Ngày 12-04-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 13/04: Hãy an tâm vì đời luôn có Chúa – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
02:02 12/04/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ, rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giê-su chưa đến với các ông. Biển động, vì gió thổi mạnh. Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. Nhưng Người bảo các ông: “Thầy đây mà, đừng sợ!” Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 12/04/2024

16. Đức Chúa Giê-su dùng ân sủng để khiến bạn trở nên bạn trăm năm “cùng ăn cùng ngủ với Ngài”.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 12/04/2024
28. ĐỒ ĐẠC TIÊU TAN

Có một thương nhân ở An Huy sống rất là tiết kiệm.

Một lần nọ ông ta mang theo bên mình một bình muối đậu đi Tô Châu để buôn bán, khi ăn cơm thì lấy đũa gắp ra, giới hạn mỗi bữa ăn là một hạt, nhiều nhất là hai hạt.

Có người đồng hương nhìn thấy ông ta và nói:

- “Ông vẫn còn ở trong mông muội sao, con trai ông làm tiệc rất lớn để mời khách, tiêu tiền như rác ấy !”

Thương nhân nổi giận đùng đùng, lập tức lấy tay bốc đậu trong bình ra, vừa bỏ vào miệng vừa hét lớn:

- “Được, dù là sạch ráo thì ta cũng đến phá cho tan gia bại sản mới thôi !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 28:

Có những gia đình cha mẹ rất tiết kiệm trong ăn uống mua sắm chi tiêu để dành tiền cho con cái ăn học, phòng hờ những khi bệnh hoạn, mất mùa, nhưng con cái thì xài tiền như rác, không coi đồng tiền là của mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình đổ ra; nhưng ngược lại cũng có những con cái biết xót đồng tiền của cha mẹ, nên không đua đòi ăn diện như những người khác, đây là chuyện thật trăm phần trăm mà thời đại nào cũng có.

Con cái phung phá tiền của cha mẹ thì có nhiều lý do:

- Đua đòi theo bạn bè.

- Ăn nhậu tập làm người lớn.

- Cha mẹ cưng chiều quá mức.

- Biếng nhác học hành.

- Kết bè với người xấu bạn xấu...

Nhưng quan trọng hơn chính là cha mẹ không dạy dỗ con cái biết lao động và yêu quý đồng tiền do lao động mà có.

Ba mươi năm sống trong gia đình với thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a ở Na-gia-rét, Đức Chúa Giê-su đã nuôi sống mình bằng nghề thợ mộc nên Ngài rất tâm đắc sự nghèo khó: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”

Tiết kiệm là để dành khi trời hạn hán mất mùa hoặc bệnh hoạn để có mà dùng đến, và có khi giúp đỡ bố thí cho người nghèo, chứ không phải tiết kiệm để cho con cái tha hồ ăn chơi, đua đòi...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Chúa Phục Sinh soi lòng mở trí
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:03 12/04/2024

Trường
1:20 AM (4 hours ago)
to Xuan, bcc: me
CHÚA PHỤC SINH SOI LÒNG MỞ TRÍ

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã nhiều lần hiện ra với nhiều người ở nhiều nơi khác nhau để khẳng định Chúa đã sống lại thật sự. Chúng ta đã tin Chúa phục sinh. Thế nhưng, niềm tin Chúa phục sinh đã thay đổi đời sống chúng ta ra sao?

1. Mù mệt mỏi. Bài đọc 1 nói đến người Do Thái mù quáng nên đã nộp, đã giết Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Đấng khơi nguồn sự sống. Phúc Âm cũng nói đến các môn đệ mù mờ không nhận thấy Chúa phục sinh hiện ra, lại tưởng là thấy ma nên sợ kinh hồn bạt vía. Xưa cũng như nay, luôn có những sự mù tối, mù quáng không nhận ra Chúa, chối bỏ Chúa, không nhận ra những điều tích cực, những nét đẹp nơi cuộc đời, nơi người khác. Sự mù tối tinh thần và tâm linh khiến đời mệt mỏi.

2. Mở mừng rỡ. Phúc đức thay, Chúa Giêsu đã mở lòng mở lòng mở trí các môn đệ để các ông thấy Chúa phục sinh. Các môn đệ đã xem tận mắt bắt tận tay xương thịt Chúa Giêsu phục sinh, mừng rỡ vô cùng. Chúa còn mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Muốn thấy muốn hiểu những điều thâm sâu trong đời sống tâm linh, những điều cao đẹp trong cuộc đời, thì không chỉ cần mở mắt, mà cần phải mở trí mở lòng. Những sự mở ra mừng rỡ.

Chúa phục sinh đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Xin ánh sáng Chúa phục sinh soi lòng mở trí chúng ta, để mắt chúng ta mở ra nhìn thấy Chúa trong đời, thấy những điều tốt đẹp tích cực nơi mỗi người, mỗi sự vật, mỗi sự kiện. Trong ánh sáng đó, chúng ta mừng rỡ ra đi làm chứng nhân cho Chúa phục sinh. Amen.
 
Biển trong đêm
Lm. Minh Anh
14:11 12/04/2024
BIỂN TRONG ĐÊM

“Thầy đây. Đừng sợ!”.

Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose”, tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ”, Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Hãy hướng mắt về Ngài!”. Thông điệp của S. J. Lawson được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu muốn bạn và tôi đặt niềm tin vào Ngài, “khi tất cả đổ vỡ”, khi hỗn mang chụp xuống như đã chụp xuống con thuyền các môn đệ giữa ‘biển trong đêm’.

Vậy thì điều gì khiến chúng ta sợ hãi? Với một số người, nỗi sợ xuất hiện vì bất an tài chính, sức khoẻ suy yếu, quan hệ vỡ vụn, tương quan hỏng hóc, tội lỗi giày vò... Và đôi khi, cả những ‘dòng lưu’ bên trong dậy sóng bởi những cảm xúc vô kiểm soát, những kiêu hãnh, phù phiếm hay những ý tưởng lăng loàn… khiến chúng ta mất phương hướng. Lúc bấy giờ, dường như việc chèo chống ‘thuyền lòng’ đều trở nên vô ích giữa ‘biển trong đêm’. Bên cạnh đó, nỗi sợ lớn nhất là sợ chết. Vậy mà, Đức Kitô, Chúa chúng ta, đã vượt qua cái chết để phục sinh vinh hiển - trở nên Chúa kẻ sống và kẻ chết - thì không gì có thể khiến chúng ta sợ hãi, dẫu sự chết là ‘biển trong đêm’ hãi hùng nhất!

Tin Mừng tường thuật bi kịch của các môn đệ: gió nổi, sóng gào, thuyền sắp chìm. Nhưng kìa Giêsu, Đấng “Đi Trên Nước” đang đến! Và dẫu những ngư dân dày dạn ấy đã trải qua bao bão tố, nhưng Thầy của họ lại chọn lúc này để đến, không phải để đưa họ vào bờ nhưng để nói với họ rằng, bất kể ‘cơn bão’ nào trong cuộc đời, Ngài vẫn có đó theo một cách thức kỳ diệu nhất! Ngài muốn bạn và tôi tin rằng, bất kể chúng ta phải vật lộn với loại hình bão tố nào, Ngài vẫn luôn có đó, gây ngạc nhiên, an ủi và đầy yêu thương.

Niềm tin vào Chúa không mở ra cánh cửa dẫn đến mọi việc sẽ thông suốt và thuận lợi; nó không cứu bạn khỏi những cơn bão, nhưng bảo đảm về một sự ‘Hiện Diện’ của Đấng khuyến khích bạn vượt qua những thử thách hiện sinh, chỉ cho bạn con đường phải đi, cả khi tối tăm nhất. Giáo Hội sơ khai đã trải nghiệm điều này. Khi các tín hữu kêu trách lẫn nhau vì giữa họ có sự kỳ thị, thì Hội Thánh hướng về Chúa Phục Sinh. Các phó tế đầu tiên ra đời. Giông bão qua đi! - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài!”.

Anh Chị em,

“Thầy đây. Đừng sợ!”. Hãy nghe cho được những lời này, bởi lẽ, cuộc đời chúng ta như một hải trình, nhiều ngày êm đềm; nhưng không ít lúc gặp những ‘cơn dông’ cả trong lẫn ngoài! Chúa Phục Sinh luôn ở với chúng ta, Ngài không cất thánh giá, nhưng ban sức mạnh để bạn và tôi vác nó, ôm nó một cách ý nghĩa. Vậy, đừng sợ bất cứ điều gì! Chúa biết hết, không gì nằm ngoài kế hoạch yêu thương của Ngài. Ngài “đưa chúng ta vào cơn bão; và đem chúng ta ra khỏi đó”. Điều quan trọng, dù ở đấng bậc nào trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn và tôi vẫn vững tin để nghe được tiếng Ngài, ngay giữa ‘biển trong đêm!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, có Chúa, bến bờ xa xôi đến mấy của con cũng sẽ ngắn lại, vì Chúa là ‘bình an giữa bão’ cho thuyền đời con ‘cập bờ bên kia!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 12/04/2024
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

Tin Mừng: Lc 24, 35-48

“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.”


Anh chị em thân mến,

Lời đầu tiên hôm nay của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng cũng chính là “bình an cho các con”, như thế để cho chúng ta hiểu ra rằng: bình an chính là hạnh phúc mà con người mãi mê tìm kiếm, nhưng tìm mãi tìm hoài mà cũng không tìm thấy bình an đích thực, chỉ là những bình an giả tạo mà thôi. Hôm nay tôi xin chia sẻ với anh chị em một thực tại sống động mà chúng ta -những người Ki-tô hữu- đang thực hiện, đó chính là mỗi người trở nên chứng nhân về việc Chúa đã chết và đã sống lại qua ngôn hành của chúng ta trong cuộc sống.

1. Anh em có gì ăn không?

Ma quỷ thì không có thân xác nên không thể ăn được, chỉ những ai còn sống mới biết đói biết khát, chỉ những ai đói mới đòi ăn và khát mới đòi uống, nhưng Đức Chúa Giê-su thì không phải vì đói vì khát mà xin ăn, nhưng chính là để chứng minh cho các môn đệ của Ngài biết rằng Ngài đã sống lại.

Đức Chúa Giê-su hỏi các môn đệ có gì ăn không, là để cho các tông đồ nhận ra Chúa chính là Thầy của mình đã từ cõi chết sống lại, đó cũng là một đòi hỏi của Tin Mừng: cho kẻ đói ăn.

Có rất nhiều người chung quanh chúng ta đang ngửa tay hỏi chúng ta: các anh các chị có gì ăn không? Họ xin ăn không phải để nói rằng họ đã từ cõi chết sống lại, nhưng là để cho chúng ta nhận ra Đức Chúa Ki-tô phục sinh đang ở trong người của họ, để chúng ta nhận ra chính Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, chung quanh chúng ta, nơi những người đói khát, nghèo khó...

Các tông đồ đã mau mắn đem bánh lại cho Chúa ăn, các ngài vui mừng quá đổi vì Chúa đã sống lại.

Khi chúng ta mau mắn đưa cơm bánh cho người nghèo là chúng ta vui mừng vì được phục vụ Chúa Phục Sinh nơi người anh em chị em nghèo khó, đó chính là niềm vui phục sinh, là cách làm chứng cho mọi người biết rằng Đức Chúa Giê-su vẫn ngày ngày đang sống lại nơi mỗi một người Ki-tô hữu.

Ai có đói mới thấy quý từng mảnh vụn cơm bánh, ai có khát mới thấy từng giọt nước là quý, ai có ngửa tay nói anh có gì ăn không thì mới thấy giá trị của sự sống là cao quý vô cùng, mới thấy rõ thật giá trị của cơm thừa canh cặn, mới thấy rõ sự nhục nhã của kiếp ăn xin nghèo đói. Do đó, chỉ cần một ánh mắt khinh bỉ, chỉ cần một lời nói bóng gió, chỉ cần một thái độ khinh khi là làm cho tâm hồn của họ thêm đau đớn...

Ai có cầm bánh đưa ra cho người nghèo đói ăn thì mới cảm nghiệm được niềm vui của tâm hồn, nó thanh thoát, nó toả lan đến những người chung quanh, bởi vì chính họ đã nếm được sự hạnh phúc của việc cho kẻ đói ăn tức là cho Đức Chúa Giê-su Phục Sinh ăn...

2. Anh em có gì ăn không?

Đây không còn là một lời xin, đây cũng không còn là một lời đòi hỏi của người nghèo đói, nhưng là môt câu hỏi thân thiết quan tâm lẫn nhau giữa người với người, giữa anh em chị em với bè bạn.

Nếu mỗi ngày chúng ta gặp nhau mà hỏi: anh có gì ăn không, con cái anh có gì ăn không, để quan tâm và giúp đỡ, thì quả thật bình an của Thiên Chúa đang ở trong chúng ta. Một câu hỏi năm xưa của Đức Chúa Giê-su phục sinh đã làm cho các tông đồ vui sướng như thế nào, thì hôm nay, một câu hỏi như thế của chúng ta đối với người anh em chị em, thì cũng khiến cho họ rất sung sướng và hạnh phúc, vì họ được biết có người luôn quan tâm đến họ và gia đình họ.

Nếu chúng ta ai cũng biết bỏ đi cái ích kỷ nhỏ nhen trong tâm hồn để nói với người hàng xóm đang chật vật vì miếng cơm: anh chị hôm nay có gì ăn không? thì chính họ đã nhận ra được tin mừng phục sinh nơi con người của chúng ta, bởi vì chỉ có những ai có một tâm hồn bình an, yêu thương, khiêm tốn mới có thể thật lòng quan tâm đến người khác cách vô vị lợi.

Đức Chúa Giê-su không khách sáo khi nhận bánh nơi các môn đệ của mình, Ngài ăn ngay trước mặt các ông, cũng vậy, có những lúc chúng ta không cần hỏi anh em có gì ăn không, nhưng chúng ta vẫn có thể chủ động quan tâm giúp đỡ người anh em, đó chính là thái độ tích cực mà–có thể nói- chỉ có những Ki-tô hữu mới có thói quen tốt đẹp này...

Anh chị em thân mến,

Có lúc nào chúng ta hỏi người anh chị em nghèo đói bên cạnh nhà mình: anh chị em có cần gì không, tôi giúp đỡ?

Có lúc nào chúng ta chủ động coi những người lân cận của mình hôm nay ai bị bệnh phải đi bệnh viện, ai già cả neo đơn, ai có con cái đông lo không xuể...?

Đó chính là chúng ta thay mặt Đức Chúa Giê-su Phục Sinh quan tâm đến anh chị em, đem bình an và hạnh phúc của Ngài đến cho mọi người vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein sẽ được bổ nhiệm vào vai trò sứ thần Tòa Thánh
Vũ Văn An
13:45 12/04/2024

AC Wimmer, trên trang mạng CNA, ngày 12 tháng 4 năm 2024, cho hay: không phải lần đầu tiên có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang xem xét vai trò ngoại giao cho Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, cựu thư ký riêng của Đức cố Giáo hoàng Bênêđíctô XVI.



Theo tờ báo La Nación của Argentina, tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein có thể được bổ nhiệm làm sứ thần hoặc đại sứ giáo hoàng, mặc dù quốc gia đảm nhận chức vụ này chưa được tiết lộ.

Vai trò tương lai của thư ký của Đức Cố Gíao Hoàng Bênêđíctô đã trở thành chủ đề tin đồn và bàn tán khắp Rôma và Giáo hội ở Đức trong nhiều tháng qua.

Những suy đoán trước đây - ngay từ tháng 3 năm 2023 - bao gồm tuyên bố rằng tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein sẽ giữ chức đại sứ của Đức Giáo Hoàng tại Costa Rica. Vị giáo phẩm có tài hùng biện thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Đức và tiếng Ý.

tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein hiện đang cư trú tại khu vực quê hương của ngài thuộc Tổng giáo phận Freiburg, miền nam nước Đức. Ngài không có bất cứ vai trò chính thức nào trong Giáo hội theo chỉ thị của Đức Phanxicô là ngài không nên sống ở Rome.

Trong khi đồ đoán một lần nữa lan tràn trên mạng xã hội về việc tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein có thể được cử đến một chức vụ ở ngoại quốc, cả vị giáo phẩm người Đức lẫn Vatican đều chưa xác nhận việc bổ nhiệm.

Mặc dù chính thức bị đẩy qua bên lề, vị giáo phẩm 67 tuổi này vẫn được người Công Giáo bình thường ở Bavaria và những nơi khác đón nhận nồng nhiệt và giữ danh hiệu kinh sĩ danh dự tại Nhà thờ Freiburg.

Đức Tổng Giám Mục đã đến Rome vào ngày 31 tháng 12 năm 2023, để kỷ niệm một năm ngày mất của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, nơi ngài cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Mối quan hệ giữa tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein và Đức Giáo Hoàng hiện tại đã trở nên căng thẳng một cách đáng lưu ý. Trong cuốn sách phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha gần đây, “El Sucesor”, Đức Phanxicô đã đi xa dến mức nói rằng Đức Bênêđíctô đang “bị Gänswein lợi dụng” trong bối cảnh xuất bản một cuốn sách “kể mọi chuyện”.

Trước khi rời Rome vào tháng 7 năm 2023, tin Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã trải qua nhiều năm ở Thành phố vĩnh cửu: Ngài từng là thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI từ năm 2003 cho đến khi Đức Giáo Hoàng xứ Bavaria qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Đức Bênêđíctô cũng bổ nhiệm ngài đứng đầu phủ giáo hoàng vào năm 2012, một vai trò ngài tiếp tục đảm nhận trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.

Xuất thân từ vùng Rừng Đen của Đức, con trai của một thợ rèn đã được Đức Tổng Giám Mục Oskar Saier ở Freiburg truyền chức linh mục vào năm 1984 và có bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich.
 
Sự ủng hộ của người Công Giáo Hoa Kỳ dành cho Đức Phanxicô vẫn cao, nhưng thấp hơn trước
Vũ Văn An
14:12 12/04/2024

John Lavenburg, trên trang mạng Crux ngày 12 tháng 4 năm 2024, cho hay Một tường trình mới phát hiện ra rằng mức độ ưa thích Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với người Công Giáo Mỹ đã giảm từ 83% vào năm 2021 xuống còn 75% vào năm 2024, và những người có quan điểm không thiện cảm với Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng ngài đại diện cho một sự thay đổi trong đường hướng của Giáo hội.



Sự chia rẽ có tính phe phái ngày càng gia tăng trong nước là nguyên nhân khiến Đức Phanxicô mất thiện cảm. Dữ kiện khảo sát cho thấy khoảng cách giữa các đảng phái trong quan điểm đối với Đức Phanxicô vẫn lớn hơn bao giờ hết, trong đó đảng Dân chủ dành cho giáo hoàng tỷ lệ ủng hộ là 89% và đảng Cộng hòa dành cho ngài tỷ lệ ủng hộ là 63%.

Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện kết luận: “Sự sụt giảm tổng thể về mức độ ưa chuộng phản ảnh sự bất mãn ngày càng tăng đối với vị giáo hoàng hiện tại trong số những người Công Giáo tự nhận mình là Đảng Cộng hòa hoặc những người Độc lập nghiêng về Đảng Cộng hòa”.

Cuộc khảo sát của Pew được công bố ngày 12 tháng 4 và khám phá quan điểm của người Công Giáo Mỹ về Đức Phanxicô và Giáo hội. Đây là cuộc khảo sát thứ 14 mà tổ chức này thực hiện trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và là cuộc khảo sát thứ 22 nói chung. Nó được tiến hành năm lần trong triều Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, và ba lần trong triều Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Để thu thập dữ kiện cho lần lặp lại mới nhất, Pew đã khảo sát 2,019 người Công Giáo từ ngày 13 đến ngày 25 tháng 2. Bảy trong số mười người Công Giáo Hoa Kỳ được hỏi cũng cho biết Đức Phanxicô đại diện cho một sự thay đổi lớn hoặc nhỏ trong đường hướng của Giáo hội. Phần lớn những người có cái nhìn không thiện cảm với ngài đều có niềm tin này.

Trong 14 cuộc khảo sát thuộc loại này được thực hiện trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, tỷ lệ ủng hộ trung bình của ngài là khoảng 82%, tương đương với mức xếp hạng của ngài trong ba năm qua. Xếp hạng ưa thích thấp nhất của ngàilà 72% vào tháng 9 năm 2018 và xếp hạng ưa thích cao nhất của ngài là 90% vào tháng 2 năm 2015.

Mức độ ưa thích Đức Phanxicô đã đặt ngài vào giữa Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô.

Xếp hạng ưa thích cao nhất của Phanxicô thấp hơn xếp hạng ưa thích thấp nhất của Đức Gioan Phaolô II. Pew đã thực hiện cuộc khảo sát trong triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1987, 1990 và 1996, và tỷ lệ ưa thích của ngài trong những năm đó lần lượt là 91, 93 và 93%.

Tuy nhiên, Đức Phanxicô luôn được xếp hạng ưa thích cao hơn Đức Bênêđíctô. Pew đã thực hiện cuộc khảo sát tương tự trong triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô vào năm 2005, 2007, hai lần vào năm 2008 và 2013, và mức độ ưa thích của ngài trong những năm đó lần lượt là 67, 74, 74, 83, 74%.

Với các lần xếp hạng của Đức Phanxicô nói riêng, việc nhìn lại sự chia rẽ đảng phái trong những năm qua cho thấy mỗi phe đã thay đổi quan điểm của họ về vị giáo hoàng đến mức nào. Khi cuộc khảo sát này lần đầu tiên được thực hiện về Đức Phanxicô vào tháng 3 năm 2013, đảng Cộng hòa thực sự có cái nhìn thiện cảm hơn về Đức Phanxicô so với đảng Dân chủ, mang lại cho ngài tỷ lệ ủng hộ 84%. Trong khi đó, đảng Dân chủ dành cho ngài tỷ lệ ủng hộ 77%.

Không giống các quan điểm về Đức Phanxicô, không có sự chia rẽ phe phái lớn trong việc người Công Giáo Mỹ ủng hộ một số thay đổi mạnh mẽ đối với Giáo hội. Bất chấp các đường hướng ý thức hệ, cuộc khảo sát cho thấy người Công Giáo Mỹ muốn Giáo hội cho phép sử dụng biện pháp tránh thai (83%), cho phép các linh mục kết hôn (69%) và cho phép phụ nữ trở thành linh mục (64%).

Tất cả những vấn đề này đều nhận được sự ủng hộ từ cả cánh tả lẫn cánh hữu. Mặc dù, trong mỗi trường hợp, sự ủng hộ nhìn chung cao hơn ở những người thuộc Đảng Dân chủ, những người mà phần lớn cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ tham dự Thánh lễ, so với những người thuộc Đảng Cộng hòa phần lớn cho biết họ tham dự Thánh lễ ít nhất mỗi tuần một lần.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy người Công Giáo Mỹ muốn Giáo hội công nhận hôn nhân của các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ. Tuy nhiên, với chủ đề này, đã có sự chia rẽ đảng phái gay gắt. Dữ liệu khảo sát cho thấy sự thay đổi này được 72% người Công Giáo Mỹ theo Đảng Dân chủ ủng hộ nhưng chỉ được 36% người Công Giáo Mỹ theo Đảng Cộng hòa ủng hộ.

Khi so sánh với kết quả khảo sát từ khoảng một thập niên trước, kết quả khảo sát cho thấy số lượng người Công Giáo Mỹ ủng hộ Giáo hội cho phép kiểm soát sinh sản đã tăng nhẹ. Trong khi đó, số người Công Giáo Mỹ ủng hộ Giáo hội cho phép linh mục kết hôn, cho phép phụ nữ trở thành linh mục và công nhận hôn nhân của các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ là như nhau.

Về bản chất, cuộc khảo sát cho thấy người Công Giáo Mỹ tiếp tục ủng hộ những thay đổi trong phong tục của Giáo hội.
 
Phẩm giá vô hạn đúng ra sao?
Vũ Văn An
15:03 12/04/2024

Giáo sư Michael Pakaluk (*), trên The Catholic Thing, ngày 12 tháng 6, 2024, nhận định rằng: “Phẩm giá Vô hạn”, tên của Tuyên bố gần đây về Nhân phẩm của Bộ Giáo lý Đức tin, có thể gây nhầm lẫn cho những người nói tiếng Anh. “Vô hạn” có nghĩa đúng là “thiếu giới hạn”. Tuy nhiên, chúng tôi mặc nhiên đáp ứng bằng số lượng, chẳng hạn như bằng thời gian, sức mạnh hoặc sự hoàn hảo.

Nhiều người đã cho rằng chỉ có Thiên Chúa với bản chất của Người mới có thể tuyên bố là vô hạn theo những nghĩa đó. Vậy thì Tuyên bố này có khẳng định một chủ nghĩa nhân bản mới nào đó, dựa trên thiên tính của con người không?

Tuyên bố nêu rõ rằng nó có nghĩa là “không bị giới hạn bởi hoàn cảnh”. Nghĩa là, phẩm giá con người không mất đi khi ai đó nghèo khổ, yếu đuối, đang trong cơn quằn quại của một căn bệnh hiểm nghèo...hoặc trong bụng mẹ. Có nghĩa là, Tuyên bố mong muốn nhấn mạnh chính quan điểm mà phong trào ủng hộ sự sống luôn mong muốn nhấn mạnh. Việc sở hữu các quyền con người không thể phụ thuộc vào vị trí của một người, dù người đó có ở trong bụng mẹ hay không, hoặc vào việc người khác có muốn bạn hay không, hoặc có trao quyền cho bạn hay không.

Nhân quyền phụ thuộc vào bản chất con người, và dựa trên bản chất đó, chúng ta có một phẩm giá nội tại và bất khả xâm phạm. Nếu việc cho phép kết liễu sự sống của những đứa trẻ được sinh ra không được chào đón, hoặc thậm chí là đòi quyền được làm như vậy, là một sự vi phạm trắng trợn nhân quyền! thì điều tương tự cũng xảy ra với trẻ chưa sinh.

Khi giải quyết thẳng thắn vấn đề cơ bản của nhân quyền, Tuyên bố đã cung cấp nền tảng cần thiết cho Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 của Liên hiệp quốc. Tuyên bố tôn vinh Tuyên bố khác đó và đánh giá nó (cùng với Thánh Gioan Phaolô II) như là việc nhân loại đạt được mức độ rõ ràng cao về những yêu sách xuất phát từ phẩm giá con người.

Tuy nhiên, như Jacques Maritain đã nói rõ trong những suy nghĩ của chính ông về việc soạn thảo Tuyên bố trước, nó đã cố tình để cơ sở triết học và tôn giáo của các quyền mà nó cổ vũ không rõ ràng.

Những người soạn thảo Tuyên bố phụ thuộc vào phương pháp thực dụng mà sau này John Rawls gọi là “sự đồng thuận chồng chéo”. Sau Thế chiến thứ hai, giữa lúc mọi người đang thoái lui trước sự khủng khiếp của Chủ nghĩa Quốc xã, dường như chỉ cần khẳng định các quyền, đã được mọi người đồng ý, đã bị chủ nghĩa quân phiệt và phân biệt chủng tộc của phong trào Quốc xã phủ nhận là đủ.

Điều trên một phần là do các phủ định của Liên Xô, một bên ký kết. Và rõ ràng, nếu cần những người Cộng sản vô thần tham gia ủng hộ, thì nền tảng thực sự của nhân quyền, về phẩm giá siêu việt của con người được Thiên Chúa tạo dựng và được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc không thể được khẳng định.

Nhưng mọi việc hiện diễn ra như thế nào theo phương pháp “đồng thuận chồng chéo”? Đơn giản chỉ cần nhìn vào những vi phạm nhân phẩm trong phần thứ hai của Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Sự đồng thuận đã bị phá vỡ. Như Tuyên ngôn đã chỉ ra, các quyền giả mạo hiện đang được khẳng định, dựa trên những ý tưởng sai lầm về quyền tự do và quyền tự chủ của con người. Những quyền này (“quyền lựa chọn”) thậm chí còn được hưởng sự bảo vệ của pháp luật và được cho là lấn át các quyền thực sự. Họ thậm chí có thể tự nhận cho mình danh hiệu cao quý là “nhân phẩm” (chẳng hạn như “Cái chết có nhân phẩm”).

Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và các Thiên Thần của Pietro Perugino [trên trần 'Phòng Lửa' ở Điện Tông Tòa, Vatican]


Người ta sẽ nghĩ rằng trong bối cảnh như vậy, “Phẩm giá Vô hạn” sẽ khẳng định, cũng như các giám mục Hoa Kỳ, rằng “phẩm giá vô hạn” sẽ khẳng định rằng “ đe dọa phá thai” là “ưu tiên hàng đầu” trong hướng dẫn và chính sách chính trị.

Há việc phá thai hợp pháp nhằm thúc đẩy “quyền lựa chọn” không phải là sự phủ nhận rõ ràng nhất, trắng trợn nhất đối với sự thật mà Tuyên ngôn này mong muốn khẳng định đó sao? Quả thực, nó đảm nhận vị trí này theo hai cách.

Đầu tiên, nó làm như vậy trong những gì nó nói. Trích lời Thánh Gioan Phaolô II, Tuyên bố nhận xét rằng: “Việc chấp nhận việc phá thai trong tâm trí bình dân, trong hành vi, và ngay cả trong chính luật pháp là một dấu hiệu rõ ràng về một cuộc khủng hoảng cực kỳ nguy hiểm về ý thức đạo đức, một cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên thiếu khả năng phân biệt giữa thiện và ác, ngay cả khi quyền cơ bản được sống đang bị đe dọa.”

Và trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô, nó khẳng định: “Việc bảo vệ sự sống chưa sinh ra này gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác. Nó liên quan đến niềm tin rằng con người luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm, trong mọi tình huống và mọi giai đoạn phát triển....Một khi niềm tin này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng sẽ luôn phụ thuộc vào ý muốn bất chợt của các quyền lực hiện tại”.

Nhưng Tuyên ngôn cũng mặc nhiên làm điều đó ở nơi nó chọn định vị việc phá thai.

Đúng vậy, mục đích của Tuyên bố là cung cấp nền tảng thực sự cho một tuyên bố phổ quát về nhân quyền và hệ thống hóa đạo đức của tình huynh đệ nhân loại nói chung, điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cao cho chúng ta trong Fratelli tutti.

Như thế, lẽ dĩ nhiên, khi Tuyên bố thảo luận về những vi phạm nhân phẩm liên quan đến những mối lo ngại này, nó bắt đầu với vấn đề nghèo đói và sự chênh lệch lớn về giàu nghèo giữa các quốc gia; Tai họa của chiến tranh; và tình trạng tuyệt vọng của người tị nạn và người di cư.

Nhưng trong số những vi phạm nhân phẩm thuộc thẩm quyền lập pháp trực tiếp của một quốc gia, được coi là sắp xếp công việc của mình thông qua luật pháp, Tuyên bố đặt việc phá thai và tai tiếng phá thai hợp pháp lên hàng đầu.

Có nhiều đặc điểm tuyệt vời khác của Tuyên bố này, chẳng hạn như việc nó nhấn mạnh việc bác bỏ nạn mang thai hộ và khẳng định rằng sự khác biệt giữa nam và nữ là có thật, bất khả xâm phạm và là một hồng phúc từ Thiên Chúa trong Sáng thế- góp phần vào sự tự do đích thực của chúng ta, chứ không phải là một “sự phân công” của con người nhằm mục đích bắt chúng ta phục tùng người khác.

Người ta có thể tiếc rằng Tuyên bố đã không thực hiện bước đi tự nhiên là liên kết cuộc cách mạng tình dục với sự nhầm lẫn về nhân quyền kể từ năm 1948. Làm thế nào chúng ta chứng tỏ việc tôn trọng phẩm giá vô hạn của con người nếu chúng ta tỏ ra ít quan tâm đến việc liệu chúng có chỉ hiện hữu trong một cuộc hôn nhân hay không? Sẽ tươi mát biết bao nếu khẳng định rằng, ở đây, công bằng xã hội đích thực phụ thuộc vào điều mà nhiều người gạt bỏ chỉ như một đạo đức cá nhân đơn thuần!

Có thể đưa ra những ý kiến phản đối, ý kiến chỉ trích hợp lý khác. Nhưng đối với tất cả những điều đó, tôi thấy trong tài liệu này Giáo hội đang giảng dạy cho thế giới.

____________________________________________________________________________

(*) Michael Pakaluk, một học giả về Aristotle và thành viên thường trực của Giáo hoàng Hàn Lâm Viện Thánh Thomas Aquinas, là giáo sư tại Trường Kinh doanh Busch tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Ông sống ở Hyattsville, MD cùng với vợ là Catherine, cũng là giáo sư tại Trường Busch và tám người con của họ. Cuốn sách nổi tiếng của ông về Tin Mừng Máccô là Hồi ký của Thánh Phêrô. Cuốn sách gần đây nhất của ông, Tiếng nói của Đức Maria trong Tin Mừng Gioan: Một bản dịch mới với lời bình luận, hiện đã có sẵn. Cuốn sách mới của ông, Hãy là những chủ ngân hàng tốt: Nền kinh tế thần linh trong Tin Mừng Mátthêu, sẽ xuất bản tại Regnery Gateway vào mùa xuân. Giáo sư Pakaluk được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm vào Giáo hoàng Hàn Lâm Viện Thánh Thomas Aquinas.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du 4 quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương vào tháng 9
Thanh Quảng sdb
17:00 12/04/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du 4 quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương vào tháng 9

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9 năm 2024.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu (12/4/2024) thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du ba quốc gia Châu Á và một quốc gia ở Châu Đại Dương vào đầu tháng 9.

Ngài đã chấp nhận lời mời của các Nguyên thủ quốc gia và Giáo quyền địa phương để thực hiện chuyến Tông du nước ngoài lần thứ 43 của ngài.

Đức Thánh Cha dự kiến rời Rome vào ngày 2 tháng 9 và trở về vào ngày 13 tháng 9.

Đầu tiên ĐTC đến Jakarta, thủ đô của Indonesia, nơi đây ĐTC sẽ ở lại từ ngày 3 tháng 9 cho đến ngày 6 tháng 9.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay về phía đông để thăm Port Moresby, thủ đô của Papua New Guinea và Vanimo vào ngày 6-9 tháng 9.

Điểm dừng chân tiếp theo của ĐTC sẽ là Dili, thủ đô của Timor-Leste, vào ngày 9-11/9.

Từ đó, Đức Thánh Cha bay đi Singapore trong chuyến thăm 3 ngày từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 9.

Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, toàn bộ chương trình Tông du chi tiết sẽ được công bố sau.

Dân số Công Giáo tại các quốc gia trên

Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đề cập đến khả năng thăm viếng khu vực này vào tháng 12 năm 2023.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Mexico N+, ĐTC cho biết ngài hy vọng sẽ bay đến các quốc gia “Polynesia” vào tháng 8 và đến quê hương Argentina của ngài vào cuối năm.

Sau đó, vào tháng 1 năm 2024, Đức Thánh Cha nói với phóng viên tờ báo Ý La Stampa rằng ngài sẽ đến thăm Timor-Leste, Papua New Guinea và Indonesia.

Indonesia là quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi lớn nhất thế giới và số người Công Giáo chỉ hơn 8 triệu, tương đương 3,1% dân số.

Khoảng 32% dân số Papua New Guinea là người Công Giáo, con số khoảng 2 triệu người.

Timor-Leste đa số là người Công Giáo, chiếm khoảng 96% dân số, với hơn 1 triệu người.

Khoảng 395.000 người Công Giáo ở Singapore, chiếm khoảng 3% dân số.
 
Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
17:19 12/04/2024


Một giám mục Công Giáo nghi lễ Melkite, một trong hơn 20 nghi lễ Đông phương của Giáo Hội Công Giáo hiệp thông với Rôma, đã phản đối sự ngược đãi mà ngài nói rằng ngài đã phải gánh chịu và việc ngài bị trục xuất sau khi đến Sân bay Quốc tế Thành phố Mexico.

Đức Giám Mục Joseph Khawam, giám mục tông tòa của Giáo hội Melkite ở Venezuela và là giám quản tông tòa của Giáo phận Melkite ở Mễ Tây Cơ, đã tố cáo rằng chính quyền nhập cư Mễ Tây Cơ đã giam giữ ngài hàng giờ cùng với những người nhập cư bất hợp pháp, tịch thu hộ chiếu Vatican và điện thoại cá nhân của ngài, đồng thời trục xuất ngài về Venezuela là nơi ngài đã bay tới Mễ Tây Cơ.

Trong một tuyên bố được đăng ngày 6 tháng 4 trên Facebook và Instagram, vị Giám Mục gốc Syria cho biết ngài “lấy làm tiếc và tố cáo” những gì được cho là đã xảy ra vào đêm 2-3 tháng 4 tại phi trường ở thủ đô Mexico.

Tuyên bố cho biết vị giám mục Melkite nói rằng những gì xảy ra với ngài là “một hành vi phân biệt chủng tộc trắng trợn và trên hết là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người, vì quốc tịch xuất xứ của ngài trong hộ chiếu Vatican là người Syria và ngài đã bị chính quyền đối xử trên cơ sở này.”

Đức Cha Khawam nói rằng những gì đã xảy ra là “sự vi phạm nhân quyền và vi phạm các công ước quốc tế quy định vấn đề này”.

Vị Giám Mục nói rõ rằng đây “là một sự xúc phạm lớn đối với Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội Mễ Tây Cơ nói riêng với tư cách pháp lý mà ngài đại diện với tư cách là giám quản tông tòa” vì ngài “mặc trang phục giáo sĩ chính thức với cây thánh giá”.

Trong tuyên bố, vị giám mục Công Giáo cũng cáo buộc rằng chính quyền tại phi trường đã từ chối “xem tất cả các tài liệu và thông tin xác thực mà ngài mang theo và không công nhận danh tính hợp pháp của ông với tư cách là giám quản tông tòa trong Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ”.

Đức Cha Khawam đến Mễ Tây Cơ trong số những lý do khác là để tham gia phiên họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4.

Bản tuyên bố lưu ý rằng vị Giám Mục đã nhiều lần yêu cầu chính quyền liên hệ với sứ thần tòa thánh ở Mễ Tây Cơ hoặc Cha Alfonso Serna, đại diện hợp pháp của Giáo phận Meltkite ở Mễ Tây Cơ, người đang mong đợi ngài, “nhưng phản hồi yêu cầu của ngài đã bị từ chối nhiều lần.”

Vị Giám Quản Tông Tòa của Nhà thờ Melkite ở Mễ Tây Cơ kêu gọi chính quyền “đưa ra lời giải thích chung cho sự việc kỳ lạ và đáng trách này” và bồi thường cho những tổn hại mà ông phải chịu.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Raï, Thượng phụ Antioch của Maronites kêu gọi bình tĩnh sau vụ sát hại một thành viên của Lực lượng Li Băng
Đặng Tự Do
17:22 12/04/2024


Lên án vụ giết người dã man và kêu gọi mạnh mẽ “sự bình tĩnh và chừng mực trong tình hình chính trị, an ninh và xã hội tế nhị và căng thẳng này”. Đây là điều mà Thượng phụ Maronite, Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, nói trong một tuyên bố sau khi phát hiện thi thể của Pascal Sleiman, điều phối viên tại Jbeil, trong khu vực Byblos của “Đảng Lực lượng Thiên chúa giáo Li Băng”.

Sleiman biến mất vào Chúa Nhật ngày 7 tháng 4 và là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Thi thể của anh được tìm thấy ở Syria, giáp biên giới với Li Băng. Theo tình báo quân đội Li Băng, Sleiman là nạn nhân của một vụ bắt cóc bởi một “băng nhóm tội phạm Syria” không xác định, kẻ đã giết anh ta khi đang cố gắng đánh cắp chiếc xe của anh ta và sau đó đưa thi thể của anh ta về Syria.

Quân đội Li Băng cho biết họ đã bắt giữ hầu hết các thành viên của băng nhóm tội phạm này và đang liên hệ với chính quyền Syria để thu hồi thi thể của thủ lĩnh bị sát hại.

Đức Hồng Y Raï cho biết ngài “rất đau buồn, giống như tất cả những người Li Băng lương thiện, trước thảm kịch vụ bắt cóc và sát hại Pascal Sleiman”. “Tất cả chúng tôi đều hy vọng rằng anh ta vẫn còn sống, và đó là những gì đã nói ngay từ đầu. Nhưng sự thật cay đắng lại hoàn toàn khác. Tôi cầu nguyện cho sự cứu rỗi linh hồn anh ta. Xin Chúa bảo vệ gia đình anh ta, đoàn kết trong đau buồn, cũng như những người bạn đồng hành của anh ta từ đảng Lực lượng Li Băng.”

Đức Thượng Phụ Maronite đặc biệt ca ngợi sự khôn ngoan của vợ anh Sleiman, là người đã “dạy cho người Li Băng một bài học nhớ đời” vì bà không hề bày tỏ bất kỳ ý nghĩ trả thù nào. Đức Hồng Y nói thêm: “Xin Thiên Chúa bảo vệ Li Băng và người dân khỏi những kẻ xấu xa” và kêu gọi “các phương tiện truyền thông kiềm chế mọi sự giải thích sai lầm và không thổi bùng ngọn lửa bất hòa”


Source:Fides
 
Thông tấn xã Việt Nam: Thủ tướng Việt Nam, bộ trưởng ngoại giao Vatican hy vọng Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam
Vũ Văn An
17:24 12/04/2024

Theo Catholic World News, sau thỏa thuận lịch sử năm 2023 cho phép đại diện giáo hoàng thường trú đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1975, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher tại Hà Nội vào ngày 10 tháng 4. TGM Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế của Tòa Thánh, đang có chuyến thăm 5 ngày tới Việt Nam. Thủ tướng cho biết cả nước tôn trọng tự do tôn giáo và “bày tỏ hy vọng rằng người Công Giáo Việt Nam sẽ tiếp tục có một đời sống tôn giáo và thế tục tốt đẹp, đồng thời đóng góp nhiều hơn vào việc củng cố khối đoàn kết dân tộc vĩ đại”, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đức Tổng Giám Mục Gallagher bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo sẽ “đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước”. Cả Đức Tổng Giám Mục Gallagher và thủ tướng đều “chia sẻ quan điểm về sự cần thiết phải thúc đẩy các cuộc tiếp xúc cấp cao, bao gồm cả chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Việt Nam”. Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng mời thủ tướng đến thăm Vatican.

Nguyên văn bản tin (tiếng Anh) của Hãng Thông Tấn Việt Nam: Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Thư ký Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế của Vatican, tại Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2024. (Ảnh: VGP)


Thủ tướng cho biết chuyến thăm Việt Nam của Đức Tổng Giám Mục Gallagher, chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quan hệ với các Nhà nước và Tổ chức Quốc tế của Vatican, đặc biệt sau khi tiếp nhận Tư cách Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam, góp phần vào sự tăng cường mối quan hệ giữa hai bên.

Thủ tướng Chính phủ bày tỏ niềm tin rằng chuyến thăm sẽ thành công và đồng thời cho biết đây là cơ hội để Đức Tổng Giám Mục Gallagher chứng kiến sự phát triển của cộng đồng Công Giáo tại quốc gia Đông Nam Á này. Trao đổi với khách về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nơi có 7.2 triệu giáo dân, Thủ tướng khẳng định Nhà nước Việt Nam nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan. Thủ tướng Chính phủ bày tỏ hy vọng người Công Giáo Việt Nam sẽ tiếp tục có đời sống tôn giáo và thế tục tốt đẹp, đóng góp nhiều hơn vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Nhấn mạnh những tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Thủ tướng cho biết hai bên đã duy trì liên lạc cấp cao cũng như hoạt động của Nhóm công tác chung. Ông cho biết thêm, chính quyền và các địa phương ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Đại diện thường trú của Đức Giáo Hoàng. Thủ tướng Chính phủ gọi việc nâng cấp mối quan hệ lên cấp Đại diện thường trú của Đức Giáo Hoàng là một cột mốc quan trọng và là kết quả của một quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Điều đó cũng chứng tỏ Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo, trong đó có Công Giáo, ông nói tiếp. Về phần mình, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết ngài rất ấn tượng trước những thành tựu kinh tế xã hội và ngoại giao của Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của người Công Giáo, đồng thời lưu ý rằng ngài tin rằng cộng đồng mong muốn và có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Ngài cũng vui mừng trước mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Tòa thánh thông qua việc duy trì liên lạc cấp cao và vai trò của Nhóm làm việc chung mà cuộc họp lần thứ 11 dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục Gallagher cảm ơn các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã hỗ trợ Đại diện Giáo hoàng thường trú, đồng thời cho biết ngài tin rằng với sự hiểu biết lẫn nhau và đối thoại chân thành, mối quan hệ sẽ đạt được tiến bộ mới. Chủ nhà và khách mời chia sẻ quan điểm về sự cần thiết phải thúc đẩy các mối liên hệ cấp cao, bao gồm cả chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Việt Nam. Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã chuyển lời chào mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới các nhà lãnh đạo Việt Nam và lời mời của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, tới Thủ tướng Chính phủ đến thăm Vatican. Khi ở Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng đã có các cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đồng thời thăm các Tổng Giáo phận Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.
 
Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu: Phá thai không bao giờ có thể là một quyền cơ bản
Đặng Tự Do
17:26 12/04/2024


Trước cuộc bỏ phiếu sắp tới vào ngày 11 tháng 4 tại Brussels về việc có nên đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu hay không, các Giám mục của Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nhắc lại sự phản đối kiên quyết của các ngài đối với đề xuất này và chỉ trích các ý thức hệ áp đặt.

Con người, trong bất kỳ tình huống nào và ở mọi giai đoạn phát triển luôn luôn thiêng liêng và bất khả xâm phạm, các Giám mục Âu Châu đã tái khẳng định và nói thêm rằng một khi niềm tin này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng biến mất.

Tuyên bố từ Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, được đưa ra trước cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể tại Brussels hôm thứ Năm về việc đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu.

Tuyên bố của các Giám mục được đưa ra một ngày sau khi xuất bản Dignitas infinita, một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin mô tả việc phá thai là một thực hành “nghiêm trọng và đáng trách” trong danh sách các vi phạm nhân phẩm.

Tuyên bố của COMECE có tiêu đề “Hãy nói có đối với việc đề cao phẩm giá phụ nữ và quyền sống, và nói không với phá thai và áp đặt ý thức hệ”.

Các Giám mục bày tỏ cam kết hoạt động vì một Âu Châu nơi phụ nữ có thể sống vai trò làm mẹ một cách tự do và như một món quà cho họ và cho xã hội, và nơi “làm mẹ” “không hề là một hạn chế đối với đời sống cá nhân, xã hội và nghề nghiệp”.

Các ngài cảnh báo: “Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phá thai đi ngược lại với việc thúc đẩy thực sự phụ nữ và các quyền của họ”, khi các ngài nhắc lại rằng phá thai “không bao giờ có thể là một quyền cơ bản”.

Các Giám mục COMECE tuyên bố, quyền sống “là trụ cột cơ bản của tất cả các quyền con người khác, đặc biệt là quyền sống của những người dễ bị tổn thương nhất, mong manh nhất và không có khả năng tự vệ”, giống như “đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ, người di cư, người già, người khuyết tật và người bệnh.”

Nhắc lại lập trường rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này, các ngài nhấn mạnh rằng, với “tất cả sức mạnh và sự rõ ràng, ngay cả trong thời đại chúng ta”, phải tuyên bố rằng “việc bảo vệ sự sống của thai nhi gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác”.

Các ngài cảnh báo, một khi người ta không thể hiểu được sự sống của thai nhi là một điều gì đó vô giá, thì nền tảng để bảo vệ nhân quyền sẽ luôn “phụ thuộc vào những ý muốn nhất thời của các quyền lực”, trích lời Dignitas infinita.

Các ngài đề nghị, Liên minh Âu Châu “phải tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau ở các Quốc gia Thành viên cũng như năng lực quốc gia của họ,” và “không thể áp đặt lên người khác, trong và ngoài biên giới của mình, các quan điểm tư tưởng về con người, tình dục và giới tính, hôn nhân và gia đình.”

Điều lệ không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận

Các ngài nhấn mạnh: “Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận và gây chia rẽ”, khi các ngài nhận thấy rằng không có quyền phá thai được công nhận trong Luật pháp Âu Châu hoặc quốc tế, và “vấn đề này diễn ra như thế nào” được quy định trong Hiến pháp và Luật của các Quốc gia Thành viên có sự khác biệt đáng kể.”

Tuyên bố kết thúc với việc các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhận xét rằng Hiến chương, phù hợp với những gì được viết trong Lời nói đầu, “phải tôn trọng 'sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc Âu Châu'“, cũng như “các truyền thống hiến pháp và quốc tế, và nghĩa vụ chung của các Quốc gia Thành viên.”

Cuộc bỏ phiếu để đưa câu hỏi này vào Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu dường như là một chương khép kín cho đến khi nó được đưa trở lại cuộc sống gần đây.

Sau khi đưa quyền phá thai được đưa vào Hiến pháp Pháp vào ngày 4 tháng 3, cuộc tranh luận về việc đưa vấn đề phá thai vào một trong những quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu đã được mở lại ở cấp độ Âu Châu.

Mặc dù nghị quyết đã được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 và đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên, nhưng giờ đây các Thành viên của Nghị viện Âu Châu đã quyết định khởi động lại đề xuất này và đây sẽ là chủ đề của một cuộc bỏ phiếu mới vào thứ Năm.


Source:Vatican News
 
Đức Thánh Cha: Hãy chấm dứt chiến tranh ở Trung Đông, đừng để nó lan rông!
Thanh Quảng sdb
18:03 12/04/2024
Đức Thánh Cha: Hãy chấm dứt chiến tranh ở Trung Đông, đừng để nó lan rông!

Trong thông điệp gửi tới người Hồi giáo nhân dịp kết thúc tháng Ramadan, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ mong muốn hòa bình ở Palestine, Israel, Syria và Lebanon và kêu gọi tất cả mọi người nam nữ thiện chí đừng “cho phép ngọn lửa oán hận bị kích bạch bởi những cơn gió đáng ngại của chạy đua vũ trang làm bùng phát!", ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn khả năng cuộc chiến lan rộng ra...

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Trong thông điệp đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan, tháng mà người Hồi giáo coi là tháng ăn chay, cầu nguyện, suy tư và liên đới cộng đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ nỗi đau buồn của ngài về cuộc chiến đang diễn ra ở Israel và Palestine cũng như bạo lực ở Syria, Lebanon và khắp khu vực, nhắc lại niềm xác tín của mình “chiến tranh luôn và chỉ là một thất bại: một con đường dẫn đến hủy diệt” dập tắt mọi hy vọng.

Lời chào mừng của Đức Thánh Cha dành cho anh chị em Hồi giáo kèm theo những lời đau buồn vì “máu hiện đang đổ ở vùng đất Trung Đông”, trong một bức thư gửi tới đài truyền hình Ả Rập quốc tế “Al Arabiya” vào ngày 12 tháng 4, ĐTC nói: “Sự kết thúc của tháng Ramadan thiêng liêng của anh chị em Hồi giáo năm nay được kết thúc gần sau lễ Phục sinh, ĐTC nhận xét rằng cả hai dịp đều khiến các tín hữu Công Giáo lẫn Hồi giáo ngước mắt lên trời và “khẩn cầu Thiên Chúa ‘nhân từ và toàn năng’’, trong lúc thực tại thì hoàn toàn trái ngược, đạn pháo và tên lửa vẫn hủy phá cuộc sống và trái đất chúng ta sinh sống!...

Thiên Chúa an hòa Ngài mong muốn hòa bình

“Thiên Chúa an hòa và Ngài mong muốn hòa bình. Những ai tin vào Ngài thì chối bỏ chiến tranh, một chiến tranh không giải quyết được gì mà chỉ làm gia tăng sự thù địch”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, đồng thời nhắc lại xác tín của ngài rằng “Chiến tranh luôn luôn và chỉ là một thất bại: đó là con đường dẫn đến diệt vong; nó không mở ra những khung cảnh mới mà còn dập tắt đi mọi hy vọng.”

Bày tỏ sự đau buồn trước cuộc xung đột ở Palestine và Israel, ĐTC lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Giải Gaza, nơi mà ngài nói, một thảm họa nhân đạo đang diễn ra.

“Cầu mong viện trợ được phép đến tay người Palestine đang đau khổ cùng cực, và cầu mong những con tin bị bắt vào tháng 10 được thả ra!”

Kêu gọi toàn bộ Trung Đông

Đức Thánh Cha cũng nghĩ tới “Syria, Lebanon, và toàn bộ Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá”.

“Chúng ta đừng để ngọn lửa oán giận lan rộng, bị thổi bùng bởi những cơn gió dữ của cuộc chạy đua vũ trang! Chúng ta đừng để chiến tranh lan rộng! Chúng ta hãy chấm dứt sự ác này ngay lập tức!”

Đức Thánh Cha nói ngài nghĩ đến các gia đình, giới trẻ, người lao động, người già và trẻ thơ và ngài xác tín rằng trong trái tim họ “những trái tim của những người bình thường đều có một khát vọng hòa bình to lớn”.

“Giữa lúc bạo lực lan rộng, nước mắt họ tuôn rơi và không còn một lời nào được thốt ra từ môi miệng họ, ngoài hai chữ: ‘Đủ rồi’.”

Bản thân tôi cũng lặp lại hai chữ ‘Đủ rồi!’ Đức Thánh Cha Phanxicô nói và hướng lời của Ngài đến “những người chịu trách nhiệm trong việc cai trị các quốc gia và kêu lên: Đủ rồi! Hãy dừng lại!"

“Bản thân tôi lặp đi lặp lại hai từ ‘Đủ rồi!’”

“Làm ơn, hãy chấm dứt mọi xung đột vũ khí và nghĩ đến trẻ em, tất cả các em như chính con cái của các bạn”, ĐTC nói: Hãy cho các em nhìn về tương lai bằng đôi mắt của trẻ thơ “không phải hỏi mày (anh/chị/em) là ai”, kẻ thù sẽ bị tiêu diệt, nhưng ai là bạn mà các em có thể cùng chơi… Các em cần nhà ở, công viên và trường học chứ không phải những ngôi mộ đơn lẻ hay những ngôi mộ tập thể.”

Quyền của mỗi người đều có Nhà nước riêng của mình

Đức Thánh Cha kết thúc bức thông điệp của mình bằng những lời hy vọng và niềm tin rằng giống như sa mạc có thể nở hoa, trái tim con người và cuộc sống của các quốc gia cũng có thể nở hoa như vậy.

Ngài cảnh báo chống lại “sa mạc hận thù” và lưu ý rằng “những mầm mống hy vọng chỉ nảy sinh nếu chúng ta học cách cùng nhau phát triển, sống bên nhau; chỉ khi chúng ta học cách tôn trọng niềm tin của người khác; chỉ khi chúng ta công nhận quyền tồn tại của mọi dân tộc và quyền có Nhà nước riêng cho mỗi dân tộc; chỉ khi chúng ta học được cách sống trong hòa bình, chứ không phỉ báng bất cứ ai.”

Cuối cùng, ngài chia sẻ và khích lệ các Kitô hữu sinh sống ở Trung Đông “trong muôn vàn khó khăn”, ĐTC xin họ “hãy luôn luôn và ở mọi nơi mọi lúc họ có quyền và tự do tuyên xưng đức tin của mình, và nói lên ước vọng hòa bình” và vui hưởng tình huynh đệ.”
 
Tiểu bang New South Wales ban hành lệnh cấm trị liệu hoán cải
Vũ Văn An
18:12 12/04/2024

Theo Catholic World News, Chính phủ New South Wales, tiểu bang đông dân nhất nước Úc, đã ban hành Dự luật cấm các thực hành hoán cải, tức các thực hành “nhằm thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tính dục hoặc bản dạng phái tính của cá nhân”. Những người vi phạm luật phải đối diện với án tù 5 năm. Luật quy định rằng các hành động sau đây không cấu thành liệu pháp hoán cải bất hợp pháp:

• “nêu rõ những giáo lý tôn giáo có liên quan hoặc những gì tôn giáo nói về một chủ đề cụ thể”
• “các yêu cầu chung liên quan đến các dòng tu hoặc tư cách thành viên hoặc lãnh đạo của một cộng đồng tôn giáo”
• “những quy định chung trong cơ sở giáo dục”
• “cha mẹ thảo luận các vấn đề liên quan đến xu hướng tính dục, bản dạng phái tính, hoạt động tình dục hoặc tôn giáo với con cái họ”

Nguyên văn bản tin của Religion Clause (https//religionclause.blogspot.com)

Thứ Sáu, ngày 05 tháng 4 năm 2024

Tiểu bang Úc ban hành luật cấm phương pháp trị liệu hoán cải phức tạp



Tại tiểu bang New South Wales của Úc, với sự đồng ý của Thống đốc vào ngày 3 tháng 4, Dự luật cấm thực hành Hoán cải năm 2024 đã trở thành luật, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2025. Luật mới cấm các phương pháp điều trị hoặc nỗ lực thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tính dục hoặc bản dạng phái tính của một người trong đó việc điều trị hoặc các nỗ lực gây ra tổn hại đáng kể về tinh thần hoặc thể chất hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của một cá nhân. Nếu vi phạm có thể bị phạt tới 5 năm tù. Tuy nhiên, luật này bao gồm một số ví dụ cụ thể về cách đối xử khẳng định phái tính và biểu hiện tôn giáo không bị cấm. Nó cung cấp một phần:

Hoạt động chuyển đổi không bao gồm:

(a) một dịch vụ hoặc phương pháp điều trị y tế được cung cấp bởi một bác sĩ đã đăng ký đươc— (i) bác sĩ đã đăng ký đó đã đánh giá là phù hợp về mặt lâm sàng... và (ii) tuân thủ tất cả các đòi hỏi pháp lý, chuyên nghiệp và đạo đức,

Thí dụ... • hỗ trợ một cách chân thành một cá nhân đang khám phá xu hướng tính dục hoặc bản dạng phái tính của cá nhân đó hoặc đang cân nhắc hoặc đang trải qua quá trình chuyển phái tính • thực sự hỗ trợ một cá nhân đang được chăm sóc và điều trị liên quan đến bản dạng phái tính của cá nhân đó • tư vấn thành thật cho một cá nhân về những tác động tiềm tàng của việc điều trị y tế khẳng định phái tính.

(b) thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ năng đối phó, phát triển hoặc khám phá danh tính của một cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân đó, bao gồm bằng cách chấp nhận, hỗ trợ hoặc thấu hiểu cá nhân đó, hoặc

(c) những cách diễn đạt sau đây nếu cách diễn đạt này không phải là một phần của một hoạt động, cách điều trị hoặc nỗ lực lâu dài nhằm thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tính dục hoặc bản dạng phái tính của một cá nhân— (i) một cách diễn đạt, kể cả trong lời cầu nguyện, về một niềm tin hoặc nguyên tắc, bao gồm niềm tin hoặc nguyên tắc tôn giáo, (ii) biểu hiện rằng một niềm tin hoặc nguyên tắc phải được tuân theo hoặc áp dụng.

(d) Để tránh nghi ngờ, sau đây là những ví dụ về những gì không cấu thành một thực hành chuyển đổi trong phần này:

(1) nêu rõ những giáo lý tôn giáo có liên quan hoặc những gì tôn giáo nói về một chủ đề cụ thể, (2) những yêu cầu chung liên quan đến các dòng tu hoặc thành viên hoặc lãnh đạo của một cộng đồng tôn giáo, (3) các quy tắc chung trong các cơ sở giáo dục, (4) cha mẹ thảo luận các vấn đề liên quan đến xu hướng tính dục, bản dạng phái tính, hoạt động tình dục hoặc tôn giáo với con cái họ.

Luật cũng đặt ra một cơ cấu khiếu nại dân sự phức tạp. Không giống như hầu hết các đạo luật được các khu vực pháp lý của Hoa Kỳ thông qua, luật pháp Úc dường như áp dụng cho người lớn cũng như trẻ vị thành niên.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Sa Mạc_ TNTT Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California
Magarita Nguyễn Phương Lan
21:33 12/04/2024
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California Huấn Luyện Tĩnh Tâm Sa Mạc.
Xem Hình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tháng Tư đen - Quốc hận
Đinh văn Tiến Hùng
17:32 12/04/2024
*THÁNG TƯ ĐEN-QUỐC HẬN*
Vết nhơ Sử Việt không thể quên

* Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/75
Nguyện cầu hạnh phúc đến với Dân tộc VN thân yêu.

- Ngày Quốc Hận vết nhơ trang sử Việt,
Bày quỉ đỏ chốn rừng núi ào về,
Gieo tang tóc thành thị đến thôn quê,
Bao chiến sĩ hy sinh đền nợ nước!

- Ngày Quốc Hận vẫn dày vò thân xác,
Lời Núi Sông luôn vang vọng tâm hồn,
Tổ Tiên xưa quyết chống Tàu giữ Nước,
Con cháu nay phải dẹp Cộng dựng Nhà.

- Ngày Quốc Hận khiến lòng ta đau xót,
Hận Thú cộng phá dân tộc tang thương.
Giờ từng ngày Đất Nước vẫn còn vương,
Tháng Tư Đen kéo dài trong oan nghiệp.

Tháng Tư Đen
Trời đang sáng bỗng mây mù trùm phủ
Những cánh chim vội vã gọi nhau về,
Đoàn người kinh sợ hốt hoảng tái tê,
Bao tan tác chia lìa từ ngày ấy!

Tháng Tư Đen
Những chiến sĩ quên mình vì Tổ quốc,
Lệnh buông súng, nhưng không chịu đầu hàng,
Vì trách nhiệm nhận cái chết hiên ngang,
Quyết không để rơi vào tay giặc cộng.

Tháng tư Đen
Bao anh hùng nêu cao gương sống động,
Thân làm tướng nếu bị giặc chiếm thành,
Nhận cái chết tô trang sử liệt oanh,
Thà chết vinh quang còn hơn sống nhục.

Tháng Tư Đen
Lòng quặn đau nhìn dòng người cuồn cuộn,
Bồng bế nhau chạy giặc hồ xâm lăng,
Giặc như bày thú tháo cũi xổ lồng,
Nhắm dòng người bắn vào không thương tiếc.

Tháng Tư Đen
Thằng cán ngố tha hồ vào vơ vét,
Từ chiếc xe đạp, quạt máy phải mang về,
Những đồ dùng mà dân Bắc ham mê,
Có khi nào bọn chúng được trông thấy.

Tháng Tư Đen
Bao tuổi trẻ vào Nam bỗng tỉnh dậy,
Khi nhìn ‘phồn vinh giả tạo’ nơi đây,
Chống Mỹ cứu nước nghe thật là hay,
Câu ‘sinh Bắc tử Nam’ là như vậy!

Tháng Tư Đen
Nơi bờ biển Đà Nẵng tháng tư đấy,
Tàu cách xa mãi tít tận ngoài khơi,
Trẻ cô nhi dắt díu khóc nghẹn lời,
Không thể ra khơi phải quay đầu lại.

Tháng Tư Đen
Những con người trên chiếc tàu chồng chất,
Kẻ trên tàu người đứng dưới bơ vơ,
Cảnh níu kéo nhỏ dòng lệ thẫn thờ,
Người rơi xuống chìm trong luồng sóng cuốn.

Tháng Tư Đen
Ta ngậm ngùi tiếc thương năm tháng cũ,
Công lao gian khổ bồi đắp từng ngày,
Bao công trình xây dựng đến lúc này,
Trong phút chốc biến tan vào máu lửa.

Tháng Tư Đen
Đã bôi vết nhơ lên trang sử Việt,
Đã xóa nhòa những chiến tích hùng anh,
Cường bạo gian tham phá đổ tan tành,
Ôi Tháng Tư Đen phủ đầy bóng tối!

Tháng Tư Đen
Hỡi Việt cộng hãy quay đầu sám hối,
Đất trời sông núi Nam đẹp bao nhiêu,
Ngoại xâm làm dân tộc khổ đã nhiều,
Sao các ngươi còn qui hàng Tàu cộng?

Tháng Tư Đen
Bọn các ngươi cuồng nô đầy tham vọng,
Tháng hận thù dân tộc chẳng thể quên,
Luật quả báo các ngươi sẽ phải đền,
Lưới trời khó thoát, lòng người sẽ rõ!

Thánh Tư Đen
Đất nước Việt sao các người từ bỏ?
Lại cấu kết dâng cho giặc ngoại xâm,
Ông cha ta đã dạy chúng bao lần,
Đến ngày nay các ngươi lại phản bội!

Tháng Tư Đen
Hãy lắng nghe vang dội lời Tuyên hứa:
‘Đất Việt đã xây dựng từ ngàn năm,
Đồng quyết tâm giữ gìn không thể mất,
Phải trả lời trước hương linh Tiền nhân!’

+ Bài Ai Ca QUỐC HẬN +

Than ôi!

Đất trời âm u.
Lòng người uất hận.

Hai mươi năm xây dựng cơ đồ,
Biết bao công lao khổ cực
Triệu thân máu đổ thịt rơi

Chiến sĩ lặn lội khắp nơi gìn giữ Quê Hương,
Dân chúng muôn lòng vững tin Tổ Quốc.

Hang ổ Cộng quân- Núi rừng ẩn núp.
Chiến sĩ Cộng hòa - Phá tan sào huyệt.

Đường mòn hồ chí minh – Sinh Bắc tử Nam,
chôn vùi hàng triệu thân xác tuổi trẻ với chiêu bài lừa bịp chống Mỹ cứu nước- Giải phóng Miền Nam.
Bình Long anh dũng- An Lộc kiêu hùng, chiến tích vang lừng.
Dân chúng phấn khởi chào mừng, đem vinh quang cho tuổi trẻ Miền Nam với lý tưởng: Tổ Quốc- Danh Dự- Trách Nhiệm.

Nhưng thương thay!

Bỗng một ngày trời đất chuyển mình,
Bàn cờ chính trị thủ đoạn đổi thay.
Miền Nam bị ép buộc nên chính quyền tan rã.
Miền Bắc được Trung quốc- Liên sô yểm trợ.

Cả triệu thanh niên Miền Bắc vượt Trường Sơn đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, với phiếm danh ‘Sinh Bắc tử Nam’ đã vùi thây nơi khe núi rừng hoang.

Rồi từ đó cả triệu quân cán chính Miền Nam bị đầy ải trong lao tù khổ nhục mà chúng ngụy danh là học tập cải tạo.

Người dân bị ép buộc lên vùng kinh tế mới hoang vu để chúng chiếm nhà cướp của, cùng đổi tiền, diệt tư bản, con cái không thể tiến thân vì lý lịch cha anh đã bị bôi đen…

Ôi đau đớn thay!

Bày quỉ đỏ gieo bao tang thương không tiếc tay tàn sát.
Đại lộ kinh hoàng ngập xác người ứ đọng máu khô.
Ngoài khơi xà lan chồng chất người đi tìm tự do mong tới bến bờ xa lạ ngăn cách nghìn trùng.
Cộng quân pháo kích ngăn chặn, thân người rơi xuống theo dòng nước cuốn trôi.

- Người chiến sĩ tuẫn tiết quyết tâm không chịu qui hàng.
- Người dân tâm huyết thề không chịu sống cùng giặc Cộng.

Hỡi ôi!

Kể từ ngày ấy – Ngày QUỐC HẬN.
Một đời sống đen tối bắt đầu,
Tô lên trang Sử Việt vết nhơ không bao giờ xóa được.

Cầu oai linh Tổ Quốc!
Nguyện hồn thiêng Tiền Nhân!
Cùng các Chiến sĩ và Đồng bào đã bỏ mình trong Tháng Tư Đen
Chứng giám cho lòng thành con dân yêu Tổ Quốc Giang Sơn.
Phù hộ sớm quang phục Quê Hương trong Thanh bình No ấm.

Kính Bái!!!
 
Church Documents
Thủy 13/4/2024
Đặng Tự Do
21:24 12/04/2024
1. Tuyên bố của cựu Thủ tướng Boris Johnson về tình hình nguy hiểm hiện nay của Ukraine

Cựu Thủ tướng Vương Quốc Anh Boris Johnson vừa đưa ra tuyên bố sau trên tờ Daily Mail với nhan đề “If Ukraine falls, it'll be a catastrophic turning point in history - and an utter humiliation for the West... Why the hell are we waiting to give this heroic nation the weapons it needs?”, nghĩa là “Nếu Ukraine thất thủ, đó sẽ là một bước ngoặt thảm khốc trong lịch sử - và là một sự sỉ nhục tột độ đối với phương Tây. Tại sao chúng ta lại phải chờ đợi để cung cấp cho quốc gia anh hùng này những vũ khí mà họ cần?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nhưng tại sao lại chậm trễ? Cái quái gì đã xảy ra với chúng ta vậy? Nếu chiến tranh ở Ukraine kết thúc trong thảm họa thì đó chỉ vì một lý do duy nhất - đó là sự dao động và lảng tránh của phương Tây.

Mỗi tháng chúng ta chờ đợi là một tháng có thêm nhiều trẻ em Ukraine bị đánh bom và giết chết.

Mỗi tuần mà chúng ta không làm được điều hiển nhiên phải làm - và không cung cấp cho người Ukraine những vũ khí mà họ cần - là một tuần mà Putin tiến gần hơn đến tham vọng kinh tởm của mình, và tra tấn một quốc gia Âu Châu cho đến chết.

Mỗi ngày áp lực lên người Ukraine ngày càng tăng – trong khi thực ra giải pháp vẫn nằm trong tầm tay của chúng ta.

Chúng ta biết phải làm gì. Chúng ta đã làm điều đó trước đây và chúng ta có thể dễ dàng làm điều đó một lần nữa.

Khi Ronald Reagan giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh - với sự ủng hộ nhiệt tình của Margaret Thatcher - ông đã thành công vì sự cấp bách và quyết tâm khi ông đối mặt với vấn đề.

Ông có thể thấy, với sự rõ ràng hoàn toàn về mặt đạo đức, rằng Hoa Kỳ đang tham gia vào một cuộc đấu tranh quyết liệt: giữa tự do và chuyên chế.

Vì vậy, ông đã nghĩ ra một giải pháp có thể thực hiện được nhờ chính quyền tự do kinh tế mà ông tin tưởng. Sau nhiều năm bị Cộng sản áp bức ở Liên Xô, Hoa Kỳ đã trở nên giàu có hơn rất nhiều đến mức ông có thể chi tiêu nhiều hơn Mạc Tư Khoa.

Ronald Reagan đã sử dụng sức mạnh chi tiêu quân sự khổng lồ của Mỹ để đe dọa người Nga, buộc họ ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu một quá trình dẫn đến sự tan rã của đế chế Xô Viết.

Đối với hàng chục người dân nghèo trên khắp Đông Âu và xung quanh Liên Xô cũ, đó là buổi rạng đông của tự do.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, đó là thời điểm chính trị hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Đối với hàng trăm triệu người, điều đó có nghĩa là sự kết thúc của thảm trạng công an, mật vụ và những tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Nó chấm dứt nỗi kinh hoàng của Sở An ninh và Stasi. Nó chấm dứt tình cảnh khốn nạn và bất nhân khi trẻ em được trả tiền để mật báo cha mẹ. Nó chấm dứt tình cảnh nhiều người – hàng chục ngàn người - bị tống vào tù chỉ vì họ có can đảm bất đồng quan điểm với chế độ Cộng sản.

Đó là thời điểm chiến thắng hoàn toàn về mặt đạo đức, kinh tế và chính trị của các tư tưởng tự do và nhân bản của phương Tây. Thế nhưng tất cả những lợi ích đó hiện đang gặp rủi ro. Thế giới vào năm 2024 đang ở trong tình trạng khó khăn, với nguy cơ thực sự là các nền dân chủ phương Tây sắp bị sỉ nhục, và các chế độ chuyên quyền đang trở nên táo bạo trên khắp thế giới - vì sự mệt mỏi của chúng ta, sự từ chối thảm hại của chúng ta không làm những gì chúng ta phải làm.

Hãy nghĩ lại điều gì sẽ xảy ra nếu Putin đã thành công trong trận chiến chớp nhoáng vào tháng 2 năm 2022, như rất nhiều chuyên gia dự đoán. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu tên bạo chúa ấy chinh phục toàn bộ Ukraine, bao gồm cả Kyiv.

Điều đó có nghĩa là sự kết thúc của nền dân chủ Ukraine và sự hình thành một quốc gia chư hầu; và để bảo đảm sự phục tùng của dân chúng mới bị chinh phục, Putin sẽ đi theo một vở kịch ghê tởm mà ông ta đã sử dụng ở những vùng của Ukraine mà ông ta đã chiếm được: cưỡng bức Nga hóa, giết hại có hệ thống bất kỳ ai chống lại và đưa trẻ em Ukraine sang Nga để học tập tẩy não.

Hãy lưu ý cách Putin điều hành đất nước của mình - bắn chết các nhà báo, sát hại trắng trợn các đối thủ chính trị như Alexei Navalny.

Đó gần như là số phận của toàn bộ Ukraine và lý do duy nhất nó không xảy ra là vì người Ukraine đã bác bỏ luận điểm của Putin và chiến đấu như những con sư tử cho đất nước họ yêu quý. Lý do họ thành công ngoạn mục là vì họ đã nhận được sự hỗ trợ quan trọng của phương Tây, bao gồm cả hỏa tiễn chống tăng từ Mỹ và Anh. Hãy nhìn xem người Ukraine đã đạt được những gì, bất chấp hoàn cảnh khó khăn, với số vũ khí mà chúng ta đã cung cấp cho họ cho đến nay.

Họ đã đẩy Putin ra khỏi hơn 50% lãnh thổ mà hắn ta đã xâm lược; họ đã vô hiệu hóa hơn 40% Hạm đội Hắc Hải; họ đã gây ra thương vong kinh hoàng cho lực lượng vũ trang của Putin - hơn 300.000 người chết hoặc bị thương.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cái giá phải trả đối với Ukraine cũng rất nghiêm trọng và cái giá đó hiện đang gia tăng - một cách hoàn toàn không cần thiết – chỉ bởi vì chúng ta không cung cấp cho họ những gì họ cần.

Tình trạng thiếu đạn pháo ở tiền tuyến Ukraine hiện nay trầm trọng đến mức có khi họ phải nằm chịu trận dưới làn đạn pháo kích của Nga, mà không thể bắn trả được.

Sự thiếu hụt lực lượng phòng không hiện nay trầm trọng đến mức Kharkiv - thành phố thứ hai của Ukraine - có nguy cơ bị biến thành một Mariupol khác. Các nhà máy điện của Ukraine đang bị nghiền thành bột. Người Ukraine từng có khả năng đánh chặn 90% hỏa tiễn đang bay tới. Ngày nay, họ mất đi khả năng đó.

Bây giờ chúng ta đang bỏ đói họ, vì những lý do mà tôi không hiểu. Còn về những lá chắn bảo vệ mà họ cần, có khoảng 100 hệ thống Patriot rải rác khắp Âu Châu nhưng không có tác dụng gì. Tại sao? Nếu điều này tiếp diễn - việc Nga bắn phá liên tục, nguồn cung cấp cho Ukraine thiếu hụt - thì có nguy cơ thực sự là Putin sẽ có thể thực hiện một cuộc đột phá nào đó vào mùa hè này và một lần nữa đưa lực lượng thiết giáp của mình đến Kyiv.

Điều đó có nghĩa là gì, sau tất cả những gì chúng ta đã nói với người Ukraine - rằng chúng ta sẽ 'ủng hộ họ bao lâu cũng được?'

Chúng ta hãy nói rõ rằng nếu Ukraine thất thủ, đó sẽ không chỉ là một thảm họa đối với đất nước vô tội đó.

Đây sẽ là một sự sỉ nhục hoàn toàn đối với phương Tây - lần đầu tiên trong 75 năm tồn tại của NATO mà liên minh thành công cho đến nay này đã hoàn toàn bị tan rã – và điều đó diễn ra ngay trên đất Âu Châu.

Một thất bại đối với Ukraine sẽ mở ra một kỷ nguyên sợ hãi mới trên toàn khu vực Âu Châu-Đại Tây Dương, khi Putin tiếp tục nỗ lực xây dựng lại đế chế Liên Xô: từ vùng Baltic đến Georgia đến Moldova đến Trung Á đến Bắc Cực.

Đó sẽ là một khoảnh khắc kinh hoàng đối với người dân Đài Loan và các dân tộc giáp giới với Trung Quốc, và là tín hiệu rõ ràng nhất có thể gửi tới Bắc Kinh rằng phương Tây đã mất đi ý chí bảo vệ nền dân chủ.

Đó sẽ là một bước ngoặt trong lịch sử, thời điểm mà phương Tây cuối cùng mất đi quyền bá chủ thời hậu chiến, thời điểm mà biên giới ở khắp mọi nơi đột nhiên bị chiếm đoạt và sự xâm lược được coi là đáng giá - và tất cả chỉ vì thất bại trong việc đứng lên bảo vệ Ukraine.

Điều đáng phẫn nộ về thảm họa đang dần diễn ra này là chúng ta có thể dễ dàng ngăn chặn nó. Chúng ta có khả năng cung cấp cho Ukraine những gì họ cần: không chỉ gói hỗ trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim mà tôi hy vọng và tin rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ sớm thông qua.

Người Đức có thể và nên cung cấp hỏa tiễn Taurus, và tất cả chúng ta đều có thể cho và làm nhiều hơn thế nữa. Chúng ta có thể dễ dàng cung cấp cho Ukraine pháo binh tầm xa để phá hủy đường liên lạc giữa Nga và Crimea và gây ra những vấn đề chiến lược nghiêm trọng cho Putin.

Tại sao chúng ta không làm điều đó? Lần này lợi thế của phương Tây thậm chí còn lớn hơn thời Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế NATO có quy mô gấp khoảng 30 lần Nga.

Nếu bây giờ chúng ta nắm bắt được và bắt đầu nghiêm chỉnh sản xuất các loại vũ khí mà người Ukraine cần, thì chúng ta không chỉ có thể giải quyết vấn đề ở Ukraine - chúng ta có thể thúc đẩy việc làm và tăng trưởng ở đất nước của mình.

Đã đến lúc phương Tây, trong đó có Anh, phải thoát khỏi cơn mộng du của chúng ta; để phục hồi tinh thần của Reagan và Thatcher và đầu tư vào việc bảo vệ các quyền tự do của chúng ta.

Cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ tự do là đầu tư ngay vào việc phòng thủ Ukraine.

2. Ba Lan thành lập hội đồng hợp tác với Ukraine

Ba Lan đã thành lập Hội đồng hợp tác mới với Ukraine, Pawel Kowal, Ủy viên Ba Lan về Phục hồi Ukraine, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Cơ quan Báo chí Ba Lan (PAP) ngày 12 Tháng Tư.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ký sắc lệnh thành lập hội đồng nhằm giải quyết các vấn đề quan hệ song phương Ba Lan-Ukraine và tái thiết Ukraine.

Trong khi Ba Lan là đồng minh trung thành của Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga, các cuộc phong tỏa biên giới kéo dài do nông dân Ba Lan tiến hành đã khiến mối quan hệ giữa Kyiv và Warsaw xấu đi.

Kowal cho biết ông sẽ lãnh đạo hội đồng mới, nơi sẽ có các nhóm làm việc khác nhau và hợp tác với các tổ chức nghiên cứu của Ba Lan.

“Đây sẽ là một cơ quan công cộng bao gồm các đại diện của khoa học, doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phương,” Kowal nói.

Theo Kowal, Ba Lan hy vọng thành lập một thực thể “sẽ áp dụng đường lối toàn diện hơn đối với quan hệ Ba Lan-Ukraine”.

Ông nói: “Chúng tôi cho rằng chúng là duy nhất, không chỉ vì các vấn đề lịch sử mà còn vì sự tham gia của Ba Lan trong việc giúp đỡ Ukraine, quốc gia đang được bảo vệ và vai trò của Ba Lan trong quá trình phục hồi của nước này”.

Ba Lan đã quyên góp khoảng 3,2 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và tiếp nhận khoảng 1 triệu người tị nạn Ukraine kể từ khi chiến tranh toàn diện bùng nổ.

Tranh chấp về chính sách nông nghiệp đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước láng giềng trong những tháng gần đây, với việc nông dân và tài xế xe tải Ba Lan tổ chức các cuộc biểu tình và chặn các cửa khẩu biên giới.

Thủ tướng Denys Shmyhal đã đến thăm Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và các quan chức chính phủ khác vào ngày 28 tháng 3 để thảo luận về việc phong tỏa, viện trợ quân sự và thương mại đang diễn ra giữa Ukraine và Ba Lan.

3. Hà Lan phân bổ thêm 1,5 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 12 Tháng Tư cho biết Hà Lan đã phân bổ thêm 1 tỷ euro hay 1,1 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và 400 triệu euro hay 425 triệu Mỹ Kim để tái thiết.

Dưới thời Thủ tướng Rutte, Hà Lan đóng vai trò chủ động hỗ trợ Ukraine, dẫn đầu liên minh chiến binh và cam kết cung cấp 24 máy bay F-16 cho Ukraine.

Zelenskiy cho biết, đợt viện trợ mới được cung cấp trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh song phương 10 năm giữa các nước, được ký ngày 1 Tháng Ba tại Kharkiv.

“Cảm ơn Mark, cảm ơn người dân Hà Lan! Đây là một trường hợp mẫu mực về việc ủng hộ Ukraine”, tổng thống cho biết của mình.

Trong cuộc gọi, các bên đã thảo luận về sự hợp tác sâu hơn giữa Ukraine và Hà Lan trong việc đẩy nhanh việc cung cấp đạn pháo, đạn dược và phòng không của các đồng minh cho Ukraine, cũng như trong hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu sắp tới, phiên bản tiếp theo mà Thụy Sĩ sẽ đăng cai. Tháng sáu.

Zelenskiy cũng đã mời Hà Lan tham dự hội nghị thượng đỉnh và cảm ơn nước này vì hội nghị Khôi phục Công lý cho Ukraine “hiệu quả” được tổ chức vào ngày 2 tháng 4 tại The Hague.

Đài truyền hình Hà Lan RTL trước đó đưa tin vào ngày 11 Tháng Tư rằng Hà Lan sẽ phân bổ thêm 400 triệu euro hay 425 triệu Mỹ Kim cho Ukraine, nâng tổng cam kết cho năm 2024 lên hơn 2,4 tỷ euro hay 2,5 tỷ Mỹ Kim.

Amsterdam gần đây cũng cam kết 10 triệu euro hay 10,8 triệu Mỹ Kim để giúp Ukraine điều tra tội ác chiến tranh của Nga. Hỗ trợ tài chính mới đã được công bố trong sự kiện Khôi phục Công lý cho Ukraine vào đầu tháng Tư.

4. Ngoại trưởng Kuleba cho biết Ukraine đang đàm phán với đối tác để nhận 2 khẩu đội Patriot, và 1 khẩu đội SAMP/T

Ukraine đang tiến hành “đàm phán tích cực” với các đối tác để nhận thêm hai khẩu đội của hệ thống phòng không Patriot và một khẩu đội hỏa tiễn phòng không tầm xa SAMP/T, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết trong đoạn trích từ cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 12 Tháng Tư.

Khi Nga tăng cường các cuộc tấn công vào Ukraine trong mùa xuân, tình trạng thiếu hệ thống phòng không ở các thành phố và làng mạc của Ukraine ngày càng được cảm nhận rõ hơn khi các cuộc tấn công của Nga đã gây ra số thương vong gia tăng.

Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Nga đã phóng hơn 400 hỏa tiễn các loại, 600 máy bay không người lái loại Shahed và 3.000 quả bom dẫn đường vào Ukraine trong tháng 3, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng.

Kyiv đã tăng cường kêu gọi các đồng minh cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không hơn, đặc biệt là các hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo.

Theo Zelenskiy, Ukraine cần 25 chiếc Patriot để bao phủ toàn bộ đất nước, nhưng Kuleba cho biết ban đầu ông tập trung vào việc bảo đảm 7 chiếc. Điều này sẽ đủ để bảo vệ các thành phố lớn nhất của Ukraine và để lại ít nhất một khẩu đội ở gần chiến trường hơn.

Theo Bộ trưởng, quyết định cung cấp pin Patriot là tùy thuộc vào Washington vì đây là hệ thống do Mỹ sản xuất.

Kuleba nói: “Nếu các quốc gia nơi đặt chúng sẵn sàng chuyển chúng cho chúng tôi ngay bây giờ thì chỉ mất một tuần và chúng tôi sẽ nhận được chúng”.

Trước đó, ông thậm chí còn đề nghị các nước cho Ukraine mượn Patriot, hứa sẽ trả lại ngay khi họ cần.

Sau khi Kuleba nhấn mạnh sự cần thiết của Ukraine đối với Patriot tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO ở Brussels vào ngày 3 và 4 tháng 4, một số đồng minh của Kyiv đã cam kết tìm kiếm các hệ thống phòng không cho Ukraine.

5. Thủ tướng Shmyhal cho biết Ukraine mua hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 12 Tháng Tư cho biết Chính phủ Ukraine sẽ phân bổ kinh phí để mua các hệ thống tác chiến điện tử nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, phá hủy một số nhà máy nhiệt điện trên khắp đất nước, bao gồm nhà máy Trypillia, nhà cung cấp điện chính cho các tỉnh Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.

Thủ tướng cho biết ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng sửa chữa các cơ sở bị hư hỏng và khôi phục cơ sở hạ tầng sản xuất và phân phối. Theo Shmyhal, chính phủ cũng đang nỗ lực phân cấp hệ thống năng lượng và tăng cường phòng không Ukraine.

Thủ tướng Ukraine tuyên bố tại Đại hội chính quyền địa phương và khu vực rằng: “Chính phủ đã thông qua quyết định cho phép tài trợ cho việc mua các thiết bị tác chiến điện tử cho các cơ sở hạ tầng quan trọng”.

Vào tháng 3, các cuộc tấn công của Nga được cho là đã làm hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn 80% công suất sản xuất nhiệt của DTEK, là công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine.

Theo Bộ Nội vụ Ukraine, trong ba tháng qua, Nga đã tiến hành khoảng 30.000 cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine.

Theo công ty năng lượng nhà nước Centrenergo, cuộc tấn công ngày 22 tháng 3 của Nga đã phá hủy Nhà máy Nhiệt điện Zmiiv, một trong những nhà máy lớn nhất ở Kharkiv.

Giám đốc điều hành DTEK, Dmytro Sakharuk, cho biết các cuộc tấn công gần đây cũng làm hư hại tất cả các tổ máy điện của Nhà máy Nhiệt điện Burshtyn ở tỉnh Ivano-Frankivsk và Nhà máy Nhiệt điện Ladyzhyn ở tỉnh Vinnytsia.

Trong số các mục tiêu khác của Mạc Tư Khoa trong tháng 3 có Nhà máy thủy điện Kaniv ở tỉnh Cherkasy, Nhà máy thủy điện Dnister ở tỉnh Chernivtsi và Nhà máy thủy điện Dnipro của Zaporizhzhia.

Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko hôm 12 Tháng Tư cho biết hệ thống năng lượng của Ukraine “đang hoạt động ổn định” nhưng kêu gọi người dân chuẩn bị cho tình trạng mất điện có thể xảy ra.
 
VietCatholic TV
Quýnh quá, phi công Putin dội bom Nga. Tướng Mỹ cảnh báo Quốc Hội về tình thế hiểm nghèo của Kyiv
VietCatholic Media
03:02 12/04/2024


1. Tướng Mỹ nói Ukraine sẽ sớm hết đạn pháo, và hỏa tiễn phòng không nếu không có viện trợ của Mỹ

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US general says Ukraine will soon run out of shells, anti-air missiles without US aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy hàng đầu của Mỹ ở Âu Châu, cho biết trong bình luận trong phiên điều trần quốc hội ngày 10 Tháng Tư rằng Ukraine sẽ hết đạn và hỏa tiễn đánh chặn phòng không “trong thời gian khá ngắn” nếu không có thêm sự hỗ trợ từ Mỹ.

Tuyên bố của Cavoli là tuyên bố mới nhất trong một loạt cảnh báo ngày càng rõ ràng về việc sự chậm trễ liên tục trong viện trợ của Mỹ đang làm suy yếu vị thế của Ukraine trên chiến trường.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 7 Tháng Tư tuyên bố “Ukraine sẽ thua trong chiến tranh” nếu Quốc hội không thông qua viện trợ quân sự cho Kyiv. Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược liên tục do không có sự hỗ trợ thêm.

Cavoli nói rằng lực lượng Nga bắn gấp 5 lần số đạn pháo mà Ukraine bắn - sự chênh lệch mà ông cảnh báo có thể tăng lên 10 chọi 1 trong những tuần tới - và nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ Mỹ đối với khả năng tự vệ của Ukraine.

“Ukraine năm nay thực sự phụ thuộc vào chúng ta và nếu không có sự hỗ trợ của chúng ta, họ sẽ không thể thắng thế.”

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson đã không sẵn lòng đưa dự luật viện trợ trị giá khoảng 60 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ cho Ukraine ra bỏ phiếu, mặc dù Thượng viện đã thông qua vào tháng Hai.

Các quan chức hàng đầu của Đảng Cộng hòa được cho là đã nói rằng một cuộc bỏ phiếu về viện trợ cho Ukraine tại Quốc hội có thể vẫn còn phải mất vài tuần nữa mặc dù Johnson đã khẳng định vào ngày 1 tháng 4 rằng nó sẽ được tổ chức “ngay sau Lễ Phục sinh”.

Trong bình luận tại phiên điều trần ngày 10 Tháng Tư, nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Elissa Slotkin chỉ trích việc Johnson từ chối mang viện trợ ra bỏ phiếu, nói rằng ông nên hành xử có trách nhiệm và đưa ra lựa chọn khó khăn.

Trong khi đó, nhà lập pháp đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene đã đe dọa sẽ phế truất Johnson khỏi vị trí của ông nếu ông cho phép bỏ phiếu về viện trợ Ukraine.

2. Nga vô tình thả bom bay trên không FAB-1500 xuống thị trấn bị tạm chiếm

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Accidentally Drops FAB-1500 Aerial Glide Bomb on Occupied Town”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một quả bom nặng 1.500 kg đã hạ cánh xuống một thị trấn do Nga kiểm soát ở vùng Donetsk phía đông Ukraine nhưng không phát nổ, đoạn phim mới xuất hiện cho thấy, sau nhiều tuần tấn công dữ dội của máy bay Nga sử dụng vũ khí đã được cải tiến.

Một đoạn clip ngắn lan truyền trên mạng xã hội dường như cho thấy hậu quả của một quả bom trên không FAB-1500 rơi xuống nhưng không phát nổ tại một cửa hàng ở thị trấn Yenakiieve, hay YenaKyivo của Donetsk. Thị trấn nằm trong lãnh thổ do Mạc Tư Khoa nắm giữ, phía đông của tiền tuyến hiện tại. Mặc dù Nga đã sáp nhập khu vực này nhưng nước này không kiểm soát hoàn toàn khu vực Donetsk

Vào tháng 3, Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, cho biết Nga đã thả 700 quả bom dẫn đường xuống lãnh thổ Ukraine chỉ trong một tuần.

Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Nga đã vô tình tấn công các khu vực của Ukraine dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa và ngay cả trong lãnh thổ Nga nằm trong biên giới được quốc tế công nhận của Nga.

Vào tháng 4 năm 2023, một chiến đấu cơ của Nga đã vô tình ném bom thành phố Belgorod của Nga, gần biên giới nước này với Ukraine. Vào tháng Giêng, Nga đã vô tình ném bom làng Petropavlovka ở vùng Voronezh của nước này. Truyền thông nhà nước đưa tin Bộ Quốc phòng Nga vào thời điểm đó cho biết đã có “vụ xả đạn máy bay bất thường” trên thị trấn.

Hôm 8 Tháng Giêng, một quan chức thân Mạc Tư Khoa cho biết một máy bay phản lực của Nga đã vô tình thả quả bom FAB-250 xuống thành phố Rubizhne, thuộc vùng Luhansk sáp nhập của Ukraine.

Dòng bom FAB, bao gồm FAB-250 nặng 250kg và FAB-500 nặng 500kg, là vũ khí thời Liên Xô đã được nâng cấp với bộ dẫn đường để trở thành bom chính xác. Các sửa đổi mới cũng đã bổ sung thêm các cánh bật ra, nghĩa là chúng lướt về phía mục tiêu đã định. Các quan chức Ukraine đã mô tả FAB-1500 là vũ khí hủy diệt mà các máy bay phản lực Nga đã triển khai rộng rãi hơn nhiều trong những tuần gần đây.

Vào đầu tháng 3, đoạn phim được cho là giao tranh xung quanh thị trấn Krasnohorivka của Donetsk cho thấy một quả bom FAB-1500 đáp xuống một tòa nhà nhiều tầng, dẫn đến một quả cầu lửa.

Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash ngày 1 Tháng Tư, cho biết FAB-1500 là “vũ khí cực kỳ mạnh mẽ”. Chìa khóa để chống lại bom hạng nặng là tiêu diệt các máy bay phóng chúng như Su-34 và Su-34. Su-35, Yevlash nói thêm.

Ngoại trưởng Ukraine cho biết vào tháng 3: “ Lợi thế chính của Nga trên chiến trường hiện nay là việc sử dụng rộng rãi bom dẫn đường trên không”. “Những quả bom này, nặng trung bình từ 500 đến 1.500 kg, cho phép quân xâm lược Nga tiêu diệt các mục tiêu trong cuộc tấn công của họ và tiến qua đống đổ nát.”

Ông nói với Financial Times vào tháng 4 rằng các chiến binh của Ukraine “thường xuyên bị tấn công bằng bom dẫn đường quét sạch các vị trí của chúng tôi”.

Các quan chức lực lượng không quân Ukraine cảnh báo vào tháng Tư năm 2023 rằng Nga đã bắt đầu chuyển đổi bom trên không FAB-500 nặng 500 kg thành vũ khí giống hỏa tiễn hành trình, được bắn ra từ ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Ukraine. Mykola Oleshchuk, nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine, cho biết vào thời điểm đó rằng đã có “dấu hiệu chuẩn bị cho việc sử dụng hàng loạt” quả bom nặng 1.500 kg.

Trước đây, Nga đã sử dụng FAB-500 rộng rãi, bao gồm cả thị trấn chiến lược Avdiivka ở miền đông Ukraine trước khi lực lượng Ukraine rút khỏi khu định cư vào giữa tháng 2.

Vào tháng 3, truyền thông nhà nước Nga đưa tin Mạc Tư Khoa đã bắt đầu sản xuất hàng loạt FAB-3000, loại bom nặng 3.000 kg hay 3 tấn.

3. Lính Nga nói Mạc Tư Khoa giấu những cái chết trong chiến tranh để tránh trả tiền cho gia đình

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Soldier Says Moscow Hiding War Deaths to Avoid Paying Families”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Theo một cuộc điện thoại bị Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, gọi tắt là HUR, chặn được, Mạc Tư Khoa được cho là đã phớt lờ việc cảnh báo cho các thành viên gia đình sau khi một người lính chết trong cuộc chiến với Ukraine để tránh bồi thường cho người thân của quân nhân.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại được HUR đăng lên Telegram hôm thứ Năm, có thể nghe thấy một người lính Nga nói rằng Điện Cẩm Linh đã liệt kê các chiến binh đã chết là “mất tích” chứ không phải là chết để tránh phải trả tiền bồi thường. Đề cập đến gia đình một đồng đội, anh ta nói:

“Gia đình anh ta không nhận được tin tức gì từ mấy tháng nay rồi. Hỏi mãi đơn vị nói anh ta mất tích. Nhưng chúng tôi biết anh ấy chết rồi. Chúng nó không muốn trả tiền.”

Các báo cáo trước đây cho thấy Nga đang tìm mọi cách để tránh thực hiện lời hứa bồi thường cho gia đình các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh. Putin đã ký một sắc lệnh vào Tháng Giêng năm 2023, hứa sẽ trả cho những người thụ hưởng của các quân nhân đã chết 5 triệu rúp, tương đương 53.800 Mỹ Kim. Những binh sĩ bị thương trên chiến trường sẽ được nhận khoản tiền 3 triệu rúp hay 32.280 Mỹ Kim.

Vào tháng 6 năm 2023, mẹ của người lính Nga Mikhail Cherkasov nói với Radio Free Europe/Radio Liberty rằng bà đã được các đồng đội của Cherkasov cho biết rằng con trai bà đã thiệt mạng trong chiến tranh hồi đầu tháng đó. Tuy nhiên, quân đội Nga được cho là đã ra lệnh để thi thể của Cherkasov trên chiến trường vì việc đưa ông về nhà sẽ không “có lời”.

Cơ quan điều tra độc lập của Nga Mozhem Obyasnit (Chúng tôi có thể giải thích) cho biết trong một báo cáo công bố vào tháng 12 rằng một người lính Nga khác bị thương nặng dọc chiến tuyến chỉ nhận được hai xô cà rốt và một túi hành từ chính phủ thay vì tiền đã hứa. Vợ của người lính, Irina Rybkina, nói với tờ báo rằng chồng cô rất đau đớn và cần phải phẫu thuật đầu gối, nhưng đã bị đưa trở lại chiến trường mà không phẫu thuật.

“Anh ấy bị đau nặng, đầu gối không thể duỗi thẳng và không thể đi lại nếu không có nạng. Anh ta đang dùng thuốc giảm đau và thuốc ngủ,” Rybkina nói.

4. Tình báo quân sự Anh: Ukraine tấn công làm quá tải phòng không Nga, gây 'hỏa lực thân thiện'

Báo cáo của Cơ quan Tình báo Quân đội Anh ngày 6 Tháng Tư cho biết các cuộc tấn công gần đây của Ukraine đã gia tăng áp lực lên các hệ thống phòng không của Nga, dẫn đến khả năng Nga bắn hạ máy bay của chính nước này.

Theo Bloomberg, Lực lượng Ukraine gần đây đã tăng cường tấn công vào lãnh thổ Nga, chủ yếu nhắm vào các cơ sở quân sự và nhà máy lọc dầu. Tổng cộng, các cuộc tấn công mới nhất đã làm gián đoạn từ 12 đến 14% công suất lọc dầu của Nga.

Trả lời những lo ngại của Mỹ về việc tấn công vào các cơ sở của Nga, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của riêng mình để tự vệ trong bối cảnh Mạc Tư Khoa tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Cơ quan Tình báo Quân đội Anh đã nhắc lại vụ việc ngày 28 Tháng Ba, khi một máy bay quân sự của Nga được tường trình đã lao xuống vùng biển gần Crimea bị tạm chiếm.

Báo cáo của Cơ quan Tình báo Quân đội Anh cho biết chiếc máy bay đã bị bắn rơi “trong một vụ bắn nhầm”. Nhà lãnh đạo Sevastopol do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, đã phản ứng về vụ tai nạn máy bay, cho rằng có “lỗi kỹ thuật”.

Báo cáo của Tình báo Quân đội Anh cũng đề cập đến cuộc tấn công của Ukraine vào ngày 24 Tháng Ba, nhằm vào các mục tiêu ở Sevastopol bị Nga tạm chiếm và Hạm đội Hắc Hải. Theo báo cáo, các cuộc tấn công của Ukraine “gần như chắc chắn đã khiến lực lượng phòng không địa phương của Nga phải ở trạng thái sẵn sàng cao độ”.

Báo cáo cho biết: “Trước đây đã có những báo cáo chưa được xác nhận về việc xảy ra các trường hợp hỏa lực thân thiện tương tự, thường xảy ra sau các giai đoạn Ukraine hành động chống lại lực lượng Nga tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm bất hợp pháp”.

Cơ quan Tình báo Quân đội Anh cho biết “có khả năng thực tế hơn là vấn đề kỹ thuật” rằng lực lượng Nga đã vô tình giao chiến với phi công và máy bay của họ dưới áp lực từ các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine.

Tình báo Quân đội Anh nói thêm rằng những trường hợp này và các trường hợp khác nếu được xác nhận, có thể cho thấy “sự thiếu nhận thức và phối hợp tình huống” trong lực lượng Nga.

Trước đó, Không quân Nga chịu tổn thất đặc biệt nặng nề vào cuối tháng 2 và tháng 3 khi mất hơn chục chiến đấu cơ, trong đó có tiêm kích ném bom Su-34, tiêm kích Su-35 và một máy bay do thám quân sự hiếm A-50.

5. CÂU CHUYỆN CỦA Putin. Các điệp viên của Putin bịa ra âm mưu xa vời của Hoa Kỳ chiêu mộ những tên buôn ma tuý, những kẻ giết người Colombia đang bị bỏ tù để chiến đấu cho UKRAINE chống lại Nga

Putin và các điệp viên Nga của ông đã bịa ra một lý thuyết hoang đường cáo buộc Mỹ âm mưu chiêu mộ những băng đảng buôn ma túy và giết người Colombia để chiến đấu cho Ukraine.

Theo những tuyên bố kỳ lạ của cơ quan tình báo Nga, Mỹ được cho là đang lên kế hoạch xây dựng tiền tuyến của Ukraine với các tù nhân hiện đang bị nhốt ở Bắc Mỹ.

Băng nhóm này sẽ bao gồm hàng trăm tù nhân người Mễ Tây Cơ và Colombia mà Nga gọi là “đám đông đa quốc gia”.

Các điệp viên Nga, những người cho biết họ đã nhận được dữ liệu bí mật nêu chi tiết về kế hoạch tổng thể của Mỹ, đã gọi đây là một “phương pháp tuyệt vọng nhằm cố gắng lật ngược tình thế ở Ukraine”.

Các nhà tù ở Mỹ chứa đầy những thành viên tàn nhẫn của các tập đoàn ma túy Mễ Tây Cơ và Colombia, từ những kẻ sát nhân lạnh lùng cho đến những tên trùm băng đảng ma túy.

Nhiều người cho rằng những tuyên bố kỳ lạ của Nga hoàn toàn là dối trá.

Hãng thông tấn TASS cho biết họ đã được văn phòng báo chí của Cơ quan Tình báo nước ngoài, gọi tắt là SVR, Liên bang Nga thông báo về thông tin này.

Văn phòng báo chí đưa tin: “Hoa Kỳ đang sử dụng các phương pháp ngày càng tuyệt vọng trong nỗ lực lật ngược tình thế chiến trường ở Ukraine.

“Họ bổ sung hàng ngũ các chiến binh của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã mất tinh thần bằng một đám đông đa quốc gia có xu hướng bạo lực vũ trang.”

Báo cáo cho biết “kế hoạch” này là sự hợp tác giữa Tổng cục Chống ma túy Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI.

Cơ quan tình báo Nga tuyên bố điều này được thực hiện “với hy vọng rằng những người được tuyển mộ sẽ không bao giờ quay trở lại”.

Họ cũng cáo buộc “đợt côn đồ” đầu tiên sẽ đến Ukraine vào mùa hè và điều đó có thể dẫn đến việc Mỹ tăng cường hoạt động nếu mọi việc suôn sẻ.

Tuy nhiên, SVR đã tuyên bố một cách giật gân rằng dù sao thì kế hoạch này cũng sẽ không bao giờ thành công vì “thương lượng với các trùm ma túy rất khó khăn”.

Họ nói với TASS: “Các cuộc đàm phán với trùm ma túy đang diễn ra khó khăn, nếu không có sự chấp thuận của họ thì không một tên cướp nào dám hợp tác với chính quyền Mỹ vì lo sợ cho tính mạng của mình và những người thân yêu của mình”.

Bản thân Nga thực ra đã tuyển mộ tù nhân để chiến đấu cho họ trong chiến tranh.

Hồi tháng Giêng, có báo cáo cho rằng hơn 100.000 tù nhân Nga đã bị đưa đến các vùng chiến sự chết chóc, bao gồm những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ hiếp dâm và buôn bán ma túy.

Olga Romanova, giám đốc tổ chức nhân quyền Russia Behind Bars, thậm chí còn mô tả những phương pháp kinh tởm của tên bạo chúa Nga nhằm tìm thêm những chiến binh “bia đỡ đạn” bằng cách gia tăng “những đòn tra tấn”.

Cô ấy nói: “Điều kiện trong các nhà tù sẽ trở nên không thể chịu nổi nên những người đàn ông ở đó phải đến Ukraine”.

Olga cũng cho rằng số lượng tù nhân có thể còn cao hơn và không ngừng tăng lên với nhiều người bị đưa vào đội quân đánh thuê khét tiếng Wagner.

Ukraine cũng tuyên bố phụ nữ Nga đã được tìm thấy đã chết ở tiền tuyến.

Một quan chức Kyiv cho biết xác của những phụ nữ này - được huấn luyện để trở thành chiến binh Nga - ngày càng được tìm thấy trong các chiến hào.

Ukraine cáo buộc các nữ tù nhân đã được tuyển mộ từ các nhà tù và được huấn luyện cách sử dụng vũ khí chính xác.

Và giờ đây họ đang hấp hối khi chiến đấu với cuộc chiến bất hợp pháp của Putin trong bối cảnh Nga xâm lược.

Cố vấn Chính phủ Ukraine Anton Gerashchenko cho biết: “Trong chiến hào, trong số quân xâm lược Nga đã chết, chúng tôi tìm thấy ngày càng nhiều phụ nữ Nga từ các nhà tù hình sự dành cho phụ nữ.

“Ngày càng có ít tù nhân nam muốn chết trong cuộc xâm lược của Nga - các cô gái trẻ bị ném vào các 'cuộc tấn công biển người'.”

6. Thống đốc Ukraine cho biết cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Odesa khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có bé gái 10 tuổi

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Governor: Russian missile attack on Odesa kills 4, including 10-year-old girl”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo cập nhật mới nhất của Thống đốc Odesa Oleh Kiper, lực lượng Nga đã tấn công khu vực Odesa vào tối 10 Tháng Tư, khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có một bé gái 10 tuổi và làm bị thương 14 người khác.

Các khu vực phía nam Ukraine, như Odesa, thường xuyên là mục tiêu tấn công của Nga. Theo các quan chức địa phương, một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào ngày 29 Tháng Ba nhằm vào Odesa đã khiến ít nhất 5 người bị thương, trong đó có 3 trẻ em.

Kiper cho biết Nga đã tấn công Odesa bằng hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M từ 6 giờ chiều đến 6 giờ 30 chiều giờ địa phương. Ông không nêu rõ có bao nhiêu hỏa tiễn đã bắn trúng khu vực.

Những người bị thương được cho là bao gồm một người đàn ông trong tình trạng nghiêm trọng bị cắt cụt chi dưới và một bé gái bốn tuổi.

Theo Kiper, cơ sở hạ tầng giao thông và xe tải đã bị hư hại trong vụ tấn công.

Theo Lực lượng Phòng vệ Miền Nam, đây là một cuộc tấn công kép, trong đó sau cuộc tấn công ban đầu, là cuộc tấn công thứ hai - trễ hơn một chút - để có thể gây thương tích hoặc giết chết những người phản ứng đầu tiên. Quân đội cho biết thêm, một trạm xăng nằm trong số các cơ sở bị tấn công, “làm tăng nguy cơ nổ”.

Nga gần đây đã tăng cường sử dụng các cuộc tấn công kép vào các thành phố của Ukraine, dẫn đến nhiều thương vong cho dân thường.

Nhiều vụ nổ đã được báo cáo ở Odesa vào ngày 10 tháng 4, khiến cơ sở hạ tầng giao thông bị tấn công hai lần vào buổi sáng, khiến hai nhân viên bị thương, Lực lượng Phòng vệ Miền Nam cho biết.

Các cuộc tấn công tăng cường của Nga nhằm vào Odesa trùng với dịp kỷ niệm 80 năm giải phóng thành phố khỏi sự xâm lược của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

7. Nga phạm tội ác chiến tranh khi tấn công một cửa hàng tạp hóa và một hiệu thuốc ở Kharkiv

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm, 11 Tháng Tư, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một cuộc tấn công của Nga vào một cửa hàng tạp hóa và một hiệu thuốc ở vùng đông bắc Kharkiv hôm thứ Tư đã giết chết ba người, trong đó có một bé gái 14 tuổi.

Cuộc tấn công vào Lyptsi, cách biên giới Nga khoảng 10km, cũng khiến một cậu bé 16 tuổi và một phụ nữ bị thương. Một cuộc tấn công khác bằng bom dẫn đường đã phá hủy một bệnh viện ở thị trấn biên giới Vovchansk.

Cô nhấn mạnh rằng tất cả các tội ác này, đặc biệt là vụ tấn công phá hủy bệnh viện là một tội ác chiến tranh.

8. Ukraine cho biết tổn thất của Nga vượt qua các cột mốc chiến tranh nghiệt ngã trong quá khứ

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Smashes Past Grim War Milestone: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo số liệu do quân đội Ukraine công bố hôm thứ Tư, thương vong của Nga ở Ukraine đã vượt quá 450.000 người kể từ tháng 2 năm 2022.

Theo thống kê của Kyiv, lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 830 binh sĩ trong ngày hôm qua, nâng tổng số thương vong được báo cáo trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện lên 450.080. Con số thương vong được báo cáo của Nga này gần bằng với tổng số binh sĩ Nga mà Ukraine cho biết đã được triển khai tại Ukraine do Nga kiểm soát.

Số lượng thương vong trong chiến tranh rất mờ mịt, và cả Mạc Tư Khoa lẫn Kyiv đều không muốn đưa ra ước tính về tổn thất của chính mình. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Ước tính thiệt hại của phương Tây thấp hơn con số của Ukraine. Chính phủ Anh ngày 3 tháng 3 cho biết từ tháng 2 năm 2022 đến đầu tháng 3 năm 2024, tổng số thương vong của Nga — thiệt mạng và bị thương — là 355.000 người.

Tuy nhiên, các số liệu từ quân đội Ukraine đưa ra một số dấu hiệu về tổn thất mà lực lượng vũ trang Nga phải gánh chịu sau nhiều tháng chiến tranh khốc liệt trước một cuộc tấn công mới được dự đoán trước của Nga trong những tuần tới.

Số lượng thương vong thường tăng vọt trong các trận chiến kéo dài, như trong cuộc tấn công của Nga vào thành phố Bakhmut của Donetsk vào đầu năm 2023 và khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào thành phố chiến lược phía đông Avdiivka vào tháng 10 năm 2023.

Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Avdiivka, từng là thành trì của Ukraine, kể từ giữa tháng 2 năm 2024. Đây là một chiến thắng quan trọng đối với Điện Cẩm Linh nhưng đã gây ra thiệt hại nặng nề – chính phủ Anh đánh giá rằng tháng 2 năm 2024 chứng kiến tỷ lệ thương vong của Nga cao nhất trong cuộc chiến. Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong suốt tháng, số người thiệt mạng và bị thương trung bình hàng ngày chỉ khoảng 1.000 người.

Avdiivka nhấn mạnh các cuộc tấn công “thách thức và tốn kém” có thể xảy ra như thế nào đối với Nga, Mykola Bielieskov, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu của Ukraine, nói với Newsweek.

Các quan chức Ukraine xung quanh Avdiivka ước tính rằng Nga đã phải chịu 47.000 thương vong trong cuộc tấn công vào thành phố. Trong số này, khoảng 17.000 quân nhân Nga thiệt mạng và khoảng 30.000 người bị thương.

Nhà phân tích chiến tranh trên bộ Samuel Cranny- cho biết trong thời gian còn lại của năm, “thương vong sẽ tăng đột biến nếu xảy ra một trận chiến khốc liệt khác như với Avdiivka hoặc Bakhmut, nơi cả hai bên quyết định giữ vững vị trí của mình trên một thị trấn, thành phố hoặc một khu vực được phòng thủ”. Evans, cộng tác viên của Viện nghiên cứu Vương quốc Anh, Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia.

Ông nói với Newsweek: “Một khu vực Ukraine được phòng thủ tốt có thể làm tăng thương vong của Nga nếu nó trở thành tâm điểm của cuộc tiến công”.

Bielieskov cho biết thương vong của Nga cũng sẽ phụ thuộc vào nguồn lực của Ukraine.

Các quan chức Ukraine cho biết Nga có thể bắt đầu một cuộc tấn công mới sớm nhất là vào cuối tháng 5, nhưng ở Kyiv có những lo ngại sâu sắc về nguồn cung cấp quân sự, nhất là đạn dược, từ các nước phương Tây ủng hộ.

Hàng chục tỷ Mỹ Kim viện trợ an ninh cho Ukraine đã bị Quốc hội chặn lại trong nhiều tháng qua, cụ thể là từ Tháng Mười năm ngoái cho đến nay. Các nhà phân tích cho biết, sự không chắc chắn từ nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine đang gây nguy hiểm cho các hoạt động của Ukraine. Các nước Âu Châu, dẫn đầu là Cộng hòa Tiệp, đang trong quá trình tăng cường tài trợ cho các lô đạn dược mới dành cho Ukraine.

Tuy nhiên, kể từ khi chiếm được Avdiivka, số thương vong được báo cáo của Nga đã giảm xuống. Chính phủ Anh hôm Chúa Nhật cho biết Mạc Tư Khoa có thể giảm các cuộc tấn công để phục hồi sau cuộc tấn công dữ dội vào Avdiivka và giảm bớt thương vong trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.

Tuy nhiên, mỗi năm lại mang lại thương vong trung bình hàng ngày cao hơn cho Nga, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá vào cuối tuần qua. Anh cho biết tính đến thời điểm hiện tại, trung bình Mạc Tư Khoa phải hứng chịu 913 thương vong mỗi ngày trong năm 2024. Luân Đôn cho biết thêm, vào năm 2022, con số này đứng ở mức 400 và chỉ ở mức dưới 700 vào năm 2023.

Các chuyên gia cho rằng đối với lực lượng tân binh lớn của Nga, việc duy trì nỗ lực chiến tranh với tỷ lệ thương vong tương tự có thể kéo dài được trong vài năm.

Cranny-Evans cho biết, trừ khi có “sự suy sụp đột ngột về tinh thần”, Nga có thể tiếp tục tiến lên bất chấp tỷ lệ thương vong trong một thời gian. Bielieskov đồng tình: “Hiện tại tỷ lệ thương vong như vậy là khá ổn định đối với Nga”.

Chính quyền Nga hồi tháng 3 cho biết họ đang mở rộng lực lượng vũ trang, bao gồm cả việc thành lập hai Tập Đoàn Quân mới vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, tình báo phương Tây đánh giá rằng cho đến nay, các lực lượng mới được thành lập đã “ngay lập tức bị ném vào chiến trường Ukraine”, do đó cản trở các nỗ lực mở rộng.

Anh cho biết Mạc Tư Khoa có khả năng tuyển dụng thêm khoảng 30.000 nhân sự mỗi tháng, thúc đẩy các cuộc tấn công hàng loạt vào các vị trí của Ukraine. Tình báo quân sự Ukraine cũng đưa ra con số tương tự.

Thương vong của Ukraine cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công, chiến thuật và nguồn cung cấp vũ khí. Cranny-Evans cho biết, giống như thương vong của Nga tăng lên trong các trận chiến đô thị ở Donetsk, tổn thất của Ukraine cũng tăng lên trong cuộc phản công vào mùa hè năm 2023.

Giống như Nga, Ukraine rất kín tiếng về những tổn thất của mình. Cuối tháng 2/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 31.000 quân Ukraine đã thiệt mạng kể từ đầu năm 2022.

Vào giữa tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Ukraine đã phải hứng chịu khoảng 71.000 thương vong kể từ đầu năm. Con số này rất giống với con số thương vong của Nga do quân đội Ukraine đưa ra - con số của Kyiv vào thời điểm đó đưa ra con số thương vong của Điện Cẩm Linh vào khoảng 72.000 người kể từ đầu năm 2024.

Vào cuối năm 2023, Shoigu cho biết Ukraine đã hứng chịu 383.000 thương vong kể từ tháng 2 năm 2022 và tháng 12 năm 2023, theo truyền thông nhà nước Nga. Con số này đã bị thổi phồng, nhưng cuộc xung đột dù sao cũng là một “cuộc chiến rất đau đớn đối với người dân Ukraine”, Nick Reynolds, chuyên gia về chiến tranh trên bộ của tổ chức nghiên cứu RUSI, trước đây đã nói với Newsweek.

Ukraine có nguồn nhân sự tiềm năng hạn chế hơn rất nhiều và đang phải vật lộn với những vấn đề nan giải về cách bổ sung nhân lực trong nhiều tháng. Đầu tháng này, ông Zelenskiy đã ký một đạo luật giảm độ tuổi tối thiểu để nhập ngũ từ 27 xuống 25.

9. Ukraine tấn công mục tiêu của Nga chỉ cách nơi lưu trữ hạt nhân 7 dặm

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Struck Russian Target Just 7 Miles From Nuclear Storage Site”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Cuộc tấn công của Ukraine vào Trung tâm Huấn luyện Hàng không Nga dành cho phi công Borisoglebsk, vùng Voronezh, chứng kiến máy bay không người lái đã bắn trúng mục tiêu chỉ cách một cơ sở lưu trữ hạt nhân bí mật của Nga vài dặm.

Trung tâm huấn luyện hàng không Chkalov nằm cách thành phố quân sự Voronezh-45 đã đóng cửa chưa đầy 11 km, nơi cất giữ vũ khí hạt nhân của Nga, hãng thông tấn độc lập Nga Agentstvo đưa tin trên Telegram.

Cuộc tấn công mới nhất càng làm bộc lộ những rủi ro và nguy hiểm liên quan đến các cuộc tấn công của Ukraine trên đất Nga, bắt đầu ngay sau khi Nga khởi sự cuộc xâm lược và ngày càng gia tăng về phạm vi cũng như tần suất trong những tháng gần đây.

Nhiều video xuất hiện hôm thứ Ba cho thấy một vụ nổ lớn xảy ra tại khu vực có trung tâm đào tạo phi công, gây thiệt hại cho các cơ sở sản xuất được một quan chức Ukraine xác nhận.

“Chúng tôi sẽ không tiết lộ chi tiết, nhưng theo thông tin sơ bộ, cơ sở sản xuất chính của doanh nghiệp đã bị hư hại”, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 11 Tháng Tư.

Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố ngay sau khi tuyên bố rằng hai máy bay không người lái của đối phương đã bị lực lượng phòng không tiêu diệt ở khu vực Voronezh.

Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, trung tâm hàng không bị máy bay không người lái tấn công nằm trên phố Narodnaya, cách Voronezh-45 chưa đầy 7 dặm, nơi có một trong 12 cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân được biết đến của Nga.

Địa điểm này trước đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vào tháng 6 năm 2023, khi quân đội Wagner tiếp cận nó trên đường tới Mạc Tư Khoa trong cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin.

Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, bình luận về các sự kiện vào tháng 7 năm 2023, tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng rằng lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner đã cố gắng có được các thiết bị hạt nhân trong cuộc nổi dậy ngắn ngủi của họ chống lại cơ sở quân sự của Nga.

Budanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters: “Nếu bạn sẵn sàng chiến đấu cho đến người cuối cùng, thì đây là một trong những cơ sở giúp nâng cao đáng kể số tiền đặt cược”.

Trong cuộc binh biến, các xe quân sự của Wagner đã chuyển hướng về phía đông từ đường đến Mạc Tư Khoa và hướng tới Voronezh-25, bằng chứng là các video đăng trực tuyến và các cuộc phỏng vấn với người dân địa phương trên các phương tiện truyền thông Nga.

Lính đánh thuê Wagner được cho là đã đến thị trấn Talovaya, nơi họ chiến đấu với quân đội Nga, bắn hạ một chiếc trực thăng Ka-52 “Alligator”.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phá hoại đau đớn vào các cơ sở quân sự, nhà máy lọc dầu và sản xuất của Nga vào năm 2024, với các cuộc tấn công thành công gần đây được ghi nhận cách xa biên giới Ukraine tới 800 dặm.

Hàng chục cơ sở và nhà máy dầu quan trọng về mặt chiến lược của Nga dường như nằm trong tầm tay của Ukraine, trong đó Kyiv đang quảng bá kế hoạch sắp tới để sản xuất hàng loạt máy bay không người lái mới với tầm bắn xa hơn, có khả năng vượt quá 1.800 dặm.
 
Quá đáng: GM cầm hộ chiếu Vatican vẫn không được vào Mexico họp HĐGM. ĐHY Li Băng kêu gọi bình tĩnh
VietCatholic Media
17:18 12/04/2024


1. Giám mục Công Giáo phản đối việc trục xuất của cơ quan nhập cư Mễ Tây Cơ

Một giám mục Công Giáo nghi lễ Melkite, một trong hơn 20 nghi lễ Đông phương của Giáo Hội Công Giáo hiệp thông với Rôma, đã phản đối sự ngược đãi mà ngài nói rằng ngài đã phải gánh chịu và việc ngài bị trục xuất sau khi đến Sân bay Quốc tế Thành phố Mexico.

Đức Giám Mục Joseph Khawam, giám mục tông tòa của Giáo hội Melkite ở Venezuela và là giám quản tông tòa của Giáo phận Melkite ở Mễ Tây Cơ, đã tố cáo rằng chính quyền nhập cư Mễ Tây Cơ đã giam giữ ngài hàng giờ cùng với những người nhập cư bất hợp pháp, tịch thu hộ chiếu Vatican và điện thoại cá nhân của ngài, đồng thời trục xuất ngài về Venezuela là nơi ngài đã bay tới Mễ Tây Cơ.

Trong một tuyên bố được đăng ngày 6 tháng 4 trên Facebook và Instagram, vị Giám Mục gốc Syria cho biết ngài “lấy làm tiếc và tố cáo” những gì được cho là đã xảy ra vào đêm 2-3 tháng 4 tại phi trường ở thủ đô Mexico.

Tuyên bố cho biết vị giám mục Melkite nói rằng những gì xảy ra với ngài là “một hành vi phân biệt chủng tộc trắng trợn và trên hết là một sự xúc phạm đến phẩm giá con người, vì quốc tịch xuất xứ của ngài trong hộ chiếu Vatican là người Syria và ngài đã bị chính quyền đối xử trên cơ sở này.”

Đức Cha Khawam nói rằng những gì đã xảy ra là “sự vi phạm nhân quyền và vi phạm các công ước quốc tế quy định vấn đề này”.

Vị Giám Mục nói rõ rằng đây “là một sự xúc phạm lớn đối với Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội Mễ Tây Cơ nói riêng với tư cách pháp lý mà ngài đại diện với tư cách là giám quản tông tòa” vì ngài “mặc trang phục giáo sĩ chính thức với cây thánh giá”.

Trong tuyên bố, vị giám mục Công Giáo cũng cáo buộc rằng chính quyền tại phi trường đã từ chối “xem tất cả các tài liệu và thông tin xác thực mà ngài mang theo và không công nhận danh tính hợp pháp của ông với tư cách là giám quản tông tòa trong Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ”.

Đức Cha Khawam đến Mễ Tây Cơ trong số những lý do khác là để tham gia phiên họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4.

Bản tuyên bố lưu ý rằng vị Giám Mục đã nhiều lần yêu cầu chính quyền liên hệ với sứ thần tòa thánh ở Mễ Tây Cơ hoặc Cha Alfonso Serna, đại diện hợp pháp của Giáo phận Meltkite ở Mễ Tây Cơ, người đang mong đợi ngài, “nhưng phản hồi yêu cầu của ngài đã bị từ chối nhiều lần.”

Vị Giám Quản Tông Tòa của Nhà thờ Melkite ở Mễ Tây Cơ kêu gọi chính quyền “đưa ra lời giải thích chung cho sự việc kỳ lạ và đáng trách này” và bồi thường cho những tổn hại mà ông phải chịu.


Source:Catholic News Agency

2. Đức Hồng Y Raï, Thượng phụ Antioch của Maronites kêu gọi bình tĩnh sau vụ sát hại một thành viên của Lực lượng Li Băng

Lên án vụ giết người dã man và kêu gọi mạnh mẽ “sự bình tĩnh và chừng mực trong tình hình chính trị, an ninh và xã hội tế nhị và căng thẳng này”. Đây là điều mà Thượng phụ Maronite, Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, nói trong một tuyên bố sau khi phát hiện thi thể của Pascal Sleiman, điều phối viên tại Jbeil, trong khu vực Byblos của “Đảng Lực lượng Thiên chúa giáo Li Băng”.

Sleiman biến mất vào Chúa Nhật ngày 7 tháng 4 và là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Thi thể của anh được tìm thấy ở Syria, giáp biên giới với Li Băng. Theo tình báo quân đội Li Băng, Sleiman là nạn nhân của một vụ bắt cóc bởi một “băng nhóm tội phạm Syria” không xác định, kẻ đã giết anh ta khi đang cố gắng đánh cắp chiếc xe của anh ta và sau đó đưa thi thể của anh ta về Syria.

Quân đội Li Băng cho biết họ đã bắt giữ hầu hết các thành viên của băng nhóm tội phạm này và đang liên hệ với chính quyền Syria để thu hồi thi thể của thủ lĩnh bị sát hại.

Đức Hồng Y Raï cho biết ngài “rất đau buồn, giống như tất cả những người Li Băng lương thiện, trước thảm kịch vụ bắt cóc và sát hại Pascal Sleiman”. “Tất cả chúng tôi đều hy vọng rằng anh ta vẫn còn sống, và đó là những gì đã nói ngay từ đầu. Nhưng sự thật cay đắng lại hoàn toàn khác. Tôi cầu nguyện cho sự cứu rỗi linh hồn anh ta. Xin Chúa bảo vệ gia đình anh ta, đoàn kết trong đau buồn, cũng như những người bạn đồng hành của anh ta từ đảng Lực lượng Li Băng.”

Đức Thượng Phụ Maronite đặc biệt ca ngợi sự khôn ngoan của vợ anh Sleiman, là người đã “dạy cho người Li Băng một bài học nhớ đời” vì bà không hề bày tỏ bất kỳ ý nghĩ trả thù nào. Đức Hồng Y nói thêm: “Xin Thiên Chúa bảo vệ Li Băng và người dân khỏi những kẻ xấu xa” và kêu gọi “các phương tiện truyền thông kiềm chế mọi sự giải thích sai lầm và không thổi bùng ngọn lửa bất hòa”


Source:Fides

3. Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu: Phá thai không bao giờ có thể là một quyền cơ bản

Trước cuộc bỏ phiếu sắp tới vào ngày 11 tháng 4 tại Brussels về việc có nên đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu hay không, các Giám mục của Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nhắc lại sự phản đối kiên quyết của các ngài đối với đề xuất này và chỉ trích các ý thức hệ áp đặt.

Con người, trong bất kỳ tình huống nào và ở mọi giai đoạn phát triển luôn luôn thiêng liêng và bất khả xâm phạm, các Giám mục Âu Châu đã tái khẳng định và nói thêm rằng một khi niềm tin này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng biến mất.

Tuyên bố từ Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, được đưa ra trước cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể tại Brussels hôm thứ Năm về việc đưa quyền phá thai vào Hiến chương về các Quyền Cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu.

Tuyên bố của các Giám mục được đưa ra một ngày sau khi xuất bản Dignitas infinita, một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin mô tả việc phá thai là một thực hành “nghiêm trọng và đáng trách” trong danh sách các vi phạm nhân phẩm.

Tuyên bố của COMECE có tiêu đề “Hãy nói có đối với việc đề cao phẩm giá phụ nữ và quyền sống, và nói không với phá thai và áp đặt ý thức hệ”.

Các Giám mục bày tỏ cam kết hoạt động vì một Âu Châu nơi phụ nữ có thể sống vai trò làm mẹ một cách tự do và như một món quà cho họ và cho xã hội, và nơi “làm mẹ” “không hề là một hạn chế đối với đời sống cá nhân, xã hội và nghề nghiệp”.

Các ngài cảnh báo: “Việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phá thai đi ngược lại với việc thúc đẩy thực sự phụ nữ và các quyền của họ”, khi các ngài nhắc lại rằng phá thai “không bao giờ có thể là một quyền cơ bản”.

Các Giám mục COMECE tuyên bố, quyền sống “là trụ cột cơ bản của tất cả các quyền con người khác, đặc biệt là quyền sống của những người dễ bị tổn thương nhất, mong manh nhất và không có khả năng tự vệ”, giống như “đứa trẻ chưa chào đời trong bụng mẹ, người di cư, người già, người khuyết tật và người bệnh.”

Nhắc lại lập trường rõ ràng của Giáo hội về vấn đề này, các ngài nhấn mạnh rằng, với “tất cả sức mạnh và sự rõ ràng, ngay cả trong thời đại chúng ta”, phải tuyên bố rằng “việc bảo vệ sự sống của thai nhi gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác”.

Các ngài cảnh báo, một khi người ta không thể hiểu được sự sống của thai nhi là một điều gì đó vô giá, thì nền tảng để bảo vệ nhân quyền sẽ luôn “phụ thuộc vào những ý muốn nhất thời của các quyền lực”, trích lời Dignitas infinita.

Các ngài đề nghị, Liên minh Âu Châu “phải tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau ở các Quốc gia Thành viên cũng như năng lực quốc gia của họ,” và “không thể áp đặt lên người khác, trong và ngoài biên giới của mình, các quan điểm tư tưởng về con người, tình dục và giới tính, hôn nhân và gia đình.”

Điều lệ không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận

Các ngài nhấn mạnh: “Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu không thể bao gồm các quyền không được tất cả mọi người công nhận và gây chia rẽ”, khi các ngài nhận thấy rằng không có quyền phá thai được công nhận trong Luật pháp Âu Châu hoặc quốc tế, và “vấn đề này diễn ra như thế nào” được quy định trong Hiến pháp và Luật của các Quốc gia Thành viên có sự khác biệt đáng kể.”

Tuyên bố kết thúc với việc các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhận xét rằng Hiến chương, phù hợp với những gì được viết trong Lời nói đầu, “phải tôn trọng 'sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống của các dân tộc Âu Châu'“, cũng như “các truyền thống hiến pháp và quốc tế, và nghĩa vụ chung của các Quốc gia Thành viên.”

Cuộc bỏ phiếu để đưa câu hỏi này vào Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu dường như là một chương khép kín cho đến khi nó được đưa trở lại cuộc sống gần đây.

Sau khi đưa quyền phá thai được đưa vào Hiến pháp Pháp vào ngày 4 tháng 3, cuộc tranh luận về việc đưa vấn đề phá thai vào một trong những quyền cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu đã được mở lại ở cấp độ Âu Châu.

Mặc dù nghị quyết đã được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 và đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên, nhưng giờ đây các Thành viên của Nghị viện Âu Châu đã quyết định khởi động lại đề xuất này và đây sẽ là chủ đề của một cuộc bỏ phiếu mới vào thứ Năm.


Source:Vatican News
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Vì Ngoài Chúa Ra - Sáng tác: Phùng Minh Mẫn - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
17:13 12/04/2024