũ Trụ của nhà thần học khác nhau.

Sự khác biệt, nảy sinh từ sự kiện các phương pháp của các bộ môn này phản ánh các quan niệm khác nhau của chúng về thực tại. Phương pháp thần học thành công trong việc ”trông thấy” trong vũ trụ một số vật chất và khía cạnh không tùy thuộc Vũ Trụ của các khoa học. Và ”Vũ Trụ vật chất” như được thần học chiêm ngưỡng, thì phong phú hơn là Vũ Trụ nhìn thuần túy từ khía cạnh thuần túy khoa học.

Hỏi: Trong các điều kiện như thế, nền thần học của khoa học phải di chuyển ra sao, thưa cha?

Đáp: Chính từ điểm này phát xuất ra khả năng làm thần học về hoa học. Như là suy tư thần học về khoa học, thần học của khoa học có thể tìm hiểu các hậu qủa của sự kiện các khoa học thực nghiệm tìm hiểu Vũ Trụ do Thiên Chúa tạo dựng ra. Thần học của khoa học phải là một phần toàn vẹn của nền thần học đích thực, với tất cả các đặc thái phương pháp của một bộ môn thần học.

(Avvenire 5-4-2008)
 
Đức Giáo Hoàng Phân Ưu Cùng Miến Điện
Bùi Hữu Thư
22:44 06/05/2008

Đức Giáo Hoàng Phân Ưu Cùng Miến Điện



VATICAN 6 tháng 5, 2008 – Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ngỏ lời phân ưu cùng các nạn nhận của trận cuồng phong Nargis tàn phá Miến Điện ngày Thứ Bẩy vừa qua.

Trong một điện tín được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giáo Toà Thánh, gửi cho Đức Tổng Giám Mục Phaolô Zinghtung Grawng, Tổng Giáo Phận Mandalay, và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, Đức Giáo Hoàng bầy tỏ lòng xót thương và hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân.

Điện tín viết: "Đức Thánh Cha hết sức buồn rầu về tin tức của thảm trạng do trận bão mới đây gây ra, ngài phân ưu cùng các gia đình nạn nhân. Trong những kinh cầu cho các nạn nhân và gia đình, Đức Thánh Cha xin Thiên Chúa ban bình an cho những kẻ đã qua đời và sức mạnh và ủi an cho những kẻ không nhà và đang chịu nhiều đau khổ.

"Tin tưởng rằng cộng đồng thế giới sẽ đáp ứng quảng đại và hữu hiệu cho việc cứu trợ đồng bào của qúy vị, Đức Thánh Cha xin Đức Tổng Giám Mục chuyển lời cho các giới chức chính quyền và toàn thể dân chúng quý mến của quốc gia Miến Điện tình đoàn kết và mối ưu tư của ngài."

Con số thương vong mỗi lúc mỗi gia tăng tại Miến Điện, Đài Phát Thanh Quốc Gia bá cáo hôm nay có trên 22.000 người chết đã được kiểm chứng và khoảng 41.000 người mất tích.

Bão Nargis phá hủy một căn nhà tại Yangon, Miến Điện
Bảo Nargis lật đổ cây lớn tại Yangon, Miến Điện
 
Top Stories
China-Tibet talks used to calm the world and denigrate the Dalai Lama
Asia-News
05:43 06/05/2008
China-Tibet talks used to calm the world and denigrate the Dalai Lama

For the Tibetans, the encounter between the Chinese government and representatives of the Buddhist leader has helped only Beijing, which will use it to keep the international community friendly and to "demonstrate" to the Chinese population that the Dalai Lama is not maintaining his promises of peace. Doubts about the Tibetan envoys, and about the government-in-exile in Dharamsala.

Rome (AsiaNews) - Talks between the Chinese government and envoys of the Dalai Lama ended last night without any results. From Shenzhen, where the meeting took place, the two parties confirmed that they did not reach any agreement, but said that they were "in favour of holding new talks, when the moment is right".

The talks - Geshe Gedun Tharchin, a Tibetan lama living in Rome, tells AsiaNews - "have been used as communist propaganda to achieve two aims: to calm the international community, and to demonstrate to the Chinese population that the Buddhist leader is not maintaining his promise to calm the situation in Tibet".

According to the religious, "the talks are the results of international diplomatic work. In a particular way, French president Sarkozy has been very helpful, insisting on reopening the channel of dialogue between Beijing and the Dalai Lama. The problem is that the talks in themselves have not done any good, just like the previous talks. Going back to 2002 - but as far back as Mao Zedong - encounters between the two parties have not produced any result".

The two envoys from the Buddhist leader to the latest meeting were Lodi Gyaltsen Gyari (a Tibetan representative to the United States) and Kelsang Gyaltsen (a Tibetan representative to the European Union). Many Tibetans in exile have asked why Kasur Gyalo Thondup, the Dalai Lama's brother living in Hong Kong, who for years has managed relations with Beijing, was not sent as well.

Some exiles express to AsiaNews their doubts about the selection of the envoys, who "seem not to want to make any real steps forward in dialogue with China, as if the current status quo were agreeable to everyone". In effect, during the six high-level meetings held in the past six years between Beijing and Dharamsala, no results of any kind have ever been obtained.

A Tibetan lama living in India writes to AsiaNews: "The Chinese and the Tibetans will never be able to reach an agreement, because they have been historically divided for at least eight centuries. Perhaps the economy will be able to change the situation of the Tibetans, but it will not influence our history in any way. In the meantime, however, everyone is ignoring those Tibetans who have been living in Dharamsala and in Nepal for more than 50 years. What can their future be, if the government-in-exile wants them to remain stateless in expectation of a free Tibet?".

But at the same time, Beijing is continuing its campaign of denigration toward the Buddhist leader, despite requests from the Tibetans. According to an article published today in the government newspaper Tibet Daily, "after the incidents that have taken place all over the region, the Dalai Lama is not only refusing to admit his monstrous crimes, but is continuing to carry forward his fraud against the central government and the Chinese population". In fact, the text concludes, "the leader of the Tibetans and his clique continue to deny reality: the Tibetan people are the owners of their land, they enjoy ample democratic rights and vast economic growth, and they have free access to their ancestral culture".
 
Hanoi waiting for Vatican delegation in the “near future”
JB Vũ
05:47 06/05/2008
Hanoi waiting for Vatican delegation in the “near future”

Diplomatic relations would benefit both Vietnam, which is opening up to the world, and the Holy See, which could address issues like religious freedom and fundamental human rights.

VIETNAM (AsiaNews) – A Vatican delegation is expected in the “near future” in Vietnam for a visit that might lead to the establishment of diplomatic relations.

For some time the Catholic press has emphasised Benedict XVI’s interest and affection for the countries of Asia. For their part Vietnamese newspapers have published many articles about the official meetings between Vatican and Vietnamese officials, especially the visit by Viet Nam’s Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng to the Pope on 25 January 2007.

For Vietnam’s it was an important moment. At the time the two parties agreed to follow a path that would lead to diplomatic relations. The prime minister also talked with the secretary of state, Tarcisio Bertone, about problems of interest to both the Vatican and Vietnam.

Since 1989 Vatican delegations have made 14 trips to the South-East Asian country, beginning with the first one led by Card Roger Etchegaray. This is a token of the Vatican’s good will towards Vietnamese Catholics.

According to a Catholic university professor in Ho Chi Minh City, “we need to have diplomatic relations between the Catholic Church and Viet Nam’s government. I don’t think it is a moot question; I believe they will begin. Of course there are many issues and concerns that we must discuss and the exchange of representatives would make it possible to address them together while informing each other clearly and promptly.”

Currently Vietnam is portraying itself as a country on the eve of opening up to join the international community.

The country’s religious policy was set on 18 June 2004 and the Vatican must listen to the opinions expressed by lay people and religious communities on how laws on religious freedom and on human fundamental rights are applied.
 
Malgré la proposition de la Commission pour la liberté religieuse dans le monde, le département d’Etat américain n’a pas inclus pas le Vietnam dans la liste noire
Eglises d'Asie
09:07 06/05/2008
VIETNAM:

Vendredi 2 mai 2008, la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde (USCIRF) a présenté son rapport 2008 ainsi que ses suggestions au département d’Etat pour la constitution de la « liste noire » des pays « plus particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse ». La Commission a notamment reproché au Vietnam de n’avoir pas tenu ses engagements et a demandé au département d’Etat de réintégrer ce pays sur la liste noire. Dans la même journée, un porte-parole du département d’Etat, Tom Casey, a déclaré publiquement que cette proposition ne serait pas retenue et qu’il n’y avait pas de raison de replacer le Vietnam sur cette liste.

La Commission pour la liberté religieuse dans le monde, dans son communiqué de presse du 2 mai, a rendu publique la lettre adressée par elle au département d’Etat, demandant d’inclure le Vietnam dans les onze pays de la liste spéciale (1). Elle y énumérait les raisons de sa proposition. Le jugement de la commission sur la politique religieuse du Vietnam est beaucoup plus développé et détaillé dans les quelque 32 pages consacrées au Vietnam dans le rapport sur la liberté religieuse dans le monde en 2008, rapport paru le même jour (2).

Dans un entretien avec un journaliste de Radio Free Asia (3), un membre de la Commission, Mme Felice Gaer, a résumé la position de cet organisme à l’égard du Vietnam. Lors d’une visite au Vietnam au mois d’octobre dernier (4), une délégation de la Commission a enquêté sur la situation religieuse et constaté de nombreuses anomalies. La représentante de la Commission a cité 23 personnalités religieuses détenues, parmi lesquelles, le P. Nguyên Van Ly, l’avocat Nguyên Van Dai, les prisonniers des communautés Hoa Hao, Cao Dai, du bouddhisme unifié, du bouddhisme khmer Krom.

Lors de sa visite, la Commission a eu également connaissance des mesures de discrimination et d’interdiction prises par les autorités locales à l’égard des religions, ainsi que de leurs interventions dans la vie privée des citoyens. Mme Gaer a aussi déploré que le pouvoir vietnamien, après le retrait du nom du Vietnam de la liste noire et son admission à l’Organisation mondiale du commerce, n’ait pas tenu ses engagements et ait persécuté responsables religieux et dissidents politiques. La Commission a également critiqué le cadre légal imposé à la pratique religieuse au Vietnam.

Cependant, l’ensemble des raisons alléguées par la Commission pour placer à nouveau le nom du Vietnam dans la liste des pays les plus préoccupants en matière religieuse n’a, semble-t-il, pas convaincu le département d’Etat, responsable de la composition de cette liste. Lors d’une conférence de presse, le 2 mai 1008, Tom Casey, représentant de la secrétaire d’Etat Condoleezza Rice, a expliqué que le Vietnam avait été retiré de liste parce qu’il avait réglé ses principaux problèmes concernant la liberté religieuse. Selon lui, depuis 2004, la politique religieuse vietnamienne a continué à s’améliorer. Il y a « bien sûr encore un certain nombre de problèmes concernant la liberté religieuse au Vietnam », a-t-il ajouté, mais « beaucoup de choses ont changé ». A cet égard, il a cité les libérations de prisonniers, la réouverture de la plupart des églises fermées de force et une législation interdisant les abjurations forcées.

C’est en novembre 2006, peu avant la visite du président Bush à Hanoi, que le Vietnam avait été retiré de cette fameuse liste (5). Il y avait été placé pour la première fois le 15 septembre 2004 par le secrétaire d’Etat Colin Powell « pour de nombreuses violations de la liberté religieuse ». Selon le décret de 1998 établissant la Commission de la liberté religieuse dans le monde, les Etats-Unis doivent imposer des sanctions d’ordre économique et diplomatique à l’encontre des pays placés sur cette liste.

(1) On peut trouver le texte du communiqué de presse adresse: http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_cont

Outre le Vietnam, parmi les onze pays figurent la Corée du Nord, la Chine populaire, la Birmanie, le Pakistan, l’Ouzbékistan, le Turkménistan, le Soudan, l’Erythrée, l’Arabie Saoudite et l’Iran.

(2) Le rapport de 2008 sur la liberté religieuse dans le monde peut être consulté un anglais sur le site: http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_contet

(3) Radio Free Asia, émissions en vietnamien du 3 mai 2008.

(4) On trouvera dans EDA 473 un compte rendu de cette visite qui a eu lieu du 27 octobre au 1er novembre 2007 et les réactions qu’elle a provoquées au Vietnam.

(5) Voir EDA 451.

(Source: Eglises d'Asie - N° 485 - 6 mai 2008)
 
China approached Vatican about concert for pope
China Dialy News
17:19 06/05/2008
China approached Vatican about concert for pope

Beijing approached the Vatican to let the China Philharmonic Orchestra perform for Pope Benedict in an unprecedented concert that could help improve often thorny relations, Church sources said on Monday.

The sources, who spoke on condition that they not be named, said the Vatican realized that China is trying to improve its international image but that Church officials hope the performance could be a seed for eventual diplomatic relations.

However they cautioned not to expect any immediate breakthroughs following Wednesday night's concert at the Vatican.

"I don't think they (the communist government) are doing it out of love for the pope or love of the Holy See but it will be positive in the end," said one source, a priest who is familiar with the situation.

The orchestra, currently on a European tour, will perform Mozart's "Requiem" and Chinese folk songs along with the Shanghai Opera House Chorus in the Vatican audience hall.

Benedict has made improving relations with Beijing a major goal of his pontificate and issued a 55-page open letter in June saying he sought to restore full diplomatic ties with China that were severed two years after the 1949 Communist takeover.

Catholics in China are split between those who belong to a state-backed Church and an underground Church whose members are loyal to the Vatican.

The priest said a Chinese diplomatic envoy approached a Vatican official outside Italy and made the offer. An initial offer for the orchestra to play for the pope was made several months ago but the concert could not be arranged.

"It's very important that they made the offer again," the priest said. "It will be positive for the Chinese people to see the pope too," adding that he expected the concert to be broadcast on Chinese television.

GOOD WILL HUNTING

Another source said the Chinese were clearly "shopping for good will" in an effort to improve China's international image, tarnished by recent unrest in Tibet and disruptions of the international leg of the Olympic torch relay.

"Each side clearly has its own interest in this," the second source said, calling the Vatican's willingness to host the concert "a good will gesture."

Relations between the Vatican and Beijing have hit low points several times in recent years as the Vatican criticized China for appointing bishops without papal approval.

Benedict accused China of "grave violations of religious freedom" in 2006. Relations warmed significantly last September when the Vatican approved the installation of a new state-approved Catholic bishop of Beijing.

China wants the Vatican to sever diplomatic relations with Taiwan, which it considers and renegade province.

In Beijing, conductor Yu Long saw parallels between the performance and the New York Philharmonic's ice-breaking concert in Pyongyang, North Korea in February.

In both cases, orchestras were being used to set the mood music for diplomatic warming.

"You can make that comparison. If music as a universal language can make a contribution to diplomacy or world peace, I will be very happy," Yu told Reuters in an interview.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một hoài niệm về ngày hội di dân Phát Diệm-Thanh Hóa
Một bạn trẻ Thanh Hóa
10:17 06/05/2008

MỘT HOÀI NIỆM VỀ NGÀY HỘI DI DÂN PHÁT-THANH



Đã bốn ngày đại hội trôi qua, giờ tôi đang ngồi đây, giữa một không gian nhỏ bẻ yên tĩnh, bạn bè trọ cùng tôi có lẽ đã rong chơi sau giờ làm việc, còn tôi đang lắng nghe âm hưởng về ngày hội đồng hương Phát-Thanh vang vọng trong lòng…Những khuôn mặt, những nụ cười rạng rỡ đang xoay tròn quanh tôi, tiếng hát, tiếng đàn đầy sôi động đã làm tôi phấn khởi, nhất là tiếng nói trầm ấm đầy yêu thương của Đức Cha Giuse và các vị mục tử như đang vỗ về, nhủ khuyên và làm lòng tôi ấm lại..

Một cách nào đó, tôi đang trong tâm trạng của kẻ di dân, và tôi thấm thía nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ người thân, bè bạn và khung trời thân quen chất đầy kỷ niệm đáng yêu…Thời gian không nhiều để tôi có được những phút giây ấy, hầu như tôi đã bị cuốn hút vào sự bon chen của công việc làm ăn, của thời khắc giải trí và ngủ, nghĩ như một chiếc máy. Tôi quanh quẩn và tất bật, nhưng cuối cùng, chỉ có thể nuôi được bản thân mình, không kể rất nhiều lần phải mang những món nợ vặt. Tôi mong ước dành dụm một số vốn để mở một cửa hàng nhỏ cho mẹ tôi thoát khỏi cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Thế nhưng đã gần 5 năm nay, tôi tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Cuộc sống ở một thành phố lớn với công việc lao động đã không cho tôi thực hiện ước mơ đơn sơ của mình.

Rất nhiều khi tôi thấy mình đang lầm lũi bước đi trên đường đời cô độc…Khi mà “trời” dường như cũng xa mà “đất” thì cũng rất xa, đó là giây phút mà đức tin tôi không nhìn thấy sự hiện diện của Chúa, không cảm nhận được tình thân của con người. Những lúc ấy, tôi chỉ muốn vứt bỏ tất cả những cố gắng của mình để trở về với xóm làng thân yêu, với luỹ tre, bờ dậu…khi đó, hai tiếng “quê hương” sao bỗng quá ngọt ngào…Tôi ao ước được nghe lời nhủ khuyên của Bố mẹ, lời dạy dỗ, hướng dẫn của các cha, các thầy, các Srs.. Tôi đã từng là một tín đồ ngoan đạo, từng là một giáo lý viên nhiệt thành..Thế nhưng hôm nay, khi đứng trước nhu cầu của miếng cơm manh áo, tôi mới cảm thấy thế nào là “lực bất tòng tâm”. Để rồi chợt nhận ra mình đang bơ vơ trên đường đời vạn hướng, không biết mình sẽ đi đâu, về đâu trước những thách đố của thời đại, trước những mời mọc của tiền tài, danh vọng, lạc thú…Nhiều khi tôi dường như đánh mất chính mình, tôi muốn vứt bỏ con đường hẹp của đức tin, để bước đi trên con đường rộng rãi đang thênh thang gọi mời…

Thế nhưng, trong một ngày đẹp trời vừa qua, ngày 01.05.2008, lương tâm tôi đã được thức tỉnh, cõi lòng lạnh lẽo, băng giá của tôi đã được sưởi ấm. Ngày mà tôi thấy mình chẳng khác gì con chiên lạc lối mắc phải bụi gai đã được chủ chăn tìm thấy, vác lên vai đem về băng bó những thương tích và lại cho tôi nhập đàn…Ngày tôi cảm nhận được tình thương chân thành của Đức Cha Giuse, các cha, các thầy, các chú, các ân nhân đã dành cho chúng tôi, những người con xa quê. Bóng của những chiếc áo chùng thâm thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn thấy trong các nhà thờ, nơi mà mỗi Chúa nhật tôi đi tham dự Thánh lễ, nhưng hôm nay, nó được khoác lên mình của các thầy Thanh Hoá, tôi cảm thấy như có một điều gì làm phấn khởi lòng tôi, làm tôi nhớ lại sứ mệnh tông đồ của mình ngày nào…Hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy lòng tin của tôi rất sống động, tôi không còn thấy mình “đơn thương, độc mã” trên đường đời, tôi cảm nhận được sự đồng hành đầy yêu thương của Vị cha chung, của mọi thành phần trong giáo phận dành cho chúng tôi. Đức Cha Giuse đã nói với chúng tôi: “Điều đầu tiên và cuối cùng cha cũng như mọi người dành cho chúng con là niềm thương. Các con hãy an tâm bước đi trên đường đời”. Ngài còn dặn dò chúng tôi đừng phụ lòng tín nhiệm của Đức Giêsu và của mọi người đã kỳ vọng nơi chúng tôi.

Bỗng dưng tôi thấy mình không còn lạc loài trên dòng đời xa lạ, bởi có rất nhiều tấm lòng và ánh mắt thương cảm đang hướng về chúng tôi, đang dành cho chúng tôi rất nhiều ưu ái. Bằng chứng là Đức Cha Giuse, các cha và mọi người đã không ngần ngại bỏ ra biết bao công sức và của cải để lo cho chúng tôi một ngày hội tốt đẹp như hôm nay. Nhất là một thánh lễ đầy trang trọng, sốt sắng, đức tin của tôi lâu nay tưởng chừng bị xói mòn nay đã được phục hồi rất mạnh mẽ. Và tôi rất xúc động khi nghe cha Huy, giám đốc Trụ sở Thanh Hoá tại Saigon đã nói với chúng tôi: “Các con hãy giữ liên lạc với Giáo phận, hãy siêng năng và tự do lui tới Trụ sở, vì nơi đó là ‘nhà chung’ của chúng con”. Tôi hiểu sự quan tâm của Đức Cha và mọi người luôn lo lắng khi nhìn thấy chúng tôi phải sống bươn chải giữa bao cạm bẫy giăng đầy.

Cám ơn Đức Cha Giuse, các cha, các thầy, các Srs., các chú và quí vị ân nhân cũng như khách quí đã vượt qua hàng ngàn chặng đường dài để vào đây với chúng con, mang lại cho chúng con những hơi ấm của quê hương, hơi ấm tình yêu thương hiệp nhất của Giáo phận Thanh Hoá.

Hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy lòng mình gắn bó với Giáo phận. Và cũng hơn bao giờ, tôi mong ước được nhìn thấy nền kinh tế phát triển ở quê hương tôi, với những nhà máy, xí nghiệp mọc lên ở Thanh Hoá. Để không còn cảnh những người trẻ ồ ạt lên đường kiếm sống. Và để chúng tôi được “hồi hương”, được trở về khung trời bình yên, nơi đầy ắp kỷ niệm êm đềm. Nơi tôi được vòng tay mẹ hiền chăm sóc, được tiếng cha trầm ấm nhủ khuyên. Và mỗi chiều về, tôi được có những phút giây hạnh phúc, đi lang thang trên các bờ đê, để hít thở hương thơm của “hoa đồng, cỏ nội”…

Người con tha hương
 
TRại phong Thanh Bình, Saigòn
Người Thanh Bình
11:40 06/05/2008
SAIGÒN - Đất trại phong Thanh Bình trước kia của Hội Thừa Sai Paris (MEP) bán lại cho Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, diện tích thửa đất này 106 mẫu, nhằm mục đích phục vụ người phong. Trại phong Thanh Bình do Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình thành lập do đó trại mang tên Ngài, Ngài giao cho Hội Bạn Người Cùi Việt Nam điều hành trại phong.

Trước năm 1975, người trong trại phong dùng đất cất nhà ở, canh tác làm ruộng kiếm kế sinh nhai. Thành viên trong trại đa số là người giáo dân công giáo. Có nhà nguyện, có giáo dân và có linh mục đến dâng lễ thường xuyên và trại phong Thanh Bình trở thành giáo xứ Thanh Bình.

Trong biến cố 1975, chủ tịch ban điều hành Hội Bạn Người Cùi Việt Nam vượt biên. Thành phố lấy lý do chủ hộ vượt biên nên quản lý trại phong Thanh Bình. Tuy vậy các hoạt động tôn giáo vẫn diễn ra bình thường. Giáo dân trong trại phong vẫn đi lễ, linh mục vẫn thường xuyên đến dâng lễ trong ngôi nhà thờ có từ thời mới thành lập trại.

Sau khi thành phố quản lý 106 mẫu đất của trại phong Thanh Bình, thành phố chỉ chừa lại cho dân trong trại phong 7,1 mẫu làm thổ cư và 5,7 mẫu để canh tác.

Nay có kế hoạch giải tỏa trại phong và dự trù đưa bệnh nhân về trại phong Bến Sắn.

Nghe tin này, các thành viên trong trại cò hai nguyện vọng:

1. Xin được đền bù thỏa đáng như người dân ở ngoài.

2. Đa số người trong trại là giáo dân công giáo đặt vấn đề: đối với giáo dân, việc giải tỏa một giáo xứ đề nghị nhà nước bàn bạc với Tòa Giám Mục. Hiện nay theo tin được biết thì Tòa Tổng Giám Mục Saigon không hề được thông báo. Nếu giải tỏa giáo xứ mà không “đả động” gì đến Tòa Giám Mục thì có quá đáng chăng?

Thực chất, đất này vẫn là sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục Saigon. Hội Bạn Người Cùi Việt Nam chỉ là hội đại diệnTòa Giám Mục quản lý trại phong chứ không phải là sở hữu chủ. Nhân đây cũng xin nói thêm: Hội Bạn Người Cùi Việt Nam không phải là của chính quyền trước năm 1975, mà chỉ là một đòan thể công giáo tiến hành được ủy quyền điều hành trại phong nhân danh Tòa Tổng Giám Mục.

Vì lẽ sang nhượng cho Tòa Tổng Giám Mục với mục đích phục vụ người phong nên Hội Thừa Sai Paris bán lại 106 mẫu đất này cho Tòa Tổng Giám Mục Saigon với giá chỉ 1 đồng bạc.

Chúng tôi mong ước quý vị hữu quan giải quyết thế nào cho tốt đời đẹp đạo và thỏa đáng cho quyền lợi của chúng tôi- những người đã chịu quá nhiều bất hạnh.
 
Đại Hội Tu Sinh Ơn Goi Salêdiêng Don Bosco Viêt Nam
Fx Đức Thịnh SDB
11:51 06/05/2008
ĐÀ LẠT - Nhằm thăng tiến và cổ võ ơn gọi Thánh Hiến Tu trì phục vụ cho Giáo Hội, cách riêng cho Tu Hội Salêdiêng Don Bosco với Sứ Mệnh Giáo Dục những người trẻ đặc biệt riêng những em nghèo khổ và bị bỏ rơi, hôm thứ Bảy 03/05/2008 Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã tổ chức ngày đại hội, họp mặt giao lưu và chia sẻ về ơn gọi cho toàn thể Anh Em Tu Sinh ơn gọi Salêdiêng Don Bosco tại Học Viện Don Bosco Đà Lạt.

Đúng 14giờ chiều Thứ Bảy 03/05/2008 hơn 450 Anh Em Tu Sinh ơn gọi Salêdiêng Don Bosco đã có mặt và hiện diện tại khuôn viên Học Viện Don Bosco Đà Lạt để tha dự ngày đại hội này, Cha Augustinô Chu Đăng Chấn SDB đặc trách Ban Tu Sinh của Tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã phối hợp với Cha Phêrô Phạm Huy Hoàng Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ của Tỉnh Dòng để tổ chức ngày đại hội, phần lớn các Anh Em Tu Sinh của các cộng đoàn Don Bosco vùng Sài Gòn đã vượt qua hàng trăm cây số để lên Thành Phố Hoa Đà Lạt tham dự ngày đại hội được tổ chức tại Học Viện Don Bosco.

Sau giờ ôn hát và tập bài hát chủ đề các thành viên tham dự đã hân hoan chào đón Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco và Ban Tổ chức tiến ra lễ đài, tiếp đến là phần giới thiệu các thành phần tham dự ngày đại hội, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã có đôi lời phát biểu và Cha Phêrô Phạm Huy Hoàng trong tư cách Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ đã long trọng tuyên bố khai mạc ngày đại hội giao lưu và chia sẻ về ơn gọi Salêdiêng Don Bosco. Sau phần khai mạc Cha Phêrô Nguyễn Tiến Hùng SDB đặc trách Tu Sinh của cộng đoàn Don Bosco Xuân Hiệp Thủ Đức đã chia sẻ với các anh em Tu Sinh ơn gọi về “Diện mạo và những yếu tố cần thiết cho những Tu Sinh Salêdiêng trong thời đại ngày hôm nay” bài chia sẻ này dựa trên những suy tư và đóng góp của chính các Bạn Trẻ Tu Sinh thuộc các cộng đoàn Don Bosco. Được biết toàn Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam hiện nay có 6 trung tâm ơn gọi dành cho các Bạn Trẻ phần lớn là các sinh viên đang theo học các trường đại học của Đà Lạt và Sài Gòn đến tìm hiểu và theo ơn gọi Thánh Hiến Salêdiêng Don Bosco với con số hơn 450 Tu Sinh.

Sau bài chia sẻ của Cha Tiến Hùng, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã trao đổi trực tuyến với các anh em Tu Sinh, các bạn trẻ tu sinh đã nêu lên những thắc mắc và những thao thức của mình đặc biệt trong việc chọn lựa bước theo ơn gọi thánh hiến tu trì Salêdiêng giữa một xã hội với nhiều những khó khăn và thách thức như ngày hôm nay, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã lắng nghe và giải đáp cho anh em Tu Sinh những thắc mắc cùng những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp anh em tìm được sự nâng đỡ và đồng hành trên bước đường ơn gọi của mình. Sau giờ đối thoại trực tuyến các anh em Tu Sinh đã được chia thành nhiều đội khác nhau với những trò chơi sinh hoạt tập thể và sau đó nghỉ ngơi một chút để chuẩn bị cho phần cao điểm là Thánh Lễ. Đúng 17giờ 30 Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã chủ sự Thánh Lễ đồng tế cùng với quý Cha Salêdiêng Don Bosco, giờ Thánh Lễ của Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt chiều hôm thứ bảy cùng được lồng vào trong giờ lễ này để xin mọi thành phần Dân Chúa cùng hiệp thông và cầu nguyện cho các ơn gọi.

Sau Thánh Lễ là bữa cơm huynh đệ được tổ chức ngay trong khuôn viên Học Viện Don Bosco Đà Lạt, vì con số tham dự quá đông nên với tinh thần hiệp thông và khích lệ cổ vũ cho ơn gọi của những người mẹ đối với con cái của mình, nên Quý Bà Hiền Mẫu của Giáo Sở Don Bosco Đà Lạt đã chung tay chuẩn bị và nấu cơm cho hơn 450 người trong bữa cơm gia đình này, các Hiền Mẫu đã phải chuẩn bị đồ ăn từ sáng sớm và đã bắt đầu việc nấu nướng từ 8giờ sáng cùng ngày. Đây quả thực là một sự hy sinh lớn lao của những người mẹ hiền dành cho các con cái của mình trong việc khích lệ và cổ vũ cho ơn gọi. Sau bữa cơm là phần văn nghệ thật đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa về ơn gọi cũng như việc truyền giáo của các anh em Tu Sinh thuộc các trung tâm khác nhau trình diễn, đã đem lại cho người xem nhiều ấn tượng và cổ vũ tinh thần ơn gọi dấn thân phục vụ cho nhiều người. Cuối buổi văn nghệ là phần nghi thức sai đi, Cha đặc trách Ban Tu Sinh của Tỉnh Dòng đã chủ sự phần nghi thức này và cuối cùng trước khi kết thúc Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã có đôi lời huấn từ nhắc nhở khích lệ và động viên tinh thần dấn thân trong ơn gọi Thánh Hiến Tu trì phục vụ cho Sứ Mệnh của Giáo Hội và Tu Hội Salêdiêng.

Ngày đại hội đã kết thúc vào lúc 21giờ, anh em Tu Sinh của các Trung Tâm đã hát bài hát chia tay nhau thật cảm động và lưu luyến với nhiều ấn tượng và niềm vui phấn khởi trên bước đường dấn thân và phục vụ theo ơn gọi Salêdiêng Don Bosco.
 
500 công nhân giáo phận Vinh tại Bến Cát, Bình Dương, họp mặt
Fx. Trần Kim Ngọc, OP
11:56 06/05/2008
VINH - Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, anh chị em công nhân giáo phận Vinh đang làm việc và sinh sống tại khu công nghiệp Mỹ Phước – Bến Cát – Bình Dương đã họp mặt sinh hoạt với sự hiện diện của khoảng 500 người.

Bầu trời nắng đẹp, từ 07g30 anh chị em từ các nẻo đường đổ về nhà nguyện thuộc giáo xứ Bến Cát để gặp gỡ sinh hoạt. Một số anh chị em trong Ban điều hành Giới trẻ giáo phận Vinh tại Miền Nam từ xa về đây để tổ chức sinh hoạt cho anh chị em. Anh chị em được nghe cha Giuse Phan Sỹ Phương chia sẻ những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em công nhân di dân. Anh chị em đã lắng nghe rất chăm chú.

Sau buổi sinh hoạt, anh chị em cùng dâng lễ cầu nguyện cho quê hương, cho bản thân và nhất là cho công ăn việc làm. Giảng trong thánh lễ, cha chủ tế đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của lao động. Xong thánh lễ anh chị em chia ta nhau ra về trong niềm vui tràn đầy.

Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phái đoàn của Tòa Thánh Vatican sẽ viếng thăm Việt Nam
Đống Nhân
11:18 06/05/2008
VATICAN - Như tin các báo trong ngày hôm qua đã đăng tải là một Phái đoàn của Tòa Thánh Vatican sẽ tới Việt Nam trong một tương lai gần mà như tờ Asian News mô tả là "để thực hiện một cuộc viếng thăm có thể dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao".

Thực ra phái đoàn này lúc đầu có dự tính đến Việt nam vào khoảng tháng 3, 2008. Tuy nhiên vì biến cố vụ giáo dân Công giáo Hà nội đòi đất Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội nổ tung ra vào tháng 2, 2008 nên đã đôi lần bị ngưng lại.

Theo Asia News, "những quan hệ ngoại giao sẽ lợi ích cho Việt Nam, là quốc gia đang mở cửa ra thế giới bên nogài, và lợi cho cả Tòa Thánh vì Giáo hội có thể đặt những vấn đề như tự so tôn giáo và những nhân quyền căn bản".

Đã từ lâu dưới triều các Đức Giáo Hoàng như Paul VI, John Paul II,và Bênedict XVI đều ưu tư về tình hình tôn giáo tại Việt Nam và nhấn mạnh tới tới mối quan tâm và lòng ưu ái của Giáo hội đối với các quốc gia Á Châu và đặc biệt là Việt Nam.

Về phần mình, báo chí Việt Nam cũng đăng tải nhiều bài về những cuộc gặp gỡ chính thức giữa các viên chức Vatican và Việt Nam, nhất là cuộc diện kiến Đức Giáo Hoàng ngày 25 tháng Giêng năm 2007 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thông Tấn Xã này nói rằng đối với Việt Nam, đó là một thời điểm quan trọng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận đi theo một lộ trình dẫn đến quan hệ ngoại giao. Thủ Tướng Việt Nam lúc đó cũng thảo luận với Bộ Trưởng Ngoại Giao Tarcisio Bertone của Tòa Thánh về những vấn đề mà cả Vatican lẫn Việt Nam cùng quan tâm.

Asia News trích lời một giáo sư đại học và là người Công giáo sống tại Saigòn nói rằng "cần có quan hệ ngoại giao giữa Giáo Hội Thiên Chúa và chính phủ Việt Nam". Giáo sư này cho biết thêm chắc chắn có nhiều vấn đề cần phải thảo luận, nhưng ông tin rằng việc trao đổi các đại diện có thể giúp hai bên cùng nhau giải quyết và cùng thông báo cho nhau mọi chuyện một cách rõ ràng và đúng lúc.

Kể từ năm 1989, các phái đoàn của Vatican đã thực hiện 14 chuyến qua thăm Việt Nam, khởi sự với chuyến đi đầu tiên do Đức Hồng Y Roger Etchegaray lãnh đạo. Đây được coi như một cử chỉ thiện chí của Tòa Thánh với các tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, phái đoàn Vatican sang Việt Nam lần này hội đàm với chính phủ và phái đoàn Bộ ngoại giao Việt Nam chưa thể tiến tới ngoại giao được, có chăng chỉ là thông đạt những bước căn bản cụ thể hầu tương lai có thể tiến tới ngoại giao mà thôi.

Đàng khác, chính phủ Việt Nam từ trước tới nay vẫn dè đặt về mối quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, một đàng vì không thể đi bước trước khi mà đàn anh Trung quốc chưa có ngoại giao với Tòa Thánh; đàng khác, vì không hiểu rõ tình hình ngoại giao và ảnh hưởng của Vatican như thế nào, nên những nhà cầm quyền tại Hà nội luôn luôn đè đặt với bất cứ động thái nào từ Vatican, vì luôn luôn nghi ngờ là có những hậu thuẫn khác hoắc là quốc tế hoặc của Hoa kỳ đứng sau làm Cộng sản lo ngại không yên.

Những vấn đề cần giải quyết tức thời lần này là việc bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận còn trống ngôi như Bắc Ninh và Phát Diệm, và các giáo phận có các giám mục đã nộp đơn hưu dưỡng như Thái Bình, hay Ban Mê Thuột, v.v... mà chưa có giám mục thay thế.

Đàng khác một cách cụ thể hơn vấn đế đất đai của Giáo hội cũng cần được giải quyết một cách cụ thể có đường hướng cho tương lai dài, như đã được đặt ra khi nhân vụ Tòa Khâm Sứ bột phát vào tháng Giêng 2008 thì ĐHY Bertone có liên lạc với Bộ ngoại giao và phủ Thủ tướng Việt Nam về vấn đề này.

Những quan tâm khác liên quan tới những căn bản cho tự do tôn giáo và những vấn đề liên quan tới nhân quyền, mở rộng cánh cửa để Giáo hội tham phần vào công cuộc giáo dục than thiếu niên và tái lập lại những bệnh xá và nhà thương, viện dưỡng lão, v.v... hầu phục vụ cho những người nghèo tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Vatican tại Liên Hiệp quốc có một vai trò và tiếng nói khá ảnh hưởng và Việt Nam trong năm nay ngồi vào ghế Bảo An của Liên Hiệp Quốc, vì thế nếu thực sự Việt Nam muốn đạt được những bước đi vững mạnh về ngoại giao và ảnh hưởng quốc tế, cần thiết phải có sự hỗ trợ tinh thần của Vatican. Nên trong nghị trình đối thoại chắc chắn sẽ bàn về những điểm cụ thể hầu làm dịu đi những chống đối hay tiêu cực của Việt Nam trên chính trường và ngoại giao quốc tế.
 
Hành động phi pháp của Chính quyền CSVN với các Cơ sở của Dòng thánh Phaolô Vĩnh Long
Lý Hành Giả
11:36 06/05/2008
Bài 1: BÁC ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA CÁC NỮ TU DÒNG THÁNH PHAOLÔ (VĨNH LONG),
BỘ XÂY DỰNG NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ĐÃ HÀNH ĐỘNG MỘT CÁCH PHI PHÁP!


Đọc bài của tác giả Người Lục Tỉnh với nhan đề “Ở ngay trung tâm thị xã Vĩnh Long, tu viện dòng thánh Phaolô bị biến thành khách sạn” , nhiều người đã không quản công tìm hiểu con đường gian nan, gập ghềnh của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long (NTDTPVL) từ khi cầm lá đơn khiếu nại, kiên trì gõ mọi cánh cửa công quyền, ròng rã suốt 6 năm trời, cho đến ngày… thất bại, vì chỉ nhận được, một cách cay đắng, mảnh giấy của Bộ Xây dựng của nước CHXHCN Việt Nam mang số 88 phán rằng, đại ý, từ nay đừng kiện cáo gì nữa!

Không ai không cảm phục lòng kiên trì, thái độ thiện chí, ước nguyện thiết tha được sống trong tinh thần tôn trọng và tin tưởng sự công minh của pháp luật nơi các NTDTPVL.

Chính vì thế, lại càng thấy rõ các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương, từ thị xã Vĩnh Long, rồi tỉnh Vĩnh Long, đến tận cấp Bộ ở Trung Ương, tất cả đều cùng một cách đối xử hà khắc, trịch thượng đối với dân, cùng một não trạng chuyên chế, cùng một kiểu cầm quyền phi-pháp-quyền, cùng một hành vi coi thường pháp luật, cùng một thái độ bất chấp những quy định rõ rệt trên giấy trắng mực đen của những văn bản pháp quy.

Đó là cảm nhận khái quát của người viết bài này, sau khi đã đọc những văn bản của chính quyền bác bỏ đơn khiếu nại của các NTDTPVL đăng trên nhiều số báo Công giáo và Dân tộc từ 2005 đến 2007.

Tưởng cũng nên nhắc lại, tờ CG&DT vốn là cơ quan ngôn luận hợp pháp và chính thức của Ủy ban Đoàn kết Công Giáo TPHCM. Vậy mà, ngay cả một cơ quan ngôn luận như CG&DT, vốn chịu sự kiểm soát của nhiều tầng quyền lực ngành tuyên huấn (Đảng), văn hóa – thông tin (Chính quyền), cũng không thể không bất bình và đã chính thức lên tiếng về tính không hợp lệ những cơ sở pháp lý được viện dẫn, tính vô lý của những giải thích, tính khiên cưỡng của những quyết định. Cuối cùng, tờ CG&DT, với sự dè dặt thường lệ của mọi cơ quan ngôn luận hợp pháp, cũng đã phải thốt lên lời ta thán, mặc dù đã hết sức… kềm chế, rằng: các NTDTPVL rất không “tâm phục khẩu phục” những nội dung trả lời và mọi quyết định bác đơn khiếu nại (x. các bài viết của hai nhà báo Nguyễn Thanh Long và Khổng Thành Ngọc).

Cho nên, mặc dù rất tôn trọng sự hiền hòa của những nhà tu hành, rất ngưỡng mộ tính chịu đựng của các phụ nữ, nhưng người viết không thể lặng im kiên trì chờ giây phút nhà cầm quyền ăn năn trở lại, thành tâm thống hối, dốc lòng sửa chữa những sai lầm, đấm ngực ăn năn mọi tội vô tình hay cố ý, xin nhân dân tha lỗi trong vụ CƯỚP ĐẤT TU VIỆN XÂY KHÁCH SẠN.

Người viết tin chắc, các nữ tu là những người vốn không muốn gây sự lôi thôi với nhà đương cục, kẻo lỡ ra “chẳng phải đầu cũng phải tai” (thành ngữ dân gian), nhưng vì thấy rõ cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, để cho cái thói “cả vú lấp miệng em” (thành ngữ dân gian) của kẻ có quyền có chức, phải bị vạch trần trước mặt bàn dân thiên hạ, nên Lý Hành Giả tôi xin được hầu chuyện cùng quý độc giả về tính chất PHI PHÁP và PHẠM PHÁP trong việc “thu hồi” đất tu viện sử dụng vào mục đích kinh doanh khách sạn cũng như trong các văn thư bác bỏ đơn khiếu nại của các NTDTPVL.

Vì thế xin được làm rộng đường dư luận bằng ba bài viết nhỏ:

- Bài 1: Tính PHI PHÁP của Quyết định số 88 của Bộ Xây dựng (ban hành ngày 18-01-2007) đối với đơn khiếu nại của đại diện nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long.

- Bài 2: Tính PHẠM PHÁP của Quyết định số 1761 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long (ngày 26-07-2005) đối với đơn khiếu nại của đại diện nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long.

- Bài 3: Tính PHI PHÁP VÀ PHẠM PHÁP của Quyết định số 1958 của UBND tỉnh Cửu Long (ngày 6-09-1977) nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng tu viện, xóa sổ một nơi tu hành.

***

Nội dung chính của Quyết định số 88 của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng, qua QĐ 88 về việc giải quyết khiếu nại của các NTDTPVL, đã đưa ra 2 quyết định chủ yếu:

1. Công nhận QĐ 1761 của UBND tỉnh Vĩnh Long (nghĩa là: không xét đơn khiếu nại của các nữ tu).

2. Khẳng định QĐ 88 là “quyết định cuối cùng” (nghĩa là: từ nay sẽ không bao giờ nhận và giải quyết bất kỳ đơn do các NTDTPVL gửi đến khiếu nại về cơ sở tu viện tại số 3 Tô Thị Huỳnh nữa).

Tính phi pháp của Quyết định số 88 của Bộ Xây dựng

1. PHI PHÁP về những căn cứ:

QĐ 88 của Bộ Xây dựng được Thứ trưởng Tống Văn Nga ký thay Bộ trưởng, dựa trên 2 loại căn cứ. Căn cứ pháp lý và căn cứ hồ sơ.

a/ Căn cứ pháp lý

Gồm: Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội; Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc hội; Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ… của Bộ Xây dựng.

Đặc biệt đã dựa vào Nghị quyết số 23 ( năm 2003) của Quốc hội (về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1- 07 - 1991) và Nghị định 26 (năm 1999) của Chính phủ (quy định các hoạt động tôn giáo).

b/ Căn cứ hồ sơ, gồm:

- Quyết định 1958 của UBND tỉnh Cửu Long năm 1977 về việc quản lý toàn bộ cơ sở nhà đất số 3 Tô Thị Huỳnh, tức tu viện dòng Thánh Phaolô, bố trí sử dụng làm khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh (Bài 3 sẽ nói rõ về tính phi pháp và phạm pháp của QĐ này).

- Việc chuyển khoa Nhi cùng bệnh viện Đa khoa đến một địa điểm khác và quy hoạch lại diện tích đất trước đây bố trí cho khoa Nhi cùng bệnh viện Đa khoa thành Trung tâm Thương mại – Dịch vụ du lịch (không nêu Quyết định của UBND tỉnh hoặc HĐND tỉnh).

- Đơn khiếu nại của đại diện nữ tu Dòng Thánh Phaolô.

c/ Nhận định: QĐ 88 của Bộ Xây dựng là một quyết định phi pháp về mặt căn cứ pháp lý:

- QĐ 88 cố tình hiểu sai, thậm chí đi đến xuyên tạc Nghị quyết số 23 ( năm 2003) của Quốc hội.

Tinh thần của Nghị quyết số 23 ( năm 2003) của Quốc hội hướng đến việc quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.

Tu viện của Dòng Thánh Phaolô không phải là đối tượng mà Nghị quyết số 23 ( năm 2003) của Quốc hội nhằm đến.

Một tu viện của tôn giáo không bao giờ là đối tượng của chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, nếu liệt tu viện Dòng thánh Phaolô Vĩnh Long vào đối tượng cần phải đưa vào diện cải tạo xã hội chủ nghĩa, thì Bộ Xây dựng đã cố tình vi phạm và xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước nhất quán trong mấy chục năm qua.

- QĐ 88 cố tình hiểu sai, thậm chí đi đến xuyên tạc Nghị định 26 (năm 1999) của Chính phủ.

Tinh thần của Nghị định 26 (năm 1999) của Chính phủ, cũng như mọi nghị định, nghị quyết khác về tôn giáo, luôn cam kết tôn trọng tự do tín ngưỡng và bảo đảm cho việc hành đạo của các chức sắc, tu sĩ tôn giáo được an toàn trong mọi cơ sở thờ tự và tu hành.

Vậy mà Bộ Xây dựng lại đi thừa nhận hành vi xâm phạm nơi tu hành của các tu sĩ, lại là nữ tu sĩ, của chính quyền tỉnh Cửu long vào năm 1977.

- QĐ 88 cố tình bênh vực hành vi sai trái của UBND tỉnh Cửu Long khi ủng hộ Quyết định số 1958 của UBND tỉnh Cửu Long.

Quyết định số 1958 của UBND tỉnh Cửu Long vốn được ban hành nhằm hợp thức hóa hành vi xâm phạm chủ quyền hàng trăm năm của các nữ tu đối với tu viện tọa lạc tại số 3 đường Nguyễn Trường Tộ.

Quyết định này là sản phẩm phi pháp của một giai đoạn lịch sử mà việc điều hành đời sống dân sự của chính quyền vốn diễn ra trong điều kiện và bối cảnh phi-pháp-quyền, hoặc nói rõ hơn, mọi hoạt động chính quyền chỉ chủ yếu nhằm quyền lực hóa ý chí, đây chính là điểm mà Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI và VII đã thẳng thắn thừa nhận và quyết tâm sửa sai để đổi mới (xem các Văn kiện Đại hội Đảng).

Vậy mà, Bộ Xây dựng của Nước CHXHCN Việt Nam lại trở về bảo vệ bằng được cái quyết định rất sai trái của cái gọi là chính quyền tỉnh Cửu Long.

Không hiểu phẩm chất Đảng viên của những người lãnh đạo Bộ Xây dựng còn hay đã mất, khi không biểu hiện tinh thần dân chủ pháp quyền trong việc giải quyết đơn khiếu nại của nhân dân.

2. PHI PHÁP về tư cách chủ thể văn bản pháp lý:

Khi ban hành QĐ 88, Bộ Xây dựng viện dẫn Nghị định của Chính phủ về chức năng và quyền hạn của Bộ. Xin trích một đoạn dựa vào thông tin tại website của Bộ (www.xaydung.gov.vn):

“Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, Bộ Xây dựng không có quyền tài phán về chủ quyền cơ sở tu viện.

Không có chức năng tài phán lại ngang nhiên phán rằng Quyết định của tỉnh Cửu Long rồi tỉnh Vĩnh Long là đúng đắn rồi bác đơn khiếu nại của các nữ tu.

Hành vi này của Bộ Xây dựng đang làm rối loạn hệ thống và trật tự của các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương khi ra QĐ 88.

Do đó có thể nói rằng Bộ Xây dựng không có tư cách là chủ thể văn bản hành chánh-pháp lý liên quan đến tài phán về chủ quyền sở hữu tu viện.

Những hành vi phi pháp của Bộ Xây dựng cần phải bị xử lý

Như trên vừa phân tích QĐ 88 hoàn toàn phi pháp.

Do đó đề nghị Chính phủ, Thủ tướng không thể không có biện pháp xử lý tất cả những cán bộ liên quan đến việc soạn thảo, ký kết, ban hành, áp dụng QĐ 88. Lập tức hủy bỏ QĐ 88.

Có thể dựa vào chứng cứ phạm pháp của Bộ Xây dựng để đưa ra xem xét tại Tòa án Hành chánh, hoặc nếu có dấu hiệu câu kết ăn chia giữa UBND tỉnh Vĩnh Long – Bộ Xây dựng – Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Vĩnh Long, thì nhất thiết phải tiến hành điều tra hình sự.

Đồng thời, Thủ tướng không thể không lắng nghe những đề nghị chính đáng của các nữ tu dòng Thánh Phaolô, những người đã chịu tiếng oan suốt mấy chục năm qua.

Có như vậy, lòng tin của nhân dân vào Nhà nước pháp quyền, vốn đã rất mong manh, thì nhờ vậy mới hy vọng được củng cố.

Lý Hành Giả
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học Lý Kitô Học (2)
Vũ Văn An
04:11 06/05/2008
Học Lý Kitô-Học (2)

3.Công Việc Chúa Ki-tô

Sứ mệnh con người Chúa Giê-su được chu toàn nơi công việc của Người. Hiệp nhất tính nơi con người của Người được diễn tả trong hiệp nhất tính nơi công việc Người làm. Mục tiêu công việc của Chúa Giê-su là Giáo Hội của các tín hữu; nói cách khác cho ngắn gọn mục tiêu ấy là chính đức tin. Đức tin nhìn thấy công việc của Người trong chính đồng cảnh của nó. Đức tin cũng nhìn thấy công việc ấy như một sinh hoạt trong hiện tại, cùng một lúc vừa hoàn bị vừa không hoàn bị. Ngày nay nhiều người nhìn nhận rằng cuộc đời và cái chết của Người tạo ra một hiệp nhất tính nội tại. Cuộc đời ấy là một cuộc đời đau khổ; vì nhân loại, đau khổ chia xẻ với nhân loại gánh nặng của tội lỗi, sự hy sinh, sự phục vụ, và sự cứu chuộc; cái chết của Người cũng là một hành động thể ấy, một dâng hiến thân mình cho Thiên Chúa, một hành động đức tin cao cả nhất. Về sự chết này, ta cần tránh hai quan điểm một chiều. Quan điểm đầu tiên là quan điểm coi sự chết như chứng cớ lòng trung thành của Chúa Giê-su đối với ơn gọi của Người, một hành vi hoàn toàn anh hùng; quan điểm kia là quan điểm hoàn toàn khách quan, theo đó hiệu quả chính là việc thay đổi tâm tư của Thiên Chúa nghĩa là đổi hướng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa từ con người qua Chúa Ki-tô. Theo quan điểm này, bản nhiên của đức tin đòi phải có nơi Chúa Ki-tô đã thay đổi hẳn; nó trở nên tri thức hóa. Nhưng ngược với môi trường tôn giáo của thế giới cổ thời, Tân Ước không hề đá động gì đến việc Thiên Chúa nguôi cơn giận, nhưng chỉ nói đến việc Người hành động nơi Chúa Ki-tô để giao hòa nhân loại với Người.

Ta có thể tóm lược công việc của Chúa Giê-su bằng một biểu thức duy nhất này là: công việc của Người là hành vi yêu thương mang lấy tội lỗi nhân loại. Người từng mời gọi tất cả chúng ta đến với Người, bởi vì tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi. Khi, với tư cách đấng được Chúa Cha sai đến, Người nói lên lời tha tội, thì điều ấy áp dụng trước nhất cho các cá nhân mà Người gặp trực diện. Nhưng trước khi mời gọi tất cả đến với Người, Người đã tự đồng nhất Người với nỗi thống khổ của tất cả chúng ta trong phép rửa qua cái chết của Người. Đây là một giả định làm căn bản cho lời tuyên bố tha tội. Trong tư cách tôi tớ Thiên Chúa, Người chia sẻ sự sống và sự chết với dân Người, vác lấy gánh nặng của dân lên vai mình; và như thế chấp nhận thánh giá như hậu quả tất yếu cho hành động của mình. Điều mà một số cá nhân được bản thân nghe từ môi miệng Người, thì tất cả chúng ta đã cảm nhận nơi thánh giá, vì chính thánh giá của tôi tớ Thiên Chúa đã trực tiếp nói với ta, và nơi thánh giá ấy Thiên Chúa đã trực tiếp giao tiếp với ta. Nơi thánh giá của Người, Chúa Ki-tô mạnh mẽ đem tình yêu thánh thiêng của Thiên Chúa vào đời sống nhân bản mọi thời. Cũng nơi thánh giá ấy, Thiên Chúa bày tỏ sự thánh thiêng và tình yêu của Người cho mỗi tâm hồn.

Theo các Phúc Âm, vai trò thay thế (substitutionary) qua đó Chúa Ki-tô tự thực thi điều người khác không thể thực thi được phải được hiểu theo nghĩa bao hàm (inclusive). Trước nhất, Người đại diện Thiên Chúa vì chính nhân danh Thiên Chúa mà Người hành động và chịu khổ nạn. Sau đó, Người đại diện tất cả những ai Người đã hiệp nhất với Người như đầu (mình và chân tay). Người tự mang lấy thân phận những ai cực nhọc và khốn cùng. ‘Vì chúng, Con’ là lời luôn luôn ở cửa miệng Người suốt trong cuộc sống và sự chết. Đó chính là ý nghĩa của phục vụ mà Người đã đặt thành tiêu chuẩn yếu tính của nước Thiên Chúa.

Tinh thần phục vụ ấy đạt tới đỉnh cao nhất trong việc Chúa Ki-tô sẵn sàng chịu chết. Người lãnh nhận chén đắng từ tay Cha Người và chấp nhận mục tiêu cứu độ của Thiên Chúa qua cái chết của Người. Thánh giá cho ta thấy tình yêu của Thiên Chúa đã tách biệt chúng ta ra khỏi Thiên Chúa và đã kết hiệp chúng ta với Người ra sao; nó mạc khải cho thấy tình yêu và sự tự hiến của Thiên Chúa quả là tuyệt đối và hoàn toàn bất biến. Thánh giá cũng khẳng định sự thánh thiêng không thể xâm phạm được trong tình yêu của Người, một tình yêu cho đi không dè dặt. Chúa Ki-tô chết trên thánh giá để Người có thể đi vào nỗi khốn cùng nhất của đời người, tức cái đớn đau của chết chóc, một thân phận đáng giận đang chờ đợi toàn bộ nhân loại. Người, vốn là đấng vô tội, nhưng lại tự đồng hóa mình với nhân loại tội lỗi, đã đối diện và chia sẻ thực tại chết chóc vốn là án phạt trên đầu nhân loại tội lỗi; điều ấy giải thích tại sao Người đã khiếp sợ trong vườn Diệt-si-ma-ni, và đã cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ rơi trên thánh giá, nỗi sợ chỉ có thể vượt qua bằng niềm tin thiên sai qua tiếng kêu thống thiết ‘Lạy Chúa tôi!’. Qua cử chỉ tuân phục số mệnh và án phạt treo trên đầu nhân loại, vì chúng ta và để kết hiệp với ta, Người đã thánh hóa án phạt của Thiên Chúa bằng việc trung thành chịu đựng, và đồng thời biến ơn phúc của Chúa thành hữu hiệu, và nhờ đó Người vừa làm cho án phạt của Thiên Chúa được nhìn nhận vừa công bố sự tha thứ của Thiên Chúa, do đó thánh hóa ý Thiên Chúa trước mặt chúng ta và trong chúng ta.

Thánh giá là hành động tiêu biểu nhất của Chúa Giê-su, hành động của vị quân vương và chúa tể lịch sử, nhưng sự vâng lời có tính thụ động lại được kể là sự vâng lời có tính tác động ở độ cao nhất. Như thế, tình yêu mang lấy tội lỗi chúng ta đã hiện diện với chúng ta qua việc làm của Người một cách cao qúi đến độ không thể hạ giá hay lạm dụng được. Thánh giá là hình thức được hoạt động cứu độ của Chúa Giê-su mặc lấy trong giòng lịch sử, một cái gì được thiết dựng một lần mãi mãi, một cái gì chung kết nhưng lại không chấm dứt, và là một cái gì có giá trị nền tảng trong tư cách là thánh giá của Chúa Con, đấng đã hy sinh thân mình ‘qua thần khí đời đời’ (dia pneumatos aioniou), nghĩa là luôn luôn hiện hữu, chứ không phải chỉ là một cái gì thuộc dĩ vãng, do đó luôn trực tiếp đánh động và chinh phục trái tim ta.

Tư tưởng biện lý (rationalizing) đã thất bại không nhìn ra cái nội dung kép của việc làm cũng như của ngôi vị Chúa Ki-tô với đầy đủ trương lực của nó, và đôi lúc chỉ nhìn thấy nơi thánh giá hoặc tình yêu của Thiên Chúa hoặc án phạt của Thiên Chúa mà thôi. Một cái nhìn như thế một là hạ cấp và nhân loại hóa tình yêu kia hoặc là biến án phạt kia thành một cái gì hời hợt. Nếu chỉ nhìn thấy án phạt mà thôi, ta chỉ có thể suy diễn về tình yêu của Thiên Chúa; hậu qủa tai hại của cái nhìn ấy đối với việc tìm hiểu đức tin hết sức rõ rệt trong Ki-tô Giáo. Thực ra, nơi thánh giá, trong sự chết cũng như trong cuộc sống của Chúa Ki-tô, đức tin trực tiếp nhận ra cả tình yêu lẫn án phạt cùng một lúc, tình yêu chịu tuân phục án phạt, còn án phạt thì cứu vớt chứ không hủy diệt, án phạt tăng tiến sức mạnh của ơn phúc. Nơi thánh giá, điều đức tin trực tiếp nhận ra không phải chỉ là cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, mà là cả tình yêu lẫn cơn thịnh nộ của Người, thịnh nộ cứu độ và tình yêu kết án, liên kết với nhau đến nỗi khi nhận ra cơn thịnh nộ ấy, đức tin sẵn sàng nhẩy vào vòng tay của yêu thương. Sự thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa cùng hiện diện như nhau và cùng cung cấp căn bản cho trương lực sống động của đức tin, tạo nên thống nhất tính cho cả sợ sệt lẫn tin tưởng, một thống nhất tính trong đó tin tưởng luôn luôn thắng vượt sợ sệt; đó là giáo huấn của nhiều người, trong đó, với đức tin, con người luôn luôn vừa công chính vừa có tội trước nhan Thiên Chúa.

Không thể hiểu thánh giá theo nghĩa pháp lý, vì thánh giá vượt quá bất cứ liên hệ pháp lý nào; ta chỉ có thể quan niệm một cách đúng đắn về nó như một hành vi yêu đương thánh thiện của Thiên Chúa, một hành vi lạ lùng không tài nào hiểu thấu được, theo những phạm trù tư tưởng mới dựa trên một mình thánh giá mà thôi, chứ không theo các phạm trù khác thuộc thói quen pháp lý của con người cũng như thuộc đạo đức học nhân bản. Dĩ nhiên, thánh giá là nguồn ơn cứu độ chỉ vì nó là thánh giá của đấng đã sống lại từ cõi chết, cũng như phục sinh của Chúa Ki-tô là phục sinh của đấng đã chịu đóng đinh vậy. Nếu ta không được phép quên điều đó, thì ta phải miêu tả việc làm của tình yêu mang tội lỗi ta một cách xát hơn nữa từ hai điểm nhìn là đền thay và cứu chuộc. Thực vậy, việc làm của Chúa Giê-su đem lại việc đền thay tội lỗi ta. Trên thánh giá, Người hiến tặng ta sự tha thứ, nhưng cùng một lúc, Người cũng hiến tặng sự đền tội thay; đem lại sự tha thứ, vì Người đã đem lại sự đền thay và hòa giải. Tha thứ là một điều vĩ đại, nhưng đền thay tội còn cao cả hơn nữa. Vì đền thay tội có nghĩa là dọn đường cho tha thứ, là làm cho tha thứ có hiệu quả, là làm cho tha thứ diễn ra. Đền tội thay nói lên ý muốn sáng tạo, ý muốn nền tảng và khôn cùng của Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi ta. Theo lý thuyết, tha thứ và đền tội thay có thể do hai nhân vật thực hiện. Nhưng ở đây, chỉ có một nhân vật mà thôi, đó là Thiên Chúa trong Chúa Ki-tô; đấng Thiên Chúa này thể hiện sự tha thứ của Người trong Chúa Ki-tô bằng cách tỏ bày ý muốn của Người cho ta thấy, mạc khải cho ta thấy sự vô dụng của chính ta, và dẫn ta tới việc nhìn nhận điều ấy trong đức tin. Đền tội thay không phải là một ý niệm được Thiên Chúa công bố, nó không phải là một chân lý cố định và phổ quát mà ta có thể xem sét sau này và do đó thích hợp với chính ta. Đền tội thay không là gì khác hơn sự hòa giải của cá nhân mà lương tâm đã khiêm hạ và được giải thoát trong cuộc gặp gỡ thánh giá, và được đức tin vào ơn thánh của Chúa đưa lại câu trả lời; đền tội thay thực sự là sự hoà giải của Giáo Hội, một Giáo Hội biết rằng nơi thánh giá, mình được bảo bọc bằng ân sủng Chúa. Trong hành vi đền thay, Chúa Ki-tô thân hành đến gặp kẻ có tội đang cần sự đền thay, và gặp mỗi người có tội, để mỗi người có thể trực tiếp nhận ra và cảm nhận được án phạt và ơn phúc trong việc Người làm. Đúng là hành vi đền thay của Chúa Ki-tô cũng chẳng kém khách quan tính so với việc chuộc lỗi trong học lý của thánh Anselm; nhưng trong bản chất, khách quan tính của nó không cô lập, mà là một khách quan tính có tương quan với và hướng về chủ quan tính của đức tin, đó là lý do tại sao nó được đức tin nhìn nhận.

Cùng một lúc và trong cùng một hành động, Chúa Ki-tô đến với ta như đấng Cứu Chuộc. Người nhấn mạnh đến ý nghĩa này trong hành động của Người khi Người nói rằng Người đến hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người. Việc Người làm không chỉ liên hệ đến tội theo nghĩa nó tách rời con người khỏi Thiên Chúa, nhưng cũng liên hệ đến quyền lực sự ác như một toàn bộ, từng trải dài trên nhân loại. Câu nói ‘đây là giờ của các ông, và quyền lực của tối tăm’ (Lc 22:53), khi Người bị bắt cầm tù, có ý nhắc đến sự ác trong khách quan tính của nó mà giờ đây cần được bày tỏ đầy đủ trong cái chết của Người, nhưng đồng thời cũng cần phải coi nó như một ô nhục và quyền lực của nó cần được bẻ gẫy cách dứt khoát. Ở điểm này, tư tưởng của Ki-tô giáo nguyên khởi đã nói lên một chân lý quan trọng dưới hình thức huyền thoại, một chân lý thường bị quên lãng trong những năm gần đây. Chính Chúa Giê-su cũng đã coi công việc thiên sai của mình chủ yếu là để khuất phục quyền lực sự ác, sự dữ nói chung, và sự chết, vốn đối nghịch với Thiên Chúa, và để giải thoát và cứu chuộc con cái Thiên Chúa đang khắc khoải dưới ách các quyền lực trên.

Ta sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này là trong bối cảnh trên làm thế nào giải thích được việc coi cái chết của Người từ nền tảng như một chiến thắng sự ác. Một câu trong Bài giảng Trên Núi tức câu đừng chống cự sự ác (Mt 6:39. Phần lớn các Bản đều dịch là: đừng chống trả người ác), nghĩa là đừng chống cự bằng vũ lực, cho ta một soi dẫn khá lý thú về cái chết của Người. Bởi vì sử dụng vũ lực luôn làm ta can dự vào sự ác và sẽ dẫn ta tới chính sự ác. Trái lại Chúa Ki-tô đã nạp mình cho quyền lực sự ác mà không hề chống cự. Điều này chỉ có người được Thần Trí Thiên Chúa chiếm hữu mới có thể làm được. Vì người ấy không lấy bạo hành đáp trả bạo hành, họ đứng bên ngoài lãnh địa tội lỗi. Bởi thế, cuộc khổ nạn của Người, cuộc khổ nạn của đấng vô tội, chính là bản án trên đầu quyền lực tối tăm. Qua việc đổ máu người vô tội, chính sự ác bị kết án, và quyền lực sự ác, một quyền lực tạo ra sự ác trong lãnh vực luân lý, bị hành vi luân lý của kẻ vô tội và tình yêu tự hiến mình, vốn chấp nhận đớn đau mà không chống cự, đánh cho nhừ tử. Dĩ nhiên, các hành động đền thay và cứu chuộc liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Sự ác có quyền lực trên con người, vì con người tự tách mình xa khỏi Thiên Chúa, sống dưới cơn thịnh nộ của Người, và do đó cần sự đền thay. Đền thay lấy đi quyền của sự ác trên con người. Nhưng đồng thời, trong việc làm của Chúa Ki-tô, đặc biệt nơi thánh giá, sự ác bị tấn công trực tiếp, và bị kết án trong chính nó. Đó là lý do tại sao cứu chuộc không đơn thuần chỉ là phụ thuộc đối với việc đền thay; vì cả hai cùng là quà phúc của Thiên Chúa. Như thế, Chúa Ki-tô là đấng Cứu Chuộc khỏi quyền lực sự ác; và cả thế gian nữa, theo nghĩa của Tân Ước, nghĩa là bao gồm mọi sự chống lại Thiên Chúa. Trong tư cách một lực lượng khách quan, sự ác hay thế gian làm tê liệt hành động của ta và làm ta hoài nghi đối với sự thống trị của Chúa trên vũ trụ. Nhưng ‘các ông hoàng của thế gian’ bị người tôi trung tước hết quyền lực (1 Cor 2:6); họ biết rằng họ đã bị Thiên Chúa luận phạt. Do đó họ phải nhường bước khi ta gặp họ trong quyền lực Chúa Ki-tô. Tâm hồn ta thoát hết âu lo, và lòng can đảm trong ta được phục hồi; ta có thể đảm nhiệm cuộc chiến đấu này, bởi kết quả của cuộc chiến đã được định đoạt qua công trình thiên sai của Con Thiên Chúa. Cũng cách ấy, Chúa Ki-tô là đấng Cứu Chuộc khỏi ách sự chết, khỏi nỗi sợ sệt do chết chóc đưa lại, và khỏi cảnh hư thối. Trong cái chết của Người, Người tấn công quyền lực sự chết, và sự phục sinh của Người cho thấy Người đã chiến thắng sự chết. Ngay cái chết cũng không còn chứa đựng sợ sệt đối với chúng ta nữa.

Tóm lại, Chúa Ki-tô cứu chuộc ta để đưa ta vào vương quốc của Người, vào sự sống đời đời. Sự cứu chuộc bứng ta trồng vào sự sống siêu nhiên của tình thuận hảo với Thiên Chúa trong Chúa Giê-su Ki-tô.Vì Người đem đền thay và cứu chuộc đến, Chúa Ki-tô cũng đem mạc khải đến; Người làm ta biết Thiên Chúa và sự thánh thiện của Người, và bản chất của tình yêu nói chung cũng như tình yêu kẻ thù nói riêng, bằng cách Người thực thi tất cả những điều ấy trong ta. Mạc khải này không hề quan tâm đến chân lý phổ quát, mà quan tâm đến chứng tá bản vị của Thiên Chúa đối với chính Người, một chứng tá chỉ có được nhờ đức tin. Mọi hình thức duy thức cần được loại bỏ. Nếu Chúa Ki-tô Cứu Chuộc là đấng mà nơi Người Thiên Chúa thực thi ý định cứu độ của mình, và nếu cứu chuộc là hoàn thiện hóa công cuộc sáng tạo, thì đức tin Ki-tô Giáo có thể tìm hiểu Chúa Ki-tô như đấng trung gian trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa dành cho vũ trụ. Hậu quả sau chót của tư tưởng cuối cùng này có lẽ sẽ đưa ta tới kết luận như sau: đức tin tự ý thức được rằng ta chỉ có thể có được những ngôn từ ấp úng và những hiểu biết phiến diện, cho đến khi các cố gắng của nó được thăng hoa với việc nhãn tiền được nhìn ngắm dung nhan Thiên Chúa.

Viết theo Georg Wehrung, Twentieth Century Theology in the Making

do Jaroslav Pelikan chủ biên, Bản tiếng Anh của R.A. Wilson, Collins The Fontana Library.
 
Thông Báo
Vé Số Hành Hương Mẹ La Vang Của Liên Đoàn Công Giáo
Bùi Hữu Thư
08:49 06/05/2008

Vé Số Hành Hương Mẹ La Vang Của Liên Đoàn Công Giáo



915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204 – (703) 553-0370

Trân trọng thông báo:

Cám ơn quý vị đã ủng hộ Quỹ Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang ngày 19 – 21/6/2008 của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ bằng cách mua vé số của Liên Đoàn sẽ được xổ vào ngày 20/6/2008 trong Dạ Tiệc tại Nhà Hàng Thần Tài: 6249 Arlington, Boulevard, Falls Church, Virginia 22044; Điện Thoại: (703) 538-3333.

Tuy nhiên Ban Tổ Chức đã nhận được rất nhiều cuống vé số nhưng không có chi phiếu đính kèm. Xin vui lòng liên lạc với qúy vị nào bán vé cho quý vị để xin lại số tiền và gửi cho chúng tôi, kèm theo số ghi trên vé số, để chúng tôi so sánh với cuống vé chúng tôi đang lưu giữ. Khi nhận được tiền, chúng tôi sẽ bỏ các cuống vé của quý vị vào thùng vé để xổ số.

Kết quả cuộc xổ số sẽ được thông báo trên các mạng lưới toàn cầu của Liên Đoàn Công Giáo: www.liendoanconggiao.org và Việt Catholic Network: www.vietcatholic.net. Nếu quý vị trúng giải chúng tôi sẽ thông báo bằng điện thoại qua số ghi trên cuống vé.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn. Xin Mẹ La Vang ban muôn hồng ân xuống cho quý vị và gia đình.

Ban Tổ Chức

Linh Mục Nguyễn Đức Vượng


Xin vui lòng gửi cuống vé số kèm chi phiếu về cho Ban Tổ Chức
 
Thông Báo của Ủy Ban Thánh Nhạc: Hành Hương Mẹ La Vang
Bùi Hữu Thư
22:10 06/05/2008

Thông Báo của Ủy Ban Thánh Nhạc: Hành Hương Mẹ La Vang



Các Bài Hát Trong Thánh Lễ Đại Trào Ngày 21/6/2008

Qúi Cha, qúy Sơ, qúy thầy, và các anh chị qúy mến,

Ban tổ chức Hành Hương Mẹ La Vang đã chọn những bài hát cho Thánh Lễ Đại Trào ngày Thứ Bẩy, 21/6/2008, lúc 12:00pm tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC:

1. Nhập Lễ: Hỡi Thế Trần - Hãy Về Bên Mẹ

2. Đáp Ca: Điệp Khúc Magnificat

3. Dâng Lễ: Ca Khúc Trầm Hương

4. Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân

5. Kết Lễ và Rước sang Đền Mẹ La Vang Việt Nam: Lạy Đức Mẹ La Vang - Chúc Tụng Mẹ La Vang (Cung Chúc Trinh Vương - Trinh Vương Maria...)

Bộ Lễ: Seraphim

Xin các anh chị tham gia Ca Đoàn Tổng Hợp tập hát kỹ những bài hát trên và chúng ta sẽ có 2 buổi Tổng dượt với Liên Ca Đoàn Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Dàn Nhạc Hòa Tấu Việt Mỹ theo lịch trình sau đây:

1. Chiều Thứ Sáu: 20/6/2008, từ 2:00pm - 5: 00pm

2. Sáng Thứ Bẩy: 21/6/2008, từ 10:00am - 11:45am

Theo quyết định của Trưởng Ban Tổ Chức: Đồng phục cho ngày Thánh Lễ Đại Trào của các ca viên Ca Đoàn Tổng Hợp: áo dài trắng cho các chị, áo sơ-mi trắng, cà vạt đỏ cho các anh, veston mầu Navy Blue, Xám Đậm hay Đen. Xin đừng mặc áo dài mầu. Cám ơn quý anh chị.

Mong các anh chị tham gia đông đảo để cùng cất tiếng hát Ca Tụng Chúa và Mẹ La Vang trong ngày Hành Hương. Xin liên lạc với anh Văn Duy Tùng vanduytung@yahoo.com để có các bài hát và tập dượt trước. Các anh chị cũng có thể download từng bài dưới đây (Right click), save dạng JPEG rồi in ra.

Qúy mến

NS Phạm Đức Huyến và LM Nguyễn Đức Vượng

Điệp Khúc Magnificat trang 1
Điệp Khúc Magnificat trang 2
Điệp Khúc Magnificat trang 3
Điệp Khúc Magnificat trang 4


Hỡi Thế Trần
Trinh Vương Maria
Chúc Tụng Mẹ La Vang trang 1
Chúc Tụng Mẹ La Vang trang 2
Tán Tụng Hồng Ân trang 1
Tán Tụng Hồng Ân 2
Hãy Về Bên Mẹ Trang 1
Hãy Về Bên Mẹ Trang 2
Hãy Về Bên Mẹ Trang 3
 
Tin Đáng Chú Ý
Miến Điện: Số người chết trong trận cuồng phong lên đến trên 22,000 người và còn 41,000 người mất tích!
Đồng Nhân
14:55 06/05/2008
YANGON, Miến Điện – Hôm Thứ Ba, chính phủ quân nhân Miến Điện đã nâng số người chết trong trận cuồng phong Nargis lên đến gần 22,500 người, với 41,000 người nữa còn mất tích, do hậu quả của cuồng phong giết hại nhất từ trướ`c tới nay. Phần lớn người chết vì cuồng phong và thủy triều dâng đã ập vào vùng đồng bằng Irrawaddy.

Có tới cả 1 triệu người có thể sẽ phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất" vì cuồng phong Cyclone Nargis đánh bãt vào cùng Miến Điện lần này. Một vài làng mạc đã hầu như bị tàn phá hết trọi.

Hình ảnh TV chụp được từ trên máy bay cho thấy cây cối, cột điện chăng giắc khắp nơi, đường xá bị nghẹt vì cây đổ... Vấn đề thiếu nước uống và gạo ăn là một trong những nhu yếu cần thiết nhất hiện nay. Tại Yangon, người dân đã xếp hàng để mua nước đóng chai và vẫn không có điện bốn ngày sau trận cuồng phong.

“Nhiều người chết vì sóng thủy triều hơn là vì chính trận bão,” Bộ Trưởng Cứu Trợ và Tái Định Cư Maung Maung Swe nói tại một cuộc họp báo.

“Sóng lên cao tới 12 feet và đã cuốn trôi và làm ngập lụt nửa số nhà tại những làng ở vùng đất thấp,” ông nói, khi mô tả trận cuồng phong vào cuối tuần, được coi như tàn hại nhất đã đánh vào Á Châu kể từ năm 1991, khi 143,000 người chết ở Bangladesh.

Đợt cứu trợ ngoại quốc đầu tiên trị giá hơn 10 triệu mỹ kim đã tới hôm Thứ Ba, nhưng sự thiếu thốn dụng cụ đặc biệt đã làm chậm sự phân phối.

Bà Tổng Thống Hoa Kỳ Laura Bush đã thúc giục chế độ hãy chấp nhận các nhân viên cứu trợ Hoa Kỳ, những người cho tới nay đã không được vào, và nói Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp nhiều hơn nữa. Ông nói với các phóng viên rằng ông sẵn sàng sử dụng các phương tiện của Hải Quân Hoa Kỳ cho cuộc tìm kiếm và cấp cứu.

TT Bush kêu gọi chính quyền quân phiệt Myanmar cho phép để Hoa Kỳ chuyển tới đố cứu trợ, Tòa Bạch Ốc nói Hoa Kỳ sẵn sàng gửi hơn 3 triệu mỹ kim giúp cho nạn nhân cuồng phong, cộng với số tiền cáp cứu khởi đầu từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Miến Điện có sẵn là $250,000.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Suy Tư
Nguyễn Đạo Huân
02:09 06/05/2008

SUY TƯ



Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.

Hỏi tên trăng cũ bao lần

Soi qua bốn cõi chín tầng niệm sinh

Chân trên bỉ ngạn một mình

Con chim xa tổ hàng kinh đọc hoài.

(Trích thơ của Nghiêu Minh )

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền