Ngày 02-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kẻ làm lớn phải là người phục vụ
Lm Jude Siciliano OP
00:31 02/04/2015
THỨ NĂM TUẦN THÁNH - THÁNH LỄ CHIỀU TIỆC LY
Xuất hành 12: 1-8, 11-14; Tvịnh 115; 1Cr. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15


KẺ LÀM LỚN PHẢI LÀ NGƯỜI PHỤC VỤ

Thuở nhỏ, tôi thường xem những trận đấu vật chuyên nghiệp qua màn hình tivi trắng-đen cùng với ông tôi. Tối nọ, tôi tình cờ xem được một trận đấu vật khi đang dò kênh, tôi ngừng lại và hồi tưởng về những kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi thật sự ấn tượng khi đấu sĩ chuyên nghiệp đã thay đổi quá nhiều so với lúc tôi còn nhỏ. Bây giờ, màn hình tràn ngập màu sắc với những pha trình diễn ngoạn mục. Khi tên các đấu sĩ được xướng lên, họ bước xuống từ một dải dốc dài, tràn ngập những ánh đèn và pháo lửa sáng chói. Nhạc trổi lên mạnh mẽ, hoà cùng tiếng kèn tiếng trống rền vang. Quả là thay đổi khá nhiều so với những gì tôi còn nhớ.

Nhưng một cách nào đó, cuộc vật lộn giữa quá khứ và hiện tại cũng như thế. Qua dáng vẻ và cử chỉ của các đấu sĩ, quý vị vẫn có thể nói ai là người hùng và ai là kẻ hung ác. Đám đông ngay tức khắc biết ai tốt ai xấu – và ngày nay, các đấu sĩ có thể là nữ. Khi thì reo hò, khi thì phản đối những đấu sĩ họ ưa thích. Khi trận đấu bắt đầu, người hùng bị đánh nhừ tử, hoặc đại loại như thế – trông rất giả tạo. Sau đó, như thể được thần linh cứu giúp, đấu sĩ ấy đứng dậy, lấy lại sức mạnh và tiến đến hạ gục đối thủ. Chẳng biết từ đâu, dường như người hùng yếu thế được ban cho món quà là sự sống và sức mạnh mới để đánh bại kẻ hung ác. Tất nhiên đây chỉ là màn kịch và trò diễn mà thôi. (theo tôi được biết, có một trường kịch nghệ ở Manhattan dành cho các đấu sĩ để hoàn thiện kỹ thuật diễn xuất của mình). Khi người hùng “nạn nhân” vực dậy trên sàn đấu, tiến về phía đối thủ và kết thúc trận đấu, tôi và ông tôi liền la lên, “Hạ gục hắn đi!”

Hình ảnh trận đấu chợt loé lên trong trí khi tôi đọc bài Tin Mừng hôm nay. Trong suốt Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu luôn chiến đấu với sự dữ và cái chết. Đó hẳn là một trận đấu vật; không phải là loại giả tạo trên truyền hình, nhưng là cuộc chiến một mất một còn với những địch thủ thực thụ và hùng mạnh. Người đương đầu với tội lỗi và tử thần vây quanh mình và với các nhà lãnh đạo tôn giáo vốn khước từ sứ điệp của Người. Quyền lực tử thần đã đến gần Người. Chẳng hạn như, cách đây hai tuần, nhiều người trong chúng ta đã nghe câu chuyện về Ladarô. Chúng ta thấy Đức Giêsu khóc tại mộ của bạn mình khi Người đối diện với quyền lực tử thần đã gây bao đau khổ và mất mát cho những kẻ Người yêu mến – cũng như cho chính bản thân Người.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan nói rằng Đức Giêsu “biết rõ rằng Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người…”. Sau đó, Gioan kể tiếp: Đức Giêsu “đứng dậy và rời bàn ăn”. Tôi nhớ những trận đấu trên truyền hình và tôi tự hỏi, đây có phải là một trong những khoảnh khắc phân thắng bại chăng? Phải chăng Đức Giêsu sẽ sử dụng quyền năng Người được Thiên Chúa ban để đánh bại đối thủ? Người sẽ kể tên và trừng trị những kẻ phản bội? Người sẽ đánh bại quân đội Rôma? Liệu Người sẽ xông vào đền thờ và đuổi hết mọi đối thủ tôn giáo và những kẻ không tin Người? Liệu Người sẽ phá vỡ khuôn mẫu trước đó khi Người kiên nhẫn dạy dỗ các môn đệ, giải tán họ rồi quy tụ nhóm môn đệ tài giỏi và lanh lợi hơn? Đức Giêsu sẽ làm gì khi Người đứng dậy rời bàn ăn với tất cả những quyền năng đang sẵn có?

Người đã hoàn toàn khiến các môn đệ kinh ngạc, và ngày nay tiếp tục khiến chúng ta kinh ngạc. Người đứng dậy và rửa chân cho các môn đệ. Giả như chúng ta có được quyền năng như Người, đó hẳn không phải là cách các ông hay chúng ta sử dụng tất cả những quyền năng ấy. Làm sao chúng ta biết được? Bởi vì đó không phải là cách quyền năng được sử dụng trong thế giới chúng ta: các quốc gia thống trị lẫn nhau; một nhóm chủng tộc thanh trừng đối thủ của mình; một tôn giáo tuyên bố sự trổi vượt trên những tôn giáo khác; một số cha mẹ, bằng lời nói cũng như việc làm, đã dạy con cái mình phải thành công bằng mọi giá; một vài đấng bậc trong Giáo Hội thiếu đối thoại trong những vấn đề gây tranh cãi; những nhà bình luận tin tức tranh nhau nói trong các buổi trò chuyện trên truyền hình; các doanh nghiệp thâu tóm đối thủ yếu hơn… Dường như khi các quốc gia, tổ chức, tôn giáo và cá nhân nắm giữ quyền lực, các nhóm khác phải rùng mình mà thốt lên: “Than ôi, đã đến lúc rồi!” – và đành cam chịu hệ quả. Nắm giữ quyền lực không hẳn là một điều xấu, và cuộc đời Đức Giêsu và trích đoạn Tin Mừng hôm nay là những ví dụ điển hình cho cách thức sử dụng quyền lực vì ích lợi và hạnh phúc cho người khác. Cách Người sử dụng quyền lực cũng là một gương mẫu cho chúng ta.

Tôi có những người bạn làm việc cho một nhóm thiền định. Họ sử dụng hạn từ “thực hành” để nói đến bài tập thiền định hàng ngày của họ. Họ dành nửa tiếng đồng hồ để định tâm mỗi sáng và mỗi tối. Đó chính là “thực hành” của họ và họ thực hiện nó đều đặn đã được vài năm. Họ cố gắng hỗ trợ lối “thực hành” này bằng những phương thức khác. Họ mở nhạc chiêm niệm trong nơi họ ở; thỉnh thoảng tham dự các buổi toạ thiền của nhóm; đọc các sách về thiền... Nói cách khác, họ nuôi dưỡng việc thực hành căn bản của họ bằng một lối sống thích hợp. Nhưng, trong khi họ có thể thay đổi lịch trình và những việc họ làm vào những giờ khác trong ngày, họ vẫn trung thành với lịch trình thiền của mình. Đó là việc “thực hành” cơ bản của họ.

Hãy chú ý đến hạn từ họ sử dụng – “thực hành”. Nó khiến cho người cầu toàn giảm bớt áp lực về việc họ làm, họ không cần phải thực hiện chúng một cách hoàn hảo. Họ có thể kiên nhẫn và khoan dung khi để mọi thứ qua đi hoặc khi họ không cảm thấy sự thiền định không đạt được mức độ như họ muốn. Họ có thể nói: “Tôi không phải là chuyên gia, tôi chỉ là người mới chập chững tập thiền. Tôi chỉ thực hành, có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ thực hành đúng. Ngày ấy, tôi sẽ thiền cách dễ dàng và tốt hơn – nhưng lúc này đây tôi vẫn đang thực hành.”

Có thể áp dụng câu chuyện rửa chân ngày hôm nay ở nhiều mức độ khác nhau. Chúng ta cùng dự Bữa Tiệc Ly của Đức Giêsu cùng với các môn đệ Người và chúng ta nghĩ đến bí tích Thánh Thể. Tin Mừng Nhất Lãm cũng có trình thuật về việc thiết lập bí tích Thánh Thể, nên Gioan không cần phải lặp lại trình thuật ấy nữa. Thay vào đó, ngài trình thuật việc rửa chân và khi làm như vậy, ngài liên kết nó với bí tích Thánh Thể. Từ giờ trở đi, chúng ta, các môn đệ của Đức Giêsu, không thể nghĩ về bí tích Thánh Thể mà không nghĩ đến mẫu gương và giáo huấn của Người về việc rửa chân. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu nói với các ông, “…anh em phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

Trước khi chúng ta quá chú trọng vào hành động và nghĩ về những gì phải làm, chúng ta hãy suy ngẫm về ý nghĩa của việc rửa chân đối với mỗi người chúng ta. Trước hết, nó nhắc nhớ ta rằng ta là kẻ nhận lãnh. Bằng việc rửa chân cho các tông đồ, Đức Giêsu đã hành động như người đầy tớ khiêm hạ, trao ban mạng sống mình mà phục vụ tha nhân. Xét như là một Giáo Hội, chúng ta là chính mình nhờ việc Đức Giêsu đã trao ban chính mình. Việc rửa chân nhắc chúng ta rằng phép rửa đã liên kết chúng ta với Đức Giêsu và cái chết của Người. Người đã giành lại sự sống cho ta, điều chúng ta không thể làm được nhờ sức riêng của mình. Phép rửa giúp chúng ta kết hiệp với đời sống đó, “nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Giờ đây, với một đời sống mới, ta lắng nghe giáo huấn của Đức Giêsu “anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Vì thế, chúng ta cũng được mời gọi hy sinh đời mình để phục vụ tha nhân – và ta bắt đầu thực hành đời sống ta đã lãnh nhận. Ta học “sự thực hành” này từ chính Người. Và tất nhiên, giống như bất kỳ một “thực hành” nào, có lẽ chúng ta sẽ không đạt được mức độ hoàn hảo, nhưng vẫn luôn kiên trì thực hành.

Thánh Thể là “thực hành” căn bản nhất cho các môn đệ Đức Giêsu; nó là trung tâm của đời sống tâm linh chúng ta và là điều chúng ta luôn hướng về. Đó không chỉ là việc chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể, nhưng còn vì việc rửa chân, chúng ta cần cố gắng đem ra thực hành bằng cách phục vụ tha nhân. Ta cố hành động hướng đến thế giới như Đức Giêsu đã hướng đến chúng ta, bằng cách trở nên chứng nhân trung thành của Người và phục vụ tha nhân, dù có phải hy sinh mạng sống mình. Liệu chúng ta đã thực thi điều đó hoàn hảo chưa? Thưa rằng chưa. Đó là lý do tại sao ta hướng về bí tích Thánh Thể và tiếp tục thực hành trong đời sống hàng ngày điều chúng ta học được từ bí tích Thánh Thể.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp



HOLY THURSDAY - Evening Mass of the Lord's Supper

Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15


When I was a boy I used to watch professional wrestling matches on a black and white television with my grandfather. The other night I came across a wrestling match as I was flipping through the channels and I paused and recalled those boyhood memories. I was struck by how much professional wrestling has changed since I was a boy. Now it’s in full color and with great spectacle. When the wrestlers for a match are announced they come down a long ramp, illuminated by spotlights, flashing strobe lights and fireworks. There’s dramatic music too, lots of trumpets and drums. Quite a change from what I remembered.

But in other ways the past and present bouts are similar. You can still tell from the wrestlers’ appearances and mannerisms who the heroes and villains are. The crowds know immediately who the "good guys" and "bad guys" are—and these days the wrestlers are just as likely to be women. They cheer and boo for their favorites. When the match starts, at first the hero is beaten up, or so it seems—it still looks phony. Then, as if by divine intervention, he or she gets up from the mat, gathers strength and proceeds to wallop the villain. From out of nowhere, it seems, the weakened hero has been given a gift of new life and power to overwhelm the villain. Of course it is all drama and pretense. (I was told once there is a drama school in Manhattan for wrestlers to perfect their acting technique). When the victim hero got up of the mat to stride forward and finish off the rival, my grandfather and I would say, "Oh, oh, here it comes!"

The wrestling match comes to mind because of today’s gospel. Throughout John’s gospel Jesus has been doing battle against evil and death. It has been a wrestling match; not the fake television kind, but a life and death struggle against very real and powerful opponents. He has confronted sin and death in the surrounding world and also in the resistance to his message by the religious leaders. Death’s powers have come close to him. For example, two weeks ago many of us heard the Lazarus story. We watched Jesus weep at his friend’s tomb as he confronted death’s power to inflict pain and loss among those he loved—and to himself as well.

In today’s gospel John says that Jesus, "was fully aware that the Father had put everything into his power...." Then we are told that Jesus "rose from supper." I remember those television matches and I wonder, is this going to be one of those, "Oh, oh, here it comes," moments? Will Jesus use the power he has been given to overcome his enemies? Will he name and condemn his betrayer? Will he smite the Roman army? Dash over to the Temple and cast out his religious opponents and banish the unfaithful? Will he break his previous pattern of patiently instructing his disciples, dismiss them and go get a better and brighter crop of followers? What will Jesus do when he rises from table with all that power available to him.

Well, he certainly surprised his disciples. And he continues to surprise us this day. Jesus rises and washes his disciples’ feet. That’s not how they or we would use all the power, were it available to us. How do we know? Because it isn’t the way power is usually used in our world: nations dominate nations; one ethnic group purges its rival; one religion proclaims its dominance over others; some parents, by word and example, teach their children to succeed at any cost; some church officials cut off dialogue over disputed issues; news commentators shout down one another on talk shows; businesses take over weaker rivals, etc. It does seem that when some nations, organizations, religions and individuals come to power, other groups must shudder and say, "Oh, oh, here it comes!" —and suffer the consequences. Having power is not necessarily a bad thing and Jesus’ life and today’s gospel are examples of ways to use power to the benefit and for the good of others. His use of power is also an example to us.

I have friends who belong to a mediation group. They use the term "practice" to refer to their daily meditative exercise. So, they schedule into their day a half hour meditation each morning and evening. It’s their "practice" and they have been doing it regularly for some years. They try to support this "practice" by other disciplines. They play meditative music in their home; occasionally join group meditative sittings; read books about meditation, etc. In other words, they feed their basic practice with an appropriate life style. But while they may change routines and what they do the rest of the day, they stay faithful to their meditation schedule. It is their basic "practice."

Notice the word they use---"practice." It takes the perfectionist pressure off what they do, they don’t have to do it perfectly. They can be patient and tolerant when they let things slip or they don’t feel a meditation went as they had hoped. They can say, "I am no expert, I am just a beginner. I just practice, maybe I’ll get it right some day. Someday it will be easier and better---right now I practice."

There are a lot of levels of application in today’s foot washing story. We are at Jesus’ last supper with his disciples and so we think of the Eucharist. The other three gospels already have the account of the institution of the Eucharist, so John doesn’t have to repeat that. Instead, he narrates the washing of the feet and in doing that, links it to the Eucharist. From now on, disciples cannot think of the Eucharist without Jesus’ example and instruction to us, his disciples, about the washing of feet. After he washes their feet Jesus tells his disciples, "...you ought to wash one another’s feet. I have given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also do."

Before we get too work-oriented and think about what we must do, let’s reflect on what the washing means for us. First of all, it reminds us that we are recipients. In washing his disciples’ feet, Jesus has acted as the lowly servant, given his life in service for others. As a church, we are who we are because of Jesus’ offering of himself. The washing reminds us that our baptism unites us to Jesus and his death. He has gained life for us, something we couldn’t do on our own. Our washing, our baptism, is what puts us in touch with that life, "Unless I wash you, you will have no inheritance with me." Now, with that new life, we hear Jesus’ instruction, "As I have done for you, you should also do." So, we too are called to lay down our lives in service to others —and we set about practicing the life we have received. We learn our "practice" from him. And of course, as with any other "practice," we probably won’t get it perfect, but we will keep at it.

Eucharist is our most basic "practice" for Jesus’ disciples; it is the center of our spirituality and is what we regularly return to. It is not only that we attend Eucharist, but, because of the foot washing, we try to put it into practice by serving the needs of others. We try to act towards the world as Jesus acted towards us, by being his faithful witness and serving others, even to the point of giving our lives. Have we gotten it perfect yet? No. That’s why we return to Eucharist and that’s why we keep practicing in our daily lives what we have learned at Eucharist.
 
Mầu nhiệm Thập giá
Lm Jude Siciliano OP
00:35 02/04/2015
THỨ SÁU TUẦN THÁNH – CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ
Isaia 52: 13-53: 12; Do Thái 4: 14-16, 5: 7-9; Gioan 18: 1-19:42


MẦU NHIỆM THẬP GIÁ

Sao chúng ta chỉ dành các trình thuật Thương Khó cho tuần này nhỉ? Thưa rằng, theo phụng vụ thì đó là thời gian thích hợp cho các trình thuật Thương Khó. Thế nhưng có bao giờ tự chúng ta đọc các bài Thương Khó hay không, hay chúng ta chỉ đọc trong vài nhóm học Kinh Thánh nho nhỏ - có thể đọc vào tháng 11 hay tháng 7 hay không? Chúng ta đáp lại rằng, “Không, vì đó là câu chuyện hết sức ảm đạm”. Dù chúng ta đọc các trình thuật Thương Khó trong tuần này và khi đến Lễ Phục Sinh, chúng ta lại để dành cho năm sau. Nhưng câu chuyện Thương Khó, dù u sầu, vẫn là Tin Mừng, tin vui cho chúng ta, trong bất cứ mùa nào hay thời điểm nào của năm. Hôm nay, chúng ta đọc trình thuật Thương Khó theo thánh Gioan. Trình thuật này khá dài. Người giảng sẽ bị cám dỗ bỏ qua bài giảng. Xin đừng. Hôm nay chỉ cần giảng ngắn gọn, nhưng cần thiết phải có bài giảng.

Đang khi Đức Giêsu là người bị bắt giữ, xét xử và bị đóng đinh vào thập giá, những người còn lại trong câu chuyện bị sa ngã. Ông Phêrô chối không biết Đức Giêsu; các chức trách tôn giáo, biết rõ hơn, trao nộp Đức Giêsu và buộc Người phải chết; dưới sức ép, tổng trấn Philatô đành nhượng bộ, ông sợ hãi và muốn bỏ qua vụ việc; binh lính nghe theo lệnh hành hình một người vô tội. Trong khi đó, những kẻ không có quyền lực, những diễn viên phụ trong vở kịch, lại là những người trung thành. Họ là những người ở cùng với Đức Giêsu dưới chân thập giá.

Hôm nay, chúng ta nhận thấy tất cả những người xem ra không có quyền lực đều là những người có mặt tại buổi lễ. Chẳng có ai khác ngoại trừ những người trung thành theo Đức Giêsu, đó là thân mẫu Người, bà Maria vợ ông Cơlôpát, bà Maria Mácđala và môn đệ Đức Giêsu thương mến. Nhưng họ không bỏ mặc người đang đau đớn và hấp hối. Họ ở lại bên cạnh Người vào những giờ sau cùng. Nhiều người trong chúng ta nóng lòng muốn giải quyết các vấn đề; tìm ra giải pháp cho những hoàn cảnh khó khăn; chuyển một cuộc kinh doanh thất bại thành một cuộc kinh doanh có lợi; khống chế được cú giao bóng tennis; đánh bại một đối thủ điền kinh; chấm dứt một hợp đồng kinh doanh lớn; tốt nghiệp hạng ưu trong lớp; loan báo cho mọi người biết chúng ta có một sinh viên danh dự trong trường trung học… - những người đứng ở các ngã tư đang lãng phí thời gian nơi người không thể nào thành đạt. Đối với những ai đo giá trị cuộc sống mình bằng thành tích và những công việc kinh doanh thành công thì điều gì có thể gây cản trở? Thưa rằng một khi đánh mất căn tính, họ không thể cứu vãn được nữa. Dưới thập giá, chúng ta được nhắc nhớ rằng cuối cùng chúng ta không thể tự cứu mình khỏi những “thách đố” thật sự, đó là tội lỗi và sự chết, để có thể đạt đến cuộc sống hạnh phúc. Đấng có thể cứu chúng ta đã chiến thắng, liên kết tất cả những nạn nhân vô tội của thế gian và tất cả những ai trải qua cái chết khinh miệt.

Tuy nhiên, những người thức canh dưới chân thập giá ắt hẳn là nguồn an ủi cho Đức Giêsu. Vượt qua những cái nhìn chòng chọc của những khán giả bàng quan hay căm ghét, Đức Giêsu nhìn xuống những người đang ở bên cạnh Người. Người rất quan tâm họ và đến giờ hấp hối, Người bày tỏ sự quan tâm đối với những ai còn ở lại. “Thưa bà, đây là con của bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”. Quý vị hãy tưởng tượng xem, khi quý vị nhìn xuống từ thập giá, đang hấp hối và trông thấy khuôn mặt của những người thân yêu. Quý vị không nghĩ rằng họ là những người được Thiên Chúa gửi đến cho Người sao? Quý vị không nghĩ rằng Người đã trông thấy những vẻ mặt an ủi và cảm thấy không còn bị bỏ rơi hay sao?

Bởi thế hôm nay, chúng ta ca ngợi những ai đã canh thức với người hấp hối; những người được Thiên Chúa sai đến:
• vợ chồng và gia đình của những người đang hấp hối vì bệnh ung thư.
• các y tá trực đêm dành giờ nghỉ của mình để ngồi canh bệnh nhân đang hấp hối
• những vị khách đến thăm các gia đình có người mắc bệnh giai đoạn cuối
• gia đình, bạn bè và khách lạ bên ngoài những phòng hành quyết
• giáo sĩ và các thừa tác viên mang Mính Thánh Chúa cho bệnh nhân
• cha mẹ của những đứa trẻ đang hấp hối
• các bậc cha mẹ thuộc thế giới thứ ba trông nom trẻ nhỏ gầy yếu vì không đủ ăn và thiếu chăm sóc y tế
Và không chỉ trông thấy những người canh thức kể trên, chúng ta còn thấy Thiên Chúa hiện diện nơi họ. Hôm ấy Thiên Chúa đứng dưới chân thập giá nơi những con người trung thành này. Khi một người bước vào phòng ngồi canh người đang hấp hối, thì Thiên Chúa cùng vào với người ấy - Người đưa tay nắm lấy tay của người cùng khổ; lấy khăn ướt lau nhẹ lên trán họ; cho uống một ngụm nước; chỉnh lại gối đầu; gọi y tá đang trực chích thuốc cho họ khi cơn đau nổi lên; mang đến những món ăn được nấu ở nhà; mở hộp đựng Bánh Thánh để chúc lành và cho hiệp lễ.

Trình thuật Thương Khó theo thánh Gioan nói chung. Người giảng nên chú ý những gì khiến trình thuật của Gioan có tính độc đáo. Trong Tin Mừng Gioan, cuộc Khổ Nạn tỏ lộ “vinh quang” của Đức Giêsu (12,23). Khi người ta đưa dấm lên miệng Đức Giêsu, Người nói: “Thế là đã hoàn tất”. Những lời sau cùng của Đức Giêsu công bố sự chiến thắng, Người đã hoàn trọn lời Kinh Thánh, thi hành ý muốn của Chúa Cha. Đức Giêsu uy nghi trong trình thuật Khổ Nạn của Gioan. Người có quyền năng của Thiên Chúa và kết hiệp với Thiên Chúa trong mối tương quan không thể chia lìa. Gioan để cho Đức Giêsu vác thập giá; Đức Giêsu vẫn mạnh mẽ dù giờ chết sắp đến. Gioan bỏ qua cảnh hấp hối trong khu vườn và dành đến hai chương nói về cuộc chạm trán giữa Đức Giêsu với ông Philatô – cuộc đối đầu giữa thế quyền và Thần quyền. “Nước tôi không thuộc thế gian này”.

Trong trình thuật của Gioan, Đức Giêsu là tư tế; hãy nhớ rằng áo choàng của Đức Giêsu không có đường khâu (19,24), giống áo choàng của tư tế. Quý vị có bao giờ chú ý đến hình ảnh Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá mà vẫn tỏ ra thanh thản hay không? Thực tế về hình ảnh Đức Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá là cảnh tượng trái ngược; nhưng những thánh giá này truyền tải chân lý như được thấy qua cái nhìn của Gioan. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu chịu đóng đinh thuộc dòng dõi vương giả và tư tế. Người là Con Thiên Chúa và Gioan cho thấy vẻ vinh quang của Người. Dù thế, khi đứng trước cảnh tượng Phục Sinh, những khán giả chúng ta chỉ có thể noi gương “ông Tôma cứng lòng” mà thưa lên rằng, “Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của tôi”. Lời kể của Gioan gợi lại câu trả lời này trong vai trò là nhân chứng đáng tin cậy đứng dưới chân thập giá.

Chúng ta cũng sẽ thốt lên câu trả lời tương tự ngay cạnh giường của một người môn đệ trung thành đang hấp hối. Khi một người canh thức người đang hấp hối và chứng kiến người đó bày tỏ niềm tin và sự phó thác vào Thiên Chúa cho đến lúc chết – chúng ta biết đây còn hơn cả quyết tâm của con người. Vì này ngay cả người bàng quan cũng nhận thấy, nơi vẻ mặt nhợt nhạt của người đang hấp hối, quyền năng của Thiên Chúa – và chúng ta cũng thốt lên, “Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của tôi”.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp



GOOD FRIDAY: CELEBRATION OF THE LORD’S PASSION
Isaiah 52: 13-53: 12; Hebrews 4: 14-16, 5: 7-9; John 18: 1-19:42

Why do we save the Passion narratives for this week only? Well, it’s the liturgically appropriate time for them. Yes, but do we ever read them on our own? Or, in some small scripture group? —say in November or July? "No," we respond, "much too somber of a story for July beach reading." We read though the Passion narratives this week and once Easter comes we put them aside for another year. But the Passion story, as somber as it is, is still the Gospel, still good news for us, in any season or time of the year. This day we read John’s Passion narrative. It is very long. The preacher will be tempted to skip the homily. Don’t. Today calls for a brief preaching; but it still calls for a preaching.

While Jesus is the one captured, tried and crucified, it is the rest of the humans in the story who fall apart. Peter denies he even knows Jesus; the religious authorities, who should have known better, have handed Jesus over and call for his death; Pilate buckles under pressure, he is described as afraid and wants the matter over with; the soldiers follow orders and execute an innocent man. Meanwhile, those who lack power, the minor players in the drama, are faithful. They are the ones who keep company with Jesus at the foot of the cross.

Today we acknowledge all those seeming powerless ones who keep vigil. There was nothing any of Jesus’ faithful followers— his mother, Mary the wife of Clopas, Mary Magdala and the beloved disciple-–could do. But they do not leave this dying and tortured man. They stay by him in his last moments. For those of us who: want to solve problems; find solutions for difficult situations; turn a failing business into a profitable one; master a tennis serve; beat a track rival; close a big business deal; graduate at the top of our class; announce on a bumper sticker that we have an honor student in high school, etc.--- the ones standing at the cross are wasting their time in a lost cause. To those who measure their lives by achievement and successful ventures what could be more frustrating? The cause is lost, they can’t save him. We are reminded at the cross that ultimately we can’t save ourselves either from the real "challenges" to our life and well being—sin and death. The One who can save us is there in defeat, united to all the world’s innocent victims and all those who suffer withering deaths.

But nevertheless, the watchers at the foot of the cross must have been a comfort to Jesus. Rather than bear the stares of the indifferent or hateful onlookers, he could look down at those by his side. He is very aware of them and as the dying often do, he expresses concern for the ones he is leaving behind. "Woman behold your son." And to his disciple, "Behold your mother." To look down from the cross, as you are dying and see the faces of those who love you—imagine. Don’t you think they were God-sent for him? Don’t you think he saw the comforting faces and felt a little less abandoned and over whelmed?


So we honor this day those who vigil with the dying; the ones who are God-sent:
- -spouses and families of those dying of cancer
• - night nurses who take a break from their rounds to just sit with a dying patient
• -hospice visitors to the homes of terminally sick people
• -family, friends and strangers outside execution chambers
• -clergy and church volunteers who bring the sacraments to the sick
• -parents of dying children
• -third world parents who watch their little ones waste away from malnutrition and inadequate health care.

And we see not only these vigilers, we see our God in them. God stood at the foot of the cross that day in those faithful ones. When one comes into the room to sit with a dying person, God enters too—reaches out to hold the hand of the afflicted; soothes their brow with a damp cloth; offers a sip of water; adjusts a pillow; calls the nurse on duty when the need for medication and pain killer arises; brings some home cooked treats; opens a pyx to bless and give communion.

John’s Passion Narrative—in general: The preacher will note what makes John’s narrative unique. In this gospel the Passion shows Jesus’ "glory." (12:23) When Jesus is given the wine he says, "It is accomplished." Jesus’ last words proclaim victory; he has fulfilled the Scriptures, he has done his Father’s will. Jesus is majestic in John’s Passion account. He has God’s power in him and is united to God in an unbreakable bond. John has Jesus carry his own cross; even going to his death Jesus is strong--- in control. John eliminates the agony in the garden and spends much of two chapters on Jesus’ encounter with Pilate—earthly power and God’s power meet face to face. "My kingdom is not here."

In John’s account, Jesus is priestly; remember that Jesus’ robe is described as seamless (19: 24), like the high priest’s. Ever notice the crucifixes that depict a tranquil Jesus on the cross? The reality of crucifixion was quite the opposite; but these crucifixes communicate a truth as seen through John’s eyes. Jesus crucified in this gospel is royal and priestly. He is the son of God and John is showing his glorification. We onlookers can only imitate "doubting Thomas" and say---- even now, before the resurrection appearances, "My Lord and my God." John’s telling prompts this response in the believing witness standing at the foot of the cross today.

It is the same response we should utter at the bedside of a dying and faithful disciple. When one vigils with the dying and witnesses that one believing and trusting in God to the end--- we know this is more than sheer human determination. For here too the onlooker sees, even in the depleted countenance of the dying, the power of God ----and we too utter, "My Lord and my God.

 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:08 02/04/2015
N2T

2. Khi chúng ta vì yêu Thiên Chúa mà kính sợ Ngài, chứ không vì sợ hãi mà miễn cưỡng yêu mến Ngài.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Bảy lời sau cùng của Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:32 02/04/2015
Bảy lời sau cùng của Chúa Giesu

Trên thập gía trước khi qua đời, Chúa Giêsu đã nói những lời sau cùng. Phúc âm theo Thánh Mattheo và thánh Maccô thuật chỉ có một lời, đang khi Phúc âm theo Thánh Luca thuật lại ba lời, và phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại thêm ba lời. Cộng chung lại có tất cả bảy lời của Chúa nói trên thập gía.

1. „ Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.“ Lc 23,34

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vào giây phút sau cùng trước khi chết cho bạn hữu , cho cả kẻ thù nghịch giết mình, cho kẻ không tin chấp nhận Chúa và kẻ ghét hận thù Chúa. Lời cầu nguyện xin ơn tha thứ làm hòa bao trùm cho quan tòa xử án , cho lính tráng thi hành bản án đóng đinh Chúa vào thập gía. Và cho cả những người đạo đức không sao hiểu nổi được tại sao Chúa lại để bị xử như thế.

2. „ Ngay hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng.“ Lc 23,43

Như thế Chúa Giêsu chấp nhận lòng chân thành của tên trộm cùng bị xử án đóng vào thập gía với Chúa. Người trộm này đã thành thật nhận tội lỗi việc làm bất chính của mình, đồng thời công nhận tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, xin Ngài tha thứ cho và nhớ đến mình.

Người „ trộm lành“ này đã được Chúa Giêsu không chỉ cho vào Thiên đàng sau khi chết, mà còn như được Chúa phong Thánh cho nữa. Nên Giáo Hội Chính Thống tin như vậy, và họ lập một bàn thờ trong đền thờ mộ Chúa Giêsu sống lại ở Gierusalem, tôn kính vị Thánh trộm lành này.

3. „ Thưa bà, đây là con bà / Đây là mẹ của con.“ Ga 19,26

Mẹ Maria đã cùng theo sát con đường vác thập gía của con mình đến tận đồi Golgotha, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía. Ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang trong cung lòng mình Chúa Giêsu, rồi trong suốt quãng đường hơn 30 năm, mẹ Maria đã lo lắng chăm sóc nuôi Chúa Giêsu con mình, và giờ phút chót đau khổ sau cùng đời sống con mình, mẹ Maria cũng có mặt sát bên con mình. Không phải chỉ trong tinh thần, nhưng mẹ Maria đến đứng ngay sát dưới chân thập gía Chúa Giêsu.

Thấy mẹ mình, lòng hiếu thảo nơi con người Chúa Giêsu đã bừng dậy. Và Chúa đã tin tưởng trao dối nhiệm vụ cho Thánh Gioan, môn đệ Chúa cũng đang đứng đó : Anh hãy làm công việc lo săn sóc cho mẹ của tôi. Mẹ của tôi cũng là mẹ của anh.

4. Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa, sao Chúa nỡ bỏ rơi con? Mc 15,34, Mt 27,46

Những lời than thở này bằng tiếng Aramien thời Chúa Giêsu: Eli, eli lema sabachthani? Lời này là lời cầu xin than van trong Thánh Vịnh 22,2 về sự bị Chúa bỏ rơi cô đơn. Lời cầu nguyện than thở này đồng thời nói lên tâm tình Thiên Chúa không quên ai khi kêu cầu với Người.

5. “ Tôi khát“ Ga 19,28

Chúa Giêsu trong cơn đau khổ đã xin sự giúp đỡ. Đói và khát lả nhu cầu căn bản của đời sống. Người đang hấp hối quằn quại trong đau khổ. Chúa khát nước cũng còn nói lên: Có biết bao nhiêu người cũng đang đói khát như Ngài, thực phẩm nước uống, nhất là thực phẩm nước uống tinh thần đức tin.

6. „ Thế là đã hoàn tất“ Ga 19,30

Sau trận chiến thắng, vị chỉ huy chiến dịch nói báo cáo với cấp trên“ sứ mạng đã hoàn tất“. Chúa Giêsu nói lời này là một người chiến thắng. Nhưng không là người chiến thắng được người khác đến bắt tay chúc mừng.

Chiến thắng của Người là tình yêu người mang đến cho con người đã đạt đến đích điểm. Hoàn tất những gì mang đến sự sống cho con người bị kết án phải chết vì tội lỗi. Ý muốn của đức Chúa Cha đã được thực hiện viên mãn. Sự cứu độ đã được thực hiện hoàn tất trọn vẹn trên thập gía.

7. Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha.“ Lc 23,46

Cái chết của Chúa Giesu trên thạp gía là sự chiến thắng của Thiên Chúa. Lời này Chúa Giêsu ở trong Thánh Vịnh 31,6 của Vua thánh David chỉ về tương lai cứu độ. Thiên Chúa che chở gìn giữ những kẻ trung thành tin tưởng nơi Ngài. Nước thiên đàng mở ra cho những người như thế.

Chúa Giêsu chịu đau khổ và sau cùng chết là một người Do Thái đạo đức. Bảy lời sau cùng của Chúa là bằng chứng lịch sử cho sự chết này.

Những người đứng chung quanh dưới chân thập gía Chúa Giêsu năm xưa đã tận tai nghe những lời này.

Họ là mẹ Maria cùng những người phụ nữ khác, đã không chạy ra xa trốn khỏi đồi Golgotha. Không gian khu đồi Golgotha và bức tường thành bao vây xung quanh đền thờ Gierusalem, những người lính canh và những kẻ tò mò, đều đã nghe tiếng những lời này vọng đến.

Thánh Gioan tông đồ của Chúa, người sau này đã viết phúc âm, đã tận mắt nhìn thấy những sự việc đã xảy ra và đã nghe, là nhân chứng thân thiết sống động về biến cố này.

Và cả Ông Nicodemo và Ông Giuse thành Arimathia, họ đã tháo gỡ thân xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, rồi mang an táng trong mộ huyệt đá ở khu vườn gần nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh, cũng là những người đã thấy, đã nghe và làm chứng về những lời sau cùng của Chúa Giêsu.

Những lời ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu từ hơn hai ngàn năm nay vẫn luôn để lại cho con người trẩn gian.i Đó là những lời tình yêu, lời mang lại sự sống cho linh hồn con người.

Thứ sáu tuần thánh 2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Phục sinh cùng Chúa
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
08:33 02/04/2015
PHỤC SINH CÙNG CHÚA

Chúa đã phục sinh. Lẽ ra ta phải phục sinh với Chúa, phải bước ra khỏi vùng tối tăm để nhập cuộc với ánh sáng huy hoàng của ơn phục sinh.

Nhưng nhiều lần xét mình, ta chợt thảng thốt: cứ hết lễ phục sinh này đến lễ phục sinh khác, hết mùa phục sinh năm nay, lại đến phục sinh năm tới…, tâm hồn ta vẫn còn thuộc về bóng tối,

Có thứ bóng tối tội lỗi nhận chìm linh hồn ta trong những vực sâu không có lối thoát.

Có thứ bóng tối đam mê dục vọng gìm linh hồn ta trong cơn mê ngủ miệt mài, mất hết ý chí phấn đấu tiến lên.

Có thứ bóng tối tham lam ích kỷ làm lu mờ lương tâm, lý trí, khiến ta coi tiền bạc trọng hơn tình nghĩa. Vì tiền bạc mà dám phạm tội. Vì lợi nhuận mà làm thiệt hại người khác.

Có thứ bóng tối ghen ghét oán thù làm tâm hồn ta không lúc nào bình an, vì chìm ngập trong nỗi hận thù dai dẳng.

Có thứ bóng tối tự ái kiêu căng khiến linh hồn ta không tìm thấy niềm vui trong sự khiêm nhường tha thứ.

Tất cả những bóng tối đó đang khiến linh hồn ta suy yếu, chết dần chết mòn. Tất cả những bóng tối đó ngăn chặn ánh sáng của Chúa, ngăn chặn dòng suối ơn lành của Chúa đổ vào hồn ta.

Để ánh sáng Phục Sinh của Chúa tràn vào hồn ta, ta phải quét sạch những bóng tối còn vương vấn trong tâm hồn.

Mùa phục sinh luôn luôn có hình ảnh cây nến. Nến phục sinh tượng trưng Chúa Kitô, Đấng đã thoát ly khỏi tối tăm của thế gian, mang lại ánh sáng phục sinh vô biên cho chính thế gian, phá tan bóng tối thế gian.

Như cây nến phải chịu tiêu hao mòn mỏi mới giữ được ánh sáng soi chiếu đêm tối, ta cũng phải phấn đấu với chính bản thân, quên mình, chịu chết cho tội lỗi, để sống một đời sống mới cho Chúa và trong Chúa.

Khi phấn đấu đẩy lùi bóng tối tội lỗi, ta thoát được ách ma quỷ và được sống trong ánh sáng của Chúa, trở nên con cái ánh sáng.

Lạy Đức Kitô Phục Sinh, Chúa đã chiến thắng ma quỷ, xin giúp chúng con chiến đấu với ma quỷ, để được sống một đời sống mới trong ánh sáng của Chúa. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Giới thiệu một số videos chặng Đàng Thánh Giá tại Côlôsêô ngày thứ Sáu 03/04/2015
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 02/04/2015
ĐIỆN THOẠI CHO MẸ
N2T

Có một bé trai, bố mẹ đã sớm ly dị, nó và bà nội hai người dựa vào nhau mà sống.
Ở trường học, mỗi ngày sau khi ăn trưa xong thì nó liền chạy đi lấy một đồng xu bỏ vào trong máy điện thoại bên hành lang, khiểng chân lên gọi điện.
Nếu tình cờ đi ngang qua, anh sẽ nghe thấy âm thanh của trẻ con, rất thân mật nói:
- “Má, má đã ăn cơm chưa ? Tan học má có đến đón con không ? Nhớ mua cho con đồ chơi điện tử nhé !” vừa nói vừa cười vui vẻ, sau đó, khi chuông báo hiệu giờ nghỉ trưa em bé bịn rịn không muốn gác điện thoại.
Một hôm, lớp của nó đột ngột tập họp các học sinh và nó vội vàng chạy đi tập họp nên không kịp gác điện thoại, thầy giáo đi ngang qua cầm điện thoại định gác lên, nhưng ông ta tò mò nghe thử, tiếng nói trong ống liên hợp chuyền lại: “Số điện thoại mà bạn gọi không liên lậ được, số điện thoại mà bạn gọi không liên lạc được...”
Ngay lập tức nước mắt của thầy giáo trào ra...
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Khi bố mẹ ly dị: tội nghiệp nhất là con cái.
Khi bố mẹ ly dị: đau khổ nhất là con cái.
Khi bố mẹ ly dị: đáng thương nhất là con cái.
Khi bố mẹ ly dị thì chính bố mẹ cầm dao đâm ngay tim con mình; khi bố mẹ ly dị là bố mẹ đẩy con cái xuống vực thẳm cuộc đời.
Bố mẹ ly dị là bởi vì họ ích kỷ chỉ biết mình bị phản bội đau khổ, không hợp nhau, mà không biết việc mình làm (ly dị) gây nhiều hậu quả cho con cái mình sau này, đó là một tội, tội không chu toàn trách nhiệm làm bố mẹ của mình.
Em bé trai không phải đi gọi điện thoại cho mẹ vì bố mẹ đã ly dị không ở với em, nhưng em bỏ tiền vào máy điện thoại rồi làm bộ điệu như là phone cho mẹ mình, bởi vì em muốn được như các bạn: phone cho mẹ và muốn nủng nịu với mẹ như các bạn cùng lớp. Nhu cầu có mẹ và tình thương của mẹ nơi em bé trai thật mãnh liệt, bởi vì em cũng có bố mẹ mà như không có.
Ly dị không phải là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề hôn nhân, nhưng nó -ly dị- là bàn tay của ma quỷ xô họ đi từng bước một xuống vũng lầy tội lỗi trong tự ái, kiêu căng, hưởng thụ và buông thả...
Khi bố mẹ muốn ly dị thì hãy nghĩ ngay đến những đứa con của mình, và ngày ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư.

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 02/04/2015
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
N2T

Phê-rô hối cải

Trong cuộc sống của con người, ai dám vỗ ngực nói rằng tôi chưa hề phạm một tội nào ? Phê-rô đã chối Chúa, Phê-rô đã phạm tội xem ra còn nặng hơn cả Giu-đa đã bán Chúa ba mươi đồng bạc.

Dùng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để suy tư về sự hối cải của Phê-rô thì thật là chính đáng, bởi vì hôm nay Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá vì tội của Phê-rô và tội của chúng ta. Hơn hai ngàn năm trước ở Giê-ru-sa-lem có một người vác thập giá lên núi Sọ để chịu tử hình, và có một người cúi mặt ăn năn khóc lóc vì tội lỗi của mình, không phải là hai hình ảnh cảm động làm nhức nhối tâm hồn chúng ta sao ?

1. Đức Chúa Giê-su nhìn Phê-rô.
Ai cũng phải nhìn để mà thấy đường đi, để ngắm cảnh đẹp, ai cũng phải nhìn để thấy cuộc sống đáng vui tươi và phong phú.
Có cái nhìn thù hận, có cái nhìn yêu thương, có cái nhìn tò mò, có cái nhìn tiếc nuối, có cái nhìn hằn học.v.v...

Đức Chúa Giê-su đã nhìn, Ngài nhìn Phê-rô, cái nhìn của Ngài đối với Phê-rô là cái nhìn yêu thương, cái nhìn trách móc pha lẫn với nỗi buồn, cái nhìn ấy đã làm cho Phê-rô chấn động tâm hồn và nhớ lại lời thầy đã nói: trước khi gà gáy hai lần thì con sẽ chối Thầy ba lần.

Đức Chúa Giê-su đã nhiều lần nhìn chúng ta với ánh mắt buồn bả khi chúng ta cố tình sống trong tội; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn chúng ta với ánh mắt yêu thương khi chúng ta khước từ tình yêu của Ngài, hoặc khi chúng ta say sưa biện minh cho thái độ sống buông tuồng mất nết của mình.

Ánh mắt của Đức Chúa Giê-su không ở trên trời nhìn xuống, Ngài cũng không từ nơi nhà tạm nhìn ra, nhưng ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của những trẻ thơ đang xin ăn bên vệ đường, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt van xin của người bất hạnh, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của người đang thất vọng vì bị người thân xua đuổi...

2. Chúng ta nhìn tha nhân.
Trong cuộc sống đời thường, có những lúc chúng ta dùng ánh mắt khinh bỉ để nhìn các cô gái điếm, vì họ làm cái nghề dơ bẩn mà xã hội không công nhận; có những lúc chúng ta dùng ánh mắt coi thường để nhìn những người nghèo khó, bởi vì họ thường hay nhờ mình giúp đỡ bố thí; có những lúc chúng ta nhìn anh chị em bằng ánh mắt kiêu ngạo, bởi vì mình được cấp trên khẳng định vì những lời nói và thái độ của mình làm họ vui lòng.

Xã hội hôm nay có quá nhiều cái nhìn soi mói và hận thù, bởi vì xã hội được đặt trên nền tảng dối gian và hưởng thụ, chỉ sống cho mình mà quên mất người bên cạnh, do đó mà Đức Chúa Giê-su lại phải bị đóng đinh nhiều lần trên thập giá vì những cái nhìn soi mói và hận thù của chúng ta đối với tha nhân.

3. Đức Chúa Giê-su đã chết...
Đức Chúa Giê-su đã bị đánh đòn và vác cây thập giá lên đồi Can-vê để chịu đóng đinh và chết trên thập giá, vì cái nhìn thù hận và ghét ghen của các kinh sư và biệt phái.

Khi Đức Chúa Giê-su trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, đầu Ngài gục xuống và mắt đóng lại, là lúc mà nguồn ân sủng của Thiên Chúa tuôn tràn trên nhân loại tội lỗi, để cho con mắt đức tin của người lính đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Ngài mở ra, và họ nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa.”

4. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Hôm nay là thứ Sáu tuần thánh, Giáo Hội chúng con cử hành mầu nhiệm Chúa bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại và tội lỗi của chúng con là những người Ki-tô hữu là môn đệ của Chúa.

Có nhiều lúc chúng con khi ngắm nhìn Chúa bị đóng đinh trên thập giá mà tâm hồn không có chút gì là cảm thông và kính mến, thậm chí có những lúc chúng con còn vô phép coi thánh giá như là những thứ trang sức tầm thường như những thứ trang sức khác, để che lấp nhửng tội lỗi và những suy nghĩ mờ ám trong tâm hồn chúng con.

Lạy Đức Chúa Giê-su,
Trong ngày hôm nay chúng con tuân giữ luật giữ chay của Giáo Hội, tức là chúng con chỉ ăn một bữa no, chúng con chỉ uống nước lã, để bày tỏ sự giữ chay của mình, nhưng tâm hồn chúng con thì vẫn cứ kiêu ngạo nhìn tha nhân bằng ánh mắt khinh bỉ, tâm hồn chúng con vẫn cứ phê bình người này kẻ nọ, chúng con vẫn cứ cho mình là thẩm phán để kết án tha nhân…

Xin Chúa dạy chúng con biết giữ chay lòng, tức là biết “xé lòng chứ đừng xé áo””như lời Chúa phán dạy qua miệng tiên tri Gio-en, để tha nhân được vui vẻ và bình an vì sự giữ chay thật bên ngoài và bên trong của chúng con. Amen

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 02/04/2015
N2T

3. Người nào muốn yêu mến Thiên Chúa, mà không muốn vì Ngài mà luôn chịu đau khổ thì không thể yêu Ngài cách chân chính.

(Thánh Aloisius Gonzaga)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Niềm vui và đức tin phục sinh
Lm. Vũ Xuân Hạnh
20:31 02/04/2015
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH

Chúa Kitô đã Phục Sinh. Tin Mừng theo thánh Gioan tường thuật khá chi tiết, và đầy xác tín: Chúa đã sống lại (x.Ga 20,1-31).

Với tôi, Tin Mừng theo thánh Gioan như một nhân chứng vừa sung sướng, vừa hãnh diện thuật lại những gì mắt thấy tai nghe.

Bằng ngòi bút sâu sắc trong suy niệm; thâm tín trong diễn tả; quả quyết trong lời kể; say sưa trong chiêm ngắm; tràn ngập hạnh phúc, niềm vui, lòng mến nơi tâm hồn, thánh Gioan tường thuật hành trình chạm tới ơn phục sinh và chạm tới Đấng Phục Sinh mà các môn đệ, cụ thể là ba con người: Maria Macđala, Phêrô, Gioan đã trải qua để tiến đến đức tin mạnh mẽ rằng: “Chúa đã Phục Sinh”.

Bằng chính niềm vui và đức tin phục sinh, thánh Gioan quả quyết: “Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20, 3-9).

Chúa đã phục sinh. Không phải chỉ một mình thánh Gioan sung sướng ghi lại biến cố phục sinh của Chúa, và sung sướng ngỏ với mọi người về chính đức tin của mình: “Ông đã thấy và đã tin”, mà chẳng lâu sau đó, thánh Phêrô cũng đã tin, các tông đồ đã tin, đoàn môn đệ đã tin, và cả Hội Thánh đã tin.

Ngày nay Hội Thánh vẫn mang lấy chính tâm tư vui mừng khôn xiết của thánh Gioan, để không chỉ tin, mà còn hãnh diện đem “khoe” cùng cả loài người, cùng toàn thể vũ trụ, cùng mọi thụ tạo để loan báo, để truyền giảng không mệt mỏi về niềm vui và đức tin: Chúa của mình đã phục sinh. Người vẫn tồn tại. Đến muôn đời, Người sẽ tồn tại. Người là Chúa. Bất cứ ai thuộc về Người, cũng sẽ phục sinh cùng Người.

Bởi thâm tín mạnh về niềm vui và đức tin Phục Sinh, dẫu là thánh Phêrô hay các tông đồ, đẫu là đoàn môn đệ của Chúa hay toàn Hội Thánh, đã không để bất cứ điều gì khuất phục mình – nhưng đạp trên tất cả sự dữ, dù là cái chết, gông cùm, tù tội, bị thú dữ nghiền nát, bị hành hạ dã man, bị lên án khốc liệt, bị phân biệt đối xử… vẫn không làm lung lay lời rao giảng và lòng xác tín: Chúa đã phục sinh – để đêm ngày, qua muôn muôn lớp lớp lịch sử, vẫn hiên ngang sống, hiên ngang chết cho niềm thâm tín vào Một Đấng Phục Sinh Duy Nhất là Chúa muôn loài, cữu rỗi muôn loài.

Niềm vui và đức tin phục sinh mà Hội Thánh xác tín nơi Chúa Kitô, không đơn giản chỉ là hồi sinh trở về đời sống trần thế như đã từng sống. Sẽ không bao giờ giống cuộc trở về sau cái chết của con trai bà góa thành Naim (Lc 7, 11-17), con gái ông Giairô (Lc 8, 40-56), hay Lazarô ở làng Bêtania (Ga 11,1-45). Bởi tất cả họ, dù đã từng được Chúa cho hồi sinh, đều cũng lại trở về bụi đất như tất cả mọi người.

Chúa Kitô phục sinh, Người không phục hồi sự sống như đã từng sống nơi dương thế, nhưng là tiến về sự sống trong Thiên Chúa, sống bằng sự sống của chính Thiên Chúa. Đó là sự sống thuộc linh, một sự sống không hao mòn, không bị thời gian không chế, không tàn phai, không kết thúc.

Về mặt nhân trần, Chúa đã chết thật. Chúa là người như mỗi chúng ta là người. Chúa đã chết như bao nhiêu con người đã chết.

Nhưng Chúa đã phục sinh. Từ nay Chúa mặc lấy sự sống sung mãn đến nỗi sự chết không còn quyền gì ảnh hưởng tới Chúa. Chúa chúng ta cũng không còn bị bất cứ định luật tự nhiên nào có thể chi phối. Không còn có bất cứ mãnh lực nào, dù tự nhiên hay siêu nhiên, hữu hình hay vô hình, có thể bị hủy hoại hay bất hoại… có khả năng chi phối sự sống phục sinh của Chúa.

Chúa Kitô là Đấng duy nhất trong nhân loại đã chiến thắng sự chết. Từ nay, Chúa đi vào sự sống của chính Thiên Chúa. Sự sống đã khải hoàn chiến thắng của Chúa đã trào tràn, tuôn đổ trên mỗi chúng ta.

Chúa Kitô Phục sinh trở nên nguồn sự sống và là sự sống lại của chúng ta. Người cho chúng ta tham dự vào sự phục sinh của Người, như chính Người đã từng phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, thì dù có chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26).

Còn chúng ta, nhờ ơn phục sinh của Chúa, chúng ta cũng trở thành bất diệt sau cái chết trần thế của mình.

Là chứng nhân của Ðấng Phục Sinh đầy tràn sự hãnh diện, ôm ấp niềm vui, và tha thiết sống chết cho đức tin, các tông đồ, các môn đệ, và cả Hội Thánh của Chúa, ra đi khắp thế giới, loan tin mừng Phục Sinh. Tất cả cùng khẳng định: Ai tin nhận Chúa Kitô, tuyên xưng Người là Chúa và sống theo giáo huấn của Người, kẻ đó sẽ được Phục Sinh như Người.

Chúng ta, từng cá nhân, hãy mang lấy chính tâm tư vỡ òa của thánh Gioan tông đồ, của cả Hội Thánh, của biết bao nhiêu anh chị em đồng đạo, dám băng mình trên mọi nẻo đời, công bố cách không mệt mỏi đức tin cao cả, quý trọng, độc nhất vô nhị của mình: Chúa đã phục sinh.

Niềm vui và đức tin phục sinh phải là lẽ sống, là tâm niệm sống, là định hướng sống của từng Kitô hữu.

Hãy để niếm vui và đức tin phục sinh hướng dẫn đời sống. Một đời sống mà biết để niềm vui và đức tin phục sinh hướng dẫn, sẽ là một đời sống phong phú, một đời sống không chỉ mang đậm niềm hạnh phúc, nhưng còn trào tràn hạnh phúc ấy ra mọi nơi, mọi hoàn cảnh mà đời sống ấy hiện diện.

Hãy để niềm vui và đức tin phục sinh đồng hành, giúp ta vững tâm bước qua tăm tối, chông gai, thử thách của đời sống mình. Qua tất cả những thăng trầm ấy, ta đóng đinh chính mình, đóng đinh tính xác thịt của mình vào thánh giá của Chúa, nhờ đó, ta sẽ cùng Chúa tiến vào cõi phục sinh vinh thắng.

Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu rọi vào mọi góc tối tăm của linh hồn chúng con, để chúng con trung thành sống chết cho đức tin. Xin đừng để chúng con rơi vào hoàn cảnh bi thảm mà các lãnh đạo Do thái giáo xưa đã từng thực hiện, đó là một mặt tuyên xưng lòng tin của mình, nhưng mặt khác, do đời sống bê bối của chúng con, chúng con lại đang ra sức chối từ Chúa, ra sức đẩy xa ảnh hưởng của niềm tin phục sinh ra khỏi cuộc đời mình. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Ánh sáng Chúa Kitô
Lm Jude Siciliano OP
21:22 02/04/2015
THỨ BẢY – VỌNG PHỤC SINH
St 1: 1-22; St 22: 1-8; Xh 14: 15–15:1; Is 54: 5-14;
Is 55:1-11; Br 3: 9-15; Ed 36: 16-17a,18-28; Rm 6: 3-11; Máccô 16: 1-
7

ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ

Độc giả của Tin Mừng Máccô hẳn sẽ nhận ra danh tính của những người phụ nữ trong trình thuật Phục Sinh. Đó là “bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ ông Giacôbê và Salômê”. Trước đây, thánh Máccô đã cho biết các bà đứng xa xa dõi theo cái chết của Đức Giêsu (15, 40), và đã chứng kiến nơi đặt thi hài của Người (15, 47).

Trong cuộc khổ hình của Đức Giêsu, Thánh Máccô nói rằng từ trưa mãi đến ba giờ chiều, khi Người chịu chết, “bóng tối bao trùm khắp mặt đất” (15, 33). Các phụ nữ đi ra mộ lúc trời vừa tảng sáng. Chúng ta biết rằng các tác giả Tin Mừng không lưu tâm nhiều đến ngày giờ chính xác. Thời gian trong ngày, “khi mặt trời hé mọc”, hàm ý rằng những người phụ nữ này sắp được trải nghiệm một điều gì mới, điều mà chắc hẳn các bà chưa bao giờ nghĩ tưởng đến. Đó là thời khắc bắt đầu một ngày mới. Nếu như trước đây, bóng tối bao trùm nhân loại, thì giờ đây bóng tối ấy đã bị xuyên thủng bởi một thứ ánh sáng mà chỉ có thể xuất phát từ Thiên Chúa. Cũng hãy nhớ rằng trong đêm tối, Đức Giêsu đã kêu lên trong cơn hấp hối khi Người hỏi Chúa Cha tại sao lại bỏ rơi Người. Ánh sáng cho thấy rằng Thiên Chúa đã bước vào câu chuyện đó và Người đã vượt qua bóng tối.

Các phụ nữ có lẽ đã khởi hành lúc trời còn tối. Chúng ta không phải là những người xa lạ đối với cuộc hành trình của các bà, bởi vì ai trong chúng ta không từng bước đi trong đêm tối? Không lần này thì lần khác, ai mà không cảm thấy buồn chán, đau khổ vì mất mát và sự tăm tối về những vấn nạn nan giải. Nhưng bóng tối vẫn không phải là tiếng nói cuối cùng; Thiên Chúa sẽ ngự đến trong ánh sáng, và Người sẽ đem lại cho chúng ta một sự khởi đầu mới.

Trên đường, các phụ nữ tự hỏi ai đã đẩy tảng đá nặng đó ra khỏi mộ. Đây là một biểu tượng khác về hoàn cảnh khó khăn mà mọi nỗ lực con người không thể giải quyết được. Họ không thể đẩy tảng đá ra, nhưng Thiên Chúa thì làm được mọi sự. Hãy chú ý rằng những phụ nữ “nhìn lên” và thấy tảng đá đã được đẩy ra khỏi mộ. Thánh Máccô ngụ ý rằng đây không thuần là một hành động thể lý là ngước mắt lên. Họ sắp được “mục kích” một mặc khải về hành động của Thiên Chúa. Thật vậy, khi nhìn lên, họ thấy một sự việc đã xảy ra. Thiên Chúa đã hành động và các bà sắp được nghe tường thuật về hoạt động kỳ diệu của Thiên Chúa.

Chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Và hôm nay, trong giờ canh thức, một lần nữa qua “người thanh niên” chúng ta lại được nghe lời loan báo – lời công bố Phục Sinh về những gì Thiên Chúa và chỉ có Người mới có thể thực hiện được.

Các phụ nữ không thấy Đức Giêsu, chỉ thấy một thanh niên, “mặc áo trắng”. Ở đây trình thuật Tin Mừng không đề cập đến y phục của thi hài Giêsu đã được gấp lại. Y phục này vốn chỉ dành cho người chết. Người thanh niên mặc y phục trắng biểu thị cho một cuộc sống mới. Đối với chúng ta, phải chăng có một sự nối kết với chiếc áo trắng mà chúng ta mặc trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy?

Người thanh niên nói với chúng ta những gì Thiên Chúa đã thực hiện.Vị ấy nói với các phụ nữ: "Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa”. Đức Giêsu Nadarét, Đấng chịu đóng đinh, là một lời tóm kết về tất cả những gì mà những quyền lực sự dữ đã gây ra cho Người. Nhưng quyền năng biến đổi của Thiên Chúa đã làm đảo ngược sự thất bại hiển nhiên của Đức Giêsu. Đây cũng là điều mà Thiên Chúa có thể làm cho các môn đệ của Đức Giêsu. Hai phụ nữ này đã theo dõi việc chôn cất và nhìn thấy nơi đặt thi hài của Người (15, 47). Bây giờ, người thanh niên trong y phục trắng bảo các bà nhìn lại. “Chỗ đã đặt Người đây này”. Các phụ nữ đã trải nghiệm cái chết và việc an táng Đức Giêsu, giờ đây Thiên Chúa đã hành động: “Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa.” Thiên Chúa nhận lấy trải nghiệm về sự chết của chúng ta và sẽ biến đổi nó.

Trên thập giá, Đức Giêsu nài xin: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Bây giờ câu hỏi của Đức Giêsu đã được đáp trả. Thiên Chúa không bỏ rơi Người. Qua những gian nan thử thách, Đức Giêsu đã phải đối diện với sứ vụ; Người chịu bắt bớ, bị những người thân tín nhất bỏ rơi, chịu cực hình và bị đóng đinh trên thập giá. Tuy vậy, Đức Giêsu vẫn luôn vâng phục và trung tín với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã không bỏ rơi Người trong cơn hấp hối; và bây giờ chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã hành động nhân danh Người: “Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa.

Những người tôi gặp trong các giáo xứ và trong những kỳ tĩnh tâm có thể dễ dàng cho thấy những “điểm chết” mà họ trải nghiệm trong đời sống đạo: những nhà thờ trước đây đầy người, giờ đây hiếm khi được một nửa; một thế hệ những người trưởng thành không còn thực hành đức tin, các thanh thiếu niên mới lớn có các hoạt động khác làm họ phân tâm (bóng đá vào cả ngày thứ Bảy và Chúa Nhật), bê bối trong Giáo Hội làm cho những thành viên tích cực trước đây dần dần xa lánh, các nhà trường của Giáo Hội bị đóng cửa.v.v…Giáo Hội, nơi chúng ta tìm kiếm sự sống, có thể dường như đã chết một nửa và đang trên đường tiến tới mồ chôn! Chúng ta là một cộng đoàn tín hữu cần Thiên Chúa tác động và thực hiện một điều nào đó! Lạy Chúa, xin hãy đẩy tảng đá nặng này đi và hãy hành động giữa chúng con nhân danh Đức Kitô Phục Sinh!

Chuyện gì đã xảy đến cho những người đàn ông trong câu chuyện đó? Những tông đồ đã được Đức Giêsu kêu gọi lúc khởi đầu sứ vụ của Người, giờ đang ở đâu? Phải chăng họ đã không lắng nghe thấy lời Người trên đường lên Giêrusalem? Tại sao họ không nhận ra ngay ba lần Đức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Thánh Máccô nói với chúng ta họ biến mất khỏi câu chuyện. Ggười thanh niên trần truồng chạy trong vườn khi Đức Giêsu bị bắt (14, 50-52) có lẽ hình ảnh ám chỉ các ông.

Giờ đây, một cộng đoàn mới sắp được hình thành. Suốt cuộc đời, Đức Giêsu đã hứa Tin Mừng sẽ được loan truyền đến tận cùng trái đất (30, 10). Nhưng các tông đồ và những môn đệ đã không hiện diện quanh ngôi mộ trống để lắng nghe người thanh niên công bố Tin Mừng lần đầu tiên. Vì vậy, người thanh niên đã ủy thác cho những phụ nữ ra đi công bố sứ điệp Tin Mừng cho các tông đồ đang buồn chán. Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã hứa Người sẽ giữ gìn họ. “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em”. Giờ đây người thanh niên nói với các phụ nữ: “Người sẽ đến Galilê trước trước các bà….” Một kỷ nguyên mới được hứa ban đã bắt đầu. Thánh Máccô nói với chúng ta Đức Giêsu đã dẫn các môn đệ lên Giêrusalem, nơi của những kết thúc (10, 32). Bây giờ các môn đệ sắp đi Galilê. Nơi đây, họ sẽ được gặp Chúa Phục Sinh, được tha thứ và được phục hồi cương vị làm tông đồ.

Từ đó, nếu nhìn lại cuộc sống của chúng ta với Đức Kitô, cũng như những môn đệ xưa kia, chúng ta chắc chắn sẽ khám phá ra những giây phút thất bại để can đảm vác lấy thánh giá của Người mà phục vụ tha nhân. Chúng ta phải thừa nhận rằng ơn gọi tông đồ không luôn rực rỡ như một ngôi sao. Sau này, khi các tông đồ đông bàn với Chúa Phục Sinh, Người khiển trách các ông đã không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy(16, 14). Nhưng lời khiển trách cũng dừng ở đây. Sau đó Người sai các ông đi đến khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng.

Cũng vậy đối với chúng ta, khởi đầu Thánh Lễ, chúng ta nhìn nhận tội lỗi và và thiếu xót của mình như các tông đồ xưa. Sau đó, chúng ta nghe Tin Mừng sai các phụ nữ cũng như chúng ta ra đi loan báo Tin Mừng cho tha nhân. Các phụ nữ đã thấy mộ trống. Đức Kitô hiện diện với chúng ta và cả thế giới theo một cách thức mới. Các tông đồ được nói cho biết là hãy đến Galilê, nơi Đức Giêsu đã bắt đầu sứ vụ của Người. Những còn hơn thế nữa. Những người Galilê là những người bị gạt sang bên lề, bị những người mang “dòng máu tôn giáo tinh tuyền” ở Giêrusalem xem như là những kẻ ngoại lai. Các tông đồ sẽ tiếp tục những gì Đức Giêsu đã làm trong sứ vụ của Người, vươn đến với những ai bên lề xã hội.

Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta; Chúng ta được chịu phép rửa trong cái chết của Đức Kitô: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người” ….” cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới”. Tin Mừng Máccô kết thúc với hình ảnh các tông đồ được sai trở lại Galilê để bắt đầu với một khởi đầu mới- “một đời sống mới”. Chúng ta có thể trở nên những chứng nhân phục sinh bằng cách đón nhận sự sống mới mà Chúa Kitô đem đến cho chúng ta, loại bỏ đi những tội lỗi và tích kỷ trước đây, đồng thời giúp đỡ tha nhân trải nghiệm sự tự do mà đức tin vào sự phục sinh đem đến.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp



EASTER VIGIL (B)
Gn 1: 1-22; Gn 22: 1-8; Ex 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11;
Bar 3: 9-15; Ez 36: 16-17a,18-28; Rom 6: 3-11; Mark 16: 1-7



Readers of Mark’s gospel will recognize the women named in his Easter narrative –"Mary Magdalene, Mary the mother of James, and Salome." Mark had previously mentioned them watching the death of Jesus from a distance (15:40) and they also had seen where the body of Jesus was laid (15:47).

At Jesus’ crucifixion Mark told us that from noon until three o’clock, when he died, "darkness came over the whole land" (15:33). The women got to the tomb at sunrise. We know the gospel writers aren’t just interested in precise days or time. The time of day, "when the sun had risen," hints that the women are about to experience something new; something they never could have imagined. It is the beginning of a new day. The darkness, which had previously overshadowed humans, is now being pierced by a light only God can provide. Remember too, that during the darkness Jesus cried out in agony asking his Father why he had abandoned him. Light suggests that God has entered the story and has overcome the darkness.

The women presumably set out in darkness. We are no strangers to their journey, for who among us has not had to travel in the dark? Who has not, at one time or another, felt sadness, grief from loss and the dark of pressing questions left unanswered? But darkness does not have the last word; God comes with light, offering us a new beginning.

On their way the women wonder who will roll back the heavy stone covering the tomb. It’s another symbol of the difficult situation which mere human effort cannot overcome. They could not roll back the stone; but God would see to it. Notice that the women "look up" and see that the stone had been removed. Mark suggests this is not merely a physical act of raising one’s eyes. They were about to "see" a revelation of God’s action. In fact, when they look up they see an event that had already taken place. God had already acted and they are about to hear a report of God’s wonderful activity.

It’s the same for us. God has raised Jesus from the dead and tonight, at our vigil, we hear again, through the "young man," the announcement – the Easter proclamation of what God and only God could do.

The women don’t find Jesus, just the young man, "clothed in a white robe." There is no mention of the garment the dead Jesus was wrapped in. That was for the dead; the young man wears a white rope signifying a new life. Is there a connection for us to the white robe we were clothed in at our baptism?

The young man speaks to us of what God has done. He tells the women, "Do not be amazed! You seek Jesus of Nazareth, the crucified. He has been raised; he is not here." "Jesus of Nazareth, the crucified," – is a summary of what evil forces had done to Jesus. But God’s transforming power has reversed Jesus’ apparent failure; which is what God can do for Jesus’ disciples. Two of the women had watched the burial and saw where he was laid (15:47). Now the young man in white directs them to look again. "Behold the place where they laid him." The women experienced Jesus’ death and burial; now God has acted. "He has been raised, he is not here." God takes our experience of death and transforms it.

On the cross Jesus asked, "My God, my God, why have you forsaken me" (15:34). Now Jesus’ question is answered: God had not forsaken him. Through the obstacles Jesus met throughout his ministry, his arrest, the abandonment by those closest to him, his torture and execution. God had not abandoned him. Through it all Jesus stayed obedient and faithful to God. God didn’t desert him in his agony and now we learn God has acted on his behalf, "He has been raised; he is not here."

People I meet in parishes and on retreats can easily name the "dead spots" they experience in their religion: once-full churches are now barely half-full; a whole generation of young adults don’t practice the faith; teenagers have other activities to distract them (soccer on both Saturdays and Sundays); church scandal has further alienated former active members; church school closings, etc. Our church, where we look for life, can feel half dead and on the way to the tomb! We are a community of believers who need God to step in and do something! Move the heavy stone; act in our midst on behalf of the risen Christ!

What happened to the men in the story? Where are those apostles whom Jesus called at the beginning of his ministry? Weren’t they listening to him on the road to Jerusalem? Why didn’t they take his threefold predictions of his suffering and death more seriously? Mark has told us where they are: they have disappeared from the story, symbolized perhaps by the young man who ran away naked in the garden when Jesus was arrested (14:50-52).

Now a new community is going to be created. During his life Jesus had promised that the gospel would be preached to the ends of the earth (30:10). But the apostles and men disciples are not around at the empty tomb to hear the first proclamation of the gospel by the young man. So, he commissions the women to go to proclaim the gospel message to the shattered disciples. After the Last supper Jesus had promised that they would be restored. "After I am raised up, I will go before you into Galilee" (14:28). Now the young man tells the women, "He is going before you to Galilee…." The promised new age is already in progress. Mark has told us that Jesus had led his disciples to Jerusalem, a place of endings (10:32). The disciples are now to go to Galilee where they will encounter the risen Lord, be forgiven and restored to discipleship.

If we look back from this vantage point at our own life with Christ we, like those disciples, will surely discover moments when we have failed to take up his cross in service to others. We must acknowledge that our discipleship has been less than stellar. Later, when the disciples are at table with the risen Christ he rebukes them for their "unbelief and hardness of heart because they had not believed those who saw him after he had been raised" (18:14). But the rebuke ends there. He then sends them to the whole world to preach.

So too with us, at this Eucharist. We began our celebration conscious of our sins and failings as disciples. Then we heard the gospel mandate to the women and to us, to tell the good news to others. The women have seen the empty tomb. Christ is present to us and the world in a new way. They are told to go to Galilee, the place where Jesus began his mission. But more. The Galileans were a marginated people, considered half-pagans by the "religious pure bloods" in Jerusalem. The disciples will continue what Jesus did in his ministry, reach out to those on the edges.

Paul reminds us we have been baptized into Christ’s death. "We were indeed buried with him through baptism into death...." Just as Christ was raised, so have we been raised into "newness of life." Mark’s gospel is ending with the disciples being sent back to Galilee to start all over again with a new beginning – "newness of life." We can be witnesses to the resurrection by accepting the new, resurrected life Christ offers us, putting aside previous guilt and selfishness and helping others experience the freedom that comes with belief in the resurrection.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Rebibbia chiều thứ Năm Tuần Thánh
J.B. Đặng Minh An dịch
16:19 02/04/2015
Trong ngày thứ Năm này, Đức Giêsu nơi bàn ăn với các môn đệ đang mừng lễ Vượt Qua. Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nêu bật một từ chính là trung tâm của những gì Chúa Giêsu đã thực hiện cho tất cả chúng ta: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,2)... Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Không có giới hạn, luôn luôn cho đến cùng. Tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta không có giới hạn, ngày càng nhiều. Ngài không bao giờ mệt mỏi yêu thương một ai. Ngài yêu thương tất cả chúng ta đến mức trao ban chính mạng sống mình. Đúng thế,
Ngài trao ban mạng sống mình cho tất cả chúng ta, Ngài đã ban sự sống của Ngài cho mỗi người chúng ta và mỗi người trong chúng ta đều có thể nói: “.. Ngài ban sự sống của Ngài cho tôi” Ngài ban sự sống của Ngài cho anh, cho em, cho tôi, cho mỗi một người trong chúng ta, với tên họ của mình, vì tình yêu của Ngài là như thế: cho từng cá nhân.

Tình yêu của Chúa Giêsu không bao giờ lừa dối vì Ngài không mệt mỏi yêu thương nên Ngài không mệt mỏi tha thứ, Ngài không bao giờ mệt mỏi ôm ấp chúng ta vào lòng. Đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với các bạn: Chúa Giêsu yêu mỗi một người trong các bạn cho “đến cùng.”

Và sau đó Ngài làm một điều mà các môn đệ không hiểu, đó là Người rửa chân cho họ. Vào thời đó, đây là một điều phổ biến; một phong tục vì khi đến một ngôi nhà, bàn chân của người ta dính đầy bụi đường. Thời đó, chưa có những con đường lát đá!

Và ở lối vào của ngôi nhà, người ta sẽ rửa chân mình. Nhưng việc rửa chân không bao giờ được thực hiện bởi người chủ gia đình đó; nó được thực hiện bởi những người nô lệ. Đó là công việc của những người nô lệ. Và Chúa Giêsu rửa chân cho chúng ta, rửa chân cho các môn đệ Ngài, như một nô lệ. Và Ngài nói với họ: “Những gì Thầy đang làm, bây giờ anh em không hiểu đâu,”và Ngài nói với Phêrô (Ga 13.: 7) “nhưng sau này anh sẽ hiểu.”

Chúa Giêsu, với tình yêu bao la đến nỗi Ngài đã biến chính mình thành một người nô lệ để phục vụ chúng ta, để chữa lành chúng ta, để làm sạch chúng ta. Và hôm nay, trong Thánh Lễ này, Giáo Hội muốn các linh mục rửa chân cho 12 người, để tưởng nhớ 12 môn đệ lúc đó. Nhưng trong con tim chúng ta, chúng ta phải có sự xác tín, chúng ta phải tin chắc rằng Chúa, một khi Chúa rửa chân cho chúng ta, thì Ngài rửa sạch tất cả mọi thứ, Ngài thanh tẩy chúng ta! Ngài làm cho chúng ta cảm nhận tình yêu Ngài một lần nữa.

Trong Kinh Thánh có một câu từ ngôn sứ Isaiah rất là đẹp: "Có người phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ." (Is. 49:15) Đó là cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Và hôm nay tôi sẽ rửa chân cho 12 bạn, nhưng qua những anh em này là tất cả các bạn. Tất cả mọi người, tất cả mọi người! Tất cả những người đang sống ở đây. Anh chị em đại diện cho họ. Nhưng tôi cũng cần phải được Chúa thanh tẩy. Và vì thế, hãy cầu nguyện trong Thánh lễ này, để xin Chúa có thể thanh tẩy mọi vết nhơ của tôi để tôi ngày càng có thể trở thành nô lệ của anh chị em, càng trở nên nô lệ trong sứ vụ cho người dân, như Chúa Giêsu. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu phần này của buổi lễ.
 
ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ Dầu Thứ Năm Tuần Thánh
VietCatholic Network
16:25 02/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9h30 sáng thứ Năm Mùng 2 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.

Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Ta sẽ không ngừng đưa tay nâng đỡ, tay quyền năng củng cố vững vàng.” (Tv 89:21).

Đây là những gì Chúa ám chỉ khi Ngài nói: “Ta đã tìm ra nghĩa bộc Ða-vít, đã xức dầu thánh tấn phong Người;” (c. 20). Đây cũng là những gì Cha chúng ta nghĩ bất cứ khi nào Ngài “gặp gỡ” một linh mục. Và Ngài sẽ nói tiếp: “Ta sẽ yêu thương người và giữ lòng thành tín ... Người sẽ thưa với Ta: ‘Ngài chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ!’” (c. 24, 26)

Thật là tốt để cùng tiến với Vịnh Gia vào cuộc độc thoại này với Thiên Chúa chúng ta. Ngài đang nói về chúng ta, các linh mục của Ngài, các vị mục tử của Ngài. Nhưng đó không thực sự là một cuộc độc thoại, vì Ngài không phải là người duy nhất nói. Chúa Cha nói với Chúa Giêsu: “Bạn hữu của con, những ai yêu mến con, có thể thưa với Ta một cách đặc biệt: ‘Cha là Cha của con'” (x. Ga 14:21). Nếu Chúa lo lắng giúp đỡ chúng ta, thì đó là bởi vì Ngài biết rằng nhiệm vụ xức dầu dân tộc trung tín với Ngài rất cam go; nó có thể làm chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng ta cảm nhận điều này dưới nhiều hình thức: từ sự mệt mỏi thông thường gây ra bởi công việc tông đồ ngày qua ngày của chúng ta đến sự mệt mỏi của bệnh tật, cái chết và thậm chí phải tử đạo.

Sự mệt mỏi của các linh mục! Anh em có biết tôi thường nghĩ như thế nào không về sự mệt mỏi này mà tất cả anh em đều có kinh nghiệm? Tôi nghĩ về điều đó và tôi cầu nguyện về điều đó rất thường xuyên, đặc biệt là khi chính tôi đã mệt nhoài. Tôi cầu nguyện cho anh em khi anh em lao động giữa những người mà Thiên Chúa ủy thác cho anh em chăm sóc, nhiều anh em phải sống trong cô đơn và giữa những chốn hiểm nguy. Mệt mỏi của chúng ta, anh em linh mục thân mến, giống như hương thơm âm thầm vươn tới thiên đường (xem Thi thiên 141: 2; Rev 8: 3-4). Mệt mỏi của chúng ta đi thẳng vào trái tim của Chúa Cha.

Chúng ta biết rằng Đức Trinh Nữ Maria nhận thức sâu sắc về sự mệt mỏi này và Mẹ mang nó đến thẳng với Chúa. Là Mẹ của chúng ta, Mẹ biết khi nào những con cái của mình đang mệt mỏi, và điều này là mối quan tâm lớn nhất của Mẹ. “Chào con! Hãy nghỉ ngơi, con ta. Chúng ta sẽ nói chuyện sau đó ...”. Bất cứ khi nào chúng ta đến gần Mẹ, Mẹ nói với chúng ta: “Chẳng phải Mẹ đang bên cạnh con sao, Mẹ là Mẹ con” (x. Evangelii Gaudium, 286). Và Mẹ sẽ nói với Con Mẹ, như Mẹ đã từng làm tại Cana “Họ không có rượu” (Ga 2, 3).

Có thể xảy ra là khi chúng ta cảm thấy bị đè nặng bởi công việc mục vụ, chúng ta có thể bị cám dỗ để nghỉ ngơi nhưng theo một cách thế dường như chính sự nghỉ ngơi tự nó không phải là một hồng ân của Thiên Chúa. Chúng ta đừng rơi vào cám dỗ này. Sự mệt mỏi của chúng ta là quý giá trong con mắt của Chúa Giêsu, Đấng ôm ấp chúng ta và nâng chúng ta lên. “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28). Bất cứ khi nào một linh mục cảm thấy mệt chết đi được, nhưng vẫn còn sức để cúi xuống thờ lạy và nói: “Lạy Chúa hôm nay như thế là đủ”, và phó thác mình cho Chúa Cha, thì người ấy hiểu rằng ngài sẽ không ngã quỵ nhưng được canh tân. Một người xức dầu dân Chúa sẽ được Chúa xức dầu cho mình: “Ngài tặng cho những kẻ khóc than ở Xi-on tấm khăn đại lễ thay tro bụi, dầu thơm hoan lạc thay tang chế, áo ngày hội thay tâm thần sầu não” (x Is 61 : 3).

Chúng ta không bao giờ được quên rằng bí quyết để có hiệu quả trong sứ vụ linh mục nằm ở cách chúng ta nghỉ ngơi và trong cách chúng ta nhìn vào phương thế Chúa giải quyết sự mệt mỏi của chúng ta. Thật là khó khăn để học cách nghỉ ngơi! Điều này nói nhiều về sự tín thác của chúng ta và khả năng của chúng ta nhận ra rằng chính chúng ta cũng là những con chiên. Một số câu hỏi có thể giúp chúng ta trong vấn đề này.

Tôi có biết làm thế nào để nghỉ ngơi bằng cách chấp nhận tình yêu, lòng biết ơn và tình cảm mà tôi nhận được từ dân Chúa? Hoặc, một khi công việc mục vụ của tôi đã được thực hiện, tôi có tìm sự thư giãn không phải từ những người nghèo nhưng từ những thứ được một xã hội tiêu thụ cung cấp? Liệu Chúa Thánh Thần có thực sự “nghỉ ngơi trong thời gian mệt mỏi của tôi”, hay Ngài chỉ là một người khiến tôi lúc nào cũng bận rộn? Tôi có biết làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một linh mục khôn ngoan hay không? Liệu tôi có biết làm thế nào để nghi ngơi khỏi các nhu cầu do chính tôi đặt ra cho bản thân mình, từ những tìm kiếm và từ những sở thích của mình? Tôi có biết làm thế nào để dành thời gian với Chúa Giêsu, với Chúa Cha, với Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, các thánh bổn mạng của tôi, và nghỉ ngơi trước những yêu cầu dễ dàng và nhẹ nhàng của các Ngài, và trong niềm vui của các Ngài muốn được đồng hành với tôi, và trong những mối quan tâm và các tiêu chuẩn của các Ngài, là những điều chỉ để làm vinh danh Thiên Chúa? Tôi có biết làm thế nào để nghỉ ngơi khỏi những kẻ thù của mình dưới sự bảo vệ của Chúa? Tôi có bận rộn suy tính nên nói hay hành động thế nào, hay là tôi phó thác mình cho Chúa Thánh Thần, người sẽ dạy cho tôi những gì tôi cần phải nói trong mọi tình huống? Tôi có lo lắng về những thứ không cần thiết, hay như Thánh Phaolô tôi tìm được sự nghỉ ngơi bằng cách nói: “Tôi biết Đấng mà tôi đã đặt trọn niềm tin” (2 Tim 1:12)?

Chúng ta hãy trở lại một chút với những gì phụng vụ hôm nay mô tả công việc của một linh mục: mang tin mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị tù đầy, cho người mù được sáng, cho người áp bức được giải thoát, và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa cho mọi người. Tiên tri Isaiah cũng đề cập đến việc băng bó những tấm lòng tan nát, và yên ủi mọi kẻ khóc than.

Đây không phải là những công việc máy móc, như điều hành một văn phòng, xây dựng một hội trường giáo xứ hay thiết kế một sân túc cầu cho giới trẻ trong giáo xứ ... Nhiệm vụ Chúa Giêsu đề cập đến đòi hỏi khả năng thể hiện lòng từ bi; con tim của chúng ta phải “bồi hồi” và chúng ta phải dấn thận trọn vẹn trong việc thi hành các công việc này. Chúng ta vui mừng với những cặp vợ chồng mới kết hôn; chúng ta cùng cười với những em được mang đến giếng rửa tội; chúng ta đồng hành với những cặp đính hôn và những gia đình trẻ; chúng ta cùng chịu đau khổ với những ai được xức dầu trên giường bệnh; chúng ta phải cùng than khóc với những người vừa chôn cất một người thân yêu ... Tất cả những cảm xúc này có thể làm cạn kiệt con tim của một mục tử. Đối với chúng ta các linh mục, những gì xảy ra trong cuộc sống của người dân không giống như một bản tin: chúng ta biết dân của chúng ta, chúng ta cảm nhận được những gì đang diễn ra trong trái tim của họ. Trái tim của riêng mỗi người chúng ta, chia sẻ sự đau khổ của họ, cảm thấy được “lòng trắc ẩn”, bị kiệt sức, vỡ ra ngàn mảnh, xúc động và thậm chí bị “tiêu thụ” bởi người dân. Hãy cầm lấy mà ăn ... Đây là những lời của mà vị linh mục của Chúa Giêsu thì thầm lặp đi lặp lại trong khi chăm sóc cho dân Ngài: Cầm lấy mà ăn; cầm lấy mà uống ... Bằng cách này đời sống linh mục của chúng ta được trao ban cho sự phục vụ, trong sự gần gũi với dân Chúa ... và điều này luôn khiến chúng ta mệt mỏi.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha đã đề cập đến các mệt nhọc khác nhau trong đời linh mục.

“Có sự mệt nhọc tốt và lành mạnh, tràn đầy hoa trái và niềm vui, vì nó phát xuất từ công việc mục vụ, từ các sinh hoạt đa diện lo lắng cho dân Chúa. Nó là một ơn thánh nằm trong tầm tay của mọi linh mục. Đó là sự mệt nhọc của vị mục tử có mùi của chiên. Là bạn của Chúa Giêsu, Phu Quân của Giáo Hội, linh mục không thể có gương mặt chua như giấm, than van, hay tệ hại hơn chán ngán.

Có sự mệt nhọc của các thù địch. Ma quỷ và những kẻ theo nó không ngủ, và vì tai chúng không chịu đựng được Lời Chúa nên chúng làm việc không mệt mỏi để dập tắt Lời Chúa và gây lẫn lộn. Ở đây sự mệt mỏi cam go hơn, vì linh mục phải bảo vệ đoàn chiên và tự bảo vệ mình khỏi sự dữ. Cần xin ơn để cô lập hóa sự dữ, không nhổ cỏ lùng.

Cũng có sự mệt mỏi với chính mình, là sự mệt mỏi nguy hiểm nhất. Hai sự mệt mỏi trước phát xuất từ việc ra khỏi chính mình để xức dầu và săn sóc dân Chúa. Trái lại sự mệt mỏi này có tính cách tự quy chiếu nhiều hơn: nó là sự thất vọng với chính mình, nó trao ban ‘ước muốn và không ước muốn’, nó liều chơi tất cả, nhưng lại tiếc nuối củ hành củ tỏi bên Ai Cập. Nó khiến cho chúng ta bỏ tình yêu ban đầu với Chúa. Sự kiện Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ cũng cho thấy Ngài thanh tẩy việc theo Ngài của các linh mục: đó là rửa sạch bụi bặm nhơ nhớp của thế gian bám vào chúng ta trên con đường theo Chúa.”

Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã làm phép các loại dầu.

Dầu ôliu nguyên chất được Đức Giám Mục làm phép vào Thứ Năm Tuần Thánh được gọi là dầu thánh dùng vào việc thánh hiến các dụng cụ thánh và xức dầu trong một số bí tích. Có ba loại dầu khác nhau và phân biệt nhờ mầu sắc, mùi vị khác nhau. Mùi vị, mầu sắc có được là do dầu được pha trộn với một hợp chất tinh tuyền được lấy từ một số loại cây tuyển chọn, rồi dùng tinh dầu này pha với tinh dầu của trái ôliu.

Hàng năm trong Tuần Thánh linh mục địa phận quy tụ với giám mục địa phận trong lễ Truyền Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh. Sau khi truyền phép linh mục chánh xứ nhận dầu mang về giáo xứ để dùng trong năm. Dầu này được cất cẩn thận trong tủ khoá.

Trong Cựu Ước có nhiều đoạn ghi lại việc xử dụng dầu trong các nghi thức đăng quang quan trọng trong xã hội cũng như trong phụng vụ Giáo Hội. Nghi thức xức dầu dùng trong các ngày lễ vua đăng quang hay linh mục thượng phẩm. Muốn biết thêm chi tiết xin xem các đoạn trong sách Xuất hành chương 30 và sách Lêvi chương 8.

Nguồn gốc chữ Chrism có lẽ cùng nguồn gốc với chữ Christ có nghĩa ‘Đấng được Xức Dầu tấn phong). Các thánh giáo phụ ghi nhận việc xức dầu là dấu chỉ bề ngoài xác định niềm tin bên trong mắt thường không thể nhìn thấy nhưng nói lên đức tin của tâm hồn. Thánh Ambrô kính viếng dầu thánh như là dấu chỉ của ân sủng. Các vị khác coi dầu thánh như là vật thánh ban ân thánh hoá cho các Kitô hữu. Đức Giáo Hoàng Bênidictô 16 xác định

Dầu thánh được dùng trong các trường hợp thánh hiến thánh đường, chuông và bàn thờ, chén thánh, dĩa thánh bởi những dụng cụ này được dùng trong việc cử hành thánh lễ. Dầu thánh dùng trong bí tích thanh tẩy. Có hai lần xức dầu. Xức dầu lần đầu mang ý nghĩa thanh tẩy và thánh hiến em bé đó cho Thiên Chúa. Xức dầu lần hai mang ý nghĩa ban ơn sức mạnh để trong tương lai chu toàn ba nhiệm vụ của Kitô hữu đó là sứ vụ linh mục, tiên tri và vương đế. Bí tích thêm sức người đó được xức dầu để nhờ ơn Thánh Thần Chúa hướng dẫn đồng thời ban sức mạnh chu toàn tốt đẹp ba sứ vụ nêu trên. Xức dầu bệnh nhân giúp người bệnh được mạnh nếu điều đó làm đẹp lòng Chúa đồng thời tăng sinh lực chống lại các cám dỗ và nếu có tội thì được tha. Khi truyền chức linh mục giám mục xức dầu hai tay linh mục. Khi truyền chứ giám mục thì giám mục chủ tế sức dầu trên đầu vị tâm giám mục với ý nghĩa thánh hiến và thánh hoá con người và công việc người đó sẽ đảm trách.

Dầu thánh được dùng trong phụng vụ mang ý nghĩa đặc biệt. Dầu ôliu được chọn làm dầu thánh vì tự bản chất của dầu vừa tốt cả về phẩm lẫn ít bị thái hoá do khí hậu và thời gian nên dầu được chọn biểu trưng cho sự giầu mạnh, bền bỉ và tốt lành của ân sủng Chúa. Hương thơm được pha trộn tượng trưng cho các đức tính cao quí, ngạt ngào hương thơm, tốt lành trong đạo. Dầu tượng trưng cho sức mạnh trong khi hương thơm tượng trưng cho sự bền bỉ.

Việc sức dầu tượng trưng cho việc lãnh nhận ân sủng Chúa và sức mạnh tinh thần cần thiết giúp người Kitô hữu sống đạo, chống lại tàn phá, huỷ diệt của cơn cám dỗ đồng thời toả hương thơm Lời Chúa cho tha nhân.
 
Bài giảng Thánh lễ Dầu Thứ Năm Tuần Thánh: ĐTC chia sẻ với các linh mục sự mệt mỏi trong thừa tác vụ
J.B. Đặng Minh An dịch
18:26 02/04/2015
Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta trong thừa tác vụ

“Ta sẽ không ngừng đưa tay nâng đỡ, tay quyền năng củng cố vững vàng.” (Tv 89:21).

Đây là những gì Chúa ám chỉ khi Ngài nói: “Ta đã tìm ra nghĩa bộc Ða-vít, đã xức dầu thánh tấn phong Người;” (c. 20). Đây cũng là những gì Cha chúng ta nghĩ bất cứ khi nào Ngài “gặp gỡ” một linh mục. Và Ngài sẽ nói tiếp: “Ta sẽ yêu thương người và giữ lòng thành tín ... Người sẽ thưa với Ta: ‘Ngài chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ!’” (c. 24, 26)

Thật là tốt để cùng tiến với Vịnh Gia vào cuộc độc thoại này với Thiên Chúa chúng ta. Ngài đang nói về chúng ta, các linh mục của Ngài, các vị mục tử của Ngài. Nhưng đó không thực sự là một cuộc độc thoại, vì Ngài không phải là người duy nhất nói. Chúa Cha nói với Chúa Giêsu: “Bạn hữu của con, những ai yêu mến con, có thể thưa với Ta một cách đặc biệt: ‘Cha là Cha của con'” (x. Ga 14:21). Nếu Chúa lo lắng giúp đỡ chúng ta, thì đó là bởi vì Ngài biết rằng nhiệm vụ xức dầu dân Ngài rất cam go; nó có thể làm chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng ta cảm nhận điều này dưới nhiều hình thức: từ sự mệt mỏi thông thường gây ra bởi công việc tông đồ ngày qua ngày của chúng ta đến sự mệt mỏi của bệnh tật, cái chết và thậm chí phải tử đạo.

Sự mệt mỏi của các linh mục! Anh em có biết tôi thường nghĩ như thế nào không về sự mệt mỏi này mà tất cả anh em đều có kinh nghiệm? Tôi nghĩ về điều đó và tôi cầu nguyện về điều đó rất thường xuyên, đặc biệt là khi chính tôi đã mệt nhoài. Tôi cầu nguyện cho anh em khi anh em lao động giữa những người mà Thiên Chúa ủy thác cho anh em chăm sóc, nhiều anh em phải sống trong cô đơn và giữa những chốn hiểm nguy. Mệt mỏi của chúng ta, anh em linh mục thân mến, giống như hương thơm âm thầm vươn tới thiên đường (xem Thi thiên 141: 2; Rev 8: 3-4). Mệt mỏi của chúng ta đi thẳng vào trái tim của Chúa Cha.

Chúng ta biết rằng Đức Trinh Nữ Maria nhận thức sâu sắc về sự mệt mỏi này và Mẹ mang nó đến thẳng với Chúa. Là Mẹ của chúng ta, Mẹ biết khi nào những con cái của mình đang mệt mỏi, và điều này là mối quan tâm lớn nhất của Mẹ. “Chào con! Hãy nghỉ ngơi, con ta. Chúng ta sẽ nói chuyện sau đó ...”. Bất cứ khi nào chúng ta đến gần Mẹ, Mẹ nói với chúng ta: “Chẳng phải Mẹ đang bên cạnh con sao, Mẹ là Mẹ con” (x. Evangelii Gaudium, 286). Và Mẹ sẽ nói giúp cho với Con Mẹ, như Mẹ đã từng làm tại Cana “Họ không có rượu” (Ga 2, 3).

Có thể xảy ra là khi chúng ta cảm thấy bị đè nặng bởi công việc mục vụ, chúng ta có thể bị cám dỗ để nghỉ ngơi nhưng theo một cách thế dường như chính sự nghỉ ngơi tự nó không phải là một hồng ân của Thiên Chúa. Chúng ta đừng rơi vào cám dỗ này. Sự mệt mỏi của chúng ta là quý giá trong con mắt của Chúa Giêsu, Đấng ôm ấp chúng ta và nâng chúng ta lên. “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28). Bất cứ khi nào một linh mục cảm thấy mệt chết đi được, nhưng vẫn còn sức để cúi xuống thờ lạy và nói: “Lạy Chúa, hôm nay như thế là đủ”, và phó thác mình cho Chúa Cha, thì người ấy hiểu rằng ngài sẽ không ngã quỵ nhưng được canh tân. Một người xức dầu dân Chúa sẽ được Chúa xức dầu cho mình: “Ngài tặng cho những kẻ khóc than ở Xi-on tấm khăn đại lễ thay tro bụi, dầu thơm hoan lạc thay tang chế, áo ngày hội thay tâm thần sầu não” (x Is 61 : 3).

Chúng ta không bao giờ được quên rằng bí quyết để có hiệu quả trong sứ vụ linh mục nằm ở cách chúng ta nghỉ ngơi và trong cách chúng ta nhìn vào phương thế Chúa đối phó sự mệt mỏi của chúng ta. Thật là khó khăn để học cách nghỉ ngơi! Điều này nói nhiều về sự tín thác của chúng ta và khả năng của chúng ta nhận ra rằng chính chúng ta cũng là những con chiên. Một số câu hỏi có thể giúp chúng ta trong vấn đề này.

Tôi có biết làm thế nào để nghỉ ngơi bằng cách chấp nhận tình yêu, lòng biết ơn và tình cảm mà tôi nhận được từ dân Chúa? Hoặc, một khi công việc mục vụ của tôi đã được thực hiện, tôi có tìm sự thư giãn không phải từ những người nghèo nhưng từ những thứ được một xã hội tiêu thụ cung cấp? Liệu Chúa Thánh Thần có thực sự “nghỉ ngơi trong thời gian mệt mỏi của tôi”, hay Ngài chỉ là một người khiến tôi lúc nào cũng bận rộn? Tôi có biết làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một linh mục khôn ngoan hay không? Liệu tôi có biết làm thế nào để nghi ngơi khỏi các nhu cầu do chính tôi đặt ra cho bản thân mình, từ những tìm kiếm và từ những sở thích của mình? Tôi có biết làm thế nào để dành thời gian với Chúa Giêsu, với Chúa Cha, với Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, các thánh bổn mạng của tôi, và nghỉ ngơi trước những yêu cầu dễ dàng và nhẹ nhàng của các Ngài, và trong niềm vui của các Ngài muốn được đồng hành với tôi, và trong những mối quan tâm và các tiêu chuẩn của các Ngài, là những điều chỉ có một mục đích duy nhất là làm vinh danh Thiên Chúa? Tôi có biết làm thế nào để nghỉ ngơi khỏi những kẻ thù của mình dưới sự bảo vệ của Chúa? Tôi có bận rộn suy tính nên nói hay hành động thế nào, hay là tôi phó thác mình cho Chúa Thánh Thần, người sẽ dạy cho tôi những gì tôi cần phải nói trong mọi tình huống? Tôi có lo lắng về những thứ không cần thiết, hay như Thánh Phaolô tôi tìm được sự nghỉ ngơi bằng cách nói: “Tôi biết Đấng mà tôi đã đặt trọn niềm tin” (2 Tim 1:12)?

Chúng ta hãy trở lại một chút với những gì phụng vụ hôm nay mô tả công việc của một linh mục: mang tin mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị tù đầy, cho người mù được sáng, cho người áp bức được giải thoát, và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa cho mọi người. Tiên tri Isaiah cũng đề cập đến việc băng bó những tấm lòng tan nát, và yên ủi mọi kẻ khóc than.

Đây không phải là những công việc máy móc, như điều hành một văn phòng, xây dựng một hội trường giáo xứ hay thiết kế một sân túc cầu cho giới trẻ trong giáo xứ ... Nhiệm vụ Chúa Giêsu đề cập đến luôn đòi hỏi khả năng thể hiện lòng từ bi; con tim của chúng ta phải “bồi hồi” và chúng ta phải dấn thân trọn vẹn trong việc thi hành các công việc này. Chúng ta vui mừng với những cặp vợ chồng mới kết hôn; chúng ta cùng cười với những trẻ em được mang đến giếng rửa tội; chúng ta đồng hành với những cặp đính hôn và những gia đình trẻ; chúng ta cùng chịu đau khổ với những ai được xức dầu trên giường bệnh; chúng ta phải cùng than khóc với những người vừa chôn cất một người thân yêu ... Tất cả những cảm xúc này có thể làm kiệt sức con tim của một mục tử. Đối với chúng ta các linh mục, những gì xảy ra trong cuộc sống của người dân không giống như một bản tin: chúng ta biết dân chúng ta, chúng ta cảm nhận được những gì đang diễn ra trong trái tim của họ. Trái tim của riêng mỗi người chúng ta, chia sẻ sự đau khổ của họ, cảm thấy được “lòng trắc ẩn”, bị kiệt sức, vỡ ra ngàn mảnh, xúc động và thậm chí bị “tiêu thụ” bởi người dân. Hãy cầm lấy mà ăn ... Đây là những lời của mà vị linh mục của Chúa Giêsu thì thầm lặp đi lặp lại trong khi chăm sóc cho dân Ngài: Cầm lấy mà ăn; cầm lấy mà uống ... Bằng cách này đời sống linh mục của chúng ta được trao ban cho sự phục vụ, trong sự gần gũi với dân Chúa ... và điều này luôn khiến chúng ta mệt mỏi.

Tôi muốn chia sẻ với anh em một số hình thức của sự mệt mỏi mà tôi đã suy tư.

Trước hết là sự mệt nhọc mà chúng ta có thể gọi là "sự mệt mỏi của người dân, sự mệt mỏi của đám đông." Đối với Chúa, và cả chúng ta, điều này có thể làm kiệt sức – vì thế Tin Mừng bảo chúng ta - nhưng đó là một sự mệt mỏi tốt, một kiệt sức có hiệu quả và đáng hân hoan. Những người theo Chúa Giêsu, những gia đình mang con cái của họ đến với Ngài để được chúc phúc, những người đã được chữa khỏi, những người đến với bạn bè của mình, và những người trẻ, là những người đã rất vui mừng về bậc Tôn Sư ... họ thậm chí làm Ngài không còn thời gian để ăn. Nhưng Chúa không bao giờ mệt mỏi hiện diện với mọi người. Trái ngược lại, dường như Người hào hứng với sự hiện diện của họ (xem Evangelii Gaudium, 11). Sự mệt mỏi giữa những hoạt động này là một ân sủng mà tất cả các linh mục có thể kín múc (cf. ibid., 279). Và nó đẹp thay! Dân chúng yêu mến các linh mục, họ mong muốn và cần người chăn dắt họ! Các tín hữu không để yên cho chúng ta, trừ khi chúng ta trốn trong văn phòng của mình hay đeo kính mát chạy ra xe hơi ngồi. Có một sự mệt mỏi tốt và lành mạnh. Đó là sự kiệt sức của các linh mục nặc mùi đàn chiên ... nhưng cũng có những nụ cười trên môi một người cha vui mừng ngắm nhìn những đứa con của mình. Điều đó không xảy ra với những ai xức nước hoa đắt tiền và nhìn người khác từ xa xa và từ trên xuống (cf. ibid., 97). Chúng ta là những người bạn của Phu Quân [Giáo Hội]: đây là niềm vui của chúng ta. Nếu Chúa Giêsu đang chăn dắt đoàn chiên ở giữa chúng ta, chúng ta không thể có những người chăn chiên cáu gắt, hay ta thán, thậm chí tồi tệ hơn là chán nản. Mùi của chiên và nụ cười của một người cha .... Mệt mỏi, có đấy, nhưng cũng có cả niềm vui của những ai nghe tiếng Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc” (Mt 25:34).

Cũng có các loại mệt mỏi mà chúng ta có thể gọi là "sự mệt mỏi của kẻ thù." Ma quỷ và tay sai của nó không bao giờ ngủ, và vì tai của chúng không thể chịu nổi khi nghe những lời của Thiên Chúa, chúng làm việc không mệt mỏi để làm câm nín và bóp méo lời Chúa. Đương đầu với nó cam go hơn nhiều. Nó đòi hỏi không chỉ là làm những việc tốt lành, với tất cả nỗ lực mà điều này đòi hỏi, nhưng còn phải bảo vệ đàn chiên và bảo vệ chính mình khỏi sự dữ nữa (x Evangelii Gaudium, 83). Quỷ dữ tinh khôn hơn chúng ta, và nó có thể phá hủy trong phút chốc những gì chúng ta đã xây đắp nhiều năm trong kiên nhẫn. Ở đây, chúng ta cần phải cầu xin ân sủng để biết làm thế nào để "triệt tiêu" nó: để ngăn chặn cái ác mà không cần phải nhổ cả lúa tốt, hay giả định mình là siêu nhân có thể bảo vệ những gì chỉ có Chúa mới bảo vệ nổi. Tất cả điều này sẽ giúp chúng ta không được mất cảnh giác trước những chiều sâu của sự gian ác, và trước sự nhạo báng của phường gian ác. Trong những trạng huống mệt mỏi, Chúa nói với chúng ta: "Hãy yên lòng! Ta đã thắng thế gian "(Jn 16:33).

Và cuối cùng - vì sợ anh em bị mệt mỏi bởi chính cái bài giảng này! - Có "sự mệt mỏi với chính mình" (cf. Evangelii Gaudium, 277). Điều này có thể là nguy hiểm nhất trong tất cả các dạng thức mệt mỏi. Đó là vì hai sự mệt mỏi trước phát xuất từ việc ra khỏi chính mình để xức dầu và săn sóc dân Chúa. Trái lại, sự mệt mỏi này có tính cách tự quy chiếu nhiều hơn: nó là sự thất vọng với chính mình, nhưng không phải thái độ của một người trực diện với chính mình và thành khẩn thừa nhận tội lỗi của mình và nhận ra nhu cầu cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa; những người như thế xin trợ giúp rồi sau đó tiến lên về phía trước. Ở đây, chúng ta đang nói về một sự mệt mỏi kết hợp giữa "muốn mà không muốn", đã dám liều bỏ lại tất cả mọi thứ nhưng vẫn tiếp tục khao khát những củ hành củ tỏi của Ai Cập, và đùa giỡn với ảo giác được là những gì khác biệt. Tôi muốn gọi kiểu mệt mỏi này "tán tỉnh với tinh thần thế gian". Trong thanh vắng, chúng ta nhận ra bao nhiêu lãnh vực của cuộc sống chúng ta đang chìm ngập trong thế gian này, nhiều đến mức chúng ta có thể cảm thấy chắc là chẳng bao giờ có thể tẩy sạch hoàn toàn. Đây có thể là một loại nguy hiểm của sự mệt mỏi. Sách Khải Huyền cho chúng ta thấy lý do của sự mệt mỏi này: “Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu” (Kh 2:3-4) Chỉ có tình yêu đích thực cho chúng ta được ngơi nghỉ thực sự. Điều không ưa thích trở thành mệt mỏi, và theo thời gian, mang đến một sự mệt mỏi có hại.

Hình ảnh sâu sắc và huyền nhiệm nhất về cách thức mà Chúa đương đầu với sự mệt mỏi mục vụ của chúng ta là "khi yêu thương những kẻ thuộc về mình, Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13: 1): đó là cảnh Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ của Ngài. Tôi thích nghĩ về điều này như là việc thanh tẩy việc theo Chúa. Chúa thanh tẩy con đường của người môn đệ Ngài. Ngài "dính líu" với chúng ta (Evangelii Gaudium, 24), gánh lấy trách nhiệm cá nhân trong việc loại bỏ tất cả các vết nhơ, tất cả những cáu bẩn, khói bụi trần gian bám vào chúng ta trong cuộc hành trình chúng ta thực hiện vì Danh Ngài.

Từ chân chúng ta, chúng ta có thể nói phần còn lại của cơ thể mình đang như thế nào. Cách chúng ta theo Chúa cho thấy con tim chúng ta phát triển thế nào. Các vết thương trên chân của chúng ta, sự bong gân và mệt mỏi của chúng ta, là những dấu chỉ chúng ta đã đi theo Ngài ra sao trên con đường tìm kiếm những con chiên lạc và dẫn đắt đoàn chiên đến đồng cỏ xanh và vùng nước mát (cf. ibid., 270 ). Chúa tẩy rửa và làm sạch chúng ta khỏi tất cả các bụi bặm chồng chất nơi chân chúng ta trên những nẻo đường bước theo Ngài. Đây là một cái gì đó thiêng liêng. Đừng để chân của anh em đầy dơ bẩn. Chúa hôn và rửa sạch các bụi bặm từ lao động của chúng ta như những vết thương trên chiến trường.

Chính Chúa Giêsu thanh tẩy việc theo Ngài của chúng ta để chúng ta có thể cảm nhận đúng đắn "niềm hân hoan", "sự viên mãn", "sự tự do khỏi mọi sự sợ hãi và tội lỗi", và thúc đẩy chúng ta đi "cho đến tận cùng trái đất, đến mỗi vùng ngoại vi". Như thế, chúng ta có thể mang tin mừng đến cho những người bị bỏ rơi nhất, trong khi biết rằng "Ngài ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế." Chúng ta hãy học cách trở nên mệt mỏi, nhưng mệt mỏi trong những phương thế tốt nhất! Amen
 
Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Rebibbia, Rôma và tại Giêrusalem
VietCatholic Network
19:38 02/04/2015
Lúc 5:30 Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện “Padre Nostro" trong khuôn viên nhà tù và rửa chân cho một số nam tù nhân trong trại Rebibbia và cả một số nữ tù nhân đến từ một nhà tù phụ nữ gần đó

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha giải thích rằng cử chỉ rửa chân là một thông điệp hùng hồn về tình yêu của Chúa Giêsu. Ngài nói:

Trong ngày thứ Năm này, Đức Giêsu nơi bàn ăn với các môn đệ đang mừng lễ Vượt Qua. Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nêu bật một từ chính là trung tâm của những gì Chúa Giêsu đã thực hiện cho tất cả chúng ta: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,2)... Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Không có giới hạn, luôn luôn cho đến cùng. Tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta không có giới hạn, ngày càng nhiều. Ngài không bao giờ mệt mỏi yêu thương một ai. Ngài yêu thương tất cả chúng ta đến mức trao ban chính mạng sống mình. Đúng thế, Ngài trao ban mạng sống mình cho tất cả chúng ta, Ngài đã ban sự sống của Ngài cho mỗi người chúng ta và mỗi người trong chúng ta đều có thể nói: “.. Ngài ban sự sống của Ngài cho tôi” Ngài ban sự sống của Ngài cho anh, cho em, cho tôi, cho mỗi một người trong chúng ta, với tên họ của mình, vì tình yêu của Ngài là như thế: cho từng cá nhân.

Tình yêu của Chúa Giêsu không bao giờ lừa dối vì Ngài không mệt mỏi yêu thương nên Ngài không mệt mỏi tha thứ, Ngài không bao giờ mệt mỏi ôm ấp chúng ta vào lòng. Đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với các bạn: Chúa Giêsu yêu mỗi một người trong các bạn cho “đến cùng.”

Và sau đó Ngài làm một điều mà các môn đệ không hiểu, đó là Người rửa chân cho họ. Vào thời đó, đây là một điều phổ biến; một phong tục vì khi đến một ngôi nhà, bàn chân của người ta dính đầy bụi đường. Thời đó, chưa có những con đường lát đá!

Và ở lối vào của ngôi nhà, người ta sẽ rửa chân mình. Nhưng việc rửa chân không bao giờ được thực hiện bởi người chủ gia đình đó; nó được thực hiện bởi những người nô lệ. Đó là công việc của những người nô lệ. Và Chúa Giêsu rửa chân cho chúng ta, rửa chân cho các môn đệ Ngài, như một nô lệ. Và Ngài nói với họ: “Những gì Thầy đang làm, bây giờ anh em không hiểu đâu,”và Ngài nói với Phêrô (Ga 13.: 7) “nhưng sau này anh sẽ hiểu.”

Chúa Giêsu, với tình yêu bao la đến nỗi Ngài đã biến chính mình thành một người nô lệ để phục vụ chúng ta, để chữa lành chúng ta, để làm sạch chúng ta. Và hôm nay, trong Thánh Lễ này, Giáo Hội muốn các linh mục rửa chân cho 12 người, để tưởng nhớ 12 môn đệ lúc đó. Nhưng trong con tim chúng ta, chúng ta phải có sự xác tín, chúng ta phải tin chắc rằng Chúa, một khi Chúa rửa chân cho chúng ta, thì Ngài rửa sạch tất cả mọi thứ, Ngài thanh tẩy chúng ta! Ngài làm cho chúng ta cảm nhận tình yêu Ngài một lần nữa.

Trong Kinh Thánh có một câu từ ngôn sứ Isaiah rất là đẹp: "Có người phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ." (Is. 49:15) Đó là cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Và hôm nay tôi sẽ rửa chân cho 12 bạn, nhưng qua những anh em này là tất cả các bạn. Tất cả mọi người, tất cả mọi người! Tất cả những người đang sống ở đây. Anh chị em đại diện cho họ. Nhưng tôi cũng cần phải được Chúa thanh tẩy. Và vì thế, hãy cầu nguyện trong Thánh lễ này, để xin Chúa có thể thanh tẩy mọi vết nhơ của tôi để tôi ngày càng có thể trở thành nô lệ của anh chị em, càng trở nên nô lệ trong sứ vụ cho người dân, như Chúa Giêsu. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu phần này của buổi lễ.

Những hình ảnh quý vị đang thấy đây, là các nghi thức diễn ra tại Thánh Điạ Giêrusalem, tại chính nơi Chúa Giêsu đã trải qua những ngày cuối đời của Ngài.

Lúc 8h sáng thứ Năm mùng 2 tháng Tư, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục.

Trong Thánh Lễ, Đức Thượng Phụ cũng lặp lại nghi thức rửa chân. Sau đó, ngài làm phép các loại dầu thánh cho các bệnh nhân và cho các tân tòng, và dầu thánh hiến.

Lễ kỷ niệm kết thúc với một cuộc rước dài với tất cả các vị đồng tế đi quanh mộ Chúa trong tiếng nhạc kawas và âm thanh trầm buồn của bình ca.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng, hôm nay là ngày các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa được giữ chìa khóa để mở cửa đền thờ Mộ Thánh cho buổi chầu Thánh Thể tổ chức lúc 2:45 chiều.

Lúc 9 giờ tối, cha Pierbattista Pizzaballa là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Năm Tuần Thánh tại Cộng đoàn Thánh Phê Rô.
Trần Văn Minh
06:29 02/04/2015
Melbourne, vào lúc 8 giờ 30 tối thứ Năm tuần Thánh 2/4/2015. Tại Nhà thờ Our Lady, Sunshine. Cộng đoàn Công Giáo Việt nam Thánh Phê Rô đã hợp cùng toàn thể Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ cử hành Thánh lễ Tiệc ly với nghi thức rửa chân ngày Thứ Năm tuần Thánh, bắt đầu Tam nhật Thánh rất trọng thể.

Mời coi hình

Thánh lễ do Linh mục chánh xứ Our Lady Peter Hoàng cử hành. Ca đoàn Têrêsa phụ trách phụng vụ Thánh ca cùng với rất đông đảo giáo dân trong Cộng đoàn dân Chúa cùng về hiệp dâng Thánh Lễ. Ngôi nhà Chúa đã không còn ghế trống vì giáo dân tham dự Thánh lễ rất đông nhờ thời tiết thật dễ chịu.

Mở đầu Thánh lễ và phần chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã kể về những khổ hình mà Thiên Chúa đã phải chịu, y như những nỗi khổ mà con người ở thời đại chúng ta đang sống cũng có. Linh mục cũng nhắc nhở mọi người về ý nghĩa của Tam nhật Thánh và Thánh lễ vượt qua cùng với bữa tiệc ly, Chúa đã rửa chân cho các môn đệ để biểu tỏ lòng yêu thương vượt qua sức con người và truyền lại cho con người giới răn yêu thương sống động. Ngài cũng nhắc nhở các môn đệ phải biết khiêm nhường, phục vụ và yêu thương nhau.

Sau phần chia sẻ lời Chúa, vị chủ tế cũng theo gương Chúa khi xưa đã cởi áo và đi rửa chân cho các Thánh tông đồ do 12 em trong cộng đoàn được tuyển chọn đại diện. 12 em ăn mặc theo âu phục, áo sơ mi trắng quần đen và đeo caravat đen thật lịch sự và sáng sủa, tiêu biểu cho lớp trẻ của cộng đoàn. Trong khi chủ tế rửa chân cho các đầy tớ, tiếng hát từ ca đoàn cất lên với lời ca nghe tha thiết trầm bổng: “Chúa lại rửa chân cho con sao?” khiến cộng đoàn xúc động và thấu hiểu thêm về tình thương yêu bao la của Chúa.

Sau Thánh lễ, một giờ chầu Thánh Thể, để nhớ lại giờ phút cuối Chúa cầu nguyện trong vườn Cây Dầu trong sự lo âu. Người đã đổ mồ hôi và máu mình ra, nhưng chỉ xin Đức Chúa Cha nếu có thể thì xin cất chén đắng theo ý Chúa Cha mà không theo ý Con. Và Người đã chịu khổ hình, đóng đanh vào thập gía để cứu chuộc cho nhân loại thoát khỏi tội lỗi.

Linh mục chủ tế và các thừa tác đã đọc bài suy niệm về những phút cuối trong cuộc đời Đức Chúa Giê Su để cho cộng đoàn lắng nghe và suy niệm về cuộc xử án Người, những người phản bội Chúa, những người chối Chúa và tình thương xót của Chúa đã tha thứ tội lỗi cho những người biết hối lỗi, lầm lạc. Giờ Chầu Thánh Thể là giây phút con cái Chúa quây quần để được sống cạnh Chúa, cùng cầu nguyện trong lúc Chúa cô đơn vào những giờ cuối trong thân phận con người, có những ai muốn bên Chúa trong giờ phút này thì ở lại chầu Chúa, nhà thờ mở cửa đến 23 giờ. Mọi người ra về trong thinh lặng và Chúa lại cô đơn trong ngôi nhà tạm.

























 
Thánh Lễ Truyền Dầu tại Giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
08:46 02/04/2015
Sáng Thứ năm Tuần thánh (2.4.2015), tại sân nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng, ĐGM Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ Truyền dầu, khai mạc Tam nhật Thánh, đây là dấu chỉ của sự hiệp thông trong Giáo Hội. Linh mục đoàn và cộng đoàn Dân Chúa vây quanh Ngài để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, vì Chúa đã yêu thương trần gian, ban Con Một, đã thiết lập Hội Thánh và chức Linh mục, để các Linh mục tiếp tục thánh hóa và dẫn đưa mọi người về Nước Chúa.

Hình ảnh

Trong bài chia sẻ, ĐGM cho mỗi người nhận thức rõ hơn, khi nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, mỗi người được xức dầu thánh hiến, chúng ta được Chúa Thánh Thần sai đi đến với anh em, được tham dự vào chức Linh mục xây dựng Mầu nhiệm Chúa Ki-tô, người Ki-tô hữu là hương thơm cho đời, là muối ướp mặn đời, đem Chúa đến mọi môi trường mình đang sống đang làm việc. ĐGM mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Ngài và các Linh mục Tu sĩ, để như mong muốn của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong Năm Phúc Âm hóa các cộng đoàn Thánh hiến và Giáo xứ: “ ở đâu có Linh mục Tu sĩ, ở đó có niềm vui…..hãy đánh thức thế giới biết có Thiên Chúa là Cha ….. Giáo Hội không thu mình trong nhà thờ, Giáo xứ, Hội dòng… phải mở cửa, phải ra đi, ra khỏi chính mình đến với người khác”. Ngài trích lời Đức Thánh Cha nói với các Linh mục: “. .không chấp nhận Linh mục chỉ biết chải lông con chiên lành đẹp, mà phải chăm sóc con chiên ốm đau, lở ghẻ…” hơn thế nữa, Linh mục còn phải đến với những người chưa nhận biết Chúa. Linh mục chân chính là đặt mối quan hệ mật thiết với Chúa ki-tô và Giáo Hội, và Linh mục tốt lành tùy vào việc xức dầu cho dân của Ngài.

Cao điểm của Thánh lễ là việc ĐGM làm phép thánh hiến 3 loại dầu: Dầu bệnh nhân, Dầu Dự tòng và Dầu Thánh. Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma được dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: Được xức cho các tân tòng trong Bí tích Rửa Tội, cho các Kitô hữu trong Bí tích Thêm Sức, cho các Linh mục và một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để xức khi cung hiến bàn thờ và nhà thờ. Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác để chuẩn bị gia nhập trọn vẹn vào Hội Thánh Chúa. Dầu Bệnh nhân dùng để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn.

Tiếp đó, đoàn Linh mục lập lại lời hứa khi nhận Chức Thánh, xác quyết trung thành, vâng phục, phụng sự Chúa và Giáo Hội. Một lần nữa, ĐGM xin cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục, để các Ngài trở nên tôi tớ trung thành tận tụy yêu mến Chúa, xây dựng Nhiệm thể Chúa Ki-tô là Giáo Hội, và Giáo Hội là thực thể có khả năng thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem Chúa đến cho trần gian để mọi người đạt được niềm vui ơn cứu độ.

Sau hiệp lễ, Cha Tổng Đại diện công bố quyết định bổ nhiệm năm Cha tân Hạt Trưởng của ĐGM. Cộng đoàn vui mừng đón nhận: Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng – Quản xứ Tam Kỳ, Hạt Trưởng hạt Tam Kỳ; Cha Bonaventura Mai Thái – Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận, Hạt Trưởng hạt Hội An; Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng – Quản xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, Hạt Trưởng hạt Trà Kiệu; Cha Gioakim Trần Kim Thượng – Quản xứ Cẩm Lệ, Hạt Trưởng hạt Hòa Vang; Cha Phê-rô Hoàng Gia Thành – Quản xứ Tam Tòa, Hạt Trưởng hạt Đà Nẵng.

Tiếp đó, Cha GB Hồ Thái Sơn – Chánh văn phòng TGM đọc quyết định của ĐGM trao tác Vụ Ngoại thường cho 188 Thừa tác viên là Tu sĩ và Giáo dân, những người này được ủy thác công việc trọng đại là trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn. Ngài mời gọi Thừa tác viên cần có tinh thần hy sinh, thận trọng, sẵn sàng hiến thân phục vụ khi mang trong mình Thánh Thể.

Một điều đặc biệt đối với quý ông bà cao niên, từ 70 tuổi trở lên, từ nay mỗi ông bà được phát thẻ ưu tiên, giúp thuận tiện hơn cho ban tổ chức các thánh lễ cấp Giáo phận sắp xếp vị trí, nâng đỡ hỗ trợ các việc cần thiết cho quý ông bà trong các Thánh lễ.

Trong dịp này, Cha GB Trần Ngọc Tuyến – Quản lý Giáo phận đã thông tin cho cộng đoàn Giáo phận biết kết quả Chương Trình Lộc Xuân, về việc đóng góp tài lực cho những nhu cầu hoạt động Mục vụ cần thiết của Giáo phận. Kết quả thật tốt đẹp, Ngài cho biết: ĐGM sẽ có thư cám ơn đến từng gia đình đã hưởng ứng lời mời gọi cộng tác bằng tài lực thực tế cho hoạt động mục vụ của Giáo phận.

Trước lúc ĐGM ban phép lành kết lễ, cộng đoàn hân hoan mừng Cha GB Lê Quí Đức 60 năm Linh mục. Vòng hoa và những gói quà, tượng trưng cho vòng hoa vinh hiến và phần thưởng trong Nước Chúa cho Ngài, với 50 năm ở Giáo xứ Tiên Phước, một Giáo xứ vùng sâu vùng xa, địa bàn mục vụ rộng đầy khó khăn trắc trở cả về địa lý và nhân sinh.

ĐGM khai mở cho cộng đoàn biết để cầu nguyện cho quý Cha nhân ngày kỷ niệm 40 năm Linh mục: Cha Phê-rô Lê Hưng – Quản xứ Nhượng Nghĩa (13.4.1975-2015) và Cha Giuse Cao văn Cường – Quản xứ An Hòa (1.4.1975-2015). và hướng tới cho quý Cha mừng 25 năm Linh mục (27.12.1990-2015): Cha Bonaventura Mai Thái và Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long – Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa, nguyên Linh mục Giáo phận Đà Nẵng. Ngài cũng xin cộng đoàn cầu nguyện cho Cha Cố Gioan Nguyễn Quang Xuyên – nguyên Tổng Đại diện nhân lễ giỗ 20 năm ngày Ngài mất, và nêu những công lao của Cha đối với Giáo phận.

Sau khi ĐGM thông tin các thống kê của Giáo phận: có 77 Linh mục Triều, 19 Linh mục Dòng, 31 Chủng sinh, 7 Phó tế, 32 Chủng sinh dự bị, 212 Nữ tu dòng Phao –lô, 925 Giáo Lý viên….,trong năm qua rửa tội hơn 2000 người cả trẻ em và người lớn, 1100 người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức….Ngài đã ban Phép lành trọng thể kết thúc Thánh lễ Truyền dầu tại Giáo phận Đà Nẵng.
 
Thánh Lễ Truyền Dầu tại Giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:50 02/04/2015
Hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh ngày 02/04/2015, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận Xuân Lộc quy tụ về Nhà thờ Giáo xứ Dốc Mơ, hạt Gia Kiệm, để cùng Đức Giám Mục Giáo phận dâng thánh lễ Truyền Dầu.

Hình ảnh

Cùng dâng lễ với Đức Cha Đaminh Giáo phận còn có Đức Cha Phụ Tá Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, Quý Cha Quản Hạt, và hơn 500 Cha trong Giáo phận.

Dự lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ các Dòng tu, Quý Chủng sinh, Quý Thầy phó tế và có khoảng 20 ngàn người về tham dự thánh lễ.

Đức Giám Mục làm phép các loại Dầu để được sử dụng trong suốt năm phụng vụ, nên Dầu Thánh biểu lộ mối dây hợp nhất của Giáo Hội, được bảo đảm nhờ Giám mục đoàn. Các loại Dầu Thánh này quy về Đức Kito, là “mục tử đích thực” và “là người coi sóc các linh hồn” theo như kiểu nói của Thánh Phêro (x.1Pr 2,25). Trong trái Ô liu, trong Dầu được thánh hiến, lòng tốt lành của Đấng Tạo Hóa và tình yêu của Đấng Cứu Chuộc đã tác động đến chúng ta, những người tin và bước theo Chúa Giêsu.

Trong Bí tích, Dầu Thánh luôn là dấu chỉ lòng Chúa thương xót. Chính vì thế, xức Dầu Thánh để trở nên Linh mục cũng có nghĩa là lãnh nhận trách nhiệm mang lòng nhân từ của Thiên Chúa đến cho con người.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nói lên ý nghĩa của 3 loại Dầu: Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum), Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) và Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma). Lễ Dầu thể hiện sự hiệp nhất linh mục đoàn với Giám mục giáo phận qua việc đồng tế và lập lại lời hứa ngày lãnh nhận sứ vụ linh mục tư tế thừa tác của Chúa Kitô, đồng thời Lễ Dầu cũng nói lên sự hiệp thông của toàn thể Dân Chúa trong việc cầu nguyện cho các Giám mục, Linh mục, cho anh chị em Dự tòng. Có thể nói đây là ngày lễ sinh nhật của các linh mục và cũng là ngày lễ thể hiện sự hiệp thông của mọi thành phần Dân Chúa trong Hội Thánh của Chúa Kitô.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha giáo phận không chỉ giảng cho giáo dân nhưng còn đặc biệt ngỏ lời với linh mục đoàn và Đức Cha kêu mời mọi người hãy cầu nguyện cho các Giám mục, linh mục của mình, được ơn trung thành đến cùng.

Sau bài giảng lễ, Đức Cha giáo phận mời gọi các linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày lãnh nhận chức linh mục và cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho hàng giáo sĩ được đầy tràn ân sủng, để trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.

Sau nghi thức lặp lại lời tuyên hứa của linh mục đoàn là phần Làm Phép Dầu. Đức Cha Giáo phận đọc lời nguyện làm phép Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tòng và thánh hiến Dầu Thánh.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể. Cộng đoàn sốt sáng hiệp ý với Chủ tế và đón nhận Mình Thánh Chúa trong tâm tình đặc biệt của Mùa Chay Thánh.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Quản hạt Gia Kiệm Phêro Phạm Duy Liễm lên dâng lời cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý nam nữ tu sĩ, Quý khách, Quý chính quyền các cấp và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa đã đến giáo xứ Dốc Mơ, Hạt Gia Kiệm trong Thánh lễ Truyền Dầu long trọng hôm nay.

Trong dịp này, cùng với cộng đoàn hiện diện, Cha Quản hạt Gia Kiệm dâng lời chúc mừng ngày kỷ niệm ngày Tấn phong Giám mục của Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo và mừng Thánh Bổn Mạng của Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú.

Sau phần huấn từ của Đức Cha Giáo phận. Đức Ông Vinh Sơn chia sẻ với cộng đoàn về việc chọn Giáo xứ Dốc Mơ làm nơi cử hành Thánh lễ Truyền Dầu trong Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo Phận, và ý Chúa trong việc chọn vùng đất Gia Kiệm làm nơi xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi của Giáo phận. Và ngài cầu mong cho mỗi người trong gia đình giáo phận được tràn đầy niềm vui, nhiệt thành sống Lời Chúa và Mầu Nhiệm Thánh Thể, làm chứng cho Đức Kito trong mọi môi trường sống, làm nên sức sống dồi dào cho gia đình Giáo Phận, là Thân Thể Đức Kito.

Cách đặc biệt, ngài kêu gọi mọi người, mọi thành phần hãy cầu nguyện, cộng tác góp phần vào công trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi.



Thánh lễ kết thúc với ơn toàn xá, mọi người hân hoan hát vang bài ca “50 Xuân tươi thắm Lộc Trời” và cộng đoàn ra về hòa vang tiếng kèn đồng trang trọng của đội Kim Nhạc vùng đất Gia Kiệm thật là hoành tráng oai hùng.

Lúc này, các bình Dầu đã làm phép được đoàn đồng tế rước vào Xứ Đường Dốc Mơ. Quý cha Quản hạt nhận về và phân phối cho các giáo xứ.

Mọi trình tự lễ nghi diễn ra rất tốt đẹp, Quý Giới, Gia Trưởng, Hiền Mẫu, Quý Chức việc, các Ban Khánh tiết, Trật tự Âm thanh Ánh sáng, Ban Tiếp tân, Ban Giữ xe, Ban Y tế, Ban lễ nghi…và cách đặc biệt phải nói tới Quý vị Cảnh sát Giao thông đã làm việc rất tốt đẹp, điều phối xe cộ trên đường một cách trật tự an toàn, đưa dẫn bà con qua đường tận tình chu đáo.

Xin Chúa chúc lành cho mọi người trong Gia Đình Giáo Phận Xuân Lộc chúng con cử hành Tuần Thánh thật sốt sắng để vui hưởng một Mùa Phục sinh Hồng phúc.
 
Thánh Lễ Truyền Dầu tại Tổng giáo phận Huế
Trương Trí
08:54 02/04/2015
Sáng hôm nay thứ Năm Tuần Thánh, toàn thể Linh mục đoàn, tu sĩ Nam Nữ và mọi thành phần Dân Chúa thuộc Tổng Giáo phận Huế qui tụ về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam để tham dự Thánh lễ làm phép Dầu do Đức Tổng Giám mục Giáo phận chủ tế.

Hình ảnh

Đại diện các Hội Dòng cùng các Đoàn thể đồng phục chỉnh tề trong đoàn rước đoàn Đồng tế từ sân Nhà Mục vụ Giáo xứ tiến vào Nhà thờ.

Vang vọng lời dẫn của Cha Giuse Nguyễn Văn Tiến diễn đạt cho Cộng đoàn thấu hiểu ý nghĩa của ngày lễ Làm Phép Dầu hôm nay: “Sáng mai nay, theo truyền thống, mỗi Giao phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất. Mọi thành phần Dân Chúa: Linh mục, Phó tế, Chủng sinh, Tu sĩ, Giáo dân quy tụ về Nhà thờ Chính tòa Giáo phận, để cùng nhau cử hành Mầu nhiệm thánh.

Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay làm nỗi bật chức Tư tế viên mãn của vị Giám mục, Đấng kế nhiệm các Tông đồ. Trong sự hiệp thông huynh đệ của Linh mục đoàn, cùng sự hiệp dâng lời cầu nguyện với tất cả lòng tri ân của cộng đoàn Dân Chúa.

“Thánh thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức Dầu tấn phong tôi.” Chúa Thánh thần ngự xuống trên ai là tuyển chọn người ấy làm việc cho Chúa. Người được Chúa tuyển chọn không còn được sống và làm việc theo ý riêng mình mà phải phục vụ Thiên Chúa và Dân Ngài.”

Dẫn đầu đoàn đồng tế là sách Tin Mừng được thầy Phó tế cung kính nâng cao trên đầu.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc lại: “Thánh lễ làm phép Dầu qui tụ các Linh mục và tu sĩ nam nữ chung quanh vị chủ chăn, nói lên sự hiệp thông và sẻ chia. Trong Thánh lễ này, Đức Giám Mục sẽ làm phép 3 loại dầu: Dầu Bệnh nhân để xức cho các bệnh nhân nhằm xoa dịu nổi đau đớn thể xác và làm cho bệnh nhân được vững mạnh trong Đức Tin. Dầu Dự tòng được xức cho các dự tòng trước khi được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Dầu Thánh gọi là dầu Chrisma, được ghi dấu ấn tín qua các bí tích Rửa tội, Thêm sức, nhất là cho các linh mục khi lãnh nhận chức Thánh và các vị Giám mục khi được tấn phong. Dầu Chrisma cũng được dùng khi cung hiến bàn thờ và Nhà thờ.

Trong Thánh lễ này, các Linh mục sẽ lặp lại lời tuyên hứa của mình khi được truyền chức linh mục, hứa vâng phục Đấng Bản quyền.Cộng đoàn cùng hiệp thông dâng lời cầu nguyện cho Giám mục, Linh mục. Đặc biệt là trong năm Tân Phúc âm hóa Đời sống Giáo xứ này, mỗi một tín hữu là cánh tay nối dài cộng tác đắc lực với Linh mục Quản xứ để phục vụ Giáo Hội.”

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức lặp lại lời hứa của các linh mục đối với Đấng Bản quyền. Đức Tổng Giám mục thẩm vấn lại và các linh mục tuyên hứa. Tiếp đó Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn dâng lời cầu nguyện, xin Chúa ban cho các linh mục đầy tràn ân sủng để các Ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Chúa Kitô. Đồng thời cũng cầu nguyện cho các Giám mục luôn trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa đã giao phó.

Nghi thức làm phép Dầu: Ba loại dầu và hương liệu được các thầy Phó tế rước lên bàn thờ, lễ vật do các em thiếu nhi, thanh niên, gia đình trẻ, gia trưởng và các vị cao niên đại diện cộng đoàn dâng lên.

Tất cả các linh mục vây quanh bàn thờ, Đức Tổng Giám mục lần lượt làm phép dầu Bệnh nhân và dầu Dự tòng. Dầu Chrisma được Đức Tổng Giám mục pha hương liệu trước khi làm phép.

Kết thúc Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho cộng đoàn trong tâm tình hiệp thông của đoàn chiên đối với vị Chủ chăn. “Tôi biết chiên tôi, và các chiên tôi biết tôi”.
 
Thánh lễ truyền dầu tại giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
09:04 02/04/2015
Thánh Lễ Truyền Dầu Tại Giáo Phận Phú Cường

Vào lúc 8 giờ sáng nay, ngày 2.4.2015, Thứ Năm Tuần Thánh. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục giáo phận, đã cử hành Thánh lễ làm Phép Dầu tại Nhà Thờ Chánh Tòa Phú Cường.

Xem Hình

Đồng tế Thánh lễ có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ nguyên Giám mục giáo phận. Cha Tổng Đại diện: Micael Lê văn Khâm. Quý cha quản hạt. Quý cha Bề trên các dòng. Quý cha trong giáo phận. Quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân các giáo xứ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nói lên ý nghĩa Thánh lễ làm Phép Dầu. Gọi là lễ Truyền Dầu vì trong Thánh lễ Đức Giám Mục sẽ Hiến thánh Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng.

Lễ Dầu thể hiện sự hiệp nhất của linh mục đoàn với Giám mục giáo phận qua việc đồng tế và lập lại lời hứa ngày lãnh nhận chức vụ linh mục tư tế thừa tác của Chúa Kitô; Có thể nói đây là ngày lễ dành riêng cho các linh mục và cũng là ngày lễ thể hiện sự hiệp thông của mọi thành phần Dân Chúa trong Hội Thánh của Chúa Kitô.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Giám Mục một lần nữa nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc làm Dầu thánh và ngài ước mong mỗi người Kitô hữu tùy theo chức phận của mình luôn làm tỏa ngát hương thơm của Dầu thánh ngay trong gia đình mình, trong Giáo xứ, trong Hội Dòng, trong Cộng đoàn Tu sĩ, trong cả Giáo phận thân yêu của mình. Nhờ đó, như lời Đức Giáo Hoàng Bênêđitô đã suy niệm và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại: ‘’ Hội thánh phát triển không phải bằng việc chiêu dụ, nhưng bằng sức thu hút ‘’. Một khi đã được xức Dầu thánh, chúng ta phải sống làm sao để Giáo xứ và Cộng đoàn của mình chan hòa niềm vui trong bình an và hiệp nhất, khiến những người chung quanh mình phải thốt lên rằng: ‘’ Kìa xem, những người Kitô giáo: họ sống đạo tình thương; họ hiệp nhất với nhau; họ xây dựng gia đình êm ấm thuận hòa; họ giáo dục con cháu sống lễ độ, có tinh thần tương ái tương thân, lá lành đùm lá rách; họ sống bác ái với tha nhân; họ chăm sóc người nghèo khổ; họ phục vụ kẻ cô đơn; họ chia sẻ với người túng thiếu; họ sống nhân hậu, bao dung, vui tươi, nhẫn nại, trung tín, hiền hòa, dễ dàng tha thứ cho mọi người ‘’.

Sau phần chia sẻ Lời Chúa là nghi thức làm phép Dầu. Đức Giám Mục thứ tự đặt tay lên các bình Dầu do các thầy giới thiệu và đọc lời nguyện làm phép Dầu, công đoàn đứng để hiệp thông với lời nguyện ấy.

Tiếp theo, để tỏ hiện tình hiệp nhất, huynh đệ giữa các Giám mục, Linh mục, Đức Giám Mục Giáo phận đã ôm chào Đức Giám Mục Phêrô cùng toàn thể các Linh mục hiện diện.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể. Cả cộng đoàn cùng sốt sáng hiệp ý với Chủ tế và đón nhận Mình Thánh Chúa một cách sốt sáng.

Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 30 trong bầu khí thánh thiêng. Xin Chúa chúc lành cho chúng con ra về bình an.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Thánh lễ truyền dầu tại giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng
BTT GP Lạng Sơn
09:09 02/04/2015
Lễ truyền Dầu tại giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng

Hồi 19h00 thứ Ba, ngày 31 tháng 3 năm 2015, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận, đã long trọng chủ sự thánh lễ truyền Dầu tại nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và long trọng với sự hiện diện của linh mục đoàn, tu sĩ, chủng sinh và đông đảo anh chị em giáo dân.

Xem Hình

Trong bài giảng, Đức Cha giáo phận đã mời gọi, nhắc nhớ mọi người cộng đoàn phụng vụ, cách đặc biệt là quý cha, về chức linh mục thừa tác, qua lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các linh mục trong này thứ Năm Tuần Thánh: “Anh em thân mến trong chức Linh mục! Ngày thứ Năm Tuấn Thánh là ngày mà Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta đến tột cùng (x. Ga 13,1), chúng ta tưởng niệm ngày hạnh phúc của Chúa Kitô lập chức Linh mục và ngày chúng ta chịu chức Linh mục. Chúa đã xức dầu cho chúng ta trong Đức Kitô, Ngài xức bằng dầu hoan lạc và việc xức dầu này mời gọi chúng ta hãy đón lấy và lãnh nhận hồng ân cao cả này: niềm vui, niềm hoan lạc linh mục. Niềm vui của chức Linh mục là một thiện ích quý giá không những cho đương sự nhưng còn cho toàn thể dân trung thành của Thiên Chúa: dân trung thành mà linh mục được kêu gọi đến giữa họ để được xức dầu và được sai đi để xức dầu cho dân”. Từ đó, ngài mời gọi các linh mục, trong ngày mừng kỷ niệm Chúa Kitô lập thừa tác vụ Linh mục hôm nay, hãy luôn biết “khơi dậy ân huệ Thánh Thần” đã được lãnh nhận trong ngày chịu chức.

Đồng thời, ĐGM giáo phận cũng nhắc đến ý nghĩa và tác dụng của từng loại dầu sẽ được làm phép trong thánh lễ hôm nay.

Sau bài giảng, trước mặt ĐGM giáo phận, linh mục đoàn tiến ra trước cung thánh để lập lại lời hứa trong ngày chịu chức. Việc lập lại lời hứa này nói lên sự quyết tâm canh tân bản thân và sứ vụ linh mục, cách riêng thể hiện tình huynh đệ, vâng phục và hiệp nhất với ĐGM giáo phận cũng như với anh em linh mục trong linh mục đoàn.

Cuối thánh lễ, Đức Cha giáo phận đã đại diện cho quý cha trong giáo phận ngỏ lời xin lỗi anh chị em giáo dân trong giáo phận về những thiếu sót, khiếm khuyết của các ngài khi phục vụ cộng đoàn. Đồng thời, ngài mời gọi cộng đoàn, trong tinh thần yêu mến và cảm thông, tiếp tục cộng tác và cầu nguyện cho các linh mục trong giáo phận cũng như trong Giáo Hội để các linh mục luôn là dấu chỉ niềm vui của Thiên Chúa cho con người và thế giới.
 
Thánh lễ Truyền Dầu của GP Phát Diệm được cử hành tại giáo xứ Đồng Chưa
BTT GP Phát Diệm
10:03 02/04/2015
Thánh lễ Truyền Dầu tại giáo xứ Đồng Chưa

Sáng thứ Tư Tuần Thánh, 01/04/2015, tại giáo xứ Đồng Chưa, Đức Cha giáo phận đã long trọng cử hành thánh lễ Truyền Phép Dầu. Cha Tổng đại diện, tất cả quý cha trong linh mục đoàn giáo phận, và quý cha dòng Châu Sơn đồng tế với Đức Cha. Quý tu sĩ, chủng sinh và gần năm ngàn tín hữu đã về tham dự thánh lễ, thể hiện sự hiệp thông sâu xa với vị Cha Chung của giáo phận.

Xem Hình

Những năm trở lại đây, do nhu cầu mục vụ và nhắm đến mưu ích thiêng liêng cho cộng đoàn Dân Chúa trong giáo phận, Đức Cha đã tổ chức thánh lễ làm phép Dầu tại các giáo hạt. Năm nay giáo xứ Đồng Chưa thuộc giáo hạt Đồng Chưa đăng cai tổ chức.

Công tác chuẩn bị cho ngày đại lễ đã được cha quản hạt Phêrô Vũ Đại Đồng, quý cha trong hạt, các hội đoàn, cùng bà con giáo dân trong hạt, cách riêng là giáo xứ Đồng Chưa, hoàn tất chu đáo từ những ngày trước đó. Ngày hôm nay, ngay từ sáng sớm bầu không khí đã trở nên nhộn nhịp lạ thường, từng đoàn người từ các giáo xứ hân hoan đổ về Đồng Chưa tham dự ngày đại lễ.

Đúng 9g00, đoàn đồng tế trang nghiêm tiến ra lễ đài. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha gửi đến quý cha và cộng đoàn Dân Chúa lời chào, lời cầu chúc bình an, sốt sắng trong Tuần Thánh; đồng thời Ngài cũng nói lên những ý nghĩa đặc biệt của thánh lễ ngày hôm nay.

Trong bài giảng, Đức Cha nói lên ý nghĩa các loại Dầu Thánh. Bên cạnh đó Ngài nhấn mạnh đến vai trò của các linh mục, khích lệ các ngài luôn ý thức cố gắng sống xứng đáng với thiên chức cao trọng đã được Chúa trao ban. Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn hãy luôn cầu nguyện, cộng tác, nâng đỡ các ngài khi thi hành thừa tác vụ linh mục. Đặc biệt trong thánh lễ ngày hôm nay, Đức Cha hướng mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận quan tâm đến việc thực thi các công việc bác ái, nâng đỡ những người đau khổ, bệnh tật, cùng cực bất hạnh, xóa bỏ thái độ dửng dưng với tha nhân. Trong bối cảnh năm Phúc Âm hóa các cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn sống đời thánh hiến, Đức Cha tha thiết chia sẻ ước mong của mình là các cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn sống đời thánh hiến ngày hôm nay phải trở thành những hải đảo của tình thương Chúa giữa đại dương vô cảm mênh mông, là nơi mà tất cả mọi người có thể an tâm tìm đến và nương cậy trong bình an đích thực.

Sau bài giảng, các linh mục đứng vòng quanh Đức Cha, trước sự chứng kiễn của cộng đoàn, lặp lại lời tuyên hứa trong ngày chịu chức linh mục. Đây là cơ hội giúp các ngài ý thức lại những bổn phận của người linh mục, khơi lại khát vọng trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày, và là những mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước.

Nghi thức làm phép Dầu diễn ra ngay sau đó. Các bình dầu được quý Thầy phó tế tiến dâng lên Đức Cha để ngài truyền phép thành Dầu Thánh. Sau đó Đức Cha lần lượt truyền phép từng loại dầu.

Trước hết, Đức Cha thánh hiến Dầu Bệnh Nhân (OI), sau đó là Dầu Dự Tòng (OS). Với hai dầu này, Đức Cha dang tay đọc lời nguyện thánh hiến.

Riêng Dầu Thánh Hiến (SC), trước khi dang tay đọc lời nguyện thánh hiến, ngài pha dầu thơm vào bình dầu, thổi hơi vào bình dầu. Đặc biệt, khi Đức Cha đọc lời nguyện thánh hiến, các linh mục hiêp thông với Đức Giám Mục trong im lặng và giơ tay hướng về bình dầu.

Tiếp theo nghi thức truyền phép dầu, Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể như thường lệ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha quản hạt Đồng Chưa thay lời Ban tổ chức cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý chủng sinh, tu sĩ và cộng đoàn. Cách riêng, ngài cảm ơn các hội đoàn, các cá nhân đã góp công sức cộng tác, trợ giúp tổ chức Thánh lễ này.

Trước khi ban phép lành với ơn Toàn Xá, Đức Cha thay mặt quý cha và cộng đoàn cám ơn cha chánh xứ, giáo xứ, giáo hạt Đồng Chưa đã tạo mọi điều kiện giúp tổ chức Thánh lễ được trang nghiêm, sốt sắng. Một lần nữa Ngài cầu chúc mọi người đang hiện diện có một Tuần Thánh sốt sắng, thánh thiện, có việc làm bác ái cụ thể để mừng đại lễ Chúa Phục Sinh trong niềm vui, bình an và ơn thánh.

Sau Thánh lễ, quý thày Phó tế rước Dầu Thánh vào nhà xứ, và san cho quý cha dùng trong năm 2015.

Bài giảng của ĐGM Nguyễn Năng trong thánh lễ Truyền Dầu 2015

“Loan báo Tin Mừng cho người nghèo”

1. Trong thánh lễ Truyền Dầu, Hội Thánh cử hành nghi thức làm phép các loại dầu: dầu dự tòng, dầu thánh hiến, dầu bệnh nhân. Trong ba loại ấy, dầu thánh hiến là quan trọng hơn cả. Dầu thánh hiến được dùng để thánh hiến bàn thờ và nhà thờ, thánh hiến các Kitô hữu khi lãnh nhận bí tích Rửa tội và Thêm sức, thánh hiến các phó tế, linh mục và giám mục. Xức dầu là dấu chỉ bên ngoài diễn tả việc thánh hiến dành cho Thiên Chúa. Khi một người được xức dầu, Chúa Thánh Thần đến trong người ấy để thánh hóa họ và làm cho họ trở nên tư tế.

Chỉ có Chúa Giêsu là Tư tế. Ngài cho chúng ta được thông phần vào chức tư tế của Ngài, “làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đã đổ máu để cứu chuộc chúng ta, nên tất cả chúng ta, các Kitô hữu, đều là tư tế của Thiên Chúa. Các giám mục, linh mục, phó tế, được xức dầu thánh hiến để trở thành hiện thân của Chúa Giêsu trong tư cách là Mục tử và Thủ lãnh. Còn tất cả mọi Kitô hữu, dù là giáo dân hay tu sĩ, nam hay nữ, nhờ bí tích Rửa tội, tất cả đều là tư tế. Giáo lý Công Giáo gọi đây là chức tư tế chung, tư tế phổ quát.

2. Khi nói đến chức tư tế, trước tiên chúng ta nghĩ đến việc cử hành phụng vụ thánh, nhất là thánh lễ, để tôn thờ Thiên Chúa và nhận lãnh ân sủng thánh hóa. Là tư tế, chúng ta phải là những người ở gần Thiên Chúa, gắn bó kết hợp với Ngài. Nhờ việc cử hành Thánh Thể, chúng ta nên một với Chúa Giêsu, sống nhờ Chúa Giêsu và được biến đổi nên giống Chúa Giêsu, để nhờ đó chúng ta làm những công việc cứu thế như Chúa Giêsu.

Tuy nhiên các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một điều khác cũng quan trọng không kém: khi được xức dầu thánh hiến, chúng ta được đầy tràn Chúa Thánh Thần “để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Chúng ta được “sai đi để công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa”. Như vậy, chức tư tế trong Kitô giáo không phải chỉ để cử hành tế tự, mà trước hết để loan báo Tin Mừng cho người nghèo, dấn thân phục vụ những người bé mọn khổ đau.

3. Điều ấy trước hết áp dụng cho Chúa Giêsu. “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai anh chị em vừa nghe”. Chúa Giêsu là Tư tế tối cao, nhưng cứ theo những gì Phúc Âm kể lại, ta không thấy Chúa cử hành các nghi thức tế tự, không thấy Chúa quanh quẩn trong Đền Thờ, mà lại thấy Chúa đi loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa, yêu mến và bênh vực người nghèo hèn thấp kém, chữa lành bệnh nhân, giải thoát người bị quỉ ám, tha thứ và cứu vớt các tội nhân. Chúa cho kẻ đói được có của ăn, Chúa quì xuống rửa chân cho môn đệ, Chúa hiến mình chịu chết trên thập giá. Tư tế là như thế.

Chúng ta thường quan niệm chức tư tế theo khuôn mẫu tế tự và nghi lễ, mà quên rằng Chúa Giêsu là tư tế một cách hoàn toàn mới mẻ, chứ không theo mẫu của Cựu Ước. Đối với Chúa, là tư tế trước hết là loan báo Tin Mừng, là đi ra đến với người nghèo, là “băng bó những tấm lòng tan nát”.

4. ĐTC Phanxicô nói: “Điều Hội Thánh ngày nay cần hơn cả, đó là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu. Hội Thánh cần sự gần gũi, cận kề. Tôi nhìn Hội Thánh như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh. Phải chữa ngay vết thương của họ đã, rồi mới nói tới các chuyện khác. Chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương. Điều quan trọng nhất là lời công bố đầu tiên: Đức Giêsu Kitô đã cứu bạn!”

Vâng, có quá nhiều vết thương cần được chữa lành, có quá nhiều những tấm lòng tan nát cần được băng bó. Người thì đau lâu ốm dài, kẻ thì thân xác tật nguyền, kẻ khác thì chấn thương tâm lý, trầm cảm, thất vọng. Cứ ngước lên mà xem, sẽ thấy bao nhiêu người sống bần cùng đói khổ, cô độc; bao nhiêu cảnh đời bị bỏ rơi, bị loại trừ; bao nhiêu trẻ em mồ côi lang thang kiếm sống để rồi sau này lại đi bụi đời và rơi vào các tệ nạn xã hội; bao nhiêu nạn nhân của bạo lực, hận thù chém giết; bao nhiêu người thấp cổ bé miệng oan ức vì bị áp bức bóc lột; bao nhiêu người mang trong mình những chứng bệnh lây nhiễm phải sống trong mặc cảm bị đào thải. Trong đời sống gia đình, bao nhiêu người chồng người vợ bị phản bội, bao nhiêu người con như đứa con hoang đàng. Trong đời sống tâm linh, biết bao tội nhân đang cần đến lòng thương xót; biết bao người đau khổ vì bị ngăn trở không thể xưng tội rước lễ.

Không thể kể cho hết những vết thương của con người trong xã hội hôm nay. Các vết thương ấy ở trong các gia đình của chúng ta, trong giáo xứ, cộng đoàn, trong xã hội của chúng ta, ngay bên cạnh chúng ta. Nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta dửng dưng vô cảm, vì chúng ta an phận. ĐTC Phanxicô nói: “sự dửng dưng vô cảm có nguy cơ trở thành toàn cầu hóa”. Nghĩa là ngày càng có nhiều người dửng dưng vô cảm, ngay cả trong hàng ngũ các Kitô hữu và các mục tử.

Thay vì dửng dưng vô cảm, Hội Thánh phải là bệnh viện dã chiến, phải chữa lành các vết thương, băng bó những tâm hồn tan nát. Là tư tế của Thiên Chúa, chúng ta được xức dầu thánh hiến để đi ra gặp gỡ những người đang đau khổ và công bố cho họ tình thương cứu độ: Thiên Chúa đã cứu bạn, Thiên Chúa yêu thương bạn. Là tư tế của Thiên Chúa, chúng ta hãy làm một điều gì đó để chữa lành các vết thương tâm hồn và thể xác của họ. Loan báo Tin Mừng cho người nghèo là như thế. Đôi khi chúng ta dễ trở thành những kẻ biệt phái tự hào mình đạo đức để kết án và khủng bố tinh thần của họ. Chúng ta không được làm quan tòa kết án, cũng không được vô tư thản nhiên như thể chẳng hề liên quan đến mình.

Ước gì các cộng đoàn Kitô hữu mang lấy trái tim chạnh lòng thương xót của Chúa để băng bó những tâm hồn tan nát, ủi an khích lệ, mở ra cho họ một con đường để sống xứng đáng phẩm giá con người. Một cộng đoàn được Phúc-Âm-hóa phải là “một hải đảo của lòng thương xót giữa một đại dương dửng dưng vô cảm”. Nếu có một nơi nào để người nghèo đói tìm đến, nếu có một nơi nào để người đau khổ tìm được sự cảm thông và sự an ủi khích lệ, nếu có một nơi nào để những tâm hồn tan nát được chữa lành và tìm thấy ánh sáng của niềm hy vọng, thì đó phải là Hội Thánh, là các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu. Hội Thánh là như thế, và đó mới là Hội Thánh.

5. Thật ra, Hội Thánh ngày nay cần cử hành phụng vụ và các nghi thức để tưởng niệm các biến cố trong mầu nhiệm cuộc đời của Chúa, cử hành các bí tích để chuyển thông ân sủng cứu độ cho nhân loại. Không có đời sống kết hiệp với Chúa thì không thể bác ái với tha nhân. Không có ơn Chúa thì dù hoạt động vất vả đến đâu cũng không thể chuyển thông tình thương cứu độ cho người khác được.

Tuy nhiên chúng ta không được dừng lại nơi các sinh hoạt phụng vụ và đạo đức. Là tư tế, chúng ta phải đi ra, dấn thân nhiều hơn nữa vào các hoạt động bác ái và loan báo Tin Mừng cho người đói nghèo, khổ đau và bé mọn. Nhìn lại các sinh hoạt trong Hội Thánh, chúng ta nhận thấy có một sự mất quân bình. Từ cấp giáo phận đến giáo xứ hoặc dòng tu, chúng ta đầu tư rất nhiều vào lãnh vực xây dựng cơ sở vật chất: nhà thờ, nhà giáo lý, tượng đài; chúng ta tổ chức nhiều lễ mừng, các buổi liên hoan, các cuộc rước kiệu, dâng hoa; chúng ta đã phần nào quan tâm nhiều hơn cho việc học hỏi Lời Chúa và giáo lý. Trong khi đó, các sinh hoạt bác ái và loan báo Tin Mừng lại quá kém. Đó là sự mất quân bình nghiêm trọng cần được chấn chỉnh cho phù hợp tinh thần Phúc Âm. Phải, các hoạt động mục vụ của chúng ta đã mất cân đối, đến độ có nguy cơ lạc hướng. Cần tìm lại sự hài hòa cân đối giữa sinh hoạt phụng vụ, giáo lý, xây dựng nhà cửa, bác ái và truyền giáo. Càng cho đi, Hội Thánh lại càng tăng trưởng. Một ngọn đèn mà lấy thùng úp lại chắc chắn sẽ tắt vì thiếu khí. Một Hội Thánh ít quan tâm đến bác ái và loan báo Tin Mừng sẽ không có sức hấp dẫn.

Đời sống của Hội Thánh cần có hai nhịp: đi về và đi ra. Đi về với Chúa để đón nhận sự sống của Chúa qua các cuộc cử hành phụng vụ và các sinh hoạt đạo đức, đi ra đến với tha nhân để đem lòng thương xót của Chúa cho anh chị em. Không đi về với Chúa, sẽ không có lòng mến Chúa làm động lực siêu nhiên thúc đẩy và sẽ như con rối không có định hướng; còn đi về mà không đi ra thì sẽ là những người ích kỷ chỉ biết sống cho riêng mình và có nguy cơ đánh mất chính phần rỗi của mình.

6. Anh em linh mục thân mến, hơn ai hết, anh em và tôi là tư tế một cách đặc biệt với tư cách là hiện thân của Chúa Giêsu là Mục tử và là Thủ lãnh. Là tư tế được đặt lên để phục vụ cộng đoàn Dân Chúa, anh em hãy nghe lại lời của ĐTC Phanxicô: “Các thừa tác viên của Hội Thánh phải thương xót, có trách nhiệm với dân, đồng hành với họ như người Samaritanô nhân hậu, biết rửa sạch, lau khô và nâng đỡ tha nhân. Đây mới là Tin Mừng đích thực. Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi. Các thừa tác viên của Tin Mừng phải là người có thể sưởi ấm trái tim con người, bước đi với họ trong đêm tối, biết đối thoại và để mình đi vào đêm tối của họ, vào bóng đêm nhưng không bị lạc lối. Dân của Chúa muốn có các vị mục tử, chứ không muốn các giáo sĩ hành động giống như nhân viên văn phòng hay công chức”.

Là mục tử, chúng ta dễ bị cám dỗ lo cho 99 con chiên ngoan trong đàn và ngại ngùng lên đường tìm kiếm con chiên lạc. Lo cho những người đạo đức hiền lành không vất vả bằng lo cho những người khô khan nguội lạnh, sống trong tội lỗi hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta có thể dâng mỗi ngày hai ba thánh lễ, nhưng đến với bệnh nhân và người nghèo lại là điều rất khó. Đi thăm những gia đình quen biết vẫn vui hơn đến với những người chưa biết Chúa. Chúng ta là người chịu trách nhiệm giữ cho Hội Thánh ổn định và kỷ cương, nhưng trái tim chúng ta lại có nguy cơ cứng nhắc vô cảm.

Chúng ta phải thắng những cám dỗ ấy. Là tư tế, chúng ta phải lên đường đến với con chiên lạc, loan báo Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành các vết thương, băng bó những tâm hồn tan nát; chúng ta phải đi ra, ra khỏi nhà và ra khỏi mình. Hội Thánh là như thế, và đó mới là Hội Thánh.

Nhưng anh em không thể đi ra được nếu không có Chúa trong lòng. Phải có đời sống cầu nguyện và kết hiệp mật thiết với Chúa, anh em mới có thể đem tình thương của Chúa cho mọi người. Nếu ly nước tâm hồn của anh em không đầy Chúa, anh em không thể tuôn trào tình thương của Chúa cho ai được; cùng lắm anh em chỉ có thể làm được một vài việc theo phong trào hoặc tùy hứng từng lúc.

Anh em phải là những người giữ lửa và thông truyền lửa tình yêu cho mọi người. Phải có đời sống nội tâm sâu xa phong phú, anh em mới có đủ khả năng phá tan tình trạng băng giá vô cảm và thông truyền niềm hứng khởi thiêng liêng cho các tín hữu.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần nhào nặn con tim của chúng ta nên giống Trái tim Chúa Giêsu.


+ Gm Giuse Nguyễn Năng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (4)
Vũ Van An
18:47 02/04/2015

IV.Khổ nạn dưới cái nhìn của Thánh Mátthêu



Trong suốt Tin Mừng của ngài, Thánh Mátthêu theo sát dòng truyện của Thánh Máccô, nhưng vẫn tô điểm câu truyện ấy bằng những chủ đề khá đặc trưng của riêng ngài.

Câu truyện khổ nạn của Chúa Giêsu cũng thế: Thánh Mátthêu hầu như thấm nhiễm trọn câu truyện của Thánh Máccô; tuy nhiên, ở đây cũng thế, ngài dựng lại trình thuật để nhấn mạnh các chủ đề của riêng ngài. Chấp nhận cái chết, Chúa Giêsu đã hoàn tất số phận “Thiên Chúa định” của Người như Sách Thánh đã tiên báo và khai mở một thời đại lịch sử mới đầy sự sống phục sinh. Chúa Giêsu là Con vâng lời của Thiên Chúa, trì chí trung thành ngay giữa đau khổ cùng cực. Lòng tín thác của Chúa Giêsu vào Thiên Chúa, được thử thách trong cơn cuồng phong dữ dằn của cái chết, không vô ích.

1. Gom bão: Mt 26:1-16

Khi Ðức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: "Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá".

Lúc ấy, các thượng tế và kỳ mục trong dân nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Caipha, và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Ðức Giêsu và giết đi. Nhưng họ lại nói: "Không nên làm vào chính ngày lễ, kẻo gây náo động trong dân".

Ðức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simon Cùi, thì có một người phụ nữ đến gần Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người đang dùng bữa. Thấy vậy, các môn đệ lấy làm bực tức nói: "Sao lại phí của như thế? Dầu đó có thể bán được nhiều tiền mà cho người nghèo". Biết thế, Ðức Giêsu bảo các ông: "Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật, cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu! Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy để mai táng Thầy đấy. Thầy bảo thật anh em: khắp thế gian, Tin Mừng này được loan báo ở đâu, người ta cũng kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô".

Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế mà nói: "Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý vị". Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Ðức Giêsu.


Thánh Mátthêu mô tả cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu như một gặp gỡ với định mệnh, không phải thứ định mệnh mù quáng nhưng là một định mệnh được sự dấn thân mạnh mẽ của Chúa Giêsu đối với sứ mệnh do Thiên Chúa chỉ định và sự kháng cự quyết liệt của quyền lực sự chết biến thành không thể nào tránh được.

Các màn mở đầu của trình thuật khổ nạn đã xác định ra sắc khí. Thánh Mátthêu bắt đầu bằng một dẫn nhập long trọng (26:1-5): giờ đây, khi Chúa Giêsu đã ngỏ hết những lời ban sự sống của Người cho Israel, Người sẵn sàng thực thi giáo huấn mạnh mẽ nhất và gương sáng thuyết phục nhất của Người. Với cái nhìn thấu suốt của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu bình thản tiên đoán cho các môn đệ hay các biến cố sắp tới của khổ nạn.

Tương phản với sự thanh thản của Chúa Giêsu, các lãnh tụ tôn giáo tụ tập để đưa ra một âm mưu đen tối. Dù cương quyết bắt cho được Người dưới tội “phản bội”, họ vẫn sợ sức lôi cuốn của Chúa Giêsu đối với dân chúng. Xuyên suốt Tin Mừng của ngài, Thánh Mátthêu mô tả các lãnh tụ tôn giáo trong chiều kích tiêu cực của họ. Họ tượng trưng cho sự chống đối Chúa Giêsu và sứ điệp của Người và các tác phong xấu của họ làm nổi bật những gì một môn đệ không hề là.

Không phải ai ai cũng bác bỏ Chúa Giêsu, như cảnh xức dầu thơm đã chứng minh (26:6-13). Khi ở tại Bethany, một khu ngoại ô của Giêrusalem, ăn tối tại nhà Simong Cùi (chứng tỏ lòng cảm thương của Người dành cho người bệnh và người bị hắt hủi), một phụ nữ vô danh đã dâng tặng Chúa Giêsu một cử chỉ hiếu khách và yêu thương hậu hĩnh. Nàng xức đầu Người bằng thứ dầu thơm qúy giá.

Dù trong thế kỷ thứ nhất, việc xức dầu thơm cho khách là chuyện thông thường tại các yến tiệc của người giầu, các môn đệ của Chúa Giêsu vẫn coi hành động của người phụ nữ này là quá hoang phí. Nhưng đối với Chúa Giêsu và Tin Mừng, hành vi yêu thương đằm thắm này hoàn toàn thích đáng đối với thời khắc định mệnh của khổ nạn. Người phụ nữ xức dầu lên đầu Chúa Giêsu, giống như xức cho các tiên tri và vua chúa vậy; do đó, nàng đã dâng lên Người lòng tôn kính Người đáng được. Và, như Chúa Giêsu đã tuyên bố, khi âu yếm xức dầu cho thân xác Người, nàng đã chuẩn bị cho cái chết và cuộc mai táng của Người. Âu yếm tôn kính Chúa Giêsu và hiểu rõ cái chết của Người là các dấu chỉ tư cách môn đệ chân chính, và do đó, cử chỉ can đảm của người phụ nữ vô danh này sẽ được tưởng nhớ ở “bất cứ nơi nào Tin Mừng được công bố khắp thế giới”. Đây quả là một hồng ân ngoại thường mà trong toàn bộ Tân Ước, chỉ một mình nàng được hưởng.

Hoàn toàn ngược với tình yêu âu yếm và can đảm của người phụ nữ trên, Giuđa, một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu, đã tới gặp các trưởng tế và bán linh hồn hắn bằng cách phản bội Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu là tin mừng gia duy nhất đếm đủ “ba mươi đồng bạc”, cái giá của một nô lệ theo Xuất Hành 21:32. Hiển nhiên, Giuđa là một bí ẩn đau lòng đối với cộng đoàn tiên khởi: làm sao một trong Nhóm Mười Hai, được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, lại có thể phản bội Người như thế? Tin Mừng Mátthêu không đánh giá thấp ảnh hưởng sói mòn của tiền bạc và lòng tham: “của cải các ông ở đâu, lòng các ông ở đó… Các ông không thể phục vụ cả Thiên Chúa lẫn tiền bạc” (6:21, 24).

Toàn bộ các nhân vật đều đồng loạt xuất hiện: Chúa Giêsu, các môn đệ, các địch thủ. Bộ máy phản bội và chết chóc bắt đầu chạy. Và, Thánh Mátthêu cho hay, Giuđa ra ngoài “cố tìm dịp thuận tiện để nộp Người” (26:16). Chữ Hy Lạp được Thánh Mátthêu sử dụng chỉ “dịp thuận tiện” là eukairian, do gốc kairos, chỉ lúc chọn lọc, lúc của định mệnh. Có một nghịch thường ở đây: cả Giuđa lẫn Chúa Giêsu đều hướng tới cùng một giây phút định mệnh: với Giuđa đây là thời điểm phản bội và tự hủy; với Chúa Giêsu, đây là thời điểm của trung thành và hiến sinh tối hậu.

2. Thời thuận tiện (kairos): Mt 26:17-35

Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua.

Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Ðã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!" Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Rápbi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh đó!".

Cũng đang bữa ăn, Ðức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy". Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy".

Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Bấy giờ Ðức Giêsu nói với các ông: "Ðêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi chỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã". Ðức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy". Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.


Loạt cảnh tiếp theo tập chú vào bữa tối cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ. Đó là ngày áp Lễ Vượt Qua, khởi đầu cho ngày hành hương vĩ đại khi người Do Thái khắp Israel và khắp thế giới Rôma mừng cuộc Xuất Hành, tức việc Thiên Chúa giải phóng dân khỏi nô lệ và chết chóc. Với một sự long trọng uy nghi, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua sau cùng của Người. Người sai môn đệ vào Giêrusalem, chỉ thị một cách chính xác cho các ông chuẩn bị bữa ăn tối. Lời Chúa Giêsu, chỉ có trong Tin Mừng Mátthêu, tràn đầy ý nghĩa: “thời của Thầy đã gần tới” (26:18). Chữ Hy Lạp kairos lại được sử dụng ở đây, để chỉ thời khắc có tính quyết định của lịch sử khi thế giới cũ sẽ chết đi và một thời đại mới được khai sinh. Đối với Thánh Mátthêu, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu thực sự là điểm ngoặt của toàn bộ định mệnh con người.

Các môn đệ ngoan ngoãn làm theo lệnh của Chúa Giêsu và mọi sự đã sẵn sàng để cử hành Lễ Vượt Qua. Sắc khí bữa ăn tối từ biệt này pha lẫn cả buồn bã lẫn hân hoan. Trong văn hóa Sêmitích, cũng như trong nhiều nền văn hóa khác, bữa ăn là thời khắc thánh thiêng, thời khắc trong đó, sợi dây chung của sự sống và tình bạn cần được cử hành. Trước cái phông này, Chúa Giêsu tiên đoán rằng một trong nhóm mười hai sẽ bẻ gẫy sợi dây liên kết giữa trò và thầy. Các môn đệ khác tỏ ra buồn bã và đã hỏi một câu sẽ mãi mãi vang vọng trong trái tim mỗi Kitô Hữu khi họ giáp mặt với sự bất trung của mình: “thưa ngài, chẳng lẽ con sao?” (26:22).

Giuđa trở thành phản mẫu của người môn đệ, một khuôn mặt xem ra gây chú ý nơi Thánh Mátthêu. Mọi lịch sử nhân bản đều được quện chặt một cách huyền nhiệm vào sự quan phòng của Thiên Chúa, kể cả cuộc bỏ đạo và phản bội khiếp đảm nhất. Nhưng thực tại Chúa quan phòng thương yêu ta không lấy đi trách nhiệm của ta. Xuyên suốt Tin Mừng của ngài, Thánh Mátthêu luôn lui tới với chủ đề này: ta phải tính sổ với Thiên Chúa về các chọn lựa và hành động của mình. Nếu Giuđa chọn cái chết, hắn sẽ cảm nghiệm cái chết. Như để đóng ấn cho số phận mình, Giuđa cũng đã lặp lại câu hỏi của các môn đệ khác: “Rápbi, chẳng lẽ con sao?” (26:25), một câu hỏi đầy oái oăm mà chỉ trình thuật Mátthêu mới có.

Lúc kết thúc bữa ăn tối, Chúa Giêsu trở lại với chủ đề phản bội và sai phạm đầy bi thảm (26: 31-34). Không phỉ chỉ Giuđa mà mọi môn đệ, kể cả Phêrô, người mà Chúa Giêsu đã chúc phúc làm lãnh tụ của họ (16:16) và nâng đỡ giữa cảnh biển động (14:28-31), sẽ để dạ trung thành của họ bị bờ đá đau khổ và sợ sệt cùng cực đập nát. Tuy nhiên, ngay những giờ phút ảm đạm nhất như thế cũng vẫn được Ngôi Lời Thiên Chúa ôm ẵm; sự thất bại của các môn đệ đã ứng nghiệm lời tiên tri Dacaria 13:7: “Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đoàn chiên sẽ tan tác”.

Các lời tiên đoán phản bội và sai phạm trên tạo nên cái khung nhức nhối quanh thời khắc chủ chốt của bữa ăn Vượt Qua. Sử dụng các biểu tượng sống động, không thể nào xóa nhòa, Chúa Giêsu cho các môn đệ hay ý nghĩa cái chết của Người. Bánh bẻ ra là thân xác Người được trao ban cho họ; chén đổ ra là máu của Người, “máu giao ước” cung hiến ơn tha thứ và tình yêu không bao giờ cạn dành cho tất cả. Trọn thừa tác vụ của Chúa Giêsu, mọi lời của sự thật giải thoát, mọi đụng chạm chữa lành, mọi đối kháng bất công, đều được tinh chế ở đây trong bánh và chén rượu, trong thân xác và máu huyết Chúa Giêsu trao ban trọn vẹn cho thế giới.

Bữa tối cuối cùng trên không thực sự là Bữa Vượt Qua sau cùng đối với Chúa Giêsu và các môn đệ. Người sẽ cử hành nó như “mới” một lần nữa nơi Vương Quốc Thiên Chúa. Bất chấp sự yếu đuối của họ, tình yêu nồng nàn hết sức trung thành của Chúa Giêsu đối với các môn đệ sẽ tụ họp họ lại một lần nữa bên kia cái chết.

3. Diệtsimani: Mt 26:36-56

Bấy giờ Ðức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, trong lúc Thầy đi đến đàng kia cầu nguyện". Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy". Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha". Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái,nhưng thể xác lại yếu đuối". Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện". Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. Bấy giờ Người đến chỗ các môn đệ và nói với các ông: "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Ðứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!"

Người còn đang nói, thì Giuđa, một trong Nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!" Ngay lúc đó, Giuđa tiến lại gần Ðức Giêsu và nói: "Rápbi, xin chào Thầy!", rồi hôn Người. Ðức Giêsu bảo hắn: "Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi!" Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Ðức Giêsu. Và kìa, một trong những kẻ theo Ðức Giêsu liền vung tay tuốt gươm của mình ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. Ðức Giêsu bảo người ấy: "Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy". Vào giờ ấy Ðức Giêsu nói với đám đông: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến như để bắt tôi một tên cướp sao? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Ðền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng toàn bộ việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ". Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.


Nhịp độ khổ nạn bắt đầu gia tốc. Chúa Giêsu và các môn đệ rời thượng lầu, đến một khu vườn ôliu vắng vẻ (Thánh Luca gọi nó là Diệtsimani trên Đồi Ôliu). Tại đây, Chúa Giêsu đem theo 3 môn đệ và bắt đầu cuộc canh thức cầu nguyện sốt sắng và đầy xao xuyến. Lời của Người vọng lại Thánh Vịnh 42: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được” (26:38). Vị thầy trước đây từng dạy môn đệ sự quan trọng của việc cầu nguyện trực tiếp, trung thực và tín thác (6:5-15) nay chính Người cầu nguyện với hết trái tim mình khi giáp mặt với cái chết. Chúa Giêsu phủ phục dưới đất và mở lòng ra với Thiên Chúa: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (26:39). Trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Giêsu được biểu thị trong lời cầu nguyện này: một con người nhân bản bám vào sự sống và sợ sự chết; một người con trung thành của Thiên Chúa đặt trọn tương lai của mình trong bàn tay của Người Cha yêu thương.

Chúa Giêsu lặp lại lời cầu nguyện này ba lần. Người xin các môn đệ canh thức với Người nhưng họ bị áp đảo bởi cơn buồn ngủ nặng nề và một lần nữa lại sai phạm với Thầy mình. Cơn ngủ của họ tượng trưng cho trạng thái lờ đờ thiêng liêng: họ không sẵn sàng đón nhận cái dữ dằn của sự chết đang sắp sửa sụp xuống khắp Diệtsimani và đe doạ mạng sống Thầy.

Cơn bão tử thần ập tới khi Giuđa dẫn một đám thật đông trang bị giáo mác gậy gộc ào vào vườn bắt Chúa Giêsu (26:47). Một lần nữa, Tin Mừng Thánh Mátthêu lưu ý đặc biệt tới người môn đệ khốn nạn này. Bằng một cử chỉ oái oăm hết cỡ, nụ hôn của hắn trở thành dấu hiệu của phản bội. Giống lúc ở bữa tối sau cùng, Giuđa ngụy trang sự phản bội của hắn bằng những lời xem ra vô tội: “Rápbi, xin chào Thầy!” Nhưng Chúa Giêsu thấy tận đáy lòng Giuđa, và ngay trong chính thời khắc phản bội ấy, vẫn nói với hắn như một “người bạn”.

Đám đông vũ trang bắt giam Chúa Giêsu và trong một cử chỉ vô ích, một trong các môn đệ rút kiếm ra, chém đứt tai người đầy tớ của vị thượng phẩm. Trong trình thuật Mátthêu, đây là cơ hội để Chúa Giêsu dạy dỗ. Người cảnh cáo người môn đệ này đừng lấy bạo lực đáp trả bạo lực, ai sống nhờ gươm sẽ chết vì gươm. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu vốn đã thúc giục các môn đệ đừng sử dụng bạo lực (5:21-26, 38-42); con cái Thiên Chúa phải yêu thương cả kẻ thù (5:43-48). Nếu chỉ là vấn đề biểu dương quyền lực, thì Thiên Chúa đã áp đảo những kẻ tấn công Chúa Giêsu bằng các đạo binh thiên thần rồi. Nhưng nước Thiên Chúa, như đã được mạc khải trong Sách Thánh, sẽ không nhờ bạo lực mà được thiết dựng. Lòng trung thành của Chúa Giêsu sẽ dẫn Người tới thung lũng sự chết nhưng cuối cùng, Sách Thánh sẽ được ứng nghiệm và tình yêu sẽ đánh bại bạo lực và sự chết.

Nhưng lúc này, sức mạnh của sự ác xem ra đang ở thế thượng phong. Giáp mặt với viễn tượng này, các môn đệ đã đầu hàng sợ sệt và để mặc Chúa Giêsu cho những kẻ bắt giam Người.

4. Xử án Chúa Giêsu: Mt 26:57-27:10

Họ bắt Ðức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. Ông Phêrô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với bọn nha dịch, xem kết cuộc ra sao.

Còn các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Ðồng thì tìm chứng gian buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình. Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian. Sau cùng, có hai người bước ra, khai rằng: "Tên này đã nói: tôi có thể phá Ðền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại". Và vị thượng tế đứng lên hỏi Ðức Giêsu: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?" Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh. Vị thượng tế nói với Người: "Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa không? Ðức Giêsu trả lời: "Chính ngài nói đó. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến". Bấy giờ vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Ðấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: "Hắn đáng chết!"

Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người và nói: "Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông đó?"

Còn ông Phêrô đang ngồi ngoài sân, thì có một người tớ gái đến bên ông và nói: "Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?" Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: "Tôi không biết cô nói gì!" Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: "Bác này cũng theo ông Giêsu người Nadarét đấy". Nhưng ông Phêrô lại thề mà chối: "Tôi không biết người ấy". Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phêrô mà nói: "Ðúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay". Bấy giờ ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi không biết người ấy". Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phêrô sực nhớ lời Ðức Giêsu đã nói: Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần". Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Ðức Giêsu, để xử tử Người. Sau đó, họ trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô.

Bấy giờ, Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan". Nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!" Giuđa ném số bạc vào Ðền Thờ rồi lui ra và đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: "Không được phép bỏ vào quỷ Ðền Thờ, vì đây là giá máu". Sau khi bàn định với nhau, họ dùng tiền đó tậu "Thửa Ruộng Ông Thợ Gốm" để làm nơi chôn cất khách ngoại kiều. Vì vậy mà thửa ruộng ấy gọi là "Ruộng Máu" cho đến ngày nay. Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: "Họ đã lượm lấy ba mươi đồng bạc, tức là cái giá mà một số con cái Ítraen đã đặt khi đánh giá Người. Và họ lấy số bạc đó mà mua "Thửa Ruộng Ông Thợ Gốm", theo những điều Ðức Chúa đã truyền cho tôi".


Đám đông dẫn người tù của họ tới thượng phẩm Caipha và các luật sĩ và trưởng lão đang tụ họp. Thánh Mátthêu mô tả việc này như một phiên tòa chính thức trong đó, các lãnh tụ lắng nghe lời chứng chống lại Chúa Giêsu, hỏi cung Người và cuối cùng kết án Người.



Chiều hướng bi đát của tin mừng khá rõ rệt. Toàn bộ cảnh Chúa Giêsu bị xử, không sợ sệt trực diện với những kẻ bắt bớ mình, được đóng khung bằng câu truyện Phêrô chối Thầy. Trong khi các môn đệ khác trốn chạy vì hoảng sợ, Phêrô đi theo đám đông từ xa xa và theo vị thầy bị giam giữ của mình vào sân nhà thượng phẩm. Nhưng ở đây, lòng can đảm trồi sụt đã lìa khỏi ngài. Một số nữ tỳ nhận ra ngài là bạn đồng hành của người Galilê tên Giêsu; dưới sự soi mói này, Phêrô đã bác bỏ tư cách môn đệ của mình, thề rằng “tôi không biết người này!” Chúa Giêsu từng cảnh cáo các môn đệ của Người đừng thề thốt mà chỉ nên nói sự thật (5:33-37); thế là Phêrô đã cộng hưởng các sai phạm của ngài. Ngay lúc ấy, gà gáy và người môn đệ tan nát cõi lòng nhớ lại lời Thầy cảnh cáo ở bữa ăn tối. Sự lớn lao của sai phạm đè nặng lên ngài, khiến ngài rời bỏ sân nhà thượng phẩm và bật khóc thảm thiết.

Trong lúc ấy, Chúa Giêsu đứng trước vị thượng phẩm và Thượng Hội Đồng. Hàng loạt nhân chứng chống Chúa Giêsu không gây được ấn tượng, nên cuối cùng vị thượng phẩm phải đối chất với người tù lặng im: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa?” (26:63). Độc giả nào theo dõi Chúa Giêsu qua khắp Tin Mừng hẳn biết rõ câu trả lời cho câu hỏi này: Chúa Giêsu, sinh ra trong Chúa Thánh Thần; Chúa Giêsu, Đấng mạc khải sự thật của Thiên Chúa và là Đấng mang sức mạnh chữa lành của Thiên Chúa, quả là Đấng Kitô hằng mong đợi và là Con độc nhất của Thiên Chúa.

Câu hỏi của vị thượng phẩm nói lên một sự thật mà ông không thể thừa nhận. Chúa Giêsu tiếp tục nói tiên tri rằng Người sẽ được hiển dương như Con Người vinh hiển, ngự bên hữu Thiên Chúa và vào ngày tận cùng của thời gian sẽ hiện đến trên mây trời (26:64). Nhưng hiện nay, sự vinh hiển ấy chỉ hiển hiện dưới con mắt đức tin; đối với các lãnh tụ, con người này không hề là đấng kitô mà chỉ là kẻ lừa đảo và lộng ngôn đáng phải chết. Sự thù nghịch của họ biến thành bạo lực và nhạo báng khi họ khạc nhổ vào Chúa Giêsu và đánh đập Người, nhạo cười Người vì cho mình có quyền lực kitô (26:67). Tảng sáng, phiên tòa tái tục và họ chính thức kết án tử hình Chúa Giêsu và điệu Người tới Philatô, tổng trấn Rôma.

Trước khi kết thúc màn này, Thánh Mátthêu nhắc tới số phận của Giuđa (27:3-10). Kẻ phản bội tràn ngập hối hận nên đã cố gắng trả 30 đồng bạc lại cho các lãnh tụ tôn giáo, thú nhận rằng hắn đã hại máu người vô tội. Nhưng họ cự lại hắn và trong cơn thất vọng, hắn liệng ba mươi đồng này vào đền thờ và đi tự vận. Dù bị từ chối, khoản tiền máu này vẫn ám ảnh họ. Họ bèn lượm lấy nó và dùng nó mua một thửa đất chôn cất người ngoại quốc.

Đối với Thánh Mátthêu, câu truyện bi thảm này nhắc lại câu truyện đầy tính tiên tri trong Giêrêmia 19, trong đó, vị tiên tri đập bể chiếc bình thợ gốm ở ngoài đồng như dấu chỉ phán xét Giêrusalem, một cánh đồng sau đó được dùng chôn ngoại kiều. Một lần nữa, đối với Tin Mừng Mátthêu, ngay những thời khắc đáng khinh nhất của kiếp nhân sinh cũng không rơi ra ngoài mục tiêu bao trùm của Thiên Chúa.

5. Đấng Kitô bị kết án: Mt 27:11-31

Ðức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: "Ông là vua dân Dothái sao?" Ðức Giêsu trả lời: "Chính ngài nói đó". Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: "Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?" Nhưng Ðức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.

Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho đám đông một người tù, tùy ý họ muốn. Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Baraba. Vậy khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn Philatô nói với họ: "Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các người đây? Baraba hay Giêsu, cũng gọi là Kitô?" Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người.

Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai người đến nói với ông: Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, vì hôm nay, trong chiêm bao, tôi đã khổ nhiều vì ông ấy". Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Baraba mà giết Ðức Giêsu. Tổng trấn hỏi họ: "Trong hai tên này, các ngươi muốn ta tha ai cho các ngươi?" Họ thưa: "Baraba!" Tổng trấn Philatô nói tiếp: "Thế còn ông Giêsu, cũng gọi là Kitô, ta sẽ làm gì đây?" Mọi người đồng thanh: "Ðóng đinh nó vào thập giá!" Tổng trấn lại nói: "Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác?" Họ càng la to: "Ðóng đinh nó vào thập giá!" Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!" Toàn dân đáp lại: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Baraba cho họ, còn Ðức Giêsu, thì sau khi truyền đánh đòn, ông trao cho họ đóng đinh vào thập giá.

Bấy giờ lính của tổng trấn đem Ðức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: "Vạn tuế Ðức Vua dân Dothái!" Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc lại áo của mình, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.


Câu truyện khổ nạn chuyển sang một màn mới khi Chúa Giêsu bị điệu tới Philatô, tổng trấn Rôma. Giờ đây, chủ đề vương quyền và trung quân được đẩy lên hàng đầu.

Philatô hỏi Chúa Giêsu về căn tính vua của Người nhưng người tù khó hiểu không lên tiếng đáp lại các lời tố cáo do các lãnh tụ tôn giáo đổ lên đầu Người. Độc giả Kitô Giáo biết rõ: Chúa Giêsu thực sự là vua nhưng là một vị vua không giống vị vua mà Philatô có thể hiểu chút nào.

Rõ ràng có tập tục thả một tù nhân được đám đông chọn vào dịp Lễ Vượt Qua. Philatô đề nghị để đám đông chọn hoặc Baraba, “người tù khét tiếng” (27:16) hoặc Chúa Giêsu. Các bản chép tay cổ gợi ý rằng Thánh Mátthêu rất có thể đã làm nổi bật hơn nữa việc chọn lựa này khi cho rằng Baraba thực ra có tên là “Giêsu, người được gọi là Baraba” song song với “Giêsu, người được gọi là Kitô”.

Mỗi lần Philatô đề nghị như thế, các lãnh tụ và đám đông đều chọn thả tự do cho Baraba và yêu cầu đóng đinh Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu dựng bi kịch cho tới giây phút cuối cùng. Trong một cử chỉ khiến ta nhớ tới nghi thức tuyên bố vô tội trong Đệ Nhị Luật 21, Philatô rửa tay và nói với đám đông: “ta vô can trong việc đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy”. Để trả lời, “toàn thể nhân dân” tuyên bố: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (27:24-25).

Gần hai ngàn năm nay, đoạn văn trên đã bị giải thích sai một cách bi thảm như là lời bào chữa cho việc trừng phạt người Do Thái vì tội người ta cho rằng họ giết Chúa Giêsu. Chắc chắn Thánh Mátthêu muốn thời khắc này trở thành thời khắc bi thảm và có tính quyết định. Chúa Giêsu, Con Ápraham, Con Đavít, đã đến với dân của Người và, cũng như các tiên tri đi trước Người, đã bị họ từ khước. Mọi chống đối do các lãnh tụ sai lầm điều hướng lên tới tột đỉnh ở đây trong trình thuật khổ nạn này. Trong khi người Dân Ngoại Philatô tuyên bố mình vô tội, thì dân của chính Chúa Giêsu lại nhận trách nhiệm đã đổ máu Người. Ở đây, Thánh Mátthêu nhìn thấy một điểm ngoặt trong lịch sử; điểm ngoặt này, cuối cùng, sẽ dẫn tới việc truyền giáo cho Dân Ngoại.

Nhưng liệu tin mừng gia có ý biến bản văn này thành lời kết án vĩnh viễn chính dân tộc Do Thái của mình không? Chắc chắn không! Thánh Mátthêu chắc chắn qui lỗi cho người đương thời của Chúa Giêsu vì đã không mở lòng mình ra đón nhận Tin Mừng, mà còn giải thích việc phá hủy Đền Thờ và Giêrusalem trong cuộc nổi loạn Do Thái năm 66-70 CN như là dấu chỉ Thiên Chúa trừng phạt thế hệ ấy (nghĩa là “chúng tôi và con cháu chúng tôi”). Nhưng không hề có chứng cớ nào cho thấy ngài có ý biến bản văn này thành lời biện hộ cho chủ nghĩa phản Do Thái hay tin rằng dân riêng Do Thái của Chúa phải bị loại ra khỏi vòng cảm thương, tha thứ và công bằng mà các môn đệ của Chúa Giêsu từng tỏ cho mọi con người nhân bản.

Vua Giêsu nay bị kết án bởi chính dân của Người và bởi nhà cầm quyền Rôma. Binh lính nhạo cười sự bất lực trông thấy của Người, bằng cách sử dụng các biểu tượng của quyền lực đế quốc: mão vua, vương trượng, và nghi thức chúc tụng, để nhạo cười Chúa Giêsu. Nhưng độc giả biết rõ một sự thật khác: Chúa Giêsu được trao quyền lực của Thiên Chúa, không phải quyền lực áp chế của sức mạnh hay ách thống trị dã man, mà là sức mạnh giải thoát của yêu thương và công lý.

6. Bình minh một thời đại mới: Mat 27:32-66

Ðang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người. Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Ðồi Sọ, chúng cho người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Ðóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người.

Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội Người viết rằng: "Người này là Giêsu, vua người Dothái". Bấy giờ, có hai tên cướp cùng bị đóng đinh với Người, một tên bên phải, một tên bên trái.

Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Mi là kẻ phá được Ðền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Ítraen! bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!" Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.

Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êli, Êli, lêmasabácthani", nghĩa là "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: "Hắn ta gọi ông Êlia!" Lập tức, một người trong bọn chạy đi lấy miếng bọt biển, thấm đầy giấm, buộc vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Còn những người khác lại bảo: "Khoan đã, để xem ông Êlia có đến cứu hắn không!" Ðức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.

Và kìa, bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Ðất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được chỗi dậy. Sau khi Chúa chỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Ðức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa".

Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ nhìn xem từ đàng xa. Các bà này đã theo Ðức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. Trong số đó, có bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ các ông Giacôbê và Giôxép, và bà mẹ các con ông Dêbêđê.

Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxép, và cũng là môn đệ Ðức Giêsu. Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Ðức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông. Khi đã nhận thi hài, ông Giôxép lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về. Còn bà Maria Mácđala và một bà Maria khác ở lại đó, ngồi đối diện vào mồ.

Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, và nói: "Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy". Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắm đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước". Ông Philatô bảo họ: "Thì có sẵn lính đó, các người hãy đi mà canh giữ theo cách các ngươi biết!" Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ.


Tuyệt đỉnh trình thuật khổ nạn của Thánh Mátthêu đầy tính bi kịch. Thập giá của Người được Simong, người Kirênê, mang đỡ, Chúa Giêsu bị điệu lên Gôngôhta để bị đóng đinh. Các lý hình đóng một tấm biển lên thập giá: “Đây là Giêsu: Vua người Do Thái”. Họ rõ ràng có ý định dùng các lời lẽ này để chế nhạo vị tự nhận là kitô đang đại bại lúc lâm chung. Cũng thế, hàng loạt người qua lại nhạo cười Chúa Giêsu về việc Người cho rằng Người có thẩm quyền đối với đền thờ và nhạo báng Người bằng cách nhắc Người nhớ lại rằng Người có thể cứu người khác nhưng lại không thể tự cứu được mình. Ngay hai người nổi loạn cùng bị đóng đinh với Người cũng tham dự cuộc đùa bỡn của đám đông.

Mô tả giây phút khủng khiếp này, một lần nữa, Thánh Mátthêu trở về với Thánh Kinh Do Thái để lấy linh hứng. Giống như trong Tin Mừng Máccô, lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu sẽ được lấy từ Thánh Vịnh 22, lời cầu ai ca vĩ đại. Trong bản văn mạnh mẽ này, người Do Thái trung thành cầu nguyện giữa đau khổ và cô đơn tột cùng. Người bị bao quanh bởi những kẻ nhạo báng lòng tín thác nơi Thiên Chúa của Người. Cảm thấy bị chính Thiên Chúa bỏ rơi, thánh vịnh gia thốt lên lời cầu nguyện của một đức tin nguyên tuyền: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?” Đây là lời cầu nguyện trung thực, không hoa lá được Thánh Mátthêu đặt vào môi miệng Chúa Giêsu khi bầu trời tối xầm, người con trung thành của Thiên Chúa gặp sự chết.

Nhưng thánh vịnh ai ca bất ngờ biến thành ca khúc chiến thắng và ngợi khen thế nào (xem TV 22:23-32), thì cảnh đóng đinh cũng đã biến thành một bừng nở điệp khúc vang dội chiến thắng như thế. Như thể Thiên Chúa đáp lại lời cầu sinh thì vẫn còn phảng phất đâu đây của Chúa Giêsu: màn trong đền thờ bị xé ra làm hai, mặt đất rung chuyển, đá nứt đôi và mồ mả mở nắp. Trong một cuộc diễn hành chiến thắng, các thánh, từng bị giam hãm trong cõi chết, bước vào thành thánh Giêrusalem. Binh lính Rôma, từng canh giữ mộ Chúa Giêsu, sửng sốt và lên tiếng tung hô Chúa Giêsu là Con đích thực của Thjiên Chúa.

Tin Mừng Mátthêu, bằng một cảnh chiến thắng, đã dự ứng trước vinh quang của phục sinh. Gợi lại thị kiến xương khô vĩ đại của Êdêkien (xin xem Ed 37:1-14), tin mừng gia công bố rằng Thiên Chúa đã đáp ứng cái chết vì vâng lời của Chúa Giêsu bằng cách cho Người cũng như mọi thánh nhân của Israel trỗi dậy khỏi cõi chết mà bước vào sự sống mới. Và theo một nghĩa chân thực nhất, cái chết của Chúa Giêsu đánh dấu ngày kết liễu của một thế giới vô hy vọng và ngày khởi đầu của một thời đại mới của Thần Khí Thiên Chúa.

Câu truyện vẫn còn tiếp diễn với việc Giuse cung kính chôn xác Chúa, các mưu toan vô ích của các địch thủ Chúa Giêsu muốn kiềm chế Người ngay cả khi đã chết, và cuộc thăm viếng của các phụ nữ trung thành đến để xức dầu thơm cho thân xác Người. Nhưng theo linh mục Donald Senior, Dòng Khổ Nạn, trong Tin Mừng Mátthêu, những hành vi này gần như đi ngược lại đỉnh cao của trình thuật, vì phục sinh đã bừng nở ngay trên Gôngôtha, xem ra đã “phỗng tay trên” vào ngay giờ sinh thì rồi. Niềm tín thác của Chúa Giêsu ngay lúc bị đối diện với nhạo cười và bỏ rơi đã được đáp ứng ngay tức khắc bằng sự sống dư đầy và cái ôm hôn bất tử của Thiên Chúa.
 
Văn Hóa
Đức Giêsu: Thất Vọng và Hy Vọng
Nguyễn Trung Tây
03:07 02/04/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu: Thất Vọng và Hy Vọng


□ Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát!


Mở cửa văn phòng, tôi gặp Chị và Bạn…

Thấy tôi, chị khóc nức nở,

— Cháu mới sáu tuổi, làm gì nên tội mà phải bị ung thư?

Tôi gặp bạn, bạn than phiền,

— Nhớ lại cảnh vợ mình bị hải tặc Thái Lan bạo hành, tôi vẫn không thể nào hiểu được con người và chiều sâu dã thú...

Lắng nghe những lời chia xẻ của chị và của bạn, tôi xót xa trong lòng. Tôi muốn nói nhiều, nhiều thật nhiều, hy vọng chị và bạn sẽ bớt đi những giọt nước mắt phiền muộn. Nhưng thật lòng tôi biết tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi về mối tương quan giữa cuộc sống và thất vọng. Nhưng tôi nói xin cho tôi được có cơ hội để chia sẻ về nỗi niềm thất vọng của một người...

Cả chị và bạn cùng đều bật miệng hỏi lại,

— Cha muốn nói ai?

Tuần Thánh nếu phải đặt tên cũng là tuần của thất vọng. Đức Giêsu thất vọng bởi Giuđa, người môn đệ thân cận đang âm mưu rập rình bán đứng sư phụ. Đức Giêsu thất vọng bởi Ngài thấy trước Phêrô sẽ chối từ mối liên hệ thầy trò không phải chỉ là một, mà là ba lần nơi công cộng. Trong Vườn Cây Dầu, Ngài mang theo ba người môn đệ thân cận hy vọng sẽ được ủi an. Nhưng không, Phêrô, Giacôbê, và Gioan mệt nhọc thân xác tiếp tục nhắm mắt ngủ yên trong Vườn không hề hay biết mặt đất đang rung chuyển bởi vó ngựa quân lính La Mã. Thất vọng này nối tiếp thất vọng kia, bởi trên cây thánh giá, Đức Giêsu cảm nhận được sinh lực của tuổi ba mươi đang dần dần bốc hơi khô cạn trong thân xác. Và thật đúng như vậy, khi cửa ngôi mộ đá chầm chậm đóng lại chôn lấp một xác chết, chẳng có còn gì sót lại gì cho Đức Giêsu và những người môn đệ hy vọng vào một ngày mai.

I. Nỗi Niềm Thất Vọng
Vào đêm Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, tất cả những môn đệ của Người đã hoàn toàn mất hy vọng vào Thầy của mình. Bởi thế họ đã bỏ Thầy, bỏ tất cả chạy lấy người. Tuy nhiên, bởi Phêrô vẫn còn chút hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, ông đã liều lĩnh đi tới sân Tòa Án Tối Cao của người Do Thái. Nhưng rất tiếc, Phêrô cũng không khám phá ra được điều gì khác hơn ngoài việc ông tự nhiên lại mang lấy phải cái vạ chối Thầy vào người.

Vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó, bầu trời của kinh thành Giêrusalem lúc đó đã tối lại càng tối đen hơn cho những người môn đệ của Đức Giêsu, khi chính họ chứng kiến giây phút cặp mắt thất thần của Đức Giêsu đang từ từ nhắm chặt lại.

Cuối cùng, trong khi đứng nhìn tảng đá của ngôi mộ được ông Giuse Arimáthêa chầm chậm lăn lại che kín một xác chết, mọi người môn đệ của Đức Giêsu biết rằng đã không còn gì để họ hy vọng. Họ hoàn toàn thất vọng vào một tương lai trong Đức Giêsu.

II. Mầu Nhiệm Thương Khó
— Bạn đang đứng ở đâu trong khi những giọt mồ hôi máu đỏ của Đức Giêsu đang rớt xuống, thấm sâu vào lòng đất đen trong Vườn Cây Dầu? Bạn có nghe thấy tiếng Đức Giêsu đang năn nỉ những người môn đệ thân tín, những người bạn bè ruột thịt thân thiết trong suốt một khoảng thời gian dài là làm ơn cố gắng tỉnh thức để chia xẻ nỗi niềm cô đơn với Ngài hay không? Bạn nghĩ gì khi Đức Giêsu bị bạn bè đâm, không phải là sau lưng nhưng ngay trước mặt, bằng một cái hôn nồng nàn thắm thiết? Bạn thấy gì khi Đức Giêsu bị tất cả mọi người bỏ rơi, đứng chơ vơ giữa một rừng gươm sắc, giáo mác, và những kẻ chống đối Ngài? Trong hoàn cảnh bơ vơ lạc loài này, Đức Giêsu sẽ quay sang ai để tìm kiếm cảm thông, chia xẻ, và an ủi? Bạn có nhìn thấy vòng gai sắc nhọn đang đâm thâu qua đầu Ngài? Máu đỏ lại rơi xuống. Thịt da lại rách tan. Bạn có ước lượng được cây thánh giá đang đè lên vai của Đức Giêsu nặng khoảng bao nhiêu pounds hoặc là bao nhiêu ký hay không? Có thể chúng ta vẫn không bao giờ biết được sức nặng thật sự của cây thánh giá, nhưng ít ra chúng ta biết là cây thập giá nặng lắm, nếu không Đức Giêsu đã không té ngã ba lần dưới sức nặng của hai cây gỗ đan chéo vào nhau. Cả ba lần Đức Giêsu té ngã xuống mặt đường ngập đầy đá sỏi của kinh thành Giêsuralem, bạn đang làm gì? Bạn đứng ở đâu? Bạn có thấy Ngài té ngã xuống mặt đường, và đá sỏi tiếp tục cào rách nát khuôn mặt của Ngài ra không?

Tôi tiếp tục chia sẻ,

— Trên đỉnh núi Sọ, bạn có nghe thấy tiếng búa sắc nhọn đang đập xuống những đầu đinh, và những đầu đinh sắc nhọn đang đâm xuyên qua hai chân và hai tay của Đức Giêsu hay không? Bạn có thấy trời đang kéo mây đen che kín đỉnh đồi Calvê hay không? Bạn nghĩ gì khi đất đá của Núi Sọ rung động, mồ mả của những người đã chết bật tung nắp, màn trong đền thờ Giêrusalem xé rách ra làm hai vào giây phút Đức Giêsu nhắm chặt mắt lại? Bạn nghĩ gì khi bộ ngực gầy gò ốm yếu của Đức Giêsu không còn di động lên xuống theo nhịp thở yếu ớt nữa?

III. Mầu Nhiệm Phục Sinh
Nhưng tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì câu chuyện thất vọng của năm xưa không dừng lại ở đoạn ông Giuse đang từ từ lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ đá. Hai ngày sau, sứ thần từ trời cao ngự xuống đẩy tảng đá che kín ngôi mộ của Đức Giêsu sang một bên. Nhờ thế người ta mới biết là ngôi mộ được niêm phong bởi lệnh của Quan Tổng Trấn Philatô tự nhiên trở thành ngôi mộ trống (Mátthêu 27:62-66). Nhờ những người phụ nữ Do Thái dẫn nhau đi ra ngôi mộ vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó, người ta mới biết xác Đức Giêsu đã biến mất. Ngôi mộ đá đã lạnh ngắt lại càng trở nên lạnh ngắt với khăn liệm nằm chơ vơ lạc loài (Máccô 16:1-8, Luca 24:12). Nhờ Maria Mađalêna còn vấn vương với ngôi mộ trống sau khi Phêrô và người môn đệ được Đức Giêsu thương mến đã bỏ về nhà, chúng ta mới biết ngôi mộ đá trở nên ngôi mộ trống chính vì Đức Giêsu đã sống lại (Gioan 21:11-18). Và nhờ hai người môn đệ, một người tên là Clêôpas, thất vọng bỏ thành phố Giêrusalem ra đi, chúng ta mới hiểu tại sao ngôi mộ của Đức Giêsu đã trở thành ngôi mộ đá trống (Luca 24:13-35). Nhờ những người môn đệ của Đức Giêsu mất hy vọng bỏ về lại Bắc Galilê tiếp tục hành nghề ngư phủ trên Biển Hồ, chúng ta mới biết Đức Kitô đã thực sự phục sinh, bởi vì Ngài đã hiện ra bên bờ biển vào một buổi sáng sớm, trong khi những người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng không một con cá (Gioan 21:1-14). Nhờ những nhân chứng phục sinh tiên khởi vừa được liệt kê ở trên, chúng ta biết ngôi mộ đá trở thành ngôi mộ trống bởi vì Đức Giêsu đã phục sinh, và Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người trong chúng ta.

Trong phạm trù Kitô học, Đức Kitô Phục Sinh trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mọi người trong chúng ta bởi vì Ngài cũng đã từng thất vọng với cuộc sống. Trong nguyện đường của thị trấn Nazareth, Ngài thất vọng nói, “Không có ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê hương của mình” (Luca 4:24). Trong Vườn Cây Dầu, Ngài buồn phiền thở than, “Lạy Cha! Nếu được, xin cất chén đắng này xa con” (Máccô 14:36). Trên đỉnh núi Sọ, Ngài thất vọng kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao lại bỏ rơi con”? (Matt 27:46).

Cuộc sống nào mà lại không có những nhọc nhằn, những phiền muộn, và những thất vọng? Đức Giêsu cũng đã từng thất vọng, nhưng Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Lúc nào Ngài cũng chấp nhận và tin tưởng vào bàn tay quan phòng diệu kỳ của Thiên Chúa quyền năng, mặc dù Ngài thất vọng vào đám đông của thị trấn Nazaret, những người đồng hương đang bịt mũi khinh bỉ gốc gác thợ mộc của Ngài. Lúc nào Ngài cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn rực rỡ hơn, dù rằng Ngài đang bị mọi người bỏ rơi trong Vườn Cây Dầu. Lúc nào Đức Giêsu cũng hy vọng vào Nước Trời mặc dù ánh mắt của Ngài đang lạc thần, mờ đi, và xám đen lại vào khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó. Và đúng như Ngài đã từng tin tưởng, chấp nhận, và hy vọng, cuối cùng Ngài đã sống dậy từ trong kẻ chết, và Ngài đã trở thành Đức Kitô Phục Sinh. Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta về một cuộc sống với niềm hy vọng vào một Thiên Chúa quyền năng nhưng nhân hậu.

Bạn,

Ai trong chúng ta lại chẳng có những lúc sống với thất vọng, với tuyệt vọng? Ai trong chúng ta lại chẳng có những giây phút hoàn toàn mất tin tưởng vào ngày mai bởi vì giấc mơ của mình trong vòng bao nhiêu năm vừa chợt sụp đổ như hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đang từ từ sụp đổ vào một buổi sáng mùa thu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Ai trong chúng ta chẳng có những lúc bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay? Tương tự như Giuđa và Phêrô đã từng một lần cảm nghiệm, giờ này chúng ta mất hết, bây giờ chúng ta trắng tay!

Những mất mát trong cuộc sống khiến ai chẳng cảm thấy buồn phiền tiếc nuối. Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát.

Cuộc sống là một tổng hợp của những buồn và vui, khóc và cười, mất và được. Có những lúc nổi giận, đốt hết. Có những lúc từ bi, thứ tha. Có những lúc mất hết, trắng tay. Những mất mát trong đời là một phần của cuộc sống. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình đang còn trẻ và mình cũng đang già. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình là con của bố và của mẹ, có những người chị, người anh, và người em.

Nhưng chấp nhận không thì cũng chưa đủ. Phải hy vọng, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Hy vọng như người con hoang đàng, hai người phụ nữ, một người bên giếng nước Giacóp, một người trong nhà ông Biệt Phái Simon, đã hy vọng những dĩ vãng những lỗi lầm của mình sẽ được quên đi, sẽ được xóa nhòa. Hy vọng như Phêrô đã từng hy vọng là mình sẽ được thứ tha. Thất vọng như Giuđa đã từng tuyệt vọng vào một ngày mai. Cành cây bên vệ đường là nơi người mất hy vọng tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống. Hy vọng như hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào một buổi sáng mùa Xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau. Nhưng Niềm-Hy-Vọng đã tới với họ. Niềm-Hy-Vọng chuyện trò với họ. Và bởi Niềm-Hy-Vọng, họ quyết định quay về Giêrusalem, thành phố của mất hy vọng. Họ quay về để tạo dựng lại một niềm hy vọng mới. Bao nhiêu người chứng kiến cảnh tảng đá đang từ từ chôn lấp một xác chết. Họ thất vọng. Họ cảm nghiệm đắng cay cho một mất mát. Nhưng rồi họ lại hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng đúng như họ mơ ước Mùa Hy Vọng của Kitô Giáo đã tới gần hai ngàn năm.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Nụ Hôn
Lm Vũđình Tường
05:47 02/04/2015
Người mẹ vui vẻ, tươi cười, tay bồng đứa con tám tháng tuổi, miệng nhanh nhẩu khoe.

Cháu nó biết hôn rồi. Sáng nay nó hôn cả nhà.

Nghe nói cả nhà, tưởng đông lắm. Chỉ có cha mẹ và nó là đứa con đầu lòng, đứa cháu đầu đời của ông bà. Mẹ nó trao đứa nhỏ cho bà bồng, miệng dục con

Hôn bà đi con.

Nói đi nói lại hai ba lần đứa bé để sát miệng vào má bà, rồi ngoảnh mặt nhìn mẹ, toét miệng cười. Bà nhìn cháu thấy dễ thương quá, đồng thời cảm thấy bên má ướt nhẹp. Mẹ nó nhìn thấy má bà dính nước rãi, nước mũi cháu. Sợi dãi kéo dài từ má bà đến tận môi đứa nhỏ. Mẹ nó vội lấy giấy đưa cho bà lau má. Bà vui vẻ tươi cười.

Mày hôn kiểu này, ai mà ưa.

Dù là nụ hôn ướt nhẹp nhưng là nụ hôn đầu đời, trong trắng của đứa bé. Nụ hôn vừa tinh tuyền vừa vô tội bởi nụ hôn phát xuất từ một tâm hồn trong trắng, vô tội, vô vạ, chẳng phải vì yêu cũng chẳng do ghét. Hôn vì nghe lời mẹ dục hôn bà đi con.

Nhân loại có ghi lại hai nụ hôn, một khô, một ướt. Trái với nụ hôn khô là nụ hôn ướt. Hai nụ hôn nổi tiếng vì nó thể hiện hai tấm lòng: một kho khan tình cảm, một dạt dào tình yêu. Hai nụ hôn xảy ra trong lịch sử nhưng nó còn tái xuất hiện đó đây trong cuộc sống hôm nay và tương lai. Hai nụ hôn lịch sử xảy ra cho một người. Người đó kết thúc cuộc đời lúc rất trẻ, đang tuổi đầy sức sống do lãnh một bản án vừa bất công lẫn ngược đời. Bất công bởi bản án đó xử chóng vánh, hỏi qua quýt vài câu giữa đêm khuya, tìm nhân chứng giả tạo rồi mau chóng kết án tử hình nạn nhân. Sáng đến mọi sự đã đâu vào đó, khỏi chống án, kháng án. Bản án bất công đến độ người chánh án thấy mình bất lực. Ông ta sợ mang hoạ cho bản thân nên tuyên bố rửa tay, xin vô can trong việc kết án nạn nhân trước mặt công tố viện và bồi thẩm đoàn. Ngoảnh mặt làm ngơ cho phe to tiếng muốn lấn át, vặn méo pháp luật mong đạt mục đích. Bản án bất công vì phe mạnh miệng nhân danh toàn dân để xử nhưng toàn dân không hề hay biết gì cho đến khi sự việc song xuôi dân mới nghe tiếng đồn. Tiếng đồn lan ra vì hôm điệu nạn nhân đi hành hình những ai đi đường đúng lúc nạn nhân bị điệu ra pháp trường mới hay đêm vừa qua có toà án nhân dân xử lúc dân đang ngủ. Xử án giữa đêm đen nói lên í nghĩa đen tối của tâm hồn người xử án và cái đen tối của nền công lí họ nhân danh trong việc làm mờ ám dựa vào công lí của kẻ mạnh.

Bản án ngược đời bởi bản án bắt đầu bằng nụ hôn khô và kết thúc bằng một nụ hôn ướt. Gọi là nụ hôn khô bởi nụ hôn đó mặc dầu không vụng trộm nhưng nụ hôn đó diễn ra trong vườn, của một buổi tối ánh sáng lu mờ, biểu tượng cho hành động đen tối. Không phải cái đen tối của bóng đêm mà là cõi đen của tâm hồn, màu đen của phản bội. Là bội phản nên nụ hôn khô, không chút tình cảm, nụ hôn giả tạo, không thể viện bất cứ lí do gì giải thích cho hành động lạm dụng nụ hôn. Nụ hôn biểu tượng của tình yêu và lạm dụng tình yêu chính là bôi đen tình yêu bằng cái hôn giả tạo. Cái giả tạo đó phát xuất từ thâm tâm và thể hiện qua hình ảnh yêu giả tạo qua nụ hôn.

Đối nghịch với nụ hôn khô là nụ hôn ướt, trong sáng như mặt trời đến từ tình yêu chân thật, nụ hôn xảy ra giữa trưa sáng tỏ, dù chan hoà nước mắt. Con mắt nhoà đi vì thương, vì tiếc, vì buồn, vì sầu đẫm lệ nhưng nụ hôn ướt diễn tả tình yêu trong sáng, phát xuất tự đáy lòng, chan chứa tình thương, tình người, tình mẫu tử. Nụ hôn sáng chói đến từ tấm lòng của người mẹ thương con. Người mẹ âu sầu, nức nở, ôm xác con lạnh giá, liên tục đặt những nụ hôn nghẹn ngào, mắt đầy lệ, từng giọt, từng giọt nhỏ trên trán con lạnh giá. Khuôn mặt dính bùn vệ đường pha lẫn máu khô, bầm tím. Bụi đường hoà lẫn máu bầm và nước mắt dính lem luốc khuôn mặt người mẹ nhưng bà xá gì vẫn tiếp tục hôn trên mặt, trên trán con. Nụ hôn ấm, giọt nước mắt nóng không đủ sưởi ấm tấm thân con. Người bàng quan đứng quanh nhìn mẹ hôn con, kẻ mủi lòng, mắt hoen úa, người khác kinh hãi vì bà mẹ không hề sợ dơ và cái lạnh chết người nhưng liên tục hôn trên khuôn mặt dính máu bầm, thâm tím, pha lẫn bụi ven đường. Kẻ khác chạnh lòng trước cảnh đau buồn ngoảnh mặt nhìn hướng khác. Những tên gia hình mấy giờ trước đó vung cánh tay rắn chắc, bắp thịt nổi cuồn cuộn đánh đập nạn nhân, giờ họ đứng như tượng đá, dường như họ rất vô tình, khuôn mặt khô cứng. Họ rất quen cảnh mẹ ôm xác con lạnh giá. Tâm hồn họ chai như cánh tay gân guốc từng cầm giây thừng quất vào thân người cho vãi máu. Tấm lòng họ lạnh ngắt như cái lạnh của một thân thể không còn hơi thở, máu đã đông, tim đã nguội.

Ai đó trong đám đông lên tiếng. Vết thương đòng kia đâm thấu tim còn sống sao được. Câu nói vô tình của ai đó nhắc bà mẹ ôm xác con, nhớ lại hôm trong đền thờ cụ già Simeon cũng tiên tri câu tương tự.

Về phần bà một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. Lc 2,35

Bà mẹ ngước mắt nhìn, không tìm người phát âm câu nói nhưng nhìn vào những lưỡi đòng củ đám lính đứng rải rác quanh hiện trường. Bà đi tìm lưỡi gươm nào đã đâm thấu tim con bà và cũng đâm thấu tâm hồn bà. Không tìm thấy dấu vết lạ nơi lưỡi gươm sáng lạnh. Nước mắt bà trào thêm làm lu mờ những lưỡi gươm. Lưỡi gươm đâm thấu hai con tim nhưng lưỡi gươm không thể cắt đứt mối tình mẹ con. Trái lại nó làm cho mối tình đó gắn bó thắm thiết hơn bằng những nụ hôn trong sáng. Keo sơn gắn bó tình yêu là máu bầm pha lẫn bụi đường.

Ngày nay

Khi đi thăm người trong bệnh viện, khi tham dự thánh lễ an táng, nhất là trong nghi thức nhập quan chúng ta thường chứng kiến những nụ hôn ướt, nụ hôn nồng ấm nhẹ nhàng đặt trên trán lạnh ngắt của thân nhân. Tôi vẫn gặp những giòng nước mắt nóng chảy dài trên má. Tôi vẫn gặp đôi mắt ngấn lệ vì thương, vì tiếc. Vẫn nghe tiếng nức nở, thổn thức của con tim và những tấm thân bước không vững sau quan tài, dù đi rất chậm, đi trên đất bằng phẳng, mặt đường tráng si măng đàng hoàng nhưng bước chân vẫn quập quạng. Mới đây tôi gặp cảnh người mẹ có người con gởi đi du học. Người con nơi đất lạ tin người nên bị giết oan, mất xác. Cha mẹ gom hết tài sản dành dụm tìm đến căn nhà trọ của con. Vào phòng con trọ, người không còn nhưng cảnh vẫn i nguyên. Hai tay bà run run cầm chiếc áo con hôn tới tấp, hôn cổ áo, hôn tà áo, hôn tay áo rồi dùng chiếc áo đó phủ lên mặt mình tìm hơi con nơi chiếc áo. Bà hôn tấm hình con chụp chung với người bồ mà trước đó ông bà ghét cay ghét đắng. Bà hôn tập nhật kí, ngón tay mân mê giòng chữ con viết. Bà ngồi trên chiếc ghế con từng ngồi và lên giường con từng nằm rồi nằm cong lưng như đang ôm con trong lòng. Bà ôn lại những kỉ niệm thân thương của người con, từng kỉ niệm nhỏ sống lại trong bà. Hai dòng lệ lăn dài trên gối. Bà nằm ôm chặt những kỉ niệm của con, toàn thân bất động như người chết.

Tất cả những hình ảnh đau khổ đó dù không đẹp nhưng nó diễn tả một tâm hồn đẹp, một tấm lòng trong sáng và một mối giây liên hệ tình người vững bền. Một số người hôn vào tay mình rồi dùng tay đó chạm vào quan tài diễn tả dấu chỉ của mến thương. Nơi bến xe lửa, bus hay phi trường ít nhiều bạn sẽ gặp cảnh người trong xe, người ngoài không thể hôn nhau nên họ gởi nụ hôn qua bàn tay. Đẹp thay những nụ hôn đẹp qua bàn tay. Rất có thể những bàn tay kia không được sạch, dính bụi, dính thực phẩm nhưng nó diễn tả một tấm lòng chân thành trong sáng, óng ánh như giọt sương sớm dưới ánh nắng sớm.

Thỉnh thoảng khi xem tivi tôi cũng gặp những nụ hôn khô khan, giả tạo của người bạn đường. Trước đó vài giờ họ làm công việc phản bội lòng tin của người phối ngẫu. Bước chân vào nhà họ vội vàng tặng người phối ngẫu nụ hôn rồi bước nhanh ra phòng khách đọc báo hoặc nhanh chóng đi vào phòng tắm tìm cách tẩy rửa dấu vết của phản bội lòng tin. Xoá bỏ dấu vết phản bội bên ngoài thì có thể nhưng xoá bỏ dấu vết phản bội trong tâm hồn thì không thể. Một lần nữa họ lại dối lòng mình. Lợi dụng tình yêu, phản bội tình yêu bằng nụ hôn khô khan để rồi dẫn đến hành động dối chính lòng mình.

Tôi cũng gặp nhiều nụ hôn ướt nhẹp, nụ hôn vô thưởng, vô phạt vì nụ hôn đó không đến từ tận tấm lòng nhưng nó đến vì vâng lời cha mẹ. Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh nhiều bà mẹ dẫn con hôn Thánh Giá. Một số em nghe lời mẹ bảo sao làm vậy; một số cưỡng lại bà mẹ dùng tay ấn đầu em xuống hôn thánh giá. Nó chấp nhận làm điều đó; một số chống lại, kịch liệt phản đối, oà khóc. Dù hôn hay không hôn tâm hồn con trẻ luôn trong trắng, ngay thơ nên nụ hôn của các em luôn là nụ hôn tinh tuyền, ngay cả trường hợp chúng không hôn thánh giá nhưng chấp nhận bước theo mẹ đến gần thánh giá, nói lên mối tình keo sơn, gắn bó mẹ con.

Ước mong tất cả những nụ hôn thánh giá chiều Thứ Sáu Tuần Thánh đều là những nụ hôn trong sáng, được chuẩn bị tâm hồn kĩ càng trước khi hôn thánh giá.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Cứu Chuộc
Tấn Đạt
20:56 02/04/2015
THÁNH GIÁ CỨU CHUỘC
Ảnh của Tấn Đạt
Xin nhắn ai về mang thập giá,
Như người kẻ trộm ở kề bên,
Đời vẫn còn đây ngày thứ Sáu,
Nhưng kìa hy vọng đã bừng lên !
(Trích thơ của Sơn Ca Linh)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/03 – 01/04/2015: Lễ Lá tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:40 02/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Lễ Lá tại Vatican

Sáng Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo. Ngài mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới nhớ đến anh chị em tín hữu Kitô ở nhiều nơi đang bị bách hại và nhiều khi bị mất mạng vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô.

Dưới bầu trời nắng xuân và trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem, và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa sau đó. Số người hiện diện tại lên tới 80 ngàn người khi đọc kinh Truyền Tin.

Chúa Nhật 29 tháng Ba cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 30 được cử hành ở cấp giáo phận với chủ đề “Phúc cho những ai có tâm hồn thanh khiết vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”. Vì thế, tham dự cuộc rước lá với Đức Thánh Cha từ giữa Quảng trường Thánh Phêrô tiến lên lễ đài trên thềm Đền thờ có hơn 400 bạn trẻ, gồm 100 người thuộc giáo phận Roma, 200 bạn trẻ từ các nơi khác trên thế giới, 50 bạn trẻ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân chọn, và sau cùng là 50 người trẻ thuộc Trung tâm thánh Lorenzo, gần Quảng trường.

Các cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2 ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền Liguria trao tặng theo một truyền thống từ thế kỷ 16. Các cành lá này được Đức Thánh Cha, các Hồng Y, Giám Mục, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ và một số người khác cầm trong tay.

Đồng tế với Đức Thánh Cha và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng Y và 50 Giám Mục. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.

Lên tới bàn thờ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ theo nghi thức thông thường, đặc biệt là với bài Thương khó theo Tin Mừng thánh Marco do 3 thầy Phó tế công bố.

Trong bài giảng tiếp đó, Đức Thánh Cha đặc biệt khai triển đề tài sự hạ mình của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và mời gọi các tín hữu cũng hãy noi theo lối sống khiêm hạ của Chúa. Ngài nói:

“Nơi trung tâm buổi lễ trọng thể này, có một lời chúng ta đã nghe trong thư gửi tín hữu thành Philipphê: “Người hạ mình xuống” (2,8). Sự hạ mình của Chúa Giêsu.

“Lời này tỏ cho chúng ta lối cư xử của Thiên Chúa và của Kitô hữu: đó là sự khiêm nhường. Một lối sống không bao giờ ngưng gây ngạc nhiên cho chúng ta và đặt chúng ta ở trong tình trạng khủng hoảng: chúng ta không bao giờ trở nên quen với sự kiện một vị Thiên Chúa khiêm hạ!

“Hạ mình xuống trước tiên là lối sống của Thiên Chúa: Thiên Chúa hạ mình để đồng hành với dân Ngài, để chịu đựng những bất trung của dân. Chúng ta thấy rõ điều đó khi đọc sách Xuất Hành: Thiên Chúa hạ mình dường nào khi nghe tất cả những lời lẩm bẩm, than trách ấy! Những lời than trách chống ông Môisê, nhưng thực ra là chống lại Chúa, chống lại Cha của họ, Đấng đã đưa họ ra khỏi tình trạng nô lệ và hướng dẫn họ trên con đường tiến qua sa mạc tìm về đất tự do.

“Trong tuần Thánh này, tuần lễ dẫn đưa chúng ta đến lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ đi trên con đường hạ mình của Chúa Giêsu. Chỉ như thế, tuần này mới là Tuần Thánh đối với cả chúng ta!

“Chúng ta sẽ nghe thấy những lời khinh bỉ của các thủ lãnh dân và những mưu mô gian xảo của họ để làm cho Chúa ngã xuống. Chúng ta sẽ chứng kiến sự phản bội của Giuđa, một trong 12 môn đệ, người sẽ bán Thầy với 30 đồng bạc. Chúng ta sẽ thấy Chúa bị bắt và giải đi như một kẻ bất lương; bị các môn đệ bỏ rơi; bị điệu ra trước Công nghị Do thái, bị kết án tử hình, bị đánh đập và lăng mạ. Chúng ta sẽ nghe Phêrô, “đá tảng” của các môn đệ, chối bỏ Chúa 3 lần. Chúng ta sẽ nghe những tiếng gào thét của đám đông, do các thủ lãnh xúi giục, họ xin tha cho Barabba, còn Chúa thì họ đòi đóng đanh. Chúng ta sẽ thấy Ngừơi bị quân lính nhạo cười, họ cho Người mặc áo đỏ, đầu đội mão gai. Và rồi, dọc theo con đường đau khổ, dưới thập giá, chúng ta sẽ nghe những lời lăng mạ của dân chúng và các thủ lãnh nhạo cười vua của họ và Con Thiên Chúa.

“Đó là con đường của Thiên Chúa, con đường khiêm hạ. Đó là con đường của Chúa Giêsu và không có con đường nào khác. Không có sự khiêm nhường mà không có hạ mình.

“Theo đuổi đến cùng con đường ấy, Con Thiên Chúa đã nhận lấy “hình hài người tôi tớ” (Xc Pl 2,7). Thực vậy, khiêm nhường có nghĩa là phục vụ, dành khoảng trống cho Thiên Chúa cởi bỏ chính mình, trở nên trống rỗng, như Kinh Thánh nói (v.7). Đó là một sự hạ mình lớn nhất.

“Có một con đường trái ngược với con đường của Chúa Kitô: đó là tinh thần thế tục. Tinh thần này mang lại cho chúng ta con đường háo danh, kêu ngạo, thành công... Đó là con đường khác. Quỷ cũng đã đề nghị con đường với cả Chúa Giêsu trong 40 ngày ở trong sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu đã bác bỏ không chút do dự. Và cùng với Ngài, cả chúng ta cũng có thể chiến thắng cám dỗ ấy, không những trong những dịp lớn, nhưng cả trong những hoàn cảnh thông thường của cuộc sống.

“Chúng ta được trợ giúp và khích lệ nhờ tấm gương của bao nhiêu người nam nữ, trong thinh lặng và âm thầm, hằng ngày từ bỏ bản thân để phục vụ tha nhân: một người thân bị bệnh, một người già cô đơn, một người khuyết tật...”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình cảnh bi đát của hàng triệu anh chị em tín hữu Kitô ở nhiều nơi đang bị bách hại và nhiều khi bị mất mạng vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô. Họ đang bị cộng đồng thế giới bỏ quên. Thật vậy, sau gần 9 tháng trời bị bách hại, bị tịch thu gia sản, bị bắt làm nô lệ, phải bỏ chạy lang thang trên những bước đường tị nạn, những người Kitô hữu tị nạn Iraq mới được nhắc đến trong phiên họp chưa từng có của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta cũng hãy nghĩ đến sự tủi nhục của bao nhiêu người vì trung thành với Tin Mừng nên bị kỳ thị và phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Và chúng ta nghĩ đến bao nhiêu anh chị em chúng ta bị bách hại vì là Kitô hữu, những vị tử đạo ngày nay: họ không chối bỏ Chúa Giêsu và can đảm chịu đựng những lời lăng mạ và xúc phạm. Họ theo Chúa Giêsu trên đường của Người. Chúng ta có thể nói đó là ‘đám mây các chứng nhân’ (Xc Dt 12,1).”

“Cả chúng ta cũng hãy quyết liệt tiến bước trên con đường ấy, với lòng yêu mến nhiệt thành đối với Người là Chúa và là Đấng Cứu độ chúng ta. Chính tình yêu hướng dẫn và mang lại sức mạnh cho chúng ta. Nơi nào có Chúa, chúng ta cũng sẽ ở với Người (Xc Ga 12,26). Amen

Trong phần lời nguyện phổ quát, bằng 5 thứ tiếng Ba Lan, Pháp, Indonesia, tiếng Hoa và Swahili bên Phi châu, cộng đoàn lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, luôn can đảm loan báo Tin Mừng không chút dè dặt cầu cho các tín hữu Kitô bị bách hại, cho họ được tham phần vào công trình cứu độ của Chúa; cầu cho các bạn trẻ được tâm hồn thanh khiết, không phân chia và quảng đại; cầu cho những người đang tìm kiếm chân lý được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu hướng dẫn nhận biết rằng Người thực là Con Thiên Chúa; sau cùng cầu cho những người nghèo khổ, để họ được săn sóc các vết thương và nhóm lên niềm hy vọng nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

2. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân trong tai nạn máy bay tại Pháp

Cuối thánh lễ Lá, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin kính Đức Mẹ ngay tại thềm Đền thờ thánh Phêrô. Số người hiện diện tại Quảng trường lúc này lên tới 80 ngàn người.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha nói:

“Vào cuối buổi lễ này, tôi thân ái chào thăm tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, đặc biệt là các bạn trẻ. Các bạn trẻ thân mến, tôi khuyên nhủ các bạn hãy tiếp tục theo đuổi hành trình của các bạn trong các giáo phận, hoặc trong cuộc lữ hành qua các đại lục, dẫn đưa các bạn đến Cracovia vào năm tới, nơi quê hương của thánh Gioan Phaolô 2, Người đã khởi xướng Ngày Quốc Tế giới trẻ. Đề tài của cuộc gặp gỡ lớn này là “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7), một đề tài rất phù hợp với Năm Thánh Thương Xót. Các bạn hãy để cho mình được tràn đầy sự dịu dàng của Chúa Cha, để phổ biến quanh các bạn!

“Giờ đây chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, xin Mẹ giúp chúng ta sống Tuần Thánh này trong đức tin. Mẹ cũng đã hiện diện khi Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem được dân chúng hoan hô; nhưng con tim của Mẹ, giống như trái tim của Con, sẵn sàng chịu hy sinh. Chúng ta hãy học cùng Mẹ là Trinh Nữ trung thành, theo Chúa cả khi con đường dẫn đến thập giá.

“Tôi phó thác các nạn nhân tại nạn máy bay hôm thứ Ba vừa qua cho sự chuyển cầu của Mẹ, trong số đó cũng có một nhóm học sinh người Đức.”

3. Đức Giáo Hoàng sẽ gặp tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Cung

Hôm thứ Sáu 27 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ gặp Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Cung vào ngày 23 tháng 9 trong chuyến tông du sang Hoa Kỳ nhân dịp Đại Hội Thế Giới về gia đình.

Thông cáo của Tòa Thánh cho biết:

“Tổng thống và đệ nhất phu nhân sẽ chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại Tòa Bạch Cung vào ngày Thứ Tư 23 Tháng 9. Trong cuộc gặp gỡ này, tổng thống và Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục cuộc đối thoại đã được khởi sự trong chuyến thăm Vatican của tổng thống vào tháng 3 năm 2014 về các giá trị và những dấn thân của hai vị về một loạt các vấn đề, bao gồm cả việc chăm sóc cho những người chịu thiệt thòi và những người nghèo; thúc đẩy cơ hội kinh tế đồng đều cho tất cả mọi thành phần trong xã hội; quản lý tốt môi trường; bảo vệ các tôn giáo thiểu số và thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới; chào đón và hội nhập những người nhập cư và những người tị nạn vào cộng đồng”.

Thông cáo kết luận rằng:

“Tổng thống mong muốn tiếp tục cuộc đối thoại với Đức Thánh Cha trong chuyến thăm đầu tiên của Ngài đến Hoa Kỳ trong tư cách là Giáo Hoàng”.

4. Tuyên bố của đại diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và quyền tự do phát biểu

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã lên án các hành động của cái gọi là “nhà nước Hồi giáo” và nói về mối quan hệ giữa tự do tôn giáo và tự do phát biểu trong một diễn văn tại Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục, ký ngày 10 tháng Ba, đã được công bố vào ngày thứ Năm 26 tháng 3 tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng: “Bạo lực không xuất phát từ tôn giáo, nhưng từ những giải thích sai lạc hoặc từ việc chuyển đổi tôn giáo thành một thứ ý thức hệ. Thêm vào đó, bạo lực tương tự cũng có thể xuất phát từ việc tôn thờ ngẫu tượng Nhà nước hoặc nền kinh tế, và nó cũng có thể là một hệ quả của chủ nghĩa tục hóa. Tất cả những hiện tượng này có xu hướng loại bỏ tự do và trách nhiệm của cá nhân đối với người khác”.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng xung quanh vụ Charlie Hebdo có hai khuynh hướng cực đoan. Khuynh hướng thứ nhất đề cao bất cứ hình thức nào của tự do phát biểu. Ngược lại, khuynh hướng thứ hai chống lại bất cứ hình thức xúc xiểm tôn giáo nào.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng:

Tự do ngôn luận khi bị lạm dụng để gây ra những vết thương trên phẩm giá con người bằng cách xúc phạm niềm tin sâu xa nhất của họ đang gieo rắc những hạt giống của bạo lực. Tất nhiên, tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản phải luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ. Nếu không có quyền tự do ngôn luận thì sẽ không có nền giáo dục, không có nền dân chủ, và không có linh đạo đích thực. Nhưng đồng thời tự do ngôn luận cũng bao hàm nghĩa vụ phải nói một cách có trách nhiệm trên quan điểm của công ích những gì một người nghĩ.

Tự do ngôn luận không thể được dùng để biện minh cho việc hạ thấp tôn giáo thành một nét văn hóa tầm thường, vô nghĩa hoặc biến tôn giáo thành một mục tiêu dễ dàng cho sự chế giễu và phân biệt đối xử. Chắc chắn là những tranh luận bài xích tôn giáo dù là dưới các hình thức mỉa mai có thể được chấp nhận cũng như việc chấp nhận những mỉa mai khi nói về chủ nghĩa thế tục hay chủ nghĩa vô thần.

Những lời chỉ trích liên quan đến tư duy tôn giáo thậm chí có thể giúp hạn chế những hình thái đa dạng của chủ nghĩa quá khích.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng không gì có thể biện minh cho những lời lăng mạ vô cớ và sự giễu cợt ác ý vào tình cảm và niềm tin của người khác, là những người xét cho cùng là bình đẳng về nhân phẩm đối với mình. Chúng ta có quyền chế giễu bản sắc văn hóa của một người, màu da của người ấy, hay niềm tin trong trái tim của người ấy không? “Quyền xúc phạm” là một thứ quyền không hề tồn tại.

5. Đức Hồng Y Gerhard Mueller nhắc nhở Đức Hồng Y Reinhard Marx: Hội Đồng Giám Mục không phải là Huấn Quyền

Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã nói với báo Pháp Famille Chretienne là các quyết định về tín lý, hay ngay cả các quyết định kỷ luật về hôn nhân và gia đình không phải là những gì Hội Đồng Giám Mục một quốc gia có thể đưa ra.

“Điều này hoàn toàn là một ý tưởng chống lại tính Công Giáo của Giáo Hội” Đức Hồng Y Mueller đã nhận xét như trên khi được hỏi, “liệu một số những quyết định về tín lý hoặc những kỷ luật về hôn nhân và gia đình có thể được giao cho Hội Đồng Giám Mục?”

“Hội Đồng Giám Mục một quốc gia có thẩm quyền trên một số vấn đề, nhưng họ không phải là một huấn quyền bên cạnh Huấn Quyền chính thức của Hội Thánh, một huấn quyền trong đó không có Đức Giáo Hoàng và cũng chẳng hiệp thông với tất cả các giám mục trên thế giới”.

Cuộc phỏng vấn được Đức Hồng Y Mueller dành cho báo Famille Chretienne đã được công bố hôm thứ Năm 26 tháng 3.

Famille Chretienne đã xin phỏng vấn Đức Hồng Y Mueller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thánh Bộ được giao nhiệm vụ đề cao và bảo vệ đạo lý tinh tuyền của Giáo Hội Công Giáo, sau những sóng gió gây ra từ những lời bình luận của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich và Freising, đồng thời là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức. Đức Hồng Y Marx nói với các phóng viên, “Chúng tôi không phải là một chi nhánh của Rôma. Mỗi Hội Đồng Giám Mục có trách nhiệm chăm sóc mục vụ trong bối cảnh văn hóa của đất nước họ và phải rao giảng Tin Mừng trong cách thế riêng, nguyên thủy của mình. Chúng tôi không thể chờ đợi cho một Thượng Hội Đồng dạy bảo chúng tôi biết làm thế nào hình thành nên việc chăm sóc mục vụ cho hôn nhân và gia đình ở đây.”

Nhận xét của Đức Hồng Y Marx đã được đưa ra trong bối cảnh các đề nghị của một số người mong Giáo Hội cho phép những người đã ly dị và tái hôn được rước lễ. Chủ đề này đã được một số giám mục Đức, tiêu biểu là Đức Hồng Y Walter Kasper, đưa ra trong quá khứ, và đã là một chủ đề chính trong các cuộc thảo luận tại các Thượng Hội Đồng, và tại các cuộc gặp gỡ với chủ đề gia đình vào năm ngoái và vào mùa thu này.

Giáo huấn Giáo Hội dạy rằng hôn nhân là một bí tích vĩnh cửu không kết thúc ngay cả khi người vợ hay chồng được một thẩm quyền dân sự cho ly hôn. Trong trường hợp một hôn nhân không thành sự ngay từ đầu, hai bên có thể xin Giáo Hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Các tín hữu không thể tham gia vào một cuộc hôn nhân thứ hai trong khi cuộc hôn nhân đầu tiên vẫn còn ràng buộc. Trong trường hợp như thế, họ đang trong tình trạng tội lỗi và không được Rước Lễ.

Trước những tuyên bố của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Hồng Y Mueller, người từng được thụ phong linh mục tại giáo phận Mainz bên Đức, nhận xét rằng “một Hội Đồng Giám Mục không phải là một công đồng đặc biệt, hay một công đồng đại kết. Chủ tịch một Hội Đồng Giám Mục chỉ là một người điều phối kỹ thuật, và vị này không có bất cứ quyền giáo huấn nào từ danh hiệu này.”

6. Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn về vụ tai nạn máy bay tại Pháp làm cho 150 người thiệt mạng.

Trong điện văn gửi đến Đức Cha Jean-Philippe Nault, Giám Mục giáo phận Digne nơi máy bay bị rớt, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết:

“Sau khi hay tin tai nạn thê thảm máy bay bị rớt ở vùng Digna, làm cho nhiều người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với các gia đình, bày tỏ sự gần gũi của ngài trong cảnh tang tóc này. Ngài cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng được an nghỉ, phó thác họ cho lòng từ bi của Thiên Chúa, xin Chúa đón nhận họ vào nơi an nghỉ trong ánh sáng. Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông sâu xa với tất cả những người bị thương tổn vì thảm trạng này, cũng như với các nhân viên cấp cứu đang can thiệp trong những hoành cảnh khó khăn. Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban cho mọi người sức mạnh và ơn an ủi, và như bảo chứng sự khích lệ, Ngài cầu xin Chúa ban dồi dào phúc lành trên họ”.

Máy bay Airbus 320 của hãng Germanwings gồm 142 hành khách và 8 người thuộc phi hành đoàn, khởi hành từ phi trường Barcelona, Tây Ban Nha, hướng về thành phố Duesseldorf bên Đức, bị rớt khoảng 11 giờ sáng ngày 24-3-2015 tại vùng Digne, một vùng núi hiểm trở thuộc tỉnh Haute Provence. Trong số các nạn nhân có 67 người Đức, hơn 40 người Tây Ban nha, phần còn lại là người Thổ nhĩ kỳ và vài nước khác.

Bộ nội vụ Pháp cho biết ưu tiên hiện nay là tìm thi hài các nạn nhân để trả lại cho gia đình họ.

Theo công tố viên thành phố Marseilles, ông Bryce Robin, các kỹ thuật viên đã giải mã được một phần hộp đen máy bay, lấy được đoạn băng ghi âm 30 phút cuối cùng trên chuyến bay này trước khi nó đâm thẳng vào sườn núi.

Theo ông Bryce Robin phi công phụ trong chuyến bay tên là Andreas Lubitz, quốc tịch Đức, 28 tuổi là thủ phạm trong vụ tai nạn thảm khốc khiến hơn 150 người thiệt mạng. Viên phi công phụ đã cố ý cho máy bay rơi tự do để tự tử.

Ông Robin phẫn nộ nói trong buổi họp báo “Nếu bạn muốn tự tử, thì hãy làm điều đó một mình, đừng mang theo 150 người vô tội đi cùng, thế nên vụ án này không được phép gọi là một vụ tự tử, tôi sẽ gọi đây là một vụ khủng bố”.

7. Công bố thống kê mới nhất của Giáo Hội Công Giáo

Số tín hữu Công Giáo, linh mục và Phó tế vĩnh viễn gia tăng trong Giáo Hội, nhưng số tu sĩ nam nữ tiếp tục giảm sút.

Trên đây là nội dung Niên Giám Thống kê của Giáo Hội hoàn cầu được hoàn tất trong tháng 2 và được Tòa Thánh công bố trong tháng 3 này, trình bày tình trạng Giáo Hội Công Giáo tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Theo đó, trên toàn thế giới có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo tức là tăng thêm 25 triệu, nghĩa là tăng 2% so với năm trước đó. Sự tăng trưởng của các tín hữu Công Giáo có phần nhiều hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số thế giới và hiện chiếm 1.7% dân số hoàn cầu.

Cũng như những năm trước đây, Niên Giám Mới của Giáo Hội Công Giáo ước lượng có khoảng 4 triệu 800 ngàn tín hữu Công Giáo không được ghi trong thống kê vì họ ở những quốc gia không thể cung cấp các con số chính xác cho Tòa Thánh, ví dụ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Theo thống kê mới, người Công Giáo đông nhất vẫn là ở Mỹ châu, chiếm 63.3% dân số đại lục này, tiếp đến là Âu Châu chiếm 39.9% và dân Công Giáo tại Á châu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3.2%.

Số Giám Mục trong toàn Giáo Hội là 5,173 vị, tăng 40 vị so với năm 2012. Trong cùng thời gian đó, số linh mục triều và dòng tăng thêm 1,035 vị, và hiện có 415,348 vị: số linh mục giáo phận liên tục gia tăng tại Phi châu, Á châu và Mỹ châu nhưng tiếp tục giảm tại Âu Châu.

Số phó tế vĩnh viễn là 43,195 thầy, tức là tăng thêm 1 ngàn so với năm 2012 trước đó.

Số tu huynh giảm mất 60 thầy và hiện có 55.253 thầy tính đến cuối năm 2013. Số nữ tu tiếp tục đi xuống và còn 639.575 chị, tức là giảm 1,2% so với năm trước đó, và giảm 6,1% so với tình trạng năm 2008. Bắc Mỹ có số nữ tu giảm nhiều nhất: 16,6% trong vòng 5 năm qua, tiếp đến là Âu Châu: giảm 12,6% trong cùng khoảng thời gian đó.

Số đại chủng sinh triều và dòng trên thế giới liên tục giảm sút trong 2 năm qua, và còn 118.251 thầy tính đến cuối năm 2013, tức là giảm mất 2,365 thầy kể từ cuối năm 2011.

8. Hàng ngàn người Salvador tuần hành tưởng nhớ Đức Tổng giám mục Oscar Romero

Hàng ngàn người Salvador đã tuần hành hôm thứ Ba 24 tháng Ba để tưởng nhớ Đức Tổng giám mục Oscar Romero, là người đã bị ám sát cách đây 35 năm trong cuộc nội chiến tại quốc gia này và sẽ được phong chân phước vào ngày 23 tháng Năm tới đây.

Đức Tổng giám mục Oscar Romero được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục thủ đô San Salvador vào ngày 3 tháng Hai năm 1977. Ngài là tiếng nói bất khuất chống bất công xã hội. Đức Cha đã bị bắn xuyên tim hôm 24 tháng Ba năm 1980 bởi một tay bắn tỉa trong khi cử hành thánh lễ chỉ một ngày sau khi hô hào người lính El Salvador đừng giết hại thường dân vô tội.

Khoảng 3,000 người đã tuần hành qua các đường phố của thủ đô San Salvador hát vang bài ca “Ngài là vị thánh của nhân dân”.

Domitila Pena, một cụ già tóc bạc trắng đã 79 tuổi chống gậy diễn hành nói:

“Ngay cả trước khi họ giết Đức Cha Romero, ngài đã là một vị thánh. Ngài đứng về phía chúng tôi, bên cạnh những người nghèo. Ngài chia sẻ nỗi đau của chúng tôi”

Cuộc diễn hành trong hòa bình này là một cảnh rất khác với những gì xảy ra trong đám tang của Đức Cha Romero vào năm 1980, khi binh sĩ đã nổ súng bắn thẳng vào hơn 100,000 người đưa tang tại nhà thờ chánh tòa San Salvador, giết chết hàng chục người.

Thật vậy, các giáo sĩ Công Giáo, Anh Giáo và Tin Lành Luther đã cùng cầu nguyện cho Đức Cha Romero tại cùng ngôi nhà thờ nơi ngài đã bị bắn chết. Cả tổng thống Salvador Sanchez Ceren cũng có mặt trong thánh lễ.

Năm 1997, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Đức Tổng Giám mục Romero là Vị Tôi Tớ Chúa và mở án phong Chân Phước cho ngài. Tuy nhiên, án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục đã vấp phải những quan ngại cho rằng ngài đã bị giết vì tham gia chính trị, chứ không phải vì đức tin của mình.

Tháng Tám vừa qua, khi được hỏi về triển vọng trong việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài đã chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra nghiêm ngặt về vấn đề là liệu Đức Tổng Giám Mục Romero có phải đã bị giết chết vì hận thù đức tin hay không.

Trước đó, năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai thông mọi bế tắc trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Ngài nói rằng Đức Tổng Giám Mục Romero “đáng được phong Chân Phước, tôi không bao giờ hồ nghi về điều đó”.

Sau một thời gian điều tra, ngày 9 tháng Giêng vừa qua một ủy ban các nhà thần học được Tòa Thánh bổ nhiệm đã xác nhận rằng Đức Tổng Giám mục Oscar Romero bị giết “vì sự thù ghét đức tin”. Ngày 3 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn y án phong cho Chân Phước cho ngài do Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh trình lên; và truyền rằng lễ phong Chân Phước sẽ được cử hành ngày 23 tháng 5 tới đây.

Cuộc chiến tại El Salvador đã kết thúc với hiệp định ngưng bắn vào năm 1992 chấm dứt 12 năm nội chiến. Tuy nhiên, mãi cho đến nay, xã hội El Salvador vẫn còn nhiều chia rẽ và bạo lực vì bao nhiêu oan khiên không được giải tỏa. Cái chết của Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là tiêu biểu cho thế giới thấy các thủ đoạn tàn bạo của Biệt Đội Tử Thần do nhóm quân nhân El Salvador dựng lên.

Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.

9. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Torino

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm giáo phận Torino, bắc Italia, trong hai ngày 21 và 22-6 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh Gioan Bosco.

Torino cách Roma 525 cây số đường chim bay về hướng tây bắc và tổng giáo phận Torino hiện có hơn 2 triệu tín hữu Công Giáo trên tổng số 2 triệu 115 ngàn dân cư.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 25 tháng Ba ở Roma Đức Cha Cesare Nosiglia, Tổng Giám Mục giáo phận Torino, cho biết Đức Thánh Cha sẽ từ Roma bay tới phi trường thành phố này lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật 21 tháng Sáu. Liền đó ngài sẽ gặp gỡ giới lao động tại Quảng trường Hoàng gia, trước khi đến Nhà thờ chính tòa Torino lúc 9 giờ 15 phút để cầu nguyện trước Khăn liệm thánh được trưng bày tại đây.

Tiếp đến Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ đồng tế tại Quảng trường Vittorio lúc 10 giờ 45. Ban trưa ngài sẽ dùng bữa trưa với các tù nhân ở nhà tù trẻ vị thành niên “Ferrante Aporti” cùng với một số người di dân, người vô gia cư và một gia đình người du mục. Lúc 2 giờ 45 phút chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ kính viếng Đền thánh Đức Mẹ An Ủi, gặp gỡ các linh mục tại đây, rồi đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Phù Hộ để gặp các tu sĩ Don Bosco và các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Phù hộ, chào thăm các nhà giáo dục trẻ cũng như các linh hoạt viên tại các trung tâm sinh hoạt giới trẻ.

Lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ đến nhà thờ dòng thánh Cottolengo, gặp gỡ anh chị em bệnh nhân và người khuyết tật. Sau đó vào lúc 6 giờ chiều ngài trở lại quảng trường Vittorio để gặp giới trẻ và trả lời một số câu hỏi của họ. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa tối và nghỉ đêm tại tòa Tổng Giám Mục Torino.

Sáng hôm sau thứ Hai 22 tháng Sáu, ngài sẽ viếng thăm Đền thờ của Tin Lành Valdese từ lúc 9 giờ và gặp gỡ các vị lãnh đạo cộng đoàn Giáo Hội này.

Trở về tòa Tổng Giám Mục Torino vào lúc quá 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ một số thân nhân họ hàng của ngài và dâng thánh lễ tại nhà nguyện rồi dùng bữa trưa với họ.

Ban chiều lúc 4 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các thành viên ban tổ chức cuộc trưng bày Khăn liệm thánh, ban điều hợp và những người hỗ trợ cuộc viếng thăm của ngài tại Torino, rồi ra phi trường lúc 5 giờ để đáp máy bay trở về Roma.

Khăn liệm thánh tại thành Torino, có chiều kích 441 cm x 111 cm, theo tương truyền đã được dùng để liệm xác Chúa Giêsu, tuy rằng Tòa Thánh không hề xác nhận. Trên khăn có in hình âm bản một người chịu khổ nạn với những chi tiết giống như trình thuật của các sách Tin Mừng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 200 của thánh Gioan Bosco, Khăn Liệm được trưng bày cho các tín hữu kính viếng từ ngày 19 tháng Tư đến 24 tháng Sáu năm nay. Tính đến ngày 24 tháng Ba, đã có 850 ngàn người từ nhiều quốc gia đăng ký để kính viếng Khăn Liệm.

Trong cuộc họp báo, Đức Tổng Giám Mục Nosiglia cho biết mọi của dâng cúng trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, sẽ được ban tổ chức trao lại cho ngài và ngài sẽ quyết định chuyển lại cho tổ chức bác ái hoặc dự án từ thiện nào đó do ngài chọn.

10. Cuối cùng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng có một phiên họp về thảm họa của các tín hữu Kitô tại Iraq và Syria

Đêm thứ Hai 9 tháng 6 năm 2014 rạng ngày thứ Ba, các chiến binh Hồi Giáo cực đoan lần lượt chiếm được sân bay Mosul, đài truyền hình và văn phòng thống đốc, phá các nhà tù và giải thoát hơn 1,000 tù nhân. Thành phố Mosul thất thủ. Ngày 29 tháng 6 năm 2014, quân khủng bố Hồi Giáo IS thành lập cái gọi là “nhà nước Hồi Giáo” và cho tới nay đã hùng bá trên một diện tích rộng lớn bao gồm một phần ba nước Syria và một nửa nước Iraq. Chúng tiến hành ngay một chiến dịch khốc liệt nhằm tận diệt các tín hữu Kitô trong vùng.

Ngày 27 tháng 7 năm 2014, Đức Hồng Y Louis Sako viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu bảo vệ các tín hữu Kitô Iraq. Ngày 9 tháng 8 năm 2014, đích thân Đức Giáo Hoàng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về tình trạng bi đát của hơn 100,000 tín hữu Kitô Iraq mà một số đông đang sống lang thang màn trời chiếu đất tại thủ phủ Erbil của người Kurd sau khi chạy khỏi Mosul và vùng bình nguyên Niniveh. Tất cả những cố gắng này dường như rơi vào hư vô đến mức nhiều lần Đức Giáo Hoàng đã phải dùng cụm từ “hiện tượng toàn cầu hóa sự dửng dưng” khi đề cập đến tình trạng bi đát của các tín hữu Kitô Syria và Iraq.

Cuối cùng, sau một thời gian im lặng rất khó hiểu kéo dài đến hơn 9 tháng, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có một cuộc họp vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba để bàn về “tình trạng thảm họa” mà các tín hữu Kitô ở Iraq và Syria đang phải đối mặt. Được mời tham dự cuộc họp này là Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê Iraq. Đây là cuộc họp đầu tiên được tiến hành theo đề nghị của nước Pháp.

Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y nói:

“Thành thật mà nói, cái gọi là mùa xuân Ả Rập [hay cuộc nổi dậy Ả rập] đã có những tác động tiêu cực đến chúng tôi”. Trào lưu Hồi Giáo cực đoan đã bùng lên trên quy mô toàn thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông, và họ không sẵn sàng khoan dung với các tôn giáo khác, và tình hình ngày càng xấu đi cho các tôn giáo thiểu số.”

“Đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng những hành vi khủng bố không nên được quy kết chung chung cho tất cả những người Hồi giáo. Trong thực tế, có một đa số người Hồi Giáo thầm lặng và hòa bình, là những người bác bỏ âm mưu chính trị hoá các tôn giáo như thế.”

Vị giám chức Iraq kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ nước ngài trong một nỗ lực “giải phóng tất cả các thành phố Iraq và các làng mạc của người Kitô hữu, người Yezidis và Shabaks, cách riêng là thành phố Mosul cũng như các thị trấn ở đồng bằng Nineveh”

Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ cũng cảnh báo rằng hành động quân sự mà thôi thì chưa đủ để giải quyết các vấn đề mà Iraq và Syria đang phải đối mặt. Ngài kêu gọi một nỗ lực phối hợp để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chấm dứt việc tài trợ cho những kẻ khủng bố, và bảo đảm việc khôi phục lại luật pháp.

Ngài cảnh cáo rằng nếu cộng đồng quốc tế không hành động có hiệu quả, tình hình có thể dễ dàng trở nên nguy hiểm, và bạo lực sẽ không ngừng leo thang: “Hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên đang bị tước đoạt trường học và giáo dục. Hàng triệu người tị nạn trong các trại không được chăm sóc và quan tâm. Sự thất vọng đang gia tăng cùng với tình trạng thất nghiệp và nghèo đói. Những hiện tượng tiêu cực này có thể dễ dàng phát triển thành một bầu không khí trả thù và chủ nghĩa cực đoan.”

11. Đức Thánh Cha tái liên đới với các gia đình tại Iraq và cử Đức Hồng Y Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, trở lại miền Kurdistan để viếng thăm họ.

Trong thông cáo công bố hôm thứ Sáu 27 tháng 3, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô luôn quan tâm đến tình trạng các gia đình Kitô và các nhóm khác nạn nhân bị trục xuất khỏi gia cư làng mạc của họ, đặc biệt ở thành phố Mossul và vùng bình nguyên Ninive, nhiều người đã tị nạn đến vùng tự trị Kurdistan ở mạn bắc Iraq. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho họ và cầu mong họ được trở về và tái lập cuộc sống của họ tại quê hương và tại những nơi họ đã sống qua bao thế kỷ, thiết lập những quan hệ sống chung tốt đẹp với mọi người.”

“Trong Tuần Thánh sắp đến gần, các gia đình này chia sẻ với Chúa Kitô bạo lực bất công mà họ là nạn nhân và tham phần vào đau khổ của chính Chúa Kitô.”

“Với ước muốn gần gũi các gia đình ấy, Đức Hồng Y Fernando Filoni trở lại Iraq như dấu chỉ gần gũi, quí mến, và liên kết trong lời cầu nguyện với họ.”

Năm ngoái, từ ngày 12 đến 20 tháng 8 Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đặc sứ của Đức Thánh Cha, đã viếng thăm các gia đình tị nạn Kitô và người Yézidi ở miền Kurdistan, đặc biệt tại Erbil là thủ phủ miền này.

Sau khi trở về, Đức Hồng Y đã gặp Đức Thánh Cha ngày 21 tháng 8 và tường trình về tình trạng của hơn 100 ngàn người, trong đó có nhiều tín hữu Kitô Iraq phải tị nạn đến miền Kurdistan vì gia cư làng mạc của họ bị quân Hồi giáo IS chiếm đóng.

Trong chuyến đi đó, Đức Hồng Y Filoni đã mang theo 1 triệu mỹ kim của Đức Thánh Cha để góp phần cứu trợ các tín hữu Kitô và những người tị nạn khác ở Iraq.

12. Đức Cha John Wester chỉ trích việc phục hồi án tử hình bằng cách xử bắn.

Đức Giám Mục John Wester của giáo phận Salt Lake City thuộc tiểu bang Utah, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích việc phục hồi án tử hình bằng cách xử bắn.

Đức Cha nói:

“Không có luật nào con người có thể chà đạp luật Thiên Chúa. Tước bỏ mạng sống con người là sai, là một cái tát vào mặt niềm hy vọng, và là một nỗ lực để báng bổ những thuộc tính thần linh mà chúng ta, những con người phàm hèn không có.”

Nhận xét của Đức Cha Wester đã được đưa ra sau những lời kêu gọi bãi bỏ án tử hình của Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của tổng giáo phận Los Angeles và các giám mục thuộc giáo phận Nebraska.

“Giáo huấn Công Giáo cho phép sử dụng hình phạt tử hình trong một số điều kiện rõ ràng và cụ thể. Chúng tôi không tin rằng những điều kiện này tồn tại ở Nebraska vào thời điểm này. Vì lý do đó, các giám mục Công Giáo Nebraska, được hướng dẫn bởi sự thận trọng và giáo huấn của Giáo Hội, hỗ trợ các nỗ lực lập pháp để bãi bỏ án tử hình và cải cách hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta.”

13. Nạn bắt trẻ em cầm súng chiến đấu lên đức mức cao nhất trong năm 2014

“Năm 2014 là năm tồi tệ nhất của kỷ nguyên hiện đại trong đó trẻ em được sử dụng như những người lính trong các cuộc xung đột vũ trang”, một đại diện Vatican đã tố cáo như trên trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc diễn ra hôm thứ Tư 25 Tháng Ba tại New York.

“Chỉ tại Syria và Iraq mà thôi, chúng ta đã thấy có hơn 10,000 trẻ em bị buộc trở thành lính trẻ em và bị ép buộc phải bắn giết”. Đức Tổng Giám mục Bernard Auza, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, đã cho biết như trên trong một phiên họp về trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang.

Đức Tổng Giám Mục nói mặc dù đã có một sự đồng thuận quốc tế đối với việc ngăn cấm sử dụng trẻ em làm lính, các nhóm khủng bố và “các tổ chức phi nhà nước khác” đã và đang tiếp tục làm như thế.

Đức Tổng Giám mục Auza lưu ý rằng “Cộng đồng quốc tế đã có rất nhiều công cụ cần thiết để đương đầu với việc sử dụng binh lính trẻ em. Tuy nhiên, các quốc gia thiếu ý chí chính trị và lòng can đảm đạo đức để thực hiện các bước cần thiết nhằm giải quyết các thách đố này.”

14. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Tư 2015

Ý chung: Cầu cho mọi người biết tôn trọng và gìn giữ công trình sáng tạo như một hồng ân của Thiên Chúa.

Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu bị bách hại cảm nghiệm được sự hiện diện an ủi của Chúa Phục Sinh và tình liên đới của toàn thể Hội Thánh.

15. Đức Thánh Cha khích lệ và mời gọi tham gia giờ cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới nhân dịp kỷ niệm 500 năm sinh nhật của thánh nữ Têrêsa Avila.

Lên tiếng sáng ngày 26 tháng Ba, trong thánh lễ tại Nguyện đường Nhà trọ thánh Marta ở Nội thành Vatican, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, ngày 28-3 này là kỷ niệm 500 năm sinh nhật của thánh nữ Têrêsa Chúa Giêsu, Trinh Nữ và Tiến Sĩ Hội Thánh. Theo lời thỉnh cầu của cha Bề trên Tổng quyền dòng Camêlô nhặt phép, đang có mặt tại đây cùng với cha Đại diện, trong ngày hôm nay trong tất cả các Cộng đồng dòng Camêlô trên thế giới có một giờ cầu nguyện hoàn vũ cho hòa bình.”

“Tôi hiệp ý tham gia sáng kiến nay để ngọn lửa tình yêu Thiên Chúa chiến thắng những hỏa hoạn chiến tranh và bạo lực đang tấn công nhân loại và để đối thoạt vượt thắng xung đột võ trang ở mọi nơi. Xin Thánh Têrêsa Chúa Giêsu chuyển cầu cho chúng con”.

16. 1,062 nhà truyền giáo bị giết trên thế giới trong thời gian từ 1980 đến 2014

Ngày 24 tháng 3, Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới kỷ niệm ngày “Các Nhà Truyền Giáo Tử Đạo” là ngày cầu nguyện và ăn chay để tưởng nhớ các nhà truyền giáo đã thiệt mạng trên bước đường rao giảng Chúa Kitô cho muôn dân.

Đây là một sáng kiến của phong trào thanh niên của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, được cử hành đúng vào ngày Đức Cha Oscar Arnulfo Romero, Tổng Giám Mục San. Salvador bị giết chết. Ngài sẽ được phong chân phước vào ngày 23 tháng 5 tới đây.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trong thập niên từ năm 1980 đến 1989, có115 nhà truyền giáo bị giết. Thập niên tiếp theo, tức là từ năm 1990 đến Năm Thánh 2000 con số này tăng lên gần gấp 6 lần với 604 nhà truyền giáo bị sát hại. Sự đột biến này chủ yếu là kết quả của tội ác diệt chủng ở Rwanda, với 248 nhà truyền giáo bị giết tại đây.

Trong thời gian từ năm 2001 đến cuối năm 2014, 343 nhà truyền giáo bị thiệt mạng vì bạo lực chống lại đức tin Kitô. Riêng trong năm qua 2014, 26 vị đã bị giết bao gồm 17 linh mục, 1 thầy, 6 nữ tu, 1 chủng sinh, và 1 giáo dân.

17. Đóng cửa tất cả các trường học Công Giáo trong một ngày để phản đối làn sóng tấn công người Công Giáo tại Ấn

Tổng giáo phận Mumbai, hay thường được gọi là Bombay, đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học Công Giáo trong ngày 25 tháng Ba. Hành động này là để phản đối sự ngầm xúi giục những bách hại chống lại các Kitô hữu của nhà cầm quyền, và đã xảy ra sau khi lại có thêm hai nhà thờ Công Giáo khác bị tấn công.

Hôm thứ Bẩy 21 tháng Ba, ba kẻ bịt mặt đi xe gắn máy tới nhà thờ Thánh George ở New Panvel, chúng ném gạch đá vào nhà thờ và đập vỡ kiếng bảo vệ tượng Thánh George.

Trước đó một ngày, hôm thứ Sáu 20 tháng Ba, một nhóm người hung hăng xông vào nhà thờ chánh tòa của giáo phận Jabalpur đập phá tan tành cửa chính và các cửa sổ. Đức Cha Gerald Almeida cho biết cảnh sát đã bắt được 6 người theo hình ảnh thu được từ camera của nhà thờ nhưng sau đó đã thả ra hôm thứ Hai 23 tháng Ba vì cho rằng đó chỉ là những tội nhẹ. Đức Giám Mục cho biết, cũng trong đêm thứ Sáu, những kẻ cực đoan cũng xông vào một trường học cách đó khoảng một cây số và đánh đập dã man anh chị em giáo dân đang theo học một khóa Kinh Thánh tại đây.

Đức Hồng Y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn nói: “Tình hình đang chuyển biến từ xấu sang tồi tệ”.

Hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:

“Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo.”

“Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. “

Đức Hồng Y Baselios Cleemis bày tỏ sự hoài nghi về giá trị thực của những lời nói này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.

Đức Hồng Y Baselios Cleemis chỉ ra rằng ông Narendra Modi đã quy định cả nước cử hành rầm rộ ngày “Chính quyền tốt” vào đúng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng Hai. Ngài nói: “Chính quyền phải là tốt quanh năm suốt tháng chứ không phải chỉ riêng một ngày, và ngày lễ của Kitô Giáo phải được tôn trọng”.

Một số nhân vật trong chính phủ Ấn nói Mẹ Têrêsa đã làm nhiều việc bác ái nhưng với “ý đồ đen tối” là cải đạo những người Ấn cùng đinh sang Kitô Giáo.

Đức Hồng Y nói: “Tôi rất đau đớn và buồn phiền trước những nhận định như thế về Mẹ Têrêsa là người mà quốc gia này đã từng tôn vinh với tước hiệu Bharat Ratna”.

Narendra Modi cũng cho phép các phương tiện truyền thông quốc gia quyên góp trên quy mô cả nước cho một chương trình gọi là Ghar Wapsi nhằm cải đạo sang Ấn Giáo tất cả những Kitô hữu và tín hữu Hồi Giáo.

18. Đức Thánh Cha gặp gỡ những người vô gia cư tại nhà nguyện Sistina

Hôm thứ Năm 26 tháng Ba, Văn phòng Bác Ái của Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một chuyến thăm nhà nguyện Sistina và Viện Bảo Tàng Vatican cho 150 người vô gia cư sinh sống tại Rôma

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ xuất hiện để chào đón họ trong khi họ đang thăm nhà nguyện Sistina. Ngài đã chào thăm từng người một, và xin họ cầu nguyện cho ngài. Đức Thánh Cha nói: “Tôi cần những lời cầu nguyện của những người như anh chị em”.

Sau chuyến thăm nhà nguyện Sistina và Viện Bảo Tàng Vatican, những người vô gia cư đã được mời ăn tối.

19. Rung chuông 100 lần trong các thánh lễ tiếng Armenia để tố cáo tội ác diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 23 tháng Tư 1915, bọn cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh tàn sát người Armenia. Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ năm 1915 đến năm 1918 trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất.

Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không một tên nào phạm tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra.

Nỗi oan ức đó đã khiến người Armenia đề ra nhiều sáng kiến kêu gọi sự chú ý của thế giới. Năm nay, kỷ niệm 100 năm biến cố bi thảm này, Đức Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đưa ra sáng kiến tất cả các nhà thờ Kitô Giáo của người Armenia trên toàn thế giới cử hành thánh lễ càu hồn cho những nạn nhân và rung chuông 100 lần vào lúc 19:15. Thời điểm 19:15 là để nhắc nhớ đến năm 1915.

Sáng kiến này được chào đón trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà thờ Armenia tại Thổ Nhĩ Kỳ không thể tham gia sau những răn đe của Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các triều Giáo Hoàng đều mạnh mẽ lên án tội ác này.

Gần đây nhất là chuyện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 và gọi đó là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.”

Đức Giáo Hoàng đã đề cập một chút về những tội ác diệt chủng chống lại người Armenia trong một cuộc tiếp kiến hôm 04 tháng 6 năm 2013 với Đức Thượng Phụ Công Giáo Nerses Bedros Tarmouni thứ 19 của thành Cilicia.

Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi. Trong đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ có một cặp vợ chồng đi theo với trách nhiệm khiêng cây thánh giá này. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.

Đức Thánh Cha đáp lại:

-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ XX.

Giáo Hội Armenia hiện có khoảng 350,000 thành viên ở rải rác trong khu vực Trung Đông; đông nhất là là tại Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ

Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là “tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại.”

Trong công hàm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ “bày tỏ sự thất vọng” về những nhận xét của Đức Giáo Hoàng. Họ đã bày tỏ sự không hài lòng của mình với đại diện ngoại giao Vatican cả tại Ankara và Rôma.

Trong thế kỷ thứ 20, một cuộc diệt chủng kinh hoàng khác thường được đề cập đến là việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã. Nhưng đó là cuộc diệt chủng thứ hai. Ngoài ra còn có những cuộc diệt chủng khác tiêu biểu là cuộc diệt chủng do Liên Sô thực hiện đối với người Đông Âu, cuộc tàn sát hơn 60 triệu người Trung Hoa của Mao Trạch Đông trong các chiến dịch thanh trừng giai cấp và trong 10 năm thi hành cuộc cách mạng văn hóa (1966-1976).