Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá 5 Tháng Tư 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 06/04/2020
Bài Ðọc I: Is 50, 4-7
"Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn".
(Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 21, 8-9. 17-18a. 19-20. 23-24
Ðáp: Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?
Xướng: Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương".
Xướng: Ðứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con.
Xướng: Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Ðấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ.
Xướng: Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. "Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa, toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!"
Bài Ðọc II: Pl 2, 6-11
"Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa Kitô vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Bài Thương Khó: Mt 26, 14 - 27, 66 (bài dài)
"Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".
(C: Người đọc Chung, Thánh Sử; S: Người đối thoại khác, hoặc Cộng đoàn. J: Chúa Giêsu)
C. Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai, tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và nói với họ:
S. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?"
C. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người. Ngày thứ nhất tuần lễ ăn bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng:
J. "Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Các con hãy vào thành, đến với một người kia nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông".
C. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua. Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ.
Và khi các ông đang ăn, Người nói:
J. "Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy".
C. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người:
S. "Thưa Thầy, có phải con không?"
C. Người trả lời rằng:
J. "Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy. Thực ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ sẽ nộp Con Người! Thà người đó đừng sinh ra thì hơn!"
C. Giuđa, kẻ phản bội, cũng thưa Người rằng:
S. "Thưa Thầy, có phải con chăng?"
C. Chúa đáp:
J. "Ðúng như con nói".
C. Vậy khi mọi người còn đang ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán:
J. "Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là Mình Ta".
C. Ðoạn Người cầm lấy chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán:
J. "Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội. Thầy bảo các con: Từ nay, Thầy sẽ không còn uống chất nho này nữa cho đến ngày Thầy sẽ uống rượu mới cùng các con trong nước Cha Thầy".
C. Sau khi hát thánh vịnh, Thầy trò liền lên núi Ôliu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông:
J. "Tất cả các con sẽ vấp phạm vì Thầy trong chính đêm nay, vì có lời chép rằng: "Ta sẽ đánh chủ chăn, và các chiên trong đoàn sẽ tan tác". Nhưng sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con".
C. Phêrô liền thưa:
S. "Dù tất cả vấp phạm vì Thầy, riêng con, con sẽ không bao giờ vấp phạm".
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Thầy bảo thật con, chính đêm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần".
C. Phêrô lại thưa:
S. "Dù có phải chết cùng Thầy, con sẽ không chối Thầy".
C. Và tất cả các môn đệ cùng nói như vậy.
Rồi Chúa Giêsu cùng đi với các ông đến một chỗ gọi là Ghếtsêmani, và Người bảo các môn đệ:
J. "Các con hãy ngồi đây để Thầy đến đàng kia cầu nguyện".
C. Ðoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu não. Lúc ấy, Người bảo các ông:
J. "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được; các con hãy ở lại đây và thức với Thầy".
C. Tiến xa hơn một chút, Người sấp mặt xuống, cầu nguyện và nói:
J. "Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn".
C. Người trở lại cùng các môn đệ và thấy các ông đang ngủ, liền nói với Phêrô:
J. "Chẳng lẽ các con không thức cùng Thầy được lấy một giờ ư? Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi lâm cơn cám dỗ: vì tinh thần thì lanh lẹ, nhưng xác thịt thì yếu đuối".
C. Rồi Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai mà rằng:
J. "Lạy Cha, nếu chén này không thể qua đi được mà Con phải uống, thì xin theo ý Cha".
C. Ðoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo:
J. "Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần".
C. Người còn đang nói, thì đây, Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến. Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này:
S. "Hễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy".
C. Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói:
S. "Chào Thầy".
C. Và nó hôn Người. Nhưng Chúa Giêsu bảo:
J. "Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?"
C. Lúc đó chúng xông tới, tra tay bắt Chúa Giêsu. Ngay sau đó, một trong những người vẫn theo Chúa Giêsu, giơ tay rút gươm và chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt một tai. Chúa Giêsu liền bảo:
J. "Con hãy xỏ ngay gươm vào bao: vì tất cả những kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm. Nào con tưởng rằng Thầy không thể xin Cha Thầy và Ngài sẽ tức khắc gởi đến hơn mười hai cơ binh thiên thần sao? Mà như thế thì làm sao ứng nghiệm lời Kinh Thánh bảo: Sự thế phải như vậy?"
C. Lúc đó Chúa Giêsu nói cùng đám đông rằng:
J. "Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư? Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ, giữa các ngươi, mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng tất cả sự đó xảy ra là để ứng nghiệm lời các tiên tri đã chép".
C. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết.
Những kẻ đã bắt Chúa Giêsu điệu Người đến thầy thượng tế Caipha. Nơi đây các luật sĩ và kỳ lão đã hội họp. Phêrô theo Người xa xa cho tới dinh thầy thượng tế. Rồi ông vào trong dinh ngồi cùng bọn đầy tớ, xem việc xảy ra thế nào. Vậy các thượng tế và tất cả công nghị tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người. Và họ đã không tìm được, mặc dù đã có một số đông chứng nhân ra mắt. Sau cùng, hai người làm chứng gian đến khai rằng:
S. "Người này đã nói: Ta có thể phá đền thờ Thiên Chúa và xây cất lại trong ba ngày".
C. Bấy giờ thầy thượng tế đứng lên nói:
S. "Ông không trả lời gì về các điều những người này đã cáo ông ư?"
C. Nhưng Chúa Giêsu làm thinh, nên thầy thượng tế bảo Người:
S. "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa không?"
C. Chúa Giêsu trả lời:
J. "Ông đã nói đúng. Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng, và sẽ đến trên đám mây".
C. Bấy giờ thầy thượng tế xé áo mình ra và nói:
S. "Nó đã nói lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì đến nhân chứng nữa? Ðây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?"
C. Họ đáp lại:
S. "Nó đáng chết!"
C. Bấy giờ chúng nhổ vào mặt Người, đấm đánh Người, lại có kẻ tát vả Người mà nói rằng:
S. "Hỡi Kitô, hãy bói xem, ai đánh ông đó?"
C. Còn Phêrô ngồi ở ngoài sân. Một đầy tớ gái lại gần và nói:
S. "Ông nữa, ông cũng đã theo Giêsu người xứ Galilêa".
C. Nhưng ông chối trước mặt mọi người mà rằng:
S. "Tôi không hiểu chị muốn nói gì?"
C. Khi ông lui ra đến cổng, một đầy tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó:
S. "Ông này cũng theo Giêsu người Nadarét".
C. Ông thề mà chối rằng:
S. "Tôi không biết người ấy".
C. Một lúc sau, mấy người đứng đó lại gần mà nói với Phêrô rằng:
S. "Ðúng rồi, ngươi cũng thuộc bọn ấy. Vì chính giọng nói của ngươi tiết lộ tông tích ngươi".
C. Bấy giờ ông rủa mà thề rằng: ông không hề biết người ấy. Tức thì gà gáy. Phêrô nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói: "Trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần", và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết.
Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng:
S. "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính".
C. Nhưng họ trả lời:
S. "Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!"
C. Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy bạc đó và nói:
S. "Không nên để bạc này vào kho vì là giá máu".
C. Sau khi bàn bạc, họ lấy tiền đó mua thửa ruộng của người thợ gốm làm nơi chôn cất những người ngoại kiều. Bởi thế, ruộng ấy cho đến ngày nay được gọi là Haselđama, nghĩa là ruộng máu. Như vậy là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia nói: "Chúng đã lấy ba mươi đồng bạc là giá do con cái Israel đã mặc cả mà bán Ðấng cao trọng. Và họ mang tiền đó mua ruộng của người thợ gốm như lời Chúa đã truyền cho tôi".
Vậy Chúa Giêsu đứng trước quan tổng trấn, và quan hỏi Người rằng:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Ông nói đúng!"
C. Nhưng khi các thượng tế và kỳ lão tố cáo Người thì Người không trả lời chi cả. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nghe thấy tất cả những điều họ tố cáo ông sao?"
C. Chúa Giêsu cũng không đáp lại về một điều nào, khiến quan tổng trấn hết sức ngạc nhiên.
Vào mỗi dịp lễ trọng, quan tổng trấn có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Lúc ấy có một phạm nhân nổi tiếng tên là Baraba. Vậy Philatô nói với dân chúng đã tụ tập lại đó rằng:
S. "Các ngươi muốn ta phóng thích ai, Baraba hay Giêsu mà người ta vẫn gọi là Kitô?"
C. Quan biết rõ chỉ vì ghen ghét mà chúng đã nộp Người. Vậy trong khi quan ngồi xét xử, bà vợ sai người nói cùng quan rằng:
S. "Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy".
C. Nhưng các thượng tế và kỳ lão xúi giục dân xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Quan lại lên tiếng hỏi họ:
S. "Trong hai người đó các ngươi muốn ta phóng thích ai?"
C. Họ thưa:
S. "Baraba!"
C. Philatô hỏi:
S. "Vậy đối với Giêsu gọi là Kitô, ta phải làm gì?"
C. Họ đồng thanh đáp:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Quan lại hỏi:
S. "Nhưng người này đã làm gì nên tội?"
C. Chúng càng la to:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Bấy giờ Philatô thấy mất công, lại thêm náo động, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói:
S. "Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi".
C. Toàn dân đáp:
S. "Hãy để cho máu nó đổ trên chúng tôi và trên con cái chúng tôi".
C. Bấy giờ quan phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá.
Bấy giờ lính tổng trấn liền điệu Chúa Giêsu vào trong công đường và tập họp cả cơ đội lại chung quanh Người. Họ lột áo Người ra, khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người và trao vào tay mặt Người một cây sậy, họ quỳ gối trước mặt Người mà nhạo báng rằng:
S. "Tâu vua dân Do-thái!"
C. Ðoạn họ khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy đập trên đầu Người. Khi đã chế nhạo Người xong, họ lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục cũ lại cho Người và điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Lúc đi ra, họ gặp một người thành Xyrênê tên là Simon, liền bắt ông vác đỡ thánh giá cho Người.
Họ đi đến một nơi gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Họ cho Người uống rượu hoà với mật đắng, Người chỉ nếm qua nhưng không muốn uống. Khi đã đóng đinh Người trên thập giá rồi, họ rút thăm chia nhau áo Người, để ứng nghiệm lời tiên tri rằng: "Chúng đã chia nhau áo Ta, còn áo ngoài của Ta, chúng đã bắt thăm". Rồi họ ngồi lại canh Người. Họ cũng đặt trên đầu Người bản án viết như sau: Người này là Giêsu, vua dân Do-thái. Lúc ấy, cùng với Người, họ đóng đinh hai tên trộm cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả.
Những người đi ngang qua, lắc đầu chế diễu Người và nói:
S. "Kìa, ngươi là kẻ phá đền thờ và xây cất lại trong ba ngày, hãy tự cứu mình đi, nếu là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế cùng luật sĩ và kỳ lão cũng chế nhạo Người rằng:
S. "Nó đã cứu được kẻ khác mà không cứu nổi chính mình! Nếu nó là vua dân Do-thái, thì bây giờ hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta sẽ tin nó. Nó đã trông cậy Thiên Chúa, nếu Ngài thương nó thì bây giờ Ngài hãy cứu nó, vì nó nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"
C. Cả những tên cướp bị đóng đinh trên thập giá với Người cũng nhục mạ Người như thế. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vào khoảng giờ thứ chín thì Chúa Giêsu kêu lớn tiếng:
J. "Eli, Eli, lema sabachtani!"
C. Nghĩa là:
J. "Lạy Chúa con, lạy Chúa con! sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe vậy nói rằng:
S. "Nó gọi tiên tri Elia".
C. Lập tức một người trong bọn chạy đi lấy một miếng bọt biển, nhúng đầy dấm và cuốn vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Nhưng có kẻ lại bảo:
S. "Hãy chờ xem Elia có đến cứu nó không?"
C. Ðoạn Chúa Giêsu lại kêu lên lớn tiếng và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới, đất chuyển động, đá nứt ra. Các mồ mả mở tung và xác của nhiều vị thánh đã qua đời được sống lại. Và sau khi Chúa sống lại, họ ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra cùng nhiều người. Còn viên sĩ quan và những kẻ cùng ông canh giữ Chúa Giêsu, thấy đất chuyển động và các sự xảy ra, thì thất kinh sợ hãi và nói:
S. "Ðúng người này là Con Thiên Chúa".
C. Ở đó cũng có nhiều phụ nữ đứng xa xa; họ là những người đã theo giúp Chúa Giêsu từ xứ Galilêa. Trong số đó có Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê và Giuse, và mẹ các người con của Giêbêđê.
Tới chiều có một người giàu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mồ mà ông đã cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mồ lại và ra về. Còn Maria Mađalêna và bà Maria kia cùng ngồi đó nhìn vào mộ.
Hôm sau, tức là sau ngày chuẩn bị mừng lễ, các thượng tế và biệt phái đến dinh Philatô trình rằng:
S. "Thưa ngài, chúng tôi nhớ, lúc sinh thời tên bịp bợm ấy có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại". Vậy xin ngài truyền lệnh cho canh mộ đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ nó lấy trộm xác rồi phao đồn với dân chúng rằng: Người đã từ cõi chết sống lại! Và như thế, sự gian dối này lại còn tai hại hơn trước".
C. Philatô trả lời:
S. Các ông đã có lính canh thì cứ đi mà canh như ý.
C. Họ liền đi và đóng ấn niêm phong tảng đá và cắt lính canh giữ mồ.
"Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn".
(Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 21, 8-9. 17-18a. 19-20. 23-24
Ðáp: Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?
Xướng: Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương".
Xướng: Ðứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con.
Xướng: Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Ðấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ.
Xướng: Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. "Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa, toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!"
Bài Ðọc II: Pl 2, 6-11
"Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa Kitô vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Bài Thương Khó: Mt 26, 14 - 27, 66 (bài dài)
"Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".
(C: Người đọc Chung, Thánh Sử; S: Người đối thoại khác, hoặc Cộng đoàn. J: Chúa Giêsu)
C. Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai, tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và nói với họ:
S. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?"
C. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người. Ngày thứ nhất tuần lễ ăn bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng:
J. "Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Các con hãy vào thành, đến với một người kia nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông".
C. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua. Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ.
Và khi các ông đang ăn, Người nói:
J. "Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy".
C. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người:
S. "Thưa Thầy, có phải con không?"
C. Người trả lời rằng:
J. "Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy. Thực ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ sẽ nộp Con Người! Thà người đó đừng sinh ra thì hơn!"
C. Giuđa, kẻ phản bội, cũng thưa Người rằng:
S. "Thưa Thầy, có phải con chăng?"
C. Chúa đáp:
J. "Ðúng như con nói".
C. Vậy khi mọi người còn đang ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán:
J. "Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là Mình Ta".
C. Ðoạn Người cầm lấy chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán:
J. "Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội. Thầy bảo các con: Từ nay, Thầy sẽ không còn uống chất nho này nữa cho đến ngày Thầy sẽ uống rượu mới cùng các con trong nước Cha Thầy".
C. Sau khi hát thánh vịnh, Thầy trò liền lên núi Ôliu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông:
J. "Tất cả các con sẽ vấp phạm vì Thầy trong chính đêm nay, vì có lời chép rằng: "Ta sẽ đánh chủ chăn, và các chiên trong đoàn sẽ tan tác". Nhưng sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con".
C. Phêrô liền thưa:
S. "Dù tất cả vấp phạm vì Thầy, riêng con, con sẽ không bao giờ vấp phạm".
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Thầy bảo thật con, chính đêm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần".
C. Phêrô lại thưa:
S. "Dù có phải chết cùng Thầy, con sẽ không chối Thầy".
C. Và tất cả các môn đệ cùng nói như vậy.
Rồi Chúa Giêsu cùng đi với các ông đến một chỗ gọi là Ghếtsêmani, và Người bảo các môn đệ:
J. "Các con hãy ngồi đây để Thầy đến đàng kia cầu nguyện".
C. Ðoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu não. Lúc ấy, Người bảo các ông:
J. "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được; các con hãy ở lại đây và thức với Thầy".
C. Tiến xa hơn một chút, Người sấp mặt xuống, cầu nguyện và nói:
J. "Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn".
C. Người trở lại cùng các môn đệ và thấy các ông đang ngủ, liền nói với Phêrô:
J. "Chẳng lẽ các con không thức cùng Thầy được lấy một giờ ư? Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi lâm cơn cám dỗ: vì tinh thần thì lanh lẹ, nhưng xác thịt thì yếu đuối".
C. Rồi Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai mà rằng:
J. "Lạy Cha, nếu chén này không thể qua đi được mà Con phải uống, thì xin theo ý Cha".
C. Ðoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo:
J. "Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần".
C. Người còn đang nói, thì đây, Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến. Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này:
S. "Hễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy".
C. Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói:
S. "Chào Thầy".
C. Và nó hôn Người. Nhưng Chúa Giêsu bảo:
J. "Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?"
C. Lúc đó chúng xông tới, tra tay bắt Chúa Giêsu. Ngay sau đó, một trong những người vẫn theo Chúa Giêsu, giơ tay rút gươm và chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt một tai. Chúa Giêsu liền bảo:
J. "Con hãy xỏ ngay gươm vào bao: vì tất cả những kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm. Nào con tưởng rằng Thầy không thể xin Cha Thầy và Ngài sẽ tức khắc gởi đến hơn mười hai cơ binh thiên thần sao? Mà như thế thì làm sao ứng nghiệm lời Kinh Thánh bảo: Sự thế phải như vậy?"
C. Lúc đó Chúa Giêsu nói cùng đám đông rằng:
J. "Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư? Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ, giữa các ngươi, mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng tất cả sự đó xảy ra là để ứng nghiệm lời các tiên tri đã chép".
C. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết.
Những kẻ đã bắt Chúa Giêsu điệu Người đến thầy thượng tế Caipha. Nơi đây các luật sĩ và kỳ lão đã hội họp. Phêrô theo Người xa xa cho tới dinh thầy thượng tế. Rồi ông vào trong dinh ngồi cùng bọn đầy tớ, xem việc xảy ra thế nào. Vậy các thượng tế và tất cả công nghị tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người. Và họ đã không tìm được, mặc dù đã có một số đông chứng nhân ra mắt. Sau cùng, hai người làm chứng gian đến khai rằng:
S. "Người này đã nói: Ta có thể phá đền thờ Thiên Chúa và xây cất lại trong ba ngày".
C. Bấy giờ thầy thượng tế đứng lên nói:
S. "Ông không trả lời gì về các điều những người này đã cáo ông ư?"
C. Nhưng Chúa Giêsu làm thinh, nên thầy thượng tế bảo Người:
S. "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa không?"
C. Chúa Giêsu trả lời:
J. "Ông đã nói đúng. Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng, và sẽ đến trên đám mây".
C. Bấy giờ thầy thượng tế xé áo mình ra và nói:
S. "Nó đã nói lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì đến nhân chứng nữa? Ðây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?"
C. Họ đáp lại:
S. "Nó đáng chết!"
C. Bấy giờ chúng nhổ vào mặt Người, đấm đánh Người, lại có kẻ tát vả Người mà nói rằng:
S. "Hỡi Kitô, hãy bói xem, ai đánh ông đó?"
C. Còn Phêrô ngồi ở ngoài sân. Một đầy tớ gái lại gần và nói:
S. "Ông nữa, ông cũng đã theo Giêsu người xứ Galilêa".
C. Nhưng ông chối trước mặt mọi người mà rằng:
S. "Tôi không hiểu chị muốn nói gì?"
C. Khi ông lui ra đến cổng, một đầy tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó:
S. "Ông này cũng theo Giêsu người Nadarét".
C. Ông thề mà chối rằng:
S. "Tôi không biết người ấy".
C. Một lúc sau, mấy người đứng đó lại gần mà nói với Phêrô rằng:
S. "Ðúng rồi, ngươi cũng thuộc bọn ấy. Vì chính giọng nói của ngươi tiết lộ tông tích ngươi".
C. Bấy giờ ông rủa mà thề rằng: ông không hề biết người ấy. Tức thì gà gáy. Phêrô nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói: "Trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần", và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết.
Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng:
S. "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính".
C. Nhưng họ trả lời:
S. "Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!"
C. Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy bạc đó và nói:
S. "Không nên để bạc này vào kho vì là giá máu".
C. Sau khi bàn bạc, họ lấy tiền đó mua thửa ruộng của người thợ gốm làm nơi chôn cất những người ngoại kiều. Bởi thế, ruộng ấy cho đến ngày nay được gọi là Haselđama, nghĩa là ruộng máu. Như vậy là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia nói: "Chúng đã lấy ba mươi đồng bạc là giá do con cái Israel đã mặc cả mà bán Ðấng cao trọng. Và họ mang tiền đó mua ruộng của người thợ gốm như lời Chúa đã truyền cho tôi".
Vậy Chúa Giêsu đứng trước quan tổng trấn, và quan hỏi Người rằng:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
J. "Ông nói đúng!"
C. Nhưng khi các thượng tế và kỳ lão tố cáo Người thì Người không trả lời chi cả. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nghe thấy tất cả những điều họ tố cáo ông sao?"
C. Chúa Giêsu cũng không đáp lại về một điều nào, khiến quan tổng trấn hết sức ngạc nhiên.
Vào mỗi dịp lễ trọng, quan tổng trấn có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Lúc ấy có một phạm nhân nổi tiếng tên là Baraba. Vậy Philatô nói với dân chúng đã tụ tập lại đó rằng:
S. "Các ngươi muốn ta phóng thích ai, Baraba hay Giêsu mà người ta vẫn gọi là Kitô?"
C. Quan biết rõ chỉ vì ghen ghét mà chúng đã nộp Người. Vậy trong khi quan ngồi xét xử, bà vợ sai người nói cùng quan rằng:
S. "Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy".
C. Nhưng các thượng tế và kỳ lão xúi giục dân xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Quan lại lên tiếng hỏi họ:
S. "Trong hai người đó các ngươi muốn ta phóng thích ai?"
C. Họ thưa:
S. "Baraba!"
C. Philatô hỏi:
S. "Vậy đối với Giêsu gọi là Kitô, ta phải làm gì?"
C. Họ đồng thanh đáp:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Quan lại hỏi:
S. "Nhưng người này đã làm gì nên tội?"
C. Chúng càng la to:
S. "Ðóng đinh nó đi!"
C. Bấy giờ Philatô thấy mất công, lại thêm náo động, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói:
S. "Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi".
C. Toàn dân đáp:
S. "Hãy để cho máu nó đổ trên chúng tôi và trên con cái chúng tôi".
C. Bấy giờ quan phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá.
Bấy giờ lính tổng trấn liền điệu Chúa Giêsu vào trong công đường và tập họp cả cơ đội lại chung quanh Người. Họ lột áo Người ra, khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người và trao vào tay mặt Người một cây sậy, họ quỳ gối trước mặt Người mà nhạo báng rằng:
S. "Tâu vua dân Do-thái!"
C. Ðoạn họ khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy đập trên đầu Người. Khi đã chế nhạo Người xong, họ lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục cũ lại cho Người và điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Lúc đi ra, họ gặp một người thành Xyrênê tên là Simon, liền bắt ông vác đỡ thánh giá cho Người.
Họ đi đến một nơi gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Họ cho Người uống rượu hoà với mật đắng, Người chỉ nếm qua nhưng không muốn uống. Khi đã đóng đinh Người trên thập giá rồi, họ rút thăm chia nhau áo Người, để ứng nghiệm lời tiên tri rằng: "Chúng đã chia nhau áo Ta, còn áo ngoài của Ta, chúng đã bắt thăm". Rồi họ ngồi lại canh Người. Họ cũng đặt trên đầu Người bản án viết như sau: Người này là Giêsu, vua dân Do-thái. Lúc ấy, cùng với Người, họ đóng đinh hai tên trộm cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả.
Những người đi ngang qua, lắc đầu chế diễu Người và nói:
S. "Kìa, ngươi là kẻ phá đền thờ và xây cất lại trong ba ngày, hãy tự cứu mình đi, nếu là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế cùng luật sĩ và kỳ lão cũng chế nhạo Người rằng:
S. "Nó đã cứu được kẻ khác mà không cứu nổi chính mình! Nếu nó là vua dân Do-thái, thì bây giờ hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta sẽ tin nó. Nó đã trông cậy Thiên Chúa, nếu Ngài thương nó thì bây giờ Ngài hãy cứu nó, vì nó nói: "Ta là Con Thiên Chúa!"
C. Cả những tên cướp bị đóng đinh trên thập giá với Người cũng nhục mạ Người như thế. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vào khoảng giờ thứ chín thì Chúa Giêsu kêu lớn tiếng:
J. "Eli, Eli, lema sabachtani!"
C. Nghĩa là:
J. "Lạy Chúa con, lạy Chúa con! sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe vậy nói rằng:
S. "Nó gọi tiên tri Elia".
C. Lập tức một người trong bọn chạy đi lấy một miếng bọt biển, nhúng đầy dấm và cuốn vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Nhưng có kẻ lại bảo:
S. "Hãy chờ xem Elia có đến cứu nó không?"
C. Ðoạn Chúa Giêsu lại kêu lên lớn tiếng và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới, đất chuyển động, đá nứt ra. Các mồ mả mở tung và xác của nhiều vị thánh đã qua đời được sống lại. Và sau khi Chúa sống lại, họ ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra cùng nhiều người. Còn viên sĩ quan và những kẻ cùng ông canh giữ Chúa Giêsu, thấy đất chuyển động và các sự xảy ra, thì thất kinh sợ hãi và nói:
S. "Ðúng người này là Con Thiên Chúa".
C. Ở đó cũng có nhiều phụ nữ đứng xa xa; họ là những người đã theo giúp Chúa Giêsu từ xứ Galilêa. Trong số đó có Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê và Giuse, và mẹ các người con của Giêbêđê.
Tới chiều có một người giàu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mồ mà ông đã cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mồ lại và ra về. Còn Maria Mađalêna và bà Maria kia cùng ngồi đó nhìn vào mộ.
Hôm sau, tức là sau ngày chuẩn bị mừng lễ, các thượng tế và biệt phái đến dinh Philatô trình rằng:
S. "Thưa ngài, chúng tôi nhớ, lúc sinh thời tên bịp bợm ấy có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại". Vậy xin ngài truyền lệnh cho canh mộ đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ nó lấy trộm xác rồi phao đồn với dân chúng rằng: Người đã từ cõi chết sống lại! Và như thế, sự gian dối này lại còn tai hại hơn trước".
C. Philatô trả lời:
S. Các ông đã có lính canh thì cứ đi mà canh như ý.
C. Họ liền đi và đóng ấn niêm phong tảng đá và cắt lính canh giữ mồ.
Sư yên lặng của Chúa
Lm An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
09:40 06/04/2020
“Ngày kêu Chúa không lời đáp ứng,
đêm van nài mà mãi chẳng yên” (Tv 22,3)
“Xin mau đáp lời con lạy Chúa, hơi thở con nay đã hầu tàn,
xin đừng ẩn mặt đi, kẻo con hóa ra người thiên cổ”. (Tv 143,9)
Trường họp được xem là gay go và khó hiểu nhất là sự yên lặng của Chúa Cha đối với Người Con Chí Ái của mình là Đức Ki-tô, khi Người Con này ở trong vườn Ghết-sê-ma-ni : “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”. (Mt 26,40) Chén đắng là cuộc Thương Khó và cái chết. Khi sức chịu đựng của con người phàm đã tới mức cuối cùng, Đức Ki-tô đã kêu lên bằng những lời thảm thiết : “Êli, Êli, lê-ma xa-bác-ta-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con.” (Mt 27, 46) Não nùng và thảm thiết đến thế mà Thiên Chúa vẫn yên lặng !
Đức Ki-tô cũng đã yên lặng. Sự yên lặng của Người hiện ra tỏ tường trước những lời khiêu khích, nhạo báng của dân chúng,: “Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày, xây lại được, hãy cứu lấy mình đi. Mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào’’ (Mt 27, 39), Người vẫn lặng thinh. Không chỉ có dân chúng thôi đâu mà còn cả các kinh sư, kỳ mục, thượng tế cũng chế diễu Người nữa : “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ít-ra-en. Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền ! Vì hắn đã nói : Ta là Con Thiên Chúa”. (Mt 27, 3) Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng xỉ vả Người như thế : “Hắn ta gọi ông Ê-li-a !” (Mt 27,47) Trước những lời lẽ và cử chỉ này, Đức Ki-tô chỉ yên lặng.
Tối hôm 27 Tháng Ba vừa rồi, ĐGH Phan-xi-cô đã có một buổi chầu Thánh Thể cầu nguyện cho mọi người trên thế giới, nhất là những người cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ, những người đang mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán hay đã qua đời vì bệnh này. Ngài cũng đã không quên cầu cho các bác sĩ, y tá đang phục và tìm cách chế ra các thứ thuốc hữu hiệu đế chống lại con vi-rút Vũ Hán. Lời cầu nguyện thật là chân thành thống thiết. Cùng theo dõi và tham dự buổi cầu nguyện này có hàng triệu triệu người trên khắp thế gian. Bình thường mà nói, Chúa khó có thể làm ngơ trước những lời cầu nguyện khẩn khoản như thế. Chắc hẳn là như vậy, vì Kinh Thánh cho thấy Chúa là Đấng từ bi, nhân hậu : “Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?” (Ed 18,23); “Người nổi giận, giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt cả đời. Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống, hừng đông về đã vọng tiếng hò reo.” (Tv 30,6) “Trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.” (Tv 130,7)
Từ khi cơn đại dịch xuất hiện, không biết bao nhiêu người Công Giáo đạo đức và những người thiện chí ở khắp nơi đã cầu nguyện, vì thấy sức tàn phá kinh khủng của con vi rút quái ác mà trí tuệ và khả năng của con người như chưa tìm ra cách nào thỏa đáng để giải quyết. Cũng có nhũng người nghĩ rằng đây là lúc Chúa ra tay quyền phép vô biên, để cho thấy chỉ vì một con vi trùng mắt thường không xem thấy, mà cả thế giới đã phải đảo điên khốn đốn như vậy, thì khi Người ra tay thực sự, thế giới sẽ ra sao.
Những người không tin thì không thế nào chấp nhận chuyện con tầu ông Nô-ê và trận lụt Đại Hồng Thủy cũng như những lời đe dọa trừng phạt Chúa dùng ngôn sứ Gio-na để cảnh cáo dân thành Ni-ni-vê và Sô-đô-ma cho họ ăn năn sám hối để tránh cơn đại họa. Điều căn bản đã trở thành chân lý là loài người phản nghịch lỗi nghĩa cùng Thiên Chúa, thì Người đành lòng phải ra tay trừng phạt, để kêu gọi họ trở về đường ngay nẻo chính. Nhưng loài người vẫn cứng tin. Những sự lạ xẩy ra ở Lộ Đức, Fatima đáng lẽ phải làm cho họ tin. Nhưng được mấy người? Những chuyện như con tầu Titanic xẩy ra vào Tháng Tư năm 1912 cũng vậy. Nền Hàng Hải Anh Quốc và những người thiết kế ra nó tuyên bố một câu đầy ngạo mạn rằng Thượng Đế có muốn đánh chìm cũng không đánh chìm nổi. Nhưng nó đã chìm tại vùng biển Canada, chỉ sau một ngày ra khơi; đã mấy người nhìn vào đó mà tin !
Tình hình thế giới trước cơn đại dịch hiện nay rất khẩn thiết. Ai cũng mong có một phép mầu để chấm dứt tình trạng đau thương này. Đó là phép mầu của những lời cấu nguyện. Nhưng có thể phép mầu này sẽ đến chậm do sự yên lặng có “tính toán” của Thiên Chúa, vì đường lối của Người không như đường lối của chúng ta và lối hành xử của Người cũng không như chúng ta nghĩ. Chúa có thể đáp ứng ngay. Nhưng có lẽ Người sẽ còn khoan giãn một ít lâu nữa, để cho nhiều người “thấm đòn” mà tỉnh ngộ, đừng chống lại chủ quyền sáng tạo của Người và tìm mọi cách để đẩy Người ra khỏi cõi đời này, như Feuerbach, Nietzsche hô hào trong các sách của các ông, và nhiều nhà nhân bản vô thần khác như Albert Camus trong tác phẩm Bệnh dịch (La Peste).
Nietzsche đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Chúa đã chết. Chúng ta không nên đi đến nhà thờ, nếu chúng ta muốn hít thở không khí trong lành.” Camus cũng nói : ông muốn một tôn giáo mà trong đó người ta không phải chắp tay hay quì gối.
Trong trường hợp “cầu mà chưa được, ước mà chẳng thấy”, thì những người tin lại càng phải nghĩ đến sự yên lặng nhiệm mầu của Chúa, nghĩ đến cách thế cầu nguỵện và xu hướng của lòng mình mà đùng vội nản chí. Chúa muốn dùng sự yên lặng của Người để thử thách lòng tin của chúng ta. Người nói ai bền chí đến cùng thì sẽ được cứu : “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mt 10, 22). Tin Mừng cũng nêu gương cho chúng ta về sự kiên trì trong truyện người bạn quấy rầy: “Thầy nói cho anh em biết, dầu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lỳ ra đấy.” (Lc 11, 5-8)
Cuối cùng vấn đề của chúng ta là vững tin và trông cậy. Chúng ta nên nghĩ đến tổ phụ Abraham : “Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp; ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu”, (Hr 11, 8) và lời thánh vịnh :
“Khi tôi trung cầu cứu đến ta, Ta liền đáp lại
Lúc ngặt nghèo có Ta ở kề bên.
Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự
Cho sống lâu, tuổi thọ an lành.” (x Tv 91, 15.16)
Chúa liền đáp lại. Nhưng cái liền của Chúa không phải như cái liền của chúng ta, vì khoảnh khắc thời giờ của Chúa thì khác. Điều này khiến chúng ta lại càng phải kiên trì và vững lòng chờ đợi.
Đức Tin: Sức mạnh chiến thắng dịch bệnh
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:22 06/04/2020
Thời buổi này hễ nghe đến Corona ta liền sợ quá. Ôi, sợ vừa thôi, chứ đừng sợ quá!
Cần tuân thủ các biện pháp y tế khoa học phòng bệnh lây lan. Đúng lắm. Cần tăng cường sức đề kháng cơ thể để chống virus. Càng đúng. Chúng ta phải mạnh mẽ chống dịch Covid-19. Đúng quá.
Tuy nhiên, chỉ cậy dựa sức mạnh thân xác thì con người thua con trâu con bò. Con người mạnh hơn con vật là nhờ sức mạnh tinh thần.
Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt với đói khổ, với cái chết, thì tình yêu, hy vọng và đức tin đã tạo nên sức mạnh cho con người Việt Nam ý nghĩa để sống và để dâng hiến như bản "Tình ca" của Hoàng Việt: “Giữ lấy đức tin bền vững em ơi, giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời.”
Đức tin vào Thiên Chúa còn tạo sức mạnh mãnh liệt hơn nữa. Đức tin có thể không thay đổi hoàn cảnh khó khăn, nhưng thay đổi tâm trạng chúng ta phản ứng trước hoàn cảnh ấy. Đức tin có thể chưa làm chấm dứt dịch bệnh ngay, nhưng cho chúng ta sức mạnh lúc này để sống bình an, yêu thương và hy vọng.
Xin coi Video phóng sự dưới đây về những con người thuộc giáo phận Bắc Ninh nhờ đức tin vào Chúa họ đã sống ra sao khi trải qua kinh nghiệm thực tế sống trong vùng nhiều người bị nhiễm Covid-19 nên bị phong tỏa cách ly.
https://www.youtube.com/watch?v=x549IVtA1Bc
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 06/04/2020
8. Niềm vui thiêng liêng so với lạc thú của thế tục thì cao thượng rất nhiều.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 06/04/2020
86. DỰA VÀO BỘ XƯƠNG KHÔ
Chu Dị ở làng Tiền Dung rất ngạo mạn, coi thường các đại quan của triều đình, hể gặp chuyện là chế nhạo họ.
Có người khuyên ông ta không nên như thế, nhưng Chu Dị lại không cho là như vậy, nói:
- “Tôi dựa vào bản lãnh của mình nên được minh chúa khen ngợi, còn mấy ông quan to ấy đều ỷ vào các bộ xương khô của tổ tiên mà khinh dể người khác, nếu tôi cúi đầu hèn hạ trước mặt họ, thì lại càng làm cho họ thêm khinh miệt, tôi gọi đó là đánh phủ đầu”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 86:
Ở đời có rất nhiều người thành đạt do tự sức mình làm nên, cũng có rất nhiều người cậy thế người thân làm lớn để tiến thân vinh thân phì da.
Thành đạt do mình làm ra thì nên tự hào chứ không nên kiêu ngạo coi ai chẳng ra gì, bởi vì tất cả mọi sự chỉ là như gió thoảng mây bay, nay còn mai mất, cái tồn tại đó chính là tâm hồn khiêm tốn vẫn ở mãi trong tâm hồn của người khác; người khác khinh miệt mình không phải là mình nghèo cũng không phải là không thành đạt, nhưng là vì tư cách của mình hèn hạ, ngạo mạn, bởi vì có nhiều người nghèo nhưng rất được người khác kính trọng, cũng có nhiều người không thành đạt nhưng ai cũng mến thương họ...
Khinh miệt người khác thành đạt vì họ dựa vào thế của tổ tiên là không phải tính cách của người Ki-tô hữu, nhưng đó là tư cách của kẻ tiểu nhân, bởi vì người Ki-tô hữu luôn xác tín rằng, dù cậy vào thế của ai chăng nữa thì họ cũng là con cái Thiên Chúa cần được mọi người yêu thương, và hướng dẫn để trở nên con cái tốt lành của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chu Dị ở làng Tiền Dung rất ngạo mạn, coi thường các đại quan của triều đình, hể gặp chuyện là chế nhạo họ.
Có người khuyên ông ta không nên như thế, nhưng Chu Dị lại không cho là như vậy, nói:
- “Tôi dựa vào bản lãnh của mình nên được minh chúa khen ngợi, còn mấy ông quan to ấy đều ỷ vào các bộ xương khô của tổ tiên mà khinh dể người khác, nếu tôi cúi đầu hèn hạ trước mặt họ, thì lại càng làm cho họ thêm khinh miệt, tôi gọi đó là đánh phủ đầu”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 86:
Ở đời có rất nhiều người thành đạt do tự sức mình làm nên, cũng có rất nhiều người cậy thế người thân làm lớn để tiến thân vinh thân phì da.
Thành đạt do mình làm ra thì nên tự hào chứ không nên kiêu ngạo coi ai chẳng ra gì, bởi vì tất cả mọi sự chỉ là như gió thoảng mây bay, nay còn mai mất, cái tồn tại đó chính là tâm hồn khiêm tốn vẫn ở mãi trong tâm hồn của người khác; người khác khinh miệt mình không phải là mình nghèo cũng không phải là không thành đạt, nhưng là vì tư cách của mình hèn hạ, ngạo mạn, bởi vì có nhiều người nghèo nhưng rất được người khác kính trọng, cũng có nhiều người không thành đạt nhưng ai cũng mến thương họ...
Khinh miệt người khác thành đạt vì họ dựa vào thế của tổ tiên là không phải tính cách của người Ki-tô hữu, nhưng đó là tư cách của kẻ tiểu nhân, bởi vì người Ki-tô hữu luôn xác tín rằng, dù cậy vào thế của ai chăng nữa thì họ cũng là con cái Thiên Chúa cần được mọi người yêu thương, và hướng dẫn để trở nên con cái tốt lành của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sự tự hủy của Mẹ Thiên Chúa
Lm Raniero Cantalamessa
18:24 06/04/2020
“Hỡi Bà, Bà đã làm gì cho tôi?”
Trong những suy niệm mùa Chay, chúng ta tiếp tục hành trình chúng ta theo những bước chân của Đức Maria mà chúng ta đã khởi sự trong mùa Vọng vừa qua. Đây sẽ là cách chúng ta phó dâng mình dưới sự chở che của Đức Trinh Nữ trong một thời gian thử thách rất khốc liệt này đối với toàn thể nhân loại vì đại dịch coronavirus. ( Diễn dịch từ nguồn http://www.cantalamessa.org/?p=3858&lang=en, với tựa đề “O WOMAN, WHAT HAVE YOU TO DO WITH ME?” The Kenosis of the Mother of God. )
Chúng ta phải công nhận rằng Tân Ước không nói nhiều về Đức Maria, ít ra là không nhiều như chúng ta chờ đợi, khi để ý đến sự phát triển về lòng sùng kính dành cho Mẹ Thiên Chúa ở trong Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu chăm chú để ý, chúng ta nhận thấy rằng Đức Maria luôn hiện diện trong ba thời điểm quan trọng nhất tạo nên mầu nhiệm cứu độ. Quả thật, có ba giai đoạn đặc biệt đã tạo nên mầu nhiệm cao cả của ơn cứu độ, đó là: Nhập thể của Ngôi Lời, mầu nhiệm Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần.
Đức Maria đã hiện diện tại tất cả ba biến cố quan trọng này. Chắc chắn Mẹ đã hiện diện tại biến cố Nhập Thể, biến cố đã xảy ra ngay trong lòng Mẹ. Đức Maria đã hiện diện tại mầu nhiệm Vượt Qua, bởi vì như được viết, Mẹ đứng gần thập giá Chúa Giêsu (x. Ga 19,25). Cuối cùng, Mẹ đã hiện diện tại biến cố Lễ Ngũ Tuần, bởi vì Kinh Thánh viết rằng Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ khi họ đồng tâm nhất trí với nhau trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Cv 1,14). Sự hiện diện của Đức Maria trong ba biến cố quan trọng này của ơn cứu độ chúng ta không phải là sự tình cờ. Chúng bảo đảm cho mẹ một vị trí duy nhất sau Chúa Giêsu trong công trình cứu chuộc. Đức Maria là người duy nhất trong toàn thể nhân loại đã chứng kiến và tham dự vào tất cả ba biến cố này.
Trong phần hai của hành trình bước theo Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt Qua, chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta tới một sự hiểu biết sâu xa hơn và tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Xin Mẹ nâng đỡ và khích lệ chúng ta bước theo mẹ trên suốt hành trình này như mẹ nói với chúng ta với tư cách của một người mẹ đang nói với con mình khi tề tựu bên mẹ, “chúng ta hãy cùng đi, để chúng ta có thể chết với Người” (Ga 11,16). Trong Tin Mừng, những lời này được nói lên bởi Tôma, nhưng chính Đức Maria đã sống những lời đó.
Mẹ học vâng phục từ những đau khổ mẹ trải qua
Trong cuộc đời Đức Giêsu, mầu nhiệm Vượt Qua đã không bắt đầu khi Người bị bắt trong vườn Cây Dầu, và sự kéo dài của nó không chỉ ở trong Tuần Thánh. Toàn bộ đời sống, từ giây phút Gioan chào đón Người như là Chiên Thiên Chúa, đã là một sự chuẩn bị cho cuộc Vượt Qua. Theo thánh sử Luca, cuộc đời công khai của Chúa Giêsu đã là một hành trình tiệm tiện và liên lỉ hướng về Giêrusalem, nơi Người phải hoàn tất cuộc “exodus - xuất hành” của Người (x. Lc 9,31).
Song song với hành trình vâng phục của Ađam mới, hành trình của Evà mới cũng được diễn tiến tương tự. Đối với Đức Maria, mầu nhiệm Vượt Qua đã bắt đầu từ rất sớm. Những lời của Simêon tiên báo về dấu chỉ của sự chống đối và một lưỡi gươm sẽ xuyên thấu lòng mẹ đã từng bước trở thành hiện thực. Mẹ đã giữ trong lòng mình tất cả những lời ấy cùng với những lời khác. Mục đích của bài suy niệm này là dõi theo bước chân của Đức Maria trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu và chiêm ngắm mẹ như là mô mẫu của chúng ta trong thời gian này.
Bình thường điều gì xảy ra khi một tâm hồn được mời gọi tới sự thánh thiện sau khi đã được đổ đầy ân sủng? Điều gì xảy ra khi tâm hồn này đã quảng đại thưa “vâng” trong đức tin, muốn bắt đầu thực hiện những điều tốt lành và vun trồng các nhân đức? Thời gian thanh tẩy và khổ luyện bắt đầu. Đêm tối đức tin sẽ xuất hiện. Và chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó trong hành trình của cuộc sống mẹ, Đức Maria là sự hướng dẫn và mô mẫu quý báu cho chúng ta phải hành xử làm sao khi đó là “thời gian thử thách” trong đời chúng ta.
Trong Thông điệp Redemptoris Mater, được viết cho Năm Đức Maria, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã áp dụng cách đúng đắn cho cuộc đời của Đức Maria phạm trù theo nghĩa rộng về kenosis, tự hủy, một khái niệm mà thánh Phaolô đã giải thích cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Đức Giáo Hoàng viết: “Nhờ đức tin, Đức Maria được kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô trong sự tự hủy chính mình… Ở dưới chân thập giá, Đức Maria chia sẻ mầu nhiệm đau khổ của sự tự hủy chính mình này.” (Lumen gentium, 58.) Sự tự hủy ấy được hoàn tất ở dưới chân thập giá, nhưng nó đã bắt đầu từ rất sớm rồi. Ngay tại Nadarét và đặc biệt trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, mẹ đã tiến bước trên hành trình đức tin của mình. Rõ ràng là mẹ đã phải chịu đựng “một nỗi đau buồn đặc biệt của tâm hồn, mẹ đã nếm trải một dạng đêm tối của đức tin.” ( Thomas à Kempis, The Imitation of Christ, II, 12.)
Tất những điều này làm cho các biến cố liên quan đến Đức Maria mang ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta; nó dẫn đưa Đức Maria đến gần với Giáo Hội và với nhân loại. Chúng ta phải vui mừng khi thấy sự tiến triển lớn lao của việc sùng kính Đức Maria được thực hiện trong Giáo Hội Công Giáo, và đối với những ai đã sống thời gian diễn ra Công Đồng Vaticanô II thì rất dễ dàng nhận ra điều đó. Trước Công Đồng, phạm trù nền tảng về sự vĩ đại của Đức Maria được diễn tả là sự ưu tiên hay là sự ngoại lệ (privilege or exemption).
Người ta nghĩ rằng mẹ được miễn trừ không chỉ khỏi tội tổ tông và sự hư nát (những đặc ân mà Giáo Hội đã tuyên tín thành tín điều về ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội và Lên Trời), nhưng người ta cũng tin rằng Đức Maria cũng được miễn trừ khỏi những đau đớn khi sinh con, khỏi những mỏi mệt, lo lắng, cám dỗ, vô tri, và tệ hơn, khỏi cả cái chết. Quả thật, nhiều người đã tin rằng Đức Maria đã không chết trước khi lên trời.
Một thời người ta nghĩ rằng tất cả những điều này là hậu quả của tội lỗi, nhưng Đức Maria không vướng mắc tội lỗi. Người ta đã không ý thức rằng khi nghĩ như thế, thay vì liên kết Đức Maria với Chúa Giêsu, họ đã hoàn toàn tách biệt mẹ khỏi Chúa, dẫu là Đấng vô tội, Người đã muốn trải nghiệm hết tất cả những điều này: mỏi mệt, buồn phiền, lo lắng, cám dỗ, và cả cái chết vì ơn cứu độ chúng ta.
Những điều này được phản chiếu trong nghệ thuật ảnh tượng diễn tả về Mẹ Diễn Phúc qua các bức tượng, những tranh vẽ và những hình ảnh, theo cách thức căn bản mẹ như là một thụ tạo “phi nhập thể” và được lý tưởng hóa bằng một vẻ đẹp hoàn toàn nhân loại mà bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn sở hữu, nghĩa là như một người phụ nữ làm “nghiêng nước nghiêng thành.”
Ngày nay, từ Công Đồng Vaticanô II, chúng ta không còn cố gắng diễn tả sự thánh thiện độc nhất của Đức Maria như thế nhờ sự ưu tiên, nhưng nhờ đức tin. Đức Maria “trổi vượt về hành trình đức tin của mẹ.” (John Paul II, Salvifici Doloris, 23. ) Điều này không làm giảm khinh sự vĩ đại của Đức Maria; nhưng đúng hơn, nó làm gia tăng sự vĩ đại của mẹ một cách bao la. Trước Thiên Chúa, sự vĩ đại tâm linh của một con người trong cuộc sống này quả thật không được đo lường bằng những gì Thiên Chúa ban tặng, nhưng bằng những gì Thiên Chúa đòi hỏi người đó thực hiện. Và như chúng ta sẽ thấy, Thiên Chúa đã đòi hỏi rất nhiều nơi Đức Maria, nhiều hơn bất cứ người nào khác, nhiều hơn cả những gì Người đòi hỏi nơi ông Ábraham.
Trong Tân Ước, có những trình thuật rất ý nghĩa về Chúa Giêsu. Một trong những trình thuật đó nói rằng: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15); một đoạn khác nói với chúng ta rằng: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Hr 5,8). Nếu Đức Maria đã bước theo người Con mình trong mầu nhiệm tự hủy (kenosis), những lời này cũng áp dụng cho Đức Maria và chúng là chiều khóa để hiểu đời sống của mẹ. Mặc dầu với tư cách là mẹ, Đức Maria đã phải học vâng phục nhờ những đau khổ mẹ đã trải qua.
Có lẽ Chúa Giêsu đã không vâng phục đủ trong thời niên thiếu hay Người đã không biết vâng phục là gì, vì thế Người phải học vâng phục nhờ những đau khổ phải chịu sau này đó sao? Không, “học” trong ngữ cảnh này có nghĩa là “biết” như những gì mà Kinh Thánh diễn tả, nó diễn tả ý nghĩa thực tiễn của “kinh nghiệm” hoặc “trải nghiệm.” Chúa Giêsu đã sống đức vâng phục và đã lớn lên trong vâng phục nhờ những đau khổ Người chịu. Thật là cần thiết phải có một tinh thần luôn vĩ đại về đức vâng phục để vượt qua những thử thách và cám dỗ rất lớn lao, đặc biệt để vượt qua thử thách lớn nhất là cái chết.
Một cách tương tự, Đức Maria đã học vâng phục và tin; Mẹ đã lớn lên trong cả hai nhờ những đau khổ mẹ trải qua, để chúng ta có thể nói về mẹ với tất cả niềm tin rằng: chúng ta có một người mẹ có thể đồng cảm, thấu hiểu với những yếu đuối, mỏi mệt, và cám dỗ của chúng ta, mẹ cũng đã bị cám dỗ như chúng ta, nhưng mẹ đã không phạm tội.
Đức Maria trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu
Trong Tin Mừng có những quy chiếu về Đức Maria mà trong quá khứ khi ý tưởng về sự ưu tiên thống trị, chúng đã tạo nên một sự khó chịu nào đó nơi các tín hữu và ngày nay thay vào đó, chúng lại được xem như là mốc điểm ý vị trong hành hình đức tin của Đức Maria. Vì thế, chúng ta không có lý do để coi thường hoặc lấp liếm bằng những giải thích tùy tiện.
Chúng ta hãy bắt đầu với biến cố lạc mất Chúa Giêsu trong Đền Thờ (Lc 2,41 tt). Đây là khởi điểm mầu nhiệm Vượt Qua về sự tước bỏ dành cho người mẹ. Quả thật, Chúa đã nói với mẹ điều gì khi hai ông bà đã tìm thấy Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2,49-50). “Sao cha mẹ lại tìm con?” – những lời này cho thấy có một ý muốn khác biệt giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, một ý muốn tuyệt đối quan trọng, làm cho mọi tương quan khác trở thành thứ yếu, cả tương quan nghĩa tử với mẹ, đó là thánh ý Chúa Cha.
Sau này, Đức Maria được đề cập ở Cana miền Galilêa ngay khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai. Chúng ta biết về sự kiện này. Chúa Giêsu đã trả lời gì khi Đức Maria kín đáo xin Chúa can thiệp? “Thưa bà, chuyện đó có can gì giữa bà và tôi?” (Ga 2,5). Không là vấn đề để chúng ta cố gắng giải thích những lời này có ý nghĩa như thế nào, chúng thực sự rất khó nghe và gây tổn thương. Một lần nữa những lời này như muốn tạo khoảng cách giữa Chúa Giêsu và mẹ Người.
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật phần tiếp theo này, nó xảy ra trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Một ngày kia, khi Chúa Giêsu đang rao giảng, mẹ và anh em Người đến nói với Người. Chúng ta hãy hình dung, cũng giống như bất cứ bà mẹ nào lo lắng cho con, Đức Maria có lẽ đã lo lắng nhiều cho sức khỏe của Chúa Giêsu, bởi vì những đoạn trước đó kể lại rằng Người đã không thể ăn uống vì đám đông (Mc 3,20). Một chi tiết nhỏ để cho thấy: Đức Maria, mẹ Người, đã phải đến để gặp Người và nói chuyện với Người. Mẹ đã không dùng lợi thế là mẹ Người để áp đặt đám đông tránh ra cho mẹ đi vào. Trái lại, mẹ đứng ở ngoài, và những người khác đã đến nói với Chúa: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy” (Mc 3,33)! Nhưng ở đây cũng thế, điều quan trọng mà Chúa Giêsu đã nói là gì: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi” (Mc 3,34)?
Chúng ta đã biết điều Chúa Giêsu sắp nói rồi. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của Đức Maria, và như thế chúng ta mới có thể hiểu sự khiêm nhường và đau khổ mà những lời này làm cho mẹ phải chịu. Chúng ta biết rằng đó là những lời ca ngợi hơn là những lời trách mắng dành cho mẹ Người, nhưng chắc chắn mẹ đã không nhận biết hoặc ít ra mẹ đã không nhận ra điều đó tại thời điểm này. Đối với mẹ đó chỉ là lời từ chối đầy cay đắng. Không có đề cập nào nói rằng Chúa Giêsu đi ra ngoài để nói với mẹ. Có lẽ không gì tốt hơn là phải trở về nhà mình mà không được gặp con hay nói chuyện một chút với con. Bởi mẹ là người đầu tiên hiện diện để nâng đỡ, phục vụ và là người cuối cùng ở lại để chịu những thiệt thòi, hy sinh. Ôi, thương người mẹ quá!
Một ngày khác, thánh Luca kể, trong lúc Chúa Giêsu đang giảng, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” (Lc 11,27)! Lời tán dương này có lẽ cũng đủ để làm cho bất cứ bà mẹ nào cảm thấy hạnh phúc, nhưng Đức Maria, nếu mẹ ở đó hoặc đến đó để nghe lời này, có lẽ mẹ đã không thể nghĩ rằng những lời này ca tụng mẹ, bởi vì Chúa Giêsu đã điều chỉnh người phụ nữ đó liền và nói: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28).
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm một ví dụ cuối cùng. Ở một vài điểm nào đó trong Tin Mừng mình, thánh Luca đề cập đến những người phụ nữ đi theo Chúa Giêsu, và ngài đã gọi tên một số phụ nữ thánh thiện được Chúa chúc lành; họ là những người “đã giúp đỡ Người bằng vật chất (x. Lc 8,2-3), điều này có nghĩa là, họ đã chăm sóc Chúa và các Tông Đồ về nhu cầu vật chất, như chuẩn bị bữa ăn cho họ, giặt dũ hay vá áo quần cho họ. Những điều này có liên quan gì đến Đức Maria không? Đức Maria không được đề cập đến trong số những người phụ nữ này. Tất cả chúng ta đều biết một người mẹ thương con, thường mong muốn như thế nào để làm những điều nhỏ nhặt này cho người con, đặc biệt khi người con đó được thánh hiến cho Chúa. Ở đây, Đức Maria đã không thể. Đó là một sự hy sinh hoàn toàn từ trái tim mẹ.
Một loạt những sự kiện và lời nói rõ ràng liên kết với nhau như thế không thể chỉ là sự tình cờ. Như vậy, Đức Maria phải sống mầu nhiệm tự hủy của mình. Mầu nhiệm tự hủy của Chúa Giêsu hệ tại ở điều này: thay vì duy trì những đặc quyền và đặc ân từ Thiên Chúa, Người đã tự hủy chính mình, trở nên một người tôi tớ và xuất hiện trước mặt mọi người như một người phàm giống như bất cứ người phàm nào (x. Pl 2,2-8). Mầu nhiệm tự hủy của Đức Maria hệ tại ở điều này: thay vì duy trì những đặc quyền như là mẹ của Đấng Mêsia, mẹ đã tự hủy chính mình và xuất hiện trước mặt mọi người như là một người phụ nữ giống như bao phụ nữ khác.
Dẫu là Con Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô không được miễn trừ khỏi tất cả hình thức của nhục hình, cũng thế, dẫu là Mẹ Thiên Chúa nhưng Đức Maria đã không được miễn trừ khỏi mọi khổ hình. Chúa Giêsu có lần quả quyết rằng Lời Chúa là phương tiện mà Thiên Chúa dùng để cắt tỉa và thanh lọc những nhành cây: “Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em” (Ga 15,3), và đây là cách thức Người dùng để “thanh luyện” mẹ Người. Có lẽ một cách chính xác đây không phải là lưỡi gươm mà một ngày kia đã đâm thủng trái tim mẹ, như Simêon đã tiên báo đó sao?
Thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria cũng là một kinh nghiệm nhân loại; có một phương diện cốt nhục đối với thiên chức này trong ý nghĩa tích cực của hạn từ này. Người con đó là con mẹ, là kho báu duy nhất của mẹ, là sự nâng đỡ và là chỗ dựa tinh thần duy nhất trong cuộc đời mẹ. Nhưng mẹ đã phải khước từ tất cả điều này vốn là những điều “rất người” và rất đáng trân quý vì ơn gọi của mẹ. Chính người con mẹ cũng đã thấy được điều đó, rằng Đức Maria đã không tận hưởng phúc lợi trần thế từ vai trò làm mẹ. Mặc dầu là mẹ Chúa Giêsu, Đức Maria đã phải bước theo Chúa Giêsu mà lẽ ra mẹ không phải làm như thế. Một khi bắt đầu sứ vụ mình, Chúa đã không có chỗ gối đầu, và tương tự Đức Maria cũng không có chỗ gối đầu.
Không chỉ đã sẵn sàng sống sự nghèo khó vật chất, Đức Maria còn sống một sự nghèo khó tinh thần với một mức độ cao nhất. Sự nghèo khó tinh thần này hệ tại ở việc đón nhận sự tước đoạt hoàn toàn khỏi mọi sự ưu tiên, không còn tính đến bất cứ điều gì nữa, không còn quá khứ, hay tương lai, không mạc khải cũng không lời hứa, như thể những điều này không phải là chuyện của mẹ và không bao giờ xảy ra. Đó là một dạng của “đêm tối của ký ức.” Sự khó nghèo này hệ tại trong sự quên mình, hay, tốt hơn, mẹ không thể nhớ lại quá khứ, không còn là vấn đề mẹ đã cố gắng bao nhiêu nữa – và nó hệ tại trong việc đào luyện mình chỉ hướng về Thiên Chúa và chỉ sống trong niềm hy vọng đó mà thôi. Đây là sự khó nghèo đích thực và tận căn về tinh thần, nó trở nên phong phú chỉ trong Thiên Chúa và chỉ trong hy vọng.
Hướng về mẹ mình, Chúa Giêsu đã ứng xử giống như một vị linh hướng vừa rất khôn ngoan vừa rất đòi hỏi, khi hiểu rằng ngài đang làm việc với một tâm hồn rất đặc biệt, không cho phép tâm hồn này lãng phí thời gian hoặc ở lại trên một cấp độ thấp hơn giữa những tình cảm và những an ủi tự nhiên. Nếu vị linh hướng là một người rất thánh thiện, ngài sẽ không ngần ngại kéo tâm hồn này hướng về sự từ bỏ hoàn toàn để hiệp thông với Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy Đức Maria từ bỏ chính mình. Người hướng dẫn tất cả môn đệ mình trong mọi thế kỷ nhờ Tin Mừng, nhưng Người đã hướng dẫn mẹ Người một cách cá vị và bằng miệng lưỡi mình.
Một mặt, Người để cho mình được Chúa Cha hướng dẫn nhờ Chúa Thánh Thần làm bất cứ điều gì Chúa Cha muốn: bước vào sa mạc để chịu cám dỗ, lên núi để biến hình, tiến về Giêtsimani để chịu chết. Người nói: “Ta luôn làm đẹp lòng Người” (Ga 8,29). Mặc khác, Chúa Giêsu cũng đã hướng dẫn Đức Maria theo “cách thế” đó, là biết thi hành thánh ý Chúa Cha.
Đức Maria, môn đệ của Chúa Giêsu
Đức Maria đã phản ứng như thế nào đối với cách thức Chúa Con và Thiên Chúa thực hiện nơi mình? Chúng ta hãy đọc lại lần nữa bản văn mà chúng ta đã đọc. Chúng ta sẽ thấy rằng không bao giờ có dấu vết gì cho thấy ý muốn của mẹ đi ngược lại với thánh ý Thiên Chúa hay có sự chống đối hoặc sự biện hộ từ phía Đức Maria. Mẹ đã không bao giờ cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu thay đổi ý định của Người! Mẹ có một sự ngoan ngùy dường như tuyệt đối.
Ở đây chúng ta thấy sự thánh thiện cá vị độc nhất của Mẹ Thiên Chúa, sự kỳ diệu cao cả nhất của ân sủng. Để hiểu được điều này, chúng ta chỉ cần so sánh với thánh Phêrô, chẳng hạn. Khi Chúa Giêsu loan báo cho Phêrô biết rằng sự từ chối, đau khổ và chết đang chờ Người ở Giêrusalem, Phêrô liền mắng Người và nói: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16,22)! Ông lo lắng cho Chúa Giêsu nhưng đồng thời cũng lo lắng cho mình. Đức Maria thì không lo lắng cho mình như thế.
Đức Maria ở lại trong thinh lặng. Câu trả lời của mẹ với mọi điều là sự thinh lặng của mẹ. Sự thinh lặng của Đức Maria có một phẩm chất khác. Điều này thật rõ tại Cana, miền Galiêa, thay vì cảm thấy bị xúc phạm, khi Đức Maria đã hiểu được nhờ đức tin và có lẽ nhờ cách thức mà Chúa Giêsu nhìn mẹ mình để mẹ có thể đứng vững, nên mẹ mới nói với các đầy tớ: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Cả sau những lời chói tai mà Chúa Giêsu nói khi ông bà tìm thấy Người trong Đền Thờ, Đức Maria đã không hiểu những lời đó, Kinh Thánh cho biết Đức Maria đã im lặng: “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2,51).
Việc Đức Maria giữ thinh lặng không có nghĩa là mọi sự đều dễ dàng đối với mẹ và rằng mẹ không phải cố gắng để vượt những khó khăn. Mẹ thoát khỏi tội lỗi, nhưng không thoát khỏi những khó khăn và điều mà thánh Gioan Phaolô II gọi là “nỗi đau khổ đặc biệt của tâm hồn, tương tự như một dạng đêm tối đức tin.” Nếu Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani đã phải chiến đấu đến mức toát mồ hôi máu ra để kết hợp hoàn toàn ý muốn nhân loại của Người với ý muốn của Chúa Cha, thì thật ngạc nhiên biết bao khi mẹ Người phải đối diện với cơn hấp hối tương tự như vậy đó sao? Tuy nhiên, một điều chắc chắn: trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đức Maria đã không hề muốn lùi bước. Khi người ta hỏi một số tâm hồn, được Chúa hướng dẫn trên những nẽo đường như thế, rằng họ có muốn cầu nguyện cho điều đó kết thúc và trở lại như trước đây không, ngay lập tức họ trả lời: “Không!” Dù họ có bị xáo trộn như thế nào hay dù có ở bên bờ tuyện vọng.
Sau khi đã chiêm ngắm Đức Maria như là mẹ của Chúa Giêsu, giờ đây chúng ta hãy chiêm ngắm mẹ như là môn đệ Người. Liên quan đến lời của Chúa Giêsu: “Ai là mẹ tôi?”… Bất cứ ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa là anh, chị em và là mẹ tôi” (Mc 3,33-35), thánh Augustinô chú giải:
“Đức Trinh Nữ đã không thi hành thánh ý của Chúa Cha đó sao? Mẹ là người đã tin trong đức tin và nhờ đức tin ấy mẹ đã thụ thai, vì ơn cứu độ, mẹ đã được chọn để được sinh ra cho chúng ta giữa loài người, và mẹ được tạo thành bởi Chúa Kitô trước khi Chúa Kitô được tạo thành trong dạ mẹ đó sao? Đức Maria đã hoàn toàn thi hành thánh ý Chúa Cha; và vì thế Đức Maria thật xứng đáng để trở thành môn đệ hơn là mẹ của Chúa Kitô. Trở thành một môn đệ Chúa Kitô là điều xứng đáng hơn, là sự ưu tiên lớn lao hơn là được làm mẹ Chúa Kitô. Đức Maria thật hạnh phúc bởi vì trước khi sinh hạ một người Con, mẹ đã mang người Thầy ở trong dạ mình… Điều này lý giải tại sao Đức Maria được chúc phúc, mẹ đã lắng nghe và đã thực hành Lời Chúa.” ( Lumen gentium, 61.)
Vì thế, trong thân xác, chỉ Đức Maria là mẹ Chúa Kitô, nhưng trong tinh thần vừa là chị vừa là mẹ Người. ( Cf. St. Augustine, “Letter 55,” 14, 24.)
Như thế, chúng ta có suy nghĩ rằng cuộc đời của Đức Maria là một cuộc đời đau khổ triền miên, một cuộc đời buồn thảm chăng? Không, trái lại! Khi so sánh với cuộc đời của các thánh, chúng ta phải nói rằng ngày lại ngày Đức Maria đã khám phá một loại niềm vui mới, so với với những niềm vui mẫu tử ở Bêlem hay ở Nadarét, như khi mẹ cho Chúa Giêsu bú mớm và khi Chúa âu yếm áp lên má mẹ. Đó là niềm vui không làm theo ý mình. Niềm vui của đức tin. Niềm vui dành cho Chúa điều quý giá nhất, cũng như niềm vui được kết hợp với Chúa, có niềm vui cho đi hơn là đón nhận. Niềm vui khám phá một Thiên Chúa và đường lối Người mà không thể thấu hiểu hết, vì tư tưởng của Người không phải là tư tưởng chúng ta. Vì thế, Người đã mạc khải mình như Người thực sự là: Thiên Chúa, Đấng Thánh.
Thánh Angela thành Foligno, một nhà thần bí đã có những kinh nghiệm tương tự, đã nói về một niềm vui đặc biệt ngay trong giới hạn của sự hiểu biết con người, ngài gọi là “niềm vui của sự bất khả thấu đạt” (gaudium incomprehensibilitatis). Điều này hệ tại ở việc hiểu rằng con người không thể hiểu, nhưng nếu Thiên Chúa, Đấng có thể được hiểu có lẽ không còn là Thiên Chúa nữa. Sự bất khả thấu đạt mang lại niềm vui hơn là sự buồn phiền bởi vì nó cho thấy rằng Thiên Chúa giàu có và vĩ đại hơn bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng và đó là “Thiên Chúa của bạn!” Niềm vui như thế là điều các thánh chiếm giữ trên thiên đàng và là điều theo thánh Angela thành Foligno, Đức Trinh Nữ đã kinh nghiệm trong suốt cuộc đời này. (Cf. Charles Péguy, le Porche du Mystère de la Deuxième Vertu [The Portal of the Mystery of the Second Virtue] in Oeuvres Poétiques Complètes, vol. 5 (Paris: Gallimard, 1975), p. 655. )
Từ việc suy niệm về Đức Maria trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, chúng ta có thể có một sự bảo đảm an ủi: Chúng ta có một người mẹ là người đã có thể thấu hiểu những yếu đuối của chúng ta khi mẹ đã “bị thử thách” trong từng cách thế giống chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Giờ đây mẹ được sống vinh hiển trên trời, bên cạnh người Con mình, mẹ có thể chìa tay ra và lôi kéo chúng ta đi vào con đường của mẹ, mẹ đang ngõ với chúng ta với chân lý mà thánh Tông Đồ xưa đã nói: “Hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Kitô” (1 Cr 11,1).
Trong thời gian thử thách đau thương này, chúng ta hãy hướng về Mẹ Thiên Chúa với lới cầu nguyện rất được các tín hữu ưa thích:
Sub Tuum Praesidium confugimus, Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias in necessitatibus nostris, sed a periculis cunctis libera nos semper, Virgo Gloriosa et Benedicta. AMEN.
(Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời,
xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện,
trong cơn gian nan thiếu thốn,
Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng,
hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.)
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương phỏng dịch
Mùa dịch Covid 19
Thứ Hai Tuần Thánh 2020
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Trong những suy niệm mùa Chay, chúng ta tiếp tục hành trình chúng ta theo những bước chân của Đức Maria mà chúng ta đã khởi sự trong mùa Vọng vừa qua. Đây sẽ là cách chúng ta phó dâng mình dưới sự chở che của Đức Trinh Nữ trong một thời gian thử thách rất khốc liệt này đối với toàn thể nhân loại vì đại dịch coronavirus. ( Diễn dịch từ nguồn http://www.cantalamessa.org/?p=3858&lang=en, với tựa đề “O WOMAN, WHAT HAVE YOU TO DO WITH ME?” The Kenosis of the Mother of God. )
Chúng ta phải công nhận rằng Tân Ước không nói nhiều về Đức Maria, ít ra là không nhiều như chúng ta chờ đợi, khi để ý đến sự phát triển về lòng sùng kính dành cho Mẹ Thiên Chúa ở trong Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu chăm chú để ý, chúng ta nhận thấy rằng Đức Maria luôn hiện diện trong ba thời điểm quan trọng nhất tạo nên mầu nhiệm cứu độ. Quả thật, có ba giai đoạn đặc biệt đã tạo nên mầu nhiệm cao cả của ơn cứu độ, đó là: Nhập thể của Ngôi Lời, mầu nhiệm Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần.
Đức Maria đã hiện diện tại tất cả ba biến cố quan trọng này. Chắc chắn Mẹ đã hiện diện tại biến cố Nhập Thể, biến cố đã xảy ra ngay trong lòng Mẹ. Đức Maria đã hiện diện tại mầu nhiệm Vượt Qua, bởi vì như được viết, Mẹ đứng gần thập giá Chúa Giêsu (x. Ga 19,25). Cuối cùng, Mẹ đã hiện diện tại biến cố Lễ Ngũ Tuần, bởi vì Kinh Thánh viết rằng Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ khi họ đồng tâm nhất trí với nhau trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (x. Cv 1,14). Sự hiện diện của Đức Maria trong ba biến cố quan trọng này của ơn cứu độ chúng ta không phải là sự tình cờ. Chúng bảo đảm cho mẹ một vị trí duy nhất sau Chúa Giêsu trong công trình cứu chuộc. Đức Maria là người duy nhất trong toàn thể nhân loại đã chứng kiến và tham dự vào tất cả ba biến cố này.
Trong phần hai của hành trình bước theo Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt Qua, chúng ta hãy để cho Mẹ hướng dẫn chúng ta tới một sự hiểu biết sâu xa hơn và tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Xin Mẹ nâng đỡ và khích lệ chúng ta bước theo mẹ trên suốt hành trình này như mẹ nói với chúng ta với tư cách của một người mẹ đang nói với con mình khi tề tựu bên mẹ, “chúng ta hãy cùng đi, để chúng ta có thể chết với Người” (Ga 11,16). Trong Tin Mừng, những lời này được nói lên bởi Tôma, nhưng chính Đức Maria đã sống những lời đó.
Mẹ học vâng phục từ những đau khổ mẹ trải qua
Trong cuộc đời Đức Giêsu, mầu nhiệm Vượt Qua đã không bắt đầu khi Người bị bắt trong vườn Cây Dầu, và sự kéo dài của nó không chỉ ở trong Tuần Thánh. Toàn bộ đời sống, từ giây phút Gioan chào đón Người như là Chiên Thiên Chúa, đã là một sự chuẩn bị cho cuộc Vượt Qua. Theo thánh sử Luca, cuộc đời công khai của Chúa Giêsu đã là một hành trình tiệm tiện và liên lỉ hướng về Giêrusalem, nơi Người phải hoàn tất cuộc “exodus - xuất hành” của Người (x. Lc 9,31).
Song song với hành trình vâng phục của Ađam mới, hành trình của Evà mới cũng được diễn tiến tương tự. Đối với Đức Maria, mầu nhiệm Vượt Qua đã bắt đầu từ rất sớm. Những lời của Simêon tiên báo về dấu chỉ của sự chống đối và một lưỡi gươm sẽ xuyên thấu lòng mẹ đã từng bước trở thành hiện thực. Mẹ đã giữ trong lòng mình tất cả những lời ấy cùng với những lời khác. Mục đích của bài suy niệm này là dõi theo bước chân của Đức Maria trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu và chiêm ngắm mẹ như là mô mẫu của chúng ta trong thời gian này.
Bình thường điều gì xảy ra khi một tâm hồn được mời gọi tới sự thánh thiện sau khi đã được đổ đầy ân sủng? Điều gì xảy ra khi tâm hồn này đã quảng đại thưa “vâng” trong đức tin, muốn bắt đầu thực hiện những điều tốt lành và vun trồng các nhân đức? Thời gian thanh tẩy và khổ luyện bắt đầu. Đêm tối đức tin sẽ xuất hiện. Và chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó trong hành trình của cuộc sống mẹ, Đức Maria là sự hướng dẫn và mô mẫu quý báu cho chúng ta phải hành xử làm sao khi đó là “thời gian thử thách” trong đời chúng ta.
Trong Thông điệp Redemptoris Mater, được viết cho Năm Đức Maria, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã áp dụng cách đúng đắn cho cuộc đời của Đức Maria phạm trù theo nghĩa rộng về kenosis, tự hủy, một khái niệm mà thánh Phaolô đã giải thích cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).
Đức Giáo Hoàng viết: “Nhờ đức tin, Đức Maria được kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô trong sự tự hủy chính mình… Ở dưới chân thập giá, Đức Maria chia sẻ mầu nhiệm đau khổ của sự tự hủy chính mình này.” (Lumen gentium, 58.) Sự tự hủy ấy được hoàn tất ở dưới chân thập giá, nhưng nó đã bắt đầu từ rất sớm rồi. Ngay tại Nadarét và đặc biệt trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, mẹ đã tiến bước trên hành trình đức tin của mình. Rõ ràng là mẹ đã phải chịu đựng “một nỗi đau buồn đặc biệt của tâm hồn, mẹ đã nếm trải một dạng đêm tối của đức tin.” ( Thomas à Kempis, The Imitation of Christ, II, 12.)
Tất những điều này làm cho các biến cố liên quan đến Đức Maria mang ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta; nó dẫn đưa Đức Maria đến gần với Giáo Hội và với nhân loại. Chúng ta phải vui mừng khi thấy sự tiến triển lớn lao của việc sùng kính Đức Maria được thực hiện trong Giáo Hội Công Giáo, và đối với những ai đã sống thời gian diễn ra Công Đồng Vaticanô II thì rất dễ dàng nhận ra điều đó. Trước Công Đồng, phạm trù nền tảng về sự vĩ đại của Đức Maria được diễn tả là sự ưu tiên hay là sự ngoại lệ (privilege or exemption).
Người ta nghĩ rằng mẹ được miễn trừ không chỉ khỏi tội tổ tông và sự hư nát (những đặc ân mà Giáo Hội đã tuyên tín thành tín điều về ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội và Lên Trời), nhưng người ta cũng tin rằng Đức Maria cũng được miễn trừ khỏi những đau đớn khi sinh con, khỏi những mỏi mệt, lo lắng, cám dỗ, vô tri, và tệ hơn, khỏi cả cái chết. Quả thật, nhiều người đã tin rằng Đức Maria đã không chết trước khi lên trời.
Một thời người ta nghĩ rằng tất cả những điều này là hậu quả của tội lỗi, nhưng Đức Maria không vướng mắc tội lỗi. Người ta đã không ý thức rằng khi nghĩ như thế, thay vì liên kết Đức Maria với Chúa Giêsu, họ đã hoàn toàn tách biệt mẹ khỏi Chúa, dẫu là Đấng vô tội, Người đã muốn trải nghiệm hết tất cả những điều này: mỏi mệt, buồn phiền, lo lắng, cám dỗ, và cả cái chết vì ơn cứu độ chúng ta.
Những điều này được phản chiếu trong nghệ thuật ảnh tượng diễn tả về Mẹ Diễn Phúc qua các bức tượng, những tranh vẽ và những hình ảnh, theo cách thức căn bản mẹ như là một thụ tạo “phi nhập thể” và được lý tưởng hóa bằng một vẻ đẹp hoàn toàn nhân loại mà bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn sở hữu, nghĩa là như một người phụ nữ làm “nghiêng nước nghiêng thành.”
Ngày nay, từ Công Đồng Vaticanô II, chúng ta không còn cố gắng diễn tả sự thánh thiện độc nhất của Đức Maria như thế nhờ sự ưu tiên, nhưng nhờ đức tin. Đức Maria “trổi vượt về hành trình đức tin của mẹ.” (John Paul II, Salvifici Doloris, 23. ) Điều này không làm giảm khinh sự vĩ đại của Đức Maria; nhưng đúng hơn, nó làm gia tăng sự vĩ đại của mẹ một cách bao la. Trước Thiên Chúa, sự vĩ đại tâm linh của một con người trong cuộc sống này quả thật không được đo lường bằng những gì Thiên Chúa ban tặng, nhưng bằng những gì Thiên Chúa đòi hỏi người đó thực hiện. Và như chúng ta sẽ thấy, Thiên Chúa đã đòi hỏi rất nhiều nơi Đức Maria, nhiều hơn bất cứ người nào khác, nhiều hơn cả những gì Người đòi hỏi nơi ông Ábraham.
Trong Tân Ước, có những trình thuật rất ý nghĩa về Chúa Giêsu. Một trong những trình thuật đó nói rằng: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15); một đoạn khác nói với chúng ta rằng: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Hr 5,8). Nếu Đức Maria đã bước theo người Con mình trong mầu nhiệm tự hủy (kenosis), những lời này cũng áp dụng cho Đức Maria và chúng là chiều khóa để hiểu đời sống của mẹ. Mặc dầu với tư cách là mẹ, Đức Maria đã phải học vâng phục nhờ những đau khổ mẹ đã trải qua.
Có lẽ Chúa Giêsu đã không vâng phục đủ trong thời niên thiếu hay Người đã không biết vâng phục là gì, vì thế Người phải học vâng phục nhờ những đau khổ phải chịu sau này đó sao? Không, “học” trong ngữ cảnh này có nghĩa là “biết” như những gì mà Kinh Thánh diễn tả, nó diễn tả ý nghĩa thực tiễn của “kinh nghiệm” hoặc “trải nghiệm.” Chúa Giêsu đã sống đức vâng phục và đã lớn lên trong vâng phục nhờ những đau khổ Người chịu. Thật là cần thiết phải có một tinh thần luôn vĩ đại về đức vâng phục để vượt qua những thử thách và cám dỗ rất lớn lao, đặc biệt để vượt qua thử thách lớn nhất là cái chết.
Một cách tương tự, Đức Maria đã học vâng phục và tin; Mẹ đã lớn lên trong cả hai nhờ những đau khổ mẹ trải qua, để chúng ta có thể nói về mẹ với tất cả niềm tin rằng: chúng ta có một người mẹ có thể đồng cảm, thấu hiểu với những yếu đuối, mỏi mệt, và cám dỗ của chúng ta, mẹ cũng đã bị cám dỗ như chúng ta, nhưng mẹ đã không phạm tội.
Đức Maria trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu
Trong Tin Mừng có những quy chiếu về Đức Maria mà trong quá khứ khi ý tưởng về sự ưu tiên thống trị, chúng đã tạo nên một sự khó chịu nào đó nơi các tín hữu và ngày nay thay vào đó, chúng lại được xem như là mốc điểm ý vị trong hành hình đức tin của Đức Maria. Vì thế, chúng ta không có lý do để coi thường hoặc lấp liếm bằng những giải thích tùy tiện.
Chúng ta hãy bắt đầu với biến cố lạc mất Chúa Giêsu trong Đền Thờ (Lc 2,41 tt). Đây là khởi điểm mầu nhiệm Vượt Qua về sự tước bỏ dành cho người mẹ. Quả thật, Chúa đã nói với mẹ điều gì khi hai ông bà đã tìm thấy Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói” (Lc 2,49-50). “Sao cha mẹ lại tìm con?” – những lời này cho thấy có một ý muốn khác biệt giữa Chúa Giêsu và Đức Maria, một ý muốn tuyệt đối quan trọng, làm cho mọi tương quan khác trở thành thứ yếu, cả tương quan nghĩa tử với mẹ, đó là thánh ý Chúa Cha.
Sau này, Đức Maria được đề cập ở Cana miền Galilêa ngay khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai. Chúng ta biết về sự kiện này. Chúa Giêsu đã trả lời gì khi Đức Maria kín đáo xin Chúa can thiệp? “Thưa bà, chuyện đó có can gì giữa bà và tôi?” (Ga 2,5). Không là vấn đề để chúng ta cố gắng giải thích những lời này có ý nghĩa như thế nào, chúng thực sự rất khó nghe và gây tổn thương. Một lần nữa những lời này như muốn tạo khoảng cách giữa Chúa Giêsu và mẹ Người.
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật phần tiếp theo này, nó xảy ra trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Một ngày kia, khi Chúa Giêsu đang rao giảng, mẹ và anh em Người đến nói với Người. Chúng ta hãy hình dung, cũng giống như bất cứ bà mẹ nào lo lắng cho con, Đức Maria có lẽ đã lo lắng nhiều cho sức khỏe của Chúa Giêsu, bởi vì những đoạn trước đó kể lại rằng Người đã không thể ăn uống vì đám đông (Mc 3,20). Một chi tiết nhỏ để cho thấy: Đức Maria, mẹ Người, đã phải đến để gặp Người và nói chuyện với Người. Mẹ đã không dùng lợi thế là mẹ Người để áp đặt đám đông tránh ra cho mẹ đi vào. Trái lại, mẹ đứng ở ngoài, và những người khác đã đến nói với Chúa: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy” (Mc 3,33)! Nhưng ở đây cũng thế, điều quan trọng mà Chúa Giêsu đã nói là gì: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi” (Mc 3,34)?
Chúng ta đã biết điều Chúa Giêsu sắp nói rồi. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của Đức Maria, và như thế chúng ta mới có thể hiểu sự khiêm nhường và đau khổ mà những lời này làm cho mẹ phải chịu. Chúng ta biết rằng đó là những lời ca ngợi hơn là những lời trách mắng dành cho mẹ Người, nhưng chắc chắn mẹ đã không nhận biết hoặc ít ra mẹ đã không nhận ra điều đó tại thời điểm này. Đối với mẹ đó chỉ là lời từ chối đầy cay đắng. Không có đề cập nào nói rằng Chúa Giêsu đi ra ngoài để nói với mẹ. Có lẽ không gì tốt hơn là phải trở về nhà mình mà không được gặp con hay nói chuyện một chút với con. Bởi mẹ là người đầu tiên hiện diện để nâng đỡ, phục vụ và là người cuối cùng ở lại để chịu những thiệt thòi, hy sinh. Ôi, thương người mẹ quá!
Một ngày khác, thánh Luca kể, trong lúc Chúa Giêsu đang giảng, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” (Lc 11,27)! Lời tán dương này có lẽ cũng đủ để làm cho bất cứ bà mẹ nào cảm thấy hạnh phúc, nhưng Đức Maria, nếu mẹ ở đó hoặc đến đó để nghe lời này, có lẽ mẹ đã không thể nghĩ rằng những lời này ca tụng mẹ, bởi vì Chúa Giêsu đã điều chỉnh người phụ nữ đó liền và nói: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28).
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm một ví dụ cuối cùng. Ở một vài điểm nào đó trong Tin Mừng mình, thánh Luca đề cập đến những người phụ nữ đi theo Chúa Giêsu, và ngài đã gọi tên một số phụ nữ thánh thiện được Chúa chúc lành; họ là những người “đã giúp đỡ Người bằng vật chất (x. Lc 8,2-3), điều này có nghĩa là, họ đã chăm sóc Chúa và các Tông Đồ về nhu cầu vật chất, như chuẩn bị bữa ăn cho họ, giặt dũ hay vá áo quần cho họ. Những điều này có liên quan gì đến Đức Maria không? Đức Maria không được đề cập đến trong số những người phụ nữ này. Tất cả chúng ta đều biết một người mẹ thương con, thường mong muốn như thế nào để làm những điều nhỏ nhặt này cho người con, đặc biệt khi người con đó được thánh hiến cho Chúa. Ở đây, Đức Maria đã không thể. Đó là một sự hy sinh hoàn toàn từ trái tim mẹ.
Một loạt những sự kiện và lời nói rõ ràng liên kết với nhau như thế không thể chỉ là sự tình cờ. Như vậy, Đức Maria phải sống mầu nhiệm tự hủy của mình. Mầu nhiệm tự hủy của Chúa Giêsu hệ tại ở điều này: thay vì duy trì những đặc quyền và đặc ân từ Thiên Chúa, Người đã tự hủy chính mình, trở nên một người tôi tớ và xuất hiện trước mặt mọi người như một người phàm giống như bất cứ người phàm nào (x. Pl 2,2-8). Mầu nhiệm tự hủy của Đức Maria hệ tại ở điều này: thay vì duy trì những đặc quyền như là mẹ của Đấng Mêsia, mẹ đã tự hủy chính mình và xuất hiện trước mặt mọi người như là một người phụ nữ giống như bao phụ nữ khác.
Dẫu là Con Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô không được miễn trừ khỏi tất cả hình thức của nhục hình, cũng thế, dẫu là Mẹ Thiên Chúa nhưng Đức Maria đã không được miễn trừ khỏi mọi khổ hình. Chúa Giêsu có lần quả quyết rằng Lời Chúa là phương tiện mà Thiên Chúa dùng để cắt tỉa và thanh lọc những nhành cây: “Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em” (Ga 15,3), và đây là cách thức Người dùng để “thanh luyện” mẹ Người. Có lẽ một cách chính xác đây không phải là lưỡi gươm mà một ngày kia đã đâm thủng trái tim mẹ, như Simêon đã tiên báo đó sao?
Thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria cũng là một kinh nghiệm nhân loại; có một phương diện cốt nhục đối với thiên chức này trong ý nghĩa tích cực của hạn từ này. Người con đó là con mẹ, là kho báu duy nhất của mẹ, là sự nâng đỡ và là chỗ dựa tinh thần duy nhất trong cuộc đời mẹ. Nhưng mẹ đã phải khước từ tất cả điều này vốn là những điều “rất người” và rất đáng trân quý vì ơn gọi của mẹ. Chính người con mẹ cũng đã thấy được điều đó, rằng Đức Maria đã không tận hưởng phúc lợi trần thế từ vai trò làm mẹ. Mặc dầu là mẹ Chúa Giêsu, Đức Maria đã phải bước theo Chúa Giêsu mà lẽ ra mẹ không phải làm như thế. Một khi bắt đầu sứ vụ mình, Chúa đã không có chỗ gối đầu, và tương tự Đức Maria cũng không có chỗ gối đầu.
Không chỉ đã sẵn sàng sống sự nghèo khó vật chất, Đức Maria còn sống một sự nghèo khó tinh thần với một mức độ cao nhất. Sự nghèo khó tinh thần này hệ tại ở việc đón nhận sự tước đoạt hoàn toàn khỏi mọi sự ưu tiên, không còn tính đến bất cứ điều gì nữa, không còn quá khứ, hay tương lai, không mạc khải cũng không lời hứa, như thể những điều này không phải là chuyện của mẹ và không bao giờ xảy ra. Đó là một dạng của “đêm tối của ký ức.” Sự khó nghèo này hệ tại trong sự quên mình, hay, tốt hơn, mẹ không thể nhớ lại quá khứ, không còn là vấn đề mẹ đã cố gắng bao nhiêu nữa – và nó hệ tại trong việc đào luyện mình chỉ hướng về Thiên Chúa và chỉ sống trong niềm hy vọng đó mà thôi. Đây là sự khó nghèo đích thực và tận căn về tinh thần, nó trở nên phong phú chỉ trong Thiên Chúa và chỉ trong hy vọng.
Hướng về mẹ mình, Chúa Giêsu đã ứng xử giống như một vị linh hướng vừa rất khôn ngoan vừa rất đòi hỏi, khi hiểu rằng ngài đang làm việc với một tâm hồn rất đặc biệt, không cho phép tâm hồn này lãng phí thời gian hoặc ở lại trên một cấp độ thấp hơn giữa những tình cảm và những an ủi tự nhiên. Nếu vị linh hướng là một người rất thánh thiện, ngài sẽ không ngần ngại kéo tâm hồn này hướng về sự từ bỏ hoàn toàn để hiệp thông với Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy Đức Maria từ bỏ chính mình. Người hướng dẫn tất cả môn đệ mình trong mọi thế kỷ nhờ Tin Mừng, nhưng Người đã hướng dẫn mẹ Người một cách cá vị và bằng miệng lưỡi mình.
Một mặt, Người để cho mình được Chúa Cha hướng dẫn nhờ Chúa Thánh Thần làm bất cứ điều gì Chúa Cha muốn: bước vào sa mạc để chịu cám dỗ, lên núi để biến hình, tiến về Giêtsimani để chịu chết. Người nói: “Ta luôn làm đẹp lòng Người” (Ga 8,29). Mặc khác, Chúa Giêsu cũng đã hướng dẫn Đức Maria theo “cách thế” đó, là biết thi hành thánh ý Chúa Cha.
Đức Maria, môn đệ của Chúa Giêsu
Đức Maria đã phản ứng như thế nào đối với cách thức Chúa Con và Thiên Chúa thực hiện nơi mình? Chúng ta hãy đọc lại lần nữa bản văn mà chúng ta đã đọc. Chúng ta sẽ thấy rằng không bao giờ có dấu vết gì cho thấy ý muốn của mẹ đi ngược lại với thánh ý Thiên Chúa hay có sự chống đối hoặc sự biện hộ từ phía Đức Maria. Mẹ đã không bao giờ cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu thay đổi ý định của Người! Mẹ có một sự ngoan ngùy dường như tuyệt đối.
Ở đây chúng ta thấy sự thánh thiện cá vị độc nhất của Mẹ Thiên Chúa, sự kỳ diệu cao cả nhất của ân sủng. Để hiểu được điều này, chúng ta chỉ cần so sánh với thánh Phêrô, chẳng hạn. Khi Chúa Giêsu loan báo cho Phêrô biết rằng sự từ chối, đau khổ và chết đang chờ Người ở Giêrusalem, Phêrô liền mắng Người và nói: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16,22)! Ông lo lắng cho Chúa Giêsu nhưng đồng thời cũng lo lắng cho mình. Đức Maria thì không lo lắng cho mình như thế.
Đức Maria ở lại trong thinh lặng. Câu trả lời của mẹ với mọi điều là sự thinh lặng của mẹ. Sự thinh lặng của Đức Maria có một phẩm chất khác. Điều này thật rõ tại Cana, miền Galiêa, thay vì cảm thấy bị xúc phạm, khi Đức Maria đã hiểu được nhờ đức tin và có lẽ nhờ cách thức mà Chúa Giêsu nhìn mẹ mình để mẹ có thể đứng vững, nên mẹ mới nói với các đầy tớ: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Cả sau những lời chói tai mà Chúa Giêsu nói khi ông bà tìm thấy Người trong Đền Thờ, Đức Maria đã không hiểu những lời đó, Kinh Thánh cho biết Đức Maria đã im lặng: “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2,51).
Việc Đức Maria giữ thinh lặng không có nghĩa là mọi sự đều dễ dàng đối với mẹ và rằng mẹ không phải cố gắng để vượt những khó khăn. Mẹ thoát khỏi tội lỗi, nhưng không thoát khỏi những khó khăn và điều mà thánh Gioan Phaolô II gọi là “nỗi đau khổ đặc biệt của tâm hồn, tương tự như một dạng đêm tối đức tin.” Nếu Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani đã phải chiến đấu đến mức toát mồ hôi máu ra để kết hợp hoàn toàn ý muốn nhân loại của Người với ý muốn của Chúa Cha, thì thật ngạc nhiên biết bao khi mẹ Người phải đối diện với cơn hấp hối tương tự như vậy đó sao? Tuy nhiên, một điều chắc chắn: trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đức Maria đã không hề muốn lùi bước. Khi người ta hỏi một số tâm hồn, được Chúa hướng dẫn trên những nẽo đường như thế, rằng họ có muốn cầu nguyện cho điều đó kết thúc và trở lại như trước đây không, ngay lập tức họ trả lời: “Không!” Dù họ có bị xáo trộn như thế nào hay dù có ở bên bờ tuyện vọng.
Sau khi đã chiêm ngắm Đức Maria như là mẹ của Chúa Giêsu, giờ đây chúng ta hãy chiêm ngắm mẹ như là môn đệ Người. Liên quan đến lời của Chúa Giêsu: “Ai là mẹ tôi?”… Bất cứ ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa là anh, chị em và là mẹ tôi” (Mc 3,33-35), thánh Augustinô chú giải:
“Đức Trinh Nữ đã không thi hành thánh ý của Chúa Cha đó sao? Mẹ là người đã tin trong đức tin và nhờ đức tin ấy mẹ đã thụ thai, vì ơn cứu độ, mẹ đã được chọn để được sinh ra cho chúng ta giữa loài người, và mẹ được tạo thành bởi Chúa Kitô trước khi Chúa Kitô được tạo thành trong dạ mẹ đó sao? Đức Maria đã hoàn toàn thi hành thánh ý Chúa Cha; và vì thế Đức Maria thật xứng đáng để trở thành môn đệ hơn là mẹ của Chúa Kitô. Trở thành một môn đệ Chúa Kitô là điều xứng đáng hơn, là sự ưu tiên lớn lao hơn là được làm mẹ Chúa Kitô. Đức Maria thật hạnh phúc bởi vì trước khi sinh hạ một người Con, mẹ đã mang người Thầy ở trong dạ mình… Điều này lý giải tại sao Đức Maria được chúc phúc, mẹ đã lắng nghe và đã thực hành Lời Chúa.” ( Lumen gentium, 61.)
Vì thế, trong thân xác, chỉ Đức Maria là mẹ Chúa Kitô, nhưng trong tinh thần vừa là chị vừa là mẹ Người. ( Cf. St. Augustine, “Letter 55,” 14, 24.)
Như thế, chúng ta có suy nghĩ rằng cuộc đời của Đức Maria là một cuộc đời đau khổ triền miên, một cuộc đời buồn thảm chăng? Không, trái lại! Khi so sánh với cuộc đời của các thánh, chúng ta phải nói rằng ngày lại ngày Đức Maria đã khám phá một loại niềm vui mới, so với với những niềm vui mẫu tử ở Bêlem hay ở Nadarét, như khi mẹ cho Chúa Giêsu bú mớm và khi Chúa âu yếm áp lên má mẹ. Đó là niềm vui không làm theo ý mình. Niềm vui của đức tin. Niềm vui dành cho Chúa điều quý giá nhất, cũng như niềm vui được kết hợp với Chúa, có niềm vui cho đi hơn là đón nhận. Niềm vui khám phá một Thiên Chúa và đường lối Người mà không thể thấu hiểu hết, vì tư tưởng của Người không phải là tư tưởng chúng ta. Vì thế, Người đã mạc khải mình như Người thực sự là: Thiên Chúa, Đấng Thánh.
Thánh Angela thành Foligno, một nhà thần bí đã có những kinh nghiệm tương tự, đã nói về một niềm vui đặc biệt ngay trong giới hạn của sự hiểu biết con người, ngài gọi là “niềm vui của sự bất khả thấu đạt” (gaudium incomprehensibilitatis). Điều này hệ tại ở việc hiểu rằng con người không thể hiểu, nhưng nếu Thiên Chúa, Đấng có thể được hiểu có lẽ không còn là Thiên Chúa nữa. Sự bất khả thấu đạt mang lại niềm vui hơn là sự buồn phiền bởi vì nó cho thấy rằng Thiên Chúa giàu có và vĩ đại hơn bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng và đó là “Thiên Chúa của bạn!” Niềm vui như thế là điều các thánh chiếm giữ trên thiên đàng và là điều theo thánh Angela thành Foligno, Đức Trinh Nữ đã kinh nghiệm trong suốt cuộc đời này. (Cf. Charles Péguy, le Porche du Mystère de la Deuxième Vertu [The Portal of the Mystery of the Second Virtue] in Oeuvres Poétiques Complètes, vol. 5 (Paris: Gallimard, 1975), p. 655. )
Từ việc suy niệm về Đức Maria trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, chúng ta có thể có một sự bảo đảm an ủi: Chúng ta có một người mẹ là người đã có thể thấu hiểu những yếu đuối của chúng ta khi mẹ đã “bị thử thách” trong từng cách thế giống chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Giờ đây mẹ được sống vinh hiển trên trời, bên cạnh người Con mình, mẹ có thể chìa tay ra và lôi kéo chúng ta đi vào con đường của mẹ, mẹ đang ngõ với chúng ta với chân lý mà thánh Tông Đồ xưa đã nói: “Hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Kitô” (1 Cr 11,1).
Trong thời gian thử thách đau thương này, chúng ta hãy hướng về Mẹ Thiên Chúa với lới cầu nguyện rất được các tín hữu ưa thích:
Sub Tuum Praesidium confugimus, Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias in necessitatibus nostris, sed a periculis cunctis libera nos semper, Virgo Gloriosa et Benedicta. AMEN.
(Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời,
xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện,
trong cơn gian nan thiếu thốn,
Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng,
hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.)
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương phỏng dịch
Mùa dịch Covid 19
Thứ Hai Tuần Thánh 2020
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 06/04/2020
THỨ BA TUẦN THÁNH
Tin mừng: Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Đức Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
“Phong tín tử (1) ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói: “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một lời hứa rồi vậy !” (2)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Đức Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Đức Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Đức Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của chúng ta và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Tên của một loài hoa.
(2) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Đức Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
“Phong tín tử (1) ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói: “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một lời hứa rồi vậy !” (2)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Đức Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Đức Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Đức Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Đức Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của chúng ta và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Tên của một loài hoa.
(2) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khi Chiếc Áo Toả Hương Thơm Thánh Thần Lễ Truyền Dầu Tại Qui Nhơn 2020
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:36 06/04/2020
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Đặc biệt, các anh em linh mục có mặt cũng như vắng mặt,
Đáng lý ra, đây là một Thánh lễ đại triều, bao gồm mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, đặc biệt, toàn thể linh mục đoàn, về quy tụ chung quanh vị Giám Mục chủ chăn của mình để cử hành một Thánh lễ mang một danh xưng đặc biệt: LỄ TRUYỀN DẦU hay, LỄ LÀM PHÉP DẦU. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của mùa đại dịch Covid-19, cộng đoàn chúng ta đành chấp nhận một “Thánh Lễ Dầu” trong thầm lặng, đơn sơ, ít ỏi. Nhưng cho dù được cử hành dưới hình thức nào, thì chiều kích phổ quát bao la và sâu thẳm tròn đầy của PHỤNG VỤ BÍ TÍCH THÁNH THỂ không có gì giảm thiểu hay đổi thay.
Ý nghĩa đầu tiên mang tính “quy chiếu” của cử hành Phụng vụ chiều hôm nay đó là việc Đức Giám Mục sẽ hiến thánh 3 loại Dầu được sử dụng thường xuyên trong nhịp sống đức tin của Hội Thánh Công Giáo Tông truyền:
Trước hết là Dầu Bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum), giúp nâng đỡ và tăng cường sức khoẻ tinh thần lẫn thể xác cho những bệnh nhân, người già cả, cao niên lướt thắng đau khổ mà đón nhận ơn tha thứ của Chúa. … Thứ đến là Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) dùng để xức cho những người muốn gia nhập vào đại gia đình Hội thánh, có tác dụng xua trừ ma quỉ và ban sức mạnh thiêng liêng mà trung thành giữ đạo Chúa. Cuối cùng, Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma (SC: Sanctum Chrisma), được dùng để xức trên đầu người chịu Phép Rửa tội, và xức trên trán người chịu Phép Thêm sức để được “thánh hiến” cho Thiên Chúa và sai đi loan báo Tin Mừng. Trong ngày lễ Truyền chức, Linh mục được xức dầu thánh trong lòng bàn tay, để đôi tay được hiến thánh mà xứng đáng dâng của lễ, và trở thành những cánh tay nối dài cho sứ vụ tông đồ của Giám mục. Đức Giám Mục được xức dầu thánh ở trên đầu trong ngày lễ tấn phong, nhận Thần Khí thủ lãnh, để có thể lãnh đạo và dẫn dắt Dân Chúa trên Hành trình lữ thứ trần gian. Dầu thánh còn được xức trên bàn thờ và các tường nhà thờ trong ngày lễ cung hiến.[1]
Tuy nhiên, để phần nào nắm bắt được ý nghĩa của huyền nhiệm “Dầu” và “được xức dầu”, chúng ta cần lắng nghe sứ điệp Lời Chúa đang nói với chúng ta trong Thánh lễ nầy.
Điều đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là: các Bài Đọc và Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đều tập chú “vẽ chân dung” của “Người được xức dầu”.
- Thật vậy, Bài đọc 1 với trích đoạn sách ngôn sứ Isaia phần III, đã khắc hoạ chân dung của “Người Tôi Tớ Thiên Chúa” được “Xức Dầu”, đang trở về mang theo niềm hy vọng và an ủi trong bối cảnh của một Giêrusalem hoang tàn mà đoàn dân hồi hương từ chốn lưu đầy Babylon đang chứng kiến: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa…”.
- Trong khi đó, Thánh Vịnh 88, lại chỉ đích danh Đa-vít, người được chính Thiên Chúa xức dầu tấn phong để chăm sóc dân của Ngài: “Ta đã gặp Đavit, tôi tớ của Ta, Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh Người…”
- Riêng thánh sử Luca, với tài “vẽ chân dung tuyệt vời”, gần như đã “tích hợp” hình ảnh của “người tôi tớ Thiên Chúa” nơi Isaia và “Đa-vít” của Thánh vịnh 88, để tập chú vào một “Đấng Kitô (Đấng Được xức dầu) của Tân ước” đó là chàng thợ mộc Giêsu, hậu duệ Đa-vít, đến từ Na-da-rét: Chúa Giêsu trở về Nadarét,.. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó,.. Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.
Riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong bài giảng Thánh lễ Dầu đầu tiên trên ngai toà Phêrô năm 2013, Ngài đã cắt nghĩa “huyền nhiệm Xức Dầu trong chiều kích “sứ mệnh phục vụ”: “Cả ba bài có điểm chung là những người này được xức dầu là để xức cho dân của Chúa mà họ là những tôi tớ của dân. Họ được xức dầu là để phục vụ người nghèo, tù nhân, người bị áp bức… Một hình ảnh rất đẹp nói lên sứ vụ của Dấu Thánh là ‘để phục vụ’, đó là hình ảnh mà Thánh vịnh 133 trình bày cho chúng ta: ‘Như dầu quý đổ trên đầu, xuống râu xuống cổ, xuống áo chầu Aharon” (c.2). Hình ảnh dầu được đổ tràn – dầu chảy xuống Aharon cho tới những đường viền của những phẩm phục thánh của ông là hình ảnh xức dầu trong Bí Tích Truyền Chức Thánh, qua người được xức dầu, sự xức dầu này sẽ đến tận những ‘biên thùy’ của vũ trụ được đại diện bằng phẩm phục.”[2]
Và Đức Phanxicô cũng chú giải thêm rằng: Chiếc áo chầu của Aharon hay chiếc áo Êphốt của hàng Tư tế trong Đạo Cũ có đính 12 viên mã não trên hai bờ vai ghi tên 12 chi tộc Ít-ra-en cùng với một túi nhỏ đeo trước ngực cũng được ghi như thế. Đó là dấu chỉ các vị “tư tế cử hành hy lễ mang trên vai dân được trao phó cho mình và cùng lúc mang lấy những cái tên được ghi khắc trong tim”.[3]
Như vậy, vào thời Tân Ước, khi mang lấy phẩm phục của hàng tư tế thừa tác qua bí tích Truyền Chức, các linh mục-Giám mục cũng mang trên đôi vai và trong trái tim mình sứ mệnh phục vụ đoàn chiên. Nói cách khác, nơi “Nhiệm Cục Tân ước”, “Dầu” đó chính là “Chúa Thánh Thần”; “Đấng được xức dầu” đó chính là Chúa Giêsu và những kẻ được Ngài tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức; và từ những con người đó, với cuộc sống và sứ vụ, “Dầu được lan toả” trên những ai đón nhận ơn cứu độ để làm nên một Vương quốc, một Dân tư tế, như cách cảm nhận của Thánh Gioan trong sách Khải huyền nơi Bài đọc 2: “Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Đấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa…”.
Phải chăng, từ chính nội dung ý nghĩa nầy, mà trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay, có một nghi thức truyền thống đi liền sau phần Phụng vụ Lời Chúa đó là việc “lặp lại lời tuyên hứa của các linh mục”: tuyên hứa trung thành với lời cam kết gắn bó mật thiết với Đức Kitô, trung thành phục vụ cộng đoàn trong tác vụ Lời Chúa và bí tích.
Hơn lúc nào hết, Dân Chúa ngày hôm nay, trước bao nhiêu đe doạ của dịch bệnh tinh thần cũng như thể chất, những nạn “băng huyết” đáng sợ của nền văn hoá hưởng thụ và vô cảm, đang cần chạm đến những “chiếc áo chầu của Aaron chảy tràn dầu Thánh Thần”, như chiếc áo của Thầy Giêsu mà người phụ nữ bị bệnh băng huyết ngày xưa tin tuyệt đối rằng chỉ cần chạm nhẹ vào gấu áo thôi sẽ được khỏi bệnh (Lc 8,43-48).
Mặc dù “tấm áo không làm nên thầy tu”; nhưng “phẩm phục linh mục” của Tân ước phải tràn ngập hương thơm “Dầu Thánh Thần” của Đức Kitô. Bởi vì, người tín hữu hôm nay đang khao khát nhận được “hương thơm của dầu Thánh Thần” đó từ nơi bàn tiệc Thánh Thể, từ bài giảng Lời Chúa, từ thái độ bao dung tha thứ nơi Toà Giải tội, từ sự tiếp đón và phục vụ ân cần, từ thái độ khiêm nhường và dấn thân chịu khó, chịu khổ…của các linh mục, những mục tử mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu là hãy sẵn sàng “mang lấy mùi chiên”: “tôi yêu cầu anh em điều đó: hãy là những mục tử mang lấy ‘mùi của đàn chiên mình’, ước gì mùi này được cảm nghiệm thấy – hãy là những mục tử ở giữa đàn chiên mình và những ngư phủ đánh lưới người”.[4]
Các anh em linh mục thân mến, mặc cho thế giới đó đây hay muôn nơi, muôn thuở đòi hạ bệ chức linh mục xuống bùn đen, xem thường hay nghi ngờ định chế độc thân trinh khiết của linh mục Công Giáo, mặc cho những yếu đuối, biến chất và sa ngã của nhiều anh em trong hàng ngũ chúng ta, hay mặc cho, hàng năm, trên thế giới có mấy chục linh mục bị giết vì sứ vụ, hay chỉ trong vòng có 3 tháng vừa qua, Giáo Hội Ý đã mất trên 60 linh mục vì dịch bệnh Covid-19…thì xin anh em hãy nhớ lời của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến chúng ta nhân dịp kỷ niệm 160 năm qua đời của thánh linh mục Gioan Maria Vianney (1859-2019): “Lịch sử loài người không kết thúc trước một tấm bia mộ, vì hôm nay nó gặp được “viên đá sống”, Đức Giêsu phục sinh. Là Hội Thánh, chúng ta được xây dựng trên Người, và cả khi chúng ta trở nên ngã lòng và bị cám dỗ phán đoán tất cả dựa theo các thất bại của chúng ta, Người vẫn đến để làm mới mọi sự”.[5]
Riêng với anh chị em tín hữu, tôi cũng xin mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Lễ Dầu năm 2013 để thưa với anh chị em rằng: “Anh chị em tín hữu thân mến, hãy luôn ở gần những linh mục của anh chị em bằng tâm tình trìu mến và bằng lời cầu nguyện để các vị luôn là những mục tử theo lòng Chúa mong ước”. Amen.
Trương Đình Hiền
[1] Tài liệu Dẫn Lễ Thánh lễ Truyền Dầu năm 2017 tại giáo xứ Vinh Đức, Ban Mê Thuột.
[2] ĐGH PHANXICÔ, Bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu 2013. Giuse Nguyễn Xuân Phong chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp.
[3] Ibid.
[4] Ibid.
[5] ĐGH PHANXICÔ, Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục nhân kỷ niệm 160 năm Thánh Gioan Vianney, cha xứ Ars, qua đời. Bản dịch tiếng việt: Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên, Thư ký UB.LBTM. Trang 59.
Đặc biệt, các anh em linh mục có mặt cũng như vắng mặt,
Đáng lý ra, đây là một Thánh lễ đại triều, bao gồm mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, đặc biệt, toàn thể linh mục đoàn, về quy tụ chung quanh vị Giám Mục chủ chăn của mình để cử hành một Thánh lễ mang một danh xưng đặc biệt: LỄ TRUYỀN DẦU hay, LỄ LÀM PHÉP DẦU. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của mùa đại dịch Covid-19, cộng đoàn chúng ta đành chấp nhận một “Thánh Lễ Dầu” trong thầm lặng, đơn sơ, ít ỏi. Nhưng cho dù được cử hành dưới hình thức nào, thì chiều kích phổ quát bao la và sâu thẳm tròn đầy của PHỤNG VỤ BÍ TÍCH THÁNH THỂ không có gì giảm thiểu hay đổi thay.
Ý nghĩa đầu tiên mang tính “quy chiếu” của cử hành Phụng vụ chiều hôm nay đó là việc Đức Giám Mục sẽ hiến thánh 3 loại Dầu được sử dụng thường xuyên trong nhịp sống đức tin của Hội Thánh Công Giáo Tông truyền:
Trước hết là Dầu Bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum), giúp nâng đỡ và tăng cường sức khoẻ tinh thần lẫn thể xác cho những bệnh nhân, người già cả, cao niên lướt thắng đau khổ mà đón nhận ơn tha thứ của Chúa. … Thứ đến là Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) dùng để xức cho những người muốn gia nhập vào đại gia đình Hội thánh, có tác dụng xua trừ ma quỉ và ban sức mạnh thiêng liêng mà trung thành giữ đạo Chúa. Cuối cùng, Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma (SC: Sanctum Chrisma), được dùng để xức trên đầu người chịu Phép Rửa tội, và xức trên trán người chịu Phép Thêm sức để được “thánh hiến” cho Thiên Chúa và sai đi loan báo Tin Mừng. Trong ngày lễ Truyền chức, Linh mục được xức dầu thánh trong lòng bàn tay, để đôi tay được hiến thánh mà xứng đáng dâng của lễ, và trở thành những cánh tay nối dài cho sứ vụ tông đồ của Giám mục. Đức Giám Mục được xức dầu thánh ở trên đầu trong ngày lễ tấn phong, nhận Thần Khí thủ lãnh, để có thể lãnh đạo và dẫn dắt Dân Chúa trên Hành trình lữ thứ trần gian. Dầu thánh còn được xức trên bàn thờ và các tường nhà thờ trong ngày lễ cung hiến.[1]
Tuy nhiên, để phần nào nắm bắt được ý nghĩa của huyền nhiệm “Dầu” và “được xức dầu”, chúng ta cần lắng nghe sứ điệp Lời Chúa đang nói với chúng ta trong Thánh lễ nầy.
Điều đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là: các Bài Đọc và Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đều tập chú “vẽ chân dung” của “Người được xức dầu”.
- Thật vậy, Bài đọc 1 với trích đoạn sách ngôn sứ Isaia phần III, đã khắc hoạ chân dung của “Người Tôi Tớ Thiên Chúa” được “Xức Dầu”, đang trở về mang theo niềm hy vọng và an ủi trong bối cảnh của một Giêrusalem hoang tàn mà đoàn dân hồi hương từ chốn lưu đầy Babylon đang chứng kiến: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa…”.
- Trong khi đó, Thánh Vịnh 88, lại chỉ đích danh Đa-vít, người được chính Thiên Chúa xức dầu tấn phong để chăm sóc dân của Ngài: “Ta đã gặp Đavit, tôi tớ của Ta, Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh Người…”
- Riêng thánh sử Luca, với tài “vẽ chân dung tuyệt vời”, gần như đã “tích hợp” hình ảnh của “người tôi tớ Thiên Chúa” nơi Isaia và “Đa-vít” của Thánh vịnh 88, để tập chú vào một “Đấng Kitô (Đấng Được xức dầu) của Tân ước” đó là chàng thợ mộc Giêsu, hậu duệ Đa-vít, đến từ Na-da-rét: Chúa Giêsu trở về Nadarét,.. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó,.. Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.
Riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong bài giảng Thánh lễ Dầu đầu tiên trên ngai toà Phêrô năm 2013, Ngài đã cắt nghĩa “huyền nhiệm Xức Dầu trong chiều kích “sứ mệnh phục vụ”: “Cả ba bài có điểm chung là những người này được xức dầu là để xức cho dân của Chúa mà họ là những tôi tớ của dân. Họ được xức dầu là để phục vụ người nghèo, tù nhân, người bị áp bức… Một hình ảnh rất đẹp nói lên sứ vụ của Dấu Thánh là ‘để phục vụ’, đó là hình ảnh mà Thánh vịnh 133 trình bày cho chúng ta: ‘Như dầu quý đổ trên đầu, xuống râu xuống cổ, xuống áo chầu Aharon” (c.2). Hình ảnh dầu được đổ tràn – dầu chảy xuống Aharon cho tới những đường viền của những phẩm phục thánh của ông là hình ảnh xức dầu trong Bí Tích Truyền Chức Thánh, qua người được xức dầu, sự xức dầu này sẽ đến tận những ‘biên thùy’ của vũ trụ được đại diện bằng phẩm phục.”[2]
Và Đức Phanxicô cũng chú giải thêm rằng: Chiếc áo chầu của Aharon hay chiếc áo Êphốt của hàng Tư tế trong Đạo Cũ có đính 12 viên mã não trên hai bờ vai ghi tên 12 chi tộc Ít-ra-en cùng với một túi nhỏ đeo trước ngực cũng được ghi như thế. Đó là dấu chỉ các vị “tư tế cử hành hy lễ mang trên vai dân được trao phó cho mình và cùng lúc mang lấy những cái tên được ghi khắc trong tim”.[3]
Như vậy, vào thời Tân Ước, khi mang lấy phẩm phục của hàng tư tế thừa tác qua bí tích Truyền Chức, các linh mục-Giám mục cũng mang trên đôi vai và trong trái tim mình sứ mệnh phục vụ đoàn chiên. Nói cách khác, nơi “Nhiệm Cục Tân ước”, “Dầu” đó chính là “Chúa Thánh Thần”; “Đấng được xức dầu” đó chính là Chúa Giêsu và những kẻ được Ngài tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức; và từ những con người đó, với cuộc sống và sứ vụ, “Dầu được lan toả” trên những ai đón nhận ơn cứu độ để làm nên một Vương quốc, một Dân tư tế, như cách cảm nhận của Thánh Gioan trong sách Khải huyền nơi Bài đọc 2: “Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Đấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa…”.
Phải chăng, từ chính nội dung ý nghĩa nầy, mà trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay, có một nghi thức truyền thống đi liền sau phần Phụng vụ Lời Chúa đó là việc “lặp lại lời tuyên hứa của các linh mục”: tuyên hứa trung thành với lời cam kết gắn bó mật thiết với Đức Kitô, trung thành phục vụ cộng đoàn trong tác vụ Lời Chúa và bí tích.
Hơn lúc nào hết, Dân Chúa ngày hôm nay, trước bao nhiêu đe doạ của dịch bệnh tinh thần cũng như thể chất, những nạn “băng huyết” đáng sợ của nền văn hoá hưởng thụ và vô cảm, đang cần chạm đến những “chiếc áo chầu của Aaron chảy tràn dầu Thánh Thần”, như chiếc áo của Thầy Giêsu mà người phụ nữ bị bệnh băng huyết ngày xưa tin tuyệt đối rằng chỉ cần chạm nhẹ vào gấu áo thôi sẽ được khỏi bệnh (Lc 8,43-48).
Mặc dù “tấm áo không làm nên thầy tu”; nhưng “phẩm phục linh mục” của Tân ước phải tràn ngập hương thơm “Dầu Thánh Thần” của Đức Kitô. Bởi vì, người tín hữu hôm nay đang khao khát nhận được “hương thơm của dầu Thánh Thần” đó từ nơi bàn tiệc Thánh Thể, từ bài giảng Lời Chúa, từ thái độ bao dung tha thứ nơi Toà Giải tội, từ sự tiếp đón và phục vụ ân cần, từ thái độ khiêm nhường và dấn thân chịu khó, chịu khổ…của các linh mục, những mục tử mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu là hãy sẵn sàng “mang lấy mùi chiên”: “tôi yêu cầu anh em điều đó: hãy là những mục tử mang lấy ‘mùi của đàn chiên mình’, ước gì mùi này được cảm nghiệm thấy – hãy là những mục tử ở giữa đàn chiên mình và những ngư phủ đánh lưới người”.[4]
Các anh em linh mục thân mến, mặc cho thế giới đó đây hay muôn nơi, muôn thuở đòi hạ bệ chức linh mục xuống bùn đen, xem thường hay nghi ngờ định chế độc thân trinh khiết của linh mục Công Giáo, mặc cho những yếu đuối, biến chất và sa ngã của nhiều anh em trong hàng ngũ chúng ta, hay mặc cho, hàng năm, trên thế giới có mấy chục linh mục bị giết vì sứ vụ, hay chỉ trong vòng có 3 tháng vừa qua, Giáo Hội Ý đã mất trên 60 linh mục vì dịch bệnh Covid-19…thì xin anh em hãy nhớ lời của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến chúng ta nhân dịp kỷ niệm 160 năm qua đời của thánh linh mục Gioan Maria Vianney (1859-2019): “Lịch sử loài người không kết thúc trước một tấm bia mộ, vì hôm nay nó gặp được “viên đá sống”, Đức Giêsu phục sinh. Là Hội Thánh, chúng ta được xây dựng trên Người, và cả khi chúng ta trở nên ngã lòng và bị cám dỗ phán đoán tất cả dựa theo các thất bại của chúng ta, Người vẫn đến để làm mới mọi sự”.[5]
Riêng với anh chị em tín hữu, tôi cũng xin mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Lễ Dầu năm 2013 để thưa với anh chị em rằng: “Anh chị em tín hữu thân mến, hãy luôn ở gần những linh mục của anh chị em bằng tâm tình trìu mến và bằng lời cầu nguyện để các vị luôn là những mục tử theo lòng Chúa mong ước”. Amen.
Trương Đình Hiền
[1] Tài liệu Dẫn Lễ Thánh lễ Truyền Dầu năm 2017 tại giáo xứ Vinh Đức, Ban Mê Thuột.
[2] ĐGH PHANXICÔ, Bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu 2013. Giuse Nguyễn Xuân Phong chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp.
[3] Ibid.
[4] Ibid.
[5] ĐGH PHANXICÔ, Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục nhân kỷ niệm 160 năm Thánh Gioan Vianney, cha xứ Ars, qua đời. Bản dịch tiếng việt: Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên, Thư ký UB.LBTM. Trang 59.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tấm khăn liệm thành Torino sẽ được livestream Thứ Bảy Tuần Thánh này để cầu cho đại dịch chấm dứt.
Trần Mạnh Trác
13:03 06/04/2020
Tấm khăn liệm (the Turin Shroud), ghi dấu một người bị đóng đinh và đã được tôn sùng qua nhiều thế kỷ như là tấm khăn liệm xác của Chúa Kitô, sẽ được phát sóng trực tuyến livestream vào lúc 5 giờ chiều ngày 11 tháng 4 (8am Cali, 11am Eastern Time, 10 giờ tối VN).
Đức Tổng Giám Mục Cesare Nosiglia sẽ chủ sự nghi thức ở nhà thờ chính toà Thánh Gioan Tẩy Giả ở Torino, nơi lưu giử tấm khăn liệm, thường được giữ kín trong hầm có điều hoà khí hậu. Tấm khăn liệm sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài đã lắng nghe hàng ngàn yêu cầu để được tôn kính tấm khăn liệm giữa cuộc khủng hoảng dịch tễ toàn cầu mà đến nay đã cướp đi gần 70.000 sinh mạng.
"Xin cảm ơn truyền hình và mạng xã hội", ngài nói, "lần chiêm niệm này sẽ giúp mọi người trên khắp thế giới hướng nhìn về tấm khăn liệm thiêng liêng, giúp chúng ta nhớ lại cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa, nhưng cũng mở rộng niềm tin của chúng ta đến Sự phục sinh của Ngài.
ĐTGM nói rằng ngài hy vọng buổi lễ sẽ bồi bổ thêm sức mạnh cho những người đau khổ giữa cơn đại dịch.
"Vâng, tình yêu cuả Chúa Giêsu đã khiến Ngài hy sinh sự sống cho chúng ta mà chúng ta đang kính nhớ trong Tuần Thánh này, tình yêu ấy thì mạnh mẽ hơn mọi đau khổ, mọi bệnh tật, mọi sự lây lan, mọi thử thách và mọi sự nản lòng,” ĐTGM nói. “Tình yêu này, mãi mãi chung thủy và mãi mãi kết hợp chúng ta với Ngài bằng một mối ràng buộc không thể tan vỡ."
Thành phố Torino nằm ở phía tây bắc nước Ý, không xa tâm chấn của nạn dịch coronavirus, đã cướp đi gần 16.000 sinh mạng và làm cho nước Ý phải ngưng mọi hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 10 tháng 3.
Đức Tổng Giám Mục Nosiglia năm ngoái đã có ý định cho Tấm khăn liệm được trưng bày vào tháng 12 năm 2020 khi thành phố Torino tổ chức một cuộc họp thường niên do Cộng đồng Taizé tổ chức. Đây là lần thứ năm tấm khăn liệm được trưng bày công khai kể từ năm 2000.
Lần cuối cùng tấm khăn liệm được trình bày trước công chúng là vào năm 2015. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước thánh tích trong chuyến viếng thăm thành phố Torino vào ngày 21 tháng 6 năm đó. Sau đó, ngài đã mô tả tấm khăn là một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô.
“Tấm khăn liệm,” Đức Giáo Hoàng nói, “giúp cho mọi người nhìn thấy khuôn mặt và thân thể chịu nhục hình của Chúa Giêsu, nhưng đồng thời, cũng thúc giục chúng ta hướng về những người đang đau khổ và bị bắt bớ một cách bất công.”
Giới thiệu các bài suy niệm Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay tại Vatican
Đặng Tự Do
16:04 06/04/2020
Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, thời điểm được coi là bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này tại Ý, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus chỉ có 14 người, và một người chết. Tuy nhiên, chỉ sau hai tuần, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến hơn 10,000 trường hợp, và số người chết vì coronavirus đã hơn 600 người.
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, hôm 8 tháng Ba, Thủ tướng Giuseppe Conte, đã công bố lệnh cách ly trên toàn quốc.
Đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã lập tức nổi loạn.
Cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng trong các vụ nổi loạn này. Trước các tin tức đáng buồn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này. Đồng thời, ngài cũng đưa ra một quyết định nhanh chóng là ủy thác cho các tù nhân viết bài suy niệm Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Những bài suy niệm này sẽ được sử dụng trong buổi đi Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Bàn Thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9g tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tới đây.
Trong lời nói đầu, văn bản này cho biết như sau:
Những bài Suy Niệm Đàng Thánh Giá năm nay được chuẩn bị bởi cha tuyên uý tại “ Due Palazzi”, một trại giam tại Padua. Mười bốn người đã được Đức Thánh Cha Phanxicô mời viết các bài suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, suy tư về cuộc thương khó Chúa trong những tình huống của chính họ. Những người được mời bao gồm năm tù nhân, một gia đình là nạn nhân của một vụ giết người, con gái của một người tù chung thân, một giáo viên nhà tù, một thẩm phán dân sự, một người mẹ có con là tù nhân, một giáo lý viên, một tu sĩ tình nguyện, một nhân viên bảo vệ nhà tù và một linh mục đã bị buộc tội và cuối cùng được trắng án sau tám năm oan uổng trong vòng lao lý.
Đồng hành cùng với Chúa Kitô trên con đường Thánh giá, với giọng nói đơn sơ của những người sống sau các bức tường nhà tù, là cơ hội để chúng ta thấy cuộc chiến vĩ đại giữa sự sống và cái chết, để khám phá những sợi chỉ của thiện và ác đan xen với nhau không thể tránh khỏi. Suy Niệm cảnh tượng Chúa bước lên đồi Calvariô từ phía sau song sắt là tin rằng toàn bộ cuộc sống có thể thay đổi trong một vài khoảnh khắc, như đã từng xảy ra với tên trộm lành. Tất cả những khoảnh khắc này sẽ được lấp đầy bằng sự thật: phạt tạ những tội lỗi đã gây ra, nhận ra rằng cái chết không phải là mãi mãi, trong ánh sáng của một thảm kịch lịch sử khi Chúa Kitô là người vô tội chịu nhục mạ, và chịu kết án một cách bất công. Mọi thứ đều có thể đối với những ai tin, bởi vì ngay cả trong bóng tối của nhà tù vẫn vang lên lời loan báo tràn đầy hy vọng: “ Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể “(Lc 1:37). Nếu ai chìa ra cho họ một bàn tay, những kẻ có khả năng phạm những tội ác khủng khiếp nhất vẫn có thể trải qua sự hồi sinh bất ngờ nhất. Chúng ta có thể chắc chắn rằng “ngay cả khi chúng ta nói về cái ác, chúng ta vẫn có thể học cách dành ra không gian cho ơn cứu độ; ở giữa chập chùng sự dữ, chúng ta cũng có thể nhận ra các hoạt động của sự thiện và dành ra không gian cho sự thiện” (Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày Thế Giới Truyền Thông 2020).
Như thế, Đàng Thánh Giá – Via Crucis - trở thành Đàng Ánh Sáng – Via Lucis.
Các văn bản này, được soạn thảo bởi Cha Marco Pozza, tuyên úy nhà tù, và Thầy Tatiana Mario, tình nguyện viên, được viết ở ngôi thứ nhất, nhưng các vị đã quyết định không nêu tên cụ thể của người viết, vì những người tham gia vào bài suy niệm này muốn cho dùng tiếng nói của mình để nói thay cho tất cả những người trên toàn thế giới đang ở trong tình trạng tương tự. Tối nay, trong sự im lặng của nhà tù, tiếng nói của một người mong muốn trở thành tiếng nói của tất cả.
Source:Libreria Editrice VaticanaVIA CRUCIS 2020 Presieduta dal Santo Padre FRANCESCO
Trước mức độ lây lan kinh hoàng này, hôm 8 tháng Ba, Thủ tướng Giuseppe Conte, đã công bố lệnh cách ly trên toàn quốc.
Đối diện với tin tức gia đình không thể thăm viếng do sắc lệnh cô lập của thủ tướng Giuseppe Conte, và trước nguy cơ chết vì lây nhiễm coronavirus trong điều kiện đông đúc của các nhà giam, các tù nhân tại ít nhất 27 nhà tù trên khắp nước Ý đã lập tức nổi loạn.
Cảnh sát xác nhận đã có 12 tù nhân bị thiệt mạng trong các vụ nổi loạn này. Trước các tin tức đáng buồn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đặc biệt cho những người bị cầm tù, xin Chúa an ủi họ trong thời khắc khó khăn này. Đồng thời, ngài cũng đưa ra một quyết định nhanh chóng là ủy thác cho các tù nhân viết bài suy niệm Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Những bài suy niệm này sẽ được sử dụng trong buổi đi Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Bàn Thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9g tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tới đây.
Trong lời nói đầu, văn bản này cho biết như sau:
Những bài Suy Niệm Đàng Thánh Giá năm nay được chuẩn bị bởi cha tuyên uý tại “ Due Palazzi”, một trại giam tại Padua. Mười bốn người đã được Đức Thánh Cha Phanxicô mời viết các bài suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, suy tư về cuộc thương khó Chúa trong những tình huống của chính họ. Những người được mời bao gồm năm tù nhân, một gia đình là nạn nhân của một vụ giết người, con gái của một người tù chung thân, một giáo viên nhà tù, một thẩm phán dân sự, một người mẹ có con là tù nhân, một giáo lý viên, một tu sĩ tình nguyện, một nhân viên bảo vệ nhà tù và một linh mục đã bị buộc tội và cuối cùng được trắng án sau tám năm oan uổng trong vòng lao lý.
Đồng hành cùng với Chúa Kitô trên con đường Thánh giá, với giọng nói đơn sơ của những người sống sau các bức tường nhà tù, là cơ hội để chúng ta thấy cuộc chiến vĩ đại giữa sự sống và cái chết, để khám phá những sợi chỉ của thiện và ác đan xen với nhau không thể tránh khỏi. Suy Niệm cảnh tượng Chúa bước lên đồi Calvariô từ phía sau song sắt là tin rằng toàn bộ cuộc sống có thể thay đổi trong một vài khoảnh khắc, như đã từng xảy ra với tên trộm lành. Tất cả những khoảnh khắc này sẽ được lấp đầy bằng sự thật: phạt tạ những tội lỗi đã gây ra, nhận ra rằng cái chết không phải là mãi mãi, trong ánh sáng của một thảm kịch lịch sử khi Chúa Kitô là người vô tội chịu nhục mạ, và chịu kết án một cách bất công. Mọi thứ đều có thể đối với những ai tin, bởi vì ngay cả trong bóng tối của nhà tù vẫn vang lên lời loan báo tràn đầy hy vọng: “ Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể “(Lc 1:37). Nếu ai chìa ra cho họ một bàn tay, những kẻ có khả năng phạm những tội ác khủng khiếp nhất vẫn có thể trải qua sự hồi sinh bất ngờ nhất. Chúng ta có thể chắc chắn rằng “ngay cả khi chúng ta nói về cái ác, chúng ta vẫn có thể học cách dành ra không gian cho ơn cứu độ; ở giữa chập chùng sự dữ, chúng ta cũng có thể nhận ra các hoạt động của sự thiện và dành ra không gian cho sự thiện” (Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô Ngày Thế Giới Truyền Thông 2020).
Như thế, Đàng Thánh Giá – Via Crucis - trở thành Đàng Ánh Sáng – Via Lucis.
Các văn bản này, được soạn thảo bởi Cha Marco Pozza, tuyên úy nhà tù, và Thầy Tatiana Mario, tình nguyện viên, được viết ở ngôi thứ nhất, nhưng các vị đã quyết định không nêu tên cụ thể của người viết, vì những người tham gia vào bài suy niệm này muốn cho dùng tiếng nói của mình để nói thay cho tất cả những người trên toàn thế giới đang ở trong tình trạng tương tự. Tối nay, trong sự im lặng của nhà tù, tiếng nói của một người mong muốn trở thành tiếng nói của tất cả.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tin Vui Phục sinh 2020: Đức Hồng Y Pell thắng kháng án
Vũ Văn An
18:19 06/04/2020
Tin từ Brisbane ngay lúc 10 giờ 02 phút sáng nay, 7 tháng tư 2020: Đức Hồng Y George Pell đã được giải oan. Chánh Thẩm Phán Tòa Án ối Cao Úc đã xuất hiện trước Tòa Án Brisbane trong vòng đúng 1 phút để vỏn vẹn tuyên bố rằng: Đơn kháng án của Đức Hồng Y Pell được chấp thuận, bản án chống ngài bị hủy bỏ. Sau đó, rời tòa.
Theo đài số 7, đó là phán quyết nhất trí của cả 7 thẩm phán của Tòa Án Tối Cao.
Chúng tôi sẽ loan báo thêm chi tiết.
Tối Cao Pháp Viện Úc ĐỒNG THANH kết luận Đức Hồng Y George Pell HOÀN TOÀN VÔ TỘI
J.B. Đặng Minh An dịch
18:55 06/04/2020
Với tỷ số tuyệt đối 7/7, Tối Cao Pháp Viện Úc Đại Lợi đã truyền rằng Đức Hồng Y George Pell hoàn toàn vô tội.
Ngài sẽ được trả tự do trong một vài giờ tới từ nhà tù Barwon gần Geelong, thuộc tiểu bang Victoria. Tạ ơn Chúa, Alleluia, Alleluia.
Chánh án Tòa án Tối cao Susan Kiefel đã đưa ra phán quyết tại Brisbane, nơi bà cư trú lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba, theo giờ địa phương.
Tòa án Tối cao truyền rằng có một khả năng quá đáng kể là một người vô tội đã bị kết án oan sai vì các bằng chứng đưa ra không xác định được các tội danh bị cáo buộc so với các tiêu chuẩn chứng minh cần thiết.
Bản tóm tắt phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nói: “Tối Cao Pháp Viện thấy rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ các bằng chứng, cần phải có sự nghi ngờ về lời tố cáo của của người nộp đơn liên quan đến từng tội trạng mà Đức Hồng Y đã bị kết án, và truyền rằng các phán quyết bị hủy bỏ và phán quyết sự tha bổng có hiệu lực tức khắc”. Quyết định đầy đủ gồm 26 trang đã được công bố trực tuyến tại đây.
Vì tình hình dịch bệnh, sáu thẩm phán khác vẫn ở nhà trong khi quyết định được tweet và công bố trực tuyến.
Đức Hồng Y George Pell vẫn ở trong nhà tù Barwon, nơi ngài dự kiến sẽ nhận được tin tức thông qua các luật sư của mình.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong hai ngày 11 và 12 tháng Ba, Tối Cao Pháp Viện Úc, đã nghe các lập luận của các luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell, và phía công tố là những người muốn duy trì bản án.
Hàng trăm người Công Giáo Việt Nam, và cả một nhà sư Phật Giáo, đã xếp hàng dọc theo lối vào Tối Cao Pháp Viện, cầu nguyện và hát thánh ca, nhằm bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell.
Chúng ta hãy cùng tạ ơn Chúa và cám ơn nhau vì những lời cầu nguyện Đức Hồng Y Pell, cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican.
Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Từ một hiện tượng bất thường, trào lưu đồng tính trên thế giới ngày nay không chỉ dừng lại ở việc buộc xã hội phải chấp nhận đó là một chuyện bình thường mà các nhà hoạt động đồng tính còn muốn tiến xa hơn trong việc coi đó là một “chuẩn mực” của xã hội. Cáo gian hàng giáo sĩ, thay đổi sách giáo khoa, sa thải những người không chấp nhận “chuẩn mực” mới, tấn công các nhà thờ là các biểu hiện tiêu biểu của một ý thức độc tài muốn thay đổi tận gốc xã hội.
Hôm 17 tháng 11, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác rằng:
“Cuộc nổi loạn về phong tục và đạo đức này – như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh - thường vẫy những ‘lá cờ tự do’, nhưng thực tế, nó đã mang đến sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số con người, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cảnh cáo ý thức hệ độc tài về đồng tính này trong lá thư ngày 8 tháng 8, 2019. Nó không chấp nhận một cuộc đối thoại thẳng thắn dựa trên sự thật nhưng tìm cách triệt hạ những người có suy nghĩ khác mình.
Trường hợp của Đức Hồng Y George Pell là một ví dụ điển hình. Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium của Canada viết:
“Đức Hồng Y George Pell, một người quyết liệt chống đồng tính. Vì thế, người ta gán cho ngài vào chính cái tội khốn nạn mà ngài lên án gay gắt nhất.”
Nhận định về các diễn biến gần đây trên thế giới, Ông Jaroslaw Kaczynski, Chủ tịch Đảng Pháp luật và Công lý là đảng cầm quyền tại Ba Lan, nói rằng sau trào lưu cộng sản, trào lưu đồng tính là thách đố lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo hiện nay. “Nhiều người trẻ đã rời bỏ Giáo Hội vì sức quyến rũ của các thông điệp đồng tính. Điều này đặt tương lai của xã hội chúng ta vào một tình thế rất nguy hiểm,” ông nói.
Những người Công Giáo cư ngụ tại Melbourne, đặc biệt là những người thường xuyên đến nhà thờ St. Patrick. Theo ý kiến của chúng tôi, bất cứ ai từng đến ngôi nhà thờ này và có thiện chí muốn nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng sẽ, không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng, ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.
Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.
Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).
Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.
Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.
Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.
Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.
Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.
Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.
Chúng tôi xin kết thúc bài tường thuật này ở đây với ước nguyện rằng chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể làm được để hàng giáo sĩ và những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của chúng (Daniel 13).
Source:Financial Review
Tin thêm về việc thắng kháng án của Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
19:29 06/04/2020
Theo Melissa Davey của tờ The Guardian, Tòa Án Tối Cao thấy rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ chứng cớ, hẳn phải hoài nghi tội của Đức Hồng Y Pell đối với từng vi phạm mà ngài bị kết án, và Tòa đã ra lệnh bản án đó bị dẹp bỏ và án tha bổng được ghi nhận thay vào đó.
Trong bản tóm tắt phán quyết, toàn bộ Tòa Án Tối Cao nói rằng “giả thiết bồi thẩm đoàn đã lượng giá chứng cớ của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin và đáng dựa vào, thì chứng cớ của các chứng nhân khác, tuy thế, cũng đòi bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý, hẳn phải có một hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn liên quan đến các vi phạm thuộc cả hai biến cố bị tố cáo”.
Ký giả này cho hay: điều có ý nghĩa nhất là phán quyết hình sự được nhiều người chờ đợi nhất trong lịch sử Úc đã được công bố từ một phòng xử trống đến một nửa, chỉ có 7 nhà báo và 2 luật sư. Chính ký giả này cũng phải đứng ngoài hành lang toà án. Hòan toàn kỳ lạ!
Phán quyết của Tòa
Melissa Davey tiếp tục cho hay: trọn phán quyết của Tòa Án Tối Cao vừa được gửi cho các nhà báo; phán quyết này nhắm vào tòa phúc thẩm ở Victoria, tức tòa đã bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y Pell với đa số 2 chọi 1.
Phán quyết nói mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng khác như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các thẩm phán ấy “đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
“Chứng cớ không bị thách thức của các nhân chứng kia không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật”.
Ký giả này cũng cho hay: toàn bộ Tòa Án Tối Cao Úc đã đồng thanh chấp nhận kháng án của Đức Hồng Y Pell. Ngài không hiện diện tại phiên tòa. Các luật sự của ngài sẽ thông báo ngay cho ngài. Ngay ngày hôm nay, ngài sẽ được thả khỏi nhà tù Barwon, gần Geelong.
Cô viết thêm: giây phút đáng ghi nhớ nhất tại Tòa Án Tối Cao là 3 người trong hành lang công cộng và 4 người tụ tập ở cửa ra vào đã nghe giọng nói phảng phất của Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel nói Pell sẽ được thả tự do. Không hoan hô đả đảo. Đâu có ai khác ở đây!
Trong bản tóm tắt phán quyết, toàn bộ Tòa Án Tối Cao nói rằng “giả thiết bồi thẩm đoàn đã lượng giá chứng cớ của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin và đáng dựa vào, thì chứng cớ của các chứng nhân khác, tuy thế, cũng đòi bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý, hẳn phải có một hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn liên quan đến các vi phạm thuộc cả hai biến cố bị tố cáo”.
Ký giả này cho hay: điều có ý nghĩa nhất là phán quyết hình sự được nhiều người chờ đợi nhất trong lịch sử Úc đã được công bố từ một phòng xử trống đến một nửa, chỉ có 7 nhà báo và 2 luật sư. Chính ký giả này cũng phải đứng ngoài hành lang toà án. Hòan toàn kỳ lạ!
Phán quyết của Tòa
Melissa Davey tiếp tục cho hay: trọn phán quyết của Tòa Án Tối Cao vừa được gửi cho các nhà báo; phán quyết này nhắm vào tòa phúc thẩm ở Victoria, tức tòa đã bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y Pell với đa số 2 chọi 1.
Phán quyết nói mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng khác như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các thẩm phán ấy “đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
“Chứng cớ không bị thách thức của các nhân chứng kia không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật”.
Ký giả này cũng cho hay: toàn bộ Tòa Án Tối Cao Úc đã đồng thanh chấp nhận kháng án của Đức Hồng Y Pell. Ngài không hiện diện tại phiên tòa. Các luật sự của ngài sẽ thông báo ngay cho ngài. Ngay ngày hôm nay, ngài sẽ được thả khỏi nhà tù Barwon, gần Geelong.
Cô viết thêm: giây phút đáng ghi nhớ nhất tại Tòa Án Tối Cao là 3 người trong hành lang công cộng và 4 người tụ tập ở cửa ra vào đã nghe giọng nói phảng phất của Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel nói Pell sẽ được thả tự do. Không hoan hô đả đảo. Đâu có ai khác ở đây!
Phản ứng của ĐHY George Pell trước việc lật ngược bản án cho ngài của Tòa Tối cao Liên bang Úc Châu
Thanh Quảng sdb
20:32 06/04/2020
Phản ứng của ĐHY George Pell trước việc lật ngược bản án cho ngài của Tòa Tối cao Liên bang Úc Châu
ĐHY Pell tuyên bố sau khi quyết định của Tòa tối cao lật ngược bản án được công bố vào sáng thứ Ba hôm nay rằng: Tôi đã không ngừng tuyên bố tôi vô tội, trong khi phải chịu một bản án bất công nghiêm trọng!
Điều này đã được xác quyết ngày hôm nay với quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao Liên bang.
ĐHY cho hay ngài mong được đọc bản án và các lý chứng đưa tới quyết định này, các tài liệu này dài 38 trang.
ĐHY Pell nói công lý đã thắng và ngài cảm ơn luật sư đoàn và các nhân viên pháp lý của ngài với một quyết tâm bền bỉ, hầu phản bác lại những lời tố giác và tìm kiếm sự thật.
ĐHY cũng nói rằng ngài không có ý nghĩ trả thù người đã tố cáo ngài!
Tôi không muốn việc được tha bổng của mình làm tăng thêm sự tổn thương và cay đắng cho nhiều người! Chắc chắn là những tổn thương và cay đắng đã quá đủ!
Khác xa với những phiên tòa trước đây khi xử ĐHY Pell, tại tòa tối cao hôm nay, bản án đã được phát tuyến qua một chánh án, đại diện cho 7 chánh án của Tòa Tối Cao để tuyên bố quyết định trước một tòa án không người vì cơn đại dịch coronavirus.
ĐHY nói: Tôi ý thức được cuộc lây lan đại dịch hiện nay. Tôi tha thiết cầu nguyện cho tất cả những người bị nhiễm và tất cả các nhân viên y tế đang dấn thân hiện nay…
ĐHY Pell tuyên bố sau khi quyết định của Tòa tối cao lật ngược bản án được công bố vào sáng thứ Ba hôm nay rằng: Tôi đã không ngừng tuyên bố tôi vô tội, trong khi phải chịu một bản án bất công nghiêm trọng!
Điều này đã được xác quyết ngày hôm nay với quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao Liên bang.
ĐHY cho hay ngài mong được đọc bản án và các lý chứng đưa tới quyết định này, các tài liệu này dài 38 trang.
ĐHY Pell nói công lý đã thắng và ngài cảm ơn luật sư đoàn và các nhân viên pháp lý của ngài với một quyết tâm bền bỉ, hầu phản bác lại những lời tố giác và tìm kiếm sự thật.
ĐHY cũng nói rằng ngài không có ý nghĩ trả thù người đã tố cáo ngài!
Tôi không muốn việc được tha bổng của mình làm tăng thêm sự tổn thương và cay đắng cho nhiều người! Chắc chắn là những tổn thương và cay đắng đã quá đủ!
Khác xa với những phiên tòa trước đây khi xử ĐHY Pell, tại tòa tối cao hôm nay, bản án đã được phát tuyến qua một chánh án, đại diện cho 7 chánh án của Tòa Tối Cao để tuyên bố quyết định trước một tòa án không người vì cơn đại dịch coronavirus.
ĐHY nói: Tôi ý thức được cuộc lây lan đại dịch hiện nay. Tôi tha thiết cầu nguyện cho tất cả những người bị nhiễm và tất cả các nhân viên y tế đang dấn thân hiện nay…
NGUYÊN VĂN PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN TỐI CAO ÚC VỀ KHÁNG ÁN CỦA Đức Hồng Y PELL
Vũ Văn An
21:18 06/04/2020
Hôm nay, Toà Án Tối Cao đã chấp thuận đơn kháng án đặc biệt chống lại phán quyết của Tòa Phúc Thẩm thuộc Tòa Án Tối Cao Victoria và đã nhất trí cho phép đơn kháng án. Tòa Án Tối Cao thấy rằng bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ chứng cớ, hẳn phải có sự hoài nghi đối với tội của đương đơn liên quan đến từng vi phạm mà vì vậy ông đã bị kết án, và [tòa] ra lệnh bản án bị dẹp bỏ và án tha bổng được ghi vào sổ thay thế vào đó.
Ngày 11 tháng 12 năm 2018, tiếp theo phiên xử bởi bồi thẩm đoàn tại Tòa án Quận ở Victoria, đương đơn, lúc việc cho là vi phạm xẩy ra, là Tổng Giám Mục Melbourne, bị kết một tội trạng xâm nhập tình dục một trẻ em dưới 16 tuổi và 4 tội trạng phạm hành vi sỗ sàng với hoặc trước mặt một đứa trẻ dưới tuổi 16. Đây là phiên xử thứ hai về các tội trạng này, bồi thẩm đoàn tại phiên xử thứ nhất đã không nhất trí trong các phán quyết của họ. Lý lẽ công tố, như được trình bầy với bồi thẩm đoàn, tố cáo rằng việc vi phạm diễn ra trong 2 dịp tách biệt nhau, dịp thứ nhất vào ngày 15 hay 22 tháng 12 năm 1996 và dịp thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Các biến cố được cho là đã xảy ra trong và gần phòng áo của các linh mục tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne, sau việc cử hành Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật. Các nạn nhân của vụ cho là tấn công là hai ca viên của Nhà thờ chính tòa 13 tuổi ở thời điểm xảy ra các biến cố.
Đương đơn xin phép được kháng cáo bản án của mình trước Tòa phúc thẩm. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tòa phúc thẩm chấp nhận đơn xin dựa trên một cơ sở duy nhất, cho rằng các bản án là không hợp lý hoặc không được hỗ trợ bởi các bằng chứng, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã xem các bản ghi video lời khai của một số nhân chứng, trong đó có lời khai của người khiếu nại. Đa số, Ferguson CJ và Maxwell P, đã đánh giá người khiếu nại là một nhân chứng thuyết phục. Các chánh án này tiếp tục xem xét bằng chứng của một số “nhân chứng tình cờ” (opportunity witnesses), những người đã mô tả các di chuyển của đương đơn và những người khác sau khi kết thúc Thánh lễ long trọng Chúa Nhật một cách không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại. Các chánh án thấy rằng không có nhân chứng nào có thể nói chắc chắn rằng các lệ thường và thực hành không bao giờ bị sai phạm và và đã kết luận rằng bồi thẩm đoàn đã không bị buộc phải nghi ngờ một cách hợp lý về tội của đương đơn. Weinberg JA bất đồng quan điểm, kết luận rằng, căn cứ vào bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ, bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý dựa trên toàn bộ các bằng chứng, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2019, đương đơn đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao để xin phép đặc biệt được kháng cáo chống phán quyết của Tòa phúc thẩm dựa vào hai cơ sở. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Gordon và EdelmanJJ đã chuyển đơn xin phép đặc biệt tới Toàn bộ Tòa án tối cao để lập luận về đơn kháng cáo. Đơn đã được Tòa án Tối cao xét xử vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2020.
Tòa án tối cao cho rằng, mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng tình cờ như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các chánh án ấy đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
Bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật.
Tòa cho rằng, cho là bồi thẩm đoàn đã lượng định bằng chứng của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin cậy và đáng dựa vào, [nhưng] bằng chứng của các nhân chứng tình cờ dù sao cũng đòi bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý về tội của đương đơn đối với các vi phạm trong cả hai biến cố bị cáo buộc. Đối với từng bản án của đương đơn, nhất quán với lời lẽ Tòa án sử dụng trong Chidiac v The Queen (1991) 171 CLR 432 tại 444 và M v The Queen (1994) 181 CLR 487 tại 494, có "Một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án vì bằng chứng không xác định được tội lỗi theo tiêu chuẩn chứng cớ cần thiết".
• Tuyên bố này không nhằm thay thế cho các lý lẽ của Tòa án tối cao hoặc được sử dụng trong bất cứ sự xem xét nào sau này về các lý lẽ của Tòa.
Ngày 11 tháng 12 năm 2018, tiếp theo phiên xử bởi bồi thẩm đoàn tại Tòa án Quận ở Victoria, đương đơn, lúc việc cho là vi phạm xẩy ra, là Tổng Giám Mục Melbourne, bị kết một tội trạng xâm nhập tình dục một trẻ em dưới 16 tuổi và 4 tội trạng phạm hành vi sỗ sàng với hoặc trước mặt một đứa trẻ dưới tuổi 16. Đây là phiên xử thứ hai về các tội trạng này, bồi thẩm đoàn tại phiên xử thứ nhất đã không nhất trí trong các phán quyết của họ. Lý lẽ công tố, như được trình bầy với bồi thẩm đoàn, tố cáo rằng việc vi phạm diễn ra trong 2 dịp tách biệt nhau, dịp thứ nhất vào ngày 15 hay 22 tháng 12 năm 1996 và dịp thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Các biến cố được cho là đã xảy ra trong và gần phòng áo của các linh mục tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne, sau việc cử hành Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật. Các nạn nhân của vụ cho là tấn công là hai ca viên của Nhà thờ chính tòa 13 tuổi ở thời điểm xảy ra các biến cố.
Đương đơn xin phép được kháng cáo bản án của mình trước Tòa phúc thẩm. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tòa phúc thẩm chấp nhận đơn xin dựa trên một cơ sở duy nhất, cho rằng các bản án là không hợp lý hoặc không được hỗ trợ bởi các bằng chứng, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã xem các bản ghi video lời khai của một số nhân chứng, trong đó có lời khai của người khiếu nại. Đa số, Ferguson CJ và Maxwell P, đã đánh giá người khiếu nại là một nhân chứng thuyết phục. Các chánh án này tiếp tục xem xét bằng chứng của một số “nhân chứng tình cờ” (opportunity witnesses), những người đã mô tả các di chuyển của đương đơn và những người khác sau khi kết thúc Thánh lễ long trọng Chúa Nhật một cách không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại. Các chánh án thấy rằng không có nhân chứng nào có thể nói chắc chắn rằng các lệ thường và thực hành không bao giờ bị sai phạm và và đã kết luận rằng bồi thẩm đoàn đã không bị buộc phải nghi ngờ một cách hợp lý về tội của đương đơn. Weinberg JA bất đồng quan điểm, kết luận rằng, căn cứ vào bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ, bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý dựa trên toàn bộ các bằng chứng, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2019, đương đơn đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao để xin phép đặc biệt được kháng cáo chống phán quyết của Tòa phúc thẩm dựa vào hai cơ sở. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Gordon và EdelmanJJ đã chuyển đơn xin phép đặc biệt tới Toàn bộ Tòa án tối cao để lập luận về đơn kháng cáo. Đơn đã được Tòa án Tối cao xét xử vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2020.
Tòa án tối cao cho rằng, mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng tình cờ như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các chánh án ấy đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
Bằng chứng không bị thách thức của các nhân chứng tình cờ không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật.
Tòa cho rằng, cho là bồi thẩm đoàn đã lượng định bằng chứng của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin cậy và đáng dựa vào, [nhưng] bằng chứng của các nhân chứng tình cờ dù sao cũng đòi bồi thẩm đoàn, [nếu] hành động hợp lý, hẳn phải có một nghi ngờ hợp lý về tội của đương đơn đối với các vi phạm trong cả hai biến cố bị cáo buộc. Đối với từng bản án của đương đơn, nhất quán với lời lẽ Tòa án sử dụng trong Chidiac v The Queen (1991) 171 CLR 432 tại 444 và M v The Queen (1994) 181 CLR 487 tại 494, có "Một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án vì bằng chứng không xác định được tội lỗi theo tiêu chuẩn chứng cớ cần thiết".
• Tuyên bố này không nhằm thay thế cho các lý lẽ của Tòa án tối cao hoặc được sử dụng trong bất cứ sự xem xét nào sau này về các lý lẽ của Tòa.
Nguyên văn Tuyên bố của Đức Hồng Y Pell khi nghe tin trắng án
Vũ Văn An
21:42 06/04/2020
Theo Đài ABC, trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi phán quyết của Toán Án Tối Cao Úc được truyền đạt, Đức Hồng Y Pell nói rằng ông "không có ý xấu" nào đối với người tố cáo mình. Ngài viết:
Tôi đã liên tục duy trì sự vô tội của mình trong khi phải chịu một sự bất công nghiêm trọng.
Điều đó đã được khắc phục ngày hôm nay với quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao.
Tôi mong được đọc chi tiết phán quyết và lý do cho quyết định đó.
Tôi không có ý xấu nào đối với người tố cáo tôi, tôi không muốn sự tha bổng của tôi thêm vào sự tổn thương và cay đắng nhiều người cảm thấy; chắc chắn có đủ tổn thương và cay đắng rồi.
Tuy nhiên, phiên tòa xử tôi không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về Giáo Hội Công Giáo; cũng không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về cách các thẩm quyền Giáo hội tại Úc đối phó với tội ác ấu dâm trong Giáo hội.
Vấn đề là liệu tôi có phạm những tội ác khủng khiếp này không, và tôi đã không phạm.
Cơ sở duy nhất để chữa lành lâu dài là sự thật và cơ sở duy nhất cho công lý là sự thật, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người.
Một lời cảm ơn đặc biệt cho tất cả những lời cầu nguyện và hàng ngàn thư hỗ trợ.
Tôi muốn cảm ơn đặc biệt gia đình tôi vì tình yêu và sự hỗ trợ của họ và những gì họ đã phải trải qua; đội ngũ cố vấn nhỏ của tôi; những người đã lên tiếng cho tôi và phải chịu đau khổ vì thế; và tất cả bạn bè và những người ủng hộ tôi ở đây và ở nước ngoài.
Tôi cũng xin ngỏ lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến toàn bộ đội ngũ pháp lý của tôi vì quyết tâm không ngừng của họ để thấy công lý thắng thế, để làm sáng tỏ sự mù mờ chế tác và tiết lộ sự thật.
Cuối cùng, tôi nhận thức được cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Tôi đang cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng và nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta.
Đức Hồng Y George Pell
Tôi đã liên tục duy trì sự vô tội của mình trong khi phải chịu một sự bất công nghiêm trọng.
Điều đó đã được khắc phục ngày hôm nay với quyết định nhất trí của Tòa án Tối cao.
Tôi mong được đọc chi tiết phán quyết và lý do cho quyết định đó.
Tôi không có ý xấu nào đối với người tố cáo tôi, tôi không muốn sự tha bổng của tôi thêm vào sự tổn thương và cay đắng nhiều người cảm thấy; chắc chắn có đủ tổn thương và cay đắng rồi.
Tuy nhiên, phiên tòa xử tôi không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về Giáo Hội Công Giáo; cũng không phải là một cuộc trưng cầu dân ý về cách các thẩm quyền Giáo hội tại Úc đối phó với tội ác ấu dâm trong Giáo hội.
Vấn đề là liệu tôi có phạm những tội ác khủng khiếp này không, và tôi đã không phạm.
Cơ sở duy nhất để chữa lành lâu dài là sự thật và cơ sở duy nhất cho công lý là sự thật, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người.
Một lời cảm ơn đặc biệt cho tất cả những lời cầu nguyện và hàng ngàn thư hỗ trợ.
Tôi muốn cảm ơn đặc biệt gia đình tôi vì tình yêu và sự hỗ trợ của họ và những gì họ đã phải trải qua; đội ngũ cố vấn nhỏ của tôi; những người đã lên tiếng cho tôi và phải chịu đau khổ vì thế; và tất cả bạn bè và những người ủng hộ tôi ở đây và ở nước ngoài.
Tôi cũng xin ngỏ lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến toàn bộ đội ngũ pháp lý của tôi vì quyết tâm không ngừng của họ để thấy công lý thắng thế, để làm sáng tỏ sự mù mờ chế tác và tiết lộ sự thật.
Cuối cùng, tôi nhận thức được cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Tôi đang cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng và nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta.
Đức Hồng Y George Pell
Đức Hồng Y George Pell đã rời khỏi nhà tù. Nhà báo Andrew Bolt: Nhục nhã thay cho bọn cáo gian
Đặng Tự Do
22:18 06/04/2020
Lúc 11:56 phút giờ địa phương, Đức Hồng Y George Pell đã rời nhà tù Barwon tại Geelong, tiểu bang Victoria.
Andrew Bolt, nhà báo chuyên viết xã luận của News Corp, một trong những người bảo vệ nổi bật nhất của Đức Hồng Y Pell, viết trên blog của mình rằng:
Việc giam cầm Đức Hồng Y George Pell đã là một trong những vụ sẩy thai công lý lớn nhất ở đất nước này.
Việc hủy bỏ các phán quyết chống lại Đức Hồng Y Pell, không thể xóa nhòa một lịch sử bị bôi bẩn của chúng ta.
Đức Hồng Y Pell đã bị hủy hoại danh tiếng, sự nghiệp bị tiêu tan, tiền tiết kiệm bị mất và tự do bị đánh cắp trong 404 ngày.
Nhục nhã trên tất cả là những kẻ tham gia vào cuộc săn phù thủy này, và những kẻ say máu trừng phạt những người cố gắng nói lên công lý.
Nhục nhã thaycác chính trị gia ngày nay vẫn tweet như thể Đức Hồng Y Pell thực sự có tội.
Nhà báo Andrew Bolt cũng tuyên bố rằng phán quyết của tòa án tối cao đã làm nhục nhã cảnh sát Victoria và tòa án phúc thẩm.
Ông đặc biệt chỉ trích ABC News, là cơ quan truyền thông mà ông khẳng định rằng “đã bách hại Đức Hồng Y Pell trong nhiều năm với những tuyên bố sai lầm và chưa từng bao giờ có xướng ngôn viên nào bày tỏ nghi ngờ về cuộc thập tự chinh này nhằm tiêu diệt Đức Hồng Y”.
Andrew Bolt, nhà báo chuyên viết xã luận của News Corp, một trong những người bảo vệ nổi bật nhất của Đức Hồng Y Pell, viết trên blog của mình rằng:
Việc giam cầm Đức Hồng Y George Pell đã là một trong những vụ sẩy thai công lý lớn nhất ở đất nước này.
Việc hủy bỏ các phán quyết chống lại Đức Hồng Y Pell, không thể xóa nhòa một lịch sử bị bôi bẩn của chúng ta.
Đức Hồng Y Pell đã bị hủy hoại danh tiếng, sự nghiệp bị tiêu tan, tiền tiết kiệm bị mất và tự do bị đánh cắp trong 404 ngày.
Nhục nhã trên tất cả là những kẻ tham gia vào cuộc săn phù thủy này, và những kẻ say máu trừng phạt những người cố gắng nói lên công lý.
Nhục nhã thaycác chính trị gia ngày nay vẫn tweet như thể Đức Hồng Y Pell thực sự có tội.
Nhà báo Andrew Bolt cũng tuyên bố rằng phán quyết của tòa án tối cao đã làm nhục nhã cảnh sát Victoria và tòa án phúc thẩm.
Ông đặc biệt chỉ trích ABC News, là cơ quan truyền thông mà ông khẳng định rằng “đã bách hại Đức Hồng Y Pell trong nhiều năm với những tuyên bố sai lầm và chưa từng bao giờ có xướng ngôn viên nào bày tỏ nghi ngờ về cuộc thập tự chinh này nhằm tiêu diệt Đức Hồng Y”.
Dòng thời gian toàn bộ vụ án Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
22:18 06/04/2020
Đài ABC cho đăng tải Dòng thời gian sau đây cho thấy các biến cố trong vụ án Đức Hồng Y George Pell:
• 2015: Một cựu ca viên nói với Cảnh sát Victoria rằng ông ta và một cậu bé khác đã bị Đức Hồng Y George Pell lạm dụng tình dục vào thập niên 1990, ngay sau khi ngài trở thành Tổng Giám mục Melbourne.
• Tháng 2 năm 2016: Báo Herald Sun tiết lộ một lực lượng đặc nhiệm của Cảnh sát Victoria đang điều tra Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục trẻ em đã lâu năm, lần đầu tiên cuộc điều tra được công khai hóa.
• Tháng 10 năm 2016: Các thám tử tra vấn Đức Hồng Y Pell ở Rome về một số cáo buộc. Đức Hồng Y phủ nhận mọi hành vi sai trái.
• 29 tháng 6 năm 2017: Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em đã lâu năm. Ngài nói rằng ngài chờ ngày ra tòa.
• 29 tháng 6 năm 2017: Đức Giáo Hoàng cho phép Đức Hồng Y Pell nghỉ phép để trở về Úc chống lại các cáo buộc.
• Ngày 1 tháng 5 năm 2018: Đức Hồng Y Pell không nhận tội sau khi bị quy kết phải ra tòa xét xử các tội phạm tình dục đã lâu năm.
• 15 tháng 8 năm 2018: Phiên tòa xét xử các cáo buộc Đức Hồng Y Pell đã lạm dụng hai ca viên khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne vào thập niên 1990 bắt đầu tại Tòa án Hạt ở Victoria.
• 20 tháng 9 năm 2018: Bồi thẩm đoàn không thể đưa ra phán quyết và được miễn nhiệm.
• Ngày 7 tháng 11 năm 2018: Một phiên xử thứ hai bắt đầu.
• Ngày 11 tháng 12 năm 2018: Một bồi thẩm đoàn thấy Đức Hồng Y Pell phạm tội xâm nhập tình dục trẻ em dưới 16 tuổi và bốn tội danh thực hiện hành vi không đứng đắn với hoặc trước mặt trẻ em. Một lệnh cấm tường trình tất cả các báo cáo về phiên tòa được đặt để cho đến khi đưa ra phán quyết trong một vụ án khác.
• Tháng 2 năm 2019: Một trường hợp tách biệt khác, liên quan đến các cáo buộc phạm tội tình dục đã lâu năm, đã bị Giám đốc Công tố của Victoria bãi bỏ.
• 26 tháng 2 năm 2019: Lệnh cấm tường trình được dỡ bỏ và bản án có tội được công khai hóa.
• Ngày 13 tháng 3 năm 2019: Tòa án Quận Victoria tuyên án Đức Hồng Y Pell sáu năm tù, với thời gian không được tạm tha (non-parole) là ba năm và tám tháng.
• 5 tháng 6 tới 6 tháng 6 năm 2019: Tòa phúc thẩm Victoria nghe hai ngày tranh luận pháp lý khi Đức Hồng Y Pell kháng cáo bản án của mình với ba cơ sở.
• 21 tháng 8 năm 2019: Tòa phúc thẩm Victoria nhất trí bác bỏ hai trong số các cơ sở kháng cáo, và quyết định 2-1 bác bỏ cơ sở thứ ba. Bản án của Đức Hồng Y Pell được giữ nguyên.
• 10 tháng 3 tới 11 tháng 3 năm 2020: Toàn bộ Tòa án Tối cao Úc nghe hai ngày tranh luận pháp lý từ nhóm pháp lý của Đức Hồng Y Pell và các công tố viên Victoria. Tòa án trì hoãn quyết định của mình.
• Ngày 7 tháng 4 năm 2020: Tòa án Tối cao Úc đưa ra phán quyết của mình tại Brisbane, hủy bỏ các bản án của Đức Hồng Y
• 2015: Một cựu ca viên nói với Cảnh sát Victoria rằng ông ta và một cậu bé khác đã bị Đức Hồng Y George Pell lạm dụng tình dục vào thập niên 1990, ngay sau khi ngài trở thành Tổng Giám mục Melbourne.
• Tháng 2 năm 2016: Báo Herald Sun tiết lộ một lực lượng đặc nhiệm của Cảnh sát Victoria đang điều tra Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục trẻ em đã lâu năm, lần đầu tiên cuộc điều tra được công khai hóa.
• Tháng 10 năm 2016: Các thám tử tra vấn Đức Hồng Y Pell ở Rome về một số cáo buộc. Đức Hồng Y phủ nhận mọi hành vi sai trái.
• 29 tháng 6 năm 2017: Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em đã lâu năm. Ngài nói rằng ngài chờ ngày ra tòa.
• 29 tháng 6 năm 2017: Đức Giáo Hoàng cho phép Đức Hồng Y Pell nghỉ phép để trở về Úc chống lại các cáo buộc.
• Ngày 1 tháng 5 năm 2018: Đức Hồng Y Pell không nhận tội sau khi bị quy kết phải ra tòa xét xử các tội phạm tình dục đã lâu năm.
• 15 tháng 8 năm 2018: Phiên tòa xét xử các cáo buộc Đức Hồng Y Pell đã lạm dụng hai ca viên khi ngài là Tổng Giám mục Melbourne vào thập niên 1990 bắt đầu tại Tòa án Hạt ở Victoria.
• 20 tháng 9 năm 2018: Bồi thẩm đoàn không thể đưa ra phán quyết và được miễn nhiệm.
• Ngày 7 tháng 11 năm 2018: Một phiên xử thứ hai bắt đầu.
• Ngày 11 tháng 12 năm 2018: Một bồi thẩm đoàn thấy Đức Hồng Y Pell phạm tội xâm nhập tình dục trẻ em dưới 16 tuổi và bốn tội danh thực hiện hành vi không đứng đắn với hoặc trước mặt trẻ em. Một lệnh cấm tường trình tất cả các báo cáo về phiên tòa được đặt để cho đến khi đưa ra phán quyết trong một vụ án khác.
• Tháng 2 năm 2019: Một trường hợp tách biệt khác, liên quan đến các cáo buộc phạm tội tình dục đã lâu năm, đã bị Giám đốc Công tố của Victoria bãi bỏ.
• 26 tháng 2 năm 2019: Lệnh cấm tường trình được dỡ bỏ và bản án có tội được công khai hóa.
• Ngày 13 tháng 3 năm 2019: Tòa án Quận Victoria tuyên án Đức Hồng Y Pell sáu năm tù, với thời gian không được tạm tha (non-parole) là ba năm và tám tháng.
• 5 tháng 6 tới 6 tháng 6 năm 2019: Tòa phúc thẩm Victoria nghe hai ngày tranh luận pháp lý khi Đức Hồng Y Pell kháng cáo bản án của mình với ba cơ sở.
• 21 tháng 8 năm 2019: Tòa phúc thẩm Victoria nhất trí bác bỏ hai trong số các cơ sở kháng cáo, và quyết định 2-1 bác bỏ cơ sở thứ ba. Bản án của Đức Hồng Y Pell được giữ nguyên.
• 10 tháng 3 tới 11 tháng 3 năm 2020: Toàn bộ Tòa án Tối cao Úc nghe hai ngày tranh luận pháp lý từ nhóm pháp lý của Đức Hồng Y Pell và các công tố viên Victoria. Tòa án trì hoãn quyết định của mình.
• Ngày 7 tháng 4 năm 2020: Tòa án Tối cao Úc đưa ra phán quyết của mình tại Brisbane, hủy bỏ các bản án của Đức Hồng Y
Nguyên văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher về việc thắng kháng án của Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
23:02 06/04/2020
Cho đến giờ này, gần 3 giờ chiều giờ Sydney, mới chỉ có Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP của Sydney lên tiếng chào mừng tin vui Đức Hồng Y George Pell được Tòa Án Tối Cao Úc lật ngược phán quyết đa số của Tòa Phúc Thẩm Victoria y án toà án quận Melbourne.
Theo tờ Catholic Weekly, Đức Tổng Giám Mục Fisher hoan nghinh việc tha bổng Đức Hồng Y của Tòa Án Tối Cao và cám ơn các thẩm phán về việc họ “duyệt lại tỉ mỉ các sự kiện” và phán quyết chi tiết trình bầy các lý lẽ để họ tuyên bố trắng án.
Ngài nói trong bản tuyên bố rằng “tôi vui mừng thấy Đức Hồng Y nay được thả tự do và tôi yêu cầu cuộc đeo đuổi ngài, một cuộc đeo đuổi đã đem chúng ta tới điểm này, hãy chấm dứt”.
Đức Tổng Giám Mục nhìn nhận rằng một số người sẽ vật lộn với phán quyết này. Ngài viết “những vụ án như thế này có thể mở lại các vết thương của những người sống thoát việc lạm dụng đến nỗi họ cảm thấy họ cũng đang bị xử án”.
“Nhưng công lý cho các nạn nhân không bao giờ được phục vụ bằng cách kết tội sai lầm và giam tù bất cứ ai. Tôi hy vọng và cầu xin để việc hoàn tất các diễn trình pháp lý sẽ đem lại một việc kết thúc và chữa lành nào đó cho tất cả những ai bị ảnh hưởng”
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
Tôi hoan nghênh việc giải oan hôm nay cho Đức Hồng Y George Pell trong một phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Úc.
Đức Hồng Y luôn duy trì sự vô tội của mình và phán quyết hôm nay xác nhận việc lên án ngài là sai. Tôi cảm ơn các thẩm phán vì đã xem xét tỉ mỉ các sự kiện và phán quyết chi tiết đưa ra các lý do tha bổng. Sau khi xem xét tất cả các bằng chứng trước Tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao đã xác định “toàn bộ chứng cứ đã nêu ra những nghi ngờ sống động về việc phạm các hành vi phạm tội và kết luận rằng có một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án”.
Tôi hài lòng khi Đức Hồng Y giờ đây được thả tự do và tôi yêu cầu việc đeo đuổi ngài, một việc đeo đuổi đã đưa chúng ta đến điểm này, giờ đây hãy chấm dứt.
Đây không chỉ là một phiên xử Đức Hồng Y Pell, mà còn là phiên xử hệ thống pháp luật và văn hóa của chúng ta nữa. Sự minh oan của Đức Hồng Y hôm nay mời gọi một suy tư rộng hơn về hệ thống công lý của chúng ta, cam kết của chúng ta đối với việc suy đoán vô tội và cách đối xử của chúng ta đối với các nhân vật cấp cao bị buộc phạm các tội ác.
Tôi thừa nhận rằng những thất bại trong quá khứ của Giáo hội để bảo vệ trẻ em đã góp phần vào sự tức giận công khai nhắm vào Giáo hội và các nhà lãnh đạo của nó. Tôi biết rằng chỉ bằng hành động bền vững của chúng ta trong việc tìm kiếm công lý cho tất cả những người sống thoát cuộc lạm dụng tình dục trẻ em và biểu lộ các thực hành tốt nhất trong việc bảo vệ tất cả những người dễ bị tổn thương, sự chữa lành mới xảy ra và niềm tin mới được phục hồi.
Một số người sẽ chật vật với phán quyết của ngày hôm nay. Những trường hợp như thế này có thể mở lại các vết thương của những người sống thoát cuộc lạm dụng đến nỗi họ cảm thấy như họ cũng đang bị xét xử. Nhưng công lý cho các nạn nhân không bao giờ được phục vụ bởi sự kết án và giam cầm sai trái bất cứ ai. Tôi hy vọng và cầu nguyện để việc chấm dứt các diễn trình pháp lý sẽ mang lại một số khép cửa và chữa lành nào đó cho tất cả những người bị ảnh hưởng.
Đối với người Công Giáo, giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ, tôi biết rằng đây cũng là một thời gian thử thách. Tôi cầu xin cho đức tin của các bạn có thể không lung lay và các bạn nhận được ân sủng và lòng can đảm để tiếp tục phục vụ Thiên Chúa và dân của Người. Trong Tuần Thánh này, chúng ta mong chờ lễ Phục sinh như một thời gian hy vọng và sự sống mới cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi nạn lạm dụng trẻ em, bởi việc xử Đức Hồng Y Pell và đại dịch coronavirus. Tôi tham gia cùng Đức Hồng Y trong việc cầu nguyện cho mọi người bị ảnh hưởng.
Theo tờ Catholic Weekly, Đức Tổng Giám Mục Fisher hoan nghinh việc tha bổng Đức Hồng Y của Tòa Án Tối Cao và cám ơn các thẩm phán về việc họ “duyệt lại tỉ mỉ các sự kiện” và phán quyết chi tiết trình bầy các lý lẽ để họ tuyên bố trắng án.
Ngài nói trong bản tuyên bố rằng “tôi vui mừng thấy Đức Hồng Y nay được thả tự do và tôi yêu cầu cuộc đeo đuổi ngài, một cuộc đeo đuổi đã đem chúng ta tới điểm này, hãy chấm dứt”.
Đức Tổng Giám Mục nhìn nhận rằng một số người sẽ vật lộn với phán quyết này. Ngài viết “những vụ án như thế này có thể mở lại các vết thương của những người sống thoát việc lạm dụng đến nỗi họ cảm thấy họ cũng đang bị xử án”.
“Nhưng công lý cho các nạn nhân không bao giờ được phục vụ bằng cách kết tội sai lầm và giam tù bất cứ ai. Tôi hy vọng và cầu xin để việc hoàn tất các diễn trình pháp lý sẽ đem lại một việc kết thúc và chữa lành nào đó cho tất cả những ai bị ảnh hưởng”
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
Tôi hoan nghênh việc giải oan hôm nay cho Đức Hồng Y George Pell trong một phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Úc.
Đức Hồng Y luôn duy trì sự vô tội của mình và phán quyết hôm nay xác nhận việc lên án ngài là sai. Tôi cảm ơn các thẩm phán vì đã xem xét tỉ mỉ các sự kiện và phán quyết chi tiết đưa ra các lý do tha bổng. Sau khi xem xét tất cả các bằng chứng trước Tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao đã xác định “toàn bộ chứng cứ đã nêu ra những nghi ngờ sống động về việc phạm các hành vi phạm tội và kết luận rằng có một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án”.
Tôi hài lòng khi Đức Hồng Y giờ đây được thả tự do và tôi yêu cầu việc đeo đuổi ngài, một việc đeo đuổi đã đưa chúng ta đến điểm này, giờ đây hãy chấm dứt.
Đây không chỉ là một phiên xử Đức Hồng Y Pell, mà còn là phiên xử hệ thống pháp luật và văn hóa của chúng ta nữa. Sự minh oan của Đức Hồng Y hôm nay mời gọi một suy tư rộng hơn về hệ thống công lý của chúng ta, cam kết của chúng ta đối với việc suy đoán vô tội và cách đối xử của chúng ta đối với các nhân vật cấp cao bị buộc phạm các tội ác.
Tôi thừa nhận rằng những thất bại trong quá khứ của Giáo hội để bảo vệ trẻ em đã góp phần vào sự tức giận công khai nhắm vào Giáo hội và các nhà lãnh đạo của nó. Tôi biết rằng chỉ bằng hành động bền vững của chúng ta trong việc tìm kiếm công lý cho tất cả những người sống thoát cuộc lạm dụng tình dục trẻ em và biểu lộ các thực hành tốt nhất trong việc bảo vệ tất cả những người dễ bị tổn thương, sự chữa lành mới xảy ra và niềm tin mới được phục hồi.
Một số người sẽ chật vật với phán quyết của ngày hôm nay. Những trường hợp như thế này có thể mở lại các vết thương của những người sống thoát cuộc lạm dụng đến nỗi họ cảm thấy như họ cũng đang bị xét xử. Nhưng công lý cho các nạn nhân không bao giờ được phục vụ bởi sự kết án và giam cầm sai trái bất cứ ai. Tôi hy vọng và cầu nguyện để việc chấm dứt các diễn trình pháp lý sẽ mang lại một số khép cửa và chữa lành nào đó cho tất cả những người bị ảnh hưởng.
Đối với người Công Giáo, giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ, tôi biết rằng đây cũng là một thời gian thử thách. Tôi cầu xin cho đức tin của các bạn có thể không lung lay và các bạn nhận được ân sủng và lòng can đảm để tiếp tục phục vụ Thiên Chúa và dân của Người. Trong Tuần Thánh này, chúng ta mong chờ lễ Phục sinh như một thời gian hy vọng và sự sống mới cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi nạn lạm dụng trẻ em, bởi việc xử Đức Hồng Y Pell và đại dịch coronavirus. Tôi tham gia cùng Đức Hồng Y trong việc cầu nguyện cho mọi người bị ảnh hưởng.
Phản ứng của Tòa thánh Vatican trước tin: Tòa án tối cao Liên bang Úc đã lật ngược bản án cho Đức Hồng Y George Pell
Thanh Quảng sdb
23:48 06/04/2020
Phản ứng của Tòa thánh Vatican trước tin: Tòa án tối cao Liên bang Úc đã lật ngược bản án cho Đức Hồng Y George Pell
(Tin Vatican)
Cuộc đấu pháp lý trước vụ án của Đức Hồng Y George Pell đã kết thúc vào sáng nay thứ Ba ngày 7/4/2020. Tòa án tối cao Liên bang Úc Châu nhất trí lật ngược lại phán quyết bản án đã được Tòa án phúc thẩm Victoria tái quyết lại hồi tháng 8 năm ngoái. Các thẩm phán Tòa Tối cao dựa trên yếu tố Tòa phúc thẩm Melbourne đã không cứu xét khía cạnh "có khả năng hợp lý rằng hành vi phạm tội đã không thể xảy ra", để "nghi ngờ hợp lý" về điều tố giác Đức Hồng Y.
Khi tin này được công bố thì Đức Hồng Y Pell đã ngồi tù được hơn một năm kể từ khi bản án kết tội vào tháng 2 năm 2019 có hiệu lực.
Phản ứng của Hồng Y Pell
Đức Hồng Y Pell đã đưa ra một tuyên bố sau khi được biết quyết định của Tòa án Tối cao. Trong đó, ngài nhắc lại rằng ngài đã luôn "tuyên bố" rằng mình vô tội! "Sự bất công" mà ngài đã gánh chịu "đã được minh oan" ngày hôm nay.
Phát biểu với báo giới, Đức Hồng Y Pell nói: "Tôi không có ý trả thù chút nào đối với người tố cáo tôi". Và ngài nghĩ tới những người khác có thể cảm thấy "đau đớn và cay đắng", trước sự ngài được tha bổng! Ngài không muốn khơi thêm bất kỳ nỗi đau nào nữa. Ngài nói chớ gì mọi người sẽ được chữa lành, vì "sự thật và công lý là cùng đích cho tất cả mọi người".
Đức Hồng Y cảm ơn tất cả những ai đã cầu nguyện cho ngài, những người đã gửi thư khích lệ ngài, gia đình của ngài, đặc biệt "luật sư đoàn", cùng các "bạn bè trong và ngoài nước" đã yểm trợ ngài.
Ngài kết thúc lời chia sẻ của mình bằng hướng về những người đang bị nhiễm coronavirus. "Tôi cầu nguyện cho tất cả những người bị nhiễm và các nhân viên y tế đang dấn thân phục vụ..."
Phản ứng của Hội Đồng Giám mục Úc Châu
Thay mặt Hội đồng Giám mục Úc Châu, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch của HĐGM Úc Châu cũng đưa ra một tuyên cáo. Trong đó, ngài nói lên những cảm xúc lẫn lộn trước việc Đức Hồng Y Pell được tha bổng. "Thành quả này chắc chắn được nhiều người hân hoan đón nhận" vì "tin vào sự vô tội của Đức Hồng Y" và "phản bác lại những tố giác ngài". "Nhiều người đã hy sinh vất vả trong suốt quá trình tranh tụng để dẫn tới kết quả" cho ngày hôm nay.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge đã kết thúc công báo của mình bằng tái xác quyết lại "Những cam kết không ngừng của Giáo hội đối với việc an toàn cho trẻ em và một bảo đảm công bằng cho các nạn nhân còn sống cũng như các nạn nhân của các việc lạm dụng tình dục".
Sự an toàn cho trẻ em thì vô cùng quan trọng đối với "Giáo Hội Công Giáo" và các Giám mục. Ngài kêu mời: "bất kỳ người nào bị lạm dụng bởi các thành viên của Giáo hội, họ nên bá cáo cho cảnh sát."
(Tin Vatican)
Cuộc đấu pháp lý trước vụ án của Đức Hồng Y George Pell đã kết thúc vào sáng nay thứ Ba ngày 7/4/2020. Tòa án tối cao Liên bang Úc Châu nhất trí lật ngược lại phán quyết bản án đã được Tòa án phúc thẩm Victoria tái quyết lại hồi tháng 8 năm ngoái. Các thẩm phán Tòa Tối cao dựa trên yếu tố Tòa phúc thẩm Melbourne đã không cứu xét khía cạnh "có khả năng hợp lý rằng hành vi phạm tội đã không thể xảy ra", để "nghi ngờ hợp lý" về điều tố giác Đức Hồng Y.
Khi tin này được công bố thì Đức Hồng Y Pell đã ngồi tù được hơn một năm kể từ khi bản án kết tội vào tháng 2 năm 2019 có hiệu lực.
Phản ứng của Hồng Y Pell
Đức Hồng Y Pell đã đưa ra một tuyên bố sau khi được biết quyết định của Tòa án Tối cao. Trong đó, ngài nhắc lại rằng ngài đã luôn "tuyên bố" rằng mình vô tội! "Sự bất công" mà ngài đã gánh chịu "đã được minh oan" ngày hôm nay.
Phát biểu với báo giới, Đức Hồng Y Pell nói: "Tôi không có ý trả thù chút nào đối với người tố cáo tôi". Và ngài nghĩ tới những người khác có thể cảm thấy "đau đớn và cay đắng", trước sự ngài được tha bổng! Ngài không muốn khơi thêm bất kỳ nỗi đau nào nữa. Ngài nói chớ gì mọi người sẽ được chữa lành, vì "sự thật và công lý là cùng đích cho tất cả mọi người".
Đức Hồng Y cảm ơn tất cả những ai đã cầu nguyện cho ngài, những người đã gửi thư khích lệ ngài, gia đình của ngài, đặc biệt "luật sư đoàn", cùng các "bạn bè trong và ngoài nước" đã yểm trợ ngài.
Ngài kết thúc lời chia sẻ của mình bằng hướng về những người đang bị nhiễm coronavirus. "Tôi cầu nguyện cho tất cả những người bị nhiễm và các nhân viên y tế đang dấn thân phục vụ..."
Phản ứng của Hội Đồng Giám mục Úc Châu
Thay mặt Hội đồng Giám mục Úc Châu, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch của HĐGM Úc Châu cũng đưa ra một tuyên cáo. Trong đó, ngài nói lên những cảm xúc lẫn lộn trước việc Đức Hồng Y Pell được tha bổng. "Thành quả này chắc chắn được nhiều người hân hoan đón nhận" vì "tin vào sự vô tội của Đức Hồng Y" và "phản bác lại những tố giác ngài". "Nhiều người đã hy sinh vất vả trong suốt quá trình tranh tụng để dẫn tới kết quả" cho ngày hôm nay.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge đã kết thúc công báo của mình bằng tái xác quyết lại "Những cam kết không ngừng của Giáo hội đối với việc an toàn cho trẻ em và một bảo đảm công bằng cho các nạn nhân còn sống cũng như các nạn nhân của các việc lạm dụng tình dục".
Sự an toàn cho trẻ em thì vô cùng quan trọng đối với "Giáo Hội Công Giáo" và các Giám mục. Ngài kêu mời: "bất kỳ người nào bị lạm dụng bởi các thành viên của Giáo hội, họ nên bá cáo cho cảnh sát."
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tại sao có Sự Dữ và Đau Khổ trong đời sống?
LM Mathêu Nguyễn Khắc Hy PSS
10:00 06/04/2020
Tại sao có Sự Dữ và Đau Khổ trong đời sống?
I. Giới Thiệu
Nạn đại dịch covid-19, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã lan tràn ra khắp thế giới, và đe dọa mạng sống con người khiến cuộc sống thường ngày của hầu hết mọi người bị đảo lộn. Riêng với người Công Giáo, Tuần Thánh năm nay có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử mà giáo dân phải tham dự thánh lễ “từ xa” qua hệ thống kỹ thuật truyền thông hiện đại. Trong bối cảnh đối diện với đai dịch, và người Kitô hữu đồng hành với Đức Giêsu Kitô trong tuần thánh để cảm nghiệm Cuộc Thương Khó, Sự Chết và Sự Sống Lại của Ngài, tôi muốn dùng cơ hội này để ôn lại giáo lý Công Giáo dạy gì về những sự dữ và đau khổ xảy ra trong đời sống con người, và làm thế nào để qua những hiểu biết này, chúng ta tăng thêm đức tin vào Thiên Chúa toàn năng và nhân từ.
Câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa để có đại dịch covid-19 khiến hơn 1.2 triệu người nhiễm, và hơn 67 ngàn người tử vong? [1] Tại sao ông A bị ung thư? Tại sao bà B bị chết khi đang đi hành hương hay đang cầu nguyện? Tại sao anh C đang làm việc cho cộng đoàn lại bị xe tông và thành bất toại? Hay trên bình diện lớn hơn: Tại sao có chiến tranh gây thiệt mạng hàng triệu người? Khi Hitler giết sáu triệu người Do thái trong các lò hơi ngạt, Thiên Chúa ở đâu? Và hằng ngày, những người bị tù tội oan ức, Thiên Chúa ở đâu? Công bằng ở đâu?
Giáo Lý Công Giáo số 309 dạy “Nếu Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Ðấng Sáng Tạo nên thế giới có trật tự và tốt lành, chăm sóc hết mọi thụ tạo, tại sao có sự dữ?… Không thể có một câu trả lời ngắn gọn mà đầy đủ được.”
Sự hiện diện của sự dữ trong cuộc sống đã quá rõ ràng. Vì thế, đối diện với đau khổ là vấn nạn căn bản và cũng là mầu nhiệm phức tạp đầu tiên con người tiếp cận khi tìm hiểu đức tin họ đặt vào Thiên Chúa.
Những bất công, bệnh tật, chết chóc, đau khổ v.v… là một phần hiện thực của sự dữ (sự ác) được triết học và thần học quan tâm và tìm cách giải thích cho hợp lý. Câu hỏi ‘tại sao và làm cách nào sự dữ xâm nhập vào thế giới được Thiên Chúa tạo dựng’ vẫn chứa đựng bí ẩn thắc mắc nhiều hơn là câu trả lời.
Với đức tin Công Giáo, chúng ta hiểu gì mầu nhiệm này? Trước khi tìm hiểu thêm sâu rộng thêm về đề tài này, chúng ta cần phân biệt hai hình thức sự dữ được nói đến: một là sự dữ luân lý, hai là sự dữ tự nhiên. Sự dữ luân lý thường là hệ quả của việc con người sử dụng tự do (ví dụ như trộm cắp, giết người, cướp của, hãm hại nhau…). Sự dữ tự nhiên (như động đất, lụt lội, núi lửa, bệnh tật…) không là lựa chọn của con người nhưng họ lãnh hậu quả.
Dĩ nhiên không phải mọi kết quả sự dữ đều dễ nhận dạng theo hai hình thức trên, vì tính phức tạp của thực tế. Ví dụ như sập chiếc cầu Cần Thơ năm 2007 làm chết hơn 50 người, liệu đây là do sự dữ tự nhiên (cầu sập đè chết người) hay sự dữ luân lý khi con người làm lỗi (vì thiết kế cẩu thả, ăn cắp vật liệu, gian dối trong thi công…) gây sập cầu. Dịch Covid-19 là do sự dữ tự nhiên (con người vô tình lây lan từ một virus đang có trong động vật???...) hay sự dữ luân lý (vì con người muốn chế tạo để hại nhau, nhưng sai lầm trong kiềm chế kiểm soát khiến virus bị lọt ra ngoài??). Ngay cả với yếu tố sự dữ tự nhiên, việc lây lan nhanh chóng và quá rộng rãi trên thế giới có thể một phần do sự dữ luân lý khi con người che giấu sự thật về tình trạng nguy hiểm của virus này không?
Điều quan trọng là cho dù sự dữ luân lý hay tự nhiên, chúng ta cũng không dễ dàng tìm ra câu trả lời tại sao lại xảy ra như vậy.
Và tất cả những gì tôi chia sẻ dưới đây là tập hợp của những lý thuyết trong lịch sử tìm cách giải đáp thắc mắc này, nhưng không một giải đáp nào thỏa mãn được mọi thắc mắc của chúng ta. Dù sao, những tổng hợp vắn tắt này cho chúng ta một cái nhìn khái quát phức tạp về vấn nạn sự dữ và đau khổ trong cuộc sống, và giúp chúng ta cẩn thận hơn khi giảng dạy, thay vì cung cấp những câu trả lời đơn giản nhưng chứa đựng nhiều sai lầm.
II. Lịch sử tranh luận về sự dữ
Triết lý và thần học có cùng một câu hỏi, nhưng cách giải thích có nhiều khác nhau. Với triết lý, lý luận logic là nguyên tắc chính. Với thần học Kitô giáo, làm sao để bảo vệ được Một Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Thiện mà không thể bỏ qua sự hiện diện của sự dữ trong đời.
Thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, triết gia Epicurus (341-270 BC) đã đặt câu hỏi tương quan giữa Triết học và Thần học khi ông hỏi về nguyên nhân của sự dữ, và được David Hume (1711-1776) lặp lại trong một lý luận ngắn gọn: “Có phải Thiên Chúa muốn ngăn ngừa sự dữ nhưng Ngài không có thể? Vậy, Ngài không Toàn Năng. Nếu Ngài có thể, nhưng Ngài không ước muốn ngăn ngừa? Vậy Ngài không Toàn Thiện. Nếu Ngài vừa có khả năng và vừa ước muốn làm việc đó, vậy tại sao sự dữ lại có mặt trong đời sống?”
1. Triết lý và các thuyết giải thích
Triết lý tìm cách giải thích sự hiện diện của sự dữ mà không nhất thiết phải tin là có Một Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng vũ trụ. Vì thế, một vài lý luận được ghi lại như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa Nhị Nguyên Thuyết (dualism) cắt nghĩa đơn giản rằng trong vũ trụ tồn tại hai thần lực, Tốt và Xấu. Sự đấu tranh này có thể là tạm thời (nghĩa là đến một lúc nào đó, một trong hai Thần sẽ thắng đối tượng kia), hay có tính cách vĩnh viễn (nghĩa là hai thế lực Tốt-Xấu này tồn tại muôn đời). Như thế, sự dữ trong thế gian là điều tất yếu, vì đó là một phần của thụ tạo trong vũ trụ. [2]
Thứ hai, không hề có hiện thực Tốt hay Xấu mà chỉ là những danh từ con người đặt tên cho những sự kiện xảy ra trong đời. Nói cách khác, “hên” hay “xui” không tùy thuộc vào sự kiện cho bằng tùy thuộc vào người đón nhận. Vì thế, không thể coi sự dữ như là một thực thể, mà tốt hơn là coi nó như một tình trạng tâm lý, hay một tình huống được con người diễn dịch theo ý mình. [3]
Thứ ba, thuyết Bất Khả Tri Luận (agnosticism) cho rằng khả năng con người không thể biết được. Thuyết Bất Khả Tri Luận được nhiều người chấp nhận vì mọi lý lẽ giải thích bí nhiệm sự dữ không thoả mãn được óc tò mò của con người, ngay cả vô thần như Voltaire, trong tác phẩm Candide,Ou L’Optimisme, cũng ủng hộ thuyết này. [4]
Thứ tư, thuyết Nhân Quả cho rằng “gieo gió thì gặp bão.” [5] Xuất phát từ tính dễ hiểu, triết thuyết này rất phổ biến trong đời sống con người, và là nền tảng niềm tin Ấn Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo…. Điều khó cắt nghĩa được kể lại trong Tin Mừng Gioan 9:1-12 là tại sao người mù từ khi mới sinh? Tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta? Vì mù từ khi mới sinh nên chắc chắn anh ta chưa làm gì nên tội; còn nếu là tội cha mẹ anh thì câu hỏi: tại sao một người làm mà người khác phải chịu? Bên cạnh đó, ta lại còn chứng kiến nhiều người ác sống thảnh thơi trong khi người lành thánh gặp nhiều hoạn nạn. Thuyết Nhân Quả bị sách ông Gióp loại bỏ và cũng bị Chúa Giêsu lên án (John 9:2-3)
2. Triết lý và lý luận logic
Giáo lý Kitô giáo dạy chỉ có Một Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Thiện. Vậy sự có mặt của sự dữ không thể dung hoà với những yếu tố trên của đức tin. Lý luận này được tóm gọn như sau:
a. Nếu Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện, Ngài phải tiêu diệt hết mọi sự dữ.
b. Nếu Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài có thể tiêu diệt hết mọi sự dữ.
c. Vì thế, sự dữ trên thế gian chứng tỏ không có một Thiên Chúa vừa Toàn Năng - Toàn Thiện như Kitô giáo dạy.
Trước khi đi sâu vào tư tưởng thần học của lý luận này, chúng ta cùng nhau nhìn lại lý luận này theo phương thức logic của triết lý. Khi thách đố trên dựa vào lý luận để kết luận là không có Một Thiên Chúa như đức tin Kitô giáo dạy, thì chìa khóa giải đáp cũng dựa vào lý luận mà thôi.
Khi ta nói: “Thiên Chúa là Đấng toàn năng, làm được mọi sự” , câu này có nghĩa là gì? Có phải Ngài làm gì cũng được hay sao? Thưa không, vì có nhiều điều Thiên Chúa không làm được. Kinh thánh nói “với Thiên Chúa mọi sự đều có thể” (Mt. 19:26), nhưng Kinh thánh cũng dạy là có nhiều điều Thiên Chúa không làm được, như Ngài không thể lừa dối (Titus. 1:2), không thể phạm tội, hay cám dỗ người khác phạm tội (James 1:13). Nghĩa là Thiên Chúa không thể làm điều nghịch lại bản tính Ngài. Và cũng không thể làm điều gì ngoài định luật Ngài đã đặt ra, như không thể tạo ra một hình tam giác có bốn góc, hay làm sai thành đúng, hay người cao lại “ngắn” hơn người lùn…[6] Với con người, Thiên Chúa không thể cho họ vừa tự do, vừa mất tự do.
Vì thế, lý luận logic trên không thật sự cho chúng ta một thực thể nhưng cho ta một logic lập luận về từ ngữ mà thôi.
Nên trong thần học, chúng ta vẫn tuyên xưng Thiên Chúa Toàn Năng và Toàn Thiện, và dĩ nhiên Ngài có khả năng loại bỏ sự dữ, nhưng Ngài không thể làm mà không huỷ hoại tự do con người.
Còn với sự dữ tự nhiên (như động đất, lụt, bệnh tật…) thì sao? Lý luận trên cũng giúp ta hiểu rằng chúng ta không thể sống theo ý định Thiên Chúa muốn ta sống, nếu ta không có môi trường như ta đang có hiện tại. Nói cách khác, điều kiện sống hiện tại, dù có nhiều sự dữ, nhưng bảo đảm cho ta được tự do, và là điều kiện tốt nhất Thiên Chúa dành cho con người.
3. Sự dữ trong thần học truyền thống
Trong truyền thống thần học Kitô giáo, có vài hình thức giải thích được xem là phổ biến.
Trước hếtlà không thể hiểu được. Chúng ta không hiểu tại sao có sự dữ trên thế gian, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng đời mình, và con người cần kiên nhẫn trong đời sống đức tin. Cách hiểu này được kể lại trong sách ông Gióp khi cắt nghĩa rằng con người không thể hiếu được chương trình bí nhiệm của Thiên Chúa Toàn Năng (xem Job 38-41). Nên nhớ rằng chỉ vì ta không hiểu được lý do nào Thiên Chúa để cho sự dữ xảy ra, không có nghĩa là Thiên Chúa không có lý do để làm chuyện đó. Một em bé không luôn luôn hiểu hết những lý do đằng sau những việc bố mẹ làm cho mình, nhưng không phải vì thế mà bố mẹ không có lý do để cấm đoán hay khuyến khích em làm những gì bố mẹ muốn cho em. Vì thế, là con người mà đòi hỏi hiểu hết mọi mầu nhiệm của Thiên Chúa là điều không thể được, vì ngay cả biết bao điều chung quanh chúng ta mà ta còn chưa hiểu như sức ly tâm, sức hút trái đất, nguyên tử v.v…
Thứ hai là thanh luyện. Cách giải thích này là Thiên Chúa dùng đau khổ, sự dữ để thanh luyện con người ngày càng lớn mạnh hơn.[7] Tư tưởng này khá phổ biến trong thần học các giáo phụ, và ta có thể tìm thấy trong thần học thánh Phaolô, như trong thư gửi tín hữu Roma: “Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.” (Rom 8:18). Dĩ nhiên tư tưởng thánh Phaolô nhắc ở đây là những đau khổ con người chịu vì danh Đức Giêsu Kitô, chứ không là những đau khổ đến từ những điều kiện mà con người có thể loại bỏ hay thay đổi. Nghĩa là, đừng hiểu lầm rằng thánh Phaolô muốn con người sống thụ động trước đau khổ, nhưng Ngài muốn dạy rằng Thiên Chúa sẽ không để những đau khổ con người chịu đựng vì danh Ngài trở nên vô ích. Với những người chống lại lối giải thích này, họ hỏi rằng: liệu Thiên Chúa còn phải tôi luyện con người đến mức nào? Bao nhiêu thử thách đau khổ xảy ra mới đủ?
Thánh Irenaeus (thế kỷ 2) cho rằng sự dữ đơn giản là một phần của thụ tạo được dựng nên, và là điều kiện cần thiết để con người có thể sử dụng tự do chọn điều Tốt. Chỉ khi có sự dữ như một lựa chọn, con người mới thật sự hiểu tự do là gì khi chọn điều tốt – xấu cho mình. Và khi chọn điều tốt để làm và loại bỏ điều xấu, con người trưởng thành. Như vậy, sự dữ là điều kiện cần thiết để con người được tôi luyện và trưởng thành.[8]
Thứ ba là phó thác theo ý Chúa. Lối giải thích này cho rằng không việc gì xảy ra mà không theo ý Thiên Chúa, nghĩa là, mọi việc xảy ra dù Thiên Chúa cho phép xảy ra hay Thiên Chúa muốn nó xảy ra đều do Thiên Chúa định đoạt. Lối giải thích này cũng không quên nhấn mạnh rằng ý định cuối cùng của Thiên Chúa luôn luôn muốn sự tốt đẹp cho con người, vì những gì không tốt đẹp đều không hợp với bản tính tốt lành, yêu thương và khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa chắc chắn phải có lý do chính đáng khi để những sự dữ xảy ra. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ đem về những kết quả tốt đẹp đến từ đau khổ, và dùng sự dữ như phương tiện để thực hiện mục đích Ngài. Vậy, Thiên Chúa muốn có sự dữ, vì nếu Ngài không muốn thì nó không thể hiện hữu được. Điều đáng chú ý (về thần học) là liệu ước muốn có sự dữ trên thế gian có thuộc về bản tính Thiên Chúa không? Vì theo giáo lý Công Giáo, Thiên Chúa luôn luôn ước muốn điều thiện hảo? Tóm lại, lối giải thích này từ chối công nhận rằng sự dữ là một vấn nạn, và khuyên Kitô hữu chỉ cần phó thác theo ý Thiên Chúa là đủ.
Thứ tư là vũ trụ đang tiến hóa. Một quan điểm khác cho là những sự dữ trong đời như bệnh tật, già nua, thất bại… là một phần của tiến trình tiến hoá trong vũ trụ (như đau khi mọc răng là một phần của sự lớn mạnh của con người). Tựu trung, vũ trụ đang tiến hoá. Và bão tố, động đất… là một phần của tiến trình này. Cha Pierre Teilhard de Chardin, thần học gia người Pháp, là người cổ võ cho tư tưởng này. Hiểu cách này, tất cả những gì xảy ra trên thế giới được coi là chức năng của đời sống vũ trụ. Đây là nghĩa sâu nhất của danh từ “tiến hoá”. Thuyết này có ưu điểm là giải thích những sự dữ tự nhiên (động đất, lụt lội, núi lửa…) là bản năng tiến hoá. Vì thế, sự dữ không là một sản phẩm có mặt ngay từ khi tạo dựng vũ trụ, và vì thế, không là một sản phẩm Thiên Chúa dựng nên. Do dó, sự dữ trong thuyết này không có từ đầu, và sau này cũng biến mất khi vũ trụ hoàn hảo, hết tiến hoá.[9]
4. Thánh Augustine và sự dữ
Thánh Augustine (354-430) được coi là thần học gia tiên phong có những giải đáp khá thỏa đáng liên quan đến câu hỏi này.[10] Lời giải thích của thánh nhân dựa trên đức tin căn bản: Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng (Ngài làm được mọi sự) và Toàn Thiện (Ngài luôn yêu điều thiện, không làm điều ác).[11] Lối giải thích của Ngài thực tế, đáng tin, giải đáp được những hi vọng của Kitô hữu, và giúp những gì ta đang làm có ý nghĩa.
Trước hết, Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự từ hư không, và mọi sự đều tốt đẹp. Vì thế, sự dữ không thể là một sản phẩm (thụ tạo) của Thiên Chúa toàn thiện được, vì Ngài không dựng nên sự dữ.[12] Vậy nếu không là một thụ tạo, sự dữ từ đâu đến? Thánh Augustine giải thích rằng sự dữ tự nó không hiện hữu được, vì Thiên Chúa không dựng nên nó, nhưng sự dữ là do vắng bóng sự thiện mà thôi.[13] Thánh Augustine cũng giải thích thêm rằng vì sự dữ tự nó không tồn tại như một thụ tạo, vì thế con người không chọn sự dữ như một đối tượng (vì không có thực để con người chọn). Nhưng khi con người từ chối và quay mặt lại với sự thiện, hay khi chọn lựa cái kém hơn sự thiện, con người đến với sự dữ. Và thánh Augustine kết luận rằng nguồn gốc của sự dữ nằm ở tự do của con người khi họ lựa chọn điều kém hơn sự thiện.[14]
5. Thần học hiện đại và cái nhìn mới về sự dữ
Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, với hơn sáu triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết chỉ vì họ là người Do Thái, thần học nhìn về sự dữ thay đổi rất nhiều. Nhiều thần học gia phê bình lối giải thích của thánh Augustine hay lối hiểu trong thần học cũ vì tính không thực tế, xa vời, và không giải thích được vai trò Thiên Chúa trong đời sống con người. Họ đề nghị cần phải có một cái nhìn mới trong vấn đề này. Lối giải thích của những thần học mới này cũng mang theo những yếu tố sau:
Thứ nhất là chất vấn tính toàn thiện của Thiên Chúa. Sự dữ ngày càng nhiều trên thế gian khiến con người mất tin tưởng vào Một Thiên Chúa Là Tình Yêu, như Thánh Kinh dạy. Như vậy không có nghĩa là họ từ chối Thiên Chúa toàn thiện, nhưng họ đặt câu hỏi để “xét xử” Thiên Chúa hơn là luôn bênh vực Thiên Chúa như trong thần học truyền thống.
Thứ hai là quy trách nhiệm gián tiếp cho Thiên Chúa khi để sự dữ hiện diện trong thế gian. Vì Thiên Chúa cho con người tự do, và họ đã làm điều xấu (cướp của, giết người…) mà Thiên Chúa không ngăn cản được, nên Thiên Chúa chịu trách nhiệm gián tiếp cho hành động con người gây ra sự dữ. Dù Thiên Chúa luôn ước mong những gì tốt đẹp nhất cho con người, và không muốn họ đau khổ, nhưng Ngài phải chịu một phần trách nhiệm trong thế giới Tốt-Xấu lẫn lộn này.
Thứ ba là con người trưởng thành và hoàn hảo qua chính những lựa chọn của mình. Lối giải thích này cho rằng mỗi con người sinh ra đều có một mục đích mong đạt được. Không như Augustine cho rằng sự dữ là kết quả của tội lỗi, hay như thánh Irenaeus cho rằng sự dữ tôi luyện đời sống đức tin, John Hick (người đại diện cho lối hiểu này) cho rằng chính sự dữ giúp con người có kinh nghiệm khi có những quyết định đúng đắn để xây dựng tư cách của mình. Chính những quyết định đúng đắn hằng ngày giúp ta sống trọn vẹn, đúng nghĩa Thiên Chúa đã ước định cho ta.
Cuối cùng là thần học giải phóng nhắm đến giải thoát con người khỏi những bất công hiện tại. Chính bất công gây ra nghèo đói, tội ác… và những đàn áp, bóc lột là hiện thân của sự dữ. Lối giải thích này không cắt nghĩa nguyên nhân sự dữ, nhưng mời gọi con người thông phần với Đức Kitô là nạn nhân của xã hội bất công, và luôn nhớ rằng Sự Sống Lại là chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ.
III. Giáo lý Công Giáo và thần học về sự dữ
Trong sách giáo lý Công Giáo, Giáo Hội luôn khẳng định rằng sự dữ (kết quả dẫn đến đau khổ) trong đời sống con người luôn luôn là một mầu nhiệm. Vì thế, Giáo Hội không cho ta một câu trả lời rõ ràng, rành mạch theo lý luận bình thường cho câu hỏi “Tại sao Một Thiên Chúa toàn năng, toàn thiện lại để cho sự dữ hoành hành trong đời sống con người” . Dù công nhận là một mầu nhiệm, Giáo Hội cũng đưa ra nhiều giải thích để chúng ta có thể hiểu và sống có ý nghĩa khi đương đầu với sự dữ. Một vài tư tưởng hiện tại:
Trước hết, vũ trụ và con người đang trong qúa trình tiến hoá. Giáo lý số 310 dạy: “Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện?” Giáo hội trả lời là cho dù Thiên Chúa quyền năng vô biên có thể làm được việc này, nhưng Ngài đã không làm, mà tạo dựng một thế giới “trong tình trạng lên đường” hướng về sự hoàn hảo sau cùng. Nghĩa là cả vũ trụ đang tiến triển, lớn mạnh để đi đến hoàn hảo. Vì thế, sự lớn mạnh khi “cái này xuất hiện, cái kia biến đi” (như núi lửa xuất hiện tạo nên núi mới trong khi núi già biến đi) là quá trình tiến hoá của mọi loài. Giáo hội kết luận: “Vì vậy bao lâu mà công trình tạo dựng chưa đạt được mức trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý.” Nói cách khác, lớn mạnh để đi đến hoàn hảo đòi hỏi thay đổi, thay đổi đòi hỏi nhiều đau khổ mà ta gọi là sự dữ[15].
Thứ hai, tự do là nguyên nhân gây sự dữ. Và dù Thiên Chúa không tạo dựng sự dữ, Ngài cho phép sự dữ xâm nhập thế gian. Giáo lý số 311: “Thiên thần và con người có tự do…trong thực tế, họ đã phạm tội… Tuy nhiên, vì tôn trọng tự do của thụ tạo, Người để nó xảy ra, và một cách mầu nhiệm, Người biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ.” [16] Giáo hội khẳng định “Thiên Chúa không bao giờ, bằng bất cứ cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, là nguyên nhân của sự dữ luân lý.” Nhưng trong và qua sự dữ, Thiên Chúa biến nó thành những gì lợi ích cho con người. Giáo lý 313 dạy: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho ai yêu mến Thiên Chúa” (Rm 8, 28). Và giáo lý 312 khẳng định: “Thiên Chúa dẫn đưa ta tới điều thiện hảo từ những hậu quả của sự dữ.”
Thứ ba, Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Sách giáo lý số 314 dạy rằng hiện tại chúng ta không hiểu được mầu nhiệm đau khổ, nhưng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ toàn thắng mọi sự trong ngày sau hết. Trong ngày “mặt đối mặt” đó (1 Cor 13:12), chúng ta hiểu trọn vẹn đường lối Thiên Chúa dẫn con người qua những thảm kịch của sự dữ và tội lỗi. Nói cách khác, cuối cùng ta sẽ hiểu trọn vẹn. Vì thế hãy cứ vững lòng tin.
IV. Kết Luận
Đau khổ mà thế giới đang gánh chịu vì nạn đại dịch Covid-19 khiến mọi người đặt câu hỏi về sự hiện diện của sự dữ, và câu hỏi này chắc chắn vẫn còn là vấn nạn ngàn đời cho mọi người. Là những Kitô hữu, dù chúng ta không biết tại sao mình bị đau khổ hay tại sao sự dữ khống chế cuộc sống, nhưng chúng ta tin những đau khổ mình chịu không vô nghĩa, vì chính Đức Giêsu Kitô đã chịu đau khổ cách bất công. Điều chúng ta TIN chắc chắn là Thiên Chúa luôn yêu thương con người, và Ngài đã tạo dựng một thế giới tốt nhất có thể được, để con người sinh hoạt.
Tôi mượn lời dạy của giáo lý Công Giáo số 324 để tóm kết: “Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ thể lý và sự dữ luân lý là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa làm sáng tỏ nhờ Con của Ngài là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chết và sống lại để chiến thắng sự dữ. Ðức tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó, bằng những đường lối mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu.”
-------------------
Chú thích:
[1] Con số tính đến ngày 5-4-2020.
[2] Nhiều Kitô hữu nhầm lẫn cho rằng Nhị Nguyên Thuyết đến từ Kinh thánh, nhưng thực ra thuyết này đến từ Gnosticism (Vô Ngộ Thuyết) và Manichaeism (Thuyết Mani). Thuyết Nhị Nguyên được tìm thấy sớm nhất được tìm thấy trong lời dạy của Zarathustra (thể kỷ 6 trước công nguyên) và được Mani (chết 276) khai thác thêm. Thuyết này chủ trương vũ trụ tồn tại có Bóng Tối – Ánh Sáng, Trắng-Đen, Nóng-Lạnh...
[3] Lý luận này được triết gia Baruch Spinoza (1632-1677) cổ động và được gọi là Duy Danh Luận Chủ Nghĩa (nominalisticism).
[4] Triết gia Gottfried W. Leibnitz lý luận rằng thế giới hiện tại là chọn lựa tốt nhất mà Thiên Chúa đã dựng nên cho dù có sự hiện diện của Sự Dữ. Lý luận này nhằm đáp lại logic của triết lý mà nhiều người nói là câu trả lời của Leibnitz cho Descartes. Nhưng Voltaire, trong tác phẩm Candide,Ou L’Optimisme, đã bắt đầu với lời lẽ ủng hộ quan niệm của Leibniz về cách giải thích hiện hữu của sự dữ cho rằng vũ trụ này là chọn lựa tốt nhất mà Thiên Chúa có thể làm ra. Nhưng cuối tác phẩm, ông kết thúc bằng lời lẽ cổ võ cho thuyết Bất Khả Tri Luận, cho rằng bí nhiệm này vượt trên khả năng con người.
[5] Thuyết Nhân Qủa được người Do Thái chấp nhận vì tính dễ hiểu của nó. Gioan 9:1-2 kể chuyện khi gặp người mù từ khi mới sinh, một số môn đệ Chúa Giêsu cho là do tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta. Chúa Giêsu dùng cơ hội này để sửa sai niềm tin của họ. Kitô giáo chưa bao giờ chính thức dùng thuyết Nhân Qủa để cắt nghĩa nguồn gốc sự dữ, nhưng nhiều người hiểu lầm lời dạy cho rằng sự trừng phạt Thiên Chúa áp đặt trên Adam và Eva vì bất tuân là hình thức Nhân Quả (xem Gen 3:16-18). Dù giáo lý Giáo Hội dạy rằng đau khổ là kết quả của tội lỗi, nhưng luôn nhắc nhở đây là một mầu nhiệm hơn là một sự kiện được cắt nghĩa cách đơn giản theo thuyết Nhân Quả.
[6] Đừng lầm tưởng lý luận “toàn năng” này với phép lạ. Dĩ nhiên Thiên Chúa có thể làm cho đá nổi trên mặt nước, hay cho trâu bò bay nhanh hơn chim, nhưng khi đã là phép lạ, thì thực chất của hiện vật thay đổi, nghĩa là, đá được phép “nhẹ” hơn nước, hay trâu bò được phép “bay” nhanh hơn chim. Điều Thiên Chúa không thể làm được là khi tốc độ bay 50 km/giờ lại nhanh hơn 100 km/giờ, hay 10 kg lại nhẹ hơn 5 kg. Tất cả những định luật tự nhiên này được chính Thiên Chúa định đoạt.
[7] Giáo phụ Origen, thế kỷ 3, giải thích rằng những thử thách là để ta được tôi luyện và lớn lên (xem De principiis, sách I, V,1). Thể xác con người như phương tiện qua đó ta được “huấn luyện và hướng dẫn” để được ơn cứu chuộc (xem De principiis, sách I, V,3). Sự Dữ bài học Thiên Chúa dạy con người.
[8] John Hick, một học giả nổi tiếng hiện đại của thế kỷ 20, khai thác tư tưởng này của thánh Ireneaus trong cuốn Evil and the God of Love (San Francisco: Harper San Francisco, 1978).
[9] Xem Pierre Teilhard de Chardin, The Future of Man, New York: Harper & Row Publisher, 1964, p. 261.
[10] Cho đến cuối đời thánh Augustine vẫn còn tranh luận vấn đề này với Julian. Xem John M. Rist, Augustine (New York: Cambridge University press, 1994) p. 261.
[11] Khi còn trẻ, Augustine theo nhóm Manichean chủ trương Nhị Nguyên Thuyết, cho là vũ trụ có Tốt-Xấu cùng tồn tại. Sau khi đã trở nên Kitô hữu, Augustine chống lại lạc thuyết này trong những bài viết của Ngài.
[12] Xem De Civitate Dei, ch. xII.
[13] Xem Augustine, De Civitate Dei, XI, CHAP. 9, và Confessiones, VII: [XII] 18. Thánh Augustine sửa đổi một phần tư tưởng của Hậu Plato (Neo-Platonism) khi trường phái này nhấn mạnh rằng sự dữ không là hữu thể tự hữu nhưng là vắng bóng của Sự Thiện.
[14] Xem Augustine, De Civitate Dei, XII, CHAP. 6, và Confessiones, VII: [III] 5.
[15] Giáo lý Công Giáo 310 - Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện? Xét theo quyền năng vô biên Thiên Chúa vẫn có thể tạo dựng được điều tốt hơn (x. T. Tôma Aquinô tổng luận 1, 25, 6). Nhưng trong sự khôn ngoan và nhân hậu vô biên của Ngừơi, Thiên Chúa đã tự ý sáng tạo một thế giới trong “tiến trình” hướng về sự trọn hảo tối hậu. Theo ý định của Thiên Chúa, sự tiến hóa này gồm có việc vật này xuất hiện và vật khác biến đi, có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và cũng có tàn phá trong thiên nhiên. Vì vậy bao lâu mà cuộc sáng tạo chưa đạt được sự trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý (x. T. Tôma Aquinô, s. gent 3. 71).
[16] Giáo lý Công Giáo 311 - Thiên thần và con người là những thụ tạo thông minh và tự do, nên phải tiến về cùng đích bằng một sự lựa chọn tự do và yêu chọn cái tốt hơn. Do đó họ có thể lầm lạc. Trong thực tế, họ đã phạm tội. Như vậy, sự dữ luân lý, vô cùng nghiêm trọng hơn so với sự dữ thể lý, đã xâm nhập vào thế giới. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ luân lý, cho dù trực tiếp hay gián tiếp (x. T. Âu-tinh, lib 1, 1, 1; Th. Tôma Aqu, s. th, 1-2, 79, 1). Tuy nhiên, vì tôn trọng tự do của thụ tạo, Người để nó xảy ra, và một cách mầu nhiệm, Người biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ.
LM Mathêu Nguyễn Khắc Hy PSS
I. Giới Thiệu
Nạn đại dịch covid-19, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã lan tràn ra khắp thế giới, và đe dọa mạng sống con người khiến cuộc sống thường ngày của hầu hết mọi người bị đảo lộn. Riêng với người Công Giáo, Tuần Thánh năm nay có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử mà giáo dân phải tham dự thánh lễ “từ xa” qua hệ thống kỹ thuật truyền thông hiện đại. Trong bối cảnh đối diện với đai dịch, và người Kitô hữu đồng hành với Đức Giêsu Kitô trong tuần thánh để cảm nghiệm Cuộc Thương Khó, Sự Chết và Sự Sống Lại của Ngài, tôi muốn dùng cơ hội này để ôn lại giáo lý Công Giáo dạy gì về những sự dữ và đau khổ xảy ra trong đời sống con người, và làm thế nào để qua những hiểu biết này, chúng ta tăng thêm đức tin vào Thiên Chúa toàn năng và nhân từ.
Câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa để có đại dịch covid-19 khiến hơn 1.2 triệu người nhiễm, và hơn 67 ngàn người tử vong? [1] Tại sao ông A bị ung thư? Tại sao bà B bị chết khi đang đi hành hương hay đang cầu nguyện? Tại sao anh C đang làm việc cho cộng đoàn lại bị xe tông và thành bất toại? Hay trên bình diện lớn hơn: Tại sao có chiến tranh gây thiệt mạng hàng triệu người? Khi Hitler giết sáu triệu người Do thái trong các lò hơi ngạt, Thiên Chúa ở đâu? Và hằng ngày, những người bị tù tội oan ức, Thiên Chúa ở đâu? Công bằng ở đâu?
Giáo Lý Công Giáo số 309 dạy “Nếu Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Ðấng Sáng Tạo nên thế giới có trật tự và tốt lành, chăm sóc hết mọi thụ tạo, tại sao có sự dữ?… Không thể có một câu trả lời ngắn gọn mà đầy đủ được.”
Sự hiện diện của sự dữ trong cuộc sống đã quá rõ ràng. Vì thế, đối diện với đau khổ là vấn nạn căn bản và cũng là mầu nhiệm phức tạp đầu tiên con người tiếp cận khi tìm hiểu đức tin họ đặt vào Thiên Chúa.
Những bất công, bệnh tật, chết chóc, đau khổ v.v… là một phần hiện thực của sự dữ (sự ác) được triết học và thần học quan tâm và tìm cách giải thích cho hợp lý. Câu hỏi ‘tại sao và làm cách nào sự dữ xâm nhập vào thế giới được Thiên Chúa tạo dựng’ vẫn chứa đựng bí ẩn thắc mắc nhiều hơn là câu trả lời.
Với đức tin Công Giáo, chúng ta hiểu gì mầu nhiệm này? Trước khi tìm hiểu thêm sâu rộng thêm về đề tài này, chúng ta cần phân biệt hai hình thức sự dữ được nói đến: một là sự dữ luân lý, hai là sự dữ tự nhiên. Sự dữ luân lý thường là hệ quả của việc con người sử dụng tự do (ví dụ như trộm cắp, giết người, cướp của, hãm hại nhau…). Sự dữ tự nhiên (như động đất, lụt lội, núi lửa, bệnh tật…) không là lựa chọn của con người nhưng họ lãnh hậu quả.
Dĩ nhiên không phải mọi kết quả sự dữ đều dễ nhận dạng theo hai hình thức trên, vì tính phức tạp của thực tế. Ví dụ như sập chiếc cầu Cần Thơ năm 2007 làm chết hơn 50 người, liệu đây là do sự dữ tự nhiên (cầu sập đè chết người) hay sự dữ luân lý khi con người làm lỗi (vì thiết kế cẩu thả, ăn cắp vật liệu, gian dối trong thi công…) gây sập cầu. Dịch Covid-19 là do sự dữ tự nhiên (con người vô tình lây lan từ một virus đang có trong động vật???...) hay sự dữ luân lý (vì con người muốn chế tạo để hại nhau, nhưng sai lầm trong kiềm chế kiểm soát khiến virus bị lọt ra ngoài??). Ngay cả với yếu tố sự dữ tự nhiên, việc lây lan nhanh chóng và quá rộng rãi trên thế giới có thể một phần do sự dữ luân lý khi con người che giấu sự thật về tình trạng nguy hiểm của virus này không?
Điều quan trọng là cho dù sự dữ luân lý hay tự nhiên, chúng ta cũng không dễ dàng tìm ra câu trả lời tại sao lại xảy ra như vậy.
Và tất cả những gì tôi chia sẻ dưới đây là tập hợp của những lý thuyết trong lịch sử tìm cách giải đáp thắc mắc này, nhưng không một giải đáp nào thỏa mãn được mọi thắc mắc của chúng ta. Dù sao, những tổng hợp vắn tắt này cho chúng ta một cái nhìn khái quát phức tạp về vấn nạn sự dữ và đau khổ trong cuộc sống, và giúp chúng ta cẩn thận hơn khi giảng dạy, thay vì cung cấp những câu trả lời đơn giản nhưng chứa đựng nhiều sai lầm.
II. Lịch sử tranh luận về sự dữ
Triết lý và thần học có cùng một câu hỏi, nhưng cách giải thích có nhiều khác nhau. Với triết lý, lý luận logic là nguyên tắc chính. Với thần học Kitô giáo, làm sao để bảo vệ được Một Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Thiện mà không thể bỏ qua sự hiện diện của sự dữ trong đời.
Thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, triết gia Epicurus (341-270 BC) đã đặt câu hỏi tương quan giữa Triết học và Thần học khi ông hỏi về nguyên nhân của sự dữ, và được David Hume (1711-1776) lặp lại trong một lý luận ngắn gọn: “Có phải Thiên Chúa muốn ngăn ngừa sự dữ nhưng Ngài không có thể? Vậy, Ngài không Toàn Năng. Nếu Ngài có thể, nhưng Ngài không ước muốn ngăn ngừa? Vậy Ngài không Toàn Thiện. Nếu Ngài vừa có khả năng và vừa ước muốn làm việc đó, vậy tại sao sự dữ lại có mặt trong đời sống?”
1. Triết lý và các thuyết giải thích
Triết lý tìm cách giải thích sự hiện diện của sự dữ mà không nhất thiết phải tin là có Một Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng vũ trụ. Vì thế, một vài lý luận được ghi lại như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa Nhị Nguyên Thuyết (dualism) cắt nghĩa đơn giản rằng trong vũ trụ tồn tại hai thần lực, Tốt và Xấu. Sự đấu tranh này có thể là tạm thời (nghĩa là đến một lúc nào đó, một trong hai Thần sẽ thắng đối tượng kia), hay có tính cách vĩnh viễn (nghĩa là hai thế lực Tốt-Xấu này tồn tại muôn đời). Như thế, sự dữ trong thế gian là điều tất yếu, vì đó là một phần của thụ tạo trong vũ trụ. [2]
Thứ hai, không hề có hiện thực Tốt hay Xấu mà chỉ là những danh từ con người đặt tên cho những sự kiện xảy ra trong đời. Nói cách khác, “hên” hay “xui” không tùy thuộc vào sự kiện cho bằng tùy thuộc vào người đón nhận. Vì thế, không thể coi sự dữ như là một thực thể, mà tốt hơn là coi nó như một tình trạng tâm lý, hay một tình huống được con người diễn dịch theo ý mình. [3]
Thứ ba, thuyết Bất Khả Tri Luận (agnosticism) cho rằng khả năng con người không thể biết được. Thuyết Bất Khả Tri Luận được nhiều người chấp nhận vì mọi lý lẽ giải thích bí nhiệm sự dữ không thoả mãn được óc tò mò của con người, ngay cả vô thần như Voltaire, trong tác phẩm Candide,Ou L’Optimisme, cũng ủng hộ thuyết này. [4]
Thứ tư, thuyết Nhân Quả cho rằng “gieo gió thì gặp bão.” [5] Xuất phát từ tính dễ hiểu, triết thuyết này rất phổ biến trong đời sống con người, và là nền tảng niềm tin Ấn Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Nho giáo…. Điều khó cắt nghĩa được kể lại trong Tin Mừng Gioan 9:1-12 là tại sao người mù từ khi mới sinh? Tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta? Vì mù từ khi mới sinh nên chắc chắn anh ta chưa làm gì nên tội; còn nếu là tội cha mẹ anh thì câu hỏi: tại sao một người làm mà người khác phải chịu? Bên cạnh đó, ta lại còn chứng kiến nhiều người ác sống thảnh thơi trong khi người lành thánh gặp nhiều hoạn nạn. Thuyết Nhân Quả bị sách ông Gióp loại bỏ và cũng bị Chúa Giêsu lên án (John 9:2-3)
2. Triết lý và lý luận logic
Giáo lý Kitô giáo dạy chỉ có Một Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Thiện. Vậy sự có mặt của sự dữ không thể dung hoà với những yếu tố trên của đức tin. Lý luận này được tóm gọn như sau:
a. Nếu Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện, Ngài phải tiêu diệt hết mọi sự dữ.
b. Nếu Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài có thể tiêu diệt hết mọi sự dữ.
c. Vì thế, sự dữ trên thế gian chứng tỏ không có một Thiên Chúa vừa Toàn Năng - Toàn Thiện như Kitô giáo dạy.
Trước khi đi sâu vào tư tưởng thần học của lý luận này, chúng ta cùng nhau nhìn lại lý luận này theo phương thức logic của triết lý. Khi thách đố trên dựa vào lý luận để kết luận là không có Một Thiên Chúa như đức tin Kitô giáo dạy, thì chìa khóa giải đáp cũng dựa vào lý luận mà thôi.
Khi ta nói: “Thiên Chúa là Đấng toàn năng, làm được mọi sự” , câu này có nghĩa là gì? Có phải Ngài làm gì cũng được hay sao? Thưa không, vì có nhiều điều Thiên Chúa không làm được. Kinh thánh nói “với Thiên Chúa mọi sự đều có thể” (Mt. 19:26), nhưng Kinh thánh cũng dạy là có nhiều điều Thiên Chúa không làm được, như Ngài không thể lừa dối (Titus. 1:2), không thể phạm tội, hay cám dỗ người khác phạm tội (James 1:13). Nghĩa là Thiên Chúa không thể làm điều nghịch lại bản tính Ngài. Và cũng không thể làm điều gì ngoài định luật Ngài đã đặt ra, như không thể tạo ra một hình tam giác có bốn góc, hay làm sai thành đúng, hay người cao lại “ngắn” hơn người lùn…[6] Với con người, Thiên Chúa không thể cho họ vừa tự do, vừa mất tự do.
Vì thế, lý luận logic trên không thật sự cho chúng ta một thực thể nhưng cho ta một logic lập luận về từ ngữ mà thôi.
Nên trong thần học, chúng ta vẫn tuyên xưng Thiên Chúa Toàn Năng và Toàn Thiện, và dĩ nhiên Ngài có khả năng loại bỏ sự dữ, nhưng Ngài không thể làm mà không huỷ hoại tự do con người.
Còn với sự dữ tự nhiên (như động đất, lụt, bệnh tật…) thì sao? Lý luận trên cũng giúp ta hiểu rằng chúng ta không thể sống theo ý định Thiên Chúa muốn ta sống, nếu ta không có môi trường như ta đang có hiện tại. Nói cách khác, điều kiện sống hiện tại, dù có nhiều sự dữ, nhưng bảo đảm cho ta được tự do, và là điều kiện tốt nhất Thiên Chúa dành cho con người.
3. Sự dữ trong thần học truyền thống
Trong truyền thống thần học Kitô giáo, có vài hình thức giải thích được xem là phổ biến.
Trước hếtlà không thể hiểu được. Chúng ta không hiểu tại sao có sự dữ trên thế gian, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng đời mình, và con người cần kiên nhẫn trong đời sống đức tin. Cách hiểu này được kể lại trong sách ông Gióp khi cắt nghĩa rằng con người không thể hiếu được chương trình bí nhiệm của Thiên Chúa Toàn Năng (xem Job 38-41). Nên nhớ rằng chỉ vì ta không hiểu được lý do nào Thiên Chúa để cho sự dữ xảy ra, không có nghĩa là Thiên Chúa không có lý do để làm chuyện đó. Một em bé không luôn luôn hiểu hết những lý do đằng sau những việc bố mẹ làm cho mình, nhưng không phải vì thế mà bố mẹ không có lý do để cấm đoán hay khuyến khích em làm những gì bố mẹ muốn cho em. Vì thế, là con người mà đòi hỏi hiểu hết mọi mầu nhiệm của Thiên Chúa là điều không thể được, vì ngay cả biết bao điều chung quanh chúng ta mà ta còn chưa hiểu như sức ly tâm, sức hút trái đất, nguyên tử v.v…
Thứ hai là thanh luyện. Cách giải thích này là Thiên Chúa dùng đau khổ, sự dữ để thanh luyện con người ngày càng lớn mạnh hơn.[7] Tư tưởng này khá phổ biến trong thần học các giáo phụ, và ta có thể tìm thấy trong thần học thánh Phaolô, như trong thư gửi tín hữu Roma: “Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta.” (Rom 8:18). Dĩ nhiên tư tưởng thánh Phaolô nhắc ở đây là những đau khổ con người chịu vì danh Đức Giêsu Kitô, chứ không là những đau khổ đến từ những điều kiện mà con người có thể loại bỏ hay thay đổi. Nghĩa là, đừng hiểu lầm rằng thánh Phaolô muốn con người sống thụ động trước đau khổ, nhưng Ngài muốn dạy rằng Thiên Chúa sẽ không để những đau khổ con người chịu đựng vì danh Ngài trở nên vô ích. Với những người chống lại lối giải thích này, họ hỏi rằng: liệu Thiên Chúa còn phải tôi luyện con người đến mức nào? Bao nhiêu thử thách đau khổ xảy ra mới đủ?
Thánh Irenaeus (thế kỷ 2) cho rằng sự dữ đơn giản là một phần của thụ tạo được dựng nên, và là điều kiện cần thiết để con người có thể sử dụng tự do chọn điều Tốt. Chỉ khi có sự dữ như một lựa chọn, con người mới thật sự hiểu tự do là gì khi chọn điều tốt – xấu cho mình. Và khi chọn điều tốt để làm và loại bỏ điều xấu, con người trưởng thành. Như vậy, sự dữ là điều kiện cần thiết để con người được tôi luyện và trưởng thành.[8]
Thứ ba là phó thác theo ý Chúa. Lối giải thích này cho rằng không việc gì xảy ra mà không theo ý Thiên Chúa, nghĩa là, mọi việc xảy ra dù Thiên Chúa cho phép xảy ra hay Thiên Chúa muốn nó xảy ra đều do Thiên Chúa định đoạt. Lối giải thích này cũng không quên nhấn mạnh rằng ý định cuối cùng của Thiên Chúa luôn luôn muốn sự tốt đẹp cho con người, vì những gì không tốt đẹp đều không hợp với bản tính tốt lành, yêu thương và khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa chắc chắn phải có lý do chính đáng khi để những sự dữ xảy ra. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ đem về những kết quả tốt đẹp đến từ đau khổ, và dùng sự dữ như phương tiện để thực hiện mục đích Ngài. Vậy, Thiên Chúa muốn có sự dữ, vì nếu Ngài không muốn thì nó không thể hiện hữu được. Điều đáng chú ý (về thần học) là liệu ước muốn có sự dữ trên thế gian có thuộc về bản tính Thiên Chúa không? Vì theo giáo lý Công Giáo, Thiên Chúa luôn luôn ước muốn điều thiện hảo? Tóm lại, lối giải thích này từ chối công nhận rằng sự dữ là một vấn nạn, và khuyên Kitô hữu chỉ cần phó thác theo ý Thiên Chúa là đủ.
Thứ tư là vũ trụ đang tiến hóa. Một quan điểm khác cho là những sự dữ trong đời như bệnh tật, già nua, thất bại… là một phần của tiến trình tiến hoá trong vũ trụ (như đau khi mọc răng là một phần của sự lớn mạnh của con người). Tựu trung, vũ trụ đang tiến hoá. Và bão tố, động đất… là một phần của tiến trình này. Cha Pierre Teilhard de Chardin, thần học gia người Pháp, là người cổ võ cho tư tưởng này. Hiểu cách này, tất cả những gì xảy ra trên thế giới được coi là chức năng của đời sống vũ trụ. Đây là nghĩa sâu nhất của danh từ “tiến hoá”. Thuyết này có ưu điểm là giải thích những sự dữ tự nhiên (động đất, lụt lội, núi lửa…) là bản năng tiến hoá. Vì thế, sự dữ không là một sản phẩm có mặt ngay từ khi tạo dựng vũ trụ, và vì thế, không là một sản phẩm Thiên Chúa dựng nên. Do dó, sự dữ trong thuyết này không có từ đầu, và sau này cũng biến mất khi vũ trụ hoàn hảo, hết tiến hoá.[9]
4. Thánh Augustine và sự dữ
Thánh Augustine (354-430) được coi là thần học gia tiên phong có những giải đáp khá thỏa đáng liên quan đến câu hỏi này.[10] Lời giải thích của thánh nhân dựa trên đức tin căn bản: Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng (Ngài làm được mọi sự) và Toàn Thiện (Ngài luôn yêu điều thiện, không làm điều ác).[11] Lối giải thích của Ngài thực tế, đáng tin, giải đáp được những hi vọng của Kitô hữu, và giúp những gì ta đang làm có ý nghĩa.
Trước hết, Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự từ hư không, và mọi sự đều tốt đẹp. Vì thế, sự dữ không thể là một sản phẩm (thụ tạo) của Thiên Chúa toàn thiện được, vì Ngài không dựng nên sự dữ.[12] Vậy nếu không là một thụ tạo, sự dữ từ đâu đến? Thánh Augustine giải thích rằng sự dữ tự nó không hiện hữu được, vì Thiên Chúa không dựng nên nó, nhưng sự dữ là do vắng bóng sự thiện mà thôi.[13] Thánh Augustine cũng giải thích thêm rằng vì sự dữ tự nó không tồn tại như một thụ tạo, vì thế con người không chọn sự dữ như một đối tượng (vì không có thực để con người chọn). Nhưng khi con người từ chối và quay mặt lại với sự thiện, hay khi chọn lựa cái kém hơn sự thiện, con người đến với sự dữ. Và thánh Augustine kết luận rằng nguồn gốc của sự dữ nằm ở tự do của con người khi họ lựa chọn điều kém hơn sự thiện.[14]
5. Thần học hiện đại và cái nhìn mới về sự dữ
Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, với hơn sáu triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết chỉ vì họ là người Do Thái, thần học nhìn về sự dữ thay đổi rất nhiều. Nhiều thần học gia phê bình lối giải thích của thánh Augustine hay lối hiểu trong thần học cũ vì tính không thực tế, xa vời, và không giải thích được vai trò Thiên Chúa trong đời sống con người. Họ đề nghị cần phải có một cái nhìn mới trong vấn đề này. Lối giải thích của những thần học mới này cũng mang theo những yếu tố sau:
Thứ nhất là chất vấn tính toàn thiện của Thiên Chúa. Sự dữ ngày càng nhiều trên thế gian khiến con người mất tin tưởng vào Một Thiên Chúa Là Tình Yêu, như Thánh Kinh dạy. Như vậy không có nghĩa là họ từ chối Thiên Chúa toàn thiện, nhưng họ đặt câu hỏi để “xét xử” Thiên Chúa hơn là luôn bênh vực Thiên Chúa như trong thần học truyền thống.
Thứ hai là quy trách nhiệm gián tiếp cho Thiên Chúa khi để sự dữ hiện diện trong thế gian. Vì Thiên Chúa cho con người tự do, và họ đã làm điều xấu (cướp của, giết người…) mà Thiên Chúa không ngăn cản được, nên Thiên Chúa chịu trách nhiệm gián tiếp cho hành động con người gây ra sự dữ. Dù Thiên Chúa luôn ước mong những gì tốt đẹp nhất cho con người, và không muốn họ đau khổ, nhưng Ngài phải chịu một phần trách nhiệm trong thế giới Tốt-Xấu lẫn lộn này.
Thứ ba là con người trưởng thành và hoàn hảo qua chính những lựa chọn của mình. Lối giải thích này cho rằng mỗi con người sinh ra đều có một mục đích mong đạt được. Không như Augustine cho rằng sự dữ là kết quả của tội lỗi, hay như thánh Irenaeus cho rằng sự dữ tôi luyện đời sống đức tin, John Hick (người đại diện cho lối hiểu này) cho rằng chính sự dữ giúp con người có kinh nghiệm khi có những quyết định đúng đắn để xây dựng tư cách của mình. Chính những quyết định đúng đắn hằng ngày giúp ta sống trọn vẹn, đúng nghĩa Thiên Chúa đã ước định cho ta.
Cuối cùng là thần học giải phóng nhắm đến giải thoát con người khỏi những bất công hiện tại. Chính bất công gây ra nghèo đói, tội ác… và những đàn áp, bóc lột là hiện thân của sự dữ. Lối giải thích này không cắt nghĩa nguyên nhân sự dữ, nhưng mời gọi con người thông phần với Đức Kitô là nạn nhân của xã hội bất công, và luôn nhớ rằng Sự Sống Lại là chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ.
III. Giáo lý Công Giáo và thần học về sự dữ
Trong sách giáo lý Công Giáo, Giáo Hội luôn khẳng định rằng sự dữ (kết quả dẫn đến đau khổ) trong đời sống con người luôn luôn là một mầu nhiệm. Vì thế, Giáo Hội không cho ta một câu trả lời rõ ràng, rành mạch theo lý luận bình thường cho câu hỏi “Tại sao Một Thiên Chúa toàn năng, toàn thiện lại để cho sự dữ hoành hành trong đời sống con người” . Dù công nhận là một mầu nhiệm, Giáo Hội cũng đưa ra nhiều giải thích để chúng ta có thể hiểu và sống có ý nghĩa khi đương đầu với sự dữ. Một vài tư tưởng hiện tại:
Trước hết, vũ trụ và con người đang trong qúa trình tiến hoá. Giáo lý số 310 dạy: “Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện?” Giáo hội trả lời là cho dù Thiên Chúa quyền năng vô biên có thể làm được việc này, nhưng Ngài đã không làm, mà tạo dựng một thế giới “trong tình trạng lên đường” hướng về sự hoàn hảo sau cùng. Nghĩa là cả vũ trụ đang tiến triển, lớn mạnh để đi đến hoàn hảo. Vì thế, sự lớn mạnh khi “cái này xuất hiện, cái kia biến đi” (như núi lửa xuất hiện tạo nên núi mới trong khi núi già biến đi) là quá trình tiến hoá của mọi loài. Giáo hội kết luận: “Vì vậy bao lâu mà công trình tạo dựng chưa đạt được mức trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý.” Nói cách khác, lớn mạnh để đi đến hoàn hảo đòi hỏi thay đổi, thay đổi đòi hỏi nhiều đau khổ mà ta gọi là sự dữ[15].
Thứ hai, tự do là nguyên nhân gây sự dữ. Và dù Thiên Chúa không tạo dựng sự dữ, Ngài cho phép sự dữ xâm nhập thế gian. Giáo lý số 311: “Thiên thần và con người có tự do…trong thực tế, họ đã phạm tội… Tuy nhiên, vì tôn trọng tự do của thụ tạo, Người để nó xảy ra, và một cách mầu nhiệm, Người biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ.” [16] Giáo hội khẳng định “Thiên Chúa không bao giờ, bằng bất cứ cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, là nguyên nhân của sự dữ luân lý.” Nhưng trong và qua sự dữ, Thiên Chúa biến nó thành những gì lợi ích cho con người. Giáo lý 313 dạy: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho ai yêu mến Thiên Chúa” (Rm 8, 28). Và giáo lý 312 khẳng định: “Thiên Chúa dẫn đưa ta tới điều thiện hảo từ những hậu quả của sự dữ.”
Thứ ba, Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Sách giáo lý số 314 dạy rằng hiện tại chúng ta không hiểu được mầu nhiệm đau khổ, nhưng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ toàn thắng mọi sự trong ngày sau hết. Trong ngày “mặt đối mặt” đó (1 Cor 13:12), chúng ta hiểu trọn vẹn đường lối Thiên Chúa dẫn con người qua những thảm kịch của sự dữ và tội lỗi. Nói cách khác, cuối cùng ta sẽ hiểu trọn vẹn. Vì thế hãy cứ vững lòng tin.
IV. Kết Luận
Đau khổ mà thế giới đang gánh chịu vì nạn đại dịch Covid-19 khiến mọi người đặt câu hỏi về sự hiện diện của sự dữ, và câu hỏi này chắc chắn vẫn còn là vấn nạn ngàn đời cho mọi người. Là những Kitô hữu, dù chúng ta không biết tại sao mình bị đau khổ hay tại sao sự dữ khống chế cuộc sống, nhưng chúng ta tin những đau khổ mình chịu không vô nghĩa, vì chính Đức Giêsu Kitô đã chịu đau khổ cách bất công. Điều chúng ta TIN chắc chắn là Thiên Chúa luôn yêu thương con người, và Ngài đã tạo dựng một thế giới tốt nhất có thể được, để con người sinh hoạt.
Tôi mượn lời dạy của giáo lý Công Giáo số 324 để tóm kết: “Việc Thiên Chúa cho phép có sự dữ thể lý và sự dữ luân lý là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa làm sáng tỏ nhờ Con của Ngài là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chết và sống lại để chiến thắng sự dữ. Ðức tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó, bằng những đường lối mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu.”
-------------------
Chú thích:
[1] Con số tính đến ngày 5-4-2020.
[2] Nhiều Kitô hữu nhầm lẫn cho rằng Nhị Nguyên Thuyết đến từ Kinh thánh, nhưng thực ra thuyết này đến từ Gnosticism (Vô Ngộ Thuyết) và Manichaeism (Thuyết Mani). Thuyết Nhị Nguyên được tìm thấy sớm nhất được tìm thấy trong lời dạy của Zarathustra (thể kỷ 6 trước công nguyên) và được Mani (chết 276) khai thác thêm. Thuyết này chủ trương vũ trụ tồn tại có Bóng Tối – Ánh Sáng, Trắng-Đen, Nóng-Lạnh...
[3] Lý luận này được triết gia Baruch Spinoza (1632-1677) cổ động và được gọi là Duy Danh Luận Chủ Nghĩa (nominalisticism).
[4] Triết gia Gottfried W. Leibnitz lý luận rằng thế giới hiện tại là chọn lựa tốt nhất mà Thiên Chúa đã dựng nên cho dù có sự hiện diện của Sự Dữ. Lý luận này nhằm đáp lại logic của triết lý mà nhiều người nói là câu trả lời của Leibnitz cho Descartes. Nhưng Voltaire, trong tác phẩm Candide,Ou L’Optimisme, đã bắt đầu với lời lẽ ủng hộ quan niệm của Leibniz về cách giải thích hiện hữu của sự dữ cho rằng vũ trụ này là chọn lựa tốt nhất mà Thiên Chúa có thể làm ra. Nhưng cuối tác phẩm, ông kết thúc bằng lời lẽ cổ võ cho thuyết Bất Khả Tri Luận, cho rằng bí nhiệm này vượt trên khả năng con người.
[5] Thuyết Nhân Qủa được người Do Thái chấp nhận vì tính dễ hiểu của nó. Gioan 9:1-2 kể chuyện khi gặp người mù từ khi mới sinh, một số môn đệ Chúa Giêsu cho là do tội của anh ta hay của cha mẹ anh ta. Chúa Giêsu dùng cơ hội này để sửa sai niềm tin của họ. Kitô giáo chưa bao giờ chính thức dùng thuyết Nhân Qủa để cắt nghĩa nguồn gốc sự dữ, nhưng nhiều người hiểu lầm lời dạy cho rằng sự trừng phạt Thiên Chúa áp đặt trên Adam và Eva vì bất tuân là hình thức Nhân Quả (xem Gen 3:16-18). Dù giáo lý Giáo Hội dạy rằng đau khổ là kết quả của tội lỗi, nhưng luôn nhắc nhở đây là một mầu nhiệm hơn là một sự kiện được cắt nghĩa cách đơn giản theo thuyết Nhân Quả.
[6] Đừng lầm tưởng lý luận “toàn năng” này với phép lạ. Dĩ nhiên Thiên Chúa có thể làm cho đá nổi trên mặt nước, hay cho trâu bò bay nhanh hơn chim, nhưng khi đã là phép lạ, thì thực chất của hiện vật thay đổi, nghĩa là, đá được phép “nhẹ” hơn nước, hay trâu bò được phép “bay” nhanh hơn chim. Điều Thiên Chúa không thể làm được là khi tốc độ bay 50 km/giờ lại nhanh hơn 100 km/giờ, hay 10 kg lại nhẹ hơn 5 kg. Tất cả những định luật tự nhiên này được chính Thiên Chúa định đoạt.
[7] Giáo phụ Origen, thế kỷ 3, giải thích rằng những thử thách là để ta được tôi luyện và lớn lên (xem De principiis, sách I, V,1). Thể xác con người như phương tiện qua đó ta được “huấn luyện và hướng dẫn” để được ơn cứu chuộc (xem De principiis, sách I, V,3). Sự Dữ bài học Thiên Chúa dạy con người.
[8] John Hick, một học giả nổi tiếng hiện đại của thế kỷ 20, khai thác tư tưởng này của thánh Ireneaus trong cuốn Evil and the God of Love (San Francisco: Harper San Francisco, 1978).
[9] Xem Pierre Teilhard de Chardin, The Future of Man, New York: Harper & Row Publisher, 1964, p. 261.
[10] Cho đến cuối đời thánh Augustine vẫn còn tranh luận vấn đề này với Julian. Xem John M. Rist, Augustine (New York: Cambridge University press, 1994) p. 261.
[11] Khi còn trẻ, Augustine theo nhóm Manichean chủ trương Nhị Nguyên Thuyết, cho là vũ trụ có Tốt-Xấu cùng tồn tại. Sau khi đã trở nên Kitô hữu, Augustine chống lại lạc thuyết này trong những bài viết của Ngài.
[12] Xem De Civitate Dei, ch. xII.
[13] Xem Augustine, De Civitate Dei, XI, CHAP. 9, và Confessiones, VII: [XII] 18. Thánh Augustine sửa đổi một phần tư tưởng của Hậu Plato (Neo-Platonism) khi trường phái này nhấn mạnh rằng sự dữ không là hữu thể tự hữu nhưng là vắng bóng của Sự Thiện.
[14] Xem Augustine, De Civitate Dei, XII, CHAP. 6, và Confessiones, VII: [III] 5.
[15] Giáo lý Công Giáo 310 - Tại sao Thiên Chúa không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện? Xét theo quyền năng vô biên Thiên Chúa vẫn có thể tạo dựng được điều tốt hơn (x. T. Tôma Aquinô tổng luận 1, 25, 6). Nhưng trong sự khôn ngoan và nhân hậu vô biên của Ngừơi, Thiên Chúa đã tự ý sáng tạo một thế giới trong “tiến trình” hướng về sự trọn hảo tối hậu. Theo ý định của Thiên Chúa, sự tiến hóa này gồm có việc vật này xuất hiện và vật khác biến đi, có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và cũng có tàn phá trong thiên nhiên. Vì vậy bao lâu mà cuộc sáng tạo chưa đạt được sự trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý (x. T. Tôma Aquinô, s. gent 3. 71).
[16] Giáo lý Công Giáo 311 - Thiên thần và con người là những thụ tạo thông minh và tự do, nên phải tiến về cùng đích bằng một sự lựa chọn tự do và yêu chọn cái tốt hơn. Do đó họ có thể lầm lạc. Trong thực tế, họ đã phạm tội. Như vậy, sự dữ luân lý, vô cùng nghiêm trọng hơn so với sự dữ thể lý, đã xâm nhập vào thế giới. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ luân lý, cho dù trực tiếp hay gián tiếp (x. T. Âu-tinh, lib 1, 1, 1; Th. Tôma Aqu, s. th, 1-2, 79, 1). Tuy nhiên, vì tôn trọng tự do của thụ tạo, Người để nó xảy ra, và một cách mầu nhiệm, Người biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ.
LM Mathêu Nguyễn Khắc Hy PSS
Đức Tin, Một Bảo Vật Đầy Mong Manh Nơi Người Kitô Hữu Trẻ Hôm Nay
Jos Đồng Đăng
10:01 06/04/2020
Là người Ki-tô hữu trẻ, chắc hẳn gương mặt vị Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn. Đây là một vị thánh thật dễ thương và xem ra hết sức hồn nhiên như không hề có trở ngại gì trong đời sống đức tin. Một cuộc đời, từ thuở thiếu thời đã được tắm gội trong niềm tin của Giáo hội; đức tin thấm nhuần đến từng chi tiết cuộc sống tưởng chừng như không khó khăn nào có thể lay chuyển được. Nào ngờ, chị đã để lại những dòng tâm sự làm chấn động lòng tín hữu khi ngài viết: “Tâm trí con cứ bị ám ảnh bởi những ý tưởng mà có lẽ chỉ những kẻ duy vật tồi tệ nhất mới nghỉ tới. Bao nhiêu lý luận chống lại đức tin dồn dập tấn công tâm trí, cảm thức đức tin như tiêu tan, chết điếng, và có cảm giác mình hoá thành thân tội lỗi”.[1] Thiết tưởng, những thách đố mà thánh Tê-rê-xa gặp phải cũng là thách đố của tôi và của bạn trong đời sống đức tin của chúng ta. Vậy, đâu là những thách đố cụ thể trong đời sống đức tin mà chúng ta cần phải nhận diện? Đâu là giải pháp giúp người Ki-tô hữu nói chung, cách riêng các bạn trẻ kinh qua những cơn sóng gió trong đời sống đức tin?
I. Đức tin, một ân ban nhưng không của Thiên Chúa
Tin là điều rất cần thiết cho con người trong cuộc sống. Có thể nói, ta không thể sống nếu không tin. Cũng vậy, đức tin là món quà vô giá, là điều tối cần thiết của người Ki-tô hữu. Người Ki-tô hữu không thực sự sống đích thực nếu mất đức tin. Quả vậy, “Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần, được ban cho tín hữu khi họ lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Đức tin chỉ hồng ân siêu nhiên được ban cho tín hữu, để họ gắn bó trọn vẹn và tự do với Thiên Chúa, và đón nhận những chân lý do Ngài mặc khải trong Đức Giêsu Kitô”.[2] Nếu biết đón nhận đức tin và tuân phục đức tin một cách tự do, con người sẽ có ơn cứu độ. Trái lại, nếu lạm dụng tự do mà chối từ những đòi hỏi của đức tin đặt ra thì mất phần phúc đời đời. Nói cách khác, đức tin là một ân sủng. “Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, với sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần, người tín hữu mới có cơ hội để đón nhận đức tin. Tự mình, chúng ta không thể lĩnh hội được những mạc khải về chính mình Ngài và về Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng tiếp tục mạc khải sứ điệp của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa làm cho ta tin. Ngài ban ân sủng tình yêu giúp chúng ta hiểu biết và đón nhận đức tin”.[3]
Đức tin dĩ nhiên là một món quà nhưng không và cần thiết cho chúng ta hưởng ơn cứu độ nhưng không vì thế mà biến chúng ta nên thụ động, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Nói cách khác, đức tin còn là một lựa chọn mang tính luân lý, cần một thái độ đón nhận một cách tự do và đáp tiếng xin vâng của chúng ta. Hay nói như lời của Thánh Augusti-nô: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần có con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Bởi vậy, nếu buông theo sự tự do lệch lạc, con người dễ đánh mất món quà đức tin, và rốt cuộc, đánh mất ơn cứu độ.
II. Những nguy cơ dễ đánh mất đức tin
Có thể nói, giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đức tin của họ như bị chao đảo bởi một loạt các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hoá, gia đình và luân lý. Nguyên nhân sâu xa của cơn khủng hoảng này là cơn khủng hoảng đức tin. Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI viết: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”.[4] Vậy, căn nguyên của cuộc khủng hoảng này đến từ đâu? Thưa, chính là từ các trào lưu xã hội, vừa tục hoá và đa nguyên mà chúng ta có thể trưng dẫn nơi đây một số nguyên do chính yếu.
1. Chủ nghĩa duy lý: Chủ nghĩa duy lý là một hiện tượng phổ biến trong thế giới hôm nay. Nhân danh một quan niệm giản lược hoá của khoa học, “chủ nghĩa này khép chặt lý trí con người lại, không nhường chỗ cho sự gặp gỡ Mạc khải và không công nhận tính siêu việt của Thiên Chúa”.[5] Nó làm cho lý trí con người ra cục mịch, khiến họ không tìm gặp được suối nguồn hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Họ cho rằng, tin có Thiên Chúa là nghịch với khoa học và sẵn sàng đánh bật Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Khi Nga-sô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga-sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện”[6]! Chính chủ nghĩa này ảnh hưởng rất lớn đến các bạn giới trẻ, khiến họ mất dần cảm thức về đạo, mất niềm tin vào Chúa.
2. Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh (practical and existential atheism): Chủ nghĩa này ăn khớp với một nhãn giới trần tục hoá về đời sống và về vận mệnh của con người. Một con người “chỉ có biết quan tâm đến chính mình, một con người chẳng những biến mình thành tiêu điểm hâm mộ mà còn dám tự xưng mình là nguyên lý và là căn cơ của mọi thực tại”.[7] Họ phủ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người; nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thái độ này thật ra là sợ Thiên Chúa hơn là phủ nhận có Thiên Chúa.
3. Quan niệm lệch lạc về tình yêu: Ngày nay, thuật ngữ về tình yêu đã bị lạm dụng rất nhiều, có khi đã bị giản lược thành một thương hiệu, một “mặt hàng tiêu thụ” mà ta gọi là thương mại hoá tình yêu. Trong ba từ Hy Lạp nói về tình yêu là eros (nhục dục), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái) thì dường như con người ngày nay chỉ nghiêng chiều về eros, “xem nó chủ yếu như một trạng thái say đắm, một tình trạng lý trí bị đè bẹp bởi một thứ “điên dại thần bí” lôi kéo con người khỏi cuộc sống hạn hẹp phàm nhân của mình”.[8] Thậm chí ta còn thấy thái độ này trong các giáo phái tôn thờ khả năng sinh sản, chẳng hạn như tục mại dâm “linh thiêng” nở rộ trong đền thờ. Eros vì thế, được thờ như một quyền năng thiêng liêng, đồng hàng với Thiên Chúa. Họ đánh mất tình bác ái, điều được chú trọng trong giáo lý Ki-tô giáo - tình yêu tự hiến. Có thể nói, xu hướng này đã làm băng hoại đạo đức của một phần đông giới trẻ và thay vì họ là “tương lai của giáo hội và xã hội” thì có nguy cơ sẽ là những áng mây u ám cho tương lại của nhân loại. Và khi tìm hiểu nguyên do của khuynh hướng nói trên thì nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận là do sự kinh nghiệm lệch lạc về tự do, coi tự do như sự đồng tình mù quáng với những mãnh lực của bản năng và với ý muốn thống trị của mỗi người. Bởi vậy, ta thấy trong xã hội nhan nhãn những tệ nạn như mại dâm, hiếp dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái. Cái trinh tiết của người phụ nữ vốn được xem là cái đáng giá “ngàn vàng” thì trở thành món hàng để đổi chác, chung chạ. Việc “góp gạo thổi cơm chung” trở thành như một “mốt tình yêu” thời thượng. Đó đây xuất hiện những nhà chứa, ổ chứa mại dâm để làm thoả mãn thú tính cho khách làng chơi…
4. Một xã hội tiêu dùng (consumer society): Yếu tố này làm mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, biến họ thành những nạn nhân và tù nhân của một lối sống vốn giải thích cuộc sống hiện hữu của con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và khoái lạc. Quan niệm sống thoải mái được xem như lý tưởng độc nhất của cuộc đời, một lối sống thoải mái phải đạt được với bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào. Người ta đề cao những gì “mình có” hơn là những gì “mình là”. Đồng tiền như trở thành phép thử, đến nỗi người ta có thể nói rằng: chỉ cần “nhúng người ấy vào dung dịch đồng tiền” thì tôi sẽ biết người đó là ai. Nhiều người Công giáo trẻ cũng bị cuốn vào ma lực của nó nên đã đánh mất đức tin, xa rời Giáo hội. Một lối sống như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt vì như thánh Phaolo Tông Đồ đã nói: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 14).
5. Gian ác và giả dối lên ngôi: Một thách thức lớn cho giới trẻ hôm nay mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là sự lên ngôi của sự gian ác và giả dối. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Những câu thơ sau đây như trở nên lời cửa miệng khi phản ánh thực trạng nhiễu nhương của xã hội:
“Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi
Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương tháng
Chân lý chân giò cũng thế thôi”.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những thống kê gây sững sốt về tình trạng nói dối trong xã hội này. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng – ĐHQG T.p HCM – sáng 24/9/2013, tại Hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do sở GD – ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ở T.p Đà Lạt, đã cho biết: “Theo khảo sát xã hội học mới đây, thì tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”[9].
6. Bệnh vô cảm và bạc nhược cầu an: Thế giới nói chung và xã hội Việt nam nói riêng mỗi ngày đang xảy ra những chuyện đau lòng như: lừa đảo, công an đánh chết người, bác sĩ đối xử tàn nhẫn với bệnh nhân, lạm dụng tình dục trẻ em v.v … Con người dường như vô cảm trước những thảm cảnh đó, não trạng “sống chết mặc bay” như trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” và vô phương cứu chữa. Những câu truyền tụng đẹp đẽ trong dân gian như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… dường như chỉ nằm trong giáo trình, trên bục giảng, hay trên cái đầu của con người chứ chưa thực sự đi vào con tim, vào phong hoá của dân tộc…! Bệnh vô cảm rõ ràng là một “môi trường độc hại” mà các bạn trẻ phải “hít thở” và nếu không thận trọng, họ có thể bị trúng độc và trở nên bệnh hoạn.
7. Bệnh thành tích: Căn bệnh cuối cùng cần nhắc đến là bệnh thành tích. Người người đua nhau chạy điểm chạy chức, “mua tước, mua quan”. Có người đã đề cập đến hiện trạng này bằng một câu nói dí dỏm: “ngày xưa, khi đang đánh Mỹ thì ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay, sắp đến giai đoạn ra ngõ đụng phải tiến sĩ”. Có lẽ, ít có ở đâu trên thế giới lại có số lượng tiến sĩ đông như ở Việt Nam. Theo một bài báo trên trang Vietnamnet, đăng ngày 06/03/2014, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ. Phần đông trong số họ không có công trình nghiên cứu, chỉ là hữu danh vô thực, “ngồi chơi xơi nước”. Thật đáng hổ thẹn!
Những trào lưu, lối sống và các hình thức chủ nghĩa trên đây đều là những mối nguy cơ bóp nghẹt hạt giống đức tin trong tâm hồn người Ki-tô hữu trẻ hôm nay. Vậy, phải làm gì để bảo vệ đức tin người Ki-tô hữu? Đâu là con đường đích thực để họ đi trên hành trình đi tìm chân lý? Thưa, đó chính là “Con Đường Giê-su”.
III. Đức Giê-su - sự lựa chọn đúng đắn nhất cho người trẻ hôm nay
1. Sống mối tương quan cá vị với Đức Giê-Su Ki-Tô
Giữa muôn sự chọn lựa trong cuộc sống; giữa bao tiếng mời mọc, quyến rũ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, người trẻ cần chọn cho mình một con đường đúng đắn đó là con đường Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Chính Thầy là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đường, Chân Lý và Sự Sống là ba ý niệm căn bản nhất mà người Do Thái qua bao thế hệ dày công tìm kiếm. Với Đức Giêsu, ba ý niệm này được biểu hiện cách trọn vẹn nhất, bởi vì Đức Giêsu không những chỉ cho người khác đường về với Thiên Chúa, mà Ngài là Đường; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về chân lý, mà còn là chân lý; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về Sự Sống, mà Ngài còn là Sự Sống. Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến ý niệm “Đường”. Chỉ có Chúa Giêsu là con đường đích thực cho chúng ta bước theo để đạt được hạnh phúc tối hậu. Các nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo từ cổ chí kim chưa ai nhận mình là đường. Đức Phật, người sáng lập Phật Giáo, nhận mình là kẻ chỉ đường, là ngón tay chỉ về mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Bởi thế, các tín đồ Phật giáo, những “kẻ đạt đạo có thể quên đi Đức phật (phùng Phật sát Phật!)”.[10] Những người lãnh đạo Do Thái từ Abraham, Môsê, Đavid, đến các tiên tri, hay những triết gia, thần học gia lỗi lạc như Socrate, Toma Aquino… không ai tự xưng mình là đường. Nhưng Đức Giêsu thì lại khác, điều quan trọng là chính Ngài, chính con người của Ngài. Chính Ngài là đường, đến nỗi không một con đường nào khác lại có thể biệt lập với Ngài hay không liên hệ với Ngài: “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Như vậy, đức tin của người công giáo không phải là đi theo một ý thức hệ, một lý tưởng nhưng là theo một Con Người, một Đấng có sức cứu độ nhân loại là Đức Giê-su Ki-tô. Vậy, theo Chúa Giê-su ta phải làm gì? Thưa, đó là vâng phục thánh ý của Người.
2. Vâng phục – một sự đáp trả đúng đắn của đức tin
Đức tin cần được thể hiện bằng một thái độ đáp trả đó chính là sự vâng phục. Con đường để đạt tới hạnh phúc ở đây chính là sống theo Tám Mối Phúc Thật, tuân theo Mười Điều Răn, nhất là giới răn mến Chúa và yêu người. Apraham là một điển hình cho sự tin tưởng và phó thác vào Chúa. Ông đã lắng nghe trong niềm phó thác và lên đường mà không chút do dự. Hành trang quý giá nhất mà ông mang theo đó là đức tin vào Thiên Chúa. Và ông dấn thân để cảm biết về Đấng Khôn Ngoan. Vì ông hoàn toàn xác tín rằng: “điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rm 4: 20, 21). Cùng với đức tin, ông hoàn toàn vâng phục và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Nhờ đó, ông càng hiểu sâu hơn về Chúa và được Chúa ban muôn ân huệ cho ông và dòng dõi ông. Một tấm gương sáng chói khác được đề cập đến trong Tân Ước chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã luôn tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa, sẵn sàng đáp tiếng “xin vâng” như lời thiên thần truyền và Mẹ đã được thụ thai và sinh hạ Con Một Chúa. Trong một đám cưới tại Ca-na, trong lúc nhà đám thiếu rượu, Mẹ đặt tin tưởng vào Chúa Giê-su, Con của Mẹ và bảo đám gia nhân “Người bảo gì thì cứ làm theo” (X. Ga 2, 5). Họ làm như Mẹ dạy và quả nhiên Chúa Giê-su đã hoá sáu chum nước lã thành sáu chum rượu ngon. Các bạn trẻ cũng vậy, hãy làm theo những lời Chúa Giê-su dạy. Các bạn sẽ có “những chum rượu” ngon, đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, điều mà thế gian không thể ban tặng.
3. Lời Chúa và Thánh thể – của ăn bồi dưỡng đức tin
Phương thế tốt nhất để biết Đức Giê-su, để kết hợp với Ngài là hãy đến tham dự hai bàn tiệc thánh: bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Thánh Thể. Với bàn tiệc Lời Chúa, chúng ta biết được thánh ý của Ngài để đưa vào cuộc sống. Trong những lúc khó khăn, giữa đêm tối đức tin, hãy để Lời Chúa nên ánh sáng đưa đường dẫn lối cho ta. Vậy, trong gói hành trang của bạn trẻ công giáo, cuốn Kinh Thánh cần thiết biết bao! Bàn tiệc thứ hai đó là Bí tích Thánh Thể, là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu. Dù bận bịu tới đâu, người trẻ cần phải tranh thủ tham dự Thánh lễ và rước lễ, nhờ đó, họ kín múc được nguồn thánh sủng của Chúa, làm của nuôi linh hồn. Nếu xa rời hai bàn tiệc này, đức tin của các bạn trẻ không chóng thì chầy sẽ bị suy nhược và có nguy cơ làm mồi cho những “thần minh” thế gian và đi vào ngõ cụt cuộc đời.
KẾT LUẬN
Trên đây là những luận chứng cho thấy những thách đố trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu trẻ trong xã hội hôm nay. Đồng thời, bài viết cũng chỉ cho họ một con đường chắc chắn để tiến bước đó là con đường Giê-su. Chính Ngài là lối dẫn đưa tới nguồn hạnh phúc bất diệt. Điều quan trọng ở các bạn trẻ là biết thưa tiếng “xin vâng” để sống theo những lời mời gọi của Ngài. Cuối cùng, lời sau đây của Công Đồng Vaticano II như là kim chỉ nam cho con người nói chung và cách riêng là các bạn trẻ trên hành trình cuộc sống: “Xin hãy tín nhiệm đức tin, vốn là người bạn thân của trí tuệ! Xin hãy để ánh sáng đức tin soi sáng quý vị ngõ hầu nắm được chân lý, toàn thể chân lý”.[11]
Jos. Đồng Đăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Joshep Ratzinger. Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009.
Từ Điển Công Giáo 500 mục từ. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.
L.m Phao-lô Bùi Đình Cao. Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản. Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014.
John Paul II. Pastores Dabovobis.
Vũ Minh Nghiễm. Sống Sống. Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971.
Bê-nê-đic-tô XVI. Thông Điệp Deus Caritas Est.
Công đồng Vaticano II
CHÚ THÍCH
[1] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009), tr. 41.
[2] Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2011), tr. 120.
[3] L.m Phao-lô Bùi Đình Cao, Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản, Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014, tr. 250.
[4] Phát biểu tại Assisi nhân ngày cầu nguyện cho hòa bình, 27-10-2011.
[5] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 27.
[6] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971), Tr. 108.
[7] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 16.
[8] Bê-nê-đic-tô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est, s. 4.
[9] Xem Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo phận Kontum, Thư gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên, bài viết được đăng trên Giaophanvinh.net, 3/10/2013.
[10] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb.Tôn Giáo, 2009), tr. 26.
[11] Vaticano II, Sứ Điệp của Công Đồng gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc (8-12-1965), s. 16.
I. Đức tin, một ân ban nhưng không của Thiên Chúa
Đức tin dĩ nhiên là một món quà nhưng không và cần thiết cho chúng ta hưởng ơn cứu độ nhưng không vì thế mà biến chúng ta nên thụ động, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Nói cách khác, đức tin còn là một lựa chọn mang tính luân lý, cần một thái độ đón nhận một cách tự do và đáp tiếng xin vâng của chúng ta. Hay nói như lời của Thánh Augusti-nô: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần có con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Bởi vậy, nếu buông theo sự tự do lệch lạc, con người dễ đánh mất món quà đức tin, và rốt cuộc, đánh mất ơn cứu độ.
II. Những nguy cơ dễ đánh mất đức tin
Có thể nói, giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đức tin của họ như bị chao đảo bởi một loạt các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hoá, gia đình và luân lý. Nguyên nhân sâu xa của cơn khủng hoảng này là cơn khủng hoảng đức tin. Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI viết: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”.[4] Vậy, căn nguyên của cuộc khủng hoảng này đến từ đâu? Thưa, chính là từ các trào lưu xã hội, vừa tục hoá và đa nguyên mà chúng ta có thể trưng dẫn nơi đây một số nguyên do chính yếu.
1. Chủ nghĩa duy lý: Chủ nghĩa duy lý là một hiện tượng phổ biến trong thế giới hôm nay. Nhân danh một quan niệm giản lược hoá của khoa học, “chủ nghĩa này khép chặt lý trí con người lại, không nhường chỗ cho sự gặp gỡ Mạc khải và không công nhận tính siêu việt của Thiên Chúa”.[5] Nó làm cho lý trí con người ra cục mịch, khiến họ không tìm gặp được suối nguồn hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Họ cho rằng, tin có Thiên Chúa là nghịch với khoa học và sẵn sàng đánh bật Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Khi Nga-sô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga-sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện”[6]! Chính chủ nghĩa này ảnh hưởng rất lớn đến các bạn giới trẻ, khiến họ mất dần cảm thức về đạo, mất niềm tin vào Chúa.
2. Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh (practical and existential atheism): Chủ nghĩa này ăn khớp với một nhãn giới trần tục hoá về đời sống và về vận mệnh của con người. Một con người “chỉ có biết quan tâm đến chính mình, một con người chẳng những biến mình thành tiêu điểm hâm mộ mà còn dám tự xưng mình là nguyên lý và là căn cơ của mọi thực tại”.[7] Họ phủ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người; nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thái độ này thật ra là sợ Thiên Chúa hơn là phủ nhận có Thiên Chúa.
3. Quan niệm lệch lạc về tình yêu: Ngày nay, thuật ngữ về tình yêu đã bị lạm dụng rất nhiều, có khi đã bị giản lược thành một thương hiệu, một “mặt hàng tiêu thụ” mà ta gọi là thương mại hoá tình yêu. Trong ba từ Hy Lạp nói về tình yêu là eros (nhục dục), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái) thì dường như con người ngày nay chỉ nghiêng chiều về eros, “xem nó chủ yếu như một trạng thái say đắm, một tình trạng lý trí bị đè bẹp bởi một thứ “điên dại thần bí” lôi kéo con người khỏi cuộc sống hạn hẹp phàm nhân của mình”.[8] Thậm chí ta còn thấy thái độ này trong các giáo phái tôn thờ khả năng sinh sản, chẳng hạn như tục mại dâm “linh thiêng” nở rộ trong đền thờ. Eros vì thế, được thờ như một quyền năng thiêng liêng, đồng hàng với Thiên Chúa. Họ đánh mất tình bác ái, điều được chú trọng trong giáo lý Ki-tô giáo - tình yêu tự hiến. Có thể nói, xu hướng này đã làm băng hoại đạo đức của một phần đông giới trẻ và thay vì họ là “tương lai của giáo hội và xã hội” thì có nguy cơ sẽ là những áng mây u ám cho tương lại của nhân loại. Và khi tìm hiểu nguyên do của khuynh hướng nói trên thì nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận là do sự kinh nghiệm lệch lạc về tự do, coi tự do như sự đồng tình mù quáng với những mãnh lực của bản năng và với ý muốn thống trị của mỗi người. Bởi vậy, ta thấy trong xã hội nhan nhãn những tệ nạn như mại dâm, hiếp dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái. Cái trinh tiết của người phụ nữ vốn được xem là cái đáng giá “ngàn vàng” thì trở thành món hàng để đổi chác, chung chạ. Việc “góp gạo thổi cơm chung” trở thành như một “mốt tình yêu” thời thượng. Đó đây xuất hiện những nhà chứa, ổ chứa mại dâm để làm thoả mãn thú tính cho khách làng chơi…
4. Một xã hội tiêu dùng (consumer society): Yếu tố này làm mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, biến họ thành những nạn nhân và tù nhân của một lối sống vốn giải thích cuộc sống hiện hữu của con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và khoái lạc. Quan niệm sống thoải mái được xem như lý tưởng độc nhất của cuộc đời, một lối sống thoải mái phải đạt được với bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào. Người ta đề cao những gì “mình có” hơn là những gì “mình là”. Đồng tiền như trở thành phép thử, đến nỗi người ta có thể nói rằng: chỉ cần “nhúng người ấy vào dung dịch đồng tiền” thì tôi sẽ biết người đó là ai. Nhiều người Công giáo trẻ cũng bị cuốn vào ma lực của nó nên đã đánh mất đức tin, xa rời Giáo hội. Một lối sống như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt vì như thánh Phaolo Tông Đồ đã nói: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 14).
5. Gian ác và giả dối lên ngôi: Một thách thức lớn cho giới trẻ hôm nay mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là sự lên ngôi của sự gian ác và giả dối. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Những câu thơ sau đây như trở nên lời cửa miệng khi phản ánh thực trạng nhiễu nhương của xã hội:
“Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi
Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương tháng
Chân lý chân giò cũng thế thôi”.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những thống kê gây sững sốt về tình trạng nói dối trong xã hội này. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng – ĐHQG T.p HCM – sáng 24/9/2013, tại Hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do sở GD – ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ở T.p Đà Lạt, đã cho biết: “Theo khảo sát xã hội học mới đây, thì tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”[9].
6. Bệnh vô cảm và bạc nhược cầu an: Thế giới nói chung và xã hội Việt nam nói riêng mỗi ngày đang xảy ra những chuyện đau lòng như: lừa đảo, công an đánh chết người, bác sĩ đối xử tàn nhẫn với bệnh nhân, lạm dụng tình dục trẻ em v.v … Con người dường như vô cảm trước những thảm cảnh đó, não trạng “sống chết mặc bay” như trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” và vô phương cứu chữa. Những câu truyền tụng đẹp đẽ trong dân gian như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… dường như chỉ nằm trong giáo trình, trên bục giảng, hay trên cái đầu của con người chứ chưa thực sự đi vào con tim, vào phong hoá của dân tộc…! Bệnh vô cảm rõ ràng là một “môi trường độc hại” mà các bạn trẻ phải “hít thở” và nếu không thận trọng, họ có thể bị trúng độc và trở nên bệnh hoạn.
7. Bệnh thành tích: Căn bệnh cuối cùng cần nhắc đến là bệnh thành tích. Người người đua nhau chạy điểm chạy chức, “mua tước, mua quan”. Có người đã đề cập đến hiện trạng này bằng một câu nói dí dỏm: “ngày xưa, khi đang đánh Mỹ thì ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay, sắp đến giai đoạn ra ngõ đụng phải tiến sĩ”. Có lẽ, ít có ở đâu trên thế giới lại có số lượng tiến sĩ đông như ở Việt Nam. Theo một bài báo trên trang Vietnamnet, đăng ngày 06/03/2014, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ. Phần đông trong số họ không có công trình nghiên cứu, chỉ là hữu danh vô thực, “ngồi chơi xơi nước”. Thật đáng hổ thẹn!
Những trào lưu, lối sống và các hình thức chủ nghĩa trên đây đều là những mối nguy cơ bóp nghẹt hạt giống đức tin trong tâm hồn người Ki-tô hữu trẻ hôm nay. Vậy, phải làm gì để bảo vệ đức tin người Ki-tô hữu? Đâu là con đường đích thực để họ đi trên hành trình đi tìm chân lý? Thưa, đó chính là “Con Đường Giê-su”.
III. Đức Giê-su - sự lựa chọn đúng đắn nhất cho người trẻ hôm nay
1. Sống mối tương quan cá vị với Đức Giê-Su Ki-Tô
Giữa muôn sự chọn lựa trong cuộc sống; giữa bao tiếng mời mọc, quyến rũ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, người trẻ cần chọn cho mình một con đường đúng đắn đó là con đường Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Chính Thầy là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đường, Chân Lý và Sự Sống là ba ý niệm căn bản nhất mà người Do Thái qua bao thế hệ dày công tìm kiếm. Với Đức Giêsu, ba ý niệm này được biểu hiện cách trọn vẹn nhất, bởi vì Đức Giêsu không những chỉ cho người khác đường về với Thiên Chúa, mà Ngài là Đường; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về chân lý, mà còn là chân lý; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về Sự Sống, mà Ngài còn là Sự Sống. Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến ý niệm “Đường”. Chỉ có Chúa Giêsu là con đường đích thực cho chúng ta bước theo để đạt được hạnh phúc tối hậu. Các nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo từ cổ chí kim chưa ai nhận mình là đường. Đức Phật, người sáng lập Phật Giáo, nhận mình là kẻ chỉ đường, là ngón tay chỉ về mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Bởi thế, các tín đồ Phật giáo, những “kẻ đạt đạo có thể quên đi Đức phật (phùng Phật sát Phật!)”.[10] Những người lãnh đạo Do Thái từ Abraham, Môsê, Đavid, đến các tiên tri, hay những triết gia, thần học gia lỗi lạc như Socrate, Toma Aquino… không ai tự xưng mình là đường. Nhưng Đức Giêsu thì lại khác, điều quan trọng là chính Ngài, chính con người của Ngài. Chính Ngài là đường, đến nỗi không một con đường nào khác lại có thể biệt lập với Ngài hay không liên hệ với Ngài: “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Như vậy, đức tin của người công giáo không phải là đi theo một ý thức hệ, một lý tưởng nhưng là theo một Con Người, một Đấng có sức cứu độ nhân loại là Đức Giê-su Ki-tô. Vậy, theo Chúa Giê-su ta phải làm gì? Thưa, đó là vâng phục thánh ý của Người.
2. Vâng phục – một sự đáp trả đúng đắn của đức tin
Đức tin cần được thể hiện bằng một thái độ đáp trả đó chính là sự vâng phục. Con đường để đạt tới hạnh phúc ở đây chính là sống theo Tám Mối Phúc Thật, tuân theo Mười Điều Răn, nhất là giới răn mến Chúa và yêu người. Apraham là một điển hình cho sự tin tưởng và phó thác vào Chúa. Ông đã lắng nghe trong niềm phó thác và lên đường mà không chút do dự. Hành trang quý giá nhất mà ông mang theo đó là đức tin vào Thiên Chúa. Và ông dấn thân để cảm biết về Đấng Khôn Ngoan. Vì ông hoàn toàn xác tín rằng: “điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rm 4: 20, 21). Cùng với đức tin, ông hoàn toàn vâng phục và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Nhờ đó, ông càng hiểu sâu hơn về Chúa và được Chúa ban muôn ân huệ cho ông và dòng dõi ông. Một tấm gương sáng chói khác được đề cập đến trong Tân Ước chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã luôn tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa, sẵn sàng đáp tiếng “xin vâng” như lời thiên thần truyền và Mẹ đã được thụ thai và sinh hạ Con Một Chúa. Trong một đám cưới tại Ca-na, trong lúc nhà đám thiếu rượu, Mẹ đặt tin tưởng vào Chúa Giê-su, Con của Mẹ và bảo đám gia nhân “Người bảo gì thì cứ làm theo” (X. Ga 2, 5). Họ làm như Mẹ dạy và quả nhiên Chúa Giê-su đã hoá sáu chum nước lã thành sáu chum rượu ngon. Các bạn trẻ cũng vậy, hãy làm theo những lời Chúa Giê-su dạy. Các bạn sẽ có “những chum rượu” ngon, đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, điều mà thế gian không thể ban tặng.
3. Lời Chúa và Thánh thể – của ăn bồi dưỡng đức tin
Phương thế tốt nhất để biết Đức Giê-su, để kết hợp với Ngài là hãy đến tham dự hai bàn tiệc thánh: bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Thánh Thể. Với bàn tiệc Lời Chúa, chúng ta biết được thánh ý của Ngài để đưa vào cuộc sống. Trong những lúc khó khăn, giữa đêm tối đức tin, hãy để Lời Chúa nên ánh sáng đưa đường dẫn lối cho ta. Vậy, trong gói hành trang của bạn trẻ công giáo, cuốn Kinh Thánh cần thiết biết bao! Bàn tiệc thứ hai đó là Bí tích Thánh Thể, là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu. Dù bận bịu tới đâu, người trẻ cần phải tranh thủ tham dự Thánh lễ và rước lễ, nhờ đó, họ kín múc được nguồn thánh sủng của Chúa, làm của nuôi linh hồn. Nếu xa rời hai bàn tiệc này, đức tin của các bạn trẻ không chóng thì chầy sẽ bị suy nhược và có nguy cơ làm mồi cho những “thần minh” thế gian và đi vào ngõ cụt cuộc đời.
KẾT LUẬN
Trên đây là những luận chứng cho thấy những thách đố trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu trẻ trong xã hội hôm nay. Đồng thời, bài viết cũng chỉ cho họ một con đường chắc chắn để tiến bước đó là con đường Giê-su. Chính Ngài là lối dẫn đưa tới nguồn hạnh phúc bất diệt. Điều quan trọng ở các bạn trẻ là biết thưa tiếng “xin vâng” để sống theo những lời mời gọi của Ngài. Cuối cùng, lời sau đây của Công Đồng Vaticano II như là kim chỉ nam cho con người nói chung và cách riêng là các bạn trẻ trên hành trình cuộc sống: “Xin hãy tín nhiệm đức tin, vốn là người bạn thân của trí tuệ! Xin hãy để ánh sáng đức tin soi sáng quý vị ngõ hầu nắm được chân lý, toàn thể chân lý”.[11]
Jos. Đồng Đăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Joshep Ratzinger. Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009.
Từ Điển Công Giáo 500 mục từ. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.
L.m Phao-lô Bùi Đình Cao. Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản. Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014.
John Paul II. Pastores Dabovobis.
Vũ Minh Nghiễm. Sống Sống. Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971.
Bê-nê-đic-tô XVI. Thông Điệp Deus Caritas Est.
Công đồng Vaticano II
CHÚ THÍCH
[1] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009), tr. 41.
[2] Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2011), tr. 120.
[3] L.m Phao-lô Bùi Đình Cao, Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản, Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014, tr. 250.
[4] Phát biểu tại Assisi nhân ngày cầu nguyện cho hòa bình, 27-10-2011.
[5] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 27.
[6] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971), Tr. 108.
[7] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 16.
[8] Bê-nê-đic-tô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est, s. 4.
[9] Xem Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo phận Kontum, Thư gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên, bài viết được đăng trên Giaophanvinh.net, 3/10/2013.
[10] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb.Tôn Giáo, 2009), tr. 26.
[11] Vaticano II, Sứ Điệp của Công Đồng gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc (8-12-1965), s. 16.
Tôi Không Nghĩ Thế!
Nguyễn Trung Tây
16:22 06/04/2020
Mùa Chay – Tôi không nghĩ năm nay người tín hữu không sống Mùa Chay sa mạc trọn vẹn!
Bởi khi hướng mắt về kinh thành thánh, dõi nhìn những bước chân lặng lẽ giữa quảng trường mênh mông không một bóng người tựa sa mạc, tôi thấy vị chủ chiên mặc áo trắng toát một mình bước lên những bực thang. Trời bắt đầu đổ mưa. Đứng lặng lẽ dưới chân cây thập tự, ngài nguyện cầu xin Con Thiên Chúa phục sinh nhân loại.
Năm nay Mùa Chay, giáo đường xứ nhà đêm đêm không vang vang lời kinh trầm buồn Ngắm Đàng Thánh Giá, không tiếng trống không tiếng mõ không lời kinh kết quen thuộc, “thì…Amen;” không ca đoàn tập hát những bài thánh ca Phục Sinh, “Vang lên muôn lời ca…” Trên tất cả, giáo đường vẫn mở cửa, nhưng vắng lặng lời Kinh Thánh Thể. Cung thánh ngọn đèn chầu vẫn sáng đỏ, Đức Kitô Thánh Thể vẫn ngự trong nhà Tạm. Đâu đây giữa những hàng ghế gỗ trống vắng vang vọng nho nhỏ lời kinh cầu xin Chúa cho con một chén cơm, bởi lệnh cách ly, giờ này con không còn cơ hội bán sổ xố!
Mùa Chay năm nay, tối tối nhà nhà đóng kín cửa, không tiệc tùng ăn mừng sinh nhật, không ka-ra-ô-kê, không nhậu say xỉn như những mùa Chay năm trước, không quán cà-phê quán rượu, nơi có những chân dài đứng đợi ngay cửa hoặc ngồi nơi bàn, nước hoa thơm lừng chờ đợi! Nhưng! Trong những căn nhà đóng kín cửa đó, tiếng kinh của bố của mẹ và của con rõ từng âm, “Lạy Cha chúng con, Kính mừng Maria, Sáng danh Đức Chúa Cha…” Những lời kinh sốt sắng một thời vắng bóng; cũng chỉ bởi, bận lắm, ngày ngày cầy ở công xưởng, tôi mệt thở không ra hơi! Tối tối, giờ này xin cho tôi một giây yên lặng để cười với danh hài, chương trình thực tế, phim Hàn dài lê thê có những tài tử mặt như tượng sáp vô hồn, bởi mất đi rồi hình dạng thuả cha sinh mẹ đẻ.
Mùa Chay năm nay giáo dân trong xứ mở rộng cửa nhà Caritas. Nơi đó, người người góp những đồng tiền (mà) thông thường mùa Chay kiêng thịt tôi rủ bạn bè đi ăn hải sản tươi sống, vớt ra từ hồ còn nhảy tanh tách! Kẻ ít người nhiều, những bàn tay giáo dân nối dài, nấu những bữa cơm thơm nồng mùi cơm thơm, đóng gói sạch đẹp, vệ sinh an toàn! Trước cửa nhà thờ giờ này không còn thánh lễ, nhưng lại xuất hiện những hộp cơm, xếp ngay ngắn đợi chờ người cơ nhỡ, những anh chị em bán sổ xố, bởi lệnh cách ly, không còn cơ hội kiếm sống qua ngày. Mời bác, mời anh, mời chị, mời em! Cơm này là cơm của Đức Giêsu, “Cơm Hằng Sống!”
Tôi không nghĩ năm nay chúng ta không sốt sắng tham dự hành trình mùa Chay 40 ngày. Không! Năm nay, trong sa mạc, trong thinh lặng, trong thử thách và trong cám dỗ, chúng ta hiệp thông với Đức Thánh Cha và với nhau, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời kinh nguyện thiết tha, xin Ngài lấy lòng nhân từ tha thứ lỗi lầm của nhân loại.
Năm nay chúng ta ăn chay thật tâm, cầu nguyện thiết tha và bác ái thật thà.
Tuần Thánh – Tôi không nghĩ năm nay chúng ta không rước lá đón Chúa vào thành. Ồ không! Đức Giêsu vẫn vào thành qua hình ảnh của những linh mục với Mình Thánh Chúa trên hai tay, các ngài tiến vào những con đường vắng tanh bóng người. Nắng buổi trưa vẽ bóng vị linh mục đổ dài. Người người đứng trong nhà, bên khung cửa sổ, trong hàng rào sân vườn, cúi đầu thờ phượng Đức Giêsu ngự trong mặt nguyệt đang tiến bước những bước chân trên những con đường thênh thang của phố phường bị cách ly phong tỏa. Những nữ tu đồng hành cùng giáo dân, tất cả đeo khẩu trang vẫn tiến vào những khu ổ chuột Manila. Trên tay nữ tu và giáo dân không phải lá dừa, nhưng là túi thức ăn trao tặng người anh chị em kém may mắn cũng đeo khẩu trang kiên nhẫn đợi chờ từ bên trong những túp lều lụp xụp.
Tôi không nghĩ năm nay không có thánh lễ Tiệc Ly, rửa chân Tông Đồ, chầu viếng Chúa trong Vườn Cây Dầu. Không! Năm nay những người bác sĩ, y tá, điều dưỡng, những nhân viên bệnh viện chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nằm kín khu vực cách ly. Những nét hằn sâu bởi khẩu trang trên khuôn mặt của nhân viên y tế mệt nhoài; những bộ quần áo bảo hộ dầy cộm mấy lớp; những hằn sâu hốc mắt bởi canh thức nguyên đêm trong phòng hồi sinh cấp cứu; những hồi hộp lo sợ (đổ mồ hôi máu) bởi vi khuẩn SARS-CoV-2 siêu lây nhiễm. Những phòng nghiên cứu đèn sáng rực, những vaccine, những thuốc thử nghiệm, những cặp mắt thức trắng kiếm tìm phương thuốc hồi sinh nhân loại.
Tôi không nghĩ năm nay không có Ngắm đàng Thánh Giá, đóng đinh, táng xác. Không! Những nhà quàn đếm không hết những thân xác Đức Giêsu chết vì đại dịch Covid-19! Những quan tài gỗ đặt la liệt dưới sàn nhà thờ, cha xứ đứng với người giúp lễ duy nhất, cả hai cử hành nghi thức tiễn đưa thân xác Đức Giêsu của ngày hôm nay, không phải vào ngôi mộ đá, nhưng lò hỏa thiêu lửa cháy rực đưa thịt da quay về lại bụi tro!
Thế đấy! Mùa Chay năm nay tôi không chỉ xé áo, nhưng thật thà xé lòng, sống mật thiết với Đức Giêsu sa mạc.
Năm nay, Tuần Thánh vẫn diễn ra nhưng không phải trong thánh đường giáo xứ như hằng năm, nhưng trong bao nhiêu triệu triệu ngôi nhà nhỏ bé phố nghèo tương tự ngôi nhà Thánh Gia phố nhỏ Nazareth. Nơi đó, thánh lễ Tuần Thánh vẫn được cử hành trọng thể. Thứ Năm Tuần Thánh, tôi ngồi ăn Tiệc Ly với và rửa chân vợ tôi con tôi. Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi đóng đinh vào cây thánh giá gỗ thân xác của chính mình. Tôi chôn tôi trong ngôi mộ đá tối thứ Sáu. Thứ Bẩy Tuần Thánh tôi thinh lặng lắng nghe tiếng chim sẻ từng đàn hót bên khung cửa bài ca Xuất Hành, “Vang lên muôn lời ca. Ta ca ngợi Chúa…” Chúa Nhật Phục Sinh, tôi đợi chờ ngày hồi sinh của nhân loại, ngày rồi sẽ đến! Tại sao không?
Thế đấy! Tôi đã trải qua một Mùa Chay thật thà và đang trải nghiệm một Tuần Thánh rất thánh! Tự nhiên tôi nhớ tới lời của Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở (đền thờ) Giêrusalem... Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật” (John 4: 21, 23).
Tất cả đã xảy ra, cũng bởi siêu vi khuẩn SARS-CoV-2. Đấng Sáng Tạo vẫn thế, Ngài vẫn có những cách...mà trần gian thụ tạo không bao giờ ngờ!
Bởi khi hướng mắt về kinh thành thánh, dõi nhìn những bước chân lặng lẽ giữa quảng trường mênh mông không một bóng người tựa sa mạc, tôi thấy vị chủ chiên mặc áo trắng toát một mình bước lên những bực thang. Trời bắt đầu đổ mưa. Đứng lặng lẽ dưới chân cây thập tự, ngài nguyện cầu xin Con Thiên Chúa phục sinh nhân loại.
Năm nay Mùa Chay, giáo đường xứ nhà đêm đêm không vang vang lời kinh trầm buồn Ngắm Đàng Thánh Giá, không tiếng trống không tiếng mõ không lời kinh kết quen thuộc, “thì…Amen;” không ca đoàn tập hát những bài thánh ca Phục Sinh, “Vang lên muôn lời ca…” Trên tất cả, giáo đường vẫn mở cửa, nhưng vắng lặng lời Kinh Thánh Thể. Cung thánh ngọn đèn chầu vẫn sáng đỏ, Đức Kitô Thánh Thể vẫn ngự trong nhà Tạm. Đâu đây giữa những hàng ghế gỗ trống vắng vang vọng nho nhỏ lời kinh cầu xin Chúa cho con một chén cơm, bởi lệnh cách ly, giờ này con không còn cơ hội bán sổ xố!
Mùa Chay năm nay, tối tối nhà nhà đóng kín cửa, không tiệc tùng ăn mừng sinh nhật, không ka-ra-ô-kê, không nhậu say xỉn như những mùa Chay năm trước, không quán cà-phê quán rượu, nơi có những chân dài đứng đợi ngay cửa hoặc ngồi nơi bàn, nước hoa thơm lừng chờ đợi! Nhưng! Trong những căn nhà đóng kín cửa đó, tiếng kinh của bố của mẹ và của con rõ từng âm, “Lạy Cha chúng con, Kính mừng Maria, Sáng danh Đức Chúa Cha…” Những lời kinh sốt sắng một thời vắng bóng; cũng chỉ bởi, bận lắm, ngày ngày cầy ở công xưởng, tôi mệt thở không ra hơi! Tối tối, giờ này xin cho tôi một giây yên lặng để cười với danh hài, chương trình thực tế, phim Hàn dài lê thê có những tài tử mặt như tượng sáp vô hồn, bởi mất đi rồi hình dạng thuả cha sinh mẹ đẻ.
Mùa Chay năm nay giáo dân trong xứ mở rộng cửa nhà Caritas. Nơi đó, người người góp những đồng tiền (mà) thông thường mùa Chay kiêng thịt tôi rủ bạn bè đi ăn hải sản tươi sống, vớt ra từ hồ còn nhảy tanh tách! Kẻ ít người nhiều, những bàn tay giáo dân nối dài, nấu những bữa cơm thơm nồng mùi cơm thơm, đóng gói sạch đẹp, vệ sinh an toàn! Trước cửa nhà thờ giờ này không còn thánh lễ, nhưng lại xuất hiện những hộp cơm, xếp ngay ngắn đợi chờ người cơ nhỡ, những anh chị em bán sổ xố, bởi lệnh cách ly, không còn cơ hội kiếm sống qua ngày. Mời bác, mời anh, mời chị, mời em! Cơm này là cơm của Đức Giêsu, “Cơm Hằng Sống!”
Tôi không nghĩ năm nay chúng ta không sốt sắng tham dự hành trình mùa Chay 40 ngày. Không! Năm nay, trong sa mạc, trong thinh lặng, trong thử thách và trong cám dỗ, chúng ta hiệp thông với Đức Thánh Cha và với nhau, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời kinh nguyện thiết tha, xin Ngài lấy lòng nhân từ tha thứ lỗi lầm của nhân loại.
Năm nay chúng ta ăn chay thật tâm, cầu nguyện thiết tha và bác ái thật thà.
Tuần Thánh – Tôi không nghĩ năm nay chúng ta không rước lá đón Chúa vào thành. Ồ không! Đức Giêsu vẫn vào thành qua hình ảnh của những linh mục với Mình Thánh Chúa trên hai tay, các ngài tiến vào những con đường vắng tanh bóng người. Nắng buổi trưa vẽ bóng vị linh mục đổ dài. Người người đứng trong nhà, bên khung cửa sổ, trong hàng rào sân vườn, cúi đầu thờ phượng Đức Giêsu ngự trong mặt nguyệt đang tiến bước những bước chân trên những con đường thênh thang của phố phường bị cách ly phong tỏa. Những nữ tu đồng hành cùng giáo dân, tất cả đeo khẩu trang vẫn tiến vào những khu ổ chuột Manila. Trên tay nữ tu và giáo dân không phải lá dừa, nhưng là túi thức ăn trao tặng người anh chị em kém may mắn cũng đeo khẩu trang kiên nhẫn đợi chờ từ bên trong những túp lều lụp xụp.
Tôi không nghĩ năm nay không có thánh lễ Tiệc Ly, rửa chân Tông Đồ, chầu viếng Chúa trong Vườn Cây Dầu. Không! Năm nay những người bác sĩ, y tá, điều dưỡng, những nhân viên bệnh viện chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nằm kín khu vực cách ly. Những nét hằn sâu bởi khẩu trang trên khuôn mặt của nhân viên y tế mệt nhoài; những bộ quần áo bảo hộ dầy cộm mấy lớp; những hằn sâu hốc mắt bởi canh thức nguyên đêm trong phòng hồi sinh cấp cứu; những hồi hộp lo sợ (đổ mồ hôi máu) bởi vi khuẩn SARS-CoV-2 siêu lây nhiễm. Những phòng nghiên cứu đèn sáng rực, những vaccine, những thuốc thử nghiệm, những cặp mắt thức trắng kiếm tìm phương thuốc hồi sinh nhân loại.
Tôi không nghĩ năm nay không có Ngắm đàng Thánh Giá, đóng đinh, táng xác. Không! Những nhà quàn đếm không hết những thân xác Đức Giêsu chết vì đại dịch Covid-19! Những quan tài gỗ đặt la liệt dưới sàn nhà thờ, cha xứ đứng với người giúp lễ duy nhất, cả hai cử hành nghi thức tiễn đưa thân xác Đức Giêsu của ngày hôm nay, không phải vào ngôi mộ đá, nhưng lò hỏa thiêu lửa cháy rực đưa thịt da quay về lại bụi tro!
Thế đấy! Mùa Chay năm nay tôi không chỉ xé áo, nhưng thật thà xé lòng, sống mật thiết với Đức Giêsu sa mạc.
Năm nay, Tuần Thánh vẫn diễn ra nhưng không phải trong thánh đường giáo xứ như hằng năm, nhưng trong bao nhiêu triệu triệu ngôi nhà nhỏ bé phố nghèo tương tự ngôi nhà Thánh Gia phố nhỏ Nazareth. Nơi đó, thánh lễ Tuần Thánh vẫn được cử hành trọng thể. Thứ Năm Tuần Thánh, tôi ngồi ăn Tiệc Ly với và rửa chân vợ tôi con tôi. Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi đóng đinh vào cây thánh giá gỗ thân xác của chính mình. Tôi chôn tôi trong ngôi mộ đá tối thứ Sáu. Thứ Bẩy Tuần Thánh tôi thinh lặng lắng nghe tiếng chim sẻ từng đàn hót bên khung cửa bài ca Xuất Hành, “Vang lên muôn lời ca. Ta ca ngợi Chúa…” Chúa Nhật Phục Sinh, tôi đợi chờ ngày hồi sinh của nhân loại, ngày rồi sẽ đến! Tại sao không?
Thế đấy! Tôi đã trải qua một Mùa Chay thật thà và đang trải nghiệm một Tuần Thánh rất thánh! Tự nhiên tôi nhớ tới lời của Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở (đền thờ) Giêrusalem... Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật” (John 4: 21, 23).
Tất cả đã xảy ra, cũng bởi siêu vi khuẩn SARS-CoV-2. Đấng Sáng Tạo vẫn thế, Ngài vẫn có những cách...mà trần gian thụ tạo không bao giờ ngờ!
VietCatholic TV
Ơn Toàn xá cho những ai đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:54 06/04/2020
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Ơn Toàn xá cho những ai tham gia đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.
Nguyên bản tiếng Anh của tuyên bố này có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.
Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: https://www.facebook.com/usccb.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Chúa Kitô nghe cho chúng con
Chúa Kitô nhậm lời chúng con
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên Đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nha bội phần. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng. Thương xót chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thương xót chúng con.
Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.
Lời nguyện:
Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con, cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van, vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
Litany to the Sacred Heart of Jesus
Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, have mercy Christ, have mercy.
Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, hear us Christ, hear us.
Christ, graciously hear us. Christ, graciously hear us.
God the Father of Heaven, have mercy on us.
God the Son, Redeemer of the world, have mercy on us.
God, the Holy Spirit, have mercy on us.
Holy Trinity, One God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Son of the Eternal Father, have mercy on us.
Heart of Jesus, formed by the Holy Spirit in the womb of the Virgin Mother, have mercy on us.
Heart of Jesus, substantially united to the Word of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, of Infinite Majesty, have mercy on us.
Heart of Jesus, Sacred Temple of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Tabernacle of the Most High, have mercy on us.
Heart of Jesus, House of God and Gate of Heaven, have mercy on us.
Heart of Jesus, burning furnace of charity, have mercy on us.
Heart of Jesus, abode of justice and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, full of goodness and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, abyss of all virtues, have mercy on us.
Heart of Jesus, most worthy of all praise, have mercy on us.
Heart of Jesus, king and center of all hearts, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom are all treasures of wisdom and knowledge, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom dwells the fullness of divinity, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom the Father was well pleased, have mercy on us.
Heart of Jesus, of whose fullness we have all received, have mercy on us.
Heart of Jesus, desire of the everlasting hills, have mercy on us.
Heart of Jesus, patient and most merciful, have mercy on us.
Heart of Jesus, enriching all who invoke Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, fountain of life and holiness, have mercy on us.
Heart of Jesus, propitiation for our sins, have mercy on us.
Heart of Jesus, loaded down with opprobrium, have mercy on us.
Heart of Jesus, bruised for our offenses, have mercy on us.
Heart of Jesus, obedient to death, have mercy on us.
Heart of Jesus, pierced with a lance, have mercy on us.
Heart of Jesus, source of all consolation, have mercy on us.
Heart of Jesus, our life and resurrection, have mercy on us.
Heart of Jesus, our peace and our reconciliation, have mercy on us.
Heart of Jesus, victim for our sins have mercy on us.
Heart of Jesus, salvation of those who trust in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, hope of those who die in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, delight of all the Saints, have mercy on us.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, spare us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, graciously hear us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, have mercy on us, O Lord.
V. Jesus, meek and humble of heart. R. Make our hearts like to Thine.
Let us pray:
Almighty and eternal God, look upon the Heart of Thy most beloved Son and upon the praises and satisfaction which He offers Thee in the name of sinners; and to those who implore Thy mercy, in Thy great goodness, grant forgiveness in the name of the same Jesus Christ, Thy Son, who livest and reignest with Thee forever and ever. Amen.
Source:USCCBUSCCB President Calls for National Moment of Prayer on Good Friday
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.
Nguyên bản tiếng Anh của tuyên bố này có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.
Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: https://www.facebook.com/usccb.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Chúa Kitô nghe cho chúng con
Chúa Kitô nhậm lời chúng con
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên Đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nha bội phần. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng. Thương xót chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thương xót chúng con.
Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.
Lời nguyện:
Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con, cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van, vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.
Litany to the Sacred Heart of Jesus
Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, have mercy Christ, have mercy.
Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, hear us Christ, hear us.
Christ, graciously hear us. Christ, graciously hear us.
God the Father of Heaven, have mercy on us.
God the Son, Redeemer of the world, have mercy on us.
God, the Holy Spirit, have mercy on us.
Holy Trinity, One God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Son of the Eternal Father, have mercy on us.
Heart of Jesus, formed by the Holy Spirit in the womb of the Virgin Mother, have mercy on us.
Heart of Jesus, substantially united to the Word of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, of Infinite Majesty, have mercy on us.
Heart of Jesus, Sacred Temple of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Tabernacle of the Most High, have mercy on us.
Heart of Jesus, House of God and Gate of Heaven, have mercy on us.
Heart of Jesus, burning furnace of charity, have mercy on us.
Heart of Jesus, abode of justice and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, full of goodness and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, abyss of all virtues, have mercy on us.
Heart of Jesus, most worthy of all praise, have mercy on us.
Heart of Jesus, king and center of all hearts, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom are all treasures of wisdom and knowledge, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom dwells the fullness of divinity, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom the Father was well pleased, have mercy on us.
Heart of Jesus, of whose fullness we have all received, have mercy on us.
Heart of Jesus, desire of the everlasting hills, have mercy on us.
Heart of Jesus, patient and most merciful, have mercy on us.
Heart of Jesus, enriching all who invoke Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, fountain of life and holiness, have mercy on us.
Heart of Jesus, propitiation for our sins, have mercy on us.
Heart of Jesus, loaded down with opprobrium, have mercy on us.
Heart of Jesus, bruised for our offenses, have mercy on us.
Heart of Jesus, obedient to death, have mercy on us.
Heart of Jesus, pierced with a lance, have mercy on us.
Heart of Jesus, source of all consolation, have mercy on us.
Heart of Jesus, our life and resurrection, have mercy on us.
Heart of Jesus, our peace and our reconciliation, have mercy on us.
Heart of Jesus, victim for our sins have mercy on us.
Heart of Jesus, salvation of those who trust in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, hope of those who die in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, delight of all the Saints, have mercy on us.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, spare us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, graciously hear us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, have mercy on us, O Lord.
V. Jesus, meek and humble of heart. R. Make our hearts like to Thine.
Let us pray:
Almighty and eternal God, look upon the Heart of Thy most beloved Son and upon the praises and satisfaction which He offers Thee in the name of sinners; and to those who implore Thy mercy, in Thy great goodness, grant forgiveness in the name of the same Jesus Christ, Thy Son, who livest and reignest with Thee forever and ever. Amen.
Source:USCCB
Thần học gia phủ Giáo Hoàng nói: Đừng sợ! Chúng ta không mồ côi. Đức Maria là Mẹ chúng ta.
Giáo Hội Năm Châu
04:58 06/04/2020
Trong buổi triều yết chung hôm 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có đến ba người mẹ: Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội và mẹ của riêng chúng ta.”
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican NewsFourth Lenten Sermon: Mary, the Mother of Christians and our mother
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican News
Viện trưởng viện đại học Công Giáo Phan Sinh: Chúa không bao giờ quên chúng ta
Giáo Hội Năm Châu
05:02 06/04/2020
Theo linh mục viện trưởng viện đại học Công Giáo Phan Sinh Steubenville ở Ohio (Franciscan University of Steubenville) thì cái nơ mầu trắng biểu hiệu cho nỗi lòng cuả người Cha mong Con. Vì thế mà cha viện trưởng Dave Pivonka, T.O.R (Third Order Regular of St. Francis of Penance, dòng 3 Thánh Phanxicô Ăn Năn Tội), đã treo một chiếc nơ trắng ở trước cửa các ngôi nhà nguyện cuả trường Đại học.
“Nó nói lên rằng: ‘Cha sẽ không bao giờ quên con’”, ngài nói.
Trong cái vắng vẻ cuả nguyện đường, ngài vẫn không thể quên lúc chia tay sau buổi lễ cuối cùng với đám học trò thân yêu, khi họ lục tục kéo nhau đi nghỉ xuân (Spring break), và rồi biến cố Covid-19 xảy ra, họ không về nữa. Các bậc thầy cô huynh trưởng bây giờ chỉ còn biết cầu nguyện cho họ được an toàn, và ngày ngày mong ngóng giống như người Cha Hiền trong Thánh Kinh mong chờ đứa con lưu lạc trở về nhà.
Ngài nghĩ rằng các linh mục giáo xứ bây giờ cũng có cùng một tâm tư như thế, và ngài hy vọng các giáo xứ cũng sẽ gắn lên một chiếc nơ trắng, để báo hiệu cho đàn chiên rằng: “I Will Never Forget You” (Cha sẽ không bao giờ quên con).
Sau đây là bài viết rất tâm tình cuả ngài, đăng trên Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Những chiếc nơ trắng: 'Cha sẽ không bao giờ quên con'
Vào chiều ngày 6 tháng 3, tôi đi dạo quanh khuôn viên của Đại học Tổng hợp Steubenville, nói lời tạm biệt với các sinh viên khi họ bắt đầu đi nghỉ mùa xuân. Vào buổi chiều lạnh lẽo đó, tôi đã không thể tưởng tượng được rằng những học sinh đó sẽ không quay lại trường để kết thúc năm học. Thậm chí còn không thể tưởng tượng hơn nữa, là Đại học của chúng ta, nơi Thánh lễ luôn là trung tâm của cuộc sống khuôn viên cuả trường, cũng ngưng việc cử hành Thánh Thể công khai.
Đáng thương thay, tại Đại học Franciscan, giống như mọi nơi khác, vì sự lan truyền mau chóng trên toàn cầu của coronavirus, đã khiến cho cái việc không thể tưởng tượng được đó trở thành một thực tế mới.
Tôi đã sống với thực tế mới đó hơn hai tuần nay và tôi không hề thích nó. Vì vậy, tuần trước, tôi đã quyết định làm một cái gì đó về nó: Tôi treo một dải ruy băng trắng trên cửa nhà nguyện Đại học của chúng tôi.
Hãy để tôi giải thích.
Thật là đau lòng khi không thể cử hành thánh lễ với sinh viên, giảng viên, nhân viên và gia đình họ. Tôi nhớ tiếng hát và tiếng cười đầy ắp, tiếng khóc của những em bé và phản ứng của các tín hữu. Hơn hết, tôi nhớ lúc rước lễ; Tôi nhớ trao Chúa Giêsu cho những người đói khát muốn đón nhận Ngài.
Tôi hiểu tại sao các giám mục và các nhà lãnh đạo của chúng ta đưa ra quyết định mà họ đã đưa ra. Tôi không đặt câu hỏi về sự cần thiết của những quyết định đó. Giữ khoảng cách xã hội một cách cực đoan, là một điều ác nhưng cần thiết bây giờ.
Cũng giống như thế, giống như tất cà các anh em linh mục của tôi ở khắp mọi nơi, tôi nhớ con chiên của tôi. Tôi mong mỏi ngày chúng tôi có thể tụ họp, để thờ phượng, để lắng nghe Lời Chúa, để rao giảng và tiếp nhận Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Tuy nhiên, cho đến ngày đó, tôi muốn những người đàn ông cũng như phụ nữ mà tôi phục vụ biết rằng họ luôn ở bên tôi trong tâm trí và lời cầu nguyện, rằng tôi sẽ không để một ngày trôi qua mà không cầu nguyện cho họ trước mặt Chúa, và tôi không bao giờ có thể quên họ.
Thậm chí quan trọng hơn, tôi muốn họ biết rằng Chúa không bao giờ có thể quên họ. Chúa đã không quên dân cuả Chuá khi họ lang thang trong sa mạc trong 40 năm. Chuá cũng không quên họ dù họ tôn thờ ngẫu tượng, coi thường các giới răn và bị lưu đày ở Babylon. Như vậy thì Ngài cũng sẽ không quên chúng ta bây giờ.
Xin đừng nhầm lẫn: Chúa chúng ta không muốn bị tách khỏi dân của mình như thế này. Chúa Giêsu muốn hiến thân cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta gặp gỡ Ngài qua phụng vụ, trong Giáo hội và trong Bí tích Thánh Thể. Vì thế đây là lúc đưa vào các dải ruy băng trắng.
Ruy băng từ lâu đã là một dấu hiệu của sự tưởng nhớ. Nó nói lên với thế giới cái ý tưởng rằng chúng ta đã không quên một ai đó: một tù nhân, một người lính hoặc một người bạn bị bệnh. Tôi đã buộc một dải ruy băng trắng lên trên cánh cửa Nhà nguyện Chúa Kitô, cũng như Nhà nguyện Portiuncula, ở Đại học Franciscan, để nhắc nhở cộng đồng của chúng ta rằng các linh mục của họ và Thiên Chúa của họ đã không quên họ. Tôi xin mời những người bạn của tôi, là linh mục và giám mục, cũng hãy làm như vậy. Và họ, họ cũng đang mời thêm linh mục và giám mục khác tham gia.
Hy vọng của tôi là khi một người Công Giáo đi bộ hoặc lái xe qua nhà thờ của họ, họ sẽ thấy những dải ruy băng trắng đó và biết rằng các linh mục của họ đang cầu nguyện cho họ và chờ đợi ngày có thể mở những cánh cửa đó để chào đón họ vào bên trong.
Tôi cũng hy vọng, khi họ nhìn thấy những dải ruy băng đó, họ biết rằng Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi ngày đó. Chuá khao khát một ngày khi chúng ta có thể tụ tập, và Ngài có thể ở chung với tất cả chúng ta một lần nữa, qua bí tích.
Ngày đó vẫn chưa đến. Giống như người Do Thái ngày xưa, tín hữu Công Giáo đang phải lang thang lâu hơn. Nhưng Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi. Ngài vẫn ở bên chúng ta. Ngài ở cùng chúng ta trong Kinh thánh, đó là Lời của Ngài. Ngài ở cùng chúng ta qua người khác, những người mà chúng ta chung sống, làm việc chung sở hoặc gặp gỡ trực tuyến. Ngài ở với chúng ta trong lời cầu nguyện cả trong im lặng và trong vẻ đẹp của các công trình sáng tạo, đang cất lên những lời ca ngợi Thiên Chuá qua vẻ đẹp cuả mùa xuân cuối cùng cũng đã đến.
Hãy tìm Chúa Giêsu ở tất cả những nơi đó. Hãy tìm Chúa Giêsu nơi bạn đang ở. Và khi bạn nhìn thấy những dải ruy băng trắng treo trên cửa nhà thờ, hãy nhớ lời hứa của Chúa trong Isaia 49:15: Cha sẽ không bao giờ quên con.
Giữa những hỗn loạn và bối rối, và điên rồ, hãy để những dải ruy băng đó là một lời nhắc nhở rằng các linh mục của bạn vẫn còn ở với bạn. Hãy để họ là một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu vẫn còn ở với bạn. Và hãy để họ là một lời nhắc nhở rằng một ngày nào đó, cuộc lưu đày này sẽ kết thúc, các nhà thờ sẽ mở cửa lại, và các linh mục của bạn sẽ đứng đó, sẵn sàng và chờ đợi để vui vẻ chào đón bạn về nhà.
“Nó nói lên rằng: ‘Cha sẽ không bao giờ quên con’”, ngài nói.
Trong cái vắng vẻ cuả nguyện đường, ngài vẫn không thể quên lúc chia tay sau buổi lễ cuối cùng với đám học trò thân yêu, khi họ lục tục kéo nhau đi nghỉ xuân (Spring break), và rồi biến cố Covid-19 xảy ra, họ không về nữa. Các bậc thầy cô huynh trưởng bây giờ chỉ còn biết cầu nguyện cho họ được an toàn, và ngày ngày mong ngóng giống như người Cha Hiền trong Thánh Kinh mong chờ đứa con lưu lạc trở về nhà.
Ngài nghĩ rằng các linh mục giáo xứ bây giờ cũng có cùng một tâm tư như thế, và ngài hy vọng các giáo xứ cũng sẽ gắn lên một chiếc nơ trắng, để báo hiệu cho đàn chiên rằng: “I Will Never Forget You” (Cha sẽ không bao giờ quên con).
Sau đây là bài viết rất tâm tình cuả ngài, đăng trên Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Những chiếc nơ trắng: 'Cha sẽ không bao giờ quên con'
Vào chiều ngày 6 tháng 3, tôi đi dạo quanh khuôn viên của Đại học Tổng hợp Steubenville, nói lời tạm biệt với các sinh viên khi họ bắt đầu đi nghỉ mùa xuân. Vào buổi chiều lạnh lẽo đó, tôi đã không thể tưởng tượng được rằng những học sinh đó sẽ không quay lại trường để kết thúc năm học. Thậm chí còn không thể tưởng tượng hơn nữa, là Đại học của chúng ta, nơi Thánh lễ luôn là trung tâm của cuộc sống khuôn viên cuả trường, cũng ngưng việc cử hành Thánh Thể công khai.
Đáng thương thay, tại Đại học Franciscan, giống như mọi nơi khác, vì sự lan truyền mau chóng trên toàn cầu của coronavirus, đã khiến cho cái việc không thể tưởng tượng được đó trở thành một thực tế mới.
Tôi đã sống với thực tế mới đó hơn hai tuần nay và tôi không hề thích nó. Vì vậy, tuần trước, tôi đã quyết định làm một cái gì đó về nó: Tôi treo một dải ruy băng trắng trên cửa nhà nguyện Đại học của chúng tôi.
Hãy để tôi giải thích.
Thật là đau lòng khi không thể cử hành thánh lễ với sinh viên, giảng viên, nhân viên và gia đình họ. Tôi nhớ tiếng hát và tiếng cười đầy ắp, tiếng khóc của những em bé và phản ứng của các tín hữu. Hơn hết, tôi nhớ lúc rước lễ; Tôi nhớ trao Chúa Giêsu cho những người đói khát muốn đón nhận Ngài.
Tôi hiểu tại sao các giám mục và các nhà lãnh đạo của chúng ta đưa ra quyết định mà họ đã đưa ra. Tôi không đặt câu hỏi về sự cần thiết của những quyết định đó. Giữ khoảng cách xã hội một cách cực đoan, là một điều ác nhưng cần thiết bây giờ.
Cũng giống như thế, giống như tất cà các anh em linh mục của tôi ở khắp mọi nơi, tôi nhớ con chiên của tôi. Tôi mong mỏi ngày chúng tôi có thể tụ họp, để thờ phượng, để lắng nghe Lời Chúa, để rao giảng và tiếp nhận Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Tuy nhiên, cho đến ngày đó, tôi muốn những người đàn ông cũng như phụ nữ mà tôi phục vụ biết rằng họ luôn ở bên tôi trong tâm trí và lời cầu nguyện, rằng tôi sẽ không để một ngày trôi qua mà không cầu nguyện cho họ trước mặt Chúa, và tôi không bao giờ có thể quên họ.
Thậm chí quan trọng hơn, tôi muốn họ biết rằng Chúa không bao giờ có thể quên họ. Chúa đã không quên dân cuả Chuá khi họ lang thang trong sa mạc trong 40 năm. Chuá cũng không quên họ dù họ tôn thờ ngẫu tượng, coi thường các giới răn và bị lưu đày ở Babylon. Như vậy thì Ngài cũng sẽ không quên chúng ta bây giờ.
Xin đừng nhầm lẫn: Chúa chúng ta không muốn bị tách khỏi dân của mình như thế này. Chúa Giêsu muốn hiến thân cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta gặp gỡ Ngài qua phụng vụ, trong Giáo hội và trong Bí tích Thánh Thể. Vì thế đây là lúc đưa vào các dải ruy băng trắng.
Ruy băng từ lâu đã là một dấu hiệu của sự tưởng nhớ. Nó nói lên với thế giới cái ý tưởng rằng chúng ta đã không quên một ai đó: một tù nhân, một người lính hoặc một người bạn bị bệnh. Tôi đã buộc một dải ruy băng trắng lên trên cánh cửa Nhà nguyện Chúa Kitô, cũng như Nhà nguyện Portiuncula, ở Đại học Franciscan, để nhắc nhở cộng đồng của chúng ta rằng các linh mục của họ và Thiên Chúa của họ đã không quên họ. Tôi xin mời những người bạn của tôi, là linh mục và giám mục, cũng hãy làm như vậy. Và họ, họ cũng đang mời thêm linh mục và giám mục khác tham gia.
Hy vọng của tôi là khi một người Công Giáo đi bộ hoặc lái xe qua nhà thờ của họ, họ sẽ thấy những dải ruy băng trắng đó và biết rằng các linh mục của họ đang cầu nguyện cho họ và chờ đợi ngày có thể mở những cánh cửa đó để chào đón họ vào bên trong.
Tôi cũng hy vọng, khi họ nhìn thấy những dải ruy băng đó, họ biết rằng Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi ngày đó. Chuá khao khát một ngày khi chúng ta có thể tụ tập, và Ngài có thể ở chung với tất cả chúng ta một lần nữa, qua bí tích.
Ngày đó vẫn chưa đến. Giống như người Do Thái ngày xưa, tín hữu Công Giáo đang phải lang thang lâu hơn. Nhưng Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi. Ngài vẫn ở bên chúng ta. Ngài ở cùng chúng ta trong Kinh thánh, đó là Lời của Ngài. Ngài ở cùng chúng ta qua người khác, những người mà chúng ta chung sống, làm việc chung sở hoặc gặp gỡ trực tuyến. Ngài ở với chúng ta trong lời cầu nguyện cả trong im lặng và trong vẻ đẹp của các công trình sáng tạo, đang cất lên những lời ca ngợi Thiên Chuá qua vẻ đẹp cuả mùa xuân cuối cùng cũng đã đến.
Hãy tìm Chúa Giêsu ở tất cả những nơi đó. Hãy tìm Chúa Giêsu nơi bạn đang ở. Và khi bạn nhìn thấy những dải ruy băng trắng treo trên cửa nhà thờ, hãy nhớ lời hứa của Chúa trong Isaia 49:15: Cha sẽ không bao giờ quên con.
Giữa những hỗn loạn và bối rối, và điên rồ, hãy để những dải ruy băng đó là một lời nhắc nhở rằng các linh mục của bạn vẫn còn ở với bạn. Hãy để họ là một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu vẫn còn ở với bạn. Và hãy để họ là một lời nhắc nhở rằng một ngày nào đó, cuộc lưu đày này sẽ kết thúc, các nhà thờ sẽ mở cửa lại, và các linh mục của bạn sẽ đứng đó, sẵn sàng và chờ đợi để vui vẻ chào đón bạn về nhà.
Cảm động nhưng đầy ngỡ ngàng - Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem khai mạc Tuần Thánh thời dịch bệnh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:30 06/04/2020
Ngay cả trong các thời kỳ căng thẳng khi người Palestine nổi dậy chống người Do Thái, được gọi là Intifada, Thánh Địa Giêrusalem vẫn có những đoàn hành hương, đặc biệt là trong Tuần Thánh. Theo truyền thống, Tuần Thánh tại Thánh Địa được khai mạc như sau: từ mờ sáng ngày Chúa Nhật Lễ Lá, bên trong nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Điạ sẽ cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương lại lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Vì cái thứ virus Tập Cận Bình quá độc địa này, tất cả các nghi thức ấy năm nay không thể diễn ra được.
Lễ Lá và Tuần Thánh tại Giêrusalem năm nay diễn ra thế nào. Đó là nội dung chính, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính đến chiều thứ Hai mùng 6 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 69,488 người, trong số 1,274,848 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 4,737 người chết và thêm 71,408 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 9,618 người, trong số 336,830 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, số trường hợp tử vong là 1,165 người. Bác sĩ Anthony Fauci trong nhóm phản ứng nhanh của tổng thống Trump cảnh báo rằng Tuần Thánh này sẽ là tuần lễ tổn thất kinh hoàng tại Hoa Kỳ. Ông nói:
“Thật không may, nếu bạn nhìn vào khuynh hướng của các đường cong, nhìn vào động lực của các đường cong, chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự leo thang. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục cách ly, tiếp tục giảm bớt, tiếp tục thực hiện sự tách biệt, chúng ta phải vượt qua tuần lễ sắp diễn ra bởi vì đây sẽ là một tuần lễ tồi tệ.”
Lần đầu tiên trong một tuần, các ca tử vong tại New York đã giảm nhẹ chút đỉnh so với ngày hôm trước, nhưng vẫn còn gần 600 trường hợp tử vong trong 24 giờ và hơn 7,300 trường hợp nhiễm bệnh mới. Trong khi đó, tình hình tại Lousiana và Michigan xem ra càng lúc càng nguy ngập.
Trước tình hình kinh hoàng đang diễn ra tại Hoa Kỳ, Tòa Ân Giải Tối Cao đã rộng ban Ơn Toàn Xá cho các tín hữu tham gia vào ngày cầu nguyện cho đất nước và Giáo Hội tại Hoa Kỳ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tới đây.
Dưới đây là tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Ơn Toàn xá cho những ai tham gia đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.
Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
Để nhận Ơn Toàn Xá, các tín hữu được khuyến khích tham dự trực tuyến trong buổi đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với các tín hữu tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tín hữu ở những nơi khác không thể làm như vậy cũng nhận được Ơn Toàn Xá nếu họ đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh trong tâm tình hiệp thông với các tín hữu Hoa Kỳ. Họ cũng phải hội đủ các điều kiện luật định là xưng tội, rước lễ, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này trên thế giới và cách riêng tại Hoa Kỳ. Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao ký ngày 19 tháng Ba truyền rằng trong tình trạng dịch bệnh hiện nay việc xưng tội, rước lễ có thể được thực hiện sau ngay khi có thể.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 12,641 người, trong số 131,646 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 694 người, là con số người thiệt mạng thấp nhất trong một tuần qua. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trong 24 giờ qua là 5,478. Đây cũng là con số thấp nhất trong một tuần qua.
Tử vong tại Ý đã lên đến 15,887 người, trong số 128,948 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 525 người chết trong 24 giờ qua. Đây là con số tử vong trong một ngày thấp nhất tính từ ngày 19 tháng Ba đến nay. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trong 24 giờ qua là 4,316.
Khi con số thương vong có chiều hướng sút giảm đôi chút, dân chúng tại Milan, tâm chấn của dịch bệnh, đã tràn ra đường vào hai ngày cuối tuần qua. Khoảng cách an toàn không được bảo đảm và một số người chạy tập thể dục dọc theo bến tàu và trên các con đường trong khu phố Navigli của thành phố Milan.
Phản ứng trước những hình ảnh này, ông Capppe Sala, thị trưởng Milan, đã to tiếng chửi thề ngay trên đài truyền hình và đe dọa phạt nặng những ai lang thang ra đường. Người phụ nữ đầu tiên bị phạt là bà cụ này. Bà đã dẫn chó đi dạo và nó đã rơi xuống hồ. Cảnh sát phải vất vả đưa nó lên.
Lệnh cách ly đã được tuân thủ nghiêm nhặt hơn tại Rôma. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy được thu vào tối Chúa Nhật Lễ Lá tại Rôma.
Bất kể khả năng bị lây nhiễm, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, và các thiện nguyện viên trong cơ quan bác ái của Tòa Thánh tiếp tục công việc cun cấp các bữa ăn cho người nghèo tại Rôma. Trong hoàn cảnh này, đã khốn cùng, họ càng khốn cùng hơn.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,584 người, trong số 100,123 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 140 người.
Các tín hữu Công Giáo ở Đức đang được khuyến khích theo dõi thường xuyên trực tuyến các nghi thức Phụng Vụ trong Tuần Thánh trong bối cảnh phải cách ly.
Trong Chúa Nhật lễ lá 5 tháng Tư, Cha Joachim Geisler, một linh mục ở thị trấn Achern /ờ-hơn/ đã yêu cầu tất cả anh chị em giáo dân trong những tuần qua gửi cho ngài một bức hình kỹ thuật số về bản thân và gia đình họ.
Ngài đã nhận được khoảng 150 hình ảnh, in chúng ra và dán chúng vào các ghế ngồi trong nhà thờ.
Cha Joachim Geisler nói:
“Ban đầu có một chút kỳ lạ. Đứng trên bàn thờ và nhìn vào những hàng ghế trống, chỉ có những hình ảnh trên đó. Thật khó để tưởng tượng mọi người ở nhà đang theo dõi như thế nào. Nhưng tôi đã nghe những phản hồi trong hai tuần qua, đây là một ý tưởng tốt khi bao gồm hình ảnh các tín hữu trong các cử hành”
Tử vong tại Pháp đã lên đến 8,078 người, trong số 92,839 trường hợp nhiễm coronavirus. Số người chết trong 24 giờ qua tại Pháp là 518 người, nghĩa là đã giảm đáng kể so với 3 ngày trước đó.
Tử vong tại Anh đã lên đến 4,934 người, trong số 47,806 trường hợp nhiễm coronavirus. Tối Chúa Nhật, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải vào bệnh viện sau khi các triệu chứng do coronavirus gây ra càng ngày càng trầm trọng.
Tại Hoa Lục, bọn cầm quyền Bắc Kinh công bố con số 81,708 trường hợp nhiễm bệnh, và 3,331 trường hợp tử vong. Ba phút mặc niệm những người đã chết đã được cử hành ở nhiều thành phố trên toàn cõi Hoa Lục.
Một linh mục quê ở Vũ Hán, thường được biết với bút hiệu là Sơn Nhân, nhận xét về biến cố này với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, như sau: “xin lỗi cho tôi nói thẳng: nước mắt cá sấu. Nếu họ đã hành động sớm hơn, chúng tôi không chết nhiều như thế.”
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lúc 6h30 sáng ngày 5 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Năm 1847, Đế quốc Ottoman cho phép hàng giáo phẩm Công Giáo được xây dựng một nhà thờ mới ở Palestine. Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1872, là một phần của khu phức hợp trong Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh tại Giêrusalem. Giáo Hội Công Giáo đã có Nhà thờ Mộ Chúa là nhà thờ chính tòa chính thức. Do đó, ngôi nhà thờ này được gọi là đồng chánh tòa.
Sau thánh lễ, các tu sĩ dòng Phanxicô đeo mặt nạ phẫu thuật và găng tay đã dạo quanh khu Kitô Giáo ở Giêrusalem. Các vị dùng loa gọi các tín hữu ra trước cửa nhà và cửa sổ của họ để nhận các cành ô liu và phép lành.
Thay cho cuộc rước truyền thống từ Núi Ôliu về Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và các tu sĩ dòng Phanxicô đã đến Núi Ôliu và cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Dominus Flevit. Danh xưng Dominus Flevit có nghĩa là “Chúa khóc”.
Phúc Âm Thánh Luca (19:41-44) cho chúng ta biết như sau:
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”
Nằm trên sườn phía tây của Núi Ôliu, ngôi nhà thờ Dominus Flevit hiện nay được thiết kế và xây dựng từ năm 1953 đến 1955 bởi kiến trúc sư người Ý, ông Antonio Barluzzi và được giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh địa trông coi. Nhà thờ được thiết kế theo hình theo hình giọt nước để tượng trưng cho nước mắt của Chúa Kitô.
“Hôm nay mọi thứ đều trống rỗng và im lặng đến độ rất kỳ quặc. Mọi thứ đều trông rất buồn bã,” Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa nói.
Sau thánh lễ, ngài cầm một cây thánh giá hướng về cổ thành Giêrusalem xin Chúa bảo vệ dân thành trước trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này. Cho đến chiều thứ Hai mùng 6 tháng Tư, đã có 8,611 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Do Thái, trong đó có 181 người thiệt mạng.
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, các diễn biến đáng lo ngại trong vài ngày qua cho thấy khả năng này khá bấp bênh.
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương lại lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Vì cái thứ virus Tập Cận Bình quá độc địa này, tất cả các nghi thức ấy năm nay không thể diễn ra được.
Lễ Lá và Tuần Thánh tại Giêrusalem năm nay diễn ra thế nào. Đó là nội dung chính, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính đến chiều thứ Hai mùng 6 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 69,488 người, trong số 1,274,848 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 4,737 người chết và thêm 71,408 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 9,618 người, trong số 336,830 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, số trường hợp tử vong là 1,165 người. Bác sĩ Anthony Fauci trong nhóm phản ứng nhanh của tổng thống Trump cảnh báo rằng Tuần Thánh này sẽ là tuần lễ tổn thất kinh hoàng tại Hoa Kỳ. Ông nói:
“Thật không may, nếu bạn nhìn vào khuynh hướng của các đường cong, nhìn vào động lực của các đường cong, chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự leo thang. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục cách ly, tiếp tục giảm bớt, tiếp tục thực hiện sự tách biệt, chúng ta phải vượt qua tuần lễ sắp diễn ra bởi vì đây sẽ là một tuần lễ tồi tệ.”
Lần đầu tiên trong một tuần, các ca tử vong tại New York đã giảm nhẹ chút đỉnh so với ngày hôm trước, nhưng vẫn còn gần 600 trường hợp tử vong trong 24 giờ và hơn 7,300 trường hợp nhiễm bệnh mới. Trong khi đó, tình hình tại Lousiana và Michigan xem ra càng lúc càng nguy ngập.
Trước tình hình kinh hoàng đang diễn ra tại Hoa Kỳ, Tòa Ân Giải Tối Cao đã rộng ban Ơn Toàn Xá cho các tín hữu tham gia vào ngày cầu nguyện cho đất nước và Giáo Hội tại Hoa Kỳ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tới đây.
Dưới đây là tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Ơn Toàn xá cho những ai tham gia đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.
Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
Để nhận Ơn Toàn Xá, các tín hữu được khuyến khích tham dự trực tuyến trong buổi đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với các tín hữu tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tín hữu ở những nơi khác không thể làm như vậy cũng nhận được Ơn Toàn Xá nếu họ đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh trong tâm tình hiệp thông với các tín hữu Hoa Kỳ. Họ cũng phải hội đủ các điều kiện luật định là xưng tội, rước lễ, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này trên thế giới và cách riêng tại Hoa Kỳ. Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao ký ngày 19 tháng Ba truyền rằng trong tình trạng dịch bệnh hiện nay việc xưng tội, rước lễ có thể được thực hiện sau ngay khi có thể.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 12,641 người, trong số 131,646 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 694 người, là con số người thiệt mạng thấp nhất trong một tuần qua. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trong 24 giờ qua là 5,478. Đây cũng là con số thấp nhất trong một tuần qua.
Tử vong tại Ý đã lên đến 15,887 người, trong số 128,948 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 525 người chết trong 24 giờ qua. Đây là con số tử vong trong một ngày thấp nhất tính từ ngày 19 tháng Ba đến nay. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận trong 24 giờ qua là 4,316.
Khi con số thương vong có chiều hướng sút giảm đôi chút, dân chúng tại Milan, tâm chấn của dịch bệnh, đã tràn ra đường vào hai ngày cuối tuần qua. Khoảng cách an toàn không được bảo đảm và một số người chạy tập thể dục dọc theo bến tàu và trên các con đường trong khu phố Navigli của thành phố Milan.
Phản ứng trước những hình ảnh này, ông Capppe Sala, thị trưởng Milan, đã to tiếng chửi thề ngay trên đài truyền hình và đe dọa phạt nặng những ai lang thang ra đường. Người phụ nữ đầu tiên bị phạt là bà cụ này. Bà đã dẫn chó đi dạo và nó đã rơi xuống hồ. Cảnh sát phải vất vả đưa nó lên.
Lệnh cách ly đã được tuân thủ nghiêm nhặt hơn tại Rôma. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy được thu vào tối Chúa Nhật Lễ Lá tại Rôma.
Bất kể khả năng bị lây nhiễm, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, và các thiện nguyện viên trong cơ quan bác ái của Tòa Thánh tiếp tục công việc cun cấp các bữa ăn cho người nghèo tại Rôma. Trong hoàn cảnh này, đã khốn cùng, họ càng khốn cùng hơn.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,584 người, trong số 100,123 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 140 người.
Các tín hữu Công Giáo ở Đức đang được khuyến khích theo dõi thường xuyên trực tuyến các nghi thức Phụng Vụ trong Tuần Thánh trong bối cảnh phải cách ly.
Trong Chúa Nhật lễ lá 5 tháng Tư, Cha Joachim Geisler, một linh mục ở thị trấn Achern /ờ-hơn/ đã yêu cầu tất cả anh chị em giáo dân trong những tuần qua gửi cho ngài một bức hình kỹ thuật số về bản thân và gia đình họ.
Ngài đã nhận được khoảng 150 hình ảnh, in chúng ra và dán chúng vào các ghế ngồi trong nhà thờ.
Cha Joachim Geisler nói:
“Ban đầu có một chút kỳ lạ. Đứng trên bàn thờ và nhìn vào những hàng ghế trống, chỉ có những hình ảnh trên đó. Thật khó để tưởng tượng mọi người ở nhà đang theo dõi như thế nào. Nhưng tôi đã nghe những phản hồi trong hai tuần qua, đây là một ý tưởng tốt khi bao gồm hình ảnh các tín hữu trong các cử hành”
Tử vong tại Pháp đã lên đến 8,078 người, trong số 92,839 trường hợp nhiễm coronavirus. Số người chết trong 24 giờ qua tại Pháp là 518 người, nghĩa là đã giảm đáng kể so với 3 ngày trước đó.
Tử vong tại Anh đã lên đến 4,934 người, trong số 47,806 trường hợp nhiễm coronavirus. Tối Chúa Nhật, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải vào bệnh viện sau khi các triệu chứng do coronavirus gây ra càng ngày càng trầm trọng.
Tại Hoa Lục, bọn cầm quyền Bắc Kinh công bố con số 81,708 trường hợp nhiễm bệnh, và 3,331 trường hợp tử vong. Ba phút mặc niệm những người đã chết đã được cử hành ở nhiều thành phố trên toàn cõi Hoa Lục.
Một linh mục quê ở Vũ Hán, thường được biết với bút hiệu là Sơn Nhân, nhận xét về biến cố này với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, như sau: “xin lỗi cho tôi nói thẳng: nước mắt cá sấu. Nếu họ đã hành động sớm hơn, chúng tôi không chết nhiều như thế.”
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lúc 6h30 sáng ngày 5 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Năm 1847, Đế quốc Ottoman cho phép hàng giáo phẩm Công Giáo được xây dựng một nhà thờ mới ở Palestine. Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1872, là một phần của khu phức hợp trong Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh tại Giêrusalem. Giáo Hội Công Giáo đã có Nhà thờ Mộ Chúa là nhà thờ chính tòa chính thức. Do đó, ngôi nhà thờ này được gọi là đồng chánh tòa.
Sau thánh lễ, các tu sĩ dòng Phanxicô đeo mặt nạ phẫu thuật và găng tay đã dạo quanh khu Kitô Giáo ở Giêrusalem. Các vị dùng loa gọi các tín hữu ra trước cửa nhà và cửa sổ của họ để nhận các cành ô liu và phép lành.
Thay cho cuộc rước truyền thống từ Núi Ôliu về Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và các tu sĩ dòng Phanxicô đã đến Núi Ôliu và cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Dominus Flevit. Danh xưng Dominus Flevit có nghĩa là “Chúa khóc”.
Phúc Âm Thánh Luca (19:41-44) cho chúng ta biết như sau:
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”
Nằm trên sườn phía tây của Núi Ôliu, ngôi nhà thờ Dominus Flevit hiện nay được thiết kế và xây dựng từ năm 1953 đến 1955 bởi kiến trúc sư người Ý, ông Antonio Barluzzi và được giao cho các hiệp sĩ quản thủ Thánh địa trông coi. Nhà thờ được thiết kế theo hình theo hình giọt nước để tượng trưng cho nước mắt của Chúa Kitô.
“Hôm nay mọi thứ đều trống rỗng và im lặng đến độ rất kỳ quặc. Mọi thứ đều trông rất buồn bã,” Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa nói.
Sau thánh lễ, ngài cầm một cây thánh giá hướng về cổ thành Giêrusalem xin Chúa bảo vệ dân thành trước trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này. Cho đến chiều thứ Hai mùng 6 tháng Tư, đã có 8,611 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Do Thái, trong đó có 181 người thiệt mạng.
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, các diễn biến đáng lo ngại trong vài ngày qua cho thấy khả năng này khá bấp bênh.
Vụ cáo gian Đức Hồng Y Pell: Công lý đã thắng - Alleuia, Alleluia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:13 06/04/2020
Với tỷ số tuyệt đối 7/7, Tối Cao Pháp Viện Úc Đại Lợi đã truyền rằng Đức Hồng Y George Pell hoàn toàn vô tội.
Ngài sẽ được trả tự do trong một vài giờ tới từ nhà tù Barwon gần Geelong, thuộc tiểu bang Victoria. Tạ ơn Chúa, Alleluia, Alleluia.
Chánh án Tòa án Tối cao Susan Kiefel đã đưa ra phán quyết tại Brisbane, nơi bà cư trú lúc 10 giờ sáng ngày thứ Ba, theo giờ địa phương.
Tòa án Tối cao truyền rằng có một khả năng quá đáng kể là một người vô tội đã bị kết án oan sai vì các bằng chứng đưa ra không xác định được các tội danh bị cáo buộc so với các tiêu chuẩn chứng minh cần thiết.
Bản tóm tắt phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nói: “Tối Cao Pháp Viện thấy rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ các bằng chứng, cần phải có sự nghi ngờ về lời tố cáo của của người nộp đơn liên quan đến từng tội trạng mà Đức Hồng Y đã bị kết án, và truyền rằng các phán quyết bị hủy bỏ và phán quyết sự tha bổng có hiệu lực tức khắc”. Quyết định đầy đủ gồm 26 trang đã được công bố trực tuyến tại đây.
Vì tình hình dịch bệnh, sáu thẩm phán khác vẫn ở nhà trong khi quyết định được tweet và công bố trực tuyến.
Đức Hồng Y George Pell vẫn ở trong nhà tù Barwon, nơi ngài dự kiến sẽ nhận được tin tức thông qua các luật sư của mình.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong hai ngày 11 và 12 tháng Ba, Tối Cao Pháp Viện Úc, đã nghe các lập luận của các luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell, và phía công tố là những người muốn duy trì bản án.
Hàng trăm người Công Giáo Việt Nam, và cả một nhà sư Phật Giáo, đã xếp hàng dọc theo lối vào Tối Cao Pháp Viện, cầu nguyện và hát thánh ca, nhằm bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Đức Hồng Y Pell.
Chúng ta hãy cùng tạ ơn Chúa và cám ơn nhau vì những lời cầu nguyện Đức Hồng Y Pell, cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican.
Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Từ một hiện tượng bất thường, trào lưu đồng tính trên thế giới ngày nay không chỉ dừng lại ở việc buộc xã hội phải chấp nhận đó là một chuyện bình thường mà các nhà hoạt động đồng tính còn muốn tiến xa hơn trong việc coi đó là một “chuẩn mực” của xã hội. Cáo gian hàng giáo sĩ, thay đổi sách giáo khoa, sa thải những người không chấp nhận “chuẩn mực” mới, tấn công các nhà thờ là các biểu hiện tiêu biểu của một ý thức độc tài muốn thay đổi tận gốc xã hội.
Hôm 17 tháng 11, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác rằng:
“Cuộc nổi loạn về phong tục và đạo đức này – như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh - thường vẫy những ‘lá cờ tự do’, nhưng thực tế, nó đã mang đến sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số con người, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cảnh cáo ý thức hệ độc tài về đồng tính này trong lá thư ngày 8 tháng 8, 2019. Nó không chấp nhận một cuộc đối thoại thẳng thắn dựa trên sự thật nhưng tìm cách triệt hạ những người có suy nghĩ khác mình.
Trường hợp của Đức Hồng Y George Pell là một ví dụ điển hình. Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium của Canada viết:
“Đức Hồng Y George Pell, một người quyết liệt chống đồng tính. Vì thế, người ta gán cho ngài vào chính cái tội khốn nạn mà ngài lên án gay gắt nhất.”
Nhận định về các diễn biến gần đây trên thế giới, Ông Jaroslaw Kaczynski, Chủ tịch Đảng Pháp luật và Công lý là đảng cầm quyền tại Ba Lan, nói rằng sau trào lưu cộng sản, trào lưu đồng tính là thách đố lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo hiện nay. “Nhiều người trẻ đã rời bỏ Giáo Hội vì sức quyến rũ của các thông điệp đồng tính. Điều này đặt tương lai của xã hội chúng ta vào một tình thế rất nguy hiểm,” ông nói.
Những người Công Giáo cư ngụ tại Melbourne, đặc biệt là những người thường xuyên đến nhà thờ St. Patrick. Theo ý kiến của chúng tôi, bất cứ ai từng đến ngôi nhà thờ này và có thiện chí muốn nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng sẽ, không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng, ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.
Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.
Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).
Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.
Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.
Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.
Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.
Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.
Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.
Chúng tôi xin kết thúc bài tường thuật này ở đây với ước nguyện rằng chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể làm được để hàng giáo sĩ và những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của chúng (Daniel 13).
Source:Financial Review