Ngày 13-04-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghe và thực hành Lời Chúa
Lm Jude Siciliano OP
06:52 13/04/2016
Chúa Nhật IV PHỤC SINH (C)
Cv 13: 43-52; T.vịnh 99; Khải huyền 7: 9, 14-17; Gioan 10: 27-30

NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Một đoạn sách Kinh Thánh không cần phải dài dòng để đưa một thong điệp quan trọng. Một số người gặp lúc khó khăn khủng hoảng chỉ cần đọc một câu cũng đủ để an ủi và nâng đỡ tinh thần. Một câu, nếu chúng ta nghe đi nghe lại trong nhiều năm trong lúc cử hành phụng vụ, nó sẽ có đầy ý nghĩa khi chúng ta nghe lại lần nữa trong lúc cần đến. Thí dụ, trong mùa Phục Sinh, chúng ta nghe Chúa Giêsu Phục Sinh nói với các môn đệ "Anh em đừng lo sợ". Trong quá khứ, có lẽ chúng ta đã nghe câu đó và biết câu đó ở trong câu chuyện. Nhưng, nếu năm nay chúng ta sống chật vật khó khăn mà nghe câu "Anh em đừng lo sợ" trở nên như một dấu chỉ là chúng ta không phải đơn độc chiến đấu một mình. Thật ra, câu văn có thể gây ảnh hưởng trên chúng ta, và chúng ta cảm thấy phấn khởi và được cam đoan là chúng ta không sống khó khăn một mình trong lúc này. Trong những lúc chúng ta cần được giúp đở, chúng ta cảm nghiệm lời Chúa Giêsu hứa "chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi". Chúng ta, không những chỉ nghe lời Chúa Giêsu nói, mà chúng ta còn cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài trong lời Ngài nói.

Bài phúc âm hôm nay là một phần của câu chuyện dài tranh cải giữa Chúa Giêsu và những kẻ chống đối (Ga 5: 1-10: 42). Trong đoạn phúc âm này Chúa Giêsu bị đe doạ sẽ bị giết. Ngài nói trong dịp lễ Cung Hiến Đền Thờ là lễ dân Do thái mừng khi ông Juđa Macabe tẩy uế Đền Thờ làm lễ Cung Hiến lại năm 164 trước Công Nguyên. Một trong các chủ điểm của phúc âm thánh Gioan là Chúa Giêsu là Đền Thờ mới: Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài. Lễ cung hiến đã gây thêm hy vọng cho dân Israel là Thiên Chúa sẽ cứu dân Ngài lần nữa ra khỏi ách đô hộ của người La mã là dân ngoại. Chúa Giêsu là Đền Thờ mới như trong câu cuối (Tôi và Chúa Cha là một). Chúa Giêsu là nơi ở mới của Thiên Chúa đang ngự giữa dân Ngài. Cũng như Đền Thờ, Chúa Giêsu cũng sẽ bị hủi hoại, nhưng, vì Thiên Chúa ngự trong Đền Thờ trước, Thiên Chúa sẽ tiếp tục hiện diện cùng Chúa Giêsu.

Những người chống đối Chúa Giêsu rút lui, để đợi khi họ thấy dấu chỉ thật sự. Trái lại, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vào đàn chiên Ngài và nghe lời Ngài. Điều chúng ta nghe suốt trọn phúc âm thánh Gioan là Chúa Giêsu là Mặc Khải của Thiên Chúa - Ngài là Ngôi Lời Nhập Thể.

Suốt Kinh Thánh Do thái dân chúng được gọi là đàn chiên của Thiên Chúa. Và bây giờ Chúa Giêsu công bố là dân Israel sẽ nhìn nhận ra Ngài là Mục Tử qua việc nghe tiếng Ngài và theo Ngài. Chiên thường hay gặp nguy hiểm vì sói và kẻ trộm. Chúa Giêsu cam đoan với đàn chiên Ngài là chúng sẽ không bị bắt, và Thiên Chúa sẽ che chở chúng. Thiên Chúa gìn giữ chúng ta còn mạnh hơn là chúng ta đeo bám vào Ngài. Chúa Giêsu có thể cam đoan với chúng ta sự an toàn cho chúng ta nhờ quyền năng của Thiên Chúa ở với chúng ta. Chúa Giêsu hành động với quyền lực của Thiên Chúa. Tay Ngài chính là bàn tay của Thiên Chúa.

Trong phúc âm thánh Gioan từ "sự sống" dùng đến hơn 50 lần. Phúc âm này chỉ có câu chuyện về 7 phép lạ và trong đó có phép lạ cho anh Ladarô sống lại từ cỏi chết. Kẻ chết nghe tiếng Chúa Giêsu và được gọi sống lại như Ngài đã hứa (Ga5: 25). Chúng ta, những độc giả tin mừng thánh Gioan, nhận thấy được từ trong thâm tâm là Chúa Giêsu bởi đâu mà đến. Thánh Gioan nói với chúng ta trong lời tựa (Ga1: 1-18) cho chúng ta thấy Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ỏ̉ nỏi cung lòng Chúa Cha. Nhủng, nhiều ngủỏ̀i trong phúc âm không biết nguồn gốc Chúa Giêsu. Trong tin mừng thánh Gioan, Chúa Giêsu là Ngôi Lỏ̀i Hằng Sống nói cho nhủ̃ng ngủỏ̀i "nghe tiếng tôi" trỏ̉ nên con Chúa và đủọ̉c sụ̉ sống đỏ̀i đỏ̀i.

Khi Chúa Giêsu nói đến "nghe tiếng Ngài", đây không phải chỉ là nghe âm thanh thôi. Ngài đòi hỏi nhiều hỏn là chỉ nghe âm thanh. Trong Kinh Thánh, khi lỏ̀i Chúa đủọ̉c nói lên thì mọi ngủỏ̀i nghe, đó chỉ là phần thụ động. Khi lỏ̀i nói đủọ̉c nghe và đủọ̉c chấp nhận đem ra thực hành thì đủa đến phần họat động. Khi Chúa Giêsu nói "chiên của tôi thì nghe tiếng tôi" đó là phần thụ động. Rồi đến phần hoạt động đáp lại là "chúng theo tôi". Vì thế, trủỏ́c hết, chúng ta nghe tiếng Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, rồi kế đến, chúng ta làm theo lỏ̀i Ngài dạy vỏ́i ỏn trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

Cách đây hai Chúa nhật phúc âm thánh Gioan ghi là buổi tối ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu hiện ra vỏ́i các môn đệ đang họp nhau trong phòng đóng củ̉a kín. Ngài thổi hỏi vào các ông và nói: "anh em hãy nhận lấy Thánh Thần". Chính Thánh Thần đó ban ỏn cho nhủ̃ng ai nghe tiếng nói của vị Mục Tủ rồi theo Ngài và hoạt động theo lỏ̀i Ngài đã bảo. Có rất nhiều tiếng nói mâu thuẩn khác đang cố gắng gây sự chú ý của chúng ta. Các bạn có nghe những lỏ̀i phát biểu của nhủ̃ng người ủ́ng củ̉ tổng thống chưa? Giủ̃a nhủ̃ng tiếng cải vả gào thét để tranh luận dành phần hơn, còn chúng ta đang cố gắng lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta. Chúa Giêsu muốn chúng ta cẩn thận và coi chủ̀ng các ngôn sủ́ giả. Ngài gọi họ là các sói đội lốt chiên.

Ngay tủ̀ đầu Kinh Thánh, bắt đầu vỏ́i Adong và Evà, nhủ̃ng tiếng nói xa lạ đã kêu gọi con ngủỏ̀i xa lánh Thiên Chúa. Nhủ̃ng tiếng nói đó hủ́a sẽ giải quyết nhanh chóng cho các vấn đề khó khăn. Chúng ta nghe nhủ̃ng tiếng đó, rôi ít lâu sau đó các tiếng đó thành tro bụi. Hộp thủ máy vi tính của tôi đầy dẫy nhủ̃ng quảng cáo hằng ngày: nào sủ̉a nhà rẻ tiền, nào sách hủ́a sụ̉ thanh bình và sủ́c khỏe dồi dào. Nhủ̃ng tiếng đó đủa đến các lỏ̀i hủ́a thủỏ̀ng bị thất bại, hay hỏn nủ̃a là chỉ hủ́a sụ̉ an toàn tạm bọ̉ thôi, cho chúng ta tìm sụ̉ giúp đỏ̉ nhanh chóng và dễ dàng. Chúng ta không nghe tiếng mục tủ̉, ngủỏ̀i biết chúng ta đang có vấn đề nan giải trong đỏ̀i sống, nhủng, dù vậy vị mục tủ̉ đó cho chúng ta bình an và cho chúng ta "cây gậy" hướng dẫn chúng ta. Hoặc nủ̃a, trong bài đọc thủ́ hai, có tiếng vị bô lão ngồi trên ngai cam đoan vỏ́i chúng ta "Con Chiên đang ngụ̉ ỏ̉ giủ̃a ngai sẽ chăn dắt và dẫn đủa chúng ta tỏ́i nguồn nủỏ́c trủỏ̀ng sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạc nủỏ́c mắt chúng ta."

Sách Khải Huyền có nhủ̃ng tiếng nói khác theo thế gian và nhủ tiếng trong cỏn mộng vỏ́i nhủ̃ng hình ảnh quá hãi hùng. Nhủng, sách Khải Huyền viết cho các cộng đoàn tín hủ̃u tiên khỏi đang bị bách hại, và chúng ta nghe lỏ̀i hù́a hẹn an ủi cho nhủ̃ng ai trung kiên vỏ́i tiếng nói Thiên Chúa, vị Mục Tủ̉: "Thiên Chúa sẽ lau sạch nủỏ́c mắt họ".

"Sụ̉ sống đỏ̀i đỏ̀i" là nhủ thế nào? Chúa Giêsu trong lỏ̀i giảng dạy hủ́a sụ̉ sống đỏ̀i đỏ̀i cho nhủ̃ng ai nghe Ngài, không chỉ trong tủỏng lai, mà bắt đầu tủ̀ bây giỏ̀ cho "ai nghe lỏ̀i". Trong phúc âm thánh Gioan, sụ̉ sống đỏ̀i đỏ̀i là sụ̉ sống thâm sâu bắt đầu tủ̀ bây giỏ̀ cho nhủ̃ng ai nghe và thực hành theo lỏ̀i Chúa Giêsu. Sụ̉ sống đó cho chúng ta nền tảng vủ̃ng chắc trong cỏn giông tố cuộc đỏ̀i, cho bình an ngay trong nhủ̃ng thay đổi, cho tha thủ́ mỗi khi chúng ta cầu xin, và giúp chủ̉a lành các vết thủỏng của đỏ̀i sống. Các tín hủ̃u mỏ́i chịu phép rủ̉a,đã qua sụ̉ chết đến sụ̉ sống. Việc này là lỏ̀i hủ́a và nhắc nhỏ̉ họ là trong lúc họ biết có sụ̉ sống đỏ̀i đỏ̀i, nhủng đó vẫn là lỏ̀i hủ́a và sẽ thụ̉c hiện toàn vẹn trong tủỏng lai.

Bài sách Vị Mục Tủ̉ Nhân Lành trong phúc âm thánh Gioan đủọ̉c viết trong hoàn cảnh xung đột, và khi sụ̉ chết của Chúa Giêsu đang lấp ló xuất hiện trong khung cảnh. Thánh Gioan viết phúc âm cho một cộng đoàn tín hủ̃u đã bị chống đối tủ̀ bên trong và bên ngoài. Thánh Gioan khuyến khích các tín hủ̃u để ý đến vị Mục Tủ̉ hiện hủ̃u và Ngài đang dẫn dắt đàn chiên. Các chiên nghe lỏ̀i mục tủ̉. Nhủng, hỏn nủ̃a. vị mục tủ̉ để ý và nghe chúng ta, chiên trong đàn. Nếu chúng ta nghe tiếng vị Mục Tủ̉, chúng ta sẽ ỏ̉ gần Ngài và Ngài sẽ ban năng lụ̉c cho chúng ta trong khi thế gian chống đối chúng ta nhủ họ đã chống đối Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF EASTER-C-
Acts 13: 43-52; Psalm 100; Rev. 7: 9, 14-17; John 10: 27-30

A scripture passage doesn't have to be long to pack a powerful and important message. Some people are strengthened and consoled in times of crisis by a simple verse. A verse we may have heard repeated over the years in our liturgical celebrations or readings, takes on significance when we hear it in a new time of need. For example, during this Easter time we hear the risen Christ say to his disciples, "Do not be afraid." During an earlier time in our lives we might have heard that verse and just noted it as part of the story. But if we are struggling this year we hear that simple verse, "Do not be afraid," as a sign that we are not alone in our struggles. In fact the verse might have the very effect on us it speaks of and we find ourselves encouraged and assured that we are not alone at this moment of our lives. At these times of need we experience what Jesus promised, "My sheep hear my voice. I know them and they follow me." We not only hear what he said, we experience Jesus himself in his word.

Today's gospel passage is part of a long section of controversies Jesus is having with his opponents (5:1-10:42). In this section of the gospel. He is threatened with death. He is speaking at the time of the Feast of the Dedication (Hanukkah), which celebrated the cleansing and rededication of the Temple by Judas Maccabeus (164 BCE). One of the major themes in John's Gospel is that Jesus is the new Temple – God's presence with the people. The feast would have stirred up hopes that God would again liberate the people from their current oppressors, the Roman pagans. Jesus is the new Temple and as suggested in the final verse ("The Father and I are one"), he is the new place of God's presence among people. Like the Temple he too is about to suffer destruction but just as God was present in the former Temple, God will continue to be present to and in Jesus.

Jesus' opponents are holding back, waiting to be convinced by spectacular signs. Instead, Jesus invites us to enter his flock and listen to his word. What we hear throughout John's Gospel is that Jesus is the revelation of God – the Word of God made flesh.

Throughout the Hebrew Scriptures people are spoken of as God's flock. Now Jesus claims the true people of Israel will recognize him as their shepherd by hearing his voice and following him. Sheep are always in danger of being snatched away by wolves and thieves. Jesus assures his flock that they will not be snatched away; that God holds on to them. God's grasp on us is stronger than our grasp on God. Jesus can assure us of our own security because God's power is with them. He acted with God's authority; his hand is God's hand.

In John's Gospel "life" is used more than 50 times. There are only seven miracles described in this gospel and among them is the raising of Lazarus from the dead. The dead hear Jesus' voice and are raised to life, just as he promised (5:25). We, the believing readers of John's Gospel, are given an insight where Jesus is from. John tells us that in the Prologue (1:1-18). There he introduces us to the pre-existence of the Word-made-flesh. But many of the characters in this gospel do not know Jesus' origins. In John's Gospel Jesus, the eternal Word, enables those who "hear my voice" to become children of God and have eternal life.

When Jesus speaks of hearing his voice it's not just picking up the sound waves that strike our eardrums. He is asking for more than passive listening. In the Bible when the Word is spoken it is first received – that is the passive event. Then the word heard and accepted leads to action. When Jesus says, "My sheep hear my voice," he is speaking first about hearing him – the passive event. But next comes a necessary response to what they hear, "they follow me." So, first we recognize the voice of God in Jesus, then we follow what he has taught us with the help of the Spirit.

As we heard two Sundays ago (John 20:19-31), on the evening of the resurrection Jesus appeared to his disciples locked behind closed doors and he breathed the Holy Spirit on them saying, "Receive the Holy Spirit." It's that Spirit who enables those who hear the shepherd’s voice to follow him by acting on what they hear.There are a lot of conflicted voices reaching out to grab our attention. Have you been listening to any of the campaign speeches? Amid the shouts and arguments we struggle to listen to what God is saying to us. Jesus want’ us to be careful and watch out for false prophets. He called them wolves in lambs clothing (Matthew 7:15).

From the beginning of the Bible, starting with Adam and Eve, alien voices have drawn people away from God. These voices promise to provide quick solutions to difficult problems. We heed them and soon their words turn to dust. My email box is loaded daily with advertisements for: pills to lose weight, books claiming to give financial acumen; miracle vacuum cleaners; cheap home repairs and books by popular gurus promising tranquility and better health.These are attractive voices, but their promises usually fail, or at best, offer only temporary security. We look for quick and easy self gratification. We do not hear the voice of the shepherd who acknowledges we will have problems in this life, but in spite of that, he offers us peace and we experience his "rod and staff" guiding us. Or, in terms of our second reading, the voice of the elder before the throne assures us, "For the Lamb who is in the center of the throne will shepherd them and lead them to springs of life-giving waters and God will wipe away every tear from their eyes."

The Book of Revelations can sound other-worldly and dreamlike with its exaggerated images. But the book was written for a persecuted Christian community and we can hear the comfort it promises to those who stay faithful to the shepherding voice of the Lord. "God will wipe away every tear from their eyes."

What does "eternal life" look like? In his preaching Jesus offers his followers eternal life, not just in the future, but beginning now, to "the one who hears my word" (John 5:24). In John, eternal life is a deep life that begins here and now for those who hear and act on Jesus' words. It provides: solid ground for us to stand on during life’s storms; peace even amid great change; forgiveness each time we ask; healing for life's wounds. Converts to the faith have passed from death to life. This is promised to remind them that, while there is a realized aspect to eternal life, it is still a promise that will not be fully realized until the future.

The Good Shepherd section of John's Gospel was written in a context of conflict – with Jesus' death looming over the scenes. John wrote his gospel for a Christian community that was conflicted from within and without. In this gospel John is encouraging his community to pay attention to the shepherd, who is present to and guides his flock. They are to listen to him. But more, he pays attention and listens to us, the sheep on his flock. If we hear the voice of the Shepherd we will remain close to him and he will strengthen us as the world closes in and opposes us- as it did to him.
 
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:08 13/04/2016
Chúa Nhật IV PHỤC SINH, năm C
( CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI )
Ga 10, 27-30

CHIÊN CỦA TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI

Hình ảnh đàn chiên đi trên những cánh đồng cỏ ranh xì để ăn cỏ và đi tới những dòng suối trong lanh để uống là hình ảnh diễn ra hằng ngày ở nước Do Thái, nơi dân chúng nhiều nhà sống bằng nghề nuôi cừu, nuôi chiên. Bức ảnh gây ấn tượng nhất đối với chúng tôi là bức hình vẽ Chúa Giêsu vác một con chiên trên vai và đi theo Ngài là cả một đàn chiên gồm con lớn con bé, chiên đực, chiên cái vv…Bức hình ấy xưa kia, Cha xứ đã treo trong phong khách Nhà xứ và chính bức tranh vẽ ấy đã gây óc tò mò và ấn tượng cho nhiều chú giúp lễ…

Lúc còn là chú giúp lễ, tôi thường vào nhà khách của Nhà xứ để ngắm một số những tranh vẽ mà Cha xứ của chúng tôi, một vị Cha xứ có óc nghệ thuật, nhưng lại là vị Cha rất hiền lành và khiêm nhường. Do đó, các chú giúp lễ chúng tôi không ngại ngùng, không sợ sệt lui tới Nhà xứ, giúp đỡ được Cha xứ hay Nhà xứ việc gì thì chúng tôi sẵn sàng làm. Bức tranh gây ấn tượng và tò mò cho tôi là bức tranh vẽ Chúa Giêsu vác chiên trên trên vai. Chúng tôi đã hỏi Cha xứ, Ngài cắt nghĩa cho chúng tôi rằng :” Chúa là Mục tử nhân lành, vác chiên trên vai và đi theo sau Ngài là cả bầy chiên “. Mục tử là Chúa Giêsu. Chiên là Kitô hữu, người có Chúa, thuộc về Chúa. Người Mục tử hiền lành sẽ dẫn đưa và bảo vệ chiên là người tín hữu bằng chính mạng sống của Ngài. Chúa Giêsu, vị Mục tử nhân hậu sẽ dẫn đưa chiên của mình trên những cánh đồng cỏ xanh tươi để chiên tha hồ ăn no nê và sau đó Ngài sẽ dẫn chiên tới uống nước nơi những dòng suối mát như Thánh Vịnh 22 đã viết :” Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi…”. Đức Kitô, Mục tử nhân lành ru chiên mình dưới bóng Cây Sự Sống là Cây Thập giá cứu rỗi Ngài dùng để dẫn đưa con người vào Nước Trời.

Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh người Mục tử hiền lành đang vác chiên, chăm sóc chiên và hướng dẫn chiên để nói về chính mình. Chiên nghe tiếng chủ và không nghe tiếng kẻ lạ hay kẻ trộm cướp ( Ga 10, 27 ). Chiên nghe tiếng Người vì chiên cảm nhận được tình thương sâu đậm mà Chúa Giêsu dành cho con người, dành cho mỗi người. Thật vậy, Chúa là Mục tử tốt lành, Ngài mời gọi mọi người lắng nghe tiếng của Ngài vì chỉ tiếng của Ngài mới đáng tin cậy, vì Ngài từ Thiên Chúa mà đến. Tiếng Chúa sẽ quy tụ, hướng dẫn, bảo vệ mọi người chúng ta, dẫn chúng ta tới Thiên Chúa.

Cha xứ đã giải thích cho chúng tôi hay :” Chiên “ là Tín hữu, là Kitô hữu, là Con Thiên Chúa. Cha của Chúa Giêsu đã sai Con một duy nhất của Ngài là chính Ngài đến thế gian để cứu độ thế gian. Do đó, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, Ngài luôn yêu thương và hướng dẫn, bảo vệ con người. Chúa Giêsu đã lập ra chức linh mục thừa tác để thay mặt Người chăm sóc các tín hữu đang trong cuộc hành trình đức tin hướng về Nước Trời.

Hôm nay, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu, chúng ta hãy nghe lời Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi lần Thứ 53 : ” …Ai đã tận hiến cuộc đời mình cho Chúa thì luôn sẵn sàng để phục vụ Giáo Hội ở bất cứ nơi đâu Giáo Hội cần “ và “ Trong những người tham dự vào các hoạt động mục vụ, các linh mục là những người đặc biệt quan trọng. Trong sứ vụ của họ, họ hoàn thiện những lời của Chúa Giêsu đã nói :” Tôi là cửa chuồng chiên…Tôi là Mục tử tốt lành” (Ga 10,7.11 ). Việc chăm sóc mục vụ ơn gọi là một phần cơ bản của sứ vụ của các linh mục.Các linh mục đồng hành với những ai đang biện phân về ơn gọi của họ, cũng như những ai đã tận hiến cuộc đời của mình để phục vụ Thiên Chúa và của cộng đoàn.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho Giáo Hội có nhiều Mục tử tốt lành theo lòng Chúa mong ước và cũng xin cho mọi người tín hữu biết lắng nghe tiếng nói của các chủ chiên, để càng ngày càng yêu mến Giáo Hội. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Mục tử tốt lành khác với người làm thuê như thế nào ?
2.Chiên ở đây có nghĩa là gì ?
3.Chiên tôi thì nghe tiếng tôi nói lên điều gì ?
4.Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là ngày gì ?
5.Vai trò các linh mục trong việc đào tạo ơn gọi ?
 
Suy niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C
Lm Anthony Trung Thành
17:08 13/04/2016
Suy Niệm Chúa Nhật IV PHỤC SINH C

Hằng năm vào Chúa Nhật IV, Giáo Hội dành riêng để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Đây là dịp thuận tiện để chúng ta suy niệm về gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Đồng thời, chúng ta hãy xét lại bổn phận của chúng ta là đàn chiên đối với vị Mục Tử của mình và một cách nào đó chúng ta cũng là mục tử đối với những người khác.

1. Chúa Giêsu là mục tử nhân lành

Tại đất nước Do Thái, chủ chiên và đàn chiên luôn gắn bó mật thiết với nhau. Chủ chiên đi trước, đàn chiên theo sau. Đàn chiên bao giờ cũng nghe theo tiếng của chủ chiên. Chủ chiên biết từng con chiên: Chiên nào mạnh khoẻ, chiên nào đau yếu. Chiên càng đau yếu thì chủ chiên càng quan tâm chăm sóc. Hình ảnh người mục tử bỏ chín mươi chín con khác để đi tìm con chiên lạc nói lên điều đó (x. Lc 15, 4-7).

Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự nhận mình là chủ chiên. Ngài biết rõ từng con chiên là mỗi người chúng ta “Ta biết chúng và chúng theo ta”. Cách biết của Ngài khác với cách biết bình thường của con người. Cách biết của Ngài giống như Thánh vịnh 139 diễn tả: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả” (Tv 139, 1-2). Ngài biết chúng ta như biết Na-tha-na-en trước khi ông đến trình diện với Ngài: “Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi" (Ga 1, 48). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm khi bà đụng vào gấu áo của Ngài (x. Mc 5, 24-35). Ngài biết chúng ta, như Ngài biết ông Giakêu khi ông đang ngồi trên cây sung (x. Lc 19, 1-10). Ngài biết cả những suy nghĩ của chúng ta dù chúng ta chưa nói ra, như Ngài biết những tư tưởng của các kinh sư (x. Mc 2, 1-12).

Ngài biết để tha thứ, biết để cứu chữa, biết để chỉ dạy và thậm chí Ngài biết để quở trách những khi cần. Thật vậy, Ngài đã tha thứ tội lỗi cho Giakêu, Mathêu. Ngài cứu chữa cho người đàn bà bị bệnh loạn huyết 12 năm. Ngài quở trách những người kinh sư để giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Ngài chỉ dạy cho ông Na-tha-na-en làm cách nào để được cứu rỗi. Ngài đã quan tâm con người cả phần hồn lẫn phần xác. Hình ảnh Con Chiên mà sách Khải Huyền đề cập đến, chính là hình ảnh của chính Ngài. Ngài chăn dắt và dẫn đưa chúng ta tới nguồn nước trường sinh (x. Kh 7,17). Ngài hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời (x. Ga 10,28). Ngài chính là Vị Mục Tử Nhân Lành. Ngài biết chúng ta và Ngài quan tâm săn sóc chúng ta.

2. Chúng ta là đàn chiên của Chúa

Mỗi người chúng ta chính thức trở thành chiên của Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Chiên của Chúa thì phải đi theo Chúa. Chiên của Chúa thì phải lắng nghe tiếng Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta”. Tiếng của Ngài ở đâu? Tiếng của Ngài được thể hiện qua: Kinh Thánh; huấn quyền của Giáo Hội; đời sống cầu nguyện; qua việc thực thi những điều mình đã thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.

Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta phạm tội trọng, lỗi phạm lời thề hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta không tuân phục Đức Giáo Hoàng và các huấn lệnh của Giáo Hội. Chúng ta không nghe tiếng Chúa khi chúng ta ghen ghét đố kỵ với anh chị em mình, không muốn cho anh chị em mình nên tốt hơn. Đó là thái độ của những người Do thía mà chúng ta nghe sách Công Vụ Tông Đồ kể lại trong bài đọc I: khi có nhiều người theo và nghe lời giảng dạy của ông Baraba và ông Phaolô, thì những người Do thái ghen tức, họ phản đối và nhục mạ ông Phaolô. Thậm chí họ tìm cách ngược đại và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Khi họ từ chối lời rao giảng của hai ông, thì hai ông đem Lời Chúa đến rao giảng cho dân ngoại. Thánh Phaolô nói: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất”.

Nếu chúng ta nghe tiếng Chúa thì thuộc về đàn chiên của Chúa, ngược lại chúng ta sẽ không còn là đàn chiên của Chúa nữa mà chính là kẻ thù của Chúa. Trong ngày phán xét chung, Chúa Giêsu là vị thẩm phán sẽ tách biệt loài người thành hai: Bên phải là chiên, bên trái là dê. Chiên là những người lành. Dê là những kẻ dữ (x Mt 25, 31-46). Ngay bây giờ chúng ta đang là chiên hay là dê ? Hy vọng chúng ta là những con chiên ngoan hiền của Chúa.

3. Mỗi chúng ta là mục tử đối với những người khác

Chúa là mục tử của mỗi người chúng ta. Nhưng mỗi người chúng ta cũng là những mục tử của những người khác khi thông dự vào mục tử Giêsu: Đức Giáo Hoàng là mục tử của Giáo Hội; Đức Giám Mục chính toà là mục tử của các tín hữu trong Giáo Phận Ngài coi sóc; Cha xứ là mục tử của các tín hữu trong giáo xứ của mình; Thầy cô giáo lý viên là mục tử của học sinh; Cha mẹ mà mục tử của con cái…Hãy trở thành những mục tử nhân lành, mục tử như lòng Chúa mong muốn. Bậc làm cha làm mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới con cái. Tôi đọc được câu chuyện sau đây trên mạng internet. Nếu cha mẹ nào nghe được nội dung câu chuyện này, chắc chắn cũng phải nghĩ lại thái độ của mình để quan tâm con cái nhiều hơn. Câu chuyện với tựa đề: “Con ước được làm một chiếc điện thoại di động!” Chuyện kể rằng: Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ: “Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”

Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”…”

“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.

“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.

Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại: “Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”

“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.

“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức cầm máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.

Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ: “Trò nào viết bài này vậy em?”

Ngước cặp mắt dâng đầy nước mắt lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào: “Con trai của chúng ta”.

Không cần phân tích, chúng ta cũng hiểu được bài học mà câu chuyện muốn dạy chúng ta. Hãy giảm bớt hoặc gạt bỏ những thứ bên lề như điện thoại, internet hay trò chơi trực tuyến…Để dành thời gian quan tâm, chăm sóc những người thuộc về chúng ta nhiều hơn. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sỹ. Chúng ta không những xin Chúa cho Giáo Hội ngày càng có nhiều bạn trẻ biết quảng đại dâng hiến đời mình trong ơn gọi linh mục và tu sỹ, mà còn phải cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, tu sỹ biết chu toàn bổn phận của mình và noi gương vị Mục Tử Giêsu để trở nên những mục tử nhân lành, những thừa sai của Lòng Thương Xót.

Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành. Vì chúng con, Chúa đã phải hy sinh mạng sống. Xin cho mỗi người chúng con trở nên những con chiên ngoan hiền của Chúa. Khi phải đóng vai mục tử, xin cho cũng con cũng bắt chước mục tử Giêsu để hy sinh, quan tâm và yêu thương những người khác như Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ nhậm chức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng của ĐC Giuse Đặng Đức Ngân
Toma Trương Văn Ân
00:57 13/04/2016
Tường thuật: Lễ Nhậm Chức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân 12.4.2016

Lúc 7giờ 30 sáng 12. 4. 2016, tại sân bay Đà Nẵng, các Cha trong Ban Tư vấn Tòa Giám mục và đông đảo giáo dân Giáo phận Đà Nẵng, hân hoan đón Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục của mình, với đoàn Linh mục và khách Giáo phận Lạng Sơn – Cao bằng. Bó hoa tươi thắm gửi gắm bao tình quí mến đoàn con thảo lên Vị Cha chung, những bắt tay nồng nhiệt với Linh mục và khách Lạng Sơn – Cao Bằng, thể hiện mối dây liên kết mật thiết anh em giữa 2 Giáo phận.

Xem Hình

Đoàn được đón rước về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Đà Nẵng để nghĩ và chuẩn bị những việc cần thiết cho Thánh lễ.

Tại sân nhà thờ Chính Tòa, Đức Cha Giuse – nguyên Giám mục Giáo phận, các Linh mục và Đoàn thể Ban Ngành, Đại diện Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ và cộng đoàn vui mừng đón Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Thân nhân của Ngài và đoàn khách Gp Lạng Sơn – Cao Bằng lúc 9 giờ 30.

Vừa đến trước cổng nhà thờ, hai Đức Cha Giuse ôm hôn bình an và một bé gái tặng vòng hoa, những tràng pháo tay vui mừng của đoàn con đón Cha tôn kính quí mến. Vào đến trước cửa nhà thờ, Đức Cha phủ phục ( nằm) hôn kính mảnh đất Ngài được Giáo Hội giao phó, cầu nguyện vài giây. Ngài đứng lên, Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt (Tổng Đại diện, Chánh xứ Chính Tòa ) trao Thánh Giá cho Đức Cha và Ngài đã hôn kính. Sau đó Đức Cha lấy Nước Thánh ghi dấu trên mình và rảy trên cộng đoàn.

Vào nhà thờ, Đức Cha và đoàn tháp tùng đến trước Cung thánh, Ngài quỳ cầu nguyện ít phút, sau đó đi vào Tòa Giám mục. Tại đây, Cha Đại diện Giáo phận trao chìa khóa và hướng dẫn đến phòng của Ngài.

Đúng 10 giờ, đoàn rước từ sân TGM ra nhà thờ Chính Tòa. Đi đầu Thánh Giá đèn hầu, sách Tin Mừng, Đại diện các Hội đồng Mục vụ giáo xứ mặc quốc phục, Thân nhân và đoàn khách Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Quý Tu Sĩ và Quý Cha đồng tế ( quý Cha Gp Lạng Sơn -Cao Bằng, các Giáo phận bạn và trong Giáo phận), và 15 Đức Cha của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Giuse-Giám mục Giáo phận và Đức Px Lê Văn Hồng – TGM Tổng Giáo phận Huế đi cuối đoàn rước.

Khi Đức Cha Giuse và Đức TGM đến cửa nhà thờ, Linh mục Chưởng nghi mời gọi cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ, Tại đây, Đức TGM giới thiệu Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tân Giám mục Giáo phận Đà Nẵng với Cha Niên Trưởng Ban tư vấn (Bonaventura Mai Thái) và cộng đoàn.

Cha Niên trưởng Ban tư vấn ôm hôn Đức Cha Giuse, Cha bắt tay và ngỏ lời cám ơn Đức TGM Huế: “ Chúng con hết lòng cám ơn ĐTGM, trong tư cách là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận nhà, đã giới thiệu Đức Tân Giám mục Giáo phận Đà Nẵng cho chúng con”.

Tiến lên Cung thánh, sau khi làm dấu Thánh Giá và chào bình an, Cha Bona Mai Thái đã giới thiệu với cộng đoàn Danh tính các Đức Cha hiện diện. Cộng đoàn vổ tay vui mừng khi xướng danh các Ngài. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Phao –lô Bùi văn Đọc – TGM TGP Sài Gòn – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt nam, Đức TGM Leopoldo Girelli – Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Đức HY Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn- TGM Hà Nội….

ĐTGM Phanxico Xavcie hỏi và mời Đức Cha Giuse trình và đọc Tông Sắc bổ nhiệm. Đức Cha đã trao Tông sắc cho Cha Gabrien Nguyễn Ngọc Tuấn ( Chánh văn phòng TGM ) Đại diện Ngài lên thư đài đọc, cộng đoàn vui mừng cùng Tạ ơn Chúa khi nghe Tông Sắc vừa kết thúc.

Tiếp đó, Đức Cha Giuse quì trước Đức TGM Đại diện Đức Thánh Cha, Đức Cha Mattheu Nguyễn Văn Khôi và Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long ngay trước bàn thờ. Ngài tuyên xưng Đức Tin trong: Kinh Tin Kính, Chân lý trong Lời Chúa, những điều Giáo Hội dạy ….và hứa trung thành với Giáo Hội, vâng phục Đức Thánh Cha, thừa nhận tuân phục Đại diện Giáo Hoàng, chăm lo giảng dạy, thánh hóa đoàn Dân Chúa, duy trì hiệp nhất, bảo vệ kho tàng Đức Tin Giáo Hội mà các Tông Đồ truyền lại…..tỏ lòng phụ tử với người lỗi lầm, hứa sống thánh thiện, chu toàn trách vụ, bảo vệ kỷ luật Giáo Hội, tuân giữ Giáo luật, cử hành các Bí Tích….Ngài tỏ tình đặc biệt đến Tu sĩ nam nữ, phát triển nhiều Ơn gọi Thánh, chuyên chăm cầu nguyện và chăm lo công trình truyền Giáo. Nhìn nhận vai trò Giáo dân. Ngài đã xin nhờ ơn Chúa giúp khi đặt tay trên sách Thánh để tuyên hứa những điều đó, và Ngài đã ký các bản tuyên thệ và biên bản nhậm chức ngay trước mặt cộng đoàn tham dự.

Tiếp đó, Đức TGM PX Trưởng Giáo Tỉnh Huế trao gậy và mời Đức Cha Giuse ngồi vào Tòa giám mục. Cùng lúc đó, 2 Thầy tháo khăn voan che Logo khẩu hiệu “ AD GENTES “ ( Đến Với Muôn Dân) ngay trên ngai tòa.

Cộng đoàn vỗ tay và vui mừng cao độ, từ đây Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chính thức Lãnh đao Giáo phận Đà Nẵng. Tiếp đó, Đức Cha ngồi giữa cung thánh, Cha Anton Trần Văn Trường, Đại diện Dân Chúa Giáo phận có đôi lời mừng Đức Cha, Cha đã sơ lượt hiện tình Giáo phận Đà Nẵng và 7 Vị ( Cha Bona Mai Thái, Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Cha Anton Lâm Trọng Thi, Chị Giám Tỉnh dòng Thánh Phao-lô, Thầy Anh dòng Gioan Thiên Chúa và 2 Giáo dân Giáo xứ Chính Tòa ) Đại diện mọi thành phần Dân Chúa tỏ lòng kính yêu, hôn kính và thần phục Đức Giám Mục.

Sau các nghi lễ, Đức Cha Giuse chính thức cai quản Giáo phận, Ngài Chủ sự Thánh lễ, tiếp tục bằng Kinh Vinh Danh.

Trong Bài Giảng Lễ: Đức Cha Mattheu Nguyễn Văn Khôi đưa hình ảnh và giải thích rất vui khi Ngài Nói: ” …Đức Cha tiền nhiệm Châu Ngọc Tri. Châu Ngọc là ngọc ngà châu báu, tri là hiểu biết tri thức. Đức Cha đã để lại nhiều công trình và chương trình quí giá, để lại dấu ấn sâu trong lòng người như dịp mừng 400 năm hạt giống Tin Mừng đến Việt Nam ( 18.1.1615 – 2015); Mừng 50 năm thành lập Giáo phận ( 1963-2013), Năm Thánh Giáo phận (2013-2015). Bây giờ Giáo phận đón Vị đương nhiệm Đặng Đức Ngân. Đặng là được, đức là đức hạnh đạo đức và ngân là tài chánh. Vậy là Giáo phận Đà Nẵng được phúc lớn, được cả phúc đời này và đời sau.

Đi sâu vào bài Tin Mừng, Đức Cha Mattheu xoáy vào 3 vấn đề chính mà đường hướng Mục vụ của Đức Giám Mục Giáo phận hướng tới: Hiệp nhất, Truyền Giáo và mô hình Giáo Hội Gia đình…. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hiệp nhất,….. yêu quí và đi theo Giám mục với nhiều sáng kiến và nổ lực mới, cộng tác với Giám mục, làm thành Giáo Hội Tình Yêu.

Cuối thánh lễ, Đức TGM Phao-lô Bùi Văn Đọc, Đại diện Hội đồng Giám mục Việt nam chúc mừng Đức Cha Giuse được Đức Thánh Cha bổ nhiệm, Ngài tỏ tình hiệp thông, đánh giá cao công việc truyền Giáo của Đức Cha tại Giáo phận Lạng Sơn – cao bằng. Và nay, tại Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse sẽ nhiệt thành hơn và có nhiều sáng kiến nổ lực trong công việc loan báo Tin Mừng cho anh em chưa nhận biết Chúa.

Đức TGM Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh cũng chúc mừng, Đức Tổng cám ơn Đức Cha Giuse tiền nhiệm vì các việc tốt đẹp Đức Cha tiền nhiệm làm cho Giáo phận. ĐTGM dùng hình ảnh Chúa Chiên Lành ôm con chiên nhỏ vào lòng để mời gọi Đức Cha Giuse Tân Giám mục cận kề chăm sóc các tín hữu Ngài được giao phó. Hình ảnh chú chiên nép sát vào lòng mục tử, mời gọi mọi thành phần cộng tác với Giám mục của mình….. để mọi người cùng với Đức Cha hưởng Ân huệ Chúa. ĐTGMcòn mời gọi Đức Cha vâng Lời Chúa đi ra chổ nước sâu để ” thả lưới bắt cá”.

Trước lúc kết lễ, Đức Cha Giuse nói lên tâm tình với cộng đoàn: Ngài dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ, Cha mẹ của Ngài ( dù 2 Vị Thân sinh của Ngài đã mất), Ngài cám ơn Đức Thánh Cha, Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức TGM Chủ tịch HĐGMVN, Đức TGM Trưởng Giáo tỉnh Huế, các Đức Giám Mục, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri và hứa với Đức Cha về việc thay Ngài chăm sóc mẹ già 96 tuổi; Đức Cha Giuse cám ơn quý Cha, Thân nhân, cộng đoàn Giáo phận Lạng Sơn – cao Bằng; Ngài cám ơn Chính Quyền và hy vọng nhiều cộng tác giúp đỡ khi Ngài làm mục vụ tại Giáo phận Đà Nẵng.

Với cộng đoàn giáo phận, thật cảm động khi Ngài nói: “ … từ nay Tôi trở nên trọn vẹn trong tình yêu Chúa, trong tình yêu của Đức Cha Phao-lo Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, là anh em của Linh mục đoàn, người con của Giáo phận…. gia sản thừa hưởng mời gọi tiếp tục hành trình loan báo Tin Mừng….xin mọi người cùng Tôi bước đi con đường Giáo Hội Công Giáo và Tông truyền, đến với nhau, với mọi người Lương Giáo để sẻ chia tình yêu trong Đức Tin … “ và cuối cùng Ngài chúc mọi người hạnh phúc và an bình của Chúa Phục Sinh.

Phép lành trọng thể của Đức Tân Giám mục kết thúc Thánh lễ nhận Giáo phận Đà Nẵng của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân.

Sau Thánh lễ, các Đức Giám Mục, Linh mục đồng tế và cộng đoàn chụp hình lưu niệm tại tiền đường nhà thờ và tiệc mừng trong khuôn viên dòng Thánh Phao –lô thật đầm ấm hạnh phúc.

Được biết:

Đại diện các Cấp Chính Quyền của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, các Tôn Giáo bạn, đã đến tham dự Thánh lễ nhậm chức, tặng hoa và chung tiệc mừng với Đức Tân Giám mục và giáo phận Đà Nẵng.

Giáo xứ Chính Tòa và Dòng Thánh Phao-lô chuẩn bị hậu cần thật tốt.

Ban Truyền thông đã có nhiều cố gắng về nhân sự và kỷ thuật, lắp đặt 2 màn hình lớn, 2 bên hông nhà thờ để cộng đoàn tiện theo dõi tham dự thánh lễ và truyền hình trực tiếp trên trang thông tin của Giáo phận (giaophandanang.org).

Ca đoàn Giáo xứ Thanh Đức hát lễ thật hay và sốt sắng.

Toma Trương Văn Ân
 
Người khuyết tật Gp. Bắc Ninh họp mặt giao lưu và hành hương Năm Thánh
Hiền Hoàng / Nguyễn Thăng
08:54 13/04/2016
Người khuyết tật Gp. Bắc Ninh họp mặt giao lưu và hành hương Năm Thánh

Trên 600 người khuyết tật dự thánh lễ dành cho người khuyết tật giáo phận Bắc Ninh

Hòa với niềm hân hoan của Giáo Hội hoàn vũ mừng Chúa Ki-tô Phục sinh, sáng Chúa Nhật thứ III Phục sinh, gia đình Caritas Giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức buổi giao lưu gặp mặt và thánh lễ cho anh chị em khuyết tật trong toàn giáo phận nhằm tạo điều kiện cho những người khuyết tật được gặp gỡ, chia sẻ, giao lưu, viếng nhà thờ chính tòa Bắc Ninh trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Qua đó, khuyến khích và tạo điều kiện để họ tham gia vào tất cả các hoạt động, thúc đẩy sự bình đẳng, hướng đến xây dựng một xã hội công bằng.

Xem Hình

Tham dự buổi gặp mặt có Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Sj – giám mục giáo phận Bắc Ninh; nữ tu Maria Hoàng Thiên Thu, Phụ trách Ban khuyết tật – Caritas Việt Nam; một số linh mục trong Giáo phận Bắc Ninh; nam nữ tu sỹ, cộng đoàn giáo dân và khoảng 600 người khuyết tật trên địa bàn giáo phận đến họp mặt giao lưu và hành hương Năm Thánh. Đến tham dự buổi họp mặt có đại diện lãnh đạo sở y tế, sở lao động và thương binh bã hội, hội phụ nữ, hội người mù, trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Bắc Ninh;

Chương trình hôm nay gồm các nội dung chính: đón tiếp, trao xe lăn, rước, thánh lễ, gặp mặt chia sẻ, tặng quà và chung chia bữa cơm trưa thân mật.

Trong niềm hân hoan, từng đoàn người khuyết tật từ các nhà tình thương, các làng phong và người khuyết tật ở tại cộng đồng thuộc địa bàn các xứ họ của giáo phận Bắc Ninh quy tụ về tòa giám mục giáo phận Bắc Ninh để tham dự buổi giao lưu gặp mặt và thánh lễ. Đây là lần đầu tiên Caritas Bắc Ninh tổ chức gặp mặt giao lưu và thánh lễ dành riêng cho người khuyết tật với mục đích kêu gọi tới cộng đồng cùng chung bàn tay liên đới, cảm thông sẻ chia đối với những anh chị em kém may mắn. Trong dịp này, Caritas Giáo phận Bắc Ninh đã trao tặng xe lăn cho 70 người khuyết tật.

Từ sáng sớm, mọi người đã thấy bóng dáng thân thương vị cha chung của Giáo phận – Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ hiện diện để chào, thăm những người khuyết tật, người phong thể hiện lòng ưu ái cách đặc biệt của người mục tử đối với những phận đời kém may mắn.

Các tiết mục văn nghệ của các linh hoạt viên giáo xứ Ngô Khê và Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, tạo sự hòa đồng, gắn kết trong cộng đồng dân Chúa.

Nghi thức rước bắt đầu theo thứ tự bình hương tầu hương, Thánh giá nến cao, đoàn kèn đồng, đoàn người khuyết tật, bệnh nhân các làng phong, đoàn khách mời, đoàn nghi lễ cùng tiến vào nhà thờ chuẩn bị cho giờ thánh lễ trang nghiêm.

Thánh lễ được diễn ra thật trang nghiêm và sốt sắng, với tiết trời ưu ái cho cộng đoàn Dân Chúa đến tham dự ngày hành hương. Đức Cha Cosma chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế với ngài có cha tổng đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha Phanxicô Xaviê Bùi Quang Thuận – giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh và quý cha trong giáo phận.

Bài giảng trong thánh lễ, Đức Cha Cosma đã chia sẻ chính kinh nghiệm của ngài khi tiếp xúc với những người khuyết tật và bệnh nhân phong là những người đang mang trong mình nỗi đau về thể xác là nỗi đau do bệnh tật gây nên, và nỗi đau tinh thần đó là sự xa lánh của chính những người thân và những người xung quanh. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi đóng vai trò của một người mục tử để chăm sóc đoàn chiên của Chúa; biết chia sẻ, cảm thông, tha thứ và thể hiện lòng thương xót đối với nhau trong cuộc sống.

Hình ảnh Đức Cha đón tiếp, chào thăm khi những đoàn người khuyết tật mới đến sân tòa giám mục và hình ảnh ngài đến tận nơi để đặt tay chúc lành cho những anh chị em khuyết tật không thể di chuyển được một cách dễ dàng khiến cho mỗi người đều mang trong họ một ấn tượng, một sự cảm động mà qua đó họ cảm nhận được tình thương mến từ một vị mục tử luôn quan tâm yêu mến như mang đến cho họ một niềm khát vọng mới cho cuộc sống.

Sau thánh lễ là chương trình gặp mặt, chia sẻ và tặng quà cho những người khuyết tật, bệnh nhân phong.

Lễ hội người khuyết tật giáo phận Bắc Ninh lần đầu tiên được tổ chức tại tòa giám mục Bắc Ninh với ước mong là cầu nối giữa những tấm lòng hảo tâm muốn gửi trao tình người để xoa dịu những nỗi đau, để nhóm lên những ánh lửa tin yêu cho cuộc đời nơi những thân phận kém may mắn trong xã hội để niềm vui hội ngộ của những người khuyết tật sẽ mãi kéo dài trong cuộc đời của họ.

Được biết ngày họp mặt giao lưu và hành hương Năm Thánh của người khuyết tật hôm nay được sự giúp đỡ của hội VASGC (hội từ thiện người Samania nhân hậu Mỹ -Việt), nhóm Friends for the Poor (bạn của người nghèo) ở Hoa Kỳ và một số ân nhân.

Với phương châm:“Tình yêu trao đi mới là tình yêu tồn tại mãi mãi”, Đức Cha cũng gửi lời cảm ơn đối với những ân nhân, những người đồng hành và giúp đỡ những người khuyết tật, người phong, xin Chúa trả công bội hậu cho họ.

Bài viết: Hiền Hoàng

Ảnh: Nguyễn Thăng
 
Giáo hạt Phú Thọ, Sàigòn : Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm thực thi bác ái
Văn Minh
09:39 13/04/2016
Giáo hạt Phú Thọ: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm thực thi bác ái

“Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế “ (Dt13,16).

Hưởng ứng lời mời gọi của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTTCG) giáo hạt Phú Thọ - chia sẻ bác ái cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ Hiệp Nhất, giáo phận Xuân Lộc, và cơ sở nuôi dưỡng hướng nghiệp trẻ khiếm thị Bừng Sáng, quận 10, TP.HCM.

Xem Hình

Vào lúc 5g30 sáng thứ Bảy ngày 09.04.2016, đại diện Ban Chấp hành (BCH), quý vị ân nhân và các thành viên GĐPTTT hạt Phú Thọ gồm có: 60 người trên 1 xe 45 nghế ngồi và 1 xe 16 nghế, khởi hành từ giáo xứ Tân Phước đi thực thi bác ái. Khi xe rời khỏi TP, đoàn cùng nhau đọc kinh dâng mình xin Thánh Tâm Chúa ban cho đoàn đi được bình an. Trên đường đi, đoàn đến Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, giáo phận Xuân lộc, cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, dâng lên Mẹ những tâm tình và ước nguyện của mỗi người.

Đúng 9g30, đoàn đến giáo xứ Hiệp Nhất, khi xe của đoàn tới được cha xứ Théophile Đỗ Hữu Liêm, thuộc Dòng Thánh Gia, chánh xứ giáo xứ Hiệp Nhất, cha phụ tá Micae Vũ Đình Mai, và đại diện HĐMVGX vui mừng ra chào đón. Sau cái bắt tay thăm hỏi, cha xứ thay mặt giới thiệu đôi nét về bản thân và giáo xứ ngài đang quản nhiệm. Tính đến hôm nay, cha đã gần bước sang tuổi 80. Tuy vậy, nhìn bên ngoài thấy ngài vẫn còn rất khỏe mạnh, ngài được bề trên bổ nhiệm về giáo xứ từ năm 2009 cùng với trên 2300 nhân danh, giáo dân đa số là người gốc Campuchia, sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, số các bạn trẻ thì đi làm công nhân cho các công ty, xí nghiệp. Vì vậy, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đáp lời, ông Giuse Phạm Quang Thúy, thay mặt, BCH ngỏ lời chào mừng quý cha và bà con giáo dân giáo xứ Hiệp Nhất về chuyến đi chia sẻ bác ái cho những người kém may mắn trong cuộc sống. Đây là việc làm thực thi bác ái của GĐPTTT hạt phú Thọ đã có từ nhiều năm nay, cứ vào mỗi dịp Mùa Chay về. Tại đây, đại diện BCH đã trao 200 phần quà cho những người nghèo gồm: 10kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm, và 1 thùng mì gói, trị giá 190.000đ/ phần. Ngoài ra, anh em trong xứ đoàn Vĩnh Hòa và Bắc Hà trao trực tiếp cho cha xứ 2.850.000đ (hai triệu tám trăm năm chục ngàn) tiền mặt, cùng một số quý vị đi trong đoàn tự nguyện quyên góp tiền trao cho ngài. Thực hiện công việc bác ái xong, đoàn được cha xứ mời dùng cơm trưa tại giáo xứ, lúc 13g30, đoàn đi ra Mũi Né Phan Thiết và nghỉ đêm tại giáo xứ Rạng.

Hôm sau, các thành viên tự do tắm biển và chụp hình lưu niệm.

Sau bữa cơm trưa, lúc 13g00, đoàn lên xe trở về TP trong mọi sự bình an.

Được biết, lúc 10g00 ngày 12.04.2016, đại diện BCH đến cơ sở nuôi dưỡng hướng nghiệp trẻ khiếm thị Bừng Sáng số: 266/5 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM, hiện do soeur Maria Nguyễn Thị Hoàng, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, quản lý, cùng 6 soeur và 2 phụ giúp nuôi dạy 30 em khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn đến từ các nơi trong cả nước không phân biệt tôn giáo, tuổi từ 6 đến 22. Trong đó, có 18 em nam và 12 em nữ để trao số tiền 10.000.000đ (mười triệu đồng).

Trước đó, BCH cũng đã trao 2.000.000đ (hai triệu đồng) và 100USD cho quý soeur quản lý nồi cháo từ thiện cho bện nhân tại viện Lao Phạm Ngọc Thạch.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tình đồng chí đến thế là cùng
Hà Minh Thảo
17:22 13/04/2016
TÌNH ĐỒNG CHÍ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG 2

(Tiếp theo)

Sự miễn nhiệm đã xảy ra một cách êm thắm như thẩm quyền Đảng muốn và ba vị trong tứ trụ cũ ‘Sang Trọng Hùng Dũng’ đã ngoan ngoãn nhường ghế những người mới trong bộ bốn mới ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ và ‘ráng làm người tử tế’ như lời từ biệt của Thủ tướng Dũng với các thành viên nội các tại phiên họp cuối cùng ngày 26.03.2016. Sự tử tế nhất phải dành cho ông Nguyễn Sinh Hùng, người đã chủ tọa phiên họp Quốc hội cuối cùng ngày 31.03.2016, để nghe Tổng thư ký viện Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm ông trong các chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia để được biểu quyết thông qua với 455/463, tức 92,11% phiếu bầu. Tiếp theo, thi hành nghị quyết này, các đại biểu, bằng 431/473 phiếu hợp lệ, tức 87,04% (chúng ta nên làm quen với những số bách phân đồng thuận cao này vì họ là những đại biểu ‘Đảng cử, dân bầu). Bởi thế, sau khi chủ tọa Quốc hội miễn nhiệm, một kiểu truất phế trong chế độ ‘dân chủ đến thế là cùng, ông Hùng trả lời nhà báo là ‘Tôi thấy vui vẽ, bằng lòng’. Được hỏi ‘Ông kỳ vọng gì vào người kế nhiệm ?’, ông đáp ‘Theo tôi thì hậu sinh khả úy’.

Nhờ sự ngoan ngoãn này của ông cựu Chủ tịch Quốc hội, nên bà Nguyễn Thị Kim Ngân, sau khi ngồi vào ghế Chủ tịch Quốc hội, đã chủ tọa các phiên miễn nhiệm ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 06.04.2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc tờ trình gửi Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong đó, ông nêu rõ: « Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm bầu Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian đảm nhiệm vai trò này, ông Nguyễn Tấn Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao, nhằm tạo điều kiện đồng bộ kiện toàn bộ máy nhà nước và công tác cán bộ, căn cứ vào các quy định, xin trình Quốc hội xem xét chấp thuận miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ với ông Nguyễn Tấn Dũng ». Chiều cùng ngày, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng báo cáo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu về việc miễn nhiệm này. Sau cùng, Trưởng ban Kiểm phiếu Huỳnh Văn Tí công bố kết quả bầu phiếu kín ‘số phiếu phát ra là 487, thu về 487 phiếu; số hợp lệ 486 và không hợp lệ 1 phiếu; số phiếu đồng ý 418 và không đồng ý 68 phiếu. ‘Căn cứ nội quy kỳ họp, Quốc hội đồng ý miễn nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng’, ông Tí nói thêm.

Như nhiều bình luận gia đã tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu và họ đã phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có nhiều thập niên qua, bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ. Tuy nhiên, vẫn còn ngạc nhiên hơn khi thấy cuộc chuyển quyền đã xảy ra như ý Đảng, theo sự đạo diễn từ Tàu cộng. Phải chăng đó là do sự sai lầm cứ tưởng ông Nguyễn Tấn Dũng theo Mỹ ? Hãy nhìn vào dự án Bauxít và sự tàn phá của nó cùng thãm họa khiếm hụt cán cân thương mại Trung-Việt thì sẽ rõ sự việc. Trong phiên họp cuối cùng với nội các ngày 26.03.2016, Thủ tướng Dũng nhắc đến sự bất công Đảng dành cho ông khi nói ‘Việc đánh giá Thủ tướng và chính phủ, Quốc hội và Đảng đã đánh giá rồi. Hay như Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm dành tỷ lệ tín nhiệm cao nhất với tôi, tôi nghĩ đó là sự đánh giá về nỗ lực của tập thể chính phủ chúng ta’.

Tại các quốc gia dân chủ đa đảng, các đảng chính trị minh bạch vận động đồng bào cử tri tín nhiệm qua những cuộc bầu cử tự do và lương thiện, để hành xử quyền Hành pháp hay Lập pháp bằng những cuộc vận động tranh cử công bằng dựa trên Thành quả, nếu muốn được tái cử, hay những Đề nghị chính sách sẽ thực hiện, nếu được thắng cử. Khi hết nhiệm kỳ luật định, người đang giữ chức vụ đó tự động rời chức vụ và cũng không bị ai hay cơ quan nào buộc rời khỏi chức vụ trước ngày mãn nhiệm, nếu không bị mất năng lực hay phạm trọng tội như bán nước,… Chế tài đối với các chính trị gia ‘bê bối’ là bị cử tri bất tín nhiệm khi tái tranh cử. Tại Pháp, năm 2012, cử tri đã tín nhiệm ông François Hollande vào chức vụ Tổng thống. Ngày nay, mức tín nhiệm ông chỉ còn là 19% số người được viện thống kê Ifop hỏi cho tháng 2/2016, được đăng trên báo Journal du Dimanche. Những cử tri đã bầu cho ông lúc đó, ngày nay đã ‘xuống đường’ nhiều lần trong tháng để phản đối ông.

Chúng tôi, những người đã sống qua hai nền Việt Nam Cộng hòa chính hiệu, đã được mếm mùi dân chủ, tuy dưới sự pháo kích khủng bố của Việt cộng, với những quyền tự do ứng cử và bầu cử. Những cuộc đảo chánh hay chỉnh lý thường do thực dân Mỹ đạo diễn. Tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa không như vậy vì, tại đây, Đảng cộng sản dùng võ lực để cướp chính quyền rồi dùng chế độ công an trị để đàn áp và tàn sát dân. Với thể thức ‘đảng cử, dân bầu’, các đảng viên chia nhau các chức vụ các cấp từ trung ương tới địa phương. Do đó, để được các chức vụ này, do biết tài đức yếu kém của bản thân, họ cần phải kết bè phái với nhau để tranh dành quyền lợi trong đảng. Trong năm 2016, những sự thật về ‘dân chủ như thế là cùng’ sẽ được phơi bày qua cuộc thanh trừng nội bộ mang danh ‘miễn nhiệm’ và sự xuất hiện để bị ‘tố khổ’ của những ứng cử viên độc lập trong ngày bầu cử 22.05.2016. Đây là những viên gạch khả kính mến để xây nền dân chủ cho Việt Nam và cũng là những nhân chứng cho Sự Thật của trò ‘Đảng cử, dân bầu’. Lời Thầy Chí Thánh dạy chúng ta ‘Sự Thật giải thoát anh em’ (Ga 8, 32).

II./ ĐẢNG VI HIẾN và PHẠM LUẬT ?

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, văn bản luật được đề cao là có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013. Ngày 28.09.2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phán ‘Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...’ và ‘Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992’. Ông Trọng có bằng Tiến sĩ chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng) và đang là người quyền lực nhất nước, nên ông phán như vậy thì người dân phải nghe mà thôi.

Theo sự hợp lý, nội quy và cương lĩnh Đảng là những văn kiện nội bộ của Đảng. Còn Hiến pháp và các bộ luật là vấn đề thuộc về quốc gia. Ngoại lệ nước ta (hay như Tàu cộng) , việc nhận định một hành vi hay quyết định Đảng có ‘hợp hiến’ hay không, không thể theo những nhận thức ‘thông thường’. Tức là ta phải xét trên cả hai phương diện: nội quy của Đảng và luật quốc gia. Tại các quốc gia dân chủ và đa đảng, các chính đảng không thể ‘ăn cắp’ một xu trong ngân sách quốc gia là tiền đóng thuế của người dân để xây dựng, điều hành Đất nước hay trợ cấp đồng bào nghèo. Ráng làm đảng tử tế, người cộng sản lãnh đạo Đảng hãy noi gương chính đảng ở những nước dân chủ, được công luận quốc tế tuyên dương, hãy tự lập về tài chính thay vì cứ tự mãn dối trá ‘dân chủ đến thế là cùng’. Do đó, đề nghị chúng ta không để mất giờ để khám phá những sự vi hiến của Đảng và của toàn thể đại biểu Quốc hội vừa bằng lá phiếu thuận hay không cho việc miễn nhiệm cùng việc tuyên thệ ‘tuyệt đối trung thành với…, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’. Đó là không có lý do chính đáng nào để Đảng sai Quốc hội hành động trái với các điều khoản ghi trong Hiến pháp 2013 :
- Điều 87. … Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
- Điều 97. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.

Lời văn viết hai điều này thật rõ ràng để mọi người trung bình có khả năng hiểu như nhau. Tại hai Hội nghị trung ương 13 và 14 và ngay trong Đại hội 12, các đồng chí thẩm quyền Đảng đều nói các vị được ‘tuyển’ vào ‘tam trụ’ sẽ được chuẩn nhận bởi Quốc hội khóa 14, chỉ được bầu vào ngày 22.05.2016 và họp phiên đầu tiên vào tháng 07/2016 đúng theo quy định của các điều 87 và 97 nói trên nơi Hiến pháp 2013. Bất thình lình, Đảng ra lịnh, bất chấp sự vi hiến, phải miễn nhiệm ngay ‘tam trụ’ tại vị tức thì trong khi cả 3 đều được tuyên dương ‘luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao’. Nhưng Đảng ai ? Đại hội Đảng 12 đã phát hiện độc tài Nguyễn Phú Trọng. Vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đi dự họp thượng đỉnh Asian-Hoa kỳ tại Sunnylands, California, đã mời Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam và ông này nhận lời và hứa đến đây vào tháng 05/2016. Để tránh bất ngờ xấu nếu ông Dũng còn tại chức như làm phiền lãnh đạo Tàu, ông Trọng quyết định ‘nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc’ đối với đồng chí X. Rất may cho Tổng Trọng, nhờ điều 4 được ghi đậm nét trong Hiến pháp 1992 lẫn nơi Hiến pháp 2013 ban cho Đảng cộng sản quyền ‘lãnh đạo Nhà nước và xã hội’. Là một nhà độc tài cộng sản thân Tàu, nhân danh Đảng, với quyền lãnh đạo, ông đã loại trừ đồng chí X. Trong cuộc ‘trâu bò hút nhau, ruồi muỗi chết’, hai đồng chí Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cũng biến thành những đồng rận.

III./ CỘNG SẢN VIỆT TIẾP ĐÓN TƯ BẢN MỸ.

Hiện nay, người dân nước Việt đang lo ngại đợt hạn hán nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại Việt Nam cảnh báo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. Hãy nhớ, từ lâu nay, đồng bào luôn khổ sở vì hàng hóa độc hại từ Trung cộng tràn sang và đồ ăn chứa hóa chất Tàu mà người Việt vô cảm đang hại nhau. Trong bối cảnh đó, các lãnh đạo cộng sản vừa thanh toán nhau để chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama lê gót ngọc đến Quê hương, nơi bang giao Việt Mỹ đầy máu và nước mắt từ ngày 08.05.1963, với vụ thãm sát tại đài phát thanh Huế (8 người chết)… Ngày 02.11.1963, Trần Thiện Khiêm (nhân viên CIA) thi hành lịnh bọn thực dân tòa Bạch ốc và Sứ quán Mỹ ở Sài gòn để giết Tổng thống dân cử Ngô Đình Diệm vì không thuận cho quân viễn chinh Mỹ tham chiến ở Việt Nam Cộng hòa. Ba tuần sau, Tổng thống John F. Kennedy tử thương do bị ám sát. Vị Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson đưa quân Mỹ vào Việt Nam và, dĩ nhiên, nhờ đó, kỹ nghệ chiến tranh phát triển : tư bản làm giàu và ngân sách liên bang trở thành khiếm hụt. Như chúng ta đang thấy, cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, tuy dân chủ nhưng không ít những dối trá như ứng cử viên Hilary Clinton đang thu được nhiều tiền trợ giúp từ các nhà tài phiệt, nếu thắng cử, bà có thể từ chối ‘yêu cầu’ của họ không ? Trong chiến tranh tại Việt Nam, các ông Johnson và Nixon đã có những quyết định bất chấp sự thương vong đối với người Mỹ hay người Việt mà chỉ vì họ hy vọng dành được lá phiếu cử tri Mỹ mà thôi.

Một trong số những lính Mỹ đánh giặc với Việt cộng là ông John Kerry từ 1966 đến 1970 với tư cách sĩ quan trừ bị Hải quân. Trở về Hoa kỳ, ông chống lại chiến tranh Việt Nam, nơi 58.209 chiến hữu của ông hy sinh vì lý tưởng Tự do. Khi là Bộ trưởng Ngoại giao, năm 2013, ông sang Việt Nam để dự một Thánh Lễ tại Vương cung Thánh Đường Đức Bà (Sài gòn) và bịa ra việc ‘Linh mục Nguyễn Văn Lý dâng Thánh Lễ trong tù và trao Mình Thánh cho các bạn tù’ để tuyên dương ‘cộng sản Việt có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo’ và để cám ơn Đảng cộng sản đã tuyên dương ông có công giúp chúng thắng trận. Đúng như tiền nhân chúng ta dạy ‘Gần mực thì đen, gần đẻn thì sáng’.

Một cựu chiến sĩ Mỹ khác anh dũng hơn John Kerry là Thượng nghị sĩ John Mc Cain, nhất là trong thời gian bị giam tại nhà tù cộng sản và đã reo hò cổ vũ khi Mỹ dội bom tháng 12/1972. Trong cương vị của mình, ông có giúp những người Việt Nam tị nạn, nhưng sau này, ông trở cờ ủng hộ nhà nước Việt mà ông biết đó một chính phủ độc tài, ác với dân. Tại sao, chính ông biết. Ngày nay, Kerry và ông đều ủng hộ việc bán súng cho cộng sản Việt Nam. Việc này có giúp ích gì cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ? Để chống Tàu cộng ? Các nhà lãnh đạo và các Đại sứ Mỹ có dịp đến Hà tĩnh thấy đền thờ Lê Duẫn với những dòng chữ ‘Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên xô Toàn đảng, toàn quân, toàn dân cùng học tập tư tưởng đạo đức Lê Duẫn’. Bắt đồng bào Việt, nạn nhân cộng sản, thanh toán chi phí mua võ khí để rồi lọt vào tay Tàu cộng là một tội ác.

Những người Mỹ đã hai lần mời Linh mục Nguyễn Văn Lý trả lời tại tòa nhà Lập pháp Liên bang có biết vì sự góp ý thành thật này mà Cha luôn phải trả giá bằng những năm dài tù ‘vô tội’. Đâu là trách nhiệm của Quý Vị đối với Cha, hình ảnh của những tội nhân lương tâm ở nước Việt Nam đau khổ này.

Tổng thống Obama cũng gởi đến Việt Nam Đại sứ Theodore G. Osius III (Ted Osius), người còn quá trẻ so với các đồng vị khác có từ thời Quốc gia Việt Nam và để biết nước nào đã dựng nên cuộc đảo chính ngày 01.11.1963. Sau biến cố này, Đại sứ Federic Nolting từ biệt ngành ngọai giao. Ông Osius được người Mỹ gốc Việt gọi là ‘Đại sứ hai chiều’ khi mang phù hiệu với hai lá cờ Mỹ và Việt cộng lúc đến với cộng đ ồng ng ư ời M ỹ g ốc và tỏ ra rất kỵ ‘Cờ Vàng’ (tôn trọng tự do và lễ phép đến thế là cùng). Đối với ông, nhân quyền đầu tiên là quyền đồng tính và các quyền căn bản khác như tự do ngôn luận, quyền ứng cử đang bị chà đạp có nghe ông lên tiêáng đâu. Chỉ nghe ông ồn ào quảng cáo ‘đi xe đạp, gói bánh…’

Ngày 12.04.2016, Hội đồng Liên tôn Việt Nam công bố bản ‘Nhận định về cuộc trả lời phỏng vấn của Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, ông David Saperstein trên đài RFA ngày 05-04-2016’. Trong đó, vị Đại sứ này đã đề cập đến tình hình tôn giáo tại Việt Nam dưới hai khía cạnh: về lý thuyết là dự Luật tôn giáo mà nhà cầm quyền sắp ban hành; về thực tế là những cách hành xử của nhà cầm quyền đối với các cộng đồng tôn giáo được công nhận và không được công nhận.

Các Giáo Hội tại Việt Nam đều bị nhà nước khống chế, lũng đoạn và xâm nhập. Nhà nước chưa bao giờ cấp cho các tôn giáo có quy chế pháp nhân. Ông cho rằng có những tiến triển của luật mới, mở rộng hơn về tự do mà cộng đồng tôn giáo đề nghị và đây là dấu hiệu khích lệ. Thật sự, năm 2015, khi nhà nước đưa ra dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo (thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 2004) để lấy ý kiến các cộng đồng tôn giáo được công nhận, dự luật bị tất cả phản đối và đòi phải viết lại hay hủy bỏ (như Hội đồng Liên tôn chúng tôi chẳng hạn), vì nó siết chặt hơn Pháp lệnh 2004 và củng cố cơ chế ‘xin-cho’ để gia tăng sự lệ thuộc của các tôn giáo, đi ngược với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, thậm chí với cả Hiến pháp Việt Nam…

Ngay hôm sau khi Đại sứ Lưu động Hoa kỳ về tự do tôn giáo David Saperstein phát biểu sự tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam trên đài RFA, ngày 06.04.2016, đã xảy ra vụ đụng độ giữa lực lựng chức năng và một số giáo dân tại giáo xứ Hướng Phương (Quảng bình). Linh mục Lê Nam Cao, quản xứ cho biết vụ việc xảy ra do giáo dân chuẩn bị trang trí cho lễ chầu lượt của giáo xứ sắp đến nhưng địa phương lại ra tay. Trước đó 15 phút, có 4 giới chức huyện và xã đến nói chuyện và hỏi thăm. Sau khi họ ra về, lực lượng bộ đội, côn(g) an đến và đàn áp người dân. Một số người dân không chấp nhận bị đàn nên phản kháng những kẻ có trang bị đầy đủ súng đạn. Chúng bắn hơi cay vào nhà thờ, nhà xứ và cũng bắn đạn vào gần phía nhà thờ. Vài giáo dân bị thương và đã tự chữa cho nhau. Xưa nay, người dân Hướng phương, đại đa số rất sợ bọn công tác công vụ vì họ tạo những mối thù giữa giáo dân với người không Công Giáo. Đến giờ, những người trẻ không còn sợ trước các bất công và đã phản kháng lại. Cha Cao có điện thoại cho ông phó chủ tịch huyện, ông ta bảo không biết.

Tối ngày 03.04.2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng đã di chuyển đến khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi mà hai nước Tàu – Việt đang tiến hành đàm phán để phân định ranh giới lãnh hải. Ngày 05.04.2016, ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết đại diện Bộ này đã gửi công hàm phản đối đến đại diện Trung cộng ở đại sứ quán tại Hà nội về việc này cũng như sự việc Bắc kinh hoàn tất xây dựng và bắt đầu đưa hải đăng trên đá Subi vào hoạt động. Đây là hải đăng thứ ba mà Tàu cộng xây trên các đá mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền sau Gạc ma và Châu viên. Ngày 08.04.2016, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi cho rằng hoạt động của giàn khoan 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của chúng và đây là một hoạt động thăm dò thương mại bình thường. Chúng hy vọng bên liên quan có quan điểm khách quan và hợp lý về vấn đề này. Nhà cầm quyền ‘hèn với giặc, ác với dân’ Hà nội đành chịu thua. Tháng 5/2014, Trung cộng cũng đã đưa giàn khoan này vào khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Những cuộc biểu đình đã diễn ra để chống bọn xâm lược, nhưng bị Nguyễn Tấn Dũng cấm và bị công an đánh đập. Hai tháng rưỡi sau, giàn khoan đã được rút đi.

Kết luận : Lãnh đạo cộng sản, vì tranh dành nhau để đón Tổng thống Obama, đã tạo ra vụ miễn nhiệm bất chấp vi hiến và phái đoàn Obama đến Việt Nam chỉ vì quyền lợi của họ, nhân quyền cho người dân không đem lợi cho họ, họ chỉ hứa hẹn và nuốt lời.

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 31-49)
Vũ Văn An
22:39 13/04/2016
Chương Hai: Các trải nghiệm và thách đố của các gia đình

31. Phúc lợi của gia đình có tính quyết định đối với tương lai thế giới và tương lai Giáo Hội. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về hôn nhân và gia đình, các vấn đề và thách đố hiện thời của họ. Ta nên tập chú vào các thực tại cụ thể, vì “lời kêu gọi và các đòi hỏi của Thần Khí vang vọng trong các biến cố của lịch sử”, và qua các biến cố này, “Giáo Hội cũng có thể được dẫn tới một cái hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm khôn thấu của hôn nhân và gia đình” (8). Ở đây, tôi sẽ không cố gắng trình bầy mọi điều có thể nói về gia đình ngày nay. Tuy nhiên, vì các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã khảo sát tình thế các gia đình khắp thế giới, nên tôi coi là thích hợp việc bàn tới một số tầm nhìn mục vụ thấu suốt của các ngài, cùng với các quan tâm từ chính kinh nghiệm của tôi.

Thực tại hiện thời của gia đình

32. “Trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, chúng tôi nhìn vào thực tại của gia đình ngày nay trong mọi tính phức tạp của nó, với cả các điểm sáng lẫn điểm tối của nó... Các thay đổi nhân học và văn hóa thời ta đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống và đòi hỏi phải có một lối tiếp cận có phân tích và đa dạng hóa” (9). Mấy thập niên trước đây, các giám mục Tây Ban Nha từng ghi nhận rằng các gia đình đã tiến tới chỗ hưởng được một sự tự do lớn hơn “nhờ việc phân phối bổn phận, trách nhiệm và trách vụ cách công bình hơn; quả vậy, “sự nhấn mạnh nhiều hơn tới việc thông đạt có tính bản vị giữa các người phối ngẫu đã giúp làm cho đời sống gia đình trở nên nhân đạo hơn”, trong khi “cả xã hội ngày nay lẫn xã hội chúng ta đang tiến tới đều không cho phép các hình thức và mẫu mực cũ xưa sống sót một cách không phê phán” (10). Điều cũng hiển nhiên là “các khuynh hướng chính trong các thay đổi nhân học và văn hóa” đang dẫn “các cá nhân, trong cuộc sống bản thân và trong cuộc sống gia đình của họ, tới chỗ càng ngày càng tiếp nhận được ít sự trợ giúp hơn so với quá khứ từ các cơ cấu xã hội” (11).

33. Mặt khác, “cũng phải lưu ý như thế tới mối nguy mỗi ngày một lớn do chủ nghĩa duy cá nhân cực đoan đại diện, một chủ nghĩa đang làm suy yếu các mối dây nối kết gia đình và nhiên hậu chỉ coi các thành viên của gia đình như một đơn vị biệt lập, trong một số trường hợp, còn dẫn tới ý nghĩ cho rằng nhân cách của người ta được lên khuôn bởi chính các thèm muốn được coi như tuyệt đối của họ” (12). “Các căng thẳng do nền văn hóa quá duy cá nhân chủ nghĩa gây ra, một nền văn hóa luôn ám ảnh với của cải và khoái lạc, đang dẫn tới sự bất khoan dung và cảnh thù nghịch trong các gia đình” (13). Ở đây, tôi cũng muốn thêm vào đó nhịp sống vội vã, sự căng thẳng và việc tổ chức xã hội và lao động ngày nay, vì tất cả đều là các nhân tố văn hóa chống lại khả năng đưa ra các quyết định vĩnh viễn. Chúng ta cũng gặp sự bất chắc chắn và hàm hồ phổ biến hiện nay. Thí dụ, chúng ta đúng khi trân quí chủ nghĩa nhân vị vì chủ nghĩa này chọn tính chân thực chống lại thái độ chỉ biết sống theo qui ước. Dù việc này có thể cổ vũ tính tự phát cũng như giúp người ta sử dụng năng khiếu của họ một cách tốt đẹp hơn, nhưng nếu bị hướng dẫn sai, nó có thể khuyến khích thái độ ngờ vực khôn cùng, trốn chạy việc dấn thân, tự giam mình vào tiện nghi, ngạo mạn. Tự do chọn lựa giúp ta dự phóng được đời mình và vun sới được những điều tốt hơn trong ta, nhưng nếu không có các mục tiêu cao thượng cũng như kỷ luật bản thân, nó sẽ thoái hóa, khiến ta bất lực, không thể tự hiến thân một cách quảng đại nữa. Thực vậy, tại nhiều quốc gia nơi con số hôn phối đang giảm dần, số người quyết định sống độc thân hay dành thì giờ cho nhau nhưng không sống chung với nhau, càng ngày càng gia tăng. Chúng ta cũng có thể nhấn mạnh tới việc quan tâm tới công lý rất đáng khâm phục; nhưng, nếu bị hiểu sai, quan tâm này có thể biến các công dân thành các khách hàng chỉ biết quan tâm đến việc được cung cấp các dịch vụ mà thôi.

34. Khi các nhân tố trên ảnh hưởng tới cái hiểu của chúng ta về gia đình, thì gia đình có thể tự biến thành một nơi quá giang, để ta chạy tới khi thấy thuận tiện, hoặc là nơi để ta tới đòi hỏi quyền lợi, còn các mối dây liên kết thì được phó mặc cho tính bấp bênh dễ thay đổi của thèm muốn và hoàn cảnh. Ngày nay, xét cho cùng, người ta rất dễ lẫn lộn tự do chân chính với ý nghĩ cho rằng mỗi người được phán đoán là tốt điều xem ra là tốt đối với họ; như thể, ngoài các cá nhân ra, không còn chi là sự thật, là giá trị, là nguyên tắc để hướng dẫn ta nữa, như thể thẩy đều như nhau, và bất kể là điều gì, cũng phải làm được và được phép làm. Trong ngữ cảnh này, lý tưởng hôn nhân, với sự cam kết độc chiếm và bền vững của nó, kết cục sẽ bị gạt sang một bên, bất cứ khi nào tỏ ra bất tiện hay gây mệt mỏi. Người ta sợ sự cô độc, họ muốn có một môi trường che chở và trung thành, nhưng đồng thời lại khuếch đại nỗi sợ phải sa vào một mối liên hệ có thể ngăn cản việc thể hiện các khát vọng bản thân.

35. Là các Kitô hữu, chúng ta khó có thể ngưng, không cổ vũ hôn nhân, chỉ để tránh đụng chạm tới các nhậy cảm hiện thời, hoặc vì muốn hợp thời thượng hoặc vì cảm thấy bất lực trước các thất bại nhân bản và luân lý. Làm như thế chúng ta đã tước bỏ cả một thế giới giá trị mà chúng ta vốn có thể và phải cung ứng. Đã đành, chỉ biết tố cáo các cái xấu hiện thời như thể ta chẳng thay đổi được gì là điều vô nghĩa. Cũng chẳng ích lợi gì khi cố gắng áp đặt các qui luật chỉ bằng thẩm quyền của mình mà thôi. Điều cần là chúng ta phải ra sức một cách có trách nhiệm và quảng đại hơn trong việc trình bầy các lý lẽ và nguyên động lực cho việc quyết định kết hôn và lập gia đình, và nhờ cách này, giúp các người nam nữ đáp ứng ơn thánh mà Thiên Chúa cung ứng cho họ một cách tốt đẹp hơn.

36. Chúng ta cũng cần phải khiêm tốn và hiện thực, thừa nhận rằng có lúc, cung cách ta trình bầy các niềm tin Kitô Giáo và việc cư xử với người khác chỉ giúp làm gia trọng tình thế đang gây vấn nạn hiện nay mà thôi. Ta cần liều thuốc tự phê lành mạnh. Rồi, ta còn hay trình bầy hôn nhân (tệ đến nỗi) khiến cho ý nghĩa nên một của nó, lời mời gọi lớn lên trong yêu thương của nó và lý tưởng trợ giúp nhau của nó bị che khuất bởi việc hầu như chỉ chuyên chú nhấn mạnh tới nhiệm vụ truyền sinh. Ta cũng đã không luôn cung cấp được sự hướng dẫn vững chắc cho những cặp vợ chồng trẻ, hiểu biết thời khóa biểu của họ, cách suy nghĩ và các quan tâm cụ thể của họ. Có lúc, ta cũng đã đề xuất một lý tưởng thần học về hôn nhân quá trừu tượng và gần như giả tạo, quá xa rời các hoàn cảnh cụ thể và các khả thể thực tế của các gia đình đích thực. Việc lý tưởng hóa thái quá này, nhất là khi ta thất bại trong việc gây hứng cho lòng tín thác vào ơn thánh Chúa, không giúp làm cho hôn nhân trở thành đáng ước muốn và lôi cuốn hơn, nhưng trở thành điều trái ngược hẳn.

37. Từ lâu chúng ta vốn nghĩ rằng chỉ bằng cách nhấn mạnh tới các vấn đề tín lý, sinh học và luân lý, không cần phải khuyến khích sự cởi mở với ơn thánh, ta đã đang cung cấp cho các gia đình sự trợ giúp thỏa đáng, củng cố dây hôn phối và đem lại ý nghĩa cho đời sống vợ chồng rồi. Ta thấy khó có thể trình bầy hôn nhân như con đường năng động để phát triển và hoàn thành bản thân hơn là một gánh nặng suốt đời. Ta cũng thấy khó có thể dành chỗ cho lương tâm tín hữu, những người thường hết mình đáp ứng Tin Mừng, bất chấp các hạn chế bản thân, và có khả năng thực hiện sự biện phân về chính họ trong các hoàn cảnh phức tạp. Chúng ta vốn được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không thay thế chúng.

38. Ta phải biết ơn khi phần lớn người ta còn trân quí các mối liên hệ gia đình vĩnh viễn và có đặc điểm tôn trọng lẫn nhau. Họ biết đánh giá các cố gắng của Giáo Hội nhằm cung ứng sự hướng dẫn và huấn đạo trong các lãnh vực liên hệ tới việc lớn mạnh trong tình yêu, thắng vượt tranh chấp và dưỡng dục con cái. Nhiều người được đánh động bởi ơn thánh tiếp nhận nơi bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, ơn thánh giúp họ đương đầu với các thách đố hôn nhân và gia đình. Ở một số quốc gia, nhất là ở một số nơi tại Châu Phi, chủ nghĩa duy thế tục vẫn chưa làm suy yếu một số giá trị truyền thống, và các cuộc hôn nhân vẫn tạo nên dây nối kết mạnh mẽ giữa hai đại gia đình, với những cơ cấu đuợc ấn định rõ ràng nhằm xử lý các nan đề và tranh chấp. Ngày nay, ta cũng biết ơn các chứng tá hôn nhân, không những chứng tỏ lâu bền, mà còn sinh hoa trái và đầy yêu thương. Tất cả các nhân tố này có sức gợi hứng cho một phương thức mục vụ tích cực và chào đón, có khả năng giúp các cặp vợ chồng lớn lên trong việc biết trân quí các đòi hỏi của Tin Mừng. Ấy thế nhưng, ta thường hay có tư thế phòng ngự, phí phạm năng lực mục vụ vào việc tố cáo thế giới sa đọa mà không đồng lực trong việc đề ra các cách thế tìm được hạnh phúc đích thực. Nhiều người cảm thấy sứ điệp của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình không phản ảnh rõ ràng giáo huấn và các thái độ của Chúa Giêsu, Đấng đã đặt ra một lý tưởng có tính đòi hỏi, nhưng chưa bao giờ bỏ lỡ việc tỏ lòng cảm thương và gần gũi với sự yếu đuối mỏng manh của các cá nhân như người đàn bà Samaria hay người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình.

39. Điều trên không có ý nói rằng ta nên ngưng, không cảnh giác trước sự xuống dốc của văn hóa nữa, một sự xuống dốc khiến người ta không còn cổ vũ tình yêu hay việc tự hiến nữa. Cuộc tham khảo ý kiến diễn ra trước khi có hai Thượng Hội Đồng trước đây cho ta thấy một số triệu chứng khác nhau của “nền văn hóa phù phiếm”. Chẳng hạn, ở đây, tôi nghĩ tới vận tốc độ thay đổi mau chóng của người ta từ mối liên hệ xúc cảm này sang mối liên hệ xúc cảm kia. Theo đường hướng của các mạng lưới xã hội, họ tin rằng tình yêu có thể được nối kết hay tháo gỡ, là tùy ở sở thích của người tiêu thụ, và mối liên hệ mau chóng “bị khóa cứng”. Tôi cũng nghĩ tới các nỗi sợ sệt của người ta khiến họ không dám cam kết vĩnh viễn, tới việc họ bị ám ảnh với thì giờ được tự do và tới các mối liên hệ luôn so đo lợi hại trong việc tránh bị cô đơn, được bảo vệ hay được phục vụ cách nào đó. Chúng ta xử sự với các mối liên hệ xúc cảm theo lối xử lý các đồ vật và môi trường vật chất: mọi sự đều có thể dùng rồi vứt bỏ; mọi người đều dùng rồi liệng bỏ, lấy rồi đập bể, khai thác và vắt cho tới giọt cuối cùng. Rồi, tạm biệt nhé! Tự yêu mình thái quá khiến người ta không còn khả năng nhìn quá con người của họ, quá các thèm muốn và nhu cầu của họ nữa. Ấy thế nhưng, chẳng sớm thì muộn, những người sử dụng người khác kết cục chính họ sẽ bị sử dụng, thao túng và vứt bỏ bởi cùng một não trạng. Điều cũng đáng lưu ý là: các cuộc tan vỡ thường xẩy ra nơi những người cao tuổi chỉ muốn đi tìm một thứ “độc lập” nào đó, chứ không chấp nhận lý tưởng cùng về già với nhau, cùng chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau.

40. “Trong nguy cơ đơn giản hóa thái quá, ta dám cho rằng ta sống trong một nền văn hóa chỉ biết áp lực người trẻ đừng lập gia đình, vì họ thiếu các khả thể đối với tương lai. Ấy thế nhưng, cũng chính nền văn hóa này đã trình bầy với nhiều người khác quá nhiều giải pháp đến nỗi cả người này nữa cũng không dám lập gia đình” (14). Ở một số quốc gia, nhiều người trẻ “hoãn việc cưới xin vì các lý do kinh tế, việc làm hay học hành. Một số làm thế vì các lý do khác, như ảnh hưởng của các ý thức hệ vốn hạ giá hôn nhân và gia đình, muốn tránh thất bại của các cặp vợ chồng khác, sợ điều gì đó họ coi là quá quan trọng và thánh thiêng, các cơ hội xã hội và lợi ích kinh tế vốn liên kết với việc chỉ sống chung với nhau, chỉ quan niệm tình yêu về phương diện thuần cảm xúc và thơ mộng, sợ mất tự do và độc lập, và bác bỏ bất cứ điều bị coi là có tính định chế và bàn giấy thuần túy” (15). Ta cần tìm ra thứ ngôn ngữ, các luận điểm và hình thức làm chứng đúng đắn có khả năng giúp ta đụng chạm tới tâm hồn giới trẻ, lôi cuốn khả năng đại lượng, dấn thân, yêu thương và thậm chí anh hùng của họ nữa, và nhờ cách này, mời gọi họ tiếp nhận thách đố hôn nhân một cách hứng khởi và can đảm.

41. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận rằng “các xu hướng văn hóa trong thế giới ngày nay xem ra không đặt bất cứ giới hạn nào cho cảm giới của người ta”; quả thế, “một cảm giới tự yêu mình thái quá, bất ổn hay dễ thay đổi không luôn giúp người ta trưởng thành”. Các ngài cũng tỏ ý quan tâm tới “việc lan tràn văn hóa khiêu dâm hiện nay và việc thương mãi hóa thân xác, vốn cũng được cổ vũ bởi việc lạm dụng liên mạng”, và tới “các hoàn cảnh đáng chê trách trong đó, người ta bắt buộc phải bước vào mãi dâm”. Trong bối cảnh này, “các cặp vợ chồng thường không chắc chắn, do dự và loay hoay tìm cách lớn lên. Nhiều cặp có khuynh hướng ở lỳ trong các giai đoạn khởi đầu của cuộc sống cảm giới và tính dục của họ. Khủng hoảng trong mối liên hệ vợ chồng sẽ làm gia đình bất ổn và, qua ly thân và ly dị, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho người lớn, cho con cái và cả xã hội như một toàn thể, làm suy yếu các mối dây liên kết cá nhân và xã hội” (16). Các vấn đề vợ chồng “thường được xử lý một cách vội vã, không can đảm kiên nhẫn và suy nghĩ, hy sinh và tha thứ cho nhau. Các thất bại này tạo ra các mối liên hệ mới, các cặp vợ chồng mới, các vụ kết hợp dân sự mới, và các cuộc hôn nhân mới, tạo ra các tình huống gia đình phức tạp và có vấn đề đối với đời sống Kitô hữu” (17).

42. Hơn nữa, “việc suy giảm dân số, vì não trạng chống đối việc có con và được cổ vũ bởi nền chính trị ngừa thai trên thế giới, đã tạo nên không những một tình thế trong đó mối liên hệ giữa các thế hệ không còn được bảo đảm mà cả mối nguy này: với thời gian, việc suy giảm này sẽ dẫn đến cảnh bần cùng hóa kinh tế và mất hết hy vọng vào tương lai. Việc phát triển kỹ thuật sinh học cũng có tác động lớn đối với sinh suất” (18). Thêm vào đó, còn có các nhân tố khác như “kỹ nghệ hóa, cách mạng tình dục, sợ nhân mãn và các vấn nạn kinh tế... Chủ nghĩa duy tiêu thụ cũng khiến người ta không dám có con, chỉ để họ duy trì được một chút tự do hay lối sống nào đó” (19). Lương tâm ngay thẳng của vợ chồng nào biết quảng đại trong việc truyền sinh có thể dẫn họ, vì các lý do đủ nghiêm túc, tới việc giới hạn số con, ấy thế nhưng “vì phẩm giá của lương tâm này, Giáo Hội mạnh mẽ bác bỏ sự can thiệp cưỡng bức của Nhà Nước đòi người ta phải ngừa thai, triệt sản và thậm chí phá thai” (20). Các biện pháp này không thể chấp nhận được ngay ở những nơi có sinh suất cao, ấy thế nhưng ở các quốc gia có sinh suất thấp đến độ gây bối rối, chúng ta vẫn thấy các chính khách khuyến khích các biện pháp này. Như các giám mục Đại Hàn từng nói, việc này “hành động một cách tự mâu thuẫn và sao lãng bổn phận của mình” (20).

43. Việc suy yếu đức tin và thực hành tôn giáo trong một số xã hội đã gây nhiều hậu quả đối với các gia đình, khiến họ càng bị cô lập hơn khi gặp các khó khăn. Các Nghị Thượng Hội Đồng từng ghi nhận rằng “một triệu chứng của sự nghèo nàn lớn lao trong nền văn hóa hiện thời là sự cô đơn, phát sinh từ việc thiếu vắng Thiên Chúa trong đời sống con người và sự mỏng manh trong các mối liên hệ. Cũng có một cảm thức bất lực tổng quát trước các thực tại kinh tế xã hội đôi khi có tác dụng đè bẹp các gia đình... Các gia đình này thường cảm thấy bị bỏ rơi bởi sự thờ ơ và thiếu quan tâm của các định chế. Tác dụng tiêu cực đối với trật tự xã hội khá rõ ràng, như đã thấy trong cuộc khủng hoảng dân số, trong khó khăn nuôi dưỡng con cái, trong do dự chào đón sự sống mới, trong khuynh hướng coi người cao niên như một gánh nặng, và trong việc gia tăng các vấn đề xúc cảm và bùng nổ bạo lực. Nhà Nước có trách nhiệm ban hành các đạo luật và tạo ra việc làm để bảo đảm tương lai cho giới trẻ và giúp họ thể hiện được kế hoạch tạo lập gia đình của họ” (22).

44. Việc thiếu nhà ở xứng đáng và hợp túi tiền thường dẫn tới việc trì hoãn các mối liên hệ chính thức. Cần nhớ rằng “gia đình có quyền có nhà ở xứng đáng, thích hợp cho cuộc sống gia đình và tương xứng với con số thành viên của nó, trong một môi trường thể lý có thể cung cấp các dịch vụ căn bản cho cuộc sống gia đình và cộng đồng” (23). Gia đình và tổ ấm luôn đi đôi với nhau. Điều này giúp ta thấy việc nhấn mạnh tới quyền gia đình chứ không phải chỉ quyền cá nhân là điều quan trọng như thế nào. Gia đình là một thiện ích mà xã hội không thể không có, và nó cần được bảo vệ (24). “Giáo Hội vốn luôn coi việc cổ vũ hôn nhân và gia đình và bảo vệ chúng chống lại những người tấn công chúng là một phần trong sứ mệnh của mình” (25), nhất là ngày nay, khi chúng ít được lưu ý trong các nghị trình chính trị. Các gia đình có quyền “có khả năng trông chờ một chính sách gia đình thoả đáng từ phía các nhà cầm quyền công cộng trong các lãnh vực tư pháp, kinh tế, xã hội và tài chánh” (26). Đôi lúc, nỗi lo âu của các gia đình trở nên bi đát khi, đương đầu với bệnh tật của người thân, họ không có được sự chăm sóc y tế thỏa đáng, hay lao đao trong việc tìm được việc làm xứng đáng. “Các hạn chế kinh tế ngăn cản các gia đình tham dự vào giáo dục, các sinh hoạt văn hóa và can dự vào đời sống xã hội. Bằng nhiều cách, tình hình kinh tế hiện nay đang ngăn cản người ta tham dự vào xã hội. Cách riêng, các gia đình chịu nhiều nan đề liên quan tới việc làm, trong đó, giới trẻ có ít khả thể và việc cung ứng việc làm khá lựa lọc và không chắc chắn. Ngày làm việc dài hơn và thường còn trở nên nặng nề do những thời kỳ phải sống xa gia đình dài hơn. Tình thế này không giúp các thành viên trong gia đình tụ họp với nhau hay giúp cha mẹ ở với con cái một cách có thể nuôi dưỡng các mối liên hệ hàng ngày của họ” (27).

45. “Một số lớn trẻ em sinh ngoài hôn nhân, nhiều em sau đó lớn lên chỉ có một trong các cha mẹ hay trong các gia đình pha trộn hay tái tạo... Việc khai thác tình dục trẻ em là một trong những thực tại tai tiếng và đồi trụy nhất của xã hội hiện nay. Các xã hội trải qua bạo lực vì chiến tranh, vì chủ nghĩa khủng bố hay vì sự hiện hữu của tội ác có tổ chức cũng đang chứng kiến nhiều tình huống gia đình thoái hóa, nhất là tại các đô thị lớn, nơi, trong các khu ngoại ô, hiện tượng gọi là trẻ em hè phố đang gia tăng” (28). Việc lạm dụng tình dục trẻ em càng trở nên tai tiếng hơn nữa khi nó diễn ra ở những nơi đáng lý ra chúng phải được bảo vệ, đặc biệt, trong gia đình, ở trường học và trong các cộng đồng và định chế Kitô Giáo (29).

46. “Di dân là một dấu chỉ thời đại khác cần phải đương đầu và hiểu biết, với tất cả các hậu quả tiêu cực của nó đối với cuộc sống gia đình” (30). Thượng Hội Đồng mới đây đã làm ta lưu ý tới vấn đề này, khi ghi nhận rằng “bằng nhiều cách, việc di dân đang ảnh hưởng tới toàn bộ dân số thuộc nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Giáo Hội vốn đóng một vai trò hàng đầu trong lãnh vực này. Ngày nay, việc duy trì và mở rộng chứng tá Tin Mừng này (xem Mt 25:35) đang khẩn thiết hơn bao giờ hết... Có thể minh chứng tính di động của con người, một tính vốn tương ứng với việc di chuyển tự nhiên của các dân tộc trong lịch sử, là một sự phong phú chân chính, đối với cả các gia đình di dân lẫn xứ sở tiếp đón họ. Nhưng việc gia đình bị cưỡng ép di dân lại là một chuyện khác, khi phát sinh từ các tình huống chiến tranh, bách hại, nghèo khổ, bất công, đầy những thăng trầm của một cuộc hành trình đôi lúc lâm nguy tới chính mạng sống, gây chấn thương cho các cá nhân và làm bất ổn các gia đình. Việc đồng hành với các di dân đòi phải có một nền mục vụ chuyên biệt dành cho các gia đình đang di dân, nhưng cũng dành cho các thành viên của gia đình còn ở lại nguyên quán. Việc này phải được thực hiện song song với việc tôn trọng nền văn hóa của họ, việc đào tạo tôn giáo và nhân bản của nơi họ phát xuất, sự phong phú tâm linh trong các nghi lễ và truyền thống của họ, dù là với một nền mục vụ chuyên biệt... Việc di dân đặc biệt bi thảm và phá hoại đối với các gia đình và các cá nhân khi nó diễn ra cách bất hợp pháp và được trợ giúp bởi các mạng lưới buôn người quốc tế. Ta cũng có thể nói như thế về các phụ nữ và trẻ em không có người đi theo, buộc phải ở lâu tại các nơi tạm cư, các trại tỵ nạn, nơi không thể có việc khởi đầu diễn trình hội nhập. Cảnh nghèo cùng cực và các tình huống khác của việc tản cư đôi lúc còn dẫn các gia đình tới chỗ bán con cho đĩ điếm hoặc cho việc buôn bán bộ phận người” (31). “Việc bách hại các Kitô hữu tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Đông, hiện là những thử thách lớn lao: không những đối với Giáo Hội, mà còn đối với toàn thể cộng đồng quốc tế nữa. Phải khuyến khích mọi cố gắng, cả trong bình diện thực tế, nhằm trợ giúp các gia đình và cộng đồng Kitô Giáo ở lại các nước nguyên quán của họ” (32).

47. Các Nghị Phụ cũng đã kêu gọi phải đặc biệt chú ý tới “các gia đình có các thành viên có nhu cầu đặc biệt, nơi thách đố bất ngờ phải đương đầu với một khuyết tật có thể phá vỡ thế quân bình, các ước nguyện và hoài mong của gia đình… Những gia đình nào biết yêu thương chấp nhận một đứa con khuyết tật đáng được ta hết lời ca ngợi. Họ đem lại cho Giáo Hội và xã hội một chứng tá quí giá về lòng trung thành đối với ơn phúc sự sống. Cùng với cộng đồng Kitô hữu, gia đình sẽ khám phá ra nhiều cử chỉ và ngôn từ mới, những cách hiểu và nhận diện mới, trong hành trình chào đón và chăm sóc mầu nhiệm yếu đuối mỏng manh. Người khuyết tật đem lại cho gia đình một ơn phúc và một dịp may để phát triển yêu thương, giúp đỡ nhau và hợp nhất với nhau… Gia đình nào biết dùng viễn kiến đức tin để tiếp nhận sự hiện diện của những người khuyết tật sẽ biết nhìn nhận và bảo đảm phẩm chất và giá trị của mọi sự sống, với các nhu cầu, quyền lợi và cơ hội của nó. Phương thức này sẽ cổ vũ việc chăm sóc và phục vụ cho người kém may mắn, và khuyến khích người ta xích lại gần họ, tỏ tình âu yếm ở mọi giai đoạn của cuộc sống họ” (33). Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng sự tận tụy và quan tâm đối với các di dân và những người có nhu cầu đặc biệt đều là dấu hiệu của Thần Khí. Cả hai hoàn cảnh này đều có tính điển hình: chúng được dùng để thử nghiệm cam kết tỏ lòng thương xót của ta trong việc chào đón người khác và giúp những người yếu thế trở nên các thành phần trọn vẹn của cộng đồng ta.

48. Phần lớn các gia đình biểu lộ được lòng tôn kính đối với các vị cao niên, bảo bọc các ngài bằng tình âu yếm và coi các ngài như một ơn phúc. Ta phải đánh giá cao các hiệp hội và các phong trào gia đình biết làm việc vì lợi ích của người cao niên, trong cả hai chiều kích thiêng liêng và xã hội… Trong các xã hội đã kỹ nghệ hóa cao, nơi các ngài đang gia tăng về con số trong khi sinh suất giảm, có nguy cơ các ngài bị coi như một gánh nặng. Đàng khác, sự săn sóc mà các ngài đòi hỏi thường gây ra nhiều thử thách cam go thực sự cho những kẻ thân yêu của các ngài” (34). “Ngày nay, việc chăm sóc và quan tâm tới giai đoạn cuối đời càng cần thiết hơn bao giờ hết, khi người ta bị cám dỗ muốn dùng mọi cách loại bỏ giây phút lâm chung. Sự yếu đuối và lệ thuộc của người cao niên đang bị cái lợi hoàn toàn về kinh tế khai thác một cách bất chính. Nhiều gia đình đang cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể tiếp cận giai đoạn cuối cùng của sự sống bằng cách nhấn mạnh tới sự quan trọng trong cảm thức của người ta về việc họ đã chu toàn và nay có thể hòa nhập trọn cuộc hiện sinh của họ vào mầu nhiệm vượt qua. Đa số người cao niên đang được đón tiếp vào các cơ sở của Giáo Hội nơi họ có thể sống trong một bầu không khí thanh thản và giống như ở gia đình về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. An tử và trợ giúp tự sát đang đặt ra nhiều đe dọa trầm trọng cho các gia đình khắp thế giới. Tại nhiều quốc gia, việc thực hành này nay đã thành hợp pháp. Dù cực lực phản đối các thực hành này, Giáo Hội vẫn cảm thấy có bổn phận phải giúp đỡ các gia đình đang chăm sóc người cao niên và các thành viên yếu ớt của họ” (35)

49. Ở đây, tôi cũng muốn nhắc đến hoàn cảnh các gia đình đang sống trong cảnh nghèo cùng cực và bị giới hạn lớn lao. Các vấn đề mà các gia đình nghèo phải đương đầu thường càng có tính thử thách hơn (36). Thí dụ, nếu một bà mẹ đơn chiếc phải tự nuôi dưỡng một đứa con và cần phải để đứa con ở nhà một mình để đi làm, thì đứa con có thể lớn lên chịu đủ mọi loại nguy hiểm và trở ngại đối với việc tăng triển bản thân. Trong những hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn như thế, Giáo Hội phải đặc biệt quan tâm để cung ứng sự hiểu biết, an ủi và chấp nhận, hơn là thẳng thừng áp đặt cả một loạt qui luật chỉ khiến người ta cảm thấy bị phán xử và bỏ rơi bởi chính Người Mẹ vốn được kêu gọi biểu lộ với họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Thay vì cung ứng sức mạnh chữa lành của ơn thánh và ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng, một số người lại “nhồi sọ” sứ điệp này, biến nó thành “những viên đá chết dùng để ném người khác” (37).

Kỳ sau: Một Số Thách Đố
____________________________________________________________________________________________________________
(8) Đức Gioan PHaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio, (22 tháng 11, 1981), 4: AAS 74 (1982), 84.
(9) Relatio Synodi 2014, 5.
(10) Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, Matrimonio y familia (6 tháng 7, 1979), 3, 16, 23.
(11) Relatio Finalis 2015, 5.
(12) Relatio Synodi 2014, 5.
(13) Relatio Finalis 2015, 8.
(14) Diễn Văn Trước Quốc Hội Hoa Kỳ (24 tháng 9, 2015): L’Osservatore Romano, 26 tháng 9, 2015, p. 7.
(15) Relatio Finalis 2015, 29.
(16) Relatio Synodi 2014, 10.
(17) Phiên Toàn Thể Ngoại Thườg Thư Ba Thượng Hội Đồng Giám Mục, Sứ Điệp, 18 tháng 10, 2014.
(18) Relatio Synodi 2014, 10.
(19) Relatio Finalis 2015, 7.
(20) Ibid., 63.
(21) Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn, Towards a Culture of Life! (15 tháng 3, 2007), 2.
(22) Relatio Synodi 2014, 6.
(23) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Charter of the Rights of the Family (22 tháng 10,1983), Art. 11.
(24) Cf. Relatio Finalis 2015, 11-12.
(25) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Charter of the Rights of the Family (22 tháng 10, 1983), Dẫn Nhập.
(26) Ibid., 9.
(27) Relatio Finalis 2015, 14.
(28) Relatio Synodi 2014, 8.
(29) Cf. Relatio Finalis 2015, 78.
(30) Relatio Synodi 2014, 8.
(31) Relatio Finalis 2015, 23; cf. Sứ Điệp Ngày Di Dân Và Tỵ Nạn Thế Giới 17 Tháng Giêng 2016 (12 tháng 9, 2015), L’Osservatore Romano, 2 tháng 10, 2015, p. 8.
(32) Relatio Finalis 2015, 24.
(33) Ibid., 21.
(34) Ibid., 17.
(35) Ibid., 20.
(36) Cf. ibid., 15.
(37) Diễn Văn Bế Mạc Phiên Toàn Thể Thường Lệ Thứ Mười Bốn Thượng Hội Đồng Giám Mục (24 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 26-27 tháng 10, 2015, p. 13.
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Bài Ca Yêu Nước
Trà Lũ
17:20 13/04/2016
Lá thư Canada: Bài Ca Yêu Nước

Thượng tuần tháng Tư, hội viên cao tuổi nhất làng An lạc của chúng tôi, cụ B.95 đã điện thoại lặp lại câu khen Chị Ba Biên Hòa: Lời chị bảo về mùa xuân năm xưa sao mà nó đúng thế. À chuyện này vui lắm.

Số là năm 1995 khi cụ từ VN sang đây, cụ ở chung với gia đình người con bảo lãnh, nhà này có vườn trước vườn sau. Cụ thích làm vườn nên cụ tình nguyện trồng các loại rau ở vườn sau. Cụ sang vào tháng Năm nên bắt tay làm vườn vào tháng Sáu. Vườn rau của cụ xanh mướt. Cụ thích quá sức. Năm sau, cuối tháng Ba, trời chớm vào xuân, thấy hết tuyết và có nắng ấm, cụ liền vội vã mang cuốc xẻng ra làm vườn. Chị Ba thấy vậy bèn ngăn lại: Cụ ơi ở Canada không ai làm vườn vào tháng Ba cả vì ở đây đã có câu nói: “Bao giờ mùa xuân tới mà hiền lành dễ thương như con cừu non thì ta phải cẩn thận, vì con cọp dữ đang tới sau lưng nó”. Quả đúng vậy, năm đó tháng Tư 1996 trời đã đổ tuyết xuống ào ạt khắp nơi, vừa tuyết vừa gió, chao ơi là lạnh. Theo thói quen, ở Canada không ai làm vườn vào tháng Tư cả, phải đợi đến tháng Năm sau ngày lễ nghỉ Victoria Day. Sau ngày này thì không còn lo sợ tuyết và gió lạnh nữa, thiên hạ mới bắt đầu trồng hoa.

Dân làng tôi thường trồng hoa phía trước cửa và trồng rau phía sau nhà. Người say mê trồng các loại rau, nhất là rau thơm là Cụ B.95 và Cụ Chánh tiên chỉ làng. Xưa nay tôi vẫn nói Canada là đất thiên đàng vì bây giờ ở đây ai cũng trồng được mọi thứ có gốc VN, từ rau muống, rau cần, rau đay, rau lang, rau rút đến mọi loài rau thơm, húng, ngò, ngò gai, thì là, kinh giới, tía tô và dấp cá. Cụ Chánh bảo các thứ rau thơm này có thể mua ở chợ, nhưng mang về tới nhà là các rau thơm đã mất hết mùi thơm chỉ còn vị mà thôi. L‎ý do ư? Vì các thứ rau đã bị rửa nước và xịt nước nhiều lần. Nước đã làm bay hết mùi thơm. Quả đúng vậy các cụ ạ. Rau thơm trên vườn, hái xong ta còn thấy mùi thơm, trước khi ăn ta mới rửa thì hương thơm vẫn còn trọn vẹn. Các cụ cứ thử mà xem, vì đây là kinh nghiệm của 2 cụ già, cái gốc ăn uống của các cụ rất lớn.

Ngoài tin nhập đề trên đây, tháng Tư này còn có bao nhiêu tin gây chấn động, do 2 đài phát thanh Chị Ba Biên Hòa và anh John phát ra.

Tin thứ nhất là lời bà già tiên tri Baba Vanga người xứ Bulgaria. Bà là người vô học và bị mù. Bà già thọ 85 tuổi, mất năm 1996. Nhưng bà được coi là một Nostradamus thứ hai. Về quá khứ bà nói trúng rất nhiều việc.

Chẳng hạn năm 1989 bà đã nói trước là tòa tháp đôi ở New York sẽ bị sụp ngày 9.11.2001. Và đã đúng y như vậy. Chẳng hạn bà báo trước trận sóng thần Tsunami năm 2004 tàn phá miền duyên hải nước Nhật, và đã xảy ra đúng như vậy. Chẳng hạn năm 1980 bà báo trước là tàu ngầm nguyên tử của Nga sẽ bị chìm vào năm 2000. Chẳng hạn năm 1990 bà đã nói trước là tổng thống Hoa Kỳ thứ 44 sẽ là một tổng thống người Da Đen. Quả đã đúng vậy.

Và điều tiên báo của bà trước khi chết năm 1996, hiện đang ứng nghiệm cho năm 2016 này. Tin này đang gây chấn động dữ dội: Bà đã báo trước là năm 2016 Âu Châu sẽ bị người Hồi Giáo xâm chiếm, rồi Âu Châu sẽ bị tàn phá hoàn toàn, năm 2025 Âu Châu sẽ thành bãi sa mạc, năm 2043 Âu Châu sẽ là trung tâm Hồi Giáo…

Nghe đến đây thì dân làng xôn xao và lo lắng, vì ai cũng có anh em bà con đang sống ở Âu Châu. Bà đã nói đúng việc dân Hồi Giáo xâm nhập Âu Châu mấy tháng đầu năm 2016, thế thì việc Âu Châu hóa thành bãi sa mạc chắc sẽ xảy ra… Thấy dân làng bắt đầu chửi bọn Hồi Giáo quá khích, anh John bèn lên tiếng: cái lỗi này, xét tới ngọn nguồn thì phải trách cụ tổ Abraham. Ai bảo cụ lấy vợ lẽ làm gì ! Các cụ còn nhớ chuyện này trong sách sử của 3 tôn giáo lớn Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo chứ ? Thuở ấy cụ tổ Abraham chỉ có một vợ tên là Sarah cũng gốc Do thái như cụ. Hai người lấy nhau đã lâu mà vẫn không có con. Bà vợ Sarah có một người tớ gái gốc Ả Rập tên là Nagar xinh đẹp. Bà Sarah liền tiến Hagar cho chồng để làm vợ lẽ. Hagar đẻ con tức thì, đẻ ra cậu con trai đặt tên là Ishmael. Đây là người con trai trưởng của Abraham. Chắc ngài Abraham suốt ngày ôm vợ lẽ nên máu ghen của nàng Sarah nổi lên. Sarah đã chạy chữa ngoại khoa nên về sau cũng có bầu và đẻ ra cậu con trai đặt tên là Isaac. Thế là cuộc chiến nội bộ xảy ra và cô vợ lẽ phải dắt cậu con trai ra đi. Cậu cả này đẻ ra Hồi Giáo. Giá mà cụ Abraham ban đầu đừng lấy vợ lẽ thì đâu có sinh chuyện như ngày nay, làm gì Âu Châu bị đe dọa thành bãi sa mạc trong một chục năm nữa…

Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây bèn gật gù khen chồng mình nói rất đúng: Các ông chồng không bao giờ nên có vợ bé. Nói rộng hơn: các ông không rượu chè cờ bạc hút xách và không mê gái, nghĩa là các ông không mê tứ đổ tường là những ông chồng l‎‎ý tưởng nhất. Phe các bà nghe xong liền vỗ tay râm ran và gật đầu nhất trí với Chị Ba.

Anh John nghe vợ nói xong, anh có ‎‎ý trêu vợ nên xin kể một chuyện tiếu lâm của Pháp. Anh bảo đây là chuyện bên Tây, xin các bà nhớ kỹ nha. Rằng có một ông giám đốc kia là một công chức gương mẫu, sáng đi làm đúng giờ, chiều về nhà đúng giờ. Bữa đó may mắn ông trúng vé số lotto được 500 đồng. Ông bèn tự thưởng cho mình một bữa ăn trưa tại một nhà hàng sang trọng. Trên đường tới tiệm ăn, ông gặp một ông già ăn mày đầu tóc bạc phơ mặt mũi bơ phờ hốc hác. Ông liền động lòng thương và muốn chia sẻ một chút tiền may mắn của mình, ông liền móc ví trao cho ông già 200 đồng. Vừa trao ông vừa hỏi:

- Với số tiền lớn này ông có đi đánh bạc không ? Ông lão trả lời không vì ông khồng hề biết đánh bạc.

- Thế ông có đi uống rượu không?

- Thưa không, vì tôi không hề biết uống rượu

- Thế ông có đi hút cần sa ma túy không?

-Thưa không, vì tôi không thích

-Thế ông có đi xuống khu đèn hồng không?

-Thưa không, vì xưa nay tôi sợ đàn bà lắm

Nghe ông già trả lời 4 câu không như trên thì ông giám đốc kia vô cùng sửng sốt và giật mình. Ông liền nhớ ngay tới bà vợ là người luôn đòi ông phải 4 không như trên. Ông giám đốc liền vui vẻ mời ông già hành khất vào tiệm để cùng ăn trưa. Ông giải thích việc mời đột ngột này: Tôi muốn giới thiệu ông với một người luôn ao ước có một người chồng không tứ đổ tường. Khi đã an vị trong nhà hàng, ông giám đốc bèn rút điện thoại ra gọi cho vợ:

- Em ơi, anh có 2 điều vui để báo cho em: Thứ nhất anh vừa trúng số lotto. Thứ hai anh vừa gặp được mẫu người l‎‎ý tưởng của em. Em ra đây ngay nha.

Anh John kể đến đây rồi xin hết chuyện. Phe các bà nghe xong liền phán: Chuyện gì vừa khô vừa nhạt như nước ốc! Anh John cười chống chế: Vì đó là chuyện đạo đức mà !

Mấy cô Huế liền ghé tai Chị Ba hỏi nhỏ: Anh vừa kể chuyện khiêu khích các bà vợ chúng mình, tối nay về nhà Chị Ba có phạt anh John cái gì không?

- Có chứ! Tôi sẽ bắt ngủ ngoài phòng khách! Anh chồng tôi cũng gớm lắm chứ không hiền như mấy cô nghĩ đâu. Ảnh kể câu chuyện này là có ‎‎ý nói liền ông mà không biết chút xíu về tứ đổ tường là chỉ có nước đi ăn mày !

Cô Tôn Nữ nghe xong câu này liền la lên: Dữ ha!

Vì thấy đề tài này mà để phe các ông khai thác thì sẽ dài vô tận nên Chị Ba nói nhỏ: Truyện này dài lắm, để hôm nào chị em chúng mình bàn riêng với nhau. Bây giờ để tui nói tiếp tin thời sự cho Cụ B.95 nghe.

Tin nóng bỏng tiếp theo là vụ ‘ Hồ Sơ Panama’, một quả bom nguyên tử vừa nổ ra vào đầu tháng này. Nó nổ lớn hơn vụ Wikileaks năm 2010 trăm ngàn lần. Các cụ tỷ phú khắp thế giới những tưởng vừa giấu tiền vừa trốn thuế qua Tổ Hợp Mossaack Fonseca ở Panama trong 40 năm qua sẽ được an toàn vĩnh viễn, ai ngờ chìa khóa hồ sơ mật này đã lọt vào tay một tờ báo bên Đức là Suddeutsche Zeitung, và báo này đã chia tin này cho 107 tổ chức báo chí thế giới. Hồ sơ mật này có hơn 11 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu. Cả thế giới rung động. Nghe nói 2 ông Putin của Nga và Tập Cận Bình của Tàu đang run nhiều nhất. Chắc báo chí mới đọc phớt qua nên mới biết sơ sơ vì kho có trên 11 triệu tài liệu cơ mà. Tuy mới sơ sơ mà ông thủ tướng nước Iceland phải vội vã từ chức ngay. Nghe nói báo chí có thấy 1 tên người VN, và điều đặc biệt ông này là công dân Canada, tên là Eric Van Nguyen. Canada có hồ sơ trốn thuế và rửa tiền của ông này và 7 người đồng bọn từ năm 2014. Hy vọng trong hồ sơ mới tiết lộ này chúng ta sẽ biết được nhiều việc động trời, biết đâu gốc của nó có thể là từ Hà Nội. Mà nếu từ Hà Nội thì bà con ơi, VC sẽ ăn nói làm sao đây. Xưa nay VC luôn miệng nói mình là đầy tớ của nhân dân thế mà sao đầy tớ bây giờ mập phì, nhà cao cửa rộng, của ăn của để có khắp nơi, trong khi ông chủ là nhân dân thì gầy còm xơ xác, chạy ăn từng ngày…

Ông ODP vừa nghe tới tiếng Việt Cộng một cái là giơ tay xin nói ngay một chuyện còn nóng về đề tài này: Ông Lê Dinh, một nhạc sĩ, văn sĩ và nhà báo nổi tiếng ở hải ngoại, hiện cư ngụ ở Montreal gần chúng ta, vừa viết một bài báo rất sâu sắc, ông luận về 2 tiếng Việt Cộng hay vô cùng. Theo nghĩa khởi đầu thì VC là một người Việt theo Cộng Sản. Nhưng thời gian đã chứng minh là tiếng Việt Cộng không mang ‎ý‎ nghĩa đơn sơ đó mà nó mang một ‎ý nghĩa khủng khiếp, ‎ý‎ nghĩa ma quỷ và sự chết. Năm 1954, Việt Cộng chiếm miền Bắc, tức thì một triệu đồng bào bỏ của chạy lấy người trốn vào trong Nam. Năm 1975, Việt Cộng chiếm miền Nam, tức thì một triệu người cũng bỏ của chạy lấy người, rồi kéo thêm hai triệu người nữa. Ngày xưa bọn Tàu cai trị VN cả ngàn năm mà không có ai bỏ nước trốn đi, rồi thời Thực dân Pháp cai trị 100 năm cũng không hề có vụ bỏ nước ra đi… Nhà văn Lê Dinh viết rất hay: Rằng anh giận tôi thì anh có thể chửi tôi bằng bất cứ từ nào, như vô học, du côn, dốt nát, nhưng xin anh đừng chửi tôi là ‘thằng Việt Cộng’nha vì tiếng Việt Cộng đồng nghĩa với ác quỷ, ma quái, man di mọi rợ, lưu manh thảo khấu. Các cụ nhớ tìm đọc bài luận về chữ Việt Cộng của nhà văn Lê Dinh nha, hay lắm.

Và tin cộng đồng VN là các buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen được tổ chức rất trọng thể ở khắp nơi. Tại Toronto có hai buổi, ngày Thứ Bảy 23 ở tòa Đô chính và Thứ Bảy 30 tại tòa thị chính Mississauga bên cạnh. Các buổi lễ gồm việc tôn vinh các anh hùng VNCH đã nằm xuống, tố cáo tội ác bán nước của VC, tố cáo hành vi xâm lăng của Trung Cộng, diễn hành cờ vàng và đặt vòng hoa nơi đài chiền sĩ trận vong. Đồng hương ta tham dự rất đông.

Nhân nói tới ngày quốc hận 30/4, tôi xin nói tới những giải cờ vàng đặc biệt. Không biết các cụ có xem thấy trên mạng hình máy bay bưu điện quốc tế của Đức DHL không ? Đây là việc tình cờ hay là một điềm lạ? Ngày đầu tháng Tư này, hãng máy bay DHL có đường bay quốc tế tới 220 quốc gia trình làng các máy bay khổng lồ sơn màu vàng tươi. Dưới hàng chữ danh hiệu DHL là một giải cờ vàng 3 sọc đỏ vĩ đại chạy dài theo thân máy bay. Các cụ có ‎thấy không: màu cờ vàng của VNCH chúng ta là màu tươi nhất và nổi nhất trong rừng cờ quốc tế hiện nay. Xin chào mừng và ca ngợi hãng hàng không DHL mang quốc kỳ VNCH bay khắp thế giới.

À, còn một tin vui này nữa cũng xuất hiện đầu tháng Tư này. Đó là việc Hội Chợ Expo City ở Osaka đã tôn vinh món phở của Việt Nam là món ngon quốc tế, bằng cách Nhật Bản từ nay gọi ngày 4 tháng Tư là ‘Ngày của PHỞ 4/4’. Một trong những l‎‎ý do chọn ngày 4/4 là vì con số 4, tiếng Anh là Four, chữ Four đọc lên nghe mài mại như chữ Phở. Danh từ PHỞ đã dược quốc tế hóa, đã nằm trong các tự điển lớn của thế giới. Ai cũng biết đến nó. Ngày xưa hồi 1980 tôi rủ một anh bạn Canada đi ăn tối, anh hỏi món ăn chính là món gì, tôi trả lời là món Phở, Vietnamese Soup. Bạn tôi ngạc nhiên lắm vì ăn tối mà chỉ ăn soup sao. Theo thực đơn các nhà hàng Canada ở đây thì món soup chỉ là món khai vị, không bao giờ là món chính cả. Tôi bảo anh bạn Canada cứ đi ăn thử đã, đừng có thắc mắc. Đến khi một tô phở lớn nghi ngút khói và thơm lừng được bưng ra, đầy những lát thịt vừa tái vừa chín, vừa gân vừa nạm, thì ông bạn vái tôi một cái dài. Tôi chỉ dẫn ông cách ăn. Trước hết là nếm nước phở, nếm từ từ thong thả, bạn có thấy nhiều hương vị không. Rồi bạn ăn thử một miếng thịt, ngon chứ. Bây giờ mới là lúc bạn quyết định sẽ thêm những gia vị gì nha. Nước mắm nè, tiêu này, ớt này, húng quế này, lá ngò này. Bạn tôi nhìn sang bàn bên cạnh thấy mấy bà mấy cô VN đua nhau xịt thêm tương đen tương đỏ và vắt chanh, bạn tôi liền định bắt chước, tôi đã giơ tay ngăn lại. Chớ, bạn chớ làm thế. Nước tô phở của bạn đang có màu trong lóng lánh, đây là một tuyệt tác của mỗi nhà hàng, bây giờ bạn cho tương đen tương đỏ vào là bạn biến nó ra một tô hủ tíu tả pí lù, gián tiếp bạn chê nhà hàng không biếp nêm nếm. Anh bạn Canada đã nhớ mãi lời dặn này của tôi nên về sau mê phở rồi, mỗi khi anh giới thiệu gia đình đi ăn phở, anh đều chỉ dẫn cẩn thận như tôi. Bây giờ anh, gia đình anh và bạn bè anh đều mê phở. Họ còn biết gọi thêm món tái, món gân, món nạm, món gầu. Tôi hy vọng là món phở 4/4 vừa được vinh danh bên Nhật cũng sẽ được hướng dẫn cách ăn trúng cách như vậy. Đừng theo lối tả pí lù tương đen tương đỏ nha bà con !

Ông ODP nghe tôi nói về phở thì thêm chuyện phở di cư. Rằng năm 1954, phở Bắc đã di cư vào Nam, để lại miền Bắc một tô phở nghèo nàn gọi là ‘phở không người lái’ và ‘phở mì chính’. Năm 1975 Phở Miền Nam ra giải phóng phở miền Bắc đem theo thịt bò và giá sống.

Gần đây tôi được đọc một loạt bài phóng sự về Phở ở California, do 2 nữ phóng viên Thiên An và Ngọc Lan viết, bài viết thật là hay và công phu. Không ngờ các bạn trẻ này đã có những nhận xét thật chính xác và chính truyền của phở. Tôi định năm nay nếu đi Cali nhất định tôi sẽ mời 2 cô phóng viên Thiên An và Ngọc Lan cùng đi ăn ‘Phở 86’ để cùng chia sẻ thêm những hương vị mặn mà và ngọt thanh của nước phở, món thịt tái filet mignon để riêng ăn riêng hương vị sẽ ra sao, món gầu giòn có chút mỡ và xí quách dai dai beo béo như thế nào…

Dân làng chúng tôi còn đang mê mải bàn về phở thì Cụ Chánh hiện ra với một xấp giấy trên tay. Cụ nói:

Lão già hay quên nên xin cho lão nói ngay việc này. Lão xin tặng mỗi người một tập tài liệu vừa hiếm vừa qu‎ý. Có thể các bạn đã đọc rồi mà không lưu trữ, vậy xin các bạn cất bài này vào kho, để bên gia phả, để dành cho các con và các cháu. Thưa, đây là bài diễn văn của Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Ngày 30/4 năm ngoái, bà đã từ Hoa Kỳ sang Canada, bà đến với cộng đồng VN ở Montreal và đã ứng khẩu một bài nói chuyện hay tuyệt vời. Bài này đã gây xúc động khắp nơi. Bà là nhà khoa học nên lời bà nói đâu ra đấy, không sai không sót một chút nào, bà trộn vào bài những lời tâm huyết và lòng yêu quê hương Việt Nam sâu sắc. Lão đã đọc bài này nhiều lần, luôn luôn thấy nó hay thấm thía, luôn luôn làm lão xúc động. Chẳng hạn sau khi vẽ ra một hình ảnh bi đát là CSVN làm tan hoang đất nước và băng hoại xã hội, Bà Ánh lên tiếng hỏi:

…Trong bối cảnh này, câu hỏi lớn nhất là người Việt hải ngoại cần phải làm gì cho tương lai dân tộc. Mà tương lai của dân tộc thì luôn luôn nằm trong tay những người trẻ. Vậy câu hỏi chính xác hơn là chúng ta phải làm gì để khuyến khích tuổi trẻ hải ngoại tiếp tay với những người tuổi trẻ trong nước bảo vệ quê hương và tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền…

Các bạn đã nghĩ ra câu trả lời chưa?

Bà đã nói lời kết như sau:

“…Những lời nói sau cùng tôi xin được dành cho những người trẻ VN, và xin mượn tựa đề một tác phẩm của cố văn sĩ Duyên Anh có tên là ‘Mơ Thành Người Quang Trung’, một trong những anh hùng chống Bắc xâm vĩ đại nhất của lịch sử VN. Vâng, tất cả chúng ta xin hãy mơ thành người Quang Trung.”

Nói xong Cụ Chánh phát cho dân làng mỗi người một xấp bài diễn văn đầy hoa đầy lửa yêu nước này. Vừa đưa bài cụ vừa nói: Xin trao cho các con cháu chắt chúng ta ngọn lửa.

TRÀ LŨ

LTS: Độc giả đã có ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa ? Tiếng cười là thuốc trường sinh, 1 tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Toàn tập gồm 4 cuốn, có hơn 1800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau. Giá $85 mỹ kim ở Mỹ và Canada. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Phật Di Lặc
Đặng Đức Cương
18:09 13/04/2016
NỤ CƯỜI PHẬT DI LẶC
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ông Di Lặc cười hay ha
Ông luôn ở gần ta
Mang trong lòng niềm thương yêu
Cứu nhân giúp thế an lành..
Ai xuôi ngược nơi tha phương
Hay là không có tình thương
Hãy nhớ đến ông Di Lặc
Rồi sẽ thấy yêu đời.
(Trích ca khúc của Phi Bằng)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 07/04– 13/04/2016: Câu chuyện Con Đường Emmaus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:11 13/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội đang cần những vị thánh và những vị tử đạo của ngày hôm nay

Họ là những vị thánh và là những vị tử đạo của cuộc sống thường ngày trong thời đại hôm nay. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, họ giúp Giáo Hội không ngừng tiến lên qua những lời chứng mạnh mẽ và can đảm về Chúa Giêsu Phục Sinh. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm, ngày 07.04, tại nguyện đường Thánh Marta.

Kitô hữu là người có một đời sống chứng tá

Bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ thuật lại lòng can đảm của Phê-rô. Sau khi chữa lành cho người bại liệt, Phê-rô đã công bố về sự phục sinh của Đức Giêsu trước Thượng Hội Đồng. Khi nghe những lời ấy, họ giận điên lên và muốn giết ông cùng các Tông Đồ. Mặc dù họ ngăn cấm không được giảng dạy về danh Đức Giêsu nhưng Phê-rô vẫn tiếp tục loan báo Tin Mừng, vì phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. Một Phê-rô can đảm như thế hoàn toàn khác với Phê-rô nhút nhát trong tối thứ Sáu Tuần Thánh, lúc ấy ông đầy sợ hãi đến nỗi đã chối thầy đến ba lần. Bây giờ, Phê-rô đã trở thành một chứng nhân can trường. Như vậy, những chứng nhân Kitô giáo bước đi trên cùng một quan lộ với Đức Giêsu, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Cách này hay cách khác, Kitô hữu là người có một đời sống chứng tá cho sự thật.

Sự thống nhất giữa đời sống với những gì chúng ta đã thấy và đã nghe thực sự là khởi điểm của lời chứng. Nhưng có một nét đặc biệt nơi lời chứng tá Kitô giáo. Bởi vì lời chứng ấy không chỉ là làm chứng nhưng luôn có hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là chúng ta làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh và khía cạnh thứ hai chính là Chúa Thánh Thần. Không có Thần Khí thì cũng không có lời chứng về Đức Kitô. Lời chứng và chính đời sống Kitô giáo là một ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta nhờ Thần Khí.

Những vị tử đạo ngày nay

Không có Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể là chứng nhân. Chứng nhân là người đồng nhất mình với những gì mình nói, mình làm và với những gì mình đã được nhận lãnh, đó chính là Chúa Thánh Thần. Đây chính là sự can trường Kitô giáo và đây cũng chính là một chứng tá. Chúng ta có rất nhiều chứng tá của các vị tử đạo ngày nay. Họ là những người bị đánh đuổi và phải trốn chạy khỏi quê hương đất nước. Họ bị cắt cổ, bị bách hại, bị giết chết. Và họ đã can đảm tuyên xưng Đức Giêsu cho đến những hơi thở cuối cùng. Chúng ta cũng có chứng tá của rất nhiều Kitô hữu ngày nay. Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt nhưng họ vẫn mạnh mẽ xác tín rằng: ‘Tôi không làm việc này. Tôi không thể làm điều xấu cho người khác. Tôi không thể gian dối. Tôi không thể sống một cuộc sống nửa vời hai mặt. Tôi phải làm chứng.’ Lời chứng đó chính là những gì mà với đức tin, họ đã được thấy và được nghe. Hay nói khác đi, với Thần Khí, Đấng mà họ đã được lãnh nhận như quà tặng của Thiên Chúa, họ mạnh mẽ làm chứng về Đức Giêsu Phục Sinh.

Những vị thánh trong đời sống hằng ngày

Trong những giai đoạn lịch sử khó khăn, người ta thường nghe nói rằng: ‘Tổ quốc đang cần những anh hùng.’ Điều này rất đúng và hoàn toàn chính đáng. Nhưng tôi tự hỏi: ‘Giáo Hội ngày hôm nay đang cần điều gì?’ Xin thưa: ‘Giáo Hội đang cần những chứng nhân, đang cần những vị tử đạo.’ Giáo Hội đang cần những chứng nhân, tức là những vị thánh, những vị thánh trong cuộc sống thường ngày. Họ là những người có một đời sống minh bạch, thống nhất với những gì họ nói, họ làm. Và họ sẵn sàng là những chứng nhân cho đến tận cùng, kể cả phải chết. Đây chính là những giọt máu sống động của Giáo Hội. Đây cũng chính là những người giúp Giáo Hội không ngừng tiến lên phía trước. Họ là những chứng nhân dám mạnh mẽ tuyên xưng Đức Giêsu đã phục sinh và Ngài đang sống. Họ đã làm chứng bằng chính đời sống tốt lành, thống nhất của mình, nhờ ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng mà họ đã được lãnh nhận như một quà tặng của Thiên Chúa.

2. Kitô hữu sống sự hòa hợp của Thần Khí chứ không phải sự yên ổn do thỏa hiệp

“Không thể lẫn lộn sự hòa hợp ngự trị trong cộng đoàn Kitô hữu, là hoa trái của Thần Khí, với sự ‘yên ổn’ có được do dàn xếp, thương lượng thường che đậy đi những xung đột và chia rẽ bên trong. Một cộng đoàn được hợp nhất trong Đức Kitô cũng là một cộng đoàn tràn đầy sức mạnh và can đảm.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 05.04, tại nguyện đường thánh Marta.

Một lòng một ý, không ai phải thiếu thốn, mỗi người được phân phát tùy theo nhu cầu. Đó là bức tranh mà sách Công vụ Tông Đồ miêu tả lại. Từ bức tranh ấy, xuất hiện một từ có thể tổng hợp tất cả những tình cảm và lối sống của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, đó là: hòa hợp.

Tiền bạc – kẻ thù gây chia rẽ

Chúng ta có thể đồng thuận với nhau một tình trạng hòa bình nhất định nào đó. Nhưng sự hòa hợp là một ân sủng nội tâm chỉ có Chúa Thánh Thần mới thực hiện được. Và những cộng đoàn Kitô hữu sơ khai đã sống trong sự hòa hợp đó chứ không phải tình trạng yên ổn do thỏa hiệp. Có hai dấu hiệu của sự hòa hợp: không ai phải thiếu thốn và mọi sự đều là của chung. Điều ấy có nghĩa là gì? Họ sống với nhau chỉ có một lòng một ý, không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Thật sự không ai trong số họ phải thiếu thốn. Sự hòa hợp đích thực của Chúa Thánh Thần lại có một sự liên hệ trái ngược rất mạnh mẽ với tiền bạc: tiền chính là kẻ thù của sự hòa hợp, tiền là sự quy kỷ. Vì thế, dấu hiệu của sự hòa hợp là mọi người biết cho đi tất cả những gì mình có, vì họ không còn thiếu thốn nữa.

Sự yên ổn do thỏa hiệp – một tình trạng mong manh

Sách Công vụ Tông Đồ kể lại rằng ông Banaba đã bán tất cả vườn tược của mình, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Nhưng ngay sau đó, câu chuyện thuật lại một chi tiết khác có phần trái ngược với lúc đầu. Chi tiết này không được nhắc đến trong bài đọc một hôm nay: Có một người tên là Khanania cùng với vợ là Xaphira bán một thửa đất. Hai ông bà giả vờ đã đưa tất cả số tiền cho các Tông Đồ, nhưng thật ra là giữ lại một phần tiền. Chọn lựa này đã khiến họ phải trả một giá rất cay đắng là cái chết. Thiên Chúa và tiền bạc là hai ông chủ mà những người tôi tớ phục vụ không được lẫn lộn. Và như thế, cũng rất có nguy cơ, người ta sẽ nhầm lẫn hòa hợp với sự yên ổn chóng qua do thỏa hiệp.

Một cộng đoàn có thể rất yên ổn, tốt đẹp; mọi sự đều suôn sẻ nhưng không hề có hòa hợp. Thật vậy, có lần tôi đã nghe được từ một vị Giám mục một điều khá lý thú: ‘Trong giáo phận, tình hình rất yên ắng. Nhưng nếu bạn chỉ cần đụng vào vấn đề này; vâng, chỉ cần đụng vào vấn đề này thôi, thì ngay lập tức chiến tranh sẽ bùng nổ.’ Đúng là một sự hòa hợp do thỏa hiệp! Và đó không phải là sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần. Chúng ta gọi đó là sự hòa hợp giả tạo, giống như trường hợp của ông Khanania và vợ là bà Xaphira với tất cả những gì mà họ đã làm.

Thần Khí và ơn can đảm

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc mời gọi mọi người cùng đọc lại sách Công vụ Tông Đồ về những Kitô hữu sơ khai và đời sống chung của họ: “Sẽ thật tốt nếu chúng ta biết cách để làm chứng tá trong những môi trường mà chúng ta đang sống. Sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta lòng quảng đại để không giữ bất cứ gì làm của riêng, cho dù có thiếu thốn. Sự hòa hợp ấy ban cho chúng ta một thái độ thứ hai: ‘Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng’. Điều này có nghĩa là các ông được ơn can đảm. Khi có sự hòa hợp trong Giáo Hội, trong cộng đoàn thì sẽ có sự can đảm, can đảm để làm chứng về Thiên Chúa Phục Sinh.”

3. Con Đường Emmaus

Nói đến những người không nhà không cửa, người ta thường nhắc đến cha Henri Groués quen được gọi tắt là cha Pierre, người đã sáng lập cộng đồng Emmaus nhằm giúp những người bần cùng tự tay xây dựng cuộc sống của họ.

Phong trào cộng đồng Emmaus khởi sự bằng một căn nhà đổ nát ở vòng đai của thành phố Paris vào hồi đệ nhị thế chiến. Những người khách đầu tiên của tổ ấm này là các thanh thiếu niên bụi đời, những người không nhà không cửa, hoặc các tù nhân vừa được phóng thích.

Câu nói đầu tiên của cha Pierre với những người mới đặt chân đến cộng đồng là: “Bạn không được may mắn, nhưng tôi cần bạn để giúp đỡ những người khác...”. Dù khổ sở đến đâu, ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị của mình, ai cũng muốn trở thành hữu ích cho người khác. Ðó là niềm tin mà cha Pierre luôn khơi dậy nơi những người đã mất tất cả hy vọng.

Cha Pierre đặt tên Emmaus cho cộng đồng của Ngài là để nhớ lại câu chuyện của hai người môn đệ Chúa Giêsu trong buổi chiều Phục Sinh. Cũng như hai người môn đệ này, giữa lúc họ tưởng như mất tất cả, Chúa Giêsu đã hiện đến mang lại niềm tin cho họ. Cũng thế, cha Pierre và những người bạn đầu tiên của Ngài đã tìm gặp được hứng khởi, niềm tin yêu giữa những mất mát ê chề của cuộc sống.

Tạo lại niềm hy vọng vào cuộc sống đó là khẩu lệnh của cha Pierre, và xây dựng lại niềm hy vọng đó từ những đổ nát, mất mát. Chính vì thế mà cộng đồng Emmaus chủ trương đi thu nhặt lại các đồ phế thải, các vật dụng cũ kỹ để chế biến và bán lại, như một sản phẩm cho chính tay mình làm nên.

Hiện nay phong trào đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới với khoảng 290 cộng đồng. Tất cả mọi người trong cộng đồng đều sống với niềm hy vọng từ những đổ nát và mất mát trong cuộc sống.

Tin Mừng của Thánh Luca thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó, có hai người môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Emmaus, trở về làng cũ của họ.

Cái chết của Chúa Giêsu là một chấm hết đối với họ: hết mộng công hầu khanh tướng, hết giấc mơ của một nước Israel thịnh vượng, hết mọi hy vọng. Trở về làng cũ tức là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu của lợi lộc, thất bại trở thành khởi điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành vui mừng hân hoan... Ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu đã mặc cho mọi biến cố của cuộc sống một ý nghĩa mới. Tin tưởng lạc quan đã trở thành nhân đức cơ bản của đời Kitô.

Ở bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời đại nào, sau một lần đổ nát, người ta thường hát lên điệp khúc: Hãy xây dựng lại từ đổ nát!

Ðó là niềm tin mà hơn bất cứ lúc nào chúng ta cần phải bám lấy... Bạn đang sầu khổ vì những mất mát ê chề trong cuộc sống ư? Bạn đang quằn quại trong đau khổ của thể xác và tinh thần ư? Bạn đang cảm thấy mình ở dưới vực thẳm của tội lỗi ư?

Chúa Giêsu của thành Emmaus đang nói với bạn: đừng thất vọng, Ngài đang đồng hành với bạn, và với Ngài, bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Kitô hữu là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’

“Hãy tự hỏi mình xem liệu tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay là người luôn quay mặt giả điếc làm không thèm trả lời.” Đây là một trong những thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trong bài giảng thánh lễ sáng hôm nay, thứ 2, ngày 04.04, tại nguyện đường Thánh Marta. Đây là thánh lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha tại nguyện đường này sau thời gian nghỉ lễ Phục Sinh. Khởi đi từ Lễ Truyền Tin hôm nay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Chính tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cách cửa dẫn đến tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu.”

Áp-ra-ham đã vâng phục Thiên Chúa, đã thưa tiếng ‘vâng’ trước lời mời gọi của Chúa và sẵn sàng rời bỏ vùng đất bấy lâu nay đã sống để lên đường đi đến nơi ông không hề biết. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung bài giảng của mình vào ‘chuỗi dây của những tiếng xin vâng’, được bắt đầu với Áp-ra-ham. Khi đề cập trến biến cố Truyền Tin, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng căn tính của con người, ngay cả của những người thời cổ xưa như Áp-ra-ham và Mô-sê, chính là biết đáp tiếng ‘xin vâng’ trước sự kỳ vọng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cũng nghĩ đến Isaia, khi Thiên Chúa sai ông đi nói chuyện với dân chúng, dường như ông đã do dự và trả lời rằng ‘môi miệng ông ô uế’.

Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria mở ra cánh cửa để dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu

Thiên Chúa thanh tẩy môi miệng của Isaia và ông đã thưa ‘xin vâng’. Điều này cũng xảy ra với tiên tri Giê-rê-mia khi ông nhận thấy mình không biết ăn nói, nhưng sau đó ông đã đáp ‘‘xin vâng’’ với Thiên Chúa. Ngày hôm nay, Tin Mừng nói với chúng ta điểm cuối cùng của chuỗi dây ‘xin vâng’ ấy, được bắt đầu từ một tiếng ‘xin vâng’ khác: đó chính là tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria. Với tiếng ‘xin vâng’ này, Thiên Chúa không chỉ còn là ghé mắt nhìn đến Dân Người, hay bước đi đồng hành với Dân Người nữa, nhưng Thiên Chúa đã thực sự trở nên một người trong chúng ta và mang lấy thân xác phàm nhân. Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cánh cửa dẫn tới tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu: ‘Con đến để thực thi ý Chúa.’ Đức Giêsu đã cùng với tiếng ‘xin vâng’ này bước trọn cuộc hành trình dương thế, đến tận cây Thánh Giá. Trong giây phút sắp phải chịu khổ hình, Đức Giêsu đã xin Cha cất chén đắng đi. Nhưng ngay lập tức, Ngài cũng thưa tiếng ‘xin vâng’, ‘một theo ý Cha, đừng theo ý con. Như vậy, nơi Đức Giêsu, có tiếng ‘‘xin vâng’’ của Thiên Chúa. Chính Ngài là hiện thân của sự vâng phục.

Trong tiếng 'xin vâng' của Mẹ Maria, có tiếng 'xin vâng' của tất cả lịch sử cứu độ

Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp để chúng ra cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã hướng dẫn chúng ta bước đi trên con đường ‘xin vâng’, và cũng là dịp thuận tiện để chúng ta suy nghĩ, phản tỉnh về đời sống của mình. Tất cả chúng ta, trong những ngày sống, cần phải nói ‘xin vâng’ hoặc ‘từ chối’, và đôi khi chúng ta nói ‘vâng’ hoặc nhiều lần chúng ta cúi thấp đầu xuống lẩn trốn như Adam và Eva, để không nói ‘từ chối’ khi phải làm điều gì đó ta không hiểu được. Điều chúng ta không hiểu là điều mà Thiên Chúa đòi hỏi. Hôm nay là ngày lễ ‘xin vâng’. Trong tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria, có tiếng ‘xin vâng’ của tất cả lịch sử cứu độ, và từ đó, tiếng ‘xin vâng’ cuối cùng của con người và của Thiên Chúa đã bắt đầu.

Chúng ta có là những người ‘xin vâng’

Với tiếng ‘vâng’ từ thủa ban đầu, Thiên Chúa đã tác tạo vũ trụ và con người. Đó là một công trình tạo dựng tuyệt đẹp. Và ngày hôm nay, cũng với tiếng ‘xin vâng’, Thiên Chúa đã tái tạo vũ trụ và tất cả chúng ta thành những thụ đạo đẹp đẽ nhất. Tiếng ‘xin vâng’ của Thiên Chúa, Đấng đã thánh hóa chúng ta, giúp chúng ta không ngừng tiến lên phía trước trong Đức Giêsu Kitô. Hôm nay là ngày để chúng ta tạ ơn Thiên Chúa và cũng để tự tra vấn mình: Tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay chỉ biết nói ‘từ chối’, hay tôi là người giả điếc làm ngơ không thèm trả lời? Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bước đi trên con đường của những người biết thưa tiếng ‘xin vâng’.

Sau bài giảng, các nữ tu Dòng Thánh Vinh Sơn đã lặp lại lời khấn. Các sơ cũng là những người phục vụ tại Nhà trọ Thánh Marta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các sơ thực hiện việc nhắc lại lời khấn đều đặn mỗi năm. Thánh Vinh Sơn rất khôn ngoan khi ngài biết bằng sứ vụ mà các sơ đảm nhận khó khăn vất vả. Bởi vậy, ngài muốn con cái của mình phải nhắc lại những lời khấn hứa ấy hằng năm.
 
Thánh Ca
Xin Dâng Mẹ - Trình bày: Ca Sĩ Lý Mai Trang
VietCatholic Network
03:39 13/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây