Ngày 13-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài hát: Đời con không có Chúa
Ngọc Ân & Đình Khôi
12:13 13/04/2008
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 13/04/2008
ĐỘI MŨ ĐẾN TRƯỜNG

N2T


Trong ngày có một trận gió lớn, công viên trong rừng sâu bị cháy. Thế lửa rất lớn làm một bên trời đỏ hừng hực, tất cả các động vật trong rừng sâu đều vội vàng đi cứu hỏa. Chúng nó xách nước rồi lại xách nước, cầm thùng rồi lại cầm thùng, phun rồi lại phun, tưới rồi lại tưới, lửa lớn mới bị dập tắt.

Điều không may xảy ra là gấu nhỏ khi đi cứu hỏa thì bị lửa đốt cháy trên đỉnh đầu, bộ lông vàng đẹp trên đầu toàn bộ bị chát trụi, chỉ còn lại mấy sợi tóc đen.

- “Như thế này thì làm sao đến trường gặp thầy cô và bạn bè chứ ?”- gấu nhỏ rất buồn nên khóc hu hu. Gấu mẹ nhìn thấy tình huống như thế thì vội vàng may cho nó một cái mũ, và an ủi gấu con: “Được rồi, cưng của mẹ, đừng buồn nữa, đội mũ lên thì nhìn được rồi đó. Qua mấy ngày sau thì tóc sẽ mọc lại đẹp lắm đó.”

Vì trên đầu bị cháy nên gấu nhỏ xin nghỉ học hai ngày. Mà trước khi gấu nhỏ đi học lại thì thầy giáo của nó là hưu cao cổ khi lên lớp đã trân trọng tuyên bố: “Từ ngày mai trở đi, tất cả các em đều phải đội mũ mà mình thích nhất để đi học, kiểu mũ càng kỳ càng đặc biệt thì càng tốt !”

Ngày thứ hai, gấu nhỏ đội mũ đi học, khi nó do dự đi đến trước cửa lớp học thì lại phát hiện mỗi bạn học đều có đội mũ trên đầu. Đặc biệt là con khỉ nhỏ, nó đội cái mũ có chóp nhọn dài năm tất rất là hoạt kê, gấu nhỏ nhịn không được nên cất tiếng cười “khật khật”.

Ngày ngày cứ trôi qua, trên đầu của gấu nhỏ mọc ra những sợi lông mới rất đẹp, không cần đội mũ để che cái đầu trọc nữa. Nhưng cái kỳ cục là, cái ngày mà nó không đội mũ, thì toàn bộ các bạn trong lớp cũng không đội mũ nữa.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi y:

Các em thân mến,

Tình yêu là ngôn ngữ kỳ diệu và đẹp nhất của nhân loại, và cũng là căn nguyên của sự sống. Khi yêu thì lời nói trở nên nhẹ nhàng lôi cuốn hấp dẫn; khi yêu thì thái độ trở nên lịch sự và trân trọng, bởi vì chỉ có tình yêu chân thật mới có thể “đốt cháy” những xơ cứng bởi lòng kiêu ngạo của chúng ta mà thôi.

Từ trong câu chuyện này, chúng ta có thể nhìn thấy lòng chân tình giữa thầy và trò, và giữa bạn học với nhau rất là ấm áp. Bởi vì thầy đã nhìn thấy lòng dũng cảm của trò, và đã chuyển thông tình cảm ái mộ ấy đến với các học trò của mình.

Tình yêu của Chúa Giê-su thường thúc bách chúng ta yêu mến và hy sinh cho tha nhân, bởi vì chính Ngài đã hy sinh cho chúng ta trước, Ngài muốn chúng ta phải nên giống như mọi người, như lời Ngài đã dùng miệng của thánh Phao-lô tông đồ để dạy dỗ chúng ta vui với người vui, khóc với người khóc, có nghĩa là Chúa Giê-su muốn chúng ta cùng “đội mũ nghèo khó” với người nghèo khó, cùng “đội mũ đau khổ” với người đau khổ, cùng “đội mũ bất hạnh” với người bất hạnh, cùng “đội mũ hạnh phúc” với người hạnh phúc, để thông cảm và chia sẻ buồn vui với họ.

Các em thực hành:

- Không chê cười bạn bè khi họ làm không đúng.

- Biết hòa đồng với các bạn.

- Biết giúp đỡ bạn bè hoặc những người quen biết.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 13/04/2008
N2T


22. Thánh Thể là lương thực chúng ta dùng hằng ngày, mỗi ngày lãnh nhận nó thì có thể làm cho con được lợi ích. Khi con còn sống ở thế gian này thì có thể được lãnh nhận mỗi ngày.

(Thánh Augustine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các lực lượng bảo vệ an ninh cho chuyến Tông du của Đức Giáo Hoàng
Peter Nguyễn Minh Trung
13:22 13/04/2008
NEW YORK (CNA) - Theo Đài truyền hình CBS, một lực lượng an ninh đặc biệt hỗn hợp sẽ bảo vệ Đức Thánh Cha Benedict XVI trong chuyến tông du của ngài tới New York và Washington D.C, bao gồm những chú chó phát hiện bomb, các lực lượng bắn tỉa từ các tòa nhà và trực thăng tuần tiểu trên khắp bầu trời.

Ủy viên Văn phòng Cảnh sát New York, Ray Kelly (NYPD) cho biết: "Khi bạn càng đến gần những địa điểm Đức Giáo Hoàng hiện diện, bạn sẽ cảm thấy rõ rệt các biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhất."

Một phóng viên đã hỏi Ủy viên Kelly rằng có phải an ninh cho chuyến tông du Giáo hoàng sẽ được thắt chặt như khi diễn ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, các cuộc diễu hành lớn và chuyến viếng thăm của nguyên thủ các quốc gia hay không ?! Kelly đã trả lời "Vâng".

Vào thứ sáu, khi Đức Thánh Cha đến trụ sở của Liên Hiệp Quốc và Đại chủng viện St. Joseph sẽ làm nghẹt cứng đường phố New York.

Thêm vào đó, cảnh sát sẽ thiết lập "khu vực đóng băng" xung quanh Vương Cung Thánh Đường St. Patrick. Bất kỳ ai đi vào khu vực này đều phải có vé và phải qua kiểm tra an ninh.

Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ nói rằng đám đông có thể xem thấy Đức Thánh Cha khi ngài đi ra từ phía bắc của Vương Cung Thánh Đường St. Patrick dọc theo Đại Lộ Số 5 cho đến đường số 72, và tiếp tục đến Đại chủng viện St. Joseph ở Yonkers.

Brian Carr, phát ngôn viên cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết: "Kể từ khi Đức Giáo Hoàng đặt chân xuống mảnh đất Hoa Kỳ này, chúng tôi chịu mọi trách nhiệm liên quan đến an ninh, phương tiện di chuyển và Popemobile của ngài kể cả ở Washington D.C và New York." (Theo CBS News)

Tuy nhiên các biện pháp an ninh sẽ gần giống với những gì được thiết lập trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha John Paul II đến Hoa Kỳ năm 1995. Sẽ xuất hiện một lực lượng cảnh sát khổng lồ mặc quân phục và chó đánh hơi bomb trên các đường phố. Các bến cảng, biện pháp an ninh dưới mặt nước và cảnh sát thợ lặn cũng sẽ vào vị trí trên East River, còn các máy bay cảnh sát sẽ tuần tiểu trên khắp bầu trời.

Ủy viên Kelly nói: "Những biện pháp an ninh như thế này được chúng tôi áp dụng kể từ sự kiện ngày 11 tháng 09. Khi chúng tôi không lường trước được bất kỳ đe dọa nào đối với Đức Giáo Hoàng trong suốt chuyến viếng thăm, chúng tôi hiển nhiên cũng nhận thức về chi tiết Osama bin Laden trong đoạn video mới nhất đã chỉ trích Đức Giáo Hoàng."

Tất cả từ NYPD, Cơ quan mật vụ cho đến các Vệ binh Thụy Sĩ đều lãnh nhiệm vụ an ninh khi Đức Thánh Cha đến thành phố New York. Vào chủ nhật, khi Đức Thánh Cha viếng thăm Khu Đất Trống Ground Zero và cử hành Thánh Lễ tại sân vận động Yankee, các nhà hữu trách đảm bảo sẽ cung cấp các phương tiện di chuyển tốt nhất cho những ai đến tham dự.
 
Blog phân tích cập nhật về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Hoa Kỳ
Peter Nguyễn Minh Trung
13:26 13/04/2008
NEW YORK (CNA) - Giám đốc hãng thông tấn Công Giáo CNA, ông Alejandro Bermudez, sẽ đóng góp cho Blog của Thời báo New York (NY Times) những chi tiết liên quan đến chuyến tông du Giáo hoàng của Đức Benedict XVI.

Bermudez cùng một số chuyên gia khác sẽ tham gia viết tại Blog của NY Times một bài với nhan đề "Một thảo luận về Giáo Hoàng". Blog này sẽ cung cấp và phân tích các sự kiện xung quanh chuyến tông du của Đức Thánh Cha Benedict XVI tới Washington D.C và thành phố New York.

Laurie Goodstein, phóng viên tôn giáo quốc gia của tờ NY Times, nói trong một email rằng tâm điểm của Blog sẽ là các phân tích sự kiện của Đức Giáo Hoàng hơn là bình luận. Các bài tham luận trên Blog sẽ phân tích các sự kiện của chuyến tông du từ viễn cảnh tri thức, thần học và văn hóa.

Theo Bermudez, những phân tích căn bản về hoạt động của Đức Thánh Cha và các phát biểu của ngài sẽ là một khía cạnh trong bài bình luận của ông.

Bermudez nói: "Với nhiều người, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ vẫn nói với cung cách của Hồng Y "Ratzinger". Nhưng trong thực tế, ngài chỉ nói về người Công giáo, nhưng 'những người Công giáo' đã trở nên khó khăn khi tiếp nhận, kể cả những người đi lễ nhà thờ đều đặn. Nếu bạn muốn xem về các phân tích của tôi, bạn có thể thử hy vọng tôi cung cấp cho các bạn một giải thích có thể hiệu được về tầm nhìn và phạm vi của những diễn từ Đức Thánh Cha đọc."

Bermudez, ngoài việc lãnh đạo CNA, cũng là chủ tịch Hiệp hội Thông tin Công giáo (ACI), tổ chức ô dù cho CNA, ACI Prensa và thông tấn xã ACI Digital News.

Bermudez cũng là thành viên của Phong trào Sodalitium Christianae Vitae (Phong trào bảo vệ sự sống Kitô hữu). Phong trào này được khởi đi từ Lima, thủ đô Peru năm 1985, và đến năm 1994 thì được Tòa Thánh công nhận là "Hiệp Hội Quốc Tế Các Kitô Hữu và Quyền bính Giáo hoàng".

Blog của Thời báo New York mang tên "A Papal Discussion" có địa chỉ: thepope.blogs.nytimes.com
 
Những đồ kỉ niệm về Đức Benedictô XVI và chuyến tông du bán cháy hàng!
Peter Nguyễn Minh Trung
13:30 13/04/2008
NEW YORK (CNA) - Vì Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn bị đặt chân đến Hoa Kỳ vào thứ ba tuần này, dân chúng ở New York đang tìm những hàng hóa liên quan đến chuyến tông du. (Theo NBC)

Những gì liên quan tới Đức Benedict XVI đang liên tục được sản xuất. Gương mặt của ngài được tin trên các áo T-Shirt, dây chuyền, chìa khóa, mũ nón và thậm chí là cả những con búp bê có khuôn mặt của ngài.

Trong khi những mặt hàng ấy được giải thích như là để đáp ứng cho người tiêu dùng, công nhân Neil Fusco của cửa hàng sách Công giáo Mt. Carmel nói rằng những thứ ấy phải dùng cho mục đích tinh thần, chứ không phải để bán buôn.

Fusco nói với NBC: "Đó đơn thuần chỉ là những mặt hàng được làm ra để giới thiệu Đức Giáo Hoàng cho thế giới."

Tổng Giáo Phận New York cũng giới thiệu một website bán những mặt hàng về Giáo Hoàng của riêng mình, bao gồm các mặt hàng như áo T-Shirt và tách cà phê..v.v..

Phát ngôn viên Tòa TGM New York, Joseph Zwilling nói rằng: "Tôi vẫn còn giữ những kỷ vật của riêng tôi về chuyến tông du của Đức John Paul II năm 1995, và tôi đoan chắc rằng người ta sẽ có những kỷ vật đáng ghi nhớ mãi mãi trong chuyến tông du Giáo Hoàng lần này."

Với công nghệ Internet, nhiều thứ đã thay đổi kể từ khi Đức Thánh Cha John Paul II đến Hoa Kỳ. Không phải chỉ có sự đa dạng của những mặt hàng ngày càng gia tăng, nhưng các mặt hàng còn khắc họa tuyệt vời hơn hình ảnh của Đức Giáo Hoàng so với trước đây.
 
ĐTC tự tin và thanh thản trước chuyến tông du Hoa Kỳ trước lời dọa khủng bố
Đức Long
20:10 13/04/2008
Vatican- Hôm Chúa Nhật (13/04/08), ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ Khanh Toà Thánh khẳng định: Đức Thánh Cha “ thanh thản” và “tin tưởng vào những phương tiện bảo vệ dự tính” để phá mọi âm mưu khủng bố trong chuyến tông du thành phố Waschington và New York của ngài, từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 04.

Trước câu hỏi liệu có khủng bố ĐTC? ĐHY tuyên bố với đài phát thanh Toà Thánh rằng: ĐTC “rất bình tâm” và “ thanh thản trong chuyến tông du này”.

“ Các anh còn nhớ chuyến tông du của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ chứ? ĐTC được thông báo trước kèm theo những lời đe dọa. Lần này cũng không khỏi nghi ngờ, có dọa khủng bố đấy”, ĐHY khẳng định mà không xác định rõ mối đe dọa từ đâu.

Ngài nói thêm rằng “ Chúng tôi tin tưởng vào những phương tiện bảo vệ mà chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng bảo đảm cho tất cả các địa điểm ĐTC đi qua, cũng giống như chuyến tông du của ngài ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Lực lượng bảo vệ Hoa Kỳ đã thông qua những biện pháp an ninh đặc biệt để bảo vệ chuyên tông du đầu tiên của ĐTC Biển Đức XVI với tư cách là vị thủ lĩnh của Giáo Hội Công Giáo kể từ vụ tấn công năm 2001.

Đã trở thành quy tắc kể từ sau cuộc tấn công năm 2001, an ninh luôn được tăng cường để đối phó với mọi đe dọa khủng bố đặc thù. Tháng vừa qua, OUSSAMA BiLaden đã tố cáo ĐTC tòng quân cho “ thập tự chinh mới” chống Hồi Giáo. Nhất là ông ta tố cáo ĐTC đóng “vai trò quan trọng” trong việc đăng tải những hình ảnh biếm hoạ tiên tri Mahomet trên tờ nhật báo Đan Mạch.
 
Top Stories
For archbishop of Washington DC highlight of papal trip will be Nationals Park Mass
Catholic News Service
11:48 13/04/2008
WASHINGTON (CNS) -- For Washington Archbishop Donald W. Wuerl, perhaps the highlight of Pope Benedict XVI's three-day visit to the nation's capital will be when they stand near the altar for the beginning of the papal Mass at the new Nationals Park April 17.

He said he looked forward to looking out at the more than 45,000 people in the stadium, and telling the pope, "These people welcome you."

The archbishop smiled and added, "To be able to introduce the church of Washington to the pope, and say, 'This is us, Holy Father, we've all come out to see you.'"

Archbishop Wuerl remembers the thrill he felt as a seminarian in Rome in the early 1960s when he gathered with classmates along a road around dawn, to see Pope Paul VI leaving for his historic visit to the Holy Land.

Now, he will get to ride with Pope Benedict in the popemobile in Washington.

"There are still moments when you greet the pope, and you are overcome, because he is Peter," Archbishop Wuerl said in an interview with the Catholic Standard, Washington's archdiocesan newspaper.

Archbishop Wuerl said that over the years he has had many interactions with Pope Benedict, who was elected pope three years ago after having led the Congregation for the Doctrine of the Faith since 1981 as Cardinal Joseph Ratzinger. He described the pope as a man with a brilliant intellect, and a man known for his personal warmth, kindness and understanding.

Catholics who see the pope in Washington and New York, he said, "are going to very much like him."

"They'll be pleased at what they see and hear," he said. "In a way, he's something like a longtime, very wise pastor. He just happens to have the whole church as his parish. I think people will see that. They'll say, 'He's a pastor.'"

Pope Benedict, he added, "is the teaching pope. That's what he does. Even the way he's structured the visit -- at every one of the events, he will deliver a message. He will have a message for every group he meets with. It seems like every time he speaks, he teaches."

Archbishop Wuerl said people can expect two main things from the papal visit.

"He is going to encourage us, because he realizes that so many of the Catholic faithful are working very hard to live out their faith in a heavily secular culture," he said.

"He's also going to challenge us to be living witnesses to what we believe," he added.

The challenge, Archbishop Wuerl said, is for today's Catholics to be Jesus' disciples in today's world. "People have to see the faith in us, so they would want to be a part of the faith," he said.

The pope will confirm people in their faith, the archbishop said, adding that the pontiff won't be in the U.S. to solve political problems. "But he will be here to change hearts, and if you change enough hearts, you can change a great deal in society," he said.

Archbishop Wuerl said he also looked forward to what Pope Benedict will see when he looks out at the faithful gathered at Nationals Park and along the popemobile routes.

"If you stand at any altar in a parish throughout this archdiocese, what you see when you look out at the congregation is a slice of the world," he said.

The Archdiocese of Washington has nearly 600,000 Catholics, and each weekend, Masses are celebrated in about two dozen different languages at its 140 parishes and 10 pastoral missions. Some parishioners have ancestors who arrived in Maryland with the first colonists in 1634, and others are newly arrived immigrants from nearly every continent.

At the papal Mass, the congregation, the liturgical ministers, the readers, singers and gift bearers will reflect that diversity, Archbishop Wuerl said.

"We want to make sure he sees the true face of the church of the Archdiocese of Washington. It's a beautiful face, a face that includes the young and old, the rich and poor, and just about every ethnic and cultural background you can identify," he said. "We're all part of the same faith family."

The archbishop said he thinks Pope Benedict will be greeted with "an outpouring of affection." Archbishop Wuerl remembered the words of a man from India, a non-Catholic, who said he stood among the crowds to see Pope Paul VI because he "is a holy man."

People will be cheering the man in white riding in the popemobile because he "is an icon, a living symbol of the head of the church," said Archbishop Wuerl.

(Source: By Mark Zimmermann/ Catholic News Service)
 
Pope Benedict on World Day of Prayer for Vocations: ''Consecrated religious testify to God's primacy''
Catholic News Agency
15:10 13/04/2008
VATICAN - Apr 13, 2008 / 12:39 pm (CNA).- During his midday Regina Caeli prayers on Sunday in St. Peter’s Square, Pope Benedict XVI emphasized the role played by those Catholics who are consecrated for life. Consecrated religious, the Holy Father said, proclaim Christ and radically live the Gospel with their vows of chastity, poverty, and obedience.

“On this fourth Sunday of Easter, in which the liturgy presents Jesus as the Good Shepherd, we celebrate the World Day of Prayer for Vocations,” the Holy Father said.

“In every continent, the ecclesial communities ask the Lord for many and holy vocations to the priesthood, to the consecrated life, to the missionary life, and to Christian marriage. They meditate on the theme ‘The vocation to the service of the mission-Church.’”

The Holy Father said that the World Day of Prayer for Vocations “puts itself in the perspective of the Year of Paul, which will begin next June 28 to celebrate the two thousandth anniversary of the birth of the apostle Paul, the missionary par excellence.

“In the experience of the Apostle to the Gentiles, whom the Lord called to be a ‘minister of the Gospel,’ vocation and mission are inseparable.

“He therefore represents a model for all Christians, in particular for missionaries for life, that is, for those men and women who dedicate themselves totally to proclaiming Christ to the many people who do not now know Him: this is a vocation that preserves its whole validity.

“In the first place,” the Holy Father said, “the priests perform this missionary service, dispensing the Word of God and the Sacraments, and manifesting the restoring presence of Jesus Christ with their pastoral love to all, above all to the sick, the young, the poor. We give thanks to God for these our brothers who give themselves without reserve in pastoral ministry--at times combining fidelity to Christ with the sacrifice of their lives, as happened yesterday for the two religious killed in Guinea and Kenya.

“To them goes our grateful admiration together with our prayers of support. We pray also that the choice of those who decide to live radically the Gospel vows of chastity, poverty, and obedience will always be nourished.

“There are men and women who have a primary role of evangelization. Others dedicate themselves to contemplation and prayer, and others to the many forms of educational and charitable action.

“But all have in common the same purpose: that of testifying to God’s primacy over all things and spreading his Kingdom to all areas of society. Many among them, the Servant of God Paul VI writes, 'are enterprising and their apostolate is often marked by an originality, by a genius that demands admiration. They are generous: often they are found at the outposts of the mission, and they take the greatest of risks for their health and their very lives.'"

The Holy Father said it should not be forgotten that Christian marriage is also a missionary vocation: “the spouses, in fact, are called to live the Gospel in their families, in the workplace, and in the parish and civil communities. In some cases, moreover, they offer their precious collaboration in the mission to the nations.”

The Holy Father invoked the protection of Mary upon the “manifold vocations” existing in the Church, saying Mary “can make a powerful missionary impact.”

Pope Benedict also entrusted to Mary's protection his upcoming visit to the United States, inviting Catholics to accompany him in their prayers.

: consecrated religious testify to God's primacy

Pope Benedict XVIVatican City, Apr 13, 2008 / 12:39 pm (CNA).- During his midday Regina Caeli prayers on Sunday in St. Peter’s Square, Pope Benedict XVI emphasized the role played by those Catholics who are consecrated for life. Consecrated religious, the Holy Father said, proclaim Christ and radically live the Gospel with their vows of chastity, poverty, and obedience.

“On this fourth Sunday of Easter, in which the liturgy presents Jesus as the Good Shepherd, we celebrate the World Day of Prayer for Vocations,” the Holy Father said.

“In every continent, the ecclesial communities ask the Lord for many and holy vocations to the priesthood, to the consecrated life, to the missionary life, and to Christian marriage. They meditate on the theme ‘The vocation to the service of the mission-Church.’”

The Holy Father said that the World Day of Prayer for Vocations “puts itself in the perspective of the Year of Paul, which will begin next June 28 to celebrate the two thousandth anniversary of the birth of the apostle Paul, the missionary par excellence.

“In the experience of the Apostle to the Gentiles, whom the Lord called to be a ‘minister of the Gospel,’ vocation and mission are inseparable.

“He therefore represents a model for all Christians, in particular for missionaries for life, that is, for those men and women who dedicate themselves totally to proclaiming Christ to the many people who do not now know Him: this is a vocation that preserves its whole validity.

“In the first place,” the Holy Father said, “the priests perform this missionary service, dispensing the Word of God and the Sacraments, and manifesting the restoring presence of Jesus Christ with their pastoral love to all, above all to the sick, the young, the poor. We give thanks to God for these our brothers who give themselves without reserve in pastoral ministry--at times combining fidelity to Christ with the sacrifice of their lives, as happened yesterday for the two religious killed in Guinea and Kenya.

“To them goes our grateful admiration together with our prayers of support. We pray also that the choice of those who decide to live radically the Gospel vows of chastity, poverty, and obedience will always be nourished.

“There are men and women who have a primary role of evangelization. Others dedicate themselves to contemplation and prayer, and others to the many forms of educational and charitable action.

“But all have in common the same purpose: that of testifying to God’s primacy over all things and spreading his Kingdom to all areas of society. Many among them, the Servant of God Paul VI writes, 'are enterprising and their apostolate is often marked by an originality, by a genius that demands admiration. They are generous: often they are found at the outposts of the mission, and they take the greatest of risks for their health and their very lives.'"

The Holy Father said it should not be forgotten that Christian marriage is also a missionary vocation: “the spouses, in fact, are called to live the Gospel in their families, in the workplace, and in the parish and civil communities. In some cases, moreover, they offer their precious collaboration in the mission to the nations.”

The Holy Father invoked the protection of Mary upon the “manifold vocations” existing in the Church, saying Mary “can make a powerful missionary impact.”

Pope Benedict also entrusted to Mary's protection his upcoming visit to the United States, inviting Catholics to accompany him in their prayers.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thảo luận trong Ngày Gia Đình: ''Mục vụ Hôn nhân dị chủng''
Gs Trần Văn Cảnh
12:28 13/04/2008
Thảo luận trong Ngày Gia Đình: "Mục vụ Hôn nhân dị chủng"
(Thứ Bảy 12/04/2008, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris)

1. Con cái học giáo lý, tiếng việt và sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể

Ai có dịp ghé giáo xứ hôm nay, hẳn sẽ thích thú ngạc nhiên thấy cảnh sống gia đình phơi bày hiển hiện trước mắt.

Trong một phòng nhỏ, các trẻ thơ, từ 2 đến 6 tuổi được giữ trong một « vườn trẻ ». Các cháu ngồi vẽ hình, xem tranh, ăn kẹo, nghe truyện.

Các Ấu nhi, từ 6 đến 8 tuổi; các Thiếu nhi, từ 8 đến 12 tuổi, các Nghĩa sĩ, từ 13 đến 15 tuổi; các Dự Bị Trưởng, từ 15 đến 18 tuổi, và các trưởng,…Tất cả, trên dưới 280 em, đều hoặc học tiếng việt trong một phòng học với các thầy cô tiếng việt; hoặc sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể với các trưởng; hoặc học giáo lý với các giáo lý viên.

Bên cạnh đó, các phụ huynh, một số phải lo những công việc dịch vụ chung cho cộng đoàn, như chỉnh trang, vườn tược, nấu ăn, bán đồ ăn, thức uống,…Một số, lợi dụng thời giờ, đi sắm sửa cuối tuần.

Và một số đông, theo lời mời của cha tuyên úy, vào phòng họp, để trao đổi và thảo luận với Nhóm Gia Ðình Trẻ về đề tài, mà chính họ đã mới đây nêu lên: « Hôn nhân dị chủng »

2. Phụ huynh trao đổi và thảo luận về « Hôn nhân di chủng »

Trong phòng họp này, từ 15 giờ, các thành viên Ban Mục Vụ Hôn Nhân và Nhóm Gia Ðình Trẻ đã có mặt. Người coi lại bài nói, kẻ duyện lại câu hỏi. Người khác dọn lại bàn ghế cho phòng họp được đủ chỗ và thoải mái. Người khác nữa trao đổi, hỏi thăm nhau,…

Nhóm Du ca, trách nhiệm việc hoạt náo chương trình, đang lấy nhạc cụ ra, sửa lại dây đàn, hoà thử vài bản, ca thử vài bài: « Con tim trên bàn tay, tôi đem trao cho người. Ðong đưa nơi bàn tay, tình yêu thương vơi đầy. Hò lơ, ho lớ hò lơ. Hò lơ ho lớ, hò lơ ».

15 giờ 30, phòng họp đã đầy với khoảng 50-60 phụ huynh. Như chương trình dự liệu, anh Phạm Trung Hiền ngỏ lời chào mừng các phụ huynh đã đến tham dự buổi thảo luận và giới thiệu chương trình. Anh mời cha Tuyên Úy Ðinh Ðồng Thượng Sách mở lời khai mạc.

Năm 2002, mở lời khai mạc Ngày Gia Ðình đầu tiên, Cha Đinh Đồng Thượng Sách đã đưa ra 4 sự kiện 1) Tại Việt Nam 11.10.02, Hội Đồng Giám Mục đã ra thư chung ‘thánh hóa gia đình’. 2) Tại Roma 18.11.02, Hội Đồng Giáo Hội về Gia Đình ra văn thư về mục vụ gia đình. 3) Hội Đồng Giám Mục Pháp, họp tại Lourdes, từ 3-9.11.02, 1 trong 5 hồ sơ bàn thảo là chuẩn bị cho các đôi tân hôn lập gia đình. 4) Năm 2003, tại Phi Luật Tân sẽ có đại hội thế giới về Gia Đình. Do đó, Ngày Gia Đình tại giáo xứ là dịp tốt để suy nghĩ tìm hướng đi cho gia đình. Như Đức Giáo Hoàng ao ước thiên kỷ thứ 3 là của gia đình.

Bảy năm sau, ngày gia đình thứ bảy, 12/04/2008, cha nêu ra ba sự kiện: 1- Nhóm Gia Ðình Trẻ đã quyết định tổ chức Ngày Gia Ðình từ năm 2002, 2- Các phụ huynh Thiếu Nhi Thánh Thể đã nêu ra một ưu tư về việc con cái có thể lập gia đình với người ngoại quốc, 3- Nhóm Gia Ðình Trẻ đã quyết định chọn đề tài « Hôn Nhân dị chủng » để thảo luận trong Ngày Gia Ðình 2008. Rồi ngài chúc buổi thảo luận thành công và hữu ích cho mọi người.

Anh Nguyễn Thanh Phong giới thiệu các người tham dự buổi thảo luận, anh đặc biệt giới thiệu quí vị giảng viên Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Ðình của giáo xứ, các khóa sinh vừa tốt nghiệp Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân Phục Sinh 2008. Anh giới thiệu anh Bành Ðình Hùng sẽ có đôi lời khai đề.

Dẫn nhập vào đề tài: « Hôn nhân dị chủng » đã là một thực tại

Ðể giới thiệu đề tài, anh Bành Ðình Hùng đã phác qua diễn tiến của thực tại hôn nhân dị chủng trong lịch sử văn hoá việt nam. Anh tóm tắt như sau:

Do bản năng « bảo vệ dòng giống », người Việt Nam ta rất gắn bó với hôn nhân cùng giống, cùng dòng, thậm chí cùng làng. Ca ông bà khuyên nhủ để lại « Ruộng đầy chợ, vợ giữa làng », hay « Ruộng giữa đồng, chồng trong xóm ». Và răn bảo rõ ràng « Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ ». Hay « Tiếc thay cây quế giữa rừng, Ðể cho thằng Mán, thằng Mường nó leo. Hèn mà làm bạn với sang, Chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ ». Ðể tổng quát kết luận « Ta về ta tắm ao ta, Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn ».

« Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, Một trăm năm đô hộ giặc tây », Hôn nhân cùng làng, cùng nước vẫn là nguyên lý được toàn dân chấp nhận, dẫu hôn nhân dị chủng với người Tầu, người Tây, tuy ít ỏi, nhưng đã là một sự thực xã hội.

Từ 1975, hoàn cảnh xâ hội hoàn toàn đổi mới cho những người đi tỵ nạn sinh sống ở Âu Mỹ. Việt kiều hải ngoại không còn sống trong lũy tre xanh, cũng chẳng còn sống trên quê cha đất tổ nữa, nhưng đã đổi hẳn môi trường, mà sống trong những thành phố Âu Mỹ. Hôn nhân dị chủng đã dần dà trở thành quen thuộc với việt kiều hơn. Trong nước, từ những năm 2000, một « dịch vụ phi nhân, dịch vụ lấy chồng Ðài Loan » đã nhiều lần làm xôn xao dư luận. Muốn hay không muốn, vì nhiều lý do khác nhau hôn nhân dị chủng đã là một sự thực cho nhiều việt kiều.

Nhận thấy sự kiện này, các cha tuyên úy của các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, rất thao thức với mục vụ hôn nhân, đã đề nghị với Ban mục vụ trưởng thành lấy đề tài « Hôn nhân dị tôn và hôn nhân dị chủng » cho cuộc hội thảo ba ngày hằng năm, 20-23/05/2004. Ban phụ huynh Ðoàn Thiếu nhi Thánh Thể, trong một cuộc trao đổi mới đây về tâm lý trẻ em, đã có người nêu lên ưu tư « làm sao giúp con mình lập gia đình với người việt nam ? Nhóm Gia đình trẻ, thành lập từ 1992, đã lấy quyết định tổ chức « Ngày Gia Ðình » hằng năm, từ 2002, cho các phụ huynh trẻ, qua những đề tài trao đổi và thảo luận liên hệ đến gia đình.

2002: « Khác biệt tính tình trong đời sống lứa đôi »,
2003: « Những khó khăn trong cuộc sống lứa đôi »,
2004: « Giáo dục con cái »,
2005: « Hạnh phúc vợ chồng »,
2006: « Ðối thoại vợ chồng »
2007: « Giáo Dục con cái ở bậc tiểu và trung học »

Năm nay, 2008, trước viễn tượng tương lai của con cái đang lớn lên, các phụ huynh Nhóm Gia Ðình Trẻ đã quyết định chọn thảo luận về đề tài: « Hôn nhân dị chủng ».

Tiếp theo lời giới thiệu của anh Bành Ðình Hùng, hai anh Trần Thiện Hải và Nguyễn Thanh Phong đã điều khiển cuộc trao đổi thảo luận. Các anh đặt câu hỏi tiếp theo ý dẫn nhập vừa được gợi ra: « Các anh chị nghĩ gì về thực tại hôn nhân dị chủng » ? Bốn ý kiến đã lập tức được trao đổi.

Một chị: Nếu em lấy chồng tây, thì người ấy phải có cùng tôn giáo, cùng sở thích, cùng sinh hoạt, cùng… với em.

Một chị khác: Mình không thể giữ cho con cái mình 100% văn hóa việt nam được. Dẫu chúng là gốc việt nam, nhưng sống ở tây, chúng gặp tây, sống hằng ngày với tây, nhiễm văn hóa tây. Tôi thuộc thế hệ thứ hai, sinh ra trên đất Tây, con tôi, nếu lấy việt nam thì tốt, nhưng nếu nó lấy tây, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận, chứ không cấm cản. Tôi đã chuẩn bị tinh thần như vậy.

Một anh: Trong gia đình tôi có một anh trai muốn kết hôn với một cô đầm. Ba mẹ tôi không bằng lòng. Anh tôi năn nỉ mãi không được. Anh em chúng tôi xúm vào năn nỉ nữa. Rút cục ba mẹ tôi bằng lòng. Chị dâu đầm này hoàn toàn hòa đồng với gia đình tôi. Anh chi tôi từ đó vẫn hạnh phúc.

Một anh khác: Tôi có một người bạn qua tây du học từ nhỏ. Thành tài, lấy vợ đầm. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè việt nam, chúng tôi nói tiếng việt, chị vợ anh bạn tôi không hiểu gì hết. Mấy năm sau, họ vẫn trung thành trong hôn nhân, nhưng ít khi họ đi chung với nhau nữa. Mỗi người dường như có những giao tiếp riêng.

Nếu muốn cho con kết hôn với người việt nam thì phải làm gì ?

Rất khéo léo, hai anh Hải và Phong muốn hướng cử tọa tiếp tục thảo luận vào một câu hỏi cụ thể. Bà Tạ Thanh Minh Khánh đề nghị câu hỏi là: « Vậy, nếu ta muốn cho con mình kết hôn với người việt nam, thì phải làm gì ?

Một anh: Việc lấy vợ lấy chồng là do gặp gỡ mà ra. Vậy nên, nếu ta muốn con mình lấy người việt nam, thì phải cho chúng giao du với việt nam, đến giáo xứ, đến với các cộng đoàn và tổ chức việt nam. Vai trò của cha mẹ, theo tôi nghĩ, rất là quan trọng. Nhiều cha mẹ việt nam bị ảnh hưởng tây, để con làm chủ. Không nên như vậy. Mình phải làm chủ con cái mình. Phải bắt đầu từ khi chúng còn nhỏ.

Một chị: Anh nói đúng, tôi đồng ý. Theo tôi, chẳng những bên này, mình cho con lui tới với việt nam, mà mình còn nên đưa con về thăm Việt Nam nữa. Hằng năm, tôi đưa các cháu về Việt Nam. Chúng thích lằm. Như vậy, mình tạo điều kiện cho chúng biết cảnh sống việt nam, biết họ hàng, làng xóm việt nam.

Một anh: Tôi xin đưa ra sự kiện này: Dậy con từ nhỏ là một chuyện. Tình yêu là chuyện khác. Con mình, vì một duyên nợ nào đó, nó gặp người nó yêu. Mình có cấm cản được không ?

Một chị: Tôi biết một cặp chồng việt, vợ đầm. Cô vợ này là đầm, nhưng còn việt nam hơn nhiều cô việt nam nữa kia. Cô ta nói tiếng việt, làm bếp việt, hát nhạc việt.

Một anh: Tôi nghĩ rằng vào hôn nhân, điều căn bản là tinh yêu. Tình yêu dẫu có là dị chủng, thì cũng là tình yêu. Quan trọng là phải do tình yêu chân thành, tình yêu xây dựng và tình yêu hôn nhân. Cần nhất là phải biết đảm bảo tương lai cho vợ con hay chồng con; biết nhìn ra giá trị bất khả phân ly và chung thủy của bí tích hôn nhân.

Tôi vẫn muốn con mình lập gia đình với người việt nam. Nhưng nếu vì tình yêu, nó muốn kết hôn với người ngoại quốc, thì phải làm sao ?

Một chị: Giữa ta và người ngoại chủng có quá nhiều khác biệt: ngôn ngự, văn hóa, tập tục, cư xử. Tôi nhất định không chấp nhận cho con cái tôi lấy người ngoại chủng.

Anh Hải hướng cử tọa vào ngay một câu hỏi kế cận: « Tôi không chấp nhận cho con cái kết hôn với người ngoại quốc. Nhưng nếu con tôi nhất định muốn kết hôn với người ngoại quốc, thì tôi phải làm sao ?

Một anh: Con mình sinh đẻ ở tây, nó hóa tãy rồi. Có khi nó lập gia đình với tây đầm, thì lại hợp hơn và hạnh phúc hơn là lấy người việt nam. Nhiều người việt nam bên này, không có hoàn cảnh để được gặp người việt nam. Nếu con cái chỉ gặp tây đầm, làm sao nó có dịp lấy người việt nam. Ðây là một thực tại xã hội cho nhiều gia đình việt nam tại Âu Mỹ.

Một anh: Tôi thiết nghĩ nên dung hòa ý kiến của chị và anh vừa trình bày. Ưu tiên, mình vẫn muốn cho con mình kết hôn với người việt nam. Nhưng nếu tình yêu chân thành xẩy đến, con mình muốn lập gia đình với người ngoai chủng, thì có hai việc mình nên làm. Trước nhất, trong câu truyện của gia đình, mình cắt nghĩa cho nó rõ những khác biệt văn hóa giữa hai bên và những nguy hiểm nó kéo theo, có thể làm cho hạnh phúc gia đình bị nguy hiểm. Những điểm mình cần nêu ra để chúng nói với nhau là khác biệt nhôn ngữ, phong tục, trình độ, giáo dục con cái, tương quan gia đình lớn. Mình đối thoại và cắt nghĩa như vậy nhiều lần rồi, mà nó vẫn cương quyết đi đến hôn nhân, thì thứ đến, xin với cha lo phép bí tích cho nó, nói lại với chúng một lần nữa. Ðiều quan trọnh nhất là để cho chúng hoàn toàn ý thức. Và nếu chúng vẫn quyết định, thì quyết định có hiểu biết và có suy tính, để lãnh lấy trách nhiệm.

Con mình đã lập gia đình với người ngoại quốc rồi, mình phải làm gì để giúp chúng luôn mãi có hạnh phúc ?

Ba anh điều khiển buổi thảo luận là anh Hùng, anh Hải và anh Phong đặt tiếp câu hỏi: Vậy, giả sử con mình đã lập gia đình với người ngoại chủng rồi thì mình phải làm gì để giúp chúng xây dựng hạnh phúc ?

Một chị: Mình đã cản mà không được. Bây giờ chúng đã lấy nhau rồi thì theo tôi nghĩ, mình phải làm hết sức để cho chúng bớt chênh lệch, cho chúng càng ngày càng hoà hợp hơn. Mình phải biết giao tiếp với gia đình thông gia.

Một anh: Như tôi đã một lần góp ý. Tôi vẫn xin nhấn mạnh đến ba điều: Chúng phải yêu nhau thật; chúng phải tìm hiểu những khác biệt của nhau; và chúng phải đi đến bí tích hôn nhân linh thiêng và chung thủy.

Một chị: Theo tôi nghĩ, mình đã cản, mà chúng vẫn quyết, thì 1- mình phải cắt nghĩa cho chúng thấy những khác biệt của đôi bên; 2- cho chúng biết nỗi mình lo sợ mất con, 3- bảo nó cắt nghĩa cho bạn nó về cách sống của gia đình mình, phong tục và tập quán của họ hàng mình.

Một anh: Vấn đề là thiện chí của hai trẻ trai gái. Nếu chúng hợp nhau và có thiện chí, thì theo tôi, chúng có nhiều hy vọng sẽ được hạnh phúc trong hôn nhân. Mình đã chẳng từng thấy bao nhiêu đổ vỡ của những cặp hôn nhân giữa việt nam là gì ?

Một anh: Theo tôi, ngoài sự yêu thương của đôi trẻ, cần có sự kính trọng và tương giao giữa hai gia đình thông gia. Nếu nó yêu con thật, thì nó cũng kính yêu cả gia đình của con nữa.

3. Phát chứng chỉ Dự bị Hôn Nhân cho các khóa sinh khoá phục sinh 2008 và phụ huynh cùng con cái tham dự thánh lễ

Thấm thoát thời giờ đi mau, mới đó mà đã 17 giờ 15. Anh Trần Thiện Hải xin chị Giao Phương tóm kết những ý kiến đã được nêu lên. Và xin Giáo Sư Trần Văn Cảnh làm tổng kết buổi thảo luận. Giáo sư Cảnh xác định thực tại hôn nhân dị chủng mà anh Bành Ðình Hùng đã nói tới trong lời dẫn nhập. Ông vui mừng thấy buổi hội thảo tiến triển rất tích cực, rõ rệt và phong phú, nhờ tài khéo léo điều khiển của ban điều hành, các anh Hiền, Hải và Phong. Ông lập lại ba câu hỏi đã được nêu lên và những trả lời đã được đưa ra. Ông xác định rằng những trả lời này, tuy chưa đầy đủ bằng bài khảo luận mà Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã viết trong tập « Văn Hóa gia đình » do giáo xứ xuất bản năm 2006. Nhưng tất cả những trả lời hôm nay đã đi trong chiều hướng tư tưởng mà Ðức Ông đã trình bày, vì đã làm một bước đầu « tìm hiểu hôn nhân dị chủng » và phác ra đôi nét về « mục vụ hôn nhân dị chủng ». Ông vắn tắt giới thiệu tư tưởng của Ðức Ông và giới thiệu cuốn sách.

Tiếp theo lời tổng kết của Giáo sư Cảnh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh cùng với cha Tuyên Úy Ðinh Ðồng Thượng Sách đã trao « Chứng chỉ Dự Bị Hôn Nhân » cho những khóa sinh đã theo học khóa chuẩn bị hôn nhân mùa Phục Sinh 2008.

Mọi người chụp hình chung kỷ niệm, rồi giải lao đôi phút, trước khi tất cả cùng nhau, cùng với các phụ huynh khác và cùng với con cái trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể vào nhà nguyện dự thánh lễ chung, thánh lễ chủ nhật Chúa Chiên Lành.

Paris, ngày 13 tháng 04 năm 2008
 
Chầu Thánh Thể Cầu Cho Ơn Gọi Tại Giáo Xứ Cầu Rầm, Vinh
Duy Khánh, OP
12:44 13/04/2008
VANG LÊN MỘT LỜI MỜI GỌI

(Chầu Thánh Thể Cầu Cho Ơn Gọi Tại Giáo Xứ Cầu Rầm - Vinh)

Giáo phận Vinh vẫn được tiếng là Giáo phận có ơn gọi dồi dào. Số lượng nam nữ tu sĩ gốc Giáo phận này trong các Dòng tu không phải là ít. Thế nhưng trong thời gian gần đây, dưới tác động của những yếu tố thời đại, có vẻ như ơn gọi tu trì không còn mấy hấp dẫn đối với một số bạn trẻ- như nhận định của một vài linh mục trong Giáo phận mà tôi có cơ hội tiếp xúc. Chính vì thế, nhân dịp Chầu Thánh Thể thay Giáo phận của Giáo xứ Cầu Rầm và cũng trùng với Chúa nhật IV Phục sinh – Chúa nhật lễ Chúa Chiên Lành, linh mục chánh xứ đã dành riêng giờ Chầu đêm thứ bảy áp lễ để cầu cho ơn gọi tu trì.

Tham dự giờ Chầu gồm có hơn ba trăm bạn trong Giới trẻ Con Đức Mẹ của giáo xứ, khoảng chừng đó bạn sinh viên Công giáo đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng tại thành phố Vinh, và rất đông các bạn trẻ trong giáo xứ cũng như từ các xứ bạn.

Cũng cần nói thêm rằng giới Công giáo thuộc Giáo phận Vinh có nét sinh hoạt Đạo khá lạ lẫm đối với tôi, một người sinh ra và lớn lên tại Miền Nam. Một số linh mục lớn tuổi thuật lại, trước đây, tình hình đi lại, sinh hoạt, gặp gỡ nhau giữa hàng linh mục có rất nhiều khó khăn. Vì thế dịp Chầu lượt là cơ hội để các linh mục, giáo dân tập trung về một giáo xứ nào đó để chia sẻ và nâng đỡ niềm tin của nhau. Riết rồi hoàn cảnh như thế đã tạo nên một nét tạm gọi là văn hóa Nhà Đạo của bà con tín hữu nơi đây. Trong mắt những người không phải Công giáo, họ xem Chầu lượt tại một giáo xứ như là cái Tết của những người dân tại xứ đó. Dịp này là dịp để người ta mời những người họ hàng thân hữu đến chung vui với gia đình. Đây cũng là dịp những người con đi làm ăn xa tề tựu về bên mái ấm gia đình. Gia đình nào dẫu nghèo đi nữa thì trong dịp Chầu lượt, bếp vẫn đỏ lửa từ thứ năm cho đến Chúa nhật. Nhớ lại khi còn cộng tác với nhóm công nhân nhập cư tại khu công nghiệp Sóng Thần, tôi đã ngạc nhiên không ít khi một số người công nhân, một mực bỏ cả công việc để về quê dịp Chầu lượt. Thiết nghĩ Tết cổ truyền nơi đất lạ đối với họ có lẽ không day dứt bằng phải xa nhà nhân dịp Chầu lượt này.

Phải dài dòng như thế là để bạn đọc khỏi ngạc nhiên tại sao dịp Chầu lượt của một giáo xứ thôi, lại có sức quy tụ đông đảo như thế.

Trở lại với giờ Chầu Thánh Thể, 19g30’, khuôn viên nhà thờ Cầu Rầm, nơi sẽ tổ chức buổi Chầu đã nườm nượp người. Sau phần tập hát cộng đồng, khoảng 20g, phần khai mạc được bắt đầu. Vì giờ Chầu được tổ chức theo phong cách Taizé, nên có rất nhiều giây phút thinh lặng được tưới tắm bằng những điệu nhạc thiền để các bạn trẻ đắm mình bên Thánh Thể Chúa.

Triển khai đoạn Tin mừng Gioan 21,1-14, linh mục chủ sự đã mời gọi các bạn trẻ sống lại với kinh nghiệm của Phêrô trong việc tái khám phá khuôn mặt của Thiên Chúa, tái khám phá sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc đời của mỗi người. Song song đó, bài giảng cũng chú trọng đến những ý nghĩa thần học sâu xa của tác giả Gioan khi ngài muốn nhắn gửi trong những chi tiết tưởng chừng vụn vặt như “bên phải thuyền, một trăm năm mươi ba con cá…”

Lồng ghép trong bối cảnh của ngày quốc tế cầu cho ơn gọi tu trì, một mặt bài giảng cũng hướng các bạn trẻ biết lắng nghe và đáp trả tiếng Chúa kêu gọi, mặt khác ngày này cũng là một lối mở cho những ơn gọi khác mang tính phổ quát hơn.

Càng về cuối, giờ Chầu càng cuốn hút các bạn trẻ hơn. Các bạn đắm chìm, hòa mình vào những lời nguyện của các bạn trẻ đại diện. Để rồi dường như Phép lành Thánh Thể như tiếp sức cho tất cả mọi người nên phần Sai Đi phía cuối càng có phần vui tươi, phấn chấn. Lấy lại đoạn Tin mừng của thánh sử Mátthêu, linh mục chủ tế đã nhắn gửi: “Các con thân mến, để sai các con đi, cha muốn lập lại đoạn cuối cùng của Tin mừng theo thánh Mát-thêu, để các con ghi nhớ lời của chính Đức Giêsu: Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

Vậy hôm nay, trong giờ phút này, cha cũng muốn nói cùng các con rằng lời Đức Giêsu nói với các môn đệ xưa cũng là lời Ngài muốn nói với mỗi người trong các con. Rằng các con hãy đi và làm cho muôn người trở thành môn đệ của Chúa. Cầu chúc cho các con tìm thấy sự bình an trên hành trình ấy. Nào, chúng ta đi.”


Vâng, các bạn trẻ đã ra đi, tỏa ra trên khắp các nẻo đường với ánh nến sáng trên tay. Để rồi sau giờ Chầu, phát biểu cảm tưởng của mình, bạn Thành Trung, sinh viên khoa Hóa phát biểu: “Em không biết mai kia có đi tu không, nhưng qua buổi Chầu hôm nay, em biết chắc một điều là em sẽ dành nhiều thời gian, nghiêm túc nghĩ về ơn gọi của mình.”

Còn với ông Linh, trưởng Ban giáo lý của giáo xứ đã thốt lên: “Không ngờ từng ấy người trẻ lại sốt sắng tham dự giờ Chầu dài gần hai giờ đồng hồ này. Lạ quá. Như thế cho thấy đức tin nơi con em của chúng ta vẫn còn mạnh lắm. Chỉ là ta chưa biết khơi thôi. Nếu mỗi năm mà có vài dịp tổ chức như thế này thì tinh thần đạo nơi các em hẳn lên cao lắm.” Tôi không có ý kiến gì thêm trước lời bình luận của ông trưởng Ban giáo lý, nhưng tôi không khỏi bâng khuâng bởi sau khi giờ Chầu, một bé gái chừng mười mấy tuổi, đã nắm lấy áo dòng của tôi và hỏi: “Thầy ơi, con muốn đi tu thì phải làm gì đây?” Lúc ấy tôi nghĩ, giờ Chầu dành riêng cầu cho ơn Thiên triệu hẳn đã có chút tác động nào đó. Phải chăng hiệu quả ấy đến từ việc làm vang lên một lời mời gọi?
 
Thánh lễ giới trẻ tham dự WYD 2008 Tây Úc
Sr. Joanne Lê Linh rs
18:31 13/04/2008
Alleluia! Alleluia! Receive the Power, from the Holy Spirit!

Alleluia! Alleluia! Receive the Power to be a light unto the world!

"Hãy lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần để trở thành ánh sáng cho muôn dân".

Đây là điệp khúc bài ca của chủ đề Đại Hội Giới Trẻ 2008 Úc Châu mà Giới Trẻ Công Giáo toàn cầu sẽ cùng hát với vị chủ chăn đương kim Giáo Hoàng Bênêdictô. Còn 89 ngày nữa là tới biến cố có một không hai trong trang sử nước Úc nói chung và của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc nói riêng. Lời mời gọi của vị cha chung Bênêdictô đã tụ họp 145 em Việt Nam tại Perth đến với nhau và với gần ba trăm ngàn các bạn trẻ khắp năm châu không phân biệt màu da sắc tộc, sẽ cùng với Đức Giáo Hoàng hát ca ngợi khen Thiên Chúa và chia sẻ niềm tin của mình.

Ngày Chúa Nhật 13/4, ngày lễ Chúa Chiên Lành, các bạn trẻ Việt Nam Tây Úc tổ chức một Thánh Lễ tại trung tâm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam để cầu nguyện cho tuần lễ Đại Hội. Trong Thánh Lễ này, ban nhạc trẻ ra mắt Cộng Đoàn với một số các bạn trẻ cùng sự cộng tác của Ca Đoàn Thánh Linh, Ca Đoàn này thường xuyên hát vào Thánh Lễ Sáng Chúa Nhật của Cộng Đoàn, đã làm cho bầu khí Thánh lễ thêm phần long trọng và trẻ trung.

Đây là Thánh Lễ đầu tiên bằng Song Ngữ do các bạn trẻ chịu trách nhiệm từ ban nhạc, thừa tác viên, giúp lễ, đọc sách, mang những giỏ xin tiền mà từ bao năm nay các bậc phụ huynh đã phải chịu trách nhiệm. Hy vọng đây là một trong những sinh hoạt phụng tự các bạn trẻ giúp nhau tiến sâu vào đời sống thiêng liêng và gần gũi với Đấng Sáng Tạo hõn.

Chủ tế trong thánh lễ này là Linh mục Nguyễn Kim Sơn, phụ tá Quản Nhiệm cùng linh mục đồng tế Vương Bá Ðạt. Linh mục Vương Bá Ðạt là linh mục trẻ của Tây Úc, Cha cũng là Tuyên Úy của trường Trung Học Aquinas và cho Hướng Đạo của tiểu bang Tây Úc. Cha đã chia sẻ lời Chúa và kêu gọi các bạn trẻ trở về với con người của mình và trở về với Thiên Chúa. Thiên Chúa nhý người Mục Tử sẵn sàng ra đi tìm kiếm những con chiên lạc lối và kêu gọi chúng trở lại với đàn chiên của mình để được yêu thương săn sóc.

Sau Thánh lễ là phần tiệc trà gồm có những cặp bánh mì kẹp, gà chiên và bánh do các bạn trẻ đảm trách qua sự hỗ trợ của các phụ huynh. Kế tiếp là chương trình họp mặt các bạn trẻ sẽ đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Sydney vào tháng 7 năm 2008. Các bạn tại Perth sẽ chia làm 3 chuyến về với Đại Hội. Chuyến thứ 1 khởi hành từ thứ Tý 9/7 đến Melbourne tham dự 2 ngày tiền Đại Hội của Tổng Giáo Phận Melbourne, sau đó tiếp tục hành trình về Thủ Đô Canberra và Sydney để nhập với hai nhóm khởi hành ngày Chúa Nhật 13/4 và Thứ Hai 14/4 của tiểu bang Tây Úc.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giới Trẻ, đặc biệt các em tham dự trong kỳ Đại Hội tháng 7 năm nay. Xin Chúa Thánh Linh đổ tràn sức sống trên các em để các em sẽ trở nên chứng nhân tình yêu của Thày Chí Thánh Giêsu giữa dòng đời.
 
Giáo xứ Đại Điền giáo phận Bắc Ninh cổ võ Ơn Gọi cho các bạn trẻ
Giuse Nguyễn Thanh Nhã S.J
23:58 13/04/2008
BẮC NINH -- Hòa vào bầu khí chung của Giáo Hội hoàn vũ, giáo xứ Đại Điền (thuộc giáo phận Bắc Ninh), đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện và cổ võ ơn gọi cho các bạn trẻ của giáo xứ. Trong thánh lễ, cùng với cha xứ còn có sự hiện diện của Quý Sơ dòng MTG Vinh, Thầy giúp xứ (thuộc ĐCV Giuse, Hà Nội) và Quý Thầy Dòng Tên. Các bạn trẻ đã được giới thiệu sơ lượt về ý nghĩa, mục đích và những yêu cầu của đời sống thánh hiến. Phần thảo luận, trao đổi của các bạn trẻ cùng Quý Sơ, Quý Thầy thật sinh động. Thánh lễ hôm nay là một cơ hội để các bạn chia sẻ những suy nghĩ, băn khoăn của mình, đồng thời biết thêm những thông tin về đời sống ơn gọi cũng như về các hội dòng.

Điểm mạnh của giáo xứ là có nhiều bạn trẻ đang trong độ tuổi đến trường, đặc biệt có rất nhiều bạn trẻ ao ước được sống đời tận hiến cho Chúa. Ước chi Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh – Đấng Chăn Chiên nhân lành biến ước mơ của các bạn trở thành hiện thực để giáo hội được thêm nhiều “người thợ” vào làm trong vườn nho của Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lại chuyện đất đai… với các vua quan phong kiến thời đại mới
Hà Long
14:00 13/04/2008
Lại chuyện đất đai… với các vua quan phong kiến thời đại mới

Nói chuyện về đất đai tại quê mẹ Việt Nam thì hình như đó chỉ là việc riêng của trời và đến thứ hai là của các tham quan từ trung ương, thành phố, tỉnh, huyện, phường, xã, làng… Còn người nông dân vẫn chân lấm tay bùn, thấp cổ bé họng và bị „cướp đất hiển nhiên giữa ban ngày“ hơn thời phong kiến cổ đại. Điều đau xót chính là ở chỗ đó! Từ hệ thống tuyên truyền chống lại bá quyền phong kiến chèn ép nông dân, cộng sản Việt Nam đã lợi dụng kêu gào dân nghèo nổi
Nông dân Việt Nam sống trong nghèo đói
dậy từ phong trào đấu tranh của công nhân - nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931 và được mệnh danh là Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông dân". Đó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời. Rồi cho tới thời gian cộng sản bao chùm cả 2 miền Nam Bắc từ 1975 dưới sự chỉ đạo chính của nhóm khát máu đấu tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh, đáng lẽ tầng lớp nông dân sẽ có cuộc sống khá hơn thời phong kiến thì ngược lại „xã bộ nông dân“ này nghèo vẫn hoàn nghèo. Xã hội Việt Nam ngày nay không còn bóng dáng địa chủ phong kiến bóc lột nhưng lại đẻ ra một lũ „cướp ngày“ tinh vi hơn gấp trăm lần. Chỉ cần rảo một vòng nhẹ nhàng trên Internet người ta có thể nhận diện ra lũ cướp này.

- Ông Nguyễn Văn Vượng, 78 tuổi là Đại tá cựu chiến binh, đảng viên lão thành ở làng Võng Thị (phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) “xung trận” chống tham nhũng về đất đai. Qua ông những chứng cứ, tài liệu liên quan các vụ sai phạm, tham nhũng trong quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng rõ ràng, chi tiết đến mức ngay cả người “trong cuộc” cũng không ngờ tới. Chẳng hạn nhắc đến vụ Trà Hoa Viên, trên 2.000m2 đất của đình Võng Thị đã bị một số cá nhân cấu kết với nhau làm nơi kinh doanh trái phép, ông cung cấp các tài liệu liên quan cũng như các văn bản ký kết điều lệ hoạt động khu này do một số cá nhân tham nhũng tự lập. Hay nói về vụ xây dựng lấn chiếm hè đường của những hộ thuộc khu tập thể Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, ông cung cấp sơ đồ nhà đất, quy hoạch của cả khu vực này. Có vụ, ông còn cung cấp nhiều tài liệu gốc, bản đồ về đất đai để đoàn thanh tra đối chiếu, kết luận.

Trong đó, có vai trò rất to lớn của ông Nguyễn Cường, nguyên trung tá quân đội nghỉ hưu, đã sát cánh cùng ông Vượng. Rồi việc từ chỗ chưa có một chút manh mối, chứng cứ, người dân đã cung cấp hàng trăm trang tài liệu, chứng cứ liên quan đến các vụ tiêu cực để ông gửi lên các cấp của quận Tây Hồ. Đấy là những chi tiết về sâu mọt tham nhũng đất đai được dấu kín từ lâu đã được khui ra từ nội bộ cộng sản mà người ta có thể đọc được trong trang Internet của đảng cộng sản Việt Nam.

- Mới đây, ngày 11/4/2008 báo Dân Trí loan tin về việc liên quan đến công trình 198B Tây Sơn sai phạm, trong cuộc họp ngày 4/4 tại UBND phường Trung Liệt, bà Nguyễn Thị Chi, Giám đốc Công ty TNHH liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình đã “tố” phó chủ tịch Vũ Từ Vinh đòi 10.000 dollars để không bị đình chỉ thi công. Vì trong quá trình xây dựng tòa nhà cao tầng tại 198B Tây Sơn, Công ty Hòa Bình của bà Chi đã gây lún, nứt cho nhiều hộ dân bên cạnh. Theo quy định, việc thi công phải dừng lại để thỏa thuận đền bù thiệt hại xong mới tiếp tục được thi công và chủ đầu tư được phó chủ tịch phường Vũ Từ Vinh đặt giá cả bao che.

- Cũng theo báo Dân Trí hôm 10/4/2008 không chỉ “đương kim” Bí thư Huyện uỷ huyện Nam Đàn từng đặt tay ký “nhầm” gần 8.000 m2 đất, mà tiến hành xác minh, cơ quan CSĐT còn “khui” ra hàng loạt quan huyện này từng vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai khi còn tại vị chức quyền. Ông Nguyễn Văn Bé (lúc bấy giờ là chủ tịch huyện Nam Đàn) đã có ý kiến đồng ý cho ngân hàng thực hiện theo đề nghị của vợ chồng ông Nguyễn Quốc Biện, khi ông này chỉ có diện tích đất “ảo” 830m2 vào ngày 29/1/1997. Tiếp theo cơ quan CSĐT công an tỉnh Nghệ An nhận xét về một tên tham quan khác: “Đối với ông Nguyễn Công Minh, nguyên chủ tịch huyện Nam Đàn đã ký 2 Quyết Định cấp đất diện tích hơn 1.000 m2 (QĐ 27 và 28) cho đội xây dựng Thành Biện khi chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước là trái với thẩm quyền. Vì vậy tội phạm được xác định là rất nghiêm trọng.

- Theo Vietnamnet vào ngày 10/4/2008, sau nhiều cuộc giám sát thực hiện văn minh đô thị của UBND TP HCM và MTTQ TP, tình trạng lấn chiếm vỉa hè bán cà phê, hàng rong vẫn diễn ra phổ biến, như tại đường Phùng Khắc Khoan (ngay bên lãnh sự quán Campuchia), đường Mạc Đĩnh Chi (ngay bên trụ sở MTTQ TP) như là có quan lớn bao che kỹ càng. Ngay tại nơi đào tạo nhân tài như trước mặt ĐH Kiến trúc và một trung tâm giảng dạy của ĐH Quốc gia, nhiều sinh viên ngồi bệt trên vỉa hè, uống cà phê, ăn quà vặt; hàng rong, xe cộ, rác rưởi tràn hết lối đi. Trong sân ken đặc sinh viên ngồi ăn uống. Lần trước, đoàn giám sát đã nhắc nhở chủ căng-tin ngoài trời này đặt các thùng rác để tránh tình trạng sinh viên vứt rác bữa bãi, nhưng đến nay không chuyển biến.

Phản ánh tình trạng trên với Phòng hành chính tổng hợp ĐH Kiến trúc, ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch MTTQ TP, nhận được trả lời: Trường đã làm công văn yêu cầu phường 6, quận 3 thực hiện trách nhiệm giải toả lấn chiếm hè phố trước trường, nhưng tình hình vẫn thế. Trường sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ này, nhưng phải làm quyết liệt, liên tục trong suốt cả tháng thì mới mong giải quyết.

Đem vấn đề này đến ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch UBND phường, ông Đằng được trả lời: Trường mới nói vậy nhưng "chưa quyết liệt"(!). Lực lượng của phường đã đến làm trật tự khu vực này nhưng đâu lại hoàn đó.

Làm việc với ông Nguyễn Ngọc Kết, Trưởng phòng Quản lý Đô thị quận 3, ngoài phản ánh những hiện tượng trên, ông Đằng còn hỏi hướng giải quyết đối với trường hợp quán Sáu Danh lấn chiếm vỉa hè tại số 151 Lý Chính Thắng. Ông Kết trả lời khu đất này thuộc quản lý của Bộ quốc phòng. "Đất thuộc quản lý của Bộ quốc phòng thì không phải là tài sản Nhà nước trên địa bàn TP mà là đất từ trên trời rơi xuống à?" - ông Đằng khủng hoảng lắc đầu kêu lên.

Người dân đọc được bản tin từ quận 3 này và tự đặt câu hỏi: Không biết ông Nguyễn Ngọc Kết, trưởng phòng Quản lý Đô thị quận 3 có liên quan gì đến căn hộ 32 bis Nguyễn Thị Diệu hay không? Địa chỉ này trước kia thuộc về Tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, đơn vị dòng tu được thừa hưởng trọn quyền sở hữu thửa đất với bằng khoán 632 Sài Gòn - Độc Lập, bao gồm diện tích 852 m2 cùng tất cả cơ sở trên đó. Những người cộng sản xâm chiếm sau 1975 do điều động của cán bộ quận 3 đã biến trường mẫu giáo Măng Non nay thành vũ trường thác loạn đồi trụy ngay trên cơ sở giáo dục đào tạo tuổi thơ cho đất nước.

30 phụ nữ xã Hữu Bằng đạp xe tới Hà Nội khiếu kiện
- Mới đây nhất theo tin của VietCatholic vào ngày 11/4/2008 những người nông dân nghèo thuộc xã Hữu Bằng, Vĩnh Phúc về Hà nội khiếu kiện vì bị cướp ruộng đất. Đó là tia hy vọng cuối cùng kêu cứu đến Hà Nội của những người chân lấm tay bùn này vì đã bị gian quan địa phương chèn ép bóc lột giã man, hay nói đúng hơn là quân cướp ngày. Người đọc không thể tưởng tượng nổi việc so sánh giá đất ở những vùng lân cận cho 1m2 đạt được 200 đến 300 dollar thì tại xã Hữu Bằng các tên gian quan đặt giá 1/2 dollar (7.000 đồng VN) đến 2 dollar (30.000 đồng VN) trả cho 1m2. Một người bình thường chỉ biết làm toán nhân thì có thể hình dung ra bọn tham quan sẽ giàu sụ sau một thời gian chỉ cần bán bằng giá „hời“ 20 đến 50 dollar một m2 cho tập đoàn Hồng Hải. Như thế bọn này còn ác độc gấp bao nhiều lần địa chủ ngày xưa. Tiếng than khốn khổ của 30 phụ nữ nông thôn thuộc xã Hữu Bằng vọng lên tận thiên đình. Họ với áo quần thốc thếch phải đạp xe đạp một quãng đường dài 60 km đến Hà Nội và luôn được bọn tham quan địa phương luôn theo dõi bằng 5 tên chó săn đi xe máy kè theo.

- Địa phương “phớt lờ” yêu cầu của Trung ương: Bản tin ngày 10/4/2008 của VnMedia cho biết 4 nông dân ở xã Vĩnh Thành gồm: Nguyễn Thuận Trưởng, Ngô Minh Phiện, Lê Văn Lương và Nguyễn Văn Vinh gửi đơn tới ngành chức năng tố cáo cán bộ xã Vĩnh Thành lập danh sách khống, rút hàng trăm triệu đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng công trình tỉnh lộ 70 (qua năm xã của huyện Vĩnh Linh). Qua nhiều lần gửi các ngành chức năng, không những không nhận được câu trả lời thỏa đáng, bốn nông dân này còn có dấu hiệu bị chính quyền địa phương trù dập. Bức bách đường cùng, họ đã gửi đơn thư tố cáo lên BCĐ Phòng chống tham nhũng Trung ương. Sau khi vào cuộc điều tra, ngày 30/1/2008, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương có công điện số 61/VPBCĐ-V4 do Trung tướng Nguyễn Việt Thành ký, gửi Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và UBND tỉnh Quảng Trị, nội dung công điện khẳng định: “Việc đơn thư tố cáo của bốn công dân xã Vĩnh Thành tố cáo lãnh đạo UBND xã kê khống để nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng đường 70, việc lập quỹ và sử dụng quỹ không đúng pháp luật... là có thật; việc trả thù những người viết đơn thư tố cáo như thả tờ rơi nói xấu những người chống tham nhũng trong thôn xóm, ném đá vào nhà ông Phiện, gây gổ, đe dọa ông Phiện, xả nước ao nuôi cá của nhà ông Trưởng; ông Lương bị ông Cương cầm dao đuổi chém và việc bà Thắm bị UBND xã viết tự kiểm điểm vì để chồng, con tham gia khiếu kiện.. . là có”.

Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu “UBND tỉnh Quảng Trị phải có hình thức khen thưởng chính đáng đối với những người chống tham nhũng, đảm bảo không làm xáo trộn cuộc sống bình thường của họ, nêu cao cảnh giác phát hiện và xử lý kịp thời đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ nếu xảy ra trong tương lai”. Ban chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo chi tiết và cụ thể như vậy, nhưng đã gần 3 tháng trôi qua, tờ công điện dường như đã rơi vào quên lãng. Bà con nơi đây phải kêu lên rằng: “Trung ương đã đi xa, mọi việc lại trở lại bình thường”. Các vấn đề chỉ đạo của Trung ương không được các cơ quan có thẩm quyền điều tra xử lý nghiêm minh. Ngược lại những cá nhân vi phạm không những cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà ngược lại còn có những hành vi khiêu khích, tấn công những người bảo vệ lẽ phải. Dư luận ở xã Vĩnh Thành đang đặt ra câu hỏi, phải chăng những cán bộ có hành vi tham nhũng, trù dập dân có người “bảo kê” nên cứ thoải mái nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, “coi trời bằng vung”, lộng hành đến vậy?

- VietCatholic cho biết một tin động trời vào ngày 10/4/2008 qua bản văn phạt tiền 80.000 đồng VN đối với cụ bà Nguyễn Thị Đất đã 80 tuổi. Đọc hết văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa - Hà Nội, làm cho chúng ta thấy rằng cụ già 80 tuổi đang là „đối tượng nguy hiểm“ gây tai họa cho quốc gia chỉ vì không mang theo giấy tờ tùy thân. Tên ký quyết định Phan Đình Chung thuộc bộ công an, công an TP Hà Nội đã mất trí và không còn lương tri đối với một cụ già đi đứng không còn vững. Giặc cướp ban ngày đang hành xử theo cách vua quan phong kiến thời đại mới.

Giáo dân Thái Hà hằng ngày cầu nguyện đã 3 tháng ròng rã
- Trong phần tin nóng hổi nhất của VietCatholic vào ngày 11/4/2008 cho biết các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đang phụ trách giáo xứ Thái Hà viết báo cáo cho Bề Trên Giám Tỉnh của Dòng về diễn tiến và nội dung buổi làm việc với Đoàn Thanh tra Liên ngành tại sở Tài nguyên Môi trường Huyện Đống Đa, Hà Nội. Từ hiện trường Thái Hà cho chúng ta thấy giã tâm cướp đất của các tên cán bộ tham nhũng bằng cách vừa ăn cướp vừa la làng qua bản báo cáo của các cha: „Từ ngày 08.04 đến nay 11.04, truyền hình Hà Nội và báo Hà Nội Mới tiếp tục đưa tin về Giáo xứ Thái Hà. Nội dung quy chụp cho giáo xứ những điều không có thật, phóng đại, xuyên tạc và dối trá một cách trắng trợn các sự kiện đang diễn ra, làm người ta hiểu sai bản chất của các sự việc.“ Tồi bại và tiểu nhân hơn, lợi dụng các cha đang đi họp với cơ quan nhà nước thì ở giáo xứ Thái Hà các các bộ khác đến hăm dọa tuyên truyền. Tiếp theo trong bản báo cáo: „Hoá ra là thế! Đoàn Thanh tra mời chúng con lên TP để tuyên truyền cho chúng con, còn ở nhà thì các đoàn cán bộ khác đến tuyên truyền giáo dân!“ Trời ơi! Có nghe tiếng con kêu thấu! Trước một thế lực to lớn như thế người dân chỉ còn mỗi cách duy nhất đốt nến cầu nguyện cho công lý được tỏ rạng. Cùng phụ họa cho việc tuyện truyền còn có bài của báo HàNộiMới xuyên tạc bịa chuyện với tựa đề thật lớn vào ngày 12/4/2008 "Về việc đòi quyền sử dụng đất của Nhà thờ Thái Hà: Sự đòi hỏi trái pháp luật".

Khi đọc các mảng tin tức trong diễn tiến thời gian ngắn 2 ngày, chúng ta có thể không tin được về chuyện đất đai đang căng thẳng và gian manh như thế tại 2 miền Nam Bắc. Và kẻ cướp chính là những cán bộ các cấp đang cầm quyền.

Ngày xưa cộng sản khích động nông dân nổi dậy làm bia đỡ đạn cho cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh để cuối cùng họ là những bình phong cho thực dân Pháp ruồng bắt, chịu ngục tù và cuối cùng phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Ngày nay cũng tầng lớp nông dân nghèo ấy lấy ruộng đất làm miếng ăn nuôi sống gia đình thì phải bị ép buộc như „tặng không“ cho lũ cướp ban ngày. Tấc đất tất vàng, chỉ vì vậy mà nông dân nghèo còn bị tham quan cán bộ cướp đi mất tất cả những gì nuôi sống cho chính họ.

Sân golf của các quan lớn thời nay
Cộng sản Việt Nam đang thực hiện kế hoạch cướp từng tấc đất của dân nghèo bằng mọi thủ đoạn, nhưng ngược lại họ phản bội dân tộc bằng cách cúi đầu dâng đất Trường Sa - Hoàng Sa cho Bắc Kinh. Ngày 29/4/2008 họ sẽ rước đuốc Olympia về Sàigòn như chẳng khác nào nhà cầm quyền Việt Nam đang „rước voi về dày mả tổ“. Không những thế Tàu cộng lại mang đuốc ra tận Hoàng Sa như muốn cảnh cáo cho cộng sản Việt Nam biết rằng đó là vùng đất của Tàu cộng. Một điều nhục quốc thể cho dân tộc Việt Nam! Người cộng sản VN đang phản bội lại tinh thần bất khuất, quyết chiến của „Hội Nghị Diên Hồng“ năm 1284 và đang đi ngược lại truyền thống hào hùng của cha ông chúng ta trong công việc dựng nước, giữ nước chống ngoại xâm từ Phương Bắc trong suốt 1.000 năm.

Cụ bà Nguyễn Thị Đất với tuổi 80 đã trải qua bao nhiêu gian khổ của chiến tranh. Cụ có thể là người mẹ của những người con đã hy sinh ở chiến trường miền Nam. Cụ có thể đã nghe được từ những môi miệng của người bộ đội âu yếm gọi: cụ là mẹ của các chiến sĩ. Cụ có thể đã phải chắt chiu trong suốt cuộc chiến
Biến Nhà Trẻ của các nữ tu thành vũ trường
từng cân gạo cân muối, thu nhặt từ củ khoai củ sắn gửi vào chiến trường miền Nam tiếp tế cho những thằng con bộ đội. Bây giờ cụ được hưởng những gì? Ngoài những lời cầu kinh dâng lên Thiên Chúa cho quốc thái dân an thì cụ còn có thể làm được điều gì nữa với tuổi già tóc bạc răng long. Thế mà cụ Đất đã trở thành „đối tượng nguy hiểm“ cho những người mà cụ đã hy sinh thật nhiều để nuôi sống họ trong chiến tranh. Văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa - Hà Nội do tên công an vô lương tâm Phan Đình Chung ký vào chính là một chứng cớ hay nhất tố cáo cộng sản Việt Nam đang chà đạp nhân quyền và đàn áp tôn giáo trước cộng đồng thế giới tự do. Chúng ta nên dịch bản văn xử phạt cụ già 80 tuổi ra nhiều thứ tiếng để đính kèm vào các tài liệu gửi đến các cơ quan quốc tế.

Chúng ta tự hỏi: Đất nước này đang là của ai? Của người dân hay thuộc về riêng một nhóm quá nhiều quyền lực trên dân nghèo? Một bài hát nào đó đã trả lời: Đó là "một lũ vô lương, một lũ ma“ đàng giày xéo người dân nghèo và mặc trên người một lớp áo „vua quan phong kiến thời đại mới“.

Đáng tự hào hay đáng buồn cho đất nước Việt Nam chúng ta?
 
Video bài hát: Cho con là Chứng Nhân
Nhạc: Alpha Linh - Trình bầy: Thanh Vy
23:28 13/04/2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch Sử Học Lý Kitô Học (1)
Vũ Văn An
21:20 13/04/2008
Lịch Sử Học Lý Kitô Học (1)

1. Khởi điểm và những khai triển ban đầu của Vấn đề Ki-tô Học

i. Ki-tô Học và học lý về Chúa Ba Ngôi đã tạo nên hạt nhân trong việc phát triển học lý của Giáo Hội. Ngay từ khởi thủy, Ki-tô Học cho thấy Ki-tô giáo đã ý thức được rằng mình là một thực thể vừa có tính lịch sử vừa có tính siêu lịch sử; rằng cái đặc điểm lưỡng tính ấy biểu tỏ cả sức căng thẳng sâu sắc lẫn khả thể của một liên hệ thực sự giữa Thiên Chúa và con người; và cái lưỡng tính ấy đã nói lên cả sự khác biệt lẫn sự trổi vượt của Ki-tô giáo. Rõ ràng không kém nữa là ngay từ đầu cái lưỡng tính kia, một lưỡng tính vốn nói lên sự cao cả trổi vượt của Ki-tô giáo, cũng là dịp gây nên bất ổn và khó khăn triền miên, nguồn gốc của rất nhiều thay đổi và lầm lạc, và là lý do gây nên rất nhiều thiếu sót sẽ còn kéo dài cho đến tận ngày sự toàn thiện sau cùng và vĩnh hằng sẽ xẩy ra. Để hiểu được sự phát triển và lịch sử Ki-tô Học kể từ lúc ban đầu, việc cần đầu tiên là phải hiểu rằng thế giới cổ thời, tức môi trường lịch sử của Ki-tô giáo, phần lớn không có những quan niệm như chúng ta có hiện nay, cả các quan niệm về tính lịch sử lẫn các quan niệm qua đó ta phân biệt được điều gì là siêu hình, điều gì là tâm linh, và điều gì là vật chất. Họ không bao giờ ý thức về chúng với hình thức, với định nghĩa và với sự rõ ràng như ta có hiện nay. Trong quá trình khai triển học lý, mỗi cơn khủng hoảng trong việc hiểu các quan niệm này cuối cùng đã đem đến một khủng hoảng cho Ki-tô Học.

ii. Vì nhiều lý do, sẽ không bao giờ có thể có được một giải đáp chung cục và khoa học cho vấn đề nguồn gốc lịch sử của Ki-tô Học của Giáo Hội. Lý do thứ nhất vì những nguồn tài liệu ta có về thời kỳ ban đầu không thoả đáng bao nhiêu. Sự thiếu thỏa đáng này, đàng khác, không phải chỉ là tình cờ, nhưng đã thấy ở các giai đọan phôi thai của bất cứ hiện tượng lịch sử lớn lao nào. Các nguồn gốc tối hậu của một phong trào xẩy ra trong tâm trí người ta lúc nào cũng chỉ có thể giải thích được bằng cách dựa vào những chứng cớ sau này; và trong diễn trình ấy, bao giờ cũng có sự can dự của một phán đoán khách quan tổng quát về bản chất của toàn bộ hiện tượng. Dĩ nhiên, cả Ki-tô giáo buổi sơ khai lẫn Giáo Hội trong các thế kỷ đầu tiên đều không nhận ra vấn đề thần học căn bản nào trong Ki-tô Học đúng nghĩa, cà cũng không thấy một phát biểu Ki-tô Học nào trong các nguồn tài liệu cổ xưa theo nghĩa tín điều. Tuy thế, thể tài của vấn đề căn bản ấy thì chắc chắn đã có rồi (xem I, 1b ở trên). Dĩ nhiên không thể xác định được nguồn gốc của từng thể tài cá biệt một để rồi từ đấy đưa ra một miêu tả sử học cho toàn bộ học lý, cả dưới khía cạnh tùy thuộc các tôn giáo khác về phương diện lịch sử lúc nó xuất hiện lẫn các bản chất và nội dung riêng biệt của nó. Mặt khác, phải khẳng định rằng việc khai triển học lý Ki-tô Học của Giáo Hội xét trong toàn bộ là dấu chỉ rõ ràng rằng ngay từ ban đầu, đã có một sự thống nhất hữu cơ rồi dù ta chưa biết toàn bộ các chi tiết của nó.

iii. Cái móc xích chắc chắn nhất giữa Ki-tô giáo lúc ban sơ và nền Ki-tô Học đang phát triển của Giáo Hội là gia tài Do Thái, tức việc hiểu Chúa Giê-su Ki-tô như là Đấng Được Xức Dầu (Xem I, 1,5). Justin Tử đạo khẳng định tước hiệu căn bản này của Chúa Ki-tô trong câu trả lời cho Trypho người Do Thái (Dialogue, 48). Đã đành tước hiệu này chẳng bao lâu sau đã biến mất khỏi các tín điều của Giáo Hội, vì nó chẳng còn ý nghĩa hoặc ích lợi bao nhiêu khi Giáo Hội đi vào các dân ngoại. Nhưng hàm ý cốt yếu của nó vẫn còn đó và được duy trì trong Ki-tô Học của mọi giáo phái cho đến tận nay, tức ý niệm tái lâm cánh chung của Chúa Ki-tô để phán xét thế gian và thiết lập Nước Thiên Chúa. Cái chướng ngại lớn lao do việc đến thế gian lần thứ nhất của Chúa Ki-tô gây ra đối với người Do Thái, tức việc Người bị khinh khi và nhục mạ, đã được vượt qua trong tâm trí các Ki-tô hữu lúc ban đầu và trong các thế hệ kế tiếp, chính là nhờ ý niệm được rút tỉa từ chính niềm tin Do Thái giáo này. Ý niệm về một quan án xức dầu và cai trị thế gian sẽ đến trong thế gian nay mai là ý niệm Ki-tô Học đầu hết đã được thành hình và quảng bá ngay từ thuở đầu. Nó là một ý niệm tiền Ki-tô giáo, nhưng với cả Ki-tô giáo lúc ban sơ, nó cũng đã trải qua một thay đổi hết sức triệt để về nội dung. Chứng cớ là cái tên hay cái tước hiệu diễn tả về nó vốn được tiếp nhận từ Do Thái giáo đã biến mất khi người ta không còn dùng đến nó nữa.

Vấn đề trở nên khó khăn hơn đối với các khai triển phát xuất từ việc hội nhập các ý niệm tôn giáo của dân ngoại vào Ki-tô Học của Giáo Hội, qua diễn trình triết chung luận (syncretism). Về điểm này, các nghiên cứu về lịch sử tôn giáo trong mấy thập niên gần đây đã đưa lại nhiều khám phá lớn lao, nhưng đồng thời cũng cổ xúy khá nhiều kết luận thiếu chín chắn và học lý giả tạo. Có lẽ do kết quả việc buôn bán quốc tế rất phồn thịnh hồi ấy cũng như việc trao đổi tư tưởng, là hai hiện tượng đã kéo nhân loại lại gần nhau hơn kể từ thời Alexandre Đại Đế, các thứ giáo phái (cult) khác nhau đã khai triển ra một thứ khuôn mẫu chung, và do đó ít nhất cũng có một số các ý niệm, các cách quan niệm, các tập tục cúng tế và các nghi lễ cá biệt được phỏng theo và trao đổi giữa giáo phái này và giáo phái kia. Chắc chắn Ki-tô giáo ngay từ buổi đầu cũng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng bởi tình huống ấy. Mà ảnh hưởng quan trọng nhất về phương diện này chính là việc tôn sùng hoàng đế Rôma. Hầu như tất cả các tước hiệu áp dụng cho Chúa Ki-tô đều có thể tìm thấy trong các tín ngưỡng thời đó, như tước hiệu Đấng Cứu Thế (soter), Chúa Tể (Kyrios), Con Trời, Trời... Ngay cả các hành vi cứu thế như cái chết và sự sống lại của Người, cũng thấy có ở nơi khác nữa, và cả các hành vi như dẫn nhập và được nhận làm thành viên, các bữa ăn nghi lễ, thẩy đều quan trọng vào buổi đầu của Giáo Hội Ki-tô. Việc này dẫn ta đến hai câu hỏi quan trọng. Thứ nhất, đâu là ý nghĩa và hiệu quả của việc tiếp nhận các tước hiệu và quan niệm ngoại giáo? Tước hiệu soter, Đấng Cứu thế, trên thực tế có thể đã được rút tỉa từ việc thờ kính hoàng đế, nhưng một khi đã ở bên trong Ki-tô giáo, nó đã mặc lấy một nội dung mới và hoàn toàn khác hẳn. Và việc này dẫn ta đến vấn đề thứ hai và là vấn đề quan trọng hơn. Nếu hết mọi tôn giáo đều có các thần thoại riêng, Ki-tô giáo cũng không tránh khỏi việc ấy. Nhưng ngay từ đầu, thần thoại Ki-tô giáo đã khác hẳn thần thoại của các tôn giáo khác ở điểm nó là một thần thoại lịch sử (historical myth), nghĩa là một biến cố lịch sử thực sự xẩy ra cho một nhân cách lịch sử, và được trình bầy như thế, dù hạn từ lịch sử lúc ấy không được hiểu theo nghĩa khoa học hiện nay. Ta sẽ không thể hiểu được cuộc cạnh tranh sinh tồn của Giáo Hội với phái ngộ đạo trong thế kỷ thứ hai nếu ta không hiểu điểm trên.

Ngoài các ảnh hưởng từ các tôn giáo ngoại đạo, Giáo Hội sơ khai còn chịu ảnh hưởng nặng hơn từ nền triết học Hy Lạp. Cùng với đà gia tăng về kích thước và tầm quan trọng, Ki-tô giáo không thể cô lập mình khỏi bộ phận tư tưởng này, nếu không muốn bị coi là một tôn giáo mọi rợ và do đó chẳng chóng thì muộn cũng phải tiêu tan. Bởi thế, khỏang cuối thế kỷ thứ hai, nó đã sử dụng các ý niệm của nền triết học này để xây dựng ra nền Ki-tô Học của mình. Nhưng, ngay trong Ki-tô Học của các nhà Hộ Giáo và trường phái Alexandria, nơi sự sử dụng trên xẩy ra, ta cũng thấy rõ sợi dây liên kết với các ý niệm và quan niệm triết lý được truyền lại từ Ki-tô giáo lúc ban đầu. Ta đã biết có cả một truyền thống phía sau các nhà Hộ Giáo, một truyền thống hoàn toàn có mục đích tôn giáo, không có tính triết học, không chuyên chở gì khác ngoài các ý niệm rút ra từ Phúc Âm lịch sử, một truyền thống được tiếp nối và củng cố trong thần học Antiochia. Tuy nhiên, trong Ki-tô giáo còn một truyền thống khác, có trước các Nhà Hộ Giáo, mà chính các Nhà Hộ Giáo lẫn trường phái Alexandria đều là những kẻ hậu sinh trực tiếp. Truyền thống này đã đề cập đến vấn đề vũ trụ học (cosmological) rồi, tức mối liên hệ giữa Thiên Chúa và vũ trụ, đúng hơn giữa Thiên Chúa và con người, một vấn đề khởi thủy chỉ là vấn đề siêu hình học không hơn không kém, nhưng sau đó mới dần dần mặc thêm khía cạnh tôn giáo nữa. Ở đây, ta thấy một bầu khí tôn giáo rất khác với bầu khí của việc hòa giải kẻ có tội với Thiên Chúa vốn được rút ra từ Do Thái giáo. Tuy nhiên đó vẫn là một ưu tư thực sự có tính tôn giáo, một ưu tư về mối tương quan giữa Thiên Chúa toàn năng, siêu việt khỏi trần gian này, và con người, bị giam hãm trong thế giới vật chất. Để xử lý vấn đề này, nền siêu hình học của Hy Lạp, một nền siêu hình vốn thực sự quan tâm đến tôn giáo, đã tiếp nhận ý niệm logoi của Platon. Logoi được hiểu là mô hình nguyên thủy (original archetypes) của vạn vật, và theo các suy luận của trường phái Khắc Kỉ, đó là ý lực bao trùm vũ trụ; ý niệm này tương tự với diễn trình xẩy ra trong Do Thái giáo sau đó khi vấn đề vũ trụ luận trở thành gay cấn. Ta không thể nói các ý niệm về đấng trung gian và về Logos của Do Thái giáo có ảnh hưởng hay không và ảnh hưởng đến mức nào trên Ki-tô Học trước thời Hộ Giáo. Ta chỉ có thể nói rằng các mối liên hệ tổng quát đã có rồi, và các nhà Hộ Giáo cũng như trường phái Alexandria đã có thể sử dụng chúng và khai triển nội dung của chúng.

iv. Ngay từ đầu, cả trong chính Phúc Âm, Chúa Giê-su Ki-tô đã được qui cho vị thế và phẩm vị đặc biệt của một nhân vật lịch sử được nâng cao bên trên bình diện nhân bản. Từ đấy ta thấy một liên hợp và đồng thời một căng thẳng xẩy ra giữa nhân vật lịch sử hiện thực này và thiên tính siêu lịch sử của Ngài, chính chúng tạo thành căn bản cho Ki-tô Học của Giáo Hội. Cả Giáo Hội sơ khai lẫn thế hệ các Giáo phụ Tông đồ sau đó đều có những cách khác nhau để miêu tả tình trạng trên, tất cả đều không có hệ thống, hiện diện kế cận nhau và không ai cố gắng làm chúng thích hợp với nhau. Tuy nhiên họ cùng đồng ý với nhau ở một điểm căn bản này là dành cho con người lịch sử Giêsu đó tước hiệu Thiên Chúa, hoặc thường hơn, tước hiệu Con Thiên Chúa. Nhãn quan tổng quát của thế giới cổ thời, một thế giới không sử dụng tước hiệu ‘Thiên Chúa’ theo nghĩa hẹp như chúng ta hiểu ngày nay, và cả các ý niệm tôn giáo và triết học của Hy Lạp nữa đều đã ảnh hưởng đến diễn trình này một cách chính thức. Dù vậy, căn cứ vào cách các Giáo phụ Tông đồ duy trì và tiếp nối các ý niệm của Ki-tô giáo sơ khai, rõ ràng việc họ sử dụng tước hiệu ‘Con Thiên Chúa’, và sự kiện họ ‘nghĩ về Chúa Ki-tô như Thiên Chúa’ tức như đấng phán xét thế gian (2 Clement I, 1), quả không phải là đã lấy từ những tôn giáo bí hiểm, cũng như không có nghĩa vũ trụ luận; đúng hơn, chúng liên hệ đến việc hiểu Chúa Giê-su Ki-tô như đấng chuộc tội có thật trong lịch sử và có thần tính thực sự. Tình trạng thiếu hệ thống trên dần dần được cải thiện nhờ những cố gắng xếp đặt các ý niệm Ki-tô Học cho có thứ tự hơn hoặc ít ra cũng nói lên những khuôn mẫu căn bản.

Dù những khuôn mẫu do một học giả đưa ra đã bị các học giả khác tranh luận, nhưng một khi được xác định rõ ràng cũng đã nói lên một chủ đề hay một thành phần trong diễn trình khai triển Ki-tô Học; đặc biệt, là việc khai triển ra nền thần học được Loofs gọi là ‘nền thần học Tiểu Á’, một nền thần học bước chân theo các trước tác của Gio-an và Phao-lô trong việc nhấn mạnh đến lịch sử cứu độ. Hình thái luận ngây thơ của họ, một chủ thuyết đã đồng hóa không dè dặt Chúa Ki-tô với Chúa Cha với mục đích hiển dương công trình cứu độ của Ngài, và việc chỉ gán tước hiệu ‘Con Thiên Chúa’ cho Chúa Ki-tô sau khi Ngài nhập thể tất cả đều có mặt trong nền thần học kia. Nhưng các khuôn mẫu khác cũng chiếm được giá trị đáng kể và các giới hạn nhất định, đặc biệt là hai khuôn mẫu Ki-tô Học thừa nhận (adoptionist) và Ki-tô Học thần khí (pneumatic). Cả hai quan niệm này đều tìm thấy gốc gác trong Tân Ước, và đều phải được hiểu dưới ảnh hưởng trực tiếp về nội dung của các ý niệm tôn giáo siêu hình. Trong trường hợp Ki-tô Học thừa nhận, ta có con người lịch sử Giêsu, được Thiên Chúa chỉ định làm đấng cứu chuộc loài người, được Thiên Chúa nhận làm nghĩa tử chia sẻ đầy đủ thiên tính của Người. Việc nhận làm con này đã được phê chuẩn và hoàn tất khi công cuộc cứu chuộc đã hoàn thành. Còn trong Ki-tô Học thần khí, ta có đấng thiêng liêng từ cảnh vực thần linh xuống cõi trần trong một thời gian, mặc lấy xác phàm để thi hành công trình cứu chuộc. Hiển nhiên, Tân Ước có đề cập đến quan niệm sau, tuy không có mầu sắc vũ trụ luận. Dù các nghiên cứu sau này phải có để xem xem liệu có thể có những kiểu mẫu khác, và những kiểu mẫu này có thể thay thế được các kiểu mẫu hiện nay hay không, chắc một điều những kiểu mẫu này vẫn quan trọng để hướng dẫn các nghiên cứu kia. Tuy nhiên, một cách tổng quát, cần nhấn mạnh một điều là trong thời kỳ đầu tiên nay, chủ nghĩa độc thần không hề bị đe doạ, và điều này không phải chỉ đúng đối với Ki-tô Học thừa nhận mà thôi đâu. Cả các quan niệm Ki-tô Học ta đã trình bày cũng như công thức ba vị (triadic formula) đã có từ thuở đầu Ki-tô giáo cũng đều không đưa lại bất cứ đe doạ nào cho chủ nghĩa độc thần, phần lớn bởi vì không một tư duy nào đã chĩa mũi dùi vào đấy. Chỉ khi có những đe doạ đối với chủ nghĩa độc thần do những tranh luận với người ngoại đạo, người ta mới khai triển một loạt những ý niệm mới cho Ki-tô Học trong đó có học lý về Chúa Ba Ngôi.

2. Sự Chiến thắng của Ki-tô Học Ngôi Lời và của Học Thuyết Vật Thể về Cứu Chuộc

i. Từ thời ký tối tăm với những vấn đề không được giải quyết, ta bước sang thời kỳ trong đó lịch sử của học thuyết thực sự bắt đầu cùng với việc người ta biết sử dụng các phương pháp sử học để nghiên cứu vấn đề một cách tương đối chắc chắn. Thời kỳ này bắt đầu với những soạn giả được gọi là các Nhà Hộ giáo. Cả ở đây ta cũng thấy có nhiều vấn đề có tính sử học chưa được giải đáp thoả đáng. Tuy nhiên, ít ra ta cũng có thể phân biệt được những kiểu mẫu ý niệm dứt khóat và những đường hướng khai triển rõ rệt, những việc sẽ được tiếp nối sau này, cũng như quan sát được việc thu hẹp dần các quan niệm và các ý niệm Ki-tô Học mà căn bản vẫn còn thịnh hành đến tận thời Cải Cách, và thực tế vẫn có tầm quan trọng quyết định ngày nay. Nhưng ta cũng có thể nói rằng trong một thời gian dài, song song với việc khai triển trên, vẫn còn một giòng tư tưởng và chủ đề khác hẳn đi đôi với nó. Các chủ đề khác này do những người chống đối Ki-tô Học này cũng có mà do lòng sùng đạo bình dân của Giáo Hội cũng có. Hành động rõ ràng nhất của các nhà Hộ Giáo là đã áp dụng ý niệm Ngôi Lời vào Chúa Ki-tô, một ý niệm lấy từ triết lý Hy Lạp, và việc họ liên kết ý niệm này và tước hiệu Con Thiên Chúa. Từ trước đến nay, người ta vốn cho rằng điều này không những đã tạo ra một Ki-tô Học một chiều và có tính giới hạn, mà có khi còn bóp méo cả Ki-tô Học nữa. Tuy thế, dù cho rằng nhận định trên có đúng đi chăng nữa, vẫn không nên quên rằng các nhà Hộ Giáo đã chính thức chịu ảnh hưởng bởi những khai triển có trước họ, và họ có thể dựa vào Gio-an đoạn 1 làm điểm tựa Thánh Kinh. Họ hiểu Ngôi Lời, cũng như Con Thiên Chúa, như một hữu thể thiên giới và thần linh, khác với Chúa Cha, vì là ‘sáng tạo đầu hết’ của Người, đi vào hiện hữu bằng việc biệt phân (distinction) từ Thiên Chúa, chứ không phải tách biệt (separation)(Tatian). Ngài là một bản thể khác biệt – và là một ngôi vị khác hẳn, dù quan niệm hiện nay về ngôi vị không thể áp dụng vào mạch văn này- là Thiên Chúa thứ hai bên cạnh Thiên Chúa thứ nhất (Justin). Trong tư cách ấy, Ngài đã đi vào trần gian trong Chúa Giê-su, mặc lấy xác phàm để thi hành công cuộc cứu chuộc, và sau đó đã trở về bầu bạn với Chúa Cha. Hiện nay ta không có cách chi để xem sét vấn đề cách xát hơn cũng như chưa có một cố gắng nào để giải quyết vấn đề ấy. Nhưng rõ ràng một điều là các nền triết học tôn giáo vào lúc kết thúc thế giới cổ thời, cả chủ nghĩa duy lý của nhóm Khắc Kỷ lẫn các học lý của những người tiếp nối trường phái Platon, đã chiếm một địa vị nổi bật trong thần học và do đó trong Ki-tô Học. Chính vì vậy, tuy người ta khẳng định con người lịch sử của đấng cứu chuộc, nhưng sự khẳng định này đã tạo nên một vấn đề không những không hiểu được mà còn không thể giải đáp được, do đó đã phải lùi dần vào hậu cảnh. Và cuối cùng, học lý có tính vũ trụ luận và vật thể về cứu chuộc đã thế chỗ cho công trình cứu độ mà Tân Ước đã làm chứng, ít nhất về phương diện lý thuyết trong cái gọi là thần học tín lý. Người ta vẫn còn chủ trương rằng Thiên Chúa ở trong Chúa Ki-tô và Người đã hòa giải thế giới với chính Người, lý do chỉ vì điều ấy có trong Thánh Kinh; nhưng điều ấy không còn chỗ đứng trong học lý Ki-tô Học của Giáo Hội nữa. Quan niệm về Ngôi Lời đã đưa lại cái đặc tính vũ trụ luận và vật thể (physical) ngay từ nguồn gốc; Ngôi Lời xuất hiện như một bản thể tách biệt (distinct) khỏi Thiên Chúa, tự mình là một thực tại và một yếu tính, hành động độc lập hẳn. Một khi đã đưa quan niệm Ngôi Lời vào, thì Ngôi Lời trở thành quan tâm số một, một hữu thể tiền hữu và hậu hữu; cái ý niệm logos spermatikos, hay Ngôi Lời đang hành động như một hạt giống nằm ngầm trong lịch sử có trước, như Justin miêu tả, một ý niệm hết sức quan trọng trong triết học lịch sử và tôn giáo, đã từ hoàn cảnh trên mà phát sinh. Hậu quả là: ý niệm nhập thể, một ý niệm rất yếu tính đối với bất cứ Ki-tô Học nào, phải lui hoàn toàn vào hậu trường, hoặc ít ra, đã mất hết tầm quan trọng cốt yếu của nó, và đặc biệt không còn được nhập cơ vào bất cứ cấu trúc thần học toàn bộ nào nữa.

ii. Nhiệm vụ mà các nhà Hộ giáo bỏ dở dang đã lập tức được hai thần học gia kế tiếp tiếp nối. Họ vốn được coi như gạch nối giữa các nhà Hộ Giáo và nền thần học mới của Giáo Hội, cả hai đều là những nhà Hộ giáo cuối cùng và quan trọng nhất và là hai thần học gia về tín lý đầu hết của Giáo Hội. Hai người đó chính là IrenaeusTertullian. Họ đặc biệt quan tâm đến việc chống lại các sai lầm của phái ngộ đạo (gnosticism) và phái huyễn tượng (docetism). Cả hai đều đã không lái Giáo Hội ra khỏi con đường đã được các nhà Hộ Giáo vạch ra và họ cũng không đưa lại một giải đáp nào có tính tín lý đúng nghĩa. Thành quả của họ chỉ là đã bác khước thành công phái ngộ đạo, với cái thứ Ki-tô Học đầy huyễn tượng của nó, bằng cách đặt nhập thể vào tâm điểm của học lý Ngôi Lời. Irenaeus thực hiện điều ấy chủ yếu trong thần học đồng qui luận (theology of recapitulation) rất quan trọng của ngài. Thần học này loại bỏ vĩnh viễn bất cứ quan điểm thuần huyền học nào về cứu chuộc. Xuất thân từ triết học và trong phong thái luân lý gia, Tertullian đã tạo ra những công thức tuy chứa đựng nhiều khó hiểu và vấn nạn, nhưng đã đẩy xa việc khai triển theo chiều hướng làm người ta từ nay không thể quên rằng hành vi cứu độ của Ngôi Lời là một biến cố lịch sử thực sự, do đó cuối cùng đã đo ván vĩnh viễn phái ngộ đạo. Một số tác giả ngày nay, như Harnack chẳng hạn, không ngừng và rất đúng khi nhấn mạnh rằng khi nghiên cứu nền thần học Công Giáo buổi sơ khai, người ta phải luôn nhớ rằng thái độ của nền thần học đó đối với ngộ đạo thuyết không phải chỉ là một chống đối tiêu cực. Vì người ta không thể hiểu được thần học của Irenaeus nếu không nhắc đến trường phái Valentinus và Marcion. Khi nhấn mạnh đến thực tại tính của nhập thể, Irenaeus muốn làm nổi bật công trình cứu chuộc; về điểm này, ngài quả đã tiến xa hơn các nhà Hộ Giáo. Nhưng các phạm trù vật thể (physical categoories) lại đã được khẳng định theo đường hướng của phái ngộ đạo, và công trình đền tội (atonment) của Chúa Ki-tô bị đẩy vào hậu trường (trên thực tế, nó được phần nào duy trì trong hệ thống hối cải có tính luân lý). Trong học thuyết của Irenaeus, cũng như trong các công thức của Tertullian, ta đã có linh tính rõ rệt về học thuyết hai bản tính sau này. Một sự kiện hết sức đáng chú ý là Tertullian, dù là một tư tưởng gia phương Tây và tựu chung không có tính triết lý, đã đưa ra những công thức có tầm quan trọng quyết định đối với việc khai triển chính của Ki-tô Học phương Đông vào thế kỷ thứ tư. Tertullian nhìn nhận hai bản thể trong ngôi vị Chúa Ki-tô, dù ông không giải thích rõ mối tương quan giữa hai bản thể này cũng như cách thế hai bản thể này, hiện hữu cạnh nhau, đã thi hành trách vụ thần hóa (deification) con người ra sao. Do đó, biểu thức thần học đầu tiên của Ki-tô Học về Ngôi Lời đã gây mầm mống cho mọi tranh luận về sau.

iii. Ki-tô Học về Ngôi Lời đã thực hiện được nhiều luận điểm, đã được các tư tưởng gia sâu sắc đưa ra, đã được chấp nhận nhờ đã có khả năng cung cấp lời giải đáp cho vấn đề quan trọng nhất về mối tương quan giữa Chúa Ki-tô và Thiên Chúa, và do đó đã được dùng như vũ khí hữu ích trong cuộc chiến chống lại lạc giáo ngộ đạo. Tuy nhiên, đặc tính đa nguyên và do đó đa thần của nó đã làm nổi lên nhiều ý kiến chống đối dựa vào đặc tính độc thần rất đặc trưng của Ki-tô giáo. Và vì vậy thời kỳ trong đó Ki-tô Học Ngôi Lời còn hoàn toàn chưa được ai biết tới cũng là một thời kỳ không dễ quên. Trong lịch sử của học thuyết, những người chống đối Ki-tô Học Ngôi Lời trong Giáo Hội được gọi là phái Nhất ngôi Nhất vị (monarchians), bởi họ đặc biệt nhấn mạnh đến cái gọi là monarchia, tức chỉ có một Thiên Chúa thống trị mà thôi. Trái với các thần học gia mới, họ tự coi họ mới thực sự là những quán quân của thần học cổ truyền. Ta thấy có hai hình thức Nhất ngôi Nhất vị. Một đàng chúng được nhận diện nhờ mối liên hệ của chúng với các nền thần học ‘thừa nhận’ và ‘thần khí’ đã nói trên đây. Đàng khác, chúng tái xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác trong suốt lịch sử Ki-tô Học, đến tận Luther, Schleimacher, và Albrecht Ritschl... đến nỗi ta có thể nói rằng chúng đã nói lên được một số đòi hỏi nào đó trong lý thuyết Ki-tô Học, những đòi hỏi mà thế hệ nào cũng cảm nhận được, dù không có một liên hệ lịch sử nào; nói riêng ra, cũng chẳng cần phải đi tìm bất cứ liên hệ nào giữa các thứ Ki-tô Học trước thời các nhà Hộ Giáo ấy và những người đầu tiên chủ trương Nhất ngôi Nhất vị hiểu đúng nghĩa. Thực tế, ta có thể nói rằng sự chống đối giữa phái Nhất ngôi Nhất vị và Ki-tô Học Ngôi Lời chỉ nói lên sự căng thẳng nội tại trong vấn đề Ki-tô Học xét trong toàn bộ. Hai hình thức đó được gọi là nhóm Nhất ngôi Nhất vị năng động (dynamistic) hay Nhất ngôi Nhất vị thừa nhận (adaptionist) và Nhất ngôi Nhất vị hình thái luận (modalist).

Phe thừa nhận cố gắng bảo vệ đặc tính nhất quyền của Thiên Chúa từ dưới đi lên. Nó miêu tả Chúa Ki-tô như một người phàm được Thiên Chúa phú cho một quyền lực (dynamis) đặc biệt, được Thiên Chúa phái đến một cách nhiệm mầu để thi hành công trình cứu độ, và sau khi hoàn thành sứ mệnh được Thiên Chúa nâng lên địa vị Thiên Chúa. Theodotus, một công nhân thuộc da quê ở Byzantium, được coi là sáng lập viên của nhóm này; giống như lãnh tụ của bất cứ trường phái thần học nào khác của thời ấy, ông đã du hành đến thủ đô Rô Ma, nơi ông đã thu hút được nhiều người theo, trong đó có Theodotus làm nghề đổi tiền và một số người tên tuổi khác. Giám mục Rô Ma lúc đó là Victor I (189-198) nhận ra sự nguy hiểm nên đã rút phép thông công nhóm này, khiến họ không còn truyền bá luận điểm của họ được nữa, dù họ đã thành công trong việc duy trì sự hiện hữu độc lập khỏi Giáo Hội trong một thời gian, nhất là sau khi Artemon (khoảng năm 230) tiếp nhận quan điểm của họ. Hậu bán thế kỷ thứ ba, Ki-tô Học của nhóm này thu phục được một người quan trọng ở phương Đông, tên là Paul thành Samosata. Dù mối liên hệ giữa nhân vật này và Artemon, một liên hệ được các giáo phụ luôn luôn khẳng định, khó lòng có thể chứng minh theo sử học được, và mặc dù nhân vật ấy trình bày quan điểm của mình dưới hình thức Ki-tô Học Ngôi Lời, nhưng ta vẫn phải chấp nhận rằng ông ta đã biểu lộ mối liên hệ rõ ràng với những người đầu tiên chủ trương Nhất ngôi Nhất vị Năng động, và do đó với truyền thống thuộc thời kỳ tiền Hộ giáo, đặc biệt về sắc thái phi triết lý trong học lý Ngôi Lời của ông. Ta phải ghi nhận điều này nữa là trọn bộ trường phái tư tưởng này, dù có óc phê phán cao trong Ki-tô Học, nhưng lại không chấp nhận những ý niệm phê phán của người khác như Arius của buổi sau này. Cả những người Nhất ngôi Nhất vị đầu tiên lẫn Paul thành Samosata đều không một chút nghi vấn gì đối với việc hạ sinh đồng trinh hay việc xác sống lại. Sau này, có người miêu tả họ như những người chủ trương Chúa Giê-su chỉ là phàm nhân không hơn không kém (philos anthropos), thì ta không nên hiểu thuật ngữ ấy theo nghĩa hiện nay.

Phe hình thái luận ráng bảo vệ đặc tính nhất quyền của Thiên Chúa từ trên đi xuống, bằng cách giải thích rằng Chúa Ki-tô chỉ là một hình thái (modus) để Thiên Chúa tỏ mình ra. Chính Chúa Cha trong hình thái ấy đã thi hành công trình cứu độ, đã được sinh ra, đã chịu đau khổ và đã chết; chính vì vậy sau này người ta đã gọi họ là phái Thánh phụ Khổ nạn (Patripassians). Cả ở đây nữa, ta cũng không nên bỏ qua sự đồng nhất về nội dung học thuyết của họ với cái tự nhận là phái hình thái luận ‘ngây thơ’ của thời tiền Hộ Giáo; người ta có thể thấy ra sức mạnh của học lý này qua sự kiện nó đã nhận được sự phê chuẩn chính thức của Giáo Hội Rô Ma. Ta biết rằng đầu tiên nó được Noetus thành Smyrna đề xướng, và sau đó được Epigonus, Praxeas... truyền bá tại phương Tây. Dù bị Tertullian cực lực chống đối, nó đã được giám mục Rô Ma là Zephrynus bênh vực. Cả Calixtus I ban đầu cũng bênh vực nó. Sau khoảng năm 215, nó được Sabellius hết lòng bênh đỡ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, Ki-tô Học Ngôi Lời, một Ki-tô Học luôn có khả năng trưng dẫn được bằng chứng cổ xưa và hợp truyền thống để bênh vực cho mình dưới khuôn dạng tự ngôn của Phúc Âm Gio-an, càng ngày càng trở nên có thế giá một cách mạnh mẽ. Dựa vào một công thức đã được nhất trí, Calixtus sau đó đã tách mình ra khỏi nhóm hình thái luận và rút phép thông công họ. Việc ấy đã quyết định số phận nhóm Hình thái luận, và Ki-tô Học Ngôi Lời đã được toàn thể Giáo Hội phương Tây chấp nhận. Điều ấy thấy rõ trong thần học của Novatian (khoảng năm 250), người đã chủ yếu duy trì các công thức của Tertullian, dù rơi rớt vẫn còn dấu vết Nhất ngôi Nhất vị, và do đó đã dọn đường cho những tranh chấp sau này.

iv. Ki-tô Học Ngôi Lời đã được thần học Alexandria trình bày cách có hệ thống và cuối cùng đã thắng thế, nhờ thiên tài của Origen. Vì tựu chung, chiến thắng của học lý này là do ảnh hưởng hết sức trí thức của ông. Ông đã nhập cơ học lý này vào một hệ thống đầu tiên thực sự có tính tín lý đến nỗi ta không thể tách nó ra khỏi hệ thống này được nữa, dù sau này hệ thống đặc thù của Origen đã sụp đổ, và từ đống tro tàn của nó biết bao vấn nạn đã nổi lên cho thời kỳ kế tiếp. Có hai chủ đề căn bản trong Ki-tô Học của Origen; vì ông không hoà giải hai chủ đề này với nhau được, nên trên thực tế chúng đã gieo mầm phá hủy chính Ki-tô Học kia và cho thấy tại sao Ki-tô Học của ông đã không còn thoả đáng trong các khai triển tín lý của Hy Lạp sau này nữa, dù nó vẫn cung cấp nền tảng cho tín lý ấy. Chủ đề đầu tiên là quan niệm hoàn toàn có tính nhất nguyên (monist) về Thiên Chúa, được xây dựng theo các truyền thống của phái Platon, tuyệt đối loại trừ bất cứ sự phân chia hoặc thay đổi nào nơi Thiên Chúa, do đó báo trước một cách kỳ diệu các ý tưởng của Schleimacher sau này. Hiệu quả trong Ki-tô Học của chủ đề này là ý niệm về sự sinh ra Ngôi Lời từ thuở đời đời, nhờ đó Origen duy trì được tính độc nhất (oneness) và tính đơn nhất (unity) tuyệt đối của Thiên Chúa. Chủ đề thứ hai là sự tùy thuộc (subordination) hoàn toàn của Ngôi Lời như một hữu thể độc lập, tự mình là một ousia (bản thể) hay một hypostasis (ngôi vị) - hai ý niệm đã được Tertullian phân biệt rõ ràng, nhưng đối với Origen thì chỉ là một, sau này lại được thần học Hy Lạp phân biệt do áp lực phương Tây. Ý niệm thứ hai chỉ mâu thuẫn ý niệm đầu về bề ngoài; chứ thực sự bên trong, nó hoàn toàn phù hợp với ý niệm kia. Nhưng vì Origen không tránh được hệ luận tất yếu của việc hiểu Ngôi Lời như là deuteros theos, Thiên Chúa thứ hai, và không thể vượt qua được sự mâu thuẫn biểu kiến kia, nên Ki-tô Học của ông đã sụp đổ. Dù hai chủ đề trên về yếu tính có tính triết học hoàn toàn, nhưng trên căn bản thánh kinh học, Origen đã đem một yếu tố có tính Ki-tô giáo rõ rệt, dù nhỏ, vào Ki-tô Học của ông, đó là việc thay thế sự xuất hiện trên thế gian của Ngôi Lời bằng linh hồn tiền hữu và tinh ròng của con người Giêsu. Nhưng sự thay thế này hoàn toàn vô nghĩa trong hệ thống của Origen, vì ông đã rút gọn việc nhập thể vào điều cuối cùng chỉ còn là biểu tượng và là hành vi trợ giúp đối với những con người phàm phu tục tử, đến nỗi ‘lịch sử đã biến thành hơi’ (Harnack). Những Ki-tô hữu hoàn hảo, tức người thực sự ngộ đạo, chả cần chi đến nhập thể; anh ta tiếp nhận mạc khải theo lối Platon, tức cái lối nhận thức, trực tiếp từ Ngôi Lời. Như thế, Origen đã chủ trương một học thuyết về nhập thể trong cung giọng có tính nhất tính thể (monophysite), nhưng trong hậu quả, quan niệm nhất nguyên về Thiên Chúa của ông lại sẽ dẫn người ta khai triển theo hướng đa nguyên.

Tư tưởng của Origen đã thống trị những năm cuối cùng của thế kỷ thứ ba và những người chia sẻ tư tưởng này đã chia thành cánh hữu và cánh tả trong thần học. Ta có thể gọi cánh hữu những ai tuyệt đối nhấn mạnh đến chủ đề đầu tiên của Ki-tô Học, tức tính đơn nhất tuyệt đối của Thiên Chúa, trong khi cánh tả nhấn mạnh đến chủ đề thứ hai, tức sự tùy thuộc của Ngôi Lời. Như thế, dù các cá nhân thần học gia, như Methodius thành Olympus, đã cố gắng rất nhiều để điều chỉnh khía cạnh thuần triết học của vấn đề Ki-tô Học bằng cách lặp lại các ý niệm của Irenaeus và tái nhấn mạnh việc nhập thể, với hy vọng sẽ tạo được sự nhất trí về tư tưởng, nhưng căn bản tạo ra những tranh luận gay gắt cho thời kỳ kế tiếp, với đủ thứ ý kiến trái ngược nhau, đã được đặt định rồi. Trong những kình chống gay gắt tiếp sau đây, quan điểm của Origen đã trở nên tự mâu thuẫn với chính mình.

Viết theo Hermann Bauke,

Twentieth Century Theology in the Making do Jaroslav Pelikan chủ biên

Bản tiếng Anh của R.A. Wilson Fontana

(còn tiếp)
 
Tin Đáng Chú Ý
Báo Tuổi Trẻ: ''công an xã đánh người tử vong''
Peter Nguyễn Minh Trung
13:33 13/04/2008
TT - (Đồng Tháp, Quảng Nam) - Vụ thứ nhất: Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Tháp tiến hành khám nghiệm tử thi và làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Võ Ngọc Minh (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Tây 1, Mỹ Quý, huyện Tháp Mười). Theo đơn tố cáo của gia đình ông Minh, ông tử vong do bị công an xã Mỹ Quý đánh.

Chiều 7-4, ông Minh và gia đình hàng xóm có cãi vã qua lại. Sau đó ông Minh bị mời lên công an xã. Theo người nhà nạn nhân, sau khi từ trụ sở công an xã về, ông Minh cứ ôm bụng than đau và ấm ức kể việc mình bị ông Nguyễn Văn Lành, phó công an xã, đấm đá khá mạnh tay. Sáng 8-4, gia đình đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khám. Đến chiều, ông Minh đau bụng dữ dội và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp. Tại đây ông Minh được phẫu thuật với chẩn đoán vỡ lách và đến 13g ngày 9-4 thì tử vong.

Vụ thứ hai: Sáng 12-4, anh Đoàn Phước Tuấn (21 tuổi, trú tại xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) vẫn còn nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Bác sĩ Trương Văn Sự, trưởng khoa ngoại, cho biết bệnh nhân vào viện cấp cứu lúc 20g20 ngày 11-4 trong tình trạng xây xát gò má trái, chấn thương vùng mặt và đầu.

Theo lời anh Tuấn (sinh viên lớp điện khóa 32, Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam), lúc 19g30 ngày 11-4, anh bị tổ cảnh sát giao thông tuần tra (gồm CSGT Lê Thọ Tịnh và cảnh sát cơ động Lê Thanh Thọ) chặn lại vì bạn gái đi cùng xe không đội mũ bảo hiểm. Cùng lúc đó, một tai nạn xảy ra cách đó chừng 20m. Lập tức, tổ tuần tra chuyển sang giải quyết vụ tai nạn và trước khi đi đã không quên rút chìa khóa xe máy của Tuấn.

Tuấn dắt xe để lên vỉa hè, rồi đi bộ lại nhà một bạn học gần đó để nghỉ. Sau 15 phút, khi Tuấn đi lại chỗ cũ với ý định sẽ làm việc với các anh công an thì gặp cảnh sát cơ động Lê Thanh Thọ. Bất ngờ, Thọ đánh hai bạt tai rồi cầm ma trắc đánh liên tiếp vào người và đầu Tuấn.

Ngay sau đó, Thọ để mặc nạn nhân nằm gục dưới đất rồi ra đường leo lên ôtô (của đội tuần tra) định bỏ chạy thì bị người dân ngăn cản, không cho xe chạy. đích thân phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân và trưởng Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Hoàng Minh Thống có mặt tại hiện trường thuyết phục thì người dân mới để xe cứu thương chở nạn nhân đi cấp cứu.

Công an tỉnh Quảng Nam sau đó đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên gia đình, nạn nhân và gửi 1 triệu đồng.

(Nguồn: Tuổi Trẻ ngày 14/4/2008)
 
Văn Hóa
Xin đừng có hỏi (thơ)
Lm Thiên Ân
13:37 13/04/2008
Xin đừng có hỏi

Em ơi,
Thương thì thương xin đừng có nói
Bởi tình mong manh tựa ánh trăng soi
Như gió thoảng hương hoa vào một cõi
Nở bên đường một nụ cho đời.

Em ơi,
Thương thì thương xin đừng có giữ
Bước chân người theo lý tưởng Giêsu*
Đã một lần không quyết do dự
Tìm tự do phục vụ cuộc đời.

Em ơi,
Thương thì thương xin đừng có hỏi
Để cho ta giữ trọn lời thề
Nếu em nói tình em sẽ vội
Sẽ chẳng còn nguồn cội, lối đi!

*Hãy theo Ta: Mt 8,9
(Viết tặng một thầy sắp khấn
Rôma, ngày cầu nguyện cho ơn gọi 13/4/2008)