Phụng Vụ - Mục Vụ
Ôi Đấng Phục Sinh ! Khắp nơi, mọi thời, trẻ mãi !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
07:29 24/04/2011
Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta".
Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa đã bắt đầu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”
1. Tin Mừng Phục sinh : “Lời chứng về một cuộc gặp gỡ” :
Vâng, tự bản chất, huyền nhiệm phục Sinh, Tin mừng Phục Sinh chính là “Lời Chứng” được kể lại, là “chứng từ” được sẻ chia mà cốt lỏi phát xuất từ cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật giữa Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh và các môn sinh của Ngài như các trích đoạn Lời Chúa đã đồng thanh lên tiếng : Chứng từ của người phụ nữ Maria Mađalêna về “Ngôi Mộ trống” và sau đó là cuộc diện kiến với Đấng “Ráp-bu-ni” để từ đó bà trở thành kẻ đầu tiên loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho thế giới ; chứng từ của các phụ nữ khác, cũng từ ngay bên “Ngôi mộ trống, đã gặp Đấng Phục sinh đang trở về vào buổi sáng “Ngày Thứ Nhất trong tuần” trong nổi hoan vui những cũng đầy xao xuyến ; chứng từ của các Tông đồ Phêrô, Gioan, cũng từ nơi ngôi mộ trống cùng với khăn che, băng vải liệm xác, đã cảm nhận và đã tin rằng : không một mãnh lực nào còn có thể giữ được thân xác phục sinh của Thầy Chí Thánh ; chứng từ của các tông đồ gặp gỡ Thầy của mình trở về để gặp mặt, để ban bình an, ban Lời chân lý trong chính mái nhà tiệc ly nơi các môn sinh đang đóng cửa họp mặt đợi chờ trong lo âu thấp thỏm…
Cho dù với một không gian khác và vào một thời điểm khác, nhưng cuộc họp mừng Chúa Sống Lại hôm nay cốt lõi cũng chỉ là cuộc hội ngộ với Đấng Phục Sinh đang trở về, đang hiện diện, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên như Ngài đã hiện diện và sẻ chia cùng các môn sinh với “bữa điểm tâm đơn giản nhưng ấm áp tình thân trên bờ hồ Tibêriát” (Ga 21, 1-14), hay như bữa cơm chiều đạm bạc thân thương bên quán vắng Emmau (Lc 24,13-35). Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng Phục Sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay :
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, cũng chỉ với một đề tài duy nhất đó là : chúng tôi làm chứng : Đức Kitô đã chết và đã sống lại, như lời chứng chắc nịch của Thánh Tông Đồ Gioan :
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc sẻ chia lời chứng và cảm nghiệm của chính mình :
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy : điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Đã 2000 năm rồi, Lời Chứng tưởng chừng quá giản đơn thêm một chút huyền thoại đó lại còn giữ nguyên vẻ thuyết phục tuyệt vời, nếu không nói càng ngày càng mới mẻ trẻ trung và không ngừng hấp dẫn.
Bởi vì, đằng sau “Lời Chứng” đó lại chính là sự hiện diện của một Đấng Phục Sinh vô hình đầy quyền năng, là Đường, Sự thật và Sự sống, là “tấm biển chỉ đường” cho nhân loại tiến bước trong thời gian để đi về vĩnh cửu.
2. Tin Mừng phục sinh : tấm biển chỉ đường cuộc sống :
Nhưng sau cuộc phục sinh của Đức Kitô thì chuyện gì đã xảy ra cho thế giới ?
Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy” . Hai môn đệ trẻ của Chúa Giêsu trên cuộc hành trình về làng Emmau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng đã đặt vấn đề về sự phi lý đó : “tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ?” (Lc 24,1-35). Và trong cuộc sống đời thường hôm nay hằng ngày đang xảy ra bao nhiêu chuyện phi lý như thế :
- Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc của một đôi uyên ương kia bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ?
- Tại sao đứa bé kia có tội tình gì mà vừa mới lọt lòng mẹ đã mang dị tật bẩm sinh ?
- Và tại sao người thiếu nữ dịu dàng khả ái tương lai đang rạng rỡ với mãnh bằng đại học xuất sắc kia lại đành chấp nhận bản án tử với căn bệnh ung thư quái ác ?...
- Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh : Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…?.
Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…
Thật may mắn cho nhân loại, vì đã có một “Ngày Thứ Nhất trong tuần” cách đây 2000 năm đã làm thay đổi hết mọi sự như một lời chia sẻ :
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con được tự do bay cao,
Không bị nổi sợ hải của phận người chi phối,
Sợ thất bại, sợ khổ đau,
Sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở… (Manna trang 86)
Và cũng như ngày xưa, Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho các môn sinh thế nào, thì hôm nay Ngài cũng làm như thế cho tất cả những ai đón nhận và tin tưởng nơi Ngài :
Sự phục sinh của Chúa là một lời mời gọi
Mang một sức hút mãnh liệt
Khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời :
Nhìn tất cả từ trên cao
Để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự phục sinh của Chúa
Giúp con dám sống tận tình hơn
Với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì
Nhưng lại được tất cả… (SĐD)
Và như thế, điều còn lại của chúng ta hôm nay là biết nhận ra, biết khám phá có một Đấng Phục Sinh đang đồng hành với chúng ta giữa lòng cuộc sống, như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự :
Vâng, Đức Kitô đã sống lại và Người có mặt ở khắp mọi nơi, mọi đầu đường, mọi đích điểm, đồng hành với ta trên mọi ngỏ ngách. Từ thành phố đến đồng quê. Từ quán trọ đến gia đình. Từ bên trong, từ bên ngoài. Đâu đâu cũng có Ngài ; Đức Kitô phục sinh. Trước khi ta ra đi, Ngài đã ở đó. Đang khi ta rảo bước, Ngài có ngay bên. Trước khi ta đến nơi, Ngài đã đứng đợi. Và sau khi ta nghỉ mệt, Ngài lại đến thăm ; lúc nào cũng có Ngài, Đức Kitô phục sinh.
Nếu hôm qua tôi đã tin
là vì Ngài đã sống lại.
Nếu hôm nay tôi đang theo Ngài,
là vì Ngài đang ở bên tôi.
Và nếu mai đây tôi ra đi,
là vì Ngài đang đứng đợi.
Ôi Đấng Phục sinh !
Khắp nơi
mọi thời
trẻ mãi.
3. Chứng từ tiếp nối chứng từ :
Nếu Tin Mừng Phục sinh được loan báo đầu tiên bởi những người phụ nữ, thì sau đó, các Tông đồ lại là những kẻ được chính Đức Kitô uỷ thác ra đi và loan báo sứ điệp tuyệt vời nầy cho khắp thế giới. Lời giảng đầu tiên của Phê-rô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê, Phao-lô…cốt lỏi chỉ là : Đức Kitô mà những người đồng hương Do thái đã giết, nay đã sống lại. Tin Mừng, nhất là sách Công vụ Sứ đồ đã tường thuật cho chúng ta "Lời giảng nguyên thuỷ" nầy.
Như vậy, sứ điệp mà mỗi người chúng ta sống và chuyển tải cho anh chị em của chúng ta hôm nay đó cũng chính là sứ điệp phục sinh. Làm sao cho sứ điệp này chi phối mọi nẽo đường phục vụ và sống. Làm sao cho sứ điệp đó, niềm vui đó, sức sống đó lan toả, chi phối đời sống cộng đoàn cũng như cuộc sống mỗi người như chính ước nguyện của Mẹ Á Thánh Tê-rê-xa Calcutta :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 24/04/2011
NHẬN GIÀY
Vợ và gian phu đang vừa cười vừa nói thì chồng trở về, tên gian phu rất kinh ngạc hoảng hốt nhảy qua cửa sổ đào tẩu.
Ông chồng nhặt chiếc giày rơi trên đất lên làm gối kê đầu để ngủ, trong lòng rất giận dữ nói với vợ:
- “Đợi mai trời sáng, tôi lấy chiếc giày này làm chứng cứ coi bà nói như thế nào ?”
Bà vợ trong lòng nghĩ vậy thì tốt quá, do đó mà lợi dụng khi chồng ngủ say, thì lấy chiếc giày của chồng đổi chiếc giày của gian phu.
Sáng sớm khi chồng thức dậy thì lập tức nói đến chuyện ấy, bà vợ cười nói:
- “Ông vẫn còn chưa nhìn cho rõ ràng coi chiếc giày ấy như thế nào ?”
Ông chồng sau khi coi lại kỷ càng bèn ngượng gạo cúi đầu nói:
- “Xin lỗi, xin lỗi, xem ra tối hôm qua người nhảy qua cửa sổ chính là tôi !”
Suy tư:
Không bị khùng cũng không say rượu, vậy mà ông chồng cũng bị vợ lừa, tại sao vậy ? Tại vì trời tối không để ý đến chiếc giày nó như thế nào, và cũng tại vì chủ quan quá nên bị vợ lừa...
Trong cuộc sống hằng ngày có những lúc vì chủ quan mà có một vài linh mục không nhận ra được căn tính linh mục của mình là hiền hòa và phục vụ, cho nên các ngài vẫn cứ sống như một chủ nhân ông kiêu ngạo hách dịch với giáo dân của mình, và thế là bị ma quỷ lừa với cái “mác” là: nhiệt tình vì nhà Chúa, việc Chúa.
Trong đời sống tâm linh của mình, cũng có một vài người Ki-tô hữu vì chủ quan mà không nhận ra “chiếc giày bố thí” của thế gian và “chiếc giày bác ái” của môn đệ Chúa Ki-tô, cho nên họ bị ma quỷ lừa dối với cái “mác” là làm việc thiện, bởi vì bố thí là để lấy danh tiếng cho mình hoặc cho tập đoàn của mình, mà bác ái thì là vì “yêu người như chính mình”, cả hai khác nhau xa một trời một vực.
Hoàn cảnh cộng với chủ quan thì thường làm cho con người ta mắc bẩy thế gian và ma quỷ...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Vợ và gian phu đang vừa cười vừa nói thì chồng trở về, tên gian phu rất kinh ngạc hoảng hốt nhảy qua cửa sổ đào tẩu.
Ông chồng nhặt chiếc giày rơi trên đất lên làm gối kê đầu để ngủ, trong lòng rất giận dữ nói với vợ:
- “Đợi mai trời sáng, tôi lấy chiếc giày này làm chứng cứ coi bà nói như thế nào ?”
Bà vợ trong lòng nghĩ vậy thì tốt quá, do đó mà lợi dụng khi chồng ngủ say, thì lấy chiếc giày của chồng đổi chiếc giày của gian phu.
Sáng sớm khi chồng thức dậy thì lập tức nói đến chuyện ấy, bà vợ cười nói:
- “Ông vẫn còn chưa nhìn cho rõ ràng coi chiếc giày ấy như thế nào ?”
Ông chồng sau khi coi lại kỷ càng bèn ngượng gạo cúi đầu nói:
- “Xin lỗi, xin lỗi, xem ra tối hôm qua người nhảy qua cửa sổ chính là tôi !”
Suy tư:
Không bị khùng cũng không say rượu, vậy mà ông chồng cũng bị vợ lừa, tại sao vậy ? Tại vì trời tối không để ý đến chiếc giày nó như thế nào, và cũng tại vì chủ quan quá nên bị vợ lừa...
Trong cuộc sống hằng ngày có những lúc vì chủ quan mà có một vài linh mục không nhận ra được căn tính linh mục của mình là hiền hòa và phục vụ, cho nên các ngài vẫn cứ sống như một chủ nhân ông kiêu ngạo hách dịch với giáo dân của mình, và thế là bị ma quỷ lừa với cái “mác” là: nhiệt tình vì nhà Chúa, việc Chúa.
Trong đời sống tâm linh của mình, cũng có một vài người Ki-tô hữu vì chủ quan mà không nhận ra “chiếc giày bố thí” của thế gian và “chiếc giày bác ái” của môn đệ Chúa Ki-tô, cho nên họ bị ma quỷ lừa dối với cái “mác” là làm việc thiện, bởi vì bố thí là để lấy danh tiếng cho mình hoặc cho tập đoàn của mình, mà bác ái thì là vì “yêu người như chính mình”, cả hai khác nhau xa một trời một vực.
Hoàn cảnh cộng với chủ quan thì thường làm cho con người ta mắc bẩy thế gian và ma quỷ...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 24/04/2011
N2T |
40. Sự tàn nhẫn của con người thật là nông nỗi. Chúa Giê-su yêu con người rất thâm sâu, rất muốn được muốn ngự vào trong tâm hồn của con người, để ôm họ cứu họ, vậy mà con người vẫn cứ lấy oán trả ơn.
(Thánh nữ Jutta)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản đối Giám Mục thỏa hiệp với cộng sản, 80% linh mục không tham dự lễ làm phép dầu
Đặng Tự Do
07:12 24/04/2011
Đức GM An Thụ Tân |
Theo truyền thống của Giáo Hội, sáng thứ năm Tuần Thánh (hoặc có thể một vài ngày trước khi bắt đầu Tam Nhật Thánh tùy theo điều kiện cụ thể của các giáo phận), các linh mục quy tụ chung quanh vị Giám Mục, là cha chung của giáo phận, tại các nhà thờ chính tòa của các giáo phận trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu (Chrism Mass). Trong Lễ Làm Phép Dầu, dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu Thánh được làm phép và thánh hiến. Đồng thời, các linh mục lập lại những lời hứa khi chịu chức linh mục, trong đó có lời hứa tuân phục đấng bản quyền địa phương.
Hơn 80% các linh mục tại Bảo Định đã không đến dự lễ làm phép dầu để công khai bày tỏ sự bất tuân phục với Đức Cha Phanxicô An Thụ Tân. Thiết tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng 80% linh mục nói ở đây là các linh mục công khai được nhà nước cấp giấy phép “hành nghề linh mục”. Khoảng 40 linh mục thầm lặng trong giáo phận cố nhiên là không có mặt.
Đức Cha Phanxicô An Thụ Tân là Giám Mục Thầm Lặng được Tòa Thánh tấn phong Giám Mục Phó giáo phận Bảo Định với quyền kế vị. Ngài bị bắt vào tháng 5 năm 1996 cùng với Đức Giám Mục giáo phận là Đức Cha Giacôbê Tô Chí Dân (Su Zhimin 蘇志民). Trong vòng 10 năm người ta không biết chính xác các ngài bị giam giữ tại đâu.
Ngày 24/08/2006, Đức Cha Phanxicô An Thụ Tân được trả tự do nhưng bị quản thúc tại gia. Đức Cha Giacôbê Tô Chí Dân tiếp tục bị giam giữ. Tháng 11 năm 2003, có người thấy Đức Cha Giacôbê đang nằm điều trị trong bệnh viện của Công An Bảo Định. Từ đó cho đến nay người ta không biết ngài bị giam giữ nơi nào.
Trong một quyết định gây kinh ngạc và sững sờ cho các linh mục và anh chị em giáo dân tại Bảo Định, cuối tháng Mười năm 2009, Đức Cha Phanxicô An Thụ Tân và 10 linh mục thầm lặng quyết định gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước. Hệ quả của hành động này là Trung quốc nhanh chóng công nhận ngài là Giám Mục giáo phận Bảo Định. Số phận bi đát của Đức Cha Giacôbê Tô Chí Dân coi như đã được định đoạt.
Quyết định gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước của ngài không chỉ gây sửng sốt tại Trung quốc mà còn gây chấn động mạnh tại Vatican. Trong bản tin ngày 29/10/2009, cha Bernardo Cervellera, nguyên giám đốc Thông Tấn Xã Fides trong 5 năm và đã từng dạy học tại Bắc Kinh trong 2 năm, lên tiếng tố cáo chính Bộ Truyền Giáo đã ép buộc ngài ra công khai và bày tỏ lo âu cho số phận bi đát của Đức Cha Giacôbê Tô Chí Dân.
ĐTGM Hon đang được ĐHY Quân đặt tay cầu nguyện |
“Trong những ngày gần đây, tin tức được lưu truyền liên quan đến tình trạng của giáo phận Bảo Định (Hà Bắc), Hoa Lục, đặc biệt liên quan đến Đức Giám Mục phụ tá Phanxicô An Thụ Tân.
Những nguồn tin này đề cập đến một lá thư gởi đến Tổng Trưởng [Bộ Truyền Giáo] đề cập đến việc Đức Cha Tân đồng tế với một giám mục trái phép và cho rằng Bộ Truyền Giáo đã cho phép đồng tế và đã ép Đức Cha Tân phải ra khỏi tình trạng hầm trú và đăng ký với Hội Công Giáo Yêu Nước.
Bộ Truyền Giáo cực lực phản đối những khẳng định vô căn cứ này. Vatican 31/10/2009”.
Sau vụ truyền chức Giám Mục trái phép cho linh mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才) hôm 20/11/2011, và Đại Hội Công Giáo Trung quốc lần thứ 8 diễn ra từ 7 đến 9/12, dư luận chống đối chính sách "đối thoại bằng mọi giá" của Bộ Truyền Giáo tại Hoa Lục lại rộ lên một lần nữa. Trong bối cảnh đó, ngày 23/12/2010, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã thay vị tổng thư ký Bộ Truyền Giáo bằng một linh mục Hương Cảng, cha Savio Hon Tai-Fai, một thần học gia lừng danh, người vừa được tấn phong Tổng Giám Mục tại Vatican hôm 5/2/2011 vừa qua.
Giới thạo tin tại Italia cho biết, sau lễ Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ cử một vị khác thay thế Đức Hồng Y Tổng Trưởng Ivan Dias. ĐHY Dias là người đã thay mặt Đức Thánh Cha trong Lễ Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam tại La Vang vừa qua. Nhiều nguồn tin khẳng định rằng một nhà ngoại giao lỗi lạc của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo vào đầu tháng 5 tới đây.
Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni được thụ phong linh mục ngày 3/7/1970. Ngài từng là sứ thần Tòa Thánh tại Sri Lanka từ 1982 đến 1983, Iran từ 1983 đến 1985, Ba Tây từ 1989 đến 1992 và Phi Luật Tân từ 1992 đến 2001.
Cựu linh mục Anh Giáo, cha của 8 người con, bỏ việc để trở nên người Công Giáo
Bùi Hữu Thư
08:01 24/04/2011
LONDON (CNS) -- Ông Ian Hellyer đã có một quyết định can đảm khi từ bỏ công việc của mình trong khi phải nuôi 8 đứa con và vợ ông đang mang thai đứa thứ chín.
Nhưng ông không hối tiếc gì khi quyết định như vậy. Ông tin rằng ông đã đáp trả lời Chúa gọi để trở nên một linh mục Công Giáo trong Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân (Ordinariate) Đức Mẹ Walsingham mới được thành lập.
Vào ngày Lễ Lá, ông đã từ bỏ số lương 20,000-pound ($33,000) một năm là chánh sở của bốn giáo xứ Anh Giáo trong vùng Dartmoor ở phiá Tây Nam nước Anh.
Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại Tu Viện Benedictine Buckfast Abbey tại Devon, ông đã được viện trưởng David Charlesworth ban phép thêm sức. Vợ ông, Margaret, và các con ông đã đều là người Công Giáo đã đỡ đầu ông.
Hellyer sau đó rước Mình Thánh Chúa lần thứ nhất như một người Công Giáo, và có thêm 12 thành viên của nhóm Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân mà ông sẽ hướng dẫn sau khi ông được truyền chức linh mục ngày 17 tháng Sáu. Cộng đồng tín hữu nhỏ bé này sẽ có căn cứ tại tu viện.
Ông nói với hãng thống tấn Catholic News Service ngày 20 tháng Tư: "Tôi tin chắc đây là ơn gọi của Chúa, không có gì khác khiến cho tôi suy nghĩ khác hơn." .
Ông nói: "Đây đã là một hành trình tuyệt vời. Có một vài vấn đề thực tế chưa được giải quyết, nhưng tôi không lo ngại là không có thể được giải quyết ổn thỏa."
Với hai con lớn đang chuẩn bị thi ra trường Trung Học và nhập Đại Học và một hài nhi sẽ ra đời vào cuối tháng Năm, vấn đề đầu tiên phải giải quyết là tìm được một căn nhà.
Trong khi đó, Giáo Hội Anh đã giúp đỡ. Một cơ quan từ thiện được thành lập từ ngày có phong trào của Chân Phước John Henry Newman tại Oxford để cải tiến việc giáo dục và thực hành đức tin Công Giáo bên trong Gáo Hội Anh, đã cho phép gia đình ông được cư ngụ tại căn nhà hiện thời của họ không phải trả tiền thuế mướn tại St. John's Vicarage ở Bovey Tracey cho đến cuối tháng Tám.
Rồi còn vấn để lương bổng. Vì gia đình qúa đông cho nên ông đã được hưởng tiền phụ cấp của chính phủ và được miễn thuế.
Nhưng ông Hellyer, 45 tuổi, đang chuẩn bị để chuyển từ trạng thái của một công nhân sang tình trạng tự lập, và ông biết rõ những khó khăn phải đối phó.
Điều này có nghĩa là thay vì có lương bổng hàng tháng, ông sẽ được trợ cấp bởi đóng góp của các thành viên của Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân cũng như tiền lương phụ cấp cho việc làm của ông trong Giáo Phận Công Giáo Plymouth. Ông nói ông đã bớt lo về tình trạng này.
Ông giải thích: "Chúng tôi không hoàn toàn tuyệt vọng. Chúng tôi có tài nguyên do lòng quảng đại của mọi người. Họ đã cho chúng tôi nhiều số tiền lớn.
Ông tiếp: "Giáo xứ tôi rời đi đã quyên góp khá nhiều và tặng cho chúng tôi một món quà lớn, và các người khác đã rất quảng đại đối với chúng tôi. Chúng tôi không lo sợ nhiều là không thể trả các hóa đơn và không có đủ ăn."
Đức Ông Keith Newton, giám quản Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân đã cam đoan với các linh mục Anh giáo gia nhập Giáo Phội Công Giáo với ý định sẽ được thụ phong linh mục là sẽ có ngân khoản trợ giúp cho những ai cần đến.
Đức Ông Newton nói: "Các vị này dã làm một hy sinh to lớn. Thật là một sự an ủi và yên lòng khi được các cơ quan từ thiện như Hiệp Hội Thánh Barnabas Society đã sẵn sàng giúp đỡ về tài chánh."
Sanh quán tại Plymouth, Anh, ông Hellyer được phong chức linh mục Anh giáo năm 1995. Vào thời đó ông có nói chuyện với hãng thông tấn CNS rằng đại học của ông đã chấp nhận các ứng viên phụ nữ làm linh mục và ông không thấy có gì trở ngại.
Ý kiến của ông về vấn đề phụ nữ được truyền chức linh mục đã thay đổi năm 2001 khi ông bắt đầu thắc mắc về tình trạng công giáo của Giáo Hội Anh dưới ánh sáng của truyền thống của Giáo Hội Công GIáo Rôma. Từ đó, ông giải thích, ông hiểu là "ông đang trên đường hiệp thông mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Công Giáo."
Vào tháng 11, 2009, khi Đức Thánh Cha Benedict XVI ban hành tông huấn "Anglicanorum coetibus," cho phép chấp nhận các người cựu Anh giáo được gia nhập Giáo Hội Công Giáo, ông nói: "dường như đã rõ ràng đối với tôi là đây là nơi Chúa muốn tôi đi tới."
Ông Hellyer nói phản ứng về quyết định của ông là gia nhập Giáo Hội Công Giáo đã không có ai trong cộng đồng Anh giáo của ông "chống đối hay thù ghét."
Ông nói: "Người ta đã có nhiều câu hỏi và muốn biết lý do tại sao, và tôi đã có thể giải thích, nhưng không hề có một phản ứng tiêu cực nào, và tôi hết sức tri ân."
Ông nói ông hết sức cảm động về sự nồng nhiệt của các người Công Giáo bình thường đã gửi ông nhiều bức thư khuyến khích.
Ông nói: "Niềm hy vọng của tôi cho tương lai là Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân sẽ thực sự trở nên một phần của Tân Phúc Âm Hóa tại quốc gia này. Đây là điều làm cho tôi hết sức thích thú."
Nhưng ông không hối tiếc gì khi quyết định như vậy. Ông tin rằng ông đã đáp trả lời Chúa gọi để trở nên một linh mục Công Giáo trong Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân (Ordinariate) Đức Mẹ Walsingham mới được thành lập.
Vào ngày Lễ Lá, ông đã từ bỏ số lương 20,000-pound ($33,000) một năm là chánh sở của bốn giáo xứ Anh Giáo trong vùng Dartmoor ở phiá Tây Nam nước Anh.
Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại Tu Viện Benedictine Buckfast Abbey tại Devon, ông đã được viện trưởng David Charlesworth ban phép thêm sức. Vợ ông, Margaret, và các con ông đã đều là người Công Giáo đã đỡ đầu ông.
Hellyer sau đó rước Mình Thánh Chúa lần thứ nhất như một người Công Giáo, và có thêm 12 thành viên của nhóm Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân mà ông sẽ hướng dẫn sau khi ông được truyền chức linh mục ngày 17 tháng Sáu. Cộng đồng tín hữu nhỏ bé này sẽ có căn cứ tại tu viện.
Ông nói với hãng thống tấn Catholic News Service ngày 20 tháng Tư: "Tôi tin chắc đây là ơn gọi của Chúa, không có gì khác khiến cho tôi suy nghĩ khác hơn." .
Ông nói: "Đây đã là một hành trình tuyệt vời. Có một vài vấn đề thực tế chưa được giải quyết, nhưng tôi không lo ngại là không có thể được giải quyết ổn thỏa."
Với hai con lớn đang chuẩn bị thi ra trường Trung Học và nhập Đại Học và một hài nhi sẽ ra đời vào cuối tháng Năm, vấn đề đầu tiên phải giải quyết là tìm được một căn nhà.
Trong khi đó, Giáo Hội Anh đã giúp đỡ. Một cơ quan từ thiện được thành lập từ ngày có phong trào của Chân Phước John Henry Newman tại Oxford để cải tiến việc giáo dục và thực hành đức tin Công Giáo bên trong Gáo Hội Anh, đã cho phép gia đình ông được cư ngụ tại căn nhà hiện thời của họ không phải trả tiền thuế mướn tại St. John's Vicarage ở Bovey Tracey cho đến cuối tháng Tám.
Rồi còn vấn để lương bổng. Vì gia đình qúa đông cho nên ông đã được hưởng tiền phụ cấp của chính phủ và được miễn thuế.
Nhưng ông Hellyer, 45 tuổi, đang chuẩn bị để chuyển từ trạng thái của một công nhân sang tình trạng tự lập, và ông biết rõ những khó khăn phải đối phó.
Điều này có nghĩa là thay vì có lương bổng hàng tháng, ông sẽ được trợ cấp bởi đóng góp của các thành viên của Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân cũng như tiền lương phụ cấp cho việc làm của ông trong Giáo Phận Công Giáo Plymouth. Ông nói ông đã bớt lo về tình trạng này.
Ông giải thích: "Chúng tôi không hoàn toàn tuyệt vọng. Chúng tôi có tài nguyên do lòng quảng đại của mọi người. Họ đã cho chúng tôi nhiều số tiền lớn.
Ông tiếp: "Giáo xứ tôi rời đi đã quyên góp khá nhiều và tặng cho chúng tôi một món quà lớn, và các người khác đã rất quảng đại đối với chúng tôi. Chúng tôi không lo sợ nhiều là không thể trả các hóa đơn và không có đủ ăn."
Đức Ông Keith Newton, giám quản Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân đã cam đoan với các linh mục Anh giáo gia nhập Giáo Phội Công Giáo với ý định sẽ được thụ phong linh mục là sẽ có ngân khoản trợ giúp cho những ai cần đến.
Đức Ông Newton nói: "Các vị này dã làm một hy sinh to lớn. Thật là một sự an ủi và yên lòng khi được các cơ quan từ thiện như Hiệp Hội Thánh Barnabas Society đã sẵn sàng giúp đỡ về tài chánh."
Sanh quán tại Plymouth, Anh, ông Hellyer được phong chức linh mục Anh giáo năm 1995. Vào thời đó ông có nói chuyện với hãng thông tấn CNS rằng đại học của ông đã chấp nhận các ứng viên phụ nữ làm linh mục và ông không thấy có gì trở ngại.
Ý kiến của ông về vấn đề phụ nữ được truyền chức linh mục đã thay đổi năm 2001 khi ông bắt đầu thắc mắc về tình trạng công giáo của Giáo Hội Anh dưới ánh sáng của truyền thống của Giáo Hội Công GIáo Rôma. Từ đó, ông giải thích, ông hiểu là "ông đang trên đường hiệp thông mạnh mẽ hơn với Giáo Hội Công Giáo."
Vào tháng 11, 2009, khi Đức Thánh Cha Benedict XVI ban hành tông huấn "Anglicanorum coetibus," cho phép chấp nhận các người cựu Anh giáo được gia nhập Giáo Hội Công Giáo, ông nói: "dường như đã rõ ràng đối với tôi là đây là nơi Chúa muốn tôi đi tới."
Ông Hellyer nói phản ứng về quyết định của ông là gia nhập Giáo Hội Công Giáo đã không có ai trong cộng đồng Anh giáo của ông "chống đối hay thù ghét."
Ông nói: "Người ta đã có nhiều câu hỏi và muốn biết lý do tại sao, và tôi đã có thể giải thích, nhưng không hề có một phản ứng tiêu cực nào, và tôi hết sức tri ân."
Ông nói ông hết sức cảm động về sự nồng nhiệt của các người Công Giáo bình thường đã gửi ông nhiều bức thư khuyến khích.
Ông nói: "Niềm hy vọng của tôi cho tương lai là Lãnh Hạt Bản Quyền Tòng Nhân sẽ thực sự trở nên một phần của Tân Phúc Âm Hóa tại quốc gia này. Đây là điều làm cho tôi hết sức thích thú."
Phi Luật Tân: người ta cho rằng Lễ Giáng Sinh quan trọng hơn Lễ Phục Sinh
Tiền Hô
11:46 24/04/2011
Manila, 21 Tháng Tư 2011 (UCANEWS) - Theo một cuộc thăm dò toàn quốc gần đây, hầu hết người Phi Luật Tân cho rằng, Lễ Giáng Sinh thì quan trọng hơn Lễ Phục Sinh.
Cuộc thăm dò do Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Xã Hội của Phi Luật Tân (Social Weather Stations - SWS) thực hiện, kết quả được công bố vào ngày hôm qua. Kết quả này cũng cho thấy rằng, tại tất cả mọi nơi trên đất nước này, Lễ Giáng Sinh được ưu tiên hơn Lễ Phục Sinh.
SWS nói, 57% người trên cả nước đã chọn Lễ Giáng Sinh thay vì Lễ Phục Sinh, và chỉ có 36% người mới cảm nhận được rằng sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu mới là sự kiện quan trọng nhất của Kitô giáo.
Visayas là khu vực có tỷ lệ người yêu thích Lễ Giáng Sinh cao nhất - với 65%, sự ra đời của Chúa Giêsu có vẻ như gần gũi trong trái tim của họ hơn. Cuộc thăm dò này của SWS cũng cho thấy rằng, người ở các tầng lớp xã hội thấp hơn thì yêu thích Lễ Giáng Sinh nhiều hơn là Lễ Phục Sinh.
Cuộc thăm dò do Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Xã Hội của Phi Luật Tân (Social Weather Stations - SWS) thực hiện, kết quả được công bố vào ngày hôm qua. Kết quả này cũng cho thấy rằng, tại tất cả mọi nơi trên đất nước này, Lễ Giáng Sinh được ưu tiên hơn Lễ Phục Sinh.
SWS nói, 57% người trên cả nước đã chọn Lễ Giáng Sinh thay vì Lễ Phục Sinh, và chỉ có 36% người mới cảm nhận được rằng sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu mới là sự kiện quan trọng nhất của Kitô giáo.
Visayas là khu vực có tỷ lệ người yêu thích Lễ Giáng Sinh cao nhất - với 65%, sự ra đời của Chúa Giêsu có vẻ như gần gũi trong trái tim của họ hơn. Cuộc thăm dò này của SWS cũng cho thấy rằng, người ở các tầng lớp xã hội thấp hơn thì yêu thích Lễ Giáng Sinh nhiều hơn là Lễ Phục Sinh.
Trung Quốc: Giáo Hội bị bách hại nhưng vẫn có thêm nhiều người được rửa tội
Tiền Hô
11:47 24/04/2011
Bắc Kinh, 22 Tháng Tư 2011 (AsiaNews) - Giáo Hội tại Trung Quốc đang bị chế độ kiểm soát nghiêm ngặt và bách hại nhưng trong dịp Lễ Phục Sinh năm nay, tại mỗi giáo xứ - dù là nhỏ nhất - vẫn có lễ rửa tội cho hàng chục người Kitô hữu tân tòng.
Tại Bắc Kinh, các tín hữu thuộc Giáo Hội công khai có một chút "bối rối bởi sự kiểm soát mạnh mẽ của Hiệp hội Yêu nước, có cả việc Tổng Giám Mục Giuse Li Shan tham gia vào nghi thức tấn phong bất hợp thức tại Thừa Đức và Đại hội đại biểu Công giáo Trung Quốc. Theo Tòa Thánh, hai động thái này là một dấu hiệu chống lại sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng". Chỉ ngày hôm qua, trong Thánh Lễ Tiệc Ly, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại rằng, "Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất... Nó đạt đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và do đó có thể tạo ra sự hiệp nhất hữu hình... Do đó, "cầu cho Đức Giáo Hoàng và giám mục chủ chăn" là một cụm từ cần thiết trong lời Cầu Nguyện Thánh Thể của Giáo Hội. Những lời này không phải là một câu thêm vào mang tính chất kiểu cách, nhưng là một cách thể hiện những gì mà Thánh Thể thực sự mang lại. Hơn nữa, khi chúng ta nhắc đến tên của Đức Giáo Hoàng và các giám mục, điều đó cho thấy: sự hiệp nhất là một cái gì đó hoàn toàn cụ thể, nó có danh xưng. Bằng cách này, sự hiệp nhất trở nên có thể nhìn thấy được, nó sẽ trở thành một dấu hiệu cụ thể cho thế giới và cho chính chúng ta.
Tại Thượng Hải, các tín hữu mừng Lễ Phục Sinh sốt sắng hơn sau khi họ nhận được các tin tức từ Vatican nói về quá trình phong chân phước cho Phaolô Xu Guangqi (một người bạn Trung Quốc của Matteo Ricci) đang khởi đầu, đây là một trong những người Trung Quốc đầu tiên theo Dòng Tên vào thế kỷ XVII, và là nhân vật rất được các sử gia kính trọng.
Niềm vui về việc phong chân phước cho Phaolô Xu Guangqi cũng được chia sẻ với các Kitô hữu hầm trú trong thành phố này, mặc dù từ lâu họ đã tha thiết xin Tòa Thánh Vatican mở tiến trình phong chân phước cho Đức Hồng Y Inhaxiô Gong Pinmei - một người vốn có đức tin mãnh liệt và sự trung thành với Đức Giáo Hoàng. Ngài làm giám mục Thượng Hải trong suốt 33 năm bị giam tù, do đó, ngài đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Hồng Y ẩn danh ("in pectore").
Ở Hà Bắc, một số người Công giáo tại Bảo Bình đã chia sẻ với AsiaNews về nỗi đau lòng diễn ra trên khắp cộng đồng của họ, sau khi Đức Giám Mục Phanxicô An Shuxin gia nhập Giáo Hội công khai. Hôm Lễ Truyền Dầu, chỉ có 20 linh mục - trong số 100 - tham dự thánh lễ với Giám Mục An.
Nhiều cộng đồng hầm trú sợ bị cảnh sát bắt giữ nên họ tiếp tục thay đổi địa điểm để mừng Lễ Phục Sinh. Tại nhiều nơi trên đất nước này, cộng đồng hầm trú vẫn cử hành lễ mừng cách đơn độc, miễn là họ đừng phô trương ra bên ngoài.
Tuy có những khó khăn đang diễn ra nhưng mỗi cộng đồng đều đã xác nhận với AsiaNews rằng, vào đêm Vọng Phục Sinh, sẽ có hàng chục người được rửa tội tại mỗi giáo xứ hay cộng đoàn nhỏ. Một giáo xứ ở miền bắc sẽ có 40 người được rửa tội. Điều đáng lưu tâm là về độ tuổi của tân tòng (chủ yếu là người lớn từ 30 đến 40 tuổi) và lý do dẫn họ trở thành người Công giáo. "Trong một xã hội mà có rất nhiều dối trá, họ được định hướng để tìm kiếm sự thật và tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi điều gì là quan trọng của cuộc đời, và biết rằng vật chất không thể đáp ứng cho điều đó".
Thống kê của nhà nước cho thấy có ít nhất 150.000 được rửa tội mỗi năm tại Trung Quốc.
Tại Bắc Kinh, các tín hữu thuộc Giáo Hội công khai có một chút "bối rối bởi sự kiểm soát mạnh mẽ của Hiệp hội Yêu nước, có cả việc Tổng Giám Mục Giuse Li Shan tham gia vào nghi thức tấn phong bất hợp thức tại Thừa Đức và Đại hội đại biểu Công giáo Trung Quốc. Theo Tòa Thánh, hai động thái này là một dấu hiệu chống lại sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng". Chỉ ngày hôm qua, trong Thánh Lễ Tiệc Ly, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại rằng, "Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất... Nó đạt đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và do đó có thể tạo ra sự hiệp nhất hữu hình... Do đó, "cầu cho Đức Giáo Hoàng và giám mục chủ chăn" là một cụm từ cần thiết trong lời Cầu Nguyện Thánh Thể của Giáo Hội. Những lời này không phải là một câu thêm vào mang tính chất kiểu cách, nhưng là một cách thể hiện những gì mà Thánh Thể thực sự mang lại. Hơn nữa, khi chúng ta nhắc đến tên của Đức Giáo Hoàng và các giám mục, điều đó cho thấy: sự hiệp nhất là một cái gì đó hoàn toàn cụ thể, nó có danh xưng. Bằng cách này, sự hiệp nhất trở nên có thể nhìn thấy được, nó sẽ trở thành một dấu hiệu cụ thể cho thế giới và cho chính chúng ta.
Tại Thượng Hải, các tín hữu mừng Lễ Phục Sinh sốt sắng hơn sau khi họ nhận được các tin tức từ Vatican nói về quá trình phong chân phước cho Phaolô Xu Guangqi (một người bạn Trung Quốc của Matteo Ricci) đang khởi đầu, đây là một trong những người Trung Quốc đầu tiên theo Dòng Tên vào thế kỷ XVII, và là nhân vật rất được các sử gia kính trọng.
Niềm vui về việc phong chân phước cho Phaolô Xu Guangqi cũng được chia sẻ với các Kitô hữu hầm trú trong thành phố này, mặc dù từ lâu họ đã tha thiết xin Tòa Thánh Vatican mở tiến trình phong chân phước cho Đức Hồng Y Inhaxiô Gong Pinmei - một người vốn có đức tin mãnh liệt và sự trung thành với Đức Giáo Hoàng. Ngài làm giám mục Thượng Hải trong suốt 33 năm bị giam tù, do đó, ngài đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Hồng Y ẩn danh ("in pectore").
Ở Hà Bắc, một số người Công giáo tại Bảo Bình đã chia sẻ với AsiaNews về nỗi đau lòng diễn ra trên khắp cộng đồng của họ, sau khi Đức Giám Mục Phanxicô An Shuxin gia nhập Giáo Hội công khai. Hôm Lễ Truyền Dầu, chỉ có 20 linh mục - trong số 100 - tham dự thánh lễ với Giám Mục An.
Nhiều cộng đồng hầm trú sợ bị cảnh sát bắt giữ nên họ tiếp tục thay đổi địa điểm để mừng Lễ Phục Sinh. Tại nhiều nơi trên đất nước này, cộng đồng hầm trú vẫn cử hành lễ mừng cách đơn độc, miễn là họ đừng phô trương ra bên ngoài.
Tuy có những khó khăn đang diễn ra nhưng mỗi cộng đồng đều đã xác nhận với AsiaNews rằng, vào đêm Vọng Phục Sinh, sẽ có hàng chục người được rửa tội tại mỗi giáo xứ hay cộng đoàn nhỏ. Một giáo xứ ở miền bắc sẽ có 40 người được rửa tội. Điều đáng lưu tâm là về độ tuổi của tân tòng (chủ yếu là người lớn từ 30 đến 40 tuổi) và lý do dẫn họ trở thành người Công giáo. "Trong một xã hội mà có rất nhiều dối trá, họ được định hướng để tìm kiếm sự thật và tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi điều gì là quan trọng của cuộc đời, và biết rằng vật chất không thể đáp ứng cho điều đó".
Thống kê của nhà nước cho thấy có ít nhất 150.000 được rửa tội mỗi năm tại Trung Quốc.
ĐGH Bênêđictô XVI trả lời 7 câu hỏi trên kênh truyền hình RAI của Ý
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
21:42 24/04/2011
ĐGH Bênêđictô XVI trả lời 7 câu hỏi trên kênh truyền hình RAI của Ý
VATICAN - Cho giới phóng viên truyền hình thì ngày Thứ sáu Tuần Thánh, 22.4.2011 tại điện Vatican, nơi phòng làm việc của ĐGH Bênêđictô XVI đúng là giây phút thăng hoa cho đời phóng viên vì lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình Rai Uno của Ý. Tất cả 7 câu hỏi được đặt ra để vị đứng đầu Giáo hội Công giáo, đã 84 tuổi đại diện cho 1 tỷ người Kitô hữu trên hoàn vũ tìm ra ý định của Thiên Chúa trong thời đại này về đức tin và ý nghĩa của đau khổ của nhân loại.
Trong chương trình "A sua immagine" (tạm dịch: Theo hình ảnh của Bạn), ban biên tập viên đài truyền hình Ý đã táo bạo muốn mời ĐGH Bênêđictô XVI tham gia vào chương trình của họ. Ý tưởng muốn nhân loại, ít nhất cho những Kitô hữu ý thức sống mật thiết với Đức Kitô bị bỏ rơi và chịu khổ đau trong Tuần Thánh. Hôm nay trong chương trình nói chuyện có sự tham gia của một người mẹ có người con trai đang trong tình trạng hôn mê, một phụ nữ Hồi giáo từ Bờ Biển Ngà và một cô bé bảy tuổi, đến từ Nhật Bản đang sống với kinh nghiệm thảm họa động đất.
Đầu tiên với cháu Elena gốc Ý và Nhật hỏi về sự đau khổ đối với các nạn nhân trận động đất mới đây ở Nhật Bản. ĐGH Bênêđictô XVI dùng ngay câu chào thương yêu „Cara Elena – Con Elena thương mến, câu hỏi này cha cũng đang tự hỏi cho chính mình: Tại sao vậy? Tại sao bạn phải gánh chịu đau khổ rất nhiều, trong khi những người khác tốt đẹp?" ĐGH Bênêđictô XVI thừa nhận không có câu trả lời về vấn đề đau khổ. "Nhưng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, cũng như những nạn nhân phải chịu đau khổ khi biết mình vô tội". Tiếp theo Đức Giáo Hoàng xác tín về niềm tin: "Điều này đối với Cha rất quan trọng, mặc dù chúng ta không có câu trả lời, ngay cả khi nỗi buồn còn vương vấn thì: Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsu vẫn ở với anh chị em và Ngài sẽ giúp anh chị em."
Về câu hỏi cho sự chung sống hoà bình giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo ở Ivory Coast, Bờ Biển Ngà, ĐGH Bênêđictô XVI mạnh mẽ kêu gọi từ bỏ bạo động và cần đối thoại với nhau. Ngài nhắc nhở điểm chính yếu "Bạo lực không bao giờ đến từ Thiên Chúa, nó không bao giờ giúp để đạt đến một điều gì tốt đẹp. Đúng hơn, đó là phá hoại và không tìm ra lối thoát của khó khăn". Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta "Từ bỏ bạo lực, ngay cả khi chúng ta cảm thấy nó đúng trong pháp luật". Hòa bình phải đạt được "bằng phương pháp an bình mà chẳng cần dùng tới bạo lực".
Trả lời cho một giáo dân đến từ Irak, ĐGH Bênêđictô XVI cho biết sự liên đới của Ngài với dân tộc Irak. Các Kitô hữu ở Iraq sẽ nhận được các hỗ trợ có thể để cho phép họ tiếp tục ở lại quê hương của mình và có thể chống lại sự cám dỗ về cuộc di dân, điều hiển nhiên sự cám dỗ này dựa vào bối cảnh điều kiện sống của họ. Tòa thánh Vatican đang cố gắng đóng góp hết sức phần của mình trên nhiều bình diện. Sự hỗ trợ này áp dụng không chỉ cho tất cả các Kitô hữu ở vùng Lưỡng Hà, mà còn cho các anh chị em người Hồi giáo thuộc nhóm người Shiiten và Sunniten. "Tôi gửi lời chào đặc biệt với con tim đến tất cả các Kitô hữu Iraq, tôi cầu nguyện hằng ngày cho anh chị em", ĐGH nói.
Bà mẹ đau khổ có người con trai 40 tuổi, tên Francesco đang sống trong tình trạng hôn mê đã 2 năm, người mẹ này hỏi ĐGH: "Linh hồn đã rời xa con tôi, bởi nó chẳng còn biết chi cả, hay là Linh hồn vẫn còn ở trong nó?" ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng thân xác của con bà như một cây đàn Ghita mà dây đàn đã đứt: "Linh hồn không thể dạo đàn trên nó, nhưng linh hồn vẫn còn hiện diện". Nhân dịp ĐGH này tiếp tục khuyến khích người mẹ: "Tôi xác tín rằng Linh hồn con của bà luôn cảm nhận được tình yêu của bà".
Những câu hỏi còn lại thuộc về diện giáo lý và thần học công giáo. Hai câu hỏi Đức Giáo Hoàng đã trả lời về sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu – mà ĐGH Bênêđictô XVI đã đề cập trong cuốn sách thứ hai Chúa Giêsu thành Nazarét, Ngài lại có dịp nói rõ thêm về tư tưởng thần học của Ngài. Trả lời cho một câu hỏi về lòng sùng kính Đức Maria, ĐGH nói: "Nhân loại và Kitô giáo đã hiểu thấm nhuần theo thời gian rằng Đức Maria là Mẹ của họ và họ luôn có thể chạy đến với Mẹ. Một số người còn gặp khó khăn để tin tưởng vào Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, nhưng lại có những kinh nghiệm đến với Đức Maria mà không gặp khó khăn. Như một số người có thể nói: Nhưng điều đó không dựa trên nền tảng Kinh Thánh! Tôi trả lời dựa vào Thánh Cả Gregor với ý tưởng: Với sự lắng nghe sẽ làm cho Lời của Thánh Kinh nẩy mầm. Nghĩa là: họ phát triển thành hiện thực và phát triển hơn, nhiều hơn nữa trong lịch sử."
Chương trình "A sua immagine" - Đến với hình ảnh của Bạn“ là một chương trình tôn giáo trên truyền hình Quốc gia Ý đã được phát sóng từ năm 1997. Ngày phát sóng thông thường của chương trình vào chiều thứ bảy và sáng chủ nhật; vì sự tham gia đặc biệt trực tiếp của ĐGH Bênêđictô XVI ban biên tập phải dời phát sóng vào Thứ sáu Tuần Thánh. Các câu hỏi đặt ra cho ĐGH được thu thập trên trang mạng website của đài Truyền Hình RAI và ban biên tập đã lựa chọn ra 7 câu hỏi.
(Theo Kna, L'Unità, Radio Vaticana, AFP)
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
VATICAN - Cho giới phóng viên truyền hình thì ngày Thứ sáu Tuần Thánh, 22.4.2011 tại điện Vatican, nơi phòng làm việc của ĐGH Bênêđictô XVI đúng là giây phút thăng hoa cho đời phóng viên vì lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình Rai Uno của Ý. Tất cả 7 câu hỏi được đặt ra để vị đứng đầu Giáo hội Công giáo, đã 84 tuổi đại diện cho 1 tỷ người Kitô hữu trên hoàn vũ tìm ra ý định của Thiên Chúa trong thời đại này về đức tin và ý nghĩa của đau khổ của nhân loại.
Đầu tiên với cháu Elena gốc Ý và Nhật hỏi về sự đau khổ đối với các nạn nhân trận động đất mới đây ở Nhật Bản. ĐGH Bênêđictô XVI dùng ngay câu chào thương yêu „Cara Elena – Con Elena thương mến, câu hỏi này cha cũng đang tự hỏi cho chính mình: Tại sao vậy? Tại sao bạn phải gánh chịu đau khổ rất nhiều, trong khi những người khác tốt đẹp?" ĐGH Bênêđictô XVI thừa nhận không có câu trả lời về vấn đề đau khổ. "Nhưng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, cũng như những nạn nhân phải chịu đau khổ khi biết mình vô tội". Tiếp theo Đức Giáo Hoàng xác tín về niềm tin: "Điều này đối với Cha rất quan trọng, mặc dù chúng ta không có câu trả lời, ngay cả khi nỗi buồn còn vương vấn thì: Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsu vẫn ở với anh chị em và Ngài sẽ giúp anh chị em."
Trả lời cho một giáo dân đến từ Irak, ĐGH Bênêđictô XVI cho biết sự liên đới của Ngài với dân tộc Irak. Các Kitô hữu ở Iraq sẽ nhận được các hỗ trợ có thể để cho phép họ tiếp tục ở lại quê hương của mình và có thể chống lại sự cám dỗ về cuộc di dân, điều hiển nhiên sự cám dỗ này dựa vào bối cảnh điều kiện sống của họ. Tòa thánh Vatican đang cố gắng đóng góp hết sức phần của mình trên nhiều bình diện. Sự hỗ trợ này áp dụng không chỉ cho tất cả các Kitô hữu ở vùng Lưỡng Hà, mà còn cho các anh chị em người Hồi giáo thuộc nhóm người Shiiten và Sunniten. "Tôi gửi lời chào đặc biệt với con tim đến tất cả các Kitô hữu Iraq, tôi cầu nguyện hằng ngày cho anh chị em", ĐGH nói.
Bà mẹ đau khổ có người con trai 40 tuổi, tên Francesco đang sống trong tình trạng hôn mê đã 2 năm, người mẹ này hỏi ĐGH: "Linh hồn đã rời xa con tôi, bởi nó chẳng còn biết chi cả, hay là Linh hồn vẫn còn ở trong nó?" ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng thân xác của con bà như một cây đàn Ghita mà dây đàn đã đứt: "Linh hồn không thể dạo đàn trên nó, nhưng linh hồn vẫn còn hiện diện". Nhân dịp ĐGH này tiếp tục khuyến khích người mẹ: "Tôi xác tín rằng Linh hồn con của bà luôn cảm nhận được tình yêu của bà".
Những câu hỏi còn lại thuộc về diện giáo lý và thần học công giáo. Hai câu hỏi Đức Giáo Hoàng đã trả lời về sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu – mà ĐGH Bênêđictô XVI đã đề cập trong cuốn sách thứ hai Chúa Giêsu thành Nazarét, Ngài lại có dịp nói rõ thêm về tư tưởng thần học của Ngài. Trả lời cho một câu hỏi về lòng sùng kính Đức Maria, ĐGH nói: "Nhân loại và Kitô giáo đã hiểu thấm nhuần theo thời gian rằng Đức Maria là Mẹ của họ và họ luôn có thể chạy đến với Mẹ. Một số người còn gặp khó khăn để tin tưởng vào Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, nhưng lại có những kinh nghiệm đến với Đức Maria mà không gặp khó khăn. Như một số người có thể nói: Nhưng điều đó không dựa trên nền tảng Kinh Thánh! Tôi trả lời dựa vào Thánh Cả Gregor với ý tưởng: Với sự lắng nghe sẽ làm cho Lời của Thánh Kinh nẩy mầm. Nghĩa là: họ phát triển thành hiện thực và phát triển hơn, nhiều hơn nữa trong lịch sử."
Chương trình "A sua immagine" - Đến với hình ảnh của Bạn“ là một chương trình tôn giáo trên truyền hình Quốc gia Ý đã được phát sóng từ năm 1997. Ngày phát sóng thông thường của chương trình vào chiều thứ bảy và sáng chủ nhật; vì sự tham gia đặc biệt trực tiếp của ĐGH Bênêđictô XVI ban biên tập phải dời phát sóng vào Thứ sáu Tuần Thánh. Các câu hỏi đặt ra cho ĐGH được thu thập trên trang mạng website của đài Truyền Hình RAI và ban biên tập đã lựa chọn ra 7 câu hỏi.
(Theo Kna, L'Unità, Radio Vaticana, AFP)
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Lễ Vọng Phục Sinh và Các Nghi Thức Phụng Vụ Tuần Thánh 2011
Jos. Vĩnh SA
07:21 24/04/2011
Phụng Vụ Tuần Thánh 2011 tại Nam Úc
Chiều thứ Bảy ngày 16 tháng Tư, 2011. Giáo dân trong Cộng Đồng đã qui tụ về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka để tham dự buổi tĩnh tâm, cầu nguyện và sám hối do Đức ông Paul Minh Tâm quản nhiệm và Cha Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm hướng dẫn.
Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 17 tháng Tư, Cộng Đồng tham dự nghi thức làm phép lá và rước lá, khởi đầu bước vào Tuần Thánh.
Các tối thứ Ba và thứ Tư trong Tuần Thánh, trước Thánh Lễ lúc 7 giờ tối có ngắm đứng, mỗi tối ngắm 5 ngắm, do giáo dân đọc sách đoạn và suy ngắm
Tối thứ Năm Tuần Thánh, lúc 7 giờ tối -Thánh Lễ vượt qua -Nghi thức rửa chân cho các Tông Đồ
Kiệu và rước Thánh Thể đến nhà Tạm. Các họ đạo, các đoàn thể thay phiên nhau chầu Thánh Thể, các giờ chầu lượt cho đến 9 giờ tối.
Thứ Sáu Tuần Thánh, lúc 10 giờ sáng -Cộng Đồng đã tề tựu về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhàn để tham dự và suy gẫm các Chặng Đàng Thánh Giá và Nghi Thức Tháo Đinh Táng Xác Chúa.
Buổi chiều lúc 3 giờ, Suy gẫm cuộc đời Chúa Cứu Thế, qua Bài Thương Khó Chúa Giêsu.
Sau đó:
-Suy Tôn Thánh Giá
-Phụng vụ Thánh Thể
-Hôn kính Thánh Giá Chúa
-Mọi người thứ tự xếp hàng đến Mồ Quàn hôn Chân Chúa.
Thứ Bảy Tuần Thánh: Từ 7 giờ sáng trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân đã mở cổng để giáo dân đến kính viếng xác Chúa và hôn Chân Chúa cho đến 3 giờ chiều.
Lúc 7 giờ 30 tối, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh:
-Nghi thức làm phép Lửa
-Nghi thức làm phép Nước
-Công Bố Tin Mừng Phục Sinh
-Mừng Vui Chúa Sống lại –Allelluia
Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tối thứ Bảy có hai Nữ Tân Tòng chịu phép Thánh Tẩy, đã được mọi người trong Cộng Đồng chúc mừng và chào đón nồng nhiệt.b>
Trong suốt Tuần Thánh, trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, CĐCG VN – Nam Úc, giáo dân đã tấp nập đến tham dự các Nghi Thức Phụng Vụ và Thánh Lễ trong suốt 3 ngày trọng đại Tuần Thánh từ Thứ Năm cho đến sáng Chúa Nhật Phục Sinh.
Có rất nhiều du khách ngoại quốc và giáo dân từ các tiểu bang khác đến thăm quan Nam Úc, cùng đến tham dự.
Nhất là các nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, đã để lại cho giáo dân rất nhiều ấn tượng và ôn lại những hình ảnh năm xưa tại các xứ đạo bên quê hương Việt Nam.
Mỗi Thánh Lễ có khoảng trên 2,000 giáo dân tới tham dự.
1. Xem Hình Phục Sinh
2. Xem Hình Thứ Sáu Tuần Thánh
3. Xem Hình Thứ Năm Tuần Thánh
4. Xem Hình Lễ Lá
Chiều thứ Bảy ngày 16 tháng Tư, 2011. Giáo dân trong Cộng Đồng đã qui tụ về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka để tham dự buổi tĩnh tâm, cầu nguyện và sám hối do Đức ông Paul Minh Tâm quản nhiệm và Cha Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm hướng dẫn.
Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 17 tháng Tư, Cộng Đồng tham dự nghi thức làm phép lá và rước lá, khởi đầu bước vào Tuần Thánh.
Các tối thứ Ba và thứ Tư trong Tuần Thánh, trước Thánh Lễ lúc 7 giờ tối có ngắm đứng, mỗi tối ngắm 5 ngắm, do giáo dân đọc sách đoạn và suy ngắm
Tối thứ Năm Tuần Thánh, lúc 7 giờ tối -Thánh Lễ vượt qua -Nghi thức rửa chân cho các Tông Đồ
Kiệu và rước Thánh Thể đến nhà Tạm. Các họ đạo, các đoàn thể thay phiên nhau chầu Thánh Thể, các giờ chầu lượt cho đến 9 giờ tối.
Thứ Sáu Tuần Thánh, lúc 10 giờ sáng -Cộng Đồng đã tề tựu về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhàn để tham dự và suy gẫm các Chặng Đàng Thánh Giá và Nghi Thức Tháo Đinh Táng Xác Chúa.
Buổi chiều lúc 3 giờ, Suy gẫm cuộc đời Chúa Cứu Thế, qua Bài Thương Khó Chúa Giêsu.
Sau đó:
-Suy Tôn Thánh Giá
-Phụng vụ Thánh Thể
-Hôn kính Thánh Giá Chúa
-Mọi người thứ tự xếp hàng đến Mồ Quàn hôn Chân Chúa.
Thứ Bảy Tuần Thánh: Từ 7 giờ sáng trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân đã mở cổng để giáo dân đến kính viếng xác Chúa và hôn Chân Chúa cho đến 3 giờ chiều.
Lúc 7 giờ 30 tối, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh:
-Nghi thức làm phép Lửa
-Nghi thức làm phép Nước
-Công Bố Tin Mừng Phục Sinh
-Mừng Vui Chúa Sống lại –Allelluia
Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tối thứ Bảy có hai Nữ Tân Tòng chịu phép Thánh Tẩy, đã được mọi người trong Cộng Đồng chúc mừng và chào đón nồng nhiệt.b>
Trong suốt Tuần Thánh, trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, CĐCG VN – Nam Úc, giáo dân đã tấp nập đến tham dự các Nghi Thức Phụng Vụ và Thánh Lễ trong suốt 3 ngày trọng đại Tuần Thánh từ Thứ Năm cho đến sáng Chúa Nhật Phục Sinh.
Có rất nhiều du khách ngoại quốc và giáo dân từ các tiểu bang khác đến thăm quan Nam Úc, cùng đến tham dự.
Nhất là các nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, đã để lại cho giáo dân rất nhiều ấn tượng và ôn lại những hình ảnh năm xưa tại các xứ đạo bên quê hương Việt Nam.
Mỗi Thánh Lễ có khoảng trên 2,000 giáo dân tới tham dự.
1. Xem Hình Phục Sinh
2. Xem Hình Thứ Sáu Tuần Thánh
3. Xem Hình Thứ Năm Tuần Thánh
4. Xem Hình Lễ Lá
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại Tây Úc
Thúy Dung
01:03 24/04/2011
Bài giảng của linh mục quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc đem lại niềm ủi an cách đặc biệt cho những anh chị em trong cộng đoàn vừa gánh chịu những đau thương khi người thân đã qua đi trong những ngày vừa qua. Thật vậy, Đức Kitô trong biến cố Phục Sinh mà chúng ta đang long trọng cử hành đã mang lại niềm hy vọng chiến thắng trên mọi khổ đau, chết chóc, thất vọng của con người.
Niềm vui Phục Sinh được nhân lên bội phần qua việc đón nhận 7 tân tòng Úc, Việt vào đại gia đình Giáo Hội qua bí tích rửa tội.
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại Perth đã diễn ra huy hoàng và long trọng. Cộng đoàn được mời gọi tham gia tích cực trong Phụng Vụ qua việc cùng hát với ca đoàn tổng hợp trong thánh lễ trong những bài hát Phục Sinh quen thuộc. Một đôi lần được tham dự những đại lễ trong đó những đại ca đoàn biểu diễn rất thành công với tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn réo rắt, những giọng nam, giọng nữ hát không chút thua kém các danh ca hàng đầu trong giới ca sĩ chuyên nghiệp, chúng tôi vẫn cảm nhận cái không khí của một show trình diễn văn nghệ hơn là một thánh lễ. Khi chỉ có ca đoàn biết hát những bài ấy, cộng đoàn còn biết làm gì khác hơn là thụ động lắng nghe thưởng thức?
Trong một năm qua, kinh tế Úc phục hồi và tăng trưởng mạnh. Công ăn việc làm dễ kiếm hơn, nên nhiều người bận rộn hơn cho việc mưu sinh. Trong bối cảnh như vậy thật là khích lệ khi thấy một số đông đảo anh chị em vẫn tiếp tục hy sinh bỏ thời gian lo lắng cho việc tổ chức Tam Nhật Thánh thành công vượt quá lòng mong đợi của mọi người.
Nhấn vào đây để xem tất cả hình ảnh Lễ Vọng Phục Sinh tại Tây Úc
Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:45 24/04/2011
Tối thứ Bảy 23/04/2011 khoảng 3000 người đã đến sân thể thao Bankstown Cricket Ground, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn làm phép tượng Chúa Giêsu KiTô Phục Sinh và sau đó với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về Lễ đài thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem hình ảnh
Nến Phục Sinh được Cha Đặng Đình Nên rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp dâng lời kinh nguyện lên Thiên Chúa và mọi người đều sốt sắng cầu nguyện giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sáng vinh quang của Chúa KiTô.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh Đức Giêsu chết và đã thật sự sống lại vinh hiển. Cha nêu những sự đau khổ tột cùng của Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại nên đã chết trên Thập Gía để cứu chuộc nhân loại, và rồi Ngài đã sống lại vinh hiển và gieo niền tin yêu cho tất cả mọi người. Đặc biệt là giới trẻ đã tham dự những nghi thức phụng vụ phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam trong Tuần Thánh vừa qua như Ngắm, diễn tả lại sự Thương Khó của Chúa Giêsu v..v.. Cha khuyên nhủ giới trẻ hãy cố gắng gìn giữ lấy những truyền thống tốt đẹp đó do Cha Ông để lại và tạo niềm tin cho thế hệ mai sau.
Sau đó nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự và quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, ông Trần Đăng Cao Tổng Thủ Quỹ CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, Thầy và tất cả mọi người trong Cộng Đồng và gởi đến Cộng Đồng một vài thông báo. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Nến Phục Sinh được Cha Đặng Đình Nên rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp dâng lời kinh nguyện lên Thiên Chúa và mọi người đều sốt sắng cầu nguyện giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sáng vinh quang của Chúa KiTô.
Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh Đức Giêsu chết và đã thật sự sống lại vinh hiển. Cha nêu những sự đau khổ tột cùng của Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại nên đã chết trên Thập Gía để cứu chuộc nhân loại, và rồi Ngài đã sống lại vinh hiển và gieo niền tin yêu cho tất cả mọi người. Đặc biệt là giới trẻ đã tham dự những nghi thức phụng vụ phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam trong Tuần Thánh vừa qua như Ngắm, diễn tả lại sự Thương Khó của Chúa Giêsu v..v.. Cha khuyên nhủ giới trẻ hãy cố gắng gìn giữ lấy những truyền thống tốt đẹp đó do Cha Ông để lại và tạo niềm tin cho thế hệ mai sau.
Sau đó nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự và quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, ông Trần Đăng Cao Tổng Thủ Quỹ CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, Thầy và tất cả mọi người trong Cộng Đồng và gởi đến Cộng Đồng một vài thông báo. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh.
Giáo xứ Ngọc Long giáo phận Vinh mừng Chúa Phục Sinh
Anton Ngọc Long
11:30 24/04/2011
VINH - Để giúp con cái mình sống đúng và sống tốt nội dung tuần Thánh và tinh thần Phục sinh Lm Jos Trần Văn Phúc, quản xứ Ngọc Long đã dành thời gian liên tục ngồi tòa giải tội trong 02 tháng trước đó và những ngày cận kề tuần thánh tuy công việc quá tải nhưng ngài đã nhiệt tâm giải tội cho bất cứ ai ở trong và ngoài giáo xứ chưa kịp xưng tội trong tuần Thánh, nhờ đó tinh thần sám hối và sống tâm tình Tuần Thánh của giáo xứ đã sốt mến và kết quả hơn.
Bên cạnh việc đảm bảo đúng những nghi thức phụng vụ được quy định trong giáo luật thì Cha Phúc cùng HĐMV Giáo xứ đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức Tuần Thánh và Phục sinh qua việc Ngắm nguyện, Chầu canh thức, Đi đàng Thánh giá trọng thể….qua đó lột tả và chuyển tải được nhiều ý nghĩa thiết thực về cuộc khổ nạn của Chúa, về tình yêu vô biên mà Thiên Chúa dành cho loài người trong Bí tích tình yêu ….những phần phụ nghi thức đó đã giúp hoán cãi lòng người và nâng tâm hồn giáo dân đến gần, đến sát và đồng cảm với Thiên Chúa và với tha nhân hơn.
Trong lời nguyện cuối nghi thức đi đàng thánh giá trọng thể, Linh mục và giáo xứ cũng đã dâng lên Chúa những lời nguyện thiết thực về đời sống đạo của giáo xứ, những khó khăn trong mục vụ của Cha xứ và HĐMV GX, những mong muốn hoán cải tâm hồn, canh tân đời sống đạo cho giáo xứ và những anh chị em lương dân xung quanh mình…. Đặc biệt Linh mục quản xứ cũng đã dâng lên Đức Kitô - Đấng bị trên trên Thập giá những bất công, những khổ đau của nhiều người thiện chí đang dấn thân vì Công lý và Hòa bình, để canh tân con người, canh tân đất nước nhưng đang phải chịu cảnh tù đày, đang bị xét xử và mang lấy những án phạt bất công, oan trái….
Trong đêm vọng Phục sinh, Linh mục cùng giáo dân cũng đã dâng dâng lên Chúa Phục sinh những hi vọng cho đất nước cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết sớm tĩnh thức trước những bế tắc của xã hội,và xin Chúa mở cữa tâm hồn của họ để họ biết Tôn trọng quyền Tôn Giáo và Quyền lợi chân chính của Tôn giáo, xin cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết rộng lượng để giải phóng và đón nhận những anh chị em là tù nhân lương tâm ở Việt Nam hôm nay nay được sớm tự do, được phát huy trí tuệ và công sức nhằm góp phần lớn vào việc canh tân con người, xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và cường thịnh hơn…..
Được biết giáo xứ Ngọc Long có có hơn 4500 nhân danh và được chia làm 8 giáo họ. nằm trên địa bàn của hai xã, xã Công Thành và xã Thịnh Thành của huyện Yên Thành.
Các buổi đi đàng Thánh giá và rước nến phục sinh trong tuần Thánh đã quy tụ hơn 3000 người trong đó có khá đông anh chị em lương dân tới tham dự.
Tuần Thánh và đêm vọng Phục sinh của giáo xứ Ngọc Long đã khép lại trong tinh thần hòa giải, yêu thương, tràn đầy hi vọng của niềm tin Phục sinh nhằm hướng tới việc canh tân con người, thăng tiến đời sống tâm linh, đổi mới tư tưởng theo thần Đức Kitô - Đấng đã chiến thắng tử thần, chiến thắng mọi sự gian tà của trần thế và khải hoàn trong vinh quang.
Bên cạnh việc đảm bảo đúng những nghi thức phụng vụ được quy định trong giáo luật thì Cha Phúc cùng HĐMV Giáo xứ đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức Tuần Thánh và Phục sinh qua việc Ngắm nguyện, Chầu canh thức, Đi đàng Thánh giá trọng thể….qua đó lột tả và chuyển tải được nhiều ý nghĩa thiết thực về cuộc khổ nạn của Chúa, về tình yêu vô biên mà Thiên Chúa dành cho loài người trong Bí tích tình yêu ….những phần phụ nghi thức đó đã giúp hoán cãi lòng người và nâng tâm hồn giáo dân đến gần, đến sát và đồng cảm với Thiên Chúa và với tha nhân hơn.
Trong lời nguyện cuối nghi thức đi đàng thánh giá trọng thể, Linh mục và giáo xứ cũng đã dâng lên Chúa những lời nguyện thiết thực về đời sống đạo của giáo xứ, những khó khăn trong mục vụ của Cha xứ và HĐMV GX, những mong muốn hoán cải tâm hồn, canh tân đời sống đạo cho giáo xứ và những anh chị em lương dân xung quanh mình…. Đặc biệt Linh mục quản xứ cũng đã dâng lên Đức Kitô - Đấng bị trên trên Thập giá những bất công, những khổ đau của nhiều người thiện chí đang dấn thân vì Công lý và Hòa bình, để canh tân con người, canh tân đất nước nhưng đang phải chịu cảnh tù đày, đang bị xét xử và mang lấy những án phạt bất công, oan trái….
Trong đêm vọng Phục sinh, Linh mục cùng giáo dân cũng đã dâng dâng lên Chúa Phục sinh những hi vọng cho đất nước cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết sớm tĩnh thức trước những bế tắc của xã hội,và xin Chúa mở cữa tâm hồn của họ để họ biết Tôn trọng quyền Tôn Giáo và Quyền lợi chân chính của Tôn giáo, xin cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết rộng lượng để giải phóng và đón nhận những anh chị em là tù nhân lương tâm ở Việt Nam hôm nay nay được sớm tự do, được phát huy trí tuệ và công sức nhằm góp phần lớn vào việc canh tân con người, xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và cường thịnh hơn…..
Được biết giáo xứ Ngọc Long có có hơn 4500 nhân danh và được chia làm 8 giáo họ. nằm trên địa bàn của hai xã, xã Công Thành và xã Thịnh Thành của huyện Yên Thành.
Các buổi đi đàng Thánh giá và rước nến phục sinh trong tuần Thánh đã quy tụ hơn 3000 người trong đó có khá đông anh chị em lương dân tới tham dự.
Tuần Thánh và đêm vọng Phục sinh của giáo xứ Ngọc Long đã khép lại trong tinh thần hòa giải, yêu thương, tràn đầy hi vọng của niềm tin Phục sinh nhằm hướng tới việc canh tân con người, thăng tiến đời sống tâm linh, đổi mới tư tưởng theo thần Đức Kitô - Đấng đã chiến thắng tử thần, chiến thắng mọi sự gian tà của trần thế và khải hoàn trong vinh quang.
Thánh lễ trọng mừng Chúa Phục Sinh tại Giáo xứ Mỹ Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
13:44 24/04/2011
LẠNG SƠN - Vào hồi 8h30 sáng ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 24 tháng 04 năm 2011, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể mừng Chúa Phục Sinh, tại thánh đường giáo xứ Mỹ Sơn. Cùng đồng tế với Đức cha Giuse có cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, chính xứ Mỹ Sơn. Ngày đại lễ và nghỉ việc xác nên đã có đông đảo anh chị em giáo dân đến để tham dự Thánh lễ.
Xem hình ảnh
Trong những ngày tuần thánh mà cao điểm là Tam Nhật Vượt qua, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ Mỹ Sơn đã có nhiều chương trình để mừng các biến cố trọng đại trong cuộc đời Cứu Chuộc của Con Thiên Chúa. Từ những việc đạo đức bình dân, đến các lễ nghi phụng vụ Mùa Chay và Tuần Thánh, mọi người trong giáo xứ đều tham dự với một tinh thần sốt sắng, làm nên bầu khí trang trọng đầy thiêng thánh của Mùa Chay.
Giáo xứ cũng đã tổ chức tĩnh tâm riêng cho từng giới và quy tụ lại để tham dự chương trình ba ngày tĩnh tâm chung cho toàn giáo xứ, đã đem lại nhiều kết quả thiêng liêng. Với hơn một ngàn nhân danh trong giáo xứ, có những anh chị em lâu năm không giữ đạo hoặc không dự lễ, không xưng tội, nhưng trong mùa Chay này, nhiều “con chiên lạc” đã trở về trong tâm tình sám hối, hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân, tích cực tham dự các nghi thức và việc đạo đức.
Niềm vui Phục sinh của giáo xứ như được tăng lên, khi được đón vị chủ chăn Giáo phận về cử hành thánh lễ trọng thể trong buổi sáng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Mọi thành phần trong Giáo xứ hiệp ý tham dự Thánh lễ thật sốt sắng. Trên Cung Thánh của nhà thờ có đặt một tượng lớn diễn tả Chúa Phục Sinh, cùng với nến Phục Sinh mới còn đang cháy sáng, mọi người tham dự Phụng vụ một cách đầy ý thức và cảm nghiệm được bầu khí trang trọng của ngày đại lễ thật sống động.
Đức cha Giuse bày tỏ niềm vui khi nhiều lần đến thăm giáo xứ Mỹ Sơn, một giáo xứ đông đảo giáo hữu nhất của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài đều cảm nhận được tinh thần đạo đức và sự nhiệt huyết hăng say trong các công việc chung của bà con giáo dân nơi đây. Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức cha Giuse đã quảng diễn về biến cố Chúa Giê-su Phục Sinh, làm nổi bật ý nghĩa vô cùng trọng đại của biến cố này trong lịch sử hành trình ơn Cứu Độ của Thiên Chúa đối với Dân Người. Ngài cầu chúc mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ Mỹ Sơn tiếp tục nêu cao tinh thần đạo đức, giữ vững niềm tin, trở nên những ngọn nến Phục Sinh cháy sáng lan tỏa để đem Tin Mừng Phục Sinh của Chúa đến với mọi người.
Thánh lễ kết thúc vào hồi 9h45. Mọi người hân hoan trong niềm vui ngày Chúa sống lại, chào thăm và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, trong ân sủng và bình an của Chúa Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Trong những ngày tuần thánh mà cao điểm là Tam Nhật Vượt qua, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ Mỹ Sơn đã có nhiều chương trình để mừng các biến cố trọng đại trong cuộc đời Cứu Chuộc của Con Thiên Chúa. Từ những việc đạo đức bình dân, đến các lễ nghi phụng vụ Mùa Chay và Tuần Thánh, mọi người trong giáo xứ đều tham dự với một tinh thần sốt sắng, làm nên bầu khí trang trọng đầy thiêng thánh của Mùa Chay.
Giáo xứ cũng đã tổ chức tĩnh tâm riêng cho từng giới và quy tụ lại để tham dự chương trình ba ngày tĩnh tâm chung cho toàn giáo xứ, đã đem lại nhiều kết quả thiêng liêng. Với hơn một ngàn nhân danh trong giáo xứ, có những anh chị em lâu năm không giữ đạo hoặc không dự lễ, không xưng tội, nhưng trong mùa Chay này, nhiều “con chiên lạc” đã trở về trong tâm tình sám hối, hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân, tích cực tham dự các nghi thức và việc đạo đức.
Niềm vui Phục sinh của giáo xứ như được tăng lên, khi được đón vị chủ chăn Giáo phận về cử hành thánh lễ trọng thể trong buổi sáng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Mọi thành phần trong Giáo xứ hiệp ý tham dự Thánh lễ thật sốt sắng. Trên Cung Thánh của nhà thờ có đặt một tượng lớn diễn tả Chúa Phục Sinh, cùng với nến Phục Sinh mới còn đang cháy sáng, mọi người tham dự Phụng vụ một cách đầy ý thức và cảm nghiệm được bầu khí trang trọng của ngày đại lễ thật sống động.
Đức cha Giuse bày tỏ niềm vui khi nhiều lần đến thăm giáo xứ Mỹ Sơn, một giáo xứ đông đảo giáo hữu nhất của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài đều cảm nhận được tinh thần đạo đức và sự nhiệt huyết hăng say trong các công việc chung của bà con giáo dân nơi đây. Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức cha Giuse đã quảng diễn về biến cố Chúa Giê-su Phục Sinh, làm nổi bật ý nghĩa vô cùng trọng đại của biến cố này trong lịch sử hành trình ơn Cứu Độ của Thiên Chúa đối với Dân Người. Ngài cầu chúc mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ Mỹ Sơn tiếp tục nêu cao tinh thần đạo đức, giữ vững niềm tin, trở nên những ngọn nến Phục Sinh cháy sáng lan tỏa để đem Tin Mừng Phục Sinh của Chúa đến với mọi người.
Thánh lễ kết thúc vào hồi 9h45. Mọi người hân hoan trong niềm vui ngày Chúa sống lại, chào thăm và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, trong ân sủng và bình an của Chúa Phục Sinh.
Thánh lễ Vọng Chúa Phục Sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
13:51 24/04/2011
Vào hồi 21:00 ngày thứ Bảy Tuần Thánh, 23 tháng 04 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đông đảo mọi thành phần Dân Chúa đã quy tụ về để cùng với vị Chủ chăn giáo phận, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, cử hành Đêm Canh Thức Mừng Chúa Sống Lại. Trong bầu khí thiêng thánh của ngày đại lễ, các nghi thức và Phụng vụ được cử hành thật trang trọng, sốt sắng và diễn tả nhiều ý nghĩa. Trong đêm Vượt Qua, người Kitô hữu được nếm trước niềm vui của thành Giêrusalem mới. Vì thế đêm nay vang dội tiếng hát Halleluia.
Xem hình ảnh
Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao nhất trong đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Kitô hữu. Theo như lời thánh Âutinh nói, cuộc họp mừng đêm nay là “Mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ”. Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua nầy. Đây là đêm mà người Dothái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đây là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đây là đêm mà Giáo Hội từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến.
Trong đêm Canh Thức Thánh này, Đức cha Giuse chủ sự bốn phần Phụng Vụ trong sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa:
Phần I: Nghi thức thắp rước nến Phục Sinh. Nến nầy, tượng trưng cho đám mây sáng khi xưa đã dẫn dân Dothái trên đường về Đất Hứa Ngày nay, nến nầy tượng trưng cho Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian. Tại sảnh cuối Nhà thờ Chính Tòa, Đức cha Giuse long trọng cử hành nghi thức làm phép Lửa, làm phép và thắp nên ngọn Lửa Phục Sinh, là chính Đức Kitô vinh thắng. Lửa và nến tượng trưng cho Chúa Kitô là Ánh Sáng muôn dân. Khi làm phép lửa và nến, Phụng vụ Hội Thánh xin Chúa cho lửa sưởi ấm tâm hồn chúng ta sốt mến Chúa, và phá tan mọi mưu chước ma quỷ, cho chúng ta luôn tin theo Chúa là Ánh Sáng. Trong nghi thức này, Đức cha chủ sự đã ghi lên cây nến Phục Sinh hình thánh giá với hai chữ Alpha và Omega nói lên chỉ Chúa là Khởi Ðầu và là Cùng Ðích của thời gian, bốn con số của năm 2011, và gắn năm hạt hương lên cây nến, chỉ các Dấu Thánh của Chúa Giêsu.
Sau nghi thức làm phép và thắp nến Phục Sinh, Đức cha Giuse trịnh trọng rước nến Phục Sinh đó vào thánh đường. Cộng đoàn Phụng vụ hân hoan lấy lửa từ chính cây nến đó để thắp sáng nến trên tay mình. Cả nhà thờ tràn ngập ánh sáng lung linh. Đức cha Giuse giơ cao nến Phục Sinh và công bố ba lần với cộng đoàn: Ánh Sáng Chúa Kitô. Sau đó, nến Phục Sinh được đặt chính giữa cung thánh, ở nơi trang trọng nhất. Cộng đoàn Phụng vụ với nến sáng trong tay, hân hoan lắng nghe Đức cha chủ sự công bố Tin Mừng Phục Sinh.
Phần II: Phụng Vụ Lời Chúa. Trong đêm Canh Thức, cộng đoàn Phụng Vụ lắng nghe để ôn lại tất cả lịch sử của ơn cứu độ từ buổi khai thiên lập địa, đến biến cố dân Dothái qua Biển Đỏ cho đến biến cố Chúa Sống Lại và Lên Trời. Trong bầu khí cảm động chờ đón giờ Chúa Kitô Phục sinh chiến thắng, cộng đồng Dân Chúa lắng nghe Sách Thánh nhằm nuôi dưỡng lòng tin và niềm hy vọng. Giáo Hội canh thức chờ Chúa đến, mắt đức tin đăm nhìn vào Thánh Kinh như ngọn đuốc chiếu soi vào đêm tối.
Phần III: Phụng Vụ Phép Rửa Tội. Đức cha Giuse làm phép Nước Rửa Tội, trong lời ca “Tôi đã thấy nước…”, cộng đoàn Phụng vụ lãnh nhận Nước Thánh từ tay vị chủ sự rảy xuống. Sau đó, mọi người cùng long trọng tuyên xưng Đức Tin, từ bỏ tà thần. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc nhở mỗi người Kitô hữu là những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người : hãy chết đi cho tội lỗi, cho ích kỉ, cho những gì làm ta xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo hội.
Phần IV: Phụng Vụ Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là tiệc thánh của giao ước mới Trong giao ước nầy, các môn đồ nhận ra Đức Kitô khi Người bẻ bánh. Ngài đã chết và sống lại và Ngài dùng chính Ngài làm của nuôi trần gian cho tới khi Ngài trở lại để phán xét trần gian. Trong phần Phụng vụ Thánh Thể của Đêm Canh Thức, cộng đồng Dân Chúa hân hoan dâng Thánh Lễ mừng Chúa sống lại ra khỏi mồ, tha thiết nguyện xin cho mình cũng được sống lại với Chúa, được sống bình an hạnh phúc muôn đời.
Thánh lễ vọng Chúa Phục Sinh kết thúc vào hồi 22:45. Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Chủ tịch Hội Đồng mục vụ Giáo xứ Chính Tòa thay mặt mọi thành phần Dân Chúa, dâng lên Đức cha Giuse lời chúc mừng Phục Sinh với những tâm tình yêu mến. Đức cha Giuse cũng cầu chúc mọi người được lãnh nhận tràn đầy muôn ơn lành và bình an với ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh. Cộng đồng Dân Chúa hiện diện trong thánh lễ vui mừng lãnh nhận những quả trứng Phục sinh, là quà tặng đầy ý nghĩa của cha chính xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể trong ngày lễ Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao nhất trong đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Kitô hữu. Theo như lời thánh Âutinh nói, cuộc họp mừng đêm nay là “Mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ”. Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới cao điểm trong đêm Vượt Qua nầy. Đây là đêm mà người Dothái ăn thịt chiên và được cứu thoát. Đây là đêm mà Chúa Kitô đã đập tan xiềng xích của tội lỗi và sự chết. Đây là đêm mà Giáo Hội từ thuở ban đầu vẫn chờ mong Chúa đến.
Trong đêm Canh Thức Thánh này, Đức cha Giuse chủ sự bốn phần Phụng Vụ trong sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa:
Phần I: Nghi thức thắp rước nến Phục Sinh. Nến nầy, tượng trưng cho đám mây sáng khi xưa đã dẫn dân Dothái trên đường về Đất Hứa Ngày nay, nến nầy tượng trưng cho Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian. Tại sảnh cuối Nhà thờ Chính Tòa, Đức cha Giuse long trọng cử hành nghi thức làm phép Lửa, làm phép và thắp nên ngọn Lửa Phục Sinh, là chính Đức Kitô vinh thắng. Lửa và nến tượng trưng cho Chúa Kitô là Ánh Sáng muôn dân. Khi làm phép lửa và nến, Phụng vụ Hội Thánh xin Chúa cho lửa sưởi ấm tâm hồn chúng ta sốt mến Chúa, và phá tan mọi mưu chước ma quỷ, cho chúng ta luôn tin theo Chúa là Ánh Sáng. Trong nghi thức này, Đức cha chủ sự đã ghi lên cây nến Phục Sinh hình thánh giá với hai chữ Alpha và Omega nói lên chỉ Chúa là Khởi Ðầu và là Cùng Ðích của thời gian, bốn con số của năm 2011, và gắn năm hạt hương lên cây nến, chỉ các Dấu Thánh của Chúa Giêsu.
Sau nghi thức làm phép và thắp nến Phục Sinh, Đức cha Giuse trịnh trọng rước nến Phục Sinh đó vào thánh đường. Cộng đoàn Phụng vụ hân hoan lấy lửa từ chính cây nến đó để thắp sáng nến trên tay mình. Cả nhà thờ tràn ngập ánh sáng lung linh. Đức cha Giuse giơ cao nến Phục Sinh và công bố ba lần với cộng đoàn: Ánh Sáng Chúa Kitô. Sau đó, nến Phục Sinh được đặt chính giữa cung thánh, ở nơi trang trọng nhất. Cộng đoàn Phụng vụ với nến sáng trong tay, hân hoan lắng nghe Đức cha chủ sự công bố Tin Mừng Phục Sinh.
Phần II: Phụng Vụ Lời Chúa. Trong đêm Canh Thức, cộng đoàn Phụng Vụ lắng nghe để ôn lại tất cả lịch sử của ơn cứu độ từ buổi khai thiên lập địa, đến biến cố dân Dothái qua Biển Đỏ cho đến biến cố Chúa Sống Lại và Lên Trời. Trong bầu khí cảm động chờ đón giờ Chúa Kitô Phục sinh chiến thắng, cộng đồng Dân Chúa lắng nghe Sách Thánh nhằm nuôi dưỡng lòng tin và niềm hy vọng. Giáo Hội canh thức chờ Chúa đến, mắt đức tin đăm nhìn vào Thánh Kinh như ngọn đuốc chiếu soi vào đêm tối.
Phần III: Phụng Vụ Phép Rửa Tội. Đức cha Giuse làm phép Nước Rửa Tội, trong lời ca “Tôi đã thấy nước…”, cộng đoàn Phụng vụ lãnh nhận Nước Thánh từ tay vị chủ sự rảy xuống. Sau đó, mọi người cùng long trọng tuyên xưng Đức Tin, từ bỏ tà thần. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc nhở mỗi người Kitô hữu là những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người : hãy chết đi cho tội lỗi, cho ích kỉ, cho những gì làm ta xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo hội.
Phần IV: Phụng Vụ Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là tiệc thánh của giao ước mới Trong giao ước nầy, các môn đồ nhận ra Đức Kitô khi Người bẻ bánh. Ngài đã chết và sống lại và Ngài dùng chính Ngài làm của nuôi trần gian cho tới khi Ngài trở lại để phán xét trần gian. Trong phần Phụng vụ Thánh Thể của Đêm Canh Thức, cộng đồng Dân Chúa hân hoan dâng Thánh Lễ mừng Chúa sống lại ra khỏi mồ, tha thiết nguyện xin cho mình cũng được sống lại với Chúa, được sống bình an hạnh phúc muôn đời.
Thánh lễ vọng Chúa Phục Sinh kết thúc vào hồi 22:45. Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Chủ tịch Hội Đồng mục vụ Giáo xứ Chính Tòa thay mặt mọi thành phần Dân Chúa, dâng lên Đức cha Giuse lời chúc mừng Phục Sinh với những tâm tình yêu mến. Đức cha Giuse cũng cầu chúc mọi người được lãnh nhận tràn đầy muôn ơn lành và bình an với ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh. Cộng đồng Dân Chúa hiện diện trong thánh lễ vui mừng lãnh nhận những quả trứng Phục sinh, là quà tặng đầy ý nghĩa của cha chính xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể trong ngày lễ Phục Sinh.
Mừng Lễ Phục Sinh: Tân Tòng Sydney gia nhập Giáo hội
Diệp Hải Dung
20:58 24/04/2011
SYDNEY - Chúa Nhật Phục Sinh 24/04/2011 Sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 9 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta Giáo đoàn Lakemba và Giáo đoàn Marrickville đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi có trắc nghiệm anh chị em Tân Tòng về Giáo Lý và Kinh Thánh. Hỏi Chúa Giêsu chết ngày thứ mấy ? Anh chị em Tân Tòng thưa: “Chúa Giêsu chết ngày Thứ Sáu và 3 ngày sau Chúa Giêsu sống lại” Sau bài giảng, các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức.
Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 9 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng. Trước khi kết thúc Thánh lễ cô Ngọc Điệp đại diện Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chi, Bác Huỳnh Công Lợi, Bác Vũ Văn An, Bác Lý Minh Châu, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin quý Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa. Ông Hà Pi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramtta thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Tòng gia nhập vào Giáo Hội nhân ngày mừng Chúa Phục Sinh.
Sau cùng Thánh lễ kết thúc Cha Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà “Trứng Phục Sinh Mừng Chúa Sống LạI” cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi có trắc nghiệm anh chị em Tân Tòng về Giáo Lý và Kinh Thánh. Hỏi Chúa Giêsu chết ngày thứ mấy ? Anh chị em Tân Tòng thưa: “Chúa Giêsu chết ngày Thứ Sáu và 3 ngày sau Chúa Giêsu sống lại” Sau bài giảng, các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức.
Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 9 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng. Trước khi kết thúc Thánh lễ cô Ngọc Điệp đại diện Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chi, Bác Huỳnh Công Lợi, Bác Vũ Văn An, Bác Lý Minh Châu, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin quý Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa. Ông Hà Pi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramtta thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Tòng gia nhập vào Giáo Hội nhân ngày mừng Chúa Phục Sinh.
Sau cùng Thánh lễ kết thúc Cha Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà “Trứng Phục Sinh Mừng Chúa Sống LạI” cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
Lễ Vọng Phục Sinh tại Cộng đoàn Tam Biên, Garden Grove.
Lm. Nguyễn kim Long
21:08 24/04/2011
SANTA ANA- Hoà chung niềm vui với toàn thể Giáo Hội Công giáo mừng Chúa sống lại, Cộng đoàn Tam Biên, thuộc Giáo xứ Thánh Ca-lix-tô, đã long trọng cử hành Thánh Lễ Vọng Phục sinh, mừng Chúa sống lại, và đón nhận 20 anh chị em Dự tòng được lãnh nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức và tuyên xưng gia nhập đạo Công giáo.
Xem hình ảnh
Thánh Lễ được bắt đầu vào lúc 6:00 chiều với nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh bên ngoài nhà thờ. Sau đó là cuộc rước nến Phục sinh với đoàn đồng tế gồm quí cha chủ tế Nguyển kim Long, cùng đồng tế là cha chánh xứ Nguyễn văn Tuyên, quí cha Trần cao Thượng , Nguyễn Tuấn, Nguyễn Kích, Thày sáu Nguyễn Khiết và các anh chị em Dự Tòng.
Giáo dân năm nay tham dự rất đông ước chừng trên 2000 người. Thánh Lễ diễn ra thật long trọng với bài công bố Tin mừng Phục sinh (Exultet), các bài đọc Cựu ước và Tân ước, bài Phúc âm. Trong bài giảng, cha chủ tế chia sẻ vế ý nghĩa của việc Chúa sống lại:
“Người Kitô hữu trên toàn thế giới hát vang lời ca: ‘Alleluia! Chúa Kitô đã sống lại thật’. Đó chính là niềm tin của chúng ta. Chúa Kitô sống lại làm cho những việc hy sinh, bác ái mà người Kitô hữu thực hiện mang một ý nghĩa thiêng liêng và là hành trang chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Thánh Phaolô đã khẳng định: ‘Nếu Đức Kitô không sống lại, thì niềm tin của chúng ta thành hư không và chúng ta đã tốn thời gian cách vô ích’. ‘Alleluia! Chúa Kitô đã sống lại thật’ cũng là lời nhắc nhở cho mỗi Kitô hữu ý thức rằng sự sống là một hồng ân. Vì vậy, chúng ta cần trân quí sự sống qua việc bảo vệ sự sống ngay từ lúc mầm sống được hình thành trong lòng người mẹ, chống lại những hình thức hủy hoại sự sống như: phá thai hoặc hăm dọa sự sống. Ngoài ra, tôn trọng sự sống còn được thể hiện qua việc chúng ta nhìn nhận phẩm giá con người là tạo vật Thiên Chúa tạo dựng trong tương quan vợ chồng, cha mẹ với con cái…..”
Tiếp theo là nghi thức Rửa Tội, Thêm sức cho các anh chị em Dự Tòng. Thánh Lễ kết thúc vào 8:45PM. Mọi người ra về giữa bầu khi xe lạnh của màn đêm trong niềm hân hoan và xác tín được mời gọi trở nên Chứng nhân cho Chúa Phục sinh giữa lòng thế giới hôm nay.
Xem hình ảnh
Thánh Lễ được bắt đầu vào lúc 6:00 chiều với nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh bên ngoài nhà thờ. Sau đó là cuộc rước nến Phục sinh với đoàn đồng tế gồm quí cha chủ tế Nguyển kim Long, cùng đồng tế là cha chánh xứ Nguyễn văn Tuyên, quí cha Trần cao Thượng , Nguyễn Tuấn, Nguyễn Kích, Thày sáu Nguyễn Khiết và các anh chị em Dự Tòng.
Giáo dân năm nay tham dự rất đông ước chừng trên 2000 người. Thánh Lễ diễn ra thật long trọng với bài công bố Tin mừng Phục sinh (Exultet), các bài đọc Cựu ước và Tân ước, bài Phúc âm. Trong bài giảng, cha chủ tế chia sẻ vế ý nghĩa của việc Chúa sống lại:
“Người Kitô hữu trên toàn thế giới hát vang lời ca: ‘Alleluia! Chúa Kitô đã sống lại thật’. Đó chính là niềm tin của chúng ta. Chúa Kitô sống lại làm cho những việc hy sinh, bác ái mà người Kitô hữu thực hiện mang một ý nghĩa thiêng liêng và là hành trang chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mai sau. Thánh Phaolô đã khẳng định: ‘Nếu Đức Kitô không sống lại, thì niềm tin của chúng ta thành hư không và chúng ta đã tốn thời gian cách vô ích’. ‘Alleluia! Chúa Kitô đã sống lại thật’ cũng là lời nhắc nhở cho mỗi Kitô hữu ý thức rằng sự sống là một hồng ân. Vì vậy, chúng ta cần trân quí sự sống qua việc bảo vệ sự sống ngay từ lúc mầm sống được hình thành trong lòng người mẹ, chống lại những hình thức hủy hoại sự sống như: phá thai hoặc hăm dọa sự sống. Ngoài ra, tôn trọng sự sống còn được thể hiện qua việc chúng ta nhìn nhận phẩm giá con người là tạo vật Thiên Chúa tạo dựng trong tương quan vợ chồng, cha mẹ với con cái…..”
Tiếp theo là nghi thức Rửa Tội, Thêm sức cho các anh chị em Dự Tòng. Thánh Lễ kết thúc vào 8:45PM. Mọi người ra về giữa bầu khi xe lạnh của màn đêm trong niềm hân hoan và xác tín được mời gọi trở nên Chứng nhân cho Chúa Phục sinh giữa lòng thế giới hôm nay.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung
Lê Diễn Đức /RFA blog
20:38 24/04/2011
Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.
Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.
Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.
Về miền ký ức
Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.
Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.
Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc.
Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.
Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University.
Số sinh viên “vượt rào” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng…
Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9 tháng 10 năm 1989: “Thế là ta đã chiến thắng!”.
Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Oanh, con gái của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Oanh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Oanh đã làm một cuộc cách mạng.
Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:
… Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ
Tiếng lá cây xào xạc gió khua
Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa
Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng
Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…
Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn
Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!
(…) Sự thật nơi nào trên khắp thế gian
Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi
Khi đó đây những vành đai biên giới
Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?
Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:
… Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu
Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ
Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường
Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé!
Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em
Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống
Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng
Xây nên cuộc đời!…
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình. Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt!
Tội danh bị đanh tráo
36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau.
Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “trốn ở lại nước ngoài” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao?
Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “trốn ở lại nước ngoài” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp!
Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn.
Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.
Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm (như ở Malaysia)…
Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ.
Nếu bị xử tù như tôi về tội “trốn ở lại nước ngoài”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.
Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “đầu thai nhầm thế kỷ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương.
Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:
“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”
(Thơ dân gian)
Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.
Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tuỳ tiện.
Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.
10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra (ý của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh).
Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “một phiên toà trơ trẽn”, “làm mất thể diện quốc gia”, thậm chí “lưu manh và ô nhục”.
Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận.
Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” (nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975).
Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được” (phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002).
Lời kết
Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên các giá trị nhân đạo vẫn rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào.
Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm!
Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ. Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.
Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.
Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.■
Lê Diễn Đức – RFA Blog
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn Chúc Mừng Phục Sinh 2011
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
13:06 24/04/2011
Kính thưa quý Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế,
Tu Sĩ nam nữ, và Cộng đoàn Dân Chúa tại Hoa Kỳ:
Thay mặt cho Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con kính chúc quý vị một mùa Phục Sinh an bình và thánh thiện.
Trong thời gian qua có dịp đến thăm viếng một số Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam, chúng con vui mừng khi thấy các Cha Chánh Xứ, Quản Nhiệm đều chuẩn bị cho Giáo Xứ và Cộng Đoàn đón nhận Đại Lễ Phục Sinh hết sức sốt sắng và thánh thiện, qua việc tổ chức tĩnh tâm mùa Chay và lo cho Cộng Đoàn dân Chúa đón nhận bí tích Hòa Giải. Bên cạnh đó, nhiều Giáo Xứ và Cộng Đoàn lien tục cầu nguyện, quảng đại giúp đỡ cho các nạn nhân động đất và sóng thần ở Nhật Bản bằng cách đóng góp trong giáo phận hoặc gởi về văn phòng Liên Đoàn. Chúng con chân thành tri ân.
Hòa với niềm vui Chúa Giêsu sống lại, chúng ta cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ hân hoan đón chào Đại Lễ phong Chân Phước vào ngày 01 tháng 5, 2011 tại Roma do chính Đức Thánh Cha Benedict XVI tôn phong cho vị tiền nhiệm Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II - một người con ưu tú của dân tộc Ba Lan và là vị Chủ Chăn thánh thiện, can trường, và vĩ đại của Hội Thánh Chúa trong thời đại hiện nay-. Ước mong tân Chân Phước cũng sẽ cầu bầu để Giáo Hội hoàn vũ nói chung,
và Giáo Hội Việt Nam chúng ta nói riêng, sớm có thêm một vị Chân Phước khác: Đức Cố Hồng Y Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Tin vui mùa Phục Sinh: Liên Đoàn sau nhiều tháng ngày chuẩn bị, cũng đã sẵn sàng chào đón quý giáo xứ, cộng đoàn và khách hành hương về với Đức Mẹ La Vang tại Thủ Đô Washington DC vào ngày 16-18 tháng 6, 2011 tới đây. Ngoài ra, việc chuẩn bị cho Đại Hội Phó Tế VN vào dịp Lễ Độc Lập, tháng 7, 2011, và Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus IV, 24-27 tháng 10, 2011, tại
Houston, Texas cũng đã hoàn tất. Ước mong những chương trình trên sẽ được sự hưởng ứng và tham dự của nhiều người. Xin vào liendoanconggiao.net hoặc vietcatholic.org để biết thêm chi tiết.
Xin Thiên Chúa Phục Sinh chúc lành cho tất cả chúng ta.
Trân trọng,
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK
Tu Sĩ nam nữ, và Cộng đoàn Dân Chúa tại Hoa Kỳ:
Thay mặt cho Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con kính chúc quý vị một mùa Phục Sinh an bình và thánh thiện.
Trong thời gian qua có dịp đến thăm viếng một số Giáo Xứ và Cộng Đoàn Việt Nam, chúng con vui mừng khi thấy các Cha Chánh Xứ, Quản Nhiệm đều chuẩn bị cho Giáo Xứ và Cộng Đoàn đón nhận Đại Lễ Phục Sinh hết sức sốt sắng và thánh thiện, qua việc tổ chức tĩnh tâm mùa Chay và lo cho Cộng Đoàn dân Chúa đón nhận bí tích Hòa Giải. Bên cạnh đó, nhiều Giáo Xứ và Cộng Đoàn lien tục cầu nguyện, quảng đại giúp đỡ cho các nạn nhân động đất và sóng thần ở Nhật Bản bằng cách đóng góp trong giáo phận hoặc gởi về văn phòng Liên Đoàn. Chúng con chân thành tri ân.
Hòa với niềm vui Chúa Giêsu sống lại, chúng ta cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ hân hoan đón chào Đại Lễ phong Chân Phước vào ngày 01 tháng 5, 2011 tại Roma do chính Đức Thánh Cha Benedict XVI tôn phong cho vị tiền nhiệm Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II - một người con ưu tú của dân tộc Ba Lan và là vị Chủ Chăn thánh thiện, can trường, và vĩ đại của Hội Thánh Chúa trong thời đại hiện nay-. Ước mong tân Chân Phước cũng sẽ cầu bầu để Giáo Hội hoàn vũ nói chung,
và Giáo Hội Việt Nam chúng ta nói riêng, sớm có thêm một vị Chân Phước khác: Đức Cố Hồng Y Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Tin vui mùa Phục Sinh: Liên Đoàn sau nhiều tháng ngày chuẩn bị, cũng đã sẵn sàng chào đón quý giáo xứ, cộng đoàn và khách hành hương về với Đức Mẹ La Vang tại Thủ Đô Washington DC vào ngày 16-18 tháng 6, 2011 tới đây. Ngoài ra, việc chuẩn bị cho Đại Hội Phó Tế VN vào dịp Lễ Độc Lập, tháng 7, 2011, và Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus IV, 24-27 tháng 10, 2011, tại
Houston, Texas cũng đã hoàn tất. Ước mong những chương trình trên sẽ được sự hưởng ứng và tham dự của nhiều người. Xin vào liendoanconggiao.net hoặc vietcatholic.org để biết thêm chi tiết.
Xin Thiên Chúa Phục Sinh chúc lành cho tất cả chúng ta.
Trân trọng,
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK
Thông Báo
Chúc Mừng Lễ Phục Sinh
VietCatholic Network
13:00 24/04/2011
Chúa đã sống lại thật như lời đã phán hứa, Alleluia, Alleluia. |
Toàn thể Linh Mục, Tu Sĩ và Anh Chị Em Giáo Dân
trong Ban Biên Tập VietCatholic
xin Chân Thành Kính Chúc
Quý Ðức Hồng Y, Quý Ðức Cha,
Quý Ðức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ,
và toàn thể Anh Chị Em Độc Giả
Một Mùa Phục Sinh Thánh Thiện
và Tràn Ðầy Hồng Ân của Thiên Chúa.
Bà Ngô đình Nhu đã về Nước Chúa
Trương Phú Thứ
19:16 24/04/2011
Bà Ngô Đình Nhu
Nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân
1924-2011
Bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân đã về nước Chúa vào hồi hai giờ sáng lễ Phục Sinh,
Chúa nhật 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã của nước Ý.
Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con
và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh. Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng
với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.
Bây giờ Bà đã “đoàn tụ” với Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
và cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thuỷ mà bà hết lòng yêu thương quí mến.
Xin quý vị độc giả dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Maria an vui trên Thiên Quốc.
Trân trọng báo tin,
Văn Hóa
Chúc Mừng Phục Sinh: Nhạc phẩm ''Lạc Mất Thiên Đàng
Nguyễn Đức Vượng
07:40 24/04/2011
Xin hân hạnh Giới thiệu nhạc phẩm" Lạc Mất Thiên Đàng" cuả NS Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, qua Video Chúc Mừng Phục Sinh do Trưởng Thiếu Nhi Ngô Văn Phát Đoàn TNTT Thánh Tâm Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington, Virginia thực hiện:
Ngài đã phục sinh
Thanh Sơn
13:05 24/04/2011
"NGÀI ĐÃ PHỤC SINH"
Kể em nghe chuyện về ngôi mộ trống
Vì kẻ chết đã sống lại thật rồi
Ánh hào quang vượt trội bước lên ngôi
Ngài quyền uy đã ngồi trên cõi chết
Lũ âm mưu tà quyền đã quy kết
Ghép tội khiên giết chết Ngài, nhục thay!
Sợ sự thật chẳng dám bắt ban ngày
Chờ đêm xuống phản Thầy tên bán Chúa
Chỉ vì tiền tham nhũng thật nhiều của
Đày dân tộc tàn úa khắp giang san
Dân đau khổ ngợp trời tiếng oán than
Đám cầm quyền dối gian làm hại nước
Ngài đã nói lời thật làm cản bước
Tội tà quyền bán nước để vinh thân
Tội xấu xa bắt nạt kẻ cơ bần
Tội quan liêu coi dân là nô lệ
Chúng ăn chơi biến xã hội tồi tệ
Tội tày trời luật lệ biến thành quen
Cả giang sơn nhìn vào thấy tối đen
Nên Ngài đến dọi đèn soi ánh sáng
Vạch trần ra hình dáng lũ gian manh
Đem lời ngay nói thẳng giữa thiên thanh
Lũ gian manh loanh quanh tìm lối thoát
Cấu kết nhau dứt khoát sẽ giết Ngài
Chúng cho tiền mua chuộc những tay sai
Bày cáo gian hại Ngài trong bóng tối
Tung tiền ra cho Giuđa dẫn lối
Là môn đệ gian dối bán cả Thầy
Dẫn theo cả một bầy những lâu la
Ngài biết trước nên ra cho chúng bắt
Tên Giuda giả đò hôn lên mặt
Dấu hiệu này sắp đặt trước từ lâu
Chuyện xảy ra ở trên núi vườn dầu
Lúc nửa đêm nguyện câu Ngài dâng hiến
Như của lễ toàn thiêu được thăng tiến
Cứu muôn người qua biển đời nhớp nhơ
Ngài hy sinh để muôn họ được nhờ
Ngài tử nạn ba giờ ngày thứ sáu
Trên Thánh Giá Trời-Đất nổi cơn đau
Rung chuyển lên đậm màu của tăm tối
Ngày thứ ba Ngài sống lại mở lối
Tỏ vinh quang sáng chói Đấng Phục Sinh
Đấng Kitô con Chúa Cả Thiên Đình
Ngài Khải Hoàn Quang Vinh "Ngôi Mộ Trống".