Ngày 18-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm Tuần Thánh - Lễ Tiệc Ly 18/4/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
11:42 18/04/2019
Bài Ðọc I: Xh 12, 1-8. 11-14

"Những chỉ thị về bữa Tiệc Vượt qua".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê và Aaron ở đất Ai-cập rằng: Tháng này các ngươi phải kể là tháng đầu năm, tháng thứ nhất. Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng: "Mùng mười tháng này, ai nấy phải bắt một chiên con, mỗi gia đình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con chiên, thì phải mời người láng giềng đến nhà cho đủ số người để ăn một con chiên. Chiên đó không được có tật gì, phải là chiên đực, được một năm. Có bắt dê con cũng phải làm như thế. Vậy phải để dành cho đến ngày mười bốn tháng này, rồi vào lúc chập tối, toàn thể cộng đồng con cái Israel sẽ giết nó, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Ðêm ấy sẽ ăn thịt nướng với bánh không men và rau đắng. Phải ăn như thế này: Phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn vội vã: vì đó là ngày Vượt Qua của Chúa. Ðêm ấy Ta sẽ đi qua xứ Ai-cập, sẽ giết các con đầu lòng trong xứ Ai-cập, từ loài người cho đến súc vật, và Ta sẽ trừng phạt chư thần xứ Ai-cập: vì Ta là Chúa. Máu bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ là dấu hiệu; và khi thấy máu, Ta sẽ đi qua mà tha cho các ngươi, và các ngươi sẽ không bị tai ương tác hại khi Ta giáng hoạ trên xứ Ai-cập. Các ngươi hãy ghi nhớ ngày ấy, làm lễ tưởng niệm, và phải mừng ngày đó trọng thể kính Thiên Chúa. Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18

Ðáp: Chén chúc tụng là sự thông hiệp Máu Chúa Kitô .

Xướng: Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.

Xướng: Trước mặt Chúa, thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đã bẽ gãy xiềng xích cho con.

Xướng: Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.

Bài Ðọc II: 1 Cr 11, 23-26

"Mỗi khi anh em ăn và uống, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: "Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: "Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến".

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm

Chúa phán: "Thầy ban cho các con một giới răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con".

PHÚC ÂM: Ga 13, 1-15

"Ngài yêu thương họ đến cùng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu".

Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: "Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con".

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:13 18/04/2019

143. Thánh đức của nội tâm thì hoàn toàn không cần thiết phải thực hành những việc khổ công bên ngoài, để hiện ra đức hạnh đến từ mặt nội tâm.

(Thánh Christina)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:17 18/04/2019
91. KHÔNG CẦM KHÔNG THÚ

Phượng hoàng mừng lễ thọ có hàng trăm con chim đến triều bái, nhưng có một con dơi sống lẻ loi không đến.

Phượng hoàng trách mắng:

- “Địa vị của ngươi là ở trong tay ta, tại sao ngạo mạn vô phép ?”

Con dơi trả lời:

- “Tôi có chân thuộc loại thú, tại sao lại đến triều bái ông ?”

Qua được một lần thì đến lượt kỳ lân tổ chức sinh nhật, lại có trăm thú đều đến chúc mừng, con dơi vẫn cứ không đi, kỳ lân cũng trách cứ nó.

Con dơi nói:

- “Tôi có cánh thuộc loại cầm, tại sao lại đến chúc mừng ông ?”

Sau đó, kỳ lân và phượng hoàng hội kiến với nhau, thảo luận đến vấn đề này thì ta thán:

- “Nếu hôm nay phong khí trên thế gian này quá xấu, mà sinh ra loại không thú không cầm này, thì thật là không thể chịu nổi nữa rồi !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 91:

Con dơi nói mình loài thú vì không phục con phượng hoàng hách dịch, nó cũng chịu không nổi cái “bề trên” của con kỳ lân nên nói mình là loài cầm.

Con phượng hoàng thua lý con dơi vì con dơi nói mình có chân thuộc loại thú, con kỳ lân cũng “nhức óc” vì con dơi nói mình có cánh thuộc loài cầm...

Thực ra vấn đề ở chỗ là nếu con phượng hoàng không ỷ ta đây là vua của loài chim, và con kỳ lân không hạch hỏi thì con dơi sẽ vui vẻ đến mừng thượng thọ của phượng hoàng và sinh nhật của kỳ lân.

Con người ta quý trọng hơn loài cầm thú vạn vạn lần và do đó cũng rất dễ dàng thông cảm với nhau hơn, bởi vì con người có một quả tim biết thông cảm và yêu thương; nhưng quyền hành, danh vọng và vật chất đã làm cho một số người trở thành phượng hoàng, kỳ lân để hạch sách và hạ bệ những người thấp cổ bé họng, do đó mới có đấu tranh và chiến tranh...

Không ai thích mình trở thành loài thú hay loài cầm, nhưng ai cũng mong muốn và thích người khác đối xử với mình đúng với nhân phẩm của một con người, dù người ấy là ông vua hay bà chúa, bởi vì họ cũng là một con người như mọi người...

Bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Điều gì các con muốn người khác làm cho các con, thì các con cũng làm như thế cho người khác.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Sáu Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:21 18/04/2019
THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Bạn thân mến,

Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay:

1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.

Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, đó chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.

Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hi vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Mỗi một việc làm hi sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hi vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Chúa Kitô khổ nạn và Phục Sinh...

2. Thánh Giá là Phục Sinh.

Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.

Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gol-go-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô, thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.

Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá để nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Gía để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.

Bạn thân mến,

Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...

Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa Giêsu 19.4.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:47 18/04/2019
Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa Giêsu

Dẫn Nhập: Anh Chị Em thân mến
Chúng ta hiện diện nơi đây để tưỏng niệm sự khổ nạn-sự chết của Chúa Kitô. Chúng ta đang đứng dưới chân cây thập giá, cùng với Mẹ Maria, thánh Gioan và toàn thể dân thánh Chúa

Chúng ta không đứng nhìn thương tiếc một con người đã thất bại ê chề trong cuộc sống và kết liễu cuộc đời bằng cái chết tang thương trên thập giá, nhưng qua niềm tin vào ơn cứu độ, thập giá là dấu chỉ của sự chiến thắng sự chết, tội lỗi để vào cuộc sống mới vinh quang phục sinh.

Chúng ta tin rằng Đức Kitô là Con Một của Thiên Chúa Cha đã sống lại từ cõi chết và đang hiện diện giữa chúng ta. Biến cố sự thương khó, đau khổ và chết của Đức Kitô không chỉ là quá khứ chúng ta tưởng niệm hôm nay nhưng vẫn còn tiếp diễn trong thế giới hôm nay và ngày mai nơi mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới qua bệnh tật, ngèo đói, chiến tranh…

Bổn phân của người Kitô hữu trong khả năng của mình là chia sẻ những khó khăn, nghèo đó, đau khổi… với những người kém may mắn hơn chúng ta trong cuộc sống với khả năng của chính mình. Đó là sứ điệp của Chúa chịu thương khó Chúa gởi đến cho chúng ta trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay.

Trước Bài I:
Đau khổ và thánh giá không phải là điều dễ dàng chấp nhận và huyền nhiệm không hiểu được. Nhưng đối với Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, Thánh Giá là Vinh Quang: toàn thắng sự chết và tội lỗi. Đối với người Kitô hữu, tin chăc rằng, thánh giá và đau khổ luôn gắn liền với cuộc sống.

Trước Bài II:
Chúa Kitô chịu đau khổ để cứu chuộc nhân loại. Chúng ta tháp nhập sự đau khổ và thập giá của mình vào thập giá của Chúa Kitô. Cùng hiệp nhất với Người trong đau khổ để vào vinh quang trong cuộc sống mai ngày.

Trước Bài Thương Khó:
Sự thương khó của Đức Kitô đã hoàn tất. Thánh Gioan đứng dưới chân thập tự như một chứng nhân cho nhân loại: một con người đã chết không phải là kêt thúc vĩnh viễn cuộc sống trần thế, nhưng là một người Con Thiên Chúa đã nối kêt chúng ta với Thiên Chúa Cha là những Nghĩa Tử của Thiên Chúa.


--------------------

Suy Tôn Thánh Giá

Giờ đây chúng ta bắt đầu phần suy tôn Thánh Giá. Chúng ta suy tôn thánh giá không mang ý nghĩa của sự buồn phiền đau khổ qua cái chết của Chúa Kitô. Cho dù chúng ta đau buồn thật sự qua cái chết bi thảm của Ngài, vì tội lỗi nhân loại. Như thánh Phaolô nói: Vinh Quang của chúng ta là thập giá Đức Kitô”.

Hôm nay chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô chịu chết treo trên thập tự và đồng thời chúng ta hôn kính thập giá vinh quang của Chúa Kitô qua cái chết và phục sinh của Ngài. Chính cây thập giá đã giải thoát chúng ta. Ngài đã sống lại từ cõi chết và sự chết không còn thống trị được Ngài nữa. Ngài đã trao ban lại cho mỗi người chúng sự sống mới trong mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.
 
Vọng Phục Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
19:23 18/04/2019
St. 1: 1-2:2; St. 22: 1-8; Xh.14:15- 15:1; Is. 54: 5-14; Is. 55: 1-11
Br 3; 9-15, 32 -4:4; Ed. 36: 16-17a, 18-28; Rm 6:3-11; Luca 24: 1-12


Trong những ngày và những tuần sắp đến chúng ta sẽ nghe những câu chuyện về Phục Sinh hay sau Phục Sinh. Đêm nay tôi nghĩ tôi sẽ chú ý về bài Vọng Phục Sinh trong thơ thánh Phao lô gỏi cho giáo hữu ở Rôma. Mặc dù bài này không phải là mẫu chuyện về Chúa Phục Sinh, nhưng nội dung của thư thánh Phao lô viết về ý nghĩa của sự sống lại và ơn Chúa Thánh Linh được Chúa Giêsu ban cho các môn đệ. Thánh Phao lô loan báo và nói đến kết quả của sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu cho những ai được sống kết hợp nên một với Chúa Kitô qua Bí Tích rửa tội.

Thánh Phaolô nói với chúng ta là qua Bí Tích rửa tội chúng ta không còn là "nô lệ của tội lỗi". Người nô lệ không thể làm những việc họ mong ước, nhưng họ phải làm theo việc mà chủ nhân sai bảo. Bí Tích rửa tội đã thay đổi đời sống chúng ta. Phaolô biết là việc đặt ra nhiều luật lệ không đem đến đời sống mới cho chúng ta. Trong quá khứ đã không xãy ra như thế, và bây giờ cũng không làm được. Phaolô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã bị dìm trong tội lỗi như quá khứ chúng ta đã minh chứng. Chúng ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ảnh hưởng lớn mạnh của tội lỗi trong cuộc sống, tùy theo cách ảnh hưởng nhiều hay ít. Tóm lại những điều nghe trong tuần vừa qua cho chúng ta thấy tội lỗi đã ảnh hưởng đến ý nghĩ và việc làm của chúng ta. Chúng ta không thể tự cứu rời khỏi sức mạnh lớn lao đó được.

Phaolô giải thích là khi chúng ta được dìm trong nước rửa tội, chúng ta đã chết cùng với Chúa Kitô, và khi chúng ta ra khỏi nước chúng ta đã được "sống lại với Chúa Kitô với đời sống mới". Phaolô không muốn chúng ta để đời sống mới qua một bên và trở lại lối sống cũ dưới ách nô lệ của tội lỗi: "anh em biết đời sống cũ của anh em đã được đóng đinh với Chúa Kitô". Việc thánh Phao lô nhắc chúng ta về cây thánh giá thật là hợp lý. Không phải chỉ nhắc chúng ta nhớ đến cái chết đau khổ của Chúa Giêsu, mà là nhắc các Kitô hữu hãy chấp nhận cách sống của Chúa Kitô, và có nghĩa là chấp nhận lối sống với thánh giá – nghĩa là chấp nhận vượt qua với chính mình - như Chúa Giêsu đã làm, cho tha nhân trong những hành vi đầy yêu thương và tự hy sinh bản thân. Con đường đến với thánh giá là thước đo cho cách sống mới của chúng ta.

Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua của người Do thái là việc cứu thoát họ ra khỏi sự áp bức và cái chết ở Ai Cập để đi đến Đất Chúa Hứa. Lễ Vượt Qua tưởng nhớ lại và mừng ơn cứu thoát đó. Việc Chúa Giêsu làm có ý nghĩa trong bối cảnh của lễ Vượt Qua, vì Ngài đã cứu thoát chúng ta ra khỏi sự áp bức của tội lỗi và những thất bại để đi đến đời sống mới qua Bí Tích rửa tội. Chúng ta đã "chết vì tội lỗi và sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô".

Chúng ta không còn ở dưới sự áp chế của tội lỗi. Với Chúa Giêsu lối sống cũ của chúng ta đã chết. Nhờ ân sũng của Thiên Chúa, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô đã đánh bại quyền lực của tội lỗi đối với những ai đã chịu Bí Tích rửa tội. Thật ra tội lỗi đã không còn quyền lực gì nữa. Thánh Phaolô không chỉ nói về tội lỗi riêng của mỗi người. Phaolô xem tội lỗi là một quyền lực, cũng như sự chết đã chiếm quyền trên loài người. Tội lỗi ảnh hưởng trên đời sống xã hội và chính trị của chúng ta, và cả những liện hệ gia đình và giáo hội nữa. Không đâu, Phaolô không nói về tội lỗi của một người, nhưng là nói về sự tha hóa của tất cả nhân loại tự ngày ông Adong và bà Evà. Chúng ta có thể nói tội lỗi là như tố chất trong dòng máu chúng ta.

Với tư cách phàm nhân, chúng ta không thể tự chúng ta chọn là chúng ta không phạm tội. Chúng ta yếu đuối. Nhưng Thiên Chúa đã mở đường cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Nói cách khác là tội lỗi đã bị cây tháng giá giết chết ("đời sống cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài") Và chúng ta có đời sống mới, thoát khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúa Giêsu đã đứng với chúng ta và tội lỗi đã chết trên cây thánh giá với Ngài. "Vì nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Ngài".

Đời sống mới này bắt đầu với chúng ta qua Bí tích rửa tội. Và kết quả là đời sống chúng ta có thể minh chứng cho sự thoát khỏi quyền lực cúa tội lỗi, và cũng cho thấy thành quả của sự sống lại trong đời sống của chúng ta. Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Nếu Ngài không dấn thân lãnh nhận thì chúng ta sẽ phải tự cứu lấy, phải hứng chịu sự dày xéo bởi tội lỗi và sự chết là kẻ thù của chúng ta. Phaolô dùng những hình ảnh mạnh mẽ mà ông ta thường thấy để chuyển đến cho chúng ta dể hiểu tín điều đó. Nhũng ai đã được rửa tội trong Chúa Kitô là đã "chết với Ngài". Chúng ta đã cùng kết hiệp với Chúa Kitô trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Ki tô "sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa". Với chúng ta cũng vậy, chúng ta chết với Ngài và bây giờ chúng ta "sống với Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu ".

Sau khi suy ngẫm về ý nghĩa trong bài này, tôi muốn hỏi "Vậy rồi sao nữa? Có điều gì khác biệt trong đời sống chúng ta không?" Phaolô mời gọi chúng ta nên bỏ qua những điều nói về các thế lực của thế gian, của tiền của, của các chính thể tham nhũng đã trở nên tiêu chuẩn của thế giới mà đem ra đo lường đời sống chúng ta. Ngay cả những người sống đạo đức cũng có thể bị cám dỗ về những điều này và dùng nó trong xu hướng định giá thành quả của chúng ta là Kitô hữu qua những dữ liệu tài chính mà chúng ta nhận được, và người trong đạo cảm thấy như thể nào.

Khái niệm này bỏ qua những tư tưởng trong khái niệm về việc "chết với Chúa Kitô". Không những chúng ta đạt thành quả từ sự chết của Chúa Kitô, mà mổi Kitô hữu cũng được kêu gọi chết với Chúa Kitô để được sống lại với Ngài. Đây là ý nghĩa đầy đủ của Lễ Phục Sinh. Chúng ta phải vác thập giá và theo chân Chúa Kitô. Thập giá có ý nghĩa của sự tha thứ và sự sống lại cho chúng ta. Nhưng khi là Kitô hữu, là môn đệ cũng có nghĩa là hy sinh. Chúng ta nhìn qua hoàn cảnh đời sống chúng ta và tự hỏi "tôi được kêu gọi hy sinh đời sống của tôi đẻ giúp cho kẽ khác ở nơi nào?" Hãy kể những chỗ đó ra cho "thập giá của tôi" . Nhưng cũng kể "thánh giá của Chúa Kitô" và hãy biết rằng ở những nơi đó Chúa Kitô đồng hành với chúng ta và mở cho chúng ta đường đến đời sống mới. Đó là điểm chính của việc mừng Lễ Phục Sinh - từ cõi chết đến đời sống mới hay sao?

Thật là điều thích hợp cho Lễ Vọng là chúng ta tượng trưng cho những việc mà Chúa Kitô đã làm cho chúng ta bằng cách làm phép và đem cây nến phục sinh đã thắp đi vào nhà thờ đang tối đen. Nếu không có Chúa Kitô thế gian chúng ta bị chìm trong quyền lực của bóng tối, Nhưng Chúa Kitô đã bước vào thế giới tăm tối của chúng ta với ánh sáng của Ngài. Khi cây nến Chúa Kitô được đốt sáng bước vào giữa các người tham dự phụng vụ trong nhà thờ tối tăm, họ sẽ đem nến của họ đến nến Phục Sinh thắp lên rồi truyền ánh sáng cho người khác trong tất cả cộng đoàn. Không có Chúa Kitô đến thì thế gian vẫn còn đen tối. Qua ánh sáng của Ngài chúng ta được trông thấy Chúa Kitô trong anh em chúng ta, và trong chính chúng ta nữa. Chúng ta được chiều sáng bởi ánh sáng của Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


EASTER VIGIL -C-
Gen. 1: 1-2:2; Gen. 22: 1-8; Ex.14:15- 15:1; Is. 54: 5-14; Is. 55: 1-11
Bar 3; 9-15, 32 -4:4; Ez. 36: 16-17a, 18-28; Rom 6:3-11; Luke 24: 1-12

Over the next days and weeks we will be hearing resurrection and post-resurrection accounts. For this night I thought I would shift my attention to the Vigil’s reading from Romans. While it isn’t a resurrection account, in reality, all Paul writes is in light of the resurrection and Jesus’ gift of the Spirit to his disciples. Paul proclaims and then elaborates on the consequences of Jesus’ death and resurrection for those who have been united with Christ through baptism.

He tells us that through baptism we are no longer "in slavery to sin." Slaves cannot do what they wish, but must do what the master/mistress commands. Baptism has begun a life-altering shift in our lives. Paul knows that laying down more laws and regulations will not bring about new life for us; it didn’t in the past and it can’t now. He reminds us, and our past testifies, we are subject to sin’s powerful influence on our lives – in big and small ways. A brief survey of this past week will reveal how sin has influenced our thoughts and deeds. On our own we cannot save ourselves from such a powerful and often subtle force.

He explains that when we were engulfed by the waters of baptism we were buried with Christ in death. When we emerged from the waters we were, "resurrected with Christ and to new life." He does not want us to put aside this new life and return to our old ways under the slavery of sin. "We know our old self was crucified with him." How appropriate for Paul to use this reminder of the cross. It is not only a reminder of Jesus’ painful death, but a reminder to Christians that to accept Christ’s way of life means to accept the way of the cross – spending ourselves, as Jesus did, for our neighbor in acts of kindness and self-offering. The way fo the cross is the way of new life for us.

Jesus’ resurrection is a Passover. The Passover for the Jews was God’s deliverance from oppression and death in Egypt to the promised land. Passover remembers and celebrates that gift of liberation. Jesus’ work is understood in the context of the Passover, for he has delivered us from the oppression of sin and failure to new life through the passage of baptism. We are "dead to sin and living for God in Christ Jesus."

We are no longer under the captivity of sin. With Jesus our old self has been put to death. Through God’s grace, the death and resurrection of Jesus Christ has destroyed the power of sin over those who have been baptized. In effect, sin has been made powerless. Paul isn’t just speaking about individual sins. He views sin as an alien power, like death, that has dominion over human beings. Sin infects our social and political lives; our family bonds and our church as well. No, Paul is not just speaking of a person’s sins, but of the corruption of all humanity, since the days of Adam and Eve. We might say it’s in our DNA.

On our own, we humans are not able to choose not to sin. We are helpless. But God has opened the way for us through Jesus Christ’s death and resurrection. In other words, sin has been put to death on the cross ("our old self was crucified with him") and we have new life, free from sin’s power. Jesus has stood in for us all and sin has died on the cross with him. "For if we had grown into union with him through a death like his, we shall also be united with him in the Resurrection."

This new life was begun in us in baptism. As a result, our lives can demonstrate freedom from sin’s power and show the fruits of the resurrection in our lives. Christ has been raised from the dead, if he hasn’t, then we would all be left on our own, subject to our old enemies sin and death. Paul uses his usual strong images to get his message across. Those baptized into Christ have been "buried with him." We are united with him in his death, but also in his resurrection. Christ "raised from the dead, dies no more." The same for us: we died with him and now we are "living for God in Christ Jesus."

After reflecting on what a text is saying I like to ask, "So what? What difference does it make in our lives?" Paul invites us to let go of any claim and ambition to the world’s powers, wealth, corrupt systems and standards by which we measure our lives. Even religious people are prone to this temptation and tend to measure our success as Christians by the numbers we attract, the finances we receive and, how our religion makes us feel.

This perspective ignores the implications of what it means to "die with Christ." Not only do we reap the benefits of his death: Christians are also called to die with Christ and then rise with him. This is the full implication of Easter: we are to take up the cross and follow Christ. The cross has meant forgiveness and resurrection for us; but Christian discipleship also means sacrifice. We look over the landscape of our lives and ask, "Where am I being asked to sacrifice my life for the good of others?" Label those places, "My cross." But also name them, "The cross of Christ" and know that in those places Christ accompanies us and opens a path of new life. Isn’t that the core of this Easter celebration – from death comes new life?

It is appropriate at the Vigil service that we symbolize what Christ has done for us by blessing and then bringing the lighted Paschal candle into the darkened church. Without Christ our world is governed by the powers of darkness. But Christ has entered our dark world with his light. When the lighted Christ candle enters our darkened church worshipers at the vigil will bring their tapers to the candle and then pass the light throughout the community. It is dark without Christ, by his light we can see– Christ in our neighbors, Christ in ourselves. We are illumined by the light of Christ.
 
Chúa Nhật Phục Sinh -C
Lm. Jude Siciliano, OP
19:29 18/04/2019
TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh. 118; Côlôssê 3: 1-4 (hay I Côrintr 5: 6-8); Gioan 20: 1-9

Hình ảnh hai môn đệ chạy ra mộ. Rỏ ràng thế giới của họ đã sụp đổ khi Chúa Giêsu thân yêu của họ đã bị giết một cách tàn nhẫn. Ngài có phải là một người giải thoát bị thất bại khác đến hay không? Vì họ hy vọng vào Ngài là người sẽ giái thoát Ísrael khỏi sự cai trị hà khắc của người La mã? Một số ít người trông mong như thế. Có thể hai ông Phêrô và Gioan là trong số những người đật hy vọng vào việc cách mạng của Chúa Giêsu. Trước đây thánh Luca miêu tả một câu chuyện xãy ra trong khi Chúa Giêsu và các môn đệ đến gần Giêrusalem. Mặc dù Chúa Giêsu đã nói trước về sự thương khó của Ngài, mẹ hai ông Giacôbê và Gioan đê thay mặt hai con bà xin Chúa Giêsu cho họ được ngồi ghế danh dự khi Ngài vào Nước của Ngài.(Mt 20:17-28) Phải chăng các ông chỉ hy vọng về quyền lực và đặc quyền phải không? Trong khi họ vào thành Giêrusalem dân chúng rất phấn kích ra chào đón. Bây giờ Đấng Mêsia đến để giải thoát họ. lại bị thầy cả thượng phẩm và hội đồng công nghị thông đồng với người La mã phá tan mọi hy vọng của họ và đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá.

Trở về với hai môn đệ: Phêrô và Gioan vội chạy ra ngôi mộ. Bà Maria Mácđala đã ra mộ từ lúc sáng sớm và đã thấy ngôi mộ trống không. Bà ta kết luận là người ta đã "lấy cắp xác Thầy, và bà ta không biết họ đem xác Thầy đi đâu". Và đây là một phản ứng rất thực - để giải thích về ngôi mộ trống không thế nào đây? Trừ phi có điều gì bất ngờ khác đã xãy ra. Hai môn đệ đó là những người thân cận với Chúa Giêsu nhất. Họ nghĩ gì khi họ chạy ra mộ? Gương mặt họ trông như thế nào? bối rối? ngạc nhiên? hy vọng có gì lạ? Có lẽ sẽ giống gương mặt của chúng ta sau khi chúng ta bị căng thẳng chán nản tột bực. Chúng ta thường suy nghỉ lại những gì đã xảy ra trong quá khứ và cố gắng tìm chút manh mối hy vọng cho tương lai.

Họ đang chạy. Họ chạy rời xa khỏi cái gì? Lớn tuổi và sự mệt mỏi? Có phải họ đang chạy trốn khỏi cái chết không? Họ đang chạy về đâu? về Thiên Chúa chăng? về điều gì không thể tưởng tượng được? về một sự bắt đầu mới? Hai ông không biết sẽ gặp gì ở phía trước, họ chưa biết tất cả dữ kiện, Nghe có vẻ quen phải không?

Thầy giảng Thomas Long (trong tờ "thông tin của người rao giảng" số Phục Sinh năm 2001) hỏi: Những người cao niên trong câu chuyện thánh Luca ở đâu? Họ có hiện diện lúc đầu trong phúc âm thánh Luca là: bà Anna và ông Simeon; ông Zacharia và bà Elizabeth. Các vị cao niên có phận sự có những vai trò vào lúc khởi đầu trong phúc âm thánh Luca, Nhưng họ không có đó trong phần cuối cúa phúc âm, lúc Chúa Giêsu sống lại. Vậy thánh Luca có ý muốn bỏ qua các vị cao niên trong đời sống Chúa Giêsu không? Có phải vì lúc đầu các vị cao niên tượng trưng cho truyền thống ngôn sứ và việc thờ phụng ở Đền Thờ hay không? Vậy họ có phải là tổng hợp đức tin tốt nhất của người Israel vào Thiên Chúa là Đấng làm một giao ước không phá bỏ được với dân chúng: là Thiên Chúa không bỏ rơi họ và Ngài sẽ giữ lời, đã làm với dân chúng đang cần đến Ngài hay không?

Câu chuyện trong phúc âm thánh Luca bắt đầu với niềm hy vọng sống ở giữa một dân tộc trung thành. Bây giờ chúng ta đến phần cuối của câu chuyện – phần cuối chứ không phải là kết thúc! Một thế hệ tín hữu mới sẽ bắt đầu để tìm thấy hy vọng của họ được thực hiện một cách bất ngờ nhất. Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Thiên Chúa đã thực hiện những hy vọng của dân Israel một cách đầy thương xót và bất ngờ.

Tôi cũng tự hỏi về nét mặt của ông Phêrô sau đó. Bài đọc thứ nhất nói về thư của ông gởi nhân dịp lễ rửa tội cho ông Cornelius, một người ngoại. Trong khi ông Phêrô nói về Chúa Thánh Thần ngự xuống trên mọi người có mặt ở đó (Cv 10: 44). thật là một điều lạ cho ông Phêrô. Ông ta được gởi đi để chứng kiến sự sống lại cho người ngoại. Những người đó, cũng như các môn đệ đầu tiên, cũng đã được ơn Chúa Thánh Thần.

Trong phúc âm hôm nay. ông Phêrô và ông Gioan chạy ngôi mộ trống. Trong Công Vụ Tông Đồ, ông Phêrô giảng thuyết về sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết cho người ngoại. Các bạn có tưởng tượng được nét ngạc nhiên của của gương mặt ông Phêrô trong nhà ông Cornelius không? Tôi cũng muốn mở ra cho mọi người được thấy sự bất ngờ của Thiên Chúa về những tình huống tầm thường tưởng chừng không thể xãy ra được.

Có phải chúng ta, trong quá khứ hay ngay cả bây giờ, đã có lần nào suy nghĩ đóng khuôn Thiên Chúa trong một giới hạn chăng? Đã có lần nào chúng ta suy ra Thiên Chúa chỉ là Đấng như chúng ta và lớn hơn chúng ta, thế nên những điều chúng ta ham thích và dự định cũng giống như Ngài? Có thể đó là quá khứ mà chúng ta cùng với hai môn đệ khi chạy ra mộ phải bỏ lại. Chúng ta có thể cũng giống như hai môn đệ, lo sợ, bối rối và hy vọng trong sự mong đợi vì không biết việc gì sẽ xảy ra. Đến phần cuối bài phúc âm hôm nay "người môn đệ kia" bước vào ngôi mộ nơi cái chết đả hiện diện trong Thầy của mình, rồi ông ta "trông thầy và tin" ngay cả sau câu chuyện. Đó là điều chúng ta được gọi phải làm trong khi chúng ta chờ đợi Thiên Chúa kết thúc câu chuyện của đời sống chúng ta - "trông thấy và tin". Trong lúc này cũng như ông Phêrô, chúng ta ra đi với thế giới và trông thấy sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại ở những nơi chúng ta không ngờ trước được: giữa những người khác với chúng ta, và họ cũng có dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống họ.

Hôm nay chúng ta mừng Lễ Phục Sinh. Với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta đã để lại hay cố gắng bỏ lại phía sau, lối sống cũ về cách nghĩ và hành vi theo thói cũ, về những ước đoán và định kiến của chúng ta. Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, và đời sống chúng ta không còn như trước nữa. Đôi khi, vì những điều hiện tại không rõ ràng và bị thử thách, chúng ta có xu hướng nhìn về phía sau lưng chúng ta, về những cách thức xưa và những thời khắc đơn giản. Trong nhũng lúc này lời Thiên Chúa ban thêm năng lực cho chúng ta, và giúp chúng ta nhìn vào hiện tại và tương lai tin tưởng vào những lời Thiên Chúa đã hứa cho chúng ta.

Hai môn đệ chạy ra ngôi mộ trống, không thể ngờ, ngoài sự mong đợi, những điều Thiên Chúa đã hé lộ cho họ. Họ phải đợi Thiên Chúa bước thêm một bước nữa. Sau đó ở phòng kín phía trên, Chúa Kitô Phục Sinh sẽ xuất hiện cho hai môn đệ và cho cộng đoàn với tất cả các môn đệ khác. Nhưng, chưa đâu. Điều gì sẽ xãy ra sau đó là điều họ không hề nghĩ và dự liệu được.

Chẳng lẻ hầu hết những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta đã đến một cách bất ngờ?: như một người thân thương ôm choàng lấy chúng ta; hay một người nói lời tha thứ mà chúng ta không đáng được; hay một người lạ giúp chúng ta; hay chúng ta trông thấy gương của Chúa Kitô khi gặp người nghèo; hay một giáo viên khen chúng ta; hay một bửa ăn đơn sơ với người thân thương như là một bửa tiệc; và còn nhiều chuyện khác nữa. Tất cả những điều đó từ đâu đến? Một cách tình cờ chăng? Đối với người "trông thấy và tin" thì sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh không hề đến một cách bất ngờ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY -C-
Acts 10: 34a, 37-43; Ps. 118; Colossians 3: 1-4 (or I Cor 5: 6-8); John 20: 1-9

Picture those two disciples running towards the tomb. Their world had collapsed, their beloved Jesus cruelly killed. Was he just another failed liberator, whom they had hoped would free them from the iron fist of the Romans? Some of his country folk hoped so. Perhaps Peter and John were also among those who placed their hope for revolution on Jesus. Formerly Luke described an event that happened as Jesus and his disciples approached Jerusalem. Despite a previous prediction of his upcoming passion, the mother of James and John – speaking on behalf of her sons – requested from Jesus seats of honor for them when he "entered his kingdom" (Matthew 20:17-28). See what they were hoping for – power and privilege? As they entered Jerusalem the crowds’ excitement was at a fever pitch. Finally, the Messiah had come to set them free! But the high priest and the Sanhedrin, in collusion with the Romans, quickly crushed their dreams by crucifying Jesus.

Back to the two: Peter and John ("the other disciple?") rushing to the tomb. Mary of Magdala, had gone early in the morning and found it empty. She drew the logical conclusion: "They have taken the Lord from the tomb and we do not know where they put him." A sensible response – what else would have explained the empty tomb? Unless… the totally unexpected and new had taken place. What were the two, closest to Jesus, thinking as they rushed to the tomb. What expressions were on their faces? Fear? Confusion? Shock? Hopeful astonishment? Probably the same expressions that we have on our faces when, after a stressed time, we look back on what had happened and draw on a slim thread of hope for the future.

They were running. Away from what? The old and tired? The used-up and uninspired? Were they running from death’s grip over their lives? Towards what? God? The unimaginable? A whole new beginning? They don’t know quite what is ahead of them, all the evidence isn’t in yet. Sound familiar?

The homiletician, Thomas Long ("Journal for Preachers," Easter 2001) asks: Where are the senior folk in Luke’s account. They were there in the beginning of his gospel: Anna (2:36) and Simeon (2:25), Zechariah and Elizabeth (1:7). The elders played significant roles at the beginning of Luke, but are no where to be found towards the end – at the resurrection. Is Luke speaking symbolically in his omission of the important elders in Jesus’ life? Is it because the elders at the beginning of the gospel represent the former prophetic tradition and its Temple worship? Do they also sum up the best of Israel’s faith in a God who made an unbreakable covenant with the people: that God would not desert them and would fulfill the promise made to a people in need?

Luke’s story began with a living hope among a faithful people. Now we are approaching the end of his narrative – but not the end of the story! A new generation of believers is about to spring up, to find their hope fulfilled in a most unexpected way: Jesus has risen from the dead! God has fulfilled the hopes of Israel in a merciful and surprising way.

I also wonder about the expression on Peter’s face later on. Our first reading tells us of his preaching on the occasion of the baptism of the Gentile Cornelius. While Peter was speaking the Holy Spirit descended on everybody present (Acts 10:44). What a surprise for Peter! He was being sent as a witness to the resurrection to the Gentiles who, like the first disciples, were also gifted with the Holy Spirit.

The gospel has Peter and his companion running to the empty tomb. Acts finds him preaching Jesus’ resurrection from the dead to Gentiles. Can you imagine the surprise on Peter’s face in Cornelius’s home? I would like to be open to God’s surprises in what, on my own, is an impossible situation.

Have we in the past, or even now, boxed God in? Have we imagined God to be just a bigger version of ourselves, with our preferences and agendas? Maybe that’s the past that we, with the two rushing to the tomb, have to leave behind. We do not know what is up ahead for us. Perhaps, like the two, we have fears, confusion – and, hope against hope. At the end of today’s gospel "the other disciple" enters the place where death had formally ruled, but he "sees and believes" – even without the completion of the story. Which is what we are asked to do, in our waiting for God to finish the story of our lives – "see and believe." We wait and we believe Christ is raised from the dead and so shall we be. In the meantime, like Peter, we will go out into the world and see Christ’s risen presence in the most unexpected places: among people so different from us, who also show the signs of the Spirit’s presence in their lives.

Today we celebrate Easter. With God’s grace we have left behind, or are trying to leave behind, our old ways of thinking and acting, our presumptions and our prejudices. Jesus is risen from the dead and our life will never be the same. Sometimes, because of present uncertainties and trials, we tend to look back over our shoulder to formal ways and simpler times. At these times God’s word strengthens us to keep our eyes on the present and look forward to the future, trusting in the promises God holds for us.

The disciples rushing to the tomb could never expect what God had in store for the them. They had to wait for God to take the next step. Later, in the upper room, the risen Christ will appear to the two, huddled with the rest of the disciples,. But not yet. What will happen next is completely beyond their timing and schedule.

Don’t most of the deepest life experiences, come as a surprise: a loved one gives us a warm hug; the word of forgiveness comes completely undeserved; the stranger helps us; we find Christ in the face of the poor; our teacher praises us; a simple family meal with loved ones is a feast. And so on. Where does all that come from? By chance? Not for the person who "sees and believes" the presence of the risen Christ coming in surprising ways.
 
Thứ Sáu Tuần Thánh : Suy Tôn Thánh Giá
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:25 18/04/2019
Thứ Sáu Tuần Thánh : Suy Tôn Cây Gỗ

Hôm nay chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa, trong đó có một phần mà chỉ ngày thứ sáu tuần thánh mới có, đó là cử hành nghi thức gọi là Suy Tôn Thánh Giá. Nói như vậy, chắc chẳng ai ngạc nhiên. Nhưng nói kiểu khác, đúng với từ của phụng vụ hơn, có lẽ sẽ làm ta hơi giật mình: Hôm nay chúng ta suy tôn cây gỗ. Trên đồi Can-vê xưa, có ba cây gỗ, ta sẽ kính lạy cây gỗ ở giữa, cây mang thân xác hình hài Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, như lời tung hô: "Đây là gỗ cây thập giá, nơi Đấng cứu độ trần gian đã được treo lên. Ta hãy đến mà thờ lạy."

Phải, Giáo Hội không ngần ngại dùng chữ "thờ lạy," một thái độ chỉ dành cho một mình Chúa, chứ Dức Mẹ, các thánh… cũng không ai được nói thờ lạy cả, mà Giáo Hội hôm nay nói, thờ lạy cây gỗ, chắc ta sẽ ngạc nhiên, chẳng khác nào ta nghe dân làng quê thờ lạy cây đa đầu đình, cây tre trăm mắt. Cây đa đầu đình kia còn sống, còn xanh lá tốt tươi chứ cây mà Giáo Hội tôn thờ hôm nay, là cây gỗ, tức là cây đã chết khô rồi mới cưa làm gỗ, ấy vậy mà cây gỗ khô này đã sinh trái. Trái của nó, là quả sự sống. Trái với cây xum xuê tươi tốt trong vườn địa đàng, mang lại quả tử, mà trước đây nhân loại đã chết vì một cây tươi, cây được gọi sự sống, thì nay nhờ cây gỗ khô mà được sống.

Trong Cựu Ước, đã có những hình bóng ám chỉ về cây gỗ, cây thập tự mà sau này Chúa Giê-su sẽ dùng để cứu thoát :

- Nào chẳng phải Noe đã được cứu thoát khỏi lụt hồng thuỷ bằng cây gỗ, mà Noe thừa lệnh Chúa đóng làm tàu đó sao?

- Gậy của Môse là gì: Khi thì cây gậy đó biến nước thành máu làm cho vua dân Ai Cập hoảng sợ mà hứa giải thoát cho dân Chúa, khi thì nó biến ra con rắn để rồi nuốt trửng các con rắn khác của các thầy phù thuỷ Ai Cập trong một cuộc đối đầu để xin giải thoát dân Israel. Cũng gậy Mai-sen đó, khi thì dồn nước biển Đỏ lại hai bên như tường dựng đứng để cho dân Chúa đi qua, khi lại xua nước biển ập lại vùi lấp quân thù để Dân không bị bắt trở lại cuộc sống nô lệ. Cũng chính cây gỗ, cây gậy của Mai-sen đập vào tảng đá cho dân có nước để uống, và dĩ nhiên để sống.

- Abraham cũng cho ta thấy trước về cây gỗ thập giá, khi chính Abraham đặt đứa con duy nhất của mình lên giá gỗ (củi cũng là gỗ) mà củi này do chính con ông kiếm và vác lên đồi. Chúa Giê-su cũng tự mình vác cây gỗ lên đồi và người ta đặt Ngài nằm trên đó, không phải để đốt như Abraham đốt người con độc nhất Isaac, nhưng là để giương lên cao. "Bao giờ ta được (bị) giương lên cao, ta sẽ lôi kéo mọi sự lên cùng ta."

Cây gỗ nơi Chúa bị giương cao lên đó, hôm nay ta thờ lạy. Thờ lạy như thờ lạy chính Mình Máu Chúa. Chỉ trong ngày hôm nay thôi, giờ suy tôn gỗ thập giá, ta mới có những cử chỉ tôn thờ gỗ này. Cũng bái gối, có khi ba lần như trước đây, cũng có đèn chầu hoặc nến hai bên, y như thờ lạy Thánh Thể vậy… Vì cây gỗ này đã thấm Máu Con Chúa chí ái, Đấng chết cho ta sống.

Trong công thức suy tôn thập giá sau lời nguyện chung long trọng, chúng ta sẽ nghe: "Đây là gỗ cây thập giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian, ta hãy đến mà thờ lạy… Chứ không phải công thức "đây là Đức Giêsu, đấng chịu treo trên thập giá, ta hãy đến bái lạy Người".

Năm nay ta dùng thánh giá gỗ, tạc hình tượng Chúa cũng bằng gỗ, để làm nổi hơn cây gỗ. Tất cả là gỗ.

Nếu cây gỗ thập giá có giá trị như thế, vì nó mang lại sự sống, thì trong cuộc sống của ta có nhiều thập giá, không phải nhất thiết bằng gỗ, bằng đá, bằng đồng, mà có thể bằng mọi thứ vật liệu, nếu nó mang lại sự sống cho ta, ta hãy tôn kính nó.

Người ta kể rằng có vị linh mục kia nói với dân chúng đến tham dự lễ suy tôn thập giá, rằng:

Ai có thánh giá, thì giơ cao lên, tôi sẽ thánh hoá và xin Chúa làm phép cho. Một ông chồng liền nâng bổng bà vợ lên. Đối với ông, bà là thánh giá của ông mà ông phải vác. Ngược lại, bà phải vác thập giá là ông, cũng nhiều không kém, có khi hơn.

Lại có một bà kia, lúc nào cũng mang trong ví mình tấm hình của người chồng. Chồng mừng thầm (mà lầm !) hỏi tại sao vậy?

-Bởi vì khi em gặp bất cứ khó khăn, đau khổ nào, dẫu là không thể giải quyết, em nhìn hình anh, thế là mọi khó khăn tan biến.

Chồng hãnh diện : Thế ra anh cũng có uy quyền trên em ghê !

-Vợ tiết lộ : mỗi khi gặp khó khăn đau khổ, em nhìn hình anh mà tự nhủ, làm gì có khó khăn nào lớn hơn cái lão này nữa đâu !

Hôm nay suy tôn cây gỗ cứu độ, chúng ta hãy nhớ trong cuộc sống chúng ta có nhiều cây, nhiều loại, nhiều thứ cũng sẽ mang lại cho ta cứu độ, đó là những khổ giá, hãy vác cho khéo để nó biến thành thánh giá mang lại quả trường sinh. mang lại phúc đời đời

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà thờ chính tòa New York suýt bị đốt cháy
Đặng Tự Do
01:25 18/04/2019
Một người đàn ông đang bị giam giữ sau khi anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào Nhà thờ St. Patrick, là nhà thờ chính tòa của thành phố New York tối thứ Tư 17 tháng Tư.

Phát ngôn viên của Tổng giáo phận New York nói với Catholic News Agency (CNA) rằng “đương sự đã bị chặn lại khi anh ta cố gắng vào nhà thờ, và đã bị bắt giao cho cảnh sát.”

Người đàn ông bị an ninh nhà thờ chặn lại vào lúc 7g55 giờ tối, và đã bị Lực lượng Cảnh sát Phản ứng nhanh của sở cảnh sát New York (NYPD) bắt giữ. Cảnh sát cho biết anh ta có một chiếc ô tô đậu gần đó để có thể chạy thoát khỏi hiện trường sau khi gây án.

Theo NYPD, người đàn ông mang theo bốn gallon xăng, hai lon chất lỏng nhẹ hơn và hai chiếc bật lửa khi anh ta cố gắng xông vào nhà thờ. Anh ta bị ngăn không cho vào nhà thờ, nhưng trong khi nói chuyện với nhân viên an ninh, một số xăng đã tràn xuống sàn nhà.

NBC New York xác định người đàn ông đó tên là Marc Lamparello, trong khi cảnh sát cho biết thêm anh ta 37 tuổi và đến từ Hasbrouck Heights, New Jersey.

Khi bị cảnh sát thẩm vấn về lý do tại sao anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào nhà thờ Công Giáo lớn nhất thành phố New York, Lamparello đã đưa ra “những câu trả lời loanh quanh, không nhất quán.”

Phó thanh tra NYPD John Miller nói với các phóng viên tối thứ Tư rằng người đàn ông cuối cùng đã nói với cảnh sát là anh ta muốn đi tắt qua nhà thờ để đến Đại lộ Madison vì xe của anh đã hết xăng.

Sau khi cảnh sát kiểm tra chiếc minivan của anh ta và phát hiện ra rằng nó không hề hết xăng, anh ta đã bị bắt giam.

Một nguồn tin cảnh sát cho rằng Lamparello được tin là người “bị rối loạn thần kinh”. Cho đến ít nhất là 2013, anh ta phụ trách thánh nhạc tại một giáo xứ ở New Jersey. Anh ta cũng đã từng làm việc như một giáo sư phụ giảng môn triết học, và có bằng triết học tại Boston College.

Cảnh sát đã nói rằng họ chưa thiết lập động cơ, và cũng chưa chính thức buộc tội người đàn ông này. Lamparello được mô tả là người cảnh sát “rất quen biết”.

Thánh lễ cuối cùng theo lịch trình tại nhà thờ vào thứ Tư Tuần Thánh được cử hành lúc 5:30 chiều.

Hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Timothy Dolan của thành phố New York bày tỏ lo ngại về sự an toàn của Nhà thờ Thánh Patrick, vì giống như nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris, nhà thờ này cũng có một mái nhà bằng gỗ.

Bình luận về vụ cháy ở Paris, ngài nói: “Tôi nghĩ về nhà thờ Thánh Patrick. Tôi nói: Lạy Chúa, không biết chúng con có an toàn không?”

Nhà thờ St. Patrick, gần đây đã trải qua một dự án phục hồi trị giá 177 triệu đô la, bao gồm các tính năng mới liên quan đến an toàn và việc phòng cháy.

Trước diễn biến mới này, Đức Hồng Y Dolan nói: “Tạ ơn Chúa, cám ơn lực lượng cảnh sát New York đã hết sức cảnh giác và hữu ích, bởi vì chúng tôi cũng có một mái nhà bằng gỗ.”


Source:Catholic News Agency
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi điện chia buồn với Đức Giáo Hoàng về vụ cháy nhà thờ Notre-Dame de Paris
Đặng Tự Do
02:20 18/04/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự gần gũi với Giáo hoàng sau vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Ông Alessandro Gisotti, giám đốc lâm thời của Phòng Báo chí Tòa thánh, cho biết như trên trong một Tweet vào tối thứ Tư. Ông viết:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một cuộc điện thoại vào chiều thứ Tư từ Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump. Tổng thống đã đề cập đến sự tàn phá tại Nhà thờ Đức Bà, và bày tỏ sự gần gũi với Đức Thánh Cha thay mặt cho nhân dân Mỹ.”


Source:Vatican News
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ làm phép Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô - Thứ Năm Tuần Thánh 18/4/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
07:18 18/04/2019
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Bài Tin Mừng theo Thánh Luca, mà chúng ta vừa nghe, làm cho chúng ta sống lại sự phấn khích tại thời điểm khi Chúa biến chính mình thành tiên tri Isaia, khi Ngài đọc đoạn văn ấy một cách long trọng giữa những người đồng bào của mình. Hội đường ở Nazareth có rất nhiều người thân, hàng xóm, người quen, bạn bè của Ngài và không chỉ như thế thôi. Tất cả đều dán mắt vào Ngài. Giáo Hội cũng luôn hướng mắt về Chúa Giêsu Kitô, Đấng được xức dầu, và là Đấng Thánh Linh gửi đến để xức dầu cho dân Chúa.

Các sách Phúc Âm thường trình bày với chúng ta hình ảnh của Chúa giữa đám đông, bị bao vây và chen lấn bởi những người muốn đến gần Ngài cùng với những người bệnh của họ, họ xin Ngài xua đuổi tà ma, lắng nghe những lời dạy bảo của Ngài và đi cùng Ngài trên đường. “Chiên ta nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta”(Ga 10: 27-28).

Chúa không bao giờ mất liên lạc trực tiếp với mọi người. Giữa những đám đông đó, Ngài luôn giữ ân sủng gần gũi với mọi người nói chung và với từng cá nhân nói riêng. Chúng ta thấy điều này trong suốt cuộc đời công khai của Ngài, và ngay từ đầu cũng thế: hào quang rạng rỡ của Hài Nhi nhẹ nhàng thu hút những mục đồng, vua chúa và những người cao niên mơ mộng như ông Simêon và bà Anna. Điều này cũng đã xảy ra như thế trên thập tự giá: Trái tim của Ngài thu hút tất cả mọi người về với mình (Ga 12,32): Bà Veronica, những người xứ Kyrênê, những người trộm cướp [cùng bị đóng đinh với Ngài], và các viên đội trưởng.

Thuật ngữ “đám đông” không có ý miệt thị. Có lẽ với đôi tai của một số người, nó có thể gợi lên một đoàn lũ không tên không tuổi…Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta thấy rằng khi đám đông tương tác với Chúa – là Đấng đứng giữa họ như một mục tử giữa đàn chiên của mình - điều gì đó thế nào cũng xảy ra. Sâu thẳm trong lòng mình, con người cảm thấy khao khát được theo Chúa Giêsu, kinh ngạc dâng trào, lòng trí nhanh chóng được mở ra.

Tôi muốn phản ánh với anh em về ba ân sủng đặc trưng cho mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và đám đông.

Ân sủng đi theo

Thánh Luca nói rằng đám đông “đã tìm kiếm Chúa Giêsu” (4:42) và “đi với Ngài” (14:25). Họ “chen lấn Người” và “bao quanh Người” (8: 42-45); họ “tụ tập để lắng nghe Ngài” (5:15). Sự “theo đuổi” của họ là một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ, vô điều kiện và đầy cảm tình. Nó tương phản với suy nghĩ nhỏ nhoi của các môn đệ Ngài, là những người có thái độ gần đến mức tàn nhẫn với mọi người khi họ đề nghị với Chúa rằng Ngài nên xua đuổi dân chúng đi chỗ khác, để họ có thể ăn cái gì đó. Ở đây, tôi tin rằng, khởi đầu của chủ nghĩa giáo sĩ trị là mong muốn được bảo đảm có một bữa ăn và một sự thoải mái cá nhân mà không có bất kỳ quan tâm nào dành cho người dân. Chúa nhanh chóng dập tắt cám dỗ này. Ngài đáp “Chính anh em hãy cho họ ăn!” “Hãy chăm sóc cho họ!”

Ân sủng kinh ngạc

Ân sủng thứ hai mà đám đông nhận được khi đi theo Chúa Giêsu là sự kinh ngạc tràn đầy niềm vui. Mọi người ngạc nhiên về Chúa Giêsu (Lc 11:14), bởi phép lạ của Ngài, nhưng trên hết là bởi chính con người của Ngài. Mọi người rất thích gặp Ngài trên đường đi, để nhận được phước lành của Ngài và chúc phúc cho Ngài, giống như người phụ nữ ở giữa đám đông đã chúc phúc cho mẹ Ngài. Chính Chúa đã ngạc nhiên trước đức tin của mọi người; Ngài vui mừng và Ngài không bỏ lỡ cơ hội để nói về điều đó.

Ân sủng phân định

Ân sủng thứ ba mà mọi người nhận được là ơn biết sáng suốt phân định. “Đám đông dân chúng biết [nơi Chúa Giêsu đã đi], liền đi theo Người” (Lc 9:11). “Dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7: 28-29 và Lc 5:26). Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hoá thân trong xác phàm, thức tỉnh nơi mọi người đặc sủng biết phân định này, mà chắc chắn không phải là sự phân định của những người chuyên về các câu hỏi tranh biện. Khi những người Pharisêu và các luật sĩ tranh luận với Ngài, những gì mọi người nhận thấy là thẩm quyền của Chúa Giêsu, sức mạnh chạm đến trái tim của họ trong các giáo huấn của Ngài, và thực tế là những loài ma quỷ cũng đã vâng lời Ngài (khiến cho những kẻ vặn hỏi Ngài tức khắc không nói lên lời, và mọi người thích thú trước điều đó).

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách mà Tin Mừng nhận định về đám đông. Thánh Luca chỉ ra bốn nhóm lớn là những người được Chúa ưu ái xức dầu: đó là người nghèo, người mù, người bị áp bức và người bị giam cầm. Ngài nói về họ một cách chung chung, nhưng sau đó chúng ta vui mừng thấy rằng, trong cuộc đời của Chúa, những người được Chúa xức dầu này dần dần có tên, có tuổi với những khuôn mặt rất thật. Khi dầu được áp dụng cho một phần của cơ thể, tác dụng hữu ích của nó được cảm nhận trên toàn bộ cơ thể. Cũng thế, mượn lời của tiên tri Isaia, Chúa đã nêu tên những “đám đông” khác nhau mà Thánh Thần Chúa đã gửi Ngài đến với họ, dựa trên những gì mà chúng ta có thể tạm gọi là một “ưu tiên bao gồm” [trái với “ưu tiên loại trừ” - chú thích của người dịch]: nghĩa là ân sủng và đặc sủng được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm đặc biệt, rồi sau đó, nhờ tác động của Thánh Linh, lại góp phần vào thiện ích của tất cả.

Người nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochoi) là những người cúi xuống, giống như những người ăn xin cúi đầu và xin bố thí. Nhưng nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochè) cũng chính là người góa phụ xức dầu bằng những ngón tay của bà với hai đồng xu nhỏ nhoi là tất cả những gì bà có để sống trong ngày hôm đó. Cảnh người góa phụ xức dầu khi bố thí đã không được ai chú ý đến ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã nhìn với lòng ưu ái sự thấp hèn của bà. Qua người góa phụ này, Chúa có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Các môn đệ đã nghe một cách ngỡ ngàng về tin mừng trong đó những người như bà tồn tại. Người đàn bà góa ấy - người phụ nữ hào phóng đó - không thể tưởng tượng rằng bà sẽ “được đưa vào Tin Mừng”, rằng cử chỉ đơn giản của bà sẽ được ghi lại trong Phúc Âm. Như tất cả những người nam nữ là các “vị thánh ngay bên cửa nhà” chúng ta, bà sống một cách nội tâm sự thật đáng mừng là hành động của bà “có trọng lượng” trong Nước Trời, và có giá trị hơn tất cả sự giàu sang của thế giới.

Người mù được đại diện bởi một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tin Mừng: đó là anh Batimê (x. Mc 10: 46-52), người ăn xin mù này đã lấy lại được thị lực và từ lúc đó, đôi mắt của anh chỉ dùng để theo Chúa Giêsu trên hành trình của mình. Đó là sự xức dầu của ánh mắt! Ánh mắt của chúng ta, mà đôi mắt của Chúa Giêsu có thể khôi phục độ sáng qua phương thế duy nhất là tình yêu nhưng không của Ngài, là ánh sáng hàng ngày bị đánh cắp khỏi chúng ta bởi những hình ảnh thao túng và tầm thường mà qua đó thế giới áp đảo chúng ta.

Để đề cập đến những người bị áp bức (tiếng Hy Lạp gọi là tethrausmenoi), Thánh Luca sử dụng một từ có chứa các ý tưởng về “chấn thương”. Nó đủ để gợi lên câu chuyện ngụ ngôn - có lẽ là dụ ngôn được yêu thích nhất của Thánh Luca – dụ ngôn Người Samaritô nhân hậu, người xức dầu và băng bó các vết thương (traumata: Lc 10:34) cho người đàn ông bị bọn cướp đánh đập và bỏ lại nằm bên vệ đường. Đó là sự xức dầu cho thân xác bị thương của Chúa Kitô! Trong việc xức dầu đó, chúng ta tìm ra phương dược cho tất cả những chấn thương khiến các cá nhân, gia đình và cả toàn bộ các dân tộc bị ruồng bỏ, bị loại trừ không ai đoái hoài, bị gạt ra bên lề lịch sử.

Những người bị bắt là các tù nhân chiến tranh (tiếng Hy Lạp là aichmalotoi), những người đã bị dắt đi dưới mũi nhọn của một ngọn giáo (aichmé). Chúa Giêsu sẽ sử dụng cùng một từ khi Ngài nói về việc Giêrusalem, thành phố yêu dấu của Ngài, bị chiếm và người dân trong thành bị trục xuất (Lc 21:24). Trong các thành phố của chúng ta ngày nay, người ta thường không bị bắt làm tù binh bằng những mũi nhọn của các ngọn giáo, nhưng bằng các phương tiện tinh vi hơn của trào lưu thực dân ý thức hệ.

Chỉ có sự xức dầu của nền văn hóa, được xây dựng bởi lao động và nghệ thuật của tổ tiên chúng ta, mới có thể giải phóng các thành phố của chúng ta khỏi những hình thức nô lệ mới này.

Đối với chúng ta, anh em linh mục thân mến, chúng ta không được quên rằng các kiểu mẫu của chúng ta theo Tin Mừng chính là những “con người”, các “đám đông” với khuôn mặt thực sự của họ, mà Chúa xức dầu để nâng lên và làm sống lại. Họ là những người thành toàn và hiện thực hóa sự xức dầu của Thánh Linh trong chính chúng ta; họ là những người mà chúng ta đã được xức dầu để rồi xức dầu cho họ. Chúng ta đã được chọn ra từ giữa họ, và chúng ta có thể đồng hoá không chút sợ hãi với những người bình thường này. Họ là một hình ảnh của tâm hồn chúng ta và một hình ảnh của Giáo Hội. Mỗi người trong số là hóa thân của trái tim duy nhất của dân ta.

Chúng ta, các linh mục, là người nghèo và chúng ta muốn có trái tim của người góa phụ nghèo bất cứ khi nào chúng ta bố thí, khi chúng ta chạm vào bàn tay của người ăn xin và nhìn vào mắt người ấy. Chúng ta là linh mục Bathimê, và mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Chúng ta, các linh mục, ở những khoảng khắc đầy tội lỗi của mình, chúng ta bị những tên cướp đánh tơi bời. Và chúng ta muốn trước hết được ở trong những bàn tay từ bi của người Samaritô nhân lành, để sau đó có thể thể hiện lòng trắc ẩn với người khác bằng chính đôi tay của chúng ta.

Tôi thú nhận với anh em rằng bất cứ khi nào tôi ban phép thêm sức và phong chức linh mục, tôi thích bôi dầu lên vầng trán và bàn tay của những người mà tôi xức dầu. Trong sự xức dầu hào phóng đó, chúng ta có thể cảm nhận rằng sự xức dầu của chính chúng ta đang được canh tân. Tôi muốn nói điều này: Chúng ta không phải là những nhà phân phối dầu đóng chai. Chúng ta xức dầu bằng cách phân phát chính mình, phân phát ơn gọi và trái tim của chúng ta. Khi chúng ta xức dầu cho người khác, chính chúng ta được xức dầu một lần nữa bởi đức tin và tình cảm của người dân chúng ta. Chúng ta xức dầu bằng cách làm dơ tay chúng ta khi chạm vào những vết thương, tội lỗi và sự lo lắng của mọi người. Chúng ta xức dầu bằng cách xức hương thơm trên tay chúng ta khi chạm vào đức tin của họ, hy vọng của họ, lòng trung thành của họ và sự tự hiến hào phóng vô điều kiện của họ.

Người học cách xức dầu và ban phước vì thế được chữa lành sự tầm thường, lạm dụng và tàn nhẫn của mình.

Khi đi với Chúa Giêsu ở giữa dân chúng ta, cầu xin Chúa Cha canh tân trong sâu thẳm của chúng ta Thần khí Thánh thiện; cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên một trong lời khẩn cầu lòng thương xót của Chúa cho dân được ủy thác cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, đoàn lũ các dân tộc, hiệp nhất trong Chúa Kitô, có thể trở thành dân duy nhất trung tín của Thiên Chúa, là dân sẽ đạt đến viên mãn trong Nước Chúa (x Lời cầu khi phong chức linh mục).


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Tổng thống Macron chính thức mời Đức Thánh Cha tông du Paris
Lê Đình Thông
08:57 18/04/2019
Vào trưa thứ năm Tuần Thánh (18/04/2019), sau hỏa hoạn xảy ra tại Nhà thờ Chính tòa Notre-Dame de Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vừa điện đàm với Đức Thánh Cha Phanxicô. Tổng thống Macon tuyên bố vào trưa nay, nhân tiếp các chiến sĩ cứu hỏa có công dập tắt ngọn lửa vào đêm thứ hai rạng ngày thứ ba vừa qua :

‘‘Hôm qua, tôi đã điện đàm với Đức Thánh Cha và chính thức mời Ngài tông du Paris vào thời điểm do Tòa Thánh quyết định.’’

Đức Thánh Cha chưa thánh du nước Pháp. Ngài chỉ viếng thăm trụ sở Nghị viện Âu châu và Hội đồng Âu châu tại Strasbourg.

Sự kiện này làm ta nhớ lại tông hiệu Phanxicô của Đức đương kim Giáo hoàng. Thánh Phanxicô sinh tại Asssise năm 1182. Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã phán bảo thánh nhân tại nhà thờ Damien : ‘‘Phanxicô, con hãy sửa sang ngôi thánh đường đổ nát.’’

Sứ điệp này của Chúa Giêsu Kitô trong bối cảnh Tuần Thánh không chỉ là nhà thờ Đức Bà Paris, mà còn là Hội thánh nói chung đang gặp nhiều thử thách.

Phải chăng lời Chúa còn ứng nghiệm với Đức Phanxicô và nhà thờ chính tòa Paris ?

Lê Đình Thông
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù Velletri của Rôma
J.B. Đặng Minh An dịch
14:06 18/04/2019
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…

Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.

Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.

Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.

Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.

Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.

Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.

Vào lúc 4.30 chiều Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà tù Velletri của Rôma để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Địa điểm này cách Vatican 64km về phía Nam.

Nhà tù Velletri bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và gồm hai dãy nhà 4 tầng.

Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các tù nhân, nhân viên dân sự và các nhân viên cảnh sát; trước khi cử hành Thánh Lễ với nghi thức rửa chân cho mười hai tù nhân.

Ra đón Đức Thánh Cha, có bà Maria Donata Iannantuono, giám đốc cơ sở này, ông Pia Palmeri; Phó giám đốc, bà Maria Luisa Abossida, chỉ huy cảnh sát cải huấn và Cha Franco Diamante, tuyên úy nhà giam.

Trung tâm giam giữ này nằm cách thủ đô Rôma một giờ xe hơi. Theo Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ Santa Marta vào lúc 3g30 chiều và đến nơi lúc 4g30.

Nhà tù này gồm hai gian nhà bốn tầng, với 275 phòng giam chứa khoảng 550 tù nhân, theo số liệu chính thức hồi Giêng năm 2018. Bên cạnh đó, còn có một đồn cảnh sát.

Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói:

Tôi chào tất cả các bạn và tôi cảm ơn sự hiếu khách của các bạn.

Tôi đã nhận được một lá thư đáng yêu vài ngày trước, từ một số bạn mà ngày hôm nay không có mặt ở đây. Họ nói những điều đáng yêu với tôi và tôi cảm ơn họ vì những gì họ đã viết.

Trong lời cầu nguyện này, tôi hiệp nhất với tất cả mọi người: những người có mặt ở đây và những người không hiện diện nơi đây.

Chúng ta đã nghe những gì Chúa Giêsu làm; thật thú vị. Tin Mừng nói: Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đã trao mọi thứ trong tay Ngài, cụ thể là Chúa Giêsu có tất cả quyền năng - tất cả. Và sau đó, Ngài bắt đầu thực hiện cử chỉ rửa chân này. Đó là một cử chỉ mà những nô lệ đã làm vào thời điểm đó, bởi vì đường xá không được trải nhựa cho nên khi người ta đến nhà ai, chân họ đầy những bụi đất. Khi họ đến một ngôi nhà để thăm viếng hoặc dùng bữa, có những những nô lệ rửa chân cho họ. Và Chúa Giêsu thực hiện cử chỉ này: Ngài rửa chân; Ngài làm cử chỉ của một người nô lệ. Ngài, là Đấng có tất cả quyền năng, Ngài là Chúa, nhưng Ngài đã làm cử chỉ của một người nô lệ.

Và rồi Chúa Giêsu đưa ra lời khuyên cho tất cả: “Chính anh em hãy làm cử chỉ này với nhau”, nghĩa là, phục vụ lẫn nhau. Hãy là anh em với nhau trong sự phục vụ, không tham vọng, không như một người thống trị người khác hoặc một kẻ tấn công người khác. Không. Hãy là anh em trong tinh thần phục vụ. Anh đang cần một cái gì đó, cần giúp gì ư? Tôi sẽ làm điều đó cho anh. Đây là tình huynh đệ. Tình huynh đệ là khiêm tốn - luôn luôn: đó là tinh thần phục vụ. Và tôi sẽ làm cử chỉ mà Giáo Hội muốn các Giám mục làm điều đó mỗi năm, mỗi năm một lần, ít nhất là vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh - để bắt chước cử chỉ của Chúa Giêsu và cũng làm một tấm gương tốt cho chính mình, bởi vì Giám mục không phải là người quan trọng nhất, nhưng ngài phải là một người tôi tớ tận tụy hơn. Và mỗi người trong chúng ta phải là đầy tớ của những người khác.

Luật của Chúa Giêsu và là luật của Tin Mừng chính là luật phục vụ, không thống trị, không làm hại, không làm nhục người khác. Hãy phục vụ nhau!

Một lần kia, khi các Tông đồ tranh cãi với nhau, thảo luận xem ai là người quan trọng nhất trong họ, thì Chúa Giêsu đã đón lấy một đứa trẻ và nói: “Hãy nên như trẻ thơ, nếu tâm hồn anh em không giống như trẻ thơ, anh em không phải là môn đệ của Thầy.” Một trái tim trẻ thơ, giản dị, khiêm nhường nhưng phục vụ. Và Ngài thêm một điều thú vị mà chúng ta có thể liên kết với cử chỉ ngày hôm nay. Ngài nói: “Hãy cẩn thận, anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. Tất cả chúng ta cũng phải là đầy tớ mọi người. Đúng là trong cuộc sống có những vấn đề: chúng ta cãi cọ với nhau... tuy nhiên, đây phải là một điều gì đó đã qua rồi, một điều gì đó đang qua đi, bởi vì trong trái tim chúng ta phải luôn có tình yêu phục vụ của người khác; tình yêu muốn được phục vụ lẫn nhau.

Và cầu xin cho cử chỉ tôi sẽ làm hôm nay trở nên cho tất cả chúng ta một cử chỉ giúp chúng ta trở thành đầy tớ của nhau, thêm bạn bè, thêm nhiều anh em có tinh thần phục vụ. Với những tình cảm này, chúng ta tiếp tục buổi lễ với việc rửa chân.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Đàng Thánh Giá, Thứ Sáu Tuần Thánh 2019
Vũ Văn An
16:57 18/04/2019
THỨ SÁU TUẦN THÁNH

CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA

ĐÀNG THÁNH GIÁ

DO Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ HƯỚNG DẪN

COLOSSEUM

RÔMA, 19 THÁNG TƯ 2019

CÁC BÀI SUY NIỆM

VIẾT BỞI NỮ TU EUGENIA BONETTI



VỚI CHÚA KITÔ VÀ CÁC PHỤ NỮ

TRÊN ĐÀNG THÁNH GIÁ



Dẫn Nhập


Bốn mươi ngày đã trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay với việc xức tro. Hôm nay chúng ta sống lại những giờ cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, cho đến lúc, từ thập giá, Người kêu lên “Consummatum est”, “đã hoàn tất”. Chúng ta tập trung tại nơi này, nơi hàng ngàn người đã từng chịu tử đạo vì lòng trung thành với Chúa Kitô. Chúng ta muốn đi con đường đau khổ này trong tình hợp nhất với người nghèo, người bị các xã hội chúng ta ruồng bỏ và tất cả những ai ngay giờ này đang chịu đựng sự đóng đinh như là nạn nhân của tâm trí hẹp hòi, các định chế và luật pháp của chúng ta, sự mù quáng và ích kỷ của chúng ta, nhưng đặc biệt sự thờ ơ và cứng lòng của chúng ta. Các Kitô hữu chúng ta cũng bị chứng bệnh đó. Xin Thánh giá Chúa Kitô, một phương tiện của sự chết nhưng cũng là phương thế của sự sống mới, bảo bọc trời và đất, bắc và nam, đông và tây, soi sáng lương tâm của các công dân, của Giáo hội, của các nhà lập pháp và của tất cả những ai tự xưng là môn đệ của Chúa Kitô, để Tin mừng cứu chuộc của chúng ta có thể được mọi người biết đến.

Chặng thứ nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21).

Suy niệm:

Lạy Chúa, ai có thể là môn đệ của Chúa tốt hơn Đức Maria, Mẹ Chúa? Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha ngay ở giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời ngài, và ngài đã đứng bên cạnh Chúa, tan nát cõi lòng. Ngài đã thụ thai và mang thai Chúa trong lòng dạ ngài; Ngài ôm Chúa trong vòng tay, ngài tuôn đổ tình yêu của ngài lên Chúa, và ngài đã đồng hành cùng Chúa trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa. Làm thế nào ngài có thể không theo Chúa trên đường Calvariô và chia sẻ khoảnh khắc bi thảm và đau đớn nhất của cuộc đời Chúa và của chính ngài?

Cầu nguyện

:

Lạy Chúa, có bao nhiêu bà mẹ ngay hôm nay đang chia sẻ cảm nghiệm của Mẹ Chúa, khi họ khóc cho số phận của con gái và con trai của họ? Có bao nhiêu người thụ thai và sinh con, chỉ để thấy chúng đau khổ và chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng và thiếu nước, chăm sóc y tế và hy vọng cho tương lai? Chúng con cầu nguyện cho những người nắm giữ các chức vụ có trách nhiệm, để họ có thể lưu ý đến tiếng khóc than của những người nghèo đang kêu lên tới Chúa từ mọi nơi trên thế giới của chúng con. Lời khẩn nài của tất cả những cuộc đời trẻ bị kết án tử nhiều cách khác nhau bởi sự thờ ơ phát sinh do các chính sách chính trị ích kỷ và kỳ thị. Xin Chúa ban ơn để không một ai trong số con cái Chúa thiếu công ăn việc làm và tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống lương thiện và xứng đáng.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực thi thánh ý Chúa”: trong những lúc khó khăn và tuyệt vọng; trong những lúc đau khổ về thể xác và tinh thần; trong những lúc tối tăm và cô đơn.

Chặng thứ hai: Chúa Giêsu vác Thánh giá

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo tôi” (Lc 9:23)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, thật dễ dàng đeo tượng chịu nạn trên dây chuyền quanh cổ chúng con hoặc sử dụng nó để trang trí các bức tường của nhà thờ hoặc căn nhà đẹp đẽ của chúng con. Gặp gỡ và thừa nhận những người mới bị đóng đinh ngày nay thì không dễ dàng bằng: họ là người vô gia cư; người trẻ bị tước mất hy vọng, không có công ăn việc làm và không có triển vọng; những di dân bị loại bỏ nơi các khu ổ chuột ở ngoài rìa xã hội của chúng con sau khi chịu đựng những đau khổ không kể xiết. Đáng buồn thay, những trại này, vốn không an toàn và không an ninh, đang bị san bằng cùng với những giấc mơ và hy vọng của hàng ngàn đàn bà và đàn ông bị hắt hủi, bóc lột và lãng quên. Có biết bao trẻ em cũng phải chịu sự kỳ thị dựa trên nguồn gốc, màu da hoặc địa vị xã hội của chúng? Có biết bao bà mẹ phải chịu đựng sự sỉ nhục khi thấy con cái mình bị chế giễu và tước mất các cơ hội mà các bạn học và những trẻ khác bằng tuổi chúng vốn có?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì bằng chính cuộc sống của Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách biểu lộ tình yêu chân chính và vị tha cho người khác, nhất là cho kẻ thù của chúng con hoặc đơn giản là những người khác với chúng con. Lạy Chúa Giêsu, đã bao nhiêu lần chúng con, các môn đệ của Chúa, sẵn sàng để được nhận diện là môn đệ của Chúa khi Chúa thực hiện các việc chữa bệnh và những điều kỳ diệu, khi Chúa nuôi dưỡng đám đông và tha thứ tội lỗi. Thế nhưng, chúng con thấy không dễ như vậy khi Chúa nói về việc phục vụ và tha thứ cho người khác, về việc tự hy sinh và chịu đau khổ. Xin ban ơn để chúng con luôn đem cuộc sống của chúng con ra phục vụ người khác.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con hy vọng”: khi chúng con cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn; khi không dễ theo bước chân của Chúa; khi việc phục vụ người khác trở nên khó khăn.

Chặng thứ ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

“Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53: 4)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, trên con đường dốc dẫn đến Đồi Cavariô, Chúa đã chọn trải nghiệm sự yếu ớt và yếu đuối của con người chúng con. Giáo hội sẽ ở đâu hôm nay nếu không có sự hiện diện và lòng quảng đại của rất nhiều tình nguyện viên, những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba? Một đêm tháng Giêng lạnh lẽo, trên một con phố ở ngoại ô Rôma, ba phụ nữ trẻ châu Phi, chỉ lớn hơn các bé gái một chút, mặc đồ nghèo nàn, đã co cụm vào gần một lò than để giữ cho ấm. Một số người trẻ đi qua trong một chiếc xe hơi, chỉ để mua vui, đã ném vật liệu dễ cháy vào lửa, khiến họ bị phỏng nặng. Vào chính lúc đó, một trong nhiều đơn vị tình nguyện ngoài đường phố đi qua và đến trợ giúp họ. Đơn vị này đưa họ đến bệnh viện và sau đó chào đón họ vào ngôi nhà có gia đình. Cần bao nhiêu thời gian để những phụ nữ trẻ đó được chữa lành không những khỏi các vết phỏng đau đớn mà còn khỏi cả nỗi đau khổ và sự sỉ nhục khi thấy cơ thể của họ bị cắt xén và biến dạng mãi mãi?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì tất cả những người Samaritanô mới của thiên niên kỷ thứ ba, những người, cả ngày nay, cũng có thể thấy trên đường phố của chúng con, cúi xuống một cách đầy yêu thương và trắc ẩn trên các vết thương thể xác và tinh thần của những người sống mỗi đêm trong sợ hãi và khiếp đảm của bóng tối, cô đơn và thờ ơ. Đáng buồn thay, lạy Chúa, ngày nay chúng con thường không còn khả năng nhìn thấy những người túng thiếu, những người bị tổn thương và bị sỉ nhục. Chúng con nhanh chóng yêu cầu người ta tôn trọng quyền và lợi ích của chúng con, nhưng chúng con quên quyền và lợi ích của người nghèo và người cuối cùng đứng xếp hàng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn thánh để vượt qua sự mù quáng của chúng con trước những giọt nước mắt của họ, những đau khổ của họ và tiếng khóc than đau đớn của họ, để qua họ chúng con có thể gặp Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con yêu thương:

khi được thử thách trở thành người Samaritanô; khi chúng con thấy khó tha thứ; khi chúng con không muốn nhìn thấy sự đau khổ của người khác.

Chặng thứ tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

“Và một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà để những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được tiết lộ” (Lc 2:35)

Suy niệm:

Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu hài đồng trong Đền thờ để lãnh nghi thức thanh tẩy, Ông già Simeon tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Mẹ. Bây giờ là lúc làm mới lại lời xin vâng của Mẹ; sự chấp nhận của Mẹ đối với thánh ý Chúa Cha, mặc dù việc cảm nghiệm đồng hành với con Mẹ, bị coi như phạm nhân, cho đến khi bị Người bị xử tử, khiến Mẹ đau xé lòng. Lạy Chúa, xin thương xót nhiều, quá nhiều, những người mẹ đã để những đứa con nhỏ của họ rời nhà đi châu Âu với hy vọng giúp đỡ các gia đình nghèo khó của chúng, chỉ để gặp phải sự sỉ nhục, khinh miệt và đôi khi cả chết chóc nữa. Giống như cô Tina, chỉ mới hai mươi tuổi, bị giết chết một cách dã man trên đường phố, bỏ lại đứa con chỉ một vài tháng tuổi.

Cầu nguyện:

Lạy Mẹ Maria, ngay lúc này, Mẹ trải qua cùng một bi kịch như tất cả những người mẹ đau khổ vì con cái họ lên đường tới các quốc gia khác với hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình chúng, nhưng buồn thay chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt, bạo lực, thờ ơ, cô đơn và thậm chí cái chết. Xin ban cho họ sức mạnh và lòng can đảm.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin ban ơn để chúng con luôn hỗ trợ và an ủi, và có mặt để sẵn sàng giúp đỡ”: những người mẹ khóc cho số phận con cái họ; những người đã mất hết hy vọng trong cuộc sống; những người hàng ngày trải nghiệm bạo lực và khinh miệt.



Chặng thứ năm: Ông Simong vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu

“Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế thi hành trọn vẹn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6: 2)

Suy niệm:

Lạy Chúa Giêsu, trên đường đến Đồi Canvariô, Chúa đã bị đè bẹp bởi sức nặng của việc vác cây thánh giá bằng gỗ thô ráp đó. Chúa hy vọng vô ích có được một dấu hiệu giúp đỡ từ một người bạn, từ một trong những môn đệ của Chúa, từ một trong nhiều người được Chúa xoa dịu đau khổ. Đáng buồn thay, chỉ có một người lạ, Ông Simong quê ở Cyrene, không có nghĩa vụ gì, đã đến giúp đỡ Chúa. Các ông Simong mới của thiên niên kỷ thứ ba đang ở đâu? Hôm nay, chúng con tìm thấy họ ở đâu? Con nghĩ đến trải nghiệm của một nhóm nữ tu thuộc các quốc tịch, các nơi phát xuất và cộng đồng khác nhau, trong hơn mười bảy năm nay, mỗi thứ bảy, chúng con ghé thăm một trung tâm dành cho phụ nữ nhập cư không có giấy hộ thân. Các phụ nữ, thường còn trẻ, nóng lòng chờ đợi để biết số phận của mình, cho dù đó là trục xuất hay cơ hội được ở lại. Chúng con thấy bao nhiêu đau khổ, nhưng đồng thời cũng có bao nhiêu niềm vui khi những người phụ nữ này tìm thấy các Nữ Tu phát xuất từ chính đất nước của họ, nói ngôn ngữ của họ, lau khô nước mắt cho họ, chia sẻ những giây phút cầu nguyện và cử hành, và làm cho những tháng ngày dài đằng sau những thanh sắt và trên vỉa hè xi măng trở nên dễ dàng hơn.

Cầu nguyện:

Cho tất cả những Ông Simong trong lịch sử của chúng con, để họ không bao giờ chùn bước trong ước nguyện được chào đón Chúa trong số những người nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng con, vì biết rằng khi chào đón những thành viên nghèo khổ nhất trong xã hội của chúng con, chúng con chào đón Chúa. Xin cho những người Samaritanô này lên tiếng cho những người không có tiếng nói.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang thánh giá của chúng con": khi chúng con mệt mỏi và chán nản; khi chúng con cảm thấy gánh nặng các yếu đuối của chúng con; khi Chúa yêu cầu chúng con chia sẻ những đau khổ của người khác.



Chặng thứ sáu: Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu

“Vì mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40)

Suy niệm:

Chúng ta hãy nghĩ về tất cả những đứa trẻ ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường mà thay vào đó bị khai thác trong các hầm mỏ, cánh đồng và cơ sở đánh cá, bị mua và bán bởi những kẻ buôn người để lấy nội tạng, bị sử dụng và lạm dụng trên đường phố của chúng ta bởi nhiều người, kể cả các Kitô hữu, những người đã đánh mất ý thức về sự thánh thiêng của chính họ và của người khác. Giống như cô gái trẻ với thân hình mảnh khảnh, chúng con đã gặp một buổi tối ở Rôma trong khi những người đàn ông trong những chiếc xe sang trọng xếp hàng để khai thác cô. Cô có thể chỉ bằng tuổi con cái họ. Bạo lực này có thể tạo ra sự mất cân bằng nào trong cuộc sống của tất cả những phụ nữ trẻ, những người chỉ cảm nghiệm được sự áp bức, cao ngạo và thờ ơ của những người, ngày đêm, tìm kiếm họ, sử dụng và khai thác họ, chỉ để sau đó vứt họ trở lại đường phố, làm con mồi cho tên lái buôn cuộc sống con người tiếp theo?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, hãy rửa sạch đôi mắt để chúng con nhìn thấy khuôn mặt của Chúa nơi anh chị em của chúng con, nhất là nơi tất cả những đứa trẻ, ở nhiều nơi trên thế giới, đang sống trong nghèo đói và bẩn thỉu. Các trẻ em bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc, học hành và hồn nhiên. Những em nhỏ bị sử dụng như hàng hóa rẻ tiền, mua và bán mặc ý. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương xót và cảm thương thế giới bệnh hoạn này. Hãy giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp của phẩm giá chúng con và của những người khác, như những con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy”: khuôn mặt của những đứa trẻ vô tội đang xin chúng con giúp đỡ; các bất công xã hội; phẩm giá cố hữu của con người đang bị vi phạm.



Chặng thứ bảy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai

“Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2:23)

Suy niệm:

Xung quanh ta, ta thấy người ta khát mong trả thù xiết bao! Xã hội của chúng ta ngày nay đã đánh mất giá trị tha thứ vĩ đại, một hồng phúc không gì sánh kịp, một phương thuốc chữa lành các vết thương, nền tảng của hòa bình và chung sống của con người. Trong một xã hội nơi sự tha thứ bị coi là yếu đuối, Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Không bằng lời nói, mà bằng gương sáng của Chúa. Đối với những người đã hành hạ Chúa, Chúa hỏi: Tại sao các ông lại bách hại tôi?” Vì Chúa biết rất rõ rằng công lý chân thực không bao giờ có thể dựa trên sự thù hận và trả thù. Xin giúp chúng con có khả năng xin, và ban sự tha thứ.

Cầu nguyện:

“Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Lạy Chúa, Chúa cũng mang gánh nặng bị kết án, từ chối, bỏ rơi và đau khổ do những người đã gặp Chúa, lắng nghe Chúa và theo Chúa. Khi biết chắc chắn rằng Chúa Cha không bỏ rơi Chúa, Chúa đã tìm thấy sức mạnh để chấp nhận thánh ý của Người bằng cách ban phát sự tha thứ, tình yêu và hy vọng cho những người ngày nay, giống như Chúa, đang bước đi cùng một nẻo đường bị chế giễu, khinh bỉ, nhạo báng, từ bỏ, phản bội và cô đơn.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con an ủi”: những người cảm thấy bị xúc phạm và bị nhục mạ; những người cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục; những người cảm thấy bị phán xét và lên án.

Còn tiếp
 
Đàng Thánh Giá, Thứ Sáu Tuần Thánh 2019, phần 2
Vũ Văn An
19:26 18/04/2019
Chặng thứ tám: Chúa Giêsu gặp gỡ các phụ nữ

"Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28)



Suy niệm:

Tình hình xã hội, kinh tế và chính trị của di dân và nạn nhân của nạn buôn người thách thức và làm chúng ta bối rối. Chúng ta phải có lòng can đảm, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiên quyết chủ trương, để tố cáo nạn buôn người như tội ác chống lại loài người. Tất cả chúng ta, và các Kitô hữu nói riêng, phải nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, và tất cả chúng ta có thể và phải là một phần của giải pháp. Tất cả chúng ta, nhưng trước hết các phụ nữ, đang được thách thức trở nên can đảm. Can đảm trong việc biết cách nhìn và hành động, như các cá nhân và như một cộng đồng. Chỉ bằng cách hợp nhất trong nghèo đói, chúng ta mới có thể biến nó thành một kho báu vĩ đại, có khả năng thay đổi cách tiếp cận của người ta và giảm bớt các đau khổ của nhân loại. Người nghèo, người nước ngoài, người khác, không nên bị coi như kẻ thù để bác bỏ và chống lại, mà là anh chị em cần được chào đón và giúp đỡ. Họ không phải là vấn đề, nhưng là một nguồn tài nguyên quý giá cho các kinh thành kiên cố của chúng ta, nơi thịnh vượng và tiêu thụ không làm giảm bớt sự kiệt lực và mệt mỏi ngày càng gia tăng của chúng ta.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin dạy chúng con nhìn bằng đôi mắt của Chúa, bằng ánh mắt chào đón và thương xót mà Chúa vốn dùng để nhìn các hạn chế và nỗi sợ hãi của chúng con. Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong cách chúng con xem xét các ý tưởng, hành vi và quan điểm khác nhau. Xin giúp chúng con nhận ra rằng chúng con là thành phần của cùng một gia đình nhân loại, và tìm các cách táo bạo mới mẻ để chấp nhận sự đa dạng và cùng nhau làm việc để xây dựng các cộng đồng, gia đình, giáo xứ và xã hội dân sự.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi đau khổ của người khác": những người đau buồn về cái chết của những người thân yêu; những người cảm thấy khó khăn trong việc yêu cầu giúp đỡ và an ủi; những người đã kinh qua áp bức và bạo lực.

Chặng thứ chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

“Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt” (Is 53: 7)

Suy niệm:

Lạy Chúa, Chúa ngã xuống đất lần thứ ba, kiệt sức và bị làm nhục, dưới sức nặng của thập giá. Giống như tất cả những cô gái bị ép buộc sống trên đường phố bởi các nhóm buôn người trong chế độ nô lệ của con người. Giống như Chúa, họ không thể chịu nổi sự kiệt sức và tủi nhục khi nhìn thấy các thân thể trẻ của họ bị thao túng, lạm dụng và hủy hoại, cùng với niềm hy vọng và các ước mơ của họ. Các phụ nữ trẻ đó cảm thấy bị phân làm hai: bị lùng sục và bị sử dụng, đồng thời bị bác bỏ và lên án bởi một xã hội làm lơ một cách thuận tiện loại khai thác này, thành quả của nền văn hóa vứt bỏ của nó. Vào một trong nhiều đêm trên đường phố Rôma, con đi tìm một người phụ nữ trẻ mới đến Ý. Không thấy cô trong nhóm của cô, con liên tục gọi tên cô: "Mercy!" Trong bóng tối, con bắt gặp cảnh cô bé cuộn tròn và nửa ngủ nửa tỉnh bên hè phố. Khi nghe con gọi, cô tỉnh dậy và nói rằng cô không thể tiếp tục chịu đựng được nữa. "Tôi không thể chịu đựng được nữa", cô tiếp tục lặp lại. Con nghĩ tới mẹ cô. Nếu bà biết chuyện gì đã xảy ra với con gái bà, hẳn bà sẽ bật khóc.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, đã bao lần Chúa hỏi chúng con câu hỏi gây bối rối này: "Em trai của con đang ở đâu? Em gái của con đang ở đâu?" Đã bao nhiêu lần Chúa nhắc nhở chúng con rằng tiếng khóc xé lòng của họ đã thấu tới Chúa? Xin giúp chúng con chia sẻ nỗi khổ của tất cả những người bị coi là đồ bỏ. Thật quá dễ dàng lên án người ta và những tình huống khó khăn xúc phạm đến cảm thức tao nhã giả tạo của chúng con. Nhưng chấp nhận trách nhiệm của chúng con trong tư cách cá nhân, chính phủ và cộng đồng Kitô giáo là điều không dễ dàng bằng.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh và lòng can đảm để từ bỏ": sự bóc lột và sỉ nhục mà nhiều bạn trẻ phải đối diện; sự thờ ơ và im lặng của nhiều Kitô hữu; các luật lệ bất công thiếu nhân tính và liên đới.

Chặng thứ mười: Chúa Giêsu bị lột áo quần

“Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Cl 3:12)

Suy niệm:

Tiền bạc, tiện nghi, quyền lực. Đây là những ngẫu thần của mọi thời đại. Nhất là thời của chúng ta, một thời có thể huênh hoang về sự tiến bộ to lớn trong việc thừa nhận các quyền cá nhân. Mọi sự đều có thể được mua, kể cả thân thể của các vị thành niên, bị lột mất phẩm giá của họ và hy vọng cho tương lai. Chúng ta đã quên mất tính trung tâm của con người nhân bản, phẩm giá, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi người nam nữ. Dù trong khi thế giới đang xây dựng những bức tường và rào cản, chúng ta muốn nhìn nhận và cảm ơn tất cả những ai bằng nhiều cách khác nhau trong những ngày tháng này đã liều mạng sống của họ, nhất là ở Địa Trung Hải, để cứu sống nhiều gia đình đi tìm sự an toàn và cơ hội. Các con người nhân bản chạy trốn nghèo đói, độc tài, thối nát và nô dịch.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá lại vẻ đẹp và sự phong phú nơi mọi người và nơi mọi dân tộc như một hồng phúc độc đáo của Chúa, đặt chúng để phục vụ toàn bộ xã hội chứ không bị sử dụng cho lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân của chúng con. Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn để gương sáng và lời dạy của Chúa về lòng thương xót và tha thứ, về sự khiêm nhường và kiên nhẫn, làm chúng con trở thành nhân bản hơn, và nhờ đó, trở thành Kitô hữu hơn.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những tấm lòng thương xót": khi phải đối diện với lòng ham muốn hưởng lạc, quyền lực và tiền bạc; khi phải đối diện với những bất công giáng xuống người nghèo và người yếu thế; khi phải đối diện với những ảo tưởng phát sinh từ lợi ích bản thân.

Chặng thứ mười một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập giá

“Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm "(Lc 23:34)

Suy niệm:

Xã hội của chúng ta tuyên bố bình đẳng về quyền lợi và phẩm giá cho mọi con người nhân bản. Tuy nhiên, nó thực hành và dung dúng sự bất bình đẳng. Nó thậm chí chấp nhận các hình thức bất bình đẳng cực đoan. Đàn ông, đàn bà và trẻ em bị mua bán bởi những lái buôn người mới. Các nạn nhân của nạn buôn người sau đó bị người khác lợi dụng. Và cuối cùng, họ bị vứt bỏ, bị loại bỏ như những hàng hóa vô giá trị. Có bao nhiêu người đang trở nên giàu có hơn bằng cách nuốt chửng máu thịt của người nghèo?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, có bao nhiêu người đàn ông và đàn bà ngay ngày hôm nay đang bị đóng đinh, các nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, lột hết phẩm giá, tự do và hy vọng cho tương lai! Tiếng kêu cứu của họ thách thức chúng con như các cá nhân, chính phủ, xã hội và Giáo hội. Làm thế nào chúng con lại có thể tiếp tục đóng đinh Chúa bằng sự đồng lõa của chúng con trong việc buôn bán người? Xin ban cho chúng con đôi mắt để nhìn và một trái tim để cảm nhận sự đau khổ của tất cả những ai ngày nay cũng đang bị đóng đinh bởi các hệ thống sống và tiêu thụ của chúng con.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin thương xót": những người mới bị đóng đinh trên khắp thế giới ngày nay; những người trong xã hội ban hành luật pháp và thực thi quyền lực; những người không thể tha thứ và không thể yêu thương.

Chặng thứ mười hai: Chúa Giêsu chết trên Thập giá

"Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa lại từ bỏ con?" (Mc 15, 34)

Suy niệm:

Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa cũng mang sức nặng của sự khinh miệt, nhạo báng, lăng mạ, bạo lực, bỏ rơi và thờ ơ. Chỉ có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và một vài phụ nữ khác ở lại với Chúa như là nhân chứng cho sự đau khổ và cái chết của Chúa. Xin cho tấm gương của họ gợi hứng cho chúng con biết cam kết sát cánh với tất cả những người chết ngày hôm nay trên các đồi Canvariô khắp thế giới: trong các trại chuyển tiếp, trên những con thuyền bị từ chối vào cảng an toàn, tại các nơi tạm trú, những điểm nóng và căn trại cho các công nhân thời vụ, giữa các cuộc đàm phán kéo dài về điểm đến cuối cùng của họ.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa: xin giúp chúng con trở thành những người hàng xóm thực sự cho những người mới bị đóng đinh và tuyệt vọng trong thế giới ngày nay. Xin dạy chúng con lau nước mắt cho họ, an ủi họ, thậm chí như Chúa được an ủi bởi sự hiện diện của Mẹ Maria và các người phụ nữ khác ở dưới chân thập giá của Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin giúp chúng con tự do hiến thân": cho tất cả những ai đau khổ vì bất công, thù hận và báo thù; cho tất cả những ai bị vu khống và kết án một cách bất công; cho tất cả những ai cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và bị sỉ nhục.

Chặng thứ mười ba: Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác"(Ga 12,24)

Suy niệm:

Trong thời đại tin tức chớp nhoáng này, ai còn nhớ hai mươi sáu phụ nữ trẻ Nigeria bị chết đuối và đám tang của họ được tổ chức ở Salerno? Đồi Canvariô của họ thật dài và khó khăn. Đầu tiên là băng qua sa mạc Sahara, chen chúc trong những chiếc xe buýt xiêu vẹo. Sau đó, họ bị buộc phải ở trong các trại giam đáng sợ ở Libya. Cuối cùng là nhảy xuống biển, nơi họ chết ngay ngoài cổng "miền đất hứa". Hai trong số họ đang mang trong mình hồng phúc sự sống mới, những đứa con sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cái chết của họ, giống như cái chết của Chúa Giêsu lúc được đưa xuống khỏi Thập giá, không phải là vô ích. Chúng ta giao phó tất cả các mạng sống này cho lòng thương xót của Thiên Chúa, Cha chúng ta và Cha của tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, tuyệt vọng và bị hạ phẩm giá.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, vào giờ này, chúng con nghe thấy lời kêu than của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Lampedusa, địa điểm của cuộc tông du đầu tiên của ngài: "Có ai khóc chưa?" Và bây giờ sau vô số vụ đắm tàu, chúng con tiếp tục kêu than: "Có ai khóc chưa?" Chúng con tự hỏi, có ai khóc trước hai mươi sáu quan tài xếp hàng và phủ đầy hoa hồng trắng đó? Chỉ có năm trong số những người phụ nữ này đã được nhận diện. Không tên hay không, tất cả bọn họ đều là con gái và em gái của chúng con. Tất cả đều đáng được tôn trọng và tưởng nhớ. Họ kêu gọi chúng con - các tổ chức của chúng con, chính quyền của chúng con và mỗi chúng con nhận trách nhiệm vì đã im lặng và thờ ơ.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện và thưa: "Lạy Chúa, xin cho chúng con cùng khóc": trước đau khổ của người khác; trước mọi quan tài không tên đó; trước nước mắt của rất nhiều bà mẹ.

Chặng thứ mười bốn: Chúa Giêsu được táng trong mộ

"Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19:30)

Suy niệm:

Sa mạc và biển cả đã trở thành nghĩa trang mới của thế giới chúng ta. Những cái chết khiến chúng ta không nói nên lời. Tuy nhiên, trách nhiệm phải được lãnh nhận. Người ta để anh chị em của họ chết: đàn ông, đàn bà, trẻ em mà chúng ta không thể, hoặc không chịu cứu. Trong khi các chính phủ, tự giam mình trong các cung điện quyền lực của họ, tranh luận, thì sa mạc Sahara chứa đầy xương của những người đàn ông và đàn bà không thể sống thoát sự suy kiệt, đói và khát. Biết bao nỗi đau liên quan đến những cuộc xuất hành mới này! Biết bao sự tàn nhẫn đã gây ra cho những người chạy trốn khỏi quê hương của họ: trong những chuyến đi tuyệt vọng của họ, trong sự tống tiền và tra tấn mà họ chịu đựng, trên biển khơi đã trở thành mộ huyệt nước.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra rằng tất cả chúng con đều là con cái của một Cha. Xin cho cái chết của Con Chúa là Chúa Giêsu ban cho các nhà lãnh đạo và các nhà lập pháp của các quốc gia ý thức được vai trò họ phải đóng trong việc bảo vệ mọi người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Chúa.

KẾT THÚC:

Chúng ta muốn kể lại câu chuyện của Favour, một bé thơ mới chín tháng, rời Nigeria với cha mẹ còn trẻ của em, những người đi tìm một tương lai tốt hơn ở châu Âu. Trong cuộc hành trình lâu dài và nguy hiểm ở Địa Trung Hải, cha và mẹ em đã chết cùng với hàng trăm người khác từng dựa vào những tên buôn người vô đạo đức để đến vùng đất hứa. Chỉ một mình Favour sống sót; giống như Môsê, em đã được vớt khỏi biển nước. Ước gì đời em trở thành ánh sáng hy vọng trên nẻo đường hướng tới một nhân loại huynh đệ hơn.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, khi kết thúc đường thập giá của Chúa, chúng con xin Chúa dạy chúng con tỉnh táo, cùng với Mẹ của Chúa và các người phụ nữ đứng cạnh Chúa trên Đồi Canvariô, chờ đợi sự phục sinh của Chúa. Xin cho nó trở thành ngọn hải đăng hy vọng, hân hoan, sự sống mới, tình huynh đệ, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc, tôn giáo và hệ thống luật pháp. Ngõ hầu, mọi con trai và con gái của loài người sẽ thực sự được công nhận trong phẩm giá làm con trai và con gái của Thiên Chúa, và không bao giờ bị đối xử như các nô lệ nữa.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Dầu Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam-Huế
Trương Trí
09:29 18/04/2019
Lễ Dầu tại Tổng Giáo phận Huế năm nay được cử hành vào lúc 6 giờ sang thứ Năm Tuần Thánh do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ sự. Với sự tham dự của Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và toàn thể Linh mục thuộc Tổng Giáo phận Huế.

Đoàn rước Đoàn đồng tế hết sức trang trọng tiến từ Nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tiến vào Nhà thờ, hình thành đoàn rước là đại diện các Hội Dòng Nam Nữ và các Hội đoàn Công Giáo Tiến hành của Giáo phận, được dẫn đầu do một thầy Phó tế nâng cao sách Tin Mừng.

Xem Hình

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đặc biệt nhấn mạnh: “Hôm nay được xem là ngày sinh nhật của các Linh mục, vì ngày hôm nay Thiên Chúa đã mời gọi và phê chuẩn thiên chức Linh mục. Cộng đoàn chúng ta hãy chúc mừng sinh nhật của linh mục toàn Tổng Giáo phận bằng một tràng pháo tay.

Một trong những bậc đàn anh của chức linh mục là Đức Tổng Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng sẽ kỷ niệm Kim khánh linh mục vào năm tới 2020 cùng lúc Tổng Giáo phận chúng ta tổ chức Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận. Đức Tổng Giám Mục cũng mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho tất cả các linh mục trong Hội Thánh được trung thànhvà chung thủy với lời thề Linh mục mà các ngài sẽ lập lại trong nghi thức thánh lễ hôm nay.

Hôm nay cũng là ngày của Hiệp thông, mọi thành phần dân Chúa hiện diện trong thánh lễ này, từ Giám mục cho tới linh mục, nam nữ tu sĩ và tất cả mọi thành phần dân Chúa đang tham dự thánh lễ làm phép Dầu hôm nay. Dầu mà Thiên Chúa trao cho các linh mục được gọi là Dầu Thánh”.

Thánh lễ làm phép Dầu cũng là để làm nổi bật chức Tư tế viên mãn của Giám mục, đấng kế vị các Tông đồ trong tình hiệp thông huynh đệ của Linh mục đoàn và cộng đoàn dân Chúa.

Trước khi cử hành nghi thức làm phép Dầu, các Linh mục lặp lại lời thề hứa trong ngày lãnh nhận chức linh mục trước vị chủ chăn của mình.

Ba loại dầu gồm Dầu Thánh, Dầu Dự Tòng và Dầu Bệnh nhân được các thầy rước và dâng lên bàn thờ để Đức Tổng Giám Mục làm phép. Dầu Thánh được pha hương liệu dung trong việc Thánh hiến như: truyền chức Giám mục, Linh mục, trong Bí tích Rửa tội và Thêm sức. Dầu Thánh cũng dung để cung hiến Bàn thờ và Nhà thờ. Dầu Dự tòng dung để xức cho các dự tong trước khi Rửa tội, dầu Bệnh nhân được xức cho các bệnh nhân để cầu xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, làm cho các bệnh nhân được được vững mạnh trong Đức Tin và niềm hy vọng.

Cả ba loại dầu này sẽ được phân phát cho các linh mục để các ngài sử dụng trong công việc mục vụ của mình tại giáo xứ được phân bổ.

Trương Trí
 
Thánh lễ Tiệc ly và nghi thức rửa chân tại Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột - 2019
Vũ Đình Bình
09:35 18/04/2019
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của tình yêu. Thật vậy, vào một buổi chiều cách đây hơn 2000 năm, trong bữa tiệc ly, trước khi lìa xa các môn đệ để thi hành thánh ý Chúa Cha, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Cử chỉ rửa chân là bài học yêu thương và khiêm nhường Chúa dạy các môn đệ trước khi lập Bí tích Thánh Thể, Bí tích Tình Yêu. Vì muốn yêu đến cùng nên Người dạy khiêm nhường bằng việc rửa chân để mọi người biết thương nhau. Vì muốn yêu đến cùng nên Người lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng ta đến tận thế.

Xem Hình

Thứ Năm Tuần Thánh toàn thể Giáo Hội bước vào Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Giao Ước Mới trên núi sọ, thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức Thánh và bài học yêu thương qua việc rửa chân cho các môn đệ.

Trong tâm tình đó, chiều nay, 18.4.2019, tại Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã chủ sự Thánh lễ vào lúc 17g30, trên lễ đài trước núi đá Đức Mẹ. Cha sở Giuse Trịnh Văn Hân, Cha phó Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh đồng tế; Có quý Tu sĩ nam nữ và hơn 3000 tín hữu sốt sắng hiệp thông tham dự.

Qua 3 Bài đọc: (Xh 12, 1-8. 11-14), (1 Cr 11, 23-26), và Tin Mừng Gioan (Ga 13, 1-15), Đức Cha Vinh Sơn giải thích ý nghĩa về việc cử hành lễ Vượt Qua, về Giao Ước Mới qua việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và lệnh truyền Yêu Thương bằng hành động rửa chân cho các môn đệ. Đức Cha mời gọi cộng đoàn sống kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Chúa, hiệp nhất với Giáo phận trong tâm tình truyền giáo, biết sống yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Ngài nói: Khi chúng ta sống trong tinh thần yêu thương và phục vụ trong khiêm nhường theo gương Thầy Chí Thánh, chúng ta làm cho khuôn mặt Chúa Giêsu được biểu lộ trong đời sống mỗi người chúng ta, và góp phần không nhỏ xây dựng xã hội công bằng và đầy tình người trong xã hội hôm nay. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau bài giảng lễ, Đức Cha Vinh Sơn cởi áo choàng, thắt lưng, lấy nước rửa chân cho 12 vị được chọn, như Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ xưa. Nghi thức Rửa Chân khiến cộng đoàn lặng đi, xúc động. “Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Vinh Sơn kiệu Thánh Thể vào Nhà thờ, đặt trang trọng trên cung thánh. Các đoàn thể luân phiên chầu Thánh Thể, đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trên núi cây dầu năm xưa: “Các con hãy ở lại đây và canh thức với Thầy… Cầu nguyện đi để khỏi sa chước cám dỗ!”

Vũ Đình Bình

 
Thánh Lễ Truyền Dầu tại Giáo Phận Đà Nẵng năm 2019
Tôma Trương Văn Ân
12:49 18/04/2019
Sáng thứ năm, ngày 18 / 4 / 2019, tại tiền đường nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse đã Chủ sự Thánh Lễ Truyền Dầu khai mạc Tam nhật Thánh. Chủ đề của Thánh lễ: “ Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4.18).

Mỗi người Tín hữu khi nhận Bí tích Rửa tội, đã được thông dự sứ vụ Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Chúa Thánh Thần sai chúng ta đến với anh chị em chưa nhận biết Chúa. Thánh lễ là dịp tất cả thành phần dân Chúa Giáo phận qui tụ hiệp thông, hiệp nhất với các Linh mục và Đức Giám Mục của mình.

Xem Hình

Trong Thánh lễ, Đức Cha đã làm phép 3 loại dầu. 1. Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma, được dùng trong ba Bí tích có ghi ấn tín: Được xức cho các tân tòng trong Bí tích Khai tâm Ki-tô Giáo, cho các Kitô hữu trong Bí tích Thêm Sức, cho các Linh mục và một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để xức khi cung hiến bàn thờ và nhà thờ; 2. Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi nhận các Bí tích khai tâm Ki-tô Giáo, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác để chuẩn bị gia nhập trọn vẹn vào Hội Thánh Chúa; 3. Dầu Bệnh nhân dùng để xức cho những người yếu liệt, xin ơn thánh và sức mạnh, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong Đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn.

Trong bài giảng, Đức cha nêu ý nghĩa chính của Thánh lễ: “tưởng niệm Chúa Ki-tô lập Phép Thánh Thể, Truyền Chức Linh mục và làm phép Dầu Thánh”. Đức Cha huấn dụ các Linh mục sống theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô với các Linh mục trong đời sống của Hội Thánh Chúa: “ 1. Sự đơn giản trong cung cách sống, cách đối thoại, dấu chỉ thật sự quan niệm sống bình đẳng với mọi người; 2. xử dụng quyền bính để phục vụ, để chăm sóc và bảo vệ con người cách riêng là của người nghèo, người yếu đuối, người bị bỏ rơi 3. Linh mục trở thành những người có lòng thương xót trong cử hành Bí tích cũng như trong đời sống thường ngày, dịu dàng với mọi người, là người từ bi và có lòng thương xót. 4. Sống phụng vụ đích thực,; 5. Sứ giả hăng say loan báo Tin Mừng, bước ra để gặp gỡ với mọi người, nhất là những người sống Đạo hời hợt lạnh nhạt”.

Sau bài giảng, các Linh mục lặp lại lời hứa khi các Ngài nhận tác vụ linh mục: gắn bó với Chúa Ki-tô, trở nên người quản gia trung thành khi thi hành chức vụ, nhiệt thành và vô vị lợi…. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục, cho chính Đức Giám Mục, để các ngài nhiệt tâm chu toàn sứ mạng được giao phó và thực sự trở nên hình ảnh Chúa Ki-tô sống động, là mục tử như lòng Chúa mong ước.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Phao-lô Phạm Thanh Thảo, Chánh văn phòng Tòa giám mục công bố quyết định của Đức Giám Mục, trao Thừa tác vụ Ngoại thường ( Tác vụ cho rước lễ) cho 305 Giáo dân và tu sĩ, 132 nữ tu, 3 Thầy, 169 Giáo dân nam, 1 Giáo dân nữ của 47 Giáo xứ, 2 Giáo họ Biệt lập và 2 Dòng tu. Trong phần huấn dụ trước nghi thức, Đức Giám Mục chủ lễ mời gọi và thẩm vấn những anh chị em sắp nhận tác vụ cần xác tín bổn phận của mình, là khí cụ của Thiên Chúa, đạo đức bản thân và phải trở nên một với Chúa Ki-tô; vui lòng nhận lãnh trách vụ; khi trao Mình Chúa cũng là cơ hội thể hiện đức ái huynh đệ; đồng thời, mỗi ngày thêm thăng tiến trong đời sống tin cậy mến để thi hành sứ vụ; sẵn lòng phục vụ Bánh Hằng sống; tôn kính, thận trọng, giữ gìn Thánh Thể. Sau đó Đức Cha đã đọc lời nguyện chúc lành cho các anh chị em nhận Thừa tác vụ ngoại thường.

Trước lúc Ban Phép lành Trọng thể, Đức cha thông báo tin vui cho Cộng đoàn: “ vào lúc 10 giờ sáng ngày 1 / 5 / 2019, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Đà Nẵng, Thánh lễ tạ ơn, đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà hưu dưỡng Linh mục “. Đây là công trình của tình yêu, sự hiệp nhất, dấn thân, cộng tác, góp tay, công trình của lòng biết ơn những Linh mục đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời cho Giáo Hội và Đức tin của mỗi người. Đức Cha cũng cầu chúc Ơn lành của Thiên Chúa ban dồi dào cho mỗi người tín hữu trong Mùa Phục Sinh và cầu chúc an bình, niềm vui và những điều tốt đẹp nhất. Đồng thời Đức Cha mời gọi mỗi người sống tinh thần của Đại Hội dân Chúa Giáo Phận Đà Nẵng năm 2012: “ Hiệp nhất, sống Đức tin và loan báo Tin Mừng”. Đức Cha cũng có lời khen Ca đoàn tổng hợp của các Thanh Tuyển Dòng Thánh Phao-lô và các Chú Dự tu ( Tiểu Chủng Viện) của Giáo phận. Ca đoàn đã có những lời ca rất hay hòa với ca từ và giai điệu tuyệt vời góp phần cho cộng đoàn thêm phần sốt sắng trong Thánh lễ.

Xin Chúa cho mỗi Thành phần dân Chúa một lòng sắc son mến yêu Thiên Chúa, phục vụ yêu thương mọi người, trở thành dấu chỉ của Thiên Chúa giữa lòng xã hội hôm nay.

Tôma Trương Văn Ân
 
Thánh lễ tiệc ly Thứ Năm Tuần Thánh Tại Cộng Đoàn Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh và Lê Hải
18:07 18/04/2019
Melbourne, vào lúc 8 giờ tối Thứ Năm Ngày 18/4/2019. Tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Trong không khí về đêm se se lạnh của mùa Thu Melbourne. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã long trọng dâng lễ đồng tế khai mạc Tam Nhật Thánh mà đỉnh điểm là Thánh lễ Tiệc ly mà Giáo hội gọi là Thứ Năm Tuần Thánh tại lễ đài của trung tâm.

Xem hình 1

Xem hình 2

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Trần Minh Hiếu và Thầy phó tế Gioan Đinh Văn Bổn đồng tế. Ca đoàn Cecillia phụ trách Thánh ca phục vụ thánh lễ và Chị Thanh Huyền diễn giải về nghi thức của các phần phụng vụ. Phần âm thanh chuyên nghiệp do gia đình Bằng Uyên phụ trách, giúp buổi lễ thêm tốt lành và rõ ràng hơn.

Rất đông giáo dân với đủ mọi thành thần bao gồm quý cụ ông, cụ bà, quý vị trung niên, thanh thiếu niên và cả các em thiếu nhi trong cộng đoàn đã về dự. Những người chịu được lạnh thì ngồi ngoài sân trước lễ đài, những người ngại trời lạnh thì ngồi trong hội trường, hay ngồi tại khu mới xây dựng có mái che.

Trong phần chia sẻ, linh mục chủ tế đã nói về ý nghĩa của Thánh lễ tiệc ly. Đây là đỉnh điểm của tam nhật thánh mà mọi người chúng ta được hưởng qua những sự kiện Chúa đã làm trong ngày này. Vì Thứ Năm Tuần Thánh đã lập lại những gì mà Chúa Giêsu đã làm như: Thánh lễ đầu tiên mà Chúa đã làm cho nhân loại, Ngài thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh cho các linh mục. Ngài đã rửa chân cho các môn đệ như một cử chỉ phục vụ và Ngài cũng ban cho nhân loại một điều răn mới là: “phải thương yêu nhau.”

Sau bài chia sẻ, linh mục chủ tế đã thực hành nghi thức rửa chân cho mười hai vị đại diện trong cộng đoàn, trong khi ca đoàn cất cao bài hát với nội dung Chúa đã để lại là hãy thương yêu nhau.

Sau lời nguyện giáo dân, của lễ được dâng lên là con chiên tượng trưng cho lễ bữa tiệc ly. Thánh lễ kết thúc bằng nghi thức rước Thánh Thể Chúa qua nhà tạm, để các hội đoàn, đoàn thể có các giờ canh thức cùng Chúa.
 
Giáo Phận Xuân Lộc: Thánh Lễ Truyền Dầu 2019
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
21:41 18/04/2019
Sáng Thứ Năm 18/4/2019, Thánh Lễ Truyền Dầu của Giáo phận Xuân Lộc đã được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận. Cùng đồng tế với Đức Cha Chánh Giáo phận có Đức Cha Cố Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá, quý linh mục đoàn, và sự hiệp thông sốt sắng của quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng sinh và đông đảo anh chị em giáo dân của Giáo Phận.

Hình ảnh linh mục đoàn nối tiếp nhau tiến vào Nhà Chúa thật trang nghiêm, uy nghi và vĩ đại. Sự trang nghiêm bởi các ngài là hiện thân của Chúa Kitô trong thánh chức linh mục. Uy nghi và vĩ đại vì sự đông đảo của biết bao con người đã được chọn, hiến thánh dành riêng cho Chúa, nhưng cũng là đang chết đi vì người khác như Đức Kitô, Đấng đã hiến mình vì đoàn chiên.

Xem Hình

Vì vậy, ngay trong lời mời phần nhập lễ, Đức Cha Chánh Giáo phận đã mời gọi quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng Sinh và mọi giáo dân đang hiện diện cũng như những con cái Giáo Phận đang hiệp thông Thánh Lễ qua phương tiện truyền thông cùng dâng lên Thiên Chúa” tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, Đấng là tình yêu và giàu lòng thương xót” đã tuôn đổ biết bao hồng ân cho nhân loại, cho Giáo Phận Xuân Lộc. Đồng thời, Đức Cha gợi mở thêm rằng, “việc cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu chính là cử hành lại mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.” Và trong tâm tình tin yêu, Đức Cha Giuse mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho mọi thành phần trong toàn Giáo Phận để từng người đều chất chứa trong tâm hồn lòng thương xót của Chúa, từ đó truyền trao đến cho người. Đặc biệt, với Thánh Lễ Truyền Dầu, Đức Cha xin mọi người “Hãy cầu nguyện cho tất cả quý linh mục trong giáo phận, cho quý cha đang có những thử thách về tinh thần, cho quý cha đang đau bịnh hay già yếu, quý cha đang phải sống xa Giáo phận vì sứ vụ riêng.”

Trong bài giảng, “Giáo Hội - Bí tích cứu độ phổ quát” ( Lumen Gentium số 48) và là “dấu chỉ sự hiệp thông giữa Thiên Chúa vào loài người (Lumen Gentium số 1) là ý thứ nhất trong phần chia sẻ của Đức Cha Chánh Giáo Phận. Đức Cha nhắc cộng đoàn nhớ đến tính Bí tích của Giáo Hội trong Đức Kitô, khi Giáo Hội trở thành dấu chỉ hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người. Sự hiệp thông này được nhìn thấy rõ khi hằng năm, linh mục đoàn cùng tất cả mọi thành phần con cái trong Giáo phận họp nhau lại để cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu, hiệp thông niềm vui với toàn thể Giáo Hội. Đặc biệt, trong một bối cảnh mà thế giới đang quằn quại đau khổ vì những vết thương của thù hận, chiến tranh, bạo lực…thì hơn bao giờ hết, tính Bí tích nơi Giáo Hội trở nên cần thiết và rực sáng giữa đêm đen. Với Đức Kitô là trung tâm, Đấng đã trở thành chiên sát tế trên thập giá, để trở thành nguồn bình an cho mọi người, cả những người ở xa lẫn ở gần, nhờ đó, mọi người có thể đến được với Chúa Cha.

Từ tính Bí tích của Giáo Hội, Đức Cha dẫn sang điểm nhấn Mục vụ của Giáo Phận, mời gọi mọi thành phần Giáo Hội trở thành dấu chỉ lòng thương xót của Chúa.

Đức Cha Giuse nhấn mạnh rằng, Giáo Hội chỉ có thể làm tràn đầy, phong nhiêu tính bí tích này, chữa lành những vết thương, xóa đi những khoảng cách hận thù nơi con người nhân loại, khi Giáo Hội, và mỗi phần tử Giáo Hội thấm nhuần tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, yêu cả những người thù nghịch hoặc giã tâm bách hại “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ…vì Thiên Chúa đổ mưa trên cả những người công chính lẫn tội lỗi” (Mt 5,43-45). Do vậy, người môn đệ của Chúa Kitô, “nhất là các linh mục phải làm sao để trở thành tình yêu cứu độ cho người khác “CANH T N VÀ CỨU THOÁT NH N LOẠI BẰNG LÒNG THƯƠNG XÓT”. Đức Cha Giáo phận nhấn mạnh rằng “Những linh mục của Chúa cần chất chứa trong lòng mình lòng thương xót của Chúa”, để cho giáo xứ, môi trường mình sống, xã hội đang có nhiều mùi ô uế, hôi tanh sẽ trở thành nơi có hương thơm của lòng thương xót. Lời mời này của Đức Cha còn được gửi đến quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh đang phục vụ tại các giáo xứ nữa, để “mọi người, cả giáo dân và lương dân, cảm thấy lòng thương xót dành cho họ.”

Đề cập đến những đối tượng rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức Cha nói đến những gia đình đang đau khổ vì có những bất hòa, khi trong gia đình có người thân đau bệnh, những gia đình tan vỡ, với những vợ chồng không chung thủy với nhau, những người đang tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc phá thai… “Xin hãy van nài lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho mọi người, để mọi người được hưởng nhờ lòng thương xót, được tha thứ …và để họ cảm thấy được bình an.” Và như vậy, giáo phận, giáo xứ trở thành thánh địa của Lòng thương xót Chúa.

Điểm chia sẻ kế tiếp trong của bài giảng khi Đức Cha nói đến nghi thức và ý nghĩa của việc làm phép ba loại dầu: đó là dấu chỉ Lòng Thương xót và sự chữa lành mà TC dành cho mọi người, cho những ai đang gặp hoạn nạn, đau khổ. Đồng thời, Ngài cũng nói đến điều tuyệt vời khi “chúng ta được hiệp thông vào sự sống thần linh của Thiên Chúa- như Thánh Phaolô nói đến…nhờ bởi chúng ta là con cái Thiên Chúa.” Và đó là hạnh phút tuyệt đỉnh, là mối lợi tuyệt vời khi được biết Chúa Kitô, và dám chấp nhận từ bỏ mọi sự để có được Chúa Kitô trong cuộc đời ơn gọi của mỗi người.

“Xin quý cha, tu sĩ nam nữ hãy truyền đạt kỳ diệu này cho đoàn con cái của mình...Xin quý Cha hãy phục vụ cộng đoàn bằng sự nhiệt thành, tâm hồn thánh thiện để mọi người cảm thấy hạnh phúc vì làm con Thiên Chúa”.

Và, Đức Cha cầu xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse ban cho toàn giáo phận, mọi người “ tình yêu của Thiên Chúa để ra đi xức dầu mọi người sống trong địa bàn của giáo phận Xuân Lộc chúng ta, biến vùng đất giáo phận Xuân Lộc thành thửa đất ngào ngạt hương thơm tình yêu của Chúa Giêsu và trở thành Thánh Địa Lòng Thương Xót của Chúa. “

Sau bài giảng, là nghi thức lập lại lời tuyên hứa của quý linh mục đoàn. Quý Cha đã lập lại lời đoan hứa trong ngày lãnh nhận thánh chức linh mục, nhờ đó, các ngài sẽ trở nên tươi trẻ nhờ việc cam kết gắn bó với Chúa Kitô mỗi ngày một mật thiết hơn, trở nên những chứng nhân của lòng thương xót, trở nên những mục tử hiền lành phục vụ cộng đoàn một cách vô vị lợi.

Thánh Lễ Truyền Dầu được tiếp tục với Nghi thức làm phép và thánh hiến Dầu.

Với ý nghĩa được dẫn, cộng đoàn hiểu được Dầu được làm phép và thánh hiến sẽ làm cho người lãnh nhận được thánh hiến và ban sự sống.

Từng loại dầu được dâng lên Đức Cha, gồm dầu thánh hiến, dầu xức dầu bệnh nhân và dầu dự tòng (OS- CS- OI), và tiếp sau đó, Đức Cha đọc lời nguyện làm phép từng loại dầu. Sau lời mời gọi, Đức Giám Mục thổi hơi trên dầu để dầu trở thành dầu thánh. Trong khi ĐGM đọc lời nguyện, linh mục đoàn hiệp thông bằng việc giơ tay về phía dầu.

Thánh lễ được tiếp tục với Phần Phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời với toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo phận trước khi bước vào Tam Nhật Thánh, cách riêng với cộng đoàn Gíao xứ Chính Tòa ” Với Thánh lễ Truyền Dầu, chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh, hành trình đức tin của chúng ta. Chúng ta cử hành, sống những sự kiện thực của tình yêu Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đã ban cho nhân loại. Lịch sử thế giới được thay đổi nhờ Con Thiên Chúa nhập thể. Vì tình yêu với con người, nhân loại tội lỗi, đã chấp nhận bất công, cái chết để nhân loại được sống.” Từ đó, Đức Cha mời gọi mọi thành phần dân Chúa Giáo phận “hãy nối nguồn với Giêsu, hướng về Giêsu, trong mọi hoạt động của chúng ta, để Ngài thánh hóa, thanh tẩy chúng ta, và xin Ngài, qua chúng ta thanh tẩy mọi người chúng ta gặp gỡ.”

Đặc biệt, “ Với tất cả quý cha, quý tu sĩ, quý vị ban hành giáo khi cộng tác với các Cha, dù phải bận rộn để phục vụ cộng đoàn trong những ngày lễ, để giúp cộng đoàn đến gần Chúa hơn, nhưng xin đừng để mình bị lôi kéo để lãng quên Chúa Giêsu, Đấng là nguồn sống đích thực của chúng ta, để những ngày Cực Thánh này thanh tẩy, biến đổi chúng ta, để chúng ta trở nên hiện thân của lòng thương xót Chúa đối với mọi người, qua sự nhẫn nại, qua sự mệt nhọc…mà chúng ta phục vụ.”

Thánh Lễ Truyền Dầu được kết thúc với phép lành Trọng Thể từ Đức Giám Mục Giáo phận trao ban để mọi người được lãnh nhận Ơn Toàn Xá trong ngày đặc biệt này.

Bài giảng của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc trong THÁNH LỄ TRUYỀN DẦU 2019

Để những lời chia sẻ trong bài giảng Thánh Lễ Truyền Dầu 2019 của Đức Giám Mục Giáo phận đến được mọi con cái Giáo Phận Xuân Lộc, đặc biệt đến quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý Anh Chị Em Giáo dân của Giáo phận đang sống xa nhà vì sứ vụ, hay hoàn cảnh khác nhau, xin được gửi đăng toàn bài giảng của Đức Cha Giáo Phận trên trang VietCatholic.

Cầu chúc mọi thành phần dân Chúa của Giáo phận Xuân Lộc“ được xức dầu tình yêu của Thiên Chúa để ra đi xức dầu mọi người sống trong địa bàn của giáo phận Xuân Lộc chúng ta, biến vùng đất giáo phận Xuân Lộc thành thửa đất ngào ngạt hương thơm tình yêu của Chúa Giêsu và trở thành Thánh Địa Lòng Thương Xót của Chúa”, như lòng Đức Cha Giáo phận mong ước.

Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P


Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo.

Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ, quý Thầy Chủng sinh, quý Ông Bà, Anh chị em,

Với lòng hân hoan tràn ngập niềm vui, cùng với Đức Cha Cố Đaminh đáng kính và Đức Cha Phụ tá Gioan, tôi xin có lời chào rất thân thương gửi đến tất cả con cái Giáo phận, những người có mặt cũng như những người vắng mặt, những người đang sinh sống trong Giáo phận, cũng như những người con xa nhà, vì công việc làm ăn hay học hành, cả những người con của Giáo phận đi xa đã lâu năm, nhưng vẫn gắn bó với Giáo phận trong tâm tình mến thương và sợi dây bác ái. “Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, ban cho anh chị em ân sủng, lòng thương xót và sự bình an.”(1Tm 1,2).

1. Giáo Hội, bí tích của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hợp nhất của nhân loại

Hằng năm toàn thể Linh mục đoàn và Đại diện của mọi thành phần dân Chúa cùng với Giám Mục Giáo Phận quy tụ lại tại nhà thờ Chính Tòa để cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu. Nhờ đó,chúng ta được hưởng nếm hương vịniềm vui mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội. Mầu nhiệm này đã được Công đồng Vaticanô II cắt nghĩa trong Hiến chế “Lumen Gentium”(Ánh sáng muôn dân) như sau: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và phương tiện hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và hợp nhất mọi người” (LG 1).

Trong thực trạng thế giới đương đại, những cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, truyền thông, v.v. với ảnh hưởng toàn cầu, đang gắn kết và trói buộc mọi người với nhau, nhưng vì những vết thương sâu đậmchuyển tải từ thế hệ này qua thế hệ kháccòn hằn trong tâm trí nhiều người và vì thiếu một cái hồn có khả năng chữa lànhvà hàn gắn nên thế giới đang sống quằn quại vì chia rẽ và hận thù.Thực tại này khiến cho bổn phậncủa Giáo Hội là bí tích của sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của nhân loại càng trở nên khẩn thiết. Chúng ta cần phải nhớ và nhập tâm điều này: “Chính Người (Chúa Kitô) là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét… Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.” (Ep 2,14-18).

Cái hồn có khả năng chữa lành, hàn gắn và quy tụ tất cả là tình yêu cứu độ, lòng thương xót của Đức Kitô. Vì vậy, để thực hiện sứ mệnh là dấu chỉ và dụng cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và cấu tạo sự hiệp nhất cho mọi người, chúng ta cần phải thấm nhuần tình yêu cứu độ là lòng thương xót của Chúa, lấy tình yêu đó làm mẫu mực và suối nguồn cho mọi tâm tình và hành động của chúng ta. Tình yêu cứu độ này đã được chính Chúa Kitô diễn tả cách cụ thể như sau: “Các conđã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con. Như vậy, các con mới được trở nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu các con yêu thương kẻ yêu thương mình, thì các con nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu các con chỉ chào hỏi anh chị em mình thôi, thì các con có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,43-48).

Tình yêu cứu độ là tình yêu phổ quát, yêu người lành cũng như kẻ dữ, người thân quen cũng như người xa lạ, bạn hữu cũng như kẻ thù, yêu người này mà không ghét bỏ người kia, bênh vực người này mà không biến họ thành thù địch với người kia. Thực ra, môn đệ của Chúa Kitô không coi ai là kẻ thù, cả những người coi họ (môn đệ của Chúa)là kẻ thù, môn đệ của Chúa cũng không coi họ là kẻ thù của mình. Tất cả chỉ là đối tượng của tình yêu cứu độ của Chúa Kitô mà mình là bí tích, có nghĩa là dấu chỉ và phương tiện, là hiện thân sống động của Chúa Kitô, Đấng đã xuống thế làm người và chịu nạn, chịu chết để cứu vớt nhân loại lầm than tội lỗi.

Nếu chúng ta, nhất là các linh mục, muốn được gọi là môn đệ của Chúa, chúng ta cần phải xác tín là nếu không có tình yêu cứu độ, lòng thương xót của Chúa Kitô, người ta chỉ gây thêm hận thù và đổ vỡ trong tâm hồn mình và tâm hồn người khác. Chỉ có tình yêu cứu độ, lòng thương xót mới cứu vớt, đổi mới và quy tụ loài người.Chúng ta cần khám phá ra sự khôn ngoan tuyệt vời mà Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta trongChúa Kitô. Đó là canh tân và cứu vớt nhân loại bằng lòng thương xót, tình thương yêu cứu độ (x. Ep 1,3-14).Tất cả chúng ta, đặc biệt các linh mục của Chúa, chúng ta cần phải chất chứa trong tim óc của chúng ta lòng thương xót của Chúa Kitôvà lấy lòng thương xót đó mà xoa dịu các vết thương của nhân loại.Trong thế giới hôm nay đang xông lên những mùi xú uế của ganh tị, ghét ghen, thù hận, nhất là qua các phương tiện truyền thông, chúng ta, con cái Giáo Hội, phải thi đua làm lan tỏa hương thơm của lòng thương xót mạnh đủ để phá tan mùi xú uế của hận thù, ghét ghen. Xin các cha, các tu sĩ, nhất là các cha chánh xứ hãy lo lắng làm thế nào để giáo xứ của mình được là môi trường ngào ngạt hương thơm lòng thương xót của Chúa.

2. “Ngài sai tôi đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát”

Bải đọc Inói đến sứ mệnh của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế như sau: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát…” (Is 61,1-3).Những lời này được nhắc lại trong bài sách tin Mừng, và được áp dụng cho chính Chúa. Đây là thứ tình yêu cứu độ,là lòng thương xótmà Giáo phận chúng ta đang khích lệ nhau thực hiện. Chúng ta được mời gọi ra vùng ngoại biên để tìm kiếm những anh chị em đau khổ, những anh chị em di dân và lương dân để thông truyền cho họ lòng thương xót của Chúa,để mọi người sống trong địa bàn Giáo phận chúng ta, gồm cả anh chị em lương dân và di dân, đều cảm thấy sự ấm áp của lòng thương xót và thi đua diễn tả lòng thương xót cho nhau.

Trong năm mục vụ 2018 – 2019, chúng ta đặc biệt quan tâm đến các gia đình gặp khó khăn. Tôi nghĩ đến những gia đình nghèo đói, sống trong tăm tối, những cha, người mẹ không việc làm ổn định, buồn sầu nhìn con cái khóc đòi ăn; tôi nghĩ đếnnhững gia đình có người đau ốm lâu năm mà không có tiền chạy thày chạy thuốc, những gia đình có con tật nguyền;tôi nghĩ đến những gia đình có con cái nghiện ngập, xì ke, đá gà; tôi nghĩ đến những đôi vợ chồng đã trở thành hai người xa lạ sống chung trong một mái nhà, những gia đình không còn tiếng cười, nhưng có nhiều tiếng than trách và chửi bới nhau; tôi nghĩ đến những người vợ hay chồng với con tim nát tan, vì chồng hay vợ bỏ nhà, đi theo một người khác; tôi nghĩ đến người đã cộng tác vào việc phá thai, nhất là những người mẹ đã phái thai, mà dù mấy chục năm đã trôi qua, lòng vẫn còn ray rứt xót xa vì đã giết con mình; tôi nghĩ dến những người, những gia đình tủi nhục vì bị bêu xấu nơi công chúng, trên mạng xã hội.

Chúng ta hãy van nài lòng thương xót của Chúa cho mọi người, mọi gia đình đau khổvà chúng ta hãy ấp ủ trong lòng chính lòng thương xót của Chúa để biết chạnh lòng thương như Chúa trước những người đau khổ và không để ai chịu đau khổ, tủi nhục trong cô đơn. Xin quý Cha, quý tu sĩ, nhất là quý Cha chánh xứ hãy lo lắng làm cho mọi giáo hữu trong Giáo xứ trở thành những người có chất lòng thương xót trong lòng và làm cho Giáo xứ của mình trở thành Thánh địa lòng thương xót của Chúa.

3. Hạnh phúc được tham dự đời sống thần linh của Chúa

Trong Thánh Lễ hôm nay, ba loại dầu sẽ được làm phép: đó là Dầu Thánh hiến, Dầu Tân Tòng và Dầu Bệnh Nhân. Đây là những Dầu Thánh, Dầu lòng thương xót, là dấu chỉ và phương tiện để Chúa thông truyền đời sống thần linh của Chúa, để xoa dịu các vết thương và ban sức mạnh giúp các tín hữu chống trả sức mạnh của sự dữ.

Sau Thánh Lễ, các loại Dầu Thánh này sẽ được phân phát đưa về các giáo xứ sử dụng để nuôi dưỡng đời sống Đức Tin của các tín hữuvà làm cho cộng đoàn các tín hữu trở thành dân Chúa, thuộc về Chúa vàthấm nhuần tinh thần của Chúa, để loan truyền sự nghiệp kỳ diệu của Ngài trong đời sống của mỗi người và của cộng đoàn.Điều này có thể được diễn tả qua lời khuyên bảo của Thánh Phêrô nói với các tín hữu của Ngài như sau: “Anh em là dòng dõi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh đã được Thiên Chúa chiếm hữu để loan truyền những kỳ công của Đấng đã kêu gọi anh em từ chốn tối tăm đến ánh sáng kỳ diệu của Người” (I Pet 2,9).

Kính thưa quí Cha, quí Tu Sĩ nam nữ, Chủng sinh và quí ông bà anh chị em, xin mọi người hãy lắng nghe, không chỉ bằng tai, nhưng bằng trái timđiều kỳ diệu này: Chúng ta, mỗi người chúng ta,là con Thiên Chúa;nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta được thông phần sức sống thần linh của Thiên Chúa. Thánh Gioan quả quyết:“Anh chị em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa… Anh chị em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người” (1Ga 3,1-2).

Chúng ta phải ngỡ ngàng trước điều kỳ diệu này:Chúa Cha yêu thương chúng ta quá chừng đến nỗi đã cho chúng ta được là con Thiên Chúa, sống bằng sức sống thần linh của Thiên Chúa. Đây đúng là nguồn hạnh phúc thực của loài người. Hạnh phúc này làm đầy ắp con tim; hạnh phúc này lớn lao đến độ khi một người đã tìm được thì tất cả chỉ là thứ yếu. Thánh Phaolô đã diễn tả thực tại này như sau: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tôvà được kết hợp với Người.” (Pl 3,7-9).

Điều kỳ diệu này Thiên Chúa muốn ban cho tất cả con cái loài người nên chúng ta cần loan truyền cho mọi người, làm cho mọi người cảm được niềm hạnh phúc của một người đã khám phá và sống điều kỳ diệu này: sống như con Thiên Chúa, sống bằng sức sống thần linh của Thiên Chúa.

Xin quý Cha, quý Tu sĩ hãy hân hoan sống điều kỳ diệu: chúng ta là con Thiên Chúa. Xin quý Cha, quý Tu sĩ hãy truyền đạt cho đoàn dân Chúa niềm hạnh phúc của điều kỳ diệu này và cùng nhau truyền đạt cho mọi người. Xin quý Cha hãy đưa hết tâm huyết, sức lực, thời giờ và tài năng để làm cho đoàn dân Chúa tìm được hạnh phúc thực là được làm con Thiên Chúa. Các vấn đề của xã hội, của thế giới sẽ tan biến và mọi gia tộc trên thế giới sẽ được hạnh phúc.

Cầu xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, Quan Thầy của Giáo phận, ban sức mạnh của Chúa Thánh Thần làm cho tất cả Giáo phận chúng ta được thấm nhuần tình yêu của Chúa để Linh mục đoàn cũng như các cộng đoàn Dòng tu, các giáo xứ và các gia đình, tất cả được xức dầu tình yêu của Thiên Chúa để ra đi xức dầu mọi người sống trong địa bàn của giáo phận Xuân Lộc chúng ta, biến vùng đất giáo phận Xuân Lộc thành thửa đất ngào ngạt hương thơm tình yêu của Chúa Giêsu và trở thành Thánh Địa Lòng Thương Xót của Chúa. Amen.

+GM. Giuse Đinh Đức Đạo

Sau Thánh Lễ, các Bình Dầu đã được làm phép và thánh hiến được rước vào Nhà Xứ Chính Tòa và phân phát cho từng Giáo xứ, để Dầu được làm phép và thánh hiến, biến mỗi giáo xứ, cộng đoàn, từng người trở thành nơi thấm đẫm dầu của tình yêu và lòng thương xót của Chúa.

Tin: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P

Hình ảnh: Ban Truyền Thông Hạt Xuân Lộc
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh thập gía Chúa Giêsu
Linh mục Daminh Nguyễn ngọc Long
08:59 18/04/2019
Con đường „Via Dolorosa“ bên thành cổ Jerusalem, mà người Công Giáo hành hương đến đó đều đi đến từng chặng để kính viếng tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô.

Con đường này là con đường đau khổ, mà ngày xưa Chúa Giêsu, theo truyền thuật lại, đã vác thập gía từ dinh Philato trong nội thành đến đồi Golgotha bên ngoài thành Gierusalem. Và sau cùng bị đóng đinh chết trên đó.

Ngày nay nếp sống phụng vụ đức tin Công Giáo có lễ nghi vào ngày thứ Sáu tuần thánh tưởng nhớ Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm đã bị lên án, vác thập gía chịu chết để mang ơn cứu chuộc cho con người.

Khi tưởng nhớ đến biến cố đau thương đẫm máu này, hình ảnh sự cô đơn quằn quại bị đóng đinh treo trên thập gía của chúa Giêsu ẩn hiện trong tâm trí cùng với lời than kêu than của Chúa: „Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?“ ( Mt 27,46- Tv 22,2).

Mỗi khi kính viếng tưởng niệm Chúa Giêsu chết trên thập gía một hình ảnh về cung cách nếp sống Chúa Giêsu xuất hiện trước mắt và trongt âm trí, như lời Kinh Thánh viết lại: Chúa Giêsu tự hạ mình, vâng lời cho đến chết trên thập gía. Chính vì thế, Thiên Chúa đã vinh thăng Người.( Phil. 2,8)

Lời kinh thánh diễn tả về Chúa Giêsu trên nói gì về niềm tin ?

Nhìn thẳng lên Chúa Giêsu bị chết treo trên Thánh gía, thấy đầu Ngài gục xuống sang một bên. Hình ảnh này nói lên cung cách sống khiên hạ của Ngài đã qùy xuống trước các học trò môn đệ rửa chân cho họ.
Cung cách cúi đầu trước ai đó cũng mang đến ấn tượng: nhận mình là nhỏ bé tầm thường hơn người khác và nói lên lòng kính trọng họ.

Chúa Giêsu, Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian làm người. Ðó là con đường đi xuống. Bây giờ chết trên thánh gía được nâng lên cao cũng cúi gục đầu trước con người.

Tình yêu và lòng kính trọng của Chúa với con người, trải dọc suốt cuộc sống trần gian của Ngài từ khi sinh ra đến lúc chết trên thập gía.

Trên thập gía Chúa Giêsu dang đôi tay ra như muốn mời gọi mọi người: Xin hãy đến với Thầy. Nơi Thầy anh em tìm được tình yêu, lòng khoan dung nhân hậu và sự an bình cho tâm hồn.

Trái tim Ngài bị đâm thâu qua, nơi đó máu và nước chảy ra lênh láng. Ðó là chứng tích lòng yêu thương như Mẹ Thánh Terexa đã cảm nhận: Yêu thương cho đến bị hành hạ đau khổ!

Linh mục Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Phép lạ tại Notre-Dame de Paris sẽ khiến nhiều tâm hồn Pháp được Phục sinh trong Tuần Thánh này
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:18 18/04/2019
 
Những nghi thức cảm động Ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:27 18/04/2019