Ngày 16-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thể hiện niềm tin Kitô giáo và xác tín cho mọi người biết Thiên Chúa Giáo là phục vụ và yêu thương
Paul Minh Thế
08:28 16/04/2011
Trong một buổi cử hành nghi thức an táng cho một người anh em KiTô hữu của chúng tôi một buổi lễ để lại cho mọi người rất nhiều cái đã đi vào lòng người nhất là những người khác đạo đã tham dự buổi lễ . 15-04-2011

Người quá cố là một cụ bà năm nay đã 79 tuổi và chỉ biết tới Chúa 3h trước khi qua đời theo lòng mong muốn của Cụ từ trước và của cả gia đình người con trai ( lấy vợ theo Thiên Chúa giáo )

Ngay từ khi qua đời Cụ Bà đã được lãnh nhận hoàn toàn các nghi thức dành cho người quá cố với sự tham dự liên đới trong tình những người đồng đạo đã để lại những thắc mắc cho những người con , cháu , anh em trong gia đình còn lại khác đạo tại sao lại có những người không quen biết tới gia đình lại tới như thế họ đã tới thắp nhang , phúng điếu , chia buồn vvv

Tang lễ diễn ra long trọng và tôn nghiêm cũng như bao tang lễ khác

Tuy nhiên khi ra tới nghĩa trang một cử chỉ làm cho nhiều người phải coi lại chính mình .

Nơi chôn cất là một khu đất tư nhân nên chôn lẫn lộn cả người Lương và các Kitô hữu và còn có nhiều người Đạo khác nữa và khu chôn cất đã được hình thành cả nhiều chục năm . Đã có những ngôi mộ được người thân cải táng đi nơi khác . Điều đáng nói ở đây là khi cải táng những người Thợ có thể là không cùng tôn giáo nên không biết đã có những cử chỉ bất xứng đối với những biểu tượng tôn giáo được chôn vùi dưới đống đất đá và rác bẩn

Khi rất nhiều người đi qua khu đất để tiến tới gần huyệt mộ được đào sẵn cho người quá cố mà không một ai phát hiện thì

Một chị giáo dân đã phát hiện ra có một Thập Tự bằng bê tông ( để đánh dấu và tên mộ phần của người quá cố ) được chôn vùi dưới đống đất đá và các cành cây khô mà nhiều người đã đi qua mà không phát hiện .

Chị đã kêu lên Chúa Tôi tại sao lại như thế này và kêu gọi mọi người thu dọn sẵn cuốc xẻng gần đó chị và mọi người đã dọn dẹp đất đá các cành cây khô vv để đưa Thánh giá về nơi trang nghiêm

Họ là những người giáo dân của GX Tam Hà một gx có hơn 80% là người Thiên Chúa Giáo

Một thánh lễ an táng bình thường qua đi và một hành động nói ra thì rất là bình thường tuy nhiên đã để lại trong tôi những nghĩ suy và những dấu hỏi lớn, niềm tin của tôi có lẽ không bằng họ và nếu là tôi , thì Tôi có làm được như vậy không ?

Xin mầu nhiệm Chúa Phục Sinh cho con có một niềm tin đủ vững để con có thể sống và rao giảng về Chúa trong cuộc đời nhất là có thể làm chứng cho niềm tin KiTô Hữu trong cuộc sống hằng ngày và mọi người chung quanh

Những nghi thức, những tấm lòng bác ái và cử chỉ sự cung kính tôn trọng những biểu tượng tôn giáo là một đức tính cần có của một người KiTô hữu cần có để dâng lên Thiên Chúa và theo con nghĩ việc làm đó còn thể hiện sự thấm nhuần những lời huấn đức của Cha GIUSE Chánh xứ những việc làm đó như một món quà tượng trưng cho thành quả dâng về Cha trong dịp mừng kỷ niệm kim khánh này

Thứ bảy 16/04 sau Chúa nhật thứ V Mùa Chay

 
Tin cậy vào lòng thương xót Chúa
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:58 16/04/2011
Tin cậy vào lòng thương xót Chúa

Trong thánh lễ ngày Chúa Nhật lễ Lá và ngày thứ Sáu Tuần Thánh, bài thương khó về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, được đọc vào chỗ công bố tin mừng, muốn nhắc nhớ lại những biến cố đau thương sau cùng đời Chúa Giêsu ở trần gian.

Những biến cố đó, dưới con mắt của con người chúng ta, thật là đau thương nhục nhã, vô nhân đạo. Nhưng trong con mắt đức tin lại là sự hy sinh ẩn chứa ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho tội lỗi con người.

Đọc ôn nhớ lại biến cố đau thương lịch sử đời Chúa Giêsu cho ơn cứu độ của con người là điều tốt, giúp tĩnh tâm suy nghĩ về nguồn gốc nền tảng đức tin của mình. Chúng ta không chỉ đọc với lòng thành kính ngậm ngùi cùng biết ơn, nhưng còn muốn tìm rút ra bài học hay chút ánh sáng như gương mẫu cho đời sống đạo đức nữa.

Chúa Giêsu luôn luôn là ánh sáng gương mẫu trước hết và trên hết cho đời sống tâm linh đạo đức. Nhưng những nhân vật là nhân chứng trong biến cố lịch sử thương khó của Chúa, qua cung cách xử sự của họ, cũng giúp ta phần nào rút tỉa ra bài học đạo đức được

Hai nhân vật trong số 12 môn đệ Chúa Giêsu, luôn đi theo sát cùng được nói đến trong những ngày xảy biến cố thương khó cho đời Chúa Giêsu: Ông Phero và Ông Giuda Iscariot.

Hai Ông được kể nhắc đến trong lịch sử thương khó của Chúa Giêsu với hai khía cạnh: Hai Ông đều phản bội Chúa Giêsu Thầy mình. Nhưng mỗi ông lại có cách sống chịu trách nhiệm việc mình làm khác nhau.

Dòng nước mắt của Phero

Ông Phero được Chúa Giêsu chọn làm Môn đệ và còn cắt cử là Trưởng nhóm môn đệ của Ngài, được Chúa trao cho quyền cùng nhiệm vụ đứng đầu Hội Thánh Chúa ở trần gian. Nhưng giờ phút chót đau thương của Chúa Giêsu, thầy mình, Ông đã phản bội chối thầy mình ba lần: “Tôi không biết người ấy là ai!” ( Mc 14,66-70).

Ông phản bội chối Thầy mình, chối Chúa. Nhưng Ông chịu trách nhiệm về hành vi phản bội của mình. Ông không đổ lỗi cho ai hay nêu ra lý do nào để chạy tội. Ông thú nhận tội của mình và ăn năn thống hối, xin Chúa tha thứ: “Ông òa lên khóc” ( Mc 14,72)

Dòng nước mắt ăn năn thống hối của Ông phát ra từ trái tim tâm hồn, do hiệu qủa của lời Chúa đã nói với Ông: “Anh đã chối phản bội Ta ba lần”. Như thế, có thể nói, đó là dòng nước mắt của người có lòng ngay thẳng chân thật, dù làm điều sai trái lỗi phạm, nhưng luôn nhớ đến lời căn dặn răn khuyên của cha mẹ, của thầy dậy mình.

Dòng nước mắt ăn năn thống hối của Ông là dòng nước mắt niềm hy vọng. Làm điều tội lỗi phản bội, nhưng không buông xuôi đầu hàng, tin chắc rằng. Ông tin rằng, không có tội lỗi nào nặng đến nỗi Thiên Chúa không thể tha thứ cho.

Dòng nước mắt ăn năn thống hối của Ông nói lên một đức tin sâu xa: Không có sự phản bội Thiên Chúa nào có có thể to, đến nỗi lòng thương xót Chúa không lớn hơn điều đó được.

Dòng nước mắt ăn năn thống hối của Ông diễn tả một tâm trạng sống của một người lấy ý chí lòng tin tưởng đứng chỗi dậy vươn lên: không có sự phản bội nào làm cho nhục nhã mắc cở phải chìm xuống biến mất, đến nỗi phải sống trong hoài nghi bối rối.

Ông Phero phản bội chối bỏ Thầy mình. Nhưng ánh mắt của Chúa Giêsu chiếu quay sang nhìn Ông. Ông nhận ra lỗi phạm của mình ngay và ăn năn thống hối. ( Lc 22,61).

Bước chân của Giuda và của Phero

Giuda và Phero cả hai đều là Môn đệ do chúa Giêsu tuyển chọn giáo dục đào tạo. Nhưng Giuda thì khác, Chúa Giêsu cũng nhìn Giuda, lại còn ôm hôn Ông trong tình thầy trò cha con nồng thắm. Nhưng Giuda quay mặt vội vã bước đi và treo cổ tự tử. ( Mt 27,5).

Cả hai đều phản bội Thầy Giêsu của mình. Cả hai đều nhận ra tội lỗi phản bội đã làm. Cả hai đều nhận được tình yêu thương của Chúa Giêsu ban cho. Nhưng cách sống chịu trách nhiệm khác nhau: Ông Phero tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Còn Giuda thì không.

Giuda nhận ra tội lỗi của mình đã vấp phạm. Nhưng ông đã buông xuôi, đã đánh mất niềm hy vọng trong đời sống. Ông đã không tin tưởng vào sự tha thứ của Chúa, cùng tin rằng Chúa không trao tặng sự tha thứ cho mình nữa. Ông sống lún sâu trong hoài nghi bối rối.

Thay vì ăn năn thống hối chân thành, Giuda đã tự cảm thương mình. Điều này dẫn đến sự tự cao tự đại, tìm cách tự giảỉ quyết lấy cho riêng mình. Hậu qủa gây ra là mất tất cả.

Có lẽ trong hoàn cảnh phạm tội phản bội Thầy mình, Ông Phero cũng đã nghĩ như Giuda là chỉ muốn chết đi cho rồi. Nhưng khác với Giuda, Phero đã không làm như mình nghĩ.

Giuda đã không còn niềm hy vọng cậy trông nên đã tìm cái chết. Còn Ông Phero không tuyệt vọng. Ông hy vọng tin tưởng vào sự khoan dung tha thứ của Chúa.

Giuda đã tự cao tự đại tự tìm giải quyết cho đời mình. Còn Phero thì không, ông sống lòng khiêm nhượng. Vì Ông Phero tin rằng đời sống mình không do mình làm tạo ra, nhưng do Chúa tạo thành. Mình luôn luôn là người đón nhận từ nơi Thiên Chúa.

Tin tưởng cậy trông vào lòng thương xót Chúa

Trong dòng lịch sử nhân lại như trong Kinh Thánh thuật lại, luôn luôn xảy ra sự tội lỗi phản bội của con người đối với Thiên Chúa, và sự kết liễu cung cách sống do việc phản bội gây ra cũng khác nhau.

Như Cain giết em mình là Abel; Vua David đã giết Uria vì muốn lấy vợ của Uria.

Cain thấy tội của mình qúa lớn và cho rằng không thể tha thứ được, Ông sống trong hoài nghi bối rối, sợ hãi muốn sống lẩn trốn. Cain sống trong đau khổ hoài nghi tất cả.

Còn Vua David trái lại, đặt tin tưởng vào lòng nhân lành Chúa. Nhà vua nhận mình có tội và kêu cầu ơn tha thứ của Chúa. Nhà vua đã trở thành một vị Thánh.

Trên đồi Golgotha, hai tên tội phạm ăn cướp cùng bị đóng đinh vào thập gía với Chúa Giêsu. Một người nguyền rủa và hoài nghi tất cả. Một người khác thì cầu xin Chúa Giêsu sự tha thứ: Lạy Ngài Giêsu, xin thương nhớ đến tôi trong nước của Ngài.” ( Lc 23,42) và anh ta được Chúa hứa cho ơn cứu độ trên thiên đàng.

Ông Phero đã nhận được ơn tha thứ của Chúa, dù Ông phạm tội phản bội Chúa. Vì Ông đã sống lòng khiêm nhượng tin tưởng vào lòng nhân lành Chúa.

Ông Phero đã nhận biết, ông không thể tự tha thứ cho mình. Nhưng do ân đức của Chúa trao tặng ban cho Ông qua sự hy sinh đau khổ của Ngài.

Lòng thương xót của Chúa trải rộng ban cho những ai sống lòng khiêm nhượng tin tưởng vào Ngài cho đời sống trên trần gian hôm nay, cũng như cho mai sau bên kia đời sống trần gian.

Tuần Thánh 2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long










 
Bảy di ngôn trên Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:01 16/04/2011
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.

Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.

1. (33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)

2. (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23,42-43).

3. (33) Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"(Mc 15, 33-34).

4. (44) Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. (45) Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. (46) Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 22, 44-46).

5. (25) Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. (26) Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". (27) Rồi Người nói với môn đệ: "Ðây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).

6. (28) Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"(Ga 19,28).

7. (29) Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (30) Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19, 29-30)

1. Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34) Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài. Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.

Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”. Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ? Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta. Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12 ;6,15;18,23-35).

2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)

Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta. Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria. Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ? Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên. Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”. Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.

3 . Thưa Bà,đây là con Bà (Ga 19,26)

Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth :”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai : “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26). Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội. Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.

Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người. Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.

4 .Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)

Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự : kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ. Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện : Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy :”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng : Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.

5 . Ta Khát ( Ga 19,28)

Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát . Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói : Ta Khát. Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói : Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37). Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.

6 . Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)

Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết : mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết. Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).

7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46) Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc. Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha” Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá. Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.

Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa. Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.

( Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
 
Giới Trẻ và Thánh Lễ
LM Giacôbê Tạ Chúc
09:45 16/04/2011
Sống trong một xã hội bùng nổ về các phương diện: kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hoá, truyền thông… và rất nhiều những lãnh vực khác đang ngày một phát triển với mức độ là siêu tốc. Con người dần dần như những Robbot di động. Mãi mê và tất bật, chật vật khuya sớm để lo cho nhu cầu hợp thời trong một thế giới đầy biến động. Các lãnh vực về đời sống vật chật đang ngày một phủ đầy trên cuộc sống của đại đa số con nguời. Trong khi đó đời sống đạo đức, tâm linh, siêu nhiên đang ngày một xói mòn, đặc biệt là tầng lớp trẻ. Tham dự thánh lễ mỗi ngày đang ngày càng trở nên một thách đố cho các bạn trẻ công giáo.

Thách đố về môi trừơng xã hội

Một khi xã hội không ngừng phát triển, thì các nhu cầu tối thiểu của con người ngày cũng một nâng cao. Công ăn việc làm, học hành, giải trí…Tất cả nuốt chửng hết thời gian. Một ngày không còn làm việc tám tiếng nữa mà là quần quật suốt ngày, từ nông thôn cho đến thành thị, các thành phố lớn. Chủ nghĩa vật chất và hưởng thụ cũng ngày một lên ngôi. Giá cả thì tăng vùn vụt, trong khi đồng lương thì rất khiêm tốn. Các trào lưu tục hoá như những dòng thác lũ cuồn cuộn xoáy vào trong cuộc sống của những người trẻ. Sau một ngày bôn ba vất vả, từ các bạn học sinh, sinh viên, công chức cho đến những người chân bùn tay lấm. Tối về thì biết bao những phim ảnh trên Tivi, hấp dẫn gọi mời. Sáng sớm thì phải lo cho những nỗi lo của một ngày. Để có thể đến với Chúa, đòi hỏi mỗi một bạn trẻ, phải làm một cuộc lội ngược dòng.

Thách đố từ phía bản thân

Nhân đức là một thói quen thường xuyên tập luyện, những ai có thói quen thức dậy đi lễ, lâu ngày tập thành một thói quen tốt. Đành rằng những tác nhân ngoại cảnh không mấy thuận lợi cho mỗi người trong việc đến với thánh lễ mỗi ngày, thế nhưng phải nói đến lòng đạo đức và cố gắng của chính bản thân. Những người trẻ nào sinh ra trong một gia đình đạo đức truyền thống, cha mẹ luôn nhắc nhở, thì sẽ thường xuyên tham dự thánh lễ và rồi cảm thấy thiếu đi một điều gì đó, nếu như không đến với Chúa được. Ngược lại, nếu tự bản thân mỗi người, cộng với những hoàn cảnh sống của gia đình thiếu đi những điều kiện thuận lợi, người trẻ sẽ xa Chúa và thậm chí bỏ đi lễ, bỏ xưng tội, ngay cả ngày Chúa nhật và lễ buộc.

Mong sao các gia đình, giáo xứ và các hội đoàn là nơi ươm mầm cho những tâm hồn trẻ biết dấn thân và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Họ chính là những cột trụ vững chắc cho một Giáo hội trong tương lai, mà ngày hôm nay không thể không vun trồng .

 
Sự thật là gì?
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:42 16/04/2011
Ông Philatô nói với Chúa Giêsu: "Sự thật là gì? "(Ga,18,38).

Một trong những tội mọn mà các em học sinh thường phạm là tội nói dối. Các em nói dối cha mẹ, nói dối thầy cô và bạn bè. Vì sao các em phải nói dối? Vì các em đã lầm sai và sợ bị người trên la rầy. Vì muốn dấu sự thật, nên các em cứ phải nói dối quanh hoài. Nói dối này kéo theo nói dối khác. Người ta thường nói: Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Trẻ em thường nói rất thật. Khi các em vào trường học gặp gỡ bạn bè đua chen nhiễm thói đời và học nói dối. Tật nói dối trở thành quen và dần dần trở thành thói xấu. Ma quỉ là cha của kẻ dối trá. Nói dối là tự đánh mất mình và tự lừa dối mình. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng nói dối sẽ giải thóat chúng ta. Đúng một phần, nói dối có thể qua mặt người khác, nhưng không thể lừa dối lương tâm mình và lừa dối Chúa. Chỉ có sự thật mới giải thoát. Tác giả Thánh Vịnh nêu gương kẻ sống ngay thật: Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan, không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã (Tv. 15,2-3).

Chúa Giêsu dậy chúng ta nói sự thật và sống sự thật. Sự thật là gì? Ông Philatô hỏi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là sự thật. Những lời mặc khải, các phép lạ và các việc Chúa đã thực hiện đều là sự thật. Ai nghe sự thật thì theo Chúa. Thánh Gioan đã viết: Đức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga 14,6). Chúa Giêsu chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Từng lời của Chúa đều nói lên sự thật về Cha của Ngài. Ngài dạy chúng ta về mầu nhiệm nước trời. Lời của Chúa Giêsu thì bất biến và có quyền lực thay đổi tâm hồn và thể xác. Lời của Chúa là lời hằng sống: Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa." (Ga. 3,21).

Sự thật về con người của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể. Chúng ta không thể hiếu thấu mầu nhiệm này mà chỉ đón nhận như một hồng ân. Chúa Giêsu sinh ra là để làm chứng cho sự thật. Sự thật là Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi Người ban chính Con Một của Người. Nhưng loài người đã không tiếp nhận ánh sáng của Ngôi Lời, nên con người cứ phải lầm lũi trong đêm tối của tội lỗi. Mắt tâm hồn của nhiều người bị khép kín. Con người không thể hiểu nổi Mầu Nhiệm Nhập Thể vì con người chỉ mải mê tìm kiếm của cải, danh dự và sự giầu sang và sự sống thuộc về thế gian. Ông Philatô vẫn thắc mắc về con người thật của Chúa Giêsu: Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao? " Đức Giêsu đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (Ga.18,37).

Ai muốn có sự thật thì nghe lời của Chúa. Một trong Mười Điều Răn đã nhắc nhở chúng ta: Ngươi không được làm chứng dối hại người (Đnl. 5,20). Là Kitô hữu, chúng ta được hạnh phúc hơn trăm ngàn người khác. Chúng ta được lắng nghe lời sự thật của Chúa hàng ngày và hằng tuần. Vua thánh Đavid đã khẩn cầu qua lời kinh: Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. Sớm hôm con những cậy trông Ngài, bởi vì Ngài nhân ái (Tv.25,5). Chỉ nơi Chúa, chúng ta tìm ra sự thật và ý nghĩa cùng đích của cuộc đời. Có rất nhiều người nghe lời Chúa nhưng đã không sống lời Chúa chỉ dậy. Nên cuộc sống cứ phải vật lộn với thần dối trá. Chính Chúa Giêsu đã phải thốt lên rằng: Còn tôi, chính vì tôi nói sự thật, nên các ông không tin tôi (Ga. 8,45).

Con người sống trong thế gian và bị ô nhiễm những thói tục của thế gian. Nhiều người đã đối xử với nhau một cách gian lận, dối trá và lường gạt. Vì người đời ưa điều dữ hơn là điều tốt lành. Thánh Vịnh ghi rằng: Ngươi ưa điều dữ hơn điều lành. Chuộng điều gian dối hơn sự thật (Tv.52,5). Sự dữ và sự dối trá tràn làn khắp nơi khởi đi từ lòng gian tham, ích kỷ và xấu xa của con người. Chúng ta biết mọi loài trong thiên nhiên vũ trụ phát triển một cách rất tốt lành theo luật tự nhiên, ngoại trừ con người. Thiên Chúa trao ban cho con người có ý chí tự do, có khả năng hiểu biết và có quyền chọn lựa. Con người có khuynh hướng chọn lựa sự dữ. Sự dối trá trở thành sự xấu hay sự dữ vì nó gây ra biết bao nhiêu hậu qủa khó lường. Sự dối trá ràng buộc con người vào một sự dữ vô hình. Đã có biết bao hậu qủa xảy đến qua sự gian dối, bất trung, bất nghĩa và phản bội.

Sự thật không ở trong tay những nhà quyền lực, những giới thượng lưu, những nhà tài phiệt hay ngay cả đám đông. Những nhóm người quyền thế có sức mạnh và có quyền lực làm thay đổi cuộc sống xã hội, nhưng chưa hẳn là họ có sự thật. Chỉ sự thật chân chính mới có thể giải thoát. Chúa Giêsu là sự thật: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông."(Ga. 8,32). Làm sao chúng ta có thể tìm thấy sự thật thực sự? Giữa cuộc sống xô bồ, tranh tối tranh sáng và lừa lọc nhau qua nhiều cách thế. Có khi chúng ta thấy, đọc, nghe và chứng kiến tận mắt một sự việc, chúng ta cũng chưa nắm bắt được sự thật 100%. Có những sự thật ẩn dấu hoặc có những khía cạnh chúng ta không nhìn biết được. Bởi thế khi nói về sự thật, chúng ta chỉ biết sự thật theo nhãn quan và suy xét riêng của chúng ta. Sự thật này là sự thật chủ quan.

Đi tìm sự thật, chúng ta phải tìm đúng nơi và đúng chỗ. Một câu truyện tôi nghiệm thấy hay hay. Tại Xứ, nơi tôi đang phục vụ, mỗi lễ sáng Chúa Nhật lúc 8:00 giờ, ông Fernando lái xe máy lăn loại nặng theo lối dành cho xe lăn vào nhà thờ. Ông ta ngồi trên xe di chuyển trong nhà thờ và ngay cả khi lên rước lễ. Mỗi sáng, chúng tôi gặp nhau, chào nhau rất vui vẻ. Tôi vẫn cứ nghĩ ông bị liệt không thể tự mình đi đứng được. Hôm tuần rồi, khi lối xe lăn đi vào nhà thờ bị đóng, tôi lo lắng không biết làm sao để đưa ông vào nhà thờ. Tôi có nhờ mấy người chờ sẵn để giúp ông. Ông đã theo lối khác vào nhà thờ. Khi xong lễ, ông lái xe lăn ra cửa chính. Tôi hỏi: Ông có cần giúp không? Ông trả lời. Ông tự lo được. Tôi nhờ môt thanh niên khỏe mạnh giúp ông một tay. Tôi ngạc nhiên thấy ông đứng dậy và tự khiêng xe lăn bước xuống từng bậc. Tôi cứ ngỡ ông bị liệt ngồi trên xe lăn không thể bước đi được. À, như vậy chân của ông chỉ bị yếu thôi. Ông vẫn có thể đi lại chút chút. Thấy đó, nhìn vậy mà không phải vậy!

Chúng ta chỉ tìm thấy sự thật tương đối trong cuộc sống đời tạm này. Sự thật tuyệt đối chỉ có nơi Thiên Chúa. Chúa Giêsu là nhân chứng của sự thật tuyệt đối. Con người thế gian sống trong tối tăm không ưa thích sự thật. Lòng người sâu thẳm khó dò. Ý định của con người thường ích kỷ và tham lam. Con người thường sống lộ diện dưới hai mặt, mặt nổi và mặt chìm. Nên khi người ta biết được sự thật thì sự thật sẽ bẽ bàng. Sự thật lột trần những ẩn dấu, mờ ảo và lừa dối. Chúa Giêsu dám đối diện với tất cả sự thật của con người. Mọi lời nói, hành động và con người của Chúa Giêsu đều là sự thật. Ngài thách thức cả những tên lính: Đức Giêsu đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi? "(Ga. 18,23). Chúa Giêsu tự lên tiếng để bênh vực sự thật cho dù có bị thiệt thòi đánh đập.

Kẻ sống theo sự thật phải sống theo Chúa Kitô: Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."(Ga. 3,21). Chưa từng có ai sống sự thật như chính Đức Kitô. Chúa nói thẳng thắn và dám chập nhận hậu qủa của sự tẩy chay và chối từ. Chúa không nịnh bợ nhóm cầm quyền xã hội hay tôn giáo. Chúa đã từng dậy rằng có thì nói có, không thì nói không. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt. 5,37). Ngay cả những nhà lãnh đạo đối nghịch với Chúa, cũng phải công nhận rằng: Những người này hỏi Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy nói và dạy một cách thẳng thắn, không thiên vị ai, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa (Lc. 20,21)

Vì làm nhân chứng cho sự thật, hầu hết các tiên tri đã bị bách hại và bị giết chết. Gioan Tiền Hô nói sự thật để can ngăn Vua Hêrôđê không được lấy vợ của anh mình. Gioan đã bị tống ngục và bị chặt đầu. Chúa Giêsu chính là đường, là sự thật và là sự sống cũng không tránh khỏi sự bức hiếp của con người. Các Thượng tế, Biệt phái và Luật sĩ tìm mọi cách thế để loại trừ và giết chết Chúa. Chúa Giêsu đã thách thức cấp lãnh đạo tôn giáo: Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Ápraham đã không làm (Ga. 8,40).

Chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến nguồn ơn cứu độ, đó là chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật (Ga. 17,17). Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý. Chính Chúa Thánh Thần sẽ mở lòng chúng ta tìm đến nguồn sự thật vĩnh cửu để giúp chúng ta tôn thờ Thiên Chúa cho phải đạo: Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."(Ga. 4,24)

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến đổi mới tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con bước đi trong chân lý của Ngài. Xin cho chúng con biết suy nghĩ sự thật, nói sự thật, nghe sự thật, sống sự thật và làm nhân chứng cho sự thật. Chúng con sẽ được ngụp lặn trong nguồn Chân, Thiện, Mỹ là chính Đức Giêsu Kitô.
 
Ý nghĩa Linh thiêng của Tuần Thánh
Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:35 16/04/2011
... Chỉ vào năm 1905 - lên 5 tuổi - con mới hiểu thế nào là ý nghĩa Tuần Thánh. Dì phước Irène nói với chúng con về Cuộc Khổ Nạn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng cách cho chúng con xem vài ảnh thánh diễn tả đề tài. Mỗi cảnh tượng Khổ Nạn như thấu suốt tận tâm hồn khiến con cảm thấy thúc giục phải yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ nhiều hơn. Cùng lúc, con thật sự gớm ghét tội lỗi là căn nguyên gây đau khổ và cái chết cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngài là THIÊN CHÚA và là Đấng Cứu Độ thế giới.

Bức tranh vẽ Đức Chúa GIÊSU KITÔ đội mão gai gây xúc động mạnh nơi con nhất khiến cho kỷ niệm đau thương này đồng hành con suốt thời thơ ấu và tuổi niên thiếu. Con nhớ như in câu Dì phước Irène hỏi khi đưa cho chúng con xem bức tranh:
- Mỗi người trong các em vẫn có thể lập lại cử chỉ tàn ác này đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các em có biết là như thế nào không?

Hỏi xong, Dì trả lời thay cho chúng con:
- Chính khi các em cố tình phạm tội là các em đâm gai nhọn vào đầu Chúa!

Khi nghe câu trả lời đó, lòng con bỗng cảm thấy nhẹ nhõm. Đôi lúc con có tỏ ra hung dữ thật nhưng con không bao giờ có chủ ý. Hoặc giả, nếu con có ý xấu, thì Thánh Thiên Thần Bản Mệnh ngăn chặn con ngay.

Dì phước Irène cũng nói với chúng con về ý nghĩa Mùa Chay. Nhưng bài giáo lý này không tác động mạnh nơi con bằng bài giáo lý về Tuần Thánh. Con mong mau đến Tuần Thánh, để giúp đỡ và an ủi Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Con không muốn để Chúa đơn độc, hầu Ngài khỏi phải chịu nhiều đau khổ. Trong đầu óc non nớt thơ trẻ, con thầm nghĩ như thế.

Sau cùng rồi Tuần Thánh cũng đến. Đó là năm 1908. Tất cả học sinh - các chị con và con - chúng con đi tham dự Lễ Lá. Trong buổi cử hành Phụng Vụ, con bận tâm tìm kiếm phương thế tuyệt hảo nhất để làm cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ khỏi phải chịu nhiều đau khổ.

Sau Thánh Lễ, lúc về tới nhà, con gọi chị Dulca - người mà con thương mến nhất. Con đưa chị vào phòng, đến bên chiếc tủ, trên đó có đặt tượng ảnh Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ và bình đựng Nước Thánh. Con bí mật đề nghị với chị như thế này:
- Trong Tuần Thánh, chị có muốn bắt chước Đức Chúa GIÊSU không?

Chị cho con biết đã nghĩ đến chuyện phải làm trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và điều chị phải thưa cùng Đức Chúa GIÊSU.

Ngày Thứ Hai Tuần Thánh, chị con ra phố rồi trở về nhà với một xấp vải màu đen. Chị giải thích:
- Suốt Tuần Thánh, Đức Mẹ MARIA cùng tất cả các thánh đều buồn sầu và để tang. Vì lý do đó, chúng ta phải lấy vải đen che các ảnh thánh trong nhà. Chính chị sẽ làm chuyện này.

Tâm hồn con ước muốn chịu đau khổ vì Đức Chúa GIÊSU KITÔ và vì Mẹ Ngài. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, con rước lễ mùa Phục Sinh với các học sinh trong trường. Chính vào lúc chịu lễ mà con bỗng có ý kiến phải làm gì, hầu Đức Đức Chúa GIÊSU khỏi phải chịu nhiều đau khổ. Sau cùng, cả hai chị em con biết phải thưa với Đức Chúa GIÊSU điều gì, vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đêm ấy - Thứ Năm Tuần Thánh - con không tài nào chợp mắt vì quá cảm thương Đức Chúa GiÊSU Chịu Nạn. Bức tranh mô tả Đức Chúa GIÊSU hấp hối mà Dì phước Irène cho xem, chiếm trọn tâm hồn con. Con có Đức Chúa GIÊSU trong lòng con và con cảm nghiệm Ngài đang trải qua giờ phút hấp hối. Con siết chặt Chúa vào lòng con. Với nỗi ưu sầu phải làm thế nào để an ủi Chúa - trong khả năng bé nhỏ - con không muốn đợi mãi đến 3 giờ chiều hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh. Con liền chỗi dậy trong đêm, và đôi tay đặt lên ngực, nơi con cảm thấy Đức Chúa GIÊSU đang chịu đau khổ, con tiến về chiếc tủ bên trên có tượng Thánh Giá. Con thầm thì cùng Đức Chúa GIÊSU:
- Tội nghiệp Đức Chúa GIÊSU! Con thiệt đau lòng vì Chúa. Con không thể chấp nhận sự kiện tội lỗi làm cho Chúa quá đau khổ. Chúa cứ ẩn mình trong lòng con. Loài người không biết là Chúa đang ngự trong con và phần con, con sẽ không nói với ai điều ấy. Nhưng, cũng cần phải làm cho kẻ dữ không được phạm tội nữa. Xin Chúa hãy lấy tội lỗi loài người và dấu trong con!

Con thưa với Đức Chúa GIÊSU như thế, vì Dì phước Irène giải thích cho chúng con hiểu rằng: ”Đức Chúa GIÊSU đau khổ vì tội lỗi toàn thế giới và vì tội lỗi của từng người”. Trong tâm hồn ngây thơ bé nhỏ, con có cảm tưởng con có thể cất gánh nặng cho Đức Chúa GIÊSU, bằng cách lấy đi các tội lỗi khỏi Chúa và dấu các tội lỗi ấy bên trong con người con.

Con hy vọng thiện ý con đã an ủi Chúa, ít ra là đêm Thứ Năm Tuần Thánh năm ấy. Nắm chắc Đức Chúa GIÊSU sẽ làm mọi điều con cầu xin nên con cảm thấy an lòng, trở vào giường và ngủ thiếp đi tức khắc. Con xác tín rằng Đức Chúa GIÊSU sẽ đau khổ ít hơn.

Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1908, chị Dulca và con, hai chị em chúng con đến nhà thờ. Trong đầu óc non nớt của con chỉ lẩn quẩn ý nghĩ: ”Phải cất đi các tội lỗi khỏi Đức Chúa GIÊSU”. Vào khoảng 3 giờ chiều, chị Dulca hỏi con đã biết phải thưa với Đức Chúa GIÊSU điều gì chưa? Con không kể cho chị nghe điều con đã làm để an ủi Đức Chúa GIÊSU trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh, bởi vì, con muốn bắt đầu lại việc con làm mà không muốn cho ai biết.

Đứng gần chiếc tủ bên trên có tượng Thánh Giá, hai chị em con đợi cho đồng hồ điểm ba tiếng, báo hiệu giờ linh thiêng nhất trong năm. Con không biết diễn tả ra sao điều con cảm nghiệm vào chính lúc ấy. Con có sự hiện diện của THIÊN CHÚA trong lòng con, con cảm nhận cách rõ ràng và con thật sự sợ rằng Đức Chúa GIÊSU chết trong con, và như thế, con sẽ không có Chúa vào ngày lễ Phục Sinh. Rên rỉ vì đau đớn, con kêu lên:
- Lạy Đức Chúa GIÊSU Nhân Lành, Chúa không được chết trong con, dù chỉ trong vòng ba ngày thôi! Con không thể sống mà không có sự hiện diện của Chúa và sự hiện diện của thánh Thiên Thần Bản Mệnh con.

Khi đồng hồ điểm 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, con liền lập lại với Đức Chúa GIÊSU điều con đã thưa với Chúa trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh:
- Tội nghiệp Đức Chúa GIÊSU! Con thiệt đau lòng vì Chúa. Con không thể chấp nhận sự kiện tội lỗi làm cho Chúa quá đau khổ. Chúa cứ ẩn mình trong lòng con. Loài người không biết là Chúa đang ngự trong con và phần con, con sẽ không nói với ai điều ấy. Nhưng, cũng cần phải làm cho kẻ dữ không được phạm tội nữa. Xin Chúa hãy lấy tội lỗi loài người và dấu trong con.

Ôi, tuyệt diệu thay! Đức Chúa GIÊSU không chết trong lòng con, trái lại, Chúa tìm cách ẩn mình bên trong con và dấu đi tội lỗi loài người.

Một lúc lâu sau đó, chị Dulca - nước mắt dàn dụa - thổ lộ với con một điều bí mật. Chị nói:
- Chị thưa với Đức Chúa GIÊSU rằng: ”Con thà chết trước Tuần Thánh năm tới hơn là cố tình phạm một tội lỗi nào đó!”

Chỉ trong lúc này đây - khi viết mấy hàng Hồi Ký này - con mới cảm động nhớ lại rằng, Đức Chúa GIÊSU Nhân Lành, khi tắt thở lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh năm ấy, đã chấp thuận lời cầu xin của chị con và đã ban cho chị điều chị ao ước. Thật vậy, 9 tháng sau, ngày 14-1-1909, lúc đúng 3 giờ chiều, chị Dulca con đã bay về Trời, trong cùng căn phòng chị từng bày tỏ niềm ao ước trước đó.

Xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ tha thứ vì con không sớm bày tỏ lòng cảm tạ đối với ân huệ Chúa đã ban cho chị con. Con không dâng lời tạ ơn vì con không suy nghĩ đủ, chứ không phải vì con tệ bạc vô ơn. Giờ đây, con xin dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA, cho dù có muộn màng. Xin Chúa vui lòng chấp nhận. Tạ ơn Chúa.

Chứng từ của Chị Maria Antonia (1900-1939), người Brazil, Nữ Tu Phan-sinh Bác Ái và Đền Tạ. Tên thật của chị là Cecilia Cony.

... Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Chúa GIÊSU kêu lớn tiếng: ”Êli, Êli, lêma xabácthani”, nghĩa là: ”Lạy THIÊN CHÚA, lạy THIÊN CHÚA của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?” Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Chúa GIÊSU đều rất đỗi sợ hãi và nói: ”Quả thật Người này là CON THIÊN CHÚA!” (Matthêu 27,45-54).

(Cecilia Cony, ”Je Dois Raconter Ma Vie”, Éditions Téqui, 1988, trang 98-102)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Piô có ĐTC là Người bảo vệ mình
Nguyễn Trọng Đa
07:47 16/04/2011
Cha Piô (Padre Pio) có ĐTC là Người bảo vệ mình

Tác giả nghiên cứu các tài liệu chưa công bố về vị thánh Dòng Phanxicô Capuchin

ROMA – Người ta biết rõ rằng các sự vu khống chống lại Cha Piô cũng nhiều như vu khống chống Tòa thánh. Tuy nhiên, theo tác giả Stefano Campanella, ĐTC Gioan XXIII giữ một khuynh hướng nhân từ đối với vị tu sĩ này, và một sự tin tưởng vào các người bảo vệ thánh nhân.

Cuốn "Oboedientia et pax" (Vâng lời và an bình) nhìn vào quan điểm của ĐTC Gioan XXIII về Cha Piô, dựa trên các nghiên cứu vào các văn bản chưa được công bố. Sách được giới thiệu tại Đài phát thanh Vatican ngày 22-3 qua.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ Phong Thánh, và Gian Maria Vian, chủ nhiệm nhật báo L'Osservatore Romano, cũng tham dự trong việc giới thiệu cuốn sách.

Cuốn sách dựng lại một giai đoạn trong cuộc đời của Cha Piô, mà các tiểu sử chính thức trước đây chưa xem xét. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone viết trong lời tựa cuốn sách rằng nghiên cứu này phải đối mặt với một số diễn giải lịch sử có vấn đề, cụ thể là, huyền thoại của một vị thánh "bị bách hại", Cha Piô.

Người ta được biết rằng vị tu sĩ Dòng Phanxicô Lúp Dài này là đối tượng của rất nhiều lời vu khống nghiêm trọng, đến nỗi các lời này được chuyển đến Bộ Thánh vụ và ĐTC Gioan XXIII. Tuy nhiên, các tài liệu cho thấy rằng ĐTC đã bảo vệ cho tu sĩ này.

Sách nói về hai người điều tra Cha Piô, hai vị cho rằng mình được lệnh thái quá của ĐTC. Tuy nhiên, vị tu sĩ Lúp Dài và Đức Giám mục Roma đã có một sự liên kết sâu xa, theo tác giả: Hai vị có “một khái niệm giống hệt nhau về sứ vụ và vai trò của linh mục, và cách thức giống nhau về vị trí của mình trong Giáo Hội, đó là tìm sự an bình nội tâm trong đức vâng phục”.

Campanella cũng kể lại một chuyến viếng thăm một ngày của ĐTC năm 1961 đã kết thúc với một báo cáo rất nghiêm trọng về Padre Pio, trong đó có "Piô không là và không thể là một vị thánh”, thậm chí “Piô không là linh mục xứng đáng”.

Đứng trước các lời buộc tội như vậy, ĐTC Gioan XXIII đã tham khảo ý kiến Đức Tổng Giám mục tổng giáo phận Manfredonia. Hiển nhiên từ cuộc nói chuyện mà Campanella kể lại trong cuốn sách, ĐTC Gioan XXIII hiểu rằng các cáo buộc chống lại Cha Piô là do người ta bịa đặt ra. Ngài đã ra lệnh cho Bộ Thánh vụ không gia tăng sự trừng phạt đối với tu sĩ này. Do đó, cuốn sách của Campanella khẳng định, mặc dù có sự bách hại đối với tu sĩ Piô, nó không do Đức Giám mục Roma chỉ đạo. (Zenit.org 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giới trẻ được thách thức tạo ra thời kỳ Phục hưng mới với phương tiện truyền thông xã hội
Nguyễn Trọng Đa
07:48 16/04/2011
Giới trẻ được thách thức tạo ra thời kỳ Phục hưng mới với phương tiện truyền thông xã hội

Roma – Đức ông Paul Tighe, thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội, nói ngài muốn thách thức giới trẻ Công giáo trở thành "các thiên tài và người tạo ra được một thời kỳ Phục hưng mới", nhờ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.

Đức ông Paul Tighe coi sự nở rộ các phương tiện truyền thông xã hội giống như các kỳ quan kiến trúc cổ, được tạo ra trong thời kỳ Phục hưng đầu tiên. Ngài nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng CNA ngày 15-4: “Các nhà thờ tráng lệ của Roma được xây dựng trong thời kỳ Phục hưng đầu tiên, sử dụng công nghệ mới, nghệ thuật và kỹ thuật của thời đại. Giới trẻ bây giờ có thể làm như vậy, bằng cách sử dụng các công nghệ mới tuyệt vời trong tầm tay của họ, trong đó có các phương tiện truyền thông mới”.

Hội đồng Giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội, nơi Đức ông Tighe làm việc, đã được ĐTC Piô XII thành lập năm 1948, chủ yếu để theo dõi và phê bình công nghiệp điện ảnh. Kể từ đó công việc của Hội đồng đã mở rộng, khi các hình thức hiện đại của truyền thông phát triển mạnh. Hiện nay Hội đồng giúp xem xét toàn bộ sự hiện diện của Vatican trên Internet, đưa tất cả các cơ quan thông tấn lớn của Giáo Hội vào một trang web, trong đó có nhật báo "L'Osservatore Romano," Đài phát thanh Vatican và hãng tin Fides.

Hiện nay Đức Ông Tighe muốn người Công giáo trẻ nhận ra tiềm năng của thời đại kỹ thuật số.

Ngài nói: “Điều đầu tiên là đối với giới trẻ ‘các phương tiện truyền thông mới’ là không thực sự mới. Nó chỉ là cuộc sống hàng ngày cho họ. Vì vậy, tôi muốn họ có một cảm thức các vật là thế nào trước kia và thời đại kỹ thuật số là thật sự thú vị ra sao. Nó có tiềm năng lớn".

Ngài cũng lưu ý rằng các phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng để thu hút mọi người đến với Chúa Kitô. Ngài phát biểu thêm: "Thật thú vị là các công nghệ mới đang được các người trẻ sử dụng như một cách tìm kiếm tình bạn với người khác. Điều này không chỉ là một hiện tượng văn hóa. Nó thực sự nằm trong bản tính chúng ta – được dựng nên giống hình ảnh Chúa - để tìm kiếm tình bạn. Tôi hy vọng giới trẻ có thể mở lòng ra với Đấng Tối cao khác, chính là Thiên Chúa, qua các phương tiện tương tự”.

Đức Ông Tighe nêu rõ ra các trang web như "Không gian Thánh”, vốn cung cấp "sự thinh lặng và cô đơn" trực tuyến cho bất cứ ai tìm kiếm Thiên Chúa.

Trong khi đó, dự án để đưa tất cả các phương tiện truyền thông của Vatican lên một trang web chung có thể hoàn tất vào Chủ nhật lễ Phục sinh năm nay. (CNA / EWTN News 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Hàn Quốc: Các Giám mục nhấn mạnh “phá thai là giết người”
Nguyễn Trọng Đa
07:49 16/04/2011
Hàn Quốc: Các Giám mục nhấn mạnh “phá thai là giết người”

Hàng giáo sĩ muốn nhắc lại rằng đây là tội ác nghiêm trọng nhất trong các tội ác xâm hại sự sống con người

Seoul – Ngày 14-4, các Giám mục Hàn Quốc ra tuyên bố nhằm điều chỉnh nhận thức của người ta về việc phá thai trong xã hội, nhân ngày Chủ nhật đầu tiên vì Sự Sống.

Đức Giám mục Gabriel Chang Bong-hun chủ sự Thánh Lễ

Đức Giám mục Gabriel Chang Bong-hun, chủ tịch Ủy ban Đạo đức sinh học của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc (CBCK) đã ra tuyên bố, mang tên "Phá thai là giết người", kêu gọi người Công giáo đi đầu trong việc "xây dựng nền văn hóa sự sống".

Trong phiên họp toàn thể vào tháng Ba qua, Hội đồng Giám mục Hàn Quốc quyết định nâng "Ngày vì Sự Sống” vào Chủ nhật cuối cùng của tháng Năm thành “Chủ nhật Sự Sống". Thánh lễ mới này được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm.

Theo tuyên bố, phá thai là tội nặng nhất trong số các tội ác xâm hại sự sống con người.

Tuyên bố nhắc lại Giáo luật: "Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae)”. (Giáo luật điều 1398)

Giám mục Chang lưu ý, mỗi ngày hơn 1.000 vụ phá thai được thực hiện tại Hàn Quốc. Ngài than phiền quan niệm mà một số người Hàn Quốc nhấn mạnh rằng việc phá thai là "quyền tự quyết” hoặc “quyền sức khỏe” cho phụ nữ. Việc phá thai không được phép vì “lý do tài chính".

Nói về nguyên nhân phá thai này, Ngài nêu ra sự thiếu giáo dục tính dục và đạo đức y học, sự lệch lạc về tình dục, bất bình đẳng tình dục và sự lơ là của chính phủ về nghĩa vụ của mình là bảo vệ cuộc sống.

Linh mục Casimir Song Yul-sup, thư ký của các Hoạt động Phò Sự Sống của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, cho biết: "Thông qua tuyên bố, Giáo Hội đã công bố Tin Mừng Sự Sống".

Ngài nói thêm: "Hội đồng Giám mục Hàn Quốc sẽ phân phát tài liệu giáo dục về sự sống đến các nhà thờ ở trong nước, và khởi xướng chiến dịch lần chuỗi Mân Côi cầu cho sự sống trong tháng Năm sắp tới”. (UCA News 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
vatican: Tiền thu trong ngày thứ Năm Tuần Thánh dành cứu trợ thiên tai tại Nhật
Nguyễn Trọng Đa
07:53 16/04/2011
Vatican: tiền thu được trong ngày thứ Năm Tuần Thánh dành cứu trợ thiên tai tại Nhật

VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 quyết định dùng tiền thu được trong Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần tàn phá ở miền đông bắc nước Nhật.

Thiên tai ngày 11-3 ở Nhật gây cho hơn 13.000 người thiệt mạng và 13.700 người khác bị mất tích. Hơn 150.000 người mất nhà cửa và nhiều người mất việc làm, nhất là trong ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Mỗi năm, ĐTC chọn địa điểm để gửi tiền thu được trong Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa tại Vương cung thánh đường thánh Gioan Lateran, nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma.

Quyết định của ĐTC Biển Đức 16 về việc dùng tiền trong thánh lễ chiều 21-4 tới, để hỗ trợ nạn nhân trận động đất và sóng thần của Nhật, được Tòa thánh công bố ngày 14-4.

Trong khi thông báo quyết định của ĐTC về việc sử dụng tiền thu được Thứ Năm Tuần Thánh cho người Nhật, Tòa thánh cũng công bố chương trình Tuần thánh của ĐTC.

ĐTC sẽ cử hành các nghi thức Tuần thánh và phụng vụ Phục sinh: Thánh lễ chủ nhật lễ Lá tại Quảng trường thánh Phêrô ngày 17-4; lễ làm phép Dầu sáng 21-4 tại Đền thờ thánh Phêrô; Thánh Lễ Tiệc Ly vào buổi tối cùng ngày; ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, 22-4, phụng vụ chiều tưởng nhớ cuộc Thương khó của Chúa trong Đền Thờ Thánh Phêrô, sau đó là nghi thức Đi Đàng Thánh Giá; Lễ vọng Phục Sinh đêm 23-4 tại Đền thờ Thánh Phêrô, và Lễ Phục Sinh sáng chủ nhật 24-4 tại Quảng trường Thánh Phêrô. (CNS 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Dâng cúng và quyên góp trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2011 giúp nạn nhân thiên tai ở Nhật Bản
Dominic David Trần
07:56 16/04/2011
Dâng cúng và quyên góp trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2011 giúp nạn nhân thiên tai ở Nhật Bản

Điện Vatican ngày 15/04/2011: theo bản tin Thông Tấn Xã (CNS) -- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã quyết định là tất cả các phần dâng cúng và quyên góp được trong Thánh Lễ Tiệc Ly - chiều tối Thứ Năm Tuần Thánh 2011 sắp tới sẽ được dùng để cứu trợ các nạn nhân của những trận động đất và sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Trận thiên tai kinh hoàng xảy ra trong ngày 11 tháng Ba 2011 vừa qua đã làm chết hơn 13,000 người và có khoảng 13,700 người khác được ghi nhận là mất tích. Hơn 150,000 người phải lâm cảnh màn trời chiếu đất; và hàng mấy trăm ngàn người khác bị mất công ăn việc làm - đặc biệt là những người làm việc trong kỹ nghệ ngư nghiệp gồm đánh bắt, nuôi, và chế biến ngư hải sản.

Hàng năm, mỗi khi Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ Tiệc Ly ở Đại Vương Cung Thánh Đường Gio-an Latêranô ; cũng là Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Thành Rôma; thì ngài chọn lựa nơi sẽ được nhận tất cả phần dâng cúng và quyên góp được trong suốt Thánh Lễ này.

Vào ngày 14 tháng Tư 2011 Điện Vatican đã loan báo trước là Đức Thánh Cha đã quyết định dùng tất cả các khoản dâng cúng quyên góp được trong Thánh Lễ ngày 21 tháng Tư 2011 để giúp đỡ các nạn nhân của các trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản.

Đồng thời với công bố nêu trên, Tòa Thánh Vatican cũng loan báo Chương Trình Phụng Vụ Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô thứ 16 - theo dự trù thường kỳ như sau:

Ngày 17/04/2011: Chúa Nhật Lễ Lá - Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại Công Trường Thánh Phêrô.

Ngày 21/04/2011: Thứ Năm Tuần Thánh-

-Buổi Sáng- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ Truyền Dầu tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô; và

- Buổi Chiều- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ Tiệc Ly tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.

Ngày 22/04/2011: Thứ Sáu Tuần Thánh

- Buổi Trưa - Đức Thánh Cha phụng vụ nghi thức Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu KiTô tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô; - và nghi thức Đi Ngắm Đàng Thánh Giá vào buổi tối.

Ngày 23/04/2011: Thứ Bảy Tuần Thánh -

Đức Thánh Cha canh thức và dâng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Ngày 24/04/2011 : Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh

- Buổi Sáng- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại Công Trường Thánh Phêrô.

Dominic David Trần
 
Tiền quyên góp trong Thánh lễ Tiệc Ly của ĐGH năm nay để giúp nạn nhân thiên tai ở Nhật Bản.
Dominic David Trần
09:26 16/04/2011
Điện Vatican ngày 15/04/2011: theo bản tin Thông Tấn Xã (CNS) -- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã quyết định là tất cả các phần dâng cúng và quyên góp được trong Thánh Lễ Tiệc Ly - chiều tối Thứ Năm Tuần Thánh 2011 sắp tại Đại Vương Cung Thánh Đường Gio-an Latêranô sẽ được dùng để cứu trợ các nạn nhân của những trận động đất và sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Trận thiên tai kinh hoàng xảy ra trong ngày 11 tháng Ba 2011 vừa qua đã làm chết hơn 13,000 người và có khoảng 13,700 người khác được ghi nhận là mất tích. Hơn 150,000 người phải lâm cảnh màn trời chiếu đất; và hàng mấy trăm ngàn người khác bị mất công ăn việc làm - đặc biệt là những người làm việc trong kỹ nghệ ngư nghiệp gồm đánh bắt, nuôi, và chế biến ngư hải sản.

Hàng năm, mỗi khi Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ Tiệc Ly ở Đại Vương Cung Thánh Đường Gio-an Latêranô; cũng là Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Thành Rôma; thì ngài chọn lựa nơi sẽ được nhận tất cả phần dâng cúng và quyên góp được trong suốt Thánh Lễ này.

Vào ngày 14 tháng Tư 2011 Điện Vatican đã loan báo trước là Đức Thánh Cha đã quyết định dùng tất cả các khoản dâng cúng quyên góp được trong Thánh Lễ ngày 21 tháng Tư 2011 để giúp đỡ các nạn nhân của các trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản.

Đồng thời với công bố nêu trên, Tòa Thánh Vatican cũng loan báo Chương Trình Phụng Vụ Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô thứ 16 - theo dự trù thường kỳ như sau:

Ngày 17/04/2011: Chúa Nhật Lễ Lá - Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại Công Trường Thánh Phêrô.

Ngày 21/04/2011: Thứ Năm Tuần Thánh-

-Buổi Sáng- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ Truyền Dầu tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô; và

- Buổi Chiều- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ Tiệc Ly tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.

Ngày 22/04/2011: Thứ Sáu Tuần Thánh

- Buổi Trưa - Đức Thánh Cha phụng vụ nghi thức Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu KiTô tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô; - và nghi thức Đi Ngắm Đàng Thánh Giá vào buổi tối.

Ngày 23/04/2011: Thứ Bảy Tuần Thánh -

Đức Thánh Cha canh thức và dâng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Ngày 24/04/2011: Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh

- Buổi Sáng- Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại Công Trường Thánh Phêrô.
 
Cha Piô có ĐTC là Người bảo vệ mình
Nguyễn Trọng Đa
08:06 16/04/2011
Cha Piô có ĐTC là Người bảo vệ mình

Tác giả nghiên cứu các tài liệu chưa công bố về vị thánh Dòng Phanxicô Capuchin

ROMA – Người ta biết rõ rằng các sự vu khống chống lại Cha Piô cũng nhiều như vu khống chống Tòa thánh. Tuy nhiên, theo tác giả Stefano Campanella, ĐTC Gioan XXIII giữ một khuynh hướng nhân từ đối với vị tu sĩ này, và một sự tin tưởng vào các người bảo vệ thánh nhân.

Cuốn "Oboedientia et pax" (Vâng lời và an bình) nhìn vào quan điểm của ĐTC Gioan XXIII về Cha Piô, dựa trên các nghiên cứu vào các văn bản chưa được công bố. Sách được giới thiệu tại Đài phát thanh Vatican ngày 22-3 qua.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ Phong Thánh, và Gian Maria Vian, chủ nhiệm nhật báo L'Osservatore Romano, cũng tham dự trong việc giới thiệu cuốn sách.

Cuốn sách dựng lại một giai đoạn trong cuộc đời của Cha Piô, mà các tiểu sử chính thức trước đây chưa xem xét. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone viết trong lời tựa cuốn sách rằng nghiên cứu này phải đối mặt với một số diễn giải lịch sử có vấn đề, cụ thể là, huyền thoại của một vị thánh "bị bách hại", Cha Piô.

Người ta được biết rằng vị tu sĩ Dòng Phanxicô Capuchin này là đối tượng của rất nhiều lời vu khống nghiêm trọng, đến nỗi các lời này được chuyển đến Bộ Thánh vụ và ĐTC Gioan XXIII. Tuy nhiên, các tài liệu cho thấy rằng ĐTC đã bảo vệ cho tu sĩ này.

Sách nói về hai người điều tra Cha Piô, hai vị cho rằng mình được lệnh thái quá của ĐTC. Tuy nhiên, vị tu sĩ Lúp Dài và Đức Giám mục Roma đã có một sự liên kết sâu xa, theo tác giả: Hai vị có “một khái niệm giống hệt nhau về sứ vụ và vai trò của linh mục, và cách thức giống nhau về vị trí của mình trong Giáo Hội, đó là tìm sự an bình nội tâm trong đức vâng phục”.

Campanella cũng kể lại một chuyến viếng thăm một ngày của ĐTC năm 1961 đã kết thúc với một báo cáo rất nghiêm trọng về Padre Pio, trong đó có "Piô không là và không thể là một vị thánh”, thậm chí “Piô không là linh mục xứng đáng”.

Đứng trước các lời buộc tội như vậy, ĐTC Gioan XXIII đã tham khảo ý kiến Đức Tổng Giám mục tổng giáo phận Manfredonia. Hiển nhiên từ cuộc nói chuyện mà Campanella kể lại trong cuốn sách, ĐTC Gioan XXIII hiểu rằng các cáo buộc chống lại Cha Piô là do người ta bịa đặt ra. Ngài đã ra lệnh cho Bộ Thánh vụ không gia tăng sự trừng phạt đối với tu sĩ này. Do đó, cuốn sách của Campanella khẳng định, mặc dù có sự bách hại đối với tu sĩ Piô, nó không do Đức Giám mục Roma chỉ đạo. (Zenit.org 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bắc Hàn: Tự do tôn giáo bị từ chối
Trầm Thiên Thu
08:13 16/04/2011
Seoul (Agenzia Fides, 04/14/2011) – Theo báo cáo của tổ chức Ong “mở cửa” (Ong “Open Doors”) năm 2011 về tự do lương tâm và tôn giáo, nhân quyền bị chà đạp và tự do tôn giáo bị từ chối, hơn 50.000 Kitô hữu bị tù vì đức tin, các nạn nhân bị xét xử ngặt về ý thức hệ của chế độ: đó là bức tranh về Bắc Hàn.

Tình trạng nghiêm trọng về các quyền cơ bản được xác nhận bởi Marzuki Darusman, tân quan sát viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về nhân quyền tại Bắc Hàn. Theo tường trình mới đây của đọc tại Hội đồng LHQ về nhân quyền ở Geneva, hệ thống luật pháp thiếu tính độc lập so với chế độ. Ngoài các tòa án bình thường về quyền xét xử còn có “hệ thống công lý song song” (parallel justice system) trong đất nước này không tôn trọng bảo đảm thủ tục đối với bị cáo, muốn kiểm soát công dân nhiều hơn.

“Hệ thống công lý song song” gồm nhiều biện pháp và cơ quan có thể xét xử hành vi của một người: “Luật Kiểm soát An ninh Quốc gia” (Law on Control of National Security) và “Hội đồng Xét xử của Nhưng người bạn (Judgement Committee of the Companions), một dạng “xét xử bình dân” (folk trial) được điều hành bởi một luật phối cảnh ý thức hệ (ideological perspective), Hội đồng về đời sống trong tính hợp pháp của chủ nghĩa xã hội (socialist legality), thực hiện việc thanh tra ở nhiều mức độ và quyết định hình phạt đối với tội xã hội và kinh tế; “Hội đồng An ninh” (Security Committee) về xử phạt các công dân Bắc Hàn.

Các công dân Hàn quốc và ngoại quốc đều bị xét xử, bị bỏ tù, kể cả những người bị tình nghi (detainees) cũng thường bị hành hạ dã man và bị đối xử vô nhân đạo. Những người chống đối và gia đình của họ thường bị tù chung thân, chịu đói khát và bị cưỡng bức lao động. Trong số họ có những người bị tù vì lương tâm và tôn giáo. Tại các trung tâm cải tạo có trại Gwanliso (cải tạo lao động các tù nhân lương tâm), trại Gyohwaso (cải tạo lao động các tù nhân dài hạn), trại Jipgyulso (nhà tù đơn giản), trại Rodongdanryundae (lao động nhà tù).

Tự do tôn giáo tại Bắc Hàn hoàn toàn không có, kể cả lương tâm, ý kiến, tôn giáo, đoàn thể hòa bình. Theo các nhân chứng thoát khỏi Bắc Hàn, chế độ tiếp tục tuyên truyền chống tôn giáo mạnh (intense anti-religious propaganda), cấm các hoạt động tôn giáo và xử những người có liên quan các hoạt động tôn giáo, kể cả các hoạt động riêng. Chính quyền nói rằng ý thức hệ chính của quốc gia (tiếng Hàn gọi là Juche) là hệ tư tưởng và niềm tin duy nhất được phép ở Bắc Hàn. Mặc dù khó khăn, số người theo Kitô giáo ước tính hiên nay có khoảng 400,000 (2% dân số), họ bí mật duy trì đức tin.

(Chuyển ngữ từ Fides.org)
 
Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:19 16/04/2011


A. Bài hát chủ đề cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011

Bài hát chủ đề cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 đã được chính thức phê duyệt để sử dụng cho Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 sẽ diễn ra tại Madrid từ 16 đến 21 tháng 8/2011.

Phần nhạc của bài hát do một linh mục Tây Ban Nha, cha Enrique Vázquez Castro, soạn. Cha Enriquez là một nhà soạn nhạc phụng vụ nổi tiếng. Cha học piano và sáng tác tại Học viện Âm nhạc "Jesús Guridi", và nhận bằng sáng tác và phối khí tại đây năm 2000. Cha được trao giải nhì tại cuộc thi sáng tác Francesc lần thứ 8 với tác phẩm "Ahots urdiña" (1995), và giải nhất trong cuộc thi Halfter Cristóbal XVIII (1996) với tác phẩm "Itsaropen izarra." Cha cũng từng là giám đốc âm nhạc của Nhà thờ Santiago và Montserrat tại Roma khi học thần học tại Đại học Giáo hoàng Gregorian.

Lời bài hát do Đức cha César Franco, Giám mục phụ tá Madrid, viết. Nội dung các phiên khúc nhấn mạnh đến sự gần gũi của giới trẻ với tính nhân loại thánh thiêng của Chúa Kitô theo phong cách tiêu biểu của truyền thống thần bí Tây Ban Nha.

Bài hát chủ đề gồm sáu phiên khúc và một điệp khúc dựa trên chủ đề WYD, "Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Kitô, vững mạnh trong đức tin", trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê. Phần điệp khúc như sau:

Vững mạnh trong đức tin, chúng ta bước đi trong Đức Kitô,

Người là Bạn của chúng ta, là Thiên Chúa của chúng ta.

Mọi vinh quang cho Ngài! Mọi vinh quang cho Ngài!

Chúng ta bước đi trong Đức Kitô, vững mạnh trong đức tin.

Bài hát chủ đề này sẽ được dịch ra các ngôn ngữ chính thức của WYD và ghi âm với ba phiên bản: một dùng trong phụng vụ, một dành cho các ca đoàn lớn, và một phiên bản pop có phần đệm guitar.

Bài hát chủ đề đã được ra mắt vào lễ Đức Nữ Trinh Almudena –bổn mạng của thành phố Madrid–, ngày 9 tháng 11/2010, tại Vương cung thánh đường Madrid. Bài hát này cũng được phát hành trên toàn thế giới qua Internet, với cả phần âm thanh và hình ảnh.

B. Đại Hội Giới Trẻ

Mừng Lễ Bổn mạng của người trẻ, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Duy gởi đến các bạn trẻ những chia sẻ về những thách đố, tâm tình và đời sống của những người trẻ-tương lai của Giáo Hội và xã hội như sau:

1. Lịch sử ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Chúng ta tìm hiểu sự hình thành ngày hội ngộ người trẻ lớn nhất hành tinh này từ chính người trong cuộc là Ðức Hồng Y Paul Josef Cordes - Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách giáo dân thời điểm ấy. Ðức Hồng Y đã kể lại như sau:

"Ý tưởng thiết lập Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được nghĩ đến trong Năm Thánh Ðặc Biệt 1983-1984. Lúc đó, một thiện nguyện viên của Trung Tâm Quốc Tế Thánh Lorenzo, linh mục Massimo Camisasca, thuộc phong trào "Hiệp Thông và Giải Phóng", đã đặt vấn đề như sau: "Trong Năm Thánh Ðặc Biệt này, tại sao chúng ta không tổ chức cuộc Hội Ngộ Quốc Tế các bạn trẻ?"

Trả lời câu hỏi trên, Ðức Hồng Y Cordes nói : "Ðây là ý tưởng tốt. Nhưng ai có thể lo việc tổ chức đây?" Ngài hỏi lại như thế vì ngài cho rằng Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách Giáo Dân không thể nào đủ sức để tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế này. Tuy nhiên Ðức Hồng Y thầm nghĩ thêm rằng nếu tất cả những ai đang làm việc tại Hội Ðồng Toà Thánh này đồng ý dấn thân tổ chức, thì cũng có thể thực hiện được. Thế là Ðức Hồng Y quy tu những kẻ thuận với ý tưởng tổ chức Cuộc Gặp Gỡ và được họ đồng ý cam kết dấn thân, mặc dù vài vị có ý kiến chống lại, do họ đã trải qua kinh nghiệm không tốt về một cuộc họp như thế trong Năm Thánh 1975.

Khi đến gần thời điểm dự định tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Giới Trẻ, tức gần đến Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983, thì những chống đối từ bên ngoài lại gia tăng. Thậm chí vài giáo phận gởi về những phản ứng không thuận lợi cho rằng: Vatican không có thẩm quyền để chăm sóc mục vụ cho những người trẻ từ các giáo phận chúng tôi! Thêm vào đó, vào phút chót, Ông thị trưởng Roma, một thành viên của Ðảng Cộng sản Ý, rút lại giấy phép, không cho các bạn trẻ về cắm trại hay dựng lều ở tạm tại Công Viên của khu phố Pineta Sacchetti. Các nhà bảo vệ môi sinh kết hợp với các ký giả, lên tiếng phản đối cho rằng cuộc tập hợp đông người trẻ về Roma, sẽ phá hủy các hoa viên và những nơi công cộng của thành phố.

Nhưng, cho dù với những khó khăn chống lại, đúng ngày hẹn, tức Chúa Nhật Lễ Lá, đã có khoảng 300,000 bạn trẻ tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô, để cử hành Lễ Lá với ÐTC. Mọi sự đã diễn ra tốt đẹp và trong trật tự, làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên là tại Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách giáo dân, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình để tổ chức cuộc gặp gỡ nói trên.

Không lâu sau đó, lúc sắp vào mùa hè, Ðức Gioan Phaolô II chuyển đến Hội Ðồng chúng tôi câu hỏi: "Liên Hiệp Quốc đã công bố năm tới --- (1984) -- là Năm của Giới Trẻ. Vậy chúng ta có nên mời các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tựu về Roma lần nữa không?" Dù đã tỏ ra rất hăng say trong lần quy tựu giới trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, nhưng khi nghe "câu hỏi đề nghị" trên của ÐTC, chúng tôi cảm thấy hụt hẩng, vì thời gian không còn bao nhiêu để chuẩn bị và tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế. Trong hai tháng hè sắp đến, chúng tôi không thể làm gì được. Hơn nữa, thời điểm để tổ chức cuộc Gặp Gỡ cũng là Chúa Nhật Lễ Lá năm 1984. Thật sự, thời gian còn quá ít! Nhưng chúng tôi muốn vâng lời Ðức Thánh Cha. Vã lại chính chúng tôi đã nhìn thấy ảnh hưởng tốt đẹp của Cuộc Gặp Gỡ Ðầu Tiên vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983. Thái độ vâng lời của chúng tôi gặp được hậu thuẫn bất ngờ: Chị Chiara Lubich, sáng lập viên phong trào Focolare (Tổ Ấm) dấn thân giúp Hội Ðồng chúng tôi hết mình; Chị đặt toàn bộ Phong Trào cộng tác giúp chúng tôi thực hiện chương trình. Kết quả thật khích lệ: 250,000 bạn trẻ khắp nơi đã tựu về Roma mừng lễ với ÐTC! Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984, Ðức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tuyên bố như sau: "Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Tôi đã gặp hàng trăm ngàn bạn trẻ; và tâm tư tôi còn khắc ghi sâu đậm những hình ảnh nói lên lòng hăng say của họ. Tôi hy vọng là kinh nghiệm tuyệt vời này có thể được lặp lại trong những năm sắp đến, khai sinh Ngày Quốc tế Giới Trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm." (theo Ðặng Thế Dũng)

2. Những thách đố và chỉ nam cho bạn trẻ

Lịch sử hình thành WYD đầy những thách đố, cả bên trong lẫn bên ngoài, đòi hỏi sự can đảm, tin tưởng, cầu nguyện, dấn thân, vâng phục và hợp tác trong việc tổ chức. Sự kiện hình thành xem ra có vẻ “ngẫu hứng” và mạo hiểm, với lo ngại, cố gắng và phó thác nhưng đem lại kết quả ngoạn mục hơn sự chờ mong ấy, rất gần với đời sống của người trẻ và mục vụ giới trẻ nơi cộng đoàn.

Theo nội qui giới trẻ được Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi phê chuẩn năm 2002 thì : “Giới trẻ Giáo phận Phan Thiết quy tụ thanh niên từ 15 đến 30 tuổi trong giáo xứ với mục đích giúp giới trẻ thánh hoá bản thân và góp phần vào việc thánh hoá gia đình và môi trường xã hội.” (điều 1)

Trong thực tế mục vụ, giới trẻ không chỉ dừng lại ở độ tuổi 30 mà gần như bao gồm tất cả những ai vượt qua tuổi đó nhưng chưa lập gia đình. Tự thân, độ tuổi 15 với sự biến chuyển mạnh mẽ nhất về tâm sinh lý đã làm cho người trẻ gặp nhiều thách đố thích nghi. Cộng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới toàn cầu, của thời đại @,3G, 4D càng thêm những thách thức mới mà người trẻ đang dần dần rời xa gia đình, phải đương đầu trong tiến trình hội nhập xã hội.

Nhớ ngày nào còn bé được sự bao bọc của gia đình, nay vừa thích thú, vừa ngại ngùng chập chững bước vào đời, với bản tính ngẫu hứng thích độc lập tự chủ khi chưa đủ kiến thức và bản lãnh làm chủ bản thân, người trẻ gặp phải không ít những thách đố, có khi cả cạm bẩy của cuộc đời thì phải ứng xử sao đây ? Tin tưởng, cầu nguyện, học hỏi, vâng phục, can đảm, cố gắng, dấn thân, hợp tác, thành đạt ; hay ngại ngùng, lo sợ, lười biếng, ương ngạnh, thất vọng, sa đà, buông xuôi? Lịch sử WYD là câu trả lời cho các bạn. Thách thức luôn có, và không tránh khỏi. Nó không làm chùng bước người trẻ, nhưng là cơ hội đem hoa trái tốt lành cho bản thân và cộng đoàn. Nhờ sự quan tâm và hướng dẫn của các mục tử, người trẻ được qui tụ trong Chúa Kitô sẽ phát huy năng lực sống sung mãn của mình để mưu ích cho đời.

Từ các sứ điệp giới trẻ, chúng ta nhận ra Giáo Hội am tường những thách đố của các bạn và đưa ra lời giáo huấn làm chỉ nam giúp các bạn vượt qua thách thức(challenge), biến nó thành cơ hội (chance):

a.Đam mê thú tiêu khiển, các trò chơi của thời đại đến nghiện làm người trẻ sống khép kín thụ động

Không kể những cám dỗ mà người xưa gọi là tứ đỗ tường:rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút sách, người trẻ còn bị những thú tiêu khiển của thời đại đưa mình vào thế giới ảo-online mà quên cuộc sống thường ngày. Bạn trẻ phải làm gì?

ĐTC dạy : ” với lòng hăng hái và bác ái, các con hãy nâng đỡ các hoạt động của giáo xứ, cộng đoàn, các phong trào Giáo Hội và các nhóm bạn trẻ mà các con tham gia. Các con hãy chuyên cần trong việc tìm kiếm thiện ích cho tha nhân, trung thành với những điều đã cam kết. Các con đừng do dự vui mừng từ khước một vài thú tiêu khiển, hãy vui lòng chấp nhận những hy sinh cần thiết, hãy làm chứng về tình yêu trung thành của các con đối với Chúa Giêsu bằng cách loan báo Tin Mừng của Ngài đặc biệt nơi các bạn đồng lứa.”(WYD 2007)

b.Tình trạng tự do luyến ái và sống thử trước hôn nhân

Xã hội báo động tình trạng yêu đương, quan hệ tình dục quá sớm của người trẻ, cả những học sinh trong học đường. Người trẻ Công Giáo giữ mình thế nào trong thời đại tự do luyến ái do sự bùng nổ của phương tiện truyền thông ?

“Học yêu thương nhau như lứa đôi là một con đường tuyệt vời, nhưng nó cũng đòi phải tập luyện kỹ lưỡng. Thời kỳ đính hôn, rất quan trọng để xây dựng lứa đôi, là thời gian chờ đợi và chuẩn bị, thời kỳ này cần được sống trong sự khiết tịnh về cử chỉ và lời nói. Điều này giúp trưởng thành trong tình yêu, trong sự ân cần săn sóc và quan tâm đối với người bạn mình; nó giúp tự chủ, phát triển sự tôn trọng người bạn, đó là những đặc tính của một tình yêu chân thực không tìm cách thỏa mãn mình trước tiên hoặc tìm an sinh riêng cho mình. Trong kinh nguyện chung, các con hãy xin Chúa gìn giữ và gia tăng tình yêu của các con, thanh tẩy nó khỏi mọi ích kỷ. (WYD 2007)

c.Những khủng hoảng trong cuộc sống

Con người thời đại ngày nay gặp nhiều khủng hoảng, ở cấp toàn cầu khi kinh tế, tài chánh, chứng khoáng có thể sụp đỗ như đôminô… ở cấp độ cá nhân khi một tâm hồn bất an, dao dộng, thất bại, tuyệt vọng cũng có khi kéo theo cả tập thể… bí thế có thể tìm đến cái chết.

ĐTC khuyên người trẻ : “Cuộc khủng hoảng hy vọng thường dễ ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa xã hội có ít điều chắc chắn, có giá trị hay những điểm quy chiếu vững chắc, các em thấy mình phải đương đầu với những khó khăn xem ra vượt quá sức mình. Các bạn trẻ thân mến của cha, cha đang nghĩ đến quá nhiều bạn đồng thời với các bạn đã bị cuộc đời làm tổn thương. Họ thường đau khổ vì sự thiếu trưởng thành cá nhân, được gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình mất bình thường, bởi những yếu tố dễ dãi và phóng khoáng trong việc giáo dục, và bởi kinh nghiệm khó khăn và đau thương. Đối với một số em - tiếc rằng một số khá đông - cách thoát ly không thể tránh được liên quan đến việc chạy trốn một mình vào hành vi nguy hiểm và hung bạo, sự lệ thuộc vào ma túy và rượu mạnh, cùng nhiều cạm bẫy như thế cho những em bất cẩn. Nhưng, ngay cả đối với những em đang thấy mình ở trong những hoàn cảnh khó khăn, lòng ao ước tình yêu chân thật và hạnh phúc chân chính vẫn không bị dập tắt, dù các em đang bị dẫn đi sai đường bởi những thần tượng xấu. Nhưng chúng ta phải nói về hy vọng này thế nào với những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng một người chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn thật trong Thiên Chúa.” (WYD 2009)

d.Trào lưu tục hoá, thờ ơ lạnh nhạt trong đời sống đạo

Cuộc sống căng thẳng, tốc độ làm con người quá bận rộn với những hoạt động của đời sống vật chất, giảm thiểu hay triệt tiêu những sinh hoạt tâm linh, tôn giáo, niềm tin vĩnh cửu. Thế giới hiện nay lại bùng nổ những trào lưu chống Công Giáo (anti-Catholic). Bạn trẻ có gì “chủng ngừa” để miễn nhiễm “virus” làm suy yếu đức tin hay đánh mất niềm tin ?

Chỉ nam cho các bạn là sứ điệp WYD 2011 : “Để làm nổi bật tầm quan trọng của đức tin trong đời sống tín hữu, cha muốn cùng các con suy niệm ba từ trong lời dạy của thánh Phaolô : “Các con hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, hãy kiên vững trong đức tin” (Cl 2, 7)- (Planted and built up in Jesus Christ, firm in the faith). Chúng ta có thể phân biệt bằng ba hình ảnh: “planted” giúp ta liên tưởng đến một cây cần đâm rễ sâu để nuôi dưỡng mình, “built up” liên quan đến kiến trúc xây dựng một căn nhà; “firm” biểu lộ sự lớn mạnh về thể lý và luân lý.”

…bén rễ nơi cha mẹ, gia đình, văn hoá của đất nước, nhưng hơn hết là bám rễ vào Thánh Kinh…xây dựng đời mình trong Chúa Kitô là đáp trả cách tích cực tiếng gọi của Chúa, tín thác nơi Người và thực thi Lời Người… Kiên vững trong đức tin :…tư tưởng tục hoá muốn loại Thiên Chúa ra bên lề cuộc sống của con người và xã hội, cố tạo ra một “thiên đàng” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy chúng ta rằng, thế giới không có Thiên Chúa là “hoả ngục”: phủ đầy ích kỷ, đỗ vỡ gia đình, sự thù ghét giữa các cá nhân hay quốc gia, thiếu hụt tình yêu, niềm vui và hy vọng. Ngược lại, nơi nào mỗi con người hay đất nước tiếp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, tôn thờ Ngài trong chân lý và lắng nghe tiếng Ngài thì văn minh tình thương được xây dựng, phẩm giá được tôn trọng, sự hiệp thông gia tăng và phát sinh hoa trái”(WYD 2011)

3. Cùng bạn trẻ sống Lời Chúa (Verbum Domini)

Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới-Verbum Domini, vừa được Uỷ Ban Thánh Kinh HĐGMVN dịch ra, số 104 viết : “Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc loan báo Lời Chúa cho các thế hệ trẻ. Ngay bây giờ, người trẻ là những thành viên tích cực của Giáo Hội và họ chính là tương lai của Giáo Hội.”

Mỗi năm ĐTC gởi cho người trẻ một sứ điệp, được xây dựng trên một câu Kinh Thánh giúp bạn trẻ thích nghi đời mình với biến chuyển của thời đại. Đọc lại những lời sống động của 26 sứ điệp ấy cùng bạn trẻ, chúng ta biết thời cuộc, ý hướng của Giáo Hội và Lời Chúa là đèn soi dẫn chúng ta :

1 "Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3,15).-Lễ Lá 1986

2 "Chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta và đã tin vào tình yêu đó” (1Ga 4,16) Tháng 4-1987 (Buenos Aires, Áchentina) 900.000 bạn trẻ.

3 "Người bảo gì, anh em cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Lễ Lá 1988

4 "Thầy là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6) Ngày 20-8-1989 (Saint-Jacques-de-Compostelle, Tây Ban Nha) 400.000 bạn trẻ.

5 "Thầy là cây nho và anh em là cành” (Ga 15,5). Lễ Lá 1990

6 "Anh em đã nhận được Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử” (Rm 8,15) Ngày 15-8-1991 (Czestochowa, Ba Lan) 1.600.000 bạn trẻ.

7 "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng” (Mc 16,15). Lễ Lá 1992

8 "Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Ngày 15-8-1993 (Denver, Hoa Kỳ) 600.000 bạn trẻ

9 "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Lễ Lá 1994

10 "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21) Ngày 15-1-1995 (Manila, Philíppin) 4.000.000 bạn trẻ.

11 "Thưa Thầy, chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Lễ Lá 1996

12 "Thưa Thầy, Thầy ở đâu? - Ðến mà xem” (Ga 1,38-39) Ngày 24-8-1997 (Paris, Pháp) 1.200.000 bạn trẻ.

13 "Thần Khí sẽ dạy anh em mọi điều” (Ga 14,26). Lễ Lá 1998

14 "Chúa Cha yêu mến anh em” (Ga 16,27). Lễ Lá 1999

15 "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. (Ga 1, 14) Ngày 20-8-2000 (Rôma, Italia) 2 triệu bạn trẻ đã tham dự.

16 "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23) Lễ Lá 2001

17 « Anh em là muối đất ...Anh em là ánh sáng của thế gian" (Mt 5:13-14) Ngày 23-28/7/2002

18 « Này là mẹ con » (G 19, 27)- Lễ Lá 2003

19 « Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu » (Ga 12, 21) Lễ Lá 2004

20 « Chúng tôi đến thờ lạy Người » (Mt 2, 2)-Ngày16-21.08.2005 (Cologne-Đức-)

21 «Lôøi Chuùa laø ñeøn soi böôùc vaø laø aùnh saùng daãn ñöôøng cho con» (Tv119, 105 ) Leã Laù 2006

22”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Lễ Lá 2007

23“Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên các con; và các con sẽ trở thành chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Ngày 15-20 tháng 7 năm 2008 -Sydney-Úc

24“Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống” (1 Tm 4,10) Lễ Lá 2009

25 «Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (Mc 10,17) Lễ Lá 2010

26“Các con hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, kiên vững trong đức tin” (Cl 2, 7) Ngày 16-21 tháng 8 năm 2011, Madrid-Tây Ban Nha

4. Kết

Như ĐHY Paul Josef Cordes đã ngại ngùng vì nhìn thấy thật khó khăn khi qui tụ các bạn trẻ trong lòng Giáo Hội, các mục tử và những ai quan tâm đến mục vụ giới trẻ cũng không tránh khỏi lo âu trăn trở. Mục vụ giới trẻ thật khó trong thời đại ngày nay!

Cuộc sống biến động nên người trẻ phải di động với di động (cell phone) trên tay, không chỉ từ tỉnh này qua tỉnh khác mà cả du học hay lao động nước ngoài. Bạn trẻ càng có khả năng càng đi xa, “số còn sót lại”(Is 28, 5) thật khó cho mục vụ giáo xứ. Mục vụ giới trẻ phần đông chỉ dừng lại là những cuộc qui tụ ít nhiều bùng lên dịp lễ Bổn mạng. Đôi lúc người ta thấy dường như có sự tương phản đến xa lạ như phụng vụ Lễ Lá : các bạn trẻ cầm lá tung hô Chúa cách vui vẻ vô tư ; rước vào nhà thờ lại nghe bài Thương Khó trong u buồn. Các bạn vui-Chúa Kitô buồn! Người trẻ có xa lạ, xa cách Giáo Hội ? Có sự thiếu đồng điệu, lạc lõng hay tương phản giữa đời sống nhiệm thể Chúa Kitô với tâm tình các bạn không ?

Về phía mình, Giáo Hội vẫn gần các bạn, bao bọc các bạn, vì các bạn đi đâu làm gì cũng ở trong Giáo Hội. Các mục tử của các bạn cũng truyền lại lời mời gọi của vị mục tử đại diện Chúa Kitô nơi trần gian, ĐTC Bênêđíctô XVI : “Chúng tôi cần các bạn” vì “Nếu các bạn muốn, thì tương lai nằm trong tay các bạn, vì những năng khiếu và sự phong phú mà Chúa giữ trong tâm hồn mỗi người trong các bạn, được uốn nắn nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, có thể mang lại hy vọng đích thực cho thế giới! Chính niềm tin vào tình thương của Chúa làm cho các bạn mạnh mẽ và quảng đại, mang lại cho các bạn can đảm thanh thản tiến bước trên đời đời và đảm nhận trách nhiệm gia đình và nghề nghiệp. Hãy dấn thân xây dựng tương lai của các bạn qua những hành trình nghiêm túc của sự huấn luyện bản thân và học hành để phục vụ công ích một cách khéo léo và quảng đại.” (WYD 2010).

Nguồn: gpphanthiet.com.

Có thể tải bài hát: http://www.madrid11.com/en/press-office/downloads/346-himno-2011

Bài hát MEDOLIA (VỮNG BƯỚC TIN YÊU) – ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2011

Lời : Gm. Csar Franco

Nhạc : Lm. Enrique Vazquez, pbro.

Lời Việt : Thanh Lam

Mix : P .Le Tuan

 
Đức Thánh Cha tố giác chủ trương gạt tôn giáo ra ngoài lề xã hội
LM Trần Đức Anh OP
08:27 16/04/2011
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 16-4-2011, dành cho tân đại sứ Tây Ban Nha cạnh Tòa Thánh, bà María Jesús López-Palop đến trình quốc thư, ĐTC Biển Đức 16 bênh vực vai trò của Giáo Hội giữa lòng một xã hội đang tìm cách gạt tôn giáo ra ngoài lề.

Bà đại sứ López-Palop năm nay 60 tuổi (1951) nguyên là Tổng giám đốc kinh tế tại Bộ ngoại giao Tây Ban Nha rồi làm thứ trưởng ngoại giao trong 3 năm qua.

Trong diễn văn chào mừng, ĐTC nhắc đến các hoạt động từ thiện bác ái của Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban nha trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay của thế giới và cả Tây Ban Nha, nhất là tình trạng thất nghiệp làm cho nhiều người trẻ và gia đình nghèo nản chí bất mãn. Nhưng hoạt động của Giáo Hội không dừng lại ở chỗ đó. Giáo Hội còn trao tặng cho co người chính Chúa Kitô, là niềm hy vọng khích lệ và củng cố, chống lại sự lừa đảo của nhiều giải pháp và đề nghị phù du khác, và chữa trị một con tim thiếu các giá trị..

ĐTC nhắc lại một số đoạn trong Sứ điệp của ngài nhân ngày hòa bình thế giới đầu năm nay, trong đó ngài phê bình ”những hình thức, nhiều khi tinh vi, thù nghịch chống đức tin, thường được biểu lộ qua 'sự chối bỏ lịch sử và các biểu tượng tôn giáo, trong đó có phản ánh căn tính và nền văn hóa của đại đa số công dân' (n.13).

Ngài nói: ”Tại một số nơi, người ta cố tình coi tôn giáo như một yếu tố không đáng kể về mặt xã hội, thậm chí là một yếu tố gây phiền toái. Tuy nhiên sự kiện đó không biện minh cho toan tính gạt tôn giáo ra ngoài lề, nhiều khi bằng sự vu khống, mạ lỵ, chế nhạo, kỳ thị, kể cả thái độ dửng dưng đứng những những vụ xúc phạm tỏ tường. Làm như thế là vi phạm quyền căn bản là tự do tôn giáo, gắn liền với phẩm giá con người” (n.15).

ĐTC nói thêm rằng, ”trong niềm quan tâm đến mỗi người một cách cụ thể, và trong mọi chiều kích, Giáo Hội cố gắng bảo vệ các quyền căn bản, qua sự đối thoại thẳng thắn với tất cả những người đóng góp để các quyền đó được thực sự hữu hiệu và không bị thu hẹp. Giáo Hội quan tâm bảo vệ quyền sống của con người từ lúc mới thụ thai cho đến khi chấm dứt tự nhiên, vì sự sống là thánh thiêng và không ai có thể tùy tiện quyết định về mạng sống. Giáo Hội quan tâm bảo vệ và giúp đỡ gia đình, cổ võ các biện pháp kinh tế, xã hội và pháp lý để người nam và người nữ kết hôn và thành lập gia đình được sự hỗ trợ cần thiết để chu toàn ơn gọi là cung thánh của tình yêu và sự sống. Giáo Hội cũng cổ võ một nền giáo dục bao gồm các giá trị luân lý và tôn giáo, theo xác tín của cha mẹ, như một quyền của họ, và thích hợp với sự phát triển toàn diện của con cái. Nền giáo dục ấy bao gồm cả việc giảng dạy môn tôn giáo trong mọi trung tâm để những người có thể chọn sự giáo dục ấy, như luật pháp đã qui định”.

Sau cùng, ĐTC không quên cám ơn sự sẵn sàng và quảng đại của chính phủ Tây Ban Nha trong việc giúp tổ chức và tiến hành Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 23 vào tháng 8 năm nay tại Madrid, Tây Ban Nha.

Từ vài năm nay, chính phủ Tây Ban Nha, do thủ tướng José Zapatero lãnh đạo, đã đẩy mạnh tiến trình tục hóa, nới rộng phá thai, cho ly dị dễ dàng, tháo gỡ Thánh Giá khỏi các lớp học và công sở, v.v. (SD 16-4-2011)
 
WCC kêu gọi Kitô hữu mừng chung ngày lễ Phục Sinh mỗi năm
Nguyễn Trọng Đa
23:24 16/04/2011
WCC kêu gọi Kitô hữu mừng chung ngày lễ Phục Sinh mỗi năm

Năm nay, lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày chung cho các giáo hội Tây phương và Đông Phương. Vị Tổng thư ký của Hội đồng Thế giới các Giáo Hội (WCC), tiến sĩ Olav Fykse Tveit, đã kêu gọi các Kitô hữu xem lễ Phục Sinh năm nay như một nét đại kết rõ ràng, và nên quyết định một ngày lễ Phục sinh chung hàng năm cho tương lai.

Tổng thư ký Tveit nói: “Trong một thế giới phân cách bởi nghèo đói và bạo lực, điều quan trọng là chúng ta trở nên một, do chúng ta là chứng nhân của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, trong hành động cũng như trong lời nói của chúng ta. Chúng ta vui mừng rằng năm nay Kitô hữu thuộc các truyền thống Đông phương và Tây phương Tây sẽ mừng lễ Chúa Sống Lại cùng ngày như nhau".

Do ngày lễ Phục sinh được tính toán bằng cách sử dụng hoặc lịch Julius, vốn được hầu hết các giáo hội Chính Thống giáo sử dụng, hoặc lịch Gregorian, nên các Kitô hữu của các truyền thống Đông phương và Tây phương thường mừng lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật khác nhau.

Trong 10 năm qua, đã có năm lần lễ Phục Sinh đã rơi vào cùng một ngày cho tất cả các Kitô hữu. Trong tương lai, sẽ có ít lần trùng ngày hơn, trừ ra các năm 2017 và năm 2025.

Một việc làm có ý nghĩa đã diễn ra trong thập niên 1980 về sự đồng ý một ngày lễ Phục sinh chung ở cấp Liên Giáo hội Chính thống giáo, nhưng việc thực hiện là rất khó khăn vào thời điểm đó bởi vì nhiều Giáo hội liên quan đang sống dưới chế độ cộng sản. Công việc này đã được nêu ra tại hội nghị tham vấn năm 1997 ở Aleppo, Syria, do WCC và Hội đồng các Giáo hội Trung Đông phối hợp bảo trợ và tổ chức, vốn đề xuất một cách tính ngày lễ Phục Sinh, để ngày lễ này luôn được mừng vào một ngày chủ nhật chung.

Tổng thư ký Tveit nói: “Tôi hy vọng rằng trong thập niên này, Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau sẽ làm việc với nhau, trong sự tin tưởng và có trách nhiệm với nhau, để đi đến thỏa thuận về một ngày lễ Phục Sinh chung, trên cơ sở của tiến trình được nêu ra trong văn kiện Aleppo".

Tuần này, tổng thư ký của WCC nhắc lại một lời kêu gọi mà ông đã nói trong tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô hữu hồi tháng Giêng, đó là các Kitô hữu nên xem xét việc mời nhau các bữa ăn đơn sơ trong 50 ngày, sau khi mừng lễ Chúa Kitô sống lại từ kẻ chết.

Ông nói: "Các bữa ăn như vậy có thể là một cách mạnh mẽ để mừng tình yêu Chúa và cách thế chúng ta là “một” - cung cấp cho nhau sự nếm hưởng trước Vương quốc công lý và hân hoan của Chúa. Đây là một cách mà chúng ta có thể cung cấp nét đại kết cho việc mừng lễ Chúa Sống lại”.

Ông nói thêm: "Có thể các bữa ăn ấy là cho cả cộng đồng nơi chúng ta đang sống không? Chung quanh bàn ăn, chúng ta quen biết nhau một cách khác nhau, chúng ta nói chuyện, tìm hiểu, cười vui, chúng ta sống tình thân hữu... và chúng ta bẻ bánh với nhau". (ICN 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ý: Một nhà báo dự đoán các bổ nhiệm mới tại Giáo triều
Nguyễn Trọng Đa
23:25 16/04/2011
Ý: Một nhà báo dự đoán các bổ nhiệm mới tại Giáo triều

Roma - Các nhà báo đưa tin về Tòa thánh hy vọng rằng ĐTC Biển Đức 16 sẽ sớm bổ nhiệm một vị Tổng trưởng mới của Bộ Phúc âm hóa các dân tộc, để thay thế cho Đức Hồng Y Ivan Dias, người mừng sinh nhật lần thứ 75 của ngài trong tuần này. Ngoài ra có sự dự kiến bổ nhiệm một tân Tổng giám mục cho tổng giáo phận Milan – là tổng giáo phận lớn nhất châu Âu - nơi Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi đã 77 tuổi và cần nghỉ hưu.

Nhà báo Paolo Rodari, chuyên viết tin về Tòa thánh, của tờ Il Foglio đưa ra một số dự đoán. Về Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, ông nêu tên Đức Tổng Giám mục Fernando Filoni là ứng viên hàng đầu. Là nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa thánh Vatican, Đức Tổng Giám mục Filoni hiện đang phục vụ như là sustituto, tức phó Quốc vụ khanh Tòa thánh, lo điều phối lưu lượng hồ sơ giấy tờ cho Giáo triều. Nhân vật giữ chức vụ quan trọng này thường sẽ trở thành một Tổng trưởng, và Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc xem ra là thích hợp cho ngài.

Đối với việc bổ nhiệm tân Tổng giám mục cho tổng giáo phận Milan, nhà báo Rodari thấy ứng viên có nhiều khả năng là Đức Hồng Y Angelo Scola, hiện đang là Thượng phụ Tổng giáo phận Venice. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng Đức Hồng Y Scola - người đã 69 tuổi, và đang đứng đầu một tổng giáo phận lớn trong lịch sử - có thể vẫn tại vị ở Venica.

Ông Rodari dự đoán rằng về tương lai xa hơn một chút, chắc sẽ có sự bổ nhiệm quan trọng khác nữa. Có lẽ ĐTC sẽ nghĩ đến việc bổ nhiệm nhân vật mới thay Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, người sẽ lên 75 tuổi vào tháng Sáu tới, và đã 6 năm giữ chức vụ mà Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (đương kim ĐTC Biển Đức 16) đã làm trong một thời gian lâu dài. (Catholic Culture 15-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ An Hải thăm và tặng quà cho làng phong Chí Linh - Hải Dương
Nguyễn Liên
08:29 16/04/2011
HẢI PHÒNG - Ngày 09. 04. 2011, với tinh thần của Mùa Chay Thánh đại gia đình Giáo Xứ An Hải gồm có Cha quản nhiệm giáo xứ Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện, Hội Con Đức Mẹ, Ban Hành Giáo, anh chị em Ca Đoàn đã đến thăm và tặng quà cho 176 bệnh nhân tại làng phong Chí Linh - Hải Dương (mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng).

Xem hình ảnh

Ngoài những món quà vật chất, Đoàn đã mang đến cho các bệnh nhân những món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa; qua những lời chia sẻ của Cha trưởng Đoàn, những bài hát của anh chị em trong Ca đoàn, của các Bà trong Hội Con Đức Mẹ Mân Côi… và của chính bệnh nhân, đã toát lên những ngọn lửa tin, yêu và phục vụ, làm cho mọi người trong hội trường thấy gần nhau hơn, những cái bắt tay, những nụ cười gần gũi thân thương đã xóa đi những đau đớn về bệnh tật, mặc cảm về bản thân vì bị ruồng bỏ.

Niềm vui nối tiếp niềm vui khi Cha Gioan.B và mọi người lương cũng như giáo nơi đây cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho những người đã qua đời cũng như những người còn đang sống tại ngôi làng biệt lập này, có thêm lòng tin và sự can đản để chiến đấu với bệnh tật, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, cầu nguyện cho quý ân nhân được bình an và hạnh phúc.

Sau Thánh Lễ, mọi người trong Đoàn đã đến phòng của những bệnh nhân đang phải điều trị trên giường bệnh, dù chỉ ít phút gặp gỡ, nhưng hết thẩy mọi người đã thể hiện được lòng mến yêu chân thành đối với các bệnh nhân, ai cũng cảm thấy xót xa khi nhìn thấy những hình ảnh của anh chị em mình đang bị những con phong ăn mòn đi những ngón tay, ngón chân, hay đôi mắt ngọc ngà quý giá của họ. Nhưng sự ân cần thăm hỏi cùng với những cái bắt tay, nụ cười cảm thông và chia sẻ của từng thành viên trong Đoàn dành cho các bệnh nhân đã làm cho họ cảm thấy vui và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Trên đường trở về Hải Phòng, các thành viên trong Hội Con Đức Mẹ Mân Côi đã thống nhất và lập kế hoạch để có thể vận động các giúp đỡ các bênh nhân một cách tốt hơn, khi một Bà đại diện hội Con Đức Mẹ nói ; “Thưa Cha hàng tháng chúng con sẽ đến với anh chị em làng phong”.

Vâng nguyện chúc cho những kế hoạch và dự định của các Bà được Thiên Chúa chúc phúc và sinh nhiều hoa trái để làm dịu bớt nỗi đau của những người anh chị em mình. Amen.
 
Đại hội Giới Trẻ Giáo phận Phan Thiết 2011
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:43 16/04/2011
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN PHAN THIẾT NĂM 2011

A. Bài hát chủ đề cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011

Bài hát chủ đề cho Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 đã được chính thức phê duyệt để sử dụng cho Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 sẽ diễn ra tại Madrid từ 16 đến 21 tháng 8/2011.

Phần nhạc của bài hát do một linh mục Tây Ban Nha, cha Enrique Vázquez Castro, soạn. Cha Enriquez là một nhà soạn nhạc phụng vụ nổi tiếng. Cha học piano và sáng tác tại Học viện Âm nhạc "Jesús Guridi", và nhận bằng sáng tác và phối khí tại đây năm 2000. Cha được trao giải nhì tại cuộc thi sáng tác Francesc lần thứ 8 với tác phẩm "Ahots urdiña" (1995), và giải nhất trong cuộc thi Halfter Cristóbal XVIII (1996) với tác phẩm "Itsaropen izarra." Cha cũng từng là giám đốc âm nhạc của Nhà thờ Santiago và Montserrat tại Roma khi học thần học tại Đại học Giáo hoàng Gregorian.

Lời bài hát do Đức cha César Franco, Giám mục phụ tá Madrid, viết. Nội dung các phiên khúc nhấn mạnh đến sự gần gũi của giới trẻ với tính nhân loại thánh thiêng của Chúa Kitô theo phong cách tiêu biểu của truyền thống thần bí Tây Ban Nha.

Bài hát chủ đề gồm sáu phiên khúc và một điệp khúc dựa trên chủ đề WYD, "Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Kitô, vững mạnh trong đức tin", trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê. Phần điệp khúc như sau:

Vững mạnh trong đức tin, chúng ta bước đi trong Đức Kitô,
Người là Bạn của chúng ta, là Thiên Chúa của chúng ta.
Mọi vinh quang cho Ngài! Mọi vinh quang cho Ngài!
Chúng ta bước đi trong Đức Kitô, vững mạnh trong đức tin.

Bài hát chủ đề này sẽ được dịch ra các ngôn ngữ chính thức của WYD và ghi âm với ba phiên bản: một dùng trong phụng vụ, một dành cho các ca đoàn lớn, và một phiên bản pop có phần đệm guitar.

Bài hát chủ đề đã được ra mắt vào lễ Đức Nữ Trinh Almudena –bổn mạng của thành phố Madrid–, ngày 9 tháng 11/2010, tại Vương cung thánh đường Madrid. Bài hát này cũng được phát hành trên toàn thế giới qua Internet, với cả phần âm thanh và hình ảnh.

B. Đại Hội Giới Trẻ Giáo Phận Phan Thiết

Chúa Nhật Lễ Lá là ngày Bổn mạng Giới Trẻ Phan Thiết theo nội qui Giới trẻ cách đây 9 năm (2002) trong sự liên đới với ngày Quốc Tế Giới Trẻ (World Youth Day-WYD). Mừng Bổn mạng của người trẻ, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Duy gởi đến các bạn trẻ những chia sẻ về những thách đố, tâm tình và đời sống của những người trẻ-tương lai của Giáo Hội và xã hội như sau:

1. Lịch sử ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Chúng ta tìm hiểu sự hình thành ngày hội ngộ người trẻ lớn nhất hành tinh này từ chính người trong cuộc là Ðức Hồng Y Paul Josef Cordes - Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách giáo dân thời điểm ấy. Ðức Hồng Y đã kể lại như sau:

"Ý tưởng thiết lập Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được nghĩ đến trong Năm Thánh Ðặc Biệt 1983-1984. Lúc đó, một thiện nguyện viên của Trung Tâm Quốc Tế Thánh Lorenzo, linh mục Massimo Camisasca, thuộc phong trào "Hiệp Thông và Giải Phóng", đã đặt vấn đề như sau: "Trong Năm Thánh Ðặc Biệt này, tại sao chúng ta không tổ chức cuộc Hội Ngộ Quốc Tế các bạn trẻ?"

Trả lời câu hỏi trên, Ðức Hồng Y Cordes nói : "Ðây là ý tưởng tốt. Nhưng ai có thể lo việc tổ chức đây?" Ngài hỏi lại như thế vì ngài cho rằng Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách Giáo Dân không thể nào đủ sức để tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế này. Tuy nhiên Ðức Hồng Y thầm nghĩ thêm rằng nếu tất cả những ai đang làm việc tại Hội Ðồng Toà Thánh này đồng ý dấn thân tổ chức, thì cũng có thể thực hiện được. Thế là Ðức Hồng Y quy tu những kẻ thuận với ý tưởng tổ chức Cuộc Gặp Gỡ và được họ đồng ý cam kết dấn thân, mặc dù vài vị có ý kiến chống lại, do họ đã trải qua kinh nghiệm không tốt về một cuộc họp như thế trong Năm Thánh 1975.

Khi đến gần thời điểm dự định tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Giới Trẻ, tức gần đến Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983, thì những chống đối từ bên ngoài lại gia tăng. Thậm chí vài giáo phận gởi về những phản ứng không thuận lợi cho rằng: Vatican không có thẩm quyền để chăm sóc mục vụ cho những người trẻ từ các giáo phận chúng tôi! Thêm vào đó, vào phút chót, Ông thị trưởng Roma, một thành viên của Ðảng Cộng sản Ý, rút lại giấy phép, không cho các bạn trẻ về cắm trại hay dựng lều ở tạm tại Công Viên của khu phố Pineta Sacchetti. Các nhà bảo vệ môi sinh kết hợp với các ký giả, lên tiếng phản đối cho rằng cuộc tập hợp đông người trẻ về Roma, sẽ phá hủy các hoa viên và những nơi công cộng của thành phố.

Nhưng, cho dù với những khó khăn chống lại, đúng ngày hẹn, tức Chúa Nhật Lễ Lá, đã có khoảng 300,000 bạn trẻ tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô, để cử hành Lễ Lá với ÐTC. Mọi sự đã diễn ra tốt đẹp và trong trật tự, làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên là tại Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách giáo dân, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình để tổ chức cuộc gặp gỡ nói trên.

Không lâu sau đó, lúc sắp vào mùa hè, Ðức Gioan Phaolô II chuyển đến Hội Ðồng chúng tôi câu hỏi: "Liên Hiệp Quốc đã công bố năm tới --- (1984) -- là Năm của Giới Trẻ. Vậy chúng ta có nên mời các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tựu về Roma lần nữa không?" Dù đã tỏ ra rất hăng say trong lần quy tựu giới trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, nhưng khi nghe "câu hỏi đề nghị" trên của ÐTC, chúng tôi cảm thấy hụt hẩng, vì thời gian không còn bao nhiêu để chuẩn bị và tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế. Trong hai tháng hè sắp đến, chúng tôi không thể làm gì được. Hơn nữa, thời điểm để tổ chức cuộc Gặp Gỡ cũng là Chúa Nhật Lễ Lá năm 1984. Thật sự, thời gian còn quá ít! Nhưng chúng tôi muốn vâng lời Ðức Thánh Cha. Vã lại chính chúng tôi đã nhìn thấy ảnh hưởng tốt đẹp của Cuộc Gặp Gỡ Ðầu Tiên vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983. Thái độ vâng lời của chúng tôi gặp được hậu thuẫn bất ngờ: Chị Chiara Lubich, sáng lập viên phong trào Focolare (Tổ Ấm) dấn thân giúp Hội Ðồng chúng tôi hết mình; Chị đặt toàn bộ Phong Trào cộng tác giúp chúng tôi thực hiện chương trình. Kết quả thật khích lệ: 250,000 bạn trẻ khắp nơi đã tựu về Roma mừng lễ với ÐTC! Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984, Ðức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tuyên bố như sau: "Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Tôi đã gặp hàng trăm ngàn bạn trẻ; và tâm tư tôi còn khắc ghi sâu đậm những hình ảnh nói lên lòng hăng say của họ. Tôi hy vọng là kinh nghiệm tuyệt vời này có thể được lặp lại trong những năm sắp đến, khai sinh Ngày Quốc tế Giới Trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm." (theo Ðặng Thế Dũng)

2. Những thách đố và chỉ nam cho bạn trẻ

Lịch sử hình thành WYD đầy những thách đố, cả bên trong lẫn bên ngoài, đòi hỏi sự can đảm, tin tưởng, cầu nguyện, dấn thân, vâng phục và hợp tác trong việc tổ chức. Sự kiện hình thành xem ra có vẻ “ngẫu hứng” và mạo hiểm, với lo ngại, cố gắng và phó thác nhưng đem lại kết quả ngoạn mục hơn sự chờ mong ấy, rất gần với đời sống của người trẻ và mục vụ giới trẻ nơi cộng đoàn.

Theo nội qui giới trẻ được Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi phê chuẩn năm 2002 thì : “Giới trẻ Giáo phận Phan Thiết quy tụ thanh niên từ 15 đến 30 tuổi trong giáo xứ với mục đích giúp giới trẻ thánh hoá bản thân và góp phần vào việc thánh hoá gia đình và môi trường xã hội.” (điều 1)

Trong thực tế mục vụ, giới trẻ không chỉ dừng lại ở độ tuổi 30 mà gần như bao gồm tất cả những ai vượt qua tuổi đó nhưng chưa lập gia đình. Tự thân, độ tuổi 15 với sự biến chuyển mạnh mẽ nhất về tâm sinh lý đã làm cho người trẻ gặp nhiều thách đố thích nghi. Cộng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới toàn cầu, của thời đại @,3G, 4D càng thêm những thách thức mới mà người trẻ đang dần dần rời xa gia đình, phải đương đầu trong tiến trình hội nhập xã hội.

Nhớ ngày nào còn bé được sự bao bọc của gia đình, nay vừa thích thú, vừa ngại ngùng chập chững bước vào đời, với bản tính ngẫu hứng thích độc lập tự chủ khi chưa đủ kiến thức và bản lãnh làm chủ bản thân, người trẻ gặp phải không ít những thách đố, có khi cả cạm bẩy của cuộc đời thì phải ứng xử sao đây ? Tin tưởng, cầu nguyện, học hỏi, vâng phục, can đảm, cố gắng, dấn thân, hợp tác, thành đạt ; hay ngại ngùng, lo sợ, lười biếng, ương ngạnh, thất vọng, sa đà, buông xuôi? Lịch sử WYD là câu trả lời cho các bạn. Thách thức luôn có, và không tránh khỏi. Nó không làm chùng bước người trẻ, nhưng là cơ hội đem hoa trái tốt lành cho bản thân và cộng đoàn. Nhờ sự quan tâm và hướng dẫn của các mục tử, người trẻ được qui tụ trong Chúa Kitô sẽ phát huy năng lực sống sung mãn của mình để mưu ích cho đời.

Từ các sứ điệp giới trẻ, chúng ta nhận ra Giáo Hội am tường những thách đố của các bạn và đưa ra lời giáo huấn làm chỉ nam giúp các bạn vượt qua thách thức(challenge), biến nó thành cơ hội (chance):

a. Đam mê thú tiêu khiển, các trò chơi của thời đại đến nghiện làm người trẻ sống khép kín thụ động

Không kể những cám dỗ mà người xưa gọi là tứ đỗ tường:rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút sách, người trẻ còn bị những thú tiêu khiển của thời đại đưa mình vào thế giới ảo-online mà quên cuộc sống thường ngày. Bạn trẻ phải làm gì?

ĐTC dạy : ” với lòng hăng hái và bác ái, các con hãy nâng đỡ các hoạt động của giáo xứ, cộng đoàn, các phong trào Giáo Hội và các nhóm bạn trẻ mà các con tham gia. Các con hãy chuyên cần trong việc tìm kiếm thiện ích cho tha nhân, trung thành với những điều đã cam kết. Các con đừng do dự vui mừng từ khước một vài thú tiêu khiển, hãy vui lòng chấp nhận những hy sinh cần thiết, hãy làm chứng về tình yêu trung thành của các con đối với Chúa Giêsu bằng cách loan báo Tin Mừng của Ngài đặc biệt nơi các bạn đồng lứa.”(WYD 2007)

b. Tình trạng tự do luyến ái và sống thử trước hôn nhân

Xã hội báo động tình trạng yêu đương, quan hệ tình dục quá sớm của người trẻ, cả những học sinh trong học đường. Người trẻ Công Giáo giữ mình thế nào trong thời đại tự do luyến ái do sự bùng nổ của phương tiện truyền thông ?

“Học yêu thương nhau như lứa đôi là một con đường tuyệt vời, nhưng nó cũng đòi phải tập luyện kỹ lưỡng. Thời kỳ đính hôn, rất quan trọng để xây dựng lứa đôi, là thời gian chờ đợi và chuẩn bị, thời kỳ này cần được sống trong sự khiết tịnh về cử chỉ và lời nói. Điều này giúp trưởng thành trong tình yêu, trong sự ân cần săn sóc và quan tâm đối với người bạn mình; nó giúp tự chủ, phát triển sự tôn trọng người bạn, đó là những đặc tính của một tình yêu chân thực không tìm cách thỏa mãn mình trước tiên hoặc tìm an sinh riêng cho mình. Trong kinh nguyện chung, các con hãy xin Chúa gìn giữ và gia tăng tình yêu của các con, thanh tẩy nó khỏi mọi ích kỷ. (WYD 2007)

c. Những khủng hoảng trong cuộc sống

Con người thời đại ngày nay gặp nhiều khủng hoảng, ở cấp toàn cầu khi kinh tế, tài chánh, chứng khoáng có thể sụp đỗ như đôminô… ở cấp độ cá nhân khi một tâm hồn bất an, dao dộng, thất bại, tuyệt vọng cũng có khi kéo theo cả tập thể… bí thế có thể tìm đến cái chết.

ĐTC khuyên người trẻ: “Cuộc khủng hoảng hy vọng thường dễ ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ hơn. Trong các môi trường văn hóa xã hội có ít điều chắc chắn, có giá trị hay những điểm quy chiếu vững chắc, các em thấy mình phải đương đầu với những khó khăn xem ra vượt quá sức mình. Các bạn trẻ thân mến của cha, cha đang nghĩ đến quá nhiều bạn đồng thời với các bạn đã bị cuộc đời làm tổn thương. Họ thường đau khổ vì sự thiếu trưởng thành cá nhân, được gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình mất bình thường, bởi những yếu tố dễ dãi và phóng khoáng trong việc giáo dục, và bởi kinh nghiệm khó khăn và đau thương. Đối với một số em - tiếc rằng một số khá đông - cách thoát ly không thể tránh được liên quan đến việc chạy trốn một mình vào hành vi nguy hiểm và hung bạo, sự lệ thuộc vào ma túy và rượu mạnh, cùng nhiều cạm bẫy như thế cho những em bất cẩn. Nhưng, ngay cả đối với những em đang thấy mình ở trong những hoàn cảnh khó khăn, lòng ao ước tình yêu chân thật và hạnh phúc chân chính vẫn không bị dập tắt, dù các em đang bị dẫn đi sai đường bởi những thần tượng xấu. Nhưng chúng ta phải nói về hy vọng này thế nào với những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng một người chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn thật trong Thiên Chúa.” (WYD 2009)

d. Trào lưu tục hoá, thờ ơ lạnh nhạt trong đời sống đạo

Cuộc sống căng thẳng, tốc độ làm con người quá bận rộn với những hoạt động của đời sống vật chất, giảm thiểu hay triệt tiêu những sinh hoạt tâm linh, tôn giáo, niềm tin vĩnh cửu. Thế giới hiện nay lại bùng nổ những trào lưu chống Công Giáo (anti-Catholic). Bạn trẻ có gì “chủng ngừa” để miễn nhiễm “virus” làm suy yếu đức tin hay đánh mất niềm tin ?

Chỉ nam cho các bạn là sứ điệp WYD 2011 : “Để làm nổi bật tầm quan trọng của đức tin trong đời sống tín hữu, cha muốn cùng các con suy niệm ba từ trong lời dạy của thánh Phaolô : “Các con hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, hãy kiên vững trong đức tin” (Cl 2, 7)- (Planted and built up in Jesus Christ, firm in the faith). Chúng ta có thể phân biệt bằng ba hình ảnh: “planted” giúp ta liên tưởng đến một cây cần đâm rễ sâu để nuôi dưỡng mình, “built up” liên quan đến kiến trúc xây dựng một căn nhà; “firm” biểu lộ sự lớn mạnh về thể lý và luân lý.”

…bén rễ nơi cha mẹ, gia đình, văn hoá của đất nước, nhưng hơn hết là bám rễ vào Thánh Kinh…xây dựng đời mình trong Chúa Kitô là đáp trả cách tích cực tiếng gọi của Chúa, tín thác nơi Người và thực thi Lời Người… Kiên vững trong đức tin :…tư tưởng tục hoá muốn loại Thiên Chúa ra bên lề cuộc sống của con người và xã hội, cố tạo ra một “thiên đàng” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy chúng ta rằng, thế giới không có Thiên Chúa là “hoả ngục”: phủ đầy ích kỷ, đỗ vỡ gia đình, sự thù ghét giữa các cá nhân hay quốc gia, thiếu hụt tình yêu, niềm vui và hy vọng. Ngược lại, nơi nào mỗi con người hay đất nước tiếp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, tôn thờ Ngài trong chân lý và lắng nghe tiếng Ngài thì văn minh tình thương được xây dựng, phẩm giá được tôn trọng, sự hiệp thông gia tăng và phát sinh hoa trái”(WYD 2011)

3. Cùng bạn trẻ sống Lời Chúa (Verbum Domini)

Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới-Verbum Domini, vừa được Uỷ Ban Thánh Kinh HĐGMVN dịch ra, số 104 viết : “Thượng Hội Đồng đặc biệt chú ý tới việc loan báo Lời Chúa cho các thế hệ trẻ. Ngay bây giờ, người trẻ là những thành viên tích cực của Giáo Hội và họ chính là tương lai của Giáo Hội.”

Mỗi năm ĐTC gởi cho người trẻ một sứ điệp, được xây dựng trên một câu Kinh Thánh giúp bạn trẻ thích nghi đời mình với biến chuyển của thời đại. Đọc lại những lời sống động của 26 sứ điệp ấy cùng bạn trẻ, chúng ta biết thời cuộc, ý hướng của Giáo Hội và Lời Chúa là đèn soi dẫn chúng ta :

  • 1 "Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3,15).-Lễ Lá 1986
  • 2 "Chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta và đã tin vào tình yêu đó” (1Ga 4,16) Tháng 4-1987 (Buenos Aires, Áchentina) 900.000 bạn trẻ.
  • 3 "Người bảo gì, anh em cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Lễ Lá 1988
  • 4 "Thầy là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6) Ngày 20-8-1989 (Saint-Jacques-de-Compostelle, Tây Ban Nha) 400.000 bạn trẻ.
  • 5 "Thầy là cây nho và anh em là cành” (Ga 15,5). Lễ Lá 1990
  • 6 "Anh em đã nhận được Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử” (Rm 8,15) Ngày 15-8-1991 (Czestochowa, Ba Lan) 1.600.000 bạn trẻ.
  • 7 "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng” (Mc 16,15). Lễ Lá 1992
  • 8 "Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Ngày 15-8-1993 (Denver, Hoa Kỳ) 600.000 bạn trẻ
  • 9 "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Lễ Lá 1994
  • 10 "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21) Ngày 15-1-1995 (Manila, Philíppin) 4.000.000 bạn trẻ.
  • 11 "Thưa Thầy, chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Lễ Lá 1996
  • 12 "Thưa Thầy, Thầy ở đâu? - Ðến mà xem” (Ga 1,38-39) Ngày 24-8-1997 (Paris, Pháp) 1.200.000 bạn trẻ.
  • 13 "Thần Khí sẽ dạy anh em mọi điều” (Ga 14,26). Lễ Lá 1998
  • 14 "Chúa Cha yêu mến anh em” (Ga 16,27). Lễ Lá 1999
  • 15 "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. (Ga 1, 14) Ngày 20-8-2000 (Rôma, Italia) 2 triệu bạn trẻ đã tham dự.
  • 16 "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23) Lễ Lá 2001
  • 17 « Anh em là muối đất ...Anh em là ánh sáng của thế gian" (Mt 5:13-14) Ngày 23-28/7/2002
  • 18 « Này là mẹ con » (G 19, 27)- Lễ Lá 2003
  • 19 « Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu » (Ga 12, 21) Lễ Lá 2004
  • 20 « Chúng tôi đến thờ lạy Người » (Mt 2, 2)-Ngày16-21.08.2005 (Cologne-Đức-)
  • 21 «Lôøi Chuùa laø ñeøn soi böôùc vaø laø aùnh saùng daãn ñöôøng cho con» (Tv119, 105 ) Leã Laù 2006
  • 22”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Lễ Lá 2007
  • 23“Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên các con; và các con sẽ trở thành chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Ngày 15-20 tháng 7 năm 2008 -Sydney-Úc
  • 24“Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống” (1 Tm 4,10) Lễ Lá 2009
  • 25 «Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (Mc 10,17) Lễ Lá 2010
  • 26“Các con hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, kiên vững trong đức tin” (Cl 2, 7) Ngày 16-21 tháng 8 năm 2011, Madrid-Tây Ban Nha

4. Kết

Như ĐHY Paul Josef Cordes đã ngại ngùng vì nhìn thấy thật khó khăn khi qui tụ các bạn trẻ trong lòng Giáo Hội, các mục tử và những ai quan tâm đến mục vụ giới trẻ cũng không tránh khỏi lo âu trăn trở. Mục vụ giới trẻ thật khó trong thời đại ngày nay!

Cuộc sống biến động nên người trẻ phải di động với di động (cell phone) trên tay, không chỉ từ tỉnh này qua tỉnh khác mà cả du học hay lao động nước ngoài. Bạn trẻ càng có khả năng càng đi xa, “số còn sót lại”(Is 28, 5) thật khó cho mục vụ giáo xứ. Mục vụ giới trẻ phần đông chỉ dừng lại là những cuộc qui tụ ít nhiều bùng lên dịp lễ Bổn mạng. Đôi lúc người ta thấy dường như có sự tương phản đến xa lạ như phụng vụ Lễ Lá : các bạn trẻ cầm lá tung hô Chúa cách vui vẻ vô tư ; rước vào nhà thờ lại nghe bài Thương Khó trong u buồn. Các bạn vui-Chúa Kitô buồn! Người trẻ có xa lạ, xa cách Giáo Hội ? Có sự thiếu đồng điệu, lạc lõng hay tương phản giữa đời sống nhiệm thể Chúa Kitô với tâm tình các bạn không ?

Về phía mình, Giáo Hội vẫn gần các bạn, bao bọc các bạn, vì các bạn đi đâu làm gì cũng ở trong Giáo Hội. Các mục tử của các bạn cũng truyền lại lời mời gọi của vị mục tử đại diện Chúa Kitô nơi trần gian, ĐTC Bênêđíctô XVI : “Chúng tôi cần các bạn” vì “Nếu các bạn muốn, thì tương lai nằm trong tay các bạn, vì những năng khiếu và sự phong phú mà Chúa giữ trong tâm hồn mỗi người trong các bạn, được uốn nắn nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, có thể mang lại hy vọng đích thực cho thế giới! Chính niềm tin vào tình thương của Chúa làm cho các bạn mạnh mẽ và quảng đại, mang lại cho các bạn can đảm thanh thản tiến bước trên đời đời và đảm nhận trách nhiệm gia đình và nghề nghiệp. Hãy dấn thân xây dựng tương lai của các bạn qua những hành trình nghiêm túc của sự huấn luyện bản thân và học hành để phục vụ công ích một cách khéo léo và quảng đại.” (WYD 2010). Nguồn: gpphanthiet.com.

C. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


Chủ đề: Khơi nguồn tin yêu
Thời gian: từ 7g – 18g30 Chúa nhật Lễ lá 17.4.2011
Địa điểm: Nhà Thờ Kim Ngọc.
Thành phần: 2.000 bạn trẻ đại diện các Giáo xứ- Giáo họ trong 5 Giáo hạt.

- 7g: Tập trung, tập hát nhạc chủ đề.
- 8g00 Sáng: Khai mạc

+ Chào đón ĐGM, Qúy Linh mục, Tu sĩ. Múa chào mừng.
+ ĐGM Giáo phận khai mạc ban huấn từ “Sứ điệp Ngày quốc Tế Giới Trẻ XXVI của ĐGH Bênêđictô XVI”.
+ Vũ hội lên đường.

- 9g00: Thuyết trình “Sống buông thả, hậu quả khôn lường”. Thạc Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Lan Hải (Sài gòn).
- 10g30: Rước Lá - Thánh lễ: ĐGM Giaó phận chủ sự.
- 12g00: Ăn trưa, nghĩ trưa, giao lưu văn nghệ.
- 13g30: Sinh hoạt theo nhóm.
- 14g30: Thuyết trình “Mặt trái của phương pháp ngừa thai nhân tạo” Bác sĩ Antôn Bùi Duy Luật, Bệnh Viện Chợ Rẫy.
- 15g30: Thuyết trình: “Thách đố người trẻ sống tin yêu thời @”. Lm FX.Nguyễn Minh Thiệu SDB.
- 16g30: Giải lao chuẩn bị cho diễn nguyện.
- 16g45: Diễn nguyện Đàng Thánh Giá. Dòng MTG Phan Thiết phụ trách.
- 18g00: Nghi thức trao Thánh Giá và bế mạc đại hội.

Suy tôn Thánh Giá – Trao ban Thánh Giá, thắp lửa cho đời.
Cám ơn và chia tay.

Có thể tải bài hát: "Vững Bước Tin Yêu"
Bài hát MEDOLIA (VỮNG BƯỚC TIN YÊU) – ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2011
Lời : Gm. Csar Franco
Nhạc : Lm. Enrique Vazquez, pbro.
Lời Việt : Thanh Lam
Mix : P .Le Tuan
 
Là thư chia sẻ: Hiện tình anh chị em Việt Nam ở Nhật Bản ra sao?
LM Nguyễn Hữu Hiền
09:21 16/04/2011
Kính thăm Cha,

Chúng con xin cám ơn Cha và những ưu tư của Cha và anh chị em dành cho chúng con đang ở Nhật Bản.
....

Cuộc sống bây giời ở Tokyo và các vùng gần trung tâm động đất đã trở lại trạng thái tạm gọi là ổn định phần nào, chứ chưa bình thường.

Vấn đề quan tâm nhiều hiện nay là thiếu điện. Nên có nhiều nơi phải thay nhau bị cúp điện, mỗi ngày 2, 3 tiếng đồng hồ. Vì thế công việc cũng ít đi, phương tiện chuyên chở công cộng cũng bị hạn chế. Đèn đường, đèn phố cũng mở ít lại. Cho nên mọi người vẫn cảm thấy có cái gì đó vẫn khác, không bình thường.

Hơn thế, thỉnh thoảng vẫn còn rất nhiều cơn địa chấn, lúc mạnh lúc yếu, làm ngườu ta càng bất an.

Nhưng điều mà người dân lo lắng nhất hiện nay là những tin tức về phóng xạ nguyên tử. Vì cho tới bây giờ vẫn chưa giải quyết được các rò rỉ phóng xạ của các nhà máy hạt nhân Fukushima.

Đối với anh chị em Việt Nam tại Nhật thì có hai phản ứng:

- Một số anh chị em quá lo sợ, nhất là khi đọc tin tức trên các trang mạng Việt Nam, cộng với sự hối thúc của gia đình ở bên Việt Nam, nên họ đã về Việt Nam tị nạn. Không biết tới khi nào họ mới trở về lại Nhật.

- Còn đa số anh chị em Việt Nam khác ở đây thì sống trong trạng thái hoàn toàn phó thác. Họ vẫn ở lại Nhật, vẫn đi làm trong những lúc có thể. Vì có nhiều hãng sở phải bớt giờ làm lại, vì không có điện, hoặc có hãng cho tới bây giờ vẫn còn đóng cửa vì không có việc.

Qua biến cố động đất và sóng thần, hình như người Nhật có vẻ quan tâm hơn về đời sống tâm linh, Họ bới tiêu xài lại, lui tới nhà thờ nhà chùa nhiều hơn. Hy vọng qua biến cố đau thương này, Chúa ban cho anh chị em Nhật Bản cũng như Việt Nam đang sống tại Nhật tìm được chân lý và giá trị đích thật của cuộc sống. Nó không nằm ở những của cải vật chất, tiên nghi bên ngoài, nhưng là tình yêu, sự hy sinh và chia sẻ. Vì thế đã có rất nhiều người Nhật đã bỏ công ăn việc làm và đời sống tiện nghi ở thành phó, để tình nguyện đi phục vụ các nạn nhân trong các trại tị nạn.

Vài hàng kính thăm và chia sẻ với Cha. Xin Cha tiếp tục vầu nguyện cho chúng con. Kính chúc Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh tràn đầy ơn bình an và ơn lành của Chúa.
 
Đại hội Giới Trẻ tại Trung Tâm Mục Vụ Saigòn
Maria Vũ Loan
13:57 16/04/2011
SAIGÒN - Chiều ngày thứ bảy, 16/4/2011, áp Chúa nhật lễ Lá, như định kỳ mỗi năm, tôi đi tham dự chương trình đại hội mùa chay của Giới trẻ giáo phận Sài Gòn được diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo Phận, có chủ đề được chọn là “Cội Rễ Giêsu”, bắt nguồn từ lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô gửi cho Đại Hội Giới Trẻ Thế giới 2011 “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu”

Xem hình ảnh

Dù không còn trẻ để tham dự ĐHGT, nhưng tôi muốn ghi nhận sự kiện, cảm xúc trước một đại hội dành cho bạn trẻ Công giáo do những người có trách nhiệm trong giáo phận tổ chức.

Quang cảnh các kỳ đại hội có vẻ như giông giống nhau, nhưng năm nay các bạn thấy có những chiếc dù được treo thẳng hàng trên không, phần hành trang của các bạn trẻ là một cái giỏ nhỏ, thuận tiện đựng vật dụng, trong đó là hai tờ bướm, một cây nến, một chai nước và một cái bánh để lót dạ. Đặc biệt tờ bướm hướng dẫn các bạn trẻ cách NGHĨ XANH – SỐNG XANH nơi công cộng, trong gia đình, nơi học đường và công sở, rất hay!

Khi đặt mua vé, tôi chú ý đến nội dung của phần I có tên gọi là CỘI RỄ, vì trong đó có “Workshops”, nội dung đặt ra khá thiết thực cho giới trẻ nên tôi thấy háo hức, tò mò rồi nhanh chân đến quan sát. Có 14 chủ đề Workshops là:

- Phút hồi tâm
- Lời Chúa và người trẻ hôm nay
- Đức tin và khoa học
- Người trẻ và những giá trị nhân sinh
- Người trẻ và mục tiêu cuộc đời
- Người trẻ và sự tình nguyện trong việc chung
- Kỹ năng nhận thức và làm PP năng lực theo Giêsu
- Tạo kỹ năng tương tác và tạo ảnh hưởng
- Nguyên tắc giao tiếp cho lãnh đạo trẻ
- Chấp nhận sự khác biệt
- Kỹ năng giải tỏa stress
- Tình dục trước hôn nhân
- Thánh ca song ngữ
- Kỹ năng sinh hoạt

Được hướng dẫn bởi các linh mục, tu sĩ, tiến sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc huấn luyện người trẻ trong và ngoài nước. Các chủ đề được thực hiện ngoài trời, trong phòng học, trong hội trường. Nhìn chung rất nhịp nhàng, chắc chắn sẽ giúp các bạn trẻ tiếp thu không nhiều thì ít.

Trước giờ khai mạc, các bạn trẻ tập trung trước khán đài, hát ca, khởi động. Tôi thích những phút giây trẻ trung này. Phút khai mạc khá trang trọng khi có các bạn trẻ trong quốc phục Việc Nam lên khán đài múa hát và giới thiệu chương trình. Cha đặc trách giới trẻ Giuse Lê Quang Việt chính thức cất lời khai mạc bằng những lời trang trọng.

Hoạt cảnh suy niệm về cuộc thương khó của Đức Giêsu năm nay ngắn gọn, chỉ diễn trên lễ đài, không có quân lính trang phục Do Thái thời xưa mà có các thành phần xã hội thời nay như công nhân, bác sĩ, kỹ sư, thường dân…tuy đơn sơ nhưng cũng làm nổi bật ý nghĩa của cuộc thương khó. Có tiếng thì thào sau lưng tôi, phê bình rằng bạn đóng vai Chúa Giêsu không được đẹp lắm, vóc người không cao và không có mái tóc giống Chúa; tôi muốn phì cười về nhận xét này, nhưng nghĩ cũng đúng, nếu chọn người đóng vai Chúa Giêsu, cũng nên chú ý một số đặc điểm vì các giác quan cũng đánh động tâm hồn phần nào.

Phần rước lá cũng giống như những kỳ đại hội trước, Đức Giám mục làm phép lá và đoàn đồng tế lên lễ đài, song tôi vẫn thấy có cái gì khác trong cảm xúc của mình. Đời người trôi theo thời gian, nếu ngày lễ lá nào cũng giống như nhau thì có thể người ta đã chết cảm xúc tôn giáo.

Thánh lễ đồng tế trọng thể trước nhiều nghìn người, ngoài Đức Cha phụ tá Phêrô còn có Đức Ông Trần Văn Khả, một linh mục người nước ngoài và nhiều quí cha khác. Bài giảng của Đức Cha Phêrô tối nay xoay quanh cuộc đời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Đó là một cuộc đời có nhiều khó khăn thử thách, vượt qua sức tưởng tượng tự nhiên khi hoàn cảnh gia đình bị mất hết người thân ruột thịt khi tuổi đời còn trẻ; về hoàn cảnh xã hội thì đất nước Ba Lan bị chiếm đóng, thôn tính, phải đi lao động tại một mỏ đá; hoàn cảnh Giáo hội không thuận lợi, làm linh mục trong một xã hội không có thiện cảm với tôn giáo…thế mà cộc đời người trẻ đó không ngừng đi tới, vươn cao với lý tưởng của mình. Ngài cảm nhận tiếng gọi thúc bách để đi tu làm linh mục, bước theo Giêsu và phục vụ con người cách tốt đẹp nhất. Ngài đã cắm rễ sâu cuộc đời của mình trong Đức Kitô Giêsu.

Đức Cha Phêrô còn nhấn mạnh, việc nhắc đến khuôn mặt của Đức Gioan Phaolô II như là một gương mẫu để bạn trẻ chiêm ngắm và noi theo. Còn Trung tâm đại hội là thánh giá. Thánh giá diễn tả ý nghĩa cuộc đời của bạn trẻ Công giáo biết vươn lên những giá trị cao đẹp của Tin Mừng, của nhân loại; và cuộc đời của bạn trẻ như hai cánh tay mở rộng để đem mọi người vào trong tình yêu thương. Thánh giá là hình ảnh người Kitô hữu, thánh giá làm nên ý nghĩa đời sống của bạn trẻ Công giáo, là sống hướng thượng vị tha, đầy ắp yêu thương, như thế thì thánh giá được cắm sâu vào lòng đất…..

Đối với tôi, bài giảng như đã diễn giải mở rộng ý nghĩa của chủ đề một cách thật trọn vẹn.

Đặc biệt trong phần dâng của lễ, thật ấn tượng khi mười bạn trẻ người dân tộc trong trang phục của người dân tộc đã cầm những lễ vật múa rất đẹp "Xem Video Youtube Ngày Giới Trẻ"trước khi bước lên lễ đài làm người dự thấy có một cái gì rất chan hòa giữa những con người sống trên đất Việt, khi được nối kết bằng Đức Kitô Giêsu.

Sang phần II là THÂN – CÀNH – LÁ thì trời đã tối hẳn, để đi vào mục “Định hướng đường đời - phản biện về giá trị sống” thì một vở kịch đã được diễn ra. Tôi nghĩ, chính vở kịch đã làm cho thời gian bị giãn ra. Thật ra, cả vở kịch chỉ đặt ra một câu hỏi về sự lựa chọn của các bạn trẻ trong tình yêu. (Trong suốt quá trình chuẩn bị cho đại hội, ban tổ chức có thực hiện một cuộc thi bàn về tình yêu và tôn giáo, có sáu bạn trẻ đã thắng trong cuộc thi) và hôm nay các bạn trẻ được lắng nghe quan điểm và sự lựa chọn của sáu bạn trẻ đó về ba ý: một là trong hôn nhân hai vợ chồng phải cùng đạo Công giáo; hai là lựa chọn phép chuẩn, ba là tự do yêu và sống theo ý riêng của mình. Thật sôi nổi và vui vì nhiều ý kiến được đưa ra bàn cãi, xuất phát từ thực tế riêng. Sau cùng, một linh mục đã giải thích về việc lựa chọn ý thứ nhất vì hôn nhân là một sự hòa hợp về nhiều mặt, trong đó có cả tôn giáo.

Dự mục này, tôi quên cả mệt mỏi, vấn đề tuy không mới nhưng rất cần. Nhiều người rất khó chịu vì tình trạng hôn nhân “đạo này đạo kia”, theo đạo Chúa nửa vời! Nếu gia đình nào có con dâu hoặc con rể là tân tòng, hoặc gia đình nào bị rối thì sẽ thấy tốt nhất là…lấy người đồng đạo! Tôi đã nghĩ như vậy.

Sang phần thứ ba là HOA TRÁI, cũng vẫn là việc rước Thánh Thể với đuốc sáng và người dự có thắp nến sáng trong tay, nhưng những người cầm đuốc mặc tu phục các dòng tu, Thánh Thể dừng lại bốn chặng với suy niệm của chặng một nói về nguồn mạch những khát vọng lớn, chặng ba là trổ sinh hoa trái, chặng bốn là gắn đời mình vào Giáo Hội.

Đại hội kết thúc bằng bài hát “Hãy thắp sáng lên” và các bạn ra về lúc 22 giờ 30. Tôi trộm nghĩ, lần nào đại hội cũng đi chệch thời gian khoảng từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút, nếu điều đó được chỉnh lại thì thật là hoàn hảo, vì 22 giờ 30 là rất trễ so với những người ở xa và có nếp sinh hoạt cộng đoàn. Vả lại giờ tập trung các bạn là 14 giờ 00 là khá sớm, kéo dài thời gian có thể là quá sức chịu đựng của những người trong ban tổ chức.

Một đại hội giới trẻ cấp giáo phận thành công. Xin cảm ơn đại hội.
 
Tổ Ấm Huynh Đệ mừng ngày Người Khuyết Tật Việt Nam
Hồng Hương
16:47 16/04/2011
PHAN THIẾT - Mừng ngày Người Khuyết Tật (NKT) Việt Nam 18.4, Tổ Ấm Huynh Đệ trực thuộc Tòa Giám Mục Phan Thiết đã tổ chức một buổi dã ngoại cho các em học sinh của trường vào thứ bảy 16.4.2011. Một số phụ huynh đã tham gia buổi sinh hoạt và được nghe Bác sĩ Lan Hải, bác sĩ Bùi Duy Luật chia sẻ về một số kĩ năng chăm sóc sức khỏe và bảo vệ NKT.

Xem hình ảnh

Chương trình khởi động rất sôi nổi với các vũ điệu của cô trò tổ ấm. Các phụ huynh được tận mắt chứng kiến con em mình vận động hát múa, tự phục vụ bản thân với những việc đơn giản, biết vâng lời cô giáo hòa mình với tập thể chứ không nhõng nhẽo đòi dù thấy bố mẹ đi theo, ý thức không xả rác, nhường nhịn bạn …

Bác sĩ Bùi Duy Luật (bệnh viện Chợ Rẫy) hướng dẫn phụ huynh những điều căn bản để kiểm tra sức khỏe của trẻ và cách phòng tránh một số bệnh trẻ thường mắc phải vào mùa hè như cảm, viêm họng, đau amidam .v.v. và cách chăm sóc cháu ở nhà trong trường hợp bệnh nhẹ và kịp thời đưa đến bệnh viện khi phát hiện nhhững triệu chứng nguy hiểm ở trẻ.

Bác sĩ Lan Hải trình bày vấn đề đang được xã hội lên tiếng cảnh báo là lạm dụng tình dục ở trẻ khuyết tật. Bác sĩ nêu lên những mối nguy cơ, các đối tượng và hoàn cảnh trẻ có thể bị lạm dụng tình dục. Các dấu hiệu báo hiệu trẻ bị quấy rối và những cách phòng ngừa để trẻ không rơi vào nguy cơ bị tổn hại. Đồng thời giáo dục trẻ tự nhận biết và phản kháng khi thấy đối tượng đáng nghi ngại muốn tiếp xúc với mình. Đây là một đề tài mới và khá nhạy cảm lại rát thực tế nên phụ huynh rất chăm chú lắng nghe.

Sau phần chia sẻ, các cháu biểu diễn một số tiết mục văn nghệ bỏ túi dễ thương như món quà tinh thần gởi đến hai bác sĩ và ba mẹ. Đáp lại thịnh tình của nhà trường, phụ huynh nhiệt tình tham gia các trò chơi như nhảy bao bố, xác ướp Ai Cập, nhảy nhạc hiện đại …tiếng cười rộn rã vang dội cả một khu bãi dương. Mọi lo lắng, khắc khoải về gia đình con cái tạm tan biến để được hết mình vui chơi với các em.

Buổi dã ngoại kết thúc vào đầu giờ chiều. Hướng về ngày Người Khuyết Tật VN, với sự động viên của Hiệu trưởng là Nữ tu Maria-Goretti Hoàng thị Liên, cô trò Tổ Ấm đã miệt mài tập luyện các tiết mục văn nghệ và sẽ tham dự hội thi vào tối 17.4.2011 tại ngày Hội Người Khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và xã hội tổ chức tại thành phố Phan Thiết.

Tổ Ấm Huynh Đệ là cơ sở nuôi dạy gần 100 em khuyết tật như: Down, chậm phát triển, tự kỷ, bại não do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Nha Trang phụ trách. Là một cơ sở xã hội uy tín trong thành phố Phan Thiết, Tổ Ấm Huynh Đệ luôn tích cực tham gia và đạt giải thưởng trong các chương trình hoạt động dành cho NKT. Với tình hình kinh tế biến động hiện nay, dù còn nhiều khó khăn trong mọi phương diện nuôi – dạy, nhưng các nữ tu luôn cố gắng tạo điều kiện cho các em vui chơi và hòa nhập cộng đồng khi có thể mà không quản ngại vất vả đúng theo châm ngôn “Phục vụ trong yêu mến” của cuộc đời mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản biện
lykhách
08:33 16/04/2011
Cũng đôi lúc tự nỗi buồn phản biện
Ừ, biết đâu chừng vận nước thế mà hay?!
Cùng tắc biến, biến tắc thông, tắc tiến
Đường khổ đau ai chẳng thế gian này?

Rồi đôi lúc định phận yên đá cát
Mặc muôn cảnh đời rách nát tối tăm
Mấy nghìn năm ít thanh bình lắm loạn lạc
Rất khó thoát ly khỏi vận nước luân trầm!

Có một hôm mang cơm canh thừa đổ
Chợt nhớ lại thời đầy nước mắt mồ hôi
Thuở cách mạng về phận người sao bé nhỏ
Cha mẹ điêu linh nuôi con lớn làm người!

Chợt thêm thương bao phận làm cha mẹ
Đau xót buông con lăn lộn giữa chợ đời
Bán vé số, đi đánh giày, ngửa tay xin xỏ…
Tuổi thơ đã đầy nước mắt trộn mồ hôi!

Chợt thêm thương những thân thôn nữ
Bởi quá nghèo đành chấp nhận chồng xa
Khác văn hóa, khác vùng trời, khác ngôn ngữ
Nước mắt rưng rưng chắc mỗi bận nhớ nhà!

Chợt thêm thương, Việt Nam ơi thương quá
Đất nước nghìn năm bao xương máu ông bà
Khát vọng thanh bình tự do đầy cơm ấm áo
Một niềm ước mơ giản dị thế mà vẫn xa!

Một cuối tuần yên bình rảnh rỗi
Hồn thoáng chân giữa đất rộng trời cao
Sao xứ người ta yên lành quá đỗi
Dáng con người đi mới thanh thản làm sao!

Chợt thức cõi xưa dậy réo gào
Quê hương khắc khoải nửa địa cầu
Những cảnh khổ tận cùng đời cơm áo
Mà lẽ ra là nơi đáng sống, người đáng được yêu!

Chợt nỗi buồn chẳng thể nào phản biện
Chợt thấy hồn cát đá chẳng thể ngủ yên
Chẳng nhân danh gì để ngậm miệng
Chẳng đối thoại nào để có được quyền quên!

Thân được sinh ra từ cha mẹ
Đất nào nuôi ta lớn phần đời?
Dẫu xanh xao cũng cảm ơn cội rễ
Ta phản biện sao để chối bỏ tình người?
 
Lá thư cảm tạ, tin tưởng và lo lắng
Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn
09:43 16/04/2011
Chúng tôi, Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn, vừa được giải thoát khỏi nhà tù sau 9 đêm 10 ngày bị giam cầm phi pháp. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một chế độ chính trị phi dân chủ, trong một đất nước mà quyền lợi của đảng cầm quyền vẫn được đặt trên tổ quốc và dân tộc, thì việc giải thoát nhanh chóng đó là một thành công của sức mạnh lương tâm con người - những người ủng hộ dân chủ, lẽ phải và cả những người cầm quyền độc đoán đang biết lắng nghe những khát vọng của lòng dân. Chúng tôi, Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn, xin cảm tạ.

Những thời khắc vừa qua trong nhà tù nhỏ đã làm cho chúng tôi biết thêm những gì chúng tôi đang khao khát là đúng đắn, những gì chúng tôi đã làm, dù nhỏ bé, là ý nghĩa, những gì chúng tôi đã tin tưởng lại càng tin tưởng.

Song, tình cảnh tù đày vừa qua đang làm chúng tôi hết sức lo lắng cho sức khoẻ tinh thần, thể chất và tính mạng của những anh chị em đang bị cầm tù bất công khác trên đất nước Việt nam. Hiện nay chúng tôi rất quan ngại cho tình trạng an toàn của Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, Blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Luật gia, Blogger Phan Thanh Hải (Anhba Saigon). Chúng tôi cầu mong tất cả những người yêu dân chủ, tự do hãy hết sức quan tâm để bảo vệ những con người dũng cảm và đáng kính trọng đó.

Hà nội, ngày 15/04/2011
 
Hà Nội xử phạt 2 đối tượng gây rối trật tự công cộng
PA (TTXVN/Vietnam+)
10:54 16/04/2011
(TTXVN/Vietnam+) - Ngày 14/4, công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính hai đối tượng Lê Quốc Quân, 40 tuổi, hiện ở phòng 504, N9 khu Yên Hòa, quận Cầu Giấy và Phạm Hồng Sơn, 43 tuổi, hiện ở số 72 Thụy Khuê, quận Tây Hồ về hành vi gây rối mất trật tự công cộng.

Sự việc xảy vào sáng 4/4, khi Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, Khoản 1, điểm c - Bộ Luật Hình sự.

Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, Lê Quốc Quân, là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam và Phạm Hồng Sơn, không nghề nghiệp cùng một số người tụ tập tại vỉa hè khu vực ngã ba Triệu Quốc Đạt-Hai Bà Trưng đã la hét gây rối trật tự.

Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa dùng loa, yêu cầu số người này giải tán, ra khỏi khu vực bảo vệ phiên tòa nhưng họ không chấp hành.

Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn kích động những người xung quanh không chấp hành yêu cầu của lực lượng bảo vệ phiên tòa. Quân và Sơn cùng một số người khác khoác tay nhau thành hàng rào, xô đẩy lực lượng làm nhiệm vụ trong khu vực bảo vệ gây mất trật tự an ninh.

Trước tình hình trên, lực lượng bảo vệ phiên tòa đã bắt giữ Quân và Sơn cùng một số người khác đưa về trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm lập biên bản, đồng thời tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của hai đối tượng này.

(Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Ha-Noi-xu-phat-2-doi-tuong-gay-roi-trat-tu-cong-cong/20114/85448.vnplus)
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
08:28 16/04/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

Hồn cầm phong sương, hình dáng xuân tàn.”
”Ngày dần buông trôi, sầu vắng cung đàn.”

(Văn Cao – Cung Đàn Xưa)

(1Cr 11: 23)

Có đôi lần, bầu bạn ở Sydney có ngỏ ý muốn đóng góp đôi chút cho việc in ấn, khi bần đạo biếu tăng sách Phiếm, thì được bần đạo thưa ngay rằng:“Sách Phiếm ký tặng, là để bạn bè nghe và đọc, chứ nào dám động đến bạc tiền đâu. Anh chị thương, thì cứ nguyện cầu cho bọn mình một kinh cũng đủ Sáng Danh Chúa!” Bạn hiền thấy lạ, bèn hỏi: “Sao lại Sáng Danh, chứ không Lạy Cha hoặc Kính Mừng?” Bần đạo bèn tỏ lộ ý mọn mà rằng:“Ở kinh Sáng Danh, bần đạo không thấy ngữ từ mang ý nghĩa cứ “xin” cho mình cả, mà chỉ để Sáng Danh Chúa, mà thôi!

Hôm nay, một lần nữa, bần đạo lại được nghe bạn bè luận bàn về kinh kệ trong thánh lễ rất “Mi-sa”, nên lại đã quay về với phiếm và luận cùng vài đấng bậc có kinh nghiệm về lời cầu đọc ở Tiệc Thánh, rất agapè.

Sở dĩ bần đạo không dùng danh xưng “Misa, thánh lễ” hoặc “Lễ tiến dâng Cha” như hồi nào, là bởi: nay, dân con Đạo Chúa đã và đang hiện thực lời khuyên của Phaolô thánh nhân, hơn một lần từng lập đi lập lại yêu cầu được Chúa nhủ khuyên vào thời trước:



“Thật vậy, điều tôi đã lĩnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em:

trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói:

"Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em;

anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."

(1 Cr 11: 23-24)



Trong bài viết ngắn gọn xuất hiện trên tuần báo The Catholic Weekly ngày 27/2/2011, tác giả Don Richardson, linh mục Giám Đốc Uỷ Ban Phụng Vụ thuộc Tổng Giáo Phận Sydney, đã có lời bàn về sách lễ Missale Romanum, bản tiếng Anh như sau:



“Cử hành “thánh lễ Misa” thời buổi này, là dịp để ta hiện thực lời kinh và những động thái được truyền tụng từ trước đến bây giờ. Truyền và tụng, không như báu vật thời đã qua, nhưng vẫn là thực tại sống động. Động thái nói đây, là điều hệ trọng với Kitô-hữu, ở mọi thời.



Thánh Phaolô xưa, khi mô tả nguồn gốc của Tiệc Thánh, cũng đã xác nhận một điều, rằng: “Điều tôi nhận lãnh nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi Ngài bẻ ra và nói…”



Lời ở đây, ta cũng nên chú ý đến những điều được thánh Phaolô khi xưa viết: “Điều tôi lĩnh nhận từ Chúa”, và “Tôi xin truyền lại cho anh em”. Xem như thế, thì phụng vụ ta cử hành –có Lời của Chúa, có động thái này khác, có lời cầu cùng dấu hiệu– là cách thức qua đó Tiệc Thánh được truyền đến với ta cả vào thời Chúa sống, qua Hội thánh. Lời kinh ấy, vẫn trải dài ngang qua bao thời đại, để rồi lan rộng khắp thế giới cho đến hôm nay. Nhờ vào đó, ta sẽ rao truyền về sự chết của Chúa và lĩnh nhận Thân Mình cùng Máu rất thánh của Ngài.” (x. Don Richardson ‘Handing on’ prayers and actions of the Mass as ‘lively present realities’, The Catholic Weekly 27.02.2011, tr.24)



Nói theo bài/theo bản từ bậc trưởng thượng Ủy Ban Phụng Vụ Tổng Giáo Phận, đương nhiên là sẽ nói thế. Nhưng, vấn đề là: giáo dân bình thường và đấng bậc vị vọng chốn không cao, nghĩ sao về chuyện ta cứ dịch đi dịch lại văn bản Phụng Vụ, mà tự bản chất, có “biên” hay có “dịch” cho nhiều, thì việc ấy vẫn là cố gắng rất “bội phản” văn bản gốc; như ai đó ở trời Tây, vẫn từng bảo:“Traduire, c’est trahir” (Dịch là phản)

Hỏi, tức đã trả lời cách nào đó, vẫn từ lâu. Và hôm nay, nếu có ai lại hỏi thêm đôi điều gì, thì bần đạo sẽ cứ xin bạn/xin tôi, ta chớ vội mà trả lời/trả vốn rất tốn thì giờ của mọi người. Chi bằng, thay vào đó, ta cứ hát. Hát, lời ca của thi nhân/nghệ sĩ khi xưa vẫn coi lời thơ/ý nhạc người đời, rất như sau:



“Cung thương là tiếng đàn

Cung nam là tiếng người.

Ai oán, khúc ca cầm châu rơi

Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi.”

(Văn Cao – bđd)



Thật ra thì, có trả lời câu trên bằng lời ca “phôi pha”, “lãng đãng”, cũng không phải. Không phải, là bởi: câu ca/lời cầu ở phụng vụ dù bằng tiếng nước nào đi nữa, có sâu/có sát với La-ngữ hay không, vẫn chẳng là “ai oán, khúc ca cầm” và “châu rơi”, hết! Tuyệt nhiên, đây chẳng là: “khúc cầm ca châu rơi”; hoặc: ”nhớ thương dần pha phôi” gì hết. Sở dĩ nghệ sĩ nay viết thế, là ý bảo:



“Cung đàn ngân,

buồn xa vắng trong tiếng thầm.

Buồn tê tái trong tiếng ngân,

buồn như lúc xuân sắp tàn.

Ơi đàn xưa, còn vang nhắc chi tới người

Lòng ta tắt, bao thắm tươi u hoài duyên đưa.”

(Văn Cao – bđd)



Vâng. Đúng là thế. Nghệ sĩ ngoài đời, đâu là thánh nhân nhà Đạo! Vẫn là dân con sống ở trần thế rất lễ mễ, thế thôi. Bởi thế nên, lời người hát có ca/có hát kỹ đi nữa, cũng chỉ như một “tán thán”. Hỏi han. Nhắc nhớ. Nhắc, để nhà Đạo nhớ rằng: nhiều vị từng “tán” nhưng không thán. Từng “hỏi” mà chẳng “than”, như người nghệ sĩ đã lại hát tiếp:



“Giờ còn mong chi, người hát theo đàn

Giờ còn mong chi, hợp cánh hoa tàn.

Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng

Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời.”

(Văn Cao – bđd)



Nói cho cùng, “đôi lứa xa vời” dù có hỏi han hay ta thán, vẫn là nhận định đáng ta quan tâm cho thật kỹ. Tựa hồ nhận định của đấng bậc khác, cũng về dịch-nhưng-không-phản, như sau:



“Kính thưa các Đức Hồng Y, các Giám Mục rất quí mến,



Vốn nặng lòng với Hội thánh, nên mới đây tôi vừa đưa ra một quyết định rất khó khăn có liên quan đến bản dịch sách lễ Rôma bằng tiếng La-tinh sang tiếng Anh. Nay, tôi suy nghĩ kỹ nên rút lại lời đồng thuận mà tôi từng tỏ bày vào lần trước, về chuyện dịch sách lễ Rôma sang tiếng Anh, để phổ biến tại các giáo phận trên toàn nước Mỹ. Sau khi đã hầu chuyện lâu giờ với vị cha già giải tội của mình, và sau nhiều buổi cầu nguyện liên lỉ, nay có quyết định là: tôi không đề bạt/thăng tiến bản dịch tiếng Anh với sự chính trực mình từng có, nữa.



Tôi yêu mến Giáo Hội và yêu thích phụng vụ của hội thánh, có lời ca câu hát bằng tiếng La-tinh và Anh ngữ, và tôi cũng hãnh diện đã có chân trong nhóm sáng tác/dịch thuật này qua tư cách là đan sĩ, linh mục. Thật là vinh dự lớn đối với tôi được phục vụ đến ngày nay với tư cách là chủ tịch phân ban thánh nhạc Uỷ Ban Quốc Tế Dịch thuật sang tiếng Anh và phục vụ soạn thảo các nhạc bản cho sách lễ mới này. Tuy nhiên, tôi vốn tham gia tiến trình này với thiện chí lâu nay mình sẵn có, nhưng sau khi thấy Đức Thánh Cha giải quyết các vụ tai tiếng lớn trong Giáo hội, đã khiến tôi dần dà mở to con mắt biết được rằng vấn đề còn thâm sâu hơn ở cấu trúc tạo quyền trong Giáo hội.



Sách lễ mới bằng tiếng Anh, sắp được đem sử dụng đại trà, là một trong các mô hình lớn nói lên sự áp đặt từ trên do việc tập trung quyền hành, vốn không còn coi mình có trách nhiệm đối với quảng đại quần chúng là thành viên trong hội thánh. Thêm vào đó, khi suy xét công việc dịch thuật quan trọng như thế mà lại giữ kín, không hội ý với các linh mục hoặc tầng lớp giáo dân một cách công khai. Và nhất là, thấy Đức Thánh Cha cho phép một nhóm người rất ít ỏi được phép cướp tay trên quyền phiên dịch hoặc biên soạn ở giai đoạn cuối, đồng thời thấy rằng: bản văn cuối không thoả mãn được nhiều người và: văn bản dịch thuật này lại đã áp đặt lên hội đồng giám mục ở các nước, đến độ vi phạm thẩm quyền chính đáng của các chủ chăn địa phương; đồng thời, khi thấy biết bao đấng bậc chủ quản rất thiện chí nay nản lòng đến bất hoà về điểm đặc trưng của tiến trình dịch thuật, khiến tôi nghĩ ngay đến giáo huấn của Chúa về phục vụ, yêu thương và hợp nhất… Từ lúc đó, tôi đã bật lên thành tiếng khóc, rất chân tình.



Nay, thấy tâm trạng vỡ mộng của một số chức sắc đối với Hội thánh, cũng như tâm tình của bạn bè người thân ở các cấp mà tôi quen biết, một số vị đã rời bỏ Giáo hội, không còn tin vào Hội thánh mình nữa. Một số người khác, dần dà bị cuốn hút theo các vị ấy, cũng đã ra đi. Một số vị nay gia nhập giáo phái khác, Giáo hội khác. Có vị, tuy vẫn ở lại với Hội thánh, nhưng đã gặp khó khăn rất nhiều. Vì vậy, nay tôi quyết định là vẫn ở lại với Hội thánh và làm hết sức mình để phục vụ Hội thánh, nhưng tôi hy vọng rằng: bằng vào việc này, tức nói lên sự thực mà tôi nhận thức; nói lên bằng tất cả tình thương yêu tôn kính tôi vẫn có, tôi sẵn sàng tham gia mọi công tác phụng vụ thực hiện trong mai ngày trong tư thế thoải mái, dễ chịu hơn.



Tôi thấy có lỗi nếu đã tạo rắc rối cho một số vị, qua quyết định rút lại sự đồng thuận này, nhưng tôi vẫn nhận ra rằng: việc tôi đang rút lại sự đồng thuận, là rất đúng. Và, phải làm. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho các ngài và các thủ lĩnh của Giáo hội ta.



Kính chúc các ngài sự bình an trong Đức Kitô,

Lm Anthony Ruff, O.S.B



Thế đó, là lời lẽ chân tình, của một đấng bậc vị vọng trong Đạo dám nói lên những điều phải nói với nhà Đạo. Còn đây, lại là lời ca rất đáng nói của nghệ sĩ ngoài đời khiến ta cứ ca và hát mãi:



“Khi hôn hoàng xuống dần

Trăng lên vàng mái lầu,

Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa,

Ngàn lau thấp thoáng, bóng kinh kỳ sầu bao la.”

(Văn Cao – bđd)



Ca từ hay lời kinh, dù xuất từ miệng ai đó, vẫn là lời trần tình người trong cuộc. Tức, các vị có kinh nghiệm từng trải rất chung đụng, cùng hiện tượng. Hiện tượng này. Sự kiện ấy, là những gì mà thành viên Hội thánh, nay trăn trở. Trăn và trở như hơi thở, của nghệ sĩ nay vẫn hát:



“Từ người ra đi, chờ vắng tin người

Từ người ra đi, là hết mơ rồi…”

(Văn Cao – bđd)



Và, ưu tư/uẩn khúc vẫn lẩn quẩn đâu đây, chốn đời này, như tác giả Paul Philibert, linh mục Dòng từng có lời trần tình ở trên báo điện tử từ Mỹ Quốc rất America, The National Catholic Weekly đề ngày 3/1/2011, như sau:



“37 năm trôi qua, giới Công giáo nói tiếng Anh đã nghe quen hoặc đọc quen bản dịch lời kinh tiếng La tinh khi tham dự thánh lễ. Lời kinh ấy, là: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống, này là máu Ta, máu giáo ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội.”



Từ 1985, cụm từ “các con” bên tiếng Anh đã bị loại bỏ, nhưng nhóm chữ “tất cả”, vẫn được giữ. Nay, các giám mục ở nhiều nơi trên thế giới đang ràng buộc ban phụng vụ thuộc quyền mình nên có tư thế chuẩn bị cho các giáo sĩ bản quyền sử dụng bản dịch sách lễ Rôma, mà trước đây vẫn được coi là Sách Các Phép, và: các linh mục nay được lệnh thay và bỏ cụm từ “tất cả” đó. Trong số những điều gọi được là “bất hạnh” ở bản mới tiếng Anh, có việc thay cụm từ tiếng Latinh “pro vobis et pro multis” mà kể từ năm 1973 mọi người đều vẫn nghe/vẫn biết những lời dịch như: “cho các con và mọi người” nay bản dịch mới đề nghi là “cho các con và số đông”.



Sao lại có chuyện như thế?

Mới đây, tôi được vinh hạnh đi Rôma phó hội quốc tế của bổn Dòng là Tổng Công Hội Dòng Đa Minh. Hôm ấy, Tiệc Thánh được cử hành bằng nhiều thứ tiếng để các vị tham dự đều hiểu được. Cũng vào buổi Tiệc Thánh ấy, tôi chú ý cách đặc biết đến cụm từ “pro multis” được dịch rất kỹ. Nói tóm lại, điều tôi khám phá ra, là: với tiếng Đức, vị chủ tế đọc là: “cho các con và cho tất cả” (“fũr euch und fũr alle”); trong khi đó, bản tiếng Tây Ban Nha được dịch là: “cho các con và cho mọi người” (“por vosotros y por todos los hombres”). Ở tiếng Ý, lại thấy viết “cho các con và cho tất cả” (“per voi e per tutti”). Tiếng Pháp, cũng thấy dịch: “cho các con và cho đám đông” (“pour vous et pour la multitude”), tức ý chỉ về “đoàn lũ đông đảo”, một cụm từ được nhắc đến ở sách Khải Huyền đoạn 7 câu 9 hoặc đoạn 19 câu 6. Nhưng, không một bản mới nào trong các bản có dịch chữ “pro multis”của tiếng La-tinh thấy ở đó, lại bao hàm ý nghĩa của di chúc cứu độ mà lại dành cho một số người ít-hơn-là-toàn-thể-vũ-trụ nhờ nhiệm tích chết đi và sống lại của Đức Kitô, như bản tiếng Anh trước đây dịch không sai thành: “for many”. Dĩ nhiên, các bản dịch ấy đều đã hoàn tất trước lúc có tông huấn Liturgiam Authenticam được Thánh Bộ Phụng Vụ ban hành vào năm 2001.



Thêm nữa, từ tháng Chín năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Đức cũng bác bỏ yêu cầu của La Mã buộc áp dụng bản dịch mới. Hội Đồng Giám Mục Đức lấy cớ rằng Sách Các Phép lâu nay vẫn được cả hàng giáo sĩ lẫn cộng đồng giáo dân chấp nhận, và đây là một sự kiện hiếm quý. Vì hiếm quý, nên không thể một sớm một chiều dễ thay “bản văn tiếng Đức rất đúng” bằng “những giải thích mới nhưng không quen thuộc” này.



Đặc biệt, văn phạm La-ngữ không có mạo từ, nên cụm từ “pro multis” có thể dịch hoặc “cho một số rất nhiều người” (“for the many”) hoặc “cho nhiều người” (“for many”). Bên tiếng Anh, nếu không đặt mạo từ “the” ở trước “many”, thì tính từ “nhiều” lại là từ ngữ có ý nghĩa co cụm vào một dúm người tuy nhiều, nhưng không mang ý nghĩa của “mọi-người-trên-thế-giới”, tức ám chỉ một số -có thể là một dúm, có thể cả ngàn người- nhưng tuyệt nhiên không phải là đa số, lại càng không thể là toàn thể loài người được.



Về Sách Lễ mới, nhiều vị giám mục người Mỹ đã bày tỏ quan điểm cho rằng một bản dịch sát từng chữ có gốc tự tiếng La-tinh lại có thể tái tạo được chiều sâu ý nghĩa văn bản gốc của Sách Lễ hơn. Có thật như thế không? Nếu vậy, thì dịch tiếng La-tinh một cách mù quáng rất sát nghĩa như thế khác nào người dịch cũng lại sai phạm những lỗi về qui tắc mà các thày cô dạy tiếng La-tinh xưa vẫn sửa lưng học sinh trung học theo môn cổ ngữ, bảo rằng: “Các em đừng ngại thêm mạo-từ hạn-định vào trước chữ nếu như các chữ ấy không rõ nghĩa”. Đấy, dịch tức bội phản có nghĩa là như thế.



Chữ nghĩa con người thật ra không mang ý nghĩa nhiều cho lắm. Nó đi ngược truyền thống trước-sau-như-một của Hội thánh về lời trối trăn rất cứu độ mang tính cách rộng rãi, phổ cập với toàn thể loài người, như vậy mới đúng.”



Trần tình và giải thích sự việc theo hướng nhà Đạo, thì như thế. Còn tình trần, chẳng bao giờ giải thích kiểu người đời, lại không thế. Vẫn chỉ giải bằng lời ca như thế này:



“Chiều năm xưa, gót hài khai hoa,

Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương.

Chiều năm nay, bóng người khơi thương

tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương.”

(Văn Cao – bđd)



“Tiếng đàn gieo oan” của Trương Chi với giấc mộng, đương nhiên là phải khác tiếng cầu kinh của nhà Đạo, là như thế. Khác hơn, khi các chuyên gia nguyện cầu như vị sĩ tử Dòng Đa Minh tiếp tục phân tích như sau:



“Các bản văn phụng vụ vừa được dịch sang tiếng Anh mà các chức sắc cho là chính xác hơn, hợp niềm tin hơn, thật ra lại được diễn tả bằng thứ tiếng Anh cứng ngắc, giả tạo và dông dài. Và ở đây, trong trường hợp này, không xứng với thần học Đạo Chúa. Không xứng, là vì thiếu tính chất giảng rao Lời Chúa. Cử hành thánh lễ Chúa nhật, là chuyên chở Lời của Chúa một cách hiệu quả nhất cho quần chúng đông đảo trong cuộc sống. Đó là cơ hội hiếm có để Hội thánh đến mà thức tỉnh niềm tin của họ. Phải chăng các lãnh tụ Hội thánh muốn ra dấu bảo rằng: ân sủng Đức Kitô chỉ dành cho một số người thường xuyên đi nhà thờ, theo truyền thống chăng? Phải chăng các lĩnh tụ ấy có ý hướng muốn quên số người còn lại? Càng ngày ta càng thấy như thể thông điệp ẩn tàng bên dưới bản văn viết là một trong các động thái muốn loại bỏ một cách hữu hiệu hơn là thái độ như trước đây quyết gom toàn thể nhân loại vào lời trăn trối của Chúa để được hưởng ơn cứu độ Đức Kitô ban. Nói tóm lại, ngôn ngữ mới của Sách Lễ đây không giúp ích được gì.” (x. Paul Philibert, For You and Who Else, America The National Catholic Weekly 3/1/2011)



Nói gì thì nói, ta cứ phiếm. Phiếm gì thì phiếm, ta cứ hát và cứ ca. Hát và ca những truyện kể rất dễ hiểu hơn lời kinh, để minh hoạ, như bên dưới:



“Truyện kể rằng:

Một trai nam nhi chí khí nọ, đến gặp vị bác sĩ thân quen để nói và kể hết chuyện của vợ mình, rằng:

-Bác sĩ này, tôi e vợ tôi nay điếc nặng. Tôi nói rất nhiều, nhắc đi nhắc lại cũng không thiếu, mà sao cô ấy cứ như không nghe gì hết, thế có chết không cơ chứ!

-Thôi được rồi, không việc mà ầm ĩ thế. Ông cứ nghe tôi. Tôi này về nhà, ông cứ đứng cách vợ mình chừng 6 thước rồi nói điều gì đó thật lớn. Nếu bà nhà không trả lời, thì đứng lại gần 2 thước, và nhắc lại cũng một câu như thế. Cứ tiếp tục làm thế, để xem mức độ nghễnh ngãng của bà nhà nặng đến cỡ nào.

Anh chồng về, tức tốc thực hiện lời bác sĩ dặn kỹ, đứng cách xa vợ đến 6 thước trong lúc bà vợ còn đang chặt thái khúc thịt ở trong bếp, mà hỏi:

-Cưng à! Tối nay mình ăn gì thế?

Không nghe thấy vợ mình trả lời, anh lại đến gần 2 thước nữa, rồi hỏi lại cũng một câu như lúc nãy. Vẫn chẳng nghe thấy vợ trả lời trả vốn đến một câu, anh bèn đến gần thêm 2 thước nữa. Cũng chẳng thấy động tĩnh gì, lời của vợ. Cuối cùng, anh tiến sát đến đằng sau vợ, sợ xảy ra sự cố, và hỏi:

-Em yêu dấu, tôi nay mình ăn gì thế?

Người vợ trả lời ngay tức khắc:

-Đây là lần thứ tư tôi trả lời rồi đấy nhá: thịt bò hầm chứ ăn gì nữa!!!



Truyện kể chỉ mỗi thế. Không thêm không bớt một điều gì. Chỉ thêm mỗi lời bàn của người kể truyện, là: trong cuộc sống, nhiều người vẫn cứ nói và cứ hỏi. Nói và hỏi mãi một điều. Hỏi rồi nói, lại tưởng rằng chẳng ai nghe. Thực sự, thì có khi chính mình là người có nghe, nhưng không hỏi. Chí ít, là hỏi han hoặc han hỏi.

Và, nếu người kể hôm nay là người nhà Đạo rất đạo đức, lại ít thích mạn đàm chuyện dịch với phản, tức dịch sách/dịch kinh mà không cần phản hồi, chắc sẽ thêm chỉ một đề nghị, rằng: lời có nói, kinh có đọc cũng nên chú ý đến người nghe, hơn người nói và đọc. Chí ít, là nói và đọc lời kinh xem có thích hợp người nghe chăng. Nghe, là nghe một Lời:



“Anh em hãy làm như Thầy vừa làm

để tưởng nhớ đến Thầy."

(1 Cr 11: 24)



Và, đề nghị cuối: nghe và làm, vẫn là: dâng lời chúc tụng tạ ơn và bẻ bánh, ấy mới cần. Cần , hơn chuyện giải thích với phân tích một bản dịch. Của ai đó. Nhà Đạo, hay người đời.



Trần Ngọc Mười Hai

vẫn lòng nhủ lòng mình

từ nay chỉ nghe và thực hiện Lời Thày

hơn nói hoặc hỏi.



“Khi tỉnh lại, trông thấy trời sáng lạn,

“con đường đi bừng nở ánh muôn hồng.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Ga 20: 1-9

Chợt lúc tỉnh, nhà thờ thấy đất trời đã sáng lạn. Khi vụt sống, nhà Đạo lại thấy đời mình mãi cứ vui. Đất trời đời mình vẫn rất vui vì người người cùng Chúa nay sống lại. Và từ nay, mọi con đường ở phía trước đều bừng sáng ánh muôn hồng.

Trình thuật thánh Gioan hôm nay cũng diễn tả ý tưởng về ánh muôn hồng bừng nở ở con dân nhà Đạo, khắp muôn người. Sự việc Chúa bừng nở Phục Sinh, đã làm ánh hồng toả sáng cõi dân gian vũ trụ, rày thấy rõ.

Dân gian vũ trụ vừa cùng Chúa trải nghiệm cuộc khổ nạn đã theo Ngài đi vào mộ phần, trong lịm tắt, để Vượt Qua. Ngài vượt từ trạng thái sống ở đời tạm qua cuộc sống vĩnh cửu rất khác biệt. Vượt qua, là Ngàivượt trở ngại của cuộc sống phàm trần đầy chết chóc để về với Cha, nhờ Phục sinh, quang vinh theo đúng kế hoạch Cha giao phó.

Nhờ trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu đã thực sự trở thành Con Thiên Chúa, rất tràn đầy. Từ đầu, Ngài sinh bởi Thiên Chúa là Cha, nhờ Thánh Thần. Và, suốt cuộc đời trần thế, Ngài chấp nhận thân phận của Người Con, để rồi ngày qua ngày, sống tiến trình Phục Sinh quang vinh ấy, trong hiện thực. Tiến trình, bao gồm việc chuyển đổi và thăng hoa nỗi chết để sống lại. Nói cách khác, Ngài nhận thức Mình là Con Thiên Chúa, luôn sống lại và tăng trưởng Phục Sinh thăng hoa mọi người.

Ơn cứu độ đến không phải bằng hành động do Ngài định sẵn, nhưng ở Bản vị Ngài quan hệ với Cha. Ngài không kết hợp với tội lỗi mà chỉ phối kết với người phàm dễ phạm tội. Điều này xảy ra không do lý luận nào từ bộ não của phàm nhân đầy tội lỗi. Nhờ vào bản chất Con Thiên Chúa và do Cha đặt để, Ngài giáng hạ với trần thế và để cho Cha Ngài tạo dựng thế trần trong cung cách bí nhiệm của những sinh hạ tục phàm, giống như thế.

Tựa như tiến trình sinh hạ nơi con người, Phục sinh là con đường trải nghiệm việc hạ sinh rời bỏ cung lòng người mẹ, để trở thành một bản thể khác, rất tuyệt đối. Tiến trình này thành tựu, như một thể thức nguyện cầu rất mới mẻ. Tiến trình, có được là nhờ Thánh Thần Chúa phú ban, để rồi khi Phục Sinh quang vinh, Đức Giêsu ở vào vị trí hoàn tất lịch sử. Và, Ngài trở thành Đấng lại đến vào mỗi khoảnh khắc của lịch sử còn diễn tiến. Trên thực tế, Tiệc Thánh Thể là nhiệm tích cho thấy Ngài hiện diện như Bản Thể hiện hữu ở mọi nơi, vào mọi thời.

Hiểu Phục Sinh theo cách này, người đọc Tin Mừng Sống Lại sẽ nhận ra Thánh Thần Chúa là Quyền Uy Sức Mạnh thánh thiêng đã và đang thực hiện việc sản sinh nơi mọi loài, vào mọi thời. Và Thánh Thần Chúa đầy Quyền Uy Sức mạnh nay trao ban cho ta cũng một uy quyền sinh sản hệt như thế vào lúc này, ngày Phục Sinh.

Muốn hiểu Phục Sinh một cách trung thực, đừng nên hiểu đó như buổi cử hành Phụng vụ do Hội thánh thực hiện trong ít tiếng đồng hồ chỉ mỗi thế. Để rồi, người nông nổi sẽ lại trở về với cuộc sống bình thường, chẳng biến thái. Không đổi thay.

Tìm hiểu Phục Sinh, không thể và không nên hiểu như người vừa chầm chậm trỗi dậy về với thế giới đời người, sau một giải phẫu đầy kịch tính. Cũng chẳng nên hiểu Phục Sinh như phản ứng của người thưởng lãm bi hài kịch nhiều tập ở truyền hình, đã thấy nhân vật chính nay bị giết, tức hết chuyện. Bởi, tình trạng hậu-Phục Sinh nơi mọi người, ở khắp chốn, không là chuyện bình thường giống hệt khi truớc, tức: đã Phục Sinh rồi, mà chẳng đổi thay tâm can, lòng Đạo. Có quyết tâm.

Cả 4 tác giả Tin Mừng không kể lại chuyện Chúa Phục Sinh như kết hậu của bi hài kịch đầy tình tiết rất ủy mị. Nhưng, các thánh vẫn viết và kể về một khởi đầu có “ánh muôn hồng, trời sáng lạn”.

Kể Phục Sinh, các thánh sử kể ra 3 chi tiết rất lớp lang, quan trọng ở Giao Ước, tức: đất miền Galilê, đá tảng lấp mộ và niềm tin khởi đầu.

Galilê đây, không là địa danh mang tính chất thể lý, mà là chốn miền đầy những tinh thần tượng trưng cho việc Thiên-Chúa-là-Cha đang chờ đón Chúa Con về lại với Ngài. Về lại Galilê, là về chốn miền của người nghèo đang có nhu cầu thực tế mà cuộc sống thực tiễn chưa hề khoả lấp. Người người về Galilê, không để ngóng chờ thị kiến gặp gỡ Chúa mà hội luận về sự kiện sống lại. Nhưng, là đi vào hành động giống như Chúa từng thực hiện, tức: gột bỏ mọi chết chóc, trầm cảm và sầu buồn, để rồi đem đến cho dân gian người người niềm vui chữa lành và hy vọng. Làm như thế, người người sẽ cảm nhận uy quyền Phục Sinh rất sống động ơ nơi mình, hệt như thánh Phaolô từng nói:“Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh.” (Phl 3: 10)

Đá lấp mồ mô tả ở trình thuật, là trở ngại vẫn cản ngăn ta làm những việc cần làm để sống đích thực điều Chúa dạy. Đá lấp mồ, có thể là bạn bè/người thân. Là: niềm cô đơn, bệnh tật. Là, thế giới đang cản ngăn người người thực hiện một Phục Sinh trong đời mình. Đá lấp mồ, là trở ngại khiến các nữ phụ thăm viếng xác của Thầy mình, phải lăn qua một bên để vào đó mồ bôi xức dầu thơm tẩm xác người thân, cho phải phép. Các chị đến thăm xác Chúa, thấy đá lấp mồ bị lăn, nên đã nghĩ có người uy lực lắm mới làm nổi việc như thế.

Đá lấp mồ, còn là chính nỗi chết từng ngăn chặn mọi người muốn sống tiếp. Lăn đá tảng qua một bên, việc này hàm ngụ ý nghĩa chối bỏ cái chết của người thân thuộc. Hàm ngụ một phiền toái, đem nỗi chết đến với cuộc sống của mọi người. Đá lấp mồ, có thể là kinh nghiệm ta từng trải qua, khiến mình cứ phải sống với ưu tư/lẫn lộn trong quá khứ. Với kế hoạch sống lại Cha đưa ra, không thể có “đá lấp mồ” nào khả dĩ gây trở ngại khiến Ngài không thực hiện được ý định của Chúa Cha.

Đá lấp mồ nay bị lăn đi, cũng hàm ngụ một hãi sợ khác, nơi người sống. Hãi sợ về cuộc sống khác thường ở chốn nào đó rất khác biệt. Khác, với cuộc sống hiện tại, ở thế trần. Cuộc sống khác thường ấy không còn nỗi chết nào khác ám ảnh nữa. Cuộc sống mới ấy, sẽ không phải trải nghiệm bất cứ một hạn chế nào. Cuộc sống ấy, không do bản mình tạo nên. Sống như một quà tặng, khiến người người an vui, không sợ chết. Cuộc sống mới, đã khởi đầu niềm tin rất sáng. Chính đó là sống Phục Sinh của Đức Chúa.

Tin Mừng thánh Gioan đặt nặng vào niềm tin mới khởi đầu, nhiều bừng sáng. Tin Mừng thánh nhân viết có nhắc đến đồ đệ khác, cũng bước vào mộ phần, rồi nhận định: “Ông thấy mọi sự việc xảy đến. Và, ông tin.” (Ga 20: 8-9). Đồ đệ ấy, chính là bản thân người viết đã đạt trọn niềm tin vào Chúa lúc đến thăm và Ngài ban cho các ông chính Thần Khí của Ngài, là Đấng giúp các thánh tin vào sự Sống mới.

Bởi thế nên, người người có đi về Galilê mà vực dậy những người đang chết, cũng đừng nói về cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng, cứ tin vào cuộc sống mới. Là, sống chính cuộc đời mình. Sống, biết sẻ san sự sống. Và, để cho quyền năng rất sống lại cứ tràn xuống niềm tin ta đang có, mà vực dậy một ai đó. Để rồi, bằng bằng động thái thân thương/giùm giúp sẽ đưa họ bước vào cuộc sống rất phục sinh, quang vinh.

Truyền thống cổ theo khuynh hướng của thánh Gioan quan niệm rằng: có thể Đức Giêsu chưa hoàn tất sự sống lại của Ngài cho đến khi ta vực dậy một ai đó, khỏi nỗi chết. Cái chết trong lỗi phạm. Phải chăng đó cũng là ý nghĩa Tiệc Thánh ta cử hành, mỗi Chúa Nhật? Phải chăng sự kiện Chúa sống lại sẽ rõ nét hơn ở gia đình/cộng đoàn này hơn là nhóm hội/đoàn thể khác?

Truyền thống của đồ đệ thánh Gioan có thói quen gọi thời điểm Phụng vụ mùa này, tức thời gian từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến Lễ Hiện Xuống, là mùa Hiện xuống của Tinh thần rất mới mẻ ấy. Nói cho cùng, Chay kiêng Tuần thánh là mùa Vượt qua, để ta vượt và qua giai đoạn sự sống hiện tại đến sự sống mới. Hiện Xuống, mới là Phục sinh hiệu năng, rất sở đắc. Và, nay cũng là lúc để ta nguyện cầu cho tinh thần ấy thành hiện thực nơi ta. Nơi, mỗi người. Ở thời điểm Phục Sinh năm nay.

Trong nguyện cầu như thế, ta lại reo vang lời ca của thi sĩ trích ở trên, mà ngâm rằng:



“Khi tỉnh lại, trông thấy trời sáng lạn,

con đường đi bừng nở ánh muôn hồng.

Em tuyệt trần đã mở lối thiên cung,

tôi sửng sốt hái nụ tình phong nhụy.”

(Đinh Hùng – Giáp Mặt Phù Dung)



Phục sinh, vẫn là mùa để người người “sửng sốt hái nụ tình”, niềm vui sáng lạn. Hái nụ tình, ai cũng sẽ hái để mọi người đích thực sống đổi mới, cả tinh thần lẫn xác thân. Rất tuyệt vời một Phục Sinh.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.
 
Tuần Thánh
Mic. Cao Danh Viện
17:16 16/04/2011
Thứ hai Tuần Thánh:



Chiên Con giữa sói biết về đâu

Bữa tối Bê –Ta quá nhiệm mầu

Quý giá cam tùng chân Chúa xức

Yêu kiều mộ mến tóc thề lau

Nồng nàn nhiệm ý ngày mai táng

Thương xót thành tâm thoáng mộ sầu

Thập giá hồng ân đang mở lối

Con đường thương khó nối theo sau



Thứ ba tuần Thánh



Thổn thức tâm can trước nghĩa tình

Vô tâm bội ước của môn sinh

Gian mưu bán đứng Người Công Chính

Nhụt chí mua yên kẻ bạc tình

Đêm tối trùng vây lòng bất nghĩa

Canh gà thức tỉnh dạ trung trinh

Cô đơn lẻ bóng hồn xao xuyến

Lối hẹp Thầy đi… chỉ một mình!



Thứ Tư Tuần Thánh



Trống vắng lòng ai mất Chúa rồi!

Tham tiền bán Chúa mấy đồng thôi!

Con Người dấn bước đường thương khó

Sách Thánh lưu ngôn ứng nghiệm Lời

Trước lễ Vượt qua chiều nhạt nắng

Trong bàn ngó lại sáng tinh khôi

Cùng ăn một đĩa sao đành phản

Có phải là con! Lạy Chúa Tôi!


Chiều Thứ 5 Thánh



Chiều nghiêng bóng nắng, Nắng Tà dương

Chúa đã yêu con ,thật khó lường

Bẻ Bánh trao ban tình Thánh Thể

Nâng ly gởi tặng của Thần lương

Điều răn bác ái tình nhân loại

Di chúc yêu người một hiến chương

Lẽ bóng cô liêu đêm lạnh vắng

Mồ hôi lẫn máu! nỗi sầu vương.!



Thứ 6 Thánh



Cha ơi ! giờ đã điểm trong sương!

Họ đến vây con!sát cạnh vườn!

Phó thác con dâng mình hiến tế

Tin yêu Cha nhận lễ khiêm nhường

Đường lên Thánh Giá chân con mõi

Nẻo xuống tội tình gối Chúa nương

Lạy Chúa!vâng lời con sẽ chết!

Thành toàn hiến lễ của tình thương



Thứ 7 Thánh



Con trong mộ đá xót đêm trường

Những tưởng trần gian hết vấn vương

Xót buốt khăn tang chiều đoạn tuyệt

Êm trầm áo mão sáng chiêu dương

Đêm trong canh thức chờ sự lạ

Sáng giữa cậy trông đợi tỏ tường

Thánh Khí Cha xô tung mộ đá

Vuông tròn Thánh ý Chúa yêu thương,