Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 11/04/2011
GIẤU CÁI CUỐC
Có hai anh em nông phu, người anh sau khi làm xong việc đồng áng thì về nhà nấu cơm, sau đó đi vào ruộng kêu em trai về ăn cơm. Người em thấy anh mình từ đàng xa đi tới, bèn lớn tiếng nói:
- “Anh đợi em một chút, để em đem cái cuốc này giấu cái đã rồi về sau”.
Sau khi về đến nhà, người anh vừa ăn cơm vừa nói với em trai:
- “Nếu như muốn giấu cái gì thì âm thầm cất giấu, ai như em cất giấu đồ vật mà hét thật lớn, như thế không phải người khác nghe sao ? Nếu đồ vật bị mất thì làm sao đây ?”
Sau khi ăn cơm xong thì người em trở lại trong ruộng, nhưng tìm không thấy cái cuốc đâu nữa. Người em vội vàng chạy về nhà nói nhỏ vào tai anh mình:
- “Anh nè, cái cuốc bị mất rồi !”
Suy tư:
Người khôn ngoan khi cất giấu cái gì thì suy trước tính sau, nên cất chỗ này hay giấu ở chỗ kia; người không khôn ngoan thì khi cất giấu cái gì thì la lớn cho mọi người biết: lạy ông tôi ở bụi này.
Người khôn ngoan thật thì cất giấu cái khôn ngoan của mình không bày ra ngoài, nên họ thường làm những chuyện vĩ đại to lớn và có ích, đó là khiêm tốn; người khôn ngoan giả thì việc chưa làm mà đã khoe khoang, lời chưa nói thì người khác đã biết, toan tính điều gì thì người ở xa cách ba bốn thôn làng cũng nghe, đó là kiêu ngạo.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy dỗ nên biết được đâu là sự khôn ngoan thật của Chúa Thánh Thần, và đâu là sự khôn ngoan của thế gian:
- Khôn ngoan của Chúa Thánh Thần là lo tìm kiếm sự sống ở đời sau trên thiên đàng với Thiên Chúa.
- Khôn ngoan của thế gian là lo lắng tìm kiếm vật chất và sự hưởng thụ xác thịt ở đời này.
Hai sự khôn ngoan cách xa nhau như trời với đất.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có hai anh em nông phu, người anh sau khi làm xong việc đồng áng thì về nhà nấu cơm, sau đó đi vào ruộng kêu em trai về ăn cơm. Người em thấy anh mình từ đàng xa đi tới, bèn lớn tiếng nói:
- “Anh đợi em một chút, để em đem cái cuốc này giấu cái đã rồi về sau”.
Sau khi về đến nhà, người anh vừa ăn cơm vừa nói với em trai:
- “Nếu như muốn giấu cái gì thì âm thầm cất giấu, ai như em cất giấu đồ vật mà hét thật lớn, như thế không phải người khác nghe sao ? Nếu đồ vật bị mất thì làm sao đây ?”
Sau khi ăn cơm xong thì người em trở lại trong ruộng, nhưng tìm không thấy cái cuốc đâu nữa. Người em vội vàng chạy về nhà nói nhỏ vào tai anh mình:
- “Anh nè, cái cuốc bị mất rồi !”
Suy tư:
Người khôn ngoan khi cất giấu cái gì thì suy trước tính sau, nên cất chỗ này hay giấu ở chỗ kia; người không khôn ngoan thì khi cất giấu cái gì thì la lớn cho mọi người biết: lạy ông tôi ở bụi này.
Người khôn ngoan thật thì cất giấu cái khôn ngoan của mình không bày ra ngoài, nên họ thường làm những chuyện vĩ đại to lớn và có ích, đó là khiêm tốn; người khôn ngoan giả thì việc chưa làm mà đã khoe khoang, lời chưa nói thì người khác đã biết, toan tính điều gì thì người ở xa cách ba bốn thôn làng cũng nghe, đó là kiêu ngạo.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy dỗ nên biết được đâu là sự khôn ngoan thật của Chúa Thánh Thần, và đâu là sự khôn ngoan của thế gian:
- Khôn ngoan của Chúa Thánh Thần là lo tìm kiếm sự sống ở đời sau trên thiên đàng với Thiên Chúa.
- Khôn ngoan của thế gian là lo lắng tìm kiếm vật chất và sự hưởng thụ xác thịt ở đời này.
Hai sự khôn ngoan cách xa nhau như trời với đất.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 11/04/2011
N2T |
28. Nếu linh hồn có thể chết, thì khi nhìn thấy một tội nhỏ thì nó nhất định phải chết khiếp.
(Thánh nữ Catherine)Đệ tam thiên kỷ, thời đại của đức Chúa Thánh Thần
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
17:35 11/04/2011
ĐỆ TAM THIÊN KỶ, THỜI ĐẠI CỦA ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN?
Hơn mọi thế hệ nhân loại khác, con người hôm nay đã và đang được vinh dự đưa thế giới, và giáo hội, hành trình vào một thiên kỷ mới, thiên kỷ thứ ba của lịch sử Kitô giáo. Ðể chuẩn bị cho mốc thời gian vô cùng quan trọng này (năm 2000) và cũng là Ðại Năm Thánh, vị chủ chăn của giáo hội Công Giáo lúc bấy giờ, Chân Phúc (Á Thánh) Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã đề nghị ba năm chuẩn bị: 1997-1999. Mỗi năm, giáo hội đăc biệt suy niệm về một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Năm 1997: Ðức Chúa Con, Giêsu Kitô; 1998: Ðức Chúa Thánh Thần; và 1999: Ðức Chúa Cha.
Tuy nhiên sự hiểu biết của con người về Ðức Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa, xem ra bị giới hạn nhiều do chính bản chất hữu hạn trong khả năng suy tư của nhân loại. Các giáo huấn của giáo hội về Ngài, cách minh bạch (explicitly) hay hàm ẩn (implicitly), cũng chỉ chính thức được đặt trong khuôn khổ của Kinh Thánh.
Từ thuở sơ khai của giáo hội, các Thánh Phụ, thần học gia, văn gia Kitô giáo; dưới sự hướng dẫn của quyền bính giáo huấn chính thức và cao nhất của giáo hội (Magisterium); đã từ từ làm minh bạch những linh ứng hàm ẩn nguyên thủy. Nhờ vậy, theo đà thời gian giáo hội tiến sâu hơn, am tường hơn về những điều giáo hội đang có để rồi chính thức hình thành đức tin. Người Công giáo đã luôn luôn tin rằng Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, một Ngôi Vị riêng biệt trong Chúa Ba Ngôi, vĩnh cửu, đồng bản thể (Consubstantial), và cùng một uy quyền (Co-omnipotent) với Ngôi Cha và Ngôi Con. Ðiều này đã được tuyên xưng trong những bản kinh Tin Kính cổ thời nhất của giáo hội (Denz 1-75), trong đó có bản Creed of Epiphanius (D. 42-45), bản Athanasian Creed (D. 75-76), rồi đến hai kinh Tin Kính thời danh: Nicene (D. 125-126) và Constantinopolitan (D. 150). Tuy nhiên, giáo hội thuở ban đầu đã chưa trình bày cách rõ ràng về phương cách đưa đến sự hiện hữu của Đức Chúa Thánh Thần (tiếng La Tinh: procedere, Anh ngữ: procession, có người đã dịch qua tiếng Việt bằng một từ khá chính xác là ‘nhiệm xuất’); nguồn gốc của nhiệm xuất; và vai trò của Ðức Chúa Con trong nhiệm xuất này.
Xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng: Trong bản dịch kinh Tin Kính (Nicene) của tiếng Việt, mà các Kitô hữu luôn tuyên xưng trong thánh lễ ngày Chúa Nhật; ủy ban dịch thuật đã chỉ “đơn giản” trình bày việc “nhiệm xuất” của Đức Chúa thánh Thần là: “Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra…” Tuy đúng về ý nghĩa, nhưng những chữ “bởi…mà ra” dường như đã chưa diễn tả hết được sự thánh thiêng trong việc “nhiệm xuất” của Đức Chúa Thánh Thần. Dùng chữ “nhiệm xuất”, sẽ giúp người ta hiểu rõ hơn rằng Đức Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” trong một cách nhiệm mầu.
THỜI CÁC GIÁO PHỤ
Các thánh Clement of Rome (c.95) và Ignatius of Antioch (d.107) hội nhập Ðức Chúa Thánh Thần và hai Ngôi Cha, Con thành Một Chúa. Justin Martyr (d.c.167) và Athenagoras (c.177) đã dựa vào công thức Rửa Tội (Mt.28:19) để dạy rằng Thánh Thần (Spirit) cũng là Chúa. Ông Tertullian (d.c.222) thêm rằng Ðức Chúa Thánh Thần (ÐCTT) nhiệm xuất từ Ðức Chúa Cha (ÐCC) qua Ðức Chúa Con (Ðcc). Gregory Thaumaturgus nhấn mạnh đến sự bất khả phân ly của Ba Ngôi. Thánh Athanasius (373) minh chứng rằng ÐCTT có cùng sự liên kết với Ðcc, cũng như Ðcc liên kết với ÐCC. Thánh Cyril of Jerusalem (386) nói đến việc đồng bản tính (nature) của Ba Ngôi và việc ÐCC hành động qua Ðcc trong ÐCTT.
Ở Ðông Phương các thánh Basil (c.397), Gregory of Nazianznus (c.390), và Gregory of Nyssa, em của thánh Basil (c.394) đã đi xa hơn một chút để nói rằng ÐCTT nhiệm xuất (proceeds), chứ không “được sinh ra mà không phải được tạo thành” (begotten, not made) như Ðcc.
Phía Tây Phương, thánh Augustine (430) phát triển tín lý về ÐCTT là Thiên Chúa, bởi ÐCC và Ðcc mà ra trong cùng một căn nguyên (principle) như sự hiệp nhất của các Ngôi Vị trong tình yêu. Vào cuối thế kỷ thứ VII, thánh John Damascene viết rằng ÐCTT không phải là con của ÐCC, nhưng là Thánh Thần (Spirit) của Ngài và của Ðcc. Những giảng dạy này của các thánh phụ đã phát triển theo đà thăng tiến và trưởng thành của giáo hội để sau này trở thành những giáo huấn chính thức trong các công đồng.
CÔNG THỨC CỦA CÁC CÔNG ÐỒNG
Công Ðồng Constantinople I năm 381 đã lên án bè rối Macedonians hay Pneumatomachoi (Denz 151). Năm 382 thánh Giáo Hoàng Damasus đã trình bày văn bản thời danh của ngài: “Tome of Damasus” theo đó, ngài hợp thức hóa hầu hết những điều đã trình bày ở trên và kết luận rằng tất cả mọi loài thụ tạo phải phụng thờ ÐCTT như họ phụng thờ ÐCC và Ðcc (Denz 153-174).
Năm 675, công đồng Toledo XI đã đề nghị: “Chúng tôi cũng tin rằng ÐCTT, Ngôi Ba, là Thiên Chúa và là Một, cũng như cùng năng quyền với ÐCC và Ðcc, một bản thể, một bản tính. Tuy nhiên, Ngài không được sinh ra mà cũng chẳng phải được tạo thành, nhưng nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc và là Thánh Thần của cả hai Ngôi Vị ấy. ÐCTT đã không được sinh ra (begotten) cũng chẳng phải được sinh ra lần nữa (unbegotten): E rằng, nếu chúng tôi nói Ngài được sinh ra lần nữa thì phải thêm rằng Ngài có đến hai người Cha! Và nếu nói được sinh ra thì dường như chúng tôi đang dạy rằng đã có hai người Con. Ngài được gọi là Thánh Thần, không chỉ bởi ÐCC, cũng không chỉ bởi Ðcc nhưng cùng bình đẳng bởi ÐCC và Ðcc. Ngài nhiệm xuất không phải từ ÐCC đến Ðcc, cũng không phải từ Ðcc để thánh hóa tạo vật; nhưng Ngài đã chứng tỏ nhiệm xất từ hai Ngôi Vị một cách bình đẳng, vì Ngài đã được nhận biết như là tình yêu và sự thánh thiêng (sanctity) của cả hai. Do đó ÐCTT được tin rằng đã được sai đi bởi cả hai, như Ðcc đã được ÐCC sai đi; nhưng ÐCTT không được kể là thấp kém hơn ÐCC và Ðcc, trong cách thức mà Ðcc, bởi vì Ngài đã mặc lấy nhân tính, tự nhận là đã thấp kém hơn ÐCC và ÐCTT.” (Denz 572).
CHỮ FILIOQUE
Các thánh phụ Ðông Phương từ lâu đã dạy rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC qua (through) Ðcc, (thần học của ông Tertullian như đã trình bày ở trên). Ðiều này đã khác với giáo huấn của các thánh phụ Tây Phương và là một trong những khởi điểm cho cuộc phân chia sau này. Ở Tây Phương, trong bản tuyên xưng đức tin ở công đồng Braga IV (675), các thánh phụ đã chính thức dùng chữ La Tinh “Filioque, có nghĩa: và Đcc” để tuyên xưng rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và (and) Ðcc (Qui ex Patre Filióque procédit. Theo giáo huấn của thánh Augustine). Dần dần bản tuyên xưng đức tin trên đã được xử dụng trong các nhà thờ Tây Phương. Ðối với tòa thánh Roma, mặc dù đã công nhận chữ Filioque nhưng chỉ chính thức đưa chữ này vào phụng vụ từ năm 1013. Công Ðồng Lateran thứ IV (1215) đã kết án bè rối Albigenses và các bè rối khác, đồng thời minh định rằng: “... chỉ có một Chúa thật... ÐCC, Ðcc và ÐCTT: thực sự là ba ngôi vị, nhưng cùng một bản chất (essence), bản thể (substance), hay bản tính (nature) thật là đơn giản... ÐCTT đã cùng nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc một cách bình đẳng.” (Denz 850).
Công đồng Lyon thứ II (1274) minh định: “Chúng tôi tuyên xưng rằng ÐCTT từ thuở đời đời đã bởi ÐCC và Ðcc, không phải bởi hai căn nguyên (principles) nhưng chỉ bởi một căn nguyên; không bởi hai nhiệm xuất nhưng là một... Chúng tôi lên án và ra vạ những ai từ chối không tin rằng ÐCTT từ muôn thuở đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc; hay những ai dám tuyên bố cách vô trách nhiệm rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc như từ hai căn nguyên chứ không phải từ một căn nguyên.” (Denz 850). Công đồng kết luận: “Chúng tôi tin rằng ÐCTT, hoàn toàn và đầy đủ là Chúa thật, nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc, cùng bình đẳng, cùng bản thể, cùng uy quyền, và cùng hằng hữu với ÐCC và Ðcc trong mọi sự.” (Denz 853). Công đồng Florence (1349-45) dạy rằng Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ là một Chúa chứ không phải ba Chúa. Ba Ngôi hoàn toàn ở trong nhau, nhưng vẫn giữ sự khác biệt. Ba ngôi chỉ có một căn nguyên chứ không phải ba căn nguyên. (Denz 1332).
PHƯƠNG THỨC NHIỆM XUẤT
ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc như thế nào thì giáo hội chưa buộc phải là vấn đề của đức tin. Có nghĩa là phương thức nhiệm xuất của ĐCTT đã ở ngoài tầm tri thức của con người và là một mầu nhiệm (mystery); cũng như mầu nhiệm về Đcc “được sinh ra mà không phải được tạo thành – Genitum, non factum - begotten, not made” (nói như thế để có ý phân biệt với sự “được tạo thành” và sự “được sinh ra” cách tự nhiên của các loài thụ tạo trên trái đất). Tuy vậy, các thần học gia vẫn cố gắng giải thích và công nhận rằng Ðcc được sinh ra (begotten) bởi thần trí của ÐCC. ÐCTT nhiệm xuất (proceeds) từ tình yêu hỗ tương và ý muốn của ÐCC và Ðcc. Công đồng Toledo XI lập lại giáo huấn của thánh Augustine rằng ÐCTT nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc bởi vì Ngài là tình yêu và là thánh linh của cả hai Ngôi Vị. (Denz 527).
Giáo lý của Công đồng Trent (1545-63) dạy rằng ÐCTT nhiệm xuất từ thần ý bừng dậy bởi tình yêu. ÐGH Lêo XIII viết trong tông huấn Divinum Illud Munus rằng ÐCTT là tình yêu giữa ÐCC và Ðcc (Denz 3326). Cả hai ÐGH Lêo XIII và Piô XII cùng dạy rằng ÐCTT là linh hồn của giáo hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô và ngự trị trong tâm hồn người tín hữu đang sống trong ân sủng của Chúa. (Denz 3807-08). Ðiều này không có nghĩa ÐCC và Ðcc không cùng ban sự sống cho Nhiệm Thể. Nhưng tác động này xứng đáng dành cho ÐCTT vì hành động thánh hóa Nhiệm Thể và tâm hồn người tín hữu mang cá tính đặc biệt của ÐCTT là yêu và thánh hóa. Tín lý về ÐCTT tiếp tục được phát triển qua những nghiên cứu của các thế hệ thần học gia kế tiếp như thánh Thomas Aquinas, Peter Lombard, những người được gây hứng khởi bởi giáo huấn chân chính của giáo hội.
NGƯỜI KITÔ HỮU CỦA THIÊN KỶ THỨ BA
Ðể chuẩn bị cho các Kitô hữu bước vào Thế Kỷ thứ XXI và cũng là Thiên Kỷ thứ Ba, đặc biệt là cho thế hệ sẽ cầm vận mệnh của nhân loại mai ngày, giáo hội Mẹ đã ân cần hướng dẫn họ qua những giáo huấn chân chính. Một trong những tài liệu hướng dẫn chính thức đặc biệt về Chúa Thánh Thần vào năm 1998, năm “dành riêng” cho Ngài, là tập bằng tiếng Ý: “Del tuo Spirito, è piena la terra” (tạm dịch là “Thánh Thần của bạn, và làm tràn ngập trái đất”) do ủy ban thần học và sử học của Ðại Năm Thánh 2000 soạn. Tập này đã được Agostino Bono dịch qua tiếng Anh mang tựa đề: “The Holy Spirit, Lord and Giver of Life” (Ðức Chúa Thánh Thần, là Chúa và là Ðấng ban Sự Sống) do nhà xuất bản Crossroad Publishing ở New York ấn hành năm 1998. Ðây là một tập tài liệu rất hoàn bị mà tất cả những ai muốn tìm hiểu thêm về Đức Chúa Thánh Thần đều cần phải đọc. Dù vậy, các thần học gia và sử gia nói trên vẫn phải khiêm nhường nhìn nhận rằng tập tài liệu này “không nhằm trình bày một tín lý đầy đủ về ÐCTT... nhưng chỉ là một dụng cụ để suy gẫm...cầu nguyện...và cùng lúc giúp thêm cho việc giảng dạy giáo lý.” (Trg.12). Các vị ấy ước mong rằng tập tài liệu nói trên sẽ cống hiến một nét đại cương để suy tư và am tường hơn về những giáo huấn của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
ÐTC Gioan Phaolô II, vị “tân” Chân Phúc (Á Thánh) của Giáo Hội, đã dạy những gì? Trước hết: “Năm 1998, năm thứ hai của giai đoạn chuẩn bị, sẽ được dâng hiến trong cách đặc biệt cho ÐCTT và cho sự hiện diện thánh hóa của Ngài trong cộng đồng môn đệ của Chúa Kitô.” (Tông thư Tertio Millennio Adveniente, (TMA), đoạn 44). ÐTC còn dựa vào các giáo huấn của công đồng Vatican II, theo đó: “Giáo hội không thể chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh trong bất cứ cách nào khác hơn là trong Chúa Thánh Thần.” (Hiến chế Dei Verbum, 51). Vì vậy: “Những tác động tiên khởi của việc chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh phải kể cả việc đổi mới lòng biết ơn sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, Ðấng tác động trong lòng giáo hội qua các bí tích, đặc biệt là bí tích Thêm Sức, và qua nhiều đặc sủng (charisms), công việc, và tác vụ mà Ngài linh ứng cho sự thiện hảo của giáo hội.” (TMA, 45). ÐTC tiếp rằng quyền giáo huấn chính thức của giáo hội (Magisterium) trong hiện tại ước mong làm chỗi dậy “sự nhậy cảm gia tăng trong tất cả rằng Chúa Thánh Thần đang truyền đạt cho giáo hội (hoàn vũ) và các giáo hội (địa phương)” (cf. Rev. 2:7), cũng như cho những tín hữu qua các ơn thiêng nhằm phục vụ toàn thể cộng đồng. Mục đích là nhấn mạnh điều Chúa Thánh Thần đang truyền đạt cho các cộng đồng khác nhau, từ những cộng đồng nhỏ nhất, như gia đình, đến những cộng đồng lớn nhất, như các quốc gia và những tổ chức quốc tế, bao gồm những nền văn hóa, những xã hội, và những truyền thống sâu sắc. Mặc dù có những khác biệt, nhân loại tiếp tục chờ đợi sự mạc khải của những con cái Chúa và sống bởi niềm hi vọng này, như người mẹ trong cơn lâm bồn, dùng hình ảnh mà thánh Phaolô đã xử dụng cách mạnh mẽ trong thư gửi các tín hữu Roma của ngài (xem Rom. 8:19-22) (TMA, 23).
Ủy ban soạn thảo tập tài liệu nói trên đã thêm rằng: “Nói về Chúa Thánh Thần không phải là dễ. Trong khi những chữ “Cha” và “Con” dùng cho hai Ngôi trước của Thiên Chúa Ba Ngôi gợi nên điều thuộc về “con người” và rất quen thuộc; trong khi chữ “Thánh Thần” ám chỉ trên hết theo ngôn ngữ Kinh Thánh là “thở hơi” và “gió.” ÐCTT không phải chỉ là “sức mạnh” của Chúa nhưng Ngài còn là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì vậy: “Thay vì bận rộn tìm hiểu ÐCTT là ai, tập tài liệu này sẽ dẫn giải ‘ÐCTT làm gì cho chúng ta’.” (Trg. 12). Người đọc sẽ được hướng dẫn qua những tương quan của ÐCTT trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, với cuộc sáng thế, với nhân loại, với Chúa Kitô, với giáo hội, với Ðức Maria; ÐCTT trong phụng vụ, trong đời sống của các Kitô hữu, và cuối cùng là mầu nhiệm cánh chung (Eschatological) với ÐCTT như một bảo đảm cho sự phục sinh.
Chính vì sự khó hiểu về ÐCTT mà đôi khi dường như con người đã “lãng quên” Ngài trong tâm trí của họ. Phải chăng điều này đã xảy ra trong chính lời cầu nguyện hằng ngày mà giáo hội đã dạy: “Chúng con cầu nguyện nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.” (We ask this through Christ our Lord?) Chúa Thánh Thần đã chỉ được “hiểu ngầm” là có “liên quan” trong câu kết của lời cầu nguyện này. Đôi khi ÐCTT cũng được nhắc tới như trong lời chào đầu lễ của vị Linh mục: “...và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng anh chị em.” Nhưng xem ra vẫn còn qúa ít. Giáo hội có nên kết những lời cầu nguyện bằng câu: “Chúng con cầu nguyện, qua Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Amen?”
Thực ra, con người không thể tiến đến với Thiên Chúa nếu không ở trong Đức Chúa Thánh Thần (in the Spirit). Sống trong ÐCTT, cách đơn giản, có nghĩa là sống đời Kitô hữu, tin và “biết” Thiên Chúa mà Ðức Kitô đã mạc khải. Tái tìm hiểu, hay tìm hiểu nhiều hơn, về ÐCTT và làm cho mọi người hiểu về Ngài, trong những năm tiếp theo Ðại Năm Thánh (2000) là một nỗ lực lớn để “Phúc âm hóa” thế gian vậy. Gần đây, nhiều nhà thần học đã tự hỏi rằng phải chăng giáo hội đã và đang đi vào một thời đại mới mà Ngôi Ba Thiên Chúa sẽ mạc khải nhiều hơn cho nhân loại, hoạt động tỏ tường hơn để chuẩn bị cho cuộc giáng lâm lần thứ hai của Chúa Kitô? Tuy những “việc Chúa làm” luôn là mầu nhiệm, luôn thánh thiêng đối với con người, nhưng những gì Thiên Chúa giúp nhân loại “hiểu và biết” hơn để con người có thể được tăng trưởng niềm tin hay xác tín hơn thì chung qui vẫn là Hồng Ân. Hạnh phúc thay!
Có người đã thắc mắc về thứ tự của Chúa Ba Ngôi trong ba năm chuẩn bị Đại Năm Thánh: Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần, “rồi” mới đến Chúa Cha? ÐTC Gioan Phaolô II đã giải thích về thứ tự này rằng chúng ta sẽ “Từ Ðức Kitô và qua Ðức Kitô, trong Đức Chúa Thánh Thần, (để) đến với Ðức Chúa Cha.” (TMA 55).
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Hơn mọi thế hệ nhân loại khác, con người hôm nay đã và đang được vinh dự đưa thế giới, và giáo hội, hành trình vào một thiên kỷ mới, thiên kỷ thứ ba của lịch sử Kitô giáo. Ðể chuẩn bị cho mốc thời gian vô cùng quan trọng này (năm 2000) và cũng là Ðại Năm Thánh, vị chủ chăn của giáo hội Công Giáo lúc bấy giờ, Chân Phúc (Á Thánh) Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã đề nghị ba năm chuẩn bị: 1997-1999. Mỗi năm, giáo hội đăc biệt suy niệm về một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Năm 1997: Ðức Chúa Con, Giêsu Kitô; 1998: Ðức Chúa Thánh Thần; và 1999: Ðức Chúa Cha.
Tuy nhiên sự hiểu biết của con người về Ðức Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa, xem ra bị giới hạn nhiều do chính bản chất hữu hạn trong khả năng suy tư của nhân loại. Các giáo huấn của giáo hội về Ngài, cách minh bạch (explicitly) hay hàm ẩn (implicitly), cũng chỉ chính thức được đặt trong khuôn khổ của Kinh Thánh.
Từ thuở sơ khai của giáo hội, các Thánh Phụ, thần học gia, văn gia Kitô giáo; dưới sự hướng dẫn của quyền bính giáo huấn chính thức và cao nhất của giáo hội (Magisterium); đã từ từ làm minh bạch những linh ứng hàm ẩn nguyên thủy. Nhờ vậy, theo đà thời gian giáo hội tiến sâu hơn, am tường hơn về những điều giáo hội đang có để rồi chính thức hình thành đức tin. Người Công giáo đã luôn luôn tin rằng Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, một Ngôi Vị riêng biệt trong Chúa Ba Ngôi, vĩnh cửu, đồng bản thể (Consubstantial), và cùng một uy quyền (Co-omnipotent) với Ngôi Cha và Ngôi Con. Ðiều này đã được tuyên xưng trong những bản kinh Tin Kính cổ thời nhất của giáo hội (Denz 1-75), trong đó có bản Creed of Epiphanius (D. 42-45), bản Athanasian Creed (D. 75-76), rồi đến hai kinh Tin Kính thời danh: Nicene (D. 125-126) và Constantinopolitan (D. 150). Tuy nhiên, giáo hội thuở ban đầu đã chưa trình bày cách rõ ràng về phương cách đưa đến sự hiện hữu của Đức Chúa Thánh Thần (tiếng La Tinh: procedere, Anh ngữ: procession, có người đã dịch qua tiếng Việt bằng một từ khá chính xác là ‘nhiệm xuất’); nguồn gốc của nhiệm xuất; và vai trò của Ðức Chúa Con trong nhiệm xuất này.
Xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng: Trong bản dịch kinh Tin Kính (Nicene) của tiếng Việt, mà các Kitô hữu luôn tuyên xưng trong thánh lễ ngày Chúa Nhật; ủy ban dịch thuật đã chỉ “đơn giản” trình bày việc “nhiệm xuất” của Đức Chúa thánh Thần là: “Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra…” Tuy đúng về ý nghĩa, nhưng những chữ “bởi…mà ra” dường như đã chưa diễn tả hết được sự thánh thiêng trong việc “nhiệm xuất” của Đức Chúa Thánh Thần. Dùng chữ “nhiệm xuất”, sẽ giúp người ta hiểu rõ hơn rằng Đức Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” trong một cách nhiệm mầu.
THỜI CÁC GIÁO PHỤ
Các thánh Clement of Rome (c.95) và Ignatius of Antioch (d.107) hội nhập Ðức Chúa Thánh Thần và hai Ngôi Cha, Con thành Một Chúa. Justin Martyr (d.c.167) và Athenagoras (c.177) đã dựa vào công thức Rửa Tội (Mt.28:19) để dạy rằng Thánh Thần (Spirit) cũng là Chúa. Ông Tertullian (d.c.222) thêm rằng Ðức Chúa Thánh Thần (ÐCTT) nhiệm xuất từ Ðức Chúa Cha (ÐCC) qua Ðức Chúa Con (Ðcc). Gregory Thaumaturgus nhấn mạnh đến sự bất khả phân ly của Ba Ngôi. Thánh Athanasius (373) minh chứng rằng ÐCTT có cùng sự liên kết với Ðcc, cũng như Ðcc liên kết với ÐCC. Thánh Cyril of Jerusalem (386) nói đến việc đồng bản tính (nature) của Ba Ngôi và việc ÐCC hành động qua Ðcc trong ÐCTT.
Ở Ðông Phương các thánh Basil (c.397), Gregory of Nazianznus (c.390), và Gregory of Nyssa, em của thánh Basil (c.394) đã đi xa hơn một chút để nói rằng ÐCTT nhiệm xuất (proceeds), chứ không “được sinh ra mà không phải được tạo thành” (begotten, not made) như Ðcc.
Phía Tây Phương, thánh Augustine (430) phát triển tín lý về ÐCTT là Thiên Chúa, bởi ÐCC và Ðcc mà ra trong cùng một căn nguyên (principle) như sự hiệp nhất của các Ngôi Vị trong tình yêu. Vào cuối thế kỷ thứ VII, thánh John Damascene viết rằng ÐCTT không phải là con của ÐCC, nhưng là Thánh Thần (Spirit) của Ngài và của Ðcc. Những giảng dạy này của các thánh phụ đã phát triển theo đà thăng tiến và trưởng thành của giáo hội để sau này trở thành những giáo huấn chính thức trong các công đồng.
CÔNG THỨC CỦA CÁC CÔNG ÐỒNG
Công Ðồng Constantinople I năm 381 đã lên án bè rối Macedonians hay Pneumatomachoi (Denz 151). Năm 382 thánh Giáo Hoàng Damasus đã trình bày văn bản thời danh của ngài: “Tome of Damasus” theo đó, ngài hợp thức hóa hầu hết những điều đã trình bày ở trên và kết luận rằng tất cả mọi loài thụ tạo phải phụng thờ ÐCTT như họ phụng thờ ÐCC và Ðcc (Denz 153-174).
Năm 675, công đồng Toledo XI đã đề nghị: “Chúng tôi cũng tin rằng ÐCTT, Ngôi Ba, là Thiên Chúa và là Một, cũng như cùng năng quyền với ÐCC và Ðcc, một bản thể, một bản tính. Tuy nhiên, Ngài không được sinh ra mà cũng chẳng phải được tạo thành, nhưng nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc và là Thánh Thần của cả hai Ngôi Vị ấy. ÐCTT đã không được sinh ra (begotten) cũng chẳng phải được sinh ra lần nữa (unbegotten): E rằng, nếu chúng tôi nói Ngài được sinh ra lần nữa thì phải thêm rằng Ngài có đến hai người Cha! Và nếu nói được sinh ra thì dường như chúng tôi đang dạy rằng đã có hai người Con. Ngài được gọi là Thánh Thần, không chỉ bởi ÐCC, cũng không chỉ bởi Ðcc nhưng cùng bình đẳng bởi ÐCC và Ðcc. Ngài nhiệm xuất không phải từ ÐCC đến Ðcc, cũng không phải từ Ðcc để thánh hóa tạo vật; nhưng Ngài đã chứng tỏ nhiệm xất từ hai Ngôi Vị một cách bình đẳng, vì Ngài đã được nhận biết như là tình yêu và sự thánh thiêng (sanctity) của cả hai. Do đó ÐCTT được tin rằng đã được sai đi bởi cả hai, như Ðcc đã được ÐCC sai đi; nhưng ÐCTT không được kể là thấp kém hơn ÐCC và Ðcc, trong cách thức mà Ðcc, bởi vì Ngài đã mặc lấy nhân tính, tự nhận là đã thấp kém hơn ÐCC và ÐCTT.” (Denz 572).
CHỮ FILIOQUE
Các thánh phụ Ðông Phương từ lâu đã dạy rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC qua (through) Ðcc, (thần học của ông Tertullian như đã trình bày ở trên). Ðiều này đã khác với giáo huấn của các thánh phụ Tây Phương và là một trong những khởi điểm cho cuộc phân chia sau này. Ở Tây Phương, trong bản tuyên xưng đức tin ở công đồng Braga IV (675), các thánh phụ đã chính thức dùng chữ La Tinh “Filioque, có nghĩa: và Đcc” để tuyên xưng rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và (and) Ðcc (Qui ex Patre Filióque procédit. Theo giáo huấn của thánh Augustine). Dần dần bản tuyên xưng đức tin trên đã được xử dụng trong các nhà thờ Tây Phương. Ðối với tòa thánh Roma, mặc dù đã công nhận chữ Filioque nhưng chỉ chính thức đưa chữ này vào phụng vụ từ năm 1013. Công Ðồng Lateran thứ IV (1215) đã kết án bè rối Albigenses và các bè rối khác, đồng thời minh định rằng: “... chỉ có một Chúa thật... ÐCC, Ðcc và ÐCTT: thực sự là ba ngôi vị, nhưng cùng một bản chất (essence), bản thể (substance), hay bản tính (nature) thật là đơn giản... ÐCTT đã cùng nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc một cách bình đẳng.” (Denz 850).
Công đồng Lyon thứ II (1274) minh định: “Chúng tôi tuyên xưng rằng ÐCTT từ thuở đời đời đã bởi ÐCC và Ðcc, không phải bởi hai căn nguyên (principles) nhưng chỉ bởi một căn nguyên; không bởi hai nhiệm xuất nhưng là một... Chúng tôi lên án và ra vạ những ai từ chối không tin rằng ÐCTT từ muôn thuở đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc; hay những ai dám tuyên bố cách vô trách nhiệm rằng ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc như từ hai căn nguyên chứ không phải từ một căn nguyên.” (Denz 850). Công đồng kết luận: “Chúng tôi tin rằng ÐCTT, hoàn toàn và đầy đủ là Chúa thật, nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc, cùng bình đẳng, cùng bản thể, cùng uy quyền, và cùng hằng hữu với ÐCC và Ðcc trong mọi sự.” (Denz 853). Công đồng Florence (1349-45) dạy rằng Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ là một Chúa chứ không phải ba Chúa. Ba Ngôi hoàn toàn ở trong nhau, nhưng vẫn giữ sự khác biệt. Ba ngôi chỉ có một căn nguyên chứ không phải ba căn nguyên. (Denz 1332).
PHƯƠNG THỨC NHIỆM XUẤT
ÐCTT đã nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc như thế nào thì giáo hội chưa buộc phải là vấn đề của đức tin. Có nghĩa là phương thức nhiệm xuất của ĐCTT đã ở ngoài tầm tri thức của con người và là một mầu nhiệm (mystery); cũng như mầu nhiệm về Đcc “được sinh ra mà không phải được tạo thành – Genitum, non factum - begotten, not made” (nói như thế để có ý phân biệt với sự “được tạo thành” và sự “được sinh ra” cách tự nhiên của các loài thụ tạo trên trái đất). Tuy vậy, các thần học gia vẫn cố gắng giải thích và công nhận rằng Ðcc được sinh ra (begotten) bởi thần trí của ÐCC. ÐCTT nhiệm xuất (proceeds) từ tình yêu hỗ tương và ý muốn của ÐCC và Ðcc. Công đồng Toledo XI lập lại giáo huấn của thánh Augustine rằng ÐCTT nhiệm xuất từ ÐCC và Ðcc bởi vì Ngài là tình yêu và là thánh linh của cả hai Ngôi Vị. (Denz 527).
Giáo lý của Công đồng Trent (1545-63) dạy rằng ÐCTT nhiệm xuất từ thần ý bừng dậy bởi tình yêu. ÐGH Lêo XIII viết trong tông huấn Divinum Illud Munus rằng ÐCTT là tình yêu giữa ÐCC và Ðcc (Denz 3326). Cả hai ÐGH Lêo XIII và Piô XII cùng dạy rằng ÐCTT là linh hồn của giáo hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô và ngự trị trong tâm hồn người tín hữu đang sống trong ân sủng của Chúa. (Denz 3807-08). Ðiều này không có nghĩa ÐCC và Ðcc không cùng ban sự sống cho Nhiệm Thể. Nhưng tác động này xứng đáng dành cho ÐCTT vì hành động thánh hóa Nhiệm Thể và tâm hồn người tín hữu mang cá tính đặc biệt của ÐCTT là yêu và thánh hóa. Tín lý về ÐCTT tiếp tục được phát triển qua những nghiên cứu của các thế hệ thần học gia kế tiếp như thánh Thomas Aquinas, Peter Lombard, những người được gây hứng khởi bởi giáo huấn chân chính của giáo hội.
NGƯỜI KITÔ HỮU CỦA THIÊN KỶ THỨ BA
Ðể chuẩn bị cho các Kitô hữu bước vào Thế Kỷ thứ XXI và cũng là Thiên Kỷ thứ Ba, đặc biệt là cho thế hệ sẽ cầm vận mệnh của nhân loại mai ngày, giáo hội Mẹ đã ân cần hướng dẫn họ qua những giáo huấn chân chính. Một trong những tài liệu hướng dẫn chính thức đặc biệt về Chúa Thánh Thần vào năm 1998, năm “dành riêng” cho Ngài, là tập bằng tiếng Ý: “Del tuo Spirito, è piena la terra” (tạm dịch là “Thánh Thần của bạn, và làm tràn ngập trái đất”) do ủy ban thần học và sử học của Ðại Năm Thánh 2000 soạn. Tập này đã được Agostino Bono dịch qua tiếng Anh mang tựa đề: “The Holy Spirit, Lord and Giver of Life” (Ðức Chúa Thánh Thần, là Chúa và là Ðấng ban Sự Sống) do nhà xuất bản Crossroad Publishing ở New York ấn hành năm 1998. Ðây là một tập tài liệu rất hoàn bị mà tất cả những ai muốn tìm hiểu thêm về Đức Chúa Thánh Thần đều cần phải đọc. Dù vậy, các thần học gia và sử gia nói trên vẫn phải khiêm nhường nhìn nhận rằng tập tài liệu này “không nhằm trình bày một tín lý đầy đủ về ÐCTT... nhưng chỉ là một dụng cụ để suy gẫm...cầu nguyện...và cùng lúc giúp thêm cho việc giảng dạy giáo lý.” (Trg.12). Các vị ấy ước mong rằng tập tài liệu nói trên sẽ cống hiến một nét đại cương để suy tư và am tường hơn về những giáo huấn của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
ÐTC Gioan Phaolô II, vị “tân” Chân Phúc (Á Thánh) của Giáo Hội, đã dạy những gì? Trước hết: “Năm 1998, năm thứ hai của giai đoạn chuẩn bị, sẽ được dâng hiến trong cách đặc biệt cho ÐCTT và cho sự hiện diện thánh hóa của Ngài trong cộng đồng môn đệ của Chúa Kitô.” (Tông thư Tertio Millennio Adveniente, (TMA), đoạn 44). ÐTC còn dựa vào các giáo huấn của công đồng Vatican II, theo đó: “Giáo hội không thể chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh trong bất cứ cách nào khác hơn là trong Chúa Thánh Thần.” (Hiến chế Dei Verbum, 51). Vì vậy: “Những tác động tiên khởi của việc chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh phải kể cả việc đổi mới lòng biết ơn sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, Ðấng tác động trong lòng giáo hội qua các bí tích, đặc biệt là bí tích Thêm Sức, và qua nhiều đặc sủng (charisms), công việc, và tác vụ mà Ngài linh ứng cho sự thiện hảo của giáo hội.” (TMA, 45). ÐTC tiếp rằng quyền giáo huấn chính thức của giáo hội (Magisterium) trong hiện tại ước mong làm chỗi dậy “sự nhậy cảm gia tăng trong tất cả rằng Chúa Thánh Thần đang truyền đạt cho giáo hội (hoàn vũ) và các giáo hội (địa phương)” (cf. Rev. 2:7), cũng như cho những tín hữu qua các ơn thiêng nhằm phục vụ toàn thể cộng đồng. Mục đích là nhấn mạnh điều Chúa Thánh Thần đang truyền đạt cho các cộng đồng khác nhau, từ những cộng đồng nhỏ nhất, như gia đình, đến những cộng đồng lớn nhất, như các quốc gia và những tổ chức quốc tế, bao gồm những nền văn hóa, những xã hội, và những truyền thống sâu sắc. Mặc dù có những khác biệt, nhân loại tiếp tục chờ đợi sự mạc khải của những con cái Chúa và sống bởi niềm hi vọng này, như người mẹ trong cơn lâm bồn, dùng hình ảnh mà thánh Phaolô đã xử dụng cách mạnh mẽ trong thư gửi các tín hữu Roma của ngài (xem Rom. 8:19-22) (TMA, 23).
Ủy ban soạn thảo tập tài liệu nói trên đã thêm rằng: “Nói về Chúa Thánh Thần không phải là dễ. Trong khi những chữ “Cha” và “Con” dùng cho hai Ngôi trước của Thiên Chúa Ba Ngôi gợi nên điều thuộc về “con người” và rất quen thuộc; trong khi chữ “Thánh Thần” ám chỉ trên hết theo ngôn ngữ Kinh Thánh là “thở hơi” và “gió.” ÐCTT không phải chỉ là “sức mạnh” của Chúa nhưng Ngài còn là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì vậy: “Thay vì bận rộn tìm hiểu ÐCTT là ai, tập tài liệu này sẽ dẫn giải ‘ÐCTT làm gì cho chúng ta’.” (Trg. 12). Người đọc sẽ được hướng dẫn qua những tương quan của ÐCTT trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, với cuộc sáng thế, với nhân loại, với Chúa Kitô, với giáo hội, với Ðức Maria; ÐCTT trong phụng vụ, trong đời sống của các Kitô hữu, và cuối cùng là mầu nhiệm cánh chung (Eschatological) với ÐCTT như một bảo đảm cho sự phục sinh.
Chính vì sự khó hiểu về ÐCTT mà đôi khi dường như con người đã “lãng quên” Ngài trong tâm trí của họ. Phải chăng điều này đã xảy ra trong chính lời cầu nguyện hằng ngày mà giáo hội đã dạy: “Chúng con cầu nguyện nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.” (We ask this through Christ our Lord?) Chúa Thánh Thần đã chỉ được “hiểu ngầm” là có “liên quan” trong câu kết của lời cầu nguyện này. Đôi khi ÐCTT cũng được nhắc tới như trong lời chào đầu lễ của vị Linh mục: “...và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng anh chị em.” Nhưng xem ra vẫn còn qúa ít. Giáo hội có nên kết những lời cầu nguyện bằng câu: “Chúng con cầu nguyện, qua Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Amen?”
Thực ra, con người không thể tiến đến với Thiên Chúa nếu không ở trong Đức Chúa Thánh Thần (in the Spirit). Sống trong ÐCTT, cách đơn giản, có nghĩa là sống đời Kitô hữu, tin và “biết” Thiên Chúa mà Ðức Kitô đã mạc khải. Tái tìm hiểu, hay tìm hiểu nhiều hơn, về ÐCTT và làm cho mọi người hiểu về Ngài, trong những năm tiếp theo Ðại Năm Thánh (2000) là một nỗ lực lớn để “Phúc âm hóa” thế gian vậy. Gần đây, nhiều nhà thần học đã tự hỏi rằng phải chăng giáo hội đã và đang đi vào một thời đại mới mà Ngôi Ba Thiên Chúa sẽ mạc khải nhiều hơn cho nhân loại, hoạt động tỏ tường hơn để chuẩn bị cho cuộc giáng lâm lần thứ hai của Chúa Kitô? Tuy những “việc Chúa làm” luôn là mầu nhiệm, luôn thánh thiêng đối với con người, nhưng những gì Thiên Chúa giúp nhân loại “hiểu và biết” hơn để con người có thể được tăng trưởng niềm tin hay xác tín hơn thì chung qui vẫn là Hồng Ân. Hạnh phúc thay!
Có người đã thắc mắc về thứ tự của Chúa Ba Ngôi trong ba năm chuẩn bị Đại Năm Thánh: Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần, “rồi” mới đến Chúa Cha? ÐTC Gioan Phaolô II đã giải thích về thứ tự này rằng chúng ta sẽ “Từ Ðức Kitô và qua Ðức Kitô, trong Đức Chúa Thánh Thần, (để) đến với Ðức Chúa Cha.” (TMA 55).
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Thông cảm với Chúa
Giuse Đinh Lập Liễm
19:04 11/04/2011
CHÚA NHẬT LỄ LÁ, A,B,C
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay chúng ta bước vào Tuần thánh, kỷ niệm cuộc tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tuần thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và cuộc rước lá. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả những việc làm của Chúa Giêsu trong tuần thánh này đều diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta : Ngài lập bí tích Thánh thể là bí tích yêu đương, Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả tình yêu đến tột cùng . Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Hôm nay là Chúa nhật Lễ Lá và Thương Khó, chúng ta bước vào những ngày mà nỗi khổ đau của Đức Giêsu lên đến cực điểm. Đây chắc chắn phải là những ngày cuộc đời làm sáng tỏ hơn hết tình yêu Chúa đối với chúng ta. Chính Ngài đã chẳng nói :”Bằng chứng lớn lao nhất của tình yêu đối với bạn hữu là chết cho bạn sao” ? Ngài đã chết cho chúng ta và chết trên thập giá ! Chúng ta có thấu hiểu mầu nhiệm của tình yêu này không ? Lời Chúa tiên báo :”Khi nào Ta được đưa lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta” có hấp dẫn được tâm hồn chúng ta không ?
Chúng ta hãy dùng tuần lễ này để thông cảm với Đức Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ : đường thập giá :”Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong đời sống hằng ngày để thông hiệp vào sự thương khó còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ngài nơi chúng ta để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta và nhiều người khác.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Is 50, 4-7)
Tiên tri Isaia có 4 bài ca về Người Tôi Tớ đau khổ. Bài ca hôm nay là bài ca thứ ba. Người tôi tớ Thiên Chúa này là một tôi tớ nào đó, được Isaia diễn tả với những đặc tính sau đây :
a) Người tôi tớ Thiên Chúa luôn trung thành với nhiệm vụ được giao phó nên đã chấp nhận tất cả : sự bách hại, tra tấn, phỉ nhổ, cô đơn.
b) Người tôi tớ nhẫn nhục chịu đựng, không dùng bạo lực chống bạo lực.
c) Người tôi tớ tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa là Đấng sẽ đến giải thoát mình.
+ Bài đọc 2 : Pl 2, 6-11
Chúa Giêsu đươc coi như người Tôi tớ mà Isaia đã loan báo trước. Nơi Người có hai sự tương phản rõ rệt : sự tự hạ phi thường và chiến thắng vinh quang. Theo thánh Phaolô, Đức Giêsu có thể là một Đấng Messia chiến thắng buộc mọi người phải nhận uy quyền của mình. Thế nhưng, Ngài lại muốn hạ mình làm một người tôi tớ, hạ mình đến tận cùng để phục vụ. Những ai càng hạ mình càng được nâng lên, sự hạ mình khiêm tốn của Chúa Giêsu đã được đền đáp : Thiên Chúa đã tôn Ngài lên làm Đức Chúa của muôn loài muôn vật.
+ Bài Tin Mừng : Mt 26,14-27,66
Chúng ta có bốn bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu trong Tin Mừng của bốn thánh ký. Mỗi bài tường thuật đều có bố cục giống nhau nhưng mỗi tác giả chú trọng vào một ý làm cho nó nổi bật lên :
. Marcô chú trọng vào mục đích truyền giáo.
. Luca nhấn mạnh vào tình thương yêu của Chúa.
. Gioan làm nổi bật sự tự do chấp nhận của Chúa, đồng thời cũng nói lên vương quyền của Ngài.
. Matthêu trình bầy đầy đủ hơn cả. Bài thương khó này được coi như bài giáo lý dành cho những người Do thái để họ biết Đức Giêsu là ai.
Bài tường thuật cuộc thương khó của Đức Giêsu là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta ; đồng thời cũng là một thiên anh hùng ca về lòng cam đảm và tinh thần hy sinh chịu đựng, cũng như thái độ khoan dung thứ tha của Ngài. Suy niệm cuộc thương khó của Chúa sẽ giúp chúng ta biết can đảm đón nhận mọi gian nan thử thách trong cuộc sống để góp phần vào công cuộc cứu chuộc của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Cùng đau khổ với Chúa
1. Nói về đau khổ
Đau khổ có mặt trên mặt đất này ngay sau khi tổ tông Adong Evà phạm tội ăn trái cấm. Thiên Chúa đã ra án phạt cho ông bà phải chịu đau khổ và sau cùng phải chết, và hậu quả bi đát này còn truyền lại cho con cháu ông bà (x. St 3,14-18).
Đức Giêsu vì đã muốn trở nên con người như chúng ta nên cũng trở nên con cháu Adong Evà, và nếu đã là con cháu ông bà thì phải chịu đau khổ như chúng ta, bởi vì Ngài đã trở nên người phàm như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi.
Có hai thứ đau khổ : đau khổ vật chất và đau khổ tinh thần. Thường người ta cho vật chất hay thể xác là đau đớn, còn đau đớn tinh thần là đau khổ. Tuy nhiên, đau đớn và đau khổ có sự tương quan với nhau : đau đớn có thể đưa đến đau khổ và ngược lại, đau khổ có thể đưa đến đau đớn , hoặc vừa đau đớn vừa đau khổ.
Con người ta ở đời dù lớn, dù nhỏ, thế nào cũng đã phải chịu đau đớn hay đau khổ hơn một lần. Đứa trẻ dù mới sinh ra cũng phải chịu đau đớn, mặc dầu chưa biết đau khổ là gì, vì thế :
Vừa sinh ra sao đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì.
(Cao bá Quát)
Thiên Chúa không chủ ý dựng nên các đau khổ cho loài người, nhưng đấy là hình phạt bất đắc dĩ theo sự công bình của Chúa. Ngoài ra, không phải mọi tai họa, mọi sự đau khổ đều do Chúa gửi đến, mà do chính con người độc ác đã tạo ra cho nhau. Gần đây người ta phân tích nguyên nhân đau khổ loài người thì được biết :
. 85% đau khổ là do người làm khổ người.
. 5% là do thiên tai như mưa, gió, lũ lụt, động đất…
. 10% là do ngẫu nhiên.
Nếu người yêu người, người thực hiện tình người thì 85% đau khổ sẽ không còn, chỉ còn 15% do thiên tai và ngẫu nhiên. Và 15% đau khổ này, khi loài người thương yêu nhau, san sẻ cho nhau, yên ủi giúp đỡ nhau thì coi như đau khổ không đáng kể.
2. Ý nghĩa của đau khổ
Đứng trước thực tại của đau khổ, không ai có thể phủ nhận được. Ai cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của nó. Nhưng trước những đau khổ ấy, mỗi người, mỗi tôn phái có một chủ trương riêng, một cái nhìn đặc thù và gán cho đau khổ một ý nghĩa riêng.
a) Các chủ trương trước đau khổ
* Thiên Chúa giáo :
Theo nhiều bản kinh , nhất là kinh Lạy Nữ vương, thì đời người được coi như là chốn lưu đầy, là vũng khóc lóc, là thung lũng đầy nước mắt. Nhưng đấy chỉ là lời kinh của người Công giáo đặt ra, có khi là của bậc thánh nhân khả kính, chí như trong bộ sách Phúc âm, không hề thấy nói đời là bể khổ. Chỉ thấy cuộc đời của Chúa Cứu thế này đầy những đau khổ...
Còn trong những lời Chúa Giêsu giảng dạy, nhiều lần Ngài muốn cho người ta hiểu và tin trên mặt đất này chỉ là tạm gửi trong một khoảng thời gian dự bị , thời sau mới là sung sướng hay đau khổ, và cũng là yên ủi những ai lâm vào hoàn cảnh nghèo nàn trên mặt đất này vẫn đầy đau khổ, nhưng cần phải phân biệt những thứ giả dối qua đi không hẳn là đau khổ hay là hạnh phúc cho thực.
* Phật giáo.
Đức Thích Ca đã tìm ra nguyên nhân của các đau khổ là : sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã giác ngộ và giúp cho chúng sinh giải thoát khỏi đau khổ. Phật giáo cho đời là bể khổ “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”. Một số thi sĩ nước ta bị ảnh hưởng yếm thế của Phật giáo, nên các tác phẩm đều có phảng phất ý tưởng bi quan, coi đời chỉ là bể khổ, là bến mê, là ảo ảnh, là vô thường...
Đức Thích Ca nói với năm thầy Sa-môn trước kia đã tu luyện cùng ngài ở Khổ Hạnh Lâm :”Này các thầy Sa-môn, đây là phép mầu về sự khổ : sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ” (trích trong kinh Mahavagga, theo bản dịch của Phạm Quỳnh, Phật giáo đại quan, Nam phong tùng thư, tr 47). Đó là diệu đế thứ nhất nói về vạn sự ở đời là khổ, trong Tứ diệu đế là căn bản tinh hoa của Phật giáo. Chính phật Tổ cũng dạy :”Nước mắt chúng sinh trong ba nghìn thế giới, đem chứa tích lại còn nhiều hơn nước trong bốn bể”(Lm Bửu Dưỡng, Vấn đề đau khổ, Đa minh, 1966, tr 55-56).
* Phái Khắc kỷ
Phái này chủ trương triết thuyết về con người hùng. Họ coi như đời không có đau khổ, và nếu phải đau khổ thì cứ cắn răng mà chịu, không hề than khóc, cứ phớt tỉnh đi, coi như không đau khổ vậy. Những người theo phái này đều là những con người dạn dầy với đau khổ, họ không để cho đau khổ chi phối họ, và ngược lại, họ còn muốn chi phối đau khổ.
Người ta kể : Zénon de Cittium, thuộc phái Khắc kỷ, bị bắt làm nô lệ. Anh chàng nô lệ này thuyết cho ông chủ về chủ trương của phái mình trước đau khổ : coi như không đau đớn gì. Ông chủ bèn sai đầy tớ lấy hai thanh tre buộc vào sợi dây ngắn, quấn vào ống chân của Zénon mà vặn xem có đau không. Zénon không tỏ ra chút đau đớn, cứ vui cười. Ông chủ lại bảo người đầy tớ phải xoắn cho chặt, cho mạnh. Zénon cứ bình tĩnh và nói với người đầy tớ ấy rằng :
- Xoắn vừa chứ kẻo gẫy ống chân đấy.
Thấy mình bị trêu chọc, tên đầy tớ lấy hết sức vặn gẫy đôi chân của Zénon ra. Nhưng Zénon không tỏ ra đau đớn mà chỉ bình tĩnh nói :
- Tôi đã bảo kia mà ! Vặn mạnh quá làm gẫy đôi ống chân ra rồi !
* Theo quan niệm người đời.
Mọi người không phủ nhận đau khổ và cũng cảm thấy khiếp sợ đau khổ, không muốn chịu nhưng lại coi đau khổ là phương tiện cần thiết để đạt tới đích cao vời. Ai muốn tới mục đích thì cần phải dùng những phương tiện để đạt tới mục đích đó. Ví dụ :
Trời đất sinh ta âu hữu ý
Khách tài tình nên trải vị gian truân,
Một mai gặp hội phong vân.
(Cao bá Quát)
hoặc:
Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử ?
(Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con)
Kinh Thánh cũng nói :”Lửa thử vàng, gian nan thử người nhân đức”. Chính gian nan tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng nó là phương tiện để tô luyện ta nên tốt hơn. Cũng như giống cúc “Camomile” có đặc tính kỳ lạ này : càng bị giẫm, bị đè lên bao nhiêu nó càng lớn nhanh bấy nhiêu (Chuyện lạ quốc tế, tr 108). Cũng một lẽ : chiếc lò xo bị nhận xuống ít thì bật lên nhẹ, còn nếu bị nhận xuống nhiều thì bật lên càng mạnh. Càng bị thử thách, con người càng hăng hái tiên lên. Đấy là luật bù trừ ở đời.
3. Mục đích của đau khổ
Chúng ta phải khẳng định rằng đau khổ không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện, là điều kiện “sine qua non” để đi tới mục đích, cũng như học hành vất vả là điều kiện để thi đỗ, để thành người thông thái ; hoặc muốn được nhiều hoa trái thì buộc phải cắt tỉa. Việc cắt tỉa không phải là mục đích nhưng chỉ là phương tiện để cây sinh được nhiều hoa trái.
Đau khổ còn là một mầu nhiệm. Đau khổ được đức tin đặt vào trong ý định của Thiên Chúa, trở thành một thử thách cao qúi, Thiên Chúa dành cho những tôi tớ Ngài tín nhiệm. Đức Giêsu đã tuyên bố điều luật khẩn thiết này :”Quả thật, Ta bảo chúng con, nếu hạt lúa rơi xuống đất không mục đi thì cứ trơ trơ một mình, nhưng nếu mục đi, nó sẽ sinh ra nhiều hạt”. Như thế đau khổ có ý nghĩa cao qúi của nó, giúp ta gắn bó với Chúa và giúp ta lập nhiều công phúc.
4. Thái độ của ta trước đau khổ
Chúng ta có thái độ nào trước đau khổ ? Đương đầu với nó hay trốn chạy ? Chiến thắng hay đầu hàng ? Về vấn đề này, ông Phạm công Thiện có ý kiến :”Đối với con người tầm thường, sự đau khổ và hạnh phúc chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung (và hẳn chạy theo hạnh phúc mà trốn đau khổ). Đối với con người khác thường, đau khổ và hạnh phúc hợp tác với nhau”.
(Phạm công Thiện, Ý thức mới trong văn nghệ triết học, 1965).
a) Thái độ tiêu cực
Nhiều người khiếp sợ đau khổ, khi thấy đau khổ thì tìm cách lẩn trốn. Nhưng trốn thế nào được, vì đau khổ đi theo con người như hình với bóng. Bóng mặt trời khi ta cong lưng chạy xuôi, nó chạy trước chận lối ta đi. Nếu ta quay đầu đi ngược lại phía mặt trời, bóng đen liền nhường bước cho ta đi trước, và lui về phía sau. Các sự trái ngược trên đời cũng thế. Nếu ta cong lưng chạy trốn, chúng nó càng chặn lối ta đi. Nếu ta làm mặt hiền hòa, bình tĩnh đón nhận, chúng nó sẽ mất hết sức mạnh làm hại ta.
b) Thái độ tích cực
Tình yêu làm cho đau khổ mất hết vẻ man rợ của nó. Tình yêu cũng làm cho đau khổ thành nguồn an ủi và sức mạnh. Vì tình yêu Chúa, chúng ta hãy sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh đau khổ trong cuộc sống, hãy biến những đau khổ ấy thành những hạt ngọc dâng lên Chúa. Không có một hy sinh nào trở nên vô ích nếu trong đó đã có tình yêu Chúa.
Ta nghĩ thế nào về hạt cát ? Hạt cát có lợi hay có hại cho ta ? Phải chấp nhận nó hay phủi nó đi vì nó vô ích ? Chúng ta phải phân biệt :
. Nếu hạt cát rơi vào mắt ta, chắc chắn ta phải tìm cách phủi đi ngay vì nó làm ta đau khổ.
. Nếu hạt cát đó lại rơi vào miệng con sò thì sao ? Con sò sẽ tiết ra một chất nhờn bao bọc lấy hạt cát và sẽ biến nó thành hạt ngọc. Vì thế người ta hay tìm sò hến để kiếm ngọc.
Chúng ta hãy cùng chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của Ngài. Đời sống của ta phải trở nên Chúa Kitô chịu đóng đinh : chính nhờ cây thánh giá mà Chúa đã cứu chuộc cả nhân loại. Chúng ta hãy cùng cộng tác với Ngài để cứu chuộc nhân loại. Công cuộc cứu chuộc đó được thực hiện trong việc thuận theo thánh ý Chúa.
Trong một trang rất hay của cuốn sách “La Prière de toutes les heures”, cha Charles khi suy niệm về tiếng AMEN đã trình bầy cùng một ý tưởng ấy, tuy một cách khác nhau nhưng rực rỡ hơn :
“Một hôm gặp những người lấy một trang giấy lớn để viết, một trang giấy trắng tinh. Mãi cuối trang, thay vì chữ ký, họ chỉ viết một chữ AMEN. Và rồi họ chuyển đời họ đến Chúa. Chúa Quan phòng bắt đầu viết lên trên chữ Amen đã viết trước ấy câu chuyện dài và đau thương của cả một đời người. Các tang tóc xếp đặt từng hàng, có ghi rõ ngày tháng và tiếng Amen đón nhận tất cả, đã cất đi được cái vị độc, đắng cay của những ngày ấy. Chúa cũng ghi trên trang giấy những niềm hoan hỉ lành mạnh, kèm thêm cả giờ khắc được hưởng, làm những trạm nghỉ trong một cuộc hành trình. Thay vì khước từ và quên lãng, hoặc chúi đầu ngủ mê trong những hoan lạc ấy, tâm hồn ngoan ngoãn cùng vui hưởng với Chúa và vì Chúa, bởi họ đã đọc lời giải khát.
“Thưa Amen trước với hết mọi mệnh lệnh của Chúa. Amen với những thất bại bất ngờ, với những vu khống trường kỳ, với những hiểu lầm hằng ngày khiến ta bực bội. Amen khi xe lửa chạy quá sớm hay quá chậm trễ. Amen khi trời nắng hay trời mưa, khi mất ngủ, khi nhọc mệt, khi nắng hạn hay rét cóng : Amen đối với những bạn bè khó nết đầy tật xấu và điên khùng. Amen đối với những người bà con già nua mà tuổi tác làm cho họ trở nên ích kỷ và quạu cọ. Thưa Amen vui vẻ nếu có thể được, và luôn thưa cách thành thực can đảm”.
(Charles SJ, La Prière de toutes les heures, tr 135-136)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc khủng hoảng về di dân thử thách giáo huấn của giáo hội
Bùi Hữu Thư
06:27 11/04/2011
VATICAN (CNS) -- Làn sóng di cư của các người di dân Bắc Phi vào nước Ý thật sự thử thách giáo huấn của Vatican.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.
Ấn Độ: Linh mục dòng Tên kêu gọi ngừng chương trình hạt nhân Ấn Độ
Nguyễn Trọng Đa
09:02 11/04/2011
Ấn Độ: Linh mục dòng Tên kêu gọi ngừng chương trình hạt nhân Ấn Độ
Linh mục Dòng Tên Ambrose Pinto, người Ấn Độ, đã kêu gọi chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này. Ngài nói với hãng tin Truyền giáo (Missionary News Service): “Chỉ cần chưa tới một nửa hàng tỉ USD dự trù chi cho năng lượng hạt nhân, là có thể chi cho việc cung cấp điện năng cho mọi thành phố và nhà ở tại Ấn Độ,"
Linh mục Pinto, người mới nhận chức Viện trưởng trường Đại học thánh Giuse ở Bangalore, cho biết trường sẽ sớm được hoàn toàn cung cấp nguồn điện mặt trời - và ngài nói ngài tin rằng Ấn Độ có thể phát triển các dạng năng lượng thay thế trên khắp đất nước, với một nửa chi phí mà nước này đang có kế hoạch chi tiêu cho phát triển điện hạt nhân, thông qua một thỏa thuận mới với Mỹ. Theo tờ The New York Times, thỏa thuận này trị giá khoảng 150 tỉ USD.
Cha Pinto cho biết: “Ấn Độ đã chọn một mô hình phát triển duy nhất, là mô hình tư bản chủ nghĩa và tân tự do. Nhưng đó là một mô hình sai lầm, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà các dân tộc và các cộng đồng khác nhau sống chung với nhau, và nơi có nguy cơ gây tác hại cho một xã hội đa nguyên. Hiệp định với Hoa Kỳ sẽ kết thúc bằng việc làm giàu cho các công ty đa quốc gia, là những công ty đặt quyền lợi của họ lên trên các nhu cầu của nền kinh tế và phát triển địa phương".
Ngài nói: “Ấn Độ có 1,2 tỉ dân và là một cơ hội lớn cho các công ty đa quốc gia. Nhưng thực tế là nơi đâu các nhà máy điện hạt nhân được lên kế hoạch, hoặc nơi đâu việc xây dựng nhà máy điện bắt đầu, thì có các cuộc biểu tình phản đối, hầu như do các cộng đồng địa phương dẫn đầu. Cảnh sát đã phải can thiệp bằng vũ lực và chỉ có thể thắng thế bằng sự đàn áp”.
Ngài nói thêm: "Việc hiệp định với Mỹ bị phản đối đã là hiển nhiên qua các cách thức mà nó được phê chuẩn trong nghị viện. Các tin tức do Wikileaks cung cấp đã xác nhận rằng một số nghị sĩ đối lập đã được hối lộ tiền bạc. Điều này là dễ hiểu vì sao hiệp định phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích Mỹ. Thỏa thuận đã có ảnh hưởng lên các mối quan hệ với Iran, và nói chung đã làm tổn thương cho phong trào phi liên kết, và đây là điểm chính của sự qui chiếu cho chính sách ngoại giao của chúng tôi trong một thời gian dài ".
Hiện nay ở Ấn Độ có 19 nhà máy điện hạt nhân. Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên diễn ra năm 1974.
Linh mục Pinto cảnh báo về các nguy hiểm của công nghiệp hạt nhân. Ngài nói rằng 13 năm sau vụ thử hạt nhân tại Pokhran năm 1998, cách biên giới Pakistan khoảng 150km, "đất đai vẫn là sa mạc, nơi nông dân không có đất để canh tác, không có rừng và không có bất cứ thứ gì."
Ngài phát biểu: “Các vụ thử này đang trả tiền cho sự kiêu ngạo của một quốc gia, vốn dành hàng tỉ USD cho năng lượng hạt nhân, mà quên đi khoảng 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Chính phủ nói rằng năng lượng nguyên tử là cần thiết để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng quốc gia - nhưng trong một số làng của bang Jharkhand, trẻ em ra đời với các khuyết tật và bệnh tật, do các mỏ uranium và chất phóng xạ trong các chất thải ra trong không khí... "
Ngài cho biết rằng tai nạn hạt nhân vừa qua ở Fukushima, Nhật, cho thấy rằng "ngay cả những quốc gia tiên tiến nhất" cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngài nói thêm: "Còn có vấn đề dự trữ vũ khí nữa. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm khiếp sợ người Ấn Độ và người Pakistan, kẻ thù được cho là của chúng tôi."
Chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi nhận chức Viện trưởng, cha Pinto đã giám sát việc lắp đặt các tấm pin mặt trời, vốn sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi các hoạt động của sinh viên, trong lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm tại trường Đại học thánh Giuse.
Ngài tin rằng nếu chính phủ Ấn Độ muốn, chính phủ có thể làm nhiều hơn để thực hiện các nguồn năng lượng an toàn và sạch trên toàn quốc. Ngài nói: "Chúng ta có đủ nguồn năng lượng tự nhiên, và điều chúng ta cần là ý muốn sử dụng chúng ra sao". (Independent Catholic News 9-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Linh mục Pinto, người mới nhận chức Viện trưởng trường Đại học thánh Giuse ở Bangalore, cho biết trường sẽ sớm được hoàn toàn cung cấp nguồn điện mặt trời - và ngài nói ngài tin rằng Ấn Độ có thể phát triển các dạng năng lượng thay thế trên khắp đất nước, với một nửa chi phí mà nước này đang có kế hoạch chi tiêu cho phát triển điện hạt nhân, thông qua một thỏa thuận mới với Mỹ. Theo tờ The New York Times, thỏa thuận này trị giá khoảng 150 tỉ USD.
Cha Pinto cho biết: “Ấn Độ đã chọn một mô hình phát triển duy nhất, là mô hình tư bản chủ nghĩa và tân tự do. Nhưng đó là một mô hình sai lầm, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà các dân tộc và các cộng đồng khác nhau sống chung với nhau, và nơi có nguy cơ gây tác hại cho một xã hội đa nguyên. Hiệp định với Hoa Kỳ sẽ kết thúc bằng việc làm giàu cho các công ty đa quốc gia, là những công ty đặt quyền lợi của họ lên trên các nhu cầu của nền kinh tế và phát triển địa phương".
Ngài nói: “Ấn Độ có 1,2 tỉ dân và là một cơ hội lớn cho các công ty đa quốc gia. Nhưng thực tế là nơi đâu các nhà máy điện hạt nhân được lên kế hoạch, hoặc nơi đâu việc xây dựng nhà máy điện bắt đầu, thì có các cuộc biểu tình phản đối, hầu như do các cộng đồng địa phương dẫn đầu. Cảnh sát đã phải can thiệp bằng vũ lực và chỉ có thể thắng thế bằng sự đàn áp”.
Ngài nói thêm: "Việc hiệp định với Mỹ bị phản đối đã là hiển nhiên qua các cách thức mà nó được phê chuẩn trong nghị viện. Các tin tức do Wikileaks cung cấp đã xác nhận rằng một số nghị sĩ đối lập đã được hối lộ tiền bạc. Điều này là dễ hiểu vì sao hiệp định phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích Mỹ. Thỏa thuận đã có ảnh hưởng lên các mối quan hệ với Iran, và nói chung đã làm tổn thương cho phong trào phi liên kết, và đây là điểm chính của sự qui chiếu cho chính sách ngoại giao của chúng tôi trong một thời gian dài ".
Hiện nay ở Ấn Độ có 19 nhà máy điện hạt nhân. Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên diễn ra năm 1974.
Linh mục Pinto cảnh báo về các nguy hiểm của công nghiệp hạt nhân. Ngài nói rằng 13 năm sau vụ thử hạt nhân tại Pokhran năm 1998, cách biên giới Pakistan khoảng 150km, "đất đai vẫn là sa mạc, nơi nông dân không có đất để canh tác, không có rừng và không có bất cứ thứ gì."
Ngài phát biểu: “Các vụ thử này đang trả tiền cho sự kiêu ngạo của một quốc gia, vốn dành hàng tỉ USD cho năng lượng hạt nhân, mà quên đi khoảng 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Chính phủ nói rằng năng lượng nguyên tử là cần thiết để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng quốc gia - nhưng trong một số làng của bang Jharkhand, trẻ em ra đời với các khuyết tật và bệnh tật, do các mỏ uranium và chất phóng xạ trong các chất thải ra trong không khí... "
Ngài cho biết rằng tai nạn hạt nhân vừa qua ở Fukushima, Nhật, cho thấy rằng "ngay cả những quốc gia tiên tiến nhất" cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngài nói thêm: "Còn có vấn đề dự trữ vũ khí nữa. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm khiếp sợ người Ấn Độ và người Pakistan, kẻ thù được cho là của chúng tôi."
Chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi nhận chức Viện trưởng, cha Pinto đã giám sát việc lắp đặt các tấm pin mặt trời, vốn sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi các hoạt động của sinh viên, trong lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm tại trường Đại học thánh Giuse.
Ngài tin rằng nếu chính phủ Ấn Độ muốn, chính phủ có thể làm nhiều hơn để thực hiện các nguồn năng lượng an toàn và sạch trên toàn quốc. Ngài nói: "Chúng ta có đủ nguồn năng lượng tự nhiên, và điều chúng ta cần là ý muốn sử dụng chúng ra sao". (Independent Catholic News 9-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Pakistan: Một Kitô hữu bị cáo buộc báng bổ Hồi giáo
Nguyễn Trọng Đa
09:04 11/04/2011
Pakistan: Một Kitô hữu bị cáo buộc báng bổ Hồi giáo
Pakistan - Ông Arif Masih, 40 tuổi, một Kitô hữu Pakistan, đã bị tạm giam sau khi bị cáo buộc xé rách các trang sách Kinh thánh Qur'an Hồi giáo, và viết một lá thư đe dọa người Hồi giáo. Theo hãng tin Fides, ông bị cáo buộc tội báng bổ, sau một vụ tranh chấp đất đai với người hàng xóm của mình.
Linh mục Nasir Barkat, Chủ tịch Ủy ban Công Lý Hòa Bình của giáo phận Faisalabad, cho biết ngài được một sĩ quan cảnh sát nói rằng “chúng tôi biết rằng Arif Masih đã bị cáo buộc cách sai lầm trong vụ này, và chúng tôi sẽ tóm các thủ phạm thực sự".
Ông Paul Bhatti, một giáo dân Công giáo là cố vấn đặc biệt cho Thủ tướng về các vấn đề tôn giáo thiểu số, nói: “Chúng ta cần khẩn cấp tìm ra giải pháp để ngăn chặn sự lạm dụng luật". Ông có người em trai Shahbaz bị ám sát ngày 2-3 do phản đối luật chống phỉ báng, cho biết thêm: “chúng ta có thể bắt đầu với lệnh cấm một hoặc xem xét việc tu án chính cho luật ấy. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm việc để thay đổi não trạng và văn hóa ở Pakistan, nơi có các cá nhân và các tổ chức cố ý dùng luật này để tạo ra bất hòa và căng thẳng xã hội". (Catholic Culture 11-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Pakistan - Ông Arif Masih, 40 tuổi, một Kitô hữu Pakistan, đã bị tạm giam sau khi bị cáo buộc xé rách các trang sách Kinh thánh Qur'an Hồi giáo, và viết một lá thư đe dọa người Hồi giáo. Theo hãng tin Fides, ông bị cáo buộc tội báng bổ, sau một vụ tranh chấp đất đai với người hàng xóm của mình.
Linh mục Nasir Barkat, Chủ tịch Ủy ban Công Lý Hòa Bình của giáo phận Faisalabad, cho biết ngài được một sĩ quan cảnh sát nói rằng “chúng tôi biết rằng Arif Masih đã bị cáo buộc cách sai lầm trong vụ này, và chúng tôi sẽ tóm các thủ phạm thực sự".
Ông Paul Bhatti, một giáo dân Công giáo là cố vấn đặc biệt cho Thủ tướng về các vấn đề tôn giáo thiểu số, nói: “Chúng ta cần khẩn cấp tìm ra giải pháp để ngăn chặn sự lạm dụng luật". Ông có người em trai Shahbaz bị ám sát ngày 2-3 do phản đối luật chống phỉ báng, cho biết thêm: “chúng ta có thể bắt đầu với lệnh cấm một hoặc xem xét việc tu án chính cho luật ấy. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải làm việc để thay đổi não trạng và văn hóa ở Pakistan, nơi có các cá nhân và các tổ chức cố ý dùng luật này để tạo ra bất hòa và căng thẳng xã hội". (Catholic Culture 11-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican công bố ngày lễ nhớ Chân Phước Gioan Phaolô II là ngày 22 tháng 10
Bùi Hữu Thư
12:24 11/04/2011
VATICAN (CNS) -- Ngày lễ nhớ Chân Phước Gioan Phaolô II sẽ là ngày 22 tháng 10 mỗi năm tại Rôma và các giáo phận Ba Lan.
Khi tuyên bố như vậy ngày 11 tháng Tư, Tòa Thánh cũng nói giáo dân trên toàn thế giới sẽ có cả một năm để cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cho việc ngài được phong chân phước. Một sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Bí Tích cho hay: Trong khi các thánh lễ tạ ơn cho một vụ phong chân phước -- cũng như việc dâng thánh lễ cho ngày kính nhớ -- thường chỉ được giới hạn cho những nơi chốn vị chân phước đã sinh sống và làm việc, "đặc tính ngoại lệ của việc phong chân phước cho Á Thánh Gioan Phaolô II, được công nhận bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo và loan truyền trên khắp thế giới," đã đưa đến việc chuẩn y cho thánh lễ tạ ơn.
Sắc lệnh được phổ biến trên Báo Vatican L'Osservatore Romano, và bao gồm các chi tiết về thánh lễ tạ ơn, ngày lễ nhớ Chân Phước Gioan Phaolô II và các ngày lễ hàng năm để tôn vinh ngài, và đặt tên ngài cho các nhà thờ. Tờ báo cũng đăng bản văn của kinh đầu lễ cho thánh lễ ngày kính nhớ ngài bằng tiếng La Tinh, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Ba Lan.
Sắc lệnh viết: Một giám mục điạ phương hay một bề trên tổng quyền của một nhà dòng được tự do chọn ngày cũng như nơi chốn để cử hành thánh lễ tạ ơn, miễn là các thánh lễ được cử hành trước ngày 1 tháng Năm, 2012, nghĩa là một năm sau ngày phong chân phước.
Sắc lệnh cho hay: Tại giáo phận Rôma, nơi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã từng làm giám mục, và tại tất cả mọi giáo phận tại quê hương Ba Lan của ngài, ngày lễ của ngài sẽ tự động được ghi vào niên lịch phụng vụ hàng năm. 22 tháng 10 được chọn là ngày để kính nhớ ngài vì đó là ngày kỷ niệm nghi thức khai mạc giáo triều của ngài năm 1978.
Sắc lệnh nói: Bên ngoài Rôma và Ba Lan, các giám mục sẽ phải viết thư xin phép Vatican để chọn ngày lễ cho ngài. Việc cử hành riêng tại điạ phương ngày lễ của một chân phước là một đặc điểm dị biệt giữa phong chân phước và phong thánh, khiến cho nghi thức phụng vụ tôn kính công cộng và hoàn vũ có thể được thực hiện.
Sắc lệnh cũng nói: Các điạ điểm độc nhất nơi các giáo xứ và thánh đường có thể được đặt tên là Chân Phước Gioan Phaolô II mà không cần có phép đặc biệt của Vatican là giáo phận Rôma và các giáo phận tại Ba Lan, hay các nơi khác đã có phép đặc biệt của Vatican để ghi ngày 22 tháng 10 vào niên lịch phụng vụ của họ.
Bản văn của kinh đầu lễ cho Thánh Lễ tôn vinh Chân Phước Gioan Phaolô II như sau: "Lạy Thiên Chúa, đầy lòng thương xót, đã muốn cho Chân Phước Gioan Phaolô II trị vì làm Giáo Hoàng trên giáo hội hoàn vũ của Người, chúng con cầu xin Chúa, nhờ lời giảng dậy của ngài, chúng con có thể mở lòng cho ân sủng cứu rỗi của Đức Kitô, Đấng cứu chuộc duy nhất của nhân loại. Người hằng sống và hiển trị muôn đời."
Khi tuyên bố như vậy ngày 11 tháng Tư, Tòa Thánh cũng nói giáo dân trên toàn thế giới sẽ có cả một năm để cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cho việc ngài được phong chân phước. Một sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Bí Tích cho hay: Trong khi các thánh lễ tạ ơn cho một vụ phong chân phước -- cũng như việc dâng thánh lễ cho ngày kính nhớ -- thường chỉ được giới hạn cho những nơi chốn vị chân phước đã sinh sống và làm việc, "đặc tính ngoại lệ của việc phong chân phước cho Á Thánh Gioan Phaolô II, được công nhận bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo và loan truyền trên khắp thế giới," đã đưa đến việc chuẩn y cho thánh lễ tạ ơn.
Sắc lệnh được phổ biến trên Báo Vatican L'Osservatore Romano, và bao gồm các chi tiết về thánh lễ tạ ơn, ngày lễ nhớ Chân Phước Gioan Phaolô II và các ngày lễ hàng năm để tôn vinh ngài, và đặt tên ngài cho các nhà thờ. Tờ báo cũng đăng bản văn của kinh đầu lễ cho thánh lễ ngày kính nhớ ngài bằng tiếng La Tinh, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Ba Lan.
Sắc lệnh viết: Một giám mục điạ phương hay một bề trên tổng quyền của một nhà dòng được tự do chọn ngày cũng như nơi chốn để cử hành thánh lễ tạ ơn, miễn là các thánh lễ được cử hành trước ngày 1 tháng Năm, 2012, nghĩa là một năm sau ngày phong chân phước.
Sắc lệnh cho hay: Tại giáo phận Rôma, nơi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã từng làm giám mục, và tại tất cả mọi giáo phận tại quê hương Ba Lan của ngài, ngày lễ của ngài sẽ tự động được ghi vào niên lịch phụng vụ hàng năm. 22 tháng 10 được chọn là ngày để kính nhớ ngài vì đó là ngày kỷ niệm nghi thức khai mạc giáo triều của ngài năm 1978.
Sắc lệnh nói: Bên ngoài Rôma và Ba Lan, các giám mục sẽ phải viết thư xin phép Vatican để chọn ngày lễ cho ngài. Việc cử hành riêng tại điạ phương ngày lễ của một chân phước là một đặc điểm dị biệt giữa phong chân phước và phong thánh, khiến cho nghi thức phụng vụ tôn kính công cộng và hoàn vũ có thể được thực hiện.
Sắc lệnh cũng nói: Các điạ điểm độc nhất nơi các giáo xứ và thánh đường có thể được đặt tên là Chân Phước Gioan Phaolô II mà không cần có phép đặc biệt của Vatican là giáo phận Rôma và các giáo phận tại Ba Lan, hay các nơi khác đã có phép đặc biệt của Vatican để ghi ngày 22 tháng 10 vào niên lịch phụng vụ của họ.
Bản văn của kinh đầu lễ cho Thánh Lễ tôn vinh Chân Phước Gioan Phaolô II như sau: "Lạy Thiên Chúa, đầy lòng thương xót, đã muốn cho Chân Phước Gioan Phaolô II trị vì làm Giáo Hoàng trên giáo hội hoàn vũ của Người, chúng con cầu xin Chúa, nhờ lời giảng dậy của ngài, chúng con có thể mở lòng cho ân sủng cứu rỗi của Đức Kitô, Đấng cứu chuộc duy nhất của nhân loại. Người hằng sống và hiển trị muôn đời."
Top Stories
Cuộc khủng hoảng về di dân thử thách giáo huấn của giáo hội
Bùi Hữu Thư
06:27 11/04/2011
VATICAN (CNS) -- Làn sóng di cư của các người di dân Bắc Phi vào nước Ý thật sự thử thách giáo huấn của Vatican.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.
Prayer vigils ''respond'' to the arrests of Vietnamese Catholics
Asia-News
07:04 11/04/2011
Soon after the sham trial against a non-Catholic lawyer, defender of human rights, and attacks against those who peacefully followed the debate, the authorities fear a united front that might arise between believers and dissidents.
Hanoi (AsiaNews) - Prayer vigils in several dioceses have been the response of Vietnamese Catholics to new attacks by the authorities on April 4 at the trial of non-Catholic lawyer and human rights defender Cu Huy Ha Vu, , and the arrest of another lawyer, Le Quoc Quan Catholic. (See AsiaNews: Hanoi Catholics arrested and beaten for wanting to follow Cu Huy Vu trial)
Significantly in Hanoi police tightened security around churches, concerned that a common front between dissidents and believers could be formed. To those suspected of not being Catholic were not allowed to attend Masses celebrated Saturday and Sunday. A young couple told AsiaNews that they were turned back on their way to the Redemptorist church, because neither were able to identify themselves as Catholic to the police.
During the vigil, Brother Nguyen Tang, who had been severely beaten in Dong Chiem, spoke of what happened to the lawyer Le Quoc Quan, who was peacefully following the trial outside the classroom, when "the police caught and beat anyone trying to defend him. They used batons to stun a woman who risked her life trying to get the lawyer away. "
Elsewhere, there was a sea of candles, like at the church of Thanh Minh, in the diocese of Thai Binh, where Father Augustine Pham Quang Tuong led the vigil. To the thousands present the priest expressed concern about the safety of the lawyer Le Quoc Quan, who is a member of the Justice and Peace Committee of the Episcopal Conference.
A hundred miles away, in the southwest of the country, Thai Binh, dozens of priests of the deanery of Dong Thap (diocese of Vinh) took part in the vigil in the church of Ben Den. A large screen placed in front of the church showed the moment when the lawyer and other Catholics were arrested. Those present were invited to pray for Catholics and some journalists were beaten and arrested. The vigil ended with the Eucharistic adoration and the rosary, to pray for the Church and the nation.
Father Paul Nguyen Xuan Tinh, Lap Thanh parish priest led another prayer vigil: "We must pray harder than ever – he told the faithful - when evil seems to triumph over good."
Of note, finally, that the Redemptorists websites based outside of Vietnam have suffered waves of attacks by hackers, since the beginning of the trial.
Significantly in Hanoi police tightened security around churches, concerned that a common front between dissidents and believers could be formed. To those suspected of not being Catholic were not allowed to attend Masses celebrated Saturday and Sunday. A young couple told AsiaNews that they were turned back on their way to the Redemptorist church, because neither were able to identify themselves as Catholic to the police.
During the vigil, Brother Nguyen Tang, who had been severely beaten in Dong Chiem, spoke of what happened to the lawyer Le Quoc Quan, who was peacefully following the trial outside the classroom, when "the police caught and beat anyone trying to defend him. They used batons to stun a woman who risked her life trying to get the lawyer away. "
Elsewhere, there was a sea of candles, like at the church of Thanh Minh, in the diocese of Thai Binh, where Father Augustine Pham Quang Tuong led the vigil. To the thousands present the priest expressed concern about the safety of the lawyer Le Quoc Quan, who is a member of the Justice and Peace Committee of the Episcopal Conference.
A hundred miles away, in the southwest of the country, Thai Binh, dozens of priests of the deanery of Dong Thap (diocese of Vinh) took part in the vigil in the church of Ben Den. A large screen placed in front of the church showed the moment when the lawyer and other Catholics were arrested. Those present were invited to pray for Catholics and some journalists were beaten and arrested. The vigil ended with the Eucharistic adoration and the rosary, to pray for the Church and the nation.
Father Paul Nguyen Xuan Tinh, Lap Thanh parish priest led another prayer vigil: "We must pray harder than ever – he told the faithful - when evil seems to triumph over good."
Of note, finally, that the Redemptorists websites based outside of Vietnam have suffered waves of attacks by hackers, since the beginning of the trial.
Veglie di preghiera “rispondono” agli arresti di cattolici vietnamiti
Asia-News
07:05 11/04/2011
All’indomani del processo-farsa contro un avvocato, difensore dei diritti umani, non cattolico e gli attacchi contro chi pacificamente seguiva il dibattimento, le autorità temono che possa nascere un fronte unito tra fedeli e dissidenti.
Hanoi (AsiaNews) – Veglie di preghiera in varie diocesi sono state la risposta dei cattolici vietnamiti ai nuovi attacchi portati dalle autorità il 4 aprile in occasione del processo contro l’avvocato e difensore dei diritti umani Cu Huy Ha Vu, non cattolico, e l’arresto di un altro legale, il cattolico Le Quoc Quan. (V. AsiaNews: Arresti e percosse per i cattolici di Hanoi che volevano seguire il processo contro Cu Huy Ha Vu)
Significativo quanto avvenuto a Hanoi, dove la polizia ha stretto la sicurezza intorno alle chiese, nella preoccupazione della nascita di un fronte comune tra dissidenti e fedeli. A coloro che erano sospettati di non essere cattolici è stato impedito di assistere alle messe celebrate sabato e domenica. Una coppia di giovani ha raccontato ad AsiaNews di essere stata rimandata indietro mentre si recava alla chiesa dei redentoristi, poichè non nessuno dei due ha saputo indicare il proprio nome cattolico alla polizia.
Nel corso della veglia, fratel Nguyen Tang, che era stato duramente picchiato a Dong Chiem, ha raccontato quanto accaduto all’avvocato Le Quoc Quan, che stava pacificamente seguendo il processo fuori dall’aula, quando “la polizia lo ha catturato e ha picchato chiunque cercava di difenderlo. Hanno usato i bastoni per stordire una donna che ha rischiato la vita nel tentativo di allontanare il legale”.
Altrove, si è visto un mare di candele, come alla chiesa di Thanh Minh, nella diocesi di Thai Binh, dove padre Augustine Pham Quang Tuong ha guidato la veglia. Alle migliaia di presenti, il religioso ha espresso preoccupazione per la sicurezza dell’avvocato Le Quoc Quan, che fa parte del Comitato giustizia e pace della Conferenza episcopale.
A cento chilometri da lì, nel sudovest del Paese, a Thai Binh, decine di sacerdoti del decanato di Dong Thap (diocesi di Vinh) hanno preso parte alla veglia nella chiesa di Ben Den. Un grande schermo posto davanti alla chiesa ha mostrato il momento nel quale l’avvocato e altri cattolici sono stati arrestati. I presenti sono stati invitati a pregare anche per alcuni giornalisti cattolici che sono stati picchiati e arrestati. La veglia si è conclusa con l’adorazione eucaristica e il rosario, per pregare per la Chiesa e la nazione.
Padre Paul Nguyen Xuan Tinh, parroco di Lap Thanh ha guidato un’altra veglia di preghiera: “dobbiamo pregare più intensamente che mai - ha detto ai fedeli - quando il male sembra trionfare sul bene”.
Da segnalare, infine, che i siti dei redentoristi basati fuori dal Vietnam hanno subito ondate di attacchi di hacker, fin dall’inizio del processo.
Significativo quanto avvenuto a Hanoi, dove la polizia ha stretto la sicurezza intorno alle chiese, nella preoccupazione della nascita di un fronte comune tra dissidenti e fedeli. A coloro che erano sospettati di non essere cattolici è stato impedito di assistere alle messe celebrate sabato e domenica. Una coppia di giovani ha raccontato ad AsiaNews di essere stata rimandata indietro mentre si recava alla chiesa dei redentoristi, poichè non nessuno dei due ha saputo indicare il proprio nome cattolico alla polizia.
Nel corso della veglia, fratel Nguyen Tang, che era stato duramente picchiato a Dong Chiem, ha raccontato quanto accaduto all’avvocato Le Quoc Quan, che stava pacificamente seguendo il processo fuori dall’aula, quando “la polizia lo ha catturato e ha picchato chiunque cercava di difenderlo. Hanno usato i bastoni per stordire una donna che ha rischiato la vita nel tentativo di allontanare il legale”.
Altrove, si è visto un mare di candele, come alla chiesa di Thanh Minh, nella diocesi di Thai Binh, dove padre Augustine Pham Quang Tuong ha guidato la veglia. Alle migliaia di presenti, il religioso ha espresso preoccupazione per la sicurezza dell’avvocato Le Quoc Quan, che fa parte del Comitato giustizia e pace della Conferenza episcopale.
A cento chilometri da lì, nel sudovest del Paese, a Thai Binh, decine di sacerdoti del decanato di Dong Thap (diocesi di Vinh) hanno preso parte alla veglia nella chiesa di Ben Den. Un grande schermo posto davanti alla chiesa ha mostrato il momento nel quale l’avvocato e altri cattolici sono stati arrestati. I presenti sono stati invitati a pregare anche per alcuni giornalisti cattolici che sono stati picchiati e arrestati. La veglia si è conclusa con l’adorazione eucaristica e il rosario, per pregare per la Chiesa e la nazione.
Padre Paul Nguyen Xuan Tinh, parroco di Lap Thanh ha guidato un’altra veglia di preghiera: “dobbiamo pregare più intensamente che mai - ha detto ai fedeli - quando il male sembra trionfare sul bene”.
Da segnalare, infine, che i siti dei redentoristi basati fuori dal Vietnam hanno subito ondate di attacchi di hacker, fin dall’inizio del processo.
Vatican Commission to discuss Challenges in China
Zenit
08:44 11/04/2011
VATICAN CITY, APRIL 10, 2011 (Zenit.org).- The commission that Benedict XVI established in 2007 to study the major issues regarding the Church in China will meet this week in the Vatican.
The Vatican press office announced Saturday that the commission will hold a three-day meeting, beginning Monday.
The communiqué explained that the commission is constituted by "the heads of the dicasteries of the Roman Curia with competence in this area and by representatives of the Chinese episcopate and religious congregations."
This will be the commission's fourth meeting. The first was convened March 10-12, 2008 and had the Pope's May 27, 2007 Letter to Chinese Catholics as its theme.
The two subsequent gatherings -- held March 30-April 1, 2009 and March 22-24, 2010 -- examined "the topic of human, intellectual, spiritual and pastoral formation of seminarians and consecrated persons and the permanent formation of priests," the Vatican note added.
It reported that this week's plenary session "will consider the pastoral situation of the ecclesiastical administrations in China, with particular reference to the challenges that the Church meets in incarnating the Gospel in the present social and cultural conditions."
(Nguồn: http://www.zenit.org/article-32282?l=english)
The Vatican press office announced Saturday that the commission will hold a three-day meeting, beginning Monday.
The communiqué explained that the commission is constituted by "the heads of the dicasteries of the Roman Curia with competence in this area and by representatives of the Chinese episcopate and religious congregations."
This will be the commission's fourth meeting. The first was convened March 10-12, 2008 and had the Pope's May 27, 2007 Letter to Chinese Catholics as its theme.
The two subsequent gatherings -- held March 30-April 1, 2009 and March 22-24, 2010 -- examined "the topic of human, intellectual, spiritual and pastoral formation of seminarians and consecrated persons and the permanent formation of priests," the Vatican note added.
It reported that this week's plenary session "will consider the pastoral situation of the ecclesiastical administrations in China, with particular reference to the challenges that the Church meets in incarnating the Gospel in the present social and cultural conditions."
(Nguồn: http://www.zenit.org/article-32282?l=english)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoa Kỳ: VN 'tăng cường trấn áp' bất đồng
BBC
08:10 11/04/2011
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vừa ra báo cáo thường niên chỉ trích nhiều nước trên thế giới vi phạm nhân quyền trong đó có Việt Nam.
Hà Nội đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ.
Phần mở đầu của Bấm báo cáo nói Việt Nam là chế độ toàn trị và người dân không thể thay đổi chính quyền trong khi các phong trào chính trị đối kháng bị cấm đoán.
Tuần trước Washington đã lên tiếng Bấm đòi Hà Nội trả tự do ngay cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị Bấm kết án bẩy năm tù giam và ba năm quản chế vì tội "tuyên truyền chống nhà nước".
Phần về Việt Nam của báo cáo nhân quyền năm nay gồm 50 trang và nhắc tới một loạt các vụ bắt bớ và xét xử người dân mà Hoa Kỳ gọi là "tùy tiện".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói:
"Chính quyền đã tăng cường trấn áp bất đồng, bắt giữ ít nhất 25 nhà hoạt động chính trị, kết án 14 nhà bất đồng chính kiến bị bắt trong các năm 2008, 2009 và 2010 trong khi bác đơn kháng án của 10 người khác chính kiến bị kết án vào cuối năm 2009.
"Ảnh hưởng chính trị, tham nhũng tràn lan và sự thiếu hiệu quả đã làm méo mó nghiêm trọng hệ thống tư pháp."
'Nhà nước pháp quyền'
Phía Hoa Kỳ cũng dẫn ra một loạt các vụ bắt bớ, xét xử và kết án các nhà bất đồng chính kiến trong đó có các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim và gần đây nhất là ông Cù Huy Hà Vũ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngay lập tức phản đối báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ.
Bà Nga nói: "Tại Việt Nam, các quyền tự do căn bản của người dân được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các tài liệu pháp lý và được đảm bảo trên thực tế.
"Việt Nam là nhà nước pháp quyền và tất cả các vi phạm pháp luật được xử lý theo quy định của luật pháp và phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."
Báo cáo của Hoa Kỳ cũng nói tới điều gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam mấy năm qua - đó là hành vi sai trái của cảnh sát đối với những người bị tình nghi.
Báo cáo nói chín người đã chết trong khi bị cảnh sát bắt giữ trong năm 2010.
Báo chí Việt Nam cũng thường xuyên đưa tin về các vụ chết người tại các đồn cảnh sát.
Tin mới nhất trên VnExpress nói ba công an ở Sóc Trăng vừa Bấm bị đình chỉ công tác vì gây ra cái chết của một người đàn ông 44 tuổi.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/04/110410_us_vn_rights.shtml)
Hà Nội đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ.
Phần mở đầu của Bấm báo cáo nói Việt Nam là chế độ toàn trị và người dân không thể thay đổi chính quyền trong khi các phong trào chính trị đối kháng bị cấm đoán.
Tuần trước Washington đã lên tiếng Bấm đòi Hà Nội trả tự do ngay cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị Bấm kết án bẩy năm tù giam và ba năm quản chế vì tội "tuyên truyền chống nhà nước".
Phần về Việt Nam của báo cáo nhân quyền năm nay gồm 50 trang và nhắc tới một loạt các vụ bắt bớ và xét xử người dân mà Hoa Kỳ gọi là "tùy tiện".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói:
"Chính quyền đã tăng cường trấn áp bất đồng, bắt giữ ít nhất 25 nhà hoạt động chính trị, kết án 14 nhà bất đồng chính kiến bị bắt trong các năm 2008, 2009 và 2010 trong khi bác đơn kháng án của 10 người khác chính kiến bị kết án vào cuối năm 2009.
"Ảnh hưởng chính trị, tham nhũng tràn lan và sự thiếu hiệu quả đã làm méo mó nghiêm trọng hệ thống tư pháp."
'Nhà nước pháp quyền'
Phía Hoa Kỳ cũng dẫn ra một loạt các vụ bắt bớ, xét xử và kết án các nhà bất đồng chính kiến trong đó có các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim và gần đây nhất là ông Cù Huy Hà Vũ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngay lập tức phản đối báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ.
Bà Nga nói: "Tại Việt Nam, các quyền tự do căn bản của người dân được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các tài liệu pháp lý và được đảm bảo trên thực tế.
"Việt Nam là nhà nước pháp quyền và tất cả các vi phạm pháp luật được xử lý theo quy định của luật pháp và phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."
Báo cáo của Hoa Kỳ cũng nói tới điều gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam mấy năm qua - đó là hành vi sai trái của cảnh sát đối với những người bị tình nghi.
Báo cáo nói chín người đã chết trong khi bị cảnh sát bắt giữ trong năm 2010.
Báo chí Việt Nam cũng thường xuyên đưa tin về các vụ chết người tại các đồn cảnh sát.
Tin mới nhất trên VnExpress nói ba công an ở Sóc Trăng vừa Bấm bị đình chỉ công tác vì gây ra cái chết của một người đàn ông 44 tuổi.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/04/110410_us_vn_rights.shtml)
Ngọn lửa Công lý lại bừng lên!
Hoa Cát Nghệ
08:12 11/04/2011
Cháy rực nồng niềm tin và liên đới
Cháy khát khao trong bình minh le lói
Quỷ Vô Thần phải kinh khiếp đảo điên
Hãy đứng lên từ cay đắng oan khiên !
Lửa Sự Thật lại bừng lên rồi đó
Mùa đông dài cóng tê ải khổ
Đang ấm dần trong hơi thở hùng anh
Mùa đau thương vì bè lũ bạo hành
Đã đến ngày trổ xanh nhân ái
Từ con tim dám vì đồng loại
Xả thân mình nhận lấy ách tù lao
Ngọn lửa Công Lý sáng tựa ngàn sao
Như huân công tặng trao người đi trước
Đã mở đường dẫn về Sự Thật
Đã gióng lên lời minh bạch khách quan
Đã vạch trần bộ mặt tà gian
Đã chỉ vào đục đen sau thảm đỏ
Đã nói thẳng trước bất công gàn dở
Đã chẳng cúi đầu trước bịp bợm, ma manh
Đã kiên trung rộng vòng tay đỡ bênh
Đã đồng hành với bao người oan khuất
Đã chọn cho mình con đường đẹp nhất:
“CHẠNH LÒNG THƯƠNG !” (*) và tận hiến tròn đầy
Ngọn lửa Công Lý sáng đẹp thay !
Lại bừng lên khắp đó đây, bạn hỡi
Từ Thái Hà tỏa lan trời Hà Nội
Đến Thái Bình, sáng rực Đất Dũng: Vinh
Thêm lửa mới làm dịu bớt điêu linh
Trời Việt Nam thêm màu xanh hy vọng
Thêm bước mới đẩy lùi cơn ác mộng
Của đem đen độc trị phủ dày
Ngọn lửa Công Lý nối những vòng tay
Không phân biệt niềm tin tôn giáo
Sát kề nhau chung lộ trình chính đạo
Sự Thật – Tâm Nhân là đuốc sáng soi đường
Ngọn lửa Công Lý nối kết yêu thương
Lại bừng lên tỏa lan vô tận !!!
(*) Khẩu hiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Hơn 400 người ký kiến nghị đòi hủy vụ án và trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ
Thanh Phương/RFI
09:09 11/04/2011
Hơn 400 người ký kiến nghị đòi hủy vụ án và trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ
Trang Bauxite Việt Nam hôm nay vừa công bố bản kiến nghị gởi các lãnh đạo Việt Nam, có chữ ký của tổng cộng 456 người đầu tiên, đòi hủy vụ án và trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị tòa tuyên án 7 năm tù ngày 4/4 vừa qua với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Theo bản kiến nghị: « Trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ », phiên tòa xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ « Đã gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới, vì cách thức điều hành của thẩm phán đã vi phạm luật tố tụng hình sự; vì cách thức các lực lượng an ninh ngăn cấm thô bạo người dân tham dự hoặc theo dõi phiên tòa ; và bản án quá nặng nề được tuyên một cách vội vã khiến dư luận nghĩ rằng nó đã được quyết định từ trước khi xét xử. ».
Bản kiến nghị cho rằng: « Những ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ, dù đúng hay chưa đúng, đều thể hiện thiện chí của một công dân muốn góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phát triển, bảo vệ được độc lập và chủ quyền, là những ý kiến nên được xem xét, thảo luận hơn là dập tắt hay trừng trị. »
Nói chung, theo bản kiến nghị, phiên tòa ngày 4/4 đã « Bị dư luận chê trách nặng nề, bôi xấu hình ảnh của một nền tư pháp, của một Nhà nước đang xây dựng nền pháp quyền của dân, do dân, vì dân. ». Cho nên, bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy kết quả phiên xử sơ thẩm ngày 4/4, xóa bỏ vụ án Cù Huy Hà Vũ và trả tự do cho ông.
Trong số những người ký tên vào kiến nghị, ngoài ba người chủ trương trang mạng Bauxite là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, còn có các cựu quân nhân, nhà cách mạng lão thành, trí thức, chuyên gia tên tuổi trong và ngoài nước, như Giáo sư Hoàng Tụy, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, v.v. .., nhưng cũng có nhiều người dân bình thường hoặc sinh viên ủng hộ kiến nghị.
Báo chí chính thức của Việt Nam, cụ thể là tờ Quân đội Nhân dân, hôm qua đăng trên mạng một bài viết tựa đề « Phiên toà nghiêm minh, đúng pháp luật » phản bác những lời chỉ trích vụ xử Cù Huy Hà Vũ. Tác giả bài báo, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Tuấn khẳng định rằng ông Cù Huy Hà Vũ « Đã có những hành vi phạm pháp luật Việt Nam, phải bị xử theo đúng các quy định pháp luật và Việt Nam và các quy định đó hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế ». Luật sư Nguyễn Minh Tuấn còn kết luận : « Dư luận quần chúng nhân dân đều cho rằng mức án 7 năm tù, 3 năm quản chế sau mãn hạn tù đối với Cù Huy Hà Vũ là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật ».
Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/4 vừa qua cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của quốc tế về vụ xử Cù Huy Hà Vũ khi tuyên bố rằng : « Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Anh, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và một vài tổ chức đã có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh chính xác tình hình và có những ý kiến can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. »
Trong khi đó, tối hôm qua, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, cộng đồng Doanh nhân-Trí thức Công giáo đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, một trong những người đã bị bắt giữ khi đến dự phiên xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Theo tin của nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, có khoảng hơn 4000 người đã đến dự thánh lễ này.
Thanh Phương/ RFI
Trang Bauxite Việt Nam hôm nay vừa công bố bản kiến nghị gởi các lãnh đạo Việt Nam, có chữ ký của tổng cộng 456 người đầu tiên, đòi hủy vụ án và trả tự do cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị tòa tuyên án 7 năm tù ngày 4/4 vừa qua với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Theo bản kiến nghị: « Trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ », phiên tòa xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ « Đã gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới, vì cách thức điều hành của thẩm phán đã vi phạm luật tố tụng hình sự; vì cách thức các lực lượng an ninh ngăn cấm thô bạo người dân tham dự hoặc theo dõi phiên tòa ; và bản án quá nặng nề được tuyên một cách vội vã khiến dư luận nghĩ rằng nó đã được quyết định từ trước khi xét xử. ».
Bản kiến nghị cho rằng: « Những ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ, dù đúng hay chưa đúng, đều thể hiện thiện chí của một công dân muốn góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phát triển, bảo vệ được độc lập và chủ quyền, là những ý kiến nên được xem xét, thảo luận hơn là dập tắt hay trừng trị. »
Nói chung, theo bản kiến nghị, phiên tòa ngày 4/4 đã « Bị dư luận chê trách nặng nề, bôi xấu hình ảnh của một nền tư pháp, của một Nhà nước đang xây dựng nền pháp quyền của dân, do dân, vì dân. ». Cho nên, bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy kết quả phiên xử sơ thẩm ngày 4/4, xóa bỏ vụ án Cù Huy Hà Vũ và trả tự do cho ông.
Trong số những người ký tên vào kiến nghị, ngoài ba người chủ trương trang mạng Bauxite là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, còn có các cựu quân nhân, nhà cách mạng lão thành, trí thức, chuyên gia tên tuổi trong và ngoài nước, như Giáo sư Hoàng Tụy, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, v.v. .., nhưng cũng có nhiều người dân bình thường hoặc sinh viên ủng hộ kiến nghị.
Báo chí chính thức của Việt Nam, cụ thể là tờ Quân đội Nhân dân, hôm qua đăng trên mạng một bài viết tựa đề « Phiên toà nghiêm minh, đúng pháp luật » phản bác những lời chỉ trích vụ xử Cù Huy Hà Vũ. Tác giả bài báo, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Tuấn khẳng định rằng ông Cù Huy Hà Vũ « Đã có những hành vi phạm pháp luật Việt Nam, phải bị xử theo đúng các quy định pháp luật và Việt Nam và các quy định đó hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế ». Luật sư Nguyễn Minh Tuấn còn kết luận : « Dư luận quần chúng nhân dân đều cho rằng mức án 7 năm tù, 3 năm quản chế sau mãn hạn tù đối với Cù Huy Hà Vũ là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật ».
Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/4 vừa qua cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của quốc tế về vụ xử Cù Huy Hà Vũ khi tuyên bố rằng : « Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Anh, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và một vài tổ chức đã có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh chính xác tình hình và có những ý kiến can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. »
Trong khi đó, tối hôm qua, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, cộng đồng Doanh nhân-Trí thức Công giáo đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, một trong những người đã bị bắt giữ khi đến dự phiên xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Theo tin của nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, có khoảng hơn 4000 người đã đến dự thánh lễ này.
Thanh Phương/ RFI
Thông Báo
Thông Báo Lớp Ca Trưởng Trung Cấp, đợt 2 Orange County, California
Phạm Đức Huyến
06:36 11/04/2011
Thông Báo Lớp Ca Trưởng Trung Cấp, đợt 2 Orange County, California
Lớp Ca Trưởng Trung Cấp, đợt 2 sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo,
Giáo phận Orange County, California vào những ngày 28,29,30 tháng 5 năm 2011
do Giáo sư Nhạc sỹ. Phạm Đức Huyến, Nhạc sỹ Cát Minh và Tiến sỹ Vũ Tôn Bình
hướng dẫn.
Thời Gian :
- Lớp Ca Trưởng Trung cấp, đơt 2 Orange County
được ấn định vào những ngày 28,29,30 tháng 5 năm 2011.
- Mỗi ngày học từ 8:00am đến 8:00pm
Ðịa điểm :
Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange County, California
Chương Trình Huấn Luyện :
- Thực tập Ðiều Khiển Hợp Ca với Ban Hợp Xướng qua các tác phẩm của F J Haydn, W. A. Mozart, Hải Linh…
- Ôn tập phần Hoà âm
- Nghiên cứu về Tính Năng Các Nhạc Cụ Qua Dòng Thời Gian Trong Dàn Nhạc Giao Hưởng.
- Nghe và phân biệt âm thanh của từng nhạc cụ.
- Thực tập Ðiều Khiến Dàn nhạc và Ban Hợp Xướng với các nhạc phẩm Thằng Bờm, Ðêm Hồng Phúc…
Xin liên Lạc:
Ca Trưởng Nguyễn Đức Kỳ
1906 Teresita Ln, Newport Beach, CA 92660
Email : kdnguyen@yahoo.com
Lớp Ca Trưởng Trung Cấp, đợt 2 sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo,
Giáo phận Orange County, California vào những ngày 28,29,30 tháng 5 năm 2011
do Giáo sư Nhạc sỹ. Phạm Đức Huyến, Nhạc sỹ Cát Minh và Tiến sỹ Vũ Tôn Bình
hướng dẫn.
Thời Gian :
- Lớp Ca Trưởng Trung cấp, đơt 2 Orange County
được ấn định vào những ngày 28,29,30 tháng 5 năm 2011.
- Mỗi ngày học từ 8:00am đến 8:00pm
Ðịa điểm :
Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange County, California
Chương Trình Huấn Luyện :
- Thực tập Ðiều Khiển Hợp Ca với Ban Hợp Xướng qua các tác phẩm của F J Haydn, W. A. Mozart, Hải Linh…
- Ôn tập phần Hoà âm
- Nghiên cứu về Tính Năng Các Nhạc Cụ Qua Dòng Thời Gian Trong Dàn Nhạc Giao Hưởng.
- Nghe và phân biệt âm thanh của từng nhạc cụ.
- Thực tập Ðiều Khiến Dàn nhạc và Ban Hợp Xướng với các nhạc phẩm Thằng Bờm, Ðêm Hồng Phúc…
Xin liên Lạc:
Ca Trưởng Nguyễn Đức Kỳ
1906 Teresita Ln, Newport Beach, CA 92660
Email : kdnguyen@yahoo.com
Tin Đáng Chú Ý
Chân dung phó Thủ tướng Đức gốc Việt đầu tiên
Nguyễn (Tổng hợp)
08:15 11/04/2011
Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đối tác trong liên minh của Thủ tướng Angela Merkel, hôm 5/4 đã chọn Bộ trưởng Y tế Philipp Roesler, 38 tuổi, một người gốc Việt làm lãnh đạo mới. Cùng lúc nhậm chức lãnh đạo FDP, ông Roesler sẽ nắm vị trí phó Thủ tướng Đức.
Lãnh đạo FDP, phó Thủ tướng Đức
Philipp Roesler sẽ chính thức được bầu làm lãnh đạo tại hội nghị đảng FDP vào tháng 5 tới, kế nhiệm ông Guido Westerwelle - người không được ưa chuộng, đã từ chức hôm 3/4 sau khi đảng này bị thất bại ở một loạt cuộc bỏ phiếu.
Westerwelle, cũng sẽ rút khỏi ghế phó Thủ tướng, cho biết, ông vẫn muốn làm Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một số người tỏ ý nghi ngờ rằng liệu ông Westerwelle có thể níu lấy vị trí cao trong nội các hay không. Westerwelle bị quy là làm cho FDP không còn được ưa chuộng, tỷ lệ ủng hộ đảng giảm xuống còn 5% kể từ mức kỷ lục 14,6% trong cuộc bầu cử liên bang năm 2009. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ông này là chính trị gia ít được ưa chuộng nhất của Đức.
"Vấn đề là giành lại lòng tin của cử tri với FDP", ông Roesler tuyên bố khi được chọn làm lãnh đạo đảng.
Roesler, được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi Việt Nam khi mới 9 tháng tuổi, đứng thứ 15 trong số 20 chính trị gia được ưa chuộng nhất, theo thăm dò của tạp chí Spiegel. Đánh giá này khiến Roesler trở thành chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do được ưa chuộng thứ 2 sau Bộ trưởng Tư pháp, đứng trước Westerwelle 4 bậc và Bộ trưởng Kinh tế Rainer Bruederle, cũng thuộc FDP, đứng thứ 20.
Các nhà chỉ trích nhận xét, Westerwelle, 49 tuổi, là người kiêu căng, thiếu thân thiện và không có tính thuyết phục trên cương vị Ngoại trưởng.
Con người và sự nghiệp chính trị
Philipp Roesler chào đời tỉnh Sóc Trăng và sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Sau này, Roesler sống cùng cha nuôi - một sĩ quan quân đội, khi cặp vợ chồng này li dị khi cậu mới 4 tuổi.
Roesler lớn lên ở Hamburg, Bückeburg và Hanover. Sau khi được đào tạo để trở thành bác sĩ trong Lực lượng quốc phòng liên bang, Roesler được miễn học y ở trường y tế Hannover. Sau đó, Roesler học tiếp tại bệnh viện Bundeswehr ở Hamburg và nhận bằng bác sỹ năm 2002.
Sự nghiệp chính trị của Roesler lên nhanh như diều. Roesler gia nhập FDP năm 1992 và được bầu vào nghị viện vùng Hạ Saxony năm 2003. Đầu năm 2009, Roesler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng kinh tế vùng và tới tháng 9 cùng năm Thủ tướng Merkel đưa ông này vào chính phủ liên bang sau khi thắng nhiệm kỳ II.
Philipp Rösler cùng vợ về thăm Việt Nam lần đầu tiên và duy nhất đến nay vào năm 2006. Trả lời phỏng vấn, ông tỏ ra rất vui được gặp nhiều trẻ em trên đường phố và khen những món ăn ngon miệng.
Roesler và vợ - Ảnh Life
Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Y tế tháng 9/2009, báo chí Đức đã có một cuộc khai thác chi tiết về chính trị gia này. Báo Bild có một bài viết 10 bí mật cuộc sống của Roesler. Đó là
1- Học trường dòng, cưới bạn gái là người Phụ lễ Nhà Thờ, đỡ đầu tín ngưỡng cho ông, bà Wiebke, hiện cũng là bác sỹ, 31 tuổi.
2- Hâm mộ tài tử danh ca, dương cầm Áo, Udo Jürgens và tài tử nhạc sỹ, danh ca, diễn viên Đức Herbert Grönemeyer.
3- Thích 2 món ăn nhanh từ mỳ sợi, Đức gọi là Salz-Lakritz và Miracoli, bởi ông không có thời gian thưởng thức, tiệc tùng.
4- Từng muốn trở thành giáo viên vật lý. Khi học bác sỹ ông chọn chuyên ngành mắt bởi liên quan nhiều đến kiến thức vật lý.
5- Giỏi xướng ngôn kịch rối, khi khám chữa cho trẻ em, ông dùng bàn tay múa rối búp bê diễn trò, miệng ngậm lại nói rít qua kẽ răng, từng từ một, để thu hút chúng chú ý quên sợ hãi.
6- Thích các chuyện giả tưởng không liên quan đến đời thực, các truyện phiêu lưu, để giải toả căng thẳng trong công việc chính trị, mê truyện nhiều tập Harry Potter nổi tiếng thế giới của nữ văn sỹ Anh, bà Joanne K. Rowling.
7- Có một trí nhớ hình ảnh cực tốt. Diễn thuyết khó và dài bao lâu đều không cần bất cứ giấy tờ gì. Có thể nhớ từng từ một bài diễn văn viết, chỉ cần đọc nó chăm chú một vài lần. Hiệu quả diễn thuyết của ông lớn, nhờ thường tập luyện trước bục y như thật tại văn phòng mình.
8- Người cha là tấm gương, giáo dục cho ông 3 nguyên tắc sống: tự do, cởi mở, và khoan dung. Ông cũng muốn trở thành hình mẫu đó cho 2 cô con gái mình.
9- Là tuýp người bằng hữu, chí tình. Bất cứ ai, nhân viên, đồng nghịêp, cộng sự, đối tác, mọi cấp đều có thể tin cậy, yên tâm thảo luận với ông tất cả mọi vấn đề, không cần e dè giữ ý. Thủy chung với tình bạn, nhớ ngày sinh nhật của từng người quen biết, không vắng các dịp lễ, ngày vui của gia đình, người thân.
10- Thích chơi tàu lượn. Thiếu thời gian tập luyện nên bằng lái hiện bị mất giá
Giới bình luận cho rằng, Philipp Roesler rất có tài cuốn hút công chúng, trước hết nằm ở giọng nói; âm vực cao tạo ấn tượng mạnh, nhưng nghe lại rất tình cảm mềm mại thấm đậm, quện nối được các câu nói với nhau rất dễ hiểu, đến mức dẫu có ai cắt riêng diễn giải từng từ một trong đó cũng khó có thể biểu đạt bằng. Ông luôn chú ý đến phong cách nhưng không lên gân cốt, tự chủ vững vàng trong mọi tình huống. Trang phục chân phương, các hình ảnh trang web đưa lên thừơng ngày, rất hiếm khi thấy ông thiếu cà vạt. Diễn thuyết luôn sinh động, bắt chước được cả giọng nói của nhân vật thứ 3; khi cần ông có thể cùng lúc sắm cả vai đối thủ phản biện chất vấn chính mình, để làm nổi bật vấn đề.
Chân dung phó Thủ tướng Đức gốc Việt đầu tiên
Nguyễn (Tổng hợp)
08:22 11/04/2011
Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đối tác trong liên minh của Thủ tướng Angela Merkel, hôm 5/4 đã chọn Bộ trưởng Y tế Philipp Roesler, 38 tuổi, một người gốc Việt làm lãnh đạo mới. Cùng lúc nhậm chức lãnh đạo FDP, ông Roesler sẽ nắm vị trí phó Thủ tướng Đức.
Trẻ mồ côi Việt thành lãnh đạo lớn ở Đức
Philipp Roesler sẽ chính thức được bầu làm lãnh đạo tại hội nghị đảng FDP vào tháng 5 tới, kế nhiệm ông Guido Westerwelle - người không được ưa chuộng, đã từ chức hôm 3/4 sau khi đảng này bị thất bại ở một loạt cuộc bỏ phiếu.
Westerwelle, cũng sẽ rút khỏi ghế phó Thủ tướng, cho biết, ông vẫn muốn làm Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một số người tỏ ý nghi ngờ rằng liệu ông Westerwelle có thể níu lấy vị trí cao trong nội các hay không. Westerwelle bị quy là làm cho FDP không còn được ưa chuộng, tỷ lệ ủng hộ đảng giảm xuống còn 5% kể từ mức kỷ lục 14,6% trong cuộc bầu cử liên bang năm 2009. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ông này là chính trị gia ít được ưa chuộng nhất của Đức.
"Vấn đề là giành lại lòng tin của cử tri với FDP", ông Roesler tuyên bố khi được chọn làm lãnh đạo đảng.
Roesler, được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi Việt Nam khi mới 9 tháng tuổi, đứng thứ 15 trong số 20 chính trị gia được ưa chuộng nhất, theo thăm dò của tạp chí Spiegel. Đánh giá này khiến Roesler trở thành chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do được ưa chuộng thứ 2 sau Bộ trưởng Tư pháp, đứng trước Westerwelle 4 bậc và Bộ trưởng Kinh tế Rainer Bruederle, cũng thuộc FDP, đứng thứ 20.
Các nhà chỉ trích nhận xét, Westerwelle, 49 tuổi, là người kiêu căng, thiếu thân thiện và không có tính thuyết phục trên cương vị Ngoại trưởng.
Con người và sự nghiệp chính trị
Philipp Roesler chào đời tỉnh Sóc Trăng và sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Sau này, Roesler sống cùng cha nuôi - một sĩ quan quân đội, khi cặp vợ chồng này li dị khi cậu mới 4 tuổi.
Roesler lớn lên ở Hamburg, Bückeburg và Hanover. Sau khi được đào tạo để trở thành bác sĩ trong Lực lượng quốc phòng liên bang, Roesler được miễn học y ở trường y tế Hannover. Sau đó, Roesler học tiếp tại bệnh viện Bundeswehr ở Hamburg và nhận bằng bác sỹ năm 2002.
Sự nghiệp chính trị của Roesler lên nhanh như diều. Roesler gia nhập FDP năm 1992 và được bầu vào nghị viện vùng Hạ Saxony năm 2003. Đầu năm 2009, Roesler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng kinh tế vùng và tới tháng 9 cùng năm Thủ tướng Merkel đưa ông này vào chính phủ liên bang sau khi thắng nhiệm kỳ II.
Philipp Rösler cùng vợ về thăm Việt Nam lần đầu tiên và duy nhất đến nay vào năm 2006. Trả lời phỏng vấn, ông tỏ ra rất vui được gặp nhiều trẻ em trên đường phố và khen những món ăn ngon miệng.
Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Y tế tháng 9/2009, báo chí Đức đã có một cuộc khai thác chi tiết về chính trị gia này. Báo Bild có một bài viết 10 bí mật cuộc sống của Roesler. Đó là
1- Học trường dòng, cưới bạn gái là người Phụ lễ Nhà Thờ, đỡ đầu tín ngưỡng cho ông, bà Wiebke, hiện cũng là bác sỹ, 31 tuổi.
2- Hâm mộ tài tử danh ca, dương cầm Áo, Udo Jürgens và tài tử nhạc sỹ, danh ca, diễn viên Đức Herbert Grönemeyer.
3- Thích 2 món ăn nhanh từ mỳ sợi, Đức gọi là Salz-Lakritz và Miracoli, bởi ông không có thời gian thưởng thức, tiệc tùng.
4- Từng muốn trở thành giáo viên vật lý. Khi học bác sỹ ông chọn chuyên ngành mắt bởi liên quan nhiều đến kiến thức vật lý.
5- Giỏi xướng ngôn kịch rối, khi khám chữa cho trẻ em, ông dùng bàn tay múa rối búp bê diễn trò, miệng ngậm lại nói rít qua kẽ răng, từng từ một, để thu hút chúng chú ý quên sợ hãi.
6- Thích các chuyện giả tưởng không liên quan đến đời thực, các truyện phiêu lưu, để giải toả căng thẳng trong công việc chính trị, mê truyện nhiều tập Harry Potter nổi tiếng thế giới của nữ văn sỹ Anh, bà Joanne K. Rowling.
7- Có một trí nhớ hình ảnh cực tốt. Diễn thuyết khó và dài bao lâu đều không cần bất cứ giấy tờ gì. Có thể nhớ từng từ một bài diễn văn viết, chỉ cần đọc nó chăm chú một vài lần. Hiệu quả diễn thuyết của ông lớn, nhờ thường tập luyện trước bục y như thật tại văn phòng mình.
8- Người cha là tấm gương, giáo dục cho ông 3 nguyên tắc sống: tự do, cởi mở, và khoan dung. Ông cũng muốn trở thành hình mẫu đó cho 2 cô con gái mình.
9- Là tuýp người bằng hữu, chí tình. Bất cứ ai, nhân viên, đồng nghịêp, cộng sự, đối tác, mọi cấp đều có thể tin cậy, yên tâm thảo luận với ông tất cả mọi vấn đề, không cần e dè giữ ý. Thủy chung với tình bạn, nhớ ngày sinh nhật của từng người quen biết, không vắng các dịp lễ, ngày vui của gia đình, người thân.
10- Thích chơi tàu lượn. Thiếu thời gian tập luyện nên bằng lái hiện bị mất giá
Giới bình luận cho rằng, Philipp Roesler rất có tài cuốn hút công chúng, trước hết nằm ở giọng nói; âm vực cao tạo ấn tượng mạnh, nhưng nghe lại rất tình cảm mềm mại thấm đậm, quện nối được các câu nói với nhau rất dễ hiểu, đến mức dẫu có ai cắt riêng diễn giải từng từ một trong đó cũng khó có thể biểu đạt bằng. Ông luôn chú ý đến phong cách nhưng không lên gân cốt, tự chủ vững vàng trong mọi tình huống. Trang phục chân phương, các hình ảnh trang web đưa lên thừơng ngày, rất hiếm khi thấy ông thiếu cà vạt. Diễn thuyết luôn sinh động, bắt chước được cả giọng nói của nhân vật thứ 3; khi cần ông có thể cùng lúc sắm cả vai đối thủ phản biện chất vấn chính mình, để làm nổi bật vấn đề.
Trẻ mồ côi Việt thành lãnh đạo lớn ở Đức
Roesler và vợ - Ảnh Life |
Westerwelle, cũng sẽ rút khỏi ghế phó Thủ tướng, cho biết, ông vẫn muốn làm Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một số người tỏ ý nghi ngờ rằng liệu ông Westerwelle có thể níu lấy vị trí cao trong nội các hay không. Westerwelle bị quy là làm cho FDP không còn được ưa chuộng, tỷ lệ ủng hộ đảng giảm xuống còn 5% kể từ mức kỷ lục 14,6% trong cuộc bầu cử liên bang năm 2009. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ông này là chính trị gia ít được ưa chuộng nhất của Đức.
"Vấn đề là giành lại lòng tin của cử tri với FDP", ông Roesler tuyên bố khi được chọn làm lãnh đạo đảng.
Roesler, được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi Việt Nam khi mới 9 tháng tuổi, đứng thứ 15 trong số 20 chính trị gia được ưa chuộng nhất, theo thăm dò của tạp chí Spiegel. Đánh giá này khiến Roesler trở thành chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do được ưa chuộng thứ 2 sau Bộ trưởng Tư pháp, đứng trước Westerwelle 4 bậc và Bộ trưởng Kinh tế Rainer Bruederle, cũng thuộc FDP, đứng thứ 20.
Các nhà chỉ trích nhận xét, Westerwelle, 49 tuổi, là người kiêu căng, thiếu thân thiện và không có tính thuyết phục trên cương vị Ngoại trưởng.
Con người và sự nghiệp chính trị
Philipp Roesler chào đời tỉnh Sóc Trăng và sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Sau này, Roesler sống cùng cha nuôi - một sĩ quan quân đội, khi cặp vợ chồng này li dị khi cậu mới 4 tuổi.
Roesler lớn lên ở Hamburg, Bückeburg và Hanover. Sau khi được đào tạo để trở thành bác sĩ trong Lực lượng quốc phòng liên bang, Roesler được miễn học y ở trường y tế Hannover. Sau đó, Roesler học tiếp tại bệnh viện Bundeswehr ở Hamburg và nhận bằng bác sỹ năm 2002.
Sự nghiệp chính trị của Roesler lên nhanh như diều. Roesler gia nhập FDP năm 1992 và được bầu vào nghị viện vùng Hạ Saxony năm 2003. Đầu năm 2009, Roesler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng kinh tế vùng và tới tháng 9 cùng năm Thủ tướng Merkel đưa ông này vào chính phủ liên bang sau khi thắng nhiệm kỳ II.
Philipp Rösler cùng vợ về thăm Việt Nam lần đầu tiên và duy nhất đến nay vào năm 2006. Trả lời phỏng vấn, ông tỏ ra rất vui được gặp nhiều trẻ em trên đường phố và khen những món ăn ngon miệng.
Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Y tế tháng 9/2009, báo chí Đức đã có một cuộc khai thác chi tiết về chính trị gia này. Báo Bild có một bài viết 10 bí mật cuộc sống của Roesler. Đó là
1- Học trường dòng, cưới bạn gái là người Phụ lễ Nhà Thờ, đỡ đầu tín ngưỡng cho ông, bà Wiebke, hiện cũng là bác sỹ, 31 tuổi.
2- Hâm mộ tài tử danh ca, dương cầm Áo, Udo Jürgens và tài tử nhạc sỹ, danh ca, diễn viên Đức Herbert Grönemeyer.
3- Thích 2 món ăn nhanh từ mỳ sợi, Đức gọi là Salz-Lakritz và Miracoli, bởi ông không có thời gian thưởng thức, tiệc tùng.
4- Từng muốn trở thành giáo viên vật lý. Khi học bác sỹ ông chọn chuyên ngành mắt bởi liên quan nhiều đến kiến thức vật lý.
5- Giỏi xướng ngôn kịch rối, khi khám chữa cho trẻ em, ông dùng bàn tay múa rối búp bê diễn trò, miệng ngậm lại nói rít qua kẽ răng, từng từ một, để thu hút chúng chú ý quên sợ hãi.
6- Thích các chuyện giả tưởng không liên quan đến đời thực, các truyện phiêu lưu, để giải toả căng thẳng trong công việc chính trị, mê truyện nhiều tập Harry Potter nổi tiếng thế giới của nữ văn sỹ Anh, bà Joanne K. Rowling.
7- Có một trí nhớ hình ảnh cực tốt. Diễn thuyết khó và dài bao lâu đều không cần bất cứ giấy tờ gì. Có thể nhớ từng từ một bài diễn văn viết, chỉ cần đọc nó chăm chú một vài lần. Hiệu quả diễn thuyết của ông lớn, nhờ thường tập luyện trước bục y như thật tại văn phòng mình.
8- Người cha là tấm gương, giáo dục cho ông 3 nguyên tắc sống: tự do, cởi mở, và khoan dung. Ông cũng muốn trở thành hình mẫu đó cho 2 cô con gái mình.
9- Là tuýp người bằng hữu, chí tình. Bất cứ ai, nhân viên, đồng nghịêp, cộng sự, đối tác, mọi cấp đều có thể tin cậy, yên tâm thảo luận với ông tất cả mọi vấn đề, không cần e dè giữ ý. Thủy chung với tình bạn, nhớ ngày sinh nhật của từng người quen biết, không vắng các dịp lễ, ngày vui của gia đình, người thân.
10- Thích chơi tàu lượn. Thiếu thời gian tập luyện nên bằng lái hiện bị mất giá
Giới bình luận cho rằng, Philipp Roesler rất có tài cuốn hút công chúng, trước hết nằm ở giọng nói; âm vực cao tạo ấn tượng mạnh, nhưng nghe lại rất tình cảm mềm mại thấm đậm, quện nối được các câu nói với nhau rất dễ hiểu, đến mức dẫu có ai cắt riêng diễn giải từng từ một trong đó cũng khó có thể biểu đạt bằng. Ông luôn chú ý đến phong cách nhưng không lên gân cốt, tự chủ vững vàng trong mọi tình huống. Trang phục chân phương, các hình ảnh trang web đưa lên thừơng ngày, rất hiếm khi thấy ông thiếu cà vạt. Diễn thuyết luôn sinh động, bắt chước được cả giọng nói của nhân vật thứ 3; khi cần ông có thể cùng lúc sắm cả vai đối thủ phản biện chất vấn chính mình, để làm nổi bật vấn đề.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Chim Chào Mào
Lê Trị
21:59 11/04/2011
CHÚ CHIM CHÀO MÀO
Ảnh của Lê Trị
Con cò mắc rò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Cu cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Con cò mắc rò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Cu cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền