Ngày 13-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:54 13/04/2013
BÁU VẬT CỦA MẸ
N2T

Cornelia xuất thân trong một gia đình quý tộc Rô ma và là vợ của hoàng đế, bà ta có hai con trai. Hai đứa con này là báu vật và là niềm vui của bà, bởi vì những đứa con khác đều bất hạnh chết sớm.
Một hôm, có một bà quý tộc Rô ma đến thăm hoàng hậu Cornelia, bà ta sau khi khoe với hoàng hậu toàn thân mình đều mang đầy trân châu báu vật, và cũng muôn hoàng hậu đem báu vật ra để bà coi một chút. Lúc ấy, hai đứa con trai của hoàng hậu Cornelia đi vào, hoàng hậu chỉ hai đứa con trai và nói:
- “Báu vật của ta đến rồi kia.”
(Clifton Fadiman)

Suy tư:
Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ban cho cha mẹ, là món quà quý giá nhất, đẹp nhất mà Thiên Chúa ban cho cha mẹ, cho nên con cái chính là báu vật của cha mẹ là phải lắm.
Cha mẹ có thể hy sinh tất cả để cho con mình được sung sướng, cha mẹ có thể hy sinh mạng sống mình để cho con được sống, bởi vì họ đều biết rằng, khi đón nhận đứa con là đón nhận món quà yêu thương mà Thiên Chúa ban cho mình, và phải đem nó trả lại cho Thiên Chúa sau khi hoàn tất cuộc sống ở đời này.
Nhưng thời nay có nhiều cha mẹ vì ích kỷ mà giết con mình khi chúng nó còn trong bụng; có nhiều bà mẹ coi bào thai trong bụng mình như cục nợ phải vứt bỏ.
Thời nay có những cha mẹ không quan tâm đến con cái, mà chỉ vì tiền bạc chức tước danh vọng mà bỏ bê con cái muốn sống ra sao thì sống, cho nên có nhiều đứa con trở nên hoang đàng và là gánh nặng cho xã hội...
Ngày phán xét, Thiên Chúa sẽ hỏi những bậc làm cha làm mẹ: con của các ngươi bây giờ như thế nào rồi ?
Câu trả lời xin dành cho các bậc làm cha làm mẹ.
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:56 13/04/2013
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 21, 1-19
“Đức Chúa Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các môn đệ; rồi cá, Ngài cũng làm như vậy”.


Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, đó là niềm tin của chúng ta và đó cũng là một thách đố cho nhân loại ngày xưa cũng như ngày hôm nay, Ngài đã sống lại và đang hiện diện với bạn và tôi trong thánh lễ này trên bàn thờ, khi chúng ta cùng nhau ăn Thịt và uống Máu của Ngài, và đó là dấu hiệu để chúng ta nhận ra chúng ta đều là anh chị em với nhau trong Ngài. Trong niềm xác tín ấy tôi xin chia sẻ với bạn hai điểm sau đây :

1. Bẻ bánh là tuyên xưng Đức Chúa Ki-tô đã sống lại.
Thánh lễ được lập lại mỗi giây mỗi phút trên khắp thế giới, nghĩa là nơi đâu có linh mục công giáo thì ở đó đều có thánh lễ, đó là một bằng chứng cho thấy Đức Chúa Giê-su đã sống lại cách sống động nhất mà Giáo Hội luôn đề cao và mời gọi các tín hữu sốt sắng tham dự thánh lễ.

Nơi thánh lễ linh mục làm lại cử chỉ mà Đức Chúa Giê-su thường làm với các Tông Đồ đó là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông ăn. Cử chỉ này Đức Chúa Giê-su đã làm trước khi chịu chết, và Ngài vẫn làm sau khi từ cõi chết sống lại, và sẽ được Giáo Hội của Ngài –Giáo Hội Công Giáo- tiếp tục làm (bẻ bánh) cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang, đó là hiến tế tạ ơn –thánh lễ-.

Đức Chúa Giê-su đã sống lại, và tấm bánh mà chúng ta ăn chính là Mình Thánh sống động của Ngài, vì sống động, nên trở thành động lực thúc đẩy những ai ăn và uống Mình Máu Thánh ấy phải trở nên những công cụ sống động phục vụ tha nhân, theo ý muốn của Đấng đã từ cõi chết sống lại là yêu thương và phục vụ lẫn nhau, như Ngài đã rửa chân phục vụ các môn đệ của mình.

2. Phục vụ là tuyên xưng Đức Chúa Ki-tô đã sống lại.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, Ngài nướng bánh và cá để phục vụ bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm đánh cá mệt mỏi, Ngài tuy là Thầy và là Chúa, nhưng Ngài đã phục vụ trong cung cách là người bạn chí thiết của các môn đệ: bình dị và đầy yêu thương.

Ở đời có nhiều cách phục vụ: người bán hàng phục vụ khách hàng là vì để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, họ phục vụ không phải vì yêu thương khách hàng nhưng là vì túi tiền của họ; bác sĩ khám bệnh chăm sóc bệnh nhân với cung cách là nghề bác sĩ; nhà giàu bố thí cho người nghèo khi có dịp lễ hay vận động làm việc từ thiện; các “cò mối” phục vụ khách hàng.v.v... đều là những người vì mình chứ không vì người...

Người Ki-tô hữu có nhiều cách để tuyên xưng Đức Chúa Giê-su sống lại, nhưng cách hữu hiệu nhất là vì tha nhân và vì anh em mà phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã làm, bởi vì không một xác chết nào biết phục vụ, nhưng phải là người đang sống mới biết phục vụ người khác. Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, nghĩa là Ngài vẫn đang sống nên Ngài phục vụ trong chúng ta, và qua chúng ta mà mọi người nhận biết yêu mến và kính thờ Ngài...

Bạn thân mến,
Trong giáo xứ của tôi đang phát động chương trình “giờ kinh tối trong các gia đình” trong năm Đức Tin này, đây là một nổ lực lớn để cho mỗi người Ki-tô hữu và đặc biệt là mỗi người trong giáo xứ ý thức về sứ mạng tông đồ của mình.

Từ trong gia đình cha mẹ và con cái “truyền giáo” cho nhau, bằng cách phục vụ lẫn nhau như Đức Chúa Giê-su đã rửa chân phục vụ cho các tông đồ của mình.

Bẻ bánh và phục vụ là hai điều kiện tiên quyết để mọi người nhận ra Chúa Giê-su phục sinh, đang sống động trong công việc hàng ngày của bạn và tôi, do đó mà chúng ta cần có một tâm hồn biết đặt phục vụ lên trên mọi nguyên tắc, để ưu tiên phục vụ những người cần phục vụ, nhất là những người bất hạnh trong xã hội hôm nay.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:58 13/04/2013
N2T

35. Tự nguyện chết đi cho cái tôi của mình, thì sẽ khiến cho Đấng khác sống trong tôi.

(Thánh nữ Terese of Avila)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:00 13/04/2013
XƯNG TỘI
Nghe tiếng gõ cửa, cha sở đi ra thấy một giáo dân trung niên đứng chấp tay nói:
- “Thưa cha cho con xưng tội.”
Ngài muốn quát nạt vì ngày giờ xưng tội đều có dán ngoài cửa, nhưng ngài kịp ngừng lại, vui vẻ nói:
- “Anh vào nhà thờ xét mình, tôi ra ngay.”
Ngài cảm thấy vui vui vì đã giúp một con chiên trở về giao hòa với Chúa.
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một khuôn mặt truyền giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:01 13/04/2013
VẼ VANG GIÁO HỘI VIỆT NAM

32. Linh mục Hoàng Đình Hy, csjb.


- Cha sở giáo xứ Thánh Gia, thị xã Nhị Lâm (Erhlin), huyện Chương Hóa (Changhua Country), Đài Loan.


Linh mục Hoàng Đình Hy là linh mục của hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả (Congregation of Saint John Baptist, viết tắt là CSJB), thuộc tỉnh dòng Đức Tin (Việt Nam), đi truyền giáo tại Đài Loan, ở nhà dòng mẹ tại Taichung một năm học tiếng Hoa. Ngày 27/12/2003 ngài cùng với 17 anh em tu sĩ của hội dòng được đức giám mục Vương Dũ Vinh nguyên giám mục giáo phận Đài Trung phong chức linh mục.

Nam 2005 sau khi chịu chức linh mục ngài được bài sai làm cha sở giáo xứ Chúa Thánh Thần thuộc tổng giáo phận Đài Bắc, năm 2010 ngài được phái đi làm cha sở giáo xứ các thánh Tử Đạo Trung Hoa tại thôn Xuân Dương, thuộc giáo phận Đài Trung.

Năm 2012 cha Đình Hy được bài sai về làm cha sở giáo xứ Thánh Gia, huyện Chương Hóa, thuộc giáo phận Đài Trung cho đến nay.

Đây là sự vẽ vang cho Giáo Hội Việt Nam cách chung và cách riêng cho các linh mục tu sĩ nam nữ đang truyền giáo tại đảo quốc Đài Loan.

Xin mọi người cầu nguyện cho các nhà truyền giáo Việt Nam trên khắp thế giới.

--------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo, hãy coi chừng “lối sống hai mặt”!
Bùi Hữu Thư
07:18 13/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Rome, 12 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome)

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý người Công Giáo phải coi chừng về “lối sống hai mặt”: ngài mời gọi “vâng theo Thiên Chúa” và không dung hòa với thế gian.

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ 7 giờ sáng ngày thứ năm 11 tháng 4 tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, với sự hiện diện của ban biên tập nhật báo L'Osservatore Romano.

Không thoả hiệp

Nhật báo Vatican cho hay Đức Thánh Cha đã nhắc đến tâm tình của Thánh Phêrô trong bài đọc một (CVTĐ 5,27-33): trước Thượng Hội Đồng, Phêrô đã được mời gọi phải “lấy một quyết định”.

Thực vậy thánh tông đồ có nghe “những gì các người Pharisêu và thầy thượng tế nói”, nhưng ngài cũng nghe được “những gì Chúa Giêsu nói trong tim ngài”: làm sao để lựa chọn một trong hai lời nói? Phêrô đã chọn: “Tôi phải làm những gì Chúa Giêsu nói, thay vì nghe lời các ông bảo tôi phải làm”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét: “Trong đời sống chúng ta, chúng ta cũng nghe thấy những đề nghị như vậy không đến từ Chúa Giêsu. Điều này dễ hiểu, vì đôi khi những yếu đuối lôi kéo chúng ta đi vào con đường này.”

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, vẫn còn một “con đường khác nguy hiểm hơn”: đó là con đường đề nghị chúng ta phải “thỏa hiệp: một phần cho Thiên Chúa, một phần cho chúng ta. Khi làm một sự thỏa hiệp là chúng ta bước vào cuộc sống có hai bề mặt: một chút đời sống do Chúa Giêsu chỉ định, và một chút đời sống do thế gian chỉ định, do các quyền lực của thế gian và của bao nhiêu điều khác nữa”.

Đức Thánh Cha nhận xét: Tuy nhiên, đây là một lối sống “không tốt đẹp” và “không làm cho chúng ta hạnh phúc”, ngài lưu ý chống lại chước cám dỗ này: “Nếu Phêrô đã có thể nói với các thượng tế: “Chúng ta hãy nói với nhau như những bạn hữu và hãy thiết lập một status vivendi”, thì có thể mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp.” Nhưng như vậy thì không phải là một sự lựa chọn của “tình yêu”.

Chính vì vậy, Đức Thánh Cha đã mời gọi “chọn lựa con đường của Chúa Giêsu” và không “nghe theo các đề nghị của thế gian, những đề nghị của tội lỗi hay những đề nghị nước đôi.”

Vâng lời Thiên Chúa làm cho chúng ta được tự do

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc đến ba lần chữ “vâng lời”. Nhất là khi Thánh Phêrô trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.”

Đức Thánh Cha tự hỏi: “vâng lời Thiên Chúa” có nghĩa là gì? Như vậy có phải là chúng ta muốn trở thành những nô lệ không?” Không, vì chính những ai vâng theo Thiên Chúa lại được tự do! Tại sao ? Tôi vâng lời, tôi không làm theo ý tôi và tôi tự do ? Điều này có vẻ mâu thuẫn. Nhưng lại không mâu thuẫn.”

Thực vậy, ngài đã giải thích: “vâng lời theo tiếng La Tinh có nghĩa là lắng nghe người khác. Vâng lời Thiên Chúa là lắng nghe Thiên Chúa, có tâm hồn cởi mở để bước theo con đường Thiên Chúa ấn định cho chúng ta. Và điều này làm cho chúng ta tự do.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh ở đây: “Thánh Thần” là nguồn trợ lực “giúp chúng ta có sức mạnh” để vâng lời và “Chúa Cha ban cho chúng Thần Khí vô ngần vô hạn (Ga 3, 31-36), hãy lắng nghe Chúa Giêsu, và đi theo con đường của Chúa Giêsu.”

Can đảm theo Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha nói: Việc chọn lựa để “bước theo con đường Chúa Kitô” đôi khi có nguy hiểm cho đời sống, vì “những kẻ đề nghị gì khác với Chúa Giêsu sẽ có thể thắng thế và con đường chấm dứt trong sự bị áp bức.”

Đức Thánh Cha đã nhắc đến những những Kitô hữu đang bị đàn áp ngày nay trên thế giới: “vào lúc này, biết bao nhiêu người anh chị em chúng ta, vì họ lắng nghe và nghe theo lời Chúa Giêsu dậy, đang chịu đau khổ vì bị áp bức. Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng những người anh chị em này đã trao phó tính mạng và họ nói với chúng ta bằng đời sống của họ: “Tôi muốn vâng lời, và đi theo con đường Chúa Giêsu ban cho tôi.”

Đức Thánh Cha kết luận: Sự lựa chọn của Chúa Kitô đòi hỏi “phải can đảm”: “Chúng ta hãy xin được ban ơn can đảm”, nhất là lòng can đảm để nói: “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, đôi khi con nghe theo những điều trần tục nhưng con muốn vâng lời Chúa, con muốn đi theo con đường của Người.” Chúng ta hãy cầu xin được ban ân sủng này để luôn luôn đi theo con đường Chúa Giêsu, và khi chúng ta không làm được như thế, chúng ta hãy xin lỗi: Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, vì điều này quá tốt đẹp.”

Báo L’Osservatore Romano cũng cho hay có sự hiện diện của nhiều vị đồng tế từ nhiều nơi trên thế giới: Hồng y người Ấn Telesphore Placidus Toppo, tổng giám mục Ranchi, Tổng giám mục Mario Aurelio Poli, người kế vị Hồng y Bergoglio tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Linh mục Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage, phụ tá thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại liên tôn, Đức Cha Robinson Edward Wijesinghe, thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ di dân và người sơ tán, cũng như các giáo sĩ, tu sĩ Dòng Tên và Phanxicô.

Trong số tham dự viên cũng có sự hiện diện của Chủ tịch và Tổng thư ký Qũy Centesimus Annus Pro Pontifice, là hai ông Domingo Sugranyes Bickel và Massimo Gattamelata, và hai vị này cũng có buổi họp báo cùng ngày tại Vatican.
 
Giáo Hội Công Giáo Nga ngạc nhiên trước những cuộc đột kích của chính phủ vào các nhà thờ và các tổ chức từ thiện
Jos. Tú Nac, NMS
09:33 13/04/2013
OXFORD (12 tháng 4) – Giáo Hội Công Giáo Nga rất ngạc nhiên và lo ngại sau khi một làn sóng đột kích của chính quyền vào các giáo xứ và các tổ chức từ thiện của mình. Có thể coi đây như là một phần của chiến dịch đàn áp của chính phủ đối với các tổ chức liên kết nước ngoài.

“Giáo Hội Công Giáo được chính quyền phân loại như là một tổ chức được hưởng phúc lợi từ các nguồn quỹ nước ngoài,” Cha Fr. Kirill Gulbunov, phát ngôn viên Tổng Giáo phận Mặc Tư Khoa giải thích. Ngài cho biết thêm, “Chúng tôi không thể không lấy làm ngạc nhiên rằng các hiệp hội liên kết với Giáo Hội của chúng tôi lại được xem như những nguyên nhân khả dĩ của chủ nghĩa cực đoan hay hoạt động khủng bố.”

Hôm 9 tháng 4, những nhân viên an ninh đã lục lọi những văn phòng Caritas Mặc Tư Khoa, cơ quan từ thiện Công Giáo. Vào ngày 3 tháng 4, các đại diên chính phủ đã “kiểm soát” những trụ sở Caritas ở St. Petersburg.

Cha Gulbunov nói tổng giáo phận đã không được thông báo về kế hoạch những cuộc đột kích này. Ngài nói môt giáo xứ ở Công Giáo ở Orel, Nga, người ta chỉ cho biết ngay trước khi cuộc đột kích “kiểm tra” diễn ra.

“Những người có trách nhiệm đã nhận một bảng liệt kê khá đầy đủ những tổ chức được xem như một phần của cuộc tảo thanh toàn quốc này,” vị linh mục Nga cho biết, “mặc dù chúng tôi không thể nói chính quyền địa phương có đang cố tình sử dụng các hoạt động chống lại Giáo Hội Công Giáo hay không, nhưng nó đã gây ra những sửng sốt, hoang mang.”

Vào tháng 2, TT Nga Vladimir Putin đã ra lệnh kiểm tra hàng ngàn các tổ chức phi chính phủ, ra lệnh tịch thu những máy điện toán và những tài liệu, chiếu theo điều luật tháng 7 năm 2012 yêu cầu các nhóm được sự tài trợ bên ngoài đăng ký như “những đại lý nước ngoài.”

Ngày 15 tháng 3, một giáo xứ Công Giáo ở Novocherkassk được lệnh phải trả một khoản tiền phạt 450,000 rouble (14,600 Mỹ kim) vì bị cáo buộc không đủ tiêu chuẩn an toàn cháy nổ.

Cha Sở Fr. Aleksi Polisko, giáo xứ Đức Trinh Nữ Maria, mà ở đó chỉ có 50 người thường xuyên đi lễ, nói với Agence France-Press rằng tiền phạt gấp khoảng 150 lần tiền thu nhập hàng tuần của giáo xứ, nhưng cho biết các kiểm soát viên đe dọa đóng cửa nhà thờ trừ phi thanh toán đầy đủ trong vòng một tháng.

Giám đốc Caritas tại St. Petersburg, Natalya Pevtsova, nói với hãng thông tấn Interfax rằng các viên chức nhà nước “đã kiểm tra tất cả mọi thứ … từ tình trạng nhà vệ sinh của chúng tôi cho đến các tài liệu từ thiện của chúng tôi,” trong lúc đột kích những văn phòng của cơ quan.

Đại đa số các tổ chức Giáo Hội Công Giáo tạio Nga đã từ lâu đã phàn nàn về sự phân biệt đối xử ở Nga và phản đối khi một ngôi nhà từ thiện Mặc Tư Khoa thuộc Hội Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa đã bị san bằng vào năm 2011 và một giáo xứ Công Giáo đã bị cấm không được xây dựng nhà thờ vì “những vấn đề chuyên môn pháp lý.”

Giám mục Clemens Pickel của Saratov thuộc Nga, sinh quán tại Đức, nói với hãng thông tấn Đức KNA rằng ngài tin những cuộc tấn công của chính quyền vào Giáo Hội Công Giáo sẽ làm cho người dân có một cái nhìn với những khía cạnh tồi tệ về tình trạng tôn giáo ở Nga.”

Báo chí Nga cho biết Giáo hội Chính thống Nga không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đột kích.
 
Sống Lại Ơn Đức Tin
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
10:40 13/04/2013
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tôi có dịp tiếp xúc với một người được coi là “khô khan nguội lạnh”. Cuộc gặp gỡ hiếm hoi ấy đã để lại trong tôi nhiều trăn trở, nhất là về đời sống đức tin. Thế rồi hôm nay, khi suy gẫm về ngắm thứ nhất mùa Mừng: “Chúa Giêsu sống lại, ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn”, tôi bỗng ngộ ra một điều là: Mình phải thường xuyên xin ơn sống lại thật về phần linh hồn, nhất là ơn đức tin.

Thực vậy, cuộc sống hôm nay đầy dẫy những nguy cơ rất dễ làm cho ta đánh mất ơn đức tin, nhất là ba nguy cơ sau đây:

Nguy cơ thứ nhất là mất cảm thức về tội. Nghĩa là ta phạm tội mà cứ cho rằng mình không phạm tội. Ta coi tội lỗi trong cuộc sống hàng ngày như một việc bình thường. “Ai sao, tôi vậy. Ai làm bậy, tôi theo”. Nguy cơ này đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII cảnh báo như sau: “Cái tội nặng nề nhất của con người ngày nay là mất cảm thức về tội”. Thực vậy! Con người thời nay đang bị đe doạ đủ điều, vì lương tâm con người đã xuống dốc. Lương tâm đang bị biến dạng, bị tê liệt từng ngày. Một khi lương tâm đã bị yếu nhược, thì cảm thức về Thiên Chúa cũng bị lu mờ dần.

Xưa kia cha ông ta bảo: “Khi mình phạm tội thì lương tâm sẽ cắn rứt”. Nhưng ngày nay hình như nhiều người đã đánh mất lương tâm. Hay nói cách khác, lương tâm của họ không còn “răng” để “cắn” nữa. Có lẽ vì thế mà người ta đang truyền tai nhau câu nói: “Lương tâm không bằng lương tháng. Lương tháng không bằng lương lậu. Lương lậu không bằng lươn lẹo”.

Mất cảm thức về tội là một thực trạng đáng lo lắng, đau buồn, vì hậu quả của nó là sự phủ nhận Thiên Chúa. Thiên Chúa bị khai trừ không chỉ trong hình thức sống đạo, mà còn bị phá sản ngay trong lương tâm con người.

Nguy cơ thứ hai là dửng dưng với ơn Chúa. Ơn Chúa tựa như cơn mưa rào; dửng dưng với ơn Chúa là tự chuốc lấy sự héo khô trong tâm hồn. Ơn Chúa tựa như ánh sáng; dửng dưng với ơn Chúa là tự khép mình trong bóng tối. Ơn Chúa là Sự Sống; dửng dưng với Sự Sống là đi vào cõi chết phần linh hồn. Ơn Chúa là Sự Thật; dửng dưng với Sự Thật là để cho sự dối trá khuynh đảo đời mình. Ơn Chúa là Con Đường; dửng dưng với Con Đường là để cho mình sa vào cõi lầm đường lạc lối.

Con người chúng ta, ai cũng có trí khôn, ý chí và tự do. Vì thế, ta có thể đón nhận hay không đón nhận ơn Chúa. Ta có thể sinh hoa kết trái tốt, nhưng cũng có thể chẳng có hoa trái nào. Điều đó tùy thuộc vào ta có biết đón nhận ơn Chúa hay không; có nhiệt tình cộng tác với ơn Chúa hay không. Nghĩ tới đây, tôi cảm thấy lo lắng cho bản thân mình, bởi vì rất nhiều lần tôi đã dửng dưng với ơn Chúa, đã từ chối ơn Chúa.

Dửng dưng với ơn Chúa là một thực trạng đáng lo lắng, đau buồn, vì hậu quả của nó là sự phủ nhận Thiên Chúa. Thiên Chúa bị khai trừ không chỉ trong hình thức sống đạo, mà còn bị phá sản ngay trong lương tâm con người.

Nguy cơ thứ ba là chối bỏ đức tin. Khi chối bỏ đức tin, ta tự tách mình ra khỏi “Nguồn Sự Sống” là chính Chúa. Từ đó ta rất dễ dàng phạm tội. Ta đã tự nguyện trở thành nô lệ cho sự dữ. Ta liều mình để cho thế lực của bóng tối, của Satan làm chủ đời mình. Hậu quả là ta không thể tự mình thoát ra khỏi “cái vòng kim cô” ấy.

Tôi đã từng được nghe nói về người này, người nọ… Trước kia họ cũng là con nhà “đạo gốc, đạo dòng”. Đức tin cũng đã một thời thắp sáng trong cõi lòng họ. Nhưng bây giờ, họ đã chối bỏ tất cả. Họ không còn làm Dấu Thánh giá. Không còn lãnh nhận các Bí tích. Không còn đi nhà thờ… Tệ hơn nữa, họ còn dùng sự hiểu biết nhỏ nhoi của họ để chỉ trích Giáo hội, công kích đạo Chúa.

Tại sao vậy? Chắc có nhiều lý do và hoàn cảnh khiến họ chối bỏ đức tin. Một trong những lý do ấy là họ đã không chịu tìm hiểu Giáo lý Công giáo cho thấu đáo. Cái nhìn của những ngày còn bé, thì khác xa với cái nhìn của giai đoạn trưởng thành. Thực vậy, khi còn bé, ta ngước mặt nhìn lên trời, nhưng khi đã trưởng thành, ta lại cúi mặt nhìn xuống đất. Khi còn bé, ta sống thật lý tưởng, nhưng khi đã trưởng thành, ta bắt đầu biết phê bình.

Có thể ta tài giỏi trong lãnh vực nghề nghiệp và chuyên môn, nhưng trong lãnh vực tôn giáo, ta vẫn giẫm chân tại chỗ. Ta vẫn chỉ là một đứa bé ngây ngô với những bước chân chập chững, nếu không muốn nói là đã thụt lùi.

Thực tế cho thấy, có những điều ngày xưa ta thán phục và cảm mến. Nhưng bây giờ lại trở thành một vấn đề, một dấu chấm hỏi, khiến ta phân vân, không biết đàng nào phải, đàng nào trái. Đức tin của ta có lý, hay chối bỏ đức tin mới là có lý?

Chối bỏ đức tin là một thực trạng đáng lo lắng, đau buồn, vì hậu quả của nó là sự phủ nhận Thiên Chúa. Thiên Chúa bị khai trừ không chỉ trong hình thức sống đạo, mà còn bị phá sản ngay trong lương tâm con người.

Trước những nguy cơ trên đây, ta phải làm thế nào để làm cho ơn đức tin được sống lại? Thưa, ta chỉ có thể thoát ra khỏi bóng đen u ám của những nguy cơ trên đây nhờ Đức Giêsu mà thôi. Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại, để chúng ta được nên công chính” (Rm 4, 25), vì Ngài đến để cứu chuộc kẻ tội lỗi, để hàn gắn các mối liên lạc đã bị cắt đứt giữa Thiên Chúa và con người (Lc 19, 10). Chính Chúa sẽ giúp cho ta phục hồi lại những gì mình đã đánh mất. Chính Chúa sẽ làm cho ta được “ơn sống lại thật về phần linh hồn”, cho ta sống lại ơn đức tin.

Phần ta, hãy siêng năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh thể. Chuyên chăm cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa là “nguồn ơn đức tin”. Yêu mến và trung thành với Giáo hội là “máng chuyển ơn đức tin”. Yêu thương phục vụ mọi người, vì đó là “những nhịp cầu hỗ trợ ơn đức tin”. Sống như thế là ta đang biến đức tin của mình thành hành động.

Và nếu có lúc nào đó, ta rơi vào khoảng không đen tối của đức tin, thì xin đừng hoảng sợ. “Cứ tín thác đường đời cho Chúa. Chính Ngài sẽ ra tay” (Tv 36). Kinh nghiệm cho thấy: Nếu không có bầu trời đen, chẳng ai nhìn thấy những vì sao.
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô: Ý Nghĩa Cứu Độ của Biến Cố Phục Sinh.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:47 13/04/2013
“Mỗi ngày chúng ta phải để Đức Kitô biến đổi mình thành hình ảnh của Người.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Năm Đức Tin trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, hôm thứ tư ngày mùng 10 tháng 4 năm 2013. Hôm nay Ngài tiếp tục loạt bài về Kinh Tin Kính mà ĐTC Bênêđictô XVI đã bắt đầu.

* * *


Anh chị em thân mến, kính chào anh chị em!

Trong bài giáo lý trước chúng ta đặt trọng tâm vào biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, trong đó các phụ nữ đã đóng một vai trò đặc biệt. Hôm nay tôi muốn suy niệm về ý nghĩa cứu độ của biến cố này. Phục Sinh có ý nghĩa gì đối với cuộc đời của chúng ta? Và tại sao đức tin của chúng ta sẽ ra vô ích nếu không có nó?

Đức tin của chúng ta dựa vào cái chết và việc Phục Sinh của Đức Kitô, như một ngôi nhà được xây trên những nền móng: nếu những nền móng này bị lún thì toàn thể ngôi nhà sẽ sụp đổ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã hiến mình, tự nguyện gánh lấy tội lỗi của chúng ta cùng đã xuống vực thẳm của sự chết, và trong việc Phục Sinh, Người chiến thắng, xóa tội chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường để được tái sinh vào một cuộc sống mới. Thánh Phêrô diễn tả điều này một cách ngắn gọn ở đầu Thư Thứ Nhất của ngài, như chúng ta đã nghe: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Theo lượng từ bi chan chứa của Ngài, Chúng ta được tái sinh trong một niềm hy vọng sống động, nhờ sự Sống Lại của Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết để hưởng gia tài không thể hư mất, không thể bị ô nhiễm và không thể bị phai tàn” (1:3-4).

Thánh Tông Đồ nói với chúng ta rằng sự Sống Lại của Chúa Giêsu là một điều gì mới lạ: chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và trở nên con cái Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta được sinh ra trong một đời sống mới. Điều này được thể hiện cho chúng ta khi nào? Trong Bí Tích Rửa Tội. Ở thời cổ đại, người ta thường lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội bằng cách dìm vào nước. Người được rửa tội bước xuống một cái bồn lớn ở nơi rửa tội, cởi y phục ra, và giám mục hay linh mục đổ nước ba lần trên đầu, trong khi rửa tội cho người ấy nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Sau đó, người được rửa tội ra khỏi bồn và mặc áo mới màu trắng: điều này có nghĩa là người ấy đã được sinh ra trong một đời sống mới, qua việc tự dìm mình trong cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Người ấy đã trở nên con Thiên Chúa. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô viết: “Anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó cho chúng ta kêu lên, ‘Abba! Lạy Cha!’” (Rm 8:15). Chính Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận được trong Phép Rửa dạy chúng ta và thúc đẩy chúng ta thưa cùng Thiên Chúa: “Lạy Cha”, hay đúng hơn, “Abba”, có nghĩa là “Cha”. Vì vậy, Thiên Chúa của chúng ta cũng là một người Cha đối với chúng ta. Chúa Thánh Thần tạo ra trong chúng ta tình trạng làm con cái Thiên Chúa mới này, và đây là món quà lớn nhất mà chúng ta nhận được từ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu. Và Thiên Chúa đối xử với chúng ta như những người con, Ngài hiểu chúng ta, tha thứ cho chúng ta, ôm ấp chúng ta và yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta lầm lỗi. Trong Cựu Ước, ngôn sứ Isaia nói rằng mặc dù một người mẹ có thể quên con mình, Thiên Chúa chẳng bao giờ quên chúng ta, chẳng bao giờ (xem 49:15). Và điều này tuyệt đẹp!

Tuy nhiên, mối quan hệ hiếu thảo này với Thiên Chúa không giống như một kho báu được cất giữ trong một xó của cuộc đời chúng ta, nhưng phải được phát triển, phải được cho ăn mỗi ngày bằng cách lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể, và qua đức ái. Chúng ta có thể sống như những người con! Và đó là phẩm giá của chúng ta - chúng ta có phẩm giá của những người con. Hành xử như con cái thật! Điều này có nghĩa là mỗi ngày chúng ta phải để cho Đức Kitô biến đổi mình thành hình ảnh của Người; điều ấy có nghĩa là cố gắng sống như những Kitô hữu, cố gắng theo Người, ngay cả khi chúng ta thấy những giới hạn và những yếu điểm của mình. Cám dỗ gạt Thiên Chúa ra một bên để đặt mình ở tâm điểm luôn luôn rình rập chúng ta, và kinh nghiệm về tội lỗi làm tổn thương đời sống Kitô hữu của chúng ta, việc làm con cái Thiên Chúa của chúng ta. Vì thế chúng ta phải có lòng can đảm của đức tin và không được để cho mình bị dẫn dắt bởi một não trạng luôn nói với chúng ta: “Thiên Chúa không cần thiết, Ngài không quan trọng đối với bạn”, vv… Chính điều ngược lại mới đúng: chỉ qua việc hành xử như con cái Thiên Chúa, không nản lòng vì những sa ngã của mình, vì tội lỗi của mình, và cảm thấy được Ngài yêu thương, mà cuộc đời của chúng ta sẽ được đổi mới, được sinh động hóa bởi sự thanh thản và niềm vui. Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta! Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta!

Anh chị em thân mến, chúng ta phải là những người đầu tiên giữ niềm hy vọng chắc chắn này và cần phải là một dấu chỉ hữu hình, rõ ràng và sáng sủa của niềm hy vọng ấy cho tất cả mọi người. Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng không bao giờ tàn, không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng (x. Rm 5:5). Niềm hy vọng không bao giờ lừa dối. Đó là niềm hy vọng đến từ Chúa! Biết bao nhiêu lần trong đời sống chúng ta những niềm hy vọng bị tan biến, biết bao nhiêu lần những kỳ vọng mà chúng ta mang trong lòng không thành tựu! Niềm hy vọng của chúng ta như những Kitô hữu là niềm hy vọng mãnh liệt, chắc chắn và kiên vững trên đất này, nơi mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta bước đi, và mở ra cho cõi vĩnh hằng, bởi vì nó được thiết lập dựa vào Thiên Chúa, là Đấng luôn trung tín. Chúng ta không được quên rằng: Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín; Thiên Chúa luôn trung tín với chúng ta. Được sống lại với Đức Kitô qua Phép Rửa, nhờ hồng ân đức tin, để thừa hưởng một di sản bất diệt, dẫn chúng ta đến việc tìm kiếm mọi sự thuộc về Thiên Chúa, nghĩ nhiều hơn về Ngài, cầu nguyện nhiều hơn với Ngài. Là một Kitô hữu không chỉ là tuân giữ các giới răn, nhưng có nghĩa là sống trong Đức Kitô, suy nghĩ như Người, hành động như Người, yêu như Người; có nghĩa là để Người làm chủ cuộc đời chúng ta và thay đổi nó, biến đổi nó, để giải thoát nó khỏi bóng tối sự dữ và tội lỗi.

Anh chị em thân mến, với những ai hỏi lý do về niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Ph 3:15), chúng ta hãy chỉ cho người khác về Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta hãy chỉ cho người khác về Người qua việc công bố Lời Chúa, nhưng đặc biệt là qua cuộc sống phục sinh của mình. Chúng ta hãy bày tỏ niềm vui được làm con cái Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta sự tự do để sống trong Đức Kitô, Đấng là sự tự do đích thực cứu chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy nhìn đến quê hương trên trời của mình, chúng ta cũng sẽ có một ánh sáng và sức mạnh mới trong công việc và trong những nỗ lực hàng ngày của chúng ta. Đó là một việc phục vụ có giá trị mà chúng ta phải trả lại cho thế giới của chúng ta, là một thế giới thường không còn khả năng nhìn lên cao, không còn có thể hướng mắt về phía Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.

http://giaoly.org/vn/
 
Top Stories
Pope appoints Group of Eight Cardinals to advise on Curia reform
ViS
09:38 13/04/2013
Pope Francis has appointed a Group of Eight cardinals to advise him in the governance of the Universal Church. In a communique issued Saturday the Secretariat of State announced that the Holy Father decided to set up the Council following on from discussions that emerged during the General Congregations in the lead up to the Conclave which elected him the 265th Successor to St Peter.

The group of Cardinals will be coordinated by Card. Oscar Andrés Maradiaga Rodríguez and is drawn from across the Universal Church. It will also help Pope Francis revise the Apostolic Consitution on the Roman Curia Pastor bonus.

The group is composed of :

Card. Giuseppe Bertello, President of the Governatorate of Vatican City State; Card. Francisco Javier Errazuriz Ossa, Archbishop emeritus of Santiago del Cile (Chile);

Card. Oswald Gracias, Archbishop of Bombay (India); Card. Reinhard Marx, Archbishop of München und Freising (Germany);

Card. Laurent Monswengo Pasinya, Archbishop of Kinshasa (Democratic Republic of Congo);Card. Sean Patrick O’Malley. O.F.M. Cap., Archbishop of Boston (U.S.A.);

Card. George Pell, Archbishop of Sydney (Australia);Card. Oscar Andrés Maradiaga Rodríguez S.D.B., Archbishop of Tegucigalpa (Honduras);

Mons. Marcello Semeraro, Bishop of Albano, Council secretary.

The first meeting of the Council will take place October 1-3, 2013. Pope Francis however is already in contact with all of the above mentioned Cardinals.

Briefing press Saturday the Holy See Press Office Director, Fr. Federico Lombardi, noted that the communiqué comes exactly one month since Pope’ Francis election to the Pontificate and shows that the Holy Father “listens attentively” to the suggestions of the College of Cardinals – his closest collaborators.

He also noted that the Group will have no legislative power and that its main function is to “help” and “advise” the Pope. Fr. Lombardi added that the Group will not in any way interfere in the normal functions of the Roman Curia, which helps the Pope in the daily governance of the Church.
 
Poland unveils giant statue of John Paul II
AP
11:09 13/04/2013
CZESTOCHOWA, Poland (AP) — A giant statue of the late Pope John Paul II billed as the world's tallest has been unveiled in southern Poland.

Archbishop Waclaw Depo unveiled the statue of the Polish pontiff Saturday in the southern city of Czestochowa, the home of this predominantly Catholic nation's most famous pilgrimage site, the Jasna Gora monastery.

The white fiberglass figure rises about five stories, or nearly 14 meters (more than 45 feet), on a hill overlooking the city.

It was funded by a businessman, Leszek Lyson, in gratitude for what he believes was an intervention by the late pontiff in saving his drowning son.

John Paul, who led the Roman Catholic church for 27 years before dying in 2005, remains a respected figure in his homeland.



 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN Sydney Hành Hương ngày 13 Trung Tâm Bringelly
Diệp Hải Dung
09:37 13/04/2013
Sáng Thứ Bảy 13/04/2013 rất đông đủ mọi người trong Công Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bingelly Sydney hành hương kính Đức Mẹ. Mọi người tập trung trong Lều trước tượng đài Đức Mẹ và chào đón Đức Giám Mục Mathêu Nguyễn Văn Khôi Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn Việt Nam và sau đó dâng giờ đền tạ Đức Me.

Xem hình ảnh

Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến Trung Tâm chủ sự giờ đền tạ và Chủ tế hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ nhân ngày 13 hàng tháng. Cùng đồng tế với Đức Giám Mục gồm có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Hoàng Đức Luyến Giáo phận Vinh.

Trong bài giảng Đức Giám nói về sự Xin Vâng của Đức Mẹ mà Thiên Chúa đã trình bày cho Đức Maria cả một chương trình của Ngài là Đức Maria sẽ thụ thai đồng trinh sinh hạ một Đấng Cứu Thế con cháu của Vua David. Đó là công việc của Thiên Chúa, không phải công việc của con người… Mẹ cũng đã Xin Vâng với hai tiếng cuối cùng với Con của mình trên Thập Giá, một tiếng Xin Vâng trong sự im lặng chết chóc. Chính tại núi Sọ, Mẹ đã đứng vững vàng để thưa lời Xin Vâng cuối cùng với Đức Giêsu mà lúc bấy giời chúng ta thấy hai tiếng Xin Vâng kết hợp làm cho chặc chẻ, riêng chỉ con một tiếng mà thôi đó là “xin cho ý Cha được nên trọn”.. Chúng ta có quyền cầu xin Mẹ giúp sức ban ơn để chúng ta thoát khỏi bệnh này, bệnh kia. Nhưng mà chúng ta lại càng được mời gọi để chấp nhận Thánh ý Thiên Chúa trong cơn bệnh của mình. Nếu Thiên Chúa không ban cho chúng ta được khỏi bệnh, thì Thiên Chúa ban cho chúng ta một điều lớn lao hơn, là một sức mạnh, là một sự can đảm để có thể chấp nhận những đau khổ như Chúa Giêsu ngày xưa và với Đức Mẹ đã chấp nhận…

Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những vị cao niên già yếu và bệnh tật, xin Thiên Chúa chữa lành hồn cũng như phần xác.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Phạm Văn Khang Trưởng Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái thương mean Cộng Đồng đến Trung Tâm dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ. Sau cùng Đức Giám Mục cũng ngỏ lời khen Cộng ĐồngCông Giáo Việt Nam Sydney tuy ở hải ngoại nhưng rất đạo đức sốt sắng và ĐGM cũng khuyến khích mọi người nên cố gắng duy trì nền tảng đạo đức và đóng góp giúp ích cho Giáo Hội Úc thêm khởi sắc. Thánh lễ kết thúc Đức Giám Mục ở lại gặp gỡ quý Đoàn Thể và mọi người trong tình thân mật.
 
Tâm tình của Linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ - Người đã từ giã chúng ta
Tang Quyến
10:09 13/04/2013
OMNIA OMNIBUS - NÊN MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI

"Tôi có sức làm tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi". (Philip 4:13)

Tôi phải thưa ngày rằng, nếu đọc câu trích dẫn trên đây không mà thôi thì người đọc sẽ cho là Thánh Phaolô lớn lối. Ấy là tôi nói người đọc nhiễm tinh thần dân chủ bên nước Hoa Kì này. Còn bình thường, người Việt Nam đọc câu đó, biết là lời của Thánh Phaolô, thì chỉ có việc chiêm ngắm và cung kính thôi.

Tôi nghĩ thái độ chiêm ngắm và cung kính là thái độ phải lẽ, bởi vì ở đây, Thánh Phaolô đang tâm sự với các tín hữu thân thương của Ngài, tại Giáo đoàn Philip. Đây cũng là Giáo đoàn mà Ngài nhận những giúp đỡ vật chất. Ngài có ý nói rằng, nhờ sức mạnh Đức Kitô ban cho, Ngài chịu đựng được cả khi đói cả khi no và làm được mọi sự.

Khi được Bề trên gọi chịu chức Linh mục, tôi cũng như nhiều anh em đồng lớp khác đều nghĩ tới việc chọn một câu Kinh Thánh làm kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời Linh mục của mình.

Thành thực mà nói, tôi không nghĩ rằng một câu Kinh Thánh mà đủ, vì cuộc sống dài năm tháng và nhiều sự cố lắm, phải nhiều lời Kinh Thánh mới đáp ứng được nhu cầu chứ. Thời ở Tiểu Chủng viện, Cha Linh hướng đã tập cho chúng tôi thành thói quen, cứ mỗi mười lăm phút lại có một lời nguyện tắt để hướng lòng mình lên với Chúa và Thánh hóa việc học.

Tôi có nghe một vài anh lớn kêu ca: Làm như vậy không cầm trí học hành được. Riêng tôi, sau này thấy thói quen đó giúp ích cho mình rất nhiều trong việc biến ngày sống thành chuỗi Cầu nguyện và tôi rất biết ơn Cha Linh hướng.

Vậy thì tôi phải có nhiều câu Kinh Thánh để nhắc nhở mình trong cuộc sống? Thực ra lúc đó chọn một câu Kinh Thánh, tôi không nghĩ tới nhu cầu tập luyện Thánh hóa công việc, nhưng nghĩ tới việc cuộc đời của mình sẽ đi theo hướng câu nói mình chọn. Tuy nghĩ như thế, tôi vẫn cho rằng làm như vậy có vẻ “màu mè” quá. Cuộc đời cứ để Chúa dẫn dắt đến đâu hay đến đó. Dầu sao, lời tâm sự Thánh Phaolô “Tôi có sức làm tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Philip 4:13) đã được tôi chọn.

Tôi nghĩ gì lúc đó? Tôi vẫn còn nhớ: Mình không xứng đáng, mình không có sức, không có tài để làm việc cho Chúa; việc của Chúa siêu việt quá, ai làm cho nổi!

Khi các phi hành gia Hoa Kì lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, một bài báo Việt Nam tường thuật biến cố lớn đó của nhân loại, nhưng ở cuối bài tôi đọc thấy: Thế là con người đã có khả năng Khoa học nối liền hai Tinh cầu, nhưng vẫn chưa có khả năng Khoa học để nối liền lòng hai con người. Lúc đó, chiến tranh Việt Nam đang khốc liệt. Tư tưởng đó vẫn ám ảnh tôi. Linh mục để lo cho linh hồn người ta? Tôi lo làm sao? Nếu tôi không “nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi.”

Lo mục vụ cho những người trẻ, nhất là người trẻ bên Mĩ, nhiều lúc tôi có cảm tưởng bị ngợp. Tôi tự đặt câu hỏi: Nếu bây giờ tất cả đám trẻ này không nghe lời tôi nữa, nếu chúng làm loạn, tôi làm gì được chúng..?

Câu trả lời thẳng thắn nhất: Chẳng làm gì được. Nhưng chính lúc nghĩ như vậy, tôi lại được Chúa soi sáng để thấy rằng: Đây là việc của Chúa chứ đâu phải của mình mà lo như thế.

Với thời gian, suy nghĩ của tôi chín hơn. Tôi ý thức rõ hơn thân phận mỏng manh và sức hèn yếu của mình. Ý thức như vậy mà không sợ, cũng không ỷ y buông xuôi, nhưng cố gắng hơn. Những thời gian cố gắng như vậy nhiều khi cũng dài. Nhưng trong những thời gian đó, tôi lại được Chúa ban ơn bình thản để cứ dâng lên cho Chúa mọi sự. Có những lúc tôi thấy như Chúa nâng đỡ mình khi gặp những người trẻ quảng đại và tin Chúa.

Sức mạnh của Chúa còn dẫn tôi đi xa hơn nữa. Những khó khăn, những chờ đợi, những khổ tâm, những khắc khoải, những chuyện không thể giải quyết được nơi tâm hồn người khác mà tôi được nghe rất nhiều khi không phải để cho tôi giải quyết dù tôi có muốn lắm, nhưng là để cho tôi chia sẻ và cảm thông và nhất là để cho tôi có dịp phó thác trong vòng tay ấp ủ của Chúa.

Tôi thâm tín điều này: Mỗi người đều được Chúa gọi trong bậc sống của mình và Chúa cũng ban những ơn riêng trong bậc sống. Khi có dịp biết được những khó khăn trong đời sống gia đình, tôi thấy rõ hơn rằng, đúng là có sức mạnh đặc biệt của Chúa nâng đỡ, người ta mới sống được như thế. Dĩ nhiên, người nào ý thức được ơn Chúa ban cho mình thì mới có tình cảm biết ơn và nhờ tình cảm biết ơn mà tâm hồn trở thành quảng đại, từ đó có hạnh phúc chân thật.

Khi nghĩ tới việc được dịp cảm thông sâu xa với người khác, tôi chợt nhớ một câu truyện nhỏ. Một Mục sư làm việc tại một Cộng đoàn khoảng năm năm, thì được lệnh thuyên chuyển đến một Cộng đoàn khác. Cộng đoàn tổ chức lễ nghi từ giã. Dĩ nhiên có những lời cám ơn và cầu chúc bình an.

Khi đáp từ, vị Mục sư đã nói như thế này: Khi tôi mới đến đây, anh chị em sống nhân Đức Cậy. Sau đó một thời gian, anh chị em sống Đức Tin và bây giờ thì anh chị em sống nhân Đức Mến.

Đối với Linh mục, sức mạnh của Chúa nằm nơi chính tổ chức của Giáo hội. Chính vì tin Chúa hiện diện trong Giáo hội mà Giáo dân nâng đỡ Linh mục, chấp nhận Linh mục, tha thứ cho Linh mục. Khi suy nghĩ về những bất toàn và những giới hạn của mình, tôi cảm thấy được chấp nhận không phải luôn luôn vì người ta dễ chịu, nhưng là vì người ta sống Đức Tin. Sức mạnh của Chúa nâng đỡ tôi là ở chỗ đó. Chúa lo liệu! Chúa quan phòng! Mỗi người một cuộc đời! Nhưng đều do Chúa dẫn dắt.

Khi Họ Đạo xây dựng cơ sở, mà việc xây dựng kéo dài, tôi thấy đây là dịp Chúa cho tôi thấy sức mạnh của Chúa nơi những tâm hồn quảng đại đóng góp khả năng, tiền bạc, âm thầm có, công khai có. Dĩ nhiên các cơ sở đều nhằm những mục đích tinh thần cao cả: Tông đồ và Mục vụ.

Những ân huệ quí giá mà Chúa ban cho là những tấm lòng rộng rãi dâng hiến cho Chúa. Thêm nữa, khi làm việc với nhau trong những công tác xây cất hay bất cứ công tác nào khác cho mục đích chung, Giáo dân có dịp thân thiết với nhau hơn và thực sự nhiều người đã tìm được tình thân thiết quí báu này trong sức mạnh của Chúa.

Sức mạnh của Chúa còn tỏ bày mạnh mẽ hơn nữa. Tôi nghĩ rằng Cộng đoàn nào, Xứ đạo nào cũng thế, đang khi và sau khi xây dựng cơ sở thường có khuynh hướng thắt hầu bao cho Nhà Thờ của mình. Đó cũng là điều tự nhiên. Nhưng nếu Chúa mở cánh cửa và mời gọi quảng đại với những nơi xa xôi nghèo túng, Xứ đạo hay Họ đạo đó như một tập thể đáp ứng thế nào? Nhờ sức mạnh của Chúa mà nhiều người đáp ứng một cách quảng đại.

Cho đến đây viết câu Kinh Thánh tôi chọn khi chịu chức Linh mục, tôi cảm nhận rằng khi ấy cũng như bây giờ, nếu nghĩ về mình, tôi vẫn cảm thấy mông lung trong cuộc đời, nhưng nghĩ về Chúa, tôi lại tin tưởng. Đơn giản có thế thôi.

Lại vang lên trong tâm khảm tôi lời Đức Thánh Cha Phaolô VI nói với chúng tôi hôm lễ Ngài truyền chức Linh mục cho 36 anh em các xứ Truyền giáo: Chúng con đừng sợ.

Tính sổ cuộc đời, tôi tự hỏi mình có gì để trình bày. Câu trả lời thẳng thắn: Chẳng có gì cả. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, khi dâng hiến cho Chúa cái “không có gì cả” đó là của lễ dâng hiến trọn vẹn, vì lúc đó là một tác động phó thác hoàn toàn nơi Chúa. Một số nhà tư tưởng không Công giáo gọi như thế là dựa vào tha lực. Tôi không nghĩ như thế. Đây cũng là điểm còn cần suy niệm và chiêm ngắm để diễn tả cho sáng sủa. Tôi xin tạm diễn tả như thế này: Đến tuổi này, tôi nhìn cuộc đời với nhiều hi vọng hơn, nói đúng hơn với HY VỌNG mãnh liệt, chứ không bi quan, mặc dầu biết sức của mình, bởi vì tôi tin vào sức mạnh của Chúa.

Để kết thúc những dòng chia sẻ này, tôi xin kể lại câu truyện một Linh mục qua đời đến cửa Thiên đàng, gặp Thánh Phêrô giữ cửa. Thánh Phêrô hỏi: - Con muốn vào Thiên đàng phải không? Con phải kể cho Cha biết, khi ở trần gian con đã làm được những gì..?

Linh mục trả lời: - Thưa Thánh Phêrô, con đã mở được một nhà mồ côi chăm sóc trẻ con bị bỏ rơi, hay cha mẹ chết sớm… - Tốt, con được một điểm. Còn gì nữa..? - Thưa Thánh Phêrô, con đã xây được một Nhà Thờ làm nơi bổn đạo đến dâng của lễ và cầu nguyện sốt sắng. - Tốt, được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không? - Thưa Thánh Phêrô, con đã viết sách viết báo hướng dẫn cho người ta biết Chúa và sống ngay lành. - Tốt, được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không? Linh mục gãi đầu: - Thưa Thánh Phêrô, vậy bao nhiêu điểm mới được vào Thiên đàng cơ ạ? -100 điểm. Linh mục bối rối: - Con chỉ có bấy nhiêu việc. Còn thì điều do ơn Chúa cả… Thánh Phêrô nói ngay: - Vậy thì con có đủ 100 điểm để vào Thiên đàng rồi.

Tôi nghĩ cũng nhờ sức mạnh của Chúa mà tôi cảm nhận được ý nghĩa thâm thúy của câu truyện. Xin cảm tạ Chúa đến muôn đời…

(Ngày kỷ niệm 25 năm Linh mục 1973-1998)

LM Giuse Phạm Văn Tuệ


TÂM TÌNH TRI ÂN CỦA TANG QUYẾN

Chúng con chân thành ghi lời cảm tạ:

– Đức Tổng Giám mục Gregory M. Aymond - Đức Giám mục phụ tá Shelton J. Fabre
– Đức cha Dom. Mai Thanh Lương – Đức cha Jos. Nguyễn Năng – Các Đức cha
– Đức ông F. Phạm Văn Phương – Cha Trần Công Nghị - Cha Phạm Bá Lãm
– Quí Đức ông - Quí Cha Tổng Đại diện – Quí Cha – Quí Bề trên các Dòng tu nam nữ
– Quí Thầy Đại Chủng viện – Quí Chức các Giáo xứ, các Họ đạo – Các Đoàn thể Công giáo Tiến hành
– Các Ca đoàn và toàn thể Cộng đồng Dân Chúa…

đã Chủ tế, đồng tế, hiệp dâng Thánh Lễ, cầu nguyện, chia buồn
trong thời điểm Tang Lễ Cha GIUSE PHẠM VĂN TUỆ đáp lại tiếng Chúa gọi, giã từ trần thế.

Nguyện xin Ba Ngôi cực Thánh – qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria chí ái & Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
tuôn đổ dồi dào Ơn Sủng và Bình an trên mọi nẻo đường Phục vụ của các Chiến sĩ Chúa Kitô.

Giáo xứ Thánh Lê Thị Thành – Linh Tông – Gia đình Ông Bà Cố
 
Khánh thành nhà xứ Phú Thượng, giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
15:10 13/04/2013
1. Hạt giống Tin Mừng gieo vào vùng đất Phú Thượng:

Ngay từ những ngày đầu thế kỷ 17, các Cha Dòng Tên đem Tin Mừng đến Đất Việt (18 / 1 / 1615), Phú Thượng được diễm phúc đón nhận cùng với các xứ Hội An, Tùng Sơn , An Ngãi, Vân Đõa , Phước Ấm …

Xem hình ảnh

Ngày 26 /3 / 1670, Giáo Sỹ Haingues từ Hội An đến Bàu Nghè ( An Ngãi ngày nay) lưu lại với Giáo dân 4 tháng, Ngài đã vào Phường Trạc, tên gọi Phú Thượng xưa , rửa tội cho 500 người.

Cộng đoàn Đức Tin Phú Thượng luôn được cũng cố ngày càng phát triển . Trong giai đoạn 1870 đến 1945 , các Cha Hội Thừa Sai Pari chăm sóc. Giáo xứ Phú Thượng được thành lập trong thời Cố Thiên quản xứ từ 1884 đến 1907, Ngài xây ngôi nhà Đức Tin, mở đường , hướng dẫn dân trồng cây chè Ngài mang giống từ Trung Quốc về và đặc biệt xây ngôi nhà thờ cổ kính , lối kiến trúc gothic. Ngài xây dựng nhà nguyện cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá theo lối nhà rường kiến trúc cổ Việt Nam đến nay vẫn còn. Bao thử thách bách hại Đạo , nhất là thời kỳ Văn Thân 1885 , nhưng Thiên Chúa luôn an bài che chở Phú Thượng vượt qua.

Trong giai đoạn 1945 đến nay , các Cha Việt Nam lo công việc Mục Vụ. Hiện nay Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng - Quản xứ.

2. Nhà xứ Phú Thượng xây dựng lần thứ nhất:

Năm 1960, Cha Phê-rô Huỳnh Quang Sinh làm Quản xứ , Ngài xây dựng nhà xứ bên cánh trái nhà thờ khang trang đẹp vào thời bấy giờ. Sau năm 1975 vì thời cuộc , Đại Chủng Viện Hòa Bình – Giáo phận Đà Nẵng tại Hòa Khánh đã chuyển đến nhà xứ Phú Thượng để Đại Chủng Sinh vừa tu học vừa sản xuất., đến năm 1982 các Thầy xong chương trình Thần học, Đại Chủng Viện mới giải thể. Trong số các Thầy học tại đây , đã có 13 vị trở thành Linh Mục, trong đó có Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng.

3. Trùng tu nhà thờ , làm đẹp khuôn viên và vun tưới Đức Tin:

Năm 1998 , Cha Giuse Cao Văn Cường Quản xứ đã trùng tu nhà thờ, các nét cổ kính Ngài vẫn giữ nguyên, chỉ xây Cung Thánh , gác lững 2 bên , nâng lợp lại mái. Bê tông các đường nội vi xung quanh nhà thờ , xây đài Đức Mẹ và đài Thánh Giuse.

Ngày 06 / 11 / 2006 Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng nhận xứ đến nay , Ngài tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm, chăm lo vun trồng Đức Tin Tín hữu và tiếp tục chỉnh trang khuôn viên thoáng mát đẹp. Ngài quan tâm đặc biệt đến đời sống thiêng liêng, cũng cố nếp sống đạo, khuyến khích tinh thần hiệp nhất, cộng tác xây dựng Giáo xứ, chan hòa yêu thương với anh chị em Lương dân xung quanh.. Các đoàn thể trong Giáo xứ như Hội Hiền Mẫu , Ca đoàn, Legio Mariae , Nhóm Song Nguyền, lớp Ơn Gọi, Giáo Lý viên được củng cố , thành lập mới Đoàn hiếu Nhi Thánh Thể… hiện nay Giáo xứ có 2800 Giáo dân.

Hoa trái Giáo xứ được 02 Linh Mục ( Cha Benedic Nguyễn Tấn Khóa nguyên Quản Hạt Tam Kỳ và Cha Phê-rô Nguyễn Đệ Quản xứ La Nang ) , 03 Thầy dòng, 07 Nữ Tu , 02 Đại Chủng sinh nhiều dự tu và tập sinh.

4. Xây dựng nhà xứ mới :

Nhà xứ sau hơn 50 năm sử dụng , nay xuống cấp và trở nên nhỏ bé so với nhu cầu Mục vụ Giáo xứ ngày càng lớn, hơn nữa khuôn viên Phú Thượng lý tưởng cho việc học tập , sinh hoạt của nhiều đoàn thể , do rộng thoáng đẹp. Vì thế nhiều đoàn thể trong Giáo phận về đây , kể cả các nhóm hay đoàn thể xã hội cần , cũng được đón tiếp.

Nhờ sự chung tay góp sức mọi thành phần Dân Chúa , nhà xứ được khởi công năm 2011 đến nay đã hoàn thành. Công trình đồ sộ hiện đại xây phía sau nhà xứ xưa, chừa lại một khoảng sân làm đài Chúa Mục Tử nhân lành.

5 . Thánh Lễ tạ ơn :

Lúc 9 giờ sáng thứ bảy (13 / 4 / 2013) , ĐGM Giáo phận đã đến chủ sự lễ khánh thành nhà xứ. Trước đó Ngài đã làm phép đài Chúa Mục Tử nhân lành. Đến dự có Linh Mục đoàn , đại diện Chính quyền các cấp, đại diện các Tôn Giáo bạn, ân nhân, con cháu sống xa quê , quý khách và cộng đoàn Giáo xứ. Nhìn ngôi nhà xứ mọi người đều trầm trồ khen ngợi kiến trúc đẹp , hiện đại tiện nghi….

Sau đó , Thánh Lễ tạ ơn trong nhà thờ. ĐGM chúc mừng cộng đoàn Giáo xứ nhưng cũng nhắc nhở ngôi nhà chỉ tình hiệp thông , sự cộng tác mọi thành phần trong Giáo xứ.

Trong bài chia sẻ, Ngài chia sẻ đoạn Tin Mừng Chúa đi trên mặt biển khi các Môn đệ chèo chống thuyền trong bảo tố: “ trong Năm Thánh Đức Tin, logo Giáo Hội hay các Giáo phận đều có hình ảnh chiếc thuyền. Tất cả chúng ta đều chung trên thuyền Giáo Hội , cùng chung tay tùy theo khả năng ơn riêng mà Thánh Thần ban cho. Cùng thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng cho anh em chưa nhận biết Chúa.

Như thuyền đánh bắt cá, trên Thuyền Giáo Hội cũng có cơ cấu tổ chức ( thuyền Trưởng và thuyền Viên) .. Thuyền Giáo Hội qua bao sóng gió thử thách cuộc đời vẫn không bao giờ chìm vì có Chúa Ki-tô thuyền trưởng luôn đồng hành cùng với Giáo hội, và bến bờ là Nước Trời. Trên thuyền Giáo Hội , mỗi người một khả năng kể cả việc cầu nguyện để Thuyền nhẹ lướt đi rao giảnh Tin Mừng. Đức TGM đại diện Đức Thánh Cha không thường trú tại Việt Nam có nói : …đừng nhốt Chúa trong nhà thờ….chúng ta đem Chúa đến cho anh em”.

Kết bài chia sẻ , ĐGM mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa và biết ơn nhau, tình huynh đệ hiệp thông bác ái , để mời gọi tất cả mọi người chưa nhận biết Chúa cũng được lên thuyền Giáo hội.

Cuối Thánh Lễ , vị đại diện Giáo xứ cám ơn ĐGM , Cha Tổng Đại diện, quý Cha , quý Tu Sĩ , Chính quyền ,các chức sắc Tôn Giáo bạn, quý khách, quý ông bà Cố , quý ân nhân, và mọi người vì tình hiệp thông thương yêu đã góp công của , lời cầu nguyện cho buổi lể thật trang trọng và thành quả nhà xứ thật tốt đẹp ngoài mong đợi, cách đặc biệt Cha đương kim Quản xứ.

Kết thúc , ĐGM đại diện Quý khách xa gần chúc mừng Giáo xứ và ban phép lành trọng thể với ơn Toàn Xá trong Năm Thánh.

Sau lễ, buổi tiệc mừng, những tiết mục ca múa hát đậm chất đồi chè nương rẫy của xứ sở miền trung du Phú Thượng và lắng dịu trong tình yêu của Chúa , tăng thêm niềm hân hoan cho mọi người.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đám cưới đồng tính tạo nên sự bất công
Hà Minh Thảo
15:18 13/04/2013
Ngày 12.02.2013, Quốc hội Pháp đã họp phiên trọng thể để biểu quyết ‘minh danh đầu phiếu’ Dự luật ‘Hôn nhân cho mọi người’ (Mariage pour Tous). Kết quả : 329 phiếu ‘thuận’, 229 ‘chống’, 10 vắng mặt và 9 từ chối bỏ phiếu. Năm dân biểu Nhóm xã hội, đa số, biểu quyết ‘chống’ Dự luật này. Ngày 09.04.2013, Thượng nghị viện, với 179 phiếu ‘thuận’ và 157 phiếu ‘chống’, đã biểu quyết thông qua điều 1 quan trọng vì cho phép đám cưới giữa hai người cùng một giới tính. Ngày 12.04.2013, bằng lối giơ tay (bất bình thường cho một đầu phiếu long trọng), các nghị sĩ đã biểu quyết ‘thuận’ Dự luật mà dư luận không biết vị nào ‘đồng ý’ hay ‘chống’ Đám cưới đồng tính.

Sự kiện này xảy ra trong khi nước Pháp đang rơi vào cuộc khủng hoảng chánh trị. Ông Francois Hollande, người tự xưng là Tổng thống ‘bình thường’ (Président normal), đang tìm cách làm cho người Pháp quên đi chính mình là ngưòi đã chọn ông Jérôme Cahuzac vào chức vụ Tổng trưởng đặc trách Ngân sách bằng tuyên bố ‘Đạo đức hóa’ (moralisation) các chính trị gia. Do đó, không khéo, ông đang gây cho người dân Pháp cái cảm tưởng ‘tất cả các chính trị gia đều thối nát (pourris)’.

I.- HÔN NHÂN hay ĐÁM CƯỚI.

Trong bài ‘Đặc tính hôn nhân dưới góc nhìn nhân học’, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh viết : « Trong tiếng Việt, Hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân: Hôn ((婚) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “昏” là buổi chiều, không có bộ nữ “女”), nhân ((姻) là bố mẹ chú rể. Hôn nhân là việc cha mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con. [Đòan Văn Chúc, 2004, 185-186] ».

Theo luật tự nhiên, con người khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục thúc đẩy hai người có giới tính khác nhau phối hợp để sinh sản, bảo tồn nòi giống và, đương nhiên, tạo thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ, tức quan hệ giới tính (mating) để sinh sản con người theo nghĩa sinh vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được.

Từ ngàn xưa, nhờ con người có Lý trí và Tự do, nên Hôn nhân là biến cố đánh dấu khởi đầu tiến trình xây dựng, củng cố và phát triển gia đình giữa một người nam và một người nữ, vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống mỗi cá nhân, vừa biểu hiện sinh động sắc thái văn hóa dân tộc. Do đó, nó không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.

A)- Tự do yêu đương hay tự do luyến ái.

Lợi dụng khoái cảm mà Tạo Hóa ban thưởng cho hai vợ chồng trong việc hợp tác với Ngài để chu toàn trách duy trì nòi giống, nhiều người tìm thú vui trong việc kết hợp vợ chồng ngoài hôn nhân. Ngoài ra, vợ chồng còn có nghĩa vụ bổ túc và tương trợ lẫn nhau, cộng tác để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục các con.

Tự do luyến ái là chủ trương của đa số những người sống trong tình trạng vô chính phủ (phản đối việc các cố gắng kiểm soát các vấn đề tình dục...), sự can thiệp của các Giáo hội hay thông qua những phép tắc trong quan hệ và hôn nhân cùng như những lễ giáo phong kiến, truyền thống.

Cụm từ ‘tự do tình dục’ (sexual liberation, tiếng Anh và liberté sexuelle, tiếng Pháp) đã từng được dùng từ cuối thập niên 1920 tại Tây phương và thường do ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Freud về những vấn đề tự do tình dục và tâm lý-tình dục. Trong suốt thập niên 1960, quan điểm của xã hội về tình dục đã bắt đầu thay đổi báo hiệu những qui tắc biểu hiện tình dục mới. Từ năm 1968, ‘tự do tình dục’ bùng mạnh do chủ trương tình dục là một hiện tượng sinh học tự nhiên không kiềm nén, như thử nghiệm tình dục trước và ngoài hôn nhân, ngừa thai, khỏa thân nơi công cộng và tự do hóa phá thai… Khi cái tôi cá nhân được đề cao thái quá thì chuyện tình dục trước quần chúng sẽ xảy ra và tạo ra một hiện tượng xuống cấp về đạo đức của xã hội.

Sự xuất hiện virus gây chết người AIDS (tiếng Mỹ) hay SIDA (tiếng Pháp) vào những năm 1980 đã làm thắng đà tiến của tình yêu tự do. Sau đó, có những nhận định cho rằng xã hội phương Tây, sau cơn lốc của cách mạng tình dục, hiện đang dần bình lắng và quay trở lại với những giá trị gia đình bền vững và tình dục truyền thống.

B)- Đồng tính luyến ái.

Những người đồng tính (Gay, tiếng Anh, chỉ người nam, Lesbian là người đồng tính nữ) là các người thích liên hệ tình yêu hay tình dục với những người cùng giới tính trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đó là một trong ba dạng thiên hướng tình dục chính của con người, cùng với song tính luyến ái và dị tính luyến ái. Theo khoa học, không thể chọn lựa thiên hướng tình dục vì đó là kết quả tác động phức tạp bởi các yếu tố bẩm sinh và môi trường. Những nghiên cứu chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là do sự đa dạng của tình dục loài người và nó không phải là nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng tâm lý xấu. Do đó, đã có những kỳ thị và phân biệt đối với đồng tính và song tính luyến ái.

Về vấn đề này, chúng tôi xin có 2 đề nghị :

1.- Chúng ta không được kỳ thị và phân biệt đối xử với những người này vì chúng ta được mời gọi ‘thương yêu tha nhân như chính mình’ và, thông thường, thật rất ít ai không thương chính mình. Họ quyền tự do sống chung với sự đồng tính và song tính luyến ái.

2.- Tuy nhiên, trong khi tôn trọng sự tự do lối sống luyến ái đó của họ, ước mong mọi người nên hiểu và công nhận ‘hôn nhân’ là định chế truyền thống kết hợp giữa một người nam và một nữ theo đúng luật tự nhiên. Cũng theo luật tự nhiên, các con trẻ cần thiết được nuôi dưỡng và giáo dục bởi một người cha và một người mẹ.

Hơn thế nữa, tại Pháp, những người đồng tính đã được bảo vệ quyền lợi bằng Thỏa ước dân sự liên đới (Pacte civile de solidaté đã được đề nghị bởi chính phủ Lionel Jospin và thông qua bởi Quốc hội đa số xã hội năm 1999. Nếu Thỏa ước dân sự này thiếu sót, nay chỉ cần biểu quyết thêm những qui định mới thêm vào. Đâu cần phải ‘lạm phát’ bằng thêm một bộ luật mới vừa tăng tranh cải vừa phí phạm ngân sách quốc gia.

II.- NHỮNG BẤT CÔNG.

A.- Quyền lợi và Nghĩa vụ phải tương đồng.


Tất cả các lãnh đạo đảng xã hội, từ Tổng thống đến các nghị sĩ, dân biểu, đều tự mãn về việc mang lại sự bình đẳng về quyền lợi cho những cặp đồng tính, nhưng không bao giờ nghe họ nói đến sự bình đẳng về nghĩa vụ mà những vợ chồng phải đảm nhiệm trong việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Quỹ Trợ cấp Gia đình đang bị khiếm hụt khoảng 2 tỷ euro và số này đang gia tăng vì số người thất nghiệp tăng, số tiền đóng góp vào Quỹ phải giảm. Những gia đình có nhiệm vụ tái tạo thế hệ dân mới cho nước Pháp xứng đáng để hưởng trợ cấp. Chiếc bánh ‘Trợ cấp Gia đình’ vừa đang bị nhỏ dần, lại sẽ phải chia cho nhiều người hơn… Bất công ngày càng gia tăng theo tỉ lệ chính phủ xã hội đang đòi bớt.

B.- Việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính gây thêm phiền phức cho đứa trẻ vì quyền tự do hai cha hay hai mẹ của nó bị tước đoạt.

Làm sao để gọi là ‘một cặp’ khi hai ông hay hai bà không thể tự họ có con, nhưng phải nhờ đến người thứ 3 nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo cho các bà hay 4 người khi nhận con nuôi. Nhận thức những lý do đó, 56% người Pháp được phỏng vấn cho biết chống lại việc cho những cặp đồng tính nhận con nuôi. Đó là kết quả của cuộc Thăm dò dân ý thực hiện ngày 02 và 03.04.2013 bởi Viện thống kê CSA, với mẫu số 993 người trên 18 tuổi, cho đài BFMTV phát hình ngày 04.04.2013. Nhắc lại, Thăm dò dân ý tháng 12.2012, số bách phân này chỉ là 48% và tăng lên 52% trong tháng 01.2013.

C.- Chính quyền từ chối thảo luận công cộng.

Họ cho rằng khi ông Francois Hollande được cử tri Pháp tín nhiệm vào chức vụ Tổng thống là người Pháp đã đồng ý với chương trình đề nghị 60 điểm của ông, trong đó đám cưới đồng tính mang số 31. Nhưng nhìn lại những đề nghị đó, chúng ta thấy những lời hứa chính, quan trọng hơn đám cưới đồng tính vì đã ảnh hưởng xấu đến đa số dân chúng qua những con số người thất nghiệp gia tăng hàng tháng hay mãi lực giảm ngày qua ngày, đã không được thực hiện :

1. Ông Hollande hứa mức tăng trưởng kinh tế Pháp trong năm 2013 sẽ không ít hơn 0,8% so với năm trước. Nay các con số dự đoán tăng trưởng này cho năm nay chỉ ở mức 0,1%, có nghĩa là đình trệ kinh tế ;

2. Ông hứa thâm hụt ngân sách năm 2013 sẽ được giảm xuống còn 3% Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ), Thực tế, mức này sẽ là 3,7% TSLNĐ cho năm nay và 3,9% vào năm 2014. Do đó, ông hứa đến năm 2015, gánh nặng nợ công sẽ vào khoảng 91,5% TSLNĐ, nay được đoán sẽ là 95% ;

3. Khi tranh cử năm 2012, ông hứa không tăng thuế vào năm 2013. Nhưng Bộ Kinh tế và Tài chính đang tìm mọi cách để kiếm thêm chừng 5 hay 6 tỷ euro. Trong những ngày này, tờ khai thuế lợi tức đang đến các thùng thư nhà chúng ta, các ‘barèmes’ (biểu thuế) không thay đổi so với năm trước, tức số tiền thuế tăng hơn.

D. Điểm đáng lo ngại.

Như nói trên, nhà cầm quyền vẫn từ chối thảo luận, mặc dù những cuộc biểu tình đông đảo chống dự luật đã nhiều lần diễn ra, mà chỉ đòi chờ chung quyết của cơ quan Lập pháp. Nhưng tại Thượng nghị viện, nơi đảng xã hội có đa số thật thấp, khi biểu quyết chung cuộc long trọng, lại biểu quyết bằng ‘giơ tay’ bị những người chống coi như ‘hold-up’ (cướp). Tiếp theo, dự luật phải trở về biểu quyết lần thứ hai thường có thời hạn là một tháng nay chỉ còn 3 ngày, tức thứ tư 17.04.2013. Dư luận cho rằng Hành pháp đang tìm một ‘thắng lợi’ để che đậy vụ Jérôme Cahuzac hay vụ ba Tổng trưởng đang đòi thay đổi đường hướng về kinh tế. Do đó, các cuộc biểu tình có thể trở nên quyết liệt hơn, có thể trở thành không kiểm soát : hiến binh dùng hơi cay, các phần tử quá khích chống trả bằng ‘bạo lực’.
 
Văn Hóa
Chào buổi sáng
Jos. Tú Nạc, NMS
09:21 13/04/2013
“Chào buổi sáng!” Ôi lối đi yêu dấu
Đẹp làm sao ngày mới một chồi non!
Chả biết hôm nay ngày sẽ thế nào
Rực rỡ mặt trời hay vàng nắng tỏa?
Lời ấp ủ nỗi niềm riêng cất giấu,
Hy vọng muôn đởi thiên hạ mang mang.
Niềm tin với Người linh hồn in dấu,
“Chào buổi sáng, Ngày diễm lệ Thiên Đường!”
Một ngày đáng yêu
Ôi một nỗi, làm sao ta thề nói,
Ngày đáng yêu ai đem đến cho ta.
Gió hiu hiu và mây treo lơ lửng,
Ngày đáng yêu hồn say đắm thiết tha.
Bởi có lẽ là vì ai xa đó
Hé môi cười và mang ánh mặt trời,
Chỉ có thể là nỗi niềm duy nhất.
Này Người ơi ta muốn nhắn đôi lời.
Cạnh bên ta ngỡ tình nhân âu yếm,
Cất tiếng “Chào!” Thật nồng ấm thân thương,
Và trao nhau môi hôn lời tình tự,
Ngày đáng yêu với mộng mị nghê thường.
 
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam: Bốn Đức Tính ''Cần, Kiệm, Liêm Dũng''
Lm. Mai Đức Vinh.
17:57 13/04/2013
Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam: Bài 7

SỐNG GƯƠNG MẪU BỐN ĐỨC TÍNH: ‘CẦN, KIỆM, LIÊM, DŨNG’

Nói về ‘tính tình của dân tộc Việt Nam’ là đề cập đến một vấn đề bao la và tế nhị, dù có nhìn dưới nhiều góc độ, vẫn không diễn tả hết được. Điều đó dễ hiểu, vì dân tộc Việt Nam sống trong một chiều dài lịch sử và văn hóa với bao nhiêu biến cố thăng trầm, bao nhiêu tầng lớp góp thành, bao nhiêu ảnh hưởng to lớn về tôn giáo và xã hội… Tuy nhiên, những ai chuyên chú tìm hiểu, cũng có thể cho chúng ta một cái nhìn tổng quát với những mốc điểm nhận ra ‘những tính tình nổi bật của con người Việt Nam’. Rồi từ những mốc điểm nổi bật ấy chúng ta nhận ra ‘các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những công dân gương mẫu, làm rạng ngời những đức tính hay những bản sắc cao đẹp, tích cực và cốt cách của dân tộc Việt Nam’. Vậy, ‘Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những người công dân gương mẫu’ về bốn đức tính cơ bản ‘Cần, Kiệm, Liêm, Dũng’, là chủ đề chúng tôi muốn trình bày trong chương sách này qua hai phần chính:

• Những nhận xét chung về tính tình hay bản sắc của người Việt Nam.

• Nói riêng về bốn đức tính ‘Chuyên Cần’ – ‘Tiết Kiệm’ – ‘Liêm Chính’ – ‘Dũng Cảm’

A. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÍNH TÌNH,

BẢN SẮC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

1. Hoài Nam Vương Lưu An, trong sớ dâng lên vua nhà Hán, đã nhận xét về tính tình của dân Lạc Việt như sau: “Việt là đất ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được… Đất ấy không thể ở được, dân ấy không thể chăn được… và người Việt khinh bạc, tráo trở, không theo pháp độ, không phải mới có một ngày”. Đọc kỹ những câu trên, chúng ta có thể hiểu được rằng: Không thể xâm chiếm nước Việt Nam, không thể khuất phục dân tộc Việt Nam, không thể đem văn hóa, pháp luật của nước Trung Hoa để áp đặt lên họ được. Nói khác, người Việt Nam có lòng tự hào dân tộc cao, từ lâu đã có thái độ khinh bạc đối với dân tộc ‘đội mũ mang đai’ tức là nước Trung Hoa, họ lại rất cân nhắc, mưu lược, khi cần họ hòa hoãn, nhưng khi có sức, họ sẽ quay mũi giáo chống lại nhà Hán (Trung Hoa) (1).

2. Đến đời nhà Trần (1225-1400), trong cuốn ‘Annam chí lược’, sử gia Lê Tắc đã nêu lên những đặc điểm của người Việt Nam như sau: “Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn; đàn bà nuôi tằm, dệt vải. Cách nói phô hiền hòa, ít lòng ham muốn. Người ở khác xứ trôi nổi đến nước họ, họ niềm nở hỏi thăm, bày tỏ tình thương mến. Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu (từ Thanh Hóa trở ra), thì quảng đại, có mưu trí; người Châu Hoan, Châu Diễn (Nghệ An, Hà Tĩnh) thì tuấn tú, hiếu học, thật thà, đôi khi khờ dại… Vì trời nóng, dân ưa tắm ở sông nên họ chèo đò lội nước rất giỏi; Ngày thường họ không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân cách lễ độ… Yết kiến tôn trưởng thì quỳ xuống lạy ba lạy. Tiếp khách thì đãi trầu cau cách lịch thiệp. Tính ưa ăn dưa, mắm và cá biển. Họ nghiện rượu nhiều nên người gầy yếu…” (2).

3. Cha Cadière quen gọi là cố Cả, sinh ra tại Aix-en-Provence năm 1869 và đến Việt Nam năm 1892. Kể từ đó cha đã miệt mài nghiên cứu những gì liên quan đến người Việt Nam: tôn giáo, lịch sử, ngôn ngữ, kiến trúc, phong tục và tâm tính… Càng nghiên cứu và sống gần với người Việt Nam, nhất là với dân đồng quê, cha càng cảm phục và yêu mến, gắn bó với họ. Cha Cadière đã viết: “Tôi yêu mến người Việt Nam vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thày giáo, đã từng giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra những phán đoán có nền tảng… Tôi yêu mến họ vì những đức hạnh tinh thần. Đặc biệt những người dân đồng quê Việt Nam, tôi thấy họ giống những người nông dân Pháp cách lạ lùng…, họ có những tình cảm cao cả, tình yêu thương sâu đậm của gia đình, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, chuyên cần trong công việc, nhẫn nhục trong cuộc sống nghèo hèn và khổ cực mỗi ngày… Tôi cảm phục niềm vui sống, sự vui vẻ, tâm trí hồn nhiên…” (3).

4. Sử gia Lệ Thần Trần Trọng Kim, trong cuốn I của bộ ‘Việt Nam Sử Lược’, đã nêu lên về phong tục, bản sắc, tính tình người Việt như sau: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ thông minh, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính khôn vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và mến sự hòa bình, nhưng nếu ra trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn hay khoe khoang và ưa trương bề ngoài, ham danh vọng, mê chơi cờ bạc, thích chơi bời. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người hay nhớ ơn. Đàn bà thì cần mẫn, chăm làm việc và đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc, nhất là biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là tiết nghĩa, cần kiệm. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng, cùng giữ một kỷ niệm, thật là một cái tính đồng nhất của dân tộc từ đầu nước đến cuối nước” (4).

5. Ông Đào Duy Anh, trong cuốn ‘Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’ xuất bản năm 1938, nhận định rằng: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều có tính ham học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi bời cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài. Người Việt Nam rất trọng lễ giáo song cũng có não tính vặt, hay bài bác chế nhạo” (5).

6. Gần đây (2000), ông Bùi Quốc Châu, trong bài viết ‘Một số suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam’, đã nêu bật những đặc tính tích cực và tiêu cực của người Việt Nam nói chung như sau:

• Đặc tính tích cực: Tính vừa phải, trung dung, không thái quá, không cực đoan. – Tính linh động, mềm dẻo, không cứng ngắc. – Tính độc lập, tính bất khuất. – Chuộng thực tế hơn viển vông. – Thích thoải mái tự nhiên (người miền Nam). – Giàu nghị lực, chịu đựng. – Can đảm, mưu trí. - Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa. – Thông minh hiếu học. – Không quá khích, không hiếu thắng. – Tính lạc quan, vui vẻ (hay cười). – Giàu tình cảm, bén nhạy. – Giàu óc tổng hợp. – Giỏi bắt chước.

• Đặc tính tiêu cực: Tính bất ổn định do thiếu nội lực. – Tự ái cá nhân hơn tự ái dân tộc, tự ái nhiều hơn tự trọng. – Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt. – Tính nghệ sĩ, bốc đồng. – Kém trí sáng tạo, ít sáng kiến - Kém tổ chức, kém óc phân tích, Thiếu đoàn kết. – Trọng hư danh, ưa nịnh hót. – Ít tinh thần kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc làm. – Thiếu tinh thần trách nhiệm – Làm việc theo tình cảm hơn theo lý trí. – Thiếu thành thật ngay thẳng. – Óc cá nhân nhiều hơn óc xã hội. – Óc cục bộ địa phương. – Thiếu tự tín, nhút nhát. – Tính tùy tiện, cẩu thả. – Lãng phí thời giờ tiền bạc. – Tính đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác. – Tính bảo thủ. – Thích an nhàn, ham chơi hơn làm việc. (6).

Là công dân Việt Nam sống giữa lòng thôn xã, họ đạo và dân tộc của mình, các thánh Tử Đạo, cách này hay cách khác, đậm mầu hay nhạt mầu, đều mang trong mình những đức tính cao đẹp và những tật xấu cố hữu, hay những bản sắc tích cực và những bản sắc tiêu cực của con người Việt Nam mà các sử gia, học giả đã nêu lên. Mọi công dân Việt Nam đều như vậy, đều ‘mang lấy mặt phải, mặt trái của căn tính dân Việt Nam’, không ai thoát khỏi thông lệ ‘nhân vô thập toàn’ hay ‘con cháu đồng tông, không giống lông cũng giống cánh’. Chính chúng ta hôm nay, sống ở quê nhà hay tại xứ người, mỗi người đều mang trong máu huyết, đều bộc lộ trong cách sống, nhiều hay ít, những đức tính, tật xấu và những bản sắc tích cực hay tiêu cực ấy. Đó là những biểu hiện của dân tộc tính, của căn tính người Việt Nam và của nền văn hóa dân Việt. Đi xa hơn, của ‘thân phận con người’.

Các thánh Tử Đạo là những người công dân Việt Nam đã nhờ ơn Chúa, dứt khoát cởi bỏ những tật xấu hay những bản sắc tiêu cực, như thánh Nguyễn văn Lựu đã bỏ uống rượu (DMAH 3 tr.254), thánh Lê Văn Gẫm bỏ vợ lẽ (DMAH 3 tr.59), và chững chạc mặc lấy những đức tính cao đẹp hay những bản sắc tích cực của một người công dân Việt Nam Công Giáo gương mẫu, thánh thiện. Có thể nói như thánh Phaolô ‘nhờ phép Rửa Tội, các ngài đã trút bỏ mọi nết xấu và dục vọng, đã mặc lấy con người mới, con người được thánh hiến’ (xRm 6,7-12), hay như thánh Gioan ‘các ngài đã trải qua những đau khổ lớn lao, đã giặt áo trong Máu Con Chiên, nên giờ đây các ngài vận áo trắng tinh, tay cầm cành thiên tuế vinh quang’ (Kh 7, 13-14). Lấy đời sống đức tin làm sáng tỏ mọi đức tính tốt của dân tộc, mọi tinh túy của văn hóa quê hương, các thánh Tử Đạo đáng được toàn dân Việt Nam chúc tụng như dân Do Thái đã chúc tụng bà Giudithia trong sách Thánh. Nghe biết những việc bà Giudithia đã làm cho dân tộc, dân chúng ùa vào nhà bà và hân hoan chúc tụng: “Chúng tôi tung hô bà, vì bà làm cho Giêrusalem hãnh diện, cho Israel vinh hiển, cho giống nòi chúng ta được vinh dự lớn lao!” (Gđ 15,9).

B. NÓI RIÊNG VỀ BỐN ĐỨC TÍNH ‘CHUYÊN CẦN, ‘TIẾT KIỆM’, ‘LIÊM CHÍNH’, ‘DŨNG CẢM’

Làm sao so chiếu đời sống các Thánh Tử Đạo với từng đức tính và từng tật xấu của dân Việt Nam? – Chúng tôi nghĩ rằng: Những đức tính cao đẹp, những bản sắc tích cực hay những đặc tính tốt của người Việt Nam như chúng ta đọc thấy ở trên, tất cả đều nằm, trước hết trong ngũ thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, và kế đến trong bốn đức tính cơ bản khác là ‘Chuyên Cần’, ‘Tiết Kiệm’, ‘Liêm Chính’, ‘Dũng Cảm’. Về năm đức tính ‘Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín’ được trình bày trong chương: ‘Các Thánh Tử Đạo Tin Mừng Hóa các Tinh Tuý Văn Hóa Việt Nam’. Trong bài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến bốn đức tính cơ bản sau đây: ‘Chuyên Cần’, ‘Tiết Kiệm’, ‘Liêm Chính’ và ‘Dũng Cảm’. Mọi đức tính đều nối kết với nhau làm nên căn tính của dân tộc Việt Nam hay tinh tuý của nền văn hóa Việt Nam.

I. ĐỨC TÍNH ‘CHUYÊN CẦN’

1. Trong văn hóa cổ truyền.

1) Trong văn chương bình dân

Theo sự hiểu biết thông thường, ‘Cần’ hay ‘Chuyên cần’ là một trong những đức tính tự nhiên, cố hữu rất đáng kính phục của người dân Việt Nam. ‘Chuyên’ có nghĩa là ‘tự mình chăm chú vào công việc’. ‘Cần’ có nghĩa là chăm chỉ, chịu khó, miệt mài với công việc làm. Liên quan đến đức tính này, người ta thường nói: ‘Cần mẫn’ siêng năng và nhanh nhẹn (mẫn: nhanh nhẹn, tháo vát). - ‘Cần cù’ siêng năng, chịu khó và tiết kiệm, sẻn nhặt (cù: siêng năng, nhọc nhằn, mệt mỏi). - ‘Cần vụ’: công việc khó nhọc (vụ: công việc). - ‘Cần lao’: siêng năng, khó nhọc (lao: khó nhọc). - ‘Cần thơ’: có cần cù siêng năng thì có thư thả thanh nhàn (‘thơ’ bởi chữ ‘thư’: thư thả, thư nhàn).

Vì là đức tính cố hữu của dân Việt Nam, nên ngay trong văn chương dân gian mà trước tiên là trong ca dao tục ngữ và sách giáo khoa, có nhiều lời trực tiếp hay gián tiếp, hoặc khen ngợi người có đức tính chuyên cần bổn phận, hay khuyến khích người ta siêng năng học hành, làm việc, hoặc chê bai những người lười biếng không chuyên cần trong công việc làm…

• Ca ngợi và cổ võ đức tính ‘chuyên cần’ :

+ Chung cho mọi người: ‘Dân sinh tại cần’. - ‘Tay làm hàm nhai’ - ‘Có làm mới có ăn. - ‘ Đại phú do trời, tiểu phú do cần’ - ‘Thế nhân giàu bởi chữ cần, còn như lười biếng thì thân chẳng còn’ - ‘Con cháu nghe đây: ngày nào việc đấy, chớ có nhãng qua, lần lữa tuổi già, hối sao còn kịp’. ‘Gặp người lêu lổng chơi bời, hay người lười biếng, ta thời tránh xa’. ‘Cúc cù cu! Sáng rồi đây, đời người độ một gang tay là cùng’. ‘Nửa ngày còn đắp chăn bông, sống mà như thế thật không ra gì!’

+ Riêng cho người trẻ còn đi học: Ông bà căn dặn: ‘Ai ơi giữ chí cho bền, chuyên cần dậy sớm mới nên người tài’. – ‘Nếu còn thơ dại nói chi, lớn thì phải học, học thì phải siêng’. – ‘Con ơi, phải cố chuyên cần, hay học thì sáng hay làm thì no’. – ‘ Trí khôn sắp để dạ này, có công mài sắt có ngày nên kim’. Trong sách ‘Luân Lý Giáo Khoa Thư’, có bài ‘Đi học phải chuyên cần’ để dạy các em đi học phải chăm chỉ, đừng để mất thời giờ. Lúc yếu đau hay có việc cần cấp, hãy xin phép nghỉ. Đi học phải cho đúng giờ, đừng đi chậm trễ mà làm ngăn trở sự giảng dạy của thày và làm phiền anh chị em trong lớp (7)

• Chê bai người lười biếng, không có đức tính ‘chuyên cần’.

+ Chung cho mọi người: Bài vè thằng nhác: ‘Lẳng lặng mà nghe, cái vè thằng nhác: buổi còn mẹ cha, theo đòi việc học, anh ngồi anh khóc, rằng ‘chữ’ ích chi? Cho anh đi cày, rằng ‘nghề ở tớ’; Cho anh làm thợ, nói ‘nghề ấy buồn’; Cho anh bán buôn, ‘ấy nghề ngồi chợ’… Việc làm tránh trở, chỉ biết ăn chơi; Cha mẹ qua đời, không ai chứa nổi… Chết rũ giữa đường, rồi đời thằng nhác’.

+ Riêng với người trẻ rắn đầu biếng học, ông Lê Quý Đôn răn dạy: ‘Chẳng phải liu diu, vẫn giống nhà, rắn đầu biếng học lẽ không tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ. Nay thét mai gầm rát cổ cha. Rạo mép chỉ quen lời lếu láo, lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba. Từ nay Châu, Lỗ xin siêng học, kẻo hổ mang danh tiếng thế gia’. Trong ‘Quốc văn giáo khoa thư’ các soạn giả khuyên học sinh phải đến trường cho đúng giờ : ‘... dẫu giờ còn sớm cũng nên đi kẻo chậm làm sao? Nếu chờ khi đánh trống vào, dẫu ta rảo bước, tài nào kịp cho. Trễ giờ ta phải nên lo!’ (8).

2) Ba câu chuyện lịch sử.

Ngoài ra trong lịch sử còn ghi lại nhiều tích truyện làm gương cho hậu thế về đức tính ‘chuyên cần’. Chúng tôi trích dẫn lại đây ba trường hợp:

• Ông Chu Văn An (1292-1370): Ông đỗ Thái sinh học (tiến sĩ) thời nhà Trần, nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông là nhà giáo nổi tiếng không nguyên về trí thức thâm uyên, lại có sư phạm chuẩn mực, và nền tảng đạo đức vững chắc. Ông rất nghiêm khắc trong việc rèn luyện môn sinh. Ông quan tâm đến việc toi luyện trí thức và đạo đức cho môn sinh. Ông dạy họ ý thức về bổn phận đối với bản thân, gia đình và xã tắc. Ông được vua Trần Minh Tông triệu về kinh đô dạy ở trường Quốc Tử Giám. Ông có nhiều môn sinh nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Vì bản tính chuyên cần và thẳng thắn, ông không chịu nổi triều đình thối nát bấy giờ, nên ông đã từ quan về quê dạy học và viết sách cho tới khi khuất bóng.

• Ông Lương Thế Vinh (1442-1496): Từ nhỏ ông Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là người học trò chuyên cần, làm việc chăm chỉ, nghiền sách. Ông học giỏi, nhanh trí, hiểu sâu các môn học, đồng thời có nhiều sáng kiến về các môn giải trí như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim… Ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ năm Quý Mùi, đời vua Lê Thành Thái. Sau đó ông trổ tài làm thơ, chuyên gia Phật học và toán học. Thấy ông Lương Thế Vinh thông minh lại chuyên cần công việc giao phó, vua Lê Thánh Tông đã đề bạt ông lên các chức Trực học sĩ, Thị Thư và Chưởng viện sự tại Viện Hàn Lâm.

• Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Vốn trí thông minh và chuyên cần, lại gặp được bậc thầy xuất chúng Lương Đắc Bằng, ông Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành nhân tài kiệt xuất. Ông đỗ đầu ba trường thi Hương, Hội, Đình, rồi đỗ Trạng Nguyên. Vì thế ông được vua Mạc cất lên chức Tả Thị Lang Đông Các Học Sĩ, và phong tước Trình Tuyển hầu (vì thế dân chúng gọi ông là Trạng Trình). Ông đào tạo nhiều môn sinh phục vụ đắc lực trong quan triều: Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Trương Thời Cử, Nguyễn Văn Chính… (9).

2. Trong đời sống các Thánh Tử Đạo.

Không phải tất cả các thánh Tử Đạo là những con người thông minh, xuất chúng. Cũng không thấy nói đến vị nào đã đỗ thi Hương, thi Hội, thì Đình, hay Tiến Sĩ, Trạng Nguyên. Nhưng tất cả các ngài là những công dân chuyên cần, chịu khó, siêng năng công việc bổn phận: bổn phận đối với Thiên Chúa, với gia đình, làng xã và quốc gia. Có thể nói, Thiên Chúa đã cất nhắc các ngài là ‘những tôi trung, chuyên cần ngay từ những công việc nhỏ’ (x. Mt 25,21; Lc 16,10 + 19,17). Không thấy một trường hợp chê bai các ngài là những con người lười biếng ‘không làm việc thì không đáng ăn’ theo kiểu nói của thánh Phaolô (2Tx 3,10). Hầu hết các thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ gia đình nghèo, sống ở đồng quê, chân lấm tay bùn, làm việc cần mẫn và nặng nhọc. Như đa số đồng bào ‘ăn tối lo mai’, các ngài cũng phải ‘Năm canh, chỉ ngủ có ba, còn hai canh nữa, phải lo việc nhà’. Các ngài đã cần cù làm việc để nuôi sống gia đình, để xây dựng Quê Hương và phục vụ Giáo Hội. Sau đây chúng ta nêu lên những bằng chứng sống động:

• Chuyên cần học hỏi: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh được coi là vị linh mục thông thái không phải vì ngài thông minh, nhưng vì ngài xem sách nhiều (DMAH 3, tr.130). Cụ Gioan Vương, từ 15 tuổi đã chuyên học triết lý thánh hiền, lúc 25 tuổi đã có việc làm trên tỉnh và là thị sĩ nổi tiếng, từng làm thơ và ngâm cho Chúa Hiền Vương nghe và được khen ngợi. Lúc 65 tuổi, cụ Gioan Vương đã soạn 15 tập truyện các thánh bằng thơ văn (DMAH 1,53).

• Chuyên cần với nghề làm: Năm 1700 bà Sum bị bắt cùng với 8 người giáo dân tỉnh Quảng Bình. Trước tòa, bà đã trả lời cho các quan: “Tôi là người theo đạo Chúa, tôi chuyên nghề may vá trong hoàng cung. Vừa khi nghe biết tôi là người có đạo, chúa Minh Vương đã tát tai tôi, gọi hoạn quan hành hạ tôi bằng cách cắm kim may vào mười đầu ngón tay của tôi, lại tẩm dầu vào vải quấn vào đầu ngón tay tôi mà đốt cháy và ra lệnh bỏ tôi vào chuồng voi cho vua giày xéo… Nhưng khi nghe mọi người trong hoàng cung khen tôi ‘làm việc trung thành và cần mẫn’ chúa Minh Vương nghĩ lại và ngưng lệnh bỏ tôi vào chuồng voi…” (DMAH 1, tr.83-84). Thánh binh sĩ Anrê Trần Văn Trông (+1835) đã chuyên cần học được hai nghề sống ‘thợ bạc và thợ dệt’, lên 20 tuổi, xung vào đội lính dệt của hoàng gia, trong đó có 8 người là công giáo. Binh sĩ Trung trẻ nhất nhưng cũng dũng cảm nhất, luôn trả lời cho quan án: ‘Quan thương thì tôi được nhờ, bắt làm gì tôi cũng làm, nhưng bỏ đạo thì tuyệt đối không’. Dụ dỗ không được, quan thét lên: “Thằng con nít mà gan dạ như vậy. Người lớn còn biết vâng theo phép vua quan, còn nó thì nhất định không. Chém đầu đi cho rồi, để sống làm chi!” (DMAH 2, tr. 68-69).

• Chuyên cần trong việc đạo: Thánh linh mục Giacôbê Năm (+1838), trước khi chịu chức linh mục, lúc 32 tuổi, đã nhiều năm làm thày giảng. Đức cha sai ngài đi coi nhà thương Kẻ Vĩnh. Ban ngày thày tận tâm chăm sóc bệnh nhân, ban tối thày dạy giáo lý cho trẻ em trong họ đạo. Thày chăm làm việc, lại vui tính, nên trẻ con người lớn, nhất là các bệnh nhân quý mến thày. Sau khi chịu chức linh mục ra làm cha phó, ngài cũng được giáo dân kính trọng vì đức tính cần mẫn của cha… (DMAH 1, tr.171). Bà Lý Mỹ làm chứng về chồng bà là thánh Micae Lý Mỹ (+1838) như sau: “Ông ấy rất siêng năng đọc kinh tối sớm, dù lúc trong nhà nhiều công việc, ông cũng chẳng bỏ đọc kinh hay đọc kinh vắn tắt bao giờ. Tối nào vợ con hay đầy tớ bận bịu, hoặc phải làm việc cần nào khác ở nhà, ông bắt đọc kinh chung với nhau trước và còn đọc sách cho chúng tôi nghe nữa. Ông ấy xưng tội chịu lễ một năm bốn lần. Vợ chồng con cái đầy tớ chẳng những đi lễ ngày chủ nhật mà cả các ngày thường nữa. Trong mùa Chay, ông ăn chay một tuần hai ngày, ngày thứ tư và thứ sáu. Vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau. Ông đối xử hiền lành với vợ con, chẳng bao giờ nặng lời với vợ con… Ông không uống rượu đánh bạc hay chửi thề. Ông chỉ chuyên lo làm ăn, săn sóc công việc nhà, việc xã và sốt sắng giữ đạo…” (DMAH 2, tr.180-181).

• Nhờ chuyên cần, biết tháo vát: Vào năm 1696, chúa Trịnh Căn trả tự do cho các tù nhân ở kinh đô. Lúc đó, các linh mục, người này phải tàng hình làm kẻ ăn mày để dễ gặp gỡ các giáo dân và các bệnh nhân, người khác làm nghề bán thuốc dạo để sinh sống và thăm viếng giáo dân. Linh mục nào được may mắn và quen thân với các quan lại hơn, thì xin làm thư ký hay chức việc nhỏ mọn để có dịp tiếp xúc và truyền giáo… (DMAH 1,135).

II. ĐỨC TÍNH ‘TIẾT KIỆM’

1. Trong văn hóa cổ truyền.

Đi theo đức tính ‘chuyên cần’ là đức tính ‘tiết kiệm’. ‘Tiết’ có nghĩa là giảm bớt, kìm hãm, hạn chế. ‘Kiệm’ có nghĩa là chừng mực, điều độ, dành dụm, không hoang phí, (nhưng không hà tiện, bủn xỉn, keo kiệt…). Người ta thường nói: ‘tiết độ’, ‘tiết giảm’, ‘tiết chế’, ‘tiết dục’, ‘tiết dụng’.

Người có đức tính ‘tiết kiệm’ là người biết xử dụng đúng mức về sức khoẻ, thời giờ, của cải, thời gian làm việc, giải trí, ăn uống, ngủ nghỉ… Mọi cái đều điều độ, đúng tiêu chuẩn, ngay trong việc sống đạo. Đọc trong văn hóa cổ truyền, chúng ta nhận ra những lời răn dạy thâm sâu và thực tế, những câu chuyện đầy ý nghĩa của cha ông chúng ta về đức ‘tiết kiệm’:

1) Trong ca dao tục ngữ:

Trên đời muốn sống hạnh phúc, cần phải biết ‘giờ nào việc đó’, đừng ‘lãng phí thời giờ’, ‘đừng thái quá bất cập’, hay đừng ‘đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải chân’. Con người ‘tiết kiệm’ là con người biết làm chủ thời giờ của mình, vì ‘thời giờ là bạc là vàng’. Ngay trong đời sống lao động, phải biết ‘sức người có hạn’, ‘sức khoẻ là vàng’, đừng ‘làm quên ăn’, đừng ‘làm quên ngủ’, đừng ‘hám làm việc nên tốn tiền nuôi thầy thuốc’. Nhất là trong cách xử dụng tài sản, trong những chi tiêu thực tế, người tiết kiệm ‘không bóc ngắn cắn dài’, không ‘vung tay quá trán’, nhưng biết ‘liệu cơm gắp mắm’, ‘làm khi lành để dành khi đau’. Họ không quên rằng ‘ăn phải dành, có phải kiệm’, ‘phí của trời, mười đời chẳng có’. Người có đức tiết kiệm là người biết nghĩ đến người khác: người đã đổ mồi hôi để mình có cơm ăn, có điều kiện học hành, có hoàn cảnh sống khả quan, người đã tiết kiệm bao nhiêu năm để có gia tài trao lại cho con cháu… Người có đức tiết kiệm nằm lòng rằng: ‘Lúc có mà chẳng ăn dè, đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra’. ‘Tiết kiệm sẵn có đồng tiền, phòng khi túng thiếu không phiền lụy ai’. ‘Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng’.

2) Trong các chuyện xưa.

Trong cổ thư, chúng ta có bao nhiêu câu chuyện ý nghĩa làm nổi bật đức tính ‘cần kiệm’ hay ‘tiết kiệm’.

• Lời con khuyên cha: Điền Văn, thấy bố là quan huyện Điền Anh quá tiết kiệm đến độ chỉ lo thu tích tiền của cho con cháu mà quên bổn phận đối với xã hội… đã khôn khéo khuyên cha: “Cha ơi, cha đã quên hết mọi việc công ích ngày nay cha phải làm cho dân, cho nước mà chỉ chăm chăm tiết kiệm, thu tích của cải để dành cho những kẻ sau này chẳng biết cha là ai, gia tài họ hưởng là từ đâu mà có... Con trộm nghĩ đó là điều không đúng…”. Các soạn giả thêm rằng: ‘Thật không đúng, những người cần cù, tiết kiệm chỉ nhằm cho người máu mủ trong nhà, mà quên bổn phận công bằng đối với cả làng, cả nước, cả xã hội nhân loại…” ( Sử ký Mạnh Thuờng Quân truyện).

• Người tiết kiệm là người có chí để thành công. Ông Châu Trí lúc bé thông minh và chăm học lắm… Song vì nhà nghèo, ông phải đến ở nhờ tại chùa Long Tuyền. Không có tiền mua dầu thắp đèn, ông phải đi quét lá đa, tối đến đốt lửa lên mà học. Ông biết dành dụm thời giờ tối đa để học, nên lúc 16 tuổi ông đã đỗ giải nguyên. Thiên hạ rủ nhau đến mừng và tặng ông bài thơ:

Một anh trò nghèo chùa Long Tuyên,

Ai ngờ nay lại đỗ giải nguyên.

Ở đời chẳng có việc gì khó,

Người ta lập chí phải nên kiên (Quốc Văn Giáo Khoa Thư).

• Lời chứng của quan trí sĩ Sơ Quảng: “Tôi nghĩ rằng với số ruộng nương nhà cửa tiền nhân để lại, nếu con cháu chăm chỉ làm ăn, tiêu xài cho đúng, thì đã đủ sống rồi. Nếu bây giờ tôi còn tằn tiện làm giàu thêm, để lại gia tài lớn hơn cho con cháu, thì e tôi chỉ làm hại chúng mà thôi. Vì thói thường có của mà không có ‘đức cần, đức kiệm’ chỉ sinh lười biếng không chịu làm việc, chỉ tiêu xài hoang phí làm cớ cho thiên hạ chê bai, giận oán… Chi bằng tôi phải giáo hóa cho chúng biết giá trị của sự làm việc, của đức cần kiệm tích chứa trong gia tài tiền nhân để lại…” (Hán thư Sơ Quảng truyện).

2. Trong đời sống các Thánh Tử Đạo.

Tuy bằng những cách khác nhau, các thánh Tử Đạo là những người miệt mài với sứ mệnh rao giảng Lời Chúa (1Tt 5,17), tận tâm phục vụ Tin Mừng (Pl 2,22) hết lòng yêu thương đồng bào (2Mc 14,37) và trả mọi giá vì phần rỗi các linh hồn (Ga 3,14-15, 1Cr 6,20). Vâng, chỉ vì ích lợi của Tin Mừng và vì phần rỗi của đồng bào mà các thánh Tử đạo đã cố gắng sống trọn hảo đức tính cần kiệm về thời giờ, về sức khỏe, về của cải và về chính sự sống của các ngài. Đó là một điểm son nổi bật trong đời sống của các ngài ngay trước khi bị bắt giam, bị tra hỏi, hành nhục và trước khi ra pháp trường chịu chết. Sau đây là những bằng chứng:

• Lo bảo quản gia tài: Năm 1670, hai thày giảng Barnaba và Phêrô bị bắt và bị đưa ra toà. Quan hỏi hai thày: ‘Tại sao các anh lại tích giữ các đồ đạo trái luật vua cấm?’ – Thày Barnaba thưa: “Những cuốn sách này là gia tài cha mẹ tôi để lại. Chúng rất quý và an ủi tôi. Còn Thánh Giá và những ảnh này là dấu chỉ đức tin công giáo mà tôi đã tuyên xưng từ nhỏ, ăn sâu vào tâm trí tôi đến nỗi không lời hứa hẹn hay dọa nạt nào có thể làm tôi chối bỏ. Tôi biết có lệnh vua cấm, nhưng những đồ đạo này là tất cả gia sản tôi lo bảo quản và đã bị tước đoạt. Nếu quan trả lại, tôi hết lòng biết ơn…” (DMAH 1, tr.124).

• Tiết kiệm nhưng rộng rãi: “Vào năm 1660, giáo dân làng Kiên Lao chấp thuận lời đề nghị của ông trùm Benoit: Mỗi chủ nhật đi nhà thờ, giáo dân đều mang theo gạo, tuỳ theo khả năng, để góp lại phân phát cho người nghèo. Mỗi ngày chủ nhật người ta thấy trước cửa nhà thờ có một đống gạo lớn. Một hôm có nhóm trộm cướp xông tới định lấy số gạo. Ông Benoit nói thẳng với họ: ‘Tôi sẵn sàng chia sẻ số gạo này cho mấy anh, và chỉ xin mấy anh hãy bỏ nghề bất lương cướp đoạt của cải người khác’. Lời chân thành của ông Benoit đã cảm hóa được bọn cướp… (DMAH 1,tr.119). Cũng vậy, ‘thánh binh sĩ Anrê Trần Văn Trông đã cảm hóa được các quân nhân canh gác, vì họ chứng kiến thánh nhân sống cần kiệm mà ngày nào cũng chia sẻ phần ăn cho các bạn tù’ (DMAH 2, tr. 70).

• Ăn uống cực khổ nhưng phải lo sức khoẻ: Năm 1882, cha Gagelin cho biết: ‘Tại xứ truyền giáo, chúng tôi chỉ có cơm và nước, đó là đời sống cực khổ của các thừa sai. Hy sinh, hãm mình là đúng, nhưng thừa sai còn phải giữ sức khoẻ để làm việc nữa’ (DMAH 2, tr. 54).

• Mọi cái đều chuẩn mực: Đó là nhận xét chung về cha thánh Luca Vũ Bá Loan (+1840). Sống với cha Loan từ bé, cha Triệu đã làm chứng như sau: “Suốt đời cha tận tụy lo việc thiêng liêng cho giáo dân. Cha giữ đúng giờ khắc trong việc đạo đức, nhất là việc dâng lễ. Khi các thày giảng xin cha làm lễ nhanh hơn, cha trả lời: ‘Chúng ta là những tôi tớ của Chúa dưới trần thế này. Có việc nào cấp bách mà các con phải hối thúc cha làm lễ nhanh? Thánh lễ Misa là của lễ cao quý và lớn nhất, vì thế chúng ta phải cử hành với tất cả sự xứng đáng’. Ngài ăn mặc đơn sơ. Khi thấy áo ngài mặc đã cũ, người ta xin ngài thay áo mới, ngài trả lời: ‘Bao lâu còn mặc được là còn dùng được. Không cần gì mà bỏ đi”… (DMAH 2, tr.418-419).

III. ĐỨC TÍNH LIÊM CHÍNH

1. Trong văn hóa cổ truyền.

‘Liêm chính’ là đức tính của một người ngay thẳng, thanh liêm, chính trực, công chính, liêm khiết, trong sáng…

1) Trong ca dao tục ngữ. Đặc biệt trong ca dao tục ngữ, có nhiều câu sâu sắc diễn tả đức ‘liêm chính’:

Trước tiên người ‘liêm chính’ là người không tham lam, sống thanh bần. Họ ý thức rằng: ‘Đói cho sạch, rách cho thơm, chớ có bờm xơm tiếng xấu để đời’. ‘Của phi nghĩa có giàu đâu, ở cho liêm chính giàu sau mới bền’. ‘Đi ngang lúa trổ đầy đồng, đói thì chịu đói một bông không màng’. ‘Mừng vui cơm tấm ổ rơm, tuy rằng cũ kỹ mà thơm sạch lòng’. ‘Đói cơm hơn kẻ no rau, khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân’.

Nếu là người có địa vị xã hội, có vai trò lãnh đạo, thì người ‘liêm chính’ là người ‘tâm bất cầu lợi’, không lo tìm tư lợi, tạo thế nghiệp cho gia đình, họ hàng, nhưng ‘dẫu người đời tham lam thành thói, lòng son này vẫn trọn với trời xanh’. Họ ý thức và tự kỷ ‘dân không chăm sóc chớ làm quan’. Và khi đã làm quan thì sống đơn thành ‘cơm vẫn rau dưa, canh chủ chốt’, vì ‘dân miếng ăn chẳng có, ta ngồi ăn sang sao được’, vì ‘ngoài kia kêu khóc bao người đói, cám cảnh dân đen những chạnh lòng’.

Người có đức tính ‘liêm chính’, thì chủ tâm bảo toàn căn tính, cốt cách của mình, luôn giữ tâm địa trong sáng, bản lãnh chính trực, biết hy sinh mọi giá để giữ lấy lòng son. Họ như hoa sen ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’. Họ không như ‘ai gạo tám, lầu hồng, đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh’.

Người có đức tính ‘liêm chính’ thì tôn trọng lời nói, ‘quân tử nhất ngôn’, ‘ăn ngay nói thật’. Họ không thuộc loại người ‘miệng thơn thớt dạ ớt ngâm’ hay ‘miệng nói nam mô, bụng bồ giao găm’. Tuy là người ‘nói thẳng nói thật’, họ biết tế nhị, ‘ăn nên đọi nói nên lời’, vì ‘lời nói không mất tiền mua, liệu chiều mà nói cho vừa lòng nhau’.

Người có đức ‘liêm chính’ là người ‘tuy áo rách’ nhưng ‘có cốt cách’, sẽ được ‘người thương’. Họ cố sống cho liêm chính để giữ tiếng thơm muôn đời: ‘Đời người hữu tử hữu sinh, sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm’. ‘Làm sao như quế trên non, trăm năm khô mục vẫn còn thơm tho’.

2) Ba câu chuyện lịch sử:

• Ông Lê Quý Đôn (1726-1784) xuất thân từ một gia đình khoa bảng lâu đời. Vì có trí nhớ lỗi lạc nên được mang danh ‘thần đồng’ và nổi tiếng là nhà bác học vào thời Hậu Lê. Ông đã từng được bổ nhiệm làm Thị giảng viện Hàn Lâm và Viện Quốc Sử. Ông soạn thảo nhiều pho sách thời danh như ‘Đại Việt thông sử’, ‘Quốc Sử lục biên’, ‘Toàn Việt thi lục’… Biết ông vừa uyên bác vừa liêm chính, nên vua Lê đã cử ông đi điều tra về các vụ tham nhũng, hối lộ của nhiều quan lại, và những vụ trốn thuế, khai gian của nhiều cường hào, địa chủ vùng Sơn Nam, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Ông làm việc miệt mài, liêm chính, ai cũng phải thán phục (10).

• Ông Nguyễn Quang Bích (1832-1889). Trí thức uyên thâm đã vậy, ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm. Vì thế khi làm quan Tuần phủ Hưng Hóa ông đã nghiêm xử đối với viên tri huyện Thanh Ba về tội tham nhũng, ăn hối lộ, và với tên nhà giàu đem tiền đút lót viên tri huyện để cướp đoạt ruộng đất của dân nghèo… Ông đã bắt tên trọc phú trả đất lại cho dân nghèo và nộp tiền phạt về tội ‘ức hiếp dân nghèo và hối lộ quan chức’, đồng thời cất chức tên tuần phủ tham lam… Khi quan Hình bộ thượng thư là anh ruột của tri huyện Thanh Ba biên thư bênh đỡ em, quan tuần Hưng Hóa đã trả lời: “Thưa quan Thượng, Ngài và tôi đều là quan của triều đình, chúng ta phải sống công bình, hành động liêm chính. Tri huyện Thanh Ba ăn hối lộ, hành động không liêm chính... Nếu vì nể ngài mà tôi tha tội cho y, hóa ra tôi đồng lõa với việc bất công của y sao? Điều ấy không thể đưọc…” (11)

• Cách gây phúc và cách dùng của: Trương Động Sơ dạy hai điều chí lý: 1) Sĩ phu muốn gây phúc lâu bền cho con cháu, thì phải dạy chúng nghiêm giữ phép nhà, chuộng sự tiết kiệm, sống thanh bạch, đơn sơ, dạy cho chúng biết chữ biết nghề, ưa làm việc thiện… chứ không phải là luồn cúi người quyền thế để có lợi danh, hay tranh dành nhỏ mọn với dân nghèo… 2) Đặc biệt trong cách xử dụng tài sản, sĩ phu đừng bỏ của ăn mặc xa hoa, lo xướng hát cho nhiều, yến tiệc thừa thãi, tích vàng bạc của quý… nhưng hãy đóng góp tiền làng tiền nước cho sòng phẳng, không ngại bỏ tiền cho con cháu học hành thành tài, và rộng rãi làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo… Dùng của như vậy mới đúng và gây hạnh phúc bền lâu (12).

2. Trong đời sống các Thánh Tử Đạo.

Điều hiển nhiên, các thánh Tử Đạo không phải là những người sinh ra đã là thánh, các ngài chào đời với bao nhiêu ‘sân si’ thường tình theo luật ‘nhân vô thập toàn’. Quả thật đọc chuyện thánh Lê Văn Gẫm, thánh Lý Mỹ…. mỗi vị cũng đã có một thời gian sa đọa ‘tửu sắc’, phản bội… Nhưng như lời thánh Phêrô dạy ‘các ngài đã khiêm tốn nhìn nhận thân phận bất toàn của mình trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người, để rồi đứng vững trong đức tin mà chống trả’ (x 1Pr 5, 5-10) ngay với những thói xấu ngược với đức tính ‘Liêm Chính’. Cứ nhìn vào tâm tình yêu mến và lòng ao ước lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải của các vị tử đạo trước khi ra pháp trường là đủ nhận thấy thiện chí ‘các ngài muốn trở thành con người liêm chính trọn vẹn’. Lúc đó đức tính ‘liêm chính’ trở thành nhân đức ‘công chính’, lúc đó đức tính ‘liêm chính’ của các thánh Tử Đạo, nhờ ơn thánh sủng, trổi vượt hơn đức liêm chính của người đời, lúc đó các ngài đáng được khen ngợi ‘Miệng người công chính hằng niệm lẽ khôn ngoan và luôn nói lời chính trực’ (Tv 36,30). Dưới đây, chúng ta đan cử vài trường hợp tiêu biểu:

• Ăn ở chính trực: Thánh Micae Nguyễn Huy Diệu (Lý Mỹ) (+1838) được mọi người trong làng thán phục và khen ngợi: ‘Tuy còn trẻ nhưng tư cách và uy tín của ông đáng kính phục. Ông là người sắc sảo giỏi giang, ăn ở chính trực và ăn nói lý sự… Làm lý trưởng, ông điều hành rất giỏi… Ông chẳng ăn bớt của dân chút nào mà có khi còn bỏ của nhà ra làm việc chung. Ông xử các vụ kiện cáo rất công minh. Người ta tặng quà, lớn nhỏ, ông cũng không nhận… Nhờ ông thanh liêm chính trực mà cả vùng khen ngợi làng Kẻ Vĩnh nghiêm chỉnh các làng khác. Sau đây là lời chứng của một anh đầy tớ trong nhà ông: ‘Một lần ông Mỹ bắt được tôi và ba anh nữa đang đánh bạc, ông nọc ra đánh mỗi người 40 roi, còn tôi, vì là đầy tớ trong nhà, ông đánh 60 roi’ (DMAH 2, tr.182).

• Cư xử chính trực để đem sự an bình cho dân lành và xã tắc: Năm 1723, một viên tướng đã thưa cùng triều đình chúa Trịnh rằng “Xin triều đình hãy ngưng cuộc bách hại. Lệnh cấm đạo của chúa Trịnh đang gây nên nhiều hỗn loạn thiệt hại cho dân, vì họ phải bỏ hết tài sản đã khó nhọc làm ra để chạy trốn, họ sẵn sàng chịu đói chịu rét, chạy trốn vào rừng vào núi… và thực tế là triều đình bị thiệt hại nhiều về thuế má, và tình trạng hỗn loạn mỗi ngày một dâng cao… Một lời của triều đình có thể ngừng những bất công, đem lại bình an cho xã tắc… Thực tế, những người công giáo đang bị lùng bắt là những người lương thiện không chê trách họ được điều gì. Họ trung thành với vua, nhiệt tình với việc phu dịch và đóng góp cho nhà nước rất chu đáo” (DMAH 1, tr. 156).

• Lời khai chân thực của người liêm chính: Thánh linh mục Phêrô Khanh (+1842) lúc bị vây bắt, quân lính hỏi cha: ‘Ông làm gì mà có sách và bình dầu này? Ông là thày thuốc phải không?’ – ‘Tôi là đạo trưởng’ – Lập tức cha Khanh bị trói, đeo gông giải nộp lên tỉnh… Quan án Nguyễn Khắc Trạch có ý mở đường để ăn tiền đút lót nên mắng những binh lính thuộc hạ: ‘Sao chúng bay bắt ông lão này? Lão là thày thuốc, chứ đâu có phải đạo trưởng?’. Nghe vậy, cha Khanh cải chính ngay: ‘Bẩm quan lớn, quan lớn nói không đúng. Tôi là đạo trưởng chứ không phải là thày thuốc’… Một lần khác, quan án lại bảo: ‘Ông cứ khai là thầy thuốc, ông sẽ được tha’. Cha Khanh dõng dạc nói: ‘Thưa quan lớn, tôi đã làm đạo trưởng, giảng giải khuyên răn giáo dân, thì tôi phải cứ sự thật mà khai, chẳng nên nói dối. Vì vậy, tôi là đạo trưởng mà khai mình là thày thuốc, là nói dối tỏ tường. Quan có lòng thương mà tha cho tôi thì tôi đội ơn, nhược bằng quan không thương mà khép tội hay chém tôi ra làm mấy phần, tôi vẫn vui lòng’ (DMAH 3, tr.34).

IV. ĐỨC TÍNH ‘DŨNG CẢM’

Đức tính thứ bốn chúng tôi muốn nêu bật lên ở đây là đức tính ‘Dũng Cảm’. ‘Dũng’ là tinh thần mạnh mẽ, không sợ sệt, không mỏi mệt. ‘Cảm’ là dám làm, không sợ (cảm tử: không sợ chết). Có nhiều cụm từ diễn tả và tiếp cận với đức tính ‘dũng cảm’, như ‘dũng khí’ (có chí khí mạnh mẽ), ‘dũng lược’ (tinh thần cường mạnh có mưu lược), ‘dũng sĩ’ (người có tinh thần có trí óc mạnh mẽ), ‘anh dũng’ (người tài giỏi, có tinh thần tráng kiệt).

1. Trong văn hóa cổ truyền.

1). Trong ca dao tục ngữ.

Chỉ cần lần dở ca dao tục ngữ, chúng ta có thể khám phá ra nhiều chiều kích của đức tính ‘dũng cảm’.

• Ông bà tổ tiên chúng ta ca tụng ‘đức tính dũng cảm’ trổi vượt trên mọi của cải, danh vọng, và thán phục ‘người dũng cảm, coi họ như anh hùng, trượng phu’: ‘Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi’, ‘Làm trai quyết chí tang bồng, sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam’, ‘Ấy là một đấng anh hào, thân mạnh trí sáng, đồng bào kính yêu’.

• Người có đức tính ‘dũng cảm’ là người có ý chí mạnh, cương quyết, cảm tử, muốn là phải làm, làm là phải được, bắt đầu là phải đi cho tới cùng. Họ là ‘gan đồng dạ sắt’ trước mọi khó khăn và thử thách. Vì thế ông bà thường nói: ‘có chí thì nên’, ‘muốn là được’. Người dũng cảm có thể tự hào ‘Đây ta như cây giữa rừng, ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời’.

• Người có đức tính ‘dũng cảm’ là người có đức tự chủ, nghĩa là người biết khắc phục chính bản thân, điều chế mọi dục vọng, giữ thế quân bình trong tư tưởng, trong lời nói và trong hành động, ‘không thái quá không bất cập’. Vì thế họ có ‘tâm hồn lành mạnh trong thân xác cường tráng’. Nhờ có đức tự chủ mà họ ‘làm người cho đáng nên người’, ‘làm người chí ở cho bền’, ‘làm người có chí lập thân’, ‘làm tôi thì ở cho trung’… ‘làm người suy chính, xét xa, cho tường gốc ngọn cho ra vắn dài’, để rồi ‘lòng ta đã quyết thi hành, đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây’.

• Người có đức tính ‘dũng cảm’ là người biết tháo vát, biết ‘gió chiều nào che chiều đó’; là người kiên nhẫn và chịu khó, ‘có công mài sắt có ngày nên kim’. Họ luôn bình tĩnh, trung kiên ‘giữ chí cho bền, dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai’. Họ không giận hờn, vì ‘giận mất khôn’, họ nhịn nhục vì ‘một nhịn chín lành’.

• Người có đức tính ‘dũng cảm’ không thất vọng, không nản chí. Họ nằm lòng ‘thất bại là mẹ thành công’, ‘nước có lúc đục lúc trong, đời có lúc vinh lúc nhục’, điều quan trọng là ‘hữu chí cánh thành’, phải ‘đội trời đạp đất’, phải ‘đổ mồ hôi trán’, ‘thua trận này bày trận khác’, nếu có lúc ‘anh hùng tạo thời thế’, thì cũng nhiều khi ‘thời thế tạo anh hùng’. Người dũng cảm không cho phép mình ‘chịu vậy’ hay ‘thua cuộc’ nhưng ‘còn nước còn tát’, luôn phải nhẫn nhục, vì ‘chữ nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được thì càng thành công’.

2) Trong truyện dân gian:

• Quyết chí thì nên: Hai anh bạn An và Hòa thân nhau từ nhỏ nhưng tính tình thật khác nhau. An là người thông minh, dũng cảm và chịu khó học hành, còn Hòa là người trí đã kém lại mặc cảm, cứ cho mình là ngu dốt, không có hy vọng thi đậu… Một hôm đi dạo chơi trên núi, gặp con suối nhỏ nước chảy rì rì, An xuất khẩu thành thơ: ‘Nước trong hòn đá chảy ra, Ban đầu nho nhỏ, dần dà hóa to’. Hòa hiểu ý của An muốn khuyên mình. Về nhà suy nghĩ và từ đó quyết chí học hành. Chỉ một năm sau, phá ngu, mở trí, thi đâu đậu đó, lại chịu khó làm việc… Ai biết câu chuyện đều khen ngợi An là người bạn tốt và Hòa là người có chí: Quả thật, quyết chí thì nên! (Truyện cổ tích).

• Ba điều khó học: Thầy Tăng Tử nói với Đức Khổng Tử: Tôi biết thầy có ba điều, tôi học mãi mà chưa làm được: 1) Thấy người ta làm một điều phải mà quên đi trăm điều trái của họ, đó là thầy dễ tính. 2) Thấy người ta có điều gì hay mà vui vẻ như chính mình có, đó là thầy không ganh tị. 3) Nghe được điều gì đúng, mà quyết chí làm, đó là thầy kiên tâm bền chí thực hành… Trong lời bàn, các soạn giả cho rằng: “Ba điều trên đây, mới nghe thì tưởng dễ, nhưng thực tế là rất khó học, khó thực thi… Phải là con người dũng cảm và quyết chí mới làm được…” (Cổ Học Tinh Hoa II).

• Chuyện hai anh em: Nhà kia có hai anh em, khi bố chết đem chia gia tài. Người anh bán hết gia tài ra tỉnh chạy chọt mua được chức Cửu phẩm… Anh lấy làm hãnh diện, ăn mặc lịch sự, đầu đội nón dứa, tay xách cặp da… trở về làng quê, mở tiệc ăn khao... Về tới nhà, thấy chú em cởi trần, làm việc, mồ hôi nhễ nhãi, người anh tỏ vẻ thẹn thùng bảo rằng: “Chú làm ăn, tôi coi hèn hạ lắm. Sao chú không theo tôi kiếm lấy chút phẩm hàm, lại cứ đành giữ cái tiếng bạch đinh người ta chê cười ấy?”. Người em trả lời: “Em cũng biết chốn hương thôn, có chút phẩm hàm thì vẻ vang lắm. Nhưng em thiết nghĩ, phải tốn bao nhiêu công của, mất bao nhiêu ngày giờ, lại còn vào luồn ra cúi, khốn khổ đến thế nào, mới mua được chút công danh hão, thì em đây thật lòng không muốn. Cái chí của em chỉ muốn nối nghiệp cũ của ông cha làm ăn cho liêm chính. Tuy vất vả nhưng lòng ngay thẳng, không tham của, không ham danh, không phải lo lắng, luồn lụy ai cả”. (Quốc Văn Giáo Khoa Thư).

2. Trong đời sống các Thánh Tử Đạo.

Đọc chuyện các thánh Tử Đạo, ai lại không thán phục đức tính ‘Dũng cảm’ của các ngài? Dũng cảm chấp nhận mọi thử thách, gian nan; dũng cảm đón nhận mọi nhục hình, tù tội và án tử hình vì đức tin, vì phần rỗi và vì vinh quang của Đấng mình tin yêu và phó thác. Các ngài đã dũng cảm đón nhận tất cả với niềm hân hoan, hiền hòa, không thù ghét, oán than. Các ngài đáng được Giáo Hội và nhân loại tung hô:

Đoàn hùng binh quyết kiên gan vì Chúa,

Vui đau thương khổ ải lẫn gian nan,

Chẳng trách móc, thở than lời ca thán,

Lòng tin yêu trong nhẫn nại vô vàn

(Thánh thi lễ Các Thánh TĐVN)

Dưới đây chúng ta nêu lên tiêu biểu những gương sáng tuyệt vời về đức ‘dũng cảm’ của các thánh Tử Đạo tại Việt Nam.

• Lời biện bạch dũng cảm của cha Đắc Lộ. Năm 1644, cha Đắc Lộ biện bạch trước chúa Thượng Vương để bênh vực giáo dân: “… Tôi hoàn toàn vâng phục mọi lề luật của chúa Thượng và của quan lớn nữa. Nhưng không một sự vật gì ở đời này có thể làm cho tôi phản bội Thiên Chúa để làm đẹp lòng người thế gian. Về điểm này, tôi chẳng sợ hình phạt, cũng chẳng sợ chết. Thượng Vương và quan lớn có thể giết tôi song không thể làm cho tôi đổi ý. Xin Thượng Vương và quan lớn đừng ghép tội cáo giáo hữu, hãy trách cứ mình tôi, vì chính tôi dạy đạo và rửa tội cho họ” (DMAH 1,28).

• Đức dũng cảm tuyệt vời của ông Alexi Đậu: Ông Alexi Đậu bị bắt và bị kết án tử vào năm 1663. Vừa khi có lệnh cấm đạo của chúa Hiền Vương, ông Alexi Đậu bị bắt. Ông luôn xưng mình là người có đạo từ nhỏ và khuyến khích người khác xưng đạo. Được phép về thăm nhà trước ngày ra pháp trường, ông Alexi tìm đến nhà các cha xin lãnh nhận các bí tích… Trở lại nhà tù, ông Alexi Đậu đến cám ơn từng người lính canh và xin gia đình thưởng tiền cho lý hình sau khi ông bị hành quyết. Lúc đi ra pháp trường, ông mặc áo lụa mới để vào tiệc cưới với Chúa Giêsu. Trong suốt thời gian bị giam, ông luôn can đảm giảng đạo và hát những bài thánh ca đạo đức… Lúc đã quỳ xuống chiếu đợi lý hình chém đầu, ông Alexi còn xin quay đầu để chứng kiến lý hình vung gươm chém người bạn đồng đạo với ông tên là Tôma. Lúc đầu ông Tôma đã rơi xuống, ông Alexi còn nói lớn: ‘Bạn tôi đã đi hết đoạn đường và đoạt chiến thắng. Bây giờ đến lượt tôi đi theo’. Rồi ông đưa đầu ra cho lý hình và còn hỏi đã đúng cách hay chưa… (DMAH 1, tr. 51).

• Cắn răng chịu những trận đòn kinh khủng: Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang (+1861), thày giảng bị bắt và bị nhốt vào cũi. Thày bị tra tấn bốn lần thật dã man, nhưng thày vẫn can đảm chịu đựng, không mở miệng than trách một lời. Lần thứ nhất, thày bị đánh nứt thịt hai bên mông, thày ngã xỉu và người ta phải khiêng thày về lại nhà tù. Lần thứ hai, thày cương quyết không bước qua ảnh, nên bị quan giận, truyền đánh 180 roi. Lần thứ ba, quan lớn hỏi cung và dụ dỗ: ‘Mày còn trẻ, mới 29 tuổi đầu, nếu mày chịu quá khóa, tao còn thương mày mà cho về nhà’. Thày Khang thưa: ‘Bẩm quan lớn, quan thương, tôi được nhờ, còn quan chẳng tha tôi thì tôi xin quan đừng nói đến chuyện quá khóa nữa’. Quan tòa tức giận, truyền đánh thày Khang 120 roi trượng… Lần thứ bốn ra hầu tòa, quan lại dụ dỗ nhiều lời, nhưng thày Khang một mực thưa ‘Thưa quan lớn, tôi kính vua và rất mực yêu tổ quốc, nhưng trên hết tôi yêu mến Đức Chúa Trời và lề luật của Ngài. Xin quan đừng bắt ép tôi đạp ảnh. Quan đã rõ quyết tâm của tôi. Quan hỏi thêm chỉ uổng thời giờ của quan’. Tức giận, quan tòa lại truyền trói thày Khang vào cột trụ và đánh đòn đến máu chảy lênh láng… Thày Khang được dẫn về tù đợi ngày xử tử, 06.12.1861 (DMAH 3, tr. 282-283).

……………….

Chúng ta biết, vua Thánh Tổ tức Minh Mạng (1820-1840) đã ban hành 10 huấn dụ để phục hồi phong tục, tính tình và bản sắc của nhân dân Việt Nam. Nguyên nhân của việc làm này là, vì chính ngài và nhiều quan chức trong triều, như quan giám sát ngự sử Bùi Mậu Tiên, nhận thấy: xã tắc loạn ly vì phong tục quốc gia thành kiêu bạc, bản sắc hay tính tình của người dân sa đọa xuống cấp trầm trọng, nạn cờ bạc rượu chè tung hoành và nhiều hình thức mê tín lan truyền… Vua Minh Mạng hết sức lo lắng, đã soạn thảo và ban hành 10 điều huấn dụ, vừa để cảnh báo các quan chức mọi cấp bậc, yêu cầu họ phải thay đổi cuộc sống của chính họ, vừa để giáo huấn dân chúng, sống cho đúng với những phong tục tốt lành của quê hương, những tính tình cao đẹp vốn là bản sắc truyền thống của dân tộc… Dưới đây, sử gia Trần Trọng Kim cho chúng ta bản tóm lược 10 điều huấn dụ mà vua Minh Mạng đã ban hành năm Bính Thân (1836):

1. Đôn nhân hậu: sống vững chắc đạo làm người ‘tam cương ngũ thường’..

2. Chính tâm thuật: sống liêm chính, trong sạch, theo đạo lý ‘nhân, nghĩa, lễ, trí, tín’.

3. Vụ bản nghiệp: sống chuyên cần, vui tươi với cuộc sống hằng ngày, theo nghề nghiệp và chức phận của mình…

4. Thượng tiết kiệm: sống tiết độ, không hoang phí xa hoa, chơi bời trác táng là nguồn gốc nghèo đói và trộm cướp, loạn tặc.

5. Hậu phong tục: giữ các phong tục cho thuần tục.

6. Huấn tử đệ: phải dạy bảo con cái, giáo dục gia đình là nền tảng xã tắc.

7. Sùng chính học: chuộng học đạo chính.

8. Giới dâm tắc: xa tránh những điều gian tà, dâm dục…

9. Thận pháp thủ: cẩn thủ luật pháp.

10. Quảng đại thiện hạnh: rộng rãi làm việc lành (12).

Đem 10 điều huấn dụ so chiếu với nội dung của chương sách này, chúng ta có thể hãnh diện và khẳng định rằng: các thánh tử đạo tiền nhân không những đã sống, đã nâng cao và đổi mới 10 điều huấn dụ trên đây của vua Minh Mạng. Các ngài đã sống và làm nổi bật những đức tính cao đẹp hay những bản sắc tích cực của người Việt Nam mà chúng ta mạn phép tóm gọn trong bốn đức tính ‘Chuyên-cần, Tiết-kiệm, Liêm-chính và Dũng-cảm’. Các Thánh cố gắng sống đúng bốn đức tính này không nguyên với tư thế là người Việt Nam ‘kính vua, yêu nước quý dân tộc’ mà còn với tư cách là người Kitô giáo quyết tâm ‘mến Chúa và yêu đồng bào’. Hai tư chất Việt Nam và Công Giáo đồng hóa nên một trong con tim, trong khối óc và trong cuộc sống của mỗi vị anh hùng tử đạo. Đối với các ngài, ‘tử đạo’ không chỉ là ‘chết vì đạo, vì đức tin siêu việt’, nhưng còn là ‘muốn đổi mới đạo giáo, muốn phục hồi bản sắc dân tộc, muốn canh tân những phong tục lề thói của quê hương’. Tóm lại, với ‘danh xưng tử đạo’, các thánh tiền nhân là những người Việt Nam Công Giáo gương mẫu, đã kiên cường lấy đời sống Đạo Công Giáo đốt sáng lên những đức tính hay những bản sắc cao đẹp của Dân Việt Nam.

----------------

1. Hoài Nam Vương Lưu An trong cuốn ‘Đại Việt Sử Ký toàn thư’ do Ngô Đức Thọ chuyển ngữ, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1983, tr. 135.
2. Lê Tắc, ‘An Nam chí lược’, Việt Đại Học Huế chuyển ngữ, 1961, Huế, tr. 45.
3. Leopold Cadière, ‘Văn Hóa Tín Ngưỡng, và thực hành tôn giáo của người Việt’ c.I, Bản dịch của Đỗ Trinh Huệ, nxb Thuận Hóa, Huế 2010, tr. 9-11.4120
4. Lệ Thần, Trần Trọng Kim, ‘Việt Nam sử lược’ I, nxb Trung Tâm Học liệu, Sài gòn 1971, tr. 6-7.
5. Đào Duy Anh, ‘Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’, nxb Bốn Phương, Huế, 1938, tr.22-23.
6. Bùi Quốc Châu ‘Một số suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam’ đăng trong cuốn ‘Tâm Lý Người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ’ của Trung tâm nghiên cứu tâm lý dân tộc’, nxb Th/p Hồ Chí Minh, 2000, tr. 171-173.
7. Trần Trọng Kim… ‘Luân Lý Giáo Khoa Thư’ nxb Quê Mẹ, 1983, tr. 25-26.
8. Trần Trọng Kim… ‘Quốc Văn Giáo Khoa Thư’, nxb Quê Mẹ, 1983, tr. 3.
9. Có thể đọc thêm về ba nhân vật này trong cuốn ‘Cơ Sở Giáo Dục Nhân Bản’ của Nguyễn Vinh Sơn SCJ, nxb Từ Điển Bách Khoa, 2011, tr. 329-330.
10. Đọc thêm Nguyễn Vinh Sơn SCJ sd tr. 395
11. Đọc thêm Nguyễn Vinh Sơn SDJ tr. 388-389.
12. Nguyễn Văn Ngọc, ‘Cổ Học Tinh Hoa’ II, do Đại Nam (Hoa Kỳ) tái bản, tr. 61-63.
13. Lệ Thần, Trần Trọng Kim, sd II, tr. 196.
14. Lệ Thần, Trần Trọng Kim, sd II có ghi: ‘Mấy năm về cuối đời vua Thánh Tổ trong nước lắm giặc giã, phong tục thành ra kiêu bạc, dân sự lắm người cờ bạc rượu chè và hay mê hoặc những tà giáo. Nhà vua lấy sự ấy làm lo, bèn soạn ra 10 huấn dụ, ban ra mọi nơi để dạy bảo ngu dân’. Năm bính thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, có quan giám sát ngự sử là Bùi Mậu Tiên dâng sớ rằng: ‘Các làng ở ngoài Bắc thành nhiều kẻ hào cường trái phép, mà dân thì biếng nhác chỉ cờ bạc rượu chè; việc tế lễ quỷ thần thì hay dùng cách xa xỉ, việc táng tế thì chọn đường xa hoa, thậm chí có kẻ bán sạch cửa nhà cơ nghiệp để đền nợ miệng, thật là trái với nghĩa tương bảo tương lân…’ (tr.196-197).


Lm. Mai Đức Vinh
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Ba Phục Sinh
Trần Ngọc Mười Hai
17:56 13/04/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Ba Phục Sinh năm C 14.4.2013

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,"
“Tự an ủi mình, khi cắn nỗi sầu đau.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 21: 1-19
Đợi như tôi, đâu cần “cắn nỗi sầu đau” bao giờ! Đợi như người, có vị lại hành xử giống như thơ. Đợi Thơ ở nhà Đạo, là đợi chờ một hành xử giống hệt như thánh cả, rất Phêrô.
Trình thuật thánh Gioan, nay mô tả thánh Phêrô bằng vào hành xử tựa như thế. Nhưng trước hết, hãy xem thánh Mát-thêu diễn giải thế nào về Phêrô thánh cả của Hội thánh. Với thánh Mát-thêu, cuối bài giảng trên núi có nói “người khôn xây nhà trên đá”. Và, thánh Mát-thêu lại cũng diễn tả Phêrô thánh cả như đá tảng trên đó Chúa xây dựng Hội thánh. Xem thế thì, người khôn đây là Đức Chúa, còn đá tảng đó là Phêrô cũng từng chảy nước trước biến cố khó xử.
Thánh Mát-thêu viết trình thuật, lại nối kết Đức Giêsu với Môsê trong đó có đá tảng chảy những nước là nước cho dân uống. Và, thánh-sử cũng nói về thánh Phêrô nghi ngờ/kháng cự ý nghĩ về đá tảng giống như thế. Sự thật thì, thánh Phêrô cũng đã đem nước của “sự sống” đến với thánh Hội, nhưng làm thế chỉ biểu trưng cho tình thương/tương quan với mọi người, chứ không chỉ kể về nền tảng của Hội thánh, thôi.
Là đá tảng vẫn chảy nước, thánh Phêrô đôi lúc cũng âm thầm hoặc công khai đối kháng ý định của Thày mình. Thánh Mát-thêu lại cũng viết về thánh Phêrô những là: đắng cay, chảy nước mắt lúc Thày chấp nhận Thương khó trước cả lúc thánh Phêrô thực hiện công cuộc thừa tác, cho Chúa. Bởi nếu không, thánh-nhân cũng chỉ là “đá sỏi ở bên đường” nơi đó không hạt giống nào nhú mọc được, cách tốt tươi. Xem thế thì, đá tảng khóc đầy nước chẳng là “đá góc tường” hoặc “đá nền” bền bỉ để Chúa xây dựng cộng đoàn Hội thánh của Ngài.
Đá tảng chảy nước ròng, hoặc “đá nền” bền bỉ chỉ biểu trưng về cách gìn giữ những gì được trân quý, đệ đạt. Đặc trưng ổn định cuộc sống sau thời lưu lạc tựa hồ Môsê đập gậy vào đá, thấy đá chảy nước khóc ròng. Nói thế, có nghĩa: giai đoạn chuyển tiếp đã bắt đầu và diễn tiến đến giai đoạn không còn xảy ra như thế nữa. Thêm vào đó, chẳng đá nào dát vàng ròng trong cùng chỗ như thế.
Người đập gậy vào đá những hai lần, là muốn có nước để uống múc ngay tức thì, hoặc vẫn không tin vào khả năng chảy nước ròng từ đá tảng khô cứng, tức: vị ấy những muốn gỡ bỏ tiến trình chờ đợi để sự việc chóng đến với mình, mà thôi. Thiên Chúa không muốn những chuyện như thế xảy đến với con người. Xảy ra như thế, tức: con dân Ngài nay chẳng tin tưởng điều gì hết. Trên thực tế, đã có lệnh cấm thờ bò vàng làm từ đá quý hay lệnh cản ngăn tạo nước uống rất mau chóng; hoặc, có thể cũng khước từ lệnh truyền phải tiến thẳng đạt tới đích điểm. Làm thế, sẽ chẳng đạt Đất Lành Chúa hứa, dù tổ phụ Môsê hay những ai thuộc thế hệ kế tiếp, tiến hành vào Đất Lành, Ngài hứa hẹn.
Cũng nên nhớ: thánh Phêrô khi trước, không là đấng bậc có văn hoá/văn minh La-Hy, thị thành. Thánh Luca khi kể về thánh Phêrô, lại đã mô tả thánh cả là người “không biết gì về ngữ pháp” tức chẳng biết đọc/biết viết, rất sai sót rồi bị sửa sai, nên không thích. Thánh Mác-cô lại đã viết: Chúa quở trách thánh Phêrô khi thánh cả cứ nghĩ Thày mình là Đức Mêsia cao cả như vua cha ngoài đời. Riêng thánh Gioan lại kể về thánh Phêrô là đấng bậc tuy cao cả nhưng vẫn chối Chúa, chối Thày, khi bị người tớ gái hỏi han về tiểu sử, đến ba lần. Tiếp đó, thánh Phêrô lại ra ngoài khóc sướt mướt hơn cả đá tảng chảy nước ròng, nhiều lúc. Nói thế có nghĩa: thánh Phêrô đã biết khóc ròng khi phạm lỗi.
Trình thuật, nay kể về Đức Chúa tỏ hiện với các thánh, trong đó có Phêrô thánh cả và khi Chúa hỏi thánh cả có thương Thày hơn mọi người không, thánh Phêrô thấy đau lòng tự hỏi: sao Thày mình lại hỏi thế. Bởi, dù sao, ai cũng biết thánh Phêrô thương Thày biết chừng nào.
Đọc trình thuật, người người mường tượng cảnh huống thánh Phêrô đã khóc hết nước mắt, như đá tảng chảy nước ròng, hệt như thế. Như thế là: ở đây, ta có đá tảng chảy nước ròng; và trên đá ấy, Đức Chúa Phục sinh đã tin tưởng vẫn trao ban vai trò cai quản, dựng xây chiên đàn của Chúa, là Hội thánh.
Có thể nói, không ai làm được việc ấy, mà lại không trải qua kinh nghiệm từng mất tinh thần đến tột cùng tột độ, bật thành nước. Và có thể nói: cung cách thánh Phêrô biết rõ và cảm kích Thày mình đã Phục Sinh trỗi dậy qua việc nhận ra Thày là Đấng thông hiểu lòng mình, khiến mình khóc hết nước mắt.
So sánh hai trình thuật thánh Mátthêu và Gioan kể về thánh cả Phêrô, ta thấy các vị nối nghiệp thánh cả cũng đã sẻ san công việc của đấng lãnh đạo Hội thánh, khá thích thú. Sự thật thì: lần đầu tiến đến Rôma, thánh Phêrô đã không xử sự theo cung cách của đấng bậc làm đầu như ta vẫn nhìn và trông đợi nơi vai trò của các Giáo hoàng, mọi thời đại.
Thật sự thì, từ ban đầu, Hội thánh chẳng có ý định dựng xây dinh thự gì cao cả, vững chắc. Dân con Chúa lúc ấy chỉ tụ tập quanh các “nhà-dùng làm nguyện đường”, có thế thôi. Có thể, thánh Phêrô lúc ấy cũng có giáo xứ/giáo đoàn phụ đỡ trong việc dẫn dắt nhóm hội/đoàn thể, khá bề thế. Có thể, thánh cả Phêrô cũng lập được dăm ba thày sáu giúp quản trị từ thiện hoặc huấn luyện tân tòng bằng giảng dạy. Cũng có thể, thánh Phêrô lại đã nhờ vả một hai vị để quan hệ với xã hội bên ngoài, mỗi khi cần.
Mãi đến thế kỷ thứ tư, các Giám mục kế tục ngôi giáo hoàng, mới có các “công chứng viên” chuyên trách giấy tờ và thừa-tác-vụ để liên hệ với các giáo hội địa phương. Đó là thời điểm giáo hội mình xây đền thánh Latêranô và các nguyện đường khác ở Rôma. Lúc ấy, cũng có các “Vương Cung Thánh Đường” rộn rã, nhưng độc nhất vẫn chỉ có một “Nhà Thờ Chánh Toà, mà thôi. Nhà thờ ấy, là nơi Giám mục chủ quản giáo phận sở tại; và, Vương Cung Thánh Đường khi ấy cũng tựa hồ như dinh thự của vua quan/lãnh chúa bề thế ở đời thường.
Kịp đến thế kỷ thứ 13, Giáo triều La Mã mới có vị “Chưởng Ấn” giúp quản cai Hội thánh cách hữu hiệu hơn nhiều. Vào thế kỷ thứ 14, thì vị “Chưởng Ấn” của Giáo hội đã làm việc với các nhóm/hội mang tên gọi khác nhau. Nhưng, tính từ thời gian đầu thành lập, mọi người trong đó có thể gọi thánh bộ ngoại giao như hiện nay. Các thế kỷ sau đó, lại cũng có các hồng y, tương tợ nghị viện La Mã thời cổ xưa vẫn nhóm họp một tuần những ba lần để nghị-sự và/hoặc bầu chọn các giáo hoàng mới.
Lịch sử chứng minh: nhiều vị giáo hoàng đã không ngừng giảm bớt quyền thế của các hồng y. Và, một số giáo hoàng thời đó đã rút lại cho mình quyền hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp và ít cho phép thuộc viên/cấp dưới được kiểm soát hoặc cân bằng quyền thế với các ngài. Các vị giáo hoàng khi ấy, lại đã phấn đấu chống trả các vua quan/lãnh chúa ở đời suốt nhiều thế kỷ khi các vị này tìm cách gây ảnh hưởng lên giáo quyền.
Đến thế kỷ thứ 18 và 19, vua quan/lãnh chúa ở đời mới bị cất bỏ quyền hành hoặc uy tín giảm sút đến độ chỉ tượng trưng sau nhiều biến chuyển ở Châu Âu. Hậu quả thấy rõ nhất, là: mọi quyền bính khi ấy đều tập trung vào Hội thánh Công giáo La Mã, ở Vatican. Và Đức Giáo Hoàng cùng các thánh bộ của ngài đã tạo nên thể chế gọi là Giáo triều La Mã. Và, các triều đại Giáo hoàng quyền uy cứ thế gia tăng, bền bỉ. Nhiều bằng chứng cho thấy: tâm não người đi Đạo vẫn coi sự việc này như chuyện thực thi ý định của Chúa quyết kế nghiệp ngai vàng từ thánh Phêrô, không thể bỏ.
Ngày hôm nay, điều hay nhất cho vị thế Giáo hoàng, Giám mục và các linh mục, là: cũng nên đứng cùng hàng với đấng thánh cả chuyên khóc ròng nhưng đã biết thiết lập thánh hội của ngài thành chốn miền cảm thông thương mến, như Thày Chí Ái từng mong chuyện ấy sẽ xảy ra, ở mọi thời.
Cảm nghiệm tinh thần Chúa trao ban quyền uy cho thánh cả, ta ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa
Tự an ủi mình, khi cắn nổi sầu đau.
Tình một hai năm…chưa bạc mái đầu
Chưa tuyệt vọng (bởi vì chưa hy vọng)
Và hôm nay, mưa nhiều trên tóc nhuộm
Xơ xác người, tôi thấy buồn chưa tôi?
(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

Xơ xác người, nhưng đâu là tâm trạng của thánh cả. Thánh rất cả, dù khóc ròng/chảy nước cũng nhiều khi. Những khi và những lúc Chúa quyết định để Hội thánh nhớ mãi: đá tảng mà còn chảy nước, rất sướt mướt. Vẫn khóc ròng, nhưng không tuyệt vọng như nhà thơ đời, rất ở đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nỗi Tiếc Thương Cha Phạm Văn Tuệ
Nguyễn Đức Cung
17:59 13/04/2013
NỖI TIẾC THƯƠNG CHA PHẠM VĂN TUỆ

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Sáng ngày 3 tháng 4 được LM Trần Công Nghị cho biết cha Tuệ đã về nhà Chúa, thật bất ngờ, vì cách đây ít tuần tôi có nói chuyện điện thoại với cha Tuệ, được biết cha trong tình trạng tiến triển tốt, cha vẫn tập thể thao đều đặn. Nay được tin này, tôi làm dấu thánh giá, đọc kinh cầu nguyện và trí nhớ già nua của tôi quay ngược dòng thời gian…

37 năm về trước vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 1975, khung cảnh là trại tị nạn ở tiểu bang Arkansas có tên Fort Chaffee, một trung tâm huấn luyện Bộ binh và Vệ binh Quốc gia lớn nhất nước Mỹ được dùng làm trại tạm cư cho người Việt tị nạn trong khi làm thủ tục giấy tờ và chờ người bảo lãnh, trại đã giúp đỡ hơn 125 ngàn người tị nạn đi định cư. Gia đình tôi thuộc những đợt người đầu tiên nhập trại.

Đây là một trung tâm rất rộng, để di chuyển trong trại, phải có xe bus… Về phương diện tôn giáo Bộ quốc phòng có sắp xếp đề có các tuyên úy giúp cho người di cư. Khi đó LM Trần Công Nghị đang du học ở New York được Phòng Tuyên Úy Quân đội Hoa Kỳ gửi xuống làm tuyên úy trưởng cho người Công giáo Việt Nam, cha Nghị đã thu xếp đế có thêm các linh mục Việt Nam khác hiện đang ở Hoa Kỳ xuống giúp trại. Trong trại fort Chaffee có 3 nhà Nhà Thờ (Chapel) nên Cha tuyên úy trưởng đặt tên và phân công như sau: Cha Nghị phụ trách tổng quát, Cha Nguyễn Văn Thành coi nhà thờ Đức Bà, Cha Vũ Hân coi nhà thờ La Vang, Cha Phạm văn Tuệ coi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo VN. Tôi gần nhà thờ Các Thánh Tử Vì Đạo VN nên thường đi lễ ở đó.

Bỡ ngỡ, lo âu của những ngày đầu của đời tị nạn, tôi vào nhà nguyện hàng ngày nhờ đó tôi gặp và rồi cũng tình nguyện giúp việc cho vị Linh mục trẻ, hiền hoà, nhiệt huyết và thân mến, đó là Lm. Phạm Văn Tuệ. Cho đến thời điểm này, tôi chưa bao giờ có dịp tiếp xúc, giao dịch nhiều với một linh mục, ngoại trừ ngày Chúa nhật đi lễ nhà thờ. Thế nhưng khi gặp và làm việc sáng, trưa, chiều với cha Tuệ, tôi thấy thoải mái, hăng hái, trân quí như làm việc với người thân và học hỏi đưọc nhiều đức tính tốt, quí. Công việc hàng ngày của “nhà thờ” không phải chỉ phụ trách chuyện tôn giáo, mà còn giúp mọi người lo thủ tục giấy tờ định cư, tìm người bảo lãnh, thông ngôn, thông dịch hoặc nhắn tin tìm người nhà ở các trại khác….Ai ghé văn phòng này bất kể tôn giáo đều rất mến Cha Tuệ qua cung cách đơn giản và chân tu của cha.

Gia đình chúng tôi sau 2 tháng, được ra định cư tại Virginia, mải lo xây dựng một đời sống mới lại-từ-đầu, long đong kiếm công ăn việc làm, chỗ ăn chỗ ở, những ngày lo âu bỡ ngỡ trong trại tị nạn được quên đi rất mau.

Nhưng có một sự việc không những không quên được mà còn gắn bó với gia đình tôi suốt 37 năm qua, đó là tình thân với cha Tuệ trong trại tị nạn rồi tiếp nối tới thời gian gặp gỡ với Cha Tuệ ở New Orleans và California.

Khi chương trình định cư cho người Việt được phân tán đi các nơi, Cha Trần Công Nghị được mời về New Orleans để thành lập Trung Tâm Mục Vụ tiên khởi cho người Việt Nam, và do đó ngài cũng đưa theo các linh mục bạn hữu khác về cùng làm việc gồm có cha Vũ Hân, Cha Việt Châu, Cha Phạm Văn Tuệ, và Cha Trần Cao Tường, và sau này là cha Mai thanh Lương thay thế khi Cha Nghị đi Roma học tiếp. Vùng đất New Orleans là nơi có những sinh hoạt công giáo thuần túy theo truyền thống Việt Nam và bằng tiếng Việt cho người Việt Nam. Nơi đây cũng hình thành các cộng đoàn Công giáo đầu tiên quy tụ lại với nhau và sau này thành các giáo xứ Việt Nam như hiện nay. Cha Tuệ được bổ nhiệm đề thành lập và coi sóc những người Công giáo Việt Nam tại vùng Woodland ở ngoại ô New Orleans.

Gia đình tôi ở Virginia ít năm rồi di chuyển về California, cả hai nơi này đều rất xa New Orleans, nhưng đường xa mặc đường xa, chúng tôi vẫn lui tới thăm hỏi nhau như người thân. Cha Tuệ đã năm bẩy lần đến thăm chúng tôi ở Virginia và California, ngược lại chúng tôi cũng nhiều lần thăm viếng “Xứ đạo” Việt Nam ở New Orleans vào các năm 77-78 để được biết các Linh mục ở đây đã dùng một căn nhà nhỏ trong xóm đề làm “nhà thờ” trong khu Woodland, giúp dân biến các sân cỏ sau nhà thành những luống rau xanh mướt, những bè rau muống bên sông, với những chợ “ngồi xổm” bán đủ tôm cá rau tươi, bầu bí. . như chợ quê ta xưa và cũng ở đây được biết hàng tuần cha Tuệ “quần ngắn áo thun” đá banh với thanh thiếu niên của “xứ đạo” … và cũng được biết hiện nay, người Việt New Orleans đã xây được những ngôi giáo đường khang trang cho xứ đạo của mình, giới trẻ con cái của các gia đình tị nạn đã gặt hái rất nhiều thành quả về mọi lãnh vực học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội,… rất cao ngay cả so với những cộng đồng người địa phương….

Mỗi lần cha Tuệ ghé thăm gia đình tôi là những ngày vui khó quên, cha đến không trong cung cách một người khách mà là một người thân, nhẹ nhàng, dễ dãi, đơn sơ, với chai rượu lễ cho tôi: người tài xế, thêm gói tôm khô hoặc vài kí “Crawfish” đặc sản xứ đạo New Orleans cho nhà tôi: bà nội trợ luôn luôn hăm hở, hăng hái nấu ăn cho cha, vì theo nhà tôi, cha Tuệ rất dễ tính, đơn giản trong việc ăn uống và rất …thích những món ăn nhà tôi đãi cha! Đôi khi cha còn phụ tôi dọn bàn ăn, và xuống bếp đòi giúp nhà tôi rửa chén bát vì cha nói vẫn thường làm những việc này ở nhà cha, có sao đâu. Hơn thế nữa tôi còn loáng thoáng nghe cha chỉ cho nhà tôi cách pha mắm và những loại rau đặc biệt dùng để ăn gỏi cá, một món đặc biệt của xứ đạo Louisiana và quê ta xưa.

Trên đây chỉ là cái cảm nhận về đời sống đơn giản, hiền hòa thân mến khiêm nhường của Cha Tuệ. Đã 37 năm thân tình và cùng hoạt động với cha, tôi không thể không nhắc tới một khía cạnh đặc thù khác của cha Tuệ mà ít người biết đến vì đức khiêm nhường của cha, đó là một cha Tuệ với mối quan tâm, lòng hăng say và nhiệt huyết trong lãnh vực văn học nghệ thuật Việt Nam đạo, đời.

Ngay năm 1984, khi sinh hoạt nhiếp ảnh Việt tại hải ngoại còn giới hạn, cha Tuệ đã rất tích cực cho phòng triển lãm nhiếp ảnh “Việt Nam Quê Hương Ngàn Đời” tại New Orleans của Mark Sindler và Nguyễn Đức Cung.

Năm 1987, khi tổ chức phong Thánh ở Roma, qúi Cha Nghị, Tuệ, Tường cũng ở trong Ủy Ban Quốc Gia Phong Thánh Việt Nam ở Hoa Kỳ và thiết lập cuộc thi ảnh nghệ thuật về Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Roma tổ chức và được chấm thi tại tư gia Nguyễn Đức Cung, Nam California. Chủ Khảo là cố nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh với sự góp mặt của Chủ Nhiệm báo Ngày Nay G.S. Nguyễn Ngọc Linh, nhà báo Trọng Kim/Trương Trọng Trác (đã khuất), Nguyễn Đức Cung và một số Linh mục cố vấn.

Có thể nói nhóm linh mục nêu trên luôn luôn tha thiết và công tác với nhau trong các sinh hoạt chung về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật và báo chí. Báo Chân Trời Mới ra đời ở New Orleans năm 1975, rồi tiếp theo là Báo Dân Chúa. Cũng với lòng quan tâm đó ngay những ngày đầu của mạng lưới VietCatholic do LM. Giám đốc Trần Công Nghị sáng lập, cha Tuệ, cha Tường cộng tác với cha Nghị trên mục Văn Hóa và cá nhân tôi cùng cha Tường phụ trách trang ảnh, sau đó vào năm 2005, với sự khuyến khích của Lm Trần Công Nghị cha Tuệ đã cùng cha Tường sáng lập Trang nhà Dũng Lạc với mục đích chuyên biệt hơn trong lãnh vực văn hóa và khai triển văn học Việt đạo, đời song song với Trang nhà VietCatholic đang là một trong những mạng lưới công giáo lớn mạnh nhất ở hải ngoại. Thế rồi Lm. Trần Cao Tường qua đời, cha Tuệ đã gánh vác vai trò điều hành Trang nhà Dũng Lạc cho đến ít tháng gần đây cha lâm bệnh và nay đã về nước Chúa.

Từ những kỹ niệm nho nhỏ, đến những sinh hoạt văn học nghệ thuật nay trở nên quá đẹp và trân quí trong tôi và chắc chắn với những thân hữu đã biết hoặc cùng hoạt động với cha Tuệ cũng vậy.

Khi một Linh mục được gọi về nhà Chúa, đó là niềm hân hoan của một Mục tử.

Nhưng chúng tôi là người phàm, buồn vẫn cứ buồn, ngậm ngùi vẫn cứ ngậm ngùi! Không buồn, không ngậm ngùi sao được khi phải vĩnh biệt một người thân, một người bạn, một người tâm huyết với văn học nghệ thuật đạo đời, đồng thời là một Mục tử đáng kính và thân mến như cha Tuệ!!!

Kính xin Chúa ban phúc lành ! Amen.

Nguyễn Đức Cung