Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:37 20/04/2011
SAY RỒI THÌ KHÔNG GIỐNG NGƯỜI
Có một người làm tiệc đãi khách, khi tiệc bắt đầu thì ông ta đem một con khỉ mà ông đã nuôi, cho nó mặc áo đội mũ ra làm trò giúp vui trong bữa tiệc, con khỉ bắt chước người làm rất nhiều trò vui.
Có một khách dự tiệc nhìn con khỉ làm trò thì rất thích, bèn rót rượu cho con khỉ uống.
Không ngờ con khỉ uống liên tục không biết kiềm chế, nên uống đến say và nằm lăn ra giữa nhà kêu la chí chóe, quăng cả mũ xé cả áo đang mặc.
Người khách ấy khoái chí nói:
- “Cuối cùng thì mày cũng là thứ không có lý tính, khi không uống rượu thì có chút giống con người, nhưng uống rượu say thì không còn giống người nữa !”
Suy tư:
Có hai trường hợp mất trí khôn: một là bị điên hai là say rượu; bị điên thì mất trí bẩm sinh nên khi họ chửi bới đánh người thì không ai bắt lỗi họ cả vì họ bị điên; say rượu thì mất trí trong một giai đoạn ngắn, tỉnh lại thì hết mất trí, những người say rượu làm chuyện tầm bậy như đánh người, chửi bới đều bị người ta lên án giận dữ…
Say rượu là nỗi kinh hoàng của con người, vì nó gây ra biết bao đau thương không những cho bản thân cho gia đình, mà còn gây ra đau khổ cho người khác nữa, cho nên không ai thích người say rượu cả.
- Trong gia đình nếu ông bố sáng xỉn chiều say thì con cái sẽ bỏ nhà đi bụi, vợ sẽ đau khổ và có khi đi tìm một đối tượng khác, gia đình sẽ không có hạnh phúc.
- Người say rượu mà lái xe thì sẽ gây tai họa cho mình và cho người khác.
- Người say rượu thì như người điên ai cũng sợ hãi và tránh xa.
- Người say rượu thì mất đi cả lý tính giống như con vật…
Thiên Chúa là tình yêu, Ngài tạo dựng con người và ban cho con người có lý trí để phân biệt việc lành và sự dữ, để họ biết làm đẹp xã hội mưu ích cho bản than và cho mọi người, mất đi lý trí thì con người chẳng khác gì con vật, và còn tệ hơn con vật nữa khi họ không biết mình đang làm gì…
Con khỉ thì mãi mãi chỉ là con khỉ, dù nó có thể bắt chước điệu bộ con người, nhưng con người khi uống rượu say thì sẽ giống như con khỉ vậy, bởi vì khi say thì mất cả lý tính của mình.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người làm tiệc đãi khách, khi tiệc bắt đầu thì ông ta đem một con khỉ mà ông đã nuôi, cho nó mặc áo đội mũ ra làm trò giúp vui trong bữa tiệc, con khỉ bắt chước người làm rất nhiều trò vui.
Có một khách dự tiệc nhìn con khỉ làm trò thì rất thích, bèn rót rượu cho con khỉ uống.
Không ngờ con khỉ uống liên tục không biết kiềm chế, nên uống đến say và nằm lăn ra giữa nhà kêu la chí chóe, quăng cả mũ xé cả áo đang mặc.
Người khách ấy khoái chí nói:
- “Cuối cùng thì mày cũng là thứ không có lý tính, khi không uống rượu thì có chút giống con người, nhưng uống rượu say thì không còn giống người nữa !”
Suy tư:
Có hai trường hợp mất trí khôn: một là bị điên hai là say rượu; bị điên thì mất trí bẩm sinh nên khi họ chửi bới đánh người thì không ai bắt lỗi họ cả vì họ bị điên; say rượu thì mất trí trong một giai đoạn ngắn, tỉnh lại thì hết mất trí, những người say rượu làm chuyện tầm bậy như đánh người, chửi bới đều bị người ta lên án giận dữ…
Say rượu là nỗi kinh hoàng của con người, vì nó gây ra biết bao đau thương không những cho bản thân cho gia đình, mà còn gây ra đau khổ cho người khác nữa, cho nên không ai thích người say rượu cả.
- Trong gia đình nếu ông bố sáng xỉn chiều say thì con cái sẽ bỏ nhà đi bụi, vợ sẽ đau khổ và có khi đi tìm một đối tượng khác, gia đình sẽ không có hạnh phúc.
- Người say rượu mà lái xe thì sẽ gây tai họa cho mình và cho người khác.
- Người say rượu thì như người điên ai cũng sợ hãi và tránh xa.
- Người say rượu thì mất đi cả lý tính giống như con vật…
Thiên Chúa là tình yêu, Ngài tạo dựng con người và ban cho con người có lý trí để phân biệt việc lành và sự dữ, để họ biết làm đẹp xã hội mưu ích cho bản than và cho mọi người, mất đi lý trí thì con người chẳng khác gì con vật, và còn tệ hơn con vật nữa khi họ không biết mình đang làm gì…
Con khỉ thì mãi mãi chỉ là con khỉ, dù nó có thể bắt chước điệu bộ con người, nhưng con người khi uống rượu say thì sẽ giống như con khỉ vậy, bởi vì khi say thì mất cả lý tính của mình.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 20/04/2011
N2T |
35. Gặp hoan nạn bất tất phải đau khổ, duy chỉ có phạm tội thì mới đau khổ.
(Thánh John Chrysostom)Thứ năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:46 20/04/2011
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Tin mừng: Ga 13, 1-15.
“Đức Giê-su yêu họ đến cùng”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ, và muôn đời cảm tạ chúc tụng tình yêu của Thiên Chúa –qua Chúa Giê-su- đã dành cho nhân loại tội lỗi, đáng ghi nhớ là vì hôm nay kỷ niệm Chúa Giê-su lập bí tích Truyền Chức Thánh, bí tích Thánh Thể, hai bí tích cao quý để chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại. Trong tâm tình đó, tôi xin chia sẻ với anh chị em ba nét chấm phá về linh mục.
Yêu thương, phục vụ làm nên Linh Mục
Một hôm, hoa sen ấm ức hỏi Chúa tạo vật:
-“Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?”
Chúa tạo vật trả lời:
- “Ta muốn con không oán trách” (1).
Linh mục là người được chọn để làm lại những gì mà Chúa Giê-su đã làm khi còn ở thế gian, đó là thực hiện ý Cha trên trời bằng việc hiến tế đời mình, là yêu thương và phục vụ tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là một vinh dự cao quý cho người được chọn và là sự hạnh phúc cho nhân loại, là cốt lõi và là mục đích của đời linh mục, nếu không làm được như thế thì linh mục chỉ là một chức vụ không hơn không kém, mà đã là chức vụ thì không thể nói phục vụ anh em như chính mình, và cũng không thể nói yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.
Làm lại việc Chúa Giê-su đã làm, đó là bôn ba khắp miền Ga-li-lê-a để rao giảng tin mừng Nước Trời, chứ không ngồi ở trong hội đường để phán bảo và sai khiến; đó là thâu đem cầu nguyện với Cha trên trời sau một ngày mệt mỏi vì phần rỗi đời đời của mọi người, chứ không phải tự cho mình thỏa mãn nghĩ ngơi vì phục vụ quá nhiều.
Có những lúc tôi phục vụ giáo dân trong giáo xứ của tôi với tinh thần vô vị lợi thì ít, mà tinh thần vị lợi thì nhiều, cái vị lợi ấy đã làm cho tôi chỉ thấy mình cống hiến quá nhiều công lao sức lực cho giáo hội, giáo xứ, mà không nghĩ đến giáo dân cũng đã ngậm đắng nuốt cay vì những hách dịch phách lối và kiêu căng của tôi; và cũng có rất nhiều lần tôi tự thỏa mãn với chính mình vì được làm linh mục, được chỉ huy người khác, được cống hiến cho Giáo Hội, cho nên khi có người góp ý phê bình cho tôi, thì tôi than thở với Chúa Giê-su: “Chúa ạ, con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, vậy mà họ cũng nói thế này thế nọ với con...”
Không oán trách, đó là việc làm của Chúa Giê-su khi Ngài bị chính những người mà Ngài đã thi ân giáng phúc vu không tố cáo Ngài, và cuối cùng đóng đinh Ngài chết trên cây thập giá; Không oán trách là thái độ của người lãnh đạo các linh hồn mà Thiên Chúa đã trao cho họ coi sóc, đó cũng là biểu hiện một tâm hồn tràn đầy yêu thương của một mục tử nhân lành học theo gương của Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay trong thánh lễ này, anh chị em đã thấy cha sở của anh chị em cúi xuống rửa chân cho những người đại diện các anh chị em trong giáo xứ, thật cảm động, vì đó là mục đích của đời linh mục: phục vụ và yêu thương. Nhưng trong mắt của các anh chị em vẫn còn thấy có những linh mục bất xứng, những linh mục chỉ biết mình và mong được giáo dân phục vụ và kính trọng, hơn là phục vụ và kính trọng giáo dân
Trong tâm tình yêu thương ấy, xin anh chị em cầu nguyện và tha thứ cho tôi là linh mục và cũng là mục tử của anh chị em, được noi gương Chúa Giê-su Thánh Thể phục vụ đến quên mình mà không oán trách, không than vãn và luôn trở thành nơi yêu thương và bình an của anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 13, 1-15.
“Đức Giê-su yêu họ đến cùng”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ, và muôn đời cảm tạ chúc tụng tình yêu của Thiên Chúa –qua Chúa Giê-su- đã dành cho nhân loại tội lỗi, đáng ghi nhớ là vì hôm nay kỷ niệm Chúa Giê-su lập bí tích Truyền Chức Thánh, bí tích Thánh Thể, hai bí tích cao quý để chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại. Trong tâm tình đó, tôi xin chia sẻ với anh chị em ba nét chấm phá về linh mục.
Yêu thương, phục vụ làm nên Linh Mục
Một hôm, hoa sen ấm ức hỏi Chúa tạo vật:
-“Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?”
Chúa tạo vật trả lời:
- “Ta muốn con không oán trách” (1).
Linh mục là người được chọn để làm lại những gì mà Chúa Giê-su đã làm khi còn ở thế gian, đó là thực hiện ý Cha trên trời bằng việc hiến tế đời mình, là yêu thương và phục vụ tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là một vinh dự cao quý cho người được chọn và là sự hạnh phúc cho nhân loại, là cốt lõi và là mục đích của đời linh mục, nếu không làm được như thế thì linh mục chỉ là một chức vụ không hơn không kém, mà đã là chức vụ thì không thể nói phục vụ anh em như chính mình, và cũng không thể nói yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.
Làm lại việc Chúa Giê-su đã làm, đó là bôn ba khắp miền Ga-li-lê-a để rao giảng tin mừng Nước Trời, chứ không ngồi ở trong hội đường để phán bảo và sai khiến; đó là thâu đem cầu nguyện với Cha trên trời sau một ngày mệt mỏi vì phần rỗi đời đời của mọi người, chứ không phải tự cho mình thỏa mãn nghĩ ngơi vì phục vụ quá nhiều.
Có những lúc tôi phục vụ giáo dân trong giáo xứ của tôi với tinh thần vô vị lợi thì ít, mà tinh thần vị lợi thì nhiều, cái vị lợi ấy đã làm cho tôi chỉ thấy mình cống hiến quá nhiều công lao sức lực cho giáo hội, giáo xứ, mà không nghĩ đến giáo dân cũng đã ngậm đắng nuốt cay vì những hách dịch phách lối và kiêu căng của tôi; và cũng có rất nhiều lần tôi tự thỏa mãn với chính mình vì được làm linh mục, được chỉ huy người khác, được cống hiến cho Giáo Hội, cho nên khi có người góp ý phê bình cho tôi, thì tôi than thở với Chúa Giê-su: “Chúa ạ, con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, vậy mà họ cũng nói thế này thế nọ với con...”
Không oán trách, đó là việc làm của Chúa Giê-su khi Ngài bị chính những người mà Ngài đã thi ân giáng phúc vu không tố cáo Ngài, và cuối cùng đóng đinh Ngài chết trên cây thập giá; Không oán trách là thái độ của người lãnh đạo các linh hồn mà Thiên Chúa đã trao cho họ coi sóc, đó cũng là biểu hiện một tâm hồn tràn đầy yêu thương của một mục tử nhân lành học theo gương của Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay trong thánh lễ này, anh chị em đã thấy cha sở của anh chị em cúi xuống rửa chân cho những người đại diện các anh chị em trong giáo xứ, thật cảm động, vì đó là mục đích của đời linh mục: phục vụ và yêu thương. Nhưng trong mắt của các anh chị em vẫn còn thấy có những linh mục bất xứng, những linh mục chỉ biết mình và mong được giáo dân phục vụ và kính trọng, hơn là phục vụ và kính trọng giáo dân
Trong tâm tình yêu thương ấy, xin anh chị em cầu nguyện và tha thứ cho tôi là linh mục và cũng là mục tử của anh chị em, được noi gương Chúa Giê-su Thánh Thể phục vụ đến quên mình mà không oán trách, không than vãn và luôn trở thành nơi yêu thương và bình an của anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Dấu vết ơn cứu độ
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:26 20/04/2011
Dấu vết ơn cứu độ
Trong đời sống cá nhân cũng như công cộng đều có những kỷ niệm. Những kỷ niệm nhắc nhớ đến biến cố, đến dấu vết đã xảy diễn ra ngày xưa. Qua đó giúp con người sống gìn giữ bảo vệ dấu vết kỷ niệm đó cho sống động cùng lâu dài.
Những kỷ niệm đạo giáo tinh thần giúp tâm hồn con người sống lần nhận ra dấu vết nguồn gốc tình yêu, nguồn an ủi. Và qua đó tìm được sức sống mới cho tâm hồn.
Ngày thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội Công giáo mừng kỷ niệm dấu vết tình yêu ơn cứu độ Chúa Giêsu đã làm để lại cho con người trên trần gian.
Dấu vết Tấm Bánh ơn cứu độ
Ngày xưa Tiên tri Elija trên đường băng qua sa mạc tới núi thánh Horeb bị đói lả dọc đưòng mệt nhọc. Ông nằm trong bụi rậm chờ chết. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến đánh thức ông dậy mang lương thực cho ông ăn để có sức đi tiếp tới núi Horeb nơi Thiên Chúa hẹn gặp ông.( 1 Các Vua 19,3-8).
Đây là hình ảnh nói về lương thực thần linh cho tâm hồn niềm tin trên đường đến gặp gỡ Thiên Chúa
Trước khi hy sinh chịu khổ nạn từ gĩa trần gian, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, là dấu tích tình yêu qua tấm bánh trối trăn để lại cho trần gian.
Tấm Bánh Thánh Thể ngày Thứ Năm Tuần Thánh để lại dấu vết từ căn phòng bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã thực hiện và đã ăn với các Môn Đệ của ngài, như trong Phúc âm thuật lại ( Mc14,15).
Đây là dấu vết tình yêu cuối cùng Chúa Giêsu để lại cho con Ngài trước khi chịu chết.
Người tín hữu Chúa Kitô không chỉ ngắm nhìn dấu vết đó, mà từ hơn hai ngàn năm nay đã hằng kéo dài nhắc đi nhắc lại dấu vết kỷ niệm đó trong đời sống đức tin qua mọi thế hệ con cháu lời trối trăn của Chúa Giêsu: „ Các con hãy nhận lấy tấm bánh này, là thân xác Thầy hy sinh cho các con; hãy nhận lấy chén rượu này, là máu Thầy đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.“.
Cơm bánh là lương thực cho sức khoẻ con người trong đời sống. Đức tin cũng cần lương thực. Tấm bánh thánh thể tình yêu Chúa là lương thực cho đời sống đức tin.
Tấm bánh bí tích Thánh Thể, lương thực cho đời sống đức tin vào Thiên Chúa, có dấu vết từ căn phòng bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu với các Môn Đệ. Và theo dấu vết cùng lời trối trăn của Ngài, Giáo Hội tiếp tục làm như Chúa truyền lại, cho đời sống đức tin của các tín hữu ở trần gian trên đường về với Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống ơn cứu độ cho con người.
Dấu vết đôi chân
Trên đường đến nguồn ơn cứu độ, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không chỉ cần lương thực đầy đủ, nhưng còn cần đôi chân tốt khoẻ mạnh nữa.
Trong bữa tiệc ly sau cùng với các Môn Đệ ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu không chỉ để lại Tấm bánh Thánh Thể làm lương thực cho đức tin, nhưng Ngài còn để lại một dấu vết tình yêu khác nữa: Rửa chân cho các Môn Đệ.
Đôi chân của con người tựa như hai chiếc cột chịu đựng nâng đỡ cho toàn thân thể được đứng thẳng vững vàng, được cân bằng. Nhờ có đôi chân con người mới di chuyển đi lại lên xuống vượt qua mọi quãng đường. Đôi chân do cử động di chuyển qua mọi ngả nẻo đường, nên có thể ví như những mắt cáo của một chiếc lưới nối những sợi dây thẳng ngang, chéo dọc lại với nhau.
Đôi chân chịu đựng gánh nặng không chỉ sức đè nặng của toàn thân thể trên nó, nhưng đôi chân còn phải chấp nhận sự đau đớn của sỏi đá đâm vào, của bụi bặm dơ bẩn của bụi đất cát bám dính vào trên suốt dọc đường đời. Hơn thế nữa, đôi chân là phần thân thể quan trọng mà phải chịu đựng lẩn khuất sống trong bóng tối nhiều nhất, hầu như chỉ trong bóng tối thôi. Vì do quần áo, bí tất dầy dép bao phủ kín.
Cha mẹ khi tắm rửa cho con nhỏ, họ thường kỳ rửa đôi chân của con mình kỹ hơn. Và sau đó lau chùi đôi chân em bé cho khô ráo cũng kỹ lưỡng nữa. Sự sạch sẽ đôi chân mang đến cho em bé cảm gíac khoan khoái dễ chịu.
Ai cũng đều đã có cảm nghiệm thư thái thảnh thơi, khi đôi chân mình được tắm rửa sạch sẽ, được lau khô ráo và có lúc nghỉ ngơi không phải đứng lâu hay bước chạy đi đường dài!
Chúa Giêsu đã cúi mình xuống rửa chân cho các Môn Đệ, không phải chỉ vì chân các Ông dơ bẩn nhiều bụi bặm cần phải rửa, cũng không phải chỉ vì các Ông cần thư thái thảnh thơi. Nhưng còn thế nữa.
Dấu vết cử chỉ này diễn tả một tình yêu sâu đậm của Chúa cho các Môn đệ. Tình nghĩa Thầy trò khác nào như cha mẹ với con cái mình.
Dấu vết cử chỉ này biểu lộ nếp sống lòng khiêm cung sâu thẳm của Chúa Giêsu với đồ đệ học trò của mình. Học trò kính trọng nghe lời Thầy là lẽ sống phải đạo làm người. Ngược lại Thầy cũng sống phục vụ học trò mình không những không có gì sai trái, mà còn nâng cao đời sống của Thầy cũng như học trò mình.
Dấu vết cử chỉ này thể hiện ý của Chúa Giêsu: Ngài chú trọng cùng muốn vực dậy đem ra ngoài ánh sáng đời sống của các Môn Đệ mình. Đôi chân của các Môn Đệ sẽ mệt nhọc lặn lội trên khắp mọi nẻo đường truyền giáo, đôi chân của họ âm thầm mang chuyền tải Tin Mừng của Chúa đến mọi nọi cho mọi người, hầu như chỉ ẩn trong bóng tối. Cho đôi chân họ được vực dậy, chính là công nhận việc làm cùng toàn thể con người của họ cả thể xác lẫn tinh thần.
Và vì thế trong giờ phút sau cùng trước khi chịu hy sinh chết cho ơn cứu độ của con người, Chúa Giêsu đã để lại dấu vết sự trân trọng gía trị cao qúy đôi chân của học trò mình.
Cung cách cúi mình xuống rửa chân của Chúa Giêsu mở hướng về niềm mong ước trông đợi một đời sống có bình an tự do, cùng hướng tới điều sâu thẳm ở tận trong tâm hồn.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu mang đậm dấu vết ơn cứu độ cùng là lương thực tình yêu cho đời sống đức tin người tín hữu Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Đôi chân của con người là phần thân thể tạo nên sự cân đối do Chúa tạo dựng ban cho mỗi con người. Sự cân đối không chỉ ở phần thân thể bên ngoài, mà còn phải có sự hòa hợp với tâm hồn tinh thần bên trong nội tâm nữa. Vì thế, Chúa Giêsu qua cung cách rửa chân cho các Môn đệ đã muốn nâng cao gía trị sự quân bình cân đối giữa bên ngoài và bên trong qua đôi chân bước đi trên đường đời sống.
Tuần Thánh 2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống cá nhân cũng như công cộng đều có những kỷ niệm. Những kỷ niệm nhắc nhớ đến biến cố, đến dấu vết đã xảy diễn ra ngày xưa. Qua đó giúp con người sống gìn giữ bảo vệ dấu vết kỷ niệm đó cho sống động cùng lâu dài.
Những kỷ niệm đạo giáo tinh thần giúp tâm hồn con người sống lần nhận ra dấu vết nguồn gốc tình yêu, nguồn an ủi. Và qua đó tìm được sức sống mới cho tâm hồn.
Ngày thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội Công giáo mừng kỷ niệm dấu vết tình yêu ơn cứu độ Chúa Giêsu đã làm để lại cho con người trên trần gian.
Dấu vết Tấm Bánh ơn cứu độ
Ngày xưa Tiên tri Elija trên đường băng qua sa mạc tới núi thánh Horeb bị đói lả dọc đưòng mệt nhọc. Ông nằm trong bụi rậm chờ chết. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến đánh thức ông dậy mang lương thực cho ông ăn để có sức đi tiếp tới núi Horeb nơi Thiên Chúa hẹn gặp ông.( 1 Các Vua 19,3-8).
Đây là hình ảnh nói về lương thực thần linh cho tâm hồn niềm tin trên đường đến gặp gỡ Thiên Chúa
Trước khi hy sinh chịu khổ nạn từ gĩa trần gian, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, là dấu tích tình yêu qua tấm bánh trối trăn để lại cho trần gian.
Tấm Bánh Thánh Thể ngày Thứ Năm Tuần Thánh để lại dấu vết từ căn phòng bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã thực hiện và đã ăn với các Môn Đệ của ngài, như trong Phúc âm thuật lại ( Mc14,15).
Đây là dấu vết tình yêu cuối cùng Chúa Giêsu để lại cho con Ngài trước khi chịu chết.
Người tín hữu Chúa Kitô không chỉ ngắm nhìn dấu vết đó, mà từ hơn hai ngàn năm nay đã hằng kéo dài nhắc đi nhắc lại dấu vết kỷ niệm đó trong đời sống đức tin qua mọi thế hệ con cháu lời trối trăn của Chúa Giêsu: „ Các con hãy nhận lấy tấm bánh này, là thân xác Thầy hy sinh cho các con; hãy nhận lấy chén rượu này, là máu Thầy đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.“.
Cơm bánh là lương thực cho sức khoẻ con người trong đời sống. Đức tin cũng cần lương thực. Tấm bánh thánh thể tình yêu Chúa là lương thực cho đời sống đức tin.
Tấm bánh bí tích Thánh Thể, lương thực cho đời sống đức tin vào Thiên Chúa, có dấu vết từ căn phòng bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu với các Môn Đệ. Và theo dấu vết cùng lời trối trăn của Ngài, Giáo Hội tiếp tục làm như Chúa truyền lại, cho đời sống đức tin của các tín hữu ở trần gian trên đường về với Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống ơn cứu độ cho con người.
Dấu vết đôi chân
Trên đường đến nguồn ơn cứu độ, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không chỉ cần lương thực đầy đủ, nhưng còn cần đôi chân tốt khoẻ mạnh nữa.
Trong bữa tiệc ly sau cùng với các Môn Đệ ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu không chỉ để lại Tấm bánh Thánh Thể làm lương thực cho đức tin, nhưng Ngài còn để lại một dấu vết tình yêu khác nữa: Rửa chân cho các Môn Đệ.
Đôi chân của con người tựa như hai chiếc cột chịu đựng nâng đỡ cho toàn thân thể được đứng thẳng vững vàng, được cân bằng. Nhờ có đôi chân con người mới di chuyển đi lại lên xuống vượt qua mọi quãng đường. Đôi chân do cử động di chuyển qua mọi ngả nẻo đường, nên có thể ví như những mắt cáo của một chiếc lưới nối những sợi dây thẳng ngang, chéo dọc lại với nhau.
Đôi chân chịu đựng gánh nặng không chỉ sức đè nặng của toàn thân thể trên nó, nhưng đôi chân còn phải chấp nhận sự đau đớn của sỏi đá đâm vào, của bụi bặm dơ bẩn của bụi đất cát bám dính vào trên suốt dọc đường đời. Hơn thế nữa, đôi chân là phần thân thể quan trọng mà phải chịu đựng lẩn khuất sống trong bóng tối nhiều nhất, hầu như chỉ trong bóng tối thôi. Vì do quần áo, bí tất dầy dép bao phủ kín.
Cha mẹ khi tắm rửa cho con nhỏ, họ thường kỳ rửa đôi chân của con mình kỹ hơn. Và sau đó lau chùi đôi chân em bé cho khô ráo cũng kỹ lưỡng nữa. Sự sạch sẽ đôi chân mang đến cho em bé cảm gíac khoan khoái dễ chịu.
Ai cũng đều đã có cảm nghiệm thư thái thảnh thơi, khi đôi chân mình được tắm rửa sạch sẽ, được lau khô ráo và có lúc nghỉ ngơi không phải đứng lâu hay bước chạy đi đường dài!
Chúa Giêsu đã cúi mình xuống rửa chân cho các Môn Đệ, không phải chỉ vì chân các Ông dơ bẩn nhiều bụi bặm cần phải rửa, cũng không phải chỉ vì các Ông cần thư thái thảnh thơi. Nhưng còn thế nữa.
Dấu vết cử chỉ này diễn tả một tình yêu sâu đậm của Chúa cho các Môn đệ. Tình nghĩa Thầy trò khác nào như cha mẹ với con cái mình.
Dấu vết cử chỉ này biểu lộ nếp sống lòng khiêm cung sâu thẳm của Chúa Giêsu với đồ đệ học trò của mình. Học trò kính trọng nghe lời Thầy là lẽ sống phải đạo làm người. Ngược lại Thầy cũng sống phục vụ học trò mình không những không có gì sai trái, mà còn nâng cao đời sống của Thầy cũng như học trò mình.
Dấu vết cử chỉ này thể hiện ý của Chúa Giêsu: Ngài chú trọng cùng muốn vực dậy đem ra ngoài ánh sáng đời sống của các Môn Đệ mình. Đôi chân của các Môn Đệ sẽ mệt nhọc lặn lội trên khắp mọi nẻo đường truyền giáo, đôi chân của họ âm thầm mang chuyền tải Tin Mừng của Chúa đến mọi nọi cho mọi người, hầu như chỉ ẩn trong bóng tối. Cho đôi chân họ được vực dậy, chính là công nhận việc làm cùng toàn thể con người của họ cả thể xác lẫn tinh thần.
Và vì thế trong giờ phút sau cùng trước khi chịu hy sinh chết cho ơn cứu độ của con người, Chúa Giêsu đã để lại dấu vết sự trân trọng gía trị cao qúy đôi chân của học trò mình.
Cung cách cúi mình xuống rửa chân của Chúa Giêsu mở hướng về niềm mong ước trông đợi một đời sống có bình an tự do, cùng hướng tới điều sâu thẳm ở tận trong tâm hồn.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu mang đậm dấu vết ơn cứu độ cùng là lương thực tình yêu cho đời sống đức tin người tín hữu Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Đôi chân của con người là phần thân thể tạo nên sự cân đối do Chúa tạo dựng ban cho mỗi con người. Sự cân đối không chỉ ở phần thân thể bên ngoài, mà còn phải có sự hòa hợp với tâm hồn tinh thần bên trong nội tâm nữa. Vì thế, Chúa Giêsu qua cung cách rửa chân cho các Môn đệ đã muốn nâng cao gía trị sự quân bình cân đối giữa bên ngoài và bên trong qua đôi chân bước đi trên đường đời sống.
Tuần Thánh 2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Lời của Mẹ
Lm Giacôbê Tạ Chúc
08:43 20/04/2011
Con thân yêu !
Mấy hôm nay mẹ không sao chợp được mắt. Mất con với mẹ là mất đi chính cuộc đời mình. Con ra đi, để lại trong lòng mẹ, một khỏang trống, mà không gì có thể bù đắp được.
Thánh ý Chúa nhiệm mầu, mẹ đón nhận bằng tiếng xin vâng, và mẹ biết con cũng thi hành ý chỉ của Ngài. Nhưng con ơi, tấm hình hài của con mẹ đã dệt nên chín tháng mười ngày, mẹ đã mang nặng đẻ đau, mẹ đã cưu mang bằng dòng sữa ngọt ngào của tình mẫu tử. Thứ tình yêu cao quý nhất trong đời. Cái chết của con đau thương quá, là một người phụ nữ và cũng là người mẹ của con, mẹ thấu hiểu những nỗi đau mà con phải chịu trong tâm hồn và thể xác. Suốt đọan đường đau thương, nước mắt và máu con như những mũi đòng xuyên thấu lòng mẹ. Mẹ biết con yêu thương mẹ, từ những ngày đầu bập bẹ gọi mẹ, một người con thảo hiếu và vâng lời. Chén đắng của con, Cha trên trời đã trao, lẻ nào con không đón nhận.Thập Giá treo đời một dấu chứng của tình yêu, vâng tình yêu mà con đã sống và đã để lại trong lòng mẹ, một ấn tượng hết sức sâu sắc: “ Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,16).
Mẹ đã âm thầm bước theo con trên con đường ra pháp trường. Bao lần con quỵ ngã, bấy nhiêu lần mẹ tan tác trái tim. Con không nói nhiều với mẹ về cuộc khổ nạn, con sợ mẹ lo nghĩ nhiều rồi lâm bệnh. Con biết nỗi xót xa tự cõi lòng của một người mẹ, khi thấy con mình lâm vào cảnh họan nạn. Các học trò của con yếu đuối nhiều, Phêrô lên tiếng chối từ, Giuđa rắp tâm bội phản, số còn lại cao chạy xa bay. Mẹ biết con không giận hờn mà trái lại con luôn tha thứ cho họ.
Mất con rồi Mẹ biết sống làm sao, con của mẹ một người con cao cả, đem cả đời mình phục vụ cho hạnh phúc nhân sinh. Con đi rồi sẽ đến để đưa mẹ đi, để con ở đâu mẹ cũng sẽ ở đó với con.
Giêsu, con thấu chăng lòng mẹ, vò võ đêm trường thức trắng nhớ thương con. Những ngày tháng còn lại, mẹ sẽ sống trong đợi chờ ánh sáng Phục sinh, chính con yêu đã thắp lên trong lòng mẹ. Một ngọn lửa của sự sống vĩnh cửu dành cho những ai tin vào con đường Khổ nạn của Đức Giêsu.
Mấy hôm nay mẹ không sao chợp được mắt. Mất con với mẹ là mất đi chính cuộc đời mình. Con ra đi, để lại trong lòng mẹ, một khỏang trống, mà không gì có thể bù đắp được.
Thánh ý Chúa nhiệm mầu, mẹ đón nhận bằng tiếng xin vâng, và mẹ biết con cũng thi hành ý chỉ của Ngài. Nhưng con ơi, tấm hình hài của con mẹ đã dệt nên chín tháng mười ngày, mẹ đã mang nặng đẻ đau, mẹ đã cưu mang bằng dòng sữa ngọt ngào của tình mẫu tử. Thứ tình yêu cao quý nhất trong đời. Cái chết của con đau thương quá, là một người phụ nữ và cũng là người mẹ của con, mẹ thấu hiểu những nỗi đau mà con phải chịu trong tâm hồn và thể xác. Suốt đọan đường đau thương, nước mắt và máu con như những mũi đòng xuyên thấu lòng mẹ. Mẹ biết con yêu thương mẹ, từ những ngày đầu bập bẹ gọi mẹ, một người con thảo hiếu và vâng lời. Chén đắng của con, Cha trên trời đã trao, lẻ nào con không đón nhận.Thập Giá treo đời một dấu chứng của tình yêu, vâng tình yêu mà con đã sống và đã để lại trong lòng mẹ, một ấn tượng hết sức sâu sắc: “ Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,16).
Mẹ đã âm thầm bước theo con trên con đường ra pháp trường. Bao lần con quỵ ngã, bấy nhiêu lần mẹ tan tác trái tim. Con không nói nhiều với mẹ về cuộc khổ nạn, con sợ mẹ lo nghĩ nhiều rồi lâm bệnh. Con biết nỗi xót xa tự cõi lòng của một người mẹ, khi thấy con mình lâm vào cảnh họan nạn. Các học trò của con yếu đuối nhiều, Phêrô lên tiếng chối từ, Giuđa rắp tâm bội phản, số còn lại cao chạy xa bay. Mẹ biết con không giận hờn mà trái lại con luôn tha thứ cho họ.
Mất con rồi Mẹ biết sống làm sao, con của mẹ một người con cao cả, đem cả đời mình phục vụ cho hạnh phúc nhân sinh. Con đi rồi sẽ đến để đưa mẹ đi, để con ở đâu mẹ cũng sẽ ở đó với con.
Giêsu, con thấu chăng lòng mẹ, vò võ đêm trường thức trắng nhớ thương con. Những ngày tháng còn lại, mẹ sẽ sống trong đợi chờ ánh sáng Phục sinh, chính con yêu đã thắp lên trong lòng mẹ. Một ngọn lửa của sự sống vĩnh cửu dành cho những ai tin vào con đường Khổ nạn của Đức Giêsu.
Nicôđêmô và Giôxếp
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:45 20/04/2011
Đọc bài Thương Khó nhiều lần, tôi dừng lại nơi cuộc táng xác Chúa và nghĩ về hai môn đệ âm thầm: Nicôđêmô và Giôxếp.
Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa.(Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47)
Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.
Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).
Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).
Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do Thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.
Nicôđêmô.
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:
Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.
Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?".
Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái" .
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng".
Giôxếp thành Arimathê
Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.
Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxêp (27,57).
Theo Marcô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu ( 15,43).
Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giôxếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng ( 23,50-51).
Theo Gioan: Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).
Giôxếp là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:
- Là người giàu có.
- Là người lương thiện, công chính.
- Là thành viên thế giá trong Hội đồng.
- Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.
- Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.
- Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.
- Là người liệm xác Chúa.
- Là người cho Chúa mượn mồ của chính mình.
- Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.
- Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.
(xin xem thêm: thư gửi ông Giôxêp, Lm Nguyễn Tầm Thường, trong cuốn sách “Kẻ đi tìm”, xuất bản 2009).
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp “quan lại” trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.
Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!
Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giôxếp hạ thi hài Chúa xuống, ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương; các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giôxêp “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng”. Sau cái chết của Chúa “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu”. Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.
Nicôđêmô và Giôxếp được diễm phúc, vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. (theo Lm Piô Phúc Hậu). Nếu vậy thì có lẽ những trí thức can đảm như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Trần Luật, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo Phạm Toàn, Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu… đều là môn đệ của Chúa như Giôxếp và Nicôđêmô!!! Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính.
Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giôxếp và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.
Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Các phụ nữ im lặng canh thức. Các thiên thần đứng gác bên mộ. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Chúa Giêsu. Nấm mồ bằng đá nặng nề sẽ vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm sẽ mở tung ra. Như cánh hoa hồng, như đôi môi thắm của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Sự sống mới sẽ xuất hiện ngang qua cái chết.
Thánh giá
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:46 20/04/2011
Phụng vụ hằng năm Giáo Hội Công Giáo cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá (Cross bởi chữ Latin Crux). Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh có nghi thức hôn kính và thờ lạy Thánh Giá cách đặc biệt. Thập giá kết bởi hai khúc gỗ đóng chéo lại với nhau một khúc ngang và một khúc dọc. Bóng thánh giá đã rợp che cả cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần thế. Ngay từ giây phút đầu tiên khi Chúa Giêsu giáng trần mang phận người, mẹ Maria đã sinh hạ Chúa nơi máng cỏ nghèo nàn và tanh hôi. Kết thúc cuộc đời, mẹ Maria lại ngắm nhìn Con Chí Ái bị treo thân trần trụi trên cây thánh giá. Con đường Chúa đi là con đường thánh giá. Hội Chữ Thập Đỏ (+) cũng đã lấy hình thập giá làm biểu tượng cứu nhân độ thế.
Chúng ta biết ngày xưa người Rôma dùng cây thập giá để đóng đinh và treo thân các tội phạm. Hình phạt đóng đinh thập giá thật khủng khiếp chỉ áp dụng cho người Do-thái và người ngoại quốc. Công dân Rôma đã không bị kết án khổ nhục này. Chúa Giêsu sinh ra là người Do-thái. Chúa sống với cha mẹ và láng giềng tại Nazareth. Khi tới tuổi trưởng thành, 30 tuổi, Chúa Giêsu ra rao giảng tin mừng cứu độ. Ba năm sau, Chúa Giêsu bị bán, bị bắt và bị kết án tử hình. Kết án đóng đinh vào thập giá là hình phạt nặng nhất và đau đớn nhất.
Chúa Giêsu bị đóng đinh cả hai tay vào thánh giá. Đinh đóng vào cổ tay, nơi cổ tay có gân vươn tới vai và gân bị xé rách vì sức nặng. Khi nghẹt thở, Chúa đã phải dùng bắp thịt gượng nâng mình lên để lấy khí thở. Cả hai bàn chân được đóng dính vào nhau và vì quá đau đớn, chân của Chúa không thể chống đỡ thân xác. Chúa phải cố cong người tiếp tục hơi thở trong cơn hấp hối. Đây là sự đau đớn thống khổ cùng cực. Khi Chúa đã bị kiệt sức lại có một tên lính lấy đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Chúa đã trả lại cho thế gian tất cả những gì mà Chúa nhận lãnh trong thân phận con người. Bản án của Chúa được gắn trên thánh giá như một sự nhạo cười: Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giê-su Nadarét, Vua dân Do-thái." (Ga. 19.19).
Kết án đóng đinh thập giá là một nhục hình. Có những tội nhân bị treo lơ lửng để rồi chết dần chết mòn. Sau khi chết, chim trời sẽ đến rúc rỉa thịt xương. Sự đau đớn cùng cực dầy vò xé nát tâm can. Chúa đã uống cạn chén đắng mà Chúa Cha trao. Chúa Giêsu đã hiến trọn thân mình làm của lễ đền tội dâng lên Chúa Cha. Chúa Giêsu chấp nhận cái chết trong ý thức và tình yêu dâng hiến. Những giọt nước và máu chảy ra hòa trộn giữa thần tính và nhân tính làm thành của lễ đền tội. Cây thập giá đáng tội đã trở thành Thánh Giá nơi treo thân Đấng Cứu Chuộc trần gian.
Khung cảnh trong các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thật ảm đạm. Các bàn thờ đều lột trần. Nhà tạm mở cửa trống vắng. Không có trang trí hay hoa nến. Không có đèn chầu Thánh Thể. Bầu khí chung quanh thật trầm buồn. Ngày hôm nay tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và mai táng trong mồ. Lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, hầu hết các nhà thờ cử hành Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá. Linh mục chủ tế nâng cao thánh giá và công bố: Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cộng đoàn đáp lại: Chúng ta hãy đến thờ lạy. Sau khi rước Thánh Giá, mọi người đều đến quỳ kính hôn cây thánh giá. Có vài truyền thống khác nhau tùy theo mỗi vùng do các nhà truyền giáo thành lập. Có nhiều nhà thờ, cộng đoàn dân Chúa hôn kính thánh giá có tượng Chúa chịu nạn. Có nơi cộng đoàn chỉ hôn cây Thánh giá trần. Giáo dân quỳ gối và lê bước tới hôn chân Chúa. Có nơi còn có rước nả hay gạo nổ. Thân xác của Chúa được đặt trong mồ. Dầu thơm xức chân Chúa và gạo nổ được đổ tràn lan trên chân và mình Chúa. Mọi người quỳ gối hôn chân Chúa và bốc một nắm gạo nổ như là ân lộc của Chúa.
Khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá, Thánh giá được mang một ý nghĩa mới và một niềm hy vọng của ơn cứu độ. Thánh giá đã trở nên nguồn sinh lực cho biết bao tâm hồn. Thánh Giá trở nên máng chuyển mọi ơn lành của sự tha thứ và hòa giải. Thánh Giá là dấu chỉ của người tin vào Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh. Thánh giá không còn là sự khinh bỉ nhạo cười mà trở nên bàn thờ hiến tế. Thánh Giá được in dấu trong lòng mỗi Kitô hữu. Thánh Giá hiện diện khắp nơi trong nhà, công sở, nhà thờ, nơi nghĩa trang và xuất hiện cùng khắp.
Trong tất cả các nhà thờ của Kitô Giáo đều được treo hình thánh giá nơi cực trọng. Nơi thánh đường Công Giáo, trên thánh giá có tượng chịu nạn và có 14 chặng Đàng Thánh Giá chung quanh. Nhà thờ Tin Lành thường có tượng thánh giá trần nơi chính điện. Thánh giá xuất hiện khắp nơi cùng với nền văn minh Kitô Giáo trải rộng. Ở nước Lithuania có một đồi Thập giá nổi tiếng. Người dân Lithuania đã đón nhận Kitô Giáo vào thế kỷ XIV, không lâu sau hầu như cả nước thuần thành Công Giáo. Đặc biệt nhất là có Đồi Ngàn Thập Giá. Đồi Ngàn Thập Giá ở gần thị trấn Siauliai và có khoảng trên năm mươi ngàn cây thánh giá lớn nhỏ được đặt trong khu vực này.
Suy gẫm lời nhắn nhủ của Thầy Chí Thánh: Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc. 9.23). Năm Thánh 1984, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có ý định làm một cây thánh giá lớn đặt tại bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Cuối Năm Thánh, Ngài đã trao cây Thánh Giá cho các bạn trẻ tại trung tâm San Lorenzo. Ngài nói rằng chúng con hãy mang thánh giá này đi khắp nơi như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Kitô đối với nhân loại. Chúng con hãy đi rao giảng rằng Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh để cứu độ nhân loại. Và ngày nay thánh giá được giới trẻ tiếp tục di chuyển đi khắp Năm Châu.
Thánh Giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai bước theo Chúa: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Ga. 10.38). Vác thánh giá mình là vác những khổ đau cả về thân xác lẫn tinh thần mà theo Chúa. Đã gọi là thánh giá thì phải có sức chịu đựng nặng nề, nhẫn nại và can đảm. Xưa Chúa vác thánh giá đã bị ngã ba lần, Chúa vẫn gượng dậy vác thánh giá cho tới đỉnh đồi Canvê. Chúa không bỏ cuộc. Nếu chúng ta muốn trở thành môn đệ trung thành của Chúa, chúng ta không thể đi theo con đường nào khác: Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Ga. 16.24).
Trong các cử hành của Giáo Hội luôn khởi đầu và kết thúc bằng dấu thánh giá. Mọi nghi thức ban phép lành đều mang hình thánh giá như Phép Rửa Tội, Giải Tội, Thêm Sức, Xức Dầu, làm Phép Nước, phép Tượng Ảnh, ban Phép Lành… Thánh giá trở thành nguồn suối của mọi ân sủng. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha đã yêu thương tác tạo muôn loài. Chúa Con chịu chết chuộc tội cho loài người. Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta trong tình yêu liên kết Ba Ngôi. Thánh Giá chính là dấu chỉ của Tình Yêu Tuyệt Đối. Thánh giá đã gắn kết với Chúa Giêsu trong lễ dâng toàn thiêu. Qua thánh giá, Chúa đã bước vào vinh quang phục sinh. Thánh giá dẫn bước chúng ta đến với Chúa, đi theo Chúa và vui hưởng vinh quang Nước Chúa.
Chiều buồn bên đồi Canvê, mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá, mắt đẵm lệ sầu bi. Mẹ chứng kiến giây phút Con Yêu đang bị hấp hối trong tủi nhục. Mẹ không than van, trách móc hay xét đoán ai. Mẹ chỉ ngậm đắng nuốt cay nỗi sầu buồn của lòng người. Mẹ can đảm đứng đó chứng kiến Con Dấu Ái trút hơi thở cuối cùng. Lòng Mẹ nát tan nhưng Mẹ vẫn ôm chặt thánh giá. Mẹ nhìn xác Con rách nát và thương đau. Mẹ ôm xác Con lạnh giá vào lòng và nước mắt Mẹ hòa với máu khô dính trên thân xác của Con. Mẹ đã thông phần đau khổ và hiến dâng Con Yêu làm hy lễ đền tội cho nhân loại.
Thánh giá là niềm hy vọng của mọi tín hữu. Thánh giá là giá cứu chuộc trần gian. Đã gọi là thánh giá thì không có thánh giá nào nhẹ nhàng trơn tru. Chúng ta hãy chấp nhận mọi biến cố trong đời như là thánh giá để cùng vác với Chúa lên đồi Canvê. Thánh giá là con đường dẫn chúng ta đến sự sống. Hãy chạy đến với Chúa xin ơn bền đỗ và nâng đỡ ủi an. Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11,28).
Chúng ta biết ngày xưa người Rôma dùng cây thập giá để đóng đinh và treo thân các tội phạm. Hình phạt đóng đinh thập giá thật khủng khiếp chỉ áp dụng cho người Do-thái và người ngoại quốc. Công dân Rôma đã không bị kết án khổ nhục này. Chúa Giêsu sinh ra là người Do-thái. Chúa sống với cha mẹ và láng giềng tại Nazareth. Khi tới tuổi trưởng thành, 30 tuổi, Chúa Giêsu ra rao giảng tin mừng cứu độ. Ba năm sau, Chúa Giêsu bị bán, bị bắt và bị kết án tử hình. Kết án đóng đinh vào thập giá là hình phạt nặng nhất và đau đớn nhất.
Chúa Giêsu bị đóng đinh cả hai tay vào thánh giá. Đinh đóng vào cổ tay, nơi cổ tay có gân vươn tới vai và gân bị xé rách vì sức nặng. Khi nghẹt thở, Chúa đã phải dùng bắp thịt gượng nâng mình lên để lấy khí thở. Cả hai bàn chân được đóng dính vào nhau và vì quá đau đớn, chân của Chúa không thể chống đỡ thân xác. Chúa phải cố cong người tiếp tục hơi thở trong cơn hấp hối. Đây là sự đau đớn thống khổ cùng cực. Khi Chúa đã bị kiệt sức lại có một tên lính lấy đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Chúa đã trả lại cho thế gian tất cả những gì mà Chúa nhận lãnh trong thân phận con người. Bản án của Chúa được gắn trên thánh giá như một sự nhạo cười: Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giê-su Nadarét, Vua dân Do-thái." (Ga. 19.19).
Kết án đóng đinh thập giá là một nhục hình. Có những tội nhân bị treo lơ lửng để rồi chết dần chết mòn. Sau khi chết, chim trời sẽ đến rúc rỉa thịt xương. Sự đau đớn cùng cực dầy vò xé nát tâm can. Chúa đã uống cạn chén đắng mà Chúa Cha trao. Chúa Giêsu đã hiến trọn thân mình làm của lễ đền tội dâng lên Chúa Cha. Chúa Giêsu chấp nhận cái chết trong ý thức và tình yêu dâng hiến. Những giọt nước và máu chảy ra hòa trộn giữa thần tính và nhân tính làm thành của lễ đền tội. Cây thập giá đáng tội đã trở thành Thánh Giá nơi treo thân Đấng Cứu Chuộc trần gian.
Khung cảnh trong các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thật ảm đạm. Các bàn thờ đều lột trần. Nhà tạm mở cửa trống vắng. Không có trang trí hay hoa nến. Không có đèn chầu Thánh Thể. Bầu khí chung quanh thật trầm buồn. Ngày hôm nay tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và mai táng trong mồ. Lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, hầu hết các nhà thờ cử hành Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá. Linh mục chủ tế nâng cao thánh giá và công bố: Đây là cây gỗ giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cộng đoàn đáp lại: Chúng ta hãy đến thờ lạy. Sau khi rước Thánh Giá, mọi người đều đến quỳ kính hôn cây thánh giá. Có vài truyền thống khác nhau tùy theo mỗi vùng do các nhà truyền giáo thành lập. Có nhiều nhà thờ, cộng đoàn dân Chúa hôn kính thánh giá có tượng Chúa chịu nạn. Có nơi cộng đoàn chỉ hôn cây Thánh giá trần. Giáo dân quỳ gối và lê bước tới hôn chân Chúa. Có nơi còn có rước nả hay gạo nổ. Thân xác của Chúa được đặt trong mồ. Dầu thơm xức chân Chúa và gạo nổ được đổ tràn lan trên chân và mình Chúa. Mọi người quỳ gối hôn chân Chúa và bốc một nắm gạo nổ như là ân lộc của Chúa.
Khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá, Thánh giá được mang một ý nghĩa mới và một niềm hy vọng của ơn cứu độ. Thánh giá đã trở nên nguồn sinh lực cho biết bao tâm hồn. Thánh Giá trở nên máng chuyển mọi ơn lành của sự tha thứ và hòa giải. Thánh Giá là dấu chỉ của người tin vào Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh. Thánh giá không còn là sự khinh bỉ nhạo cười mà trở nên bàn thờ hiến tế. Thánh Giá được in dấu trong lòng mỗi Kitô hữu. Thánh Giá hiện diện khắp nơi trong nhà, công sở, nhà thờ, nơi nghĩa trang và xuất hiện cùng khắp.
Trong tất cả các nhà thờ của Kitô Giáo đều được treo hình thánh giá nơi cực trọng. Nơi thánh đường Công Giáo, trên thánh giá có tượng chịu nạn và có 14 chặng Đàng Thánh Giá chung quanh. Nhà thờ Tin Lành thường có tượng thánh giá trần nơi chính điện. Thánh giá xuất hiện khắp nơi cùng với nền văn minh Kitô Giáo trải rộng. Ở nước Lithuania có một đồi Thập giá nổi tiếng. Người dân Lithuania đã đón nhận Kitô Giáo vào thế kỷ XIV, không lâu sau hầu như cả nước thuần thành Công Giáo. Đặc biệt nhất là có Đồi Ngàn Thập Giá. Đồi Ngàn Thập Giá ở gần thị trấn Siauliai và có khoảng trên năm mươi ngàn cây thánh giá lớn nhỏ được đặt trong khu vực này.
Suy gẫm lời nhắn nhủ của Thầy Chí Thánh: Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc. 9.23). Năm Thánh 1984, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có ý định làm một cây thánh giá lớn đặt tại bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Cuối Năm Thánh, Ngài đã trao cây Thánh Giá cho các bạn trẻ tại trung tâm San Lorenzo. Ngài nói rằng chúng con hãy mang thánh giá này đi khắp nơi như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Kitô đối với nhân loại. Chúng con hãy đi rao giảng rằng Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh để cứu độ nhân loại. Và ngày nay thánh giá được giới trẻ tiếp tục di chuyển đi khắp Năm Châu.
Thánh Giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai bước theo Chúa: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Ga. 10.38). Vác thánh giá mình là vác những khổ đau cả về thân xác lẫn tinh thần mà theo Chúa. Đã gọi là thánh giá thì phải có sức chịu đựng nặng nề, nhẫn nại và can đảm. Xưa Chúa vác thánh giá đã bị ngã ba lần, Chúa vẫn gượng dậy vác thánh giá cho tới đỉnh đồi Canvê. Chúa không bỏ cuộc. Nếu chúng ta muốn trở thành môn đệ trung thành của Chúa, chúng ta không thể đi theo con đường nào khác: Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Ga. 16.24).
Trong các cử hành của Giáo Hội luôn khởi đầu và kết thúc bằng dấu thánh giá. Mọi nghi thức ban phép lành đều mang hình thánh giá như Phép Rửa Tội, Giải Tội, Thêm Sức, Xức Dầu, làm Phép Nước, phép Tượng Ảnh, ban Phép Lành… Thánh giá trở thành nguồn suối của mọi ân sủng. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúa Cha đã yêu thương tác tạo muôn loài. Chúa Con chịu chết chuộc tội cho loài người. Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta trong tình yêu liên kết Ba Ngôi. Thánh Giá chính là dấu chỉ của Tình Yêu Tuyệt Đối. Thánh giá đã gắn kết với Chúa Giêsu trong lễ dâng toàn thiêu. Qua thánh giá, Chúa đã bước vào vinh quang phục sinh. Thánh giá dẫn bước chúng ta đến với Chúa, đi theo Chúa và vui hưởng vinh quang Nước Chúa.
Chiều buồn bên đồi Canvê, mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá, mắt đẵm lệ sầu bi. Mẹ chứng kiến giây phút Con Yêu đang bị hấp hối trong tủi nhục. Mẹ không than van, trách móc hay xét đoán ai. Mẹ chỉ ngậm đắng nuốt cay nỗi sầu buồn của lòng người. Mẹ can đảm đứng đó chứng kiến Con Dấu Ái trút hơi thở cuối cùng. Lòng Mẹ nát tan nhưng Mẹ vẫn ôm chặt thánh giá. Mẹ nhìn xác Con rách nát và thương đau. Mẹ ôm xác Con lạnh giá vào lòng và nước mắt Mẹ hòa với máu khô dính trên thân xác của Con. Mẹ đã thông phần đau khổ và hiến dâng Con Yêu làm hy lễ đền tội cho nhân loại.
Thánh giá là niềm hy vọng của mọi tín hữu. Thánh giá là giá cứu chuộc trần gian. Đã gọi là thánh giá thì không có thánh giá nào nhẹ nhàng trơn tru. Chúng ta hãy chấp nhận mọi biến cố trong đời như là thánh giá để cùng vác với Chúa lên đồi Canvê. Thánh giá là con đường dẫn chúng ta đến sự sống. Hãy chạy đến với Chúa xin ơn bền đỗ và nâng đỡ ủi an. Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt. 11,28).
Người học vâng phục để chịu đau khổ
Tuyết Mai
12:35 20/04/2011
(Thứ Sáu Tuần Thánh)
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người. (Dt 4, 14-16; 5, 7-9).
Trên đời không còn gương nào cao trọng hơn cho bằng Gương Học Vâng Phục của Chúa Giêsu do những đau khổ Ngài chịu, đối với Cha của Ngài. Ngài là một người Con thật vô cùng yêu dấu của Đức Chúa Cha. Con người chúng ta rất cần Gương Sáng ấy! Nhất là các đấng bậc có địa vị cao trọng cho đến các linh mục được sai đi trong Giáo Hội Chúa. Rồi đến tất cả tu sĩ nam nữ nói chung. Đức vâng lời còn cao trọng hơn Của Lễ. Ngay cả giáo dân cũng phải một lòng vì Đức Vâng Lời; mới có thể thi hành, chu toàn nhiệm vụ, và trọng trách được giao phó, dù làm bất cứ việc gì trong cộng đoàn giáo xứ của Chúa. Thường trước khi nhận nhiệm vụ, chúng ta có lời giao ước trước mặt Chúa trong nhà thờ, để tất cả mọi người làm chứng những gì anh chị em thề hứa là sẽ cố gắng thực hiện, để công việc của Chúa qua anh chị em được trọn hảo. Còn nếu như biết được chính mình không giữ được Sự Vâng Phục thì tốt hơn chúng ta đừng nên tìm hiểu ơn Thiên Triệu mà làm gì, hoặc xin vào gia nhập các đoàn thể trong giáo xứ.
Khi chúng ta không có Sự Vâng Phục, thì đi đến đâu chúng ta cũng là những con người phá rối và đảo lộn trật tự của mọi nơi. Khi không có sự Vâng Phục chúng ta không theo sự chỉ dẫn của ai hết. Vì cái tôi của mình còn cao quá chưa bỏ được. Đây là điều khó khăn nhất cho tất cả mọi anh chị em đang đi tìm hiểu ơn Thiên Triệu. Thật khó khăn và thách đố thay nếu anh chị em đang là những tiểu thơ hay là cậu ấm mà muốn bỏ tất cả để đi theo Chúa. Thật khó khăn và thách đố thay nếu anh chị em đang là những thành phần ăn trắng mặc trơn, ở nhà chỉ tay năm ngón vì có kẻ hầu người hạ. Thật khó khăn và thách đố cho các nhà dòng thay khi phải nhận anh chị em. Đó là một thách đố thật lớn lao cho cả hai phía. Có phải đây là sự thất bại hay là một thử thách quá lớn trước mặt cho thấy sự khó khăn không thể tưởng dành cho những anh chị em này!? Vì cả đời không quen cực khổ. Nhưng có phải sự thách đố càng khó khăn, thì càng chứng minh cho Chúa thấy những anh chị em này thật sự từ bỏ tất cả mà đi theo tiếng gọi của Chúa?. Như gương của bao nhiêu Thánh Nhân đã từ bỏ của cải, gia đình mà đi theo tiếng gọi thiêng liêng, trở thành tông đồ rất đắc lực cho Chúa và cho anh chị em xưa cũng như nay.
Quả thật Sự Vâng Phục luôn là thách thức và thách đố cho mọi thành phần là tông đồ của Chúa. Ngược lại những thành phần giầu có trên, chúng ta cũng thấy được sự không còn Vâng Phục của những anh chị em tông đồ đi theo Chúa, trước đây cần có được nơi nương tựa; nay có chức tước, có địa vị cao, có quyền hành, thì lại lạm dụng chức quyền của mình có khi thái quá!? Dẫu sao các ngài cũng là con người mà thôi! Cũng không muốn bị mất quyền hành. Vì quyền hành là tiếng nói tự do của mình. Vì quyền hành đã thoát cho mình cảnh nhục nhã khi phải nghe theo người trên mình. V.v…. Và có phải từ cái quyền hành nhỏ, sẽ dẫn đưa chúng ta muốn được lên cao để có được quyền hành lớn, và cứ thế cái nấc thang tham lam của chúng ta đã dẫn đưa chúng ta đến Sự Mất Vâng Phục hay bất tuân phục?.
Giáo Hội chúng ta luôn gặp những thách đố và thử thách như vậy suốt bao nhiêu thế kỷ qua!. Nhất là những bước khởi đầu của Đức Giáo Hoàng vừa mới được bầu cử xong. Bởi ai càng học cao hiểu rộng, thì càng cảm thấy mình phải có địa vị tương xứng và được biết tới?. Do đó Giáo Hội mới luôn luôn gặp phải những chống đối, những tư tưởng khác thường, những con người muốn làm rối đạo. Những sách vở viết một cách rất tự do và phóng khoáng, như muốn sửa đổi nhanh chóng để bắt kịp đà với trào lưu đa dạng và muôn mặt của thời nay. Nhưng cảm tạ Chúa Giêsu là đầu của Hội Thánh, Gương Vâng Phục của Ngài chỉ có số ít không chịu theo mà thôi!. Và Chúa cũng có cách để sửa đổi, hoán cải, những tâm hồn lây tánh của một Phêrô chối Chúa hay ngay cả một Giuđa có lòng phản bội Chúa.
Sự Vâng Phục cho tất cả những ai mang danh Kitô Giáo, luôn là một thách thức thật lớn lao trong cuộc đời của mọi người. Nếu tất cả chúng ta có Sư Vâng Phục thì tốt đẹp thay cho toàn khắp thế giới. Vì có Vâng Phục, chúng ta mới giữ được Giới Răn Yêu Thương của Người, mà không đang tâm làm những điều sai quấy và gian ác cho anh chị em chúng ta. Vì có Vâng Phục, chúng ta mới không tin nhảm nhí vào những mê tín dị đoan. Vì có Vâng Phục chúng ta hết thảy mới có thể tìm được Quê Trời. Vì Quê Trời là nơi dành cho tất cả những ai khi còn sống trên trần gian biết Vâng Phục và nghe Lời Thiên Chúa. Thiếu Sự Vâng Phục thì ngay trong gia đình chúng ta đã có những xào xáo, bất đồng, bất bình, không cần nhau, và không quan tâm đến nhau. Thử hỏi một gia đình mà không có lớp lang thứ tự từ trên xuống dưới thì thành phần ấy có gặt hái thành công được ở đâu không? Thưa chắc hẳn là không rồi vì bất cứ ở đâu cũng phải có lớp lang thứ tự. Chứ ai cũng ngang hàng với ai thì ai làm cai rồi ai làm công? Vì sao chúng ta có xã hội? Vì sao chúng ta có quân đội? Có nhà dòng? Và có quốc gia? Thưa vì Sự Trật Tự của một làng, xã, ấp, tỉnh, đòi hỏi tất cả đều có Sự Hợp Tác và Vâng Phục mới đem đến cho mọi người sự bình an và hòa bình tối thiểu.
Vì hiểu được Sự Vâng Phục của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa Cha với lòng thành kính. Chúng ta cũng xin với Thiên Chúa Cha nhậm lời cầu nguyện của chúng ta với lòng thành kính và thành khẩn, cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, luôn Vâng Phục Người như Con của Người từng Vâng Phục Người cho đến chết. Một cái chết mà Chúa Con xin nếu có thể thì xin Cha cho con đừng phải uống chén đắng này, nhưng một xin theo Ý Cha chứ đừng xin theo Ý Con. Vì hết thảy chúng con là những tội nhân trước Nhan Thánh Người, nên chỉ xin Người Cứu Chúng Con khỏi sa Hỏa Ngục muôn đời và hứa sống đời sống Vâng Phục suốt cuộc đời còn lại của chúng con.. Đó là Lời Chúa. Amen.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người. (Dt 4, 14-16; 5, 7-9).
Trên đời không còn gương nào cao trọng hơn cho bằng Gương Học Vâng Phục của Chúa Giêsu do những đau khổ Ngài chịu, đối với Cha của Ngài. Ngài là một người Con thật vô cùng yêu dấu của Đức Chúa Cha. Con người chúng ta rất cần Gương Sáng ấy! Nhất là các đấng bậc có địa vị cao trọng cho đến các linh mục được sai đi trong Giáo Hội Chúa. Rồi đến tất cả tu sĩ nam nữ nói chung. Đức vâng lời còn cao trọng hơn Của Lễ. Ngay cả giáo dân cũng phải một lòng vì Đức Vâng Lời; mới có thể thi hành, chu toàn nhiệm vụ, và trọng trách được giao phó, dù làm bất cứ việc gì trong cộng đoàn giáo xứ của Chúa. Thường trước khi nhận nhiệm vụ, chúng ta có lời giao ước trước mặt Chúa trong nhà thờ, để tất cả mọi người làm chứng những gì anh chị em thề hứa là sẽ cố gắng thực hiện, để công việc của Chúa qua anh chị em được trọn hảo. Còn nếu như biết được chính mình không giữ được Sự Vâng Phục thì tốt hơn chúng ta đừng nên tìm hiểu ơn Thiên Triệu mà làm gì, hoặc xin vào gia nhập các đoàn thể trong giáo xứ.
Khi chúng ta không có Sự Vâng Phục, thì đi đến đâu chúng ta cũng là những con người phá rối và đảo lộn trật tự của mọi nơi. Khi không có sự Vâng Phục chúng ta không theo sự chỉ dẫn của ai hết. Vì cái tôi của mình còn cao quá chưa bỏ được. Đây là điều khó khăn nhất cho tất cả mọi anh chị em đang đi tìm hiểu ơn Thiên Triệu. Thật khó khăn và thách đố thay nếu anh chị em đang là những tiểu thơ hay là cậu ấm mà muốn bỏ tất cả để đi theo Chúa. Thật khó khăn và thách đố thay nếu anh chị em đang là những thành phần ăn trắng mặc trơn, ở nhà chỉ tay năm ngón vì có kẻ hầu người hạ. Thật khó khăn và thách đố cho các nhà dòng thay khi phải nhận anh chị em. Đó là một thách đố thật lớn lao cho cả hai phía. Có phải đây là sự thất bại hay là một thử thách quá lớn trước mặt cho thấy sự khó khăn không thể tưởng dành cho những anh chị em này!? Vì cả đời không quen cực khổ. Nhưng có phải sự thách đố càng khó khăn, thì càng chứng minh cho Chúa thấy những anh chị em này thật sự từ bỏ tất cả mà đi theo tiếng gọi của Chúa?. Như gương của bao nhiêu Thánh Nhân đã từ bỏ của cải, gia đình mà đi theo tiếng gọi thiêng liêng, trở thành tông đồ rất đắc lực cho Chúa và cho anh chị em xưa cũng như nay.
Quả thật Sự Vâng Phục luôn là thách thức và thách đố cho mọi thành phần là tông đồ của Chúa. Ngược lại những thành phần giầu có trên, chúng ta cũng thấy được sự không còn Vâng Phục của những anh chị em tông đồ đi theo Chúa, trước đây cần có được nơi nương tựa; nay có chức tước, có địa vị cao, có quyền hành, thì lại lạm dụng chức quyền của mình có khi thái quá!? Dẫu sao các ngài cũng là con người mà thôi! Cũng không muốn bị mất quyền hành. Vì quyền hành là tiếng nói tự do của mình. Vì quyền hành đã thoát cho mình cảnh nhục nhã khi phải nghe theo người trên mình. V.v…. Và có phải từ cái quyền hành nhỏ, sẽ dẫn đưa chúng ta muốn được lên cao để có được quyền hành lớn, và cứ thế cái nấc thang tham lam của chúng ta đã dẫn đưa chúng ta đến Sự Mất Vâng Phục hay bất tuân phục?.
Giáo Hội chúng ta luôn gặp những thách đố và thử thách như vậy suốt bao nhiêu thế kỷ qua!. Nhất là những bước khởi đầu của Đức Giáo Hoàng vừa mới được bầu cử xong. Bởi ai càng học cao hiểu rộng, thì càng cảm thấy mình phải có địa vị tương xứng và được biết tới?. Do đó Giáo Hội mới luôn luôn gặp phải những chống đối, những tư tưởng khác thường, những con người muốn làm rối đạo. Những sách vở viết một cách rất tự do và phóng khoáng, như muốn sửa đổi nhanh chóng để bắt kịp đà với trào lưu đa dạng và muôn mặt của thời nay. Nhưng cảm tạ Chúa Giêsu là đầu của Hội Thánh, Gương Vâng Phục của Ngài chỉ có số ít không chịu theo mà thôi!. Và Chúa cũng có cách để sửa đổi, hoán cải, những tâm hồn lây tánh của một Phêrô chối Chúa hay ngay cả một Giuđa có lòng phản bội Chúa.
Sự Vâng Phục cho tất cả những ai mang danh Kitô Giáo, luôn là một thách thức thật lớn lao trong cuộc đời của mọi người. Nếu tất cả chúng ta có Sư Vâng Phục thì tốt đẹp thay cho toàn khắp thế giới. Vì có Vâng Phục, chúng ta mới giữ được Giới Răn Yêu Thương của Người, mà không đang tâm làm những điều sai quấy và gian ác cho anh chị em chúng ta. Vì có Vâng Phục, chúng ta mới không tin nhảm nhí vào những mê tín dị đoan. Vì có Vâng Phục chúng ta hết thảy mới có thể tìm được Quê Trời. Vì Quê Trời là nơi dành cho tất cả những ai khi còn sống trên trần gian biết Vâng Phục và nghe Lời Thiên Chúa. Thiếu Sự Vâng Phục thì ngay trong gia đình chúng ta đã có những xào xáo, bất đồng, bất bình, không cần nhau, và không quan tâm đến nhau. Thử hỏi một gia đình mà không có lớp lang thứ tự từ trên xuống dưới thì thành phần ấy có gặt hái thành công được ở đâu không? Thưa chắc hẳn là không rồi vì bất cứ ở đâu cũng phải có lớp lang thứ tự. Chứ ai cũng ngang hàng với ai thì ai làm cai rồi ai làm công? Vì sao chúng ta có xã hội? Vì sao chúng ta có quân đội? Có nhà dòng? Và có quốc gia? Thưa vì Sự Trật Tự của một làng, xã, ấp, tỉnh, đòi hỏi tất cả đều có Sự Hợp Tác và Vâng Phục mới đem đến cho mọi người sự bình an và hòa bình tối thiểu.
Vì hiểu được Sự Vâng Phục của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa Cha với lòng thành kính. Chúng ta cũng xin với Thiên Chúa Cha nhậm lời cầu nguyện của chúng ta với lòng thành kính và thành khẩn, cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, luôn Vâng Phục Người như Con của Người từng Vâng Phục Người cho đến chết. Một cái chết mà Chúa Con xin nếu có thể thì xin Cha cho con đừng phải uống chén đắng này, nhưng một xin theo Ý Cha chứ đừng xin theo Ý Con. Vì hết thảy chúng con là những tội nhân trước Nhan Thánh Người, nên chỉ xin Người Cứu Chúng Con khỏi sa Hỏa Ngục muôn đời và hứa sống đời sống Vâng Phục suốt cuộc đời còn lại của chúng con.
Hãy tìm những sự trên trời
Tuyết Mai
12:40 20/04/2011
(Lễ Phục Sinh)
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. (Cl 3, 1-4).
Khi chúng ta được Ơn Chúa Thánh Thần là khi chúng ta muốn tìm hiểu những sự gì ở trên Trời, mà không cần hay màng gì danh, lợi, thú trần gian nữa! Quả thật vậy, khi được Ơn Chúa, chúng ta sống một cuộc đời rất là thảnh thơi. Miễn là có Chúa hằng ban cho chúng ta những gì thiết yếu nhất và cần thiết nhất để đủ nuôi dưỡng thân thể của chúng ta. Như bài Phúc Âm Chúa dậy về chim chóc trên ngàn cũng vậy! Chúng là chim muông trong muôn vạn chim muông, thế mà không con nào rơi xuống đất chết mà Thiên Chúa lại không biết. Hà huống chi con người của chúng ta Chúa tác tạo cách riêng và rất yêu thương. Yêu thương đến độ nào thì tất cả chúng ta đều đã hiểu và biết. Vì Người biết trần gian là những thử thách, những đau thương, những mất mát. Mất mát từ thể xác cho đến tâm hồn, và cả linh hồn trân quý của chúng ta nữa!.
Hôm nay là ngày Chúa Giêsu Sống Lại từ cõi chết! Ngài đã chứng minh cho toàn thể nhân loại con người là Ngài đã thắng tử thần. Ngài là Con Chúa tối cao. Ngài là Từ Trời mà đến. Ngài thống trị vũ hoàn và Ngài đã trở về Trời, nơi mà tất cả các tầng trời được mở ra, phải chào đón chúc tụng, ca khen, và tôn vinh Ngài. Chương Trình của Chúa Cha trao phó, Ngài đã hoàn tất, và Chúa Cha rất hài lòng vì Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha. Đó là Trời Cao, còn chúng ta là những Kitô hữu sống trên trần gian này, cảm nhận như thế nào khi Thiên Chúa của chúng ta đã Sống Lại. Có phải chương trình của Ngài là Cứu Độ tất cả nhân loại chúng ta không? Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không phủ phục trước tôn nhan Ngài, ca hát lên, xướng lên những bài ca tán tụng Thiên Chúa. Trổi lên tất cả những khí cụ trầm bổng để mừng ngày đại Lễ Phục Sinh vì Thiên Chúa của chúng ta đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia. Alleluia. Alleluia ………..
Chúa Đã Sống Lại Rồi!
04-02-10
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. (Cl 3, 1-4).
Khi chúng ta được Ơn Chúa Thánh Thần là khi chúng ta muốn tìm hiểu những sự gì ở trên Trời, mà không cần hay màng gì danh, lợi, thú trần gian nữa! Quả thật vậy, khi được Ơn Chúa, chúng ta sống một cuộc đời rất là thảnh thơi. Miễn là có Chúa hằng ban cho chúng ta những gì thiết yếu nhất và cần thiết nhất để đủ nuôi dưỡng thân thể của chúng ta. Như bài Phúc Âm Chúa dậy về chim chóc trên ngàn cũng vậy! Chúng là chim muông trong muôn vạn chim muông, thế mà không con nào rơi xuống đất chết mà Thiên Chúa lại không biết. Hà huống chi con người của chúng ta Chúa tác tạo cách riêng và rất yêu thương. Yêu thương đến độ nào thì tất cả chúng ta đều đã hiểu và biết. Vì Người biết trần gian là những thử thách, những đau thương, những mất mát. Mất mát từ thể xác cho đến tâm hồn, và cả linh hồn trân quý của chúng ta nữa!.
Hôm nay là ngày Chúa Giêsu Sống Lại từ cõi chết! Ngài đã chứng minh cho toàn thể nhân loại con người là Ngài đã thắng tử thần. Ngài là Con Chúa tối cao. Ngài là Từ Trời mà đến. Ngài thống trị vũ hoàn và Ngài đã trở về Trời, nơi mà tất cả các tầng trời được mở ra, phải chào đón chúc tụng, ca khen, và tôn vinh Ngài. Chương Trình của Chúa Cha trao phó, Ngài đã hoàn tất, và Chúa Cha rất hài lòng vì Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha. Đó là Trời Cao, còn chúng ta là những Kitô hữu sống trên trần gian này, cảm nhận như thế nào khi Thiên Chúa của chúng ta đã Sống Lại. Có phải chương trình của Ngài là Cứu Độ tất cả nhân loại chúng ta không? Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không phủ phục trước tôn nhan Ngài, ca hát lên, xướng lên những bài ca tán tụng Thiên Chúa. Trổi lên tất cả những khí cụ trầm bổng để mừng ngày đại Lễ Phục Sinh vì Thiên Chúa của chúng ta đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia. Alleluia. Alleluia ………..
Chúa Đã Sống Lại Rồi!
04-02-10
Hãy tìm những sự trên trời
Tuyết Mai
12:43 20/04/2011
(Lễ Phục Sinh)
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. (Cl 3, 1-4).
Khi chúng ta được Ơn Chúa Thánh Thần là khi chúng ta muốn tìm hiểu những sự gì ở trên Trời, mà không cần hay màng gì danh, lợi, thú trần gian nữa! Quả thật vậy, khi được Ơn Chúa, chúng ta sống một cuộc đời rất là thảnh thơi. Miễn là có Chúa hằng ban cho chúng ta những gì thiết yếu nhất và cần thiết nhất để đủ nuôi dưỡng thân thể của chúng ta. Như bài Phúc Âm Chúa dậy về chim chóc trên ngàn cũng vậy! Chúng là chim muông trong muôn vạn chim muông, thế mà không con nào rơi xuống đất chết mà Thiên Chúa lại không biết. Hà huống chi con người của chúng ta Chúa tác tạo cách riêng và rất yêu thương. Yêu thương đến độ nào thì tất cả chúng ta đều đã hiểu và biết. Vì Người biết trần gian là những thử thách, những đau thương, những mất mát. Mất mát từ thể xác cho đến tâm hồn, và cả linh hồn trân quý của chúng ta nữa!.
Hôm nay là ngày Chúa Giêsu Sống Lại từ cõi chết! Ngài đã chứng minh cho toàn thể nhân loại con người là Ngài đã thắng tử thần. Ngài là Con Chúa tối cao. Ngài là Từ Trời mà đến. Ngài thống trị vũ hoàn và Ngài đã trở về Trời, nơi mà tất cả các tầng trời được mở ra, phải chào đón chúc tụng, ca khen, và tôn vinh Ngài. Chương Trình của Chúa Cha trao phó, Ngài đã hoàn tất, và Chúa Cha rất hài lòng vì Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha. Đó là Trời Cao, còn chúng ta là những Kitô hữu sống trên trần gian này, cảm nhận như thế nào khi Thiên Chúa của chúng ta đã Sống Lại. Có phải chương trình của Ngài là Cứu Độ tất cả nhân loại chúng ta không? Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không phủ phục trước tôn nhan Ngài, ca hát lên, xướng lên những bài ca tán tụng Thiên Chúa. Trổi lên tất cả những khí cụ trầm bổng để mừng ngày đại Lễ Phục Sinh vì Thiên Chúa của chúng ta đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia. Alleluia. Alleluia ………..
04-02-10
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. (Cl 3, 1-4).
Khi chúng ta được Ơn Chúa Thánh Thần là khi chúng ta muốn tìm hiểu những sự gì ở trên Trời, mà không cần hay màng gì danh, lợi, thú trần gian nữa! Quả thật vậy, khi được Ơn Chúa, chúng ta sống một cuộc đời rất là thảnh thơi. Miễn là có Chúa hằng ban cho chúng ta những gì thiết yếu nhất và cần thiết nhất để đủ nuôi dưỡng thân thể của chúng ta. Như bài Phúc Âm Chúa dậy về chim chóc trên ngàn cũng vậy! Chúng là chim muông trong muôn vạn chim muông, thế mà không con nào rơi xuống đất chết mà Thiên Chúa lại không biết. Hà huống chi con người của chúng ta Chúa tác tạo cách riêng và rất yêu thương. Yêu thương đến độ nào thì tất cả chúng ta đều đã hiểu và biết. Vì Người biết trần gian là những thử thách, những đau thương, những mất mát. Mất mát từ thể xác cho đến tâm hồn, và cả linh hồn trân quý của chúng ta nữa!.
Hôm nay là ngày Chúa Giêsu Sống Lại từ cõi chết! Ngài đã chứng minh cho toàn thể nhân loại con người là Ngài đã thắng tử thần. Ngài là Con Chúa tối cao. Ngài là Từ Trời mà đến. Ngài thống trị vũ hoàn và Ngài đã trở về Trời, nơi mà tất cả các tầng trời được mở ra, phải chào đón chúc tụng, ca khen, và tôn vinh Ngài. Chương Trình của Chúa Cha trao phó, Ngài đã hoàn tất, và Chúa Cha rất hài lòng vì Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha. Đó là Trời Cao, còn chúng ta là những Kitô hữu sống trên trần gian này, cảm nhận như thế nào khi Thiên Chúa của chúng ta đã Sống Lại. Có phải chương trình của Ngài là Cứu Độ tất cả nhân loại chúng ta không? Thế thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không phủ phục trước tôn nhan Ngài, ca hát lên, xướng lên những bài ca tán tụng Thiên Chúa. Trổi lên tất cả những khí cụ trầm bổng để mừng ngày đại Lễ Phục Sinh vì Thiên Chúa của chúng ta đã từ cõi chết mà sống lại. Alleluia. Alleluia. Alleluia ………..
04-02-10
Chặng đời Phục Sinh
LmVũđình Tường
20:04 20/04/2011
Cuộc đời con người có nhiều chặng đường khác nhau. Mỗi chặng đều có niềm vui, và nỗi buồn riêng. Có thể ví cuộc đời như Tuần Thánh chúng ta mừng kính hàng năm trong mùa Phục Sinh.
Vốn đau thương
Người nào nào cũng có kinh nghiệm đau thương riêng. Hoặc là gia đình chia lìa, cô đơn, đau khổ vì xa người thân thương. Văn hoá mới, công sở mới chưa thích hợp, ngôn ngữ quần chúng chưa trôi chảy, người thân qua đời, gặp nạn. Bên cạnh đó có niềm vui họp bạn, thành công trường học, trường đời hoặc ngay cả tìm được ý trung nhân. Tất cả các biến cố đều trộn lẫn lo âu, sầu muộn hoà với niềm vui, niềm hy vọng trong cuộc sống. Đây chính là kinh nghiệm thương khó, vốn sống, tác tạo cá tính.
Kinh nghiệm thương khó
Cuộc thương khó của Đức Kitô mang dấu vết, tương tự cuộc thương khó của cuộc đời mỗi người trong chúng ta. Rất nhiều vui buồn, sướng khổ trong cuộc đời Ngài được tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, gia đình. Mừng lễ Phục Sinh của Đức Kitô Chúa chúng ta chính là mừng thành quả vui buồn, sướng khổ của chính mình. Ước mong mừng lễ Phục Sinh ta tìm được sức mạnh, ủi an và niềm hy vọng sống kinh nghiệm quá khứ. Hãy nhận biết điều này. Tai nạn, đau khổ lần trước, nhờ cầu nguyện, ta đã vượt qua, chiến thắng. Lần này với niềm xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh ta cũng sẽ vượt qua. Làm sống lại kinh nghiệm quá khứ là tạo cho mình niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Lần trước vượt qua nhờ cầu nguyện, nhờ cậy trông. Lần này cũng cậy trông, cầu nguyện, xin ơn thánh dồi dào, chắc chắn sẽ vượt qua được gian nguy, khó khăn.
Ngày Thứ Năm
Kinh nghiệm Phục Sinh lần trước cho thấy bình an nội tâm
Đức Kitô khởi đầu đau khổ bằng việc vào thành thánh khải hoàn có cờ lá cây phất phới, có lừa nhỏ rảo bước trên đường trải áo chiều nào. Ngài sớm nhận ra vinh quang trần gian chóng qua, mau tàn. Đau thương đến rồi đi. Khó khăn có ngày tàn. Bất hạnh có mồ chôn riêng. Ngoài tình yêu Chúa không chi bền vững ngàn đời vì tình yêu đó được gắn bằng đinh sắt. Ngày thứ Năm Tuần Thánh ló dạng, khởi đầu chia li, xa cách, hy sinh và bội tình, phản phé.
Ngày Thứ Sáu
Thứ Năm chỉ là hé mở, khởi đầu chuẩn bị cho thập giá ngày Thứ Sáu. Điêu tàn, hoang liêu, đổ vỡ, chối bỏ, trốn chạy, sợ hãi, kinh hoàng, lén nhìn từ xa. Nỗi sợ ẩn nấp đó đây, dù xa xa vẫn thấy bất an, lo lắng, vì an toàn bị rình rập, chợt mất. Trốn chạy sợ hãi mãi đeo theo. Hình dung ra roi xé nát thịt da, thân thể quằn quại sau tiếng xé gió của roi da, rợn tóc gáy, nổi da gà. Nhìn khuôn mặt hung bạo, cánh tay tử thần, rắn chắc xoắn chặt gáy người. Khuôn mặt lạnh tanh, mắt cú vọ, cái nhìn soi mói rình rập châu thân. Nội tâm tan tác như thế đó.
Ngoại cảnh trời u ám, mây trời che phủ, ánh nắng nhạt nhòa làm làn xa xám lạnh, toà thân thâm vì cú đấm, bầm vì cú đá, da trầy trụa, rịn máu, thành quả tra tấn, hành hình.
Nơi kia máu khô còn dính chặt. Đâu đó trên thân thể ruồi nhặng bu lại kiếm sống do cám dỗ mùi máu tanh. Người tử tội thân hình nát tan, quần áo xốc xếch. Đầu tóc rối bù. Mệt lả chân đứng không vững, xiêu vẹo, dẫu thế vẫn nghe văng vẳng bên tai nghe tiếng quát tháo, chửi rủa. Tiếng gõ búa án lệnh tử hình buông ra lạnh tanh.
Rồi tiếng đóng đinh trên đồi vắng, tiếng hò hét, thúc dục mau tay, thô bạo hơn, lệnh dựng thập giá, lệnh canh xác pha lẫn tiếng bình phẩm, tiếng ức nghẹn, tiếng rên la và tiếng nhục mạ kẻ tay chân bị đóng đinh.
Ngày Thứ Bảy
Ngày Thứ Bảy hoang tàn, thất vọng. Còn lại gì ngoài thánh giá trống trơn. Còn dính đó vết máu khô xám, ruồi bu đen từng đám loang lỗ trên thập tự. Ngọn gió lạnh vô tình kéo theo cọng cỏ khô, không sự sống, cuốn quanh gốc thập tự, phất phơ, hững hờ, vô tình. Giá lạnh giết chết tận tâm hồn.
Chúa Nhật Phục Sinh
Sáng Chúa Nhật bốn mắt nhìn nhau, chân chạy, hấp tấp đá tan sương sớm. Thầm lo ai giúp vần đá cửa mồ hộ nhỉ. Đến nơi, bàng hoàng, rã rời lo sợ, buồn hơn. Đá cửa mồ lăn sang một bên. Xác không còn đó. Xa xa là bác làm vườn. Nhìn lại lần nữa. Đúng là bác ta. Thưa bác, nếu bác bỏ xác Ngài ở đâu làm ơn cho chúng cháu xin lại.
Maria, Maria. Thầy đây, đừng sợ. Ngài gọi tên con. Ngài nhờ loan báo tin vui. Hãy đi báo tin cho anh em Ta là Ta tìm gặp để họ hết u sầu. Thật hay mơ, tỉnh hay mộng. Hoàn hồn lại đi. Đúng là Thầy, Thầy sống lại thật rồi. Cắm đầu chạy về báo tin. Cơn hoạn nạn qua rồi. Thầy đã sống lại như lời đã phán hứa. Alleluia.
Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng nhiều lần phục sinh sau những biến cố tưởng nuốt trửng cuộc đời. Ai hay, Chúa Nhật phục sinh bừng sáng đó đây, mang lại hy vọng, niềm vui mới tràn đầy hứa hẹn của một ngày mai tươi sáng cho những ai đặt hết tin tưởng, vững tin nơi Ngài. Hạnh phúc nhận Chúa làm gia nghiệp cho riêng mình. Chúc mừng Phục Sinh.
TiengChuong.org
Vốn đau thương
Người nào nào cũng có kinh nghiệm đau thương riêng. Hoặc là gia đình chia lìa, cô đơn, đau khổ vì xa người thân thương. Văn hoá mới, công sở mới chưa thích hợp, ngôn ngữ quần chúng chưa trôi chảy, người thân qua đời, gặp nạn. Bên cạnh đó có niềm vui họp bạn, thành công trường học, trường đời hoặc ngay cả tìm được ý trung nhân. Tất cả các biến cố đều trộn lẫn lo âu, sầu muộn hoà với niềm vui, niềm hy vọng trong cuộc sống. Đây chính là kinh nghiệm thương khó, vốn sống, tác tạo cá tính.
Kinh nghiệm thương khó
Cuộc thương khó của Đức Kitô mang dấu vết, tương tự cuộc thương khó của cuộc đời mỗi người trong chúng ta. Rất nhiều vui buồn, sướng khổ trong cuộc đời Ngài được tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, gia đình. Mừng lễ Phục Sinh của Đức Kitô Chúa chúng ta chính là mừng thành quả vui buồn, sướng khổ của chính mình. Ước mong mừng lễ Phục Sinh ta tìm được sức mạnh, ủi an và niềm hy vọng sống kinh nghiệm quá khứ. Hãy nhận biết điều này. Tai nạn, đau khổ lần trước, nhờ cầu nguyện, ta đã vượt qua, chiến thắng. Lần này với niềm xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh ta cũng sẽ vượt qua. Làm sống lại kinh nghiệm quá khứ là tạo cho mình niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Lần trước vượt qua nhờ cầu nguyện, nhờ cậy trông. Lần này cũng cậy trông, cầu nguyện, xin ơn thánh dồi dào, chắc chắn sẽ vượt qua được gian nguy, khó khăn.
Ngày Thứ Năm
Kinh nghiệm Phục Sinh lần trước cho thấy bình an nội tâm
- (1) giúp vượt qua đau khổ
- (2) giúp sáng suốt nhận định
- (3) giúp trung thành với Chúa
- (4) giúp liên kết với thập giá Đức Kitô.
Đức Kitô khởi đầu đau khổ bằng việc vào thành thánh khải hoàn có cờ lá cây phất phới, có lừa nhỏ rảo bước trên đường trải áo chiều nào. Ngài sớm nhận ra vinh quang trần gian chóng qua, mau tàn. Đau thương đến rồi đi. Khó khăn có ngày tàn. Bất hạnh có mồ chôn riêng. Ngoài tình yêu Chúa không chi bền vững ngàn đời vì tình yêu đó được gắn bằng đinh sắt. Ngày thứ Năm Tuần Thánh ló dạng, khởi đầu chia li, xa cách, hy sinh và bội tình, phản phé.
Ngày Thứ Sáu
Thứ Năm chỉ là hé mở, khởi đầu chuẩn bị cho thập giá ngày Thứ Sáu. Điêu tàn, hoang liêu, đổ vỡ, chối bỏ, trốn chạy, sợ hãi, kinh hoàng, lén nhìn từ xa. Nỗi sợ ẩn nấp đó đây, dù xa xa vẫn thấy bất an, lo lắng, vì an toàn bị rình rập, chợt mất. Trốn chạy sợ hãi mãi đeo theo. Hình dung ra roi xé nát thịt da, thân thể quằn quại sau tiếng xé gió của roi da, rợn tóc gáy, nổi da gà. Nhìn khuôn mặt hung bạo, cánh tay tử thần, rắn chắc xoắn chặt gáy người. Khuôn mặt lạnh tanh, mắt cú vọ, cái nhìn soi mói rình rập châu thân. Nội tâm tan tác như thế đó.
Ngoại cảnh trời u ám, mây trời che phủ, ánh nắng nhạt nhòa làm làn xa xám lạnh, toà thân thâm vì cú đấm, bầm vì cú đá, da trầy trụa, rịn máu, thành quả tra tấn, hành hình.
Nơi kia máu khô còn dính chặt. Đâu đó trên thân thể ruồi nhặng bu lại kiếm sống do cám dỗ mùi máu tanh. Người tử tội thân hình nát tan, quần áo xốc xếch. Đầu tóc rối bù. Mệt lả chân đứng không vững, xiêu vẹo, dẫu thế vẫn nghe văng vẳng bên tai nghe tiếng quát tháo, chửi rủa. Tiếng gõ búa án lệnh tử hình buông ra lạnh tanh.
Rồi tiếng đóng đinh trên đồi vắng, tiếng hò hét, thúc dục mau tay, thô bạo hơn, lệnh dựng thập giá, lệnh canh xác pha lẫn tiếng bình phẩm, tiếng ức nghẹn, tiếng rên la và tiếng nhục mạ kẻ tay chân bị đóng đinh.
Ngày Thứ Bảy
Ngày Thứ Bảy hoang tàn, thất vọng. Còn lại gì ngoài thánh giá trống trơn. Còn dính đó vết máu khô xám, ruồi bu đen từng đám loang lỗ trên thập tự. Ngọn gió lạnh vô tình kéo theo cọng cỏ khô, không sự sống, cuốn quanh gốc thập tự, phất phơ, hững hờ, vô tình. Giá lạnh giết chết tận tâm hồn.
Chúa Nhật Phục Sinh
Sáng Chúa Nhật bốn mắt nhìn nhau, chân chạy, hấp tấp đá tan sương sớm. Thầm lo ai giúp vần đá cửa mồ hộ nhỉ. Đến nơi, bàng hoàng, rã rời lo sợ, buồn hơn. Đá cửa mồ lăn sang một bên. Xác không còn đó. Xa xa là bác làm vườn. Nhìn lại lần nữa. Đúng là bác ta. Thưa bác, nếu bác bỏ xác Ngài ở đâu làm ơn cho chúng cháu xin lại.
Maria, Maria. Thầy đây, đừng sợ. Ngài gọi tên con. Ngài nhờ loan báo tin vui. Hãy đi báo tin cho anh em Ta là Ta tìm gặp để họ hết u sầu. Thật hay mơ, tỉnh hay mộng. Hoàn hồn lại đi. Đúng là Thầy, Thầy sống lại thật rồi. Cắm đầu chạy về báo tin. Cơn hoạn nạn qua rồi. Thầy đã sống lại như lời đã phán hứa. Alleluia.
Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng nhiều lần phục sinh sau những biến cố tưởng nuốt trửng cuộc đời. Ai hay, Chúa Nhật phục sinh bừng sáng đó đây, mang lại hy vọng, niềm vui mới tràn đầy hứa hẹn của một ngày mai tươi sáng cho những ai đặt hết tin tưởng, vững tin nơi Ngài. Hạnh phúc nhận Chúa làm gia nghiệp cho riêng mình. Chúc mừng Phục Sinh.
TiengChuong.org
Để được gặp Chúa Phục Sinh
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
23:36 20/04/2011
Được gặp Chúa Phục Sinh là một ân huệ lớn lao. Các môn đệ Chúa xưa đã được ân huệ đó.
Khi Chúa Phục Sinh đến gặp họ, họ cảm nhận được rằng: Họ được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn và được Chúa sai đi. Họ xác tín rằng: Không những họ được ơn Chúa yêu thương, mà họ còn được ơn biết yêu mến Chúa và yêu thương người khác.
Các môn đệ Chúa đã được gặp Chúa Phục Sinh và đón nhận ơn Phục Sinh không phải một cách miễn cưỡng. Thực sự các ngài đã khao khát, đợi chờ. Hơn nữa, Chúa đã dọn lòng các ngài một cách đặc biệt, đó là làm cho các ngài trở nên hết sức khiêm nhường. Ở đây, xin nhìn sâu một chút vào điều kiện quan trọng đó.
1. Khiêm nhường nhận ra sự yếu hèn của bản thân mình
Đứng đầu các môn đệ là thánh Phêrô. Đã một thời, ngài luôn luôn tỏ mình là người trung tín và can đảm. Ngài dám nói công khai trước Chúa Giêsu và các anh em: "Dù mọi người bỏ Thầy, thì con cũng không bỏ Thầy" (Mc 14,29). Ngài tự tạo ra một hình ảnh anh hùng về chính mình, với tất cả sự quảng đại, nhiệt thành, bất khuất. Ngài tự hào về hình ảnh tự tạo đó. Nhưng đàng sau hình ảnh đó là sự yếu đuối, mà ngài không biết. Ngài chỉ nhận ra sự kém cỏi khốn nạn của mình, khi ngài chối Chúa. Hình ảnh vinh quang ngài tự tạo bị sụp đổ trước câu hỏi do một người đầy tớ gái của thầy cả Thượng phẩm: "Ông có phải là môn đệ của ông Giêsu không?" (Mt 26,71). Sự sụp đổ quá dễ dàng đó đã làm cho thánh Phêrô bừng tỉnh. Ngài nhận ra chính mình với tất cả sự khiêm nhường sâu thẳm.
Thánh Giacôbê và thánh Gioan cũng là những môn đệ được Chúa Giêsu thương cách riêng như thánh Phêrô. Hai ngài có lần cũng đã đoan chắc với Chúa là sẽ vui lòng uống chén đắng của Chúa (x. Mc 10,39). Có nghĩa là sẽ chia sẻ cuộc khổ nạn của Chúa, sẽ vác thánh giá đỡ cho Chúa. Các ngài hứa là hứa, chứ không nhận thức được khả năng của mình. Với lời hứa hùng hồn đó, các ngài cũng tự tạo ra cho mình một hào quang quả cảm. Nhưng ở vườn Cầy Dầu, lúc thử thách tới, các ngài đã bỏ trốn. Hào quang tự tạo bị tan vỡ. Các ngài nhận ra sự yếu đuối của mình. Khám phá đau đớn ấy khiến các ngài khiêm nhường sâu thẳm.
Các môn đệ khác trong bữa tiệc ly cũng đã nhận được chức thánh, được Chúa cầu nguyện cho với bao lời ủi an dặn dò, các ngài tưởng mình đương nhiên đã trở thành thánh thiện. Nhưng chỉ vài giờ sau, các ngài cũng vẫn mê ngủ, không đủ sức tỉnh thức cầu nguyện. Các ngài để mặc Chúa cô đơn trong cơn xao xuyến. Khi Chúa bị bắt, các ngài đều bỏ trốn. Có một cái gì đã đổ vỡ trong các ngài. Tưởng mình thánh thiện là ảo tưởng. Sự đổ vỡ ảo tưởng giúp cho các ngài thấy sự yếu đuối hèn hạ của mình. Các ngài trở nên khiêm nhường sâu sắc. Sự khiêm nhường ấy chính là điều kiện để các ngài được gặp Chúa Phục Sinh.
Cùng với sự khiêm nhường nhận biết mình yếu đuối, các môn đệ Chúa còn được chuẩn bị thêm một sự khiêm nhường khác, đó là khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa.
2. Khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa
Hồi đó, nhiều người trong dân tin Chúa Giêsu là Đấng Mêssia. Nhiều người đã gọi Chúa Giêsu là con vua Đavít. Các môn đệ Chúa cũng tin như vậy. Niềm tin ấy dựa theo mong đợi của truyền thống đã vẽ ra một hình ảnh Đấng Cứu Thế với những nét của vua chúa. Theo đó, Chúa Giêsu sẽ gom lại trong tay mình các quyền lực, sẽ dẹp tan các quân thù, sẽ lên ngôi vua, ngồi trên ngai vàng, kế vị vua Đavít. Nước Người sẽ lớn lao, các môn đệ Người sẽ được chia quyền cai trị, với chức cao quyền cả. Những mộng ước như thế được các môn đệ coi là chính đáng.
Nào ngờ Chúa Giêsu lại đi theo hướng khác, đó là hướng hiến thân mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Chúa Cứu Thế đã nói nhiều lần cho các môn đệ biết hướng đó. Nhưng các ngài không hiểu, và như không muốn hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi. Đến khi hướng đó được thực hiện bằng cái chết của Chúa trên thánh giá, các môn đệ mới chấp nhận.
Trong các ngài, có một cái gì tan vỡ, hụt hẫng thảm hại. Các ngài nhận ra ý của các ngài không phải là ý Chúa. Ý Chúa rất khác ý các ngài. Vâng phục ý Chúa thì phải bỏ ý riêng. Từ bỏ nào cũng gây đau đớn. Tuy nhiên, các ngài vẫn tin vào Chúa. Đức tin được thanh luyện. Các ngài trở nên khiêm nhường, coi sự vâng phục ý Chúa là một giá trị cao cả, có sức thánh hoá và cứu độ. Chính niềm tin khiêm nhường ấy đã là một điều kiện thích hợp, để các môn đệ được gặp Chúa Phục Sinh.
Thứ khiêm nhường sau cùng rất cần để các môn đệ gặp được Chúa Phục Sinh, đó là khiêm nhường sám hối.
3. Khiêm nhường sám hối
Phúc Âm tả sự sám hối của thánh Phêrô bằng việc ngài rút vào thinh lặng và khóc lóc thảm thiết (x. Mt 26,75). Tôi nghĩ các môn đệ khác cũng đều đã sám hối.
Các ngài khiêm nhường nhận ra rằng: Trong các lời hứa trung tín của các ngài đã có mầm bất trung, trong các việc đạo đức của các ngài đã có nhiều vẩn đục, trong tình yêu của các ngài đã có nhiều ích kỷ, trong các việc làm tưởng là hợp ý Chúa đã có pha nhiều ý riêng. Những nhận thức đó khiến các ngài trở nên khiêm nhường.
Điều làm cho các ngài đau đớn là đã làm phiền lòng Chúa. Điều làm cho các ngài hối hận là thấy mình đã không tỉnh thức lắng nghe ý Chúa. Điều làm cho các ngài mến Chúa hơn trước là thấy Chúa đã chịu chết để đền tội cho mình.
Sám hối của các môn đệ Chúa là một sự trở về với tình yêu Chúa. Một sự trở về khiêm nhường, tự đáy lòng, với lời cầu nguyện thiết tha và với sự phó thác triệt để vào lòng thương xót Chúa.
***
Những suy nghĩ trên đây giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn, để mừng lễ Phục Sinh. Mừng lễ Phục Sinh không phải chỉ là tham dự thánh lễ Phục Sinh với những lễ nghi phụng vụ và bầu khí hân hoan, nhưng chủ yếu phải là được gặp Chúa Phục Sinh, để đón nhận ơn phục sinh từ chính Chúa Phục Sinh.
Để được thế thì phải khiêm nhường. Khiêm nhường, khiêm nhường, khiêm nhường. Hãy tập trung vào điều kiện đó.
Lạy Chúa Phục Sinh, xin thương ban cho con ơn được gặp Chúa. Con rất bất xứng. Nhưng con tin Chúa giàu lòng thương xót sẽ đoái nhìn đến con. Con hết lòng cảm tạ Chúa. Con xin hoàn toàn phó thác con trong tay Chúa. Lạy Chúa là Đấng Cứu Chuộc vô cùng nhân ái.
www.liendoanconggiao.net
Khi Chúa Phục Sinh đến gặp họ, họ cảm nhận được rằng: Họ được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn và được Chúa sai đi. Họ xác tín rằng: Không những họ được ơn Chúa yêu thương, mà họ còn được ơn biết yêu mến Chúa và yêu thương người khác.
Các môn đệ Chúa đã được gặp Chúa Phục Sinh và đón nhận ơn Phục Sinh không phải một cách miễn cưỡng. Thực sự các ngài đã khao khát, đợi chờ. Hơn nữa, Chúa đã dọn lòng các ngài một cách đặc biệt, đó là làm cho các ngài trở nên hết sức khiêm nhường. Ở đây, xin nhìn sâu một chút vào điều kiện quan trọng đó.
1. Khiêm nhường nhận ra sự yếu hèn của bản thân mình
Đứng đầu các môn đệ là thánh Phêrô. Đã một thời, ngài luôn luôn tỏ mình là người trung tín và can đảm. Ngài dám nói công khai trước Chúa Giêsu và các anh em: "Dù mọi người bỏ Thầy, thì con cũng không bỏ Thầy" (Mc 14,29). Ngài tự tạo ra một hình ảnh anh hùng về chính mình, với tất cả sự quảng đại, nhiệt thành, bất khuất. Ngài tự hào về hình ảnh tự tạo đó. Nhưng đàng sau hình ảnh đó là sự yếu đuối, mà ngài không biết. Ngài chỉ nhận ra sự kém cỏi khốn nạn của mình, khi ngài chối Chúa. Hình ảnh vinh quang ngài tự tạo bị sụp đổ trước câu hỏi do một người đầy tớ gái của thầy cả Thượng phẩm: "Ông có phải là môn đệ của ông Giêsu không?" (Mt 26,71). Sự sụp đổ quá dễ dàng đó đã làm cho thánh Phêrô bừng tỉnh. Ngài nhận ra chính mình với tất cả sự khiêm nhường sâu thẳm.
Thánh Giacôbê và thánh Gioan cũng là những môn đệ được Chúa Giêsu thương cách riêng như thánh Phêrô. Hai ngài có lần cũng đã đoan chắc với Chúa là sẽ vui lòng uống chén đắng của Chúa (x. Mc 10,39). Có nghĩa là sẽ chia sẻ cuộc khổ nạn của Chúa, sẽ vác thánh giá đỡ cho Chúa. Các ngài hứa là hứa, chứ không nhận thức được khả năng của mình. Với lời hứa hùng hồn đó, các ngài cũng tự tạo ra cho mình một hào quang quả cảm. Nhưng ở vườn Cầy Dầu, lúc thử thách tới, các ngài đã bỏ trốn. Hào quang tự tạo bị tan vỡ. Các ngài nhận ra sự yếu đuối của mình. Khám phá đau đớn ấy khiến các ngài khiêm nhường sâu thẳm.
Các môn đệ khác trong bữa tiệc ly cũng đã nhận được chức thánh, được Chúa cầu nguyện cho với bao lời ủi an dặn dò, các ngài tưởng mình đương nhiên đã trở thành thánh thiện. Nhưng chỉ vài giờ sau, các ngài cũng vẫn mê ngủ, không đủ sức tỉnh thức cầu nguyện. Các ngài để mặc Chúa cô đơn trong cơn xao xuyến. Khi Chúa bị bắt, các ngài đều bỏ trốn. Có một cái gì đã đổ vỡ trong các ngài. Tưởng mình thánh thiện là ảo tưởng. Sự đổ vỡ ảo tưởng giúp cho các ngài thấy sự yếu đuối hèn hạ của mình. Các ngài trở nên khiêm nhường sâu sắc. Sự khiêm nhường ấy chính là điều kiện để các ngài được gặp Chúa Phục Sinh.
Cùng với sự khiêm nhường nhận biết mình yếu đuối, các môn đệ Chúa còn được chuẩn bị thêm một sự khiêm nhường khác, đó là khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa.
2. Khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa
Hồi đó, nhiều người trong dân tin Chúa Giêsu là Đấng Mêssia. Nhiều người đã gọi Chúa Giêsu là con vua Đavít. Các môn đệ Chúa cũng tin như vậy. Niềm tin ấy dựa theo mong đợi của truyền thống đã vẽ ra một hình ảnh Đấng Cứu Thế với những nét của vua chúa. Theo đó, Chúa Giêsu sẽ gom lại trong tay mình các quyền lực, sẽ dẹp tan các quân thù, sẽ lên ngôi vua, ngồi trên ngai vàng, kế vị vua Đavít. Nước Người sẽ lớn lao, các môn đệ Người sẽ được chia quyền cai trị, với chức cao quyền cả. Những mộng ước như thế được các môn đệ coi là chính đáng.
Nào ngờ Chúa Giêsu lại đi theo hướng khác, đó là hướng hiến thân mình làm của lễ đền tội cho nhân loại. Chúa Cứu Thế đã nói nhiều lần cho các môn đệ biết hướng đó. Nhưng các ngài không hiểu, và như không muốn hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi. Đến khi hướng đó được thực hiện bằng cái chết của Chúa trên thánh giá, các môn đệ mới chấp nhận.
Trong các ngài, có một cái gì tan vỡ, hụt hẫng thảm hại. Các ngài nhận ra ý của các ngài không phải là ý Chúa. Ý Chúa rất khác ý các ngài. Vâng phục ý Chúa thì phải bỏ ý riêng. Từ bỏ nào cũng gây đau đớn. Tuy nhiên, các ngài vẫn tin vào Chúa. Đức tin được thanh luyện. Các ngài trở nên khiêm nhường, coi sự vâng phục ý Chúa là một giá trị cao cả, có sức thánh hoá và cứu độ. Chính niềm tin khiêm nhường ấy đã là một điều kiện thích hợp, để các môn đệ được gặp Chúa Phục Sinh.
Thứ khiêm nhường sau cùng rất cần để các môn đệ gặp được Chúa Phục Sinh, đó là khiêm nhường sám hối.
3. Khiêm nhường sám hối
Phúc Âm tả sự sám hối của thánh Phêrô bằng việc ngài rút vào thinh lặng và khóc lóc thảm thiết (x. Mt 26,75). Tôi nghĩ các môn đệ khác cũng đều đã sám hối.
Các ngài khiêm nhường nhận ra rằng: Trong các lời hứa trung tín của các ngài đã có mầm bất trung, trong các việc đạo đức của các ngài đã có nhiều vẩn đục, trong tình yêu của các ngài đã có nhiều ích kỷ, trong các việc làm tưởng là hợp ý Chúa đã có pha nhiều ý riêng. Những nhận thức đó khiến các ngài trở nên khiêm nhường.
Điều làm cho các ngài đau đớn là đã làm phiền lòng Chúa. Điều làm cho các ngài hối hận là thấy mình đã không tỉnh thức lắng nghe ý Chúa. Điều làm cho các ngài mến Chúa hơn trước là thấy Chúa đã chịu chết để đền tội cho mình.
Sám hối của các môn đệ Chúa là một sự trở về với tình yêu Chúa. Một sự trở về khiêm nhường, tự đáy lòng, với lời cầu nguyện thiết tha và với sự phó thác triệt để vào lòng thương xót Chúa.
***
Những suy nghĩ trên đây giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn, để mừng lễ Phục Sinh. Mừng lễ Phục Sinh không phải chỉ là tham dự thánh lễ Phục Sinh với những lễ nghi phụng vụ và bầu khí hân hoan, nhưng chủ yếu phải là được gặp Chúa Phục Sinh, để đón nhận ơn phục sinh từ chính Chúa Phục Sinh.
Để được thế thì phải khiêm nhường. Khiêm nhường, khiêm nhường, khiêm nhường. Hãy tập trung vào điều kiện đó.
Lạy Chúa Phục Sinh, xin thương ban cho con ơn được gặp Chúa. Con rất bất xứng. Nhưng con tin Chúa giàu lòng thương xót sẽ đoái nhìn đến con. Con hết lòng cảm tạ Chúa. Con xin hoàn toàn phó thác con trong tay Chúa. Lạy Chúa là Đấng Cứu Chuộc vô cùng nhân ái.
www.liendoanconggiao.net
Đường Hội Thánh đi là đường vinh quang
Gioan Lê Quang Vinh
23:45 20/04/2011
Chúng ta đã có dịp cùng suy tư về con đường Hội Thánh đi, và chúng ta đã thấy rõ đường Hội Thánh đi là đường Thập Giá, là đường khiêm hạ, nhưng chắc chắn chúng ta cũng phải quả quyết đường Hội Thánh đi là đường vinh quang, nơi mà ánh sáng vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng Hội Thánh tôn thờ, chiếu giãi muôn ngàn đời mà không bàn tay gian tà nào che lấp được.
Hội Thánh được thành lập khi nào? Cha Bùi Đức Sinh O.P., trong tác phẩm Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, đã viết: “Nếu Giáo hội Công giáo định nghĩa là một khối tín hữu vây quanh Chúa Cứu Thế và vâng lời Người, thì Giáo hội đã có từ khi bốn dân chài: Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan, đáp lời mời của Chúa Giêsu bỏ thuyền lưới tại hồ Galilêa, để trở thành những“ngư ông câu người” (Mt. 4, 18-22).
Tác giả viết tiếp: “Theo các nhà thần học, Giáo hội được thành lập vào buổi sáng ngày Chúa Thánh Thần Hiện xuống, khi thánh Phêrô và các Tông đồ được tràn đầy ơn Thánh Thần, mạnh dạn làm chứng nhân về sự Chúa sống lại, lên Trời, trước công chúng từ bốn phương kéo về Giêrusalem nhân ngày lễ “Ngũ Tuần” (Cv 2, 1-4)
Như thế, Hội Thánh có giai đoạn là một Hội Thánh thầm lặng, được giáo huấn bằng Lời và hành động mạnh mẽ của Đức Kytô để Hội Thánh ấy được chuẩn bị và thanh luyện, nhưng từ ngày Phục Sinh, đặc biệt là từ ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Hội mà Đức Giêsu sáng lập trở thành Hội Thánh vinh quang và can đảm làm chứng cho Chân lý và Công lý giữa một thế gian bị ác thần cố giành quyền điều khiển.
Philatô và Hêrôđê đại diện cho thế gian nhu nhược và tàn nhẫn. Các ông nhu nhược khi biết rằng Giêsu là người công chính và Baraba là tội phạm mà vẫn phải kết án Giêsu vì các ông sợ công chúng, một công chúng bị kích động bởi tà quyền. (Thời nào cũng có một loại công chúng sống cho bóng tối). Ông tàn nhẫn khi ông truyền kết án dã man Đấng Công chính là Vua mọi người công chính.
Ngày Phục Sinh là ngày mà mọi gian tà phải trả lẽ. Ngày ấy Hêrôđê và Philatô phải hối tiếc vì những quyết định vô thần của mình. Nhưng tôi tớ ma quỉ có đời nào nhận mình lầm, bởi lẽ bản chất của Satan là luôn khẳng định mình là đỉnh cao của chân lý, trong khi chính đầu mục của quỉ tự trong thâm tâm đã thấy mình ngu muội ngay từ lúc một Tổng lãnh Thiên Thần kêu lên “Michael” (Ai bằng Thiên Chúa?)
Ngày Đức Kytô Phục Sinh, thiên hạ chiêm ngắm ba yếu tố: ánh sáng, màu trắng tinh khiết và sự nhẹ nhàng thanh thoát, ba yếu tố của thân mình mầu nhiệm Đức Kytô Phục Sinh. Giáo Lý Công Giáo dạy rằng Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm Đức Kytô, thân mình bầm dập “không còn hình tượng người ta nữa” như Iasaia tiên báo, nhưng đồng thời cũng là thân mình vinh quang của ngày biến hình trên núi Tabor. Do vậy, Hội Thánh cũng là Hội của màu trắng tinh khiết, của sự nhẹ nhàng thanh thoát và của “ánh sáng cho muôn dân”.
Vâng, Hội Thánh là Hội của vinh quang. Khi các nhà thiên văn khám phá một vì sao, họ góp phần làm cho nhân loại nhìn thấy ánh sáng của vì sao. Hội Thánh là nhà thiên văn khám phá ánh sao muôn đời của Đấng Cứu độ trần gian, và trong Đêm Vọng Phục Sinh, Hội Thánh chiếu ánh sao ấy vào nhân gian: “Ánh sáng Chúa Kytô”.
Thế nhưng trong Đêm Thánh ấy, chỉ một phần nhân loại được cứu độ reo vang: “Tạ ơn Chúa”. Còn một phần khác lại chế nhạo: “Chúa chúng nó ở đâu?”. Hơn nữa, kẻ ác còn đến từng tâm hồn và rỉ rả rằng chẳng có Thiên Chúa nào cả, mà chỉ có những con người to lớn vốn là người trần tục làm chủ lịch sử! Chúng còn chạy lăng xăng để mong xô ngã Thánh Giá Đấng Cứu độ trần gian. Thật tội nghiệp cho những con người không biết phận mình hèn kém.
Thập giá hành hình trên đồi xưa có thể bị xô ngã hay bị hạ xuống. Nhưng Thánh Giá Đức Giêsu thì muôn ngàn đời không bao giờ còn quyền lực nào xô ngã nổi vì đã được bảo chứng bằng ánh vinh quang ngày Người sống lại. Kẻ nào manh tâm định đạp ngã Thánh giá là “giơ chân đạp mũi nhọn” và lập tức đón nhận án phạt kinh khiếp nhất.
Đường Hội Thánh đi là đường vinh quang vì có cờ Thánh Giá. Người La mã cổ đại rùng mình khi thấy hình thập tự giống như người Mỹ nhìn thấy ghế điện, còn hơn người Việt nghe từ “kinh tế mới”, “cải tạo tư sản”. Nhưng khi Đấng Cứu thế giang tay trên thập tự, thì thập tự biến thành Thánh Giá, đau thương biến thành vinh quang nuớc Trời và trở nên ngày hiển trị.
Đường Hội Thánh đi là đường vinh quang vì đó là con đường khiêm hạ và thập hình. Chúa Giêsu bảo: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” và “con đường hẹp dẫn đến vinh quang”. Chúa Giêsu đã thách thức người Do thái hãy phá huỷ Đền Thờ là chính Người, và Người sẽ xây dựng lại sau ba ngày. Họ không những không tin mà còn cười nhạo Người.
Tiếng cười nhạo ấy hai ngàn năm sau còn vang mãi với bao ê chề dành cho những kẻ đứng trong bóng tối để ủng hộ Satan. Tiếng cười ấy vang lên và bảo “Giáo Hội Công Giáo được bao binh đoàn?”. Lời tiên báo của Mẹ Maria “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” cũng bị tiếng cười ấy ngạo nghễ nhạo báng. Khi Hội Thánh chứng minh sức mạnh của mình, sức mạnh từ Trái Tim bị đâm thâu của Đấng bị đóng đinh và từ Trái Tim đồng công của Mẹ Maria, tiếng cười ấy nghẹn ngào trốn vào phía sau quỉ vương hoả ngục.
Nếu đường Hội Thánh đi là đường vinh quang thì đã đến lúc con cái Giáo Hội, từ người mục tử cho đến từng con chiên nhỏ bé, chẳng còn gì phải sợ hãi. Nhiều năm qua dường như Hội Thánh Việt nam vẫn như những môn đệ đầu tiên, lúc thì e dè, lúc thì sợ sệt, thậm chí có khi chiên bị đánh tan đàn mà chủ chăn vẫn hiền lành hơn cả chiên con. Vinh quang đâu? Lòng tin đâu? Phục Sinh đâu?
Đành rằng lòng tin là chuyện cá nhân. Nhưng vì những cá nhân được Chúa giao cho chủ chăn trông coi, cho nên không thể có chuyện Phêrô sợ sệt mà đoàn chiên hăm hở tiến bước. Phải là lúc Phêrô và Phaolô coi hình khổ và lao tù là dấu chứng của vinh quang, các ngài mới củng cố đức tin anh em mình.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa và chúng con tôn vinh Phục Sinh Chúa. Xin cho ánh vinh quang của ngày Phục Sinh củng cố đức tin của mọi người trong Hội Thánh Chúa.
Hội Thánh được thành lập khi nào? Cha Bùi Đức Sinh O.P., trong tác phẩm Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, đã viết: “Nếu Giáo hội Công giáo định nghĩa là một khối tín hữu vây quanh Chúa Cứu Thế và vâng lời Người, thì Giáo hội đã có từ khi bốn dân chài: Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan, đáp lời mời của Chúa Giêsu bỏ thuyền lưới tại hồ Galilêa, để trở thành những“ngư ông câu người” (Mt. 4, 18-22).
Tác giả viết tiếp: “Theo các nhà thần học, Giáo hội được thành lập vào buổi sáng ngày Chúa Thánh Thần Hiện xuống, khi thánh Phêrô và các Tông đồ được tràn đầy ơn Thánh Thần, mạnh dạn làm chứng nhân về sự Chúa sống lại, lên Trời, trước công chúng từ bốn phương kéo về Giêrusalem nhân ngày lễ “Ngũ Tuần” (Cv 2, 1-4)
Như thế, Hội Thánh có giai đoạn là một Hội Thánh thầm lặng, được giáo huấn bằng Lời và hành động mạnh mẽ của Đức Kytô để Hội Thánh ấy được chuẩn bị và thanh luyện, nhưng từ ngày Phục Sinh, đặc biệt là từ ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Hội mà Đức Giêsu sáng lập trở thành Hội Thánh vinh quang và can đảm làm chứng cho Chân lý và Công lý giữa một thế gian bị ác thần cố giành quyền điều khiển.
Philatô và Hêrôđê đại diện cho thế gian nhu nhược và tàn nhẫn. Các ông nhu nhược khi biết rằng Giêsu là người công chính và Baraba là tội phạm mà vẫn phải kết án Giêsu vì các ông sợ công chúng, một công chúng bị kích động bởi tà quyền. (Thời nào cũng có một loại công chúng sống cho bóng tối). Ông tàn nhẫn khi ông truyền kết án dã man Đấng Công chính là Vua mọi người công chính.
Ngày Phục Sinh là ngày mà mọi gian tà phải trả lẽ. Ngày ấy Hêrôđê và Philatô phải hối tiếc vì những quyết định vô thần của mình. Nhưng tôi tớ ma quỉ có đời nào nhận mình lầm, bởi lẽ bản chất của Satan là luôn khẳng định mình là đỉnh cao của chân lý, trong khi chính đầu mục của quỉ tự trong thâm tâm đã thấy mình ngu muội ngay từ lúc một Tổng lãnh Thiên Thần kêu lên “Michael” (Ai bằng Thiên Chúa?)
Ngày Đức Kytô Phục Sinh, thiên hạ chiêm ngắm ba yếu tố: ánh sáng, màu trắng tinh khiết và sự nhẹ nhàng thanh thoát, ba yếu tố của thân mình mầu nhiệm Đức Kytô Phục Sinh. Giáo Lý Công Giáo dạy rằng Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm Đức Kytô, thân mình bầm dập “không còn hình tượng người ta nữa” như Iasaia tiên báo, nhưng đồng thời cũng là thân mình vinh quang của ngày biến hình trên núi Tabor. Do vậy, Hội Thánh cũng là Hội của màu trắng tinh khiết, của sự nhẹ nhàng thanh thoát và của “ánh sáng cho muôn dân”.
Vâng, Hội Thánh là Hội của vinh quang. Khi các nhà thiên văn khám phá một vì sao, họ góp phần làm cho nhân loại nhìn thấy ánh sáng của vì sao. Hội Thánh là nhà thiên văn khám phá ánh sao muôn đời của Đấng Cứu độ trần gian, và trong Đêm Vọng Phục Sinh, Hội Thánh chiếu ánh sao ấy vào nhân gian: “Ánh sáng Chúa Kytô”.
Thế nhưng trong Đêm Thánh ấy, chỉ một phần nhân loại được cứu độ reo vang: “Tạ ơn Chúa”. Còn một phần khác lại chế nhạo: “Chúa chúng nó ở đâu?”. Hơn nữa, kẻ ác còn đến từng tâm hồn và rỉ rả rằng chẳng có Thiên Chúa nào cả, mà chỉ có những con người to lớn vốn là người trần tục làm chủ lịch sử! Chúng còn chạy lăng xăng để mong xô ngã Thánh Giá Đấng Cứu độ trần gian. Thật tội nghiệp cho những con người không biết phận mình hèn kém.
Thập giá hành hình trên đồi xưa có thể bị xô ngã hay bị hạ xuống. Nhưng Thánh Giá Đức Giêsu thì muôn ngàn đời không bao giờ còn quyền lực nào xô ngã nổi vì đã được bảo chứng bằng ánh vinh quang ngày Người sống lại. Kẻ nào manh tâm định đạp ngã Thánh giá là “giơ chân đạp mũi nhọn” và lập tức đón nhận án phạt kinh khiếp nhất.
Đường Hội Thánh đi là đường vinh quang vì có cờ Thánh Giá. Người La mã cổ đại rùng mình khi thấy hình thập tự giống như người Mỹ nhìn thấy ghế điện, còn hơn người Việt nghe từ “kinh tế mới”, “cải tạo tư sản”. Nhưng khi Đấng Cứu thế giang tay trên thập tự, thì thập tự biến thành Thánh Giá, đau thương biến thành vinh quang nuớc Trời và trở nên ngày hiển trị.
Đường Hội Thánh đi là đường vinh quang vì đó là con đường khiêm hạ và thập hình. Chúa Giêsu bảo: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” và “con đường hẹp dẫn đến vinh quang”. Chúa Giêsu đã thách thức người Do thái hãy phá huỷ Đền Thờ là chính Người, và Người sẽ xây dựng lại sau ba ngày. Họ không những không tin mà còn cười nhạo Người.
Tiếng cười nhạo ấy hai ngàn năm sau còn vang mãi với bao ê chề dành cho những kẻ đứng trong bóng tối để ủng hộ Satan. Tiếng cười ấy vang lên và bảo “Giáo Hội Công Giáo được bao binh đoàn?”. Lời tiên báo của Mẹ Maria “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” cũng bị tiếng cười ấy ngạo nghễ nhạo báng. Khi Hội Thánh chứng minh sức mạnh của mình, sức mạnh từ Trái Tim bị đâm thâu của Đấng bị đóng đinh và từ Trái Tim đồng công của Mẹ Maria, tiếng cười ấy nghẹn ngào trốn vào phía sau quỉ vương hoả ngục.
Nếu đường Hội Thánh đi là đường vinh quang thì đã đến lúc con cái Giáo Hội, từ người mục tử cho đến từng con chiên nhỏ bé, chẳng còn gì phải sợ hãi. Nhiều năm qua dường như Hội Thánh Việt nam vẫn như những môn đệ đầu tiên, lúc thì e dè, lúc thì sợ sệt, thậm chí có khi chiên bị đánh tan đàn mà chủ chăn vẫn hiền lành hơn cả chiên con. Vinh quang đâu? Lòng tin đâu? Phục Sinh đâu?
Đành rằng lòng tin là chuyện cá nhân. Nhưng vì những cá nhân được Chúa giao cho chủ chăn trông coi, cho nên không thể có chuyện Phêrô sợ sệt mà đoàn chiên hăm hở tiến bước. Phải là lúc Phêrô và Phaolô coi hình khổ và lao tù là dấu chứng của vinh quang, các ngài mới củng cố đức tin anh em mình.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa và chúng con tôn vinh Phục Sinh Chúa. Xin cho ánh vinh quang của ngày Phục Sinh củng cố đức tin của mọi người trong Hội Thánh Chúa.
Yêu thương đến cùng
+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
23:48 20/04/2011
Thánh lễ Tiệc Ly 2011
Ga 13, 1-4.14
Tin mừng theo thánh Gioan không tường thuật việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể, nhưng lại tường thuật việc Chúa rửa chân. Điều đó cho thấy việc rửa chân có một tầm vóc rất quan trọng. Theo thánh Gioan việc rửa chân nói lên tình yêu đến tận cùng của Chúa Giêsu. Chiêm ngắm việc Chúa rửa chân cho các Tông đồ, ta có thể thấy có 3 cuộc thanh tẩy.
Thanh tẩy thể lý. Rửa chân là việc mỗi người phải làm hằng ngày. Bàn chân là vị trí thấp nhất trong cơ thể nên dễ bị nhiễm bẩn và vì thế cần được rửa ráy nhiều nhất. Nhưng cũng vì thế mà rửa chân là công việc tầm thường nhất, đây là công việc của người đầy tớ. Hôm nay Chúa Giêsu tự nguyện đảm nhiệm công việc của đầy tớ. Chúa bắt đầu bằng cởi áo choàng. Áo choàng tượng trưng cho địa vị cao cả, cho phẩm giá con người. Khi cởi áo choàng, Chúa cởi bỏ địa vị làm Chủ, làm Thầy, làm Chúa để làm đầy tớ cho các môn đệ. Chúa lấy khăn thắt lưng. Thắt lưng là thái độ của người lao động, buộc áo cho gọn gàng để việc phục vụ nhanh nhẹn hữu hiệu hơn. Chúa bưng chậu nước. Đây là thái độ của người đầy tớ phục vụ. Và đến rửa chân cho từng môn đệ. Rửa chân nói lên cử chỉ chăm sóc yêu thương. Vì yêu thương nên khiêm nhường hạ mình chăm sóc phần thấp hèn nhất của cơ thể.
Tuy việc rửa chân có ý nghĩa yêu thương phục vụ, nhưng với Chúa Giêsu và trong bữa Tiệc Ly, việc rửa chân còn mang ý nghĩa cao sâu hơn vì nhằm thanh tẩy tâm hồn.
Thanh tẩy tâm hồn. Khi nói với Phêrô: “Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu”, Chúa Giêsu có ý nói đến việc thanh tẩy tâm hồn các tông đồ khi rửa chân cho các ngài. Bữa Tiệc ly là bữa tiệc Vượt Qua mới. Để tham dự bữa tiệc Vượt Qua cũ, người Do Thái buộc phải tẩy rửa thân xác cho thanh sạch, dù trong tiệc Vượt Qua cũ, người Do Thái chỉ tưởng niệm một biến cố đã qua và ăn thịt con chiên một tuổi vô tì tích. Vì thế khi tham dự tiệc Vượt Qua mới, ta càng cần thanh tẩy tâm hồn cho thanh sạch vì ta được gặp gỡ trực tiếp Chúa Giêsu Thánh Thể và được lãnh nhận Con Chiên Thiên Chúa vô cùng thánh thiện, vô cùng tinh tuyền.
Nhưng đi xa hơn nữa, Chúa còn muốn qua cuộc rửa chân này, thanh tẩy toàn diện cuộc đời các tông đồ.
Thanh tẩy cuộc sống. Bữa Tiệc Ly tiên báo cái chết của Chúa. Phép Thánh Thể là lễ hi sinh trên thánh giá. Việc cởi áo tiên báo Chúa Giêsu sẽ bị lột áo. Việc thắt lưng tiên báo Chúa bị bắt và bị giết. Nước rửa tiên báo nước và máu từ cạnh sườn Chúa đổ xuống. Thật vậy chẳng có nước nào thanh tẩy được con người nếu không phải là nước và máu tuôn ra từ Trái Tim của Chúa. Cái chết của Chúa chính là phép rửa mà Chúa đã nói trước : “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đên khi việc này hoàn tất” (Lc 12, 50). Như thế, Chúa Giêsu dùng chính cái chết của mình để rửa chân cho các tông đồ, để thanh tẩy các tông đồ và để biến đổi đời sống của các ông. Đây quả là một tình yêu cho đến tận cùng, yêu thương nên phục vụ đến hiến cả mạng sống.
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu mời gọi các ông : Như Thầy đã rửa chân cho anh em, anh em cũng hãy rửa chân cho nhau. Để rửa chân, phải quì xuống. Thế giới hôm nay tràn đầy sự kiêu hãnh, hợm mình và muốn chèn ép người khác để nâng mình lên. Người môn đệ hãy noi gương Chúa từ bỏ chính mình, tự hạ mình, quì gối khiêm nhường phục vụ. Để rửa chân, phải cởi bỏ áo ngoài. Thế giới hôm nay muốn tô điểm mình bằng đủ mọi thứ hình thức vỏ bọc bên ngoài. Người môn đệ phải theo gương Chúa cởi bỏ áo choàng, cởi bỏ hết những gì giả tạo bên ngoài, khiêm nhường sống với con người thực của mình. Để rửa chân phải lấy khăn thắt lưng. Thế giới hôm nay thường muốn trói buộc người khác và tự buông thả chính mình. Người môn đệ Chúa hãy biết thắt lưng, tự chế bản thân. Để chân sạch, phải lau sau khi rửa. Thế giới hôm nay thường đổ lỗi cho người khác. Người môn đệ hãy biết noi gương Chúa, lau sạch lỗi lầm của anh em, nhận lấy lỗi lầm của anh em và đeo vào thắt lưng, đảm nhận những yếu đuối của anh em.
Khi rửa chân, Chúa nói với thánh Phê rô : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Lời này làm ta nhớ lại khi hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin được ngồi bên tả và bên hữu, Chúa đã hỏi: “Các con có thể uống chén ta sắp uống và chịu phép rửa ta sắp chịu không?” (Mc 10, 38). Hôm nay Chúa muốn rửa chân cho các tông đồ để các ngài được “chung phần với Chúa”. Chung phần cao nhất là cùng uống chén Chúa sắp uống và chịu phép rửa Chúa sắp chịu nghĩa là cùng chết với Chúa, chết cho con người tội lỗi, chết cho đời sống xác thịt, chết cho trần gian, để sống một đời sống mới của con người mới thánh thiện, theo thần khí trong cuộc sống cho Nước Trời.
Chung phần như thế là một vinh dự lớn lao. Chung phần như thế là được cộng tác với Chúa trong chương trình cứu độ thế giới.
Ga 13, 1-4.14
Tin mừng theo thánh Gioan không tường thuật việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể, nhưng lại tường thuật việc Chúa rửa chân. Điều đó cho thấy việc rửa chân có một tầm vóc rất quan trọng. Theo thánh Gioan việc rửa chân nói lên tình yêu đến tận cùng của Chúa Giêsu. Chiêm ngắm việc Chúa rửa chân cho các Tông đồ, ta có thể thấy có 3 cuộc thanh tẩy.
Thanh tẩy thể lý. Rửa chân là việc mỗi người phải làm hằng ngày. Bàn chân là vị trí thấp nhất trong cơ thể nên dễ bị nhiễm bẩn và vì thế cần được rửa ráy nhiều nhất. Nhưng cũng vì thế mà rửa chân là công việc tầm thường nhất, đây là công việc của người đầy tớ. Hôm nay Chúa Giêsu tự nguyện đảm nhiệm công việc của đầy tớ. Chúa bắt đầu bằng cởi áo choàng. Áo choàng tượng trưng cho địa vị cao cả, cho phẩm giá con người. Khi cởi áo choàng, Chúa cởi bỏ địa vị làm Chủ, làm Thầy, làm Chúa để làm đầy tớ cho các môn đệ. Chúa lấy khăn thắt lưng. Thắt lưng là thái độ của người lao động, buộc áo cho gọn gàng để việc phục vụ nhanh nhẹn hữu hiệu hơn. Chúa bưng chậu nước. Đây là thái độ của người đầy tớ phục vụ. Và đến rửa chân cho từng môn đệ. Rửa chân nói lên cử chỉ chăm sóc yêu thương. Vì yêu thương nên khiêm nhường hạ mình chăm sóc phần thấp hèn nhất của cơ thể.
Tuy việc rửa chân có ý nghĩa yêu thương phục vụ, nhưng với Chúa Giêsu và trong bữa Tiệc Ly, việc rửa chân còn mang ý nghĩa cao sâu hơn vì nhằm thanh tẩy tâm hồn.
Thanh tẩy tâm hồn. Khi nói với Phêrô: “Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu”, Chúa Giêsu có ý nói đến việc thanh tẩy tâm hồn các tông đồ khi rửa chân cho các ngài. Bữa Tiệc ly là bữa tiệc Vượt Qua mới. Để tham dự bữa tiệc Vượt Qua cũ, người Do Thái buộc phải tẩy rửa thân xác cho thanh sạch, dù trong tiệc Vượt Qua cũ, người Do Thái chỉ tưởng niệm một biến cố đã qua và ăn thịt con chiên một tuổi vô tì tích. Vì thế khi tham dự tiệc Vượt Qua mới, ta càng cần thanh tẩy tâm hồn cho thanh sạch vì ta được gặp gỡ trực tiếp Chúa Giêsu Thánh Thể và được lãnh nhận Con Chiên Thiên Chúa vô cùng thánh thiện, vô cùng tinh tuyền.
Nhưng đi xa hơn nữa, Chúa còn muốn qua cuộc rửa chân này, thanh tẩy toàn diện cuộc đời các tông đồ.
Thanh tẩy cuộc sống. Bữa Tiệc Ly tiên báo cái chết của Chúa. Phép Thánh Thể là lễ hi sinh trên thánh giá. Việc cởi áo tiên báo Chúa Giêsu sẽ bị lột áo. Việc thắt lưng tiên báo Chúa bị bắt và bị giết. Nước rửa tiên báo nước và máu từ cạnh sườn Chúa đổ xuống. Thật vậy chẳng có nước nào thanh tẩy được con người nếu không phải là nước và máu tuôn ra từ Trái Tim của Chúa. Cái chết của Chúa chính là phép rửa mà Chúa đã nói trước : “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đên khi việc này hoàn tất” (Lc 12, 50). Như thế, Chúa Giêsu dùng chính cái chết của mình để rửa chân cho các tông đồ, để thanh tẩy các tông đồ và để biến đổi đời sống của các ông. Đây quả là một tình yêu cho đến tận cùng, yêu thương nên phục vụ đến hiến cả mạng sống.
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu mời gọi các ông : Như Thầy đã rửa chân cho anh em, anh em cũng hãy rửa chân cho nhau. Để rửa chân, phải quì xuống. Thế giới hôm nay tràn đầy sự kiêu hãnh, hợm mình và muốn chèn ép người khác để nâng mình lên. Người môn đệ hãy noi gương Chúa từ bỏ chính mình, tự hạ mình, quì gối khiêm nhường phục vụ. Để rửa chân, phải cởi bỏ áo ngoài. Thế giới hôm nay muốn tô điểm mình bằng đủ mọi thứ hình thức vỏ bọc bên ngoài. Người môn đệ phải theo gương Chúa cởi bỏ áo choàng, cởi bỏ hết những gì giả tạo bên ngoài, khiêm nhường sống với con người thực của mình. Để rửa chân phải lấy khăn thắt lưng. Thế giới hôm nay thường muốn trói buộc người khác và tự buông thả chính mình. Người môn đệ Chúa hãy biết thắt lưng, tự chế bản thân. Để chân sạch, phải lau sau khi rửa. Thế giới hôm nay thường đổ lỗi cho người khác. Người môn đệ hãy biết noi gương Chúa, lau sạch lỗi lầm của anh em, nhận lấy lỗi lầm của anh em và đeo vào thắt lưng, đảm nhận những yếu đuối của anh em.
Khi rửa chân, Chúa nói với thánh Phê rô : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Lời này làm ta nhớ lại khi hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin được ngồi bên tả và bên hữu, Chúa đã hỏi: “Các con có thể uống chén ta sắp uống và chịu phép rửa ta sắp chịu không?” (Mc 10, 38). Hôm nay Chúa muốn rửa chân cho các tông đồ để các ngài được “chung phần với Chúa”. Chung phần cao nhất là cùng uống chén Chúa sắp uống và chịu phép rửa Chúa sắp chịu nghĩa là cùng chết với Chúa, chết cho con người tội lỗi, chết cho đời sống xác thịt, chết cho trần gian, để sống một đời sống mới của con người mới thánh thiện, theo thần khí trong cuộc sống cho Nước Trời.
Chung phần như thế là một vinh dự lớn lao. Chung phần như thế là được cộng tác với Chúa trong chương trình cứu độ thế giới.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàn Quốc: Linh mục đầu tiên của chương trình phối hợp
Nguyễn Trọng Đa
08:31 20/04/2011
Hàn Quốc: Linh mục đầu tiên của chương trình phối hợp
Seoul – Ngày 19-4, linh mục Gioan Choi Jae-kyeong, người Hàn Quốc, bắt đầu sứ vụ của mình tại Oita, Nhật, theo một chương trình trao đổi chủng sinh Hàn-Nhật.
Một chương trình trao đổi chủng sinh giữa Giáo Hội Nhật và Giáo hội Hàn Quốc đã có kết quả đầu tiên là một linh mục Hàn Quốc, được truyền chức tại giáo phận Oita, Nhật.
Linh mục Gioan Choi Jae-kyeong của giáo phận Daejeon, Hàn Quốc, bắt đầu sứ vụ mục vụ của mình với tư cách là một cha phó tại giáo xứ Miyazaki, Nhật.
Cha được truyền chức linh mục tại Nhà thờ chánh tòa thánh Phanxicô Xavier ở thành phố Oita vào ngày 21-3.
Cha Choi đã đến Nhật khi là một chủng sinh hồi tháng 6-2007, sau khi giáo phận Daejeon đã đồng ý gửi chủng sinh đến giáo phận Oita từ đầu năm ấy.
Chương trình ra đời theo yêu cầu của giáo phận Oita trong một hội nghị trao đổi thường niên của các Giám mục Hàn-Nhật. Giáo phận Oita đã có một sự thiếu hụt linh mục trong nhiều năm.
Linh mục Choi nói: “Tôi gặp khó khăn trong việc thích nghi với nền văn hóa, vì người Nhật không quen với đạo Công giáo, do phần lớn theo Thần đạo tại Nhật".
Tuy nhiên, cha nói thêm: “Trẻ em Nhật lại có rất nhiều cơ hội gặp gỡ người Công giáo, vì có nhiều trường học Công giáo ở Oita hiện nay".
Cha cũng nói thêm: “Ngoài ra, tôi muốn bắt đầu một chương trình trao đổi thanh niên giữa Nhật và Hàn Quốc".
Cha Choi vào Đại học Công giáo Daejeon năm 2000. Sau khi được gửi đến giáo phận Oita năm 2007, cha theo học thần học tại Đại Chủng viện Công giáo Nhật Fukuoka từ tháng 4-2008, và truyền chức phó tế tháng 3-2010.
Theo cha Choi, số giáo dân tại giáo xứ Miyazaki là khoảng 1.100 người, và tổng số các linh mục Hàn Quốc tại Nhật là khoảng 10 vị. (UCA News 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Seoul – Ngày 19-4, linh mục Gioan Choi Jae-kyeong, người Hàn Quốc, bắt đầu sứ vụ của mình tại Oita, Nhật, theo một chương trình trao đổi chủng sinh Hàn-Nhật.
LM Gioan Choi Jae-kyeong (giữa) tại Oita, Nhật |
Linh mục Gioan Choi Jae-kyeong của giáo phận Daejeon, Hàn Quốc, bắt đầu sứ vụ mục vụ của mình với tư cách là một cha phó tại giáo xứ Miyazaki, Nhật.
Cha được truyền chức linh mục tại Nhà thờ chánh tòa thánh Phanxicô Xavier ở thành phố Oita vào ngày 21-3.
Cha Choi đã đến Nhật khi là một chủng sinh hồi tháng 6-2007, sau khi giáo phận Daejeon đã đồng ý gửi chủng sinh đến giáo phận Oita từ đầu năm ấy.
Chương trình ra đời theo yêu cầu của giáo phận Oita trong một hội nghị trao đổi thường niên của các Giám mục Hàn-Nhật. Giáo phận Oita đã có một sự thiếu hụt linh mục trong nhiều năm.
Linh mục Choi nói: “Tôi gặp khó khăn trong việc thích nghi với nền văn hóa, vì người Nhật không quen với đạo Công giáo, do phần lớn theo Thần đạo tại Nhật".
Tuy nhiên, cha nói thêm: “Trẻ em Nhật lại có rất nhiều cơ hội gặp gỡ người Công giáo, vì có nhiều trường học Công giáo ở Oita hiện nay".
Cha cũng nói thêm: “Ngoài ra, tôi muốn bắt đầu một chương trình trao đổi thanh niên giữa Nhật và Hàn Quốc".
Cha Choi vào Đại học Công giáo Daejeon năm 2000. Sau khi được gửi đến giáo phận Oita năm 2007, cha theo học thần học tại Đại Chủng viện Công giáo Nhật Fukuoka từ tháng 4-2008, và truyền chức phó tế tháng 3-2010.
Theo cha Choi, số giáo dân tại giáo xứ Miyazaki là khoảng 1.100 người, và tổng số các linh mục Hàn Quốc tại Nhật là khoảng 10 vị. (UCA News 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Venezuela: Chính quyền không muốn đối thoại với Giáo Hội
Nguyễn Trọng Đa
08:32 20/04/2011
Venezuela: Chính quyền không muốn đối thoại với Giáo Hội
Caracas – Mới đây Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, tổng giáo phận Caracas, Venezuela, nhận xét rằng chính phủ nước này từ chối đối thoại với Giáo Hội.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài TvRadio ngày 15-4, Ngài nói: “Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, nói chuyện, và cố gắng giúp đất nước đi theo con đường hòa bình, nhưng đối với tôi, điều này chỉ rơi vào tai điếc mà thôi".
Đức Hồng y nói rằng Giáo Hội rất quan tâm đến cuộc xung đột gần đây ở trong nước, đặc biệt là quan tâm đến tù nhân chính trị, nhu cầu y tá, và các trường đại học. Ngài nói thêm, chính phủ cần phải chọn một sự cởi mở để đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề này.
Ngài phát biểu: “Tôi nói đặc biệt ‘chính phủ’, bởi vì chính phủ ở Venezuela là một với cây gậy trong hầu hết mọi khu vực, vì chính phủ có tất cả quyền lực và tiền bạc".
Đức Hồng y cũng bảo vệ quyền phát biểu ý kiến của các Giám mục về đời sống xã hội và chính trị tại Venezuela. Ngài nhấn mạnh rằng quyền và nghĩa vụ của Giám mục là phải lên tiếng, khi một cái gì đó sẽ làm lợi hoặc gây hại cho người dân Venezuela. (CNA 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Caracas – Mới đây Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, tổng giáo phận Caracas, Venezuela, nhận xét rằng chính phủ nước này từ chối đối thoại với Giáo Hội.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài TvRadio ngày 15-4, Ngài nói: “Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, nói chuyện, và cố gắng giúp đất nước đi theo con đường hòa bình, nhưng đối với tôi, điều này chỉ rơi vào tai điếc mà thôi".
Đức Hồng y nói rằng Giáo Hội rất quan tâm đến cuộc xung đột gần đây ở trong nước, đặc biệt là quan tâm đến tù nhân chính trị, nhu cầu y tá, và các trường đại học. Ngài nói thêm, chính phủ cần phải chọn một sự cởi mở để đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề này.
Ngài phát biểu: “Tôi nói đặc biệt ‘chính phủ’, bởi vì chính phủ ở Venezuela là một với cây gậy trong hầu hết mọi khu vực, vì chính phủ có tất cả quyền lực và tiền bạc".
Đức Hồng y cũng bảo vệ quyền phát biểu ý kiến của các Giám mục về đời sống xã hội và chính trị tại Venezuela. Ngài nhấn mạnh rằng quyền và nghĩa vụ của Giám mục là phải lên tiếng, khi một cái gì đó sẽ làm lợi hoặc gây hại cho người dân Venezuela. (CNA 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican: Nhật báo Tòa thánh lên mạng trực tuyến bằng tiếng Anh
Nguyễn Trọng Đa
08:36 20/04/2011
Vatican: Nhật báo Tòa thánh lên mạng trực tuyến bằng tiếng Anh
Vatican - Lần đầu tiên nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa thánh cung cấp trực tuyến một dịch vụ tin tức hàng ngày bằng tiếng Anh.
Cho đến nay, nhật báo L'Osservatore Romano chỉ in một ấn bản tiếng Anh hàng tuần. Ấn bản hàng ngày của nó luôn là bằng tiếng Ý. Nhưng bây giờ nhật báo bán chính thức của Tòa thánh đã cho ra mắt một trang web mới, nhằm cung cấp liên tục bản tin được cập nhật bằng cả tiếng Anh và tiếng Ý.
Tờ báo này cho biết sẽ mở rộng các ngôn ngữ trên mạng trực tuyến, gồm có tiếng Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ba Lan và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, các dịch vụ này sẽ chỉ được cập nhật hàng tuần mà thôi.
Nhật báo L'Osservatore Romano - "The Observer Roman" (tiếng Anh) - hiện đang đánh dấu 150 năm tồn tại của mình. Nó đã được ra đời năm 1861, để bảo vệ các Nước Giáo hoàng chống lại chính trị gia cấp tiến Ý Giuseppe Garibaldi, trong nỗ lực của ông để đưa thêm lãnh thổ của Giáo hoàng vào một nước Ý vừa được thống nhất. Quyền sở hữu của tờ báo là độc lập với Giáo Hội cho đến 1885, khi Toà thánh sở hữu nó dưới triều của ĐTC Lêô XIII.
Trang web mới hiện đang là miễn phí, nhưng sẽ yêu cầu người đọc đăng ký từ cuối tháng Tám sắp tới. (CNA / EWTN News, 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Cho đến nay, nhật báo L'Osservatore Romano chỉ in một ấn bản tiếng Anh hàng tuần. Ấn bản hàng ngày của nó luôn là bằng tiếng Ý. Nhưng bây giờ nhật báo bán chính thức của Tòa thánh đã cho ra mắt một trang web mới, nhằm cung cấp liên tục bản tin được cập nhật bằng cả tiếng Anh và tiếng Ý.
Tờ báo này cho biết sẽ mở rộng các ngôn ngữ trên mạng trực tuyến, gồm có tiếng Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ba Lan và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, các dịch vụ này sẽ chỉ được cập nhật hàng tuần mà thôi.
Nhật báo L'Osservatore Romano - "The Observer Roman" (tiếng Anh) - hiện đang đánh dấu 150 năm tồn tại của mình. Nó đã được ra đời năm 1861, để bảo vệ các Nước Giáo hoàng chống lại chính trị gia cấp tiến Ý Giuseppe Garibaldi, trong nỗ lực của ông để đưa thêm lãnh thổ của Giáo hoàng vào một nước Ý vừa được thống nhất. Quyền sở hữu của tờ báo là độc lập với Giáo Hội cho đến 1885, khi Toà thánh sở hữu nó dưới triều của ĐTC Lêô XIII.
Trang web mới hiện đang là miễn phí, nhưng sẽ yêu cầu người đọc đăng ký từ cuối tháng Tám sắp tới. (CNA / EWTN News, 19-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Những khuôn mặt và tâm tình mới trong mùa Phục Sinh tại Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
13:08 20/04/2011
Đêm thứ Bảy Tuần Thánh năm nay, ngòai việc có hàng ngàn người sẽ lãnh nhận phép rửa, những khuôn mặt giáo dân mới này cũng tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc và đa dạng khác thường.
Mặc dù con số chính xác vẫn chưa tổng kết xong, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) cho biết rằng trong năm 2010 vừa qua đã có trên 43.000 người lớn rửa tội và hơn 75.000 người được nhận vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.
HĐGMHK đã tiết lộ một số trường hợp độc đáo của năm nay được gởi về từ các tiều bang khắp nơi.
Một người Hồi giáo, một gia đình bảy người, một nữ chiến binh Thủy Quân Lục Chiến, một cựu quản trị viên phá thai - chỉ là vài thí dụ trong nhiều khuôn mặt dự kiến sẽ gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong mùa Phục Sinh.
Cô Ahdija Cheumbike Baker đã lớn lên là một người Hồi giáo, con của một người Mỹ gốc Detroit và mẹ là người Tanzania, Cô Baker sẽ được rửa tội với 282 dự tòng khác tại New Orleans.
Cô cho biết đã phải vật lộn với tín ngưỡng Hồi giáo của mình trong suốt cuộc đời và cuối cùng, "tình yêu của Chúa" cũng như sự quan tâm của một mối tình đã đưa đẩy cô tham dự một nhà thờ Công giáo địa phương, St Peter Claver.
Cô cho biết là sau cơn bão Katrina vào năm 2005, "Tôi cảm thấy bắt buộc phải tìm một nhà thờ để gọi là 'nhà' để tôi có thể tạ ơn Chúa."
"Nếu tôi đã đến một nhà thờ mà ở đó người ta lùa bạn vào và đẩy bạn ra trong mỗi 45 phút, thì có lẽ tôi sẽ không thay đổi tôn giáo của tôi. Nhưng tại St Peter Claver tôi cảm thấy có một sự kết nối sâu xa. Cách mà vị linh mục nói trong bài giảng đã lay chuyển tôi. Tôi cảm thấy như được ở nhà mình và được chấp nhận, và họ đã trở thành gia đình của tôi. "
Cô Kalene Laforest mới 18 tuổi là một Thủy Quân Lục Chiến và cảm thấy có sự hối thúc phải gia nhập Giáo Hội Công Giáo trước khi đi tới nhiệm sở vào tháng Sáu. Học đạo tại nhà thờ Thánh Phêrô ở Lagrange, Georgia, cô LaForest nói rằng cô muốn có một đức tin với chiều sâu, có lịch sử, tâm linh sâu sắc, truyền thống, và "không điên cuồ̀ng." Cô là một trong số 1.912 người sẽ gia nhập Giáo hội Công giáo trong tổng giáo phận Atlanta năm nay.
Tại Tổng Giáo Phận San Francisco, một gia đình bảy người sẽ được đón tiếp vào đại gia đình giáo xứ St Catherine of Siena, đó là gia đình của ông bà James và Michelle House.
Ông bà House sẽ được hiệp thông trọn vẹn trong Đêm Vọng Phục Sinh. Và tuần sau đó là bé David, 2 tháng, sẽ được rửa tội, và các người con trong gia đình là Kristina, James, Alexandra và Joseph cũng sẽ được nhận vào Giáo Hội.
Bà Michelle House cho biết họ là những giáo dân phái Tân Giáo (Episcopal) đã tìm thấy cộng đồng giáo xứ St Catherine niềm nở đón nhận họ khi họ tới miền bắc California định cư.
Tại Austin, Texas, bà Abby Johnson, một cựu giám đốc phá thai và là tác giả của cuốn sách bestseller "Unplanned," cũng sẵn sàng để nhập Giáo Hội Công Giáo.
Bà từng coi sóc một phòng phá thai và vì thiếu người đã được gọi vào để hỗ trợ một vụ phá thai có dùng siêu âm vào tháng Chín năm 2009.
Những giây phút tiếp theo đó đã làm thay đổi cuộc sống của bà Johnson. Trong 13 tuần bà đã chứng kiến những bào thai mà bà vẫn tin là không có khả năng cảm giác, những 'con người' đó đã loay hoay và co quắp để tránh các ống hút phá thai.
Dù bị sốc bởi những gì đã thấy, bà Johnson vẫn tiếp tục công việc coi sóc phòng khám và thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên vài tuần sau đó, bà đã chạy đến một văn phòng 'Liên minh cho cuộc sống' gần đó , và nói với vị giám đốc là Shawn Carney, một người mà bà đã biết qua việc ông chống đối Planned Parenthood nhiều năm, rằng bà không còn có thể tiếp tục giúp các phụ nữ phá thai.
Bà Johnson và chồng đã trưởng thành trong đức tin trong năm qua, và hiện đang chuẩn bị để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà cho biết rằng một trong những trở ngại cuối cùng của quá trình chuyển đổi là sự giảng dạy của Giáo Hội rằng tất cả các phương pháp ngừa thai nhân tạo là vô luân.
Bà vẫn ủng hộ chủ trương của Planned Parenthood về ngừa thai ngay cả sau khi bà chống phá thai. Ngay cả sau khi bà quan tâm đến Giáo Hội Công Giáo, bà vẫn bám víu vào quan niệm cho rằng việc ngừa thai nhân tạo làm thăng tiến người phụ nữ và xã hội. Tuy nhiên bà vẫn giữ một tinh thần cởi mở về lý thuyết thần học của cố Giáo hoàng John Paul II về "Thần học của thân xác" ("Theology of the Body" ) và các giảng dạy khác của Giáo Hội.
Sau cùng một kinh nghiệm tại một giáo xứ Công giáo đã làm cho bà hiểu được sự sung mãn của giáo huấn Giáo Hội về tình dục.
Kinh nghiệm đó đưa lại một cái nhìn mới về một đứa trẻ, không phải là một hình ảnh gây sốc nữa, nhưng là một niềm vui của cuộc sống thật sâu sắc.
"Một ngày kia, chúng tôi ngồi trong một Thánh Lễ. Ngồi sau một phụ nữ mà tôi không hề biết, với một đứa trẻ sơ sinh trên tay." Nhìn đưa bé hồi lâu, bà Johnson cho biết, cuối cùng bà bỗng cảm nhận ra rằng giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân là một ơn gọi mở đường cho những cuộc sống mới.
Mặc dù con số chính xác vẫn chưa tổng kết xong, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) cho biết rằng trong năm 2010 vừa qua đã có trên 43.000 người lớn rửa tội và hơn 75.000 người được nhận vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.
HĐGMHK đã tiết lộ một số trường hợp độc đáo của năm nay được gởi về từ các tiều bang khắp nơi.
Một người Hồi giáo, một gia đình bảy người, một nữ chiến binh Thủy Quân Lục Chiến, một cựu quản trị viên phá thai - chỉ là vài thí dụ trong nhiều khuôn mặt dự kiến sẽ gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong mùa Phục Sinh.
Cô Ahdija Cheumbike Baker đã lớn lên là một người Hồi giáo, con của một người Mỹ gốc Detroit và mẹ là người Tanzania, Cô Baker sẽ được rửa tội với 282 dự tòng khác tại New Orleans.
Cô cho biết đã phải vật lộn với tín ngưỡng Hồi giáo của mình trong suốt cuộc đời và cuối cùng, "tình yêu của Chúa" cũng như sự quan tâm của một mối tình đã đưa đẩy cô tham dự một nhà thờ Công giáo địa phương, St Peter Claver.
Cô cho biết là sau cơn bão Katrina vào năm 2005, "Tôi cảm thấy bắt buộc phải tìm một nhà thờ để gọi là 'nhà' để tôi có thể tạ ơn Chúa."
"Nếu tôi đã đến một nhà thờ mà ở đó người ta lùa bạn vào và đẩy bạn ra trong mỗi 45 phút, thì có lẽ tôi sẽ không thay đổi tôn giáo của tôi. Nhưng tại St Peter Claver tôi cảm thấy có một sự kết nối sâu xa. Cách mà vị linh mục nói trong bài giảng đã lay chuyển tôi. Tôi cảm thấy như được ở nhà mình và được chấp nhận, và họ đã trở thành gia đình của tôi. "
Cô Kalene Laforest mới 18 tuổi là một Thủy Quân Lục Chiến và cảm thấy có sự hối thúc phải gia nhập Giáo Hội Công Giáo trước khi đi tới nhiệm sở vào tháng Sáu. Học đạo tại nhà thờ Thánh Phêrô ở Lagrange, Georgia, cô LaForest nói rằng cô muốn có một đức tin với chiều sâu, có lịch sử, tâm linh sâu sắc, truyền thống, và "không điên cuồ̀ng." Cô là một trong số 1.912 người sẽ gia nhập Giáo hội Công giáo trong tổng giáo phận Atlanta năm nay.
Tại Tổng Giáo Phận San Francisco, một gia đình bảy người sẽ được đón tiếp vào đại gia đình giáo xứ St Catherine of Siena, đó là gia đình của ông bà James và Michelle House.
Ông bà House sẽ được hiệp thông trọn vẹn trong Đêm Vọng Phục Sinh. Và tuần sau đó là bé David, 2 tháng, sẽ được rửa tội, và các người con trong gia đình là Kristina, James, Alexandra và Joseph cũng sẽ được nhận vào Giáo Hội.
Bà Michelle House cho biết họ là những giáo dân phái Tân Giáo (Episcopal) đã tìm thấy cộng đồng giáo xứ St Catherine niềm nở đón nhận họ khi họ tới miền bắc California định cư.
Tại Austin, Texas, bà Abby Johnson, một cựu giám đốc phá thai và là tác giả của cuốn sách bestseller "Unplanned," cũng sẵn sàng để nhập Giáo Hội Công Giáo.
Bà từng coi sóc một phòng phá thai và vì thiếu người đã được gọi vào để hỗ trợ một vụ phá thai có dùng siêu âm vào tháng Chín năm 2009.
Những giây phút tiếp theo đó đã làm thay đổi cuộc sống của bà Johnson. Trong 13 tuần bà đã chứng kiến những bào thai mà bà vẫn tin là không có khả năng cảm giác, những 'con người' đó đã loay hoay và co quắp để tránh các ống hút phá thai.
Dù bị sốc bởi những gì đã thấy, bà Johnson vẫn tiếp tục công việc coi sóc phòng khám và thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên vài tuần sau đó, bà đã chạy đến một văn phòng 'Liên minh cho cuộc sống' gần đó , và nói với vị giám đốc là Shawn Carney, một người mà bà đã biết qua việc ông chống đối Planned Parenthood nhiều năm, rằng bà không còn có thể tiếp tục giúp các phụ nữ phá thai.
Bà Johnson và chồng đã trưởng thành trong đức tin trong năm qua, và hiện đang chuẩn bị để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà cho biết rằng một trong những trở ngại cuối cùng của quá trình chuyển đổi là sự giảng dạy của Giáo Hội rằng tất cả các phương pháp ngừa thai nhân tạo là vô luân.
Bà vẫn ủng hộ chủ trương của Planned Parenthood về ngừa thai ngay cả sau khi bà chống phá thai. Ngay cả sau khi bà quan tâm đến Giáo Hội Công Giáo, bà vẫn bám víu vào quan niệm cho rằng việc ngừa thai nhân tạo làm thăng tiến người phụ nữ và xã hội. Tuy nhiên bà vẫn giữ một tinh thần cởi mở về lý thuyết thần học của cố Giáo hoàng John Paul II về "Thần học của thân xác" ("Theology of the Body" ) và các giảng dạy khác của Giáo Hội.
Sau cùng một kinh nghiệm tại một giáo xứ Công giáo đã làm cho bà hiểu được sự sung mãn của giáo huấn Giáo Hội về tình dục.
Kinh nghiệm đó đưa lại một cái nhìn mới về một đứa trẻ, không phải là một hình ảnh gây sốc nữa, nhưng là một niềm vui của cuộc sống thật sâu sắc.
"Một ngày kia, chúng tôi ngồi trong một Thánh Lễ. Ngồi sau một phụ nữ mà tôi không hề biết, với một đứa trẻ sơ sinh trên tay." Nhìn đưa bé hồi lâu, bà Johnson cho biết, cuối cùng bà bỗng cảm nhận ra rằng giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân là một ơn gọi mở đường cho những cuộc sống mới.
Top Stories
Chinese Catholic on Path to Beatification
VoaNews
15:14 20/04/2011
The Vatican has put a Chinese Catholic scholar who lived nearly five centuries ago on the path to beatification.
Paul Xu Guangqi, who lived from 1562 to 1633, was a scientist, astronomer and mathematician; he was a disciple of Jesuit missionary Matteo Ricci and converted to Christianity under the Ming Dynasty.
Vatican spokesman Federico Lombardi said the go-ahead for the beatification cause from the Vatican's sainthood congregation is a "light of hope" for China. He added that Xu's life shows there is no contradiction in being both Chinese and Catholic.
The move is seen as a hopeful sign for improving relations between China and the Vatican.
Catholics in China are caught between staying loyal to the ruling Communist Party in Beijing and showing allegiance to the pope in Rome, a Church not recognized by the authorities.
The beatification announcement came shortly after the Vatican called on China to stop imposing government-backed bishops who do not have the pope's approval. China forced its Roman Catholics to cut ties with the Vatican in 1951.
(Source: http://www.voanews.com/english/news/asia/east-pacific/Chinese-Catholic-on-Path-to-Beatification-120280294.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Truyền Dầu tại giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:14 20/04/2011
Xem hình ảnh
Hôm nay, thứ Tư ngày 20/04/2011, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế Thánh lễ làm phép Dầu tại nhà thờ Võ Đắc. Cùng đồng tế có Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Linh mục đoàn Giáo phận. Các Thầy Phó tế, Chủng sinh, quí Tu sĩ và hàng ngàn giáo dân trong Giáo Hạt cùng hiệp thông cầu nguyện. Niềm vui chan chứa với nụ cười thân thiện trên môi mỗi người dự lễ. Có vị đã ngoài 70 tuổi nay mới được tham dự lễ Dầu.
Thánh lễ ghi đậm nét hình ảnh sống động của giáo hội địa phương. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11)
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm câu Tin Mừng “Thần Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức” (Lc 4,18).
Trang Tin mừng hôm nay để lại nhiều ấn tượng. Những người trong hội đường Nazareth năm xưa kinh ngạc khi nghe lời Chúa Giêsu “hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh tai quý vị vừa nghe”. Đó là một lời hiện thực. Lễ Dầu, lắng nghe trang sách Isaia, Phúc âm Luca, mỗi người cảm nhận sự hiện thực ấy đang được thể hiện dưới mái giáo đường này.
Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục, ngày sinh nhật từng linh mục. Mỗi linh mục cảm nhận niềm vui này qua lời đáp ca: “Con xin ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời”.
Thay lời linh mục đoàn Đức Cha Giuse nói lên những tâm tình tạ ơn.
- Tạ ơn Chúa vì hồng ân Thánh Thần đã đổ xuống trên linh mục.
Lời Chúa Giêsu nói trong hội đường Nazareth “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi”. Tất cả chúng ta đều nhận được ơn thánh hóa từ Thánh Thần. Trong Bí tích Rửa tội Thánh Thần biến đổi chúng ta trở thành con Thiên Chúa; trong Bí tích Thêm sức, Thánh Thần biến đổi chúng ta trở thành chứng nhân Đức Kitô; trong Bí Truyền Chức thánh, anh em linh mục được Thánh Thần thánh hóa để trở nên giống Đức Kitô một cách rõ nét hơn với tư cách là đầu và là người điều hành Dân Chúa. Nhớ đến lời Chúa Giêsu “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi”, các linh mục cũng muốn cảm tạ tình thương Thiên Chúa. Hồng ân ấy đã biến thành lời cam kết ngày truyền chức, linh mục sẵn sàng từ bỏ tất cả để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội. Rõ ràng đây là một ước nguyện đã trở thành lời cam kết và được Thánh Thần đóng ấn. Hôm nay nhớ lại niềm vui này để cảm tạ Chúa. Xin được vững bước trong lời cam kết của mình, đón nhận ơn Thánh Thần để làm triển nở hồng ân ấy trong đời sống.
- Tạ ơn tình thương Thiên Chúa đã xức dầu thánh hiến.
Lời thứ hai Chúa Giêsu đọc trong hội đường Nazareth: “Chúa đã xức dầu cho tôi”. Trong đời sống mỗi tín hữu, chúng ta được xức dầu nhiều lần. BTRT, chúng ta được xức dầu để trở thành con Thiên Chúa; BTTS, chúng ta được xức dầu để trở thành chứng nhân; BTTC, các linh mục được xức dầu thánh hiến. Đón nhận chức thánh, linh mục được biến đổi để nên giống Chúa Kitô ngày mỗi rõ nét hơn. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã nhiều lần gởi sứ điệp cho các linh mục và mời gọi các linh mục hãy cố gắng sống tình thân thiết với Chúa Kitô, đây chính là căn cội của anh em, căn nguyên chức linh mục. Mỗi linh mục là Kitô hữu đặc biệt đã được xức dầu thánh trong BTTC để tháp nhập vào Đức Kitô, thuộc về Đức Kitô. Ngày sinh nhật linh mục, tạ ơn tình thương của Thiên Chúa đã dành cho anh em trong chức thánh linh mục.
- Tạ ơn Thiên Chúa đã sai đi rao giảng Tin Mừng.
Lời thứ ba Chúa Giêsu đọc trong hội đường Nazareth “Chúa sai tôi đi rao giảng Tin mừng”. Đời linh mục gắn liền với chức thánh và gắn với một sứ vụ. Thánh chức vừa là một thừa tác vụ. Hai hồng ân gắn liền với nhau. Hai bước đi cần có của linh mục trong suốt cuộc đời hiến dâng phục vụ.
Hồng ân linh mục cao cả lắm. Trong phận người mỗi linh mục đều cảm nhận sự yếu đuối của mình giống như lời Thánh Phaolô chia sẽ “anh em đang mang lấy hồng lớn lao được chứa đựng trong những bình sành dễ vở”. Cúi đầu đấm ngực xin Chúa thứ tha lầm lỗi. Nhìn vào sứ vụ được trao, các linh mục thấy còn nhiều thiếu sót, do khả năng do ứng xử nên chưa phục vụ đúng mức. Xin Chúa thứ tha, xin cộng đoàn bỏ qua thiếu sót và yếu đuối. Cảm nhận như vậy là thiết tha xin anh chị em nâng đỡ bằng lời cầu nguyện cho các linh mục được trung thành với Chúa Kitô.
Lời Chúa hôm nay gợi lên những tâm tình tạ ơn và những cảm nhận. Cảm nhận về hồng ân Thánh Thần hiện diện, cảm nhận được Chúa xức dầu, được Chúa sai trên bước đường sứ vụ. Xin mọi người luôn cầu nguyện cho các linh mục để các ngài được trưởng thành trong Đức Kitô, trung thành với lời cam kết và nhiệt thành với sứ vụ của mình.
Các linh mục lặp lại lời tuyên hứa theo nghi thức phụng vụ như sau:
Giám mục:
- Anh em linh mục thân mến,
Trong ngày kỷ niệm Đức Kitô chia sẻ chức vụ tư tế của Người cho các thánh Tông Đồ và mỗi người chúng ta, anh em có nuốn lặp lại những lời anh em đã tuyên hứa trước mặt giám mục của anh em, và trước mặt cộng đoàn dân Chúa, trong ngày anh em lãnh nhận chức linh mục không?
Các linh mục đồng thanh thưa:
- Thưa con muốn.
Giám mục:
- Ngày chúng ta nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta. Vậy, anh em có muốn ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giêsu và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân và trung thành giữ những lời chúng ta đã cam kết không?
Linh mục:
- Thưa con muốn.
Giám mục:
- Chúng ta phải là những người quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa, cử hành bí tích Thánh Thể và các bí tích khác. Vậy, theo gương Chúa Kitô là thủ lãnh và là mục tử của chúng ta, anh em có muốn thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi không?
Linh mục:
-Thưa con muốn.
Sau đó, đức giám mục hướng về giáo dân mà nói:
Anh chị em giáo dân thân mến, xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để các ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Cộng đoàn:
Để kết thúc linh mục lặp lại lời tuyên hứa.
Đức Giám Mục dâng lời nguyện theo nghi thức phụng vụ như sau:
- Xin Thiên Chúa giữ gìn tất cả chúng ta trong tình thương của Người. Xin Người đích thân hướng dẫn mục tử cũng như đoàn chiên tới sự sống muôn đời.
Mọi người thưa:
- Amen.
Được làm môn đệ Chúa Kitô là một thiên chức cao quý. Đức giám mục xin cho đời sống các linh mục:
- Tuyên hứa linh mục là lời tuyên hứa trước giám mục và cộng đoàn.
- Chấp nhận trách nhiệm phụng vụ cộng đoàn được giao phó, trung thành với lời hứa.
- Quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa.
- Thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
- Trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.
- Dẫn đưa người trao được trao phó đến với Chúa Kitô là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Người giáo dân yêu mến và luôn cầu nguyện cho các linh mục hàng ngày. Để thực sự trở thành bạn hữu của Chúa, linh mục phải hiểu biết Chúa, phải kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và phải kết hợp mật thiết với anh em.
Xin cầu nguyện cho các linh mục “say mê cuồng nhiệt”cho Đức Kitô, như Thánh Phaolô đã nói: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Phi1,21).
Kontum: Thư mục vụ Tuần Thánh - Phục Sinh 2011
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
08:34 20/04/2011
Kontum, ngày 20 tháng 04 năm 2011
THƯ MỤC VỤ TUẦN THÁNH – PHỤC SINH 2011
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đã bước vào Tuần Thánh. Hình ảnh Đức Giêsu ngày càng nổi bật trong tiến trình phụng vụ. Bước theo Ngài để tận mắt thấy tình thương của Ngài đối với nhân loại, không trừ một ai, để chính chúng ta cũng sống bằng chính sức sống của Ngài trong cuộc đời tại thế. Chúng ta sống tình hiệp thông ngày càng chặt chẽ với Ngài, để Qua hiệp thông với anh chị em khắp nơi, cách riêng trong Giáo phận.
1. Hiệp thông với anh chị em trong Giáo Phận.
Anh chị em thân mến,
1.1. Sức khoẻ của Cha Tổng Đại Diện và Cha Đại diện.
Tuần Thánh năm nay, Gia đình Giáo Phận vắng bóng hai người anh em rất đặc biệt: Cha Tổng Đại diện Giuse Nguyễn Thanh Liên và Cha Đại diện Phêrô Nguyễn Vân Đông. Cha Tổng Đại Diện đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện Việt-Pháp. Cha Đại diện đang nghỉ chữa bệnh tại Lâm Đồng. Vắng bóng hai cha trong Lễ Dầu cũng như các sinh hoạt trong Giáo Phận vào những giờ phút trang trọng nhất của Năm Phụng Vụ là một cái gì “quá sức với chúng tôi”. Chúng tôi với hai cha cùng là một. Bệnh tật đau yếu của hai cha cũng là của chính chúng tôi và phần nào cũng là của anh chị em. Với cái nhìn phàm nhân, thì đây quả là một sự thiếu hụt to lớn. Mỗi cha đều gánh vác trọng trách những vùng mênh mông. Các cha phải nằm viện là kết quả bao ngày tháng miệt mài nai lưng làm việc bằng bốn bằng năm chúng tôi. Giáo Phận còn thiếu nhiều thợ gặt lành nghề như hai cha. Hai cha phải “trám vào chỗ trống” thay cho chúng ta. Dẫu ở xa và đau yếu, các cha vẫn hiện diện mạnh mẽ bên chúng ta. Chính gương sống, làm việc và sự thông phần cuộc khổ nạn của Đức Kitô qua bệnh tật các cha lại đang đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên cánh đồng Miền Tây Nguyên này. Xin anh chị em tại các giáo xứ, các cộng đoàn tổ chức cầu nguyện cho các cha sớm bình phục trở về với Giáo Phận. Quả thật, Chúa đã và đang thực hiện những điều kỳ diệu nơi hai cha và mưu phần phúc cho giáo phận. Cùng hai cha, chúng ta dâng lời cảm tạ tôn vinh Chúa và biết ơn hai cha.
1.2. Tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các vùng sâu vùng xa.
Mỗi dịp lễ trọng về, chúng tôi đều nhận được những “lời kêu cứu” từ nhiều vùng xa xôi, những nơi mấy chục năm qua tới nay vẫn chưa có nơi thờ phượng, chưa có linh mục, tu sĩ chính thức được đến sinh hoạt. Tất cả đều xin gửi linh mục tu sĩ và các giáo lý viên tới và xin có thánh lễ. Chúng tôi cố gắng làm những gì có thể. Cụ thể năm nay, dịp Phục sinh này, chúng tôi sẽ đến mừng lễ với anh chị em ở vùng sâu vùng xa như tại Plei Klêng, huyện Sa Thầy; Kon Thụp- Hra, huyện Mang Yang; Yang Trung và An Trung, huyện Kon Chro. Riêng tại Sơn Lang, huyện K’Bang tới nay vẫn chưa nhận được phúc đáp của chính quyền địa phương. Hy vọng mọi chuyện sẽ diễn tiến tốt đẹp chứ không có gì đáng tiếc xảy ra như dịp lễ Giáng sinh 2010 vừa qua. Còn nhiều nơi xa xôi khác, cũng trông mong qua gặp gỡ trao đổi dần dần chúng tôi cũng tới thăm và phục vụ anh chị em cách bình thường!
Qua đây, chúng tôi muốn mời anh chị em cùng suy nghĩ và khiêm tốn nhìn nhận phần yếu kém của chính chúng ta. Huấn dụ của Thánh Bộ Truyền Giáo từ 1659 đã dặn dò thật rõ ràng lo đào tạo các nhà thừa sai bản địa. Nếu chúng ta vận dụng thật khôn ngoan và triệt để huấn dụ này, thì làm gì có những khó khăn như bấy lâu. Phải chăng nên trách mình trước khi trách người! Hãy chăm lo công việc xây dựng con người tại các cộng đoàn, xứ họ trước hết! Đây phải là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta có thể tâm niệm kỹ lời sau: “Tiền bạc có ngày rớt. nhà cửa ruộng vườn có ngày mất, còn chữ nghĩa bỏ vào đầu đi đâu cũng mang theo được”. Xin các cha, các xứ họ, các cộng đoàn đặc biệt đẩy mạnh công việc giáo dục giới trẻ và đào tạo ơn gọi cho xứ đạo và giáo phận.
2. Hiệp thông với anh chị em khắp thế giới.
2.1. Nhân các “tai nạn” mới đây.
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, nhiều “tai nạn” dồn dập xảy đến. Thiên tai có! Nhân tai có! Tất thảy những ai quan tâm tới hạnh phúc con người đều bị cuốn hút! Đây là chất liệu để chúng ta suy gẫm và thưa chuyện với Chúa trong những ngày giờ Tuần Thánh!
Trước hết, chuyện động đất - sóng thần tại Nhật Bản hôm 11.03 vừa qua.
Mới chỉ 38 ngày sau, đã có thêm hơn 400 cơn động đất từ 3 đến 6 độ richter. Gần 30.000 người mất tích và thiệt mạng. Tổn phí vật chất trên 300 tỉ đô la Mỹ. Các cơ sở hạt nhân tiếp tục đang là mối quan ngại khôn nguôi của các nhà chuyên môn. Chưa lường hết những hậu quả sắp tới! Nỗi đau này không của riêng ai. Của tất cả chúng ta, vì tất cả đều là anh em.
Nhìn thấy những thiệt hại nhân mạng và của cải thì thấy xót xa, nhưng nhìn thấy những tấm lòng nhân ái của con người muôn phương, của chính những anh chị em Nhật Bản đối với nhau lại thấy ấm lòng. Khắp thế giới mến phục dân Nhật hào hùng, kiên cường, chịu đựng và chấp nhận vượt khó! Cũng qua đây chúng ta rút được một bài học quý giá về lòng kiêu ngạo của con người muốn “bằng trời”! Nhất là bài học mất quân bình giữa phát triển của thiên nhiên và phát triển do bàn tay con người đưa đến những thảm họa như thế đó!
Thứ đến những tai nạn tại các quốc gia đang có loạn lạc! Chém giết! Tàn phá! Vì chính kiến, vì sắc tộc, vì kinh tế, vì văn hóa, vì cả niềm tin tôn giáo. Đặc biệt như bên Bắc Hàn, bên Trung Hoa hay tại một số nước Hồi giáo cực đoan! Tất cả đều đáng thương và đáng được quan tâm! Là những người tín hữu bé nhỏ, chúng ta có thể làm được gì? Cụ thể như những lời kêu cứu xin giúp đỡ của một số anh chị em tại Việt Nam.
Ít lâu nay chúng tôi cứ bị day dứt mỗi khi nhận được những lá thư hoặc những tiếng kêu cứu của nhiều gia đình trong nước đang gặp “hoạn nạn”. Cụ thể như của gia đình Bà Maria Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ Luật sư Giuse Lê quốc Quân cho biết chồng bà bị bắt và giam giữ khi đi tham dự phiên xử án Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04.04.2011 tại Hà nội. Xin cảm thông với nỗi đau của Bà và gia đình cũng như của tất cả những anh chị em đang ở trong hoàn cảnh như gia đình Bà. Xin cầu cho Ông Bà cũng như cho bao anh chị em khác đang bị giam giữ hoặc bị xử oan bất công được nhận lại ánh sáng tự do. Nỗi băn khoăn vẫn là làm được gì có ích cho quê hương cũng như cho mọi người liên hệ? Lòng tin kitô giáo sẽ soi sáng chúng ta.
2.2. Dưới ánh sáng lòng tin.
Là người con Chúa, mọi chuyện chúng ta đều phải dùng trí khôn Chúa ban để suy để gẫm dưới ánh sáng lòng tin. Chúng ta không thể “vô cảm” hay “bàng quang” trước những nỗi đau hay niềm vui của người khác, vì “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Đức Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV 1,1).
Xin hiệp thông và chia sẻ nỗi đau của các gia đình liên hệ. Công bình mà nói: dựa theo các lập luận của các bên, thiển nghĩ: một số các vụ bắt bớ xử án không nên xảy ra trong một đất nước độc lập tự do, vì chúng đục phá uy tín của chính quyền, của nền pháp trị. Có khi nào chính những người bị kết án “phá chế độ” lại là những người yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào, yêu dân tộc; còn những người cứ tưởng mình đang “bảo vệ chế độ” lại là những người đạp đổ và đục phá niềm tin của dân không? Lịch sử đầy dẫy các gương để hậu thế xoi xét. Với lòng yêu quê hương đất nước, chúng tôi cầu xin Chúa soi sáng cho các cấp “thấy được sự thật này” và kịp sửa chữa! Hãy trả lại tự do hạnh phúc cho các người đang hết lòng vì dân vì nước, vì quyền sống của con người.
Riêng với những khó khăn mà Giáo hội đã và đang phải gánh chịu suốt dọc lịch sử một phần cũng phát xuất từ chính giáo lý của Đạo cũng như từ chính những thiếu sót của người Kitô hữu chúng ta. Chúa Giêsu đã từng nói trước “Vì Thầy, mà anh em bị bách hại….” (Mt 5,11) đó sao? Cứ gẫm mà xem: một cái Đạo dạy cấm phá thai, cấm đồng tính luyến ái, cấm ly dị, dạy chung thủy một vợ một chồng đến chết trong một đất nước mà vua chúa quan quyền những cả 1000 cung phi hoặc năm thê bảy thiếp thì làm sao “được đón nhận” dễ dàng, nếu không phải là chọc giận hoặc chặn miếng ăn của “thiên hạ”? Gương các vị Giáo Hoàng đương thời bị đám đông biểu tình phản đối hoặc báo chí trang mạng bôi nhọ khi các ngài đề cập tới các vấn đề đạo lý tại nhiều nơi trên thế giới vẫn còn đó!
Rồi Chúa sai chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, nhưng thực sự chúng ta có chấp hành nghiêm chỉnh không? Phải chăng đa phần những khó khăn là do “người đời chưa được nghe Danh Giêsu”, “chưa được nghe Lời của Ngài” (x. Rm 10,15)
Còn con mắt đức tin cho chúng ta thấy gì? Biến cố Xuất Hành của dân riêng Chúa mới giúp chúng ta thấy rõ có bàn tay Chúa trong các biến cố cuộc đời. Cứ gẫm cuộc đời Hoàng đế Napoléon I sau bao ngày ngang dọc, dọc ngang với quyết tâm: “Trẫm sẽ nghiền nát Giáo Hội công giáo” để rồi khi bị đày ra hoang đảo Sainte Hélène mới thốt nên được một câu để đời: “Ta đã xây dựng một vương quốc trên gươm giáo. Vương quốc đó đã sụp đổ. Đức Giêsu đã xây dựng Nước Ngài trên tình yêu. Nước đó vẫn tồn tại”. Thiên Chúa mới thực sự là chủ lịch sử!
Xin Chúa cho chúng ta tâm cảm của một Môsê đã không an tâm sống trong cung điện mà chấp nhận ra đi đến với dân, chia sẻ kiếp làm người của dân để rồi sống chết với dân! (x. Xh 1-15; Ph 2,6-11). Cũng xin cho mọi người chấp nhận nguyên tắc sống: “Hiệp nhất trong chính yếu, tự do trong phụ thuộc, bác ái trong tất cả”. Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã vào đời để đưa tất cả con người trở về với Thiên Chúa, với thiên nhiên.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu Kitô đã vào đời làm người để đưa con người trở về với Thiên Chúa, với thiên nhiên. Qua con đường khổ giá! Tất cả phải bắt đầu lại từ Ngài. Nhìn lên Ngài và bước theo Ngài sẽ không đi lạc mà lại được hạnh phúc, vì Ngài chính là “Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14,6). Cùng với Thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô, chết là một mối lợi” (Pl 1,21). Cứ thẳng đường mà tiến bước theo Ngài và giải quyết mọi sự việc theo Lời dạy của Ngài. Đừng sợ người đời! (x. Mt 10, 26). Chỉ sợ Thiên Chúa và sợ sự thật. Vì Thiên Chúa là Sự Thật và là Sự Sống!
BÌNH AN của Chúa Kitô Phục Sinh ở cùng tất cả anh chị em!
Hiệp thông,
Giám mục Giáo phận Kontum.
Thánh lễ Truyền Dầu tại Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:40 20/04/2011
Vào hồi 18h30 ngày 20 tháng 04 năm 2011, Thứ Tư Tuần Thánh, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã long trọng cử hành Thánh lễ làm phép Dầu. Cùng đồng tế với Đức cha Giuse có toàn thể linh mục triều và dòng đang làm mục vụ tại Giáo phận. Rất đông đảo nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân đã tham dự Thánh lễ đặc biệt này.
Xem hình ảnh
Theo truyền thống của giáo hội Công Giáo, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành vào sáng thứ Năm trong Tuần Thánh tại nhà thờ Chính Tòa của các giáo phận. Tuy nhiên, vì nhu cầu mục vụ, thánh lễ này được phép dời vào một ngày trong Tuần Thánh. Tại Giáo phận Lạng Sơn cũng như nhiều Giáo phận khác, trong những năm gần đây, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành mỗi năm ở một nhà thờ khác nhau trong giáo phận, để giáo dân các vùng có thể tham dự thánh lễ này một cách đầy đủ và ý nghĩa. Mùa Chay năm nay, Thánh lễ này được cử hành vào ngày thứ Tư trong Tuần Thánh tại nhà thờ giáo xứ Mỹ Sơn, thuộc giáo hạt Lạng Sơn.
Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11). Công Đồng Vaticanô II cũng luôn nhắc nhở các linh mục “phải liên kết với Giám mục như Giáo hội gắn bó với Đức Kitô và như Đức Kitô gắn bó với Chúa Cha, hầu nhờ sự hiệp nhất ấy tất cả mọi sự đều hoà hợp và trở nên phong phú cho vinh quang Thiên Chúa.” (LG 27). Do đó, trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay, tất cả các linh mục trong Giáo phận quy tụ về xung quanh vị Giám mục Giáo phận của mình để cử hành Thánh lễ, trong đó các ngài sẽ tuyên xưng Đức Tin và lặp lại lời thề hứa trung thành với sứ vụ và Đấng bản quyền.
Thánh đường của giáo xứ Mỹ Sơn – một giáo xứ đông đảo bậc nhất của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng - hôm nay đã trở nên hình ảnh sinh động của sự hiệp nhất nơi giáo hội địa phương, khi mà nơi đây quy tụ mọi thành phần dân Chúa, cùng với linh mục đoàn và Chủ Chăn Giáo phận để cử hành những nghi lễ đặc biệt trong ngày lễ Truyền Dầu.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã mời gọi cộng đồng dân Chúa ý thức về ý nghĩa của thánh lễ truyền Dầu hôm nay, qua đó cũng ý thức hơn về tầm quan trọng của chức Linh mục, cũng như về sự hiệp nhất trong giáo hội địa phương.
Thánh lễ làm phép Dầu được diễn tiến với các phần chính yếu: Phụng vụ Lời Chúa, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa, nghi thức làm phép Dầu được cử hành cùng với phụng vụ Thánh Thể.
Chia sẻ Tin Mừng trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã quảng diễn về mầu nhiệm cao cả cũng như những giá trị, những vẻ đẹp vô song của thiên chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo, đồng thời, ngài cũng nhấn mạnh đến sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi linh mục trong Chức Thánh của mình, trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Sau bài giảng của Đức Giám mục, các linh mục nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục, đó là lòng trung kiên với bậc sống độc thân, tinh thần vâng phục Bề trên Giáo phận, về lòng quảng đại chu toàn chức vụ tư tế, giảng dạy, và chủ chăn của mình. Nghi thức này một lần nữa nhắc nhở các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức cha Giuse cũng kêu mời anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục, Giám mục, và tích cực cộng tác với các ngài bằng cách thực thi những gì mỗi người có thể làm nhờ chức linh mục cộng đồng Chúa đã trao ban cho mình ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội.
Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ, đó là những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các bí tích: dầu Thánh Hiến (SC), dầu Dự Tòng (SO), và dầu Bệnh Nhân (OI). Thời Cựu Ước, dầu thường được dùng trong nghi lễ tấn phong tư tế tiên tri và vua chúa, vì nó tượng trưng cho sự phong phú, ân phúc và niềm hân hoan. Qua những Dầu mà Đức Giám mục truyền phép hôm nay, sẽ được sử dụng trong đời sống Kitô hữu, nhờ đó mọi người được tháp nhập vào Đức Kitô tư tế, tiên tri và vương đế. Dầu Thánh được dùng để xức cho những người chịu bí tích Rửa Tội, bí tích Thêm Sức, bí tích Truyền Chức và khi thánh hiến bàn thờ. Dầu dự tòng dùng cho những người dự tòng để giúp họ chuẩn bị xứng đáng lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Dầu bệnh nhân sẽ nâng đỡ bệnh nhân trong lúc đau yếu hoặc trợ lực những người già cả, cao niên.
Sau kinh nguyện Thánh Thể, Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép Dầu Bệnh Nhân (OI). Kết thúc phần hiệp lễ với lời nguyện chung, ngài trịnh trọng cử hành nghi thức làm phép Dầu Dự Tòng (S.O) và đặc biệt là nghi thức cung hiến Dầu Thánh (S.C). Cộng đòan Phụng vụ tham dự thánh lễ với các nghi thức long trọng này trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và tích cực. Với những nghi thức này, sẽ giúp mọi người ý thức tầm quan trọng của Dầu Thánh trong phụng vụ và lễ nghi của Hội Thánh, qua đó làm nổi lên giá trị của các bí tích trong đời sống Giáo hội.
Sau Thánh lễ, dầu Thánh được cung kính rước về nơi trang trọng và mỗi linh mục đến để nhận để đem về giáo xứ và cộng đoàn của mình sử dụng khi cử hành Bí Tích.
Xem hình ảnh
Theo truyền thống của giáo hội Công Giáo, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành vào sáng thứ Năm trong Tuần Thánh tại nhà thờ Chính Tòa của các giáo phận. Tuy nhiên, vì nhu cầu mục vụ, thánh lễ này được phép dời vào một ngày trong Tuần Thánh. Tại Giáo phận Lạng Sơn cũng như nhiều Giáo phận khác, trong những năm gần đây, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành mỗi năm ở một nhà thờ khác nhau trong giáo phận, để giáo dân các vùng có thể tham dự thánh lễ này một cách đầy đủ và ý nghĩa. Mùa Chay năm nay, Thánh lễ này được cử hành vào ngày thứ Tư trong Tuần Thánh tại nhà thờ giáo xứ Mỹ Sơn, thuộc giáo hạt Lạng Sơn.
Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11). Công Đồng Vaticanô II cũng luôn nhắc nhở các linh mục “phải liên kết với Giám mục như Giáo hội gắn bó với Đức Kitô và như Đức Kitô gắn bó với Chúa Cha, hầu nhờ sự hiệp nhất ấy tất cả mọi sự đều hoà hợp và trở nên phong phú cho vinh quang Thiên Chúa.” (LG 27). Do đó, trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay, tất cả các linh mục trong Giáo phận quy tụ về xung quanh vị Giám mục Giáo phận của mình để cử hành Thánh lễ, trong đó các ngài sẽ tuyên xưng Đức Tin và lặp lại lời thề hứa trung thành với sứ vụ và Đấng bản quyền.
Thánh đường của giáo xứ Mỹ Sơn – một giáo xứ đông đảo bậc nhất của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng - hôm nay đã trở nên hình ảnh sinh động của sự hiệp nhất nơi giáo hội địa phương, khi mà nơi đây quy tụ mọi thành phần dân Chúa, cùng với linh mục đoàn và Chủ Chăn Giáo phận để cử hành những nghi lễ đặc biệt trong ngày lễ Truyền Dầu.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã mời gọi cộng đồng dân Chúa ý thức về ý nghĩa của thánh lễ truyền Dầu hôm nay, qua đó cũng ý thức hơn về tầm quan trọng của chức Linh mục, cũng như về sự hiệp nhất trong giáo hội địa phương.
Thánh lễ làm phép Dầu được diễn tiến với các phần chính yếu: Phụng vụ Lời Chúa, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa, nghi thức làm phép Dầu được cử hành cùng với phụng vụ Thánh Thể.
Chia sẻ Tin Mừng trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã quảng diễn về mầu nhiệm cao cả cũng như những giá trị, những vẻ đẹp vô song của thiên chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo, đồng thời, ngài cũng nhấn mạnh đến sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi linh mục trong Chức Thánh của mình, trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Sau bài giảng của Đức Giám mục, các linh mục nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục, đó là lòng trung kiên với bậc sống độc thân, tinh thần vâng phục Bề trên Giáo phận, về lòng quảng đại chu toàn chức vụ tư tế, giảng dạy, và chủ chăn của mình. Nghi thức này một lần nữa nhắc nhở các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức cha Giuse cũng kêu mời anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục, Giám mục, và tích cực cộng tác với các ngài bằng cách thực thi những gì mỗi người có thể làm nhờ chức linh mục cộng đồng Chúa đã trao ban cho mình ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội.
Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ, đó là những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các bí tích: dầu Thánh Hiến (SC), dầu Dự Tòng (SO), và dầu Bệnh Nhân (OI). Thời Cựu Ước, dầu thường được dùng trong nghi lễ tấn phong tư tế tiên tri và vua chúa, vì nó tượng trưng cho sự phong phú, ân phúc và niềm hân hoan. Qua những Dầu mà Đức Giám mục truyền phép hôm nay, sẽ được sử dụng trong đời sống Kitô hữu, nhờ đó mọi người được tháp nhập vào Đức Kitô tư tế, tiên tri và vương đế. Dầu Thánh được dùng để xức cho những người chịu bí tích Rửa Tội, bí tích Thêm Sức, bí tích Truyền Chức và khi thánh hiến bàn thờ. Dầu dự tòng dùng cho những người dự tòng để giúp họ chuẩn bị xứng đáng lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Dầu bệnh nhân sẽ nâng đỡ bệnh nhân trong lúc đau yếu hoặc trợ lực những người già cả, cao niên.
Sau kinh nguyện Thánh Thể, Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép Dầu Bệnh Nhân (OI). Kết thúc phần hiệp lễ với lời nguyện chung, ngài trịnh trọng cử hành nghi thức làm phép Dầu Dự Tòng (S.O) và đặc biệt là nghi thức cung hiến Dầu Thánh (S.C). Cộng đòan Phụng vụ tham dự thánh lễ với các nghi thức long trọng này trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng và tích cực. Với những nghi thức này, sẽ giúp mọi người ý thức tầm quan trọng của Dầu Thánh trong phụng vụ và lễ nghi của Hội Thánh, qua đó làm nổi lên giá trị của các bí tích trong đời sống Giáo hội.
Sau Thánh lễ, dầu Thánh được cung kính rước về nơi trang trọng và mỗi linh mục đến để nhận để đem về giáo xứ và cộng đoàn của mình sử dụng khi cử hành Bí Tích.
Thánh Lễ Truyền Dầu tại giáo phận Thanh Hóa
Vân Sơn
10:09 20/04/2011
Thánh Lễ Truyền Dầu tại giáo phận Thanh Hóa
Theo thông lệ từ 4 năm qua tại giáo phận Thanh Hóa, mỗi năm giáo phận chọn một giáo hạt để cử hành thánh Lễ Truyền Dầu, với mục đích để cho những giáo dân tại giáo hạt đó và các vùng phụ cận không có điều kiện đi tham dự, được tham dự và hiểu hơn về Lễ Truyền Dầu cũng như hiệp thông với lời tuyên hứa lại của linh mục trong ngày chịu chức trước mặt Đức giám mục Giáo phận.
Năm nay thánh lễ diễn ra tại giáo hạt Sông Chu và giáo xứ Hữu Lễ, được chọn làm địa điểm cử hành.
Xem hình lễ Truyền Dầu tại GP Thanh Hóa
Chủ tế thánh lễ là Đức giám mục Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Cùng đồng tế có linh mục đoàn Giáo phận, các thầy Phó tế, chủng sinh, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân trong giáo hạt Sông Chu cũng như các giáo xứ trong giáo phận về cùng hiệp thông cầu nguyện.
Theo truyền thống giáo hội, Lễ Truyền Dầu tổ chức vào sáng thứ Năm Tuần Thánh, nhưng do nhu cầu mục vụ cũng như những trở ngại khác về địa lí nên Đức cha quyết định rời lễ về trước một ngày, tức ngày thứ Tư để cử hành thánh lễ long trọng này.
Thánh lễ làm phép Dầu được diễn tiến với các phần chính yếu: Phụng vụ Lời Chúa - Các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa - Nghi thức làm phép Dầu và phụng vụ Thánh Thể.
Trong bài giảng, Đức cha Giuse đã giải thích ý nghĩa về 3 loại dầu chuẩn bị được thánh hiến và quảng diễn về mầu nhiệm cao cả của thiên chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo – những “người quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa”.
Ngài kêu gọi giáo dân hãy cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục của mình trung thành với ơn gọi và sứ vụ đã lãnh nhận.
Sau bài giảng, mọi người xúc động chứng kiến các linh mục với nến sáng trong tay, tập trung xung quanh giám mục của mình, lập lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh tác vụ linh mục với lời hứa TRUNG THÀNH – VÂNG PHỤC – PHỤNG SỰ CHÚA và GIÁO HỘI.
Thánh Lễ Truyền Dầu năm 2011 khép lại với bài cảm ơn của một vị đại diện cho giáo xứ Hữu Lễ và lời khen của Đức giám mục giáo phận dành cho giáo dân Thanh hóa đã tham dự thánh lễ cách nghiêm trang, sốt sắng dù ngồi giữa trời nắng… Ngài cũng cầu chúc mọi người một Tam Nhật Thánh nhiều ơn Chúa và đón mừng Đại Lễ Phục Sinh trong niềm vui và hạnh phúc…
Vân Sơn
Theo thông lệ từ 4 năm qua tại giáo phận Thanh Hóa, mỗi năm giáo phận chọn một giáo hạt để cử hành thánh Lễ Truyền Dầu, với mục đích để cho những giáo dân tại giáo hạt đó và các vùng phụ cận không có điều kiện đi tham dự, được tham dự và hiểu hơn về Lễ Truyền Dầu cũng như hiệp thông với lời tuyên hứa lại của linh mục trong ngày chịu chức trước mặt Đức giám mục Giáo phận.
Năm nay thánh lễ diễn ra tại giáo hạt Sông Chu và giáo xứ Hữu Lễ, được chọn làm địa điểm cử hành.
Xem hình lễ Truyền Dầu tại GP Thanh Hóa
Chủ tế thánh lễ là Đức giám mục Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh. Cùng đồng tế có linh mục đoàn Giáo phận, các thầy Phó tế, chủng sinh, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân trong giáo hạt Sông Chu cũng như các giáo xứ trong giáo phận về cùng hiệp thông cầu nguyện.
Theo truyền thống giáo hội, Lễ Truyền Dầu tổ chức vào sáng thứ Năm Tuần Thánh, nhưng do nhu cầu mục vụ cũng như những trở ngại khác về địa lí nên Đức cha quyết định rời lễ về trước một ngày, tức ngày thứ Tư để cử hành thánh lễ long trọng này.
Thánh lễ làm phép Dầu được diễn tiến với các phần chính yếu: Phụng vụ Lời Chúa - Các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa - Nghi thức làm phép Dầu và phụng vụ Thánh Thể.
Trong bài giảng, Đức cha Giuse đã giải thích ý nghĩa về 3 loại dầu chuẩn bị được thánh hiến và quảng diễn về mầu nhiệm cao cả của thiên chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo – những “người quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa”.
Ngài kêu gọi giáo dân hãy cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục của mình trung thành với ơn gọi và sứ vụ đã lãnh nhận.
Sau bài giảng, mọi người xúc động chứng kiến các linh mục với nến sáng trong tay, tập trung xung quanh giám mục của mình, lập lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh tác vụ linh mục với lời hứa TRUNG THÀNH – VÂNG PHỤC – PHỤNG SỰ CHÚA và GIÁO HỘI.
Thánh Lễ Truyền Dầu năm 2011 khép lại với bài cảm ơn của một vị đại diện cho giáo xứ Hữu Lễ và lời khen của Đức giám mục giáo phận dành cho giáo dân Thanh hóa đã tham dự thánh lễ cách nghiêm trang, sốt sắng dù ngồi giữa trời nắng… Ngài cũng cầu chúc mọi người một Tam Nhật Thánh nhiều ơn Chúa và đón mừng Đại Lễ Phục Sinh trong niềm vui và hạnh phúc…
Vân Sơn
Thánh lễ Truyền Dầu tại giáo phận Ban Mê Thuột
Anh Thư
20:19 20/04/2011
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ, ĐGM bày tỏ niềm vui trước sự hiện diện khoảng 120 linh mục và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận, đã qui tụ về nhà thờ Chính tòa, xung quanh Giám mục Giáo phận để tham dự thánh lễ làm phép Dầu. Các linh mục là những cộng tác viên của Giám mục, chia sẻ sứ vụ, được thánh hóa để xây dựng và hướng dẫn dân Chúa. Thánh lễ hôm nay biểu lộ sự kết hợp mật thiết giữa giám mục và các linh mục trong giáo phận. Sự hiệp thông này được thể hiện qua việc các linh mục lặp lại lời hứa khi lãnh nhận chức linh mục.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, dựa vào các bài đọc (Is. 61, 3-9; Kh 1, 5-8; Lc. 4, 16-21), ĐGM đã nhấn mạnh (click xem bài giảng) đến lòng yêu thương và bênh vực những người nghèo khổ, kẻ bị áp bức… là mệnh lệnh xưa Chúa truyền cho dân Israel phải thi hành (Xh 22, 20-23), và hôm nay cho những môn đệ Đức Kitô. Đức Giêsu được xức dầu tấn phong… và được sai đi “ loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Ngài đã “tự trở nên nghèo khó vì anh em, để làm cho anh em trở nên giàu có”. Các linh mục, những người đã chọn con đường hiến thân để tham dự vào công trình cứu thế của Ngài, cũng phải luôn sẵn sàng cùng đồng hành, chia sẻ nỗi khốn khổ của đoàn chiên trong tinh thần khiêm tốn và yêu thương.
Trước phép lành kết thúc thánh lễ, ĐGM thân mật tâm tình cùng cộng đoàn phụng vụ : Ngài cảm ơn các linh mục đã cộng tác với ngài trong việc rao giảng Tin Mừng và phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Ngài tha thiết mong các linh mục sống tinh thần khó nghèo và nhiệt thành dẫn dắt đoàn chiên trong Giáo phận. Ngài không quên cảm ơn giáo dân đã luôn hiệp thông với Giám mục một cách sâu sắc và kêu gọi mọi người không ngừng cầu nguyện cho Giám mục và các linh mục, tích cực đóng góp trong công việc đào tạo ơn gọi linh mục cho giáo phận nhà.
Thánh lễ kết thúc lúc 09g30 trong bầu khí thánh thiện và sốt sắng.
____________________________________________
Bài giảng của ĐGM Vinh Sơn trong thánh lễ làm phép Dầu
của GM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Lễ Dầu (Is.61, 3-9; Kh1, 5-8; Lc.4, 16-21)
Anh chị em thân mến,
Theo lời kể của thánh Luca, tại nguyện đường Nazaret, Chúa Giêsu đã áp dụng cho chính mình những lời tiên tri Isaia loan báo cho dân Do Thái sau khi từ nơi lưu đầy Babilon trở về, khi Người nói : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quí vị vừa nghe”.
“Hôm nay đã ứng nghiệm” không có nghĩa là Chúa Giêsu đã hoàn toàn thực hiện những lời tiên loan báo, vì đây là giai đoạn Chúa Giêsu bắt đầu sứ mệnh công khai của Người, nhưng muốn nói rằng “hôm nay bắt đầu một kỷ nguyên mới, thời đại của Đấng Messia, thời đại Thiên Chúa biểu lộ quyền năng của Ngài qua Đức Giêsu Kitô”. Thời đại của Đấng Mesia không giới hạn trong thời gian Chúa Giêsu sống tại thế, nhưng kéo dài từ khi Ngôi Lời nhập thể cho đến ngày Con Người trở lại trong vinh quang. Và trong thời gian đó, chúng ta, những người Kitô hữu, những người môn đệ của Đức Kitô, được tham dự vào công việc làm cho lời tiên tri tiếp tục được ứng nghiệm.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sứ mệnh ‘ Loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” : trong cách hiểu của Cựu ước, những người ngoại quốc, mồ côi góa bụa, đau yếu tật nguyền, được coi là những người nghèo, vì họ không có đủ khả năng để tự nuôi sống và là đối tượng của những sự bất công xã hội. Biết quan tâm đến người nghèo là đứng về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng bảo vệ họ : “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập. Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi : thế là vợ các ngươi sẽ thành góa bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút.” (Xh. 22, 20-23).
Người công chính bênh vực người nghèo không chỉ vì sợ Chúa trả oán, nhưng vì hiểu được niềm hạnh phúc của người hành động theo ý Chúa, “ Bởi vì tôi giải thoát người nghèo khổ kêu cầu, và trẻ mồ côi không ai giúp đỡ. Tôi được người hấp hối chúc lành, tôi đem lại niềm vui cho lòng góa phụ. Tôi mặc lấy đức công chính như áo che thân, lấy lẽ công minhlàm mũ đội đầu và áo khoác. Tôi nên mắt cho kẻ mù lòa, thành chân cho người què quặt. Tôi là cha của người nghèo túng, tôi xử kiện cho người xa lạ.” (Job 29, 12-16)
Tông đồ Phaolô còn hiểu người nghèo chính là Chúa Giêsu : “ Qủa thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2Co 8,9).
Chúa Giêsu đã làm cho người nghèo khó trở nên giàu có bằng cách yêu thương và cảm thông với nỗi đau của họ, cùng với họ tìm cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, và rồi Người mang lấy gánh nặng những đau khổ của họ về phía mình, khi trở thành kẻ bị những người lãnh đạo Do Thái tìm cách tiêu diệt.
Hãy xem cách Chúa Gêsu giúp cho người bất toại đã 38 năm nằm chờ được chữa lành ở hồ Bêt-da-tha (Ga5, 1-9), làm phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi đám đông theo Người trong hoang địa (Ga 6, 1-15), cách Người giúp phụ nữ ngoại tình tìm lại được con đường sống (Ga 9, 1-40), giúp người phung cùi được lành sạch (Lc 5, 12-14) ..v..v..
Trong cách hành động của Chúa Giêsu, Người luôn quan tâm đến con người đau khổ, nghèo khó, theo cách thức của Người Mục tử Nhân Hậu.
Anh em linh mục rất thân mến trong Chúa Kitô,
Loan báo Tin Mừng cho người nghèo không chỉ là nói về Chúa Giêsu, nói về công trình cứu chuộc của Người, nhưng còn phải làm cho thể hiện Tin Mừng của Chúa Giêsu nơi đời sống của người mục tử. Cũng như Chúa Giêsu, “ Đấng tự trở nên nghèo khó vì anh em, để làm cho anh em trở nên giàu có”, chúng ta, các linh mục của Chúa, cũng luôn sẵn sàng cùng đồng hành, chia sẻ những nỗi đau khổ, lắng lo thao thức của người tín hữu, để cùng với anh chị em mình tìm ra những lựa chọn, những lời giải đáp trong đức tin với đầy tình yêu thương, để chúng ta biết sống niềm vui của con cái Chúa trong đời sống trần thế đầy những khó khăn này. Đây là một đòi hỏi không dễ dàng thực hiện, nhưng đó chính là lựa chon của chúng ta, những người dám hiến thân cho Chúa để trở nên những cộng tác viên của Người. Chính Chúa Giêsu và cộng đoàn tín hữu tin tưởng, mong đợi được hưởng sự phục vụ trong yêu thương của các linh mục. Và chính trong khi phục vụ với tinh thần khiêm tốn và yêu thương như thế, người linh mục mới trở nên giống Chúa Giêsu, Người loan báo và thực hiện năm Hồng Ân của Thiên Chúa.
Thật là đẹp đẽ đáng chúc phúc cho cộng đoàn giáo hội cùng hiệp thông sống Tin Mừng và loan báo niềm vui được làm con cái Chúa. Trên tiến trình làm cho hoàn toàn ứng nghiệm lời của tiên tri Isaia công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, mọi thành phần dân Chúa, từ giám mục, linh mục, đến mọi người giáo dân, đều phải khiêm tốn sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Anh chị em hiểu được nổ lực của chính mình để trung thành với bổn phận và với tình yêu Chúa. Xin anh chị em hãy tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục, để các ngài luôn biết sống quảng đại và khiêm tốn hơn nữa trong trách vụ nặng nề của người mục tử. Dẫu cho các ngài đã cố gắng rất nhiều để yêu mến và phục vụ anh chị em, các ngài vẫn rất cần đến lời cầu nguyện và hi sinh của anh chị em để chu toàn xứng đáng trách nhiệm mục tử.
Giờ đây xin mời quí anh em lặp lại lời tuyên hứa trong ngày chúng ta nhận chức thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho chúng ta.
Thông báo Lễ tấn phong tân Giám mục phó Giáo phận Phú Cường
Lm Giuse Vũ Khắc Anh Tâm
20:22 20/04/2011
Giáo phận Phú Cường hân hoan kính báo:
Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm
Linh Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước
làm giám mục phó giáo phận Phú Cường.
Thánh lễ tấn phong sẽ được cử hành tại Nhà Chung Giáo phận Phú Cường,
số 104 Lạc Long Quân, Tx. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Vào lúc 8g00, Thứ Sáu, ngày 29/4/2011
Trân trọng kính mời quý vị đền hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức tân giám mục trogn sứ vụ mới.
Hân hạnh đón tiếp
+ GM Phêrô Trần Đình Tứ
Giám mục giáo phận Phú Cường
TIỂU SỬ TÂN GIÁM MỤC PHÓ GIUSE NGUYỄN TẤN TƯỚC
- 22/09/1958: Sinh tại giáo xứ Mỹ Hảo, xã Chánh Hiệp (nay là xã Chánh Mỹ), thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, giáo phận Phú Cường.
- 1971: Vào tiểu chủng viện thánh Giuse Phú Cường.
- 1978: Theo học chương trình Đại Chủng Viện tại giáo phận Phú Cường.
- 04/04/1991: thụ phong linh mục tại nhà thờ chính toà Phú Cường, do Đức Cha Louis Hà kim Danh.
- Từ 08/05/1991 đến 02/12/1999: Phục vụ tại giáo xứ Thala, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh: Phụ tá cho cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị, rồi làm chính xứ sau khi cha Gioakim Nghị qua đời vào ngày 15/07/1995.
- Từ 02/12/1999-11/07/2006: Du học tại Học Viện Công Giáo Paris (Pháp).
- 12/07/2006 đến nay: đặc trách ơn gọi linh mục giáo phận và phục vụ tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Phú Cường.
- 14/3/2011: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Phú Cường
Khẩu Hiệu: “Ngài Phải Lớn Lên” (Ga 3,30)
Thánh Lễ làm phép dầu tại Tổng Giáo Phận Huế
Trương Trí
23:40 20/04/2011
Trong bầu khí mát dịu ban mai cuối mùa Xuân, mọi thành phần Dân Chúa lủ lượt tiến về nhà thờ chính tòa Phủ Cam để tham dự thánh lễ Làm Phép Dầu do Đức Tổng Giám mục chủ sự. Thánh lễ duy nhất sáng hôm nay trên toàn giáo phận, nên Đức Giám mục phụ tá, Đức Đan phụ Dòng Thiên An và hầu hết các linh mục trong giáo phận đều tham dự đồng tế.
Đại diện các Hội đồng giáo xứ, các Hội đoàn cùng với đại diện các dòng tu Nam Nữ đều trang trọng với từng trang phục riêng biệt rước đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ trong tiếng kèn trống hân hoan. Nhấn mạnh đến Thánh lễ Làm Phép Dầu, trong phần dẫn nhập, linh mục Georgio Nguyễn Thành Phương đã diễn giải cho cộng đoàn về ý nghĩa của thánh lễ, Ngài nói: “Sáng thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của giáo hội, mỗi giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất. Đó là lễ Dầu do Đức Giám mục giáo phận chủ tế tại nhà thờ chính tòa của Giáo phận. Vì thế, mọi thành phần Dân Chúa: Linh Mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân đều quy tụ về ngôi nhà thờ Chính Tòa. Hiệp cùng với vị Giám mục sốt sắng cử hành Mầu Nhiệm Thánh.”
Cộng đoàn dân Chúa sốt sắng đón nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục.
Thánh lễ long trọng này, như lời của linh mục dẫn lễ: Thánh lễ làm phép Dầu sáng hôm nay cũng làm nỗi bật chức tư tế viên mãn của vị Giám Mục, Đấng kế vị các Tông Đồ, trong sự hiệp thông huynh đệ của Linh Mục Đoàn, cùng với sự hiệp thông lời cầu nguyện với lòng tri ân của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Thánh lễ làm phép Dầu cũng là thánh cầu nguyện cho các Linh Mục được ơn yêu mến Chúa, yêu mến Hội Thánh và các linh hồn, trung thành với sứ vụ Tư Tế, Ngôn Sứ và Lãnh Đạo của mình. Vì thế, trong thánh lễ này, Đức Tổng Giám mục cũng đã mời gọi các linh mục lập lại lời tuyên hứa khi thụ phong linh mục.
Đại diện các linh mục và các thành phần dân Chúa tiến dâng các loại Dầu, Bánh Rượu, Gạo và Hoa Quả. Đức Tổng Giám mục đón nhận dâng lên Bàn thờ. Biểu tỏ lòng tri ân và thần phục đối với Thiên Chúa.
Dầu ÔLiu được chiết xuất từ quả Ôliu. Là dược phẩm. Các vua và các tư tế được xức dầu là dấu hiệu phẩm giá và trách nhiệm, cũng như biểu tượng sức mạnh đến từ Thiên Chúa, bằng chính Đấng đã được tượng trưng bằng Dầu, tức là bằng Thánh Thần của Chúa.
Bánh rượu, gạo và hoa quả là những thành quả lao động của con người đem lại cho con người sức sống và niềm vui.
Hương Trầm tượng trưng cho lời cầu nguyện thiêng liêng của cộng đoàn dân Chúa bay lên trước Tôn Nhan Ngài.
Sau khi đón nhận các loại dầu, Đức Tổng Giám mục long trọng làm phép. Đức Giám mục phụ tá, Đức Đan Phụ và các linh mục vây quanh bàn thờ bên Đức Tổng Giám mục để hiệp cùng với Ngài trong nghi thức làm phép Dầu Thánh.
Dầu Bệnh nhân là ơn trợ lực của Thiên Chúa để chữa lành các linh hồn, có sức lướt qua mọi đau khổ về thể xác với lòng tin cậy vững vàng vào Chúa.
Dầu Dự Tòng: những người được xức dầu nhờ ơn cứu chuộc của Chúa KiTô, được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm, bước vào con đường ánh sáng nhờ sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa.
Dầu Thánh chỉ được Đức Giám Mục Thánh hiến vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài hòa thêm hương liệu vào Dầu như dấu chỉ sự sung mãn của Chúa KiTô. Dầu Thánh mang tên Chúa KiTô, dung để xức cho người chịu phép rẳ tội, nhận bí tích Thêm Sức. Cho các Linh mục và Giám mục khi thụ phong. Dầu Thánh còn dung để Thánh hiến Bàn thờ.
Thánh lễ diễn ra thật long trọng và đầy trang nghiêm, trong phần phụng vụ lời Chúa được cử hành xen lẫn những kinh bằng tiếng LaTinh với phần nhạc đệm do các nhạc công là những Nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá với những nhạc cụ cổ truyền dân tộc.
Kết thúc thánh lễ, mọi người ra về sau khi đón nhận phép làng của Đức Tổng Giám mục.
Đại diện các Hội đồng giáo xứ, các Hội đoàn cùng với đại diện các dòng tu Nam Nữ đều trang trọng với từng trang phục riêng biệt rước đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ trong tiếng kèn trống hân hoan. Nhấn mạnh đến Thánh lễ Làm Phép Dầu, trong phần dẫn nhập, linh mục Georgio Nguyễn Thành Phương đã diễn giải cho cộng đoàn về ý nghĩa của thánh lễ, Ngài nói: “Sáng thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của giáo hội, mỗi giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất. Đó là lễ Dầu do Đức Giám mục giáo phận chủ tế tại nhà thờ chính tòa của Giáo phận. Vì thế, mọi thành phần Dân Chúa: Linh Mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân đều quy tụ về ngôi nhà thờ Chính Tòa. Hiệp cùng với vị Giám mục sốt sắng cử hành Mầu Nhiệm Thánh.”
Cộng đoàn dân Chúa sốt sắng đón nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục.
Thánh lễ long trọng này, như lời của linh mục dẫn lễ: Thánh lễ làm phép Dầu sáng hôm nay cũng làm nỗi bật chức tư tế viên mãn của vị Giám Mục, Đấng kế vị các Tông Đồ, trong sự hiệp thông huynh đệ của Linh Mục Đoàn, cùng với sự hiệp thông lời cầu nguyện với lòng tri ân của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
Thánh lễ làm phép Dầu cũng là thánh cầu nguyện cho các Linh Mục được ơn yêu mến Chúa, yêu mến Hội Thánh và các linh hồn, trung thành với sứ vụ Tư Tế, Ngôn Sứ và Lãnh Đạo của mình. Vì thế, trong thánh lễ này, Đức Tổng Giám mục cũng đã mời gọi các linh mục lập lại lời tuyên hứa khi thụ phong linh mục.
Đại diện các linh mục và các thành phần dân Chúa tiến dâng các loại Dầu, Bánh Rượu, Gạo và Hoa Quả. Đức Tổng Giám mục đón nhận dâng lên Bàn thờ. Biểu tỏ lòng tri ân và thần phục đối với Thiên Chúa.
Dầu ÔLiu được chiết xuất từ quả Ôliu. Là dược phẩm. Các vua và các tư tế được xức dầu là dấu hiệu phẩm giá và trách nhiệm, cũng như biểu tượng sức mạnh đến từ Thiên Chúa, bằng chính Đấng đã được tượng trưng bằng Dầu, tức là bằng Thánh Thần của Chúa.
Bánh rượu, gạo và hoa quả là những thành quả lao động của con người đem lại cho con người sức sống và niềm vui.
Hương Trầm tượng trưng cho lời cầu nguyện thiêng liêng của cộng đoàn dân Chúa bay lên trước Tôn Nhan Ngài.
Sau khi đón nhận các loại dầu, Đức Tổng Giám mục long trọng làm phép. Đức Giám mục phụ tá, Đức Đan Phụ và các linh mục vây quanh bàn thờ bên Đức Tổng Giám mục để hiệp cùng với Ngài trong nghi thức làm phép Dầu Thánh.
Dầu Bệnh nhân là ơn trợ lực của Thiên Chúa để chữa lành các linh hồn, có sức lướt qua mọi đau khổ về thể xác với lòng tin cậy vững vàng vào Chúa.
Dầu Dự Tòng: những người được xức dầu nhờ ơn cứu chuộc của Chúa KiTô, được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm, bước vào con đường ánh sáng nhờ sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa.
Dầu Thánh chỉ được Đức Giám Mục Thánh hiến vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài hòa thêm hương liệu vào Dầu như dấu chỉ sự sung mãn của Chúa KiTô. Dầu Thánh mang tên Chúa KiTô, dung để xức cho người chịu phép rẳ tội, nhận bí tích Thêm Sức. Cho các Linh mục và Giám mục khi thụ phong. Dầu Thánh còn dung để Thánh hiến Bàn thờ.
Thánh lễ diễn ra thật long trọng và đầy trang nghiêm, trong phần phụng vụ lời Chúa được cử hành xen lẫn những kinh bằng tiếng LaTinh với phần nhạc đệm do các nhạc công là những Nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá với những nhạc cụ cổ truyền dân tộc.
Kết thúc thánh lễ, mọi người ra về sau khi đón nhận phép làng của Đức Tổng Giám mục.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đối thoại với Cộng Sản: ngây thơ, ảo tưởng và tham vọng
Trần Dũng Lạc
08:53 20/04/2011
LTS>: Để rộng đường dư luận và đào sâu vấn đề "đối thoại" chúng tôi cho đăng bài thư hai sau đây ">ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG SẢN: NGÂY THƠ, ẢO TƯỞNG VÀ THAM VỌNG" của tác giả Trần Dũng Lạc. Những suy tư và nhận định của tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của VietCatholic.
ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG SẢN: NGÂY THƠ, ẢO TƯỞNG VÀ THAM VỌNG
Đọc phát biểu mới đây của Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân tại Hoa kỳ, tui vừa khâm phục vừa cảm thông với ngài. Tui rất chịu vị Hồng Y Giuse Trần nhật Quân của Hồng Kông xưa và của Trung Quốc nay vì ngài hưu rồi mà chưa chịu nghỉ, vẫn canh cánh trong lòng thao thức thấp thỏm cho quê hương đất nước và đặc biệt cho Giáo hội Hoa Lục, một Giáo hội mà lịch sử là đau thương, là chia cắt, là tù đày bắt bớ cho đến tận thiên niên kỷ thứ 3 này, nhứt là ngài tiếp tục lên tiếng dầu là một tiếng nói cô đơn, lạc lõng, hổng ai muốn nghe, Nhà Nước hổng muốn nghe là cái chắc vì ngài nói huỵch tẹt những âm mưu thủ đoạn của họ, cũng như của Giáo hội quốc doanh và Ủy ban Đoàn kết Công giáo mà Lưu bách Niên cầm đầu, đau đớn cho ngài là Tòa Thánh như cũng hổng muốn nghe, có vẻ như Tòa Thánh muốn nghe những báo cáo nhẹ nhàng với những hứa hẹn thành công như của linh mục Jeroom Heynryckx cho rằng vị Hồng Y già cả này quá khích hay gây rối. Nhưng sau biến cố Thừa Đức, có ai còn ảo tưởng nữa không? Vậy mà linh mục người Bỉ này vẫn còn gân cổ lên kêu gọi phải đối thoại bằng mọi giá, rằng cuộc tấn phong bất hợp pháp Giám mục Quách Kim Tài là tốt đẹp!!! Thiệt cám ơn Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân hết sức, dầu già cả mệt mỏi, dầu người nghe kẻ không, vẫn cất lên tiếng nói của sự thực, nhờ đó cảnh tỉnh một số người mê muội và khích lệ một số người nản lòng muốn bỏ cuộc trước sự dữ.
Ngó tới rồi lại ngó lui, nhìn người rồi lại nhìn ta thầm ước phải chi Việt Nam ta có một vị như Đức Hồng Y Trần nhật Quân, ngài là người của công đồng Vatican II đó chớ, là người được sống tự do ở Hồng Kông nhiều năm trước khi vùng đất này thuộc về Trung Quốc đó chớ, mà sao ngài vẫn đấu tranh cho dầu ngài biết bị mang tiếng là “đối đầu” trong khi đó những vị sống tại Hoa Lục lâu năm, không biết đến công đồng Vatican II, không được nếm mùi tự do lại hoàn toàn ngoan ngoãn “đối thoại” vâng lời và tuân hành ý Nhà Nước, khác hẳn với một vị của ta, lúc nào cũng lên án miền Bắc là “đối đầu” theo tinh thần Vatican I, chỉ có mình ngài là “đối thoại” theo tinh thần Vatican II, mong sao ngài nhìn vào tấm gương Đức Hồng Y Trần nhật Quân một chút thôi thì Việt nam đỡ khổ lắm!
Nói thiệt có suy nghĩ một chút và trong thời đại “đối thoại” thay đối đầu, ai mà không muốn đối thoại, nhứt là khi người đối thoại nắm quyền lực luôn muốn chà đạp kẻ đối đầu thì kẻ đối đầu chỉ có nước bể đầu thôi. Cực chẳng đã mới phải đối đầu, mới phải chịu tiếng quá khích, hay gây rối chớ ai không muốn được tiếng là dễ thương, là nhẹ nhàng, là dùng đường lối mềm dẻo mà thành công. Nhưng nhìn lại lịch sử, qua những kinh nghiệm thực tế sao thấy “đối thoại” mà ngán ngẩm, hổng biết tui có bi quan hay là thiên kiến không nghen, nhưng tui thấy hầu hết những người chủ trương đối thoại về phía Nhà Nước đều âm mưu thủ đoạn gian dối lọc lừa, còn về phía Giáo Hội đều ngây thơ, ảo tưởng và có tham vọng, hổng nói bâng quơ đâu nghe, nói có sách mách có chứng đàng hoàng đó nghen.
Tui hổng rành lắm về chính trị, nhưng nghe nói lại thì thấy những chiêu bài của đảng cộng sản như “đối thoại”, “hợp tác” đều là lường gạt hết thảy. Tòa Thánh đã thu lợi được gì từ Ospolitik của Đức Hồng Y Casaroli với các nước Đông Âu hay là chỉ những lời hứa hẹn hão huyền và những thất bại cay đắng.
Tại Việt Nam thì các đảng phái chính trị đều có kinh nghiệm ê chề. Thời cách mạng còn phôi thai, Việt Minh đã liên kết mọi đảng phái để tập hợp lực lượng đánh đuổi ngoại xâm, dành độc lập. Thời đó các đảng phái đều nức lòng phấn khởi tập họp lại chung sức chung lòng cho đến nỗi cả khối Công giáo cũng tích cực tham gia như Đức Cha Tađêô Lê hữu Từ nhận làm Cố vấn cho Chủ tịch Hồ chí Minh khi ông này đến tận Đan viện Nho quan để thỉnh cầu và Đức Cha Hoàng văn Đoàn đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ cũng như nhiệt liệt ủng hộ tuần lễ vàng, Đức Cha Phaolo Lê đắc Trọng thời ấy còn là chủng sinh đã hăng hái tham gia mít tinh mừng độc lập, cha Gioan Đỗ Tông, cầm cờ đi đầu, và khi thấy đoàn chủng sinh đứng xa lễ đài, chủ tịch Hồ chí Minh đã kêu gọi đoàn đến sát lễ đài hơn, còn các đảng phái thì khỏi nói, nào là Phục Quốc, nào là Quốc Dân Đảng … tất cả đều về dưới cờ Việt Minh.
Nhưng khi đảng đã nắm quyền rồi thì sao? Lập tức mặt thật phơi bày với các cuộc thanh trừng đẫm máu đến nỗi Nguyễn hải Thần và Nhất Linh phải cao chạy xa bay, các Đức Cha Lê hữu Từ và Hoàng văn Đoàn rút lui và sau đó vào Nam. Cứ nhìn vào các đảng phái do chính Nhà Nước này lập nên như Dân Chủ thì thấy, chỉ một thời gian sau là chết ngỏm. Đó là một kinh nghiệm về “hợp tác” và “đối thoại”. Khỏi cần nói tới những đảng phái vốn không cùng lý tưởng với cộng sản, nhưng hãy nói ngay tới Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vốn là con đẻ của đảng hết mình vì đảng, vậy mà sau ngày cách mạng thành công họ đã được những gì, hãy hỏi các bậc kháng chiến lão thành như Nguyễn văn Trấn, Nguyễn Hộ… thì rõ.
Khi đất nước còn bị phân chia hai miền Nam – Bắc, tui hổng rõ lắm về cuộc đối thoại giữa tổng thống Ngô đình Diệm, ông cố vấn Ngô đình Nhu và chủ tịch Hồ chí Minh, nhưng về tổng thống cuối cùng thì hỏi ai có thể quên cho được. Ông Dương văn Minh được bầu lên cùng với ông Trần văn Hương và cộng sản bắn tiếng rằng chỉ đối thoại với ông Dương văn Minh mà thôi. Ông Dương văn Minh cũng tưởng rằng mình là người quan trọng có thể cứu được đất nước khỏi đổ máu và miền Nam được giữ đúng vị trí trung lập như hiệp định Paris qui định nên ông mới nói với ông Trần văn Hương vốn là người có uy tín và là thầy dạy ông : “Thầy đã hi sinh tới mức này, xin thày hi sinh một bước nữa cho trọn, nhường cho tui làm Tổng Thống”. Cũng tưởng rằng như thế là có lợi cho đất nước, ông Trần văn Hương đã đồng ý. Tới ngày 30-04-1975, ông Dương văn Minh qua trung gian của một thày chùa có liên lạc với cộng sản, trước đó chính vị thày chùa này cho biết đảng chỉ đồng ý đối thoại với tướng Dương văn Minh và hứa chắc chắn sẽ làm trung gian đưa cách mạng tới đàm phán, nhưng khi Sài gòn thất thủ, vị thày chùa này nói với ông Dương văn Minh rằng : “Tui hổng còn làm gì được để giúp tổng thống, tổng thống hãy tự cứu mình” tới nước đó, ông Dương văn Minh chỉ còn biết than trời :”Dzậy là thày giết tui rồi”. Khi quân cách mạng tiến vào Dinh Độc Lập, ông Dương văn Minh nói: “Tui đang đợi anh em đến để làm thủ tục bàn giao” thì được quân cách mạng trả lời : “Không có bàn giao gì hết, ông chỉ còn một việc là tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. Đau đớn chưa kinh nghiệm “đối thoại” và “hợp tác” với cộng sản. Hổng biết ông Tướng Hoa Lan này khi chết có để lại hồi ký gì không, nhưng theo cách ông hành xử khi còn sống có lẽ ông đành ngậm đắng nuốt cay giữ kinh nghiệm đau thương bị lừa dối này đem xuống âm phủ luôn. Thiệt quá ê chề.
Ngoài đời thì như vậy, còn trong đạo thì sao? Có những vị chỉ vì chưa có kinh nghiệm, dễ tin nên bị lừa trong một thời gian rồi sau đó tỉnh ngộ như một vài giám mục và linh mục, kể cả những người chỉ phấn khởi trong những ngày mới dành được độc lập, sau đó phải ngậm ngùi chia tay màu cờ đỏ, có những người phải mất một thời gian lâu hơn mới biết được sự thật như vài linh mục có thế giá, đã có một thời bị lừa dối nên dưới chế độ đệ nhị Cộng hòa đã quyết liệt phản đối ông Thiệu, vận động cải thiện chế độ lao tù cho tù nhân cộng sản tại Côn Đảo, đã vào bưng gặp gỡ cách mạng, trong thời gian còn kháng chiến, mạnh mẽ ủng hộ đảng với tạp chí Đứng Dậy, Đồng Dao…mãi cho đến khi cách mạng thành công, báo Đứng Dậy được tiếp tục một thời gian rồi bị đóng cửa vĩnh viễn, bấy giờ các vị mới hoàn toàn thông hiểu việc “đối thoại và hợp tác với Nhà Nước” thực sự là gì và phải có thái độ nào mới phù hợp với cộng sản.
Trong hàng giám mục cũng có những vị chỉ phấn khởi trong những ngày đầu cách mạng như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn kim Điền, đã mau chóng khích lệ giáo dân sống đạo thời cách mạng bằng cuốn giáo lý “Tôi vui sống” rất tích cực, nhưng chẳng bao lâu, ngài đã hoàn toàn thay đổi thái độ khi thấy rằng chẳng thể ngây thơ và ảo tưởng mà đối thoại với đảng cộng sản được. Có vị kia rất gần gũi với Nhà Nước nhưng từ khi biến cố Tòa Khâm Sứ nổ ra thái độ của ngài có nhiều thay đổi, nói sự thật nhiều hơn. Chỉ còn một số rất ít giám mục và linh mục xem ra kiên định trong đường lối “đối thoại”và “đối thoại bằng mọi giá”. Các vị này chủ trương “đối thoại” tuy ở nhiều cấp độ khác nhau và dưới nhiều sắc thái khác nhau và vô tình đều đi tới một vài điểm chung là làm lợi cho cộng sản và làm hại cho Giáo hội nhiều khi đi đến chỗ chống báng lại Tòa Thánh.
Đối thoại sao được khi vì muốn “đối thoại” với đảng cộng sản mà hổng dám nói một lời bênh vực vị Chủ Chăn của mình dù vị này vô tội? Người giáo dân Sàigon phải cúi đầu xuống tủi nhục vì vết nhơ này (may mà hình như cũng có một số nhỏ linh mục và giáo dân bênh vực vị chủ chăn đó). Đối thoại sao được khi để cho các linh mục đảng viên lộng hành thao túng trong giáo phận suốt nhiều thập niên? Đối thoại kiểu gì mà tham quyền cố vị đi với Nhà Nước ngăn cản việc bổ nhiệm của Tòa Thánh?
Đối thoại kiểu gì mà phải báo cáo mọi việc của HĐGM cho Nhà Nước, một nhân viên cao cấp thuộc Ban Tôn Giáo tự hào khoe rằng tại hội nghị thường niên, HĐGM làm gì chúng tôi đều biết, thậm chí vị nào phát biểu gì chúng tôi đều rõ, vì thế những văn bản như thư chung của HĐGM, Nhà Nước đều biết nội dung trước khi công bố nên đã nhiều lần can thiệp bắt sửa đổi và vì biết trong hội nghị ai đã phát biểu gì nên có thái độ trả đũa như không chấp thuận Đức cha Hòa về Hà nội. Là đối thoại hay sao khi báo cáo danh sách ứng viên giám mục của cả Việt Nam cho Nhà Nước trong khi đây là việc tuyệt mật của Tòa Thánh trực thuộc trực tiếp vào Đức Thánh Cha? Một điều thấy rõ là từ khi những vị “đối thoại bằng bất cứ giá nào” thôi đi họp thì hội nghị của HĐGM mới hết rò rỉ thông tin.
Đối thoại kiểu gì mà phải đi ngược đức tin của mình khi vào hùa với Nhà Nước chống việc phong thánh, lên án cha mình là các thánh tử đạo? Đối thoại kiểu gì mà nghe theo chỉ thị của Nhà Nước chống lại mẹ của mình là Đức Mẹ Lavang, trong khi giáo dân toàn quốc nô nức kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lavang lại viết bài công kích mẹ Lavang? Đối thoại kiểu gì mà phản bội người anh em của mình khi vụ Tòa Khâm Sứ nổ ra, toa rập với thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, hòng bứng Đức Tổng Giuse ra khỏi Hà nội. Trong việc này chúng tôi có hỏi Đức Tổng Giuse thì ngài chỉ mỉm cười đáp: “Mọi sự ở trong thánh ý Chúa hết”.
Tại sao các ngài lại chủ trương “đối thoại” và đi đến những việc làm không lường được hậu quả như thế, sau một thời gian nhìn lại có thể thấy một vài lý do, đó là do tham vọng, ảo tưởng và ngây thơ.
Đa số những vị này đều có tham vọng làm được một kỳ tích. Từ khi xuất hiện cho tới nay, cộng sản không hề đối thoại và nhượng bộ trong đối thoại, chính vì thế cộng sản kích thích đối thoại, việc đối thoại với cộng sản là không có thể, điều đó kích thích người ta tìm cách đối thoại, và những người tự hào mình có khả năng, có trí thức tìm cách đối thoại với cộng sản vì tự tin vào khả năng của mình và có tham vọng tạo nên kỷ tích từ trước đến nay chưa ai làm được. Ngay cả Bộ Truyền Giáo mà Đức Hồng Y Trần nhật Quân đề cập tới cũng thế, muốn tạo nên kỳ tích trong thời đại của mình, Giáo hội Trung Quốc gặp gian nan khốn khó, từ trước đến nay Nhà Nước không chịu đối thoại, nay ta đối thoại được là thành công rồi, và nếu thiết lập được bang giao thì đó là lịch sử. Có thể đây là một tham vọng thánh thiện muốn phục vụ Giáo hội, muốn điều tốt cho Giáo hội, nhưng tham vọng là tham vọng và bao giờ nó cũng chỉ là tham vọng với đầy đủ nghĩa xấu của nó với những nết xấu đi kèm là kiêu căng tự mãn : “Phải là người trí thức, có bản lãnh như ta mới đối thoại được”.
Đa số đều có ảo tưởng là có thể đối thoại với cộng sản, ảo tưởng này có thể do tự đề cao chính mình hoặc cũng có thể do cộng sản vẽ ra để tâng bốc cho đối phương vào mê hồn trận cho dễ lợi dụng như trường hợp ông tướng Dương văn Minh là cụ thể, ông đã nghĩ chỉ có mình có khả năng đối thoại, đảng cộng sản chỉ chọn ông là người đối thoại, ông có ảo tưởng và ảo tưởng đó được cộng sản bơm lên cho thành thứ bong bóng mầu sắc đẹp đẽ nhưng cuối cùng nổ tung cuốn theo tất cả không chỉ sự nghiệp mà cả danh dự và nhất là quyền lợi thiêng liêng của cả đất nước dân tộc. Với các vị lãnh đạo trong nhà đạo cũng thế, cộng sản tâng bốc rằng chỉ có các vị là đối thoại được, chỉ có các vị nói là chúng tôi nghe được, chỉ có các vị là người yêu nước vì yêu xã hội chủ nghĩa, chỉ có các vị đem lại lợi ích cho đất nước vì biết hi sinh quyền lợi của tôn giáo. Đức cha Nguyễn sơn Lâm lúc cuối đời đã thú nhận : Thời của chúng tôi, chúng tôi đều nghĩ rằng mình có thể đi vào xã hội, tiếp cận với cộng sản, đối thoại và thuyết phục được cộng sản để làm lợi ích cho Giáo hội, sau đó tuy không nói ra nhưng thái độ của ngài cho thấy ngài đã hết ảo tưởng về khả năng đó, vậy mà hiện nay vẫn còn người nuôi ảo tưởng đó.
Đa số đều ngây thơ, vì ngây thơ nên mới có ảo tưởng, vì ngây thơ nên mới bị cộng sản cho vào tròng, thật lạ lùng chính những người tự hào là thông minh khôn khéo nhất, chính những bậc trí thức tài ba lỗi lạc nhất lại là những người quá ngây thơ bị cộng sản cho vào bẫy, ngây thơ đưa đến hậu quả kép ngược đời và tai hại, một đàng ngây thơ nên rất sợ Nhà Nước, từ sợ làm Nhà Nước buồn lòng đến sợ Nhà Nước trừng phạt, trong khi đó vì ngây thơ nên rất dễ tin những hứa hẹn của Nhà Nước, rất háo danh, ham hố chức quyền, ham hố huân chương, chí ít là ham hố những lời nịnh hót của Nhà Nước phong các vị đó lên hàng cứu tinh của đạo giáo.
Trách nhiệm phần nào thuộc các quan chức cao cấp trong Giáo Hội, trong một thế giới thiếu thông tin và bưng bít như thế giới cộng sản, các ngài quá tin những gì người ta báo cáo, nhất là những báo cáo ngọt ngào bùi tai cho rằng người này người kia có thể làm trung gian và những người “trung” ít “gian” nhiều này đánh bóng tô hồng những kết quả do đối thoại đem đến, như tại Trung Quốc hiện nay, các ngài đã làm gì với linh mục Jeroom Heynrickx và những báo cáo của ông để phải nhận những nhục nhã do những nhượng bộ đối với Trung quốc hôm nay. Một thái độ khác của các ngài rất đáng cho ta sợ hãi đó là những người theo Nhà Nước chống Giáo Hội thì vẫn bình an vô sự trong khi những người vì Giáo Hội mà chống Nhà Nước thì cuối cùng bị bỏ rơi, kết cục đau buồn cô đơn, chẳng ai bênh vực, trường hợp Đức Hồng Y Mindzenty của Hungary còn đó. Vậy thì cứ việc theo Nhà Nước chống Giáo Hội, điều đó chỉ có lợi cho bản thân thôi, dại gì bảo vệ công lý và sự thật làm gì cho mệt thân, bị Nhà Nước thù hằn đã đành mà rồi cuối cùng bị chính anh em bỏ rơi, bạc đãi nữa.
Đến đây tui hết muốn viết nữa, thấy bùi ngùi chua xót quá, khi trong đầu quay cuồng câu hỏi : Giáo hội ta có còn đặt trọng tâm vào rao truyền và bảo vệ chân lý bằng mọi giá kể cả chịu mất mạng sống của mình hay không? Hay là bây giờ phải đối thoại bằng mọi giá kể cả phải hi sinh giáo lý của mình, đức tin của mình, và nhân sự của mình? Ta đã trở thành thực dụng rồi sao. Thưa Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân, con rất yêu mến ngài và con rất hân hạnh được cùng họ với ngài.
ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG SẢN: NGÂY THƠ, ẢO TƯỞNG VÀ THAM VỌNG
Đọc phát biểu mới đây của Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân tại Hoa kỳ, tui vừa khâm phục vừa cảm thông với ngài. Tui rất chịu vị Hồng Y Giuse Trần nhật Quân của Hồng Kông xưa và của Trung Quốc nay vì ngài hưu rồi mà chưa chịu nghỉ, vẫn canh cánh trong lòng thao thức thấp thỏm cho quê hương đất nước và đặc biệt cho Giáo hội Hoa Lục, một Giáo hội mà lịch sử là đau thương, là chia cắt, là tù đày bắt bớ cho đến tận thiên niên kỷ thứ 3 này, nhứt là ngài tiếp tục lên tiếng dầu là một tiếng nói cô đơn, lạc lõng, hổng ai muốn nghe, Nhà Nước hổng muốn nghe là cái chắc vì ngài nói huỵch tẹt những âm mưu thủ đoạn của họ, cũng như của Giáo hội quốc doanh và Ủy ban Đoàn kết Công giáo mà Lưu bách Niên cầm đầu, đau đớn cho ngài là Tòa Thánh như cũng hổng muốn nghe, có vẻ như Tòa Thánh muốn nghe những báo cáo nhẹ nhàng với những hứa hẹn thành công như của linh mục Jeroom Heynryckx cho rằng vị Hồng Y già cả này quá khích hay gây rối. Nhưng sau biến cố Thừa Đức, có ai còn ảo tưởng nữa không? Vậy mà linh mục người Bỉ này vẫn còn gân cổ lên kêu gọi phải đối thoại bằng mọi giá, rằng cuộc tấn phong bất hợp pháp Giám mục Quách Kim Tài là tốt đẹp!!! Thiệt cám ơn Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân hết sức, dầu già cả mệt mỏi, dầu người nghe kẻ không, vẫn cất lên tiếng nói của sự thực, nhờ đó cảnh tỉnh một số người mê muội và khích lệ một số người nản lòng muốn bỏ cuộc trước sự dữ.
Ngó tới rồi lại ngó lui, nhìn người rồi lại nhìn ta thầm ước phải chi Việt Nam ta có một vị như Đức Hồng Y Trần nhật Quân, ngài là người của công đồng Vatican II đó chớ, là người được sống tự do ở Hồng Kông nhiều năm trước khi vùng đất này thuộc về Trung Quốc đó chớ, mà sao ngài vẫn đấu tranh cho dầu ngài biết bị mang tiếng là “đối đầu” trong khi đó những vị sống tại Hoa Lục lâu năm, không biết đến công đồng Vatican II, không được nếm mùi tự do lại hoàn toàn ngoan ngoãn “đối thoại” vâng lời và tuân hành ý Nhà Nước, khác hẳn với một vị của ta, lúc nào cũng lên án miền Bắc là “đối đầu” theo tinh thần Vatican I, chỉ có mình ngài là “đối thoại” theo tinh thần Vatican II, mong sao ngài nhìn vào tấm gương Đức Hồng Y Trần nhật Quân một chút thôi thì Việt nam đỡ khổ lắm!
Nói thiệt có suy nghĩ một chút và trong thời đại “đối thoại” thay đối đầu, ai mà không muốn đối thoại, nhứt là khi người đối thoại nắm quyền lực luôn muốn chà đạp kẻ đối đầu thì kẻ đối đầu chỉ có nước bể đầu thôi. Cực chẳng đã mới phải đối đầu, mới phải chịu tiếng quá khích, hay gây rối chớ ai không muốn được tiếng là dễ thương, là nhẹ nhàng, là dùng đường lối mềm dẻo mà thành công. Nhưng nhìn lại lịch sử, qua những kinh nghiệm thực tế sao thấy “đối thoại” mà ngán ngẩm, hổng biết tui có bi quan hay là thiên kiến không nghen, nhưng tui thấy hầu hết những người chủ trương đối thoại về phía Nhà Nước đều âm mưu thủ đoạn gian dối lọc lừa, còn về phía Giáo Hội đều ngây thơ, ảo tưởng và có tham vọng, hổng nói bâng quơ đâu nghe, nói có sách mách có chứng đàng hoàng đó nghen.
Tui hổng rành lắm về chính trị, nhưng nghe nói lại thì thấy những chiêu bài của đảng cộng sản như “đối thoại”, “hợp tác” đều là lường gạt hết thảy. Tòa Thánh đã thu lợi được gì từ Ospolitik của Đức Hồng Y Casaroli với các nước Đông Âu hay là chỉ những lời hứa hẹn hão huyền và những thất bại cay đắng.
Tại Việt Nam thì các đảng phái chính trị đều có kinh nghiệm ê chề. Thời cách mạng còn phôi thai, Việt Minh đã liên kết mọi đảng phái để tập hợp lực lượng đánh đuổi ngoại xâm, dành độc lập. Thời đó các đảng phái đều nức lòng phấn khởi tập họp lại chung sức chung lòng cho đến nỗi cả khối Công giáo cũng tích cực tham gia như Đức Cha Tađêô Lê hữu Từ nhận làm Cố vấn cho Chủ tịch Hồ chí Minh khi ông này đến tận Đan viện Nho quan để thỉnh cầu và Đức Cha Hoàng văn Đoàn đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ cũng như nhiệt liệt ủng hộ tuần lễ vàng, Đức Cha Phaolo Lê đắc Trọng thời ấy còn là chủng sinh đã hăng hái tham gia mít tinh mừng độc lập, cha Gioan Đỗ Tông, cầm cờ đi đầu, và khi thấy đoàn chủng sinh đứng xa lễ đài, chủ tịch Hồ chí Minh đã kêu gọi đoàn đến sát lễ đài hơn, còn các đảng phái thì khỏi nói, nào là Phục Quốc, nào là Quốc Dân Đảng … tất cả đều về dưới cờ Việt Minh.
Nhưng khi đảng đã nắm quyền rồi thì sao? Lập tức mặt thật phơi bày với các cuộc thanh trừng đẫm máu đến nỗi Nguyễn hải Thần và Nhất Linh phải cao chạy xa bay, các Đức Cha Lê hữu Từ và Hoàng văn Đoàn rút lui và sau đó vào Nam. Cứ nhìn vào các đảng phái do chính Nhà Nước này lập nên như Dân Chủ thì thấy, chỉ một thời gian sau là chết ngỏm. Đó là một kinh nghiệm về “hợp tác” và “đối thoại”. Khỏi cần nói tới những đảng phái vốn không cùng lý tưởng với cộng sản, nhưng hãy nói ngay tới Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vốn là con đẻ của đảng hết mình vì đảng, vậy mà sau ngày cách mạng thành công họ đã được những gì, hãy hỏi các bậc kháng chiến lão thành như Nguyễn văn Trấn, Nguyễn Hộ… thì rõ.
Khi đất nước còn bị phân chia hai miền Nam – Bắc, tui hổng rõ lắm về cuộc đối thoại giữa tổng thống Ngô đình Diệm, ông cố vấn Ngô đình Nhu và chủ tịch Hồ chí Minh, nhưng về tổng thống cuối cùng thì hỏi ai có thể quên cho được. Ông Dương văn Minh được bầu lên cùng với ông Trần văn Hương và cộng sản bắn tiếng rằng chỉ đối thoại với ông Dương văn Minh mà thôi. Ông Dương văn Minh cũng tưởng rằng mình là người quan trọng có thể cứu được đất nước khỏi đổ máu và miền Nam được giữ đúng vị trí trung lập như hiệp định Paris qui định nên ông mới nói với ông Trần văn Hương vốn là người có uy tín và là thầy dạy ông : “Thầy đã hi sinh tới mức này, xin thày hi sinh một bước nữa cho trọn, nhường cho tui làm Tổng Thống”. Cũng tưởng rằng như thế là có lợi cho đất nước, ông Trần văn Hương đã đồng ý. Tới ngày 30-04-1975, ông Dương văn Minh qua trung gian của một thày chùa có liên lạc với cộng sản, trước đó chính vị thày chùa này cho biết đảng chỉ đồng ý đối thoại với tướng Dương văn Minh và hứa chắc chắn sẽ làm trung gian đưa cách mạng tới đàm phán, nhưng khi Sài gòn thất thủ, vị thày chùa này nói với ông Dương văn Minh rằng : “Tui hổng còn làm gì được để giúp tổng thống, tổng thống hãy tự cứu mình” tới nước đó, ông Dương văn Minh chỉ còn biết than trời :”Dzậy là thày giết tui rồi”. Khi quân cách mạng tiến vào Dinh Độc Lập, ông Dương văn Minh nói: “Tui đang đợi anh em đến để làm thủ tục bàn giao” thì được quân cách mạng trả lời : “Không có bàn giao gì hết, ông chỉ còn một việc là tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. Đau đớn chưa kinh nghiệm “đối thoại” và “hợp tác” với cộng sản. Hổng biết ông Tướng Hoa Lan này khi chết có để lại hồi ký gì không, nhưng theo cách ông hành xử khi còn sống có lẽ ông đành ngậm đắng nuốt cay giữ kinh nghiệm đau thương bị lừa dối này đem xuống âm phủ luôn. Thiệt quá ê chề.
Ngoài đời thì như vậy, còn trong đạo thì sao? Có những vị chỉ vì chưa có kinh nghiệm, dễ tin nên bị lừa trong một thời gian rồi sau đó tỉnh ngộ như một vài giám mục và linh mục, kể cả những người chỉ phấn khởi trong những ngày mới dành được độc lập, sau đó phải ngậm ngùi chia tay màu cờ đỏ, có những người phải mất một thời gian lâu hơn mới biết được sự thật như vài linh mục có thế giá, đã có một thời bị lừa dối nên dưới chế độ đệ nhị Cộng hòa đã quyết liệt phản đối ông Thiệu, vận động cải thiện chế độ lao tù cho tù nhân cộng sản tại Côn Đảo, đã vào bưng gặp gỡ cách mạng, trong thời gian còn kháng chiến, mạnh mẽ ủng hộ đảng với tạp chí Đứng Dậy, Đồng Dao…mãi cho đến khi cách mạng thành công, báo Đứng Dậy được tiếp tục một thời gian rồi bị đóng cửa vĩnh viễn, bấy giờ các vị mới hoàn toàn thông hiểu việc “đối thoại và hợp tác với Nhà Nước” thực sự là gì và phải có thái độ nào mới phù hợp với cộng sản.
Trong hàng giám mục cũng có những vị chỉ phấn khởi trong những ngày đầu cách mạng như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn kim Điền, đã mau chóng khích lệ giáo dân sống đạo thời cách mạng bằng cuốn giáo lý “Tôi vui sống” rất tích cực, nhưng chẳng bao lâu, ngài đã hoàn toàn thay đổi thái độ khi thấy rằng chẳng thể ngây thơ và ảo tưởng mà đối thoại với đảng cộng sản được. Có vị kia rất gần gũi với Nhà Nước nhưng từ khi biến cố Tòa Khâm Sứ nổ ra thái độ của ngài có nhiều thay đổi, nói sự thật nhiều hơn. Chỉ còn một số rất ít giám mục và linh mục xem ra kiên định trong đường lối “đối thoại”và “đối thoại bằng mọi giá”. Các vị này chủ trương “đối thoại” tuy ở nhiều cấp độ khác nhau và dưới nhiều sắc thái khác nhau và vô tình đều đi tới một vài điểm chung là làm lợi cho cộng sản và làm hại cho Giáo hội nhiều khi đi đến chỗ chống báng lại Tòa Thánh.
Đối thoại sao được khi vì muốn “đối thoại” với đảng cộng sản mà hổng dám nói một lời bênh vực vị Chủ Chăn của mình dù vị này vô tội? Người giáo dân Sàigon phải cúi đầu xuống tủi nhục vì vết nhơ này (may mà hình như cũng có một số nhỏ linh mục và giáo dân bênh vực vị chủ chăn đó). Đối thoại sao được khi để cho các linh mục đảng viên lộng hành thao túng trong giáo phận suốt nhiều thập niên? Đối thoại kiểu gì mà tham quyền cố vị đi với Nhà Nước ngăn cản việc bổ nhiệm của Tòa Thánh?
Đối thoại kiểu gì mà phải báo cáo mọi việc của HĐGM cho Nhà Nước, một nhân viên cao cấp thuộc Ban Tôn Giáo tự hào khoe rằng tại hội nghị thường niên, HĐGM làm gì chúng tôi đều biết, thậm chí vị nào phát biểu gì chúng tôi đều rõ, vì thế những văn bản như thư chung của HĐGM, Nhà Nước đều biết nội dung trước khi công bố nên đã nhiều lần can thiệp bắt sửa đổi và vì biết trong hội nghị ai đã phát biểu gì nên có thái độ trả đũa như không chấp thuận Đức cha Hòa về Hà nội. Là đối thoại hay sao khi báo cáo danh sách ứng viên giám mục của cả Việt Nam cho Nhà Nước trong khi đây là việc tuyệt mật của Tòa Thánh trực thuộc trực tiếp vào Đức Thánh Cha? Một điều thấy rõ là từ khi những vị “đối thoại bằng bất cứ giá nào” thôi đi họp thì hội nghị của HĐGM mới hết rò rỉ thông tin.
Đối thoại kiểu gì mà phải đi ngược đức tin của mình khi vào hùa với Nhà Nước chống việc phong thánh, lên án cha mình là các thánh tử đạo? Đối thoại kiểu gì mà nghe theo chỉ thị của Nhà Nước chống lại mẹ của mình là Đức Mẹ Lavang, trong khi giáo dân toàn quốc nô nức kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lavang lại viết bài công kích mẹ Lavang? Đối thoại kiểu gì mà phản bội người anh em của mình khi vụ Tòa Khâm Sứ nổ ra, toa rập với thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, hòng bứng Đức Tổng Giuse ra khỏi Hà nội. Trong việc này chúng tôi có hỏi Đức Tổng Giuse thì ngài chỉ mỉm cười đáp: “Mọi sự ở trong thánh ý Chúa hết”.
Tại sao các ngài lại chủ trương “đối thoại” và đi đến những việc làm không lường được hậu quả như thế, sau một thời gian nhìn lại có thể thấy một vài lý do, đó là do tham vọng, ảo tưởng và ngây thơ.
Đa số những vị này đều có tham vọng làm được một kỳ tích. Từ khi xuất hiện cho tới nay, cộng sản không hề đối thoại và nhượng bộ trong đối thoại, chính vì thế cộng sản kích thích đối thoại, việc đối thoại với cộng sản là không có thể, điều đó kích thích người ta tìm cách đối thoại, và những người tự hào mình có khả năng, có trí thức tìm cách đối thoại với cộng sản vì tự tin vào khả năng của mình và có tham vọng tạo nên kỷ tích từ trước đến nay chưa ai làm được. Ngay cả Bộ Truyền Giáo mà Đức Hồng Y Trần nhật Quân đề cập tới cũng thế, muốn tạo nên kỳ tích trong thời đại của mình, Giáo hội Trung Quốc gặp gian nan khốn khó, từ trước đến nay Nhà Nước không chịu đối thoại, nay ta đối thoại được là thành công rồi, và nếu thiết lập được bang giao thì đó là lịch sử. Có thể đây là một tham vọng thánh thiện muốn phục vụ Giáo hội, muốn điều tốt cho Giáo hội, nhưng tham vọng là tham vọng và bao giờ nó cũng chỉ là tham vọng với đầy đủ nghĩa xấu của nó với những nết xấu đi kèm là kiêu căng tự mãn : “Phải là người trí thức, có bản lãnh như ta mới đối thoại được”.
Đa số đều có ảo tưởng là có thể đối thoại với cộng sản, ảo tưởng này có thể do tự đề cao chính mình hoặc cũng có thể do cộng sản vẽ ra để tâng bốc cho đối phương vào mê hồn trận cho dễ lợi dụng như trường hợp ông tướng Dương văn Minh là cụ thể, ông đã nghĩ chỉ có mình có khả năng đối thoại, đảng cộng sản chỉ chọn ông là người đối thoại, ông có ảo tưởng và ảo tưởng đó được cộng sản bơm lên cho thành thứ bong bóng mầu sắc đẹp đẽ nhưng cuối cùng nổ tung cuốn theo tất cả không chỉ sự nghiệp mà cả danh dự và nhất là quyền lợi thiêng liêng của cả đất nước dân tộc. Với các vị lãnh đạo trong nhà đạo cũng thế, cộng sản tâng bốc rằng chỉ có các vị là đối thoại được, chỉ có các vị nói là chúng tôi nghe được, chỉ có các vị là người yêu nước vì yêu xã hội chủ nghĩa, chỉ có các vị đem lại lợi ích cho đất nước vì biết hi sinh quyền lợi của tôn giáo. Đức cha Nguyễn sơn Lâm lúc cuối đời đã thú nhận : Thời của chúng tôi, chúng tôi đều nghĩ rằng mình có thể đi vào xã hội, tiếp cận với cộng sản, đối thoại và thuyết phục được cộng sản để làm lợi ích cho Giáo hội, sau đó tuy không nói ra nhưng thái độ của ngài cho thấy ngài đã hết ảo tưởng về khả năng đó, vậy mà hiện nay vẫn còn người nuôi ảo tưởng đó.
Đa số đều ngây thơ, vì ngây thơ nên mới có ảo tưởng, vì ngây thơ nên mới bị cộng sản cho vào tròng, thật lạ lùng chính những người tự hào là thông minh khôn khéo nhất, chính những bậc trí thức tài ba lỗi lạc nhất lại là những người quá ngây thơ bị cộng sản cho vào bẫy, ngây thơ đưa đến hậu quả kép ngược đời và tai hại, một đàng ngây thơ nên rất sợ Nhà Nước, từ sợ làm Nhà Nước buồn lòng đến sợ Nhà Nước trừng phạt, trong khi đó vì ngây thơ nên rất dễ tin những hứa hẹn của Nhà Nước, rất háo danh, ham hố chức quyền, ham hố huân chương, chí ít là ham hố những lời nịnh hót của Nhà Nước phong các vị đó lên hàng cứu tinh của đạo giáo.
Trách nhiệm phần nào thuộc các quan chức cao cấp trong Giáo Hội, trong một thế giới thiếu thông tin và bưng bít như thế giới cộng sản, các ngài quá tin những gì người ta báo cáo, nhất là những báo cáo ngọt ngào bùi tai cho rằng người này người kia có thể làm trung gian và những người “trung” ít “gian” nhiều này đánh bóng tô hồng những kết quả do đối thoại đem đến, như tại Trung Quốc hiện nay, các ngài đã làm gì với linh mục Jeroom Heynrickx và những báo cáo của ông để phải nhận những nhục nhã do những nhượng bộ đối với Trung quốc hôm nay. Một thái độ khác của các ngài rất đáng cho ta sợ hãi đó là những người theo Nhà Nước chống Giáo Hội thì vẫn bình an vô sự trong khi những người vì Giáo Hội mà chống Nhà Nước thì cuối cùng bị bỏ rơi, kết cục đau buồn cô đơn, chẳng ai bênh vực, trường hợp Đức Hồng Y Mindzenty của Hungary còn đó. Vậy thì cứ việc theo Nhà Nước chống Giáo Hội, điều đó chỉ có lợi cho bản thân thôi, dại gì bảo vệ công lý và sự thật làm gì cho mệt thân, bị Nhà Nước thù hằn đã đành mà rồi cuối cùng bị chính anh em bỏ rơi, bạc đãi nữa.
Đến đây tui hết muốn viết nữa, thấy bùi ngùi chua xót quá, khi trong đầu quay cuồng câu hỏi : Giáo hội ta có còn đặt trọng tâm vào rao truyền và bảo vệ chân lý bằng mọi giá kể cả chịu mất mạng sống của mình hay không? Hay là bây giờ phải đối thoại bằng mọi giá kể cả phải hi sinh giáo lý của mình, đức tin của mình, và nhân sự của mình? Ta đã trở thành thực dụng rồi sao. Thưa Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân, con rất yêu mến ngài và con rất hân hạnh được cùng họ với ngài.
Thông Báo
Cha Cố Phêrô Maria Trần Minh Tân từ trần
Jos. Vĩnh SA
16:51 20/04/2011
Ai Tín
Cha Cố PHÊRÔ MARIA TRẦN MINH TÂN Giáo Phận Long Xuyên
Đã từ trần lúc 15g15 Thứ Hai, ngày 18/04/2011
tại Giáo xứ Hiếu Thuận, Kênh H1, Cái Sắn, Long Xuyên
Hưởng thọ 96 tuổi.
- Cha sinh năm 1915 tại Quần Phương, Hải Hậu, Nam Định
- Thụ phong linh mục ngày 02/06/1943 tại Thái Bình
- Cha già Cố Phêrô Maria đã từng phục vụ qua các giáo xứ:
- 1943-1954: Nhiều giáo xứ thuộc Giáo phận Thái Bình, miền Bắc
- 1954: Giáo xứ Sát Cát GP Thái Bình, trước khi di cư vào Nam
Sau khi di cư vào miền Nam
- 1954-1956: Gx. Thường Long, Trạch Đông, Lạc An, Tân Uyên, Biên Hoà, Giáo phận Sàigòn
Di cư lần thứ II xuống Long Xuyên
- 1956-1997 Cha đã trông coi các Giáo xứ:
-Bình Cát, kênh B1 Cái Sắn, kiêm Hiệu Trường tiểu học Mẫu Tâm
-An Châu, (Chắc Cà Đao) Hoà Bình Thạnh, Long Xuyên
-Thái Hoà, kênh Rivera 1, Cái Sắn
-Hiếu Thuận, kênh H1, Cái Sắn Long Xuyên
- 1997-2011: Nghỉ hưu đưỡng tại Gx. Hiếu Thuận kênh H1, Cái Sắn và qua đời tại đây.
- Trong suốt cuộc đời phục vụ Chúa qua thiên chức linh mục. Cha Cố có rất nhiều nghĩa tử đã trở thành các
linh mục, tu sĩ hiện đang phục vụ tại nhiều giáo phận trong giáo hội Việt Nam, từ Bắc xuống Nam
Ngài là một trong các linh mục có nhiều năng khiếu về khoa Kiến Thiết của giáo phận
Thánh Lễ an táng được cử hành: Lúc 09g00 sáng Thứ Tư ngày 20/04/2011
tại nhà thờ giáo xứ Hiếu Thuận kênh H1 –Cái Sắn, giáo phận Long Xuyên
Xin quí tu sĩ nam nữ và giáo dân đã từng biết Cha Cố Phêrô Maria thêm lời cầu nguyện cho Ngài và xin
Thiên Chúa thưởng công bội hậu cho Cha trên Thiên Quốc
Cha Cố PHÊRÔ MARIA TRẦN MINH TÂN Giáo Phận Long Xuyên
Đã từ trần lúc 15g15 Thứ Hai, ngày 18/04/2011
tại Giáo xứ Hiếu Thuận, Kênh H1, Cái Sắn, Long Xuyên
Hưởng thọ 96 tuổi.
- Cha sinh năm 1915 tại Quần Phương, Hải Hậu, Nam Định
- Thụ phong linh mục ngày 02/06/1943 tại Thái Bình
- Cha già Cố Phêrô Maria đã từng phục vụ qua các giáo xứ:
- 1943-1954: Nhiều giáo xứ thuộc Giáo phận Thái Bình, miền Bắc
- 1954: Giáo xứ Sát Cát GP Thái Bình, trước khi di cư vào Nam
Sau khi di cư vào miền Nam
- 1954-1956: Gx. Thường Long, Trạch Đông, Lạc An, Tân Uyên, Biên Hoà, Giáo phận Sàigòn
Di cư lần thứ II xuống Long Xuyên
- 1956-1997 Cha đã trông coi các Giáo xứ:
-Bình Cát, kênh B1 Cái Sắn, kiêm Hiệu Trường tiểu học Mẫu Tâm
-An Châu, (Chắc Cà Đao) Hoà Bình Thạnh, Long Xuyên
-Thái Hoà, kênh Rivera 1, Cái Sắn
-Hiếu Thuận, kênh H1, Cái Sắn Long Xuyên
- 1997-2011: Nghỉ hưu đưỡng tại Gx. Hiếu Thuận kênh H1, Cái Sắn và qua đời tại đây.
- Trong suốt cuộc đời phục vụ Chúa qua thiên chức linh mục. Cha Cố có rất nhiều nghĩa tử đã trở thành các
linh mục, tu sĩ hiện đang phục vụ tại nhiều giáo phận trong giáo hội Việt Nam, từ Bắc xuống Nam
Ngài là một trong các linh mục có nhiều năng khiếu về khoa Kiến Thiết của giáo phận
Thánh Lễ an táng được cử hành: Lúc 09g00 sáng Thứ Tư ngày 20/04/2011
tại nhà thờ giáo xứ Hiếu Thuận kênh H1 –Cái Sắn, giáo phận Long Xuyên
Xin quí tu sĩ nam nữ và giáo dân đã từng biết Cha Cố Phêrô Maria thêm lời cầu nguyện cho Ngài và xin
Thiên Chúa thưởng công bội hậu cho Cha trên Thiên Quốc
Văn Hóa
Đức Giêsu: Thất Vọng và Hy Vọng
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:10 20/04/2011
Đức Giêsu: Thất Vọng và Hy Vọng
...Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát!..
Mở cánh cửa văn phòng, tôi gặp chị, gặp anh, gặp bạn…
Chị gặp tôi chị khóc nức nở,
— Con gái của con mới sáu tuổi, nó làm gì nên tội mà phải bị ung thư?
Tôi ngậm ngùi, em bé sáu tuổi...
Anh than thở với tôi,
— Tháng Một vừa rồi, tôi ghé vào Yad VaShem Holocaust tại West Jerusalem. Tôi nhớ mình đã ngớ ngẩn đứng nhìn những thước phim tài liệu của Đức Quốc xã chiếu cảnh hàng triệu triệu xác người gầy gò lầm lũi nối đuôi dẫn nhau đi sâu vào lò thiêu người đang sống. Nguyên một ngày hôm đó đầu óc tôi cứ váng vất như người bị sốt nặng bởi những gì tôi đã nhìn thấy trong Viện Tưởng Niệm Nạn Nhân Do Thái.
Tôi cũng đã từng ghé vào Yad Vashem, tôi cũng đã rùng mình nhìn những bộ xương người Do Thái nằm trên giường tầng trong trại tập trung... Tôi cũng cảm thấy người ngây ngây sốt...
Tôi gặp bạn, bạn than phiền,
— Nhớ lại cảnh thiếu nữ Việt Nam bị Thái Lan bạo hành trên khoang thuyền của chuyến vượt biên đã mang tôi tới bến bờ tự do, tôi vẫn thể nào hiểu được con người và chiều sâu dã thú của nó!
Tôi nhìn anh lẩm bẩm trong miệng những lời "chiều sâu dã thú" của con người...
Ngưng tiếng nấc, chị hỏi tôi,
— Cha nói đi, tại sao sự dữ xảy đến trong cuộc đời? Tại sao Chúa lại nhắm mắt làm ngơ, để cho con rớt xuống vũng bùn của mất hy vọng, của đêm đen, của bóng tối? Cha nói đi, Chúa đang ở đâu?
Lắng nghe những lời chia xẻ của chị, của anh, và của bạn, tôi xót xa trong lòng. Tôi muốn nói nhiều, nhiều thật nhiều, hy vọng chị, anh, và bạn sẽ bớt đi những giọt nước mắt phiền muộn. Nhưng thật lòng tôi biết tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi về mối tương quan giữa cuộc sống và thất vọng. Nhưng tôi nói xin cho tôi được có cơ hội để chia sẻ về nỗi niềm thất vọng của một người...
— Cha muốn nói ai?
Tuần Thánh nếu phải đặt tên cũng là tuần của thất vọng. Đức Giêsu thất vọng bởi Giuđa, người môn đệ thân cận đang âm mưu rập rình bán đứng sư phụ. Đức Giêsu thất vọng bởi Ngài thấy trước Phêrô sẽ chối từ mối liên hệ thầy trò không phải chỉ là một, mà là ba lần nơi công cộng. Trong Vườn Cây Dầu, Ngài mang theo ba người môn đệ thân cận hy vọng sẽ được ủi an. Nhưng không, Phêrô, Giacôbê, và Gioan mệt nhọc thân xác tiếp tục nhắm mắt ngủ yên trong Vườn không hề hay biết mặt đất đang rung chuyển bởi vó ngựa quân lính La Mã. Thất vọng này nối tiếp thất vọng kia, bởi trên cây thánh giá, Đức Giêsu cảm nhận được sinh lực của tuổi ba mươi đang dần dần bốc hơi khô cạn trong thân xác. Và thật đúng như vậy, khi cửa ngôi mộ đá chầm chậm đóng lại chôn lấp một xác chết, chẳng có còn gì sót lại gì cho Đức Giêsu và những người môn đệ hy vọng vào một ngày mai.
I. Nỗi Niềm Thất Vọng
Vào đêm Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, tất cả những môn đệ của Người đã hoàn toàn mất hy vọng vào Thầy của mình. Bởi thế họ đã bỏ Thầy, bỏ tất cả chạy lấy người. Tuy nhiên, bởi Phêrô vẫn còn chút hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, ông đã liều lĩnh đi tới sân Tòa Án Tối Cao của người Do Thái. Nhưng rất tiếc, Phêrô cũng không khám phá ra được điều gì khác hơn ngoài việc ông tự nhiên lại mang lấy phải cái vạ chối Thầy vào người.
Vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó, bầu trời của kinh thành Giêrusalem lúc đó đã tối lại càng tối đen hơn cho những người môn đệ của Đức Giêsu, khi chính họ chứng kiến giây phút cặp mắt thất thần của Đức Giêsu đang từ từ nhắm chặt lại.
Cuối cùng, trong khi đứng nhìn tảng đá của ngôi mộ được ông Giuse Arimáthêa chầm chậm lăn lại che kín một xác chết, mọi người môn đệ của Đức Giêsu biết rằng đã không còn gì để họ hy vọng. Họ hoàn toàn thất vọng vào một tương lai trong Đức Giêsu.
II. Mầu Nhiệm Thương Khó
— Bạn đang đứng ở đâu trong khi những giọt mồ hôi máu đỏ của Đức Giêsu đang rớt xuống, thấm sâu vào lòng đất đen trong Vườn Cây Dầu? Bạn có nghe thấy tiếng Đức Giêsu đang năn nỉ những người môn đệ thân tín, những người bạn bè ruột thịt thân thiết trong suốt một khoảng thời gian dài là làm ơn cố gắng tỉnh thức để chia xẻ nỗi niềm cô đơn với Ngài hay không? Bạn nghĩ gì khi Đức Giêsu bị bạn bè đâm, không phải là sau lưng nhưng ngay trước mặt, bằng một cái hôn nồng nàn thắm thiết? Bạn thấy gì khi Đức Giêsu bị tất cả mọi người bỏ rơi, đứng chơ vơ giữa một rừng gươm sắc, giáo mác, và những kẻ chống đối Ngài? Trong hoàn cảnh bơ vơ lạc loài này, Đức Giêsu sẽ quay sang ai để tìm kiếm cảm thông, chia xẻ, và an ủi? Bạn có nhìn thấy vòng gai sắc nhọn đang đâm thâu qua đầu Ngài? Máu đỏ lại rơi xuống. Thịt da lại rách tan. Bạn có ước lượng được cây thánh giá đang đè lên vai của Đức Giêsu nặng khoảng bao nhiêu pounds hoặc là bao nhiêu ký hay không? Có thể chúng ta vẫn không bao giờ biết được sức nặng thật sự của cây thánh giá, nhưng ít ra chúng ta biết là cây thập giá nặng lắm, nếu không Đức Giêsu đã không té ngã ba lần dưới sức nặng của hai cây gỗ đan chéo vào nhau. Cả ba lần Đức Giêsu té ngã xuống mặt đường ngập đầy đá sỏi của kinh thành Giêsuralem, bạn đang làm gì? Bạn đứng ở đâu? Bạn có thấy Ngài té ngã xuống mặt đường, và đá sỏi tiếp tục cào rách nát khuôn mặt của Ngài ra không?
Tôi tiếp tục chia sẻ,
— Trên đỉnh núi Sọ, bạn có nghe thấy tiếng búa sắc nhọn đang đập xuống những đầu đinh, và những đầu đinh sắc nhọn đang đâm xuyên qua hai chân và hai tay của Đức Giêsu hay không? Bạn có thấy trời đang kéo mây đen che kín đỉnh đồi Calvê hay không? Bạn nghĩ gì khi đất đá của Núi Sọ rung động, mồ mả của những người đã chết bật tung nắp, màn trong đền thờ Giêrusalem xé rách ra làm hai vào giây phút Đức Giêsu nhắm chặt mắt lại? Bạn nghĩ gì khi bộ ngực gầy gò ốm yếu của Đức Giêsu không còn di động lên xuống theo nhịp thở yếu ớt nữa?
III. Mầu Nhiệm Phục Sinh
Nhưng tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì câu chuyện thất vọng của năm xưa không dừng lại ở đoạn ông Giuse đang từ từ lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ đá. Hai ngày sau, sứ thần từ trời cao ngự xuống đẩy tảng đá che kín ngôi mộ của Đức Giêsu sang một bên. Nhờ thế người ta mới biết là ngôi mộ được niêm phong bởi lệnh của Quan Tổng Trấn Philatô tự nhiên trở thành ngôi mộ trống (Mátthêu 27:62-66). Nhờ những người phụ nữ Do Thái dẫn nhau đi ra ngôi mộ vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó, người ta mới biết xác Đức Giêsu đã biến mất. Ngôi mộ đá đã lạnh ngắt lại càng trở nên lạnh ngắt với khăn liệm nằm chơ vơ lạc loài (Máccô 16:1-8, Luca 24:12). Nhờ Maria Mađalêna còn vấn vương với ngôi mộ trống sau khi Phêrô và người môn đệ được Đức Giêsu thương mến đã bỏ về nhà, chúng ta mới biết ngôi mộ đá trở nên ngôi mộ trống chính vì Đức Giêsu đã sống lại (Gioan 21:11-18). Và nhờ hai người môn đệ, một người tên là Clêôpas, thất vọng bỏ thành phố Giêrusalem ra đi, chúng ta mới hiểu tại sao ngôi mộ của Đức Giêsu đã trở thành ngôi mộ đá trống (Luca 24:13-35). Nhờ những người môn đệ của Đức Giêsu mất hy vọng bỏ về lại Bắc Galilê tiếp tục hành nghề ngư phủ trên Biển Hồ, chúng ta mới biết Đức Kitô đã thực sự phục sinh, bởi vì Ngài đã hiện ra bên bờ biển vào một buổi sáng sớm, trong khi những người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng không một con cá (Gioan 21:1-14). Nhờ những nhân chứng phục sinh tiên khởi vừa được liệt kê ở trên, chúng ta biết ngôi mộ đá trở thành ngôi mộ trống bởi vì Đức Giêsu đã phục sinh, và Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người trong chúng ta.
Trong phạm trù Kitô học, Đức Kitô Phục Sinh trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mọi người trong chúng ta bởi vì Ngài cũng đã từng thất vọng với cuộc sống. Trong nguyện đường của thị trấn Nazareth, Ngài thất vọng nói, “Không có ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê hương của mình” (Luca 4:24). Trong Vườn Cây Dầu, Ngài buồn phiền thở than, “Lạy Cha! Nếu được, xin cất chén đắng này xa con” (Máccô 14:36). Trên đỉnh núi Sọ, Ngài thất vọng kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao lại bỏ rơi con”? (Matt 27:46).
Cuộc sống nào mà lại không có những nhọc nhằn, những phiền muộn, và những thất vọng? Đức Giêsu cũng đã từng thất vọng, nhưng Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Lúc nào Ngài cũng chấp nhận và tin tưởng vào bàn tay quan phòng diệu kỳ của Thiên Chúa quyền năng, mặc dù Ngài thất vọng vào đám đông của thị trấn Nazaret, những người đồng hương đang bịt mũi khinh bỉ gốc gác thợ mộc của Ngài. Lúc nào Ngài cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn rực rỡ hơn, dù rằng Ngài đang bị mọi người bỏ rơi trong Vườn Cây Dầu. Lúc nào Đức Giêsu cũng hy vọng vào Nước Trời mặc dù ánh mắt của Ngài đang lạc thần, mờ đi, và xám đen lại vào khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó. Và đúng như Ngài đã từng tin tưởng, chấp nhận, và hy vọng, cuối cùng Ngài đã sống dậy từ trong kẻ chết, và Ngài đã trở thành Đức Kitô Phục Sinh. Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta về một cuộc sống với niềm hy vọng vào một Thiên Chúa quyền năng nhưng nhân hậu.
Bạn thân,
Ai trong chúng ta lại chẳng có những lúc sống với thất vọng, với tuyệt vọng? Ai trong chúng ta lại chẳng có những giây phút hoàn toàn mất tin tưởng vào ngày mai bởi vì giấc mơ của mình trong vòng bao nhiêu năm vừa chợt sụp đổ như hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đang từ từ sụp đổ vào một buổi sáng mùa thu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Ai trong chúng ta chẳng có những lúc bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay? Tương tự như Giuđa và Phêrô đã từng một lần cảm nghiệm, giờ này chúng ta mất hết, bây giờ chúng ta trắng tay!
Những mất mát trong cuộc sống khiến ai chẳng cảm thấy buồn phiền tiếc nuối. Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát.
Cuộc sống là một tổng hợp của những buồn và vui, khóc và cười, mất và được. Có những lúc nổi giận, đốt hết. Có những lúc từ bi, thứ tha. Có những lúc mất hết, trắng tay. Những mất mát trong đời là một phần của cuộc sống. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình đang còn trẻ và mình cũng đang già. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình là con của bố và của mẹ, có những người chị, người anh, và người em.
Nhưng chấp nhận không thì cũng chưa đủ. Phải hy vọng, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Hy vọng như người con hoang đàng, hai người phụ nữ, một người bên giếng nước Giacóp, một người trong nhà ông Biệt Phái Simon, đã hy vọng những dĩ vãng những lỗi lầm của mình sẽ được quên đi, sẽ được xóa nhòa. Hy vọng như Phêrô đã từng hy vọng là mình sẽ được thứ tha. Thất vọng như Giuđa đã từng tuyệt vọng vào một ngày mai. Cành cây bên vệ đường là nơi người mất hy vọng tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống. Hy vọng như hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào một buổi sáng mùa Xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau. Nhưng Niềm-Hy-Vọng đã tới với họ. Niềm-Hy-Vọng chuyện trò với họ. Và bởi Niềm-Hy-Vọng, họ quyết định quay về Giêrusalem, thành phố của mất hy vọng. Họ quay về để tạo dựng lại một niềm hy vọng mới. Bao nhiêu người chứng kiến cảnh tảng đá đang từ từ chôn lấp một xác chết. Họ thất vọng. Họ cảm nghiệm đắng cay cho một mất mát. Nhưng rồi họ lại hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng đúng như họ mơ ước Mùa Hy Vọng của Kitô Giáo đã tới gần hai ngàn năm.
www.nguyentrungtay.com
...Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát!..
Mở cánh cửa văn phòng, tôi gặp chị, gặp anh, gặp bạn…
Chị gặp tôi chị khóc nức nở,
— Con gái của con mới sáu tuổi, nó làm gì nên tội mà phải bị ung thư?
Tôi ngậm ngùi, em bé sáu tuổi...
Anh than thở với tôi,
— Tháng Một vừa rồi, tôi ghé vào Yad VaShem Holocaust tại West Jerusalem. Tôi nhớ mình đã ngớ ngẩn đứng nhìn những thước phim tài liệu của Đức Quốc xã chiếu cảnh hàng triệu triệu xác người gầy gò lầm lũi nối đuôi dẫn nhau đi sâu vào lò thiêu người đang sống. Nguyên một ngày hôm đó đầu óc tôi cứ váng vất như người bị sốt nặng bởi những gì tôi đã nhìn thấy trong Viện Tưởng Niệm Nạn Nhân Do Thái.
Tôi cũng đã từng ghé vào Yad Vashem, tôi cũng đã rùng mình nhìn những bộ xương người Do Thái nằm trên giường tầng trong trại tập trung... Tôi cũng cảm thấy người ngây ngây sốt...
Tôi gặp bạn, bạn than phiền,
— Nhớ lại cảnh thiếu nữ Việt Nam bị Thái Lan bạo hành trên khoang thuyền của chuyến vượt biên đã mang tôi tới bến bờ tự do, tôi vẫn thể nào hiểu được con người và chiều sâu dã thú của nó!
Tôi nhìn anh lẩm bẩm trong miệng những lời "chiều sâu dã thú" của con người...
Ngưng tiếng nấc, chị hỏi tôi,
— Cha nói đi, tại sao sự dữ xảy đến trong cuộc đời? Tại sao Chúa lại nhắm mắt làm ngơ, để cho con rớt xuống vũng bùn của mất hy vọng, của đêm đen, của bóng tối? Cha nói đi, Chúa đang ở đâu?
Lắng nghe những lời chia xẻ của chị, của anh, và của bạn, tôi xót xa trong lòng. Tôi muốn nói nhiều, nhiều thật nhiều, hy vọng chị, anh, và bạn sẽ bớt đi những giọt nước mắt phiền muộn. Nhưng thật lòng tôi biết tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi về mối tương quan giữa cuộc sống và thất vọng. Nhưng tôi nói xin cho tôi được có cơ hội để chia sẻ về nỗi niềm thất vọng của một người...
— Cha muốn nói ai?
Tuần Thánh nếu phải đặt tên cũng là tuần của thất vọng. Đức Giêsu thất vọng bởi Giuđa, người môn đệ thân cận đang âm mưu rập rình bán đứng sư phụ. Đức Giêsu thất vọng bởi Ngài thấy trước Phêrô sẽ chối từ mối liên hệ thầy trò không phải chỉ là một, mà là ba lần nơi công cộng. Trong Vườn Cây Dầu, Ngài mang theo ba người môn đệ thân cận hy vọng sẽ được ủi an. Nhưng không, Phêrô, Giacôbê, và Gioan mệt nhọc thân xác tiếp tục nhắm mắt ngủ yên trong Vườn không hề hay biết mặt đất đang rung chuyển bởi vó ngựa quân lính La Mã. Thất vọng này nối tiếp thất vọng kia, bởi trên cây thánh giá, Đức Giêsu cảm nhận được sinh lực của tuổi ba mươi đang dần dần bốc hơi khô cạn trong thân xác. Và thật đúng như vậy, khi cửa ngôi mộ đá chầm chậm đóng lại chôn lấp một xác chết, chẳng có còn gì sót lại gì cho Đức Giêsu và những người môn đệ hy vọng vào một ngày mai.
I. Nỗi Niềm Thất Vọng
Vào đêm Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, tất cả những môn đệ của Người đã hoàn toàn mất hy vọng vào Thầy của mình. Bởi thế họ đã bỏ Thầy, bỏ tất cả chạy lấy người. Tuy nhiên, bởi Phêrô vẫn còn chút hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, ông đã liều lĩnh đi tới sân Tòa Án Tối Cao của người Do Thái. Nhưng rất tiếc, Phêrô cũng không khám phá ra được điều gì khác hơn ngoài việc ông tự nhiên lại mang lấy phải cái vạ chối Thầy vào người.
Vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó, bầu trời của kinh thành Giêrusalem lúc đó đã tối lại càng tối đen hơn cho những người môn đệ của Đức Giêsu, khi chính họ chứng kiến giây phút cặp mắt thất thần của Đức Giêsu đang từ từ nhắm chặt lại.
Cuối cùng, trong khi đứng nhìn tảng đá của ngôi mộ được ông Giuse Arimáthêa chầm chậm lăn lại che kín một xác chết, mọi người môn đệ của Đức Giêsu biết rằng đã không còn gì để họ hy vọng. Họ hoàn toàn thất vọng vào một tương lai trong Đức Giêsu.
II. Mầu Nhiệm Thương Khó
— Bạn đang đứng ở đâu trong khi những giọt mồ hôi máu đỏ của Đức Giêsu đang rớt xuống, thấm sâu vào lòng đất đen trong Vườn Cây Dầu? Bạn có nghe thấy tiếng Đức Giêsu đang năn nỉ những người môn đệ thân tín, những người bạn bè ruột thịt thân thiết trong suốt một khoảng thời gian dài là làm ơn cố gắng tỉnh thức để chia xẻ nỗi niềm cô đơn với Ngài hay không? Bạn nghĩ gì khi Đức Giêsu bị bạn bè đâm, không phải là sau lưng nhưng ngay trước mặt, bằng một cái hôn nồng nàn thắm thiết? Bạn thấy gì khi Đức Giêsu bị tất cả mọi người bỏ rơi, đứng chơ vơ giữa một rừng gươm sắc, giáo mác, và những kẻ chống đối Ngài? Trong hoàn cảnh bơ vơ lạc loài này, Đức Giêsu sẽ quay sang ai để tìm kiếm cảm thông, chia xẻ, và an ủi? Bạn có nhìn thấy vòng gai sắc nhọn đang đâm thâu qua đầu Ngài? Máu đỏ lại rơi xuống. Thịt da lại rách tan. Bạn có ước lượng được cây thánh giá đang đè lên vai của Đức Giêsu nặng khoảng bao nhiêu pounds hoặc là bao nhiêu ký hay không? Có thể chúng ta vẫn không bao giờ biết được sức nặng thật sự của cây thánh giá, nhưng ít ra chúng ta biết là cây thập giá nặng lắm, nếu không Đức Giêsu đã không té ngã ba lần dưới sức nặng của hai cây gỗ đan chéo vào nhau. Cả ba lần Đức Giêsu té ngã xuống mặt đường ngập đầy đá sỏi của kinh thành Giêsuralem, bạn đang làm gì? Bạn đứng ở đâu? Bạn có thấy Ngài té ngã xuống mặt đường, và đá sỏi tiếp tục cào rách nát khuôn mặt của Ngài ra không?
Tôi tiếp tục chia sẻ,
— Trên đỉnh núi Sọ, bạn có nghe thấy tiếng búa sắc nhọn đang đập xuống những đầu đinh, và những đầu đinh sắc nhọn đang đâm xuyên qua hai chân và hai tay của Đức Giêsu hay không? Bạn có thấy trời đang kéo mây đen che kín đỉnh đồi Calvê hay không? Bạn nghĩ gì khi đất đá của Núi Sọ rung động, mồ mả của những người đã chết bật tung nắp, màn trong đền thờ Giêrusalem xé rách ra làm hai vào giây phút Đức Giêsu nhắm chặt mắt lại? Bạn nghĩ gì khi bộ ngực gầy gò ốm yếu của Đức Giêsu không còn di động lên xuống theo nhịp thở yếu ớt nữa?
III. Mầu Nhiệm Phục Sinh
Nhưng tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì câu chuyện thất vọng của năm xưa không dừng lại ở đoạn ông Giuse đang từ từ lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ đá. Hai ngày sau, sứ thần từ trời cao ngự xuống đẩy tảng đá che kín ngôi mộ của Đức Giêsu sang một bên. Nhờ thế người ta mới biết là ngôi mộ được niêm phong bởi lệnh của Quan Tổng Trấn Philatô tự nhiên trở thành ngôi mộ trống (Mátthêu 27:62-66). Nhờ những người phụ nữ Do Thái dẫn nhau đi ra ngôi mộ vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó, người ta mới biết xác Đức Giêsu đã biến mất. Ngôi mộ đá đã lạnh ngắt lại càng trở nên lạnh ngắt với khăn liệm nằm chơ vơ lạc loài (Máccô 16:1-8, Luca 24:12). Nhờ Maria Mađalêna còn vấn vương với ngôi mộ trống sau khi Phêrô và người môn đệ được Đức Giêsu thương mến đã bỏ về nhà, chúng ta mới biết ngôi mộ đá trở nên ngôi mộ trống chính vì Đức Giêsu đã sống lại (Gioan 21:11-18). Và nhờ hai người môn đệ, một người tên là Clêôpas, thất vọng bỏ thành phố Giêrusalem ra đi, chúng ta mới hiểu tại sao ngôi mộ của Đức Giêsu đã trở thành ngôi mộ đá trống (Luca 24:13-35). Nhờ những người môn đệ của Đức Giêsu mất hy vọng bỏ về lại Bắc Galilê tiếp tục hành nghề ngư phủ trên Biển Hồ, chúng ta mới biết Đức Kitô đã thực sự phục sinh, bởi vì Ngài đã hiện ra bên bờ biển vào một buổi sáng sớm, trong khi những người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng không một con cá (Gioan 21:1-14). Nhờ những nhân chứng phục sinh tiên khởi vừa được liệt kê ở trên, chúng ta biết ngôi mộ đá trở thành ngôi mộ trống bởi vì Đức Giêsu đã phục sinh, và Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người trong chúng ta.
Trong phạm trù Kitô học, Đức Kitô Phục Sinh trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mọi người trong chúng ta bởi vì Ngài cũng đã từng thất vọng với cuộc sống. Trong nguyện đường của thị trấn Nazareth, Ngài thất vọng nói, “Không có ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê hương của mình” (Luca 4:24). Trong Vườn Cây Dầu, Ngài buồn phiền thở than, “Lạy Cha! Nếu được, xin cất chén đắng này xa con” (Máccô 14:36). Trên đỉnh núi Sọ, Ngài thất vọng kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao lại bỏ rơi con”? (Matt 27:46).
Cuộc sống nào mà lại không có những nhọc nhằn, những phiền muộn, và những thất vọng? Đức Giêsu cũng đã từng thất vọng, nhưng Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Lúc nào Ngài cũng chấp nhận và tin tưởng vào bàn tay quan phòng diệu kỳ của Thiên Chúa quyền năng, mặc dù Ngài thất vọng vào đám đông của thị trấn Nazaret, những người đồng hương đang bịt mũi khinh bỉ gốc gác thợ mộc của Ngài. Lúc nào Ngài cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn rực rỡ hơn, dù rằng Ngài đang bị mọi người bỏ rơi trong Vườn Cây Dầu. Lúc nào Đức Giêsu cũng hy vọng vào Nước Trời mặc dù ánh mắt của Ngài đang lạc thần, mờ đi, và xám đen lại vào khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó. Và đúng như Ngài đã từng tin tưởng, chấp nhận, và hy vọng, cuối cùng Ngài đã sống dậy từ trong kẻ chết, và Ngài đã trở thành Đức Kitô Phục Sinh. Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta về một cuộc sống với niềm hy vọng vào một Thiên Chúa quyền năng nhưng nhân hậu.
Bạn thân,
Ai trong chúng ta lại chẳng có những lúc sống với thất vọng, với tuyệt vọng? Ai trong chúng ta lại chẳng có những giây phút hoàn toàn mất tin tưởng vào ngày mai bởi vì giấc mơ của mình trong vòng bao nhiêu năm vừa chợt sụp đổ như hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đang từ từ sụp đổ vào một buổi sáng mùa thu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Ai trong chúng ta chẳng có những lúc bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay? Tương tự như Giuđa và Phêrô đã từng một lần cảm nghiệm, giờ này chúng ta mất hết, bây giờ chúng ta trắng tay!
Những mất mát trong cuộc sống khiến ai chẳng cảm thấy buồn phiền tiếc nuối. Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát.
Cuộc sống là một tổng hợp của những buồn và vui, khóc và cười, mất và được. Có những lúc nổi giận, đốt hết. Có những lúc từ bi, thứ tha. Có những lúc mất hết, trắng tay. Những mất mát trong đời là một phần của cuộc sống. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình đang còn trẻ và mình cũng đang già. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình là con của bố và của mẹ, có những người chị, người anh, và người em.
Nhưng chấp nhận không thì cũng chưa đủ. Phải hy vọng, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Hy vọng như người con hoang đàng, hai người phụ nữ, một người bên giếng nước Giacóp, một người trong nhà ông Biệt Phái Simon, đã hy vọng những dĩ vãng những lỗi lầm của mình sẽ được quên đi, sẽ được xóa nhòa. Hy vọng như Phêrô đã từng hy vọng là mình sẽ được thứ tha. Thất vọng như Giuđa đã từng tuyệt vọng vào một ngày mai. Cành cây bên vệ đường là nơi người mất hy vọng tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống. Hy vọng như hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào một buổi sáng mùa Xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau. Nhưng Niềm-Hy-Vọng đã tới với họ. Niềm-Hy-Vọng chuyện trò với họ. Và bởi Niềm-Hy-Vọng, họ quyết định quay về Giêrusalem, thành phố của mất hy vọng. Họ quay về để tạo dựng lại một niềm hy vọng mới. Bao nhiêu người chứng kiến cảnh tảng đá đang từ từ chôn lấp một xác chết. Họ thất vọng. Họ cảm nghiệm đắng cay cho một mất mát. Nhưng rồi họ lại hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng đúng như họ mơ ước Mùa Hy Vọng của Kitô Giáo đã tới gần hai ngàn năm.
www.nguyentrungtay.com
Chúa đã sống lại rồi!
Tuyết Mai
12:46 20/04/2011
Chúa đã sống lại rồi! Alleluia
Ngài đã từ cõi chết sống lại
Ngài đã thắng tử thần
Ngài trờ nên sáng láng vinh quang
Người của Ngài phủ đầy hào quang
Ôi! Vui mừng thay vì Ngài thật là
Đấng Cứu Độ của muôn dân
Ôi! Hạnh phúc lắm thay vì từ nay
Ngài là nguồn hy vọng
Cho nhân loại trần thế
Vì Ngài thật là Con Chúa Trời
Vì Ngài thật là Vua
Ngài là Vua trên các Vua
Ngài là Chúa trên các Chúa
Nhân loại bái phục Ngài
Là Vua muôn đời
Alleluia, Alleluia, Alleluia
Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:
http://www.youtube.com/watch?v=mt32q3L2M04
Y Tá Của Chúa,
Chuyện phiếm: Quê Hương
Trà Lũ
15:26 20/04/2011
Tin cô đào Elizabeth Taylor về cõi tiên ngày 23 tháng Ba đã làm lu mờ tất cả những tin nóng hổi khác trên thế giới. Tin động đất ở Nhật Bản, tin đánh nhau ở Libya đã bị xếp xuống hàng thứ yếu. Thế mới biết sắc đẹp và tài nghệ của cô đào này có sức mạnh kinh ngạc như vậy. Tôi gọi Cô là gọi sai, vì khi nằm xuống người đẹp đã 79 tuổi cơ mà, đáng lẽ phải gọi là Cụ mới đúng. Nhưng cả làng tôi ai cũng gọi Cụ Taylor là Cô.
Chuyện cô Taylor đã bao trùm không những truyền thông thế giới mà cả truyền thông làng tôi nữa. Hoá ra cả làng ai cũng yêu cô, mô Phật, lạy Chúa. Làng tôi có hai đảng, đảng các ông và đảng các bà. Mọi khi họp làng thì đảng các ông, quen gọi là đảng các nhà quân tử, toàn nói các chuyện cao siêu về chính trị và tôn giáo, thế mà hôm nay lại toàn nói về cô đào Taylor. Còn đảng các bà thì khỏi nói, đời tư của cô đào được các bà kể ra mọi chi tiết và vanh vách.
Chị Ba Biên Hòa là người ca tụng cô đào này say mê nhất. Chị bảo cái cô Taylor của Hoa Kỳ này càng già càng đẹp ra, trái ngược hẳn với cô đào Brigitte Bardot của Pháp. Ngày xưa còn trẻ, cô B.B. đẹp hơ hớ, cô là biểu tượng của sex, trông thấy cô thì lòng dục đều nổi lên trong lòng các vị liền ông, Nhưng nay về già, nhan sắc của cô trông tàn tạ thảm hại, nản qúa. Ông H.O. vừa cười vừa bảo : có cho tôi, tôi cũng không thèm lấy.
Anh John tiếp lời vợ : Trông Cô Taylor lúc đã 79 tuổi ngồi xe lăn nhập bệnh viện mà nhan sắc vẫn mặn mà, càng già càng đẹp, mới lạ chứ. Vì sao ư ? Tôi đoán có lẽ là vì cô chính là biểu tượng của Hạnh Phúc, chữ Hạnh Phúc viết hoa. Bảy đời chồng, bao nhiêu là cuộc yêu. Chẳng những tình yêu về tâm thần mà còn về thể lý nữa. Cái anh chồng thứ bảy, Larry Fortensky, gốc là thợ xây, nào có tài năng gì ngoài việc xúc hồ xúc gạch, thế mà cô chọn anh làm chồng năm 1991. Rõ ràng cô chọn anh là để phục vụ cô mặt thể xác. Đến khi anh hết sức thì cô buông anh ra.
Riêng ông chồng thứ năm Richard Burton và cô thì có nhiều duyên với Canada miền đất hạnh phúc này lắm. Năm 1964, anh chị hẹn hò nhau ở Toronto. Lúc đó báo chí làm rầm lên, và thiên hạ túa ra đường để được ngắm đôi uyên ương tài tử nổi tiếng này. Rồi họ làm lễ cưới ở Montreal miền nói tiếng Pháp của Canada đấy các cụ ạ. Cái cô Taylor này có bùa, anh Burton cưới đi cưới lại những hai lần.
Người đẹp Taylor đi về miền cực lạc vì bệnh suy tim. Chắc nàng đã yêu nhiều qúa. Chết vì yêu, nào có gì hạnh phúc hơn! Nói tới Liz Taylor thì tôi liền nhớ tới cô đào trẻ đẹp Marilyn Monroe năm xưa. Cô Monroe cũng nổi tiếng và đẹp ngang ngửa với Taylor, nhưng lại thiếu tình yêu. Cô Taylor thì có quá nhiều còn cô Monroe thì qúa ít. Cô Monroe đã quyên sinh năm 1962 vì cô cho rằng không ai yêu cô chân thực cả! Tờ báo Observatore Romano của Tòa Thánh Vatican bận rộn như vậy mà cũng có lời tiếc thương cô đào bạc mệnh.
Anh John vẫn còn nói về cô Taylor. Cô ta được cả thể xác được cả tâm hồn. Về cuối đời cô đã tham gia rất tích cực vào các chương trình bác ái, đặc biệt chương trình giúp chống bệnh AIDS. Cô từng nói : ‘Gia đình tôi và các bệnh nhân AIDS làm thành cuộc sống của tôi’. Báo chí vừa cho biết trước khi nhắm mắt cô đã tặng chương trình chống bệnh AIDS 600 triệu mỹ kim. 600 triệu nha. Ngoài ra cô còn tin Chúa, một đức tin mãnh liệt . Cô đã nói môt câu nổi tiếng : ‘Tôi tin rằng bạn có thể gần gũi với Chúa bất cứ lúc nào’. Câu này sâu sắc qúa chứ.
Và anh John kết luận ; Cô Taylor vừa đẹp, vừa giầu có, vừa tràn đầy tình yêu, vừa có lòng bác ái, vừa tin Chúa mạnh mẽ, nào có ai hạnh phúc hơn cô?
Bà cụ B.95 ngồi nghe chúng tôi nói chuyện về cô đào Liz Taylor có tới 7 ông chồng và bao nhiêu tình yêu, cụ liền hỏi : Cô ta lúc chết đã 79 tuổi mà vẫn còn yêu đương sao? Lão tưởng chỉ khi còn trẻ thì mới yêu đương thôi chứ? Câu này chạm tới bồ chữ ODP. Ông cười hà hà rồi góp ý:
- Cụ ơi, tình yêu không có tuổi. Tình yêu là một món qùa qúy giá vô cùng
của Thượng Đế tặng cho con người. Già sắp chết vẫn còn yêu, cụ ạ. Chuyện thời sự vừa xảy ra đây này. Báo chí mới đưa tin cụ già Helen Staudinger 92 tuổi ở Florida Hoa Kỳ, vì mê ông hàng xóm tên là Bettner, đòi ông hôn mà không được, cụ liền về nhà lấy súng bắn xối xả , may mà ông hàng xóm thoát chết. Ông Bettner khai với cảnh sát là lâu nay bà cụ tỏ ra say mê ông, đến khi ông nói với cụ rằng ông đã có bạn gái thì cụ tỏ ra giận dữ và ghen tị. Cụ dọa bắn ông. Và cụ đã bắn thực. Rõ ràng tình yêu không kể tuổi. Cụ già 92 vẫn còn yêu mãnh liệt như vậy đó.
Rồi ông ODP lại cười. Tiếng cười của ông làm cả làng vui hẳn lên. Được đà ông kể chuyện tiếp:
Chuyên cụ Helen 92 là chuyện gần, xa hơn một chút phải kể tới chuyện cụ
Hug Hefner. Các cụ biết ông Hefner chứ, cái ông già chủ báo Play Boy ấy mà. Đúng ngày lễ Giáng Sinh vừa qua, khi tròn 84 tuổi, cụ Hefner chính thức tuyên bố sẽ cưới cô Crystal Harris 24 tuổi. Cụ hơn cô 60 tuổi, tức là cô Harris chỉ bằng tuổi cháu hay chắt của cụ. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã nói rất đúng : Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ. Cụ Hefner hơn hẳn cụ Nguyễn Công Trứ nhà mình. Ngày xưa đi học, khi đọc tới bài thơ tự thuật ‘Cưới nàng hầu’ tôi đã giật mình. Hồi đó tôi phục cụ sát đất. Tài cầm quân đánh giặc của cụ Trứ đã tuyệt vời, tài văn chương chữ nghĩa của cụ Trứ đã tuyệt vời, mà tài yêu đương của cụ còn tuyệt vời hơn nữa. Cụ bảo:
Kìa những người mái tuyết đã phau phau
Run rẩy kẻ tơ đào còn manh mảnh…
Lời thơ của cụ cho ta biết rõ ràng là cụ đã già lắm, mái tóc đã bạc như tuyết, và cô vợ bé mới tuổi đào tơ dạng người còn manh mảnh. Nàng nằm bên cụ mà vẫn còn run rẩy cơ mà. Khi cô nàng thỏ thẻ hỏi cụ về tuổi thì cụ bảo : anh còn trẻ lắm, cách đây 50 năm thì anh mới 23 . Ôi câu trả lời vừa hóm hỉnh vừa đầy phong độ, hay biết chừng nào :
Tân nhân dục vấn lang niên kỷ
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam
Ngày xưa tôi cho Cụ Trứ của VN mình là số một, 73 tuổi còn lấy vợ thì chắc Cụ Trứ phải có toa thuốc của Vua Minh Mạng, nay nghe chuyện Cụ Hefner 84 tuổi lấy vợ , hơn hẳn cụ Trứ nhà mình, thì tôi tin chắc Hefner phải có thuốc tiên.
Nghe tới thuốc tiên, cụ Chánh tiên chỉ làng tôi lên tiếng ngay :
- Lúc nãy ông ODP phát biểu rằng cô đào Liz Taylor, lúc nhập viện thì 79 tuổi. mà mặt mũi cô đẹp hết sức, cái đẹp chin mùi. Lão đã nghĩ trong bụng rằng có lẽ chính tình yêu đã làm cho người ta trẻ mãi và đẹp mãi như vậy. Nay nghe chuyện ông Hefner 84 tuổi sắp lấy vợ 24 tuổi, lão nhìn lại tấm ảnh ông Hefner vừa đăng trên báo, lão cũng thấy ông này đẹp và trẻ khác thường. Nếu không biết trước tuổi thì lão đoán chừng ông ta trên 60 là cùng. Bây giờ thì lão tin tình yêu chính là thuốc tiên. Đây là chân lý không thể sai được. Xưa nay ông Hefner có hằng trăm mỹ nữ vây quanh, người khác thì xụm bã chè từ lâu rồi, còn ông thì càng ngày càng đẹp ra và trẻ ra phơi phới, mới lạ chứ. Thuốc tiên rõ ràng.
Chị Ba Biên Hòa nghe phe liền ông chúng tôi bàn sang chuyện triết lý tình yêu thì đặt ra một câu hỏi. Chị nói:
- Phe liền bà chúng tôi đây, ai cũng có gia đình và ai cũng đang già đi, vậy nói theo lập luận của các ông thì phe nữ chúng tôi vì không có tình yêu đích thực nên mới già đi, phải không cơ ?
Các bà vỗ tay hoan hô ý kiến của Chị Ba. Các nhà quân tử và triết gia chúng tôi lâm vào thế bế tắc. Chưa có nhà quân tử nào biết nói ra sao thì may qúa Cụ B.95 lên tiếng. Cụ xin ngưng nói về tình yêu. Cụ xin nghe chuyện thời sự. Thế là Anh John nhảy vào ngay. Anh đã cứu đảng liền ông chúng tôi đúng lúc và anh đã chuyển hướng đề tài nói chuyện qúa hay. Anh quả là tài giỏi. Chuyện thời sự là phần vụ của anh trong mỗi lần họp làng. Anh bắt đầu kể :
- Chuyện đã và còn đang nóng bây giờ là chuyện động đất bên Nhật. Việc động đất kéo theo sóng thần, kéo theo việc nổ các lò nguyên tử và bụi phóng xạ, các việc này làng đã biết cả rồi. Có chuyện bên lề rất đáng chú ý, và báo khắp thế giới đều ca ngợi đó là tư cách của dân Nhật khi đối diện với các tai ương này. Họ không chen lấn, không tranh giành, không ồn ào, họ nhường nhịn nhau. Tôi mới đọc một bài báo của Ông Hà Minh Thành viết ngay từ nơi động đất bên Nhật. Ông Thành là cảnh sát Nhật gốc Việt. Ông ở trong đoàn giữ an ninh trong việc phát phẩm vật cứu trợ. Bữa đó ông quan sát thấy một em bé Nhật dáng chừng 9 tuổi, ăn mặc phong phanh giữa một thời tiết lạnh giá. Ông động lòng thương hại em bé, ông liền tới tặng em cái áo khoác bên ngoài của chính ông. Em bé cúi đầu thi lễ. Rồi ông hòi chuyện. Em cho biết em mất hết liên lạc với cha mẹ anh em, chắc họ đã chết hết. Em đói khát đã mấy ngày. Ông vội vàng mở túi lấy ra gói đồ ăn và trao cho em, ông dục em ăn ngay kẻo chết lả. Nhưng em đã không ăn. Em cầm gói thực phẩm rồi đi lên bỏ váo thùng cứu trợ chung. Em bảo có thể nhiều người còn cần hơn em và trước em.
Hành động của một em bé Nhật 9 tuổi này đã làm cho ông cảnh sát Nhật gốc Việt xúc động. Tôi nghe xong cũng xúc động, và chắc các cụ cũng xúc động, phải không cơ? Cái gì khiến một em bé 9 tuổi can trường và tư cách như vậy? Nóí gì đâu xa, tôi đây này, nếu phải đối diện với sự đói khát, rét mướt và gia đình tan nát như vậy, chắc chắn tôi đã thua xa tư cách của em bé này. Phục em bé Nhật, phục dân Phù Tang quá.
Tin tiếp theo là đoàn y tế Canada đã lên đường sang Nhật sớm hơn tất cả các nước khác. Hiện nay tại Canada đang có các cuộc lạc quyên rộng lớn. Bà con VN ai đi chùa đi nhà thờ đều rộng tay cứu trợ. Báo chí cho biết số người Canada sẵn sàng tình nguyện đi cứu trợ Nhật đã lên tới hơn một ngàn. Nếu bên Nhât có yêu cầu là đoàn quân này lên đường ngay.
Tin thời sự tiếp theo là dân Canada sẽ đi bầu lại quốc hội vào đầu tháng Năm sắp tới. Chính phủ thiểu số của ông Harper đã cầm quyền hơn 5 năm. Canada hiện có 4 đảng lớn, đảng của Harper là đảng Bảo Thủ. Quốc hội có 308 ghế thì đảng của ông được 143 ghế. Tuy là thiểu số nhưng các đảng đối lập không hề đoàn kết được với nhau nên chính phủ Harper mới đứng lâu như vậy. Hiện nay đang mùa tranh cử, dân chúng đang được nghe các lời đường mật.
Riêng cộng đồng VN thì trung tuần tháng Tư nơi nào cũng làm lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, và tưởng niệm ngày mất nước 30 tháng Tư. Nhân dịp này, các hội đoàn quốc gia đã nói khá nhiều về 2 cố tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Với thời gian, với các hồ sơ mật được khai mở, hai vị tổng thống này được nhiều người ái mộ hơn. À, các cụ đã mua và đọc cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu của GS Nguyễn Tiến Hưng chưa? Đây là một kho tài liệu quý mà các cụ phải có, phải đọc và lưu truyền lại cho con cháu nha. ( website : www.tamtutongthongthieu.com , tel (714) 722-2292 ).
Đặc biệt Cộng đồng người Việt ở Montréal đang hô hào đồng bào đến thủ đô Ottawa biểu tình trước toà đại sứ CSVN và Trung Cộng ngày 17.4.2011, để đả đảo VC dâng đất dâng rừng dâng biển cho TC, và đả đảo Trung Công xấm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Ông ODP góp ý : Gần đây giới truyền thông quốc tế đã phổ biến nhiều lời tuyên bố quan trọng của một số lãnh tụ nổi tiếng thế giới lên án chủ nghĩa cộng sản, như Đức Đat Lai Lạt Ma, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, như nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyn, như các cựu lãnh tụ Nga Xô Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin, Vladimir Putin, như cựu Bí Thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas. Tất cả các vị này đều lên án CS và đều kết luận chủ nghĩa CS là lai lầm, phải hủy bỏ. Đọc những lời này tôi thấy qúa đúng, chỉ tiếc là quá trễ. Riêng lời của Đại Tướng William Westmoreland, cựu chỉ huy trưởng quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam: Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi chính thức xin lỗi các bạn cựu quân nhân Quân Lực Miền Nam VN vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn. Tôi thấy lời này tuy trễ nhưng nó làm dịu nỗi đau và nỗi hận của dân Miền Nam. Xưa nay tôi chưa hề nghe một vị lãnh tụ Hoa Kỳ nào khác nói một lời nhận lỗi và xin lỗi chân thực hơn.
Tin cuối cùng : Canada xưa nay là nơi cất giấu tài sản của rất nhiều nhà độc tài trên thế giới. Chính quyền Canada đã ra lệnh phong tỏa các tài sản của lãnh tụ Hosni Mubarak xứ Ai Cập, của lãnh tụ Maummar Gadhafi xứ Lybia, của lãnh tụ Ben Ali xứa Tunisia. Ông H.O. nói thêm : Canada cũng là nơi cất giấu tài sản của các lãnh tụ CSVN, các tài sản này hiện do con cháu của họ đang du học tại Canada mang từ VN sang. Bao giờ thì Canada ra lệnh phong tỏa những tài sản này ?
Nghe đến đây, cụ B.95 liền bảo anh John : Các tin trên toàn là những tin khô và nóng, anh có tin gì vừa mát vừa vui không? Lão thèm những tin nóng nhưng có tiếng cười nữa cơ. Câu hỏi này khó chứ, phải không các cụ. Anh John bóp trán suy nghĩ một phút rồi kể : Cháu có tin thời sự loại này nhưng cũ mất rồi, cụ có nghe tin cũ không? Cụ B.95 gật đầu lia lịa. Cái anh John này nhớ tài tình thật.
Đây là cái tin gây chấn động một dạ tiệc của chính phủ tại thủ đô Ottawa năm kia. Bữa đó là ngày 10 tháng 11 năm 2009, gần 1.700 quan khách đang tham dự buổi tiệc để vinh danh quân đội thì có tin Lady Thatcher qua đời. Tin sét đánh. Bà Magaret Thatcher cựu thủ lãnh đảng Bảo Thủ Anh và thủ tướng Anh trong 11 năm ( 1979-1990), Bà là thần tượng của đảng Bảo Thu Canada đương quyền. Vừa nghe tin bà chết, thủ tướng và các bộ trưởng rối rít bàn ngay việc phân ưu và cử phái đoàng đi dự tang lễ. Ông Dimitri Soudas tùy viên của thủ tướng soạn liền điện văn phân ưu và trước khi gửi sang Anh thì đã nhấc điện thoại gọi sang London để kiểm chứng lần chót. Vừa nghe xong điện thoại thì ông hét lớn : “Mẹc xà lù ! Tin tầm bậy! Bà Thatcher vẫn còn sống, vẫn mạnh khoẻ”. Mọi người đều ngơ ngác không hiểu gì cả. Cái gì thế này? Hóa ra cái tin Lady Thatcher chết chuyền tới bàn tiệc không phải từ điện Buckingham Palace bên Anh mà từ nhà ông bộ trưởng giao thông, ông báo tin con mèo già 16 tuổi của ông vừa chết. Vì xưa nay ông hằng ngưỡng mộ bà Margaret Thatcher nên ông đã lấy tên bà đặt tên cho con mèo của ông! Hú hồn. Nếu không có việc kiểm chứng của ông tùy viên Soudas thì chính quyền Harper vỡ mặt vì bị hố to! Một con mèo chết tại một tư gia mà nó đã làm cả một đại tiệc của các cấp chính quyền phải xôn xao nhốn nháo.
Bà cụ B.95 nghe xong tin này thì tỏ ra kinh ngạc vô cùng . Uả, Canada này cho phép lấy tên những người mình qúy mến đặt tên cho chó cho mèo sao? Vậy nếu tôi yêu ông bà tôi thì tôi có thể lấy tên ông bà dặt cho con mèo con chó sao? Ở quê mình đâu có được phép như vậy. Xưa nay VN mình có thói quen ‘kính bất xưng danh’ mà. Ngày xưa dân làng phải thuộc tên ông tiên chỉ và ông lý trưởng để tránh việc phạm thương khi đặt tên cho con.
Bồ chữ ODP gật gù : Cụ nói đúng. Cứ xem ở miền Trung và miền Nam có ai dám đặt tên con gái là Hoa đâu, vì Hoa là tên vợ vua Minh Mạng, Bà Hồ Thị Hoa gốc Biên Hòa. Ai tên Hoa phải đổi ra Huê. Nghĩ cũng kỳ và lạ ha. Bên Tây yêu ai thì lấy tên người đó đặt cho con cháu mình, cho những con vật mình yêu, còn bên Đông thì yêu ai phải để người đó lên cao mà tôn kính. Rõ ràng Đông và Tây không bao giờ gặp nhau ở mặt này
Rồi anh John cười hà hà. Anh xin tạm chấm dứt phần thời sự và lại xin phép được trở về chuyện người đẹp Elizabeth Taylor. Các cụ thấy chưa, cô đào này có bùa mê, cô làm mê say mọi người. Nhân nói tới số tuổi 79 khi cô nằm xuống, ông ODP nhớ tới chuyện một vở kịch ở Saigon sau 1975. Chuyện này bạn ông kể lại. Rằng trong một buổi diễn kịch, hình như ở một rạp Phú Nhuận, có cảnh một anh hề ra mua vui. Anh ta khai gia phả, bố mẹ anh còn sống nhưng già yếu. Bố anh đã 79 tuổi. Anh vừa nói đến đó thì có tiếng thổi còi, rồi anh công an bước lên sân khấu không cho diễn nữa vì nội dung xúc phạm đến Bác. Ai cũng ngơ ngác chả hiểu gì. Anh hề bị đem về bót thẩm vần. Ông công an chấp pháp hỏi anh rằng sao anh lại nói bố anh 79 tuổi. Tại sao 79 mà không 78 ? Anh có biết là Bác Hồ thọ 79 tuổi không? Anh định đem tuổi Bac ra diễu phải không? Anh hề miền Nam mặt tái mét. Anh khai anh không hề biết Bác Hồ chêt lúc 79 tuổi. Con cố 79 là con số quen thuộc, con số mang tên một tiệm phở ngon ở ngay điạ phương này. Anh bị công an hỏi đủ thứ. Sau cùng chúng thấy anh không có ẩn ý nên tha. Trước khi cho về, công an còn đe dọa : Anh phải nhớ kỹ tuổi của Bác là 79, từ nay anh có diễn vở kịch này anh phải lấy con số tuổi khác nghe chưa.
Rồi ông ODP nói sang chuyện cô đào Brigitte Bardot mà Chị Ba nhắc tới ở trên. Khi còn sống, thi sĩ Bùì Giáng của Miền Nam đã công khai nhận mình yêu 2 người, đó là cô đào Brigitte Bardot ở Pháp và cô đào Kim Cương ở Saigon. Cô Bardot ở mãi bên Pháp nên thi nhân Bùi Giáng chỉ ấp ủ trong lòng, còn kỳ nữ Kim Cương thì ông được gặp gỡ nhiều lần, gặp gỡ suông mà thôi nhưng Bùi Giáng tỏ ra sung sướng lắm. Người đẹp VC Kim Cương đã là nguồn hứng khởi cho bao nhiêu bài thơ của ông.
Ông ODP đang nói về cô đào Kim Cương thì Cụ Chánh giơ tay xin góp thêm ý : Cho lão góp tí chuyện về cái ông Bùi Giáng này. Ông là một thi bá. Nhà văn Mai Thảo đã ca ngợi như sau : ‘Bùì Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, trùng trùng một biển văn chương’. Ông dở dở ương ương nhưng vì ông là thiên tài nên không ai bắt lỗi ông cả, ngay VC cũng không đụng tới. Người ta kể rằng sau 1975, một bữa Bùi Giáng dạo chơi ngoài chợ trời phố Hàm Nghi gì đó ở Saigon, ông thấy một cái guidon xe đạp, ông thích nên ông cầm lên xem rồi cầm đi luôn. Chủ nhân cái guidon xe đạp này liền đuổi theo và la lên ơi ới ‘Ối làng nước ơi tôi bị ăn cướp!’. Bùi Giáng liền trả lại cái guidon rồi vừa cười vừa nói : Mới mất cái guidon mà la lối om xòm, còn mất cả nước thì nín khe, sao kỳ vậy!
Kể đến đây xong thì cụ Chánh xin trả diễn đàn lại cho làng. Chị Ba Biên Hòa từ lúc nghe các nhà quân tử chúng tôi tán dương cô Elizabeth Taylor thì có vẻ thêm hứng khới. Chị bảo : Nghe các bác nói đến mấy người đẹp trên đây thì tự nhiên trong đầu tôi cứ miên man tự hỏi về sự hạnh phúc. Sống thế nào là sống hạnh phúc?
Chà, câu hỏi lớn nha. Ai cũng nhìn triết gia bồ chữ ODP để mong câu giải đáp. Ông đáp ngay :Tôi vẫn nhớ câu nổi tiếng sau đây : ‘Tiền bạc là giấy thông hành vạn năng, ta có thể đi tới bất cứ nơi nào trừ thiên đàng. Ta có thể mua được mọi thứ ta muốn trừ hạnh phúc’. Các bạn rõ chưa, ta không thể dùng tiền để mua hạnh phúc. Ngoài câu nói nổi tiếng đó ra, tôi cũng còn nhớ một vị chân tu kia đã chỉ cho tín hữu của ông nên sống như thế này để có hạnh phúc :
- Đừng so bì
- Không phải ai sinh ra cũng đẻ bọc điều
- Nhiều khi chính tay mình phải tạo ra cho mình những hoàn cảnh tốt
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Biết cách sống, biết nín thở qua sông, biết chịu đựng
- Biết vùng lên
- Biết làm lại
- Biết chấp nhận, biết thích nghi
- Biết vui với cái mình có
- Biết tạo ra cho mình một hoàn cảnh dễ thở hơn
- Không bao giờ thối chí nản lòng, hoặc ngồi một chỗ để so bì, để thương thân
- Điều quan trọng nhất là không bao giờ đầu hàng và nhất là không bao giờ để mất niềm tin
Sau khi kể ra một danh sách dài các lời chỉ dẫn, ông ODP lại cười rồi hỏi cả làng có biết ông Warren Buffet, tỷ phú số 2 trên thế giới chỉ đứng sau Bill Gates, sống ra sao không? Thưa, ông sống rất đơn giản và đơn sơ, vẫn sống trong căn nhà 3 phòng ngủ mà ông mua từ hồi lấy vợ cách đây 50 năm. Bạn bè hỏi tại sao thì ông trả lời là ông có hết mọi sự mà ông cần trong căn nhà này, ông tự lái xe, ông không đi du lịch bằng máy bay riêng dù ông là chủ một hãng máy bay lớn, ông không hề giao thiệp với các chức quyền lớn. Ông khuyên các giới trẻ những điều này:
- Đừng dùng credit cards, đừng vay mượn tiền ngân hàng
- Hãy nhớ cho kỹ câu này: Tiền bạc không đẻ ra con người mà con người đẻ ra tiền bạc
- Hãy sống đơn sơ và đơn giản hết sức
- Đừng làm những điều mà người khác nói. Hãy lắng nghe các điều người khác nói nhưng hãy làm những gì mà chính bạn nghĩ là tốt
- Đừng ăn diện quần áo theo thương nhãn, hãy mặc loại quần áo nào mà bạn cảm thấy thoải mái
- Điều sau cùng xin bạn nhớ kỹ : Bạn có đời sống của riêng bạn, tại sao bạn lại cho phép những người khác được chỉ huy cuộc đời của bạn?
Chà, bữa nay diễn văn của ông ODP dài qúa.
Ông H.O. cũng xin góp chuyện. Ông bảo nhân nghe các lời khuyên của tỷ phú Buffet về tiền bạc, lời khuyên này làm ông nhớ tới một câu nghe khá thấm thía về cái nghiệp con người , câu ấy như sau :
-Ngày xưa còn trẻ thì mang sức khoẻ đi tìm vàng
-Ngày nay về già thì mang vàng đi tìm sức khoẻ
Thấy cả làng vỗ tay khen câu này mang dạng câu đối qúa hay, ông H.O. được hứng nói tiếp : Tôi cũng chú ý đến lời khuyên giới trẻ của ông Buffet, nhưng không thấy ông khuyên lớp trẻ về việc học hành. Khi tôi còn bé, ông nội tôi khuyên tôi câu này và bắt tôi học thuộc lòng, nay xin chép ra đây để thêm vào lời ông Buffet:
Học mà không chơi : đánh rơi tuổi trẻ
Chơi mà không học bán rẻ tương lai
Chi bằng ta chọn cả hai :
Vừa chơi vừa học, tương lai huy hoàng
Cả làng vỗ tay. Cụ Chánh tiên chỉ lên tiếng : Hôm nay làng ta ai cũng thành thi sĩ hết. Riêng lão, cứ cuối tháng Tư thì tự nhiên lão nhớ quê vô cùng, lão xin đọc cho làng tâm tư cùa lão như sau :
Có xa mới nhớ
Có lìa mới thương
Dù có phiêu bạt muôn phương
Người Việt phải nhớ quê hương trong lòng.
TRÀ LŨ
Chút tình con sống lại
Mic. Cao Danh Viện
23:32 20/04/2011
Mãi mê tìm niềm hạnh phúc trần gian
Yêu hoa xuân hơn tìm trái thiên đàng
Bước hư hoang quên về miền đất hứa
Chúa cũng thương con hơn thương Chúa
Bỏ ngai trời tuân phục tiếng Tình Yêu
Ban cho con trái ngọt chín đồi chiều
Làm hy tế chuộc con về cõi sống
Từ buổi sáng đá cửa mồ mở trống
Xếp gọn gàng khăn liệm với y trang
Chúa Phục Sinh! Chúa chiến thắng khải hoàn!
Nguồn sống mới trong hồng ân Cứu Rỗi
Hạnh phúc như chim trời bay muôn lối
Chao nghiêng mình nguồn ánh sáng Phục sinh
Lỗi tội con Người gột rửa trắng tinh
Trao đĩa ngọc xức dầu thơm quý giá
Niềm hoan lạc năm mươi ngày rộn rã
Con ngây say thưởng nếm phúc quang vinh
Hồn thăng hoa từng nhịp sống ân tình
Trong hạnh phúc của đoàn người sống lại
Chút tình con những ngày qua vụng dại
Đến bây giờ xác tín Chúa thương con
Qua Phục sinh, thưởng nếm khối tình son
Xin dâng Chúa chút tình con sống lại!
20/4/2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Thập Giá
Lê Trị
21:32 20/04/2011
ĐƯỜNG THẬP GÍA
Ảnh của Lê Trị
Con đường Thập giá cheo leo
Gian nan, vất vả, nhọc lao, gập ghềnh
Ai lo giữ mạng sống mình
Thì rồi sẽ mất – Đời thành trầm luân
Ai vì Chúa, vì Phúc âm
Hy sinh mạng sống được phần quang vinh
Chúa cho hưởng phúc trường sinh.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Con đường Thập giá cheo leo
Gian nan, vất vả, nhọc lao, gập ghềnh
Ai lo giữ mạng sống mình
Thì rồi sẽ mất – Đời thành trầm luân
Ai vì Chúa, vì Phúc âm
Hy sinh mạng sống được phần quang vinh
Chúa cho hưởng phúc trường sinh.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền