Ngày 17-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 17/04/2008
BA ANH EM HỌC NGHỀ

N2T


Ngày xưa có một ông lão, ông có ba người con, nhưng gia đình ông ta rất nghèo, ngoài căn nhà rách nát ra, thì không có thứ gì là đáng đồng tiền cả.

Một hôm, ông lão kêu ba đứa con đến trước mặt mình và nói: “Các con đi học một tay nghề, đứa nào bản lãnh nhất, thì căn nhà này là của nó”, ba anh em cùng đồng ý.

Ba anh em đều chọn cho mình một nghề để học: con lớn chọn nghề làm móng ngựa, con thứ nhì chọn làm nghề cắt tóc, đứa con út chọn nghề đấu kiếm, sau khi hẹn ngày trở về nhà, thì ai nấy lên đường. Thời gian qua rất nhanh, cả ba anh em đều tìm được thầy và học được bản lãnh, và trở về bên phụ thân như đã hẹn trước.

Khi phụ thân đang muốn hỏi bản lãnh của các con, thì đột nhiên có một con thỏ chạy qua. Đứa con thứ nhì nói: “A, đến vừa đúng lúc”, bèn lợi dụng khi con thỏ chạy qua trước mặt, thì cắt râu của con thỏ, không những không cắt da thịt nó, mà cũng không làm hư những mảng lông khác của nó, phụ thân thấy vậy thì khen: “Đúng là đao nhanh.”

Nói chưa xong thì một chiếc xe ngựa vùn vụt chạy tới, con cả nói: “Xem bản lãnh của ta đây”, nói xong, anh ta chay theo xe ngựa, tháo bốn móng sắt cũ và đóng vào bốn cái móng sắt mới, lúc này ngựa vẫn chạy mà tốc độ thì không thay đổi. Phụ thân nhìn thấy vội nói: “Đúng là thủ thuật tuyệt diệu.”

Đứa con út nói: “Phụ thân, con cũng thử xem sao”, vào lúc ấy thì trời đổ mưa lớn, anh ta rút kiếm ra múa trên đầu, không một giọt nước mưa nào rơi trên thân anh ta. Mưa càng lúc càng lớn, kiếm của anh ta múa càng lúc càng nhanh, nước văng bốn phía, nhưng thân anh ta vẫn khô ráo. Phụ thân nhìn như xuất thần, thở hơi dài nói: “Ta thật mở rộng nhãn giới, căn nhà là thuộc về con đó”, hai người anh không có ý kiến, nhưng em út cười nói: “Ba anh em chúng ta là người một nhà thì phải nên chung sống với nhau.”

Từ đó về sau, ba anh em cùng nhau chung sống, cùng nhau tương thân tương ái, cuộc sống rất hòa thuận hạnh phúc, đồng thời dùng những tuyệt nghệ của mình mà kiếm được rất nhiều tiền.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Người ta nói rằng, muốn có hạnh phúc thì phải trông nhờ vào đôi tay của mình tạo ra, chỉ cần nắm bắt tinh thông một nghề, thì không sợ phải thất nghiệp, và cuộc sống hạnh phúc đương nhiên là chẳng bao lâu mà thực hiện được. Nhưng đó chỉ là hạnh phúc của thế gian, hạnh phúc này nay còn mai mất theo nghề nghiệp và đồng tiền lương của mình...

Hạnh phúc chân chính của người Ki-tô hữu chính là ở nơi Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì luôn thích cư ngụ trong tâm hồn của con người, nhất là tâm hồn của những người nên giống như trẻ em, bởi vì:

- Trẻ em thì luôn đặt hết tin tưởng vào bố mẹ, em vui vẻ ngủ yên trong lòng mẹ. Người có tâm hồn trẻ thơ cũng như thế, luôn ngu bằng an trong Chúa.

- Trẻ em thì luôn đơn sơ hồn nhiên vui sống và luôn biết nghe lời dạy bảo của bố mẹ. Người có tâm hồn trẻ thơ cũng như thế, luôn sống hồn nhiên dưới sự che chở của Thiên Chúa.

Hạnh phúc chính là bằng lòng và chấp nhận hoàn cảnh hiện tại theo thánh ý của Thiên Chúa, mà thánh ý của Thiên Chúa chính là hạnh phúc vậy.

Các em thực hành:

- Không làm bố mẹ buồn là đem lại hạnh phúc và niềm vui cho bố mẹ và gia đình.

- Hòa thuận với anh chị em trong nhà.

- Luôn cầu nguyện cho bố mẹ và các anh chị em trong gia đình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 17/04/2008
N2T


27. Ai không muốn lãnh nhận lương thực thần thiêng mà muốn lên thiên đàng ở với Thiên Chúa, như thế thì thật là nguy hiểm.

(Thánh Jerome)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phỏng vấn bà Mary Ann Glendon, tân đại sứ Mỹ về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Linh Tiến Khải
06:24 17/04/2008
Trưa thứ ba 15-4-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rời Roma để sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong các tuần qua các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cũng tỏ ra tò mò và nôn nóng trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Các bài viết cho thấy chuyến viếng thăm sẽ lôi cuốn sự chú ý của độc giả và dân chúng Mỹ, vì thế không được đánh mất dịp may hiếm có này. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng xác nhận điều này và cho biết đã có tới gần 6000 nhà báo và phóng viên xin ghi danh để theo dõi tường trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Các bài viết giới thiệu chuyến viếng thăm của Đức Giao Hoàng đều tích cực. Các nhật báo, tuần báo, nguyệt san và chương trình phát thanh truyền hình, khi giới thiệu Đức Joseph Ratzinger cho giới độc giả và khán thính giả ít biết Đức Giáo Hoàng, đều nêu bật chiều kích trí thức và sự chuẩn bị hiếm có của người như là thần học gia nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo.

Tuần san Time viết: ”Đức Ratzinger đã tinh luyện các tư tưởng của mình liên quan tới lòng tin và lý trí trong các thập niên dài dậy học và nghiên cứu tại đại học, trong các tác phẩm nghiên cứu, các bài viết về giáo lý công giáo và các trao đổi quan điểm trong sự qúy trọng đối với các giáo dân tinh nhuệ như Jurgen Habermas”.

Người ta cũng nhận thấy giới truyền thông Hoa Kỳ tránh dùng các công thức thuộc lòng có sẵn để định tính chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như ”là kêu gọi trật tự” đối với Giáo Hội Hoa Kỳ qúa độc lập, hay nhằm ”gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”. Ông John Allen chuyên viên về các vấn đề Vaticăng nói: ”Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chứng minh cho thấy người không bao giờ khởi hành từ một điều tiêu cực hay việc kiểm soát cái gì đó, mà từ việc ủng hộ giáo huấn của Giáo Hội, từ điều Giáo Hội chấp nhận chứ không phải từ điều Giáo Hội chống đối. Chỉ cần nghĩ tới các đề tài Đức Thánh Cha chọn cho các thông điệp của người như tình yêu và niềm hy vọng, thì đủ hiểu”.

Ngay cả khi một vài vị đặc trách các học viện công giáo đã tiết lộ cho tờ ”Washington Post” biết một số điều Đức Thánh Cha có thể đề cập đến trong buổi găp gỡ các nhà giáo dục công giáo, chính nhật báo cũng nhận định rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là cái gì khác nữa, chứ không chỉ là một cuộc gặp gỡ canh tân vai trò giáo dục của Giáo Hội mà thôi!

Ông Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao, Chủ tịch Hội Hiệp Sĩ Colombo Hoa Kỳ bình luận rằng mặc dù trong các năm qua đã có những chuyện rất tiêu cực liên quan tới các gương mù gương xấu trong Giáo Hội Công Giáo và quan điểm cho Đức Thánh Cha là một người nghiêm nghị giữ gìn giáo lý lòng tin, dân chúng Hoa Kỳ có một cái nhìn rất lý sự và quân bình đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội. Nhất là họ rất cởi mở lằng nghe các lời Đức Thánh Cha nhắc nhở sống lòng tin như thế nào trong cuộc sống thường ngày”.

Thật vậy, kết qủa của một bảng thống kê cho thấy 70% người dân Hoa Kỳ muốn nghe Đức Giáo Hoàng nói về Thiên Chúa trong chuyến viếng thăm của người. Và đa số, kể cả nhừng người không công giáo, cho biết họ có cái nhìn rất tích cực đối với Đức Giáo Hoàng.

Tuy nhiên cũng không nên ngạc nhiên khi có một số báo chí hay trạm thông tin Internet chính trị hóa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha với các hàng tít như ”Chuyến viếng thăm có lợi cho ai: Barack Obama, Hillary Clinton hay McCain?” Tuần san Time thì giới thiệu một gương mặt ”phò Mỹ” và nêu bật rằng Đức Giáo Hoàng không chú ý tới chính trị, nhưng chỉ chú ý tới ”một xã hội tốt đẹp nhất, khác biệt, và nhất là đạo đức, trong đó lòng tin và sự đối thoại liên quan tới các vấn đề xã hội dựa trên lòng tin được duy trì sống động, do quyết định của các người cha lập quốc tách rời Giáo Hội và nhà nước”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Mary Ann Glendon, tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, về chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà Mary Ann Glendon sinh trưởng tại Dalton, tiểu bang Massachusetts, năm nay 70 tuổi, có ba con gái và đã từng là giáo sư luật so sánh tại phân khoa Luật của đại học Havard. Bà cũng đã là Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa thánh về các Khoa Học Xã Hội, và đã là trưởng Phái đoàn Tòa Thánh tham dự Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh hồi năm 1995. Từ tháng 2 năm 2008 bà đã được chỉ định làm tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.

Hỏi: Thưa bà đại sứ, đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Hoa Kỳ, trong cương vị là tân đại sứ, bà nghĩ gì về chuyến viếng thăm này? Đức Thánh Cha sẽ nói gì với tín hữu công giáo và nhân dân Hoa Kỳ?

Đáp: Dĩ nhiên là không ai biết Đức Thánh Cha sẽ nói gì. Nhưng chắc chắn điều Đức Thánh Cha nói sẽ khiến cho người ta suy nghĩ và thảo luận nhiều trong các năm tới, như đã xảy ra với các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của người. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có tính cách mục vụ, chứ không nhắm mục đích nào khác. Trong qúa khứ và mới đây các tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh cũng có các khó khăn, nhưng chưa bao giờ hai bên gần nhau như hiện nay. Trong nhiệm vụ mới của tôi, tôi không phải xây dựng các tương quan, nhưng là phát triển chúng.

Hỏi: Cách đây 9 năm Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Hoa Kỳ lần cuối cùng. Sau biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tình hình Hoa Kỳ đã rất khác với hồi năm 1999. Nó khác như thế nào thưa bà đại sứ?

Đáp: Điều đầu tiên tôi xin ghi nhận đó là toàn thế giới đã thay đổi, chứ không phải chỉ có Hoa Kỳ mà thôi. Và tôi tin là chỉ trong vòng 50 năm nữa các sử gia mới hiểu nó đã thay đổi như thế nào. Điều tôi có thể nói ngày nay đó là Hoa Kỳ đã kinh nghiệm được tính cách đễ bị thương tích của mình, đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Tuy nhiên điều này không phải là chuyện hoàn toàn tiêu cực. Chắc chắn chúng tôi đã ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng phải hiểu biết các nền văn hóa và các tôn giáo khác. Đây là sự hiểu biết cần thiết trong một thế giới ngày càng tùy thuộc nhau hơn.

Hỏi: Thưa bà đại sứ, biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng đã thay đổi tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, với lập trường khác biệt rõ ràng liên quan tới đề tài chiến tranh, đặc biệt là sau khi xảy ra chiến tranh tại Irak. Lập trường khác biệt này xem ra sau đó cũng đã định đoạt trên các đề tài kinh tế, đặc biệt là việc toàn cầu hóa. Bà nghĩ gì về điều này?

Đáp: Liên quan tới phần đầu câu hỏi của qúy vị, tôi thấy các khác biệt giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ đôi khi đã bị phóng đại qúa đáng. Đúng thật là đã có các ý kiến khác biệt liên quan tới hoạt động ngoại giao cũng như hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, trước khi xảy ra chiến tranh Irak. Tuy nhiên giờ đây xem ra Tòa Thánh đang ủng hộ với xác tín các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Irak để thiết lập hòa bình, an ninh và khả năng tự cai trị của quốc gia này. Cũng như Tòa Thánh có cùng thái độ đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm trao ban an ninh chống lại nạn khủng bố và đặc biệt chống lại việc sử dụng tôn giáo như lý cớ cho bạo lực. Cả đối với việc toàn cầu hóa, tôi tin rằng lập trường của tổng thống Bush liên quan tới các đề tài phát triển nói chung, cũng có nhiều điểm tương đồng và gần gũi với thông điệp ”Centesimun annus Năm thứ một trăm” của Đức Gioan Phaolô II.

Hỏi: Tương đồng ở những điểm nào thưa bà?

Đáp: Việc toàn cầu hóa có tiềm năng đem lại các ích lợi lớn cho mọi người trên thế giới bao gồm cả những vùng nghèo và ở ngoài lề nhất, nhưng đồng thời nó cũng không thể che dấu nhiều nguy cơ. Như thế câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào để tất cả mọi người đều có thể hưởng các ích lợi của việc toàn cầu hóa?

Mới đây tổng thống Bush nói không thể có sự toàn cầu hóa thị trường mà không toàn cầu hóa tình liên đới, và trong tai tôi các lời này vang vọng những gì Đức Gioan Phaolo II đã nói tại Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995: ”Chúng ta đã chấp nhận cuộc mạo hiểm của sự tự do, giờ đây chúng ta cũng phải chấp nhận cuộc mạo hiểm của tình liên đới”.

Hỏi: Giờ đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc. Và người ta chờ đợi rất nhiều nơi diễn văn của người? Tại sao lại có nhiều chú ý như vậy thưa bà đại sứ?

Đáp: Một phần bởi vì Đức Thánh Cha là vị lãnh đạo có thể nói là ”toàn cầu”, và người đến nói chuyện tại diễn đàn toàn cầu quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp Quốc. Đồng thời tôi cũng nghĩ rằng có sự chú ý lớn lao như thế vì người ta nhớ tới các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Dĩ nhiên chúng ta không biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ nói những gì, nhưng chắc chắn điều người nói sẽ khiến cho chúng ta tất cả thảo luận, và suy tư trong nhiều năm trời, cũng như chúng ta đang làm đối với những gì Đức Giáo Hoàng Karol Wojtila đã nói trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995.

Hỏi: Thưa bà đại sứ, nói chung tại sao hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh lại được thế giới coi trọng như vậy?

Đáp: Tôi tin rằng lý do của điều này đó là sự tôn trọng mà mọi quốc gia trên thế giới đều có đối với nền ngoại giao của Tòa Thánh. Thế thì câu hỏi có thể đưa ra ở điểm này đó là tại sao Tòa Thánh lại được tôn trọng như vậy?

Và theo tôi câu trả lời đó là ngày này qua ngày khác tại tất cả mọi trụ sở ngoại giao trên thế giới tiếng nói của Tòa Thánh tìm duy trì bản vị con người như trung tâm của mọi lo lắng. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là khi một cuộc thảo luận tại Liên Hiệp Quốc hay tại các nơi khác, rơi vào các lãnh vực hoàn toàn có tính cách kinh tế, hay quyền lực, hoặc các lợi nhuận khác, thì nền ngoại giao của Tòa Thánh luôn luôn đem sự chú ý trở lại trên chiều kích nhân bản của các vấn đề.

Hỏi: Bà đại sứ có định nghĩa nền ngoại giao của Tòa Thánh là ”nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới” hay không?

Đáp: Vâng, tôi nghĩ là có lý do để định nghĩa nền ngoại của Tòa Thánh là nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới, vì có biết bao nhiêu người cũng nghĩ như vậy. Giới ngoại giao của Tòa Thánh là một nhóm người rất nhỏ, nhưng là những người rất được động viên, với sự thông minh, kinh nghiệm và sự tôn trọng đối với mọi nền văn hóa.

Hỏi: Thưa đại sứ Glendon, đại sứ đã là phụ nữ đầu tiên làm trưởng phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh, và cũng là phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch của một cơ quan của Tòa Thánh là Hàn Lâm Viện về các Khoa Học Xã Hội. Giờ đây, đại sứ đứng ở ”phía bên kia” như đại diện của quốc gia Hoa Kỳ, là quốc gia trong các hội nghị phụ nữ quốc tế tại Cairo và Bắc Kinh chẳng hạn, đã có lập trường trái nghịch với lập trường của Tòa Thánh Vaticăng. Đại sứ cảm thấy thế nào trong thế đứng mới này?

Đáp: Có đúng thật là trong các dịp đó đã có nhiều khác biệt ý kiến giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày nay liên quan tới cùng các vấn đề đã được thảo luận tại Cairo và Bắc Kinh như vấn đề dân số, phát triển và điều kiện của nữ giới các lập trường giữa Tòa Thánh và chính quyền Hoa Kỳ rất giống nhau. Riêng đối với địa vị mới của tôi là đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, tôi không cảm thấy mình là ”ở phía bên kia”, nhiệm vụ của tôi ở đây không phải là xây dựng các tương quan, đã rất là mạnh mẽ rồi, mà là tìm củng cố chúng và làm cho chúng ngày càng lan rộng ra trong nhiều lãnh vực khác nữa.

(Avvenire 13-4-2008)
 
Thủ Ðô Washington vang dậy lời hoan hô Chúc Mừng Sinh Nhật thứ 81 của Ðức Thánh Cha.
Đặng Thế Dũng
06:48 17/04/2008
Thủ Ðô Washington đã vang dậy lời hoan hô Ðức Thánh Cha đến viếng thăm ngay từ chiều hôm trước, tức chiều thứ Ba, ngày 15 tháng 4 năm 2008, khi máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Alitalia đưa ÐTC và đoàn tuỳ tùng từ Roma, đáp xuống Phi Trường của Căn Cứ Không Quân Hoa kỳ Andrews, lúc 4 giờ kém 10 phút chiều.

Kính Chào vị Giáo Hoàng của Hy Vọng
Quân Nhạc Hoa Kỳ chào mừng Đức Thánh Cha
Ban Nhạc Mễ Tây Cơ chào mừng Đức Thánh Cha
Tổng thống Hoa kỳ đã phá lệ từ xưa đến nay, để trở thành vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đích thân ra tận phi trường đón tiếp một Vị Nguyên Thủ Quốc Gia đến thăm. Ðức Bênêđitô XVI là chủ chăn giáo hội công giáo toàn cầu, và là nguyên thủ của Quốc Gia Thành Phố Vatican. Tổng thống Hoa Kỳ, Ông George W. Bush, cùng với phu nhân và một người con gái, đã ra Phi Trường Quân Sự, để đón chào và gặp riêng ÐTC trong vòng khoảng 15 phút. Không có bài diễn văn nào được đọc lên trong giây phút đầu tiên gặp gỡ này. Nghi thức chào đón chính thức được diễn ra tại Toà Nhà Trắng, vào lúc 10.30 phút sáng thứ Tư, 16 tháng 4 năm 2008, đúng ngày mừng Sinh Nhật thứ 81 của Ðức Thánh Cha, mà chúng tôi sẽ kể lại cho quý vị sau đây.

Trở lại giây phút ÐTC đến Phi Trường Quân Sự của Căn Cứ Không Quân Andrews. Ðây là lần đầu tiên một máy bay dân sự đưa một Vị Nguyên Thủ Quốc Gia đến thăm Hoa Kỳ, đáp xuống Phi Trường này, nơi có túc trực sẵn sàng luôn luôn "chiếc máy bay đặc biệt" dành riêng cho Tổng Thống Hoa Kỳ.

Như vừa nói trên, thủ đô Washington đã vang lên lời hoan hô ÐTC từ chiều thứ Ba 15 tháng 4 năm 2008, và sau đó, toàn quốc Hoa Kỳ đã thức dậy chúc mừng Sinh Nhật ÐTC, vào sáng thứ Tư, ngày 16 tháng 4 năm 2008, khi các báo chí xuất bản tại Hoa Kỳ vào sáng thứ Tư, đều loan tin ÐTC đến thăm, với bức hình ÐTC tươi cười giang tay chào chúc, như muốn ôm trọn mọi người trong tình thân thiện, và có Tổng Thống Bush đứng bên cạnh.

Niềm vui của lúc gặp gỡ ban đầu có mang chút vẻ ưu buồn, khi ta lần giở vào trang hai, --- chẳng hạn của Nhật báo "Hoa Kỳ Ngày Nay" (USA Today) và đọc bài tường thuật thứ nhất của các phóng viên, kể lại một trong những đề tài của cuộc phỏng vấn ÐTC trên chuyến bay từ Roma sang thủ đô Washington. Ðó là đề tài liên quan đến vấn đề nóng bỏng lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong giáo hội công giáo tại Hoa kỳ.

Các phóng viên đều trích lại lời tâm sự của ÐTC rằng "ngài rất hổ thẹn" về các gương xấu đã xảy ra. Nhắc đến nỗi đau khổ của Giáo Hội công giáo tại Hoa Kỳ nói riêng, và của Giáo Hội công giáo toàn cầu nói chung, ÐTC Bênêđitô XVI tâm sự tiếp như sau: "Tôi thật khó hiểu tại sao các linh mục có thể phản bội sứ mạng của mình như thế, một sứ mạng đáng lẽ làm cho các em biết được tình thương của Thiên Chúa. Chúng tôi sẽ làm tối đa, để những chuyện như thế không còn xảy ra nữa. Chúng tôi có những tiêu chuẩn để đáp lại những trường hợp này, một cách đúng đắn... Chúng tôi hoàn toàn không để cho những kẻ có khuynh hướng "ấu dâm" được lãnh nhận các chức thánh. Những ai thật sự phạm lỗi "ấu dâm" thì không thể làm linh mục được nữa". ÐTC xác nhận một lần nữa rằng Giáo Hội phải chọn lên chức linh mục những ứng viên có tâm lý lành mạnh và quân bình. "Ðiều quan trọng là có được những linh mục tốt, hơn là có nhiều linh mục". ÐTC cũng phác hoạ một chương trình hành động, đáp lại gương xấu này, trên ba bình diện: sự công bằng, việc mục vụ, và việc phòng ngừa. Trên bình diện công bằng, cần trợ giúp cho những nạn nhân bị tổn thương sâu xa trong nhân cách của họ. Trên bình diện mục vụ, cần cổ võ sự chữa lành và hoà giải. Trên bình diện phòng ngừa, cần lưu ý đến việc huấn luyện trong chủng viện, và tuyển chọn ứng viên lên chức linh mục.

Ðược biết cuộc phỏng vấn trên máy bay, từ Roma đến thủ đô Washington, kéo dài trong vòng 20 phút, và ÐTC đã trả lời 5 câu hỏi. Nhật báo "Quan sát Viên Roma" nhận định rằng cuộc trao đổi giữa ÐTC và các nhà báo, loan báo trước những chủ đề mà ÐTC "có thể sẽ nói đến" trong chuyến viếng thăm này. Trả lời những câu hỏi của giới báo chí, ÐTC nhấn mạnh đến tính cách tôn giáo và mục vụ của chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Ngài sẽ trình bày những hy vọng của ngài, khi gặp các tín hữu công giáo và những anh chị em đại diện cho Do thái giáo và các tôn giáo khác. ÐTC nhắc đến việc ngài đến đọc diễn văn tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc, nhân dịp mừng 60 năm công bố bản Nhân Quyền. Ðề tài cuối cùng được đề cập đến là sự gia tăng con số những anh chị em di dân từ các quốc gia châu mỹ la tinh vào nước mỹ. Giáo hội Công giáo tại Hoa kỳ được mời gọi đồng hành với những anh chị em di dân này, bằng việc chăm sóc mục vụ, vừa đồng thời ý thức những nguy hiễm làm cho gia đình của những anh chị em di dân này bị đổ vỡ.

Trang điện tử của Vatican vừa phổ biến toàn văn bài phỏng vấn trên. Chúng tôi sẽ chuyển dịch bài phỏng vấn này cho quý vị và các bạn trong những bài tường thuật lần tới.

Giờ đây chúng ta hãy lướt qua cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và Tổng Thống Hoa kỳ vào lúc 10.30 sáng thứ Tư ngày 16 tháng 4 năm 2008, ngày mừng sinh nhật thứ 81 của ngài.

ÐTC đã bắt đầu ngày thứ II của chuyến viếng thăm, ngày 16 tháng 4 năm 2008, và cũng là ngày quan trọng trong đời ngài, vì đây là ngày mừng sinh nhật thứ 81, với thánh lễ riêng tại Nhà Nguyện của Toà Sứ Thần. Sau đó, ÐTC đến gặp Tổng thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng.

Theo hãng tin AP của Hoa kỳ, thì Tổng thống Bush có một quà mừng sinh nhật rất lớn để tặng Ðức giáo hoàng Bênêđictô XVI: ít nhất 9,000 vị khách nao nức tập hợp tại sân cỏ phía nam tòa Nhà Trắng; rồi 21 phát súng đại bác, nghi thức chào ÐTC theo quân cách, một ca sĩ nổi tiếng hát bản nhạc "Kinh Lạy Cha".

Với những lễ hội tưng bùng, Tổng thống Bush muốn nói cho vị giáo hoàng và dân chúng biết rằng Mỹ quốc hân hoan biết bao khi được ngài đến thăm viếng - và cũng nói cho dân chúng Hoa kỳ nên lắng nghe tiếng nói của ngài.

Phát ngôn viên báo chí của Nhà Trắng, bà Dana Perino nói:

Ðức Ðức giáo hoàng "sẽ nghe tổng thống phát biểu rằng: Hoa Kỳ và thế giới cần được nghe sứ điệp của giáo hoàng, về Thiên Chúa là tình yêu, về mạng sống con người là linh thánh, và tất cả chúng ta phải được hướng dẫn bằng luật luân lý chung, cũng như chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ anh chị em chúng ta đang có nhu cầu ở nước nhà cũng như trên khắp thế giới."

Cuộc gặp gỡ lần này giữa tổng thống Bush và Ðức giáo hoàng Bênêđictô XVI, là lần gặp gỡ thứ 25 giữa một giáo hoàng Công giáo Roma với một vị tổng thống Hoa kỳ, trải dài thời gian 89 năm qua, dưới triều 5 vị giáo hoàng, và 11 tổng thống Mỹ.

Hai vị lãnh đạo hiện nay chia sẻ nhiều điểm chung, đặc biệt là chống phá thai, hôn nhân đồng tính và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi người. Nhưng cũng có nhiều điều khác biệt.

Hai vị bất đồng về chiến cuộc tại Iraq, án tử hình và việc Hoa kỳ phong tỏa mậu dịch chống Cuba. Ðức Bênêđictô XVI cũng ủng hộ việc bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội theo những đường hướng thường đi ngược lại các chính sách của ông Bush. Trên máy bay, vị giáo hoàng cho ký giả biết ngài dự trù sẽ đưa chính sách đối với di dân ra bàn thảo với tổng thống Bush trong cuộc họp riêng tại Văn phòng Bầu dục. Trong quá khứ, Ðức Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ lên tiếng về tai hại gây ra do các luật lệ trừng phạt di dân.

Bà Perino cho biết tổng thống Bush sẽ tập chú vào các lãnh vực hai bên cùng đồng thuận, như khai triển rộng rãi lòng khoan dung tôn giáo và chế ngự chủ nghĩa cực đoan bạo động.

Trong bài diễn văn chào mừng ÐTC, Tổng Thống đã dùng câu tiếng latinh "Pax Tecum", nguyện chúc ngài được bình an! Tổng thống nhắc lại lập trường phò sự sống, chối từ sống theo chủ nghĩa tương đối hoá mọi sự, rồi nhận định về thái độ tinh thần của dân chúng Hoa Kỳ như sau: "Chúng tôi cần đến sứ điệp của ngài nói cho chúng tôi biết Thiên Chúa là TìnhYêu." Tổng thống hãnh diện bảo đảm với ÐTC rằng ngài sẽ gặp một quốc gia Hoa Kỳ biết sống cầu nguyện, biết cảm thông và trung thành với luật luân lý và luật tự nhiên.

Sau nghi thức đón chào ngoài Vườn đầy hoa muôn sắc của Toà Nhà Trắng, và sau phần tiếp xúc bên trong Nhà Trắng, Tổng Thống và Ðức Thánh Cha tiến lên Bao Lơn để chào dân chúng tựu họp bên ngoài ước lượng khoảng 12,000 người. Họ hát vang lên câu ca mừng Sinh Nhật ÐTC: "Happy Birthday, Holy Father! Chúc Mừng Sinh Nhật Ðức Thánh Cha!"
 
Thông cáo chung của Tòa Thánh và Phủ Tổng Thống Hoa Kỳ
J.B. Đặng Minh An dịch
07:45 17/04/2008
Cuối buổi tiếp kiến riêng giữa Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, Tòa Thánh và Phủ Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đưa ra thông cáo chung sau đây:

Tổng Thống Bush, nhân danh toàn thể dân chúng Hoa Kỳ, đã chào đón Đức Thánh Cha, cầu chúc ngài một ngày sinh nhật hạnh phúc, và cảm tạ ngài vì sự hướng dẫn tinh thần và luân lý ngài đã trao ban cho toàn thể nhân loại. Tổng Thống chúc Đức Giáo Hoàng mọi thành công trong chuyến Tông Du và trong bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, cũng như bày tỏ lòng tri ân trước chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tại "Ground Zero" ở New York.

Trong suốt buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha và Tổng Thống đã bàn thảo một số đề tài Tòa Thánh và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cùng quan tâm, bao gồm những suy tư về luân lý và tôn giáo mà cả hai bên đều chú tâm: sự tôn trọng phẩm giá con người; việc bảo vệ và đề cao sự sống, hôn nhân và gia đình; sự nghiệp giáo dục các thế hệ tương lai; nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng; sự phát triển tính đến tương lai lâu dài và cuộc đấu tranh chống nạn nghèo đói và dịch bệnh, đặc biệt tại Phi Châu. Liên quan đến điều này, Đức Thánh Cha đã hoan nghênh những đóng góp tài chính thiết yếu của Hoa Kỳ trong lãnh vực này. Hai bên tái khẳng định việc triệt để chống lại chủ nghĩa khủng bố cũng như việc lèo lái tôn giáo nhằm biện minh cho những hành vi vô luân và bạo lực chống lại những người vô tội. Hơn thế, hai vị đã đề cập đến nhu cầu đương đầu với chủ nghĩa khủng bố bằng những phương pháp thích hợp nhằm tôn trọng con người và quyền lợi của họ.

Đức Thánh Cha và Tổng Thống đã dành thời gian đáng kể trong những bàn thảo của hai vị cho Trung Đông, đặc biệt việc giải quyết cuộc xung đột Do Thái – Palestine trong viễn tượng hai quốc gia sống bên cạnh nhau trong hòa bình và an ninh, sự ủng hộ chung cho chủ quyền quốc gia và nền độc lập của Li Băng, cũng như quan ngại chung về tình trạng tại Iraq và đặc biệt là tình trạng bất an của các cộng đoàn Kitô ở đó và những nơi khác trong vùng. Đức Thánh Cha và Tổng Thống bày tỏ hy vọng về sự chấm dứt bạo động và cho một giải pháp nhanh chóng và toàn bộ cho những cuộc khủng hoảng đang làm thiệt hại vùng này.

Đức Thánh Cha và Tổng Thống cũng đã xem xét tình trạng ở Mỹ Châu La Tinh liên hệ đến số vấn đề trong đó nổi bật là vấn đề di dân, và nhu cầu phải có một chính sách điều hợp liên quan đến di dân, đặc biệt việc đối xử nhân đạo với người di dân và an sinh cho gia đình của họ.
 
Đức Thánh Cha tái kêu gọi phát triển một chủ nghĩa Nhân Bản mới
Phụng Nghi
11:37 17/04/2008
Vatican (CNA) – Đứng trước sự bùng nổ bạo lực trên khắp thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kêu gọi một “chủ nghĩa nhân bản mới”, gồm có phát triển luân lý và tâm linh, để chống lại việc lan rộng của chiến tranh.

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng được công bố gần ngày ngài đọc diễn từ tại Liên Hiệp Quốc, nơi nhiều người mong đợi ngài sẽ đề cập đến bạo lực và nhu cầu phải củng cố gia đình trên khắp thế giới.

Đức Hồng y Renato Martino và các tham dự viên cuộc hội luận có chủ đề “Giải giới, phát triển và hòa bình, các triển vọng cho việc giải giới toàn diện” tổ chức tại Roma từ ngày 11 đến 12 tháng Tư, đã nhận được sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.

Mở đầu thông điệp, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chủ đề cuộc hội thảo rất thích hợp cho tình hình hiện nay của nhân loại: “Tình trạng căng thẳng và chiến tranh hiện hữu nhiều nơi trên thế giới, và ngay ở những nơi thảm họa chiến tranh không hiện diện, cũng tràn lan những cảm giác sợ hãi và bất an.”

“Hơn nữa, hiện tượng đó, được coi như khủng bố toàn cầu, làm lu mờ sự phân biệt giữa hòa bình và chiến tranh, tác hại trầm trọng niềm hy vọng của nhân loại vào tương lai.”

“Chúng ta có thể làm cách nào để đáp ứng những thử thách đó? Làm sao chúng ta có thể nhận ra ‘các dấu chỉ của thời đại’? Chắc chắn rằng hành động phối hợp trên bình diện chính trị, kinh tế và pháp luật là điều cần thiết, nhưng, trước hết, cần cùng nhau suy tư trên bình diện luân lý và tinh thần. Điều thìết yếu hơn nữa là triển dương một ‘nền nhân bản mới’”.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cảnh giác, chúng ta không thể nghĩ về “chủ nghĩa nhân bản mới” này theo lối giảm thiểu sự phát triển chỉ còn là ‘lớn mạnh về kinh tế’, mà “phải gồm chiều kích luân lý và tinh thần. Một nền nhân bản toàn diện đích thực, đồng thời cũng còn phải biểu lộ tình đoàn kết.”

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô quả quyết rằng đạt được “hoà bình đích thực và lâu dài là chuyện không tưởng nếu không phát triển từng cá nhân và cả các dân tộc”. Thế nhưng, “suy tư về việc cắt giảm vũ khí là điều không thể hiểu nổi, nếu trước nhất chúng ta không tiêu trừ bạo lực từ gốc rễ, nếu con người trước nhất không quả quyết quay hướng đi tìm hòa bình, tìm điều thiện hảo và công lý”

Đức Giáo Hoàng cũng nhắm đến các nước chi tiêu những số tiền quá lố về quốc phòng và khi làm như thế, họ chuyển hướng ngân quỹ dành cho “các dự án phát triển con người, đặc biệt là những kẻ nghèo nhất và những ai cần được giúp đỡ nhất.”

Thay vì để cho kinh phí quân sự trở thành sức mạnh lèo lái nền kinh tế thế giới, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quốc gia “giảm chi phí quân sự về vũ khí và nghiêm chỉnh xem xét ý kiến thiết lập một quỹ toàn cầu dành cho các dự án phát triển hòa bình”.

ĐGH Bênêđictô XVI xác quyết nhu cầu phải làm mọi cách có thể để đảm bảo rằng “kinh tế nhằm tới hướng phục vụ con người và tình đoàn kết, không chỉ để sinh ra lợi nhuận.”

“Tuy nhiên, khó mà tìm ra được một giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật khác nhau nếu con người không đổi hướng tìm về điều thiện trên bình diện văn hóa, luân lý và tâm linh.”

Cuộc biến đổi này cần đến “lời nguyện đồng ca kêu cầu một nền văn hóa yêu chuộng hòa bình và một nền giáo dục liên kết trong hòa bình, nhất là nơi các thế hệ mới… Quyền con người được hưởng hòa bình là điều thiết yếu và không thể bị tước đoạt, và sự thực thi tất cả các quyền khác đều tùy thuộc vào quyền này.”

Tuy rằng tình hình hiện nay trên thế giới có thể làm nổi lên “một cảm giác băn khoăn và nhẫn nhục chính đáng”, Đức Thánh Cha nói rõ rằng “chiến tranh không bao giờ không thể tránh được và hòa bình lúc nào cũng có thể có. Hơn thế nữa, đó là một bổn phận! Đã đến lúc phải thay đổi dòng lịch sử, tái khám phá ra sự tin cậy, phát triển đối thoại và nuôi dưỡng tình đồng cảm.”

Đức Giáo Hoàng kết luận: “Tương lai của nhân loại tùy thuộc vào lời cam kết của mỗi một con người. Chỉ bằng cách theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản hòa nhập trong tình đoàn kết, ở đó việc giải giới có chiều kích đạo đức và tâm linh, nhân loại mới có thể tiến đến một nền hòa bình đích thực và trường cửu hằng mong đợi.”
 
Đức Thánh Cha viếng thăm tại Hoa Kỳ: ngày 16 và sáng 17-4-2008
G. Trần Đức Anh OP
15:09 17/04/2008
Tiếp đón tại Tòa Nhà Trắng

Đón tiếp tại Nhà Trắng
Cuộc đón tiếp ĐTC Biển Đức 16 tại Tòa Nhà Trắng được mô tả là đông đảo và ngoạn mục nhất từ trước đến nay tại đây. 13.500 người hiện diện trong khu vực dành cho khách mời ở khuôn viên phía nam của Tòa Nhà Trắng. Và lần đầu tiên người ta thấy có đông đảo các GM tại Phủ Tổng thống Mỹ như vậy. Nhiều GM Mỹ tới đây lần đầu tiên. Các vị được cảnh sát hộ tống và tháp tùng từ xe bus đến khu vực gặp gỡ. Nhiều đại biểu quốc hội Mỹ cũng ở trong khu vực này, nhưng phải đứng khá xa bục danh dự. Nhiều trẻ em và học sinh mang áo có in hàng chữ "Chào mừng ĐGH Hy vọng”, hoặc "Chúng con yêu mến ngài, ĐGH hy vọng”. Cũng có những em mang áo thung có hình bánh sinh nhật có số 81 trên đó, để mừng sinh nhật của ĐTC. Cờ Vatican và Hoa Kỳ cũng được cắm đầy ở khu vực tiếp đón.

Mặc dù lễ nghi đón tiếp tương đối ngắn ngủi, nhưng các tham dự viên đã phải chờ đợi khá lâu. Nhiều nữ hướng đạo sinh đứng chờ lâu quá, hơn 1 tiếng, nên bị xỉu. Khi em bé thứ ba xỉu xuống, các binh sĩ thủy quân lục chiến canh gác thấy vậy, vội mang những chai nước cho các nữ sinh còn lại.

Sau khi trao đổi diễn văn công khai, ĐTC và Tổng thống đi vào bên trong Tòa Nhà Trắng để hội kiến riếng. Đám đông thưa dần, nhiều người còn đứng lại chụp hình. Xe bus chở các GM ra đi. Đức Cha Charles Chaput, TGM giáo phận Denver, đưa ra nhận xét: hôm nay tổng thống nói như một tín hữu Công Giáo, còn ĐGH thì nói hệt như một người Mỹ!”

Thông cáo chung của Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh và của Tòa Nhà Trắng cho biết trong cuộc thảo luận riêng, ĐTC và Tổng thống đã bàn về vấn đề khủng bố và làm sao đối phó với tệ nạn này mà vẫn tôn trọng các quyền con người.

Hai vị lãnh đạo bày tỏ mối quan tâm chung về việc bảo vệ sự sống con người, hôn nhân và gia đình, đồng thời cũng cầu nguyện cho cơ chế gia đình.

Thông cáo có đoạn viết: ”Hai vị tái khẳng định sự quyết liệt hoàn toàn loại bỏ khủng bố cũng như sự lèo lái tôn giáo để biện minh cho những hành vi bạo lực vô luân chống lại những người vô tội.. Hai vị cũng đề cập đến sự cần thiết phải đối phó với nạn khủng bố bằng những phương thế tôn trọng nhân phẩm và các quyền con người”.

Cũng trong cuộc gặp gỡ bên trong Tòa Nhà Trắng, nhân dịp sinh nhật thứ 81 của ĐTC, Tổng thống Bush đã tặng ngài tượng Thánh Giá bằng pha lê và một bộ sưu tập các địa CD nhạc cổ điển của Hoa Kỳ và các đĩa nhạc tôn giáo. ĐTC tặng tổng thống bức tranh khảm hình Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, theo kiểu thế kỷ 18.

Rất nhiều người không được vào khu vực tòa Nhà Trắng, nên ban tổ chức đã thay đổi chương trình, để ĐTC đi xe bọc kính từ Tòa Nhà Trắng về Tòa Sứ Thần sau cuộc gặp gỡ, với mục đích để các tín hữu có thể trông thấy và chào ĐTC. Trong số đông đảo tín hữu, có khoảng 5 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng, từ nhiều nơi ở Mỹ, tụ tập tại công viên Lafayette từ sáng sớm để chào đón ĐTC. Nhiều người dẫn gia đình con cái đi theo, như ông bà José Luis Rosario và Annerias. Ông Bà từ New York đến và dẫn theo 8 người con. Họ nói: ”Đây là cơ hội không những để nghe những lời của ĐTC, nhưng còn để con cai chúng tôi thấy đó là điều quan trọng”.

Kinh chiều với các Giám Mục Hoa Kỳ

Kinh Chiều với các ĐGM Hoa Kỳ
Chiều thứ tư, 16-4-2008, ĐTC đã chủ sự buổi hát kinh chiều với 400 GM toàn nước Hoa Kỳ. Đây là Đền Thánh quốc gia và là thánh đường lớn nhất tại Mỹ, được đặt viên đá đầu tiên hồi năm 1920, nhưng sau đó bị tạm ngưng vì khủng hoảng kinh tế năm 1929 và thế chiến thứ hai, và chỉ được tiếp tục từ năm Thánh Mẫu 1954, rồi được khánh thành năm 1959. Trong thành đường này có nhiều nhà nguyện với tượng ảnh Đức Mẹ của các nước khác nhau, trong đó có cả nhà nguyện Đức Mẹ La Vang, được khánh thành năm ngoái.

Hàng ngàn tín hữu tham dự buổi hát kinh tại quảng trường bên ngoài qua màn hình khổng lồ.

Trong bài giảng, sau khi đề cao tầm quan trọng và ảnh hưởng của Cộng đồng Công Giáo Hoa Kỳ, ngài nhắc đến truyền thống của nước Mỹ đón tiếp người di dân và nói:

”Anh em GM, tôi muốn khích lệ anh em và cộng đoàn của anh em tiếp tục chào đón người di dân đang gia nhập hàng ngũ của anh em ngày nay, và chia sẻ những vui mừng và hy vọng của họ, nâng đỡ họ trong những sầu muộn và cơ cực của họ, giúp họ triển nở trong quê hương mới. Đó chính là điều mà đồng bào của anh em đã từng làm qua bao thế hệ.”

Nhắc đến sứ mạng của GM, ĐTC đặt câu hỏi: ”Trong thế kỷ này, đâu là cách thế tốt nhất để một GM có thể đáp ứng lời kêu gọi ”canh tân mọi sự trong Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta?” Làm thế nào để dẫn đưa đoàn chiên đến gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, là nguồn mạch của niềm hy vọng biến đổi cuộc sống như Tin Mừng vẫn nói (Spe salvi,4)? Và ĐTC trả lời: có lẽ trước tiên GM cần bắt đầu bằng cách loại bỏ một số hàng rào ngăn cản cuộc gặp gỡ với Chúa. Tuy nước Mỹ nổi bật về một tinh thần tôn giáo chân thành, nhưng ảnh hưởng tinh vi của trào lưu tục hóa có thể tác động tới cách thức dân chúng để cho niềm tin ảnh hưởng đến cách cư xử của họ. Phải chăng là điều thích hợp khi một đàng người ta tuyên xưng đức tin ở nhà thờ vào những ngày chúa nhật, để rồi trong tuần lễ, họ lại làm ăn hoặc cổ võ những biện pháp y khoa trái ngược với niềm tin ấy? Phải chăng là điều thích hợp khi các tín hữu Công Giáo thực hành đạo cố tình không biết tới hoặc khai thác bóc lột người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cổ võ những lối sống tính dục trái ngược với giáo huấn luân lý Công Giáo, hoặc chấp nhận những lập trường trái ngược với quyền sống của mỗi người, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên? Cần phải chống lại mọi xu hướng coi tôn giáo chỉ là một sự kiện riêng tư. Chỉ khi nào đức tin thấm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống, thì các tín hữu Kitô mới thực sự cởi mở đối với quyền năng biến đổi của Tin Mừng.

Hàng rào thứ hai là chủ nghĩa duy vật thực hành. ĐTC nói: ”Đối với một xã hội sung túc, một chướng ngại khác cảm trở cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống là ảnh hưởng tinh vi của chủ nghĩa duy vật.. Dân chúng ngày nay cần được nhắc nhở về mục đích tối hậu đời sống của họ. Họ cần nhìn nhận rằng nơi họ có một niềm khao khát sâu xa đối với Chúa. Họ cần được những cơ hội để uống từ giếng tình yêu vô biên của Chúa. Người ta dễ bị bị cám dỗ vì khả năng hầu như vô giới hạn của khoa học và kỹ thuật mang lại cho chúng ta, và dễ đi tới sai làm mà nghĩ rằng ta có thể thỏa mãn những nhu cầu sâu xa nhất với những cố gắng riêng của chúng ta. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Nếu không có Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta điều mà tự mình chúng ta không thể đạt được (Spe salvi 31), thì cuộc sống chúng ta chỉ là trống rỗng.”

Trong một xã hội đề cao tự do và quyền tự quyết của cá nhân, thật dễ quên mất sự lệ thuộc của chúng ta vào người khác cũng như trách nhiệm của chúng ta đối với họ. Sự nhấn mạnh tới cá nhân chủ nghĩa này cũng ảnh hưởng tới Giáo Hội (Spe Salvi 13-15), làm nảy sinh một hình thức đạo đức đôi khi nhấn mạnh quan hệ riêng tư với Thiên Chúa và gây thiệt hại cho lời kêu gọi trợ thành những phần tử của một cộng đoàn được cứu chuộc. Ngay từ đầu, Thiên CHúa thấy rằng ”con người ở một mình không tốt” (Gn 2,18). Chúng ta được tạo thành như những hữu thể xã hội, chỉ tìm được sự viên mãn trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân.

ĐTC nói đến vai trò của giáo dân Công Giáo, nền giáo dục Công Giáo, nhất là sự cần thiết mang lại cho những giáo dân dấn thân trong việc săn sóc sức khỏe một sự huấn luyện về giáo huấn luân lý của Giáo Hội. ĐTC khích lệ các GM lên tiếng về các vấn đề luân lý và xã hội, trong bối cảnh tự do ngôn luận của xã hội... Ngài nói: ”Anh em có nhiệm vụ đảm bảo cho việc huấn luyện luân lý ở mọi cấp độ trong đời sống Giáo Hội phản ảnh giáo huấn chân chính của Tin Mừng sự sống”.

ĐTC nhắc đến đến sự sa xút của gia đình như một yếu tố cơ bản của Giáo Hội và xã hội. Ly dị và sự không chung thủy gia tăng, và nhiều người trẻ em nam quyết định hoãn lại hôn phối hoặc coi như không có hôn phối. Đối với một số bạn trẻ Công Giáo, mối dây bí tích hôn phối chẳng khác gì hôn phối dân sự, hoặc chỉ coi hôn phối chỉ là một sự thỏa thuận sống với nhau một cách không chính thức và không bền vững. Vì thế, thật là đáng báo động vì sự giảm sút hôn phối đạo tại Hoa kỳ, đồng thời có sự gia tăng các cặp nam nữ sống chung mà không kết hôn.. “Trong số những dấu hiệu phản Tin Mừng sự sống ở Hoa Kỳ và nơi khác có một dấu hiệu gây tủi hổ sâu xa: đó là sự lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Nhiều người trong anh em đã nói với tôi về nỗi đau khổ hết sức lớn lao mà cộng động anh em phải chịu khi giáo sĩ phản bội nghĩa vụ và những bó buộc của LM qua cách hành xử vô luân trầm trọng như vậy... Anh em có lý khi ưu tiên chứng tỏ sự cảm thông và săn sóc các nạn nhân. Trách vụ Chúa trao cho anh em như những chủ chăn, là băng bó các vết thương do sự hủy hoại sự tín nhiệm gây nên, thăng tiến sự chữa lành, cổ võ hòa giải và tìm đến những người sai trái trầm trọng như vậy với lòng quan tâm yêu thương.

ĐTC không quên nhấn mạnh sự kiện đại đa số các LM tại Mỹ là những người tốt lành và ngài khích lệ các GM Hoa Kỳ rằng: trong nỗ lực chống lại nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cần đặt các chính sách và chương trình trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Các trẻ em đáng được tăng trưởng trong sự hiểu biết lành mạnh về tính dục và chỗ đứng đúng đắn của tính dục trong quan hệ giữa con người với nhau. Các trẻ em cần được tránh khỏi những hiện tượng hạ giá và lèo lái tính dục đang thịnh hành ngày nay. Các em có quyền được giáo dục trong các giá trị luân lý chân chính, ăn rễ sâu trong phẩm giá con người. Điều này đưa chúng ta đặt gia đình và sự cần thiết thăng tiến Tin Mừng sự sống ở vị trí trung tâm. Nói về việc bảo vệ trẻ em có nghĩa lý gì khi mà dâm ô và bạo lực ngườt ta có thể xem thấy trong quá nhiều gia đình, qua các phương tiện truyền thông rất phổ biến ngày nay?

ĐTC khẳng định rằng: trong nỗ lực chống lạm dụng tính dục trẻ em, tất cả mọi người đều có một trách vụ phải chu toàn, không những các cha mẹ, các vị lãnh đạo tôn giáo, giáo chức và giáo lý viên, nhưng cả các phương tiện truyền thông và kỹ nghệ giải trí nữa. Mỗi phần tử trong xã hội đều có thể góp phần vào sự canh tân luân lý và được lợi ích từ sự canh tân ấy.

Vì thế, cần đối phó với tội lạm dụng tính dục trong một bối cảnh rộng lớn hơn về luân lý tính dục.

ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM Mỹ gần gũi các LM thuộc quyền trong thời buổi khó khăn hiện nay.. Và như Đức Gioan Phaolô 2 đã nói cách đây 6 năm: 'Chúng ta phải tín thác rằng thời kỳ thử thách đau thương này phải mang lại sự thanh tẩy cho toàn thể cộng đoàn Công Giáo”, đưa tới một hàng ngũ LM, GM và toàn thể giáo hội thánh thiện hơn” (Diễn văn cho các HY Hoa Kỳ ngày 23-4-2002). Có nhiều dấu hiệu có thấy trong thời gian qua, sự thanh tẩy ấy đang xảy ra. Sự hiện diện âm thầm của Chúa Kitô giữa những đau khổ của chúng ta dần dần biến tăm tối của chúng ta thành ánh sáng: mọi sự đang được đổi mới trong Chúa Giêsu Kitô, niềm hy vọng của chúng ta”.

ĐTC kêu gọi các GM tăng cường quan hệ với hàng giáo sĩ của mình, nhất là trong những trường hợp xảy ra căng thẳng giữa các LM và GM của mình vì cuộc khủng hoảng nói trên.

Sau khi ban phép lành vào cuối buổi hát kinh chiều, ĐTC còn ứng khẩu trả lời một số câu hỏi do các GM nêu lên về trao lưu tục hóa đang gia tăng trong đời sống công cộng, và chủ thuyết duy tương đối trong đời sống trí thức, sự kiện có những tín hữu Công Giáo bỏ hành đạo, một cách minh nhiên, nhưng cũng có nhiều người âm thầm không tham dự thánh lễ và không đồng hóa với Giáo Hội nữa.

ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại quan niệm của những tín hữu Công Giáo chỉ chọn lựa trong giáo lý và luân lý của Giáo Hội những gì mình ưa thích và bỏ qua những điều khác. Ngài khích lệ các GM Mỹ tăng cường việc mục vụ ơn gọi LM và tu sĩ, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết giúp các bạn trẻ cầu nguyện, tín thác vào ơn gọi của Chúa. Các GM cần dành những linh mục ưu tú nhất cho chủng viện. Các LM cần cộng tác với nhau, vượt thắng sự chia rẽ vô bổ, những bất thuận và thiên kiến.

Thánh lễ tại Sân vận động ”Công viên Quốc Gia”

Thánh lễ tại Sân Vận Động Quốc Gia
Thứ năm 17-4-2008 là ngày chót ĐTC viếng thăm vùng thủ đô Washington. Ban sáng ngày cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại Sân vận động Công Viên Quốc Gia (Nationals Park), và ban chiều ngài lần lượt gặp gỡ đại diện ngành giáo dục Công Giáo, và các vị lãnh đạo các tôn giáo khác.

Sân Vận Động Công Viên Quốc gia cách tòa Sứ thần chừng 10 cây số và là sân dã cầu tối tân nhất tại Mỹ vì mới được tổng thống Bush khánh thành hồi cuối tháng 3 vừa qua, có thể chứa được 45 ngàn người.

Rất đông các tín hữu đã xin vé để tham dự thánh lễ này, nhưng vì chỗ trong sân vận động giới hạn, nên phần lớn được dành cho giáo phận sở tại và lân cận, phần còn lại dành cho đại diện của các giáo phận khác. Nhiều tín hữu đã tới nơi từ lúc gần 6 giờ sáng, tức là 4 giờ trước khi thánh lễ bắt đầu. Nhiều tín hữu khác không được vé, nhưng họ vẫn tới gần nơi cử hành thánh lễ với hy vọng được thấy ĐTC.

Thánh lễ được cử hành với chủ đề Chúa Thánh Linh. Đồng tế với ĐTC có Đức TGM sở tại Donald Wuerl và 400 HY và GM Hoa Kỳ trong phẩm phục màu đỏ và hàng trăm linh mục trong phẩm phục màu trắng. Các vị ngồi trên sân cỏ trước lễ đài cao. Phần thánh ca do nhiều ca đoàn hàng trăm ca viên thật hùng hậu đảm trách.

Bài giảng

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC ghi nhận những triển vọng đầy hứa hẹn cho nhân loại ngày nay, trở nên gần nhau hơn và lệ thuộc nhau hơn. Nhưng đồng thời chúng ta thấy có những dấu hiệu rõ ràng gây xáo trộn đổ vỡ ngay tại nền tảng của xã hội: những dấu hiệu làm tha hóa, phẫn nộ và trở nên cực đoan phe phái nơi nhiều người thời nay; bạo lực gia tăng, cảm thức luân lý suy yếu, quan hệ xã hội khô cằn hơn, và càng ngày người ta càng quên Chúa. Trong Giáo Hội cũng có nhiều dấu hiệu đầy triển vọng nơi các giáo xứ và phong trào sinh động, lòng hăng hái đối với đức tin nơi nhiều người trẻ, số người gia nhập Giáo Hội Công Giáo mỗi năm gia tăng... Nhưng đồng thời Giáo Hội nhiều khi cũng cảm thấy đau khổ vì sự chia rẽ và cực đoan trong nội bộ, và thái độ của nhiều tín hữu trái ngược với Tin Mừng... Vì thế, ĐTC nói, hôm nay, chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện để Giáo Hội tại Hoa Kỳ được canh tân trong cùng một Thánh Linh, và được nâng đỡ trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho một thế giới đang khao khát tự do chân thành, hạnh phúc đích thực, và thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của mình!

ĐTC kêu gọi Giáo Hội tại Hoa Kỳ tăng cường việc huấn giáo cho giới trẻ, giúp họ phân định rõ con đường dẫn tới tự do đích thực, con đường chân thành và quảng đạo theo Chúa Kitô, con đường dấn thân cho công lý và hòa bình.

ĐTC không quên nhắc đến những đau thương mà Giáo Hội tại Hoa Kỳ phải chịu vì nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Ngài nói: ”Trong bối cảnh niềm hy vọng phát sinh từ tình yêu và lòng trung tin của Chúa, tôi muốn nhìn nhận đau khổ mà Giáo Hội tại Mỹ đã phải chịu vì nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Không lời nào của tôi có thể mô tả hết nỗi đau khổ và tai hại mà sự lạm dụng ấy gây ra. Điều quan trọng là những người đã chịu đau khổ phải được quan tâm chăm sóc về mục vụ trong tình yêu thương. Tôi cũng không thể mô tả hết những thiệt hại nó gây ra giữa lòng cộng đồng Giáo Hội. Những cố gắng lớn đã được thực hiện để đối phó một cách lương thiện và tốt đẹp đối ví tình trạng bi thảm ấy, và đảm bảo cho các trẻ em được lớn lên trong một môi trường an toàn, những trẻ em mà Chúa yêu thương sâu xa và là kho tàng lớn nhất của chúng ta. Những cố gắng bảo vệ trẻ em phải được tiếp tục. Tôi đã nói với các GM của anh chị em hôm qua về vấn đề này. Hôm nay, tôi khuyến khích mỗi người trong anh chị em hãy làm những gì có thể để thăng tiến sự chữa lành và hòa giải, cũng như giúp đỡ những người bị tổn thương. Tôi cũng xin anh chị em hãy yêu mến các linh mục của mình và nâng đỡ các vị trong công việc rất tốt đẹp mà các linh mục đang thực hiện. Và trên hết, xin anh chị em hãy cầu xin Chúa Thánh Linh đổ tràn hồng ân của ngài trên Giáo Hội, hồng ân dẫn đến sự hoán cải, tha thứ và tăng trưởng trong sự thánh thiện.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các gia đình và mỗi cộng đoàn giáo xứ và dòng tu hãy tín thác nơi sức mạnh của ơn thánh kể kiến tạo một tương lai theo lời Chúa hứa tại đất nước này. Nhân danh Chúa Giêsu, Tôi xin anh chị em hãy gạt bỏ mọi chia rẽ, và vui tươi hoạt động dọn đường cho Chúa, trong niềm trung thành với ý Chúa và luôn hoán cải theo ý Chúa. Nhất là tôi tha thiết kêu gọi anh chị em tiếp tục là men hy vọng của Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ, nỗ lực mang ánh sáng và chân lý Tin Mừng trong sứ mạng xây dựng một thế giới công bằng và tự do hơn cho các thế hệ tương lai.

Trong phần lời nguyện giáo dân, các ý nguyện được xướng lên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó cũng có một ý nguyện bằng tiếng Việt.

Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây cất trường Công Giáo “Gioan Phaolô 2 Cả” trong giáo phận Arlington, giáp giới với Tổng giáo phận Washington, và một viên đá đầu tiên khác xây Nhà nguyện mới của Học viện Thánh Tômasô Aquinô tại thành phố Santa Paula, bang California.

Thánh lễ kết thúc lối 12 giờ trưa. Sau đó, ĐTC đã trở về Tòa Sứ Thần để dùng bữa và nghỉ ngơi, trước khi hoạt động trở lại với cuộc gặp gỡ giới giáo dục Công Giáo tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ và cuộc gặp gỡ Liên tôn tại Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô 2.
 
Video Đức Thánh Cha gặp các ĐGM Hoa Kỳ
CNA Television
15:15 17/04/2008
 
Đức Thánh Cha kêu gọi canh tân Giáo Hội tại Hoa Kỳ và Truyền Giáo
Đặng Tự Do
16:16 17/04/2008
Trước một con số tín hữu đông đảo khoảng 50,000 người chật cứng Vận Động Trường Nationals Park, Đức Thánh Cha đã mô tả Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng như toàn thể xã hội Mỹ đang đứng trước ngã ba đường. Người Công Giáo Hoa Kỳ phải dùng giờ phút này để tìm kiếm ơn hoán cải, quyền năng của Thánh Thần và coi đây như một cơ hội để mang chứng tá cho Chúa Kitô đến với một xã hội đang trong thời kỳ khủng hoảng.

400 Hồng Y và Giám Mục Hoa Kỳ tiến lên lễ đài
Đức Thánh Cha đến trong tiếng hoan hô của anh chị em tín hữu
Các Hồng Y và GM theo dõi trên màn ảnh rộng
Các hiệp sĩ đang chào ĐTC
Toàn cảnh sân vận động
Vận Động Trường Nationals Park cách Tòa Sứ Thần Tòa Thánh nơi Đức Thánh Cha đang cư ngụ khoảng 10 cây số được dùng làm sân baseball. Đây là sân baseball tối tân nhất với sức chứa 45,000 người vừa được chính đích thân tổng thống Hoa Kỳ khánh thành hồi tháng Ba vừa qua.

Vì sức chứa có hạn nên nhiều người phải đứng bên ngoài không thể vào được bên trong vận động trường. Thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ sáng nhưng từ 6 giờ sáng nhiều người đã tập trung tại địa điểm này.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng bằng cách nhắc lại rằng nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ sẽ mừng kỷ niệm thành lập và ôn lại những chứng tá của người Công Giáo Mỹ trong quá khứ đã đóng góp xây dựng Giáo Hội tại khu vực này.

Với quá khứ như thế, “Giáo Hội tại Hoa Kỳ giờ đây được kêu gọi để hướng nhìn về tương lai, đặt nền tảng vững chắc nơi đức tin đã được các thế hệ đi trước truyền lại, và sẵn sàng đương đầu với những thách đố mới - những thách đố không kém cam go như những gì trước đây cha ông của anh chị em đã phải đối diện – với niềm hy vọng phát sinh từ tình yêu của Thiên Chúa, được đổ tràn đầy lòng chúng ta bởi Chúa Thánh Linh”.

Cũng cần nói thêm là chủ đề thánh lễ là Chúa Thánh Linh. Chính vì thế, 400 vị Hồng Y và Giám Mục Hoa Kỳ đã mặc phẩm phục đỏ thường thấy trong các thánh lễ về Chúa Thánh Thần. Trong phần Thánh Ca do nhiều ca đoàn với hàng trăm ca viên thật hùng hậu cũng hát những bài liên quan đến Chúa Thánh Linh.

Đức Thánh Cha sau đó đã đề cập đến mục đích của chuyến tông du của ngài: “Tôi đến để lặp lại lời kêu gọi hoán cải khẩn thiết của vị Tông Đồ và sự thứ tha tội lỗi, và để khẩn cầu từ nơi Thiên Chúa một sự tuôn đổ Thánh Linh mới trên Giáo Hội tại quốc gia này”.

Một khi sự tha thứ và hoán cải xẩy ra, Đức Thánh Cha cầu nguyện để cho người Công Giáo tại Hoa Kỳ dùng động lực này “tái khẳng định sự hiệp nhất trong đức tin tông truyền, trao ban cho những người đương thời một chứng tá thuyết phục về hy vọng có thể linh hứng họ (x. 1 P 3:15) và canh tân lòng nhiệt thành cho sự mở mang nước Chúa”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Thế giới này cần đến chứng tá này biết bao!”.

“Ai có thể phủ nhận rằng giờ phút hiện nay là ngã ba đường, không chỉ cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ nhưng cho cả xã hội như một tổng thể?”

Đức Thánh Cha đã nhiệt liệt khen ngợi những ai đã “chấp nhận những thách đố do Công Đồng Chung Vatican II đưa ra và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại là hãy dâng hiến mạng sống cho việc Tân Phúc Âm Hoá”.

Khi nhấn mạnh đến tiến bộ đã đạt được trong việc huấn giáo đức tin tại Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha kêu gọi sự chú tâm đến “một thái độ tư duy, một ‘văn hóa’ tri thức có tính Công Giáo chân thật, tự tin nơi sự hài hòa sâu xa giữa đức tin và lý trí, và sẵn sàng để đem sự phong phú của viễn kiến đức tin đến với những vấn nạn khẩn thiết đang chi phối tương lai của xã hội Hoa Kỳ”.

Về vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, Đức Thánh Cha nói: “Người Mỹ luôn luôn là một dân tộc của hy vọng. Chính trong bối cảnh của hy vọng phát sinh từ tình yêu và lòng trung tín của Thiên Chúa, tôi nhìn nhận những đau thương mà Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã phải trải qua như một hậu quả của việc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là trên chuyến máy bay từ Rôma sang Washington, Đức Thánh Cha đã nói với các ký giả: “Thực là đau khổ lớn lao cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và cho Giáo Hội nói chung cũng như cho cá nhân tôi nói riêng là điều đó đã có thể xảy ra. Khi tôi đọc tường thuật của những nạn nhân này tôi thật khó hiểu là tại sao các linh mục có thể phản bội như thế. Sứ vụ của họ là đem đến sự chữa lành, mang đến tình yêu Thiên Chúa cho những trẻ em này. Chúng tôi hổ thẹn sâu xa và chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để ngăn điều đó đừng xảy ra trong tương lai.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Không lời nào của tôi có thể mô tả hết nỗi đau khổ và tai hại mà sự lạm dụng ấy gây ra. Điều quan trọng là những người đã chịu đau khổ phải được quan tâm chăm sóc về mục vụ trong tình yêu thương. Tôi cũng không thể mô tả hết những thiệt hại nó gây ra giữa lòng cộng đồng Giáo Hội. Những cố gắng lớn đã được thực hiện để đối phó một cách lương thiện và tốt đẹp đối với tình trạng bi thảm ấy, và bảo đảm sao cho các trẻ em được lớn lên trong một môi trường an toàn, những trẻ em mà Chúa yêu thương sâu xa (x Mc 10:14) và là kho tàng lớn nhất của chúng ta. Những cố gắng bảo vệ trẻ em phải được tiếp tục. Tôi đã nói với các Giám Mục của anh chị em hôm qua về vấn đề này. Hôm nay, tôi khuyến khích mỗi người trong anh chị em hãy làm những gì có thể để thăng tiến sự chữa lành và hòa giải, cũng như giúp đỡ những người bị tổn thương. Tôi cũng xin anh chị em hãy yêu mến các linh mục của mình và nâng đỡ các vị trong công việc rất tốt đẹp mà các vị đang thực hiện. Và trên hết, xin anh chị em hãy cầu xin Chúa Thánh Linh đổ tràn hồng ân của ngài trên Giáo Hội, hồng ân dẫn đến sự hoán cải, tha thứ và tăng trưởng trong sự thánh thiện.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha đã mời gọi các gia đình và mỗi cộng đoàn giáo xứ và dòng tu hãy tín thác nơi sức mạnh của ơn thánh Chúa để kiến tạo một tương lai theo lời Chúa hứa tại đất nước này.

“Nhân danh Chúa Giêsu, tôi xin anh chị em hãy gạt bỏ mọi chia rẽ, và vui tươi hoạt động dọn đường cho Chúa, trong niềm trung thành với thánh ý Ngài và luôn hoán cải theo ý Chúa. Nhất là tôi tha thiết kêu gọi anh chị em tiếp tục là men hy vọng của Tin Mừng trong xã hội Hoa Kỳ, nỗ lực mang ánh sáng và chân lý Tin Mừng trong sứ mạng xây dựng một thế giới công bằng và tự do hơn cho các thế hệ tương lai.”
 
Video Thánh Lễ tại Nationals Park
CNA Television
17:06 17/04/2008
 
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Thăm Mỹ
Vũ Văn An
20:15 17/04/2008
Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Thăm Mỹ

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tới Hoa Kỳ và được mọi giới đón tiếp nồng hậu. Quả là ấm lòng khi thấy giữa một xã hội đảo điên như nước Mỹ, vị cha chung của thế giới Công Giáo vẫn được tiếp đón với một tâm tình tự phát đầy yêu thương đến thế. Người Công Giáo Mỹ quả tình vẫn là anh chị em tôi. Chỉ cần nghĩ đến thế cũng đủ nước mắt thấm mi vì cảm động. Người Công Giáo chúng tôi vẫn có một điểm chung để bám víu.

Đức Bênêđíctô tại Tòa Bạch Ốc
Đức Thánh Cha Sẽ Nói Gì

Bây giờ thì mọi người đều biết Đức Thánh Cha đã nói gì lúc gặp Ông Bush, lúc nói truyện với Hội Đồng Giám Mục Hoà Kỳ và lúc giảng trong thánh lễ cho giáo dân Thủ Đô Hoa Kỳ. Nay hay mai, ta sẽ rõ ngài nói gì ở Yankee Stadium, ở Ground Zero và nhất là ở trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Nhưng trước khi ngài đến Mỹ, tạp chí Công Giáo America, một tạp chí của các cha Dòng Tên, tự hào là Tạp Chí Công Giáo Toàn Quốc (The National Catholic Magazine), đã đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ nói gì trong cuộc thăm viếng Washington D.C. và Thành Phố New York? Tiếp theo là một loạt những câu hỏi đại loại như: Phải chăng ngài sẽ chỉ hướng lưỡi búa (hew) vào việc công bố Phúc Âm? Hay sẽ lừa banh (tackle) các vấn đề bỏng nút như hôn nhân đồng tính, phá thai và chiến tranh Iraq? Liệu ngài có nhắm bắn (take aim) các vấn đề đau đầu trong giáo hội như khủng hoảng lạm dụng tình dục hay lòng trung trinh tôn giáo nơi các đại học Công Giáo? Trong bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá, ngài từng đặt câu hỏi: “Đức tin của ta đã cởi mở và trinh trong đủ chưa?” khiến nhiều người tự hỏi không biết trong cuộc tông du này, ngài chú trọng đến phần đạo hay phần đời.

Và Tạp Chí ấy tự trả lời: chắc chắn ngài sẽ chú tâm tới cả hai. Trong bài nói truyện tại Đại Học Công Giáo Mỹ Châu, chắc chắn ngài sẽ đề cập đến việc công bố Phúc Âm, các thính giả chắc chắn sẽ được nghe ít nhất cũng một số lời của Ex Corde Ecclesiae (Tông Hiến của Đức Gioan Phaolô II công bố ngày 15-08-1990 về vai trò các đại học Công Giáo). Trong khi công chúng tại National Park và Yankee Stadium được nghe về tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời họ cũng được nghe nói đến các nguy cơ của chủ nghĩa tiêu thụ Mỹ. Dù gì, thì đó cũng là một nhị phân giả tạo: Phúc Âm bao giờ cũng có điều muốn nói tới thế giới thế tục. Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới Yankee Stadium năm 1979, ngài dùng dụ ngôn Ladarô và người giầu có để nhắc cho người Mỹ nhớ đến bổn phận của họ với người nghèo: “Các bạn không bao giờ bằng lòng chỉ cho họ các vụn bánh rơi rớt từ tiệc tùng của qúy bạn. Để giúp đỡ họ, qúy bạn hẳn phải lấy của chính kho (substance), và không hẳn chỉ là khoản dư thừa của qúy bạn”.

Bất hạnh thay, nhiều người lại chỉ thích nghe Đức Thánh Cha nói tới các vấn đề bỏng nút. “Chúa Kitô đã sống lại!” có lẽ là lời công bố bạo dạn nhất, nhưng đối với giới truyền thông, đó chẳng phải là tin tức chút nào nên đâu đáng để tường trình. Càng là lý do khiến ta phải đọc trọn bộ các buổi nói truyện của Đức Bênêđictô, một bậc thầy ưu hạng, chứ không nên chỉ dựa vào những lời bình luận hãm độ của giới truyền thông (America, số 21 tháng Tư 2008)

Bác Ái

Ken Hackett, chủ tịch Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo thì nhấn mạnh đến Bênêđíctô, Giáo Hội và Bác Ái, được America trích đăng lại cùng số. Theo Hackett, Đức Thánh Cha cho rằng công việc bác ái hết sức chủ yếu trong sinh hoạt Giáo Hội cũng như trong cuộc sống thiêng liêng của mọi thành viên Giáo Hội. Trong Deus Caritas Est, ngài viết: “Giáo Hội không thể sao lãng mục vụ bác ái cũng như không thể sao lãng Các Bí Tích và Lời Chúa được nữa” (số 22).

Đức Thánh Cha minh xác rằng yêu thương người lân cận, trợ giúp họ, hiện diện với họ lúc họ cần, đối với người Công Giáo, không còn phải là nhiệm ý nữa. Lòng bác ái Kitô giáo không phải chỉ là một hình thức khác của lòng vị tha, đúng hơn nó bắt rễ trong chính linh đạo của chúng ta.

Do đó phương thức bác ái Công Giáo phải là: “Dù khả năng chuyên nghiệp là đòi hỏi đệ nhất và căn bản đi chăng nữa, nó không tự mình đầy đủ. Ta giao tiếp với những con người nhân bản. Mà con người nhân bản thì không chỉ cần đến việc chăm sóc đúng nghĩa kỹ thuật. Họ cần tình người. Họ cần một quan tâm ân cần từ trái tim” (số 31).

Nghĩa là một thái độ cởi mở và khiêm hạ đi theo, xây cầu thông cảm, cầu cảm thương và cầu công lý, một lối nói khác của tình liên đới hoàn cầu. Ta được kêu mời làm thành Một Gia Đình Nhân Bản.

Theo Hackett, trong khi giới truyền thông rất có thể chỉ chú ý tới những vấn đề gây chấn động, thì trên đây mới là sứ điệp của Đức Bênêđíctô mà ông hy vọng người Công Giáo Mỹ sẽ lắng nghe (America, 21 tháng Tư, 2008)

Thời Điểm

Có người như Dolores Leckey lại trích lời của linh mục Thomas SJ. Ông này khuyên người ta muốn hiểu rõ điều gì, thì bắt đầu nên hỏi “Bây giờ là mấy giờ vậy?”

Bà này nhớ lại cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1979. Lúc ấy, bà đang làm việc tại Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Mỹ và bầu khí lúc đó nặng mùi lễ nghi, công an chìm nổi và ráng hết sức để có vé tham dự Thánh Lễ tại The Mall. Nhưng điều sống động nhất trong ký ức bà là cảm thức tự do. Không có rào cản, và dĩ nhiên chưa có Bộ An Ninh Quốc Nội (Dept. of Homeland Security). Dân thường đứng dọc hai bên Đại Lộ Hiến Pháp (chẳng cần có vé) để chiêm ngắm vị khách qúy áo trắng lúc ngài đứng trên xe mui trần, giang rộng hai tay, như muốn ôm lấy không phải chỉ riêng đoàn chiên của mình mà là cả dân tộc này. Buổi chiều hôm ấy, bà được tham dự buổi hòa nhạc tại sân cỏ Tòa Bạch Ốc (nhờ uy tín của một người bạn làm việc cho chính phủ Carter) và được mục kích cảnh Đức Gioan Phaolô II và Tổng Thống Jimmy Carter bước xuống cầu thang, khóac tay nhau như hai anh bạn chí tình, trước khi dàn đại hòa tấu New World của Dvorak bắt đầu. Bạn như nếm được hy vọng trong không khí mùa thu.

Việc ấy xẩy ra trước mưu toan ám sát Đức Giaon Phaolô và Tổng Thống Reagan, và trước thảm họa 11/9. Quả thuộc một thời điểm khác hẳn.

Bây giờ, Đức Bênêđíctô đến với một đất nước đang khốn khổ vì cuộc chiến bất tận, một nền kinh tế đang mỗi ngày một lẩy bẩy hơn, và thật nhiều chia rẽ về di trú. Người nghèo đang bị dấu đi. Ngài cũng đến với một giáo hội từng lao đao để mà sống còn cơn động đất gương mù giáo sĩ lạm dụng tình dục và nhiều bất năng lực lúc đầu nơi một số giám mục trước cơn khủng hoảng ấy. Căn cứ vào các nhận định sơ khởi, xem ra Đức Giáo Hoàng đã hiểu được nhu cầu người Công Giáo Mỹ cần có những nhà lãnh đạo trung thực, can đảm, chân chính biết tín nhiệm dân mình. Ta hy vọng các nhà lãnh đạo cả đạo lẫn đời sẽ lắng nghe ngài. Nhưng còn chúng ta thì sao, mình có chịu lắng nghe không?

Đức Bênêđíctô đến thủ đô một đất nước trong tư cách chủ chăn. Hãy để ngài nói về hòa bình và công lý, tha thứ và hòa giải cho cả giáo hội lẫn nhà nước. Thi sĩ Jessica Powers nói rằng muốn nhận được sự khuấy động của Thánh Thần, ta cần phải nghiêng mình. Nói cách khác, phải ra khỏi những chiếc hộp tự mình chế tạo ra từ trước.

Bây giờ là mấy giờ rồi vậy? Chắc chắn không phải là giờ, là thời đại của ngây thơ trong trắng. Hy vọng là giờ của nói thật và hy vọng thực (America, 21 tháng Tư, 2008).

Đại Học

Michael Sean Winters, một trong những blogger đắt khách hiện nay chú trọng tới bài diễn văn Đức Bênêđíctô sẽ đọc tại Đại Học Công Giáo Mỹ Châu, một bài diễn văn không kém quan trọng bằng bài diễn văn ngài sẽ đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Nhiều người cho rằng ngài sẽ lên tiếng chỉ trích giới Đại Học Mỹ. Điều ấy chắc chắn sai, vì đâu cần ngài phải thân chinh đến tận đây để làm việc đó. Bởi thế, chắc chắn ngài sẽ đề cập đến chân tướng hay bản sắc Công Giáo.

Bài diễn văn trên sẽ được đọc tại Đại Sảnh Đường tại trung tâm sinh viên. Winters từng tham dự buổi khánh thành trung tâm này trong đó các sinh viên trường âm nhạc trình tấu bản “Thánh Lễ” của Leonard Bernstein. Người ta tin chắc đó là bản sắc Công Giáo: trình bầy một nghệ thuật vĩ đại và một nền bác học cũng như văn hóa nẩy sinh từ đức tin Kitô giáo của chúng ta (America, 21 tháng Tư, 2008)

Xấu Hổ Sâu Xa

Linh Mục James Martin S.J. nói đến việc Đức Bênêđíctô phá vỡ im lặng trước các suy diễn về việc liệu ngài có đề cập đến cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục hay không. Trên máy bay tới Washington D.C., theo hãng Associated Press, Đức Thánh Cha tuyên bố: “Cả là một đau lòng lớn cho Giáo Hội Mỹ và cho giáo hội nói chung và cho cá nhân tôi nói riêng khi chuyện ấy xẩy ra… Tôi thật khó hiểu tại sao các giáo sĩ lại có thể phản bội sứ mệnh của họ cách đó… đối với trẻ em”. “Tôi thật xấu hổ và chúng tôi sẽ làm hết sức để trong tương lai chuyện ấy không thể xẩy ra nữa. Chúng tôi sẽ tuyệt đối loại bỏ các ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh”. Rồi ngài cho hay: “Có được các linh mục tốt là điều quan trọng hơn là có nhiều linh mục. Chúng tôi sẽ làm hết cách để hàn gắn vết thương này” (America, 21 tháng Tư, 2008)

Lăng Kính Truyền Thông Và Độc Tài Chuyên Gia

Michael Sean Winters lại có một bài nữa về cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô, nhận xét rằng cái nhìn thần học sâu sắc của ngài chắc chắn đụng phải cơn gió lốc của thứ văn hóa 24/7 của truyền thông… Thay vì thông điệp, sách vở và bài giảng, sứ điệp của ngài sẽ được ống kính của CNN cũng như nền độc tài chuyên gia (punditocracy) lọc lựa rồi mới tới được đa phần dân Mỹ.

Chắc chắn một điều những đường lối sâu sắc ngài thách thức nước Mỹ sẽ được một số người nghe ra và với thời gian sẽ đào tạo và biến đổi ý thức nhiều người Công Giáo, khi các giám mục và linh mục trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng trong các bài giảng của họ, khi lời ngài tìm được đường xâm nhập các giảng đường chủng viện, và các suy tư đầy tính cầu nguyện của ngài dẫn tới việc biết đánh giá một cách có suy nghĩ và có thích ứng làm thế nào để bóng Thập Giá và lời hứa của Phục Sinh có ảnh hưởng trên tất cả chúng ta. Nhưng trong đoản kỳ, chắc chắn sứ điệp của Đức Giáo Hoàng sẽ bị bóp méo hết nhận ra nổi, ngay cả nắm được cũng không.

Liệu người ta có nhận ra sứ điệp của ngài đối với chiến tranh nói chung và chiến tranh Iraq nói riêng? Liệu con người có nhận ra việc phải dựa vào cả lý trí lẫn niềm tin để nắm bắt chân lý về chính mình? Hay họ, cả những anh chàng cuồng tín tôn giáo lẫn tư bản chủ nghĩa tiêu dùng, vẫn tiếp tục coi mọi chân lý đều là tương đối và cổ võ một thứ duy thế tục đẩy lui mọi khả thể niềm tin? (America, 21 tháng Tư, 2008).

Người Chó Người Mèo

Trong khi ấy, trên tờ National Catholic Register, số các ngày 20-26 tháng Tư, 2008, Mark Shea lại có bài Benedict, The Cat People (Đức Bênêđíctô, Người Mèo).

Mark Shea bảo trên đời có hai loại người: người chó và người mèo. Người chó là người, như thánh Đôminicô, Con Chó nguyên ủy của Chúa, luôn nhìn lên Thiên Chúa và các quà phúc của Người mà kết luận rằng lòng đại lượng của Chúa là dịp để cảm tạ về mọi thứ tất cả, kể cả quà phúc Ba Ngôi, một quà phúc mà con người thật bất xứng một cách đến buồn cười, một cách đến phi lý, một cách đến hoàn toàn hài hước để mà nhận lãnh. Người chó không nghĩ rằng khi đụng đến quà phúc Giáo Hội, thì lòng trung thành chẳng phải là huy hiệu hổ thẹn mà là dấu chứng danh dự.

Người mèo là người đảo mắt nhìn quanh một lượt cái đống vĩ đại ơn phúc trên đời để rồi hãnh diện kết luận: “mẹ kiếp, hẳn mình phải là trân châu bảo ngọc! Dù sao, đây cũng chỉ là điều mình đáng được! Hẳn Thiên Chúa cũng phải ghen tị với mình!”

Trong cộng dồng Công Giáo, người ta miêu tả thái độ đó bằng thuật ngữ “sở hữu” Giáo Hội. “Bọn ta mới là Giáo Hội” với ngụ ý Bọn Họ (tức những ai không chịu bất đồng với Huấn Quyền) Không Sở Hữu Giáo Hội, Bọn Nhân Dân Ta Mới Sở Hữu Giáo Hội.

Dưới hình thức cực đoan hơn, ta thấy có ý niệm cho rằng những thứ như đóng đinh, đau khổ và tội lỗi chỉ là những thuật ngữ đen tối của thời Trung Cổ do các giáo sĩ hận đời đặt để. Theo đường lối suy nghĩ này, lý do thực sự của Nhập Thể là Thiên Chúa muốn làm người chỉ là để cảm nghiệm những điều kỳ thú của chúng ta.

Thật ra chúng ta làm sao sở hữu được Giáo Hội. Những kẻ hay chết làm sao làm được điều đó. Giáo Hội là của Chúa Kitô, Đấng đã ban nó cho chúng ta vì chúng ta là những tạo vật đồi trụy đến độ đã đóng đinh Ngài vào thập giá chỉ để mua vui và rồi đứng gần đó mà nhạo cười Người khi Người sinh thì.

Ngài bị lôi cuốn xuống đây, chẳng phải vì những kỳ thú của chúng ta, nhưng chỉ vì Ngài là Tình Yêu, dù là yêu những tạo vật khốn nạn là chúng ta.

Dĩ nhiên, trên đời này, điều lạ lùng là một số người mèo đã tiệm tiến biến cải trở thành người chó xuyên qua diễn trình gọi là “thống hối”. Cũng thế, một số người chó vẫn đang trên đà tiệm tiến trở thành người mèo dưới tác động của nền văn hóa tiêu thụ của chúng ta. Bởi thế, Chúa dạy ta không được phán đoán. Những người bề ngoài có vẻ chó hơn hết, cả cái con người ở trong gương đây, bất cứ lúc nào cũng có thể đang có mặt trong diễn trình từ từ khép lòng mình đối với Thiên Chúa. Ngược lại, những người mèo đang phun ra đủ nhảm nhí đầy khoe khoang khoác lác về Tân Giáo Hội, rất có thể trong lúc này, đang hiểu ra nhu cầu mình cần đến Chúa Giêsu Kitô và cái trống rỗng của thứ văn hóa Tân Đại. Việc ấy kết cục ra sao vào ngày sắp xếp lịch sử vĩ đại thì chỉ có Chúa mới biết được.

Nhưng như C.S. Lewis từng nhận xét, cuối cùng, chỉ còn những người nói với Chúa “Ý Cha thể hiện” hay những người bị Chúa phán “ý bay được toại nguyện”.

Trong chiều hướng ấy, Đức Bênêđíctô quả là người chó hoàn toàn và là một mục tử tốt lành của đoàn chiên. Chẳng lạ gì người ta gọi ngài là “German Shepherd” (shepherd vừa có nghĩa mục tử, vừa chỉ giống chó người Việt thường gọi là chó bẹc-giê, chó chăn chiên)

Mozart Thần Học

Cũng trong chiều hướng dọn đường cho chuyến viếng thăm của Đức Bênêđíctô, tạp chí The National Catholic Register cũng có một bài của Brennan Pursell ví ngài như Mozart Thần Học, không những vì nét trong sáng và đơn sơ trong lối hành văn dù là để trình bầy những chủ đề khó nhá nhất. Nhưng còn là vì ngài thường viết và cho công bố một lèo.

Thực vậy, Mozart thường sáng tác trọn danh phẩm trong đầu rồi viết xuống một lúc. Đức Bênêđíctô cũng vậy, đã viết là viết một hơi trọn tác phẩm của mình. Một thứ thiên tài chẳng nhỏ.

Tại Sao Nước Mỹ Cần Đức Giáo Hoàng?

Đó là tựa đề một bài báo của linh mục Dwight Longenecker đăng trên tờ The National Catholic Register, cùng số các ngày 20-26 tháng Tư, 2008.

Theo tác giả, người Anh Giáo có chiếc “kiềng ba chân” để giải thích việc họ hiểu thẩm quyền trong giáo hội. Ba chân đó là Thánh Kinh, Thánh Truyền và Lý Lẽ Nhân Bản.

Thoạt nghe, xem ra đó quả là căn bản tốt để quyết đoán. Tuy nhiên, không có thẩm quyền đáng tin cậy bên ngoài, cả ba chân kia đều không vững.

Thánh Kinh tự nó có thể được sử dụng để chứng minh bất cứ điều gì. Cả hai phía đều có truyền thống giải thích bắt Thánh Kinh phải nghiêng về các kết luận do mình định trước. Giải thích Thánh Kinh vì thế tùy thuộc các giả thiết có trước.

Nếu bạn ủng hộ đồng tính luyến ái, bạn sẽ giải thích Thánh Kinh một chiều. Nếu bạn chống đối nó, bạn lại giải thích Thánh Kinh theo chiều khác. Hai chân kia cũng thế. Thánh Truyền và Lý Lẽ Nhân Bản phải là các lực lượng bên ngoài lên khuôn cho tâm trí tín hữu. Nhưng thực tế, tâm ấy đã được định mà trí ấy cũng đã được lên khuôn cả rồi. Nên Thánh Truyền được đào xới làm chứng cớ bênh vực cho nguyên cớ riêng của người ta, còn Lý Lẽ Nhân Bản được dùng như khí cụ thắng tranh luận, lèo lái chứng cớ, tăng sức nặng cho lý luận và bóp méo sự thật.

Kết quả không phải là kiềng ba chân nữa mà chỉ là cây gậy trò chơi lò so pogo stick cho thần học. Mỗi giáo phẩm, mỗi giám mục, mỗi thần học gia, mỗi linh mục đều ráng dùng pogo stich của mình để thắng cuộc đua. Ai cũng ráng nhẩy quanh để giữ thăng bằng, cố gắng đứng vững trên gậy đồng thời ráng tiến về phía trước để đo ván đối thủ.

Người Công Giáo hình như cũng không thoát được tình thế trên. Phe bảo thủ trình bầy đủ thứ chủ trương từ chủ thuyết Trống Tòa (sedevacantism: tòa Phêrô trống ngôi từ ngày Đức Piô XII qua đời) tới việc cổ vũ lòng sùng kính thời xưa, các chính nghĩa cực hữu và Thánh Lễ La Tinh. Phe tiến bộ thì cổ vũ đủ thứ từ quyền người đồng tính, linh mục phụ nữ, lý thuyết Mác-xít tới canh tân phụng vụ.

Cả hai bên đều là những người thành tâm, người cầu nguyện, tin mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thành thực tin rằng Thánh Kinh, Thánh Truyền, Lý Lẽ Nhân Bản đứng về phía mình. Không ai chịu nhận là mình đã sử dụng chúng như tài nguyên để chứng minh, làm tiền lệ quá khứ và lý lẽ nghe được để hỗ trợ cho lý lẽ đặc thù của mình. Cứ thế mà kình chống nhau, mà rút lui chờ thời, chờ hiệp sau hiệp tới.

Đó là lý do tại sao Giáo Hội ngày nay hết sức cần, không phải cái thứ kiềng ba chân, mà là Ngôi Tòa Phêrô. Ngôi tòa này có đến bốn chân: Thánh Kinh, Thánh Truyền, Lý Lẽ Nhân Bản và Sự Kiện, hay Lương Tri (Common Sense). Bên trên bốn chân đó là ghế ngồi (seat) mà cả bốn chân kia được ráp vào. Ghế ngồi đó chính là huấn quyền. Huấn quyền chính là thẩm quyền giảng dạy thống nhất, liên tục, sống động, phổ quát của Giáo Hội Công Giáo…

Để chứng tỏ cái Ghế Ngồi ấy không phải là món đồ bảo tàng viện, phải có người ngồi. Người ngồi ấy chính là Đức Giáo Hoàng, người kế vị của Phêrô. Thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng vượt trên mọi thứ tầm phào của mốt kiểu cá nhân, của thời gian và uy tín chính trị. Thẩm quyền ấy vượt trên các áp lực địa phương, khuynh hướng tri thức, thế lưỡng nan luân lý và các ý kiến xã hội chủ quan.

Bởi thế, khi Đức Giáo Hoàng tạm biệt Nước Mỹ sau cuộc viếng thăm vắn vỏi của ngài, nước Mỹ vẫn cần tới ngài. Chúng ta cần tới ngài vì ngài giúp ta vượt lên trên nước Mỹ. Ngài giúp ta hiểu ra rằng còn có điều gì đó lớn hơn chính chúng ta; điều gì đó còn lớn hơn cả đất nước vĩ đại này.
 
Top Stories
Address of His Holiness Benedict XVI to US. Bishops
+ Pope Benedict XVI
07:05 17/04/2008
ADDRESS OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI

National Shrine of the Immaculate Conception in Washington, D.C.

Wednesday, 16 April 2008


Dear Brother Bishops,

It gives me great joy to greet you today, at the start of my visit to this country, and I thank Cardinal George for the gracious words he has addressed to me on your behalf. I want to thank all of you, especially the Officers of the Episcopal Conference, for the hard work that has gone into the preparation of this visit. My grateful appreciation goes also to the staff and volunteers of the National Shrine, who have welcomed us here this evening. American Catholics are noted for their loyal devotion to the see of Peter. My pastoral visit here is an opportunity to strengthen further the bonds of communion that unite us. We began by celebrating Evening Prayer in this Basilica dedicated to the Immaculate Conception of the Blessed Virgin Mary, a shrine of special significance to American Catholics, right in the heart of your capital city. Gathered in prayer with Mary, Mother of Jesus, we lovingly commend to our heavenly Father the people of God in every part of the United States.

For the Catholic communities of Boston, New York, Philadelphia and Louisville, this is a year of particular celebration, as it marks the bicentenary of the establishment of these local Churches as Dioceses. I join you in giving thanks for the many graces granted to the Church there during these two centuries. As this year also marks the bicentenary of the elevation of the founding see of Baltimore to an Archdiocese, it gives me an opportunity to recall with admiration and gratitude the life and ministry of John Carroll, the first Bishop of Baltimore – a worthy leader of the Catholic community in your newly independent nation. His tireless efforts to spread the Gospel in the vast territory under his care laid the foundations for the ecclesial life of your country and enabled the Church in America to grow to maturity. Today the Catholic community you serve is one of the largest in the world, and one of the most influential. How important it is, then, to let your light so shine before your fellow citizens and before the world, “that they may see your good works and give glory to your Father who is in heaven” (Mt 5:16).

Many of the people to whom John Carroll and his fellow Bishops were ministering two centuries ago had travelled from distant lands. The diversity of their origins is reflected in the rich variety of ecclesial life in present-day America. Brother Bishops, I want to encourage you and your communities to continue to welcome the immigrants who join your ranks today, to share their joys and hopes, to support them in their sorrows and trials, and to help them flourish in their new home. This, indeed, is what your fellow countrymen have done for generations. From the beginning, they have opened their doors to the tired, the poor, the “huddled masses yearning to breathe free” (cf. Sonnet inscribed on the Statue of Liberty ). These are the people whom America has made her own.

Of those who came to build a new life here, many were able to make good use of the resources and opportunities that they found, and to attain a high level of prosperity. Indeed, the people of this country are known for their great vitality and creativity. They are also known for their generosity. After the attack on the Twin Towers in September 2001, and again after Hurricane Katrina in 2005, Americans displayed their readiness to come to the aid of their brothers and sisters in need. On the international level, the contribution made by the people of America to relief and rescue operations after the tsunami of December 2004 is a further illustration of this compassion. Let me express my particular appreciation for the many forms of humanitarian assistance provided by American Catholics through Catholic Charities and other agencies. Their generosity has borne fruit in the care shown to the poor and needy, and in the energy that has gone into building the nationwide network of Catholic parishes, hospitals, schools and universities. All of this gives great cause for thanksgiving.

America is also a land of great faith. Your people are remarkable for their religious fervor and they take pride in belonging to a worshipping community. They have confidence in God, and they do not hesitate to bring moral arguments rooted in biblical faith into their public discourse. Respect for freedom of religion is deeply ingrained in the American consciousness – a fact which has contributed to this country’s attraction for generations of immigrants, seeking a home where they can worship freely in accordance with their beliefs.

In this connection, I happily acknowledge the presence among you of Bishops from all the venerable Eastern Churches in communion with the Successor of Peter, whom I greet with special joy. Dear Brothers, I ask you to assure your communities of my deep affection and my continued prayers, both for them and for the many brothers and sisters who remain in their land of origin. Your presence here is a reminder of the courageous witness to Christ of so many members of your communities, often amid suffering, in their respective homelands. It is also a great enrichment of the ecclesial life of America, giving vivid expression to the Church’s catholicity and the variety of her liturgical and spiritual traditions.

It is in this fertile soil, nourished from so many different sources, that all of you, Brother Bishops, are called to sow the seeds of the Gospel today. This leads me to ask how, in the twenty-first century, a bishop can best fulfill the call to “make all things new in Christ, our hope”? How can he lead his people to “an encounter with the living God”, the source of that life-transforming hope of which the Gospel speaks (cf. Spe Salvi, 4)? Perhaps he needs to begin by clearing away some of the barriers to such an encounter. While it is true that this country is marked by a genuinely religious spirit, the subtle influence of secularism can nevertheless color the way people allow their faith to influence their behavior. Is it consistent to profess our beliefs in church on Sunday, and then during the week to promote business practices or medical procedures contrary to those beliefs? Is it consistent for practicing Catholics to ignore or exploit the poor and the marginalized, to promote sexual behavior contrary to Catholic moral teaching, or to adopt positions that contradict the right to life of every human being from conception to natural death? Any tendency to treat religion as a private matter must be resisted. Only when their faith permeates every aspect of their lives do Christians become truly open to the transforming power of the Gospel.

For an affluent society, a further obstacle to an encounter with the living God lies in the subtle influence of materialism, which can all too easily focus the attention on the hundredfold, which God promises now in this time, at the expense of the eternal life which he promises in the age to come (cf. Mk 10:30). People today need to be reminded of the ultimate purpose of their lives. They need to recognize that implanted within them is a deep thirst for God. They need to be given opportunities to drink from the wells of his infinite love. It is easy to be entranced by the almost unlimited possibilities that science and technology place before us; it is easy to make the mistake of thinking we can obtain by our own efforts the fulfillment of our deepest needs. This is an illusion. Without God, who alone bestows upon us what we by ourselves cannot attain (cf. Spe Salvi, 31), our lives are ultimately empty. People need to be constantly reminded to cultivate a relationship with him who came that we might have life in abundance (cf. Jn 10:10). The goal of all our pastoral and catechetical work, the object of our preaching, and the focus of our sacramental ministry should be to help people establish and nurture that living relationship with “Christ Jesus, our hope” (1 Tim 1:1).

In a society which values personal freedom and autonomy, it is easy to lose sight of our dependence on others as well as the responsibilities that we bear towards them. This emphasis on individualism has even affected the Church (cf. Spe Salvi, 13-15), giving rise to a form of piety which sometimes emphasizes our private relationship with God at the expense of our calling to be members of a redeemed community. Yet from the beginning, God saw that “it is not good for man to be alone” (Gen 2:18). We were created as social beings who find fulfillment only in love – for God and for our neighbor. If we are truly to gaze upon him who is the source of our joy, we need to do so as members of the people of God (cf. Spe Salvi , 14). If this seems counter-cultural, that is simply further evidence of the urgent need for a renewed evangelization of culture.

Here in America, you are blessed with a Catholic laity of considerable cultural diversity, who place their wide-ranging gifts at the service of the Church and of society at large. They look to you to offer them encouragement, leadership and direction. In an age that is saturated with information, the importance of providing sound formation in the faith cannot be overstated. American Catholics have traditionally placed a high value on religious education, both in schools and in the context of adult formation programs. These need to be maintained and expanded. The many generous men and women who devote themselves to charitable activity need to be helped to renew their dedication through a “formation of the heart”: an “encounter with God in Christ which awakens their love and opens their spirits to others” (Deus Caritas Est, 31). At a time when advances in medical science bring new hope to many, they also give rise to previously unimagined ethical challenges. This makes it more important than ever to offer thorough formation in the Church’s moral teaching to Catholics engaged in health care. Wise guidance is needed in all these apostolates, so that they may bear abundant fruit; if they are truly to promote the integral good of the human person, they too need to be made new in Christ our hope.

As preachers of the Gospel and leaders of the Catholic community, you are also called to participate in the exchange of ideas in the public square, helping to shape cultural attitudes. In a context where free speech is valued, and where vigorous and honest debate is encouraged, yours is a respected voice that has much to offer to the discussion of the pressing social and moral questions of the day. By ensuring that the Gospel is clearly heard, you not only form the people of your own community, but in view of the global reach of mass communication, you help to spread the message of Christian hope throughout the world.

Clearly, the Church’s influence on public debate takes place on many different levels. In the United States, as elsewhere, there is much current and proposed legislation that gives cause for concern from the point of view of morality, and the Catholic community, under your guidance, needs to offer a clear and united witness on such matters. Even more important, though, is the gradual opening of the minds and hearts of the wider community to moral truth. Here much remains to be done. Crucial in this regard is the role of the lay faithful to act as a “leaven” in society. Yet it cannot be assumed that all Catholic citizens think in harmony with the Church’s teaching on today’s key ethical questions. Once again, it falls to you to ensure that the moral formation provided at every level of ecclesial life reflects the authentic teaching of the Gospel of life.

In this regard, a matter of deep concern to us all is the state of the family within society. Indeed, Cardinal George mentioned earlier that you have included the strengthening of marriage and family life among the priorities for your attention over the next few years. In this year’s World Day of Peace Message I spoke of the essential contribution that healthy family life makes to peace within and between nations. In the family home we experience “some of the fundamental elements of peace: justice and love between brothers and sisters, the role of authority expressed by parents, loving concern for the members who are weaker because of youth, sickness or old age, mutual help in the necessities of life, readiness to accept others and, if necessary, to forgive them” (no. 3). The family is also the primary place for evangelization, for passing on the faith, for helping young people to appreciate the importance of religious practice and Sunday observance. How can we not be dismayed as we observe the sharp decline of the family as a basic element of Church and society? Divorce and infidelity have increased, and many young men and women are choosing to postpone marriage or to forego it altogether. To some young Catholics, the sacramental bond of marriage seems scarcely distinguishable from a civil bond, or even a purely informal and open-ended arrangement to live with another person. Hence we have an alarming decrease in the number of Catholic marriages in the United States together with an increase in cohabitation, in which the Christ-like mutual self-giving of spouses, sealed by a public promise to live out the demands of an indissoluble lifelong commitment, is simply absent. In such circumstances, children are denied the secure environment that they need in order truly to flourish as human beings, and society is denied the stable building blocks which it requires if the cohesion and moral focus of the community are to be maintained.

As my predecessor, Pope John Paul II taught, “The person principally responsible in the Diocese for the pastoral care of the family is the Bishop.. . he must devote to it personal interest, care, time, personnel and resources, but above all personal support for the families and for all those who … assist him in the pastoral care of the family” (Familiaris Consortio, 73). It is your task to proclaim boldly the arguments from faith and reason in favor of the institution of marriage, understood as a lifelong commitment between a man and a woman, open to the transmission of life. This message should resonate with people today, because it is essentially an unconditional and unreserved “yes” to life, a “yes” to love, and a “yes” to the aspirations at the heart of our common humanity, as we strive to fulfill our deep yearning for intimacy with others and with the Lord.

Among the countersigns to the Gospel of life found in America and elsewhere is one that causes deep shame: the sexual abuse of minors. Many of you have spoken to me of the enormous pain that your communities have suffered when clerics have betrayed their priestly obligations and duties by such gravely immoral behavior. As you strive to eliminate this evil wherever it occurs, you may be assured of the prayerful support of God’s people throughout the world. Rightly, you attach priority to showing compassion and care to the victims. It is your God-given responsibility as pastors to bind up the wounds caused by every breach of trust, to foster healing, to promote reconciliation and to reach out with loving concern to those so seriously wronged.

Responding to this situation has not been easy and, as the President of your Episcopal Conference has indicated, it was “sometimes very badly handled”. Now that the scale and gravity of the problem is more clearly understood, you have been able to adopt more focused remedial and disciplinary measures and to promote a safe environment that gives greater protection to young people. While it must be remembered that the overwhelming majority of clergy and religious in America do outstanding work in bringing the liberating message of the Gospel to the people entrusted to their care, it is vitally important that the vulnerable always be shielded from those who would cause harm. In this regard, your efforts to heal and protect are bearing great fruit not only for those directly under your pastoral care, but for all of society.

If they are to achieve their full purpose, however, the policies and programs you have adopted need to be placed in a wider context. Children deserve to grow up with a healthy understanding of sexuality and its proper place in human relationships. They should be spared the degrading manifestations and the crude manipulation of sexuality so prevalent today. They have a right to be educated in authentic moral values rooted in the dignity of the human person. This brings us back to our consideration of the centrality of the family and the need to promote the Gospel of life. What does it mean to speak of child protection when pornography and violence can be viewed in so many homes through media widely available today? We need to reassess urgently the values underpinning society, so that a sound moral formation can be offered to young people and adults alike. All have a part to play in this task – not only parents, religious leaders, teachers and catechists, but the media and entertainment industries as well. Indeed, every member of society can contribute to this moral renewal and benefit from it. Truly caring about young people and the future of our civilization means recognizing our responsibility to promote and live by the authentic moral values which alone enable the human person to flourish. It falls to you, as pastors modelled upon Christ, the Good Shepherd, to proclaim this message loud and clear, and thus to address the sin of abuse within the wider context of sexual mores. Moreover, by acknowledging and confronting the problem when it occurs in an ecclesial setting, you can give a lead to others, since this scourge is found not only within your Dioceses, but in every sector of society. It calls for a determined, collective response.

Priests, too, need your guidance and closeness during this difficult time. They have experienced shame over what has occurred, and there are those who feel they have lost some of the trust and esteem they once enjoyed. Not a few are experiencing a closeness to Christ in his Passion as they struggle to come to terms with the consequences of the crisis. The Bishop, as father, brother and friend of his priests, can help them to draw spiritual fruit from this union with Christ by making them aware of the Lord’s consoling presence in the midst of their suffering, and by encouraging them to walk with the Lord along the path of hope (cf. Spe Salvi, 39). As Pope John Paul II observed six years ago, “we must be confident that this time of trial will bring a purification of the entire Catholic community”, leading to “a holier priesthood, a holier episcopate and a holier Church” (Address to the Cardinals of the United States , 23 April 2002, 4). There are many signs that, during the intervening period, such purification has indeed been taking place. Christ’s abiding presence in the midst of our suffering is gradually transforming our darkness into light: all things are indeed being made new in Christ Jesus our hope.

At this stage a vital part of your task is to strengthen relationships with your clergy, especially in those cases where tension has arisen between priests and their bishops in the wake of the crisis. It is important that you continue to show them your concern, to support them, and to lead by example. In this way you will surely help them to encounter the living God, and point them towards the life-transforming hope of which the Gospel speaks. If you yourselves live in a manner closely configured to Christ, the Good Shepherd, who laid down his life for his sheep, you will inspire your brother priests to rededicate themselves to the service of their flocks with Christ-like generosity. Indeed a clearer focus upon the imitation of Christ in holiness of life is exactly what is needed in order for us to move forward. We need to rediscover the joy of living a Christ-centred life, cultivating the virtues, and immersing ourselves in prayer. When the faithful know that their pastor is a man who prays and who dedicates his life to serving them, they respond with warmth and affection which nourishes and sustains the life of the whole community.

Time spent in prayer is never wasted, however urgent the duties that press upon us from every side. Adoration of Christ our Lord in the Blessed Sacrament prolongs and intensifies the union with him that is established through the Eucharistic celebration (cf. Sacramentum Caritatis, 66). Contemplation of the mysteries of the Rosary releases all their saving power and it conforms, unites and consecrates us to Jesus Christ (cf. Rosarium Virginis Mariae , 11, 15). Fidelity to the Liturgy of the Hours ensures that the whole of our day is sanctified and it continually reminds us of the need to remain focused on doing God’s work, however many pressures and distractions may arise from the task at hand. Thus our devotion helps us to speak and act in persona Christi, to teach, govern and sanctify the faithful in the name of Jesus, to bring his reconciliation, his healing and his love to all his beloved brothers and sisters. This radical configuration to Christ, the Good Shepherd, lies at the heart of our pastoral ministry, and if we open ourselves through prayer to the power of the Spirit, he will give us the gifts we need to carry out our daunting task, so that we need never “be anxious how to speak or what to say” (Mt 10:19).

As I conclude my words to you this evening, I commend the Church in your country most particularly to the maternal care and intercession of Mary Immaculate, Patroness of the United States. May she who carried within her womb the hope of all the nations intercede for the people of this country, so that all may be made new in Jesus Christ her Son. My dear Brother Bishops, I assure each of you here present of my deep friendship and my participation in your pastoral concerns. To all of you, and to your clergy, religious and lay faithful, I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of joy and peace in the Risen Lord.

© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
 
Homily during the celebration of Holy Mass at the Washington Nationals Stadium (April 17, 2008)
+ Pope Benedict XVI
16:28 17/04/2008
Washington Nationals Stadium

Thursday, 17 April 2008


Dear Brothers and Sisters in Christ,

“Peace be with you!” (Jn 20:19). With these, the first words of the Risen Lord to his disciples, I greet all of you in the joy of this Easter season. Before all else, I thank God for the blessing of being in your midst. I am particularly grateful to Archbishop Wuerl for his kind words of welcome.

Our Mass today brings the Church in the United States back to its roots in nearby Maryland, and commemorates the bicentennial of the first chapter of its remarkable growth – the division by my predecessor, Pope Pius VII, of the original Diocese of Baltimore and the establishment of the Dioceses of Boston, Bardstown (now Louisville), New York and Philadelphia. Two hundred years later, the Church in America can rightfully praise the accomplishment of past generations in bringing together widely differing immigrant groups within the unity of the Catholic faith and in a common commitment to the spread of the Gospel. At the same time, conscious of its rich diversity, the Catholic community in this country has come to appreciate ever more fully the importance of each individual and group offering its own particular gifts to the whole. The Church in the United States is now called to look to the future, firmly grounded in the faith passed on by previous generations, and ready to meet new challenges – challenges no less demanding than those faced by your forebears – with the hope born of God’s love, poured into our hearts by the Holy Spirit (cf. Rom 5:5).

In the exercise of my ministry as the Successor of Peter, I have come to America to confirm you, my brothers and sisters, in the faith of the Apostles (cf. Lk 22:32). I have come to proclaim anew, as Peter proclaimed on the day of Pentecost, that Jesus Christ is Lord and Messiah, risen from the dead, seated in glory at the right hand of the Father, and established as judge of the living and the dead (cf. Acts 2:14ff.). I have come to repeat the Apostle’s urgent call to conversion and the forgiveness of sins, and to implore from the Lord a new outpouring of the Holy Spirit upon the Church in this country. As we have heard throughout this Easter season, the Church was born of the Spirit’s gift of repentance and faith in the risen Lord. In every age she is impelled by the same Spirit to bring to men and women of every race, language and people (cf. Rev 5:9) the good news of our reconciliation with God in Christ.

The readings of today’s Mass invite us to consider the growth of the Church in America as one chapter in the greater story of the Church’s expansion following the descent of the Holy Spirit at Pentecost. In those readings we see the inseparable link between the risen Lord, the gift of the Spirit for the forgiveness of sins, and the mystery of the Church. Christ established his Church on the foundation of the Apostles (cf. Rev 21:14) as a visible, structured community which is at the same time a spiritual communion, a mystical body enlivened by the Spirit’s manifold gifts, and the sacrament of salvation for all humanity (cf. Lumen Gentium, 8). In every time and place, the Church is called to grow in unity through constant conversion to Christ, whose saving work is proclaimed by the Successors of the Apostles and celebrated in the sacraments. This unity, in turn, gives rise to an unceasing missionary outreach, as the Spirit spurs believers to proclaim “the great works of God” and to invite all people to enter the community of those saved by the blood of Christ and granted new life in his Spirit.

I pray, then, that this significant anniversary in the life of the Church in the United States, and the presence of the Successor of Peter in your midst, will be an occasion for all Catholics to reaffirm their unity in the apostolic faith, to offer their contemporaries a convincing account of the hope which inspires them (cf. 1 Pet 3:15), and to be renewed in missionary zeal for the extension of God’s Kingdom.

The world needs this witness! Who can deny that the present moment is a crossroads, not only for the Church in America but also for society as a whole? It is a time of great promise, as we see the human family in many ways drawing closer together and becoming ever more interdependent. Yet at the same time we see clear signs of a disturbing breakdown in the very foundations of society: signs of alienation, anger and polarization on the part of many of our contemporaries; increased violence; a weakening of the moral sense; a coarsening of social relations; and a growing forgetfulness of Christ and God. The Church, too, sees signs of immense promise in her many strong parishes and vital movements, in the enthusiasm for the faith shown by so many young people, in the number of those who each year embrace the Catholic faith, and in a greater interest in prayer and catechesis. At the same time she senses, often painfully, the presence of division and polarization in her midst, as well as the troubling realization that many of the baptized, rather than acting as a spiritual leaven in the world, are inclined to embrace attitudes contrary to the truth of the Gospel.

“Lord, send out your Spirit, and renew the face of the earth!” (cf. Ps 104:30). The words of today’s Responsorial Psalm are a prayer which rises up from the heart of the Church in every time and place. They remind us that the Holy Spirit has been poured out as the first fruits of a new creation, “new heavens and a new earth” (cf. 2 Pet 3:13; Rev 21:1), in which God’s peace will reign and the human family will be reconciled in justice and love. We have heard Saint Paul tell us that all creation is even now “groaning” in expectation of that true freedom which is God’s gift to his children (Rom 8:21-22), a freedom which enables us to live in conformity to his will. Today let us pray fervently that the Church in America will be renewed in that same Spirit, and sustained in her mission of proclaiming the Gospel to a world that longs for genuine freedom (cf. Jn 8:32), authentic happiness, and the fulfillment of its deepest aspirations!

Here I wish to offer a special word of gratitude and encouragment to all those who have taken up the challenge of the Second Vatican Council, so often reiterated by Pope John Paul II, and committed their lives to the new evangelization. I thank my brother Bishops, priests and deacons, men and women religious, parents, teachers and catechists. The fidelity and courage with which the Church in this country will respond to the challenges raised by an increasingly secular and materialistic culture will depend in large part upon your own fidelity in handing on the treasure of our Catholic faith. Young people need to be helped to discern the path that leads to true freedom: the path of a sincere and generous imitation of Christ, the path of commitment to justice and peace. Much progress has been made in developing solid programs of catechesis, yet so much more remains to be done in forming the hearts and minds of the young in knowledge and love of the Lord. The challenges confronting us require a comprehensive and sound instruction in the truths of the faith. But they also call for cultivating a mindset, an intellectual “culture”, which is genuinely Catholic, confident in the profound harmony of faith and reason, and prepared to bring the richness of faith’s vision to bear on the urgent issues which affect the future of American society.

Dear friends, my visit to the United States is meant to be a witness to “Christ our Hope”. Americans have always been a people of hope: your ancestors came to this country with the expectation of finding new freedom and opportunity, while the vastness of the unexplored wilderness inspired in them the hope of being able to start completely anew, building a new nation on new foundations. To be sure, this promise was not experienced by all the inhabitants of this land; one thinks of the injustices endured by the native American peoples and by those brought here forcibly from Africa as slaves. Yet hope, hope for the future, is very much a part of the American character. And the Christian virtue of hope – the hope poured into our hearts by the Holy Spirit, the hope which supernaturally purifies and corrects our aspirations by focusing them on the Lord and his saving plan – that hope has also marked, and continues to mark, the life of the Catholic community in this country.

It is in the context of this hope born of God’s love and fidelity that I acknowledge the pain which the Church in America has experienced as a result of the sexual abuse of minors. No words of mine could describe the pain and harm inflicted by such abuse. It is important that those who have suffered be given loving pastoral attention. Nor can I adequately describe the damage that has occurred within the community of the Church. Great efforts have already been made to deal honestly and fairly with this tragic situation, and to ensure that children – whom our Lord loves so deeply (cf. Mk 10:14), and who are our greatest treasure – can grow up in a safe environment. These efforts to protect children must continue. Yesterday I spoke with your Bishops about this. Today I encourage each of you to do what you can to foster healing and reconciliation, and to assist those who have been hurt. Also, I ask you to love your priests, and to affirm them in the excellent work that they do. And above all, pray that the Holy Spirit will pour out his gifts upon the Church, the gifts that lead to conversion, forgiveness and growth in holiness.

Saint Paul speaks, as we heard in the second reading, of a kind of prayer which arises from the depths of our hearts in sighs too deep for words, in “groanings” (Rom 8:26) inspired by the Spirit. This is a prayer which yearns, in the midst of chastisement, for the fulfillment of God’s promises. It is a prayer of unfailing hope, but also one of patient endurance and, often, accompanied by suffering for the truth. Through this prayer, we share in the mystery of Christ’s own weakness and suffering, while trusting firmly in the victory of his Cross. With this prayer, may the Church in America embrace ever more fully the way of conversion and fidelity to the demands of the Gospel. And may all Catholics experience the consolation of hope, and the Spirit’s gifts of joy and strength.

In today’s Gospel, the risen Lord bestows the gift of the Holy Spirit upon the Apostles and grants them the authority to forgive sins. Through the surpassing power of Christ’s grace, entrusted to frail human ministers, the Church is constantly reborn and each of us is given the hope of a new beginning. Let us trust in the Spirit’s power to inspire conversion, to heal every wound, to overcome every division, and to inspire new life and freedom. How much we need these gifts! And how close at hand they are, particularly in the sacrament of Penance! The liberating power of this sacrament, in which our honest confession of sin is met by God’s merciful word of pardon and peace, needs to be rediscovered and reappropriated by every Catholic. To a great extent, the renewal of the Church in America and throughout the world depends on the renewal of the practice of Penance and the growth in holiness which that sacrament both inspires and accomplishes.

“In hope we were saved!” (Rom 8:24).” As the Church in the United States gives thanks for the blessings of the past two hundred years, I invite you, your families, and every parish and religious community, to trust in the power of grace to create a future of promise for God’s people in this country. I ask you, in the Lord Jesus, to set aside all division and to work with joy to prepare a way for him, in fidelity to his word and in constant conversion to his will. Above all, I urge you to continue to be a leaven of evangelical hope in American society, striving to bring the light and truth of the Gospel to the task of building an ever more just and free world for generations yet to come.

Those who have hope must live different lives! (cf. Spe Salvi, 2). By your prayers, by the witness of your faith, by the fruitfulness of your charity, may you point the way towards that vast horizon of hope which God is even now opening up to his Church, and indeed to all humanity: the vision of a world reconciled and renewed in Christ Jesus, our Savior. To him be all honor and glory, now and forever. Amen!

* * * * *

Queridos hermanos y hermanas de lengua espađola:

Deseo saludarles con las mismas palabras que Cristo Resucitado dirigiĩ a los apĩstoles: “Paz a ustedes” (Jn 20,19). Que la alegría de saber que el Seđor ha triunfado sobre la muerte y el pecado les ayude a ser, all donde se encuentren, testigos de su amor y sembradores de la esperanza que l vino a traernos y que jams defrauda.

No se dejen vencer por el pesimismo, la inercia o los problemas. Antes bien, fieles a los compromisos que adquirieron en su bautismo, profundicen cada día en el conocimiento de Cristo y permitan que su corazĩn quede conquistado por su amor y por su perdĩn.

La Iglesia en los Estados Unidos, acogiendo en su seno a tantos de sus hijos emigrantes, ha ido creciendo gracias tambin a la vitalidad del testimonio de fe de los fieles de lengua espađola. Por eso, el Seđor les llama a seguir contribuyendo al futuro de la Iglesia en este País y a la difusiĩn del Evangelio. Sĩlo si estn unidos a Cristo y entre ustedes, su testimonio evangelizador ser creíble y florecer en copiosos frutos de paz y reconciliaciĩn en medio de un mundo muchas veces marcado por divisiones y enfrentamientos.

La Iglesia espera mucho de ustedes. No la defrauden en su donaciĩn generosa. “Lo que han recibido gratis, denlo gratis” (Mt 10,8). Amen!

© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trao cả con tim
Lm. Trần Cao Tường
12:49 17/04/2008

TRAO CẢ CON TIM



Ảnh của Cao Tường

Đôi mắt con không thấy ánh mặt trời

Nhưng với con cuộc đời đầy nắng ấm

Bởi quanh con đã có những bàn tay

Trao cả con tim, xiết chặt tình người.

(Thơ Vũ Thủy, Cô gái mù với ly cà-phê trắng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền