Ngày 10-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:46 10/04/2011
N2T


26. Tôi cam lòng chịu khổ hình hỏa ngục chứ không dám phạm một tội nhẹ.

(Thánh Richardius)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:57 10/04/2011
DIỆN MẠO GIỐNG NHAU

N2T


Một người ẳm đứa con trai tản bộ bên ngoài cổng, có người nhìn thấy thì cười nhạo anh ta, nói:

- “Đúng là cha con cùng máu mủ, nhìn khuôn mặt đứa con trai này của anh rất giống khuôn mặt của tôi”.

Người cha bồng con không chịu lép vế, lập tức trả lời:

- “Anh với nó là anh em cùng một mẹ sinh ra mà, diện mạo đương nhiên là giống nhau rồi !”

Suy tư:

“Võ quýt dày có móng tay nhọn”, chế nhạo người thì sẽ bị người khác chế nhạo, cười người khác thì sẽ có người cười lại mình, đó là luật quả báo ở đời vậy.

Có những người thích nói đùa những lời đầy ác ý, thì cũng có những người đầy bản lĩnh trầm tĩnh không nao núng, thế là họ bị “gậy ông đập lưng ông”.

Có những người thích làm bẽ mặt người khác trước đám đông, thì cũng có những người cương quyết bênh vực người khác nơi công cộng, thế là họ bị người ta “vạch áo cho người xem lưng”.

Người Ki-tô hữu khác với người khác ở chỗ:

- Khi người ta chế nhạo mình thì cầu nguyện cho họ.

- Khi người ta nói xấu mình thì cầu nguyện cho họ.

- Khi người ta phê bình mình không đúng sự thật thì cầu nguyện cho họ.

- Khi người ta bách hại mình thì cầu nguyện cho họ.

- Khi người ta vu vạ cáo gian cho mình thì cầu nguyện cho họ.v.v..

Tại sao phải làm như thế ?

Thưa, bởi vì Chúa Giê-su đã dạy và đã làm như thế khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).

“Tương đồng mà dị biệt” -giống nhau mà khác nhau- là như thế, ai hiểu thì hiểu !

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:53 10/04/2011
N2T

27. Ai là người thuần khiết không tì vết, ngay cả thiếu sót cũng không có ? Mời con nghe và tin lời của cha: con chém nó thì nó vẫn nảy ra, con trốn tránh nó thì vẫn cứ gặp nó, con dập tắt nó thì nó vẫn nổi lên, tật xấu của con tạm thời ngủ yên, không lâu sau thì nó sẽ tỉnh dậy.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính phủ Malaysia cho phép nhập khẩu và in ấn Kinh Thánh mọi ngôn ngữ
Nguyễn Trọng Đa
13:45 10/04/2011
Kuala Lumpur - Chính phủ Malaysia đã cho phép nhập khẩu sách Kinh Thánh bằng mọi ngôn ngữ vào đất nước, và cho phép in ấn Kinh thánh tại địa phương. Chính quyền cũng đảm bảo với Kitô hữu rằng chính quyền sẽ không yêu cầu bất kỳ dấu tem hoặc số tuần tự nào trên sách Kinh Thánh nhập khẩu. Các quyết định này là một phần của một giải pháp 10 điểm cho các tranh chấp về sách Kinh Thánh tiếng Malay.

Chính phủ đã thông báo rằng sẽ không có điều kiện nào thêm nữa cho việc nhập khẩu hoặc in ấn tại địa phương sách Kinh Thánh cho bang Sabah và Sarawak, vì nhìn nhận có nhiều cộng đồng Kitô hữu ở các bang này. Tuy nhiên có một điều kiện cho sách Kinh Thánh nhập khẩu hoặc in tại địa phương trên bán đảo Malaysia. Những cuốn Kinh Thánh này sẽ có một thánh giá trên trang bìa và các chữ "Sách in Kitô giáo”. Quyết định này vì ích chung đòi hỏi của cộng đồng Hồi giáo đa số ở bán đảo Malaysia.

Chính phủ cũng thông báo rằng sẽ không có việc cấm đoán hoặc hạn chế những người đi du lịch giữa Sabah và Sarawak và bán đảo Malaysia, mang theo Kinh Thánh của họ. Bộ Nội vụ đã ban hành Chỉ thị về Kinh Thánh, và các cán bộ nào không tuân hành chỉ thị sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật. Chính phủ cũng đã cho phép các nhà nhập khẩu nhận lại 35.100 cuốn Kinh Thánh bị giữ lại ở Kuching và Port Klang, mà không tốn chi phí nào.

Ông Datuk Seri Idris Jala, một phát ngôn viên chính phủ nói rằng "mặc dù có các thiếu sót của chúng tôi trong việc quản lý vấn đề Kinh Thánh này, chúng tôi hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ thông cảm với chúng tôi". Ông nói thêm rằng có nhu cầu quan tâm, tha thứ và hòa giải giữa người Malaysia với nhau, “bất chấp mọi vết thương được tạo ra bởi sự khác biệt giữa chúng ta".

Hội Kinh Thánh Malaysia đã chấp nhận giải pháp do chính phủ đề xuất. Chủ tịch Hội, ông Lee Min Choon, nói trong một tuyên bố rằng Hội "vô cùng xúc động bởi sự khiêm tốn của chính phủ khi thừa nhận các thiếu sót của mình trong việc quản lý vấn đề và xin sự tha thứ". Ông nói: “Hội Kinh thánh Malaysia sẵn sàng tha thứ, không do dự chút nào". (AsiaNews / Agencies 9-4-2011)
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Lòng đạo đức bình dân luôn luôn phải được thanh tẩy
Bùi Hữu Thư
08:17 10/04/2011
Buổi họp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh

ROME, Thứ sáu 8 tháng Tư, 2022 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XV đã nhắc đến tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân trong khi kêu gọi phải quy hướng và kèm theo các biểu hiệu của đức tin bình dân này, một đức tin đôi khi đòi hỏi phải được thanh tẩy.

Đức Thánh Cha đã tiếp kiến buổi sáng thứ sáu tại Vatican, các thành viên buổi họp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh, được triệu tập với chủ đề: "Vấn đề đạo đức bình dân trong phương thức Phúc Âm hóa Châu Mỹ La Tinh." Cử tọa được giới thiệu bởi Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Hồng Y và chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng này.

Trong bài diễn từ bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc đạo đức bình dân như "một nơi chốn gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, và một cách để bầy tỏ đức tin của Giáo Hội." Đối với Đức Thánh Cha Benedict XV, nếu việc đạo đức này được "quy hướng cẩn thận và được kèm theo đầy đủ" bằng các lối diễn tả khác của lòng mộ đạo bình dân "sẽ cho phép có một cuộc gặp gỡ có kết quả tốt với Thiên Chúa, một sự tôn thờ Thánh Thể, một lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria." Điều này cũng cho phép trau dồi một "lòng ái mộ người kế vị Thánh Phêrô và một ý thức về sự trực thuộc Giáo Hội."

Ngài mong ước: "Kết quả là đức tin phải là nguồn chính cho lòng đạo đức bình dân, để cho không bị giảm thiểu thành một hình thức văn hóa giản dị của một điạ phương nhất định." Đức Thánh Cha đã nhắc đến tầm quan trọng của các thánh địa tại Châu Mỹ La Tinh, nơi rất nhiều người đã đến để trao gửi "nhưng khổ đau, niềm vui, và đồng thời nhiều ân sủng và cầu xin được tha thứ mọi tội lỗi."

Đức Thánh Cha tiếp: "Người ta không thể luôn luôn chối cãi là có những hình thức sai lạc của lòng đạo đức bình dân, thay vì thúc đẩy việc tham gia năng động vào Giáo Hội, lại tạo nên sự xáo trộn và có thể giúp cho việc thực thi tôn giáo một cách hoàn toàn bên ngoài và không có một đức tin được bắt rễ sâu và sống động trong nội tâm."

Ngài nhấn mạnh: "Lòng đạo đức bình dân luôn luôn phải được thanh tẩy."
 
ĐTC: Tin vào Đức Kitô phục sinh
Đặng Thế Nhân
09:42 10/04/2011
Hôm qua Chúa nhật thứ V mùa Chay, trong bài huấn dụ ngắn trước Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chia sẻ về ý nghĩa sự phục sinh và mời gọi mọi người canh tân niềm tin của mình vào Đức Ki-tô phục sinh và tin tưởng vào sự sống vĩnh cửu do Người ban tặng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Chỉ còn hai tuần lễ nữa là đến lễ Phục Sinh, tất cả các bài đọc phụng vụ Chúa nhật đều nói về sự phục sinh, chưa phải về sự phục sinh của Chúa Giê-su, điều sẽ xảy ra như một sự tất yếu, nhưng về sự phục sinh của chúng ta, sự phục sinh mà chúng ta trông mong và chính Chúa Ki-tô sẽ trao ban cho chúng ta: sự trỗi dậy từ cõi chết. Theo đó, sự chết như một bức tường ngăn cản chúng ta nhìn ra xa. Tuy nhiên, con tim chúng ta luôn hướng sang bên kia bức tường đó và ngay cả nếu chúng ta không biết được những điều ẩn dấu, chúng ta có thể suy ngắm và thể hiện ngang qua những biểu tượng niềm khao khát của chúng ta về sự vĩnh cửu.

Khi dân Do Thái bị lưu dày xa đất nước của mình, ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã loan báo rằng Đức Chúa sẽ mở huyệt cho những kẻ bị lưu đày và sẽ đưa họ về đất của họ để được an nghỉ trong bình an (x. Ed 37,12-14). Mong ước của con người được an nghỉ cùng với cha ông là niềm khao khát về một "quê hương" nơi họ được đón nhận sau khi trải qua cõi đời dương thế. Ý niệm này chưa hàm chứa sự phục sinh từ cõi chết, điều chỉ xuất hiện vào cuối sách Cựu Ước và ngay cả vào thời Chúa Giê-su, không phải tất cả mọi người Do Thái đều chấp nhận ý niệm phục sinh. Đối với những người khác, ngay cả các Ki-tô hữu, niềm tin về sự phục sinh và đời sống vĩnh cửu vẫn còn gây ra nhiều nghi ngờ, khó hiểu bởi sự phục sinh đề cập đến một thực tại vượt quá những giới hạn của lý trí chúng ta và đòi hỏi một niềm tin. Bài Tin Mừng thuật lại việc anh Lazzaro được phục sinh, chúng ta được nghe tiếng nói đức tin của cô Marta, chị của anh Lazzaro. Chúa Giê-su nói: "Em chị sẽ sống lại! " Cô Mác-ta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết" (Ga 11,23-24). Nhưng Chúa Giê-su nói: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11,25-26). Đây chính là điều mới mẻ xảy đến và vượt qua mọi rào cản. Chúa Ki-tô đánh đổ bức tường sự chết, nơi Ngài chứa đựng sự viên mãn của Thiên Chúa, Đấng là sự sống, sự sống vĩnh cửu. Vì thế, sự chết không còn quyền năng gì trên Người và sự phục sinh của anh Lazzaro là dấu chỉ về sự thống trị hoàn toàn của Ngài trước cái chết thể lý, điều đối với Thiên Chúa chỉ như một giấc ngủ (x. Ga 11,11).

Còn có một cái chết khác, cái chết khiến cho Đức Giê-su trải qua cuộc chiến đấu cam go nhất, buộc Ngài phải trả giá bằng chính thập giá: đó là cái chết tinh thần, là tội, điều đe doạ phá huỷ sự hiện hữu của con người. Để chiến thắng sự chết này, Chúa Ki-tô đã chết và sự Phục sinh của Ngài không phải là sự trở về cuộc sống trước đó mà mở ra một thực tại mới, một "quê hương mới" được gắn kết với Nước Thiên Chúa. Về điều này, thánh Phao-lô viết: "Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới" (Rm 8,11).

Anh chị em thân mến, chúng ta cùng hướng về Mẹ Maria Vô Nhiễm, người đã được tham dự vào sự Phục sinh này, xin Mẹ giúp chúng ta thưa lên với Chúa trong niềm tin rằng: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa" (Ga 11,27), để khám phá ra rằng chính Người là ơn cứu độ cho chúng ta.


Sau kinh Truyền Tin, ngỏ lời với du khách hành hương nói tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói: "Tôi nồng nhiệt chào đón anh chị em đến hiệp thông cầu nguyện trong kinh Truyền Tin chúa nhật mùa Chay này. Tin mừng thuật lại cho chúng ta việc anh Lazzaro được chỗi dậy từ cõi chết như một dấu chỉ rằng chính Chúa Giê-su là "sự phục sinh và sự sống" (Ga 11,25). Chúng ta cùng canh tân đức tin của mình trong lời hứa của Chúa Ki-tô khi chúng ta liên kết với nhau trong lời cầu nguyện cùng với Giáo Hội mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua.

Với anh chị em Ba Lan, Đức Thánh Cha bày tỏ: "Hôm nay, khi chúng ta tưởng niệm biến cố đau thương về thảm hoạ rơi máy bay ở Smolensk, nơi vị cố tổng thống của đất nước anh chị em qua đời và những người khác trong lễ tưởng niệm ở Katyn, tôi hiệp thông với anh chị em trong lời cầu nguyện đặc biệt cho đất nước của anh chị em. Nguyện xin Đức Ki-tô, là sự sống và sự phục sinh của chúng ta sẽ đón nhận họ trong vinh quang của Người và an ủi anh chị em trong biến cố đau thương này. Tự con tim mình, tôi chúc lành cho anh chị em và đất nước Ba Lan.
 
Top Stories
Christians confused and doubtful about resurrection, says Pope, but Christ breaks down wall of death
AsiaNews
09:37 10/04/2011
Vatican City - "Christ breaks down the wall of death, in Him dwells all the fullness of God, that is life, eternal life" said Benedict XVI today before the Angelus in St Peter's Square, during his reflections on the Sunday Gospel (V of Lent, A), which deals with the resurrection of Lazarus (John 11.1 to 45). He also said that "among Christians, the belief in resurrection and eternal life is not infrequently accompanied by many doubts and much confusion."

"For us death is like a wall - explained the pope - that prevents us from seeing beyond, yet our heart reaches out beyond this wall, and although we can not know what it hides, we think about it, we imagine it, expressing our desire for eternity with symbols".

He recalled that for a long time in the Jewish world there was no "idea of a personal resurrection from the dead, which appears only towards the end of the Old Testament, and still at the time of Jesus was not welcomed by all Jews ". Moreover, he added, "even among Christians, the belief in resurrection and eternal life is not infrequently accompanied by many doubts, much confusion because it is still a reality that transcends the limits of our reason, and requires an act of faith. "

In today's Gospel Jesus says: "I am the resurrection and the life: he who believes in me, though he die, shall live" (John 11:25-26). "That's the real news - said the pope – that breaks down and overcomes all barriers! Christ breaks down the wall of death in Him dwells all the fullness of God, that is life, eternal life. This is why death had no power over him, and the resurrection of Lazarus is a sign of his complete mastery over physical death, that before God is like a sleep (cf. Jn 11:11). "

"But there's another death - concluded the pope - which cost Christ the hardest fight, even the price of the cross; it is spiritual death, sin, which threatens to ruin the life of every man. To defeat death Christ died, and his Resurrection is not a return to the previous life, but the opening of a new reality, a "new land", finally reunited with the God of Heaven. This is why Saint Paul writes, "If the Spirit of the one who raised Jesus from the dead dwells in you, the one who raised Christ from the dead will give life to your mortal bodies also, through his Spirit that dwells in you"(Rom 8:11). Dear brothers, let us turn to the Virgin Mary, who is already participating in this Resurrection, to help us to say with faith: "Yes, Lord, I believe that you are the Christ, the Son of God" (Jn 11:27), to discover that He really is our salvation. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Hải Nạp, giáo phận Phát Diệm chầu lượt
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
08:04 10/04/2011
Giáo xứ Hải Nạp, giáo phận Phát Diệm chầu lượt

PHÁT DIỆM - Giáo xứ Hải Nạp thuộc giáo hạt Bạch Liên của Giáo phận Phát Diệm. Sáng hôm nay Chúa Nhật V Mùa Chay, lúc 10h30' ngày 10 tháng 4 năm 2011, là ngày giáo xứ Hải Nạp chầu lượt thay mặt giáo phận. Có hơn 2000 giáo dân trong và ngoài giáo xứ đã về hiệp dâng thánh lễ với sự hiện diễn của 7 linh mục. Thánh lễ do cha trưởng hạt Giuse Vũ Quang Điện, chính xứ Phú Thuận và xứ Yên Liêu làm chủ tế cùng các linh mục đồng tế dâng lễ tạ ơn trong ngày chầu lượt.

Giáo xứ Hải Nạp cách Tòa giám mục Phát Diệm 30km và cách trung tâm thành phố Ninh Bình 5km. Đi qua thành phố Ninh Bình 3km theo hướng Hà Nội – Thanh Hóa, tới ngã ba đường 59 tới cầu Tu, đi thêm 2km là tới nhà thờ Hải Nạp nằm trong làng Hải Nạp, thuộc xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Con đường làng không còn là đường đất nữa, nay là đường bê tông bằng phẳng với 2m rộng ngang cho xe cộ đi lại được an toàn. Ngôi nhà thờ xây từ thời Pháp thuộc nằm giữa làng Hải Nạp của 1390 nhân danh trong giáo xứ. Những ngôi nhà dân ở nằm kề sát với nhà thờ chỉ cách nhau có bức tường ngăn, thật ấm cúng và gần gũi.

Trong bài giảng của cha trưởng hạt Phát Diệm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, ngài đã chia sẻ với cộng đoàn về Thiên Chúa là sự sống lại và là sự sống để mỗi giáo dân nhận thấy giáo xứ Hải Nạp đang phát triển sức sống đức tin. Một hình ảnh rõ nét đó là ngày lễ chầu lượt hôm nay có đông đảo giáo dân đến nhà thờ cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn. Và trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế đã cùng quí cha đồng tế ban phép lành cuối lễ cho toàn thể cộng đoàn đang hiện diện trong ngôi nhà thờ này. Ai ai cũng rất vui mừng và hân hoan trong lòng.

Teresa Avila Phạm Thùy Chi
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
09:40 10/04/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

“Chiều đi về đâu,”

Chiều đi lòng nhớ bao nỗi u sầu.

Chiều sương im lặng buồn,

Mờ xa đôi cánh chim lùa theo gió.”

(Nhật Bằng – Bóng Chiều Tà)

(Mt 26: 38)

Chiều có đi hoặc có về. Về nơi đâu/đi chốn nào, hay cứ đứng đó lặng nhìn người xung quanh, thì người người vấn nhớ và thương, đến u sầu. Lặng im. Phủ đầy sương. Buồn rất nhớ, và rất thương “đôi cánh chim lùa trong gió”, rất mờ xa, thì nhà nhà vẫn xôn xao, âu sầu, Chúa hấp hối.

Chiều về trong cơn lịm tắt Chúa hấp hối, cũng rất buồn. Buồn, mà sao dương gian lòng người vẫn cứ thờ ơ. Ơ hờ. Lạnh giá. Và, Chúa lộ tâm tư “chiều về” với dân con/đồ đệ, như sau:



“Tâm hồn Thầy

sầu buồn đến chết được;

anh em hãy ở lại mà thức với Thầy.”

(Mt 26: 38)



“Sầu buồn sầu đến chết được”, là điều Chúa tỏ lộ cho dân con/đồ đệ, buổi chiều về? Ở lại mà thức với Ngài, để cảm thông nguyện cầu. Chốn chiều về lặng thinh. Im ắng. Rất hấp hối, đến nỗi thi sĩ viết Tin Mừng theo thánh Luca gọi đó là “cơn sầu buồn, chết lặng, với tâm tư như sau:



“Người lâm cơn sầu buồn

càng khẩn thiết nguyện cầu.

Mồ hôi Người như những giọt máu

rơi xuống đất.”

(Lc 22: 44)



“Lâm cơn sầu buồn đến chết được”, ngôn ngữ cổ Hy Lạp gọi đó là “Agonia”, đượm tâm trạng phấn đấu, rất hấp hối. Phấn đấu tự đáy lòng. Phấn đấu trong cơn hấp hối vào buổi chiều đời người như thi sĩ ngoài đời còn diễn tả:



“Chiều xa ngoài khơi,

thuyền theo giòng nước về chốn xa vời.

Cành hoa phai xác tàn,

còn đâu trăng sáng mơ bên vườn lan.”

(Nhật Bằng – bđd)



Chiều hấp hối. Xa khơi. Cuộc đời trôi theo về chốn rất xa vời. Ôi! Bản tình ca. Thiết tha nhiều tình tự của những chết lặng ở tâm can. Trong đó, có tình đời và tình người, là như thế.

Hấp hối theo tầm nhìn Cựu Ước, qua đó ngôn sứ Ysaya coi như một hành xử được Giavê Thiên Chúa chấp nhận chịu đựng đến nỗi chết, như sau:



“Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,

đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,

còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,

bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.

(Is 53: 4-5)



Hấp hối buổi xế chiều cuộc đời, có thể là ảnh hình về một hệ quả do con người hành xử từ tạo thiên lập địa, có nam nhân và nữ phụ đầu đời cả gan hành động chống lại ý định của Thiên Chúa, thuở hạnh phúc ở nơi vườn, như thánh nhân tông đồ từng quả quyết;



“Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô,

như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy.

Vậy, nhân danh Đức Ki-tô,

chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.”

(2Cor 5: 20)



Hấp hối đời sầu buồn, là như ai đó vẫn kiên tâm chấp nhận hành hình theo kiểu thời đại: như GM Oscar Romero và 7 vị linh mục dòng Tên ở El Savador từng trải nghiệm. Là, chấp nhận cuộc đời buồn đến nỗi chết, do xã hội nay chai đá bất chấp tình cảnh khốn khổ của dân đen, vẫn bách hại.

Sầu buồn đến chết được, là trạng thái của nhà Đạo, luôn cùng Chúa chấp nhận đến nỗi chết. Chúa sầu buồn đến chết, là bởi thời bây giờ, ở nơi nào đó trên thế giới vẫn có đấng bậc vị vọng chỉ quan tâm đến số lượng người quay về với ràn chiên mình mà thôi. Hoặc vốn dĩ chỉ thoăn thoắt trôi theo tình đời kình chống tinh thần yêu thương đùm bọc, Chúa chủ trương cho con dân mình.

Chúa sầu buồn đến chết được, khi Ngài thấy dân con Ngài chỉ mỗi quan tâm đến chỗ đứng/ngồi trong hệ cấp quyền hành để dành quyền chỉ đạo. Tuyệt nhiên chẳng đoái hoài gì việc thực hiện tinh thần phục vụ nhân quần. Cũng chẳng quảng bá hành xử rất sống lại hầu cứu giúp loài người lại được sống. Sống xứng đáng danh xưng của Đạo. Của Đạo Chúa-là-Tình-Yêu rất đích thực.

Chúa sầu buồn đến chết, trước nỗi buồn của bạn bè người thân Lazarô để rồi Ngài lại phải nhắc dân con/đồ đệ Ngài những điều Ngài từng sống:



“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.

Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết.”

(Ga 11: 25-26)



Xem thế, thì ngay trong cơn hấp hối sầu buồn đến chết được của Đức Chúa, dân con/đồ đệ cũng nên nhìn ra sự sống lại đã khởi sắc. Sống lại, không theo kiểu Lazarô lại đã mang hình hài như trước để mà sống. Sống lại, như đã biến thái về tình thân sau khi vượt thắng cơn sầu buồn đến nỗi chết. Sống lại, bằng tinh thần yêu thương sảng khoái rất cảm tạ. Như tâm trạng của người vừa sống sống trở lại sau cơn “đại hồng thuỷ” sầu buồn ở Nhật, như tâm tình gửi nơi thư ở bên dưới:



“Xin chào bạn bè người thân, rất quí mến,

Trước nhất, tôi cảm tạ tấm lòng ưu ái của các bạn đã tỏ lòng quí mến, đối với tôi. Bản thân tôi, thật là cảm kích đến xúc động trước cử chỉ đầy ưu ái của các bạn. Nay, chỉ xin gửi thông điệp đầy tình tự cũng rất chung đến quý vị. Hãy xem đây như cung cách tỏ bày về tình thân thương ta nối kết.



Chuyện xảy ra ở Sendai này, chừng như không thực tế cho lắm. Nhưng bản tôi lại thấy mình được chúc phúc mới có được những người bạn tốt đang ra tay giúp đỡ, cũng rất nhiều. Nơi chúng tôi đang ở tạm, là ngôi nhà của một bạn, ở đây tôi được sẻ san thực phẩm, nước uống lẫn hơi ấm từ lò suởi kêrôden. Chúng tôi nằm xếp lớp, ngủ thành hàng như cá mòi trong hộp chung một phòng dài. Ăn uống thì vẫn le lói dưới ngọn đèn suốt canh thâu, vừa ăn vừa kể cho nhau nghe những câu truyện êm ả tình thân, vẫn rất đẹp.



Suốt ngày, chúng tôi dọn dẹp khuôn trang cho sạch sẽ. Nhiều vị ngồi trong xe theo dõi tin tức qua màn hình phát sóng hoặc đang chịu khó xếp hàng dài nhận lĩnh nước uống khi có người tình nguyện mở vòi nước tư đem cho uống. Nhà nào còn nước đều uống, đều giăng biển phát không để mọi người cùng đến mà múc, hoặc đem thùng đựng.



Rõ ràng, tại chốn tạm dung tôi đang ở, không có hiện tượng hôi của. Cũng chẳng thấy ai xô ai đẩy giành chỗ đứng để nhận nước uống. Các nhà còn đứng vững trong khu này đều mở rộng cửa cho mọi người đến vì thấy nơi mình ở, vẫn an toàn hơn khu bị động đất phá tan tành. Nhìn cảnh tượng này, người người đều nói: “Ôi sao, trông giống hình ảnh khi xưa mọi người vẫn nhường nhịn nhau. Giúp đỡ nhau.”



Cơn địa chấn vẫn còn râm ran ở nhiều chốn. Nội tối hôm qua thôi, cứ 15 phút lại đã thấy cơn chấn động tiếp đến. Còi báo động hú liên hồi và trực thăng luẩn quẩn ở trên đầu, không chịu nghỉ.



Tối qua, nhà chúng tôi tá túc đã có nước chừng vài giờ, nay lại có cả nửa ngày để hứng háp. Trưa nay, lại có thêm điện để thắp sáng. Có hơi khí đốt kịp nối đến, nhưng toàn bộ khu vực thì chổ có, chỗ không. Người có thứ này, kẻ lại không. Thành thử, mấy ngày nay ra như mọi người chưa được tắm hoặc lau rửa. Ai cũng bực bõ, khó chịu. Nhưng vẫn còn nhiều chuyện để làm, khiến mọi người quan tâm hơn là chỉ nghĩ đến riêng mình. Tôi thấy cũng nên tách bạch những chuyện không cần thiết đến bức bách, để sống theo bản năng, trực giác, tự chăm sóc cho riêng mình. Tách bạch để tồn tại là chuyện không chỉ mình tôi mới thấy được, mà hầu như mọi người ở đây đều cùng như thế. Chừng như chuyện này đang xảy ra với vũ trụ trăng sao như mọi biến cố vẫn song hành. Nhà cửa thì ngổn ngang suy sụp, thấy rất rõ. Cũng có một đôi nhà còn đủ phòng bếp với phòng giặt đang phơi trần dưới ánh nóng như thiêu như đốt, của mặt trời. Kìa, thiên hạ lại đã bắt đầu xếp hàng chờ đợi để được nhận nước uống, cùng thức ăn. Chỉ một ít người còn thong thả đi bộ dắt theo chú chó nhỏ. Tất cả như xảy ra cùng một lúc.



Đây đó, vẫn còn thấy đôi nét chấm phá của trời trông rất đẹp. Nhưng rồi thì, tất cả đều rơi vào cảnh lặng câm, khi buổi chiều về đã sụp xuống. Không thấy có xe nào qua lại. Cũng chẳng thấy có ai bước ra đường dù chỉ để mắt ngó nhìn xem có sự cố nào nữa hay không. Trời về đêm như vẫn được điểm tô bằng những chấm sao le lói đến lạ lùng. Thông thường, tôi chỉ thấy có một hai ngôi đổi dời ở đây đó, nay thì đầy kín cả bầu trời. Núi đồi Sendai nay còn đứng vững, đã lộ nguyên hình hài nổi bật trên vòm trời lộng lẫy.



Và người Nhật thật tuyệt. Tôi về lều để kiểm điện thư và gửi cho các bạn thông điệp này, vì đèn đóm chỗ tôi ở vừa có lại. Kìa, đã có người để sẵn thức ăn cùng nước uống ngay bên cửa. Chẳng biết những thứ ấy do ai mang đến, nhưng đồ ăn vẫn nằm sẵn ở đó chờ tôi về, mà chẳng ai giựt giành hoặc lấy đi. Đây đó, lại thấy vài ba lão ông đầu đội mũ xanh đi hết nhà này đến nhà nọ, xem mọi người có an toàn, hoặc cần điều gì để giúp đỡ. Có vị còn hỏi người lạ từ đâu để còn biết là họ có muốn được giúp đỡ hoặc liên lạc với ai không. Tôi thấy chẳng một ai tỏ dấu sợ sệt hoặc hãi hùng. Ai nấy vẫn cứ nhịn nhường nhau, đó là chuyện thấy rõ. Tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu của sợ sệt.



Tin cho biết, sẽ có nhiều cơn hậu chấn nhỏ hoặc một cơn động đất khác cũng lại đến nữa, cũng không chừng. Có thể trong nhiều tháng hoặc vài năm nữa, cũng chưa biết. Hiện giờ, chúng tôi đang thấy rung chuyển, tròng trành, lắc lư, cứ ùng ục. Tôi được cái may là sống ở vùng cao bên trên Sendai, nên vững bụng hơn nhiều nơi trong vùng. Thành thử, dù sao thì nơi đây cũng khá hơn chỗ khác rất nhiều. Tối qua, chồng người bạn của tôi từ miền quê trở về có mang theo ít thực phẩm và nước uống để tiếp tế. Đấy, chúng tôi lại được chúc phúc một lần nữa, vẫn còn hơn được rất nhiều người.



Vào lúc này, tôi như có cảm nghiệm rằng bước tiến hoá của vũ trụ đang xảy đến với thế giới, ngay bây giờ đây. Và theo cách thế nào đó, tôi cũng cảm nghiệm được biến cố ấy đang xảy đến nơi đây, ở nước Nhật này, khiến tâm can mình đang như rộng mở, bung rất lớn. Em trai tôi hỏi tôi có thấy là mình quá bé nhỏ so với tất cả những gì đang xảy đến, không. Tôi thấy không. Đúng hơn, tôi thấy mình là thành phần của những gì đang xảy đến, vẫn to tát hơn mình tưởng. Tựa hồ như cơn “ở cữ” của thế giới thật lớn lao đang lâm bồn. Cái thế giới đang lộ diện nét lộng lẫy của nó, ngay lúc này.



Một lần nữa, xin cảm ơn các bạn đã tỏ bày tình thương yêu chăm sóc, gửi đến cho tôi.



Bằng vào tình thương yêu đáp trả, tôi cũng xin gửi đến tất cả, điều tốt đẹp nhiều hơn tôi.



Anne.”



Tâm tình của người chứng tên Anne, là thông điệp có từ “cơn sầu buồn đến chết được” mang dáng dấp của tín thư về sự sống lại, rất yêu thương. Ngoan cường. Tín thư đó, chính là tình tự yêu thương cảm tạ sau khi trải qua cơn sầu buồn đến chết. Sầu buồn, nhưng vẫn cảm tạ, như sau:



“Tạ ơn đời. Tạ ơn Người.

vì sáng nay, khi thức dậy, con nhận được tin về bọn con cháu vẫn yên hàn, sống sót.

vì sáng nay con được biết căn nhà mình đang ở, nay còn đó vẫn đứng trụ.

Tạ ơn Người,

vì sáng nay con không phải khóc nhiều về bạn bè/người thân, vẫn còn sống

vì chồng/vợ, con/cháu, anh/chị, mẹ/cha mình không bị vùi chôn dưới cơn sóng.

Tạ ơn người,

vì sáng nay, con còn có thể uống được ngụm nước lã, rất quý giá.

và sáng nay khi thức dậy, con còn được bật đèn chiếu sáng không gian còn mù tối

vì sáng nay khi thức dậy, còn lại vẫn có thể mở vòi nước ấm để được tắm

và sáng nay con không phải thu xếp công việc để đưa tang người thân thuộc vừa từ giã

và con lại cám ơn vì sáng nay vẫn còn sống mà khóc thương những người Nhật xấu số

Tạ ơn Người

và xin Người là Đấng làm cho mọi chuyện không thể thành có thể

để các bà mẹ Nhật Bản còn đủ nghị lực để lại sống cuộc đời đã sống lạ, Ngài ban cho.

Con cầu Người ban cho mọi loài sự bình an cần có để hiểu rõ sầu buồn đang còn đến

Con cầu Người mở rộng mọi con đường để viện trợ từ các nơi vẫn đến được

Con cầu Người gửi nhiều bác sĩ, y tá, thực phẩm và nước uống, là thứ họ đang cần

Cầu cho ai lạc mất bạn bè/người thân vẫn bình an, hy vọng can đảm lên mà tiến bước

Con xin Người giữ gìn lũ trẻ đơn côi, để chúng được núp dưới bóng mát của Người

Con cầu Người nhân danh Đức Giêsu cũng sầu buồn đến hấp hối vì tai ương xảy đến.”



Nói tóm, sầu buồn đến chết được dù có rơi vào buổi hôn hoàng cuộc đời mình, hãy cứ cảm tạ. Vì tất cả là ân huệ. Ân huệ Ngài ban, cả trong cơn sầu buồn đến nỗi chết. Thành thử, có cảm nhận được nỗi sầu buồn trong đời mới là điều cần thiết. Bởi, có thế bạn và tôi mới biết nhận lãnh sự sống lại, vào mai ngày.

Bởi, chính đó là niềm tin. Và cảm kích. Cảm kích rằng, trong mọi sầu buồn trên đường đời vẫn có đó một kết đoạn. Kết rất hậu, như lời thơ mà nghệ sĩ ở trên còn muốn hát như để dứt đoạn nỡi sầu buồn, của giấc mơ:



“Nhưng giấc mơ tan,

vương theo gió bao cung đàn,

đâu dáng duyên xưa,

một chiều thu ta còn nhớ.

Nhớ hồi còn thơ,

vai kề vai trong tiếng tơ,

Tuy xa vắng ta vẫn mong chờ.

Chiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ.”

(Nhật Bằng – bđd)



Nhớ khi xưa, Chúa từng cảm nghiệm nỗi sầu buồn đến chết được. Nhưng, Ngài vẫn sống. Sống mạnh, sống vững chắc để còn vực dậy, rất nhiều người đang sầu buồn. Trong đời mình.



Trần Ngọc Mười Hai

Cũng có sầu

nhưng không buồn.

vì có Chúa ở cạnh bên

lại vẫn đồng hành với mình.

Vào mọi lúc.





“Mây vẫn chưa về gom bớt nắng,

Trần ai đông lắm kẻ si tình.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mt 27: 11-54

Kẻ si tình, còn đông lắm ở đâu đó, vẫn chưa về gom bớt nắng thành mây. Mây oan khiên. Mây hận thù. Như, tâm tình diễn lộ ở trình thuật rất thương khó, luôn có Chúa.

Trình thuật nay, tuy mang tựa đề Bài Thương Khó của Đức Giêsu, vẫn không là chuyện khó thương với con người. Chí ít, là thương tình Chúa chấp nhận một khổ nạn. Thương tình người sầu não suốt canh thâu. Khổ nạn Chúa lĩnh nhận cả một đời, nhờ Ngài mặc lấy thân phận con người, ở trên đời. Khổ nạn một đời, không chỉ kéo dài mỗi 33 năm, tựa giây phút rất chóng qua.

Khổ nạn Chúa chịu, khởi sự từ thôn làng nhỏ bé rất heo hút vùng Galilê, đi qua Capharnaum chốn địa bàn làm nền và trải rộng khắp quê nghèo hẻo lánh, để rồi Ngài lại về Giêrusalem dự lễ Vượt Qua, chóp đỉnh một đại cuộc hùng tráng, rất Kitô.

Trình thuật Vượt Qua, ta quen gọi là Lễ Lá, đưa dẫn người nghe đi vào truyện kể rất thương tâm và kết cục bằng nỗi chết nhục trên thập tự. Là trình thuật, nên bao giờ cũng có trình và có thuật về những sự kiện lớn xảy đến với Chúa. Sự kiện lớn, là trình thuật cứu độ Chúa vượt qua nỗi chết rất hoàn tất để rồi Ngài sẽ trở về với Sống Lại vinh quang, rộn rã. Rất Mêsia.

Vượt Qua, là lễ hội đình đám có tới 400,000 người đến từ miền Đông đất nước, vượt qua thung lũng khô cằn, tay họ cầm cành lá vừa đi vừa múa hát để còn nhớ lại biến cố gian khổ ở sa mạc. Vượt, để rồi sẽ qua một khổ nhục cũng rất “người”, hầu khắc phục và đến với vinh quang toàn thắng bằng lễ hội, rất Giêrusalem. Lễ hội Vượt Qua kéo dài những hai tuần lễ với các nghi thức uy nghiêm, khởi sắc mà đón chào Đức Chúa quang lâm, hiển thắng.

Tham dự Vượt Qua, người người đều hiểu Đức Giêsu đem đến cho họ Vương Quốc Nước Trời, có muôn người. Vương Quốc của Ngài, khác mọi vương quốc ở trần gian, hơn cả vương triều Hêrôđê, Xêda hay tất cả vua quan/lãnh chúa, rất độc đoán. Vương Quốc Ngài đem đến, là lời hứa đưa họ thoát khỏi xiềng xích nô lệ, khó nghèo, tật bệnh, tức trái nghịch với mọi vương quốc chốn gian trần.

Vương Quốc Nước Trời, là “Lời” quyền phép, có sức thuyết phục người La Mã phải lắng tai nghe. Họ vốn nghĩ, chỉ có vương quốc của họ với 25 đạo quân hùng dũng mới là vương quốc thực thụ. Để rồi, khi nghe Chúa nói về Vương Quốc Nước trời, mọi người mới vỡ lẽ ra là quyền bính ở dưới thế, chỉ là phó bản của hệ thống tham tàn, độc ác, nhiều chết chóc. Đại diện cho hệ thống này, xuất phát từ trời Tây rất lẫy lừng, theo sau là đám công hầu khanh tướng rất kênh kiệu, ngạo mạn. Tên của họ là những Cai-Pha, Philatô hoặc gì gì đi nữa được nhấc nâng để bách hại đám dân hiền phải đóng thuế cho ngoại bang, rất La Mã.

Hệ thống vương quyền tạm bợ chỉ muốn tìm chứng cứ để thuyết phục kẻ nắm quyền mà ra lệnh hành quyết Đấng Nhân Hiền dám chỉ trích tính xấu của chế độ. Và, chỉ cần một vài tố giác của chúng dân hoặc của tư tế đoàn nhũng lạm cũng đủ để vị thống đốc tàn ác như Philatô sử dụng nó mà kết án Chúa. Kết án rồi, còn giao cho lý hình hành quyết Ngài bằng giải pháp êm thắm như y vẫn từng làm, là: bỏ đói phạm nhân trên thập tự bằng gỗ giá, ở Gôlgôta.

Treo phạm nhân trên thập tự, là trò chơi do những người phò Philatô lâu này từng nghĩ ra, là để hạ nhục và cảnh cáo những ai muốn nhân cơ hội mà chống đối, hoặc bất đồng. Đó là khổ nhục kế rất dễ nể mà ngành kịch nghệ La/Hy chưa kịp nghĩ đến.

Treo phạm nhân trên thập tự, là trò đời để làm nhục phạm nhân ngay từ đầu, như luật Torah Do thái từng ghi chép. Là, phương cách bách hại/hành hình rất hữu hiệu được kể trong sách Đệ Nhị Luật. Và, là qui cách mà toàn dân cùng dư luận quần chúng vẫn chấp nhận, từ thời đó.

Trường hợp của phạm nhân Giêsu, kẻ chủ mưu cuộc bách hại rất công khai còn sử dụng để hành hạ Ngài đến mức độ siêu đẳng, bằng cách đưa đem Ngài ra khỏi môi trường thánh thiêng, quen thuộc ở trong thành. Treo thân xác Ngài ở ngoài thành rồi đóng đinh, rồi còn nhục mạ danh tánh Ngài ở trên đó bằng các tiếng Latinh, Hy Lạp và Do thái, là cách nhục mạ và xoá tên Ngài khỏi sổ bộ đời. Tức, một hình thức trừ khử rất khốn khổ mọi hậu hoạ, để mọi người không ai còn biết đến nữa. Làm như thế chính Ngài lại đã tự giải thoát theo cách mà kẻ chủ mưu bách không nghĩ ra.

Chính vì thế, hôm nay, dân con/đồ đệ Ngài đã có lý để nguyện cầu mà nói lên sự thật còn tiềm ẩn qua tuyên tín: “Tôi tin Đức Kitô chịu nạn chịu chết trên thánh giá.” tức bảo là: tôi tin vào Đấng đã bị người đời hạ nhục và làm khổ. Nhưng Ngài hoàn toàn tự do, không còn bị quần chúng hoặc đám người “tự tung tự tác”, “xưng hùng xưng bá” của thể chế chính trị nào đó vẫn muốn hạ nhục Ngài. Nói lời tuyên tín rất chắc nịch, cũng là nói lên sự tin tưởng vào Đấng tìm ra được sự tự do giải thoát chính Ngài khỏi mọi hệ lụy của đời người. Tìm ra tự do, để lại trở thành chính con người Ngài. Nói lời tuyên tín rất chân thật, là tuyên bố với tất cả sự xác tín mà rằng: chính tôi đây vẫn muốn sẻ san nỗi khổ nhục Ngài từng chịu. San và sẻ sự tự do qua kinh nghiệm đầy tràn về khổ hình nhục nhã trên thập giá. Và, đó chính là niềm tin của chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.

Cũng vì thế, thánh Phaolô mới nói với dân con đạo hữu ở Galát, rằng: “Tôi sống đấy, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện tôi sống kiếp phàm nhân (khổ nhục) Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi.” (Gal 2: 20).

Với giáo đoàn ở Corintô, thánh nhân còn nói:“Chúng tôi luôn mang nơi thân mình sự khổ nhục của Đức Giêsu, để sự sống của Ngài được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Ngài cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.” (2Cr 4: 10-11)

Nói thế, thánh nhân có ý bảo: chúng ta đều bị khổ hình hạ nhục vì dư luận quần chúng, như Đức Kitô từng trải nghiệm. Đã bị hành hạ rất khổ nhục, rồi còn bị coi là đồ vô dụng. Nhưng, ta có tự do như Đức Chúa của ta từng có. Ta tự do như Ngài , và với Ngài, để được Ngài kết hợp ta vào với Cha Ngài là Đấng rất tự do. Đấng Chúa tể của tự do, mọi người biết đến. Điều thánh Phaolô muốn nói, là: ta được san sẻ cùng một khổ hình nhục nhã của Đức Kitô để sự tự do của Ngài mới đích thực ở với ta, và trong ta. Ta sẽ không còn sống theo kiểu quần chúng a dua nhưng sẽ sống theo đường lối Chúa đã sống.

Có thể là ngôn từ ta sử dụng không nói hết được sự thật, nhưng ta cũng hiểu được những sự rất thật ấy. Sự rất thật, là: trong cuộc sống của mỗi người và mọi người, thường vẫn có những khổ giá, nhục hình và đóng đinh. Cuộc sống bị dư luận quần chúng là cho khô cằn, theo kiểu cách rất cằn khô của họ. Tất cả những thứ đó đều gọi là nỗi khổ nhục. Và, ngay trong khổ nhục, mọi người chúng ta đã tìm ra được tự do. Tự do, ta có là do khổ nhục của thập giá. Có được tự do ấy rồi, ta sẽ thong thả lĩnh hội ơn Sống lại, như Đức Kitô đã sống lại từ nỗi chết. Bởi lẽ, chấp nhận thanh tẩy là ta tự dìm mình trong khổ nhục của Đức Kitô. Và từ đó, cùng trỗi dậy và sống lại với Ngài, trong tự do.

Theo chân Chúa để “vượt qua” nỗi khổ nhục Ngài chịu trên thập giá, ta cũng mặc vào người mình niềm hy vọng bao la. Hy vọng, là thu tất cả dân con/đồ đệ của Ngài vào một mối. Mối ấy là hy vọng và tin chắc rằng mình cũng sẽ sống lại, cùng với Chúa. Bởi, mọi khổ nhục của khổ giá cuộc đời đều sẽ kết cuộc bằng sự sống lại rất vinh hiển, Chúa đã hứa.

Trong hy vọng sống lại với Chúa, ta hân hoan ngâm tiếp câu thơ trích dẫn ở trên, rằng:



“Chiều em vui quá, thuở vàng son

Ta bỗng lang thang khắp ngả đường

Ta đi cho hết thời oanh liệt

cho thấu một trời đau đớn riêng!”

(Nguyễn Tất Nhiên – Thục Nữ)



Trời đau đớn, nay đã hết. Thay vào đó, là “thuở vàng son vui quá”, đã sống lại bằng tình thân Chúa hướng dẫn suốt cuộc đời, để người người được vui ngày Chúa “gom mây về cho bớt nắng”. Nắng khổ nhục. Nắng Đau thương. Cả một đời.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Vạc Chiều
Đặng Đức Cương
21:35 10/04/2011
CÁNH VẠC CHIỀU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chiều vàng cánh hạc bay về.
Gió Nam thơm mát, hương quê ngọt ngào …
(Trích thơ của Văn Dzư)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền