Ngày 19-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vinh Danh Chúa
Lm Vũdình Tường
05:27 19/04/2018
Đức Kitô gọi các môn đệ đi theo, các ông đáp lại, đi theo Chúa nhưng không rõ mục đích. Có lẽ các ông tranh luận và bất đồng về vấn đề này. Kẻ nghĩ thế này người có í kiến khác, cuối cùng Phêrô tìm cơ hội hỏi Đức Kitô. Chúng con bỏ mọi sự đi theo Thầy chúng con sẽ nhận được gì? Thánh Marcô 1,28 ghi lại điều Đức Kitô nói với các ông là các ông sẽ nhận được trăm lần nhiều hơn điều các ông bỏ lại sau lưng, cộng thêm sự khốn khó, đau khổ. Phúc âm của thánh Mathêô 19,27 ghi nhận thêm một chi tiết khác khi Ngài viết điều đó xảy ra 'sau khi mọi sự được đổi mới trong Đức Kitô'. Các ông ghi nhớ những điều đó trong lòng nhưng phải đến sau khi Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết lúc đó các ông mới tạm hiểu điều Đức Kitô nói là mọi sự đổi mới trong Ngài. Về phương diện tâm linh Đức Kitô sống lại từ cõi chết mang lại sự sống mới cho những gì Chúa tạo dựng nên; tất cả được đổi mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Riêng đối với các tông đồ các ông nhận rõ điều này nhất. Được tràn đầy Chúa Thánh Thần Phêrô mạnh dạn, vững tin rao giảng Lời Chúa cho toàn dân. Hoa trái đầu tay của ông là chữa lành người bại chân ăn xin nơi cửa đền Hạnh Phúc. Phêrô gặp anh và anh ta xin giúp. Phêrô lần đầu tiên trong đời, lòng tràn ngập Thánh Thần lên tiếng với anh ta là Ngài không có vàng, bạc, tiền tài nhưng có Đức Kitô Phục Sinh. Người què còn đang bỡ ngỡ chưa hiểu Phêrô nói gì thì ông lên tiếng tiếp 'Nhân Danh Đức Kitô Phục Sinh tôi truyền cho anh đứng dậy bước đi'. Người què từ lúc bẩm sinh liền đứng dậy nhảy múa cùng thánh Phêrô bước vào đền thờ. Cv 3,1-10. Điều này gây xôn xao trong dư luận và căm phẫn cho lãnh binh Đền thờ. Trưởng lãnh binh cho triệu Phêrô đến chất vấn, Phêrô không những đã không sợ, không chối, không tìm cách biện hộ nhưng thẳng thắn nói cùng trưởng lãnh binh Đền Thờ

Thưa quí vị thủ lãnh trong dân và quí vị kì mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về vấn đề làm việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin quí vị và tất cả toàn dân Israel biết cho rằng: Chính nhờ Danh Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quí vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho chỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quí vị. Đấng ấy là tảng đá mà quí vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên tảng đá góc tường Cv4,8-12

Sau khi diện kiến Đức Kitô hiện ra với các môn đệ Phêrô biết rõ mục đích đáp trả lời Đức Kitô mời gọi. Ông không còn nghi ngờ, bồn chồn hay thắc mắc nhưng biết chắc, rõ ràng mục đích đi theo Đức Kitô. Mục đích duy nhất cuộc đời ông là sống làm Sáng Danh Đức Kitô. Ông xác tín rằng dù ông sống hay chết, chịu vất vả, bị nhục mạ hay đánh đòn, tất cả đều làm Sáng Danh Đức Kitô. Bị chất vấn trong Đền Thờ, Phêrô lòng tràn đầy Thánh Thần xác tín với mọi người là không có Danh nào khác hơn, mà chính là vì Danh Đức Kitô mà ông hy sinh hiến thân chịu đựng tất cả. Phêrô không nhận bất cứ điều chi cho mình, lời khen ngợi, ca tụng, vinh danh, tất cả đều cho Đức Kitô. Phêrô cũng cho biết Đức Kitô Phục Sinh ban sức mạnh thân xác nhưng quan trọng hơn là ban sức mạnh tâm linh cho mọi tâm hồn công chính kêu cầu đến Danh Đức Kitô. Sức mạnh Phục Sinh đánh tan sự chết, đè bẹp thần chết. Chúng không có thể làm hại Ngài nữa vì thế khi chúng ta liên kết với Đức Kitô Phục Sinh thần chết không thể làm hại linh hồn ta.

Phêrô cũng nhắc cho lãnh đạo Đền Thờ nhớ lại khi họ kết án Đức Kitô do kiêu căng tự phụ, tự tin vào khả năng và trí khôn loài người. Đức Kitô Phục Sinh đã không trả đũa nhưng cho họ một cơ hội nữa để họ khiêm nhường nhận biết việc sai, lỡ lầm mà thống hối ăn năn. Những ai thành tâm thống hối ăn năn sẽ nhận được ơn thứ tha, được sự sống trường sinh và trở thành thành phần của gia đình Đức Kitô.

Phêrô và các môn đệ biết rõ mục đích cuộc sống, rõ mục tiêu việc đáp trả- sống làm Sáng Danh Đức Kitô- trong cánh đồng truyền giáo bao la. Môn đệ được đổi mới trong Đức Kitô Phục Sinh và tất cả đều nhớ lời Đức Kitô báo trước là cuộc đời chứng nhân sẽ không thiếu đau khổ, gian truân. Các ông hiểu rằng vinh quang Thập Giá đến sau khi vác xong đoạn đường thập giá nhiều đau khổ, chông gai. Đau khổ đến trước vinh quang. Đau khổ mở đường dẫn vào vinh quang.

Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
09:57 19/04/2018
Đức Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành. Ngài biết từng con chiên, yêu thương chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đàn chiên.

Thật vậy, Đức Giêsu biết hết tất cả mọi người chúng ta. Ngài biết từng người trong chúng ta. Ngài biết người nào khỏe mạnh, người nào ốm đau, người nào tàn tật. Ngài như người mục tử đi tìm con chiên bị mất; con nào đi lạc, Ngài sẽ đưa về; con nào bị thương, Ngài sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ngài sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ngài sẽ canh chừng (x. Ed 34,16). Ngài yêu thương chăm sóc từng người trong chúng ta một cách tận tình (Is 40,11). Ngài luôn tạo điều kiện tốt đẹp cho mọi người như người muc tử chăn dắt đàn chiên trong đồng cỏ tốt tươi, màu mỡ (x. Ed 34,14). Cụ thể, Ngài nuôi chúng ta bằng Lời của Ngài, bằng các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể. Đặc biệt, Ngài đã hy sinh tính mạng của mình vì hạnh phúc của mỗi người chúng ta. Đó là tình yêu cao quý hơn mọi tình yêu. Đúng như lời Ngài khẳng định: “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Vì thế, những ai được sống dưới sự chăn dắt của vị mục tử Giêsu, thì luôn được vững dạ an tâm, không sợ nguy khốn (Tv 23,4), không sợ thiếu thốn gì (Tv 23,1).

Để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho con người, Đức Giêsu còn tuyển chọn một số người cộng tác trực tiếp vào sứ mạng mục tử của Ngài. Vì thế, trước khi về trời, Ngài đã chọn các Tông đồ và đặt Thánh Phêrô thay mặt Ngài tiếp tục vai trò đó. Vai trò mục tử đó được tiếp tục nơi các Tông đồ đoàn, các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô, các Đức Giám Mục, các linh mục cho đến tận thế. Nhưng số lượng giám mục, linh mục trong Giáo hội chưa bao giờ có thể đáp ứng đủ với nhu cầu của đoàn chiên. Cho nên, Đức Giêsu đã từng nói: “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin Chúa sai thợ gặt đi gặt lúa về.” (Lc 10,2). Vâng lời Đức Giêsu, suốt 2000 năm qua, Giáo hội luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo các linh mục. Thông thường tại các Giáo phận hoặc liên Giáo phận đều có Đại chủng viện, nơi đào tạo các linh mục tương lai. Ngoài các đại chủng viện còn có các đào tạo các ứng sinh linh mục của các dòng tu. Giáo hội không những mời gọi giới trẻ dấn thân trong đời sống tu trì, làm linh mục. Giáo hội còn mời gọi các thành phần trợ giúp vật chất cũng như tinh thần cho các chủng viện, cho công cuộc đào tạo linh mục. Cụ thể, Giáo hội dùng Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh hằng năm để nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Đây là một sáng kiến đặc biệt của Giáo hội. Vậy, chúng ta phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục? Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ các giám mục, linh mục đang trực tiếp coi sóc chúng ta?

Thứ nhất, chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục:

- Vai trò của các bậc cha mẹ: Cần phải quan tâm giáo dục con cái về đời sống đức tin, nhân bản và tri thức; giúp con cái hiểu biết hơn về ơn gọi linh mục và tu sĩ; khi thấy con cái có ý hướng dâng mình cho Chúa trong ơn gọi linh mục và tu sĩ thì cần phải giúp đỡ và hướng dẫn con cái thực hiện ý hướng tốt lành đó.

- Vai trò của các thầy cô giáo lý viên: Không chỉ truyền đạt về kiến thức giáo lý mà còn giúp các em về mọi mặt để các em có thể trở thành những người trưởng thành quân bình về tri thức, nhân bản và đạo đức.

- Vai trò của cha xứ: Không chỉ hướng dẫn và giúp đỡ các em trong việc phân định ơn gọi mà còn giúp các em có đủ điều kiện để thực hiện ơn gọi của mình. Đặc biệt, đời sống độc thân dâng hiến của cha xứ luôn trở nên mẫu mực cho các em noi theo.

-Vai trò của mọi thành phần trong Giáo hội: Cần giúp đỡ các ứng sinh linh mục tương lai bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, bằng sự động viên khích lệ, bằng sự giúp đỡ về mặt vật chất...

Hầu hết các linh mục trưởng thành như hôm nay, ngoài ơn Chúa, sự nổ lực của bản thân thì đều có sự cộng tác trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, thân nhân, ân nhân và các thành phần trong giáo xứ và Giáo hội.

Thứ hai, chúng ta cần cầu nguyện và cộng tác với các giám mục, linh mục:

Chúng ta không chỉ có trách nhiệm đối với các ứng sinh linh mục mà còn có trách nhiệm đối với chính các giám mục, các linh mục nhất là giám mục và các các linh mục đang trực tiếp phục vụ chúng ta. Chúng ta giúp đỡ bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ, cộng tác với các ngài để các ngài chu toàn bổn phận mà Chúa và Giáo hội trao phó. Chúng ta cầu nguyện cho các mục tử bởi vì trong thực tế, tuy có nhiều mục tử giống mục tử Giêsu, nhưng vẫn có những mục tử giả, mục tử xấu, mục tử không tha thiết gì đến đàn chiên, “khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn”; vẫn có những mục tử sống vô trách nhiệm với đàn chiên : chẳng quan tâm khi chiên đi mất, không đi tìm khi chiên thất lạc, không chạy chữa khi chiên bị thương…(x. Dc 11,16a); vẫn có những mục tử bóc lột đàn chiên để hưởng thụ chứ không chịu chăn dắt đàn chiên: “Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt” (Ed 34,3); vẫn có những mục tử độc ác, thống trị đàn chiên một cách tàn bạo và hà khắc (x. Ed 34,3); vẫn có những mục tử mà sự hiện diện của họ chỉ làm cho đàn chiên tan tác (x. Gr 23,2).

Trong bài huấn dụ có sự hiện diện của các linh mục và giáo dân, Đức Cha Anphôngsô, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa mời gọi giáo dân cầu nguyện và cộng tác với các linh mục như sau:

- Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Linh mục cần lời cầu nguyện lắm, vì sứ vụ và trách nhiệm của linh mục rất nặng nề. Nhiều khi anh chị em xin linh mục cầu nguyện cho mình, mà quên cầu nguyện cho linh mục.

- Hãy tôn kính linh mục vì là người thay mặt Chúa hướng dẫn giáo dân. Nhưng hãy tôn kính cách đúng mực, bình dị, thân tình, chứ đừng thần thánh hóa, khép nép, sợ hãi, tâng bốc. Linh mục là người của Chúa và của mọi người, chứ không phải của riêng ai.

- Hãy nâng đỡ tinh thần cho linh mục. Linh mục cũng cần sự nâng đỡ, nhất là trong những lúc gánh nặng của sứ vụ đè trên đôi vai và trong tâm hồn. Tôi xin anh chị em quan tâm nâng đỡ tinh thần, chứ không phải vật chất, cho các linh mục. Chỉ chú trọng nâng đỡ vật chất sẽ có thể làm thoái hóa linh mục.

- Hãy cộng tác cách chân thành, tích cực và hữu hiệu, để linh mục chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục chẳng thể làm được gì nếu không có giáo dân đồng tâm hiệp lực.

Lạy Chúa Giêsu mục tử nhân lành, xin ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử như lòng Chúa mong muốn. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Chúa Nhật 4 Phục Sinh B
Lm Đan Vinh
22:12 19/04/2018
Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18

CHO CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 10,11-18

(11) Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (12) Người làm thuê vì không phải là Mục Tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn. (13) Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. (14) Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. (15) Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (16) Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. (17) Sỡ dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. (18) Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh chính mình. Tôi có quyền hy sinh và lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh Cha tôi mà tôi đã nhận được.

2. Ý CHÍNH:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã tự ví mình như vị Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người Mục Tử được biểu lộ qua 3 hành động sau: Một là biết rõ từng con chiên và cũng được chiên nhận biết và đi theo. Hai là quan tâm đến cả đoàn chiên, nhất là những con chiên bị đau ốm, thương tích hay đi lạc đàn. Ba là sẵn sàng thí mạng mình đương đầu với sói rừng để bảo vệ đoàn chiên.

3. CHÚ THÍCH:

- C 11-13: + Tôi chính là: Đây là kiểu nói của Thiên Chúa khi mặc khải danh xưng: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14). Đức Giê-su cũng nhiều lần dùng kiểu nói này: “Tôi Hằng Hữu”(Ga 8,24.28); “Chính tôi là Bánh trường sinh” (Ga 6,35), “Tôi là Bánh từ trời xuống” (Ga 6,41) ; “Tôi là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12 ; 9,5); “Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7.9) ; “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10,11.14) ; “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25) ; “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6) ; “Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,1.5). + Mục Tử nhân lành: Mục Tử là người chăn chiên. Mục tử là hình ảnh diễn tả tình thương bao la của Thiên Chúa đối với dân Ít-ra-en như lời tuyên sấm của ngôn sứ Ê-dê-ki-en: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm. Con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về. Con nào bị thương, Ta sẽ băng bó ;.Con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh. Con nào béo mập, con nào khỏe mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,15-16). Thiên Chúa cũng dùng một số mục tử để chăn dắt dân Ít-ra-en như Mô-sê (x. Is 63,11), Đa-vít (x. Tv 78,70-71). Có hai loại mục tử là mục tử tốt và mục tử xấu (x. Gr 10,21). Thiên Chúa hứa ban một mục tử dòng dõi Đa-vít, luôn làm đẹp lòng Người sẽ đến (x. Gr 23,4-6) là Đức Giê-su (x Ga 10,11). + Hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên: Đây là khác biệt quan trọng giữa mục tử chân chính với kẻ chăn thuê. Hy sinh mạng sống cho người mình yêu là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh (x. Ga 15,13). + Người làm thuê không phải là mục tử: Người chăn thuê ám chỉ các đầu mục Do thái như các kinh sư, Pha-ri-sêu giả hình (x. Mt 23,2), các ngôn sứ giả (x. Mt 24,11). Họ thường có thái độ hèn nhát và vô trách nhiệm (x. Ga,12-13), chỉ lo tìm tư lợi, dẫn đường sai lạc, nói mà không làm và đạo đức giả (x. Mt 23,14.16.25.28).
- C 14-16: + Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi: Từ ngữ “biết” trong Kinh Thánh không những là sự hiểu biết về mặt kiến thức, mà còn nói lên mối quan hệ mật thiết: Biết điều gì nghĩa là có kinh nghiệm cụ thể về điều đó. Biết người nào là có quan hệ mật thiết với người đó (x. Lc 1,34). Đức Giêsu biết các tín hữu là chiên của Người, và họ cũng biết Người là Mục Tử của họ và họ luôn vâng nghe lời Người. + Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này: Sự quan tâm của Mục Tử nhân lành còn phổ biến đến hết mọi dân tộc qua các môn đệ của Người. Sứ mạng loan Tin Mừng và làm chứng cho Người được trao cho các môn đệ là đại diện của Giáo Hội và cũng là sứ mạng của mỗi tín hữu (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Sẽ chỉ có một đoàn chiên và một Mục Tử: Nhờ sự chết của Đức Giê-su trên cây thập giá, biên giới ngăn cách giữa Do Thái và dân ngoại đã bị phá hủy (x. Gl 3,28). Từ nay mọi người thuộc mọi dân tộc đều có thể gia nhập vào đoàn chiên của Chúa Giê-su, vì Người đã đổ máu ra để cứu chuộc toàn thể nhân loại (x. 1 Tm 2,4).
- C 17-18: + Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi: Khi hiển dung trên quả núi cao, Đức Giê-su đã được Chúa Cha công nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17;17,5).. + Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình: Việc Đức Giê-su chịu chết không phải do ý muốn của các đầu mục Do Thái, do ý của tổng trấn Phi-la-tô, Giu-đa, quân lính và dân chúng... Nhưng là do Người tự ý chấp nhận vâng phục thánh ý Chúa Cha (x. Mt 26,39) vào “GIỜ” Con Người được tôn vinh (x. Ga 12,23). + Để rồi lấy lại: Đức Giê-su đã báo cho các môn đệ biết trước: Người sẽ đi lên Giê-ru-sa-lem, chịu đau khổ, sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại (x. Mt 16,21), nhờ quyền năng của Thiên Chúa (x. Cv 2,32-33).

4. CÂU HỎI:
1) Mục tử là gì?
2) Ba đặc điểm của người mục tử tốt lành là gì?
3) Đức Giê-su nhiều lần tự khẳng định về mình qua những câu nào trong Tin Mừng?
4) Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm Thiên Chúa chính là Mục Tử nhân lành của dân Ít-ra-en trong câu nào?
5) Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã đặt những vị nào làm mục tử để thay Ngài chăn dắt dân Ít-ra-en?
6) Khác biệt quan trọng nhất giữa mục tử tốt với kẻ chăn thuê là gì?
7) Đức Giê-su quở trách các đầu mục dân Do thái vốn là những kẻ chăn thuê vì những tội nào?
8) Ý nghĩa sâu xa của từ “biết” trong Thánh Kinh là gì?
9) Tin mừng ghi lại hai lần Đức Giê-su được Chúa Cha xác nhận là Con yêu dấu như thế nào?
10) Đức Giê-su đã tình nguyện chọn thi hành sứ mệnh cứu thế bằng con đường chịu khổ nạn theo thánh ý Chúa Cha trong câu nói nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) QUO VADIS ? - THẦY ĐI ĐÂU ?

Thời hoàng đế NÊ-RÔNG ra tay bách hại đạo Công Giáo. Thủ đô Rô-ma ngập tràn máu lửa: biết bao tín hữu đã bị giết chết dưới bàn tay của bạo chúa tàn bạo điên loạn.
Giáo hội non trẻ do Đức Giê-su thiết lập như sắp bị tan tác tiêu diệt. Phê-rô là trụ cột của Giáo hội. Các tín hữu đã tha thiết xin ông trốn khỏi Rô-ma, để có thể tiếp tục lãnh đạo đoàn chiên. Đề nghị này khiến tông đồ Phê-rô phân vânm vì đoàn chiên chắc sẽ bị nao núng nếu mất đi chủ chiên? Thầy Giê-su đã chẳng khuyên các môn đệ: khi người ta bắt chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác đó sao? Thế là Phê-rô đã mang theo bị gậy và hóa trang để trốn ra khỏi thành. Nhưng rồi ông lại gặp Chúa Giê-su Phục Sinh đang đi vào thành nên ông hỏi:
- Quo vadis, Domine ? Lạy Chúa, Chúa đi đâu vậy ?
Chúa Giê-su Phục Sinh trả lời :
- Ta đi vào trong thành để chịu đóng đinh thêm một lần nữa. Nói xong Chúa biến mất.
Hiểu ý Thầy, nên Phê-rô đã quay trở vào thành Rô-ma để động viên an ủi đoàn chiên đang bị bách hại. Sau cùng ông đã bị bắt và bị đóng đanh ngược đầu để nêu gương chết vì lòng mến Chúa cho đoàn chiên.

2) MẸ TÌNH NGUYỆN CHẾT THAY CHO CON

Trên một tạp chí y học ở Ac-hen-ti-na, bác sĩ GIĂNG COÓC-TÊ (Jean Cortez) đã kể lại một trường hợp đặc biệt mà chính ông chứng kiến. Ông đang điều trị cho một bé gái tên là Ăng-gien (Angel). Em bị ung thư bao tử, một bệnh rất hiếm gặp nơi trẻ em. Sau khi giải phẫu và điều trị đủ cách, ông đành phải báo tin buồn cho bà mẹ của bé về sự bất lực của mình trước căn bệnh hiểm nghèo này, và tuyên bố bé Ăng-gien đã chết! Bà Ma-ri-a mẹ em bé gần như hóa điên khi nghe tin dữ ấy. Bà nhất quyết không cho ai đụng vào thi thể của con, và bà quỳ cầu nguyện nhiều giờ bên giường của con. Bác sĩ Coóc-tê rất xúc động khi nghe bà cầu xin được chết thay cho con. Ông cùng mọi người im lặng ra ngoài để bà một mình với đứa con đã chết.

Nửa tiếng đồng hồ sau, mọi người lại vào phòng và rất ngạc nhiên khi thấy bé Ăng-gien bây giờ đã khỏe lại. Gương mặt em rạng rỡ vui vẻ như không bị bệnh tật gì. Em đang ngồi trên giường, còn mẹ em thì nằm gục bên cạnh giường và sắp chết. Bà thều thào nói với bác sĩ rằng: “Thưa bác sĩ, tôi rất mừng được Chúa thương nhậm lời cầu của tôi là cho tôi được chịu bệnh thay cho con tôi!”. Bấy giờ bác sĩ Coóc-tê lập tức cho tái xét nghiệm và kết quả là bé Ăng-gien đã hoàn toàn bình phục, còn bà Ma-ri-a thì lại bị mắc chứng bệnh bao tử của em mà trước đó bà chưa hề mắc phải. Thân nhân xúm lại xung quanh bà Ma-ri-a để động viên an ủi bà và hứa sẽ nhận bé Ăng-gien làm con và sẽ chăm sóc nuôi dạy bé nên người tốt sau này. Vài giờ sau bà Ma-ri-a đã ra đi trong bình an. Bà được mọi người kính phục vì tình mẫu tử cao quý bà dành cho con.

Bác sĩ Coóc-tê kết luận: “Tôi không thể giải thích tại sao lại có thể xảy ra như thế được! Vì rõ ràng trước đó cô bé Ăng-gien đã chết. Có thể có một thần lực siêu phàm nào đó đã tác động và hoán chuyển căn bệnh quái ác từ đứa con sang bà mẹ!”.

3) MUC TỬ NHÂN LÀNH HY SINH CHỊU CHẾT VÌ ĐOÀN CHIÊN

Đức cha RÔ-MÊ-RÔ, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết phản đối chính phủ đã vi phạm nhân quyền, khi ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản để áp bức bóc lột nông dân, mà tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%). Đức cha đã can đảm đứng về phía nông dân để bênh vực quyền lợi cho họ, dù biết rằng hành động như thế có thể đưa ngài đến chỗ bị cầm tù và bị giết chết nữa. Nhưng, giống như Chúa Giê-su, vị Mục Tử nhân lành, Đức cha Rô-mê-rô đã sẵn sàng chịu chết, hiến mạng sống mình để “đoàn chiên được sống và sống dồi dào”.
Ngày 24/3/1980, một tay súng chuyên bắn thuê đã hạ sát Đức cha Rô-mê-rô trong lúc ngài đang cử hành thánh lễ trong nhà thờ với đoàn chiên, khiến ngài đã tắt thở ngay tại chỗ. Chỉ trước đó vài phút, ngài đã giảng một bài thật hùng hồn về niềm hy vọng tràn đầy vào hạnh phúc vĩnh cửu của con cái Chúa; trong đó, ngài tha thiết khuyên giáo dân hãy hy sinh phục vụ tha nhân theo mẫu gương hy sinh của Chúa Ki-tô.

Từ ngày Đức Tổng Giám Mục Ro-me-no tranh đấu đòi nhân quyền cho giáo dân bị áp bức, ngài đã ý thức rằng tính mạng của ngài đang bị đe dọa. Một lần kia ngài đã quả quyết với các phóng viên rằng: "Mặc dầu kẻ thù có giết chết tôi, tôi cũng sẽ "trỗi dậy" giữa dân của tôi". Bởi vì Đức Tổng Giám Mục rất thương mến giáo dân của Ngài tại San Salvador, và chính vì thế, ngài đã sẵn sàng chịu chết để bênh vực quyền lợi cho họ. Ngài đã sống lời Chúa phán trong Tin Mừng hôm nay: "Ta là Mục Tử nhân lành, Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên... Ta biết chiên của Ta và Ta hiến mạng sống vì chiên của Ta".

4) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC MỤC TỬ THỜI ĐẠI MỚI:

Linh mục là người mục tử được Chúa trao sứ vụ chăn dắt đoàn chiên về phần linh hồn.

- “LINH MỤC, NGƯỜI LÀ AI?”: Văn hào Giu-ăng A-ri-a (Juan Arias) viết: “Lạy Chúa, Linh mục là ai? Đối với nhiều người: Ông ta là một người cô độc ích kỷ. Đối với nhiều người khác: Ông ta là thứ trai già vô tích sự, một nhân viên bàn giấy của tôn giáo”. Người nghèo tỏ vẻ bực bội khi thấy Linh mục hay tiếp xúc với người giàu có và rủa Linh mục là “đồ tư bản chết tiệt!”. Nếu linh mục hiến thân chuyên lo phục vụ người nghèo ít học, người bệnh tật, cô đơn... thì người ta lại ganh ghét và gọi Linh mục là “Đồ tả khuynh bần tiện!”.
Làm Linh mục thời đại ngày nay thật không đơn giản chút nào!

- “MỘT NGƯỜI LUÔN LUÔN SAI LẦM” (He is always wrong):
Đây là tựa đề của một bài báo nhỏ nói lên sự cảm thông đối với các Linh mục là chủ chăn thời nay như sau:
* Giảng ngắn dưới 10 phút: “Ông Linh mục này lười không chịu dọn kỹ bài giảng!”.
* Giảng quá 20 phút: “Ông ta là ưa nói dai và nói dài!”
* Nếu giảng với giọng bình thường: “Ông ta có biệt tài dỗ ngủ cho người bị khó ngủ!”
* Nếu giảng hùng hồn: “Ông ta la lối om sòm thật bất kính với Chúa đang ngự trong nhà chầu!”
* Nếu năng đến thăm các gia đình trong giáo xứ: “Ông ta chẳng có việc gì để làm, suốt ngày la cà hết nhà này sang nhà nọ để kiếm chác! chẳng mấy khi thấy ông ta có mặt ở nhà để tiếp xúc với các người cần gặp hay để đi thăm kẻ liệt!”.
* Nếu ít đi thăm: “Ông ta chẳng quan tâm để biết con chiên của mình sống chết ra sao!”.
* Nếu linh mục còn trẻ: “Ông ta mới ra trường nên tay nghề còn non và chưa có kinh nghiệm mục vụ!”.
* Nếu đã cao niên: “Một lão già lẩm cẩm hủ lậu! Ông ta nên sớm về hưu đi là vừa!”

Thật đúng như người đời thường nói: “Ở sao cho vừa lòng người: Ở rộng người cười ở hẹp người chê”. Làm Linh mục thật không dễ chút nào phải không các bạn ?”.

3. THẢO LUẬN: Bạn sẽ làm gì để trở nên chiên ngoan trong đoàn chiên do các mục tử được Chúa sai đến chăm sóc?

4. SUY NIỆM:

1) VỀ hai loại mục tử trong Hội Thánh:

Mục tử là người lãnh đạo và chăn dắt đoàn chiên. Trong Tin mừng hôm nay Đức Giê-su đã phân biệt hai loại mục tử là: mục tử chân chính và mục tử giả hiệu như sau:

- Mục tử chân chính là chủ chiên thực sự của đoàn chiên noi gương Đức Giê-su như Người khẳng định: "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi" (10,14). Đức Giê-su đã hy sinh quên mình cho đoàn chiên: Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời (x Mt 13,1-9), làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, sẵn sàng chịu chết trên cây thập tự để đền tội thay cho đoàn chiên như Người đã nói: «Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên» (Ga 10,11). Điều Đức Giê-su luôn quan tâm là lo cho «chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10). Sống dồi dào về thể xác bằng cách chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho dân (x. Mt 8,16-17), xua trừ ma quỷ (x. Mt 9,32-34), nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông đang đói (x. Mt 14,15-21). Dồi dào về tinh thần như nhiệt thành trong sứ vụ rao giảng Tin mừng Nước Trời, thiết lập bảy phép bí tích, bao dung tha thứ tội lỗi, rửa chân phục vụ môn đệ, đổ Thần Khí trên các tông đồ… noi gương Mục Tử nhân lành Giê-su.

- Mục tử chăn thuê, ám chỉ các đầu mục dân Do Thái đương thời gồm các kinh sư, người Pha-ri-sêu và các tư tế phục vụ Đền thờ. Những người này không phải là chủ chiên thực sự nên «không thiết gì đến chiên» (10,13). Họ tỏ thái độ vô trách nhiệm trước sự an nguy của đoàn chiên: «Khi thấy sói đến, họ bỏ chiên mà chạy», để «sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» (10,12). Đối với hạng mục tử này, đoàn chiên chỉ có giá trị lợi dụng để phục vụ cho họ, như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa cáo trách các mục tử chăn thuê của Ít-ra-en như sau: «Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đoàn chiên thì lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,2-4).

2) Mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay:

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô quan niệm mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay phải là người có “mùi chiên”, gần gũi với con chiên; Là người cha, người anh em với sự hiền dịu, kiên nhẫn và đầy lòng thương xót; Là người có lối sống khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm cũng như khó nghèo bề ngoài như sống đơn giản khắc khổ trong cuộc sống; Là những người không có "tâm lý của các ông hoàng"; Là những người không có tham vọng làm phu quân của Giáo Hội; Là những người có khả năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đoàn chiên, làm cho niềm hy vọng được lớn lên.

Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh sáng trong trái tim mình. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân Người, với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn.
Cuối cùng để chu toàn sứ vụ chăn dắt, vị mục tử có ba vị trí trong đoàn chiên như sau: Một là đi phía trước để dẫn đường; Hai là đi giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đoàn chiên; Ba là đi phía sau để tránh cho chiên khỏi bị tụt hậu, và tạo điều kiện cho chiên đánh hơi hầu tìm ra hướng đi mới cho đoàn.

3) Ngày Thế giới Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu:

Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục và tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ tiếp nối, nên Giáo Hội đã chọn ngày Chúa Nhật 4 Phục Sinh làm ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ơn gọi này như sau:
- Một là vì những gương mù gương xấu từ hàng giáo sĩ và tu sĩ: thái độ sống thiếu khiêm tốn, thiếu đạo đức, thiếu khôn ngoan, thiếu lịch sự, thiếu nhân bản và thiếu cả bác ái của một số linh mục và tu sĩ, nên ít được mến phục và đi theo con đường này.
- Hai là thiếu sự cảm thông và cộng tác với các vị chủ chăn nơi các tín hữu.
- Ba là thiếu cầu nguyện cho ơn thiên triệu như lời Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người” (Lc 10:2).

4) Cụ thể chúng ta nên làm gì?

a) Đối với các linh mục tu sĩ:
- Hãy luôn khiêm tốn yêu thương thể hiện qua thái độ lịch sự, vui vẻ và luôn mỉm cười mỗi khi có dịp tiếp xúc với tha nhân.
- Tránh than vãn về các nỗi khổ gặp phải trong đời tu khi nói chuyện với các bạn trẻ.
- Nhắc nhở cộng đoàn năng cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
- Nếu biết bạn trẻ nào có ý muốn dâng mình cho Chúa, hãy đến thăm, trò chuyện và giải thích cho họ hiểu biết thêm về ý nghĩa và giá trị của đời tu…
b) Đối với những người đang sống đời hôn nhân gia đình:
- Hãy năng cầu xin Chúa giúp con cháu mình nhận ra ơn Chúa kêu gọi và mau mắn đáp lại.
- Tránh phê bình, chỉ trích, nói hành nói xấu các chủ chăn như Giám Mục, linh mục, và tu sĩ.
- Tham gia vào hội Bảo Trợ ơn gọi linh mục tu sĩ bằng lời cầu nguyện và quảng đại đóng góp tài chánh hằng năm để ủng hộ cho ơn thiên triệu.

5.CẦU NGUYỆN:

LẠY CHÚA GIÊ-SU.
Xin ban cho chúng con những linh mục quảng đại, hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng đón nhận mọi người, nhất là những người đau khổ bất hạnh.
Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được Chúa.
Xin ban cho chúng con những linh mục biết nhiệt tình rao giảng Lời Chúa, có sức làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa hiện thân trong mọi người nhất là những người nghèo khổ và sẵn sàng phục vụ họ.
Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những chủ chăn tốt lành luôn biết noi gương Chúa: “Đến để cho chiên được sống và sống dồi dào".- AMEN.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo lý Đức Tin bác bỏ đề nghị của một số Giám Mục Đức cho người Tin Lành được Rước Lễ
Đặng Tự Do
06:35 19/04/2018
Bộ Giáo lý Đức Tin, với sự đồng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã viết một lá thư cho các giám mục Đức bác bỏ đề nghị cho phép một số người theo đạo Tin Lành được Rước Lễ, nhưng Đức Giáo Hoàng không muốn lá thư này được công khai.

Các nguồn tin ở Vatican và Đức nói rằng lá thư đã được Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, hiện là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin ấn ký, và thêm rằng “không có sự khác biệt” giữa Đức Tổng Giám Mục Ladaria và người tiền nhiệm của ngài, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, về vấn đề này.

Nhưng hai nguồn tin cao cấp cũng khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng muốn nội dung bức thư này được giữ bí mật vì những lý do không rõ.

Trang web Công Giáo Áo Kath.net đã tiết lộ hôm thứ Tư 18 tháng Tư rằng Vatican đã đưa ra quyết định trên sau khi bảy giám mục Đức đứng đầu là Đức Hồng Y Rainer Woelki của Köln, viết thư cho Bộ Giáo Lý Đức Tin hồi đầu tháng này nói rằng các ngài tin rằng đề xuất này mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo, phá hoại sự hiệp nhất và vượt quá thẩm quyền của hội đồng giám mục.

Tại hội nghị mùa xuân của họ vào tháng 2, các giám mục Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc hình thành một tài liệu hướng dẫn mục vụ, cho phép một người theo đạo Tin lành có phối ngẫu là người Công Giáo được rước lễ trong một số trường hợp và dưới những điều kiện nhất định.

Theo bản dự thảo được Hội Nghị Khoáng Đại các Giám Mục Đức thông qua vào tháng Hai, những người phối ngẫu Tin Lành có thể được Rước Lễ sau khi “cẩn thận cân nhắc lương tâm” và phải “khẳng định đức tin của Giáo Hội Công Giáo” và có lòng muốn chấm dứt “sự đói khát Thánh Thể”

Mặc dù Đức Hồng Y Cardinal Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục khẳng định rằng đây không phải là một cố gắng nhằm thay đổi giáo lý của Giáo hội, đề xuất này đã gây ra chia rẽ sâu sắc trong hàng giáo phẩm Đức.

Đức Hồng Y Brandmüller, một vị Hồng Y người Đức nêu ra câu hỏi là tại sao một người “đáp ứng được những điều kiện đó, và không ở trong trường hợp khẩn cấp, lại không thể đơn giản là xin được nhận vào Giáo Hội Công Giáo”.

Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, tố cáo hành động này như là một “thủ thuật ngụy biện” và nói rằng các điều kiện được đề cập trong văn kiện dự thảo sẽ không bao giờ có thể được đáp ứng nếu người ta muốn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.

Trong một thông cáo, ông Matthias Kopp cho biết Hội Đồng Giám Mục Đức “chưa nhận được” lá thư từ chối nào như vậy, và nói thêm rằng Đức Hồng Y Marx chưa gửi bản dự thảo tới Vatican, và đó chỉ mới là một bản “dự thảo còn phải được tái xét”.
Source: National Catholic Registet - Vatican Rejects German Bishops’ Intercommunion Proposal
 
Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta: Truyền giáo là hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:03 19/04/2018
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm 19 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng câu chuyện về hoạt động rao giảng của Philípphê trong sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 8:26-40) để giải thích về ý nghĩa của việc truyền giáo với ba từ khóa là “đứng lên”, “ tiến lại gần” và “bắt đầu với hoàn cảnh thực tế.”

Ngài cũng nhắc lại rằng mỗi người Kitô hữu đều có một bổn phận và một sứ vụ để hoàn thành: đó là rao giảng Tin Mừng.

Cơn gió bách hại gieo trồng Lời Chúa.

Đức Thánh Cha mở đầu bài giảng với lời giải thích tại sao “cơn gió bách hại” vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội đã đưa các Tông Đồ ra khỏi thành Giêrusalem tới các vùng khác của Giuđêa và đến với Samaria.

Các hạt giống được gió đưa đi tứ tán và gieo trồng khắp nơi như thế nào, thì các môn đệ cũng được đưa đến mọi nơi cùng với hạt giống Lời Chúa, để các ngài gieo vãi Lời Ngài khắp nơi…Từ trong cơn gió bách hại, các tông đồ đã mang đến việc truyền giáo.. Đây là cách Thiên Chúa truyền giáo…Đây cũng là cách Thiên Chúa muốn chúng ta truyền giáo.

Đứng dậy và ra đi.

Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, Đức Thánh Cha nói tiếp. Việc truyền giáo chân thật diễn ra dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ ra trong những cách thế huyền nhiệm nơi chúng ta phải đi và những người chúng ta phải gặp để “công bố Danh Chúa Giêsu”. Bình luận về hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi ông Philípphê, Đức Thánh Cha nói:

Thiên sứ bắt đầu bằng cách nói với ông Philípphê “đứng dậy và ra đi”. Đứng dậy và đến nơi đó. Hình thái truyền giáo từ “trên ghế bành” không hề tồn tại. “Đứng dậy và ra đi”. Luôn luôn di chuyển. Đi. Di chuyển. Hãy đến nơi mà anh chị em phải công bố Lời Chúa.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến nhiều nhà truyền giáo đã bỏ lại tất cả để mang theo Lời Chúa đến những miền đất xa xôi. “Không có thuốc men để chống lại bệnh tật nơi những miền đất này,” nhiều người chết vì bệnh tật hay chịu tử đạo.

Đến gần để tận dụng những hoàn cảnh cụ thể.

Thay vì bắt đầu với một giả thuyết, chúng ta cần tiến đến gần với những gì đang thực sự diễn ra và bắt đầu từ đó. Ngài minh họa điều này qua gương ông Philípphê rao giảng Tin Mừng cho quan thái giám người Êthiôpia.

Truyền giáo không có tính lý thuyết. Truyền giáo diễn ra giữa người với người. Điểm bắt đầu là một hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là một lý thuyết. Ông Philípphê loan báo Chúa Giêsu Kitô và ơn can đảm của Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông làm Phép Rửa cho viên thái giám. Hãy ra đi, đi nữa, đi mãi cho đến khi anh chị em cảm thấy sứ vụ của mình đã được hoàn thành. Đó chính là truyền giáo.
Source: - Vatican News - Pope at Mass: “Evangelization is the Spirit’s work”
 
Một linh mục Mễ Tây Cơ bị giết chỉ vài phút trước khi cử hành thánh lễ
Đặng Tự Do
16:42 19/04/2018
Chỉ vài phút trước khi cử hành thánh lễ lúc 6 giờ 30 phút chiều thứ Tư 18 tháng Tư. Cha Rubén Alcántara Díaz, 50 tuổi, đã bị sát hại khi ngài đi vào nhà thờ Nuestra Señora del Carmen, ở quận Cuautitlán Izcalli, một vùng ngoại ô ở phía Bắc thủ đô Mexico City.

Một vài phút sau, các nhân viên cảnh sát thành phố và tiểu bang đến hiện trường và phong tỏa khu vực, nằm giữa hai con đường Miraluna và Miramar trong khu phố Cumbria.

Theo những nhân chứng có mặt tại chỗ, cha Alcántara đã đến nhà thờ và đang trò chuyện với hai giáo dân trước khi cử hành thánh lễ. Bất ngờ ngài bị hai tên tội phạm tấn công bằng dao. Chúng đâm ngài nhiều nhát dẫn đến cái chết.

Trung tâm Đa Phương Tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ, gọi tắt là CCM, một tổ chức được dành riêng để tố cáo các vụ giết hại các linh mục và các hành vi bạo lực chống lại hàng giáo sĩ xảy ra không ngừng ở Mễ Tây Cơ, than thở rằng trong nhiệm kỳ sáu năm của Tổng thống Enrique Peña Nieto, tới nay đã có 22 linh mục bị giết hại. Đây là linh mục thứ ba bị giết trong vòng 4 tháng đầu năm 2018.

CCM viết trên các mạng xã hội của mình: “Với nỗi buồn sâu thẳm, chúng tôi báo cáo việc giết hại cha Rubén Alcántara Díaz, là phó xứ của giáo xứ Izcalli. Thật không may với cái chết này của Cha Alcántara, đến nay đã có đến 22 linh mục bị giết trong nhiệm kỳ của chính quyền hiện nay”.

Theo CMM, không có lời giải thích hữu lý tức khắc nào cho vụ giết người này mặc dù vị linh mục bị giết được báo cáo là đã có tranh cãi với những kẻ giết người trước cuộc tấn công này. Chúng đã nhanh chóng chạy trốn khỏi hiện trường.

CMM than thở rằng Mễ Tây Cơ là nơi nguy hiểm nhất cho hàng giáo sĩ.

Ngày 5 tháng Hai vừa qua, tại bang Guerrero, cha Germaín Muñiz García, 39 tuổi, linh mục chính xứ Mártir de Cuilapan, bị bắn chết cùng với cha Iván Añorve Jaimes, 37 tuổi, thuộc giáo phận Acapulco.

Năm 2017, bốn linh mục đã bị giết là cha Felipe Altamirano Carrillo, cha Joaquín Hernández, cha Luis López Villa, và cha José Miguel Machorro. Cha Machorro bị tấn công tấn công dã man bằng dao, ngay sau khi cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Mexico City. Ngài được đưa vào bệnh viện, sau một thời gian điều trị được cho về nhà nhưng sau đó đã chết vì các biến chứng do vết thương quá nặng gây ra.
Source: Aleteia Mexican Priest murdered on his way to Mass
 
Tòa phúc thẩm ngăn chặn luật tiểu bang Ohio về cắt giảm ngân quỹ của tổ chức Planned Parenhood.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:15 19/04/2018
(EWTN News/CNA) Tiểu bang Ohio đã có một đạo luật cấm việc dùng tiền thuế của người dân để cấp quỹ cho các cơ sở phá thai của tổ chức Planned Parenthood ( tạm dịch là Kế Hoạch Hóa Gia Đình) ở tiểu bang, nhưng luật này đã bị tòa phúc thẩm liên bang vô hiệu vào ngày Thứ Tư.

Luật của tiểu bang Ohio đã được Thống Đốc John Kasich ký vào năm 2016, cấm việc dùng tiền thuế của dân để cấp cho các cơ sở phá thai trong tiểu bang Ohio. Số tiền này khoảng 1.5 triệu Mỹ Kim, sẽ được cấp cho những tổ chức khác không thực hiện phá thai.

Một thẩm phán đoàn gồm ba vị thẩm phán của Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Quận 6 đã đồng thuận lật ngược luật Ohio vào ngày 18 tháng Tư năm 2018, cho rằng luật này đã đi quá “quyền hợp pháp” của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình bởi vì tổ chức này được phép hợp pháp dùng tiền của sáu chương trình y tế liên bang chi trả những kế hoạch ngăn ngừa y tế, không liên quan gì đến việc phá thai.

Theo hãng tin Reuters, một vị trong thẩm phán đoàn là Thẩm Phán Hòa Kỳ Helen White nói rằng Kế Hoạch Hóa Gia Đình chỉ đơn thuần viện lý rằng “quyền không bị phạt trong việc điều hành các chương trình của chính phủ vì những hoạt động ấy được luật pháp bảo vệ.”

Hai vị thẩm phán khác của thẩm phán đoàn là Eugne E. Siler Jr và Eric Clay.

Tuy nhiên tiểu bang Ohio lập luận rằng Kế Hoạch Hóa Gia Đình đang đi tìm “sự bảo đảm của hiến pháp để kiếm công quỹ – một bảo đảm bắt buộc tiểu bang Ohio cấp quỹ công cho các cơ sở phá thai, một việc trái ngược với quan điểm của tiểu bang. Hiến pháp không có chứa sự bảo đảm nào như thế.”

Năm ngoái, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một quy định cho phép các tiểu bang quyền chọn có nên cấp quỹ cho các cơ sở y tế thực hiện phá thai hay không. Chỉ một thời gian ngắn trước khi rời chức vụ, Bộ Y Tế của cựu TT Barack Obama đã ban hành một luật cấm các tiểu bang từ chối cấp quỹ với lý do là cơ sở ấy thực hiện phá thai.

Cũng theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên của tiểu bang là Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Mike Dewine, người bào chữa cho vụ kiện tại tòa, nói rằng họ đang xem xét điều luật để xem có nên theo đuổi vụ án hay không?

Luật của bang Ohio đã được thông qua vào tháng Hai năm 2016 sau khi có một loạt băng hình quay bí mật đã được tung ra vào năm trước, cho thấy tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình đã tham gia vào các hành vi sai trái, bao gồm cả việc buôn bán bất hợp pháp các mô của những em bé bị phá thai.

Thống Đốc Kasich đã ký bản luật đầu tiên này và cũng đưa ra một số quy định phò sự sống ở Ohio, trong đó có luật cấm phá bào thai đã 20 tuần tuổi, cũng như cấm phá các bào thai chuẩn đoán bị hội chứng suy thoái, trong phạm vi của tiểu bang.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tổng thống Phi Luật Tân Duterte nói đích thân ông ta lệnh bắt nữ tu Patricia Fox
Đặng Tự Do
17:19 19/04/2018
Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte, nói rằng đích thân ông ta ra lệnh bắt giam một nữ tu Công Giáo Úc, và cảnh cáo rằng bất cứ người nước ngoài dám phê bình chính phủ ông đều bị trục xuất.

Nữ tu Patricia Fox, 71 tuổi, cư trú lâu năm ở Phi Luật Tân, đã bị cơ quan di trú bắt giữ hôm thứ Hai 16 tháng Tư và bị cáo buộc tham gia các hoạt động chính trị. Sơ Fox đã được thả tự do vào ngày hôm sau.

Duterte nói trong một bài phát biểu với các quân nhân hôm thứ Tư. “Không phải quân đội bắt giữ bà sơ này. Đó là theo lệnh của tôi. Tôi đã ra lệnh điều tra bà ta ... vì các hành vi sai trái.”

Tòa án hình sự quốc tế, gọi tắt là ICC, đã khởi động một cuộc điều tra sơ bộ về các vi phạm nhân quyền của tổng thống Duterte trong cuộc chiến chống ma túy đã dẫn đến cái chết bí ẩn của ít nhất là 7,000 người. Human Rights Watch cho biết:

“Kể từ khi nhậm chức vào ngày 30 tháng 6 năm 2016, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã tiến hành ‘cuộc chiến chống ma túy’ dẫn đến cái chết của hơn 7,000 người buôn bán ma túy và người sử dụng ma túy tính đến tháng Giêng năm 2017. Chính phủ thừa nhận gần một nửa số vụ giết người phi pháp này là do cảnh sát Quốc gia Phi Luật Tân gây ra và số lại còn lại là do ‘những tay súng không rõ danh tính’. Trong khi đó, các cuộc điều tra do các phương tiện truyền thông và các nhóm nhân quyền thực hiện đều cho thấy chính cảnh sát hoặc các nhân viên làm việc cho cảnh sát trong các “đội tử thần” đã gây ra các vụ giết người phi pháp này.”[1]

Phản ứng lại các cáo buộc của ICC, Duterte đe doạ bắt giữ công tố viên trưởng của ICC nếu cô này dám đến Phi Luật Tân để mở cuộc điều tra.

Sơ Fox, một nhà truyền giáo thuộc dòng Nữ tử Sion, đã tham gia một phái đoàn tìm hiểu thực trạng vi phạm nhân quyền ở miền nam Phi Luật Tân.

Trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới ABS-CBN của Manila sau khi được thả ra, sơ Fox nhấn mạnh rằng: “Tôi không tham gia chính trị đảng phái.”

Trước đó, hôm Chúa Nhật, Duterte đã ra lệnh trục xuất một người Ý, là ông Giacomo Filibeck, phó tổng thư ký của Đảng Xã hội Xã hội Châu Âu, người trước đó đã lên án “những vụ giết người phi pháp” trong cuộc chiến chống ma túy của Duterte.
Source: The Guardian - Rodrigo Duterte says he personally ordered arrest of Australian nun
[1] - Human Rights Watch - Philippines’ ‘War on Drugs’
 
Phim tài liệu mới ở Vatican: Sự thật quanh việc Đức Bênêđictô từ nhiệm
Vũ Văn An
18:15 19/04/2018
Theo Silvia Costantini trên Aleteia.org (ngày 18 tháng Tư, 2018), nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 của Đức Bênêđíctô XVI, một cuốn phim tài liệu về ngài đã được trình chiếu tại Vatican.



Như mọi người biết, ngày 11 tháng Hai năm 2013, Đức Bênêđíctô XVI đã công khai tuyên bố quyết định từ nhiệm của ngài. Và biến cố này đã để lại nhiều câu hỏi bỏ ngỏ.

Năm năm sau, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 của ngài, một cuốn phim tài liệu tựa là “Bênêđictô XVI: Để Tôn Kính Sự Thật” đã được trình chiếu ở Vatican, mục đích để minh xác các lý do của quyết định lịch sử nói trên.

Một số vị gần gũi nhất với ngài đã làm sống lại giây phút ấy, trong đó có anh trai ngài là Georg; Cha Federico Lombardi, cựu phát ngôn viên Tòa Thánh; và Trưởng Phủ Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của ngài trong nhiều năm.

Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục Vienna và là một trong các học trò thần học của ngài, xúc động thấy rõ khi chia sẻ một số kỷ niệm về ngài.

Đức Hồng Y Schönborn, khi nhắc đến người chị quá cố Maria của ngài, người được ngài kính yêu đặc biệt, đã tiết lộ: “Một ngày sau mật nghị bầu giáo hoàng, lúc ngài bước vào Nhà Thánh Mácta để dùng điểm tâm vào buổi sáng, vận y phục trắng... – vị giáo sư yêu quí của chúng tôi, người bạn của chúng tôi, vâng, lúc ấy mặc phẩm phục trắng... – ngài đích thân chào thăm mỗi người chúng tôi, tôi nói với ngài, ‘Thưa Đức Thánh Cha, hôm qua, khi Đức Thánh Cha được bầu,con nghĩ đến chị Maria của Đức Thánh Cha, và con tự hỏi có phải chị từng thưa với Chúa, “Xin lấy mạng sống con đi, nhưng xin để em trai con ở lại”. Và ngài trả lời tôi, ‘tôi nghĩ thế’”.

Một khúc quyết định trong phim tài liệu giúp ta hiểu quyết định từ nhiệm của ngài. Khúc đó được giải thích bởi Stephan Horn, người vốn là phụ tá của ngài ở Đại Học Regensburg, và là học trò và bạn thân của ngài: “bác sĩ nói với ngài rằng ngài không thể du hành qua Ba Tây dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Thành thử, ngài quyết định từ nhiệm trước biến cố đó”.

Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, mô tả trách nhiệm nặng nề của một vị giáo hoàng, và rất nhiều các cam kết hàng ngày, cả công cộng lẫn tư riêng như cử hành phụng vụ, du hành, gặp gỡ lâu giờ, yết kiến... Đức Bênêđíctô thấy mình không đủ sức đương đầu với ngần nấy bận bịu, vì với tuổi già, càng ngày ngài thấy mình càng đuối sức. Theo vị linh mục Dòng Tên này, rõ ràng đây là động lực để Đức Bênêđíctô từ nhiệm.

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein thì hoàn toàn bác bỏ động cơ khiến Đức Bênêđíctô từ nhiệm là vụ rì rỏ thư từ cho báo chí của người quản gia, dù sự phản bội này khiến ngài rất đau buồn, hay gánh nặng phải đương đầu với cuộc khủng hoảng do việc lạm dụng tình dục của một số đại diện Giáo Hội gây ra.

Cuốn phim tài liệu dài 48 phút này được hãng truyền hình Rome Reports sản xuất, với sự cộng tác của kênh truyền hình TV2000 của Hội Đồng Giám Mục Ý, và Qũy Joseph Ratzinger của Tòa Thánh, nhờ sự bảo trợ của Qũy Bác Sĩ Ramón Tallaj.

Trong buổi trình chiếu cuốn phim tại Thư Viện Phim Ảnh Vatican, trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Gänswein, Bác Sĩ Ramón Tallaj, Chủ Tịch SOMOS, một mạng lưới các bác sĩ ở khu vực New York đặc biệt dấn thân cho các chính nghĩa nhân đạo, đã nhấn mạnh tới liên tục tính giữa triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, để phục vụ Giáo Hội và nhân loại.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein xác nhận rằng Đức Bênêđíctô vẫn rất sáng suốt về tri thức tuy có suy giảm về sức khỏe thể lý. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đến sự bình an trong cuộc sống hưu trí của Đức Bênêđíctô trải qua giữa một cộng đoàn nhỏ của đan viện, nơi ngài hiện đang sống ở Vatican.

Cuốn phim trên có ấn bản tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý và sẽ được phát hành khắp thế giới.
 
Bệnh viện Bambino Gesu lập lại đề nghị nhận chăm sóc cho Alfie Evans
Giuse Thẩm Nguyễn
22:56 19/04/2018
(Vatican News) Trong một buổi phỏng vấn Giám Đốc bệnh viện nhi đồng Bambino Gesu của Vatican, bác sĩ Mariella Enoc nói rằng bệnh viện sẵn sàng nhận chăm sóc cho Aflie Evans.

Sau khi ĐGH Phanxicô gặp Thomas Evans, cha của cháu Alfie, Khâm sứ tòa thánh đã báo cho Bác Sĩ Mariellla Enoc biết nguyện ước của ĐGH là nhờ bác sĩ làm mọi việc thể để chuyển cháu Alfie tới bệnh viện Bambino Gesu ở Roma.

Bác sĩ Enoc cho biết là nhân viên y tế của bệnh viện Bambino Gesu đã có sự liên lạc chặt chẽ từ tháng Bẩy năm ngoái với bệnh viện Alder Hey ở Liverpool nơi mà cháu bé 23 tháng tuổi được điều trị vì chứng suy não hiếm thấy.

Sau cuộc gặp cha của cháu Alfie vào hôm Thứ Tư, Bác sĩ đã quyết tâm làm tất cả những gì có thể để giúp cho cháu.

Trong một lá thư viết cho ĐGH, Bác sĩ Enoc bày tỏ lòng kính trọng xâu xa của bà đến với các bác sĩ và nhân viên chăm sóc cho Afie ở bệnh viện nhi đồng Alder Hey tại Liverpool.

Bà nói rằng có thể cũng không có cách để chữa cho Alfie vì tình trạng bệnh của cháu là không chữa trị được, nhưng cháu cần được chăm sóc.

Phương phát chữa trị có thể khả thi bao gồm dùng nước là cơ bản và một cuộc giải phẫu thông cổ để giúp cho cháu dễ thở. Thêm vào đó rất có thể sẽ tìm ra căn bệnh của cháu.

Bác sĩ Enoc nhấn mạnh rằng mọi chi phí về di chuyển và chữa trị sẽ được bệnh viện Bambino Gesu đài thọ.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những Lớp Vỏ Tình Yêu
Gioan Lê Quang Vinh
17:19 19/04/2018
Bài nói chuyện của Gioan Lê Quang Vinh với Giới Trẻ giáo xứ Xóm Thuốc, TGP Sàigòn, Ngày 19/4/2018

Các bạn thân mến,

Mời các bạn nhìn củ hành tây.

Bạn muốn mua củ hành. Bạn chỉ nhìn vẻ bên ngoài của nó thôi. Muốn biết bên trong, muốn biết cái cốt lõi của nó, bạn lột, bóc, nó ra từ từ. Hết lớp vỏ này, ta lại thấy lớp vỉ khác. Và cái kinh nghiệm đáng tiếc là khi biết nó trọn vẹn rồi thì bạn mất nó, chẳng dùng nó làm gì được nữa. Hình như ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm và đã thất vọng về một người nào đó trong đời mình, khi ta khám phá ra cái bên trong vô dụng, khác bên ngoài, của họ.

Con người chúng ta cũng có những lớp như thế. Cụ thể là chúng ta có bốn lớp từ ngoài vào: Cơ thể, Tri thức, Tình cảm, Tâm linh. Tình yêu của chúng ta cũng phát triển qua bốn lớp ấy.

Cơ thể chúng ta là phần ai cũng nhìn thấy và nhận xét ngay được. Cơ thể chúng ta cũng có những phần không thấy được, nhưng phần ấy tùy văn hóa, tùy lối sống, (ví dụ khăn che mặt, vớ dài…) nhưng cơ thể con người là phần hữu hình. Không ai trong chúng ta bị giới hạn vào phần cơ thể cả. Cũng không ai định nghĩa mình qua thể lý. Đẹp hay xấu do đó không còn quan trọng nữa.

Vậy lớp đầu tiên của tình yêu nằm ở ngoại hình, là cơ thể. Nhưng đó không phải là tất cả. Những người chỉ muốn chiếm đoạt người mình yêu làm của riêng thì không bao giờ hiểu được nghĩa yêu thương. Tìm cách chiếm đoạt tình yêu sẽ sinh ra ích kỷ, ghen tuông. Một người vợ ghen chồng đến độ anh làm gì cô cũng ghen. Một hôm chồng về nhà, trên áo có sợi tóc dài, cô hỏi: “Hôm nay anh đi đâu với con quỷ tóc dài?”. Cứ thế, tóc vàng, tóc nâu… Và khi không thấy sợi tóc nào trên áo chồng, cô la to: “Hôm nay anh đi đâu với con quỷ trọc đầu?” Bạn hứa tôn trọng người yêu nhé!

Lớp thứ hai đến trí thức, trí tuệ, nói lên chúng ta biết gì, nghĩ gì. Người ta thấy chúng ta mà không biết chúng ta nghĩ gì. Có khi nghĩ một đàng nói một nẻo. Nghĩ người ta xấu mà nói người ta đẹp như tiên giáng trần. Nghĩ sẽ đi nhậu mà nói là đi uống café.

Những suy nghĩ đẹp dẫn đến hành động đẹp. Xã hội ngày nay tan hoang là do những tư tưởng sai lạc, nhất là tư tưởng loại trừ Thiên Chúa. Khi trở về Balan năm 1979, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Loại trừ Chúa Giêsu ra khỏi nhân loại là tội ác chống lại loài người”. Là tội ác vì nếu cố gắng loại trừ Chúa Giêsu thì người ta sẽ rước bóng tối và bao nhiêu sự dữ vào thế gian. Xin các bạn khi yêu nhau, khi chọn người yêu, hãy suy nghĩ thật kỹ. Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng. Saint Exupery nói theo nghĩa đen, nhưng cũng hiểu cả nghĩa bóng nữa. Đừng để xảy ra tình trạng “Tôi không biết anh ấy/ cô ấy nghĩ gì”. Hòa vào nhau trong tư tưởng là hạnh phúc.

Lớp thứ ba là tình cảm. Tình cảm là phần mà chúng ta ít bày tỏ cho người khác. Chúng ta chỉ tỏ ra bạn bè thân thiết và gia đình, nhất là người ấy, người đó... Yêu nhau hẳn là phải có tình cảm, không có tình cảm sao lại bảo là yêu. Tình cảm mạnh lắm các bạn ạ. Tư tưởng có thể làm thay đổi thế giới, nhưng tình cảm cũng có thể làm thế giới hạnh phúc hay chao đảo. Tình yêu dĩ nhiên gắn liền với lớp này.

Lớp thứ tư là tâm linh, là lòng đạo đức, là tình yêu của mỗi người dành cho Thiên Chúa, Đấng làm chủ cuộc đời mình, cuộc đời trong ấy có tình yêu và mọi thứ khác. Có những điều người bạn của ta, và sau này người vợ người chồng của ta cũng không biết hết được. Con người không phải là Thiên Chúa nên không thể nhìn thấy nhau rõ ràng. Nhưng những cặp nào càng ít bí mật thì càng hạnh phúc.

“Cấp độ thứ tư và là cấp độ sâu xa nhất là bản chất tâm linh của chúng ta, phần trọn vẹn và chân thật nhất trong con người chúng ta. Ở đó chứa đựng những khát khao và những động lực sâu xa nhất, những lỗi lầm và những chiến thắng của chúng ta, tội lỗi và việc cách xa Thiên Chúa cũng như những giờ phút liên kết mật thiết với Ngài. Nhiều người trong chúng ta khó bày tỏ phần thẳm sâu này của mình cho bất cứ ai, ngay cả đối với Thiên Chúa cho dù Ngài biết chúng ta trọn vẹn. Để biết rõ một con người, ngay cả để biết ngay cả để biết chính mình, chúng ta cần phải biết tất cả các khía cạnh thể lý, tâm trí, cảm xúc và tâm linh của người đó” (Pete, Chastity)

Củ hành tây có nhiều lớp, mà lớp nào cũng quan trọng. Ta không thể bỏ lớp ngoài, càng không thể bỏ lớp trong. Tình yêu trọn vẹn cũng phần nào như thế.

Bạn hãy nhìn người bên cạnh một phút. Rồi bạn nói cho tôi biết bạn biết gì về con người đó. Bạn nhìn kỹ người bạn và dùng một tính từ thôi để tả người bạn ấy, bạn nhé. Bạn biết người ấy chưa? Cái biết ấy của bạn được bao nhiêu phần trăm? Và trong cái phần trăm biết ấy, có bao nhiêu cái là đúng? Cho nên càng sống càng suy tư ta càng thấy không đơn giản để đánh giá về một con người.

Xã hội bây giờ có nhiều lệch lạc, cái gì cũng có lỗi, lỗi hệ thống, bởi vì người ta đánh giá mọi thứ quá đơn giản, dồn hết vào khía cạnh vật chất. Ai cũng muốn làm giàu cho mình mà quên hết những khía cạnh khác.

VẬY TRONG TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhận định và lối sống của chúng ta. Như thế, ứng với 4 lớp ta có 4 thái độ sống:

- Với thân xác, hãy nâng niu trân trọng.

- Với tư tưởng, hãy trao đổi những tư tưởng cao thượng.

- Với tình cảm, hãy chân thành với nhau.

- Với tâm linh, hãy hướng lên Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời chúng ta.

Trong ba năm này, Giáo Hội tại Việt nam sống chủ đề gia đình. Có nhiều khía cạnh khác nhau khi nói về gia đình. Giáo Hội nhấn mạnh ba khía cạnh: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình (năm ngoái), Đồng hành với các gia đình trẻ (năm nay) và Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn (năm tới, 2019). Hôm nay chúng ta cùng trao đổi xem chúng ta có thể làm gì để thật sự hiểu nhau trong tình yêu.

Các bạn ơi, chỉ cần hai từ: YÊU – HIỂU là được rồi. Hai mẫu tự đầu: Y và H, là gì các bạn, là H-Y, là hy sinh, là quên mình. Tiếng Việt vi diệu! Yêu và Hiểu, Hiểu rồi yêu, thế là Hy sinh cho nhau. Tuyệt vời.

Chúa Giêsu đã nói cho chúng ta điều này từ lâu lắm rồi nhé. Trong Tin Mừng Gio-an chương 15, các bạn đọc câu 13: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu”. Chúng ta chắc chưa ai hiến mạng sống cho ai. Thế nhưng hy sinh mỗi ngày trong tình yêu là hiến mạng sống dần dần. Các bạn đang sống mùa Phục Sinh, mà chúng ta lại nói đến hy sinh, các bạn thấy mệt không?

Thật ra trong hy sinh đã có mầm phục sinh, như lời bài thánh ca: “Nhưng hãy vui lên hãy reo lên vì tận cuối đêm dài đã ló dạng bình minh của ngày sống lại”.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đề nghị vài cách ứng xử cụ thế:

1. Hãy sống trung thực

Trong một xã hội mà cái gì cũng giả, thì người Công Giáo cũng dễ bị ảnh hường. Người ta giả từ trường học ra phố chợ, từ trên xuống dưới, từ trẻ đến già… Giống như xe nhả khói nhiều quá thì da mình có đẹp đến đâu cũng có màu… “cà phê pin”. Thế nhưng Chúa Giêsu dạy môn đệ Người sống trung thực. “Est est non non”, có thì nói có không thì nói không. Sống trung thực là để cho người ta nhìn vào mình, không chỉ thấy lớp bên ngoài mà thôi, nhưng còn thấy được cả những lớp tư tưởng, tình cảm, tâm linh.

Bạn sẽ hỏi: khi yêu có cần nói hết mọi thứ cho “đối phương” biết hay không? Câu trả lời: trung thực nhưng cũng khôn ngoan và tôn trọng cái riêng tư của mỗi người.

2. Hãy tìm niềm vui chân thật

Tháng 8 tới đây sẽ có đại hội Gia đình Thế giới tại Ireland. Trong bài Giáo lý số 7 của Đại Hội, chúng ta sẽ đọc được đoạn này:

“Có thể nào để được hạnh phúc, con người phải tranh đua và chiến đấu để thực hiện cho được một mô hình cuộc sống mà xét cho cùng chỉ một số ít người trên thế giới này có được?

Thánh sử Luca nhấn mạnh rằng khi Đức Maria và Thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu đang ngồi trong đền thờ và đàm đạo với các kinh sư, phản ứng đầy cảm xúc đầu tiên của các ngài là ngạc nhiên (…) Sự ngạc nhiên ập đến trong tâm hồn các ngài cùng với một niềm vui không dễ gì diễn tả được, giống như khi chúng ta nhận được một món quà vượt quá sự mong chờ và ao ước của chúng ta. Niềm vui, một niềm vui thật sự, vốn luôn bất ngờ và gây ngạc nhiên, mở rộng tâm hồn chúng ta đến những chân trời vô tận. Trái lại, niềm vui nào được khát khao và tìm kiếm thì một khi đã đạt được sẽ khép chặt tâm hồn con người vào trong giới hạn của những khát khao, và rồi thúc đẩy họ đi tìm những khát vọng không được thỏa mãn khác. Một người thật sự vui mừng không phải khi những khát vọng của họ được đáp ứng nhưng khi họ nhận được niềm hạnh phúc mà họ không hề mơ ước.”

3. Sống bài ca Đức Ái của Thánh Phaolô

Đức Thánh Cha nhắc lại bài ca Đức Ái của Thánh Phaolô trong Tông huấn Niềm vui của Tình Yêu: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”. (1 Cr 13,4-7).

Đức Thánh Cha cắt nghĩa từng từ trong bài ca này, các bạn có thể đọc trong bản dịch Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu do VPHĐGM xuất bản năm 2018. ĐTC viết: “Tình yêu luôn luôn bao hàm một ý thức thương cảm sâu xa dẫn tới việc chấp nhận người khác như một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác với kì vọng của tôi” (nhẫn nhục). Ngài định nghĩa “yêu là làm điều tốt cho người khác và thăng tiến người khác” (nhân hậu). Ngài viết về sự khiêm tốn: “Lời khuyên cho gia đình sau đây cũng thật đáng giá: “Tất cả anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5,5).

Khi chúng ta sống trung thực và sống đầy niềm vui, thì việc sống bài ca Đức Ái sẽ giúp chúng ta xóa các ranh giới của các “lớp vỏ tình yêu”, để mặc lấy tình yêu cao quý, vị tha và nhất là tràn đầy ơn huệ của Thiên Chúa.

Để kết thúc, xin mọi người thực hành nói với người khác: Tôi tha thứ tất cả, tin tường tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.



Sàigòn Mùa Phục Sinh 2018

Gioan Lê Quang Vinh
 
Ngày Người Khuyết Tật 18/04/2018.
Joseph Lê Văn
17:22 19/04/2018
Ngày Người Khuyết Tật 18/04/2018.

Đui thời cũng lắm kiểu đui

Què thời cũng có bao nhiêu kiểu què…


18-4, cả và thiên hạ cùng nhớ đến đám đui què, sứt, mẻ như tui đây. Họ vinh danh một gã què vượt khó, một thị câm hay cười, một đám đui hay giỡn… trong cái ngày có cái tên khá hoành tráng là “Ngày Người Khuyết Tật”.

Cũng nhân cái sự hoành tráng ấy mà hôm nay, 18-4-2018, tui đây đã được “thượng đài” để thi thố cùng những người đồng đẳng theo như ý nhà đài là để khẳng định một triết lý sống cho đám đui, què, sứt, mẻ tụi tui là có những “trái tim không tật nguyền”.

Nói đến triết lý sống có vẻ to tát quá nhưng kỳ thực là đã có rất nhiều những “trái tim” như thế đã đem đến cho cuộc đời này những điều tuyệt vời lăm lắm mà đã từ lâu nhà đài, nhà báo và nhất là miệng thiên hạ không ngừng vinh danh. Riêng tui đây, cái gọi là Triết lý sống ấy đã đến với tui một cách rất tự nhiên. Một gia đình đầm ấm đầy yêu thương, một môi trường trong sáng hồn nhiên với tình yêu vô tư của đám trẻ con quanh mình và có lẽ cũng là do một thói quen tiềm ẩn đã ăn sâu trong tiềm thức mà chính ngày hôm nay, một sự trùng hợp làm tui đây không thể không nghĩ tới…

Vì là dân nhà đạo, chợt nhớ đến cây Thập tự giá, mà nạn nhân là Đức Giêsu… Ngài cũng mang thương tích đầy mình. Và chính những thương tích này của cây Thập tự giá là nguồn ơn cứu độ; từ đó phát sinh một nguồn sống mới, một nghị lực mới cho những ai mang thương tích như Ngài. Trong rất nhiều những kẻ có đạo đó, có một cái thằng tui đây cũng không bỏ được cái thói cứ kè kè bên mình một cách cung kính cái biểu tượng đơn giản và thánh thiêng ấy. Cái biểu tượng đơn giản đã làm được một điều không đơn giản là làm thay đổi, không chỉ mình tui, một cái nhìn mới về những cái rủi của kiếp người này. Hay nói một cách hoành tráng hơn là cái biểu tượng đơn giản ấy đã chứa trong nó một triết lý về sự đau khổ, sự không may trong ý thức con người ngày nay.

Cũng như mong muốn của các anh nhà đài cho ngày 18-4 là mong đem đến cho những kẻ đui, què, sứt, mẻ một cái chi đó cao hơn những gì thuộc về thể lý, cái biểu tượng đơn giản kia đã hằng ngày hình thành dần trong tui đây lúc nào không biết một thứ “vắc xin” để tui khỏi dị ứng với cái mà thiên hạ hay gọi là rủi ro trong đời.

Cám ơn Nhà Trời với cái Biểu Tượng Thập Tự đơn giản trên cao!

Cám ơn nhà mình với một tình thân đầm ấm cùng với những tiếng cười trong veo của đám trẻ con quanh mình.

Và cám ơn nhà… đài với một triết lý sống “Trái Tim Không Tật Nguyền” đã giúp cho tui đây được hiên ngang đứng vững và bình an trong cuộc sống hôm nay.

Joseph Lê Văn
 
Văn Hóa
Giáo Sư Phạm Bá Nha, Thầy Sáu Vĩnh Viễn Và Nhà Văn Hóa
Trần Văn Cảnh
17:30 19/04/2018
Sáng 08/04, trong Thánh lễ Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót cử hành tại Giáo Xứ Paris, cộng đoàn đã mừng : 20 năm Phó tế vĩnh viễn của Thầy Phạm Bá Nha và 15 năm Phó tế của Thầy Tạ Đình Chung

Là giáo dân, thầy Phêrô Phạm Bá Nha tham gia công việc mục vụ ở Giáo Xứ Việt Nam Paris từ năm 1983. Theo đề nghị của Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh, thầy được Tổng Địa Phận Paris nâng lên hàng giáo sĩ, được Đức Hồng Y Lustiger phong chức Thầy Sáu Vĩnh Viễn ngày 28.03.1998, và qua văn thư ngày 29.03.1998, thầy đã được bổ nhiệm làm việc ở GXVN Paris.

Hai mươi năm phục vụ giáo xứ, 1998-2018, Chúa Nhật 08.04.2018 vừa qua, Giáo Xứ VN Paris đã tổ chức thánh lễ tạ ơn các Phó Tế, đặc biệt là thầy Phạm Bá Nha, 20 năm Phó tế vĩnh viễn, chủ bút báo Giáo Xứ kiêm Trưởng ban Tu thư ; và thầy Phạm Đình Chung, 15 năm Phó tế, đặc trách mục vụ giáo dục. Vào cuối thánh lễ, Cha Giám đốc Nguyễn Kim Sang đã tán dương công đức của thầy Phạm Bá Nha và thầy Tạ Đình Chung. Trong thời gian qua, hai thầy đã tận tụy chăm lo công việc mục vụ văn hóa và giáo dục của Giáo xứ.

Thực ra thầy Nha không chỉ là một giáo sĩ với chức bậc thầy sáu vĩnh viễn, mà trước đó, còn là một giáo sư và cả đời là một nhà văn hóa.

GIÁO SƯ Ở VIỆT NAM, 1968-1975

Giáo sư Phạm Bá Nha sinh ngày 17.02.1938 tại xã Quyết Bình, một giáo xứ toàn tòng Công Giáo thuộc huyện Chất Thành, quận Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sinh trưởng trong một gia đình đạo đức, có 4 anh chị em, hai trai, hai gái, chú Nha đã nhập tu vào Trường Thử ở Trì Chính, rồi Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm (1951-1954). Đất nước chia đội, chú Nha theo Tiểu Chủng Viện di cư vào Nam, ở Phú Nhuận, Sài Gòn (1954-1960). Từ 1960 đến 1962, thầy Nha đã được nhập học hai năm triết học tại Đại Chủng Viện Phát Diệm Di Cư ở số 98 Chi Lăng, Gia Định. Sau đó, vào cuối năm 1962, vì lý do sức khoẻ, thầy đã rời Đại Chủng Viện. Thầy Nha được cha Thu mời dậy học cho trường Trí Đức ở Chí Hòa.

Năm 1963, đậu bằng tú tài ban C, văn chương. thầy được thâu làm công chức Phủ Tổng Thống, khởi đầu với chức vụ nhân viên, rồi được thăng bậc chủ sự, và được bổ nhiệm Phụ Tá Chánh Sở, Đồng thời thầy được bổ nhiệm làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội ở đường Lê Văn Duyệt, từ 1963 đến 1974. Vào năm 1968, thầy theo học khóa 3/68 Sỹ Quan Thủ Đức trong 10 tháng, được tốt nhiệp cấp bậc Chuẩn Úy Trừ Bị ngày 23.11.1968.

Năm 1970 thầy lập gia đình với cô Trịnh Thị Thu, và hai năm sau, ngày 10.10.1972, sinh được một cậu trai đặt tên là Phạm Bá Cường.

Ghi tên học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Nhân Văn. Năm 1975, được thăng cấp bậc Trung Úy Trừ Bị, vừa làm công chức Phủ Tổng Thống, vừa làm giáo sư trường Văn Hóa Quân Đội.

Ngoài ra thầy còn là giáo sư một số trường tư thục Công Giáo, như trường Trung Học Thánh Mẫu đệ I và đệ II cấp ở Gia Định, trường Mai Khôi ở Chí Hòa. Cử nhân giáo khoa Nhân Văn, thầy Nha chính yếu dậy bốn môn : Việt Văn, Lịch sử, Địa lý và Công Dân Giáo Dục.

Từ năm 1975, cộng sản chiếm toàn thể đất nước Việt Nam, như bao nhiêu công chức và quân nhân sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thầy Nha phải đi học tập cải tạo đến 1982 tại Quảng Ninh, và Thanh Hóa.

Ngày 14.01.1982 (tức ngày 20.12.1981 âm lịch) thầy được thả tự do. Gia đình xum họp và cư ngụ tại số 27/27 Huỳnh Tịnh Của, Tân Định, Sài Gòn.

THẦY SÁU VĨNH VIỄN Ở GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS TỪ 1998

Bà Trịnh thị Thu, phu nhân của thầy Nha là y tá, hành nghể tại nhà thương GRALL của Pháp, có quốc tịch Pháp, được chính phủ Pháp cho nhập cảnh vào Pháp, mang theo cả gia đình. Ngày 07.09.1983, Thầy Nha cùng vợ và con trai đến Paris và được tạm trú một tuần ở trại tiếp cư L’Hay-Les-Roses ở Val-De-Marne, 94240. Sau đó, từ 15.09.1983 đến 15.04.1984, được chuyển về Foyer AFTAM, địa chỉ 128 rue D’Orroire, NOYON 60402. Rồi được chuyển về 4, rue des Ecoles, 93300 Aubervilliers. Ở đây, Bà Thu, vợ thầy Nha được thâu nhận làm y tá ở nhà thương Roseraie, Aubervilliers từ tháng 10 năm 1983. Và thầy Nha được thâu làm việc cho hãng Intermarché, Sa Sadrac, 93200 La Courneuve từ năm 1984. Ngày 11.01.1988, thầy Nha mua nhà ở số 06, rue des Cités, 93300 Aubervillier, và liên tục ở đó cho đến ngày nay. Ngày 03.12.1993, hãng Intermarché đóng cửa vĩnh viễn, thầy Nha bị thất nghiệp.

Từ khi về ở Aubervilliers vào năm 1984, thầy Nha tham gia một cách rất tích cực vào các công việc mục vụ của giáo xứ :

1. 1983, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, thầy Nha tham dự các nhóm Học hỏi Thánh Kinh với cha Hoằng và cha Nghiệp, rồi nhóm Thần Học Giáo Dân với cha Vinh và Gs Cảnh, thầy Nha là thành viên Hội Đồng Mục Vụ.

2. 1984 : Tại giáo xứ Tây Aubervilliers, thầy Nha gia nhập làm thành viên nhóm Rosaire, lần chuỗi tại nhà thơ vào tháng 05 và tháng 10, do một Sơ đứng đầu.

3. 1984, khởi đầu viết bài cho Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris,

4. 1994 tham dự khóa 3 Phong trào Cursillo

5. 1995, được Giáo Xứ gửi theo học khóa Phó Tế Vĩnh Viễn 3 năm trong trường Ecole Cathédrale, 8, rue Massillon, 75004-Paris, từ ngày 27.09.1995

6. Ngày 07.03.1997 : lãnh chức Đọc Sách và Giúp Lễ ; Và ngày 12.12.1997 : được chính thức công nhận là ứng viên phó tế vĩng viễn do ĐC phụ tá Eric Aumonier chủ tế.

7. Ngày 28.03.1998, lãnh chức phó tế vĩnh viễn cùng với 8 phó tế khác do ĐHY J.M. Lustiger chủ phong.

8. Ngày 29.03.1998, được ĐC phụ tá Jean Michel di Falgo gửi văn thư bổ nhiệm làm việc cho GXVN Paris.

Về làm việc ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, thầy phó tế Phêrô Phạm Bá Nha được trao những công tác mục vụ chính yếu sau đây :

1. Linh giám tiểu đội Legio Mariae Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành

2. Linh giám tiểu đội Legio Mariae Đức Mẹ Fatima

3. Linh giám tiểu đội Legio Mariae Đức Mẹ An Ủi Kẻ Âu Lo

4. Đồng hành nhóm Doanh Thương LĐNN

5. Giáng viên lớp Dự Bị Hôn Nhân, 1995-2003

6. Phụ trách Hội Yểm Trợ Ơn gọi cùng với cha Nguyễn Văn Cẩn, 2000-2001

7. Thành viên Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam, từ 1995

8. Phụ trách hành hương cùng với cha Dũng,

9. Chủ bút Nguyệt San Giáo xứ Việt Nam Paris từ 1998.

MỘT NHÀ VĂN HÓA CẢ CUỘC ĐỜI

Văn hóa là một từ mang nhiều nghĩa khác nhau. Trong ngôn ngữ thường ngày, chữ Văn Hóa có thể bao gồm 4 ý nghĩa chính sau đây : 1- là trình độ học hành, theo nghĩa cấp học hay học vị. 2- là mức độ hiểu biết, trình độ suy lý, giá trị lễ giáo, mức độ sáng tạo… được biểu lộ qua cách cư xử, ăn nói, hay các công trình thực hiện, tác phẩm sáng tác,.. 3- là mức độ văn minh, kỷ thuật, tổ chức, tân tiến, phát triển, kỹ nghệ của một dân tộc. 4- là những công việc liên hệ đến nghệ thuật, văn chương, văn học, sách vở, báo chí, kiến trúc, kịch ảnh,..của tổ chức hành chánh thuộc bộ văn hóa, giáo dục, thông tin,..

Trong ngôn ngữ chuyên biệt khoa học văn hóa Việt Nam, từ « văn hiến » được xử dụng hơn là từ văn hóa, có nghĩa chung là « Các tư liệu thành văn từ xưa còn để lại » có thể được hiểu theo 4 ý nghĩa khác nhau của 4 tác giả : 1- theo Nguyễn Trãi (1384-1442), văn hóa hàm ý văn vật, là người tài giỏi bảo vệ quốc gia, là quốc gia có lịch sử, có tổ chức và biên cương, có nhân nghĩa để trị dân, có quân đội để trừ bạo. 2- theo Lê Quí Đôn (1726-1781), « Nước ta gọi là nước văn hiến (nghĩa là nước có văn hóa, có sách vở), trên từ vua chúa, dưới đến các quan cùng nhân dân, đều có biên soạn sách vở ». 3- theo Phan Huy Chú (1782-1840), « Nước Việt Nam ta được gọi là nước giữ lễ đã hơn ngàn năm nay, vốn có sách vở đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước ngang hàng với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang ». 4- theo Đào Duy Anh (1904-1988), « Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng Văn hóa là sinh hoạt ».

Cả đời mình, Giáo sư Thầy sáu Phêrô Phạm Bá Nha đã làm văn hóa, cả theo ý nghĩa hàng ngày và cả theo ý nghĩa khoa học văn hóa chuyên biệt, bởi vì Giáo sư Phạm Bá Nha :

1. Có học lực cao, đậu bằng Cử Nhân Giáo Khoa Nhân Văn Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,

2. Đã theo học khóa Sỹ Quan Thủ Đức, tốt nghiệp Chuẩn Úy Trừ Bị, rồi được thăng cấp Trung Úy Trừ Bị

3. Đã thực hiện những công việc văn hóa với những chức vụ và trách nhiệm rõ rệt văn hóa : giáo sư ở nhiều trường trung học, công cũng như tư, Công chức Phủ Tổng Thống, Chủ bút báo Giáo Xứ Việt Nam Paris

4. Có mức độ hiểu biết rộng lớn, trình độ suy lý cao sâu, giá trị lễ giáo vững chắc và những tác phẩm khảo cứu văn hóa, văn học giá trị

5. Có kỹ thuật và tổ chức cao

6. Đã viết rất nhiều bài báo, từ 34 năm nay, 1984-2018, trong báo Giáo Xứ Việt Nam Paris và những báo khác. Và phát hành nhiều sách về phó tế, về mục vụ, về văn học

7. Đã tham dự và thực hiện nhiều sinh hoạt, từ công chức Phủ Tổng Thống, Giáo sư trung học, qua buôn bán ở chợ Intermarché, đến những công trình mục vụ ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, như một giáo dân, rồi như một giáo sĩ.

8. Đã được nhiều học sinh, giáo dân kính mến và ngưỡng mộ. Nhiều giáo dân đã chỉ đến tham dự các lễ mà thầy Phó Tế Phạm Bá Nha giảng, vì theo họ, thầy Nha có tâm hồn đạo đức và giảng hay, giảng với con tim có cảm kích sống thật, chứ không phải là đọc bài hời hợt bề ngoài.

LỜI KẾT

Có dịp làm việc với giáo sư Phạm Bá Nha tứ năm 1983, khi chuẩn bị lập Hội Đồng Mục Vụ, tôi rất quí mến ông, vì nhận ra ông là một người đơn sơ, khiêm nhường, ngay thật, lương chính, có tinh thần trách nhiệm, có đức tin vững mạnh, có con tim đạo đức, mến Chúa, thương người.

Đặc biệt tôi rất cảm kích và mừng thầm về lời mà ông Phạm Bá Nha nói với tôi sau giờ hội thảo trong ngày 04.05.1997, ngày lễ Giáo Xứ ở Boissonnade, quận 14, mừng Kim Khánh, 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-1997. Ông nói nguyên văn thế này : « Các ông làm việc tốt đẹp quá. Tôi xin được nhận là người nối tiếp chung với đông đảo người có mặt vận động thêm con cháu đến với Giáo Xứ và quả quyết : viết tiếp những trang sử Giáo Xứ từ năm thứ 51, nếu không đẹp hơn thì ít ra cũng bằng những trang sử trước. Ông Nha còn xác tín không có xứ đạo nào có ban giám đốc và Hội Đồng Mục Vụ tận tụy hy sinh cho bằng cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris ».

Từ năm 1998, khi được tin ông sẽ lãnh nhận chức thầy sáu vĩnh viễn, tôi lại nhìn thấy những khía cạnh mới : ông là một thầy sáu có khả năng lãnh đạo, dám dấn thân, biết tổ chức công việc, có nhiều ảnh hưởng.

Từ 20 năm nay, 1998-2018, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được tăng cường hùng hậu với một lực lượng mới, cũng tận tâm, cũng đạo đức, nhưng trẻ hơn, mới hơn. Đó là lực lượng của một hàng giáo sĩ mới là các thầy sáu vĩnh viễn. Nếu không có các thầy sáu, thì có lẽ 7 chương trình phát triển của Giáo Xứ Việt Nam Paris đã chẳng thâu được những kết quả tốt đã đạt được trong 37 năm 1980-2017 nhiệm kỳ của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh !

Xin cám ơn thầy sáu vĩnh viễn Phạm Bá Nha, và toàn thể các thầy sáu vĩnh viễn khác ở Giáo Xứ Việt Nam Paris : François-Xavier Girard, Nguyễn Văn Thạch, Phạm Đình Chung, Nguyễn Sơn, Cao Trọng Nghĩa, Giang Minh Đức.

Xin cám ơn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, không quên gốc mình là con do các giáo dân sinh ra, đã kính trọng giáo dân và có sáng kiến thành lập hàng giáo sĩ thầy sáu vĩnh viễn ở Giáo Xứ, nhờ vậy, những trang sử của giáo xứ đã được viết đẹp hơn, đầy đủ hơn !

Paris, ngày 19.04.2018

Trần Văn Cảnh
 
Tản Mạn Đời Tha Hương : 30 Tháng 4 : Nhớ Về Những Nẻo Đường Việt Nam
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
17:48 19/04/2018

“Nhắn ai đi chớ quên quê nhà”



Câu dạo đề hôm nay được mượn từ bài hát ‘Những nẻo đường VN’ của nhạc sĩ Thanh Bình đấy, bà con ạ. Sau ngày di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, ông cho ra mắt bài hát thuộc loại ‘bom tấn’ này khiến cả triệu người say mê. “Những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Cà Mâu thẳng tới Nam Quan…Nhắn ai đi chớ quên quê nhà…Những nẻo đường gặp gỡ duyên nhau…” Rồi sau đó, qua bản ‘Lá thư về làng’, nhạc sĩ lại viết thế này :”Thôn làng ruộng đồng yêu ơi, đường về làng tôi, lúa đồng rạt rào đón mời, và người yêu quê, đau sầu từ ngày anh đi. Có sớm anh về, mừng mừng ướt má hoen mi !”

Chúng ta ra đi, nhưng quên sao được những nẻo đường thân thương cũ ? Đường đi lối về thuở nào cứ dính chặt vào tâm trí từng người, tháng này qua năm khác. Tâm trạng của ông Thanh Bình ngày xa rời quê Bắc cũng là của hầu hết chúng ta nơi tha hương hôm nay.

Nối tiếp với những tuyệt phẩm ‘trường ca’ :



Trước hết với tác phẩm ‘Con đường cái quan’, Phạm Duy tưởng tượng một chàng thanh niên đầy cảm tính dân tộc và yêu quê hương, đã dùng tiếng đàn lục huyền cầm quyện theo lời ca diễn tả từng địa danh và nẻo đường đất nước, từ Bắc vào Nam. Ông viết bản trường ca này với tâm tư muốn phản đối việc chia đôi đất nước Việt qua hiệp định Geneva năm 1954.

Kết thúc bản trường ca xem ra khá ‘lạc quan’, khi tình người Việt Nam đã được kết liên bền chặt ở phần cuối chặng đường dài đất nước :

“Ðường đi đã tới… Lòng dân đã nối…

Người tạm dừng bước chân vui người ơi .

Người mơ ước tới… Ðường tan ranh giới ,

Ðể người được mãi

Ði trong một duyên tình dài .

Con đường thế giới xa xôi

Trong lòng dân chúng nơi nơi…”


Tới năm 1963, tác giả lại cho ra đời bản trường ca giá trị thứ hai, mang tên ‘Mẹ Việt Nam’, bao gồm cả đất mẹ, núi mẹ, sông mẹ và biển mẹ, nói lên tình yêu quê hương của toàn dân, trong sự ủ ấp yêu thương của mẹ hiền dân tộc, đặc biệt được kết thúc với bản hùng ca ‘Việt Nam, Việt Nam” : Đây là một ca khúc ca ngợi quê hương Việt Nam trong thời bình, với lòng yêu quê hương thiết tha, qua tiếng Việt Nam được nghe từ lúc mới sinh ra "Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời", cho đến "Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời"; và rồi đề cao tình người và hòa bình, với những câu như "Việt Nam không đòi xương máu / Việt Nam kêu gọi thương nhau / Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu / Việt Nam trên đường tương lai / Lửa thiêng soi toàn thế giới "; và nữa "Tình yêu đây là khí giới / Tình thương đem về muôn nơi / Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người"; rồi kết thúc bằng câu hô vang đanh thép "Việt Nam muôn đời".

Theo vết chân Phạm Duy, nhạc sĩ Phạm đình Chương cũng soạn bản trường ca ‘Hội Trùng dương’, diễn tả 3 miền đất nước qua hình ảnh 3 giòng sông Hồng, Hương và Cửu Long, gói ghém nhiều tình nghĩa dân tộc. Đoạn cuối có viết :

“Ba chị em là ba miền, nhưng tình thương đem nối liền,

gặp nhau ven trời biển đông thắm duyên hẹn nhau.

Pha hòa sóng lan bốn phương trời

Vang dội tiếng tranh đấu bao người

Cho quê hương ấm no muôn đời…”


Chúng ta nghiệm ra ở đây rằng tình yêu quê hương lúc nào cũng dạt dào trong tâm khảm người dân Việt. Nó mãi luẩn quẩn trong đầu óc dù khi phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn. Thật đúng với lời nhạc sĩ tài hoa Hoàng thi Thơ từng diễn tả :”Đường xưa lối cũ có bóng tre che thôn nghèo, có tiếng ca trên sông dài…Đường xưa còn đó, mà hình bóng cũ thiếu trong tôi, mỗi khi chiều lên…”

Ôi những nẻo đường Việt Nam thân yêu !

Những nẻo đường thời Quốc gia tiền chiến

:

Có lẽ quê hương Việt Nam ngày đó là chốn yên bình, Nên thời ấy có rất nhiều điều để cho ta thương, ta nhớ, dẫu chỉ là con đường xanh xanh màu cỏ. Là những sớm chiều thanh thoát tiếng chim ca, là những ngọn gió đồng thổi về man mác, hay những cơn mưa hè ướt cả tuổi hồn nhiên…

Con đường quê nghèo vui an phận mình, trước dòng chảy của thời gian. Quê mình đủ thấu hiểu một đời cha cực nhọc, mồ hôi ướt đầm ngày hai buổi nhọc nhằn. Và cũng hiểu niềm chắt chiu của mẹ, dốc cả đời vì cơm áo cho con. Nhưng người ta biết nhìn nhau bằng đôi mắt thân thương, bởi người dân còn đầy đủ dân tộc tính, cùng đùm bọc nhau bằng mọi cách chia sẻ cuộc sống thường ngày. Vợ chồng vui sống trong diện ‘tình nghèo’.

Thử nghe lại một bài ca ‘tiền chiến’ : “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lơ lững vờn quanh…bao mái tranh san sát kề nhau, bóng tre xanh ru mấy hàng cau mơ màng…” (Làng tôi) . Ai cũng thấy xốn xang.

Thêm nữa, khi nghe bài hát ‘Hoài cảm’ của nhạc sĩ Cung Tiến, ai mà chẳng bâng khuâng niềm thương nỗi nhớ về quê cũ dấu yêu :

“Thời gian tựa cánh chim bay,

qua dần những tháng cùng ngày

Còn đâu mùa cũ êm vui?

Nhớ thương biết bao giờ nguôi? “


Những nẻo đường Việt Nam Cộng Hòa.



21 năm sống tại miền Nam đã để lại cho phần lớn các thành phần tỵ nạn Cộng sản nơi miền tha hương hôm nay những kỷ niệm đong đầy nhớ thương day dứt…

Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt Nam. Cầu Hiền Lương sông Bến Hải vỉ tuyến 17, phía Bắc Tỉnh Quảng Tri, là lằn ranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Phía Bắc theo Cộng Sản Chủ Nghĩa, với thủ đô là Hà Nội, được Liên Bang Sô viết và Trung Cộng Yểm Trợ. Phía Nam là Việt Nam Cộng Hòa, đặt thủ đô tại Saigon, được Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới yểm trợ. Và rồi sau khi Hoa Kỳ quyết định bỏ cuộc, thì chánh phủ Saigon sụp đổ và câu truyện tỵ nạn tha hương khởi đầu.

Từ đó, lòng người cứ mãi hướng về những hình bóng cũ của miền Nam, không hề phai nhạt lu mờ. Từ ngôi chợ Bến Thành cổ kính, tới tháp Thiên Mụ nơi cố đô Huế, rồi ngôi giáo đường Đức Bà uy nghiêm, cùng với Tháp Mười nơi đồng bằng Cửu Long…Nhất nhất cứ ẩn hiện hoài trong ký ức.

Nhớ về Việt Nam Cộng Hòa là nhớ về Quảng Trị với mùa hè đỏ lửa, về Huế với cầu Trường Tiền thơ mộng, về Đà Nẵng với Ngũ hành sơn, về Quy nhơn với linh địa Tây Sơn, về Nha Trang với Cầu Xóm bóng, về Phan Thiết với Lầu ông hoàng, về Vũng Tàu với Bãi Dâu, về Sài Gòn với Dinh Độc Lập, về Mỹ Tho với đảo Ông đạo dừa, về Cần Thơ với bến Ninh Kiều, về Long Xuyên với trung tâm Hòa Hảo, về Châu Đốc với rặng Thất sơn, về Hà Tiên với Hòn Phụ tử, về Bặc Liêu với đền cha Trương Diệp và quê ông Sáu Lầu tổ sư ‘sáu câu vọng cổ miền Nam’, về Cà Mâu với mũi đất tận cùng đất nước…

Nhớ nhiều nữa về Nghĩa trang Biên Hòa, nơi yên nghỉ của mấy chục ngàn tử sĩ nằm xuống để bảo vệ miền Nam. Nhớ thêm bến cảng Nhà Bè chen chúc bà con mong trốn chạy khỏi nước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cũng nhớ bao kỷ niệm vượt biên vượt biển đầy hiểm nguy. Nhớ những tháng ngày dài như vô tận ở các trại tỵ nạn Mã Lai, Hong Kong, Nam Dương, Thái Lan, Phi luật Tân…

Bài hát ‘Sai gon ơi vĩnh biệt’ của Nam Lộc vẫn còn được bà con nhớ nằm lòng từ mấy chục năm nay. Và còn nhiều thứ khác nữa, chúng ta sẽ nhớ mãi cho tới ngày lìa đời.

Đôi lời kết :

Nhớ về quê hương Việt Nam phải giúp bà con mình không ngừng vươn lên. Tình yêu quê hương ngút ngàn này cũng đòi ta cố gắng liên lỉ, tìm cơ hội xây dựng cho tương lai tốt đẹp của đất nước .

Mong lắm thay !