Ngày 13-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bình an của Chúa Phục sinh đến với hai môn đệ trên đường Emmau
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:47 13/04/2015
Chúa Nhật III PHỤC SINH, năm B
Cv 3, 13-15.17-19 1 Ga 2, 1-5a Lc 24, 35-48

BÌNH AN CỦA CHÚA PHỤC SINH
ĐẾN VỚI HAI MÔN ĐỆ TRÊN ĐƯỜNG EMMAU.


Các tường thuật Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan đều nói về việc Chúa Giêsu phục sinh. Tất cả các trình thuật Tin Mừng đều làm nổi bật việc Chúa Giêsu sống lại theo như Kinh Thánh đã loan báo trước. Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay là một tường thuật cảm động nhất trong các tường thuật nói về các lần Chúa hiện ra sau khi Chúa sống lại. Chúa ban bình an cho các môn đệ là bảo chứng cho sự vững tin và mạnh mẽ của các ngài để các ngài làm chứng cho Chúa sống lại và tiếp tục công trình cứu độ của Chúa giữa thế gian.

Thánh Luca là một lương y và là một nhà văn, do đó, Tin Mừng của thánh Luca có thể nói được là Tin Mừng đầy vẻ thi vị, văn chương được trau chuốt một cách kỹ càng. Tuy nhiên, không phải Luca chỉ chú trọng tới văn chương,trước hết ngài đã có niềm tin sâu xa nơi Đức Kitô, qua đó, ngài muốn truyền đạt đức tin cho Thêophilê ( Lc 1, 1 ), rồi qua Thêophilê, ngài truyền đạt đức tin cho tất cả chúng ta. Đức tin ấy là niềm tin vào Đức Kitô phục sinh mà ngài đã nhận lãng được nơi thánh Phaolô và nơi cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Như tất cả chúng ta, Luca không được thấy Chúa phục sinh giống các tông đồ, hoặc những người phụ nữ như Maria Magđala, Maria mẹ của Giacôbê hay bà Salomê, và những người phụ nữ đạo đức khác. Luca đã tin nhờ lời chứng của Phaolô và những người đã được sống với Chúa, đặc biệt qua cuộc sống của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ( Cv 2, 42-46; 4, 32-34 ). Chúng ta có thể nhận ra bố cục, kết cấu và nhận ra cách trình bày dựa vào Phụng Vụ để Luca viết nên bài tường thuật hai môn đệ trên đường Emmau. Thực tế, đoạn Tin Mừng của thánh Luca này cho chúng ta thấy rất rõ bố cục là bữa tiệc Lời Chúa và Bẻ Bánh. Quả thực trên đường về làng Emmau, Chúa phục sinh đã hiện ra với hai môn đệ, đồng hành với họ, giải thích Thánh Kinh cho họ, dùng lời Môsê, và các ngôn sứ để cho họ hiểu rằng :” Chúa phải chịu đau khổ, chịu chết, rồi Người mới được vinh quang “, sau đó, Chúa cùng hai môn đệ vào quán trọ, và khi Chúa bẻ bánh cho hai ông, hai ông đã nhận ra Chúa phục sinh. Đúng đoạn Tin Mừng này có hai phần : Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Hai môn đệ Emmau đã trở về tường thuật cho 11 môn đệ việc các ông đã nhận ra Chúa như thế nào ! Bỗng Chúa lại hiện ra và ban bình an cho các môn đệ trong khi các ông đang hoang mang, sợ sệt hầu như thất vọng. Sự bình an này rất cần thiết để củng cố niềm tin cho các môn đệ. Sự bình an giúp các môn đệ vững tin vào Chúa và phó thác hoàn toàn nơi Chúa. Chính Chúa phục sinh biến đổi các môn đệ để các ngài hiên ngang, vững tin vào Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa sống lại bằng chính cái chết của mình. Chúa đã giải thích cho các môn đệ hiểu bí quyết của mầu nhiệm Vượt Qua là Đấng Mêsia phải chịu cực hình, rồi mới tiến vinh quang phục sinh. Thánh Luca có ý nhấn mạnh cho chúng ta thấy :” chịu khổ hình…” là điều kiện bắt buộc phải có, rồi mới tiến tới vinh quang phục sinh được. Vâng, không có một con đường nào khác ngoài con đường khổ giá, con đường thập giá mới đưa con người tới vinh quang. Đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy rõ hai điểm : Chúa phục sinh chúc bình an cho các môn đệ, cho các ông thấy vết đinh ở tay chân của Người và cạnh sườn Người và khẳng định : Thập giá là nơi mặc khải vinh quang của Đức Kitô.

Linh mục Gilles Aizo đã viết :” Có một ánh sáng huyền diệu cho những người lữ hành của niềm tin này là chính chúng ta.Trên những con đường Emmau, nơi những chất vấn về cuộc sống, làm cho màn đêm nghi ngờ ập đến, Chúa Giêsu thường nhập bọn với chúng ta cách nhiệm mầu và bất ngờ.Sự hiện diện kín đáo và nâng đỡ của Người mở ra cho chúng ta ý nghĩa náu ẩn của các biến cố, và cho mắt chúng ta mở ra trên cái vô hình.Nhưng Chúa Giêsu chỉ có thể được nhận ra trong một lần chăm chú đọc lại Lời Chúa và trong dấu chỉ : Dấu chỉ của người anh em được tiếp đón và dấu chỉ của tấm bánh được bẻ ra “.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu không phải đau khổ nào cũng đưa tới vinh quang, mà chỉ có đau khổ vì tình yêu, hy sinh, chết vì tình yêu :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) mới đưa chúng ta tới vinh quang.Xin Chúa phục sinh ban bình an cho chúng con như Chúa đã ban cho các tông đồ khi các ngài đang hoang mang, hầu như xáo trộn và thất vọng. Xin cho chúng con hiểu được giá trị của Lời Chúa để chúng con luôn học hỏi và sống Lời Chúa trong suốt đời sống chúng con.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao hai môn đệ lại trở về Emmau ?
2.Chúa sống lại đã làm gì với họ ?
3.Hai môn đệ đã nhận ra Chúa phục sinh lúc nào ?
4.Bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay có mấy phần, dựa vào đâu để ngài bố cục đoạn Tin Mừng này ?
5.Tin có giống kết luận của khoa học không ?
 
Cùng nhau chia sẽ Lời Chúa và sống chứng nhân
Lm Jude Siciliano, OP
23:01 13/04/2015
Chúa Nhật III PHỤC SINH (B)
Cv 3: 13-15, 17-19; T.vịnh 4; 1Ga 2: 1-5a; Luca 24: 35-48

CÙNG NHAU CHIA SẼ LỜI CHÚA VÀ SỐNG CHỨNG NHÂN

Hai môn đệ trên đường đi Emmaus. Họ rời khỏi Giêrusalem với lòng trí buồn phiền sau khi Chúa Giêsu chết. Rồi họ gặp Chúa Giêsu sống lại. Trước tiên họ không nhận ra Ngài. Nhưng sau đó khi Ngài nói về Kinh Thánh và bẻ bánh ăn với họ thì họ nhận ra Ngài. Sau đó họ trở về Giêrusalem gặp nhóm các môn đệ để báo tin họ đã gặp Chúa Giêsu sống lại. Trong lúc họ đang kể chuyện thì Chúa Giêsu đứng giữa cộng đoàn.

Các môn đệ họp nhau ở Giêrusalem. Cộng đoàn đó tuy họp với nhau, nhưng không phải là cộng đoàn thật sự. Họ chia rẻ nhau vì sợ hãi và buồn chán. Họ không còn hy vọng vi Chúa Kitô đã chết, và họ sợ rồi họ cũng sẽ bị như thế.

Trong lễ Vọng Phục Sinh chúng ta nghe bài phúc âm thánh Máccô về ngôi mộ trống (Mc 16: 1-7), nơi có một thanh niên bảo các phụ nữ ra thăm mộ về nói với các môn đệ "Người sẽ đến Galilê trước các ông. Tại đó các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông" Hôm nay chúng ta nghe phúc âm thánh Luca, và phúc âm này đưa chúng ta về lại Giêrusalem, với những lúc Chúa Giêsu hiện ra. Với thánh Luca, Giêrusalem là nơi Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên các môn đệ dể bắt đầu Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội với toàn thế giới. Thánh Luca sẽ viết về việc đó trong sách thứ hai, sách Công Vụ Tông đồ. Nhưng chưa đâu. Hôm nay chúng ta còn ở với các môn đệ chia rẻ và sợ sệt, và họ chỉ biết sự chết chứ chưa biết đến sự sống lại.

Trong cộng đoàn chúng ta, bao nhiêu người ở trong tình trạng đó? Họ có thể cảm thông với các môn đệ ở Giêrusalem đang rút kinh nghiệm về sự chết với nỗi buồn chán vô vọng. Có thể Chúa Giêsu đang ở giữa họ. Nhưng, kinh nghiệm của họ làm họ không trông thấy Ngài. Họ giống các môn đệ, thấy Chúa Giêsu tưởng Ngài là ma, một cách tưởng tượng không giúp gì được lúc đó. Trong hoàn cảnh đau khổ, tín hữu cùng ngồi trên ghế với chúng ta có thể tự hỏi "các tác giả phúc âm có lừa chúng ta hay không? Trong khi họ cần được an ủi, tưởng tượng của họ đã đưa họ đi quá xa rồi chăng?"

Làm nên câu chuyện thực lúc bấy giờ là trước tiên các môn đệ không nhìn ra Chúa Giêsu - điều này xảy ra thật trong các trường hợp khác về việc Chúa Giêsu sống lại. Mặc dù có bằng chứng của các phụ nữ và hai môn đệ từ Emmaus, các môn đệ kia vẫn chưa chịu tin. Ai có thể khiển trách họ được sao?

Đến đây các môn đệ chỉ thấy ma. Điều sẽ giúp họ là, khi Chúa Giêsu đến và nói vỏ́i họ "bình an cho anh em". Ngài khuyên họ đủ̀ng sọ̉. Nhủng, nhủ thế vẫn chủa đủ. Rồi Ngài bảo họ đủa tay sỏ̀ vào ngủỏ̀i Ngài. Hỏn nủ̃a, Ngài hỏi họ có gì ăn không rồi Ngài ăn trưỏ́c mặt họ. Chúa Kitô sống lại thật hiển hiện rõ ràng, cũng nhủ khi Ngài cùng đi vỏ́i họ, và ăn uống vỏ́i họ. Dù vậy, Ngài vẫn khác nhiều, họ cần thêm nủ̃a. Ngài không phải chỉ là một ngủỏ̀i vủọ̉t qua đủọ̉c thập giá, Ngài chết thật cơ mà.

Chúa Giêsu nhắc họ là Ngài vẫn nhủ trủỏ́c, nhủng đối vỏ́i họ vẫn có gi rất khác về Ngài. Đấng, các ông biết đang ỏ̉ giủ̃a họ, đã chủ́ng tỏ điều đó bằng sụ̉ hiện diện thể xác cho các ông. Tuy thế, các ông cần hỏn nủ̃a để chấp nhận sụ̉ hiện diện mỏ́i của Ngài giủ̃a các ông. Điều làm cho hai môn đệ trên đủỏ̀ng đi Emmaus, bây giỏ̀ Ngài làm lại - là Ngài giảng giải Kinh Thánh đã nói gì về Ngài. Đây là một đề tài thánh Luca thích nhất: Chúa Giêsu ủ́ng nghiệm lỏ̀i Thiên Chúa đã hủ́a vỏ́i tổ tiên họ. Họ có hiểu vậy hay không? Họ có thể hiểu Thiên Chúa có thể làm gì cho chúng ta - là đem sụ̉ sống mỏ́i đến sau sụ̉ chết hay không? Chúa Giêsu không chỉ chọn vài đoạn trong Kinh Thánh để làm chủ́ng. Ngài nói vỏ́i họ "tất cả nhủ̃ng điều viết về tôi trong luật Môsê, trong các lỏ̀i các ngôn sủ́, và trong các thánh vịnh cần phải ủ́ng nghiệm".

Trong nhủ̃ng ngày lễ Phục Sinh này, nhà thỏ̀ trủng bày hoa huệ trắng trủỏ́c bàn thỏ̀. Đó là điều xủ́ng đáng để chỉ sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Chúa Giêsu - tủọ̉ng trủng hy vọng tủ̀ nỏi tận hiến mình. Nhủng chúng ta cũng trủng bày hoa trủỏ́c giảng đài, để nhắc lại đỏ̀i sống Chúa Giêsu, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại hiện diện vỏ́i chúng ta trong Lỏ̀i của Thiên Chúa loan báo nơi giảng đài. Mỗi khi Lỏ̀i Sách Thánh đủọ̉c đọc lên là lần nủ̃a chúng ta gặp Chúa sống lại.

Hãy xem câu cuối cùng của đoạn sách đọc hôm nay: Sau khi Chúa Giêsu mỏ̉ trí các ông hiểu Kinh Thánh, Ngài nói một điều nủ̃a vỏ́i các ông và vỏ́i chúng ta "Chính anh em là chủ́ng nhân của nhủ̃ng điều này". Nghe Kinh Thánh không phải là học một lỏ́p về Sách Thánh, hay nhìn lại một trang lịch sủ̉. Một khi các môn đệ và chúng ta cảm nghiệm Chúa Kitô phục sinh, chúng ta đủọ̉c nhắc là chúng ta phải làm chủ́ng về tất cả nhủ̃ng điều chúng ta nghe và trông thấy.

Trong Tân Ủỏ́c "làm chủ́ng" có nghĩa là "tủ̉ đạo". Đó là điều Chúa Kitô Phục Sinh đòi hỏi chúng ta. Chúng ta phải hy sinh mạng sống chúng ta để làm nhân chủ́ng về Ngài. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta phải chủ́ng tỏ đủ́c tin chúng ta vào sụ̉ phục sinh.

Giêrusalem có thể là nỏi của bài đọc hôm nay, nhủng đó chỉ là nỏi bắt đầu. Bắt đầu sách Công vụ Tông đồ, Chúa Kitô Phục Sinh nói vỏ́i các môn đệ là các ông "phải ỏ̉ lại mà chỏ̀ đón điều Chúa Cha đã hủ́a" (Cv 1:4). Ngài nói về Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy các ngủỏ̀i vủ̀a đủọ̉c xủ́c dầu bên ngoài phòng trên đề làm nhân chủ́ng cho toàn thế giỏ́i. Rất nhiều "nhân chủ́ng" đầu tiên sẽ đổ máu ra vì đủ́c tin - và việc tủ̉ đạo tiếp tục mãi cho đến ngày nay ỏ̉ nhiều nỏi trên thế giỏ́i.

Nếu cộng đoàn có thể họp nhau ngày Chúa nhật thì tốt chủ̀ng nào, vỏ́i củ̉a nhà thỏ̀ đóng kín lại. Nhủ̃ng ngủỏ̀i cùng ̣đủ́c tin cùng nhau mủ̀ng Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta có thể tập ca hát ngọ̉i khen. Để cảm thấy hài lòng hơn khi tất cả mọi ngủỏ̀i đều biết các bài ca. Rồi chúng ta có thể cùng nhau lỏ́n tiếng ca ngọ̉i, và sau đó chia sẻ ăn uống vỏ́i nhau, rồi hát ca thêm nủ̃a. Đoạn chia tay hẹn nhau "sẽ gặp lại tuần sau". Xong rồi mỏ̉ cửa ra về vỏ́i thế giỏ́i tàn nhẫn bên ngoài.

Hay thật đấy. Nhưng, đó không phải là đủ́c tin của Kitô Hủ̃u. Chúng ta phải làm nhân chủ́ng về Chúa Kitô cho thế giỏ́i bên ngoài, và đôi khi một thế giỏ́i độc ác. Đó mỏ́i thật là chúng ta, nhân chủ́ng Chúa Phục Sinh cho thế giỏ́i. Chúng ta cùng chia sẻ bủ̃a ăn, cũng là bủ̃a ăn Chúa Giêsu chia sẻ vỏ́i hai môn đệ trên đủỏ̀ng đi Emmaus. Sách thánh đọc mỏ̉ ra cho chúng ta và chúng ta bẻ bánh chia cho nhau. Thật điều đó nhắc chúng ta rằng bí tích Thánh Thể không phải chỉ là bủ̃a ăn cần thiết cho chúng ta mà bí tích Thánh Thể còn là lủỏng thụ̉c cho chúng ta, môn đệ trên đủỏ̀ng đi Emmaus, và đủỏ̀ng còn xa. Trong khi chúng ta đi trên đủỏ̀ng đời, chúng ta phải làm "nhân chủ́ng" cho đủ́c tin của chúng ta, và có thể thiệt hại cho chúng ta.

Trở nên người Kitô Hủ̃u trong thế giỏ́i là một đòi hỏi lỏ́n lao cho chúng ta. Chúng ta cần đủọ̉c Thiên Chúa giúp đỏ̉ để mỏ̉ trí chúng ta "hiểu Kinh Thánh" và nuôi dủỏ̃ng chúng ta vỏ́i Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48

Two disciples had been on their way to Emmaus. They were leaving Jerusalem, their hopes shattered after Jesus’ death. Then they met the risen Lord. They didn’t recognize him at first, but they did after he opened the Scriptures for them and broke bread with them. After their encounter they returned to the community in Jerusalem with the news of what had happened. While they were still speaking to the community, Jesus stood in their midst.

Jerusalem is where the disciples assembled. The community in Jerusalem may be together, but they are not a true community. They are fragmented by fear and disappointment. Hopes were shattered when Christ was killed and now they may also be in danger – next on the list to be disposed.

At our Easter Vigil Mass we heard Mark’s account of the empty tomb (16:1-7), there the young man told the women to go tell the disciples, "He is going ahead of you to Galilee, there you will see him, as he told you." Today we are in Luke’s gospel and he takes us back to Jerusalem for Jesus’ appearances. For Luke Jerusalem is the place the Holy Spirit will come upon the disciples to begin the church and its mission to the world. Luke will tell that story in the beginning of his second volume, the Acts of the Apostles. But not yet. Today we are with the huddled and fragmented disciples. At this point they have only known death – not resurrection.

How many in our congregation are in a similar place? They can identify with the disciples in Jerusalem, having experienced death and disappointment. Jesus may be in their midst, but their experience keep them from seeing him. They are like the disciples for whom Jesus seems like a ghost, a figment of imagination and of no help right now. In their distress, some in the pews around us might be asking, "Did those gospel writers pull one over on us? In their need for consolation did their imaginations carry them away?"

What makes the story realistic is that at first, the disciples didn’t recognize Jesus – which is also true in the other resurrection accounts. Despite the witness of the women and the two from the Emmaus road, the disciples still don’t believe. Who can blame them?

At this point the disciples only see a ghost. What will help them is that Jesus comes and bids them, "Peace be with you." He is encouraging them not to be afraid. It’s still not enough. Then he invites them to touch him. Still more, he asks for food and eats in their presence. The resurrected Christ is very physically present, very much as he was when they traveled and ate together. Still, he’s different; more is needed. He is not just someone who somehow survived what was done to him and escaped. He didn’t experience a near death on the cross – he died.

Jesus reminds them that he is the same, yet there is something very different about him. The one they knew is with them, he has proven that by establishing his physical presence. Yet, the disciples need more in order to accept his new presence with them. What he did for the disciples on the road to Emmaus he does again. He expounds what the Scriptures had said about him. This is a favorite theme in Luke: Jesus is the fulfillment of the promises God made to their ancestors. Do they see that? Can they understand what God can do for us – bring new life after death? Jesus doesn’t choose just certain Scriptures as proof texts. He tells them "everything written about me in the law of Moses, and in the prophets and psalms must be fulfilled."

These Easter days our priory chapel has lilies in front of the altar. It’s an appropriate symbol to signify Jesus’ death and resurrection – hope from a place of self-offering. But we also have flowers in front of our ambo (pulpit), another reminder that Jesus’ life, death and resurrection are present to us in the proclaimed Word of God. When the Word is proclaimed once again we meet the risen Lord.

Note the last line of today’s passage. After opening their minds to understand the Scriptures, Jesus says one more thing to them and us. "You are witnesses of these things." Hearing the Scriptures opened is not a Bible class, or historical look-back. Once the disciples and we experience the risen Christ we are reminded we must witness to all we have heard and seen.

In the New Testament "witness" means "martyr." That’s what is asked of us by the risen Christ. We must give our lives as witnesses to him. Each of us must show concretely our belief in the resurrection.

Jerusalem may be the location of today’s passage, but it is just the starting point. In the beginning of Acts the risen Christ tells the disciples they are to wait "for the fulfillment of my Father’s promise" (1:4). He was speaking of the Holy Spirit, who would drive those newly anointed out of the upper room to be witnesses to the whole world. Many of those first "witnesses" will shed their blood because of their faith – and this martyrdom for the faith continues to this day in many places in the world.

It would be very cozy, once the assembly has gathered on Sunday, to shut and bar the doors of our church. Together, with like-minded people, we could celebrate our faith in Christ at the Eucharist. To increase the good feelings we might practice our hymns until everyone knew them very well. Then we could burst out in full-throated song together. Afterwards we would share a pot luck dinner, sing more hymns, say our farewells, "See you next week," unbar the doors and return to that cruel world outside.

Sounds nice, except it is not our Christian faith. We are to be witnesses to Christ to that outside and, sometimes, very cruel world. That’s who we really are, bearers of the risen Lord to the world. We do share a meal together, the same meal Jesus gave those disciples on the road to Emmaus. The Scriptures are opened for us and we break bread together. It’s a good reminder that our Eucharist isn’t a meal just for our needs. It is also a nourishment for us Emmaus disciples who have a long road ahead of us. As we travel that road we will have to be "witnesses" for our faith, even if it costs us.

Being Christians in the world asks a lot from us. We need help and we get it from our God who opens our minds "to understand the Scriptures" and feeds us with the body and blood of our risen Christ at this Eucharist.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô thẳng thừng gọi cuộc bách hại người Ácmêni là tội diệt chủng
Vũ Van An
01:58 13/04/2015
Cách nay 100 năm, Đế Quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đã sát hại khoảng 1.5 triệu người Ácmêni, một việc được Tòa Thánh coi là “tội diệt chủng đầu tiên của thời hiện đại”.

Phụng vụ giáo hoàng ngày 12 tháng Tư vừa qua là một phần trong chiến dịch bao quát hơn của người Ácmêni nhằm giữ cho các kỷ niệm đau thương của họ sống động. Chiến dịch này bao gồm việc kéo chuông tại các nhà thờ Ácmêni khắp thế giới vào ngày 23 tháng Tư lúc 19 giờ 15. Giờ này được chọn để tưởng niệm năm 1915 một cách biểu tượng. Các chuông khắp thế giới sẽ được vang lên, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi một số nhỏ các nhà thờ vẫn còn hoạt động, là sẽ ở yên lặng.

Đức Phanxicô, từ lâu, vốn hiểu rõ nỗi thống khổ giáng xuống thiểu số Ácmêni tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài từng tổ chức một buổi phụng vụ đại kết để tưởng nhớ biến cố trên tại Buenos Aires năm 2006.

Dịp trên, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio tuyên bố rằng “Hôm nay chúng ta tới đây để cầu nguyện cho dân tộc này, một dân tộc vẫn chưa được thụ hưởng nhân quyền”. Ngài kêu gọi “chấm dứt sự im lặng của đế quốc”, có ý ám chỉ Đế Quốc Ottoman và những người kế vị họ ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngài cho hay: nhìn nhận những gì đã xẩy ra “sẽ đem lại bình an cho dân tộc Ácmêni”.

Một triệu rưỡi người Ácmêni bị thảm sát

Các học giả tin rằng khoảng 1.5 triệu người Ácmêni đã chết vì các cố gắng nhằm xua đuổi họ và các nhóm thiểu số khác khỏi quê hương của họ tại Thổ Nhĩ Lỳ ngày nay sau Thế Chiến I. Biến cố này vốn được coi là tội diệt chủng đầu tiên của Thế Kỷ 20, và là tiền thân của những thảm khốc sau này như cuộc thảm sát của Quốc Xã Đức và Khờme Đỏ Cambodia.

Nhiều quan sát viên cũng thấy điển hình diệt chủng Ácmêni trong chiến dịch hiện nay của ISIS, một tổ chức tự xưng mình là “một chế độ vương giáo trị” (caliphate) mục đích là xua đuổi các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác khỏi các lãnh thổ nơi chúng hiện kiểm soát.

Lễ tưởng niệm của Đức Giáo Hoàng vào ngày 12 tháng Tư chắc chắn sẽ gây tranh cãi ngoại giao vì Thổ Nhĩ Kỳ vốn chính thức nhấn mạnh rằng điều xẩy ra cách nay một thế kỷ chỉ là kết quả của nội chiến và bất ổn. Họ cho rằng con số tử vong của người Ácmêni đã bị thổi phồng. Vả lại, một số rất lớn người Thổ, người Kurds và người Ả Rập cũng đã chết trong dịp này.

Người ta có thể thoáng nhận ra tính nhậy cảm của vụ việc khi, trong cuộc viếng Thổ Nhĩ Kỳ 3 ngày vào năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không nhắc chi tới tội diệt chủng này. Khi được một phóng viên hỏi, ngài chỉ cho hay ngài hy vọng có được “những cử chỉ hòa giải nhỏ” như việc mở cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ/Ácmêni.

Khoảng 22 quốc gia, trong đó có Uruguay, Sýp, Nga, Đức, Á Căn Đình, Pháp, Ý, Venezuela và Vatican, chính thức nhìn nhận cuộc thảm sát này là diệt chủng. Ở Hoa Kỳ, hiện đang có một nghị quyết về vấn đề này tại Hạ Nghị Viện, dù 43 tiểu bang đã thông qua nghị quyết thừa nhận tội diệt chủng này. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn cực lực phản đối khi có một quốc gia nào sử dụng hạn từ này, trong đó, có việc họ gửi công hàm chính thức phản đối Đức Phanxicô khi ngài sử dụng hạn từ này cách nay hai năm.

Nhà báo Ý, ông Marco Tosatti, người từng viết rộng dài về việc người Ácmêni bị bách hại dưới tay người Thổ, cho hay: đây không hẳn chỉ là cuộc tranh luận của các nhà sử học, mà là một vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ “phải chịu trách nhiệm về quá khứ của họ”.

Tosatti nói rằng phần lớn lịch sử 600 năm của họ, Đế Quốc Ottoman vốn tự hào về tính đa sắc tộc và đa tôn giáo của mình. Tuy nhiên, khi đế quốc này bắt đầu tan rã vào đầu thế kỷ 20, các kiến trúc sư của tân Thổ Nhĩ Kỳ, vốn theo chủ nghĩa duy quốc gia, quyết định rằng các nhóm thiểu số “cần phải ra đi… vì họ gây nan đề cho ý niệm về một quốc gia với một sắc tộc và một tôn giáo duy nhất”.

Người Hy Lạp, người Bảo Gia Lợi và người Ácmêni ở Thổ Nhĩ Kỳ đều bị đặt dưới áp lực mạnh. Đêm ngày 24 tháng Tư năm 1915, hơn 200 nhà lãnh đạo của cộng đồng Ácmêni tại nơi ngày nay có tên là Istanbul đã bị bắt và phần lớn bị hành quyết, khởi đầu cho một cuộc tàn sát có hệ thống và cưỡng bức rời cư kéo dài cho tới tận năm 1923.

Tạp chí của Dòng Tên, Civiltà Cattolica, gần đây có cho đăng các con số thống kê cho thấy: khi các vụ thảm sát trên bắt đầu, có 98,800 người Công Giáo Ácmêni sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ 33,900 người sống thoát. Trong số 156 nhà thờ và nhà nguyện, cuối cùng chỉ còn lại 20, và trong số 110 cơ sở truyền giáo, năm 1923, chỉ còn lại 10.

Theo Tossati, một trong các lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ khó thừa nhận tội diệt chủng là sự kiện: Nhà nước mới của Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập năm 1923, đã vấy máu Ácmêni ngay trong các viên đá xây nền của họ.

Một nhân tố khác, theo ông, là sự kiện: ở Trung Đông, một quốc gia chịu xin lỗi là một quốc gia tự đặt mình vào thế yếu. Tuy nhiên, ông bảo, ngay đối với nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ, không thể dấu mãi điều vốn đã hiển nhiên. Có nhiều tài liệu, kể cả cuốn nhật ký của một trong các cha đẻ của tân Thổ Nhĩ Kỳ, chi tiết hóa con số tử vong.

Lễ tưởng niệm ở Vatican diễn ra 12 ngày trước ngày thục sự kỷ niệm 100 năm. Tổ chức trước lễ này giúp mọi cộng đồng Ácmêni tham dự được Thánh Lễ do Đức Phanxicô cử hành vào Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.

Thượng Phụ Công Giáo Ácmêni là Nerses Bedros XIX, cùng với các giám mục Ácmêni, đều đã tham dự. Thượng Phụ Patriarch Karekin II của Giáo Hội Tông Truyền Ácmêni và Catholicos Aram I, đứng đầu Giáo Hội Catholicosate của Cilicia cũng đã tham dự.

Các vị giáo hoàng và cuộc thảm sát người Ácmêni

Trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã nhắc tới tội diệt chủng người Ácmêni rồi, trong một loạt đàm thoại với người bạn Á Căn Đình của ngài là Giáo Sĩ Do Thái Abraham Skorka, thu thập thành cuốn “Nói Về Trời và Đất” xuất bản năm 2010. Vị giáo hoàng tương lai này nói rằng thế giới “rửa tay” trong khi vụ thảm sát hàng loạt này diễn ra.

Ngài vẫn duy trì lập trường trên khi lên ngôi giáo hoàng. Tháng Sáu năm 213, ngài chào mừng Nerses Bedros XIX Tarmouni, Thượng Phụ Công Giáo Ácmêni, tới Vatican trong một buổi yết kiến riêng, cùng đi có người con gái của một nạn nhân diệt chủng. Đức Phanxicô cầm tay cô và nói với cô: “Cuộc diệt chủng của chúng con là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”.

Ngay sau đó, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ mô tả lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, khiến phát ngôn viên Tòa Thánh phải nói rằng nhận định này không hề là một tuyên ngôn chính thức hay công khai, và do đó, không tạo nên lời quả quyết công khai nào về việc thừa nhận tội diệt chủng.

Tuy nhiên, lời lẽ của Đức Phanxicô hoàn toàn phù hợp với lời lẽ của các vị tiền nhiệm. Các vị này cũng từng lên tiếng đề cập tới việc tận diệt người Ácmêni có hệ thống.

Tháng 11 năm 2000, Đức Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Ácmêni Karekin II ký một tuyên bố chung nói rằng “cuộc diệt chủng Ácmêni, khởi đầu cho thế kỷ, là phần mở đầu cho những khủng khiếp tiếp theo”.

Khi Đức Gioan Phaolô II tới Ácmêni vào một năm sau, ngài tránh không dùng chữ “diệt chủng”, mà chỉ dùng kiểu nói “Metz Yeghèrn” (Tội Ác Lớn Lao), vốn là từ được người Ácmêni dùng như đồng nghĩa với “diệt chủng”.

Tuy thế, vào lúc kết thúc cuộc viếng thăm, Đức Gioan Phaolô II và Karekin II đã ký một tuyên bố mới trong đó, các ngài lên án việc tận diệt 1.5 triệu Kitô hữu Ácmêni “trong điều thường được gọi là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20”.

Tháng Ba năm 2006, khi Đức Bênêđíctô XVI tiếp Thượng Phụ Ácmêni của Cilicia, ngài nói tới “cuộc bách hại kinh hoàng đã được lịch sử ghi lại dưới danh xưng đáng buồn là Metz Yeghèrn, tội ác vĩ đại”.

80 năm trước đó, vào tháng Chín năm 1915, Đức Bênêđíctô XV là vị quốc trưởng duy nhất công khai can thiệp cho người Ácmêni. Ngài gửi thư cho Vua Hồi Mohammed V trong đó, ngài làm nổi bật tính nghiêm trọng của các vụ thảm sát và yêu cầu chấm dứt chúng. Theo hồ sơ của Vatican, sau đó còn nhiều lá thư khác, nhưng không có kết quả gì.

Lá thư năm 1915 có đoạn viết: “chúng tôi được nghe biết trọn bộ dân số của nhiều làng mạc và thành phố đã bị buộc phải bỏ nhà cửa và đi tới những trại tập trung xa xôi một cách khổ cực và đau khổ không diễn tả nổi. Chúng tôi xin ngài vì lòng đại độ lớn lao xót thương và can thiệp cho dân tộc này”.

Chưa có sự nhất trí hữu lý trong việc giải thích các biến cố

Theo Catholic World News, ngày 9 tháng Tư, khi gặp các giám mục Ácmêni tới Rôma tham dự lễ tưởng niệm ngày 12 tháng Tư, trong đó, Đức Phanxicô tôn phong Thánh Grêgôriô thành Narek, người Ácmêni, lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh, Đức Giáo Hoàng cho hay: cuộc diệt chủng người Ácmêni năm 1915 “đặt trước chúng ta bóng tối mysterium iniquitatis (mầu nhiệm tội ác). Ngài cầu xin để buổi lễ tưởng niệm này sẽ “hàn gắn mọi vết thương và đẩy nhanh các cử chỉ cụ thể của hoà giải và bình an giữa các quốc gia vẫn chưa lo liệu để đạt tới sự nhất trí hữu lý trong việc giải thích các biến cố đau buồn này”.

Đức Phanxicô ca ngợi người Ácmêni, vì việc họ trở lại Kitô Giáo năm 301 đã đánh dấu buổi đầu của một lịch sử lâu dài và đáng tự hào đem đến cho các Kitô hữu ngày nay “một gia tài linh đạo và văn hóa diệu kỳ”. Nhưng ngài nhận định rằng ngày nay một số Kitô hữu Ácmêni sống ở nước ngoài, một lần nữa, đang gặp nguy hiểm, nhất là tại những nơi như Aleppo, Syria, “nơi 100 năm trước đây vốn là nơi nương thân an toàn của một số ít người sống sót” cuộc diệt chủng của các nhà cai trị Thổ Nhĩ Kỳ.

Đi dây

Viết về cuộc gặp gỡ với các giám mục Ácmêni ngày 9 tháng Tư, Inés San Martín cho rằng: Đức Phanxicô vẫn muốn tránh không sử dụng chữ “diệt chủng”, chỉ nói tới “tử đạo và bách hại” mà thôi.

Theo cô, Đức Phanxicô bị dính cứng giữa hai thực tại: muốn thừa nhận tai họa từng giáng xuống thiểu số Ácmêni của Thổ Nhĩ Kỳ cách nay 100 năm như là một báo trước cuộc bách hại các Kitô hữu hiện nay ở Trung Đông, nhưng đồng thời không muốn làm phật lòng một quốc gia vốn có triển vọng hơn cả trong chính sách ôn hoà giữa lòng thế giới Duy Hồi Giáo.

Cô cũng tiên đoán rằng Đức Phanxicô sẽ không sử dụng từ diệt chủng trong nghi thức Chúa Nhật khi ngài chính thức cử hành việc tưởng niệm biến cố đau thương này. Tuy nhiên, một thành viên trong cộng đồng Ácmêni tại Rôma cho hay nguyên sự kiện cử hành thánh lễ để tưởng niệm biến cố đã là một lập trường chính trị rồi. “Bất kể ngài có dùng từ diệt chủng hay không, chắc chắn sẽ có phản ứng”. Mà dù ngài có sử dụng từ diệt chủng vào Chúa Nhật chăng nữa, thì cũng vẫn không phải là lần đầu tiên.

Gọi đích danh

Bản tin Zenit ngày 12 tháng Tư, tường thuật Thánh Lễ Tưởng Niệm tại Vatican cùng ngày, quả quyết “Đức Giáo Hoàng Gọi Vụ Thảm Sát Người Ácmêni Là Diệt Chủng”.

Trong Thánh Lễ trên, Đức Phanxicô nói rằng “che dấu hay bác bỏ tội ác giống việc để vết thương tiếp tục chẩy máu mà không chịu băng bó nó!”. Và trong sứ điệp gửi Người Ácmêni, ngài gọi vụ thảm sát 1.5 triệu người Ácmêni là diệt chủng. Ngài nói: “Trong thế kỷ trước, gia đình nhân loại chúng ta đã sống qua ba thảm kịch lớn lao và chưa có tiền lệ. Thảm kịch thứ nhất, vốn được nhiều người coi là ‘cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20’, giáng xuống dân tộc Ácmêni, quốc gia Kitô Giáo đầu tiên”. Tuy được trích từ bản tuyên ngôn chung do Đức Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Tối Cao Ácmêni Karekin II ký năm 2001, các lời lẽ mạnh mẽ này đã làm Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ đến phải cho mời đại diện của Tòa Thánh tới Ankara để phản đối.

Thực vậy, các tường trình cho hay: chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cho mời Đức TGM Antonio Lucibello, Đại Diện Tòa Thánh, tới để hạch hỏi sau khi nghe Đức Phanxicô gọi cuộc thảm sát là diệt chủng, một điều chính phủ này luôn luôn tìm đủ mọi cách để bác bỏ.

Khi CNA gọi điện thoại tới Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Vatican, thì họ từ chối không bình luận gì, nhưng tòa sứ thần Tòa Thánh tại Ankara thì xác nhận: Đức Sứ Thần có bị chính phủ Thổ mời tới.

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giáo Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố bày tỏ “sự thất vọng và buồn sầu” của họ trước lời nhận xét của Đức Giáo Hoàng. Họ cho rằng các lời lẽ của ngài chứng tỏ sự mất tín nhiệm lẫn nhau và đi ngược lại sứ điệp hòa bình của chính ngài.

Bộ trên cũng cho rằng lời lẽ Đức Phanxicô có tính kỳ thị, vì ngài chỉ nói tới các đau khổ của Kitô hữu, chứ không nói tới các đau khổ của người Hồi Giáo và bất cứ nhóm tôn giáo nào khác.

Trong các chiến thuật ngoại giao của Tòa Thánh, ngoại giao sự thật, trong trường hợp này, đã thắng thế. Điều này cho thấy số phận đau thương của các Kitô hữu trong lịch sử và hiện nay là ưu tiên hàng đầu như thế nào trong tim óc Đức Phanxicô.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Giáo Hội phải ”nói thẳng nói thật”
Lm. Trần Đức Anh OP
13:17 13/04/2015
VATICAN. Giáo Hội phải có can đảm nói thẳng trong tự do.

Đó là lời ĐTC Phanxicô khẳng định trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 13-4-2015, tại Nguyện đường Nhà trọ thánh Marta ở Roma. Ngài chú giải bài đọc thứ nhất trong phụng vụ ngày lễ về lời quả quyết của thánh Phêrô và Gioan sau khi bị cầm tù và bị những thượng tế đe dọa, cấm cản không cho các vị nói nhân dân Chúa Giêsu. ĐTC nói:

”Ngày nay sứ điệp của Giáo Hội cũng là sứ điệp của hành trình thảng thắn, con đường can đảm theo tinh thần Kitô. Như Kinh Thánh đã nói: hai môn đệ đơn sơ, ít học, đã có can đảm. Lời để dịch từ can đảm, chính là thẳng thắn, nói tự do, không sự nói sự thật.”

ĐTC cũng giải thích rằng ”chính sự can đảm loan báo như thế là điều phân biệt chúng ta với những kẻ chiêu dụ tín đồ. Chúng ta không quảng cáo, để thu thập thêm những người gia nhập hội tinh thần của chúng ta. Điều mà Kitô hữu làm, chính là loan báo một cách can đảm, loan báo Chúa Giêsu Kitô nhờ Thánh Linh.. Chính Thánh Linh ban sức mạnh cho những người đơn sơ, ít học, như Phêrô và Gioan, sức mạnh can đảm loan báo Chúa Kitô cho đến chứng tá cuối cùng, là cuộc tử đạo” (SD 13-4-2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Chí Hoà, Sàigòn
Martinô Lê Hoàng Vũ
08:57 13/04/2015
Giáo xứ Chí Hòa Sàigòn: Đại lễ Lòng Chúa thương xót

Chiều tối ngày 12.4.2015,Chúa Nhật II Phục Sinh, cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chí Hòa cùng với đông đảo bà con giáo dân ở những vùng lân cận đã về nhà thờ giáo xứ Chí Hòa, tham dự Thánh lễ mừng kính Lòng Chúa thương xót.Trong dịp này, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn cũng đã về chủ sự thánh lễ, cùng với cha chánh xứ Chí Hòa Clêmentê Lê Minh Trung, cha phụ tá, quý cha hưu và quý cha thân hữu.

Xem Hình

Váo lúc 18 giờ 30,xe chở Đức Tổng Giám mục Phaolô đã tới cổng nhà thờ Chí Hòa và ngài đã được cha chánh xứ cùng với các vị HĐMVGX Chí Hòa đón tiếp.Kế đó, là cuộc rước kiệu Tôn Vinh Lòng Chúa Thương Xót từ cuối nhà thờ đến quãng trường Đức Mẹ La Vang để cử hành thánh lễ.

Tại lễ đài Đức Mẹ La vang, trước khi bước vào thánh lễ, cha chánh xứ Chí Hòa nói lên niềm vui mừng khôn tả khi được hân hạnh đón tiếp Đức Tổng Giám mục Phaolô và rất đông đảo giáo dân đến nhà thờ Chí Hòa trong ngày lễ tôn vinh Lòng thương xót của Thiên Chúa.Hôm nay cũng là bổn mạng của nhóm Lòng Chúa thương xót giáo xứ Chí Hòa,cuộc hội ngộ thể hiện tình thương của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người.

Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa qua các bài đọc của ngày Chúa Nhật II Phục sinh, và bài Tin Mừng được một thầy phó tế công bố.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Phaolô dựa trên câu chuyện thánh Tôma cứng tin để nói đến đức tin của người tín hữu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúa Giê su Phục sinh đã không chấp sự cứng tin của thánh Tôma. Ngài quảng đại tha thứ cho ông.Vì tình thương và lòng thương xót, Chúa Giêsu chịu chết cứu độ chúng ta.Chúa thương xót Tôma và không riêng ông,Ngài thương xót tất cả chúng ta, nhất là những người nghèo. Trong thế giới có rất nhiều những người nghèo về đủ mọi phương diện.Chúa thương xót và cứu độ chúng ta, mang lại niềm vui, hạnh phúc và thông phần sự sống của Ngài cho chúng ta.Thiên Chúa là Đấng luôn thích ban ơn,Ngài ban cho tất cả những gì chúng ta cầu xin.Chúa Giêsu chịu chết và sống lại là hiện thân của tình thương vô bờ của Thiên Chúa. Chúng ta được sai đi làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh…

Sau phần hiệp lễ, cha chánh xứ và một vị đại diện HĐMVGX nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục đã về giáo xứ trong dịp này.Trong lời đáp từ,Đức Tổng Giám mục nói ngài xác tín về lòng thương xót của Thiên Chúa, ngài nhắn nhủ mỗi người tín hữu hãy làm chứng cho lòng thương xót Chúa.Và Đức Tổng ban phép lành trọng thể cho công đoàn tham dự thánh lễ.

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin cuộc sống chúng con trở nên dấu chỉ tình thương của Chúa giữa mọi người chung quanh.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót Chúa tại Giáo Phận Bắc Ninh
Đức Nguyễn
09:34 13/04/2015
Vào ngày 30.04.2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong hiển thánh cho nữ tu Faustina, đồng thời Ngài cũng chọn Chúa Nhật thứ II Phục Sinh làm ngày Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót. Cách đây một tháng, Đức Thánh Cha Phanxico cũng đã công bố mở “năm Thánh đặc biệt” gọi là “Năm Kính Lòng Thương Xót” bắt đầu từ Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08.12.2015) tới Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ (26.11.2016).

Hình ảnh

Chúa Nhật II Phục Sinh (12.04), Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót được long trọng tổ chức tại Giáo xứ Dân Trù. Có hơn 2 ngàn giáo dân ở khắp nơi về tham dự Thánh Lễ, ngồi chật kín trong lòng và xung quanh khuôn viên nhà thờ vượt xa dự trù của ban tổ chức.

Vào lúc lúc 14h00, Đức Cha Giáo phận chủ sự Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót. Cùng đồng tế với Đức Cha còn có Cha xứ Dân trù, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận cùng quý Cha trong và ngoài hạt Tây Nam.

Trong bài giảng, Đức Cha đã gợi nhớ về Lòng Chúa Thương Xót trải qua muôn thế hệ, nhất là các chi tiết Chúa Giêsu tha thứ tội lỗi và cứu chữa bệnh nhân trong Tân ước. Đức Cha còn kể những câu chuyện về lòng thươn xót trong thời đại hôm nay. Qua đó, Ngài mời gọi cộng đoàn phải có lòng thương tới những phận người kém may mắn trong xã hội.

Trước đó, vào lúc 13h00 các thành viên của các cộng đoàn Kính Lòng Chúa Thương Xót đã tề tựu đông đủ nơi Thánh đường để Chầu Thánh Thể và suy niệm về tình thương của Chúa. Cha Giuse Nguyễn Hoàng Ân cho biết, rất đông các cộng đoàn Kính Lòng Chúa Thương Xót từ khắp các Giáo hạt Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Tây Nam về tham dự Ngày đại lễ.

Đặc biệt, Thánh Lễ trở nên xúc động hơn khi có sự hiện diện của đông đảo anh chị em khuyết tật. Trước thánh lễ, Đức Cha cùng với Caritas Giáo phận và quý vị ân nhân đã trao xe lăn cho anh chị em khuyết tật. Sau thánh lễ, Đức Cha, Cha Giám đốc Caritas và Cha Đặc trách Cộng đoàn Kính Lòng Chúa Thương Xót tiếp tục trao quà cho những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Cuối lễ, Cha xứ Dân Trù cảm ơn Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn. Trong niềm xúc động, Đức Cha Giáo phận đã khẳng định những anh chị em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn chính là động lực cho Ngài và mọi người chung quanh vững bước.

Được biết cách đây vài tháng, Đức Cha cũng bị chấn thương ở chân nên Ngài phải sử dụng xe lăn khi đi lại. Tới nay vết thương đã đỡ hơn nhưng Ngài không thể đứng được lâu nên Ngài thường phải ngồi ghế khi giảng Lễ. Sau khi Thánh Lễ kết thúc ít phút, Đức Cha lập tức ra phi trường để vào Sài Gòn chuẩn bị cho cuộc họp Hội Đồng Giám mục vào ngày hôm sau.
 
Giáo đoàn Marrickville Sydney mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:29 13/04/2015
Chiều Chúa Nhật 12/04/2015 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Quan Thầy của Giáo đoàn.

Hình ảnh

Đúng 4 giờ tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecillia hợp tấu nhạc phẩm Chào Mừng và Con Đường Nào Chúa Đã Đi Qua rất hoành tráng đồng thời kiệu cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước tiến vào nhà thờ an vị trên cung thánh,

Kế tiếp phần đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết năm 1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm anh dũng gương sáng ngời cho hậu thế. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử quý Cha Paul Văn Chi, Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm Cha Hoàng Đức Dũng và Cha Trần Ngọc Xưa cùng đồng tế dâng Thánh lễ

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm nói về Lòng Thương Xót Của Chúa..đặc biệt chính là các Môn đệ đã gặp gỡ Chúa Giêsu và đã thay đổi, đã sống và chết cho Chúa Giêsu, chúng ta tự hào có 117 vị Thánh Tử Đạo VN trong đó có Thánh Đaminh Vũ Đình Tước cũng đã hy sinh làm chứng nhân cho Đức Giêsu KiTô...

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Bà Maria thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Marrickville ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt anh chúc mừng Huynh Đoàn Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước, Ca đoàn Alleluia và Ca đoàn Vô Nhiễm đã phối hợp hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng và sau cùng Cha Paul Văn Chi cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi ngưòi đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy Giáo đoàn Marrickville.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 7pm
 
Xứ Xã Đoài, Ban Mê Thuột mừng lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Đồi Thánh Tâm
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:36 13/04/2015
Xứ Xã Đoài

Mừng lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Đồi Thánh Tâm

Chiều Chúa Nhật 12-04-2015, giáo dân G.x Xã Đoài và nhiều giáo dân thuộc hạt Đakmil, G.p Ban Mê Thuột, đã tề tựu về Đồi Thánh Tâm để mừng lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót. Trong thánh lễ này, hầu hết giáo dân mang tâm tình của sự gặp gỡ, tôn thờ và khẩn cầu lòng xót thương Chúa để từ đó biết chạnh lòng thương với tha nhân.

Xem Hình

Trước đây, Đồi Thánh Tâm là khu đất cũ của nhà thờ Xã Đoài. Sau khi di cư, năm 1954, một ngôi nhà nguyện nhỏ đã được dựng trên ngọn đồi này. Đến năm 1967, giáo xứ Xã Đoài được thành lập và dời nhà thờ về khu đất mới là nhà thờ hiện nay. Bởi thế ngọn đồi này trở nên hoang tàn vì những nguyên nhân khách quan. Trong rất nhiều nỗ lực của cha xứ và giáo dân Xã Đoài, “Đồi Thánh Tâm” đang trở thành nơi linh thánh để sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Theo đó, mỗi thứ sáu đầu tháng tại ngọn Đồi này, đều có thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót. Nhờ ơn Chúa, cho tới nay “Đồi Thánh Tâm” là nơi hành hương cho những ai tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa.

Như thương lệ,vào Chúa Nhật II Phục Sinh năm nay, sau giờ kính Lòng Chúa Thương Xót, cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu, tổng đại diện G.p Ban Mê Thuột, đã dâng thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót. Cha Stêphanô mời gọi cộng đoàn ý thức rằng: chúng ta đang ở trong bầu không khí thánh thiêng vì có sự hiện diện của Chúa Phục sinh:“Chính Thiên Chúa quy tụ và nối kết những ai chạy đến với Người.” Khởi đi từ bài Tin Mừng, Ngài chia sẻ:“ Hôm này là ngày Chúa Nhật của Tôma, ngày của lòng Chúa thương xót và là ngày của mỗi người chúng ta! Theo đó, chúng ta muốn noi gương thánh Tôma để van xin lòng thương xót Chúa. Tề tựu về Đồi Thánh Tâm, ta không thể vui niềm vui của lễ hội trần gian, không phải tìm danh lợi hay vật chất; nhưng trên hết, ta ước ao trở nên người môn đệ của lòng Chúa thương xót. Như thế, Chúa mời gọi chúng ta thực thi ba mức độ của lòng Chúa xót thương.(1) làm việc thương xót dưới mọi hình thức; (2) nói lời thương xót với tha nhân; (3) thương xót anh chị em của chúng ta qua lời cầu nguyện.

Trong năm thánh về lòng thương xót sắp tới, Đồi Thánh Tâm hẳn là địa điểm thuận tiện cho giáo dân gặp gỡ, kín múc lòng Chúa xót thương hầu biết sống yêu thương anh chị em của mình.

Trong một thế giới mà sự dửng dưng đang giết chết con người, thì Lòng Chúa Thương Xót tái sinh tình yêu nơi mỗi người. Ước chi, trên “Đồi Thánh Tâm” hay dưới cuộc sống thường ngày, ai ai cũng bắt chước Chúa để gieo rắc tình thương và sự sống, biết chạnh lòng thương và biết chạy đến với Thánh Tâm xót thương của Giêsu.

“Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của con rất yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Amen”

Xứ Xã Đoài, G.p Ban Mê Thuột

Mừng lễ Lòng Chúa Thương Xót, 12/04/2015

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Giáo xứ Tân Thạnh Đông mừng bổn mạng
Nữ Tu Phước Bình
13:33 13/04/2015
GIÁO XỨ TÂN THẠNH ĐÔNG MỪNG BỔN MẠNG

Chúa Nhật ngày 12.4.2015, vừa để mừng đại lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu; vừa mừng kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, Bổn Mạng giáo xứ, giáo xứ Tân Thạnh Đông có nhiều hoạt động mừng kính bổn mạng của mình như: làm tuần cửu nhật kính Lòng Chúa Thương Xót; chầu mình Thánh Chúa; tham dự thánh lễ mỗi ngày trong tuần Thánh và tuần Bát nhật Phục Sinh; nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa sống bác ái, sống tương thân tương ái; nhắc nhở mọi người trong giáo xứ chuẩn bị tâm hồn bằng việc sốt sắng xưng tội rước lễ…

Đặc biệt, để cụ thể hóa Lòng Thương Xót, thay vì tổ chức tiệc “vui”, giáo xứ đã tổ chức tiệc “chia sẻ” dành cho nhiều anh chị em, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong bữa tiệc “bất bình thường” này, tất cả những người ngồi bàn tiệc là những anh chị em thiếu may mắn, còn những người phục vụ là Hội đồng Giáo xứ, Giới Gia trưởng, Giới Hiền mẫu, linh mục chính xứ, hai nữ tu.

Có người đến dự tiệc còn thật thà chia sẻ: 16 năm qua, chị và hai con của chị chưa hề có nhà để ở. Hết trôi giạt đến vùng này, lại trôi giạt đến vùng khác. 16 năm, đây là lần đầu tiên chị được mời và được ngồi dự tiệc đúng nghĩa là “ăn tiệc”. Câu chuyện của chị đã làm nhiều người xúc động.

Bữa tiệc dù đơn sơ nhưng thắm tình, đã để lại nhiều dấu ấn tình thương, niềm vui, sự đồng cảm nơi cả người dự tiệc lẫn ngườ phục vụ.

Qua bữa tiệc, ai cũng ước mong, những hình thức sẻ chia và nâng đỡ tương tự như thế được nhân rộng hơn, được hướng tới nhiều người hơn nữa, để góp phần nhỏ làm ấm hơn tình người. Bởi mỗi người, dù chỉ góp phần nhỏ, nhiều người sẽ làm được những chuyện lớn hơn.

Sau bữa tiệc mừng bổn mạng giáo xứ, anh chị em dự tiệc còn được trao tặng mỗi người một phần quà gồm: gạo, mì ăn liền, nước tương, sữa, dầu ăn.

Giáo xứ tân Thạnh Đông là một trong những giáo xứ nghèo của giáo phận Phú Cường. Hiện tại nhà thờ của giáo xứ vừa nhỏ, vừa thấp, và nóng nực. Lòng nhà thờ chỉ chứa được chừng 100 người.

Được biết, giáo xứ có nhiều gia đình còn nghèo khó, vì thế, để khuyến khích các em thiếu nhi, và khuyến khích các gia đình chịu khó cho con em của mình đi học giáo lý, hàng tuần, giáo xứ còn lo khoảng 360 phần điểm tâm dành cho các học viên giáo lý trong giáo xứ. Đây là một cố gắng rất lớn của giáo xứ Tân Thạnh Đông.

Nt. PHƯỚC BÌNH
 
Đại hội Tuyên úy Việt Nam tại Úc Châu
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
18:44 13/04/2015
Công đoàn Công Giáo Việt Nam Brisbane đã chào mừng và khoản đãi các linh mục làm việc cho người Việt Công Giáo tụ về họp đại hội thường niên. Năm nay khá đông đủ các linh mục đang làm mục vụ cho người Việt Nam tụ về gồm có cha Chu Văn Chi (chủ tịch), cha Bùi Xuân Mỹ (phó), Đức ông Nguyễn Minh Tâm (thư ký) và quý linh mục Dương Thanh Liêm, Đặng Đình Nên, Nguyễn Văn Thuyết, Hoàng Kim Huy, Trần Ngọc Tân, Mai Văn Thịnh, Nguyễn Hữu Quảng và cha quản nhiệm Vũ Minh Nguyên chủ nhà tề tựu họp mặt.

Chiều 16/4/2015 qúy cha quy tụ cùng nhau dâng lễ và sau đó đón đức Tổng Giám mục Mark Coleridge, Tổng Giám Mục giáo phận tới dùng cơm tối với đại hội… Sau bữa ăn tối thịnh soạn, Đức Tổng Giám Mục chia sẻ tâm tư của Ngài cũng như nhiều giám mục khác tại Úc ngưỡng phục các đóng góp của Cộng đoàn Việt Nam trong lòng Giáo Hội địa phương như có Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, và đông đảo các linh mục Việt Nam đang góp phần điều hành, hướng dẫn các cộng đoàn giáo xứ tại Úc… Các giám mục mong ước cộng đoàn Việt Nam cũng du nhập vào lòng Giáo Hội bản địa như những phần tử nồng cốt chứ không phải đứng bên lề của cộng đoàn chính mạch… Đức Tổng Giám Mục mời gọi các cha tuyên úy hãy suy xét bàn luận và góp phần mình vào việc giúp giáo dân hội nhập vào Giáo Hội chính mạch trong xứ sở này…

Sau bữa ăn tối, các linh mục đã ngồi lại thông qua biên bản đại hội năm 2014 tại Adelaide và đề nghị những điểm cần thảo luận trong những ngày tới…
 
Thiếu nhi giáo xứ Hà Nội Gò Vấp thăm các em mồ côi khuyết tật
Sr. Ánh Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
21:51 13/04/2015
CẢM NHẬN NHÂN CHUYẾN ĐI THĂM CÁC EM MỒ CÔI KHUYẾT TẬT

"Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35) - “Hãy Thực Thi Bác Ái - Sống Yêu Thương”. Đó là điều mà Cha Đa Minh Chánh Xứ Hà Nội – Xóm Mới và Cha Giuse luôn nhắc nhở các em thiếu nhi. Cứ đến hẹn lại lên, hằng năm khi bắt đầu vào Mùa Chay Thánh các em thiếu nhi Giáo Xứ Hà Nội lại nuôi heo đất để giúp các em mồ côi - khuyết tật, để rối đến ngày Chúa Nhật II phục Sinh, Kính Lòng Chúa Thương Xót, các em đi tham các em mồ côi khuyết tật..

Xem Hình

Đúng 10g15 ngày 12/4/2015 Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót, xe bắt đầu lăn bánh đến mái ấm Hoa Hồng ở củ chi, các em thiếu nhi khoảng 100 em, năm nay có gia đình Thánh Mẫu, ban Caritas, Gia Đình Tận Hiến, cùng với quý Thầy, quý Sr cùng tham gia đi chung với các em để lo ăn trưa cho các em. Tại nơi mái ấm Hoa Hồng là nơi nuôi dưỡng các em mồ côi khuyết tật, do các Sr Dòng Đaminh Lạng Sơn phụ trách. Chuyến đi này được tiến hành bởi sự kêu gọi của Cha Chánh xứ Đaminh và Cha Giuse: “"Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35) - “Hãy Thực Thi Bác Ái - Sống Yêu Thương”. Thể hiện lòng thương xót bác ái đối với những người kém may mắn hơn các em thiếu nhi, chính vì thế các ân nhân và một số đoàn thể và đoàn thiếu nhi đã thực hiện gây quỹ mùa chay bằng cách nuôi heo đất với chủ đề: “Chén Cơm Tình Thương” tất cả những hy sinh đó đã trao cho các em tạiu mái ấm Hoa Hồng, mà Sr phụ trách đã nhận để lo cho các em. Đây là một việc chia sẻ rất cụ thể để giúp càc em thiếu nhi biết hy sinh, cảm thông và cho đi, theo tinh thần của lòng Chúa Thương Xót.

Khi đến Mái Ấm, đoàn đã được các Sr và nhất là các em mồ côi khuyết tật đón tiếp rất nồng hậu, cả đoàn được xem các em múa, hát đọc thơ…. Điều làm cho càc em thiếu nhi va đoàn chúng con ấn tượng nhất đó là lời chia sẻ của Sr. Phụ trách dưỡng nuôi các em chia sẻ:

- Có một em hỏi Sr: Bà ơi, Mẹ con đâu? Bà là người sinh con ra à? Sr nói: Bà không sinh ra con, Chúa sinh ra con, Bà là người nuôi con thôi…… khi nghe lời chia sẻ của Sr đã khiến cho nhiều người suy nghĩ, và cảm thấy xót xa trong lòng. Sau lời chia sẻ của Sr, các em thiếu nhi đã chia sẻ bánh kẹo cho các em và cùng với các em sinh hoạt và nói chuyện với các em, có những em đã bế các em để chia sẻ tỉnh cảm cho các em mồi côi- khuyết tật. Sau đó các em cùng ăn cơm trưa tại mái ấm do Ban Caritas và gia Đình Thánh mẫu cùng với gia đình tận hiến phục vụ.

TẠ Ơn Chúa vì Ngài đã cho chúng con một chuyến đi thật ý nghĩa và một bài học về lòng bác ái yêu thương những người đau khổ và nhật là những em bé mồ côi khuyết tật….. tất cả đoàn sẽ cầu nguyện cho các em tại mái ấm Hoa hồng và hẹn gặp lại vào năm tới. Sau đó đoàn chia tay các em và ra về……đoàn về đến giáo xứ bình an…

Sr. Ánh Dòng MTG Thủ Thiêm
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Nhiệt liệt” chào mừng tập đoàn bán nước trở về.
Bảo Giang
10:04 13/04/2015
“Nhiệt liệt” chào mừng tập đoàn bán nước trở về.

Mấy hôm trước tôi định viết bài, CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN BÁN NƯỚC LÊN ĐƯỜNG, nhưng lại thôi. Thôi, không phải vì không biết họ sẽ bán nốt những gì của nước ta còn xót lại. Nhưng thôi vì nghe lòi người xưa dặn bào “ mừng người về chứ ai mừng người đi bào giờ”. Nay, phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu, với 4 ủy viên trong bộ chính trị, cùng với nhiều bộ trưởng, ủy viên trung ương tháp tùng đã về. Lại mang về những thành qủa rực rỡ trong chương bán nước của nhà nước CHXHCN, nên chẳng lẽ không viêt bài… mừng!

Sự kiện … mừng này có ít nhất hai lý do: Thứ nhất, phải “nhiệt liệt chào mừng” phái đoàn bán nước trở về là vì ở nước ta, từ xưa đến nay đã có nhiều phái đoàn đi xứ nước người. Nhưng có nhiều đoàn bán nước đã phải bỏ xác ở nơi xứ người như đoàn của Lê chiêu Thống, đoàn của Trần ích Tắc, có đi mà không có về. Rồi mới đây, vào năm 1942, là đoàn của thiếu tá Hồ Quang, đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, sau khi xâm nhập vào Việt Nam thành lập đảng cộng sản Đông Dương, khi về hay sang Tàu trình báo kết qủa thì bị quan quân của Tưởng giới Thạch chịt cổ, đẩy vào trại lao động, nghe nói là ăn mặc đói rách lắm, lại còn bị bọn Tầu Tưởng dần cho mềm người vì bị nghi là Hán gian. May nhờ có anh em bên Quốc dân Đảng Việt Nam tưởng nhầm là người mình, nên xin Trương Phát Khuê tha mạng cho. Tuy nhiên, trước khi ra khỏi nhà tù, Hồ chí Minh lại ngứa nghề, thò tay chôm một tập thơ của người tù nào đó. Dấu kỹ lắm, mãi đến khoảng năm 1960 mới dám để lộ ra ngoài và nhận là do mình sáng tác để cho văn thi nô thổi ống đu đủ. Thật là toát mồ hôi hột, nghề tuy quen, nhưng lúc chôm chỉ sợ có người nom thấy. May mà tác giả thật đã chết lâu rồi, nếu không là rầy rà lớn. Đến sau khi ra khỏi tù, Hồ Quang biến thành Hồ chí Minh (đúng ra là Hồ Quang đã khai láo cái tên Hồ chí Minh ngay khi bị bắt) lại được lệnh sang Việt Nam mở kháng chiến lừa bịp ngưòi Việt Nam theo chiêu bài “giải phóng Dân Tộc và Độc Lập đất nước” .

Kết qủa, dân nam vì khát khao Độc Lập mà bị lừa và Việt Minh cướp được chính quyền vào ngày 02-9-1945, sau này thành nhà nước VNDCCH là tiền thân của nhà nưóc “ cộng huề xã hội chí ngu” hôm nay. Chính nó đã tạo nên muôn ngàn thống khố điêu linh cho người dân Việt Nam. Theo đó, cứ mỗi lần phái đoàn của đảng cộng sang Tàu ký thoả ước bán thêm ít mặt hàng như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam là toàn đảng mất ăn, mất ngủ. Chỉ sợ có đi mà không có về. Nay đoàn ta đã về. Thế là lại mồ yên mả đẹp thôi! Gọi là có mồ yên mả đẹp là vì nếu phen này Tập cẩm Bình mở lòng xót thương, nhất trí bảo vệ băng nhóm của đảng ta do bí thư Trọng đưa đi, và nhất trí xắp sếp các đồng chí ấy vào vai lãnh đạo cho vài khóa tới thì các lãnh đạo của đảng ta dĩ nhiên là sẽ có mồ yên mả đẹp xuốt! Nhờ đó, toàn đảng lại ăn trên ngồi trốc. Lo gì cái thế lực thù địch đạp đổ thành quả của “cách mạng”. Đã thế, cả nước đều được phát chữ hạnh phúc. Cứ bước ra đường là đụng mặt tiến sỹ! Theo đà này mà tiến chả mấy chốc các đồng chí quyét đường, làm công tác chặt cây xanh cũng phải nhét cái bằng tiến sỹ vào túi mới có viẹc làm. Phần dân chúng thì tự do… xướng!

Chuyện đi xứ nhìn chung là thế. Riêng về thành tích của phái đoàn bán nước kỳ này, theo đài, ngay khi phái đoàn của ta xuống phi trường, và chân ướt chân ráo bước vào đại sảnh đường ở TC là cả đoàn mắt trước mắt sau, ký một lúc đến 7 thoả ước có sẵn. Nghe báo, việc ký kết 7 thỏa ước này đã diễn ra trong một bầu không khí rất phấn khởi, đầy hợp tác và không thắc mắc. Lý do, có lệnh ký là ký. Có giờ đâu mà đọc, mà tham khảo. Hơn thế, có đọc thì cũng chẳng hiểu trong đó nó nói những gì. Nếu chẳng may có hiểu được đôi ba ý thì nó lại rất hợp với ý đoàn đi bán. Theo đó, phái đoàn của đảng ta ký ngay. Ký như là một thủ tục cần thiết của người xin nhập cảnh vậy!

Thật ra, việc phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đi chầu TC đạt được thành qủa to lớn và sớm sủa như thế là vì theo truyền thống đã có sẵn từ thời thiếu tá Hồ Quang, sau đổi là Hồ chí Minh, để lại. Mỗi khi chính thức hay lén lút về thăm quê Tàu thì Hồ chí Minh đều mắt trước mắt sau ký kết vào đủ mọi loại giấy tờ do Mao và Chu đưa ra. Việc ký kết chẳng ai biết, nên không có trở ngại gì. Tuy nhiên, không thể ký qúa nhiều, quá lộ liễu vì sợ lộ kế hoạch “ve sầu thoát xác” của Hồ. Theo đó, một kế hoạch được đề ra. HCM chỉ đạo cho Đặng xuân Khu, nhân danh tổng bí thư đảng cộng viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc tễ của Tàu để xin làm chư hầu cho TC.(1951) Kế đến, đẩy Khu vào kế hoạch giết 172000 người Việt Nam trong mùa dấu tố. Sau đó thay ngựa, Hồ chí Minh đẩy Lê Duẫn lên nắm bí thư, đưa sang chầu Mao để Duẫn có dịp qùy gối tạ ơn và bày tõ lòng trung thành với Mao là ” cuộc chiến này là chúng tôi đánh cho Trung quốc, liên sô…” Hoặc gỉa “ chúng tôi kiên cường chiến đấu là hoàn toàn phụ thuộc vào công việc của Mao chủ tịch” Lời khuyễn mã nó thống thiết làm sao chứ!

Ở ngoài ai biết đây chính là độc kế của Tàu, dùng Hồ Quang để trói buộc Khu, Duẫn và tập đoàn Việt cộng vào trong cái thòng lọng của Tàu. Có muốn tháo ra cũng không thể tháo được. Bởi vì dân chúng Việt Nam mà biết kế hoạch này thì chúng chết không kịp trối. Nên sau Khu, Duẫn là tới Đồng, HCM đã chỉ thị cho Đồng ký công hàm về Trường Sa và Hoàng Sa vào năm 1958 để Y thiên thu mang tội bán nước với dân nam. Riêng Võ nguyên Giáp thì đã tuyệt đối trung thành và tuân lệnh Trần Canh, ném binh lính Việt Nam vào cuộc chiến để bảo vệ và mở rộng biên cương cho nước Tàu về phương nam rồi. Từ đó, tất cả những chuyến đi xứ sang Tàu của Việt cộng đều theo một truyền thống bất biến. Bất cứ TBT nào muốn được TC bao che, chấp thuận, khi đến chầu Trung cộng đều phải có lễ vật như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam đâng lên cho TC để tỏ lòng thành với chủ nhân.

Theo truyền thống này, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, sau khi học được bài học của kẻ thù từ biên giới vào năm 1979, thay vì nhận ra lỗi lầm, tạ tội với dân với nước vì đã gây ra tại họa cho nước và gây ra qúa nhiều tội ác với đồng bào, rồi quyết một lòng sống chết với quân thù ở đầu sóng ngọn gió và đốc thúc quân Nam chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương. Việt cộng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh lại vội vã xin sang Thành Đô để tạ tội và ký mật ước với Giang Trạch Dân và quân dân TC. Vì mới ở rừng về, nên mật ước ở Thành Đô không có nhiều điều khoản rườm rà. Nghe nói là chỉ có vài điểm chính, noi theo Đăng xuân Khu trước kia vlà lạm dụng vị thế cầm quyền, xin cho Việt Nam thành một vùng đất tự trị thuộc Trung cộng vào năm 2020. Đổi lại, các quan cán của Việt Nam xin TC bảo vệ và nâng lên hàng Thài Thú. Kết quả, vì quyết tâm phản bội Tổ Quốc Việt Nam, nên ngay sau khi trở về, các quan cán Việt cộng đã thúc nhau xây đài đắp tượng dựng nghĩa trang, lập mộ bia cho quân cưóp nước. Phần binh lính Viêt Nam, bị coi như những tội phạm. Những người đã chết trong cuộc chiến thì không có nấm mồ yên nghỉ. Kẻ còn sống thì đi vào dòng sử Việt theo bài ca: “đầu đường đại tá và xe cuối đường thiếu táccụt què xni ăn”. Cũng may là họ chưa bị nhà nước Việt cộng lên án bằng văn bàn là những kẻ chống lại chủ nghĩa bành trướng Bắc kinh mà thôi.

Đến Lê khả Phiêu, Lê dức anh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải… thì đường biên giới Trung - Việt đã được phân định rõ ràng từ thời Mãn Thanh, 1884. Nay nhờ những viên cán bán nước có tay nghề này mà Việt Nam mất luôn Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biển Tục Lãm và phân nửa vịnh bắc bộ theo cái hiệp ước và hiệp thương biên giới 1999 và 2000. Kế đến Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng, Hoàng Trung Hải… nhất định không chịu thua những người đi trước, nên đã ký thỉnh nguyện thư mời TC vào thẳng trong đất liền, nằm giữa lòng đất Viêt Nam ở Tân Rai, Nông Cơ, cửa Việt, Vũng Áng, Bình Dương… và các khu rừng đầu nguồn mà quản trị từ 50 đến 100 năm! Từ đó dân Việt chỉ còn lại đôi mắt trắng, nước Việt thì trong cơn dãy chờ chết!!

Trước cảnh trâu buộc ghét trâu ăn, Nguyễn phú Trọng liền dẫn sang Tàu một phái đoàn hùng hậu. Trước là xin bên ấy chuẩn nhận cho một số công tác nhân sự để đảm bảo cho việc thi hành mật ước Thành Đô đến đích vào năm 2020. Bàng cách đặt Phùng quang Thanh, kẻ rất sợ người gìa cũng như em bé Việt Nam có tư tưởng chống Tàu làm hại cho nước… Tàu sẽ được vào vai TBT. Cái ghế chủ tịch nưóc và chủ tịch cái gọi là quốc hội của đảng cộng thì sẽ do Nguyễn thị Kim Ngân và Nguyễn thế Huynh nắm giữ. Vai thủ tướng thì một là giao cho Phạm bình Minh, người được coi là chống Tàu thân mỹ để làm con mồi đánh lạc hướng chủ trương triệt để theo Tàu của nhà nưóc. Trường hợp cần đến một cái búa tạ thì dùng Nguyễn đại Quáng vào ghế thủ tướng. Đã quật ngã được phe của Nguyễn tấn Dũng, lại còn có thể ca lại bài “ chống mỹ cứu nước” để triệt hạ hai tên mang quốc tịch Mỹ trong nhà Nguyễn tấn Dũng để làm gương cho mọi cấp quyền. Riêng về phía nhân dân, đặc biệt đối với những kẻ đòi dân quyền, nhân quyền, công lý thì cánh của lao tù mở rất rộng để chào đón. Đón vào. Mỹ xin thì tống đi! Phần các nhân sự khác thì cứ tính theo lòng trung thành với phương bắc mà xắp xếp. Với thành phần cốt cán này thì đến năm 2020, vỏ bọc dầu còn có tên Việt Nam nhưng bảo đảm là ruột Tàu!

Đổi lại phái đoàn bán nưóc do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đã ký ngay 7 “ thỉnh ưóc” viết sẵn mà chẳng cần biết bên trong nội dung thế nào. Tuy nhiên, qua những cái tựa đề của Thoả hay Hiệp Ước, người ta có thể hiểu được toàn bộ những nội dung chứa bên trong như sau:

1. “Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng cộng sản giai đoạn 2016-2020.”
Nói tọac ra, đây là một trong những kế hoạch quan trọng nhất mà PQT hay bầt cứ ai có thể phải thực hiện trong thời gian tới nếu vồ được chức vụ TBT đảng CSVN. Chữ hợp tác nói cho nó sang vậy, thực chất là trong giai đoạn này phải khai triển nhiều công tác để biến đảng CSVN thành một chi bộ của đảng CSTQ. Với kế hoạch này, rồi ra sẽ có nhiều cán bộ đảng từ TC sang xây dựng và nắm các công tác điều hành đảng cộng sản VN từ trung ương cho đến các quận huyện, địa phương. Dĩ nhiên, nó là cơ sở để chuyển dần sang lĩnh vực hành chánh. Mặt khác, những quan cán cộng Việt Nam xem ra đối chọi với kế hoạch sẽ được điều sang công tác tại các phân chi khu bộ ở bên Tàu thay vì bị thanh trừng?

2. “Hiệp định hợp tác dẫn độ.”

Đây chẳng qua chỉ là cái bánh vẽ, cứ làm như là hai nước độc lập trong tương quan ngoại giao cho nó vui cửa vui nhà. Thực chất, Tàu cộng chỉ huy Việt cộng thì cần gì phải có cái thoả ước này. Tuy nhiên, nó cũng có ý răn đe cán cộng tại Việt Nam không nên bao cho cho những thành phần tham nhũng cũa Trung cộng thay hình đổi dạng dạng trốn sang Việt Nam.

3. “Bãn ghi nhớ giữa hai bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của LHQ.”

Đây là một cánh tay rắn chắc tước đoạt cái công quyền Độc Lập của phái đoàn quân sự của Việt cộng khi thi hành công tác giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Gọi là cánh tay rắn chắc, vì nó đã triệt buộc phải đoàn Việt cộng phải tuyệt đối tuân thủ theo lênh của quốc phòng Trung cộng khi thi hành nhiệm vụ ở ngoại quốc. Ai cũng biết, một khi các phái đoàn quân sự của các quốc gia thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc có phài đoan quân sự tham gia bảo vệ hòa bình thế giới thí phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của Liên HIệp Quốc, không bao giờ phải nghe lệnh của bất cứ một quốc gia nào khác. Nay Trung cộng đặt ra cái bản chỉ dẫn này có khác gì tước đoạt hay buộc phái đoàn Việt cộng vào cái thế làm nô dịch, chư hầu cho TC ngay cả khi bước vào sinh hoạt của thế giới. Nghĩa là phải theo hướng dẫn của TC thay vì bản chỉ dẫn của Liên Hiệp Quốc! Đây là một điều khoản vô cùng tủi nhục cho Việt Nam, xét trên diện quốc té và thể diện quốc gia, nhưng phái đoàn bán nước do Trọng cầm đầu vì thuộc diện “Xã Hội Chí Ngu” nên cho rằng đó là một vinh dự được đi bên cạnh và nghe chỉ dẫn của TC, nên họ ký ngay! Như thế, khi ra ngoài, đoàn quân của Việt cộng đã đương nhiên bị tước bỏ cái vị thế Độc Lập khi thi hành nhiệm vụ Quốc tế, bên trong lại do PQ Thanh điều khiển thì chả mấy chốc thành quân Việt thành quân … Tàu ô! Ô hô!

4. “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ ( MOU) giữa bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam và Ủy ban cải cách phát triển quốc gia Trung cộng.”

Đây là bộ nhớ có tính cách thi hành tiếp theo thỏa ước (1) và (3) ở trên. Nó đi vào chi tiết hơn, và đi vào hệ cơ sở hạ tầng. Thật là khủng khiếp, cả một bộ gọi là Kế Hoạch và Đầu Tư, một bộ đem lại sự sống chết cho tương lai của một dân tộc, của một nước giờ được Việt cộng Nguyễn phú Trọng đem đặt dười quyền điều hành của một Nhóm thuộc “ủy ban Cải Cách phát triển quốc gia của Trung Cộng” ư? Quyền lợi của Việt Nam còn không? Hãy nhớ, theo thỏa ưóc này, cái Nhóm này sẽ làm việc theo lệnh của Ủy Ban cái cách phát triển quốc gia Trung Cộng, chư không phải là phát triển cả hai nước. Nghĩa là, nền kinh tế dịch vụ và đầu tư của Việt Nam từ thượng tầng cho đến hạ tầng đều phải lệ thuộc dười sự chỉ chỉ đạo trực tiếp của TC và tuân thủ tầm nhìn để phát triển quốc gia Trung Cộng. Nói trắng ra là phục vụ cho quyền lợi phát triển của Trung cộng. Nghĩa là bất cứ nước tư bản nào muốn đầu tư vào Việt Nam thì trước hết Nhóm sẽ nghiên cứu xem cái vụ đầu tư ấy có phát triển quốc gia TC hay không, hay nó sẽ cạnh tranh với quyền lợi của TC. Nếu nó phù hợp với sự phát triển của quốc gia TC thì Yes nếu không thì NO. Hỡi ơi là “ Hiệp Ước”! Hỏi xem, dân ta còn gì để ăn, để làm. Hỡi ơi, những hoạt động về Kế Hoạch- Đầu Tư tại Vệt Nam không nhắm cho quyền lợi và phát triển kinh tế cho Việt Nam nhưng lại phải phù hợp với phát triển quốc gia của TC thì còn đề tên cái bộ ấy làm gì? Về Quân sự đã mất theo thỏa ước số (3). Nay kế hoạch đầu tư phát triển của quốc gia cũng không còn. Việt Nam tôi về đâu?

5. “Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa ngân Hàng nhà nước Việt Nam và Ngân Hàng nhân dân Trung cộng.”

Câu chuyện về tài chính đến đây coi như đã được định đoạt. Chữ Nhóm viết hoa ở đoạn này nhắc nhở rằng một ủy ban định chế về Tài Chánh và tiền tệ sẽ ra đời và đặt đưới sự điều động và điều kiện hoạt động sẽ do Trung cộng đề ra. Nói cách khác, trong tương lai, tiền tệ Trung quốc sẽ là ngoại tệ cho Việt Nam và tiền Trung quốc sẽ có thể được lưu dụng song hành trong thị trường tại Việt Nam giống như đồng URO đang được phát triển và lưu hành tại Âu Châu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia ở Âu Châu có bản sắc riêng của mình, trong khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào những điều khoản do Nhóm công tác tài chính của TC định đoạt ( dù trong Nhóm có một số người Việt Nam). Kế đến, ở đây tuy có chữ giữa hai ngân hàng, nhưng xem ra thực tế thì cái ngân hàng nhà nước Việt cộng sẽ hoàn toàn không có tiếng nói, nó chỉ được coi như một chi nhánh để thi hành công tác tiền tệ của TC mà thôi. Theo đó, trong bước đầu, tiền Hồ rác còn được phép lưu hành theo hai dòng tiền khác nhau. Nhưng nó chỉ là khoảng thời gian tập cho dân Việt quen mặt và cất giữ tiền Tàu ( vì nó có gía hơn). Sau đó, theo thời gian tiền Việt cộng sẽ dần dần biến mất trên thị trường. Dân ta là người Việt Nam nhưng lại dùng tiền TC làm cơ sở buôn bán, tiêu dùng. Hỏi xem Nước có còn không?

6. “Thoả thuận về các vấn đề thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa hai Bộ Tài Chánh”.

Điều cần ghi nhận ngay ở đây là. Trung cộng không hề nhắc gì đến chữ Biễn Đông nữa. TC tư coi như đã hoàn toàn là của họ, chẳng làm gì có tranh chấp và phái đoàn bán nưóc của Trọng cũng không dám có một câu về chuyện này. Đã tệ hại như vậy, nay Trung cộng còn trực tiếp tiếm đoạt luôn quyền định lệ về thuế khoá trong việc thăm tìm dầu khí ở vịnh Bắc Bộ. Nghĩa là họ có quyền vào đến xát Hải Phòng, Quảng Ninh để tìm dầu khí, nhưng quyền thiết lập thuế khóa lại do TC định đoạt, dù ở đây họ có nói đến chữ giữa hai bộ tài chánh. Như thế, nay mai ngư dân ở Hải Phòng, Quảng Ninh và những chuyến du thuyền ra vịnh Hạ Long chắc cũng sẽ nằm trong quy chế này và phải có giấy phép về thuế của TC? Một nước mà không có quyền định đoạt về các sắc thuế trên phần đất của mình thì đó là nước gì?

7. “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình Việt Nam và Đài treuyền hình TUTQ.”

Trước hết, chẳng làm gì có chuyện hợp tác làm phim chuyên để giữa hai đài tryền hình này. Bởi lẽ chuyên đề trên các đài truyền hình quốc gia thường bao gồm những chuyện liên quan như tin tức. sinh hoạt và lịch sử, đời sông, văn hóa của quốc dân của mỗi quốc gia. Đó là ngành riêng biệt của mỗi một quốc gia. Nay có thoả ước này thì có khác gì việc TC có kế hoạch trói buộc các đài truyền hình của Việt Nam phải trình chiếu những chuyên đề về tin túc, lịch sữ và sinh hoạt văn hóa TC do đài truyền hình TU của Tàu chuyển đến. Chuyển đến trình chiếu để người dân Việt Nam tập quen dần với nếp sống, ngôn ngữ và lịch sử đời sống, văn hóa của TC? Rồi trẻ nghe từ lúc mới mở mắt khi lớn lên thì cho đó là lịch sử, là tin tức, là văn hóa, sinh hoạt của mình? Ai còn cảm nhận đến nền văn hóa, phong tục, tập quán và lịch sử Việt Nam? Rồi những thế hệ kế tiếp còn biết gì đến dân tộc và văn hóa nòi giống của mình? Liệu có ai còn biết đến Nhị Trưng, Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung của nước nào nữa hay không? Liệu đây có phải là sách lược cuối cùng của chương Hán Hóa mà TC muốn đổi máu của ngưòi Việt, thay văn hóa Việt, lịch sử Việt bằng một chừ Tàu hay không? Và liệu đây có phải là đoạn kết trong việc thi hành lời kêu gọi người Việt Nam là hãy bỏ chữ quốc ngữ học tiếng Tàu, uống thuộc Tàu để được làm chư hầu cho TC của tập đoàn cộng sản HCM hay không?

Đọc đến đây, bạn nghĩ gì? (xin cho ý kiến trong phần phản hồi). Đây có là bức tranh ảm đạm và bi quan mà tôi cố tình phóng đại sau khi đọc những cái tựa đề của 7 thoả hiệp do phái đoàn bán nước của Trọng vừa ký không?

Phần cá nhân, tôi xin xác định là không hề tô màu cho những luận cứ này. Trái lại, nếu đó chưa phải là những luận chứng chuẩn xác từ 7 thỏa hiệp này thì sự sai biệt của những chứng luận này với thực tế trong tương lai khi CS bắt đầu thực hiện 7 thoả hiệp này không có một khoảng cách qúa xa, nếu như không muốn nói là rất rất gần nhau. Bởi vì theo tôi, tập đoàn CS từ HCM cho đến thế hệ hôm nay, và nhất là những kẻ đã từng ký vào những văn bản bán nước Việt Nam cho TC đều là những kẻ không có liêm sỷ và tự trọng Việt Nam. Đơn giản, họ là Việt cộng! Thành phần phản quốc hại dân. Cuộc sống của chúng được bao che bằng tội ác và gian trá. Theo đó, những chứng luận trong bài viết này có thể còn là quá đơn giản, như một dấu phẩy nếu đem so với đích điểm mà tập đoàn cộng sản đã nhắm tới trong việc thực hiện 7 thoả ước này. Nó chỉ khả dĩ nêu lên được một vài nét đại cương của 7 thỏa hiệp này. Như thế, tuyệt đối không phải là một bi quan. Trái lại, tôi cho rằng, 7 thoả hiệp này sẽ là một bước nhảy vọt mà tập đoàn cộng sản sẽ đem ra thi hành để mong đạt đến cái mốc thời gian làm chư hầu cho Trung Cộng theo mật ước ở Thành Đô vào năm 2020 mà thôi. Noí cách khác, nó là những thoả thuận triệt buộc Việt cộng phải thực hiện những điều đã ghi chép trong Mật Ước Thành Đô!

Đứng trước viễn tượng Việt Nam sẽ rơi vào vòng nô lệ cho bắc phương, người dân Việt Nam phải làm gì? Phải tỏ rõ thái độ và lập trường của mình ra sao?

Thứ nhất. Bạc nhược và tiếp tục giữ thá độ bạc nhược trước kẻ thù của đất nước là tập đoàn cộng sản, nhưng lại rất mạnh mẽ chỉ trích nhau, chia rẽ nhau theo sự bạc nhược đã ăn sâu vào sinh hoạt của chúng ta từ mấy chục năm qua chăng? Nếu ai chọn con đường này, dĩ nhiên, kể cả dân chúng và hàng ngũ cán bộ CS, nên thúc dục con cái học tiếng Tàu để xem phim Tàu, nghe tin tức Tàu và nếu cần, xin vào đảng cộng sản Tàu ngay kẻo nhỡ. Và đừng bao giờ kêu khổ dưới gông cùm cộng sản nữa. Thay vào đó là hãy tập cho mình và con cháu mình kiếp sống làm nô lệ. Hãy quên đi quyền làm người mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta. Hãy quên đi mình là con cháu của giống Rồng Tiên, với lịch sử 5000 dựng nước và giữ nước. Nói cách khác, hãy làm tôi cho tội ác và gian trá của cộng sản mà sống!

Thứ hai, trong hơi thở, tiếng nói của anh, của em, của chị của tôi, của đồng bào ta còn dòng máu Việt Nam, được luân chuyển từ ý chí hào hùng của quốc tổ Hùng Vương chuyển qua các thế hệ với Nhi Trưng, với Đức Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Bình đình Vương, rồi đến Quang Trung Nguyễn Huệ, Ngô đình Diệm hay Ngụy văn Thà và những ngưòi chiến binh nằm xuống trong chiến dịch biên giời thì hãy cùng đứng dậy, nhìn thẳng vào một thực tế mà nhận lấy một sự thật là: Chúng ta đã bị cộng sản lợi dụng và tập đoàn CS HCM đã bán rẻ không phải chỉ chúng ta và con cái chúng ta, nhưng còn là cả giang sơn và tương lai Việt Nam cho kẻ thù của dân tộc đến từ phương bắc lâu rồi. Và nay đã đến lúc chúng phải thanh toán phần cuối trong khế ước buôn dân bán này để nhận lấy những đặc ân cho chúng và con cái chúng, trong đó có cả việc bảo đảm cho chúng có được phần mồ yên mả đẹp bên cạnh những nghĩa trang “liệt sỹ” Trung cộng trên đất Việt, hay trên đất Trung hoa. Phần chúng ta những con dân Việt Nam, không kể riêng ai, chẳng trừ ra quân và cán bộ CS, tha thiết với tương lai của đất nước chỉ là một thứ nô lệ không tên tuổi để cho chúng xử dụng và bóc lột.

Theo đó, chúng ta, tất cả mọi người, không loại trừ một ai, còn mang dòng máu Việt Nam, dù là người ở hải ngoại hay trong nưóc, là dân hay là cán, tuy có khác biệt, nhưng không phân biệt tôn giáo, phái tính, tuổi tác, phải khẳng định là: Chúng ta chỉ có một quê hương duy nhất là Việt Nam. Việt Nam chính là tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta. Thế hệ tuổi trẻ của chúng ta sẽ qua đi, nhưng ở nơi đó nhất định phải là nơi thuộc về con cháu chúng ta, dòng dõi của Việt Nam chúng ta. Nơi đó sẽ vĩnh viễn tồn tại màu cờ Độc Lập của Tổ Quôc Việt Nam. Nơi đó vĩnh viễn ghi lại dòng máu bất khuất hào hùng của tiền nhân và của chính chúng ta. Nời sẽ vĩnh viễn là phần đất Tự Do, ở đó chúng ta và con cháu chúng ta có cuộc sống sinh hoạt Dân Chủ, Nhân Quyền và Công lý. Nời tình nghĩa đòng bào và nền văn hóa nhân bản của dân tộc, cũng như nền văn hóa bác aí, hỉ xả của tôn giáo phải được tự do phát triển và tôn trọng.

Để có thể đạt được một tương lai chung này trên phần đất của Việt Nam, chúng ta không van nài, không cẩu khẩn riêng ai, nhưng phải tự quyết bằng chính sự hy sinh của chúng ta. Cái chết ai cũng sợ. Nhưng đây là lúc buộc chúng ta phải vưọt qua cái chết để tìm cuộc sống cho tương ai của dân tộc, cũng chính là tương lại của chúng ta và của con cháu chúng ta. Để đạt được ước nguyện này, chúng ta chỉ còn có một con đường duy nhất để đi. Hay đứng thẳng dậy. Hãy trao gởi niềm tin cho nhau từ ánh mắt. Cha nắm lấy tay con, vợ nắm lấy tay chống. anh nắm lấy tay em, cùng vững bước ra khỏi nhà. Hãy lên đường. Hãy thân ái nắm lấy tay người đồng hương, ngưòi chung lối xóm. Hãy tin tưởng, nắm chặt lấy cánh tay của tất cả mọi ngưòi đang đồng hành trên đường. Hãy vượt qua mọi rào cản, mọi sợ hãi để đạt đến mục đích sau cùng. Chúng ta quyết cùng nhau xóa bỏ sổ bộ của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản sài lang để xây dựng cho Việt Nam một tưong lai mới. Tương lai của một xã hội có nhân bản, có đạo hạnh và có văn hóa.

Bảo Giang
4-2014.
 
Thông Báo
Phân ưu: Phụ thân của cố LM Phạm văn Tuệ: Ông Cố Phạm Văn Chí đã từ trần
Lm Trần Công Nghị
13:09 13/04/2015
PHÂN ƯU
Trong niềm xác tín vô biên nơi Chúa Kitô Phục sinh
Chúng tôi nhân được tin

Ông Cố Lorenzo Phạm Văn Chí
(là phụ thân của Cố Linh mục Phạm Văn Tuệ)
đã được Chúa gọi về lúc 11 giờ đêm Thứ Hai, 6.4.2015
Hưởng thọ 95 tuổi.

Ông Cố Lorenzô sinh 19 tháng 12 năm 1919 tại Giáo xứ Hiếu Thuận, Giáo phận Phát Diệm.
Năm 1954 di cư vào Miền Nam ở Giáo xứ Tín Đức Tỉnh Mỹ Tho.
Sau biến cố 30.4. 1975, từ năm 1978 đến 1979, ông Cố lo cho các con và bà Cố đi vượt biên
trong 6 đợt thành công, đến Songkla (Thái Lan), Malaysia, Indonesia.
Cuối cùng năm 1980 Ông cố một mình ra đi đợt thứ 7 và đoàn tụ với cả gia đình tại New Orleans.

Thứ Sáu (17/4/2015)Chương trình Viếng Xác Đọc Kinh:
3:00 PM – 5:45 PM Viếng Xác & Đọc Kinh
tại nhà Quàn Mothe Funeral Homes 7040 Lapalco Blvd. Marrero, LA 70072
6:00 PM – 7:00 PM: Lễ Phát Tang
tại Nhà Thờ Thánh Lê Thị Thành 6851 St Le Thi Thanh St. Marrero, LA 70072
7:00 PM – 9:00 PM: Viếng Xác & Đọc Kinh
tại nhà Quàn Mothe Funeral Homes 7040 Lapalco Blvd. Marrero, LA 70072

Thứ Bảy (18/4/2015) 9:00 AM Thánh Lễ An Táng
tại nhà thờ Thánh Lê Thị Thành, 6851 St Le Thi Thanh St. Marrero, LA 70072
Sau Thánh lễ An Táng tại Nghĩa Trang Restlawn Park Cemetery
(Đất Thánh Avondale) 3450 Hwy 90 West, Avondale, LA 70094
Thành kính phân ưu cùng đại gia đình ông Cố.

Linh mục Gioan Trần Công Nghị
và Ban Điều Hành VietCatholic Network
 
Văn Hóa
Có một lời mời như thế
Huệ Minh
08:40 13/04/2015
CÓ MỘT LỜI MỜI NHƯ THẾ

Sau chuỗi ngày dài mong đợi, tin vui đã đến với em và gia đình cũng như nhà dòng và những người thân quen. Chuyện là cuối tháng 4 này, em sẽ được lãnh sứ vụ linh mục cùng với một số thầy khác nữa.

Trong điện thoại, em nhờ tôi cầu nguyện cho em trong những ngày hồng ân tĩnh lặng với Chúa trước khi lãnh sứ vụ. Em cũng như các thầy tiến chức đã để lại những công việc thường ngày để sống trong tâm tình gắn bó mật thiết hơn với Chúa trước biến cố trọng đại này.

Gửi lời mời dự lễ lãnh sứ vụ linh mục của mình, thầy nói nhỏ với tôi rằng "không có thiệp mời đâu nhé !"

Dĩ nhiên sẽ rất ngạc nhiên dù rằng dù ở bất cứ ở đâu thì tấm thiệp cũng sẽ đến dù sớm dù muộn. Do ngạc nhiên nên tôi mới hỏi thăm lý do tại sao thầy không có thiệp mời.

Trước thắc mắc của tôi, thầy mới nói đó chính là quyết định của Đức Cha Giáo phận Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt. Thầy nói rằng Đức Cha nói với quý thầy tiến chức rằng ngày nay chỉ cần đưa lên trang mạng của Giáo Phận thông báo cũng như thiệp mời chung cho mọi người để mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện, không cần làm thiệp làm chi cho rườm ra và tốn kém ! Cùng trong tư tưởng và nghĩ suy đó, Đức Cha Cosma cũng dặn dò quý thầy tiến chức rằng không cần thiết phải làm tiệc tạ ơn hoành tráng. Và, đặc biệt là các tiến chức sẽ cùng nhau dâng lễ tạ ơn tại thánh đường Tòa Giám Mục Bắc Ninh vào chiều ngày lễ lãnh sứ vụ linh mục.

Thật ra mà nói, trước quyết định không in thiệp mời lễ phong chức linh mục của Đức Cha Cosma phải chăng là quyết định đi ngược dòng. Cũng dễ hiểu ngược dòng là ngày nay người ta vẫn chạy đua với những hình thức bên ngoài và tiệc tùng hoành tráng.

Hẳn nhiên tạ ơn ngày hồng phúc, ngày lãnh sứ vụ linh mục là ngày trọng đại của đời tận hiến thế nhưng tổ chức như thế nào cho "phải lẽ" cũng là điều cần phải ghi nhận.

Cứ nói thẳng nói thật với nhau cho dễ sống. Chắc có lẽ đã có những lễ tạ ơn kèm theo tiệc mừng tân linh mục hoành tráng đến độ khó hiểu. Dĩ nhiên là mừng nhưng cũng nên gói ghém như thế nào đó cho nó hợp tình và hợp lý. Có một vài vị gia thế hoàn cảnh khiêm tốn nhưng khi thụ phong thì để lại trong mắt nhiều người nhiều suy nghĩ đàng sau sự hoành tráng của cái gọi là lễ tạ ơn. Hẳn nhiên thì ai cũng khó nghĩ sau những bữa tiệc hoành tráng của những người "tôi tớ" và khấn khó nghèo như thế ! Nhìn những bữa tiệc tạ ơn tân linh mục hoành tráng như vậy thì ai ai cũng ráng cho con em mình trở thành "tôi tớ" và "khó nghèo" như vậy.

Đã quá nhiều lần ta nghe Chúa Giêsu mời gọi : "Ta đến để phục vụ" chứ không phải để được phục vụ. Linh mục là một Kitô khác. Linh mục là người "rập đời mình bước theo mầu nhiệm Thánh Giá Chúa" ... Và, nếu là linh mục Dòng thì bị "ràng" thêm cái lối sống khó nghèo nữa ...

Với cách nhìn như thế thì lời mời gọi không thiệp và đơn giản trong Thánh Lễ trao sứ vụ linh mục tới đây cũng như lễ tạ ơn của các tân linh mục sắp tới của giáo phận Bắc Ninh cũng là lời mời rất thiết thực với đời tận hiến, với đời của người rập đời mình bước theo Đức Kitô. Chắc có lẽ còn kịp để cỗ vũ, để mời gọi lối sống giản đơn, bình dị của đời linh mục tận hiến.

Chớ gì lời mời, cách sống giản dị của Đức Cha sẽ được nhân rộng để cùng nhau ta giúp nhau, giúp các vị mục tử của Giáo Hội sống khiêm hạ như lòng Chúa mong muốn.

Huệ Minh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Trong Vườn Xuân
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
21:12 13/04/2015
SỚM MAI TRONG VƯỜN XUÂN
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Tạ ơn Chúa cả đầu ngày
Ban cho trời đẹp hôm nay tuyệt vời
Tâm thanh hướng tạ ơn Trời
Ơn lành rải xuống muôn đời thế nhân.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)