Ngày 08-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cảm Nghiệm Sống - Hội Thánh Hôm Nay
Phó Tế GB Nguyễn Văn Định
03:13 08/04/2008
Cảm nghiệm Sống# 62:

HỘI THÁNH HÔM NAY

Hội Thánh Hôm Nay theo ĐTC Bênêđictô XVI thì cần củng cố các Gia đình, Nhóm Nhỏ, Hội đoàn, Phong trào để cùng nâng đỡ, học hỏi và khuyến khích nhau thực hành Lời Chúa và sống đạo.

Giáo Hội Hôm Nay tại các Giáo xứ cần trở về cách sống đạo như Cộng Đoàn Tín Hữu đầu tiên: “Họ chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện...Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến…” (Cv 2,42-47)

Hiện nay, trong Giáo xứ, Cộng đoàn có những Hội Đoàn, Phong trao, Nhóm Nhỏ sinh hoạt qua các Đặc Sủng khác nhau, tuy nhiều nhưng chung một gốc. Họ đang thực hiện cách Sống Đạo của Giáo hội hôm nay. Cho nên các Giáo xứ và Cộng Đoàn vẫn là chủ yếu của Hội Thánh, cần được khuyến khích học hỏi, bổ túc, tôn trọng những Đặc sủng khác của nhau, không nên lấy làm lạ rồi ngăn cản, chê bai, nghĩ xấu, lên án nhau (x. Mc 9, 39), làm mất sự hiệp nhất trong Hội Thánh: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí.- Có nhiều phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.- Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người Chúa. - Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách là vì ích chung.- Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được ban cho ơn hiểu biết để trình bày.- Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy những ban cho những đặ sủng để chữa bệnh.- Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; người thì được ơn phân định Thần Khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.- Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người.”

(Xin mời đọc thật kỹ và nói với Chúa, thư: 1Cor 12,4-11)

Suy niệm đoạn Lời Chúa trên, tôi vui mừng thấy Chúa Thánh Thần đang đổi mới Giáo hội của Ngài, đã được Chúa Giêsu ủy thác cách đây hơn hai ngàn năm: “Đấng Bảo Trợ sẽ đến.”

Giáo hội hôm nay không chỉ ở Rôma, mà còn là các Tín Hữu Kitô, Dân Thiên Chúa, không là cơ chế mà là chính con người. Giáo hội là tôi, là bạn, là gia đình, là các Nhóm Nhỏ, Hội Đoàn, Phong trào đi theo đường lối của Đức Kitô đã dạy là tìm đến con người đang vui sống trong gia đình, làng mạc, giáo xứ và xã hội. Thánh Thần Thiên Chúa đang đến gặp gỡ, dạy bảo, nhắc nhở Lời Chúa Giêsu đã dạy, chữa lành thể xác và tâm hồn họ trong mọi lúc họ kêu cầu.

ĐTC Bênêdictô XVI muốn Giáo hội vẫn củng cố mô hình Giáo xứ hay Công đoàn; nhưng tránh kiểu cơ chế ngoại vi nặng nề, hình thức bên ngoài nhiều; nhưng là Giáo xứ, Cộng đoàn của bác ái, chia sẻ, hiệp nhất, và tình huynh đệ như thời Hội Thánh Tiên Khởi. ĐTC Gioan Phaolô nói: “Toàn thể đời sống Cộng Đoàn Tiên Khởi là Giêrusalem mang những dấu ấn của Chúa Thánh Thần là Đấng Quyền Năng Vô hình hướng dẫn họ.” Ngài muốn cho tôi thấy Chúa Thánh Linh đang canh tân: “mọi người đều được tràn đầy Thánh Thần”, nghiã là mọi Tín hữu Kitô đều lãnh nhận các Đặc Sủng.

Các Tông đồ ngày xưa là những nhân tố nòng cốt của Cộng Đoàn Tiên Khởi và hôm nay, mọi Tín hữu Kitô đều là những con người cốt cán của Giáo hội, nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Ngài hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh bằng quyền năng và thần lực. Thần Khí làm cho Đức Kitô hiện diện trong Giáo hội một cách trọn vẹn, để các Tín hữu hôm nay hiệp thông với Ngài bằng mọi cách khác nhau.

Tóm lại, tôi xin mượn lời ĐTC Phaolô VI đã tuyên bố: “Điều Giáo hội ngày nay cần thiết chính cần Đức Thánh Linh. Chúa Thánh Linh trong chúng ta, trong mọi người và trong Giáo hội, đang cần thiết tới và cần trên hết mọi chuyện.” để cùng lắng nghe và học hỏi nhau.

Phó tế GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Thánh ca: Người Mục Tử Vô Hình
Sơn Ca Linh
10:04 08/04/2008
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 08/04/2008
BA CON HEO NHỎ XÂY NHÀ

N2T


Ba con heo nhỏ quyết định mỗi đứa làm một căn nhà.

Anh heo cả rất làm biếng, làm việc gì cũng hy vọng ít việc, thế là, nó đi tìm loại cỏ khô và không đầy nửa ngày đã làm xong cái nhà bằng cỏ.

Anh heo thứ hai cũng sợ mệt nhọc, nó nghĩ rằng: làm nhà không thể bỏ ra nhiều thời gian, vì như thế sẽ mệt nhiều, đúng rồi, dùng gỗ để làm ! Thế là nó tìm một vài khúc gỗ, thêm bớt một chút bèn làm xong một cái nhà gỗ.

Nhưng heo em út vì để làm nhà nên suy nghĩ rất nhiều. Nó tìm chỗ giao thông tiện lợi, sau đó cầm bản vẽ nghiên cứu mấy ngày, cuối cùng quyết định xây một căn nhà gạch. Lúc này, nhà của anh heo lớn và anh heo thứ nhì đã làm xong rồi, chúng nó thường cười nhạo heo em út: “Đây là thằng ngu, làm nhà sao mà chậm thế.” Heo út không để ý đến những lời của hai anh, một lòng một ý chỉ muốn xây căn nhà cho kiên cố là tốt.

Một hôm, trên núi xuất hiện một con sói xám lớn, nó chạy đến trước căn nhà cỏ của anh heo cả dùng sức thổi một cái, ngay lập tức cỏ tranh bay tứ phía, heo anh sợ hết hồn co giò chạy qua nhà của em heo thứ nhì. Sói xám đuổi đến nhà em heo thứ nhì, trước tiên rống lên một tiếng rồi sau đó dùng lực tông một cái thật mạnh, căn nhà gỗ của anh heo thứ nhì bị tông nên lung tung lộn xộn. Hai anh em heo vội vả chạy trối chết, vừa kêu cứu vừa nhắm nhà em heo út mà chạy.

Con sói xám lớn chạy đến trước nhà của em heo út, vừa thổi vừa tông, nhưng căn nhà vẫn như cũ không động đậy. Ngược lại con sói xám lớn, không những tông đến mũi sưng mặt thâm, mà cũng không thể ăn được lũ heo, cuối cùng cụp đuôi bỏ đi.

Từ đó về sau, anh heo cả và anh heo thứ trở thành siêng năng, ba anh em nhà heo cùng nhau sinh sống như thế rất là vui vẻ.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

“Một phân cày bừa và làm cỏ, là một phân thu hoạch”, công sức bỏ ra và thu hoạch là thành tỷ lệ thuận, cho nên muốn thu hoạch như thế nào, thì trước tiên phải trồng như thế.

Chúng ta muốn nên thánh, thì trước tiên phải sống và thực hành điều Chúa Giê-su dạy, bằng không thì khi đến ngày tận thế, các thiên thần thổi loa “thu hoạch” những người lành mà không có chúng ta, thì thật là buồn và đau khổ lằm các em ạ !

Các em thực hành:

- Yêu mến lời của Chúa Giê-su dạy.

- Thực hành lời Chúa Giê-su dạy.

- Luôn cầu nguyện với Chúa Giê-su.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 08/04/2008
N2T


17. Rất lâu không rước lễ thì linh hồn sẽ biến thành yếu đuối, kết quả là con sẽ trở thành người khô khan đáng sợ.

(Thánh John Bosco)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đến Hoa Kỳ và Hội Đồng Bảo an với thông điệp ”Hãy giữ luật Chúa”
Đức Long
12:20 08/04/2008
VATICAN- Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 04 /08, ĐGH sẽ có chuyến tông du Hoa Kỳ và Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở tại New York để đem đến cho họ “sứ điệp hy vọng Kittô giáo” và mời gọi mọi người ” giữ luật Thiên Chúa”, Ngài phát biểu như vậy trong một cuốn băng video được Toà Thánh chiếu hôm nay, thứ Ba 08/04.

Một tuần trước khi tới thủ đô Washington và New York, ĐGH nói với các tín hữu công giáo và dân tộc Hoa Kỳ bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha ít phút trong cuốn băng video rằng:

“Trước khi đi tôi xin gửi lời chào thân ái đến quí vị và xin cầu nguyện cho tôi”.

Nhắc lại những chuyến tông du của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm Phalô VI và Gioan Phaolô II, ĐGH Biển Đức nhấn mạnh sẽ tiếp tục các vị tiền nhiệm “công bố đại sự thật: Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của tất cả mọi người, mọi ngôn ngữ, dòng tộc, văn hoá và điều kiện xã hội”.

Được mời nói chuyện trước Đại Hội Đồng LHQ, ĐGH cho biết sẽ mang “ sứ điệp hy vọng Kitô giáo” cho các vị đại diện các quốc gia trên thế giới.

“ Thế giới cần hy vọng hơn bao giờ hết; hy vọng hoà bình, hy vọng công lý, hy vọng tự do. Những niềm hy vọng này chỉ có thể thực hiện được khi tuân giữ luật Thiên Chúa, thứ luật mà Chúa Giêsu đã đem lại sự hoàn tất cho Người, đó là luật yêu thương nhau”, ĐGH công bố.

Ngài nhấn mạnh ”Hãy làm cho kẻ khác điều mà anh em muốn họ làm cho anh em, đừng làm cho họ điều mà anh em không muốn họ làm cho mình”, đó là “luật vàng” mà Kinh Thánh cho chúng ta, nó có giá trị cho mọi người ngay cả cho những người không có niềm tin”.

ĐGH nói thêm rằng: ”Luật này được ghi trong tâm của con người, tất cả chúng ta điều gặp nhau trong cái tâm đó”.
 
Top Stories
Ultimatum ordering evacuation of land in Dong Da parish expires
Asia-News
08:42 08/04/2008
The authorities want an end to a protest that began on 6 January for the return of land bought in 1928 by Redemptorist fathers on which a church is located. In 1954 when the Communist took over and Vietnam was divided the religious who ran the place were jailed or deported. The original 60,000 m2 are now reduced to 2,700 m2.

Hanoi (AsiaNews) – The ultimatum requiring Catholics to end their prayer meetings to demand the return of land belonging to Our Mother of Perpetual Help Parish in Hanoi has expired. The ultimatum was included in an injunction issued on Sunday by the People’s Committee of Dong Da district, where the church is located, which warned protestors that with their prayer campaign at the site of the disputed land they were engaged in "illegal activities", and threatened them with “extreme actions” if the prayers that began on 6 January did not end by noon yesterday.

The 60,000 m2 (15 acres) Catholics want back was bought by Redemptorist Fathers in 1928. On it, they build a church, a convent and a seminary. In 1954 when the Communists took control and most of Redemptorists were either jailed or deported. The plot of land was seized piece by piece, reducing the property down to 2,700 m2 (half an acre).

Since then several petitions were presented calling for the return of the land to its rightful owners. In the meantime though the authorities built a hospital and ceded several sections to state companies or government members.

The latest example is a grant to a garment company, Chiến Thắng, which finally spurred the faithful to action. On 6 January they erected a cross and placed statues and images of the Virgin on the property. Processions and prayers (see photo) were organised as well as a permanent sit-in.

“We have no choice but to gather peacefully and in prayer on the disputed land to draw the government’s attention to the injustice we are suffering,” said a protester.

When the ultimatum expired hundreds of religious and lay people were outside the compound praying. Many uniformed and plain clothes police agents were also present, taking pictures and videotaping the protesters.
 
Scaduto l’ultimatum che ordina di abbandonare il terreno della parrocchia di Dong Da
Asia-News
08:43 08/04/2008
di J.B. An Dang

Le autorità vogliono la fine di una protesta iniziata il 6 gennaio per la restituzione del terreno ove sorge la chiesa, acquistato dai Redentoristi nel 1928. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del complesso sono ridotti a 2.700.

Hanoi (AsiaNews) – E’ scaduto l’ultimatum che impone ai cattolici di porre fine alle riunioni di preghiera con le quali si chiede la restituzione del terreno della parrocchia di Nostra Signora del perpetuo soccorso di Hanoi.

L’ultimatum è in un’ordinanza del 6 aprile del Comitato del popolo del distretto di Dong Da, ove sorge la chiesa, che in una dichiarazione ha messo in guardia i manifestanti affermando che stanno compiendo “attività illegali” e ha minacciato “azioni estreme” se il sit-in e le preghiere in atto dal 6 gennaio non avessero avuto fine entro le 12 (locali) di ieri.

Il terreno del quale i cattolici chiedono la restituzione, fu acquistato dai Redentoristi nel 1928: sui 60mila metri quadri della proprietà furono costruiti la chiesa, il convento ed il seminario. Nel 1954, con la conquista del potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700. Il resto fu via via usato dalle autorità pubbliche.

Da allora, a più riprese, sono state avanzate petizioni per chiedere la restituzione dei terreni, sui quali è stato costruito un ospedale e sono state fatte cessioni a compagnie statali e membri del governo. Il caso più recente, di inizio anno, è la cessione di una parte di terreno ad una compagnia di confezioni, la Chiến Thắng. Quest’ultimo fatto è stata la goccia che ha fatto traboccare il vaso, Dal 6 gennaio, sul luogo è stata eretta una croce, sono state portate statue ed immagini della Vergine, organizzate processioni e preghiere (nella foto), oltre ad un sit-in permanente. “Non abbiamo altra scelta – ha spiegato un manifestante - che riunirci pacificamente in preghiera sul terreno disputato, per attirare l’attenzione del governo sulle ingiustizie che stiano soffrendo”.

Al momento della scadenza dell’ultimatum, sul luogo c’erano centinaia di religiosi e laici in preghiera ed un gran numero di agenti in divisa ed in borghese che hanno preso foto e fatto filmati dei presenti.
 
Pope says he wants to bring message of hope to U.S., U.N.
Catholic News Service
14:23 08/04/2008
VATICAN CITY (CNS) -- In a videotaped message, Pope Benedict XVI said he wants to bring a message of Christian hope to all Americans and to the United Nations when he visits in mid-April.

Pope will speaks at United Nations on April 18,2008
"I shall come to the United States as pope for the first time to proclaim this great truth: Jesus Christ is hope for men and women of every language, race, culture and social condition," the pope said.

He said he intends to reach out spiritually to U.S. Catholics and show fraternity and friendship to other Christians, to followers of other religions and to all people of good will.

The text of the papal message, released at the Vatican April 8, was designed to set the thematic stage for the pope's April 15-20 visit to Washington and New York.

The pope read the text, mostly in English but with a short section in Spanish, while seated at a desk beneath a painting of Mary and Jesus.

Rather than focus on specific events, the pope spoke about the theme of his visit, "Christ Our Hope." Those three words express the church's belief that Christ is the face of God in human history and gives fullness to people's lives, he said.

"I know how deeply rooted this Gospel message is in your country. I am coming to share it with you, in a series of celebrations and gatherings," he said.

He thanked people for their prayers for the success of his visit, saying that "prayer is the most important element of all." Without intimate union with the Lord, he said, human endeavors would mean very little.

"It is God who saves us, he saves the world and all of history. He is the shepherd of his people. I am coming, sent by Jesus Christ, to bring you his word of life," he said.

The pope said his message of Christian hope had particular relevance to the United Nations, at a time when the world needs hope more than ever before -- hope for peace, justice and freedom.

But he said this hope can never be fulfilled without obedience to the law of God, which Christ expressed in the commandment to love one another.

"Do to others as you would have them do to you, and avoid doing what you would not want them to do. This 'golden rule' is given in the Bible, but it is valid for all people, including nonbelievers," he said.

The pope said that although his itinerary will take him only to two cities, his visit aims to reach out to everyone, especially those in need.

"I want you to know that... my heart is close to all of you, especially to the sick, the weak and the lonely," he said.

Jesuit Father Federico Lombardi, the Vatican spokesman, told reporters April 8 that the pope could be expected to focus largely on religious and moral values during his visit.

During his three-hour visit to the United Nations, he said, the pope will probably concentrate on human rights, since this year marks the 60th anniversary of the U.N. Universal Declaration of Human Rights.

At ground zero in New York, the spokesman said, the pope will not make a speech, but will descend to the bottom of the 70-foot-deep pit, recite a prayer and light a candle in remembrance of those who died in the Sept. 11, 2001, terrorist attacks.

There he will also will greet 24 people representing those involved in the Sept. 11 tragedy: survivors, relatives of the dead, and members of the police, fire and civil defense departments.

(Souce: John Thavis/ Catholic News Service)
 
Today's 200th anniversary of three dioceses in USA: Boston, New York, and Philadelphia
Catholic World News
14:30 08/04/2008
Today's 200th anniversary of three dioceses in USA: Boston, New York, and Philadelphia

Boston, Apr. 8, 2008 (CWNews.com) - April 8 should be a festival day for Catholic Americans. But America's oldest Catholic communities aren't really in a mood for celebration.

On this date in 1808, the Vatican established three new dioceses to serve the growing Catholic communities of Boston, New York, and Philadelphia. The Baltimore diocese, already in existence, was elevated to the rank of archdiocese on the same date; and a fourth new diocese was set up in Bardstown (now Louisville), Kentucky, for Catholics on the western frontier.

Throughout the 19th century and well into the 20th, those young Catholic communities prospered. Immigrant families poured into the East Coast cities, gained a foothold, and quickly began the massive project of building parishes, parochial schools, convents, and seminaries. Once viewed with suspicion by nativists as an alien presence, Catholics won grudging acceptance into the American mainstream. The grandchildren of illiterate immigrants who had huddled on Ellis Island now sat in corporate board rooms and city-council chambers. Soon the Catholic presence was indelibly stamped on the culture of each city.

But after all those decades of spectacular successes, and East Coast archdioceses face their bicentennial celebrations with a somber frame of mind. Catholic influence is visibly waning. Parochial schools are being closed; parish churches shuttered and sold. Attendance at Sunday Mass has been dropping for years. If Catholic politicians call attention to their faith, it is frequently by defying the teachings of their Church; if clergymen are in the headlines, it is usually because of their scandalous behavior.

The sex-abuse crisis has rocked the Church in America, and made it possible once again, for the first time in a century, for "respectable" critics to voice anti-Catholic sentiments in public. But the downward tend in Catholic influence was visible long before the eruption of this scandal. For more than a generation-- since the 1960s, when a period of radical social change coincided with widespread doctrinal and disciplinary uncertainty following the Second Vatican Council-- Catholic influence has been on the ebb.

Early in March, the Pew Forum's comprehensive "US Religious Landscape Survey" confirmed what perceptive observers already knew: "No other major faith in the US has experienced greater net losses over the last few decades as a result of changes in religious affiliation than the Catholic Church." One-third of the adult Americans who were raised as Catholics have left the Church, the Pew survey found. Former Catholics now account for 10% of the nation's adult population.

Thanks to the large number of Hispanic Catholic immigrants, the Catholic proportion of overall US population has held steady in recent years, the Pew Forum found. But apart from those immigrants, for every adult convert who enters the Catholic community, four "cradle Catholics" leave. In other words the Church is hemorrhaging believers, with the effects only masked by constant transfusions. This is not the portrait of a healthy community.

So the 200th-anniversary festivities will be muted, if there are festivities at all. A celebration of the past invites comparisons with the present. It is all too painfully evident today that the engine of growth that propelled American Catholicism for some many decades is now sputtering. Investment bankers and corporate lawyers are somehow unable-- or rather unwilling-- to keep open the suburban parishes that were built with the nickels and dimes sacrificed by bricklayers and housemaids.

Yet the future of American Catholicism need not be grim. Indeed when Pope Benedict XVI (bio - news) arrives on these shores later in April he will bring a message of hope for the future, as well as guidance on how that hope can be fulfilled.

Coming from Europe, where the process of secularization is much further advanced, the Pope sees America as a churchgoing society, still open to the message of the Gospel. In his appearances in Washington and New York the Pontiff will make it clear that evangelization is an indispensable duty for all Christians. Pope Benedict-- who recently risked the wrath of the Islamic world by personally baptizing a prominent Muslim convert at Easter-- insistently recalls the message of St. Paul in his epistle to the Romans (1:16): "For I am not ashamed of the Gospel; it is the power of God for salvation to everyone who has faith."

Such energetic proclamation of the Christian message may be unwelcome in some fashionable secular circles. But Pope Benedict will remind us that the faith is not a museum piece, to be admired as it gathers dust. A Church is a living organism, which will either grow or wither.

Catholicism may face obstacles, even outright hostility, in America in the early 21st century. But the immigrant churches of 1808 thrived and flourished amid much greater adversity. The papal visit will remind American Catholics that they built up the Church once; now they can, and must, do it again.

(Source: Phil Lawler / Catholic World News)
 
Vietnamese Catholics continue struggle for land despite government threats
Catholic News Agency
19:00 08/04/2008
Hanoi, Apr 8, 2008 / 10:06 pm (CNA).- Catholics who seek to recover government-confiscated land continued their demonstrations after the expiration of a Monday deadline set by a government ultimatum that threatened “extreme action” and demanded that the protests cease.

A standoff between demonstrators and police continues, CNA has learned. At last word from sources in Vietnam, hundreds of religious and lay people were gathered outside the compound praying when the ultimatum expired. Plain clothes and uniformed police officers could be seen resorting to previously used intimidation tactics involving photographing and videotaping the protesters.

Father J. B. An Dang, a Vietnamese priest, told CNA that the demonstrations have been taking place near the confiscated property, which consists of 15 acres of land purchased by the Redemptorist religious order in 1928. Most of the Redemptorists were jailed or deported after the Communist takeover in 1954, leaving a local priest in charge of the land.

Despite the pastor’s protests, local government authorities have seized the parish’s land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to about half an acre.

At the beginning of 2008, the government allowed construction to begin at the site for the Chien Thang sewing company. The confiscated property was then surrounded by a fence and guarded by security personnel.

Local Catholics began their protests in early January, leading prayer campaigns, demonstrations, and sit-ins at the site in an attempt to prevent any further construction work by the state-run company.

After three months of these protests, the People’s Committee of Dong Da District released a statement on April 6 warning the protesters that they are engaged in “illegal activities.” The statement threatened “extreme action” if demonstrations and sit-ins at land owned by the Redemptorist religious order were not halted by Monday. The statement also ordered the Hanoi Redemptorists to remove the cross and all statues of the Virgin Mary from the site, while all demonstrators were ordered to remove their camping tents.

One protestor argued with a local official that they had no other choice than “praying peacefully” to “attract the attention of the government on injustices they have suffered.”

“Their petitions have gone unanswered,” the protester said.

At the time of the deadline, hundreds of police came to the site, while the Redemptorists and their parishioners gathered more and more people at the demonstration.

Father Joseph Nguyen spoke from the site at 6 pm local time on Monday.

“At the moment,” he said, “hundreds [of] religious and lay people are praying. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, are on the site, surrounding the protesters and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras. Despite all threatening acts from the government, more and more Catholics go to the site to pray, chant and sing. Some even sleep at the site to protect their cross and statues.”

In a message sent last January 7 to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr. Joseph Cao Dinh Tri said the local government had illegally confiscated land belonging to their monastery at Our Mother of Perpetual Help in Hanoi, and is supporting the construction project there.

Father Cao said the Redemptorists in Hanoi have responded, asking the government to “respect justice and put peace into practice.”

“I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate," the priest said.

Other demonstrations by Vietnamese Catholics have sought the return of a confiscated Hanoi property that once belonged to the papal nuncio.
 
Viet Catholics continue vigils over disputed property
Catholic World News
19:01 08/04/2008
Hanoi, Apr. 8, 2008 (CWNews.com) - Vietnamese Catholic activists, continuing their campaign for the restoration of Church properties seized by the Communist government, are holding daily protests at a former Redemptorist monastery site.

Defying a warning from local officials-- who warned that the "illegal activities" must end by noon on April 7-- Catholic activists have continued their vigils. The daily demonstrations have occurred since January 6.

Officials have ordered the demonstrators to remove a cross and statues of the Virgin Mary from the 14-acre site, and to take down the tents that have provided shelter for protestors for the past several weeks.

The property in question was purchased by the Redemptorist order in 1928. In 1954, after the Communist takeover, most Redemptorists were deported or imprisoned, and the 15-acre site was gradually reduced to less than one acre.

Requests from Church leaders for restoration of the property have been spurned. The issue came to a head this year when the government authorized construction of a factory on the disputed land; Catholic activists began their vigil in an effort to prevent construction.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Paraguay: Vui buồn cuộc sống Truyền giáo
LM Trần Xuân Sang, SVD
12:30 08/04/2008
PARAGUAY: VUI BUỒN CUỘC SỐNG TRUYỀN GIÁO

Tuần Thánh và Phục sinh 2008

Tuần Thánh đã đến và 2 anh em linh mục chúng tôi chia nhau để cử hành thánh lễ và nghi thức ở các giáo họ. Vị linh mục lớn tuổi và đầy kinh nghiệm đã chọn đi 20 giáo họ cách xa giáo xứ hàng trăm cây số và ở lại đó với đàn chiên trong tuần thánh. Còn tôi, một linh mục tân binh trẻ trung ở lạ giáo xứ chính và phụ trách các giáo họ lân cận trong bán kính 50km. Vì mới chuyển về giáo xứ được 2 tháng nên mọi chuyện còn bỡ ngỡ như cô dâu mới về nhà chồng. Tôi vần cố gắng hòa nhập với đàn chiên thân yêu đang khao khát vị mục tử.

Sáng Chúa nhật lễ lá (Domingo de Ramos), tôi đã cử hành nghi thức rước lá và dâng thánh lễ ngoài trời cho gần 2.000 anh chị em giáo dân. Có lẽ đây là ngày vui nhất trong đời từ ngày tôi đặt chân trên miền đất truyền giáo này vì thấy số người tham dự đông đảo như thế. Ngày hôm trước, họ yêu cầu tôi ngồi trên lưng lừa như Chúa Giêsu ngày xưa vì giáo xứ tôi có mấy con lừa dễ thương lắm. Tôi chưa quen với chuyện ngồi trên ngựa và lừa và nói với họ để năm tới sẽ thực hiện. Người dân ở đây họ ít đi lễ lắm nhưng hôm nay sao tôi thấy họ tham dự đông quá. Họ rất thích các cuộc rước kiệu, thích tung hô và hơi một chút mê tín! Nghi thức làm phép lá được cử hành ngay trước trụ sở của chính quyền địa phương với sự bảo vệ của các nhân viên cảnh sát và sau đó đoàn rước tiến vào tiền đình giáo xứ để cử hành thánh lễ. Tôi hơi mỏi tay vì mọi người yêu cầu linh mục rảy nước thánh trên các nhành lá của họ. Trong đám rước ấy tôi nhận ra có những anh lính trẻ cũng giơ cao những nhành lá và kêu lớn tiếng xin linh mục rảy nước thánh trên họ. Như vậy mới biết được lòng đạo đức bình dân cũng có nhiều điểm tích cực nếu các nhà truyền giáo biết khai thác và áp dụng cho đúng trong vấn đề mục vụ.

Buổi chiều cùng ngày, vị ứng cử viên tổng thống từng là giám mục đã đến địa hạt của chúng tôi để vận động trong chiến dịch bầu cử sẽ diễn ra ngày 20/4/2008 sắp tới. Trên khắp các địa hạt lân cận, người dân đã kéo nhau đến từng đoàn xe máy, xe vận tải, xe khách độ chừng 5.000 ngàn để lắng nghe ủng hộ vị ứng cử viên của mình. Họ đã vào giáo xứ xin nước uống, đi vệ sinh… trong khi chờ đợi. Nhớ lại bài đọc thương khó Chúa nhật lễ lá hôm nay và tôi chợt suy nghĩ, hôm nay họ tung hô Chúa nhưng ngày mai họ lại đồng thanh hét lên “Đóng đinh nó vào thập giá”. Lòng dạ con người ai dò thấu được!

Trong 3 ngày Tam Nhật Thánh, tôi có mời các nữ tu Dòng Vinh Sơn Phaolô đến giúp giới thiếu nhi, giới trẻ cũng như “giới già” để mọi người hiểu thêm về Mầu Nhiệm khổ nạn và Phục sinh của Chúa. Các nữ tu rất vui vẻ, hăng hái và năng động nên giới trẻ tham gia thật đông. Từ chiều thứ 5 Tuần Thánh cho đến Chúa nhật Phục sinh tất cả mọi người đều được nghỉ ngơi theo luật nên việc tổ chức cũng dễ dàng. Tôi cùng với những người cộng tác trong giáo xứ đi gõ cửa các nhà hảo tâm để xin từng ký thịt, ký đường, bột, khoai mỳ… để những người phục vụ nấu ăn cho các tham dự viên.

Không hiểu vì sao trong tuần thánh lại có nhiều chuyện xảy ra. Nhiều đám tang liên tiếp trong 3 ngày đầu của tuần thánh, và có một đám tang do bị tai nạn để lâu ngày có mùi hôi nên sau khi tôi cử hành xong thì cảm thấy rất mệt vì bị mắc hơi. Cũng nhờ sức trẻ nên tôi cố gượng dậy để làm việc. Ngày thứ 4 tuần thánh trùng vào ngày 19/3 lễ thánh Giuse, bổn mạng của hai giáo họ ở cách xa nhau. Ở đây người ta mừng đúng ngày nên không thể thay đổi được vì hầu như một năm các linh mục tiền nhiệm của tôi chỉ dâng thánh lễ ở các giáo họ 4 hay 5 lần. Vì thế, lễ bổn mạng giáo họ hay giáo xứ rất quan trọng đối với người dân nơi đây. Tôi cũng phải vắt chân lên cổ để chạy đến với họ trong những ngày vui của họ và cầu nguyện với Chúa sai thêm nhiều nhà truyền giáo đến hỗ trợ. Hồi tưởng lại công việc của các cha xứ ở Việt Nam trong những dịp đại lễ Giáng sinh hay Phục sinh mà thấy thương cho các ngài.Các ngài phải hoạch định chương trình và nhiều lúc mất ăn, mất ngủ để lo lắng cho đàn chiên. Tuy nhiên nếu các cha xứ biết kiên nhẫn và hiền lành thêm một tý thì giáo dân sẽ cảm phục biết bao. Ở bên này chuyện ai người nấy lo. Tuần Thánh biết bao là việc và cần sự giúp đỡ mà bà bếp lại nghỉ lễ theo luật. Một mình một thân phải lo nấu ăn, giặt giũ, quét dọn… Giáo dân đến thấy linh mục đang giặt đồ hay quét dọn cũng chỉ đứng nhìn chứ không hề chạy đến giúp. Ngay cả các nữ tu đến giúp trong tuần thánh và ở lại nhà xứ cũng khá hờ hững khi thấy ông cha buổi sang thức dậy sớm chuẩn bị thức ăn sáng cho họ và rửa chén bát mà đêm qua chính các nữ tu ăn xong và để nguyên như thế! Cha làm thì cứ để cha làm, còn nếu muốn nhờ thì cha phải rả tiền. Bởi thế, sau mấy ngày giúp trong Tuần Thánh, tôi phải vét cạn túi để trả tiền cho các nữ tu đã đến giúp. Không có gì là cho không biếu không cả. Nghĩ lại thấy giáo dân Việt Nam mình dù ở đâu cũng sống có tình có nghĩa thật. Bởi thế, các linh mục coi các giáo xứ có người Việt hãy biết trân trọng tình cảm và lòng yêu thương của đàn chiên đất Việt kẻo một ngày nào đó chúng ta lại hối tiếc thì đã muộn màng.

Tam nhật tuần thánh trôi qua một cách tốt đẹp với lễ tiệc ly, rửa chân, chầu Thánh Thể, đi đàng thánh giá, rước kiệu Chúa chịu nạn… Và ngày lễ vọng phục sinh đã đến. Ban ngày trời thật đẹp với những luồng gió mát của tiết trời mùa hè. Tuy nhiên, từ lúc 6 giờ chiều, những luồn mây đen kéo đến và sấm chớp nổi lên báo hiệu cơn giông sắp đến. Thánh lễ dự định cử hành vào lúc 8h30 tối mà nếu trời mưa coi như xong chuyện. Một số giáo dân đến sớm và hỏi tôi nếu trời mưa sẽ xử lý ra sao. Tôi nói với họ là anh chị em hãy cầu nguyện đi rồi mọi chuyện sẽ tính sau. Tôi đã lần chuỗi Mân Côi và mặc cả với Chúa và Đức Mẹ hãy tạm dừng cơn mưa cho đến 11h đêm để mọi người có thể tham dự thánh lễ cho sốt sắng vì lễ Vọng Giáng sinh năm rồi Chúa đã để con dâng lễ một mình với một giáo dân và một ngọn nến. Nếu lần này Chúa không nhận lời con thì con sẽ về Việt Nam không làm việc truyền giáo ở đây nữa. Chúa đã nhận lời thật và chỉ có gió thổi thật mát và người ta đã tham dự thánh lễ thật đông ngoài sức tưởng tượng của tôi. Chúa đã nói hãy xin thì sẽ được. Tạ ơn Chúa vì ngài đã nhận lời con cầu xin dù đôi lúc lời khẩn cầu của con hơi “hỗn hào” và “mặc cả’ với Chúa.

Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ thêm một tý về các sống đạo của vùng Nam Mỹ nói chung và người Paraguay nói riêng. Nhiều người cho rằng vùng đất Nam Mỹ bị ảnh hưởng của thần học giải phóng nên ngay cả trong phụng vụ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Điều đó chỉ đúng một phần và cũng tùy vào các vị chủ chăn của các giáo phận. Nếu các vị chủ chăn chịu ảnh hưởng Brazil, Peru, Bolivia thường có khuynh hướng cởi mở và tự do hơn; trong khi các vị chịu ảnh hưởng của Argentina và Chile thì có khuynh hướng bảo hoàng hơn. Số còn lại có khuynh hướng trung dung. Tôi từng được sống và làm việc trong 3 giáo phận với 3 trường phái khác nhau. Giáo phận đầu tiên có khuynh hướng dung hòa hơn nên mọi việc ở đây có vẻ nhẹ nhàng. Giáo phận thứ 2 tôi sống có khuynh hướng cởi mở, tự do hơn, nghĩa là sao cũng được. Thậm chí linh mục đồng tế không cần đeo đây Stola cũng chẳng sao! Và, giáo phận hiện tôi đang làm việc là vị giám mục gốc Argentina còn bảo hoàng hơn … vua nữa. Ngài đã viết thư mục vụ và cho in hàng tuần để đọc trong các thánh lễ Chúa Nhật về luật phụng vụ. Ngài đặc biệt nhắn nhủ các linh mục khi dâng thánh lễ phải mặc đầy đủ phẩm phục. Ngài còn nhắn nhủ nhiều chi tiết rất nhỏ nhặt khiến nhiều người đã phản ứng. Người dân xứ này họ đâu dễ tùng phục và dễ bảo như người dân xứ Việt. Nhập gia tùy tục, tôi là linh mục truyền giáo nước ngoài nên đi đến đâu mình phải vâng phục các đấng bản quyền nhưng vẫn giữ những gì là đặc trưng của xứ Việt.

Tĩnh Tâm

Sau Chúa Nhật thứ II Phục sinh, anh em trong tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi đã có một cuộc tĩnh tâm năm để anh em có dịp nghỉ ngơi và bồi dưỡng tâm linh sau những ngày mệt mỏi vì mục vụ. Tôi rất thích những ngày tĩnh tâm vì dịp này được ăn ngon, ngủ yên và có thời giờ đọc sách thiêng liêng mà không ai làm phiền. Cha giảng phòng là vị cựu giám tỉnh Dòng Tên người tây Ban Nha và từng ở Paraguay từ năm 1973 nên rất thông thạo tiếng Guarani. Ngài đã cho anh em những món ăn tinh thần thật quí giá qua những gợi ý, những hướng dẫn từ tài liệu của các giám mục Mỹ Latin và vùng Caribe năm 2007 để anh em hiểu đúng và hành động. Dịp tĩnh tâm cũng là để anh em hiệp nhất với nhau và chia sẻ những ưu tư mục vụ. Trước 2 ngày kết thúc tĩnh tâm, bề trên đã cho phép anh em được xem cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình do đài CNN tổ chức của 4 ứng cứ viên tổng thống là tướng về hưu Lino Oviedo, bà cựu bộ trưởng giáo dục Blanca Ovelar, cựu giám mục Fernando Lugo và dân biểu Pedro Fadul sẽ diễn ra ngày 20/4 sắp tới vì đó là vấn đền nóng bỏng và thời sự của nước Paraguay trong những ngày này. Nói đúng hơn là anh em muốn nhìn lại và nghe lại tiếng nói của vị cựu giám mục,người đã từng gắn bó với anh em trong Dòng và nay là ứng cử viên số một. Các anh em linh mục người Paraguay từng là bạn, là học trò của vị cựu giám mục luôn thầm mong cho Lugo thắng cử để đưa đất nước Paraguay tiến lên. Dưới con mắt của một số người, cựu giám mục Lugo là một người thất tín, thất trung. Nhưng nhiều người khác lại nói rằng Lugo chính là người được Chúa sai đến. Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa Paraguay sẽ có một bộ mặt khác như các ứng cử viên đã tranh luận và nói lên công khai đường lối của mình khi trở thành tổng thống trước kênh truyền hình CNN. Không biết mọi chuyện rồi đây sẽ như thế nào nhưng chính trị quả là khó hiểu. Sau ngày 20/4 tới sẽ có nhiều người khóc vì tất cả tiền của vận động trong cuộc tranh cử đã tiêu tan và nhiều người người cười vì bên mình chiến thắng. Phần tôi, tôi chỉ ước mong có một nước Paraguay hòa bình và thịnh vượng để mọi người có thể yên tâm làm việc và sống hạnh phúc..

Paraguay 8/4/2008
 
Giáo họ Vinh Sơn xứ Bắc Hải, Hố Nai, mửng lễ thánh Quan Thầy
Giuse Khổng Hữu Nguồn
23:18 08/04/2008
HỐ NAI - Sau cơn mưa chiều thứ Hai mùng 07.4.2008 khí hậu trở nên mát mẻ dễ chịu, Giáo Họ Vinh Sơn xứ Bắc Hải ( Hạt Hố Nai, GP Xuân Lộc ) tổ chức mừng lễ Thánh Vicente quan thầy, đến dâng lễ có Cha Quản Hạt Đaminh Trần Xuân Thảo chủ sự, Qúy Cha trong ngoài Giáo Hạt, và hơn năm nghìn giáo dân tham dự.

Trước lễ là cuộc kiệu rước Xương Thánh và Tượng Thánh Vicente từ nhà thờ xứ Bắc Hải về Đền Thánh Vinh Sơn, đoạn đường rước dài khoảng gần một nghìn mét, trên đường rước, được trang trí cờ hoa đèn điện sáng rực, các em trong đội tung hoa mặc trang phục Dòng Đaminh trông đẹp mắt dễ thương, đội trống Hội Am với khoảng một trăm người cùng với sáu trống cái đường kính to từ 1,2 mét trở lên, và đội kèn Tây nhạc, cùng đại diện các đoàn hội các giới trong xứ.

Khi đoàn rước bước vào khuôn viên Đền cộng đoàn đã đứng đón chào rất đông, nghiêm trang sốt sáng, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng ca thánh nhạc được phát ra từ các dàn loa, làm cho không khí buổi lễ trở lên hoành tráng, đoàn rước đi hai vòng quanh khuôn viên Đền Thánh, sau cùng kiệu rước và đoàn đồng tế đã vào được tới Lễ Đài.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Xứ Bắc Hải Đaminh Bùi Văn Án, đại diện cộng đoàn GX Bắc Hải dâng lời chào Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Tu Sỹ và cộng đoàn phụng vụ đã thương đến hiệp dâng thánh lễ mừng kính Thánh Vicente cầu nguyện cho dân họ Vinh Sơn xứ Bắc Hải mừng lễ quan thầy hôm nay.

Trong bài giảng lễ, cha phó xứ Bắc Hải Đaminh Trần Mạnh Duyên, bằng chất giọng thanh thoát, đầy sức mạnh và truyền cảm. Ngài dẫn chứng ba nhân vật quan trọng mang tính thời sự, đó là chuyện ông tổng thống Nga Valdimir Putin với lời tâm sự về đức tin công giáo, ông là người có đạo, ông tin vào thượng đế … chuyện thứ hai là ông cựu thủ tướng Anh Tony Blair trở lại đạo bất chấp những cơ chế ràng buộc …và có lẽ nhớ nhất chuyện mới đây của nhà báo Hồi giáo Magdi Allam 55 tuổi là phó giám đốc tờ báo Corriere della Sera, một trong những tờ báo lớn nhất và xưa nhất tại nước Italy, và ông đã sống tại Italy gần 35 năm, Ông được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI rửa tội trong Thánh Lễ Vọng Phục sinh thứ bẩy trong Đền Thờ Thánh Phero vừa qua. Bất chấp mọi hiểm nguy đến tính mạng ông Allam nói: “ Tôi biết rõ được điều tôi đang chống đối, nhưng sẽ đối diện số mạng của tôi, đầu ngẩng cao, lưng thẳng đứng và với sức mạnh nội tâm của người kiên vững về đức tin của mình “.

Sau khi trở lại đạo công giáo, ông Allam viết một lá thơ gởi cho ông Paolo Mieli giám đốc tờ báo Italy

Corriere della Sera, trong đó có một đoạn viết: “…Chiều hôm qua tôi đã trở lại Công giáo của người Kito hữu, từ đó đức tin Hồi giáo trước của tôi. Như vậy, sau cùng tôi thấy ánh sáng, nhờ ân sủng Chúa – là một hậu quả lành mạnh của một sự thai nghén lâu dài, chín chắn, được sống trong đau khổ và vui mừng, cùng với sự suy nghĩ thân mật và sự diễn tả có ý thức và hiển nhiên. Tôi đặc biệt biết ơn Đức Thánh Cha giáo Hoàng Biển Đức XVI, kẻ đã ban cho tôi các bí tích gia nhập Kito Giáo, bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, trong vương cung Thánh Phero trong suốt thời gian cử hành long trọng đêm Vọng Phục Sinh. Và tôi đã chọn cái tên Kito hữu đơn giản nhất và đầy đủ nhất: “ Cristiano “ Do đó từ chiều hôm qua tên tôi là Magdi Cristiano Allam ….”

Kết thúc bài giảng, Cha Phó Đaminh Ngài ân cần nhắc nhở mọi người, sở dĩ những con người vừa kể trên họ trở lại đạo công giáo, vì họ thấy được những việc làm đạo đức thánh thiện hy sinh quên mình vì người khác của những Tu sỹ, những người có đạo …Chúng ta hãy cố gắng học cùng Thánh Vicente lòng hăng say truyền giáo …Sống chứng nhân hơn nói nhiều, như lời của Cha Quản Hạt: “ Ngài rất tâm đắc với bài giảng của Cha Phó, Ngài mong sao mỗi người công giáo phải kết thân với một người tôn giáo bạn, để mời họ đến với Chúa, với Hội Thánh “.

Ông trùm Giuse Phạm Văn Thành, Trưởng Ban Điều Hành giáo họ Vinh Sơn cho biết: Trong họ có hơn 70 gia đình, hơn 300 nhân danh, giáo họ thành lập năm 1955, Ngôi đền hiện nay được xây dựng từ năm 1960. Hàng ngày trong đền nghi ngút hương trầm, nhang nến, khách thập phương đến khấn xin cùng Thánh Vicente, họ được rất nhiều ơn phần hồn, phần xác mà ông Thánh ban cho, có cả người từ nước ngoài về tạ ơn ông Thánh …Hàng năm, trước lễ mười ngày, bà con trong họ chuẩn bị tổ chức mừng lễ ông Thánh, ai cũng vui tươi phấn khởi tham gia vào công việc chuẩn bị này.

Hiện nay bà con trong họ đạo Vinh Sơn mong muốn được Nhà Nước cấp phép sớm để xây mới Ngôi đền Thánh Vicente cho khang trang hợp thời đại, hơn nữa, vị trí Ngôi đền lại rất thuận lợi cho người qua lại vùng đất Hố Nai – Gia Kiệm – Biên Hòa.
 
Mời gọi các Bạn Trẻ Việt Nam hướng về Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ Sydney
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
23:23 08/04/2008
LỜI MỜI GỌI CÁC BẠN TRẺ VIỆTNAM
HƯỚNG VỀ ĐẠI HỘI QUỐC TẾ GIỚI TRẺ, SYDNEY 2008


Các Bạn Trẻ thân mến,

Chỉ còn 3 tháng nữa, Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXIII sẽ được tổ chức tại Sydney (Úc Châu). Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô sẽ hiện diện giữa các Bạn Trẻ trong những ngày đặc biệt này. Đại Hội sẽ quy tụ hàng triệu Bạn Trẻ từ bốn phương trời để cùng cầu nguyện, giao lưu và suy tư về sứ mạng của Người Trẻ trong xã hội và Giáo Hội hôm nay.

Nhiều bạn Trẻ từ Việt Nam sẽ tham dự biến cố đặc biệt này. Các Bạn Trẻ sẽ mang đến Đại Hội tâm tình yêu mến và lòng trung thành của Giới Trẻ Việt Nam đối với Đức Thánh Cha, đồng thời các Bạn cũng muốn giới thiệu một gương mặt trẻ trung, sinh động và phong phú của Giáo Hội Việt Nam thân yêu.

Những diễn tiến chuẩn bị cho việc tham dự Đại Hội đang được thực hiện. Số các Bạn Trẻ đã ghi danh hiện nay đã lên tới 900 người. Việc xin visa nhập cảnh còn đang chờ đợi Tòa Đại sứ Úc chấp thuận.

Cùng đại diện cho Giới Trẻ Việt Nam tại Đại Hội, sẽ có rất đông các Bạn Trẻ gốc Việt hiện đang sống tại các châu lục khác nhau tham dự. Các Bạn cũng mang theo những thao thức của cuộc sống hiện tại, ước mơ tiếp nối truyền thống hào hùng của Giáo Hội Việt Nam được ghi dấu bởi máu của các Thánh Tử Đạo để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô.

Với chủ đề: “Anh Em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ làm chứng nhân cho Thầy” (Cv 1,8), Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ sẽ là dịp gặp gỡ chân tình và qua đó, mọi tham dự viên cảm nhận và chia sẻ với nhau về tình yêu sâu xa của Thiên Chúa đối với con người. Đây cũng là dịp giúp các Bạn Trẻ ý thức sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu trong mọi lãnh vực của cuộc sống, với ơn phù trợ và sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận.

Với sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, các Bạn Trẻ Việt Nam tại Úc Châu, nhất là tại Tổng Giáo phận Sydney cũng đang chuẩn bị chu đáo để đón tiếp các Bạn Trẻ đồng hương trong dịp Đại Hội này.

Để hướng về Đại Hội trong tinh thần hiệp thông, xin các Bạn hãy cầu nguyện cho Đại Hội. Xin các Bạn, những người tham dự Đại Hội cũng như những người không có điều kiện tham dự, hãy cầu nguyện để Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXIII trở thành một lễ Hiện Xuống Mới cho một nhân loại hôm nay đang khao khát hòa bình và công lý. Xin cho các Bạn Trẻ trên khắp thế giới, khi được trang bị bằng ơn Chúa Thánh Thần, sẽ nhiệt thành quảng đại dấn thân theo Đức Giêsu để làm chứng cho Người.

Tôi hân hạnh gửi đến các Bạn, những Người Trẻ đang sống trên đất nước Việt Nam cũng như ở Hải Ngoại, tâm tình quý mến và những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong Chúa Phục Sinh. Mong được gặp các Bạn trong những ngày Đại Hội sắp tới.

+ Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Hải Phòng
Đặc trách Uỷ Ban Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam
Trực thuộc HĐGM Việt Nam
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền và Truyền hình Hà nội dàn cảnh vu khống và sửa soạn màn kịch mới...
Hà Thạch
02:54 08/04/2008
THÁI HÀ - Như chúng tôi đã đưa tin, chiều qua 7/4/2008, giờ Ngọ đã trôi qua êm đềm. Buổi tối, khi chúng tôi tới hiện trường, trong lều chỉ còn bốn mẹ già đã kiên trì cắm lều tại hiện trường từ 3 tháng nay.

Bên kia đường, trong căn nhà được chính quyền mượn tạm làm trụ sở đang diễn ra cuộc họp giữa các cán bộ phường Ô Chợ Dừa và một vài khuôn mặt lạ. Chúng tôi đoán họ là những dân thường được sử dụng như con bài chiến lược nhằm hợp pháp hoá việc cưỡng chế các căn lều của giáo dân.

Sau cuộc họp, hai cán bộ công an ra ngoài lều kiểm tra như thói quen vẫn thường làm từ ba tháng nay.

Đêm qua, khu phố Đức Bà thật sự yên ả…

Sáng nay, khi chúng tôi tới hiện trường, trong hai căn lều chỉ có 5 cụ già và một số giáo dân đến cầu nguyện. Theo một số giáo dân cho biết, chiều qua, trong thánh lễ chiều có rất nhiều khuôn mặt lạ tham dự thánh lễ. Trước giờ lễ, đài truyền hình Hà Nội đã cử một số phóng viên tới quay cận cảnh nhà thờ. Một số trà trộn trong nhà thờ. Sau thánh lễ, họ rút êm.

Chúng tôi còn đang chuyện trò thì thấy đoàn xe của đài truyền hình Hà Nội tới. Các phóng viên nhanh chóng thao tác nghiệp vụ. Công việc chuẩn bị vừa xong, tức khắc có hai người đi xe máy tới. Chúng tôi chắc chắn, họ không phải là người trong khu vực. Ngay sau đó, chúng tôi nghe rõ vị phóng viên hỏi hai người lạ: “Bà con sống ở khu vực này, bà con có cảm thấy bức xúc không?”. Ngay lúc đó, có một giáo dân nói thật lớn: “Tôi cũng là người sống ở đây. Tôi cũng bức xúc, nhất là mấy căn nhà xây kiên cố đằng kia”. Chỉ tay về phía căn nhà anh nói tiếp: “Chúng tôi đề nghị chính quyền cưỡng chế, giải toả những ngôi nhà chiếm dụng bất hợp pháp này.” Tiếc là chúng tôi không nghe được câu trả lời của hai nhân vật giả mạo kia. Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, tất cả nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Chúng tôi còn ghi lại được số xe của những người tham gia phỏng vấn.

Ngay khi đoàn phóng viên truyền hình Hà Nội rời khỏi khu vực, chúng tôi trở lại nhà thờ. Chúng tôi không gặp được linh mục nào. Nhưng, có hai ông bà cụ và một thanh niên tưởng chúng tôi là người của nhà thờ nên đã tiến lại hỏi chúng tôi: “Anh ơi, cho chúng tôi hỏi, có mấy người phụ nữ vẫn thường ngủ ở đây, tôi muốn gặp họ.” Chúng tôi trả lời ở đây là nhà tu nam, không có phụ nữ ở đây.” Họ bảo: “Chúng tôi nghe bảo, có một đồng đội của chúng tôi đã ngủ ở đây từ ba tháng nay, hôm nay, họ bảo chúng tôi đến để đón về”. Chúng tôi hỏi: “Ông bà ở đâu?”. Họ nói: “Chúng tôi thuộc hội cựu thanh niên xung phong, rõ ràng người ta bảo người đồng đội của tôi ngủ ở đây, tại sao lại không có?”. Chúng tôi xin chụp ảnh, họ vui vẻ: “Anh cứ thoả mái chụp để làm kỷ niệm”. Khi chúng tôi lấy máy ra chụp, người thanh niên vội vàng quay đi. Sau đó, cả ba người cùng ra phố Đức Bà.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ những chỗ quen biết. Chiều nay, vào lúc 2giờ chính quyền sẽ đến cưỡng chế. Những màn kịch vụng về sáng nay cho thấy chính quyền đang quyết tâm dọn sạch khu phố Đức Bà.

Bây giờ là 1giờ chiều giờ Hà Nội, chúng tôi đang chờ xem chuyện gì xảy ra. Lúc này, các giáo dân đang kéo đến.

Xin quý vị vui lòng thông tin này tới tất cả mọi người và tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà vượt qua thử thách.

Hà Nội, 1giờ chiều ngày 8/4/2008
 
Tâm Sự cùng Dân Thánh Chuá Thái Hà (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
23:19 08/04/2008
Tâm Sự cùng Dân Thánh Chuá Thái Hà.

Tâm sự Phục Sinh gửi Thái Hà,
Với niềm tin cậy rất thiết tha:
Xin vì Công Lý mà tranh đấu,
Dù bao gian khó cũng vượt qua!

Toàn dân cả nước vẫn ngóng trông,
Triệu người hải ngoại hướng trọn lòng:
Thái Hà sẽ giữ hoài ngọn lưả,
Để cho Đất Nước có rạng đông!

Dân oan mất đất, mất cưả nhà,
Nhân phẩm phụ nữ bị đạp chà,
Ô nhục xứ người thân nô lệ,
Cũng vì cộng sản quá xấu xa!

Ta, Dân Thánh Chuá, phải mở lòng,
Thương anh chị em chịu bất công,
Cứu giúp mọi người là giúp Chuá,
Góp phần tích cực cứu non sông.

Tự Do Tôn Giáo ta quyết đòi:
Trả ta phương tiện để giúp đời,
Tự do tuyển chọn, truyền thánh chức,
Bổ nhiệm chủ chăn đến mọi nơi!

Mục tiêu vạch ra thật lớn lao,
Sức ta nhỏ bé có là bao,
Nhưng quyền năng Chuá vô cùng tận,
Ta cứ làm đi, Chuá giúp vào.

Luân phiên thắp nến nguyện Ơn Trời,
Đêm ngày, sớm tối chẳng hề ngơi,
Phú thác việc này cho Đức Mẹ,
Rồi vinh quang Chuá sẽ sáng ngời!

Điều kiện là ta ý phải thành:
Chỉ vì Công Lý quyết đấu tranh,
Không dùng Công Lý như vỏ bọc,
Che dấu bên trong ý chẳng lành!

Ôi, Thái Hà ôi, hãy kiên trì,
Đừng vội nghe ai tắt lưả đi,
Xin đừng bóp nát Niềm Hy Vọng,
Cuả toàn dân Việt khắp ba Kỳ!

Boston, ngày 8 tháng 4 năm 2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch Sử Kitô Học Thời Giáo Hội Sơ Khai (2)
Vũ Văn An
22:51 08/04/2008
Lịch Sử Kitô Học Thời Giáo Hội Sơ Khai (2)

3. Thánh Phao-lô

Các thư của tông đồ Phao-lô phần lớn giả định các ý niệm nền tảng về Ki-tô Học như trên đã trình bày; nhưng ta thấy thánh nhân đã triển khai nền Ki-tô Học ấy một cách sâu rộng xiết bao. Xét cả trong khía cạnh thần học về Chúa Ki-tô lẫn việc sùng kính đối với Người; mối liên hệ giữa hai khía cạnh ấy là một vấn đề gây tranh cãi rất nóng bỏng trong các nghiên cứu Ki-tô Học ngày nay. Ta biết cả hai khía cạnh ấy đều bắt nguồn từ việc thánh nhân trở lại tại cổng thành Đa-mát-cô. Vì hoa trái của thị kiến ấy trước nhất không phải là một xác tín có tính lý thuyết, nhưng đầu hết nó là việc lật ngược lại hoàn toàn các tiêu chuẩn phán đoán của thánh Phao-lô, một việc lật ngược mà Ngài đã miêu tả trong Pl 3:4-11: các Ki-tô hữu bị bách hại có lý. Như thế, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho đấng chịu đóng đinh trên Golgotha và cho những môn đệ bị khinh ghét của Người, những kẻ mà Phao-lô trước đây không ngần ngại coi là hàng tội lỗi thấp hèn (am haarez). Điều nghịch lý vô lý nhất đã trở thành một thực tại. Nhưng thánh Phao-lô còn ý thức rằng từ giây phút ấy trở đi, đời Ngài sẽ phụ thuộc vào cái thế giới đã đưa lại cho Ngài sự mạc khải kia. Do đó, Ngài có quyền so sánh việc trở lại của mình như việc tạo nên ánh sáng vào buổi đầu thời gian (2 Cor 4:6), và cho rằng Con Thiên Chúa đã được mặc khải trong Ngài (Gal 1:16). Ngài cho rằng sự khác biệt giữa hình thức hiện hữu mới và cuộc sống thế trần là một kinh nghiệm sâu xa được khẳng nhận một cách hân hoan; hậu quả là một cuộc sống luôn bị giằng co bởi nhị nguyên tính (dualism). Sau cùng, việc trở lại của thánh Phao-lô giúp Ngài được chấp nhận vào Giáo Hội Ki-tô giáo tại Đa-mát-cô. Tại đó, Ngài có thể cảm nghiệm được các sinh hoạt thờ phượng và sống đức tin của Giáo Hội sở tại, và dùng chính các cảm nghiệm của mình mà hiệp nhất với Giáo Hội ấy.

a. Huyền Thoại Đức Kitô (The Christ Myth).

Đối với thánh Phao-lô, khởi đầu mọi thần học Ki-tô giáo, và do đó, mọi Ki-tô Học, đều hệ ở việc chấp nhận những nghịch lý lớn lao này là các Ki-tô hữu tạo thành Israel đích thực, và Chúa Giê-su là Đấng Được Xức Dầu, vì Người đã hiện ra với thánh nhân trong tư cách ‘Chúa’ đầy vinh quang của trời. Vốn được giáo dục để tin rằng Chúa là Đấng chính trực, và vốn được đào tạo trong nền thần học Do Thái, đương nhiên thánh Phao-lô phải đặt câu hỏi làm sao Thiên Chúa lại để cho dân riêng của mình rơi vào lầm lạc, và làm sao Người lại đem Con Một mình đóng đinh vào thập giá. Điểm khởi hành này có thể tìm thấy trong các trình bày thần học dứt khoát của thánh Phao-lô (Rm 3; 7; 9; 10; Gal 3; 2 Cor 5:14...) vì mục đích các ý niệm thần học căn bản của Ngài là để tạo ra một thần học tự nhiên (theodicy). Như thế, Ki-tô Học của thánh Phao-lô chính là thần học tự nhiên về cuộc đời của Chúa Ki-tô. Thánh nhân luôn mang trong tâm trí hình ảnh Chúa Ki-tô hiển dương đã hiện ra với Ngài, và được Giáo Hội kính thờ. Nhiệm vụ của Ki-tô Học, theo Ngài, là phải giải thích Chúa Ki-tô đã phải chịu đựng những gì trước khi được hiển dương. Người luôn là Con Thiên Chúa, và chỉ mang lấy cuộc sống trần gian như Con Đa-vít trong một thời gian (Rm 1:3). Sự hiện hữu tiền thế (pre-existence) của Con Thiên Chúa, như chúng tôi đã trình bày, đã được các Ki-tô hữu nhìn nhận như một tín điều trước thời thánh Phao-lô, khi họ sử dụng các tước hiệu như Con Người, nay trở thành một giả thiết chắc chắn trong Ki-tô Học của thánh Phao-lô; có thể thánh nhân đã chấp nhận tín điều này ngay từ thời còn trong Do Thái giáo với niềm tin vào Đấng Được Xức Dầu, nếu niềm tin ấy cho rằng Đấng Được Xức Dầu vốn được coi là người từ trời, hay như kiểu mẫu người nguyên thủy. Dù gì, thì vào thời thánh Phao-lô, nền Ki-tô Học theo hướng tiếp nhận (adoptionist) cũng đã ít được ai theo và đã được thay thế bằng nền Ki-tô Học theo hướng thần khí (pneumatic), tức nền Ki-tô Học giả thiết phải có sự tiền hữu trên trời. Theo khuynh hướng này, công nghiệp của Chúa Ki-tô bắt đầu từ trời, tiếp diễn trên trần thế, và sẽ kết thúc trên trời trở lại. Một quan niệm như thế về hình thức, chứ không nhất thiết về nội dung, phải được coi như một huyền thoại (myth), ngay cả mặc dù không thể chứng minh được là một cái khung thần thoại xa lạ đã được sử dụng. Những yếu tố dứt khóat trong huyền thoại này là việc nhập thể và sống lại hay hiển dương; hình thức trong đó huyền thoại đã được bày tỏ nơi trần gian, tức các trình thuật về việc sinh bởi người nữ đồng trinh và căn mồ trống, đã không được thánh Phao-lô nhắc đến và có lẽ không được Ngài biết đến.

Ta có thể thấy rằng sự thúc đẩy chủ yếu không phải là việc diễn tả các biến cố lạ lùng, nhưng là mối quan tâm của đức tin đối với nền thần học tự nhiên: mà mối quan tâm chính yếu là sự nghịch lý trong các biến cố mà Chúa Ki-tô phải kinh qua (nhập thể) và việc kết cuộc sau cùng các biến cố ấy (phục sinh). Nghịch lý này trước đây vốn là một trở ngại cho Phao-lô Do Thái; giờ đây nó khiến Ngài không ngừng xét tới xét lui. Ý niệm cho rằng Chúa Ki-tô đã rời bỏ thế giới của Người để bước vào thế giới của chúng ta và tiếp đó Người đã nâng chúng ta lên thế giới của Người, xẩy ra dưới nhiều hình thức: hai lãnh vực hiện hữu khác nhau đã được định tính và phân biệt bằng những phản đề giầu đối nghèo (2 Cor 8:9), tội lỗi đối công chính (2 Cor 5:20), Con Thiên Chúa đối sinh bởi người nữ (Gal 4:4), địa vị Thiên Chúa đối địa vị nô lệ (Pl 2:6). Nhập thể là do tình yêu của Thiên Chúa và ơn phúc của Chúa Ki-tô; nó là bằng chứng lòng khiêm hạ của Chúa Ki-tô (‘không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa’ Pl 2:6, nghĩa là không sử dụng địa vị mình mà cho đi đến rỗng không). Địch thủ của Chúa Ki-tô không phải là con người, nhưng là các quyền lực ma quỉ: tội lỗi (Rm 8:2) và ‘các thủ lãnh thế gian’ (1 Cor 2:8). Xem sét kĩ các đoạn sau này cho thấy thánh Phao-lô rất quen thuộc với việc mô tả chi tiết về nhập thể. Các thế lực đang thống trị thế gian đã đóng đinh Chúa vào thập giá mà không nhận ra Người; như thế nhân tính của Người đã nên như một thứ hóa trang; Người đã tự làm rỗng địa vị Thiên Chúa của mình (Pl 2:6). Ta sẽ gặp lối trình bày về nhập thể này một lần nữa trong các văn bản ngoại thư (apocryphal) của Ki-tô giáo như Isaia Thăng Thiên và Các Thư Tông Đồ (Epistola Apostolorum) cũng như trong các trước tác của phái ngộ giáo; lối trình bày này ta còn có thể gặp thấy trong Do Thái giáo khi họ nói về sự khôn ngoan của Thiên Chúa, và trong các tôn giáo chiết trung luận ngoại đạo mang đủ mọi dáng dấp mạc khải. Theo các hiểu biết hiện nay, người ta thấy đàng sau cách trình bày ấy là huyền thoại của Ba Tư về người đầu tiên giải thoát linh hồn (xem ‘A-đam cuối cùng’ trong 1 Cor. 15: 45); ta không có truyền thống nào trực tiếp về huyền thoại này, nhưng chỉ có thể dựng lại nó từ các trước tác của phái Manichaen và phái Mandaen. Đối với thánh Phao-lô, giá trị của khung cảnh huyền thoại này đối với các biến cố mà Chúa Ki-tô phải kinh qua khá hiển nhiên: nó giải thích cho Ngài sự kiện Ngài không thể nào quan niệm được là Con Thiên Chúa bị chính dân của mình dẫn lên đoạn đầu đài. Trong bối cảnh ấy, cái chết của Chúa Ki-tô trên thập giá là giai đoạn tồi tệ nhất trong nhục hình của Người (Pl 2:8). Nhưng cái chết của Người có một ý nghĩa rất đặc biệt được thánh Phao-lô phát biểu qua ngôn từ một lời tuyên xưng đức tin rất truyền thống, ‘vì tội lỗi chúng tôi’ (1 Cor 15:3). Điều ấy đã được trình bày dưới nhiều hình ảnh khác nhau: nước Chúa trên thế gian từng bị tội lỗi con người quấy phá và không để cho tội lỗi ấy bị làm ngơ, đã được tái lập nhờ hành vi này của Chúa Ki-tô; Người là A-đam của một nhân loại mới (Rm 5:12; 1 Cor 15:45). Trong thế giới quan này, ta thấy có chỗ cho ơn thánh đầy nghịch lý của Thiên Chúa hướng về kẻ tội lỗi qua niềm tin rằng Chúa Ki-tô đã tiêu diệt mọi quyền của tội lỗi, và đền thay tội lỗi con người. Cho nên, việc sống lại và hiển dương của Chúa Ki-tô đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới, trong đó, theo một niềm tin đặc biệt của phe Biệt Phái, việc sống lại từ cõi chết sẽ xẩy ra; như thế, Chúa Ki-tô chính là ‘trưởng tử’ hay ‘hoa trái đầu mùa’ của những người chết (Col 1:18; 1 Cor 15:20).

Theo lối trình bày huyền thoại có lần đã được trình bày, đấng cứu chuộc đã lên trời vinh quang và đã được các thiên thần trước đây chống đối thừa nhận; thánh Phao-lô cũng đã nói đến cuộc chiến thắng vĩ đại đối với các quyền lực thiên thần trong đồng văn này (Col 2:15). Điều Chúa Ki-tô đạt được nhờ sự hiển dương của Người đã được miêu tả trong Rm 1:4 qua kiểu nói ‘Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng’, và trong Pl 2:9 qua tước hiệu ‘Chúa’, và qua ý niệm được mọi người và mọi quyền lực vũ trụ phụng thờ. Đối với thánh Phao-lô, lối nhìn tư thế vũ trụ của Chúa Ki-tô như thế dễ dàng dẫn người ta đến ý nghĩa vũ trụ học (cosmological significance) của Người. Đối với tư tưởng của thánh nhân, sự hợp nhất giữa sáng thế và cứu thế của đấng đem mạc khải Thiên Chúa đến cho nhân loại là một chuyện đương nhiên trong truyền thống Do Thái. Nhưng cả ở đây nữa ta lại thấy vết tích một huyền thoại Ba Tư theo đó Người Đầu Tiên là một đấng cứu chuộc, và việc cứu chuộc này mang hình thức một biến cố vũ trụ. Huyền thoại này ảnh huởng đến Do Thái giáo qua học lý sự khôn ngoan được ngôi vị hóa của Thiên Chúa (Châm Ngôn 8:22-31; Khôn Ngoan 7:22; Enoch 42), và qua lối miêu tả về Con Người (Enoch 48); trong Philo, ý niệm Lời (logos) cũng chịu cùng một ảnh hưởng, hoặc trong việc liên hợp một vài ý niệm trong triết lý Hy Lạp ( xem Plutarch quan niệm thế giới như Con Thiên Chúa), như ý niệm ‘thế giới ý niệm’ (the ideal world) chẳng hạn vốn làm mẫu cho việc sáng tạo ra thế giới này. Vì thế giới ý niệm được quan niệm bằng những hạn từ ngôi vị, và thường được liên kết với Lời, nên dễ liên hệ nó với việc con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1:27). Giống như Philo, nhưng không có những giả thiết triết lý như Philo, thánh Phao-lô khởi đầu bằng việc giải thích câu Sáng thế 1:27 như là để ám chỉ đến một đấng trên trời (đấng được Ngài đồng nhất với Chúa Ki-tô) được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (1 Cor 15:45; 11:7), và do đó Ngài gán cho ý niệm ‘hình ảnh Thiên Chúa’ một tầm rất quan trọng (2 Cor 4:4; Col 1:15). Vì thuật ngữ này rõ ràng đã trở thành một thuật ngữ chuyên môn để chỉ đấng trung gian vũ trụ luận của Thiên Chúa, dù đấng ấy là chính vũ trụ, là Lời hay là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Nhưng trong lòng đạo đức tôn sùng của thời bấy giờ, ‘hình ảnh Thiên Chúa’ cũng có nghĩa là sự mạc khải hữu hình về Thiên Chúa vô hình, Thiên Chúa hiển linh...

b. Lòng Sùng Kính Chúa Kitô

Lòng sùng kính của thánh Phao-lô đối với Chúa Ki-tô phải được hiểu qua kinh nghiệm của ngài về sự nghịch lý trong các biến cố sống của Chúa Ki-tô. Tính nhị nguyên trong sự nghịch lý này, tức sự khiêm hạ của Chúa Ki-tô chịu đóng đinh và vinh quang của việc Người được hiển dương, cũng tạo nên đặc điểm cho cuộc hiện sinh của các Ki-tô hữu: nghèo khó, bị khinh bỉ, yếu ớt, và tội lỗi theo ‘xác thịt’ nhưng lại giầu có, hiển dương, và đầy quyền lực thiêng liêng và nên công chính theo ‘thần khí’ hay ‘trong Chúa Ki-tô’. Và sự nghịch lý này đã được hân hoan khẳng nhận; sự hân hoan đầy xúc động ấy đã được thánh Phao-lô diễn tả qua hàng loạt những phản đề khác nhau (1 Cor 4:11-13; 2 Cor 4:7-12; 6:8-10) hay qua những kiểu nói dí dỏm sắc bén (1 Cor 15:9; 2Cor 12:9) cho thấy ngài đã lấy được nhiều nghị lực như thế nào từ sự khác biệt giữa thế gian và Chúa Ki-tô, giữa xác thịt và thần khí. Các công thức ‘trong Chúa Ki-tô’, ‘trong Chúa’, những công thức dường như trước nhất có liên hệ đến việc thờ phượng, đã được cá biệt hóa và trở nên độc lập đối với việc thờ phượng ấy: vì nó mang ý nghĩa cho thấy trọn cuộc sống của người Ki-tô hữu là một cuộc sống hoàn toàn nên một với Chúa Ki-tô, và tình yêu của Người (2 Cor 5:14). Còn thuật ngữ ‘tình thương của Chúa Ki-tô’ (Pl 1:8) cũng như các thuật ngữ tương tự không có ý ám chỉ đến con người lịch sử của Chúa Ki-tô cho bằng đến một Chúa Ki-tô hiển dương nay đã nên một với tín hữu. Bởi vì Chúa Ki-tô không còn được xem sét theo cuộc sống lịch sử và hiện sinh nữa, nhưng như ‘Chúa’ đang hiện diện ở đây và lúc này, đấng mà các Ki-tô hữu đã kết hiệp nên một; đây là ý nghĩa của đoạn văn từng được tranh biện rất nhiều tức đoạn 2 Cor 5:16. Nhưng lãnh vực xẩy ra sự kết hiệp này được thánh Phao-lô diễn tả bằng một ý niệm từng thịnh hành thời ấy và được ngài khai triển thêm ý nghĩa, đó là ‘thần khí’ (1 Cor 6:17). Như thế Thần Khí và Chúa Ki-tô có thể dùng lẫn cho nhau (Rm 8:9-11) và sự biến đổi con người xẩy ra trong việc chiêm niệm Chúa Ki-tô có thể quy về chính Thần Khí; điều này cũng đúng cả khi thuật ngữ ‘Chúa là Thần Khí’ (2 Cor 3:17) không được coi như một khẳng định tổng quát liên quan tới Chúa Ki-tô, như nhiều người tưởng, nhưng chỉ là một giải thích cho câu chuyện về Mô-sen đã được nhắc đến trong đoạn trước đó.

Một câu hỏi được đặt ra là ta có thể nói một cách thích đáng đến mức nào tất cả những điều trên theo ngôn từ Chúa Ki-tô huyền nhiệm học (Christ-mysticism). Để bênh vực cho cách sử dụng trên, ta có thể trước nhất đề cập đến từ ngữ học. Thánh Phao-lô dùng thuật ngữ ‘trong Chúa Ki-tô’ ở nhiều chỗ với nghĩa huyền nhiệm học đầy đủ, và ít ra đã ngụ ý như thế trong thuật ngữ tương tự ‘Chúa Ki-tô trong chúng ta’ (Gl 1:16; Rm 8:10; 2 Cor 13:3; Cl 3:11); và chữ tương đương trong cả nghĩa tác động lẫn nghĩa thụ động, một đặc điểm hết sức đặc trưng của huyền nhiệm học, đã được tìm thấy nơi chữ ‘biết’(1 Cor 8:2; 13:12; Gl 4:9) và ‘nắm biết’ (Pl 3:12). Thứ đến, các hình ảnh sinh sản và kết hôn cho thấy rõ ý nghĩa huyền nhiệm học, cũng như các kiểu nói mặc lấy Chúa Ki-tô, và đặc biệt hơn hết là các ý niệm ánh sáng, thị kiến, và nhận thức (gnosis) là các ý niệm không còn nằm ở phạm vi hình ảnh nữa: việc trở lại của thánh Phao-lô đã tạo nên trong ngài một điều kiện giúp ngài thị kiến được vinh quang trên khuôn mặt Chúa Ki-tô, hay giúp ngài ‘nhận biết’ Chúa Ki-tô theo nghĩa huyền nhiệm học và sự biến đổi trong ‘vinh quang’ mà sự nhận thức kia mang đến (Gl 1:16; 2 Cor 3:18; 4:6; Pl 3:10). Sự hiển dương mà những ai là ‘thần khí’ (không phải mọi Ki-tô hữu đều là thần khí) đều có thể đạt tới đã được chỉ rõ trong 1 Cor 2:6-16; và dung mạo trái ngược của con người bản nhiên (hay con người ‘tâm thức’ [psychic]), tức con người thiếu ơn thánh của Thần Khí Thiên Chúa, cũng có đó. Thứ ba, huyền nhiệm học của thống khổ là một tỷ dụ đặc thù của việc kết hiệp huyền nhiệm với Chúa Ki-tô: mọi sự thánh Phao-lô chịu đau khổ trong tư cách tông đồ đều là họa bản sự thống khổ của Chúa Ki-tô (Col 1:24; 2 Cor 4:10; Gal 6:17). Chứng cớ này cho thấy ta có thể liên kết lòng sùng kính của thánh Phao-lô đối với Chúa Ki-tô với huyền nhiệm học Hy Lạp; nhưng có nhiều lý lẽ chống đối khiến ta không thể chỉ đơn thuần miêu tả thánh Phao-lô như một nhà huyền học. Trước nhất, Phúc Âm của ngài về đức tin và công chính hóa kẻ có tội dựa trên ý thức về khoảng cách, chứ không dựa trên sự kết hiệp, giữa con người và Thiên Chúa (Chúa Ki-tô). Và một lần nữa, ngài dạy rằng mọi Ki-tô hữu đều can dự vào sự tiến bộ vĩ đại của lịch sử cứu độ, một lịch sử đang được hoàn tất một cách khách quan và lịch sử này đang dẫn người ta từ lịch sử của Israel bước một bước ngoặt dứt khóat qua lịch sử Giáo Hội và các diễn biến của thời chung cuộc; và trong bước chuyển dịch này không hề có chỗ cho nhà huyền học nghỉ ngơi nơi Thiên Chúa. Như vậy, thánh Phao-lô cũng có thể coi sự kết hiệp huyền nhiệm học như một cái gì đang diễn biến, đang tìm cách để được hoàn tất (Phil 3:11; 1 Cor 13:12). Ta không rõ lòng sùng kính của thánh Phao-lô có âm hưởng huyền nhiệm học như thế nào và khi nào; rất có thể nó đã xẩy ra trong thời ngài còn ở trong Do Thái giáo.

c. Việc Tạo Thành Những Nét Chính Trong Kitô Học Của Toàn Thể Kitô Giáo

Có một sự thống nhất giữa những điều ở số 3a và 3b trên đây, chỉ trừ sự kiện khi nói đến con người thánh Phao-lô, theo nghĩa cả Ki-tô Học đúng nghĩa (3a) và lòng sùng kính của ngài đối với Chúa Ki-tô (3b) đều có liên hệ đến những cách sử dụng ngữ học và đức tin của Giáo Hội Ki-tô giáo nói tiếng Hy Lạp. Cánh chung luận vốn chung đối với hầu hết mọi Ki-tô hữu, chỉ việc Chúa Ki-tô từ trời mà xuống, việc Người sống lại từ cõi chết, việc các Ki-tô hữu sẽ được gặp Người, và nước thiên sai của Chúa Ki-tô tồn tại cho đến khi Người trao vương quyền của Người cho Thiên Chúa (1 Tx 4:16; 1 Cor 15:23-28), đã hoàn tất Chúa Ki-tô huyền thoại, nhưng như ta đã thấy, cũng chứa đựng việc hoàn tất sau cùng những gì nhà huyền học đang cố gắng vươn tới. Thánh Phao-lô nhìn thấy hiệu quả của Thần Khí không những chỉ trong kinh nghiệm xuất thần như nhiều Ki-tô hữu khác vốn nghĩ (thí dụ các Ki-tô hũu tại Côrintô), mà còn cả trong những biểu hiện luân lý nữa; thế nhưng trong Ki-tô Học đúng nghĩa, từ ngữ từng được ủy thác cho mọi người kia lại có nghĩa là sự bảo đảm vinh quang nhất định sẽ xẩy tới, đồng thời cũng chỉ sự kết hiệp huyền học với Chúa Ki-tô. Giáo Hội có một ý nghĩa cánh chung luận bao lâu còn chuyên chở lời hứa rằng các thành viên của mình sẽ là công dân của vương quốc đang tới: nhưng Giáo Hội ấy cũng có ý nghĩa huyền học nữa bao lâu nó còn là ‘nhiệm thể’ mà Chúa Ki-tô là đầu; bất kể nguồn gốc các thuật ngữ này là do đâu đi nữa, chúng vẫn diễn tả mối liên hệ qua đó các chúc phúc của Chúa được thông ban cho cộng đoàn đang thờ phượng Người. Ta cũng có thể quan sát rõ cách thánh Phao-lô lãnh hội và khai triển các ý niệm Ki-tô Học mà ngài thừa hưởng. Ngài có khả năng liên hợp huyền nhiệm học của mình với các bí tích, nhưng như ta đã thấy khi so sánh Rm 6:6 và Rm 6:4, ngài không hoàn toàn chỉ liên hợp nó với các bí tích mà thôi. Các thuật ngữ ‘đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô’ (đây là cách dịch đúng nhất cho câu Gl 2:16, chứ không phải là đức tin hoặc lòng trung thành của Chúa Giê-su) đặc biệt đáng lưu tâm về phương diện này. Nơi thánh Phao-lô, đức tin hướng về thánh ý đầy nghịch lý của Thiên Chúa, tuy thánh ý ấy nơi Chúa Ki-tô đã được che đậy dưới hình thức ơn thánh của Người, và chính đức tin ấy công chính hóa kẻ có tội; từ ngữ ‘đức tin’ trong nghĩa riêng của thánh Phao-lô (tức phản đề với ‘công phúc’) do đó không đòi bất cứ định nghĩa nào rõ hơn, và do đó xem ra lối nói ‘đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô’ không phải do chính ngài tạo ra. Tuy nhiên chính ngài đã đem lại cho nó một nội dung đặc biệt, một nghĩa mà chính ‘đức tin’ đã đem lại cho ngài: là khẳng nhận sự nghịch lý cả trong cuộc đời lẫn cái chết của Chúa Ki-tô và trong lịch sử dân Israel, và sau cùng trong việc Thiên Chúa ban ơn phúc cho người có tội (và trong việc trở lại của chính thánh Phao-lô).

Sự nghịch lý này cũng là đặc điểm trong mối quan tâm của thánh Phao-lô đối với cuộc đời lịch sử trên trần gian của Chúa Giê-su. Những biến cố không thể tưởng tượng được trong nỗi tủi hổ và thống khổ ấy lại là những bảo đảm của cứu độ; cái ‘thân phận tôi mọi’ và sự ‘nghèo khó’ (Pl 2:7; 2 Cor 8:9) không do hang bò, không do máng cỏ hay do việc Chúa Giê-su vô sản nói ra, nhưng do sự kiện Con Thiên Chúa bước vào lãnh giới của tội, đi vào xác thân. Và khi thấy Chúa Giê-su Ki-tô bị đóng đinh trước mắt mọi người được công khai diễn tả (Gal 3:1) thì không phải là để biết về Diệt-si-ma-ni hay Golgotha mà là để biết về “sự ngay chính” mới đang thống trị thế gian và nhờ đó kẻ có tội được cứu rỗi. Lòng kính sợ có tính tôn giáo đã ngăn không cho thánh Phao-lô đồng nhất Chúa Giê-su lịch sử với một con người; cho nên ngài đã dùng từ ngữ omoioma: ‘giống như’ hay ‘trong thân phận’ (Rm 8:3; Phil 2:7) thân xác (hay con người). Nhưng chứng cớ chúng ta hiện có được cũng không cho thấy ngài gọi Chúa Ki-tô là “Thiên Chúa” (hoặc, nếu Rm 9:5 quả có ý ám chỉ Chúa Ki-tô, thì chỉ theo nghĩa tế tự) dù ngài thực sự có cầu nguyện cùng Người (2Cor 12:8). Một lần nữa, ở đây, ta lại thấy mặc dù nhiều ý niệm trong Ki-tô Học của thánh Phao-lô không có nguồn gốc Ki-tô giáo, kinh nghiệm có tính quyết định về sự nghịch lý của Ki-tô giáo vẫn nổi bật; vì điều có tính quyết định trong việc thánh nhân trở lại không phải là thị kiến về một Chúa trên trời, nhưng là việc nhìn nhận rằng đấng Chúa này chính là Chúa Giê-su đã bị kết án và đóng đinh, người mà Phao-lô đã từng bách hại, một hình ảnh vừa tượng trưng cho nỗi xấu hổ của con người nhưng đồng thời lại là vinh quang thiên giới.

4. Ngộ Đạo Thuyết

Nơi thánh Phao-lô, sự kiện thuộc đời sống trần gian của Chúa Giê-su đã được đưa vào huyền thoại Ki-tô (Christ myth), dù chưa đầy đủ trong chi tiết; ngay trước thời thánh Phao-lô, việc thực hành bí tích vốn tương tự như việc thực hành mầu nhiệm, đã có nhiều liên hệ với huyền thoại, dù không che mất bản chất yếu tính của Phúc Âm Ki-tô giáo. Cả hai diễn trình này đều rất tự nhiên đối với thời đại và môi trường ấy đến nỗi đã trở thành những nét yếu tính của Ki-tô giáo. Đó là điều đã xẩy ra trong Ki-tô Học của ngộ đạo thuyết. Thuyết nhị nguyên xác thân và thần khí trong thánh Phao-lô đã trở thành thuyết nhị nguyên có tính vũ trụ học căn để, là thuyết không thể khoan nhượng ý niệm cho rằng Thiên Chúa có thể trở nên xác thân được, và đo đó đã làm loãng câu chuyện khổ nạn trong huyễn tượng thuyết (docetism).

5. Ki-tô Học trong Giáo Hội sau thánh Phao-lô

a. Bí Mật Xức Dầu, Sinh Bởi Người Nữ Đồng trinh, Xuống Ngục Tổ Tông

Phần lớn hơn trong thế giới Ki-tô giáo, từng đi theo truyền thống liên quan đến Chúa Giê-su, cảm thấy cần phải giải thích các chi tiết trong đời sống Chúa Ki-tô theo ý nghĩa Ki-tô Học, và do đó liên kết huyền thoại và lịch sử lại với nhau theo một cách khác với thánh Phao-lô vì thánh nhân từ khước cái ‘biết theo xác thịt’ (2Cor 5:16). Trong Mác-cô, ta đã thấy một Ki-tô Học rõ rệt; tuy nhiên, nó mới chỉ là cái khung, cái bố cục với một vài giải thích đó đây các chất liệu truyền thống; do đó, ta không rõ liệu ngài có coi phép rửa của Chúa Giê-su theo nghĩa ‘chấp nhận’ (adoptionist), nghĩa là Chúa Giê-su được chấp nhận làm Con Thiên Chúa trong biến cố này, nói cách khác, Người đến sông Gióc-đăng để chịu phép rửa trong tư cách một hữu thể nhân loại đơn thuần, hay theo nghĩa biến cố phép rửa, giống như biến cố hiển dung (transfiguration), là dịp để Chúa Giê-su mạc khải hay ‘hiển linh’ địa vị Con Thiên Chúa của mình. Nhưng quả là đã có một Ki-tô Học tiềm ẩn trong lý thuyết về bí mật xức dầu (messianic secret): theo quan điểm này, Chúa Giê-su giữ bí mật về sự kiện Người là Đấng Được Xức Dầu và cấm cả quỉ lẫn các môn đệ không được nói đến bí mật ấy. Lý thuyết này có mục đích giải thích tại sao dân chúng lại có thể đóng đinh Đấng Được Xức Dầu của họ.

Matthiêu và Luca đều nhắc đến việc sinh bởi người nữ đồng trinh (virgin birth); trong Mt 1:18-25, điều ấy được giả định; còn trong Lc 1: 26-28, nó được miêu tả một cách tế nhị và kín đáo. Ở đây ta được dẫn vào một ý niệm từng được khai triển rất lâu trong lịch sử tôn giáo; giai đoạn đầu của nó tìm thấy trong các truyện kể việc thần thánh sinh ra các vua chúa Ai Cập và các vua chúa khác, và hình thức sau cùng tìm thấy nơi Philo với quan niệm cho rằng Thiên Chúa chỉ có thể giao tiếp với linh hồn sau khi đã phục hồi nó trở lại tình trạng trinh trong (De Cherubim 48-52) và nơi thánh Phao-lô với ý niệm Isaac được sinh bởi Thần Khí chứ không bởi xác thịt (Gal 4:23, 29). Như thế, phép lạ mạc khải đã được miêu tả bằng cách đưa vào lịch sử một chủ đề huyền thoại từng đã có trong Do Thái giáo. Tuy nhiên, ở đây, ta thấy có sự dằng co giữa chủ đề này và truyền thống về thánh Giuse như cha của Chúa Giê-su, vốn được hai Phúc Âm Matthiêu và Luca lưu giữ khi nói đến gia phả của Người.

Một dằng co tương tự cũng có trong trường hợp xuống ngục tổ tông, nguyên khởi vốn là một chủ để huyền thoại. Việc này được nhắc đến trong thư thứ nhất của thánh Phê-rô (1 Pr 3:19; 4:6) coi như sứ mệnh của Chúa Ki-tô giữa những người đã chết. Trong Mt 27:53, không thấy nhắc đến việc này. Điều ấy cũng đúng đối với việc sống lại: thay vì kể lại việc Chúa Ki-tô hiện ra, việc mà thánh Phao-lô rất quen thuộc (1 Cor 15:5), Phúc Âm thánh Mác-cô chỉ nhắc đến căn mồ trống.

b. Phúc âm Gio-an

Huyền thoại và lịch sử chỉ trở nên một bức tranh gắn bó với Phúc Âm Gio-an. Ở đây ta thấy một truyền thống gồm những chất liệu có nguồn gốc và giá trị rất khác nhau đã được soi sáng để trở thành một Ki-tô Học hết sức rõ ràng. Yếu tố quyết định chính là sự thay đổi trong việc nhấn mạnh. Việc giáng lâm của Chúa Ki-tô trong tư cách Đấng Được Xức Dầu không còn là biến cố sắp xẩy ra nữa, mà nó đã xẩy ra rồi; cuộc sống trần gian của Chúa Giê-su đã khởi đầu cho việc mạc khải vĩ đại của Thiên Chúa, và việc mạc khải này còn tiếp tục trong Giáo Hội; Chúa Giê-su được gọi là Con Người, vì Người đã từ trời mà đến (3:13); việc xuất hiện của Người chính là để phán xét thế gian và đem sự sống đến cho những ai thuộc về Người (3:18; 5:24); các biến cố vào buổi thế mạt chỉ là việc hoàn tất sau cùng (5:28). Như thế, cuộc sống trần gian của Chúa Giê-su đã được coi như việc mạc khải vĩ đại mọi sức mạnh vốn đúng ra chỉ thuộc tương lai (7:38) và do đó chỉ được hứa ban vào Diễn Từ Chia Tay (các chương 14-16). Bởi thế các hành động của Chúa Giê-su mà truyền thống đã ghi lại chính là các mạc khải về Chúa Ki-tô hiển dương: nước sự sống, bánh sự sống, ánh sáng cho kẻ mù, sự sống cho kẻ chết, và trên hết, mạc khải về Thiên Chúa vô hình (17:3); đó là điều Chúa Giê-su đem tới. Bản thể của cứu độ được miêu tả bằng những thuật ngữ mượn từ tổng hợp của thời đại: từ các trước tác huyền bí học, ‘ánh sáng’ và ‘sự sống’ chỉ thế giới bên trên; triết học đương thời miêu tả vương quốc Thần Khí như là ‘sự thật’; ‘đường’ là kiểu nói của ngộ đạo thuyết; và, như trên đã trình bày, là ý niệm sở hữu (appropriation) được ơn cứu độ qua thị kiến (nắm được sự sống, Ga 3:36; nắm được vinh quang, 1:14, 11:40; nắm được Chúa Giê-su, 14:9). Chúa Giê-su không đem hoặc không ban các điều ấy như là những tặng phẩm, trái lại Người hiện thân (embodies) chúng: ‘Ta là’ ánh sáng v.v... Không có Người, ta không có chúng. Do đó, Ki-tô Học đã trở thành vấn đề chủ chốt cho toàn bộ cuốn sách: trong Chúa Giê-su – nhưng không phải là Chúa Giê-su trần thế, mà là Chúa Ki-tô hiển dương, đấng ban mình trong Chúa Thánh Thần, 16:7 – các Ki-tô hữu chiếm hữu Thiên Chúa. Các lời nói và việc làm của Người là các hành động của Thiên Chúa, được thông truyền qua Người như qua máng chuyển (5: 19-30...). Cho nên, có thể diễn tả bản nhiên Chúa Giê-su bằng căn tính Thiên Chúa như khi dùng hạn từ “Thiên Chúa” để miêu tả về Người (20:28).

Hạn từ ‘tình yêu’ nói về Thiên Chúa và ‘Chúa Con’ cũng không phải chỉ có nghĩa tinh thần, nó chỉ việc Thiên Chúa thông ban mình Người cho Chúa Giê-su. Khi sử dụng từ ngữ này cũng như các thuật ngữ ‘trong tôi’, ‘trong các ngươi’, Phúc Âm Gio-an cho ta một đặc điểm hết sức rõ nét đó là: mối liên hệ giữa các tín hữu với Chúa Giê-su tương đương với mối liên hệ giữa Người và Thiên Chúa. Sự tương đương này, nói đúng ra, hẳn phải xa lạ với kinh nghiệm Ki-tô giáo; do đó ở đây người ta lại hoài nghi rằng đó là do ảnh hưởng của huyền thoại Ba Tư về Người Đầu Hết, trong đó, người được chuộc tội có liên hệ mật thiết với đấng chuộc mình, và chính đấng chuộc tội cũng được chuộc tội. Huyền nhiệm học của thánh Gio-an cuối cùng dẫn đến ý niệm cho rằng tín hữu bước vào mối liên hệ trực tiếp với Thiên Chúa (14:23; 16:27). Ý niệm này cũng phát xuất từ một nguồn như trên. Và khi Chúa Giê-su dùng thuật ngữ ‘Đấng đã sai tôi” như một tước hiệu chỉ về Thiên Chúa, người ta không thể không nhớ đến đấng chuộc tội được Thiên Chúa sai đến trong huyền thoại trên. Đối với thánh Gio-an, niềm xác tín rằng Chúa Giê-su đã được Thiên Chúa sai đến là một xác tín rất mạnh; ngoài tước hiệu ‘Con Người’ ra, thánh nhân còn sử dụng nhiều tước hiệu khác nữa, và các tước hiệu này cũng tìm thấy trong các nguồn khác: ‘Chiên Thiên Chúa’, “Chúa’, ‘Đấng Được Xức Dầu’, ‘Đấng Thánh của Thiên Chúa’, ‘Con’, ‘Đấng Cứu Thế’. Khi thánh nhân nói đến Ngôi Lời (1: 1-18), ngài đã giả thiết trọn mối liên tưởng có tính vũ trụ học của huyền thoại, mà chúng ta từng biết qua thánh Phao-lô; tuy nhiên thánh nhân không sử dụng từ ngữ này theo nghĩa vũ trụ luận của Philo, hoặc để trình bày lịch sử cứu độ như các nhà hộ giáo thuở ban đầu, nhưng chỉ muốn giới thiệu Chúa Giê-su như dụng cụ của Thiên Chúa trong vũ trụ. Câu ‘Ngôi Lời đã trở nên xác phàm’ có mục đích để nối kết huyền thoại với lịch sử: căn bản của vũ trụ đã trở thành con người lịch sử. Trong câu truyện do thánh Gio-an tường thuật, hậu cảnh huyền thoại đã được duy trì: Chúa Giê-su hành động như một nhân vật siêu nhiên, không lay chuyển về xúc cảm, được bảo vệ khỏi bất cứ ảnh hưởng và nguy hiểm nào từ con người, làm chủ chính vận mệnh mình. Cho nên, không ai biết Người là ai hoặc hiểu được Người; những hiểu lầm đối với các lời nói và hành động của Người cho thấy đặc điểm thần linh của chúng; nhưng chúng cũng cho thấy thế gian đã có thể không nhận ra mạc khải của Thiên Chúa như thế nào, nên đã đem người đưa mạc khải ấy đến thập giá ra sao; và do đó, chúng tạo nên một tương đương với chủ đề huyền thoại về dấu ẩn.

c. Các Hình Ảnh Và Tước Hiệu Của Đức Kitô Trong Các Trước Tác Sơ Khai Khác Của Kitô Giáo

Ki-tô Học trong các trước tác khác của Ki-tô giáo thời sơ khai thì rất khác nhau và không có hệ thống chi cả. Hình ảnh thống nhất và được quan niệm cách hoàn bị nhất là hình ảnh trong Thư gửi tín hữu Do Thái trong đó Chúa Ki-tô được coi là Thầy cả Thượng phẩm từ trời sai tới (8:2), đấng nhờ máu mình đã đổ ra, mà bước vào được cung thánh trên trời – một lối giải thích khá giống với lý thuyết của Philo về Ngôi Lời, kể cả lối diễn tả. Không thấy nhắc gì đến việc sống lại, nhưng các chi tiết khác về Chúa Giê-su như đã có trong truyền thống đều được nhắc đến (2:18; 4:15; 5:7; 13:12). Rồi còn hình ảnh khác về Con Người thiên giới trong Khải Huyền, được thấy trong thị kiến và khá giống hình ảnh trong thờ phượng; ngoài ra, cũng trong sách này còn có hình ảnh một trẻ sơ sinh thần thánh bị con rồng tấn công, một hình ảnh chỉ có thể giải thích trên căn bản một huyền thoại ngoài Ki-tô giáo (12:1-6), và thị kiến người kị mã được xức dầu (messianic horseman) vốn đã có căn bản trong các tư liệu Do Thái (19: 11-16), đến để phán xét, và được gọi là ‘Đấng Trung Chính và Chân Thật’, ‘Lời Thiên Chúa’, và ‘Vua trên hết các vua, Chúa trên hết các chúa’. Tước hiệu sau cùng cũng tìm thấy trong 1 Tt 6:15 và là bằng chứng cho thấy việc áp dụng ngôn từ tôn sùng vua chúa Hy Lạp vào Chúa Ki-tô (Tt 2:13: ơn phúc cứu độ, dung mạo hiển dương, lòng nhân từ, dạ khoan nhân, những ngôn từ rất đặc trưng trong thư 1 & 2 gửi Titô. Ở đây cũng như trong Luca 2:11; Gio-an 4:42; 1 Ga 4:14 (‘đấng cứu thế’), Cv 5:31; 13:23; Pl 3:20 và 2 Pr, Người được gán tước hiệu ‘cứu thế’ (soter). Trong phần lớn các đoạn văn, từ đó không hẳn có nghĩa như đấng đem đến sự sống mà như Thiên Chúa ‘hiển linh’ (epiphanes) đem đến một thời đại mới đầy chúc phúc (coi Titô 2:13). Ở đây cũng như trong Ignatius thành Antioch, Chúa Ki-tô nay được miêu tả như Thiên Chúa với đầy đủ nghĩa của chữ này, theo nghĩa tôn giáo khải huyền của Phúc Âm Gio-an, đến độ Ignatius còn đề cập đến cả máu Thiên Chúa và nỗi thống khổ của Người (Thư Gửi Tin Hữu Ephêsô 1:1; Thư Gửi Tín Hữu Rôma 6:3). Ngài liên kết điều này với một huyền nhiệm học đông phương về Giáo Hội, như đã thấy trong Thư Gửi Tín hữu Ephêsô, cũng như nhiều nơi khác trong Tân Ước: Chúa Ki-tô là đầu thân thể sẽ tràn đầy khắp thế gian; Giáo Hội (ecclesia) có phạm vi vũ trụ luận. Các bản văn khác ghi chép Ki-tô Học các thế kỷ đầu của Ki-tô giáo không có chi mới lạ trong việc sử dụng những thuật ngữ cổ truyền mà có lúc đã gần như tạo thành một phần của việc tuyên xưng đức tin (Eph 4:5; 1 Tm 2:5: đấng trung gian; 1 Pr 1:19: con chiên) hay chỉ có một ý nghĩa Ki-tô Học qua loa không được khai triển đầy đủ. Nhưng Ki-tô Học buổi sơ khai luôn luôn mang dáng dấp một dằng co giữa huyền thoại và lịch sử. Đây không những là chủ đề để khai triển học thuyết Ki-tô Học sau này, mà còn là vấn đề sẽ còn mãi và không thể tránh được; vì Ki-tô giáo thừa nhận cả bản chất siêu nhiên và phi thời gian của mạc khải lẫn bản chất lịch sử, lệ thuộc thời gian trong việc thể hiện mạc khải ấy trong trần gian.

Viết theo Martin Dibelius, Twentieth Century Theology in the Making

do Jaroslav Pelikan chủ biên

Bản tiếng Anh của R.A. Wilson Fontana
 
Tin Đáng Chú Ý
Ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đã bị người biểu tình dập tắt mấy lần ở khắp nơi trên thế giới
Nguyễn Hữu Tấn Đức
12:57 08/04/2008
PARIS - Trên một lộ trình dài 28 cây số qua những địa điểm lừng danh của ‘Kinh thành ánh sáng’, ngọn đuốc tượng trưng ‘lý tưởng Thế vận hội’ đã bị mấy chục ngàn người biểu tình (con số do cảnh sát Paris cấp) hò hét phản đối, ngăn chận, quấy phá, thậm chí tắt nghẽn ba lần và nhiều lần phải chui nấp trên xe buýt an ninh để được bảo vệ. Xúi quẩy !

Ngay từ đầu cuộc hành trình dài 150 nghìn cây số vòng quanh thế giới, buổi lễ khai mạc ngày 24/3 dưới chân núi Olympe-Hy lạp cũng đã bị áng dưới bóng lá cờ đen ngạo nghễ với năm cái ‘còng số 8’ của tổ chức nhân quyền ‘Phóng viên không biên giới’. Xúi quẩy !

Trước Paris vài ngày, cuộc đưa đuốc tại London cũng đã bị trục trặc: bà đại sứ Trung Quốc sợ bị quấy phá, đã nghi binh thông báo trước là sẽ không tham dự đoàn cầm đuốc, đến phút cuối cùng bà mới hớn hở cầm đuốc chạy một chặn đường ngắn qua phố Tàu Soho giữa những vệ sĩ TQ và cảnh sát Anh hùng hậu bảo vệ để tránh dân biểu tình phản đối. Vậy mà cũng không tránh được một người biểu tình cầm bình chữa lửa phịt vào ngọn đuốc, suýt nữa dập tắt. Xúi quẩy !

Giữa đoàn người biểu tình đông nghẹt tại quảng trưòng Nhân Quyền - Paris, người ta nhận thấy rất đông thường dân Tây tạng và sư sãi gốc Âu đến từ nhiều nước Âu châu (Pháp, Bỉ, Đức, Ý…); rất nhiều người Pháp; không ít người Việt mang cờ vàng ba sọc đỏ và biển ngữ kêu gọi dân chủ nhân quyền và đòi TQ trả Hoàng Sa-Trường Sa; một số người Uighurs miền tây-bắc TQ: họ xưng nước họ là Đông Turkestan, hay ‘Uighuristan’, và phủ nhận cái tên ‘Xinjiang’ (Tân Cương) do chính quyền TQ đặt.

Sáng chủ nhật 7/4 hôm nay, cả miền đông nước Pháp và vùng Paris bị phủ dưới một lớp tuyết dầy đặc, khí trời mùa xuân mà lạnh thấu xương, bất thường, rõ là điềm xui ! Ngày không lành, tháng không tốt, người khôn ngoan hiểu biết lẽ trời nếu làm ăn thì phải tránh xuất hành mua bán, quân sĩ tránh hành quân, nhà ngoại giao tránh luận đàm thương thuyết để khỏi rơi vào tình huống phải dùng lưỡi gỗ thốt ra những lời bất chính…

Vậy mà cuộc hành trình ngọn đuốc Olympic ‘Bắc kinh 08’ vẫn được toà Đại sứ TQ quyết định giữ y nguyên, không thay đổi một ly, mong với trời đẹp và sự bảo vệ của 3000 cảnh sát (500 nhân viên bao sát ngọn đuốc để bảo đảm một ‘chu vi an ninh’ rộng 200 thước)… Nhưng đoàn đưa đuốc lích nhích được vài chục bước lại chạm trán với người Tây tạng biểu tình và dân Paris ủng hộ*. Ban tổ chức dự trù 80 lực sĩ tên tuổi thay nhau cầm đuốc, nhưng sau cùng chỉ có một nửa được hưởng vinh dự này. Trạm ngừng long trọng và nặng ý nghĩa tượng trưng tại toà Thị trưởng Paris cũng bị ban tổ chức TQ hủy bỏ, cùng với mấy chặn đường cuối trước khi đến địa điểm cuối cùng là vận động trường Charlety, dưới tiếng hò hét của người phản đối pha lẫn tiếng reo hò của người ủng hộ mà báo chí nói là do toà Đại sứ TQ huy động.

Kết quả cuộc đón tiếp ngọn đuốc Vận hội ‘Bắc kinh 08’ tại Paris ngày 7/4, thay vì thành công vinh danh sự ‘huy hoàng’ (wei wáng) của «TQ – siêu cường quốc của thế kỷ XXI», được báo chí Pháp đánh giá bằng nhiều từ: nào là cafouillage (lộn xộn), gâchis (phí phạm), fiasco (đại bại), déroute (tháo chạy), farce (trò hề), sinistre mascarade (đám hát bội lố bịch)… Xúi quẩy, đại xúi quẩy !

Chặn ngừng tới là San Francisco cũng đã sẵn sàng chào đón ngọn đuốc ‘Bắc kinh 08’ cách xứng đáng: rạng ngày chủ nhật dân thành phố đã thấy một biển ngữ khổng lồ phất phới trên vầng cầu Golden Gate với sáu chữ ‘One World One Dream – Free Tibet’. Cam đoan là óc sáng tạo của dân ‘Frisco’ sẽ góp phần gửi cách hữu hiệu đến chính quyền TQ cái thông điệp đã bắt đầu viết từ Athens, London và Paris… Và, vượt qua mạng lưới tuyên truyền, người công dân TQ còn đủ lý trí để cảnh giác rằng những hành vi bất chính của những người lãnh đạo nước họ đối với láng giềng, nếu cứ tiếp tục ‘nghịch Thiên’ ắt sẽ ‘bại địa’. Ý Trời vẫn không ngừng thể hiện qua những dấu chỉ như điềm xui điềm lành mà người có mắt có tâm phải thấy.

Mấy tuần nay điều xúi quẩy đã sờ sờ ra đấy…

Paris 8.4.08
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Họp Đàn
Đặng Đức Cương
11:39 08/04/2008

HỌP ĐÀN



Ảnh của Đặng Đức Cương

Ai cũng thế cần tấm lòng để sống,

Dù dương gian như một cõi âm

Sông chải tóc xuống đôi bờ gian trá,

Đường chim bay nghìn dậm lối ân tình..

(Trích thơ của Du Tử Lê)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Góp ý cho Từ Điển Công Giáo: Pansexualism - Paschal Time
VietCatholic News Dictionary
02:29 08/04/2008
Pansexualism
Thuyết Phiếm Tính Dục - Quan niệm rằng tất cả mọi sự trong đời sống nhân loại, cả cá nhân lẫn xã hội, phải được giải thích theo các quyến rũ tính dục và ham muốn. Thông thường được coi như tương đương với thuyết của Freud (e). (Từ nguyên Hi Lạp pan, tất cả + chữ Latinh sexus, tính dục.)

Pantheism
Thuyết Phiếm Thần – Là bất cứ quan điểm nào cho rằng tất cả mọi sự đều thiêng liêng, hay Thiên Chúa và Vũ Trụ là thực sự giống nhau, hay cuối cùng thì không có sự phân biệt thật sự (gì) giữa Thiên Chúa và (thế giới là) điều mà tín hữu trong sự sáng tạo gọi là thế giới. (Từ nguyên Hi Lạp pan, tất cả + theos, thần.).

Pantheon
Các Thần, đền các thần - Tất cả các thần thánh của một dân thờ đa thần. Cũng là một đền thờ tất cả mọi thần thánh, hay ít ra là các thần chính của một quốc gia. Đền Pantheon ở Roma được Agrippa xây năm 27 trước Công nguyên, được xây dựng lại bởi Hadrian vào thế kỷ thứ Hai, và năm 609 được cải biến thành một thánh đường Thiên Chúa giáo. Điện Panthéon tại Paris, nguyên là nhà thờ thánh Geneviève bị chiếm giữ trong cuộc Cách Mạng Pháp để làm một đền vô thần; sau khi đổi chủ nhiều lần, cuối cùng bây giờ trở thành một Đài Kỷ Niệm Quốc Gia và là nơi chôn cất các nhân vật Pháp nổi danh. (Từ nguyên Hi Lạp pantheion, đền thờ các thần.).

Pantokrator
Đấng Toàn năng - Danh hiệu của Chúa bằng tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Đấng Toàn Năng”. Cũng là một hình ảnh quen thuộc của Chúa Kitô, được mô tả như là đấng cai trị từ Thiên Đàng.

Papabile
Khả Cử Viên Giáo Hoàng - Một từ ngữ tiếng Ý chỉ một giáo sĩ cao cấp, khi trống ngôi Giáo Hoàng, hay khi dự trù có sự trống ngôi, được mọi người coi như có thể được bầu làm Giáo Hoàng kế vị. (Từ nguyên Ý papabile, có khả năng làm Giáo hòang.)

Papal Choir
Ca Đoàn Giáo Hoàng - Đi trở ngược lại thời xưa, ca đoàn giáo hoàng được Đức Giáo Hoàng Lêo Cả tái thành lập. Ca đoàn này gồm có các ca viên được lựa chọn kỹ càng và được điều khiển bởi một ca trưởng cũng là một nhạc sĩ sáng tác.

Papal Cross
Thánh Giá Giáo Hoàng - Một biểu hiệu được gọi là thánh giá của Tổng Giám Mục, được dùng nhiều trong nghệ thuật hơn là trong thực hành. Các thánh giá của Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục là những thánh giá được gắn trên các cây gậy.

Papal Election
Bầu Giáo Hoàng

Papal Flag
Cờ Tòa thánh. Là cờ của quốc gia Vatican, gồm hai phần trắng và vàng bằng nhau theo chiều dọc. Phần trắng mang ấn của quốc gia Vatican, gồm mũ ba tầng và hai chìa khóa chéo, với dòng chữ ghi Stato della Città del Vatiacano (Thành phố quốc gia Vatican).

Papal Letter
Thư Giáo Hoàng - Một tài liệu hay một thông tư do chính Giáo Hoàng ban hành hay do một nhân vật được chính thức chỉ định bởi ngài. Thông thường các vần đề liên quan đến đức tin và luân lý là đề tài của các lá thư được gọi là sắc lệnh, sắc luật (decreta). Các thư khác có tính cách học thuyết thường được gọi là thư tiểu luận. Chúng được đưa vào các sưu tập của giáo luật và được xếp hạng với các luật của công nghị theo tầm quan trọng. Gratian và các nhà giáo luật nhấn mạnh rằng mọi thư của giáo hoàng có tính cách phổ biến đều có thẩm quyền với toàn thể Giáo hội. Có rất nhiều thư giả mạo của giáo hoàng thời Trung cổ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, một văn kiện giáo hoàng được trở nên chính thức khi niêm yết trên cửa lớn của đền thờ thánh Phêrô, đền thờ Lateran, hoặc Giáo phủ tòa thánh và trong Piazza del Campo di Fiori. Hiện nay, văn kiện giáo hoàng có hiệu lực khi được in trong Acta Apostolocae Sedis. Các bài viết của giáo hoàng được công bố bằng nhiều hình thức, chẳng hạn tông thư, hiến chế, phúc nghị, sắc chỉ và đoản sắc. Các thư gốc được lưu trong văn khố Roma. Cũng có các bộ sưu tập tư nhân về thư giáo hoàng.

Papal Secretary Of State
Quốc vụ khanh Tòa thánh – Là Vị phụ tá thân cận nhất của giáo hoàng. Văn phòng của ngài được thành lập dưới triều Đức Giáo Hoàng Innocente XII năm 1692 và được duyệt lại hoàn toàn dưới triều Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1967. Vai trò của quốc vụ khanh Tòa thánh là phát triển tất cả mọi nhiệm vụ được Đức Giáo Hoàng trao phó, để coi sóc các thánh bộ (cộng đoàn) và uỷ ban của Tòa Thánh, với sự chú ý đặc biệt đến Uỷ Ban Truyền Thông Xã Hội, và nói chung là giúp đỡ Đức Giáo Hoàng trong việc chăm sóc Giáo Hội hoàn vũ.

Papal States
Lãnh Địa của Giáo Hoàng - Miền đất được trao cho các giáo hoàng như là vị cai quản phần đời từ năm 754 đến 756 bởi Pepin, vua của người Franks, cho Đức Giáo Hoàng Stephen II, bao gồm lãnh địa của công tước Rôma, của quan trấn thủ Ravenna, và của miền Ancona. Lãnh điạ này sau đó được bành trướng thêm bởi hoàng đế Charlemagne năm 787 và Nữ Bá Tước Matilda miền Tuscany năm 1115. Cho đến cuộc Cách Mạng Pháp, lãnh địa của Giáo Hoàng vẫn y nguyên như dưới thời vua Charlemagne. Vào thế kỷ 19 phong trào quốc gia kết hợp các tiểu quốc thành một nước Ý đã thành công. Ngày 20 tháng 9, 1870, quân lính Ý chiếm Rôma. Tuy nhiên phải chờ tới Hiệp Ước Lateranô năm 1929, quyền sở hữu chính thức của các lãnh điạ của giáo hoàng mới được Đức Giáo Hoàng công nhận.

Papist
Người thần phục Giáo hoàng, Người thuộc Giáo Hoàng - Một từ ngữ khinh mạn được dung tại các nước nói tiếng Anh để chỉ người Công Giáo. Nguồn gốc của từ này có từ cuộc Cái Cách Tin Lành, khi Martin Luther (1483-1546) và John Calvin (1509-64) viết các bài bút chiến chống lại Tòa Thánh.

Parachurch
Nhóm Ngoài Giáo Hội - Một cộng đoàn tôn giáo bất thường, thường chỉ có một nhóm nhỏ những người bất mãn với bất cứ giáo hội chính thức nào khác.

Paraclete
Đấng Bảo Trợ, Đấng bào chữa - Một tước hiệu của Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô đã là và vẫn là đấng bảo trợ đầu tiên. Khi Người sắp rời thế gian dưới dạng hữu hình, Người đã hứa ban cho “một đấng Bảo Trợ khác” để cho những ai đi theo Người không bị mồ côi. Đấng Bảo Trợ này đến vào ngày Lễ Hiện Xuống. Ngài là đấng bảo trợ cho Nhiệm Thể, cầu xin với Thiên Chúa cho những nhu cầu của nhân loại, giữ gìn Giáo Hội khỏi sai lầm, thánh hiến các linh hồn qua việc giảng dậy Lời Chúa và qua các phép Bí Tích. Chúa Thánh Thần, có phận sự dậy dỗ, làm nhân chứng và “thuyết phục thế gian tội lỗi”, là tình yêu Thiên Chúa tạo nên các hiệu quả của ơn Chúa trên thế gian, và đây là việc dành riêng cho Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi. (Từ nguyên Hi Lạp para-, bên cạnh + kalein, kêu gọi: paraklet_s, bào chữa.)

Paradigm
Khuôn Mẫu, mô biểu - Khuôn mẫu hay mẫu mực toàn hảo, trinh bầy tất cả các đường lối khác nhau để một cái gì có thể được bắt chước hay hoàn thành. Theo nghĩa này, Chúa Kitô là khuôn mẫu của sự thánh thiện Công Giáo. (Từ nguyên Latinh paradigma; từ chữ Hi Lạp paradeigma, mô biểu, kiểu mẫu.)

Paradise
Thiên Đàng - Đồng nghĩa với Thiên cung. Chúa Giêsu nói về Thiên Đàng khi Người hứa với tên trộm lành trên thập giá (Luca 23:43). Trong hai đoạn Thánh Kinh khác cũng được dùng thay cho Thiên cung, khi nói đến “cây sự sống trồng trong Thiên Đàng của Chúa (Khải Huyền 2:7). Thánh Phaolô viết về một người trong Chúa Kitô “đã được nhắc lên tận thiên đàng” (2 Cor. 12:4). (Từ nguyên Hi Lạp paradeisos, công viên, vườn Eden, thiên đàng; từ chữ Persian pairida_za, vùng đất có vây quanh.)

Paradox
Nghịch Lý, nghịch biện - Một sự mâu thuẫn hiển nhiên và có thật. Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo của nghịch lý: Thiên Chúa đã làm người, sự sống đến từ sự chết, sự thành công đến từ thất bại, điên rồ là khôn Ngoan, hạnh phúc là phải than khóc, muốn tìm kiếm thì phải mất đi, và kẻ cao trọng nhất là kẻ bé mọn nhất. Những gì nghịch lý về các mầu nhiệm đức tin là lý trí con người không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của mầu nhiệm, khiến cho những gì có vẻ mâu thuẫn đối với lý trí con người, lại hoàn toàn đúng đối với đức tin. (Từ nguyên Latinh paradoxum; từ chữ Hi Lạp paradoxon, trái với ý kiến chung, trái với mong đợi.)

Paraenesis
Khuyến thiện, Lời Khuyên Nhủ - Nguyên thủy từ này có nghĩa là lời khuyên, lời cố vấn (Chữ Hi Lạp parainein, khuyên răn). Dưới hình thức của một bài trong Kinh thánh, đây là một bài giảng hay lời khuyên nhủ bình dân, thí dụ, thư của thánh Giacôbê. Lời khuyên được biểu hiệu trong các đoạn nói về luân lý trong Cựu Ước, và được thấy trong các tông phụ như Clement I và Người Chăn Cừu thành Hermas. Ngoài Giacôbê, thánh Phaolô cũng hay dùng, thí dụ: các thư gửi cho tín hữu Galát và Êphêsô.

Paralipomenon
Sách Sử Biên Niên - Tên dùng trong ấn bản phổ thông của hai sách Sử Biên Niên. Thánh Giêrôminô mượn các thành ngữ này từ Bản Bẩy Mươi dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “những gì bị bỏ quên”, ngầm chỉ rằng các sách này bổ túc cho Sách Các Vua quyển thứ nhất và thứ hai. Mục đích của tác giả là khuyên khích người đồng hương trung thành với luật lệ, nhất là về việc thờ phượng trong Đền Thánh Giêrusalem.

Paraliturgical
Á Phụng Vụ - Một hình thức thờ phượng công cộng được người Công Giáo thực hành mà không theo các nghi thức phụng vụ chính thức, hay cố tình loại bỏ hay thay đổi các lời nói hay cử chỉ luật giáo hội đòi hỏi.

Parallelism
Đối Cách, đối ngẫu - Đối chiếu một câu với một câu khác. Đây là hình thức cá biệt của thơ phú Do Thái. Khi câu thứ hai lập lại ý tưởng của câu thứ nhất, đối cách này được gọi là đồng nghĩa (Thánh Vịnh 50:4). Khi câu hai đối nghĩa với câu thứ nhất thì được gọi là đối nghĩa (Thánh Vịnh 1:6). Khi câu thứ hai phụ diễn câu thứ nhất thì gọi là tổng hợp song hành (Thánh Vịnh 7:2). Nếu sự bành trướng tiếp tục trong nhiều câu sau đó từng bước một, thì được gọi là phép tiến dần hay leo thang.

Parareligious
Bán Tôn Giáo - Từ ngữ này chỉ các nhóm có một vài mục đích tôn giáo nhưng chú ý chính đến các mục tiêu khác như chính trị, y tế, hay cải tổ xã hội.

Paray Le Monial
Paray Le Monial - Một thành phố miền Trung nước Pháp, nơi Đức Mẹ hiện ra với Margaret Mary Alacoque, một nữ tu dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, ngày 27 tháng 12, 1763, trong khi bà đang cầu nguyện trước Thánh Thể. Bà đã thấy ở trên Thánh Tâm có một thập giá bao quanh bởi vòng gai. Nhiều lần khác nữa Thánh Tâm cũng hiện ra. Giáo Hội chấp thuận việc Rước Lễ Thứ Sáu đầu tháng, Giờ Thánh, và một ngày lễ đặc biệt dành để kính Thánh Tâm Chúa, do sự yêu cầu của Chúa Kitô với Margaret Mary. Năm 1873 khi các cuộc hành hương được tái lập, người công giáo Anh kéo đến Paray le Monial, nơi nhà nguyện của dòng tu trở nên trung tâm được chú ý. Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm, trước đây là đan viện của Dòng các tu sĩ Cluny và bây giờ là nhà thờ của giáo xứ, cũng được khách hành hương chiếu cố cùng với Viện Bảo Tàng Thánh Thể, tại đây có nhiều sách vở, và vật dụng nghệ thuật liên quan đến Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng Lêo XIII gọi Paray le Monial là “thành phố yêu quý của Thiên Đàng.”

Pardon
Tha thứ, Ân Xá - Một hành động khoan dung đối với một tội nhân. Có thể là tha thứ một phần hay tất cả hình phạt, hay rõ hơn là tha thứ sự xúc phạm thay cho người bị xúc phạm. Trong luật dân sự và luật giáo hội, một ân xá cũng là một văn kiện tuyên bố việc giải trừ các án phạt cho một tội lỗi. Và ngày nay một “ân xá” cũng đồng nghĩa với “ơn tiểu xá hay toàn xá” (Từ nguyên Latinh per, qua + donare, cho, tặng: perdonare, tha thứ.)

Pardoners
Người Ban Ân Xá - Một người có quyền thuyết giảng và thu nhận các tiền đóng góp. Trong thời Trung Cổ, đây là tên dành cho các vị thuyết giảng ân xá đi thu tiền đóng góp để xây nhà thờ hay để yểm trợ các cuộc Thánh Chiến. Có quá nhiều sự lạm dụng xẩy ra cho nên công Đồng Trentinô cấm không cho ban ân xá khi điều kiện là phải đóng góp tiền nong hay của cải.

Parental Obedience
Vâng Lời Cha Mẹ - Bổn phận của con cái là vâng phục cha mẹ, theo Điều Răn thứ tư trong Mười Điều Răn ấn định: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Xuất hành 20:12). Lệnh truyền này buộc con cái phải tỏ lòng yêu mến, kính trọng, và vâng lời cha mẹ. Tình yêu phải diễn tả rõ qua lời nói, việc làm và thái độ. Sự vâng lời liên quan đến mọi điều thuộc phần chăm sóc của cha mẹ, và buộc cho đến khi con cái trưởng thành. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho sự chọn lựa của con cái về bậc sống, hoặc khi đến tuổi trưởng thành, cho sự chọn lựa người bạn đời.

Parents, Duties Of
Bổn Phận của Cha mẹ - Cha mẹ phải cung cấp sự khỏe mạnh về thể lý và trí tuệ của con cái, nhưng họ đặc biệt bị ràng buộc bởi luật thiêng liêng là dậy dỗ con cái cho Chúa và cho sự cưú rỗi đời đờI của con cái. Theo Công Đồng Vatican II, “Bổn phận của cha mẹ là phải tạo dựng một bầu khí gia đình yêu thương và tôn sùng Thiên Chúa, và lo lắng cho tha nhân (nhan), để nuôi dưỡng một nền giáo dục hòa nhập, cá nhân và xã hội cho con cái.” (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô, 3)

Parish
Giáo xứ - Thông thường trong một giáo phận, giáo xứ là một vùng đất đai được ấn định cho một nhà thờ, một nhóm nhất định các tín hữu, và một cha xứ được bổ nhiệm để coi sóc các linh hồn. Các giáo xứ thể nhân cũng được thành lập để đáp ứng nhu cầu của những người thuộc một sắc dân hay chủng tộc, không phân biệt nơi cư ngụ. Đôi khi các phần đất được chia cắt từ các hạt đại diện tông tòa (phụ tỉnh) và hạt phủ doãn tông tòa được gọi là á giáo xứ. (Từ nguyên Hi Lạp paroikos, sống gần.)

Parish Council
Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ - Phỏng theo mẫu của Hội Đồng Giáo Phận, Hội đồng giáo xứ là một nhóm giáo dân được tổ chức để hợp tác với cha xứ trong công tác tông đồ (việc mục vụ) của một giáo xứ. Sau khi mô tả nhiệm vụ của Hội Đồng Giáo Phận, Công Đồng Vatican II xác định “Các hội đồng đó cũng có thể được thấy tại mức độ giáo xứ, liên giáo xứ và liên giáo phận, và cả trên mức độ quốc gia và quốc tế nữa.”(Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 26). Theo như Giáo Hội trù liệu, hội đồng mục vụ chỉ có tính cách tham vấn cho cha xứ và phải trợ giúp ngài. Khác với các hội đồng mục vụ bên Tin Lành, một hội đồng mục vụ công giáo không họat động theo thể chế ủy ban quản trị. Hội đồng này không thay thế quyền hạn của cha xứ hay buộc cha xứ phải tùy thuộc vào quyết định của họ.

Parishioner
Giáo Dân - Là các tín hữu thuộc vào một giáo xứ nào đó, như được ghi nhận trong số danh bộ của giáo xứ, bởi sự tham gia đều đặn vào các sinh họat của giáo xứ, nhất là phụng vụ Thánh Thể, và tùy khả năng, trợ giúp cho các cơ sở của giáo xứ.

Parochial Mass
Thánh Lễ Giáo Xứ, Thánh lễ cho đoàn dân - Thánh Lễ được dâng mỗi chủ nhật và các ngày lễ buộc cho tòan thể giáo dân của mỗi giáo xứ. Nếu một cha xứ không thể cử hành thánh lễ, cần mời một linh mục khác thay thế, đây là một bổn phận quan trọng. (Từ nguyên Latinh parochialis, thuộc về giáo xứ.)

Parousia
Ngày Trở LạI, sự quang lâm, sự tái giáng – Là lần thứ hai Chúa Kitô trở lại trái đất (I Cor 15:23). Trong Tân Ước có nhiều lần việc này được nhắc đến, khi các tác giả mô tả vinh thắng cuối cùng của Chúa Giêsu và sự thiết lập Vương Quốc của Người. (I Thes 4:15-17; Mat 24:3-14; II Pr 1:16).

Parsimony, Law Of
Luật Tiết Kiệm - Nguyên tắc tiết kiệm tư tưởng hay nỗ lực khi dùng các phương tiện cho một mục đích. Như William thành Occam đã nhận định, nó được mệnh danh là “Dao cạo của Occam”, “Các hữu thể không nên gia tăng qúa mức cần thiết” (Entia non sunt multiplicanda praeter necessitatem). Trong bất cứ công việc nào, dù là tâm trí hay thể lực, chỉ nên sử dụng một số thành phần nào đó (thời gian, tư tưởng được diễn tả, hay năng lượng (lương) được dùng tới) như mục đích của công việc đòi hỏi. (Từ nguyên Latinh parsimonia, sự dè sẻn, tiết kiệm.)

Parson
Mục Sư, giáo sĩ Anh giáo - Trong thời Tiền Cải Cách là “Người của Giáo Hội” (Persona Ecclesiae) hay linh mục quản nhiệm một giáo xứ. Bây giờ từ ngữ này được chủ yếu dùng cho các mục sư của Anh Giáo, nhất là những người có bổng lộc. (Từ nguyên tiếng Anh Trung cổ persone, nhân vật, mục sư.)

Parthenos
Trinh Nữ - Từ ngữ trong Thánh Kinh có nghĩa là “trinh nữ”, được dùng trong bản dịch Cựu ước bằng tiếng Hy Lạp thời tiền-Kitô, khi nói đến sự thụ thai đồng trinh của Đấng Thiên Sai (Isaiah 7:14). Cũng là từ ngữ được các Thánh Sử dùng khi nói đến Đức Nữ Đồng Trinh (Mát thêu 1:18-25; Luca 1:26-27). (Từ nguyên Hi Lạp parthenos, đồng trinh.)

Partial Indulgence
Tiểu Xá - Một ân xá chỉ giải trừ một phần các phạt vạ sau khi tội lỗi đã được tha. Tất cả những chi tiết về ngày, tháng, hay năm bây giờ đã bị bỏ hết khi nói đến tiểu xá. Tiêu chuẩn mới dựa vào thiện chí của người được ân xá và tính cách người nhận ân xá thi hành việc làm để được ân xá.

Particle
Miếng Bánh - Một bánh Thánh đã làm phép để phân phát khi cho chịu lễ, hay một mảnh vụn của Mình Thánh. Đức tin Công Giáo dậy và định nghĩa rằng “trong bí tích Thánh Thể cực trọng, tất cả Chúa Kitô chứa đựng trong mỗi mình Thánh và trong bất cứ thành phần nào của Mình Thánh được tách rời hay bẻ ra” (Denzinger 1653). (Từ nguyên Latinh particula, phần nhỏ, mảnh.)

Particular Judgment
Phán Xét Riêng - Việc Chúa Kitô phán xét riêng mỗi cá nhân sau khi người ấy qua đời (Do thái 9:27).

Part, Ind
Tiểu Xá

Parvitas Materiae
Lỗi lầm nhẹ, sự việc không đáng kể. Là lỗi nhẹ, đặc biệt về các tội lỗi đức trong sạch. Theo giáo huấn của giáo hội, “trong các thú vui xác thịt, không có gì có thể coi là lỗi lầm nhẹ” (Alexander VII, Trả lời của Tòa Thánh, 1661). Điều này có nghĩa là các tội về tính dục theo bản chất đều là nặng, miễn là có sự ưng thuận, dù không đạt tới sự thỏa mãn hoàn toàn. Tuy nhiên, trong việc mục vụ, khi một người tự xét mình về tội tự kích thích, giả dụ là chưa có sự thoả mãn hoàn toàn ngay từ lúc đầu, thì là tội nhẹ.

Pascendi
Tông thư Pascendi. Là tông thư của Đức Giáo Hoàng Piô X lên án chủ nghiã Tân Tiến. Tiêu đề đầy đủ của Tông thư này là Pascendi Diminici Gregis, ban hành này 8 tháng 9, 1907.

Pasch
Pascha- Lễ Phục Sinh

Paschal Candle
Nến Phục Sinh - Một cây nến lớn trên đó năm hạt trầm hương được gắn vào như biểu tượng của các vết thương của Chúa Kitô. Cây nến này được làm phép vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh trong một nghi thức đặc biệt và biểu tượng cho việc Đấng Cứu Chuộc Sống Lại là Ánh Sáng của Thế Gian. Sau đó cây nến này được dùng trong việc làm phép nước giếng rửa tội và được để trong cung thánh trong suốt Mùa Phục Sinh, và được thắp lên trong các nghi thức.

Paschal Lamb
Chiên Phục Sinh - Con chiên bị ăn thịt vào ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Theo luật Môisen, các con chiên trước hết phải được hiến tế vào buổi chiều ngày thứ mười bốn của tháng Nisan (tháng thứ 7 năm có 12 tháng, hay tháng thứ 8 của năm nhuận), rồi được mang về nhà để đêm hôm đó bị người ta ăn thịt. (Xuất Hành 12). Chúa Kitô Đấng Xức Dầu “đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (I Corintô 5:7), và như thế trở nên, “Đấng xóa bỏ tội trần gian “ (Gioan 1:29).

Paschal Meal
Bữa Ăn Vượt Qua - Nguyên thủy là Lễ Vượt Qua, như được cử hành bởi người Do Thái. Từ ngữ này đôi khi được dùng về Bí Tích Thánh Thể, để chỉ việc rước Mình Thánh Chúa.

Paschal Mystery
Văn kiện Mầu Nhiệm Vượt Qua (Pascalis Mysterii) - Là văn kiện Pascalis Mysterii do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 9 tháng 5, 1969. Trong tài liệu này ngài chấp thuận việc tổ chức lại năm và niên lịch phụng vụ cho Nghi lễ Rôma. Mục đích “là giúp tín hữu hiệp thông một cách sâu đậm hơn qua đức tin, đức cậy và đức mến (niềm hy vọng và tình yêu), trong toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, được… diễn ra trong chu kỳ của một năm.” Mầu nhiệm Phục Sinh là một từ ngữ dùng chung để diễn tả cộng cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, nhất là các biến cố của Bữa Tiệc Ly, cuộc Khổ Nạn, và đạt tới cao điểm vào Chúa Nhật Phục Sinh. (Từ nguyên Latinh paschalis, từ chữ pascha, Vượt qua, Phục sinh; từ chữ Hi Lạp pasha; từ chữ Do thái pesah, Vượt qua.)

Paschal Time
Mùa Phục Sinh - Năm mươi sáu ngày từ Thứ Bẩy Tuần Thánh tới Kinh chiều ngày Thứ Bẩy sau Lễ Hiện Xuống. Thời gian này trùng với thời gian mừng Chúa Phục Sinh sống lại với các môn đệ trên thế gian, và chín ngày Người bảo họ phải chờ ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Theo phụng vụ, đây là một thời kỳ vui mừng: các phẩm phục mầu trắng được sử dụng, kinh Vinh Danh được đọc trong Thánh Lễ ngày thường, bài thánh ca Te Deum được hát hàng ngày, kinh Vidi Aquam (Tôi đã thấy nước) thay thế cho kinh Asperges (Vẩy Nước Thánh), và kinh Regina Coeli (Nữ Vương Thiên Đàng) thay thế cho kinh Angelus (Truyền Tin). Tất cả mọi người Công Giáo phải rước Mình Thánh trong thời gian này.