Phụng Vụ - Mục Vụ
Vị mục tử nhân lành
Lm Jude Siciliano OP
00:18 26/04/2012
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B
Công Vụ TĐ 4: 8-12; Tv 118; I Ga 3: 1-2, Ga 10: 11-18
Tôi có một người bạn đăng ký nhận những bài suy niệm ngắn hàng ngày qua Email. Cô ấy nói rằng: “Tôi thường đọc suy niệm trước khi làm việc. Tôi thở nhẹ, đọc, ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời cho hàng trăm Email đang đợi tôi hồi đáp. Thật hào hứng! Ngày của tôi đã bắt đầu! Nhưng sự phản tỉnh lúc đó giúp đầu óc tôi tập trung khi làm việc cũng như trong tương quan với đồng nghiệp”.
Thật buồn cười phải không quý vị? Cuộc sống quá bận rộn và mỗi ngày biết bao điều xảy đến với ta. Có quá nhiều điều khiến ta sao lãng và không còn chú ý đến những gì thực sự đang diễn ra trong cuộc đời của mình. Vì thế, có một bài báo về đời sống tâm linh được đăng trên một tạp chí hầu như có mặt khắp nơi: “The Wall Street Journal" (Tôi cho rằng đây là một dạng Kinh Thánh dành cho một số người). Bài báo có tựa đề: “Tiếng của thinh lặng”. Và đó chỉ là những gì tựa bài báo gợi ý.
Bài báo cảnh báo rằng chúng ta đang phí phạm cuộc sống nội tâm của mình – thiếu sự thinh lặng trong cuộc sống. Chúng ta luôn bị bị tiếng ồn làm cho sao lãng, nhất là tiếng ồn do những trò tiêu khiển có liên quan đến điện tử gây ra, chẳng hạn như: truyền hình, điện thoại di động, iPads, máy tính bảng Pilots… Không có lối thoát! Ngoài ra, chúng ta dường như luôn bị những tiếng nhạc và phim ảnh bao vây. Chúng xâm chiếm không gian của chúng ta, từ các trung tâm mua sắm, thang máy, nhà hàng, nhà vệ sinh đến những nơi công cộng. Chắc vì vậy mà tác giả tờ báo Phố Wall khuyên chúng ta cần thinh lặng nhiều hơn và cần ở những nơi cô tịch hơn nữa! Tác giả nói chúng ta không cần phải trở thành tu sĩ, mà chỉ cần những điều kiện giúp chúng ta giải quyết khó khăn, vì nếu không thì chúng ta sẽ quẫn trí.
Dòng cuối nói rằng: chúng ta nhận ra đâu là “những điều vô bổ” đang tấn công chúng ta từ bên ngoài và đánh lạc hướng chúng ta khỏi những gì mà tiếng lương tâm thực sự đang nói với mình. Một tiếng nói đang cố gắng giữ chúng ta tập trung vào trọng tâm.
Thời Chúa Giêsu, người ta chẳng có điện thoại di động, tivi hay “iPad với WiFi+4G” hiện đại. Nhưng họ rất giống với chúng ta. Họ cũng có nhiều mối bận tâm và những tiếng nói đua tranh khiến họ sao lãng. Con người ở mỗi thời đều cần một tiếng nói giúp họ có thể tin tưởng, để linh hứng và giúp họ định hình khuôn mẫu đời sống của họ, và cần ai đó đề họ cây nhờ. Hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh người mục tử đang chăm sóc và hướng dẫn để giới thiệu với chúng ta rằng chính Người là tiếng nói đáng tin cậy đó. Người nói với họ và cũng là nói với chúng ta rằng chúng ta cần lưu tâm đến tiếng nói của Người và phân biệt tiếng nói ấy với các tiếng nói khác, những tiếng nói lôi kéo và đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác. Người nói rằng tiếng của Người sẽ quy tụ và hướng dẫn cho hành trình của chúng ta. Sử dụng hình ảnh của bài Tin Mừng hôm nay: tiếng Người sẽ canh giữ chúng ta.
Chẳng phải điều đó diễn tả cuộc sống chúng ta sao? Chúng ta đang trên một hành trình. Trong cuộc sống, hiếm khi mọi thứ đều suôn sẻ và ổn định. Chúng ta trải qua thời thơ ấu đến trưởng thành, đi qua những thay đổi trong công việc và sự nghiệp. Đôi khi chúng ta bước vào rồi đi ra khỏi những mối tương quan. Chúng ta trải qua những thời kỳ khỏe mạnh rồi đau ốm, và chúng ta lại mong được hồi phục sức khỏe. Và tất nhiên có một hành trình tất yếu mà chúng ta vượt qua, từ trẻ đến trưởng thành, già rồi chết. Suốt hành trình này, chúng ta phải chọn: một số được thực hiện tốt, số khác chúng ta ước mình có thể quay lại và bắt đầu lại từ đầu.
Có rất nhiều những tiếng nói ngoài kia, chỉ làm sao lãng và chia trí chúng ta. Họ chẳng quan tâm chúng ta kết thúc ở đâu và như thế nào hay có luẩn quẩn hay không. Có lẽ đôi khi trong cuộc sống của mình, chúng ta đã quá chú tâm vào họ. Họ không quan tâm đến mối quan tâm nhất của chíng ta trừ khi chúng ta: mua những gì họ đang bán, chọn những gì người khác chọn, sống cùng những giá trị như những người xung quanh chúng ta (đặc điểm chung tối thiểu), và không đứng tách khỏi đám đông.
Có rất nhiều lắt léo trong suốt cuộc sống. Có nhiều quyết định lớn nhỏ phải đưa ra suốt hành trình, trong đó có những quyết định có thể biến đổi đời ta và ảnh hưởng lâu dài. Vấn đề là: điều gì và ai sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định này? Chúng ta hướng về đâu để giải thích và kiên định? Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiếng nói của Người Mục Tử muốn quy tụ chúng ta lại. Người muốn cho chúng ta nghỉ ngơi sau những việc vô ích và phí sức lực. Tiếng của Người có thể giúp chúng ta cảnh giác trong một thế giới luôn lầm lạc.
Đức Giêsu đang tiếp tục mời gọi chúng ta chú tâm vào Người hơn nữa, vì Người đã dành trọn cuộc sống của mình cho chúng ta. Người muốn giúp chúng ta trong suốt hành trình cuộc đời: hành trình hướng về Thiên Chúa; hành trình trở nên đáng tin hơn; hành trình trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và tha nhân; hành trình trở nên ít kiểm soát hơn; hành trình vứt bỏ quá khứ sau lưng và bắt đầu lại, và hành trình trở để khoan dung hơn.
Hôm nay là ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Điều đó thật thích hợp biểu tượng Người Mục Tử Nhân Lành. Hình ảnh người mục tử nói về sự chăm sóc yêu thương và có trách nhiệm; hướng dẫn, che chở, an ủi, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta, những người được người mục tử mời gọi.
Ngày nay, có rất nhiều bóng tối bao quanh chúng ta: tình trạng thất nghiệp, chiến tranh, những phân cách về chủng tộc và kinh tế, lo lắng về con cái và tương lai của chúng, vấn đề bạo lực, sự tổn thương … Những người ngồi ở những ghế dành riêng trong nhà thờ thường tìm sự giúp đỡ nơi các mục tử đã được chỉ định. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các mục tử ơn khôn ngoan và sự nhẫn nại khi các ngài phục vụ và hướng dẫn dân Chúa. Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho những người dẫn dắt chúng ta nhờ những thừa tác vụ của các ngài trong giáo hội: các phó tế, các tu sĩ, ủy ban bác ái và những giáo dân tình nguyện. Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa vì họ đã quảng đại đáp trả lời mời gọi của Người. Chúng ta cầu xin thêm sức mạnh và hướng dẫn để họ phục vụ dân Chúa, nhất là những người nghèo hèn và bé mọn. Nguyện xin Thiên Chúa giúp họ xoa dịu nỗi đau, ban ơn can đảm cho những người thất vọng và cho những người lầm lạc thấy đường trở về.
Chúng ta cũng cầu xin cho tất cả những mục tử đang ngồi trong hàng ghế nhà thờ: các ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, vợ chồng, bạn bè và thầy cô giáo. Họ cũng mang trách nhiệm và gánh nặng trong cương vị lãnh đạo những người mà họ coi sóc. Hôm nay, cầu chúc họ được đầy tràn ơn hướng dẫn của Thiên Chúa.
Nguyện xin tất cả chúng ta được vị Mục tử Nhân lành nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể này, luôn biết lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên những mục tử tốt lành và, như Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên chúng ta đang chăm sóc.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
4th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18
I have a friend who signed up to receive daily, brief meditations by e-mail. She says, "It’s the first thing I read at work. I take a breath, read, reflect for a moment and then get to the hundred e-mails waiting for my immediate response. It’s crazy! My day has begun! But that moment’s reflection helps me keep my head about me, gives me a central focus as I relate to my coworkers and my work."
It is crazy isn’t it? How busy life is, and how much comes at us each day. There is so much to distract us and keep us from paying attention to what’s really going on in our lives. So says an article on spirituality written a while back in, of all places, "The Wall Street Journal." (I guess that’s the Bible of sorts for some people.) The article was entitled, "The Sounds of Silence." And it was about just what the title suggests.
It lamented the loss of our interior lives – the absence of some silence in our lives. We are so distracted all the time by noise, especially that produced by electronic diversions. You know the kind: television, cell phones, iPads, Palm Pilots, etc. There’s no escaping! Plus, we always seem to be surrounded by sound tracks and video displays which invade our space in malls, elevators, restaurants, rest rooms and other public places. Imagine, a writer in "The Wall Street Journal" suggesting we need more silence in our lives and more solitude! He says we don’t have to become monks or nuns; but we do need conditions that help us sort things out because otherwise we are distracted and the more distracted we are, the more distracted we’ll become.
The bottom line: we need to figure out what’s "idle chatter" coming at us from the outside and misguiding us (throwing us off center), from what our true inner voice is saying to us. A voice which is trying to keep us focused and on center.
There weren’t cell phones and television, nor the latest "iPad with WiFi +4G" in Jesus’ day. But they were a lot like us. They also had a lot of worries and competing voices to distract them. People in every generation need a voice they can trust, to inspire them and set the pattern of their lives, someone they can rely on. Using the image of a caring and guiding shepherd, Jesus presents himself today to us as that trustworthy voice. He said to them and says to us, that we need to be attentive to his voice and separate it from all the other voices that tug on us and draw us here and there. His voice, he says, will keep us together and also guide us on our journey. Using the image of the gospel today: his voice will guard our coming in and going out.
That describes our lives doesn’t it? We are on a journey. There are very few periods in our lives when things are smooth and unchanging. We journey through childhood into adulthood. We journey through changes in jobs and careers. We enter into and, sometimes, out of relationships. We pass through periods of health and then illness and, we hope, health again. And of course there is the inevitable journey we take from youth, to adulthood, to old-age and then death. All along these journeys we make choices: some are well made, others we wish we could take back and do all over again.
There are a lot of voices out there that can only distract and scatter us. They really don’t care how or where we end up or whether were going around in circles. Perhaps we’ve paid too much attention to them at times in our lives. They don’t have our best interests at heart as long as we: buy what they’re selling; choose what everyone else chooses; live with the same values as those around us (the least common denominator); and don’t stand out from the crowd.
There’s a lot to maneuver through life. Lots of big and small decisions to make along the way, some of which can alter our lives and have long-term effects. The question is: what and who will help us make these decisions? Where do we turn for clarity and consistency? The voice of the Shepherd, Jesus tells us, wants to gather us. He wants to give us rest from futility and wasted energies. His voice can help us keep our wits about us in an often misguided world.
Jesus is inviting us again to be more attentive to him because he has invested his life in us. He wants to help us along life’s journey: our journey towards God; our journey to become more trusting; our journey to become more patient with ourselves and others; our journey to become less controlling; our journey to put the past behind us and start afresh and our journey to become more forgiving.
Today is The World Day of Prayer for Vocations. That’s appropriate in light of today’s Good Shepherd metaphor. The shepherd imagery speaks of loving and responsible care; providing guidance, protection, comfort, nurture and safety for those we are called to shepherd.
There’s lots of darkness around us these days: unemployment, war, racial and economic divides, fear for our children and their future, violence, loss, etc. Those in the pews often turn to our appointed shepherds for help. May God give them wisdom and perseverance as they serve and guide God’s people. We pray then for those who shepherd us thrJude Siciliano, OPough their ministries in the church: the ordained, vowed religious, paid staff and lay volunteers. We praise God for their generous response to God’s call. We pray for strength and direction in their service to God’s people, especially the neediest and powerless. May God help them to relieve pain, give courage to the crestfallen and vision to the misguided.
We also pray for all the shepherds sitting in the pews: parents, grandparents, uncles, aunts, spouses, friends and teachers. They too bear the responsibility and burden of leadership for those in their charge. May they be blessed with God’s ample shepherding graces today.
May all of us who are nourished by the Good Shepherd at this Eucharist, hear again God’s call to be good shepherds and, like Christ, be willing to give our lives for the sheep in our care.
Công Vụ TĐ 4: 8-12; Tv 118; I Ga 3: 1-2, Ga 10: 11-18
Tôi có một người bạn đăng ký nhận những bài suy niệm ngắn hàng ngày qua Email. Cô ấy nói rằng: “Tôi thường đọc suy niệm trước khi làm việc. Tôi thở nhẹ, đọc, ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời cho hàng trăm Email đang đợi tôi hồi đáp. Thật hào hứng! Ngày của tôi đã bắt đầu! Nhưng sự phản tỉnh lúc đó giúp đầu óc tôi tập trung khi làm việc cũng như trong tương quan với đồng nghiệp”.
Thật buồn cười phải không quý vị? Cuộc sống quá bận rộn và mỗi ngày biết bao điều xảy đến với ta. Có quá nhiều điều khiến ta sao lãng và không còn chú ý đến những gì thực sự đang diễn ra trong cuộc đời của mình. Vì thế, có một bài báo về đời sống tâm linh được đăng trên một tạp chí hầu như có mặt khắp nơi: “The Wall Street Journal" (Tôi cho rằng đây là một dạng Kinh Thánh dành cho một số người). Bài báo có tựa đề: “Tiếng của thinh lặng”. Và đó chỉ là những gì tựa bài báo gợi ý.
Bài báo cảnh báo rằng chúng ta đang phí phạm cuộc sống nội tâm của mình – thiếu sự thinh lặng trong cuộc sống. Chúng ta luôn bị bị tiếng ồn làm cho sao lãng, nhất là tiếng ồn do những trò tiêu khiển có liên quan đến điện tử gây ra, chẳng hạn như: truyền hình, điện thoại di động, iPads, máy tính bảng Pilots… Không có lối thoát! Ngoài ra, chúng ta dường như luôn bị những tiếng nhạc và phim ảnh bao vây. Chúng xâm chiếm không gian của chúng ta, từ các trung tâm mua sắm, thang máy, nhà hàng, nhà vệ sinh đến những nơi công cộng. Chắc vì vậy mà tác giả tờ báo Phố Wall khuyên chúng ta cần thinh lặng nhiều hơn và cần ở những nơi cô tịch hơn nữa! Tác giả nói chúng ta không cần phải trở thành tu sĩ, mà chỉ cần những điều kiện giúp chúng ta giải quyết khó khăn, vì nếu không thì chúng ta sẽ quẫn trí.
Dòng cuối nói rằng: chúng ta nhận ra đâu là “những điều vô bổ” đang tấn công chúng ta từ bên ngoài và đánh lạc hướng chúng ta khỏi những gì mà tiếng lương tâm thực sự đang nói với mình. Một tiếng nói đang cố gắng giữ chúng ta tập trung vào trọng tâm.
Thời Chúa Giêsu, người ta chẳng có điện thoại di động, tivi hay “iPad với WiFi+4G” hiện đại. Nhưng họ rất giống với chúng ta. Họ cũng có nhiều mối bận tâm và những tiếng nói đua tranh khiến họ sao lãng. Con người ở mỗi thời đều cần một tiếng nói giúp họ có thể tin tưởng, để linh hứng và giúp họ định hình khuôn mẫu đời sống của họ, và cần ai đó đề họ cây nhờ. Hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh người mục tử đang chăm sóc và hướng dẫn để giới thiệu với chúng ta rằng chính Người là tiếng nói đáng tin cậy đó. Người nói với họ và cũng là nói với chúng ta rằng chúng ta cần lưu tâm đến tiếng nói của Người và phân biệt tiếng nói ấy với các tiếng nói khác, những tiếng nói lôi kéo và đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác. Người nói rằng tiếng của Người sẽ quy tụ và hướng dẫn cho hành trình của chúng ta. Sử dụng hình ảnh của bài Tin Mừng hôm nay: tiếng Người sẽ canh giữ chúng ta.
Chẳng phải điều đó diễn tả cuộc sống chúng ta sao? Chúng ta đang trên một hành trình. Trong cuộc sống, hiếm khi mọi thứ đều suôn sẻ và ổn định. Chúng ta trải qua thời thơ ấu đến trưởng thành, đi qua những thay đổi trong công việc và sự nghiệp. Đôi khi chúng ta bước vào rồi đi ra khỏi những mối tương quan. Chúng ta trải qua những thời kỳ khỏe mạnh rồi đau ốm, và chúng ta lại mong được hồi phục sức khỏe. Và tất nhiên có một hành trình tất yếu mà chúng ta vượt qua, từ trẻ đến trưởng thành, già rồi chết. Suốt hành trình này, chúng ta phải chọn: một số được thực hiện tốt, số khác chúng ta ước mình có thể quay lại và bắt đầu lại từ đầu.
Có rất nhiều những tiếng nói ngoài kia, chỉ làm sao lãng và chia trí chúng ta. Họ chẳng quan tâm chúng ta kết thúc ở đâu và như thế nào hay có luẩn quẩn hay không. Có lẽ đôi khi trong cuộc sống của mình, chúng ta đã quá chú tâm vào họ. Họ không quan tâm đến mối quan tâm nhất của chíng ta trừ khi chúng ta: mua những gì họ đang bán, chọn những gì người khác chọn, sống cùng những giá trị như những người xung quanh chúng ta (đặc điểm chung tối thiểu), và không đứng tách khỏi đám đông.
Có rất nhiều lắt léo trong suốt cuộc sống. Có nhiều quyết định lớn nhỏ phải đưa ra suốt hành trình, trong đó có những quyết định có thể biến đổi đời ta và ảnh hưởng lâu dài. Vấn đề là: điều gì và ai sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định này? Chúng ta hướng về đâu để giải thích và kiên định? Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiếng nói của Người Mục Tử muốn quy tụ chúng ta lại. Người muốn cho chúng ta nghỉ ngơi sau những việc vô ích và phí sức lực. Tiếng của Người có thể giúp chúng ta cảnh giác trong một thế giới luôn lầm lạc.
Đức Giêsu đang tiếp tục mời gọi chúng ta chú tâm vào Người hơn nữa, vì Người đã dành trọn cuộc sống của mình cho chúng ta. Người muốn giúp chúng ta trong suốt hành trình cuộc đời: hành trình hướng về Thiên Chúa; hành trình trở nên đáng tin hơn; hành trình trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và tha nhân; hành trình trở nên ít kiểm soát hơn; hành trình vứt bỏ quá khứ sau lưng và bắt đầu lại, và hành trình trở để khoan dung hơn.
Hôm nay là ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Điều đó thật thích hợp biểu tượng Người Mục Tử Nhân Lành. Hình ảnh người mục tử nói về sự chăm sóc yêu thương và có trách nhiệm; hướng dẫn, che chở, an ủi, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta, những người được người mục tử mời gọi.
Ngày nay, có rất nhiều bóng tối bao quanh chúng ta: tình trạng thất nghiệp, chiến tranh, những phân cách về chủng tộc và kinh tế, lo lắng về con cái và tương lai của chúng, vấn đề bạo lực, sự tổn thương … Những người ngồi ở những ghế dành riêng trong nhà thờ thường tìm sự giúp đỡ nơi các mục tử đã được chỉ định. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các mục tử ơn khôn ngoan và sự nhẫn nại khi các ngài phục vụ và hướng dẫn dân Chúa. Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho những người dẫn dắt chúng ta nhờ những thừa tác vụ của các ngài trong giáo hội: các phó tế, các tu sĩ, ủy ban bác ái và những giáo dân tình nguyện. Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa vì họ đã quảng đại đáp trả lời mời gọi của Người. Chúng ta cầu xin thêm sức mạnh và hướng dẫn để họ phục vụ dân Chúa, nhất là những người nghèo hèn và bé mọn. Nguyện xin Thiên Chúa giúp họ xoa dịu nỗi đau, ban ơn can đảm cho những người thất vọng và cho những người lầm lạc thấy đường trở về.
Chúng ta cũng cầu xin cho tất cả những mục tử đang ngồi trong hàng ghế nhà thờ: các ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, vợ chồng, bạn bè và thầy cô giáo. Họ cũng mang trách nhiệm và gánh nặng trong cương vị lãnh đạo những người mà họ coi sóc. Hôm nay, cầu chúc họ được đầy tràn ơn hướng dẫn của Thiên Chúa.
Nguyện xin tất cả chúng ta được vị Mục tử Nhân lành nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể này, luôn biết lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên những mục tử tốt lành và, như Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên chúng ta đang chăm sóc.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
4th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18
I have a friend who signed up to receive daily, brief meditations by e-mail. She says, "It’s the first thing I read at work. I take a breath, read, reflect for a moment and then get to the hundred e-mails waiting for my immediate response. It’s crazy! My day has begun! But that moment’s reflection helps me keep my head about me, gives me a central focus as I relate to my coworkers and my work."
It is crazy isn’t it? How busy life is, and how much comes at us each day. There is so much to distract us and keep us from paying attention to what’s really going on in our lives. So says an article on spirituality written a while back in, of all places, "The Wall Street Journal." (I guess that’s the Bible of sorts for some people.) The article was entitled, "The Sounds of Silence." And it was about just what the title suggests.
It lamented the loss of our interior lives – the absence of some silence in our lives. We are so distracted all the time by noise, especially that produced by electronic diversions. You know the kind: television, cell phones, iPads, Palm Pilots, etc. There’s no escaping! Plus, we always seem to be surrounded by sound tracks and video displays which invade our space in malls, elevators, restaurants, rest rooms and other public places. Imagine, a writer in "The Wall Street Journal" suggesting we need more silence in our lives and more solitude! He says we don’t have to become monks or nuns; but we do need conditions that help us sort things out because otherwise we are distracted and the more distracted we are, the more distracted we’ll become.
The bottom line: we need to figure out what’s "idle chatter" coming at us from the outside and misguiding us (throwing us off center), from what our true inner voice is saying to us. A voice which is trying to keep us focused and on center.
There weren’t cell phones and television, nor the latest "iPad with WiFi +4G" in Jesus’ day. But they were a lot like us. They also had a lot of worries and competing voices to distract them. People in every generation need a voice they can trust, to inspire them and set the pattern of their lives, someone they can rely on. Using the image of a caring and guiding shepherd, Jesus presents himself today to us as that trustworthy voice. He said to them and says to us, that we need to be attentive to his voice and separate it from all the other voices that tug on us and draw us here and there. His voice, he says, will keep us together and also guide us on our journey. Using the image of the gospel today: his voice will guard our coming in and going out.
That describes our lives doesn’t it? We are on a journey. There are very few periods in our lives when things are smooth and unchanging. We journey through childhood into adulthood. We journey through changes in jobs and careers. We enter into and, sometimes, out of relationships. We pass through periods of health and then illness and, we hope, health again. And of course there is the inevitable journey we take from youth, to adulthood, to old-age and then death. All along these journeys we make choices: some are well made, others we wish we could take back and do all over again.
There are a lot of voices out there that can only distract and scatter us. They really don’t care how or where we end up or whether were going around in circles. Perhaps we’ve paid too much attention to them at times in our lives. They don’t have our best interests at heart as long as we: buy what they’re selling; choose what everyone else chooses; live with the same values as those around us (the least common denominator); and don’t stand out from the crowd.
There’s a lot to maneuver through life. Lots of big and small decisions to make along the way, some of which can alter our lives and have long-term effects. The question is: what and who will help us make these decisions? Where do we turn for clarity and consistency? The voice of the Shepherd, Jesus tells us, wants to gather us. He wants to give us rest from futility and wasted energies. His voice can help us keep our wits about us in an often misguided world.
Jesus is inviting us again to be more attentive to him because he has invested his life in us. He wants to help us along life’s journey: our journey towards God; our journey to become more trusting; our journey to become more patient with ourselves and others; our journey to become less controlling; our journey to put the past behind us and start afresh and our journey to become more forgiving.
Today is The World Day of Prayer for Vocations. That’s appropriate in light of today’s Good Shepherd metaphor. The shepherd imagery speaks of loving and responsible care; providing guidance, protection, comfort, nurture and safety for those we are called to shepherd.
There’s lots of darkness around us these days: unemployment, war, racial and economic divides, fear for our children and their future, violence, loss, etc. Those in the pews often turn to our appointed shepherds for help. May God give them wisdom and perseverance as they serve and guide God’s people. We pray then for those who shepherd us thrJude Siciliano, OPough their ministries in the church: the ordained, vowed religious, paid staff and lay volunteers. We praise God for their generous response to God’s call. We pray for strength and direction in their service to God’s people, especially the neediest and powerless. May God help them to relieve pain, give courage to the crestfallen and vision to the misguided.
We also pray for all the shepherds sitting in the pews: parents, grandparents, uncles, aunts, spouses, friends and teachers. They too bear the responsibility and burden of leadership for those in their charge. May they be blessed with God’s ample shepherding graces today.
May all of us who are nourished by the Good Shepherd at this Eucharist, hear again God’s call to be good shepherds and, like Christ, be willing to give our lives for the sheep in our care.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 26/04/2012
PHÚ GIANG TÂM
Người có của bất lương thì ngày cũng như đêm đều lo sợ kẻ trộm đến thăm nhà.
Ngày nọ, ông ta cùng với người bạn đi du ngoạn ở chùa Giang Tâm, trên bức tường có viết một bài thơ bốn câu tựa đề là “Phú Giang Tâm”, nhưng người ấy đem chữ “phú 賦” (1) đọc là “tặc 賊” (2) nên vội vàng bỏ chạy, người bạn rất kinh ngạc hỏi lý do tại sao lại bỏ chạy, người ấy nói:
- “Tặc Giang Tâm ở chỗ này”.
Người bạn nói:
- “Đó là phú chứ không phải tặc”.
Nhưng người ấy vẫn cứ nói:
- “Phú là phú, cuối cùng vẫn có chút hình bóng của cướp” (3) .
Suy tư:
Chữ Tàu, chỉ cần nhìn sai một nét là đọc sai cả chữ và cả nghĩa của nó, nhất là những chữ từa tựa như nhau, mà người ngoại quốc học tiếng Tàu thường mắc phải.
Trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu cũng vậy, chỉ cần sơ ý lơ là một chút là dễ dàng đi vào quỷ đạo của ma quỷ và cơn cám dỗ của nó, cho nên cần phải tỉnh thức và cầu nguyện như lời của Đức Chúa Giê-su đã đạy: các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.
- Chữ phú mà đọc sai là chữ tặc, nên tên giàu có bất lương thấp thỏm lo âu bỏ chạy vì có tật giật mình.
- Có một vài người Ki-tô hữu ngoại tình với người khác rồi nói Chúa dạy phải yêu thương hết mọi người.
- Vì hiểu lầm bí tích Giải Tội như cái thùng đổ rác, nên có những người Ki-tô hữu vẫn cứ sống trong tội, bởi vì họ nói rằng chỉ cần mình khi gần chết hối cải là Chúa tha tội, nhưng họ không biết rằng lúc nào thì mình phải chết để hối cải…
Vì dục vọng, vì đam mê mà người Ki-tô hữu ai cũng có những lúc “đọc sai” chữ yêu thương của Chúa, ai cũng có những lúc “đọc sai” các bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra. Nhưng biết mình đọc sai để sửa lại, thì cuộc sống của họ sẽ phong phú ân sủng và dồi dào kinh nghiệm sống đạo hơn.
(1) Phú賦là thơ phú.
(2) Tặc賊là trộm, cướp.
(3) Chữ phú (賦)và chữ tặc(賊) thì khác nhau, nhưng mới nhìn qua thì có chút khác nhau.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người có của bất lương thì ngày cũng như đêm đều lo sợ kẻ trộm đến thăm nhà.
Ngày nọ, ông ta cùng với người bạn đi du ngoạn ở chùa Giang Tâm, trên bức tường có viết một bài thơ bốn câu tựa đề là “Phú Giang Tâm”, nhưng người ấy đem chữ “phú 賦” (1) đọc là “tặc 賊” (2) nên vội vàng bỏ chạy, người bạn rất kinh ngạc hỏi lý do tại sao lại bỏ chạy, người ấy nói:
- “Tặc Giang Tâm ở chỗ này”.
Người bạn nói:
- “Đó là phú chứ không phải tặc”.
Nhưng người ấy vẫn cứ nói:
- “Phú là phú, cuối cùng vẫn có chút hình bóng của cướp” (3) .
Suy tư:
Chữ Tàu, chỉ cần nhìn sai một nét là đọc sai cả chữ và cả nghĩa của nó, nhất là những chữ từa tựa như nhau, mà người ngoại quốc học tiếng Tàu thường mắc phải.
Trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu cũng vậy, chỉ cần sơ ý lơ là một chút là dễ dàng đi vào quỷ đạo của ma quỷ và cơn cám dỗ của nó, cho nên cần phải tỉnh thức và cầu nguyện như lời của Đức Chúa Giê-su đã đạy: các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.
- Chữ phú mà đọc sai là chữ tặc, nên tên giàu có bất lương thấp thỏm lo âu bỏ chạy vì có tật giật mình.
- Có một vài người Ki-tô hữu ngoại tình với người khác rồi nói Chúa dạy phải yêu thương hết mọi người.
- Vì hiểu lầm bí tích Giải Tội như cái thùng đổ rác, nên có những người Ki-tô hữu vẫn cứ sống trong tội, bởi vì họ nói rằng chỉ cần mình khi gần chết hối cải là Chúa tha tội, nhưng họ không biết rằng lúc nào thì mình phải chết để hối cải…
Vì dục vọng, vì đam mê mà người Ki-tô hữu ai cũng có những lúc “đọc sai” chữ yêu thương của Chúa, ai cũng có những lúc “đọc sai” các bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra. Nhưng biết mình đọc sai để sửa lại, thì cuộc sống của họ sẽ phong phú ân sủng và dồi dào kinh nghiệm sống đạo hơn.
(1) Phú賦là thơ phú.
(2) Tặc賊là trộm, cướp.
(3) Chữ phú (賦)và chữ tặc(賊) thì khác nhau, nhưng mới nhìn qua thì có chút khác nhau.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:38 26/04/2012
N2T |
9. Người mà lúc bình an quá ư hợm mình, khi tác chiến phần nhiều sợ hãi co rúm không dám tiến lên phía trước, thì rất dễ bị té nhào.
(sách Gương Chúa Giê-su)Hiệp thông với Chúa và với tha nhân
LM. Đan Vinh
09:29 26/04/2012
Chúa Nhật V Phục Sinh B
Cv 9,26-31 ; 1 Ga 3,18-24 ; Ga 15,1-8
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA VÀ VỚI THA NHÂN
1. Têrêsa: Mẫu gương hiệp thông với Chúa:
Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, sinh năm 1873 tại A-lăng-sông (Alancon) nước Pháp. Ngay từ năm 15 tuổi, Tê-rê-sa đã được đặc ân gia nhập dòng kín Các-men. Chín năm sau, tức năm 1897, chị Tê-rê-sa đã an nghỉ trong Chúa do bị bệnh lao phổi. Thế mà, ngay sau khi qua đời, tiếng thơm nhân đức của ngài đã vang đi khắp nơi. Rồi 28 năm sau, tức vào năm 1925, Tê-rê-sa đã được Đức Pi-ô XI phong lên bậc hiển thánh và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Mới đây, Đức Gio-an Phao-lô Đệ Nhị lại phong Tê-rê-sa làm tiến sĩ của Hội Thánh.
Đọc tiểu sử của thánh nữ, ta thấy chị không phải vất vả đi khắp nơi giảng dạy giáo lý Thánh Kinh cho dân chúng, đương đầu với lạc giáo như thánh Đa-minh; Không sống khắc khổ hay ăn chay đánh tội như thánh Phan-xi-cô Khó Khăn; Không phải bỏ quê hương đi đến những vùng xa xôi truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê ; Không để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý và thần học như thánh Tô-ma A-qui-nô ; Không làm nhiều phép lạ giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh như thánh Mác-tin Po-rê; Không chịu cực hình đau khổ để làm chứng cho Chúa như các thánh tử đạo Việt Nam... Thế nhưng tại sao Tê-rê-sa lại được Hội Thánh tôn vinh như một đại Thánh của thế kỷ XX và XXI? Thưa chính là nhờ chị có đời sống nội tâm đạo đức, luôn kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su như cành nho gắn liền với thân cây nho. Nhờ sự kết hiệp đó, dù không làm được những việc lớn lao bề ngoài, nhưng Tê-rê-sa đã đem lại nhiều ích lợi cho Hội Thánh, đặc biệt là đường lối nên thánh của chị thánh phù hợp với Lời Chúa dạy và với tâm lý của con người thời đại mới. Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su, mà Tê-rê-sa đã đem lại một sinh lực mới cho Hội Thánh, như lời Chúa phán: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
2. Hiệp thông với Chúa như cành nho kết hiệp với thân cây nho:
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự hiệp thông với Đức Giê-su là điều kiện để đức Tin của các môn đệ phát sinh hoa trái. Cũng như cành nho phải kết hiệp mật thiết với thân cây mới sinh hoa kết quả thế nào, thì các tín hữu cũng phải kết hiệp mật thiết vối Chúa Giê-su mới có thể chu tòan sứ mệnh làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi anh em.
3. Hiệp thông với Chúa “Con thơ phó thác” để hiệp thông với tha nhân:
Qua tác phẩm “Tự thuật” mà Tê-rê-sa đã vâng lời bề trên trình bày về linh đạo của mình. Linh đạo ấy được gọi là Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng, là Đức Bác Ái rút ra từ lời dạy và gương lành của Đức Giê-su trong Tân Ước, và được tóm gọn như sau:
- Luôn tin yêu phó thác mọi sự cho Chúa quan phòng, giống như đứa con thơ ở trong lòng bà mẹ.
- Quyết tâm thực thi tình mến Chúa yêu người trong cuộc sống hằng ngày: “Sống đời thường bằng một cách thức phi thường”.
- Tận hiến toàn thân để làm vinh danh Chúa và khiêm nhường phục vụ tha nhân.
- Vui vẻ đón nhận những sự hiểu lầm bất công hay khinh dể của tha nhân, như những món quà Chúa gởi đến giúp ta nên thánh.
Tê-rê-sa đã viết trong cuốn Tự Thuật như sau: “Đức Ái đã cho tôi thấy chìa khóa về ơn gọi của tôi. Tôi hiểu rằng: nếu Hội Thánh là một thân thể gồm nhiều chi thể, thì các chi thể đương nhiên phải có một chi trọng yếu hơn. Đó là trái tim luôn cháy lửa yêu mến. Chỉ có lòng mến mới thúc bách mọi thành viên trong Hội Thánh hăng hái hoạt động. Nếu ngọn lửa mến đó tắt đi thì các tông đồ không còn rao giảng Tin mừng, các vị tử đạo sẽ không hy sinh đổ máu. Tôi hiểu lòng mến bao trùm mọi ơn gọi khác, bao quát mọi không gian và thời gian. Tóm lại lòng mến là vĩnh cửu”. Quả vậy, chính lòng mến Chúa tha thiết đã làm cho Tê-rê-sa tiến lên tới đỉnh trọn lành, và kết thúc cuộc đời trong sự bình an hạnh phúc.
Về đời sống nội tâm, Tê-rê-sa đã thưa với Đức Giê-su trong cuốn Tự Thuật như sau: “Ôi Giê-su là Tình Yêu của con. Con đã khám phá ra ơn gọi của con là Sống Tình Yêu! Con đã tìm ra chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh là mẹ con mà Chúa đã ban cho con. Con sẽ là Tình Yêu, và như vậy con sẽ là tất cả...”
4. Lạy Chúa Giêsu.
Hôm nay xin Chúa cũng giúp chúng con biết noi gương Đức Maria trong việc hiệp thông với Chúa và với tha nhân: Sau khi thụ thai Hài nhi Giêsu, Mẹ đã đem Thai Nhi đi viếng thăm bà chị họ để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho cả gia đình Gia-ca-ri-a. Nhờ đó thai nhi Gio-an Tẩy Giả đã nhảy mừng trong dạ mẹ vì được khỏi tội tổ tông truyền. Xin cho chúng con hôm nay, mỗi lần dự lễ và rước Chúa Giêsu vào lòng, cũng biết đem Chúa là tình yêu đến chia sẻ cho những người thân chưa tin nhận Chúa, thăm viếng thắt chặt tình thân với các thành viên trong cộng đoàn… và sẵn sàng khiêm tốn phục vụ Chúa hiện thân trong những người neo đơn bệnh tật và bất hạnh... Nhờ được luôn hiệp thông với Chúa, chúng con sẽ biết quên mình, vác thập giá là những rủi ro trái ý gặp phải hằng ngày và bước theo chân Chúa trên đường lên Núi Sọ noi gương Mẹ Maria xưa. AMEN.
LM ĐAN VINH
Nhận diện mục tử và người chăn thuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:32 26/04/2012
Chúa Nhật IV PS B
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục. Một trong những nội dung làm việc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kỳ I năm 2012 vừa qua tại giáo phận Xuân Lộc đó là việc đào tạo linh mục. Dĩ nhiên là mục tiêu nhắm là để có những vị “mục tử như lòng Chúa mong ước” . Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Nói rằng bạn chưa hoàn hảo thì chúng ta dễ chấp nhận ngay nhưng nếu nói rằng bạn xấu xa thì xem ra dễ có phản ứng. Hoặc giả như cho rằng bạn nói chưa đúng thì dễ chấp nhận nhưng nếu ai đó cho rằng chúng ta nói sai thì vấn đề lại trở thành trầm trọng. Dẫu sao đi nữa thì bài trích Tin Mừng thánh Gioan của Chúa Nhật IV Phục Sinh năm B, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.
Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.
2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công giáo, cách riêng giáo dân Công giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.
4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên.
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.
2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.
3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”
4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.
Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.
“Hãy ra khỏi ngôi mộ trống!” Hy vọng rằng lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện của Đức Thánh Cha giúp cho nhiều đấng bậc, cách riêng trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam biết thức tỉnh để sống lại con người mục tử chính danh chính hiệu của mình. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục. Một trong những nội dung làm việc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kỳ I năm 2012 vừa qua tại giáo phận Xuân Lộc đó là việc đào tạo linh mục. Dĩ nhiên là mục tiêu nhắm là để có những vị “mục tử như lòng Chúa mong ước” . Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Nói rằng bạn chưa hoàn hảo thì chúng ta dễ chấp nhận ngay nhưng nếu nói rằng bạn xấu xa thì xem ra dễ có phản ứng. Hoặc giả như cho rằng bạn nói chưa đúng thì dễ chấp nhận nhưng nếu ai đó cho rằng chúng ta nói sai thì vấn đề lại trở thành trầm trọng. Dẫu sao đi nữa thì bài trích Tin Mừng thánh Gioan của Chúa Nhật IV Phục Sinh năm B, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.
Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.
2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công giáo, cách riêng giáo dân Công giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.
4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên.
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.
2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.
3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”
4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.
Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.
“Hãy ra khỏi ngôi mộ trống!” Hy vọng rằng lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện của Đức Thánh Cha giúp cho nhiều đấng bậc, cách riêng trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam biết thức tỉnh để sống lại con người mục tử chính danh chính hiệu của mình. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.
Sống ơn gọi tình yêu giữa dòng lịch sử
+Gm. GB Bùi Tuần
11:35 26/04/2012
1. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Người nhiều điều quan trọng. Trong những điều quan trọng ấy có một điều được kể là quan trọng hơn hết, đó là điều răn yêu thương. “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Lời Chúa trên đây là một mời gọi gởi tới mọi môn đệ Chúa ở khắp nơi, thuộc mọi thời. Chúa đợi mỗi môn đệ hãy trả lời Chúa.
Với nhận thức mình được Chúa yêu thương, tôi đã trả lời: “Vâng, con xin đón nhận điều răn mới Chúa ban. Con coi đời sống yêu thương là dấu chỉ con thuộc về Chúa và là con đường cứu độ”.
Trả lời của tôi là một thứ cam kết, giữa tình yêu tôi và tình yêu Chúa. Cam kết ấy ban đầu mới chỉ là một lời hứa chung chung. Nhưng, khi sống lời cam kết ấy trong dòng lịch sử, tôi dần dần nhận thấy lời cam kết ấy có một dung mạo. Ở đây, tôi xin phép mô tả vài nét của dung mạo đó nơi nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay. Những nét đó được thành hình nhờ ơn Chúa từ những biến cố lịch sử. Ở đây, tôi xin đề cập đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
2. Nét thứ nhất là tinh thần nghèo khó.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 là một biến cố đã giúp rất nhiều người môn đệ Chúa trở về với tinh thần nghèo khó.
Ban đầu sự nghèo khó được cảm nhận như một sự mất mát: Mất của cải, mất danh dự, mất các điểm tựa trong đời sống xã hội. Sự mất mát như thế nói lên thực trạng của những đổ vỡ. Đổ vỡ đau xót nhất là đổ vỡ những niềm tin. Khi những niềm tin bị sụp đổ, người ta dễ cảm thấy mình cô đơn, lẻ loi, bị loại trừ.
Trước cảnh hoang tàn và tan nát, người môn đệ Chúa, được ơn Chúa giúp, đã biến đổi sự mất mát và bị tước đoạt, trở thành một cơ hội để cởi gỡ khỏi những áp lực không thuận lợi cho việc đi vào Nước Trời. Từ sự cởi gỡ đó, họ được Chúa đưa vào tinh thần nghèo khó mà Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm (x. Mt 5,3). Tinh thần nghèo khó của Phúc Âm cho họ một sự tự do thiêng liêng, mở rộng lòng họ, hướng về một chân trời mới, để họ biết gần gũi hơn với những người nghèo khổ.
3. Nét thứ hai là tăng cường tinh thần cầu nguyện.
Với nhận thức mình bần cùng rất mực thiếu thốn, người môn đệ Chúa bám vào Chúa một cách tuyệt đối và trọn vẹn.
Họ cầu nguyện với Chúa một cách chân thành hết sức hồn nhiên. Họ tin Chúa là Đấng thiêng liêng sống động, giàu lòng thương xót. Họ chắc chắn Chúa thấy được tình cảnh của họ. Họ đặt tất cả hy vọng nơi Chúa.
Mọi lời cầu nguyện của họ đều mang hương vị phó thác của tâm tình thánh vương Đavít xưa: “Chúa ơi, xin bảo toàn con, vì con tìm nương tựa Người” (Tv. 15).
Xin bảo toàn con, là xin Chúa giúp con giữ trọn lời cam kết với Chúa: Cam kết sống yêu thương, để thuộc về Chúa và để tham gia vào chương trình cứu độ.
Xin bảo toàn con, là vì con thấy sống yêu thương như Chúa yêu thương là việc không dễ chút nào. Những trở ngại là rất nhiều. Những chống đối là vô kể. Chúng đến từ mọi phía. Có thứ đến từ xã hội, có loại đến từ nội bộ Hội Thánh, cũng có lực lượng xấu xuất phát ngay từ chính bản thân con. Nghịch cảnh là thế. Mà bản thân con thì bần cùng. Con xin phó thác con cho Chúa, xin bảo toàn con, vì con tìm nương tựa Người.
4. Nét thứ ba là nương tựa vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, để biết yêu thương trong mọi nghịch cảnh.
Khi người môn đệ Chúa thực tình tìm nương tựa vào Chúa để sống yêu thương, họ đã được nhận lời. Chúa nhận lời họ bằng cách đưa họ đến với Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá, và bảo họ hãy tựa vào Người.
Khi vâng lời Chúa, mà tựa vào Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá, người môn đệ bần cùng nhưng phó thác nơi Chúa đã đón nhận được một dòng tình yêu mới từ Chúa chia sẻ cho. Đó là một tình yêu tự hạ, một tình yêu gần gũi và cảm thương những thân phận khổ đau. một tình yêu tha thứ, một tình yêu hiến dâng, bằng lòng chịu mọi khổ đau để làm giá cứu chuộc nhân loại.
Được Chúa chia sẻ cho tình yêu Chúa trên thánh giá, người môn đệ Chúa hiểu rõ sự thực này là: Trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn tứ bề chống đối, người môn đệ Chúa vẫn phải yêu thương, và vẫn có thể yêu thương. Chúa Giêsu đã yêu thương như thế, thì người môn đệ Chúa cũng sẽ bắt chước Chúa mà yêu thương như vậy.
Chúa Giêsu đã yêu mến Chúa Cha đến cùng. Cho dù có lúc Người cảm thấy như bị Chúa Cha ruồng bỏ (x. Mc 15,39), Người vẫn một mực phó thác linh hồn mình cho Chúa Cha (x. Lc 23,46).
Chúa Giêsu đã yêu thương nhân loại đến cùng. Cho dù bị người ta loại trừ một cách nhục nhã, Chúa Giêsu vẫn xin Chúa Cha tha thứ cho họ, và vẫn bênh họ với một tấm lòng quảng đại không thể ngờ: “Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Dựa vào Chúa chịu đóng đinh, người môn đệ Chúa mới thấy: Để sống yêu thương như Chúa yêu thương, họ phải gắn kết mật thiết với Chúa. Lúc đó yêu thương của họ hoà trộn vào yêu thương của Chúa. Hay có thể nói: Trái tim của họ được Chúa đổi mới, để mọi lời nói, mọi thái độ, mọi tâm tình, mọi lựa chọn của họ đều phát xuất một cách tự nhiên từ trái tim đổi mới đầy ắp tình yêu Chúa.
Dựa vào Chúa chịu đóng đinh, người môn đệ Chúa còn nhận ra một điều rất mới, đó là giá trị của đau khổ chịu vì yêu thương.
5. Nét thứ bốn là nhận ra giá trị của đau khổ vui chịu vì yêu thương.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá đã chịu rất nhiều đau khổ ghê gớm. Người biết đau khổ là điều mọi người muốn tránh. Chính Người cũng xin Chúa Cha cứu Người thoát khỏi cuộc tử nạn, nếu đẹp ý Chúa Cha. Nhưng Người đặt sự vâng phục ý Chúa Cha lên hàng ưu tiên (x. Lc 22,42). Mà ý Chúa Cha là muốn Con mình hy sinh trở thành của lễ cứu chuộc nhân loại. Nên Người đã tự nguyện bước vào cuộc tử nạn đầy đau khổ, với nhận thức chịu đau khổ vì yêu thương có giá trị đền tội thay cho muôn người và có giá trị cứu độ muôn người.
Nhận thức trên đây được người môn đệ Chúa cảm nghiệm một cách thấm thía. Nhờ đó, họ coi đau khổ vui chịu vì yêu thương, dù trong một việc rất nhỏ, đều có giá trị thiêng liêng cao quý, để rồi, họ có thể quả quyết: “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”. Hơn nữa, họ cũng có thể nói như thánh Phaolô: “Hiện nay, tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu trong cuộc thương khó của Đức Kitô, để Hội Thánh là thân xác của Người được nhờ” (Cl 1,24).
6. Chia sẻ trên đây phác hoạ dung mạo của một số cuộc đời sống ơn gọi yêu thương trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Có thể có những dung mạo khác. Nhưng chỉ với dung mạo được phác hoạ trên đây, tôi cũng nhận thấy rõ ràng và chắc chắn Chúa đã và đang gởi vào Hội Thánh Việt Nam nhiều nhân chứng sống động. Họ thuộc đủ mọi hạng người.
Với đời sống yêu thương theo gương Chúa, họ đang gieo rắc Tin Mừng cứu độ trong môi trường họ sống. Không phải là không có khó khăn. Nhưng dù hoàn cảnh rất phức tạp, và cho dù chính Chúa xem ra cũng vắng mặt, họ vẫn âm thầm sống yêu thương, ít là như một của lễ như Chúa Giêsu trên thánh giá. Kết quả cứu độ chắc chắn sẽ không phải là nhỏ cho Hội Thánh và cho Quê Hương Việt Nam yêu dấu.
Xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
Lời Chúa trên đây là một mời gọi gởi tới mọi môn đệ Chúa ở khắp nơi, thuộc mọi thời. Chúa đợi mỗi môn đệ hãy trả lời Chúa.
Với nhận thức mình được Chúa yêu thương, tôi đã trả lời: “Vâng, con xin đón nhận điều răn mới Chúa ban. Con coi đời sống yêu thương là dấu chỉ con thuộc về Chúa và là con đường cứu độ”.
Trả lời của tôi là một thứ cam kết, giữa tình yêu tôi và tình yêu Chúa. Cam kết ấy ban đầu mới chỉ là một lời hứa chung chung. Nhưng, khi sống lời cam kết ấy trong dòng lịch sử, tôi dần dần nhận thấy lời cam kết ấy có một dung mạo. Ở đây, tôi xin phép mô tả vài nét của dung mạo đó nơi nhiều môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay. Những nét đó được thành hình nhờ ơn Chúa từ những biến cố lịch sử. Ở đây, tôi xin đề cập đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
2. Nét thứ nhất là tinh thần nghèo khó.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 là một biến cố đã giúp rất nhiều người môn đệ Chúa trở về với tinh thần nghèo khó.
Ban đầu sự nghèo khó được cảm nhận như một sự mất mát: Mất của cải, mất danh dự, mất các điểm tựa trong đời sống xã hội. Sự mất mát như thế nói lên thực trạng của những đổ vỡ. Đổ vỡ đau xót nhất là đổ vỡ những niềm tin. Khi những niềm tin bị sụp đổ, người ta dễ cảm thấy mình cô đơn, lẻ loi, bị loại trừ.
Trước cảnh hoang tàn và tan nát, người môn đệ Chúa, được ơn Chúa giúp, đã biến đổi sự mất mát và bị tước đoạt, trở thành một cơ hội để cởi gỡ khỏi những áp lực không thuận lợi cho việc đi vào Nước Trời. Từ sự cởi gỡ đó, họ được Chúa đưa vào tinh thần nghèo khó mà Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm (x. Mt 5,3). Tinh thần nghèo khó của Phúc Âm cho họ một sự tự do thiêng liêng, mở rộng lòng họ, hướng về một chân trời mới, để họ biết gần gũi hơn với những người nghèo khổ.
3. Nét thứ hai là tăng cường tinh thần cầu nguyện.
Với nhận thức mình bần cùng rất mực thiếu thốn, người môn đệ Chúa bám vào Chúa một cách tuyệt đối và trọn vẹn.
Họ cầu nguyện với Chúa một cách chân thành hết sức hồn nhiên. Họ tin Chúa là Đấng thiêng liêng sống động, giàu lòng thương xót. Họ chắc chắn Chúa thấy được tình cảnh của họ. Họ đặt tất cả hy vọng nơi Chúa.
Mọi lời cầu nguyện của họ đều mang hương vị phó thác của tâm tình thánh vương Đavít xưa: “Chúa ơi, xin bảo toàn con, vì con tìm nương tựa Người” (Tv. 15).
Xin bảo toàn con, là xin Chúa giúp con giữ trọn lời cam kết với Chúa: Cam kết sống yêu thương, để thuộc về Chúa và để tham gia vào chương trình cứu độ.
Xin bảo toàn con, là vì con thấy sống yêu thương như Chúa yêu thương là việc không dễ chút nào. Những trở ngại là rất nhiều. Những chống đối là vô kể. Chúng đến từ mọi phía. Có thứ đến từ xã hội, có loại đến từ nội bộ Hội Thánh, cũng có lực lượng xấu xuất phát ngay từ chính bản thân con. Nghịch cảnh là thế. Mà bản thân con thì bần cùng. Con xin phó thác con cho Chúa, xin bảo toàn con, vì con tìm nương tựa Người.
4. Nét thứ ba là nương tựa vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, để biết yêu thương trong mọi nghịch cảnh.
Khi người môn đệ Chúa thực tình tìm nương tựa vào Chúa để sống yêu thương, họ đã được nhận lời. Chúa nhận lời họ bằng cách đưa họ đến với Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá, và bảo họ hãy tựa vào Người.
Khi vâng lời Chúa, mà tựa vào Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá, người môn đệ bần cùng nhưng phó thác nơi Chúa đã đón nhận được một dòng tình yêu mới từ Chúa chia sẻ cho. Đó là một tình yêu tự hạ, một tình yêu gần gũi và cảm thương những thân phận khổ đau. một tình yêu tha thứ, một tình yêu hiến dâng, bằng lòng chịu mọi khổ đau để làm giá cứu chuộc nhân loại.
Được Chúa chia sẻ cho tình yêu Chúa trên thánh giá, người môn đệ Chúa hiểu rõ sự thực này là: Trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn tứ bề chống đối, người môn đệ Chúa vẫn phải yêu thương, và vẫn có thể yêu thương. Chúa Giêsu đã yêu thương như thế, thì người môn đệ Chúa cũng sẽ bắt chước Chúa mà yêu thương như vậy.
Chúa Giêsu đã yêu mến Chúa Cha đến cùng. Cho dù có lúc Người cảm thấy như bị Chúa Cha ruồng bỏ (x. Mc 15,39), Người vẫn một mực phó thác linh hồn mình cho Chúa Cha (x. Lc 23,46).
Chúa Giêsu đã yêu thương nhân loại đến cùng. Cho dù bị người ta loại trừ một cách nhục nhã, Chúa Giêsu vẫn xin Chúa Cha tha thứ cho họ, và vẫn bênh họ với một tấm lòng quảng đại không thể ngờ: “Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Dựa vào Chúa chịu đóng đinh, người môn đệ Chúa mới thấy: Để sống yêu thương như Chúa yêu thương, họ phải gắn kết mật thiết với Chúa. Lúc đó yêu thương của họ hoà trộn vào yêu thương của Chúa. Hay có thể nói: Trái tim của họ được Chúa đổi mới, để mọi lời nói, mọi thái độ, mọi tâm tình, mọi lựa chọn của họ đều phát xuất một cách tự nhiên từ trái tim đổi mới đầy ắp tình yêu Chúa.
Dựa vào Chúa chịu đóng đinh, người môn đệ Chúa còn nhận ra một điều rất mới, đó là giá trị của đau khổ chịu vì yêu thương.
5. Nét thứ bốn là nhận ra giá trị của đau khổ vui chịu vì yêu thương.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá đã chịu rất nhiều đau khổ ghê gớm. Người biết đau khổ là điều mọi người muốn tránh. Chính Người cũng xin Chúa Cha cứu Người thoát khỏi cuộc tử nạn, nếu đẹp ý Chúa Cha. Nhưng Người đặt sự vâng phục ý Chúa Cha lên hàng ưu tiên (x. Lc 22,42). Mà ý Chúa Cha là muốn Con mình hy sinh trở thành của lễ cứu chuộc nhân loại. Nên Người đã tự nguyện bước vào cuộc tử nạn đầy đau khổ, với nhận thức chịu đau khổ vì yêu thương có giá trị đền tội thay cho muôn người và có giá trị cứu độ muôn người.
Nhận thức trên đây được người môn đệ Chúa cảm nghiệm một cách thấm thía. Nhờ đó, họ coi đau khổ vui chịu vì yêu thương, dù trong một việc rất nhỏ, đều có giá trị thiêng liêng cao quý, để rồi, họ có thể quả quyết: “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”. Hơn nữa, họ cũng có thể nói như thánh Phaolô: “Hiện nay, tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu trong cuộc thương khó của Đức Kitô, để Hội Thánh là thân xác của Người được nhờ” (Cl 1,24).
6. Chia sẻ trên đây phác hoạ dung mạo của một số cuộc đời sống ơn gọi yêu thương trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Có thể có những dung mạo khác. Nhưng chỉ với dung mạo được phác hoạ trên đây, tôi cũng nhận thấy rõ ràng và chắc chắn Chúa đã và đang gởi vào Hội Thánh Việt Nam nhiều nhân chứng sống động. Họ thuộc đủ mọi hạng người.
Với đời sống yêu thương theo gương Chúa, họ đang gieo rắc Tin Mừng cứu độ trong môi trường họ sống. Không phải là không có khó khăn. Nhưng dù hoàn cảnh rất phức tạp, và cho dù chính Chúa xem ra cũng vắng mặt, họ vẫn âm thầm sống yêu thương, ít là như một của lễ như Chúa Giêsu trên thánh giá. Kết quả cứu độ chắc chắn sẽ không phải là nhỏ cho Hội Thánh và cho Quê Hương Việt Nam yêu dấu.
Xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Joseph Ratzinger: Nhà Thần học và Đức Giáo Hoàng
Jos. Tú Nạc, NMS
07:36 26/04/2012
Như một sự trọng kính ĐTC Benedict XVI vào sinh nhật thứ 85 của Ngài và kỷ niệm lần thứ 7 với ngôi vị kế thừa Thánh Phê-rô của Ngài, nhật báo “Il Sole 24 Ore” và “L’Osservatore Romano” đã chuẩn bị một cuốn sách 88 trang tựa đề, “Joseph Ratzinger teologo e pontefice.” Công việc xuất bản được bao gồm cả miễn phí trong ấn bản hàng ngày của nhật báo Milan vào ngày 24 tháng Tư, ngày Nhiệm kỳ Giáo Hoàng của ĐTC Benedict được tấn phong trọng thể cách đây bẩy năm. Tường thuật kỹ thuật số sẽ được chuyển tiếp trên website của “Il Sole 24 Ore,” được bổ sung bằng nhiều phương tiện truyền thông nội dung bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Ngôn ngữ cuối cùng, cuốn sách sẽ được xuất bản vào ngày 26 tháng tư bằng tiếng Tây Ban Nha bởi “La Razón,” như một sự đính kèm trên website ấn bản hàng ngày. Tổng biên tập viết lời bạt của cuốn sách.
Vào ngày 19 tháng Tư năm 2005 Giu-se Ratzinger được bầu chọn Giáo Hoàng – gần một ngày bởi Hội đồng Hồng y thiêng liêng nhất trong lịch sử - nhiều người ngạc nhiên. Vì một lý do, chủ yếu bởi vì nghi thức xã giao ôn hòa bền bỉ, vì đa phần người Đức, vì thời gian gian 23 năm đáng kể mà Ngài với tước hiệu chính thức nguyên Văn phòng Tòa Thánh và hầu như bất cứ điều gì quan trọng Ngài đóng một vai trò trọng đại trong việc thừa hành Đức Gio-an Phao-lô II, người mà đã gọi mời Ngài tới Roma mà Giu-se đã cộng tác mật thiết.
Đã có những dự đoán và mong đợi khác xa những sự kiện, giống như hình ảnh rập khuôn, dàn trải phi thực tế bởi nhiều điều vô căn cứ. Hiển nhiên, vị Hồng y ấy, đã được Hội đồng Hồng y bầu chọn Giáo Hoàng, người mà đã có một thời gian ham mê ẩn dật nơi quê hương Bavaria của mình để trở lại với toàn bộ thời gian nghiên cứu. Không làm bất cứ việc gì cho đến khi được bầu chọn. Đó là điểm mấu chốt quan trọng có thể làm đảo lộn tất cả mà không được tìm thấy, do vậy, giống như một con người vào năm 1977 đã để lại dấu ấn của nhà thần học tuổi 50 lẫy lừng này. – người mà hơn 15 năm trước đã đến Roma tham dự Hội nghị Công đồng Vaticano II với tư cách là một cố vấn duy nhất của những thành viên lỗi lạc Hội đồng Giám mục Đức – sự chỉ định tổng Giám mục và ngay sau đó được ĐTC Phao-lô VI tấn phong Hồng y.
DÀnh cho kỳ niệm mừng sinh nhật lần thứ 85 của ĐTC Benedict XVI, và dành cho khởi đầu năm thứ tám của ngôi vị Giáo Hoàng, ý tưởng này được kết hợp và cập nhật trong một cuốn sách nhỏ một số những công việc được biết đến ít ỏi so với công việc của ngài: trong một ánh sáng nhưng không phải là một cuộc đốithoại thiển cận giữa một con chuột (Armando Massarenti) và một con voi (Giuliano Ferrara) về người thế tục và tôn giáo, vì sự đề nghị đọc những tác phẩm của Ratzinger – không chuyên môn hóa cũng không hệ thống hóa, mà chỉ là trí năng và nhận thức – được đề nghị bởi một sử gia (Lucetta Scaraffia), và cuối cùng là bảng tóm tắt niên đại cuộc đời của một nhà thần học bước lên ngôi vị Giáo Hoàng.
Khả năng bắt đầu công việc này được hai nhật báo khuyến khích – Il Sole 24 Ore và L’Osservatore Romano – chủ yếu truy tìm để giới thiệu một con người và sau đó là những tác phẩm của một bậc tài trí đã cống hiến và cống hiến đời mình cho công trình nghiên cứu bất tận và truy tìm chân lý vô tận cho một cuộc đối thoại không ngừng giữa đức tin và suy lý, với một tài hung biện để nói với tất cả.
Nhân dịp trọng đại này với niềm hy vọng của Nghi lễ Đế quốc La mã Đông phương eis ete polla có thể được áp dụng, bằng tiếng La tinh cô đọng cầu chúc ad multos annos với những lời mộc mạc, kính chúc Đức Thánh Cha một Sinh Nhật Hạnh Phúc.
Vào ngày 19 tháng Tư năm 2005 Giu-se Ratzinger được bầu chọn Giáo Hoàng – gần một ngày bởi Hội đồng Hồng y thiêng liêng nhất trong lịch sử - nhiều người ngạc nhiên. Vì một lý do, chủ yếu bởi vì nghi thức xã giao ôn hòa bền bỉ, vì đa phần người Đức, vì thời gian gian 23 năm đáng kể mà Ngài với tước hiệu chính thức nguyên Văn phòng Tòa Thánh và hầu như bất cứ điều gì quan trọng Ngài đóng một vai trò trọng đại trong việc thừa hành Đức Gio-an Phao-lô II, người mà đã gọi mời Ngài tới Roma mà Giu-se đã cộng tác mật thiết.
Đã có những dự đoán và mong đợi khác xa những sự kiện, giống như hình ảnh rập khuôn, dàn trải phi thực tế bởi nhiều điều vô căn cứ. Hiển nhiên, vị Hồng y ấy, đã được Hội đồng Hồng y bầu chọn Giáo Hoàng, người mà đã có một thời gian ham mê ẩn dật nơi quê hương Bavaria của mình để trở lại với toàn bộ thời gian nghiên cứu. Không làm bất cứ việc gì cho đến khi được bầu chọn. Đó là điểm mấu chốt quan trọng có thể làm đảo lộn tất cả mà không được tìm thấy, do vậy, giống như một con người vào năm 1977 đã để lại dấu ấn của nhà thần học tuổi 50 lẫy lừng này. – người mà hơn 15 năm trước đã đến Roma tham dự Hội nghị Công đồng Vaticano II với tư cách là một cố vấn duy nhất của những thành viên lỗi lạc Hội đồng Giám mục Đức – sự chỉ định tổng Giám mục và ngay sau đó được ĐTC Phao-lô VI tấn phong Hồng y.
DÀnh cho kỳ niệm mừng sinh nhật lần thứ 85 của ĐTC Benedict XVI, và dành cho khởi đầu năm thứ tám của ngôi vị Giáo Hoàng, ý tưởng này được kết hợp và cập nhật trong một cuốn sách nhỏ một số những công việc được biết đến ít ỏi so với công việc của ngài: trong một ánh sáng nhưng không phải là một cuộc đốithoại thiển cận giữa một con chuột (Armando Massarenti) và một con voi (Giuliano Ferrara) về người thế tục và tôn giáo, vì sự đề nghị đọc những tác phẩm của Ratzinger – không chuyên môn hóa cũng không hệ thống hóa, mà chỉ là trí năng và nhận thức – được đề nghị bởi một sử gia (Lucetta Scaraffia), và cuối cùng là bảng tóm tắt niên đại cuộc đời của một nhà thần học bước lên ngôi vị Giáo Hoàng.
Khả năng bắt đầu công việc này được hai nhật báo khuyến khích – Il Sole 24 Ore và L’Osservatore Romano – chủ yếu truy tìm để giới thiệu một con người và sau đó là những tác phẩm của một bậc tài trí đã cống hiến và cống hiến đời mình cho công trình nghiên cứu bất tận và truy tìm chân lý vô tận cho một cuộc đối thoại không ngừng giữa đức tin và suy lý, với một tài hung biện để nói với tất cả.
Nhân dịp trọng đại này với niềm hy vọng của Nghi lễ Đế quốc La mã Đông phương eis ete polla có thể được áp dụng, bằng tiếng La tinh cô đọng cầu chúc ad multos annos với những lời mộc mạc, kính chúc Đức Thánh Cha một Sinh Nhật Hạnh Phúc.
Tòa Thánh lên án các tổ chức Công Giáo bất hợp pháp tại Trung Quốc
Lm Trần Đức Anh OP
07:40 26/04/2012
VATICAN. Ủy ban Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc tái lên án Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc và tập đoàn GM theo nhà nước, đồng thời kêu gọi các GM tại đây hãy có lập trường rõ ràng, trung thành với ĐTC.
Lập trường trên đây được trình bày trong thông cáo của Ủy ban Tòa Thánh về Trung Quốc công bố hôm 26-4-2012, sau 3 ngày nhóm họp thường niên tại Vatican: 23 và 25-4-2012 về đề tài ”huấnluyện giáo dân”.
Tham dự khóa họp này có các vị lãnh đạo các Cơ quan trung ương Tòa Thánh liên hệ và một số đại diện của hàng GM Trung Hoa và của một số dòng tu”.
Thông cáo có đoạn viết: ”Về tình hình đặc biệt của Giáo Hội tại Trung Quốc, như đã biết những tổ chức gọi là ”Mội Hiệp hội [Công Giáo yêu nước] và một Hội đồng [GM], vẫn còn mạo nhận, đặt mình trên các GM và hướng dẫn đời sống cộng đoàn Giáo Hội. Về điểm này, những chỉ dẫn được đề ra trong thư của ĐTC Biển Đức 16, ở đoạn số 7, vẫn giữ nguyên tính chất thời sự và điều quan trọng là tuân hành các đường hướng ấy, để khuôn mặt của Giáo Hội được chiếu sáng rõ ràng nơi dân tộc Trung Hoa cao quí”.
Ủy ban Tòa Thánh nhận định rằng sự rõ ràng minh bạch đó bị các giáo sĩ làm lu mờ khi họ chịu chức GM bất hợp pháp và những GM bất hợp pháp tiếm quyền mà Giáo Hội không ban cho họ để cai trị hoặc ban các bí tích. Trong những ngày qua, một số người trong số các GM ấy đã tham dự lễ truyền chức GM đã được Giáo Hội cho phép. Thái độ của các GM ấy, không những làm cho tình trạng giáo luật của họ thêm trầm trọng, nhưng còn làm cho các tín hữu hoang mang và cưỡng bách lương tâm của các LM và giáo dân liên hệ.
Thông cáo nói thêm rằng: ”Sự rõ rệt ấy cũng bị lu mờ vì những GM hợp pháp tham dự những cuộc truyền chức GM bất hợp pháp. Nhiều người trong số họ đã minh xác lập trường và xin lỗi, và ĐTC đã nhân từ tha thứ cho họ; trái lại những GM khác, đã tham dự các lễ nghi ấy, nhưng chưa minh xác lập trường và vì thể họ được khuyến khích thi hành việc này càng sớm càng tốt”.
Phần lớn thông cáo nói về chủ đề chính của khóa họp là việc đào tạo giáo dân tại Trung Quốc trước viễn tượng Năm Đức Tin sắp bắt đầu.
Ủy ban Tòa Thánh khuyến khích các dân Trung Quốc chăm chỉ học giáo lý, dự theo Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo, đồng thời hăng say dấn thân tham gia công cuộc truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
Ủy ban khuyến khích các giáo phận tại Trung Quốc nghiêm túc cổ võ giai đoạn dự tòng, chấp nhận nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn, chăm sóc các tân tòng. Các vị mục tử cũng phải cố gắng giúp các tín hữu hiểu biết về giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2, đặc biệt là Giáo Hội học và đạo lý xã hội của Hội thanh.
Sau cùng Ủy ban Tòa Thánh bày tỏ vui mừng vì có sự dấn thân cải tiến việc huấn luyện LM và tu sĩ tại Trung Quốc về mặt nhân bản, trí thức, tu đức và mục vụ, cũng như việc thường huấn. (SD 26-4-2012)
Lập trường trên đây được trình bày trong thông cáo của Ủy ban Tòa Thánh về Trung Quốc công bố hôm 26-4-2012, sau 3 ngày nhóm họp thường niên tại Vatican: 23 và 25-4-2012 về đề tài ”huấnluyện giáo dân”.
Tham dự khóa họp này có các vị lãnh đạo các Cơ quan trung ương Tòa Thánh liên hệ và một số đại diện của hàng GM Trung Hoa và của một số dòng tu”.
Thông cáo có đoạn viết: ”Về tình hình đặc biệt của Giáo Hội tại Trung Quốc, như đã biết những tổ chức gọi là ”Mội Hiệp hội [Công Giáo yêu nước] và một Hội đồng [GM], vẫn còn mạo nhận, đặt mình trên các GM và hướng dẫn đời sống cộng đoàn Giáo Hội. Về điểm này, những chỉ dẫn được đề ra trong thư của ĐTC Biển Đức 16, ở đoạn số 7, vẫn giữ nguyên tính chất thời sự và điều quan trọng là tuân hành các đường hướng ấy, để khuôn mặt của Giáo Hội được chiếu sáng rõ ràng nơi dân tộc Trung Hoa cao quí”.
Ủy ban Tòa Thánh nhận định rằng sự rõ ràng minh bạch đó bị các giáo sĩ làm lu mờ khi họ chịu chức GM bất hợp pháp và những GM bất hợp pháp tiếm quyền mà Giáo Hội không ban cho họ để cai trị hoặc ban các bí tích. Trong những ngày qua, một số người trong số các GM ấy đã tham dự lễ truyền chức GM đã được Giáo Hội cho phép. Thái độ của các GM ấy, không những làm cho tình trạng giáo luật của họ thêm trầm trọng, nhưng còn làm cho các tín hữu hoang mang và cưỡng bách lương tâm của các LM và giáo dân liên hệ.
Thông cáo nói thêm rằng: ”Sự rõ rệt ấy cũng bị lu mờ vì những GM hợp pháp tham dự những cuộc truyền chức GM bất hợp pháp. Nhiều người trong số họ đã minh xác lập trường và xin lỗi, và ĐTC đã nhân từ tha thứ cho họ; trái lại những GM khác, đã tham dự các lễ nghi ấy, nhưng chưa minh xác lập trường và vì thể họ được khuyến khích thi hành việc này càng sớm càng tốt”.
Phần lớn thông cáo nói về chủ đề chính của khóa họp là việc đào tạo giáo dân tại Trung Quốc trước viễn tượng Năm Đức Tin sắp bắt đầu.
Ủy ban Tòa Thánh khuyến khích các dân Trung Quốc chăm chỉ học giáo lý, dự theo Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo, đồng thời hăng say dấn thân tham gia công cuộc truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
Ủy ban khuyến khích các giáo phận tại Trung Quốc nghiêm túc cổ võ giai đoạn dự tòng, chấp nhận nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người lớn, chăm sóc các tân tòng. Các vị mục tử cũng phải cố gắng giúp các tín hữu hiểu biết về giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2, đặc biệt là Giáo Hội học và đạo lý xã hội của Hội thanh.
Sau cùng Ủy ban Tòa Thánh bày tỏ vui mừng vì có sự dấn thân cải tiến việc huấn luyện LM và tu sĩ tại Trung Quốc về mặt nhân bản, trí thức, tu đức và mục vụ, cũng như việc thường huấn. (SD 26-4-2012)
''Hai lá phổi'' của sự dấn thân của kitô hữu
Bùi Hữu Thư
10:26 26/04/2012
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha về cầu nguyện trong Sách Công Vụ Tông Đồ
ROME, Thứ Tư, ngày 25 tháng tư, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nếu hai lá phổi của việc cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng sự hô hấp của đời sống thiêng liêng của chúng ta, chúng ta sẽ bị nghẹt thở giữa muôn ngàn công việc bận rộn trong ngày của chúng ta." Ngài nhắc là không có sự mâu thuẫn giữa cầu nguyện và hoạt động bác ái, nhưng cầu nguyện phải làm cho sự dấn thân và việc phụng vụ được xuông xẻ.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh ngày thứ tư 24 tháng 4, trong bài giảng của ngài về việc cầu nguyện trong sách Công Vụ Tông Đồ. Ngài bình luận về việc phong chức cho bẩy vị phó tế đầu tiên (CVTĐ 6, 1-6). Có gần 30.000 người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican để tham dự cuộc triều kiến này.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng xã hội đã quen đánh giá kết quả của sản phẩm và sự hữu hiệu." Vậy mà, nếu sách Công Vụ Tông Đồ nói: "Tầm quan trọng của công việc làm(…), của sự dấn thân vào các sinh hoạt hàng ngày cho thấy cần có tinh thần trách nhiệm và ý chí tự hiến", sách cũng nói về "sự cần đến Thiên Chúa, đến sự hướng dẫn của Người, đến ánh sáng của Người" để "được Người ban cho sức mạnh và niềm hy vọng."
Đức Thánh Cha nhận xét: "Không sống trung thành với việc cầu nguyện hàng ngày, hoạt động của chúng ta sẽ trống rỗng, sẽ để mất tâm hồn sâu đậm, sẽ bị suy giảm thành một hành động giản dị, cuối cùng khiến cho chúng ta không hài lòng."
Ngài đề nghị lời cầu nguyện sau đây: "Lạy Chúa, xin linh ứng cho các hoạt động của chúng con, và trợ giúp chúng con trong các hoạt động này, để cho tất cả những gì chúng con nói và làm đều khởi sự và kết thúc trong Chúa."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Mỗi bước đi, mỗi hành động của chúng ta trong đời sống, ngay cả trong Giáo Hội, phải được làm trước mặt Chúa, và dưới ánh sáng của Lời Người."
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh là chúng ta không được cho hai thực tại này đối chọi nhau: "Dịch vụ thực tế của bác ái là một dịch vụ thiêng liêng. Hai thực tại này phải đi đôi với nhau."
Nói về lúc đặt tay trên các phó tế đầu tiên, Đức Thánh Cha dẫn chứng về "sự nhấn mạnh vào việc cầu nguyện" vì "chỉ với một mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, được trau dồi ngày này qua ngày khác, mới có thể nẩy sinh ra việc đáp ứng với sự lựa chọn của Thiên Chúa đã trao phó tất cả sứ vụ của Giáo Hội."
Đoạn này, ngày nay vẫn còn chỉ dẫn cho các Kitô hữu là: "dù sao, ưu tiên vẫn là việc cầu nguyện và Lời Chúa, sau đó mới nẩy sinh ra hoạt động mục vụ." Vì "đối với các chủ chăn, đây là hình thức phụng vụ đầu tiên đối với đoàn chiên đã được trao phó cho họ, và là hình thức quý giá nhất."
Thực vậy, Đức Thánh Cha tiếp: "nếu hai lá phổi của việc cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng sự hô hấp của đời sống thiêng liêng của chúng ta, chúng ta có thể bị nghẹt thở giữa muôn ngàn công việc hàng ngày của chúng ta: việc cầu nguyện là hơi thở của tâm hồn và đời sống."
Cuối cùng, việc cầu nguyện không cô lập hóa các kitô hữu, nhưng trái lại: vì "việc lắng nghe Lời Chúa", "việc đối thoại với Thiên Chúa, ngay cả trong sự thanh vắng của giáo đường" vì cùng trong một nơi chốn, họ "được kết hiệp trong Chúa" với "những người anh chị em trong đức tin, như những nhạc cụ cùng âm điệu, mặc dù cá nhân, vẫn có thể dâng lên Thiên Chúa một bản nhạc hòa tấu độc đáo để xin cầu bầu, để xin ân sủng và ngợi khen Người."
ROME, Thứ Tư, ngày 25 tháng tư, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nếu hai lá phổi của việc cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng sự hô hấp của đời sống thiêng liêng của chúng ta, chúng ta sẽ bị nghẹt thở giữa muôn ngàn công việc bận rộn trong ngày của chúng ta." Ngài nhắc là không có sự mâu thuẫn giữa cầu nguyện và hoạt động bác ái, nhưng cầu nguyện phải làm cho sự dấn thân và việc phụng vụ được xuông xẻ.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh ngày thứ tư 24 tháng 4, trong bài giảng của ngài về việc cầu nguyện trong sách Công Vụ Tông Đồ. Ngài bình luận về việc phong chức cho bẩy vị phó tế đầu tiên (CVTĐ 6, 1-6). Có gần 30.000 người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican để tham dự cuộc triều kiến này.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng xã hội đã quen đánh giá kết quả của sản phẩm và sự hữu hiệu." Vậy mà, nếu sách Công Vụ Tông Đồ nói: "Tầm quan trọng của công việc làm(…), của sự dấn thân vào các sinh hoạt hàng ngày cho thấy cần có tinh thần trách nhiệm và ý chí tự hiến", sách cũng nói về "sự cần đến Thiên Chúa, đến sự hướng dẫn của Người, đến ánh sáng của Người" để "được Người ban cho sức mạnh và niềm hy vọng."
Đức Thánh Cha nhận xét: "Không sống trung thành với việc cầu nguyện hàng ngày, hoạt động của chúng ta sẽ trống rỗng, sẽ để mất tâm hồn sâu đậm, sẽ bị suy giảm thành một hành động giản dị, cuối cùng khiến cho chúng ta không hài lòng."
Ngài đề nghị lời cầu nguyện sau đây: "Lạy Chúa, xin linh ứng cho các hoạt động của chúng con, và trợ giúp chúng con trong các hoạt động này, để cho tất cả những gì chúng con nói và làm đều khởi sự và kết thúc trong Chúa."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Mỗi bước đi, mỗi hành động của chúng ta trong đời sống, ngay cả trong Giáo Hội, phải được làm trước mặt Chúa, và dưới ánh sáng của Lời Người."
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh là chúng ta không được cho hai thực tại này đối chọi nhau: "Dịch vụ thực tế của bác ái là một dịch vụ thiêng liêng. Hai thực tại này phải đi đôi với nhau."
Nói về lúc đặt tay trên các phó tế đầu tiên, Đức Thánh Cha dẫn chứng về "sự nhấn mạnh vào việc cầu nguyện" vì "chỉ với một mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, được trau dồi ngày này qua ngày khác, mới có thể nẩy sinh ra việc đáp ứng với sự lựa chọn của Thiên Chúa đã trao phó tất cả sứ vụ của Giáo Hội."
Đoạn này, ngày nay vẫn còn chỉ dẫn cho các Kitô hữu là: "dù sao, ưu tiên vẫn là việc cầu nguyện và Lời Chúa, sau đó mới nẩy sinh ra hoạt động mục vụ." Vì "đối với các chủ chăn, đây là hình thức phụng vụ đầu tiên đối với đoàn chiên đã được trao phó cho họ, và là hình thức quý giá nhất."
Thực vậy, Đức Thánh Cha tiếp: "nếu hai lá phổi của việc cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng sự hô hấp của đời sống thiêng liêng của chúng ta, chúng ta có thể bị nghẹt thở giữa muôn ngàn công việc hàng ngày của chúng ta: việc cầu nguyện là hơi thở của tâm hồn và đời sống."
Cuối cùng, việc cầu nguyện không cô lập hóa các kitô hữu, nhưng trái lại: vì "việc lắng nghe Lời Chúa", "việc đối thoại với Thiên Chúa, ngay cả trong sự thanh vắng của giáo đường" vì cùng trong một nơi chốn, họ "được kết hiệp trong Chúa" với "những người anh chị em trong đức tin, như những nhạc cụ cùng âm điệu, mặc dù cá nhân, vẫn có thể dâng lên Thiên Chúa một bản nhạc hòa tấu độc đáo để xin cầu bầu, để xin ân sủng và ngợi khen Người."
Phỏng vấn Lm. Lê Bình phụ trách ơn gọi của TGP. Melbourne, Úc Đại Lợi
Sr, Minh Du
16:49 26/04/2012
1. Thay mặt cho độc giả của VietCatholic, con xin kính chào cha. Thưa Cha, xin Cha giới thiệu một chút về chủng sinh của tổng GP.Melbourne.
Lm. Lê Bình: Tổng Giáo Phận Melbourne hiện giờ đang có 31 thầy.
Trong 31 thầy đó thì có 4 thầy đang được gửi học tại Rôma, còn 27 thầy thì đang học tại Chủng Viện Mình và Máu Thánh Chúa, Carlton, Melbourne. Trong số 27 thầy thì có 5 thầy người Việt Nam học cho Tổng Địa Phận Melbourne và 1 thầy Việt Nam học cho Tổng Địa Phận Hà Nội.
2. Công việc chính của Cha là đi “ săn” các ơn gọi và “ chiêu thức” nào để Cha “ dụ” các bạn trẻ bước vào hành trình chủng sinh?
Lm. Lê Bình: Khi các bạn trẻ thấy các cha vui vẻ, hòa đồng, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ với những khó khăn trong cuộs sống của các bạn, thì các bạn sẽ bắt đầu tự hỏi chính mình: tại sao cha đó lúc nào cũng vui tươi, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tại sao cuôc sống và công việc của cha có ý nghĩa? Các bạn cũng muốn có một cuôc sống như vậy. Thêm vào đó, sự khuyến khích từ ông bà và cha mẹ cũng thôi thúc các bạn trẻ tìm hiểu về ơn gọi của mình. “A happy priest is the best recruiter for more priests.”
3. Trong sứ điệp cầu nguyện cho ơn thiên triệu số 48 năm 2011, ĐTC Benedicto XVI đã lấy chủ đề “ đề nghị ơn gọi trong Giáo hội địa phương”, thưa cha TGP. Melbourne đã thực hiện điều đó thế nào?
Lm. Lê Bình: Gặp hàng tháng – “Quo Vadis – Bạn Đang Đi Đâu”: đây là cơ hội cho các bạn trẻ đang tìm hiểu về đời sống linh mục để học hỏi thêm về những khía cạnh của đời sống linh mục, đời sống trong chủng viện, để gặp gỡ các bạn trẻ khác cũng đang trên con đường tìm hiểu về ơn gọi. Nhóm hội thảo ơn gọi “Vocations Panel”: mỗi tuần văn phòng ơn gọi đi thăm các trường trung học công giáo, đại học và các nhóm giới trẻ trong địa phận để cổ võ ơn gọi. Tĩnh tâm hằng năm: mỗi năm vào tháng chín, có buổi tĩnh tâm để giúp cho các ứng viên chuẩn bị xin vào chủng viện cho năm tới. Viết Báo: văn phòng ơn gọi có những bài viết thường xuyên trong các sách báo của TGP về các khía cạnh của ơn gọi. Thăm Các Giáo Xứ: Vì trách nhiệm khác tại nhà thờ chính tòa,( cha phó nhà thờ chánh tòa St. Patrick- người viết) cho nên mỗi tháng văn phòng ơn gọi đi thăm một giáo xứ, dâng lễ rồi cổ võ các ơn gọi, đặc biệt ơn gọi linh mục và dâng hiến. Tuần cỗ võ ơn gọi “National Vocation Awareness Week” – vào tuần thứ nhất của mỗi tháng tám, văn phòng ơn gọi tổ chức những gian hàng để cổ võ các ơn gọi: độc thân, gia đình, linh mục và dâng hiến. Tuần Chúa Chiên Lành: ¬thứ tư tuần Phục Sinh cũng là tuần để cổ võ ơn gọi linh mục và tận hiến, các chủng sinh đến thăm các giáo xứ để chia sẻ ơn gọi của mình.
4. Được biết TGP. Melbourne là một trong những Giáo phận lớn, chủng sinh địa phương có đáp ứng được nhu cầu của TGP hay chúng ta phải “ nhập cảng” các chủng sinh, linh mục từ các quốc gia khác?
Lm. Lê Bình: Chủng sinh địa phương có đáp ứng nhưng chỉ có một số nhỏ mà thôi. TGP Melbourne có tài trợ các chủng sinh từ các quốc gia khác như: Việt Nam, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Châu Phi.
5. Các chủng sinh và LM này đến từ những nước nào và điều kiện thế nào để được “ đầu quân” cho TGP. Melbourne?
Lm. Lê Bình:Bất cứ ai muốn xin học cho TGP Melbourne, thì việc đầu tiên là cần có giấy giới thiệu của GM địa phương và Tiếng Anh phải khá (IELTS đạt 6.5). TGP Melbourne sẽ giúp một số tài khoản để chi tiêu cho việc học Tiếng Anh nếu cần thiết.
6. Thưa Cha, việc đào tạo các chủng sinh “nhập cảng” nói chung có những thuận lợi và khó khăn nào?
Lm. Lê Bình: Thuận lợi: phần lớn các chủng sinh Ấn Độ hoặc Phi Luật Tân trình độ anh văn đều kha khá nhưng về sự chăm chỉ và đời sống tâm linh có thể kém hơn các chủng sinh Việt Nam. Thay vào đó, các chủng sinh Việt Nam thì ngôn ngữ không được khá bằng các chủng sinh khác.
7. Xin Cha cho độc giả chúng con biết hiện nay có bao nhiêu LM Việt Nam phục vụ tại TGP. Melbourne, số này chiếm bao nhiêu phần trăm linh mục của TGP ?
Lm. Lê Bình: Khoảng chừng 30 linh muc Việt Nam, chiếm 13.7% tổng số linh mục của TGP. Melbourne.
8. Thưa Cha, Cha có phải đi đến các giáo xứ thuộc TGP để nói về ơn Thiên Triệu không ạ? Cha đi bao nhiêu lần thì mới hết một vòng của TGP. Melbourne ?
Lm. Lê Bình: TGP có 219 giáo xứ, nếu mỗi tháng thăm xứ một lần, cho nên phải hết 18 năm mới đi thăm hết các giáo xứ!
9. Xin Cha nói đôi lời với các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu và dấn thân trở thành linh mục của Chúa.
Lm. Lê Bình: Điều quan trọng là tìm kiếm Thiên Chúa và những kế hoạch của TC dành cho cuộc sống của mình. Nhưng cũng hãy để phòng một nguy cơ đó là trở nên quá lo lắng về ơn gọi của mình, vì tương lai chưa tới, mà bạn quên về cuộc sống của Thiên Chúa đã và đang ban cho bạn. Vì vậy, hãy dành một số thời gian và nỗ lực vào việc tìm hiểu ơn gọi của bạn, hãy rộng lượng và dũng cảm. Nhưng cùng một lúc hãy biết tạ ơn Thiên Chúa cho con người của bạn, cho những khả năng của bạn, và cho công việc Chúa đã và đang trao phó cho bạn. Xin Chúa hướng dẫn và chúc phúc cho bạn trong cuộc hành trình tìm hiểu ơn gọi của bạn, một cuộc hành trình đầy phiêu lưu và thú vị.
Thay mặt cho quý độc giả của VietCatholic, con xin kính chúc Cha tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, niềm vui, nghị lực, và lòng hăng say để “ săn” được nhiều ơn gọi hơn nữa cho Giáo Hội nói chung và TGP. Melbourne nói riêng. Con xin cảm ơn Cha thật nhiều.
Đây là email và địa chỉ của cha Lê Bình, bạn trẻ ( dĩ nhiên là nam rồi) nào ước mong dấn thân trở thành “ thợ gặt” của Thầy Giêsu tại cánh đồng Melbourne- Úc Châu thì liên lạc với cha Bình.
Rev. Binh Le
Director
Catholic Vocations
Cardinal Knox Centre
383 Albert Street, East Melbourne VIC 3002 PO Box 146, East Melbourne VIC 8002
Phone: (03) 9926 5733 Fax: (03) 9926 5617
Email: Binh.Le@cam.org.au
Web: www.cam.org.au/vocations
Lm. Lê Bình: Cám ơn sơ Minh Du đã có nhã ý muốn phỏng vấn về các công việc của văn phòng ơn gọi trong tổng địa phận Melbourne.
Bài Giáo Lý của ĐTC: Cầu Nguyện và Phục Vụ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:17 26/04/2012
Nếu không cầu nguyện, ‘chúng ta có nguy cơ bị nghẹt thở giữa ngàn điều phải lo lắng mỗi ngày.’
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 31 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 25 tháng 4 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC tiếp tục nói về việc cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
* * * * *
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý trước, tôi đã cho thấy rằng Hội Thánh từ khi bắt đầu cuộc hành trình của mình, phải đương đầu với nhiều hoàn cảnh bất ngờ, những vấn đề mới và những trường hợp khẩn cấp mà Hội Thánh đã cố gắng trả lời trong ánh sáng đức tin, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.
Hôm nay tôi muốn ngừng lại và suy niệm về một hoàn cảnh khác trong những hoàn cảnh này, một vấn đề nghiêm trọng mà cộng đồng Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem đã phải đương đầu và giải quyết, như Thánh Luca cho chúng ta biết trong chương sáu của Sách Tông Đồ Công Vụ, về vấn đề phục vụ bác ái cho những người cô quả, những người cần giúp đỡ và trợ cấp. Vấn đề được đặt ra không phải là thứ yếu đối với Hội Thánh và có nguy cơ tạo ra sự chia rẽ trong Hội Thánh vào thời điểm ấy. Thực ra, số môn đệ đã gia tăng nhiều, nhưng những người nói tiếng Hy Lạp bắt đầu phàn nàn về những người nói tiếng Do Thái, vì các góa phụ của họ bị bỏ bê trong việc phân phát lương thực hằng ngày (Cv 6:1). Trước tình trạng khẩn trương này liên quan đến một khía cạnh thiết yếu trong đời sống của cộng đồng, là tình bác ái đối với những người yếu đuối, người nghèo, người tàn tật, và với công lý, các Tông Đồ đã triệu tập nhóm môn đệ lại.
Trong hoàn cảnh mục vụ khẩn trương ấy, điều nổi bật là sự phán đoán mà các Tông Đồ đã thực hiện. Các ngài phải đương đầu với một việc hết sức cần thiết là phải công bố Lời Chúa, theo mệnh lệnh của Chúa; nhưng dù đó là nhu cầu cấp bách hàng đầu của Hội Thánh, các ngài cũng coi trọng không kém nhiệm vụ thực thi bác ái và công lý, tức là nhiệm vụ giúp đỡ các góa phụ và người nghèo, việc yêu thương cung cấp cho anh chị em mình trong những hoàn cảnh túng thiếu, để đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (x. Ga 15:12.17).
Như vậy, hai thực tại mà các ngài phải sống trong Hội Thánh – việc rao giảng Lời Chúa, quyền tối cao của Thiên Chúa, cùng việc bác ái cụ thể và công lý – đang tạo ra những khó khăn và cần phải tìm ra một giải pháp, để cả hai thực tại này đều có thể có chỗ đứng, và sự liên hệ thiết yếu của chúng. Phán đoán của các Tông Đồ thật rõ ràng, các ngài nói, như chúng ta đã nghe: “Thật là không đúng khi chúng tôi phải bỏ bê việc rao giảng Lời Thiên Chúa để hầu bàn. Cho nên, thưa anh em, xin hãy chọn trong anh em bảy người có uy tín, đầy Thần Khí và khôn ngoan, là những người mà chúng tôi sẽ chỉ định làm công việc ấy. Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa.” (Cv 6:2- 4).
Hai điều xuất hiện ở đây: điều thứ nhất, kể từ lúc đó trong Hội Thánh có một thừa tác vụ bác ái. Hội Thánh không những chỉ công bố Lời Chúa, nhưng cũng phải thực hành Lời Chúa, là bác ái và chân lý. Và, điều thứ hai, những người này không những chỉ có uy tín, nhưng họ phải là những người tràn đầy Chúa Thánh Thần và sự khôn ngoan; nghĩa là họ không thể chỉ là những nhà tổ chức biết phải “làm” thế nào, nhưng họ phải “làm như thế” trong tinh thần đức tin với ánh sáng của Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan của tâm hồn. Cho nên, chức năng của họ, dù chính yếu là có bản chất thực tế, nhưng cũng vẫn là một chức năng tinh thần. Bác ái và công lý không chỉ là những hành động xã hội, nhưng còn là những hành động tinh thần được thực hiện trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng các Tông Đồ đã giải quyết tình trạng này với một tinh thần trách nhiệm rất cao, khi các ngài đi đến quyết định này là việc chọn bảy người. Các Tông Đồ cầu nguyện để xin sức mạnh của Chúa Thánh Thần; và sau đó đặt tay các ngài trên họ để họ được đặc biệt thánh hiến cho việc phục vụ bác ái này. Như vậy, trong đời sống Hội Thánh, ở những bước đầu tiên, phản ảnh một cách nào đó những gì đã xảy ra trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, tại nhà chị em cô Martha và Maria ở Bêthania. Cô Martha đã tận tâm tận lực phục vụ và đón tiếp Chúa Giêsu cùng các môn đệ của Người; còn cô Maria thì chú tâm lắng nghe Lời Chúa (x. Lc 10:38-42). Trong cả hai trường hợp, những giờ phút cầu nguyện, lắng nghe Thiên Chúa, và các hoạt động hàng ngày, như việc thực thi bác ái, không trái ngược nhau. Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu: “Martha! Martha! Con băn khoăn lo lắng về quá nhiều chuyện. Nhưng chỉ có một chuyện cần thiết; và Maria đã chọn phần tốt hơn mà sẽ không bị lấy đi mất.” (Lc 10:41-42 ) cũng như sự suy nghĩ của các Tông Đồ: “... Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa.” (Cv 6.4), chứng tỏ ưu tiên mà chúng ta phải dành cho Thiên Chúa.
Lúc này tôi không muốn giải thích về đoạn văn liên quan đến chị em Martha-Maria ấy. Dù sao đi nữa, không ai có thể lên án việc phục vụ người lân cận, và tha nhân; tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng ngay cả hoạt đông ấy cũng phải được thấm nhuần trong lòng bởi một tinh thần chiêm niệm. Ngoài ra, Thánh Augustinô nói rằng thực tại của cô Maria cũng là một viễn cảnh thuộc về chúng ta ở trên trời. Cho nên nơi trần thế, chúng ta không bao giờ sở hữu nó một cách hoàn toàn được, nhưng một chút thưởng thức trước phải hiện diện trong tất cả các hoạt động của chúng ta. Việc chiêm ngắm Thiên Chúa cũng phải hiện diện. Chúng ta không được phép đi lạc trong chủ nghĩa hoạt động thuần túy, nhưng luôn luôn để cho mình được thấm nhuần, ngay cả trong hoạt động của mình, bằng ánh sáng của Lời Chúa, và do đó, học bác ái thật, việc phục vụ người khác thật, là điều không cần quá nhiều thứ - chắc chắn là cần những gì thiết yếu, nhưng trên hết cũng cần cảm tình của trái tim chúng ta, và ánh sáng của Thiên Chúa.
Thánh Ambrôsiô, khi chú giải về câu chuyện của Martha và Maria, đã khuyên nhủ các tín hữu của ngài và cả chúng ta rằng: “Chúng ta cũng hãy tìm cách chiếm hữu được những gì mà không ai có thể lấy đi khỏi chúng ta được, bằng cách chú tâm cách chăm chỉ, không phân tâm, vào Lời Chúa: vì cũng xảy ra việc hạt giống của Lời trên trời bị lấy đi mất nếu chúng bị gieo vãi dọc đường. Như cô Maria, anh chị em hãy kích động trong mình ước muốn hiểu biết: đó là công việc hoàn hảo nhất, lớn nhất,” và ngài thêm rằng “nguyện xin việc chăm sóc phục vụ không làm anh chị em sao lãng việc hiểu biết những Lời trên trời,” từ cầu nguyện (Expositio Evangelii secundum Lucam, VII, 85: PL 15, 1720).
Như thế, các Thánh đã cảm nghiệm một sự hiệp nhất sâu xa của đời sống giữa việc cầu nguyện và hành động, giữa tình yêu Thiên Chúa hoàn toàn và tình yêu dành cho anh em. Thánh Bernarđô, đấng là mẫu gương của sự hòa hợp giữa chiêm niệm và chuyên cần làm việc, trong sách De consideratione viết cho Đức Giáo Hoàng Innôcentê II để cung cấp cho ngài một số suy tư về sứ vụ của ngài, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc suy niệm trong lòng và cầu nguyện để bảo vệ mình chống lại sự nguy hiểm của hoạt động quá mức, bất kể tình trạng nào mà chúng ta gặp phải và công việc nào mà chúng ta làm. Thánh Bernarđô quả quyết rằng quá nhiều công việc, một cuộc sống điên cuồng, thường đưa đến kết quả là cứng lòng và làm cho tâm trí bị đau khổ (xem II, 3).
Đó là một lời nhắc nhở quý giá cho chúng ta ngày nay, thường có thói quen đánh giá mọi sự theo chỉ tiêu năng suất và hiệu quả. Đoạn văn từ sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc làm - vì chắc chắn rằng có một tác vụ thật sự được lập ra – về tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động hằng ngày được thực hiện với tinh thần trách nhiệm và dấn thân, nhưng cũng nhắc cho chúng ta về việc chúng ta cần Thiên Chúa, cần sự hướng dẫn của Ngài, cần ánh sáng của Ngài, là điều ban cho chúng ta sức mạnh và hy vọng. Nếu chúng ta không trung thành sống lời cầu nguyện hàng ngày, thì hành động của chúng ta trở thành trống rỗng, vô hồn, bị giảm xuống thành chủ trương hoạt động thuần túy, là điều cuối cùng không thỏa mãn được chúng ta.
Có một lời cầu xin rất đẹp của truyền thống Kitô giáo được đọc trước mọi hoạt động, trong đó nói thế này: “Actiones nostras, quæsumus, Domine, aspirando præveni et adiuvando prosequere, ut cuncta nostra oratio et operatio a te semper incipiat, et per te coepta finiatur”, nghĩa là “Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh [mỗi lời nói], mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa.” Mỗi bước đi của cuộc đời chúng ta, mỗi hành động, ngay cả của Hội Thánh, phải được thực hiện trước mặt Thiên Chúa, trong ánh sáng của Lời Ngài.
Trong bài giáo lý Thứ Tư tuần trước tôi đã nhấn mạnh đến lời cầu nguyện đồng tâm của cộng đồng Kitô hữu tiên khởi khi phải đương đầu với thử thách và làm thế sao, chính trong cầu nguyện, trong việc suy niệm Thánh Kinh, họ có thể hiểu được những biến cố mà họ đã trải qua. Khi lời cầu nguyện được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, chúng ta có thể thấy thực tại bằng cặp mắt mới, cặp mắt đức tin, và Chúa là Đấng nói với trí khôn và tâm hồn, ban ánh sáng mới trên con đường của chúng ta trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh.
Chúng ta tin vào quyền năng của Lời Chúa và cầu nguyện. Ngay cả những khó khăn mà Hội Thánh đang trải qua trong vấn đề phục vụ người nghèo, trong vấn đề bác ái, cũng vượt qua được nhờ cầu nguyện, trong ánh sáng của Thiên Chúa, của Chúa Thánh Thần.
Các Tông Đồ đã không chỉ đơn thuần phê chuẩn việc lựa chọn Thánh Têphanô và những vị khác. nhưng “sau khi đã cầu nguyện, các ngài đã đặt tay trên họ” (Cv 6:06). Thánh sử ghi lại cử chỉ này một lần nữa trong việc tuyển chọn Thánh Phaolô và Barnaba, ở đó chúng ta đọc: “Sau khi ăn chay và cầu nguyện, họ đặt tay trên hai ông và sai hai ông đi” (Cv 13:3). Điều này tái khẳng định rằng việc thực thi bác ái cũng là việc phục vụ tâm linh. Hai thực thể phải đi đôi với nhau.
Với việc đặt tay, các Tông Đồ ban cho bảy vị một tác vụ đặc biệt, để họ nhận được ân sủng tương xứng. Việc nhấn mạnh đến cầu nguyện “sau khi đã cầu nguyện,” là điều quan trọng, bởi vì nó làm nổi bật chiều kích tâm linh của hành động này. Đây không đơn thuần là việc trao một tác vụ, như trong một tổ chức xã hội, mà là một biến cố thuộc về Hội Thánh, trong đó Chúa Thánh Thần dành riêng cho mình bảy vị được Hội Thánh tuyển chọn bằng cách thánh hiến họ cho Chân Lý là Đức Chúa Giêsu Kitô: Ngài là tác nhân thầm lặng, hiện diện trong việc đặt tay, để những vị được chọn có thể được biến đổi bởi quyền năng của Ngài cùng được thánh hóa để đương đầu với những thách đố thực tiễn, những thách đố của đời sống mục vụ. Hơn nữa, việc nhấn mạnh đến cầu nguyện nhắc nhở chúng ta rằng chỉ trong một sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa được vun trồng mỗi ngày mà việc đáp trả sự lựa chọn của Chúa được phát sinh và mọi thừa tác vụ trong Hội Thánh được trao ban.
Anh chị em thân mến, vấn đề mục vụ đưa các Tông Đồ đến việc chọn lựa và đặt tay trên bảy vị được trao cho nhiệm vụ phục vụ bác ái, để các ngài có thể chăm lo cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa, cho chúng ta thấy tính ưu việt của cầu nguyện và Lời Chúa, là điều cũng phát ra những hoạt động mục vụ. Đối với các mục tử, đây là hình thức phục vụ tiên quyết và quý giá nhất cho đàn chiên được trao phó cho họ. Nếu cặp phổi cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng được hơi thở đời sống tâm linh của chúng ta, chúng ta có nguy cơ bị nghẹt thở giữa hàng ngàn điều phải lo lắng mỗi ngày: cầu nguyện là hơi thở của linh hồn và của đời sống. Và có một lời nhắc nhở quý giá khác mà tôi muốn nhấn mạnh: trong sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, trong việc lắng nghe Lời Ngài, trong cuộc đàm đạo với Thiên Chúa, ngay cả khi chúng ta ở trong sự thinh lặng của một nhà thờ hoặc trong phòng riêng của mình, chúng ta kết hợp trong Chúa với rất nhiều anh chị em khác trong đức tin, như một tổng hợp các nhạc cụ, mặc dù vẫn giữ cá tính riêng của chúng, dâng lên Thiên Chúa một buổi hòa tấu vĩ đại của lời chuyển cầu, tạ ơn và chúc tụng. Cám ơn anh chị em.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 31 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 25 tháng 4 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC tiếp tục nói về việc cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ.
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý trước, tôi đã cho thấy rằng Hội Thánh từ khi bắt đầu cuộc hành trình của mình, phải đương đầu với nhiều hoàn cảnh bất ngờ, những vấn đề mới và những trường hợp khẩn cấp mà Hội Thánh đã cố gắng trả lời trong ánh sáng đức tin, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.
Hôm nay tôi muốn ngừng lại và suy niệm về một hoàn cảnh khác trong những hoàn cảnh này, một vấn đề nghiêm trọng mà cộng đồng Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem đã phải đương đầu và giải quyết, như Thánh Luca cho chúng ta biết trong chương sáu của Sách Tông Đồ Công Vụ, về vấn đề phục vụ bác ái cho những người cô quả, những người cần giúp đỡ và trợ cấp. Vấn đề được đặt ra không phải là thứ yếu đối với Hội Thánh và có nguy cơ tạo ra sự chia rẽ trong Hội Thánh vào thời điểm ấy. Thực ra, số môn đệ đã gia tăng nhiều, nhưng những người nói tiếng Hy Lạp bắt đầu phàn nàn về những người nói tiếng Do Thái, vì các góa phụ của họ bị bỏ bê trong việc phân phát lương thực hằng ngày (Cv 6:1). Trước tình trạng khẩn trương này liên quan đến một khía cạnh thiết yếu trong đời sống của cộng đồng, là tình bác ái đối với những người yếu đuối, người nghèo, người tàn tật, và với công lý, các Tông Đồ đã triệu tập nhóm môn đệ lại.
Trong hoàn cảnh mục vụ khẩn trương ấy, điều nổi bật là sự phán đoán mà các Tông Đồ đã thực hiện. Các ngài phải đương đầu với một việc hết sức cần thiết là phải công bố Lời Chúa, theo mệnh lệnh của Chúa; nhưng dù đó là nhu cầu cấp bách hàng đầu của Hội Thánh, các ngài cũng coi trọng không kém nhiệm vụ thực thi bác ái và công lý, tức là nhiệm vụ giúp đỡ các góa phụ và người nghèo, việc yêu thương cung cấp cho anh chị em mình trong những hoàn cảnh túng thiếu, để đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (x. Ga 15:12.17).
Như vậy, hai thực tại mà các ngài phải sống trong Hội Thánh – việc rao giảng Lời Chúa, quyền tối cao của Thiên Chúa, cùng việc bác ái cụ thể và công lý – đang tạo ra những khó khăn và cần phải tìm ra một giải pháp, để cả hai thực tại này đều có thể có chỗ đứng, và sự liên hệ thiết yếu của chúng. Phán đoán của các Tông Đồ thật rõ ràng, các ngài nói, như chúng ta đã nghe: “Thật là không đúng khi chúng tôi phải bỏ bê việc rao giảng Lời Thiên Chúa để hầu bàn. Cho nên, thưa anh em, xin hãy chọn trong anh em bảy người có uy tín, đầy Thần Khí và khôn ngoan, là những người mà chúng tôi sẽ chỉ định làm công việc ấy. Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa.” (Cv 6:2- 4).
Hai điều xuất hiện ở đây: điều thứ nhất, kể từ lúc đó trong Hội Thánh có một thừa tác vụ bác ái. Hội Thánh không những chỉ công bố Lời Chúa, nhưng cũng phải thực hành Lời Chúa, là bác ái và chân lý. Và, điều thứ hai, những người này không những chỉ có uy tín, nhưng họ phải là những người tràn đầy Chúa Thánh Thần và sự khôn ngoan; nghĩa là họ không thể chỉ là những nhà tổ chức biết phải “làm” thế nào, nhưng họ phải “làm như thế” trong tinh thần đức tin với ánh sáng của Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan của tâm hồn. Cho nên, chức năng của họ, dù chính yếu là có bản chất thực tế, nhưng cũng vẫn là một chức năng tinh thần. Bác ái và công lý không chỉ là những hành động xã hội, nhưng còn là những hành động tinh thần được thực hiện trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng các Tông Đồ đã giải quyết tình trạng này với một tinh thần trách nhiệm rất cao, khi các ngài đi đến quyết định này là việc chọn bảy người. Các Tông Đồ cầu nguyện để xin sức mạnh của Chúa Thánh Thần; và sau đó đặt tay các ngài trên họ để họ được đặc biệt thánh hiến cho việc phục vụ bác ái này. Như vậy, trong đời sống Hội Thánh, ở những bước đầu tiên, phản ảnh một cách nào đó những gì đã xảy ra trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, tại nhà chị em cô Martha và Maria ở Bêthania. Cô Martha đã tận tâm tận lực phục vụ và đón tiếp Chúa Giêsu cùng các môn đệ của Người; còn cô Maria thì chú tâm lắng nghe Lời Chúa (x. Lc 10:38-42). Trong cả hai trường hợp, những giờ phút cầu nguyện, lắng nghe Thiên Chúa, và các hoạt động hàng ngày, như việc thực thi bác ái, không trái ngược nhau. Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu: “Martha! Martha! Con băn khoăn lo lắng về quá nhiều chuyện. Nhưng chỉ có một chuyện cần thiết; và Maria đã chọn phần tốt hơn mà sẽ không bị lấy đi mất.” (Lc 10:41-42 ) cũng như sự suy nghĩ của các Tông Đồ: “... Còn chúng tôi sẽ chuyên tâm cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa.” (Cv 6.4), chứng tỏ ưu tiên mà chúng ta phải dành cho Thiên Chúa.
Lúc này tôi không muốn giải thích về đoạn văn liên quan đến chị em Martha-Maria ấy. Dù sao đi nữa, không ai có thể lên án việc phục vụ người lân cận, và tha nhân; tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng ngay cả hoạt đông ấy cũng phải được thấm nhuần trong lòng bởi một tinh thần chiêm niệm. Ngoài ra, Thánh Augustinô nói rằng thực tại của cô Maria cũng là một viễn cảnh thuộc về chúng ta ở trên trời. Cho nên nơi trần thế, chúng ta không bao giờ sở hữu nó một cách hoàn toàn được, nhưng một chút thưởng thức trước phải hiện diện trong tất cả các hoạt động của chúng ta. Việc chiêm ngắm Thiên Chúa cũng phải hiện diện. Chúng ta không được phép đi lạc trong chủ nghĩa hoạt động thuần túy, nhưng luôn luôn để cho mình được thấm nhuần, ngay cả trong hoạt động của mình, bằng ánh sáng của Lời Chúa, và do đó, học bác ái thật, việc phục vụ người khác thật, là điều không cần quá nhiều thứ - chắc chắn là cần những gì thiết yếu, nhưng trên hết cũng cần cảm tình của trái tim chúng ta, và ánh sáng của Thiên Chúa.
Thánh Ambrôsiô, khi chú giải về câu chuyện của Martha và Maria, đã khuyên nhủ các tín hữu của ngài và cả chúng ta rằng: “Chúng ta cũng hãy tìm cách chiếm hữu được những gì mà không ai có thể lấy đi khỏi chúng ta được, bằng cách chú tâm cách chăm chỉ, không phân tâm, vào Lời Chúa: vì cũng xảy ra việc hạt giống của Lời trên trời bị lấy đi mất nếu chúng bị gieo vãi dọc đường. Như cô Maria, anh chị em hãy kích động trong mình ước muốn hiểu biết: đó là công việc hoàn hảo nhất, lớn nhất,” và ngài thêm rằng “nguyện xin việc chăm sóc phục vụ không làm anh chị em sao lãng việc hiểu biết những Lời trên trời,” từ cầu nguyện (Expositio Evangelii secundum Lucam, VII, 85: PL 15, 1720).
Như thế, các Thánh đã cảm nghiệm một sự hiệp nhất sâu xa của đời sống giữa việc cầu nguyện và hành động, giữa tình yêu Thiên Chúa hoàn toàn và tình yêu dành cho anh em. Thánh Bernarđô, đấng là mẫu gương của sự hòa hợp giữa chiêm niệm và chuyên cần làm việc, trong sách De consideratione viết cho Đức Giáo Hoàng Innôcentê II để cung cấp cho ngài một số suy tư về sứ vụ của ngài, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc suy niệm trong lòng và cầu nguyện để bảo vệ mình chống lại sự nguy hiểm của hoạt động quá mức, bất kể tình trạng nào mà chúng ta gặp phải và công việc nào mà chúng ta làm. Thánh Bernarđô quả quyết rằng quá nhiều công việc, một cuộc sống điên cuồng, thường đưa đến kết quả là cứng lòng và làm cho tâm trí bị đau khổ (xem II, 3).
Đó là một lời nhắc nhở quý giá cho chúng ta ngày nay, thường có thói quen đánh giá mọi sự theo chỉ tiêu năng suất và hiệu quả. Đoạn văn từ sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc làm - vì chắc chắn rằng có một tác vụ thật sự được lập ra – về tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động hằng ngày được thực hiện với tinh thần trách nhiệm và dấn thân, nhưng cũng nhắc cho chúng ta về việc chúng ta cần Thiên Chúa, cần sự hướng dẫn của Ngài, cần ánh sáng của Ngài, là điều ban cho chúng ta sức mạnh và hy vọng. Nếu chúng ta không trung thành sống lời cầu nguyện hàng ngày, thì hành động của chúng ta trở thành trống rỗng, vô hồn, bị giảm xuống thành chủ trương hoạt động thuần túy, là điều cuối cùng không thỏa mãn được chúng ta.
Có một lời cầu xin rất đẹp của truyền thống Kitô giáo được đọc trước mọi hoạt động, trong đó nói thế này: “Actiones nostras, quæsumus, Domine, aspirando præveni et adiuvando prosequere, ut cuncta nostra oratio et operatio a te semper incipiat, et per te coepta finiatur”, nghĩa là “Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh [mỗi lời nói], mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa.” Mỗi bước đi của cuộc đời chúng ta, mỗi hành động, ngay cả của Hội Thánh, phải được thực hiện trước mặt Thiên Chúa, trong ánh sáng của Lời Ngài.
Trong bài giáo lý Thứ Tư tuần trước tôi đã nhấn mạnh đến lời cầu nguyện đồng tâm của cộng đồng Kitô hữu tiên khởi khi phải đương đầu với thử thách và làm thế sao, chính trong cầu nguyện, trong việc suy niệm Thánh Kinh, họ có thể hiểu được những biến cố mà họ đã trải qua. Khi lời cầu nguyện được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, chúng ta có thể thấy thực tại bằng cặp mắt mới, cặp mắt đức tin, và Chúa là Đấng nói với trí khôn và tâm hồn, ban ánh sáng mới trên con đường của chúng ta trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh.
Chúng ta tin vào quyền năng của Lời Chúa và cầu nguyện. Ngay cả những khó khăn mà Hội Thánh đang trải qua trong vấn đề phục vụ người nghèo, trong vấn đề bác ái, cũng vượt qua được nhờ cầu nguyện, trong ánh sáng của Thiên Chúa, của Chúa Thánh Thần.
Các Tông Đồ đã không chỉ đơn thuần phê chuẩn việc lựa chọn Thánh Têphanô và những vị khác. nhưng “sau khi đã cầu nguyện, các ngài đã đặt tay trên họ” (Cv 6:06). Thánh sử ghi lại cử chỉ này một lần nữa trong việc tuyển chọn Thánh Phaolô và Barnaba, ở đó chúng ta đọc: “Sau khi ăn chay và cầu nguyện, họ đặt tay trên hai ông và sai hai ông đi” (Cv 13:3). Điều này tái khẳng định rằng việc thực thi bác ái cũng là việc phục vụ tâm linh. Hai thực thể phải đi đôi với nhau.
Với việc đặt tay, các Tông Đồ ban cho bảy vị một tác vụ đặc biệt, để họ nhận được ân sủng tương xứng. Việc nhấn mạnh đến cầu nguyện “sau khi đã cầu nguyện,” là điều quan trọng, bởi vì nó làm nổi bật chiều kích tâm linh của hành động này. Đây không đơn thuần là việc trao một tác vụ, như trong một tổ chức xã hội, mà là một biến cố thuộc về Hội Thánh, trong đó Chúa Thánh Thần dành riêng cho mình bảy vị được Hội Thánh tuyển chọn bằng cách thánh hiến họ cho Chân Lý là Đức Chúa Giêsu Kitô: Ngài là tác nhân thầm lặng, hiện diện trong việc đặt tay, để những vị được chọn có thể được biến đổi bởi quyền năng của Ngài cùng được thánh hóa để đương đầu với những thách đố thực tiễn, những thách đố của đời sống mục vụ. Hơn nữa, việc nhấn mạnh đến cầu nguyện nhắc nhở chúng ta rằng chỉ trong một sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa được vun trồng mỗi ngày mà việc đáp trả sự lựa chọn của Chúa được phát sinh và mọi thừa tác vụ trong Hội Thánh được trao ban.
Anh chị em thân mến, vấn đề mục vụ đưa các Tông Đồ đến việc chọn lựa và đặt tay trên bảy vị được trao cho nhiệm vụ phục vụ bác ái, để các ngài có thể chăm lo cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa, cho chúng ta thấy tính ưu việt của cầu nguyện và Lời Chúa, là điều cũng phát ra những hoạt động mục vụ. Đối với các mục tử, đây là hình thức phục vụ tiên quyết và quý giá nhất cho đàn chiên được trao phó cho họ. Nếu cặp phổi cầu nguyện và Lời Chúa không nuôi dưỡng được hơi thở đời sống tâm linh của chúng ta, chúng ta có nguy cơ bị nghẹt thở giữa hàng ngàn điều phải lo lắng mỗi ngày: cầu nguyện là hơi thở của linh hồn và của đời sống. Và có một lời nhắc nhở quý giá khác mà tôi muốn nhấn mạnh: trong sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, trong việc lắng nghe Lời Ngài, trong cuộc đàm đạo với Thiên Chúa, ngay cả khi chúng ta ở trong sự thinh lặng của một nhà thờ hoặc trong phòng riêng của mình, chúng ta kết hợp trong Chúa với rất nhiều anh chị em khác trong đức tin, như một tổng hợp các nhạc cụ, mặc dù vẫn giữ cá tính riêng của chúng, dâng lên Thiên Chúa một buổi hòa tấu vĩ đại của lời chuyển cầu, tạ ơn và chúc tụng. Cám ơn anh chị em.
Top Stories
The Church in China needs formed laity and ''good bishops''
AsiaNews
10:40 26/04/2012
The communiqué following the meeting of the Vatican Commission. "Admiration" for bishops and priests detained or limited. The claim of "bodies" to "place themselves above the bishops. Illegitimate episcopal ordinations and legitimate bishops participation in them.
Vatican City (AsiaNews) - The evangelization of China needs a deeply formed laity; it needs priests and religious who give " luminous evangelical witness" and "good bishops" and it" cannot be achieved by sacrificing essential elements of the Catholic faith and discipline". The primary focus of the fifth meeting of the Commission for the Church in China was issue of formation of the laity, but it also addressed the most difficult topics of life of the Catholic community in the country, from the claim of " entities " to " to place themselves above the Bishops and to guide the life of the ecclesial community", the illegitimate ordinations of bishops and the imprisonment of some of them, the decline in priestly vocations.
According to a statement released today, during the meeting which took place at the Vatican April 23 to 25, the Commission primarily focused on the issue of formation of the laity, particularly in view of the Year of Faith. "In the first place, they must enter ever more deeply into the life of the Church, nourished by doctrine, conscious of their being part of the Catholic Church, and consistent with the requirements of life in Christ, which necessitates hearing the word of God with faith. From this perspective, a profound knowledge of the Catechism of the Catholic Church will be a particularly important aid for them. In the second place, lay Catholics are called to take part in civic life and in the world of work, offering their own contribution with full responsibility: by loving life and respecting it from conception until natural death; by loving the family, promoting values which are also proper to traditional Chinese culture; by loving their country as honest citizens concerned for the common good. As an ancient Chinese sage put it, "the way of great learning consists in illustrating noble virtues, in renewing and staying close to people, and in reaching the supreme good." Thirdly, the lay faithful in China must grow in grace before God and men, by nourishing and perfecting their own spiritual life as active members of the parish community and by involving themselves in the apostolate, also with the help of associations and Church movements which foster their ongoing formation".
"Pastors, both Bishops and priests, should make every effort to consolidate the lay faithful in their knowledge of the teachings of the Second Vatican Council, and in particular of ecclesiology and the social doctrine of the Church. Moreover, it will be useful to dedicate special solicitude to the preparation of pastoral workers dedicated to evangelization, catechesis and works of charity. The integral formation of lay Catholics, above all in those places where rapid social evolution and significant economic development are occurring, is part of a commitment to make the local Church vibrant and thriving. Finally, an adequate response to the phenomenon of internal migration and urbanization is to be hoped for".
" The lay faithful, therefore, are called to participate with apostolic zeal in the evangelization of the Chinese people. By virtue of their baptism and confirmation, they receive from Christ the grace and the task to build up the Church (cf. Eph 4:1-16)".
"In the course of the Meeting, attention then focussed on the Pastors, in particular on Bishops and priests who are detained or who are suffering unjust limitations on the performance of their mission. Admiration was expressed for the strength of their faith and for their union with the Holy Father. They need the Church's prayer in a special way so as to face their difficulties with serenity and in fidelity to Christ".
"The Church needs good Bishops. They are a gift of God to his people, for the benefit of whom they exercise the office of teaching, sanctifying and governing. They are also called to provide reasons for life and hope to all whom they meet. They receive from Christ, through the Church, their task and authority, which they exercise in union with the Roman Pontiff and with all the Bishops throughout the world".
"Concerning the particular situation of the Church in China, it was noted that the claim of the entities, called "One Association and One Conference", to place themselves above the Bishops and to guide the life of the ecclesial community, persists. In this regard, the instructions given in the Letter of Pope Benedict XVI (cf. Letter to the Bishops, Priests, Consecrated Persons and Lay Faithful of the Catholic Church in the People's Republic of China, 7), remain current and provide direction. It is important to observe them so that the face of the Church may shine forth with clarity in the midst of the noble Chinese people".
"This clarity has been obfuscated by those clerics who have illegitimately received episcopal ordination and by those illegitimate Bishops who have carried out acts of jurisdiction or who have administered the Sacraments. In so doing, they usurp a power which the Church has not conferred upon them. In recent days, some of them have participated in episcopal ordinations which were authorized by the Church. The behaviour of these Bishops, in addition to aggravating their canonical status, has disturbed the faithful and often has violated the consciences of the priests and lay faithful who were involved".
"Furthermore, this clarity has been obfuscated by legitimate Bishops who have participated in illegitimate episcopal ordinations. Many of these Bishops have since clarified their position and have requested pardon; the Holy Father has benevolently forgiven them. Others, however, who also took part in these illegitimate ordinations, have not yet made this clarification, and thus are encouraged to do so as soon as possible.The participants in the Plenary Meeting follow these painful events with attention and in a spirit of charity. Though they are aware of the particular difficulties of the present situation, they recall that evangelization cannot be achieved by sacrificing essential elements of the Catholic faith and discipline. Obedience to Christ and to the Successor of Peter is the presupposition of every true renewal and this applies to every category within the People of God. Lay people themselves are sensitive to the clear ecclesial fidelity of their own Pastors".
"With regard to priests, consecrated persons and seminarians, the Commission reflected once again on the importance of their formation, rejoicing in the sincere and praiseworthy commitment to provide not only suitable programmes of human, intellectual, spiritual and pastoral formation for the seminarians, but also times of ongoing formation for priests. In addition, appreciative mention was made of the initiatives which are being undertaken by various female religious institutes to coordinate formation activities for consecrated persons".
"It was noted, on the other hand, that the number of vocations to the priestly and religious life has noticeably declined in recent years. The challenges of the situation impel the faithful to invoke the Lord of the harvest and to strengthen the awareness that each priest and woman religious, faithful and luminous in their evangelical witness, are the primary sign still capable of encouraging today's young men and women to follow Christ with undivided heart".
"Finally, the Commission recalls that this upcoming 24 May, the liturgical memorial of the "Blessed Virgin Mary, Help of Christians" and the Day of Prayer for the Church in China, will provide a particularly auspicious opportunity for the entire Church to ask for energy and consolation, mercy and courage, for the Catholic community in China".
Vatican City (AsiaNews) - The evangelization of China needs a deeply formed laity; it needs priests and religious who give " luminous evangelical witness" and "good bishops" and it" cannot be achieved by sacrificing essential elements of the Catholic faith and discipline". The primary focus of the fifth meeting of the Commission for the Church in China was issue of formation of the laity, but it also addressed the most difficult topics of life of the Catholic community in the country, from the claim of " entities " to " to place themselves above the Bishops and to guide the life of the ecclesial community", the illegitimate ordinations of bishops and the imprisonment of some of them, the decline in priestly vocations.
According to a statement released today, during the meeting which took place at the Vatican April 23 to 25, the Commission primarily focused on the issue of formation of the laity, particularly in view of the Year of Faith. "In the first place, they must enter ever more deeply into the life of the Church, nourished by doctrine, conscious of their being part of the Catholic Church, and consistent with the requirements of life in Christ, which necessitates hearing the word of God with faith. From this perspective, a profound knowledge of the Catechism of the Catholic Church will be a particularly important aid for them. In the second place, lay Catholics are called to take part in civic life and in the world of work, offering their own contribution with full responsibility: by loving life and respecting it from conception until natural death; by loving the family, promoting values which are also proper to traditional Chinese culture; by loving their country as honest citizens concerned for the common good. As an ancient Chinese sage put it, "the way of great learning consists in illustrating noble virtues, in renewing and staying close to people, and in reaching the supreme good." Thirdly, the lay faithful in China must grow in grace before God and men, by nourishing and perfecting their own spiritual life as active members of the parish community and by involving themselves in the apostolate, also with the help of associations and Church movements which foster their ongoing formation".
"Pastors, both Bishops and priests, should make every effort to consolidate the lay faithful in their knowledge of the teachings of the Second Vatican Council, and in particular of ecclesiology and the social doctrine of the Church. Moreover, it will be useful to dedicate special solicitude to the preparation of pastoral workers dedicated to evangelization, catechesis and works of charity. The integral formation of lay Catholics, above all in those places where rapid social evolution and significant economic development are occurring, is part of a commitment to make the local Church vibrant and thriving. Finally, an adequate response to the phenomenon of internal migration and urbanization is to be hoped for".
" The lay faithful, therefore, are called to participate with apostolic zeal in the evangelization of the Chinese people. By virtue of their baptism and confirmation, they receive from Christ the grace and the task to build up the Church (cf. Eph 4:1-16)".
"In the course of the Meeting, attention then focussed on the Pastors, in particular on Bishops and priests who are detained or who are suffering unjust limitations on the performance of their mission. Admiration was expressed for the strength of their faith and for their union with the Holy Father. They need the Church's prayer in a special way so as to face their difficulties with serenity and in fidelity to Christ".
"The Church needs good Bishops. They are a gift of God to his people, for the benefit of whom they exercise the office of teaching, sanctifying and governing. They are also called to provide reasons for life and hope to all whom they meet. They receive from Christ, through the Church, their task and authority, which they exercise in union with the Roman Pontiff and with all the Bishops throughout the world".
"Concerning the particular situation of the Church in China, it was noted that the claim of the entities, called "One Association and One Conference", to place themselves above the Bishops and to guide the life of the ecclesial community, persists. In this regard, the instructions given in the Letter of Pope Benedict XVI (cf. Letter to the Bishops, Priests, Consecrated Persons and Lay Faithful of the Catholic Church in the People's Republic of China, 7), remain current and provide direction. It is important to observe them so that the face of the Church may shine forth with clarity in the midst of the noble Chinese people".
"This clarity has been obfuscated by those clerics who have illegitimately received episcopal ordination and by those illegitimate Bishops who have carried out acts of jurisdiction or who have administered the Sacraments. In so doing, they usurp a power which the Church has not conferred upon them. In recent days, some of them have participated in episcopal ordinations which were authorized by the Church. The behaviour of these Bishops, in addition to aggravating their canonical status, has disturbed the faithful and often has violated the consciences of the priests and lay faithful who were involved".
"Furthermore, this clarity has been obfuscated by legitimate Bishops who have participated in illegitimate episcopal ordinations. Many of these Bishops have since clarified their position and have requested pardon; the Holy Father has benevolently forgiven them. Others, however, who also took part in these illegitimate ordinations, have not yet made this clarification, and thus are encouraged to do so as soon as possible.The participants in the Plenary Meeting follow these painful events with attention and in a spirit of charity. Though they are aware of the particular difficulties of the present situation, they recall that evangelization cannot be achieved by sacrificing essential elements of the Catholic faith and discipline. Obedience to Christ and to the Successor of Peter is the presupposition of every true renewal and this applies to every category within the People of God. Lay people themselves are sensitive to the clear ecclesial fidelity of their own Pastors".
"With regard to priests, consecrated persons and seminarians, the Commission reflected once again on the importance of their formation, rejoicing in the sincere and praiseworthy commitment to provide not only suitable programmes of human, intellectual, spiritual and pastoral formation for the seminarians, but also times of ongoing formation for priests. In addition, appreciative mention was made of the initiatives which are being undertaken by various female religious institutes to coordinate formation activities for consecrated persons".
"It was noted, on the other hand, that the number of vocations to the priestly and religious life has noticeably declined in recent years. The challenges of the situation impel the faithful to invoke the Lord of the harvest and to strengthen the awareness that each priest and woman religious, faithful and luminous in their evangelical witness, are the primary sign still capable of encouraging today's young men and women to follow Christ with undivided heart".
"Finally, the Commission recalls that this upcoming 24 May, the liturgical memorial of the "Blessed Virgin Mary, Help of Christians" and the Day of Prayer for the Church in China, will provide a particularly auspicious opportunity for the entire Church to ask for energy and consolation, mercy and courage, for the Catholic community in China".
Taylor conviction sends warning to tyrants
Clarence Roy-Macaulay
13:09 26/04/2012
LEIDSCHENDAM, Netherlands (AP) — Former Liberian President Charles Taylor on Thursday became the first head of state since World War II convicted by an international war crimes court, a legal landmark observers say sent a clear message to tyrants around the world that their days of impunity are numbered.
Taylor, 64, was found guilty on 11 counts of war crimes and crimes against humanity for sending guns and bullets to Sierra Leone rebels in return for so-called blood diamonds mined by slave laborers and smuggled across the border.
The verdicts were hailed by prosecutors, victims and rights activists as a watershed moment in efforts to end impunity for leaders responsible for atrocities.
Judges at the Special Court for Sierra Leone said Taylor's aid played a crucial role in allowing the rebels to continue a bloody rampage during that West African nation's 11-year civil war that ended in 2002 with more than 50,000 dead. The rebels gained international notoriety for hacking off the limbs of their enemies and carving their groups' initials into opponents and even children they kidnapped and turned into killers.
The verdict "permanently locks in and solidifies the idea that heads of state are now accountable for what they do to their own people," said David Crane, the former prosecutor who indicted Taylor in 2003 and is now a professor of international law. "This is a bell that has been rung and clearly rings throughout the world. If you are a head of state and you are killing your own people you could be next."
United Nations Secretary General Ban Ki-moon also hailed the judgment as "a significant milestone for international criminal justice" that "sends a strong signal to all leaders that they are and will be held accountable for their actions," said U.N. deputy spokesman Eduardo del Buey.
U.S. State Department spokeswoman Victoria Nuland agreed.
"The Taylor prosecution at the Special Court delivers a strong message to all perpetrators of atrocities, including those in the highest positions of power, that they will be held accountable," she said.
Taylor attempted to avoid trial by claiming head of state immunity in 2003, but the court rejected his claim and went ahead with his trial after his 2006 arrest.
Despite Thursday's optimism, international efforts to prosecute leaders have been spotty so far at best: Slobodan Milosevic died in his cell before he could be found guilty of fomenting the Balkan wars, Moammar Gadhafi was killed by rebels last year before he could be turned over for trial, and Sudanese President Omar al-Bashir is openly defying attempts to arrest him on international genocide charges.
In one success story, prosecutors at the U.N.'s Yugoslav war crimes tribunal are close to wrapping up their case against former Bosnian Serb leader Radovan Karadzic — although it took more than a decade to have him arrested.
Even Crane — a vocal supporter of efforts to hold leaders accountable — concedes that while war crimes tribunals are independent, they are hard to separate from geopolitical realities.
Syrian President Bashar Assad's regime is widely accused of atrocities as it battles to put down a popular revolt, and yet the prospect of him or any of his generals being indicted any time soon appears remote. Syria does not recognize the International Criminal Court, meaning prosecutors there cannot intervene unless the U.N. Security Council asks them to. Russia and China would likely veto any such move.
The ICC has indicted al-Bashir for genocide in Darfur, Sudan, but he openly defies an international arrest warrant by flying to friendly nations and has recently cranked up war rhetoric in his country's border dispute with South Sudan.
Most likely the next former leader to face justice will be former Ivory Coast President Laurent Gbagbo, who is jailed in The Hague on charges of attacking political opponents as he attempted to cling to power following elections last year.
Prosecuting Taylor has proved how hard it is to bring leaders to justice. He fled into exile in Nigeria after being indicted in 2003 and was only arrested three years later. And while the Sierra Leone court is based in that country's capital, Freetown, Taylor's trial was staged in the Netherlands out of fears it could destabilize the region.
Even the prosecution was tough. There was no clear paper trail linking Taylor to rebels, and judges wound up convicting him of aiding and abetting the Revolutionary United Front and Armed Forces Revolutionary Council but cleared him of direct command responsibility over the rebels.
The global implications meant little to survivors of the war in Sierra Leone who celebrated Taylor's conviction.
"I am happy that the truth has come out. .. that Charles Taylor is fully and solely responsible for the crimes committed against the people of Sierra Leone," said Jusu Jarka, who lost both his arms during the fighting in 1999 and now runs an organization for fellow amputees.
In Freetown, the capital, crowds that had gathered to watch the verdict live on television sighed with relief when the conviction was announced. Simmering anger, though, was aired through posters, including one that read: "Shame on you Charles Taylor. Give us your diamonds before going to prison."
After the judgment was read out, Taylor's attorney, Courtenay Griffiths, slammed the conviction as based on "tainted and corrupt evidence." He claimed prosecutors paid for some of the evidence.
Taylor, as usual impeccably dressed in suit and tie, said nothing in court and showed no emotion as he was convicted.
There was emotion enough at his trial as 91 prosecution witnesses outlined the horrors of Sierra Leone's war, many of them describing murders, mutilations, tortures and acts of cannibalism by rebels and the children they turned into merciless killers.
Taylor spent seven months of the trial defending his actions, portraying himself as a liberator of the Liberian people, a regional statesman and peacemaker.
Edward Songo Conteh, of Sierra Leone's Amputee and War Wounded Association, was in court to watch the verdicts. His only regret was that Taylor was not immediately sentenced. That will happen next month after a separate hearing.
The court has no death penalty and no maximum sentence. Judges have given the eight other rebels they convicted sentences as high as 52 years.
"I want to see this man behind bars for the rest of his life," said Conteh, who had one of his hands hacked off by child soldiers.
(Source: http://news.yahoo.com/taylor-conviction-sends-warning-tyrants-170338193.html - Associated Press writers Clarence Roy-Macaulay and Jessica Mcdiarmid in Sierra Leone contributed to this report.)
The verdicts were hailed by prosecutors, victims and rights activists as a watershed moment in efforts to end impunity for leaders responsible for atrocities.
Judges at the Special Court for Sierra Leone said Taylor's aid played a crucial role in allowing the rebels to continue a bloody rampage during that West African nation's 11-year civil war that ended in 2002 with more than 50,000 dead. The rebels gained international notoriety for hacking off the limbs of their enemies and carving their groups' initials into opponents and even children they kidnapped and turned into killers.
The verdict "permanently locks in and solidifies the idea that heads of state are now accountable for what they do to their own people," said David Crane, the former prosecutor who indicted Taylor in 2003 and is now a professor of international law. "This is a bell that has been rung and clearly rings throughout the world. If you are a head of state and you are killing your own people you could be next."
United Nations Secretary General Ban Ki-moon also hailed the judgment as "a significant milestone for international criminal justice" that "sends a strong signal to all leaders that they are and will be held accountable for their actions," said U.N. deputy spokesman Eduardo del Buey.
U.S. State Department spokeswoman Victoria Nuland agreed.
"The Taylor prosecution at the Special Court delivers a strong message to all perpetrators of atrocities, including those in the highest positions of power, that they will be held accountable," she said.
Taylor attempted to avoid trial by claiming head of state immunity in 2003, but the court rejected his claim and went ahead with his trial after his 2006 arrest.
Despite Thursday's optimism, international efforts to prosecute leaders have been spotty so far at best: Slobodan Milosevic died in his cell before he could be found guilty of fomenting the Balkan wars, Moammar Gadhafi was killed by rebels last year before he could be turned over for trial, and Sudanese President Omar al-Bashir is openly defying attempts to arrest him on international genocide charges.
In one success story, prosecutors at the U.N.'s Yugoslav war crimes tribunal are close to wrapping up their case against former Bosnian Serb leader Radovan Karadzic — although it took more than a decade to have him arrested.
Even Crane — a vocal supporter of efforts to hold leaders accountable — concedes that while war crimes tribunals are independent, they are hard to separate from geopolitical realities.
Syrian President Bashar Assad's regime is widely accused of atrocities as it battles to put down a popular revolt, and yet the prospect of him or any of his generals being indicted any time soon appears remote. Syria does not recognize the International Criminal Court, meaning prosecutors there cannot intervene unless the U.N. Security Council asks them to. Russia and China would likely veto any such move.
The ICC has indicted al-Bashir for genocide in Darfur, Sudan, but he openly defies an international arrest warrant by flying to friendly nations and has recently cranked up war rhetoric in his country's border dispute with South Sudan.
Most likely the next former leader to face justice will be former Ivory Coast President Laurent Gbagbo, who is jailed in The Hague on charges of attacking political opponents as he attempted to cling to power following elections last year.
Prosecuting Taylor has proved how hard it is to bring leaders to justice. He fled into exile in Nigeria after being indicted in 2003 and was only arrested three years later. And while the Sierra Leone court is based in that country's capital, Freetown, Taylor's trial was staged in the Netherlands out of fears it could destabilize the region.
Even the prosecution was tough. There was no clear paper trail linking Taylor to rebels, and judges wound up convicting him of aiding and abetting the Revolutionary United Front and Armed Forces Revolutionary Council but cleared him of direct command responsibility over the rebels.
The global implications meant little to survivors of the war in Sierra Leone who celebrated Taylor's conviction.
"I am happy that the truth has come out. .. that Charles Taylor is fully and solely responsible for the crimes committed against the people of Sierra Leone," said Jusu Jarka, who lost both his arms during the fighting in 1999 and now runs an organization for fellow amputees.
In Freetown, the capital, crowds that had gathered to watch the verdict live on television sighed with relief when the conviction was announced. Simmering anger, though, was aired through posters, including one that read: "Shame on you Charles Taylor. Give us your diamonds before going to prison."
After the judgment was read out, Taylor's attorney, Courtenay Griffiths, slammed the conviction as based on "tainted and corrupt evidence." He claimed prosecutors paid for some of the evidence.
Taylor, as usual impeccably dressed in suit and tie, said nothing in court and showed no emotion as he was convicted.
There was emotion enough at his trial as 91 prosecution witnesses outlined the horrors of Sierra Leone's war, many of them describing murders, mutilations, tortures and acts of cannibalism by rebels and the children they turned into merciless killers.
Taylor spent seven months of the trial defending his actions, portraying himself as a liberator of the Liberian people, a regional statesman and peacemaker.
Edward Songo Conteh, of Sierra Leone's Amputee and War Wounded Association, was in court to watch the verdicts. His only regret was that Taylor was not immediately sentenced. That will happen next month after a separate hearing.
The court has no death penalty and no maximum sentence. Judges have given the eight other rebels they convicted sentences as high as 52 years.
"I want to see this man behind bars for the rest of his life," said Conteh, who had one of his hands hacked off by child soldiers.
(Source: http://news.yahoo.com/taylor-conviction-sends-warning-tyrants-170338193.html - Associated Press writers Clarence Roy-Macaulay and Jessica Mcdiarmid in Sierra Leone contributed to this report.)
The warped gaze on the Christian martyrs of Communism
L'Ossertore Romano
15:34 26/04/2012
A dramatic page in history ignored and misunderstood in European collective memory
Although "there were more martyrs for the faith under communism than at any other time in Church history, there appears to be no haste or commitment to documenting them in martyrology”, wrote Alain Besançon bitterly in Le malheur du siecle (1998). It was for this reason that an international conference, held on 24 April at the Hungarian Academy in Rome on “The Catholic Church in Central and Eastern Europe confronting communism: attitudes, strategies, tactics” has played an important role in drawing attention to these themes still so little studied, shedding a new light on several symbolic figures from these events and furthering (through new fonts of information) the understanding of the strategies of the Holy See in those dictatorships.
One of the key points of these events, however, lies not only in the dramatic and heroic testimonies of Cardinal Mindszenty of Hungary, Cardinal Wyszynski of Poland and Cardinal Beran of Czechoslovakia which represent an invaluable starting point, but is also found in that particular political-cultural relationship that exists between the harsh reality of Eastern regimes and the symbolic representation of communism that was devised within countries behind the Iron Curtain. It is no less important that still today the ways in which the biographical details of the martyrs of faith who were imprisoned, tortured and killed by Communist regimes were reported, glossed over or ignored are yet to be reconstructed altogether in the Western world. Human events that have been read and interpreted according to the fashions and cultural sensitivities of their time, have ended up delimiting, dilluting and dampening the stories of the men and women in a kind of “Christian oblivion of Communism”(as Besançon wrote) from the European collective memory until the point of completly cancelling them out.
(Source: L'Ossertore Romano, April 26, 2012)
One of the key points of these events, however, lies not only in the dramatic and heroic testimonies of Cardinal Mindszenty of Hungary, Cardinal Wyszynski of Poland and Cardinal Beran of Czechoslovakia which represent an invaluable starting point, but is also found in that particular political-cultural relationship that exists between the harsh reality of Eastern regimes and the symbolic representation of communism that was devised within countries behind the Iron Curtain. It is no less important that still today the ways in which the biographical details of the martyrs of faith who were imprisoned, tortured and killed by Communist regimes were reported, glossed over or ignored are yet to be reconstructed altogether in the Western world. Human events that have been read and interpreted according to the fashions and cultural sensitivities of their time, have ended up delimiting, dilluting and dampening the stories of the men and women in a kind of “Christian oblivion of Communism”(as Besançon wrote) from the European collective memory until the point of completly cancelling them out.
(Source: L'Ossertore Romano, April 26, 2012)
VN Human Rights Bulletin
Project of NCVA and BPSOS
17:53 26/04/2012
April 2012 Vol I, No 1
Vietnam facing "time bomb" of dissent
"The US government and rights groups are expressing concern over Vietnam's crackdown on freedom of expression, as the regime faces growing dissent and labor militancy," the Democracy Digest of April 18, 2012, reports.
Among the more notorious human rights violations in recent days figure the following:
A Catholic priest, Nguyen Van Binh of Yen Kien Parish, Hanoi, was beaten unconscious by a gang of thugs on April 14 when he tried to stop the demolition by police of a house he had used as an orphanage. (The Archdiocese of Hanoi protested this in a letter of April 15, 2012.)
This followed an incident on February 23, 2012, when Father Nguyen Quang Hoa of Kon Hring Parish, Kon Tum Province, was pursued on a motorbike by three aggressors after he performed funeral rites for a parishioner in Turia Yop village (Dak Hring township, Dak Ha prefecture). After catching up with him they pursued him for over 200 yards beating him with iron rods as he fled into a rubber plantation.
One month later, the police cited "insecurity" as the reason for not allowing the celebration of Easter in Turia Yop village--a decision protested by Bishop Hoang Duc Oanh of Kon Tum in a letter of April 4.
On April 17, the police arrested Ms. Nguyen Thi May of Phu Tuc township, Phu Xuyen District, Hanoi, for transplanting rice in a disputed field. About 200 of her fellow villagers went to the police demanding her release because the arrest was considered arbitrary.
On the labor front, the regime is struggling to contain an upsurge in worker militancy, and the authorities were recently forced to raise wages and amend the law governing strikes. "More dramatically," Forbes Magazine reports, "ever rising costs have fomented a growing number of wildcat strikes over pay."
The problem here is that the official Vietnam General Confederation of Labor, the only one allowed to operate in the country, tends to side with the bosses and not with the workers. Attempts to form independent workers unions are severely repressed as can be seen in the prison sentences meted out last year to Nguyen Hoang Quoc Hung (9 years), Do Thi Minh Hanh and Doan Huy Chuong (7 years each) for organizing a wildcat strike at a shoe factory in Tra Vinh the year before.
One focus of extreme popular dissatisfaction with the regime is land use. Theoretically the state owns all the land, which it parcels out to individual and collective users for a certain period of time. However, local authorities can arbitrarily "recover" the land by claiming higher use priorities paying dirt-cheap compensation but then turning around making millions of dollars selling the land to private developers or foreign investors.
Things have got to a point where hundreds of thousand of complaints are filed but are rarely resolved. "This is a ticking time bomb," says political commentator Carl Thayer who is now teaching in Australia.
The most repressive country in Southeast Asia
In a recent article in Foreign Policy, Dustin Roasa, a long-time observer based in Cambodia, describes Vietnam as "the most repressive country in Southeast Asia" now that Burma has released hundreds of political prisoners and restored a modicum of freedoms (press, opinion, political campaigning, and honest voting) thus opening the way for a return to multiparty democracy.
Among the indicia of Vietnam's terrible showing in terms of human rights, Roasa cites:
Reporters Without Borders ranks Vietnam last among Southeast Asian countries in its 2011-2012 Press Freedom Index. "By way of comparison, Vietnam is only two spots ahead of China, ranking 172nd out of 179 countries overall."
Bloc 8406, a homegrown pro-democracy movement styled on Czechoslovakia's Charter 77, which was founded six years ago and attracted thousands of public supporters and tens of thousand of sympathizers both at home and abroad, has been dealt with mercilessly with "dozens of organizers in jail."
"In addition, the authorities have targeted religious leaders, including Buddhist monks and Catholic priests, for advocating greater religious tolerance, and they have also in recent years harassed and imprisoned Vietnamese nationalists calling the country to stand up to China."
Still, in spite of the risks, Roasa tells us, "Vietnamese activists continue to speak out about political pluralism, corruption, and free speech--and end up in prison or as political refugees."
They thus deserve the world's support. However, "the West's feelings of guilt from the war and lingering ideological sympathy for Hanoi among parts of the left" have dampened criticism of Hanoi, which probably explains why with all the gross violations of religious freedom Hanoi still benefits from the State Department's leniency in refusing to put it back on the CPC (Countries of Particular Concern) List as repeatedly recommended by the independent U.S. Commission for International Religious Freedom.
Hanoi contemplates further restrictions on Internet freedom
In a new decree expected to replace the existing one, known as Ministerial Decree No. 97/2008/ND-CP, by June this year, the Ministry of Information and Communications proposes to: (1) forbid the use of a nickname in securing Internet services (for instance, one must use one's real name on Facebook and on one's blog); (2) protect the personal security of Internet users--which is almost in direct contradiction with (1); (3) force Internet service providers such as Google and Facebook to have their servers in Vietnam so that they can be monitored by the Internet police.
Should the new decree go into effect, the freedom of Internet users will be further restricted in a country which for the last several years has been labeled one of the ten worst "enemies of the Internet" by Reporters without Borders.
To counter that Congresswoman Loretta Sanchez has introduced H.R. 29 "calling for Internet freedom in Vietnam."
NYT and WSJ editorials on VN Human Rights
Finally, the egregious human rights situation in Vietnam is getting mainstream press attention.
On April 19, the New York Times had an editorial entitled "The Courage of Dieu Cay and Natalya Radzina." Dieu Cay is the nickname of Nguyen Van Hai, a "blogger who has been imprisoned since 2008 on the trumped-up charge of property tax evasion." His real offense was to write on sensitive human rights and corruption issues in Vietnam and especially to protest China's aggression against Vietnam in the South China Sea.
In an op-ed article in the Wall Street Journal of April 23, the famous human rights activist Vo Van Ai, who is based in Paris, denounced the upcoming trial of three bloggers, the above Dieu Cay, Phan Van Hai (aka Anhbasg) and Ta Phong Tan (a former Communist Party member and Public Security officer who has since become critical of the regime in her blog "Truth and Justice"). The case of Dieu Cay is the most outrageous: after he finished his 30-month prison term, supposedly for tax evasion, he was not released; instead he was held incommunicado for 17 months and is now being put on trial. The trial of the three bloggers, set for April 17, had to be postponed because the two ministries concerned and the People's Inspectorate could not agree beforehand about the sentences to be meted out to them. A judge informally suggested a bargain: if they are willing to plead guilty they could get their sentences reduced from 16 to 20 years down to as little as 3 years (for crimes that they did nott commit).
Hanoi shows no political will to fight human trafficking
The government of Vietnam has made clear that it does not have the political will to combat human trafficking. Rather, the Vietnamese government's solution to trafficking problems is to:
(1) attack the messengers who bring the bad news,
(2) intimidate the trafficking victims and potential victims so that no further information will get out, and
(3) hinder contact between rescued victims and destination country law enforcement or non-governmental organizations (NGOs).
On Feb 15, 2011 the Bureau of Overseas Work Management issued a circular instructing labor export companies to exert tighter control of Vietnamese migrant workers, to prevent any contact between workers and anti-trafficking in persons (TIP) organizations, and to settle "disputes" between the aggrieved employees and the factory owners expeditiously. Similar admonitions appeared in an April 3, 2012 article in the People's Army Journal, the official organ of the Vietnamese People's Army. Both the circular and the article make it clear that the Vietnamese government's response to numerous credible reports of human trafficking in its labor export program is to escalate the war against anti-TIP organizations and TIP victims. The idea of fixing the underlying problems is not even raised in the article.
Recent changes in the standard contracts that migrant workers must sign appear to heighten emphasis on hiding the problems: Workers are now warned not "to fabricate stories to defame or distort the truth about the policy of the Vietnamese government; pass around information about [the labor export company] without evidence, without respect for the Vietnamese community; [join] illegal organizations that the [destination country's] law or the Vietnamese law does not approve; hold a strike or mobilize, threaten, entice others to hold a strike contrary to the law..."
Vietnamese embassies continue to display the same pattern of obstructing justice. In the recent case of 42 Vietnamese women and 3 Vietnamese men rescued in Malaysia, the Vietnamese embassy explicitly requested the Malaysian government not to allow NGOs access to the rescued victims, threatening that any such access could sour the relationship between the two countries. The Vietnamese women were then repatriated quickly, even before the Malaysia government could determine whether they were victims of human trafficking.
One key victim/witness, Ms. Phuong-Anh Vu, has received multiple threats. Her loved ones who are still in Vietnam have been targeted by the government.
Not a single case of labor trafficking under the labor export program has been investigated, let alone prosecuted. Labor export companies implicated in TIP cases, including those featured in the TIP reports, continue do business as usual.
Vietnam clearly belongs on Tier III of the U.S. State Department's annual Trafficking in Persons Report, the category reserved for countries whose governments make no serious efforts to eliminate human trafficking.
News Flashes
* May 10, 2012 will be celebrated as Vietnam Human Rights Day this year on the Hill in the Senate Hart Building.
*On April 20, Assistant Secretary of State Michael Posner wrote an answer to the "We the People Petition" on the White House Website which gathered over 150,000 signatures in one month (Feb 8-Mar 8, 2012). Assistant Secretary Posner's response emphasized the deep concern that the U.S. government holds regarding the human rights situation in Vietnam. In response to suggestions that the United States should link trade concessions to improvements in human rights practices, Posner said "our engagement with Vietnam on trade . . . has provided opportunities to raise these issues."
* On April 24 some 2,000 people of Van Giang District (Hung Yen Province) turned out to resist a land confiscation attempt by the police who had descended on the place as early as 5:30 in the morning. We will have more on this in the next bulletin.
Vietnam facing "time bomb" of dissent
"The US government and rights groups are expressing concern over Vietnam's crackdown on freedom of expression, as the regime faces growing dissent and labor militancy," the Democracy Digest of April 18, 2012, reports.
Among the more notorious human rights violations in recent days figure the following:
A Catholic priest, Nguyen Van Binh of Yen Kien Parish, Hanoi, was beaten unconscious by a gang of thugs on April 14 when he tried to stop the demolition by police of a house he had used as an orphanage. (The Archdiocese of Hanoi protested this in a letter of April 15, 2012.)
This followed an incident on February 23, 2012, when Father Nguyen Quang Hoa of Kon Hring Parish, Kon Tum Province, was pursued on a motorbike by three aggressors after he performed funeral rites for a parishioner in Turia Yop village (Dak Hring township, Dak Ha prefecture). After catching up with him they pursued him for over 200 yards beating him with iron rods as he fled into a rubber plantation.
One month later, the police cited "insecurity" as the reason for not allowing the celebration of Easter in Turia Yop village--a decision protested by Bishop Hoang Duc Oanh of Kon Tum in a letter of April 4.
On April 17, the police arrested Ms. Nguyen Thi May of Phu Tuc township, Phu Xuyen District, Hanoi, for transplanting rice in a disputed field. About 200 of her fellow villagers went to the police demanding her release because the arrest was considered arbitrary.
On the labor front, the regime is struggling to contain an upsurge in worker militancy, and the authorities were recently forced to raise wages and amend the law governing strikes. "More dramatically," Forbes Magazine reports, "ever rising costs have fomented a growing number of wildcat strikes over pay."
The problem here is that the official Vietnam General Confederation of Labor, the only one allowed to operate in the country, tends to side with the bosses and not with the workers. Attempts to form independent workers unions are severely repressed as can be seen in the prison sentences meted out last year to Nguyen Hoang Quoc Hung (9 years), Do Thi Minh Hanh and Doan Huy Chuong (7 years each) for organizing a wildcat strike at a shoe factory in Tra Vinh the year before.
One focus of extreme popular dissatisfaction with the regime is land use. Theoretically the state owns all the land, which it parcels out to individual and collective users for a certain period of time. However, local authorities can arbitrarily "recover" the land by claiming higher use priorities paying dirt-cheap compensation but then turning around making millions of dollars selling the land to private developers or foreign investors.
Things have got to a point where hundreds of thousand of complaints are filed but are rarely resolved. "This is a ticking time bomb," says political commentator Carl Thayer who is now teaching in Australia.
The most repressive country in Southeast Asia
In a recent article in Foreign Policy, Dustin Roasa, a long-time observer based in Cambodia, describes Vietnam as "the most repressive country in Southeast Asia" now that Burma has released hundreds of political prisoners and restored a modicum of freedoms (press, opinion, political campaigning, and honest voting) thus opening the way for a return to multiparty democracy.
Among the indicia of Vietnam's terrible showing in terms of human rights, Roasa cites:
Reporters Without Borders ranks Vietnam last among Southeast Asian countries in its 2011-2012 Press Freedom Index. "By way of comparison, Vietnam is only two spots ahead of China, ranking 172nd out of 179 countries overall."
Bloc 8406, a homegrown pro-democracy movement styled on Czechoslovakia's Charter 77, which was founded six years ago and attracted thousands of public supporters and tens of thousand of sympathizers both at home and abroad, has been dealt with mercilessly with "dozens of organizers in jail."
"In addition, the authorities have targeted religious leaders, including Buddhist monks and Catholic priests, for advocating greater religious tolerance, and they have also in recent years harassed and imprisoned Vietnamese nationalists calling the country to stand up to China."
Still, in spite of the risks, Roasa tells us, "Vietnamese activists continue to speak out about political pluralism, corruption, and free speech--and end up in prison or as political refugees."
They thus deserve the world's support. However, "the West's feelings of guilt from the war and lingering ideological sympathy for Hanoi among parts of the left" have dampened criticism of Hanoi, which probably explains why with all the gross violations of religious freedom Hanoi still benefits from the State Department's leniency in refusing to put it back on the CPC (Countries of Particular Concern) List as repeatedly recommended by the independent U.S. Commission for International Religious Freedom.
Hanoi contemplates further restrictions on Internet freedom
In a new decree expected to replace the existing one, known as Ministerial Decree No. 97/2008/ND-CP, by June this year, the Ministry of Information and Communications proposes to: (1) forbid the use of a nickname in securing Internet services (for instance, one must use one's real name on Facebook and on one's blog); (2) protect the personal security of Internet users--which is almost in direct contradiction with (1); (3) force Internet service providers such as Google and Facebook to have their servers in Vietnam so that they can be monitored by the Internet police.
Should the new decree go into effect, the freedom of Internet users will be further restricted in a country which for the last several years has been labeled one of the ten worst "enemies of the Internet" by Reporters without Borders.
To counter that Congresswoman Loretta Sanchez has introduced H.R. 29 "calling for Internet freedom in Vietnam."
NYT and WSJ editorials on VN Human Rights
Finally, the egregious human rights situation in Vietnam is getting mainstream press attention.
On April 19, the New York Times had an editorial entitled "The Courage of Dieu Cay and Natalya Radzina." Dieu Cay is the nickname of Nguyen Van Hai, a "blogger who has been imprisoned since 2008 on the trumped-up charge of property tax evasion." His real offense was to write on sensitive human rights and corruption issues in Vietnam and especially to protest China's aggression against Vietnam in the South China Sea.
In an op-ed article in the Wall Street Journal of April 23, the famous human rights activist Vo Van Ai, who is based in Paris, denounced the upcoming trial of three bloggers, the above Dieu Cay, Phan Van Hai (aka Anhbasg) and Ta Phong Tan (a former Communist Party member and Public Security officer who has since become critical of the regime in her blog "Truth and Justice"). The case of Dieu Cay is the most outrageous: after he finished his 30-month prison term, supposedly for tax evasion, he was not released; instead he was held incommunicado for 17 months and is now being put on trial. The trial of the three bloggers, set for April 17, had to be postponed because the two ministries concerned and the People's Inspectorate could not agree beforehand about the sentences to be meted out to them. A judge informally suggested a bargain: if they are willing to plead guilty they could get their sentences reduced from 16 to 20 years down to as little as 3 years (for crimes that they did nott commit).
Hanoi shows no political will to fight human trafficking
The government of Vietnam has made clear that it does not have the political will to combat human trafficking. Rather, the Vietnamese government's solution to trafficking problems is to:
(1) attack the messengers who bring the bad news,
(2) intimidate the trafficking victims and potential victims so that no further information will get out, and
(3) hinder contact between rescued victims and destination country law enforcement or non-governmental organizations (NGOs).
On Feb 15, 2011 the Bureau of Overseas Work Management issued a circular instructing labor export companies to exert tighter control of Vietnamese migrant workers, to prevent any contact between workers and anti-trafficking in persons (TIP) organizations, and to settle "disputes" between the aggrieved employees and the factory owners expeditiously. Similar admonitions appeared in an April 3, 2012 article in the People's Army Journal, the official organ of the Vietnamese People's Army. Both the circular and the article make it clear that the Vietnamese government's response to numerous credible reports of human trafficking in its labor export program is to escalate the war against anti-TIP organizations and TIP victims. The idea of fixing the underlying problems is not even raised in the article.
Recent changes in the standard contracts that migrant workers must sign appear to heighten emphasis on hiding the problems: Workers are now warned not "to fabricate stories to defame or distort the truth about the policy of the Vietnamese government; pass around information about [the labor export company] without evidence, without respect for the Vietnamese community; [join] illegal organizations that the [destination country's] law or the Vietnamese law does not approve; hold a strike or mobilize, threaten, entice others to hold a strike contrary to the law..."
Vietnamese embassies continue to display the same pattern of obstructing justice. In the recent case of 42 Vietnamese women and 3 Vietnamese men rescued in Malaysia, the Vietnamese embassy explicitly requested the Malaysian government not to allow NGOs access to the rescued victims, threatening that any such access could sour the relationship between the two countries. The Vietnamese women were then repatriated quickly, even before the Malaysia government could determine whether they were victims of human trafficking.
One key victim/witness, Ms. Phuong-Anh Vu, has received multiple threats. Her loved ones who are still in Vietnam have been targeted by the government.
Not a single case of labor trafficking under the labor export program has been investigated, let alone prosecuted. Labor export companies implicated in TIP cases, including those featured in the TIP reports, continue do business as usual.
Vietnam clearly belongs on Tier III of the U.S. State Department's annual Trafficking in Persons Report, the category reserved for countries whose governments make no serious efforts to eliminate human trafficking.
News Flashes
* May 10, 2012 will be celebrated as Vietnam Human Rights Day this year on the Hill in the Senate Hart Building.
*On April 20, Assistant Secretary of State Michael Posner wrote an answer to the "We the People Petition" on the White House Website which gathered over 150,000 signatures in one month (Feb 8-Mar 8, 2012). Assistant Secretary Posner's response emphasized the deep concern that the U.S. government holds regarding the human rights situation in Vietnam. In response to suggestions that the United States should link trade concessions to improvements in human rights practices, Posner said "our engagement with Vietnam on trade . . . has provided opportunities to raise these issues."
* On April 24 some 2,000 people of Van Giang District (Hung Yen Province) turned out to resist a land confiscation attempt by the police who had descended on the place as early as 5:30 in the morning. We will have more on this in the next bulletin.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ Tà Lung GP. Lạng Sơn có tân chính xứ
GP Lạng Sơn
20:00 26/04/2012
Xứ Tà Lung GP. Lạng Sơn có tân chính xứ
Chiều ngày 24 tháng 04 năm 2012, giáo xứ Tà Lùng hân hoan vui mừng đón cha xứ mới Vinhsơn Đào Văn Uyên.
Khoảng 16 giờ chiều, Cha Vinhsơn Đào Văn Uyên cùng với bà con giáo xứ Bó Tờ viếng nhà thờ để cầu nguyện cho giáo xứ, cầu nguyện cho mỗi người và đặc biệt là cầu nguyện cho cha Vinhsơn chuẩn bị đi nhận nhiệm sở mới. Trong khi cha Vinhsơn đang cầu nguyện thi bên ngoài sân nhà thờ một đoàn giáo dân từ giáo xứ Tà Lùng đến để gặp gỡ và đón cha tân chính xứ của mình. Vị đại diện giáo xứ Tà Lùng đã đến chào cha xứ mới Vinhsơn trước sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh, và bà con giáo xứ Bó Tờ. Sau đó, cha Tổng Đại Diện, cha xứ mới, quý cha, quý tu sĩ và mọi người lên xe đi về giáo xứ Tà Lùng.
Xem hình
Tại giáo xứ Tà Lùng bà con đã ra cổng nhà thờ để chờ đón cha xứ mới. Khi đoàn cha Tổng Đại Diện, cha mới, quý cha và mọi người đến và tiến vào sân nhà thờ trươc sự trào đón vỗ tay reo mừng của bà con giáo xứ, một em thiếu nhi đã trao cho cha xứ mới bó hoa tươi thắm thể hiện sự tôn kính của mọi người trong giáo xứ. Mọi người cùng tiến vào nhà thờ Tà Lùng, kính viếng Thánh Thể và cầu nguyện ít phút. Sau đó, cha Tổng Đại Diện Giuse, cha xứ mới, quý cha và cộng đoàn hiện diện vui mừng chào thăm chia sẻ với nhau trong bàn tiệc ngọt thật đậm đà tình nghĩa và gần gũi.
Đúng 19h30’, tại ngôi thánh đường của giáo xứ Tà Lùng, cha Tổng Đại Diện Giuse đã chủ sự thánh lễ và thay mặt Đức Giám mục giáo phận trao nhiệm sở mới cho cha Vinhsơn tân chính xứ Tà Lùng. Cùng đồng tế với cha Tổng Đại Diện có quý cha trong giáo phận. Có quý tu si và bà con giáo dân của xứ Tà Lùng và xứ Bó Tờ tham dự.
Bước vào Thánh lễ, Cha quản hạt miền Cao Bằng Giuse Nguyễn Văn Chung đã long trọng đọc Văn thư của Đức Giám mục Giáo phận về việc Bổ Nhiệm tân linh mục chính xứ Tà Lùng Vinhsơn Đào Văn Uyên. Cộng đoàn Phụng vụ vỗ tay trong niềm vui tạ ơn và đón nhận Cha xứ mới.
Tiếp theo đó là những nghi thức diễn nghĩa của việc nhận chức chính xứ.
Mở đầu là phần Tuyên Xưng Đức Tin: Để thể hiện sự hiệp thông và trung tín với đức tin Tông truyền của Hội thánh, Cha xứ mới đứng trước bàn thờ và cha Tổng Đại Diện giáo phận, tuyên xưng đức tin và đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ trung thành với Hội Thánh.
Tiến tới cuối Thánh đường, cha Tổng Đại Diện trao chìa khoá nhà thờ cho cha xứ mới và trao dây chuông cho ngài. Cha xứ mới kéo hồi chuông đầu tiên trong trách nhiệm coi sóc, lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ.
Tiếp theo là nghi thức trao Tòa Giải Tội: Cha xứ mới ngồi Tòa Giải tội nghĩa là được trao quyền thay mặt Chúa tha thứ và giao hòa mọi hối nhân với Thiên Chúa.
Tiến tới Gian Cung Thánh, Cha Tổng Đại Diện trao ghế chủ toạ cho cha xứ mới. Từ đây cha xứ mới sẽ làm chủ các nghi thức Phụng vụ cho cộng đoàn giáo xứ.
Kết thúc nghi thức, cha Tổng Đại Diện trao chìa khoá Nhà Tạm Thánh Thể cho cha xứ mới. Cha xứ mới mở cửa và xông hương tôn thờ Mình Thánh Chúa.
Trong bài giảng sau Tin Mừng, cha quản hạt Lạng Sơn Phêrô Đỗ Văn Tin đã dựa vào bài Tin Mừng theo Thánh Gioan (6,30-35), nói về của ăn thiêng liêng mà các cha xứ cử hành mỗi ngày cho cộng đoàn qua Bí Tích Thánh Thể. Tiếp đến ngài cũng nói về ý nghia của phần diễn nghĩa trong nghi thức lãnh nhận chính xứ. Cuối cùng, ngài mời gọi mọi người hãy cộng tác, cảm thông, chia sẻ với cha xứ, vì nhiệm vụ của cha xứ thật nặng nề. Các ngài tuy là những ngôn sứ của Thiên Chúa, nhưng các ngài cũng là những con người yếu đuối mỏng ròn. Chúng ta hãy cảm thông và cầu nguyện cho các ngài. Có như thế chúng ta mơi trở nên những người cùng cộng tác với Thiên Chúa trong công trình xây dựng Nhiệm Thể của Giáo Hội. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống cho cha xứ mới cùng cộng đoạn Dân Chúa của giáo xứ Tà Lụng.
Trước khi lãnh phép lành, cha tiền nhiệm giáo xứ Tà Lùng Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy đã có đôi lời cám tạ hồng ân Thiên Chúa, cùng tri ân Đức Cha Giuse, cha Tổng Đại Diện, quý cha đồng tế và cộng đoàn giáo xứ Tà Lùng mà cha đã cùng đồng hành với giáo xứ hơn 9 năm trời.
Bà chủ tich Hội Đồng Giáo xứ đã thay mặt cho giáo xứ Tà Lùng cám ơn Đức Cha Giuse đã bổ nhiệm cha xứ mới, cũng như cám ơn cha Tổng Đại Diện, cha tiền nhiệm, quý cha đồng tế và chào cha xứ mới Vinhsơn.
Cha xứ mới Vinhsơn cũng cám ơn Đức Cha Giuse đã tin tưởng bổ nhiệm ngài về làm chính xứ giáo xứ Tà Lùng. Một giáo xứ vùng biên giới. Hai nước Việt Trung cùng chung một cây cầu. Bên này sông là nước Việt Nam, bên kia sông là nước Trung Quốc. Do vậy, rất khó khăn về công việc mục vụ. Ngài cũng hứa sẽ làm hết sức mình để chu toàn trách nhiệm mà bề trên giáo phận đã trao phó cho ngài trong miền đất mà ngài sẽ coi sóc.
BTT. Giáo Phận
Chiều ngày 24 tháng 04 năm 2012, giáo xứ Tà Lùng hân hoan vui mừng đón cha xứ mới Vinhsơn Đào Văn Uyên.
Khoảng 16 giờ chiều, Cha Vinhsơn Đào Văn Uyên cùng với bà con giáo xứ Bó Tờ viếng nhà thờ để cầu nguyện cho giáo xứ, cầu nguyện cho mỗi người và đặc biệt là cầu nguyện cho cha Vinhsơn chuẩn bị đi nhận nhiệm sở mới. Trong khi cha Vinhsơn đang cầu nguyện thi bên ngoài sân nhà thờ một đoàn giáo dân từ giáo xứ Tà Lùng đến để gặp gỡ và đón cha tân chính xứ của mình. Vị đại diện giáo xứ Tà Lùng đã đến chào cha xứ mới Vinhsơn trước sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh, và bà con giáo xứ Bó Tờ. Sau đó, cha Tổng Đại Diện, cha xứ mới, quý cha, quý tu sĩ và mọi người lên xe đi về giáo xứ Tà Lùng.
Xem hình
Tại giáo xứ Tà Lùng bà con đã ra cổng nhà thờ để chờ đón cha xứ mới. Khi đoàn cha Tổng Đại Diện, cha mới, quý cha và mọi người đến và tiến vào sân nhà thờ trươc sự trào đón vỗ tay reo mừng của bà con giáo xứ, một em thiếu nhi đã trao cho cha xứ mới bó hoa tươi thắm thể hiện sự tôn kính của mọi người trong giáo xứ. Mọi người cùng tiến vào nhà thờ Tà Lùng, kính viếng Thánh Thể và cầu nguyện ít phút. Sau đó, cha Tổng Đại Diện Giuse, cha xứ mới, quý cha và cộng đoàn hiện diện vui mừng chào thăm chia sẻ với nhau trong bàn tiệc ngọt thật đậm đà tình nghĩa và gần gũi.
Đúng 19h30’, tại ngôi thánh đường của giáo xứ Tà Lùng, cha Tổng Đại Diện Giuse đã chủ sự thánh lễ và thay mặt Đức Giám mục giáo phận trao nhiệm sở mới cho cha Vinhsơn tân chính xứ Tà Lùng. Cùng đồng tế với cha Tổng Đại Diện có quý cha trong giáo phận. Có quý tu si và bà con giáo dân của xứ Tà Lùng và xứ Bó Tờ tham dự.
Bước vào Thánh lễ, Cha quản hạt miền Cao Bằng Giuse Nguyễn Văn Chung đã long trọng đọc Văn thư của Đức Giám mục Giáo phận về việc Bổ Nhiệm tân linh mục chính xứ Tà Lùng Vinhsơn Đào Văn Uyên. Cộng đoàn Phụng vụ vỗ tay trong niềm vui tạ ơn và đón nhận Cha xứ mới.
Tiếp theo đó là những nghi thức diễn nghĩa của việc nhận chức chính xứ.
Mở đầu là phần Tuyên Xưng Đức Tin: Để thể hiện sự hiệp thông và trung tín với đức tin Tông truyền của Hội thánh, Cha xứ mới đứng trước bàn thờ và cha Tổng Đại Diện giáo phận, tuyên xưng đức tin và đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ trung thành với Hội Thánh.
Tiến tới cuối Thánh đường, cha Tổng Đại Diện trao chìa khoá nhà thờ cho cha xứ mới và trao dây chuông cho ngài. Cha xứ mới kéo hồi chuông đầu tiên trong trách nhiệm coi sóc, lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ.
Tiếp theo là nghi thức trao Tòa Giải Tội: Cha xứ mới ngồi Tòa Giải tội nghĩa là được trao quyền thay mặt Chúa tha thứ và giao hòa mọi hối nhân với Thiên Chúa.
Tiến tới Gian Cung Thánh, Cha Tổng Đại Diện trao ghế chủ toạ cho cha xứ mới. Từ đây cha xứ mới sẽ làm chủ các nghi thức Phụng vụ cho cộng đoàn giáo xứ.
Kết thúc nghi thức, cha Tổng Đại Diện trao chìa khoá Nhà Tạm Thánh Thể cho cha xứ mới. Cha xứ mới mở cửa và xông hương tôn thờ Mình Thánh Chúa.
Trong bài giảng sau Tin Mừng, cha quản hạt Lạng Sơn Phêrô Đỗ Văn Tin đã dựa vào bài Tin Mừng theo Thánh Gioan (6,30-35), nói về của ăn thiêng liêng mà các cha xứ cử hành mỗi ngày cho cộng đoàn qua Bí Tích Thánh Thể. Tiếp đến ngài cũng nói về ý nghia của phần diễn nghĩa trong nghi thức lãnh nhận chính xứ. Cuối cùng, ngài mời gọi mọi người hãy cộng tác, cảm thông, chia sẻ với cha xứ, vì nhiệm vụ của cha xứ thật nặng nề. Các ngài tuy là những ngôn sứ của Thiên Chúa, nhưng các ngài cũng là những con người yếu đuối mỏng ròn. Chúng ta hãy cảm thông và cầu nguyện cho các ngài. Có như thế chúng ta mơi trở nên những người cùng cộng tác với Thiên Chúa trong công trình xây dựng Nhiệm Thể của Giáo Hội. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống cho cha xứ mới cùng cộng đoạn Dân Chúa của giáo xứ Tà Lụng.
Trước khi lãnh phép lành, cha tiền nhiệm giáo xứ Tà Lùng Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy đã có đôi lời cám tạ hồng ân Thiên Chúa, cùng tri ân Đức Cha Giuse, cha Tổng Đại Diện, quý cha đồng tế và cộng đoàn giáo xứ Tà Lùng mà cha đã cùng đồng hành với giáo xứ hơn 9 năm trời.
Bà chủ tich Hội Đồng Giáo xứ đã thay mặt cho giáo xứ Tà Lùng cám ơn Đức Cha Giuse đã bổ nhiệm cha xứ mới, cũng như cám ơn cha Tổng Đại Diện, cha tiền nhiệm, quý cha đồng tế và chào cha xứ mới Vinhsơn.
Cha xứ mới Vinhsơn cũng cám ơn Đức Cha Giuse đã tin tưởng bổ nhiệm ngài về làm chính xứ giáo xứ Tà Lùng. Một giáo xứ vùng biên giới. Hai nước Việt Trung cùng chung một cây cầu. Bên này sông là nước Việt Nam, bên kia sông là nước Trung Quốc. Do vậy, rất khó khăn về công việc mục vụ. Ngài cũng hứa sẽ làm hết sức mình để chu toàn trách nhiệm mà bề trên giáo phận đã trao phó cho ngài trong miền đất mà ngài sẽ coi sóc.
BTT. Giáo Phận
Thánh lễ phong chức Linh mục tại nhà thờ Cái Bè, Tiền Giang
Lm. Giuse Nguyễn Tuấn Hải
09:36 26/04/2012
MỸ THO 26.04.2012 - Vào sáng ngày Thứ Năm 26 tháng 04 năm 2012 tại nhà thờ Cái Bè, số 171, Khu 3, Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục Giáo phận – đã chủ sự thánh lễ phong chức linh mục cho 2 thầy phó tế trong tỉnh Tiền Giang của Giáo phận Mỹ Tho, thuộc Khóa IX Đại Chủng Viện Thánh Giuse – Sài Gòn: 1) Thầy Giacôbê Nguyễn Trịnh Huy Rặt, sinh năm 1977, thuộc Giáo xứ Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.; và 2) Thầy Phêrô Dương Trọng Thiện, sinh năm 1984, thuộc Giáo xứ Cái Bè, Thị trấn Cái Bè, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Xem hình ảnh
Nhà thờ Cái Bè hiện nay là một trong những nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Miền Tây Nam Bộ, với kiểu kiến trúc Roman cổ kính có những đường nét trang trí cầu kỳ; hơn nữa, địa thế và phong cảnh của nhà thờ nằm ngay ngã ba Sông Cái càng tôn thêm nét đẹp và sự uy nghi. Nhà thờ được linh mục Adolphe Keller xây dựng vào năm 1929-1932 bằng bê-tông cốt thép đúc đá sạn. Mặt bằng nhà thờ có hình Thánh giá với một lòng chính và hai lòng phụ, hai cánh Thánh giá rất cân đối với phần thân Thánh giá. Mái vòm nhà thờ được chia múi rất đều và đẹp. Xung quanh nhà thờ có ruộng lúa và cây cối chung quang tạo nên một phong cảnh tiêu biểu của làng quê sông nước Nam Bộ.
Tháp chuông nhà thờ cao vút, nổi bật và uy nghiêm bên dòng Sông Tiền. Tháp chuông có bộ chuông rất lớn gồm 5 chiếc, những ngày lễ lớn nhà thờ cho đổ 5 chiếc chuông cùng một lúc vào 12h trưa. Chiếc chuông lớn nhất có đường kính 1m35 với trọng lượng 2000kg. Bộ chuông này được đúc tại Pháp vào năm 1931 và được đúc cùng một hãng đúc chuông với những bộ chuông của nhà thờ Vĩnh Long, Cần Thơ, Huyện Sĩ (Saigon), Hạnh Thông Tây (Saigon). Hãng đúc chuông này là hãng có kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông, thanh treo chuông với kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Đỉnh tháp chuông có đặt một tượng Đức Mẹ bằng đất nung cao khoảng 2m30. Dưới chân tháp chuông có bậc thang tam cấp bước lên nhà thờ, và ngay dưới bậc thang có một hồ chứa nước rất lớn trong lòng đất có tác dụng làm tiếng chuông vang xa và ngân rất lâu.
Cha Sở đương nhiệm của Giáo xứ Cái Bè là Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển coi sóc mục vụ khoảng 2300 giáo dân/ 15.600 dân số.
Đây là lần đầu tiên Đức Cha phong chức linh mục cho quí Cha thuộc tỉnh Tiền Giang tại Nhà thờ này. Hai Thầy được phong chức linh mục lần này cùng khóa với 4 Tân Linh mục được Đức Cha Phaolô phong chức tại nhà thờ Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, vào ngày 26 tháng 03 năm 2012, và cùng khóa với 1 Tân Linh mục được Đức Cha phong chức tại nhà thờ Tân An, tỉnh Long An, vào ngày 18 tháng 04 năm 2012 vừa qua.
Đúng 9g30, đoàn đồng tế được rước từ Hội Trường Thánh Gia, ở bên phải Nhà thờ, di chuyển ra trước tiền đàng Nhà thờ, bước lên các bậc cao tam cấp và tiến dần lên cung thánh. Trong khi đó, ca đoàn cùng cộng đoàn hát ca nhập lễ bài “Từ ngàn xưa”: “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người, giờ đây con hân hoan bước lên bàn thánh, dâng tiến Cha xác hồn trắng tinh như ánh quang rạng ngời,…”
Đồng tế trong thánh lễ với Đức Cha có 73 linh mục gồm có: Đức Ông Phêrô Trần Văn Hòa, Cha Tổng Đại Diện (TĐD), quí Cha Hạt Trưởng, quí cha trong và ngoài Giáo phận, quí cha bạn cùng lớp với hai tiến chức đến từ các giáo phận khác; đặc biệt có sự hiện diện của 5 tân linh mục cùng lớp vừa được chịu chức vào ngày 26 tháng 03, và ngày 18 tháng 04 năm 2012 vừa qua.
Hiện diện trong thánh lễ có một số khách mời của hai tiến chức, sự hiện diện của quý nam nữ tu sĩ, quý thầy Đại Chủng Viện (ĐCV) Thánh Giuse – Sài Gòn, quý thân nhân, ân nhân, các giáo dân ở các giáo xứ trong tỉnh Tiền Giang nơi các tiến chức từng phục vụ,… Số người tham dự thánh lễ khoảng 500 người.
Sau khi làm dấu thánh giá đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô chào Cha TĐD, quí Cha Hạt Trưởng, quí cha trong và ngoài Giáo phận, quí nam nữ tu sĩ, và anh chị em giáo dân. Đức Cha cũng có lời chào đặc biệt đến Cha Hạt Trưởng Hạt Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, Cha Sở Giáo xứ Cái Bè, và gia quyến của các tiến chức linh mục. Kế đến, Đức Cha bày tỏ niềm vui và hân hoan được đến dâng thánh lễ phong chức tại Nhà thờ Cái Bè, một nhà thờ rất đẹp và cổ kính nhất trong Giáo phận. Sau đó, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tiến chức và hướng ý cộng đoàn cùng sám hối để bớt phần bất xứng khi dâng thánh lễ.
Trong phần phụng vụ lời Chúa, sau khi một thầy phó tế đọc Tin Mừng xong, phần nghi thức truyền chức linh mục bắt đầu. Nghi thức này gồm 3 phần: 1) Tuyển chọn các ứng viên, 2) Đặt tay và lời nguyện phong chức, và 3) Trao các biểu tượng diễn tả thừa tác vụ linh mục.
Trong phần tuyển chọn, từng ứng viên linh mục được xướng tên lần lượt và đáp lại “Có mặt”. Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Trưởng Ban Tu sĩ-Chủng sinh của Giáo phận, xin Đức Cha phong chức linh mục cho 2 ứng viên. Khi Đức Cha thẩm vấn công khai Cha Phêrô về sự xứng đáng của các ứng viên này, Cha Phêrô đã xác nhận các ứng viên được coi là xứng đáng. Sau đó Đức Cha tuyên bố: “Nhờ ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, tôi tuyển chọn các anh em đây lên chức linh mục.” Cộng đoàn cùng hát: “Tạ ơn Chúa.” Và đồng loạt vỗ tay vang cả Nhà thờ.
Sau nghi thức tuyển chọn, Đức Cha nhập đề bài giảng lễ bằng cách bày tỏ sự vui mừng như sau: “Hôm nay chúng ta hân hoan quy tụ tại Nhà Thờ Cái Bè, là một trong những nhà thờ cổ kính nhất của Giáo phận Mỹ Tho, nằm trên bờ Sông Tiền, để cử hành thánh lễ phong chức linh mục cho hai thầy Phó tế, một quê ở Ngũ Hiệp, một quê ở Cái Bè. Cả hai thầy này đều thuộc về Hạt Cái Bè và sẽ phục vụ trong Hạt này.” Rồi Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ cùng suy nghĩ về chức vụ linh mục. Đức Cha nhắc lại lịch sử Giáo hội thời sơ khai, vào thời Thánh Phaolô có một số nhân sự cộng tác với ngài để xây dựng, bảo vệ và phát triển các cộng đoàn Kitô hữu do ngài đã thiết lập một cách trực tiếp hay gián tiếp. Họ được gọi là kỳ mục hay kỳ lão, là tiền thân của các linh mục ngày nay. Rồi liên hệ đến hai thầy Phó tế sắp được tiến chức linh mục, Đức Cha nói rằng, mặc dù hai thầy còn trẻ tuổi, chưa phải là bậc kỳ lão, nhưng được cất nhắc lên chức linh mục với một trách nhiệm rất nặng nề. Giám mục là người thi hành việc cất nhắc này, nhưng thực sự chính Chúa Thánh Thần mới là Đấng tuyển chọn và sắp đặt để hai tiến chức coi sóc đàn chiên của Chúa được trao phó.
Tiếp theo, dựa vào các bài đọc Kinh Thánh, Đức Cha nhấn mạnh đến tình yêu hy sinh trao ban của Chúa Giêsu dành cho Hội Thánh, và Đức Cha nhắn nhủ cách mạnh mẽ rằng, linh mục cũng hãy yêu mến Hội Thánh như vậy. Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống mình cho Hội Thánh, như hạt lúa được gieo vào lòng đất, phải thối đi thì mới sinh được nhiều bông hạt khác. Nếu linh mục từ chối sự hy sinh, thì cuộc đời linh mục trở nên vô nghĩa.
Để làm rõ thêm ý nghĩa sự hy sinh cần phải có của người linh mục, Đức Cha khắc họa bằng những hình ảnh sống động như sau: “Linh mục là những môn đệ mà Chúa rất yêu thương, những môn đệ bước theo Chúa để phục vụ Người. Và Chúa ở đâu thì linh mục phải ở đó! Linh mục không lựa chọn nơi phục vụ cho chính mình. Chúa muốn đến với người nghèo thì linh mục hãy đến với người nghèo. Chúa muốn đến với người chưa biết Chúa, thì linh mục hãy sẵn sàng đến với người chưa biết Chúa, không e ngại. Chúa muốn đến với trẻ em, thì linh mục hãy đến với trẻ em. Chúa muốn đến với các gia đình, thì linh mục hãy đến với các gia đình. Chúa muốn đi con đường thập giá, lẽ nào linh mục lại bỏ trốn!”
Bên cạnh đó, Đức Cha cũng lưu ý cộng đoàn phụng vụ rằng, xét theo phương diện tự nhiên, linh mục cũng yếu đuối như những người khác, giống như bình sành dễ vỡ; nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với Chúa Phục Sinh, sống gần gũi với Chúa, thì linh mục luôn có Sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng sự chết và thần dữ.
Trong phần kết của bài giảng, Đức Cha có lời nhắn nhủ đầy tâm tình đến các tiến chức rằng: “Linh mục không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa. Linh mục không dùng mưu mô mà xử trí, không xuyên tạc Lời Thiên Chúa, nhưng giải bày sự thật, mạnh dạn nói ra Ý Chúa, để cho lương tâm mỗi người được soi sáng và tự ý đem ra thực hành (x. 2Cr 4,1-2.5-6). Linh mục can đảm bảo vệ giáo dân khỏi những sai lạc về giáo lý và những ý đồ chia rẽ làm hại cho sự hiệp nhất của Hội Thánh Chúa Kitô.”
Sau bài giảng, Đức Cha cử hành nghi thức phong chức linh mục cho hai tiến chức. Kết thúc nghi thức phong chức, Đức Cha xướng Kinh Tin Kính. Sau đó, thánh lễ tiếp tục như thường lệ. Hai tân linh mục cùng đồng tế với Đức Cha và quí Cha trong thánh lễ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Chủ Tịch HĐMV Giáo xứ Cái Bè – đại diện các thành phần dân Chúa – tri ân Đức Cha đã yêu thương phong chức cùng lúc cho hai linh mục tại Hạt Cái Bè. Ông Chủ Tịch HĐMV cũng chúc mừng và tặng hoa cho hai tân linh mục. Ông cũng cám ơn quí Cha, quí nam nữ tu sĩ và quí khách.
Tiếp theo, tân linh mục Giacôbê Nguyễn Trịnh Huy Rặt đã đại diện các tân linh mục nói lời cám ơn Đức Cha, Cha Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse và các cha giáo sư, Cha Đặc trách Tu sĩ-Chủng sinh của Giáo phận, quí Cha, Cha Sở Cái Bè và các cha trong Ban Tổ chức lễ phong chức, BMV Gx. Cái Bè, Ca đoàn, Cha Chưởng nghi và quí Thầy giúp lễ, các giáo dân ở các giáo xứ đã từng phục vụ, chính quyền địa phương; đặc biệt các tân linh mục đã cám ơn các đấng sinh thành và gia quyến đã mong muốn có con được làm linh mục, nhưng từ nay sẽ phải mong muốn điều lớn hơn là cầu mong có con làm linh mục thánh thiện.
Trong phần đáp từ cuối thánh lễ, Đức Cha vui vẻ nói rằng, những người vui nhất trong ngày lễ hôm nay có lẽ là hai tân linh mục và Đức Cha; người cũng rất vui nữa đó là Cha Sở Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển, vì trước lễ phong chức thì lo lắng không biết tổ chức có thành công không, nhưng thánh lễ đã diễn ra tốt đẹp, long trọng và sốt sắng. Kế đến, Đức Cha nói lên ưu tư của ngài rằng, khi nói đến vùng Cái Bè thì ngài nghĩ ngay đến việc truyền giáo vì còn nhiều người chưa biết Chúa. Chính vì thế, mà Đức Cha mong muốn hai tân linh mục dấn thân và hy sinh cho việc truyền giáo ở Hạt Cái Bè này, nên trong bài giảng lễ Đức Cha cũng nhấn mạnh và nói nhiều đến sự hy sinh. Đức Cha còn biểu dương mẫu gương truyền giáo của Cha Phêrô Nguyễn Văn Vĩnh, Cha Sở giáo xứ Bằng Lăng, đã giúp nhiều người được lãnh nhận bí tích Rửa Tội mà không phải vì lý do hôn phối.
Thánh lễ đã diễn ra rất long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g15 trong tiếng hát của ca đoàn với bài hát “Tán tụng hồng ân” của tác giả Hải Linh và Vũ Đình Trác: “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ…” Sau Thánh lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha và quí Cha tại bậc tam cấp của cung thánh.
Tổng số linh mục trong Giáo phận Mỹ Tho được nâng lên là 128 linh mục. Cầu chúc hai Cha mới luôn được tràn đầy hồng ân Chúa trong sứ vụ vừa lãnh nhận, để hăng say ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Kitô cho anh chị em lương dân.
Xem hình ảnh
Nhà thờ Cái Bè hiện nay là một trong những nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Miền Tây Nam Bộ, với kiểu kiến trúc Roman cổ kính có những đường nét trang trí cầu kỳ; hơn nữa, địa thế và phong cảnh của nhà thờ nằm ngay ngã ba Sông Cái càng tôn thêm nét đẹp và sự uy nghi. Nhà thờ được linh mục Adolphe Keller xây dựng vào năm 1929-1932 bằng bê-tông cốt thép đúc đá sạn. Mặt bằng nhà thờ có hình Thánh giá với một lòng chính và hai lòng phụ, hai cánh Thánh giá rất cân đối với phần thân Thánh giá. Mái vòm nhà thờ được chia múi rất đều và đẹp. Xung quanh nhà thờ có ruộng lúa và cây cối chung quang tạo nên một phong cảnh tiêu biểu của làng quê sông nước Nam Bộ.
Tháp chuông nhà thờ cao vút, nổi bật và uy nghiêm bên dòng Sông Tiền. Tháp chuông có bộ chuông rất lớn gồm 5 chiếc, những ngày lễ lớn nhà thờ cho đổ 5 chiếc chuông cùng một lúc vào 12h trưa. Chiếc chuông lớn nhất có đường kính 1m35 với trọng lượng 2000kg. Bộ chuông này được đúc tại Pháp vào năm 1931 và được đúc cùng một hãng đúc chuông với những bộ chuông của nhà thờ Vĩnh Long, Cần Thơ, Huyện Sĩ (Saigon), Hạnh Thông Tây (Saigon). Hãng đúc chuông này là hãng có kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông, thanh treo chuông với kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Đỉnh tháp chuông có đặt một tượng Đức Mẹ bằng đất nung cao khoảng 2m30. Dưới chân tháp chuông có bậc thang tam cấp bước lên nhà thờ, và ngay dưới bậc thang có một hồ chứa nước rất lớn trong lòng đất có tác dụng làm tiếng chuông vang xa và ngân rất lâu.
Cha Sở đương nhiệm của Giáo xứ Cái Bè là Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển coi sóc mục vụ khoảng 2300 giáo dân/ 15.600 dân số.
Đây là lần đầu tiên Đức Cha phong chức linh mục cho quí Cha thuộc tỉnh Tiền Giang tại Nhà thờ này. Hai Thầy được phong chức linh mục lần này cùng khóa với 4 Tân Linh mục được Đức Cha Phaolô phong chức tại nhà thờ Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, vào ngày 26 tháng 03 năm 2012, và cùng khóa với 1 Tân Linh mục được Đức Cha phong chức tại nhà thờ Tân An, tỉnh Long An, vào ngày 18 tháng 04 năm 2012 vừa qua.
Đúng 9g30, đoàn đồng tế được rước từ Hội Trường Thánh Gia, ở bên phải Nhà thờ, di chuyển ra trước tiền đàng Nhà thờ, bước lên các bậc cao tam cấp và tiến dần lên cung thánh. Trong khi đó, ca đoàn cùng cộng đoàn hát ca nhập lễ bài “Từ ngàn xưa”: “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người, giờ đây con hân hoan bước lên bàn thánh, dâng tiến Cha xác hồn trắng tinh như ánh quang rạng ngời,…”
Đồng tế trong thánh lễ với Đức Cha có 73 linh mục gồm có: Đức Ông Phêrô Trần Văn Hòa, Cha Tổng Đại Diện (TĐD), quí Cha Hạt Trưởng, quí cha trong và ngoài Giáo phận, quí cha bạn cùng lớp với hai tiến chức đến từ các giáo phận khác; đặc biệt có sự hiện diện của 5 tân linh mục cùng lớp vừa được chịu chức vào ngày 26 tháng 03, và ngày 18 tháng 04 năm 2012 vừa qua.
Hiện diện trong thánh lễ có một số khách mời của hai tiến chức, sự hiện diện của quý nam nữ tu sĩ, quý thầy Đại Chủng Viện (ĐCV) Thánh Giuse – Sài Gòn, quý thân nhân, ân nhân, các giáo dân ở các giáo xứ trong tỉnh Tiền Giang nơi các tiến chức từng phục vụ,… Số người tham dự thánh lễ khoảng 500 người.
Sau khi làm dấu thánh giá đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô chào Cha TĐD, quí Cha Hạt Trưởng, quí cha trong và ngoài Giáo phận, quí nam nữ tu sĩ, và anh chị em giáo dân. Đức Cha cũng có lời chào đặc biệt đến Cha Hạt Trưởng Hạt Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, Cha Sở Giáo xứ Cái Bè, và gia quyến của các tiến chức linh mục. Kế đến, Đức Cha bày tỏ niềm vui và hân hoan được đến dâng thánh lễ phong chức tại Nhà thờ Cái Bè, một nhà thờ rất đẹp và cổ kính nhất trong Giáo phận. Sau đó, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tiến chức và hướng ý cộng đoàn cùng sám hối để bớt phần bất xứng khi dâng thánh lễ.
Trong phần phụng vụ lời Chúa, sau khi một thầy phó tế đọc Tin Mừng xong, phần nghi thức truyền chức linh mục bắt đầu. Nghi thức này gồm 3 phần: 1) Tuyển chọn các ứng viên, 2) Đặt tay và lời nguyện phong chức, và 3) Trao các biểu tượng diễn tả thừa tác vụ linh mục.
Trong phần tuyển chọn, từng ứng viên linh mục được xướng tên lần lượt và đáp lại “Có mặt”. Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Trưởng Ban Tu sĩ-Chủng sinh của Giáo phận, xin Đức Cha phong chức linh mục cho 2 ứng viên. Khi Đức Cha thẩm vấn công khai Cha Phêrô về sự xứng đáng của các ứng viên này, Cha Phêrô đã xác nhận các ứng viên được coi là xứng đáng. Sau đó Đức Cha tuyên bố: “Nhờ ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, tôi tuyển chọn các anh em đây lên chức linh mục.” Cộng đoàn cùng hát: “Tạ ơn Chúa.” Và đồng loạt vỗ tay vang cả Nhà thờ.
Sau nghi thức tuyển chọn, Đức Cha nhập đề bài giảng lễ bằng cách bày tỏ sự vui mừng như sau: “Hôm nay chúng ta hân hoan quy tụ tại Nhà Thờ Cái Bè, là một trong những nhà thờ cổ kính nhất của Giáo phận Mỹ Tho, nằm trên bờ Sông Tiền, để cử hành thánh lễ phong chức linh mục cho hai thầy Phó tế, một quê ở Ngũ Hiệp, một quê ở Cái Bè. Cả hai thầy này đều thuộc về Hạt Cái Bè và sẽ phục vụ trong Hạt này.” Rồi Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ cùng suy nghĩ về chức vụ linh mục. Đức Cha nhắc lại lịch sử Giáo hội thời sơ khai, vào thời Thánh Phaolô có một số nhân sự cộng tác với ngài để xây dựng, bảo vệ và phát triển các cộng đoàn Kitô hữu do ngài đã thiết lập một cách trực tiếp hay gián tiếp. Họ được gọi là kỳ mục hay kỳ lão, là tiền thân của các linh mục ngày nay. Rồi liên hệ đến hai thầy Phó tế sắp được tiến chức linh mục, Đức Cha nói rằng, mặc dù hai thầy còn trẻ tuổi, chưa phải là bậc kỳ lão, nhưng được cất nhắc lên chức linh mục với một trách nhiệm rất nặng nề. Giám mục là người thi hành việc cất nhắc này, nhưng thực sự chính Chúa Thánh Thần mới là Đấng tuyển chọn và sắp đặt để hai tiến chức coi sóc đàn chiên của Chúa được trao phó.
Tiếp theo, dựa vào các bài đọc Kinh Thánh, Đức Cha nhấn mạnh đến tình yêu hy sinh trao ban của Chúa Giêsu dành cho Hội Thánh, và Đức Cha nhắn nhủ cách mạnh mẽ rằng, linh mục cũng hãy yêu mến Hội Thánh như vậy. Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống mình cho Hội Thánh, như hạt lúa được gieo vào lòng đất, phải thối đi thì mới sinh được nhiều bông hạt khác. Nếu linh mục từ chối sự hy sinh, thì cuộc đời linh mục trở nên vô nghĩa.
Để làm rõ thêm ý nghĩa sự hy sinh cần phải có của người linh mục, Đức Cha khắc họa bằng những hình ảnh sống động như sau: “Linh mục là những môn đệ mà Chúa rất yêu thương, những môn đệ bước theo Chúa để phục vụ Người. Và Chúa ở đâu thì linh mục phải ở đó! Linh mục không lựa chọn nơi phục vụ cho chính mình. Chúa muốn đến với người nghèo thì linh mục hãy đến với người nghèo. Chúa muốn đến với người chưa biết Chúa, thì linh mục hãy sẵn sàng đến với người chưa biết Chúa, không e ngại. Chúa muốn đến với trẻ em, thì linh mục hãy đến với trẻ em. Chúa muốn đến với các gia đình, thì linh mục hãy đến với các gia đình. Chúa muốn đi con đường thập giá, lẽ nào linh mục lại bỏ trốn!”
Bên cạnh đó, Đức Cha cũng lưu ý cộng đoàn phụng vụ rằng, xét theo phương diện tự nhiên, linh mục cũng yếu đuối như những người khác, giống như bình sành dễ vỡ; nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với Chúa Phục Sinh, sống gần gũi với Chúa, thì linh mục luôn có Sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng sự chết và thần dữ.
Trong phần kết của bài giảng, Đức Cha có lời nhắn nhủ đầy tâm tình đến các tiến chức rằng: “Linh mục không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa. Linh mục không dùng mưu mô mà xử trí, không xuyên tạc Lời Thiên Chúa, nhưng giải bày sự thật, mạnh dạn nói ra Ý Chúa, để cho lương tâm mỗi người được soi sáng và tự ý đem ra thực hành (x. 2Cr 4,1-2.5-6). Linh mục can đảm bảo vệ giáo dân khỏi những sai lạc về giáo lý và những ý đồ chia rẽ làm hại cho sự hiệp nhất của Hội Thánh Chúa Kitô.”
Sau bài giảng, Đức Cha cử hành nghi thức phong chức linh mục cho hai tiến chức. Kết thúc nghi thức phong chức, Đức Cha xướng Kinh Tin Kính. Sau đó, thánh lễ tiếp tục như thường lệ. Hai tân linh mục cùng đồng tế với Đức Cha và quí Cha trong thánh lễ.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Chủ Tịch HĐMV Giáo xứ Cái Bè – đại diện các thành phần dân Chúa – tri ân Đức Cha đã yêu thương phong chức cùng lúc cho hai linh mục tại Hạt Cái Bè. Ông Chủ Tịch HĐMV cũng chúc mừng và tặng hoa cho hai tân linh mục. Ông cũng cám ơn quí Cha, quí nam nữ tu sĩ và quí khách.
Tiếp theo, tân linh mục Giacôbê Nguyễn Trịnh Huy Rặt đã đại diện các tân linh mục nói lời cám ơn Đức Cha, Cha Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse và các cha giáo sư, Cha Đặc trách Tu sĩ-Chủng sinh của Giáo phận, quí Cha, Cha Sở Cái Bè và các cha trong Ban Tổ chức lễ phong chức, BMV Gx. Cái Bè, Ca đoàn, Cha Chưởng nghi và quí Thầy giúp lễ, các giáo dân ở các giáo xứ đã từng phục vụ, chính quyền địa phương; đặc biệt các tân linh mục đã cám ơn các đấng sinh thành và gia quyến đã mong muốn có con được làm linh mục, nhưng từ nay sẽ phải mong muốn điều lớn hơn là cầu mong có con làm linh mục thánh thiện.
Trong phần đáp từ cuối thánh lễ, Đức Cha vui vẻ nói rằng, những người vui nhất trong ngày lễ hôm nay có lẽ là hai tân linh mục và Đức Cha; người cũng rất vui nữa đó là Cha Sở Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển, vì trước lễ phong chức thì lo lắng không biết tổ chức có thành công không, nhưng thánh lễ đã diễn ra tốt đẹp, long trọng và sốt sắng. Kế đến, Đức Cha nói lên ưu tư của ngài rằng, khi nói đến vùng Cái Bè thì ngài nghĩ ngay đến việc truyền giáo vì còn nhiều người chưa biết Chúa. Chính vì thế, mà Đức Cha mong muốn hai tân linh mục dấn thân và hy sinh cho việc truyền giáo ở Hạt Cái Bè này, nên trong bài giảng lễ Đức Cha cũng nhấn mạnh và nói nhiều đến sự hy sinh. Đức Cha còn biểu dương mẫu gương truyền giáo của Cha Phêrô Nguyễn Văn Vĩnh, Cha Sở giáo xứ Bằng Lăng, đã giúp nhiều người được lãnh nhận bí tích Rửa Tội mà không phải vì lý do hôn phối.
Thánh lễ đã diễn ra rất long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g15 trong tiếng hát của ca đoàn với bài hát “Tán tụng hồng ân” của tác giả Hải Linh và Vũ Đình Trác: “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ…” Sau Thánh lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm với Đức Cha và quí Cha tại bậc tam cấp của cung thánh.
Tổng số linh mục trong Giáo phận Mỹ Tho được nâng lên là 128 linh mục. Cầu chúc hai Cha mới luôn được tràn đầy hồng ân Chúa trong sứ vụ vừa lãnh nhận, để hăng say ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Kitô cho anh chị em lương dân.
Trưởng Nữ Hướng Đạo Việt Nam Bà Maria Nguyễn Thị Đáp vừa từ trần tại Gò Vấp Việt Nam
Nguyễn Thái Sơn
10:36 26/04/2012
Bà Maria Nguyễn Thị Đáp sinh ngày 6 tháng 2 năm 1927 tại Hà Nội. Là con gái trưởng của cựu vô địch đua xe đạp Bắc Kỳ vào thời Pháp thuộc, ông Nguyễn văn Chấp, còn gọi là cua-rơ Bổng. Bà hấp thụ nền giáo dục thời thuộc Pháp. Từ thủa niên thiếu, bà đã tham gia phong trào hướng đạo và gắn bó với phong trào này suốt cả cuộc đời. Cũng chính trong các sinh hoạt hướng đạo bà đã gặp gỡ và kết nghiã trăm năm với trưởng Đỗ văn Ninh vào ngày mồng 4 tháng 1 năm 1949. Trưởng Đỗ Văn Ninh cũng là một trong những Trưởng có nhiều công sức trong việc gầy dựng và phát triển phong trào HĐVN, hiện đang dưỡng hưu tại Gò Vấp Việt Nam. Hai Trưởng Ninh và Đáp được sự thương yêu của tất cả Hướng Đạo Sinh và Huynh Trưởng khắp nơi trên thế giới.Riêng tại Hoa Thịnh Đốn hai Trưởng Ninh và Đáp có hai đoàn sinh mà nhiều người biết đến đó là Ông Cò Ly (Đội Trưởng Nhất của Thiếu Đoàn thuộc Đạo Thủ Đô) và Ông Hoàng Quí Nam (Sói con của Trưởng Đáp sau này là thiếu sinh và tránh sinh của Trưởng Ninh). Và đặc biệt Trưởng Nguyễn Thị Đáp và Trưởng Đỗ Văn Ninh có mối quan hệ mật thiết với Trưởng Nguyễn Tấn Định vì quý Trưởng này trước năm 1975 cùng là những Trưởng huấn luyện trong toán huấn luyện quốc gia thuộc hội HĐVN.
Năm 1954, vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, bà cùng gia đình di cư vào miền Nam. Mặc dù vừa bắt đầu cuộc sống mới ở miền Nam lúc đó còn là miền đất lạ, và dầu cuộc sống chất chồng với những lo toan, bà đã lại hăng say tham gia Hướng Đạo ở miền Nam. Bà là một trong những phụ nữ tiên phong gầy dựng nên phong trào Nữ HĐVN. Bà cũng là một trong số ít trưởng nữ HĐVN đạt được ALT (Assistant Leader Trainer) bằng rừng huấn luyện Trưởng trong giai đoạn này.
Bà tham gia hầu hết những trại họp bạn toàn quốc. Tổ chức rất nhiều trại huấn luyện cho thanh thiêú niên hậu sinh như trại trường Bạch Mã, trại trường Tùng Nguyên. Bên cạnh cống hiến thời gian và tâm huyết cho phong trào hướng đạo, bà cũng làm tròn bổn phận của một người Công giáo, bà đã tham gia và khấn hứa trong hội dòng ba Đa-minh từ những năm bà vừa bước vào tuổi trung niên.
Sau năm 1975, phong trào hướng đạo VN tan rã. Bà sống với một nhiệm vụ khác, là người nội trợ của gia đình. Hấp thụ thâm thúy tinh thần hướng đạo, bà đã luôn luôn lèo lái gia đình vượt qua những giai đọan khó khăn nhất của cuộc sống vì hoàn cảnh lịch sử đất nước. Với chín người con, có những lúc tưởng chừng khó có thể sống còn, bà đã cùng chồng vượt qua trăm ngàn thử thách. Với khả năng ứng phó trong mọi hoàn cảnh, trong giai đoạn kinh tế khó khăn vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, bà thành lập ra tổ may mặc để mang lại lợi tức cho gia đình và cũng là để tạo ra công ăn việc làm cho những bà con xóm giềng. Có những lúc, bà có tới 40 thợ.
Năm 1993, một lần nữa, bà lại di cư. Lần di cư này, bà di cư tới nửa kia của địa cầu. Bà cùng chồng và con út định cư ở tiểu bang Virginia và California. Ở quê người, phong trào HĐVN đã được gầy dựng bởi những trưởng hướng đạo Viêt nam. Bà lại hăng say tham gia phong trào qua Làng Bách Hợp vùng Hoa Thịnh Đốn mặc dầu bà đã ở tuổi thất tuần. Bà đã huấn luyện cũng như cố vấn cho nhiêù liên đoàn hướng đạo ở Virginia cũng như California. Vào năm 2007 tại Trại Truyền Thống và Văn Hóa Việt Nam VII, Bà đã được vinh tặng huân chương cao quý của phong trào hướng đạo VN trên thế giới dành cho những thành viên có nhiều công lao với phong trào, đó là Bắc Đẩu Huân Chương. Và bà cũng tham gia sinh hoạt của dòng ba Đa-minh rất đều đặn.
Mùa xuân 2009, bà đã lần nữa, lại di cư. Lần di cư này là lá rụng về cội. Chim có tổ, người ta có quê hương. Bà đã cùng chồng trở lại quê hương, nơi hơn nửa số con của hai ông bà đang sinh sống. Bà đã trở lại sống ở ngôi nhà thân thương của bà, tổ quốc của bà, nơi bà đã trải qua rất nhiều thăng trầm với chồng con, với vận nước, với phong trào HĐVN mà bà đã gắn bó suốt cả cuộc đời như là một niên trưởng hướng đạo gương mẫu.
Sáng thứ ba, ngày 24 tháng tư năm 2012, vào lúc 6:15 sáng, sau hơn 85 năm được Chúa gởi đến thế gian để giang rộng đôi cánh bay từ Bắc ra Nam, bay từ đại lục Á Châu đến Mỹ Châu, ALT Hải Điểu Lý Luận đã lìa rừng, thực hiện cuộc lữ hành cuối cùng của bà. Bà Maria đã từ giã những người thân thương để về cùng đất. Cát bụi đã trở về cùng cát bụi, linh hồn bà trở về nhà Chúa để định cư vĩnh viễn trong niềm tiếc thương của các con, các cháu, các chắt cùng tất cả thân bằng quyến thuôc.
Trưởng Hải Điểu Lý Luận Maria Nguyễn Thị Đáp đã sống và thực hiện lời hưá hướng đạo mà bà đã tuân giữ suốt một đời dố là: Làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, tổ quốc và quốc gia. Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào vàTuân theo luật hướng đạo. Được biết hiện nay đại gia đình HĐVN đang hướng về nơi tang lễ của Maria Nguyễn Thị Đáp sẽ được tổ chức tại:
176/1 Nguyễn Thái Sơn
Phường 4, Quận Gò Vấp, Saigòn
Trưởng Đáp và Trưởng Ninh nhận bằng tưởng thưởng 2007 |
Bà tham gia hầu hết những trại họp bạn toàn quốc. Tổ chức rất nhiều trại huấn luyện cho thanh thiêú niên hậu sinh như trại trường Bạch Mã, trại trường Tùng Nguyên. Bên cạnh cống hiến thời gian và tâm huyết cho phong trào hướng đạo, bà cũng làm tròn bổn phận của một người Công giáo, bà đã tham gia và khấn hứa trong hội dòng ba Đa-minh từ những năm bà vừa bước vào tuổi trung niên.
Sau năm 1975, phong trào hướng đạo VN tan rã. Bà sống với một nhiệm vụ khác, là người nội trợ của gia đình. Hấp thụ thâm thúy tinh thần hướng đạo, bà đã luôn luôn lèo lái gia đình vượt qua những giai đọan khó khăn nhất của cuộc sống vì hoàn cảnh lịch sử đất nước. Với chín người con, có những lúc tưởng chừng khó có thể sống còn, bà đã cùng chồng vượt qua trăm ngàn thử thách. Với khả năng ứng phó trong mọi hoàn cảnh, trong giai đoạn kinh tế khó khăn vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, bà thành lập ra tổ may mặc để mang lại lợi tức cho gia đình và cũng là để tạo ra công ăn việc làm cho những bà con xóm giềng. Có những lúc, bà có tới 40 thợ.
Năm 1993, một lần nữa, bà lại di cư. Lần di cư này, bà di cư tới nửa kia của địa cầu. Bà cùng chồng và con út định cư ở tiểu bang Virginia và California. Ở quê người, phong trào HĐVN đã được gầy dựng bởi những trưởng hướng đạo Viêt nam. Bà lại hăng say tham gia phong trào qua Làng Bách Hợp vùng Hoa Thịnh Đốn mặc dầu bà đã ở tuổi thất tuần. Bà đã huấn luyện cũng như cố vấn cho nhiêù liên đoàn hướng đạo ở Virginia cũng như California. Vào năm 2007 tại Trại Truyền Thống và Văn Hóa Việt Nam VII, Bà đã được vinh tặng huân chương cao quý của phong trào hướng đạo VN trên thế giới dành cho những thành viên có nhiều công lao với phong trào, đó là Bắc Đẩu Huân Chương. Và bà cũng tham gia sinh hoạt của dòng ba Đa-minh rất đều đặn.
Mùa xuân 2009, bà đã lần nữa, lại di cư. Lần di cư này là lá rụng về cội. Chim có tổ, người ta có quê hương. Bà đã cùng chồng trở lại quê hương, nơi hơn nửa số con của hai ông bà đang sinh sống. Bà đã trở lại sống ở ngôi nhà thân thương của bà, tổ quốc của bà, nơi bà đã trải qua rất nhiều thăng trầm với chồng con, với vận nước, với phong trào HĐVN mà bà đã gắn bó suốt cả cuộc đời như là một niên trưởng hướng đạo gương mẫu.
Sáng thứ ba, ngày 24 tháng tư năm 2012, vào lúc 6:15 sáng, sau hơn 85 năm được Chúa gởi đến thế gian để giang rộng đôi cánh bay từ Bắc ra Nam, bay từ đại lục Á Châu đến Mỹ Châu, ALT Hải Điểu Lý Luận đã lìa rừng, thực hiện cuộc lữ hành cuối cùng của bà. Bà Maria đã từ giã những người thân thương để về cùng đất. Cát bụi đã trở về cùng cát bụi, linh hồn bà trở về nhà Chúa để định cư vĩnh viễn trong niềm tiếc thương của các con, các cháu, các chắt cùng tất cả thân bằng quyến thuôc.
Trưởng Hải Điểu Lý Luận Maria Nguyễn Thị Đáp đã sống và thực hiện lời hưá hướng đạo mà bà đã tuân giữ suốt một đời dố là: Làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, tổ quốc và quốc gia. Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào vàTuân theo luật hướng đạo. Được biết hiện nay đại gia đình HĐVN đang hướng về nơi tang lễ của Maria Nguyễn Thị Đáp sẽ được tổ chức tại:
176/1 Nguyễn Thái Sơn
Phường 4, Quận Gò Vấp, Saigòn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Tiên Lãng, Hải Phòng đến Văn Giang, Hưng Yên.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:34 26/04/2012
Từ Tiên Lãng, Hải Phòng đến Văn Giang, Hưng Yên.
Đọc bản tin trên trang web của BBC sáng nay, (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120424_van_giang_showdown.shtml) tôi được dịp thấy rõ hơn cái mặt trái của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. Họ chỉ biết cưỡng chiếm, vơ vét cho đầy túi tham của mình, của phe nhóm mình mà quên đi cái quyền được sống của bao dân lành. Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản lúc nào cũng rêu rao những khẩu hiệu rỗng tuyếch, nào là dân làm chủ, nào là giai cấp công nhân, nông dân đi tiền phong trong cuộc cách mạng.... Cứ tưởng cách mạng ấy đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho dân tộc như quảng cáo: độc lập- tự do- hạnh phúc, nào ngờ cuộc cách mạng ấy đã đưa đất nước vào một giai đoạn tụt hậu. Chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa không tưởng do những cái đầu hâm hâm không bình thường nặn rã, cái chủ nghĩa đã giết chết bao nhiêu mạng người, tàn phá bao nhiêu quốc gia, giẫm nát bao nền văn hóa văn minh nhân bản của con người. Cái chủ nghĩa quái dị ấy đã bị thế giới lên án và vất vào xọt rác từ lâu rồi, nó bị đào thải ngay ở cái nôi sinh ra nó là Liên Xô, nhưng nó vẫn ngự trị trên quê hương tôi bởi những kẻ đang cầm quyền, đang lợi dụng cái phi lý của nó để vơ vét cho đầy túi tham, không màng đến tương lai dân tộc.
Bản tin bắt đầu như sau: "Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba" theo Reuters.
Cảnh sát và đám người trà trộn trong đám đông là ai vậy? Họ là con cháu của nhân dân, họ từ trong quần chúng nhân dân mà chui ra, nhưng không phục vụ nhân dân mà phục vụ cho những kẻ có quyền có thế, cho những kẻ ăn cướp. Những tên công an này được trang bị quân phục, mũ bảo hiểm, súng đạn đầy đủ, sẵn sàng nhả đạn vào dân. Chúng lại được xe ủi đất, xe vận tải trợ chiến. Chống lại với bọn công an là lực lượng gồm các ông bà già, thanh niên nam nữ dám dấn thân cho lẽ phải và các trẻ em. Họ không được trang bị gì ngoài ý chí liều thân để bảo vệ đất sống. Quân phục của họ là quần áo xốc xếch, ống cao ống thấp, có ngưòi mình trần, có người mang giầy, có người chân trần. Vũ khí của họ là những khẩu hiệu cầm trên tay và to mồm chửi bọn cảnh sát đánh thuê và lũ phá phách chém mướn. Hai bên hầm hè nhau, bên công an cây có vũ khí, đông người, lại được huấn luyện đánh phá, được phát lương tháng bằng tiền đóng thuế của nhân dân nên rất hăng và đã làm chủ hiện trường. Bên nhân dân bị thua, mặc dù là chủ, nhưng bị những tên đầy tớ làm phản, nên đã phải chạy tán loạn.
Bản tin sáng nay trên BBC cũng chỉ là một mẩu tin nhỏ xảy ra hằng ngày ở Việt Nam, nhưng oái ăm ở chỗ người dân bị đàn áp, không phải một người như cha Nguyễn Văn Lý hay nhạc sĩ Việt Khang, không phải một gia đình như gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhưng là cả một làng, một xã Văn Giang, thuộc tỉnh Hưng Yên, miền BắcViệt Nam, thành trì của Cách Mạng Việt Cộng. Vậy một nhà cầm quyền mà lại đi ngược lại ý chí, lợi ích của một làng một xã thì nhà cầm quyền ấy là cái gì, đại diện cho ai? Hành động đàn áp dân, cưỡng chiếm đất đai, dồn dân vào ngõ cụt, hết cách sống thì không thể gọi là nhà cầm quyền được. Nhà nước của nhân dân phải phản ánh tâm tư tình cảm của người dân, vui cái vui của dân, lo cái lo của dân chứ ai lại dùng súng, lựu đạn để đàn áp, bắt nạt dân. Xem Video những diễn biến xảy ra ở Văn Giang mà thấy thương cho dân mình quá. Khu Đô Thị Sinh Thái tại Văn Giang nhằm phục vụ cho ai, hay là cơ hội cho bọn quan tham cướp đất, cướp nhà, hối lộ, biển thủ công quỹ?
Tại xứ Mỹ, nhân phẩm được tôn trọng, quyền căn bản con người dân được đề cao. Khi thành phố muốn xây một công trình nào như thư viện, một công viên… chính quyền phải hỏi ý kiến của người dân, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp của công trình, để xin ý kiến trước khi thi hành. Phải có cuộc tranh luận công khai, phân tích lợi hại của công trình ấy. Nếu dân không đồng ý thì thành phố phải hủy bỏ kế hoạch đó.Luập pháp công minh không bao che cho những kẻ có quyền làm bậy.
Trường hợp phải di dời nhà vì lợi ích công cộng(Eminent domain) thì gía cả đền bù phải xứng đáng với gía thị trường và người dân có nhiều sự chọn lựa chứ không cưỡng chế kiểu ăn cướp như ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay. Mọi việc đều được công khai minh bạch, không có cá nhân nào, cơ quan nào lợi dụng việc di dời này mà thủ lợi được.Những người dân ở gần phi trường, do tiếng gầm thét gây ra khi máy bay lên xuống, chính quyền đã phải bảo vệ quyền sống an lành của người dân bằng cách thay mới toàn bộ cửa kiếng (double pane glass) các nhà dân trong khu vực và cung cấp máy điều hòa không khí (air-conditioner) cho họ. Nếu mà ở Việt Nam có chính sách tốt đẹp này thì mấy cái cửa kính hai lớp và máy điều hòa không khí lại chẳng chui tọt vào nhà mấy quan chức địa phương chứ dân nghèo thì đừng có mơ.
Những đoạn xa lộ chạy qua khu vực dân cư thì chính phủ phải xây tường dầy và cao 8 mét (Highway Traffic Noise Barrier) dọc hai bên xa lộ để giảm âm thanh gây ra bởi tiếng xe lưu thông.
Thấy người mà nghĩ đến ta, nhà nước Việt Nam Cộng Sản là cha mẹ dân chứ đâu phải là chính quyền phục vụ dân!
Cũng tin từ Việt Nam, cô gái trẻ Tô Linh Hương, mới 24 tuổi, theo học ngành báo chí, nhưng là con của ông Tô Huy Rứa hiện là Trưởng Ban Tổ Chức đảng, đã được bầu làm chủ tịch công ty xây dựng Vinaconex. Học làm báo mà ra nghề xây dựng thì kể cũng là thiên tài đấy! Rồi hai người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, cậu ấm của ông Nông Đức Mạnh cô cậu nào cũng giữ những vị trí quan trọng trong kinh tế và trong đảng cả. Những nhà lãnh đạo Cộng Sản đang truyền ngôi cho con cháu của họ đấy, họ đang tiến nhanh tiến mạnh bám chức bám quyền để tha hồ bóc lột đấy. Người dân Việt vẫn cứ kiên nhẫn cho họ múa may quay cuồng và họ đã được đằng chân đang lân lên đằng đầu. Tương lai dân mình sẽ đi về đâu nếu cứ để cho bọn thiểu số chức quyền tha hồ làm mưa làm gío vì quyền lợi cá nhân, gia đình họ?
Tôi tự hỏi ở Việt Nam, một nhà cầm quyền tàn ác như thế, độc đoán như thế, tham quyền như thế, trơ trẽn như thế mà sao dân mình cứ cúi đầu cam chịu. Một cách tự nhiên, một ngày nào đó, nhân dân phải đứng lên dành quyền làm chủ đất nước của mình. Có thể hôm nay người dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên phải bỏ chạy, chịu thua, nhưng cứ cái đà này thì sẽ có lúc người dân không còn con đường nào khác, họ phải chấp nhận hy sinh, chấp nhận đối đầu, dù vũ khí của họ chỉ bằng tay không và như thế cuộc cách mạng hoa lài như các nước Ả Rập dĩ nhiên sẽ phải xảy đến. Trong trường hợp này, những kẻ cầm súng sẽ phải vất súng, kẻ có quyền sẽ bỏ của chạy lấy người như lũ chuột và chắc chắn sẽ có những kẻ phải đền tội khi chui ra khỏi ống cống như tên độc tài khét tiếng tàn ác Muammar Gaddafi, cựu lãnh đạo Libya.
Bản tin bắt đầu như sau: "Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba" theo Reuters.
Bản tin sáng nay trên BBC cũng chỉ là một mẩu tin nhỏ xảy ra hằng ngày ở Việt Nam, nhưng oái ăm ở chỗ người dân bị đàn áp, không phải một người như cha Nguyễn Văn Lý hay nhạc sĩ Việt Khang, không phải một gia đình như gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhưng là cả một làng, một xã Văn Giang, thuộc tỉnh Hưng Yên, miền BắcViệt Nam, thành trì của Cách Mạng Việt Cộng. Vậy một nhà cầm quyền mà lại đi ngược lại ý chí, lợi ích của một làng một xã thì nhà cầm quyền ấy là cái gì, đại diện cho ai? Hành động đàn áp dân, cưỡng chiếm đất đai, dồn dân vào ngõ cụt, hết cách sống thì không thể gọi là nhà cầm quyền được. Nhà nước của nhân dân phải phản ánh tâm tư tình cảm của người dân, vui cái vui của dân, lo cái lo của dân chứ ai lại dùng súng, lựu đạn để đàn áp, bắt nạt dân. Xem Video những diễn biến xảy ra ở Văn Giang mà thấy thương cho dân mình quá. Khu Đô Thị Sinh Thái tại Văn Giang nhằm phục vụ cho ai, hay là cơ hội cho bọn quan tham cướp đất, cướp nhà, hối lộ, biển thủ công quỹ?
Tại xứ Mỹ, nhân phẩm được tôn trọng, quyền căn bản con người dân được đề cao. Khi thành phố muốn xây một công trình nào như thư viện, một công viên… chính quyền phải hỏi ý kiến của người dân, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp của công trình, để xin ý kiến trước khi thi hành. Phải có cuộc tranh luận công khai, phân tích lợi hại của công trình ấy. Nếu dân không đồng ý thì thành phố phải hủy bỏ kế hoạch đó.Luập pháp công minh không bao che cho những kẻ có quyền làm bậy.
Trường hợp phải di dời nhà vì lợi ích công cộng(Eminent domain) thì gía cả đền bù phải xứng đáng với gía thị trường và người dân có nhiều sự chọn lựa chứ không cưỡng chế kiểu ăn cướp như ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay. Mọi việc đều được công khai minh bạch, không có cá nhân nào, cơ quan nào lợi dụng việc di dời này mà thủ lợi được.Những người dân ở gần phi trường, do tiếng gầm thét gây ra khi máy bay lên xuống, chính quyền đã phải bảo vệ quyền sống an lành của người dân bằng cách thay mới toàn bộ cửa kiếng (double pane glass) các nhà dân trong khu vực và cung cấp máy điều hòa không khí (air-conditioner) cho họ. Nếu mà ở Việt Nam có chính sách tốt đẹp này thì mấy cái cửa kính hai lớp và máy điều hòa không khí lại chẳng chui tọt vào nhà mấy quan chức địa phương chứ dân nghèo thì đừng có mơ.
Những đoạn xa lộ chạy qua khu vực dân cư thì chính phủ phải xây tường dầy và cao 8 mét (Highway Traffic Noise Barrier) dọc hai bên xa lộ để giảm âm thanh gây ra bởi tiếng xe lưu thông.
Thấy người mà nghĩ đến ta, nhà nước Việt Nam Cộng Sản là cha mẹ dân chứ đâu phải là chính quyền phục vụ dân!
Cô Tô Linh Hương -ái nữ ông Tô Huy Rứa |
Tôi tự hỏi ở Việt Nam, một nhà cầm quyền tàn ác như thế, độc đoán như thế, tham quyền như thế, trơ trẽn như thế mà sao dân mình cứ cúi đầu cam chịu. Một cách tự nhiên, một ngày nào đó, nhân dân phải đứng lên dành quyền làm chủ đất nước của mình. Có thể hôm nay người dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên phải bỏ chạy, chịu thua, nhưng cứ cái đà này thì sẽ có lúc người dân không còn con đường nào khác, họ phải chấp nhận hy sinh, chấp nhận đối đầu, dù vũ khí của họ chỉ bằng tay không và như thế cuộc cách mạng hoa lài như các nước Ả Rập dĩ nhiên sẽ phải xảy đến. Trong trường hợp này, những kẻ cầm súng sẽ phải vất súng, kẻ có quyền sẽ bỏ của chạy lấy người như lũ chuột và chắc chắn sẽ có những kẻ phải đền tội khi chui ra khỏi ống cống như tên độc tài khét tiếng tàn ác Muammar Gaddafi, cựu lãnh đạo Libya.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khảo luận “Về Tình Yêu Chúa” của Thánh Bernard thành Clairvaux (3)
Vũ Văn An
18:27 26/04/2012
Chương IV: Những người tìm an ủi ở việc nghĩ tưởng tới Chúa, hay thích hợp nhất để yêu Người
Nhưng điều đáng lưu ý là loại người nào tìm được an ủi trong việc nghĩ tưởng tới Chúa. Chắc chắn đó không phải là thế hệ suy đồi và gian ác mà Sách Thánh vốn cho là ‘Khốn cho các ngươi, những kẻ giầu có; vì các ngươi đã được an ủi rồi’ (Lc 6:24). Mà là những kẻ từng thú thật rằng ‘Hồn tôi khước từ an ủi’ (Tv 77:3). Vì quả là hợp lý khi những ai không thỏa mãn với hiện tại sẽ được ý nghĩ tương lai nâng đỡ và việc chiêm ngắm hạnh phúc trường cửu sẽ an ủi những ai không muốn uống từ dòng sông vui thú tạm bợ. Chính thế hệ những người này tìm kiếm Thiên Chúa, cả những người tìm kiếm khuôn mặt của Chúa Giacóp, chứ không phải khuôn mặt mình. Với những ai mong mỏi được thấy thánh nhan Thiên Chúa hằng sống, thì chỉ cần nghĩ tưởng đến Người cũng là điều tự nó dịu ngọt nhất rồi: nhưng họ không hề no chán, mà mỗi lúc một thèm khát hơn, vì đã có lời Thánh Kinh rằng ‘ai ăn Ta sẽ còn đói’ (Hc 24:21); và như người đói khát kia từng nói ‘khi thức giấc được thấy hình ảnh Người, con sẽ thoả mãn’. Vâng, ngay lúc này đây, phúc cho ai đói khát sự công chính vì họ, và chỉ có họ mà thôi, sẽ được no thoả. Khốn cho các ngươi, hỡi thế hệ suy đồi và gian ác; khốn cho các ngươi, hỡi dân tộc khờ dại bị bỏ rơi, những người thù ghét việc tưởng nghĩ tới Chúa Kitô, và gớm ghiếc việc Người tái lâm! Hỡi những người hiện không biết tìm kiếm sự giải thoát khỏi cạm bẫy thợ săn, các bạn hãy kinh sợ; bởi vì ‘những kẻ muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại’ (1Tm 6:9). Vào ngày đó, ta sẽ không tránh khỏi lời kết án khủng khiếp này ‘Hãy xéo khỏi mặt Ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời’ (Mt 25:41). Ôi, quả là bản án khủng khiếp, quả là lời cứng rắn! Cứng rắn hơn biết bao so với lời khác mà ta lặp đi lặp lại hàng ngày trong nhà thờ, khi tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sống đời đời’ (Ga 6:54). Điều này muốn nói: ai tôn kính cái chết của Ta và theo gương Ta mà giết chết những gì thuộc về hạ giới (Cl 3:5) thì sẽ được sống đời đời, như chính Thánh Tông Đồ đã viết ‘Nếu ta chịu đau khổ, ta cũng sẽ được hiển trị với Người’ (2Tm 2:12). Ấy thế nhưng nhiều người ngày nay lại chùn bước trước lời lẽ ấy và quay gót, dùng hành động chứ không hẳn miệng lưỡi mà nói rằng ‘điều này chướng tai quá; ai mà nghe nổi?’(Ga 6:60). Quả là ‘Một thế hệ tâm địa thất thường, lòng dạ bất trung cùng Chúa’ (Tv 78:8), chỉ biết tín thác vào những của cải không chắc chắn. Thế hệ này bối rối khi nghe tên Thánh Giá, và coi việc kỷ niệm Khổ Nạn là điều không thể chịu đựng được. Thử hỏi nó làm sao chịu đựng được sức nặng của bản án đáng sợ sau ‘Hãy xéo khỏi ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời, đã dọn sẵn cho ma quỉ và các thần của chúng’? ‘Đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt’ (Lc 22:18); nhưng ‘thế hệ tín trung sẽ được chúc phúc’ (Tv 112:2), vì giống Thánh Tông Đồ, họ lặp đi lặp lại điều này: dù có mặt hay vắng mặt, họ đều được Chúa chấp nhận (2Cor 5:9). Vào ngày sau hết, họ cũng sẽ được nghe Quan Án công bố phần thưởng của họ ‘Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ thuở tạo thiên lập địa’ (Mt 25:34).
Vào ngày đó, những ai tâm địa thất thường sẽ thấy, dù quá trễ, ách của Chúa Kitô dễ dàng xiết bao, đến độ chẳng cần phải còng lưng, và gánh của Người nhẹ biết chừng nào, so với cái đau đớn họ đang phải chịu. Ôi những kẻ tôi đòi tội nghiệp của Ma Tiền, các người không biết tìm vinh quang nơi Thánh Giá Chúa Kitô mà chỉ biết tín thác vào kho lẫm thu tích ở đời này: các người không biết nếm, không nhìn thấy Chúa nhân hậu dường bao, mà chỉ biết khát khao bạc vàng. Không biết hân hoan khi nghĩ tới ngày Người xuất hiện, thì ngày đó quả sẽ là ngày giận dữ đối với các người.
Nhưng linh hồn tín hữu luôn khát mong và ngất đi vì Chúa; linh hồn này nghỉ ngơi dịu dàng khi chiêm ngưỡng Người. Nó tìm vinh quang trong cái trách móc của Thánh Giá, cho tới ngày vinh quang nhan thánh Người được tỏ hiện. Giống Cô Dâu, bồ câu của Chúa Kitô sẽ được mang đôi cánh bạc (Tv 68:13), trắng một mầu ngây thơ tinh tuyền, linh hồn này thảnh thơi khi nghĩ tới lòng nhân hậu dư thừa của Chúa, lạy Chúa Giêsu; và trên hết, nó mong tới ngày, trong ánh chói lọi hân hoan của các thánh Chúa, rạng rỡ vì được Sự Hưởng Phước Chúa rọi sáng, lông cánh họ sẽ như vàng, óng ánh niềm vui nhan Chúa.
Lúc đó, quả đúng thay nếu linh hồn này ca vang ‘Tay trái Chàng luồn dưới đầu tôi, còn tay phải thì Chàng ôm ghì lấy tôi’. Tay trái chỉ ký ức về tình yêu khôn sánh, từng khiến Người hy sinh mạng sống vì bằng hữu; còn tay phải chỉ Sự Hưởng Phước Chúa mà Người vốn hứa hẹn cho những kẻ thuộc về Người, và niềm vui khoái họ được hưởng trước nhan Người. Thánh vịnh gia say sưa ca hát ‘Bên tay hữu Ngài, mãi mãi có vui khoái’ (Tv 16:11): do đó, ta hoàn toàn có lý khi giải thích tay phải như niềm vui thần thánh và thần hóa của thánh nhan Người.
Và quả cũng đúng khi ta coi tình yêu diệu kỳ và đời đời đáng ghi nhớ như biểu tượng của tay trái Người, mà trên đó, cô dâu đặt đầu mình lên cho tới khi mọi tội lệ đều tiêu tan: vì Người nâng đỡ các mục tiêu của tâm trí Cô, kẻo chúng quay về với những thèm khát trần gian, xác thịt. Vì xác thịt luôn gây chiến với tinh thần: ‘Thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống’ (Kn 9:15). Hậu quả từ việc chiêm ngắm một tình xót thương diệu kỳ và bất tương xứng như thế, một hồng ân nhưng không và được chứng thực đến thế, một lòng tốt bất ngờ như thế, một lượng khoan hồng không ai sánh nổi như thế, một ơn thánh đáng ca ngợi như thế còn có thể nào khác hơn là linh hồn phải xa lánh mọi quyến luyến tội lỗi, khước từ mọi điều không nhất quán với tình yêu Chúa, và hoàn toàn dấn thân cho mọi sự trên thiên đàng? Không lạ gì Cô Dâu, vì ngửi được mùi thơm của hương hoa này, đã vội vàng chạy tới, lòng rực lửa yêu thương, nhưng vẫn cho là mình chưa yêu đủ, để đáp trả tình yêu Chàng Rể. Và quả thật như thế, vì không còn gì vĩ đại hơn khi hạt bụi nhỏ được thiêu đốt bằng tình yêu của Đấng Uy Nghi, Đấng đã yêu nó trước và đã tự tỏ mình ra như Đấng hoàn toàn hạ mình xuống để cứu vớt nó. Vì ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình, để bất cứ ai tin vào Người sẽ không phải chết nhưng sẽ sống đời đời’ (Ga 3:16). Điều ấy cho thấy rõ tình yêu của Chúa Cha. Còn về Chúa Con thì có lời chép rằng ‘Người đã hiến thân chịu chết’ (Is 53:12). Về Chúa Thánh Thần, Sách Thánh nói rằng ‘Đấng An Ủi, vốn là Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến vì danh Ta, Người sẽ dạy các con mọi sự, và giúp các con nhớ lại mọi điều Thầy đã dạy các con’ (Ga 14:26). Do đó, rõ ràng Thiên Chúa yêu ta, và Người yêu ta với hết tâm hồn của Người; vì cả Ba Ngôi đều yêu thương ta, nếu ta dám nói như thế về Đấng Thiên Chúa vô cùng và khôn hiểu, Đấng Thiên Chúa duy nhất từ trong bản tính.
Chương V: Người Kitô hữu mắc nợ yêu thương, nợ này lớn xiết bao
Suy niệm những điều trên đây, ta thấy rõ Thiên Chúa phải được yêu mến và Người chính đáng được quyền đòi ta phải yêu mến Người. Nhưng người không tin không nhìn nhận Con Thiên Chúa, và do đó, không biết cả Chúa Cha lẫn Chúa Thánh Thần; vì không tôn kính Chúa Con, nên họ không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai Người, cũng không tôn kính Chúa Thánh Thần mà chính Người đã sai tới (Ga 5:23). Họ biết Thiên Chúa ít hơn ta; không lạ gì họ yêu mền Chúa ít hơn. Tuy nhiên điều này thì chí ít họ cũng phải hiểu: mọi sự họ có, họ đều nợ của Đấng Dựng Nên họ. Thế còn tôi thì sao? Tôi, thì tôi biết rằng Thiên Chúa của tôi không phải chỉ là Đấng ban phát hậu hĩnh sự sống tôi, Đấng rộng lòng chu cấp mọi nhu cầu của tôi, Đấng an ủi mọi buồn phiền của tôi, Đấng khôn ngoan dẫn dắt đường tôi đi: mà Người còn nhiều hơn thế nữa. Người cứu vớt tôi bằng một cứu thoát dư đầy: Người là Đấng gìn giữ tôi đời đời, là phần gia nghiệp của tôi, là vinh quang của tôi. Dù sao, đã có lời chép rằng ‘Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa’ (Tv 130:7); và ‘Người vào cung thánh một lần thôi, mà đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta’ (Dt 9:12). Về ơn cứu chuộc của Người, đã có lời chép rằng ‘Người chẳng bỏ rơi kẻ chính trực, họ sẽ được gìn giữ muôn đời’ (Tv 37:28); còn về tính hào phóng của Người ‘Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em’ (Lc 6:38); và ở một chỗ khác, ‘Điều mắt chưa hề thấy tai chưa hề nghe, lòng người chưa hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người’ (1Cor 2:9). Người sẽ vinh danh ta, cả Thánh Tông Đồ cũng đã làm chứng điều ấy khi viết rằng ‘Ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô, Cứu Chúa của ta, Đấng sẽ dùng quyền năng mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người’ (Pl 3:20-21); và ở nơi khác, ‘Tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta’(Rm 8:18); còn câu này nữa, ‘Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những sự vật vô hình’ (2Cor 4:17-18).
‘Tôi biết lấy gì đền đáp Chúa vì mọi ơn phúc Người dành cho tôi?’ (Tv 116:12). Lý trí và cả lẽ công bình tự nhiên thúc đẩy tôi tự hiến hoàn toàn để yêu mến Đấng tôi mang nợ mọi sự, cả những điều tôi có lẫn những điều tôi là. Nhưng đức tin cho tôi hay: tôi phải yêu mến Người hơn tôi yêu mình nhiều lắm, vì tôi đã hiểu ra rằng Người đã cho tôi không chỉ sự sống của tôi, mà còn là chính Người nữa. Ấy thế nhưng, trước thời mạc khải viên mãn, trước khi Ngôi Lời nhập thể, chết trên Thánh Giá, trỗi dậy từ trong mồ, và trở về với Chúa Cha; trước khi Thiên Chúa cho ta hay Người yêu thương ta biết bao bằng dư đầy ơn thánh, lệnh truyền này đã được ban ra, ‘Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết tâm hồn ngươi, hết linh hồn ngươi, và hết sức ngươi’ (Đnl 6:5), nghĩa là hết con người ngươi, hết nhận thức ngươi, hết sức lực ngươi. Và chả có chi là bất công khi Chúa đòi hỏi như thế từ công trình và quà phúc của Người. Làm thế nào tạo vật lại không yêu mến Đấng tạo ra mình, Đấng đã cho mình khả năng yêu mến? Làm thế nào nó lại không yêu Người với hết con người của nó, vì chỉ nhờ quà phúc của Người, nó mới làm được bất cứ điều tốt nào? Chính ơn thánh sáng tạo đã từ không nâng ta lên hàng nhân tính; và từ đó phát khởi bổn phận ta phải yêu mến Người, và lẽ công bình Người có quyền đòi ta yêu mến Người. Nhưng ơn phúc của Người gia tăng vô hạn biết dường nào khi ta nghĩ tới việc Người hoàn tất các lời hứa, ‘Lạy Chúa, Chúa cứu vớt cả con người lẫn thú vật, tình thương Ngài cao ngất trời xanh’ (Tv 36:6). Trong khi chúng ta, những kẻ ‘đổi Chúa vinh quang lấy hình bò ăn cỏ’ (Tv 106:20), bằng các hành động xấu xa, đã hạ giá mình xuống hàng thú vật hư nát. Tôi mang nợ Người, Đấng đã dựng nên tôi: nhưng làm sao trả được nợ Người, Đấng đã cứu chuộc tôi một cách tuyệt diệu như thế? Sáng thế không phải là công trình bao la như cứu thế; vì, về con người và các tạo vật được dựng nên, Sách Thánh chỉ nói ‘Người phán một lời, chúng liền được tạo nên’ (Tv 148:5). Nhưng để cứu chuộc tạo dựng vốn phát sinh từ lời nói của Người ấy, Người đã nói nhiều hơn biết bao, đã làm những điều kỳ diệu như thế nào, đã phải chịu bao nhiêu gian khổ, đã phải kinh qua bao nhiêu nhục nhã! Bởi thế, tôi phải đền trả Chúa thế nào vì mọi ơn phúc Người đã làm cho tôi? Trong sáng thế đầu, Người ban cho tôi chính tôi; trong sáng thế mới, Người ban cho tôi chính Người, và qua quà phúc ấy, Người tái tạo cho tôi chính cái tôi đã bị tôi làm hư mất. Được tạo dựng rồi được tái tạo, để đền trả, tôi mang nợ Người đến hai lần. Nhưng tôi biết lấy gì dâng cho Người vì quà phúc Người ban chính Người cho tôi? Nhân thừa tôi lên ngàn lần để dâng lên Người có thể nào so sánh được với ơn của Người hay không?
Chương VI: Tóm tắt
Ngài phải công nhận rằng Thiên Chúa đáng được ta yêu mến rất nhiều, vô hạn thì đúng hơn, vì Người là Đấng đã yêu thương ta trước; Người, Đấng vô hạn, còn ta hư không, đã yêu thương ta, những kẻ khốn cùng tội lỗi, yêu ta với một tình yêu vĩ đại và không giới hạn biết dường nào. Chính vì thế con đã thưa ngay từ đầu rằng mức độ ta yêu Chúa không thể cân đo đong đếm được. Vì tình yêu của ta hướng về Chúa, là Đấng vô hạn vô lượng, thì làm sao ta giới hạn được tình yêu ấy? Đàng khác, tình yêu của ta không phải là một món quà mà là một món nợ. Và vì chính Thiên Chúa yêu thương ta, Người vốn là tình yêu vô hạn, trường cửu và tối cao, sự vĩ đại của Người không cùng, đúng thế, và sự khôn ngoan của Người vô hạn, bình an của Người không ai hiểu thấu; thử hỏi, vì Người là Đấng yêu ta, liệu ta có dám nghĩ đến việc trả ơn Người một cách miễn cưỡng được chăng? ‘Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con; lạy Chúa, là núi đá, thành lũy, là Đấng giải thoát con, là sức mạnh cho con tín thác’ (Tv 18, 1 và tiếp theo). Người là tất cả những gì con cần tới, con mong đợi. Lạy Thiên Chúa và là Đấng phù trợ con, con yêu mến Ngài vì Ngài hết sức tốt lành; chắc chắn không hết sức con, nhưng con yêu Chúa bao nhiêu có thể. Con không thể yêu Chúa như Chúa đáng được, vì con không thể yêu Chúa nhiều hơn mức độ được sự yếu đuối của con cho phép. Con sẽ yêu Chúa nhiều hơn khi Chúa thấy con xứng đáng lãnh nhận khả năng yêu thương lớn hơn; tuy nhiên con vẫn không bao giờ yêu Chúa cách hoàn toàn như Chúa đáng được. ‘Mắt Ngài đã thấy xương tủy con, lúc nó chưa hoàn tất; và trong sổ sách Ngài, mọi chi thể của con đều đã được ghi chép’ (Tv 139: 16). Ấy thế nhưng trong sách ấy, Chúa chỉ ghi mọi người làm điều họ có thể làm, dù họ không thể làm điều họ phải làm. Chắc chắn con đã nói đủ để chứng tỏ rằng ta phải yêu Chúa thế nào và tại sao phải yêu Người. Nhưng ai là người cảm nhận được, biết được và nói lên được ta phải yêu Chúa bao nhiêu?
Nhưng điều đáng lưu ý là loại người nào tìm được an ủi trong việc nghĩ tưởng tới Chúa. Chắc chắn đó không phải là thế hệ suy đồi và gian ác mà Sách Thánh vốn cho là ‘Khốn cho các ngươi, những kẻ giầu có; vì các ngươi đã được an ủi rồi’ (Lc 6:24). Mà là những kẻ từng thú thật rằng ‘Hồn tôi khước từ an ủi’ (Tv 77:3). Vì quả là hợp lý khi những ai không thỏa mãn với hiện tại sẽ được ý nghĩ tương lai nâng đỡ và việc chiêm ngắm hạnh phúc trường cửu sẽ an ủi những ai không muốn uống từ dòng sông vui thú tạm bợ. Chính thế hệ những người này tìm kiếm Thiên Chúa, cả những người tìm kiếm khuôn mặt của Chúa Giacóp, chứ không phải khuôn mặt mình. Với những ai mong mỏi được thấy thánh nhan Thiên Chúa hằng sống, thì chỉ cần nghĩ tưởng đến Người cũng là điều tự nó dịu ngọt nhất rồi: nhưng họ không hề no chán, mà mỗi lúc một thèm khát hơn, vì đã có lời Thánh Kinh rằng ‘ai ăn Ta sẽ còn đói’ (Hc 24:21); và như người đói khát kia từng nói ‘khi thức giấc được thấy hình ảnh Người, con sẽ thoả mãn’. Vâng, ngay lúc này đây, phúc cho ai đói khát sự công chính vì họ, và chỉ có họ mà thôi, sẽ được no thoả. Khốn cho các ngươi, hỡi thế hệ suy đồi và gian ác; khốn cho các ngươi, hỡi dân tộc khờ dại bị bỏ rơi, những người thù ghét việc tưởng nghĩ tới Chúa Kitô, và gớm ghiếc việc Người tái lâm! Hỡi những người hiện không biết tìm kiếm sự giải thoát khỏi cạm bẫy thợ săn, các bạn hãy kinh sợ; bởi vì ‘những kẻ muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại’ (1Tm 6:9). Vào ngày đó, ta sẽ không tránh khỏi lời kết án khủng khiếp này ‘Hãy xéo khỏi mặt Ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời’ (Mt 25:41). Ôi, quả là bản án khủng khiếp, quả là lời cứng rắn! Cứng rắn hơn biết bao so với lời khác mà ta lặp đi lặp lại hàng ngày trong nhà thờ, khi tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sống đời đời’ (Ga 6:54). Điều này muốn nói: ai tôn kính cái chết của Ta và theo gương Ta mà giết chết những gì thuộc về hạ giới (Cl 3:5) thì sẽ được sống đời đời, như chính Thánh Tông Đồ đã viết ‘Nếu ta chịu đau khổ, ta cũng sẽ được hiển trị với Người’ (2Tm 2:12). Ấy thế nhưng nhiều người ngày nay lại chùn bước trước lời lẽ ấy và quay gót, dùng hành động chứ không hẳn miệng lưỡi mà nói rằng ‘điều này chướng tai quá; ai mà nghe nổi?’(Ga 6:60). Quả là ‘Một thế hệ tâm địa thất thường, lòng dạ bất trung cùng Chúa’ (Tv 78:8), chỉ biết tín thác vào những của cải không chắc chắn. Thế hệ này bối rối khi nghe tên Thánh Giá, và coi việc kỷ niệm Khổ Nạn là điều không thể chịu đựng được. Thử hỏi nó làm sao chịu đựng được sức nặng của bản án đáng sợ sau ‘Hãy xéo khỏi ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, mà vào lửa đời đời, đã dọn sẵn cho ma quỉ và các thần của chúng’? ‘Đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt’ (Lc 22:18); nhưng ‘thế hệ tín trung sẽ được chúc phúc’ (Tv 112:2), vì giống Thánh Tông Đồ, họ lặp đi lặp lại điều này: dù có mặt hay vắng mặt, họ đều được Chúa chấp nhận (2Cor 5:9). Vào ngày sau hết, họ cũng sẽ được nghe Quan Án công bố phần thưởng của họ ‘Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ thuở tạo thiên lập địa’ (Mt 25:34).
Vào ngày đó, những ai tâm địa thất thường sẽ thấy, dù quá trễ, ách của Chúa Kitô dễ dàng xiết bao, đến độ chẳng cần phải còng lưng, và gánh của Người nhẹ biết chừng nào, so với cái đau đớn họ đang phải chịu. Ôi những kẻ tôi đòi tội nghiệp của Ma Tiền, các người không biết tìm vinh quang nơi Thánh Giá Chúa Kitô mà chỉ biết tín thác vào kho lẫm thu tích ở đời này: các người không biết nếm, không nhìn thấy Chúa nhân hậu dường bao, mà chỉ biết khát khao bạc vàng. Không biết hân hoan khi nghĩ tới ngày Người xuất hiện, thì ngày đó quả sẽ là ngày giận dữ đối với các người.
Nhưng linh hồn tín hữu luôn khát mong và ngất đi vì Chúa; linh hồn này nghỉ ngơi dịu dàng khi chiêm ngưỡng Người. Nó tìm vinh quang trong cái trách móc của Thánh Giá, cho tới ngày vinh quang nhan thánh Người được tỏ hiện. Giống Cô Dâu, bồ câu của Chúa Kitô sẽ được mang đôi cánh bạc (Tv 68:13), trắng một mầu ngây thơ tinh tuyền, linh hồn này thảnh thơi khi nghĩ tới lòng nhân hậu dư thừa của Chúa, lạy Chúa Giêsu; và trên hết, nó mong tới ngày, trong ánh chói lọi hân hoan của các thánh Chúa, rạng rỡ vì được Sự Hưởng Phước Chúa rọi sáng, lông cánh họ sẽ như vàng, óng ánh niềm vui nhan Chúa.
Lúc đó, quả đúng thay nếu linh hồn này ca vang ‘Tay trái Chàng luồn dưới đầu tôi, còn tay phải thì Chàng ôm ghì lấy tôi’. Tay trái chỉ ký ức về tình yêu khôn sánh, từng khiến Người hy sinh mạng sống vì bằng hữu; còn tay phải chỉ Sự Hưởng Phước Chúa mà Người vốn hứa hẹn cho những kẻ thuộc về Người, và niềm vui khoái họ được hưởng trước nhan Người. Thánh vịnh gia say sưa ca hát ‘Bên tay hữu Ngài, mãi mãi có vui khoái’ (Tv 16:11): do đó, ta hoàn toàn có lý khi giải thích tay phải như niềm vui thần thánh và thần hóa của thánh nhan Người.
Và quả cũng đúng khi ta coi tình yêu diệu kỳ và đời đời đáng ghi nhớ như biểu tượng của tay trái Người, mà trên đó, cô dâu đặt đầu mình lên cho tới khi mọi tội lệ đều tiêu tan: vì Người nâng đỡ các mục tiêu của tâm trí Cô, kẻo chúng quay về với những thèm khát trần gian, xác thịt. Vì xác thịt luôn gây chiến với tinh thần: ‘Thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống’ (Kn 9:15). Hậu quả từ việc chiêm ngắm một tình xót thương diệu kỳ và bất tương xứng như thế, một hồng ân nhưng không và được chứng thực đến thế, một lòng tốt bất ngờ như thế, một lượng khoan hồng không ai sánh nổi như thế, một ơn thánh đáng ca ngợi như thế còn có thể nào khác hơn là linh hồn phải xa lánh mọi quyến luyến tội lỗi, khước từ mọi điều không nhất quán với tình yêu Chúa, và hoàn toàn dấn thân cho mọi sự trên thiên đàng? Không lạ gì Cô Dâu, vì ngửi được mùi thơm của hương hoa này, đã vội vàng chạy tới, lòng rực lửa yêu thương, nhưng vẫn cho là mình chưa yêu đủ, để đáp trả tình yêu Chàng Rể. Và quả thật như thế, vì không còn gì vĩ đại hơn khi hạt bụi nhỏ được thiêu đốt bằng tình yêu của Đấng Uy Nghi, Đấng đã yêu nó trước và đã tự tỏ mình ra như Đấng hoàn toàn hạ mình xuống để cứu vớt nó. Vì ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình, để bất cứ ai tin vào Người sẽ không phải chết nhưng sẽ sống đời đời’ (Ga 3:16). Điều ấy cho thấy rõ tình yêu của Chúa Cha. Còn về Chúa Con thì có lời chép rằng ‘Người đã hiến thân chịu chết’ (Is 53:12). Về Chúa Thánh Thần, Sách Thánh nói rằng ‘Đấng An Ủi, vốn là Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến vì danh Ta, Người sẽ dạy các con mọi sự, và giúp các con nhớ lại mọi điều Thầy đã dạy các con’ (Ga 14:26). Do đó, rõ ràng Thiên Chúa yêu ta, và Người yêu ta với hết tâm hồn của Người; vì cả Ba Ngôi đều yêu thương ta, nếu ta dám nói như thế về Đấng Thiên Chúa vô cùng và khôn hiểu, Đấng Thiên Chúa duy nhất từ trong bản tính.
Chương V: Người Kitô hữu mắc nợ yêu thương, nợ này lớn xiết bao
Suy niệm những điều trên đây, ta thấy rõ Thiên Chúa phải được yêu mến và Người chính đáng được quyền đòi ta phải yêu mến Người. Nhưng người không tin không nhìn nhận Con Thiên Chúa, và do đó, không biết cả Chúa Cha lẫn Chúa Thánh Thần; vì không tôn kính Chúa Con, nên họ không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai Người, cũng không tôn kính Chúa Thánh Thần mà chính Người đã sai tới (Ga 5:23). Họ biết Thiên Chúa ít hơn ta; không lạ gì họ yêu mền Chúa ít hơn. Tuy nhiên điều này thì chí ít họ cũng phải hiểu: mọi sự họ có, họ đều nợ của Đấng Dựng Nên họ. Thế còn tôi thì sao? Tôi, thì tôi biết rằng Thiên Chúa của tôi không phải chỉ là Đấng ban phát hậu hĩnh sự sống tôi, Đấng rộng lòng chu cấp mọi nhu cầu của tôi, Đấng an ủi mọi buồn phiền của tôi, Đấng khôn ngoan dẫn dắt đường tôi đi: mà Người còn nhiều hơn thế nữa. Người cứu vớt tôi bằng một cứu thoát dư đầy: Người là Đấng gìn giữ tôi đời đời, là phần gia nghiệp của tôi, là vinh quang của tôi. Dù sao, đã có lời chép rằng ‘Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa’ (Tv 130:7); và ‘Người vào cung thánh một lần thôi, mà đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta’ (Dt 9:12). Về ơn cứu chuộc của Người, đã có lời chép rằng ‘Người chẳng bỏ rơi kẻ chính trực, họ sẽ được gìn giữ muôn đời’ (Tv 37:28); còn về tính hào phóng của Người ‘Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em’ (Lc 6:38); và ở một chỗ khác, ‘Điều mắt chưa hề thấy tai chưa hề nghe, lòng người chưa hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người’ (1Cor 2:9). Người sẽ vinh danh ta, cả Thánh Tông Đồ cũng đã làm chứng điều ấy khi viết rằng ‘Ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô, Cứu Chúa của ta, Đấng sẽ dùng quyền năng mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người’ (Pl 3:20-21); và ở nơi khác, ‘Tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta’(Rm 8:18); còn câu này nữa, ‘Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những sự vật vô hình’ (2Cor 4:17-18).
‘Tôi biết lấy gì đền đáp Chúa vì mọi ơn phúc Người dành cho tôi?’ (Tv 116:12). Lý trí và cả lẽ công bình tự nhiên thúc đẩy tôi tự hiến hoàn toàn để yêu mến Đấng tôi mang nợ mọi sự, cả những điều tôi có lẫn những điều tôi là. Nhưng đức tin cho tôi hay: tôi phải yêu mến Người hơn tôi yêu mình nhiều lắm, vì tôi đã hiểu ra rằng Người đã cho tôi không chỉ sự sống của tôi, mà còn là chính Người nữa. Ấy thế nhưng, trước thời mạc khải viên mãn, trước khi Ngôi Lời nhập thể, chết trên Thánh Giá, trỗi dậy từ trong mồ, và trở về với Chúa Cha; trước khi Thiên Chúa cho ta hay Người yêu thương ta biết bao bằng dư đầy ơn thánh, lệnh truyền này đã được ban ra, ‘Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết tâm hồn ngươi, hết linh hồn ngươi, và hết sức ngươi’ (Đnl 6:5), nghĩa là hết con người ngươi, hết nhận thức ngươi, hết sức lực ngươi. Và chả có chi là bất công khi Chúa đòi hỏi như thế từ công trình và quà phúc của Người. Làm thế nào tạo vật lại không yêu mến Đấng tạo ra mình, Đấng đã cho mình khả năng yêu mến? Làm thế nào nó lại không yêu Người với hết con người của nó, vì chỉ nhờ quà phúc của Người, nó mới làm được bất cứ điều tốt nào? Chính ơn thánh sáng tạo đã từ không nâng ta lên hàng nhân tính; và từ đó phát khởi bổn phận ta phải yêu mến Người, và lẽ công bình Người có quyền đòi ta yêu mến Người. Nhưng ơn phúc của Người gia tăng vô hạn biết dường nào khi ta nghĩ tới việc Người hoàn tất các lời hứa, ‘Lạy Chúa, Chúa cứu vớt cả con người lẫn thú vật, tình thương Ngài cao ngất trời xanh’ (Tv 36:6). Trong khi chúng ta, những kẻ ‘đổi Chúa vinh quang lấy hình bò ăn cỏ’ (Tv 106:20), bằng các hành động xấu xa, đã hạ giá mình xuống hàng thú vật hư nát. Tôi mang nợ Người, Đấng đã dựng nên tôi: nhưng làm sao trả được nợ Người, Đấng đã cứu chuộc tôi một cách tuyệt diệu như thế? Sáng thế không phải là công trình bao la như cứu thế; vì, về con người và các tạo vật được dựng nên, Sách Thánh chỉ nói ‘Người phán một lời, chúng liền được tạo nên’ (Tv 148:5). Nhưng để cứu chuộc tạo dựng vốn phát sinh từ lời nói của Người ấy, Người đã nói nhiều hơn biết bao, đã làm những điều kỳ diệu như thế nào, đã phải chịu bao nhiêu gian khổ, đã phải kinh qua bao nhiêu nhục nhã! Bởi thế, tôi phải đền trả Chúa thế nào vì mọi ơn phúc Người đã làm cho tôi? Trong sáng thế đầu, Người ban cho tôi chính tôi; trong sáng thế mới, Người ban cho tôi chính Người, và qua quà phúc ấy, Người tái tạo cho tôi chính cái tôi đã bị tôi làm hư mất. Được tạo dựng rồi được tái tạo, để đền trả, tôi mang nợ Người đến hai lần. Nhưng tôi biết lấy gì dâng cho Người vì quà phúc Người ban chính Người cho tôi? Nhân thừa tôi lên ngàn lần để dâng lên Người có thể nào so sánh được với ơn của Người hay không?
Chương VI: Tóm tắt
Ngài phải công nhận rằng Thiên Chúa đáng được ta yêu mến rất nhiều, vô hạn thì đúng hơn, vì Người là Đấng đã yêu thương ta trước; Người, Đấng vô hạn, còn ta hư không, đã yêu thương ta, những kẻ khốn cùng tội lỗi, yêu ta với một tình yêu vĩ đại và không giới hạn biết dường nào. Chính vì thế con đã thưa ngay từ đầu rằng mức độ ta yêu Chúa không thể cân đo đong đếm được. Vì tình yêu của ta hướng về Chúa, là Đấng vô hạn vô lượng, thì làm sao ta giới hạn được tình yêu ấy? Đàng khác, tình yêu của ta không phải là một món quà mà là một món nợ. Và vì chính Thiên Chúa yêu thương ta, Người vốn là tình yêu vô hạn, trường cửu và tối cao, sự vĩ đại của Người không cùng, đúng thế, và sự khôn ngoan của Người vô hạn, bình an của Người không ai hiểu thấu; thử hỏi, vì Người là Đấng yêu ta, liệu ta có dám nghĩ đến việc trả ơn Người một cách miễn cưỡng được chăng? ‘Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con; lạy Chúa, là núi đá, thành lũy, là Đấng giải thoát con, là sức mạnh cho con tín thác’ (Tv 18, 1 và tiếp theo). Người là tất cả những gì con cần tới, con mong đợi. Lạy Thiên Chúa và là Đấng phù trợ con, con yêu mến Ngài vì Ngài hết sức tốt lành; chắc chắn không hết sức con, nhưng con yêu Chúa bao nhiêu có thể. Con không thể yêu Chúa như Chúa đáng được, vì con không thể yêu Chúa nhiều hơn mức độ được sự yếu đuối của con cho phép. Con sẽ yêu Chúa nhiều hơn khi Chúa thấy con xứng đáng lãnh nhận khả năng yêu thương lớn hơn; tuy nhiên con vẫn không bao giờ yêu Chúa cách hoàn toàn như Chúa đáng được. ‘Mắt Ngài đã thấy xương tủy con, lúc nó chưa hoàn tất; và trong sổ sách Ngài, mọi chi thể của con đều đã được ghi chép’ (Tv 139: 16). Ấy thế nhưng trong sách ấy, Chúa chỉ ghi mọi người làm điều họ có thể làm, dù họ không thể làm điều họ phải làm. Chắc chắn con đã nói đủ để chứng tỏ rằng ta phải yêu Chúa thế nào và tại sao phải yêu Người. Nhưng ai là người cảm nhận được, biết được và nói lên được ta phải yêu Chúa bao nhiêu?
Thông Báo
Xin cập nhật danh sách các Tân Linh Mục được phong chức trong năm 2012
LĐCGVNHK
13:19 26/04/2012
Ngày 24.4.2012
Re: Chúc Mừng Tân Chức
Kính gởi Quý Cha,
Hằng năm, Văn Phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ làm một danh sách các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Mục đích để Cộng Đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện, chia sẻ niềm vui và chúc mừng.
Kính xin Quý Cha giúp cho biết:
Tên các tân chức/sẽ được chịu chức:
Giáo Phận/Dòng:
Tiểu Bang:
Ngày tháng được/sẽ được thu phong trong năm 2012:
Và gởi về địa chỉ: ldcgvnhk@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn
Văn Phòng LĐCGVNHK
Văn Hóa
Chương trình văn nghệ: « Hàn Mặc Tử người lữ hành dưới trăng »
Nguyễn Kim Tuấn & Trần Văn Cảnh
09:23 26/04/2012
Ca Trưởng Nguyễn Kim Tuấn thiết kế chương trình Văn Nghệ
« HÀN MẶC TỬ NGƯỜI LỮ HÀNH DƯỚI TRĂNG »
Đây là bài thứ sáu trong loạt 8 bài « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử »
1. Đức cha Hoàng Văn Đạt dâng lễ Lòng Chúa Thư ơng xót, cầu cho Hàn Mặc Tử
http://vietcatholic.net/News/Html/97284.htm
2. Kỹ sư Trần Anh Dũng giới thiệu Ngày Văn hóa 100 năm Hàn Mặc Tử và Thư viện Giáo xứ
http://vietcatholic.net/News/Html/97337.htm
3. Đức cha Hoàng Văn Đạt bình và hát bài Tình sử « Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97362.htm
4. Giáo sư Đỗ Mạnh Tri thuyết trình về «Thinh lặng và siêu thoát trong thơ Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97385.htm
5. Giáo sư Lê Đình Thông nói về «Thơ Tin, Cậy, Mến của Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97407.htm
6. Văn nghệ với chủ đề « HànMặc Tử người lữ hành dưới trăng »
7. Giáo sư Đặng Tiến cho cảm tưởng về Ngày Văn hóa Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử
8. Lời bạt : Những Hàn Mặc Tử mới đang xuất hiện
LỜI GIỚI THIỆU
Paris, ngày chủ nhật 15.04.2004, Thư viện Giáo xứ Việt Nam mừng sinh nhật thứ 22 và tổ chức Ngày Văn Hóa « KỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ ». Khoảng 400 người đã đến tham dự. Ca trưởng Nguyễn Kim Tuấn, Ca trưởng Ca Đoàn GXVN, đã thiết kế một chương trình Văn Nghệ. Sau nhiều tìm tòi và suy nghĩ ông đã chọn đề tài gắn liền nhất với Thi Sĩ Hàn Mặc Tử, là Trăng, với chủ đề đầy đủ là : « Hàn Mặc Tử, người lữ hành dưới trăng.
Vào những năm cuối 70, đầu 80, ca trưởng Nguyễn Kim Tuấn cùng với ca trưởng Bùi Văn Triển, đã là những ca viên trong Ca Đoàn Giáo Xứ do cha Nguyễn Duy Linh điều khiển. Dần dà, hai anh đã thành những thành phần cốt cán, có giọng ca điêu luyện của ca đoàn. Trong khoảng những năm cuối 80, họ đã thành hôn với hai giọng oanh vàng khác trong ca đoàn : Kim Tuấn với Bạch Thảo, Văn Triển với Kim Lan, cả bốn hiện đều là trợ tá đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Vào khoảng năm 1986, Văn Triển đã bắt đầu sinh họat với đoàn và từ đó lập ra một ca đoàn thứ ba, sau Ca Đoàn Giáo Xứ, lập từ những năm 40 và ca đoàn Lê Bảo Tịnh, lập vào năm 1985. Đó là Ca ĐoànThiếu Nhi Thánh Thể. Từ đó, hai ca trưởng Kim Tuấn và Văn Triển đã thay nhau, cùng với vài người khác nữa, điều khiển hai Ca đoàn Giáo xứ và Ca đoàn Thiếu nhi. Từ đây, trong tất cả những đại lễ ở Giáo xứ hay ở Nhà thờ Đức Bà Paris, hay trong các Buổi Văn Nghệ của Giáo xứ, của Thiếu nhi, của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, nghĩa là trong tất cả những buổi hát thánh ca đại trào, những buổi trình diễn văn nghệ quan trọng, đều do hai anh thiết kế, tập luyện và điều khiển.
Buổi văn nghệ hôm nay « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử » đã được ca trưởng Nguyễn Kim Tuấn thiết kế và ca trưởng Bùi Văn Triển điều khiển, với chủ đề « Hàn Mặc Tử, người lữ hành dưới trăng ». Do đâu mà có chủ đề này ? Theo ca trưởng Nguyễn Kim Tuấn, thì ý tưởng chỉ đạo làm nguồn hứng cho đề tài là cuộc lữ hành của Nhân gặp Địa và Thiên. HÀN MẶC TỬ là NHÂN, trên đường lữ hành, đã gặp gỡ và tiếp xúc với môi trường, cảnh trí, người vật của Địa là TÂM và đã khám phá ra môi trường tâm linh thiêng liêng của Thiên là HỒN. Và trên cuộc lữ hành này, đâu đâu Hàn Mặc Tử cũng gặp trăng, thấy trăng, uống trăng, ngậm trăng, …
Nhập đề, cuộc lữ hành dưới trăng của Hàn Mặc Tử khởi đầu với vấn nạn « Tôi là ai, tôi làm gì, tôi mong gì » ? – Tôi làm trăng cổ độ. Tôi làm Tô Đông Pha. Tôi bắt chước Hi Di. Tôi thấy nàng Tây Thi. Tôi yêu trời nguyệt bạch, Tôi say màu thanh thiên, Tôi ưng ả thuyền quyên. Cho tôi hoa đền ngự. Cho tôi lòng ni cô.
Lữ hành phần I : Gặp Địa, Tiếp xúc với không gian, trăng mờ, huyền mơ ; Với thời gian, tráng lệ, thời xanh, với lớp bụi, khốn khổ, đi qua, bất diệt : Từ hữu hạn, nghi vấn về vô hạn, từ nhòa biến, nghi vấn về bất diệt ; Gặp gỡ tình quê, đụng độ tình yêu, nghi vấn về tình : Tình đích thực có cần đối tượng đền đáp chăng ? Huyền ảo nhân ra như có lời mời gọi « Người sẽ ra khỏi cuộc đời lữ hành này để đi vào một cuộc lữ hành khác ».
Lữ hành phần II : Gặp Thiên, Khám phá một mùa xuân mới ra đời ; Khám phá ra Lòng Chúa Thương Xót ; Khám phá ra « Hồn » ; Tìm được « bình an như nguyệt bạch », « ánh sáng tuyệt vời bay » ; Muốn làm dấu thánh giá ; Muốn « Chắp hai tay lạy quỳ hoan hào, ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian ».
Chung Kết : Như say, như ngây ngất và nghe vang vang đâu đây lời tung hô Chào Bà Maria « Ave Maria ».
HÀN MẶC TỬ NGƯỜI LỮ HÀNH DƯỚI TRĂNG
Ba nhân vật :
Hàn Mặc Tử (HMT). (Thường)
Hồn. (Nga)
Tâm : Tiếng « tâm » của Hàn Mặc Tử. (Lan)
1/ (Lan, Thường và Nga bước ra, Thường đứng giữa, Nga và Lan hai bên)
(Musique de fond : vivante, d'espérance)
HMT (cười to) Ha ha ha ha.... (rồi nói) Tôi làm trăng cổ độ.
Tâm : Lượng trời rộng bao la.
HMT : Tôi làm Tô Đông Pha.
Hồn : Đàn tương tư lạc điệu.
HMT : Thơ tôi thương huyền diệu.
Tâm : Mọc lên đạo từ bi.
HMT : Tôi bắt chước Hi Di.
Hồn : Ngủ một trăm ngày dậy..
HMT : Xem mặt trời đang cháy.
Tâm : Là điềm có tiên tri.
HMT : Tôi thấy nàng Tây Thi.
Hồn : Giặt sa trên bàn thạch.
HMT :
Tôi yêu trời nguyệt bạch
Tôi say màu thanh-thiên.
Tôi ưng ả thuyền quyên
Ở trong pho tình sử.
Hồn: Cho tôi hoa đền ngự.
Tâm : Cho tôi lòng ni-cô.
Hồn và Tâm :
Xuân trên má nường thơ.
Ngon như tình mới cắn.
HMT (cười to) Ha ha ha ha.... (rồi nói lập đi lập lại 3 lần) : Tôi làm trăng cổ độ...
(Trong lúc đó Hồn và Tâm cũng lập đi lập lại 3 lần) : Lượng trời rộng bao la...
2/ ( HMT và Hồn đi xuống, Tâm ở lại)
(Musique de fond : vivante, d'espérance, la même que le numéro 1/)
Tâm : Từ vạn cổ trăng đã ở trong tôi, từ vạn cổ tôi đã ở trong trăng, đường tôi đi là đường trăng, vòng trăng quay làm ra những vũng xoáy đời tôi. Tôi đi tìm trăng trong nỗi bất hạnh của kiếp người, thoáng gặp thoáng không, như một người lữ hành đi tìm quê hương, bơ vơ trên sóng cả hồn trăng, gần lắm, xa lắm, rợn rùng lắm, tê điếng lắm, mà cũng thênh thang lắm, kỳ diệu lắm, đê mê lắm, thiêng liêng lắm, thiêng liêng như một sáng thế, một khởi đầu... « Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu »....
3/ (HMT và Hồn bước ra)
(Musique de fond : lente, réfléchie)
HMT (bâng khuâng) :
Còn đâu tráng lệ những thời xanh
Mùi vị thơm tho một ái tình.
Đố kiếm cho ra trong lớp bụi.
Ít nhiều hơi hám của kiên trinh.
Thời gian... thời gian... Hồn ơi, sao ta không giữ được thời gian, những mẩu thời gian khốn khổ ?
Hồn : Chàng hỡi, đừng nguyền rủa thời gian, hãy để nó giữ lấy vai trò của nó trong vùng tương đối của cõi nhân sinh, của vũ trụ hữu hình, nó có nhanh như ánh sáng, hay chậm như nhịp đập con tim thì có hề gì ? Nó chỉ là một nhắc gợi, một vết bóng con người dưới ánh trăng đêm.
HMT : Hồn có biết hay không :
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy đi qua.
Hồn : Không hẳn là như thế, rồi chàng sẽ hiểu, có những mối tình muôn đời bất diệt, như ánh trăng của động đá Sa Kỳ, ánh trăng của một vùng thơ ấu, nó đã là một phần đời của chàng, in đậm, thẳm sâu, dẫu đơn sơ, nép kín, dẫu chỉ là một chút « Tình Quê ».
4/ (Tâm bước ra)
(Musique de fond : lente, réfléchie la même que le numéro 3/)
Tâm : Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Rời khỏi ánh trăng vàng, giờ đây tôi đang dừng chân giữa cánh đồng bạt nắng, xuân trong không gian thơm đặm thời gian. Tôi đã đi đươc bao lâu trong cuộc lữ hành ? Tôi đã đi được bao xa trên con đường vô định ? Xuân dường như đã chín, xuân sắp rụng hay chưa ? Ngay cả mùa xuân mà cũng hữu hạn hay sao ? Nếu vậy thì có gì là vô hạn ? Những yêu thương ngày nào rồi cũng sẽ rụng rơi, nhòa biến. Nhớ quá quê tôi, nhớ quá bóng người gánh gạo như cánh cò lặn lội.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chan chan?
(Ngâm thơ « Mùa xuân chín » do Mỹ Ly).
5/ (HMT và Hồn bước ra)
(Musique de fond : nostalgique)
Hồn : Sao từ lâu chàng không về thăm lại thôn Vỹ Dạ dấu yêu ?
HMT : Hồn ơi, từ độ « Gió theo lối gió, mây đường mây » ta đã mất cả đường về. Áo nàng trắng quá nhòa cả nét yêu xưa. « Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ». về làm gì, về làm gi !!!!
Hồn : Nhưng tình chàng thì vẫn đậm ?
HMT : Có ích gì khi tình người đã nhạt ?
Hồn : Tình đích thực có cần đối tượng đáp đền chăng ?
HMT : Có lúc ta đã viết :
« Cho ta nhận lấy không đền đáp
Ơn trọng thiêng liêng xuống bởi trời »
Nhưng ta có đủ bao la và độ lượng để không cần ân tình vọng lại ?
Hồn : Cứ đi về « Thôn Vỹ Dạ » hỏi « bến sông trăng » biết đâu ta sẽ được câu trả lời chàng nhé.
6/ (Tâm bước ra)
(Musique de fond : nostalgique, la même que le numéro 5/)
Tâm : Tôi đi tìm trăng, tôi tưởng chừng trăng sẽ là câu trả lời cho tất cả, cho đến một đêm trăng huyền ảo nọ, khi mà :
« Có thứ gì rơi giữa khoảng im
Rơi tự thượng tầng không khí xuống.
Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim ».
Bỗng dưng tôi chợt nhận ra hình như có một gọi mời nào đó, nhẹ nhàng mà sâu thẳm, từ hư vô vọng lại, như nói với tôi rằng : « Người sẽ ra khỏi cuộc lử hành này để đi vào một cuộc lử hành khác ». Tôi nhìn ra, ánh trăng vẫn vô cùng huyền ảo.
7/ (HMT, Hồn vàTâm bước ra)
(Musique de fond : Nostalgie, la même que le numéro 5/)
Tâm : Trăng nhẹ của tôi ơi, trăng vàng trăng ngọc của tôi ơi, trăng sáng của tôi ơi, trăng lụa, trăng tơ, trăng sữa. Tôi đã đùa với trăng, tôi đã chạy theo Trăng, tôi uống trăng, tôi say trăng, tôi mệt nhoài ngủ vùi bên trăng. Thơ tôi là trăng mớm, tình tôi thì trăng ban, ngực tôi trăng phủ, hơi thờ dồn theo trăng, mạch máu tôi rạo rực những đêm trăng, tôi yêu trăng, tôi thèm trăng, tôi ghen với trăng, tôi mơ trăng, tôi nuốt trăng, tôi ghì lấy để trăng hòa trong tôi... thành một... thành tôi... thành trăng...
Nhưng trong cơn say ngất ngây xương thịt bỗng nhói đau, tê điếng, một rạn vỡ trong tôi, từng tế bào nứt nẻ, da thịt thôi sáng láng, xương khớp đặc nỗi sầu,. Tôi ọc ra trăng, từng vũng trăng lạnh buốt, trăng rướm máu còn tôi thì bất giác, bất giác, hoang mang, hoang mang.
Hình như có một tôi, muốn vùng ra, thoát ra, vượt qua, ra đời... Phải, giữa cõi hoang mang, có một mùa xuân mới phải ra đời.
HMT :
Xuân ra đời điềm ngọc ấm như ngà.
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích.
Và tâm tư có một điều rất thích.
Không nói ra vì sợ bớt say sưa.
Hồn : Chàng ơi ! Chàng ơi ! Sự lạ hôm qua
Mùa xuân tới mà không ai biết cả.
8/ (Tâm bước ra)
(Musique de fond : tristesse, doute, désespoir)
Tâm : Sau cùng, ông Gióp mở miệng nguyền rủa ngày ông chào đời. Ông Gióp lên tiếng nói : Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo : "Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi !". Phải chi ngày ấy là đêm tối, phải chi từ nơi cao thẳm Thiên Chúa đừng để ý tới ngày ấy làm gì ?
Phải chi tinh tú ban mai thành tăm tối mịt mờ, và ban mai uổng công chờ ánh sáng, không hề thấy bình minh xuất hiện. Vì đêm ấy đã không đóng kín lòng dạ cưu mang tôi khiến mắt tôi khỏi nhìn thấy đau khổ. Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ ?
Ông Gióp ơi, ông là nỗi bất hạnh ngày xưa, còn tôi là nỗi bất hạnh ngày nay. Tôi mang gì trong tôi, một vũng tội từ thưở hồng hoang, một kết án, một trừng phạt ? Hay một lãng quên, loại bỏ ? Cùng đích đời tôi sẽ là gì, có lẽ chỉ là một khoảng không nằm trong một cõi cô liêu vô hạn, dành riêng cho những kẻ nằm bên lề nhân loại...
« Chao ơi ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời ».
Ai xót thương tôi hay chỉ có chính tôi ?
9/ (HMT, Hồn và Tâm bước ra)
(Musique de fond : tristesse, doute, désespoir, la même que le numéro 10/)
Hồn : Hình như chàng có điều muốn ngỏ ?
HMT : Hồn là ai ?
Hồn : Là một thụ tạo như chàng.
HMT : Hồn có tự bao giờ.
Hồn : Từ lúc chàng đã có mặt trong con tim Thượng-đế, Hồn đã ở bên chàng.
HMT : Hồn là ta và ta là Hồn hay sao ?
Hồn : Không hẳn thể.
HMT : Sao Hồn cứ quấn quýt mãi bên ta không rời ?
Hồn : Ta không thể xa nhau, như ánh trăng không thể có nếu không có vầng trăng.
HMT : Hồn muốn cợt ta, Hồn muốn đùa ta đấy, Hồn ơi ! Hồn ơi !.
Tâm : Hồn là ai là ai? tôi chẳng biết
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng
HMT : Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Tâm : Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
(dừng lại một chút rồi tiếp)
HMT và Hồn :
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường trần gian và địa ngục
HMT, Hồn và Tâm :
Hồn là ai? là ai! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc
(Tâm đi vào, HMT và Hồn ở lại, HMT mệt mỏi ngồi xuống ghế)
(Musique de fond : priante, calme)
HMT :
Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch.
Đường trăng xa ánh sáng tuyệt vời bay....
Hồn : Chàng dường như đang cầu nguyện ?
HMT : Ta muốn làm dấu thánh giá.
Hồn : Chàng còn chờ gì mà không làm dấu ?
HMT : Tay ta đã tê cứng mất rồi. Than ôi cả đời ta làm dấu ba ngôi, Đến lúc này chỉ ước ao được thêm một lần dấu ấ trên ta mà chẳng được ?
Hồn : Chàng đừng lo, Ba Ngôi đã in dấu trên Chàng từ muôn thưở. Hãy làm dấu bằng tim, bắng óc, bằng hơi thở, bằng cả châu thân...
(Hồn đỡ HMT đi ra ngồi vào ghế, Tâm đi ra đứng bên cạnh)
HMT : Hình như hồn muốn lìa xa ta ? Hồn đã hứa sẽ chẳng bao giờ xa ta cả mà...
Hồn : Chàng ạ, đã đến lúc cuối đường tắt nắng. Con đường có dài đến đâu cũng phải chạm góc chân trời, cuộc lữ hành này đến lúc phải tận cũng như mọi bài thơ phải tận. Cái đồng hồ thể xác phải gõ nhịp cuối cùng.
HMT : Rồi ta sẽ mất Hồn, ta sẽ mất chính ta hay sao ?
« Ôi hồn thiêng liêng không hề chết đặng,
Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên
Ngày tận thế sẽ là ngày tán loạn
Xác của hồn, hồn của xác y nguyên ».
Hồn : Chàng sẽ vẫn là Chàng dù rất khác, một biến hình trong cõi vô biên. Chàng đừng sợ vì có một bàn tay đang đợi đón Chàng trong chuyến vượt qua này, hãy giao hết, phó hết, Chàng nhé...
Tâm : Ta chắp hai tay lạy quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian.
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân.
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng-đế.
(HMT gục xuống, Hồn khoác lên vai chàng một mảnh khăn trắng. Hồn đi vào thắp một ngon nến bước ra. Cả ca đoàn bước ra đứng phía sau. Hồn đưa nến cho Tâm, lấy tấm khăn trắng ra, HMT choàng thức dậy đứng lên. Tâm đưa nến cho HMT).
HMT : Ta đang ở đâu đây ?
Hồn : Ở một nơi mà « Cây bằng gấm và lòng sông toàn ngọc ».
HMT : Bây giờ là mùa nào ?
Tâm : Mãi mãi xuân « bốn mùa xuân cả bốn ».
HMT : Ồ nhìn xem, ánh sáng nào dịu quá, có phải là ánh trăng xưa ?
Hồn : Chỉ là Thần Nhạc « Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng ».
HMT : Ta có còn mãi được làm thơ ?
Tâm : Nơi đây chỉ có thơ và thơ, thơ chí tôn, thơ bất diệt, vì là nơi trú ngụ của Ngôi Lời.
HMT : Ta như say, như ngây ngất quá đỗi.
Tâm : « Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị,
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí.
Và trong tay nắm một nạm hào quang,
Tôi no rồi ơn võ lộ hòa chan... »
HMT : Nghe như vang vang đâu đây lời tung hô... Ave Ave
HMT, Hồn, Tâm : Ave Maria...
LỜI KẾT
Bài hợp ca kết thúc này không phải để chấm dứt, nhưng để nối dài, nối dài giữa hai bản nhạc của Hải Linh và của Phạm Duy, của hai thế hệ giọng hát già và giọng hát trẻ. Một bài hợp ca uyển chuyển, tha thiết, mơ màng, thần nhạc, lôi cuốn.
Dưới sự điều khiển của ca trưởng Bùi Văn Triển, hơn hai mươi ca viên của hai Ca đoàn Giáo Xứ và Ca đoàn Thiếu nhi đã làm say mê hội trường qua ba bài hợp ca lừng danh Ave Maria, Ra Đời và Đà Lạt Trăng Mờ.
Hai bài tốp ca, hai bài đơn ca và hai bài ngâm thơ đã được những giọng ca điêu luyện và giọng ngâm tha thiết của các ca sĩ và nghệ sĩ nổi danh của giáo xứ trình diễn : Lệ Thanh, Mỹ Ly, Bạch Thảo, Phương Liên, Kiều Thụy, Lan Hương, Toàn và Vũ.
Kỹ thuật âm nhạc cao, xướng âm chỉnh, các ca đoàn và ca sĩ đã cho cộng đoàn và thân hữu thưởng thức một buổi văn nghệ tuyệt vời. Tuyệt vời không chỉ vì giọng hay, cung đúng, âm đẹp, mà nhất là vì tâm tình truyền cảm. Người nghe như thấy được hồn, cảm được tâm của người hát ; bởi ngưởi hát đã bỏ hết hồn mình vào lời ca, giọng hát, âm ngâm.
Paris, ngày 25 tháng 04 năm 2012
NGUYỄN KIM TUẤN và TRẦN VĂN CẢNH
Mục tử nhân lành
Thanh Sơn
11:46 26/04/2012
LÀ nguồn suối ngọt cỏ xanh cho đời
MỤC Tử thương mến chiên người
TỬ sinh nào xá, trao đời hy sinh
NHÂN danh bảo vệ chiên mình
LÀNH chiên no thỏa, dữ mình riêng mang
DẪN về Đường chính cao sang
ĐÀN chiên lớp lớp, vào ràn chiên Cha
CHIÊN Ta thì hiểu tiếng Ta
ĐẾN nghe lời chủ thiết tha vui mừng
CỎ thơm lớp lớp Tin Mừng
XANH xanh no thỏa tưng bừng hân hoan
SUỐI trong mát dạ chứa chan
NGỒN ơn no thỏa nồng nàn "Thần Lương"
HY sinh tất cả tình thương
SINH ra vất vả mở đường chuộc tôi
BẢO ban dạy dỗ từng lời
VỆ đường cứu chữa muôn người khổ đau
CHIÊN khờ lạc bước xa nhau
LUÔN luôn Mục tử chạy mau kiếm tìm
DẪN đường máu chảy về tim
RÀN chiên nên một cổ kim đưa về
CHIÊN ngoan sẽ chẳng ngủ mê
CẢ đời theo Chủ lối về cao sang
VÀO trong đồng cỏ thênh thang
NGUỒN ơn suối ngọt reo vang quê nhà
ÂN lành hưởng phước bên CHA
THIÊNG liêng sáng láng khúc ca khải hoàn.
Mẹ ơi, xin hãy độ trì
Trầm Hương Thơ
11:47 26/04/2012
Muốn, không ta cũng tự mình bước đi
Mẹ ơi xin hãy độ trì!
Xin nâng con dậy mỗi khi té nhào
Ban đêm nhờ ánh trăng sao
Mẹ là ánh sáng trên cao soi đường
Ánh trăng chiếu tỏa như gương
Sáng như tình Mẹ nghe thương muôn trùng
Mẹ là suối mát bao dung
Giữa sa mạc nắng nóng nung nấu người
Mẹ luôn là nụ hoa tươi
Tỏa hương nhân đức muôn nơi cho đời
Mẹ là xuân thắm tuyệt vời
Ướp muôn muôn triệu tâm người xinh tươi
Cho con thơ có nụ cười
Vòng tay che chở cả đời con yêu
Đời con đi đến xế chiều
Cậy trông lên Mẹ thương yêu con cùng
Đón con ngày cuối tương phùng
Con mong được mãi ở cùng Mẹ Yêu.
Tạ ơn
Jos. Tú Nạc, NMS
18:00 26/04/2012
Mùa ra đi rồi mùa lại quay về.
Mùa thu hoạch đem tất cả say mê
Và gió bấc mơn man trong âu yếm.
Vườn hoa trái sẻ chia bao trân quí,
Cánh đồng kia trĩu nặng những hạt vàng,
Ta mở rộng lối qua tâm hồn nhỏ …
Tạ ơn Người đã ban phát mênh mang.
(Hãy xin thì bay sẽ được)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gánh Ngọt Ngào
Nguyễn Hùng
21:26 26/04/2012
GÁNH NGỌT NGÀO
Ảnh của Nguyễn Hùng
Giờ đây sức trẻ đã tàn,
đời tôi tựa trái chín,
chẳng còn gì để dành
chỉ chờ để trọn vẹn dâng hiến
gánh ngọt ngào đầy ắp của mình.
Now at the end of youth my life is like a fruit,
having nothing to spare
and waiting to offer herself completely
with her full burden of sweetness.
(R. Tagore)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Hùng
Giờ đây sức trẻ đã tàn,
đời tôi tựa trái chín,
chẳng còn gì để dành
chỉ chờ để trọn vẹn dâng hiến
gánh ngọt ngào đầy ắp của mình.
Now at the end of youth my life is like a fruit,
having nothing to spare
and waiting to offer herself completely
with her full burden of sweetness.
(R. Tagore)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20-27/4/2012: Lễ Phục Sinh Chính Thống Giáo - Trận đánh cầu Milvian
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:00 26/04/2012
1. Hình ảnh Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chính thức bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài trong thánh lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Hội Thánh.
Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật, 24 tháng Tư năm 2005, trước đông đảo anh chị em đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Tân Giáo Hoàng đã nói: "Giáo Hội đang sống động và trẻ trung. Giáo Hội nắm giữ trong mình tương lai của thế giới và do đó chỉ cho mỗi người chúng ta con đường hướng tới tương lai. Giáo Hội vẫn sống động và chúng ta đang chứng kiến điều đó. "
2. Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 25 tháng Tư
Trong cuộc sống riêng hàng ngày và trong các quyết định của chúng ta, xin cho chúng ta luôn luôn kín múc hơi thở tâm linh trong lành từ 2 lá phổi là lời cầu nguyện và lời của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta có thể đáp ứng được mọi thách đố với sự hiểu biết, trí tuệ và lòng trung thành với Thiên Chúa". Đức Thánh Cha đã cầu nguyện như trên trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 25 tháng Tư.
Đức Thánh Cha nói:
Trong loạt bài giáo lý của chúng ta về kinh nguyện Kitô giáo, giờ đây chúng ta hãy xem xét quyết định của Giáo Hội sơ khai dành ra bảy người nam để đáp ứng các nhu cầu thực tế của các hoạt động bác ái (x. Cv 6:1-4). Quyết định này, được đưa ra sau khi các Tông Đồ cầu nguyện và nhận định rằng cần có những người cung ứng các nhu cầu của người nghèo để các Tông Đồ chuyên tâm lo việc rao giảng Lời Chúa.
Điều quan trọng là các Tông Đồ ghi nhận tầm quan trọng của cả hai việc cầu nguyện và bác ái, nhưng rõ ràng các ngài đặt ưu tiên cho việc cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng. Trong mọi thời đại, các thánh đã nhấn mạnh sự hiệp nhất sâu sắc quan trọng giữa chiêm niệm và hoạt động.
Cầu nguyện, được nuôi dưỡng bởi niềm tin và soi sáng bởi Lời Chúa, cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ theo một nhãn quan mới để có thể đối phó với những tình huống mới với sự khôn ngoan và hiểu biết được Thánh Linh ban cho. Trong cuộc sống riêng hàng ngày và trong các quyết định của chúng ta, xin cho chúng ta luôn luôn kín múc hơi thở tâm linh trong lành từ 2 lá phổi là lời cầu nguyện và lời của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta có thể đáp ứng được mọi thách đố với sự hiểu biết, trí tuệ và lòng trung thành với Thiên Chúa.
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị quốc tế kỳ 7 về Mục vụ Du lịch
Trong tuần qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gửi một thông điệp đến các tham dự viên Đại hội lần thứ 7 về Chăm sóc Mục vụ Du lịch, đang được tổ chức tại Cancun, Mexico từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tư.
Đức Giáo Hoàng đã nói về những mặt tích cực của du lịch, nhưng ngài cũng lên án những khía cạnh tiêu cực có thể phát sinh từ kỹ nghệ du lịch, chẳng hạn như du lịch tình dục, buôn bán người, mua và bán của các cơ phận trong thân thể con người và khai thác tính dục trẻ vị thành niên.
Đức Thánh Cha nói rằng du lịch, cùng với kỳ nghỉ và thời gian giải trí, tạo ra một không gian lý tưởng để gặp gỡ những người từ các nền văn hóa khác nhau, trong khi dành thời gian cho đổi mới cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Diễn đàn kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan 23 công bố thông điệp "Pacem in Terris"
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan 23 công bố thông điệp "Pacem in Terris" – nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế”, một diễn đàn quốc tế sẽ được tổ chức tại Vatican bao gồm cựu tổng thống Peru là ông Alan Garcia, kinh tế gia Hoa Kỳ Joseph Stiglitz, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi, và Chủ tịch Quốc Hội Italia Rocco Buttiglione. Các vị này sẽ thảo luận về ảnh hưởng của thông điệp của Đức Gioan trên thế giới.
Diễn đàn này do Học Viện Giáo Hoàng về Khoa học xã hội tổ chức sẽ diễn ra từ 27 tháng Tư đến 1 tháng Năm.
Danh sách các vị phát biểu trong hội nghị cũng bao gồm Đức Hồng Y Reinhard Marx. Đức Hồng Y sẽ đề cập đến vấn đề là làm thế nào có thể vận dụng thông điệp này để thay đổi thế giới. Đức Hồng Y Walter Kasper, sẽ nói về lòng khoan dung và đối thoại. Chủ tịch của Caritas, Đức Hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga, sẽ giải thích vai trò của công bằng xã hội trong bối cảnh một thế giới toàn cầu hóa.
Cuộc họp năm ngày cũng sẽ bao gồm các cuộc tranh luận và các bài phát biểu được đưa ra bởi một số giáo sư đại học Columbia, Stanford và Cambridge. Tất cả đến với nhau để phân tích các vấn đề hiện tại và những thách đố của thế giới ngày nay.
5. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 22 Tháng Tư
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 22 Tháng Tư , Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập đến tầm quan trọng của việc cử hành trọng lễ việc rước lễ lần đầu của trẻ em. Ngài đặc biệt kêu gọi người Công giáo hãy cử hành trang trọng biến cố này để không làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo thực sự của bí tích.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi kêu gọi các linh mục giáo xứ, cha mẹ và giáo lý viên hãy chuẩn bị ngày hội của đức tin này với đầy nhiệt tình và sự trang trọng. Ngày này sẽ in sâu vào tâm thức như là lần đầu tiên cảm nhận được tầm quan trọng của việc có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, "
Sau đó, Đức Thánh Cha đã nói về thời điểm khi Chúa Giêsu xuất hiện giữa các tông đồ, cùng ăn với họ và giúp họ vượt qua những hồ nghi về đức tin, để họ có thể hiểu được ý nghĩa cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ngài.
Ngài nhắc nhở mọi người rằng ngay cả ngày nay, các Kitô hữu cũng có thể cậy dựa vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu qua Phúc Âm và Thánh Thể.
Ngài nói:
"Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Phục Sinh khai mở tâm trí của các môn đệ để họ hiểu ý nghĩa của đau khổ và sự chết của Ngài, và truyền cho các ngài ra đi rao giảng sự sám hối. Cầu xin cho chúng ta cũng có thể là chứng nhân đích thực cho Chúa Kitô. với lòng can đảm và niềm vui."
Nhiều trẻ em hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô đã thả bong bóng bay để cầu xin cho hòa bình thế giới.
6. Lễ Phục sinh Chính Thống Giáo
Trong những giờ đầu tiên của buổi sáng Chúa Nhật Phục sinh Chính Thống Giáo diễn ra hôm 15 tháng Tư, đông đảo các tín hữu Kitô đã hồi hộp chờ đợi một ngọn lửa được nhen nhóm bởi "một phép lạ".
Theo nghi thức, lúc hai giờ chiều, Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp Theophilus Đệ Tam một mình đi vào ngôi mộ trống và cầu nguyện trong khi các tín hữu đọc kinh Kyrie Eleison Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đức Thượng Phụ trở ra với một ngọn Lửa Thánh. Nếu phép lạ xảy ra thì ngọn lửa có ánh sáng nhưng không có nhiệt năng. Năm nay, phép lạ đã xảy ra. Trong 10 phút đầu tiên, các tín hữu có thể giơ tay trên ngọn lửa mà không sợ bị bỏng. Họ nhanh chóng truyền Lửa Thánh sang chung quanh. Nhiều người bật khóc vì vui mừng trước một phép lạ tỏ tường trước mắt họ.
Nhiều người đến từ phương xa mang theo những chiếc đèn lồng để họ có thể giữ ngọn lửa và mang nó trở lại nguyên vẹn cho đất nước của họ, cho nhà thờ riêng của họ ở Nga, Hy Lạp, Romania, Ukraine ...
Quảng trường trước đền thờ Mộ Thánh đông chật người. Cảnh sát và binh sĩ Israel vất vả giữ trật tự trong khi kiểm soát giấy thông hành của các tín hữu. Vì quá đông các tín hữu nên đa số phải đứng bên ngoài đền thờ cầu nguyện.
Mùa Phục Sinh là thời gian quan trọng và thiêng liêng nhất trong lịch Phụng Vụ của Giáo hội Chính thống. Giống như các tín hữu Công Giáo, các tín hữu Chính Thống trải qua 40 ngày trong Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Hai Thanh Sạch và kết thúc vào Thứ Bẩy Lễ ông Lazarô chết 4 ngày sống lại.
Tiếp đến là tuần Thánh với Chúa Nhật Lễ Lá. Các tín hữu Chính Thống giữ chay trong suốt tuần Thánh. Việc giữ chay chỉ kết thúc sau khi các tín hữu đã dự Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Lá.
7. 104 tín hữu Chính Thống Giáo Ai Cập theo nghi lễ Coptic tham dự Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Bất chấp lệnh cấm của Đức Giáo Hoàng Coptic Shenouda Đệ Tam, 104 tín hữu Chính Thống Giáo Ai Cập theo nghi lễ Coptic, đã đáp máy bay từ Cairo sang Tel Aviv để tham dự Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Sau hiệp định hòa bình giữa Ai Cập và Israel được ký kết năm 1979, Đức Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo Coptic Shenouda Đệ Tam đã ra một chiếu chỉ cấm các tín hữu hành hương đến Israel. Lệnh cấm này được xem là để bày tỏ tình liên đới với người Palestine.
Lệnh cấm các tín hữu không được hành hương sang Thánh Địa được nhiều người xem là chẳng có một căn bản tín lý nào nếu không muốn nói là đi ngược lại với tín lý. Tuy nhiên, hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Coptic tại Ai Cập ủng hộ mạnh mẽ quyết định này của Đức Giáo Hoàng Shenouda Đệ Tam.
Thật vậy, từ khi lên cầm quyền vào tháng 10 năm 1970, tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã ủng hộ mạnh các phong trào Hồi Giáo cực đoan tại nước này và coi đó như một quốc sách để chống lại nạn cộng sản đang phát triển mạnh. Trong bối cảnh đó, nhiều quyết định của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic tại Ai Cập, mà điển hình là quyết định cấm không cho hành hương này, đã được đưa ra với hy vọng có thể đem lại hòa bình cho Giáo Hội trong một đất nước có 90% dân số theo Hồi Giáo Sunni.
Đức Giáo Hoàng Coptic Shenouda đã bắt đầu triều Giáo Hoàng của mình từ ngày 14 tháng 11 năm 1971 cho đến ngày ngài qua đời hôm 17 tháng Ba vừa qua.
Cần phân biệt giữa Chính Thống Giáo Coptic và Công Giáo Coptic. Công Giáo Coptic tại Ai Cập hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
8. Hòa nhạc mừng kỷ niệm 7 năm triều đại Giáo Hoàng
Nổi bật trong các hoạt động nhân sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha và mừng kỷ niệm 7 năm triều đại Giáo Hoàng của ngài là buổi trình diễn tại Vatican của dàn nhạc lâu đời nhất trên thế giới.
Hôm thứ Sáu 20 tháng Tư vừa qua dàn nhạc Gewandhaus Leipzig là dàn nhạc giao hưởng lâu đời nhất trên thế giới đã trình diễn một buổi hoà nhạc xuất sắc dành cho Đức Giáo Hoàng tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
Chương trình đã bao gồm bản giao hưởng ngoạn mục số 2, bài “Thánh Thi Ngợi Khen” của Felix Mendelssohn .
Buổi hòa nhạc cũng bao gồm những bài solo của Luba Orgonasova và Steve Davislim, dưới sự chỉ đạo của Riccardo Chailly.
9. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng bang Saxony.
Buổi sáng thứ Sáu 20 tháng Tư Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến riêng dành cho ông Stanislaw Tillich là chính trị gia thuộc đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo.
Ông Tillich hiện là chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng bang Saxony. Trong buổi tiếp kiến, ông Tillich đã tặng Đức Giáo Hoàng một cây bút Montblanc đặc biệt màu trắng. Đức Thánh Cha tặng lại cho ông và đoàn tùy tùng tất cả những huy hiệu khác nhau thuộc về triều đại giáo hoàng của ngài.
10. Phong chân phước cho Mẹ María Inés Teresa
Mẹ María Inés Teresa của Bí Tích Cực Thánh (1904-1981), một nữ tu Mexico, người sáng lập ra dòng các Nữ Tu Khó Nghèo Truyền Giáo vào năm 1945 và dòng Các Nhà Truyền Giáo của Chúa Kitô cho Giáo Hội Hoàn Vũ vào năm 1979, vừa được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe hôm 21 tháng Tư. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã chủ sự Thánh Lễ.
"Hãy vui lên trong Thánh Lễ hàng ngày của chúng ta, trong tôn thờ và suy niệm của chúng ta, trong sứ vụ tông đồ hàng ngày của chúng ta, trong bất kỳ loại công việc chúng ta làm, trong tất cả các hành động của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cả trong khi chúng ta ăn uống nghỉ ngơi," Đức Hồng Y Angelo Amato cho biết chân phước María Inés Teresa đã viết cho các chị em trong cộng đoàn của mình như thế vào năm 1977.
Có mặt tại Thánh lễ phong chân phước là một cậu bé đã rơi vào một hồ bơi lúc một tuổi, bị chết đuối, và được tuyên bố là đã chết, nhưng sau đó đã sống lại nhờ lời cầu bầu của nữ tu – đây là một phép lạ đã được Bộ Phong Thánh công nhận.
11. Phụ nữ là nạn nhân bi đát của não trạng ‘gendercide’
Khi nói đến việc có em bé, một số phụ nữ đã chọn chỉ có con trai. Điều đó có nghĩa là nếu đứa con sắp sinh của mình là nữ, họ sẽ phá thai. Vấn đề phân biệt giới tính này đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá thai từ nhiều ngàn năm nay, ở nhiều nước và trong các nền văn hóa khác nhau.
Cô Anna Halpine, người sáng lập ra Liên minh Thanh niên Thế giới nói:
"Vấn đề căn bản chúng ta đang đề cập đến được gọi là 'gendercide’, hoặc lựa chọn giới tính. Điều này thực sự là một nguyên nhân dẫn đến phá thai đang diễn ra rõ ràng chỉ vì thai nhi là một bé gái. "
Anna Halpine là người sáng lập của Liên minh Thanh niên Thế giới. Đó là một liên minh toàn cầu, có trụ sở tại New York, nhằm bênh vực phẩm giá con người. Chủ yếu, Liên minh đào tạo thanh thiếu niên để họ có thể đóng một vai trò tích cực trong việc đưa ra chính sách ở cấp địa phương và quốc tế. Cô đã tới Rôma để tham gia một hội nghị về sức khỏe phụ nữ, các bà mẹ đang thai và các vấn nạn liên quan đến HIV/AIDS.
Theo Anna Halpine ‘gendercide’ là một vấn đề không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ mà thôi nhưng còn cả trong nhiều vùng rộng lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ. Về mặt nhân chủng học, các dữ liệu thống kê cho thấy ‘gendercide’ là nguyên nhân đã dẫn đến việc mất đi khoảng 100 triệu bé gái trên thế giới ngày nay.
Theo Halpine, sự mất cân bằng nam nữ cũng đã dẫn đến sự gia tăng tệ nạn mại dâm và buôn bán phụ nữ, và một lần nữa phụ nữ lại trở thành những nạn nhân.
Cô nói:
"Đáng ngại hơn là nhiều người trước nay vẫn cho rằng điều này là một vấn đề của thất học và nghèo đói, nhưng giờ đây chúng ta bẽ bàng để thấy rằng cả những phụ nữ có học vấn cao, giàu có, thuộc các tầng lớp trên trong xã hội, chính những bà ấy cũng giết những đứa con gái trong bụng mình."
Nâng cao nhận thức là một tiêu điểm quan trọng của khóa học, nhưng bản thân sự thay đổi phải đến từ trong nước. Nhưng chỉ cậy dựa trên luật pháp mà thôi thì chưa đủ.... văn hóa cũng đóng một vai trò lớn.
Halpine nói:
"Tại Ấn Độ, phá thai chỉ vì thai nhi là con gái là bất hợp pháp, nhưng mà, chúng ta chẳng nhìn thấy điều luật này có chút tác dụng nào hết. Văn hóa Ấn vẫn quyết định tất cả”.
Cũng có những tin tốt lành. Halpine cho biết ngày nay tại Nam Hàn, não trạng gendercide đã được người dân xem là không thể chấp nhận.
12. Độc giả Công Giáo Italia đã lên tiếng hoan nghênh một sáng kiến của Nhật Báo “Il Sole 24 Ore”
Độc giả Công Giáo Italia đã lên tiếng hoan nghênh một sáng kiến của Nhật Báo “Il Sole 24 Ore” vào ngày 24 tháng Tư vừa qua. Tờ Nhật Báo có trụ sở tại Milan này đã tặng miễn phí cho các độc giả mua báo ngày hôm đó một cuốn sách dày 88 trang có tựa đề “Joseph Ratzinger teologo e pontefice” nghĩa là Đức Joseph Ratzinger Thần Học Gia và Giáo Hoàng. Cuốn sách đã được biên soạn với sự hợp tác của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Theo gương tờ “Il Sole 24 Ore”, ngày 26 tháng Tư, Nhật Báo“La Razón” của Tây Ban Nha cũng tặng miễn phí cho độc giả của mình phiên bản Tây Ban Nha của cuốn sách.
13. Một cuốn sách khác cũng vừa được cho ra mắt độc giả tại Italia hôm 18 tháng Tư là cuốn “Sự trốn chạy của các phụ nữ lứa tuổi 40. Tương quan khó khăn giữa nữ giới và Giáo Hội” của cha Armando Matteo.
Cha Matteo là thần học gia, giáo sư học viện thần học Calabria ở nam Italia. Cha còn là tuyên úy Liên hiệp sinh viên công giáo toàn quốc Italia. Cha là tác giả nhiều sách nghiên cứu đặc biệt về vấn đề ngày nay tại sao các nhà thờ tại Âu Châu càng ngày càng vắng bóng các tín hữu. Những cuốn sách tiêu biểu của cha Matteo là “Đức tin của giáo dân. Kitô giáo trước tâm thức thời hậu tân tiến”, ”Sự hiện diện bị đập tan. Đối thoại thời hậu tân tiến của Kitô giáo”, “Thế hệ thứ nhất không tin”.
Theo cha Matteo, xét vì tại Tây Phương việc thông truyền đức tin là do các bà mẹ nhiều hơn là từ phía các người cha. Vấn đề đức tin gắn liền với gương mặt của phụ nữ trong hai chiều kích: chính các chị em phụ nữ đã là những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng nhưng ngày nay họ chịu áp lực của một xã hội liên tục xuyên tạc các sứ điệp của Giáo Hội và của huấn quyền. Thêm vào đó, ngày nay họ vẫn tiếp tục gánh chịu những bất bình đẳng trầm trọng trong xã hội.
Theo cha Matteo, Giáo Hội cần phải đi tiên phong trong việc chống lại chủ thuyết duy nam giới đang thống trị xã hội của chúng ta ngày nay. Cha Matteo nhấn mạnh rằng dù đã có nhiều tiến bộ, xã hội ngày nay vẫn là một xã hội kỳ thị nữ giới, dùng hình ảnh thân thể nữ giới để quảng cáo trên truyền hình báo chí, hạ nhục coi nữ giới như đồ chơi. Trong khi đáng lý ra, xã hội chúng ta phải biết trân trọng phụ nữ vì thế đứng và phần đóng góp của họ cho gia đình, cho xã hội và cho Giáo Hội.
Một vài dữ kiện và con số có thể giúp chúng ta thay đổi kiểu suy tư và hành xử của chúng ta đối với chị em phụ nữ: chẳng hạn như số phụ nữ có bằng tiến sĩ đông hơn số nam giới rất nhiều. Thế nhưng các chỗ dậy trong các đại học đa số đều dành cho nam giới, chứ nữ giới không được thu dụng và đa số các giới chức trong các guồng máy chính quyền đều là nam giới.
Ngoài ra còn có các vấn đề như số sinh giảm sút vì sự kiện sinh con có thể khiến cho nữ giới mất công ăn việc làm; phải hòa giải giữa công ăn việc làm và chức làm mẹ của nữ giới làm sao để nữ giới đi làm việc mà vẫn có thời giờ lo lắng cho con cái và săn sóc gia đình và nhất là có được đồng lương xứng đáng bình đẳng.
Cha Matteo cảnh cáo rằng nếu không giải quyết được những vấn đề bất bình đẳng cho nữ giới các gia đình và Giáo Hội chịu thiệt thòi trước hết và hơn hết vì mất đi một nguồn trợ lực quan trọng cho đức tin của thế hệ tương lai.
14. Chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine. Trận đánh cầu sông Milvian và hệ quả trên cục diện thế giới.
Trong cuộc họp báo hôm 17 Tháng Tư, cha Federico Lombardi đã cho biết về chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine và chiếu chỉ của vị đại đế bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã.
Tưởng cũng nên biết là sau khi Chúa Giêsu lên trời, các thánh Tông Đồ nhận lời ủy thác của Ngài đã đi khắp muôn phương rao giảng Tin Mừng. Bước đường truyền giáo của các thánh Tông Đồ trên các miền đất của đế quốc La Mã đã vấp phải những cấm cách dã man ghi dấu bằng việc tử đạo của các thánh Tông Đồ trong đó có cả hai thánh Phêrô và Phaolô, và đông đảo các tín hữu tiên khởi.
Ngày 28 tháng 10 năm 312, Đại Đế La Mã lúc bấy giờ là Constantine đã thắng trận Cầu Milvian. Vị Đại Đế và nhiều người đương thời tin rằng họ thắng được đối phương là nhờ ơn Chúa. Năm sau đó, Đại Đế đã theo đạo Công Giáo và truyền một chiếu chỉ bãi bỏ lệnh cấm đạo đã được các tiên đế ban hành.
Từ ngày 18 đến 21 tháng Tư một hội nghị quốc tế nhóm họp tại Rôma với chủ đề “Đại Đế Constantine. Căn cội Châu Âu” đã được Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử tổ chức. Cuộc hội thảo đã xem xét môi trường sống của Đại Đế Constantine, quan hệ giữa các tín hữu Kitô với vị đại đế này trước năm 313, và khái niệm về tự do tôn giáo trong đế quốc La Mã cũng như quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước trong giai đoạn này.
Cha Bernard Ardura, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử nhận xét trong cuộc họp báo rằng “xét về mặt binh pháp thuần tuý, trận Cầu Milvian không có tầm vóc chiến lược bao nhiêu, thế nhưng toàn bộ lịch sử Âu Châu đã bước sang một trang mới sau trận chiến này.”
Hội nghị quốc tế vừa kết thúc là phần đầu trong chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine. Một hội nghị khác sẽ được tổ chức tại Milan vào năm tới 2013. Milan được chọn vì đây chính là nơi 1700 năm trước Đại Đế Constantine đã công bố chiếu chỉ bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã.
15. Quan hệ Công Giáo và Chính Thống Giáo Nga vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong khi tín hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo chuẩn bị kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine và chiếu chỉ của vị đại đế bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã, đã có những đồn đoán cho rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức năm tới 2013 tại thành phố Nis của Serbia, là nơi sinh của Đại Đế Constantine.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Serbia là Irinej đã từng cổ vũ mạnh mẽ cho việc mời Đức Thánh Cha tham dự trong biến cố này khi ngài còn làm Giám Mục giáo phận Nis. Sau khi được bầu vào chức vụ Thượng Phụ Chính Thống Giáo Toàn Serbia vào tháng Giêng 2010, ngài lặp đi lặp lại ý tưởng này. Tuy nhiên, thực tế lời mời Đức Thánh Cha tham dự phải được toàn bộ các giám mục của Giáo Hội Chính Thống Serbia đồng ý. Một số giám mục có thể sẽ không đồng ý vì ảnh hưởng của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill chắc chắn sẽ được mời tham dự lễ kỷ niệm tại Nis và theo quan điểm của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi có cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thượng Phụ Kirill.
Điều oái oăm là trước khi được bầu làm Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga, Đức Thượng Phụ Kirill từng giữ chức Bộ trưởng Quan Hệ Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa từ tháng 11 năm 1989 cho đến khi được bầu làm Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga hôm 1 tháng Hai năm 2009.
Trong vai trò đó, Đức Thượng Phụ Kirill lúc ấy là Tổng Giám Mục Kirill đã thường xuyên có mặt tại Vatican để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sau đó là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Một số nguồn tin cho biết Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Irinej của Serbia có thể sẽ tổ chức hai buổi lễ. Một buổi lễ có tính chất nội bộ Chính Thống Giáo và ngài sẽ mời Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga tham dự. Một buổi lễ khác mang tính chất đại kết hơn trong đó ngài sẽ mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tham dự.
Trong cuộc họp báo hôm 17 Tháng Tư, cha Federico Lombardi cho biết Tòa Thánh chưa có lịch trình thăm viếng của Đức Thánh Cha trong năm 2013. Do đó, tất cả chỉ là những lời đồn đoán.
16. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về cuộc họp liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc
Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 4, Ủy ban về Trung Hoa được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong năm 2007 đã gặp nhau tại Vatican để nghiên cứu các vấn đề có tầm quan trọng lớn nhất cho cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Ủy ban này bao gồm các Bề Trên của những bộ thuộc Giáo triều Rôma có thẩm quyền trong lãnh vực này cũng như một số đại diện của các giám mục Trung Quốc và các dòng tu.
Cuộc họp năm trước tập trung vào chủ đề là việc đào tạo các chủng sinh, linh mục và đời sống tận hiến.
Năm nay, vấn đề đào tạo giáo dân sẽ được xem xét trong ánh sáng của những tình hình mới liên quan đến cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc và trong khuôn khổ "Năm Đức Tin" được tổ chức trong toàn Giáo Hội từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến 24 tháng 11 năm 2013.
Hội nghị đã chú ý đến các tiến bộ đạt được trong chương trình đào tạo cho các linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến, và những gì còn phải được thực hiện để chuẩn bị đầy đủ cho các sứ vụ mà họ được kêu gọi để thực thi trong Giáo Hội và vì lợi ích của xã hội.
17. Những diễn biến gần đây tại Trung Hoa
Ủy ban đã đặc biệt lưu ý đến một báo cáo của Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Quốc theo đó 22,104 người đã được rửa tội vào dịp Lễ Phục Sinh năm nay. Báo cáo trên bao gồm 3,500 người được rửa tội tại Hồng Kông. Khoảng 75% người Công giáo mới được rửa tội là người lớn.
Trong một diễn biến khác, ủy ban đã lưu ý đến lễ tấn phong Giám Mục Timôthêô Khuất Ái Lâm ngày 25 tháng Tư. Đức Cha Khuất Ái Lâm được Tòa Thánh chuẩn y là Giám Mục hợp thức của giáo phận Trường Sa. Điều đáng đau buồn là Trung quốc đã dàn xếp để Giám Mục Lý Sơn của Bắc Kinh làm vị chủ phong. Nghiêm trọng hơn đó là sự hiện diện của giám mục trái phép Lưu Tân Hồng của giáo phận Vu Hồ (tỉnh An Huy) - người đang bị vạ tuyệt thông từ năm 2006.
Giám Mục Lý Sơn sinh năm 1965 được tấn phong hợp thức vào ngày 21 tháng 9 năm 2007. Tuy nhiên, từ khi được tấn phong Giám Mục đến nay, Giám Mục Lý Sơn luôn chống đối Tòa Thánh ra mặt và tích cực tham dự vào những trò tấn phong Giám Mục trái phép tại Trung quốc.
18. Người Công giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đòi lại 200 tài sản đã bị chiếm đoạt bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trích dẫn một thỏa thuận năm 1918 với đế quốc Ottoman, Đức Tổng Giám mục Ruggero Franceschini Izmir, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ, đã yêu cầu chính phủ Thổ hãy trả lại các nhà thờ, trường học, viện mồ côi, bệnh viện, và nghĩa trang. Đơn khiếu nại của ngài đã được nộp tại Ủy ban Hòa Giải Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ, là cơ quan cứu xét các khiếu nại các nhóm tôn giáo thiểu số.
Trong một chương trình cải cách hiến pháp, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý xem xét việc trả lại các tài sản bị tịch thu từ các cộng đồng tôn giáo không theo đạo Hồi. Đầu tháng này, chính phủ đã công bố việc trả lại 6 nghĩa trang của các tín hữu Do Thái, các tín hữu thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Đây là những tài sản đầu tiên được khôi phục lại cho chủ cũ của chúng.
19. Papal Foundation quyên góp được 8.5 triệu Mỹ Kim cho người nghèo
Hôm thứ Hai 23 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến riêng với các thành viên của Papal Foundation , tức là Qũy Giáo Hoàng, để đích thân cảm ơn họ vì sự quảng đại đóng góp cho người nghèo. Qũy Giáo Hoàng có trụ sở tại Hoa Kỳ đã cấp kinh phí cho nhiều dự án từ thiện đa dạng, trong đó có việc cung cấp trợ giúp cho những người túng thiếu, các chủng viện, tu viện, và các sáng kiến giáo dục ...
Trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Qũy Giáo Hoàng đã trình lên Đức Thánh Cha $8,5 triệu Mỹ Kim mà qũy đã quyên góp được để hỗ trợ cho 105 chương trình bác ái tại 50 quốc gia.
20. Đền thờ Mộ Thánh và Đền thờ Chúa Phục sinh
Họ đã lấy Chúa tôi đi, và tôi không biết họ đã đặt ngài nơi nào. Nói xong bà Maria Mađalêla quay lại và nhìn thấy Chúa Giêsu đứng đó nhưng bà không biết đó là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói với bà "Này bà, tại sao bà khóc? Bà đang tìm kiếm ai?
Maria Mađalêla tưởng Chúa Giêsu là người làm vườn nên thưa: 'Thưa ông, nếu ông đã mang ngài đi, xin cho tôi biết nơi ông đã đặt ngài và tôi sẽ đến đó đưa ngài đi’.
Chúa Giêsu nói: “Maria”. Bà quay lại và nhận ra Người. Bà nói: “Rabuni”, nghĩa là “Thưa Thầy”.
Theo Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu Phục Sinh đã tỏ mình ra đầu tiên với Maria Mađalêla khi bà khóc lóc gần ngôi mộ trống.
"Maria Mađalêla đã được sai đi báo cho các môn đệ là Chúa đã phục sinh. Bà được xem như là một tông đồ để thông báo cho các tông đồ khác. Đối với chúng ta, những người ngày nay đang cử hành mầu nhiệm sống lại ở nơi này, điều quan trọng là phải nhớ rằng chúng ta cũng đang được sai đi để công bố mầu nhiệm phục sinh cho những người khác. Ngay cả cho những người đã là môn đệ của Chúa Giêsu, chứ không phải chỉ cho những người chưa biết Chúa.”
Theo các khoa lịch sử và khảo cổ học, đền thờ Thánh Mộ, như ta thấy ngày nay, chỉ cách ngôi mộ đặt xác Chúa Giêsu một vài bước chân. Do đó, trong nhiều thế kỷ qua, Đền Thờ Thánh Mộ đã trở thành trung tâm thờ phượng của tất cả các Kitô hữu trong Tuần Thánh và Phục Sinh. Đây cũng là thời gian khi Đền Thờ Thánh Mộ trở nên sống động với các nghi thức phụng vụ độc đáo mà qua đó tất cả các Kitô hữu có thể hội nhập sâu hơn vào mầu nhiệm của cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chính vì Đền thờ Thánh Mộ trở nên đông đúc cách đặc biệt vào dịp Phục sinh nên thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe đề cập đến danh từ Đền thờ Phục sinh. Thực ra đây cũng chính là Đền thờ Thánh Mộ.
Cha Fergus, hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ, nhận xét:
“Đối với chúng tôi là những người đang sống ở đây, khi công bố thực tại của biến cố phục sinh, điều quan trọng cần phải nhớ rằng Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta. Ngài đã sống lại từ cõi chết. Ngài thực sự hiện diện giữa chúng ta. Đối với anh chị em tín hữu hành hương, chúng tôi cố gắng để giúp họ nhớ rằng họ không đến đây để xem những gì diễn ra hai nghìn năm trước, nhưng đúng hơn, để chứng kiến những gì của ngày hôm nay. Đó là, chứng kiến Chúa Phục Sinh đang sống giữa chúng ta, và từ đó canh tân cách thức chúng ta đối xử với nhau”
Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật, 24 tháng Tư năm 2005, trước đông đảo anh chị em đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Tân Giáo Hoàng đã nói: "Giáo Hội đang sống động và trẻ trung. Giáo Hội nắm giữ trong mình tương lai của thế giới và do đó chỉ cho mỗi người chúng ta con đường hướng tới tương lai. Giáo Hội vẫn sống động và chúng ta đang chứng kiến điều đó. "
2. Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 25 tháng Tư
Trong cuộc sống riêng hàng ngày và trong các quyết định của chúng ta, xin cho chúng ta luôn luôn kín múc hơi thở tâm linh trong lành từ 2 lá phổi là lời cầu nguyện và lời của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta có thể đáp ứng được mọi thách đố với sự hiểu biết, trí tuệ và lòng trung thành với Thiên Chúa". Đức Thánh Cha đã cầu nguyện như trên trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 25 tháng Tư.
Đức Thánh Cha nói:
Trong loạt bài giáo lý của chúng ta về kinh nguyện Kitô giáo, giờ đây chúng ta hãy xem xét quyết định của Giáo Hội sơ khai dành ra bảy người nam để đáp ứng các nhu cầu thực tế của các hoạt động bác ái (x. Cv 6:1-4). Quyết định này, được đưa ra sau khi các Tông Đồ cầu nguyện và nhận định rằng cần có những người cung ứng các nhu cầu của người nghèo để các Tông Đồ chuyên tâm lo việc rao giảng Lời Chúa.
Điều quan trọng là các Tông Đồ ghi nhận tầm quan trọng của cả hai việc cầu nguyện và bác ái, nhưng rõ ràng các ngài đặt ưu tiên cho việc cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng. Trong mọi thời đại, các thánh đã nhấn mạnh sự hiệp nhất sâu sắc quan trọng giữa chiêm niệm và hoạt động.
Cầu nguyện, được nuôi dưỡng bởi niềm tin và soi sáng bởi Lời Chúa, cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ theo một nhãn quan mới để có thể đối phó với những tình huống mới với sự khôn ngoan và hiểu biết được Thánh Linh ban cho. Trong cuộc sống riêng hàng ngày và trong các quyết định của chúng ta, xin cho chúng ta luôn luôn kín múc hơi thở tâm linh trong lành từ 2 lá phổi là lời cầu nguyện và lời của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta có thể đáp ứng được mọi thách đố với sự hiểu biết, trí tuệ và lòng trung thành với Thiên Chúa.
3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị quốc tế kỳ 7 về Mục vụ Du lịch
Trong tuần qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gửi một thông điệp đến các tham dự viên Đại hội lần thứ 7 về Chăm sóc Mục vụ Du lịch, đang được tổ chức tại Cancun, Mexico từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tư.
Đức Giáo Hoàng đã nói về những mặt tích cực của du lịch, nhưng ngài cũng lên án những khía cạnh tiêu cực có thể phát sinh từ kỹ nghệ du lịch, chẳng hạn như du lịch tình dục, buôn bán người, mua và bán của các cơ phận trong thân thể con người và khai thác tính dục trẻ vị thành niên.
Đức Thánh Cha nói rằng du lịch, cùng với kỳ nghỉ và thời gian giải trí, tạo ra một không gian lý tưởng để gặp gỡ những người từ các nền văn hóa khác nhau, trong khi dành thời gian cho đổi mới cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Diễn đàn kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan 23 công bố thông điệp "Pacem in Terris"
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan 23 công bố thông điệp "Pacem in Terris" – nghĩa là “Hòa Bình Tại Thế”, một diễn đàn quốc tế sẽ được tổ chức tại Vatican bao gồm cựu tổng thống Peru là ông Alan Garcia, kinh tế gia Hoa Kỳ Joseph Stiglitz, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, Mario Draghi, và Chủ tịch Quốc Hội Italia Rocco Buttiglione. Các vị này sẽ thảo luận về ảnh hưởng của thông điệp của Đức Gioan trên thế giới.
Diễn đàn này do Học Viện Giáo Hoàng về Khoa học xã hội tổ chức sẽ diễn ra từ 27 tháng Tư đến 1 tháng Năm.
Danh sách các vị phát biểu trong hội nghị cũng bao gồm Đức Hồng Y Reinhard Marx. Đức Hồng Y sẽ đề cập đến vấn đề là làm thế nào có thể vận dụng thông điệp này để thay đổi thế giới. Đức Hồng Y Walter Kasper, sẽ nói về lòng khoan dung và đối thoại. Chủ tịch của Caritas, Đức Hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga, sẽ giải thích vai trò của công bằng xã hội trong bối cảnh một thế giới toàn cầu hóa.
Cuộc họp năm ngày cũng sẽ bao gồm các cuộc tranh luận và các bài phát biểu được đưa ra bởi một số giáo sư đại học Columbia, Stanford và Cambridge. Tất cả đến với nhau để phân tích các vấn đề hiện tại và những thách đố của thế giới ngày nay.
5. Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 22 Tháng Tư
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 22 Tháng Tư , Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập đến tầm quan trọng của việc cử hành trọng lễ việc rước lễ lần đầu của trẻ em. Ngài đặc biệt kêu gọi người Công giáo hãy cử hành trang trọng biến cố này để không làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo thực sự của bí tích.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi kêu gọi các linh mục giáo xứ, cha mẹ và giáo lý viên hãy chuẩn bị ngày hội của đức tin này với đầy nhiệt tình và sự trang trọng. Ngày này sẽ in sâu vào tâm thức như là lần đầu tiên cảm nhận được tầm quan trọng của việc có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, "
Sau đó, Đức Thánh Cha đã nói về thời điểm khi Chúa Giêsu xuất hiện giữa các tông đồ, cùng ăn với họ và giúp họ vượt qua những hồ nghi về đức tin, để họ có thể hiểu được ý nghĩa cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ngài.
Ngài nhắc nhở mọi người rằng ngay cả ngày nay, các Kitô hữu cũng có thể cậy dựa vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu qua Phúc Âm và Thánh Thể.
Ngài nói:
"Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Phục Sinh khai mở tâm trí của các môn đệ để họ hiểu ý nghĩa của đau khổ và sự chết của Ngài, và truyền cho các ngài ra đi rao giảng sự sám hối. Cầu xin cho chúng ta cũng có thể là chứng nhân đích thực cho Chúa Kitô. với lòng can đảm và niềm vui."
Nhiều trẻ em hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô đã thả bong bóng bay để cầu xin cho hòa bình thế giới.
6. Lễ Phục sinh Chính Thống Giáo
Trong những giờ đầu tiên của buổi sáng Chúa Nhật Phục sinh Chính Thống Giáo diễn ra hôm 15 tháng Tư, đông đảo các tín hữu Kitô đã hồi hộp chờ đợi một ngọn lửa được nhen nhóm bởi "một phép lạ".
Theo nghi thức, lúc hai giờ chiều, Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp Theophilus Đệ Tam một mình đi vào ngôi mộ trống và cầu nguyện trong khi các tín hữu đọc kinh Kyrie Eleison Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đức Thượng Phụ trở ra với một ngọn Lửa Thánh. Nếu phép lạ xảy ra thì ngọn lửa có ánh sáng nhưng không có nhiệt năng. Năm nay, phép lạ đã xảy ra. Trong 10 phút đầu tiên, các tín hữu có thể giơ tay trên ngọn lửa mà không sợ bị bỏng. Họ nhanh chóng truyền Lửa Thánh sang chung quanh. Nhiều người bật khóc vì vui mừng trước một phép lạ tỏ tường trước mắt họ.
Nhiều người đến từ phương xa mang theo những chiếc đèn lồng để họ có thể giữ ngọn lửa và mang nó trở lại nguyên vẹn cho đất nước của họ, cho nhà thờ riêng của họ ở Nga, Hy Lạp, Romania, Ukraine ...
Quảng trường trước đền thờ Mộ Thánh đông chật người. Cảnh sát và binh sĩ Israel vất vả giữ trật tự trong khi kiểm soát giấy thông hành của các tín hữu. Vì quá đông các tín hữu nên đa số phải đứng bên ngoài đền thờ cầu nguyện.
Mùa Phục Sinh là thời gian quan trọng và thiêng liêng nhất trong lịch Phụng Vụ của Giáo hội Chính thống. Giống như các tín hữu Công Giáo, các tín hữu Chính Thống trải qua 40 ngày trong Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Hai Thanh Sạch và kết thúc vào Thứ Bẩy Lễ ông Lazarô chết 4 ngày sống lại.
Tiếp đến là tuần Thánh với Chúa Nhật Lễ Lá. Các tín hữu Chính Thống giữ chay trong suốt tuần Thánh. Việc giữ chay chỉ kết thúc sau khi các tín hữu đã dự Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Lá.
7. 104 tín hữu Chính Thống Giáo Ai Cập theo nghi lễ Coptic tham dự Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Bất chấp lệnh cấm của Đức Giáo Hoàng Coptic Shenouda Đệ Tam, 104 tín hữu Chính Thống Giáo Ai Cập theo nghi lễ Coptic, đã đáp máy bay từ Cairo sang Tel Aviv để tham dự Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Sau hiệp định hòa bình giữa Ai Cập và Israel được ký kết năm 1979, Đức Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo Coptic Shenouda Đệ Tam đã ra một chiếu chỉ cấm các tín hữu hành hương đến Israel. Lệnh cấm này được xem là để bày tỏ tình liên đới với người Palestine.
Lệnh cấm các tín hữu không được hành hương sang Thánh Địa được nhiều người xem là chẳng có một căn bản tín lý nào nếu không muốn nói là đi ngược lại với tín lý. Tuy nhiên, hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Coptic tại Ai Cập ủng hộ mạnh mẽ quyết định này của Đức Giáo Hoàng Shenouda Đệ Tam.
Thật vậy, từ khi lên cầm quyền vào tháng 10 năm 1970, tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã ủng hộ mạnh các phong trào Hồi Giáo cực đoan tại nước này và coi đó như một quốc sách để chống lại nạn cộng sản đang phát triển mạnh. Trong bối cảnh đó, nhiều quyết định của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic tại Ai Cập, mà điển hình là quyết định cấm không cho hành hương này, đã được đưa ra với hy vọng có thể đem lại hòa bình cho Giáo Hội trong một đất nước có 90% dân số theo Hồi Giáo Sunni.
Đức Giáo Hoàng Coptic Shenouda đã bắt đầu triều Giáo Hoàng của mình từ ngày 14 tháng 11 năm 1971 cho đến ngày ngài qua đời hôm 17 tháng Ba vừa qua.
Cần phân biệt giữa Chính Thống Giáo Coptic và Công Giáo Coptic. Công Giáo Coptic tại Ai Cập hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
8. Hòa nhạc mừng kỷ niệm 7 năm triều đại Giáo Hoàng
Nổi bật trong các hoạt động nhân sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha và mừng kỷ niệm 7 năm triều đại Giáo Hoàng của ngài là buổi trình diễn tại Vatican của dàn nhạc lâu đời nhất trên thế giới.
Hôm thứ Sáu 20 tháng Tư vừa qua dàn nhạc Gewandhaus Leipzig là dàn nhạc giao hưởng lâu đời nhất trên thế giới đã trình diễn một buổi hoà nhạc xuất sắc dành cho Đức Giáo Hoàng tại đại thính đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
Chương trình đã bao gồm bản giao hưởng ngoạn mục số 2, bài “Thánh Thi Ngợi Khen” của Felix Mendelssohn .
Buổi hòa nhạc cũng bao gồm những bài solo của Luba Orgonasova và Steve Davislim, dưới sự chỉ đạo của Riccardo Chailly.
9. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng bang Saxony.
Buổi sáng thứ Sáu 20 tháng Tư Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến riêng dành cho ông Stanislaw Tillich là chính trị gia thuộc đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo.
Ông Tillich hiện là chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng bang Saxony. Trong buổi tiếp kiến, ông Tillich đã tặng Đức Giáo Hoàng một cây bút Montblanc đặc biệt màu trắng. Đức Thánh Cha tặng lại cho ông và đoàn tùy tùng tất cả những huy hiệu khác nhau thuộc về triều đại giáo hoàng của ngài.
10. Phong chân phước cho Mẹ María Inés Teresa
Mẹ María Inés Teresa của Bí Tích Cực Thánh (1904-1981), một nữ tu Mexico, người sáng lập ra dòng các Nữ Tu Khó Nghèo Truyền Giáo vào năm 1945 và dòng Các Nhà Truyền Giáo của Chúa Kitô cho Giáo Hội Hoàn Vũ vào năm 1979, vừa được phong chân phước tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe hôm 21 tháng Tư. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã chủ sự Thánh Lễ.
"Hãy vui lên trong Thánh Lễ hàng ngày của chúng ta, trong tôn thờ và suy niệm của chúng ta, trong sứ vụ tông đồ hàng ngày của chúng ta, trong bất kỳ loại công việc chúng ta làm, trong tất cả các hành động của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cả trong khi chúng ta ăn uống nghỉ ngơi," Đức Hồng Y Angelo Amato cho biết chân phước María Inés Teresa đã viết cho các chị em trong cộng đoàn của mình như thế vào năm 1977.
Có mặt tại Thánh lễ phong chân phước là một cậu bé đã rơi vào một hồ bơi lúc một tuổi, bị chết đuối, và được tuyên bố là đã chết, nhưng sau đó đã sống lại nhờ lời cầu bầu của nữ tu – đây là một phép lạ đã được Bộ Phong Thánh công nhận.
11. Phụ nữ là nạn nhân bi đát của não trạng ‘gendercide’
Khi nói đến việc có em bé, một số phụ nữ đã chọn chỉ có con trai. Điều đó có nghĩa là nếu đứa con sắp sinh của mình là nữ, họ sẽ phá thai. Vấn đề phân biệt giới tính này đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá thai từ nhiều ngàn năm nay, ở nhiều nước và trong các nền văn hóa khác nhau.
Cô Anna Halpine, người sáng lập ra Liên minh Thanh niên Thế giới nói:
"Vấn đề căn bản chúng ta đang đề cập đến được gọi là 'gendercide’, hoặc lựa chọn giới tính. Điều này thực sự là một nguyên nhân dẫn đến phá thai đang diễn ra rõ ràng chỉ vì thai nhi là một bé gái. "
Anna Halpine là người sáng lập của Liên minh Thanh niên Thế giới. Đó là một liên minh toàn cầu, có trụ sở tại New York, nhằm bênh vực phẩm giá con người. Chủ yếu, Liên minh đào tạo thanh thiếu niên để họ có thể đóng một vai trò tích cực trong việc đưa ra chính sách ở cấp địa phương và quốc tế. Cô đã tới Rôma để tham gia một hội nghị về sức khỏe phụ nữ, các bà mẹ đang thai và các vấn nạn liên quan đến HIV/AIDS.
Theo Anna Halpine ‘gendercide’ là một vấn đề không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ mà thôi nhưng còn cả trong nhiều vùng rộng lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ. Về mặt nhân chủng học, các dữ liệu thống kê cho thấy ‘gendercide’ là nguyên nhân đã dẫn đến việc mất đi khoảng 100 triệu bé gái trên thế giới ngày nay.
Theo Halpine, sự mất cân bằng nam nữ cũng đã dẫn đến sự gia tăng tệ nạn mại dâm và buôn bán phụ nữ, và một lần nữa phụ nữ lại trở thành những nạn nhân.
Cô nói:
"Đáng ngại hơn là nhiều người trước nay vẫn cho rằng điều này là một vấn đề của thất học và nghèo đói, nhưng giờ đây chúng ta bẽ bàng để thấy rằng cả những phụ nữ có học vấn cao, giàu có, thuộc các tầng lớp trên trong xã hội, chính những bà ấy cũng giết những đứa con gái trong bụng mình."
Nâng cao nhận thức là một tiêu điểm quan trọng của khóa học, nhưng bản thân sự thay đổi phải đến từ trong nước. Nhưng chỉ cậy dựa trên luật pháp mà thôi thì chưa đủ.... văn hóa cũng đóng một vai trò lớn.
Halpine nói:
"Tại Ấn Độ, phá thai chỉ vì thai nhi là con gái là bất hợp pháp, nhưng mà, chúng ta chẳng nhìn thấy điều luật này có chút tác dụng nào hết. Văn hóa Ấn vẫn quyết định tất cả”.
Cũng có những tin tốt lành. Halpine cho biết ngày nay tại Nam Hàn, não trạng gendercide đã được người dân xem là không thể chấp nhận.
12. Độc giả Công Giáo Italia đã lên tiếng hoan nghênh một sáng kiến của Nhật Báo “Il Sole 24 Ore”
Độc giả Công Giáo Italia đã lên tiếng hoan nghênh một sáng kiến của Nhật Báo “Il Sole 24 Ore” vào ngày 24 tháng Tư vừa qua. Tờ Nhật Báo có trụ sở tại Milan này đã tặng miễn phí cho các độc giả mua báo ngày hôm đó một cuốn sách dày 88 trang có tựa đề “Joseph Ratzinger teologo e pontefice” nghĩa là Đức Joseph Ratzinger Thần Học Gia và Giáo Hoàng. Cuốn sách đã được biên soạn với sự hợp tác của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Theo gương tờ “Il Sole 24 Ore”, ngày 26 tháng Tư, Nhật Báo“La Razón” của Tây Ban Nha cũng tặng miễn phí cho độc giả của mình phiên bản Tây Ban Nha của cuốn sách.
13. Một cuốn sách khác cũng vừa được cho ra mắt độc giả tại Italia hôm 18 tháng Tư là cuốn “Sự trốn chạy của các phụ nữ lứa tuổi 40. Tương quan khó khăn giữa nữ giới và Giáo Hội” của cha Armando Matteo.
Cha Matteo là thần học gia, giáo sư học viện thần học Calabria ở nam Italia. Cha còn là tuyên úy Liên hiệp sinh viên công giáo toàn quốc Italia. Cha là tác giả nhiều sách nghiên cứu đặc biệt về vấn đề ngày nay tại sao các nhà thờ tại Âu Châu càng ngày càng vắng bóng các tín hữu. Những cuốn sách tiêu biểu của cha Matteo là “Đức tin của giáo dân. Kitô giáo trước tâm thức thời hậu tân tiến”, ”Sự hiện diện bị đập tan. Đối thoại thời hậu tân tiến của Kitô giáo”, “Thế hệ thứ nhất không tin”.
Theo cha Matteo, xét vì tại Tây Phương việc thông truyền đức tin là do các bà mẹ nhiều hơn là từ phía các người cha. Vấn đề đức tin gắn liền với gương mặt của phụ nữ trong hai chiều kích: chính các chị em phụ nữ đã là những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng nhưng ngày nay họ chịu áp lực của một xã hội liên tục xuyên tạc các sứ điệp của Giáo Hội và của huấn quyền. Thêm vào đó, ngày nay họ vẫn tiếp tục gánh chịu những bất bình đẳng trầm trọng trong xã hội.
Theo cha Matteo, Giáo Hội cần phải đi tiên phong trong việc chống lại chủ thuyết duy nam giới đang thống trị xã hội của chúng ta ngày nay. Cha Matteo nhấn mạnh rằng dù đã có nhiều tiến bộ, xã hội ngày nay vẫn là một xã hội kỳ thị nữ giới, dùng hình ảnh thân thể nữ giới để quảng cáo trên truyền hình báo chí, hạ nhục coi nữ giới như đồ chơi. Trong khi đáng lý ra, xã hội chúng ta phải biết trân trọng phụ nữ vì thế đứng và phần đóng góp của họ cho gia đình, cho xã hội và cho Giáo Hội.
Một vài dữ kiện và con số có thể giúp chúng ta thay đổi kiểu suy tư và hành xử của chúng ta đối với chị em phụ nữ: chẳng hạn như số phụ nữ có bằng tiến sĩ đông hơn số nam giới rất nhiều. Thế nhưng các chỗ dậy trong các đại học đa số đều dành cho nam giới, chứ nữ giới không được thu dụng và đa số các giới chức trong các guồng máy chính quyền đều là nam giới.
Ngoài ra còn có các vấn đề như số sinh giảm sút vì sự kiện sinh con có thể khiến cho nữ giới mất công ăn việc làm; phải hòa giải giữa công ăn việc làm và chức làm mẹ của nữ giới làm sao để nữ giới đi làm việc mà vẫn có thời giờ lo lắng cho con cái và săn sóc gia đình và nhất là có được đồng lương xứng đáng bình đẳng.
Cha Matteo cảnh cáo rằng nếu không giải quyết được những vấn đề bất bình đẳng cho nữ giới các gia đình và Giáo Hội chịu thiệt thòi trước hết và hơn hết vì mất đi một nguồn trợ lực quan trọng cho đức tin của thế hệ tương lai.
14. Chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine. Trận đánh cầu sông Milvian và hệ quả trên cục diện thế giới.
Trong cuộc họp báo hôm 17 Tháng Tư, cha Federico Lombardi đã cho biết về chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine và chiếu chỉ của vị đại đế bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã.
Tưởng cũng nên biết là sau khi Chúa Giêsu lên trời, các thánh Tông Đồ nhận lời ủy thác của Ngài đã đi khắp muôn phương rao giảng Tin Mừng. Bước đường truyền giáo của các thánh Tông Đồ trên các miền đất của đế quốc La Mã đã vấp phải những cấm cách dã man ghi dấu bằng việc tử đạo của các thánh Tông Đồ trong đó có cả hai thánh Phêrô và Phaolô, và đông đảo các tín hữu tiên khởi.
Ngày 28 tháng 10 năm 312, Đại Đế La Mã lúc bấy giờ là Constantine đã thắng trận Cầu Milvian. Vị Đại Đế và nhiều người đương thời tin rằng họ thắng được đối phương là nhờ ơn Chúa. Năm sau đó, Đại Đế đã theo đạo Công Giáo và truyền một chiếu chỉ bãi bỏ lệnh cấm đạo đã được các tiên đế ban hành.
Từ ngày 18 đến 21 tháng Tư một hội nghị quốc tế nhóm họp tại Rôma với chủ đề “Đại Đế Constantine. Căn cội Châu Âu” đã được Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử tổ chức. Cuộc hội thảo đã xem xét môi trường sống của Đại Đế Constantine, quan hệ giữa các tín hữu Kitô với vị đại đế này trước năm 313, và khái niệm về tự do tôn giáo trong đế quốc La Mã cũng như quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước trong giai đoạn này.
Cha Bernard Ardura, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử nhận xét trong cuộc họp báo rằng “xét về mặt binh pháp thuần tuý, trận Cầu Milvian không có tầm vóc chiến lược bao nhiêu, thế nhưng toàn bộ lịch sử Âu Châu đã bước sang một trang mới sau trận chiến này.”
Hội nghị quốc tế vừa kết thúc là phần đầu trong chương trình kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine. Một hội nghị khác sẽ được tổ chức tại Milan vào năm tới 2013. Milan được chọn vì đây chính là nơi 1700 năm trước Đại Đế Constantine đã công bố chiếu chỉ bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã.
15. Quan hệ Công Giáo và Chính Thống Giáo Nga vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong khi tín hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo chuẩn bị kỷ niệm 1700 năm ngày theo đạo Công Giáo của Đại Đế Constantine và chiếu chỉ của vị đại đế bãi bỏ hoàn toàn việc cấm đạo trên toàn đế quốc La Mã, đã có những đồn đoán cho rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức năm tới 2013 tại thành phố Nis của Serbia, là nơi sinh của Đại Đế Constantine.
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Serbia là Irinej đã từng cổ vũ mạnh mẽ cho việc mời Đức Thánh Cha tham dự trong biến cố này khi ngài còn làm Giám Mục giáo phận Nis. Sau khi được bầu vào chức vụ Thượng Phụ Chính Thống Giáo Toàn Serbia vào tháng Giêng 2010, ngài lặp đi lặp lại ý tưởng này. Tuy nhiên, thực tế lời mời Đức Thánh Cha tham dự phải được toàn bộ các giám mục của Giáo Hội Chính Thống Serbia đồng ý. Một số giám mục có thể sẽ không đồng ý vì ảnh hưởng của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill chắc chắn sẽ được mời tham dự lễ kỷ niệm tại Nis và theo quan điểm của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi có cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thượng Phụ Kirill.
Điều oái oăm là trước khi được bầu làm Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga, Đức Thượng Phụ Kirill từng giữ chức Bộ trưởng Quan Hệ Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa từ tháng 11 năm 1989 cho đến khi được bầu làm Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga hôm 1 tháng Hai năm 2009.
Trong vai trò đó, Đức Thượng Phụ Kirill lúc ấy là Tổng Giám Mục Kirill đã thường xuyên có mặt tại Vatican để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sau đó là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Một số nguồn tin cho biết Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Irinej của Serbia có thể sẽ tổ chức hai buổi lễ. Một buổi lễ có tính chất nội bộ Chính Thống Giáo và ngài sẽ mời Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga tham dự. Một buổi lễ khác mang tính chất đại kết hơn trong đó ngài sẽ mời Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tham dự.
Trong cuộc họp báo hôm 17 Tháng Tư, cha Federico Lombardi cho biết Tòa Thánh chưa có lịch trình thăm viếng của Đức Thánh Cha trong năm 2013. Do đó, tất cả chỉ là những lời đồn đoán.
16. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về cuộc họp liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc
Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 4, Ủy ban về Trung Hoa được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong năm 2007 đã gặp nhau tại Vatican để nghiên cứu các vấn đề có tầm quan trọng lớn nhất cho cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Ủy ban này bao gồm các Bề Trên của những bộ thuộc Giáo triều Rôma có thẩm quyền trong lãnh vực này cũng như một số đại diện của các giám mục Trung Quốc và các dòng tu.
Cuộc họp năm trước tập trung vào chủ đề là việc đào tạo các chủng sinh, linh mục và đời sống tận hiến.
Năm nay, vấn đề đào tạo giáo dân sẽ được xem xét trong ánh sáng của những tình hình mới liên quan đến cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc và trong khuôn khổ "Năm Đức Tin" được tổ chức trong toàn Giáo Hội từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến 24 tháng 11 năm 2013.
Hội nghị đã chú ý đến các tiến bộ đạt được trong chương trình đào tạo cho các linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến, và những gì còn phải được thực hiện để chuẩn bị đầy đủ cho các sứ vụ mà họ được kêu gọi để thực thi trong Giáo Hội và vì lợi ích của xã hội.
17. Những diễn biến gần đây tại Trung Hoa
Ủy ban đã đặc biệt lưu ý đến một báo cáo của Giáo Hội Thầm Lặng tại Trung Quốc theo đó 22,104 người đã được rửa tội vào dịp Lễ Phục Sinh năm nay. Báo cáo trên bao gồm 3,500 người được rửa tội tại Hồng Kông. Khoảng 75% người Công giáo mới được rửa tội là người lớn.
Trong một diễn biến khác, ủy ban đã lưu ý đến lễ tấn phong Giám Mục Timôthêô Khuất Ái Lâm ngày 25 tháng Tư. Đức Cha Khuất Ái Lâm được Tòa Thánh chuẩn y là Giám Mục hợp thức của giáo phận Trường Sa. Điều đáng đau buồn là Trung quốc đã dàn xếp để Giám Mục Lý Sơn của Bắc Kinh làm vị chủ phong. Nghiêm trọng hơn đó là sự hiện diện của giám mục trái phép Lưu Tân Hồng của giáo phận Vu Hồ (tỉnh An Huy) - người đang bị vạ tuyệt thông từ năm 2006.
Giám Mục Lý Sơn sinh năm 1965 được tấn phong hợp thức vào ngày 21 tháng 9 năm 2007. Tuy nhiên, từ khi được tấn phong Giám Mục đến nay, Giám Mục Lý Sơn luôn chống đối Tòa Thánh ra mặt và tích cực tham dự vào những trò tấn phong Giám Mục trái phép tại Trung quốc.
18. Người Công giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng đòi lại 200 tài sản đã bị chiếm đoạt bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trích dẫn một thỏa thuận năm 1918 với đế quốc Ottoman, Đức Tổng Giám mục Ruggero Franceschini Izmir, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ, đã yêu cầu chính phủ Thổ hãy trả lại các nhà thờ, trường học, viện mồ côi, bệnh viện, và nghĩa trang. Đơn khiếu nại của ngài đã được nộp tại Ủy ban Hòa Giải Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ, là cơ quan cứu xét các khiếu nại các nhóm tôn giáo thiểu số.
Trong một chương trình cải cách hiến pháp, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý xem xét việc trả lại các tài sản bị tịch thu từ các cộng đồng tôn giáo không theo đạo Hồi. Đầu tháng này, chính phủ đã công bố việc trả lại 6 nghĩa trang của các tín hữu Do Thái, các tín hữu thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Đây là những tài sản đầu tiên được khôi phục lại cho chủ cũ của chúng.
19. Papal Foundation quyên góp được 8.5 triệu Mỹ Kim cho người nghèo
Hôm thứ Hai 23 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có một buổi tiếp kiến riêng với các thành viên của Papal Foundation , tức là Qũy Giáo Hoàng, để đích thân cảm ơn họ vì sự quảng đại đóng góp cho người nghèo. Qũy Giáo Hoàng có trụ sở tại Hoa Kỳ đã cấp kinh phí cho nhiều dự án từ thiện đa dạng, trong đó có việc cung cấp trợ giúp cho những người túng thiếu, các chủng viện, tu viện, và các sáng kiến giáo dục ...
Trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Qũy Giáo Hoàng đã trình lên Đức Thánh Cha $8,5 triệu Mỹ Kim mà qũy đã quyên góp được để hỗ trợ cho 105 chương trình bác ái tại 50 quốc gia.
20. Đền thờ Mộ Thánh và Đền thờ Chúa Phục sinh
Họ đã lấy Chúa tôi đi, và tôi không biết họ đã đặt ngài nơi nào. Nói xong bà Maria Mađalêla quay lại và nhìn thấy Chúa Giêsu đứng đó nhưng bà không biết đó là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói với bà "Này bà, tại sao bà khóc? Bà đang tìm kiếm ai?
Maria Mađalêla tưởng Chúa Giêsu là người làm vườn nên thưa: 'Thưa ông, nếu ông đã mang ngài đi, xin cho tôi biết nơi ông đã đặt ngài và tôi sẽ đến đó đưa ngài đi’.
Chúa Giêsu nói: “Maria”. Bà quay lại và nhận ra Người. Bà nói: “Rabuni”, nghĩa là “Thưa Thầy”.
Theo Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu Phục Sinh đã tỏ mình ra đầu tiên với Maria Mađalêla khi bà khóc lóc gần ngôi mộ trống.
"Maria Mađalêla đã được sai đi báo cho các môn đệ là Chúa đã phục sinh. Bà được xem như là một tông đồ để thông báo cho các tông đồ khác. Đối với chúng ta, những người ngày nay đang cử hành mầu nhiệm sống lại ở nơi này, điều quan trọng là phải nhớ rằng chúng ta cũng đang được sai đi để công bố mầu nhiệm phục sinh cho những người khác. Ngay cả cho những người đã là môn đệ của Chúa Giêsu, chứ không phải chỉ cho những người chưa biết Chúa.”
Theo các khoa lịch sử và khảo cổ học, đền thờ Thánh Mộ, như ta thấy ngày nay, chỉ cách ngôi mộ đặt xác Chúa Giêsu một vài bước chân. Do đó, trong nhiều thế kỷ qua, Đền Thờ Thánh Mộ đã trở thành trung tâm thờ phượng của tất cả các Kitô hữu trong Tuần Thánh và Phục Sinh. Đây cũng là thời gian khi Đền Thờ Thánh Mộ trở nên sống động với các nghi thức phụng vụ độc đáo mà qua đó tất cả các Kitô hữu có thể hội nhập sâu hơn vào mầu nhiệm của cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chính vì Đền thờ Thánh Mộ trở nên đông đúc cách đặc biệt vào dịp Phục sinh nên thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe đề cập đến danh từ Đền thờ Phục sinh. Thực ra đây cũng chính là Đền thờ Thánh Mộ.
Cha Fergus, hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ, nhận xét:
“Đối với chúng tôi là những người đang sống ở đây, khi công bố thực tại của biến cố phục sinh, điều quan trọng cần phải nhớ rằng Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta. Ngài đã sống lại từ cõi chết. Ngài thực sự hiện diện giữa chúng ta. Đối với anh chị em tín hữu hành hương, chúng tôi cố gắng để giúp họ nhớ rằng họ không đến đây để xem những gì diễn ra hai nghìn năm trước, nhưng đúng hơn, để chứng kiến những gì của ngày hôm nay. Đó là, chứng kiến Chúa Phục Sinh đang sống giữa chúng ta, và từ đó canh tân cách thức chúng ta đối xử với nhau”