Ngày 16-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:12 16/04/2014
THẰN LẰN NHỎ MƯỢN CÁI ĐUÔI
N2T

Thằn lằn con bò trên góc tường để bắt muỗi, đột nhiên có một con rắn cắn cái đuôi của nó, thằn lằn con hét lên một tiếng, nói ra thật kỳ, cái đuôi của nó tự nhiên đứt rời, cái đuôi đứt ra nhưng vẫn còn động đậy làm con rắn chú ý, thằn lằn con nhân lúc ấy tháo chạy, trong bụng nó nghĩ: “Không có cái đuôi thật khó nhìn, thật không đẹp chút nào, mình phải kiếm người mượn cái đuôi mới được.”
Thằn lằn con bò bên bờ hồ, nó nhìn thấy con cá vẫy đuôi tung tăng bơi lội trong nước, thế là thằn lằn con phấn chấn nói:
- “Chị cá, chị cho em mượn cái đuôi của chị được không ?”
- “Cái đuôi của chị dùng để rẽ nước giúp chị bơi được trong nước, sao lại cho em mượn được chứ ?”

Thằn lằn con thật bất đắc dĩ, chỉ biết tiếp tục bò lên phía trước, thằn lằn con bò lên cây, cúi đầu nhìn xuống thì thấy một con bò đang vẫy vẫy đuôi gặm cỏ, thằn lằn con rất vui lớn tiếng nói:
- “Ông ngưu, ông có thể cho cháu mượn cái đuôi của ông được không ?”
- “Không được, cái đuôi của ông dùng để đuổi ruồi mà.”

Thằn lằn con lại tiếp tục bò lên phía trước, nhìn thấy chim yến đang vẫy qua vẫy lại cái đuôi bay trên không trung, thằn lằn con nói:
- “Dì yến, dì có thể cho cháu mượn cái đuôi của dì được không ?”
- “Xin lỗi thằn lằn nhỏ nhé, cái đuôi của dì là dùng để cầm giữ phương hướng đó.”

Thằn lằn con không mượn được cái đuôi, trở về nhà lòng đau vô hạn, khóc kể cho mẹ nghe chuyện đi mượn cái đuôi của mình. Mẹ mĩm cười nói với thằn lằn con:
- “Con ngốc của mẹ, con nhìn sau lưng con xem nào.”
Thằn lằn con quay mặt nhìn sau lưng, vui mừng hét lớn:
- “Con lại mọc ra cái đuôi mới nè.”

Suy tư:
Tinh thần của trẻ con không như người lớn, chúng nó dễ hoang mang khi thân thể mình thiếu cái này mất cái nọ, chúng nó dễ dàng bị mặc cảm khi thấy mình không có thứ này thứ kia như bạn bè, do đó mà những người làm cha làm mẹ phải biết cách khuyến khích khi dạy dỗ con cái.
Trẻ con cái là quà tặng của Thiên Chúa ban cho cha mẹ, do đó tình yêu của cha mẹ dành cho con cái thì không ai có thể sánh bằng, cho nên mới có câu: công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vì con cái là quà tặng của Thiên Chúa nên nó cũng khác với những quà tặng của thế gian, do đó mà cha mẹ cần phải dạy dỗ và nuôi nấng chúng nó cho nên người tốt. Đó chính là sự cảm tạ của cha mẹ đối với Thiên Chúa vậy.

Lời cho phụ huynh:
Dạy con cái khi chúng nó gặp nguy hiểm thì trước hết phải nhắc nhở chúng nó bình tĩnh, thân phận là cha mẹ nguyên tắc quan trọng khi nuôi nấng dạy dỗ con cái thì vẫn là giữ tinh thần ổn định.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:18 16/04/2014
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
N2T

Tin mừng : Ga 13, 1-15.
“Đức Giê-su yêu họ đến cùng”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ và muôn đời cảm tạ chúc tụng tình yêu của Thiên Chúa –qua Đức Chúa Giê-su- đã dành cho nhân loại tội lỗi, đáng ghi nhớ là vì hôm nay Giáo Hội kỷ niệm Đức Chúa Giê-su lập bí tích Truyền Chức Thánh và bí tích Thánh Thể, hai bí tích cao quý để chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại. Trong tâm tình đó, tôi xin chia sẻ với anh chị em ba nét chấm phá về linh mục.

Yêu thương, phục vụ làm nên Linh Mục
Một hôm, hoa sen ấm ức hỏi Chúa tạo vật:
- “Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, đem bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?”
Chúa tạo vật trả lời :
- “Ta muốn con không oán trách” (1) .

Hoa sen đã đem tất cả những gì có trên than mình để phục vụ con người, nó đã cống hiến tất cả cho con người chẳng để lại điều gì, vậy mà Đấng tạo hóa muốn nó khiêm tốn hơn nữa, tức là không oán trách.

Linh mục chính là hoa sen giữa xã hội này, các ngài được chọn là để đem sức lực trí óc của mình để phục vụ tha nhân mà không oán trách, như Đức Chúa Giê-su khi bị đóng đinh trên thập giá mà không hề oán trách nhân loại tội lỗi, lại còn xin Cha tha tội cho họ nữa.

Linh mục là người được chọn để làm những gì mà Đức Chúa Giê-su đã làm khi còn ở thế gian, đó là thực hiện ý Cha trên trời bằng việc hiến tế đời mình, là yêu thương và phục vụ tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là một vinh dự cao quý cho người được chọn và là sự hạnh phúc cho nhân loại, là cốt lõi và là mục đích của đời linh mục, nếu không làm được như thế thì linh mục chỉ là một chức vụ không hơn không kém, mà đã là chức vụ thì không thể nói phục vụ anh em như chính mình, và cũng không thể nói yêu thương tha nhân như chính bản thân mình.

Linh mục được chọn để tha thứ như Đức Chúa Giê-su đã tha thứ cho nhân loại; linh mục được chọn để giơ tay chúc lành cho mọi người như Đức Chúa Giê-su đã làm; linh mục được chọn để ra đi tìm chiên lạc như Đức Chúa Giê-su đã làm...

Linh mục làm lại việc Đức Chúa Giê-su đã làm, đó là bôn ba khắp miền Ga-li-lê-a để rao giảng tin mừng Nước Trời, chứ không ngồi ở trong hội đường để phán bảo và sai khiến; đó là thâu đem cầu nguyện với Cha trên trời sau một ngày mệt mỏi vì phần rỗi đời đời của mọi người, chứ không phải tự cho mình thỏa mãn nghĩ ngơi vì phục vụ quá nhiều.

Có những lúc tôi phục vụ giáo dân trong giáo xứ của tôi với tinh thần vô vị lợi thì ít, mà tinh thần vụ lợi thì nhiều, cái vụ lợi ấy đã làm cho tôi chỉ thấy mình cống hiến quá nhiều công lao sức lực cho Giáo Hội, giáo xứ, mà không nghĩ đến giáo dân cũng đã ngậm đắng nuốt cay vì những hách dịch phách lối và kiêu căng của tôi; và cũng có rất nhiều lần tôi tự thỏa mãn với chính mình vì được làm linh mục, được chỉ huy người khác, được cống hiến cho Giáo Hội, cho nên khi có người góp ý phê bình cho tôi, thì tôi than thở với Đức Chúa Giê-su: “Chúa ạ, con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì, vậy mà họ cũng nói thế này thế nọ với con...”

Không oán trách, đó là việc làm của Đức Chúa Giê-su khi Ngài bị chính những người mà Ngài đã thi ân giáng phúc vu không tố cáo Ngài, và cuối cùng đóng đinh Ngài chết trên cây thập giá; Không oán trách là thái độ của người lãnh đạo các linh hồn mà Thiên Chúa đã trao cho họ coi sóc, đó cũng là biểu hiện một tâm hồn tràn đầy yêu thương của một mục tử nhân lành học theo gương của Đức Chúa Giê-su.

Anh chị em thân mến,
Hôm nay trong thánh lễ này, anh chị em đã thấy cha sở của anh chị em cúi xuống rửa chân cho những người đại diện các anh chị em trong giáo xứ, thật cảm động, vì đó là mục đích của đời linh mục: phục vụ và yêu thương. Nhưng trong mắt của các anh chị em vẫn còn thấy có những linh mục bất xứng, những linh mục chỉ biết mình và mong được giáo dân phục vụ và kính trọng, hơn là phục vụ và kính trọng giáo dân

Trong tâm tình yêu thương ấy, xin anh chị em cầu nguyện và tha thứ cho tôi và những linh mục khác cũng là mục tử của anh chị em, được noi gương Đức Chúa Giê-su phục vụ đến quên mình mà không oán trách, không than vãn và luôn trở thành nơi yêu thương và bình an của anh chị em.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:24 16/04/2014
N2T


14. Phàm dùng con mắt xác thịt để nhìn thấy nơi thân xác của Đức Chúa Giê-su chúng ta, mà không dùng ánh mắt tâm linh -theo ơn soi sáng của Thánh Thần- từ nơi tính Thiên Chúa mà nhìn Đức Chúa Giê-su, và quyết không tin Ngài là Thánh Tử của Thiên Chúa, thì phải bị trừng phạt trong hỏa ngục.

(Thánh Francis of Assisi)

-----------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tròn Lời Kinh Thánh
Lm Vũđình Tường
05:15 16/04/2014
Cha ông chúng ta có thời ngày đêm mong chờ đợi Đấng Cứu Thế xuất hiện. Đợi chờ vì họ tin Đấng Cứu Thế đến giải thoát họ khỏi đời sống nôlệ, sự dữ do tội lỗi tạo nên. Đấng Cứu Thế không xuất hiện sớm như họ mong chờ và họ đã ra đi trước khi Đấng Cứu Thế xuất hiện.

Đấng Cứu Thế xuất hiện qua Con Một Thiên Chúa là Đức Kitô, mặc thân phận con người như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế mang lại niềm vui cho nhiều người và cũng mang lại thất vọng lớn lao. Lí do thật đơn giản bởi cách Ngài xuất hiện không đáp ứng những điều người ta ước vọng trong trí tưởng. Họ mong Ngài xuất hiện như một minh quân trong hoàng cung với ngai vàng rực rỡ, chói loà hay ít ra cũng thuộc gia đình, dòng họ quí tộc đầy uy quyền. Ngài chọn sinh trong hang lừa đơn sơ, nghèo hèn. Người ta ước vọng Ngài có đạo quân dũng mãnh, bách chiến, bách thắng. Trái lại Ngài chọn một nhóm nhỏ 12 người gọi là tông đồ. Trong số đó không ai có tài lãnh đạo xuất chúng bởi nguồn gốc xuất xứ của những người này là dân chài lưới. Họ mong nơi Ngài những lời phát biểu đanh thép, hùng hồn trái lại Ngài kêu gọi sống yêu thương, tha thứ. Họ mong những giáo huấn của Ngài đem đến nguồn sinh lực mới. Quả thực giáo huấn của Ngài có nhiều điều mới lạ nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điều khó hiểu, huyền bí và một số giáo huấn trái nghịch truyền thống cha ông để lại. Cá nhân Ngài cũng không có nhiều đặc sắc. Thứ nhất Ngài sinh ra trong một gia đình hết sức bình dân, cuộc sống bình dị của cái nghèo miền quê. Quê hương nơi Ngài sinh ra cũng nhỏ bé, lịch sử làng đó chưa từng ghi danh có người làm vương làm tướng phát sinh từ đó. Ngài thiếu tất cả điều kiện cần thiết cho một danh tướng dũng mãnh, một quân vương uy quyền. Ngài không được học về chính trị, thiếu huấn luyện về kĩ thuật tác chiến, nghèo kinh nghiệm chiến trường. Làm chính trị mà kêu gọi làm gương cho kẻ thù, ai vả má này đưa luôn má kia. Ai đánh đừng đánh lại nhưng tha thứ như thể thì làm sao thành công. Những kẻ theo Ngài không có lương, cũng không có nhà ở nhất định, nay đây, mai đó và tất cả đều sống và tin vào lời hứa. Hứa ban cho một cuộc sống đầy hạnh phúc không phải bây giờ mà là sau khi sống lại từ cõi chết. Đức Kitô biết rõ Ngài vào thành sẽ không thể tránh khỏi bản án tử hình của nhà lãnh đạo thế nhưng Ngài vẫn hiên ngang tiến vào, không phải đi tự tử mà tiến vào để cho lời tiên tri về Ngài được trọn vẹn. Ngài tiến vào chịu khổ hình vì đó là í của Chúa Cha, Người thương yêu nhân loại nên hy sinh Con Một mình là Đức Kitô để dùng máu Con Ngài rửa sạch tội lỗi trần gian.

Cuộc đời rao giảng của Đức Kitô có thể tóm gọn trong ba chữ: Đau khổ, chết và sống lại vinh quang. Ba chữ này gắn liền với đời Ngài từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi chết trên thập tự. Không ai có thể chối cãi hai chữ đầu Ngài rao giảng đó là đau khổ và chết nhưng riêng chữ thứ ba thì có nhiều gay cấn, kẻ tin, kẻ chống, kẻ quan tâm, kẻ thờ ơ, lãnh đạm. Những người không tin vào sự sống lại sau khi thân xác này chết đi gặp khó khăn ngàn trùng trong việc tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề sau khi thân xác này nằm xuống thì còn lại gì? Có chi hay chẳng có chi sau khi chết là điều người ta đặt vấn đề. Một số cá nhân cố gắng tìm kiếm nhưng rồi mệt mỏi bỏ cuộc.

Môn đệ Đức Kitô không gặp ngăn trở trong việc tìm kiếm vì câu trả lời thật rõ ràng. Kitô hữu xác tín sẽ sống lại với Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết và ban sự sống vĩnh cửu đó cho những ai tin theo Ngài. Kitô hữu hậu Phục Sinh không nhìn thấy Đức Kitô Phục Sinh hiện ra nhưng có người nhìn thấy và họ là chứng nhân Phục Sinh. Chứng nhân Phục Sinh, trung tín không thêm bớt những gì nhìn thấy nghe được mà thuật lại những gì nhìn thấy, nghe được. Vì thế đức tin của chúng ta kết hợp với đức tin của các tông đồ những người đã nhìn thấy Đức Kitô Phục Sinh và đã đàm đạo với Ngài. Chúng ta kết hợp với đức tin của các bà tảng sáng đi ra thăm mộ và đã gặp được Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Chúng ta kết hợp với niềm tin của hai môn đệ, có thời tin theo Đức Kitô. Sau cái chết của Ngài họ thất vọng, lòng chùng xuống, đang trên đường trở về quê cũ Emmaus tái lập cuộc sống mới. Họ đã gặp Đức Kitô, trông thấy Ngài bẻ bánh, đang đêm ra đi báo tin sống lại cho các đồng môn. Chúng ta kết hợp với niềm tin của vị sĩ quan chỉ huy việc tra tấn Đức Kitô và các lí hình từng thẳng tay đánh đập Đức Kitô, cái chết của Ngài làm trời đất rung chuyển, màn trong đền thờ rách toạc làm hai, mặt trời tối sầm khiến họ đấm ngực ăn năn lớn tiếng tuyên xưng quả thực người này là con Thiên Chúa Mat 27,54

Từ chối tin vào lời chứng và cuộc sống chứng nhân của họ chúng ta không có gì để bám víu, để hy vọng. Họ là những sử gia của Tin Mừng Phục Sinh, không phải một người mà một nhóm người, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, thuộc nhiều thành phần trong xã hội, cùng có chung một niềm tin. Niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.

Con người nhìn sự vật khác nhau và nhận xét khác nhau vì thế chúng ta có thể thắc mắc về chi tiết khác nhau của cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô nhưng chúng ta không thể hoàn toàn chối bỏ sự thật của biến cố. Đức Kitô bị đóng đanh là sự thật. Sau ba ngày Ngài sống lại là sự thật. Ngoài những dữ kiện đáng tin cậy trên trong lịch sự ơn cứu độ chúng ta không còn nguồn tài liệu nào đáng tin cậy hơn để tìm hiểu về biến cố tử nạn và Phục Sinh của Đức Kitô. Tin hay không tin sự sống lại của Đức Kitô Kinh Thánh cũng không ảnh hưởng khi tiên tri về sự Phục Sinh của Đức Kitô. Ngài đã làm cho Kinh Thánh nên trọn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Anh em hãy rửa chân cho nhau
Lm Jude Siciliano OP
07:45 16/04/2014
THỨ NĂM TUẦN THÁNH - A
Xuất Hành 12: 1-8, 11-14; T.vịnh 115; 1Cr. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

ANH EM HÃY RỬA CHÂN CHO NHAU

Những cảnh tượng ban đêm trong các bài đọc hôm nay đã đánh động tâm trí tôi. Bài đọc Xuất Hành mô tả những người Do Thái đang chịu cảnh nô lệ, chuẩn bị sẵn sàng trong đêm cho cuộc chạy trốn khỏi đất Ai Cập. Mỗi lần cử hành lễ Vượt Qua, dân Israel nhớ lại Thiên Chúa nhân danh dân Người, thực hiện việc cứu thoát họ như thế nào. Biến cố giải thoát này trở thành trọng tâm của niềm tin dân Israel. Tự sức mình, dân Israel không thể thay đổi cảnh huống bi đát này, nhưng Thiên Chúa thì có thể và Người đã làm nên sự kỳ diệu đó. Trong bản văn Xuất Hành hôm nay, Thiên Chúa là người phát ngôn chính và Người có kế hoạch mang lại sự thịnh vượng và tương lai cho dân.

Lễ Vượt Qua phải được cử hành trong mỗi gia đình, nhưng vì có con chiên bị giết và ăn thịt, nên cũng phải tuân thủ quy định về việc sát tế. Lễ Vượt Qua định hình căn tính cho dân tộc vì nó diễn tả dân Israel là ai, và nhắc đến những việc Thiên Chúa đã làm cho họ – Người giải thoát và gầy dựng Israel thành dân duy nhất của Người. Mỗi lần cử hành lễ Vượt Qua, dân Israel hồi tưởng quá khứ và nhờ đó mối tương quan của họ với Thiên Chúa được canh tân. Hằng năm, họ được nhắc lại rằng: Thiên Chúa và chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng có thể giải thoát và thiết lập Israel thành dân riêng của Người.

Những gì đã xảy ra cho dân Israel mãi mãi xác định rõ căn tính của họ. Họ có thể khẳng định với niềm kiêu hãnh rằng: “Chúng ta là dân được Thiên Chúa tuyển chọn và giải thoát khỏi ách nô lệ.” Khi dân Israel phải băng qua sông Giođan để tiến vào đất hứa, Ông Môsê đã khuyên họ đừng quên mình là ai, và đừng quên điều Thiên Chúa đã làm cho họ.

Ở bài đọc II, thánh Phaolô lại mô tả cảnh tượng trong một đêm khác khi Đức Kitô thiết lập Bí tích Thánh Thể. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, Thánh nhân ngỏ lời với một cộng đoàn Hội thánh đang bị phân rẽ bởi những khác biệt kinh tế và xã hội. Đúng ra những buổi cử hành Thánh Thể phải đưa mọi người xích lại gần nhau, nhưng thực tế các tín hữu lại chú tâm vào những sự khác biệt trong cộng đoàn – chắc chắn đấy không phải là bữa ăn mà Chúa Giêsu đã đồng bàn với các môn đệ, trong khi ăn Người rửa chân cho các ông và truyền bảo các ông rằng: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (13,15)

Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ lại từng lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu khi trưng dẫn câu: “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em.” Hồi tưởng lại nghi lễ sát tế con chiên trong tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu nói rằng Người sẽ hiến dâng chính mình cho chúng ta. Làm sao các Kitô hữu có thể cử hành một nghi lễ Thánh Thể trong tình trạng chia rẽ, khi điều lớn lao được trao tặng cho chúng ta? Thánh Thể không chỉ là một sự kiện trong quá khứ được chúng ta tưởng nhớ với lòng sùng kính, nhưng trong thời khắc này đây, một lần nữa Chúa Kitô hiến dâng chính mình cho chúng ta; truyền dạy chúng ta cũng hãy làm như vậy cho anh em mình.

Thánh Phaolô nói với chúng ta về điều Đức Giêsu đã làm vào bữa tối trước khi Người chịu chết. Còn Thánh Gioan nói tới một điều khác đã xảy ra vào bữa tối hôm đó. Thánh Gioan trình thuật việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, để nói với chúng ta rằng đó là một hành động được thực hiện với tình yêu thương. Đức Giêsu đã thực hiện một hành động, mà thông thường đấy là việc làm của kẻ nô lệ trong nhà, như một dấu chỉ của tình yêu thương được biểu lộ trọn vẹn qua việc hạ mình xuống cho chúng ta.

Ông Phêrô đã không hiểu điều đó; tất cả những gì ông thấy chỉ là Thầy mình đang tự làm một điều nhục nhã, hèn hạ. Nhưng Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô rằng việc rửa chân này sẽ làm cho tâm hồn ông được sạch. Ông Phêrô và những môn đệ khác cần được rửa chân để nhắc họ nhớ rằng, nếu họ là những môn đệ đích thực của Đức Giêsu, thì phải trở nên giống như Thầy, phải hiến dâng đời mình cho anh em.

Trong các đoạn văn Kinh Thánh, chúng ta để ý thấy rằng một vài câu chuyện được đặt tựa đề. Chẳng hạn như, “Người mục tử nhân lành, “Bài giảng trên núi”, “Giờ phút hấp hối trong Vườn Ghêtsêmani”, v.v... Vậy, chúng ta phải đặt tựa đề gì cho câu chuyện Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ hôm nay? Có lẽ tựa đề sẽ là “Dâng hiến chính mình vì phần ích của anh em” chăng!

Chúng ta hãy cùng với các môn đệ tụ họp quanh bàn tiệc và để Thiên Chúa tuôn trào ân sủng trên chúng ta. Một lần nữa, chúng ta tận hưởng sự trao hiến của Đức Giêsu. Lòng thương xót và nhân hậu của Thiên Chúa trải dài trên chúng ta như Người đã làm cho dân Israel. Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và dẫn đưa chúng ta đến với nguồn ơn cứu độ nhờ sự tự nguyện hiến dâng của Đức Giêsu.

Bánh và rượu được biến đổi thành Mình Thánh và Máu Thánh của Đấng đã rửa chân cho các môn đệ, và hiến dâng mạng sống của Người cho các ông. Chúng ta tiến lên dùng bữa tiệc mà Đức Giêsu để lại cho chúng ta, nhờ đó, mỗi người sẽ được thanh tẩy và biến đổi, trở nên chính Đấng mà chúng ta đã đón nhận sự sống của Người trong bữa ăn này – sự sống phục vụ và tự hiến dâng.

Hôm nay và mỗi lần cử hành Bí tích Thánh Thể, chính là lúc chúng ta nhớ lại rằng mình đã mang thân phận thế nào, và bây giờ mình là ai nhờ những việc lớn lao Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Nếu chúng ta tham dự Thánh Lễ thường xuyên, mọi người sẽ gọi chúng ta là “những tín hữu Công Giáo nhiệt thành”. Không những có niềm tin, mà chúng ta còn phải biểu hiện niềm tin qua hành động cụ thể - hành động mà Đức Giêsu đã truyền dạy cho chúng ta hôm nay rằng: Hãy rửa chân chị em và anh em mình.

Chúng ta hãy “rèn luyện” cách thức mà các nhạc sĩ chăm chỉ luyện tập, lập đi lập lại nhiều lần một bản nhạc cho tới khi họ thực sự nhuần nhuyễn. Hãy tiếp tục thực hành điều Đức Giêsu dạy chúng ta hôm nay. Đừng nản lòng khi chúng ta chưa biểu hiện được một cách sâu sắc đặc tính của người môn đệ như Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta. Nhưng cứ kiên trì rèn luyện mỗi ngày, và Bí tích Thánh Thể chúng ta lãnh nhận sẽ là nguồn trợ lực giúp chúng ta tiếp tục cố gắng làm điều Đức Giêsu đã truyền dạy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

Chuyển ngữ :Anh Em HV. Đaminh Gò-Vấp


HOLY THURSDAY
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15


I’m struck by the night scenes in today’s readings. Exodus describes the nighttime preparations the Jews in slavery made as they got ready to leave their bondage in Egypt. Each time Passover would be celebrated the Israelites would recall God’s intervention on behalf of the people. The deliverance from slavery would become the heart of Israel’s faith. The people could not change the condition by themselves, but God could and God did. God is the main speaker in the text God and God has plans for the people’s well-being and future.

The Passover was to be a family festival, but because the lamb was killed and eaten there are also tones of sacrifice in the observance. Passover gave identity to the people because it expressed who they were and what their God had done for them – set them free and formed the people uniquely God’s. Each time the people celebrated Passover they would remember and be renewed in their relationship to God. They would also acknowledge again and again each year that God and only God could set them free and form them into God’s own people.

What is about to happen for the Israelites will forever define them. They will be able to claim with pride and wonder, "We are the people God chose and lead out of slavery." Moses will advise them, as they are about to cross the Jordan into the promised land, not to forget who they were and what God had done for them (8:11ff)

Paul describes another night scene when Christ instituted the Eucharist. In Corinthians Paul addressed a church divided by economic and social differences (11:17-22). Instead of drawing people together, eucharistic celebrations only accentuated the differences in the community – certainly not the meal that Jesus modeled when he washed his disciples feet and told them to do the same, "You ought to wash one another’s feet."

Paul reminds us of Jesus’ words and actions when he quotes, "This is my body that is for you." Reminiscent of the sacrificial tones of the Passover meal, Jesus says that will give himself for us. How could Christians celebrate a divisive Eucharist when so much has been given us? Eucharist isn’t just a past event we remember in reverence, but a present moment when Christ gives himself to us again; enabling us to do the same for others.

Paul tells us what Jesus did the night before he died. John tells us something else that happened that night. He sets up the narrative of Jesus’ washing his disciples’ feet by telling us it was an act done in love. Jesus performed the act, usually reserved for the household slaves, as a sign of his love, which would be more fully expressed by his laying down his life for us.

Peter didn’t get it; all he saw was his master humiliating himself. But Jesus tells Peter this washing would make him spiritually clean. Peter and the others needed the washing to remind them that, if they were true followers of Jesus they would, like him, have to give their lives for the sake of others.

In our Bibles we will notice that some stories are given titles. For example, "The Good Shepherd." "The Sermon on the Mount," "The Agony in the Garden," etc. What title would you place over this story of Jesus washing the feet of his disciples? How about, "Self Giving for the Sake of Others."

We join the disciples around the table and allow our God to be gracious to us. Once again we are on the receiving end of God’s giving. God’s mercy and goodness "pass over" us as it did the Israelites, forgiving our sins and leading us to our salvation through Jesus’ self-giving.

The bread and wine are changed into the body and blood of the one who washed the feet of his disciples and gave his life for them. We come forward to receive the meal Jesus left us so that we will be washed clean and transformed into the One whose life we receive in this meal – a life of service and self giving.

This day and each time we celebrate Eucharist, is our time to remember who we were and who we are now because of what God has done for us. If we attend Mass regularly people refer to us as "practicing Catholics." It’s not just a matter of believing, but expressing our belief and actions – the kind of action Jesus shows up today: washing the feet of our sisters and brothers.

We "practice" the way musicians practice a piece over and over again until they get it right. We continue practicing what Jesus teaches us today. We don’t get discouraged when we fail to perfectly reflect the kind of discipleship Jesus has modeled for us. But we keep practicing and the Eucharist we receive helps us keep at our attempts to do with Jesus has told us, "I have given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also do."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn từ của Đức Thánh Cha ngày thứ tư Tuần Thánh 16/4/2014
Bùi Hữu Thư
06:48 16/04/2014
Khi dường như đã mất hết tất cả mọi sự, Thiên Chúa can thiệp bằng sự Phục Sinh

Rome, 16 tháng 4, 2014 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố trong bài giáo lý ngày thứ tư Tuần Thánh, 16 tháng 4, 2014, tại quảng trường Thánh Phêrô: “Khi dường như đã mất hết tất cả mọi sự, Thiên Chúa can thiệp bằng sức mạnh của sự Phục Sinh… Khi mọi sự trong cuộc đời đều đen tối, và không còn phương cách gì để giải quyết các khó khăn của chúng ta, thì chính lúc đó chúng ta phải mở lòng cho Thiên Chúa trong niềm hy vọng.”

Trong buổi triều kiến chung, Đức Thánh Cha đã ngưng giảng chu kỳ giáo lý của ngài về Bẩy Ơn Chúa Thánh Thần, để suy niệm về Tuần Thánh. Ngài đã giải thích là: “Khi nhìn ngắm Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người, chúng ta tìm được câu trả lời cho mầu nhiệm của sự dữ và cái chết,” ngài mời gọi các tín hữu “hãy ôm lấy thập giá” trong khi kêu lên “Tạ ơn Chúa Giêsu.”

Bài giáo lý bằng tiếng Pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô

Phụng vụ của Tuần Thánh nhắc nhớ chúng ta là Chúa Giêsu đã đi con đường khổ nạn với một sự tự do tuyệt đối: “Ta hiến dâng mạng sống, không có ai lấy đi mạng sống của Ta: Ta tự ý cho đi.” Người đã đi đến tận cùng của con đường khổ nhục, và bị tước đoạt hết tất cả: như thế Người đã bầy tỏ tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Khi nhìn ngắm Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn, chúng ta tìm được lời đáp trả thiêng liêng cho mầu nhiệm của sự dữ và cái chết.

Con Thiên Chúa xuất hiện trên thập giá như một con người hoàn toàn thất bại, và chiến thắng sự dữ của Người đối với nhân loại lại dường như là một thất bại. Nhưng khi dường như đã mất hết tất cả mọi sự, Thiên Chúa can thiệp bằng sức mạnh của sự Phục Sinh. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bước theo Người trên cùng một lộ trình: khi tất cả mọi sự trong cuộc đời đều đen tối, và không còn phương cách gì để giải quyết các khó khăn của chúng ta, thì chính lúc đó chúng ta phải mở lòng cho Thiên Chúa trong niềm hy vọng.
 
Anh em hãy rửa chân cho nhau
Lm Jude Siciliano OP
08:10 16/04/2014

VỌNG PHỤC SINH A -

St 1: 1-22; St 22: 1-18; Xh 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11;

Br 3: 9-15; Ed 36: 16-17a,18-28; Rm 6: 3-11; Matthêu 28: 1-10

ĐỪNG SỢ! HÃY TUYÊN XƯNG SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ

Hôm nay bài phúc âm thánh Mátthêu lại đưa vào hình ảnh các thiên thần. Người lắng nghe được biết rõ ý nghĩa của câu chuyện, Vì phúc âm thánh Mátthêu chỉ trình bày thiên thần trong những trường hợp quan trọng thôi. Chúng ta nhớ các thiên thần trong đêm Chúa Giêsu sinh ra, trong hoang địa khi Chúa Giêsu bị cám dỗ. Trên đỉnh núi nơi Chúa Giêsu biến đổi hình dạng có hai nhân vật có mặt là ông Môsê và tiên tri Elia nói chuyện với Chúa Giêsu. Cả ba trường hợp này là chủ điểm chính của thánh Mátthêu, và bởi thế mới có các nhân vật từ trời xuống.

Hôm nay có một thiên thần nơi ngôi mộ trống để trấn an hai bà Maria , bảo họ đem tin mừng Chúa Kitô Phục Sinh cho các môn đệ. Người viết bi kịch có thể thêm vào đó tiếng kèn loa. Thánh Mátthêu đem các thiên thần diện mạo như ánh chớp và y phục trắng như tuyết. Các người lính đại diện chính quyền đã giết Chúa Giêsu đang canh mồ khiếp sợ run rẩy và "hóa ra như chết". Lamã, vương quốc hùng mạnh thời bấy giờ rụt rè lại như mất quyền hành. Tin mừng rõ ràng quá: không quyền lực nào, ngay cả sức mạnh của quỷ thần cũng không thể vượt qua Thiên Chúa của chúng ta khi Ngài ban sự sống cho kẻ chết. Thiên thần lăn tảng đá ra rồi ngồi lên trên, như ngai của kẻ thắng trận. Thiên Chúa là Đấng toàn thắng, sự chết đã bị thất bại.

Như thường lệ câu chuyện nói về ơn thánh sũng. Ai có thể thắng sự dữ và sự chết? Chúng ta, người Mỹ là một dân tộc "có thể làm được". Tổng thống Kennedy hứa là trong 10 năm sẽ cho một người lên cung trăng, và đã làm được. Ngày 11tháng 9 hai tòa nhà chọc trời ở Nữu ước bị phá hủy, và bây giờ một tòa nhà trung tâm thương mãi đã xây xong. Công việc nặng nhọc chúng ta đã làm được thành công.

Nhưng, mặc dù chúng ta cố gắng làm mọi sự, chúng ta vẫn không thắng được sự chết. Đó là việc của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã làm việc bất ngờ, và thiên thần của Chúa loan báo điều đó. Nơi ngôi mộ trống, hai phụ nữ được chọn làm người đầu tiên rao giảng đem tin mừng. Sứ thần trên trời bảo hai phụ nữ "phần các bà… mau về nói với môn đệ Người…"

Trước khi gởi các phụ nữ đi thiên thần bảo "các bà đừng sợ!" Các phụ nữ và chúng ta có điều gì phải sợ? Chúng ta sống trong một thế giới mà người ta sợ không dám nói lên sự thật, và vươn tới nước ngoài, tới nhóm người sống trong kinh tế khác và thuộc chủng tộc khác. Thời xưa dân chúng hình như không ý thức nhiều về đức tin của họ. Rồi sau đó, it người tự nhận họ là kẻ vô thần, hay không thuộc về tôn giáo. Trong đại gia đình của tôi, có một người bà con xa tự cho mình là vô thần. Mỗi khi có hội họp trong gia đình, anh ta có mặt đó, không khỏi có người thách đố anh ta và hỏi "sao anh không đi nhà thờ?"

Bây giờ vị thế này bị thay đổi ngược lại. It người rụt rè công nhận họ là người vô tôn giáo, và hình như người có đức tin lại phải chống đỡ mình. Người ta có thể bảo là chúng ta ngây thơ bày tỏ đức tin vào một Đấng Cứu Thế Phục Sinh, và tin vào sự sống lại sau sự chết. Thiên hạ khen vì chúng ta làm việc thiện, nhưng có ai khen về đức tin vào sự phục sinh phải không? Hãy bỏ qua đi.

Lời thiên thần nói: "đừng sợ" là nói với chúng ta trong dịp chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Phục Sinh. Các phụ nữ không nên sợ vì Người lãnh đạo của họ, bị đóng đinh, không còn trong ngôi mộ. Người đã sống lại. Thiên thần loan báo điều đó và mời họ nhìn vào mộ mà xem. Ngôi mộ trống rỗng. Nhưng không phải xác chết không có đó, mà Chúa Giêsu "đã chỗi dậy từ cõi chết, và kìa Người đi Galilê trước các ông, ở đó các ông sẽ được thấy Người" .

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc, chúng ta là Giáo Hội rao giảng tin mừng. Mỗi người Kitô hữu được chịu phép rửa tội đều có trách nhiệm thiên thần giao cho các phụ nữ "đừng sợ… mau về nói..." Mặc dù có láng giềng thông thái nhìn xuống chúng ta, chúng ta vẫn có trách nhiệm làm nhân chứng đức tin vào Chúa Giêsu bằng lời nói và việc làm. Đời sống chúng ta nên thể hiện dưới nhiều hình thức đức tin mà chúng ta tuyên xưng hôm nay "Chúa Kitô đã chết. Ngài đã sống lại, và Ngài sẽ trở lại".

Nếu ngôi mộ không trống và xác Chúa Giêsu còn nằm đó, thì các phụ nữ đã đến mộ than khóc và chia sẻ với nhau những kỷ niệm của Vị Thầy đã quá cố. Rồi các bà lại chán nãn và buồn. Rồi họ trở về với đời sống bình thường của họ, lượm lặt những hy vọng đã tan rã và tiếp tục sống. Đó là điều chúng ta làm sau khi người thân đã quá cố. Họ đã ra đi rồi. Đời sống sẽ tiếp tục không có họ. Nếu trước khi chết họ đau đớn nhiều, thì chúng ta hài lòng là họ không còn đau đớn nữa. Và chúng ta bây giờ tiếp tục sống không có họ.

Nhưng với các phụ nữ đó và với chúng ta, có một thiên thần ở nơi mồ trống. Chúng ta, những người có đức tin, không thể quên được lời thiên thần bảo "đừng sợ… Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói… các bà hãy mau về nói với các môn đệ của Người".

Các phụ nữ không thể trở về với đời sống thường ngày của họ. Nếu có ai nói với họ "hãy quên đi!", chắc họ sẽ đáp lại "chúng tôi không quên được. Chúa Giêsu đã sống lại, và chúng tôi phải chia sẽ tin mừng với những ai chưa biết đến". Các bà là người đầu tiên rao giảng lời này thay cho tất cả chúng ta.

Chúa Giêsu đã sống lại và chúng ta phải thận trọng lời Ngài nói với chúng ta "anh em hãy vác thập giá mình mà theo Thầy… Chia của ăn với người đói, chia áo mặc với người không có áo… Tha thứ cho kẻ đã làm anh em phiền lòng... Hãy nên người giảng hòa… Hãy quên hận thù… Hãy thương yêu kẻ thù mình… Hãy chia của tiền anh em có với người nghèo v. v. Chúng ta gắng đọc đến hết phúc âm thánh Mátthêu. Giờ đây Chúa Kitô đã sống lại. Chúng ta có thể trở lại nghe lời Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải làm là đừng sợ, và hãy làm đi và hãy nói lên.

Nếu tôi có mặt ở nơi mồ trống, tôi có thể đáp lời thiên thần "thiên thần nghĩ sao? Vì sao đừng sợ? Lẽ cố nhiên là tôi sợ. Tôi làm sao sống đời sống như lời Chúa Giêsu mời gọi ở giữa thế gian? Bao nhiêu thế lực chống lại tôi, và tôi luôn luôn không được sự khuyến khích ngay bởi gia đình hay bạn bè. Lại còn hạn chế bởi kẻ thù của tôi. Tôi không đủ can đảm đứng lên giữa mọi người như Chúa Kitô. Tôi cần được giúp đỡ!"

Thiên thần có thể trả lời và nói với chúng ta và những người khác đọc phúc âm thánh Mátthêu: "hãy đứng đó, đọc thêm một it nữa cho đến cuối đoạn sách và hãy tin vào lời Chúa Kitô phục sinh nói với các môn đệ là Ngài sai các ông đi "và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: (Mt 28:20).

Chuyển ngữ:FX. Trọng Yên, OP



EASTER VIGIL (A)

Gn 1: 1-22; Gn 22: 1-18; Ex 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11;
Bar 3: 9-15; Ez 36: 16-17a,18-28; Rom 6: 3-11; Matthew 28: 1-10



Today readers of Matthew’s Gospel welcome the re-appearance of an angelic figure. The attentive reader is alerted to the significance of today’s narrative because Matthew saves angelic appearances for only the most important moments in his gospel. We recall angels in the Nativity and desert temptation accounts. On the mount of Transfiguration two other heavenly figures appear, Moses and Elijah, talking with Jesus. These three are key moments in Matthew’s narrative – hence the heavenly figures.

Today an angel is at the empty tomb to calm and then send the two Marys to tell the news of Christ’s resurrection to the disciples. Some dramatists might enhance the scene at the tomb with a trumpet blast. Matthew does it with an angel, bright as lightning with snow-white garments. The guards, representatives of the state that executed Jesus as a criminal, were overcome with fear and were "like dead men." The power of the most powerful and oppressive nation of the time, Rome, shrinks back in fear and impotency. The message is clear: no power, or evil force, can overcome our God who gives life to the dead. The angel rolls back the stone and sits on it, as if on a triumphant throne. God is the Victor – death has been defeated.

The story is about grace – as it always is. Who can triumph over evil and death? We Americans are a "can-do people." John F. Kennedy promised the nation that in 10 years we would put an American on the moon – and we did. On 9/11 the Twin Towers were destroyed and now a new World Trade Center has been built and dedicated. Our hard work and determination have yielded impressive results.

But, try as we might, we cannot defeat death. That’s God’s work. God has done the unexpected and the angel of the Lord is there to announce it. At the empty tomb the two women are appointed to be the first preachers of the Good News. The heavenly messenger sends them, "Go quickly and tell his disciples."

Before they are sent with the news of the resurrection the angel tells the women, "Do not be afraid!" What do they and we have to be afraid of? We live in a world where fear can keep people from speaking the truth and reaching out across national, economic and racial divides. In "the old days" people didn’t seem to feel so self-conscious if they were beliervers. Then, few people admitted they were atheists or didn’t belong to any faith tradition. In my large, extended family, I had a second cousin who claimed he was an atheist. At family gatherings, when he was present, inevitably someone would challenge him and, once again, ask, "Why don’t you go to church?"

These days the roles are reversed. People are less shy about admitting they are nonbelievers and, it seems, believers are more on the defensive. We might be called naïve for expressing faith in a resurrected savior and life after death. People admire us for our charitable works but, belief in the resurrection? Forget about it!

The angel’s reassuring words, "Do not be afraid!" are spoken to us too as we celebrate Christ’s resurrection. The women shouldn’t be afraid because their crucified leader is not in the tomb, he is risen. The angel makes the announcement and invites them to see for themselves; the tomb is empty. But the body isn’t merely gone. Jesus is "raised from the dead, and he is going ahead of you to Galilee, there you will see him."

Pope Francis has reminded us that we are an evangelizing church. Each baptized Christian has the same role the women were given by the angel, "Do not be afraid...go quickly and tell…." Despite the bemused looks we might receive from our sophisticated, modern neighbors, we still are charged to witness to our faith in the risen Lord by our actions and words. In many and diverse ways our lives must reflect the faith we profess this day, "Christ has died! Christ is risen! Christ will come again."

Had the tomb not been empty and Jesus’ body still there, the women would have arrived at the tomb, grieved and shared precious, personal memories of their dead teacher. Then, disappointed and sad, they would have returned to their old lives, picked up the pieces of their shattered hopes and gone on living. It’s what we do with the death of a loved one. They are gone – period. Life must go on without them. If they have suffered, we are relieved they don’t have to suffer anymore. Now we must return to our regular lives and do the best we can without them.

But, for those women and for us, there is that angel at the empty tomb. We believers can’t ignore the message we have heard, "Do not be afraid!… He is not here, for he has been raised just as he said…. go quickly and tell his disciples."

The women couldn’t go back to their regular lives. If someone told them, "Get over it!" They would have responded, "We can’t. Jesus is risen and we have to share the good news with those who haven’t heard it yet!" These first preachers speak for all of us as well.

Jesus is risen and we have to take seriously what he said to us: "Take up your cross and follow me… Feed the hungry… Clothe the naked… Forgive those who offend you… Be peacemakers… Forego vengeance… Love your enemies… Share your riches with the poor etc." We are near the end of Matthew’s gospel. Now that Christ is risen we can go back to hear it again what Jesus told his disciples to do – and not be afraid to do it and speak it.

If I were there at the empty tomb, I would make a personal response to the angel. "What do you mean, ‘Don’t be afraid!’ Of course I’m afraid. How can I live the life Jesus calls me to live in the world? The cards are stacked against me and I don’t always get much encouragement from even my family and friends – much less my enemies. I lack the courage to stand out from the crowd and be Christ-like. I need help!"

The angel might respond and tell us and other readers of Matthew’s gospel, "Hang in there. Read a little further on to the end of the chapter and believe what the risen Christ says to his disciples as he sends them out, ‘And know that I am with you always, until the end of the world’" (28:20
 
Hình ảnh Lễ Dầu tại nhà thờ chính tòa TGP Los Angeles
VietCatholic
11:10 16/04/2014
 
ĐTC: Hãy hôn kính các vết thương cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và cảm tạ Người
Linh Tiến Khải
11:21 16/04/2014
VATICAN - Sáng Thứ Tư Tuần Thánh 16-4-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến chung hằng tuần, với sự tham dự của rất đông tín hữu và du khách hành hương tuốn vế Roma để dự các lễ nghi Tam Nhật Tuần Thánh.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Con đường lột bỏ của Chúa Kitô”. Ngài nói: Anh chị em thân mến, vào giữa Tuần Thánh phụng vụ giới thiệu với chúng ta trình thuật sự phản bội của Giuđa, là người đã đến tìm các thủ lãnh của Hội Đồng Do thái để trả giá và giao nộp Thầy mình cho họ. ”Các ông cho tôi bao nhiêu để tôi nộp Người cho các ông?” Và từ lúc đó Đức Giêsu có một giá.

Cử chỉ thê thảm này ghi dấu sự khởi đầu cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, một lộ trình đau đớn mà Người lựa chọn với sự tự do hoàn toàn. Chính Người đã nói lên điều đó: ”Tôi trao ban sự sống mình... Không ai lấy đi được mạng sống của Tôi: nhưng chính Tôi hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10,17-18). Và con đường sự hạ mình, của sự lột bỏ bắt đầu với vụ phản bội ấy. Đức Giêsu... như thể ở trong chợ: ”Cái này giá 30 đồng... ” Và Đức Giêsu bước đi trên con đường của sự khiêm hạ và lột bỏ đó cho tới cùng.

Một khi đã bước đi trên con đường của sự hạ mình và lột bỏ, Chúa Giêsu đi đến cùng. Chúa Giêsu đạt tới sự khiêm hạ hoàn toàn với ”cái chết trên thập giá”. Đây là cái chết tệ hại nhất dành cho các nô lệ và các tội phạm. Chúa Giêsu đã được coi như một ngôn sứ, nhưng chết như một kẻ tội phạm. Khi nhìn Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người, chúng ta thấy như trong một tấm gương các nỗi khổ đau của nhân loại và tìm thấy câu trả lời thiên linh cho mầu nhiệm của sự dữ, khổ đau, và cái chết.

Biết bao lần chúng ta cảm thấy kinh hoàng đối với sự dữ và khổ đau bao quanh chúng ta và chúng ta tự hỏi: ”Tại sao Thiên Chúa lại cho phép điều đó xảy ra?”. Đây là một vết thương sâu đậm đối với chúng ta, khi thấy nỗi khổ đau và cái chết, đặc biệt là cái chết của những người vô tội. Khi chúng ta thấy các trẻ em đau khổ, nó là một vết thương trong tim. Nó là một mầu nhiệm. Và Đức Giêsu nhận lấy tất cả sự dữ ấy, tất cả nỗi khổ đau này trên mình. Trong tuần này thật là điều tốt cho tất cả chúng ta nhìn vào Chúa bị đóng đanh, hôn các vết thương của Chúa Giêsu, hôn chúng nơi Chúa bị đóng đanh. Người đã nhận và mang lấy tất cả nỗi khổ đau của con người.

Chúng ta chờ đợi Thiên Chúa đánh bại bất công, sự dữ, tội lỗi và khổ đau trong tự toàn quyền của Người và với một chiến thắng vẻ vang. Trái lại Thiên Chúa cho chúng ta thấy một chiến thắng khiêm tốn, xem ra là một thất bại trong tâm thức của loài người. Và chúng ta có thể nói rằng: Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại.

Thật thế, trên thập giá Con Thiên Chúa xem ra là một người thất bại: đau khổ, bị phản bội, bị khinh miệt và sau cùng chết đi. Nhưng Đức Giêsu cho phép sự dữ bám riết lấy Người và mang lấy nó trên mình để chiến thắng nó. Cuộc khổ nạn của Người không phải là một tai nạn; cái chết của Người, cái chết ấy đã được ”ghi chép”. Đây là một mầu nhiệm gây lạc hướng, mầu nhiệm sự khiêm hạ lớn lao của Thiên Chúa, nhưng chúng ta biết bí mật của mầu nhiệm này, của sự khiêm hạ ngoại thường này: ”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ trao ban Con Một mình cho thế gian” (Ga 3,16). Trong tuần này chúng ta nghĩ biết bao tới nỗi khổ đau của Chúa Giêsu và chúng ta tự nhủ: ”Đó là để cho tôi. Cả khi tôi có là người duy nhất trên trần gian này, Người cũng làm điều đó. Người đã làm điều đó cho tôi. Và chúng ta hãy hôn Đấng bị đóng đanh và nói: ”Cho con. Cám ơn Chúa Giêsu. Cho con.”

Cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu và các tước đoạt của biết bao nhiêu niềm hy vọng nhân loại là con đường chính, qua đó Thiên Chúa hoàn thành ơn cứu độ. Một con đường không tương ứng với các tiêu chuẩn nhân loại, trái lại lật ngược chúng. Bởi các vết thương của Người chúng ta được chữa lành (x. 1 Pr 2,24).

Khi tất cả mọi sự xem ra bị mất, khi không còn có ai bởi vì chúng sẽ “đánh chủ chăn và đoàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26,31), thì khi đó Thiên Chúa can thiệp với quyền năng của sự sống lại.

Sự phục sinh của Đức Giêsu không phải là kết thúc tươi vui của một chuyện thần tiên đẹp đẽ, không phải là kết cục hạnh phúc của một cuốn phim, nhưng là sự can thiệp của Thiên Chúa Cha ở nơi niềm hy vọng của con người bị tan vỡ. Trong lúc khổ đau, trong đó biết bao người cảm thấy nhu cầu xuống khỏi thập giá, thì đó là lúc gần sự phục sinh nhất. Đêm xem ra tối hơn trước khi ban sáng bắt đầu, trước khi ánh sáng bắt đầu. Trong lúc đen tối nhất thì Thiên Chúa can thiệp. Người sống lại.

Đức Giêsu, Người đã lựa chọn đi qua con đường này, mời gọi chúng ta theo Người trong chính con đường của sự hạ mình. Khi trong một vài lúc của cuộc sống chúng ta không tìm thấy lối ra nào cả cho các khó khăn của chúng ta, khi chúng ta lún sâu trong sự tối tăm dầy đặc nhất, đó là lúc khiêm hạ và lột bỏ hoàn toàn của chúng ta, là giờ trong đó chúng ta sống kinh nghiệm giòn mỏng và tội lỗi. Và chính khi đó chúng ta không phải che đậy sự thất bại của chúng ta, nhưng rộng mở chính mình cho niềm hy vọng của Thiên Chúa như Đức Giêsu đã làm. Anh chị em thân mến, trong tuần này thật là thiện ích cho chúng ta cầm lấy thánh giá trên tay và hôn biết bao nhiều lần và nói: ”Lậy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa”. Ước chi được như vậy.

Sáng Thứ Tư Tuần Thánh đã có khoảng 70.000 người tham dự buổi tiếp kiến. Bên cạnh các các nhóm Bắc Mỹ và Tây Âu, có các nhóm đến từ Australia, Puerto Ricco, Guatemala, Argentina, Mêhicô, Uruguay, Brasil. Đức Thánh Cha đã chúc mọi người Tam Nhật Tuần Thánh sốt sắng và tràn đầy ơn của Chúa Phục Sinh.

Trong số các nhóm được Đức Thánh Cha chào đặc biệt có một phái đoàn của tổ chức Nato Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, các tham dự viên đại hội các sinh viên đại học về môi sinh của bản vị con người và khung cảnh sống do giáo phận Opus Dei tổ chức. Ngoài ra còn có nhiều hiệp hội, các đoàn hành hương giáo xứ, giáo phận và cộng đoàn Rumani ở Roma.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nói ngày mai bắt đầu Tam Nhật Thánh, là trọng tâm của năm phụng vụ. Ngài cầu mong các bạn trẻ suy tư về giá máu mà Chúa Giêsu Kitô đã đổ ra cho ơn cứu chuộc của chúng ta. Đức Thánh Cha xin cuộc khổ nạn của Chúa dậy cho các người đau yếu sự kiên nhẫn trong những lúc vác thánh giá của khổ đau. Và ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới làm tràn đầy gia đình họ với niềm vui của sự phục sinh.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc vởi Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tuần Thánh và Thánh Giá
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:04 16/04/2014
“Khi nhìn vào Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta như nhìn thấy trong một tấm gương những đau khổ của nhân loại, và chúng ta tìm được câu trả lời của Thiên Chúa cho mầu nhiệm sự dữ, đau khổ và sự chết.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC nói về Thập Giá và Tuần Thánh.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, ở giữa Tuần Thánh, phụng vụ trình bày cho chúng ta một tình tiết đau buồn: câu chuyện về sự phản bội của Giuđa, kẻ đi tìm các nhà lãnh đạo Công Nghị Do Thái để mặc cả và nộp Thầy mình cho họ. “Các ông trả tôi bao nhiêu nếu tôi trao Người cho các ông?" Từ lúc đó Chúa Giêsu có một giá. Hành động bi thảm này đánh dấu sự khởi đầu của Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, một quãng đường đau đớn mà Người đã chọn với sự tự do tuyệt đối. Chính Người đã nói rõ rằng: “Tôi hy sinh mạng sống mình... Không ai lấy nó đi từ Tôi: chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10:17-18 ). Và như vậy, với sự phản bội này bắt đầu con đường nhục nhã và lột trần của Chúa Giêsu như thể Người bị bán ở chợ: người này giá ba mươi đồng bạc.... Một khi đã đi trên quãng đường nhục nhã và lột trần, Chúa Giêsu đi cho đến cùng.

Chúa Giêsu đạt đến sự sỉ nhục hoàn toàn với “cái chết thập giá.” Nó còn tồi tệ hơn cái chết vì là cái chết dành riêng cho các nô lệ và các tội phạm. Chúa Giêsu đã được người ta coi như một ngôn sứ, nhưng Người đã chết như một tội nhân. Khi nhìn vào Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta như nhìn thấy trong một tấm gương những đau khổ của nhân loại, và chúng ta tìm được câu trả lời của Thiên Chúa cho mầu nhiệm sự dữ, đau khổ và sự chết. Biết bao lần chúng ta cảm thấy kinh hoàng về những sự dữ và đau khổ vây quanh mính và tự hỏi, “Tại sao Thiên Chúa cho phép điều ấy xảy ra?' Thật là một nỗi đau thương sâu xa cho chúng ta thấy sự đau khổ và sự chết, đặc biệt là của những người vô tội! Khi chúng ta thấy các trẻ em đau khổ, là một vết thương trong tâm hồn: mầu nhiệm sự dữ. Và Chúa Giêsu nhận lấy tất cả sự dữ này, tất cả đau khổ này trên chính mình Người. Tuần này thật tốt cho tất cả chúng ta để nhìn vào Cây Thánh Giá, hôn những vết thương của Chúa Giêsu, hôn lên Cây Thánh Giá. Người mang trên vai tất cả đau khổ của nhân loại, nó được bao phủ trong khổ nạn này.

Chúng ta trông mong Thiên Chúa, trong sự toàn năng của Ngài, đánh bại bất công, sự dữ, tội lỗi và đau khổ bằng một cuộc chiến thắng khải hoàn thần diệu. Thay vào đó, Thiên Chúa cho chúng ta thấy một chiến thắng khiêm tốn, bị coi như là thất bại trước mắt loài người. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại! Thực ra, Con Thiên Chúa trên thập giá có vẻ như một người bị đánh bại: đau khổ, bị phản bội, bị xỉ nhục, và cuối cùng bị chết. Nhưng Chúa Giêsu cho phép sự dữ hoành hành trên Người và Người mang nó trên mình để chiến thắng nó. Cuộc Khổ Nạn của Người không phải là một tai nạn; cái chết của Người - cái chết ấy - đã được “viết” trước. Thật sự chúng ta không tìm thấy nhiều giải thích. Nó là một mầu nhiệm gây hoang mang, mầu nhiệm của sự khiêm tốn cao vời của Thiên Chúa: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài” (Ga 3:16). Trong tuần này, chúng ta suy nghĩ rất nhiều về nỗi đau của Chúa Giêsu và tự nhủ: đó là cho tôi. Ngay cả khi tôi là người duy nhất trên thế gian, Người sẽ làm điều ấy. Người đã làm cho tôi. Chúng ta hãy hôn Thánh Giá và nói: “Cho con, cảm ơn Chúa Giêsu, cho con.”

Khi tất cả dường như bị thất bại, khi không còn ai vì chúng đánh “chủ chăn, và đàn chiên sẽ bị phân tán” (Mt 26:31 ), thì chính khi đó Thiên Chúa can thiệp với quyền năng Phục Sinh. Sự Sống Lại của Chúa Giêsu không phải là kết thúc tốt đẹp của một câu chuyện thần tiên, không phải là kết thúc có hậu của một cuốn phim, nhưng là sự can thiệp của Thiên Chúa Cha, và ở nơi mà niềm hy vọng của con người bị xụp đổ. Vào lúc mà tất cả dường như bị mất hết, trong lúc đớn đau, trong đó nhiều người cảm thấy cần phải xuống khỏi thập giá, chính là lúc gần sự sống lại nhất. Đêm trở nên tối hơn ngay trước khi buổi sáng bắt đầu, trước khi ánh sáng bắt đầu. Trong lúc đen tối nhất thì Thiên Chúa can thiệp và sống lại.

Chúa Giêsu, Đấng đã chọn đi qua quãng đường này, mời gọi chúng ta đi theo Người trong cùng cuộc hành trình nhục nhã của Người. Khi trong giây phút nào đó của cuộc sống, chúng ta thấy không có cách nào thoát ra khỏi những khó khăn của mình, khi chúng ta chìm vào bóng tối dày đặc, chính là giây phút nhục nhằn và bị lột trần hoàn toàn của chúng ta, giờ mà trong đó chúng ta cảm nghiệm rằng mình yếu đuối và tội lỗi. Thực ra chính khi đó, vào lúc đó, chúng ta không được che giấu thất bại của mình, nhưng mở lòng ra cách tin tưởng để hy vọng vào Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã làm. Anh chị em thân mến, thật tốt cho chúng ta trong tuần này khi cầm Cây Thánh Giá trong tay và hôn kính Thánh Giá rất nhiều lần, rất nhiều lần, và thưa: “con cám ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa.” Ước gì được như vậy.

http://giaoly.org/vn/
 
Top Stories
Pope Francis: weekly General Audience
Vatican Radio
11:23 16/04/2014
2014-04-16 Vatican - Pope Francis held his weekly General Audience on Wednesday – the Wednesday of Holy Week or “Spy Wednesday” as it is called in many parts of the English-speaking world. The Gospel reading of the day recounts Judas’ betrayal of Jesus, which sets in motion the events of Christ’s Passion, Death and Resurrection. In his catechetical remarks to pilgrims and tourists gathered in St. Peter’s Square under a brilliant blue April sky, with a crisp spring breeze blowing through the city, Pope Francis spoke of Christ’s free embrace of suffering and death, which he took on for our sake. It was a theme to which he returned in the English-language remarks that were read out following the main catechesis in Italian.

“Out of love for us,” wrote Pope Francis, “Jesus freely walked the path of humiliation and self-abandonment for our salvation.”

As Saint Paul says, “he emptied himself… and became obedient unto death, even death on a cross” (Phil 2:7-8). As we contemplate Jesus in his passion, we see reflected the sufferings of all humanity and we discover God’s answer to the mystery of evil, suffering and death. He gives us his Son, who dies humiliated, betrayed, abandoned and reviled. Yet God’s victory shines forth in what appears, in human terms, to be failure and defeat.

The Holy Father’s English remarks went on to say that Jesus’ passion is the culmination of his revelation of the Father’s infinite love and his summons to faith in his word.

Christ takes upon himself the power of evil in order to set us free: “by his wounds we have been healed” (cf. 1 Pet 2:24). This week, as we follow Jesus along the way of the cross, may we imitate his loving obedience to the will of the Father, especially in times of difficulty and humiliation, and open our hearts to his gifts of reconciliation, redemption and new life.

There were several groups of English-speaking pilgrims in the crowd, from countries including England, Australia, Canada and the United States, for whom the Holy Father had greetings. Pope Francis offered a particular welcome to the delegation from the NATO Defense College, which is located in Rome and which hosts major international events as the premier academic institution of the Treaty Organization.

Pope Francis will lead the Holy Week liturgies and devotions in Rome, including the traditional Chrism Mass on Holy Thursday morning, the Missa in coena Domini at the Centro Santa Maria della Provvidenza – “Our Lady of Providence” – home for the elderly and disabled on Thursday evening, the Passion service with the veneration of the Cross on Good Friday afternoon, and the Way of the Cross on Good Friday evening at the Colosseum in Rome, and the culminating celebration of the Sacred Triduum – the Easter Vigil Mass – in St Peter’s Basilica, on the night between Holy Saturday and Easter Sunday morning, when he will also give the traditional urbi et orbi blessing following Mass.
 
Way of Cross meditations for Colosseum procession reflect on sins, injustices of man
Vatican Radio
13:49 16/04/2014
2014-04-14 Vatican- The Way of the Cross led by Pope Francis around Rome’s ancient Colosseum this upcoming Good Friday invites us to reflect on the current economic crisis and its dire consequences, on the suffering of migrants and on the evils that tear many young lives apart . The texts of the meditations, which will be published Tuesday by the Vatican publishing house Libreria Editrice Vaticana, were written by Msgr. Giancarlo Bregantini, Archbishop of Campobasso – Boiano in southern Italy.

In his meditations for the 14 stations of the Lord’s Passion, Archbishop Bregantini captures the dramatic situations that have traumatized so many in today’s world, including those in his own southern Italy.

In the meditations, we are called to contemplate in the wood of Christ’s cross the sins of man and injustices towards our fellow human beings: the economic crisis with its serious social consequences such as job insecurity, unemployment, financial speculation , the suicides of business leaders, and corruption.

Archbishop Bregantini brings us face to face with the dramatic lives of immigrants, the wounds of women who are victims of violence, the trauma of abused children , the pain of mothers who have lost their children to war, or to drugs or alcohol abuse.

Archbishop Bregantini draws again on his own region of southern Italy where children have died from cancer caused by toxic waste ,and asylum seekers who die trying to make the treacherous crossing from Africa in the hopes of finding a new home.

Christ’s own suffering, he tells us, resembles that of prisoners in overcrowded prisons bogged down by too much bureaucracy and a slow justice system and those in prisons where torture is sometimes still practiced.

We are called to create "bridges of solidarity " and to “overcome the fear of isolation , and to recover an appreciation for the political" so as to seek common solutions to social problems .

Just as Jesus fell three times on the way to Golgotha, he shows us that we must meet these challenges knowing God is there for us. But we must get back on our feet and help others up in solidarity with each other. Only through helping each other can we hope to bear the weight of the cross.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Dầu tại nhà thờ Chính toà Xã Đoài, GP Vinh
PM Lê Hùng
09:40 16/04/2014
VINH - Sáng ngày 15.3.2014, tại nhà thờ Chính toà Xã Đoài, hình ảnh một Giáo Hội duy nhất, hiệp thông trong yêu thương của đại gia đình Giáo phận Vinh đã được diễn tả cách linh thánh, sống động và sâu xa khi đầy đủ mọi thành phần dân Chúa đã quy tụ bên quý Đức Cha trong ngôi thánh đường mẹ của Giáo phận, để sống bầu khí ấm cúng gia đình quanh bàn tiệc thánh, trong thánh lễ dầu - thánh lễ biểu trưng của mối hiệp thông, như Đức Cha chủ tế Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhấn mạnh trong thánh lễ.

Hình ảnh

Đó là trở về nguồn sống mối hiệp thông sâu xa cá vị với Thiên Chúa, mà các tư tế của Người được mời gọi tái xác tín và canh tân. Chính ý nghĩa của thánh lễ hôm nay nhắc nhớ cho mọi người rằng, các ngài được chia sẻ cùng một chức tư tế của Chúa Giêsu, vị Thượng Tế duy nhất đích thực. Chính vì thế, một khi trở về với "Cội Nguồn", họa nơi chính mình hình ảnh sống động của "Nguồn"... thì khi đó sứ vụ được mặc lấy từ đó sẽ diễn tả cách trung thực và ý nghĩa hơn. Qua đây, Đức Cha chủ chăn Giáo phận mời gọi các linh mục của Chúa thẩm định lại mối tương giao cá vị của mỗi cá nhân với Người, mối tương giao vốn phát sinh và làm nên căn tính của ơn gọi linh mục cũng như là nguyên lý nền tảng của sứ vụ linh mục. Điều đó thôi thúc các ngài kiếm tìm Thiên Chúa luôn luôn trong mọi hoàn cảnh với toàn thể mọi quan năng, một sự kiếm tìm luôn làm dao động và biến đổi trọn vẹn con người vốn đã được thánh hiến cho Thiên Chúa qua việc xức dầu.

Chính mối hiệp thông này đưa dẫn tới một mối hiệp thông khác, là hiệp thông trong ơn gọi và sứ vụ mà chính việc các linh mục lặp lại những lời thiêng liêng khi chịu thánh chức như một thúc bách. Ơn gọi và sứ vụ linh mục phát xuất từ Chúa Kitô mời gọi các ngài trở thành một Chúa Kitô thứ hai (Alter Christus), nghĩa là sống và thi hành sứ vụ như chính Người, Đấng đã luôn thuộc về Chúa Cha, Đấng đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống (Mt 20,28), Đấng đến để quy tụ đàn chiên, và đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (Ga 10,10). Chính vì thế, nơi con người, cuộc sống và sứ vụ của các ngài được mời gọi diễn tả sống động lòng thương xót của Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu; "ra khỏi mình" để đến với con người hôm nay, mở lòng ra bao dung lấy những mảnh đời giữa vô vàn cảnh huống của cuộc sống bằng tất cả sự cảm thương và lòng nhân ái của Chúa; là "thấm vào mình mùi của chiên" (ĐGH Phanxicô) để 'vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người hôm nay cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chính môn đệ Chúa Kitô' (Gaudium Et Spes,số 1)

Thánh lễ hôm nay còn diễn tả mối hiệp thông sống động giữa linh mục đoàn với Đức Giám Mục của mình, mà nghi thức lặp lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh nhận tác vụ thánh của các linh mục với quyết tâm trung thành, vâng phục, phụng sự Chúa và Giáo Hội; cũng như cộng tác với ngài trong việc thánh hiến dầu thánh diễn tả. Đây là giây phút đặc biệt mời gọi các linh mục diễn tả sống động dấu chỉ của đức tin, dấu chỉ của ơn gọi mà các ngài đã và đang dấn bước. Cùng với đó, mối hiệp thông sinh động khác nữa cũng được làm nổi bật đó là giữa đoàn chiên và các vị chủ chăn, giữa các thành phần dân Chúa trong giáo phận. Tất cả ấm lên bầu khí của một gia đình.

Thánh lễ Dầu còn là dịp quan trọng để mọi tín hữu tái khám phá ý nghĩa của các loại dầu được làm phép và thánh hiến, nhất là dầu thánh, biểu tượng cho Chúa Thánh Thần và quy chiếu về Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa. Qua bí tích Rửa tội, mọi người đã được thánh hiến để trở thành dân riêng của Thiên Chúa, được thuộc về Đức Kitô. Nhờ đó các Kitô hữu được hiệp nhất trong cùng một đức tin và một phép rửa. Đây chính là nền tảng căn bản cho mọi sự hiệp thông khác trong đời sống Giáo Hội. Như thế, Kitô hữu có nghĩa là “những người được xức dầu”, thuộc về Chúa Kitô. Ý thức sâu xa bổn phận làm người Kitô hữu, dân được xức dầu, được kín múc sức mạnh từ Chúa Thánh Thần, để ra đi rao truyền sứ điệp cứu độ. Điều này mời gọi các Kitô hữu trở nên dân tư tế cho thế giới, nỗ lực làm cho Thiên Chúa Hằng Sống trở thành hữu hình đối với thế giới hôm nay, làm chứng cho Người và dẫn đưa thế giới đến với Người. Ước gì ý nghĩa đó luôn thường trực trong đời sống đức tin của chúng ta.

"Xin cha lấy sự thật mà thánh hiến họ" (Ga 17,17), Lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ trước khi Ngài về trời, cũng là tâm tình mà Đức Cha Phaolô mời gọi cộng đoàn dân Chúa nguyện cầu cho quý Đức Cha, quý cha trong Giáo phận. Để chính ơn thánh của Người giải phóng các ngài ra khỏi những "tham sân si" của nhân sinh, vượt lên trên những thách đố của thời đại mới, vượt thắng những trở ngại khó khăn nơi một giáo phận nghèo.... để sống cho những thực tại cao cả, đáp lại triệt để tiếng gọi từ Trời Cao, làm triển nở ơn thánh và mang lại sức sống dồi dào cho dân Chúa.

Bài giảng trong Thánh lễ làm phép Dầu Nhà thờ Chính tòa Xã Đoài

+ GM Nguyễn Thái Hợp, OP

Anh chị em rất thân mến,

Cũng như mỗi năm, năm nay gia đình giáo phận chúng ta qui tụ về Nhà thờ Chính tòa để kỷ niệm sự kiện Đức Kitô chia sẻ chức vụ tư tế cho các Tông đồ, rồi ngang qua các vị cho tất cả các giám mục và linh mục. Đây là cơ hội hồng phúc để cùng nhau suy niệm về chương trình yêu thương của Thiên Chúa, cũng như sứ vụ chứng nhân tình yêu của chúng ta giữa xã hội nhiễu nhương này.

Trong bài đọc thứ I, tác giả của sách Isaia phần thứ III trình bày hình ảnh tuyệt vời về ơn gọi ngôn sứ và lý do hiện hữu của người được xức dầu. Chúng ta biết rằng, vào thời điểm đó, nhiều người Do Thái lưu đày đã bắt đầu trở về để tái thiết quê hương. Tuy nhiên, khi đoàn lưu đày trở về cố hương, họ không nhìn thấy hình ảnh đẹp của một quê hương tuyệt vời, quê hương vĩnh cửu, mà sách Isaia phần II đã loan báo. Trái lại, họ phải đối diện với muôn ngàn khó khăn của một cộng đoàn nghèo khổ phải gồng mình lên để tái thiết quê hương hoang tàn đổ nát và nhất là để có thể sinh tồn trên chính mảnh đất tổ đang bị các nhóm người khác chiếm chỗ. Ngỏ lời với những người hồi hương âu lo, nhọc nhằn, hoang mang, nản chí ấy, ngôn sứ động viên họ:

Thần khí của Đức Chúa ngự trên tôi
vì Ngài đã xức dầu tấn phong tôi
sai đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ
băng bó những tấm lòng tan nát,
công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm
ngày phóng thích cho các tù nhân,
công bố năm hồng ân của Đức Chúa
(Is 61,1-2).

Sau này, trong chuyến về thăm quê hương Nazareth, khi vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabat, Đức Giêsu đã long trọng đọc lại bản văn trên của ngôn sứ Isaia. Đọc xong, Người ngồi xuống và dõng dạc tuyên bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Thật vậy, sứ điệp mà ngôn sứ loan báo đã trở thành chương trình hành động của Đức Kitô. Chính Ngài là Đấng được xức dầu và tấn phong để đem Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, cách riêng cho những người nghèo khổ, bị cầm tù, bị áp bức, bị bỏ rơi… Người đến để khai mở thời đại mới, trong đó con người được giao hòa với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại. Trong suốt ba năm truyền đạo, Ngài luôn nhắc đi nhắc lại là Ngài được xức dầu không phải để được ăn trên, ngồi trốc, được thiên hạ cung phụng, mà trái lại để hiến thân phục vụ mọi người, đặc biệt những người nghèo hèn, bệnh tật, cô thân cô thế, bị tù tội, bị áp bức, bị gạt ra bên lề xã hội.

Đức Giêsu tuyên bố: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử và vì chiên không thuộc về anh ta, nên khi thấy sói đến, anh ta bỏ chiên mà chạy (...). Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi” (Ga 10, 11-16).

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ. Lễ Dầu năm nay, toàn thể gia đình Dân Chúa thuộc giáo phận Vinh được mời gọi để dâng lên Thiên Chúa Cha “lời nguyện thánh hiến” của Chúa Kitô trong đêm từ biệt linh thiêng ấy: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ” (Ga 17,17). Qua lời nguyện này, Đức Kitô không xin Chúa Cha đưa các Tông đồ ra khỏi trần thế, mà xin Ngài kéo họ ra khỏi con người tham sân si, khỏi toan tính thường tình, phản ứng theo bản năng hay động lực trần tục, để dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và toàn tâm toàn ý vì sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Chúng ta biết rằng Đức Kitô không chỉ cầu nguyện cho các Tông đồ, nhưng còn cho tất cả những ai nhờ lời các vị mà tin vào Ngài (Ga 17,20), đặc biệt cho các tư tế. Thật vậy, “do bí tích Truyền chức thánh, một số Kitô hữu được đặt làm thừa tác viên có chức thánh (...), như thế họ được thánh hiến và được chỉ định, mỗi người tùy theo cấp bậc của mình, để hướng dẫn đoàn dân Chúa, bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và lãnh đạo nhân danh Đức Kitô là Đầu” (Gl 1008).

Chính vì vậy, thánh lễ hôm nay mang một ý nghĩa hiệp thông và biểu tượng rất đặc biệt đối với linh mục đoàn trong giáo phận. Thật vậy, qua lời tuyên hứa mà các linh mục sẽ công khai lặp lại trong thánh lễ hôm nay, Hội Thánh muốn tất cả các mục tử tái khẳng định quyết tâm bước theo Đức Kitô trên con đường phục vụ cộng đồng Dân Chúa. Với tư cách chủ tế, giám mục sẽ long trọng kêu mời các linh mục công khai lặp lại lời hứa khi lãnh nhận chức linh mục: “Ngày chúng ta lãnh nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta. Vậy, anh em có muốn ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giêsu và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân và trung thành giữ lời chúng ta đã cam kết không? Theo gương Chúa Kitô..., anh em có muốn thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi không?”

Năm ngoái vào độ này, khi cử hành Thánh Lễ Làm Phép Dầu đầu tiên trong cương vị Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu hàng tư tế ra khỏi chính mình và đi đến những “vùng ngoại ô”, những vùng nghèo khổ, nơi có đau khổ, nơi có đổ máu, nơi có sự mù lòa, có thù hận, bạo động, bất công... Theo ngài, “ai không đi ra khỏi chính mình, thì, thay vì làm người trung gian, sẽ từng bước trở thành một người môi giới và một người quản trị. Tất cả chúng ta đều biết sự khác biệt: người môi giới và người quản trị “đã lãnh thù lao của mình rồi”, và bởi lẽ họ không đem chính mạng sống và chính trái tim mình ra để đánh cược” cho sứ vụ. Vì vậy, Ngài ước mong các tư tế biết đem chính mạng sống và chính trái tim mình để đánh cược cho sứ vụ, trở thành những mục tử chấp nhận dấn thân, lăn lộn, đồng vui cộng khổ với đoàn chiên, đến độ “thấm vào mình mùi chiên”.

Ngày 6 tháng 3 vừa qua, trong cuộc gặp gỡ với các linh mục thuộc Tổng Giáo phận Roma, Đức Thánh Cha đã suy niệm đặc biệt về đề tài lòng thương xót. Ngài cho rằng, “với tư cách là mục tử, chúng ta phải xót thương rất nhiều, rất nhiều”. Dựa trên đoạn Tin Mừng trình bày sự kiện Chúa Giêsu chạnh lòng thương khi chứng kiến dân chúng mệt mỏi và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử chăm sóc, ngài giải thích: "Chúa Giêsu có tấm lòng của Thiên Chúa, nghĩa là đầy dịu dàng đối với dân chúng, nhất là với những người bị loại trừ, các tội nhân, những bệnh nhân không ai chăm sóc… Vì thế, theo hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành, linh mục phải là người từ bi và thương xót, gần gũi dân chúng và phục vụ tất cả mọi người. Bất cứ ai bị thương tổn trong cuộc sống một cách nào đó, có thể tìm thấy nơi linh mục sự quan tâm và thái độ lắng nghe. Đặc biệt linh mục cần chứng tỏ lòng từ bi qua việc ban bí tích Hòa Giải; biểu lộ tâm tình ấy trong thái độ, trong cách thức đón tiếp, lắng nghe, khuyên bảo và ban phép xá giải...”.

Tôi nghĩ rằng, hơn bao giờ hết và hơn bất cứ nơi nào, Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành mục tử từ bi nhân hậu, can đảm dấn thân phục vụ anh chị em của mình tại giáo phận Vinh này. Thật vậy, xét về địa lý, đây là vùng đất nghèo, lại luôn bị thiên tai lụt lội. Về kinh tế, đây là vùng đất nhiều người ít của và chậm phát triển, thiếu hụt trầm trọng công ăn việc làm. Biết bao người trẻ bị bó buộc phải “tha phương cầu thực”! Về phương diện xã hội, nơi chiếc nôi của cách mạng này vẫn là vùng đất nặng giáo điều và ít sáng tạo nhất. Đại đa số giáo dân giáo phận Vinh sinh sống ở miền quê, thất học và ít cơ hội thăng tiến, vì vậy là thành phần nghèo và thiệt thòi nhất trong xã hội. Thêm vào đó, vì niềm tin Kitô giáo, vô hình trung họ phải gánh chịu thêm một số thiệt thòi và phân biệt đối xử khác. Nhưng, bất chấp tất cả, họ vẫn rất kiên cường và trung tín với Giáo Hội. Nếu hôm nay Đức Giêsu phải chứng kiến tình trạng nghèo đói, thiệt thòi, nhọc nhằn, khổ đau, bị hiểu lầm, bị tổn thương, bị nạt nộ và đang còng lưng dưới gánh nặng cuộc đời… của giáo dân Vinh, chắc chắn Chúa không thể không chạnh lòng xót thương.

Anh em linh mục thân mến, trong tư cách là các thừa tác viên của Giáo Hội tại Nghệ-Tĩnh-Bình này, chúng ta có nhiệm vụ giữ cho sứ điệp tình yêu và lòng thương xót của Chúa được luôn sinh động, trong các bài giảng, các quyết định mục vụ cũng như trong cách đối xử, tiếp xúc giữa cha Quản xứ với giáo dân. Làm sao giảm thiểu tối đa những tiếng thở dài, nài van, buồn tủi, than khóc nơi đàn chiên của Đức Kitô tại mảnh đất này. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa, chúng ta phải có trách nhiệm về nỗi vui, nỗi buồn, âu lo và hy vọng của anh chị em chúng ta.

Lúc này đây, hơn bao giờ hết, lời nhắn nhủ của thánh Phaolô như đang văng vẳng bên tai chúng ta: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, một lòng mến, một tâm hồn, một ý hướng như nhau… Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,1-5). Amen.
 
Giờ Thánh Tối Thứ Năm Tuần Thánh - Năm Phúc Âm hóa Gia đình
VP TGM Đà Lạt
08:42 16/04/2014
GIỜ THÁNH TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH 17-05-2014
NĂM PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH


I. KHAI MẠC

1. Hát kính Thánh Thể.

2. Lời nguyện mở đầu của chủ sự hay người hướng dẫn:


“Hỡi những ai vất vả, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con”1. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi các gia đình Công Giáo đến với Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể để nhận ơn an ủi, sức nâng đỡ cho những vất vả, lo âu, gánh nằng trong đời sống gia đình.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chính lúc này đây, lời Chúa mời gọi mỗi thành viên trong gia đình chúng con đi vào huyền nhiệm tương giao ân tình với Chúa, để Chúa nâng đỡ bổ sức cho gia đình của mỗi người chúng con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện khiêm tốn và đích thực trong dấu chỉ tấm bánh. Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa, chúng con chúc tụng, tri ân cảm tạ và yêu mến Chúa. Xin Chúa quy tụ gia đình chúng con lại bên Chúa, như Chúa đã quy tụ muôn dân trong gia đình Hội Thánh. Xin ban cho chúng con Thánh Thần để soi lòng mở trí chúng con biết lắng nghe, yêu mến và đón nhận Lời Chúa trong giờ cầu nguyện này cũng như trong đời sống gia đình của chúng con.

Đêm nay, tưởng nhớ việc Chúa thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục thừa tác, chúng con muốn đến với Chúa trong tâm tình ngưỡng mộ, chúc tụng tôn vinh và cảm tạ tri ân. Nguyện xin Chúa tuôn đổ sức sống mới cho tất cả các thành phần dân Chúa, cách riêng ơn hiệp nhất và bình an cho các gia đình trong “Năm Phúc Âm Hóa đời sống gia đình”.

Xin “mở mắt đức tin” cho gia đình mỗi người chúng con, để chúng con nhận ra Chúa đang đồng hành với chúng con trên mọi nẻo đường của cuộc đời, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau vào buổi chiều Phục Sinh và giải thích Kinh Thánh cho họ. Xin làm cho lòng chúng con bừng cháy lòng yêu mến Lời Chúa như hai môn đệ làng Emmau . Nhờ Mầu nhiệm Thánh Thể và sức mạnh thánh hóa của Lời Chúa, xin Chúa thánh hiến mỗi thành viên trong gia đình chúng con để chúng con trở thành những môn đệ đích thực của Chúa, tỏa chiếu đời sống đức tin và đức bác ái trước mặt mọi người. Amen.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA, SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN

1. Lời dẫn trước khi đọc Lời Chúa:


Trong bầu khí thánh thiện của đêm nay, Chúa quy tụ chúng ta ở lại bên Chúa như các môn đệ tại bàn Tiệc Ly. Đêm nay, chúng ta cùng canh thức với Chúa, lắng nghe và đáp trả tình yêu Chúa. Xin cho giờ cầu nguyện, tôn thờ, chúc tụng, cảm tạ và chiêm ngưỡng Thánh Thể trong đêm thánh này được ánh sáng Lời Chúa toả chiếu. Xin Chúa Thánh Thần ngự đến mở trí soi lòng, chiếu dọi vào tâm hồn chúng ta khuôn mặt và giáo huấn của Đức Giêsu, Đấng đã chết và phục sinh vì chúng ta và đưa chúng ta tới sự thật trọn vẹn.

2. Hát: “Lắng nghe Lời Chúa”

3. Bài đọc I: Ga 2, 1-12

"Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa"

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi". Chúa Giêsu nói với mẹ: "Hỡi bà, tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến". Mẹ Người nói với những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, phải làm theo". Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy đổ nước đầy các chum". Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc", và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang mà nói: :Ai cũng đều đem rượu ngon ra trước, khi khách đã ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon cho tới giờ này". Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người. Ðó là Lời Chúa.

4. Suy niệm 1:

Như tại tiệc cưới Cana, ngày nay Chúa Giêsu cũng muốn hiện diện trong cuộc sống của vợ chồng; Ngài đến gặp gỡ họ qua Bí Tích Hôn Nhân và ở lại với họ qua Bí Tích Thánh Thể để họ có thể yêu thương nhau suốt cả cuộc đời.

Khung cảnh câu chuyện chúng ta vừa nghe là một đám cưới ở làng Cana xứ Galilê. Cũng như tại nhiều nơi khác, lễ cưới tại xứ Palestina là một thời điểm thật sự quan trọng. Vợ chồng mới cưới ở tại nhà tiếp đãi khách suốt cả tuần lễ. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Họ được đối xử như vua và hoàng hậu. Đó quả là dịp vui hiếm có của đời người.

Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã hiện diện ở tiệc cưới Cana để chia sẻ niềm vui và cảm thông. Cách riêng Mẹ Maria đã rất quan tâm đến gia cảnh của đôi tân hôn. Họ thiếu điều rất cần trong đám tiệc, họ thiếu rượu. Bởi như các Ra-bi vẫn thường nói: “Không rượu thì không vui”. Tuy say rượu là một điều xấu hổ với họ nhưng thiếu rượu để tiếp khách trong tiệc cưới là một điều xấu hổ và nhục nhã cho cả cô dâu lẫn chú rể.

Đây là lúc cấp bách, Mẹ Maria đã thông báo cho Chúa Giêsu cả khi giờ của Ngài chưa tới. Mẹ đã biết phải cậy dựa vào Ngài để đưa họ ra khỏi tình thế gian nan, không hẳn chỉ là việc thiếu rượu nhưng còn nguy cơ của sự thiếu vắng niềm vui, của sự chia rẽ. Qua lời nói của Mẹ, chúng ta nhận ra uy quyền của Mẹ trong việc đòi hỏi người ta phải nghe theo lời của Chúa Giêsu.

Ước gì hôm nay, Mẹ cùng với Chúa Giêsu cũng “hiện diện trong mọi tổ ấm Kitô giáo, để thông ban cho nó ánh sáng và niềm vui, sự bình an và sức mạnh.” Và ước gì việc Chúa Giêsu hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể trở nên nguồn mạch và trung tâm của đời sống gia đình Kitô hữu. Như đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana năm xưa được Chúa Giêsu và Mẹ Maria trao ban niềm vui qua sự hiện diện của các Ngài; ngày hôm nay các gia đình cũng cần có sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong gia đình của mình. Có hình ảnh nào đẹp hơn cho gia đình Công Giáo khi họ cùng nhau tham dự việc cử hành Thánh Thể, cùng nhau rước Chúa. Hội Thánh luôn tôn thờ Thánh Thể không những trong mà còn ngoài Thánh Lễ nữa. Hội Thánh ý thức ý nghĩa của sự thinh lặng tôn thờ Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Vì thế, gia đình được khuyến khích thường xuyên cùng tham gia giờ Chầu Thánh Thể và rước kiệu Thánh Thể cùng cộng đoàn .

5. Cầu nguyện 1:

Năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình là thời gian mời gọi mỗi thành viên gia đình nên thánh vang lên rõ ràng và thúc bách hơn bao giờ hết. Thiên Chúa muốn chúng ta sống thánh thiện (1Tx 4,7; 3,12; 1P 2,15). Đức Kitô muốn chúng ta phúc âm hóa chính cuộc sống mình trước khi loan báo Tin Mừng cho mọi người chung quanh, và Chúa Thánh Thần vẫn luôn thực hiện việc thánh hóa chúng ta bằng muôn vàn ân sủng. Trong niềm tin tưởng, chúng ta hãy cảm tạ Chúa Giêsu và kêu cầu Ngài:

1) Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp chúng con xây dựng gia đình thành một cộng đoàn cầu nguyện, luôn sống trong sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa và làm cho chính đời sống gia đình trở thành lời kinh sống động.

Đáp: Xin tình yêu Chúa thánh hiến gia đình chúng con.

2) Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp các đôi vợ chồng sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống, để tình yêu gia đình trở thành dấu chỉ sống động của Tình yêu Thiên Chúa.

Đáp: Xin tình yêu Chúa thánh hiến gia đình chúng con.

3) Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp các bậc cha mẹ ý thức giáo dục con cái, để gia đình trở thành ngôi trường đầu tiên dạy dỗ giáo lý đức tin và thực hành các đức tính nhân bản, nên như thành trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống.

Đáp: Xin tình yêu Chúa thánh hiến gia đình chúng con.

4) Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp cả gia đình chúng con hăng say loan báo Tin Mừng, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể, để đời sống yêu thương hiệp nhất hiện diện trong gia đình Công Giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, trở thành lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng.

Đáp: Xin tình yêu Chúa thánh hiến gia đình chúng con.

Thinh lặng. (Đêm nay, cần nhiều giây phút thinh lặng để chiêm ngắm Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn)

6. Chúc tụng và tung hô:

Người hướng dẫn: Giờ đây, chúng ta cùng chúc tụng tung hô Chúa:

- X/ Chúc tụng Chúa đã tỏ vinh quang Người nơi tiệc cưới Cana.
- Đ/ Đó là niềm hy vọng cho gia đình chúng con.
- X/ Chúc tụng Chúa đã chiến đấu và đem lại sự sống cho chúng con trên Thánh Giá.
- Đ/ Đó là sức mạnh và nguồn sống của gia đình chúng con .
- X/ Chúc tụng Chúa đã ban Lời hằng sống có sức biển đổi trần gian.
- Đ/ Đó là nguồn ánh sáng và là ơn cứu độ của gia đình chúng con.
- X/ Chúc tụng Chúa là sự sống và là sự sống lại của chúng con.
- Đ/ Đó là nguồn vui và hạnh phúc của gia đình chúng con

7. Hát về Thánh Thể hay về Tình yêu Chúa.

8. Bài đọc 2: Ep 5, 21-33

"Mầu nhiệm này thật lớn lao; trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Ðức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Ðức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Ðấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Ðức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy.

Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo, hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền.

Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Ðức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. "Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác". Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Dù sao, mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như bản thân mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng. Ðó là lời Chúa.

9. Suy niệm 2:

Với đoạn văn chúng ta vừa nghe, thánh Phaolô đối chiếu hôn nhân Kitô giáo với mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh là nền tảng và khuôn mẫu cho tình yêu của đời sống vợ chồng. Tương quan giữa vợ chồng phải là dấu chỉ và là cách trình bày mầu nhiệm của Chúa Kitô và Hội Thánh. Tình yêu của Chúa Kitô đối với Hội Thánh đã trở thành nền móng cho Bí Tích Hôn Phối. Hơn nữa, thánh Phaolô còn đề cập đến mối tương quan trong gia đình theo tinh thần Kitô giáo: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, phải sống trong tinh thần tùng phục lẫn nhau và khiêm tốn.

Thật vậy, hôn nhân của những người đã chịu phép rửa tội trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Chúa Thánh Thần ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh. Nhờ đó, tình yêu vợ chồng tham dự vào tình yêu của Đức Kitô, Đấng trao ban chính mình trên thập giá, và cũng nhờ đó họ được mời gọi sống tình bác ái của Người.

Giáo phụ Tertulianô đã diễn tả tuyệt vời nét cao cả và vẻ đẹp của đời sống hôn nhân trong Đức Kitô: "Tôi sẽ múc đâu ra sức mạnh để nói cho thỏa về niềm hạnh phúc của cuộc hôn nhân được Hội Thánh nối kết, được Thánh lễ thừa nhận, được lời chúc lành niêm ấn; được các Thiên Thần công bố và được Cha trên trời chuẩn y ... Có đôi bạn nào đẹp bằng đôi bạn Kitô hữu, được kết hợp do cùng một niềm hy vọng, cùng một ước nguyện, cùng một nề nếp, cùng một công việc phục vụ. Cả hai cùng là con một Cha, cùng phục vụ một Chúa; không gì phân rẽ họ nổi, trong tinh thần cũng như trong xác thịt; ngược lại, họ là hai trong cùng một thể xác. Ở đâu có cùng một thể xác, ở đó cũng có cùng một tinh thần" .

Vậy, để giữ được nét đẹp và sự cao cả của đời sống hôn nhân trong Chúa Kitô, các gia đình Công Giáo được mời gọi hãy tìm đến Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch cho đời sống hôn nhân của họ. Quả thế, hy lễ Thánh Thể diễn lại giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh, vì giao ước ấy đã được ký kết bằng máu của Người trên thập giá . Chính trong hy lễ của Giao ước mới và vĩnh cửu ấy mà các đôi bạn Kitô hữu tìm được nguồn mạch tuôn trào làm cho giao ước hôn nhân của họ được sinh động bền bỉ và là nguồn năng lực cho hoạt động thừa sai và tông đồ.

10. Cầu nguyện 2:

Giờ đây, chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện cách chung cho mọi thành phần trong Hội Thánh và một cách đặc biệt cho các gia đình:

X/ Lạy Chúa, xin cho các gia đình luôn sống trong Chúa như Chúa sống trong Chúa Cha – để đời sống gia đình được trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện
Đ/ Lạy Chúa, xin Chúa ở trong gia đình chúng con.
X/ Lạy Chúa, Chúa muốn rằng Chúa ở đâu thì những môn đệ của Chúa ở đó - Xin cho các tín hữu trong Năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình được thấm nhuần đời sống cầu nguyện.
Đ/ Lạy Chúa, xin Chúa ở trong gia đình chúng con.
X. Chúa đến ban ánh sáng chiếu soi mọi người và làm Thầy dạy đường thánh thiện – Xin cho Lời Chúa nên ánh sáng chiếu soi gia đình chúng con.
Đ/ Lạy Chúa, xin Chúa ở trong gia đình chúng con.
X/ Chúa đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hy sinh mạng sống cho muôn người - Xin cho vợ chồng biết sống quên mình mà phục vụ nhau và lưu tâm đến việc giáo dục con cái.
Đ/ Lạy Chúa, xin Chúa ở trong gia đình chúng con.
X/ Còn những gia đình đang gặp thử thách gian truân - xin cho họ được nâng đỡ nhờ tình thương của Chúa.
Đ/ Lạy Chúa, xin Chúa ở trong gia đình chúng con.

11. Lời cầu nguyện của chủ sự hay người hướng dẫn.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con siêng năng tìm đến Chúa qua việc tham dự Thánh Lễ, viếng Thánh Thể và rước lễ thiêng liêng. Vì một khi có Chúa, lòng chúng con được sưởi ấm, tình yêu của chúng con được mặn nồng. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

12. Hát: “Đâu có tình yêu thương”

III. KẾT THÚC

Lời nguyện kết thúc của chủ sự hay người hướng dẫn:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho gia đình mỗi người chúng con biết đem trót cả tâm tình tri ân cảm tạ, lòng tin sốt sắng tham dự việc cử hành mầu nhiệm Chúa chịu khổ hình hầu đáng hưởng ơn tha thứ của Chúa. Xin gìn giữ gia đình chúng con trong tình thương của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
 
Lễ Dầu tại giáo xứ Thanh Xuân, GP Phan Thiết
Thanh Xuân
09:47 16/04/2014
https://www.flickr.com/photos/vietcatholic/sets/72157644055598923/
 
Thánh lễ làm phép Dầu Giáo phận Hưng Hóa năm 2014
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
11:20 16/04/2014
“Chúng tôi, giám mục và linh mục trong Giáo phận, thành thật xin lỗi anh chị em vì đã chưa sống đúng vai trò mục tử tốt lành. Chúng tôi cũng là con người mỏng dòn, đầy khuyết điểm, lỗi lầm”. Đó là nội dung chính trong bài chia sẻ sáng thứ ba Tuần Thánh, ngày 15.04.2014 Thánh lễ Làm Phép Dầu tại Nhà thờ Chính Tòa Sơn Lộc, thuộc xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Hình ảnh

Đồng tế với Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Gp. Hưng Hóa có Đức Cha phụ tá Anphongsô Nguyễn Hữu Long, cha Tổng đại diện - Phêrô Phùng Văn Tôn, khoảng 70 linh mục Giáo phận và các cha Dòng đang làm mục vụ tại Giáo phận. Tham dự Thánh lễ, còn có quí Thầy phó tế, quí tu sĩ nam nữ và khoảng hơn 1 ngàn giáo dân.

Thánh lễ được cử hành lúc 9g00 nên một số các linh mục ở xa phải về Tòa Giám Mục nghỉ ngơi từ ngày hôm trước, trong số đó phải kể đến các linh mục đang coi sóc các tỉnh miền Tây Bắc Việt Nam.

Ngay từ sớm, giáo dân từ khắp các xứ trong Giáo phận đã tấp nập tại khuôn viên nhà thờ Chính Tòa. Ai cũng muốn tham dự Thánh lễ Dầu bởi bầu khí linh thiêng của Tuần Thánh. Đúng 8g45, đoàn đồng tế được rước từ nhà khách đến nhà thờ trong tiếng kèn vang. Trong khi đó, Thầy dẫn lễ đọc: “Thánh lễ sáng nay được gọi là Thánh lễ Làm Phép Dầu. Trong Thánh lễ này, Đức Giám Mục sẽ làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng, Dầu Thánh Hiến”.

Ngay đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã nêu bật ý nghĩa của buổi lễ và xin cộng đoàn cầu nguyện cho các Giám mục và linh mục sống đúng vai trò mục tử mà Chúa đã trao phó.

Đức Giám Mục phụ tá Anphongsô Nguyễn Hữu Long đã chia sẻ rất sâu sắc nhưng cũng rất tế nhị. Ngài nói: “Trong bài chia sẻ này, tôi xin mượn ý tưởng của ĐTC Phanxicô trong bài giảng lễ truyền dầu năm ngoái tại Rôma, và bài giảng ngày 11.1.2014, cả hai đề cập đến việc xức dầu thánh hiến, để trước hết mời anh em linh mục suy nghĩ về hai điểm liên quan đến trách vụ của mình, xét như những người được xức dầu thánh hiến để phục vụ”. Đó là linh mục là người được xức dầu thánh hiến làm mục tử và hãy là những mục tử với mùi chiên.

Ngỏ lời với linh mục, Đức Cha nói: “Anh em linh mục thân mến, Thánh lễ truyền dầu hôm nay mời gọi chúng ta xem lại dầu đã xức trên mình ngày lãnh nhận chức thánh có còn đậm đà hương vị của Chúa Giêsu không, dầu đó có còn chảy tràn lan từ đầu xuống gót chân, thấm cả áo dòng không, hay chúng ta đã trở thành những linh mục cạn dầu, khô dầu, giải dầu (giãi dầu thì tốt, mà giải dầu thì không hay).”

Ngỏ lời với cộng đoàn, Đức Cha nói: “Cộng đoàn dân Chúa thân mến, trước mặt anh chị em là các linh mục của giáo phận. Tôi không biết anh chị em nghĩ gì, đánh giá thế nào về các linh mục của anh chị em. Có thể anh chị em chưa thật sự hài lòng các cha về lời ăn tiếng nói, về cách xử sự, về tinh thần phục vụ, sự gần gũi hy sinh, tình yêu thương gắn bó… Chúng tôi, giám mục và linh mục trong giáo phận, thành thật xin lỗi anh chị em vì đã chưa sống đúng vai trò mục tử tốt lành. Chúng tôi cũng là con người mỏng dòn, đầy khuyết điểm, lỗi lầm”.

Trong Thánh lễ hôm nay có hai nghi thức đặc biệt, đó là nghi thức làm phép Dầu: Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng, Dầu Thánh Hiến. Nghi thức thứ hai là lời hứa vâng phục của các linh mục với đấng kế vị các Tông đồ. Thật xúc động khi thấy các linh mục đồng tế với 2 Đức Giám Mục Giáo phận và hứa vâng phục các ngài. Đây là điều tối quan trọng trong Giáo Hội.

Thánh lễ được diễn ra trang trọng và sốt sáng. Dầu Thánh vừa làm phép được rước vào nhà khách. Quí cha được phân phát tùy theo nhu cầu.

Sau khi dùng cơm trưa tại khuôn viên nhà dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí cha về nhiệm sở của mình để tiếp tục phục vụ Tuần Thánh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những người con Thiên Chúa
Hà Minh Thào
16:12 16/04/2014
NHỮNG NGƯỜI CON Thiên Chúa

Chúa Nhật 30.03.2014, lúc 20 giờ, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn đã tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện Công lý và Hòa bình. Nhân dịp này, ông Nguyễn Hữu Cầu, người sau 32 năm bị giam trong ngục tù cộng sản đã làm chứng về hành trình Đức Tin của mình. Sau đó, lúc 7 giờ thứ Hai 07.04.2014, cũng tại giáo đường này, Thánh Lễ an táng thầy giáo Phêrô Đinh Đăng Định được cử hành với ngót một ngàn thân nhân và bạn hữu thương tiếc người yêu nước. Thật đây là cơ hội để những người con Thiên Chúa vinh danh Người trên trời và Bình An dưới thế cho người thiện tâm.

I.- CẦU NGUYỆN CÔNG LÝ và HÒA BÌNH.

A./ Sự cần thiết cầu nguyện cho Công lý…

Như mọi quốc gia, Việt Nam có một nền Công lý. Trong khi đa số các nước khác chỉ đơn thuần gọi là Cộng hòa, thì Quê hương chúng ta lại thêm cụm từ ‘xã hội chủ nghĩa’, với quyền Hành pháp được trao cho Chủ tịch nhà nước và Thủ tướng, không do dân bầu, chỉ do Đảng cử và Quốc hội phê. Đại biểu cơ quan này cũng do Mặt trận Tổ quốc chọn để buộc dân bầu. Vì không tốt, nên trên thế giới, chưa đến mười nước áp dụng mô hình này.

Công lý được tôn trọng khi cần phải:

1- gắn liền với luật pháp phổ quát theo luật tự nhiên vì, xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công’. Pháp chế sử Việt Nam chỉ công nhận ‘phép vua thua lệ làng’ những phong tục mang tính cách đạo đức từ Tổ tiên, chứ không theo chủ nghĩa Mác-Lênin ngoại lai;

2- bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận. Công lý được hành động vì tha nhân chứ không vì bản ngã ích kỷ, phải sống trong tương quan với người khác chứ không hành động như một cá nhân cô độc. Ở Việt Nam, hầu như người ta chỉ nghĩ vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt nên Công lý đã bị bóp nghẹt: mạnh thì ‘cưỡng từ đoạt lý’, yếu thì ‘rủ rê tình cảm’;

3- có sự Công bằng trong mọi khía cạnh đời sống, không thiên vị thì Công lý mới được tỏ hiện.

4- phải biết đối thoại, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, chúng ta sẽ cảm nhận được Chân lý và như vậy Công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Ở Việt Nam, người ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau.

Ngày 07.02.2014, Nhóm Công tác (the Working Group) thuộc "cơ chế kiểm định kỳ phổ quát" (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp tại Geneve, Thụy Sỹ đã trao cho phái đoàn Việt Nam 227 điều khuyến nghị yêu cầu xem xét để bảo vệ Nhân Quyền căn bản thuộc 5 lĩnh vực quan trọng cần thực thi:

1) Tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp;

2) Quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo;

3) Hủy bỏ án Tử hình hoặc xét lại hình phạt quá nặng này đối với nhiều tội phạm;

4) Hủy bỏ hoặc Tu chính các Điều 79, 88, 258 Bộ Luật hình sự mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do;

5) Yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.

Riêng Hoa Kỳ đã công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ‘vô điều kiện’ cho các tù nhân chính trị Luật Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cầy và Trần Huỳnh Duy Thức.

B.- … và cho Hoà bình.

Chúng ta không thể chỉ quan niệm Hoà bình là tình trạng không chiến tranh. Từ cách nay 39 năm mãi đến bây giờ, hàng triệu người Việt Nam vẫn bỏ nước ra đi vì mọi người nhận biết Hòa bình chỉ có khi hội đủ 4 yếu tố: Sự Thật, Công Lý, Công Bình và Tự Do.

Thánh Lễ đồng tế do Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, phụ trách Truyền thông Chúa Cứu Thế, chủ tế và Cha Phanxicô Nguyễn Văn Nhứt, Dòng Đa Minh, giảng lễ. Ngoài những người Công Giáo và không Công Giáo thường xuyên tham gia hiệp thông cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm hàng tháng, cộng đoàn chú ý đặc biệt tới người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu.

Sau khi gợi ý cầu nguyện trong Thánh Lễ, Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng Văn phòng Công lý và Hòa bình, giới thiệu ông Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Cầu, 67 tuổi, một tù nhân lương tâm mới ra khỏi tù. Trong nhà tù, ông đã được Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ, dạy Đạo, sau đó ông tin theo và lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

II.- GIÁO DÂN G.B. NGUYỄN HỮU CẦU.

Trước Thánh Lễ, gặp ông Huỳnh Anh Trí, một cựu tù nhân lương tâm bạn tù, ông nói: « Trí ơi Trí đây là thật hay mơ? Nếu là thật thì hạnh phúc quá. Nếu là mơ thì tí nữa cán bộ sẽ gọi Nguyễn Hữu Cầu và Huỳnh Anh Trí ra nhận cơm ». Sau hàng chục năm bị giam trong ngục tù, được tham dự Thánh Lễ với tư cách một Kitô hữu, ông Cầu đã xúc động mạnh. Sau Thánh Lễ, ông cho biết: « Tôi cứ nghĩ đây là giấc mơ thôi. Tôi cứ nhéo tay tôi xem có phải là sự thật không. Ở trong tù, tôi ước mơ được vào một nhà thờ nho nhỏ nhưng không ngờ lại được vào nhà thờ to như thế này. Tôi cứ nghĩ, tôi đang mơ mơ, lát nữa tỉnh dậy thì lại thấy đây là cái nhà tù thì… Tôi rất hạnh phúc vì được tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa ».

A. Người tù vô tội.

Xin mời chúng ta hãy nhìn về dĩ vãng: ngày 30.04.1975, Việt Nam Cộng hòa bị bức tử, nhiều người bỏ nước ra đi… nhưng những người yêu nước đã chọn ở lại xây dựng Quê hương, trong đó Đại úy nhạc sĩ Quân đội VNCH Nguyễn Hữu Cầu, đang sống với vợ và hai con, một gái Nguyễn Thị Anh Thư 4 tuổi và một trai vừa 2 tuổi. Ông bị đi tù cải tạo, bà bồng con trai đi xây duyên mới. Anh Thư nay sống ở nhà người này mai tới nhà khác, làm lụng vất vả để kiếm bát cơm qua ngày, chưa từng được cắp sách đến trường. Sáu năm sau, ông về chỉ được gặp con gái vài lần… và, vào một hôm rằm tháng 8, bị chúng hùng hổ xiềng trói bắt đi, giam cầm tra khảo và đưa ra tòa xét xử với bản án tử hình về tội ‘chống phá chính quyền’ rồi tự động giãm còn chung thân khổ sai. Lúc bà nội Anh Thư còn sống thỉnh thoảng có dẫn cháu đi thăm ông, nhưng khi bà mất, cô không nuôi nỗi lấy thân làm sao dám nghĩ đến chuyện đi thăm nuôi Ba được.

Trong suốt thời gian đó, con trai ông Cầu theo mẹ về sống và mang tên Trần Ngọc Bích nên chỉ biết mình là con ông Trần Văn Phụng. Gia cảnh tuy có khó khăn nhưng Ngọc Bích may mắn được đi học và tốt nghiệp trường sư phạm rồi đi dạy. Năm 2002, anh được bầu chọn là giáo viên ưu tú và cơ quan đề nghị kết nạp đảng. Được trở thành Đảng viên là ước mơ, là công danh sự nghiệp, là con đường thăng tiến cho tất cả những ai đang tồn tại trên đất nước này, phải có đảng mới thoát ra khỏi tầng lớp bị trị, mới thay hồn lột xác để đứng vào hàng ngũ giai cấp lãnh đạo, giai cấp thống trị. Mọi đặc quyền đặc lợi đều nằm trong tay đảng. Năm 2003, Chi bộ chấp thuận và chuyển đơn lên cấp trên. Đầu năm 2004, họ cho biết sự thật: giáo viên Trần Ngọc Bích không là con ông Trần Văn Phụng mà là con của tội phạm Nguyễn Hữu Cầu với án chung thân khổ sai. Nghe như Trời Đất điên đảo quay cuồng, Ngọc Bích xé nát và ném tung tờ đơn xin gia nhập đảng. ‘Không! Tôi không cần đảng, tôi chỉ cần phụ tử tình thâm’! Anh chạy về nhà, tìm Mẹ để trách sao không cho biết về thân thế của mình và người chị đang lưu lạc ở đâu. Sau đó, anh đi tìm cha và chị.

Tìm về Rạch Giá hỏi han hết người này đến người khác, Ngọc Bích được biết: trước kia bà nội là giám đốc Nha Khí Tượng nhưng tìm đến nơi mới biết bà nội đã qua đời. Sau cùng, anh gặp một người quen ông Cầu cho biết nơi ông đang bị tù và chị Hai vẫn còn sống tại Sài gòn. Tìm đến nhà tù, nơi đảng và nhà nước đang giam giữ Ba. Vì không biết thủ tục thăm nuôi là phải xin giấy phép từ địa phương nên dù đã van xin, đã năn nỉ hết lời nhưng họ vẫn từ chối, đứng trước cửa nhà tù nhìn qua song sắt, anh gọi: « Ba ơi! Con bất hiếu để Ba trãi qua đoạn trường đói lạnh non một phần ba thế kỷ rồi, Ba bị giam hãm, bị chôn vùi cuộc đời nơi chốn âm u, non phần ba thế kỷ Ba bị đọa đày trong lao tù của đảng mà một thời con đã từng mơ ước mình là một đảng viên! Trời ơi! Non một phần ba thế kỷ ai chia lìa tình phụ tử xót thương thế này? Chị Hai ơi, còn có lời nào để em có thể nói hết nỗi đau đớn hận tủi lẫn xót xa này? ».

Sau đó, Ngọc Bích đi tìm chị Hai và khi liên lạc được, họ hẹn nhau tại bến xe Miền Tây, nhưng vì xa nhau từ nhỏ, không biết nhau, nên phải điện thoại:

- Alo! Chị Hai.

- Bích đó hả, em đang ở đâu ?

- Em đã tới bến xe Miền Tây rồi, em đang chờ chị Hai đây.

- Làm sao chị Hai có thể nhận ra em?

- Dạ, em đang ở cạnh quán cà phê trước cổng bến xe. Em mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, đội nón Casquette màu xanh,

- Chị thấy em rồi. Chị đang đi tới em đó. Em thấy chị chưa? Chị mặc quần đen, áo trắng cụt tay đi gần tới em đây nè.

- Em thấy rồi chị Hai ơi. Chị Hai em đây nè.

- Ngọc Bích, em của chị,

- Chị Hai…. chị Hai ơi!

- Em chờ chị có lâu không? Chị ra đây đón em từ nhiều tiếng đồng hồ rồi, nhưng chị không biết mặt mày em ra sao. Chị phải ngó chừng, phải hỏi thăm từng người xuống xe đến từ Rạch Giá.

- Chị Hai ơi! Em vui mừng lắm. Phải trải qua nhiều đoạn đường vất vả em mới có thể tìm gặp chị hôm nay. Em tạ ơn Trời Đất đã cho em tìm lại được chị Hai. Em cứ ngỡ như một giấc mơ dài, giấc mơ giữa ban ngày. Em mơ có ngày tìm gặp được chị Hai nay đã thành sự thật…

Sau đó, hai chị em cùng nhau đến thăm Ba nơi Trại tù. Vừa thấy ông Cầu, Anh Thư nói với em:

- Ngọc Bích ơi! Ba của mình ra kìa. Người đàn ông gầy yếu đầu bị nấm tóc, mặc bộ đồ tù có sọc trắng đen là Ba của mình đó,

- Trời ơi! Ba của mình tàn tạ đến như vậy hả chị Hai? Ba ơi! Ba, con là Ngọc Bích là đứa con trai thất lạc của Ba đây,

- Chúng con chào Ba.

- Anh Thư hôm nay có việc gì mà đến thăm Ba bất ngờ vậy? Hoàn cảnh con ở bên ngoài cũng nhiều khó khăn lắm. Một năm thăm Ba một hai lần cho Ba được gặp con, biết con khỏe mạnh là đã an ủi cho Ba lắm rồi... Hình như có ai cùng đến đây với con phải không?

(Ghi chú: mắt ông Cầu không thấy rõ)

- Dạ, thưa Ba! Đó là Ngọc Bích là em trai của con, con trai của Ba đó.

- Hả? Ngọc Bích, con là Ngọc Bích, con của mẹ Bích Nguyệt phải không?

- Dạ thưa phải, Ba ơi, con là Ngọc Bích là con của Ba đây!

- Trời ơi! Con trai của tôi (Nức nở, Nguyễn Hữu Cầu quỳ xuống chấp tay lạy Trời Đất). Xin tạ ơn Trời Đất đã đoái thương, ba mươi mấy năm cha con đã có ngày gặp lại. Con ơi, ba mươi mấy năm dài đăng đẳng ai bồng ai ẵm, ai dưỡng nuôi dạy bảo con nên người? Ba mươi mấy năm rồi, Ba chưa một lần làm bổn phận của người cha. Các con hãy tha thứ cho Ba, vì vai Ba nặng gánh sơn hà và vì thân xác Ba mang xíềng xích ba mươi mấy năm bởi một vụ án oan sai Ba không rửa sạch, Chỉ vì Ba không thể làm ngơ để mặc cho bọn tham quan lạm dụng chức quyền hà hiếp lương dân, giết người vô tội, chỉ vì Ba sống trọn vẹn với lương tâm và lý tưởng của một người con của đất Việt có lương tri. Ba sống không thẹn với tiết tháo một con người dầu trong lúc sa cơ thất thế. Ba xin lổi các con vì Ba đã để con lâm vào cảnh ngộ này. Ba mươi mấy năm dài vất vả điêu linh, gặp lại hai con trong hoàn cảnh tù đầy, còn cảnh đời nào éo le đớn đau hơn. Ngọc Bích ơi, con có tủi thẹn khi biết mình có một người Cha là người bị tù đầy với bản án chung thân?

- Không! Không! Ba ơi! Được gặp Ba là con đã mãn nguyện lắm rồi. Con không cần gì hết. Tất cả công danh sự nghiệp đâu sánh bằng tình phụ tử mà con đã tìm lại được hôm nay, con cần có Ba hơn tất cả bởi con biết rằng thân thể hình hài này là chính Ba tạo cho con. Con chỉ mong muốn được chăm sóc ủi an cho Ba lúc tuổi già dẫu có đói nghèo hoạn nạn, con muốn được cùng Ba san sẽ nỗi đau chung.

- Ba ơi con chỉ trách là trách Mẹ sao Mẹ không cho con biết sự thật về thân thế của con, nếu con được biết sớm hơn và sớm tìm gặp chị Hai, thì có lẽ 2 chị em thường xuyên thăm Ba, an ủi cho Ba để Ba có chút tình cảm gia đình chắc Ba đở phần đau đớn tinh thần. Con không thể tưởng tượng nổi non một phần ba thế kỷ dài Ba của con đói lạnh cô đơn trong bóng tối lao tù, mà con nào có hay có biết!

- Con à đây có lẽ là định mệnh cũng có thể là sứ mệnh của Ba, Ba khuyên các con đừng có hờn trách Mẹ, Mẹ vẫn là Mẹ của các con hãy tận tình phụng dưỡng Mẹ số phận của Ba đã được an định, còn được gặp gở các con hôm nay là hạnh phúc lớn lao cho Ba rồi, Ba chỉ tiếc đôi mắt đã mù lòa không còn thấy rỏ mặt các con, hoàn cảnh cách ngăn không cho ba được ôm các con vào lòng Ngọc Bích, Anh Thư, Ba cảm ơn các con, Ba cám ơn Đất Trời đã cho cha con mình có ngày đoàn tụ hôm nay.

- Ba ơi, hồi nãy trước khi Ba ra đây, mấy ông cán bộ có bảo với chúng con là người ta nói Ba viết đơn ‘Xin ân xá’ thì sẽ được thả nhưng Ba nhất định không xin ân xá! Tại sao vậy Ba? Sao Ba lại không xin ân xá để sớm được về với chúng con, Ba không nhớ không thương chúng con sao Ba ?

- Anh Thư à, con biết là Ba thương chúng con lắm. Đời của Ba không có gì hạnh phúc bằng được sống bên cạnh các con, nhưng Ba không có tội! Vì lý do đó Ba không thể nào xin ân xá, Ba không có làm gì nên tội thì tại sao phải xin tha ? Ba quyết định sống trọn vẹn với lý tưởng của Ba. Ba mong là các con hiểu cho Ba, cùng san sẻ hoài bão của Ba. Các con hãy quay về, chị em đùm bọc nhau, đừng qúa bận lòng lo lắng cho Ba. Ba không sao đâu. Nơi này Ba cũng có anh em, cũng có những người tiếp nối con đường Ba còn dang dở. ....

- Này anh Cầu! -tên cán bộ trại tù cắt ngang- Anh mà còn nói chuyện phản động nữa, chúng tôi cắt thăm nuôi và đưa anh vào biệt giam đó. Ba mươi mấy năm cải tạo, anh vẫn chưa tẩy được cái tinh thần phản động đó ra khỏi não trạng của anh sao?

- Phản động à! –ông Cầu bình thản đáp lại- Được, cứ cho là tôi phản động đi, còn Đảng của các anh là đảng phản nước hại dân, hà hiếp dân lành giết người diệt khẩu. Các anh bắt tôi vào tù, kêu án tử hình, rồi chung thân khổ sai, chỉ vì tôi dám đứng lên tố cáo vạch trần tội ác tày trời của những tên đảng viên thuộc đảng ủy Tỉnh Kiên Giang! Đảng của các anh tra tấn, hành hạ tôi đủ mọi hình thức dã man, mục đích là muốn giết tôi để bịt miệng, giam cầm tôi suốt đời trong bóng tối cốt là để vùi lấp vụ án oan sai 28 năm về trước, đây là một tội ác tầy Trời. Các anh có biết không?

- Này anh em! Xách nách tên phản động này dẫn vào trong, đưa vào Khu Biệt giam cùm cả tay chân và cắt hết mọi thăm nuôi nhận quà.

- Ba ơi! Ba….

- Anh Thư, Ngọc Bích các con hãy về đi. Hãy nói lại những điều các con được tai nghe mắt thấy hôm nay cho đồng bào trong và ngoài nước biết rằng Ba Vô Tội, Nguyễn Hữu Cầu VÔ TỘI. Kẻ có tội chính là ác đảng Việt gian! Bán nước. Tôi vô tội! Tôi vô tội! Tôi vô tội........

Từ năm 2010, nhờ sự giúp đỡ của chiến hữu về tinh thần lẫn vật chất và hai con ông Cầu có điều kiện đi thăm nuôi Ba thường xuyên. Được biết, ông rất cảm động và có thêm nghị lực sống.

Đầu tháng 06.2013, bé Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, con Trần Ngọc Bích, lần đầu tiên biết ông nội Nguyễn Hữu Cầu khi đến thăm ông tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai. Ngày 07.07.2013, cô viết ‘Thư kêu oan cho ông nội’ đăng trên Internet. Trong thư, cháu nhắc đến 30 phút thăm gặp và cho biết tình hình sức khỏe hiện rất yếu do những bệnh tật. Cô cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì, nay cô gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới với hy vọng giúp được cho người ông phải chịu tù qua hai thế kỷ. Sau đó, công an có đến nhà hứa ông nội của Yến Nhi về nhà ăn Tết với gia đình. Nhưng không thấy ông Cầu về. Cả nhà buồn không ăn Tết. Có thể vì chưa thương lượng trao đổi với Hoa kỳ, đảng đành thất hứa với người dân‘bé’. Ngày 09.03.2014, Phan Yến Nhi lại viết thư thật cảm động gởi Chủ tịch nước xin cứu xét thả ông nội.

B. Người con Thiên Chúa.

Ông Cầu trình diện cộng đoàn để kể lại hành trình Đức Tin của mình, ông cho biết: « Nhờ ơn Chúa, tôi đã thành con cái Chúa 28-29 năm. Cha Nguyễn Công Đoan đã Rửa tội cho tôi vào dịp lễ Phục sinh năm 1986. Đến nay, sau 29 năm tôi mới đi dự lễ đầu tiên ». Thân phụ ông Cầu là người Công Giáo và, trước khi qua đời, có trối với ông ước mong ông Cầu trở thành Con Thiên Chúa.

Khi còn là tử tội chờ ngày bị hành hình, ông Cầu bị xích hai chân bằng dây xích Trung cộng có 90 mắt xích, ông buộc 50 mắt xích lại và chừa 5 mắt xích trong và đó là chuỗi Mân Côi đầu tiên của mình mà, trên thế giới, không ai có. Nơi đây, khi tử tội được cắt tóc và móng tay thì biết giờ hành quyết đã đến. Bọn cai tù thường chơi trò này. Một hôm, ông quá mệt và buồn, nên toan tự tử. Nhưng khi nghĩ tự tử có tội, nên ông cầu xin Chúa, Mẹ cất ông đi. Bổng nhiên, từ trên trời vì sân nhà tù không có mái che, một bà mặc áo trắng có dây choàng đen xuất hiện. Bà không nói gì, nhưng ông đã đứng dậy và đi được để lấy 1/3 mì gói còn lại để ăn và có sức lại. Đến khi được giảm án thành chung thân, nhân viên có nhiệm vụ mở cùm xích có hỏi ‘giỡn’: ‘muốn cởi xích không ?’. Ông trả lời cứ cởi cho những người khác đi, nhưng thực ông tự nghĩ nếu mất xích thì ông cũng không còn chuỗi Mân Côi. Nhưng rồi, họ cũng cởi…

Sau đó, ông bị chuyển đến Xuân lộc, nơi có gần 20 Cha và Thầy đang bị giam và ông nói với Cha là ông muốn theo Đạo. Cha nói với ông phải học Đạo, nhưng nơi này không có sách mà ông đã phải thông suốt 100 câu hỏi về Đạo, 15 lời gẫm Chuổi Môi khôi và 14 Chặng Đàng Thánh giá như sách Phúc Âm thu gọn để nghiền ngẫm mà biết Chúa, yêu Chúa và theo Chúa… Sau đó, Cha đã hỏi bài ông nhưng không theo thứ tự. Ông trả lời đúng, ông Cầu nhận Bí tích Rửa Tội và nhận Tên Thánh Gioan Baotixita (như ông Ngô Đình Diệm).

III.- THÁNH LỄ AN TÁNG.

Ngày 07.04.2014, lúc 6 giờ 30, Cha Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT, cử hành Nghi thức di quan để linh cữu thầy Phêrô Đinh Đăng Định yên vị trong nhà thờ kịp đúng 7 giờ, Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, Trưởng ban Công lý và Hòa bình Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) chủ tế Thánh Lễ và giảng lễ với sự đồng tế của Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký Uũy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam. Các Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT, Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Phó Giám tỉnh, Bề trên tu viện, kiêm Chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Cha Gioan B. Phạm Quang Long, Đặc trách di dân Giáo phận Vinh tại Sài gòn và nhiều linh mục khác tham dự Thánh Lễ cùng với cộng đoàn.

A.- Thầy Phêrô ĐINH ĐĂNG ĐỊNH.

Khởi đầu Thánh Lễ, Thầy Gioan Baotixita Trần Thụ Phương, DCCT, đọc tiểu sử thầy Đinh Đăng Định: Thầy Định sinh năm 1963, tại Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1985, thầy tham gia quân đội và là giáo viên trường sĩ quan Phòng Hoá thuộc Bộ tư lệnh Hoá học (Sơn Tây, Hà Nội). Cuối 1988, thầy công tác tại các Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao và Long Thành, rồi Công ty thuốc trừ sâu Kosvida ở Huyện Thuận An và Công ty phân bón con cò ở huyện Bà Rịa. Từ năm 2000, thầy là giáo viên trường Trung học Phổ thông Phạm Văn Đồng huyện Đăk R’Lấp và, từ năm 2007, dạy tại trường THPT Lê Quý Đôn huyện Tuy Đức, Đăk Nông đến ngày bị bắt.

Ngày 01.11.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 và nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía. Theo đó. Theo đó, riêng tại tỉnh Đăk Nông, dự tính hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Đây không chỉ là nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội mà còn là cơ hội để công nhân Trung quốc hiện diện trên lãnh thổ Quê hương.

Tháng 11.2008, những khoa học gia và đồng bào khắp nơi đã ký những kiến nghị yêu cầu nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện vì dự án không có hiệu quả về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên. Là người yêu nước, thầy Định đã ký và mời người khác cùng ký tên. Ngày 21.10.2011, thầy bị bắt giam tại trại tạm giam công an tỉnh Đăk Nông.

Ngày 09.08.2012 toà án tỉnh Đăk Nông tuyên án thầy 6 năm tù giam về

‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam’ (điều 88 Bộ Luật hình sự). Tại phiên phúc thẩm ngày 21.11.2012, Tòa án tỉnh Đăk Nông y án đối với Thầy.

Khi thụ án ở trại An Phước, thầy Định có báo triệu chứng đau dạ dày, nhưng cán bộ trại giam làm lơ dù gia đình đã làm đơn gởi nhiều nơi xin cho thầy được khám bệnh và trị bệnh. Ngày 05.09.2013, thày phải đi cấp cứu tại bệnh viện 30 Tháng 4 Sài gòn và, ngày 18.09, bị mổ cắt bỏ 3/4 dạ dày. Sau đó, ông được cho biết là đang bị ung thư dạ dày. Do không được chữa trị đúng mức, bệnh thêm trầm trọng nhanh. Ngày 18.12.2013, các Đại sứ yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích hay can thiệp cho thầy đi chữa trị, nhưng họ vẫn làm ngơ. Ngày 15.02.2014, thầy được hoãn thi hành án trong 12 tháng vì bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ngày 15.03.2014, gia đình ông, không Công Giáo, đã đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp Sài gòn tham dự giờ Hành hương Đức Mẹ và Thánh Lễ để cầu nguyện đặc biệt cho ông. Ngày 21.03.2014, gia đình nhận được thông báo Chủ tịch Nhà nước đặc xá cho thầy. Tối cùng ngày, trả lời đài VOA, thầy nói: « Cảm tưởng của tôi, tôi thấy với cá nhân tôi được hoàn toàn tự do. Còn về ý nghĩa thực, cái lệnh này cũng không mang lại giá trị gì nữa cả bởi vì tôi cũng đã sắp sửa kiệt hết sức rồi ». Sáng ngày 03.04.2014, Cha Anton Lê Ngọc Thanh, DCCT, đã ban Bí tích Rửa tội, chính thức là Con Thiên Chúa với tên thánh Phêrô. Đến tối, lúc 21 giờ 35, thầy trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của vợ và các con Thầy và thanh thản về với Thiên Chúa. Hiền thê thầy là cô Đặng Thị Dinh sinh năm 1962. Thầy có ba con: Đinh Phương Thảo, sinh năm 1988, Đặng Thúy An và Đặng Thúy Nga, sinh năm 1995.

B. Di chuyển Linh cửu.

Khi linh cửu còn quàn tại tư gia ở Đăk Nông, gia đình không gặp sự phá rối, cản trở của chính quyền, tuy nhiên ‘sự cố’ là tư gia ông đã bị 'cúp điện' trong vòng 2-3 tiếng ngay trong tang lễ và trước khi quan tài của ông được chuyển ra khỏi nhà riêng ở Đắk Nông. Một số nhà hoạt động đến dự đám có thể bị an ninh theo dõi.

Trước khi lìa đời, thầy Phêrô Định ước nguyện được Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn lo hậu sự. Theo dự kiến ban đầu, tang lễ cho thầy sẽ được làm nghi thức tẩn liệm và nhập quan tại Đắk Nông và, ngày 05.04.2014, sẽ di quan về Sài gòn và quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng (đường Hoàng Sa, phường 9, quận 3, Sài Gòn). Tuy nhiên, do nhiều thủ đoạn quấy phá của an ninh cộng sản, vào giờ chót, địa điểm quàn linh cữu thầy phải dời vào bên trong khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn, đường Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, tại Phòng A.06.

Chiều ngày 05.04.2014, khoảng 10 công an cả sắc phục lẫn thường phục đã đến nhà ông trùm Thắng, quản lý Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng và ép ông ký vào ‘giấy cam kết không làm mất an ninh trật tư’. Cha Đinh Hữu Thoại cho biết: ‘Dẫu biết rằng tờ giấy lộn đó không có giá trị pháp lý gì, nhưng sẽ là cớ để an ninh đến phá rối đám tang rồi đổ vấy tội cho ông trùm, nên chúng tôi quyết định di chuyển vào khuôn viên giáo xứ, chấp nhận một chút phiền hà cho sinh hoạt Giáo xứ ngày Chúa Nhật’. ‘Chúng tôi cảnh cáo công an cộng sản các cấp về hành vi vô nhân đạo này. Đạo lý người VN không chấp nhận đụng chạm đến những vấn đề linh thiêng như đám tang. Linh cữu, gia đình và bạn bè thầy Định đã đến nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế lúc 18 giờ 30. Rất đông những người yêu mến thầy đã tập trung tại nhà thờ để chờ đón thầy.

C. Lời giảng của Linh mục Chủ tế.

Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, dựa vào Tin Mừng Thánh Gioan nói về việc Chúa Giêsu cho ông Ladarô chết trong mồ bốn ngày được sống lại. Cha nhấn mạnh đến ‘sự tất thắng của sự thiện, sự sống’ còn sâu xa hơn cả nỗi bất hạnh phận người, còn sâu sắc hơn cả quyền lực tưởng như không vượt qua nổi của sự ác, của sự dữ là sự sống và sự thiện’ và ‘Bất chấp tất cả, tiếng nói cuối cùng trên thân phận con người là tiếng nói của sự thiện, tiếng nói của sự sống vĩnh cửu’. Có lẽ thầy Đinh Đăng Định đã xác tín vào điều đó nên thầy đã nói với con, với gia đình ‘không được giữ lòng thù hận. Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau’.

Nhắc đến thầy Phêrô Định trong giờ tiển biệt, Cha nói rằng, cái chết của thầy mở ra cho mọi người ý thức những thực tại quan trọng:

1/ Nền tảng đã được chọn để xây dựng cộng đồng, xã hội chúng ta chỉ là trên một chủ thuyết kinh tế và chính trị Marx–Lênin, không có những giá trị nhân bản, đạo đức và tâm linh. Ngay cả trong lãnh vực kinh tế và chính trị, đặc quyền cũng chỉ dành cho những nhóm lợi ích. Quyền con người không được tôn trọng và những ai can đảm lên tiếng nói sự thật bị nghiền nát. Do đó, nền tảng này cần phải thay đổi và xây dựng trên những căn bản khác quân bình hơn, thật hơn, giá trị hơn để những giá trị con người, luân lý, tình thương phải được tôn trọng hơn.

2/ Quyền tham gia, xuất phát từ phẩm giá làm người, vào những quyết định có liên quan đến vận mệnh của mình, việc quản lý xã hội bằng:

- quyền bầu cử, nhưng chỉ với những ứng cử viên chủ trương khác nhau để chọn;

- quyền kiến nghị.

3/ Quyền của các tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm, phải được tôn trọng, như quyền được ăn uống, chữa bệnh và quyền về tâm linh phải được tôn trọng

Cuối Thánh Lễ, cô Đinh Phương Thảo, trưởng nữ của thầy Định, thay mặt tang quyến, cám ơn quý Cha DCCT, các tổ chức trong và ngoài nước, các Đại sứ quán tại Việt Nam, những người đã yêu mến đến phúng viếng và phân ưu cùng gia đình. Cô nói: « Lễ tang của bố con được tổ chức trang nghiêm, ấm cúng như thế này, con tin chắc rằng bố con ở nơi cao kia với Người (Thiên Chúa) chắc bố con rất vui. Hôm nay con cũng hiểu được một điều: người công chính không bao giờ chết ».



Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, phụ trách Phòng công lý và hòa bình của Tu viện DCCT Sài gòn đã cử hành nghi thức tiễn biệt thầy Đinh Đăng Định và linh cữu thầy được đưa tới nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

D.-Những dòng thương cảm.



Chúng tôi được xem video tại: http://www.youtube.com/watch?v=Zv2Q2jJXWkU ghi những hình ảnh tận cùng đau thương mà ba bạn trẻ, các con của thầy Định đã phản ứng khi tẩn liệm thân phụ kính yêu của mình và lúc quan tài được đưa vào lò hỏa táng: biết Cha mình vô tội bị giết oan … rồi ‘đặc xá’ do lòng nhân đạo thi ân và khoan hồng. Trước thảm kịch bất công này, những giọt lệ đã rơi từ khóe mắt và chúng tôi để chúng tự nhiên tràn ra thành dòng… Sự xúc độâng hạ, chúng tôi bổng nhớ: « Ngày 08.07.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đến chủ tế Thánh Lễ cầu nguyện cho những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả và gặp gỡ những người di dân đảo Lampedusa, cực nam Italia. Khi giảng Lễ, Người nói (trích dịch): ề ‘Người di dân chết trên biển, trên con thuyền lẽ ra là một đường hy vọng đã biến thành đường chết chóc’. Rất tiếc việc này đã bao lần xảy ra, tôi liên tục nghĩ đến điều ấy như một cái gai trong con tim gây ra bao đau khổ. Tôi muốn hỏi: ai trong chúng ta đã khóc trước những biến cố này, trước cái chết của anh chị em này ? … Xã hội chúng ta đã quên kinh nghiệm khóc, ‘đau khổ với’: sự toàụn cầu hóa về vô cảm !… ». Chúng tôi thấy tự hài lòng vì mình không vô cảm đối với đồng bào và gia đình họ…

Đ. Gia đình trả lời phóng viên BBC.

Hôm 05.04.2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng thầy Định, đã trả lời thay tang gia:

1- Nhà nước và Đảng Cộng sản tuyên bố vô tội cho bố tôi vì không có tội chứ không phải là 'đặc xá',

2- nguyên nhân được cho là 'gián tiếp' dẫn tới tử vong của ông Định là không được khám, chữa bệnh đúng cách. Đây là một sự tra tấn trong nhà tù, khi bố bị đau thì đã không được đưa đi khám, mà chỉ cho thuốc giảm đau, hoặc thuốc không rõ nguồn gốc. Thuốc tiêm không rõ nguồn gốc cho ông cũng là nguyên nhân gây nên bệnh của bố. Khi khối u trong người càng ngày càng lớn, nhưng chưa được phát hiện. Khi phát hiện ra, thì khối u to đùng. Lúc đó, họ cũng không chịu thả về nhà để điều trị.

3- Không loại trừ bố tôi bị đầu độc. Vì không có bằng chứng, nên chưa thể tố cáo. Bố là nhà giáo hóa (học) nên đã phát hiện ra được mùi hóa chất.

[Những kiến nghị về hậu quả khai thác bauxite của người dân (như thầy Định), đặc biệt là từ những nhà chuyên môn đã không được đảng và nhà nước quan tâm. Ngày nay, dự án đã được triển khai và đang tiến hành tới đâu thì những tổn thất đã được kiến nghị xảy ra đúng tới đó. Một lời ‘xin lỗi’ hay ‘tuyên bố vô tội’ chưa thấm vào đâu so với thiệt hại gia đình, cô Phương Thảo ơi, nhưng họ không có can đảm để hành động đâu. Mời đọc: ‘Bô xít Tây Nguyên dự kiến lỗ hàng nghìn tỷ đồng’ đăng trên VNexpress ngày 18.03.2014:

« Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có báo giải trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hiệu quả của hai dự án bô xít Tây Nguyên, theo yêu cầu của đoàn giám sát thuộc cơ quan này. Kết quả cho thấy, dù tổng mức điều chỉnh hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng (tăng 3.800 tỷ đồng-4.300 tỷ đồng), hiệu quả của hai dự án trong những năm đầu chưa cao. Mức lỗ ở các đơn vị lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Dự án bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2013. Sau thời gian chạy thử, nhà máy tại Tân Rai dự kiến lỗ 258 tỷ đồng trong năm đầu. Con số lũy kế đến năm 2015 là 460 tỷ và dự án dự kiến có lãi từ năm 2016. 5 năm sau đó, nhà máy này sẽ có lãi khoảng 870 tỷ đồng, theo tính toán của chủ đầu tư. Còn với dự án tại Nhân Cơ, số lỗ được ghi nhận trong 6 năm đầu dự kiến là gần 3.000 tỷ (từ 2015 đến 2020) »… Xin đọc tiếp tại:

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bo-xit-tay-nguyen-du-kien-lo-hang-nghin-ty-dong-2965405.html ]

V. ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI BỊ ÁP BỨC.

Ngày 01.04.2014, biên tập viên Mặc Lâm (Đài Á châu Tự do, RFA) đã hỏi Linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT về các vấn đề:

1. Giáo xứ Kỳ Đồng (Sài gòn) và Thái Hà (Hà nội) luôn có những hành động đồng hành cùng những người bị áp bức, sách nhiễu hay cả bị kết án, giam cầm. Cạnh những Thánh lễ cầu nguyện cho họ còn chở che lúc lỡ đường hay giúp họ được chăm sóc sức khỏe về tâm hồn lẫn, điển hình là sinh viên Phương Uyên trước đây và ông Nguyễn Hữu Cầu hiện nay. Làm những việc này, DCCT Sài gòn có bị chính quyền làm khó dễ hay ngăn cấm không?

- Cha Giám tỉnh cho biết là đã bị ngăn cản bằng nhiều cách, ở phạm vi nhỏ lẫn toàn Tỉnh Dòng và thường gặp trở ngại từ phía các cấp nhà cầm quyền.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích Giáo Hội dấn thân tranh đấu và bảo vệ sự công chính. Do đó, huấn dụ này thích hợp với những gì DCCT đang làm. Xin được hỏi Cha trong lúc theo đuổi mục tiêu này DCCT đã gặp trở ngại gì đối với nhà nước? Có một số ý kiến cho rằng chúng tôi làm chính trị, hiểu theo nghĩa đó thì chúng tôi không làm chính trị, không tham gia vào những hoạt động quyền lực, nhưng chúng tôi lên tiếng và bảo vệ sự thật mình cố gắng đón nhận từ Tin Mừng của Chúa. Một mặt, nhìn nhận những khuyết điểm, những giới hạn của mình trước những đòi hỏi của Tin Mừng, nhưng một mặt chúng tôi đã không im lặng trước cái ác, cái sự xấu trong xã hội, dĩ nhiên ai không chấp nhận sự thật, không chấp nhận sự công bằng, chắc chắn họ không ưa chúng tôi.

3. Trước cửa nhà thờ Kỳ Đồng một tấm bảng lớn dán những bài viết được in lại từ các trang mạng như BBC, RFA loan tin TS Cù Huy Hà Vũ và những nhà tranh đấu khác. Nhà nước hình như để yên nhằm quảng cáo rằng VN đang có tự do ngôn luận, Cha có nhận định gì?

- Không như vậy đâu, họ đã yêu cầu chúng tôi tháo gỡ, nhưng mình đã không gỡ, vì đó là sự thật, mọi người có nhu cầu và có quyền biết sự thật, có quyền được thông tin, quyền căn bản của con người. Họ đã mời chúng tôi ra làm việc về vụ này, mình thẳng thắn trình bày lập trường mình, sau đó, tôi đã bị cấm xuất cảnh không lý do, tôi làm văn thư hỏi họ, họ không trả lời, có lẽ họ không thể trả lời về lý do họ đã làm.

4. Những người bất đồng chính kiến bất kể tôn giáo đang dựa vào DCCT Sài gòn lẫn Hà nội như là chỗ dựa tinh thần cần thiết, nếu nhà nước cáo buộc DCCT đang vi phạm pháp luật như tập trung trái phép hay cổ vũ chống lại chính sách nhà nước thì việc gì sẽ xảy ra?

- Nhà nước có quyền của họ, chúng tôi không biết được, nhưng mình không thể im lặng trước các vấn đề xã hội, con người, mà chỉ thuần túy muốn nâng đỡ những người dau khổ, những dân oan, nhũng người bị áp bức, đặc biệt mình muốn nói với họ Thiên Chúa yêu thương họ và đứng về phía với họ. Mình muốn bày tỏ gương mặt Thiên Chúa an ủi họ, những người sầu thương khóc lóc.

5. Có ý kiến cho rằng DCCT trực thuộc Tòa thánh nên không nhất thiết phải theo sự điều hành của Giáo Hội Việt Nam trong các hoạt động tông đồ hay xã hội ?

- Vừa là Dòng Giáo Hoàng với quyền đặc miễn, nhưng cũng là con cái Giáo Hội Việt Nam, chúng tôi tuân thủ kỷ luật và mục vụ của Giáo Hội Việt Nam, luôn vâng lời các Đức Giám Mục Việt Nam trong các phạm vi Giáo Hội ấn định. Bản thân tôi luôn có các cuộc thăm viếng, bàn hỏi và nhận việc từ các vị Giám mục Việt Nam.

6. Những hoạt động DCCT dù muốn dù không thì Giáo Hội Việt Nam cũng biết vậy thái độ Hội đồng Giám mục Việt Nam có chấp nhận hay không?

Bức thư Hội đồng Giám mục Việt Nam góp ý cho nhà nước về việc sửa đổi hiến pháp đã nói rất rõ quan điểm cũng như ý hướng của Giám mục Việt Nam. Chúng tôi thấy bức thư đó như là một sự xác nhận những dấn thân của mình cho xã hội và cho sự công bằng. Lá thư đó như là một sự xác nhận và cũng là câu trả lời cho những ai đặt câu hỏi như ông.

Thấu hiểu những lý do ‘Tại sao DCCT luôn đồng hành cùng người bị áp bức ? (tựa bài phát thanh của RFA), từ khi xảy ra vụ cưởng đoạt trái luật đất đai Giáo xứ, chúng tôi vô cùng hân hoan trước sự can đảm để bảo vệ Sự Thật của các Tu sĩ DCCT và Giáo dân Thái Hà và, sau đó, tiếp nối tại Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn. Sự phục vụ, bênh vực những người bị áp bức đã được sự cảm kích tín hữu các tôn giáo khác và nhiều đồng bào đã đáp lời Đức Tin và đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhiều góp ý trên Internet và điện thư trao nhau cho biết họ rất đồng ý với lời giảng của Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện. Trong ba đề nghị của Cha, hai lần Cha đã nhắc đến Thư góp ý sửa đổi Hiến Pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Nhờ ‘DCCT luôn đồng hành cùng người bị áp bức’, nên việc An Táng thầy giáo Phêrô tránh bị côn đồ phá hoại như trường hợp ông Trần Độ hay ông Lê Hiếu Đằng bị tháo gở các băng ghi chữ trên các vòng hoa phúng điếu.

Thánh Lễ An Táng này và những Thánh Lễ Cầu nguyện Công lý và Hoà bình là những cơ hội để những người Con Thiên Chúa vinh danh Người trên trời và Bình An dưới thế cho người thiện tâm.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Anh em hãy rửa chân cho nhau
Lm Jude Siciliano OP
08:07 16/04/2014

VỌNG PHỤC SINH A -

St 1: 1-22; St 22: 1-18; Xh 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11;

Br 3: 9-15; Ed 36: 16-17a,18-28; Rm 6: 3-11; Matthêu 28: 1-10

ĐỪNG SỢ! HÃY TUYÊN XƯNG SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ

Hôm nay bài phúc âm thánh Mátthêu lại đưa vào hình ảnh các thiên thần. Người lắng nghe được biết rõ ý nghĩa của câu chuyện, Vì phúc âm thánh Mátthêu chỉ trình bày thiên thần trong những trường hợp quan trọng thôi. Chúng ta nhớ các thiên thần trong đêm Chúa Giêsu sinh ra, trong hoang địa khi Chúa Giêsu bị cám dỗ. Trên đỉnh núi nơi Chúa Giêsu biến đổi hình dạng có hai nhân vật có mặt là ông Môsê và tiên tri Elia nói chuyện với Chúa Giêsu. Cả ba trường hợp này là chủ điểm chính của thánh Mátthêu, và bởi thế mới có các nhân vật từ trời xuống.

Hôm nay có một thiên thần nơi ngôi mộ trống để trấn an hai bà Maria , bảo họ đem tin mừng Chúa Kitô Phục Sinh cho các môn đệ. Người viết bi kịch có thể thêm vào đó tiếng kèn loa. Thánh Mátthêu đem các thiên thần diện mạo như ánh chớp và y phục trắng như tuyết. Các người lính đại diện chính quyền đã giết Chúa Giêsu đang canh mồ khiếp sợ run rẩy và "hóa ra như chết". Lamã, vương quốc hùng mạnh thời bấy giờ rụt rè lại như mất quyền hành. Tin mừng rõ ràng quá: không quyền lực nào, ngay cả sức mạnh của quỷ thần cũng không thể vượt qua Thiên Chúa của chúng ta khi Ngài ban sự sống cho kẻ chết. Thiên thần lăn tảng đá ra rồi ngồi lên trên, như ngai của kẻ thắng trận. Thiên Chúa là Đấng toàn thắng, sự chết đã bị thất bại.

Như thường lệ câu chuyện nói về ơn thánh sũng. Ai có thể thắng sự dữ và sự chết? Chúng ta, người Mỹ là một dân tộc "có thể làm được". Tổng thống Kennedy hứa là trong 10 năm sẽ cho một người lên cung trăng, và đã làm được. Ngày 11tháng 9 hai tòa nhà chọc trời ở Nữu ước bị phá hủy, và bây giờ một tòa nhà trung tâm thương mãi đã xây xong. Công việc nặng nhọc chúng ta đã làm được thành công.

Nhưng, mặc dù chúng ta cố gắng làm mọi sự, chúng ta vẫn không thắng được sự chết. Đó là việc của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã làm việc bất ngờ, và thiên thần của Chúa loan báo điều đó. Nơi ngôi mộ trống, hai phụ nữ được chọn làm người đầu tiên rao giảng đem tin mừng. Sứ thần trên trời bảo hai phụ nữ "phần các bà… mau về nói với môn đệ Người…"

Trước khi gởi các phụ nữ đi thiên thần bảo "các bà đừng sợ!" Các phụ nữ và chúng ta có điều gì phải sợ? Chúng ta sống trong một thế giới mà người ta sợ không dám nói lên sự thật, và vươn tới nước ngoài, tới nhóm người sống trong kinh tế khác và thuộc chủng tộc khác. Thời xưa dân chúng hình như không ý thức nhiều về đức tin của họ. Rồi sau đó, it người tự nhận họ là kẻ vô thần, hay không thuộc về tôn giáo. Trong đại gia đình của tôi, có một người bà con xa tự cho mình là vô thần. Mỗi khi có hội họp trong gia đình, anh ta có mặt đó, không khỏi có người thách đố anh ta và hỏi "sao anh không đi nhà thờ?"

Bây giờ vị thế này bị thay đổi ngược lại. It người rụt rè công nhận họ là người vô tôn giáo, và hình như người có đức tin lại phải chống đỡ mình. Người ta có thể bảo là chúng ta ngây thơ bày tỏ đức tin vào một Đấng Cứu Thế Phục Sinh, và tin vào sự sống lại sau sự chết. Thiên hạ khen vì chúng ta làm việc thiện, nhưng có ai khen về đức tin vào sự phục sinh phải không? Hãy bỏ qua đi.

Lời thiên thần nói: "đừng sợ" là nói với chúng ta trong dịp chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Phục Sinh. Các phụ nữ không nên sợ vì Người lãnh đạo của họ, bị đóng đinh, không còn trong ngôi mộ. Người đã sống lại. Thiên thần loan báo điều đó và mời họ nhìn vào mộ mà xem. Ngôi mộ trống rỗng. Nhưng không phải xác chết không có đó, mà Chúa Giêsu "đã chỗi dậy từ cõi chết, và kìa Người đi Galilê trước các ông, ở đó các ông sẽ được thấy Người" .

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc, chúng ta là Giáo Hội rao giảng tin mừng. Mỗi người Kitô hữu được chịu phép rửa tội đều có trách nhiệm thiên thần giao cho các phụ nữ "đừng sợ… mau về nói..." Mặc dù có láng giềng thông thái nhìn xuống chúng ta, chúng ta vẫn có trách nhiệm làm nhân chứng đức tin vào Chúa Giêsu bằng lời nói và việc làm. Đời sống chúng ta nên thể hiện dưới nhiều hình thức đức tin mà chúng ta tuyên xưng hôm nay "Chúa Kitô đã chết. Ngài đã sống lại, và Ngài sẽ trở lại".

Nếu ngôi mộ không trống và xác Chúa Giêsu còn nằm đó, thì các phụ nữ đã đến mộ than khóc và chia sẻ với nhau những kỷ niệm của Vị Thầy đã quá cố. Rồi các bà lại chán nãn và buồn. Rồi họ trở về với đời sống bình thường của họ, lượm lặt những hy vọng đã tan rã và tiếp tục sống. Đó là điều chúng ta làm sau khi người thân đã quá cố. Họ đã ra đi rồi. Đời sống sẽ tiếp tục không có họ. Nếu trước khi chết họ đau đớn nhiều, thì chúng ta hài lòng là họ không còn đau đớn nữa. Và chúng ta bây giờ tiếp tục sống không có họ.

Nhưng với các phụ nữ đó và với chúng ta, có một thiên thần ở nơi mồ trống. Chúng ta, những người có đức tin, không thể quên được lời thiên thần bảo "đừng sợ… Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói… các bà hãy mau về nói với các môn đệ của Người".

Các phụ nữ không thể trở về với đời sống thường ngày của họ. Nếu có ai nói với họ "hãy quên đi!", chắc họ sẽ đáp lại "chúng tôi không quên được. Chúa Giêsu đã sống lại, và chúng tôi phải chia sẽ tin mừng với những ai chưa biết đến". Các bà là người đầu tiên rao giảng lời này thay cho tất cả chúng ta.

Chúa Giêsu đã sống lại và chúng ta phải thận trọng lời Ngài nói với chúng ta "anh em hãy vác thập giá mình mà theo Thầy… Chia của ăn với người đói, chia áo mặc với người không có áo… Tha thứ cho kẻ đã làm anh em phiền lòng... Hãy nên người giảng hòa… Hãy quên hận thù… Hãy thương yêu kẻ thù mình… Hãy chia của tiền anh em có với người nghèo v. v. Chúng ta gắng đọc đến hết phúc âm thánh Mátthêu. Giờ đây Chúa Kitô đã sống lại. Chúng ta có thể trở lại nghe lời Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải làm là đừng sợ, và hãy làm đi và hãy nói lên.

Nếu tôi có mặt ở nơi mồ trống, tôi có thể đáp lời thiên thần "thiên thần nghĩ sao? Vì sao đừng sợ? Lẽ cố nhiên là tôi sợ. Tôi làm sao sống đời sống như lời Chúa Giêsu mời gọi ở giữa thế gian? Bao nhiêu thế lực chống lại tôi, và tôi luôn luôn không được sự khuyến khích ngay bởi gia đình hay bạn bè. Lại còn hạn chế bởi kẻ thù của tôi. Tôi không đủ can đảm đứng lên giữa mọi người như Chúa Kitô. Tôi cần được giúp đỡ!"

Thiên thần có thể trả lời và nói với chúng ta và những người khác đọc phúc âm thánh Mátthêu: "hãy đứng đó, đọc thêm một it nữa cho đến cuối đoạn sách và hãy tin vào lời Chúa Kitô phục sinh nói với các môn đệ là Ngài sai các ông đi "và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: (Mt 28:20).

Chuyển ngữ:FX. Trọng Yên, OP



EASTER VIGIL (A)

Gn 1: 1-22; Gn 22: 1-18; Ex 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11;
Bar 3: 9-15; Ez 36: 16-17a,18-28; Rom 6: 3-11; Matthew 28: 1-10



Today readers of Matthew’s Gospel welcome the re-appearance of an angelic figure. The attentive reader is alerted to the significance of today’s narrative because Matthew saves angelic appearances for only the most important moments in his gospel. We recall angels in the Nativity and desert temptation accounts. On the mount of Transfiguration two other heavenly figures appear, Moses and Elijah, talking with Jesus. These three are key moments in Matthew’s narrative – hence the heavenly figures.

Today an angel is at the empty tomb to calm and then send the two Marys to tell the news of Christ’s resurrection to the disciples. Some dramatists might enhance the scene at the tomb with a trumpet blast. Matthew does it with an angel, bright as lightning with snow-white garments. The guards, representatives of the state that executed Jesus as a criminal, were overcome with fear and were "like dead men." The power of the most powerful and oppressive nation of the time, Rome, shrinks back in fear and impotency. The message is clear: no power, or evil force, can overcome our God who gives life to the dead. The angel rolls back the stone and sits on it, as if on a triumphant throne. God is the Victor – death has been defeated.

The story is about grace – as it always is. Who can triumph over evil and death? We Americans are a "can-do people." John F. Kennedy promised the nation that in 10 years we would put an American on the moon – and we did. On 9/11 the Twin Towers were destroyed and now a new World Trade Center has been built and dedicated. Our hard work and determination have yielded impressive results.

But, try as we might, we cannot defeat death. That’s God’s work. God has done the unexpected and the angel of the Lord is there to announce it. At the empty tomb the two women are appointed to be the first preachers of the Good News. The heavenly messenger sends them, "Go quickly and tell his disciples."

Before they are sent with the news of the resurrection the angel tells the women, "Do not be afraid!" What do they and we have to be afraid of? We live in a world where fear can keep people from speaking the truth and reaching out across national, economic and racial divides. In "the old days" people didn’t seem to feel so self-conscious if they were beliervers. Then, few people admitted they were atheists or didn’t belong to any faith tradition. In my large, extended family, I had a second cousin who claimed he was an atheist. At family gatherings, when he was present, inevitably someone would challenge him and, once again, ask, "Why don’t you go to church?"

These days the roles are reversed. People are less shy about admitting they are nonbelievers and, it seems, believers are more on the defensive. We might be called naïve for expressing faith in a resurrected savior and life after death. People admire us for our charitable works but, belief in the resurrection? Forget about it!

The angel’s reassuring words, "Do not be afraid!" are spoken to us too as we celebrate Christ’s resurrection. The women shouldn’t be afraid because their crucified leader is not in the tomb, he is risen. The angel makes the announcement and invites them to see for themselves; the tomb is empty. But the body isn’t merely gone. Jesus is "raised from the dead, and he is going ahead of you to Galilee, there you will see him."

Pope Francis has reminded us that we are an evangelizing church. Each baptized Christian has the same role the women were given by the angel, "Do not be afraid...go quickly and tell…." Despite the bemused looks we might receive from our sophisticated, modern neighbors, we still are charged to witness to our faith in the risen Lord by our actions and words. In many and diverse ways our lives must reflect the faith we profess this day, "Christ has died! Christ is risen! Christ will come again."

Had the tomb not been empty and Jesus’ body still there, the women would have arrived at the tomb, grieved and shared precious, personal memories of their dead teacher. Then, disappointed and sad, they would have returned to their old lives, picked up the pieces of their shattered hopes and gone on living. It’s what we do with the death of a loved one. They are gone – period. Life must go on without them. If they have suffered, we are relieved they don’t have to suffer anymore. Now we must return to our regular lives and do the best we can without them.

But, for those women and for us, there is that angel at the empty tomb. We believers can’t ignore the message we have heard, "Do not be afraid!… He is not here, for he has been raised just as he said…. go quickly and tell his disciples."

The women couldn’t go back to their regular lives. If someone told them, "Get over it!" They would have responded, "We can’t. Jesus is risen and we have to share the good news with those who haven’t heard it yet!" These first preachers speak for all of us as well.

Jesus is risen and we have to take seriously what he said to us: "Take up your cross and follow me… Feed the hungry… Clothe the naked… Forgive those who offend you… Be peacemakers… Forego vengeance… Love your enemies… Share your riches with the poor etc." We are near the end of Matthew’s gospel. Now that Christ is risen we can go back to hear it again what Jesus told his disciples to do – and not be afraid to do it and speak it.

If I were there at the empty tomb, I would make a personal response to the angel. "What do you mean, ‘Don’t be afraid!’ Of course I’m afraid. How can I live the life Jesus calls me to live in the world? The cards are stacked against me and I don’t always get much encouragement from even my family and friends – much less my enemies. I lack the courage to stand out from the crowd and be Christ-like. I need help!"

The angel might respond and tell us and other readers of Matthew’s gospel, "Hang in there. Read a little further on to the end of the chapter and believe what the risen Christ says to his disciples as he sends them out, ‘And know that I am with you always, until the end of the world’" (28:20
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Đạo Hôn Phối theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Ban Tu Thư Giáo Xứ VN Paris
10:11 16/04/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

LỜI MỞ

Cuốn sách mang tựa đề ‘Linh Đạo Hôn Phối theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II’ ở đây có nghĩa là cuốn sách trình bày ‘một số khía cạnh về đời sống tâm linh của các đôi bạn Công Giáo theo giáo huấn của Ngài.

Chúng ta biết lúc còn tại thế Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban nhiều văn kiện liên quan đến đời sống gia đình: Tông huấn ‘Cộng Đồng Gia Đình’ (Familiaris Consortio - 1981), ‘Thơ gửi các Gia Đình’ (Lettre aux Familles – 1994)… Ngài rất quan tâm đến đời sống thánh thiện, đạo đức của đôi bạn, của gia đình mà chính công đồng Vatican II đã cổ động, đã kêu ‘hôn nhân là một ơn gọi nên thánh’:

1. ‘Nhờ sức riêng của bí tích hôn phối, các đôi vợ chồng Kitô giáo biểu hiện và tham dự mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xEp 5,32). Họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái nên thánh. Cũng vì thế, họ được những ơn riêng cho bậc sống của mình trong Dân Chúa (x Cr7,7) (LG 11,2).

2. ‘Vợ chồng Kitô giáo được củng cố và được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá thuộc bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình của họ. Nhờ đó, tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau. Bởi đó, họ cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa’ (GS 48,2).

3. ‘Ơn gọi nên thánh chung của mọi người cũng nhằm đến đôi bạn và cha mẹ Kitô hữu. Đối với họ, ơn gọi này được nêu rõ bởi sự cử hành bí tích Hôn Phối và được phô diễn cách cụ thể trong đời sống hôn nhân và gia đình (xLG 41). Chính trong cuộc sống ấy mà ân sủng được phát sinh và ta nhận thấy sự đòi hỏi phải có một linh đạo hôn phối và gia đình đích thực và sâu xa’ (FC 56).

Nhưng linh đạo Hôn Phối theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà chúng tôi trình bày hôm nay đề cao những khía cạnh mới mẻ và căn bản từ Thánh Kinh, mà chính ngài gọi là ‘thần học thân xác’ (Théologie du corps). Đây là một công trình lớn lao mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghiền gẫm lâu năm trước và còn dành năm năm đầu triều đại giáo hoàng (1979-1984) để trình bày cho giáo dân trong các buổi triều yết chung ngày thứ tư. Tất cả là 129 bài với 800 trang viết (1).

Hiện nay nhiều nhà thần học và nhiều nhà ‘luân lý gia đình’ đang khai triển và hệ thống hoá những giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y Angelo Scola, lúc còn làm viện trưởng đại học Latran (Roma) đã nhận định: ‘Đây là huấn giáo tuyệt tác của Đức Gioan Phaolô II’ (Magistère génial de Jean-Paul) (2). Cha George Weilgel viết: ‘Đây là quả bom nổ chậm của thần học’ (bombe à retardement théologique). Quả vậy, thần học về thân xác của Đức Gioan Phaolô II có thể được coi như một khúc quặt, không chỉ đối với thần học Công Giáo mà còn đối với cả tư tưởng hiện đại’ (3). Mới đây, đức Hồng Y Philippe Barbarin cũng phát biểu: ‘Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến cho Giáo Hội và thế giới một giáo huấn rất phong phú về thân xác và về hôn nhân trong 129 buổi triều yết chung ngày thứ tư’ (3).

Dựa vào ý tưởng của các ngài, đặc biệt của giáo sư Yves Semen trong cuốn ‘La Spiritualité conjugale selon Jean Paul II’ (Linh đạo của vợ chồng) (4) chúng tôi soạn cuốn ‘LINH ĐẠO HÔN PHỐI’ này vừa để:

* Mừng ngày Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014.

* Đánh dấu ‘Năm Thánh Hóa Gia Đình’, hướng đi mục vụ của Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam (2014).

* Mừng 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình (1995-2015).

Nội dung của cuốn sách:

1. Thần học thân xác và linh đạo hôn phối. – Lm. Mai Đức Vinh

2. Hôn nhân trong ánh sáng hôn lễ của Đức Kitô và Giáo Hội – Lm. Mai Đức Vinh

3. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng – Ptvv. Phạm Bá Nha

4. Để hôn nhân trở nên một ơn gọi – C. Micheline Kim chi

5. Hạnh phúc hôn nhân – AC. Phạm Hòa Hiệp

6. Làm sao để vợ chồng sống Hạnh Phúc - ÔB. Phan Hữu Lộc

7. Trưởng thành trong tình yêu - AC. Nguyễn Long Hằng

8. Niềm vui trao ban - AC. Đoàn Quốc Khánh

9. Phụng vụ thân xác – Gs. Trần Văn Cảnh

10. Thánh giá và khổ cực trong đời sống gia đình – Ls. Lê Đình Thông

11. Thánh Thể, mầu nhiệm hôn nhân – AC. Vũ Khiêm Đào

12. Tóm lược thần học thân xác – Lm. Mai Đức Vinh.

Xin thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện công việc bé nhỏ này, cũng như cho quý đọc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Lễ Phục Sinh, lễ thân xác nhân loại

được thăng hoa nhờ sự sống lại của Chúa Kitô.

Paris 20. 04. 2014

Thay mặt cho Ban Tu Thư

Lm Giuse Mai Đức Vinh

--------------

(1) Có thể đọc tác phẩm đầy đủ về ‘Thần học thân xác’ của Đức Gioan Phaolô II của ông Yves Semen ‘La sexualité selon Jean-Paul II’, Presses de la Renaissance, 2004.

(2) xCarlo Caffara, ‘Identidad y diferencia. La relacionbombre y mujer’, Madrid, nxb. Encuentro, 1989 tr.34

(3) George Weilgel, ‘Jean Paul II, témoin de l’Espérance’ JC. Lattès, 1999, p. 427

(4) Yves Semen, ‘La Spiritualité conjugale selon Jean-Paul II, Presses de la Renaissance, 2010, p.11.
 
Ngôi Mộ Trống
Nguyễn Trung Tây, SVD
16:41 16/04/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Ngôi Mộ Trống



Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng tinh sương của ngày thứ nhất trong tuần. Những người phụ nữ đi tới mộ, và họ bàng hoàng kinh ngạc khám phá ra tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị đẩy sang một bên. Maria Mađalêna hốt hoảng chạy về nói với Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, “Người ta đã lấy mất xác Thầy rồi” (Gioan 20:1-2). Phêrô và người môn đệ chạy tới ngôi mộ, nhưng họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống.

Nếu Đức Giêsu chết đi nhưng Ngài không sống lại, chắc chắn Kitô giáo đã không xuất hiện. Bởi thế trong lá thư thứ nhất gửi tín hữu thành Côrintô,[1] Phaolô nói, “Nếu Ðức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta thật là hão huyền…[và] chúng ta là những kẻ đáng tội nghiệp” (1Cor 15:1-20). Nhưng có ai trong chúng ta, ngoại trừ Phaolô, và một số tín hữu thời tiên khởi đã thật sự chứng kiến, đối mặt, và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh. Dựa vào niềm tin của những nhân chứng đặc biệt này, chúng ta tin theo rằng Đức Giêsu đã chết đi nhưng đã sống lại.

Bởi chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ Đức Kitô, bởi chúng ta chỉ tin theo, có bao giờ bạn thắc mắc, đặt nghi vấn, hay là nghi ngờ về tính trung thực của câu chuyện Phục Sinh chưa? Ai biết đâu Giáo Hội tiên khởi đã đạo diễn dàn dựng nên một khúc phim Phục Sinh tuyệt vời, và mọi người tín hữu thời đó đã vô tình nhắm mắt, ngớ ngẩn tin theo. Cho nên trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường, đi ngược lại khoảng 2000 năm về trước để làm sáng tỏ hai vấn đề,

(1). Chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên bên ngôi mộ đá?

(2). Tính trung thực của những câu chuyện Phục Sinh.

I. Thứ Sáu, Thứ Bẩy

Thứ Sáu của ngày hôm đó có lẽ là thứ Sáu của ngày 14 tháng 4 năm 30. Khoảng giữa trưa mây đen kéo đến che phủ bầu trời kinh thành Giêrusalem. Vào lúc 3 giờ chiều sau khi kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa, Lạy Chúa con, sao Ngài bỏ rơi con”? (Máccô 15:34), Đức Giêsu nhắm mắt lại, chết đi.

Không giống như chúng ta, một ngày mới của người Do Thái bắt đầu khi mặt trời lặn hay là 6 giờ chiều. Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu. Nếu vậy chỉ còn ba tiếng nữa, ngày thứ Bẩy, ngày Sabát/ngày Hưu Lễ của người Do Thái bắt đầu. Ngày Hưu Lễ là ngày kiêng việc xác; nếu vậy, chỉ còn ba tiếng nữa xác Đức Giêsu phải được mang xuống và chôn cất. Theo như thánh sử Máccô ông Giuse Arimáthêa, một người môn đệ của Đức Giêsu [2] và cũng là một trong bẩy mươi hai quan tòa của Hội Đồng Công Nghị Tối Cao của người Do Thái, tới gặp Quan Tổng Trấn Philatô xin được chôn cất Đức Giêsu. Quan Tổng Trấn đồng ý. Thi hài Đức Giêsu được mang xuống, cuốn trong khăn liệm, và chôn trong mộ đá. Trong khi ông Giuse lo việc tống táng, bà Maria Mađalêna và bà Maria, mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, cả hai cũng có mặt tại hiện trường. Sau những loay hoay với những thủ tục chôn cất, với những than khóc, với những sụt sùi, rồi cuối cùng ông Giuse Arimáthêa cũng phải lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ. Trong thất vọng, buồn phiền, và tiếc nuối, mọi người đi về nhà của mình trước khi mặt trời lặn.

Ngày Sabát tới.

II. Chúa Nhật Phục Sinh

Sáng sớm của ngày đầu tuần, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, và bà Salômê dắt nhau đi tới ngôi mộ. Trên đường đi, họ nói với nhau,

— Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?

Nhưng khi đi tới ngôi mộ, ba người phụ nữ giật mình nhận ra tảng đá lớn đã bị đẩy sang một bên.[3] Tiến vào bên trong, họ kinh ngạc nhìn thấy một người thanh niên mặc áo trắng ngồi bên phải [băng đá?], nhưng thi hài Đức Giêsu biến mất. Trước tình huống bất ngờ không dự liệu, cả ba giật mình, sợ hãi, bỏ chạy ra khỏi mộ (Máccô 16:1-8). Tin Mừng của thánh Máccô chấm dứt tại chương 16 câu 8. Phần còn lại, 16:9-20, không phải của ông nhưng do người khác viết thêm vào sau này. Do đó, nếu không có thánh sử Mátthêu, Luca, và Gioan, có lẽ chúng ta sẽ lúng túng, thắc mắc, không hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày hôm đó.

Theo như Mátthêu sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse đi tới mộ. Khám phá ra ngôi mộ trống và sứ thần Thiên Chúa ngồi trên tảng đá che cửa mộ, họ sợ hãi bỏ chạy (Mátthêu 28:1-10).

Theo như Luca sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê, bà Gioanna, và một số người phụ nữ đi ra mộ. Họ thấy cửa ngôi mộ hé mở. Tiến vào bên trong, họ hoang mang kinh ngạc bởi những người đàn bà không thấy thi hài Đức Giêsu đâu hết. Còn đang phân vân sợ hãi, bỗng nhiên họ thấy hai người thanh niên mặc y phục sáng chói xuất hiện đứng bên cạnh. Những người đàn bà sợ hãi chạy về báo cho mười một môn đệ và những người khác câu chuyện lạ. Chỉ có một vài người trong đó có Phêrô tin vào lời nói của họ. Những người này chạy ra ngôi mộ. Nhưng rất tiếc họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoại trừ ngôi mộ trống và khăn liệm Đức Giêsu (Luca 24:1-12, 24).

Theo như Gioan sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna một mình đi ra mộ. Thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa, bà chạy về thông báo cho Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến bản tin bất ngờ. Phêrô và người môn đệ cùng chạy ra tới ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài những mảnh khăn liệm và khăn cuốn đầu của thi hài Đức Giêsu còn để lại trong ngôi mộ trống (Gioan 20:1-10).

Dựa vào bốn bản Tin Mừng vừa được trích dẫn ở trên, chúng ta có một bức tranh Phục Sinh tương đối đầy đủ như sau:

(1). Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, một số người phụ nữ mang dầu thơm đi tới ngôi mộ Đức Giêsu, bởi vào buổi chiều ngày thứ Sáu vừa qua, họ chỉ có khoảng trên dưới hai tiếng đồng hồ để tẩm liệm và chôn cất thi hài của Ngài;

(2). Trên đường đi, chợt nhớ đến tảng đá, những người phụ nữ lo lắng hỏi nhau làm sao mở được cửa mộ bây giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khi tới nơi, họ thấy cửa mộ đã hé mở. Tiến vào bên trong, họ khám phá ra thi hài Đức Giêsu đã biến mất, nhưng khăn liệm còn để lại;

(3). Những người phụ nữ sợ hãi, chạy về nhà, sau khi được thiên sứ thông báo Tin Mừng Phục Sinh. Nhận được tin, Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến chạy ra ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không thấy điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống và khăn liệm.

Dựa vào ba sự kiện trên đây và bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta nhận ra một chi tiết khá lạ, đó là, bốn thánh sử không thống nhất với nhau, trong khi các ngài tường thuật lại những dữ kiện của biến cố Phục Sinh. Thí dụ, “Thật sự ra đã có bao nhiêu người phụ nữ đi tới ngôi mộ? Tên của họ là chi?” hoặc là, “Khi tới ngôi mộ, những người đàn bà đã gặp bao nhiêu sứ giả của trời cao? Họ gặp những sứ giả Phục Sinh ở bên ngoài hay ở bên trong ngôi mộ? Những người thanh niên này đứng hay ngồi?”

Tuy nhiên, tất cả bốn tác giả đều đồng ý với nhau về hai dữ kiện:

(1). Phụ nữ là những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại. Một trong những người này là bà Maria Mađalêna.

(2). Ngôi mộ Ðức Giêsu cuối cùng trở thành ngôi mộ trống. Thi hài của Ngài biến mất.

Hai dữ kiện này chính là hai sự kiện căn bản đã xảy ra vào buổi sáng của ngày Phục Sinh thứ nhất trong lịch sử của Kitô giáo.

Sau khi đã kiếm ra đáp số cho ẩn số (x) thứ nhất của bài tham khảo, “Chuyện gì đã xẩy ra vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó?”, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang đề tài thứ hai, đó là, “Tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh”.

III. Phụ Nữ, Nhân Chứng của Tin Mừng Phục Sinh

Đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh. Họ nghi ngờ Giáo Hội thời tiên khởi đã sáng tác ra câu chuyện vào một buổi sáng sớm tinh mơ mùa Xuân, những người phụ nữ dẫn nhau đi ra ngôi mộ để ướp xác Đức Giêsu. Điều nghi ngờ này hoàn toàn có lý, bởi ai biết đâu cả bốn thánh sử đã tưởng tượng, nói dối, rồi âm mưu với nhau dàn dựng nên bộ phim Phục Sinh dài một tập. Nhưng nếu đúng là như vậy, và nếu hiểu rõ về văn hóa và phong tục của người Do Thái, chúng ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra một điều rất khó để mà giải thích, đó là, Giáo Hội thời tiên khởi, gồm những người Do Thái, đã dùng phụ nữ để làm chứng nhân cho một biến cố Phục Sinh. Điều này vô cùng lạ lùng và khó hiểu, bởi vì phụ nữ Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên bị đối xử như công dân hạng hai trong xã hội.

Tương tự như người Việt Nam, phụ nữ Do Thái tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tại gia tòng phụ? Người phụ nữ Do Thái trong gia đình phải phục tùng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất giá tòng phu? Sau khi lập gia đình, người phụ nữ hoàn toàn thuộc về gia đình người chồng. Cơ nghiệp của phu quân chính là cơ nghiệp của riêng mình. Phu tử tòng tử? Nếu người chồng có mệnh hệ gì, người vợ phải phục tùng người con trai trưởng, bởi vì sau khi thân phụ qua đời, anh ta đã trở thành trụ cột chính trong gia đình.

Bởi chỗ đứng thấp kém của người phụ nữ, vào thời Ðức Giêsu không ai dùng đàn bà, con gái làm nhân chứng cho những tranh cãi kiện tụng trong tòa án, hay là bất cứ vấn đề gì. Đối với người Do Thái chứng từ của người phụ nữ hoàn toàn không có giá trị gì hết.

Hiểu rõ vị thế của người phụ nữ Do Thái trong xã hội vào thế kỷ thứ nhất, bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi khám phá ra một hiện tượng lạ, đó là, cả bốn thánh sử đều dùng phụ nữ làm những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại đã thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Thêm vào đó, Maria Mađalêna, người phụ nữ đứng đầu danh sách và được nhắc tới trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, lại là một nhân vật, mà theo như Máccô diễn tả, bà đã được Đức Giêsu trục xuất ra khỏi người bẩy con quỷ (Máccô 16:9). Đây là một dữ kiện khá mất mặt cho Giáo Hội thời sơ khai. Chắc chắn những người lãnh đạo Do Thái chống đối Đức Giêsu đã bịt mũi cười khinh bỉ vào mặt Phaolô, Phêrô, và những người Kitô hữu thời tiên khởi mà nói, “Đúng là chuyện phường chèo”, khi biết rằng đàn bà phụ nữ là những nhân chứng cho một niềm tin về Đức Kitô Phục Sinh.

Tuy nhiên đối với chúng ta, những người tín hữu của thiên niên kỷ thứ ba, những sự kiện bất lợi và mất mặt của ngày xưa lại có giá trị rất cao về tính trung thực; bởi nếu cần phải đạo diễn cho câu chuyện Phục Sinh để mà lừa bịp những người chống đối, Giáo Hội gồm toàn những người Do Thái đã không ngớ ngẩn bắt đầu bộ phim Phục Sinh bằng những bước chân của người phụ nữ, nhưng là của Phêrô.

Phaolô và danh sách của những chứng nhân Phục Sinh trong lá thư gửi tín hữu thành Côrintô là một thí dụ cụ thể cho vấn đề chúng ta đang thảo luận, đó là, không ai lại dùng phụ nữ để làm nhân chứng cho đại Tin Mừng Phục Sinh. Khi nhắc tới tên của những người có diễm phúc được diện kiến với Đức Kitô, Phaolô không đả động hay nhắc nhở gì đến bất cứ tên tuổi của một người phụ nữ nào hết, kể cả Maria Mađalêna, người đứng đầu và xuất hiện trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh. Trong bản danh sách những nhân chứng Tin Mừng Phục Sinh của Phaolô, Phêrô đứng đầu, sau đó là nhóm Mười Hai, rồi tới hơn năm trăm người Kitô hữu (đàn ông), ông Giacôbê người anh họ của Đức Kitô tiếp theo sau, nối tiếp là các Tông Đồ, và sau cùng là Phaolô (1Cor 15:5-8). Tất cả những nhân vật nằm trong danh sách này đều là đàn ông.[4] Nhưng chúng ta biết, như đã được phân tích và trình bày ở trên (II. Chúa Nhật Phục Sinh), Phêrô không phải là nhân chứng Phục Sinh đầu tiên.

Cho nên, mặc dù vẫn còn tranh cãi với nhau về những sự kiện đã xảy ra chung quanh biến cố Phục Sinh, các thần học gia đều đồng ý với nhau về một điểm, vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, những người phụ nữ Do Thái đã dẫn nhau đi tới mộ, và họ là những nhân chứng đầu tiên cho đại Tin Mừng Phục Sinh.


IV. Ngôi Mộ Trống

Sau khi đã sáng tỏ về tính trung thực của những dữ kiện liên quan đến những chứng nhân Phục Sinh, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào ngôi mộ của Đức Giêsu để giảo nghiệm, xem xét, và tìm hiểu coi có thật đúng là ngôi mộ đá đã trở nên ngôi mộ trống hay không?

A. Các Nhà Lãnh Đạo Do Thái và Ngôi Mộ Trống

Theo như Mátthêu, những người lãnh đạo Do Thái, trước hiện tượng ngôi mộ trống và thi hài Ðức Giêsu biến mất, đã cho những người lính La Mã một số tiền lớn để họ tung tin rằng “ban đêm trong khi chúng tôi đang ngủ, những người môn đệ của hắn đã tới lấy trộm xác” (Mátthêu 28:11-15).

Theo như Gioan, sau khi khám phá ra tảng đá lăn sang một bên, bà Maria Mađalêna chạy về báo tin, “Người ta đã cướp lấy thi hài của Thầy rồi” (Gioan 20:1-2).

Nếu Maria Mađalêna hay là Phaolô hay là Phêrô thông báo với mọi người rằng xác Ðức Giêsu đã biến mất, điều này cũng không đặc biệt và lý thú cho bằng nếu bản tin về ngôi mộ trống được thông báo và xác nhận bởi các nhà lãnh đạo Do Thái thù nghịch với Đức Kitô. Tin Mừng theo thánh Mátthêu 28:11-15 xác nhận một chi tiết khá lý thú, đó là, chính những người chống đối Ðức Giêsu cũng đã không hề phủ nhận, nhưng phải công nhận là ngôi mộ đá của Đức Giêsu, mặc dù đã được Quan Tổng Trấn Philatô sai người niêm phong đóng ấn, được quân lính La Mã binh khí ngập tới miệng canh phòng cẩn thận, đã trở thành ngôi mộ trống. Chứng từ của các nhà lãnh đạo Do Thái về tính trung thực của ngôi mộ trống của Đức Giêsu do đó trở thành một chứng từ với giá trị rất cao.

B. Thi Hài của Đức Giêsu Bị Đánh Cắp

Mà tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất? Để giải thích cho hiện tượng ngôi mộ trống, dựa vào chứng từ của những thầy Thượng Tế (Mátthêu 28:11-15), có một số người đặt nghi vấn là những người môn đệ của Đức Giêsu, vào lúc ban đêm, đã lẻn tới, cậy nắp mộ, lấy mất xác, rồi phao tin đồn thất thiệt là Ngài sống lại. Nhưng giả thiết này cũng không đứng vững bởi hai dữ kiện liên quan đến khăn liệm Đức Giêsu và dấu niêm phong ngôi mộ đá.

1. Khăn Liệm

Theo như Luca và Gioan, mặc dù thi hài biến mất, khăn liệm Ngài vẫn còn để lại trong mộ (Luca 24:12, Gioan 20:5-7). Đặc biệt thánh sử Gioan còn nhấn mạnh đến một chi tiết khá lạ, đó là, khăn quấn đầu đã được cuộn tròn để riêng, không lẫn lộn với những băng vải cuốn thi hài Đức Giêsu (Gioan 20:7). Trong khi giảo nghiệm xem xét lý do tại sao xác Đức Giêsu lại biến mất, khăn cuốn đầu Ðức Giêsu được cuộn tròn, để sang một bên trở thành một dữ kiện khá lý thú. Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu các môn đệ của Ðức Giêsu đã thật sự đến cướp xác Ngài, tại sao họ lại không ôm lấy xác Ðức Giêsu bỏ chạy thẳng một mạch, mà lại còn phải mất thời giờ, tỉ mỉ cuộn tròn khăn che đầu của xác Thầy, sau đó cẩn thận để khăn che đầu cuộn tròn sang một bên?

2. Dấu Niêm Phong

Theo như thánh Mátthêu, vào buổi chiều ngày thứ Sáu, các thầy Thượng Tế và Biệt Phái dặn dò “cảnh cáo” Quan Tổng Trấn phải cẩn thận canh chừng xác Ðức Giêsu, bởi họ sợ môn đệ của Ðức Giêsu sẽ đến cướp thi hài, rồi phao tin là Ngài đã sống lại. Trước lời yêu cầu, Quan Tổng Trấn gật đầu đồng ý với đề nghị của các nhà lãnh đạo Do Thái. Thế là các thầy Thượng Tế và Biệt Phái sai người đóng ấn niêm phong cửa mộ và điều động quân lính bảo hộ La Mã trấn đóng ngôi mộ đá ngày và đêm (Mátthêu 27:62-66).

Trong bầu không khí căng thẳng trước và sau cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu, và trong tình hình canh gác nghiêm ngặt tại ngôi mộ, giả thiết là các người môn đệ đã lén tới ngôi mộ vào ban đêm để cướp đi thi hài Đức Giêsu cũng rất khó có thể đứng vững, bởi nhiều lý do:

(1). Trong Vườn Cây Dầu, ngay vừa khi đụng mặt với quân lính La Mã, tất cả các nam môn đệ của Ðức Giêsu sợ hãi “bỏ của, bỏ sư phụ, chạy lấy người”;

(2). Trong khi Ðức Giêsu đang bị thẩm vấn điều tra trong tòa Công Nghị, chỉ có Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến mới dám thập thò xuất hiện trước cửa tòa án theo dõi tình hình. Tất cả những người nam tử còn lại trong nhóm Mười Hai hoàn toàn vắng mặt, biệt âm vô tín;

(3). Trên đỉnh Núi Sọ, theo Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có những người phụ nữ đứng yên chứng kiến cảnh Đức Giêsu thọ hình, chết đi. Riêng những người môn đệ “nam nhi chi chí” của Ðức Giêsu hoàn toàn vắng mặt;[5]

(4). Khi những người đàn bà chạy về nhà báo tin, những “thông minh nhất nam tử” vẫn run sợ không dám đi ra ngôi mộ ngoại trừ Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến.

Dựa vào sự kiện niêm phong ngôi mộ, quân lính La Mã canh gác nghiêm ngặt, và tâm lý của các môn đệ của Đức Giêsu, giả thiết là các ông đã đánh cắp thi hài cũng khó đứng vững. Làm sao họ, những người chạy trốn vì sợ hãi trong suốt thời gian Đức Giêsu bị bắt, bị thọ hình, bị chôn trong mồ, dám manh nha trong đầu tư tưởng quay lại ngôi mộ được niêm phong và canh gác cẩn thận bởi lính La Mã để cướp đi thi hài của thầy mình?

C. Lầm Ngôi Mộ

Một trong những lý do để giải thích cho ngôi mộ trống và lý do tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất là có thể tại vì sáng hôm đó, trời còn mờ tối, những người phụ nữ đã lầm lẫn ngôi mộ Đức Giêsu với một ngôi mộ của người khác. Điều này rất có thể đã xẩy ra, bởi vì ai biết đâu lúc đó trong cảnh tranh tối tranh sáng, mấy người phụ nữ đã nhìn gà hóa cuốc, chỉ gà nói vịt. Lâu rồi bận công việc phải đi xa không có dịp thăm viếng ngôi mộ của người thân, khoảng một năm sau chúng ta ghé vào nghĩa trang. Bởi cảnh trí thay đổi, thí dụ, đã có thêm một vài ngôi mộ mới, thông thường chúng ta sẽ lúng túng trong khoảng một vài giây để xác định lại phương hướng ngôi mộ của người thân.

Nhưng giả thiết lầm lẫn mộ cũng không đứng vững, bởi vì theo như Máccô, Mátthêu, và Luca, hôm đó những người phụ nữ hiện diện trên ngọn đồi Gôlgôtha đã không bỏ về sau khi Đức Giêsu trút hơi thở. Bởi nghĩa tử là nghĩa tận, những người đàn bà đã ở lại với Ngài cho tới giờ phút cuối cùng. Mãi tới khi ông Giuse đã lăn tảng đá lấp kín lại ngôi mộ, họ mới chịu quay về nhà. Ðặc biệt thánh Máccô và thánh Luca còn cẩn thận ghi chú như sau, “Bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giuse để ý nhìn coi chỗ họ mai táng Ngài” (Máccô 15:47), và “Các bà để ý nhìn ngôi mộ, xem thi hài Người được đặt như thế nào” (Luca 23:55). Hai chi tiết đặc biệt này nói cho chúng ta biết hai bà Maria đã có bụng chủ tâm để ý tới địa thế của ngôi mộ, bởi chính họ cũng sợ tình trạng lầm lẫn ngôi mộ có thể sẽ xẩy ra. Thêm vào đó, thời gian từ lúc những người phụ nữ đi về nhà cho tới lúc họ đi ra mộ không phải là một khoảng thời gian dài, một tuần, một năm, hoặc mười năm. Từ chiều thứ Sáu cho tới sáng sớm ngày Chúa Nhật, mới hơn có một ngày, rất khó cho những người phụ nữ lẫn lộn ngôi mộ của Ðức Giêsu với ngôi mộ của người khác.

V. Chứng Nhân Phục Sinh

Nhưng ngôi mộ trống cũng chỉ xác định được một điều, thi hài Đức Giêsu không còn trong mộ. Ngôi mộ trống không có khả năng làm cho niềm tin Phục Sinh khai hoa nở nhụy nếu Đức Kitô Phục Sinh không xuất hiện. Những cuộc hội kiến với Đức Kitô, tường thuật với những chi tiết tỉ mỉ trong Kinh Thánh và đặc biệt trong Sách Tông Đồ Công Vụ, đã giải thích hiện tượng ngôi mộ trống, đồng thời, cũng trình bày cho độc giả biết lý do tại sao xác Ngài đã biến mất.

A. Thi Hài Đức Giêsu Biến Mất

Người Kitô hữu giải thích rằng thi hài Ðức Giêsu đã biến mất không phải bởi vì bị đánh cắp, hay bị thú hoang lẻn vào cắn xé lôi đi mất, hay bởi vì bất cứ lý do gì, nhưng bởi Ngài đã phục sinh. Khi sống lại, Ngài trở thành Ðức Kitô, Người đang ngự trong Nhà Tạm của ngày hôm nay. Đức Kitô Phục Sinh của ngày xưa cũng chính là Bánh và Rượu mà chúng ta lãnh nhận qua Bí Tích Thánh Thể.

B. Nhân Chứng Phục Sinh

Vào chính giây phút Ðức Giêsu sống lại từ trong cõi chết, thật sự ra không ai hay cũng chẳng ai biết. Hình ảnh Ðức Kitô Phục Sinh cầm cờ Phục Sinh tiến ra khỏi mộ trong khi quân lính La Mã sợ hãi ngã lăn ra mặt đất hoặc hoảng sợ cúi gục đầu xuống chỉ là sự tưởng tượng của những họa sĩ. Mặc dầu không có ai được chứng kiến giờ phút Ngài sống dậy, tuy nhiên vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần và sau đó, rất nhiều người đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Theo như Mátthêu, trên con đường chạy về nhà từ ngôi mộ trống, các người phụ nữ đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Họ tiến lại gần, ôm lấy chân, và thờ lạy Người (Mátthêu 28:9).

Theo như Luca, vào buổi chiều cùng ngày, trên con đường dài dẫn về ngôi làng Emmau, Ðức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với hai môn đệ. Một trong hai người này tên là Clêôpas. Khi gần tới làng Emmau, hai người môn đệ mời người người khách lạ ở lại với họ. Trong bữa ăn tối, hai người nhận ra người khách lạ đó chính là Ðức Kitô qua hình ảnh bẻ bánh. Họ vội vàng dẫn nhau quay về lại Giêrusalem. Trong khi đang kể lại cho những người môn đệ khác về những điều họ vừa nhìn thấy, Ðức Kitô hiện ra ở ngay giữa các môn đệ, và Ngài nói, “Bình an cho các con”.

Theo như Gioan, sau khi Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến đã bỏ về, bà Maria Mađalêna một mình ở lại bên ngôi mộ trống. Ðức Kitô hiện ra với bà, nhưng Maria lại tưởng là người làm vườn cho đến lúc Ngài gọi, “Maria ”. Khi đó bà mới nhận ra người đang đối diện chuyện trò với bà chính là Ðức Kitô Phục Sinh. Và bà ra về, gặp gỡ, và nói với các môn đệ của Ðức Giêsu, “Tôi đã gặp gỡ Ngài” (Gioan 20:11-18).

Ðặc biệt hơn hết, có một người đã là chứng nhân độc đáo về một Ðức Kitô Phục Sinh, đó là Phaolô Társus. Phaolô nguyên gốc Do Thái, công dân La Mã, thuộc chi tộc Bengiamin, sinh ra tại thành phố Társus thuộc tỉnh Cêlicia nằm trong Ðế Quốc La Mã. Lớn lên, được gửi về Giêrusalem ăn học, Phaolô trở thành một người Biệt Phái, giỏi hùng biện, có lòng nhiệt thành bảo vệ đức tin Do Thái giáo. Bởi vậy Phaolô chống đối và thù ghét tất cả những người tin vào Ðức Kitô. Lùng bắt những người Kitô tại kinh thành Giêrusalem chưa đủ, Phaolô quyết định tiến về phía bắc Do Thái, thành phố Đamáscus tìm kiếm thêm người Kitô hữu để mang về Giêrusalem trị tội. Nhưng rất tiếc, trên con đường tiến về thành phố Đamáscus, người Biệt Phái Saolê đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Và cuộc đời Saolê biến đổi từ giây phút đó. Sau khi rửa tội trở thành người Kitô hữu, Phaolô đã dùng cả một quãng đời còn lại bôn ba trên nhiều nẻo đường của Đế Quốc La Mã để rao giảng và làm chứng cho Ðức Kitô Phục Sinh mà ông đã diện kiến.

VI. Âm Mưu

Có người nghi ngờ rằng những cuộc diện kiến và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh chỉ là kết quả của một ảo tưởng, một hiện tượng tâm lý.

Một lần nữa, bởi chỉ tin theo, chúng ta phải chấp nhận một điều, có thể Giáo Hội thời tiên khởi đã âm mưu cùng với nhau dựng nên một bộ phim ngắn về Ðức Kitô Phục Sinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có bao nhiêu người sẵn sàng đổ máu đào, mạng sống của chính mình cho một âm mưu gian dối lừa đảo như vậy? Stêphanô, người thanh niên trẻ trong chương 7 của sách Tông Đồ Công Vụ, đã đổ máu đào, chết đi để làm chứng cho một âm mưu gian dối của Giáo Hội tiên khởi. Chương 7, 9 và mười chín chương còn lại của Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng không tường thuật điều gì khác hơn ngoài những câu chuyện về những hoạt động của một người Biệt Phái tên là Phaolô, cựu hung thần của tín hữu thời tiên khởi. Thế mà sau những giây phút gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh, cựu hung thần lột da đổi xác. Phaolô trở thành một chiến sĩ tiền phong, lên non cao, xuống biển sâu, bị hành hung, bị đánh đập, bị săn đuổi, bị tù đày, bị sỉ nhục, bị chìm tàu, cuối cùng chết đi, chỉ để làm chứng cho một âm mưu lừa bịp gian dối. Ngoài Phaolô ra, còn biết bao nhiêu người khác nữa trong giai đoạn sơ khai của Giáo Hội đã đổ máu đào, bị tra khảo, bị chặt đầu, bị đóng đinh, bị đốt cháy, tất cả đều dùng chính mạng sống của mình để làm chứng cho một âm mưu đen tối.

Hiện tượng tử đạo, sẵn sàng thí bỏ mạng sống mình, chết đi cho một niềm tin của bao nhiêu người Kitô vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên thật sự là khó hiểu, và khó mà giải thích cho hợp lý nếu không dựa vào niềm tin là họ đã gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.

VII. Kết Luận

Nếu có ai hỏi bạn, chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của người Kitô hữu? Bây giờ bạn có thể nói rằng, “Vào một buổi sáng sớm mùa Xuân, Maria Mađalêna và những người phụ nữ đi tới mộ của Đức Giêsu. Và họ khám phá ra ngôi mộ trống”.

Dựa vào chứng cớ của những người phụ nữ, của Phêrô, của Phaolô, và dựa vào máu đào của Stêphanô và của bao nhiêu tín hữu tiên khởi, chúng ta tin theo rằng Ðức Kitô đã sống lại. Là người Kitô hữu, môn đệ của Ðức Kitô, chúng ta tin rằng sau này bạn và tôi cũng sẽ được sống lại với Người. Và đây là một trong những Tin Mừng trong Mùa Phục Sinh cho những người Kitô hữu trên toàn thế giới.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com


Chú Thích

[1] Thuộc nước Hy Lạp.

[2] Theo như bản Tin Mừng thứ Tư, ông Nicôđêmô xuất hiện tại núi Sọ giúp đỡ ông Giuse tẩm liệm và chôn cất Ðức Giêsu (Gioan 19:38-42).

[3] Về tảng đá che cửa mộ, theo như Máccô, sau khi tẩm liệm xác Ðức Giêsu và đặt Ngài trong ngôi mộ đá, Giuse [chính tay] lăn tảng đá che kín ngôi mộ. Tảng đá này có kích thước không phải là nhỏ. Chi tiết này được Máccô nhắc nhở với độc giả Kinh Thánh không phải chỉ một mà là hai lần. Lần thứ nhất, trên con đường đi ra ngôi mộ, Maria Mađalêna, Maria mẹ của ông Giacôbê and ông Giuse, và Salômê lo lắng, thắc mắc, nói với nhau, “Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?” (Máccô 16:3). Lần thứ hai, tiếp theo sau ngay câu 3, Máccô ghi rõ là “[tảng đá này] rất lớn” (Máccô 16:4). Ai đã đẩy tảng đá này sang một bên? Cả ba người Máccô, Luca, Gioan đều không nói gì tới nhân vật đã xê dịch tảng đá ngoại trừ Mátthêu. Theo như Mátthêu, sáng sớm ngày hôm đó, từ trời cao sứ thần Thiên Chúa hiện xuống, đẩy tảng đá sang một bên và ngồi lên trên đó.

[4] Ở đây có thể Phaolô chỉ nhắc lại một truyền thống khá phổ biến trong những cộng đồng tín hữu Kitô tiên khởi. Nếu đúng là như vậy, đã có ít nhất hai truyền thống hơi khác nhau về những nhân chứng Phục Sinh lưu truyền trong những Giáo Hội địa phương. Một truyền thống, được trình bày trong bốn cuốn Phúc Âm, tin rằng phụ nữ trong đó có bà Maria Mađalêna là nhân chứng đầu tiên. Trong 1Côrintô 15:5-8 Phaolô nhắc tới truyền thống thứ hai, trong đó Phêrô đứng đầu bảng vàng. Đặc biệt nhất những người được nhắc tới trong danh sách thứ hai này toàn là đàn ông.

[5] Duy nhất chỉ có Gioan trong bản Tin Mừng thứ tư nhắc đến sự hiện diện của người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến dưới chân thánh giá. Truyền thống Kitô tin rằng người môn đệ này chính là tông đồ Gioan, em ông Giacôbê, trong nhóm Mười Hai người.

Thư Mục Tham Khảo

Anderson, J.N.D. The Evidence for the Resurrection. Downers Grove, IL: Intervarsity, 1966.

Borg, Marcus J. “Thinking About Easter,” Bible Review (April 1994) 15, 49.

Borg, Marcus & Crossan, Dominic. The Last Week: The Day-by-Day Accounts of Jesus' Final Week in Jerusalem. New York, NY: HarperCollins, 2006

Bostock, Revd Dr Gerald Boldock. “Do We Need an Empty Tomb?” The Expository Times (1994) 202-205.

Brown, Raymond E. The Death of the Messiah. From Gethsemane to the Grave. ABRL; New York, NY: Doubleday, 1994.

Craig, William Lane. “The Guard at the Tomb,” New Testament Studies 30 (1984) 273-281.

Crossan, John Dominic. “Is It Possible to Know That Jesus Was Raised From the Dead?” Faith and Philosophy 1 (1984) 147-159.

Fuller, Reginald H. The Formation of the Resurrection Narratives. Philadelphia: Fortress Press, 1980.

Keller, James A. “Contemporary Doubts About the Resurrection,” Faith and Philosophy 5 (1988) 40-60.

Gardner, Richard B. Matthew. Scottdale, PA: Herald, 1991.

Hare, Douglas. Interpretation: Matthew. Louisville: Westminster John Knox, 1993.

Jeremias, Joachim. Jerusalem in the Time of Jesus. Philadelphia: Fortress, 1969.

Johnson, E. S. “Is Mark 15:39 the Key to Mark’s Christology?” Journal for the Study of the New Testament 31 (1987) 3-22.

Küng, Hans. On Being a Christian, trans. by Edward Quinn. 1974. New York: Pocket Books, 1976.

Lewis, C.S. Mere Christianity. New York: Macmillan, 1960.

Mack, Burton L. The Lost Gospel-The Book of Q. San Francisco: Harper-Collins, 1993.

Morison, Frank. Who Moved the Stone? Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1987.

Moreland, J.P. and Kai Neilsen. Does God Exist? Buffalo, NY: Prometheus, 1990.

Perrin, Norman. The Resurrection According to Matthew, Mark, and Luke. Philadelphia: Fortress, 1977.

Senior, Donald. Matthew. ANTC; Nashville: Abingdon, 1998.

____________. The Passion Narrative according to Matthew. BETL 39; Louvain: Leuven University, 1975.

____________. “Revisiting Matthew’s Special Material in the Passion Narrative,” Ephimerides Theologicae Lovanienses 70 (1994) 417-24.
 
Văn Hóa
Đau khổ
Thái Nguyên
08:38 16/04/2014
ĐAU KHỔ

“Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu,
anh em hãy vui mừng bấy nhiêu”
(1Pr 4, 13)

Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã cứu chữa mọi bệnh tật,
giúp con người thoát những đau khổ.
Nhưng Chúa không loại trừ đau khổ,
vì chính Chúa cũng nhận chịu đau khổ vô vàn.

Đau khổ gắn liền với thân phận con người,
chẳng có triết học hay thần học nào
có thể giải thích ngọn nguồn.

Con thấy Chúa cũng chẳng giải thích gì,
chỉ đón nhận đau khổ với tất cả tình yêu:
yêu mến Cha và yêu thương con người.

Trong chương trình cứu độ của Chúa,
con tin rằng đau khổ không nhận chìm con,
nhưng mời gọi con tỉnh thức và vươn lên
trong tin yêu và cậy trông hy vọng.

Đau khổ nhắc nhở con kiếp sống mong manh,
cho con thấy thân phận mỏng giòn và yếu đuối,
để con không cậy dựa vào điều gì hay bất cứ ai,

mà chỉ cậy dựa vào một mình Chúa.
Con tin rằng, Chúa thương ai nhiều,
thì Chúa cũng muốn cho họ đau khổ nhiều hơn,
để họ được nên giống Chúa hơn.

Trong tình yêu Chúa,
quả thật đau khổ đem lại cho con
giá trị tinh luyện, giá trị thử thách,
giá trị giáo dục, giá trị xá tội, giá trị cầu bầu.

Hơn nữa, đau khổ còn là một cơ hội
để con sống hiệp thông với Chúa và với nhau,
biết sống cho Chúa và cho nhau.

Xin cho con biết tận dụng mọi khổ đau,
để mở rộng trái tim và tình yêu dâng hiến.

Xin cho con đừng bao giờ gây ra đau khổ
cho anh chị em con, nhưng trái lại,
biết xoa dịu và đỡ đần cho nhau.

Xin cho những đau khổ mà con phải chịu
đền bù cho tội lỗi con, và có thể trả lại an vui
cho những anh chị em đã phải đau khổ vì con.

Xin Chúa cho con nhận ra sự hiện diện
đầy yêu thương và an ủi của Chúa
giữa những giờ phút tăm tối và thử thách.

Xin giúp con kiên trì và trung trinh đến cùng,
để khi vinh quang Chúa tỏ hiện,
con được cùng hoan hỉ với Chúa
trong hạnh phúc muôn đời. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tưởng Niệm
Nguyễn Đức Cung
21:19 16/04/2014
TƯỞNG NIỆM

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Xin nhớ đến và cầu nguyện cho linh hồn

những người đã khuất.
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 10/04 - 16/04/2014 - Câu chuyện về Cha Georges Vandenbeusch
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:22 16/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thánh giá là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa

Trong thánh lễ sáng mùng 8 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các Kitô hữu phải luôn luôn nhớ rằng Chúa Giêsu chết trên thập giá vì yêu thương chúng ta.

Kitô giáo không phải là một học thuyết triết học, không phải chỉ đơn thuần là một phương thế sống hay một phương cách giáo dục, hoặc một đường lối kiến tạo hòa bình. Những điều đó chỉ là những hệ quả của Kitô giáo. Thực ra, Kitô giáo là một người, một người chết trên thập giá, một Đấng tự hiến để cứu chúng ta, là một Thiên Chúa cao cả đã trở thành phàm nhân như chúng ta, để gánh lấy tội lỗi chúng ta.

Mối quan hệ giữa Kitô Giáo, thánh giá và tội lỗi của chúng ta là tâm điểm của bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Ba mùng 8 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Martha. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói Kitô Giáo không thể tồn tại mà không có Thánh Giá và nhấn mạnh rằng chúng ta không thể tự giải phóng mình khỏi tội lỗi. Thánh Giá không phải là một vật trang trí cho bàn thờ hay nhà thờ, nhưng là " đó là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa", trong đó tất cả những tội lỗi của chúng ta đã được tha. Sau đó, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư về lời cảnh báo của Chúa Giêsu đối với người Pharisêu "Các người sẽ chết trong tội lỗi của mình."

Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta không thể tự giải phóng mình khỏi tội lỗi. Đó là điều không thể. Các luật sĩ, những người dạy dỗ dân chúng về lề luật, đã không có một ý thức rõ ràng về điều này. Họ tin sự tha thứ Thiên Chúa, nhưng tự coi mình là mạnh mẽ, là đủ rồi và tưởng rằng họ biết tất cả mọi thứ. Cho nên, cuối cùng họ biến tôn giáo, biến sự tôn thờ Thiên Chúa, thành một nền văn hóa với những giá trị, những nếp sống, những quy luật hành động lịch sự và họ tin rằng như thế là đủ để Chúa có thể tha thứ cho họ.

Kitô giáo không phải là một học thuyết triết học, không phải chỉ đơn thuần là một phương thế sống hay một phương cách giáo dục, hoặc một đường lối kiến tạo hòa bình. Những điều đó chỉ là những hệ quả của Kitô giáo. Thực ra, Kitô giáo là một người, một người chết trên thập giá, một người tự hiến để cứu chúng ta, một Thiên Chúa cao cả đã trở thành phàm nhân như chúng ta, gánh lấy tội lỗi chúng ta.

Con rắn là biểu tượng của tội lỗi đã bị treo lên trong sa mạc, ở đây Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân và gánh lấy tội lỗi chúng ta cũng bị treo lên. Tất cả tội lỗi của chúng ta ở đó. Anh chị em không thể hiểu Kitô Giáo nếu không hiểu được sự sỉ nhục sâu xa này của Con Thiên Chúa, Đấng đã hạ mình và đã trở thành một người đầy tớ cho đến chết, thậm chí chết trên thập giá, để phục vụ chúng ta.

2. Hãy tránh xa những suy nghĩ hạn hẹp

Sáng thứ Năm 10 tháng Tư trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về sự cần thiết phải có một trái tim và một tâm trí rộng mở. Trình bày những suy tư trên bài Phúc Âm, ngài nói rằng, với một tâm trí khép kín, người ta không thể nhận ra Lời Chúa vì khi không có khả năng đối thoại, không có khả năng mở cửa cho mình đến với những điều mới mẻ của Thiên Chúa được các tiên tri mang đến, người ta đã giết các tiên tri đi để tiếp tục đóng cửa với lời hứa của Thiên Chúa. Khi hiện tượng của những suy nghĩ hẹp này đi vào lịch sử nhân loại thì thảm kịch xảy ra.

Thái độ đóng kín với Thiên Chúa thậm chí ngày nay vẫn tiếp tục là thần tượng của một dòng suy tư hạn hẹp. Nhiều người nói: thời buổi này chúng ta phải suy nghĩ theo cách này và nếu bạn không nghĩ theo cách này, bạn không phải là hiện đại, bạn còn lạc hậu hoặc tệ hơn. Các nhà cầm quyền thường than thở : ‘Chúng tôi đã yêu cầu được trợ giúp , hỗ trợ tài chính cho việc này, việc kia nhưng họ bảo nếu bạn muốn được giúp đỡ, bạn phải suy nghĩ theo cách này và bạn phải thông qua luật này, luật kia và những luật khác nữa ...’

Đức Thánh Cha nói:

Thậm chí ngày nay có một chế độ độc tài trong tư duy và chế độ độc tài này cũng giống như những chế độ khác: nó lấy đá ném vào tự do của người dân, vào quyền tự do lương tâm của họ, vào mối quan hệ của người dân với Thiên Chúa. Hôm nay Chúa Giêsu lại phải chịu đóng đinh là một lần nữa.

Lời kêu gọi của Chúa “phải đối mặt với chế độ độc tài này” luôn luôn là như nhau: phải tỉnh thức và cầu nguyện, đừng ngớ ngẩn, đừng mua những thứ anh chị em không cần, nhưng khiêm tốn và cầu nguyện xin Chúa luôn mang đến cho chúng ta tự do của một trái tim rộng mở, để đón nhận Lời Người là niềm vui và lời hứa và giao ước! và với giao ước này anh chị em hãy tiến về phía trước!

3. Ma quỷ tồn tại ngay cả trong thế kỷ 21

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 11 tháng Tư tại tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rõ rằng ma quỷ tồn tại và nó không muốn bất cứ ai theo Chúa Kitô.

Một số người nói với tôi: “Cha ơi thế kỷ 21 rồi mà cha còn nói về ma quỷ. Cha cổ hủ quá trời. Không, đừng ngây thơ. Chúng ta phải học hỏi từ Tin Mừng phương thế để chiến đấu chống lại ma quỷ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng những cám dỗ luôn luôn có xu hướng phát triển càng ngày càng dữ dội hơn. Ngài nhấn mạnh rằng điều then chốt là phải biết làm thế nào để ngăn chặn nó, để nó không có cơ hội trở thành một cơn lũ.

Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta cũng bị cám dỗ, chúng ta cũng là mục tiêu của các cuộc tấn công của ma quỷ bởi vì nó không muốn chúng ta nên thánh thiện, nó không muốn chúng ta là chứng nhân cho Chúa Kitô, nó không muốn chúng ta trở thành môn đệ của Người. Và những gì ma quỷ, thông qua những cám dỗ của nó, muốn thực hiện là đẩy chúng ta lạc xa khỏi đường lối của Chúa Giêsu? Cám dỗ của ma quỷ có ba đặc điểm và chúng ta cần phải học hỏi để tránh đừng rơi vào bẫy. Satan làm gì để đẩy chúng ta xa đường lối của Chúa Giêsu? Thứ nhất, sự cám dỗ của nó bắt đầu dần dần nhưng phát triển và luôn phát triển. Thứ hai, nó phát triển và lây nhiễm cho người khác, nó lây lan sang người khác và tìm cách trở thành một phần của cộng đồng. Và cuối cùng, để làm linh hồn chúng ta không còn biết áy náy về tội lỗi nữa, nó đưa ra những lời biện minh. Nó phát triển, nó lây lan và biện minh cho chính nó.

Chúng ta có một chước cám dỗ phát triển mạnh dần. Nó phát triển và lây nhiễm người khác đó là việc phao tin đồn. Tôi là một chút ghen tị với người này người kia và lúc đầu tôi chỉ ghen tị bên trong lòng nhưng rồi tôi cần phải chia sẻ nó cho người khác nên tôi nói: Này bạn đã biết chuyện này chưa .. và tin đồn này sẽ cố gắng để phát triển và lây nhiễm cho người khác và người khác nữa... Đây là các đường lối hoạt động của tin đồn và tất cả chúng ta đã bị cám dỗ để buôn chuyện! Có lẽ trừ ra anh chị em là một vị thánh anh chị em mới thoát khỏi trò này, chính tôi đây cũng từng bị cám dỗ để buôn chuyện! Đó là một sự cám dỗ hàng ngày . Và nó bắt đầu theo cách này, kín đáo, giống như một dòng nước nhỏ. Nó phát triển bằng cách lây nhiễm cho những người khác và cuối cùng nó biện minh cho chính mình.

Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ bởi vì đời sống tinh thần của chúng ta, đời sống Kitô hữu của chúng ta là một cuộc đấu tranh. Một cuộc đấu tranh. Thật vậy, hoàng tử của thế giới này là Sa-tan, không muốn thấy sự thánh thiện của chúng ta, nó không muốn bất cứ ai theo Chúa Kitô.

Một số người nói với tôi: “Cha ơi thế kỷ 21 rồi mà cha còn nói về ma quỷ. Cha cổ hủ quá trời. Không, đừng nói ngây thơ như thế. Ma quỷ tồn tại cả trong thế kỷ 21 này và chúng ta phải học hỏi từ Tin Mừng phương thế để chiến đấu chống lại ma quỷ.”

4. Không phải tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời của Thánh Phaolô như trên trong cuộc gặp gỡ với hơn 100 chủng sinh liên giáo phận Leoniano.

Đức Thánh Cha nói:

“Các chủng sinh quí mến, các thầy không chuẩn bị để thi hành một nghề, hoặc trở thành những nhân viên của một xí nghiệp hoặc một cơ quan hành chánh. Tôi nhắn nhủ các thầy đừng rơi vào tình trạng đó. Các thầy đang trở thành những mục tử theo hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành, để giống như Chúa và ở giữa đoàn chiên trong cương vị của Chúa, để chăn dắt các chiên.”

“Vấn đề ở đây là khiêm tốn hiến dâng bản thân, như đất sét cần được nào nặn, để người thợ nặn là Thiên Chúa, nhào nắn đất sét ấy với nước và lửa, với Lời Chúa và Thánh Linh. Vấn đề ở đây là thi hành điều thánh Phaolô đã nói: ‘Không phải tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gl 2,20). Chỉ như thế ta mới trở thành phó tế và linh mục của Giáo Hội; chỉ như thế ta mới có thể chăn dắt dân Chúa và hướng dẫn họ, không phải trên những nẻo đường của chúng ta, nhưng trên con đường của Chúa Kitô, hay đúng hơn trên Con đường là chính Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng:

“Cố gắng trở thành mục tử giống Chúa, có nghĩa là suy gẫm Tin Mừng hằng ngày, để thông truyền Tin Mừng bằng cuộc sống và lời giảng; có nghĩa là cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa trong bí tích hòa giải, để trở thành những thừa tác viên quảng đại và từ bi; có nghĩa là nuôi sống mình trong tin yêu bằng Thánh Thể, để nuôi dân Kitô bằng Thánh Thể; có nghĩa là trở thành những con người cầu nguyện, trở thành tiếng nói của Chúa Kitô, chúc tụng Chúa Cha và liên tục chuyển cầu cho anh chị em mình.”

Sau cùng Đức Thánh Cha cảnh giác rằng: “Nếu các thầy không sẵn sàng theo con đường này, với những thái độ và kinh nghiệm như thế, thì tốt hơn hãy can đảm tìm con đường khác. Trong Giáo Hội có nhiều cách thức để làm chứng tá Kitô. Trong việc theo Chúa Giêsu Kitô như thừa tác viên của Chúa, không có chỗ cho sự tầm thường, sự tầm thường này luôn đưa tới sự lợi dụng dân thánh của Chúa để mưu tư lợi cho mình”

5. Câu chuyện về cha Georges Vandenbeusch.

Ngày 24 tháng Giêng vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến tổng thống Pháp, ông François Hollande . Người ta thấy trong đoàn tùy tùng của tổng thống có ba tín hữu Công Giáo và đặc biệt là Cha Georges Vandenbeusch 43 tuổi. Cha thuộc Hội Fidei Donum Hồng Ân Đức Tin và từ năm 2011 là Linh Mục Thừa Sai làm việc tại miền Bắc Cameroun. Trong đêm 13 rạng ngày 14-11-2013 Cha bị nhóm hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt cóc. Cha bị họ giam giữ trong vòng 6 tuần lễ cho đến ngày 31-12-2013 thì được giải cứu.

Vào cuối buổi tiếp kiến, khi trao quà tặng cho đoàn tùy tùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã âu yếm tặng Cha Georges một tràng chuỗi Mân Côi và ôm hôn Cha trong một cử chỉ vừa biểu lộ niềm vui mừng vừa bày tỏ tình hiền phụ vô cùng thân thương.

Cha Georges thuộc giáo phận Nanterre ở miền Bắc nước Pháp và là Cha Sở giáo xứ Thánh Jean Baptiste de Sceaux /Giăng-báp-tis-tê đơ sô/. Cha nổi bật về các đức tính nhân bản và mục vụ cũng như sức sinh động tươi trẻ của một nhà thể thao. Cha có thể ung dung thi hành sứ vụ với nhiều thành công nhưng Cha đã từ bỏ tất cả để đáp lại tiếng gọi nhân danh Sứ Mệnh và Tình Huynh Đệ Phổ Quát của Hội Fidei Donum - Hồng Ân Đức Tin.

Hội Fidei Donum thành hình năm 1957 khi Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) viết tông thư Fidei Donum xin các Giáo Đoàn Âu Châu - lúc ấy đang dồi dào ơn gọi - hãy quảng đại gởi các Linh Mục đến làm việc tại các giáo phận thuộc các Giáo Đoàn trẻ nơi các miền truyền giáo xa xôi. Như thế, kể từ năm 1957 đã có 1000 Linh Mục đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và hiện nay có 150 vị gồm một nửa làm việc tại Châu Á và Châu Phi, và nửa còn lại làm việc bên Châu Mỹ La Tinh ..

Với sự đồng ý của Đức Cha Gérard Daucourt , Cha Georges lên đường đến phục vụ vừa cho các cộng đoàn Công Giáo vừa cho người dân Mafa sống tại miền cực bắc Cameroun, gần ranh giới hai nước Tchad và Nigeria. Lãnh vực hoạt động tông đồ của Cha nằm trong giáo xứ Nguetchewe. Cha bắt đầu học ngay ngôn ngữ địa phương Mafa để có thể tiếp xúc và giúp đỡ trực tiếp các con chiên bổn đạo. Dĩ nhiên Cha dành ưu tiên cho bình diện thiêng thiêng - vì Cha có mặt tại đây là vì lý do này - nhưng Cha cũng chú ý đến bình diện liên đới nhân đạo nữa. Cha hăng say giúp đỡ người dân trong các chương trình phát triển thuộc lãnh vực nông nghiệp, giáo dục trẻ em và người trẻ. Thêm vào đó - và đây là lý do đưa đến thảm họa bắt cóc - Cha Georges đã tiếp nhận trong giáo xứ của mình một số đông các người tị nạn đến từ nước Nigeria láng giềng chạy trốn sức tung hoành tàn phá giết hại của các nhóm hồi giáo cực đoan.

Khi tin bắt cóc được loan đi, giới truyền thông báo chí không quên nhấn mạnh rằng Cha Georges được nhắc nhở cho biết là Cha đang sống trong một vùng vô cùng nguy hiểm, do đó người ta không thể bảo toàn an ninh cho Cha. Cha Georges - cũng như tất cả các thừa sai đang làm việc trong vùng - biết rõ các hiểm nguy đang chờ đón. Nhưng Cha can đảm quyết định ở lại với người dân, với con chiên bổn đạo Cha hằng thương yêu chăm sóc. Điều này cũng dễ hiểu và hợp lý thôi. Bởi vì tên gọi Hồng Ân Đức Tin đồng nghĩa với Hồng Ân Sự Sống. Nói cách khác là Dâng Hiến Mạng Sống.

Các Thừa Sai không phải là khách du lịch cũng không phải là công nhân làm việc có lãnh lương cho các hãng xưởng xí nghiệp nào đó. Không. Các Thừa Sai là những Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Các Giáo Dân, được hướng dẫn bởi Phúc Âm, bởi Đức Chúa GIÊSU KITÔ và được sai đi để loan báo Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng Tình Yêu.

Và Tin Mừng Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ chỉ được tiếp nhận nếu những người loan báo sống thực sự Tin Mừng trước, được biểu lộ qua tình liên đới cụ thể chặt chẽ với các cộng đoàn địa phương. Và để cho công cuộc truyền giáo mang lại kết quả hữu hiệu, các thừa sai luôn luôn học hỏi ngôn ngữ địa phương cũng như các tập quán và hòa đồng với cuộc sống của người dân. Như thế, các thừa sai có thể chia sẻ hoàn toàn các niềm vui nỗi khổ của người dân và đặc biệt là của các tín hữu Công Giáo và cùng nhau sát cánh trong các trận chiến bảo vệ hòa bình và công lý.

Lời nguyện:

Lạy Chúa, trong ngày thứ Năm tuần thánh này, chúng con nghe lại lời Chúa truyền cho các thánh tông đồ “Anh em hãy ở lại trong Tình Yêu của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong Tình Yêu của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong Tình Yêu của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”’

Đây là điều Cha Georges Vandenbeusch đã thi hành trong 3 năm qua tại miền cực bắc nước Cameroun. Xin Chúa cho chúng con biết hăng say làm việc tông đồ với lòng yêu mến anh chị em chúng con.

 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11/04 – 17/04/2014 - Khai mạc Tuần Thánh tại Vatican và Jerusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:45 16/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Lễ Lá tại Vatican

Sáng Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 13 tháng Tư, hàng chục ngàn anh chị em tín hữu đã quy tụ về quảng trường Thánh Phêrô, để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 9h30. Thánh lễ này cũng được cử hành với ý hướng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 29 với chủ đề "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ" (Mt 5,3). Theo truyền thống, sẽ có nghi thức chuyển giao thánh giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ và hình Đức Mẹ là phần rỗi của dân Rôma từ các bạn trẻ Brazil sang các bạn trẻ Ba Lan, để mang tới Cracovia, nơi sẽ tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào mùa hè năm 2016.

Phụng vụ bắt đầu với việc làm phép lá truyền thống. Khoảng 300 nhành lá được tết rất đẹp và kỹ thuật bởi các nghệ nhân vùng Sanremo và Bordighera theo truyền thống cổ của Phụng Vụ Tây phương. Dành cho Đức Thánh Cha là chiếc lá được làm từ ba lá cọ lớn kết lại với nhau tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi. Các nhành Ô-liu và hoa dùng để trang hoàng Quảng Trường Phêrô do vùng Puglia cung cấp. Khu vực chung quanh bút tháp được bố trí theo cách nhằm gợi nhắc về việc Đức Giêsu được mọi người chào đón khi tiến vào Giêrusalem. Gậy mục tử mà Đức Thánh Cha sử dụng được làm từ gỗ cây Ô-liu ở nhà tù Sanremo.

Lấy gợi hứng từ Bài Thương Khó theo thánh Matthêu, bài chia sẻ của Đức Thánh Cha gợi lên cho mọi người rất nhiều câu hỏi. Đức Thánh Cha đã nhắc lại toàn bộ những nhân vật xuất hiện trong Tin Mừng, từ khi Đức Giêsu bước vào thành cho đến khi Ngài được chôn cất trong mồ, với câu hỏi trọng tâm: Tôi là ai?

Đức Thánh Cha nói:

Tuần này bắt đầu với việc rước những nhành lá Ô-liu: tất cả mọi người chào đón Chúa Giêsu. Trẻ em, thanh thiếu niên ca hát, ngợi ca Đức Giêsu. Với tuần này, chúng ta tiến vào mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Giêsu. Chúng ta đã vừa nghe cuộc thương khó của Chúa: cuộc thương khó ấy đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất lý thú: tôi là ai? Tôi là ai trước Thiên Chúa của tôi? Tôi là ai, trước Chúa Giêsu Đấng đang tiến vào Ngày Lễ Vượt Qua ở Giêrusalem? Tôi có diễn tả niềm vui của tôi, tôi có chúc tụng Người không? Hay tôi đứng đàng xa? Tôi là ai trước Đức Giêsu đang chịu đau khổ? Chúng ta nghe thấy rất nhiều cái tên. Nhóm lãnh đạo, một số tư tế, Pharisêu, thầy thông luật là những người đã quyết định giết Đức Giêsu. Họ chờ cơ hội để triệt hạ Người. Tôi có là một trong số họ không? Chúng ta cũng nghe một tên khác: Giuđa, 30 đồng bạc. Tôi có là Giuđa không? Chúng ta cũng nghe một số tên khác: các môn đệ chẳng hiểu gì cả, họ buồn ngủ khi Chúa đang chịu đau khổ.

Cuộc sống của tôi có buồn ngủ không? Tôi có giống các môn đệ, không hiểu điều gì là phản bội Chúa Giêsu không? Tôi có giống một số các môn đệ khác muốn giải quyết mọi chuyện với đao kiếm không? Tôi có giống Giuđa, kẻ giả vờ yêu và hôn Thầy mình để giao nộp Thầy, để phản bội Thầy không? Tôi có là kẻ phản bội không? Tôi có giống như các nhà lãnh đạo vội vàng triệu tập tòa án và tìm chứng gian không? Và giả như tôi có làm những điều này thì khi ấy tôi có tin là với những điều này tôi có thể cứu độ muôn dân không? Tôi có giống Philatô không, khi thấy tình cảnh khó khăn, thì rửa tay và chối bỏ trách nhiệm và để mặc cho người khác kết án - hay chính tôi kết án? Tôi có giống đám đông, không biết gì cả nhưng lại đòi tha cho Barabba không? Với họ thì như nhau cả: nhưng hạ nhục Giêsu thì vui thú hơn.

Tôi có giống những tên lính đánh Chúa, đóng đinh Chúa, treo người lên, hạ nhục Người không? Tôi có giống ông Simon thành Cyrene, đi làm về, mệt mỏi nhưng có ý tốt giúp Chúa vác cây Thập giá không? Tôi có giống những người đi ngang qua thập giá và chế nhạo Chúa Giêsu không: Nào, cố lên! Xuống khỏi thập giá đi rồi chúng tôi sẽ tin vào ông!" Họ chế nhạo Giêsu. Tôi có giống những người phụ nữ can đảm, và giống như mẹ của Giêsu, đứng ở đó, hứng chịu bao đau khổ trong thinh lặng? Tôi có giống Giuse, người môn đệ ẩn danh, đã mang xác Giêsu với trọn tình yêu và đem đi chôn cất không? Tôi có giống những nhà lãnh đạo vào ngày hôm sau đi đến chỗ Philatô và nói: ""Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy". Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết sống lại. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước". Họ đóng cuộc sống mình lại, đóng ngôi mộ lại để bảo vệ học thuyết của mình để cuộc sống của mình không đi ra ngoài. Con tim của tôi đang ở đâu? Tôi thấy mình giống ai trong những người này? Những câu hỏi này sẽ theo chúng ta trong suốt tuần này."

Trong phần Lời nguyện giáo dân, có lời nguyện bằng tiếng Pháp cầu nguyện cho "những người bị bách hại vì đức tin" để "hiến tế tình yêu" của Chúa "có thể nâng đỡ sự trung tín và sự hiền lành của các Kitô hữu" trong cuộc thử thách. Lời nguyện bằng tiếng Hoa cầu cho hòa bình giữa các dân tộc và công lý trên thế giới.

Sau thánh lễ là nghi thức trao Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ. Trước hết, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến 250 giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người đã tham gia vào Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Ủy Ban Giáo Hoàng về Giáo dân tổ chức. Ngày gặp gỡ thế giới lần tới được tổ chức vào tháng 7 năm 2016 tại Cracovia với chủ đề "Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7)

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các bạn trẻ Brazil đã sớm chuyển cho các bạn trẻ Ba Lan cây Thánh Giá của ngày Giới Trẻ thế giới. Việc chuyển giao thánh giá cho giới trẻ đã được thực hiện 30 năm trước do Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện: ngài mời gọi họ hãy mang thánh giá ấy đi khắp thế giới như dấu chỉ tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Ngày 27 tháng Tư sắp tới chúng ta vui mừng cử hành lễ phong thánh cho vị Giáo Hoàng này, cùng với Đức Gioan 23. Đức Gioan Phaolô 2, người đã khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, sẽ trở thành Đấng bảo trợ vĩ đại cho sự kiện này; trong sự hiệp thông với các thánh, ngài sẽ trở thành người cha và người bạn của tất cả các bạn trẻ trên khắp thế giới. Chúng ta hãy cùng cầu xin Chúa để cây Thập Giá, cùng với hình Mẹ Maria là phần rỗi dân Rôma, trở thành dấu chỉ niềm hy vọng dành cho tất cả mọi người, biểu lộ cho thế giới tình yêu chiến thắng của Đức Kitô.”

Sau chia sẻ của Đức Thánh Cha, các bạn trẻ trao thánh giá cho nhau. Thánh giá được dựng đứng giữa quảng trường cùng với ảnh Đức Mẹ. Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả mọi người. Ngài đặc biệt nói đến sự kiện ngài sẽ đến Hàn Quốc vào tháng 8 tới để gặp gỡ các bạn trẻ ở Châu Á.

Thánh lễ và mọi nghi thức kết thức, sau khi đã thay phẩm phục, Đức Thánh Cha tiếp tục ra phía trước quảng trường để gặp gỡ, nói chuyện và chụp hình với các bạn trẻ trong tiếng hô vang và tiếng cười hạnh phúc của họ.

11. Chúa Nhật Lễ Lá tại Giêrusalem.

Lúc 6h30 sáng ngày 13 tháng Tư năm 2014, tại nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Điạ Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.

Anh chị em giáo dân và đoàn đồng tế đã đốt đèn cầy để đi rước lá chung quanh bàn thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna. Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ. Tuy nhiên phần lớn là khách hành hương.

Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương đã lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.

Từ núi Ôliu về đến Cổ Thành Giêrusalem, đoàn rước đi trong hơn một giờ đồng hồ. Đức Thượng Phụ Fouad Twal và Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đi sau cùng chung với đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.

Đến cửa thành Thánh Stêphanô, người Do Thái gọi là cửa Sư Tử, là một trong 7 cửa thành của Cổ Thành Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal hướng dẫn mọi người vào cầu nguyện bên trong nhà thờ Thánh Anna. Trong khi đó, anh chị em tín hữu Kitô thuộc các hệ Phái Tin Lành tập trung tại hồ Bethesda nơi Chúa đã từng chữa cho người mù được thấy.

Giêrusalem là thành phố được Vua Đavít xây dựng hơn 3000 năm về trước làm Kinh Thành của mình. Nơi đây, một thời cũng đã có những đền thờ nguy nga do Vua Sôlomon và Vua Hêrôđê dựng lên. Đền thờ do Vua Sôlomon dựng lên là một trong 10 kỳ quan thế giới cổ. Những đền thờ Do Thái ngày xưa đã đổ nát và ngày nay chỉ còn dấu tích là bức tường than khóc trong khu vực cổ thành nơi hiện có 35,000 dân trong đó hơn ba phần tư là người Hồi Giáo, người Kitô Giáo chỉ chiếm 6000 và người Do Thái Giáo chỉ có chưa đến 2,500 người.

Trong khu vực Jerusalem, Bethlehem và Ramallah có khoảng 50,000 tín hữu Kitô là một con số rất nhỏ so với cộng đồng Hồi Giáo tại đây.

3. Chương trình Tuần Thánh tại Vatican và Jerusalem

Lễ Lá tại Vatican và Jerusalem đã khai mạc Tuần Thánh tại hai địa điểm trọng yếu này của Giáo Hội. Những lễ nghi khác sẽ diễn ra như sau:

Sáng thứ Năm Tuần Thánh 17 tháng Tư, lúc 9h30 tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức làm phép dầu cùng với Hồng Y, Thượng Phụ, Tổng Giám Mục, Giám Mục trong giáo triều Rôma và các linh mục thuộc giáo phận Rôma. Các loại dầu Thánh, như thường lệ, sẽ được nhận tại phòng thánh của Vương Cung Thánh Đường Latêranô, là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Rôma.

Lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại Trung Tâm Đức Bà là Đấng Quan Phòng thuộc hiệp hội Don Gnocchi nằm ở ngoại ô Rôma.

Tại Jerusalem, lúc 8h sáng thứ Năm Tuần Thánh, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem sẽ cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh. Theo thỏa ước Nguyên Trạng, hôm nay là ngày các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa được giữ chìa khóa để mở cửa đền thờ Mộ Thánh cho buổi chầu Thánh Thể tổ chức lúc 2:45 chiều. Lúc 9 giờ tối, cha Pierbattista Pizzaballa là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ sẽ chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn GiệtSimani.

Lúc 5 giờ chiều thứ Sáu 18 tháng Tư, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi Phụng Vụ Lời Chúa, nghi thức tôn kính Thánh Giá và cho các tín hữu rước lễ. Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.

Tại Jerusalem, lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal sẽ cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.

Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha. Buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đoàn hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ sẽ cử hành tang lễ của Chúa Kitô.

Lúc 20h30 tối thứ Bẩy 19 tháng Tư, cùng với các vị trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi Rước Nến Phục sinh, công bố Tin Mừng Phục sinh, Rửa tội cho các tân tòng và Phụng Vụ Thánh Thể bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Tại Jeusalem, Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem sẽ cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.

Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.

Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ Phục sinh và đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành Urbi et Orbi cho Rôma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi buồn vì tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ em của các linh mục

Sáng thứ Sáu 11 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các đại diện của Văn Phòng Công Giáo quốc tế về trẻ em, gọi tắt là BICE. Trong bài phát biểu chống lại tệ nạn bắt trẻ em lao động như nô lệ và phải đi lính.

Đức Thánh Cha nhắc lại sự kiện văn phòng Bice được thành lập sau khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 lên tiếng bênh vực trẻ em thời hậu thế chiến thứ 2. Từ đó tổ chức này luôn dấn thân thăng tiến các quyền của trẻ em và góp phần vào Hiệp ước của Liên Hiệp Quốc cách đây 25 năm về việc bảo vệ các quyền của trẻ em.

Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ nỗi buồn của mình vì một số nhỏ linh mục lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm thấy bắt buộc phải đích thân đề cập đến tất cả sự ác mà một số linh mục, rõ ràng chỉ là một số nhỏ so với con số tất cả các linh mục, và phải đích thân yêu cầu sự tha thứ cho những thiệt hại họ đã gây ra cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục. "

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng Giáo Hội nhận thức các thiệt hại, và sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này.

Ngài nói:

“Chúng ta sẽ không thối lui trong việc đề ra những biện pháp xử lý vấn đề này và thi hành các hình phạt. Trái lại, tôi tin rằng chúng ta phải mạnh mẽ, vì đối với các trẻ em không được đùa giỡn”

Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Ngày nay, điều quan trọng là tiếp tục thi hành các dự án chống lại tệ nạn trẻ em phải lao động như nô lệ, trẻ em bị xung vào quân ngũ và mọi thứ bạo hành chống trẻ vị thành niên. Nói một cách tích cực, cần tái khẳng định quyền của trẻ em được lớn lên trong một gia đình, với cha với mẹ có khả năng kiến tạo một môi trường thích hợp cho sự phát triển và sự trưởng thành tình cảm của các em”.

5. Nguy cơ lớn nhất là ly hôn giữa kinh tế và đạo đức

Hôm thứ Sáu 11 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến với Phong Trào Phò Sinh Itallia, dịp này ngài đã nhắc lại tình yêu của Giáo Hội đối với sự sống con người, nhấn mạnh rằng cần phải bảo vệ sự sống nhất là ở giai đoạn còn trong bụng mẹ và giai đoạn cao niên.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Tất cả chúng ta đã biết, sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Mọi dân quyền đều phụ thuộc vào việc thừa nhận quyền tối thượng và căn bản này là quyền sống. Đó là một quyền không phụ thuộc bất cứ điều kiện nào, dù là kinh tế, hay ý thức hệ.

Một trong các nguy cơ trầm trọng nhất thời nay là việc ly dị giữa kinh tế và luân lý, giữa một bên là các tiềm năng do thị trường đem lại cùng với những mới mẻ kỹ thuật của nó và một bên là quyền sống của con người đang bị lãng quên hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải khẳng định một sự chống đối quyết liệt đối với mọi mưu toan trực tiếp chống lại sự sống, nhất là sự sống vô tội và yếu ớt của những đứa trẻ còn trong bụng mẹ”

6. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng của sự sống và của gia đình

Trước lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan Phaolô II, cha Slawomir Oder, cáo thỉnh viên án phong thánh cho ngài, lên tiếng nhấn mạnh tới sự quan tâm đặc biệt của vị Giáo Hoàng đối với sự sống và gia đình.

Cha cho hay Đức Gioan Phaolô II đã cai quản Giáo Hội trong 30 năm. Ngài đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nhưng ngài đặc biệt muốn người đời sau nhớ tới ngài như vị Giáo Hoàng của sự sống và của gia đình.

Thực vậy, hai phép lạ dọn đường cho việc phong chân phước và phong hiển thánh cho ngài đều liên quan tới sự sống và gia đình.

Về án phong chân phước, một nữ tu người Pháp là Dì Marie Simon-Pierre, vốn làm việc tại một trung tâm sinh nở, đã nhờ lời cầu bầu của Đức Gioan Phaolô II mà khỏi bệnh Parkinson.

Còn về án phong hiển thánh, phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ngài là việc chữa lành bà Floribeth Mora, người chuyên tâm cầu nguyện để chồng bà, con cái và các cháu không mất vợ, mẹ và bà.

Ngoài ra, cha Oder còn cho hay: đa số thư từ mà cha nhận được đều cám ơn Đức Gioan Phaolô II vì nhờ lời cầu bầu của ngài mà các cặp vợ chồng đã làm hòa trở lại, sinh con sinh cái. Cha bảo: “Sau tang lễ của Đức Gioan Phaolô II, nhiều gia đình được ơn sinh con cái. Họ bèn lấy tên ngài đặt tên cho đứa trẻ như Charles, Carolina, Gioan hay Gioan Phaolô, rất nhiều trường hợp như thế.

Cha nhớ trường hợp một cặp vợ chồng Đức viết thư nói về hồng ân của họ. Họ bị khủng hoảng gia đình nhưng sau đó vượt qua được cơn khủng hoảng này nhờ nghe bài giáo lý của Đức Gioan Phaolô II về gia đình. Nhất là loạt bài giáo lý của ngài với tựa đề “Chúa dựng nên họ có nam có nữ”.

Nhân dịp lễ phong hiển thánh sắp tới, cha Oder phân phối hàng ngàn tấm hình của Đức Gioan Phaolô II. Một số tấm hình này có chứa một mảnh vải nhỏ từ chiếc áo chùng của ngài, để số đông người có thể có được một chút gì đó của vị giáo hoàng mà họ biết nhiều hơn cả trong suốt đời họ.

7. Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Italia viết bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê

Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự. Vị được giao viết những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá năm nay là Đức Tổng Giám Mục Giancarlo Maria Bregantini của tổng giáo phận Campobasso-Boiano, đồng thời cũng là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, Vấn Nạn Xã Hội và Lao Động thuộc Hội Đồng Giám Mục Italia.

Trong lời dẫn nhập, Đức Tổng Giám Mục đã trích dẫn Tin Mừng thánh Gioan (19:35-37):

“Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác rằng: Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu qua.”

Ngài viết tiếp:

“Lạy Chúa Giêsu dấu ái. Chúa đã bước lên đồi Golgotha không chút do dự, đầy yêu thương và để cho mình chịu đóng đinh không một lời phàn nàn trách móc”.

Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá tại hí trường Côlôsê luôn được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học. Ngay cả truyền thông thế tục cũng chú ý đến những bài suy niệm này vì chúng phản ánh những suy tư của Giáo Hội trước những bất công lan tràn trên thế giới và tình trạng xuống cấp và tháo thứ về luân lý, và đạo đức trong xã hội.

Trong khi chặng đàng thánh giá năm 2013 do Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi biên soạn nói lên tình cảnh bi đát của các tín hữu Kitô vùng Trung Đông, văn bản của các chặng đàng Thánh Giá năm 2007 do một học giả nổi tiếng về Thánh Kinh là Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi biên soạn thường được xem là một áng văn chương kiệt xuất.

8. Đức Thánh Cha tiếp kiến 120 bác sĩ tham dự hội nghị về giải phẫu ung thư

Trong buổi tiếp kiến 120 bác sĩ tham dự Hội nghị về giải phẫu ung thư, sáng thứ Bẩy 12 tháng Tư, Đức Thánh Cha kêu gọi giới y khoa hãy chú ý đến con người một cách toàn diện và có tinh thần chia sẻ huynh đệ với các bệnh nhân.

Hội nghị do Đại học La Sapienza ở Roma cùng với bệnh viện thánh Andrea tổ chức.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đề cao vai trò của các bác sĩ như một sự dấn thân có giá trị cao cả, để mang lại câu trả lời cho những mong đợi và hy vọng của nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới. Và ngài nói:

“Để có thể nói về sức khỏe trọn vẹn, cần để ý rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, gồm thể xác và tinh thần. Hai yếu tố này có thể phân biệt, nhưng không tách rời nhau, vì con người là đơn nhất. Vì thế, cả bệnh tật, kinh nghiệm đau khổ, không phải chỉ liên quan đến chiều kích thân xác, nhưng liên hệ tới con người toàn diện.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “cần có một sự chăm sóc chữa trị toàn diện, cứu xét con người trong toàn bộ và liên kết sự chữa trị y khoa với sự nâng đỡ nhân bản, tâm lý và xã hội, tháp tùng tinh thần và nâng đỡ thân nhân người bệnh. Vì vậy, điều tối cần thiết là các nhân viên y tế “được hướng dẫn nhờ một quan niệm nhân bản toàn diện về bệnh tật và biết thực hiện một lối tiếp cận thực sự là nhân bản đối với bệnh nhân đang chịu đau khổ” (Gioan Phaolô 2, Tự sắc Dolentium hominum, 11-2-1985).

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Tuần Thánh bắt đầu với cao điểm là Tam Nhật Thánh cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài nói: “Chỉ có Chúa Kitô mang lại ý nghĩa cho cái cớ vấp phạm là sự đau khổ của người vô tội. Anh chị em cũng có thể nhìn lên Chúa chịu đóng đinh và sống lại, khi chu toàn công việc hằng ngày. Dưới thân thập giá của Chúa Giêsu, chúng ta cũng gặp người Mẹ đau khổ của Chúa. Người là Mẹ của toàn thể nhân loại và luôn gần gũi những người con đau yếu bệnh tật của Mẹ”

9. Tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls: Phép lạ lớn nhất của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính là cuộc sống hàng ngày của ngài.

Tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls, cựu phát ngôn viên Tòa Thánh đã trải qua 22 năm làm việc sát cánh với Đức Gioan Phaolô II. Như một người bạn thân, tiến sĩ Joaquin Navarro - Valls chia sẻ nhiều khoảnh khắc khó quên với Đức Giáo Hoàng Ba Lan, nhưng một trong những điều ông nhớ nhất là cách vị Giáo Hoàng đã sống cuộc sống hàng ngày của ngài.

Tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls nói:

"Ngài có khiếu hài hước tuyệt vời. Ngài luôn nói đùa và ngài yêu cầu chúng tôi cũng phải làm như vậy. Đó là một chiều kích khác của sự thánh thiện, bởi vì nó dựa vào những chuyện diễn ra hàng ngày. Khi người ta hỏi tôi, ‘ông đã bao giờ nhìn thấy ngài làm một phép lạ nào không?’ Tôi nói thấy chứ. Một phép lạ mà không có ai đã viết thành sách là cuộc sống hàng ngày của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cách ngài làm việc, làm thế nào ngài sử dụng thời gian của mình và cách ngài nói đùa với người xung quanh. Ngài có một trực giác hài hước kỳ lạ. "

Trong tư cách là phát ngôn viên của Tòa Thánh, tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls đã đi cùng với Đức Gioan Phaolô II trong 128 cuộc tông du, bao gồm cả chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Cuba. Ông cũng tích cực tham gia vào việc tổ chức Năm Thánh vào năm 2000. Vì vậy, tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls là một người thân cận trong nhóm cộng sự viên đắc lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhưng trên hết họ là những người bạn với nhau. Tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls luôn cho rằng trong cách nào đó ông vẫn cảm thấy rất gần gũi với Đức Gioan Phaolô II.

"Khi được hỏi, ông có nhớ ngài không? Tôi nói không. Mọi người có thể không tin điều đó. Họ nói rằng, như vậy nghĩa là gì vì bạn luôn gần gũi với ngài mà? Vâng, đó là sự thật. Khi nói đến chuyện làm việc, chúng tôi gặp nhau hai hoặc ba giờ mỗi ngày. Nhưng bây giờ, tôi có thể cảm thấy sự liên hệ với ngài 24 giờ một ngày. Vì vậy, theo ý nghĩa đó, tôi không cảm thấy nhớ ngài. "

Không phải ai cũng có diễm phúc được thấy ông xếp của mình được phong thánh. Vào ngày Chúa Nhật 27 Tháng Tư, trong buổi lễ phong thánh, tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls nói rằng ông đã biết trước những gì ông sẽ nói với người bạn của mình, ông xếp trong quá khứ và vị thánh trong tương lai.

Tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls nói:

"Vào ngày lễ sắp tới, tôi sẽ nói với ngài: Gioan Phaolô II: cảm ơn bạn, cảm ơn bạn đã biến cuộc sống của bạn thành một kiệt tác với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. "

Mặc dù Chúa Nhật 27 Tháng Tư sẽ là một ngày lịch sử của Giáo Hội, nhưng ngày này cũng sẽ đầy ắp những kỷ niệm cho những ai đã từng quen biết vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

10. Đức Thánh Cha tái lên án nạn buôn người

Đức Thánh Cha Phanxicô tái lên án nạn buôn người và ngài khích lệ mọi nỗ lực thuộc các ngành khác nhau nhắm chống lại tội ác này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ sáng 10 Tháng Tư với 120 tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 2 về nạn buôn người tiến hành tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học ở nội thành Vatican trong hai ngày 9 và 10 tháng Tư với sự tham dự của 50 chuyên gia đến từ hơn 20 quốc gia, trong số này có các giới chức cảnh sát quốc tế, các giáo sĩ, tu sĩ và các chuyên gia về các hoạt động nhân đạo.

Đức Thánh Cha nói:

“Nạn buôn người là một vết thương trong thân thể nhân loại ngày nay, một vết thương trong thân mình của Chúa Kitô. Đó là một tội ác chống lại nhân loại. Sự kiện chúng ta họp nhau ở đây để liên kết những nỗ lực của chúng ta, có nghĩa là chúng ta muốn các chiến lược và thẩm quyền được tháp tùng và củng bố bằng sự cảm thông từ bi theo tinh thần Tin Mừng, và bằng sự gần gũi với những người nam nữ nạn nhân của tệ nạn này”.

Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện tại hội nghị có nhiều quan chức cảnh sát quốc tế cùng với các nhân viên về các hoạt động nhân đạo: một bên nhắm thi hành luật pháp nghiêm túc, một bên có nghĩa vụ chính yếu là tiếp đón, trao tặng hơi ấm của tình người và giúp các nạn nhân phục hồi, hai khía cảnh này có thể và phải đi song đôi với nhau. Đối thoại và đối chiếu từ hai lối tiếp cận bổ túc cho nhau như vậy là điều rất quan trọng. Vì thế các cuộc gặp gỡ như thế này rất hữu ích và cần thiết”

Có khoảng 2 triệu 400 ngàn nạn nhân của tệ nạn này trên thế giới, mang lại 32 tỷ mỹ kim cho những kẻ bất lương. Hội nghị được triệu tập do sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, nhắm mục đích góp phần loại trừ nạn buôn người, tăng cường sự cộng tác quốc tế trong ý hướng này.

Trong phiên họp hôm 10 tháng Tư, một số nạn nhân đã trình bày chứng từ tại Hội nghị

11. Người Công Giáo tại Crimea đang sống những ngày thứ Sáu Tuần Thánh dưới ách quân Nga

Người Công Giáo sống ở Crimea đã hoàn toàn bị biệt lập khỏi Giáo Hội Công Giáo tại Ukriane kể từ khi Nga chiếm đóng và sáp nhập Crimea vào Nga, một giám mục tại Crimea đã nói như trên với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ gọi tắt là ACN.

Đức Cha Jacek Pyl, Giám Mục phụ tá của giáo phận Odessa-Simferopol, nói với ACN: "Chúng tôi chỉ còn có thể giao tiếp qua điện thoại hoặc email. Các gói viện trợ bị giữ lại hết tại biên giới. "

Mặc dù chỉ có khoảng 2,000 người Công Giáo ở Crimea, Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách hỗ trợ cho các gia đình nghèo, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng chính trị. Đức Cha PYL nói rằng ngài không biết có bao nhiêu người Công Giáo đã di tản kể từ khi Nga tiếp quản bán đảo này.

Dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa, nhiều linh mục Công Giáo đang phục vụ theo giấy phép cư trú của chính phủ Ukraine có thể bị yêu cầu rời khỏi vùng này. Ngoài ra, các cuộc đàm phán với các quan chức Ukraine về việc phục hồi tài sản các giáo xứ Công Giáo bị tịch thu trong thời kỳ Stalin đã bị gián đoạn.

Trong khi đó hôm thứ Bẩy 12 tháng Tư Ngoại trưởng Ukraine là Andrii Deshchytsia đã kêu gọi Nga chấm dứt ngay những "hành động khiêu khích" ở miền đông Ukraine.

Những người đàn ông vũ trang trong quân phục ngụy trang đã xông vào một đồn cảnh sát và một tòa nhà an ninh ở thành phố Slaviansk phía đông Ukraina lấy đi ít nhất 400 khẩu súng ngắn và 40 súng trường tự động, phân phối cho những người biểu tình là những hậu duệ người Nga đang muốn khu vực của họ thuộc về Nga.

Slaviansk cách biên giới Nga khoảng 150 km.

12. Một nhà thần học không cầu nguyện sẽ bị nhận chìm trong chủ nghĩa tự tôn tự đại (narcissim)

Hôm thứ Năm 10 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các giáo sư và sinh viên của ba trường đại học tại Rome do Dòng Tên điều hành là Đại học Giáo hoàng Gregoriô, Viện Giáo Hoàng về Kinh Thánh, và Viện Giáo Hoàng về Phương Đông.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu các tham dự viên bảo vệ lịch sử và luôn luôn nhìn tới tương lai.

Đức Thánh Cha nói:

"Hãy tỉnh thức với hiện tại nhưng luôn luôn với đôi mắt dõi nhìn vào tương lai. .. Hãy nhìn về chân trời với óc sáng tạo và trí tưởng tượng, hãy tìm cách có một tầm nhìn tổng quát về tình huống và những thách thức thực sự. Tìm mọi cách để đối mặt với chúng trong tổng thể, hãy tìm kiếm những con đường mới mà không sợ hãi. "

Ngài nói thêm rằng các trường đại học giáo hoàng không phải là các nhà máy đào tạo các triết gia và các nhà thần học, vì một nhà thần học không cầu nguyện thì sớm muộm cũng kết thúc trong chủ nghĩa tự tôn, tự đại.

Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các giáo sư hãy tạo ra một bầu không khí ấm áp trong lớp học, để duy trì quan hệ thân thiết với các sinh viên của họ.

13. Các ca nhạc sĩ Mỹ Châu La Tinh trong liên khúc tri ân hai vị Giáo Hoàng sắp được phong thánh

Đức Cha Francisco Robles Ortega, Tổng Giám Mục Guadalajara, Mexico đã có sáng kiến mời 13 ca nhạc sĩ hàng đầu của Mỹ Châu La Tinh góp mặt trong một ca khúc mới sáng tác để bày tỏ lòng tri ân của các quốc gia thuộc Mỹ Châu với Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII

Ca khúc "Hombres de Dios", “những người đàn ông của Thiên Chúa”, là tên của ca khúc này.

Người ca sĩ đang hát này là ngôi sao ca nhạc Athenas Vénica của Á Căn Đình, người chuyên hát những bài thánh ca vào đời thu hút hàng trăm ngàn người trẻ trong các buổi trình diễn của cô tại Buenos Aires và Hoa Kỳ.

14. Đức Giáo Hoàng viết thư cho chính phủ và phe đối lập Venezuela

Sau hơn hai tháng bạo lực đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng an ninh làm ít nhất 41 bị thiệt mạng trên các đường phố của Venezuela, qua trung gian của Hội Đồng Giám Mục Venezuela, lần đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ và phe đối lập đã chịu ngồi xuống đàm phán.

Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp yêu cầu hai bên chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau, kiên nhẫn và can đảm để đạt được hòa bình. Ngài kêu gọi họ vượt qua sự khác biệt bằng "chủ nghĩa anh hùng của sự tha thứ" và thúc giục họ hãy can đảm "vì lợi ích của người dân và tương lai của con cái họ."

Trong một lá thư khác, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết ngài hy vọng hòa bình sẽ sớm được vãn hồi. Đức Hồng Y trước đây đã từng là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela. Vì thế, ngài viết rằng "trái tim tôi vẫn còn với anh chị em," và nói thêm rằng tiến trình hòa bình là " một cơ hội tốt không thể bị lãng phí. "

Đức Hồng Y Parolin cũng nói ngài sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa hai bên.

15. Đức Giáo Hoàng dừng chiếc xe popemobile để trò chuyện với một người bạn ở Quảng trường Thánh Phêrô

Mùa xuân lại về với Rôma, hàng mấy chục ngàn người lại tuôn đến với các buổi triều yết chung ngày Thứ Tư và các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.

Hôm thứ Tư 9 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải mất 25 phút để thực hiện nhiều vòng quanh quảng trường Thánh Phêrô để chào đón anh chị em tín hữu.

Đức Giáo Hoàng đã nhận ra một người bạn cũ. Ngài dừng chiếc xe popemobile, chờ đợi người bạn nhảy qua hàng rào và đã có một cuộc trò chuyện với người ấy bằng tiếng Tây Ban Nha.

Trong bài giáo lý về Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến chuyện ngài gặp lại được người bạn thân này.

Trong số hơn 45,000 người hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hôm mùng 9 tháng Tư có một đoàn đại biểu đông đảo các quân nhân đại diện cho thủy quân lục chiến Ý.