Ngày 25-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Hai 26/4: Rao giảng Tin Mừng qua đời sống của chính mình – Lm. Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
01:33 25/04/2021


Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 25-April-2021 theo giờ Việt Nam


LẾ KÍNH THÁNH MÁC CÔ MC 16:15-20

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mac cô,

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Ðây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ”.

Nói xong, Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Ðồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 25/04/2021

11. Không phân biết hạnh phúc đời đời, thì không đạt được thiên đàng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho người mà Ngài yêu mến, tạo thành một loại khổ hình cực nặng.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 25/04/2021
27. CHIM SẺ MỜI KHÁCH

Một hôm, chim sẻ mời các loài chim đến uống rượu.

Nó nói với chim trả:

- “Ngài mặc áo đẹp đến lóa mắt, đương nhiên mời ngài ngồi bàn trên.”

Rồi lại nói với chim ưng:

- “Dù cho anh vóc dáng to lớn, nhưng lại mặc áo quần vừa đen vừa xấu, xin lỗi mời anh ngồi bàn dưới vậy.”

Chim ưng trả lời:

- “Mày là tên tiểu nhân nô tài, sao lại phân biệt đẳng cấp thế này?”

Chim sẻ nói:

- “Trên thế gian này ai lại không biết chim sẻ chúng tôi tim ruột gan đều nhỏ, hốc mắt hẹp chứ !”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 27:

Ở đời, con người ta thường hay lấy cái vẻ dáng bên ngoài để đối xử với nhau, mà cái bên ngoài thì không thể có giá trị về lâu về dài, lại càng không thể nói nó là bất biến. Cái bên ngoài mà con người ta thường hay nhìn để đối đãi nhau, đó là chức quyền, là áo quần sang trọng, là địa vị, là tiền bạc.v.v…

Vì con người ta coi trọng cái bên ngoài nên thường coi nhẹ cái bên trong tâm hồn của người khác, cái bên trong là yêu thương, là nhịn nhục, là khiêm nhu, là bác ái, là phục vụ.v.v…là tất cả những gì mà người khác công khai hoặc âm thầm làm không vì để được đối đãi trọng hậu, nhưng là vì tình yêu của Thiên Chúa thôi thúc họ làm…

Chim trả không là gì cả so với chim ưng, nhưng được mời ngồi trên bàn cao vì mặc áo quần đẹp, trái lại chim ưng là loài có thần thế vì sức mạnh lại được mời ngồi ở bàn dưới vì mặc áo quần xấu…

Chiến tranh, hận thù, chia rẽ, ghét ghen đều bởi đó mà ra cả, vì con người ta thường hay lấy dáng bên ngoài để đối xử với nhau…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Ba 27/4: Mục Tử và Đàn Chiên - Suy Niệm của Linh Mục Hải Đăng, S.D.D
Giáo Hội Năm Châu
21:44 25/04/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 26-April-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Ga 10, 22-30

“Tôi và Cha Tôi là một”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói: “Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”. Chúa Giêsu đáp: “Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố một nữ giáo dân dòng Ba Đa Minh bị mù ở thế kỷ 14 là một vị thánh
Đặng Tự Do
05:19 25/04/2021
Hôm thứ Bẩy 24 Tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố một phụ nữ người Ý bị mù sống ở thế kỷ 14 là một vị thánh bằng cách sử dụng một quá trình gọi là tuyên thánh tương đương.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh ngày 24 tháng 4 cho biết trong một cuộc tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, Đức Thánh Cha đã nâng lên một bậc việc tôn sùng phụng vụ Chân phước Margaret thành Castello trong toàn thể Giáo hội.

Nữ Chân phước giờ đây sẽ được ghi trong sổ bộ các thánh qua một thủ tục gọi là tuyên thánh tương đương, trong đó các yêu cầu đối với một phép lạ do lời chuyển cầu của ứng viên được miễn.

Margaret thành Castello bị mù bẩm sinh và cột sống bị cong nặng vào năm 1287 tại Metola, miền trung nước Ý ngày nay. Cha mẹ của cô đã bỏ rơi cô vào năm 1303 tại một ngôi đền ở Città di Castello, nơi họ đã đưa cô đến với hy vọng có thể chữa khỏi bệnh. Người dân địa phương ở thị trấn này phát hiện ra cô và đã bắt đầu chăm sóc cô.

Cô tiếp xúc với Dòng Đa Minh mới được thành lập và được nhận vào Dòng Ba. Dù vẫn là một nữ giáo dân, cô được cho phép mặc tu phục, và cô đã mặc suốt phần còn lại của cuộc đời mình.

Để cảm ơn những người hàng xóm đã nuôi dưỡng cô, cô đã mở một ngôi trường nhỏ, nơi cô dạy trẻ em những bài Thánh Vịnh mà cô đã học thuộc lòng, và hướng dẫn chúng trong đức tin Công Giáo.

Margaret mất năm 1320 ở tuổi 33 và được chôn cất bên trong nhà thờ, nơi lăng mộ của cô nhanh chóng gắn liền với những điều kỳ diệu.

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã tuyên phong Chân phước cho Margaret theo thể thức tuyên chân phước tương đương vào năm 1609.

Các ứng viên được tuyên thánh tương đương phải đáp ứng ba tiêu chuẩn. Các vị phải được các tín hữu sùng kính từ lâu, có một danh tiếng vững chắc và lâu dài về các nhân đức, và nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra được cho là nhờ lời cầu bầu của các vị.

Trong khi có rất ít các cuộc tuyên thánh tương đương trong thế kỷ 20, Đức Bênêđíctô XVI đã tuyên bố Chân Phước Hildegard thành Bingen là một vị thánh thông qua thủ tục này vào năm 2012.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng quy trình này tương đối thường xuyên. Các vị thánh được tuyên thánh tương đương kể từ khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng bao gồm Angela thành Foligno và Peter Faber vào năm 2013, José de Anchieta, Marie của mầu nhiệm Nhập thể, François de Laval thành Montmorency vào năm 2014, và Bácthôlômêô thành Braga vào năm 2019.

Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng cũng đã ủy quyền cho Bộ Phong thánh ban hành sắc lệnh công nhận những đức tính anh hùng của triệu phú người Á Căn Đình Enrique Shaw.

Shaw sinh ra ở Paris, bên Pháp vào năm 1921 và di cư đến Á Căn Đình, nơi ông là một doanh nhân liêm chính xuất sắc. Ông thành lập Hiệp hội các nhà điều hành kinh doanh Kitô Giáo vào năm 1952 và tìm cách áp dụng giáo huấn xã hội Công Giáo tại nơi làm việc. Ông mất ở Buenos Aires, Á Căn Đình, năm 1962.

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã giám sát giai đoạn giáo phận trong án tuyên thánh cho Enrique Shaw trong khi ngài đang giữ chức vụ tổng giám mục thủ đô Á Căn Đình.

Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Shaw trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 với đài truyền hình Mexico Televisa.

Ngài nói: “Enrique Shaw rất giàu có, nhưng rất thánh thiện. Một người thánh thiện vẫn có thể có tiền. Thiên Chúa ban của cải cho anh ta để anh ta có thể quản lý tốt, và người đàn ông này đã quản lý rất tốt”.

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng Shaw đã sử dụng sự giàu có của mình “không phải để chăm chút cho gia đình, nhưng là để thúc đẩy sự phát triển của những người cần giúp đỡ”.

Với sắc lệnh này từ nay Enrique Shaw được gọi là “Bậc Đáng kính”.

Nhân đức anh hùng là một trong những yêu cầu để được phong chân phước trong Giáo Hội Công Giáo. Bên cạnh đó, cần phải có một phép lạ đã được xác minh là do ứng viên cầu bầu.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã truyền công bố một sắc lệnh hôm thứ Bảy công nhận các cuộc tử đạo của 12 thành viên Dòng Chúa Cứu Thế bị giết trong Nội chiến Tây Ban Nha.

Ngài chính thức thừa nhận rằng Vincenzo Nicasio Renuncio Toribio và 11 người bạn đã bị giết vì hận thù đức tin ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào năm 1936.

Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng đã thông qua các sắc lệnh công nhận các nhân đức anh hùng của bốn ứng cử viên khác:

• Đức Hồng Y Pietro Marcellino Corradini (1658-1743), giám mục giáo phận Frascati, người Ý, đấng sáng lập Dòng Nữ Tu Thánh Gia.

• Emanuele Stablum (1895-1950), một bác sĩ người Ý thuộc Giáo đoàn Các Con trai Vô nhiễm Nguyên tội (CFIC)

• María de los Desamparados Portilla Crespo (1925-1996), một nữ giáo dân Tây Ban Nha và là mẹ của 11 người con. Được biết đến với cái tên Amparo Portilla Crespo, cô nổi tiếng vì sự chăm sóc của mình đối với người nghèo và bệnh tật, và sự thanh thản giúp cô chấp nhận bệnh tật sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

• Anfrosina Berardi (1920-1933), một cô gái người Ý được biết đến với lòng sùng kính Đức Mẹ Đồng Trinh, qua đời ở tuổi 12 do biến chứng sau khi bị viêm ruột thừa.
Source:Catholic News Agency
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
J.B. Đặng Minh An dịch
06:13 25/04/2021

Hôm Chúa Nhật 25 tháng Tư, Giáo Hội cử hành Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh, còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta”.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Tin Mừng (Ga 10,11-18) trình bày Chúa Giêsu là người mục tử đích thực, người bảo vệ, hiểu biết và yêu thương đàn chiên của mình.

Trái với người mục tử tốt lành, “Kẻ chăn thuê” không quan tâm đến bầy chiên vì chúng không phải của anh ta. Anh ta làm công việc chỉ để được trả công và không quan tâm đến việc bảo vệ đàn chiên: khi một con sói đến, anh ta chạy trốn và bỏ rơi đàn chiên (xem các câu 12-13). Thay vào đó, Chúa Giêsu, người mục tử chân thật, luôn luôn bảo vệ chúng ta và cứu chúng ta khỏi bao nhiêu tình huống khó khăn, nguy hiểm nhờ ánh sáng lời Ngài và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài mà chúng ta luôn cảm nghiệm được nếu chúng ta muốn lắng nghe mỗi ngày.

Khía cạnh thứ hai là Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành, biết – trước hết là bênh vực; thứ hai là biết chiên của mình và chiên biết Người (câu 14). Thật tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là vô danh tiểu tốt đối với Ngài, rằng tên tuổi của chúng ta được Ngài biết đến! Chúng ta không phải là một hạt tí ti trong một “khối to lớn”, hay một trong “vô số” đối với Ngài, không. Chúng ta là những cá thể độc nhất vô nhị, mỗi người có câu chuyện riêng của mình, Người biết chúng ta và những câu chuyện riêng của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng của mình, bởi vì chúng ta đã được tạo ra và đã được cứu chuộc bởi Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta có thể nói: Chúa ơi, Chúa biết con! Từng người chúng ta có thể nói Chúa Giêsu biết tôi! Đó là sự thật, nó là như thế này: Ngài biết chúng ta không giống như những người khác. Chỉ có Ngài mới biết những gì trong lòng chúng ta, những dự định, những cảm xúc thầm kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của chúng ta, và luôn sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, để chữa lành vết thương lỗi lầm của chúng ta với lòng thương xót dư dật của Ngài. Nơi Ngài, hình ảnh mà các tiên tri đã đưa ra về người chăn dắt dân Chúa được ứng nghiệm hoàn toàn: Chúa Giêsu quan tâm đến bầy chiên của Ngài, Ngài gom chúng lại, Ngài băng bó các vết thương của chúng, Ngài chữa lành các bệnh tật của chúng. Chúng ta có thể đọc điều này trong Sách Tiên tri Ezekiel (xem Ez 34: 11-16).

Vì vậy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành bảo vệ, biết rõ và trên hết là yêu thương đàn chiên của Người. Và đây là lý do tại sao Ngài ban sự sống của Ngài cho họ (xem Ga 10:15). Tình yêu dành cho chiên của mình, nghĩa là dành cho mỗi người trong chúng ta, sẽ dẫn đến cái chết trên thập tự giá. Vì đây là ý muốn của Thiên Chúa, là không ai bị hư mất. Tình yêu của Chúa Kitô không chọn lọc; tình yêu ấy bao trùm tất cả mọi người. Chính Ngài nhắc nhở chúng ta điều này trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16). Những lời này làm chứng cho mối quan tâm phổ quát của Ngài: Ngài là người chăn dắt mọi người. Chúa Giêsu muốn mọi người có thể đón nhận tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.

Và Giáo Hội được mời gọi để thực hiện sứ mệnh này của Chúa Kitô. Bên cạnh những người tham gia vào cộng đoàn của chúng ta, phần lớn, rất nhiều người, chỉ tham gia vào những thời điểm cụ thể hoặc không bao giờ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không phải là con cái Thiên Chúa: Chúa Cha giao phó mọi người cho Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, và Người đã hiến mạng sống mình vì mọi người.

Thưa anh chị em, Chúa Giêsu bảo vệ, biết và yêu thương chúng ta, tất cả mọi người. Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta là những người đầu tiên đón tiếp và bước theo Vị Mục Tử Nhân Lành, để cộng tác trong niềm vui sứ vụ của Người.

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm:

Anh chị em thân mến,

Thứ Sáu vừa qua, tại Santa Cruz de Quiché ở Guatemala, José Maria Gran Cirera và chín bạn tử đạo đã được phong chân phước: ba linh mục và bảy giáo dân thuộc Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu, dấn thân bảo vệ người nghèo, các ngài đã bị giết từ năm 1980 đến năm 1991, là thời gian mà Giáo Hội Công Giáo đang bị bách hại. Với đức tin sống động nơi Chúa Kitô, các ngài là nhân chứng anh hùng của công lý và tình yêu. Xin cho tấm gương của các ngài làm cho chúng ta quảng đại và can đảm hơn trong việc sống theo Tin Mừng. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay cho các tân Chân phước. [Vỗ tay]

Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người sống trên Quần đảo St Vincent và Grenadines, nơi núi lửa phun trào đang gây ra những tổn hại và khó khăn. Tôi bảo đảm với anh chị em về những lời cầu nguyện của tôi. Tôi chúc phúc cho tất cả những ai đang tham gia vào các nỗ lực cứu trợ và trợ giúp.

Tôi cũng gần gũi với các nạn nhân của vụ cháy trong bệnh viện dành cho bệnh nhân Covid ở Baghdad. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 82 người thiệt mạng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả họ.

Thú thực, tôi vô cùng đau buồn trước thảm kịch một lần nữa xảy ra ở Địa Trung Hải. Một trăm ba mươi người di cư đã chết trên biển. Họ là những con người. Họ là những con người cầu xin sự giúp đỡ trong vô vọng suốt hai ngày -và sự giúp đỡ không bao giờ đến. Thưa anh chị em, tất cả chúng ta hãy tự hỏi mình về bi kịch thứ mười một này. Đó là một khoảnh khắc đáng xấu hổ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, và cho tất cả những người tiếp tục chết trong những thập giá bi thảm này. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người có thể giúp đỡ nhưng thích nhìn theo cách khác. Chúng ta hãy cầu nguyện trong im lặng cho họ.

Hôm nay, toàn thể Giáo hội kỷ niệm Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi với chủ đề là Thánh Giuse: Giấc mơ Ơn gọi. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa để cầu xin Ngài tiếp tục khơi dậy trong Giáo Hội những con người, vì yêu mến Ngài, dâng mình cho việc loan báo Tin Mừng và phục vụ anh chị em của họ. Và đặc biệt hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn cho chín linh mục mà tôi đã phong chức vài giờ trước đây tại Đền Thờ Thánh Phêrô - tôi không biết họ có mặt ở đây hay không - và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người thợ giỏi đến làm việc trong vườn nho của Ngài và biết cách nhân rộng các ơn gọi đời sống thánh hiến.

Và bây giờ tôi hết lòng chào đón tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi gửi lời chào đến gia đình và bạn bè của các tân linh mục vừa được tấn phong, cũng như cộng đoàn Đại Học Giáo hoàng Đức-Hung Gia Lợi, những người đã thực hiện chuyến hành hương truyền thống thăm bảy nhà thờ trong ngày hôm nay.

Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng. Chào tạm biệt!
Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Linh mục Los Angeles bị bắn cả băng đạn nhưng thoát chết nhờ đọc kinh Mân Côi
Đặng Tự Do
16:12 25/04/2021


Trong bản tin hôm 22 Tháng Tư, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã kể câu chuyện của một linh mục người Nigeria, phục vụ tại tổng giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ. Tai nạn đã xảy ra khi ngài về quê hương để giảng dạy trong một chủng viện, và mắc kẹt ở đó vì đại dịch coronavirus.

Cha Aloysius Ezoenyeka kể lại trong đoạn video này là ngài không biết mình đã bất tỉnh bao lâu. Một cái tát nhẹ vào mặt khiến ngài tỉnh dậy, và mi mắt ngài thoáng mở ra một căn phòng bệnh viện ở Phi Châu đầy những người vỗ tay và cổ vũ.

“Chào Cha, chúc mừng năm mới. Chào mừng cha đến với năm 2021”. Niềm vui tràn ngập trên khuôn mặt của các bác sĩ, y tá, bạn bè và gia đình mệt mỏi vây quanh giường ngài.

Các nhân viên y tế đã kể lại tất cả những gì đã xảy ra với ngài trong 24 giờ qua; đó là một loạt các sự kiện xảy ra sau khi Cha Aloysius bị bắn bởi những phần tử quá khích Hồi Giáo vũ trang khi một mình lái xe trên các con đường Tây Nam Nigeria, chỉ một đêm trước đó.

Cha Aloysius có thói quen đọc kinh Mân Côi trong khi lái xe, trong suốt quãng đường dài của mình. Đột nhiên, ngài nghe thấy một tiếng động mạnh. Có lẽ đó chỉ là một viên sỏi bắn lên từ dưới lốp xe của ngài.

Trong tích tắc tiếp theo, nguồn gốc của âm thanh đó là không thể nhầm lẫn. Kính chắn gió của ngài vỡ tan khi những viên đạn lướt qua bên cạnh ngài, do hai người đàn ông đứng ven đường bắn thẳng vào mặt ngài.

“Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi không có thời gian để sợ hãi”, ngài nói với CNA. Ngài đã đi lại con đường này nhiều lần khi còn là một tu sĩ dòng Bênêđíctô của Tu viện Ewu, và ngài đã nghe nói rằng đó là một đoạn đường nguy hiểm vì sự xuất hiện bất ngờ của những tên cướp. Nhưng ngài không bao giờ nghĩ rằng ngài sẽ phải nhận những phát súng nhằm lấy mạng của ngài.

“Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với mình. Tôi biết rằng có thể có cướp, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ nghiêm túc rằng điều đó sẽ xảy ra với mình”.

Mặc dù không bị thương sau loạt đạn đầu tiên, ngài biết rằng ý định của những kẻ tấn công là giết ngài. Trong giây phút tuyệt vọng, ngài lái xe lao thẳng vào những kẻ tấn công mình. Chúng chạy vào bụi cây để tránh xe và tung ra một loạt đạn khác. Những viên đạn găm vào lốp trước và xung quanh động cơ — và đâm vào bụng Cha Aloysius một cách đau đớn.

“Tôi cố gắng giữ vết thương hết sức có thể để máu không chảy, nhưng thực tế là không thể làm được điều đó.”

Chạy được một đoạn, ngài quyết định dừng lại để được giúp đỡ một khi đã ra khỏi phạm vi hoạt động của bọn khủng bố và thoát khỏi nguy hiểm. Ngài dừng gần một điểm có các hàng quán dành cho các tài xế xe tải. Ngài bước ra khỏi xe, và rồi gục xuống.

Một cậu bé 11 tuổi nhìn thấy Cha Aloysius nhào xuống đất bất động thì chạy đến báo cho cha mình, là ông SonyMopo. Cùng với một thanh niên, tên là Chidiebere, hai cha con SonyMopo, đưa ngài vào phía sau xe để đưa đến bệnh viện địa phương.

Oái oăm là con đường duy nhất để đến bệnh viện là con đường quay ngược lại nơi Cha Aloysius đã bị tấn công. Chidiebere lái xe trong khi ông SonyMopo chộp một khẩu súng, và thỉnh thoảng lại nổ cày tung mặt đất phía trước xe để xua đuổi những kẻ tấn công. Bằng cách đó họ có thể vượt qua an toàn.

“Tại thời điểm đó, tôi rất đau đớn, và chỉ còn biết cố gắng cầu nguyện”, Cha Aloysius nói.

Chidiebere ngồi ở phía sau với Cha Aloysius, và liên tục đọc Kinh Kính Mừng bằng ngôn ngữ chung quen thuộc của họ. Cả hai đều thuộc cùng một bộ tộc, chỉ cách nhau một ngôi làng. Xen kẽ trong những lời cầu nguyện này là lời kêu gọi Cha Aloysius hãy cầu nguyện thành tiếng và đừng nhắm mắt.

“Bất cứ lúc nào tôi muốn buông xuôi, anh ấy nói, 'Không, không, không, Cha sẽ vượt qua được.'“

Chidiebere tiếp tục khuyến khích Cha Aloysius tỉnh táo trong khi họ tăng tốc trong hơn 90 phút để đến phòng cấp cứu ở Benin, vào khoảng 10 giờ tối. Nhiều lần, họ đã bị trì hoãn bởi những viên cảnh sát đã chặn họ lại vì vượt quá tốc độ.

Khi đội ngũ y tế thấy ngài là một linh mục, họ đã gọi tất cả những người có thể nghĩ đến và làm việc cật lực để đưa một nhóm bác sĩ đến ngay bệnh viện, chuẩn bị cho ca phẫu thuật vào đêm giao thừa.

Tại thời điểm này, Cha Aloysius cho rằng ngài sẽ chết. Ngài đã mất rất nhiều máu và có các bác sĩ nói rằng đã quá muộn. Tuy nhiên, cuối cùng kỳ tích xuất hiện và ngài đã qua khỏi.

Cha Aloysius tin rằng Đức Mẹ đã cứu ngài.
Source:Catholic News Agency
 
Indonesia tiếp tục tìm kiếm tàu ngầm mất tích
Đặng Tự Do
16:13 25/04/2021

Máy bay và tàu cứu hộ đã lùng sục vùng biển phía Bắc Bali hôm thứ Sáu, để tìm kiếm một tàu ngầm Indonesia bị mất tích, cùng với thủy thủ đoàn 53 người. Họ đang chạy đua với nguồn cung cấp oxy đang trở nên cực kỳ thấp. Tầu ngâm KRI Nanggala-402 bị mất liên lạc vào hôm thứ Tư trong một cuộc diễn tập phóng ngư lôi.

Máy bay trực thăng đã bay từ Bali vào lúc rạng sáng thứ Sáu trong khi các tàu Hải quân được triển khai từ đảo Banyuwangi lân cận vào sáng sớm, đến vị trí được ghi nhận là vị trí cuối cùng còn liên lạc được của tàu ngầm. Các quan chức cho biết, việc cung cấp dưỡng khí trên con tầu chỉ kéo dài được đến thứ Bảy. Một người dân Banyuwangi cho biết điều duy nhất có thể làm hiện nay là hy vọng vào một phép lạ.

Tôi hy vọng rằng họ có thể giải quyết việc này tốt và nhanh chóng, và họ có thể cứu cả thủy thủ đoàn trên tàu.

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào về cuộc tìm kiếm, mặc dù tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cho biết một vật có lực từ trường cao đã được phát hiện trong vòng 100 mét từ mặt nước. Không rõ liệu vật thể đó đang lơ lửng hay ở dưới đáy biển.

Các quốc gia khác, bao gồm Australia, Malaysia, Ấn Độ, Singapore và Mỹ đã cử tàu hoặc máy bay đến hỗ trợ tìm kiếm. Con tàu 44 tuổi được cho là đã được đưa vào sử dụng và được báo cáo là đang trong tình trạng tốt. Nhưng một cuộc tìm kiếm trên không cũng phát hiện ra vết dầu loang gần vị trí lặn của tàu ngầm. Hải quân cho biết điều đó có thể chỉ ra những hư hỏng đối với con tàu nhưng cũng có thể là tín hiệu từ thủy thủ đoàn.
Source:Reuters
 
Hai năm sau vụ đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, các tín hữu Kitô cầu nguyện và đòi công lý
Đặng Tự Do
16:13 25/04/2021


Hôm 21 Tháng Tư, các tín hữu Kitô Sri Lanka đã đánh dấu hai năm ngày Chúa Nhật Phục sinh đẫm máu trong đó các phần tử Hồi Giáo cực đoan có liên hệ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đánh bom vào ba nhà thờ và ba khách sạn sang trọng.

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục thủ đô đã chủ sự buổi cầu nguyện, cùng với Đức Giám Mục Phụ Tá Anton Ranjith, tại Đền thờ Thánh Antôn ở thủ đô.

Hai Giám Mục Phụ Tá khác, Jayakody Don Anthony Anthony và Maxwell Silva, đồng cử hành nghi lễ tại Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.

Sau khi kết thúc thánh lễ tại Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya, Hội đồng Giám mục Công Giáo Sri Lanka đã gửi một bức thư đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu ngài công nhận là các vị tử vì đạo các tín hữu đã chết trong các vụ tấn công.

Vào buổi sáng, gia đình các nạn nhân đã tập trung tại hai nhà thờ bị tấn công ở Colombo và Negombo, mặc đồ tang đen.

Đúng 8h45, trùng với thời điểm quả bom đầu tiên nổ, một phút mặc niệm đã được tổ chức, kèm theo tiếng chuông ngân vang. Cuối cùng, những người có mặt thắp nến và dâng hoa tưởng nhớ những người đã khuất.

Tại Kochchikade, Đức Tổng Giám Mục Colombo đã cử hành lễ tưởng niệm bằng tiếng Anh và tiếng Sinhala trước sự chứng kiến của đông đảo các đại sứ và quan chức.

Trong bài giảng, ngài chỉ ra rằng chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là một công cụ hữu ích cho những tham dự vào lĩnh vực địa chính trị toàn cầu và các tác nhân địa phương của họ để đạt được những mục tiêu đen tối. Một trong số đó là gieo rắc căng thẳng giữa các tôn giáo khác nhau, và đã thất bại tại Sri Lanka.

“Mọi người đã đánh bại nỗ lực của các lực lượng chính trị và các lực lượng khác nhằm tạo ra mối hiềm khích giữa các tín hữu Kitô, những người Sinhalese và người Hồi giáo. Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc cùng nhau như các tôn giáo chứ không phải chống lại nhau”.

Phát biểu về báo cáo của ủy ban điều tra và cuộc điều tra đang diễn ra, Đức Hồng Y nói rằng “Điều cản trở quá trình điều tra minh bạch về vấn đề này là tình hình chính trị và nhu cầu bảo vệ các liên minh”.

Vào buổi tối, hơn 500 linh mục Công Giáo từ tất cả các giáo phận của Sri Lanka đã đọc kinh Mân Côi trong một cuộc rước ở Negombo từ Đại học Maris Stella đến Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.

Một cỗ xe có tượng Chúa Kitô Phục Sinh bị hư hại trong vụ nổ đi ở đầu đoàn rước trong khi một cỗ xe chở Đức Mẹ đi theo sau.

Trong khi đó, Liên minh Công dân Negombo đã tổ chức một cuộc biểu tình im lặng vào sáng hôm qua từ 8 giờ sáng đến 9 giờ 30 phút sáng, trên con đường chính không xa Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.
Source:Asia News
 
Để Giáo Hội sống nhất quán với Phép thánh thể, chúng ta phải sẵn sàng thách thức những người Công Giáo cố thủ phạm tội trọng.
Vũ Văn An
18:42 25/04/2021

Thập niên 1980, khi viết cuốn Gia Tài Công Giáo, Giáo sư Lawrence S. Cunninham từng cho rằng “Nếu có ai cùng một lúc đọc cả The Wanderer lẫn The National Catholic Reporter, cả hai đều là những tạp chí Công Giáo Mỹ xuất bản tại vùng Trung Tây, chắc họ dám nghĩ người ta đang viết về hai giáo phái hoàn toàn khác nhau”. Đó là chuyện mấy giáo dân Mỹ làm báo chí với nhau. Làm báo chí thì càng khác nhau mới càng câu được độc giả, chứ cùng một giọng điệu, đọc chán chết, và chỉ cần đọc một trong hai tờ, chứ đọc cả hai làm chi cho mất thì giờ.

Bước sang thế kỷ 21, cục diện thay đổi, bây giờ đến lượt hàng giáo phẩm. Trong bài “Thần học ảo Quán Ba” hôm qua, tác giả bài báo có nhắc đến nhận định của Tiến sĩ Ralph Martin, chủ tịch Thừa tác vụ Canh tân và là giáo sư thần học tại Đại Chủng viện Thánh Tâm, tác giả cuốn “Church in Crisis: Pathways Forward” (“Giáo hội trong khủng hoảng: Các nẻo đường tiến tới”): sự hỗn độn và rối loạn hiện nay trong Giáo Hội là do việc các giám mục và Hồng Y mâu thuẫn nhau về thần học và việc thực hành đức tin. Ông nói, “Các giám mục đang tấn công các giám mục, các Hồng Y đang tấn công các Hồng Y”.

Nhận định trên đây, tháng này, đã được chứng minh hùng hồn bởi bài báo của Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila đăng trên tạp chí America của các cha Dòng Tên Hoa Kỳ ngày 14 tháng 4 năm 2021. Và cùng ngày tức khắc bị Đức Hồng Y Cupich phê phán và đòi giải thích, cho là đi ngược lại tín lý của Giáo Hội.

Trong bài này, chúng tôi xin chuyển ngữ trọn bài báo của Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila. Ngày mai chúng tôi xin chuyển dịch bài báo của tờ The Pillar nói về lời phê phán của Đức Hồng Y Cupich.

Trước khi đi vào chính bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila, xin cũng lưu ý: Tạp chí America coi bài viết của Đức Tổng Giám Mục Aquila như một phần của cuộc đàm thoại với Tạp chí, cung ứng các quan điểm đa dạng về các vấn đề quan trọng và gây tranh cãi trong đời sống Giáo Hội. Và tạp chí khuyên độc giả đọc một bài khác về việc rước lễ của linh mục Louis J. Cameli, một linh mục thuộc tổng giáo phận Chicago, tức đại diện cho Đức Hồng Y Cupich, cũng được đăng tải trên cùng Tạp chí vào cùng ngày 14 tháng 4, 2021.

Sau đây là trọn bài viết của Đức Cha Aquila, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Denver, Colorado:



Trong Thánh lễ đầu tiên của tôi với tư cách là một linh mục, và trong các Thánh lễ tôi đã dâng kể từ đó, tôi đã cầu nguyện lặng lẽ một trong hai lời cầu nguyện do các linh mục trên khắp thế giới dâng lên trước khi chúng ta rước Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô:

Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin cho việc lãnh nhận Mình và Máu Chúa, không đem lại cho con sự phán xét và kết án, nhưng nhờ lòng thương xót yêu thương của Chúa, xin Chúa che chở con trong linh hồn và thể xác và là phương thuốc chữa lành.

Lời cầu nguyện đó lặp lại những lời trong Thư đầu tiên của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô. Thánh Phaolô khuyến khích Giáo hội sống đức tin một cách chân chính, hoàn toàn và chính trực. Thánh Phaolô nhắc nhở tín hữu Côrintô: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1Cr 11:27-30).

Những lời nói về tình yêu thương của Giáo Hội dành cho những ai dám đến gần bàn thờ là những lời quan tâm và thương xót, được Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, để bảo vệ và chữa lành. Nhưng chúng cũng cho chúng ta một lời cảnh cáo nghiêm túc: Chúng ta, những người tuyên xưng đức tin của Giáo Hội phải sống như Giáo Hội truyền lệnh cho chúng ta bởi vì qua Giáo Hội của Người, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi chúng ta ăn năn, tha thứ và sống thánh thiện. Đến gần Bí tích Thánh Thể cách khác là tự kết tội mình trước bàn thờ Chúa.

Thánh Phaolô khẳng định sức mạnh vĩ đại của Bí tích Thánh Thể nhưng cảnh cáo về sự nguy hiểm của việc lãnh nhận nó mà không biện phân. Đó là một mối nguy hiểm thánh thiện đi kèm với quyền tự do của chúng ta được sống một cuộc sống nhất quán hoặc không nhất quán; sống cuộc sống nhất quán với sự thật của Thiên Chúa và các sự thật của Giáo Hội hay không. Sự thật có thể khó nói và khó nghe, nhưng tình yêu nói lên sự thật. Đến gần Bí tích Thánh Thể một cách coi thường (casually) và không sợ bị kết án là gây nguy cơ cho sự cứu rỗi đời đời của người ta.

Tuy nhiên, ngày nay, người ta thấy các giám mục chúng ta rất ít nói tới việc kết án. Chúng ta đã khai triển một nền sư phạm chấp nhận gần như độc hữu. Chắc chắn, tất cả chúng ta được mời gọi yêu thương nhau bằng tình yêu anh hùng, chào đón khách lạ và kẻ tội lỗi vào mầu nhiệm của lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, tình yêu ấy, một cách nào đó, đã trở thành một chiều. Tình yêu quả thực hay thương xót, nhưng tình yêu đích thực cũng chân thật. Trong thừa tác vụ của Người, Chúa Giêsu cho chúng ta nhiều điển hình: Thánh Phêrô và các tông đồ, người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, Giakêu, và người phụ nữ Samari. Tình yêu nhìn nhận rằng sự lên án luôn ở trong tầm tay. Nó nhìn nhận rằng cách chúng ta đến gần bàn thờ và rước Thánh Thể đòi một lòng kính sợ Chúa lành mạnh.

Tôi trình bầy các suy tư này sau khi đã cầu nguyện và suy ngẫm rất nhiều về tình trạng của Giáo Hội trong những thời điểm đầy thách thức hiện nay. Trong những năm gần đây, có rất nhiều tập chú vào chính trị, kinh tế và sức khỏe hoàn cầu. Phần lớn xã hội của chúng ta đang sống trong một thế giới bị bão hòa bởi tin tức hàng giờ. Ngay cả Giáo hội, bao gồm một số giám mục chúng ta, dường như dành một mối quan tâm ưu hạng nào đó cho trật tự dân sự và thể lý hơn là siêu nhiên. Mặc dù những điều này tốt lành và nên được xem xét một cách nghiêm túc, nhưng chúng không có cùng đích mà vì thế chúng ta đã được tạo dựng, cùng đích mà vì thế Giáo hội hiện hữu — đó là tham dự vào sứ mệnh của Đấng cứu chuộc, đem các linh hồn đến sự cứu rỗi và sự sống vĩnh cửu.

Lên khuôn các vấn đề

Các vấn đề về việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể một cách xứng đáng thường bị cột vào các cân nhắc chính trị: Làm thế nào Giáo hội có thể làm chứng tốt nhất cho sự thật về thực tại của mình trong một thế giới bị siêu chính trị hóa? Có phải các giám mục vì sử dụng một chứng tá nhất quán, rõ ràng, mà khiến cho các tín hữu rời bỏ Giáo Hội hay không? Liệu hành động như vậy có bị lợi dụng về mặt chính trị hay không? Đó là những câu hỏi khó trả lời đối với xã hội hiện đại của chúng ta, nhưng những câu hỏi này cũng lên khuôn vấn đề một cách không chính xác.

Vấn đề nhất quán thánh thể chủ yếu không phải là về luật Giáo Hội hoặc kỷ luật thích hợp, mặc dù không nên bỏ qua những vấn đề này; đúng hơn, nó là vấn đề tình yêu, vấn đề bác ái đối với người lân cận của chúng ta. Thánh Phaolô rất rõ ràng khi cho rằng sẽ nguy hiểm cho linh hồn của người ta nếu họ lãnh mình và máu của Chúa chúng ta một cách bất xứng. Điều này đúng đối với mọi người Công Giáo, nhưng nó đặc biệt liên quan đến việc làm chứng giả mà nhiều viên chức công quyền đôi khi duy trì liên quan đến sự thật căn bản nhất của con người nhân bản.

Khi giảm thiểu tối đa nguy cơ rước Thánh Thể một cách bất xứng, Giáo Hội không yêu thương đúng mức những người tiếp tục gây nguy hiểm cho linh hồn họ. Trao đổi cuộc sống vĩnh cửu lấy “sự lịch sự” và “sự dấn thân” không phải là một cuộc trao đổi tốt đẹp, và tôi, trong tư cách giám mục, tôi sẽ đặc biệt sơ suất khi giữ im lặng trong lúc những người tôi được kêu gọi yêu thương có thể đang gây nguy hiểm cho linh hồn vĩnh cửu của họ. Đây là một mối nguy hiểm cho họ và một mối nguy hiểm cho tôi. Tôi sẽ bị hỏi vào ngày phán xét rằng tôi đã yêu người lân cận như thế nào, và tôi không muốn phải trả lời vì sơ suất về việc rao giảng Kinh thánh và các giáo huấn của Giáo Hội vì tình yêu đó không được ưa chuộng, không thoải mái hoặc không liên quan gì tới thời đại.

Chăm sóc các linh hồn thuộc phán quyền của tôi cũng là định nghĩa về thừa tác vụ của tôi. Các giám mục, cũng như các tín hữu, nên rõ ràng về sự kết án giáng xuống chúng ta nếu chúng ta không yêu thương những người không muốn nghe những sự thật của đức tin chúng ta.

Bản chất công khai của Bí tích Thánh Thể cũng lên khuôn cho cách thức Giáo Hội cai quản việc tham gia vào bí tích đó. Giáo luật quy định rằng những ai “kiên trì một cách cố chấp trong việc phạm tội trọng tỏ tường thì không được phép rước lễ” (số 915). Các luật lệ xung quanh Bí tích Thánh Thể là vì lợi ích của các tín hữu và có đó để bảo tồn tính chân chính và mầu nhiệm của cuộc gặp gỡ mà chúng ta có với Chúa Kitô Phục sinh. Chúng có đó bởi vì Giáo Hội yêu thương mọi người và mong muốn mọi người đạt được mục đích vốn được tạo dựng của mình là kết hợp với Thiên Chúa. Luật và tình yêu của Giáo hội không loại trừ lẫn nhau.

Ngay từ ban đầu, giáo huấn của chính Chúa Giêsu về Bí tích Thánh Thể đã bị thách thức. Tin mừng Gioan (Ga 6: 52–69) nhận diện mạc khải về Bí tích Thánh Thể là nguồn gốc gây xáo trộn và chia rẽ giữa các người theo Chúa Giêsu, đến mức nhiều người đã ngừng theo Người. Chúa Giêsu không ngăn họ ra đi và cũng không yêu cầu họ đứng xa khỏi sự nhạy cảm mục vụ. Thay vào đó, Người để họ ra đi vì việc tham dự Bí tích Thánh Thể (“ăn thịt Con Người và uống máu Người”) đòi hỏi một sự nhất trí nào đó của đức tin và sự nhất quán nào đó của đời sống người ta, như Giáo Hội từng dạy từ những thế kỷ đầu tiên. Chúng ta thấy sự nhất trí của đức tin trong câu trả lời của Thánh Phêrô với Chúa Giêsu khi Người hỏi các tông đồ, “các con cũng muốn bỏ đi phải không?” Thánh Phêrô trả lời, “Lạy Chúa, chúng con biết đi với ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời, và chúng con đã tin và biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6:69).

Vấn đề lương tâm

Ngày nay, chúng ta thường nghe nói đến quyền tối thượng của lương tâm trong quyết định của người ta đối với Bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, lương tâm không bào chữa cho bất cứ quyết định nào chỉ vì người ta đưa ra một phán đoán bản thân về điều thiện và điều ác. Có một nghĩa vụ trước đó là lương tâm phải được đào tạo đúng đắn, để điều thiện và điều ác có thể được biện phân đúng đắn. Lương tâm được đào tạo tốt sẽ bắt trái tim, ý chí và tâm trí của người ta tùng phục ý muốn của Cha yêu thương của chúng ta. Chúng ta cũng phải hiểu rằng lương tâm có thể sai lầm nếu không được đào tạo và nó không bao giờ được đi ngược lại luật pháp của Thiên Chúa. Thiên Chúa, chứ không phải loài người - và nhất là không phải chính phủ - xác định điều thiện và điều ác. Người ta chỉ cần nhìn vào thế kỷ trước để thấy những điều ác nào các chính phủ xấu xa có thể tạo ra khi họ tuyên bố một điều ác là tốt: Hãy nhìn vào các điển hình của Đức Quốc xã và của các chế độ Cộng sản.

Là một giám mục, tôi có nghĩa vụ hỗ trợ các tín hữu dưới sự chăm sóc của tôi đào tạo lương tâm của họ một cách đúng đắn. Tôi được kêu gọi làm theo tiến trình Chúa đã ban cho các môn đệ trong Tin Mừng Matthêu:

“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Giáo Hội. Nếu Giáo Hội mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại giáo hay một người thu thuế” (Mt 18: 15-18).

Tôi rất coi trọng trách nhiệm này, đó là lý do tại sao tôi buộc phải giải quyết sai lầm cho rằng bất cứ người Công Giáo đã rửa tội nào cũng có thể rước lễ chỉ cần họ muốn làm như vậy. Không ai trong chúng ta có quyền tự do đến gần bàn thờ của Chúa mà không có sự kiểm tra lương tâm thích đáng và ăn năn đúng mức nếu đã phạm tội trọng. Bí tích Thánh Thể là một hồng phúc, không phải là một quyền lợi, và tính thánh thiêng của hồng phúc này chỉ bị giảm đi bởi sự lãnh nhận bất xứng. Bởi vì tai tiếng công khai gây ra, điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các viên chức nhà nước liên tục cai trị bằng việc vi phạm luật tự nhiên, đặc biệt là các vấn đề tối ưu về phá thai và an tử, tước đoạt mạng sống vô tội, cũng như các hành động khác đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội về phẩm giá của sự sống.

Mặc dù có khả năng là nhiều người — quá nhiều — lãnh nhận Thánh Thể trong tình trạng khách quan xa cách với Thiên Chúa, nhưng có một nghĩa vụ bổ sung đối với các viên chức công, những người cố thủ sống trong tình trạng tội trọng. Gương của họ dẫn người khác vào tội lỗi và làm gia trọng nguy cơ bị án phạt có thể đến với họ khi họ đến trước nhan thánh Thiên Chúa. Nếu Giáo Hội thực sự yêu thương họ, như Giáo Hội thực sự làm, thì điều thích đáng hơn sẽ là kêu gọi họ trở lại mối liên hệ mật thiết với mỗi Ngôi trong Ba Ngôi qua sự ăn năn trước khi nhận lãnh mình và máu Chúa Giêsu một cách gây nguy hiểm cho sự cứu rỗi đời đời của họ.

Bác ái trong việc nói sự thật

Tôi sợ nhiều người Công Giáo đã rửa tội không coi trọng Bí tích Thánh Thể vì họ không nghiêm túc đối với tội lỗi, và điều này phần lớn là lỗi của việc dạy giáo lý tồi đã từ quá lâu do tôi và các giám mục anh em của tôi giám sát. Khi bí tích Thánh Thể bị coi một cách tùy tiện trong phụng vụ của chúng ta, bị giảm thiểu tối đa trong tòa giải tội hoặc bị làm ngơ trong các bài giảng, thì chúng ta không nên ngạc nhiên trước sự hồ đồ lẫn lộn về tính thánh thiêng của nó. Điều này suy cho cùng là một thất bại khác trong đức ái. Đức bác ái chân chính luôn chứa đầy lòng cảm thương, sự dịu dàng và sự thật. Yêu người lân cận là mong muốn họ sống trong chân lý cao cả của Thánh Lễ và sự hiện diện thực sự của Chúa chúng ta. Về phương diện này, có lẽ, các thừa tác viên đức tin có trách nhiệm lớn hơn đối với việc rước Thánh Thể cách bất xứng.

Khi Chúa Giêsu lên án những ai nghe lời Thiên Chúa nhưng không hành động theo (Lc 6:46-49), thì Người cho rằng phải có việc loan báo Tin Mừng. Không nghi ngờ gì nữa, có những người biết những gì Giáo Hội dạy nhưng đã bác bỏ nó (thí dụ, giáo lý của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống hoặc sự thật của hôn nhân tự nhiên), nhưng có những người khác không nghe Tin Mừng vì Giáo Hội đã không công bố nó một cách hữu hiệu.

Khoảnh khắc tự xét mình này của Giáo Hội về tính nhất quán của Bí tích Thánh Thể là cơ hội để tôi và mọi giám mục tái cam kết đối với lời giảng dạy không có tính hộ giáo của Chúa Giêsu Kitô. Điều lấp đầy các giáo hội của chúng ta không phải là việc làm nhẹ bớt Tin Mừng mà là niềm tin sâu sắc, chân chính vào Chúa Giêsu bắt nguồn từ tình yêu bản thân của chúng ta dành cho Người như Chúa và là Vị Cứu tinh của chúng ta. Đó là mô hình của các thánh. Các ngài cho chúng ta thấy đức tin nơi Chúa Giêsu dẫn đến việc qui phục triệt để thánh ý Chúa Cha bất kể hậu quả chính trị hay xã hội, bất kể giá nào, như đã được các vị tử đạo ngày nay làm chứng.

Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn tôi và Giáo Hội sống một đời sống nhất quán biết lấy Bí tích Thánh Thể và đức tin nơi Chúa Giêsu làm nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống chúng ta. Cầu mong điều này đưa tất cả chúng ta đến sự bình an trong tâm hồn và thể xác, và yêu thương người lân cận của mình, bất kể giá nào, để chúng ta có thể trải nghiệm niềm vui Tin Mừng ở đây trên trái đất — và cùng nhau sống trên thiên đàng!

Kỳ sau: Đức Hồng Y Cupich yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Aquila 'công khai làm sáng tỏ’ tín lý Thánh Thể
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha khi phong chức linh mục cho 9 thầy phó tế tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
J.B. Đặng Minh An dịch
19:34 25/04/2021

Lúc 9 giờ sáng Chúa nhật 25 Tháng Tư, Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh, cũng gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, và đồng thời là Ngày Thế giới cầu cho ơn thiên triệu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô để truyền chức cho chín linh mục. Các vị tuy thuộc các quốc tịch khác nhau, nhưng sẽ phục vụ tại giáo phận Rôma.

Trong số các tiến chức, có 5 thầy được đào tạo tại Đại chủng viện Rôma, hai tại Chủng viện Mẹ Đấng Cứu Chuộc của Con đường Tân Dự Tòng, một tại Chủng viện Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa và một tiến chức gia nhập giáo phận Rôma. Tổng cộng có sáu người Ý, 3 vị còn lại thuộc ba quốc tịch: Rumani, Colombia và Brazil. Thầy trẻ nhất 26 tuổi và người lớn nhất 43 tuổi.

Từ đầu đại dịch hồi tháng Ba năm ngoái, Đức Thánh Cha đã nhiều lần cử hành thánh lễ và các lễ nghi tại Bàn thờ Ngai tòa. Tuy nhiên, sáng Chúa Nhật vừa qua, lần đầu tiên ngài tái cử hành tại bàn thờ tuyên xưng Đức tin, tức là bàn thờ chính trên mộ thánh Phêrô, với một cộng đoàn đông đảo gần 3,000 người.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, những người con, người em này của chúng ta đã được kêu gọi lãnh nhận chức tư tế. Chúng ta hãy cẩn thận xem xét thừa tác vụ trong Hội Thánh mà họ sẽ được nâng lên.

Anh chị em thân mến, như anh chị em đã biết, Chúa Giêsu là thầy cả thượng phẩm duy nhất của Tân Ước; nhưng trong Người, tất cả dân thánh của Thiên Chúa đều được lập thành dân tư tế. Trong số tất cả các môn đệ của mình, Chúa Giêsu muốn đặc biệt chọn một số người, để bằng cách công khai thực thi chức vụ tư tế trong Giáo Hội nhân danh Ngài vì thiện ích của tất cả mọi người, họ sẽ tiếp tục sứ mệnh của Người trong tư cách là các thầy dậy, tư tế và mục tử.

Sau khi suy tư chín chắn, giờ đây chúng ta sắp nâng những anh em này lên hàng tư tế, để khi phục vụ Chúa Kitô, như các thầy dậy, tư tế và mục tử, họ hợp tác xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô, tức là Hội thánh, là dân Chúa và là đền thánh của Chúa Thánh Thần.

Còn các các con, những người con yêu dấu, sắp được nâng lên hàng tư tế, hãy cẩn trọng nhớ rằng qua việc thực thi thừa tác vụ thánh chức, các con sẽ tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô, là vị Thầy duy nhất. Các con sẽ là những người chăn dắt đàn chiên như Người, đây là điều Người muốn nơi các con, những mục tử của Hội Thánh, những người chăn dắt dân tộc thánh thiện của Thiên Chúa. Mục tử phải đi với dân Chúa: đôi khi ở phía trước đàn chiên, đôi khi ở giữa hoặc phía sau, nhưng luôn ở đó, với dân Chúa.

Có một thời - theo ngôn ngữ vào thời đó - người ta nói về “sự nghiệp trong giáo hội”, với một ý nghĩa khác xa ngày nay. Đây không phải là một “sự nghiệp”, nhưng đó là một sự phục vụ, một sự phục vụ như Chúa đã làm cho dân Ngài. Và sự phục vụ này của Thiên Chúa dành cho dân Ngài để lại những “dấu vết”, và một phong cách, mà các con phải tuân theo. Phong cách đó là sự gần gũi, từ bi và dịu dàng. Đây là phong cách của Chúa. Gần gũi, từ bi, dịu dàng.

Linh mục phải có bốn sự gần gũi. Trước hết là gần gũi Thiên Chúa trong kinh nguyện, trong các bí tích, trong thánh lễ. Hãy thân thưa với Chúa, hãy cận kề bên Chúa. Trong toàn bộ câu chuyện về Chúa Kitô, Thiên Chúa luôn ở gần chúng ta qua Con của Ngài. Chúa cũng gần gũi chúng ta, mỗi người chúng ta, trên đường đời của chúng ta. Cả trong những lúc tối tăm của tội lỗi, Chúa luôn ở đó, gần gũi với chúng ta. Các con hãy gần gũi dân Chúa. Nhưng trước tiên là gần gũi Thiên Chúa qua kinh nguyện. Một linh mục không cầu nguyện thì dần dần ngọn lửa Thánh Linh trong tâm hồn sẽ bị dập tắt.

Thứ hai, các con cũng phải gần gũi với các Giám mục, và trong trường hợp này các con là các “Phó Giám mục”. Hãy gần gũi với các ngài, bởi vì khi quây quần quanh vị Giám Mục của mình, các con sẽ có sự hiệp nhất. Ý cha muốn nói là các con không phải là tôi tớ - vì các con chỉ là tôi tớ cho Chúa – nhưng các con hãy là những người cộng tác với các Giám mục. Khi đề cập đến sự gần gũi, cha nhớ có lần, cách đây rất lâu, một linh mục đã gặp chuyện chẳng may - có thể nói là ngài đã “lỡ lời”. Điều đầu tiên cha nghĩ đến và khuyên vị linh mục này là gọi cho Đức Giám Mục. Ngay cả trong những thời điểm tồi tệ, vị linh mục ấy nên gọi cho vị Giám Mục để ngài gần gũi với mình. Hãy gần gũi với Chúa trong lời cầu nguyện, và gần gũi với Giám mục. Có người nói: “Nhưng tôi không thích vị Giám Mục này”. “Nhưng Giám Mục là cha của bạn”. “Nhưng vị Giám mục này đối xử với tôi rất tệ”. “Hãy khiêm tốn, hãy đến với Đức Giám Mục”.

Thứ ba, các con hãy gần gũi với nhau. Và cha đề nghị các con một giải pháp để thực hiện ngay từ ngày hôm nay: đừng bao giờ nói xấu một linh mục nào trong các con. Nếu các con có điều gì đó không hài lòng với người khác, hãy hành xử như các chính nhân quân tử, hãy đến và nói thẳng với anh ta. “Nhưng đây là một điều rất tồi tệ… Tôi không biết anh ấy sẽ phản ứng thế nào…”. Hãy đến với Giám Mục, là người sẽ giúp bạn. Nhưng đừng bao giờ, đừng bao giờ buôn chuyện. Đừng nói nhiều. Đừng sa đà vào những câu chuyện phiếm. Sự đoàn kết giữa các con: trong linh mục đoàn, trong các ủy ban, trong công việc. Hãy gần gũi giữa các con với nhau và với Giám mục.

Và thứ tư: đối với cha, sau Chúa, sự gần gũi quan trọng nhất là với các tín hữu dân thánh của Chúa. Không ai trong số các các con học để trở thành một linh mục. Các con đã nghiên cứu các khoa học giáo hội, như Giáo hội yêu cầu các con thực hiện. Nhưng các con đã được chọn, từ dân Chúa. Chúa phán với Đavít: “Ta đã chọn ngươi từ đàn chiên”. Đừng quên nơi các con xuất thân: gia đình, dân tộc của mình... Đừng đánh mất ý thức các con là con của dân Chúa. Thánh Phaolô nói với Timôthêô: “Hãy nhớ mẹ anh, bà anh”. Hãy nhớ các con từ đâu đến, đó là từ dân Chúa. Tác giả của Thư gửi người Do Thái nói: “Hãy nhớ những người đã giới thiệu đức tin cho bạn”. Hãy là linh mục của nhân dân, chứ đừng là giáo sĩ của nhà nước!

Bốn sự gần gũi của linh mục: gần gũi với Thiên Chúa, gần gũi với Giám mục, gần gũi giữa các con, gần gũi với dân Chúa. Phong cách gần gũi vốn là phong cách của Chúa. Phong cách của Thiên Chúa cũng là phong cách của lòng trắc ẩn và sự dịu dàng. Đừng đóng cửa trái tim mình trước những vấn đề. Và các con sẽ thấy được rất nhiều điều! Khi mọi người đến để nói với các con về vấn đề của họ và xin được đồng hành. Các con đừng tiếc thời gian lắng nghe và an ủi. Lòng trắc ẩn dẫn các con đến sự tha thứ, đến lòng thương xót. Các con hãy thương xót, hãy tha thứ. Vì Chúa tha thứ mọi thứ, Ngài không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Chính chúng ta mới là người mệt mỏi cầu xin sự tha thứ. Hãy gần gũi và có lòng trắc ẩn. Hãy có lòng nhân ái dịu dàng, với sự dịu dàng của những người trong một mái gia đình, sự dịu dàng của anh em với nhau, sự dịu dàng của một người cha. Sự dịu dàng đó khiến các con cảm thấy rằng các con đang ở trong nhà của Thiên Chúa

Cha cầu chúc các con có được phong cách này, là phong cách của Chúa.

Cha đã đề cập với các con những điều liên quan đến thừa tác vụ linh mục, nhưng cha cũng muốn đề cập ở đây những điều khác nữa cùng dân Chúa. Hãy tránh xa sự phù phiếm, hãy tránh xa niềm kiêu hãnh về tiền bạc. Ma quỷ xâm nhập “từ các túi tiền”. Hãy nghĩ đến điều này. Hãy nghèo đi, vì dân Chúa là những người nghèo. Hãy là người nghèo để biết thương người nghèo. Đừng trở thành người theo đuổi danh vọng, đừng trở thành công chức. Khi một linh mục hành động như một doanh nhân, làm chủ giáo xứ, hay cộng đoàn nơi họ ở, thì linh mục ấy đánh mất đi sự gần gũi với dân chúng, đánh mất đi sự thanh bần, là điều làm cho linh mục giống Chúa Kitô khó nghèo, chịu đóng đanh. Cuối cùng linh mục ấy trở thành thương gia, linh mục thương gia, chứ không phải là người phục vụ. Cha đã nghe một câu chuyện khiến cha rất xúc động. Một linh mục rất thông minh, rất thực tế, rất có năng lực, nắm trong tay nhiều quyền hành, nhưng một ngày nọ, lòng dạ ông chai cứng vì chức vụ đó, ông thấy một nhân viên của mình, một người lớn tuổi, mắc lỗi, đã mắng mỏ người nhân viên này, và sa thải ông ta. Và người nhân viên cao tuổi đó đã chết vì chuyện này. Linh mục ấy đã được thụ phong chức tư tế, nhưng cuối cùng lại trở thành một thương nhân tàn nhẫn. Hãy luôn luôn nhớ đến hình ảnh này, các con đừng quên câu chuyện này.

Các mục tử gần gũi với Thiên Chúa, với Giám mục, với anh em, và với dân Chúa. Mục tử là người phục vụ, là người chăn chiên, không phải doanh nhân. Hãy tránh xa tiền bạc.

Hãy nhớ rằng con đường của bốn sự gần gũi này là con đường đẹp, con đường của các mục tử chân chính, là những người được Chúa Giêsu an ủi, bởi vì Ngài là Mục tử nhân lành. Và hãy tìm niềm an ủi nơi Chúa Giêsu, hãy tìm niềm an ủi nơi Đức Mẹ - đừng quên Mẹ - hãy luôn tìm niềm an ủi ở đó, để được ủi an từ đó.

Và hãy vác những thánh giá - sẽ có những thánh giá trong cuộc đời chúng ta. Nhưng trong tay Chúa Giêsu và Đức Mẹ, chúng ta không đừng sợ. Nếu các con ở gần Chúa, Đức Giám Mục, giữa các anh em và dân Chúa, nếu các con có phong cách của Chúa - gần gũi, từ bi và dịu dàng – thì đừng sợ, mọi việc sẽ ổn thỏa.
Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Thánh lễ đưa chân Cha Giám Đốc VietCatholic tại nhà thờ St. Columban, Orange County
Hóa Dung và Lê Sự
04:38 25/04/2021
 
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: Sứ vụ và công cuộc Phúc Âm hoá của Hội Thánh
LM. Giuse Quách Minh Đức, C.Ss.R.
09:47 25/04/2021
7:30, thứ Bảy, 24/4/2021, Học viện thánh Anphongsô - Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: "Sứ vụ và công cuộc Phúc Âm hoá của Hội Thánh." Các tham dự viên của hội thảo là quý Cha, quý Thầy trong cộng đoàn Học viện Dòng Chúa Cứu Thế, quý Cha giáo, quý Thầy sinh viên đang theo học tại Học Viện, quý tu sĩ thuộc nhiều Hội dòng và Học viện khác nhau, quý Thầy Dự tập, các bạn Giới trẻ Thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế. Buổi hội thảo nhằm mục đích tìm hiểu và khơi lên tinh thần phúc âm hoá của mỗi Kitô hữu, cách riêng, nơi các tu sĩ trẻ. Thuyết trình viên của buổi hội thảo là Cha Giuse Đỗ Quang Khang, Giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn và Cha Giuse Trần Sĩ Tín, vị thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế đã gắn bó hơn 52 năm với anh chị em Jrai.

1. ĐIỀU CỐT LÕI CỦA SỨ VỤ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TIN MỪNG

Diễn giả đầu tiên, Cha Giuse Đỗ Quang Khang, đưa cử toạ quay trở lại với nền tảng đức tin của Hội Thánh.

Từ câu Tin Mừng Gioan: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), Cha Giuse đặt câu hỏi: "Có hai hay một sứ vụ?” Sau khi phân tích bản văn gốc, Cha Giuse nhận xét: chỉ có một sứ vụ duy nhất được Chúa Cha uỷ thác cho Đức Giêsu, là “làm cho một người nào đó trở thành con của Cha trên Trời.”



Tuy nhiên, sứ vụ này mang một đặc tính kép. Chúa Cha uỷ thác cho Đức Giêsu "làm cho một người thành con của Cha," và sau đó, Đức Giêsu chuyển trao sứ vụ cho người con đó để họ tiếp tục "làm cho một người nữa thành con của Cha trên trời." Tuy nhiên, sứ vụ này cũng đòi hỏi chính người nhận sứ vụ phải có một "kinh nghiệm làm con Cha" trước khi rao giảng.

Sau đó, Cha phân tích tiếp câu Tin Mừng Mátthêu: "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em" (Mt 28,19-20). Nếu sứ vụ, theo Tin Mừng Gioan là "quy Chúa Cha" thì sứ vụ theo thần học Tin Mừng Mátthêu là "quy Kitô": "làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy Giêsu." Ngài nhận xét: chúng ta sẽ không thể "làm cho một người thành môn đệ của Thầy Giêsu" nếu chúng ta không thực sự là môn đệ Thầy Giêsu.

Trong phần kết luận, Cha Giuse gợi cho các tham dự viên ý tưởng: Chúa truyền "hãy làm" nhưng "làm cách nào" thì Chúa không nói, Chúa để mở cho sự tự do và sáng kiến của chúng ta.

2. ƠN THỪA SAI

Bước lên trong tinh thần minh mẫn ở độ tuổi đã cao, “Tôi không dám nói là đứng trên đây để thuyết giảng, nhưng tôi đứng ở đây để 'làm chứng' về những ơn Chúa ban cho tôi trong cuộc đời thừa sai" Cha Giuse Trần Sĩ Tín ngỏ lời với mọi người như thế.

Sau đó, dựa vào Công vụ Tông đồ 2,36: "Đức Giêsu mà chính anh em đã đóng đinh vào thập giá, Thiên Chúa đã đặt người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô," Cha Sĩ Tín chia sẻ về con đường Lectio Divina và Kerygma trong hơn 50 năm sứ vụ Jrai của ngài.

“Công cuộc Phúc Âm hoá được thực hiện nhờ việc cầu nguyện với Lời Chúa, tức Lectio Divina, chứ không hẳn chỉ bằng những bài thuyết giáo”, vị thừa sai chia sẻ. “Việc cầu nguyện của người Jrai thường theo tiến trình: lắng nghe Lời Chúa – cầu nguyện với Lời Chúa – làm chứng về những ơn Chúa ban. Cha Sĩ Tín cho rằng việc làm chứng rất quan trọng vì chúng củng cố đức tin cho cả người làm chứng lẫn người nghe. Ngang qua Lectio Divina, anh chị em Jrai nhận ra và mạnh dạn tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đức Chúa. Đó chính là cốt lõi đức tin của Hội Thánh: Đức Giêsu Kitô đã chết, sống lại và lên trời, được Thiên Chúa đặt làm Đức Chúa và Đấng Kitô.

Sau phần thảo luận giữa thính giả và diễn giả, buổi hội thảo kết thúc, mọi người ra về trong ân sủng và bình an của Đức Kitô Phục Sinh.
 
Lễ cầu hồn cho Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị tại Gx CTTĐVN St Petersburg, FL.
Trần Mạnh Trác
19:21 25/04/2021
VietCatholic và các thân hữu vùng St Petersburg, FL đã xin lễ Cầu Hồn cho Cha Gioan Trần Công Nghị ngay sau khi hay tin Ngài qua đời. Sau đây là hình ảnh buổi lễ, vào dịp lễ Chuá Chiên Lành, cử hành tại Gx CTTĐVN do cha chánh xứ Gioan Nguyễn Vũ Việt lúc 10:30g sáng Chuá Nhật ngày 25-4-2021.

Xem hình ảnh
 
Thông Báo
Phong trào Cursillo TGP Los Angeles phân ưu cùng tang quyến và Việtcatholic
Nguyễn Đình Tuấn
09:23 25/04/2021
Đại diện và thay mặt cho toàn thể anh chị em trong Phong trào Cursillo ngành Việt Nam Tổng Giáo phận Los Angeles, Ban Điều Hành xin kính gửi đến quý thân bằng quyến thuộc trong Tang quyến của Cha Gioan và Đại gia đình VietCatholic thư Phân ưu kèm theo, và xin được chia sẻ với quý thân bằng quyến thuộc trong Tang quyến và Đại gia đình VietCatholic nỗi buồn về sự chia ly và mất mát to lớn này. Đây cũng là một sự mất mát rất lớn và đầy thương tiếc đối với Phong trào Cursillo TGPLA.

Trong tình yêu thương và quý mến người cha cựu Linh hướng đã một đời hy sinh và phục vụ cho Phong trào, toàn thể anh chị em Cursillistas xin cùng hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Gioan sớm hưởng nhan thánh Chúa. Ban Điều hành Phong trào cũng sẽ xin một thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Gioan trong ngày Chúa Nhật, 25 tháng 4, 2021 lúc 9:00 sáng tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế Long Beach.

Thành Kính Phân Ưu.

TM. Ban Điều Hành

Nguyễn Đình Tuấn
 
ĐGM Nguyễn Văn Yến phân ưu cùng tang quyến và gia đình Việtcatholic
+GM Giuse Nguyễn Văn Yến
09:25 25/04/2021
Hay tin Cha Gioan Trần Công Nghị, Giám đốc Vietcatholic, người con ưu tú của Phát Diệm đã qua đời sau một thời gian chịu bệnh. Tôi bày tỏ lòng thành kính phân ưu cùng toàn thể gia quyến, thân nhân và ân nhân của Cha, đặc biệt là trang Vietcatholic.

Nguyện xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Gioan, đón nhận Cha vào thành thánh Giêrusalem trên trời, đồng thời xin Chúa nâng đỡ gia đình Cha trong lúc tang thương này.

+ Giuse Nguyễn Văn Yến

Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm
 
LM Antôn Nguyễn Văn Độ chính xứ Tuỵ Hiền Hà Nội phân ưu cùng tang quyến và Việtcatholic
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:29 25/04/2021
Được tin Cha Gioan Trần Công Nghị qua đời, xin thành kính phân ưu cùng Ban Biên Tập Vietcatholic và toàn thể gia đình linh tông, huyết tộc của Cha. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Vietcatholic và Cha vì đã cho tôi góp phần nhỏ vào trang mạng trong việc loan báo Tin Mừng.

Nguyện xin Chúa là Cha giần lòng thương đón nhận Cha vào hưởng phúc Thiên Đàng.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

Thành kính phân ưu
 
LM Antôn Trần Xuân Sang tại Việt Nam phân ưu cùng tang quyến và Việtcatholic
Lm. Antôn Trần Xuân Sang
09:35 25/04/2021
Thành thật chia buồn về sự ra đi của cha Giám đốc Gioan Trần Công Nghị. Mấy ngày qua luôn nhớ và cầu nguyện cho cha.

Thành kính phân ưu với anh chị em trong BBT Vietcatholic.

Xin chúa đón nhận linh hồn người cha thân yêu Gioan Trần Công Nghị của chúng ta sớm về đoàn tụ với các thần thánh trên trời.

xin cha Gioan Nghị cầu cho con với.

Thành kính phân ưu,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
 
VietCatholic TV
Phép lạ nhãn tiền: Linh mục Los Angeles bị bắn cả băng đạn nhưng thoát chết nhờ đọc kinh Mân Côi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 25/04/2021


1. Phép lạ nhãn tiền: Linh mục Los Angeles bị bắn cả băng đạn nhưng thoát chết nhờ đọc kinh Mân Côi

Trong bản tin hôm 22 Tháng Tư, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã kể câu chuyện của một linh mục người Nigeria, phục vụ tại tổng giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ. Tai nạn đã xảy ra khi ngài về quê hương để giảng dạy trong một chủng viện, và mắc kẹt ở đó vì đại dịch coronavirus.

Cha Aloysius Ezoenyeka kể lại trong đoạn video này là ngài không biết mình đã bất tỉnh bao lâu. Một cái tát nhẹ vào mặt khiến ngài tỉnh dậy, và mi mắt ngài thoáng mở ra một căn phòng bệnh viện ở Phi Châu đầy những người vỗ tay và cổ vũ.

“Chào Cha, chúc mừng năm mới. Chào mừng cha đến với năm 2021”. Niềm vui tràn ngập trên khuôn mặt của các bác sĩ, y tá, bạn bè và gia đình mệt mỏi vây quanh giường ngài.

Các nhân viên y tế đã kể lại tất cả những gì đã xảy ra với ngài trong 24 giờ qua; đó là một loạt các sự kiện xảy ra sau khi Cha Aloysius bị bắn bởi những phần tử quá khích Hồi Giáo vũ trang khi một mình lái xe trên các con đường Tây Nam Nigeria, chỉ một đêm trước đó.

Cha Aloysius có thói quen đọc kinh Mân Côi trong khi lái xe, trong suốt quãng đường dài của mình. Đột nhiên, ngài nghe thấy một tiếng động mạnh. Có lẽ đó chỉ là một viên sỏi bắn lên từ dưới lốp xe của ngài.

Trong tích tắc tiếp theo, nguồn gốc của âm thanh đó là không thể nhầm lẫn. Kính chắn gió của ngài vỡ tan khi những viên đạn lướt qua bên cạnh ngài, do hai người đàn ông đứng ven đường bắn thẳng vào mặt ngài.

“Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi không có thời gian để sợ hãi”, ngài nói với CNA. Ngài đã đi lại con đường này nhiều lần khi còn là một tu sĩ dòng Bênêđíctô của Tu viện Ewu, và ngài đã nghe nói rằng đó là một đoạn đường nguy hiểm vì sự xuất hiện bất ngờ của những tên cướp. Nhưng ngài không bao giờ nghĩ rằng ngài sẽ phải nhận những phát súng nhằm lấy mạng của ngài.

“Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với mình. Tôi biết rằng có thể có cướp, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ nghiêm túc rằng điều đó sẽ xảy ra với mình”.

Mặc dù không bị thương sau loạt đạn đầu tiên, ngài biết rằng ý định của những kẻ tấn công là giết ngài. Trong giây phút tuyệt vọng, ngài lái xe lao thẳng vào những kẻ tấn công mình. Chúng chạy vào bụi cây để tránh xe và tung ra một loạt đạn khác. Những viên đạn găm vào lốp trước và xung quanh động cơ — và đâm vào bụng Cha Aloysius một cách đau đớn.

“Tôi cố gắng giữ vết thương hết sức có thể để máu không chảy, nhưng thực tế là không thể làm được điều đó.”

Chạy được một đoạn, ngài quyết định dừng lại để được giúp đỡ một khi đã ra khỏi phạm vi hoạt động của bọn khủng bố và thoát khỏi nguy hiểm. Ngài dừng gần một điểm có các hàng quán dành cho các tài xế xe tải. Ngài bước ra khỏi xe, và rồi gục xuống.

Một cậu bé 11 tuổi nhìn thấy Cha Aloysius nhào xuống đất bất động thì chạy đến báo cho cha mình, là ông SonyMopo. Cùng với một thanh niên, tên là Chidiebere, hai cha con SonyMopo, đưa ngài vào phía sau xe để đưa đến bệnh viện địa phương.

Oái oăm là con đường duy nhất để đến bệnh viện là con đường quay ngược lại nơi Cha Aloysius đã bị tấn công. Chidiebere lái xe trong khi ông SonyMopo chộp một khẩu súng, và thỉnh thoảng lại nổ cày tung mặt đất phía trước xe để xua đuổi những kẻ tấn công. Bằng cách đó họ có thể vượt qua an toàn.

“Tại thời điểm đó, tôi rất đau đớn, và chỉ còn biết cố gắng cầu nguyện”, Cha Aloysius nói.

Chidiebere ngồi ở phía sau với Cha Aloysius, và liên tục đọc Kinh Kính Mừng bằng ngôn ngữ chung quen thuộc của họ. Cả hai đều thuộc cùng một bộ tộc, chỉ cách nhau một ngôi làng. Xen kẽ trong những lời cầu nguyện này là lời kêu gọi Cha Aloysius hãy cầu nguyện thành tiếng và đừng nhắm mắt.

“Bất cứ lúc nào tôi muốn buông xuôi, anh ấy nói, 'Không, không, không, Cha sẽ vượt qua được.'“

Chidiebere tiếp tục khuyến khích Cha Aloysius tỉnh táo trong khi họ tăng tốc trong hơn 90 phút để đến phòng cấp cứu ở Benin, vào khoảng 10 giờ tối. Nhiều lần, họ đã bị trì hoãn bởi những viên cảnh sát đã chặn họ lại vì vượt quá tốc độ.

Khi đội ngũ y tế thấy ngài là một linh mục, họ đã gọi tất cả những người có thể nghĩ đến và làm việc cật lực để đưa một nhóm bác sĩ đến ngay bệnh viện, chuẩn bị cho ca phẫu thuật vào đêm giao thừa.

Tại thời điểm này, Cha Aloysius cho rằng ngài sẽ chết. Ngài đã mất rất nhiều máu và có các bác sĩ nói rằng đã quá muộn. Tuy nhiên, cuối cùng kỳ tích xuất hiện và ngài đã qua khỏi.

Cha Aloysius tin rằng Đức Mẹ đã cứu ngài.
Source:Catholic News Agency

2. Indonesia tiếp tục tìm kiếm tàu ngầm mất tích

Máy bay và tàu cứu hộ đã lùng sục vùng biển phía Bắc Bali hôm thứ Sáu, để tìm kiếm một tàu ngầm Indonesia bị mất tích, cùng với thủy thủ đoàn 53 người. Họ đang chạy đua với nguồn cung cấp oxy đang trở nên cực kỳ thấp. Tầu ngâm KRI Nanggala-402 bị mất liên lạc vào hôm thứ Tư trong một cuộc diễn tập phóng ngư lôi.

Máy bay trực thăng đã bay từ Bali vào lúc rạng sáng thứ Sáu trong khi các tàu Hải quân được triển khai từ đảo Banyuwangi lân cận vào sáng sớm, đến vị trí được ghi nhận là vị trí cuối cùng còn liên lạc được của tàu ngầm. Các quan chức cho biết, việc cung cấp dưỡng khí trên con tầu chỉ kéo dài được đến thứ Bảy. Một người dân Banyuwangi cho biết điều duy nhất có thể làm hiện nay là hy vọng vào một phép lạ.

Tôi hy vọng rằng họ có thể giải quyết việc này tốt và nhanh chóng, và họ có thể cứu cả thủy thủ đoàn trên tàu.

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào về cuộc tìm kiếm, mặc dù tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cho biết một vật có lực từ trường cao đã được phát hiện trong vòng 100 mét từ mặt nước. Không rõ liệu vật thể đó đang lơ lửng hay ở dưới đáy biển.

Các quốc gia khác, bao gồm Australia, Malaysia, Ấn Độ, Singapore và Mỹ đã cử tàu hoặc máy bay đến hỗ trợ tìm kiếm. Con tàu 44 tuổi được cho là đã được đưa vào sử dụng và được báo cáo là đang trong tình trạng tốt. Nhưng một cuộc tìm kiếm trên không cũng phát hiện ra vết dầu loang gần vị trí lặn của tàu ngầm. Hải quân cho biết điều đó có thể chỉ ra những hư hỏng đối với con tàu nhưng cũng có thể là tín hiệu từ thủy thủ đoàn.
Source:Reuters

3. Hai năm sau vụ đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, các tín hữu Kitô cầu nguyện và đòi công lý

Hôm 21 Tháng Tư, các tín hữu Kitô Sri Lanka đã đánh dấu hai năm ngày Chúa Nhật Phục sinh đẫm máu trong đó các phần tử Hồi Giáo cực đoan có liên hệ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đánh bom vào ba nhà thờ và ba khách sạn sang trọng.

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục thủ đô đã chủ sự buổi cầu nguyện, cùng với Đức Giám Mục Phụ Tá Anton Ranjith, tại Đền thờ Thánh Antôn ở thủ đô.

Hai Giám Mục Phụ Tá khác, Jayakody Don Anthony Anthony và Maxwell Silva, đồng cử hành nghi lễ tại Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.

Sau khi kết thúc thánh lễ tại Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya, Hội đồng Giám mục Công Giáo Sri Lanka đã gửi một bức thư đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu ngài công nhận là các vị tử vì đạo các tín hữu đã chết trong các vụ tấn công.

Vào buổi sáng, gia đình các nạn nhân đã tập trung tại hai nhà thờ bị tấn công ở Colombo và Negombo, mặc đồ tang đen.

Đúng 8h45, trùng với thời điểm quả bom đầu tiên nổ, một phút mặc niệm đã được tổ chức, kèm theo tiếng chuông ngân vang. Cuối cùng, những người có mặt thắp nến và dâng hoa tưởng nhớ những người đã khuất.

Tại Kochchikade, Đức Tổng Giám Mục Colombo đã cử hành lễ tưởng niệm bằng tiếng Anh và tiếng Sinhala trước sự chứng kiến của đông đảo các đại sứ và quan chức.

Trong bài giảng, ngài chỉ ra rằng chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là một công cụ hữu ích cho những tham dự vào lĩnh vực địa chính trị toàn cầu và các tác nhân địa phương của họ để đạt được những mục tiêu đen tối. Một trong số đó là gieo rắc căng thẳng giữa các tôn giáo khác nhau, và đã thất bại tại Sri Lanka.

“Mọi người đã đánh bại nỗ lực của các lực lượng chính trị và các lực lượng khác nhằm tạo ra mối hiềm khích giữa các tín hữu Kitô, những người Sinhalese và người Hồi giáo. Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc cùng nhau như các tôn giáo chứ không phải chống lại nhau”.

Phát biểu về báo cáo của ủy ban điều tra và cuộc điều tra đang diễn ra, Đức Hồng Y nói rằng “Điều cản trở quá trình điều tra minh bạch về vấn đề này là tình hình chính trị và nhu cầu bảo vệ các liên minh”.

Vào buổi tối, hơn 500 linh mục Công Giáo từ tất cả các giáo phận của Sri Lanka đã đọc kinh Mân Côi trong một cuộc rước ở Negombo từ Đại học Maris Stella đến Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.

Một cỗ xe có tượng Chúa Kitô Phục Sinh bị hư hại trong vụ nổ đi ở đầu đoàn rước trong khi một cỗ xe chở Đức Mẹ đi theo sau.

Trong khi đó, Liên minh Công dân Negombo đã tổ chức một cuộc biểu tình im lặng vào sáng hôm qua từ 8 giờ sáng đến 9 giờ 30 phút sáng, trên con đường chính không xa Nhà thờ St Sebastian ở Katuwapitiya.
Source:Asia News