Ngày 21-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một giâc mơ được thực hiện
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:18 21/04/2008
MỘT GIẤC MƠ ĐƯỢC THỰC HIỆN

Tôi sinh ra tại một làng nhỏ nằm về mạn Đông nước Ba Lan, trong một gia đình có 7 người con. Gia đình tôi thật nghèo nhưng chúng tôi sống thật hạnh phúc. Cha Mẹ tôi là tín hữu Công Giáo đạo đức.

Ngày quan trọng nhất đời tôi diễn ra. Đó là ngày tôi được hồng phúc rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU lần đầu. Năm đó tôi 9 tuổi rưỡi. Dĩ nhiên không có chuyện tiệc tùng, quà cáp gì cả, ngoại trừ một quyển sách lễ nhỏ và một Thánh Giá. Nhưng đối với tôi, chính việc rước Mình Thánh Chúa mới là điều chính yếu.

Tôi xúc động mạnh đến nỗi, sau khi rước lễ, tôi bị xỉu. Người ta mang tôi về nhà và đặt tôi nằm trên giường. Và buổi chiều hôm đó, trong giấc mơ, tôi trông thấy mình ngồi trên một tảng đá lớn. Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA mặc áo trắng, đứng gần tôi. Tôi nắm tay Chúa. Chúa có hình dáng một Đứa Trẻ bằng tuổi tôi. Chúa đứng phía trước Đức Mẹ. Rồi có lúc, Đức Mẹ nắm lấy tay tôi. Đức Mẹ nói với tôi:

- Thôi, Chúa và Mẹ đi đây!

Tôi nài nĩ:

- Cho con đi theo với! Đừng bỏ con lại!

Đức Mẹ dịu dàng trả lời:

- Con đừng khóc.. Rồi con sẽ đến sống gần Mẹ. . Và Mẹ, Mẹ sẽ đến sống bên những người thân của con.

Nói xong, Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ bay bổng lên cao, bên trên ngôi nhà Cha Mẹ tôi, trong một nhà nguyện lộng lẫy có đầy ánh sáng lấp lánh màu đỏ. Rồi Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA đi về hướng Tây Nam. Tôi nhớ như in chi tiết này.

Khi Má tôi đến đánh thức tôi dậy, tôi liền kể cho Mẹ nghe giấc mơ tôi vừa trông thấy. Mẹ tôi bảo đừng kể cho ai nghe, nhưng hãy cầu nguyện. Mãi đến hôm nay, trọn giấc mơ vẫn còn ghi đậm trong trí nhớ và trong trái tim tôi.

Thời gian trôi qua. Thân phụ tôi qua đời rồi chị tôi đi Pháp và lấy chồng bên Pháp. Sau đó Mẹ tôi cũng bằng lòng cho tôi đi Pháp. Năm đó tôi gần 18 tuổi.

Ngày 5-10-1945, một người bạn rủ tôi cùng đi Issoudun, một làng nhỏ nằm ở miền Trung nước Pháp. Khi chúng tôi đến nơi, trời đã xế chiều. Có người chỉ cho tôi tháp chuông và nói:

- Đó là đền thờ Đức Bà Thánh Tâm.

Tôi bước vào đền thờ và trông thấy bức tượng Đức Mẹ MARIA và Đức Chúa GIÊSU đứng phía trước, chung quanh lấp lánh nhiều ngọn đèn màu đỏ. Đó là bức tượng Đức Bà Thánh Tâm, vì Đức Chúa GIÊSU có Trái Tim lộ ra trước ngực. Bức tượng này giống y như hình ảnh Đức Mẹ MARIA và Đức Chúa GIÊSU Thánh Tâm mà tôi trông thấy trong giấc mơ ngày tôi rước lễ lần đầu. Tôi cảm động đến khóc ròng!

Sau lần viếng thăm đền thờ Đức Bà Thánh Tâm ở Issoudun, tôi quyết định dọn về sống tại đây, và rồi lập gia đình cũng tại đây. Tôi sung sướng sống nơi đây, hạnh phúc với gia đình và được ở bên cạnh Đức Bà Thánh Tâm.

Năm 1967, lần đầu tiên tôi trở lại viếng thăm quê hương Ba Lan yêu dấu, sau 27 năm xa cách. Tôi cảm động biết bao khi gặp lại Mẹ già và các anh chị em con cháu trong gia đình.

Trước đó, tôi có nhường phần đất gia tài của tôi cho người em trai. Em tôi xây một nhà nguyện nhỏ trên phần đất này. Nhưng nhà nguyện chỉ thô sơ bằng gỗ, do đó em tôi muốn tu sửa lại bằng gạch cho chắc và xây lớn hơn. Em nhờ tôi liên lạc với một tổ chức từ thiện nào đó, để giúp em có tiền sửa lại ngôi nhà nguyện.

Khi tôi trở lại Pháp và trình bày với Cha Quản Đốc đền thờ Đức Bà Thánh Tâm ở Issoudun, thì bất ngờ Cha hứa sẽ biếu nhà nguyện một bức tượng Đức Mẹ. . Không ngờ, bức tượng này cũng cùng một mẫu với bức tượng của đền thờ Đức Bà Thánh Tâm và đúng là hình ảnh Đức Mẹ MARIA và Đức Chúa GIÊSU Thánh Tâm mà tôi trông thấy ngày còn nhỏ.

Sau nhiều cố gắng vượt bực, bức tượng cao 2 mét 10 và nặng 200 kílô cũng đến được ngôi nhà nguyện của làng tôi vào một ngày trong năm 1987.. Tôi hân hạnh có mặt trong buổi lễ đặt tượng Đức Mẹ trong nhà nguyện. Mẹ tôi cũng có mặt. Năm đó Mẹ tôi đã ngoài 90 tuổi. Mẹ tôi sung sướng và cảm động nói với tôi:

- Giờ đây, mọi sự đã được thực hiện, Mẹ có thể nhắm mắt ra đi. Chúa đang gọi Mẹ!

Mẹ tôi qua đời một tháng sau đó.

Phần tôi, chính tôi cũng trông thấy thực hiện lời Đức Mẹ MARIA hứa với tôi trong giấc mơ ngày tôi rước lễ lần đầu:

- Và Mẹ, Mẹ sẽ đến bên những người thân của con!

Muôn vàn cảm tạ lòng nhân lành bao la của Đức Mẹ MARIA.

Chứng từ của bà Caroline Zagula, tín hữu Công Giáo Ba Lan.

... ”Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé anh em. . Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó. . Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” (Matthêô 7,6/12-14).

(”Annales d'Issoudun”, Mai/1993, trang 164-167)
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 21/04/2008
CON NGỖNG NGÔNG CUỒNG TỰ ĐẠI

N2T


Một anh nông phu đuổi một bầy ngỗng trắng đi trên đường, thời gian họp chợ sắp đến rồi, nhưng đường lại còn quá dài. Anh nông phu đưa cây gậy trúc trong tay lên, tức lồng lộng đuổi bầy ngỗng, muốn chúng nó đi nhanh chút xíu.

Bầy ngỗng lúc này cũng tức đầy bụng, chúng nó chận một người qua đường và tố khổ: “Trên thế giới còn có ai đáng thương hơn chúng tôi không, cái ông nông phu ấy đối xử với chúng tôi rất là thô lỗ, ông ta nên tôn kính chúng tôi chứ !”

Người khách qua đường tò mò hỏi: “Tại sao bác nông phu phải tôn kính các ngươi chứ ?”

Bầy ngỗng mồm năm miệng mười nói: “Chúng tôi có thể là những hậu duệ của danh môn, tổ tiên của chúng tôi đã từng cứu giúp thành La mã, mọi người vì đó mà tổ chức lễ hội kỷ niệm rất lớn.”

Người khách lại hỏi: “Như vậy còn các ngươi thì sao, có công lao gì nào ?”

Bầy ngỗng ngớ người ra một hồi không hiểu gì cả nên nói: “Tổ tiên của chúng tôi đã...”

Lần này thì người khách không cần khách sáo nữa bắt chẹt chúng nó: “Tổ tiên của các ngươi quả thật là phi thường, nhưng chuyện đó và các người thì có quan hệ gì chứ, ta muốn biết các ngươi tự mình có cống hiến gì cho nhân loại không ?”

Bầy ngỗng lại ngớ người ra, qua một lúc sau vẫn cứ nói: “Công của tổ tiên chúng tôi cứu thành La Mã rất lớn, về điểm này không phải chúng tôi đã nói qua nhiều lần rồi sao ?”

Người khách lại hỏi như trước: “Điều ta hỏi là: các người đã làm được những việc gì ?”

- “Chúng tôi ư, cái gì chúng tôi cũng không biết”, bầy ngỗng nói tiếp: “Chúng tôi thật đáng thương, bị ông nông phu thô lỗ ấy đánh lằn ngang lằn dọc khắp người.”

Người khách nói: “Vinh quang thuộc về bầy ngỗng đã cứu thành La Mã, tức là tổ tiên của các ngươi, nhưng các ngươi chẳng có quan hệ chút xíu nào đến vinh quang của tổ tiên cả. Các ngươi chỉ xứng đáng bị đuổi gấp gấp như thế đến chợ cho người ta mua về giết chết để làm thức ăn mà thôi.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Các tổ tiên có đầy đủ thành tựu quang vinh, và hoàn toàn không thay mặt thân phận của chúng ta, để chúng ta đi so sánh mình “cao quý” hơn người khác. Tôn kính là cần phải tự mình có được, và trước khi muốn được người khác tôn kính, thì trước tiên phải kiểm điểm coi lại mình có chỗ nào đáng tự hào hay không đã, bởi vì sự tôn kính của người khác dành cho mình, chính là do tư cách hành xử của mình trong cuộc sống đời thường, chứ không phải do tổ tiên để lại.

Chúa Giê-su đã quở trách những người biệt phái và Pha-ri-sêu, vì họ tự cho mình là con cháu của tổ phụ Ap-ra-ham (Ga 8, 39-59) để rồi coi thường những người khác..

Hãy tự hào về những thành quả dựng nước và giữ nước của tổ tiên mình, nhưng không thể lấy vinh quang của tổ tiên để làm vinh quang cho mình, rồi vênh váo coi người khác là không có công lao gì cả.

Người Ki-tô hữu tự hào về đức tin của tổ phụ Ap-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp; người Ki-tô hữu cũng tự hào về các thánh nam nữ của mình vì cuộc sống trỗi vượt của các ngài; và người Ki-tô hữu Việt Nam thì tự hào về các thánh tử đạo của mình, và cố gắng noi gương của các ngài sống giữ vững đức tin, kiên trì trong thử thách, trung thành với Chúa Giê-su và giáo huấn của Hội Thánh...

Tự hào về tổ tiên và noi gương giữ đạo anh hùng của tổ tiên để được người khác kính trọng, đó là sự kính trọng có ý nghĩa hơn cả.

Các em thực hành:

- Luôn đọc truyện các thánh, nhất là thánh bổn mạng của mình, để noi gương các ngài.

- Luôn cầu nguyện với các thánh, nhất là thánh bổn mạng của mình, để xin các ngài cầu bàu cho mình.

- Luôn để ý đến lời nói và hành động của mình cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 21/04/2008
N2T


31. Thánh Thể là nơi ẩn giấu các ân sủng kỳ diệu, duy chỉ có các tôi trung của Chúa Giê-su mới có thể nhận ra được; những tôi tớ bất trung, người thường phạm tội, hoàn toàn không thể nghiệm được.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Giới thiệu chương trình Giáo Lý Phổ Thông Tại Giáo Phận Quy Nhơn
LM. Giacôbê Đặng Công Anh
22:31 21/04/2008
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ PHỔ THÔNG TẠI GIÁO PHẬN QUY NHƠN

Theo thỉnh nguyện của các cha Hạt Trưởng và Ban Giáo Lý Giáo Phận, Đức Giám Mục Giáo Phận đã chấp thuận cho áp dụng bộ sách Chương Trình Giáo Lý Phổ Thông theo tuổi kể từ niên khóa 2008-2009.

Chương trình này gồm các khối:

- Đồng Cỏ Non: 4-6 tuổi

- Sơ Cấp: 7-9 tuổi

- Căn Bản: 9-12 tuổi

- Kinh Thánh: 13-15 tuổi

- Vào Đời: 16-18 tuổi

Với hiện tình Giáo Lý Viên của đa số các nơi, việc áp dụng sẽ tiến hành dần dần.

Trong niên khóa 2008-2009, chúng ta sẽ tập trung áp dụng hai khối Sơ Cấp (Rước Lễ Lần Đầu) và Căn Bản (Thêm Sức). Nơi nào có điều kiện, có thể áp dụng thêm chương trình Đồng Cỏ Non (Mẫu Giáo).

Sang niên khóa 2009-2010, những giáo xứ đã kịp chuẩn bị sẽ tiến dần lên các khối Kinh Thánh và Vào Đời; đồng thời sẽ triển khai áp dụng giáo trình Giáo lý Dự Tòng và Giáo lý Hôn Nhân theo CTGLPT.

Tại sao chúng ta cần thay đổi? Thay đổi thế nào? Khi thay đổi phải làm gì?

Xin trình bày 6 điểm:

- một chương trình đào tạo theo tuổi

- bảo đảm tối thiểu và vươn tới tối đa

- các chu kỳ CTGLPT và việc cập nhật hóa giáo trình

- hướng đào tạo linh hạnh giáo dân

- hợp tác liên giáo phận

- mấy điểm cụ thể khi áp dụng CTGLPT tại giáo phận Qui Nhơn

I. MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TUỔI

Hơn 30 năm rồi, hoàn cảnh mục vụ đang thay đổi tận gốc rễ mà ta quên mất:

- Xã hội đã chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, đô thị hóa, theo kinh tế thị trường.

- Không còn trường Công Giáo. Xuất thân từ trường nhà nước, các bạn trẻ từ 40 tuổi trở xuống đã được trang bị những cái nhìn về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về lịch sử, về xã hội và về cuộc sống rất khác với cái nhìn Kitô giáo.

- Văn hóa nghe nhìn và phong cách xã hội tiêu thụ đang tạo nên những con người khác xưa.

- Đến 70% thanh niên thiếu nữ lìa bỏ các giáo xứ miền quê tuốn về thành phố.

Trước những thay đổi ấy, việc dạy giáo lý không thể nào cứ hài lòng mãi với việc chuẩn bị xưng tội, rước lễ, thêm sức, nhưng phải cấp bách tự điều chỉnh để kịp thời giúp cho bạn trẻ tín hữu đứng vững được và chu toàn được sứ mạng mình trước hoàn cảnh mới.

A. THỂ NGHIỆM TẠI NHIỀU NƠI

Chương Trình Giáo Lý Phổ Thông hiện đang được áp dụng tại nhiều giáo phận. Theo thứ tự thời gian áp dụng chính thức, có: Giáo phận Vinh (1995), Giáo phận Nha Trang (1997), Giáo phận Đà Lạt (2002?). Mỗi giáo phận trong ba giáo phận này đều xin giấy phép xuất bản, in sách riêng và ghi rõ CTGLPT giáo phận mình. Ngoài ra, còn có Giáo phận Thanh Hóa dùng sách của Giáo phận Đà Lạt. Hầu hết các giáo xứ của Giáo phận Ban Mê Thuột, một số giáo hạt của giáo phận Phú Cường, của giáo phận Long Xuyên, giáo hạt Hóc Môn và một số giáo xứ của Giáo phận Sài Gòn dùng sách của Nha Trang.

Có sự chênh lệch phần nào về nội dung trong các ấn bản khác nhau nói trên. Giáo phận Vinh dùng phiên bản 1994 (Đồng Cỏ Non, 3 năm Sơ Cấp và 3 năm Căn Bản; 3 năm Kinh Thánh – riêng 3 năm Vào Đời do Ban Giáo Lý GP biên soạn lại); Giáo phận Đà Lạt còn dùng phiên bản 1996 (Đồng Cỏ Non, 2 năm Sơ Cấp và 4 năm Căn Bản; 3 năm Kinh Thánh; 3 năm Vào Đời); Giáo phận Nha Trang đã có phiên bản mới 3 năm cho khối Căn Bản (2006).

Giáo phận Qui Nhơn đang duyệt lại bản văn khối Căn Bản (lấy theo phiên bản 2006 của Nha Trang với một số thay đổi đáng kể), và đang cùng với Nha Trang duyệt lại bản văn khối Sơ Cấp, cả sách học sinh và sách giáo lý viên.

Được biết Giáo phận Hải Phòng cũng đang chuẩn bị thích nghi bản văn phần nào để tự xuất bản bộ sách “Chương trình Giáo lý Phổ Thông giáo phận Hải Phòng”.

Sở dĩ có việc thích nghi văn bản là vì mỗi nơi có thể có một số ưu điểm truyền thống thấy cần giữ lại trong chương trình canh tân.

Có độ chênh lệch về bản văn, nhưng tất cả đều theo một quan điểm chung: Tổ chức việc dạy giáo lý theo từng năm tuổi, từ 4 đến 18 tuổi để theo đuổi một sự đào tạo mục vụ toàn diện chứ không đơn thuần trang bị kiến thức giáo lý nhằm chuẩn bị cho các em lãnh nhận các bí tích. Mục đích của Chương trình giáo lý phổ thông là dùng việc dạy giáo lý làm nền để xây đắp một kế hoạch mục vụ giáo dục, nhằm đào tạo cho người tín hữu đạt tới một trình độ trưởng thành phổ thông về BIẾT và SỐNG, đúng với nội dung và phương hướng trong Sách Giáo lý chung mà Hội thánh ban hành năm 1992.

Chương trình đào tạo theo từng tuổi được đề ra là để ứng phó với tình cảnh thiếu trường Công Giáo, một sự thiếu thốn kéo dài nhiều chục năm qua và đã gây thiệt thòi quá lớn cho việc giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam.

B. GIÁO DỤC KITÔ GIÁO, MỘT CUỘC ĐÀO TẠO TOÀN DIỆN

Có trường Công Giáo, người tín hữu trẻ được hưởng một sự đào tạo nhiều mặt, có thể nói là toàn diện. Khi trường Công Giáo không còn, những người có trách nhiệm trong Giáo Hội vẫn không được quên cuộc đào tạo toàn diện ấy.

1. Cần giúp hiểu biết giáo lý thật vững chắc

- Những kinh nghiệm quý báu từ truyền thống tại Giáo Phận nhà

- Sách Giáo Lý Chung của Hội Thánh Toàn Cầu 1992

- Những vấn đề mới do xã hội văn minh tiêu thụ gây ra.

2. Cần giúp có đức tin sâu xa

- Đào sâu đức tin.

- Yêu mến Kinh Thánh.

- Đời sống nội tâm.

- Lòng khao khát nên thánh.

- Vun trồng ơn gọi.

3. Cần giúp sống đúng phong cách người tín hữu

- Luyện tính tốt.

- Nâng cao trình độ văn hóa.

- Tha thiết với các giá trị gia đình.

- Yêu quê hương dân tộc.

4. Cần giúp có tinh thần Hội thánh

- Tích cực tham dự Phụng vụ.

- Yêu mến Hội thánh.

- Có tinh thần truyền giáo, ý thức mình được sai đến.

- Ý thức về Đại kết Ki-tô giáo.

- Nhạy cảm về phát triển xã hội theo Tin mừng.

C. KHỞI ĐI TỪ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NHẤT

Những mặt cần đào tạo thì nhiều mà điều kiện quá eo hẹp Không còn trường Công Giáo, chỉ còn vỏn vẹn một giờ giáo lý hằng tuần. Do đó, cần bố trí việc đào tạo cách có kế hoạch và kiên trì theo đuổi nhiều năm.

Ý tưởng nòng cốt đã dẫn đến chương trình giáo lý theo tuổi là: “Làm sao để bảo đảm tối thiểu và vươn tới tối đa”. Ý tưởng ấy đã nẩy sinh từ những hoàn cảnh khó khăn nhất, bắt nguồn từ những buổi làm việc về giáo lý của một nhóm linh mục tại Đà Lạt năm 1978-1979 – Đã 30 năm rồi. Nhiều gia đình trôi giạt tới những góc trời hẻo lánh, mỗi năm chỉ về giáo xứ dự lễ được một vài lần, đang khi các linh mục rất khó mà đi thăm những giáo dân ở xa. Câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để giúp những gia đình lẻ loi ở vùng sâu vùng xa có thể tự dạy giáo lý cho con em mình cách phong phú? Phải biên soạn những giáo trình áp dụng thế nào để vừa có thể dùng được trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, vừa có thể triển khai theo sư phạm mới đến mức tối đa khi hoàn cảnh cho phép? Làm thế nào soạn được những thủ bản có khả năng bảo đảm tối thiểu để vươn tới tối đa?

II. BẢO ĐẢM TỐI THIỂU VÀ VƯƠN TỚI TỐI ĐA

Trước thách đố ấy, trong ba năm liền, những người biên soạn đã tập trung thực hiện giáo trình chuẩn bị Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu và giáo trình chuẩn bị Thêm Sức với những bài học để cha mẹ hoặc anh chị có thể cắt nghĩa dễ dàng cho con em trong khoảng 45 phút. Công việc đã xong cuối năm 1983. Lúc đầu các bài học ấy đã được áp dụng tại một số nơi ở mức bảo đảm tối thiểu. Năm 1991, Ban Giáo Lý Nha Trang đã vận dụng hai bản văn ấy để đẩy tới một chương trình theo sáu năm tuổi, từ 7 đến 12, áp dụng theo hướng vươn tới tối đa với những giáo án dọn sẵn cho giáo lý viên. Từ cơ sở ấy, Ban Giáo Lý Nha Trang đã biên soạn thêm các chu kỳ Sữa Đức Tin (0-3 tuổi), Đồng Cỏ Non (4-6 tuổi), rồi Kinh Thánh (13-15 tuổi) và Vào Đời (16-18 tuổi).

A. BẢO ĐẢM TỐI THIỂU

1. Trong hai giáo trình dọn Rước Lễ và Thêm Sức nói trên, phần chính của mỗi bài học là các câu hỏi đáp, cộng thêm những yếu tố dẫn nhập và kết luận, tạo thành một nội dung gọn gàng để dạy trong vòng một giờ. Mỗi bài gồm các yếu tố:

- Đề bài

- Câu Lời Chúa

- Các câu hỏi đáp nhịp nhàng dễ học thuộc lòng.

- Cầu nguyện

- Tâm niệm

- Thực hành

2. Với các yếu tố: Lời Chúa, nội dung giáo lý, cầu nguyện và với ý lực sống là câu tâm niệm và gợi ý thực hành (dưới dạng vần để dễ nhớ), mỗi bài học đều nhằm đẩy từ hiểu biết đức tin đến biến đổi đời sống.

3. Các câu tâm niệm và thực hành được phân phối rải đều, nhằm đào tạo đủ các mặt nói ở mục B phần I trên đây. Chắc hẳn chưa thấm vào đâu nhưng dù sao cũng gieo được cho cá em những định hướng tốt.

4. Mỗi năm cha mẹ (hoặc anh chị) nhận một quyển sách về giúp cho con em mình. Sau 3, 4 tháng có thể đưa tới gặp linh mục để được hướng dẫn thêm. Học xong sẽ nhận sách mới.

5. Chủ yếu là gồm hai năm Sơ Cấp (Rước Lễ) và ba năm Căn Bản (Thêm Sức).

Như thế chương trình này trước hết là để áp dụng cho những nơi ít điều kiện nhất. Cha mẹ hoặc anh chị chỉ cần theo thứ tự trong sách học sinh mà giải thích cho con em. Theo cái nhìn ấy, cả những nơi chỉ có một gia đình công giáo vẫn có thể áp dụng CTGLPT theo tuổi.

B. VƯƠN TỚI TỐI ĐA

1. Khi có thể dạy tập trung, sẽ tùy điều kiện mà vươn tới tối đa.

- Tùy số GLV nhiều ít, sẽ triển khai dần, có điều kiện tới đâu thì áp dụng tới đó.:

Y Trước hết là hai khối Sơ Cấp và Căn Bản:

· Rước lễ 1, 2: dùng sách Sơ cấp 1, 2

· Thêm sức 1, 2, 3: dùng sách Căn bản 1, 2, 3

Y Tiếp đến là các khối Đồng Cỏ Non, Kinh Thánh và Vào Đời:

· Đồng Cỏ Non 1, 2, 3.

· Kinh Thánh 1, 2, 3.

· Vào Đời 1, 2, 3.

Y Những nơi ít học sinh không đủ trải thành 12 lớp (7-18 tuổi) thì dựa trên 4 chu kỳ để thu gọn thành 4 lớp, mỗi lớp học 3 năm; hoặc chia thành 6 lớp cách nhau, mỗi lớp gồm 2 tuổi.

2. Dựa trên kết quả cuộc canh tân khoa giáo lý

Chương trình toàn bộ và chương trình mỗi chu kỳ được triển khai theo các nguyên tắc của khoa giáo lý canh tân:

Y Tập trung vào Chúa Ki-tô (DGL 5-9; SGLC 427-429)

Y Bắt nguồn từ Kinh thánh và Thánh truyền (DGL 20.27)

Y Triển khai theo lịch sử cứu độ và kinh Tin kính (DGL 28)

Y Theo phương pháp quy nạp, đi từ dễ đến khó (DGL 58. 59)

Y Mỗi chu kỳ đều học toàn vẹn giáo lý (DGL 50)

Y Tiến đến sự kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa trong Đức Ki-tô (DGL 5c. 20b)

III. CÁC CHU KỲ VÀ VIỆC CẬP NHẬT GIÁO TRÌNH CÁC KHỐI

A. CÁC CHU KỲ:

Chương trình giáo lý phổ thông chia ra làm 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 năm, riêng hai chu kỳ Sơ cấp (2 năm) và Căn bản (3 năm) sẽ giao động trong sáu năm, từ 7 đến 12 tuổi để dễ lo xong các bí tích khai tâm.

1. Chu kỳ 1-3 tuổi: SỮA ĐỨC TIN (hát ru)

2. Chu kỳ 4-6 tuổi: ĐỒNG CỎ NON 1-3 (giáo lý vườn trẻ)

3. Chu kỳ 7-9 tuổi: SƠ CẤP 1-2 (Rước lễ)

- Sơ cấp l: Thiên Chúa Ba Ngôi

- Sơ cấp 2: Hội thánh và đời sống làm con cái Chúa

Rước lễ lần đầu sau 8 tuổi.

4. Chu kỳ 9-12 tuổi: CĂN BẢN 1-3 (Thêm sức)

- Căn bản 1: Cựu ước và 10 điều răn

- Căn bản 2: Đức Ki-tô

- Căn bản 3: Hội thánh

Thêm sức sau 12 tuổi.

5. Chu kỳ 13-15 tuổi: KINH THÁNH 1-3

- Kinh thánh 1: Cựu ước

- Kinh thánh 2: Đức Ki-tô

- Kinh thánh 3: Hội thánh, các bí tích và lịch sử Hội thánh.

Trong chu kỳ này còn có các bài tổng hợp về nhân bản Ki-tô giáo, những điều cần biết về các sách Kinh thánh và lịch sử Hội thánh tại Việt nam. Học bằng thảo luận dựa trên bản văn Kinh thánh.

6. Chu kỳ 16-18 tuổi: VÀO ĐỜI 1-3

- Vào đời 1: “Tiếng gọi lên đường”: Các nhân vật Cựu ước sống Lời Chúa. Các vấn đề cá nhân và gia đình. Đời sống luân lý.

- Vào đời 2: “Đây, Chúa ở cùng chúng ta”: Phụng vụ và đời sống tâm linh.

- Vào đời 3: “Giữa lòng Hội thánh và thế giới”: Các vấn đề của Hội thánh và nhân loại.

Chương trình năm cuối này trình bày quan điểm của Hội thánh về những vấn đề xã hội, áp dụng phương pháp học và hành động theo mẫu XEM-XÉT-LÀM, chuẩn bị cho giới trẻ đảm nhận trách nhiệm của ki-tô hữu trưởng thành.

B. CẬP NHẬT GIÁO TRÌNH CÁC KHỐI

Phần chính của bộ CTGLPT đã xong năm 1994 – mỗi chu kỳ đều gồm 3 năm. Năm 1995, Ban Giáo Lý Giáo Phận Vinh xin được giấy phép xuất bản chính thức. Đang khi đó quyển Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (Sách Giáo Lý Chung: SGLC) được công bố năm 1992 đã khiến Ban Biên Soạn ở Nha Trang phải duyệt lại toàn bộ. Năm 1996 xong hết các giáo trình từ nhỏ đến hết lớp Kinh Thánh 3 – trong đó, chu kỳ Sơ Cấp rút xuống còn 2 năm và chu kỳ Căn Bản tăng thành 4 năm. Năm 1998 xong đến hết lớp Vào Đời 3.

1. Cập nhật các sách khối VÀO ĐỜI

Quyển “Bước Theo Thầy Giêsu” (Giáo Lý Vào Đời 2) soạn theo khung Linh Thao I Nhã, nhiều nơi không có giáo lý viên đủ kinh nghiệm để áp dụng. Do đó, năm 2003, đã được thay bằng giáo trình mới biên soạn “Đây, Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, dạy cầu nguyện theo Năm Phụng Vụ. Quyển Vào Đời 1 và Vào Đời 2 cũng có nhu cầu biên soạn lại cho dễ sử dụng hơn, nhưng chưa thực hiện được.

2. Cập nhật các sách khối CĂN BẢN

Trong sáu chu kỳ của CTGLPT, việc triển khai áp dụng SGLC đòi các ban biên soạn phải đầu tư nhiều cho giáo trình khối Căn Bản:

- Khối này dành cho tuổi 9-12 là tuổi quân bình, dễ tiếp thu, tuổi tiếp nhận vốn kiến thức và kinh nghiệm ghi dấu ấn mạnh trên cả đời Kitô hữu của các em;

- Do đó, giáo trình khối này phải cung cấp đủ lượng thông tin căn bản cả về giáo lý và kinh nghiệm sống đạo.

Trong phiên bản 1992-1996 của Nha Trang, khối Căn Bản có 3 năm. Năm 1995, Tiểu Ban Giáo Lý trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam do Đức Cha Nicôla Hùynh Văn Nghi đứng đầu, đã thực hiện bản hỏi đáp theo sát SGLC. Ban Giáo Lý Nha Trang đã dựa theo đó thể thực hiện giáo trình mới cho khối Căn Bản, kéo dài 4 năm. Đem vào áp dụng, việc kéo dài thành 4 năm có nhiều bất tiện, hơn nữa, một số kiến thức của giáo trình 4 năm không cần thiết cho tuổi 9-12. Do đó, từ năm 2003, Ban Giáo Lý Nha Trang đã xây dựng lại một giáo trình ba năm cho khối Căn Bản, cuối năm 2006 đã hoàn thành và chính thức đưa vào áp dụng.

Đầu năm 2008, Đức Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn chấp thuận cho thích nghi CTGLPT theo tuổi để áp dụng kể từ niên khóa 2008-2009. Ban Giáo Lý Qui Nhơn lấy lại giáo trình khối Căn Bản 2006 của Nha Trang và thực hiện ấn bản riêng với một số thay đổi như sau:

- Đem lại vào sách học sinh phần dẫn nhập trước mỗi bài. Phần dẫn nhập này giúp phụ huynh có thể giải thích bài học mà cần sách giáo lý viên.

- Duyệt lại một số câu hỏi đáp.

- Thay hai bài ôn tập của mỗi năm bằng hai bài định hướng về nhân bản và tâm linh.

- In các câu tâm niệm và thực hành vào sách học sinh (sách Nha Trang chỉ in những câu này trong sách giáo lý viên) để những gia đình sống lẻ loi ở các vùng xa có thể giải thích bài học cho con em mà không cần sách giáo lý viên.

2. Cập nhật các sách khối SƠ CẤP

Ban Giáo Lý Nha Trang và Ban Giáo Lý Qui Nhơn làm việc chung để cùng duyệt lại giáo trình khối Sơ Cấp với phương hướng sau đây:

- Trong giáo trình hiện hành của Nha Trang, sách Sơ Cấp năm II có 33 bài, sẽ rút lại thành 32 bài cho đồng bộ với các lớp khác.

- Bỏ bớt một số câu hỏi đáp không cần thiết. Sửa các câu hỏi đáp cho gọn nhẹ hơn, nhịp nhàng hơn để dễ học thuộc lòng.

- In lại sách học sinh khổ 10.5 cm x 21 cm, với hình minh họa và có phần dành cho học sinh ghi bài.

- Sửa lại sách giáo lý viên theo những gì đã sửa trong sách học sinh.

IV. ĐÀO TẠO THEO LINH HẠNH GIÁO DÂN

Dạy giáo lý là để giúp người tín hữu biết mình tin vào ai và biến đổi đời sống theo ý Đấng mình tin. Để tạo thuận lợi cho việc này CTGLPT theo đuổi hướng linh hạnh được đề ra trong tông huấn”Người ki-tô hữu giáo dân”. (Chỉ có một Linh Đạo là chính Đức Kitô, vì chính Ngài là Đường, nhưng trên Đường ấy có nhiều làn dành cho những loại xe nhanh chậm khác nhau và có cả lề đường dành cho bộ hành, gọi là những linh hạnh).

1. Một lớp giáo dân năng động

Thật vậy, hơn 90% học sinh giáo lý về sau sẽ là những tín hữu trong bậc giáo dân, sống và làm chứng giữa đời. Vì thế cần hướng dẫn tới việc đào tạo một lớp giáo dân mới đầy năng động, theo tinh thần Tông huấn “Người Ki-tô-hữu giáo dân”“Cả các bạn nữa hãy đi làm vườn nho cho tôi”.

CTGLPT nhắm giúp dân Chúa biến đổi đời sống, chuyển từ thái độ giữ đạo sang thái độ sống đạo. Để tránh không sản xuất ra những người tín hữu thụ động, máy móc, việc dạy giáo lý cần nhắm đào tạo người môn đệ say mê Thầy chí thánh. Đó là những người tha thiết muốn làm cho mọi người biết Thầy và làm cho Tin mừng của Thầy thấm nhuần tất ca.

Ở chu kỳ Sơ cấp và chu kỳ Căn bản, các câu hỏi đáp, các lời nguyện, các câu tâm niệm và thực hành được xếp để giúp cho các em nên người tín hữu tốt và công dân tốt. Riêng chu kỳ Căn bản có những bài luyện tính tốt, chu kỳ Kinh thánh có các bài dậy men Tin mừng và chu kỳ Vào đời là một chương trình chuyên biệt hướng thẳng tới mục tiêu này.

a. Tín hữu tốt

- Hiểu và sống giáo lý Tin mừng theo tuổi mình.

- Yêu mến Lời Chúa và Kinh thánh.

- Quảng đại dâng mình phục vụ Chúa trong ơn gọi giáo dân, linh mục, tu sĩ...

- Nỗ lực xây dựng Hội thánh và có ý thức đại kết.

- Xác tín vai trò men của mình trong xã hội thời đại sắp tới.

- Nhiệt thành với việc truyền giáo.

b. Công dân tốt

- Ham học và cầu tiến.

- Rèn tập các đức tính nhân bản.

- Yêu quê hương dân tộc.

- Biết làm việc chung và nỗ lực góp phần vào các trách nhiệm xã hội.

- Quý trọng các giá trị gia đình.

- Ý thức về sự phát triển xã hội theo tinh thần Tin mừng.

- Hiểu rõ và xác tín quan điểm của Hội thánh về các vấn đề xã hội.

2. Làm dậy men Tin mừng

Lịch sử Hội thánh Việt nam đã qua thời các thánh tử đạo và đang bước nhanh vào thời các thánh hiển tu. Thật vậy, người tín hữu ngày nay không còn phải đối đầu với cấm cách hoặc ý thức hệ nhưng là với chủ nghĩa duy vật thực hành, thực dụng và hưởng thụ.

Trong chương trình của Chúa Cha, giáo dân là những tín hữu sống giữa đời để thánh hóa mình và thánh hóa trần gian, làm chứng cho Chúa Ki-tô và mở rộng nước Ngài. Họ thuộc mọi tầng lớp xã hội, đang sinh sống và làm việc trong mọi ngành nghề. Nhờ bí tích rửa tội, họ được gia nhập Hội thánh, trở thành chi thể của Chúa. Họ cũng dự phần với Ngài trong sứ mạng cứu thế, thực hiện các vai trò ngôn sứ, tư tế và vương giả theo cách của họ. Trong các công việc họ làm, và tại nơi họ ở, họ có trách nhiệm làm cho mọi người được thấm nhuần Tin mừng, và làm cho mọi người được nhận biết Chúa Giêsu.

Môi trường của người giáo dân là “trần thế”. Như sen giữa đầm lầy, họ ở giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, họ phải có bản lãnh, không những để đứng vững không bị biến chất mà còn có sức biến đổi như men trong bột. CTGLPT nhằm giúp người giáo dân mạnh dạn nhập cuộc, không còn đứng ngoài nhìn vào với một thái độ ái ngại, thoái thác hoặc với những phê phán trịch thượng, nhưng quả cảm đưa đạo vào đời, với lòng tự tin của men, của muối, của người con Thiên Chúa, ôm lấy một thế giới đang chối bỏ Thiên Chúa để hoán cải nó, đưa về lại với Thiên Chúa.

CTGLPT giúp người tín hữu gắn bó với Chúa Ki-tô, đồng cảm với Chúa Ki-tô là tâm điểm của lịch sử cứu độ, và nhiệt thành lo cho công cuộc cứu độ của Ngài.

Chương trình này cũng nhằm giúp người tín hữu biết sống dưới ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần, biết nhận định các giá trị trần thế dưới ánh sáng Tin mừng để chọn lựa đúng, hướng mọi sự đến trật tự của Nước Trời.

Sau cùng, chương trình này muốn giúp người tín hữu sống được những điều đó trong lòng Hội thánh và cùng với Hội thánh. Người tín hữu sẽ nhiệt thành cộng tác với giám mục, với linh mục và với các anh chị em khác trong giáo xứ, giáo phận. Họ sẽ sống mầu nhiệm Hội thánh cùng lúc với việc sống mầu nhiệm Ba Ngôi: một Hội thánh hiệp nhất theo mẫu mực sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi. Họ sẽ xây dựng những cộng đoàn sống động theo mẫu của cộng đoàn tiên khởi trong sách Công vụ và những cộng đoàn thời khởi đầu của Hội thánh Việt nam.

3. Các nhân đức tự nhiên

Các sách Căn Bản của Qui Nhơn nhấn mạnh ba nhân đức gạch nối giữa tự nhiên và siêu nhiên theo thánh nữ Têrêxa Avila: Khiêm nhường, Từ bỏ và Yêu thương. Ba nhân đức này vừa gói ghém được các nhân đức tự nhiên, vừa dẫn tới ba nhân đức Tin, Cậy và Mến, hướng đến quyết tâm nên thánh bằng chu toàn bổn phận hiện tại với tình yêu mến.

Xã hội tiêu thụ và văn hóa nghe nhìn khiến bạn trẻ mất khả năng chú ý, mất khả năng suy luận phê phán, sống như những con thiêu thân. Việc dạy giáo lý cần giúp các em biết chú tâm vào việc đang làm, lời đang nói, chữ đang viết, tư tưởng đang nghĩ. Việc dạy giáo lý cần giúp các em ý thức và chu toàn việc nhỏ trong hiện tại với tình yêu mến lớn. Đó chính là con đường nên thánh.

4. Đời sống tâm linh

Ngoài những bài tổng hợp về cầu nguyện, việc đào tạo tâm linh ở hai chu kỳ Sơ Cấp và Căn Bản được rải đều trong các bài học, với các câu tâm niệm, thực hành và cầu nguyện giúp xây dựng tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa:

A. NHỮNG Ý LỰC

1. LÀM CON CÁI CHÚA CHA (Thiên Chúa là cứu cánh)

a. Phẩm giá làm con Thiên Chúa

b. Vì vinh danh Thiên Chúa

c. Đáp đền tình thương Thiên Chúa

d. Hoán cải trở về

e. Tin, cậy, mến

2. BƯỚC THEO CHÚA KI-TÔ

a. Đáp lời mời gọi

b. Yêu mến Lời Chúa

c. Hy sinh từ bỏ

d. Khao khát nên thánh

e. Gắn bó kết hiệp

3. TRONG CHÚA THÁNH THẦN

a. Yêu mến cầu nguyện

b. Sáng suốt nhận định

c. Đức Mẹ và các thánh

4. GIỮA LÒNG HỘI THÁNH VÀ THẾ GIỚI

a. Trách nhiệm trong cộng đoàn giáo xứ

b. Tham dự phụng vụ

c. Truyền giáo

B. ÁP DỤNG QUA CÁC CHU KỲ

a. Đồng Cỏ Non

b. Sơ Cấp

c. Căn Bản

d. Kinh Thánh

e. Vào Đời

5. Trong tinh thần được sai đi

Đa số bạn trẻ tuốn về thành phố, bỏ lại giáo xứ còm cõi với những người già. Không níu giữ được thì cần chuẩn bị để sai đi, giúp bạn trẻ dù đến đâu cũng ý thức mình được gia đình và giáo xứ sai đi làm chứng. Tạo điều kiện để bạn trẻ giữ vững liên lạc với nhau và với giáo xứ quê nhà.

V. HƯỚNG TỚI HỢP TÁC LIÊN GIÁO PHẬN

Hiện thời đã có năm giáo phận áp dụng CTGLPT theo tuổi. Tuy nhiên chúng ta sẽ hướng tới hợp tác ở một quy mô nhỏ hơn, giữa ba giáo phận cùng đào tạo linh mục chung tại ĐCV Sao Biển Nha Trang, trong đó giáo phận Ban Mê Thuột dù chưa nhận CTGLPT làm chương trình chính thức nhưng trong thực tế đa số các giáo xứ đều đang áp dụng chương trình này.

Các bản văn sẽ được đưa lên các trang mạng internet để nhiều nơi cùng sử dụng. Đồng thời các trang mạng cũng sẽ là nơi để trao đổi và phong phú hóa các giáo án nói riêng và những tài liệu đào tạo giáo lý viên nói chung.

VI. MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ KHI BẮT ĐẦU ÁP DỤNG CTGLPT TẠI GIÁO PHẬN QUI NHƠN

Niên khóa 2008-2009, các giáo xứ thuộc giáo phận Qui Nhơn sẽ áp dụng đồng loạt giáo trình CTGLPT cho hai khối Sơ Cấp và Căn Bản như đã nói trên. Nơi nào có điều kiện, cũng có thể áp dụng cho cả khối Đồng Cỏ Non. Một số điều cần biết:



A. Sách


1. Ban Giáo Lý Giáo Phận đang hoàn chỉnh và xúc tiến xin phép xuất bản để in kịp các sách sau đây cho niên học mới:

- Giáo Lý Sơ Cấp năm 1 (sách học sinh và sách GLV)

- Giáo Lý Sơ Cấp năm 2 (sách học sinh và sách GLV)

- Giáo Lý Căn Bản năm 1 (sách học sinh và sách GLV)

- Giáo Lý Căn Bản năm 2 (sách học sinh và sách GLV)

- Giáo Lý Căn Bản năm 3 (sách học sinh và sách GLV)

- Giáo Lý Đồng Cỏ Non năm 1 (sách học sinh)

- Giáo Lý Đồng Cỏ Non năm 2 (sách học sinh)

- Giáo Lý Đồng Cỏ Non năm 3 (sách học sinh)

2. Các sách khác, nơi nào cần ngay cho niên khóa 2008-2009 sẽ dùng sách của Ban Giáo Lý Nha Trang. Có thể đăng ký nhờ Ban Giáo Lý Giáo Hạt hoặc Nhà Sách Trinh Vương mua:

- Giáo Lý Đồng Cỏ Non năm 1, 2, 3 (sách giáo lý viên)

- Giáo Lý Kinh Thánh năm 1, 2, 3 (sách học sinh và sách giáo lý viên)

- Giáo Lý Vào Đời năm 1, 2, 3 (chỉ có sách học sinh, không có sách giáo lý viên)

- Các sách đào tạo GLV.

B. Tăng cường các Ban Giáo Lý

Giáo dục và đào tạo phải chiếm ưu tiên một, cho nên nếu được, chính vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ sẽ kiêm nhiệm trưởng Ban Giáo Lý giáo xứ. Nếu không, ít ra phải là vị đệ nhất phó chủ tịch.

Hội Đồng Giáo Xứ sẽ hỗ trợ tối đa cho các giáo lý viên. Khi một học sinh giáo lý vắng mặt hoặc quậy phá, giáo lý viên chỉ cần ghi tên đưa cho Hội Đồng Giáo Xứ. Vị phụ trách giáo họ sẽ trực tiếp làm việc với phụ huynh của em ấy.

Cách riêng, cần xây dựng Ban Giáo Lý cấp Giáo Hạt thật vững để hỗ trợ việc đào tạo giáo lý viên và tổ chức dạy giáo lý của các giáo xứ.

C. Giáo lý viên

1. Cho niên khóa 2008-2009

- Với sách giáo lý viên (giáo án) có sẵn, các anh chị giáo lý viên hiện nay có thể chuyển sang dạy chương trình mới cách dễ dàng.

- Sẽ có khóa tập huấn vào tháng 8-2008.

2. Cho các niên khóa sau

- Chuẩn bị giáo lý viên hai khối Kinh Thánh và Vào Đời ngay từ năm nay

- Ưu tiên mời những người đã lập gia đình: Vốn sống sẽ giúp họ đào tạo các em có chất lượng hơn; nhờ đã có gia đình tại giáo xứ, họ sẽ phục vụ lâu dài ổn định hơn.

- Chuẩn bị bằng đọc những sách của lớp sẽ phụ trách

D. Phòng lớp

- Hiện nay hầu hết các giáo xứ đã có sẵn một số phòng lớp

- Nơi nào chưa đủ phòng có thể mượn nhà tư nhân.

Đ. Hội Cha Mẹ Học Sinh Giáo Lý

Do áp lực việc học của con em ở nhà trường, nhiều phụ huynh lơ là việc đào tạo giáo lý. Cần tổ chức Hội Cha Mẹ Học Sinh Giáo Lý, hợp tác chặt chẽ với Ban Giáo Lý Giáo Xứ, để động viên giới phụ huynh. Hội cũng nhằm quan tâm nâng đỡ những gia đình lẻ loi, xa cộng đoàn giáo xứ.

E. Ngày GLV Việt Nam 26-7

- Để mọi thành phần Dân Chúa cùng quan tâm tới công cuộc dạy giáo lý và đào tạo người cho Hội Thánh.

Qui Nhơn, ngày 20-4-2008

TM. Ban Giáo Lý Giáo Phận

Lm Giacôbê Đặng Công Anh
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Thăm Mỹ (2)
Vũ Văn An
01:28 21/04/2008
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Viếng Mỹ (2)

Nhân chuyến Đức Thánh Cha thăm Mỹ, thử tìm hiểu xem các báo đời đã tường trình gì về cuộc viếng thăm lịch sử này.

Qùa Sinh Nhật

Hôm qua, họ, người cha và đứa con trai, tới Tòa Đại Sứ Vatican trên Đại Lộ Massachusetts NW rất sớm, hy vọng được thấy, được đụng tới và nếu có thể được trao đổi đôi lời với Đức Giáo Hòang Bênêđíctô.

Đây là món quà sinh nhật ông Paul Henkels tặng cho đứa con kế là James, lên 11 vào đúng ngày Đức Bênêđíctô mừng siêu thọ 81 tuổi. Cha con Henkels không tiếc bất cứ chi phí nào miễn là được gặp Đức Thánh Cha: 2000 dollars vé máy bay đưa ông và con trai từ Vancouver, tiểu bang Washington, qua đây.

Lúc 10 giờ 08, Đức Bênêđíctô băng qua chiếc cửa kép Tòa Đại Sứ. Một toán thiếu niên và người lớn nhích lên phía trước. Ông Henkels đẩy con về phía rào cản của cảnh sát, và ở đó, con trai ông đã nắm được bàn tay Đức Giáo Hoàng.

Cái nắm bắt chỉ kéo dài trong mấy giây nhưng cha con ông Henkels cho hay nó xứng đáng hơn chuyến bay xuyên qua Nước Mỹ. James bảo “Thật tuyệt” còn cha cậu thì rạng rỡ hết khuôn mặt.

Nhiều người không được diễm phúc ấy, nhưng hạnh phúc của họ chẳng vì vậy mà thua kém chút nào.

Tờ Washington Post viết tiếp: Dọc Đại Lộ Massachusetts từng tốp người đứng đợi nhưng trên đại lộ Pensylvania, có chỗ xếp hàng dầy từ 15 đến 20 lớp người. Các nhân viên văn phòng từ cửa sổ nhìn ra, người khác leo lên các ghế công viên hay các dàn xây dựng để nhìn cho rõ. Nhiều người có mặt cả mấy tiếng trước buổi trưa là giờ Đức Bênêđíctô khởi sự từ Tòa Bạch Ốc trở lại Tòa Đại Sứ trên một lộ trình dài ba dặm.

Một nhóm giáo dân Texas đứng ở giao điểm Đường 18 và Đại Lộ Pensylvania NW hô to “Hallelujah!”, họ trang bị đủ thứ “khí cụ” thiêng liêng: đàn ghi-ta, trống lớn, trống con, Thánh Kinh và cây Thánh Giá cao bẩy bộ.

Một nhóm 150 giáo dân gốc Nam Mỹ bay từ Houston tới đây vào sớm Thứ Tư. Sau khi chợp mắt được mấy tiếng trên sàn phòng thể dục một trường Công Giáo, họ vội qua Đại Lộ Pensylvania để có chỗ tốt. Dù chẳng được Đức Giáo Hoàng ngó ngàng hay vẫy chào, họ cho hay, cảm thức phiêu lưu đã làm cho chuyến đi thật đáng đồng tiền bát gạo. Ông Paul Merino, 50 tuổi, cho hay: “Đã lên đường đi hành hương, bạn đâu biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện gì cũng có thể xẩy ra hết”. Ông cho hay, ông và vợ ông đã cảm nghiệm được một phép lạ rồi vì đã được một mạnh thường quân trong giáo hội kiếm cho được một vé để tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ tế vào ngày hôm nay, một chuyện đâu dễ gì mà có được. Ông Merino hỏi “Nhờ đâu chúng tôi được vé đó? Chính là nhờ ơn Chúa”. Nhưng Oscar Zavala nghe thế, chỉ bật cười. Ông bảo: “Thôi đi ông ơi, chỉ là nhờ ông tội lỗi thì có. Chỉ ai cần thì mới có thôi đó ông ạ”. Cạnh đó, Nancy Lim, một viên chức của Ngân hàng Thế Giới đứng cạnh một nhóm dân Thủ Đô thuộc đủ thứ nghề nghiệp: những người canh cửa mặc đồng phục, các kế toán viên và luật sư mặc đồ bộ sậm và sinh viên đại học mặc đồng phục Đại Học George Washington. Lim cho hay cô thấy như bị lịch sử thúc bách cô phải rời bàn giấy và cả các nhân chứng nữa trong chốc lát. Cô nói: “quả là một sự kiện có một không hai trong đời được thấy Đức Giáo Hoàng”. Cô nói thêm rằng chỉ cần được thoáng thấy ngài cũng khiến cô “cảm thấy gần ngài và Giáo Hội hơn”.

Đây đó cũng có những biểu ngữ nói ngược lại cảm thức chung. Nhưng biểu thức hân hoan vượt xa hơn nhiều. Cha Kevin Kelly, một linh mục ở New Brunswick, N.J., cho hay: nhìn thấy Đức Giáo Hoàng chỉ là một phần của lý do khiến ngài lái xe tới Đại Học Công Giáo, nơi hàng trăm người đang đứng đợi ở bên ngoài trong khi các ban nhạc trình diễn vui nhộn. Ngài cho hay: “Đây là một chứng tá công khai cho cả nước thấy niềm vui và lòng mong ước của chúng ta muốn đến với nhau như một dân tộc đức tin”.

Amy và Joe Kline lái xe từ Boonsboro, Maryland, vào thành phố trước khi đi xe điện ngầm và cuốc bộ tới Đại Lộ Massachusetts để đứng phía bên ngoài Tòa Đại Sứ Vatican với hai con nhỏ.

Chuyến đi dài thật đấy, nhưng vợ chồng ông Kline cho hay không còn lựa chọn nào khác. Amy, 35 tuổi, bảo: “như thể, vâng đúng thế, chúng tôi phải thấy ngài”. Amy vốn đặt tên cho đứa con trai 3 tuổi là John Paul theo tên của Đức Giao Phaolô II vì em sinh ra sau khi Đức Cố Giáo Hoàng qua đời ít bữa. Bà hy vọng đặt tên cho con trai thứ hai là Benedict, nhưng bị chồng làm cụt hứng: một con trai đặt tên theo đức giáo hoàng là đủ rồi. Bà cho hay: “ông ấy lo thằng con có thể bị chế diễu vì tên ấy. Nhưng quả chúng tôi thương Đức Bênêđíctô cũng bằng chúng tôi thương Đức Giaon Phaolô II vậy” ( William Wan và Daniela Deane, Washington Post, 17 tháng Tư)

Nghị Trình

Trước đó, ngày 16 tháng Tư, tờ Washington Post lược qua nghị trình làm việc của Đức Bênêđíctô trên đất Mỹ. Đại cương, ngài sẽ cử hành hai Thánh Lễ nơi công cộng, đọc diễn văn trước Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo tôn giáo và thăm Ground Zero.

Dù cuộc viếng thăm này bị giới hạn về địa dư, nhưng sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề từ chiến tranh Iraq, tới di trú, khủng hoảng lạm dụng tình dục, đến giáo dục Công Giáo tại Mỹ qua 11 bài diễn văn công khai và nhiều cuộc thăm viếng tư. Nghị trình tổng quát của chuyến đi được chính ngài tiết lộ cho các phóng viên trên chiếc máy bay từ Rome qua đây, chiếc máy bay được mệnh danh là Chủ Chăn Một, là đem khích lệ và chú tâm tới cho các cuộc tranh đấu của Giáo Hội Công Giáo Mỹ, cho các di dân và gia đình họ và cho điều được ngài coi là nền tảng tôn giáo của nhân quyền.

Về vấn đề di trú tại Mỹ, Đức Bênêđíctô cho rằng ngài coi việc cách ly gia đình là khía cạnh nghiêm trọng hơn hết. Ngài bảo: “Việc ấy thực sự nguy hiểm cho cấu trúc xã hội, luân lý và nhân bản”.

Theo ngài, giải pháp căn bản là giải quyết các vấn đề kinh tế và nhân dụng từng buộc nhiều người phải vào Mỹ. Ngài hứa sẽ nói chuyện với Tổng Thống Bush để làm sao “Có đủ công ăn việc làm và một cấu trúc xã hội đầy đủ để không ai cần phải di dân nữa. mọi người chúng ta phải cố gắng đạt được chỉ tiêu này”.

Về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, Đức Bênêđíctô cho hay Giáo Hội cần hành động trên ba bình diện: bình diện luật pháp, bình diện mục vụ, và bình diện trên đó các chủng viện phải được tổ chức sao cho không có các ấu dâm trong đó. Đức Thánh Cha cho hay: “tôi không nói tới đồng tính luyến ái trong lúc này mà nói tới ấu dâm… Ta phải tuyệt đối loại trừ các ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh…vì có các linh mục tốt quan trọng hơn là có nhiều linh mục”.

Các nhóm đại diện nạn nhân bị lạm dụng tình dục cho hay họ coi các nhận định của Đức Giáo Hoàng là chưa đủ. David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Sinh Tồn của Những Người Bị Các Linh Mục Lạm Dụng cho hay: “Xin lỗi và hứa hẹn cải cách là thích đáng nhưng chưa đủ. Họ đòi ngài phải dùng biện pháp kỷ luật đối với các giám mục từng bị tố cáo khỏa lấp các linh mục được người ta biết rõ lạm dụng tình dục trẻ em. (Daniel Deane, Washington Post, 16 tháng Tư).

Cầu Nguyện Với Nạn Nhân

Không biết có phải vì lời nhận định của Clohessy hay không, nhưng sau thánh lễ tại Nationals Park Stadium với 45, 000 người, Đức Bênêđíctô đích thân yêu cầu được gặp và cùng cầu nguyện với các nạn nhân từng bị các linh mục lạm dụng tình dục.

Cuộc gặp mặt dài 25 phút tại Tòa Đại Sứ Vatican đã đem lại một tập chú cực kỳ bản thân lên vấn đề đến lúc đó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc viếng thăm Washington của Đức Giáo Hoàng.

Khoảng năm nạn nhân, nay đã là những người đàn ông và đàn bà trung niên, quê ở Boston, đã được Đức Hồng Y Sean O’Malley, tổng giám mục Boston, tháp tùng vào gặp và cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y cho hay: “tôi nghĩ đó là một buổi gặp mặt tích cực, đầy hàn gắn, và cầu nguyện”. Ngài cho hay nhiều nạn nhân không cầm được nước mắt. “Quả là một kinh nghiệm đầy xúc động”. Cuộc gặp mặt này không được thông báo trước và tên các nạn nhân không được công bố.

Mỗi nạn nhân được chuyện trò riêng với Đức Giáo Hoàng trong chốc lát. Sau đó, Đức Hồng Y O’Malley đệ trình Đức Bênêđíctô danh sách hơn 1,000 người vốn là nạn nhân thuộc tổng giáo phận Boston để xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho họ.

Chương trình “All Things Considered” của Đài National Public Radio thuật lại rằng Bernie McDaid, một nạn nhân có mặt trong cuộc gặp gỡ này, đã thưa với Đức Bênêđíctô như sau: “Thưa Đức Thánh Cha, con muốn Đức Thánh Cha biết rằng Đức Thánh Cha đang có ung thư trong đoàn chiên của mình và Đức Thánh Cha cần phải chữa trị nó, con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ làm việc ấy. Đức Thánh Cha cần làm nhiều hơn”.

Trong khi đó, Gary M. Bergeron, 45 tuổi, một nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng không có mặt trong buổi gặp mặt trên, hoan nghênh cuộc gặp gỡ này. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong vòng bẩy năm, vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo đã ra công khai để nói rằng tác phong quá khứ là điều không thể chấp nhận được nữa” (Jacqueline L. Salmon, Michelle Boorstein and Alan Cooperman, Washington Post, 18-04)

Lang Thang

Thực ra, đoàn chiên của Đức Bênêđíctô tại Hoa Kỳ không phải chỉ bao gồm các nạn nhân bị một số linh mục lạm dụng tình dục. Người cũng phải chăm lo những con chiên khác trong đó, không thiếu những con đang lang thang, nhiều khi vô cùng vô định.

Trong thánh lễ với 45,000 tín hữu tại Nationals Park Stadium, vị Giáo Chủ 81 tuổi này đã rao giảng một sứ điệp nhằm nâng cao tinh thần cho đoàn chiên đang lang thang của mình, tuy vẫn nhấn mạnh đến lòng hy vọng; “Hy vọng, hy vọng cho tương lai vẫn là một phần trong đặc điểm của người Mỹ”. Đức Giáo Hoàng nói thế.

Trong thánh lễ, Angela Clare Davis, 43 tuổi, một chủ sự văn phòng từ Charlestown, Tây Virginia, người trúng được vé tham dự Thánh Lễ trong cuộc sổ số tại giáo xứ, cho hay: “Bây giờ tôi có thể chết được rồi. Vì tôi sắp được rước Thánh Thể do tay Đức Thánh Cha truyền phép”.

Các chuyên viên của Đức Giáo Hoàng cho hay Đức Bênêđíctô không thích các Thánh Lễ ở vận động trường. Nếu có thể, ngài thích thờ phượng ở nơi thánh về phương diện phụng vụ hơn. Tuy nhiên, người ta đã biến Nationals Park thành một thứ lai giống giữa đền thánh và sân banh. Buổi lễ diễn ra dọc khắp sân ngoài, với khán đài cao vút ở sân giữa và hàng giáo sĩ áo trắng ở phía phải xa xa và sân trái. Phần lớn cỏ mới được phủ trắng để bảo vệ nó khỏi hàng trăm người ngồi ghế đối diện với Đức Giáo Hoàng.

Đám đông ở yên một cách khác thường trong suốt buổi lễ. Rất ít người trong số hàng ngàn người thờ phượng di chuyển trong bài giảng của Đức Thánh Cha, một bài giảng ngài đọc bằng một thứ tiếng Anh pha giọng nặng nhưng rất chững chạc. Người ta im lặng lắng nghe cho đến hết, khi Đức Bênêđíctô bỗng nhiên chen vào một sứ điệp ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha, lập tức có tiếng hô vang “Viva! Vạn Tuế!”

Khung cảnh trước Thánh Lễ mấy tiếng cũng đã có tính cử hành rồi, không giống một buổi tranh tài quốc tế. Người ta thấy nhiều người bao quanh các quầy bán tràng hạt, bưu thiệp, áo thung với huy hiệu Đức Thánh Cha hoặc hàng chữ “Người hy vọng sống khác hẳn”, những chiếc mũ mang hàng chữ “Chúa Kitô Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta”.

Sonia Bungcayo và cháu gái là Helen Ford mua một sâu tràng hạt, một tấm thiệp cầu nguyện và nhiều băng dán (stickers) để tặng bạn bè. Họ hy vọng được một linh mục làm phép các tặng phẩm này. Bungcayo, người từ Chicago tới đây tham dự Thánh Lễ, bảo: “ông biết đó, thánh thiện quá đi. Có thể tôi chả còn dịp nào khác được gặp lại ngài. Có lẽ ngài chả trở lại Mỹ lần nữa đâu. Đây là dịp may cuối cùng của chúng tôi”

Hàng trăm người chờ để được xưng tội. 65 linh mục trong phẩm phục mầu ngà lắng nghe các hối nhân xưng thú tội lỗi, trong khi các nữ tu thuộc Dòng Tôi Tớ Chúa và Đức Mẹ ở Martara đứng giữ trật tự để mọi người vào hàng. Rob Donovan, một học sinh lớp lớn tại Gettysburg College, người tự nhận là hai năm nay chưa xưng tội, cho hay: “Đây là dịp để bạn chịu trở lại với niềm tin của bạn, và là thời điểm để tôi coi trọng đức tin của mình”.

10 giờ sáng, Thánh Lễ sắp bắt đầu, nhưng hàng chục người vẫn đứng chờ được xưng tội. (Petula Dvorak và Meg Smith, Washington Post 18-04).

Tội Phúc

Phản ứng của giới trẻ, nhất là giới sinh viên, có hơi đa dạng, phức tạp hơn. Nhiều người trẻ vẫn chưa quên được cái nồng ấm của Đức Giao Phaolô II. Matthews Gittens, 21 tuổi, một sinh viên ngành sử quê ở Boston cho hay: “Tôi không nghĩ ngài nối kết tốt với tuổi trẻ Mỹ như Đức Giao Phaolô II”.

Khi đến thăm Mỹ, Đức Gioan Phaolô II thường ôm hôn thanh thiếu niên, tiếp xúc với họ, giảng cho họ nghe và ca hát với họ. Đức Bênêđíctô cao tuổi hơn, xa cách hơn, ít trà trộn với đám đông hơn.

Tuy nhiên, các sinh viên vẫn lắng nghe ngài vì theo họ, ngài cần nói lên quan tâm của ngài đối với việc nhiều trường cao đẳng và đại học đã đánh rơi mất căn tính Công Giáo của mình. Liz Kalk, 20 tuổi, một sinh viên của Đại Học Marymount ở Arlington, cho hay: “đề cập đến chuyện đó là một việc tốt, vì khá nhiều trường Công Giáo đã đi lạc hẳn khỏi căn tính ấy mà rơi vào hình thức tương đối về văn hóa và phong hóa…”. Còn David Guillen, 18 tuổi, mới học năm đầu tại Đại Học Mount St Mary ở Emmittsburg, thì cho hay: “Ta thấy điều Đức Bênêđíctô nói đang xẩy ra trong đại học: một phân rẽ giữa điều các giáo sư nói và điều giáo huấn của Giáo Hội dạy. Ngài cố gắng giao hòa để chúng ta có cùng một trang sách như nhau”. (Daniela Deane và William Wan, Washington Post 18-04)

Trong bài diễn văn ngỏ với giới chức đại học, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ca ngợi giá trị của tự do đại học nhưng cho hay các theo đuổi bác học và tìm kiếm chân lý không được làm hại đến học lý của Giáo Hội. Ngài cho hay các cao đẳng và đại học của Giáo Hội phải “gợi lên trong thanh thiếu niên ý muốn hành động cho đức tin, khích lệ họ dấn thân vào cuộc sống của Giáo Hội”.

Ngài cũng cho hay, các học giả khoa bảng “được mời gọi tìm kiếm chân lý ở bất cứ chỗ nào mà việc phân tích thận trọng các chứng cớ dẫn qúy vị tới”. Tuy nhiên, đối với những học giả đi trệch ra ngoài giáo huấn của Giáo Hội, ngài nhấn mạnh rằng học lý Công Giáo là chủ yếu. Ngài bảo: “Bất cứ việc nại đến nguyên tắc tự do đại học nào để biện minh cho các chủ trương đi ngược lại đức tin và giáo huấn của Giáo Hội đều cản trở hay phản bội căn tính và sứ mệnh của đại học”. “Các nhà giáo và quản trị viên ở đại học hay trung học đều có nhiệm vụ và đặc ân trong việc đảm bảo để sinh viên nhận được nền học vấn về giáo thuyết và thực hành Công Giáo”.

Lần Đầu Trong 20 Năm

Bài diễn văn của Đức Bênêđíctô là bài diễn văn đầu tiên trên đất Mỹ đề cập đến vấn đề giáo dục trong 20 năm qua. Các nhà lãnh đạo ở Vatican lâu nay tỏ ra chán nản về điều họ cho là thất bại nơi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ trong việc tuân theo các giáo huấn Giáo Hội.

Người Công Giáo bảo thủ hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đưa ra một sứ điệp nghiêm khắc. Vì trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđíctô vốn được người ta biết đến như một người bảo vệ nền chính thống của giáo hội một cách chặt chẽ, từng ngăn cản khá nhiều các nhà khoa bảng bị coi là quá cấp tiến không được dạy tại các đại học Công Giáo. Và sau khi đã nhậm chức giáo hoàng rồi, ngài cũng đã tái khẳng định hình ảnh ấy bằng cách cho rằng nền giáo dục Công Giáo phải phù hợp với chân lý Công Giáo và quy luật sự sống.

Tuy nhiên sau khi nghe bài diễn văn của Đức Bênêđíctô, linh mục Thomas J. Reese, một chuyên viên kỳ cựu tại Trung Tâm Thần Học Woodstock thuộc Đại Học Georgetown cho hay các nhà thần học “hẳn phải hài lòng khi được thấy và được nghe ngài phát biểu lòng kính trọng tự do đại học của ngài. Điều ấy cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đại học”.

Cha Reese cũng cho hay: điều không kém ý nghĩa là đức giáo hoàng không kêu gọi các đại học sa thải các nhà thần học không nhất trí với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài chỉ nói rằng “tự do có thể bị những người không giảng dạy chân lý hay không giảng dạy các giáo huấn của Giáo Hội lạm dụng”.

George Weigel, thần học gia, nói rằng sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là một “nhắc nhở sắc bén rằng sinh hoạt trí thức Công Giáo phải diễn tiến bên trong các ranh giới y hệt như bất cứ sinh hoạt trí thức nào. Nghĩa là ngài muốn nói: các cao đẳng và đại học Công Giáo, khi mô phỏng xa gần các thời thượng thịnh hành trong nền văn hóa rộng lớn bên ngoài, chả lợi ích chi cho chính mình hay cho nền văn hóa rộng lớn hơn kia”.

Cuộc tranh luận về tự do đại học tại các cao đẳng và đại Công Giáo đã từng dai dẳng cả mấy thập niên qua. Năm 1999, các giám mục Mỹ buộc các thần học gia phải được giáo hội chứng nhận là họ có tư cách giảng dạy theo lề thói Công Giáo. Nhưng các nhà giáo dục không nhất trí được với nhau là nên hiểu viễn tượng Công Giáo như thế nào.

Trong bài diễn văn, Đức Bênêđíctô không phải chỉ đề cập đến tự do mà thôi. Ngài còn kêu gọi các nhà lãnh đạo giáo gội Mỹ hãy tái cam kết duy trì các trường Công Giáo “đặc biệt là trong các khu nghèo khó”. Vì, theo một phúc trình do Viện Thomas B. Fordham công bố, từ năm 1990, khoảng 1,300 trường Công Giáo đã đóng cửa. Ngay ở thủ đô Washington, áp lực tài chánh đã buộc tổng giáo phận này phải đưa ra đề nghị biến 7 trong số 28 trường Công Giáo thành các trường thuê bao thế tục (secular charter schools).

Theo Đức Bênêđíctô, các trường do Giáo Hội điều hành bao giờ cũng cung cấp được một căn bản khoa bảng vững chắc cho học sinh ở các khu nghèo nàn, kể cả các học sinh không Công Giáo. Ngài cho hay: “Ở những nơi quá nhiều lời hứa rỗng tuếch đang rù quyến người trẻ rời bỏ con đường chân lý và tự do đích thực, thì chứng tá của những con người tận hiến sống các lời khuyên của phúc âm là một món quà không thể thay thế được”. (Megan Greenwell, Washington Post 18-04)

Giây Phút Kỳ Diệu

Phần đông những người tham dự các buổi chào đón Đức Bênêđíctô, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đều cho hay họ được niềm tin, hy vọng và một cảm thức lịch sử thúc đẩy.

Kevin Schoonmaker từ Moline, Illinois, tới Washington với vợ và năm con, dù họ chỉ có 2 vé tham dự Thánh Lễ. “Ơn phúc được ở chung quanh một biến cố như thế này cũng đáng rồi”.

Luis Henriquez, 37 tuổi, ở Columbia Heights, đến đây với con gái Jennifer, 9 tuổi. Ông nói: “bố con tôi muốn thấy Đức Giáo Hoàng. Là người Công Giáo, chúng tôi tin ngài là tiếng nói của Chúa Kitô”.

Nữ Mục Sư E. Gail Anderson Holness thuộc Giáo Hội Methodist Episcopal Phi Châu, hiện là chủ tịch Hội Đồng Các Giáo Hội Vùng Đại Washington ngồi ở hàng ghế đầu. Bà cho hay đức Giáo Hoàng vượt lên trên mọi giáo phái.

Nữ tu Lawrence Marie Callahan, 70 tuổi, một tu sĩ 50 năm trong dòng, hiện là một nữ y tá làm việc tại Bệnh Viện Chúa Quan Phòng, bên cạnh các bệnh nhân nhiễm bệnh HIV, phát biểu: “Chúng tôi có mặt ở đây để mừng việc Đức Thánh Cha đến với chúng tôi, mừng sứ mệnh yêu thương và chấp nhận mọi người của ngài…”

Tommy Castiello, quê ở Bethesda, người đến đây với hai con gái, cho hay Đức Giáo Hoàng “là người thánh thiện nhất trần gian”.

Nhiều người tuyệt vọng tìm kiếm vé vào tham dự Thánh Lễ. Không thiếu những tấm bảng dơ cao “Cần một phép lạ”. Tấm khác “Từ Cali. Cần một vé”, đó là ông Trevor Rodriguez, 43 tuổi, từ Santa Monica, California.

Một nhóm giáo dân từ North Little Rock, Arkansas hô hoán “Ê, xem kìa, cờ đức giáo hoàng! Vẫy đi bọn bay, ngài ở một trong các chiếc xe đó đấy!” Và họ vẫy. Quả là Đức Giáo Hoàng thật, mình mặc áo trắng, nhưng ngài qua rất nhanh, không kịp nhìn họ. Nào có cần chi! Powell la lớn: “Đúng ngài rồi, tao thấy ngài rồi”. Cả tháng trước, đoàn người này từng tổ chức một buổi bingo lấy tiền làm chuyến đi này và vô vọng tìm cho ra những chiếc vé thơm phức để tham dự Thánh Lễ tại Nationals Park. Lúc ấy Powell thề rằng: “Chúng tôi sẽ đi gặp Đức Giáo Hoàng”. Giờ đây, quả tình họ đã thấy ngài. Có ai đó thở dài nhẹ nhõm: “Phù.. ù…ù!”. Họ lên đường chiều thứ Tư, ngủ một đêm dọc đường, bị lạc tứ tung trong đường phố Thủ Đô, mãi mới tới được nhà trọ của Nhà Thờ Công Giáo Thánh Vincent de Paul, cách vận động trường một dẫy phố. Không có vé, họ đành ở lại nhà trọ “dự’ Thánh Lễ trên màn ảnh lớn do Brother Marx Tyree xếp đặt. Khi Thánh Lễ kết thúc, họ kéo nhau ra Phố South Capitol hy vọng được thấy Đức Bênêđíctô. Và họ được thấy ngài thật, quả là hả hê và biết ơn, dù là hết hơi mệt nhoài. Rachel Powell, 25 tuổi, nói: “Chỉ cần thấy ngài cả một dẫy phố đàng kia, cũng mát mẻ quá trời rồi!” (Michael E. Ruane, Hamil R. Harris and David Fahrenthold, Washington Post, 18-04)
 
Đức Thánh Cha gặp các bạn trẻ ở chủng viện New York
Bình Hòa
07:42 21/04/2008
Đức Thánh Cha gặp các bạn trẻ ở chủng viện New York

Biến cố kết thúc chuyến tông du của đức thánh cha sang Hoa kỳ là Thánh lễ cử hành tại sân vận động Yankee vào lúc 2 giờ rưỡi chiều chúa nhựt (giờ địa phương, tương đương với 1 giờ rưỡi sáng thứ hai tại Việt Nam), dành cho cộng đồng Dân Chúa, nhân kỷ niệm 200 năm thành lập các tổng giáo phận Baltimore, Boston, Lousville, New York, Philadelphia. Trước đó, hồi 9 giờ rưỡi sáng, ngài đã đến địa điểm đặt tên là Ground Zero, nơi mà vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngôi nhà Tháp đôi đã bị sập đổ do hai chiếc máy bay húc vào, gây thiệt mạng cho 2896 người. Buổi viếng thăm mang tính cách tưởng niệm cầu nguyện, chứ không tuyên bố hay diễn văn. Trước sự hiện diện của ông thị trưởng thành phố Michael Bloomberg, hai ông thống đốc bang New York và New Jersey, và 24 đại biểu cho các nhân viên cứu cấp, các thân nhân của các nạn nhân, đức Bênêđictô XVI đã đọc một kinh nguyện vắn tắt như sau:

Lạy Thiên Chúa của tình yêu, thương xót và chữa lành, xin đoái nhìn đến chúng con, những người thuộc nhiều tín ngưỡng và truyền thống khác nhau, đang tụ họp tại chỗ này, nơi diễn ra cuộc khủng bố và đau khổ không tả xiết. Chúng con xin Chúa nhân lành thương ban ánh sáng và an nghỉ ngàn thu cho những người đã chết tại đây, những người đã cấp tốc đến cứu trợ: những nhân viên cứu hỏa, an ninh, chính quyền, và những nạn nhân vô tội của thảm hoạ này chỉ vì công tác hoặc việc làm mà họ đến đây vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chúng xin lòng Chúa thương xót hãy đem ơn chữa lành cho những người, vì có mặt tại đây vào ngày hôm đó mà chịu thương tích và bệnh tật. Xin Chúa cũng thương chữa lành sự đau khổ của những gia đình mang tang tóc, và tất cả những người đã mất kẻ thân yêu trong tai họa này. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh đế tiếp tục cuộc sống với lòng can đảm và hy vọng. Chúng con cũng nhớ đến những kẻ phải đau khổ vì cái chết, vì thưong tích và vì mất mát vào cùng ngày ở Toà ngũ giác và tại Shanksville, Pennsylvannia. Trái tim của chúng con cùng hợp với trái tim của họ khi mà lời cầu nguyện của chúng con muốn ôm ấp những đau khổ và sầu muộn của họ. Lạy Chúa của hoà bình, xin mang laị hoà bình cho thế giới bị xáo trộn của chúng con: xin ban hoà binh trong tâm hồn của hết mọi người, hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới, Xin hãy dẫn về con đường của tình thương những con người mà tâm hồn và đầu óc đã bị hận thù chiếm đoạt. Lạy Chúa của sự hiểu biết, chúng con là những kẻ bị ngộp bởi thảm cảnh này, chúng con đi tìm ánh sáng và sự dìu dắt của Chúa khi phải đối diện với những sự cố kinh hoàng, Xin ban cho những người đã thoát chết hãy sống như thế nào để cho những mạng sống đã bị mất tại đây không trở thành vô ích. Xin hãy nâng đỡ và an ủi chúng con trong niềm hy vọng, xin cho chúng con được khôn ngoan và can đảm để nỗ lực kiến tạo một thế giới nơi mà hoà bình và tình yêu đích thực ngự trị giữa các quốc gia và trong tâm hồn của hết mọi người.

Chúng tôi sẽ tường thuật chi tiết những biến cố này trong buổi phát ngày mai. Bây giờ chúng tôi xin kính mời quý vị trở lại với sinh hoạt của Đức Thánh Cha vào thứ bảy vừa qua. Vào buổi sáng, tại nhà thờ chánh toà, ngài đã chủ sự thánh lễ dành cho các linh mục và tu sĩ nam nữ. Vào buổi chiều, tại chủng viện thánh Giuse, đã diễn ra một cuộc gặp gỡ với các chủng sinh và các bạn trẻ, với bầu khí nhộn nhịp không khác gì Đại hội giới trẻ. Chúng tôi muốn dừng lại cách riêng ở bài nói chuyện này.

Đại chủng viện thánh Giuse được khánh thành từ năm 1896, và có khả năng tiếp đón 160 sinh viên từ nhiều giáo phận. Trước tiên, Đức Bênêđictô XVI đi vào viếng nhà nguyện, và tại đây ngài đã dành một tiếp kiến cho 56 thiếu nhi khuyết tật, trong khoảng tuổi từ 3 đến 18. Những người hiện diện bị xúc động vì những cử chỉ hơn là các lời nói, khi thấy ngài đến vuốt ve, chúc lành cho các em, hoặc an ủi các phụ huynh của các em. Các em đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh do các em đã vẽ, cùng với những lời vắn tắt: “Thưa Đức Thánh Cha, xin cám ơn cha vì đã dành cho chúng con một khoảng thời giờ khi đến New York. Cha đã thúc đẩy chúng con yêu mến Chúa Giêsu hơn nữa. Mong rằng sự có mặt của Cha sẽ nhắc nhở cho hết mọi người rằng sự sống con người rất là quý giá và thánh thiêng, kể cả khi gặp thử thách”. Một chi tiết đáng ghi nhận là những bài hát mừng vị Cha Chung do một ca đoàn gồm 16 người điếc thuộc giáo xứ thánh nữ Elizabeth Hungari. Đây là điểm được nêu bật trong bài đáp từ, nghĩa là mỗi người được Chúa ban nhiều ân huệ khác nhau, trong đó ân huệ quý giá nhất là sự sống: chính sự khó khăn của cuộc sống của họ đã mang lại niềm hy vọng cho tha nhân. ĐTC đã xin các em hãy dâng những đau khổ để cầu nguyện cho Ngài, cho thế giới, cho những người chưa biết Chúa.

Kế đó ngài đã sân vận động của chủng viện, nơi mà 25 ngàn bạn trẻ đang tụ họp và đón tiếp với bài ca mừng sinh nhật 82 tuổi cũng như ba năm đắc cử giáo hoàng. Nội dung của bài nói chuyện là niềm hy vọng của người Kitô hữu, dựa theo lời khuyến của thánh Phêrô tông đồ “anh em hãy sẵn sàng trả lời cho những ai chất vấn về niềm hy vọng mang trong mình” (1 Pr 3,15).

Mở đầu, ĐTC đã trưng dẫn tấm gương của các vị thánh của Hoa kỳ, họ đến từ những xứ khác nhau, và họ đã đến đất này để phục vụ Thiên Chúa, và những anh chị em của mình. Những tấm gương cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa cuả thế hệ ngày nay, cũng đang đi tìm ý nghĩa cuộc đời, giữa bao nhiêu hoang mang, vì không biết đâu là con đường đưa tới hạnh phúc đích thực. Ngài cũng kể lại kinh nghiệm đen tối của bản thân khi còn là thanh niên, sống dưới một chế độ độc tài cho rằng mình mang giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Họ đã kiểm soát các trường học, các cơ quan hành chính, và thậm chí len vào cả lãnh vực tôn giáo. Chũ nghĩa đã cho Thiên Chúa vào sổ đen, và như vậy đã không cho biết bao người được đi tìm hiểu điều gì là chân chính vầ tốt lành. Trong thời gian đó, đã có nhiều người đã sang Hoa kỳ lánh nạn. Tạ ơn Chúa vì những ngày đen tối ấy đã qua đi, sự dữ tuy có lúc thắng thế những đã bị lật đổ. Và đây chính là niềm xác tín mang lại niềm hy vọng cho các tín hữu, tin rằng cuối cùng sự thiện sẽ thắng, như phụng vụ nhắc nhở chúng ta trong lễ Phục sinh.

Tuy nhiên, ĐTC nói tiếp, ngày hôm nay lực lượng của đen tối và đàn áp vẫn còn ngự trị ở nhiều nơi. Truớc hết, nó nằm ngay trong chính trái tim của con người, khiến cho biết bao nhiêu giấc mơ và ước muốn của các bạn trẻ bị tan vỡ. Đó là trường hợp của những người bị tàn phá bởi ma tuý, hoặc những kẻ bị dày vò vì thiếu nhà cửa, vì cảnh túng thiếu, vì nạn kỳ thị màu da, vì baọ lực, vì sa đoạ. Tuy những cảnh tượng này xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nói chung, tất cả đều chung ở chỗ là con tim bị nhiễm độc bởi tâm trạng đối xử tha nhân như đồ vật, gây ra trái tim chai cứng, không còn biết tôn trọng phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Những hoàn cảnh này kêu gọi chúng ta hãy chìa tay ra để giúp cho họ tìm lại con đường của hy vọng và lương thiện.

Vùng đen tối thứ hai chi phối trí tuệ, và lắm lần gây ra tai hại mà chúng ta không lương được: đó khi sự thật bị bóp méo, khiến cho nhận thức và ước nguyện bị lệnh lạc. Điều này xảy ra khi mà người ta đề cao tự do, nhưng không cần đếm xỉa đến chân lý. Nhiều người tranh đấu cho tự do cho cá nhân, nhưng họ nghĩ rằng không cần biết đến chân lý kể cả chân lý về điều gì là tốt. Tại nhiều nơi, ra như bàn đến chân lý có nghĩa là gây ra tranh cãi, vì thế nên dẹp qua một bên. Nhiều người cho rằng thay vì chân lý, nên chấp nhận tất cả, và có như vậy thì lương tâm mới được giải thoát. Nhưng thử hỏi: tự do còn có giá trị gì, một khi mà nó không còn theo đuổi chân lý ? Từ đó biết bao bạn trẻ bị dẫn vào đường nghiện ngập, không còn biết tôn trọng phẩm giá của mình hay của tha nhân. Sự thật không phải là cái gì áp đặt, cũng không phải là một mớ những quy luật, nhưng là khám phá ra một kẻ không bao giờ lường gạt chúng ta. Chân lý là một người, đức Giêsu Kitô.

Nhắc lại khuôn mặt của vài vị thánh nhân Hoa ky, ĐTC nhắc nhở rằng các ngài là chứng nhân cho niềm hy vọng, có khả năng giải thoát những người khác khỏi cảnh tối tăm của con tim và tinh thần. Kể cả khi bị cám dỗ muốn đóng kín mình lại, chúng ta hãy nhìn lên tấm gương của các thánh để lấy sức mạnh.

Lắm lần chúng ta bị coi là những kẻ chỉ biết nói đến những điều cấm đoán. Điều đó không đúng tí nào. Một người môn đệ chân chính của đức Kitô là một kẻ biết trầm trồ ngạc nhiên. Chúng ta đứng trước một Thiên Chúa mà chúng ta biết và yêu mến như là người bạn, đứng trước cảnh mênh mông của vũ trụ và trước vẻ đẹp của niềm tin Kitô giáo. Tấm gương của các vị thánh mời gọi chúng ta hãy nhìn đến bốn khía cạnh cốt yếu của gia sản đức tin: cầu nguyện riêng tư, thinh lặng, cầu nguyện phụng vụ, đức ái thực hành, ơn gọi.

Sự cầu nguyện nuôi dưỡng mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Sự cầu nguyện mở rộng tâm hồn chúng ta đến Thiên Chúa và tha nhân, và như các thánh cho thấy, sự cầu nguyện trở thành động lực cho hy vọng. Một khía cạnh quan trọng của cầu nguyện là thinh lặng để lắng nghe Thiên Chúa thỏ thẻ trong ta.

Bài nói chuyện kết luận với vài suy tư về ơn kêu gọi, dành cho các chủng sinh. ĐTC đã cám ơn các phụ huỵnh và khuyên nhủ các chủng sinh hãy tránh những cơn cám dố muốn biểu dương, tìm chức vị; trái lại, các chủng sinh hãy tìm một nếp sống thực sự mang tính bác ái, khiết tịnh và khiêm nhường, bắt chước Chúa Kitô. Nhìn lên gương các thánh, chúng ta hãy biết lắng nghe tiếng Chúa thỏ thẻ trong tâm hồn, và hãy vui vẻ đáp lại lời mời của Chúa, để lên đườn mang niềm hy vọng cho thế giới.
 
Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI dành cho Giới Trẻ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
09:14 21/04/2008
Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI Dành Cho Giới Trẻ

Dưới đây là bản dịch huấn từ của ĐTC nói với khoảng 26,000 người trẻ tại Chủng Viện Thánh Giuse, Yonkers, NY, ngày 19 tháng 4, năm 2007.

Kính thưa Đức Hồng Y,

Quý hiền huynh Giám Mục,

Các bạn trẻ thân mến,

“Hãy rao giảng Đức Kitô… và luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho những người hỏi về lý do của niềm hy vọng trong anh em” (1 Phr 3:15). Với những lời này từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, Cha thân chào chúng con với niềm quý yêu tận đáy lòng. Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Egan về những lời chào mừng ưu ái và Cha cũng cám ơn các đại diện được chúng con chọn để đón chào Cha. Tôi cũng xin chào mừng và cảm tạ Đức Cha Walsh, Giám Đốc Chủng Viện Thánh Giuse, các nhân viên và các chủng sinh.

Các bạn trẻ thân mến, Cha rất vui được dịp nói chuyện với chúng con. Làm ơn gửi lời chào mừng nồng nhiệt của Cha đến các phần tử trong gia đình chúng con, và đến các thày cô và nhân viện của các trường học và các đại học mà chúng con đang theo học. Cha biết rằng nhiều người đã làm việc vất vả để cuộc họp mặt của chúng ta hôm nay có thể xảy ra. Cha cám ơn họ nhiều nhất. Cha cũng đón nhận việc chúng con hát mừng sinh nhật Cha! Cám ơn rất nhiều vì cử chỉ đầy cảm động này; Cha cho tất cả chúng con điểm “A+” về việc chúng con phát âm tiếng Đức! Chiều nay Cha muốn chia sẻ với chúng con một vài tư tưởng về làm môn đệ Đức Chúa Giêsu Kitô – khi đi theo bước chân Chúa, thì đời sống của chính chúng ta trở thành một cuộc hành trình hy vọng.

Trước mặt chúng con là hình ảnh của sáu người nam và nữ đã lớn lên để sống cuộc đời phi thường. Hội Thánh tôn kính họ là bậc Đáng Kính, Á Thánh và Thánh: mỗi người trong họ đáp lại lời mời gọi của Chúa sống đời bác ái, và họ đều phục vụ Chúa ở đây, trong các ngõ hẻm, đường phố và ngoại ô New York. Cha ngạc nhiên về sự đa dạng của những người trong họ: nghèo và giàu, giáo dân nam nữ -- một người là một mệnh phụ và một người mẹ giàu có – các linh mục và các nữ tu, người di cư từ một phương trờ xa thẳm, ái nữ của một người cha là chiến sĩ Mohawk và mẹ là người Algonquin, người khác là người nô lệ Haiti, và một nhà học thức người Cuba.

Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Frances Xavier Cabrini, Thánh Gioan Newman, Á Thánh Kateri Tekakwitha, Đáng Kính Pierre Toussaint, và Cha Felix Verala: bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể được kể vào số những người trong các Ngài, bởi vì không có kiểu mẫu nào trong nhóm này, không có một khuôn nào duy nhất. Nhưng nếu nhìn kỹ lại thì chúng ta thấy có những yếu tố chung. Được đốt cháy bởi lòng yêu mến Chúa Giêsu, đời sống của các Ngài trở thành những cuộc hành trình hy vọng phi thường. Đối với một số trong các Ngài, cuộc hành trình này là bỏ nhà cửa và lên tàu làm một cuộc du hành dài hàng ngàn bộ. Đối với mỗi ngưởi, đó là một hành động phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, với một niềm xác tín rằng Người là cùng đích của mọi cuộc du hành. Tất cả đều mở rộng đôi tay của niềm hy vọng để giúp đỡ những người họ gặp trên đường, và thường đánh thức đời sống đức tin trong họ. Qua các viện mồ côi, trường học và bệnh viện, bằng cách làm bạn với những người nghèo, người bệnh và những người sống ngoài lề xã hội, và bằng chứng tá hùng hồn thể hiện qua cách sống khiêm nhường theo bước chân của Chúa Giêsu, sáu vị này đã mở rộng cánh cửa Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến cho không biết bao nhiêu cá nhân, kể cả tiền nhân của chính chúng con.

Và ngày nay thì sao? Ai đang làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu trên đường phố New York, trong các xóm nhà lá ở các thành phố lớn, ở những nơi mà người trẻ tụ tập để tìm người nào mà các em có thể tin tưởng được? Thiên Chúa chính là nguyên thủy và là cùng đích của chúng ta, và Chúa Giêsu là đường. Con đường của cuộc hành trình ấy có quanh co không? Có giống như đã xảy ra cho các Thánh của chúng ta không? Qua các niềm vui và thử thách của đời sống thường nhật: trong gia đình của chúng con, ở trường học hay đại học, trong những sinh hoạt giải trí, và trong các cộng đoàn giáo xứ. Tất cả những nơi này đều được đánh dấu bằng nền văn hóa mà chúng con đang sinh trưởng. Là những người trẻ Hoa Kỳ, chúng con có nhiều cơ hội để phát triển con người, và được nuôi dưỡng với ý thức quảng đại, phục vụ và thẳng thắn. Nhưng chúng con không cần Cha phải bảo chúng con rằng cũng có nhiều khó khăn: các hoạt động và tinh thần âm ỉ hy vọng, những con đường xem ra đưa đến hạnh phúc và sung mãn, nhưng trên thực tế chỉ đưa đến bối rối và sợ hãi.

Chính thời niên thiếu Cha đã bị băng hoại bởi một chế độ hung ác và nghĩ ràng nó có tất cả mọi câu trả lời; các ảnh hưởng của nó gia tăng -- thấm nhiễm các trường học và các cơ quan dân sự, cũng như chính trị và ngay cả tôn giáo -- trước khi người ta hoàn toàn nhận ra nó là một quái vật nguyên hình. Nó trục xuất Thiên Chúa và như thế nó trở nên không hiểu được những gì là chân thật và tốt lành. Nhiều ông bà và ông bà cố của chúng con sẽ còn phải kể lại chi tiết những sự tàn phá mà nó đem lại. Thật sự, một số người trong họ sang Mỹ Châu chính là để trốn những điều kinh hoàng như thế.

Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì ngày nay nhiều người trong thế hệ chúng con vui hưởng sự tự do được phát sinh qua việc mở rộng dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì những người đã cố gắng để bảo đảm rằng cho chúng con lớn lên trong một bầu khí mà trong đó những gì là chân thiện mỹ được nuôi dưỡng: đó là cha mẹ, ông bà, các thầy giáo và các linh mục của chúng con, các nhà lãnh đạo dân sự đang tìm kiếm điều gì là phải lẽ và công bình.

Tuy nhiên, khả năng phá hủy vẫn tồn tại. nghĩ cách khác là tự lừa dối mình. Nhưng nó không bao giờ chiến thắng; nó bị đánh bại. Đó là điểm chính yếu của niềm hy vọng nói rõ tính chất của chúng ta là Kitô hữu; và Hội Thánh nhắc lại điều này một cách xúc động nhất trong Tam Nhật Phục Sinh và cử hành nó với một niềm vui khôn tả trong mùa Phục Sinh! Đấng chỉ cho chúng ta con đường vượt trên cái chết cũng là Đấng chỉ cho chúng ta làm thế nào để khắc phục được sự hủy diệt và lo sợ: như thế Chính Chúa Giêsu mới thật là Thầy dạy về sự sống (x. Spe Salve, 6). Cái chết và sự phục sinh của Người có nghĩa là chúng ta có thể thưa với Chúa Cha “Ngài đã phục hồi sự sống của chúng con!” (Lời Nguyện sau Hiệp Lễ, Thứ Sáu Tuần Thánh). Và như thế, mời vài tuần qua, trong Phụng Vụ tuyệt mỹ Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta kêu gào cùng Thiên Chúa cho thế gian không phải vì tuyệt vọng hay sợ hãi, nhưng vì một niềm tin tưởng đầy hy vọng: Xin xua tan bóng tối trong tâm hồn chúng con! Xin xua tan bóng tối trong tâm trí chúng con! (x. Lời Nguyện khi Thắp Nến Phục Sinh).

Vậy bóng tối là gì? Điều gì xảy ra khi người ta, nhất là những người cô thế nhất, gặp phải một nắm tay đàn áp siết chặt hay thao tác thay vì bàn tay hy vọng? Một số thí dụ thứ nhất liên quan đến con tim. Ở đây, những mơ mộng và ao ước mà người trẻ đang theo đuổi có thể bị bể nát hay phá hủy dễ dàng. Cha đang nghĩ đến những người bị ảnh hưởng bởi ma túy và nghiện ngập, vô gia cư và nghèo khổ, bị kỷ thị chủng tộc, bạo lực, và hạ cấp -- nhất là các trẻ nữ và phụ nữ. Trong khi căn nguyên của những vấn đề này thật phức tạp, tất cả đều có chung một thái độ tâm trí bị đầu độc làm cho con người bị đối xử chỉ như những vật dụng: một sự chai đá trong tâm hồn xảy ra, lúc đầu thì không quan tâm đến, rồi sau đó thì chế nhạo, phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho mọi người. Những thảm cánh như thế cũng chỉ đến điều có thể đã có, và có thể có, là có những bàn tay khác – bàn tay của chúng con – giơ ra. Cha khuyến khích chúng con mời những người khác, nhất là những người cô thế và vô tội, cùng đi với chúng con dọc theo con đường tốt lành và hy vọng.

Vùng bóng tối thứ hai -- là những gì ảnh hưởng đến tâm trí -- thường xảy ra mà chúng ta không biết, và chính vì lý do này mà nó đặc biệt nguy hiểm. Việc bó méo sự thật làm chúng ta có cái nhìn méo mó về thực trạng, làm cho trí tưởng tượng và khát vọng của chúng ta bị lu mờ. Cha đã nói về nhiều tự do mà chúng con may mắn đủ để được hưởng. Điều quan trọng căn bản của tự do cần phải được gìn giữ cách nghiêm ngặt. Vì thế chẳng ngạc nhiên gì khi có nhiều cá nhân và phe nhóm đòi hỏi tự do cách um xùm trong diễn đàn công cộng. Phải, tự do là một giá trị mỏng dòn. Nó có thể bị hiểu lầm và bị lạm dụng để rồi thay vì đưa đến hạnh phúc mà mọi người mong đợi thì lại đưa đến một vũ đài tối tăm của sự thao túng mà trên đó sự hiểu biết của chúng ta về chính mình và thế giới bị mù mở đi, hoặc bị bóp méo bởi những người có một mưu đồ thầm kín.

Các con có thường xuyên thấy người ta đòi hỏi tự do mà không đề cập đến chân lý và con người không? Có một số người ngày nay lý luận rằng tôn trọng tự do cá nhân biến việc tìm chân lý thành sai, kể cả chân lý về những gì tốt đẹp. Đối với một vài giới người nói đến chân lý được coi là tranh luận hoặc chia rẽ, và tốt nhất là giữ nó trong phạm vi cá nhân. Và thay vì chân lý – hay nói đúng hơn là khi vắng mặt nó -- người ta phổ biến một tư tưởng cho là điều gì cũng có giá trị, là để bảo đảm tự do và giải phóng lương tâm. Điều này chúng ta gọi là thuyết tương đối. Nhưng có một sự “tự do” mà trong đó bất kể chân lý, với mục đích gì, chẳng lẽ là để theo đuổi điều sai quấy sao? Có bao nhiêu người trẻ đã được một bàn tay nhân danh tự do giúp đỡ hoặc nếm thử đã đưa các em đến nghiện ngập, đến u mê về luân lý và trí thông minh, để bị tổn thương, mất tự trọng, hay thất vọng trầm trọng và đau buồn đến mức tự vận? Các bạn thân mến, chân lý không phải là một trò lừa bịp. Nó cũng không đơn thuần chỉ là một mớ luật lệ. Nó là một sự khám phá ra một Đấng không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng; một Đấng mà chúng ta luôn luôn có thể tin cậy. Trong khi tìm chân lý, chúng ta đi đến việc sống nhờ điều chúng ta tin bởi vì rốt cuộc chân lý là một con người: Đức Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao sự tự do chân chính không phải là tẩy chay, mà là tham gia; không có gì hơn là quên mình đi và để cho mình được thu hút vào chính con người Đức Kitô cho tha nhân (x. Spe Salvi, 28).

Như thế, là những tín hữu, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác cách nào để họ đi theo đường tự do là con đường đem lại sự vui thoả và hạnh phúc vĩnh cửu? Chúng ta hãy trở lại với các Thánh một lần nữa. Việc làm nhân chứng của các Ngài thật sự giải thoát người khác khỏi tối tăm trong tâm hồn và tâm trí như thế nào? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong lõi tủy của Đức Tin của các Ngài; cũng là lõi tủy Đức Tin của chúng ta. Việc Nhập Thể, sự sinh ra của Chúa Giêsu, nói cho chúng ta rằng quả thật Thiên Chúa tìm thấy một chỗ ở giữa chúng ta. Mặc dầu các nhà trọ không còn chỗ, Người vào qua hang lừa bò, và có những người thấy ánh sáng của Người. Họ nhận chân được thế giới tối tăm khép kín của Hêrôđê, và thay vào đó, họ đi theo ngôi sao dẫn đường sáng lạn trong trời đêm, Và điều gì tỏa sáng? Ở đây chúng con có thể nhớ lại lời cầu nguyện được thốt ra hầu hết đêm thánh Phục Sinh” “Lạy Cha chúng con thông phần vào ánh sáng của vinh quang Cha nhờ Con Cha là ánh sáng trần gia… xin lấy hy vọng của Cha mà đốt lòng chúng con!” (Làm Phép Lửa). Và như thế, trong cuộc rước trọng thể cùng với cây nến được đốt cháy chúng ta chuyền ánh sáng của Đức Kitô cho nhau. Đây là ánh sáng “xua đuổi tội ác, tẩy trừ bợn nhơ, cho kẻ tội lỗi được sạch trong, cho người ưu phiển được mừng vui, phá tan hận thù oán ghét, mang lại hòa thuận yêu thương, khuất phục mọi quyền bính trên thế gian” (Exsultet - Mừng Vui Lên). Đây là ánh sáng của Đức Kitô đang hoạt động. Đây là con đường của các Thánh. Nó là một viễn tượng hy vọng huy hoàng – Ánh sáng của Đức Kitô ra hiệu cho chúng con trở thành ngôi sao dẫn đường cho người khác, bằng cách đi theo đường tha thứ, hòa giải, khiêm nhường, vui mừng và hy vọng của Đức Kitô.

Tuy nhiên đôi khi chúng con bị cám dỗ để khép mình lại trong vỏ sò, nghi ngờ sức mạnh của những tia sáng của Đức Kitô, và giới hạn chân trời hy vọng. Các con hãy can đảm lên! Nhìn thẳng vào các Thánh của chúng ta. Sự đa dạng về kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa của các Ngài thúc giục chúng ta tái khám phá ra chiều dài và chiều sâu của Kitô giáo. Hãy để trí tưởng tượng của chúng con tự do bay bổng theo chiều dài vô tận của chân trời làm môn đệ Đức Kitô. Đôi khi người ta nhìn chúng ta như những người chỉ nói đến cấm đoán. Không có gì sai lầm hơn điều ấy! Làm môn đệ thực sự của Đức Kitô được đánh dấu bởi ý thức về việc kỳ diệu. Chúng ta đứng trước Vị Thiên Chúa mà chúng ta biết và yêu mến như bạn hữu, sự bao la của công trình tạo dựng của Ngài, và vẻ đẹp của Đức Tin Kitô của chúng ta.

Các bạn thân mến, như thế, gương của các Thánh mời gọi chúng ta suy xét về bốn bình diện quan trọng của kho tàng Đức Tin của chúng ta: cầu nguyện riêng và thinh lặng, cầu nguyện trong Phụng Vụ, bác ái trong hành động, và ơn gọi.

Điều quan trọng nhất là chúng con phát huy sự liên hệ của chúng con với Thiên Chúa. Sự liên hệ ấy được bày tỏ trong việc cầu nguyên. Tự bản tính của Ngài, Thiên Chúa nói, nghe, và trả lời. Thực thế, Thánh Phaolô nhắc nhở cho chúng ta rằng: “Hãy cầu nguyện liên lỉ” (1 Thess 5:17). Thay vì quy hướng về minh hay chạy trốn những thăng trầm của cuộc sống, nhờ cầu nguyên chúng ta hướng về Thiên Chúa, và nhờ Ngài chúng ta hướng về nhau, kể cả những người sống bên lề xã hội và những người theo những con đường khác không phải là đường của Thiên Chúa (x. Spe Salve, 33). Như các Thánh dạy chúng ta cách linh hoạt, cầu nguyện trở thành hy vọng trong hành động. Đức Kitô luôn luôn là bạn đường của các Ngài. Các Ngài đã đàm đạo với Người ở mỗi chặng đường của cuộc hành trình phục vụ tha nhân.

Còn một bình diện khác của cầu nguyện mà chúng ta cần phải nhớ đến, chiêm niệm trong thinh lặng. Thí dụ, Thánh Gioan cho chúng ta biết rằng để nắm chắc mặc khải của Thiên Chúa, chúng ta trước hết phải lắng nghe, rồi thưa lại bằng cách công bố điều chúng ta đã nghe và thấy (x 1 Ga 1:2-3; Dei Verbum, 1). Có phải chúng ta đã đánh mất điều gì trong nghệ thuật nghe không? Chúng ta có dành chỗ để nghe tiếng thì thầm của Thiên Chúa mời gọi chúng ta tiến lên đi vào sự tốt lành không? Các bạn, đừng sợ thing lặng và bất động, hãy lắng nghe Thiên Chúa, thờ phượng Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Hãy để cho Lời Ngài uốn nắn hành trình của các bạn như là một tỏ bày sự thánh thiện.

Trong Phụng Vụ chúng ta thấy toàn thể Hội Thánh cầu nguyện. Từ Phụng Vụ (Liturgy) có nghĩa là tham gia cùng Dân Thiên Chúa vào “công trình của Đức Kitô, vị Thượng Tế và vào Nhiệm Thể Người là Hội Thánh” (Sacrosanctum Concilium, 7). Công trình đó là gì? Trước hết công trình đó ám chỉ Cuộc Khổ Nạn, cái Chết và Phục Sinh cùng Lên Trời của Đức Kitô – là điều mà chúng ta gọi là Mầu Nhiệm Vượt Qua. Công trình này cũng ám chỉ chính cuộc cử hành Phụng Vụ. Thực ra, hai ý nghĩa này liên kết với nhau và không thể tách rời nhau được bởi vì “công trình này của Chúa Giêsu” chính là nội dung thật của Phụng Vụ. Nhờ Phụng Vụ, “công trình của Chúa Giêsu” được liên tục tiếp xúc với lịch sử, với đời sống chúng ta để uốn nắn chúng. Ở đây chúng ta được thoáng thấy vẻ huy hoàng của Đức Tin Kitô. Mỗi khi chúng con tụ họp lại để dâng Thánh Lể, khi chúng con đi Xưng Tội, khi chúng con cử hành bất cứ bí tích nào, Chúa Giêsu làm việc đó. Nhờ Chúa Thánh Thần, Người kéo chúng con lại với Người, kéo vào trong tình yêu hiến tế của Đức Chúa Cha, và trở thành tình yêu đối với mọi người. Như thế chúng ta thấy rằng Phụng Vụ của Hội Thánh là một mục vụ của hy vọng cho nhân loại. Sự tham gia chung thủy của chúng con, là một hy vọng linh hoạt giúp làm cho thế gian – các Thánh cũng như người tội lỗi -- mở ra cho Thiên Chúa; đó là niềm hy vọng chân chính cho nhân loại mà chúng ta cúng hiến cho mọi người (x. Spe Salvi, 34).

Việc cầu nguyện cá nhân của chúng con, thì giờ chiêm niệm thinh lặng, và việc tham gia vào Phụng Vụ Hội Thánh của chúng con, đem chúng con lại gần Thiên Chúa hơn và cũng sửa soạn cho chúng con để phục vụ tha nhân. Các Thánh đồng hành với chúng ta chiều hôm nay chỉ cho chúng ta rằng đời sống Đức Tin và hy vọng cũng là đời bác ái. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu trên Thánh Giá chúng ta thấy tình yêu dưới dạng căn bản nhất. Chúng ta có thể bắt đầu tưởng tượng ra con đường tình yêu mà chúng ta phải đi theo (x. Deus Caritas Est, 12). Có quá nhiều dịp để thực hiện cuộc hành trình này. Hãy nhìn chung quanh chúng con với cặp mắt của Đức Kitô, hãy nghe với đôi tai của Người, hãy cảm giác và suy nghĩ với trái tim và trí óc của Người. Chúng con có sẵn sàng cho đi tất cả vì chân lý và công lý như Người đã làm không? Chúng ta vẫn còn tìm thấy nhiều gương về chịu đau khổ mà các Thánh của chúng ta đã đáp lại bằng tình thương ở đây, trong và ngoài thành phố này. Và những bất công mới đã mọc lên: có những bất công phức tạp phát sinh từ việc khai thác con tim và thao túng trí khôn; ngay cả môi trường sống chung của chúng ta, là chính trái đất, cũng phải rên siết dưới sức nặng của chủ nghĩa tiêu thụ hà tiện và khai thác vô trách nhiệm. Chúng ta phải nghe tận đáy lòng. Chúng ta phải trả lời với những hành động xã hội mới phát sinh từ tình yêu phổ quát vô bờ. Bằng cách này, chúng ta đảm bảo rằng các việc thương xót và công lý của chúng ta trở nên hành động hy vọng cho người khác.

Các người trẻ thương mến, cuối cùng Cha muốn chia sẻ với chúng con vài lời về ơn kêu gọi. Trước hết Cha nghĩ đến các phụ huynh, ông bà và các người đỡ đầu. Các vị ấy là những nhà gioá dục Đức Tin chính của chúng con. Qua việc đưa chúng con đến đê Rửa Tội, các vị ấy giúp chúng con nhận được món quà quý nhất trong đời chúng con. Trong ngày đó chúng con đi vào sự thánh thiện của chính Thiên Chúa. Chúng con trở thành nghĩa tử, nghĩa nữ của Chúa Cha. Chúng con được tháp nhập vào Đức Kitô. Chúng con trở thành nơi Chúa Thánh Thần ngự. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các phụ huynh khắp nơi trên thế giới, nhất là những người có thể đang vật lộn cách này hay cách khác – xã hội, vật chất, tâm linh. Chúng ta hãy tôn vinh ơn gọi hôn nhân và giá trị của đời sống gia đình. Chúng ta hãy luôn đề cao rằng chính trong các gia đình mà ơn thiên triệu được phát sinh.

Họp nhau đây ở Chủng Viện Thánh Giuse, Cha chào mừng các chủng sinh đang có mặt và thực sự khuyến khích tất cả các chủng sinh khắp Mỹ Quốc. Cha rất hãnh diện vì biết rằng số chúng con đang gia tăng! Dân Thiên Chúa trông mong rằng chúng con sẽ là những linh mục thánh thiện, đi trên đường hoán cải mỗi ngày, gợi cho người khác ước muốn đi sâu xa hơn vào đời sống Hội Thánh của tín hữu. Cha van nài chúng con hãy làm cho sự liên hệ của chúng con với Chúa Giêsu, Chúa Chiên Lành thêm mật thiết. Thưa chuyện với Người bằng cả tấm lòng chúng con. Xua đuổi những cám dỗ phô trương, ham danh vọng, hoặc tự cao tự đại. Hãy cố gắng để đạt được một kiểu sống thật sự được đánh dấu bằng đức ái, đức trong sạch và đức khiêm nhường, nhờ noi gương Đức Kitô, Vị Thượng Tế Vĩnh Cửu, mà chúng con sẽ trở thành hình ảnh sống động của Người (x. Pastores Dabo Vobis, 33). Các chủng sinh thân thương, Cha cầu nguyện cho chúng con hằng ngày. Chúng con nên nhớ rằng điều có giá trị trước mặt Chúa là sống trong tình yêu của Người và làm cho tình yêu của Người chiếu rọi trên tha nhân.

Các Sơ, các Thầy Dòng và các Linh Mục đóng góp rất nhiều cho sứ vụ của Hội Thánh. Việc làm chứng cách ngôn sứ của họ được đánh dấu bằng một xác tín sâu xa về vai trò tiên quyết của Tin Mừng trong việc hình thành đời sống Kitô hữu và biến đổi xã hội. Ngày nay, Cha muốn chúng con chú ý vào việc canh tân đời sống tâm linh mà các Dòng Tu đang thực hiện trong tương quan với đoàn sủng của họ. Từ đoàn sủng có nghĩa là món quà Thiên Chúa ban cách nhưng không và độ lượng. Các đoàn sủng đã được Chúa Thánh Thần ban tặng. Ngài linh hứng các vị sáng lập nam nữ, và sau đó hình thành Các Dòng với một di sản linh đạo. Hàng loạt đặc sủng lạ lùng riêng cho từng Dòng Tu là một kho tàng linh đạo phi thường. Thực ra, đương nhiên là lịch sử Hội Thánh trình bày cách mỹ miều nhất các trường phái linh đạo của mình, hầu hết đều phát sinh từ đời sống thánh thiện của các đấng sánh lập nam nữ. Nhờ khám phá ra đặc sủng, là điều đem lại sự khôn ngoan tâm linh rộng rãi như thế, Cha chắc chắn rằng một số người trẻ trong chúng con sẽ được lôi cuốn vào đời sống tông đồ hoặc phục vụ chiêm niệm. Đừng ngần ngại nói chuyện với các Thầy Dòng, các Sơ, hay các Linh Mục về đoàn sủng hay linh đạo của Dòng họ. Không có một cộng đồng nào hoàn hảo cả, nhưng chính là lòng trung thành với đặc sủng khi được sáng lập, chứ không phải với những cá nhân đặc biệt nào, mà Chúa mời gọi chúng con tìm hiểu. Hãy can đảm lên! Chúng con cũng có thể làm cho đời sống chúng con thành một món qua tự hiến cho tình yêu của Chúa Giêsu, và trong Người, tất cả mọi phần tử của gia đình nhân loại (x. Vita Consecrata, 3).

Các bạn, một lần nữa Cha xin chúng con, ngày hôn nay thì sao? Chúng con đang tìm kiếm gì? Niềm hy vọng không bao giờ làm chúng con thất vọng là Đức Chúa Giêsu Kitô. Các Thánh chỉ cho chúng ta tình yêu vô vị lợi của con đường của Người. Là các môn đệ của Đức Kitô, cuộc hành trình phi thường của các Ngài được bày tỏ trong cộng đoàn hy vọng, là Hội Thánh. Chính từ cung lòng Hội Thánh mà chúng con cũng sẽ tìm thấy can đảm và sự nâng đỡ để đi theo đường của Chúa. Được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, được thôi thúc trong thinh lặng, được hình thành bởi Phụng Vụ của Hội Thánh, chúng con sẽ khám phá ra ơn gọi riêng mà Thiên Chúa dành cho chúng con. Hãy ôm lấy nó với niềm vui. Hôm nay chúng con là môn đệ Đức Kitô. Chúng con hãy chiếu ánh sáng của Người trên thành phố vĩ đại này và ngoài nó. Các cho hãy chỉ cho thế giới lý do của niềm hy vọng đang vang dội trong chúng con. Hãy nói cho người khác về chân lý đang giải phóng chúng con. Với những tâm tình của niềm hy vọng lớn lao trong chúng con, Cha tạm biệt chúng con, cho đến khi chúng ta tái ngộ ở Sydney Tháng Bảy này trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới! Như là một bằng chứng cho tình yêu của Cha đối với chúng con và gia đình chúng con, Cha hân hạnh ban Phép Lành Tòa Thánh cho chúng con.

[Vài lời bằng tiếng Tây Ban Nha:]

Các chủng sinh và các bạn trẻ thân mến:

Thật là một niềm vui mừng lớn lao cho Cha được gặp chúng con hôm nay, trong ngày sinh nhật của Cha. Cám ơn chúng con về sự đón tiếp và ưu ái chúng con đã dành cho Cha.

Cha khuyến khích chúng con mở lòng ra cho Thiên Chúa để Ngài đổ đầy lửa tình yêu vào đó, để chúng con đem Tin Mừng của Ngài đến tất cả các quận của New York.

Ánh sáng Đức Tin sẽ thúc đẩy chúng con lấy điều lành và đời sống thánh thiện mà đáp trả điều dữ, như các nhân chứng vĩ đại của Tin Mừng đã làm qua nhiềy kỷ nguyên. Chúng con được mời gọi để tiếp tục dây chuyền thân hữu của Đức Kitô, là Đấng mà người ta tìm thấy trong tình yêu của Người một kho tàng đời sống vĩ đại. Chúng con hãy vun trồng tình bằng hữu này bằng cầu nguyện, cả cầu nguyện riêng lẫn phụng vụ, và bằng những công việc bác ái và quyết tâm giúp đỡ những người đói nghèo nhất.

Nếu chưa làm như thế, hãy nghêm nghị tự hỏi mình xem Chúa có mời chúng con theo Người một cách dứt khoát qua mục vụ Linh Mục và đời thánh hiến không. Có một liên hệ lỏng lẻo với Đức Kitô chưa đủ. Tình bằng hữu như thế không phải là tình bằng hữu. Đức Kitô muốn chúng con là một trong những người bạn nghĩa thiết, trung thành, và kiên trì của Người

Cha xin nhắc lại lời mời chúng con tham dự ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sidney, Cha bảo đảm với chúng con rằng Cha nhớ đến chúng con trong lời cầu nguyên của Cha, trong đó Cha xin Thiên Chúa làm cho chúng con trở thành các môn đệ đích thực của Đức Kitô Phục Sinh. Cám ơn chúng con rất nhiều.

+ ĐTC Bênêđictô XVI

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
 
Lời cầu nguyện của ĐGH tại Ground Zero
Phụng Nghi
13:02 21/04/2008
New York (Catholic Online) - Chiếc popemobile lái chậm chậm vào con đường dốc thoai thoải đi xuống Ground Zero. Không có tiếng hoan hô…không một tiếng la hét…không có cờ quạt…không kèn trống, chỉ có âm thanh trầm buồn ai oán từ chiếc hố cầm đơn độc phá vỡ sự yên lặng khi Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tới. Không khí hoàn toàn tương phản với các buổi lễ lạc khác của ngài trong cuộc thăm viếng Hoa kỳ.

Những người hiện diện gồm cảnh sát, lính cứu hỏa và một số những kẻ còn sống sót, chỉ mới bảy năm rưỡi trước đây, đã trải nghiệm một quang cảnh khác hẳn ở nơi này khi hai chiếc máy bay tông vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Tập hợp nơi đây còn có một số thân nhân của những người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công khủng bố, được lựa chọn bằng cách bốc thăm.

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tiến thẳng từ xe đến chiếc bàn quỳ đặt ở chính giữa Ground Zero. Lời cầu nguyện của ngài không có tính cách tượng trưng mà sâu xa và mạnh mẽ, kéo dài gần hai phút.

Đức Hồng y Edward Egan đứng phía tay mặt Đức giáo hoàng trong buổi lễ. Ngài nhận chức tổng giám mục New York chỉ mới gần được một năm thì Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Cuộc viếng thăm này tại Ground Zero chắc chắn mang trở lại những kỷ niệm mãnh liệt về những ngày tiếp theo sau cuộc khủng bố và ý chí anh hùng của đô thị New York.

Sau phút cầu nguyện riêng tư, Đức thánh cha thắp một ngọn nến, gió quá mạnh tưởng chừng không cháy được, nhưng cuối cùng ngọn nến cũng sáng lên, và ngài cất tiếng cầu nguyện:
Đốt nến tưởng niệm


“Lạy Thiên Chúa, đấng yêu thương, nhân hậu, và ủi an, xin nhìn đến chúng con, những người theo những niềm tin và truyền thống khác nhau, đang tập họp tại địa điểm này, nơi đã từng là khung cảnh của bạo lực và đau thương khôn tả.

“Cậy nhờ lòng nhân từ của Chúa, chúng con xin Người ban ánh sáng vĩnh cửu và bình an cho tất cả những kẻ đã thiệt mạng nơi đây, những người anh hùng đã đáp ứng đầu tiên: các lính cứu hỏa, các sĩ quan cảnh sát, các nhân viên cấp cứu và nhân viên thuộc Thẩm quyền Cảng (New York), cùng với tất cả những người nam nữ vô tội đã là nạn nhân của thảm kịch này chỉ vì công việc và bổn phận mang họ tới đây vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

“Cậy nhờ lòng từ bi của Chúa, chúng con xin Người mang lại ủi an cho những ai, vì có mặt nơi đây trong ngày đó, đã bị thương tật và bệnh hoạn. Xin cũng hàn gắn niềm đau của những gia đình nay vẫn còn bi thương, và tất cà những kẻ đã mất người thân trong thảm kịch này. Xin ban cho họ sức mạnh để tiếp tục cuộc sống dũng cảm và cậy trông.

“Chúng con cũng tưởng nhớ đến những người đã bị thiệt mạng, bị thương, và mất mát cùng ngày hôm đó tại Ngũ giác đài và Shanksville, Pennsylvania. Ôm ấp nỗi khổ niềm đau của họ trong lời kinh nguyện, tâm hồn chúng con muốn kết hợp với tâm hồn họ.

“Lạy Thiên Chúa, đấng ban bình an, xin mang hòa bình Chúa cho thế giới đầy bạo lực của chúng con: bình an trong tâm hồn của mọi người nam nữ, bình an giữa các dân tộc trên mặt đất. Những kẻ lòng trí đầy thù hận, xin ngài đổi hướng tâm tư họ về con đường yêu thương.

“Lạy Thiên Chúa, đấng cảm thông, lòng chúng con tràn đầy cảm kích vì tầm mức lớn lao của tấn thảm kịch này, chúng con tìm kiếm ánh sáng và sự hướng dẫn của Chúa khi chúng con phải đối diện với những biến cố kinh hoàng đến thế. Xin cho những người đã chết được sống để cho các sinh mạng mất mát nơi đây không bị mất mát đi vô ích. Xin ủi an nâng đỡ chúng con, kiên cường chúng con trong niềm hy vọng cậy trông, và ban cho chúng con sự khôn ngoan cũng như lòng dũng cảm để hoạt động không mỏi mệt cho một thế giới nơi hòa bình và tình yêu thương đích thực ngự trị giữa các dân tộc và trong trái tim của tất cả mọi người.”

ĐTC quỳ cầu nguyện
Tiếp theo sau phép lành của Đức thánh cha, Hồng y Egan giới thiệu với ngài các quan khách hiện diện, lính cứu hỏa, cảnh sát, những người sống sót vụ thảm sát và thân nhân của những người thiệt mạng, đa số hôn nhẫn của Đức thánh cha.

Mặc dầu chỉ dừng lại nơi đây khoảng nửa giờ, ngài cũng lắng nghe từng người và ngỏ lời an ủi họ. Khi ngài rảy nước thánh – từng phía theo chiều kim địa bàn – một số người coi như ngài thánh hóa ngôi mộ chôn thân nhân của họ.

Tháp tùng Đức giáo hoàng tới địa điểm này có Thị trưởng New York Michael Bloomberg, Thống đốc bang New York David A. Paterson và thống đốc bang New Jersey John Corzine.

Sau khi Đức giáo hoàng rời khỏi địa điểm, đa số những người đã diện kiến ngài lần lượt quỳ xuống cầu nguyện ngay tại chỗ trước đây ngài đã quỳ. Họ đặt bông để tưởng niệm những người đã chết.
 
Gương mù tai hại tại Thánh Địa: Đánh nhau ngay trong nhà thờ Mộ Chúa
Nguyễn Việt Nam
17:10 21/04/2008
Giêrusalem - Cảnh sát Do Thái đã phải can thiệp để ngăn cản một vụ “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” giữa các giáo sĩ và giáo dân Chính Thống Giáo ngay trong nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem hôm 20/4/2008 trong ngày lễ Lá theo lịch Chính Thống Giáo.

Các giáo sĩ và giáo dân Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armênia Tông Truyền đã đánh nhau khi các vị thuộc Giáo Hội Armênia phàn nàn là một vị thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp cứ lang thang bên cạnh mộ Chúa cố tình ngăn không cho họ cầu nguyện. Khi trật tự được vãn hồi, 2 tín hữu Armênia đã bị cảnh sát câu lưu.

Hôm 27/12 vừa qua xung đột cũng đã bùng nổ giữa các tu sĩ và giáo dân Chính Thống Giáo Hy Lạp với các tu sĩ và giáo dân Chính Thống thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền khi hai nhóm đang tiến hành dọn dẹp nhà thờ để chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh vào ngày 6/1/2008 theo niên lịch Phụng Vụ của Chính Thống Giáo.

Cãi vã đã nổ ra giữa nhóm 50 người của Chính Thống Giáo Hy Lạp và 30 người của nhóm Armenia Tông Truyền khi những người Chính Thống Hy Lạp bước qua phần của Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Hai bên đã dùng chổi đập lẫn nhau.

Cảnh sát Palestine đã phải can thiệp. 4 người bị thương trong vụ này.

Tại Giêrusalem có nhiều nhà thờ và một số các nơi thánh dùng chung cho cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo Hy Lạp và Chính Thống Giáo Armênia. Việc sử dụng các nơi này được quy định bởi thỏa ước Nguyên Trạng đã có từ thế kỷ thứ 19. Trong số những nơi thánh quy định bởi thỏa ước Nguyên Trạng có Thánh Đường Mộ Chúa Giêsu là nơi theo truyền thống tin Chúa Giêsu đã được mai táng và Đền thờ Giáng Sinh được xây tại hang đá Bêlem nơi Chúa Giêsu đã giáng sinh làm người.

Quan hệ giữa các bên một đôi khi trở nên căng thẳng. Đặc biệt là dưới thời thượng phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp Ireneos. Thượng phụ Ireneos đã có những hành vi bạo lực và những hành động vô lý chẳng hạn đã tráo chìa khóa khiến cho không ai vào được chỉ có người Chính Thống Giáo Hy Lạp mới vào được bên trong nhà thờ. Hậu quả thê thảm là hiện nay chìa khóa nhà thờ Mộ Chúa phải giao cho một gia đình Hồi Giáo gần đấy giữ.
 
Ra tòa vì làm giả tượng Đức Mẹ khóc
Thúy Dung
17:27 21/04/2008
Thông tấn xã Công Giáo ANSA của Hội Đồng Giám Mục Italia cho biết một cựu nhân viên tại nhà thờ Thánh Lucia tại Forli, Italia sẽ phải ra hầu tòa vì tội làm giả tượng Đức Mẹ khóc.

Cảnh sát nói họ có những bằng cứ cho thấy ông Vincenzo Di Costanzo đã nhỏ chính máu của mình vào mắt một tượng Đức Mẹ bên trong nhà thờ Thánh Lucia hồi tháng Ba năm 2006. Công tố ủy viên Alessandro Mancini nói với hãng tin ANSA rằng “Đây là một trường hợp phạm thánh gia trọng”. Trong khi đó, ông Vincenzo Di Costanzo vẫn một mực kêu oan.

Một nhóm các phụ nữ đã là những người đầu tiên chú ý đến hiện tượng này và đông đảo dân chúng trong vùng và cả bên ngoài Forli cũng đã tuốn đến xem hiện tượng này. Đức Giám Mục sở tại đã lập tức thay tượng Đức Mẹ bằng một tượng khác tương tự và báo cho cảnh sát điều tra.

Tượng Đức Mẹ với ánh mắt hướng lên trời, hai tay đang chắp tay cầu nguyện, đã không có hiện tượng chảy máu mắt khi được đưa lên Tòa Giám Mục.
 
Lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X cương quyết chống lại khả năng hòa giải với Giáo Hội
Đặng Tự Do
18:07 21/04/2008
Lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X đã thẳng thừng bác bỏ nhận xét cho rằng tự sắc cho phép sử dụng rộng rãi thánh lễ tiếng La Tinh có thể dẫn đến một sự hòa giải Giáo Hội.

Trong một lá thư gởi đến các tín hữu thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X, Giám Mục Bernard Fellay viết rằng “chẳng có gì thay đổi thực sự” với việc Tòa Thánh đưa ra tự sắc Summorum Pontificum, vì tự sắc này không hề đề cập đến những vấn đề then chốt mà phong trào Lefevbre đưa ra khi ly giáo vào năm 1986.

Theo Giám Mục Fellay, vấn đề căn bản gây cản trở cho việc trở lại với Rôma là vấn đề đức tin. “Vấn đề Phụng Vụ không phải là vấn đề chủ yếu, nó nảy sinh như một biểu hiện của sự thay đổi đức tin” trong Công Đồng Chung Vatican II. Theo ông, giáo huấn của Công Đồng Chung Vatican II đã đưa ra những thay đổi “sâu sắc, cách mạng” trong giáo huấn của Giáo Hội trong khi đưa ra “một nghi lễ Phụng Vụ mới và cả một hình thái tồn tại mới của Giáo Hội trên thế giới”.

Giám Mục Fellay đặc biệt phàn nàn rằng giáo huấn của Công Đồng Chung Vatican II mở đường cho một nhận thức mới về quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và các đức tin khác. Ông lên án công thức được dùng trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) theo đó Giáo Hội của Chúa Kitô “tồn tại trong” (subsists) Giáo Hội Công Giáo [theo Giám Mục Fellay, cần phải nói rằng Giáo Hội của Chúa Kitô là Giáo Hội Công Giáo]. Giám Mục Fellay cũng lên án điều mà ông gọi là một nhận thức mới về tự do tôn giáo do Công Đồng Chung Vatican II đưa ra.

Giám Mục Fellay đã đưa ra những quan ngại về tín lý trên đây để đi đến một kết luận dứt khoát rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X “không thể ký một hiệp định nào” với Tòa Thánh. Ông cũng nói thêm là hiện nay vẫn có nhiều giáo phận trên thế giới không cho thi hành tự sắc thánh lễ tiếng La Tinh thành ra các tín hữu Huynh Đoàn Thánh Piô X cần hy vọng một cách dè dặt.

Cuối cùng Giám Mục Fellay nói rằng tự sắc Summorum Pontificum đem lại một số hy vọng nhưng thời điểm cho sự hòa giải thì vẫn còn xa mờ.

Nhiều quan sát viên cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Giám Mục Fellay thể hiện một sự lúng túng trước sự tan rã gần đây của Huynh Đoàn Thánh Piô X. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano), công báo của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos cho biết tự sắc Summorum Pontificum đã đưa nhiều người trở lại. Ngài đã đơn cử trường hợp một nhóm 30 nữ tu dòng kín thuộc Trung Tâm Tĩnh Tâm Chúa Giêsu Linh Mục tại Tây Ban Nha “đã được công nhận và bình thường hóa” bởi Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) do Đức Hồng Y làm chủ tịch. Ngài cũng cho biết là có một số trường hợp khác nữa tại Pháp, Hoa Kỳ, Đức đang xem xét tiến trình hiệp nhất với Giáo Hội.

Tưởng cũng nên nói thêm Ủy Ban Giáo Hội Chúa (Ecclesia Dei) được thành lập năm 1988 có mục đích phối hợp những chương trình mục vụ nhắm tới những người Công Giáo theo phụng vụ cũ mà tiêu biểu là nhóm Huynh Đoàn Piô X do đức TGM người Pháp Lefebvre thành lập.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng vạ tuyệt thông được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành năm 1988 chỉ có hiệu lực trên Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre và 4 vị Giám Mục do Đức Cha Lefebvre truyền chức trái phép. Những linh mục theo các Giám Mục này “chỉ bị treo chén” và như thế thánh lễ do họ cử hành “không chút nghi ngờ gì là thành sự (valid) nhưng không hợp luật (licit)”. Những tu sĩ nào theo ly giáo này cần phải được Tòa Thánh công nhận như trong trường hợp 30 nữ tu nêu trên.

Đức Hồng Y cho biết thêm là bên cạnh việc trở lại theo nhóm, Ủy Ban Giáo Hội Chúa đã nhận được nhiều thư từ, điện thoại.. của các cá nhân các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong nhóm Huynh Đoàn Thánh Piô X hỏi thăm về tiến trình hòa giải; cũng như nhiều lời ngợi khen Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cho sử dụng thánh lễ tiếng La Tinh cách rộng rãi.

Theo Đức Hồng Y Castrillon, việc sử dụng Phụng Vụ trước Công Đồng Vatican II “không có nghĩa là quay lại quá khứ nhưng là một vấn đề tiến bộ” vì điều đó đem lại cho Giáo Hội Công Giáo sự phong phú của hai hình thức Phụng Vụ.

Dịp này Đức Hồng Y Castrillon minh xác rằng mọi linh mục đều có thể cử hành thánh lễ tiếng La Tinh mà không cần phải xin phép vị Giám Mục bản quyền.

“Nhiều vị đã xin phép, như thể đây là một hình thức nhân nhượng hay ngoại lệ. Nhưng không cần phải như thế”.

Theo Đức Hồng Y Castrillon, “đã có những khó khăn thực tiễn” gây trở ngại cho việc chấp nhận tự sắc này rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, khi được hỏi về những chỉ trích của một vài Giám Mục đưa ra gần đây về tự sắc này, Đức Hồng Y cho rằng đó chỉ là “tranh cãi nẩy sinh từ sự thiếu hiểu biết”. Đức Hồng Y cho biết ủy ban của ngài đang soạn thảo những chương trình cung cấp thông tin cho hàng giáo sĩ để đánh tan những hiểu nhầm.
 
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Thăm Mỹ (3)
Vũ Văn An
22:33 21/04/2008
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Thăm Mỹ (3)

Hôm qua, chúng tôi đã tường trình một số bài của Tờ Washington Post về chuyến viếng Mỹ của Đức Bênêđíctô XVI. Hôm nay, xin trình bầy một số bài, phần lớn có tính bình luận, về chuyến đi của ngài trên tờ New York Times.

Tạm Biệt

Trước đám đông gần 60,000 người tại Yankee Stadium, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã kết thúc cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài tại Mỹ trong tư cách nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã với lời nhắc nhở đoàn chiên ằng “vâng phục” thẩm quyền giáo hội, ngay trên mảnh đất của những người tự do, vẫn là nền tảng cho đức tin tôn giáo của họ.

Trong cuộc thăm viếng 6 ngày tại Washington và New York, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến các vấn đề thế giới, thăm một hội đường Do Thái Giáo và tỏ ý hối tiếc sâu xa về gương mù lạm dụng tình dục trẻ em từng gây thiệt hại cho thế đứng của giáo hội tại nhiều giáo phận Mỹ.

Trong một nghi thức vào buổi sáng tại “Ground Zero”, Đức Giáo Hoàng đã làm phép địa điểm Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới, nơi hơn 2,600 người bị thảm sát trong cuộc tấn công khủng bố, và cầu nguyện cho hòa bình. Và buổi chiều Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng được Phó Tổng Thống Dick Cheney chào tạm biệt tại Phi Trường Kennedy.

Nhưng tại Yankee Stadium trong một buổi chiều Chúa Nhật mát mẻ, sáng láng, với một cử tọa đầy thán phục, Đức Bênêđíctô đã hành động chủ yếu như một mục tử đối với 65 triệu người Công Giáo của Mỹ bằng cách dùng những hạn từ thật đơn giản trình bầy rõ các bổn phận của họ đối với một giáo hội từng đại diện cho điều ngài gọi là “giáo hội duy nhất” do Thiên Chúa thiết lập trên trần gian.

Trong bài giảng Thánh Lễ, ngài nói: “Thẩm quyền. Vâng lời. Nói cho ngay, đó không phải là những chữ dễ nói vào thời nay, nhất là trong một xã hội vốn đặt một giá trị thật cao trên tự do bản thân”.

Ba năm sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người tiền nhiệm được lòng người và nhiều đặc sủng của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, một nhà thần học uyên thâm nhưng dè dặt, đã nhẹ nhàng nhưng không chút mập mờ phác họa lại nguồn gốc của thẩm quyền đã được chuyển giao cho ngài và được ngài cho là yếu tính đối với giáo hội.

Chỉ về chính mình, ngài nói rằng “Sự hiện diện quanh bàn thờ này của người kế nhiệm Phêrô, của các anh em giám mục, linh mục và phó tế, của các nam nữ tu sĩ và tín hữu giáo dân từ khắp 50 tiểu bang của liên bang, đã hùng hồn nói lên sự hiệp thông của chúng ta trong đức tin Công Giáo vốn từ các Tông Đồ truyền lại cho ta”.

Lướt qua việc một số linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, ngài cho hay cầu nguyện cho Nước Chúa “có nghĩa là không ngã lòng trước nghịch cảnh, chống đối và gương mù. Nó có nghĩa là vượt thắng mọi hình thức phân rẽ giữa đức tin và đời sống, và chống lại các thứ phúc âm giả tạo tuyên truyền cho tự do và hạnh phúc”.

Thánh Lễ tại Yankee Stadium là biến cố công cộng lớn nhất trong lần thăm viếng này, và được tổ chức cùng ngày với cuộc viếng thăm thân mật nhất của ngài.

Khi đến thăm Ground Zero vào sáng Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nói chuyện vắn vỏi với một nhóm nhỏ các người sống sót và gia đình các nạn nhân của cuộc tấn công 11/9. Đức Hồng y Edward M. Egan của New York đứng bên cạnh, đọc tên từng người và miêu tả vắn tắt cho Đức Giáo Hoàng hay người thân của họ đã mất ra sao. Một số ôm lấy tay Đức Giáo Hoàng, và nhiều người qùy gối hôn nhẫn ngài.

Đối với những người không được mời để đích thân gặp Đức Giáo Hoàng hay được vé tham dự các biến cố chính, người ta dựng nhiều màn ảnh lớn để họ theo dõi. Tại Quán Thể Thao Billy trên Đại Lộ Bờ Sông ở Bronx có tới 6 màn ảnh lớn. Ở đó, Mike Gonzale, 29 tuổi, cư ngụ ở Woodside, Queens, im lặng ngồi theo dõi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại vận động trường bên kia dẫy phố. Anh cho hay: “Bạn cảm thấy năng lực; bạn cảm nghiệm được bình an. Tôi nghĩ phần lớn người ta cảm thấy một cảm giác thanh thản thoát ra ngoài cái thế giới phức tạp chúng ta đang sống”.

Bên trong vận động trường đầy nghẹt, năng lực ấy thấy rất rõ. Ở đấy cả một bức tường kiên cố của khăn vàng và tiếng mừng vui. Sau Thánh Lễ, từng làn sóng phấn khích đuổi theo đường đi của Đức Giáo Hoàng, khởi đầu ngài còn buớc đi nhưng sau đã lên Giáo Hoàng Xa chạy quanh đường vòng ngoài sân vận động. Họ reo hò chẳng khác trong một trận giao banh hào hứng.

Nhiều người được phỏng vấn sau Thánh Lễ Chúa Nhật cho hay họ hết sức xúc động được diện kiến vị Đại Diên Chúa Kitô trên trần gian. Đối với một số người Công Giáo, vai trò người cha thiêng liêng của ngài xem ra có tính hết sức bản thân. Sylvia Rios, 45 tuổi, cho hay: “tôi biết ngài không vẫy tay với tôi, nhưng tôi có chỗ ngồi rất tốt, nên mỗi lần nhìn ngài, trông giống như ngài vẫy tay đặc biệt với tôi”.

Tuy nhiên, một số người còn cho hay trong Thánh Lễ họ như được hiệp thông với nhiều người khác và kỳ diệu một điều là sự hiệp thông ấy xẩy ra với sự hiện của Đức Giáo Hoàng là đại biểu cho việc thiết lập ra Giáo Hội trước đây 2,000 năm.

Christina Rivers-Caceres, 37 tuổi, lái xe từ Bushkill, Pensylvannia với chồng là Enrique, 32 tuổi, cho hay có mặt ở Yankee Stadium làm bà có cảm giác như một thành phần của đại gia đình Công Giáo nay đã lên hơn một tỉ người khắp thế giới. Bà nói: “Bạn hãnh diện là người Công Giáo. Điều ấy giúp tái khẳng định đức tin của chúng tôi”.

Efrem Menghs, một người chào hàng cho công ty điện thoại từ Columbus, Ohio, cho hay kinh nghiệm này làm anh trở nên người tốt hơn. “Nhìn lui chắc chắn tôi sẽ thấy rất vui vì đã tới đây tham dự biến cố này. Tôi thấy mình đã làm một điều gì đó cho Chúa”. (Paul Vittello, New York Times, 20-04).

Qúy Hồ Tinh

Mặt tôi vẫn còn bừng bừng sau buổi chiều dài đầy nắng tại Yankee Stadium, và Đức Giáo Hoàng còn chưa vào máy bay để trở lại Rome, thì các chuyên gia đã bắt đầu đưa ra đủ thứ khiếu nại về chuyến tông du của ngài.

Một số than phiền về điều Đức Giáo Hoàng không chịu lên tiếng: ngừa thai chẳng hạn. Số khác lại thắc mắc không biết cuộc viếng thăm này có làm người Công Giáo Mỹ tốt hơn không. Ngay sáng Chúa Nhật có người đã cho là những người Công Giáo từng chống lại Giáo Hội chắc chắn chỉ càng cảm thấy khó chịu vì các lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng.

Có thể họ có lý. Thực thế, cái “Đạo Công Giáo kiểu quán Cà-phê” Mỹ này chắc chắn sẽ vẫn rất sinh động sau khi Đức Giáo Hoàng đã về lại Rôma. Và con số những người Công Giáo lừng khừng (graying) chỉ biết ngồi chờ Đức Giáo Hoàng mang lại thay đổi chắc chắn sẽ vẫn y nguyên.

Nếu đó là cách đo lường sự thành công của Đức Bênêđíctô, thì chắc ngài chỉ được chữ D.

Nhưng sự việc cũng có thể được nhìn cách khác: theo cái nhìn của chính Đức Bênêđíctô. Tôi vốn từng nói rằng: Đức Giáo Hoàng là người theo thuyết tối thiểu (minimalist). Cách đây nhiều năm, khi giải thích Chúa Kitô sẽ thực hiện lời hứa cửa hỏa ngục sẽ không làm gì được Giáo Hội ra sao, nhà thần học Ratzinger từng nói rằng nếu vào thời cánh chung, chỉ một nhúm Kitô hữu sống sót ẩn núp đâu đó trong một dịch bản chủ tương lai của hoang toại đạo, thì lời hứa của Chúa Kitô vẫn được nên trọn và Giáo Hội, cái Giáo hội nhỏ nhoi đến gần như vô nghĩa kia, cũng vẫn sẽ chiến thắng.

Ngài cũng mong người Công Giáo xa đạo trở về với Giáo Hội. Ngài cũng hy vọng những người Công Giáo với một danh sách dài lê thê những chữ “nhưng” chịu vất bỏ những chữ ấy mà chấp nhận trọn vẹn giáo huấn của giáo hội. Ngài cũng mong sao cho có nhiều người không Công Giáo gia nhập Giáo Hội. Nhưng ngài không trông vào những thứ ấy. Bởi đã từ lâu, ngài cho rằng bất cứ hy vọng nào vào việc người Công Giáo ngoan đạo trở thành đa số vinh quang đều là không thực tế, có khi còn ngây thơ nữa. Ngài luôn thích thú câu truyện kể về Gideon, người được Thiên Chúa chọn để lãnh đạo một nhúm quân Do Thái chống lại đạo quân Madian đông như “khối cào cào”. Lúc ấy, Gideon có 10,000 quân, nhưng Thiên Chúa bảo số quân ấy đông quá. Hãy đem chúng xuống nước để trắc nghiệm, và Người chỉ chọn cho ông được 300 binh sĩ biết lấy tay múc nước lên mà uống chứ không uống như những con vật! “Với 300 người này, Ta sẽ cứu ngươi và trao nộp quân Madian trong tay ngươi”.

Cái sứ điệp mà Đức Bênêđíctô gửi những người đàn ông và đàn bà Mỹ cũng chứa đựng một thứ chân lý làm người như thế. Nó cũng “cao” như thử nghiệm của Thiên Chúa Giavê! Chẳng hệ gì, miễn là có được 300 binh sĩ “người cho ra người”. (Alejandro Bermudez, New York Times, 20-04)

Tương Lai Đầy Hy Vọng

Từ ngày Đức Bênêđíctô bắt đầu chuyến tông du với chủ đề “Chúa Kitô Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta”, nhiều tia sáng hy vọng đã quét tới các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, những người cuối cùng cảm nhận mình đã được lắng nghe sau khi kể cho Đức Giáo Hoàng câu truyện của mình. Những tia sáng hy vọng ấy cũng đã chạm tới thân nhân các nạn nhân khủng bố, những người tìm lại được hàn gắn khi được Đức Bênêđíctô cùng cầu nguyện với tại Ground Zero. Và những tia sáng kia cũng đụng tới người Công Giáo khắp nước Mỹ từng gắng gượng duy trì đức tin của mình bất chấp tội lỗi, gương mù và các sao lãng của thời đại thế tục.

Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với tương lai Giáo Hội Mỹ là niềm hy vọng và khẳng quyết ngài mang lại cho giới trẻ xuyên suốt cuộc tông du này. Tại cuộc tập hợp của hơn 25,000 bạn trẻ tại Chủng Viện Thánh Giuse, Yonkers, ngài nhắc nhở cử tọa rằng người trẻ Công Giáo “là tương lai Giáo Hội và họ đáng được mọi lời cầu nguyện và nâng đỡ mà các con có thể đem lại cho họ”. Rồi ngài kêu gọi ‘những người bạn trẻ’ của ngài công bố Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Giáo Hội một cách mạnh dạn, bênh vực sự sống con người ở những giai đoạn dễ bị thương tổn nhất, phục vụ người nghèo và người thiếu thốn bằng tình thương và mở lòng ra với ơn Chúa gọi làm linh mục và cuộc sống tu trì.

Ngài cũng kêu gọi người trẻ mở lòng ra mà kết hiệp lòng trung thành đối với giáo huấn Giáo Hội và việc hội nhập nền văn hóa thế tục vào các giá trị Phúc Âm. Nhấn mạnh của ngài quả đáp ứng tâm tư nhiều người trẻ Công Giáo ngày nay là những người thèm khát một niềm tin biết biến cải văn hóa chứ không bác bỏ hay đầu hàng nó.

Lớp trẻ này nhìn ra nối kết chứ không kình chống giữa quan tâm của họ đối với người nghèo và việc họ tranh đấu bảo vệ trẻ chưa sinh, giữa chú tâm của họ tới mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu và sự lôi cuốn của các hình thức sùng kính Công Giáo thời xưa và giữa việc thuộc về một Giáo Hội phẩm trật và và việc đáp ứng lời mời gọi nên thánh tổng quát được Công Đồng Vatican II xác nhận.

Họ thấy Đức Bênêđíctô cũng có cùng một cảm quan như họ. Trong suốt cuộc tông du này, ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo phải từ khước mọi thứ nhị phân (dichotomies) giả tạo, phải vượt lên trên những chia rẽ tẻ nhạt và ôm lấy một đức tin biết nối vòng tay với thế giới trong khi vẫn chân thực với các giáo huấn từng được truyền lại cho ta bao nhiêu đời nay.

Muốn thế phải sống khiêm hạ, cầu nguyện và đối xử với người khác, kể cả người già là những người “qúy bạn” thường hay bất đồng ý kiến, theo cách “qúy bạn” muốn họ đối xử với mình. (Colleen Carroll Campbell, New York Times, 20-04).

Hướng Về Chúa Giêsu

Chắc chắn, một số bài báo sau cuộc tông du sẽ chú tâm tới một ám ảnh xưa nay của người Mỹ: quan điểm chung. Cuộc tông du này thay đổi cái nhìn của người Mỹ ra sao đối với Đức Bênêđíctô? Liệu ngài đã ra khỏi cái bóng của Đức Gioan Phaolo II chưa? Người Mỹ giờ đây đã yêu ngài chưa?

Dĩ nhiên, người trong nghi vấn chắc chắn muốn rằng đấy không phải là chú tâm của sứ điệp “đồ ăn mang đi” (take-away) của chúng ta. Người “kế vị đáng thương của Phêrô” này, một người luôn khẩn khoản xin người ta cầu nguyện cho mình, quả chỉ là một con người. Chắc chắn ngài rất hài lòng khi được đón tiếp nồng hậu như thế. Nhưng cuộc tông du này nhằm mục đích lớn hơn, đó là mở tâm hồn ta lắng nghe điều ngài muốn nói, điều ngài dùng cả cuộc đời để nói ra.

Người ta có cảm tưởng ngài muốn đem đến cho chúng ta một chiếc gương và khuyên ta, giám mục, linh mục, tu sĩ, nhà giáo dục, người trẻ và toàn bộ Giáo hội, nên nhìn vào chiếc gương ấy để nhận ra chân tướng của mình, một cách trung thực và khiêm hạ.

Hình ảnh trong gương có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng không thiếu những nét ngã lòng, sa vào nền văn hóa thời thượng, không tập chú vào Chúa Kitô mà vào tiện nghi, an toàn và các ưu tiên trần tục. Người nghèo ở đâu? Tội lỗi ở chỗ nào? Ta có can đảm trình bầy Chúa Giêsu như chân lý hay đúng hơn chỉ là một ông bạn dễ tính để mà kết thân. Lại còn cái hàng cách phân giữa việc tuyên xưng và việc hành động trong tuần, và chia rẽ trong lòng Giáo Hội…Còn chăng những người như Walker Percy, Flannery O’Connor, Dorothy Day và Thomas Merton?

Suốt 40 năm qua, tâm trí ta loay hoay với những thảo luận và tranh cãi bên trong Giáo Hội từ phong chức phụ nữ đến mầu thích hợp cho mùa Vọng phải chăng là mầu xanh. Như thể, người Công Giáo đầy đức tin phải là người phải hết sức quan tâm và can dự vào nền chính trị và các thủ tục của giáo hội định chế.

Đủ mọi thứ mít-tinh hội họp, nhóm thảo luận và ủy ban cùng tuyên ngôn tuyên bố rồi thì nhóm tập chú này nhóm tập chú kia…Tốn không biết bao nhiêu thì giờ.

Liệu Ta còn bước tới được nữa hay không? Dĩ nhiên dị biệt có đó và ta không thể để qua một bên các vấn đề thần học và giáo hội phức tạp và lý thú. Nhưng tại sao lại không tự hỏi: tại sao ta có mặt ở đây. Đối với tôi, hình như Đức Bênêđíctô muốn đặt câu hỏi ấy với chúng ta: “Tại sao ta ở đây? Tại sao bận tâm với chuyện làm Công Giáo?”

Ai tìm thấy câu trả lời không liên quan chi tới Chúa Kitô bị đóng đinh, sống lại và hiện đang sống động, thì chắc họ cần phải suy nghĩ lại. “Các con là môn đệ ngày nay của Chúa Kitô. Hãy rõi chiếu ánh sáng của Người trên thành phố vĩ đại này và quá bên kia nó nữa. Hãy cho thế giới thấy lý do của niềm hy vọng đang vang vọng trong các con. Hãy cho người khác biết chân lý đã giải phóng các con”. (Amy Welborn, New York Times, 20-04)

Khuôn Mặt Mục Tử

Tôi đã sống qua 6 đời Giáo Hoàng, và đã mục kích nhiều giây phút cả biến đổi lạ thường lẫn thất vọng ê chề. Tôi không ngại đánh giá cuộc tông du của Đức Bênêđíctô trên đất Mỹ. Cuộc tông du này không giải đáp các vấn nạn suy thoái hay biến đổi. Nhưng ít nhất nó cũng đạp thắng để người ta đừng rơi vào một suy thoái không phản hồi được.

Các nhà lãnh đạo Giáo Hội sẽ lục lọi học hỏi bản văn các sứ điệp của Đức Bênêđíctô. Các phe phái trong Giáo Hội sẽ chỉ ra câu nào đoạn nào ủng hộ lập trường của mình. Tôi không thấy bản văn nào thực sự giật gân, ngoài việc chúng là những cột mốc dẫn ta trở lại với các trước tác trước đây của Đức Giáo Hoàng về các chủ đề như đức tin, lý trí, chân lý và tự do.

Tuy nhiên, đối với phần lớn người Công Giáo, thì lời Đức Giáo Hoàng nói về vấn đề lạm dụng tình dục đã xác định ra chuyến đi này. Tôi không nghĩ đó là chủ đích của Đức Giáo Hoàng. Tôi còn ngờ là ngài sợ lời ngài nói về vấn đề ấy sẽ phủ lấp lời ngài nói về các chủ đề khác.

Nhưng khi thấy ngài không sợ điều ấy, tôi rất khâm phục ngài. Ngài là một con người phức tạp với những cái nhìn cực kỳ có sắc thái (extremely nuanced views) không hẳn dễ dãi phù hợp với khuôn mẫu Mỹ, một khuôn mẫu hay đồng hóa tôn giáo với luân lý, và luân lý với luật lệ. Mặt khác, ngôi vị giáo hoàng là một định chế với nhiều chiều kích: vừa dạy dỗ, vừa gây hứng, vừa lay động, cừa giữ kỷ luật, vừa hiệp nhất, vừa lãnh đạo bằng cầu nguyện.

Khuôn mặt về chính mình mà Đức Bênêđíctô chọn để phô bầy với một công chúng vốn không biết nhiều về ngài, khuôn mặt của triều giáo hoàng mà ngài chọn để nhấn mạnh, chính là khuôn mặt mục tử. Không phải nhà thần học, không phải nhà cai trị, cũng chẳng phải là người “quyết định”, nhưng là mục tử.

Khuôn mặt lãnh đạo phải đương đầu với các cá nhân bằng xương bằng thịt, chứ không phải những nguyên tắc trừu tượng. Khuôn mặt lãnh đạo phải sử dụng kín đáo và nhậy cảm, lắng nghe và hòa giải. Khuôn mặt lãnh đạo bỏ 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc, hoàn toàn theo luận lý của Phúc Âm và bất chấp cái thứ luận lý của nền quản trị định chế. (Peter Steinfels, New York Times, 20-04).
 
Top Stories
Impact of Pope Benedict XVI's visit to US to be seen
AP
07:33 21/04/2008
NEW YORK - Pope Benedict XVI's U.S. visit left behind the impression of a compassionate and candid leader who has made a successful transition from professor to pope.

But it's uncertain whether the pontiff's six-day pilgrimage, which ended Sunday, will make a lasting imprint on a country he obviously admires.

"In the short term, the trip was an enormous success, probably beyond anyone's expectations, including those of the pope himself," said Russell Shaw, a Catholic writer and former spokesman for the U.S. bishops' conference. "Whether the trip is going to have a significant outcome regarding the large problems facing American Catholicism, that's anyone guess."

In Washington and New York, Benedict sounded themes about truth trumping moral relativism, rich nations' responsibility to care for poor ones, and Catholics' call to live out their faith in the public square. Above all, the pope urged his audiences to find hope in Jesus Christ.

Benedict did not come to make provocative political statements, opting for measured tones. He spoke of keeping immigrant families together but not specific policy prescriptions. He called for peace but did not publicly address the war in Iraq.

He took an unusual journey into the personal, recalling the struggles of his youth in Nazi Germany living under a "sinister" regime.

He knelt in silence at Ground Zero, where for several moments the only sounds were the wind and camera shutters.

One day, Benedict gave a philosophical speech to United Nations diplomats in the morning and was the closing act for an American Idol and a rapping friar at a youth rally in the afternoon.

He seemed comfortable both places.

Benedict's journey will be best remembered for his repeated comments about the shame of the church's clergy sexual abuse crisis. He held a dramatic private meeting with five abuse victims from the scandal-scarred Boston archdiocese.

"For me, the takeaway from this whole week is the fact he met with abuse victims," said Bill McGarvey, editor of BustedHalo.com, a Web-based magazine owned by a Catholic religious order. "He did it. It was a pastoral, private moment. He mentioned the scandal repeatedly. Pope Benedict is aware American Catholics need to talk about it — and heal. That is profound."

John Allen Jr., a senior correspondent with the National Catholic Reporter, an independent weekly, said Benedict came off as candid, kind and comfortable with the adoring crowds.

"Basically, he seems like a nice guy," Allen said, "which already is an advance over what some of his publicity was three years ago when he was elected."

Benedict also lamented divisions within the church. Some American Catholics emphasize the church's conservative moral stances on abortion, embryonic stem cell research and gay marriage; others champion its more liberal stances on poverty and the death penalty.

The pope during his trip condemned abortion, but also spoke of "the right to life of every human being from conception to natural death."

"I think the lasting impact of the visit will really be to unite Catholics in one family of faith," said the Rev. Drew Christiansen, editor of America, a Jesuit magazine.

Shaw, however, is skeptical that Benedict's first U.S. visit as pope, however well-received, will reverse U.S. Catholicism's troubling trends: declines in Mass attendance, a priest shortage, hemorrhaging membership and struggles to meet the needs of a fast-growing Hispanic population.

"I saw the same phenomenon at the time of John Paul II," Shaw said. "The big crowds, the enthusiasm, the charisma. Looking back 20 or 25 years later — in terms of anything you can quantify in American Catholicism — it's all been downhill."

The pope's farewell to America came at a Mass on Sunday at storied Yankee Stadium.

Before the pontiff arrived to chants and waving flags, a priest waited in line for popcorn.

The Rev. Michael Whyte wore a black cassock and white surplice, or tunic — special vestments to distribute Holy Communion. A parish priest from the Hartford, Conn., archdiocese, Whyte said Benedict's trip has filled Catholics with pride — especially young Catholics.

"I believe his humility and dedication to God and church will be felt for years to come," Whyte said. "He's going to call us back to tradition, what we truly believe."

Standing on an exit ramp after the papal Mass let out, Kathy O'Shea of Fairfield, Conn., seized on one theme of Benedict's U.S. trip: engaging in the public square.

"I really hope this kind of rekindles the fire, especially in this election year," said O'Shea, a literacy volunteer. "Our economy is failing, our morality is failing. I think we just really need to relight that fire. This was absolutely the perfect time for him to come."

A few hours later, Benedict XVI climbed aboard the Italian jetliner known as Shepherd One, leaving it to America's 65 million Catholics to decide what to do now that he's gone.

(Source: By Eric Gorski, AP Religion Writer)
 
Papal Address at Holy Mass in Yankee Stadium
+ Benedict XVI
07:56 21/04/2008
Papal Address at Holy Mass in Yankee Stadium

Dear Brothers and Sisters in Christ,

In the Gospel we have just heard, Jesus tells his Apostles to put their faith in him, for he is "the way, and the truth and the life" (Jn 14:6). Christ is the way that leads to the Father, the truth which gives meaning to human existence, and the source of that life which is eternal joy with all the saints in his heavenly Kingdom. Let us take the Lord at his word! Let us renew our faith in him and put all our hope in his promises!

With this encouragement to persevere in the faith of Peter (cf. Lk 22:32; Mt 16:17), I greet all of you with great affection. I thank Cardinal Egan for his cordial words of welcome in your name. At this Mass, the Church in the United States celebrates the two hundredth anniversary of the creation of the Sees of New York, Boston, Philadelphia and Louisville from the mother See of Baltimore. The presence around this altar of the Successor of Peter, his brother bishops and priests, and deacons, men and women religious, and lay faithful from throughout the fifty states of the Union, eloquently manifests our communion in the Catholic faith which comes to us from the Apostles.

Our celebration today is also a sign of the impressive growth which God has given to the Church in your country in the past two hundred years. From a small flock like that described in the first reading, the Church in America has been built up in fidelity to the twin commandment of love of God and love of neighbor. In this land of freedom and opportunity, the Church has united a widely diverse flock in the profession of the faith and, through her many educational, charitable and social works, has also contributed significantly to the growth of American society as a whole.

This great accomplishment was not without its challenges. Today's first reading, taken from the Acts of the Apostles, speaks of linguistic and cultural tensions already present within the earliest Church community. At the same time, it shows the power of the word of God, authoritatively proclaimed by the Apostles and received in faith, to create a unity which transcends the divisions arising from human limitations and weakness. Here we are reminded of a fundamental truth: that the Church's unity has no other basis than the Word of God, made flesh in Christ Jesus our Lord. All external signs of identity, all structures, associations and programs, valuable or even essential as they may be, ultimately exist only to support and foster the deeper unity which, in Christ, is God's indefectible gift to his Church.

The first reading also makes clear, as we see from the imposition of hands on the first deacons, that the Church's unity is "apostolic". It is a visible unity, grounded in the Apostles whom Christ chose and appointed as witnesses to his resurrection, and it is born of what the Scriptures call "the obedience of faith" (Rom 1:5; cf. Acts 6:7).

"Authority" … "obedience". To be frank, these are not easy words to speak nowadays. Words like these represent a "stumbling stone" for many of our contemporaries, especially in a society which rightly places a high value on personal freedom. Yet, in the light of our faith in Jesus Christ - "the way and the truth and the life" - we come to see the fullest meaning, value, and indeed beauty, of those words. The Gospel teaches us that true freedom, the freedom of the children of God, is found only in the self-surrender which is part of the mystery of love. Only by losing ourselves, the Lord tells us, do we truly find ourselves (cf. Lk 17:33). True freedom blossoms when we turn away from the burden of sin, which clouds our perceptions and weakens our resolve, and find the source of our ultimate happiness in him who is infinite love, infinite freedom, infinite life. "In his will is our peace".

Real freedom, then, is God's gracious gift, the fruit of conversion to his truth, the truth which makes us free (cf. Jn 8:32). And this freedom in truth brings in its wake a new and liberating way of seeing reality. When we put on "the mind of Christ" (cf. Phil 2:5), new horizons open before us! In the light of faith, within the communion of the Church, we also find the inspiration and strength to become a leaven of the Gospel in the world. We become the light of the world, the salt of the earth (cf. Mt 5:13-14), entrusted with the "apostolate" of making our own lives, and the world in which we live, conform ever more fully to God's saving plan.

This magnificent vision of a world being transformed by the liberating truth of the Gospel is reflected in the description of the Church found in today's second reading. The Apostle tells us that Christ, risen from the dead, is the keystone of a great temple which is even now rising in the Spirit. And we, the members of his body, through Baptism have become "living stones" in that temple, sharing in the life of God by grace, blessed with the freedom of the sons of God, and empowered to offer spiritual sacrifices pleasing to him (cf. 1 Pet 2:5). And what is this offering which we are called to make, if not to direct our every thought, word and action to the truth of the Gospel and to harness all our energies in the service of God's Kingdom? Only in this way can we build with God, on the one foundation which is Christ (cf. 1 Cor 3:11). Only in this way can we build something that will truly endure. Only in this way can our lives find ultimate meaning and bear lasting fruit.

Today we recall the bicentennial of a watershed in the history of the Church in the United States: its first great chapter of growth. In these two hundred years, the face of the Catholic community in your country has changed greatly. We think of the successive waves of immigrants whose traditions have so enriched the Church in America. We think of the strong faith which built up the network of churches, educational, healthcare and social institutions which have long been the hallmark of the Church in this land. We think also of those countless fathers and mothers who passed on the faith to their children, the steady ministry of the many priests who devoted their lives to the care of souls, and the incalculable contribution made by so many men and women religious, who not only taught generations of children how to read and write, but also inspired in them a lifelong desire to know God, to love him and to serve him. How many "spiritual sacrifices pleasing to God" have been offered up in these two centuries! In this land of religious liberty, Catholics found freedom not only to practice their faith, but also to participate fully in civic life, bringing their deepest moral convictions to the public square and cooperating with their neighbors in shaping a vibrant, democratic society. Today's celebration is more than an occasion of gratitude for graces received. It is also a summons to move forward with firm resolve to use wisely the blessings of freedom, in order to build a future of hope for coming generations.

"You are a chosen race, a royal priesthood, a holy nation, a people he claims for his own, to proclaim his glorious works" (1 Pet 2:9). These words of the Apostle Peter do not simply remind us of the dignity which is ours by God's grace; they also challenge us to an ever greater fidelity to the glorious inheritance which we have received in Christ (cf. Eph 1:18). They challenge us to examine our consciences, to purify our hearts, to renew our baptismal commitment to reject Satan and all his empty promises. They challenge us to be a people of joy, heralds of the unfailing hope (cf. Rom 5:5) born of faith in God's word, and trust in his promises.

Each day, throughout this land, you and so many of your neighbors pray to the Father in the Lord's own words: "Thy Kingdom come". This prayer needs to shape the mind and heart of every Christian in this nation. It needs to bear fruit in the way you lead your lives and in the way you build up your families and your communities. It needs to create new "settings of hope" (cf. Spe Salvi, 32ff.) where God's Kingdom becomes present in all its saving power.

Praying fervently for the coming of the Kingdom also means being constantly alert for the signs of its presence, and working for its growth in every sector of society. It means facing the challenges of present and future with confidence in Christ's victory and a commitment to extending his reign. It means not losing heart in the face of resistance, adversity and scandal. It means overcoming every separation between faith and life, and countering false gospels of freedom and happiness. It also means rejecting a false dichotomy between faith and political life, since, as the Second Vatican Council put it, "there is no human activity - even in secular affairs - which can be withdrawn from God's dominion" (Lumen Gentium, 36). It means working to enrich American society and culture with the beauty and truth of the Gospel, and never losing sight of that great hope which gives meaning and value to all the other hopes which inspire our lives.

And this, dear friends, is the particular challenge which the Successor of Saint Peter sets before you today. As "a chosen people, a royal priesthood, a holy nation", follow faithfully in the footsteps of those who have gone before you! Hasten the coming of God's Kingdom in this land! Past generations have left you an impressive legacy. In our day too, the Catholic community in this nation has been outstanding in its prophetic witness in the defense of life, in the education of the young, in care for the poor, the sick and the stranger in your midst. On these solid foundations, the future of the Church in America must even now begin to rise!

Yesterday, not far from here, I was moved by the joy, the hope and the generous love of Christ which I saw on the faces of the many young people assembled in Dunwoodie. They are the Church's future, and they deserve all the prayer and support that you can give them. And so I wish to close by adding a special word of encouragement to them. My dear young friends, like the seven men, "filled with the Spirit and wisdom" whom the Apostles charged with care for the young Church, may you step forward and take up the responsibility which your faith in Christ sets before you! May you find the courage to proclaim Christ, "the same, yesterday, and today and for ever" and the unchanging truths which have their foundation in him (cf. Gaudium et Spes, 10; Heb 13:8). These are the truths that set us free! They are the truths which alone can guarantee respect for the inalienable dignity and rights of each man, woman and child in our world - including the most defenseless of all human beings, the unborn child in the mother's womb. In a world where, as Pope John Paul II, speaking in this very place, reminded us, Lazarus continues to stand at our door (Homily at Yankee Stadium, October 2, 1979, No. 7), let your faith and love bear rich fruit in outreach to the poor, the needy and those without a voice. Young men and women of America, I urge you: open your hearts to the Lord's call to follow him in the priesthood and the religious life. Can there be any greater mark of love than this: to follow in the footsteps of Christ, who was willing to lay down his life for his friends (cf. Jn 15:13)?

In today's Gospel, the Lord promises his disciples that they will perform works even greater than his (cf. Jn 14:12). Dear friends, only God in his providence knows what works his grace has yet to bring forth in your lives and in the life of the Church in the United States. Yet Christ's promise fills us with sure hope. Let us now join our prayers to his, as living stones in that spiritual temple which is his one, holy, catholic and apostolic Church. Let us lift our eyes to him, for even now he is preparing for us a place in his Father's house. And empowered by his Holy Spirit, let us work with renewed zeal for the spread of his Kingdom.

"Happy are you who believe!" (cf. 1 Pet 2:7). Let us turn to Jesus! He alone is the way that leads to eternal happiness, the truth who satisfies the deepest longings of every heart, and the life who brings ever new joy and hope, to us and to our world. Amen.

* * *

Queridos hermanos y hermanas en el Señor:

Les saludo con afecto y me alegro de celebrar esta Santa Misa para dar gracias a Dios por el bicentenario del momento en que empezó a desarrollarse la Iglesia Católica en esta Nación. Al mirar el camino de fe recorrido en estos años, no exento también de dificultades, alabamos al Señor por los frutos que la Palabra de Dios ha dado en estas tierras y le manifestamos nuestro deseo de que Cristo, Camino, Verdad y Vida, sea cada vez más conocido y amado.

Aquí, en este País de libertad, quiero proclamar con fuerza que la Palabra de Cristo no elimina nuestras aspiraciones a una vida plena y libre, sino que nos descubre nuestra verdadera dignidad de hijos de Dios y nos alienta a luchar contra todo aquello que nos esclaviza, empezando por nuestro propio egoísmo y caprichos. Al mismo tiempo, nos anima a manifestar nuestra fe a través de nuestra vida de caridad y a hacer que nuestras comunidades eclesiales sean cada día más acogedoras y fraternas.

Sobre todo a los jóvenes les confío asumir el gran reto que entraña creer en Cristo y lograr que esa fe se manifieste en una cercanía efectiva hacia los pobres. También en una respuesta generosa a las llamadas que Él sigue formulando para dejarlo todo y emprender una vida de total consagración a Dios y a la Iglesia, en la vida sacerdotal o religiosa.

Queridos hermanos y hermanas, les invito a mirar el futuro con esperanza, permitiendo que Jesús entre en sus vidas. Solamente Él es el camino que conduce a la felicidad que no acaba, la verdad que satisface las más nobles expectativas humanas y la vida colmada de gozo para bien de la Iglesia y el mundo. Que Dios les bendiga.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kỷ Niệm 50 Năm Hồng Ân Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang, GM Giáo Phận Thái Bình
Thái Hà
03:54 21/04/2008
MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM HỒNG ÂN

Hôm nay (20 – 4 – 2008) giáo phận Thái Bình hân hoan mừng kỷ niệm một biến cố trọng đại – ngày lễ Kim Khánh linh mục của Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận.

Ngay từ sớm, từng đoàn người đã nô nức tiến về ngôi nhà thờ chính tòa. Từ xa, người ta đã có thể nhận thấy vẻ nguy nga tráng lệ của ngôi thánh đường mẹ đang vươn mình trong nắng sớm. Từng hồi chuông vang lên rộn rã như tiếng Chúa đang gọi mời. Không khí nơi đây thực sự là một ngày hội, bởi hôm nay, không chỉ có "nhân hòa" mà còn "thiên thời, địa lợi". Nào cờ, nào hoa, cùng với sắc màu của những tà áo dài càng làm cho bầu khí thêm tưng bừng, rộn rã.

Quây quần chung quanh vị chủ chăn của giáo phận, ngoài sự hiện diện của đông đảo các linh mục, còn có sự góp mặt của quý nam nữ tu sĩ với những tu phục khác nhau. Hình ảnh đó không chỉ phản ánh sự hiệp nhất giữa các thành phần dân Chúa trong giáo phận mà còn hứa hẹn một tương lai tươi sáng trên cánh đồng truyền giáo nơi miền quê nhỏ bé này.

Với tâm tình đơn sơ của những người con thảo, trong ngày vui mừng này, từ người già đến những em thơ, dường như ai ai cũng muốn diện kiến vị mục tử của mình; cho dù gần hai mươi năm ngài phục vụ tại giáo phận, hầu như trong số họ đều đã hơn một lần thấy mặt ngài qua những lần kinh lý tại các giáo xứ.

Quả thật, hôm nay là ngày vui không chỉ với Đức Cha giáo phận mà còn với tất cả mọi người tín hữu Thái Bình. Mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của vị chủ chăn giáo phận nhưng gần nửa quãng thời gian ấy, Thiên Chúa đã dành ngài cho giáo phận Thái Bình. Đứng trước những ân huệ lớn lao đó, người dân Thái Bình còn biết nói gì hơn là dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa.

Thật như lời Thánh Vịnh 15 rằng:

"Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ

Vì mọi ơn lành Người đã ban cho

Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ

Và kêu cầu Thánh danh Đức Chúa"

(Tv 15, )

Đúng 9h00' đoàn rước khởi đầu từ khuôn viên Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ chính tòa trong tiếng kèn đồng nhịp nhàng và hùng tráng. Nổi bật trong đoàn rước là hình ảnh Đức Cha chủ tế trong bộ lễ phục màu vàng; ngài đang tươi cười và không ngừng giơ tay chúc lành cho cộng đoàn hiện diện.

Trước khi bước vào thánh lễ, Cha Chánh Văn Phòng Tòa Giám Mục lên đọc hai Bức điện văn, một của Đức Hồng Y Tácsixiô Béctônê, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, và bức điện văn thứ 2 của Đức Hồng Y Bộ trưởng Bộ Rao Giảng Phúc Âm Cho Các Dân Tộc, chúc mừng Kim Khánh Đức Cha Phanxicô. Tiếp theo, Đức Ông Tổng đại diện Hiêr. Nguyễn Phúc Hạnh đã thay mặt toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận dâng lên Đức Cha lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Đức Ông cũng thay mặt giáo phận nói lên lời tri ân Đức Cha vì những cống hiến không mệt mỏi của ngài cho đoàn chiên giáo phận.

Thánh lễ được khởi đầu với bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Kim Long. "Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người. Giờ đây, con hân hoan bước lên bàn thánh. Dâng tiến Cha xác hồn trắng trong như ánh quang rạng ngời. Đưa bước tung gieo lời Chân Lý, hầu cứu thoát muôn dân muôn đời".

Trong bài giảng của mình, Đức Cha đã chia sẻ:

Kính thưa:

Đức ông Tổng đại diện,

Đức ông Giuse và Đức ông Thomas,

Thưa các Cha, các nam nữ tu sĩ, các vị khách quí,

anh chị em giáo hữu và đồng bào thân mến.

Ngày 22/4/20, tôi đã được mừng lễ Ngân khánh Giám mục, thấy mình vẫn trụ vững hai chân trên trái đất và được Đức Tổng Giám mục Hà Nội mời gọi tiếp tục bước đi với "Bước chân không mỏi".

Ngày 13/10/2007, tôi muốn giữ thinh lặng để nghe "Mẹ hát con khen hay", qua bài giảng của Đức Cha Bùi Chu; và nhất là nghe Ngôi Nhà thờ Chính Tòa hoành tráng hát lên bài ca cảm tạ đội ơn, vì kỳ công kiệt tác Thiên Chúa đã thương ban.

Năm nay, 20/4/2008, tôi định sẽ được âm thầm yên lặng quỳ trước nhà chầu suy tư về chức Linh mục qua 50 năm phục vụ.

Ai ngờ, tiếng nói từ bên kia Đại Dương đánh thức tôi dậy, tiếng nói của Tòa Thánh Vatican, qua bức thư chúc mừng của Đức Hồng y Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc.

Bức thư dậy tôi làm sống lại một nửa thế kỷ thi hành chức vụ Linh mục: nào dâng lễ, nào giảng dạy, nào trao ban các bí tích vv..., như đã nhiều lần tôi chia sẻ với anh em linh mục giáo phận: Chúng ta là Đức Kitô lại đi vào giữa thế gian (như lời kinh cầu với Thầy Cả Thượng Phẩm) mà giảng dạy, mà tha thứ, mà yêu thương, mà nối lại mối giây cực thánh giữa quả tim Thiên Chúa với trái tim loài người.

Bức thư cũng nâng đỡ khuyến khích các linh mục của Chúa, hãy làm việc cho Thiên Chúa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy lấy việc phục vụ làm lý tưởng cao cả nhất.

Nhưng lý tưởng do Bộ Truyền Giáo nêu ra rất phù hợp với phụng vụ Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ V Phục Sinh hôm nay. Chúng ta là các Giám mục, linh mục, kể cả nam nữ tu sĩ và giáo dân đã được xức dầu khi lãnh nhận bí tích Thanh tẩy, đã được tham dự vào chức vụ Tư tế của Đức Kitô, đã được chọn lựa để cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa. Do vậy, cuộc sống của chúng ta, những người thuộc dòng giống được tuyển chọn là hàng tư tế vương giả, phải học biết Chúa là Đường, là Sự thật, là Sự sống của đời mình. Đồng thời phải sống sao cho đúng lời Chúa Giêsu dạy trong bài Tin Mừng: "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Như thế có nghĩa là: ai thấy các linh mục của Chúa thì như thấy chính Chúa. Và đấy chính là thành công to lớn của các môn đệ Chúa Kitô trong hết mọi thời: "Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm, người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn".

Trong dịp vui mừng trọng đại này của Đức Giám Mục giáo phận, xin mọi người hãy sốt sắng cầu nguyện cho ngài và cho tất cả các linh mục thừa tác, là các cha của chúng ta, được trở nên một Chúa Kitô khác, lại đi qua giữa thế gian để đem ơn Cứu độ đến cho mọi người.

Để tóm tắt, tôi xin đọc mấy vần thơ về linh mục như sau:

Là Linh mục là yêu với Chúa

Yêu say mê sống chết vẫn còn yêu

Yêu lệch trời nghiêng đất vẫn cao siêu

vì đấy chính là tình yêu muôn thuở.

Là Linh mục là sống với Chúa

Sống dồi dào, chan chứa trong Ba Ngôi

Tuy tôi sống mà Chúa sống trong tôi

vì cuộc sống đến muôn đời muôn thuở.

Là Linh mục là hi sinh với Chúa

Chết giang tay trên thập giá đồi cao

Lấy Thịt Máu làm lương thực ban trao

Như chứng tích, tình yêu chan chứa.

Ôi Linh mục, vị Thượng Tế tối cao

Xin lại đi qua dương gian cõi thế

Lại yêu thương lại thứ tha tế lễ

Qua các linh mục ban ơn phúc dồi dào.

Amen.

Xin cảm ơn mọi người!

Thánh lễ khép lại khi mặt trời đã đứng bóng. Đoàn người lại tỏa về muôn lối. Những lá cờ hội đang tung bay phần phật trong gió như cánh tay vẫy chào mọi người. Vị mục tử vẫn đứng đó với nụ cười đôn hậu và ánh mắt dõi theo những bước đi của từng con chiên nhỏ bé.

Năm mươi năm là cả một chặng đường dài, làm sao nói hết được những vui buồn, sướng khổ; những lúc thành công và cả những khi thất bại. Nhưng dưới bàn tay quan phòng và che trở của Thiên Chúa, Vị mục tử đã vượt qua và còn đang bước tiếp trong niềm tin tưởng và cậy trông để rồi như lời của ngài trong bài thơ có tựa đề "Lạc quan" rằng:

"Bước đi phía trước, trời tươi sáng

Bỏ lại sau lưng, đất bạc màu"
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tản mạn quanh phố Đức Bà
Hòa Phước
09:12 21/04/2008
Gần giờ hành hương trưa thứ bảy có mấy người ra phố Đức Bà thăm hỏi các cụ đang túc trực. Được biết đấy là mấy cha thầy Dòng Salésien Don Bosco. Trong tinh thần hiệp thông, các ngài muốn đến chia sẻ với giáo dân, tu sĩ, linh mục ở đây.

Trưa và tối nay thứ bảy, người đến đi lễ ở nhà thờ rồi sau lễ ra cầu nguyện ở phố Đức Bà đông quá thể. Trong mấy cái lều dựng trên vỉa hè. Ảnh tượng trên tường rào và ở chân tường rào. Không có hiện tượng nào cản trở giao thông. Ngay khi cầu nguyện thì giáo dân vẫn đứng hai bên đường chừa lối đi ở giữa. Những người đi qua phải lấy làm vinh dự vì mình được hàng nghìn người xếp hành danh dự chào đón.

Chúng tôi cũng không thấy giáo dân ở đây xây dựng gì trái phép. Chỉ có mấy căn nhà của những kẻ chiếm đất nhà thờ và xây lấn ra giữa lòng đường mà chẳng thấy đài báo ti vi đưa lên. Cũng chẳng thấy công an, hay thanh tra nào nói tới.

Sau khoảng 20 phút cầu nguyện cả phố lại êm đềm.

Chúng tôi muốn tiếp cận với một số cha, nhưng số điện thoại của các ngài không liên lạc được. Những người thân cận cho biết số điện thoại di động đăng ký trả sau của các ngài đã bị cắt từ hơn một tuần nay. Thật là tiểu nhân, ty tiện.

Chúng tôi nghe nói hôm qua Cha Bề trên-Chính xứ Mátthêu Vũ Khởi Phụng bị chính quyền mời lên Sở Công an gặp ông Thiếu tướng Đào Trọng Sỹ, Phó Giám đốc Công an TP. Cha Vũ Khởi Phụng mới làm Bề trên-Chính xứ được mấy tuần. Công an muốn tuyên truyền ngài, muốn thăm dò ngài hay là muốn đánh phủ đầu ngài?

Tôi hỏi ông trông Đền Thánh Giêrađô, ông cho biết nhiều người từ các nơi trong ngoài thành phố nghe đài báo ti vi nói tới Thái Hà đã đến đây xem thực hư giáo dân ở đây dữ tợn xấu xa thế nào. Nhất là khi thấy trên ti vi cảnh một bà cởi quần đưa lên trước ống kính. Chúng tôi hỏi thì được biết đấy là một đảng viên Đảng Cộng sản- Mà lạ, truyền thống văn hoá Việt Nam khi người phụ nữ mà hành động như thế thì người có ý tứ, chưa chưa nói có văn hoá, phải quay mặt đi chứ sao lại chiếu ống kính vào, quay lấy, rồi chiếu trên ti vi cho bàn dân thiên hạ xem?

Kết quả là “trận đánh hội đồng” của truyền thông Hà Nội đối với Thái Hà chỉ khiến cho nơi đây thêm đông người có đạo và ngoại đạo đến hiệp thông, chia sẻ và cả tỉnh ngộ nữa. Một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kế toán nói: “Tôi đã làm cán bộ đoàn ở trường và bây giờ ở khu phố. Tôi phấn đấu vào Đảng. Tôi nghe đài báo ti vi nói Thái Hà và tôi tìm đến đây từ mấy tuần nay. Nhưng tôi thấy sự thật không phải như vậy. Bây giờ tôi không muốn vào Đảng một tý nào nữa. Tôi cũng bỏ luôn sinh hoạt đoàn thể. Tôi bây giờ đến đây chia sẻ với các cụ và cắm hoa cho Đức Mẹ khi có thể”./.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Đức ông Phêrô Nguyễn Thanh Long vừa tạ thế tại Maryland
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
11:58 21/04/2008

PHÂN ƯU


Được tin

Đức Ông PHÊRÔ NGUYỄN THANH LONG


Chánh xứ Giáo xứ Mẹ Việt Nam
Thành viên Ban Cố vấn Hội Đồng Linh Mục, Tổng Giáo phận Hoa Thịnh Đốn
Nguyên Chánh xứ Giáo xứ La Ngà, Giáo xứ Tân Châu, Giáo phận Xuân Lộc.
Đã được Chúa gọi về lúc 7 giờ 54 phút sáng ngày 21 tháng 4 năm 2008,
tại bệnh viện Fairfax, Virginia. Hưởng thọ 71 tuổi và 43 năm sứ vụ Linh mục.

Thánh Lễ An Táng được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ Sáu 25 tháng 4 năm 2008
tại Nhà thờ Gx. Mẹ Việt Nam, 11814 New Hampshire Ave., Silver Spring, MD 20904.

Xin thành kính phân ưu với thân quyến và Giáo xứ Mẹ Việt Nam,
Tổng Giáo phận Hoa Thịnh Đốn, và Giáo phận Xuân Lộc.

Xin Thiên Chúa sớm cho Linh hồn Linh mục Đức Ông Phêrô
về hưởng Thánh Nhan Chúa và trả công bội hậu cho ngài
trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên ủy của tất cả mọi thực tại
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:25 21/04/2008
Nguyên ủy của tất cả mọi thực tại

(Thánh Tôma Aquinô: Suma Theologiae)


Tôma Aquinô sinh năm 1225 trong miền Neapel/Nam Ý Đại Lợi. Năm 1244, ông gia nhập Dòng Đa-minh, cũng được gọi là Dòng Anh em Thuyết giáo (Ordo Fratrum Predicatorum: viết tắt là OP) trong sự chống đối mạnh mẽ của gia đình. Đây là một Dòng Tu do thánh Dominicus (1170-1221) thành lập trước đó chưa được bao lâu, chủ trương sống nghèo khó và dấn thân làm việc tông đồ qua sự thuyết giáo và công việc giáo dục. Vì thế, để công việc Tông đồ đó được thành công và đưa lại kết quả, các Tu sĩ cần phải được đào tạo và huấn luyện một cách đầy đủ chu đáo trong lãnh vực thần học. Đây là một môn học mà từ trước cho tới lúc bấy giờ vẫn được coi là nhân đức khôn ngoan, thì bây giờ lại trở thành một phân khoa đại học trong các trường đại học. Tôma đã theo học ngành chuyên môn «Các nghệ thuật tự do» tại tỉnh Neapel, tiếp đến ông theo học thần học tại Paris và sau cùng tại Köln dưới sự dìu dắt của giáo sư Albertô Cả.

Vào thế kỷ XIII, Tôma lại được gửi đến đại học Paris, một đại học thần học danh tiếng nhất vào lúc bấy giờ, để được đào tạo thành giáo sư thần học. Nhưng sau mấy năm sôi động ở Paris (tranh cãi về vấn đề những Tu Hội Hành Khất), Tôma lại trở về dạy học và tiếp tục nghiên cứu tại Ý.
Triết và thần học gia: Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô


Năm 1265, ông được ủy nhiệm thành lập «trường cao đẳng thần học» tại Tu viện Santa Sabina ở Aventin/Rôma. Đây là một ngôi trường thần học được thành lập để huấn luyện riêng cho các thầy sinh viên của Tỉnh dòng Đa-minh Rôma mà thôi, và Tôma Aquinô vừa là người sáng lập vừa là giáo sư duy nhất, nên ảnh hưởng của ông chi phối hoàn toàn mọi sinh hoạt của trường. Bởi vậy, vào năm 1268 khi Tôma được thuyên chuyển tới Paris, thì trường cũng phải đóng cửa.

Trong thời gian dạy thần học ở Rôma, Tôma đã sử dụng sách «Tổng luận về các đề tài thần học» của Petrus Lombardus vừa để làm tài liệu dọn bài cho sinh viên và vừa để viết sách. Cuốn «Tổng luận về các đề tài thần học» này là một sưu tầm rộng rãi, đầy đủ các phát biểu của các Giáo Phụ về lãnh vực thần học. Nhưng sau đó ông đã bỏ dở công trình bình luận, bởi vì ông không bằng lòng với việc phân chia nội dung ý tưởng cơ bản và việc tách biệt hoàn toàn thần học luân lý ra khỏi khoa tín lý.

Thay vì sử dụng các tài liệu đó, Tôma đã soạn thảo riêng một tác phẩm đồ sộ và hoàn toàn mới mẻ khác, đó là tác phẩm «Summa Theologiae» (Tổng luận thần học). Để hoàn thành tác phẩm đầy công phu và giá trị này, ông đã phải cật lực làm việc ròng rã trong bảy năm trời và đã trình bày tất cả những gì kiến thức sâu rộng về thần học của ông cho phép. Ngoài ra ông còn soạn thảo bao công trình có giá trị khác nữa. Chẳng hạn, bên cạnh tác phẩm «Summa», ông còn viết tác phẩm «Summa contra gentiles», những tác phẩm bình giải các sách trong bộ Kinh Thánh, cũng như các tác phẩm triết học của Aristote. Vì thế, tuy chưa tròn 50 tuổi, nhưng Tôma đã để lại một kho tàng triết-thần học bao la và vô giá, nhiều hơn toàn bộ các tác phẩm triết học trong thời cổ đại lưu truyền lại. Đó là chưa kể vô số các công trình trước tác khác mà ông còn biên soạn sau này, mãi sau khi ông qua đời vẫn chưa soạn xong; trong đó kể cả tác phẩm thời danh «Summa» nữa.

Nếu nhìn lại tổng thể lịch sử triết học và thần học từ thời cổ đại cho tới thời trung cổ, thì người ta phải công nhận rằng tác phẩm «Summa Theologiae» của thánh tiến sĩ Tôma Aquinô là cả một công trình biên soạn nguy nga đồ sộ vào bậc nhất. Người ta thường ví tác phẩm vĩ đại đó như một ngôi vương cung thánh đường gô-tích nguy nga hùng vĩ.

Tuy nhiên, một điều người ta cần ghi nhận là đặc tính của tác phẩm này cũng có thể gây ra sự ngỡ ngàng xa lạ. Ngay tựa đề của tác phẩm «Summa Theoligae» đã là một điều không phải bất cứ ai cũng hiểu ngay được. Trước hết, người ta không thể chuyễn ngữ ý niệm «Summa» một cách tuỳ tiện được. Ở đây, chữ «Summa» phải hiểu là sự trình bày toàn diện một ngành học chuyên môn, tức không phải từng môn học riêng rẽ thuộc về thần học, nhưng là khoa thần học xét một cách tổng thể, mặc dầu đối tượng và phương pháp của mỗi môn học thuộc khoa thần học tương đối khác biệt nhau: từ môn tín lý cho đến môn thần học mục vụ, từ môn giáo sử, giáo luật cho tới môn chú giải Kinh Thánh, v.v… Do đó, khoa thần học thời trung cổ không những được hiểu là một môn học thuộc đại học, nhưng còn là một khoa học thống nhất; nghĩa là mọi môn học thuộc thần học đều liên kết gắn bó mật thiết với nhau.

Tuy nhiên, để thấu hiểu được nội dung tác phẩm «Summa Theologiae» của Tôma, trước hết người ta cần phải nắm vững được ý nghĩa của từng khoản mục (Articulus), như những phần nhỏ cơ bản của «Summa». Bởi vì, để giải thích và trình bày các vấn đề trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng hình thức đặt ra các khoản mục (Articulus). Và để giải thích từng khoản mục đó, tác giả nêu lên một câu hỏi rất rõ ràng chi tiết duy nhất, ví dụ: «Có hợp lý hay không khi Thiên Chúa trở nên xác phàm?», chứ không chỉ nêu lên vấn đề một cách tổng quát như nơi Anselm Canterbury chẳng hạn: «Tại sao Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân?»

Trước khi Tôma trả lời từng câu hỏi đó, thì ba luận cứ đối kháng được nêu lên và kết luận của những luận cứ đó như làm giảm thiểu nhiều ít câu trả lời của Tôma. Tiếp đến, một luận cứ khác được nêu lên - thường là trích dẫn một câu Kinh Thánh – để mở đường và làm điểm tựa cho câu trả lời của Tôma. Và sau cùng mới đến phần trọng tâm: đó là câu trả lời của Tôma. Trong câu trả lời của mình, Tôma đưa ra một luận đề rõ ràng được dựa trên nền tảng của lý trí và những bản văn cổ điển. Cuối cùng, những quan điểm hay những luận cứ đối lập đã nói trên sẽ lại được nhắc đến và được đưa ra mổ xẻ tìm hiểu, hầu có thể chứng minh là tại sao các luận cứ đó không thể đứng vững hay không thể chấp nhận được.

Cái kiểu trình bày mang nặng tính cách kinh viện như thế là nền tảng cho toàn bộ tác phẩm của Tôma. Toàn tác phẩm «Summa» bao gồm gần 3.000 khoản mục, được coi như những phần cơ bản tạo nên tác phẩm. Dĩ nhiên, ở đây còn phải kể đến 10.000 câu giải đáp và vào khoảng 20.000 các dẫn chứng.

Người ta đã coi tác phẩm «Summa Theologiae» là tác phẩm chính và quan trọng nhất của thánh Tôma, và theo nhà thần học J. Weisheipl: đó là «một đóng góp to lớn và quan trọng nhất của Tôma cho khoa học thần học». Tương ứng với sự đánh giá của Tôma về lý trí tự nhiên, trong tác phẩm còn có những tranh luận về triết học. Những cuộc tranh luận về triết học như thế, chẳng những rất được ưa chuộng và được khuyến kích vào lúc bấy giờ, nhưng còn vượt ra khỏi biên giới của chức năng thần học nữa.

Trong phần đầu của tác phẩm «Summa», Tôma đã tìm cách trình bày và chứng minh tính cách khoa học của thần học. Đó là một môn khoa học tùy thuộc sự tri thức về Thiên Chúa, bởi vì nó phát xuất từ sự mặc khải của sự tri thức về Thiên Chúa. Trước hết, vị thánh tiến sĩ Dòng Đa-minh chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng phương pháp «ngũ đạo» thời danh, tiếp đến là sự luận bàn về những phẩm tính của Thiên Chúa. Khởi đầu, thánh nhân xây dựng giáo trình về một Thiên Chúa, một điều hoàn toàn vượt khỏi phạm trù hiểu biết của trí năng con người, chứ không phải như một số người chủ trương; và tiếp theo sau đó là giáo trình về Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nhưng Thiên Chúa cũng là nền tảng của tất cả mọi thực tại ngoại tại, nghĩa là chính Thiên Chúa đã tạo dựng nên các thực tại đó, chứ Người không phải là những thực tại đó. Học thuyết về sự sáng tạo được chia ra: Trước hết, những cơ cấu của công trình sáng tạo nói chung và tiếp đến là các hình thức riêng rẽ của thực tại sau cùng: Những tạo vật thuần thiêng, các tạo vật thể chất và sau cùng là con người, kết tụ cả hai: tinh thần và vật chất. Đoạn kết thúc phần đầu được dành để bàn về sự bảo quản và điều hành các tạo vật.

Phần thứ hai của tác phẩm tương đối dài - được tiếp tục soạn thảo ở Paris - cũng được chia ra làm hai phần nhỏ. Phần thứ hai này được dành để bàn về con người xét như là hình ảnh của Thiên Chúa, nghĩa là một tạo vật gồm có trí năng và ý chí, tức một tạo vật tự do. Như vậy, phần đầu của phần thứ hai tác phẩm đề cập đến hành động thực tiễn của con người cũng như các nguyên tắc tâm lý của những hành động (tình cảm, các hành xử luân lý) và các nguyên tắc ngoại tại của các hành động (luật pháp, ân huệ.)

Khối to lớn thứ hai của phần hai (Secunda secundae) được dành để luận bàn về các nhân đức và các thói hư tật xấu: Trước hết là các nhân đức đối thần (đức tin, đức cậy, đức mến), tiếp đến là các nhân đức luân lý hay cũng được gọi là chính đức hoặc bản đức (đức khôn ngoan, đức công bằng, đức can đảm, đức thận trọng.)

Mùa thu năm 1272, Tôma lại rời Paris và trở về sống tại Neapel. Chính tại Neapel ông đã soạn thảo phần ba của tác phẩm «Summa Theologiae». Trong phần này Thiên Chúa được trình bày như là tình yêu thương của con người. Vì thế, trước tiên người ta phải bàn về Chúa Cứu Thế. Điều đó muốn nói rằng trước hết Tôma đã triển khai môn Kitô học và luận bàn về phương tiện sự cứu rỗi, tức các Bí tích.

Khi luận bàn về Bí tích Hòa giải, Tôma đã bỏ dở công việc nghiên cứu của mình vào ngày lễ Thánh Nicolaus, 6.12.1273. Về sau Tôma đã nói với các cộng sự viên thân tín của mình rằng tất cả những gì ông đã viết ra đều chỉ là đồ rơm rạ không đáng giá. Một ít ngày trước khi Tôma qua đời (7.3.1274) - ngay lúc ông còn trên đường đi dự Công Đồng ở Lyon - ông đã soạn thảo ra một Kinh, trong đó có đoạn: «Tâm hồn con hoàn toàn sấp mình thờ lạy Chúa, bởi vì nó không sao có thể thấu hiểu được Chúa một cách trọn vẹn.»

______________________

Sách tham khảo:

Thomas von Aquin: Summe der Theologie (Summa Theologiae). Heraugegeben in drei Bänden von Joseph Bernhard. Kröner Verlag, Stuttgart 1985.
 
Người Việt Nam Công Giáo: Dân Chúa Việt Nam (tiếp)
Hà Minh Thảo
17:43 21/04/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (16)

CHƯƠNG X: DÂN CHÚA VIỆT NAM
(Tiếp theo)

Trong chương 10 về Dân Chúa Việt-Nam, chúng ta đã xem qua các Văn Bản của Giáo Hội Công giáo (Người Việt-Nam Công giáo 13), Giáo Hội Hoàn vũ (Người Việt-Nam Công giáo 14) và Giáo Triều (Người Việt-Nam Công giáo 15).

Trở về Dân Chúa tại Việt-Nam, chúng tôi cũng đã trình bày về Hội đồng Giám mục Việt-Nam trong Người Việt-Nam Công giáo 3. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu đến Giáo phận, Giáo Hội địa phương…

IV. GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

Điều 369 Giáo Luật ngày 25.01.1983 định nghĩa: « Giáo phận là một phần Dân Chúa được giao phó cho một Giám mục săn sóc cùng với sự cộng tác của Linh Mục Đoàn, để nhờ sự liên kết với Chủ Chăn mình và sự tập hợp bởi Chủ Chăn trong Chúa Thánh Linh, nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, cộng đồng ấy lập thành Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội của Đức Kitô, duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, thực sự hiện diện và tác động. »

Một cộng đồng Dân Chúa, gồm giáo sĩ và giáo dân, tạo thành một giáo phận hoặc một Giáo Hội địa phương mới, được giới hạn trong một lãnh thổ nhất định. Giáo phận này phải được Quyền Bính tối cao của Giáo Hội (Đức Thánh Cha), sau khi tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục liên hệ, xét thấy ích lợi, thì có thể thiết lập trong cùng một lãnh thổ nhiều Giáo Hội địa phương khác biệt (đ. 372 Giáo Luật). Chỉ duy có Quyền Bính tối cao mới có thẩm quyền thiết lập các Giáo Hội địa phương; các Giáo Hội địa phương một khi đã được thiết lập hợp lệ, thì được hưởng tư cách pháp nhân chiếu theo luật (đ. 373 Giáo Luật).

Thí dụ: năm 1957, Tòa Thánh cắt hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận (thuộc Giáo phận Qui Nhơn) và hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy (thuộc Giáo phận Sàigòn) để thiết lập Giáo Phận Nha Trang. Tân giáo phận này được trao cho Đức Cha Piquet Lợi làm Giám mục tiên khởi.

Hiện nay, Việt-Nam chia thành 3 Giáo Tỉnh (thành lập ngày 24.11.1960) với 26 Giáo Hội địa phương hay 3 Tổng Giáo phận và 23 Giáo phận:

+ Giáo Tỉnh Hà Nội bao gồm Tổng Giáo phận Hà Nội (1679) và các Giáo phận Lạng Sơn (1913), Hải Phòng (1678), Hưng Hóa (1895), Bắc Ninh (1883), Phát Diệm (1901), Bùi Chu (1848), Thái Bình (1936), Thanh Hóa (1932) và Vinh (1846).

+ Giáo Tỉnh Huế bao gồm Tổng Giáo phận Huế (1850) và các Giáo phận Qui Nhơn (1844), Nha Trang (1957), Kontum (1932), Đà Nẵng (1963), và Ban Mê Thuột (1967).

+ Giáo Tỉnh Sài Gòn bao gồm Tổng Giáo phận Sài Gòn (1844) và các Giáo phận Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955), Đà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960), Long Xuyên (1960), Phú Cường (1966), Xuân Lộc (1966), Phan Thiết (1975) và Bà Rịa (2005).

V. CÁC GIÁM MỤC

A. Các Giám mục Nói Chung

Điều 375 Giáo Luật 1983 định nghĩa:

(1) Các Giám mục là những người, do ý định của Thiên Chúa, kế vị các Tông Đồ do quyền lực của Chúa Thánh Linh đã ban cho họ, được đặt làm các Chủ Chăn trong Giáo Hội để làm những thầy dạy đạo lý, tư tế phụng tự và tác viên lo việc quản trị.

(2) Các Giám mục, nhờ chính việc thụ phong Giám mục, nhận lãnh cùng với nhiệm vụ thánh hóa, cả các nhiệm vụ giảng dạy và quản trị nữa. Tuy nhiên nhiệm vụ giảng dạy và thánh hóa, theo bản tính, chỉ có thể hành sử trong sự hiệp thông phẩm trật với thủ lãnh và với mọi phần tử tập đoàn.

Điều 376: Các Giám mục được gọi là Giám mục chính tòa, những vị đã được giao phó cho việc săn sóc một giáo phận nào đó; các vị khác gọi là Giám mục hiệu tòa.

Đức Thánh Cha được tự do bổ nhiệm các Giám mục, hoặc phê chuẩn những vị đã được bầu cử hợp lệ như qui định trong diều 377 Giáo Luật từ một bản danh sách các linh mục Giáo phận và Dòng Tu xem ai có tư cách làm Giám mục được các Đức Giám mục của một giáo tỉnh hay Hội Đồng Giám Mục kín đáo gởi cho Tòa Thánh. Phái viên (Đức Sứ thần hay Đức Khâm sứ) của Đức Thánh Cha có nhiệm vụ điều tra các Linh mục ứng viên.

Khoản 4 diều 377 cũng dự liệu: Giám mục Giáo phận nào xét thấy cần một phụ tá cho giáo phận của mình thì sẽ đệ trình lên Tòa Thánh bản danh sách gồm ít là ba Linh mục xứng đáng hơn cả để lãnh nhiệm vụ này.

Tại Việt-Nam, Nhà Nước cộng sản đòi phải có ‘ý kiến’ trong vấn đề bổ nhiệm các Giám Mục. Do đó, các Phái đoàn Tòa Thánh thường xuyên phải được cử sang Việt-Nam để thảo luận về vấn đề này.

Ngày 22.02.2004, nhân ngày Lễ kính Tòa thánh Phêrô, Thánh Bộ Giám mục đã ban hành ‘Kim Chỉ Nam về Tác Vụ Mục Tử của các Giám mục’. Đây là quyển Kim Chỉ Nam thứ hai từ sau Công đồng Vatican II. Kim Chỉ Nam I được ban hành ngày 22.02.1973 theo đề nghị của Sắc lệnh Christus Dominus số 44. Thượng Hội đồng Giám mục họp năm 2001 (Tông huấn Pastores gregis ngày 16.10.2003) bàn về tác vụ Giám mục đã gợi ý cập nhật văn kiện đó cho thích hợp với Bộ Giáo luật 1983 và những hoàn cảnh của thời thế.

Chương Một ‘Kim Chỉ Nam về Tác Vụ Mục Tử của các Giám mục’ bàn đến chức vụ Giám mục trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Hội Thánh. Việc quy hướng về Đức Kitô nhằm giới thiệu một tấm gương cho sứ mạng Giám mục, đó là thể hiện nếp sống của Vị Mục tử nhân lành, Đấng đã hiến mạng sống vì đàn chiên (x. Ga 10:11), Đấng đã đến để phục vụ chứ không để được hầu hạ (x. Mt 20:28). Sự quy hướng về mầu nhiệm Hội thánh nhằm trình bày vị trí của Giám mục trong lòng Dân Thiên Chúa, với nhiều đặc sủng khác nhau, họp thành nhiều cộng đoàn địa phương hiệp thông với Hội thánh phổ quát. Giám mục là nguyên ủy hiệp nhất trong mỗi Giáo Hội địa phương, đồng thời cũng là gạch nối giữa các Giáo Hội địa phương trong tập đoàn (collegium) các Giám mục. Mặt khác, Hội thánh vừa xây dựng sự hiệp thông vừa hướng đến sứ vụ mang Tin Mừng đến cho mọi ngưòi.

B. Các Giám Mục Giáo Phận

Điều 381 Giáo Luật qui định:

(1) Ở trong giáo phận đã được giao phó, Giám mục Giáo phận có mọi quyền hành thông thường, riêng biệt và trực tiếp, cần có để thi hành nhiệm vụ mục vụ của Người, ngoại trừ những vụ mà pháp luật hoặc sắc luật của Đức Thánh Cha đã dành lại cho quyền bính tối cao hoặc một quyền bính nào khác trong Giáo Hội.

(2) Tất cả những ai đứng đầu các cộng đoàn giáo hữu khác như đã nói ở điều 368*, đều được đồng hóa với Giám mục Giáo phận, trừ những gì đã rõ cách khác theo bản tính sự việc hoặc theo quy tắc luật định.

* Điều 368: Các Giáo Hội địa phương, trong đó và từ đó mà một Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu, ám chỉ trước hết là các giáo phận; các lãnh thổ thuộc giám hạt tòng thổ và đan viện tòng thổ, Đại Diện Tông Tòa và Phủ Doãn Tông Tòa và cả Giám Quản Tông Tòa được thiết lập cách thường trực cũng được đồng hóa với các Giáo phận, trừ khi đã rõ cách nào khác.

Trong khi thi hành chức vụ Chủ Chăn, Giám mục Giáo phận

(1) hãy tỏ ra ân cần đối với hết mọi tín hữu đã được giao phó, bất cứ thuộc tuổi, điều kiện hoặc quốc tịch nào, những người cư ngụ trong lãnh thổ cũng như những người ở đó tạm thời; Người cũng hãy tỏ nhiệt huyết tông đồ cho cả những ai, vì điều kiện sinh sống, không thể thụ hưởng cách đầy đủ sự săn sóc mục vụ thông thường, cũng như những ai đã bỏ bê việc giữ đạo.

(2) Nếu trong Giáo phận có những tín hữu thuộc lễ điển khác, thì Người hãy dự liệu cho mọi nhu cầu thiêng liêng của họ hoặc nhờ các linh mục hoặc các cha sở thuộc chính lễ điển đó, hoặc nhờ một vị Đại Diện Giám Mục.

(3) Đối với anh em không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo, Người hãy cư xử với tình nhân đạo và bác ái và cổ võ phong trào đại kết theo đường hướng của Giáo Hội.

(4) Người hãy coi những người chưa chịu phép Rửa Tội như cũng được Chúa giao phó cho mình, ngõ hầu tình thương của Đức Kitô cũng chiếu sáng cho họ, xét vì Giám mục phải là chứng nhân của Đức Kitô trước mặt mọi người (Điều 383 Giáo Luật).

(5) Giám mục Giáo phận phải lo lắng đặc biệt cho các linh mục, hãy để ý lắng nghe họ như là những phụ tá và cố vấn; hãy bênh vực các quyền lợi của họ; lo cho họ chu toàn đúng mức những nghĩa vụ riêng cho bậc của họ, và giúp cho họ đủ phương tiện và định chế cần có để thăng tiến đời sống thiêng liêng và trí tuệ; cũng phải trù liệu cho họ được trợ cấp xứng đáng và có bảo hiểm xã hội theo như luật định. (Điều 384 Giáo Luật)

(6) Các Giám mục giáo phận phải tận lực cổ động những ơn gọi vào các tác vụ khác nhau và vào đời tận hiến; đặc biệt lưu ý đến các ơn gọi làm linh mục và thừa sai. (Điều 385 Giáo Luật)

(7) a. Giám mục Giáo phận phải trình bày và giải thích cho các tín hữu những chân lý Đức Tin mà họ phải tin theo và áp dụng trong đời sống, vì vậy chính Người phải năng đích thân rao giảng; Người cũng phải canh chừng để các quy định trong giáo luật liên quan tới tác vụ Lời Chúa được tuân hành chu đáo, nhất là về các bài giảng lễ và việc giáo huấn, làm sao để toàn bộ đạo lý Kitô Giáo được truyền thụ cho tất cả mọi người.
b. Người hãy cương quyết dùng mọi phương thế hữu hiệu hơn cả để bảo vệ sự toàn vẹn và duy nhất của Đức Tin; tuy đồng thời nhìn nhận sự tự do chính đáng trong việc tìm hiểu chân lý cách sâu rộng hơn. (Điều 386 Giáo Luật)

(8) Ý thức rằng mình phải làm gương mẫu thánh thiện bằng tình bác ái, khiêm tốn và sống đơn giản, Giám Mục giáo phận hãy ra sức cổ động bằng mọi cách để các tín hữu nên thánh tùy theo ơn gọi riêng của từng người; và bởi vì là người phân phát chính yếu của mọi mầu nhiệm của Thiên Chúa, ngài hãy hoạt động không ngừng để mọi tín hữu đã giao phó cho mình săn sóc được tăng trưởng trong ơn thánh nhờ việc cử hành các Bí Tích, và để cho họ nhận biết và sống mầu nhiệm Vượt Qua. (Điều 387 Giáo Luật)

Quyền hành Giám mục Giáo phận

Quyền hành của Giám mục mang tính cách thánh thiêng (sacra potestas) bởi vì nhắm đến mục tiêu siêu nhiên là xây dựng cộng đoàn của Đức Tin, Đức Ái và Truyền Giáo, Giám mục cai quản Giáo phận với tư cách là thầy dạy đạo lý, tác viên phụng tự và và cai quản. Lãnh vực của ba chức vụ này (giảng dạy, thánh hóa và cai quản) được giải thích trong các Chương V-VII ‘Kim Chỉ Nam về Tác Vụ Mục Tử của các Giám mục’. Trong chương IV, văn kiện phân tích quyền hành mục vụ của Giám mục dựa theo ngôn ngữ pháp lý: quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp (số 67-69).

1/ Lập pháp. Giám mục nắm giữ quyền lập pháp trong Giáo phận. Đây là thẩm quyền chuyên quyết của Giám mục. Tuy vậy Giám mục nên bàn hỏi các cơ quan tư vấn, đặc biệt là Công nghị Giáo phận. Dĩ nhiên, khi ban hành luật pháp, Giám mục cần tôn trọng giới hạn của mình, không được phép quy định những điều thuộc thẩm quyền cấp cao hơn (Tòa Thánh, các công đoàn miền, Hội đồng Giám mục). Ngoài ra, cũng không nên bỏ qua những khía cạnh kỹ thuật của việc làm luật (từ ngữ sáng sủa, rõ ràng; tránh những mâu thuẫn).

2/ Tư pháp. Trước khi tiến hành thủ tục tố tụng, Giám mục nên tìm cách giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa giải. Trong những vụ hình sự, Giám mục cần tiến hành cuộc điều tra kín đáo để kiểm chứng thực hư, và tìm cách sửa chữa bằng đường lối luật định. Giám mục cũng có trách nhiệm giám sát việc điều hành tòa án Giáo phận (hoặc liên Giáo phận).

3/ Hành pháp. Văn kiện nhắc nhở nh quy định của Giáo Luật về việc ủy quyền, về thủ tục ban hành nghị định (thu nhập dữ kiện, soạn thảo văn bản với sự viện dẫn lý do), trong thời gian nhanh chóng.

Điều 391 Giáo Luật ngày 25.01.1983 cũng qui định:

(1) Giám mục Giáo phận cai quản Giáo Hội địa phương đã được ủy thác cho Người với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chiếu theo quy tắc luật định.

(2) Giám mục đích thân hành sử quyền lập pháp; quyền hành pháp được hành sử do chính ngài hoặc nhờ các Tổng Đại Diện hoặc các Đại Diện Giám mục, theo quy tắc luật định; quyền tư pháp được hành sử do chính Người hoặc nhờ Đại Diện Tư Pháp và các thẩm phán, theo quy tắc luật định.

Điều 392 Giáo Luật dự trù:

(1) Xét vì Người có nghĩa vụ bảo vệ sự duy nhất của Giáo Hội phổ quát, Giám mục phải cổ cõ kỷ luật chung của toàn thể Giáo Hội, và vì thế phải thôi thúc việc tuân hành tất cả mọi luật lệ của Giáo Hội.

(2) Người phải đề phòng đừng để du nhập những lạm dụng kỷ luật trong Giáo Hội, nhất là về tác vụ Lời Chúa, việc cử hành các Bí Tích và các Á Bí Tích, việc tôn kính Thiên Chúa và các Thánh và việc quản lý tài sản.

Điều 393 nói rõ: Giám mục Giáo phận là đại diện cho Giáo phận trong hết mọi công việc pháp lý của Giáo phận.

Giám mục có quyền kinh lược thông thường, như quy định của điều 397 Giáo Luật, những nhân sự, cơ sở công giáo, sự vật và các nơi thánh nằm trong lãnh thổ của giáo phận. Người chỉ có thể tới kinh lược các phần tử các Dòng Tu thuộc luật Giáo Hoàng và các tu viện của họ, trong những trường hợp được luật quy định rõ rệt.

C. Các Giám Mục Phó Và Giám Mục Phụ Tá

Khi nào nhu cầu mục vụ của Giáo phận đòi hỏi, sẽ được đặt một hoặc nhiều Giám Mục phụ tá, theo lời yêu cầu của Giám mục Giáo phận; Giám mục phụ tá không có quyền kế vị.

Nếu thấy xét thích hợp, Tòa Thánh có thể chiểu nhiệm vụ đặt một Giám mục phó, cùng với những năng ân đặc biệt; Giám mục phó có quyền kế vị (điều 403 Giáo Luật).

Điều 409 Giáo Luật quy định:

(1) Trong khi Tòa Giám mục trống ngôi, thì Giám mục phó tức khắc trở thành Giám mục của Giáo phận mà Người đã được đặt, miễn là Người đã tựu chức hợp lệ.

(2) Trong khi Tòa Giám mục trống ngôi, nếu nhà chức trách có thẩm quyền không ấn định thể khác, thì cho tới khi Tân Giám mục tựu chức, Giám mục phụ tá duy trì tất cả và chỉ những quyền hành và năng ân đã có như Tổng Đại Diện hoặc như Đại Diện Giám mục khi Giám mục chính tòa còn tại chức. Nếu sau đó không được bầu làm Giám Quản giáo phận, thì Giám mục phụ tá hành sử quyền của mình do luật pháp đã trao, dưới quyền của Giám Quản Giáo phận là người lãnh đạo Giáo phận.

Điều 410: Giám mục phó và Giám mục phụ tá có bổn phận phải cư trú trong giáo phận cũng như Giám mục Giáo phận; các Vị Giám mục chỉ được rời Giáo phận trong thời gian ngắn, trừ khi vì lý do phải thi hành một nhiệm vụ ngoài Giáo phận hoặc vì đi nghỉ, nhưng kỳ nghỉ không được quá một tháng.

Về sự từ chức, sẽ áp dụng cho Giám mục phó và Giám mục phụ tá các quy định của điều 401 và 402 triệt 2 Giáo Luật.

D. Các Giám Mục Phó Và Giám Mục Phụ Tá

Điều 401 Giáo Luật ấn định:

(1) Khi đã trọn bảy mươi lăm tuổi, Giám mục Giáo phận được yêu cầu đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha, và Đức Thánh Cha sẽ dự liệu sau khi đã cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.

(2) Nếu vì đau yếu hoặc vì lý do trầm trọng nào khác khiến cho khả năng chu toàn chức vụ bị suy giảm, thì Giám mục Giáo phận được khẩn khoản yêu cầu đệ đơn từ chức.

Giám mục nào đã được chấp thuận từ chức thì sẽ giữ tước hiệu là Cựu Giám mục của Giáo phận cũ. Hội Đồng Giám mục phải lo việc chu cấp tương hợp và xứng đáng cho Giám mục đã từ chức, tuy dẫu bổn phận chính yếu thuộc về Giáo phận mà trước đây vị ấy đã phục vụ. (điều 402 Giáo Luật)

Hiện tại, Giáo Hội Việt-Nam có 41 Đức Giám mục đang sống tại Quê Hương, trong đó 11 Đức Giám mục đang nghỉ hưu. Do đó, mỗi lần Thượng Hội đồng Giám mục được triệu tập, Hội đồng Giám mục Việt-Nam cử hai Giám mục đi tham dự vì quốc gia có tới 25 Giám mục có một Giám mục đại diện. Việt-Nam có trên 25 nhưng dưới 51 Giám mục nên có hai Giám mục đại diện.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể 3 Đức Cha người Việt đang sống tại Hải ngoại:
- Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Tốt, Tổng Giám mục Rusticana, Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Tchad;
- Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục phụ tá Giáo phận Orange Country (California, Hoa kỳ);
- Đức Cha Antôn Nguyễn văn Thiện (sinh ngày 13.03.1906), cựu Giám mục Giáo phận Vĩnh Long, hiện là Đức Giám mục cao niên nhất thế giới với hơn 102 tuổi, đang sống tại Nice (Pháp quốc).

Ghi chú: Bài nầy được viết dựa theo Bộ Giáo Luật ngày 25.01.1983 « Hàng Giám mục Việt Nam 1933-2003 » của Linh mục Giuse Trần Anh Dũng.

(Còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Niệm/Thiền - Meditation
Nguyễn Đức Cung
00:17 21/04/2008

NIỆM/THIỀN – Meditation



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Địa ngục: trong lòng ta

Niết bàn: tâm phẳng lặng

Không điều nào mất đi

Từ tâm tôi hiến tặng.

(Trích thơ của Du Tử Lê )

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền