Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 3 Phục Sinh 23/4 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:04 22/04/2023
BÀI ĐỌC 1 Cv 2:14,22-33
Bài trích sách Công vụ Tông đồ.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với dân chúng rằng: “Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây.
“Đức Giê-su Na-da-rét, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó. Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giê-su ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi. Quả vậy, vua Đa-vít đã nói về Người rằng: Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.
“Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đa-vít rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì là ngôn sứ và biết rằng Thiên Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên ngai vàng của người, nên người đã thấy trước và loan báo sự phục sinh của Đức Ki-tô khi nói: Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát. Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Pr 1:17-21
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ.
Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử. Vậy nếu anh em gọi Người là Cha, thì anh em hãy đem lòng kính sợ mà sống cuộc đời lữ khách này. Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô. Người là Đấng Thiên Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người đã xuất hiện vì anh em trong thời cuối cùng này. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Lc 24:32
Alleluia. Alleluia.
Lạy Chúa Giê-su, xin mở trí cho chúng con hiểu lời Kinh Thánh. Và khi Chúa phán dạy, xin đốt lòng chúng con cháy lửa nồng nàn.
Alleluia.
TIN MỪNG Lc 24:13-35
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”
Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.
Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Đó là Lời Chúa.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ Tế: Anh chị em thân mến, Chúa Kitô Phục Sinh đang hiện diện giữa chúng ta khi chúng ta cử hành Lời Chúa và Thánh Thể. Kết hợp với Người chúng ta dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện.
1. Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh và Thánh Thể khơi dậy niềm tin cho hai môn đệ làng Emmau. Xin cho các vị mục tử trong Hội Thánh biết nhờ Lời Chúa và Thánh Thể mà đem niềm tin cho mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
2. Ngày nay có nhiều người đang sống trong tình trạng bị thử thách đức tin hoặc bị lôi cuốn bởi của cải vật chất. Xin Chúa Giêsu Phục Sinh thương giúp họ trở lại tin kính Chúa, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
3. Đau khổ là một phần tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp người. Xin cho toàn thể nhân loại, đặc biệt những người đang đau khổ vì mắc phải bệnh tật luôn vững tin vào Chúa để cuộc sống của họ luôn được bình an. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
4. Lời Chúa và Thánh Thể là nguồn sống của con người. Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta chuyên cần học hỏi Lời Chúa và năng lãnh nhận Thánh Thể để được sống muôn đời. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Chủ tế: Lạy Chúa, khi chúng con thất vọng thì Chúa ủi an. Khi chúng con gặp thử thách thì Chúa nâng đỡ. Xin ở lại với chúng con trong chiều tối của cuộc lữ hành trần gian và dẫn đưa chúng con đến bình minh rực rỡ là vinh quang Phục Sinh của Con Chúa. Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen
Ta Sẽ Đi Bên Cạnh Ngươi
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:53 22/04/2023
Ta Sẽ Đi Bên Cạnh Ngươi
(Chúa Nhật III Phục Sinh năm A 2023)
Chuyện kể rằng: Ngày xưa khi Hoàng đế Napoléon còn là một đại tướng cầm quân, trong một trận chiến nọ, đạo quân của ngài phải vượt qua một cây cầu để tiến đánh quân địch. Thế nhưng, vì bên kia chiến tuyến, quân địch bắn phá dữ quá nên đoàn quân của Napoléon khựng lại, không dám tiến qua cầu. Thấy thế, Napoléon vội giật lấy hiệu kỳ, phóng ngựa lên cầu và hô to: “Hãy theo ta”. Trong lúc cả đoàn quân đang còn do dự, thì một anh linh trẻ binh nhì, phóng ngựa tiến theo chủ tướng. Thấy thế, cả đoàn quân vùng lên theo anh lính trẻ ào ạt qua cầu… Và Napoléon đã chiến thắng trong trận chiến cam go nầy. Sau ngày đó, Napoléon đã tra hỏi bộ tham mưu về anh lính trẻ đã theo ngài đầu tiên lên cầu. Họ cho ngài biết, anh ta đã xin phép về quê đưa tang mẹ ở một làng quê cách đó khá xa. Napoléon truyền thắng ngựa và chỉ đường cho ngài tới tận làng quê đó. Vừa tới đầu làng, thoáng thấy đám tang, Napoléon đã xuống ngựa và đi bộ thẳng tới chỗ người lính; và ngài đã nói với anh ta rằng: “Ngày xưa ngươi đã đi bên cạnh ta trên con đường chiến đấu, thì bây giờ ta sẽ đi bên cạnh ngươi trên con đường đau khổ…”.
Một vị tướng chỉ huy cần một người lính đồng hành trên đường chiến đấu; và một người lính cần một vị tướng đồng hành để chia sẻ khổ đau. Đẹp làm sao những cuộc “đồng hành” nhân bản trong trong cuộc sống ở đời nầy. Và đây, lại chính là sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục Sinh nhắn gởi chúng ta khi chúng ta họp nhau cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể.
Thật vậy, trong những ngày sau lễ Phục Sinh nầy, dân Kitô giáo gần như được khơi dậy một đức tin mãnh liệt vào một “Người Bạn đồng hành” có một không hai, một “Đấng Phục Sinh” đang có mặt, đang bước đi với mỗi người trên cuộc lữ hành tiến về quê hương vĩnh cửu.
Cách riêng, Bàn Tiệc Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục sinh hôm nay lại dẫn dắt chúng ta vào mối tương quan liên vị của người Kitô hữu với chính Đấng Phục sinh, giữa cuộc sống đời thường với mầu nhiệm tuyên xưng; đó cũng chính là cách thể hiện, sống, tuyên xưng, rao giảng của thế hệ các Tông Đồ, các cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy, mà các trích đoạn Lời Chúa vừa được công bố là những bằng chứng sống động.
Trước hết, trích đoạn sách Công Vụ Tông Đồ, qua bài giảng “xuất thần” của Thánh Phêrô, đại diện cho cả “nhóm 11 Tông Đồ” liền sau biến cố “Chúa Thánh Thần hiện xuống” vào dịp lễ Ngũ Tuần của Do Thái giáo, đã vận dụng Lời Chúa phán dạy từ trong Cựu Ước để thuyên giải và làm chứng về sự kiện “Chúa Giêsu Nadarét đã sống lại sau cuộc khổ nạn vừa xảy ra tại Giêrusalem”. Với kiểu lập luận và trình bày dứt dạc, rõ ràng của “dân làng chài”, quả thật, bài giảng về Phục Sinh của Thánh Phêrô, có thể nói được là “bài thuyết pháp mẫu mực của Kitô giáo”. Thánh Phêrô đã khôn khéo làm sống lại nhân vật Giêsu Nadarét “bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu…” đã bị chính những người trực tiếp đang nghe mà thánh Phêrô thân mật gọi là “anh em” trao nộp và dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Tiếp theo, vị tông đồ “chai lưới chân quê chất phác” nầy, đã minh giải và làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô qua những lời tiên báo trong Cựu ước, những tâm nguyện mạc khải của thánh vương Đa-vít mà những tín hữu của Do Thái giáo đang hiện diện chắc chắn đã thuộc nằm lòng: “vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Đấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát”.
Thế nhưng, điều gì đã xảy ra sau bài giảng xuất thần của Tông đồ trưởng Phêrô? Thưa có khoảng ba ngàn người đã đón nhận “lời”, đã ăn năn sám hối và đã chịu phép rửa để trở thành những “Kitô hữu đầu tiên”. Kể từ đây, chắc chắn những “Tân Tòng” nầy đã có thêm “một người bạn đồng hành” mới trong cuộc lữ hành đức tin của họ, Đức Giêsu người Nadarét, một kẻ mới bị kết án chết và đã sống lại; một người mà nhờ sự tác động của Lời Chúa và qua các chứng nhân sống, đã xoay chuyển niềm tin của họ về một hướng mới, hướng của niềm hy vọng phục sinh, của ơn cứu độ và tha thứ.
Sau nầy, sau khi các cộng đoàn Kitô hữu đã được hình thành khắp nơi, chính Thánh Phêrô cũng đã tiếp tục ân cần giáo huấn anh chị em tín hữu về chân lý nền tảng nầy: “Ơn Cứu độ trong Đức Kitô tử nạn phục sinh”, như chúng ta nghe qua thư thứ nhất của ngài được tường thuật trong Bài đọc 2: “Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em.”
Thế nhưng, không phải lúc nào người Kitô hữu cũng trung thành với niềm xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, hay giữ mãi sự thủy chung, nồng thắm trong nhịp bước đồng hành với Đấng Phục Sinh trên cuộc lữ hành trần thế. Và chắc chắn một điều, khi người Kitô hữu đánh mất “Người bạn đồng hành Giêsu nầy”, cuộc lữ hành sẽ trở nên bi đát, như phát biểu của nhân vật Mary Alice Young trong bộ phim Desperate housewives: “Cuộc sống là một cuộc lữ hành; và cuộc lữ hành đó sẽ tốt đẹp hơn bao lâu còn có một ai đó bước đi bên cạnh; khi mất bạn đồng hành, cuộc lữ hành trở nên bi đát”.
Tin Mừng đã chứng minh, khi Giuđa Iscariot lìa bỏ Thầy và những người bạn đồng hành để bước ra khỏi “căn phòng Tiệc ly”, tức thì bóng tối sụp xuống (Ga 13,30); và bóng tối đó đã dẫn những bước chân cô độc của Giuđa tới cái chết tự tử đầy oan nghiệt ! (Mt 27,3-8; Cv 1,16-20). Trong khi đó, mọi thời và khắp nơi, biết bao nhiêu “bức thư tuyệt mạng” của những người tự tử vẫn còn đó, đã chứng minh rằng: cuộc sống hoàn toàn bế tắc khi người ta không còn ai để cảm thông, đồng hành, yêu thương và tha thứ…
Trong khi đó, Tin Mừng Luca hôm nay kể cho chúng ta câu chuyện về những bước chân mệt mỏi, nản lòng của hai người lữ hành Emmaus, sau biến cố “Ngày Thứ Sáu khổ nạn” và những chuyện tiếp sau đó mà nội dung cốt yếu chính là “những bước chân đồng hành của Đức Kitô Phục sinh” ! Thật vậy, không chỉ hôm xưa Đức Kitô phục sinh đã đến, đã đồng hành, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho hai môn đệ Emmaus…, mà gần hai mươi thế kỷ rồi, Ngài đã đồng hành xuyên suốt như thế cho bao nhiêu thế hệ con người…
Trên mọi nẻo đường trần thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi sau nầy, chắc chắn không bao giờ vắng bóng những “lữ hành Emmaus” cô độc, chán chường, hụt hẫng, hoang mang… về bao nhiêu chuyện trái ngang của cuộc đời tại thế. Là những người Kitô hữu, chúng ta thật hạnh phúc vì chúng ta xác tín rằng, chúng ta luôn có người “bạn đồng hành vô hình”, là chính Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện trên mọi nẻo đường chúng ta đi, trong mọi biến cố chúng ta sống.
Như vậy, điều cuối cùng để chúng ta thể hiện và sống đức tin khởi đi từ những gợi ý của sứ điệp phụng vụ hôm nay, đó chính là biết thường xuyên chọn lựa ba phương thế mà Đấng Phục Sinh đã sử dụng trong cuộc “đồng hành” của Ngài với chúng ta trên trần thế đó là thường xuyên tiếp cận lời Chúa: “Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người”; trung thành cử hành Thánh Thể: “Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông”; và nhiệt thành hiệp thông với Cộng đoàn Hội Thánh: “Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”.
Trong một thế giới có quá nhiều những “thần tượng giả”, những “bạn đồng hành không ra gì”, những ý thức hệ lầm lạc và giả dối… chúng ta cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng như hai môn đệ Emmaus khi xưa, với người “bạn đồng hành duy nhất đáng tin”- Đức Kitô phục sinh: “Xin Thầy ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn”. Chắc chắn, Đức Kitô phục sinh không bao giờ từ chối; vì Ngài đã từng hứa chắc: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật III Phục Sinh năm A 2023)
Chuyện kể rằng: Ngày xưa khi Hoàng đế Napoléon còn là một đại tướng cầm quân, trong một trận chiến nọ, đạo quân của ngài phải vượt qua một cây cầu để tiến đánh quân địch. Thế nhưng, vì bên kia chiến tuyến, quân địch bắn phá dữ quá nên đoàn quân của Napoléon khựng lại, không dám tiến qua cầu. Thấy thế, Napoléon vội giật lấy hiệu kỳ, phóng ngựa lên cầu và hô to: “Hãy theo ta”. Trong lúc cả đoàn quân đang còn do dự, thì một anh linh trẻ binh nhì, phóng ngựa tiến theo chủ tướng. Thấy thế, cả đoàn quân vùng lên theo anh lính trẻ ào ạt qua cầu… Và Napoléon đã chiến thắng trong trận chiến cam go nầy. Sau ngày đó, Napoléon đã tra hỏi bộ tham mưu về anh lính trẻ đã theo ngài đầu tiên lên cầu. Họ cho ngài biết, anh ta đã xin phép về quê đưa tang mẹ ở một làng quê cách đó khá xa. Napoléon truyền thắng ngựa và chỉ đường cho ngài tới tận làng quê đó. Vừa tới đầu làng, thoáng thấy đám tang, Napoléon đã xuống ngựa và đi bộ thẳng tới chỗ người lính; và ngài đã nói với anh ta rằng: “Ngày xưa ngươi đã đi bên cạnh ta trên con đường chiến đấu, thì bây giờ ta sẽ đi bên cạnh ngươi trên con đường đau khổ…”.
Một vị tướng chỉ huy cần một người lính đồng hành trên đường chiến đấu; và một người lính cần một vị tướng đồng hành để chia sẻ khổ đau. Đẹp làm sao những cuộc “đồng hành” nhân bản trong trong cuộc sống ở đời nầy. Và đây, lại chính là sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục Sinh nhắn gởi chúng ta khi chúng ta họp nhau cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể.
Thật vậy, trong những ngày sau lễ Phục Sinh nầy, dân Kitô giáo gần như được khơi dậy một đức tin mãnh liệt vào một “Người Bạn đồng hành” có một không hai, một “Đấng Phục Sinh” đang có mặt, đang bước đi với mỗi người trên cuộc lữ hành tiến về quê hương vĩnh cửu.
Cách riêng, Bàn Tiệc Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục sinh hôm nay lại dẫn dắt chúng ta vào mối tương quan liên vị của người Kitô hữu với chính Đấng Phục sinh, giữa cuộc sống đời thường với mầu nhiệm tuyên xưng; đó cũng chính là cách thể hiện, sống, tuyên xưng, rao giảng của thế hệ các Tông Đồ, các cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy, mà các trích đoạn Lời Chúa vừa được công bố là những bằng chứng sống động.
Trước hết, trích đoạn sách Công Vụ Tông Đồ, qua bài giảng “xuất thần” của Thánh Phêrô, đại diện cho cả “nhóm 11 Tông Đồ” liền sau biến cố “Chúa Thánh Thần hiện xuống” vào dịp lễ Ngũ Tuần của Do Thái giáo, đã vận dụng Lời Chúa phán dạy từ trong Cựu Ước để thuyên giải và làm chứng về sự kiện “Chúa Giêsu Nadarét đã sống lại sau cuộc khổ nạn vừa xảy ra tại Giêrusalem”. Với kiểu lập luận và trình bày dứt dạc, rõ ràng của “dân làng chài”, quả thật, bài giảng về Phục Sinh của Thánh Phêrô, có thể nói được là “bài thuyết pháp mẫu mực của Kitô giáo”. Thánh Phêrô đã khôn khéo làm sống lại nhân vật Giêsu Nadarét “bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu…” đã bị chính những người trực tiếp đang nghe mà thánh Phêrô thân mật gọi là “anh em” trao nộp và dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Tiếp theo, vị tông đồ “chai lưới chân quê chất phác” nầy, đã minh giải và làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô qua những lời tiên báo trong Cựu ước, những tâm nguyện mạc khải của thánh vương Đa-vít mà những tín hữu của Do Thái giáo đang hiện diện chắc chắn đã thuộc nằm lòng: “vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Đấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát”.
Thế nhưng, điều gì đã xảy ra sau bài giảng xuất thần của Tông đồ trưởng Phêrô? Thưa có khoảng ba ngàn người đã đón nhận “lời”, đã ăn năn sám hối và đã chịu phép rửa để trở thành những “Kitô hữu đầu tiên”. Kể từ đây, chắc chắn những “Tân Tòng” nầy đã có thêm “một người bạn đồng hành” mới trong cuộc lữ hành đức tin của họ, Đức Giêsu người Nadarét, một kẻ mới bị kết án chết và đã sống lại; một người mà nhờ sự tác động của Lời Chúa và qua các chứng nhân sống, đã xoay chuyển niềm tin của họ về một hướng mới, hướng của niềm hy vọng phục sinh, của ơn cứu độ và tha thứ.
Sau nầy, sau khi các cộng đoàn Kitô hữu đã được hình thành khắp nơi, chính Thánh Phêrô cũng đã tiếp tục ân cần giáo huấn anh chị em tín hữu về chân lý nền tảng nầy: “Ơn Cứu độ trong Đức Kitô tử nạn phục sinh”, như chúng ta nghe qua thư thứ nhất của ngài được tường thuật trong Bài đọc 2: “Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em.”
Thế nhưng, không phải lúc nào người Kitô hữu cũng trung thành với niềm xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, hay giữ mãi sự thủy chung, nồng thắm trong nhịp bước đồng hành với Đấng Phục Sinh trên cuộc lữ hành trần thế. Và chắc chắn một điều, khi người Kitô hữu đánh mất “Người bạn đồng hành Giêsu nầy”, cuộc lữ hành sẽ trở nên bi đát, như phát biểu của nhân vật Mary Alice Young trong bộ phim Desperate housewives: “Cuộc sống là một cuộc lữ hành; và cuộc lữ hành đó sẽ tốt đẹp hơn bao lâu còn có một ai đó bước đi bên cạnh; khi mất bạn đồng hành, cuộc lữ hành trở nên bi đát”.
Tin Mừng đã chứng minh, khi Giuđa Iscariot lìa bỏ Thầy và những người bạn đồng hành để bước ra khỏi “căn phòng Tiệc ly”, tức thì bóng tối sụp xuống (Ga 13,30); và bóng tối đó đã dẫn những bước chân cô độc của Giuđa tới cái chết tự tử đầy oan nghiệt ! (Mt 27,3-8; Cv 1,16-20). Trong khi đó, mọi thời và khắp nơi, biết bao nhiêu “bức thư tuyệt mạng” của những người tự tử vẫn còn đó, đã chứng minh rằng: cuộc sống hoàn toàn bế tắc khi người ta không còn ai để cảm thông, đồng hành, yêu thương và tha thứ…
Trong khi đó, Tin Mừng Luca hôm nay kể cho chúng ta câu chuyện về những bước chân mệt mỏi, nản lòng của hai người lữ hành Emmaus, sau biến cố “Ngày Thứ Sáu khổ nạn” và những chuyện tiếp sau đó mà nội dung cốt yếu chính là “những bước chân đồng hành của Đức Kitô Phục sinh” ! Thật vậy, không chỉ hôm xưa Đức Kitô phục sinh đã đến, đã đồng hành, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho hai môn đệ Emmaus…, mà gần hai mươi thế kỷ rồi, Ngài đã đồng hành xuyên suốt như thế cho bao nhiêu thế hệ con người…
Trên mọi nẻo đường trần thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi sau nầy, chắc chắn không bao giờ vắng bóng những “lữ hành Emmaus” cô độc, chán chường, hụt hẫng, hoang mang… về bao nhiêu chuyện trái ngang của cuộc đời tại thế. Là những người Kitô hữu, chúng ta thật hạnh phúc vì chúng ta xác tín rằng, chúng ta luôn có người “bạn đồng hành vô hình”, là chính Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện trên mọi nẻo đường chúng ta đi, trong mọi biến cố chúng ta sống.
Như vậy, điều cuối cùng để chúng ta thể hiện và sống đức tin khởi đi từ những gợi ý của sứ điệp phụng vụ hôm nay, đó chính là biết thường xuyên chọn lựa ba phương thế mà Đấng Phục Sinh đã sử dụng trong cuộc “đồng hành” của Ngài với chúng ta trên trần thế đó là thường xuyên tiếp cận lời Chúa: “Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người”; trung thành cử hành Thánh Thể: “Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông”; và nhiệt thành hiệp thông với Cộng đoàn Hội Thánh: “Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”.
Trong một thế giới có quá nhiều những “thần tượng giả”, những “bạn đồng hành không ra gì”, những ý thức hệ lầm lạc và giả dối… chúng ta cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng như hai môn đệ Emmaus khi xưa, với người “bạn đồng hành duy nhất đáng tin”- Đức Kitô phục sinh: “Xin Thầy ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn”. Chắc chắn, Đức Kitô phục sinh không bao giờ từ chối; vì Ngài đã từng hứa chắc: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Trương Đình Hiền
Ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó
Lm. Minh Anh
14:34 22/04/2023
Ở YÊN TẠI CHỖ HOẶC ĐI VỀ PHÍA ĐÓ!
“Lòng chúng ta chẳng nóng lên sao?”.
Emmaus ở phía Tây so với Giêrusalem, phía Đông. Như thế, hai môn đệ đang đi về phía mặt trời lặn, phía của đêm tối, tuyệt vọng và chết chóc. May thay, trên đường đi, Chúa Phục Sinh kịp có mặt, dù ‘lúc ẩn, lúc hiện’ để làm cho lòng họ nóng lên. Ngài đưa hai người về lại Giêrusalem, phía mặt trời mọc, phía ‘Vầng Hồng Giêsu’ không còn ẩn giấu, nhưng ngời sáng, sẽ thắp lên trong họ niềm hy vọng đích thực. Và này, chính Giêrusalem, nơi họ phải ‘ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó’, Ngài sẽ hiện ra một lần nữa, ban Thánh Thần và sai họ đi khắp cùng thế giới!
Kính thưa Anh Chị em,
Nhiều lúc trong cuộc sống, bạn và tôi thấy mình đi sai hướng! Chúng ta đi vào một khuôn mẫu nhất định, bất kể nó là gì, và cảm thấy nó không thực sự phù hợp. Ở một mức độ sâu xa nào đó, bạn không hài lòng với hướng đi đời mình. Thậm chí, có thể thấy mình đang xa rời một điều gì đó, một nơi nào đó; trong khi trên thực tế, chúng ta nên ‘ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó!’.
Đây cũng là hoàn cảnh của hai môn đệ trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Họ rời Giêrusalem, nơi lẽ ra họ phải ở lại, vì chính tại Giêrusalem, Chúa Phục Sinh đã định ban Thánh Thần cho họ; cũng chính từ đó, Ngài sẽ sai họ đi đến tận cùng trái đất. Với Luca, Giêrusalem, nơi “khởi đầu của mọi khởi đầu!”. Vì thế, đi về Emmaus, họ đã đi sai hướng! Đau buồn, thất vọng và vỡ mộng khiến họ sai hướng. Họ muốn ra khỏi Giêrusalem, nơi Thầy họ bị đóng đinh càng sớm càng tốt. Họ quên điều Ngài đã nói, “Ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy!”. Đôi khi sự đau buồn, tức giận, hoặc thất vọng sâu sắc của bản thân có thể khiến chúng ta đi sai hướng. Cảm xúc có thể làm lu mờ ký ức và che khuất lý trí, chúng ta thấy mình đang rời xa một nơi nào đó, một “Ai đó” có khả năng mang lại sức sống cho đời mình, nơi mà chúng ta lẽ ra phải ‘ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó!’.
Chúa Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ, mặc dù họ đang sai hướng. Ngài cùng rảo bước với mục đích khiến họ đổi hướng, nhưng trước khi làm được điều đó, Ngài giả vờ đi sai hướng với họ một lúc. Ngài bước vào hoàn cảnh của họ; mời họ kể câu chuyện của mình. Câu chuyện của họ là lý do họ rời Giêrusalem. Đó là một câu chuyện buồn, nhưng nó không phải là toàn bộ. Họ đã bỏ lỡ phần kết! Họ kết thúc bằng cái chết, nhưng nó phải là sự sống! Đó là kết luận mà Ngài tiếp tục nói với họ, “Nào Đấng Kitô lại chẳng chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?”. Sau khi nghe Ngài, họ đổi hướng; quay trở lại Giêrusalem, nơi họ phải ‘ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó’. Tại đây, họ gặp lại mười một anh em và tuyệt vời, gặp lại chính Ngài!
Anh Chị em,
“Lòng chúng ta chẳng nóng lên sao?”. Cách Chúa Phục Sinh tiếp cận hai môn đệ cũng là cách Ngài đến với bạn và tôi! Ngài đồng hành với chúng ta, khiến lòng chúng ta nóng lên, cả khi bạn và tôi đi sai hướng. Ngài mời bạn và tôi kể cho Ngài câu chuyện đời mình; Ngài chăm chú lắng nghe, mặc dù thường không phải là toàn bộ. Theo cách riêng, Ngài cố cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn, giúp chúng ta thấy phần cốt lõi có thể bỏ sót; và theo cách đó, Ngài thúc giục chúng ta đi theo một hướng khác, một con đường khác, điều sẽ mang lại sự sống hơn cho mình và cho người khác. Chúa Phục Sinh luôn gặp chúng ta nơi chúng ta đang ở, rất thường xuyên trong sự ‘tan vỡ’ của mỗi người, nhưng Ngài cũng hành động để dẫn chúng ta ra khỏi đó. Ngài luôn mở lòng để chúng ta nghe một câu chuyện lớn hơn. Câu chuyện Ngài hiến mình, đặc biệt trong Thánh Thể. Hãy đến với Ngài mỗi ngày trong Thánh Lễ, kể cho Ngài nghe, và lắng nghe Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ở lại với con, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn. Chiều của con, chỉ một mình Chúa biết, hơn cả con biết. Hãy đưa con về nơi mà lẽ ra con phải ‘ở yên tại chỗ hoặc đi về phía đó!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Trái đất: Vươn tới mọi nơi trên thế giới vì một tương lai tươi sáng
Thanh Quảng sdb
06:30 22/04/2023
Ngày Trái đất: Vươn tới mọi nơi trên thế giới vì một tương lai tươi sáng
Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất nói về tầm quan trọng của Ngày đối với tất cả các thành viên trong xã hội và về cách thức giáo dục thực sự về vấn đề này có thể giúp đưa mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo và bước vào nền kinh tế xanh.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Ngày Trái đất, được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 4 bởi hàng tỷ người trên khắp thế giới, vừa là điểm khởi đầu của phong trào môi trường vừa là điểm xác thực cho những ai mừng Ngày Trái đất, (hoặc mừng một Tuần hoặc một Tháng) để làm thăng tiến môi trường sống.
Phát biểu với đài Vatican, bà Kathleen Rogers, Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất, nhấn mạnh rằng vì những lý do trên mà tổ chức phải tổ chức “hàng ngày”.
Một ngày cho tất cả
Từ những bài học về môi trường đến các sự kiện công cộng, các cuộc biểu dương, các đơn thỉnh nguyện, Ngày Trái đất tạo nên một khoảng thời gian đặc biệt cho cuộc sống của mọi người. Những người tham gia vào ngày này bao gồm trẻ em trong các trường học đến các vị lãnh đạo của các phường xã và thành thị, và như chúng ta ý thức qua những lời kêu gọi nhất quán của Đức Thánh Cha Phanxicô, đến các nhà lãnh đạo thế giới, tất cả đều tham gia hàng ngày vào cuộc đấu tranh để bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Cho nên bà Roberts phát biểu: “Vì vậy, ngày này thực sự dành cho tất cả mọi người,” đồng thời cho biết thêm rằng tầm quan trọng của Ngày này chính là vẻ đẹp của việc có thể tham gia vào một điều lớn lao hơn nhiều so với các việc làm của cá nhân bản thân của mỗi người!”
Sự cổ súy và hành động của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành phần lớn thời gian của triều đại giáo hoàng của ngài để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hành động chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và với tông huấn Laudato si' của ngài, đã được học hỏi và nghiên cứu bởi người Công Giáo, và bởi mọi người trên thế giới, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh sự đóng góp to lớn mà ĐTC đã thực hiện, với tư cách là người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, cho việc cứu lấy khí hậu.
Bà Kathleen Rogers nói đóng góp của ĐTC vô cùng to lớn, đồng thời lưu ý rằng mặc dù Đức Jorge Mario Bergoglio đã quan tâm đến hành tinh này từ rất lâu trước khi ngài được bầu vào chức vụ Kế vị thánh Phêrô, và “một khi ngài được nâng lên địa vị quan trọng này, thì ngài đã làm cho cả thế giới cũng ý thức được việc này”.
Bà Kathleen Rogers nói tiếp: “ĐTC không chỉ nêu ra chính sách mà ngài còn nêu ra vô vàn phương cách và lợi dụng nhiều cơ hội để gây ảnh hưởng đến mọi người, và với gần 1,5 tỷ người Công Giáo trên thế giới, những gì ĐTC nói, hành động và sống, mang một thông điệp quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên hành tinh này!”
Sức lan tỏa
Khi nói về sự khác biệt giữa chủ nghĩa bảo vệ môi trường Công Giáo và chủ nghĩa tích cực bảo vệ môi trường thế tục, bà Kathleen Rogers cho hay mục tiêu của Ngày Trái đất là “mời gọi và tiếp cận mọi người”.
Bà giải thích rằng “chúng tôi không tập trung vào cộng đồng môi trường hay những người sống vào thiên nhiên”; nhưng với mục tiêu to lớn là “thu hút mọi cộng đồng để có thể tiếp cận với mọi người nhiều hơn”.
Nhiệm vụ
Giáo Hội Công Giáo có ảnh hưởng rất lớn vì là một tôn giáo đông nhất. Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh: “Đây là một tôn giáo có tiếng nói mạnh mẽ về các giá trị công cộng, về việc bác ái yêu thương”, và Tông huấn ‘Laudato Si’ có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài các thành viên của Giáo hội, “đây là một thực tại”.
Vì lý do này, bà Rogers tiếp tục, chúng tôi đặc biệt biết ơn ĐTC và những người Công Giáo ở khắp mọi nơi đã tham gia vào phong trào "bởi vì họ mang thông điệp đó như một nền tảng đạo đức cũng như một nền tảng 'cho hành động'".
Tầm quan trọng là giáo dục
Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Trái đất làmột cơ hội để giáo dục. Như bà đã nêu nên rằng nếu bạn nhìn vào tất cả các nhóm trên thế giới, thì “hầu như không có tổ chức nào chú trọng vào việc giáo dục hơn Giáo Hội Công Giáo”.
Bà nói tiếp, nhờ có Đức Thánh Cha Phanxicô, việc giáo dục khí hậu đã trở nên quan trọng không chỉ là một môn học, “mà còn hơn nữa nó là dấu chỉ của hy vọng và kêu mời mọi người tham gia và làm thăng tiến qua việc đổi mới, phát minh và kinh doanh”.
Về vấn đề này, bà giải thích rằng nền kinh tế xanh, giống như Cách mạng Công nghiệp đã làm, "sắp lật ngược mọi thứ và thay đổi mọi thứ" - "Cuộc cách mạng này lớn hơn so với cuộc Cách mạng Công nghiệp, bởi vì nó bao hàm tất cả mọi năng lượng của trái đất và vũ trụ chúng ta đang sống".
Điều này, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh, chỉ có thể xảy ra nếu mọi người được giáo dục và sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh doanh, lãnh đạo của chính phủ, của xã hội, của Giáo Hội và của các nhóm tôn giáo khác nhau...
Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất nói về tầm quan trọng của Ngày đối với tất cả các thành viên trong xã hội và về cách thức giáo dục thực sự về vấn đề này có thể giúp đưa mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo và bước vào nền kinh tế xanh.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Ngày Trái đất, được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 4 bởi hàng tỷ người trên khắp thế giới, vừa là điểm khởi đầu của phong trào môi trường vừa là điểm xác thực cho những ai mừng Ngày Trái đất, (hoặc mừng một Tuần hoặc một Tháng) để làm thăng tiến môi trường sống.
Phát biểu với đài Vatican, bà Kathleen Rogers, Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất, nhấn mạnh rằng vì những lý do trên mà tổ chức phải tổ chức “hàng ngày”.
Một ngày cho tất cả
Từ những bài học về môi trường đến các sự kiện công cộng, các cuộc biểu dương, các đơn thỉnh nguyện, Ngày Trái đất tạo nên một khoảng thời gian đặc biệt cho cuộc sống của mọi người. Những người tham gia vào ngày này bao gồm trẻ em trong các trường học đến các vị lãnh đạo của các phường xã và thành thị, và như chúng ta ý thức qua những lời kêu gọi nhất quán của Đức Thánh Cha Phanxicô, đến các nhà lãnh đạo thế giới, tất cả đều tham gia hàng ngày vào cuộc đấu tranh để bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Cho nên bà Roberts phát biểu: “Vì vậy, ngày này thực sự dành cho tất cả mọi người,” đồng thời cho biết thêm rằng tầm quan trọng của Ngày này chính là vẻ đẹp của việc có thể tham gia vào một điều lớn lao hơn nhiều so với các việc làm của cá nhân bản thân của mỗi người!”
Sự cổ súy và hành động của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành phần lớn thời gian của triều đại giáo hoàng của ngài để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hành động chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và với tông huấn Laudato si' của ngài, đã được học hỏi và nghiên cứu bởi người Công Giáo, và bởi mọi người trên thế giới, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh sự đóng góp to lớn mà ĐTC đã thực hiện, với tư cách là người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, cho việc cứu lấy khí hậu.
Bà Kathleen Rogers nói đóng góp của ĐTC vô cùng to lớn, đồng thời lưu ý rằng mặc dù Đức Jorge Mario Bergoglio đã quan tâm đến hành tinh này từ rất lâu trước khi ngài được bầu vào chức vụ Kế vị thánh Phêrô, và “một khi ngài được nâng lên địa vị quan trọng này, thì ngài đã làm cho cả thế giới cũng ý thức được việc này”.
Bà Kathleen Rogers nói tiếp: “ĐTC không chỉ nêu ra chính sách mà ngài còn nêu ra vô vàn phương cách và lợi dụng nhiều cơ hội để gây ảnh hưởng đến mọi người, và với gần 1,5 tỷ người Công Giáo trên thế giới, những gì ĐTC nói, hành động và sống, mang một thông điệp quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên hành tinh này!”
Sức lan tỏa
Khi nói về sự khác biệt giữa chủ nghĩa bảo vệ môi trường Công Giáo và chủ nghĩa tích cực bảo vệ môi trường thế tục, bà Kathleen Rogers cho hay mục tiêu của Ngày Trái đất là “mời gọi và tiếp cận mọi người”.
Bà giải thích rằng “chúng tôi không tập trung vào cộng đồng môi trường hay những người sống vào thiên nhiên”; nhưng với mục tiêu to lớn là “thu hút mọi cộng đồng để có thể tiếp cận với mọi người nhiều hơn”.
Nhiệm vụ
Giáo Hội Công Giáo có ảnh hưởng rất lớn vì là một tôn giáo đông nhất. Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh: “Đây là một tôn giáo có tiếng nói mạnh mẽ về các giá trị công cộng, về việc bác ái yêu thương”, và Tông huấn ‘Laudato Si’ có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài các thành viên của Giáo hội, “đây là một thực tại”.
Vì lý do này, bà Rogers tiếp tục, chúng tôi đặc biệt biết ơn ĐTC và những người Công Giáo ở khắp mọi nơi đã tham gia vào phong trào "bởi vì họ mang thông điệp đó như một nền tảng đạo đức cũng như một nền tảng 'cho hành động'".
Tầm quan trọng là giáo dục
Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Trái đất làmột cơ hội để giáo dục. Như bà đã nêu nên rằng nếu bạn nhìn vào tất cả các nhóm trên thế giới, thì “hầu như không có tổ chức nào chú trọng vào việc giáo dục hơn Giáo Hội Công Giáo”.
Bà nói tiếp, nhờ có Đức Thánh Cha Phanxicô, việc giáo dục khí hậu đã trở nên quan trọng không chỉ là một môn học, “mà còn hơn nữa nó là dấu chỉ của hy vọng và kêu mời mọi người tham gia và làm thăng tiến qua việc đổi mới, phát minh và kinh doanh”.
Về vấn đề này, bà giải thích rằng nền kinh tế xanh, giống như Cách mạng Công nghiệp đã làm, "sắp lật ngược mọi thứ và thay đổi mọi thứ" - "Cuộc cách mạng này lớn hơn so với cuộc Cách mạng Công nghiệp, bởi vì nó bao hàm tất cả mọi năng lượng của trái đất và vũ trụ chúng ta đang sống".
Điều này, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh, chỉ có thể xảy ra nếu mọi người được giáo dục và sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh doanh, lãnh đạo của chính phủ, của xã hội, của Giáo Hội và của các nhóm tôn giáo khác nhau...
Tài liệu sau cùng của Phiên họp lục địa Châu Âu về tính đồng nghị
Vu Van An
19:01 22/04/2023
Tài liệu sau cùng của Phiên họp lục địa Châu Âu về tính đồng nghị được gọi là “Hồ sơ kết thúc” (concluding dossier) bằng hai thứ tiếng Anh và Ý, gồm 5 tài liệu: các nhận xét cuối cùng, Tài liệu cuối cùng, nhận định kết thúc của các Giám Mục, danh sách các tham dự viên và chương trình làm việc. Các nhận xét cuối cùng được dùng như bản tóm tắt dành cho các viên chức điều hành. Ở đây, xin dựa vào tài liệu cuối cùng và nhận định kết thúc của các Giám Mục để trình bầy những điểm chính của Tài liệu Cuối cùng.
Trong phần dẫn nhập, tài liệu cho rằng đây là lần đầu tiên ở Âu Châu, dân Chúa - Giám Mục, linh mục, phó tế, người thánh hiến nam nữ, giáo dân nam nữ - tụ họp để lắng nghe nhau và đối thoại trong bầu khí cầu nguyện và lắng nghe Lời Thiên Chúa; có cơ hội biết các thực tại khác với các thực tại trong đó họ sống. Cùng nhau khám phá ra sự gắn bó chung vào Chúa Kitô. “Đôi khi cảm nghiệm các căng thẳng và không chắc chắn, nhưng hiểu rằng tin tưởng vào Chúa Kitô, chúng ta có thể cùng bước đi với nhau”.
Qua diễn trình lắng nghe nhau này, “chúng tôi hiểu ra rằng chúng tôi có thể hợp nhất trong đa dạng: Đa dạng, trong lịch sử, văn hóa, truyền thống, bối cảnh xã hội-tôn giáo, vốn là sự giầu có lớn lao. Chúng tôi cảm nghiệm được vẻ đẹp của đối thoại đủ 360 độ, không những Đông Tây, mà còn Bắc Nam nữa...”
Sau đó, tài liệu vẽ lại các giai đoạn của diễn trình đồng nghị từ ngày công bố Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn châu lục cho tới ngày Tài liệu sau cùng này hoàn thành.
“Tài liệu này cung cấp sự đóng góp của các Giáo Hội tại Âu Châu vào cuộc đối thoại của Giáo Hội thế giới và để soạn thảo Tài liệu Làm việc của Phiên họp Thượng Hội Đồng vào tháng 10 năm 2023. Do đó, nó cho thấy các trực giác và đồng hợp cũng như các bất đồng và căng thẳng không thể tránh khỏi, trước khi nhận diện các ưu tiên cần được đệ trình cho sự biện phân của Phiên họp Thượng Hội Đồng tháng Mười, 2023. Thành thử, Tài liệu không nhằm cung ứng giải đáp hay giải thích thần học. Đúng hơn để các Giáo Hội địa phương duy trì các căng thẳng này, cho tới khi được giai đoạn sau của Thượng Hội Đồng biện phân.
Tài liệu cho hay sau khi lược qua một số yếu tố căn bản của bối cảnh Âu Châu, tài liệu sẽ trình bầy 7 trực giác hỗ trợ nẻo đường hướng tới một Giáo Hội đồng nghị ở Âu Châu, đồng thời 7 căng thẳng được các Giáo Hội địa phương cảm nhận như là các thách thức nhằm tiếp tục đường đi của họ. Và kết thúc với việc nói lên điều các Giáo Hội tại Âu Châu coi là các ưu tiên dành cho Phiên họp Thượng Hội Đồng sắp tới.
A.Bối cảnh
Tài liệu cho thấy Phiên họp lục địa Âu Châu diễn ra giữa cơn động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, chiến tranh Ukraine, và nạn lạm dụng tình dục. Không quên các căng thẳng quá khứ từng tạo thành các khối chống đối nhau sau Thế chiến II: giữa Đông và Tây; còn giữa Nam và Bắc là những nước có truyền thống Công Giáo đa số và những nước, truyền thống này là thiểu số.
Bối cảnh tôn giáo tại Âu Châu ngày nay được nổi bật hơn cả qua hiện tượng thế tục hóa. Dù thế, tài liệu tỏ vẻ lạc quan, vì “chúng ta vẫn có nhiều điều để hiến tặng thế giới và cũng có nhiều điều để tiếp nhận từ nó. Cởi mở với thế giới có thể giúp chúng ta hiểu Tin Mừng tốt hơn”. Tài liệu đi xa đến nỗi cho rằng cần phải đối thoại với nền văn hóa và tư tưởng đương thời về những vấn đề như trí khôn nhân tạo, khoa người máy hay các vấn đề bản sắc phái tính.
B.Bẩy trực giác
Các thảo luận và trao đổi đã dẫn tới việc nhận diện 7 điểm tham chiếu, hay 7 trực giác, cho con đường xây dựng một Giáo Hội đồng nghị ở Âu Châu:
1.Hành trình với Chúa Kitô
Lối sống của Chúa Kitô, việc hiện hữu trút bỏ mình của Người để phục vụ nhân loại là đường đi của mọi Kitô hữu và cộng đồng Kitô giáo. Nhiều đóng góp cho hay: đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là tiêu chuẩn đầu hết và cuối cùng của hành trình đồng nghị. Nhiều ý kiến khác cho rằng cần phải nhấn mạnh tới hình ảnh Giáo Hội là cộng đồng của mọi tín hữu của Chúa Giêsu.
Giáo Hội phải là nơi gặp gỡ bản thân và cộng đoàn với Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người.
2. Tái khám phá phẩm giá phép rửa chung
Nhờ phép rửa, chúng ta được tháp nhập vào Chúa Kitô và vì thế, mọi người đều được kêu gọi nên thánh và chia sẻ trách nhiệm xây dựng Giáo Hội, nhiệm thể Người. Nhiều người thấy diễn trình đồng nghị là dịp tốt để tái khám phá phẩm giá chung của phép rửa và trách nhiệm chung phát sinh từ đó phải xây dựng Giáo Hội và tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội.
Ý niệm trên càng có chiều kích cụ thể và cấp bách hơn khi nó dẫn ta tới chỗ suy nghĩ về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội. Vai trò này đươc nhấn mạnh không phải vì thiếu nam giới cho bằng là việc thực thi có trách nhiệm nền thần học về chức linh mục chung của mọi tín hữu.
3. Tính đồng nghị phục vụ và thăng tiến sứ mệnh
Tính đồng nghị có chiều kích sai đi như thành phần cấu tạo ra nó, nói cách khác, đồng nghị và sứ mệnh liên thuộc nhau và là trách vụ vĩnh viễn của Giáo Hội. Tài liệu nhấn mạnh: nếu ta nghiêm chỉnh xem xét nguyên tắc đồng nghị, thì không thể hiểu sứ mệnh như một diễn trình một chiều, mà đúng hơn như việc đồng hành trong tinh thần đối thoại, tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau. Đồng nghị là một diễn trình học hỏi trong đó, không những chúng ta dạy mà còn học hỏi nữa.
Làm một Giáo Hội truyền giáo có nghĩa cùng một lúc phải lắng nghe trong tư cách môn đệ của Chúa Kitô, để thấy các vết thương hiện sinh của người ta, nhân tính và sáng thế, và hành động để chữa lành chúng.
Hiện có rất nhiều thương tích tại Âu Châu: chiến tranh tại Ukraine, các khủng hoảng hiện sinh của người ta, sự phá hoại môi trường, đại dịch, lạm dụng, loại trừ, sỉ nhục...
4. Lớn lên như một Giáo Hội đối thoại
Tài liệu làm nổi bật nhu cầu đối thoại tại Giáo Hội Âu Châu vì nơi đây vốn có nhiều quốc tịch và nhóm sắc tộc khác nhau sống với nhau, điều này ảnh hưởng tới các mối liên hệ bên trong và giữa các Giáo Hội địa phương và các quan tâm đại kết, liên tôn, xã hội cũng như các tương tác với những người bên lề và bị thương tích.
Nhu cầu đối thoại càng khẩn thiết trong môi trường người Công Giáo là thiểu số, sống bên cạnh những Kitô hữu khác chiếm đa số. Ngay trong cùng một cộng đồng Công Giáo, người Âu Châu cũng phải đối diện với tính đa phức văn hóa. Thái độ thích đáng là coi sự đa phức này như một nguồn lực. Như nhóm nói tiếng Ý từng phát biểu: “các thực tại này kêu gọi chúng ta biến đổi cõi lòng... tham dự hành trình gặp gỡ”.
Tài liệu cũng cho hay, hiện nay, tại Âu Châu, người Công Giáo có nhiều sáng kiến đối thoại với Do thái giáo cũng như Hồi giáo (Thổ nhĩ kỳ, Bosnia, Herzegovina, Albania), cũng như với Chính thống giáo (các Giáo Hội Đông và Đông Nam Âu Châu), với các Giáo Hội Thệ phản (các Giáo Hội Tây và Bắc Âu). Họ cũng cảm nhận nhu cầu phải đối thoại với xã hội thế tục, vì nay, các xã hội thuần nhất Kitô giáo không còn nữa, buộc ta phải “thay đổi não trạng và thực sự hoán cải về phần mình”. Tuy nhiên, dù đối thoại với thế giới thế tục để biết và hiểu các đau khổ và thương tích của người ta và của sáng thế để hành động cho thích đáng, Giáo Hội không nên trở thành thế tục.
5. Đối diện với các vết thương còn rỉ máu, thắng vượt các thiên kiến, hòa giải ký ức
Tài liệu nhận định rằng Giáo Hội đã gây ra nhiều thương tích và cùng một lúc chịu nhiều thương tích sâu thẳm. Nhiều đóng góp ca ngợi những người đàn ông và đàn bà có can đảm xuất hiện nói lên việc lạm dụng tình dục, định chế, xúc cảm, tâm lý, thể lý và tâm linh bởi các chi thể của Giáo Hội.
Nhiều người chủ trương phải duy trì mối liên kết giữa cuộc cải cách đồng nghị và các quan tâm tới nạn nhân của lạm dụng và những người bị đẩy qua bên lề trong Giáo Hội.
Tài liệu cho hay: về khía cạnh này, “trong Phiên họp, không những các khác biệt trong ý kiến xuất hiện, mà cả các tố cáo lẫn nhau nữa. Tuy nhiên, đối với các Giáo Hội Âu Châu, nẻo đường gặp gỡ và tin tưởng lẫn nhau vẫn mở rộng... Phiên họp tại Prague không kết thúc cuộc hành trình mà chỉ là một bước bắt đầu: tất cả chúng ta cần có thời gian để hiểu điều người khác muốn nói, điều mà đối với nhiều người thật khó chấp nhận và là điều cần được suy nghĩ, nghiên cứu, biện phân thêm, và lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng muốn dẫn chúng ta tới một tương lai chung”.
Tường trình Lục Xâm Bảo nhắc đến “hố phân cách lớn giữa những người muốn cải cách hay biến đổi và những người sợ thay đổi đến mức bác bỏ nó. Mong sao hố phân cách này làm chúng ta tò mò muốn khám phá ra luận điểm của nhau, mong sao chúng làm chúng ta ý tứ tôn trọng nhau để cùng nhau xây dựng tương lai các cộng đồng của chúng ta, thay vì chống đối nhau, nhìn trong sự đa phức một sự phong phú”.
Tường trình Croatia cũng như của nhiều đại biểu khác nhấn mạnh việc thanh tẩy ký ức lịch sử để “hòa giải các cộng đồng của chúng ta và trở nên đáng tin cậy đối với các xã ội thế tục hóa”. Cũng cần “đối chất các chủ trương khó của chúng ta về thần học và mục vụ để đáp ứng tốt hơn các thách đố đương thời”. Cần “một Giáo Hội học trút bỏ mình [kenotic ecclesiology] để đừng sợ cái chết của một số hình thức của Giáo Hội”.
6. Lưu ý đến các gia đình, phụ nữ và giới trẻ
Cần hỗ trợ các gia đình, vì họ có trách nhiệm truyền tải, củng cố, cử hành và sống đức tin, đồng thời là nơi đào tạo quan trọng và là tác nhân truyền giảng Tin Mừng.
Tài liệu nói tới chiều kích đại kết và liên tôn của gia đình: cả năm hệ phái tôn giáo (Hồi giáo, Bektashi, chính thống, Thệ phản và Công Giáo) đều cùng đề cao gia đình.
Tài liệu nói tới việc dành không gian rộng lớn bàn về việc tham dự của phụ nữ và vai trò của họ trong Giáo Hội: hầu hết các đại biểu đều đề cập đến những vấn đề này và bằng những hạn từ tương tự như nhau.
Cũng cần lưu ý tới giới trẻ, họ là hiện tại chứ không phải chỉ là tương lai của Giáo Hội. Giới trẻ đang tìm việc thuộc về, tính chân thực và tính độc lập.
7. Xây dựng phương pháp đồng nghị vào các cơ cấu và diễn trình của Giáo Hội
Phương pháp đồng nghị kêu gọi chúng ta tích cực lắng nghe, sâu sắc đối thoại và biện phân cộng đoàn. Kinh nghiệm của Phiên họp Prague cho thấy nó “phát khởi một động lực tính sâu sắc nơi những người tham dự; cho phép họ được lắng nghe và yêu cầu họ học cách lắng nghe bằng cách để lại phía sau mọi thiên kiến của họ, chấp nhận những cách phát biểu khác, những cách đôi lúc gây mếch lòng. Đặc biệt, nó kích thích việc lắng nghe Lời Chúa có tính bản vị và cộng đoàn, cầu nguyện cộng đoàn và hoán cải”.
Nhấn mạnh được đặt lên khía cạnh thâm hậu hóa, đào tạo và định chế hóa tính đồng nghị. Cần một nền thần học về tính đồng nghị, đào tạo tính đồng nghị cho cả giáo sĩ lẫn giáo dân, theo phương thức learning-by-doing [học bằng cách làm].
Tài liệu nhấn mạnh tới việc tính đồng nghị phải đi vào cuộc sống hàng ngày của cộng đoàn như một phương thức đúng đắn cho mỗi cuộc hội họp trong Giáo Hội và việc thực thi các kế hoạch mục vụ địa phương đến mức lên khuôn một phong thái mới trong việc là một Giáo Hội.
C. Bẩy Vấn nạn và Căng thẳng
Nhiều căng thẳng đã được nhận diện, nhưng nhiều đại biểu nhận định chúng là các dịp may để trở thành lộ trình tiến tới đồng nghị, vốn đòi hỏi phải mở rộng không gian để thử nghiệm. Hình ảnh chiếc lều hữu ích ở chỗ thiếu căng thẳng, nó sẽ sụp đỗ mà nhiều căng thẳng quá nó cũng hư hại. Căng thẳng có thể dẫn tới phân cực nhưng nếu căn lều là nơi mọi người cảm thấy họ có thể nói và được lắng nghe, thì căng thẳng sẽ được thắng vượt.
Theo đường hướng đó, một số thích nói tới tính bổ túc hay khả năng duy trì quân bình cho các đối cực. Đó là cách 7 căng thẳng đã được nhấn mạnh tại Phiên họp Prague:
1.Sự thật và lòng thương xót
Tài liệu cho rằng bàn đến căng thẳng sự thật và lòng thương xót, Phiên họp Prague đã dựa hẳn vào Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Châu Lục của văn phòng Tổng Thư Ký (số 30): “giấc mơ là về một Giáo Hội biết sống trọn vẹn hơn nghịch lý Kitô học này: mạnh dạn công bố giáo huấn chân chính của mình đồng thời cung ứng một chứng tá biết triệt để bao gồm và chấp nhận mọi người”. Nhiều người khác thích nói đến sự căng thẳng giữa chăm sóc mục vụ và tín lý, cần được bàn luận qua đối thoại thâm hậu bao gồm toàn bộ Dân Thiên Chúa.
Đại biểu Tiệp khắc cho rằng nói với người bị hắt hủi việc họ được chào đón không đủ mà phải cùng họ khám phá ra chỗ đứng của họ trong Giáo Hội. Nhưng cũng có quan ngại về việc điều này có thể dẫn tới việc nghi vấn và đòi thay đổi tín lý.
Đại biểu Slovenia cũng thế, cho rằng người trẻ đòi chúng ta phải gần gũi với những người ở bên lề, nhưng họ cũng muốn Giáo Hội phải nói rõ: không phải điều gì cũng chấp nhận được.
Thành thử chào đón mọi người như dấu chỉ tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa và việc công bố sự thật của Tin Mừng đều là các đòi hỏi bắt nguồn từ chính sứ mệnh của Giáo Hội.
Căng thẳng này không thể được giải quyết một lần vĩnh viễn, mà cần được sống một cách có trách nhiệm, khước từ cơn cám dỗ ý thức hệ coi chúng chống đối nhau, trái lại nên coi chúng bổ túc cho nhau theo nghĩa của Thánh vịnh 85:11 “tín nghĩa ân tình nay hội ngộ”.
Tài liệu nhấn mạnh việc đào tạo trong phạm vi này: một nền đào tạo biết duy trì trong căng thẳng thẩm quyền của Thánh kinh, Thánh truyền, huấn quyền và kinh nghiệm bản thân. Nhất là việc hoán cải bản thân và cộng đoàn.
2. Truyền thống và Aggiornamento [cập nhật]
Theo đại biểu Tô Cách Lan, căng thẳng man mác nhất ở Châu Âu có lẽ là sự phân chia mỗi ngày một rõ hơn giữa Giáo Hội và nền văn hóa thế tục. Để lấp đầy hố phân cách này, ngôn ngữ của Giáo Hội phải dễ tiếp cận đối với mọi người, nhưng không làm loãng sứ điệp của Tin Mừng.
Các nước Bắc Âu lưu ý đặc biệt đến lãnh vực phụng vụ trong đó, điều quan trọng là sử dụng một ngôn ngữ trung thành với truyền thống trong khi có nghĩa với người thời nay.
Không thiếu lo ngại cho rằng chấp nhận thay đổi sẽ nguy hại tới tính toàn vẹn của giáo huấn Giáo Hội. Đại biểu Lỗ Ma Ni chẳng hạn mong muốn các thành viên của Giáo Hội mạnh dạn và không khoan nhượng lên tiếng nói về các vấn đề đức tin và luân lý. Nhiều người sợ rằng các cải cách không thích đáng sẽ làm loãng dần sứ điệp của Tin Mừng. Nên cần phải có khả năng nói rõ năng động tính giữa hai hai đối cực truyền thống và cập nhật: phải lưu ý tới nền thần học của truyền thống sống động đồng thời biện phân và phán đoán chính xác các thách thức mới của xã hội.
3. Phụng vụ như điểm tập chú để nhận định các căng thẳng trong Giáo Hội
Tài liệu cho rằng một cách có ý nghĩa và thách thức đối với việc biện phân ở Châu Âu là việc phụng vụ thường được nhắc đến như có liên hệ tới những căng thẳng phức tạp hay với các khó khăn mục vụ, cụ thể là căng thẳng liên quan tới hình thức xưa của phụng vụ Rôma [Sách lễ 1962]. Thế nhưng, niềm vui của phụng vụ nói chung và của Thánh Thể nói riêng lại ít được phát biểu.
Có lời kêu gọi một ngôn ngữ phụng vụ đổi mới cho thấy cả mầu nhiệm đức tin lẫn mối liên hệ giữa phụng vụ và đời sống.
4. Hiểu rõ Sứ Mệnh
Có sự căng thẳng trong cách hiểu về sứ mệnh: một số Giáo Hội địa phương coi trách vụ của một Giáo Hội được sai đi là củng cố việc dạy giáo lý và lớn lên trong thực hành tôn giáo; các Giáo Hội địa phương khác hiểu sứ mệnh là lên đường vào thế giới làm cho tình yêu Thiên Chúa hiển hiện đối với mọi người, nhất là những người bị gạt qua một bên và Giáo Hội gây thương tích; lại có những Giáo Hội địa phương cho hay Giáo Hội phải là mái ấm cho mọi người, nhất là người trẻ.
5. Mọi người đồng trách nhiệm, với các đặc sủng và thừa tác vụ đa dạng
Tài liệu cho rằng tính đồng nghị đòi hỏi việc thừa nhận các năng khiếu và đặc sủng của mỗi tín hữu, phẩm giá bình đẳng của mỗi người, tìm cách phát biểu đồng bộ các ơn gọi khác nhau bên trong Giáo Hội. Thẩm quyền mục tử và cảm thức đức tin của mỗi tín hữu phải được thừa nhận như nhau, bất luận là giáo sĩ hay giáo dân.
Phẩm giá phép rửa chung là nền tảng của đồng trách nhiệm, cụ thể qua việc thi hành các thừa tác vụ chuyên biệt và quyền lãnh đạo. Tường trình Hung Gia Lợi nhấn mạnh: “việc tham gia của giáo dân là cơ hội bổ túc, chứ không thay thế, sứ mệnh của những người thụ phong”.
Nói chung Phiên họp Prague tái khẳng định việc thừa tác vụ linh mục là hồng ân của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và bằng nhiều cách bầy tỏ quan tâm sâu xa đối với các linh mục. Nó nói lên ước nguyện có được hình ảnh tích cực về các linh mục và quan tâm của tín hữu đối với phúc lợi và sự cô đơn của các linh mục. Mặt khác, ít có suy tư về chức phó tế thụ phong, ngoại trừ khi nói đến nữ phó tế.
Một số góp ý nói đến việc phong chức cho các người đàn ông có gia đình, phong chức phó tế cho phụ nữ. Nhưng có nhiều căng thẳng trong những vấn đề này. Nói rộng hơn, vấn đề vị trí của phụ nữ trong việc thi hành thẩm quyền được nhiều phái đoàn nêu lên. Đối với một số nhóm, điều này là một điều kiện cho một Giáo Hội sinh nhiều thành quả hơn tại Châu Âu.
Nói chung, việc tham gia của giáo dân, đặc biệt của phụ nữ, ở mọi bình diện của Giáo Hội được cảm nhận như một ưu tiên. Cổ vũ việc đồng trách nhiệm thực chất và hữu hiệu của dân Chúa, thắng vượt chủ nghĩa giáo sĩ trị, được coi là điểm hội tụ lớn lao.
Cần có việc đào tạo liên tục về phương diện này để tái khám phá ý nghĩa ơn gọi và trách vụ trong Giáo Hội, trong luận lý học đồng trách nhiệm chứ không phải thay thế.
6. Thi hành thẩm quyền trong một Giáo Hội đồng nghị
Trong việc thi hành thẩm quyền, điều cần ghi nhớ là mọi thẩm quyền trong Giáo Hội đều phát xuất từ Chúa Kitô. Giáo hội, trong yếu tính, vừa có tính đồng nghị vừa có tính phẩm trật.
Do đó, cần vượt thắng các cứng ngắc: các phương cách quá từ trên đưa xuống trong cách hiểu việc thi hành thẩm quyền, các hình thức giáo sĩ trị, quên rằng khi một điều liên quan đến mọi người, thì cần được thảo luận với mọi người.
Tài liệu nhấn mạnh: tính đa dạng các đặc sủng mà không có trật tự phẩm trật sẽ trở thành hỗn loạn [anrachy], cũng như phẩm trật quá cứng ngắc mà không có các đặc sủng sống động sẽ trở thành độc tài.
Điều trên “đòi can đảm và khôn ngoan của Chúa Thánh Thần duyệt lại và linh hứng bất cứ thay đổi cần thiết nào về tín lý, cơ cấu, giáo luật, và mục vụ, mà không tiêu hủy hiệp thông hay quên khuấy con người và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô”. Trong việc này, vai trò của các Giám Mục là chủ yếu.
Về mặt mục vụ, cần triển khai việc cai quản có tính huynh đệ và tham gia, dành chỗ cho lắng nghe và biện phân, quan niệm thẩm quyền như một hành vi yêu thương và phục vụ.
7. Hợp nhất trong Đa dạng: giữa địa phương và hoàn vũ
Tài liệu cho rằng tại Prague, các Giáo Hội Châu Âu có đặc ân cảm nhận được sự hợp nhất trong đa dạng: hai lá phổi Công Giáo Đông phương và Công Giáo Tây phương, mỗi Giáo Hội có cách suy nghĩ riêng, cách nói riêng, cả cách quản trị riêng nữa. Hành trình đồng nghị cung cấp cơ hội thể hiện và đánh giá cao tính đa dạng này, dù không dễ dàng.
Các Giáo Hội Đông phương vốn duy trì được các định chế nhằm phát biểu tính đồng nghị. Tuy nhiên, họ cũng được mời gọi canh tân các định chế hiện hành và phục hồi các định chế đã mất hay không còn được sử dụng.
Tính hợp nhất trong đa dạng cũng xuất hiện trong vấn đề tản quyền trong Giáo Hội. Có nhu cầu rõ ràng và minh bạch về việc ai có thể quyết định những vấn đề nào cần được xử lý ở địa phương, ở vùng hay hoàn vũ.
D. Các Viễn ảnh và Ưu tiên
Tài liệu nhận định rằng xuyên suốt Phiên họp, cảm nghiệm thiêng liêng đã dẫn Giáo Hội Châu Âu tới cái hiểu, lần đầu tiên tại, rằng có thể gặp nhau, lắng nghe và đối thoại với nhau khởi đi từ các khác biệt và vượt thắng nhiều trở ngại, tường ngăn và rào cản mà lịch sử từng đặt trên đường đi của họ. Họ cần yêu tính đa dạng bên trong Giáo Hội của họ và nâng đỡ nhau trong việc qúy mến nhau, được củng cố bởi đức tin vào Chúa và sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Đó là lý do tại sao họ muốn tiếp tục hành trình theo phong cách đồng nghị: thay vì một phương pháp luận, họ coi đó là một lối sống của Giáo hội họ, của sự biện phân cộng đồng và biện phân các dấu chỉ thời đại. Cụ thể, họ muốn Phiên họp lục địa châu Âu này không phải là một trải nghiệm biệt lập, mà trở thành một sự kiện thường xuyên, dựa trên việc áp dụng chung phương pháp đồng nghị xuyên suốt mọi cấu trúc và thủ tục của họ ở mọi bình diện. Làm như vậy sẽ cho phép họ giải quyết các vấn đề trên đó các nỗ lực của họ cần trưởng thành và tăng cường: đồng hành với những người bị thương, vai trò chủ đạo của người trẻ và phụ nữ, sự cởi mở để học hỏi từ những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Phong cách đồng nghị cũng giúp họ có thể giải quyết những căng thẳng từ viễn tượng truyền giáo, mà không bị tê liệt vì sợ hãi, nhưng rút tỉa năng lực từ chúng để tiếp tục đi trên con đường. Đặc biệt, hai căng thẳng xuất hiện trong công việc của họ. Căng thẳng đầu tiên khuyến khích sự thống nhất trong đa dạng, thoát khỏi sự cám dỗ của sự độc dạng. Căng thẳng thứ hai liên kết sự sẵn sàng chào đón người khác (như bằng chứng về tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha dành cho con cái của Người) với sự can đảm công bố toàn bộ chân lý của Tin Mừng. Chính Thiên Chúa đã hứa ‘Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ’ (Tv 85:11).
Xin trích dẫn nguyên văn các phát biểu còn lại của Tài liệu:
“Chúng tôi biết rằng tất cả những điều này là có thể bởi vì chúng tôi đã trải nghiệm chúng trong Phiên họp này, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa bởi vì đời sống của các Giáo hội mà chúng tôi xuất thân đã làm chứng cho điều đó. Đặc biệt, ở đây chúng tôi đang nghĩ đến đối thoại đại kết và liên tôn, tiếng nói của đối thoại này vang vọng mạnh mẽ trong công việc của chúng tôi. Nhưng trên hết, chúng tôi tin rằng điều đó có thể thực hiện được vì có liên quan đến ân sủng: thực vậy, việc xây dựng một Giáo hội ngày càng đồng nghị là một cách thể hiện cụ thể sự bình đẳng về phẩm giá của tất cả các thành viên của Giáo hội, được thành lập trong bí tích rửa tội, khiến chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và là chi thể của nhiệm thể Chúa Kitô, cùng chịu trách nhiệm về sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng độc đáo mà Chúa đã ủy thác cho Giáo hội của Người.
“Chúng tôi tin tưởng rằng việc tiếp tục Thượng Hội đồng Giám mục 2021-2024 có thể hỗ trợ và đồng hành với chúng tôi, đặc biệt bằng cách giải quyết một số ưu tiên cụ thể tại Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 năm 2023:
* đào sâu việc thực hành, nền thần học và thông diễn học về tính đồng nghị. Chúng ta cần khám phá lại một điều cổ xưa và thuộc về bản chất của Giáo hội, trong khi luôn luôn mới mẻ. Đây là một nhiệm vụ dành cho chúng tôi. Chúng tôi đang thực hiện những bước đầu tiên dọc theo con đường mở ra khi chúng tôi bước lên trên đó;
* đề cập đến ý nghĩa của một Giáo hội phục vụ mọi người, như một chân trời trong đó đặt suy tư về các đặc sủng và thừa tác vụ (thụ phong và không thụ phong) và các mối quan hệ giữa chúng;
* khám phá các hình thức để thực thi quyền lực theo kiểu đồng nghị, cụ thể là phục vụ việc đồng hành với cộng đồng và duy trì sự hợp nhất;
* minh xác các tiêu chuẩn biện phân cho diễn trình Thượng Hội Đồng và ở bình diện nào, từ địa phương đến hoàn vũ, các quyết định được đưa ra.
* đưa ra các quyết định cụ thể và can đảm về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và về sự tham gia nhiều hơn của họ ở mọi bình diện, kể cả trong quá trình ra quyết định và thực hiện;
* xem xét các căng thẳng xung quanh phụng vụ, để, từ quan điểm đồng nghị, coi Bí tích Thánh Thể như nguồn gốc của sự hiệp thông;
* quan tâm đến việc đào tạo toàn thể dân Chúa về tính đồng nghị, đặc biệt chú ý đến việc biện phân các dấu chỉ thời đại, nhằm thực hiện sứ mạng chung;
* đổi mới cảm thức sống động về sứ mệnh, vượt qua sự rạn nứt giữa đức tin và văn hóa để một lần nữa mang Tin Mừng đến với lòng người, tìm ra một ngôn ngữ có thể nói lên truyền thống và việc đổi mới, nhưng trên hết là ngôn ngữ có thể đồng hành với mọi người thay vì nói về họ hoặc nói với họ. Chúa Thánh Thần yêu cầu chúng ta lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và trái đất ở châu Âu của chúng ta. Đặc biệt là tiếng kêu tuyệt vọng của các nạn nhân chiến tranh đòi một nền hòa bình công bằng.
“Yêu mến Giáo hội và sự đa dạng phong phú của Giáo hội không phải là một hình thức duy tình cảm chỉ vì chính nó. Giáo hội xinh đẹp vì Chúa muốn Giáo hội được như vậy, xét theo nhiệm vụ mà Người đã trao phó cho Giáo hội: loan báo Tin Mừng và mời gọi mọi người nam nữ bước vào động lực hiệp thông, tham gia và sứ mệnh vốn tạo thành lý do hiện hữu của Giáo Hội, được sinh động bởi sinh lực muôn thuở của Chúa Thánh Thần. Do đó, yêu mến Giáo hội của chúng ta ở Châu Âu có nghĩa là đổi mới cam kết của chúng ta để thực hiện sứ mệnh này, cả trên lục địa của chúng ta, trong một nền văn hóa được đánh dấu bằng nhiều khác biệt được chúng ta nhận thức rõ.
“Chúng ta hãy phó thác việc tiếp tục cuộc hành trình đồng nghị của chúng ta cho Các Thánh Bổn Mạng và Các Thánh Tử Đạo của Châu Âu!
“Adsumus Sancte Spiritus![Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con có mặt]”
E. Lời Kết Luận của các Giám Mục
Chúng tôi tạ ơn Chúa vì kinh nghiệm về tính đồng nghị đã chứng kiến tất cả chúng tôi - giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân - lần đầu tiên sát cánh bên nhau trên bình diện châu lục. Chúng tôi vui mừng vì trong những ngày này ở Prague, chúng tôi nhận thấy những giây phút cầu nguyện chung sống với nhau và hơn nữa là công việc của Phiên họp đã là một cảm nghiệm thiêng liêng sâu xa và thực sự đồng nghị. Lắng nghe lẫn nhau, đối thoại hữu hiệu và câu chuyện về việc các cộng đồng giáo hội của chúng tôi sống qua giai đoạn đầu tiên của tiến trình đồng nghị và chuẩn bị cho cuộc họp châu lục này là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn cho thấy chúng tôi thuộc về Chúa Kitô một cách độc đáo.
Các báo cáo quốc gia, việc làm nhóm và nhiều góp ý mà chúng tôi được nghe đã hội tụ thành tài liệu cuối cùng được trình bày trước Phiên họp. Nó sẽ là sự đóng góp của các Giáo hội ở Châu Âu vào việc soạn thảo Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng. Chúng tôi cảm ơn những người đã chia sẻ kinh nghiệm của họ một cách thẳng thắn và tôn trọng những nhạy cảm khác nhau. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Ban biên tập đã bỏ công sức soạn thảo tài liệu này.
Là kết quả của kinh nghiệm đồng nghị này, chúng tôi, các giám mục cam kết tiếp tục sống và thúc đẩy tiến trình đồng nghị trong các cơ cấu và đời sống của giáo phận chúng tôi. Kinh nghiệm chăm sóc toàn thể Giáo hội ở Châu Âu này đã khích lệ chúng tôi trong cam kết trung thành thực hiện sứ mệnh phổ quát của mình. Chúng tôi đang tham gia hỗ trợ các chỉ dẫn của người kế vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha của chúng ta, để trở thành một Giáo hội đồng nghị được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm hiệp thông, tham gia và sứ vụ trong Chúa Kitô.
Chúng tôi muốn cùng nhau bước đi, với tư cách là dân thánh của Thiên Chúa, cả giáo dân lẫn mục tử, những người hành hương dọc theo các nẻo đường của Châu Âu để loan báo niềm vui của Tin Mừng phát xuất từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúng tôi muốn làm điều đó cùng với các anh chị em của chúng tôi từ các giáo phái Kitô giáo khác.
Chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để mở rộng không gian của căn lều chúng tôi để các cộng đồng giáo hội của chúng tôi trở thành những nơi mà mọi người đều cảm thấy được chào đón.
Prague, ngày 11 tháng 2 năm 2023
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Lòng Thương Xót Chuá tại Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Sacramento
Thái Phạm
17:49 22/04/2023
Văn Hóa
Nên cầm bút mỗi ngày
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:54 22/04/2023
NÊN CẦM BÚT MỖI NGÀY
Viết là cách giải trí;
Viết để luyện suy nghĩ;
Viết để luyện câu chữ, học thêm từ ngữ;
Viết, nhờ đó, nói trôi chảy hơn;
Viết là cách buộc tri óc phải làm việc;
Viết để giải bày tâm tư;
Viết là trút lên đầu ngọn bút những vui buồn sướng khổ;
Viết để không quên những điều đã qua;
Viết cũng để nhớ mãi người, sự kiện, hoàn cảnh... cần nhớ;
Viết để nung đốt ý chí, quyết tâm, tình cảm...
Viết để khi có dịp đọc lại, càng rõ sai đúng của mình, của người;
Viết là cách âm thầm nói chuyện;
Viết cũng là cách âm thầm kể chuyện;
Viết là trí nhớ của quá khứ;
Viết là lời thật của trái tim;
Viết là cách bày tỏ và trao gởi nội tâm;
Viết là sự chân thành của suy nghĩ;
Viết là để lộ bản chất, tính chất, tâm tư của bản thân;
Viết là sự trung tính dành cho chính mình;
Viết là cách làm cho mình được soi lại;
Viết là giúp ngâm ngợi sự đời;
Viết còn có thể khám phá tình đời;
Viết có thể giúp nhìn những khuôn mặt, những góc cạnh của đời...
Nói chung, viết tạo ra rất nhiều.
Có những điều có thể công khai hóa,
nhưng cũng có những điều chỉ để riêng mình.
Có những điều, nhiều năm sau đọc lại, vẫn rung động,
nhưng cũng có những điều, khi đọc lại, muốn xóa ngay...
Mỗi ngày nên viết một ít,
ít thôi, vài hàng thôi,
không hao tốn mấy thời gian,
nghĩ gì viết đấy,
không cần chủ đề, không cần mục đích.
Hãy ngồi xuống,
hãy cầm bút và viết...
Sẽ thấy lắm điều hay...
VietCatholic TV
Hội Nghị Thường Niên Kỳ 1, năm 2023 của HĐGM Việt Nam. Niềm đam mê truyền giáo
Giáo Hội Năm Châu
02:37 22/04/2023
Moscow dám liều với NATO? Tàu Nga bốc cháy, thủy thủ thiệt mạng. Putin đưa tân binh ra bảo vệ Crimea
VietCatholic Media
03:09 22/04/2023
1. NATO 'tự tin' Ukraine chuẩn bị chiếm lại lãnh thổ trong cuộc tấn công mới
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay cho biết ông “tin tưởng” rằng Ukraine sẵn sàng chiếm lại nhiều lãnh thổ hơn khi Kyiv sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới chống lại các lực lượng xâm lược của Nga.
AFP báo cáo rằng Stoltenberg đã nói với các nhà báo ở Đức khi được hỏi liệu Ukraine có những gì họ cần để thực hiện thành công cuộc tấn công hay không:
Tôi tin tưởng rằng bây giờ họ sẽ ở một vị trí để có thể giải phóng nhiều đất đai hơn nữa.
Một trong những vấn đề chính ở đây hôm nay là xem xét tất cả các khả năng, hệ thống, nguồn cung cấp khác nhau mà người Ukraine cần để có thể chiếm lại nhiều đất hơn.
Ông Stoltenberg đang phát biểu bên lề cuộc họp của hàng chục nước ủng hộ Kyiv tại căn cứ không quân Ramstein, Đức.
Người đứng đầu NATO nói thêm rằng nhiều khẩu đội phòng không Patriot đã được chuyển đến Ukraine.
“Đức và Mỹ hiện đã chuyển giao các khẩu đội Patriot đang hoạt động ở Ukraine,” ông nói.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov: Ukraine 'trên thực tế đã là một phần trong không gian an ninh của NATO'
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, khi đề cập đến cuộc họp của nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine ở Ramstein, Đức, đã nói rằng Ukraine “trên thực tế, đã là một phần trong không gian an ninh của Liên minh” và đã đạt đến “mức độ tương tác chưa từng có”.
Ông nói:
Cuộc thảo luận tuyệt vời với tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg. Tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình với anh ấy vì đã điều phối sự trợ giúp của Liên minh cho Ukraine.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Vilnius, một số dự án cụ thể đã được thảo luận.
Tôi rất vui khi được bật đèn xanh cho sự hợp tác chặt chẽ của chúng ta với NSPA, cơ quan mua sắm của Nato. Điều này sẽ bao gồm Đánh giá mua sắm quốc gia và lời khuyên tốt nhất trong việc mua sắm thiết bị cho các lực lượng vũ trang của Ukraine. Chúng ta cần mua sắm quốc phòng để giành chiến thắng trong cuộc chiến và để có hiệu quả trong tương lai.
Ukraine đã đạt đến mức độ tương tác chưa từng có với NATO. Trên thực tế, chúng ta đã là một phần trong không gian an ninh của Liên minh. Tôi bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ đẩy nhanh các quyết định chính trị liên quan đến việc đất nước chúng ta hội nhập vào NATO.
3. Tàu Nga bốc cháy, các thủy thủ trên tàu thiệt mạng
Điện Cẩm Linh cho biết Hàn Quốc đã có “quan điểm không thân thiện” đối với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine, vài ngày sau khi nhà lãnh đạo nước này đưa ra tín hiệu rằng Hán Thành có thể gửi viện trợ quân sự cho Kyiv.
Tổng thống Doãn Tích Duyệt (Yoon Suk-yeol,윤석열) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng Hàn Quốc sẽ xem xét gửi viện trợ sát thương cho Ukraine nếu xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào dân thường, báo hiệu một sự thay đổi lớn khi lần đầu tiên Hán Thành thay đổi lập trường chống lại việc vũ trang cho Kyiv.
Trong bối cảnh đó, một tầu Nga vừa bị bốc cháy trong vùng biển của Nam Hàn. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Ship Catches Fire, Killing Sailors on Board”, nghĩa là “Tàu Nga bốc cháy, các thủy thủ trên tàu thiệt mạng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng một tàu Nga bốc cháy ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc, khiến 4 thủy thủ trên tàu thiệt mạng,
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Tổng lãnh sự quán Nga tại Phù San (Busan, 부산시) cho biết, thi thể của các thủy thủ đoàn trên tàu đánh cá Kaltan của Nga bị bốc cháy ngoài khơi thành phố Uất Sơn (Ulsan, 울산시) của Hàn Quốc đã được tìm thấy hôm thứ Sáu. Uất Sơn cách thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc khoảng 300 kilômét về phía đông nam.
Theo báo cáo của Hàn Quốc, con tàu có 25 thuyền viên trên tàu và đang chở 100 tấn cá đến Nga khi ngọn lửa bùng phát vào khoảng 12:43 sáng giờ địa phương. Các thành viên phi hành đoàn đã phát đi một cuộc gọi cấp cứu.
“Liên quan đến vụ hỏa hoạn trên tàu đánh cá Kaltan, các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc đã thông báo cho Tổng lãnh sự quán rằng vào lúc 16:15, giờ địa phương, rằng 21 người đã được di tản, thi thể của 4 thành viên phi hành đoàn đã được tìm thấy,” Interfax đưa tin, dẫn nguồn từ kênh Telegram của tổng lãnh sự quán.
Bốn thành viên phi hành đoàn ban đầu được tuyên bố là mất tích. Tất cả 25 nhân viên đều là công dân Nga.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Uất Sơn cho biết hai trong số những người được giải cứu bị bỏng nhẹ và đang được điều trị khẩn cấp.
Phát ngôn nhân của đội phản ứng khẩn cấp Viễn Đông của Cơ quan Ngư nghiệp Liên bang Nga nói với Sputnik rằng 21 thành viên thủy thủ đoàn được giải cứu ban đầu đã chuyển lên bè cứu sinh, sau đó lên tàu cấp cứu của Hàn Quốc.
Theo phát ngôn nhân, thuyền trưởng là một trong những người ban đầu được tuyên bố là mất tích.
Rosmorrechflot, cơ quan liên bang về vận tải đường biển và đường thủy nội địa của Nga, nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng thuyền trưởng của con tàu đã ra lệnh lên bè cứu sinh.
Phát ngôn nhân của cơ quan này cho biết con tàu đang hướng tới biển Okhotsk sau khi được sửa chữa ở Phù San.
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, ngọn lửa đã được lực lượng cứu hỏa dập tắt sau khi tàu cá được kéo về cảng Ulsan.
Không rõ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn.
Cục Điều tra Liên khu vực phía Đông của Nga về Giao thông Vận tải của Ủy ban Điều tra đã mở một vụ án hình sự về hành vi vi phạm các quy tắc an toàn hàng hải. Theo RIA Novosti, thiệt hại từ vụ cháy ước tính hơn một triệu rúp, tức là 12.290 Mỹ Kim.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
4. Đồng minh Ukraine cam kết hỗ trợ 'mạnh mẽ và thực sự'
Sự ủng hộ quốc tế dành cho Ukraine là “mạnh mẽ và thực sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết như trên khi ông khai mạc cuộc họp ở Đức với các đồng minh để thảo luận về việc hỗ trợ thêm cho Kyiv.
Trước thềm cuộc đàm phán quy tụ đại diện từ 50 quốc gia, tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã kêu gọi các đồng minh phương Tây gửi thêm máy bay chiến đấu và hỏa tiễn tầm xa để giúp đẩy lùi quân đội Nga.
AFP báo cáo rằng Austin cho biết:
Sự ủng hộ của chúng ta dành cho các lực lượng tự do ở Ukraine là mạnh mẽ và đúng đắn.
“Tại cuộc họp nhóm liên lạc ngày hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào ba vấn đề chính – phòng không, đạn dược và các thiết bị hỗ trợ.
Zelenskiy đã yêu cầu sự giúp đỡ của Nato để “vượt qua sự miễn cưỡng” của một số quốc gia thành viên trong việc cung cấp hỏa tiễn tầm xa, máy bay chiến đấu hiện đại và xe bọc thép. Ông đưa ra các yêu cầu trên trực tiếp với tổng thư ký của liên minh, Jens Stoltenberg, người hôm thứ Năm đã có chuyến thăm đầu tiên đến Kyiv kể từ cuộc xâm lược của Nga năm ngoái.
Tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, Stoltenberg thừa nhận sự cần thiết phải thảo luận về “nền tảng mới” hỗ trợ cho cuộc chiến hiện đã bước sang năm thứ hai. Nhưng ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm rằng vũ khí đã được cung cấp tiếp tục hoạt động.
Cuộc họp Ramstein đã khiến Mạc Tư Khoa tức giận, với việc Bộ Ngoại giao Nga nói rằng hành động của các đồng minh đối với Ukraine “xác nhận sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc xung đột và tham gia vào việc lên kế hoạch cho các hoạt động quân sự”.
5. Cựu chỉ huy Nga nhận xét rằng lực lượng của Putin là 'những chú hề', không biết chiến đấu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Forces Are 'Clowns,' Don't Know How to Fight: Ex-Russian Commander”, nghĩa là “Cựu chỉ huy Nga nhận xét rằng lực lượng của Putin là 'những chú hề', không biết chiến đấu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin, người từng đóng vai trò không thể thiếu trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014 với tư cách là sĩ quan FSB, tiếp tục chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và quân đội Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Những lời chỉ trích mới đang được đưa ra khi cả Nga và Ukraine được cho là đang xây dựng các chiến lược tấn công mùa xuân của họ. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Putin gần đây đã đến thăm các khu vực do Nga kiểm soát ở phía nam Kherson và phía đông Luhansk do “tổn thất nặng nề” phải gánh chịu.
Đối thủ của Nga từ lâu đã lên chiến lược về đường lối cuộc phản công của họ. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết hôm thứ Tư rằng các kế hoạch “phức tạp” đã được tiến hành với nhiều đường lối được cân nhắc để tấn công lực lượng Nga.
“Chiến tranh là khi hai quốc gia đang có xung đột,” Girkin, người còn có bí danh là Igor Ivanovich Strelkov, nói: “Nhưng chúng ta không có chiến tranh, chúng ta có một rạp xiếc đẫm máu. Với những chú hề đẫm máu mặc đồng phục và không mặc đồng phục. Họ thậm chí không biết cách chiến đấu và họ không thể quyết định tuyên chiến với đối phương”.
Nhận định của Girkin là để đáp lại một “đồng nghiệp” từ Đảng Công nhân người Kurd, gọi tắt là PKK, người đã viết trong một bài đăng trên Telegram rằng “chiến tranh vẫn tiếp diễn” và “bất kể bạn gọi nó là gì, nó vẫn diễn ra cả ở trên đất Nga.”
Đầu tuần này, Girkin, một blogger quân sự theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa tự xưng của Nga, đã chính thức tuyên bố ra mắt Câu lạc bộ Những người yêu nước giận dữ của mình, trong đó có tuyên ngôn của riêng họ chỉ trích đường lối “tầm thường” của Nga đối với cuộc xâm lược của Putin.
“Cơ hội giành chiến thắng nhanh chóng và không đổ máu trước nhà nước Ukraine, vốn đã trở thành vũ khí của NATO, đã bị bỏ lỡ vào năm 2014 do việc ký kết các thỏa thuận Minsk phản bội,” bản tuyên ngôn viết. “Chiến dịch quân sự được phát động vào năm 2022 có thể diễn ra theo một kịch bản hoàn toàn khác, nhưng một tổ chức tầm thường về phương diện chiến lược, tác chiến và chiến thuật đã khiến đất nước chúng ta rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao.”
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Girkin đã lên tiếng và không nao núng khi lên án chiến lược quân sự của Nga. Girkin thường xuyên tấn công Putin và các quan chức quân sự cấp cao nhất của Nga, gọi những người này là “những kẻ ngu ngốc” một cách miệt thị trong khi coi Putin là một “thằng ngố” có lực lượng “chắc chắn” sẽ thua.
Girkin cũng chỉ trích hôm thứ Năm về sự kém cỏi của Nga trên chiến trường, cụ thể là sự thiếu hiểu biết khi không nhận ra trong năm đầu tiên của cuộc chiến rằng nguồn cung cấp từ nước ngoài là “rất quan trọng”. Anh ta đặt câu hỏi làm thế nào mà không có cấp trên nào bắt buộc phải bổ sung vũ khí, súng và pháo binh, cũng như xe tăng, áo chống đạn, bộ cứu cấp, đồng phục và “thông tin liên lạc ở mức sơ khai nhất”.
“Làm thế nào mà hóa ra kế hoạch cho Chiến dịch quân sự đặc biệt được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hoàn toàn khác với thực tế?” Girkin đã viết. “Làm thế nào mà nó lại chứa những thông tin sai lầm về việc lực lượng vũ trang của đối phương như không chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc kháng cự quyết định và không có thông tin nào về trình độ huấn luyện chiến đấu cao và tinh thần thậm chí cao hơn quân đội chính quy của phe ta?”
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.
6. Ukraine nói 'Những rạn nứt nhỏ' đang nổi lên ở Điện Cẩm Linh sau những bình luận của Prighozin
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner và là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi nhà lãnh đạo Nga chấm dứt “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra ở Ukraine và thay vào đó tập trung vào việc củng cố quyền kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm được của Ukraine.
“Đối với chính quyền Nga và toàn xã hội, hôm nay cần phải dứt khoát chấm dứt hoạt động quân sự đặc biệt. Lựa chọn lý tưởng là tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự đặc biệt, để thông báo cho mọi người rằng Nga đã đạt được kết quả mà họ đã lên kế hoạch và theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã thực sự đạt được chúng,” Prigozhin đã đưa ra lập trường trên sau khi Nga đã ném bom dữ dội vào thành phố Bakhmut liên tục trong 72 giờ nhưng cuối cùng, theo lời trùm du đảng Prigozhin, “đối phương không đi đâu cả”.
Phía Ukraine nhận xét rằng tuyên bố chấm dứt ngay cuộc chiến của Prigozhin phản ảnh tâm trạng chán nản của giới tinh hoa Nga đối với cuộc xâm lược hiện nay.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Says 'Tiny Cracks' Emerging in Kremlin After Prighozin Comments”, nghĩa là “Ukraine nói 'Những rạn nứt nhỏ' đang nổi lên ở Điện Cẩm Linh sau những bình luận của Prighozin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một quan chức tình báo Ukraine, những rạn nứt đang bắt đầu xuất hiện trong Điện Cẩm Linh sau những bình luận gần đây của Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự đang chiến đấu ở Ukraine.
Andriy Yusov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết trên truyền hình công cộng Ukraine rằng giới tinh hoa của Nga đang trở nên “ngày càng chán nản” trong bối cảnh cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chững lại.
Yusov đã bình luận về những nhận xét của Prigozhin vào tuần trước, trong đó ông kêu gọi Putin chấm dứt “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra ở Ukraine và thay vào đó tập trung vào các vùng lãnh thổ mà Nga đã xâm lược ở nước này.
“Tuyên truyền của Nga ở thị trường trong nước vẫn hiệu quả và về cơ bản, những người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga như Solovyov và Skabeeva thực sự có thể nói với các công dân Nga bình thường vào ngày mai rằng họ đã thắng…” Yusov nói.
Yusov cho biết ông tin rằng những nhận xét của Prigozhin phản ánh tâm trạng của giới tinh hoa chính trị và quân sự Nga, và hiện tại có “những rạn nứt nhỏ” trong Điện Cẩm Linh, và những rạn nứt ấy sẽ càng ngày càng lớn hơn.
“Xét cho cùng, Prigozhin không chỉ phát biểu với tư cách cá nhân mà còn thay mặt cho các đối tác và người bảo trợ của ông ta ở Điện Cẩm Linh. Và vì vậy, tâm trạng của giới tinh hoa chính trị quân sự và giới tinh hoa kinh doanh ở Nga ngày càng trở nên chán nản vì Nga đã phải hứng chịu một thất bại chiến lược,” ông nói.
“Không có mục tiêu nào đạt được, điều đó có nghĩa là đối với chính nước Nga và giới tinh hoa Nga, sự kết thúc đến càng sớm càng tốt. Bây giờ có nhiều vết nứt nhỏ và chúng sẽ ngày càng lớn hơn.”
Trong bài phát biểu của mình vào tuần trước, Prigozhin nói rằng “cần phải chấm dứt một cách dứt khoát các hoạt động quân sự đặc biệt”.
Lựa chọn lý tưởng là tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự đặc biệt, để thông báo cho mọi người rằng Nga đã đạt được kết quả như kế hoạch và theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã thực sự đạt được chúng”, ông nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đánh giá rằng Prigozhin đang đưa ra một “lập luận của người rơm” và rằng thông điệp tổng thể của ông ta là tiếp tục cuộc xung đột.
ISW cho biết: “Prigozhin có phong cách viết và hùng biện một cách đặc biệt, chủ yếu dựa vào sự châm biếm cụt ngủn, sự mơ hồ có chọn lọc, lối nói cách ngôn, thô tục và tiếng lóng mỉa mai”.
Nhận xét của Prigozhin được đưa ra sau gần 14 tháng kể từ cuộc chiến của Putin với Ukraine và khi Nga chuẩn bị cho một cuộc phản công được dự đoán trước từ Ukraine nhằm chiếm lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong suốt cuộc xung đột.
7. Ukraine nói Nga trông mong vào lính nghĩa vụ trong việc bảo vệ Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Turns to Conscripts To Defend Crimea: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine nói Nga trông mong vào lính nghĩa vụ trong việc bảo vệ Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, quân đội Nga ở Crimea đã được chuyển sang các vị trí phòng thủ trên bán đảo mà Mạc Tư Khoa chiếm giữ năm 2014.
Trong một bản cập nhật hôm thứ Năm, lực lượng vũ trang Ukraine cho biết khoảng 400 lính nghĩa vụ Nga đóng tại Iziumivka ở phía đông Crimea sẽ được chuyển đến khu định cư Volodymyrivka, cách đó khoảng 150 km về phía bên kia của bán đảo.
Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Đầu tháng này, Tamila Tasheva, đại diện hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Crimea, nói rằng hàng nghìn công dân Nga đang chạy trốn và từ bỏ tài sản của họ vì lý do an toàn. Tasheva nói rằng có tới 800.000 người Nga sống bất hợp pháp trên lãnh thổ và có thể bị trục xuất nếu Ukraine tái chiếm bán đảo.
Các nhà chức trách trên bán đảo tuyên bố sẽ không có lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng hoặc Ngày Tháng Năm vào tháng tới do những lo ngại về an ninh. Quyết định tương tự cũng được đưa ra bởi các khu vực Kursk và Belgorod của Nga, nơi các cơ sở quân sự đã bị lực lượng Ukraine tấn công.
Cũng đã có một số vụ nổ tại các địa điểm ở Crimea trong những tháng gần đây được cho là do lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện ngõ hầu làm gián đoạn các tuyến tiếp tế của Nga.
Cố vấn chính phủ Ukraine Andriy Zagorodnyuk trước đó đã nói với Newsweek rằng việc Crimea tiếp tục nằm trong tay Mạc Tư Khoa là điều “không thể chấp nhận được”.
Cựu chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ tại Âu Châu, tướng Ben Hodges đã kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí cần thiết cho Ukraine để chiếm lại bán đảo, và cảnh báo rằng trận chiến sẽ mang tính quyết định đối với tình hình địa chính trị khu vực. Ông kêu gọi cung cấp cho Ukraine ATACMS, hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật, để quân Ukraine có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa, hạ gục các mục tiêu như trụ sở và kho đạn dược.
Vào tháng 3, Điện Cẩm Linh thông báo rằng Vladimir Putin đã đến thăm Crimea, để đánh dấu kỷ niệm 9 năm ngày sáp nhập.
Có nhiều dự đoán về một cuộc tấn công sắp xảy ra của Ukraine. Trong bối cảnh suy đoán rằng trọng tâm của một động thái như vậy sẽ là ở tỉnh Donetsk ở phía đông đất nước, Zelenskiy đã nói rằng quân đội Nga phải rời khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar hôm thứ Tư cho biết “các biện pháp phức tạp” đối với kế hoạch phản công của Ukraine “đang được tiến hành” ở miền đông nước này.
Không nêu rõ ngày tháng, hành động hay địa điểm, cô cho biết kế hoạch phản công đã được chọn “theo cách mà đối phương không thể phản ứng.” Tờ Washington Post đưa tin hồi đầu tháng này rằng cuộc phản công đã bị trì hoãn do thời tiết, cũng như việc chuyển giao thiết bị chậm chạp và tình trạng thiếu đạn dược.
8. NATO đồng ý Ukraine sẽ trở thành thành viên
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Agrees Ukraine Will Become a Member”, nghĩa là “NATO đồng ý Ukraine sẽ trở thành thành viên”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tất cả các thành viên NATO đã đồng ý rằng Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập liên minh quân sự, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố hôm thứ Sáu.
Tuyên bố của ông Stoltenberg với các phóng viên được đưa ra trước cuộc họp lần thứ 11 của Nhóm Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức. Tuy nhiên, ông Stoltenberg không đưa ra mốc thời gian khi nào Ukraine có thể trở thành thành viên của NATO và cho biết trọng tâm chính hiện nay là bảo đảm nước này thắng thế trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Vào tháng 9 năm 2022, Ukraine tuyên bố nộp đơn để trở thành thành viên nhanh chóng của NATO sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mạc Tư Khoa đã sáp nhập 4 khu vực của Ukraine do Nga kiểm soát một phần. Nếu Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự, NATO sẽ có nghĩa vụ hành động để bảo vệ nước này trước Nga trong cuộc chiến đang diễn ra.
Ukraine phải có “khả năng răn đe để ngăn chặn các cuộc tấn công mới” một khi cuộc xung đột kết thúc, ông Stoltenberg nói với các phóng viên.
Nhận xét của ông được đưa ra sau khi ông đến thăm Kyiv vào hôm thứ Năm. Đó là lần đầu tiên Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đến thăm Kyiv kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Ukraine được tường trình sẽ sớm tiến hành một cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ do lực lượng Nga chiếm giữ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ca ngợi chuyến thăm của ông Stoltenberg là một “chương mới” trong quan hệ với NATO.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết sau các cuộc thảo luận với Stoltenberg hôm thứ Năm rằng mặc dù ông rất biết ơn về lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania vào tháng 7, nhưng ông tin rằng “điều quan trọng là Ukraine cũng nhận được lời mời tương ứng”.
“Không có một rào cản khách quan nào có thể ngăn cản việc thông qua các quyết định chính trị về việc mời Ukraine gia nhập Liên minh. Và ngay bây giờ, khi đa số người dân ở các nước NATO và đa số người Ukraine ủng hộ việc nhà nước của chúng ta gia nhập Liên minh, đã đến lúc cần có những quyết định phù hợp. Không thể tưởng tượng được an ninh của không gian Âu Châu-Đại Tây Dương nếu không có Ukraine, và mọi người hiểu điều này”, ông Zelenskiy nói.
Một cuộc thăm dò của Newsweek được tiến hành trong tháng này cho thấy hơn một nửa số cử tri Mỹ cho biết họ muốn Ukraine gia nhập NATO. Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 4 tháng 4 bởi Redfield & Wilton Strategies thay mặt cho Newsweek và thăm dò ý kiến của 1.500 cử tri Hoa Kỳ đủ điều kiện.
Bình luận về chuyến đi của ông Stoltenberg tới Ukraine, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng việc ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO là một trong những mục tiêu “vô điều kiện” của cuộc xâm lược do đất nước ông phát động, “nếu không sẽ có một mối đe dọa nghiêm trọng, đáng kể đối với đất nước chúng ta và an ninh của chúng ta.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin thêm bình luận.
9. Bộ Ngoại giao Nga nói tuyên bố của NATO về việc Ukraine gia nhập liên minh là “nguy hiểm”
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu đưa ra cảnh báo về những tuyên bố “nguy hiểm” của NATO liên quan đến việc Ukraine gia nhập liên minh.
“NATO tự đặt mục tiêu 'đánh bại' Nga ở Ukraine và để thúc đẩy Kyiv, họ hứa rằng sau khi kết thúc xung đột, nước này có thể được chấp nhận gia nhập liên minh”, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova phát biểu như trên.
Tuyên bố của bà được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg đến thăm Kyiv hôm thứ Năm và nói rằng “Tương lai của Ukraine là ở NATO.”
Stoltenberg cho biết ông đã thảo luận về một “sáng kiến hỗ trợ nhiều năm” với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đồng thời nói thêm rằng điều đó sẽ giúp Ukraine chuyển đổi từ các thiết bị và học thuyết thời Liên Xô sang “các tiêu chuẩn của NATO”. Điều này sẽ “bảo đảm khả năng tương tác đầy đủ với liên minh,” Stoltenberg nói.
Chuyến thăm của ông và những tuyên bố về việc Ukraine gia nhập NATO đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Nga. Điện Cẩm Linh hôm thứ Năm nhắc lại rằng ngăn chặn Kyiv gia nhập NATO là một trong những mục tiêu chính của họ.
“Những tuyên bố như vậy là thiển cận và hết sức nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống an ninh Âu Châu,” bà Zakharova nói.
Ông Stoltenberg cũng tái khẳng định hôm thứ Sáu trong cuộc họp của các đồng minh tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức rằng Ukraine sẽ tham gia liên minh quân sự. Ông nói với các phóng viên rằng tất cả các đồng minh NATO đã đồng ý rằng Ukraine nên là một thành viên - nhưng không đưa ra ngày cụ thể khi nào điều này sẽ xảy ra.
Satan trả tiền cho ai bỏ đạo, lấy cắp MTC. TGP phản ứng. Kirill lên tiếng sau các tin đồn đảo chính
VietCatholic Media
05:01 22/04/2023
1. Tổng giáo phận Boston phản ứng trước đại hội Đền thờ Satan
Tổng giáo phận Boston đang phản ứng trước sự kiện “Đại Hội Satan” của nhóm Đền thờ Satan ở Boston với việc chầu Thánh Thể theo lịch trình, các hoạt động sùng kính Công Giáo và “cầu nguyện mãnh liệt”.
“Theo chỉ đạo của Đức Hồng Y Sean O'Malley, chúng tôi đang đối phó với biến cố này thông qua một phản ứng cân bằng và tập trung vào việc cầu nguyện,” phát ngôn viên của tổng giáo phận Terrence Donilon nói với CNA ngày 17 tháng Tư.
“Đại Hội Satan,” như nhóm Đền thờ Satan gọi sự kiện này, đã bán hết vé và được tổ chức từ Thứ Sáu đến Chúa Nhật, từ ngày 28 đến 30 tháng 4, tại Boston Marriott Copley Place để tôn vinh lịch sử và giá trị của tổ chức này.
Nhóm Đền thờ Satan, theo trang web của mình, phủ nhận sự tồn tại của Chúa và Satan, là một nhóm hoạt động chính trị nổi tiếng với việc phản đối biểu tượng tôn giáo ở những nơi công cộng và chế giễu Kitô giáo bằng cách đề nghị “xoá bỏ bí tích rửa tội” và tổ chức “lễ đen”.
Nhóm đền thờ Satan, gọi tắt là TST, là một nhóm khác với nhóm Nhà thờ Satan, được thành lập vào những năm 1960. Được thành lập vào năm 2013, nhóm đền thờ Satan ủng hộ chủ nghĩa thế tục và coi Satan là một nhân vật văn học, người đóng vai trò như một phép ẩn dụ để bảo vệ chủ quyền cá nhân chống lại quyền lực tôn giáo.
Các nguyên lý tôn giáo của nhóm đền thờ Satan bao gồm niềm tin rằng con người nên có quyền kiểm soát cơ thể của chính mình, quyền tự do của người khác cần được tôn trọng và sự thật khoa học không được bóp méo để phù hợp với niềm tin cá nhân.
Tổ chức này cũng có một thứ gọi là “nghi lễ phá thai theo kiểu Satan”, bao gồm quá trình một người tự nhắc nhở bản thân rằng cơ thể của họ là bất khả xâm phạm, sau đó trải qua thủ thuật phá thai.
2. Giữa các tin đồn đảo chính và hàng loạt sĩ quan cảnh sát bị bắt, Thượng Phụ Kirill kêu gọi đoàn kết
Hôm thứ Sáu, 22 Tháng Tư, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nói rằng quân đội Nga ở Ukraine đang chiến đấu “vì tương lai của đất nước chúng ta”, vì thế ông kêu gọi người Nga gạt bỏ sự chia rẽ nội bộ sang một bên.
Tass báo cáo rằng nhà lãnh đạo của nhà thờ Chính thống Nga, người đã lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, cho biết: “Ngày nay chúng ta thực sự cần phải đoàn kết… sự thù địch với nhau giống như phản bội Tổ quốc”.
Ông kêu gọi người Nga làm việc cùng nhau để “khi đó chúng ta sẽ có sức mạnh mà những kẻ mơ thấy đất nước Nga bị hủy hoại sẽ phải sợ hãi”, đồng thời nói rằng “bảo vệ Tổ quốc” là “nghĩa vụ và hành động thiêng liêng cao cả nhất” đối với mọi người.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin hôm thứ Tư rằng trong vài tuần qua, FSB và Tổng cục An ninh của Bộ Nội vụ, gọi tắt là MVD, đã tiến hành kiểm tra hàng loạt tại Ban Nội chính Quận trung tâm Mạc Tư Khoa và một số cơ quan khác, đặc biệt là Văn phòng cảnh sát quận Mạc Tư Khoa.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết những điều này xảy ra sau “sự rò rỉ dữ liệu từ lực lượng an ninh Nga cho các công dân Ukraine”.
Tass trích dẫn các cơ quan thực thi pháp luật nói rằng các cuộc kiểm tra đang được tiến hành tại Ban Giám đốc Nội vụ của Nga ở Quận Trung tâm, cũng như tại các phòng ban khu vực của các cơ quan nội vụ. Một số sĩ quan cảnh sát Nga đã bị giam giữ.
Khôi hài: Lính Putin say rượu phá hỏng S-400 giá 200 triệu USD. Tổng Tham Mưu Trưởng Mỹ: Nga đại bại
VietCatholic Media
15:07 22/04/2023
1. Tòa án Mạc Tư Khoa phát lệnh truy nã giám đốc tình báo quân đội Ukraine
Hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin, một tòa án ở Mạc Tư Khoa hôm nay đã ban hành lệnh bắt giữ người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, Kyrylo Budanov, với cáo buộc người đứng đầu cơ quan tình báo này tổ chức “các cuộc tấn công khủng bố” bên trong nước Nga.
Reuters báo cáo rằng RIA trích dẫn tòa án nói rằng Budanov bị buộc tội liên quan đến khủng bố và buôn lậu vũ khí.
Động thái chống lại anh ta đã được thông báo “vắng mặt”, trong một sự thừa nhận rõ ràng rằng Budanov không thể bị giam giữ ngay lập tức.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine năm ngoái, một số vụ nổ đã tấn công cơ sở hạ tầng, bãi chứa vũ khí và các cơ sở quân sự của Nga.
Nga đã đổ lỗi cho Ukraine về nhiều vụ tấn công, trong khi Kyiv không xác nhận hay phủ nhận sự tham gia của mình.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, trước đây đã chỉ đích danh Budanov là người tổ chức vụ nổ làm hư hại cây cầu nối Nga với bán đảo Crimea bị Ukraine sáp nhập vào tháng 10.
2. Chính phủ Canada hôm thứ Sáu đã công bố 39 triệu đô la Canada viện trợ cho Ukraine
Chính phủ Canada hôm thứ Sáu đã công bố khoản hỗ trợ quân sự mới trị giá 39 triệu đô la Canada hay 28.5 triệu Mỹ Kim cho Ukraine, bao gồm 40 khẩu súng bắn tỉa, 16 bộ radio và một khoản đóng góp cho quỹ NATO để giúp Kyiv trong cuộc chiến chống lại Nga.
Đợt viện trợ mới nhất của Canada, bao gồm cả đạn dược cho súng trường, đã được Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand công bố tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, nơi các quan chức quốc phòng NATO đang họp để thảo luận về nguồn cung cấp quân sự mới cho Ukraine.
Theo một tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Canada, súng trường và đạn dược sẽ có nguồn gốc từ Prairie Gun Works có trụ sở tại Canada, trong khi radio sẽ từ L3Harris Technologies.
Khoản đóng góp cho quỹ của NATO, khoảng 34,6 triệu đô la Canada hay 25.3 triệu Mỹ Kim, sẽ giúp cung cấp cho Ukraine nguồn cung cấp nhiên liệu và các tài sản khác.
Anand nói:
Các khoản đóng góp và hỗ trợ do Canada công bố hôm nay sẽ giúp bảo đảm rằng Ukraine có những thứ cần thiết để bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
3. Mỹ điều xe tăng quan trọng tới Ukraine khi Nga tuyên bố kiểm soát Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Expedites Crucial Tanks to Ukraine as Russia Claims Control of Bakhmut”, nghĩa là “Mỹ điều xe tăng quan trọng tới Ukraine khi Nga tuyên bố kiểm soát Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ đang đẩy nhanh việc huấn luyện xe tăng Abrams cho các chiến binh Ukraine trong bối cảnh lãnh thổ quan trọng ở Ukraine đã bị lực lượng Nga tuyên bố chiếm được. Nga đã nhiều lần tuyên bố chiếm được thành phố Bakhmut nhưng thực tế là họ chỉ tiến được rất ít.
Hồi Tháng Giêng, Mỹ tuyên bố gửi 31 xe tăng M1 Abrams sau khi các đồng minh NATO là Đức, Canada, Ba Lan và Bồ Đào Nha tặng xe tăng Leopard cho Ukraine.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đã đưa tin vào đầu tuần này rằng Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự do Yevgeny Prigozhin đứng đầu và làm việc cùng với quân đội Nga, đã chiếm 90% diện tích của thành phố công nghiệp Bakhmut phía đông.
Trong khi đó, các báo cáo bổ sung của truyền thông nhà nước Nga trong những ngày gần đây cũng tuyên bố rằng xe tăng Leopard được cung cấp cho Ukraine trong vòng 3 tháng qua không có tác dụng thực sự do không được kiểm tra trước khi đến và “được cất giữ trong kho hàng trong nhiều năm không sử dụng”.
Những tiến bộ được báo cáo ở Bakhmut đã xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm hai khu vực bị xâm lược khác nhau ở Ukraine mà Mạc Tư Khoa tuyên bố đã sáp nhập. Điện Cẩm Linh cho biết họ đã sáp nhập Kherson, Zaporizhzhia, Luhansk và Donetsk vào mùa thu, mặc dù Kyiv và các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã gọi động thái này là bất hợp pháp.
“Những chiếc M1 mà người Ukraine sẽ sử dụng trong việc huấn luyện sẽ đến Đức trong vài tuần tới,” Austin cho biết hôm thứ Sáu trong cuộc họp báo chung tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, được tổ chức với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley. “Và tất cả những điều này là một tiến bộ to lớn, và tôi tin tưởng rằng thiết bị này cũng như quá trình huấn luyện đi kèm với nó sẽ giúp các lực lượng của Ukraine có thể tiếp tục thành công trên chiến trường.”
Nó sẽ đặt Ukraine trên con đường tạo ra sức mạnh chiến đấu và khả năng chiến đấu, ông nói thêm.
Milley nói với các phương tiện truyền thông tập trung tại Ramstein rằng ông tin M1 là “xe tăng tốt nhất trên thế giới”, đồng thời nói thêm rằng các kíp lái sẽ sử dụng xe tăng huấn luyện có khả năng phi chiến đấu để học cách bắn, điều khiển và bảo dưỡng. Xe tăng tân trang sau đó sẽ được gửi vào một ngày sau đó.
Theo hãng tin AP, tất cả 31 xe tăng M1 Abrams sẽ đến Khu vực huấn luyện Grafenwoehr ở Đức vào cuối tháng 5, với việc huấn luyện bắt đầu khoảng hai tuần sau đó. Tổng thời gian đào tạo dự kiến kéo dài 10 tuần.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Austin, vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu F-16 vẫn chưa được bàn tới.
“Ngay bây giờ, tất cả chúng ta tin rằng điều Ukraine cần cấp bách nhất là khả năng phòng không trên mặt đất,” Austin nói hôm thứ Sáu. “Đó là những gì đã cho phép họ ngăn chặn lực lượng không quân Nga có tác động có ý nghĩa trong cuộc chiến này. Và vì vậy bạn đã nghe chúng ta nói điều đó trong vài tháng qua.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta sẽ tiếp tục nói điều đó bởi vì đó là điều quan trọng nhất trong hiện tại—trong tương lai của cuộc chiến, tương lai trước mắt. Chúng ta phải bảo đảm rằng người Ukraine có khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng của họ, bảo vệ công dân của họ, nhưng cũng bảo vệ quân đội đang được điều động.”
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Slovakia sau khi đã gửi 4 máy bay chiến đấu MiG-29 tới đất nước đang bị chiến tranh tàn phá vào tháng 3, cuối cùng gửi tổng cộng 13 máy bay. Ba Lan đã giao bốn máy bay cho Ukraine. Sau khi nhận được sự chấp thuận của Đức vào tuần trước, điều này là cần thiết do vì phi đội này của Ba Lan trước đây thuộc về Đức, năm máy bay phản lực khác sẽ được gửi vào một ngày trong tương lai.
Đại tá Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Jeffrey Fischer nằm trong số các cựu quan chức Hoa Kỳ ủng hộ việc gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine.
Fischer trước đây đã nói với Newsweek: “Thật khó để không ủng hộ sức mạnh không quân khi bạn thấy những gì đã xảy ra ở Serbia hoặc trong trận chiến Bão táp sa mạc. Khi bạn có thể bay theo ý muốn của mình, bạn cung cấp không gian cơ động và lớp bảo vệ phía trên và tước đoạt ưu thế của đối phương. Tôi tin rằng ưu thế trên không của người Ukraine là công cụ để mang lại kết quả nhanh chóng cho cuộc chiến này”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine qua email để bình luận.
4. Người dẫn chương trình truyền hình Nga kêu gọi phá hủy các thủ đô quan trọng của NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Host Calls for Destruction of Key NATO Capitals”, nghĩa là “Người dẫn chương trình truyền hình Nga kêu gọi phá hủy các thủ đô quan trọng của NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phản ứng trước chuyến viếng thăm bất ngờ đến Thủ đô Kyiv của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, một người dẫn chương trình truyền hình nhà nước nổi tiếng của Nga đã lên tiếng ủng hộ việc tiêu diệt Kyiv cũng như hai thủ đô của NATO trong một chương trình phát sóng trên kênh Russia-1 do nhà nước điều hành.
Những bình luận của Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh Nga, được đưa ra khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào thứ Năm để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Sau các cuộc đàm phán, ông Stoltenberg nói với các phóng viên rằng Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập liên minh, đồng thời nói thêm rằng nước này phải có “khả năng răn đe để ngăn chặn các cuộc tấn công mới”. Cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi các lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành một cuộc xâm lược.
Trong một cuộc thảo luận trực tuyến gần đây với các chuyên gia Nga khác, Solovyov đã nói về “chiến tranh đang diễn ra trên lãnh thổ của chúng ta”, theo một đoạn clip được dịch trên Twitter của Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine.
“Belgorod đang bị pháo kích,” Solovyov nói, mặc dù không rõ liệu ông có đang đề cập đến vụ một quả bom được thả xuống thành phố của Nga mà quân đội nước ông sau đó cho biết đã vô tình thả xuống từ một trong những máy bay chiến đấu của chính họ hay không.
“Solovyev muốn tiêu diệt Kyiv, Warsaw và Berlin.
Các nhà tuyên truyền khác của Nga đồng ý với ý tưởng này nhưng thích làm điều đó mà không có vũ khí hạt nhân,” Anton Gerashchenko viết.
Sau đó, Solovyov nói về việc Donetsk bị “đạn pháo”, như một minh chứng khác rằng các lãnh thổ của Nga đang bị tấn công mặc dù thành phố này thuộc vùng Donetsk của Ukraine hiện đang bị lực lượng Nga xâm lược. Vào tháng 9 năm 2022, Putin tuyên bố sáp nhập vùng Donetsk cùng với ba vùng lãnh thổ bị xâm lược khác—Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia.
Theo Solovyov, việc các thành phố bị “tấn công” sẽ biện minh cho các cuộc tấn công vào thủ đô của Ukraine, Ba Lan và Đức.
“Đó là lý do tại sao cần phải... tiêu diệt Kyiv, Warsaw, Berlin,” Solovyov nói.
Những khách mời khác trong chương trình nhanh chóng xen vào rằng việc phá hủy các thành phố có thể được thực hiện mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân.
“Ồ, bạn không thích từ 'hạt nhân' à? Bạn không ngại phá hủy nhưng không muốn có từ 'hạt nhân'. Được rồi, tốt, bạn không thích nó, nhưng tôi thì thích lắm,” Solovyov nói.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh, và đã viết trên trang web của mình vào năm ngoái trong một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền năng nổ nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.
Solovyov được biết đến với việc đưa ra những lời đe dọa táo bạo, chẳng hạn như nói rằng Nga nên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào bất kỳ quốc gia nào cố gắng bắt giữ Putin theo lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành vào tháng 3 vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Ông cũng đã nhiều lần ủng hộ Mạc Tư Khoa sử dụng khả năng hạt nhân của mình để chống lại các quốc gia ủng hộ Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
5. Lính Nga say rượu đâm hệ thống phòng không S-400 quý giá xuống mương
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Drunk Russian Soldier Crashes Prized S-400 Air Defense System Into Ditch”, nghĩa là “Lính Nga say rượu đâm hệ thống phòng không S-400 quý giá xuống mương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông địa phương đưa tin, một người lính say rượu đã đâm hệ thống phòng không S-400 xuống một con mương ở vùng Tula của Nga hôm thứ Năm.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin rằng một hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 đã bị rơi và lật trong một con mương cạnh đường cao tốc.
S-400 là hệ thống hỏa tiễn đất đối không di động, gọi tắt là SAM, do Nga thiết kế, có khả năng tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình, đồng thời có khả năng phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo giai đoạn cuối, tổ chức tư vấn Trung tâm Chiến lược, gọi tắt là CSIS, có trụ sở tại Mỹ cho biết.
Baza, một kênh Telegram của Nga thường xuyên đăng thông tin về các vấn đề an ninh trong nước, đưa tin rằng người lính Nga, 33 tuổi, người đã làm hỏng hệ thống phòng không đã không vượt qua được cuộc kiểm tra của máy phân tích hơi thở, cho thấy có nồng độ cồn.
“Hôm qua, một quân nhân đã mất kiểm soát và làm lật chiếc máy kéo có hệ thống hỏa tiễn phòng không xuống một con mương,” thông báo cho biết.
Kênh này cho biết một phương tiện quân sự kéo một hệ thống phòng không đang di chuyển như một phần của đoàn xe gồm 8 phương tiện. Chiếc xe do người đàn ông 33 tuổi điều khiển tụt lại phía sau đoàn xe rồi rẽ ra khỏi đường cao tốc và bị lật.
Baza đưa tin: “Chiếc xe tải rơi ngay trên đống hỏa tiễn, nhưng may mắn là đạn không được kích hoạt.”
Theo kênh Telegram, quân nhân Nga bị gãy tay khi phương tiện bị lật.
“Chiếc xe bị lật, nhưng kiểm tra tại chỗ cho thấy thắng xe đã bị hỏng nên họ quyết định để chiếc xe tại chỗ dưới sự bảo vệ của cảnh sát và quân đội.”
Theo Baza, một quân nhân hợp đồng có thể bị truy tố theo một điều khoản của Bộ luật Hình sự Nga về tội làm hư hỏng tài sản quân sự do cẩu thả.
Các kênh Telegram của Nga Mash and Shot đã chứng thực báo cáo của Baza.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vụ việc. Newsweek đã liên hệ với Bộ qua email để nhận xét.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã công bố đoạn phim từ hiện trường trên tài khoản Twitter của mình hôm thứ Năm.
“Hệ thống hỏa tiễn S400 rơi xuống mương trên đường cao tốc gần Tula, Nga,” ông viết trên Twitter. “Việc này xảy ra vào buổi sáng, nhưng theo báo cáo thì chiếc xe vẫn nằm đó.”
“Giá trị của hệ thống hỏa tiễn như vậy là khoảng 160 triệu USD.”
Theo CSIS, Nga bắt đầu phát triển S-400 vào năm 1993. Nước này chủ yếu sử dụng loạt hỏa tiễn 48N6, cho phép nó tấn công các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 250 km và các hệ thống này có khả năng đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo trong bán kính 60 km.
6. Quan chức Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo chạy đua vũ trang “không thể kiểm soát”
Bộ Ngoại giao Nga đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang “không thể kiểm soát” và nhấn mạnh Nga cần phải tăng cường tiềm lực hỏa tiễn chiến thuật.”
“Về bản chất, chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang hỏa tiễn với những hậu quả khó dự đoán. Hàng chục tỷ đô la đang được đầu tư vào cải tiến công nghệ hỏa tiễn. Quá trình này trở nên không thể kiểm soát được,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói.
Bà ta cho rằng “rõ ràng Nga cần xây dựng tiềm năng hỏa tiễn chiến thuật, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng và dự trữ vũ khí hỏa tiễn trước để đối phó hiệu quả với bất kỳ thách thức nào đối với an ninh quốc gia, kể cả ở Kaliningrad, nơi NATO đang trên đường chiếm lãnh thổ Nga dưới họng súng của hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Mỹ”.
Vùng đất tách rời Kaliningrad của Nga là một lãnh thổ bị cô lập nhưng có ý nghĩa chiến lược trên bờ biển Baltic.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái, các chuyên gia đã lo ngại rằng Kaliningrad có thể trở thành điểm nóng trong căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Âu Châu. Đây là lãnh thổ cực tây của Nga và là phần duy nhất của đất nước được bao quanh bởi các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu; Lithuania đứng giữa nó và Belarus, một quốc gia đồng minh của Nga, trong khi Ba Lan giáp với nó ở phía nam.
Bộ Ngoại Giao Nga cho rằng một khi hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START hết hạn vào năm 2026, có thể có một “khoảng trống” trong sự ổn định chiến lược.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2 cho biết ông đang đình chỉ việc nước mình tham gia hiệp ước với Hoa Kỳ, gây nguy hiểm cho hiệp ước cuối cùng còn lại quy định hai kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Hiệp ước đặt ra giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân tầm xa được triển khai mà cả Mỹ và Nga có thể sở hữu. Lần cuối cùng nó được gia hạn vào đầu năm 2021 trong 5 năm, nghĩa là hai bên sẽ sớm cần bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác.
7. Medvedev của Nga nói rằng Anh là đối phương vĩnh cửu của Nga, sau các lệnh trừng phạt mới nhất của Anh
Cựu Tổng thống Nga và Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, đã gọi Anh là “đối phương vĩnh cửu của chúng ta” sau khi chính phủ Anh áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân Nga.
“Ai quan tâm đến quyết định của họ? Nước Anh đã và sẽ luôn là đối phương vĩnh cửu của chúng ta, ít nhất là cho đến khi hòn đảo kiêu ngạo và ẩm ướt khốn khổ của họ bị cuốn xuống đáy biển sâu âm u bởi một làn sóng được tạo ra bởi hệ thống vũ khí tối tân của Nga,” Medvedev cho biết như trên.
Chính phủ Anh đã trừng phạt một thẩm phán Nga và hai cá nhân khác mà họ cho là có liên quan đến vụ bắt giữ nhà phê bình điện Cẩm Linh Vladimir Kara-Murza. Các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc đóng băng tài sản và cấm đi lại.
Hôm thứ Hai, Kara-Murza đã bị kết án 25 năm tù vì tội phản quốc và các tội danh khác.
Bản án được đưa ra sau khi ông công khai lên án cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine. Kara-Murza ban đầu bị giam giữ một năm trước, vài giờ sau cuộc phỏng vấn với CNN, trong đó anh ta chỉ trích “chế độ của những kẻ giết người” trong bộ máy của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
8. Tướng hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết các lực lượng Nga có kỷ luật “xói mòn” và tinh thần “tồi tệ” trong cuộc xâm lược Ukraine
Trong khi quân đội Ukraine “tiếp tục thể hiện rất tốt” trong cuộc chiến chống lại Nga, thì quân đội Nga lại thiếu ý chí và tinh thần, Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết như trên hôm thứ Sáu.
“Không giống như các lực lượng Ukraine, những người có động lực cao để chiến đấu cho đất nước của họ, đấu tranh cho tự do, dân chủ và lối sống của họ, người Nga thiếu lãnh đạo, họ thiếu ý chí, tinh thần kém và kỷ luật đang bị xói mòn,” Milley phát biểu tại Đức cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine.
Milley cho biết Nga đang “tiêu tốn nhân lực đáng kể để đạt được rất ít” và thắt chặt luật nghĩa vụ quân sự của mình khi họ “nuôi công dân của mình một cách bừa bãi trong sự hỗn loạn của chiến tranh”.
“Trong năm qua, những lợi ích lãnh thổ tạm thời của Nga đã đi kèm với những tổn thất to lớn. Hàng trăm nghìn người Nga đã rời khỏi đất nước của họ bên cạnh con số thương vong rất cao,” ông nói. “Họ đang cố tránh tham chiến trong cuộc chiến của Putin.”
9. Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện lực lượng Ukraine vận hành xe tăng Abrams vào tháng tới, quan chức cho biết
Hoa Kỳ sẽ bắt đầu huấn luyện các lực lượng Ukraine về cách vận hành xe tăng Abrams vào tháng tới khi họ tìm cách đưa chúng vào chiến trường chống lại Nga trước khi mùa hè kết thúc.
Vào giữa tháng 5, xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ sẽ được gửi tới Grafenwoehr, Đức, nơi khoảng 250 người Ukraine sẽ trải qua khóa huấn luyện kéo dài 10 tuần với quân đội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã cho biết như trên.
Xe tăng là năng lực được Ukraine chờ đợi từ lâu, quốc gia đã chiến đấu với Nga trong hơn một năm. Tổng cộng, Mỹ đang cung cấp 31 xe tăng, tương đương một tiểu đoàn xe tăng Ukraine.
Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ gửi các phiên bản xe tăng M1A2 mới hơn, nhưng các quan chức cho biết vào tháng 3 rằng người Ukraine sẽ nhận M1A1 để đẩy nhanh đáng kể thời gian giao xe tăng.
Ngoài xe tăng do Mỹ cung cấp, Ukraine cũng nhận được xe tăng Leopard 2 của Đức và xe tăng Challenger của Anh. Các loại xe tăng và xe thiết giáp có khả năng tạo ra sự khác biệt trên chiến trường đối với quân đội Ukraine đang tham chiến, nhưng tác động sẽ không ngay lập tức do thời gian huấn luyện - chưa kể đến các yêu cầu hậu cần quan trọng để duy trì hoạt động của xe tăng.
Khoảng 8.800 binh sĩ Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện vũ khí kết hợp ở Đức và trở về Ukraine, Đại tá Martin O'Donnell, phát ngôn viên của Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu và Phi Châu, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. Hiện tại, có khoảng 2.250 người Ukraine đang tiến hành huấn luyện vũ khí kết hợp ở Đức.
Austin đã gặp lại các quan chức đồng minh vào thứ Sáu trong khuôn khổ Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine ở Ramstein, Đức. Austin cho biết nhóm đã cung cấp hơn 55 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
“Putin nghĩ rằng ông ấy có thể dễ dàng lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ ở Kyiv. Ông ấy nghĩ rằng thế giới rộng lớn hơn sẽ cho phép ông ấy thoát khỏi sự trừng phạt. Ông ấy nghĩ rằng sự đoàn kết của chúng ta sẽ tan vỡ. Nhưng ông ấy đã sai - về mọi mặt,” Austin nói
Đức, Ba Lan và Ukraine cũng đã ký một thỏa thuận vào thứ Sáu để thành lập một trung tâm ở Ba Lan để sửa chữa xe tăng chiến đấu Leopard 2, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius nói với các phóng viên.
Pistorius nói rằng tất cả các bên đã đồng ý về cách tài trợ cho nó và nói rằng việc vận hành trung tâm có thể bắt đầu vào cuối tháng Năm.
10. Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi đợt viện trợ thứ hai của Liên Hiệp Âu Châu để mua sắm đạn dược
Một tuần sau khi Liên minh Âu Châu thông qua một quỹ trị giá khoảng 1,1 tỷ đô la để bồi hoàn cho các quốc gia đã gửi đạn dược tới Ukraine, ngoại trưởng Ukraine đã yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu xúc tiến đợt viện trợ thứ hai.
Trong một tweet hôm thứ Sáu, Dmytro Kuleba nói rằng trong cuộc điện đàm với người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, ông đã cảm ơn ông ấy “vì tất cả sự hỗ trợ quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm 1 tỷ euro mới nhất cho nhu cầu đạn dược ngay lập tức.”
Kuleba cho biết ông đã kêu gọi Borrell “giúp hoàn tất các cuộc thảo luận về đợt mua sắm chung thứ 2 trị giá 1 tỷ euro hay 1,12 tỷ USD, càng sớm càng tốt để bảo đảm an ninh ở Âu Châu.”
Đổi lại, Borrell đã nói trong một tweet hôm thứ Sáu rằng “sự khẩn cấp là rõ ràng” và Liên Hiệp Âu Châu đang tìm cách cung cấp đạn dược một cách nhanh chóng.
Tôi đã nói chuyện với Ngoại trưởng Dmytro Kuleba để xác nhận rằng Liên Hiệp Âu Châu đang thực hiện các cam kết cung cấp đạn dược cho Ukraine.
Kể từ ngày 9 tháng 2, hơn 66% trong số 1 tỷ euro đầu tiên đã được giao.
Quyết định của Liên Hiệp Âu Châu hồi đầu tháng này đã thực hiện phần đầu tiên của thỏa thuận do các thành viên của họ đưa ra vào ngày 20 tháng 3 nhằm đẩy nhanh việc cung cấp và mua sắm chung đạn pháo, là khí tài chiến tranh mà Ukraine đang sử dụng nhanh chóng để phòng thủ trước cuộc xâm lược của Nga.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết biện pháp này bao gồm các kho dự trữ hiện có “hoặc từ việc sắp xếp lại các đơn đặt hàng hiện có” trong khoảng thời gian từ ngày 9 tháng 2 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023.
11. Cơ quan An ninh Liên bang Nga tìm cách bắt nhà báo Bellingcat
Các nhà điều tra Nga đã yêu cầu Tòa án Lefortovo của Mạc Tư Khoa ra lệnh bắt vắng mặt nhà báo Bellingcat Christo Grozev với cáo buộc “vượt biên trái phép qua biên giới Liên bang Nga”, theo hãng thông tấn chính thức TASS.
Năm ngoái, Bộ Nội vụ Nga đã đưa Grozev vào danh sách truy nã của Nga.
Grozev, người Bulgary, là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra vụ lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny bị các đặc vụ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok vào năm 2020. Cuộc điều tra của ông về Bellingcat đã tiết lộ danh tính của một nhóm FSB đã đầu độc Navalny vào tháng 8 năm 2020.
Nhà báo này cũng đã đưa tin rộng rãi về sự dính líu của Nga vào một số tội ác quốc tế nổi tiếng, bao gồm vụ bắn rơi Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine năm 2014 và vụ đầu độc Sergei và Yulia Skripal năm 2018 ở Vương quốc Anh. Mạc Tư Khoa đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ trách nhiệm nào đối với một trong hai vụ tấn công.
12. Austin cho biết các đồng minh đã cung cấp 55 tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết các nhà lãnh đạo quốc phòng phương Tây đã sẵn sàng trong việc xây dựng những “tiến bộ đầy ấn tượng” khi phát biểu khai mạc cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ 11 tại Đức vào hôm thứ Sáu.
“Đã gần một năm kể từ khi nhóm này gặp nhau lần đầu tiên ngay tại Ramstein này, nhóm liên lạc này đã bắt đầu từ một quan điểm rõ ràng và đúng đắn.”
“Hơn một năm sau, Ukraine vẫn đứng vững,” Austin nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhóm đã cung cấp hơn 55 tỷ đô la hỗ trợ an ninh.
Austin vạch ra các thiết bị quân sự mà các nước trong nhóm đã cung cấp cho Ukraine, bao gồm cả đạn dược và xe tăng Leopard. Nhóm được thành lập vào tháng 6 năm 2022, bao gồm hơn 40 quốc gia.
“Nhóm liên lạc này cũng cung cấp các hệ thống phòng không để bảo vệ bầu trời và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Điều đó bao gồm các hệ thống Patriot của Hoa Kỳ, Đức và Hà Lan.”
Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot, có hiệu quả cao trong việc đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hành trình, được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến và hiệu quả nhất.
“Những nỗ lực chung của chúng ta đã tạo ra sự khác biệt lớn đối với những người bảo vệ Ukraine trên chiến trường,” bộ trưởng quốc phòng nói thêm.
Austin cảm ơn các đối tác vì sự hỗ trợ vững chắc của họ, đồng thời đề cập đến kế hoạch của Liên minh Âu Châu nhằm tăng cường sản xuất và vận chuyển đạn dược cho Ukraine.
“Nhóm liên lạc này đoàn kết hơn bao giờ hết,” Austin kết luận, đồng thời nói thêm, “chúng ta sẽ không để bất cứ điều gì phá vỡ sự đoàn kết của chúng ta.”
Bạo loạn ở Pakistan liên quan cáo buộc báng bổ Hồi Giáo. Bí quyết thoát cơn cám dỗ của Nhà Trừ Tà
VietCatholic Media
17:06 22/04/2023
Bạo loạn lớn ở Pakistan liên quan đến cáo buộc báng bổ nhà tiên tri Hồi Giáo
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một công dân Trung Quốc với cáo buộc báng bổ sau khi anh ta bị cáo buộc xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad, nhà chức trách cho biết hôm thứ Hai. Theo luật chống báng bổ gây tranh cãi của Pakistan, một người phạm tội báng bổ sẽ bị kết án tử hình.
Cảnh sát chỉ xác định người đàn ông này là ông Điền (Tian, 田) đến từ Trung Quốc và cho biết ông bị bắt vào tối Chúa Nhật, vài giờ sau khi hàng trăm cư dân và người lao động làm việc trong một dự án xây đập chặn một con đường cao tốc quan trọng và biểu tình dữ dội để yêu cầu bắt giữ ông.
Cuộc biểu tình diễn ra tại thị trấn Komela - nằm gần địa điểm xây dựng đập Dasu, dự án thủy điện lớn nhất ở Pakistan - thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, giáp biên giới Afghanistan, theo lời cảnh sát trưởng địa phương Naseer Khan.
Khan cho biết các viên chức cảnh sát đã nhanh chóng phản ứng với các cuộc biểu tình bằng cách “giải cứu và bắt giữ” công dân Trung Quốc, người sau đó được trực thăng quân đội chở đến thành phố Abbottabad ở phía tây bắc vì lo ngại anh ta có thể bị người dân tấn công. Khan cho biết an ninh cho các kỹ sư và công nhân xây dựng Trung Quốc khác đã được tăng cường hơn nữa trong thị trấn, nơi tình hình vẫn rất căng thẳng sau khi người đàn ông bị bắt giữ.
Theo Khan, các cáo buộc phát sinh từ bất đồng tại nơi làm việc: Điền bị cáo buộc đã trở nên khó chịu và khiển trách hai tài xế địa phương vì đã dành quá nhiều thời gian trong công việc để cầu nguyện. Những người lao động khác sau đó cho rằng anh ta đã xúc phạm nhà tiên tri.
Cảnh sát cho biết Điền, người chịu trách nhiệm về vận tải hạng nặng tại dự án, sẽ bị xét xử theo luật báng bổ nếu các nhà điều tra chứng minh được anh ta xúc phạm đạo Hồi. Không có bình luận ngay lập tức từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Islamabad.
Khan cho biết, đường cao tốc bị chặn sau đó đã thông xe trở lại và công việc tiếp tục tại đập Dasu, nơi có rất nhiều người Trung Quốc và hàng trăm người Pakistan làm việc trong dự án.
Các cuộc tấn công của đám đông nhằm vào những người bị buộc tội báng bổ và thậm chí treo cổ nạn nhân rất phổ biến ở Pakistan, một quốc gia Hồi giáo bảo thủ. Các nhóm nhân quyền cho biết các cáo buộc báng bổ thường được sử dụng để đe dọa các nhóm thiểu số tôn giáo và dàn xếp thù oán cá nhân.
Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một đám đông giận dữ biểu tình bên ngoài một khu phức hợp rộng lớn là nơi ở của các công nhân xây dựng người Trung Quốc và Pakistan ở Komela. Có thể nghe thấy những người biểu tình hô vang “Chúa vĩ đại” trong khi lực lượng an ninh nổ súng chỉ thiên để giải tán đám đông.
Mặc dù các vụ bắt giữ người Hồi giáo và không theo đạo Hồi với tội danh báng bổ phổ biến ở Pakistan, nhưng hiếm khi người nước ngoài nằm trong số những người bị bắt.
Vào năm 2021, một đám đông đã hành quyết một người đàn ông Sri Lanka tại một nhà máy thể thao ở phía đông tỉnh Punjab và sau đó thiêu xác anh ta nơi công cộng vì cáo buộc anh ta xúc phạm các tấm áp phích có tên Nhà tiên tri Muhammad.
Vào tháng 7 năm 2021, công việc xây dựng đập Dasu bị đình chỉ trong vài tháng sau một vụ tấn công tự sát nhắm vào một chiếc xe buýt chở công dân Trung Quốc và Pakistan ở quận Kohistan, nơi có con đập. Vụ đánh bom đã giết chết 13 người, trong đó có 9 công dân Trung Quốc.
Trung Quốc đã nối lại công việc trong dự án vào năm ngoái, khi Pakistan tăng cường an ninh. Các kỹ sư Pakistan và Trung Quốc đang cố gắng hoàn thành dự án vào năm 2026.
Diễn biến hôm thứ Hai diễn ra vài ngày sau khi cảnh sát Punjab bắt giữ một phụ nữ Hồi giáo với tội danh báng bổ sau khi cô này tuyên bố mình là một nhà tiên tri Hồi giáo. Cô ấy đã bị bắt tại nhà sau khi một đám đông tụ tập bên ngoài yêu cầu cô ấy bị hành hình sau khi tin tức lan truyền về những tuyên bố bị cáo buộc là những lời tiên tri của cô ấy.
Trong khi đó, một đám đông người Hồi giáo dòng Sunni đã phá hủy một ngọn tháp tại một nhà thờ Hồi giáo của người thiểu số Ahmadis ở quận Sargodha ở Punjab.
Có khoảng nửa triệu người Ahmadis ở Pakistan, nơi có dân số 220 triệu người. Pakistan tuyên bố Ahmadi không theo đạo Hồi vào năm 1974. Nhà và nơi thờ cúng của Ahmadi thường là mục tiêu của các chiến binh Sunni, những người coi họ là dị giáo.
Amir Mahmood, phát ngôn viên của cộng đồng Ahmadi, cho biết vụ tấn công xảy ra trong đêm và được cho là có sự chứng kiến của cảnh sát. Không có bình luận ngay lập tức từ cảnh sát
Source:AP