Ngày 24-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh 25/4/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:51 24/04/2021


BÀI ĐỌC I: Cv 4, 8-12

“Ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phêrô được đầy Thánh Thần, đã nói: “Thưa chư vị Thủ lãnh toàn dân và Kỳ lão, xin hãy nghe, nhân vì hôm nay chúng tôi bị đem ra xét hỏi về việc thiện đã làm cho một người tàn tật, về cách thức mà con người đó đã được chữa khỏi, xin chư vị và toàn dân Israel biết cho rằng: Chính nhờ danh Đức Giêsu Kitô Nadarét, Chúa chúng ta, Người mà chư vị đã đóng đinh, và Thiên Chúa đã cho từ cõi chết sống lại, chính nhờ danh Người mà anh này được lành mạnh như chư vị thấy đây. Chính người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên Đá Góc tường; và ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác. Bởi chưng, không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để phải nhờ Danh đó mà chúng ta được cứu độ”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 117, 1 và 8-9. 21-23. 26 và 28cd và 29

Đáp: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường (c. 22).

Hoặc đọc: Alleluia.

1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Tìm đến nương tựa Chúa, thì tốt hơn nương tựa ở loài người. Tìm đến nương tựa Chúa, thì tốt hơn nương tựa những bậc quân vương.

2) Con cảm tạ Chúa vì Chúa đã nghe con, và đã trở nên Đấng cứu độ con. Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta.

3) Phúc đức cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa của con và con cảm tạ Chúa, lạy Chúa con, con hoan hô chúc tụng Ngài. Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Ngài muôn thuở.

BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 1-2

“Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, các con hãy coi: tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con cái Thiên Chúa, và sự thật là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con cái Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 10, 14

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta”. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Ga 10, 11-18

“Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta”.

Đó là lời Chúa.
 
Đức Giêsu, Mục tử nhân lành
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:18 24/04/2021
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành
Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18

Chúa Nhật IV được gọi là Chúa Nhật “Chúa Chiên lành,” để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hình ảnh Người Mục Tử Tốt Lành. Hình ảnh này rất gần gũi với người Do Thái và rất phổ biến trong Kinh Thánh.

1- Chân dung người Mục Tử nhân lành

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được ví như là mục tử tốt lành, còn dân Ítraen được coi là đoàn chiên của Chúa (x. St 49,24-31; Gr 31,10; Mk 7,14). Vua Đavít ca ngợi tình thương Chúa là mục tử: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi” (Tv 23,1-3). Thiên Chúa chăm sóc dân Người như mục tử chăm lo đoàn chiên, được tiên tri Êdêkien mô tả: “Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,16). Nhưng đây chỉ là hình ảnh so sánh chứ chưa phải là hình ảnh thật.

Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hiện thân người mục tử nhân lành. Người nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Quả thế, trong suốt cuộc đời, bằng sự hiện diện, lời nói và việc làm, Đức Giêsu luôn chứng tỏ Người là mục tử tốt lành yêu thương, săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Người là Thiên Chúa làm người để ở giữa chúng ta và để chúng ta được sống dồi dào: “Tôi đến để cho chiên được sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Trong những năm rao giảng, Đức Giêsu đã rảo khắp mọi nơi để tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng về thành một đoàn chiên và một chủ chăn (x. Ga 10,16).

Đặc biệt, người mục tử nhân lành đó đã hiến mình vì đoàn chiên khi Người chấp nhận chịu khổ hình, chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển vì ơn cứu độ của đoàn chiên. Vì thế, thánh Phêrô quả quyết: “Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết… Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,10-12).

2- Đấng Phục Sinh là Mục Tử nhân lành

Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Người cho cho Giáo Hội qua thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Nhờ bí tích Truyền Chức, các linh mục được truyền chức, trở thành cánh tay nối dài và đại diện của Chúa Kitô trên trần gian. Các linh mục được tham dự vào ba sứ vụ mục tử của Chúa Kitô, đó là sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên được giao phó. Các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô và đại diện cho Giáo Hội khi thi hành các sứ vụ đó. Đây là một sứ vụ rất cao cả nhưng cũng rất khó khăn.

Vì thế, các linh mục được mời gọi nên giống Chúa Kitô là mục tử tốt lành, trở thành một mục tử luôn gần gũi, gắn bó, và sống chết cho đoàn chiên. Các linh mục phải có tinh thần hy sinh, biết phục vụ đoàn chiên một cách vui tươi và vô điều kiện như mẫu gương của Thầy Chí Thánh: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Nhờ linh mục mà con người đến gặp gỡ và đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Linh mục là chiếc cầu dẫn con người đến với Thiên Chúa. Con người hôm nay cần đến các linh mục.

Riêng đối với giáo dân là đoàn chiên của Chúa, Lời Chúa mời gọi: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). “Nghe tiếng Chúa” là lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội qua các linh mục. “Chúng biết Tôi”: biết ở đây không phải là sự hiểu biết thuần túy của trí khôn, nhưng là đi vào tương quan, gần gũi, gắn bó và bước theo Chúa. Chúng ta được mời gọi xây dựng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Linh mục và giáo dân noi gương Chúa Kitô để gần gũi, gắn bó và cộng tác với nhau để xây dựng Nước Chúa trên trần gian. Vì thế, giáo dân được mời gọi yêu mến các linh mục của mình, cộng tác với cha xứ để xây dựng cộng đoàn giáo xứ chúng ta vững mạnh về đời sống đức tin. Đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần dân Chúa biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.

3- Bổn phận chúng ta

Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn giữa trần gian, và gặp được nhiều sự nâng đỡ trong khi thi hành sứ vụ. Xin cộng đoàn cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
CN 4B-PS : Chúa Chiên Lành
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:50 24/04/2021
CN 4B-PS : Chúa Chiên Lành

“Linh mục độc thân”

Hôm nay CN Chúa Chăn Chiên Lành. Đấng Chăn Chiên Lành, đích thị là chính Chúa Giê-Su. Nhưng Ngài cũng tuyển chọn những kẻ nối tiếp Ngài, để trở thành những kẻ chăn chiên, như Ngài nói với Phê-rô sau khi sống lại, hãy chăn dắt các chiên con, chiên mẹ của Thầy. Giám mục là những đấng chăn chiên. Hơn 4000 GM trên thế giới. Hầu hết là đấng chăn chiên lành. 99,9% là lành. Linh mục cũng được gọi cách nào đó là kẻ chăn chiên. Khoảng 400.000 linh mục trên thế giới. Khá đông, nên cũng lẫn nhiều kẻ chăn chiên không lành lắm. Vụ linh mục lạm dụng tình dục tại Mỹ nổ ra mới đây, là một ví dụ, gây biết bao thiệt hại cho Giáo Hội, uy tín lẫn tiền của !
Tuy 400.000 linh mục là đông như vậy, nhưng so với 40 năm trước đây, lại tụt từ nửa triệu xuống còn 400 ngàn. Lẽ ra con số phải càng ngày càng tăng, vì dân số tăng, con chiên tăng, nhưng kẻ chăn lại giảm, giảm thảm hại, nhất là tại Âu Châu, sau đó là Mỹ Châu.

-Có người nói rằng, vì luật độc thân, cho nên mới sút giảm con số linh mục như thế.
-Có người nói, vì không được cưới vợ, cho nên có những kẻ chăn chiên không lành như vậy. Và họ lập luận :
Vậy để không giảm sút, để quân bình và tốt lành, hãy hủy luật độc thân của linh mục, trở về với thời nguyên thủy, như các tông đồ : rõ nhất là Phê-rô tông đồ cả : có mẹ vợ đau nặng được Thầy đến chữa lành.

Luật độc thân linh mục của Giáo Hội nghi lễ La-Tinh xuất hiện muộn thời, nhưng là một điểm son cho đoàn chiên. Khi không có vợ có con, thì lo lắng cho đoàn chiên ắt phải chu đáo hơn nhiều.
Nhưng ngày nay có nhiều người đã đưa ra những luận điệu có vẻ xây dựng, đề nghị cho các linh mục được lập gia đình giống như các mục sư Tin Lành, để cứu vãn tình trạng thiếu ơn gọi, khan hiếm linh mục, vì sợ rằng mai ngày không còn đủ tông đồ làm việc cho Chúa, thiệt hại cho các linh hồn. Và nhất là để linh mục quân bình hơn, vì nhờ có gia đình !
Nhưng chúng ta hãy nghe thuật lại những phức tạp sau đây, đã được chính các vị chủ chăn tiết lộ về tình trạng của các giáo hội có luật cho phép linh mục lập gia đình và mục sư có đôi bạn.

1. Mục sư Jungmann nói: "Qúi vị đừng nghĩ rằng chỉ có Giáo Hội Công Giáo của quí vị gặp khủng hoảng, bên Tin Lành chúng tôi còn gặp khủng hoảng nặng hơn bên quí vị rất nhiều.”
Đâu phải được lập gia đình, là đi làm linh mục, hoặc mục sư đông hơn đâu. Nhiều khi ngược lại, bởi họ không thấy lý tưởng cao cả nơi ơn gọi đó. Cho nên họ chẳng phấn đấu để vào.
2. Trong một cuộc họp mặt giữa linh mục Công Giáo và mục sư Tin Lành, một mục sư phát biểu về đời sống độc thân: "Tôi bắt đầu hiểu giá trị đời sống độc thân nơi Giáo Hội Công Giáo. Tôi cảm thấy các linh mục là anh em với nhau, và tạo nên một gia đình thực sự. Không thể nói được như thế đối với chúng tôi... Nếu một mục sư nào đó thành công, tôi không sung sướng gì; nếu một mục sư nào đó thất bại, tôi cũng không đau xót gì với ông. Giữa chúng tôi không có bầu khí gia đình, họa chăng cũng chỉ có giữa vợ chồng chúng tôi thôi".
Năm 1974 dịch Kinh Thánh chung giữa Tin Lành và Công Giáo tại Đalat, đã thấy một chút khó khăn của đời đôi bạn làm mục vụ. Vì Tin Lành đi là đi cả vợ con, phải bố trí phòng riêng. Khi xuống nhà cơm, họ ngồi theo gia đình. Còn linh mục, chỗ nào trống là kê vào. Thanh thản, tự do !

3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo ở Beyrouth (Liban) tâm sự: "Các Đức cha hãy cố giữ lấy kho tàng quí báu của Giáo Hội Latinh, tức là luật linh mục độc thân. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này; vì Giáo Phận tôi, một Giáo Phận theo nghi lễ Đông Phương: Có linh mục độc thân và có linh mục lập gia đình. Lắm vấn đề phức tạp mà quí vị không thể tưởng tượng được.
“Giáo Hội Công Giáo chúng tôi cũng như bên Chính Thống Giáo luôn nuôi ở Tòa Giám Mục vài cha sống độc thân, để dự phòng sau này làm Giám Mục kế vị chúng tôi, vì Giáo Luật đòi buộc Giám Mục phải sống độc thân (linh mục thì không buộc).”
4. Lại còn phức tạp do luật buộc linh mục chỉ được kết hôn một lần trước khi lãnh Chức Thánh. Có những trường hợp linh mục mới có 30 hoặc 35 tuổi, vợ ông đã chết, tay bồng tay bế, lũ con nheo nhóc, không ai nuôi dưỡng, thật nan giải.
5. Trong việc mục vụ càng phức tạp hơn: Mặc dầu tập quán linh mục lập gia đình đã có từ xưa truyền lại, giáo dân vẫn quí mến linh mục độc thân hơn : các ngài dù ở xa hoặc đi đến đâu, họ cũng tìm cách gặp gỡ, để xưng tội và xin lễ.
6. linh mục có gia đình chỉ phục vụ trọn vẹn ngày Chúa Nhật, còn các ngày khác họ phải lo làm ăn để nuôi sống gia đình. Như thế làm sao “sẵn sàng” được với mọi người.
7. Thuyên chuyển một linh mục có gia đình thật là một vấn đề khó khăn. Được lệnh, ông sẽ bảo: "Con sẵn sàng, nhưng vợ con mắc làm ở Sở kia, các cháu lại đang học ở trường nọ, gia đình con không cùng đồng tâm đến địa phương (sắp phải đến) đó".
8. Có khi linh mục thì tốt, nhưng bà vợ hoặc con cái chưa nói là xấu, chỉ không được giáo dân trong xứ có thiện cảm, thì cũng đủ để họ ghét luôn cả linh mục, rồi dần dà xa việc đạo. Trường hợp mà xảy ra thù hằn thì còn mất cả Đức Tin nữa. Nếu thuyên chuyển linh mục ấy không được, thì cha truyền con nối, tiếp tục giữ giáo xứ từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho cả xứ đạo phải chịu sự áp bức của một gia đình, nên đời sống đạo sa sút không thể lường được !
Kết Luận
Là con cái Chúa và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ La-Tinh (nơi có luật độc thân linh mục), chúng ta hãy cầu nguyện trong ngày Quốc Tế cầu cho Ơn Gọi này, cho có được nhiều mục tử biết quí trọng và tuân giữ đời sống độc thân đến cùng, vì đó như một quà tặng quí giá cho đoàn chiên mà Chúa gửi đến.
Tuy vậy chúng ta cũng hãy cầu cho những linh mục trong các giáo hội không có luật độc thân linh mục (như Công Giáo Đông phương, như Chính Thống…) nữa, để dù linh mục độc thân hay linh mục có gia đình trong các giáo hội được phép, thì họ, quan trọng phải là những mục tử nhân từ như Chúa Giêsu là vị Thầy nhân từ tuyệt hảo. Amen.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(góp nhặt từ vài nguồn)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 24/04/2021

10. Bất luận làm việc gì thì cũng phải suy nghĩ: việc này đối với sự sống đời đời của tôi thì có ích không.

(Thánh nữ Mary Mazzarello)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 24/04/2021
26. TIM HƯ THỐI RỒI

Có hai tên ác ôn, trên lưng xuất hiện nhiều mụt nhọt, nên đến nhờ bác sĩ trị bệnh.

Bác sĩ khám xong người thứ nhất, đến khi khám người thứ hai thì giả bộ kinh hoàng nói:

- “Tim của ông ấy hư chút xíu nhưng có thể trị được; còn tim của ông vừa hư vừa thối nát, tôi làm sao trị được chứ?”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 26:

Người ác ôn côn đồ thì chắc chắn có quả tim vừa hư vừa thối nát, bởi vì nếu họ có quả tim lành mạnh thì họ sẽ không trở thành người ác ôn.

Tim là tâm, là tâm hồn, là lòng dạ của con người, lòng dạ đen tối, tâm hồn mờ ám thì đời sống tinh thần bệnh hoạn và lây lan cho những người khác, trở thành ung nhọt của xã hội.

Người ác ôn thì không phân biệt phải trái, không có lòng nhân từ, không có sự thông cảm bởi vì tim đã bị hư bị thối nát.

Mà người có tim thối nát thời nay thì rất nhiều…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Được gọi để yêu thương
Lm. Minh Anh
23:22 24/04/2021
ĐƯỢC GỌI ĐỂ YÊU THƯƠNG
“Mục tử nhân lành thí mạng sống vì chiên”.

Kính thưa Anh Chị em,

Theo truyền thống, Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh được gọi là “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành”. Bởi lẽ, Tin Mừng dành đọc cho cả ba năm của phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều lấy từ chương 10 Phúc Âm thánh Gioan; trong đó, Chúa Giêsu nói rất rõ và lặp đi lặp lại rằng, Ngài là Mục Tử Nhân Lành; ơn gọi và sứ mạng của Ngài, cũng là ơn gọi của mỗi người chúng ta, đó là ‘được gọi để yêu thương’.

Tin Mừng hôm nay cho thấy những tố chất của người Mục Tử Nhân Lành Giêsu: yêu thương, biết từng con chiên và cuối cùng, hy sinh mạng sống cho chiên. Ngài đã yêu thương từng người với tất cả những gì chúng ta là; Ngài biết từng con hẽm, từng lối mòn, từng ngõ ngách của chiên mình. Và vì thế, Ngài không ngần ngại hy sinh mạng sống để chiên được sống và sống dồi dào. Trọng tâm giáo huấn của Chúa Giêsu là quan tâm và hy sinh; đây là định nghĩa chân thực nhất, chính xác nhất về tình yêu. Tắt một lời, người ấy ‘được gọi để yêu thương’ bằng cách quên mình vì đoàn chiên.

Chúa Giêsu đưa ra một sự tương phản rõ rệt giữa người mục tử tốt lành với người làm thuê. Nói đến người làm thuê, thì động lực của họ là tiền và cuộc sống của chính bản thân họ; trái lại, người mục tử nhân lành thì chọn chiên như là lẽ sống; người ấy say mê chiên và chiên là niềm vui duy nhất của anh ta. Vì thế, anh ta hết sức bảo vệ và trao ban tất cả vì sự an toàn và hạnh phúc của chiên mình. Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, luôn quan tâm đến từng người chúng ta; Ngài tìm kiếm và yêu thương chúng ta; ngỏ lời hằng sống của Ngài cho chúng ta, biết sâu thẳm trái tim cũng như ước muốn của chúng ta; Ngài biết cả những hy vọng cũng như những thất bại và thất vọng của chúng ta. Ngài chấp nhận và yêu thương chúng ta như chúng ta vốn có, với công lao lẫn lỗi lầm. Ngài “ban sự sống vĩnh cửu” cho mỗi người, nghĩa là ban cho chúng ta cơ hội để sống một cuộc đời trọn vẹn, không có hồi kết. Hơn nữa, Ngài bảo vệ và dẫn dắt chúng ta một cách yêu thương, giúp chúng ta vượt qua những con đường đầy rủi ro và những con đường đôi khi nguy hiểm xuất hiện trong cuộc sống. Quả đúng như thế, ơn gọi và sứ mạng của Ngài là ‘được gọi để yêu thương’.

Để có thể hiểu về con chiên và công việc của người chăn chiên, và để có thể hiểu sâu hơn điều Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta về mối tương quan giữa chúng ta với Ngài, chúng ta điểm qua một vài đặc tính của con chiên. Mắt của chiên rất kém, không nhìn được xa nên không phân biệt được hiểm hoạ đang rình rập; vì thế, chiên rất dễ thành mồi cho thú dữ nếu không được bảo vệ. Chiên rất dễ bị lạc hoặc trượt vào hố, mắc kẹt giữa các bụi cây. Bù lại, chiên có tai rất thính, chiên con nhận ra mẹ nhờ tiếng gọi; chiên biết phân biệt tiếng thú dữ với tiếng đồng loại hoặc tiếng của người chăn. Mũi chiên rất nhạy, đánh hơi rất tốt nhưng chân chiên thì yếu ớt, không chạy nhanh được, mình thì tròn nên dễ ngã; một khi ngã thì khó đứng lên. Vì không có đủ thể chất cần thiết để sống một mình, nên bản năng bầy đàn của chiên rất mạnh; vì vậy, chiên thường đi theo con đằng trước mình; khi có một con chiên rẽ đi đâu đó, cả đàn có xu hướng đi theo, dù đó không phải là quyết định đúng đắn, thậm chí chúng có thể chen chúc nối đuôi nhau đi đến lò mổ, hoặc nhảy xuống biển. Vì thế, một con chiên nhầm đường có thể dẫn cả đàn đi theo. Như vậy, chiên phải sống bầy đàn, một mình thì rất hoang mang; ngược lại, khi ở cùng bầy đàn, được người trông coi thì chiên được an toàn. Chiên quen nín chịu mỗi khi bị đau hoặc bị thương tích, thông thường, không kêu la mà cố chịu đựng dù chiên là một con vật rất dễ bị tổn thương.

Anh Chị em,

Như vậy, con chiên có khá nhiều tương đồng với nếp sống và nếp nghĩ của con người. Và càng ngẫm nghĩ, chúng ta càng thấy mình cần Chúa Giêsu như chiên cần mục tử dẫn dắt và chăm sóc. Ngài không ngừng đổ trên chúng ta ân sủng của Ngài với ước mong mỗi người được sống và sống dồi dào. Chớ gì chúng ta luôn ngâm nga trong lòng ý nghĩa của Thánh Vịnh 22, ‘Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi không thiếu thốn chi. Dù qua lũng âm u đời tôi, tôi vẫn an tâm vì có Chúa ở cùng’. Mặt khác, Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, đã hiến mạng sống cho tất cả chúng ta, thì chúng ta cũng noi gương tình yêu hy sinh của Ngài mà sống cho người khác. Như Ngài, chúng ta cũng ‘được gọi để yêu thương’, để hiến mình cho tha nhân. Và trước hết, Ngài muốn chúng ta thực hiện điều đó ngay trong chính gia đình, trong cộng đoàn mình. Chớ gì, những tố chất của người mục tử Giêsu thấm đượm trong tâm hồn chúng ta, để chính mỗi người chúng ta, dù ở đấng bậc nào, sẽ là một mục tử nhân lành cho người khác, họ cũng là những con người dễ bị tổn thương.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, con cảm tạ Chúa vì đã yêu thương con đến độ hy sinh mạng sống vì con; Chúa đã sống ơn gọi Chúa Cha trao, ‘được gọi để yêu thương’. Xin giúp con cũng noi gương tình yêu Chúa để biết hy sinh mạng sống của con cho những ai Chúa trao cho con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói về tiến trình tái thiết Notre Dame de Paris
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:22 24/04/2021


Hai năm sau khi ngọn lửa tàn khốc thiêu đốt ngôi nhà thờ nổi tiếng nhất Paris và gây chấn động thế giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Notre Dame de Paris để chứng tỏ rằng di sản của Pháp không bị lãng quên bất chấp đại dịch.

Được tháp tùng bởi các bộ trưởng, kiến trúc sư và một vị tướng hồi hưu của quân đội Pháp, những người đang giám sát việc trùng tu một di tích lịch sử đã có từ thế kỷ 12, tổng thống Macron đã xem xét tiến độ của dự án tái thiết đầy tham vọng. Ông mang lại cho công chúng Pháp, là những người đang mệt mỏi vì đại dịch, niềm hy vọng rằng ngày hoàn thành sẽ sớm đến.

“Chúng ta đang thấy ở đây, trong hai năm, một công việc to lớn đã được hoàn thành như thế nào”, ông Macron nói, và nhắc nhớ cảm xúc trên khắp nước Pháp trước những hình ảnh ngọn lửa nuốt chửng Nhà thờ Đức Bà vào ngày 15 tháng 4 năm 2019. “Chúng ta cũng có thể thấy những gì còn lại được thực hiện”.

Ông Macron đã hứa rằng nhà thờ sẽ được xây dựng lại vào năm 2024, nhưng các quan chức thừa nhận rằng công trình sẽ không thể hoàn thành vào lúc đó. Họ viện dẫn các yếu tố như đại dịch COVID-19 đã làm chậm tốc độ tái thiết. Ngọn lửa cũng phát tán một lượng lớn chì độc hại lên nhà thờ Đức Bà và khu vực xung quanh, làm phức tạp thêm công việc dọn dẹp trước khi các nỗ lực trùng tu có thể bắt đầu.

Tổng thống Pháp gửi lời “cảm ơn sâu sắc” và thông điệp quyết tâm tới tất cả những người lao động được huy động để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà.

Ông Macron nói: “Chúng ta sẽ cần phải đạt được các mục tiêu của mình đã đặt ra trong ba năm kể từ bây giờ”.

Cần trục và giàn giáo từ dự án đồ sộ này đã tạo thành vết sẹo cho đường chân trời của thủ đô nước Pháp, và công việc xây dựng lại có thể mất hàng thập kỷ. Các quan chức cho biết trong tháng này rằng nhà thờ bị cháy rụi và sân dạo quanh nhà thờ có thể được tái thiết trong 15 hoặc 20 năm nữa. Nhưng họ cam kết rằng Nhà thờ Đức Bà ít nhất sẽ mở cửa để cầu nguyện và “trở lại việc thờ phượng” trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè 2024 mà Paris đăng cai tổ chức.

“Mục tiêu là trả lại Nhà thờ Đức Bà cho những người thờ phượng và đến thăm vào năm 2024. Điều đó có nghĩa là vào năm 2024, Thánh lễ sẽ có thể được tổ chức bên trong nhà thờ,” Jeremie Patrier-Leitus, người phát ngôn của việc trùng tu, nói với thông tấn xã AP.

Patrier-Leitus muốn thế giới biết rằng “Nhà thờ Đức Bà đang đứng lên. Ngôi nhà thờ vẫn ở đó. Tất cả chúng tôi đều tập hợp và huy động để trùng tu nhà thờ và đưa viên ngọc của kiến trúc Gothic Pháp này trở lại thế giới”.

Trước vụ hỏa hoạn, ngôi nhà thờ này đón 20 triệu khách du lịch mỗi năm.

Kể từ năm 2019, các nghi lễ tôn giáo đã diễn ra tạm thời tại nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois gần đó. Ngôi nhà thờ này nhỏ hơn nhiều và thiếu các yếu tố gây kinh ngạc là những gì đã thu hút các tín đồ đến Notre Dame de Paris trong gần 900 năm.

Phủ tổng thống Elysee cho biết chuyến thăm của ông Macron “sẽ là cơ hội để người đứng đầu nhà nước cảm ơn một lần nữa tất cả những người đã giúp cứu nhà thờ khỏi ngọn lửa” và hoạt động trong việc tái thiết sau đó.

Hai năm là một cái chớp mắt trong một dòng thời gian trùng tu. Dự án Nhà thờ Đức Bà vẫn đang trong giai đoạn củng cố ban đầu. Giai đoạn khôi phục thực tế dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa đông năm sau. Nhưng cảm giác choáng ngợp của những người yêu mến Nhà thờ Đức Bà là sự nhẹ nhõm khi dự án cho đến nay đã thành công.

“Hôm nay tôi có thể nói rằng thánh đường đã được cứu. Các công việc phục hồi diễn ra nhanh chóng và giờ đây chúng tôi có thể thực hiện công việc tái thiết khổng lồ mà sẽ không gây mất ổn định cho toàn bộ tòa nhà,” Cha Patrick Chauvet là Cha Sở của Notre Dame, nói với AP.

Giai đoạn dọn dẹp và gia cố để giữ cho ngôi nhà thờ đứng vững tiêu tốn 165 triệu euro, và là giai đoạn rất quan trọng: 40,000 ống kim loại từ giàn giáo tại thời điểm hỏa hoạn đã tan chảy trong khi cháy và phải được kiên nhẫn cắt bỏ khỏi mái nhà thờ. Các hầm bên trong thánh đường cũng phải được ổn định lại. Tuy nhiên, trong một dấu chỉ phấn khởi, 1,000 cây sồi đã bị đốn hạ trong khoảng 200 khu rừng ở Pháp vào mùa xuân này để làm khung cho ngọn tháp của nhà thờ - nơi sẽ được chiêm ngưỡng trên đường chân trời Paris trong nhiều thế kỷ tới.
Source:AP
 
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit: Thân thể Chúa Phục sinh có phải là thân thể trước đó không?
J.B. Đặng Minh An dịch
06:23 24/04/2021


Trong thánh lễ chiều Chúa Nhật thứ Ba Mùa Phục sinh tại nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã trình bày một bài giảng rất hay về các các dấu đinh trên thân thể Chúa Phục sinh và khẳng định rằng thân thể Chúa Phục sinh là thân thể của Người trước đó chứ không phải một cơ thể khác, như chủ trương của một số người. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: Đó không phải là một sự luân hồi. Đó là một sự phục sinh. Từ đó, ngài trình bày mối quan hệ giữa thân xác, tinh thần và linh hồn.

Câu chuyện ngài trình bày có liên quan đến Royan, thủ phủ của miền Côte de Beauté, ở phía tây nam nước Pháp, thuộc tỉnh Charente-Maritime trong vùng Nouvelle-Aquitaine. Royan là một trong những thị trấn nghỉ mát ven biển Đại Tây Dương chủ yếu của Pháp.

Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:

Khoảng 25 năm trước, một linh mục ở Royan đã yêu cầu tôi thiết kế cho ngôi nhà thờ của ngài một tượng Chúa Kitô. Ngài đặc biệt muốn có một Chúa Kitô phục sinh trên thập tự giá. Ban đầu chuyện này xem ra có vẻ khó khăn đối với tôi vì tôi chưa từng thấy tận mắt một cây thánh giá nào như thế. Hoặc là Chúa Kitô đang chết ở trên thập tự giá, hoặc Ngài đã sống lại. Làm gì có tượng Chúa Kitô Phục sinh lại ở trên thánh giá. Nhưng cuối cùng, tôi cũng thiết kế được một tượng Chúa khải hoàn từ trên thập tự giá. Ngài rất vui với thiết kế này nhưng sau một vài ngày, ngài nói: “Còn thiếu một thứ gì đó”. Tôi thực sự không thể nhìn ra thiếu cái gì và hỏi lại ngài: “Thưa cha, còn thiếu cái gì?” Ngài nói với tôi: “Dấu đinh trên bàn tay và bàn chân của Chúa”. Tôi tự nói với mình: “Cha ấy có lý”. Khi Chúa Giêsu sống lại, trong thân thể phục sinh của Ngài có những dấu ấn về cuộc đời Ngài, về cuộc khổ nạn mà Ngài đã trải qua và đã chỉ cho Tôma thấy. Quả thực là những dấu vết được ghi khắc nơi cơ thể của Người, dọc dài toàn bộ cuộc đời dương thế của Chúa, vẫn xuất hiện vào ngày Người sống lại. Chúa Kitô vẫn có tay, có chân, và đã đưa con cá nướng các môn đệ trao cho Ngài lên miệng. Đó thực sự là Người, Người còn sống, đó là cơ thể của Người chứ không phải một cơ thể khác. Đó không phải là một sự luân hồi. Đó là một sự phục sinh!

Làm thế nào để hiểu được mầu nhiệm phi thường này, một điều chưa từng có trước Chúa Giêsu, và sau Chúa Giêsu cũng chẳng có. Việc các môn đệ sợ hãi là điều dễ hiểu. Có cái gì đó thật phi thường ở đây! Hãy tưởng tượng trong giây lát anh chị em nhìn thấy một người mà anh chị em yêu quý, người mà anh chị em đã tận mắt thấy đã chết, người mà anh chị em đã đặt trong ngôi mộ, nhưng rồi chính người ấy đang ở đó, trước mặt anh chị em, không phải là một bóng ma, mà là một người thật với cơ thể của người đó. Và điều này diễn ra trong khi anh chị em đang thu mình trong một căn phòng khoá trái cửa lại, không chỉ một mà là hai ba lần cửa. Đáng sợ. Có điều gì đó đáng sợ hãi.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đây mà” khi nhìn họ sợ hãi khi thấy Người đứng ở giữa họ. Nhưng ông là ai? Chữ “Thầy” của Chúa Kitô, trong bối cảnh này, buộc tôi tự hỏi về bản thân mình. Tôi là ai?

Rõ ràng là chúng ta được cấu tạo bởi một cơ thể và một tinh thần cho phép chúng ta hiểu được bản thân mình hoặc ít nhất là nhận thức được sự tồn tại của chúng ta. Các nhà triết học Hy Lạp coi thể xác là nhà tù của linh hồn. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô buộc phải nhấn mạnh rất nhiều đến việc khẳng định sự phục sinh của thân thể Chúa Giêsu khi thánh nhân viết thư cho các tín hữu Hy Lạp ở Cô-rinh-tô, và đưa ra tất cả các bằng chứng, cũng như trích dẫn tất cả các nhân chứng về sự phục sinh của Chúa Kitô.

Ngày nay, nhiều người cùng thời với chúng ta coi cơ thể của họ như một công cụ có thể dùng theo ý họ. Họ chăm sóc nó giống như anh chị em chăm sóc chiếc xe của anh chị em, họ sử dụng nó để dụ dỗ người khác, để di chuyển và họ đang ở trong tâm trạng của những người nói rằng “Tôi sở hữu một cơ thể”. Khi chết, người ta sẽ vứt bỏ cơ thể của chúng ta bằng cách đốt nó như thể nó là một chiếc áo cũ.

Nguyên ủy của sự sống mà chúng ta gọi là linh hồn, theo thánh ý Chúa, được sinh ra cùng lúc với cơ thể này. Đây là lý do tại sao nơi con người chúng ta, nó được gọi là “âme spirituelle”, nghĩa là “linh hồn tâm linh”. Mọi sinh vật đều có linh hồn, nhưng chỉ có con người mới có linh hồn tâm linh vì nó liên quan đến Thiên Chúa. Nó do Thiên Chúa trực tiếp tạo ra. Vào lúc chết, linh hồn tâm linh này vẫn tồn tại bên ngoài sự chết để tái nhập vào Đấng Tạo Hóa của nó. Thi thể được chôn cất của chúng ta, được chôn cất giống như của Chúa Giêsu, sẽ được hồi sinh khi Chúa Kitô trở lại, mà ta gọi là Parousie.

Đây là lý do tại sao thể xác của chúng ta cũng quan trọng như linh hồn của chúng ta vì khi thân xác sống lại, giống như thân xác Chúa Giêsu, cơ thể này sẽ thoát khỏi mọi giới hạn trần gian về thời gian và không gian.

Ngài sẽ hoàn thành viên mãn ơn gọi của con người là được ở cùng Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong lúc này đây, thể xác của chúng ta được cư ngụ bởi sự hiện diện của Thiên Chúa khi chúng ta rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu trong Thánh Lễ để tình yêu của Người đến đốt cháy linh hồn, tinh thần chúng ta, và soi sáng chúng ta bằng sự hiện diện thiêng liêng của Người. Chúng ta đã nghe những câu Kinh Thánh đã mở mang trí óc của chúng ta như Chúa Kitô đã khai lòng mở trí các môn đệ của Ngài.

Giờ đây chúng ta hãy để trái tim của chúng ta sống trong tình yêu cháy sáng của Người bằng cách sống xứng đáng với mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô.
Source:L'Eglise Catholique à Paris
 
Thần học ảo Quán ba: Công Giáo hâm hấp không phải là một lựa chọn
Vũ Văn An
15:24 24/04/2021


Theo tường trình của CNA ngày 18 tháng 2 năm 2021, các diễn giả tại một biến cố Thần học ảo quán ba (Theology on Tap) tuần trước đã khuyến khích người Công Giáo sống đức tin của họ - ngay trong một nền văn hóa thù địch - và tránh thứ Công Giáo hâm hấp.



Có mặt tại nhiều giáo phận Công Giáo trên khắp nước Mỹ, Thần học Quán Ba (Theology on Tap) là một chuỗi bài diễn giảng được tổ chức tại các quán ba (bar) và mời các diễn giả Công Giáo thảo luận về các chủ đề được nhiều người quan tâm, thường nhắm vào giới trẻ.

Biến cố Thần học ảo Quán ba Toàn quốc đã được ghi lại ở Ann Arbor, Michigan, và được phát sóng vào đêm 11 tháng 2, với sự hợp tác của EWTN, Renewal International và Viện Augustine có trụ sở tại Denver.

Nó cũng được sự hỗ trợ của các Thừa tác vụ Canh Tân, Các Môn đệ Có ý hướng và Viện OSV về canh tân Công Giáo.

Peter Burak, giám đốc của Các Môn đệ Có ý hướng, đã chủ trì biến cố và thảo luận về những thách thức trong nền văn hóa hiện đại với các chuyên gia trong các lĩnh vực Công Giáo khác nhau.

Tiến sĩ Ralph Martin, chủ tịch của Thừa tác vụ Canh tân và là giáo sư thần học tại Đại Chủng viện Thánh Tâm, đã thảo luận về cuốn sách gần đây của ông “Church in Crisis: Pathways Forward” (“Giáo hội trong khủng hoảng: Các nẻo đường tiến tới”) và nêu bật một số khó khăn hiện nay mà Giáo hội và xã hội nói chung đang phải đối diện.

Martin lưu ý đến sự hỗn độn và rối loạn bởi việc các giám mục và Hồng Y mâu thuẫn nhau về thần học và việc thực hành đức tin. Ông nói, “Các giám mục đang tấn công các giám mục, các Hồng Y đang tấn công các Hồng Y. Chúng ta thậm chí có cả các hội đồng giám mục bất đồng nghiêm trọng với nhau về những vấn đề rất căn bản về luân lý”.

“Chúng ta có Hội đồng Giám mục Đức thực sự cương quyết thích ứng đức tin theo nền văn hóa thế tục, hết nhấn mạnh đến các giáo huấn của chúng ta về đạo đức tình dục… rồi bạn có Hội đồng Giám mục Ba Lan và Hội đồng Giám mục Ukraine nói với người Đức, 'hãy dừng lại'”.

Martin cũng nhấn mạnh các thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, bao gồm việc đóng cửa các trường học khắp nước và sự gia tăng các vụ phá sản trong giáo phận.

Ông đề nghị rằng đại dịch là cơ hội để người ta sắp xếp lại các ưu tiên của họ. Ông nói, “Tôi nghĩ Chúa đang cho phép điều này xảy ra để mọi người ngừng đứng chân trong chân ngoài đối với vấn đề. Bạn có đến được với Chúa hay không. Bạn phải đưa ra quyết định. Công Giáo hâm hấp không phải là một lựa chọn. Văn hóa sẽ thực sự thử nghiệm chúng ta ngay bây giờ, và chúng ta thực sự cần biết chúng ta đại diện cho ai, chúng ta tin ai, chúng ta tín thác ai".

Helen Alvaré, giáo sư luật tại Trường Luật Antonin Scalia của Đại học George Mason, đã nói về tầm quan trọng của tính toàn vẹn tình dục trong thế giới hiện đại. Bà nói, trong một xã hội đề cao tự do tình dục, sự tiến bộ được đo lường bằng mức độ văn hóa vượt qua những điều cấm kỵ về tình dục.

Đối với Alvaré, điều quan trọng đối với Giáo hội là bảo vệ đạo đức tình dục và là nguồn ánh sáng để chống lại sự hỗn độn trong nền văn hóa. Bà nói: “Là thiếu niên, thanh niên, mới [cưới nhau], chúng ta không thể quên rằng những yêu cầu về tình yêu triệt để theo đường lối Kitô giáo là công lý căn bản đối với người lân cận gần nhất của chúng ta”.

Đức Tổng Giám Mục Hưu trí của Philadelphia Charles Chaput cũng đã phát biểu tại Thần học ảo Quán bia, nêu bật những thách thức đang hạn chế việc Giáo hội sinh hoạt trọn vẹn. Ngài cho biết vấn đề lớn nhất, vẫn thường xảy ra trong suốt lịch sử Giáo hội, là sự thiếu tự tin giữa các chi thể của Giáo Hội. Ngài nói: “Tôi không biết có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự tin rằng Tin Mừng là chân thật. Nếu chúng ta không xác tín rằng nó chân thật, chúng ta rất khó dựa vững vào Tin Mừng trong những thời điểm khó khăn. Tôi nghĩ đó là những gì đang diễn ra hôm nay. Có quá nhiều thế lực đang khiến người ta nghi ngờ về Giáo hội cũng như về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới”.

Đức Tổng Giám Mục Chaput đặc biệt đề cập đến cuộc tranh cãi về việc Tổng thống Joe Biden rước lễ, bất chấp việc ông ủng hộ phá thai hợp pháp, vi phạm giáo huấn Công Giáo. Chủ đề này đã là một vấn đề gây tranh cãi giữa các giám mục của quốc gia.

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói: “Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ cao nhất của sự hiệp nhất, chứ không phải chỉ là dấu chỉ của tình yêu đối với Thiên Chúa - bởi vì Người luôn yêu thương chúng ta cho dù lãnh nhận Bí tích Thánh Thể hay không - nhưng nó là dấu chỉ sự hiệp thông của chúng ta với Người và với Giáo hội. Nếu chúng ta không đồng ý với Giáo hội, thì điều sẽ trung thực hơn là chúng ta đừng giả vờ mình tin bằng cách lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Điều đó không chỉ đúng với các nhà lãnh đạo chính trị, [nó] còn đúng với chúng ta trong cuộc sống bản thân của chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng chúng ta không thể rước lễ nếu chúng ta đang sống trong tội trọng vì tội trọng không nhất quán với đức tin Kitô giáo và sự hiệp thông chân thật với Chúa Kitô”.
 
Một linh mục trong số 7 vị bị bắt cóc tại Haiti đã được trả tự do
Đặng Tự Do
16:29 24/04/2021


Các linh mục và tu sĩ đã bị bắt cóc tại Croix-des-Bouquets, gần thủ đô Port-au-Prince, trên đường đi dự lễ nhậm chức của một cha sở mới. Bọn bắt cóc đòi một triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng. Trong số các nạn nhân, cũng có nữ tu người Pháp, thuộc dòng Chúa Quan Phòng ở Pommeraye, gần thành phố Angers, và nếu kể cả giáo dân, thì số người bị bắt cóc trong nhóm đó lên tới mười người.

Hội đồng Giám mục Haiti đã mạnh mẽ phê bình chính phủ nước này bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho người dân. Nạn bắt cóc người và cướp bóc lan tràn. Tổng thống Haiti đã bổ nhiệm thủ tướng mới, giữa lúc đất nước này ở trong tình trạng chính trị khủng hoảng: Tổng thống Jovenel Moise nói rằng nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 2 năm tới, trong khi phe đối lập nói rằng nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc ngày 7 tháng 2 vừa qua.

Dư luận tại Haiti mạnh mẽ phê bình sự bất lực của chính phủ trước tình trạng thiếu an ninh, nhất là các băng đảng bất lương gia tăng các vụ bắt cóc người. Cả Đức Hồng Y Chibly Langlois, Giám mục giáo phận Cayes, là vị Hồng Y đầu tiên của Haiti, cũng tuyên bố rằng “toàn dân rất mệt mỏi vì những vụ bắt cóc. Chúng tôi không thể chịu nổi nữa. Thật là quá đáng!”

Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng vụ bắt cóc các linh mục và tu sĩ xảy ra mặc dù Giáo Hội Công Giáo tại Haiti được sự tín nhiệm lớn của đại đa số dân chúng. “Ai cũng biết Giáo hội chỉ tìm kiếm lợi ích của dân chúng, đặc biệt những người bị thiệt thòi nhiều nhất”.
Source:Le Nouvelliste
 
Thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI bảo vệ những nhận xét của Đức Nguyên Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:30 24/04/2021


Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô XVI, đã phủ nhận rằng những thông tin liên lạc đến từ Đức Bênêđíctô bằng cách nào đó gây tổn hại cho Giáo hội.

“Đánh giá các thông tin liên lạc hoặc can thiệp đến từ tu viện Mẹ Giáo Hội là 'không phù hợp', có vẻ như là một lời chỉ trích chung chung và hời hợt, kết quả của việc đọc hời hợt hoặc thậm chí, hoang đường và lừa dối”, Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc phỏng vấn mới nhất của mình.

Đức Tổng Giám Mục đang trả lời một câu hỏi được đặt ra cho ngài, trong đó người ta sử dụng cụm từ “không thích hợp” để chỉ một số thông tin liên lạc và những can thiệp đến từ tu viện Mẹ Giáo Hội trong khuôn viên Vatican, nơi Đức Giáo Hoàng danh dự đã sống kể từ khi ngài thoái vị vào năm 2013.

Gần đây, Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn bằng văn bản cho một số cơ quan truyền thông nói tiếng Tây Ban Nha để quảng bá ấn bản tiếng Tây Ban Nha của cuốn sách “Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể khôi phục nền văn hóa của chúng ta”, xuất bản vào năm 2020.

“Cuốn sách là một tập hợp các văn bản được viết cho các dịp khác nhau trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2019”, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói với Vida Nueva trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai. “Chúng thuộc các thể loại văn học khác nhau: hội nghị, bài giảng, lời mở đầu và thuyết trình sách. Sợi dây chung liên kết những điều này chính là điều mà bạn đang đề cập đến: Đóng góp khiêm tốn cho văn hóa Công Giáo trong thế giới tục hóa này của chúng ta”.

Ngài nói: “Rõ ràng, như có thể dễ đoán, bối cảnh và đất đai phong phú truyền cảm hứng và sinh động cho những văn bản này được hình thành bằng cách đọc và suy ngẫm về các tác phẩm của Đức Bênêđíctô XVI, nơi tôi đã được đào tạo”.

Tuần trước, nói chuyện với Alfa & Omega, Gänswein đã tự mình sử dụng thuật ngữ “không phù hợp”, lập luận rằng mặc dù việc cố gắng so sánh các vị giáo hoàng khác nhau để tạo ra một bảng xếp hạng dựa trên thành tích của mỗi người là điều không phù hợp.


Source:Crux
 
Đức Thánh Cha và LHQ kêu gọi các giải pháp đa nguyên toàn cầu cho hòa bình thịnh vượng
Thanh Quảng sdb
20:10 24/04/2021
Đức Thánh Cha và LHQ kêu gọi các giải pháp đa nguyên toàn cầu cho hòa bình thịnh vượng

Nhân Ngày Quốc tế Chủ nghĩa Đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình, Đức Thánh Cha Phanxicô và người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ngoại giao đa nguyên cho hòa bình, thịnh vượng và lợi ích chung của tất cả mọi người, các ngài cho rằng đại dịch đã dậy chúng ta mối liên hệ giữa các cộng đồng toàn cầu ngày nay.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tung lên Twitter vào thứ Bảy (24/4/2021) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngoại giao đa nguyên và hợp tác nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của thế giới.

ĐTC nói: “Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn được những xung đột? Không một dân tộc nào, không một xã hội nào có thể một mình đạt được hòa bình, thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc. Không ai có thể sống đơn lẻ cả! Bài học rút ra từ đại dịch gần đây cho chúng ta nhận thức được rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, tất cả đều trên cùng một con thuyền", ĐTC nói trong một bài đăng trên Twitter của mình @Pontifex.

Các giải pháp đa nguyên toàn cầu

Trong một thông điệp riêng về lễ kỷ niệm ngày 24 tháng 4, Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi tất cả “hãy lặp lại cam kết chung đối với các giải pháp đa nguyên toàn cầu cho con người và hành tinh trái đất chúng ta”.

Giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài lưu ý rằng đại dịch Covid-19 là “một lời nhắc nhở bi thảm về mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với nhau”, ĐTC nói cần có “nhu cầu rõ ràng và khẩn cấp về các giải pháp đa nguyên cụ thể”.

ĐTC nói, điều này cần phải vươn lên trên đại dịch và phải “dựa trên hành động chung xuyên biên giới, vì lợi ích của toàn nhân loại - bắt đầu từ việc phân phối công bằng vắc-xin như một lợi ích công cộng toàn cầu”.

Ông Tổng Thư Ký LHQ Guterres cũng kêu gọi thực hiện các hành động và giải pháp đa nguyên trong các lĩnh vực khác xuyên quốc gia, chẳng hạn như khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phát triển công nghệ mới nếu không có các nguyên tắc và chuẩn mực đã được thống nhất.

Ông Guterres cho hay: “Chúng ta cần một chủ nghĩa đa nguyên rộng lớn hơn, với sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các tổ chức của từng khu vực quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế và các liên minh công-tư. Chúng ta cần một chủ nghĩa đa nguyên rộng mở, thu hút mọi xã hội dân sự, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong khu vực và mọi người, đồng thời chia sẻ quyền lực một cách rộng rãi và công bằng hơn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô và ngoại giao đa nguyên


Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên.

Đức Thánh Cha đã nói một bài diễn văn quan trọng về ngoại giao đa nguyên khi ngài phát biểu trước phái ngoại giao đoàn Tòa Thánh vào ngày 7 tháng 1 năm 2019.

Đức Thánh Cha nói trong bài phát biểu về thế giới: “Một điều kiện không thể thiếu cho sự thành công của ngoại giao đa nguyên, là thiện chí và sự tin tưởng của các bên, sự sẵn sàng cùng nhau đối phó một cách công bằng và trung thực, sự cởi mở trong việc chấp nhận những thỏa hiệp phát sinh từ các tranh chấp. ĐTC cảnh báo rằng “khi nào thiếu một trong những yếu tố này, kết quả là việc tìm kiếm các giải pháp đơn phương và cuối cùng là sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. Đây là lý do tại sao Liên Hiệp Quốc thất bại, và bây giờ những thái độ tương tự đang “đe dọa sự ổn định của các tổ chức quốc tế rộng lớn hơn”.

Năm sau đó, ĐTC nói với các nhà ngoại giao rằng cần phải tiến tới một cuộc cải tổ hệ thống đa nguyên, bắt đầu từ hệ thống Liên Hiệp quốc, thì hệ thống này mới có hiệu quả. “Ngoại giao”, ĐTC nói, “được kêu gọi để kết hợp hài hòa các đặc điểm riêng biệt của các dân tộc và quốc gia khác nhau để xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình.”

Một lần nữa tại cuộc họp thường niên năm nay với ngoại giao đoàn vào ngày 8 tháng 2, ĐTC nhắc lại lời kêu gọi đa nguyên hóa của ngài. ĐTC nói: “Tiến trình dân chủ” kêu gọi theo đuổi con đường đối thoại rộng mở, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa tất cả các thành phần xã hội dân sự ở mọi thành phố và mọi quốc gia.”

ĐTC than thở rằng cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ đang phản ánh bình diện quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống đa nguyên và ảnh hưởng đến hiệu năng của các tổ chức hòa bình và phát triển.

Trong một thông điệp video gửi tới Đại hội đồng LHQ vào ngày 25 tháng 9 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên trong việc thúc đẩy quan hệ quốc tế và các chính sách hòa bình.

Những quyết định đa nguyên

Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, một trong những mục đích và nguyên tắc thành lập của Liên hiệp quốc là giải quyết cách hòa bình các tranh chấp và hiểm họa chiến tranh.

Ngày Quốc tế về Chủ nghĩa đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình tái khẳng định điều này và thừa nhận việc xử dụng các biện pháp ngoại giao và quyết định đa nguyên để đạt được các giải pháp hòa bình đang xung đột giữa các quốc gia.

Ngày Chủ nghĩa đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 2018 và được tổ chức lần đầu vào ngày 24 tháng 4 năm 2019.

Chủ nghĩa đa nguyên, dưới hình thức qui tụ các thành viên trong các thể chế quốc tế, nhằm ràng buộc các quốc gia hùng mạnh và ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương, đồng thời mang lại cho các tiểu cường quốc tiếng nói và ảnh hưởng mà họ không thể thực hiện theo cách khác.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vẻ vang dân Việt: Vinh danh các đóng góp của Cha Gioan, Chủ tịch HĐGM Mỹ chủ tế thánh lễ an táng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:16 24/04/2021


Như chúng tôi đã loan tin, Cha Gioan Trần Công Nghị Giám Đốc VietCatholic, đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế vào lúc 11g30 sáng thứ Năm 22 tháng Tư vừa qua.

Một niềm vui và cũng là một niềm hãnh diện cho người Việt Công Giáo của chúng ta trên toàn cầu là Đức Tổng Giám Mục José Horacio Gómez, Tổng Giám Mục Los Angeles, và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ chủ tế thánh lễ an táng Cha Gioan Trần Công Nghị vào lúc 10g sáng Thứ Sáu 30/4 tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô Giáo Phận Orange, 13280 Chapman Ave, Garden Grove, CA 92840 USA

Nghĩa cử này của ngài là để vinh danh các đóng góp của Cha Gioan cho Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Đức Cha José Horacio Gómez sinh ngày 26 tháng 12 năm 1951 là một giám mục người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Ngài đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Tổng Giám mục thứ năm của Los Angeles vào năm 2011. Trước đó, ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của Denver từ năm 2001–2004 và là Tổng Giám mục của San Antonio từ năm 2004 đến 2010.

Đức Cha Gomez đã giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng 11 năm 2016; và được các Giám Mục anh em tín nhiệm bầu làm làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục trong phiên khoáng đại Mùa Thu vào ngày 12 tháng 11 năm 2019. Ngài là người gốc Tây Ban Nha đầu tiên giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và cũng là người gốc Tây Ban Nha đầu tiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

Đức Cha Gomez là một niềm tự hào của người Công Giáo Mễ Tây Cơ sống trên đất Mỹ. Cha Gioan Trần Công Nghị, Tiến Sĩ Thần Học, tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô và Grêgôriô ở Rôma, cũng là một niềm vẻ vang cho chúng ta khi ngài đã từng là Giáo sư tại Đại Chủng Viện New Orleans từ 1983 đến 1984, và Giáo sư Chủng Viện Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần của Tổng Giáo Phận Los Angeles, từ 1987 đến 1993.

Nói về công lao của Cha Gioan Trần Công Nghị, từ Rôma, Cha Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế cho biết:

Tôi biết ngài từ hơn 20 chục năm trước từ khi Vietcatholic mới ra đời.

Tôi cộng tác với ngài từ 15 năm nay khi ít khi nhiều.

Tôi trực tiếp gặp ngài từ 10 năm nay.

Mỗi lần tôi đến Quận Cam thì cha con lại có dịp gặp nhau để hàn huyên, vì ngài người Phát Diệm, tôi cũng Phát Diệm và cả hai cũng quan tâm đến tình hình đất nước và Giáo Hội.

Tôi luôn cảm phục ngài.

Vì mặc dù tuổi cao sức yếu, bệnh tật, nhưng ngài chưa bao giờ ở yên. Ngài luôn bận tâm đến Giáo Hội và Quê Hương. Luôn thao thức, luôn tìm kiếm, luôn cố gắng làm một cái gì đó tốt đẹp, cụ thể và trong tầm tay cho Giáo Hội và quê hương

Ngài đảm nhận nhiều sứ vụ, ở nhiều nơi, từ giám thị Chủng viện ở Sài Gòn, đến tuyên úy đồng bào tỵ nạn cộng sản, giáo sư chủng viện và cha xứ bên Mỹ. Tôi thấy cáo phó không nhắc đến việc ngài làm tuyên úy trên các tầu du lịch.

Vì tôi nghe ngài kể từ khi về hưu ngài được Đức Tổng Giám Mục Los Angeles cử làm tuyên úy cho các chuyến tầu du lịch và vì thế ngài hay theo tầu đi khắp nơi trên thế giới mỗi khi sức khỏe và hoàn cảnh cho phép.

Nhưng thôi! Quan trọng gì! Ở đời có cái chính mà phụ, có cái phụ mà chính. Giữa bao nhiêu sứ vụ ngài thi hành, có cái chẳng được Đức Giám Mục nào bổ nhiệm, nhưng là cái ngài cống hiến nhiều nhất và qua đó giáo hữu Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất, đó là sứ vụ truyền thông.

Tôi tin Chúa đã soi sáng cho ngài và ngài đã lắng nghe và làm theo được lời Chúa: ngài đã sáng lập Vietcatholic và Liên hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam.

Dù không chính thức là công việc được bề trên giao phó, nhưng trên thực tế đấy lại là việc Chúa muốn nhất nơi ngài và qua việc đó, ngài phục vụ cho Giáo Hội cách đắc lực nhất.

Từ 25 năm nay, không có website Việt ngữ Công Giáo nào ổn định và phát triển liên tục như Vietcatholic.

Từ 25 năm nay không kênh truyền thông Việt ngữ Công Giáo nào có nhiều độc giả trong ngoài nước hơn Vietcatholic.

Từ 25 năm nay không kênh truyền thông Việt ngữ Công Giáo nào cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn và chân thực hơn về đời sống của Giáo Hội như Vietcatholic.

Từ 25 năm nay không một kênh truyền thông Việt ngữ Công Giáo nào có thể cho thế giới biết về hiện tình Giáo Hội Việt Nam nhiều hơn Vietcatholic.

Vì nhiều cơ quan thông tấn Công Giáo ngoại quốc lấy tin từ Vietcatholic. Nhiều người Kitô hữu ngoại quốc biết đến Giáo Hội Việt Nam nhờ Vietcatholic.

Vì ngài có cả một hệ thống cộng tác viên dịch thuật từ tiếng Việt ra tiếng Anh, thậm chí tiếng Pháp và tiếng Ý, tiếng Đức, mỗi khi có sự kiện gì quan trọng liên quan đến Giáo Hội Việt Nam.

Nhờ Vietcatholic mà các tín hữu Công Giáo Việt Nam được hiểu biết và gắn bó với nhau và với Giáo Hội nhiều hơn. Ngài là người tiên phong của truyền thông Công Giáo Việt Nam thời internet.

Nhân tiện tôi cũng nói ngài giỏi làm việc chung với người khác. Cái yếu chung của người Việt mình hình như lại là cái mạnh riêng của ngài, của các cha và các anh chị em trong Vietcatholic.

Ngài có cả mấy chục cộng tác viên thường xuyên và cả trăm cộng tác viên không thường xuyên, từ Hoa Kỳ về Việt Nam, từ châu Âu đến châu Úc. Từ kỹ thuật đến dịch thuật và phát thanh-truyền hình.

Tôi đã thăm trụ sở Vietcatholic ở Quận Cam, cũng như các chi nhánh ở Perth, ở Melboune, ở Seyned.

Tôi thấy các cha và các anh chị em cộng tác viên, cũng như ngài, tất cả đều làm việc bằng tình yêu Giáo Hội và quê hương. Thời gian tối thiểu, phục vụ tối đa. Phương tiện tối thiểu, hiệu xuất tối đa!

Đấy là cái tài dùng người, cái tài điều phối, cái tài làm việc chung của Cha Trần Công Nghị.

Bây giờ truyền thông Công Giáo Việt Nam trăm hoa đua nở. Tin tức và hình ảnh tràn ngập. Nhưng chủ yếu là tin “hội hè đình đám.”

Nhiều khi cái cần nói lại không nói, nếu có lại không dám nói đúng sự thật! Thành thử thừa mà vẫn thiếu!

Vì vậy cho đến bây giờ, tôi nghĩ vẫn chưa có kênh truyền thông Việt ngữ Công Giáo nào thay thế được Vietcatholic.

Chưa có kênh nào dám nói thẳng, nói thật, nói toàn diện, nói đầy đủ nhất trong mức độ có thể về Giáo Hội như Vietcatholic.

Chưa có kênh nào vượt trên khuôn khổ của một dòng tu, một giáo phận, một vùng đất để phản ảnh sự sống của Giáo Hội ở tầm mức bao quát nhất như Vietcatholic.

Tôi nói vậy để thấy cái công của Cha Trần Công Nghị cũng như vị trí và vai trò của ngài cũng là của Vietcatholic giữa lòng Giáo Hội Việt Nam, dù hơn 2/3 cuộc đời ngài không sống ở Việt Nam.

Phần tôi, tôi biết ơn ngài.

Vì ngài đã cho tôi cơ may cộng tác với tư cách phóng viên Vietcatholic.

Vì ngài đã cổ vũ và nâng đỡ tôi cũng như sứ vụ của tôi mỗi khi gặp nhau ở Quận Cam.

Vì ngài đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong vụ Thái Hà-Tòa Khâm Sứ.

Bấy giờ truyền thông kịp thời là một cách để bảo vệ mình. Trong khi website chuacuuthe.com có dung lượng nhỏ và thường bị công an đánh sâp, thì Vietcatholic đã là tiếng nói của chúng tôi, là lời cầu nguyện của chúng tôi và cho chúng tôi.

Hơn nữa, ngài ở Cali, cũng như cha Paul Văn Chi ở Sydney và cha Nguyễn Hữu Quảng và Đức cha Nguyễn Văn Long ở Melbourne là những người tích cực cùng các cha khác tổ chức cầu nguyện hiệp thông với chúng tôi và vận động quốc tế bảo vệ chúng tôi.

Chúng tôi cảm thấy thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh để làm chứng cho công lý và sự thật, khi thấy Vietcatholic bấy giờ thường đăng hình ảnh các giáo xứ và cộng đồng người Việt đã hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho chúng tôi và vận động quốc tế bảo vệ chúng tôi.
 
Live stream: Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Giám Đốc, 5 pm tại St. Margaret Mary Brunswich, Melbourne 25/4/2021
Giáo Hội Năm Châu
05:11 24/04/2021
 
Thánh lễ Đưa Chân Cha Gioan Trần Công Nghị Thứ 5 ngày 23/4/2021 Lúc 9pm tại nhà nguyện Revesby, Sydney, Úc Châu
Khanh Lai
05:19 24/04/2021
 
Giới thiệu về Ơn Gọi dòng Chúa Cứu Thế
Học viện thánh Anphongsô DCCT
10:54 24/04/2021
 
Về Thăm Giếng Cũ Giữa Đồi Hoang
LM. Giuse Trương Đình Hiền
11:12 24/04/2021
Về Thăm “Giếng Cũ Giữa Đồi Hoang”

(Chút cảm nhận về chuyến hành hương thăm “Đất Thánh Hoa Vông”)

Khách du lịch đổ về Phú Yên thường đi tìm cho được địa chỉ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, hay “Bãi Xếp”, một trong những điểm du lịch sinh thái biển đang ăn khách tại miền duyên hải Bắc Phú Yên; nhất là từ sau khi nơi đây được chọn làm “phân cảnh” của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ.

Mà cũng dễ tìm thôi ! Thời bây giờ “du lịch” được coi là nhu cầu phổ biến và là phương thế kiếm tiền dễ và nhanh nhất. Nơi nào có “hơi hướng du lịch”, thì giá đất tăng cao, các dịch vụ ăn theo từ “cơ sở hạ tầng”, giao thông, vận chuyển, đến các loại hình nhà hàng, khách sạn, giải trí, ẩm thực… đều được đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển...

Xem Hình

Nhưng có một điều khá lạ ! Giữa những dòng người đang đổ xô “đi về phía biển” tìm cảnh đẹp để thư giản, thưởng ngoạn, giải trí, nghỉ dưỡng…, lại có những con người ngược đường “đi về về phía núi” hoang vu, sỏi đá, không phải để “thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, mà là để “thăm giếng cũ giữa đồi hoang”.

Vâng, “Giếng cũ” mà tôi vừa nhắc đến chính là cái “giếng hoang” đang hiện hữu tại vùng đồi núi hoang vu thuộc thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, thành phố Tuy Hoà. Nơi đây chính là “giáo điểm Hoa Vông”, một cộng đoàn Công Giáo, mà từ năm 1850, đã có khoảng 165 tín hữu và được đặt làm trụ sở chính của Công Giáo vùng Nam Phú Yên.

Nhưng cái “Giếng cũ” và địa danh “Hoa Vông” đó có gì “lạ” để Hội Dòng Mến Thánh Giá chọn nơi nầy làm một trong những điểm hành hương Năm Thánh Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn 2020-2021, nhân dịp kỷ niệm 350 thành lập Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong – Qui Nhơn (1671 – 2021).

Thưa không phải “lạ” mà “rất lạ” ! Và đây là chứng từ sống động của linh mục thừa sai Eugène Marie Durand, một chứng nhân đã từng “mục sở thị” kể từ 133 năm về trước về “cái giếng ở Hoa Vông” nầy: “Hồi còn là một thừa sai trẻ, năm 1888, tôi đã đến viếng đống tro tàn đổ nát của nhà dòng xinh xắn và cô nhi viện tuyệt đẹp tại Hoa Vông, hai cây cau còn nghiêng mình bên bờ giếng. Người ta bảo tôi: “Chính trên hai cây cau ấy mà chị bề trên cùng chị phụ tá đã bị treo cổ; và trong lòng giếng sâu này, các chị nữ tu khác đã bị xô đẩy xuống, một hòm thánh tích bao la.” (x. Cẩm nang Năm Thánh Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn 2020 – 2021).

Và con đường để về “thăm giếng cũ giữa đồi hoang” lại chập chùng gai chông sỏi đá, thêm một dấu chỉ quá rõ ràng để nhắc cho những “khách hành hương hôm nay”, thế hệ cháu con của biết bao nhiêu tiền nhân anh hùng tử đạo, luôn ghi nhớ và xác tín rằng: đón nhận thập giá vì tình yêu dành cho Đức Kitô và vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài "Hy tế của Đấng Cứu Độ", để cùng với Đức Kitô “bị treo lên hầu kéo mọi người lên” (Ga 12,32)…mãi mãi là con đường đẹp nhất và đúng nhất của mọi Kitô hữu, đặc biệt, của những nữ tu Mến Thánh Giá…; những chị em mà cứ mỗi năm một lần trong dịp lễ Khấn, đã long trọng đón nhận “cây Thánh Giá nhỏ” từ tay Đức Giám Mục, như dấu ấn sống động của một lời cam kết được ghi trong Hiến chương: “Chị em Mến Thánh Giá đón nhận thập giá mỗi ngày làm bằng chứng tình yêu lớn nhất dành cho Đức Kitô và anh chị em đồng loại” (Hc điều 63,2).

Lời Chúa là thế ! Hiến Chương là thế ! Và lý tưởng thánh hiến luôn là đẹp như thế ! Nhưng, từ “Thập Giá của Đức Kitô” đến “cây thập tự đời” của mỗi người chúng ta là cả một đoạn đường dài. Đức Kitô mời gọi những ai theo Ngài “hãy vác thập giá mà theo”. Nhưng chúng ta đừng quên, cả ba lần thông báo về đoạn đường khổ giá Ngài sẽ trải qua tại Giêrusalem, cả ba lần đều không được các môn sinh của Ngài đón nhận…; thậm chí còn ngăn cản như Tông đồ trưởng Phêrô (Mt 16,22-23) để phải “lãnh đủ” một lời mắng thậm tệ: “Satan hãy lui….”.

Thế nhưng, ân sủng và tình yêu lại có sức mạnh tuyệt vời để “Thập Giá Đức Kitô” suốt 2000 năm nay vẫn là “sự hấp dẫn”, thuyết phục nhiều anh chị em, sẵn sàng dấn thân chọn lựa, như chọn một “viên ngọc quý”, như “một kho tàng” đến độ sẵn sàng hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả, cả đến mạng sống mình, mà “cái giếng cũ giữa đồi hoang ở Hoa Vông” là một trong những chứng tích hùng hồn còn lưu lại.

Trương Đình Hiền (24.4.2021)
 
Tưởng niệm LM Gioan Trần Công Nghị: hình ảnh cuộc hành hương cuối cùng cuả Ngài ở Do Thái
Trần Mạnh Trác
11:52 24/04/2021
Xem hình ảnh

Cuộc hành hương tháng 10 năm 2018 tại Do Thái và Roma do Cha Nghị, giám đốc VietCatholic, tổ chức, để khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim, vô hình chung, đã trở thành cuộc gặp gỡ cuối cùng cuả Ngài với nhiều người trong chúng ta.

Trong sự nghiệp truyền bá danh hiệu Đức Mẹ La Vang cuả Việt Nam, bắt đầu từ cuối thập niên 1960 với bức khảm Nữ Vương Việt Nam bằng đá mầu ở Nazareth và sau đó là nhiều tượng đài khác ở nhiều nơi khác, Ngài vẩn đang ấp ủ một ước vọng mới là đặt một tượng đài Đức Mẹ La Vang ở vương cung thánh đường Guadalupe, Mễ Tây Cơ. Những chuẩn bị đã sẵn sàng, tượng đã đúc và cất giữ tại trụ sở VietCatholic bên Hoa Kỳ, chương trình cũng đã được bàn. Rút tiả ưu khuyết điểm cuả cuộc hành hương Do Thái, sẽ có thêm những tiết mục giao lưu để tạo sự đoàn kết và gắn bó giữa những người Việt Nam từ 4 châu lục qui tụ về đây…thì bỗng nhiên, nạn COVID ập xuống!

Để tưởng niệm một ‘Cây Đại Thụ’ vừa đổ, với một tâm tình vô cùng thương tiếc, chúng tôi xin gửi tới quí độc giả VietCatholic và cách riêng tới hàng ngàn người, từ Á Châu, Âu Châu, Úc Châu và Mỹ Châu đã tham dự cuộc hành hương Do Thái – Roma với Ngài, những hình ảnh cuả Ngài, trong những lúc sinh hoạt chung, hoặc chụp riêng với nhiều người, để chúng ta có một chút ‘lưu niệm’ về Ngài và cầu nguyện cho Ngài, từng là cái ‘Mối Qui Tụ’ cuả chúng ta.

Những hình ảnh là kết quả cuả nhiều cộng tác viên Vietcatholic, đáng kể là cuả hai anh chị Nguyễn Văn Hoá & Kim Dung, cuả cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh.

Tất cả hình ảnh đều là ‘Full Size’ (Nặng) và quí vị có thể download được.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Thiên Triệu Và Nguyện Ước Trung Thành
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
10:59 24/04/2021
Ơn Thiên Triệu Và Nguyện Ước Trung Thành

LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.

Rôma, 24.04.2021

Ngày Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh năm 1964, Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đã chính thức cử hành ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ Nhất. Kể từ đó đến nay, mỗi khi Giáo Hội cử hành lễ Chúa Chiên Nhân Lành là mỗi lần dân thánh Chúa được nhắc nhớ để nâng cao ý thức về tầm quan trọng và sứ mạng đặc biệt của ơn thiên triệu trong đời sống của Hội Thánh. Thánh Giáo Hoàng mời gọi chúng ta không chỉ “xin Chủ mùa gặt sai thêm nhiều thợ gặt” (x. Mt 9, 38) mà còn phải biết cầu nguyện để hàng linh mục và tu sĩ trong Hội Thánh được ơn sắt son “trung thành bước theo chân Chúa Giêsu,” vị Mục Tử Nhân Lành tối cao.

Thực ra, khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, mỗi Kitô Hữu đều thực sự là đối tượng của ơn Chúa kêu gọi và đều lãnh nhận cùng một sứ mạng từ Thiên Chúa; “hãy đi và loan báo Tin Mừng” (x. Mt 28, 19). Chính vì thế mà mọi phần tử của Hội Thánh bất kể là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, ai cũng cần phải sống trung thành với ơn gọi của mình. Hôm nay, nhân ngày chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho các mục tử và tu sĩ của Hội Thánh, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa và “sức nặng” chất chứa trong lời cam kết trung thành của bậc sống tu sĩ và giáo sĩ. Qua đó chúng ta nhận ra lý do tại sao xưa nay, nhiều cơ sở huấn luyện chủng sinh và tu sĩ vẫn hay nhận Thánh Giuse làm thánh bảo trợ.

1. Trung thành theo đuổi “đức ái trọn hảo”

Giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về bậc sống tu trì và ơn gọi thánh hiến là nguồn tài liệu phong phú cho phép chúng ta hiểu được những chiều kích chính yếu của ơn gọi thánh hiến. Theo đó, ngay từ buổi sơ khai, Giáo Hội “đã có những người nam cũng như nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, quyết tự nguyện theo gương Chúa Kitô với một tinh thần tự do thanh thoát, bắt chước Người cách trung thành hơn, và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa.” Nếu như ơn gọi tu trì hay “việc theo đuổi đức ái trọn hảo qua các lời khuyên Phúc Âm là công cuộc bắt nguồn từ giáo huấn và gương sáng của Thầy Chí Thánh” thì chúng ta có thể suy ra hai điều sau đây: 1/ Các hình thức tu trì thánh hiến trong Hội Thánh tuy phong phú nhưng đều diễn tả chung một thực tại: đó là cách thế con người đáp lại lời mời gọi “hãy theo Thầy” của Chúa Giêsu. 2/ Nhiệt huyết tông đồ dâng hiến cần phải được thường xuyên làm mới lại và quá trình canh tân này phải bắt nguồn từ Đức Kitô, trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô dưới sự sự tác động của Chúa Thánh Thần.

Quả thế, kể từ những hình thức tu trì lâu đời nhất cho đến các cộng đoàn dòng tu mới thành lập gần đây, ơn gọi thánh hiến luôn duy trì ít là hai đặc điểm sau đây, một là “tâm tình tự nguyện hiến dâng để thuộc trọn về Chúa”, hai là “khao khát tháp nhập bản thân vào mẫu gương vâng phục, khiết tịnh và khó nghèo của Đức Giêsu Kitô.” Chính vì vậy mà “lòng trung thành” và “đức mến trọn hảo” được xem là hai giá trị cốt lõi làm nên nét đẹp riêng biệt của ơn thiên triệu. Để hiểu đúng giá trị của lòng trung thành trong ơn gọi thánh hiến, chúng ta hãy bắt đầu từ thao thức và cảm nghiệm của những nhân vật Thánh Kinh, những người đã từng được Thiên Chúa kêu gọi trước nhất.

2. “Trung Thành” theo Chúa như các tổ phụ

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta nhận thấy các tổ phụ như Abraham, Isaác, Môsê, rồi cả các ngôn sứ Isaia, Hôsê, Giêrêmia, Êlia, và các thủ lãnh tiêu biểu dân Israel xưa, tất cả đều giống nhau ở điểm; họ đã được Thiên Chúa kêu mời, tuyển chọn và trao phó sứ mạng. Ngẫm về ơn gọi của các vị Tổ Phụ và Ngôn Sứ lớn, chúng ta nhận thấy “theo Chúa” chính là “trung thành với đường lối của Chúa” và “quyết tâm phụng sự chỉ một mình Chúa mà thôi” (x. 1Vua 14, 8; 18, 21; Gr 2, 2; Hs 11, 1; 2 Sm 15, 13; Tv 81, 2). Đến thời Tân Ước, cụm từ “kiếm tìm Tôn Nhan Thiên Chúa” không chỉ được hiểu một cách đơn giản là “giữ giới luật” nữa mà còn được mặc thêm một số ý nghĩa mới khiến cho lối nói này thêm sinh động và biểu cảm.

Trong Giao Uớc Mới, Thiên Chúa vô hình của thời Cựu Ước từ nay xuất hiện hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, Đấng có xương có thịt hữu hình và cư ngụ giữa nhân loại chúng ta. Do đó “khao khát Thiên Chúa” từ là một ước nguyện hoàn toàn siêu nhiên trừu tượng trở nên một lối sống gắn liền với những thực hành và những lựa chọn vô cùng xác thực. “Theo Chúa” hay “lựa chọn đường lối của Chúa” chính là “thi hành những gì Con Chúa nêu gương, vì ý muốn và kế hoạch thâm sâu của Thiên Chúa Cha đã được “mặc khải” cách rõ ràng và chính xác nhất nơi Đức Giêsu Kitô, “hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa Cha vô hình” (x. Ga 14, 9). Như vậy, “theo Chúa” trong nhãn quan Tân Ước là “trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô” (Rm 8, 29).

Kinh Thánh Tân Ước ghi nhận nhiều lối nói khác nhau về hành vi đáp trả của con người trước lời mời gọi “Hãy theo Thầy” của Chúa Giêsu. Thông thường, “đứng dậy và đi theo” là hai hành động rõ ràng và cụ thể nhất mà các tác giả Tân Ước hay sử dụng. Chẳng hạn như Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan, những môn đệ đầu tiên được Chúa gọi, họ đã bỏ mọi sự lại phía sau để “đi theo” Người (Mc 1, 16-20; Mt 4, 18-22; Lc 5, 1-11). Ở những đoạn khác trong Tin Mừng Nhất Lãm, động từ “đi theo” và danh từ “kẻ đi theo” được hiểu như là hành động của “môn đệ”, “môn sinh” hay “học trò”. Khi ấy, “theo Thầy” ngoài nghĩa cụ thể là “đi theo” trên phương diện thể lý còn có nghĩa ẩn dụ là “theo” cả trong tinh thần. Thánh Gioan, Người Môn đệ Chúa yêu, là người đã gắn thêm cho hành động “theo Thầy” một ý nghĩa khác thâm sâu hơn những gì chúng ta đã nhắc đến. Theo Thánh Gioan, ơn gọi “môn đệ” vô cùng cao quý vì chỉ có môn sinh mới có vinh dự được thông chia số phận của thầy mình (x. Ga 12, 26; 13, 36-37; Kh 14, 4). Ơn gọi theo Chúa chính vì thế đòi buộc người môn đệ trước là phải “tin”, sau là phải biết “phó thác” cho đấng họ muốn theo (x. Ga 8, 12; 10, 4).

Tắt một lời, người môn đệ đi theo Chúa không chỉ đơn thuần là Chúa bước đi trước, môn đệ nối gót theo sau. “Theo Chúa” thực thụ đồng nghĩa với việc noi gương bắt chước, uốn mình theo khuôn vàng thước ngọc là cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã nêu gương vâng phục và yêu mến Thiên Chúa Cha thế nào thì người môn đệ cũng phải biết vâng phục và yêu mến y như vậy. Thật không dễ dàng chút nào.

3. “Trung Thành” trong Ơn Gọi Thánh Hiến

Hiến Chế Lumen Gentium - Ánh Sáng Muôn Dân, cẩn thận chỉ ra rằng “mến Chúa yêu người là dấu hiệu xác nhận người môn đệ đích thực của Đức Kitô.” Các môn đệ là những người luôn noi gương cũng như làm chứng cho tình yêu và sự khiêm nhường của Đức Kitô, họ cố gắng thực thi những điều Chúa khuyên dạy. “Trong những lời khuyên ấy, phải kể đến tặng phẩm cao quý của ân sủng được Chúa Cha ban cho một số người (x. Mt 19, 11; 1 Cr 7, 7) để họ có thể dễ dàng tận hiến cho một mình Thiên Chúa với một con tim không phân chia trong đời sống khiết tịnh hay độc thân (x. 1 Cr 7, 32-34).”

Điểm độc đáo của bậc tu trì thánh hiến, theo Công Đồng Vaticanô II, hệ tại việc các tu sĩ không những noi theo một cách chính xác “nếp sống mà Con Thiên Chúa đã đón nhận khi Người xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha” mà còn thực hiện việc “noi gương” đó một cách liên lỉ giữa lòng Hội Thánh. Sức nặng và cũng là giá trị cao quý của đời tu hệ tại việc “liên lỉ noi gương”. Quả vậy, khi nói về ơn gọi thánh hiến, Thánh Công Đồng quả quyết nhân đức trung thành của người tu sĩ chính là “kho tàng quý giá” và ghi nhận rằng: “bằng sự kiên trì và khiêm tốn trung thành với hồng ân thánh hiến và bằng thái độ quảng đại phục vụ mọi người dưới nhiều hình thức khác nhau” tu sĩ là những người góp phần điểm trang cho Hội Thánh, Hiền Thê Đức Kitô ngày thêm thêm rạng rỡ đẹp xinh.

Dựa trên nền tảng Thánh Kinh, giáo huấn Công Đồng Vaticanô II khẳng định với chúng ta rằng “trung thành bước theo Chúa Kitô” là “tiêu chuẩn tối hậu của đời sống tu trì thánh hiến.” Và như thế, mọi tu sĩ, nam cũng như nữ, thuộc bất kể hình thức tu trì hay thế hệ nào đi nữa, đều là những người được kêu gọi và tuyển chọn để bước theo Chúa Kitô cách triệt để và noi gương Người cách trung thành nhất.

4. “Trung Thành” như Thánh Giuse

Nơi Thánh Cả Giuse, Bạn Trăm Năm của đức Trinh Nữ Maria và cũng là Dưỡng Phụ của Đấng Cứu Thế, chúng ta nhận ra một mẫu gương tuyệt hảo về nhân đức “trung thành”. Tuy Kinh Thánh không ghi lại bất cứ một lời giảng dạy nào thốt ra từ miệng Thánh Giuse nhưng tính cách khiêm hạ, thái độ vâng phục và đời sống nội tâm sâu sắc của người lại làm nên mẫu hình lý tưởng mà bất cứ phàm nhân nào muốn theo Chúa đều có thể học hỏi. Cuộc đời Thánh Giuse chứa đựng bí quyết giúp chúng ta trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô” (x. Rm 8:29).

Xuất thân từ dòng dõi Vua Đavit cao sang quyền quý nhưng Thánh Giuse lại chọn nếp sống thanh bần giản dị. Ngài không những trân trọng giá trị của lao động chân tay mà chính bản thân ngài cũng từng “đổ mồ hôi sôi nước mắt” nuôi sống bản thân và gia đình. Biết bao nhiêu vị Giáo Hoàng đã từng long trọng tuyên dương phẩm chất âm thầm khiêm tốn của Thánh Cả Giuse và vinh danh ngài như mẫu gương của giới lao động bình dân, của những người giúp thăng tiến các giá trị con người thông qua sức lao động chân chính của họ. Thánh Giuse là mẫu mực cho những người khiêm hạ mà Kitô giáo nâng lên những địa vị cao sang; ngài “là bằng chứng cho thấy rằng để trở thành một môn đệ tốt và chân chính nối gót Chúa Kitô, không cần đến những điều vĩ đại – chỉ cần các nhân đức thông thường, đơn sơ và nhân bản, nhưng phải là những nhân đức đúng nghĩa và chân thực.” Nếu khiêm nhu, nhân hậu, hiền hòa, nhẫn nại được xem là đặc tính riêng của dân thánh Chúa, của những người “được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương” (Cl 3:12) thì Thánh Giuse hội đủ mọi điều kiện để được xem là mẫu gương cho dân thánh Chúa, nhất là cho những ai muốn trở nên môn đệ đích thực của Đức Kitô.

Thánh Giuse đích thực là mẫu gương cho chúng ta về đức vâng phục. Trong tất cả các câu chuyện Thánh Kinh liên quan đến Thánh Giuse, kể từ lúc ngài xuất hiện cho đến khi âm thầm rút lui, không một tình huống nào là êm ả thuận lợi: Từ việc ngài đón nhận tin Maria người vợ sắp cưới đang mang thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (x. Lc 2:1-7; Mt 1:18-25), đến việc vất vả cùng Maria về quê khai sổ bộ (x. Lc 2:1-5); từ việc phải bẽ bàng chịu người đời xua đuổi miệt thị cho đến việc phải một mình giúp đỡ Maria hạ sinh Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem (x. Lc 2:6-7); từ việc phải thức dậy trong đêm vội vã đưa Hài Nhi và Mẹ Người lánh sang Ai Cập cho đến khi hồi hương và bỡ ngỡ lập nghiệp nơi thôn làng Nazarét (x. Mt 2:13-23); từ việc đôn đáo chu toàn nghi lễ cắt bì cho con trẻ Giêsu cho đến việc hớt hãi tìm con trong Đền Thờ Giêrusalem (x. Lc 2:21-50), tất cả đều nhuốm mầu giông tố. Trong mọi tình huống, Thánh Giuse không một lời phản kháng kêu ca. Ngài chỉ biết hết lòng vâng phục và chu toàn mọi huấn lệnh Chúa truyền. Gương vâng phục của Thánh Giuse thật đáng để chúng ta nghiêng mình bái phục nhưng đó cũng là lý do khiến cho không ít người phải thắc mắc hoài nghi.

Trong thời đại mà chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa cá nhân đang hoành hành rộng khắp và thậm chí còn tấn công mạnh mẽ cả vào môi trường nhà tu như hiện nay, thì nhân đức khiêm hạ và thái độ phục tùng dường như chỉ còn là những khái niệm tồn tại trên lý thuyết. Chính vì vậy mà nhiều người, nhất là các bạn trẻ cảm thấy băn khoăn nghi ngại: “Liệu rằng chúng ta có thể bắt trước Thánh Giuse tận trung một lòng vì Chúa hay không?” Nếu có thì đâu là bí quyết? Tông huấn Redemptoris Custos cung cấp cho chúng ta một đáp án khá thuyết phục. Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng bao trùm lấy tất cả mọi câu chuyện Thánh Kinh liên quan đến Thánh Giuse là một bầu khí thinh lặng nhiệm mầu. Chính sự thinh lặng ấy bộc lộ chân dung nội tâm chiêm niệm của Thánh Giuse. Hàm chứa trong từng “hành động” của ngài là cả “một bầu khí chiêm niệm sâu xa.” “Sự hy sinh hoàn toàn, mà qua đó Thánh Giuse hiến dâng trọn vẹn cuộc sống cho những đòi hỏi của [công trình cứu độ], chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng đời sống nội tâm sâu xa của ngài mà thôi. Chính đời sống nội tâm này […] mang đến cho ngài những suy luận và sức mạnh mà chỉ những tâm hồn đơn sơ và trong sáng mới có được. [Đời sống nội tâm ấy cũng giúp ngài đủ sức] chấp nhận các điều kiện, trách nhiệm và gánh nặng của một gia đình, và từ khước tình yêu đôi lứa tự nhiên vốn là nền tảng nuôi dưỡng gia đình để chọn một tình yêu trinh khiết không thể sánh ví.”

Kết: Ước mơ đời tận hiến

Đời sống nội tâm chiêm niệm sâu xa là không gian gặp gỡ nối kết giữa hai trái tim người cha: cha trần thế kín múc sức mạnh và ánh sáng khôn ngoan từ Cha Trên Trời. Nhờ đó, mà Đấng Công Chính biết cách hoàn thành xuất sắc sứ mạng bảo vệ và nuôi lớn Đấng Cứu Thế cho nhân loại chúng ta được hưởng nhờ. Hơn nữa, chính trái tim của Thánh Giuse, patris corde đã truyền tải cảm hứng và ít nhiều tác động đến việc hình thành nên các nét tính cách tuyệt vời nơi con người của Chúa Giêsu. Ngài không chỉ dưỡng dục mà còn góp phần trang bị cho Hài Nhi Giêsu những hành trang cần thiết cho hành trình loan báo Tin Mừng sau này. Thánh Giuse được xem là quan thầy các mầm non thiên triệu vì lẽ ngài thấu hiểu những khó khăn thách đố có thể xảy đến cho các thợ gặt tương lai, và quan trọng hơn là ngài nắm giữa bí quyết giúp họ vượt qua những truân chuyên thử thách đó. Nơi mẫu gương Thánh Giuse chiêm niệm, khiêm tốn và vâng phục, những ai thật sự khao khát nên giống đức Kitô có thể tìm ra bí quyết để biến ước mơ này thành hiện thực. “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc 16: 9). Gương Thánh Giuse đang truyền cảm hứng khích lệ ơn gọi trẻ mạnh dạn tuân theo thánh ý Chúa, sẵn sàng gác lại những dự phóng và mơ ước đời tư để hiến thân phục vụ và kiên quyết trung thành với ơn gọi “môn đệ” trong đời sống thường ngày.

Bên cạnh đó, Thánh Têrêsa Avila nhà thần bí Dòng Cát Minh đã quả quyết rằng khiêm nhường là nền tảng của mọi nhân đức. Một tâm hồn muốn thăng tiến trên đàng nhân đức thì nhất định phải rèn luyện cho được đức khiêm nhượng. Vì thánh Cả Giuse là mẫu gương khiêm hạ và vâng phục nên ngài cũng là bậc thầy của mọi nhân đức. Ngài không chỉ là đấng bảo trợ mà còn là thầy dạy của những ai năng thực hành cầu nguyện. Cha Nuôi Chúa Giêsu vì vậy mà trở nên rất gần gũi với tu sĩ và chủng sinh, những người khám phá ra giá trị của cầu nguyện và chọn lựa cầu nguyện làm sứ vụ trên hết trong hành trình theo Chúa. Không phải nhờ danh xưng nhưng nhờ chứng tá, Thánh Giuse xứng đáng được tuyên dương là bậc thầy mẫu mực có đủ khả năng truyền đạt bí quyết thành công cho những ai muốn dõi bước đi theo Đức Giêsu Kitô. Thợ gặt lành nghề được Chúa sai đi nhất định phải mang theo hành trang là “lòng trung thành trong nguyện cầu và sắt son trong yêu mến” vì chưng Chúa là cây nho và chúng ta là cành, “cành nào kết hiệp cùng cây sẽ trổ sinh hoa trái” (x. Ga 15, 5).
 
Hình ảnh người chăn chiên nhân lành
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
11:07 24/04/2021
Hình ảnh người chăn chiên nhân lành ( Ga 19,11-18)

Người chăn chiên, hay người mục đồng, là hình ảnh có một qúa khứ lịch sử dài từ thời cổ xưa trong các triều đại văn hóa vua chúa bên vùng Đông phương, vùng Babylon, vùng cận Đông. Nơi đây các vị vua chúa được tôn vinh là những người chăn chiên do Thiên Chúa sai gửi đến. Họ có bổn phận „chăn dắt“ trong công việc cai trị thần dân đất nước.

Sự quan tâm lo lắng cho dân chúng, cho những người yếu kém, nghèo đói thuộc về bổn phận trách nhiệm chăn dắt của vị vua.

Như thế theo ý nghĩa nguyên thủy đó giúp cắt nghĩa làm sáng tỏ ý nghĩa hình ảnh mà Chúa Giêsu Kitô nhận mình là „người chăn chiên nhân lành“ như trong phúc âm thuật lại.

Trước và trong thời Chúa Giêsu Kitô ngày xưa, dân chúng Do Thái đã có Thánh Vịnh cầu nguyện tôn vinh Thiên Chúa là người chăn chiên: “ CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.“ (Tv. 23,1).

Và ngày nay các người tín hữu Chúa Giêsu Kitô cũng vẵn hằng dùng lời Thánh vịnh 23. này cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa là người chăn chiên nhân lành hằng lo lắng săn sóc cho đời sống có bình an no đủ.

Lời cầu nguyện chan chứa tâm tình của Thánh vịnh 23. không phải là cung cách sống tiêu cực phó mặc cho số phận. Nhưng là lòng tin tưởng cậy trông. Vì tin tưởng rằng, khả năng con người có giới hạn, cùng trong đời sống có nhiều biến chuyển thay đổi uốn khúclên xuống… Nhưng Thiên Chúa, Đấng là “ người chăn chiên nhân lành“ không bỏ rơi ta một mình. Trái lại Người hằng đồng hành, quan tâm săn sóc chú ý đến đời sống, nhất là khi đời sống gặp khó khăn vướng trở thử thách. Vì con người luôn cần sức lực niềm vui, niềm hy vọng cho đời sống. Sức lực này Thiên Chúa, đấng là “người chăn dắt „ ban cho, theo phương châm „ mình lo Chúa liệu.“

Vì thế lời cầu nguyện của Thánh vịnh bày tỏ: „Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.“ ( Tv 23,4)

Hình ảnh này bình dân, nhưng lại rất thân thương quen thuộc với đời sống con người. Các tín hữu Chúa Kitô xưa nay đã vẽ khắc rất nhiều hình ảnh trình bày Chúa Giêsu là người chăn chiên nhân lành lo cho sự sống đoàn chiên cừu, như hình Chúa Giêsu dẫn đòan chiên cừu đi ăn trên đồng cỏ đi qua những vùng thung lũng đồi núi, như hình Chúa Giêsu vác trên vai con chiên còn non yếu, con chiên bị đau bệnh, Chúa Giêsu đi tìm kiếm được con chiên lạc đàn…

Ngày nay nhất là nơi xã hội kỹ nghệ phát triển hình ảnh người chăn chiên không còn mấy thích hợp với đời sống thực tế nữa, và có khi lại gây ra suy đoán tiêu cực, hiểu sai trái ý nghĩa nữa.

Dẫu vậy hình ảnh đó chứa đựng những khía cạnh ý nghĩa đạo đức thần học. Một trong những khía cạnh ý nghĩa đó phản ảnh nơi mỗi người trong suốt cả đời sống. Đó là trách nhiệm.

Hình ảnh người chăn chiên nói lên trách nhiệm lo cho đoàn chiên được chăm lo cho có bình an mạnh khoẻ no ấm, được gìn giữ bảo vệ trước những nguy hiểm bị đe dọa.

Như thế có thể nói vai trò người chăn chiên cũng được nhìn nhận ra nơi mỗi con người. Vì sớm muộn ai cũng phải có những quyết định cho đời sống mình, như chọn nghề nghiệp, chọn bậc sống, nơi ở… Và như thế họ chịu trách nhiệm cho quyết định đời sống của riêng mình.

Rồi trong suốt dọc con đường đời sống, càng có thêm trách nhiệm cho đời sống, cho gia đình, cho xã hội đất nước, cho bạn bè người quen thân, cho công ăn việc làm trong chiều liên đới tương quan xã hội với con người cùng chung sống…

Con người không ai là sản phẩm của chế tạo nặn đúc từ một phòng thí nghiệm, hay từ một xưởng nhà máy chế biến thành. Nhưng là công trình tạo dựng tác phẩm của Đấng Tạo Hóa, là hình ảnh của Thiên Chúa.

Con người được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá trao cho sinh sống trong công trình vũ trụ thiên nhiên. Được Thiên Chúa chăn dắt lo cho đời sống. Nên con người có trách nhiệm gìn giữ hình ảnh Thiên Chúa nơi bản thân tâm hồn của mình, và cũng có trách nhiệm phải lo gìn giữ bảo vệ công trình ngôi nhà thiên nhiên.

„ ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.“ * Sáng Thế, 2,15)

Càng ngày nhân loại càng nhận rõ ra hơn trách nhiệm bảo vệ gìn giữ công trình thiên nhiên, gìn giữ bảo vệ sự sống không chỉ của con người, mà cả của các thứ loại cây cối thảo mộc, và những sinh vật bé nhỏ như loài ong bướm, những thú động vật cùng sinh sống trong công trình thiên nhiên.

Con người được Đấng Tạo Hóa sinh thành chăn dắt nuôi dưỡng. Con người cũng có trách nhiệm là người chăn dắt lo cho đời sống của mình, của người khác, cùng những sinh vật trong công trình tạo dựng thiên nhiên.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ý nghĩa bức tranh về đề tài Mục Tử Nhân Lành của Sybil Parker
Vũ Đức Trung. CSSr
11:38 24/04/2021
Ý nghĩa bức tranh về đề tài Mục Tử Nhân Lành của Sybil Parker



Chúa Ki-tô vị Mục Tử Nhân lành là một trong những hình ảnh được yêu mến qua nhiều thế hệ trong truyền thống đức tin Công Giáo. Chủ đề này cũng xuất hiện trong nghệ thuật hội họa theo suốt dòng lịch sử. Trên thực tế, những bức vẽ cổ xưa nhất về Chúa Ki-tô có thể tìm thấy ở các hang Toại đạo. Ở đó, người ta vẽ lên hình ảnh một Chúa Giê-su thời trẻ, Ngài không để râu, mặc áo dài trắng ngắn, cõng một con cừu trên vai của mình. Ngài là vị Mục Tử hiền lành, người bảo vệ, quy tụ và hi sinh mạng sống của mình cho đàn chiên.

Bức tranh mà người viết muốn giới thiệu trong bài viết này thuộc cùng dòng đề tài trên. Bức tranh này được biết đến với tên gọi “The Door of the Fold,” tạm dịch là “Cánh cửa gấp” hoặc dịch thoáng hơn là “Cánh cửa chuồng chiên.” Bức tranh này được vẽ năm 1895 bởi họa sỹ Sybil Parker.

Người xem ngay lập tức bị thu hút bởi chân dung Chúa Giê-su được vẽ một cách cân đối. Ngài mặc một chiếc áo choàng trắng thanh khiết, khuôn mặt đẹp đẽ phản chiếu sự thuần khiết của con Chiên không tì vết mà Ngài đang ẵm trên tay. Đức Kitô vừa là Chiên Con tế lễ của Thiên Chúa, vừa là vị Mục Tử, Đấng đã chết và đã phục sinh, và đạt đến sự sống sung mãn nhất.

Bức tranh này ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa thần học và tâm linh. Hãy để ý đến ánh mắt của vị Mục tử nhân từ. Ánh mắt ấy hướng về phía đàn chiên. Đức Ki-tô dường như đang có một cuộc trò chuyện thân mật với đàn chiên của Ngài. Cử chỉ này gợi cho người xem nhớ đến những lời trong Phúc Âm: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi … Tôi biết chúng và chúng biết tôi.”

“Tiếng của Thiên Chúa” được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, trong các đoạn Phúc Âm nói về việc Chúa Giê-su chịu Phép Rửa hay khi Ngài Biến Hình trên núi. Tiếng nói ấy gọi tên từng con chiên trong đàn và dẫn chúng ra đồng cỏ xanh tươi. Chính nhờ tiếng nói ấy mà con chiên nhận ra chủ của mình. Đàn chiên chăm chú lắng nghe tiếng của vị chủ chăn.

Vai trò tiếp theo của Mục tử Nhân lành được hé lộ qua cách vị trí mà Chúa Giê-su đứng trong khung cảnh. Quan sát kỹ sẽ thấy chính Chúa Giê-su là người mở cổng từ phía bên ngoài. Chúng ta biết rằng, Ngài dẫn đàn chiên vượt qua những hoang mạc hoang vắng và thiêu đốt bởi ánh mặt trời để tới những vùng cỏ xanh tươi và mạch nước trong lành. Đức Ki-tô là người giữ cửa, nhưng chính ngài cũng từng nói: “Ta là cửa chuồng chiên ai qua Ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi.”

Tiếp theo, chúng ta chú ý đến cặp chim bồ câu đậu trên gác xép của chuồng chiên. Chi tiết này nhắc chúng ta nhớ đến biến cố Đức Mẹ dâng con trong Đền thờ. Đức Maria và thánh Giuse "khi đã đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các Đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa" và các Ngài "dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai con bồ câu" (Lc 2,22-24). Đôi chim bồ câu khi ấy được dâng thay cho Đức Ki-tô. Của lễ này sau này đã được thay thế bằng chính sự hi sinh tối hậu của chính Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ vậy mà con người được cứu độ.

Ngoài ra, bức tranh có nhiều chi tiết thú vị khác. Hãy để ý các thanh gỗ ngang và dọc giao nhau đẹp mắt đến thế nào để tạo thành Thánh giá. Lẫn bên trong mái tóc của Đức Ki-tô thấp thoáng có mão gai đâm xuyên qua. Bên trái Đức Giê-su là những biểu tượng của Cuộc khổ nạn: tảng đá biểu thị ngọn đồi Golgotha, tấm biển treo trên Thập giá, tấm áo choàng đỏ và cây gậy Mục Tử.

Cuối cùng, những chùm nho và những bông lúa mì trogn bức tranh chính là hình ảnh biểu trưng cho Bí tích Thánh Thể, cánh cửa dẫn chúng ta đến ơn cứu độ.

Tóm lại, bức tranh này tập trung diễn tả ý nghĩa của “Mục tử nhân lành.” Mục tử nhân lành chính là người chăn chiên, lắng nghe, dẫn đưa và hi sinh mạng sống mình cho đàn chiên.

Chúa nhật thứ 4 mùa Phục sinh được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho Dân Thánh của Người những mục tử sống hết mình vì đàn chiên theo gương của Đức Ki-tô, vị mục tử Nhân Lành. AMEN.

Duc Trung Vu, CSsR
 
Thông Báo
Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh phân ưu cùng tang quyến và Việtcatholic
+ GM. Micae Hoàng Đức Oanh
10:43 24/04/2021
Sau khi nhận được tin cha Gioan Trần Công Nghị, giám đốc Vietcatholic, qua đời, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh từ Việt Nam qua trao đổi trên điện thoại đã quan tâm thăm hỏi về chương trình tang lễ của cha Gioan Trần Công Nghị. Đức cha Micae cho biết Ngài nhớ cầu nguyện cho cha Nghị hàng ngày. Dưới đây là lời Ngài chia sẻ:

Xin phân ưu với gia đình cha Nghị. Cha Nghị đã hoàn thành sứ mạng loan báo Tin Mừng và đã tạo ra Vietcatholic để loan báo Tin Mừng. Cha đã hoàn thành sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chúc mừng cho Vietcatholic được tiếp tục sứ mạng của cha Nghị đã ôm ấp. Cầu cho Vietcatholic có nhiều người tham dự và cộng tác để loan báo Tin Mừng. Xin ân phúc cùng gia đình họ hàng và nhớ cầu nguyện cho cha Nghị, Gioan Trần Công Nghị hàng ngày. Cám ơn.

(Vì Đức cha Micae bị tai biến cách hai năm, nên lời nói có phần khó khăn. Vì thế khi ghi lại lời ngài, có đặt dấu chấm câu và bỏ những chữ đệm như (hồi, rồi, thành ra…)

Xin nghe chính lới ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh

Duc Cha Micae Oanh 2021_04_23_07_01_43.mp3
 
Lời Chân Thành Cảm Tạ - Acknowledgement
VietCatholic
22:23 24/04/2021
CHÂN THÀNH CẢM TẠ.

Gia Đình Tang Quyến Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị và Đại Gia Đình Vietcatholic xin chân thành cảm tạ:

• Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez, DD, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Los Angeles, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
• Đức Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange County.
• Đức Giám Mục Toma Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange County.
• Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn,
• Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, Nguyên Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc,
• Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám Mục Giáo Phận Kontum,
• Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Văn Yến, Nguyên Giám Mục GP Phát Diệm,
• Đức Giám Mục Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, Vietnam,
• Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Tổng Giám Mục, Quý Đức Giám Mục,
• Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chính Xứ St Columban Giáo Phận Orange,
• Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ,
• Cha Giuse Nguyễn Quân, Đại Diện Linh Mục Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles.
• Cha Vincent Phạm Ngọc Hùng, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange.
• Cha Michael Mai Khải Hoàn, Cựu Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange.
• Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Phong Trào Đoàn Thể, Quý Thân Nhân, Thân Hữu, và bạn bè trên toàn thế giới,
• Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ,
• Tuyên Úy Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu,
• Quý Cộng Đoàn dân Chúa Tổng Giáo Phận Los Angeles.
• Quý Cộng Đoàn dân Chúa Giáo Phận Orange,
• Văn Nghệ Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại,
• Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại,
• và toàn thể Cộng Đồng dân Chúa khắp nơi,

Đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện, Phân Ưu, thăm hỏi, và cầu nguyện cho Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị, trong những ngày tháng ngài nằm bệnh viện hay tại tư gia để nâng đỡ trong tình thương mến đặc biệt, nhất là đã dâng và tham dự các Thánh Lễ trong Chương Trình Tang Lễ để cầu nguyện và tiễn đưa Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị tới nơi an nghỉ cuối cùng sau hành trình 76 năm cuộc đời và 50 năm phục vụ trong Thiên
Chức Linh Mục.

Trong biến cố đau thương khó khăn này, Tang Quyến và Ban Tổ Chức Tang Lễ đã cố gắng rất nhiều, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính xin Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Tổng Giám Mục, Quý Đức Giám Mục, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Anh Chị Em niệm tình tha thứ.

Nguyện xin Lòng Chúa Thương Xót, qua sự bầu cử của Hiền Mẫu La Vang Từ Ái đón nhận Linh Hồn Cha Giám Đốc Gioan Trần Công Nghị sớm hưởng Tôn Nhan Chúa trên Thiên Đàng.

Thành khẩn xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể Quý Vị.

CHÂN THÀNH CẢM TẠ.

Đại Gia Đình Tang Quyến.

1. Em - Trần Thị Mừng (Qua đời)
2. Em - Trần Công Chức (Qua đời)
3. Em - Trần Thị Sen, chồng Đinh Văn Ân và các con cháu
4. Em - Trần Thị Kim Liễu (qua đời) chồng và các con
5. Em - Trần Thị Kim Cúc (qua đời) chồng và các con cháu
6. Em - Trần Thị Tuyết Mai (qua đời) chồng và các con
7. Em - Trần Thị Phương Hoa chồng và các con
8. Em - Trần Thị Hồng Điệp chồng và các con
9. Em - Trần Thuý Hằng chồng Đinh Xuân Lục và các con

Cha cậu Trần Bình Trọng USA.
Cha em Trần Xuân Lãm Canada.
Cha em Paul Văn Chi Úc Châu.

Con Thiêng liêng,

1. Cha Giuse Nguyễn Khắc Hiếu Canada.
2. Tuyết Mai, chồng và các con USA.
3. Vợ Chồng Bác Sĩ Trần Khắc Quyên Anh và các con USA.
4. Dược Sĩ Nguyễn Thanh Hà Vy, chồng và các con USA.
5. Nguyễn Thanh Hà Uyên chồng và các con USA.

Ban Giám Đốc Vietcatholic.

Cha Paul Văn Chi, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Australia.
Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Australia.
Kỹ sư JB Đặng Minh An, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Australia.
Cha Stephano Bùi thượng Lưu, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Âu Châu.
Giáo Sư Nguyễn Long Thao, Phó Giám Đốc Vietcatholic, Hoa Kỳ.

ACKNOWLEDGEMENT

The Family of Rev. John Nghi Cong Tran and VietCatholic Network would like to thank:

• Archbishop Jose H. Gomez, DD, Archdiocese of Los Angeles, CA, President of USCCB,
• Bishop Kevin Vann, Bishop of Diocese of Orange, CA,
• Bishop Thomas Thanh Thai Nguyen, Auxiliary Bishop of Diocese of Orange, CA,
• Archbishop Joseph Nguyễn Năng, Archbishop of Archdiocese of Saigon, Vietnam,
• Bishop Joseph Đinh Đức Đạo, Former Bishop of Diocese of Xuân Lộc, Vietnam,
• Bishop Michael Hoàng Đức Oanh, Former Bishop of Diocese of Kontum, Vietnam,
• Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt, Former Archbishop of Archdiocese of Hanoi, Vietnam,
• Bishop Joseph Châu Ngọc Tri, Bishop of Diocese of Lạng Sơn Cao Bằng, Vietnam,
• Bishop Joseph Nguyễn Văn Yến, Former Bishop of Diocese of Phat Diem, Vietnam,
• Bishop Joseph Đặng Đức Ngân, Bishop of Diocese of Đà Nẵng, Vietnam,
• Bishop Thomas Vũ Đình Hiệu, Bishop of Diocese of Bùi Chu, Vietnam,
• All of The Cardinals, Archbishops, and Bishops,
• Monsignor Joseph Tuan Pham, Pastor of Saint Columban Parish, Diocese of Orange, CA, USA,
• Rev. Joseph Chau Thanh Nguyen, President of The Federation of Vietnamese Catholics in the USA,
• Rev. Joseph Quan Nguyen, Representative of Vietnamese Priests, Archdiocese of Los Angeles, CA, USA,
• Rev. Vincent Hung Pham, Director of The Vietnamese Catholic Center, Diocese of Orange, CA, USA,
• Rev. Michael Mai Khải Hoàn, Former Director of The Vietnamese Catholic Center, Diocese of Orange, CA, USA,
• All Priests, Religious, Catholic Movements and Organizations, Friends… around the world,
• The Federation of Vietnamese Catholics in the USA,
• Vietnamese Catholic Chaplaincy and Community in Australia, Australia,
• Vietnamese Catholic Communities, Archdiocese of Los Angeles, CA, USA,
• Vietnamese Catholic Communities, Diocese of Orange, CA, USA,
• Vietnamese Catholic Artists Overseas,
• Vietnamese Catholic Composers Association, VCCA,
• And all the People of God communities in the world.

We would like to acknowledge and thank all those mentioned above for their love and support to Rev. John Nghi Cong Tran through Mass intentions, prayers and visitations during his stay in hospital and later at home; in particular, we are grateful to those who were able to join us in the Funeral Mass to celebrate Father John Nghi Cong Tran’s 76 years of life and 50 years of service in the Priesthood and to send him off to his final resting place in God.

Our family would like to ask for your forgiveness if there were any shortcomings or unintentional errors on our part during this difficult time.

May we ask you to continue to pray for the soul of Rev. John Nghi Cong Tran through the Divine Mercy and the intercession of Our Lady of La Vang, so that Father Nghi would soon be able to join in the eternal life with God in Heaven.

God bless you all.

Rev. John Nghi Cong Tran’s Family

1. Younger sister - Trần Thị Mừng (+RIP)
2. Younger brother - Trần Công Chức (+RIP)
3. Younger sister - Trần Thị Sen, husband: Đinh Văn Ân and children, grandchildren
4. Younger sister - Trần Thị Kim Liễu (+RIP,) husband and children
5. Younger sister - Trần Thị Kim Cúc (+RIP,) husband and children, grandchildren
6. Younger sister - Trần Thị Tuyết Mai (+RIP,) husband and children
7. Younger sister - Trần Thị Phương Hoa, husband and children
8. Younger sister - Trần Thị Hồng Điệp, husband and children
9. Younger sister - Trần Thuý Hằng, husband: Đinh Xuân Lục and children

Uncle: Rev. Trần Bình Trọng, USA
Younger brother: Rev. Trần Xuân Lãm, Canada
Younger brother: Rev. Paul Văn Chi, Australia

Spiritual Children

1. Rev. John Nguyễn Khắc Hiếu, Canada
2. Ms. Tuyết Mai, husband and children, USA
3. Medical Doctor Trần Khắc Quyên Anh, husband and children, USA
4. Pharmacist Nguyễn Thanh Hà Vy, husband and children, USA
5. Nguyễn Thanh Hà Uyên, husband and children, USA

VietCatholic’s Board of Directors

Rev. Paul Văn Chi, Australia, Vice Director
Rev. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia, Vice Director
Engineer JB Đặng Minh An, Australia, Vice Director
Rev. Stephano Bùi thượng Lưu, Europe, Vice Director
Professor Nguyễn Long Thao, USA, Vice Director
 
VietCatholic TV
Nhẹ nhõm: Nước Pháp thở phào Notre Dame de Paris chắc chắn được cứu. 2024 mở cửa thờ phượng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:21 24/04/2021


1. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói về tiến trình tái thiết Notre Dame de Paris

Hai năm sau khi ngọn lửa tàn khốc thiêu đốt ngôi nhà thờ nổi tiếng nhất Paris và gây chấn động thế giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Notre Dame de Paris để chứng tỏ rằng di sản của Pháp không bị lãng quên bất chấp đại dịch.

Được tháp tùng bởi các bộ trưởng, kiến trúc sư và một vị tướng hồi hưu của quân đội Pháp, những người đang giám sát việc trùng tu một di tích lịch sử đã có từ thế kỷ 12, tổng thống Macron đã xem xét tiến độ của dự án tái thiết đầy tham vọng. Ông mang lại cho công chúng Pháp, là những người đang mệt mỏi vì đại dịch, niềm hy vọng rằng ngày hoàn thành sẽ sớm đến.

“Chúng ta đang thấy ở đây, trong hai năm, một công việc to lớn đã được hoàn thành như thế nào”, ông Macron nói, và nhắc nhớ cảm xúc trên khắp nước Pháp trước những hình ảnh ngọn lửa nuốt chửng Nhà thờ Đức Bà vào ngày 15 tháng 4 năm 2019. “Chúng ta cũng có thể thấy những gì còn lại được thực hiện”.

Ông Macron đã hứa rằng nhà thờ sẽ được xây dựng lại vào năm 2024, nhưng các quan chức thừa nhận rằng công trình sẽ không thể hoàn thành vào lúc đó. Họ viện dẫn các yếu tố như đại dịch COVID-19 đã làm chậm tốc độ tái thiết. Ngọn lửa cũng phát tán một lượng lớn chì độc hại lên nhà thờ Đức Bà và khu vực xung quanh, làm phức tạp thêm công việc dọn dẹp trước khi các nỗ lực trùng tu có thể bắt đầu.

Tổng thống Pháp gửi lời “cảm ơn sâu sắc” và thông điệp quyết tâm tới tất cả những người lao động được huy động để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà.

Ông Macron nói: “Chúng ta sẽ cần phải đạt được các mục tiêu của mình đã đặt ra trong ba năm kể từ bây giờ”.

Cần trục và giàn giáo từ dự án đồ sộ này đã tạo thành vết sẹo cho đường chân trời của thủ đô nước Pháp, và công việc xây dựng lại có thể mất hàng thập kỷ. Các quan chức cho biết trong tháng này rằng nhà thờ bị cháy rụi và sân dạo quanh nhà thờ có thể được tái thiết trong 15 hoặc 20 năm nữa. Nhưng họ cam kết rằng Nhà thờ Đức Bà ít nhất sẽ mở cửa để cầu nguyện và “trở lại việc thờ phượng” trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè 2024 mà Paris đăng cai tổ chức.

“Mục tiêu là trả lại Nhà thờ Đức Bà cho những người thờ phượng và đến thăm vào năm 2024. Điều đó có nghĩa là vào năm 2024, Thánh lễ sẽ có thể được tổ chức bên trong nhà thờ,” Jeremie Patrier-Leitus, người phát ngôn của việc trùng tu, nói với thông tấn xã AP.

Patrier-Leitus muốn thế giới biết rằng “Nhà thờ Đức Bà đang đứng lên. Ngôi nhà thờ vẫn ở đó. Tất cả chúng tôi đều tập hợp và huy động để trùng tu nhà thờ và đưa viên ngọc của kiến trúc Gothic Pháp này trở lại thế giới”.

Trước vụ hỏa hoạn, ngôi nhà thờ này đón 20 triệu khách du lịch mỗi năm.

Kể từ năm 2019, các nghi lễ tôn giáo đã diễn ra tạm thời tại nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois gần đó. Ngôi nhà thờ này nhỏ hơn nhiều và thiếu các yếu tố gây kinh ngạc là những gì đã thu hút các tín đồ đến Notre Dame de Paris trong gần 900 năm.

Phủ tổng thống Elysee cho biết chuyến thăm của ông Macron “sẽ là cơ hội để người đứng đầu nhà nước cảm ơn một lần nữa tất cả những người đã giúp cứu nhà thờ khỏi ngọn lửa” và hoạt động trong việc tái thiết sau đó.

Hai năm là một cái chớp mắt trong một dòng thời gian trùng tu. Dự án Nhà thờ Đức Bà vẫn đang trong giai đoạn củng cố ban đầu. Giai đoạn khôi phục thực tế dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa đông năm sau. Nhưng cảm giác choáng ngợp của những người yêu mến Nhà thờ Đức Bà là sự nhẹ nhõm khi dự án cho đến nay đã thành công.

“Hôm nay tôi có thể nói rằng thánh đường đã được cứu. Các công việc phục hồi diễn ra nhanh chóng và giờ đây chúng tôi có thể thực hiện công việc tái thiết khổng lồ mà sẽ không gây mất ổn định cho toàn bộ tòa nhà,” Cha Patrick Chauvet là Cha Sở của Notre Dame, nói với AP.

Giai đoạn dọn dẹp và gia cố để giữ cho ngôi nhà thờ đứng vững tiêu tốn 165 triệu euro, và là giai đoạn rất quan trọng: 40,000 ống kim loại từ giàn giáo tại thời điểm hỏa hoạn đã tan chảy trong khi cháy và phải được kiên nhẫn cắt bỏ khỏi mái nhà thờ. Các hầm bên trong thánh đường cũng phải được ổn định lại. Tuy nhiên, trong một dấu chỉ phấn khởi, 1,000 cây sồi đã bị đốn hạ trong khoảng 200 khu rừng ở Pháp vào mùa xuân này để làm khung cho ngọn tháp của nhà thờ - nơi sẽ được chiêm ngưỡng trên đường chân trời Paris trong nhiều thế kỷ tới.
Source:AP

2. Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit: Thân thể Chúa Phục sinh có phải là thân thể trước đó không?

Trong thánh lễ chiều Chúa Nhật thứ Ba Mùa Phục sinh tại nhà thờ Saint-Germain l'Auxerrois, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã trình bày một bài giảng rất hay về các các dấu đinh trên thân thể Chúa Phục sinh và khẳng định rằng thân thể Chúa Phục sinh là thân thể của Người trước đó chứ không phải một cơ thể khác, như chủ trương của một số người. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: Đó không phải là một sự luân hồi. Đó là một sự phục sinh. Từ đó, ngài trình bày mối quan hệ giữa thân xác, tinh thần và linh hồn.

Câu chuyện ngài trình bày có liên quan đến Royan, thủ phủ của miền Côte de Beauté, ở phía tây nam nước Pháp, thuộc tỉnh Charente-Maritime trong vùng Nouvelle-Aquitaine. Royan là một trong những thị trấn nghỉ mát ven biển Đại Tây Dương chủ yếu của Pháp.

Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:

Khoảng 25 năm trước, một linh mục ở Royan đã yêu cầu tôi thiết kế cho ngôi nhà thờ của ngài một tượng Chúa Kitô. Ngài đặc biệt muốn có một Chúa Kitô phục sinh trên thập tự giá. Ban đầu chuyện này xem ra có vẻ khó khăn đối với tôi vì tôi chưa từng thấy tận mắt một cây thánh giá nào như thế. Hoặc là Chúa Kitô đang chết ở trên thập tự giá, hoặc Ngài đã sống lại. Làm gì có tượng Chúa Kitô Phục sinh lại ở trên thánh giá. Nhưng cuối cùng, tôi cũng thiết kế được một tượng Chúa khải hoàn từ trên thập tự giá. Ngài rất vui với thiết kế này nhưng sau một vài ngày, ngài nói: “Còn thiếu một thứ gì đó”. Tôi thực sự không thể nhìn ra thiếu cái gì và hỏi lại ngài: “Thưa cha, còn thiếu cái gì?” Ngài nói với tôi: “Dấu đinh trên bàn tay và bàn chân của Chúa”. Tôi tự nói với mình: “Cha ấy có lý”. Khi Chúa Giêsu sống lại, trong thân thể phục sinh của Ngài có những dấu ấn về cuộc đời Ngài, về cuộc khổ nạn mà Ngài đã trải qua và đã chỉ cho Tôma thấy. Quả thực là những dấu vết được ghi khắc nơi cơ thể của Người, dọc dài toàn bộ cuộc đời dương thế của Chúa, vẫn xuất hiện vào ngày Người sống lại. Chúa Kitô vẫn có tay, có chân, và đã đưa con cá nướng các môn đệ trao cho Ngài lên miệng. Đó thực sự là Người, Người còn sống, đó là cơ thể của Người chứ không phải một cơ thể khác. Đó không phải là một sự luân hồi. Đó là một sự phục sinh!

Làm thế nào để hiểu được mầu nhiệm phi thường này, một điều chưa từng có trước Chúa Giêsu, và sau Chúa Giêsu cũng chẳng có. Việc các môn đệ sợ hãi là điều dễ hiểu. Có cái gì đó thật phi thường ở đây! Hãy tưởng tượng trong giây lát anh chị em nhìn thấy một người mà anh chị em yêu quý, người mà anh chị em đã tận mắt thấy đã chết, người mà anh chị em đã đặt trong ngôi mộ, nhưng rồi chính người ấy đang ở đó, trước mặt anh chị em, không phải là một bóng ma, mà là một người thật với cơ thể của người đó. Và điều này diễn ra trong khi anh chị em đang thu mình trong một căn phòng khoá trái cửa lại, không chỉ một mà là hai ba lần cửa. Đáng sợ. Có điều gì đó đáng sợ hãi.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đây mà” khi nhìn họ sợ hãi khi thấy Người đứng ở giữa họ. Nhưng ông là ai? Chữ “Thầy” của Chúa Kitô, trong bối cảnh này, buộc tôi tự hỏi về bản thân mình. Tôi là ai?

Rõ ràng là chúng ta được cấu tạo bởi một cơ thể và một tinh thần cho phép chúng ta hiểu được bản thân mình hoặc ít nhất là nhận thức được sự tồn tại của chúng ta. Các nhà triết học Hy Lạp coi thể xác là nhà tù của linh hồn. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô buộc phải nhấn mạnh rất nhiều đến việc khẳng định sự phục sinh của thân thể Chúa Giêsu khi thánh nhân viết thư cho các tín hữu Hy Lạp ở Cô-rinh-tô, và đưa ra tất cả các bằng chứng, cũng như trích dẫn tất cả các nhân chứng về sự phục sinh của Chúa Kitô.

Ngày nay, nhiều người cùng thời với chúng ta coi cơ thể của họ như một công cụ có thể dùng theo ý họ. Họ chăm sóc nó giống như anh chị em chăm sóc chiếc xe của anh chị em, họ sử dụng nó để dụ dỗ người khác, để di chuyển và họ đang ở trong tâm trạng của những người nói rằng “Tôi sở hữu một cơ thể”. Khi chết, người ta sẽ vứt bỏ cơ thể của chúng ta bằng cách đốt nó như thể nó là một chiếc áo cũ.

Nguyên ủy của sự sống mà chúng ta gọi là linh hồn, theo thánh ý Chúa, được sinh ra cùng lúc với cơ thể này. Đây là lý do tại sao nơi con người chúng ta, nó được gọi là “âme spirituelle”, nghĩa là “linh hồn tâm linh”. Mọi sinh vật đều có linh hồn, nhưng chỉ có con người mới có linh hồn tâm linh vì nó liên quan đến Thiên Chúa. Nó do Thiên Chúa trực tiếp tạo ra. Vào lúc chết, linh hồn tâm linh này vẫn tồn tại bên ngoài sự chết để tái nhập vào Đấng Tạo Hóa của nó. Thi thể được chôn cất của chúng ta, được chôn cất giống như của Chúa Giêsu, sẽ được hồi sinh khi Chúa Kitô trở lại, mà ta gọi là Parousie.

Đây là lý do tại sao thể xác của chúng ta cũng quan trọng như linh hồn của chúng ta vì khi thân xác sống lại, giống như thân xác Chúa Giêsu, cơ thể này sẽ thoát khỏi mọi giới hạn trần gian về thời gian và không gian.

Ngài sẽ hoàn thành viên mãn ơn gọi của con người là được ở cùng Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong lúc này đây, thể xác của chúng ta được cư ngụ bởi sự hiện diện của Thiên Chúa khi chúng ta rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu trong Thánh Lễ để tình yêu của Người đến đốt cháy linh hồn, tinh thần chúng ta, và soi sáng chúng ta bằng sự hiện diện thiêng liêng của Người. Chúng ta đã nghe những câu Kinh Thánh đã mở mang trí óc của chúng ta như Chúa Kitô đã khai lòng mở trí các môn đệ của Ngài.

Giờ đây chúng ta hãy để trái tim của chúng ta sống trong tình yêu cháy sáng của Người bằng cách sống xứng đáng với mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô.
Source:L'Eglise Catholique à Paris
 
Đói quá làm liều: bắt cóc các linh mục và nữ tu đòi cả triệu đô la tiền chuộc mạng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 24/04/2021


1. Một linh mục trong số 7 vị bị bắt cóc tại Haiti đã được trả tự do

Các linh mục và tu sĩ đã bị bắt cóc tại Croix-des-Bouquets, gần thủ đô Port-au-Prince, trên đường đi dự lễ nhậm chức của một cha sở mới. Bọn bắt cóc đòi một triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng. Trong số các nạn nhân, cũng có nữ tu người Pháp, thuộc dòng Chúa Quan Phòng ở Pommeraye, gần thành phố Angers, và nếu kể cả giáo dân, thì số người bị bắt cóc trong nhóm đó lên tới mười người.

Hội đồng Giám mục Haiti đã mạnh mẽ phê bình chính phủ nước này bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho người dân. Nạn bắt cóc người và cướp bóc lan tràn. Tổng thống Haiti đã bổ nhiệm thủ tướng mới, giữa lúc đất nước này ở trong tình trạng chính trị khủng hoảng: Tổng thống Jovenel Moise nói rằng nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 2 năm tới, trong khi phe đối lập nói rằng nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc ngày 7 tháng 2 vừa qua.

Dư luận tại Haiti mạnh mẽ phê bình sự bất lực của chính phủ trước tình trạng thiếu an ninh, nhất là các băng đảng bất lương gia tăng các vụ bắt cóc người. Cả Đức Hồng Y Chibly Langlois, Giám mục giáo phận Cayes, là vị Hồng Y đầu tiên của Haiti, cũng tuyên bố rằng “toàn dân rất mệt mỏi vì những vụ bắt cóc. Chúng tôi không thể chịu nổi nữa. Thật là quá đáng!”

Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng vụ bắt cóc các linh mục và tu sĩ xảy ra mặc dù Giáo Hội Công Giáo tại Haiti được sự tín nhiệm lớn của đại đa số dân chúng. “Ai cũng biết Giáo hội chỉ tìm kiếm lợi ích của dân chúng, đặc biệt những người bị thiệt thòi nhiều nhất”.
Source:Le Nouvelliste

2. Thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI bảo vệ những nhận xét của Đức Nguyên Giáo Hoàng

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô XVI, đã phủ nhận rằng những thông tin liên lạc đến từ Đức Bênêđíctô bằng cách nào đó gây tổn hại cho Giáo hội.

“Đánh giá các thông tin liên lạc hoặc can thiệp đến từ tu viện Mẹ Giáo Hội là 'không phù hợp', có vẻ như là một lời chỉ trích chung chung và hời hợt, kết quả của việc đọc hời hợt hoặc thậm chí, hoang đường và lừa dối”, Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc phỏng vấn mới nhất của mình.

Đức Tổng Giám Mục đang trả lời một câu hỏi được đặt ra cho ngài, trong đó người ta sử dụng cụm từ “không thích hợp” để chỉ một số thông tin liên lạc và những can thiệp đến từ tu viện Mẹ Giáo Hội trong khuôn viên Vatican, nơi Đức Giáo Hoàng danh dự đã sống kể từ khi ngài thoái vị vào năm 2013.

Gần đây, Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn bằng văn bản cho một số cơ quan truyền thông nói tiếng Tây Ban Nha để quảng bá ấn bản tiếng Tây Ban Nha của cuốn sách “Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể khôi phục nền văn hóa của chúng ta”, xuất bản vào năm 2020.

“Cuốn sách là một tập hợp các văn bản được viết cho các dịp khác nhau trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2019”, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói với Vida Nueva trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai. “Chúng thuộc các thể loại văn học khác nhau: hội nghị, bài giảng, lời mở đầu và thuyết trình sách. Sợi dây chung liên kết những điều này chính là điều mà bạn đang đề cập đến: Đóng góp khiêm tốn cho văn hóa Công Giáo trong thế giới tục hóa này của chúng ta”.

Ngài nói: “Rõ ràng, như có thể dễ đoán, bối cảnh và đất đai phong phú truyền cảm hứng và sinh động cho những văn bản này được hình thành bằng cách đọc và suy ngẫm về các tác phẩm của Đức Bênêđíctô XVI, nơi tôi đã được đào tạo”.

Tuần trước, nói chuyện với Alfa & Omega, Gänswein đã tự mình sử dụng thuật ngữ “không phù hợp”, lập luận rằng mặc dù việc cố gắng so sánh các vị giáo hoàng khác nhau để tạo ra một bảng xếp hạng dựa trên thành tích của mỗi người là điều không phù hợp.


Source:Crux

3. Nới lỏng một số hoạt động tôn giáo tại Thụy Sĩ

Điều mới mẻ trong các biện pháp phòng ngừa lan lây Covid-19 tại Thụy Sĩ, là từ nay các hoạt động thể thao, văn hóa, các cuộc tập dợt của ca đoàn có thể đón nhận tối đa 15 người, và khi ở bên trong thì phải mang khẩu trang và tôn trọng sự giãn cách tối thiểu là một mét rưỡi. Các sinh hoạt ngoài trời có thể đón nhận tối đa 100 người.

Theo các chỉ dẫn trên đây của chính quyền liên bang, Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ cũng cập nhật qui luật hôm 16 Tháng Tư vừa qua, theo đó cộng đoàn dự lễ có thể cùng hát trong buổi lễ, nhưng phải mang khẩu trang và tôn trọng sự giãn cách một mét rưỡi. Tuy nhiên, ca đoàn vẫn không được phép hát riêng.

Hôm 14/4 vừa qua, Ủy ban phối hợp của chính phủ Bỉ qui định rằng từ ngày 8/5 tới đây, số người được tham dự lễ nghi tôn giáo ở ngoài trời tối đa là 50 người, nhưng biện pháp nới lỏng này tùy thuộc hai điều kiện: thứ nhất là tình trạng được bình thường hóa trong các khu điều trị khẩn trương ở các nhà thương, và số người trên 65 tuổi được chích vắc xin ngừa Covid-19 vượt quá mức 70%.

Trong khi đó, số người dự lễ bên trong nhà thờ vẫn giữ nguyên mức tối đa là 15 người, nhưng nếu là lễ an táng thì được 50 người.

Quyết định này làm cho các đại điện tôn giáo và các tín hữu bất mãn, vì từ nhiều tháng nay họ yêu cầu chính quyền để cho số người dự các buổi lễ tôn giáo được nhiều hơn. Nhất là các giám mục Bỉ yêu cầu chính quyền cho phép số người dự lễ nhiều hay ít, tùy theo dung lượng của thánh đường. Nhưng thỉnh cầu này không được nhà cầm quyền để ý.

Trong tình trạng này, còn phải chờ nhiều tháng nữa, các nơi thờ phượng ở Bỉ mới có thể đón nhận nhiều hơn 15 người. Tuy nhiên, sự nới lỏng này còn tùy thuộc các con số người bị nhiễm Coronavirus. Khi ấy sẽ có một kế hoạch được áp dụng cho các nơi thờ phượng, các rạp hát và phòng tập thể dụng thể thao.
Source:Cath News