Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 32
VietCatholic Network
07:29 23/03/2012
Thật không đáng mỉa mai sao, khi món quà sự sống của Chúa Giê-su đã trở thành như chất xúc tác để dẫn đến chính cái chết của Ngài? Những tin loan đi về sự phục sinh của Lazaro từ cõi chết đã khiến cho Hội đồng công nghị Do Thái quyết định phải giết Chúa Giê-su (Ga 11: 45-53). Và như thế, giai đoạn được sắp xếp để màn bi kịch được phơi bày tại Giê-ru-sa-lem.
Thật thế, ngay cả với tên chỉ điểm để bắt người, Chúa Giê-su đã biết những tiến trình này nằm trong chương trình của Thiên Chúa đã sửa soạn qua hàng thế kỷ. Những tình tiết cuối cùng đang xảy ra. Thời giờ đã đến để chương trình Thiên Chúa được hoàn thành. Còn một thời gian ngắn, Chúa Giê-su sẽ "quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Ga 11:52). Ngay cả ông Cai-pha, thượng tế của dân Do Thái, đã nói tiên tri một cách vô tình nhưng thật chính xác khi tuyên bố "các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt."(Ga 11:50).
Chương trình của Thiên Chúa trong lúc này thật tỉ mỉ làm sao! Ngay từ ban đầu cho những biến cố nhân loại khi ông bà nguyên tổ đã sa vào tội lỗi, Ngài đã cho biết ý định đầu tiên của Ngài khi nói về dòng giống của E-và sẽ đánh đầu con rắn (St 3:12-15). Thời gian trôi qua, Thiên Chúa đã nói qua nhiều ngôn sứ khác nhau về "Ðấng được xức dầu" (Is 61:1-2), một người tôi trung chịu đau khổ có vẻ bí ẩn" (Is 42:1-9) là "Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. .... như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53:5,7). Bây giờ thời gian hoàn thành đã đến, và kẻ hành hạ Chúa Giê-su là chính những người phát động những biến cố mà chúng ta sẽ làm sống lại trong Tuần Thánh sắp tới.
Khi bạn nhìn lên một cây thập giá, bạn thấy gì? Tột điểm của chương trình Thiên Chúa hứa, được hoàn thành cách đây đã lâu phải không? Công việc của Chúa Cha yêu thương là Ðấng đã hành động trong thời gian rất dài để mang bạn trở về với Ngài không? Hay chỉ là một người đàn ông tốt lành chết yểu? Qua cây thập tự, cả thế giới đã được cứu rỗi. Mỗi con người nam và nữ được mời gọi để cảm nhận tình liên kết thân mật với Thiên Chúa. Chúa ta hãy hướng nhìn lên thập giá mỗi ngày trong tuần này và xin Chúa Thánh Linh mở rộng tầm mắt chúng ta.
"Lạy Cha, thật diễm phúc dường bao con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa! Xin cảm tạ Chúa vì đã không bỏ rơi con trong lúc con phạm tội nhưng sai Người Con của Chúa đến cứu chuộc con trên thập giá".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Thật thế, ngay cả với tên chỉ điểm để bắt người, Chúa Giê-su đã biết những tiến trình này nằm trong chương trình của Thiên Chúa đã sửa soạn qua hàng thế kỷ. Những tình tiết cuối cùng đang xảy ra. Thời giờ đã đến để chương trình Thiên Chúa được hoàn thành. Còn một thời gian ngắn, Chúa Giê-su sẽ "quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Ga 11:52). Ngay cả ông Cai-pha, thượng tế của dân Do Thái, đã nói tiên tri một cách vô tình nhưng thật chính xác khi tuyên bố "các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt."(Ga 11:50).
Chương trình của Thiên Chúa trong lúc này thật tỉ mỉ làm sao! Ngay từ ban đầu cho những biến cố nhân loại khi ông bà nguyên tổ đã sa vào tội lỗi, Ngài đã cho biết ý định đầu tiên của Ngài khi nói về dòng giống của E-và sẽ đánh đầu con rắn (St 3:12-15). Thời gian trôi qua, Thiên Chúa đã nói qua nhiều ngôn sứ khác nhau về "Ðấng được xức dầu" (Is 61:1-2), một người tôi trung chịu đau khổ có vẻ bí ẩn" (Is 42:1-9) là "Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. .... như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53:5,7). Bây giờ thời gian hoàn thành đã đến, và kẻ hành hạ Chúa Giê-su là chính những người phát động những biến cố mà chúng ta sẽ làm sống lại trong Tuần Thánh sắp tới.
Khi bạn nhìn lên một cây thập giá, bạn thấy gì? Tột điểm của chương trình Thiên Chúa hứa, được hoàn thành cách đây đã lâu phải không? Công việc của Chúa Cha yêu thương là Ðấng đã hành động trong thời gian rất dài để mang bạn trở về với Ngài không? Hay chỉ là một người đàn ông tốt lành chết yểu? Qua cây thập tự, cả thế giới đã được cứu rỗi. Mỗi con người nam và nữ được mời gọi để cảm nhận tình liên kết thân mật với Thiên Chúa. Chúa ta hãy hướng nhìn lên thập giá mỗi ngày trong tuần này và xin Chúa Thánh Linh mở rộng tầm mắt chúng ta.
"Lạy Cha, thật diễm phúc dường bao con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa! Xin cảm tạ Chúa vì đã không bỏ rơi con trong lúc con phạm tội nhưng sai Người Con của Chúa đến cứu chuộc con trên thập giá".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lên đường sang Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
08:12 23/03/2012
Sáng thứ Sáu 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng từ Vatican tới sân bay Fiumicino, Rome vào lúc 9h15 phút sáng theo giờ Rôma. Lần đầu tiên, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã dùng một chiếc gậy trước công chúng.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu sử dụng một cây gậy vài tháng trước đây nhưng chỉ trong phạm vi Phủ Giáo Hoàng . Các viên chức Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã quyết định sử dụng cây gậy để cảm thấy an toàn hơn, chứ không phải vì tình trạng sức khoẻ yếu kém.
Thật vậy, sau khi từ biệt thủ tướng Mario Monti, và các chính trị gia Ý ra sân bay tiễn ngài sang Mễ Tây Cơ và Cuba; Đức Thánh Cha đã tự lên cầu thang mà không cần đến cây gậy.
Chuyến bay đã cất cánh lúc 9:30 sáng nay trong cuộc hành trình dài 14 giờ. Chiếc phi cơ chở Đức Thánh Cha là một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Alitalia. Cùng đi với Đức Thánh Cha có 116 người khác trong đó có 26 vị trong giáo triều Rôma và 90 nhà báo quốc tế.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã được hai chiếc chiến đấu cơ của không quân Ý Đại Lợi hộ tống cho tới khi ra khỏi không phận Italia.
Có năm vị Hồng Y tháp tùng với Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi này trong đó có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan, người Mễ Tây Cơ hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho các nhân viên y tế.
Ngoài ra còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, nguyên sứ thần Tòa Thánh tại Cuba, người vừa được bổ nhiệm là thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.
Hai vị thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Đức ông Georg Gänswein và Alfred Xuereb cũng cùng đi với ngài.
Bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là bác sĩ Patrizio Polisca và vệ sĩ của Đức Thánh Cha là Domenico Giani cũng có mặt trên chuyến bay
Đoàn tùy tùng của Vatican cũng bao gồm Paolo Gabriele và Alberto Gasbarri, là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cùng với giám đốc của tờ Quan Sát Viên Rôma là Giovanni Maria Vian cũng cùng đi với Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó cũng có một nhóm các thông dịch viên chính thức Tây Ban Nha.
Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đến Mexico và Cuba, nhưng đó là chuyến đi thứ hai của ngài tới Mỹ Châu Latinh. Ngài đã từng đến thăm Brazil trong năm 2007.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu sử dụng một cây gậy vài tháng trước đây nhưng chỉ trong phạm vi Phủ Giáo Hoàng . Các viên chức Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã quyết định sử dụng cây gậy để cảm thấy an toàn hơn, chứ không phải vì tình trạng sức khoẻ yếu kém.
Thật vậy, sau khi từ biệt thủ tướng Mario Monti, và các chính trị gia Ý ra sân bay tiễn ngài sang Mễ Tây Cơ và Cuba; Đức Thánh Cha đã tự lên cầu thang mà không cần đến cây gậy.
Chuyến bay đã cất cánh lúc 9:30 sáng nay trong cuộc hành trình dài 14 giờ. Chiếc phi cơ chở Đức Thánh Cha là một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Alitalia. Cùng đi với Đức Thánh Cha có 116 người khác trong đó có 26 vị trong giáo triều Rôma và 90 nhà báo quốc tế.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã được hai chiếc chiến đấu cơ của không quân Ý Đại Lợi hộ tống cho tới khi ra khỏi không phận Italia.
Có năm vị Hồng Y tháp tùng với Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi này trong đó có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan, người Mễ Tây Cơ hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho các nhân viên y tế.
Ngoài ra còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, nguyên sứ thần Tòa Thánh tại Cuba, người vừa được bổ nhiệm là thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.
Hai vị thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Đức ông Georg Gänswein và Alfred Xuereb cũng cùng đi với ngài.
Bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là bác sĩ Patrizio Polisca và vệ sĩ của Đức Thánh Cha là Domenico Giani cũng có mặt trên chuyến bay
Đoàn tùy tùng của Vatican cũng bao gồm Paolo Gabriele và Alberto Gasbarri, là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cùng với giám đốc của tờ Quan Sát Viên Rôma là Giovanni Maria Vian cũng cùng đi với Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó cũng có một nhóm các thông dịch viên chính thức Tây Ban Nha.
Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đến Mexico và Cuba, nhưng đó là chuyến đi thứ hai của ngài tới Mỹ Châu Latinh. Ngài đã từng đến thăm Brazil trong năm 2007.
Hội nghị Quốc tế về Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Lã Thụ Nhân
08:57 23/03/2012
Hội nghị Quốc tế về Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Vatican City (VIS) - Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân đang chuẩn bị hội nghị các nhân viên chăm sóc mục vụ giới trẻ để suy tư về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) và chuẩn bị cho WYD tại Rio de Janeiro, Brazil vào năm tới. Hội nghị diễn ra từ 29/03 đến 01/04 được tổ chức ở Rocca di Papa gần Rôma, sẽ quy tụ đại biểu đến từ chín mươi tám quốc gia, cũng như các ủy ban tổ chức WYD Madrid 2011 và WYD Rio 2013.
Trong một thông cáo đưa ra sáng 22/03, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân giải thích rằng đây sẽ là "một thời điểm quan trọng của suy tư dành cho các nhân viên chăm sóc mục vụ" với con số "hơn 300 đại diện cho 45 cộng đoàn, hiệp hội và các phong trào giới trẻ Công Giáo".
Hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 29 tháng Ba với bài phát biểu chào mừng của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Thời gian còn lại trong ngày sẽ dành riêng cho việc nghiên cứu về các khía cạnh tổ chức và mục vụ của WYD Madrid 2011, cùng những thành quả đã mang lại trên khắp thế giới. Các tham dự viên hội nghị sẽ bao gồm Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, và Yago de la Cierva và Cha Gregorio Rolgan, Giám Đốc điều hành và Tổng Thư ký của WYD Madrid 2011.
Thứ Sáu 30/03, sự chú ý sẽ chuyển sang Rio de Janeiro. Những thách đố và mong đợi của WYD vào năm tới sẽ được trình bày bởi Đức Tổng Giám mục Orani Joao Tempesta O. Cist. của Sao Sebastiao R do io de Janeiro; Đức Cha Eduardo Pinheiro da Silva, Chủ tịch Ủy ban Giới Trẻ của Hội Đồng Giám mục Brazil; Cha. Carlos Savio, người đứng đầu Văn phòng Giới Trẻ Hội Đồng Giám mục Brazil và Ban Tổ Chức WYD Rio 2013.
Thứ Bảy 31/03 sẽ được dành riêng để suy tư về "huấn luyện giới trẻ, sứ mạng ưu tiên của Giáo Hội", với sự đóng góp của Đức Giám Mục Josef Clemens, Thư ký Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và Cha Fabio Attard, Tổng cố vấn của Dòng Salêdiêng về chăm sóc mục vụ giới trẻ. Chúa Nhật Lễ Lá 01/04, cũng đánh dấu Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 27, các đại biểu sẽ tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ trì tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Lã Thụ Nhân
Vatican City (VIS) - Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân đang chuẩn bị hội nghị các nhân viên chăm sóc mục vụ giới trẻ để suy tư về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) và chuẩn bị cho WYD tại Rio de Janeiro, Brazil vào năm tới. Hội nghị diễn ra từ 29/03 đến 01/04 được tổ chức ở Rocca di Papa gần Rôma, sẽ quy tụ đại biểu đến từ chín mươi tám quốc gia, cũng như các ủy ban tổ chức WYD Madrid 2011 và WYD Rio 2013.
Trong một thông cáo đưa ra sáng 22/03, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân giải thích rằng đây sẽ là "một thời điểm quan trọng của suy tư dành cho các nhân viên chăm sóc mục vụ" với con số "hơn 300 đại diện cho 45 cộng đoàn, hiệp hội và các phong trào giới trẻ Công Giáo".
Hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 29 tháng Ba với bài phát biểu chào mừng của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Thời gian còn lại trong ngày sẽ dành riêng cho việc nghiên cứu về các khía cạnh tổ chức và mục vụ của WYD Madrid 2011, cùng những thành quả đã mang lại trên khắp thế giới. Các tham dự viên hội nghị sẽ bao gồm Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, và Yago de la Cierva và Cha Gregorio Rolgan, Giám Đốc điều hành và Tổng Thư ký của WYD Madrid 2011.
Thứ Sáu 30/03, sự chú ý sẽ chuyển sang Rio de Janeiro. Những thách đố và mong đợi của WYD vào năm tới sẽ được trình bày bởi Đức Tổng Giám mục Orani Joao Tempesta O. Cist. của Sao Sebastiao R do io de Janeiro; Đức Cha Eduardo Pinheiro da Silva, Chủ tịch Ủy ban Giới Trẻ của Hội Đồng Giám mục Brazil; Cha. Carlos Savio, người đứng đầu Văn phòng Giới Trẻ Hội Đồng Giám mục Brazil và Ban Tổ Chức WYD Rio 2013.
Thứ Bảy 31/03 sẽ được dành riêng để suy tư về "huấn luyện giới trẻ, sứ mạng ưu tiên của Giáo Hội", với sự đóng góp của Đức Giám Mục Josef Clemens, Thư ký Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và Cha Fabio Attard, Tổng cố vấn của Dòng Salêdiêng về chăm sóc mục vụ giới trẻ. Chúa Nhật Lễ Lá 01/04, cũng đánh dấu Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 27, các đại biểu sẽ tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ trì tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Lã Thụ Nhân
Chính Thống Giáo bị Liên Xô sử dụng trong cuộc đàn áp Công Giáo tại Ukraine
Lã Thụ Nhân
08:59 23/03/2012
Chính Thống Giáo bị Liên Xô sử dụng trong cuộc đàn áp Công Giáo tại Ukraine
Moscow (AsiaNews) – Việc Giáo Hội Chính Thống Nga không thừa nhận thông đồng với Liên Xô trong cuộc đàn áp người Công Giáo Hy Lạp (nghi lễ Đông Phương nhưng hiệp thông với Đức Giáo Hoàng) tại Ukraine đang làm xói mòn mối quan hệ giữa hai Giáo Hội. Lời cảnh báo này được lên tiếng bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev, người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp. Trong khi đó, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa một lần nữa khẳng định tình hình Công Giáo Hy Lạp là rào cản lớn nhất cho cuộc gặp dự kiến giữa Đức Thượng phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Den tiếng Ukraina, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho hay: "Khả năng xin lỗi thể hiện một lương tâm Kitô giáo sống động, là một điều kiện tiên quyết cho cái gọi là sự chữa lành ký ức. Giáo Hội Chính Thống Nga đã bị chế độ Stalin sử dụng cho việc thanh toán cưỡng bức nhà thờ của chúng tôi, thực tế đã không có sự hòa giải tượng trưng giữa chúng tôi, đó thực sự là một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển mối quan hệ lẫn nhau".
Năm 1946, hai năm sau khi Hồng quân chiếm đóng Ukraine, với hội đồng thành phố Lviv bị chi phối bởi quyền lực của Liên Xô, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp (Đông Phương) đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, vì bị xem là thù địch với Moscow – trái với Chính Thống - và trực tiếp 'lệ thuộc' vào Vatican. Các linh mục và giám mục đã bị đưa vào tù hoặc các trại lao động, từ đó nhiều người đã không quay trở về. Hơn 2.270 giáo xứ bị đóng cửa hoặc chuyển giao, và tài sản của họ bị trao cho Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Shevchuk cũng đã nhắc lại rằng các cuộc thảo luận về "Thượng Hội Đồng Giám Mục giả mạo Lviv (pseudo-Synod of Lviv)" vẫn còn "bế tắc".
Cái gọi là vấn đề Uniate (nghĩa là Giáo hội nghi lễ Đông Phương, tuy nhiên từ Uniate bị những người theo nghi lễ này xem là xúc phạm) tiếp tục cản trở cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và Moscow. Điều này mới đây đã được thừa nhận bởi người đứng đầu của Bộ phận Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Tổng Giám Mục Hillarion. Bình luận trên truyền hình Dozhd, về khả năng của một cuộc gặp giữa Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cho rằng cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra chỉ "khi chúng ta cảm thấy rằng cả hai bên có đủ trưởng thành để mang lại thành quả thực sự và thay đổi thực sự nhằm làm tốt hơn tình hình của các Giáo Hội Kitô giáo". Bộ trưởng Ngoại Giao của Tòa Thượng Phụ Moscow đã chỉ ra rằng "tình hình tín ngưỡng ở miền tây Ukraine" là trở ngại chính để đạt được các sự kiện dự kiến. Tòa Thượng Phụ nhấn mạnh đến điểm này khi nói rằng "chúng tôi đang chờ đợi các bước cụ thể trong vấn đề này bởi Giáo Hội Công Giáo".
Moscow (AsiaNews) – Việc Giáo Hội Chính Thống Nga không thừa nhận thông đồng với Liên Xô trong cuộc đàn áp người Công Giáo Hy Lạp (nghi lễ Đông Phương nhưng hiệp thông với Đức Giáo Hoàng) tại Ukraine đang làm xói mòn mối quan hệ giữa hai Giáo Hội. Lời cảnh báo này được lên tiếng bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev, người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp. Trong khi đó, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa một lần nữa khẳng định tình hình Công Giáo Hy Lạp là rào cản lớn nhất cho cuộc gặp dự kiến giữa Đức Thượng phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Den tiếng Ukraina, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho hay: "Khả năng xin lỗi thể hiện một lương tâm Kitô giáo sống động, là một điều kiện tiên quyết cho cái gọi là sự chữa lành ký ức. Giáo Hội Chính Thống Nga đã bị chế độ Stalin sử dụng cho việc thanh toán cưỡng bức nhà thờ của chúng tôi, thực tế đã không có sự hòa giải tượng trưng giữa chúng tôi, đó thực sự là một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển mối quan hệ lẫn nhau".
Năm 1946, hai năm sau khi Hồng quân chiếm đóng Ukraine, với hội đồng thành phố Lviv bị chi phối bởi quyền lực của Liên Xô, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp (Đông Phương) đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, vì bị xem là thù địch với Moscow – trái với Chính Thống - và trực tiếp 'lệ thuộc' vào Vatican. Các linh mục và giám mục đã bị đưa vào tù hoặc các trại lao động, từ đó nhiều người đã không quay trở về. Hơn 2.270 giáo xứ bị đóng cửa hoặc chuyển giao, và tài sản của họ bị trao cho Chính Thống Giáo. Đức Thượng Phụ Shevchuk cũng đã nhắc lại rằng các cuộc thảo luận về "Thượng Hội Đồng Giám Mục giả mạo Lviv (pseudo-Synod of Lviv)" vẫn còn "bế tắc".
Cái gọi là vấn đề Uniate (nghĩa là Giáo hội nghi lễ Đông Phương, tuy nhiên từ Uniate bị những người theo nghi lễ này xem là xúc phạm) tiếp tục cản trở cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và Moscow. Điều này mới đây đã được thừa nhận bởi người đứng đầu của Bộ phận Đối Ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Tổng Giám Mục Hillarion. Bình luận trên truyền hình Dozhd, về khả năng của một cuộc gặp giữa Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cho rằng cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra chỉ "khi chúng ta cảm thấy rằng cả hai bên có đủ trưởng thành để mang lại thành quả thực sự và thay đổi thực sự nhằm làm tốt hơn tình hình của các Giáo Hội Kitô giáo". Bộ trưởng Ngoại Giao của Tòa Thượng Phụ Moscow đã chỉ ra rằng "tình hình tín ngưỡng ở miền tây Ukraine" là trở ngại chính để đạt được các sự kiện dự kiến. Tòa Thượng Phụ nhấn mạnh đến điểm này khi nói rằng "chúng tôi đang chờ đợi các bước cụ thể trong vấn đề này bởi Giáo Hội Công Giáo".
Đối thoại Trung Quốc-Vatican vẫn còn khó khăn
Lã Thụ Nhân
09:29 23/03/2012
Đối thoại Trung Quốc-Vatican vẫn còn khó khăn
Vatican City (AFP) - Đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican vẫn còn khó khăn, nhưng tiến trình có thể được mong đợi theo thời gian, Đức Hồng Y Bertone Tarcision, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican, phát biểu với tờ La Stampa hôm thứ Năm.
Tòa thánh Vatican đã không có quan hệ ngoại giao chính thức với chế độ Cộng sản tại Bắc Kinh kể từ năm 1951, nhưng mối quan hệ được cải thiện đôi chút sau khi Đức Bênêđictô XVI đã trở thành Giáo Hoàng vào năm 2005.
Tuy nhiên, năm ngoái Đức Thánh Cha cáo buộc Bắc Kinh gây sức ép lên các giám mục Trung Quốc để tách ra khỏi Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Bertone cho hay: "Đối thoại không bị phá vỡ, nhưng đôi khi khó khăn, chuyển qua lại giữa đóng và mở. Ngài cho biết thêm: Nhưng "nếu nhìn vào những bước tiến tích cực đạt được, người ta không thể loại trừ, và thậm chí người ta có thể mong đợi và khuyến khích một cuộc gặp tích cực giữa Giáo Hội Công Giáo... và người dân Trung Quốc".
Năm ngoái, Tòa Thánh Vatican đã bị chọc giận bởi một số tấn phong giám mục được thực hiện bởi Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CPCA), giáo hội chính thức, mà không có sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng.
Người Công giáo Trung Quốc đang ngày càng bị kẹt giữa biểu lộ trung thành với CPCA hoặc với Đức Giáo Hoàng, khi vai trò của Giáo Hội "hầm trú" bị Bắc Kinh xem là bất hợp pháp.
Trong khi số liệu thống kê chính thức đưa ra số người Công Giáo tại Trung Quốc là 5,7 triệu, còn nguồn độc lập cho rằng gần 12 triệu.
Vatican City (AFP) - Đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican vẫn còn khó khăn, nhưng tiến trình có thể được mong đợi theo thời gian, Đức Hồng Y Bertone Tarcision, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican, phát biểu với tờ La Stampa hôm thứ Năm.
Tòa thánh Vatican đã không có quan hệ ngoại giao chính thức với chế độ Cộng sản tại Bắc Kinh kể từ năm 1951, nhưng mối quan hệ được cải thiện đôi chút sau khi Đức Bênêđictô XVI đã trở thành Giáo Hoàng vào năm 2005.
Tuy nhiên, năm ngoái Đức Thánh Cha cáo buộc Bắc Kinh gây sức ép lên các giám mục Trung Quốc để tách ra khỏi Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Bertone cho hay: "Đối thoại không bị phá vỡ, nhưng đôi khi khó khăn, chuyển qua lại giữa đóng và mở. Ngài cho biết thêm: Nhưng "nếu nhìn vào những bước tiến tích cực đạt được, người ta không thể loại trừ, và thậm chí người ta có thể mong đợi và khuyến khích một cuộc gặp tích cực giữa Giáo Hội Công Giáo... và người dân Trung Quốc".
Năm ngoái, Tòa Thánh Vatican đã bị chọc giận bởi một số tấn phong giám mục được thực hiện bởi Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CPCA), giáo hội chính thức, mà không có sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng.
Người Công giáo Trung Quốc đang ngày càng bị kẹt giữa biểu lộ trung thành với CPCA hoặc với Đức Giáo Hoàng, khi vai trò của Giáo Hội "hầm trú" bị Bắc Kinh xem là bất hợp pháp.
Trong khi số liệu thống kê chính thức đưa ra số người Công Giáo tại Trung Quốc là 5,7 triệu, còn nguồn độc lập cho rằng gần 12 triệu.
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du thứ 23 của dấu hiệu hy vọng
Lã Thụ Nhân
09:32 23/03/2012
Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du thứ 23 của dấu hiệu hy vọng
Vatican City (VIS) – Hôm nay 23/03, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bắt đầu chuyến tông du nước ngoài lần thứ 23 của mình, đưa ngài đến Mêxicô và Cuba. Đức Thánh Cha khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Rôma vào lúc 9:30 sáng và đáp xuống Leon, bang Guanajuato của Mêxicô vào lúc 4:30 chiều, giờ địa phương (11:30 P.M. giờ Rôma). Leon là thành phố lớn thứ tư ở Mexico và nằm ở trung tâm địa lý của đất nước này.
Đức Thánh Cha sẽ lưu lại Mêxicô đến 26/03, trong thời gian đó ngài sẽ cư ngụ tại Miraflores College, một học viện giáo dục được đặt theo tên của tu viện Carthusian ở Burgos, Tây Ban Nha, và được điều hành bởi Dòng Nữ Tỳ của Thánh Thể Cực Thánh và Mẹ Thiên Chúa. Lịch trình 3 ngày ở Mêxicô của Đức Thánh Cha như sau: Thứ Bảy, ngài sẽ gặp Tổng thống Liên bang Mêxicô Felipe Calderon Hinojosa, sau đó chào hỏi và chúc lành cho trẻ em và các tín hữu ở Plaza de la Paz của Leon. Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật, ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ ở Bicentenario Parque, và tối hôm đó sẽ chủ sự Kinh Chiều tại Nhà thờ Chính tòa Leon. Dự kiến ngài sẽ khởi hành đến Cuba vào thứ Hai 26/03.
Trong bài xã luận hàng tuần cho tờ "Octavia Dies ", Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh liệt kê các lý do cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Mêxicô và Cuba: Kỷ niệm hai trăm năm độc lập của các dân tộc châu Mỹ Châu La tinh, mong muốn nhiệt tình của người dân Mễ Tây Cơ chào đón Đức Giáo Hoàng; kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa Mêxicô và Tòa Thánh, và kỷ niệm bốn trăm tìm ra bức ảnh "Đức Bà Từ Ái - Nuestra Senora de la Caridad del Cobre" ở Cuba, đồng thời cũng là Năm Thánh của nó.
Tuy nhiên, Cha Lombardi lưu ý "chuyến đi này đến trái tim của Mỹ Châu cũng có một mục đích cụ thể. Đó là một cuộc hành trình của hy vọng. Hy vọng cho người dân Mễ Tây Cơ, một dân tộc với các nguồn tài nguyên bao la và tiềm năng, nhưng hiện tại bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nghiêm trọng đè nặng lên hiện tại và tương lai của họ, trước hết trong số đó là vấn đề bạo lực".
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng nói đến "hy vọng cho người dân Cuba, những người cảm thấy họ ở ngưỡng cửa của khả năng bắt đầu một kỷ nguyên mới, trong đó huấn từ của Đức Gioan Phaolô II về sự cởi mở lẫn nhau của Cuba và thế giới có thể được thực hiện trong một bầu khí tự do, phát triển và hòa giải".
Cuối cùng, Cha Lombardi đề cập đến "hy vọng của tất cả các nước Mỹ Châu Latin, nơi mà một Giáo Hội dấn thân vào ‘sứ mạng lục địa’ được đưa ra tại Hội nghị Aparecida, mong muốn tiếp tục góp phần khơi nguồn cảm hứng cho sự tiến bộ của châu lục này, để các giá trị nhân bản và Kitô giáo có thể đảm bảo con người phát triển toàn diện, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm của thời đại chúng ta".
Vatican City (VIS) – Hôm nay 23/03, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bắt đầu chuyến tông du nước ngoài lần thứ 23 của mình, đưa ngài đến Mêxicô và Cuba. Đức Thánh Cha khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Rôma vào lúc 9:30 sáng và đáp xuống Leon, bang Guanajuato của Mêxicô vào lúc 4:30 chiều, giờ địa phương (11:30 P.M. giờ Rôma). Leon là thành phố lớn thứ tư ở Mexico và nằm ở trung tâm địa lý của đất nước này.
Đức Thánh Cha sẽ lưu lại Mêxicô đến 26/03, trong thời gian đó ngài sẽ cư ngụ tại Miraflores College, một học viện giáo dục được đặt theo tên của tu viện Carthusian ở Burgos, Tây Ban Nha, và được điều hành bởi Dòng Nữ Tỳ của Thánh Thể Cực Thánh và Mẹ Thiên Chúa. Lịch trình 3 ngày ở Mêxicô của Đức Thánh Cha như sau: Thứ Bảy, ngài sẽ gặp Tổng thống Liên bang Mêxicô Felipe Calderon Hinojosa, sau đó chào hỏi và chúc lành cho trẻ em và các tín hữu ở Plaza de la Paz của Leon. Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật, ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ ở Bicentenario Parque, và tối hôm đó sẽ chủ sự Kinh Chiều tại Nhà thờ Chính tòa Leon. Dự kiến ngài sẽ khởi hành đến Cuba vào thứ Hai 26/03.
Trong bài xã luận hàng tuần cho tờ "Octavia Dies ", Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh liệt kê các lý do cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Mêxicô và Cuba: Kỷ niệm hai trăm năm độc lập của các dân tộc châu Mỹ Châu La tinh, mong muốn nhiệt tình của người dân Mễ Tây Cơ chào đón Đức Giáo Hoàng; kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa Mêxicô và Tòa Thánh, và kỷ niệm bốn trăm tìm ra bức ảnh "Đức Bà Từ Ái - Nuestra Senora de la Caridad del Cobre" ở Cuba, đồng thời cũng là Năm Thánh của nó.
Tuy nhiên, Cha Lombardi lưu ý "chuyến đi này đến trái tim của Mỹ Châu cũng có một mục đích cụ thể. Đó là một cuộc hành trình của hy vọng. Hy vọng cho người dân Mễ Tây Cơ, một dân tộc với các nguồn tài nguyên bao la và tiềm năng, nhưng hiện tại bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nghiêm trọng đè nặng lên hiện tại và tương lai của họ, trước hết trong số đó là vấn đề bạo lực".
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cũng nói đến "hy vọng cho người dân Cuba, những người cảm thấy họ ở ngưỡng cửa của khả năng bắt đầu một kỷ nguyên mới, trong đó huấn từ của Đức Gioan Phaolô II về sự cởi mở lẫn nhau của Cuba và thế giới có thể được thực hiện trong một bầu khí tự do, phát triển và hòa giải".
Cuối cùng, Cha Lombardi đề cập đến "hy vọng của tất cả các nước Mỹ Châu Latin, nơi mà một Giáo Hội dấn thân vào ‘sứ mạng lục địa’ được đưa ra tại Hội nghị Aparecida, mong muốn tiếp tục góp phần khơi nguồn cảm hứng cho sự tiến bộ của châu lục này, để các giá trị nhân bản và Kitô giáo có thể đảm bảo con người phát triển toàn diện, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm của thời đại chúng ta".
Họp báo trên máy bay: ĐTC tuyên bố Giáo Hội không phải là một đảng chính trị, nhưng đòi hỏi công bằng xã hội
Lã Thụ Nhân
12:06 23/03/2012
Họp báo trên máy bay: ĐTC tuyên bố Giáo Hội không phải là một đảng chính trị, nhưng đòi hỏi công bằng xã hội
Leon (AsiaNews) - "Ở Mỹ Châu Latinh, nhưng không chỉ ở đây, một chứng tâm thần phân liệt chút ít giữa đạo đức cá nhân và công cộng có thể nhận thấy trong không ít người Công Giáo", Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay trong cuộc họp báo giữa chuyến bay với các ký giả trên hành trình đến Leon (Mexico), nơi ngài sẽ hạ cánh vào buổi chiều (giờ địa phương).
Trả lời câu hỏi về tính hợp thời của một nền thần học giải phóng bị tước bỏ những khía cạnh cực đoan hơn, Đức Thánh Cha tuyên bố rằng: "Giáo Hội luôn phải hỏi nó có đủ công bằng xã hội không. Giáo Hội không phải là một quyền lực chính trị, hoặc đảng phái, nhưng là một thực tại luân lý. Suy nghĩ đầu tiên của Giáo Hội phải là giáo dục lương tâm". Trong điều này, ngài cho hay, chúng ta gặp phải chứng tâm thần phân liệt thường xuất hiện trong người Công Giáo vốn "là những tín hữu trong riêng tư nhưng theo các đường hướng khác nhau trong đời sống công cộng. Chúng ta phải vượt thắng chứng tâm thần phân liệt này và không chỉ giáo dục đạo đức cá nhân mà còn giáo dục đạo đức công cộng, và đây là những gì chúng ta cố gắng thực hiện với Học thuyết Xã hội của Giáo Hội".
Đức Thánh Cha nói thêm trách nhiệm của Giáo Hội là "giáo dục lương tâm, giáo dục trách nhiệm đạo đức" và "vạch trần sự ác". Chúng ta phải "vạch trần nạn sùng bái tiền bạc làm nô dịch hóa con người này", "vạch trần những hứa hẹn giả dối này". Đức Thánh Cha nói Giáo Hội "vạch mặt sự ác" bằng cách "trình bày thiện tính của Thiên Chúa", "sự thật của Ngài".
Liên quan đến tình hình chính trị - xã hội ở Cuba, Đức Thánh Cha nhắc lại chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II cách đây 14 năm vốn "mở một con đường hợp tác và đối thoại", một trong những "đòi hỏi kiên nhẫn", nhưng "vẫn tiếp tục". Hơn thế, ý thức hệ Mácxít "không đáp ứng được thực tế". Sau đó, ngài đảm bảo rằng Giáo Hội muốn giúp đỡ "trong tinh thần đối thoại" để tạo ra một xã hội công bằng hơn. "Giáo Hội luôn luôn đứng về phía tự do" lương tâm và tôn giáo.
Chuyến tông du quốc tế thứ 23 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã bắt đầu ngày hôm nay 23/03, dự kiến Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Mêxicô đến sáng thứ Hai 26/03, để ngài đến Cuba, trước khi trở lại Rôma vào ngày 28/03. Trong số các sự kiện chính đang chờ đợi Đức Giáo Hoàng có việc cử hành Thánh Lễ vào sáng Chúa Nhật ở Leon và vào chiều thứ Hai ở Santiago de Cuba để kỷ niệm 400 năm phát hiện bức ảnh Virgen de la Caridad del Cobre. Ở cả hai nước, theo lịch trình ngài sẽ gặp gỡ các giám mục và các cơ quan nhà nước cao nhất. Một lời chào Fidel Castro đã chính thức không được đưa vào chương trình.
Trả lời câu hỏi về tính hợp thời của một nền thần học giải phóng bị tước bỏ những khía cạnh cực đoan hơn, Đức Thánh Cha tuyên bố rằng: "Giáo Hội luôn phải hỏi nó có đủ công bằng xã hội không. Giáo Hội không phải là một quyền lực chính trị, hoặc đảng phái, nhưng là một thực tại luân lý. Suy nghĩ đầu tiên của Giáo Hội phải là giáo dục lương tâm". Trong điều này, ngài cho hay, chúng ta gặp phải chứng tâm thần phân liệt thường xuất hiện trong người Công Giáo vốn "là những tín hữu trong riêng tư nhưng theo các đường hướng khác nhau trong đời sống công cộng. Chúng ta phải vượt thắng chứng tâm thần phân liệt này và không chỉ giáo dục đạo đức cá nhân mà còn giáo dục đạo đức công cộng, và đây là những gì chúng ta cố gắng thực hiện với Học thuyết Xã hội của Giáo Hội".
Đức Thánh Cha nói thêm trách nhiệm của Giáo Hội là "giáo dục lương tâm, giáo dục trách nhiệm đạo đức" và "vạch trần sự ác". Chúng ta phải "vạch trần nạn sùng bái tiền bạc làm nô dịch hóa con người này", "vạch trần những hứa hẹn giả dối này". Đức Thánh Cha nói Giáo Hội "vạch mặt sự ác" bằng cách "trình bày thiện tính của Thiên Chúa", "sự thật của Ngài".
Liên quan đến tình hình chính trị - xã hội ở Cuba, Đức Thánh Cha nhắc lại chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II cách đây 14 năm vốn "mở một con đường hợp tác và đối thoại", một trong những "đòi hỏi kiên nhẫn", nhưng "vẫn tiếp tục". Hơn thế, ý thức hệ Mácxít "không đáp ứng được thực tế". Sau đó, ngài đảm bảo rằng Giáo Hội muốn giúp đỡ "trong tinh thần đối thoại" để tạo ra một xã hội công bằng hơn. "Giáo Hội luôn luôn đứng về phía tự do" lương tâm và tôn giáo.
Chuyến tông du quốc tế thứ 23 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã bắt đầu ngày hôm nay 23/03, dự kiến Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Mêxicô đến sáng thứ Hai 26/03, để ngài đến Cuba, trước khi trở lại Rôma vào ngày 28/03. Trong số các sự kiện chính đang chờ đợi Đức Giáo Hoàng có việc cử hành Thánh Lễ vào sáng Chúa Nhật ở Leon và vào chiều thứ Hai ở Santiago de Cuba để kỷ niệm 400 năm phát hiện bức ảnh Virgen de la Caridad del Cobre. Ở cả hai nước, theo lịch trình ngài sẽ gặp gỡ các giám mục và các cơ quan nhà nước cao nhất. Một lời chào Fidel Castro đã chính thức không được đưa vào chương trình.
Trên chuyến bay ĐTC nói Giáo hội luôn luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
12:25 23/03/2012
Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu là thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, tức là nhân vật thứ ba tại Vatican, có thể nói như thế. Ngài là một trong số ít các vị trong giáo triều Rôma tháp tùng Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi của ngài đến Mexico và Cuba.
Chỉ mới vài tháng trước đây, ngài vẫn còn là sứ thần của Tòa Thánh tại Cuba, vì vậy ngài biết rành rẽ về đất nước này.
Đức Cha Giovanni Becciu nói:
"Người dân Mỹ Châu Latinh xem chuyến đi này như một cử chỉ yêu thương và quan tâm của Đức Giáo Hoàng. Thật vậy, thực hiện một chuyến đi dài như thế này không phải dễ dàng. "
Đức Cha cũng cho biết thêm, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng cho người dân Cuba. Theo một cách nào đó, chuyến thăm ba ngày, cũng sẽ làm nổi bật công việc Giáo Hội Công Giáo trên đảo quốc này.
Ngài nói tiếp
"Thật là tốt đẹp để nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ là một người hành hương Bác Ái, đó là khẩu hiệu mà Giáo Hội Cuba đang nhấn mạnh trong chuyến đi này. Đó là một cách để làm nổi bật tình bác ái và yêu thương Giáo Hội dành cho người dân Cuba. Điều đó đã là sức mạnh, thu hút được sự ngưỡng mộ của các tín hữu Cuba và cả những người không có đức tin.”
Đức Cha Giovanni Becciu nói rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chuẩn bị những bài phát biểu của mình sẵn sàng cho chuyến đi. Để chuẩn bị, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để cầu nguyện cho hai chuyến tông du.
Đức Cha tiết lộ rằng:
"Ngài đã chuẩn bị rất lặng lẽ, nhưng với rất nhiều động lực và nhiệt tình. Ngài muốn thấu hiểu người dân Mễ Tây Cơ và nhân dân Cuba, bằng cách trực tiếp nhìn thấy thực tại của hai nước này. "
Tình hình của Giáo hội ở hai quốc gia này là rất khác nhau. Đáng chú ý là ở Mễ Tây Cơ Giáo Hội có 16,234 linh mục, trong khi ở Cuba chỉ có 361 vị. Đức Cha Becciu nói rằng số những linh mục ít ỏi tại đảo quốc Cuba thực sự là những anh hùng.
Đức Cha nói:
"Tôi thực sự khâm phục công việc của các linh mục. Đó là công việc được thực hiện lặng lẽ và kín đáo. Họ không thể tham gia vào các sáng kiến quy mô lớn bên ngoài, nhưng họ có một tinh thần siêu nhiên nội tâm, không hề né tránh sự hy sinh. Họ ao ước được cho đi và chăm sóc cho người nghèo, và điều này làm cho họ trở nên những anh hùng ".
Trong chuyến bay đến Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn với các phóng viên tháp tùng trên máy bay.
Ngài đã đề cập đến những kỷ niệm đẹp về chuyến tông du của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Mexico và Cuba. Ngài bày tỏ ước muốn tiếp bước vị tiền nhiệm của ngài trong hai chuyến viếng thăm này.
Khi được hỏi về tình hình ở Cuba, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói Giáo hội đã luôn luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo.
Đề cập đến những vấn đề liên quan đến bạo lực và ma túy đang hoành hành tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng nói trách nhiệm của Giáo Hội phải giáo dục mọi người và vạch mặt những nguy hiểm đến từ việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực.
Ngài nhấn mạnh rằng việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực chỉ dẫn đến những lời hứa giả dối, những lời dối trá và những thủ đoạn lừa gạt.
Chỉ mới vài tháng trước đây, ngài vẫn còn là sứ thần của Tòa Thánh tại Cuba, vì vậy ngài biết rành rẽ về đất nước này.
Đức Cha Giovanni Becciu nói:
"Người dân Mỹ Châu Latinh xem chuyến đi này như một cử chỉ yêu thương và quan tâm của Đức Giáo Hoàng. Thật vậy, thực hiện một chuyến đi dài như thế này không phải dễ dàng. "
Đức Cha cũng cho biết thêm, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng cho người dân Cuba. Theo một cách nào đó, chuyến thăm ba ngày, cũng sẽ làm nổi bật công việc Giáo Hội Công Giáo trên đảo quốc này.
Ngài nói tiếp
"Thật là tốt đẹp để nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ là một người hành hương Bác Ái, đó là khẩu hiệu mà Giáo Hội Cuba đang nhấn mạnh trong chuyến đi này. Đó là một cách để làm nổi bật tình bác ái và yêu thương Giáo Hội dành cho người dân Cuba. Điều đó đã là sức mạnh, thu hút được sự ngưỡng mộ của các tín hữu Cuba và cả những người không có đức tin.”
Đức Cha Giovanni Becciu nói rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chuẩn bị những bài phát biểu của mình sẵn sàng cho chuyến đi. Để chuẩn bị, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để cầu nguyện cho hai chuyến tông du.
Đức Cha tiết lộ rằng:
"Ngài đã chuẩn bị rất lặng lẽ, nhưng với rất nhiều động lực và nhiệt tình. Ngài muốn thấu hiểu người dân Mễ Tây Cơ và nhân dân Cuba, bằng cách trực tiếp nhìn thấy thực tại của hai nước này. "
Tình hình của Giáo hội ở hai quốc gia này là rất khác nhau. Đáng chú ý là ở Mễ Tây Cơ Giáo Hội có 16,234 linh mục, trong khi ở Cuba chỉ có 361 vị. Đức Cha Becciu nói rằng số những linh mục ít ỏi tại đảo quốc Cuba thực sự là những anh hùng.
Đức Cha nói:
"Tôi thực sự khâm phục công việc của các linh mục. Đó là công việc được thực hiện lặng lẽ và kín đáo. Họ không thể tham gia vào các sáng kiến quy mô lớn bên ngoài, nhưng họ có một tinh thần siêu nhiên nội tâm, không hề né tránh sự hy sinh. Họ ao ước được cho đi và chăm sóc cho người nghèo, và điều này làm cho họ trở nên những anh hùng ".
Trong chuyến bay đến Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn với các phóng viên tháp tùng trên máy bay.
Ngài đã đề cập đến những kỷ niệm đẹp về chuyến tông du của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Mexico và Cuba. Ngài bày tỏ ước muốn tiếp bước vị tiền nhiệm của ngài trong hai chuyến viếng thăm này.
Khi được hỏi về tình hình ở Cuba, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói Giáo hội đã luôn luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo.
Đề cập đến những vấn đề liên quan đến bạo lực và ma túy đang hoành hành tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng nói trách nhiệm của Giáo Hội phải giáo dục mọi người và vạch mặt những nguy hiểm đến từ việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực.
Ngài nhấn mạnh rằng việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực chỉ dẫn đến những lời hứa giả dối, những lời dối trá và những thủ đoạn lừa gạt.
Hồng Y Jean-Louis Tauran dự hội thảo đối thoại liêntôn tại Nigiêria
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:39 23/03/2012
ROMA (zenit.org) - Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, ChủTịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn đã thực hiện chuyến viếng thămNigiêria vào hôm nay, Thứ Sáu ngày 23 tháng 3, một thông cáo của Bộ này loanbáo.
Theo chương trình, vị giám chức người Pháp sẽ đi thămnhiều giáo phận tại nước này, và đặc biệt sẽ tham dự lễ bế mạc cuộc hội thảo vềđối thoại với các tôn giáo truyền thống tại Phi Châu.
Mới đây, vị giám chức này cho hãng tin Zenit biết rằngđối thoại giữa các tôn giáo truyền thống tại Châu Lục này sẽ là vấn đề ưu tiênđối với hoạt động của Bộ trong năm 2012 này.
Theo chương trình, vị giám chức người Pháp sẽ đi thămnhiều giáo phận tại nước này, và đặc biệt sẽ tham dự lễ bế mạc cuộc hội thảo vềđối thoại với các tôn giáo truyền thống tại Phi Châu.
Mới đây, vị giám chức này cho hãng tin Zenit biết rằngđối thoại giữa các tôn giáo truyền thống tại Châu Lục này sẽ là vấn đề ưu tiênđối với hoạt động của Bộ trong năm 2012 này.
Hoạt động Văn Hóa Phi Châu tại Roma
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:20 23/03/2012
ROMA, (zenit.org) - Một cuộc gặp gỡ củahơn hai chục vị Đại Sứ thuộc lục địa PhiChâu bên cạnh Vatican với Ủy Ban Tòa Thánh về Văn Hóa sẽ diễn ra tại Roma vàoThứ Hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 để thảo luận về « sự hợp tác trong lãnhvực văn hóa ».
Mục tiêu hướng đến, một thông cáocho hay, là « tăng cường đối thoại đa văn hóa » giữa các nước khácnhau tại Phi Châu với cơ quan liên quan của Tòa Thánh.
Cuộc gặp gỡ này nằm trong khuôn khổcủa những cuộc gặp gỡ các châu lục, được khởi xướng cũng vào dịp này năm ngoái,với cuộc gặp gỡ đầu tiên của 22 Ngài Đại Sứ Á Châu.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng TòaThánh về Văn Hóa và vị Tổng Thư Ký của Bộ, Đức Cha Barthelémy Adoukonou, là ngườigốc Bénin, sẽ giới thiệu khái quát về cơ quan này cùng với các hoạt động liênquan. Về phía các Đại Sứ được mời biểu đạt những gợi ý của mình hướng đến sựhợp tác trên phạm vi rộng. Khóa họp sẽ được điều hành bởi cha TheodoreMascarenhas, Đặc Trách về Văn Hóa Châu Phi của Bộ.
Mục tiêu hướng đến, một thông cáocho hay, là « tăng cường đối thoại đa văn hóa » giữa các nước khácnhau tại Phi Châu với cơ quan liên quan của Tòa Thánh.
Cuộc gặp gỡ này nằm trong khuôn khổcủa những cuộc gặp gỡ các châu lục, được khởi xướng cũng vào dịp này năm ngoái,với cuộc gặp gỡ đầu tiên của 22 Ngài Đại Sứ Á Châu.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng TòaThánh về Văn Hóa và vị Tổng Thư Ký của Bộ, Đức Cha Barthelémy Adoukonou, là ngườigốc Bénin, sẽ giới thiệu khái quát về cơ quan này cùng với các hoạt động liênquan. Về phía các Đại Sứ được mời biểu đạt những gợi ý của mình hướng đến sựhợp tác trên phạm vi rộng. Khóa họp sẽ được điều hành bởi cha TheodoreMascarenhas, Đặc Trách về Văn Hóa Châu Phi của Bộ.
Các nền văn hoá Phi Châu tại Rôma
Bùi Hữu Thư
16:20 23/03/2012
Cuộc gặp gỡ đã được uỷ ban lâm thời của hội đồng giáo hoàng hứa hẹn
ROME, thứ năm 22 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Một cuộc tiếp xúc với trên hai mươi đại sứ tại Tòa Thánh thuộc các quốc gia thuộc đại lục Phi Châu đã được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa hứa hẹn vào ngày thứ hai 26 tháng 3, tại Rôma, để giúp đỡ cho việc “hợp tác văn hóa.”
Mục đích của buổi họp theo bản tin thực vậy, là để “thúc đẩy việc đối thoại văn hóa” giữa các quốc gia khác nhau thuộc đại lục này và giáo triều Rôma.
Cuộc tiếp xúc này đã được dự trù trong một loạt các cuộc gặp gỡ khởi đầu từ buổi họp với 22 đại sứ từ Á Châu vào tháng 3, năm 2011.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng này, và vị thư ký là Đức Ông Barthelémy Adoukonou, chính ngài cũng xuất thân từ Bénin, đầu tiên sẽ trình bầy về tổ chức của hội đồng và các hoạt động của hội đồng. Sau đó các đại sứ sẽ đưọc mời phát biểu các đề nghị để có một sự cộng tác lớn lao hơn. Buổi họp sẽ được Linh Mục Theodore Mascarenhas, SFX, chánh văn phòng các văn hoá Châu Phi của hội đồng làm điều hợp viên.
Sau đó các tham dự viên sẽ đến trung tâm lịch sử của Rôma, tại trụ sở của Phòng Thương Mại (Chambre de commerce) – cơ quan bảo trợ cho biến cố này – tại Đền Thờ Hadrien.
Ông Giancarlo Cremonesi, chủ tịch của Phòng Thương Mại sẽ chào đón các đại sứ và trình bầy với họ các sinh hoạt của các ban ngành khác nhau cũng như về lịch sử của đền thờ La Mã.
Vào cuối ngày, họ sẽ đến Thính Đường Rôma, tại Công Viên Âm Nhạc.
ROME, thứ năm 22 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Một cuộc tiếp xúc với trên hai mươi đại sứ tại Tòa Thánh thuộc các quốc gia thuộc đại lục Phi Châu đã được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa hứa hẹn vào ngày thứ hai 26 tháng 3, tại Rôma, để giúp đỡ cho việc “hợp tác văn hóa.”
Mục đích của buổi họp theo bản tin thực vậy, là để “thúc đẩy việc đối thoại văn hóa” giữa các quốc gia khác nhau thuộc đại lục này và giáo triều Rôma.
Cuộc tiếp xúc này đã được dự trù trong một loạt các cuộc gặp gỡ khởi đầu từ buổi họp với 22 đại sứ từ Á Châu vào tháng 3, năm 2011.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng này, và vị thư ký là Đức Ông Barthelémy Adoukonou, chính ngài cũng xuất thân từ Bénin, đầu tiên sẽ trình bầy về tổ chức của hội đồng và các hoạt động của hội đồng. Sau đó các đại sứ sẽ đưọc mời phát biểu các đề nghị để có một sự cộng tác lớn lao hơn. Buổi họp sẽ được Linh Mục Theodore Mascarenhas, SFX, chánh văn phòng các văn hoá Châu Phi của hội đồng làm điều hợp viên.
Sau đó các tham dự viên sẽ đến trung tâm lịch sử của Rôma, tại trụ sở của Phòng Thương Mại (Chambre de commerce) – cơ quan bảo trợ cho biến cố này – tại Đền Thờ Hadrien.
Ông Giancarlo Cremonesi, chủ tịch của Phòng Thương Mại sẽ chào đón các đại sứ và trình bầy với họ các sinh hoạt của các ban ngành khác nhau cũng như về lịch sử của đền thờ La Mã.
Vào cuối ngày, họ sẽ đến Thính Đường Rôma, tại Công Viên Âm Nhạc.
Hình ảnh cuộc biểu tình cho Tự Do Tín Ngưỡng tại Dallas TX
Trần Mạnh Trác
17:17 23/03/2012
Thứ Sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 cũng là ngày kỷ niệm lời phát biểu bất hủ của ông Patrick Henry, từng làm khẩu hiệu cho tinh thần cách mạng của người Hoa Kỳ từ năm 1775 cho đến nay, "Cho tôi tự do, hoặc tôi thà chết". (“Give me liberty, or give me death” )
140 cuộc biểu tình do Liên đoàn "Hành động Phò Sự Sống" (Pro-Life Action League) đã được tổ chức trên nhiều thành phố lớn của hầu hết các tiểu bang.
Khởi đầu Liên đòan chỉ hy vọng sẽ tổ chức biểu tình tại vài chục di tích lịch sử và các cơ sở liên bang mà thôi, nhưng sau khi tin tức được loan ra, thì nhiều đòan thể Công Giáo đã nhập cuộc và ghi danh, và chỉ trong vòng có hai tuần lễ, số địa điểm đã tăng lên đến 140.
Tuy là một ngày làm việc, nhưng Liên đoàn vẫn hy vọng số người tham dự sẽ lên tới hàng chục ngàn cho toàn quốc. Riêng tại Dallas, một số người đông đảo đã tham gia, nhiều nhà thờ Tin Lành cũng nhập cuộc và các mục sư Tin Lành đã phá biểu 'nẩy lửa' trong dịp này.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi vội cuả cuộc biểu tình tại Dallas
140 cuộc biểu tình do Liên đoàn "Hành động Phò Sự Sống" (Pro-Life Action League) đã được tổ chức trên nhiều thành phố lớn của hầu hết các tiểu bang.
Khởi đầu Liên đòan chỉ hy vọng sẽ tổ chức biểu tình tại vài chục di tích lịch sử và các cơ sở liên bang mà thôi, nhưng sau khi tin tức được loan ra, thì nhiều đòan thể Công Giáo đã nhập cuộc và ghi danh, và chỉ trong vòng có hai tuần lễ, số địa điểm đã tăng lên đến 140.
Tuy là một ngày làm việc, nhưng Liên đoàn vẫn hy vọng số người tham dự sẽ lên tới hàng chục ngàn cho toàn quốc. Riêng tại Dallas, một số người đông đảo đã tham gia, nhiều nhà thờ Tin Lành cũng nhập cuộc và các mục sư Tin Lành đã phá biểu 'nẩy lửa' trong dịp này.
Sau đây là một vài hình ảnh ghi vội cuả cuộc biểu tình tại Dallas
ĐGH Benêđictô nói: Chủ nghĩa Cộng sản không còn hiệu lực ở Cuba nữa
Đồng Nhân
23:22 23/03/2012
Trên chuyến máy bay đi Mexicô hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benedict cho biết cộng sản không còn hoạt lực ở Cuba nữa và Giáo hội Công giáo Roma đã sẵn sàng để giúp hòn đảo Cuba tìm cách thức mới để tiến về tương lai phía trước mà không bị "chấn thương."
Phát biểu trên máy bay từ Rome cho một chuyến đi năm ngày Mexico và Cuba, Đức giáo hoàng nói với các phóng viên: "Ngày nay hiển nhiên rằng ý thức hệ Mác-xít theo cách nó đã được hình thành không còn phù hợp với thực tế nữa”.
Trả lời một câu hỏi về chuyến thăm đến Cuba, một pháo đài cộng sản ngoài khơi bờ biển của Hoa Kỳ trong hơn 50 năm, Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói thêm: "Với cách thế (cộng sản) như vậy, chúng ta không còn có thể đáp ứng và xây dựng một xã hội này. Cấn thiết kà phải tìm ra những mô hình mới với kiên nhẫn và trong một cách xây dựng. "
Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẵn sàng để Giáo Hội trong giúp đỡ Cuba đạt được một sự chuyển tiếp hòa bình trên đảo, nói rằng sự kiên nhẫn là quá trình cần thiết nhưng cũng cần phải “dứt khoát” .
"Chúng tôi muốn giúp đỡ trong một tinh thần đối thoại để tránh chấn thương và giúp tiến về phía trước cho một xã hội huynh đệ và ngay chính, đó là điều mà tất cả thế giới mong ước," Đức Thánh Cha nói thêm.
Bình luận của Đức Thánh Cha đã thu hút phản ứng thận trọng từ chính phủ Cuba.
"Chúng tôi sẽ lắng nghe với tất cả sự tôn trọng ngài", Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cho biết, khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Havana ngay sau khi ý kiến của Đức giáo hoàng.
"Chúng tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến. Chúng tôi xem xét đó là hữu ích cho việc trao đổi ý tưởng", ông nói thêm, lưu ý rằng "dân của chúng tôi có niềm tin sâu, phát triển qua lịch sử lâu dài của đất nước chúng tôi."
Bình luận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức về chủ nghĩa cộng sản quả là chĩa mũi dùi thẳng và phê bình chỉ trích mạnh hơn bất cứ điều gì mà trước đây ĐGH John Paul II đã tuyên bố trong chuyến thăm đột phá của Ngài đến Cuba 14 năm trước đây.
ĐGH John Paul II được nhớ đến nhiều nhất tại Cuba do những lời tuyên bố hòa giải của Ngài tại một Thánh Lễ ở Revolution Plaza rộng lớn ở Havana, khi đó Ngài nói: "Ước chi Cuba, với tất cả tiềm năng tuyệt vời của mình, hãy mở bản thân mình ra đến thế giới, và thế giới có thể mở cửa đón nhận Cuba"
Chuyến thăm đó tăng tốc quá trình hòa giải giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền cộng sản của Cuba, những người luôn coi mình là người đối nghịch với Công giáo sau cuộc cách mạng Cuba 1959.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức cho biết chuyến thăm năm 1998 bởi người tiền nhiệm của Ngài "đã mở ra một con đường của sự hợp tác và đối thoại xây dựng, một con đường dài và kêu gọi kiên nhẫn, nhưng cần di chuyển về phía trước."
Mặc dù nhà thờ nhà nước cải thiện quan hệ trong những năm gần đây, các giám mục Cuba và chính phủ vẫn còn đối chọi về các vấn đề như cho Giáo hội sử dụng các phương tiện truyền thông và giáo dục tôn giáo.
Giáo Hội đặc biệt quan tâm về khả năng xẩy ra biến động xã hội nếu như những cuộc cải cách rộng lớn hơn không được thực thi sớm ở Cuba.
Danh từ "chấn thương" đã được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo để nói về những gì có thể xảy ra ở Cuba, đặc biệt là một khi nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro chết, nay đã 85. Fidel Castro đã trao quyền lực cho người em trai là Raul vào năm 2008.
Các nhà lãnh đạo Cuba đã nhiều lần nhận ra là mô hình kinh tế của đất nước họ cần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của dân chủng của mình, mặc dù họ trung thành bảo vệ chính quyền độc đảng tương đảng cộng sản là hệ thống chính trị duy nhất tại Cuba.
Trong năm 2010, Fidel Castro nói với một phóng viên tạp chí Atlantic rằng "thậm chí mô hình Cuba không còn hiệu lực cho chúng tôi nữa". Điều này làm một số nhà bình luận diễn giải như một sự công nhận rằng cộng sản đã thất bại ở Cuba.
Castro sau đó cải chính làm rõ rằng các nhận xét của ông đã nói không muốn nhắm đến việc chỉ trích cuộc cách mạng cộng sản của Cuba, những là muốn hướng dẫn đến điều kiện kinh tế khó khăn của hòn đảo mà thôi.
Các bình luận của Fidel phản ánh là ông thỏa thuận với một loạt các cải cách khiêm tốn để kích thích nền kinh tế gặp khó khăn khởi xướng bởi em trai của ông, Raul Castro của Cuba .
Nhân quyền
Khi được các phóng viên trên máy bay hỏi là liệu ĐGH có nên lên tiếng bảo vệ nhân quyền tại Cuba hay không, Đức Thánh Cha Benedict XVI trả lời: "Rõ ràng rằng Giáo Hội luôn luôn đứng về phía tự do, về phía tự do lương tâm, tự do tôn giáo, và chúng tôi góp phần trong ý nghĩa này. "
Trong một báo cáo được công bố vào thứ năm, nhóm nhân quyền Ân xá Quốc tế cho biết, sách nhiễu và giam giữ những người bất đồng chính kiến ở Cuba đã tăng mạnh trong hai năm qua.
"Cuba đã và đang diễn ra các đàn áp tồi tệ hơn khi nói đến quyền con người. Những gì chúng tôi muốn thấy xảy ra là hoạt động để có thể thực hiện công việc hợp pháp của họ mà không sợ bị trả thù," ông Gerardo Ducas, nhà nghiên cứu Cuba của Tổ chức Ân xá nói.
Hôm thứ Hai, Cuba đã thả 70 phụ nữ bất đồng chính kiến thuộc nhóm Các Phụ Nữ Áo Trắng từng bị giam giữ trong cuối tuần vừa rồi, nhưng cảnh báo họ không tham dự các hoạt động liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Các phụ nữ, được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha như "Damas de Blanco", được trả tự do mà không có tội sau khi bị bắt trong ba sự cố riêng biệt vào thứ bảy và chủ nhật, khi họ đã cố gắng để diễu hành ở Havana.
Không có cuộc họp với các nhà bất đồng chính kiến Cuba trong chương trình của Đức Thánh Cha.
Tuần trước, Vatican nhắc lại tuyên bố lên án lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống lại Cuba, gọi nó vô dụng và là là điều làm tổn thương những người bình thường.
Các lệnh cấm vận, trong đó đánh dấu kỷ niệm 50 năm hồi tháng trước và đó người Cuba gọi là "các phong tỏa," là vẫn còn nền tảng của Mỹ chính sách đối với các hòn đảo Caribbean 90 dặm từ Florida, mặc dù nó đã không thành công để đáp ứng mục tiêu chính của nó phá vỡ chính phủ cộng sản của Castro.
Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại gần như toàn vẹn khi Chiến tranh Lạnh lên cao để trừng phạt Havana vì đảo quốc này hỗ trợ Liên Xô và hy vọng nó sẽ mang lại chấm dứt chế độ cộng sản.
Chưa có ai biết chắc là liệu Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẽ gặp mặt Fidel Castro hay không, người mà đã cai trị Cuba 49 năm trước khi em trai Raul lên thay thế vào năm 2008.
Tòa thánh Vatican nói rằng Đức giáo hoàng sẽ là "sẵn sàng " nếu người ông Fidel Castro già yếu muốn gặp Ngài.
(Viết theo Philip Pullella, Reuters)
Phát biểu trên máy bay từ Rome cho một chuyến đi năm ngày Mexico và Cuba, Đức giáo hoàng nói với các phóng viên: "Ngày nay hiển nhiên rằng ý thức hệ Mác-xít theo cách nó đã được hình thành không còn phù hợp với thực tế nữa”.
Trả lời một câu hỏi về chuyến thăm đến Cuba, một pháo đài cộng sản ngoài khơi bờ biển của Hoa Kỳ trong hơn 50 năm, Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói thêm: "Với cách thế (cộng sản) như vậy, chúng ta không còn có thể đáp ứng và xây dựng một xã hội này. Cấn thiết kà phải tìm ra những mô hình mới với kiên nhẫn và trong một cách xây dựng. "
Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẵn sàng để Giáo Hội trong giúp đỡ Cuba đạt được một sự chuyển tiếp hòa bình trên đảo, nói rằng sự kiên nhẫn là quá trình cần thiết nhưng cũng cần phải “dứt khoát” .
"Chúng tôi muốn giúp đỡ trong một tinh thần đối thoại để tránh chấn thương và giúp tiến về phía trước cho một xã hội huynh đệ và ngay chính, đó là điều mà tất cả thế giới mong ước," Đức Thánh Cha nói thêm.
Bình luận của Đức Thánh Cha đã thu hút phản ứng thận trọng từ chính phủ Cuba.
"Chúng tôi sẽ lắng nghe với tất cả sự tôn trọng ngài", Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cho biết, khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Havana ngay sau khi ý kiến của Đức giáo hoàng.
"Chúng tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến. Chúng tôi xem xét đó là hữu ích cho việc trao đổi ý tưởng", ông nói thêm, lưu ý rằng "dân của chúng tôi có niềm tin sâu, phát triển qua lịch sử lâu dài của đất nước chúng tôi."
Bình luận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức về chủ nghĩa cộng sản quả là chĩa mũi dùi thẳng và phê bình chỉ trích mạnh hơn bất cứ điều gì mà trước đây ĐGH John Paul II đã tuyên bố trong chuyến thăm đột phá của Ngài đến Cuba 14 năm trước đây.
ĐGH John Paul II được nhớ đến nhiều nhất tại Cuba do những lời tuyên bố hòa giải của Ngài tại một Thánh Lễ ở Revolution Plaza rộng lớn ở Havana, khi đó Ngài nói: "Ước chi Cuba, với tất cả tiềm năng tuyệt vời của mình, hãy mở bản thân mình ra đến thế giới, và thế giới có thể mở cửa đón nhận Cuba"
Chuyến thăm đó tăng tốc quá trình hòa giải giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền cộng sản của Cuba, những người luôn coi mình là người đối nghịch với Công giáo sau cuộc cách mạng Cuba 1959.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức cho biết chuyến thăm năm 1998 bởi người tiền nhiệm của Ngài "đã mở ra một con đường của sự hợp tác và đối thoại xây dựng, một con đường dài và kêu gọi kiên nhẫn, nhưng cần di chuyển về phía trước."
Mặc dù nhà thờ nhà nước cải thiện quan hệ trong những năm gần đây, các giám mục Cuba và chính phủ vẫn còn đối chọi về các vấn đề như cho Giáo hội sử dụng các phương tiện truyền thông và giáo dục tôn giáo.
Giáo Hội đặc biệt quan tâm về khả năng xẩy ra biến động xã hội nếu như những cuộc cải cách rộng lớn hơn không được thực thi sớm ở Cuba.
Danh từ "chấn thương" đã được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo để nói về những gì có thể xảy ra ở Cuba, đặc biệt là một khi nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro chết, nay đã 85. Fidel Castro đã trao quyền lực cho người em trai là Raul vào năm 2008.
Các nhà lãnh đạo Cuba đã nhiều lần nhận ra là mô hình kinh tế của đất nước họ cần được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của dân chủng của mình, mặc dù họ trung thành bảo vệ chính quyền độc đảng tương đảng cộng sản là hệ thống chính trị duy nhất tại Cuba.
Trong năm 2010, Fidel Castro nói với một phóng viên tạp chí Atlantic rằng "thậm chí mô hình Cuba không còn hiệu lực cho chúng tôi nữa". Điều này làm một số nhà bình luận diễn giải như một sự công nhận rằng cộng sản đã thất bại ở Cuba.
Castro sau đó cải chính làm rõ rằng các nhận xét của ông đã nói không muốn nhắm đến việc chỉ trích cuộc cách mạng cộng sản của Cuba, những là muốn hướng dẫn đến điều kiện kinh tế khó khăn của hòn đảo mà thôi.
Các bình luận của Fidel phản ánh là ông thỏa thuận với một loạt các cải cách khiêm tốn để kích thích nền kinh tế gặp khó khăn khởi xướng bởi em trai của ông, Raul Castro của Cuba .
Nhân quyền
Khi được các phóng viên trên máy bay hỏi là liệu ĐGH có nên lên tiếng bảo vệ nhân quyền tại Cuba hay không, Đức Thánh Cha Benedict XVI trả lời: "Rõ ràng rằng Giáo Hội luôn luôn đứng về phía tự do, về phía tự do lương tâm, tự do tôn giáo, và chúng tôi góp phần trong ý nghĩa này. "
Trong một báo cáo được công bố vào thứ năm, nhóm nhân quyền Ân xá Quốc tế cho biết, sách nhiễu và giam giữ những người bất đồng chính kiến ở Cuba đã tăng mạnh trong hai năm qua.
"Cuba đã và đang diễn ra các đàn áp tồi tệ hơn khi nói đến quyền con người. Những gì chúng tôi muốn thấy xảy ra là hoạt động để có thể thực hiện công việc hợp pháp của họ mà không sợ bị trả thù," ông Gerardo Ducas, nhà nghiên cứu Cuba của Tổ chức Ân xá nói.
Hôm thứ Hai, Cuba đã thả 70 phụ nữ bất đồng chính kiến thuộc nhóm Các Phụ Nữ Áo Trắng từng bị giam giữ trong cuối tuần vừa rồi, nhưng cảnh báo họ không tham dự các hoạt động liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Các phụ nữ, được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha như "Damas de Blanco", được trả tự do mà không có tội sau khi bị bắt trong ba sự cố riêng biệt vào thứ bảy và chủ nhật, khi họ đã cố gắng để diễu hành ở Havana.
Không có cuộc họp với các nhà bất đồng chính kiến Cuba trong chương trình của Đức Thánh Cha.
Tuần trước, Vatican nhắc lại tuyên bố lên án lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống lại Cuba, gọi nó vô dụng và là là điều làm tổn thương những người bình thường.
Các lệnh cấm vận, trong đó đánh dấu kỷ niệm 50 năm hồi tháng trước và đó người Cuba gọi là "các phong tỏa," là vẫn còn nền tảng của Mỹ chính sách đối với các hòn đảo Caribbean 90 dặm từ Florida, mặc dù nó đã không thành công để đáp ứng mục tiêu chính của nó phá vỡ chính phủ cộng sản của Castro.
Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại gần như toàn vẹn khi Chiến tranh Lạnh lên cao để trừng phạt Havana vì đảo quốc này hỗ trợ Liên Xô và hy vọng nó sẽ mang lại chấm dứt chế độ cộng sản.
Chưa có ai biết chắc là liệu Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẽ gặp mặt Fidel Castro hay không, người mà đã cai trị Cuba 49 năm trước khi em trai Raul lên thay thế vào năm 2008.
Tòa thánh Vatican nói rằng Đức giáo hoàng sẽ là "sẵn sàng " nếu người ông Fidel Castro già yếu muốn gặp Ngài.
(Viết theo Philip Pullella, Reuters)
Top Stories
Chine: La pression s’accentue sur le clergé catholique « clandestin »
Eglises d'Asie
10:15 23/03/2012
Selon des sources ecclésiales locales, l’évêque coadjuteur du diocèse de Wenzhou, Mgr Peter Shao Zhumin, ainsi que son chancelier, le P. Paul Jiang Sunian, ont été interpellés par la police le 19 mars dernier. Selon le terme utilisé par la police lorsqu’elle retient des personnes afin d’exercer des pressions sur elle, ils ont été « invités » à suivre des « sessions d’études » pour un temps qui, semble-t-il, devrait durer une semaine. A des membres de l’Eglise locale, les autorités ont déclaré que si Mgr Shao et le P. Jiang « se montraient suffisamment intelligents dans leur apprentissage », ils seraient relâchés sous peu. Dans le cas contraire, leur privation de liberté durerait plus longtemps. Ainsi que le résume une source ecclésiale, « cela signifie que leur libération dépendra du fait qu’ils accepteront ou non la politique religieuse du gouvernement ».
Agé de 49 ans, Mgr Shao dirige la partie « clandestine » du très dynamique diocèse de Wenzhou. Nommé par le Saint-Siège, il a été ordonné évêque en 2007. A l’époque, l’évêque « clandestin » du diocèse, Mgr James Lin Xili, était déjà très âgé et affaibli par la maladie (il mourra deux ans plus tard, le 4 octobre 2009). En vue de favoriser l’unité entre les deux communautés « clandestine » et « officielle », Rome avait décidé de nommer comme ordinaire du diocèse le P. Vincent Zhu Weifang, membre du clergé « officiel », avec comme coadjuteur le P. Shao. Il était entendu qu’à la mort de Mgr Zhu, déjà âgé, Mgr Shao prendrait la direction du diocèse tout entier, mais en réalité, aujourd’hui Mgr Zhu administre la partie « officielle » du diocèse et Mgr Shao sa partie « clandestine », sans que l’unité recherchée par le Saint-Siège n’ait été réalisée.
Dans ce contexte, la pression des autorités chinoises ne s’exerce pas que sur Mgr Shao et son chancelier. Parmi les 17 prêtres « clandestins » du diocèse, plusieurs ont, ces jours derniers, été convoqués par la police « à prendre le thé », litote par laquelle les Chinois désignent ce moment où des personnes sont convoquées par la Sécurité publique pour se voir expliquer ce que les autorités attendent d’elles. Selon les informations disponibles, certains de ces prêtres n’ont passé que quelques heures dans les locaux de la police, d’autres y sont toujours retenus.
Bien qu’aucune explication n’ait été donnée à ces interpellations, il semble que la police exerce des pressions sur le clergé « clandestin » de Wenzhou afin de connaître les circonstances exactes de l’ordination, à la fin de l’année dernière, de Mgr John Wang Ruowang, évêque « clandestin » du diocèse de Tianshui, dans la province du Gansu. La Sécurité publique et les Affaires religieuses cherchent à savoir qui a pris part à cette ordination menée dans la clandestinité et ont, pour cela également interpellé Mgr Wang et plusieurs de ses prêtres.
Selon plusieurs observateurs de l’Eglise en Chine, ce qui se passe actuellement à Wenzhou fait écho à de semblables pressions policières exercées à l’encontre des communautés « clandestines » catholiques en Mongolie intérieure et dans le Hebei (1). La multiplication des incidents ciblant les « clandestins » laisse craindre la mise en œuvre d’une politique décidée au niveau central, à Pékin. Le 2 mars, un haut responsable du Front uni a déclaré devant une assemblée réunissant des dirigeants de l’Association patriotique et de la Conférence épiscopale « officielle », qu’il espérait que les deux organisations s’attacheraient à obtenir de bons résultats en vue de « la conversion de la communauté clandestine ». Le terme « conversion » est à entendre ici comme synonyme de « soumission » aux directives politiques du gouvernement chinois. Par ailleurs, différentes informations font état du fait que, parmi les rangs du clergé « officiel », bon nombre de prêtres et d’évêques reçoivent un très fort soutien, notamment financier, des autorités pour mener à bien leurs projets pastoraux.
En janvier dernier, dans une interview accordée à l’agence AsiaNews, le secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, à Rome, Mgr Savio Hon Tai-fai (élevé depuis au cardinalat), déclarait: « La nouvelle des arrestations, de la disparition, de la détention dans des camps de travail ou dans des résidences surveillées d’évêques ou de prêtres fait beaucoup de tort à la Chine. » L’agence AsiaNews appelait la Chine à libérer quatre évêques et cinq prêtres de l’Eglise catholique qui, pour l’un d’entre eux, Mgr James Su Zhimin, évêque « clandestin » de Baoding, est détenu au secret depuis 1997.
(1) Le 19 mars dernier, à l’occasion de la cérémonie traditionnelle du 100ème jour après la mort, la tombe d’un prêtre « clandestin » à Damaquan, dans le district de Zhaoxian (Hebei), devait recevoir une pierre sculptée gravée des caractères suivants: « Tombe du P. Shi Liming ». Au prétexte que les autorités locales ne reconnaissait pas au prêtre « clandestin » son état clérical, la pierre tombale a été saisie et, face aux protestations de la famille, a été détruite au marteau-piqueur. Membre du diocèse de Baoding, un bastion « clandestin » de l’Eglise en Chine, le P. Joseph Shi Liming était décédé le 11 décembre 2011, à l’âge de 39 ans, lors d’un tragique accident de la circulation en même temps que six séminaristes « clandestins » de Baoding. Selon la police locale, le P. Shi « n’était pas reconnu par le gouvernement et il était donc illégal d’ériger une tombe à son nom en le présentant comme prêtre ». Le 19 mars, dans le cimetière de Damaquan, seuls des membres de sa famille et quelques catholiques du village ont été autorisés à se recueillir sur la tombe du défunt, les forces de l’ordre stationnées tout autour empêchant la tenue d’un service funéraire.
(Source: Eglises d'Asie, 23 mars 2012)
Pope says communism does not work in Cuba
Reuters
13:39 23/03/2012
ABOARD THE PAPAL PLANE (Reuters) - Pope Benedict said on Friday communism no longer works in Cuba and that the Roman Catholic Church was ready to help the island find new ways of moving forward without "trauma".
Speaking on the plane taking him from Rome for a trip to Mexico and Cuba, the pope told reporters: "Today it is evident that Marxist ideology in the way it was conceived no longer corresponds to reality."
Responding to a question about his visit to the island, a communist bastion 90 miles off the coast of the United States for more than 50 years, Benedict added: "In this way we can no longer respond and build a society. New models must be found with patience and in a constructive way."
Benedict offered the help of the Church in achieving a peaceful transition on the island saying the process required patience but also "much decisiveness."
"We want to help in a spirit of dialogue to avoid traumas and to help move forward a society which is fraternal and just, which is what we desire for the whole world," the pope added.
His comments drew a cautious response from Cuba's government.
"We will listen with all respect to his Holiness," said Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez, speaking at a press conference in Havana shortly after the Pope's comments.
"We respect all opinions. We consider useful the exchange of ideas," he added, noting however that "our people have deep convictions developed over our country's long history."
The word "trauma" has been used previously by members of the Roman Catholic Church to refer to what may happen in Cuba, particularly after the death of ailing revolutionary leader Fidel Castro, 85, who handed over power to his brother Raul in 2008.
Benedict said the historic 1998 visit to Cuba of his predecessor, Pope John Paul "opened up a path of collaboration and constructive dialogue, a road that is long and calls for patience but moves forward."
John Paul's visit accelerated a process of reconciliation between the Church and Cuba's communist rulers who were at odds for many years following the 1959 Cuban revolution.
The Cuban Church and government are still in dispute over issues such as Church use of the media and religious education.
HUMAN RIGHTS
Asked about whether he should defend human rights in Cuba, the pope replied: "It is obvious that the Church is always on the side of freedom, on the side of freedom of conscience, of freedom of religion, and we contribute in this sense."
On Monday, Cuba released 70 members of the dissident Ladies in White group detained during the weekend but warned them not to attend activities related to the pope visit.
The women, known in Spanish as the "Damas de Blanco," were freed without charges after being arrested in three separate incidents on Saturday and Sunday when they attempted to march in Havana.
There are no meetings with Cuban dissidents on the pope's program.
Last week the Vatican re-stated its condemnation of the U.S. trade embargo against Cuba, calling it useless and something that hurts ordinary people.
The embargo, which marked its 50th anniversary last month and which Cubans call "the blockade", is still the cornerstone of U.S. policy toward the Caribbean island 90 miles from Florida, although it has failed to meet its primary objective of undermining Castro's communist government.
Washington imposed the near-total trade embargo at the height of the Cold War to punish Havana for its support of the Soviet Union and in the hope it would bring an end to communism.
One unanswered question about the trip is whether Benedict will meet Fidel Castro, who ruled Cuba for 49 years before his younger brother Raul succeeded him in 2008.
The Vatican has said the pope will be "available" if the elder, ailing Fidel Castro wants to meets him.
(Writing and additional reporting by Barry Moody in Rome, Jeff Franks in Cuba and David Adams and Thomas Brown in Miami, Editing by Kieran Murray)
(Source: http://news.yahoo.com/popes-trip-sparks-modest-hopes-change-cuba-124424179.html)
Speaking on the plane taking him from Rome for a trip to Mexico and Cuba, the pope told reporters: "Today it is evident that Marxist ideology in the way it was conceived no longer corresponds to reality."
Responding to a question about his visit to the island, a communist bastion 90 miles off the coast of the United States for more than 50 years, Benedict added: "In this way we can no longer respond and build a society. New models must be found with patience and in a constructive way."
Benedict offered the help of the Church in achieving a peaceful transition on the island saying the process required patience but also "much decisiveness."
"We want to help in a spirit of dialogue to avoid traumas and to help move forward a society which is fraternal and just, which is what we desire for the whole world," the pope added.
His comments drew a cautious response from Cuba's government.
"We will listen with all respect to his Holiness," said Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez, speaking at a press conference in Havana shortly after the Pope's comments.
"We respect all opinions. We consider useful the exchange of ideas," he added, noting however that "our people have deep convictions developed over our country's long history."
The word "trauma" has been used previously by members of the Roman Catholic Church to refer to what may happen in Cuba, particularly after the death of ailing revolutionary leader Fidel Castro, 85, who handed over power to his brother Raul in 2008.
Benedict said the historic 1998 visit to Cuba of his predecessor, Pope John Paul "opened up a path of collaboration and constructive dialogue, a road that is long and calls for patience but moves forward."
John Paul's visit accelerated a process of reconciliation between the Church and Cuba's communist rulers who were at odds for many years following the 1959 Cuban revolution.
The Cuban Church and government are still in dispute over issues such as Church use of the media and religious education.
HUMAN RIGHTS
Asked about whether he should defend human rights in Cuba, the pope replied: "It is obvious that the Church is always on the side of freedom, on the side of freedom of conscience, of freedom of religion, and we contribute in this sense."
On Monday, Cuba released 70 members of the dissident Ladies in White group detained during the weekend but warned them not to attend activities related to the pope visit.
The women, known in Spanish as the "Damas de Blanco," were freed without charges after being arrested in three separate incidents on Saturday and Sunday when they attempted to march in Havana.
There are no meetings with Cuban dissidents on the pope's program.
Last week the Vatican re-stated its condemnation of the U.S. trade embargo against Cuba, calling it useless and something that hurts ordinary people.
The embargo, which marked its 50th anniversary last month and which Cubans call "the blockade", is still the cornerstone of U.S. policy toward the Caribbean island 90 miles from Florida, although it has failed to meet its primary objective of undermining Castro's communist government.
Washington imposed the near-total trade embargo at the height of the Cold War to punish Havana for its support of the Soviet Union and in the hope it would bring an end to communism.
One unanswered question about the trip is whether Benedict will meet Fidel Castro, who ruled Cuba for 49 years before his younger brother Raul succeeded him in 2008.
The Vatican has said the pope will be "available" if the elder, ailing Fidel Castro wants to meets him.
(Writing and additional reporting by Barry Moody in Rome, Jeff Franks in Cuba and David Adams and Thomas Brown in Miami, Editing by Kieran Murray)
(Source: http://news.yahoo.com/popes-trip-sparks-modest-hopes-change-cuba-124424179.html)
In 3 decades, 1,000 Missionaries slain
Zenit
14:08 23/03/2012
ROME, MARCH 22, 2012 (Zenit.org).- According to a report published Wednesday by the Rome-based Fides news agency, at least 1,000 missionaries were killed in the period from 1980 to 2011.
In the years 1980-89 there are 115 deaths among missionaries recorded. This number is below the true total, Fides said, as it only refers to confirmed cases.
In the following decade there was a sharp increase in deaths, for a total of 604. Among the causes for the much higher number was a widening of the criteria for counting deaths. Instead of just being deaths due to direct religious persecution the number now includes all those killed in a violent manner in the course of their pastoral duties.
As well, the Rwanda conflict in 1994 caused at least 248 victims among missionary workers. Fides also mentioned improvements in the mass media, with news being spread from even isolated places, as another reason for the higher total.
In the period 2001-11 there were 255 recorded deaths among missionaries. In the most recent year, 2011 there were 26 missionaries killed: 18 priests, 4 women religious, and 4 laypeople.
In the years 1980-89 there are 115 deaths among missionaries recorded. This number is below the true total, Fides said, as it only refers to confirmed cases.
In the following decade there was a sharp increase in deaths, for a total of 604. Among the causes for the much higher number was a widening of the criteria for counting deaths. Instead of just being deaths due to direct religious persecution the number now includes all those killed in a violent manner in the course of their pastoral duties.
As well, the Rwanda conflict in 1994 caused at least 248 victims among missionary workers. Fides also mentioned improvements in the mass media, with news being spread from even isolated places, as another reason for the higher total.
In the period 2001-11 there were 255 recorded deaths among missionaries. In the most recent year, 2011 there were 26 missionaries killed: 18 priests, 4 women religious, and 4 laypeople.
Vatican Aide considers challenges for the Church in Latin America
Jose Antonio Varela Vidal
14:10 23/03/2012
Views of Guzman Carriquiry, Secretary of the Pontifical Commission for Latin America
VATICAN CITY, MARCH 22, 2012 (Zenit.org).- ZENIT recently visited the offices of the Pontifical Commission for Latin America (PCLA) to speak with Uruguayan Dr. Guzman Carriquiry, secretary of PCLA and the first layman in history to hold such a high level post in the Vatican Curia.
Carriquiry said that “There is much joy and hope in this second trip of the Holy Father to Latin American lands, in which the people of Mexico and Cuba will receive him with great affection.”
The Pope has also invited all the bishops in Latin America to join with him in the cathedral of Leon. This is to mark the anniversary at the end of the year of 15 years since the General Assembly of the Synod of Bishops for America.
Carriquiry said that he recently read that the Catholic Church continues to be the institution that gets the greatest consensus, credibility and trust, surpassed only by firemen, in the continent. Around 80% of the population in Latin America are baptized in the Catholic Church.
At the same time he admitted that the Church cannot ignore the process of secularization that has spread in the large cities. As well, there has been a growth in the numbers of people following Evangelical and Neo-Pentecostal churches, along with other forms of spirituality and pseudo-religious syncretism.
According to Carriquiry there are some governments in Latin America that think the Catholic tradition is an anomaly that must be weakened and eroded and seek to change the cultural ethos that stems from the Catholic tradition.
“We are struck by the contemporaneity of many pressures and legislative drafts that try to impose the liberalization of abortion, the assimilation of homosexual unions to union between man and woman, and other sensitive anthropological topics,” he commented.
Cultural religiosity
On the topic of popular religiosity, Carriquiry quoted Pope Benedict XVI, who has said that popular religiosity is a great treasure of the Catholic patrimony in Latin America, because it is a way of inculturation of the Catholic faith in the life of the Latin American peoples.
“However, popular piety must lead to the liturgy, which is the most important prayer of the Church, and to the sacraments,” Carriquiry continued.
The issue of popular religiosity is a big one in Mexico, where celebrations for, for example, All Souls Day, Epiphany or the Presentation of the Lord, are entrenched in the culture, but sometimes with a shaky link to the original religious feast.
“When we see that great expressions of popular piety gather multitudes but that afterwards participation in the Sunday liturgy is considerably reduced, we then see that there is a whole job to be done of evangelization and catechesis, so that those baptized peoples, whose faith is so rooted in their piety, will be transformed increasingly into a people of disciples, witnesses and missionaries of Jesus Christ,” he explained.
Vocations
Turning to the matter of vocations to the priesthood Carriquiry said that in the last years the numbers have grown everywhere. For example, Guadalajara, Mexico, has the seminary with the largest number of candidates to the priesthood in the world. “That growth poses the need to raise the level of spiritual, community, doctrinal, pastoral and cultural disciplines in our Latin American seminaries,” he said.
Many of the candidates, he explained, come with problems of emotional and cultural imbalance, so that it is very important to support them and to develop in them priestly personalities mature in the faith, with an adequate cultural background.
Priests must know Latin American history, our Church’s tradition, the patrimony of the saints we have, our devotions, and the most important Latin American writings, Carriquiry commented.
“They must also grow as saints, in answer to God’s love who chose them and called them to the priesthood, totally at his service, and in communion, united to their presbytery in which the bishop is father and brother,” he continued.
For their part the laity, Carriquiry observed, in many parts is like a “sleeping giant,” to quote the words of a Latin American cardinal. For a part baptism has remained buried by indifference and neglect. For many others, he said, their faith is manifested in expressions of popular piety, “which must be rooted increasingly as the Catholic faith in people’s heart, in the life of families, and in the nations’ cultures.”
The Pope himself has said, Carriquiry continued, that this Catholic continent has a lack of strong presences and lay leadership in the fields of politics, economy, culture and the media.
Carriquiry also commented that after Easter his office will launch a Web page to communicate with the bishops, CELAM and other Catholic organization in Latin America.
As well, the PCLA will call a meeting of all Latin American priests and men and women religious who reside in Rome, either because of studies or because they work there.
At that meeting Cardinal Ouellet will give his testimony of what he saw, heard and experienced during the Pope’s trip to Latin American. The ambassadors of Mexico and Cuba will also be present to give their testimony.
VATICAN CITY, MARCH 22, 2012 (Zenit.org).- ZENIT recently visited the offices of the Pontifical Commission for Latin America (PCLA) to speak with Uruguayan Dr. Guzman Carriquiry, secretary of PCLA and the first layman in history to hold such a high level post in the Vatican Curia.
Carriquiry said that “There is much joy and hope in this second trip of the Holy Father to Latin American lands, in which the people of Mexico and Cuba will receive him with great affection.”
The Pope has also invited all the bishops in Latin America to join with him in the cathedral of Leon. This is to mark the anniversary at the end of the year of 15 years since the General Assembly of the Synod of Bishops for America.
Carriquiry said that he recently read that the Catholic Church continues to be the institution that gets the greatest consensus, credibility and trust, surpassed only by firemen, in the continent. Around 80% of the population in Latin America are baptized in the Catholic Church.
At the same time he admitted that the Church cannot ignore the process of secularization that has spread in the large cities. As well, there has been a growth in the numbers of people following Evangelical and Neo-Pentecostal churches, along with other forms of spirituality and pseudo-religious syncretism.
According to Carriquiry there are some governments in Latin America that think the Catholic tradition is an anomaly that must be weakened and eroded and seek to change the cultural ethos that stems from the Catholic tradition.
“We are struck by the contemporaneity of many pressures and legislative drafts that try to impose the liberalization of abortion, the assimilation of homosexual unions to union between man and woman, and other sensitive anthropological topics,” he commented.
Cultural religiosity
On the topic of popular religiosity, Carriquiry quoted Pope Benedict XVI, who has said that popular religiosity is a great treasure of the Catholic patrimony in Latin America, because it is a way of inculturation of the Catholic faith in the life of the Latin American peoples.
“However, popular piety must lead to the liturgy, which is the most important prayer of the Church, and to the sacraments,” Carriquiry continued.
The issue of popular religiosity is a big one in Mexico, where celebrations for, for example, All Souls Day, Epiphany or the Presentation of the Lord, are entrenched in the culture, but sometimes with a shaky link to the original religious feast.
“When we see that great expressions of popular piety gather multitudes but that afterwards participation in the Sunday liturgy is considerably reduced, we then see that there is a whole job to be done of evangelization and catechesis, so that those baptized peoples, whose faith is so rooted in their piety, will be transformed increasingly into a people of disciples, witnesses and missionaries of Jesus Christ,” he explained.
Vocations
Turning to the matter of vocations to the priesthood Carriquiry said that in the last years the numbers have grown everywhere. For example, Guadalajara, Mexico, has the seminary with the largest number of candidates to the priesthood in the world. “That growth poses the need to raise the level of spiritual, community, doctrinal, pastoral and cultural disciplines in our Latin American seminaries,” he said.
Many of the candidates, he explained, come with problems of emotional and cultural imbalance, so that it is very important to support them and to develop in them priestly personalities mature in the faith, with an adequate cultural background.
Priests must know Latin American history, our Church’s tradition, the patrimony of the saints we have, our devotions, and the most important Latin American writings, Carriquiry commented.
“They must also grow as saints, in answer to God’s love who chose them and called them to the priesthood, totally at his service, and in communion, united to their presbytery in which the bishop is father and brother,” he continued.
For their part the laity, Carriquiry observed, in many parts is like a “sleeping giant,” to quote the words of a Latin American cardinal. For a part baptism has remained buried by indifference and neglect. For many others, he said, their faith is manifested in expressions of popular piety, “which must be rooted increasingly as the Catholic faith in people’s heart, in the life of families, and in the nations’ cultures.”
The Pope himself has said, Carriquiry continued, that this Catholic continent has a lack of strong presences and lay leadership in the fields of politics, economy, culture and the media.
Carriquiry also commented that after Easter his office will launch a Web page to communicate with the bishops, CELAM and other Catholic organization in Latin America.
As well, the PCLA will call a meeting of all Latin American priests and men and women religious who reside in Rome, either because of studies or because they work there.
At that meeting Cardinal Ouellet will give his testimony of what he saw, heard and experienced during the Pope’s trip to Latin American. The ambassadors of Mexico and Cuba will also be present to give their testimony.
American Bishops urge Immigration Reform
Cardinal Tim Dolan & Archbp José Gomez
14:14 23/03/2012
Cardinal Dolan and Archbishop Gomez encouraged the leaders to address immigration reform as soon as possible, as new state laws will continue to “tear at the social fabric of our nation, until it is torn beyond repair.”
Letter to House on Immigration, March 2012
March 22, 2012
Honorable John Boehner
Speaker
U.S. House of Representatives
Washington, D.C. 20515
Dear Mr. Speaker:
We write to you on a continuing pressing issue that is once again emerging throughout the nation and calls for immediate congressional action---immigration.
As you may know, there exists a national consensus that the U.S. immigration system is severely flawed and needs an overhaul. The U.S. Catholic bishops have called for reform of our nation’s immigration laws for years now, advocating for a new system which balances our heritage as a nation of immigrants with respect for the rule of law. Not only must we re-examine enforcement strategies and policies, Mr. Speaker, we also must revamp other aspects of the system, including legal immigration and family unification policies.
Passage of immigration reform is more important now than ever, as State laws and local enforcement initiatives are filling the immigration policy vacuum left by Congress. This has created a patchwork of laws and policies throughout the country which have led to discord in our communities.
Of particular concern to us and our brother bishops is the impact our broken system is having on immigrant families, many of whom have one or more undocumented persons among their number. Federal and local law enforcement policies have led to an unprecedented separation of families, as undocumented parents are being separated from their U.S. citizen children. Children are often the innocent victims of these policies, which leave them without parents and less opportunity to live a full and productive life in their home country, the United States.
In addition, State laws in Alabama, Arizona, and other States have created environments in which immigrants, regardless of their legal status, and law enforcement personnel are pitted against each other, eroding long-held trust between immigrant neighborhoods and local authorities. Because of congressional inaction, the federal courts have been forced to intervene to halt their implementation.
Mr. Speaker, the divisions between U.S.-citizens and immigrant communities are growing as a result of these State and local immigration policies. Unless Congress acts in the near future, we are deeply concerned that these new laws will continue to tear at the social fabric of our nation.
Moreover, certain provisions of these laws could negatively affect church ministries---soup kitchens, homeless shelters, hospitals, and parishes---which provide basic material and spiritual needs to persons who seek help, regardless of their legal status. We, along with other faith-based organizations, should not be required to check a person’s immigration status in order to serve them.
As pastors to millions of Catholics across the nation, we and our brother bishops are keenly aware of the human suffering being caused by our flawed immigration laws, as we witness it each day in our parishes, social service programs, and health-care facilities. We also understand the political challenges confronting federal immigration reform and the political divisions caused by this issue.
Soon, the U.S. Supreme Court will hear arguments in the case of Arizona v. United States, in which they will decide whether the federal government maintains full authority to enact and implement laws governing immigration. The U.S. Conference of Catholic Bishops (USCCB) will file an amicus brief in the case in support of the federal government.
Mr. Speaker, we stand ready to work with you to help all Americans, as well as their congressional representatives, better understand the importance of immigration reform, so that the members of Congress feel more emboldened to address this important issue—sooner rather than later. We urge you to work to build consensus with your colleagues so that immigration reform legislation can be adopted by Congress as soon as possible.
With prayerful best wishes,
His Eminence Timothy Cardinal Dolan
Archbishop of New York
President
U.S. Conference of Catholic Bishops
His Excellency José H. Gomez
Archbishop of Los Angeles
Chairman, USCCB Committee on Migration
Pope: the Church is not a political party, but demands social justice
AsiaNews
15:37 23/03/2012
Flying to Mexico, the first stop on his 23rd international trip, Benedict XVI speaks of "a certain schizophrenia" of the Catholics between public and private morality. The Church's responsibility to educate consciences. Church must "expose this idolatry of money that enslaves men."
Leon (AsiaNews) - "In Latin America, but not only, a certain schizophrenia between individual and public morality is visible in no small amount of Catholics", said Benedict Xvi during his mid flight press conference with journalists on his way to in Leon (Mexico) where he will land in the afternoon (local time).
Answering a question on the timeliness of a theology of liberation stripped of its more extreme aspects, the Pope stated that "the Church must always ask if it does enough for social justice. The Church is not a political power, or party, but a moral reality. Her first thought must be to educate consciences". In this, he said, we encounter that schizophrenia often present in Catholics who "are believers in private but follow different paths in public life. We must overcome this schizophrenia and educate not only the individual morals but also public, and this is what we try to do with the social doctrine of the church. "
The Church's responsibility, he added, is to "educate the conscience, educate for moral responsibility" and "expose evil." We must "expose this idolatry of money that enslaves men," "expose these false promises." The Pope said the Church "unmasks evil" by rendering "present the goodness of God", "his truth".
Regarding the socio-political situation in Cuba, the Pope recalled the visit of John Paul II 14 years ago which "opened a path of cooperation and dialogue", one which "requires patience," but that "continues ". Moreover, he added, Marxist ideology "does not respond to reality." He then assured that the Church wants to help "in a spirit of dialogue" to create a more just society. "The Church, he added," is always on the side of freedom ", conscience and religion.
The 23rd International Apostolic Journey of Benedict XVI began today, the Pope is expected to remain in Mexico until the morning of Monday 26, when he will leave for Cuba, before returning to Rome on the 28. Among the major commitments that await the Pope: the celebration of Mass on Sunday morning in Leon, and that on Monday afternoon in Santiago de Cuba for the 400th anniversary of the discovery of the Virgen de la Caridad del Cobre. In both countries he is scheduled to meet with the bishops and with the highest state authorities. A greeting to Fidel Castro has not, officially, been included on the program. (GM)
Leon (AsiaNews) - "In Latin America, but not only, a certain schizophrenia between individual and public morality is visible in no small amount of Catholics", said Benedict Xvi during his mid flight press conference with journalists on his way to in Leon (Mexico) where he will land in the afternoon (local time).
Answering a question on the timeliness of a theology of liberation stripped of its more extreme aspects, the Pope stated that "the Church must always ask if it does enough for social justice. The Church is not a political power, or party, but a moral reality. Her first thought must be to educate consciences". In this, he said, we encounter that schizophrenia often present in Catholics who "are believers in private but follow different paths in public life. We must overcome this schizophrenia and educate not only the individual morals but also public, and this is what we try to do with the social doctrine of the church. "
The Church's responsibility, he added, is to "educate the conscience, educate for moral responsibility" and "expose evil." We must "expose this idolatry of money that enslaves men," "expose these false promises." The Pope said the Church "unmasks evil" by rendering "present the goodness of God", "his truth".
Regarding the socio-political situation in Cuba, the Pope recalled the visit of John Paul II 14 years ago which "opened a path of cooperation and dialogue", one which "requires patience," but that "continues ". Moreover, he added, Marxist ideology "does not respond to reality." He then assured that the Church wants to help "in a spirit of dialogue" to create a more just society. "The Church, he added," is always on the side of freedom ", conscience and religion.
The 23rd International Apostolic Journey of Benedict XVI began today, the Pope is expected to remain in Mexico until the morning of Monday 26, when he will leave for Cuba, before returning to Rome on the 28. Among the major commitments that await the Pope: the celebration of Mass on Sunday morning in Leon, and that on Monday afternoon in Santiago de Cuba for the 400th anniversary of the discovery of the Virgen de la Caridad del Cobre. In both countries he is scheduled to meet with the bishops and with the highest state authorities. A greeting to Fidel Castro has not, officially, been included on the program. (GM)
Welcome ceremony address of His Holiness Benedict XVI at Guanajuato International Airport
Holy See Office Press
22:30 23/03/2012
Guanajuato International Airport, Silao
Friday, 23 March 2012
Mister President,
Your Eminences,
Dear Brother Bishops and Priests,
Distinguished Civil Authorities,
Beloved People of Guanajuato and of Mexico,
I am very happy to be here, and I give thanks to God for allowing me to realize the desire, kept in my heart for a long time; to confirm in the faith the People of God of this great nation in their own land. The
affection of the Mexican people for the Successor of Peter, whom they always remember in their prayers, is well known. I say this here, considered to be the geographical centre of your land, which my venerable
predecessor, Blessed John Paul II, wanted to visit during his first Apostolic Journey. Although he was not able to come, on that occasion he left a message of encouragement while flying over its airspace. I am
happy to repeat his words here on land among you: “I am grateful”, he said in the message, “to the faithful of El Bajío and Guanajuato for your affection towards the Pope and your faithfulness to the
Lord. May God be with you always” (cf. Telegram, 30 January 1979).
With this in mind, I offer my thanks to you, Mister President, for your warm welcome and I respectfully greet your wife and the rest of the civil authorities who have honoured me by their presence. I offer a
special greeting to the Most Reverend José Guadalupe Martín Rábago, Archbishop of León, and to the Most Reverend Carlos Aguiar Retes, Archbishop of Tlalnepantla and President of the Mexican Episcopal
Conference and the Latin America Episcopal Council. With this brief visit, I wish to greet all Mexicans and to include all the nations and peoples of Latin America, represented here by many Bishops. Our meeting in this place, where the majestic monument to Christ the King on Mount Cubilete, gives testimony to the deep roots of the Catholic faith among the Mexican people, who receive his constant blessings in all their vicissitudes.
Mexico, and the majority of Latin American nations, have been commemorating in recent years the
bicentennial of their independence. There have been many religious celebrations in thanksgiving to God for this important and significant moment. During these celebrations, as in the Mass in Saint Peter’s Basilica in Rome on the Feast of Our Lady of Guadalupe, Most Holy Mary was invoked fervently, she who gently showed how the Lord loves all people and gave himself for them without distinction. Our Heavenly Mother has kept vigil over the faith of her children in the formation of these nations and she continues to do so today as new challenges present themselves.
I come as a pilgrim of faith, of hope, and of love. I wish to confirm those who believe in Christ in their faith, by strengthening and encouraging them to revitalize their faith by listening to the Word of God, celebrating the sacraments and living coherently. In this way, they will be able to share their faith with others as missionaries to their brothers and sisters and to act as a leaven in society, contributing to a respectful and peaceful coexistence based on the incomparable dignity of every human being, created by God, which no one has the right to forget or disregard. This dignity is expressed especially in the fundamental right to freedom of religion, in its full meaning and integrity.
As a pilgrim of hope, I speak to them in the words of Saint Paul: “But we would not have you ignorant, brethren, concerning those who are asleep, that you may not grieve as others do who have no hope” (1 Th. 4:13). Confidence in God offers the certainty of meeting him, of receiving his grace; the believer’s hope is based on this. And, aware of this, we strive to transform the present structures and events which are less than satisfactory and seem immovable or insurmountable, while also helping those who do not see meaning or a future in life. Yes, hope changes the practical existence of each man and woman in a real way (cf. Spe Salvi, 2). Hope points to “a new heaven and a new earth” (Rev. 21:1), that is already making visible some of its reflections. Moreover, when it takes root in a people, when it is shared, it shines as light that dispels the darkness which blinds and takes hold of us. This country and the entire continent are called to live their hope in God as a profound conviction, transforming it into an attitude of the heart and a practical commitment to walk together in the building of a better world. As I said in Rome, “continue progressing untiringly in the building of a society founded upon the development of the good, the triumph of love and the spread of justice” (Homily, 12 December 2011).
Together with faith and hope, the believer in Christ – indeed the whole Church – lives and practises charity as an essential element of mission. In its primary meaning, charity “is first of all the simple response to immediate needs and specific situations” (Deus Caritas Est, 31), as we help those who suffer from hunger, lack shelter, or are in need in some way in their life. Nobody is excluded on account of their origin or belief from this mission of the Church, which does not compete with other private or public initiatives. In fact, the Church willingly works with those who pursue the same ends. Nor does she have any aim other than doing good in an unselfish and respectful way to those in need, who often lack signs of authentic love.
Mister President, my dear friends: in these days I will pray to the Lord and to Our Lady of Guadalupe for all of you so that you may be true to the faith which you have received and to its best traditions. I will pray especially for those in need, particularly for those who suffer because of old and new rivalries, resentments and all forms of violence. I know that I am in a country which is proud of its hospitality and wishes no one to feel unwelcome. I already knew this, and now I can see it and feel it in my heart. I sincerely hope that many Mexicans who live far from their homeland will feel the same way and that nothing will cause them to forget it or to lose the wish to see its growth in harmony and in authentic integral development. Thank you!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khánh thành nhà thờ họ Ngọc Lĩnh, xứ Bỉ Nội
Thùy Chi
08:53 23/03/2012
BẮC NINH – Sáng ngày 22.3.2012, ngôi nhà thờ mới của Giáo họ Ngọc Lĩnh thuộc xứ Bỉ Nội, hạt Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh, đã được Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh cung hiến cho Thiên Chúa trong sự hiện diện đông đảo của 300 giáo dân và khách mời.
Xem hình ảnh
Trước sự chứng kiến của cha Giuse Hoàng Trọng Hựu, chính xứ Bỉ Nội và xứ Thường Thắng, quí cha trong hạt Bắc Giang và Bắc Ninh, quí nam nữ tu sĩ cùng toàn thể bà con giáo dân, ban hành giáo các giáo họ của hai xứ Bỉ Nội và Thường Thắng, quí vị ân nhân và đại diện chính quyền các cấp trong huyện Tân Yên, Đức cha Cosma đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, một vị đại diện cho giáo họ đã dâng chìa khóa nhà thờ cho Đức cha và Đức cha trao lại cho cha xứ để ngài mở cửa cho giáo dân cùng tiến vào nhà thờ cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các Bí tích trong ngôi nhà thờ mới này.
Trong tâm tình tạ ơn và biết ơn, cha xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu đã thưa với Đức cha, quí cha cùng toàn thể cộng đoàn về tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Ngọc Lĩnh là 584.000.000 đồng, trong đó giáo dân đóng góp và quyên góp là 384.000.000 đồng. Tòa Giám mục và ân nhân là 195.000.000 đồng. Sau khi quyết toán, cha xứ cho biết là đã không mắc nợ ai. Nhưng giáo họ vẫn còn phải lo cho nhà thờ hoàn thiện từ việc sơn trong ngoài nhà thờ, sơn Cung thánh và bàn thờ Đức Mẹ cùng bàn thờ các thánh, ghế băng; bên ngoài nhà thờ là đường rước kiệu và tường bao.
Giáo họ Ngọc Lĩnh (thôn Ngọc Lĩnh, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) được hình thành từ năm 1930 lấy tên ấp là Hoàng Mai do bốn gia đình từ Hoàng Mai thuộc xứ Đạo Ngạn, sáu gia đình thuộc Tử Đức nay thuộc giáo xứ Từ Phong (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), hai gia đình từ Nam Định và hai gia đình từ Hưng Yên lên an cư sinh sống với số nhân danh ban đầu là 50 người. Không lâu sau, giáo dân nơi đây đã xây dựng nhà thờ mà nguyên vật liệu chủ yếu là tre nứa và lợp tranh, tường đất đơn sơ. Năm 1949, do chiến tranh diễn ra bà con giáo dân phải đi sơ tán. Mảnh đất Hoàng Mai được đổi tên theo địa danh trong xã với tên mới là Ngọc Lĩnh. Năm 1954, trở về lại Ngọc Lĩnh, ngôi nhà thờ đã bị xuống cấp, bà con giáo dân góp công góp của xây dựng lại nhà thờ 5 gian và được hoàn thiện vào năm 1957. Năm 1976, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản đã cho xây dựng nhà thờ thành 7 gian. Giáo dân trong họ lúc này là gần 100 nhân danh. Biến cố năm 1975, hơn một nửa số giáo dân đã di cư vào Nam và đi tới các tỉnh thành khác định cư.
Đầu năm 2010, ít tháng sau ngày tấn phong Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt đã kinh lý giáo phận, tới Bỉ Nội và thăm các giáo họ, ngài đã thấy ngôi nhà thờ Ngọc Lĩnh cũ và tồi tàn quá nên đã động viên bà con giáo dân cùng chung tay chung sức sớm xây dựng ngôi nhà thờ mới. Đến ngày 22.11.2010, bắt đầu khởi công xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ với chiều ngang 7m, chiều dài 21m và một tháp cao 19m. Đội thợ xây chính là các anh em trong giáo họ Châu Sơn thuộc giáo xứ Bỉ Nội.
Xem hình ảnh
Trước sự chứng kiến của cha Giuse Hoàng Trọng Hựu, chính xứ Bỉ Nội và xứ Thường Thắng, quí cha trong hạt Bắc Giang và Bắc Ninh, quí nam nữ tu sĩ cùng toàn thể bà con giáo dân, ban hành giáo các giáo họ của hai xứ Bỉ Nội và Thường Thắng, quí vị ân nhân và đại diện chính quyền các cấp trong huyện Tân Yên, Đức cha Cosma đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, một vị đại diện cho giáo họ đã dâng chìa khóa nhà thờ cho Đức cha và Đức cha trao lại cho cha xứ để ngài mở cửa cho giáo dân cùng tiến vào nhà thờ cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các Bí tích trong ngôi nhà thờ mới này.
Trong tâm tình tạ ơn và biết ơn, cha xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu đã thưa với Đức cha, quí cha cùng toàn thể cộng đoàn về tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Ngọc Lĩnh là 584.000.000 đồng, trong đó giáo dân đóng góp và quyên góp là 384.000.000 đồng. Tòa Giám mục và ân nhân là 195.000.000 đồng. Sau khi quyết toán, cha xứ cho biết là đã không mắc nợ ai. Nhưng giáo họ vẫn còn phải lo cho nhà thờ hoàn thiện từ việc sơn trong ngoài nhà thờ, sơn Cung thánh và bàn thờ Đức Mẹ cùng bàn thờ các thánh, ghế băng; bên ngoài nhà thờ là đường rước kiệu và tường bao.
Giáo họ Ngọc Lĩnh (thôn Ngọc Lĩnh, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) được hình thành từ năm 1930 lấy tên ấp là Hoàng Mai do bốn gia đình từ Hoàng Mai thuộc xứ Đạo Ngạn, sáu gia đình thuộc Tử Đức nay thuộc giáo xứ Từ Phong (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), hai gia đình từ Nam Định và hai gia đình từ Hưng Yên lên an cư sinh sống với số nhân danh ban đầu là 50 người. Không lâu sau, giáo dân nơi đây đã xây dựng nhà thờ mà nguyên vật liệu chủ yếu là tre nứa và lợp tranh, tường đất đơn sơ. Năm 1949, do chiến tranh diễn ra bà con giáo dân phải đi sơ tán. Mảnh đất Hoàng Mai được đổi tên theo địa danh trong xã với tên mới là Ngọc Lĩnh. Năm 1954, trở về lại Ngọc Lĩnh, ngôi nhà thờ đã bị xuống cấp, bà con giáo dân góp công góp của xây dựng lại nhà thờ 5 gian và được hoàn thiện vào năm 1957. Năm 1976, cha Giuse Nguyễn Tiến Giản đã cho xây dựng nhà thờ thành 7 gian. Giáo dân trong họ lúc này là gần 100 nhân danh. Biến cố năm 1975, hơn một nửa số giáo dân đã di cư vào Nam và đi tới các tỉnh thành khác định cư.
Đầu năm 2010, ít tháng sau ngày tấn phong Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt đã kinh lý giáo phận, tới Bỉ Nội và thăm các giáo họ, ngài đã thấy ngôi nhà thờ Ngọc Lĩnh cũ và tồi tàn quá nên đã động viên bà con giáo dân cùng chung tay chung sức sớm xây dựng ngôi nhà thờ mới. Đến ngày 22.11.2010, bắt đầu khởi công xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ với chiều ngang 7m, chiều dài 21m và một tháp cao 19m. Đội thợ xây chính là các anh em trong giáo họ Châu Sơn thuộc giáo xứ Bỉ Nội.
Ký sự chuyến thăm viếng Châu Âu của tôi (1)
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
09:10 23/03/2012
Vào những ngày đầu tháng 3, sau khi sắp xếp mọi việc với các anh em trong Ban Đào Tạo và các nơi mình làm mục vụ, chúng tôi đã đáp chuyến bay từ thủ đô Asunción của Paraguay để đi Âu châu tham dự khóa học đào tạo cho các nhà truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc ở các nơi trên thế giới. Anh hai lúa như chúng tôi được nhà Dòng cho đi Âu châu để hội nhập với các anh em Ngôi Lời trên thế giới trong công tác huấn luyện cũng là một niềm vui nhưng cũng là một trách nhiệm lớn cho sứ vụ.
Trên chuyến đi từ phi trường Asuncion của Paraguay đến Brazil, chúng tôi có gặp 2 nữ tu người Argentina thuộc Tu hội Schoenstatt, một phong trào cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ đang rất phát tiển ở các quốc gia Nam Mỹ. Các Soeurs khá vui vẻ, thân thiện với hết mọi người trong cuộc hành trình và còn tặng nhiều hình ảnh như là một cách truyền giáo. Khi các Soeurs biết chúng tôi là dân truyền giáo Dòng Ngôi Lời, các Soeurs rất thích thú vì từng được các tu sĩ Dòng Ngôi Lời chia sẻ dịp tĩnh tâm ở các cộng đoàn và Tu hội của các Soeurs. Chúng tôi nói chuyện với nhau như những người thân quen dù chỉ mới gặp nhau lần đầu. Đến phi trường São Paolo của Brazil, chúng tôi phải chia tay nhau mỗi người mỗi hướng vì các Soeurs đáp chuyến bay đi Tây Ban Nha, còn chúng tôi thì đến Đức quốc.
Sau nhiều giờ bay từ phi trường São Paolo- Brazil, chúng tôi đã đến một trong những phi trường hiện đại nhất thế giới của nước Đức, phi trường Frankfurt.
Vì lần đầu tiên đến Ấu châu nên chúng tôi chưa có một tí kinh nghiệm nào nên đã gặp một vài trục trặc tại hải quan. Lâu nay chúng tôi thường nghe nói người Đức khá lạnh lùng và nguyên tắc, và chúng tôi cũng đã kinh nghiệm điều đó khi làm việc với các cha cùng Dòng và những giáo dân người Đức tại Paraguay. Tuy tính cách và vẻ bề ngoài của họ như vậy, nhưng công bằng mà nói chưa có dân tộc nào làm việc từ thiện bác ái qua các tổ chức phi chính phủ một cách quảng đại như nước Đức. Lí do tôi bị trục trặc giấy tờ mà phần lớn là do chúng tôi khá bất cẩn khi làm Visa ở Paraguay nên những nhân viên hải quan đã làm việc khá nghiêm túc nhưng rất lịch sự khiến không ai có thể bắt lỗi một tí nào. Tôi đành phải ở phi trường để chờ hoàn tất thủ tục trước khi về trụ sở ở Dòng tại học viện Sank Augustin, Đức quốc. Trong khi chờ đợi ở đó tôi quan sát nhiều thứ và thấy được nhiều điều cần học hỏi của một quốc gia công nghiệp và văn minh này. Ngẫm nghĩ lại mà thương cho quốc gia Paraguay nơi mình đang phục vụ và đất mẹ Việt Nam của mình biết đến bao giờ mới theo kịp đà tiến của thế giới hiện đại.
Các nước Tây Âu mùa này đang là cuối đông nên thời tiết vẫn còn se lạnh. Nhiệt độ ở Paraguay khi chúng tôi rời phi trường là 38 độ C, trong khi ở ở Đức thời tiết lúc này là 6 độ C nên cơ thể tôi chưa thích ứng ngay được.
Vì có liên lạc trước với một anh em linh mục Việt Nam cùng Dòng đang làm việc ở Netherlands nên người anh em này có sắp xếp cho chúng tôi dâng lễ ở một cộng đoàn nhỏ vào ngày cuối tuần. Lâu rồi được dâng thánh lễ và chia sẻ bằng tiếng mẹ đẻ cảm thấy sung sướng vô cùng. Sau thánh lễ chúng tôi còn được thưởng thức những món ăn thuần Việt của những người Việt xa xứ, được nói chuyện hài hước và được chia sẻ những chuyện vui buồn của nhau. Cũng có hai tu sĩ trẻ người Việt cùng Dòng đang tu học năm cuối tại học viện Sank Augustin hướng dẫn chúng tôi thăm đây đó để biết thêm những cảnh đẹp của Tây âu. Trong bữa ăn trưa tại học viện nổi tiếng Sank Augustin của tỉnh Dòng SVD Đức quốc, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tu sĩ linh mục của các Dòng từ các nước đến trọ học, mọi người đều trò chuyện vui vẻ với nhau và chúc mừng nhau khi biết có một số khách từ xa đến. May mà mình biết trọ trẹ vài ngôn ngữ đế tiếp xúc nên không cảm thấy bị lạc lõng giữa chốn đông người.
Trước chuyến đi chúng tôi tự hỏi mình là đi Âu châu để xem gì đây. Tôi cũng lập lại câu hỏi đó với anh em linh mục từng học ở Đức thì ngài trả lời tôi rằng nếu đi Âu châu mà không thăm viếng các thánh đường là một thiếu xót lớn vì đây là cái nôi của các thánh đường cổ kính được xây dựng khá công phu từ nhiều thế kỷ qua. Thực tình thì cựu lục địa này đã từng có biết bao vị thánh sáng lập các Dòng tu lớn trong Giáo Hội và từng gởi các nhà truyền giáo đến các nước Á châu, Mỹ châu, Phi châu và Úc châu để rao giảng Lời Chúa và từng giúp nhân lực, tài lực cho các nước chậm phát triển. Nhìn thấy những tu viện, những thánh đường được xây dựng từ nhiều thế kỷ qua mà đến nay vẫn còn kiên cố vẫn còn hiện đại và mang nét huyền bí khiến cho Âu châu trở thành một trung tâm hành hương đầy thú vị. Ngày xưa những tu viện ấy, những thánh đường đó đầy ấp những tu sĩ, những tín hữu, thế mà nay chỉ còn lát đát những vị tu sĩ về hưu lớn tuổi trở về từ những vùng truyền giáo sinh sống, những giáo dân già nua tham dự thánh lễ. Thậm chí có những tu viện hay thánh đường giờ đây chỉ giành làm viện bảo tàng hay cho thuê vì không còn người để bảo quản nữa. Nhìn thấy điều đó mà xót xa cho Giáo Hội khi mà có những nơi dồi dào ơn gọi mà lại phải sống chui rút, khốn khổ trong khi nơi khác thì đầy đủ tiện nghi, thừa tự do mà lại vắng bóng ơn gọi.
Đời sống vật chất cũng như tinh thần ở Âu châu thì khỏi phải nói vì đây là một quốc gia tự do và là một thế giới tiêu thụ với phương châm là “ăn ngon, mặc đẹp” chứ không còn là “ăn no, mặc ấm nữa”. Lúc ở phi trường Frankfurt, tôi có mua một chai nước uống mà giá tới 5 Euro (tương đương với 150.000 đồng Việt Nam hay khoảng 30 ngàn Guaranies của Paraguay). Với số tiền 5 Euro, chúng tôi có thể sống hai ngày ở Paraguay. Vậy mà ở Âu châu này, số tiền 5 Euro đó chỉ bằng một chai nước suối thì cũng thấy đời sống của họ cao gấp nhiêu lần các nước chậm phát triển. Chính vì thế người dân ở đây rất coi trọng đến phẩm giá và mạng sống con người. Đối với họ, sự chết là một điều gì đó khó chấp nhận và nếu một người nào chết thì được an táng cẩn thận và nghĩa trang của họ cũng giống như một thành phố xinh đẹp.
Như đã chia sẻ, khóa học mà chúng tôi tham dự là khóa tu nghiệp giành cho những nhà đạo tạo của Dòng Truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc trên thế giới. Chính vì thế, có rất nhiều tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Slovakia, Indonesia, Ba-lan, Brazil, Philippines, Ấn Độ, Zambia, Congo, Trung quốc, …. Việt Nam cũng có 6 thành viên linh mục tham dự nhưng đang làm việc ở các nước khác nhau (3 đang làm việc tại Việt Nam, 1 đang làm việc ở Chicago-Hoa Kì, 1 đang làm việc tại Đài Loan và 1 đang làm việc tại Paraguay). Mỗi tham dự viên ít nhất phải biết 2 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Khóa học sử dụng tiếng Anh là chính và đội ngũ giảng viên cũng đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên thật là lí thú.
Chương trình khóa học khá nặng từ thứ Hai đến thứ Sáu, một số ngày thứ Bảy chúng tôi cũng có thời khóa biểu rất nghiêm túc. Có những buổi chia sẻ nhóm nhỏ hay nhóm lớn và mỗi người đều phải phát biểu. Chúng tôi nhận thấy các anh em linh mục người Ấn Độ, Philippnes và Indonesia cũng là châu Á với mình nhưng họ rất tự tin dù tiếng Anh của họ đâu có ngon lành gì. Người Việt Nam của mình có tình nhút nhát, rụt rè và cứ mong muốn mọi điều đều hoàn hảo nên trên lĩnh vực quốc tế mình cứ thua người ta. Học ngoại ngữ mà cứ yêu cầu phải nói giống như người bản xứ thì biết đến bao giờ mới nói được. Cứ tưởng tượng xem mình đòi hỏi một người nước ngoài nói tiếng Việt như người Việt hoặc ngược lại thì có nên lắm không. Vậy tại sao mình cứ muốn là người hoàn hảo cả trong ngôn ngữ! Ngôn ngữ chẳng qua chỉ là để diễn tả điều mình muốn nói để người khác hiểu, nếu trong cuộc nói chuyện mà mọi người cùng hiểu 100% là điều lí tưởng, còn không thì chỉ cần hiểu được người bên kia nói gì cũng đủ để cảm thông nhau. Chúng tôi không muốn biện minh cho những người không thông thạo ngôn ngữ nhưng chỉ muốn nói rằng trong cuộc đàm thoại, yếu tố tự tin luôn giúp chúng ta thắng được mình.
Trong những tuần lễ đầu của khóa học, chúng tôi trọ tại Trụ Sở truyền giáo đầu tiên của Dòng, còn gọi là Nhà Mẹ- nơi mà Đấng Sáng Lập- thánh Arnold Janssen đã thành lập cách đây 137 năm. Trụ sở ấy ở Steyl bên Hà Lan, giáp với biên giới nước Đức. Sau những giờ học, chúng tôi lần lượt ghé thăm và sống lại những nơi mà Đấng Sáng Lập và những vị đồng sáng lập đã sinh ra, đã từng sống và nhất là những giây phút cuối đời của các ngài để hiểu thêm về linh đạo và đường hướng của Dòng. Trước đây chúng tôi chỉ được biết các ngài qua hình ảnh, qua những buổi thuyết trình hay chỉ nghe kể lại từ xa. Trong khóa học này chúng tôi được xem tận nơi, thấy tận mắt những gì ngài đã từng làm. Chúng tôi được đụng chạm những kỉ vật của các ngài, được gặp những người thân của các ngài kể lại những bút tích sống động khiến trong lòng thấy phấn chấn thêm. Chúng tôi cùng nhau hội thảo, chia sẻ những về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia mà mình sinh ra cũng như các quốc gia mà chúng tôi đang thi hành sứ vụ. Chúng tôi cũng đào sâu linh đạo và di sản tinh thần mà các vị sáng lập đã để lại. Chúng tôi cũng có những buổi tối ngồi bên nhau với những bữa ăn A-ga-pê để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong sứ vụ truyền giáo dù chúng tôi thuộc những quốc gia, ngôn ngữ và màu da khác nhau. Những buổi chia sẻ ấy nối kết chúng tôi xích lại gần nhau hơn dù chúng tôi khác nhau về mọi phương diện, nhưng có chung một tấm lòng và một sứ mạng là đem Chúa đến cho những ai chưa nhận ra Ngài.
Có một anh em linh mục Việt Nam cùng Dòng đã từng phục vụ nhiều năm ở Đức và gần 5 năm nay chuyển qua Hà Lan làm việc về mục vụ ơn gọi. Anh em này đã đưa chúng tôi đi thăm nhiều nơi du lịch ở quốc gia được mệnh danh là cấp tiến về dân chủ và nhân quyền này. Vì là thổ địa của 2 quốc gia Đức và Hà Lan nên không nơi nào nổi tiếng và … cả tai tiếng nữa ngài đều chỉ cho biết. Ngài cũng đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình Việt Nam thân quen và được gặp gỡ cha quản nhiệm cộng đồng Công giáo Việt Nam tại nước này để hàn huyên tâm sự. Nhìn thấy cha quản nhiệm hơi gầy còm nhưng phải chăm lo tất cả các cộng đoàn Việt Nam tại Hà Lan mà thương cho ngài. Lâu nay chúng tôi nghĩ chỉ có các nước Nam Mỹ mới thiếu linh mục, nhưng khi nghe cha quản nhiệm chia sẻ là có những Chúa Nhật hay các lễ trọng, ngài phải dâng 3 thánh lễ ở các nơi rất xa nhau và khi về đến nhà là nằm luôn. Đất mẹ Việt Nam mình còn đồi dào ơn gọi và nếu các đấng bề trên có một tầm nhìn xa thì nên chia sẻ cho các quốc gia mà trước đây cũng như bây giờ họ đã từng chia sẻ cho chúng ta về vật chất cũng như tinh thần.
Chúng tôi có một nhận xét không biết có quá lắm không là người Việt mình, nhất là người công giáo, dù sống ở đâu cũng còn giữ được nề nếp đạo nghĩa rất tốt là biết họp nhau lại để đọc kinh nguyện, nâng đỡ ơn gọi và nhất là quí mến các linh mục. Khi chúng tôi đến thăm những gia đình Việt Nam, họ tiếp đãi rất tốt, nấu những món ăn thật ngon cho chúng tôi ăn vì nghĩ rằng anh em truyền giáo chúng tôi thiếu thốn từ lâu. Lâu ngày những người Việt xa xứ gặp nhau nên nói chuyện thiên thu bất tận. Trong dịp này một số người Việt cũng có cơ hội trút bầu tâm sự qua bí tích cáo giải vì từ lâu rồi họ ngại ngùng.
Khóa học ở Hà Lan sẽ kết thúc vào cuối tháng này và sau đó chúng tôi sẽ chuyển qua Rô-ma cho giai đoạn II. Chương trình khóa học khá nặng nhưng rất lí thu vì chúng tôi tiếp thu được nhiều điều mới lạ cho công việc đào tạo của chúng tôi. Tuần tới là bắt đầu bước vào Tuần Thánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa, chúng tôi sẽ có những ngày tĩnh tâm tại tại Kinh Đô của Giáo Hội và sẽ tham dự thánh lễ Phục sinh tại Đền Thánh Phê-rô. Xin cầu chúc mọi người bước vào Tuần Thánh sốt sắng để cùng nhau nói lên lời Hoan Ca Phục Sinh Alleluia-Alleluia-Alleluia. Happy Easter.
Netherlands, 23-3-2012
Sau nhiều giờ bay từ phi trường São Paolo- Brazil, chúng tôi đã đến một trong những phi trường hiện đại nhất thế giới của nước Đức, phi trường Frankfurt.
Vì lần đầu tiên đến Ấu châu nên chúng tôi chưa có một tí kinh nghiệm nào nên đã gặp một vài trục trặc tại hải quan. Lâu nay chúng tôi thường nghe nói người Đức khá lạnh lùng và nguyên tắc, và chúng tôi cũng đã kinh nghiệm điều đó khi làm việc với các cha cùng Dòng và những giáo dân người Đức tại Paraguay. Tuy tính cách và vẻ bề ngoài của họ như vậy, nhưng công bằng mà nói chưa có dân tộc nào làm việc từ thiện bác ái qua các tổ chức phi chính phủ một cách quảng đại như nước Đức. Lí do tôi bị trục trặc giấy tờ mà phần lớn là do chúng tôi khá bất cẩn khi làm Visa ở Paraguay nên những nhân viên hải quan đã làm việc khá nghiêm túc nhưng rất lịch sự khiến không ai có thể bắt lỗi một tí nào. Tôi đành phải ở phi trường để chờ hoàn tất thủ tục trước khi về trụ sở ở Dòng tại học viện Sank Augustin, Đức quốc. Trong khi chờ đợi ở đó tôi quan sát nhiều thứ và thấy được nhiều điều cần học hỏi của một quốc gia công nghiệp và văn minh này. Ngẫm nghĩ lại mà thương cho quốc gia Paraguay nơi mình đang phục vụ và đất mẹ Việt Nam của mình biết đến bao giờ mới theo kịp đà tiến của thế giới hiện đại.
Các nước Tây Âu mùa này đang là cuối đông nên thời tiết vẫn còn se lạnh. Nhiệt độ ở Paraguay khi chúng tôi rời phi trường là 38 độ C, trong khi ở ở Đức thời tiết lúc này là 6 độ C nên cơ thể tôi chưa thích ứng ngay được.
Vì có liên lạc trước với một anh em linh mục Việt Nam cùng Dòng đang làm việc ở Netherlands nên người anh em này có sắp xếp cho chúng tôi dâng lễ ở một cộng đoàn nhỏ vào ngày cuối tuần. Lâu rồi được dâng thánh lễ và chia sẻ bằng tiếng mẹ đẻ cảm thấy sung sướng vô cùng. Sau thánh lễ chúng tôi còn được thưởng thức những món ăn thuần Việt của những người Việt xa xứ, được nói chuyện hài hước và được chia sẻ những chuyện vui buồn của nhau. Cũng có hai tu sĩ trẻ người Việt cùng Dòng đang tu học năm cuối tại học viện Sank Augustin hướng dẫn chúng tôi thăm đây đó để biết thêm những cảnh đẹp của Tây âu. Trong bữa ăn trưa tại học viện nổi tiếng Sank Augustin của tỉnh Dòng SVD Đức quốc, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tu sĩ linh mục của các Dòng từ các nước đến trọ học, mọi người đều trò chuyện vui vẻ với nhau và chúc mừng nhau khi biết có một số khách từ xa đến. May mà mình biết trọ trẹ vài ngôn ngữ đế tiếp xúc nên không cảm thấy bị lạc lõng giữa chốn đông người.
Trước chuyến đi chúng tôi tự hỏi mình là đi Âu châu để xem gì đây. Tôi cũng lập lại câu hỏi đó với anh em linh mục từng học ở Đức thì ngài trả lời tôi rằng nếu đi Âu châu mà không thăm viếng các thánh đường là một thiếu xót lớn vì đây là cái nôi của các thánh đường cổ kính được xây dựng khá công phu từ nhiều thế kỷ qua. Thực tình thì cựu lục địa này đã từng có biết bao vị thánh sáng lập các Dòng tu lớn trong Giáo Hội và từng gởi các nhà truyền giáo đến các nước Á châu, Mỹ châu, Phi châu và Úc châu để rao giảng Lời Chúa và từng giúp nhân lực, tài lực cho các nước chậm phát triển. Nhìn thấy những tu viện, những thánh đường được xây dựng từ nhiều thế kỷ qua mà đến nay vẫn còn kiên cố vẫn còn hiện đại và mang nét huyền bí khiến cho Âu châu trở thành một trung tâm hành hương đầy thú vị. Ngày xưa những tu viện ấy, những thánh đường đó đầy ấp những tu sĩ, những tín hữu, thế mà nay chỉ còn lát đát những vị tu sĩ về hưu lớn tuổi trở về từ những vùng truyền giáo sinh sống, những giáo dân già nua tham dự thánh lễ. Thậm chí có những tu viện hay thánh đường giờ đây chỉ giành làm viện bảo tàng hay cho thuê vì không còn người để bảo quản nữa. Nhìn thấy điều đó mà xót xa cho Giáo Hội khi mà có những nơi dồi dào ơn gọi mà lại phải sống chui rút, khốn khổ trong khi nơi khác thì đầy đủ tiện nghi, thừa tự do mà lại vắng bóng ơn gọi.
Đời sống vật chất cũng như tinh thần ở Âu châu thì khỏi phải nói vì đây là một quốc gia tự do và là một thế giới tiêu thụ với phương châm là “ăn ngon, mặc đẹp” chứ không còn là “ăn no, mặc ấm nữa”. Lúc ở phi trường Frankfurt, tôi có mua một chai nước uống mà giá tới 5 Euro (tương đương với 150.000 đồng Việt Nam hay khoảng 30 ngàn Guaranies của Paraguay). Với số tiền 5 Euro, chúng tôi có thể sống hai ngày ở Paraguay. Vậy mà ở Âu châu này, số tiền 5 Euro đó chỉ bằng một chai nước suối thì cũng thấy đời sống của họ cao gấp nhiêu lần các nước chậm phát triển. Chính vì thế người dân ở đây rất coi trọng đến phẩm giá và mạng sống con người. Đối với họ, sự chết là một điều gì đó khó chấp nhận và nếu một người nào chết thì được an táng cẩn thận và nghĩa trang của họ cũng giống như một thành phố xinh đẹp.
Như đã chia sẻ, khóa học mà chúng tôi tham dự là khóa tu nghiệp giành cho những nhà đạo tạo của Dòng Truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc trên thế giới. Chính vì thế, có rất nhiều tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Slovakia, Indonesia, Ba-lan, Brazil, Philippines, Ấn Độ, Zambia, Congo, Trung quốc, …. Việt Nam cũng có 6 thành viên linh mục tham dự nhưng đang làm việc ở các nước khác nhau (3 đang làm việc tại Việt Nam, 1 đang làm việc ở Chicago-Hoa Kì, 1 đang làm việc tại Đài Loan và 1 đang làm việc tại Paraguay). Mỗi tham dự viên ít nhất phải biết 2 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Khóa học sử dụng tiếng Anh là chính và đội ngũ giảng viên cũng đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên thật là lí thú.
Chương trình khóa học khá nặng từ thứ Hai đến thứ Sáu, một số ngày thứ Bảy chúng tôi cũng có thời khóa biểu rất nghiêm túc. Có những buổi chia sẻ nhóm nhỏ hay nhóm lớn và mỗi người đều phải phát biểu. Chúng tôi nhận thấy các anh em linh mục người Ấn Độ, Philippnes và Indonesia cũng là châu Á với mình nhưng họ rất tự tin dù tiếng Anh của họ đâu có ngon lành gì. Người Việt Nam của mình có tình nhút nhát, rụt rè và cứ mong muốn mọi điều đều hoàn hảo nên trên lĩnh vực quốc tế mình cứ thua người ta. Học ngoại ngữ mà cứ yêu cầu phải nói giống như người bản xứ thì biết đến bao giờ mới nói được. Cứ tưởng tượng xem mình đòi hỏi một người nước ngoài nói tiếng Việt như người Việt hoặc ngược lại thì có nên lắm không. Vậy tại sao mình cứ muốn là người hoàn hảo cả trong ngôn ngữ! Ngôn ngữ chẳng qua chỉ là để diễn tả điều mình muốn nói để người khác hiểu, nếu trong cuộc nói chuyện mà mọi người cùng hiểu 100% là điều lí tưởng, còn không thì chỉ cần hiểu được người bên kia nói gì cũng đủ để cảm thông nhau. Chúng tôi không muốn biện minh cho những người không thông thạo ngôn ngữ nhưng chỉ muốn nói rằng trong cuộc đàm thoại, yếu tố tự tin luôn giúp chúng ta thắng được mình.
Trong những tuần lễ đầu của khóa học, chúng tôi trọ tại Trụ Sở truyền giáo đầu tiên của Dòng, còn gọi là Nhà Mẹ- nơi mà Đấng Sáng Lập- thánh Arnold Janssen đã thành lập cách đây 137 năm. Trụ sở ấy ở Steyl bên Hà Lan, giáp với biên giới nước Đức. Sau những giờ học, chúng tôi lần lượt ghé thăm và sống lại những nơi mà Đấng Sáng Lập và những vị đồng sáng lập đã sinh ra, đã từng sống và nhất là những giây phút cuối đời của các ngài để hiểu thêm về linh đạo và đường hướng của Dòng. Trước đây chúng tôi chỉ được biết các ngài qua hình ảnh, qua những buổi thuyết trình hay chỉ nghe kể lại từ xa. Trong khóa học này chúng tôi được xem tận nơi, thấy tận mắt những gì ngài đã từng làm. Chúng tôi được đụng chạm những kỉ vật của các ngài, được gặp những người thân của các ngài kể lại những bút tích sống động khiến trong lòng thấy phấn chấn thêm. Chúng tôi cùng nhau hội thảo, chia sẻ những về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia mà mình sinh ra cũng như các quốc gia mà chúng tôi đang thi hành sứ vụ. Chúng tôi cũng đào sâu linh đạo và di sản tinh thần mà các vị sáng lập đã để lại. Chúng tôi cũng có những buổi tối ngồi bên nhau với những bữa ăn A-ga-pê để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong sứ vụ truyền giáo dù chúng tôi thuộc những quốc gia, ngôn ngữ và màu da khác nhau. Những buổi chia sẻ ấy nối kết chúng tôi xích lại gần nhau hơn dù chúng tôi khác nhau về mọi phương diện, nhưng có chung một tấm lòng và một sứ mạng là đem Chúa đến cho những ai chưa nhận ra Ngài.
Có một anh em linh mục Việt Nam cùng Dòng đã từng phục vụ nhiều năm ở Đức và gần 5 năm nay chuyển qua Hà Lan làm việc về mục vụ ơn gọi. Anh em này đã đưa chúng tôi đi thăm nhiều nơi du lịch ở quốc gia được mệnh danh là cấp tiến về dân chủ và nhân quyền này. Vì là thổ địa của 2 quốc gia Đức và Hà Lan nên không nơi nào nổi tiếng và … cả tai tiếng nữa ngài đều chỉ cho biết. Ngài cũng đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình Việt Nam thân quen và được gặp gỡ cha quản nhiệm cộng đồng Công giáo Việt Nam tại nước này để hàn huyên tâm sự. Nhìn thấy cha quản nhiệm hơi gầy còm nhưng phải chăm lo tất cả các cộng đoàn Việt Nam tại Hà Lan mà thương cho ngài. Lâu nay chúng tôi nghĩ chỉ có các nước Nam Mỹ mới thiếu linh mục, nhưng khi nghe cha quản nhiệm chia sẻ là có những Chúa Nhật hay các lễ trọng, ngài phải dâng 3 thánh lễ ở các nơi rất xa nhau và khi về đến nhà là nằm luôn. Đất mẹ Việt Nam mình còn đồi dào ơn gọi và nếu các đấng bề trên có một tầm nhìn xa thì nên chia sẻ cho các quốc gia mà trước đây cũng như bây giờ họ đã từng chia sẻ cho chúng ta về vật chất cũng như tinh thần.
Chúng tôi có một nhận xét không biết có quá lắm không là người Việt mình, nhất là người công giáo, dù sống ở đâu cũng còn giữ được nề nếp đạo nghĩa rất tốt là biết họp nhau lại để đọc kinh nguyện, nâng đỡ ơn gọi và nhất là quí mến các linh mục. Khi chúng tôi đến thăm những gia đình Việt Nam, họ tiếp đãi rất tốt, nấu những món ăn thật ngon cho chúng tôi ăn vì nghĩ rằng anh em truyền giáo chúng tôi thiếu thốn từ lâu. Lâu ngày những người Việt xa xứ gặp nhau nên nói chuyện thiên thu bất tận. Trong dịp này một số người Việt cũng có cơ hội trút bầu tâm sự qua bí tích cáo giải vì từ lâu rồi họ ngại ngùng.
Khóa học ở Hà Lan sẽ kết thúc vào cuối tháng này và sau đó chúng tôi sẽ chuyển qua Rô-ma cho giai đoạn II. Chương trình khóa học khá nặng nhưng rất lí thu vì chúng tôi tiếp thu được nhiều điều mới lạ cho công việc đào tạo của chúng tôi. Tuần tới là bắt đầu bước vào Tuần Thánh, tưởng niệm cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa, chúng tôi sẽ có những ngày tĩnh tâm tại tại Kinh Đô của Giáo Hội và sẽ tham dự thánh lễ Phục sinh tại Đền Thánh Phê-rô. Xin cầu chúc mọi người bước vào Tuần Thánh sốt sắng để cùng nhau nói lên lời Hoan Ca Phục Sinh Alleluia-Alleluia-Alleluia. Happy Easter.
Netherlands, 23-3-2012
Những ánh đèn trên sông Hạc giáo phận Thanh Hóa
Tiểu Yến
09:26 23/03/2012
GPTH_Theo chân của sinh viên Công giáo quê nhà, tôi có mặt ở dưới chân cầu Sâng, ven Sông Hạc của thành phố Thanh Hóa lúc gần 8 giờ tối. Thành phố đã lên đèn với đủ mọi loại màu sắc lung linh. Nhưng chỉ cách đô thị phồn hoa đầy ánh sáng đó mấy bước chân thôi là một thế giới khác – một cuộc sống khác. Ở đây cũng có ánh đèn, cũng có điện sáng nhưng thứ ánh sáng đó cho tôi cảm nghiệm hoàn toàn khác. Ánh sáng mờ ảo sau mỗi mái thuyền, ánh sáng lay lắt hắt trên con nước màu đen… Đó là xóm tên Thành Công “mà không thành công” tẹo nào, xóm của những kiếp người “ba chìm bảy nổi” với con sông Hạc, xóm của những cuộc đời lênh đênh…
Xem hình
Những ngôi nhà nổi trên sông…
Đời sinh viên tôi đã được đến với xóm nổi ven sông Hồng, nhà nổi với tôi cũng không phải quá xa lạ. Và khi đến với xóm nổi ven sông Hạc này, có một điều mà tôi buộc phải thú thật: xóm nổi ở đâu cũng giống nhau ở cái nghèo và sự mặc cảm tự ti trong tâm hồn. Con đường dẫn tôi ra với xóm Thành Công nhỏ, tối và trơn trong tiết trời ẩm ướt. Con đường ấy ngắn lắm nhưng lại ngăn cách giữa hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Bên ngoài con đường ấy là cuộc sống hối hả, tấp nập, ngược xuôi của chốn thị thành. Bên trong con đường ấy, nhịp thời gian như chậm lại, lững lờ như làn nước mùa không giông bão…
Những con thuyền nằm ven sông kia chính là mái ấm che mưa che nắng của các gia đình trong xóm. Nhà nào sang lắm thì thuyền trông chắc chắn, có sơn bao quanh, bên trong có ti vi. Nhà nào nghèo in hằn qua những miếng gỗ đã mủn, con thuyền chông chênh và bạc màu thời gian.
Những “mái nhà” nho nhỏ ấy vừa là chỗ ngủ, vừa là chỗ ăn cơm, vừa là chỗ đun nấu, vừa là chỗ để tắm rửa cho nhiều thế hệ cùng sống chung…Trời quang mây tạnh, mọi sinh hoạt cũng diễn ra êm đềm. Trời mưa, không gian thu hẹp, chật chội…
Chật hẹp đã là một lẽ. Tôi được biết cả xóm bao gồm hai đại gia đình lớn. Thì ra tất cả đều là anh em họ hàng của nhau. Các thế hệ sinh ra nối tiếp nhau gắn bó với sông với nước. Trong họ không có khái niệm cố định, không nghĩ tới có một ngày sẽ lên bờ…Bên ngoài con đường ấy có lẽ “không có chỗ cho dân chài”. Họ sợ sẽ tổn thương, sợ bị người đời nhìn bằng con mắt khác. Và thế là cuộc đời vẫn luôn điệp khúc quanh quẩn bên con thuyền, bên dòng sông nước đã đổi màu.
Nhưng có lẽ cái cảnh sông nước trôi nổi, những con thuyền tách rời nhau quá…nên cái tình của người sông nước cũng có phần “tách rời”. “Nhà nào biết nhà đó thôi, mình chẳng bao giờ sang thuyền nhà ai ngồi chơi cả. Buổi tối ăn cơm xong, cả nhà xem ti vi một tẹo rồi đi ngủ thôi. Cả ngày bận rộn rồi…” Anh Nguyễn Văn Hải 36 tuổi, chia sẻ với tôi.
Người dân trong xóm thì đa ngành đa nghề lắm. Người thì làm đạp xe ba gác, người thì làm thuê, người thì đi chợ, kẻ thì chài lưới trên sông…Những nghề tay chân cùng một cuộc sống lam lũ, không cố định đã hình thành trong những con người ấy một nỗi mặc cảm...
Ánh đèn muộn…
Có thể tôi sinh ra cũng là một vùng quê nghèo nên những người lao động với tôi đáng quí lắm. Nhưng không chỉ riêng tôi có những cảm nhận đó. Tôi cùng các bạn sinh viên đang có mặt ở đây nhờ sáng kiến của cha Giuse Nghiêm Văn Sơn cùng nhóm “Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười”. Xóm Thành Công có rất nhiều bà con là người Công giáo (Giáo họ An Lộc). Người Công giáo là một cộng đoàn đoàn kết luôn có sợi dây liên kết vô hình và mạnh mẽ. Dân chài lưới cũng là đối tượng được Giáo hội yêu quí hơn cả…
Nhóm “Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười”, ngoài công việc phát cháo từ thiện mỗi sáng thứ Bảy ở bệnh viện và Trung tâm nuôi mồ côi, tàn tất, người già neo đơn, Nhóm còn mong muốn được đồng hành cùng với người dân chài lưới, trôi nổi trên sông. Đồng hành là mục đích lớn nhất. Đồng hành tức là tôn trọng những số phận lênh đênh đó, đồng hành là luôn bên cạnh dù cho có giông tố…Nhóm muốn bằng những hành động tích cực, bằng thái độ chân thành để xóa bỏ phần nào những gánh nặng về mặc cảm và xa cách của người dân xóm nổi. Và cũng là thêm một sợi dây cột cho những con thuyền kia không trôi về bờ sông nào nữa…
Bên cạnh ý nghĩa đồng hành, “Nhóm Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười” cũng mong muốn tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho họ. Tìm hiểu xem những em nào có hoàn cảnh khó khăn không đi học được, để tìm cách kiếm học bổng giúp các em được đến trường. Anh Phêrô Vũ ngọc Sơn là một thành viên tích cực của Nhóm. Anh cũng là một doanh nhân. Tuy bước ra từ thế giới hào nhoáng bên kia con đường, nhưng anh vẫn luôn trăn trở cho những người dân xóm nổi. Anh tôn trọng họ và cũng rất sợ những việc làm tốt của mình mà nếu không khéo léo dễ gây thêm sự tự ti cho những con người vốn rất nhạy cảm này. Anh lên từng thuyền, trò chuyện với từng người, đặc biệt là các bạn trẻ, các em nhỏ. “Mình phải hiểu họ thì mới giúp được họ em ạ”. Tôi phục cái cách anh nói chuyện với một cậu thanh niên. Anh hỏi về nghề nghiệp, anh hỏi về dự định tương lai…và anh cũng đưa ra định hướng như một lựa chọn. Đôi khi chỉ một tấm lòng như thế cũng đủ xóa đi rất nhiều những bức tường ngăn cách…
Bên cạnh anh Sơn là các bạn sinh viên Công giáo quê nhà. Các bạn rất hào hứng với kế hoạch “Xóa mù chữ” cho dân trong xóm. Xóa mù chữ và dạy thêm cho các em nhỏ là một kế hoạch hay và cần thời gian. Chỉ khi nào xóa được sự mặc cảm, tự ti và phá được bức tường ngăn cách của dân chài với thế giới bên ngoài, “xóa mù chữ” mới có thể có được kết quả tốt hơn…
Một tuần ba buổi tối, các bạn sinh viên đến từng thuyền, trò chuyện, dạy học cho những người chưa được đi học, dạy kèm cho các em nhỏ, dạy học cho các em có hoàn cảnh khó khăn không được đến trường, khích lệ tinh thần và định hướng tương lai…
Xóm nổi giờ đây không còn lặng im mỗi khi tối về…Những ánh đèn được bật lên, những tiếng cười, tiếng hát trong trẻo của đám con nít vang lên phá vỡ màn tối u tịch vốn có. Giọng hát trong trẻo ngây thơ của trẻ thơ đủ làm sống dậy một cuộc sống bình thường…
Tôi ngồi đó cảm nhận sự thay đổi của trước và sau khi Nhóm chúng tôi đến. Có tiếng gì đó như đang cựa mình dậy, có một cuộc sống đang thay màu mới…
Bên cạnh tôi đây, người bố trẻ ngồi đầu con thuyền, ấm trà còn nóng, điếu cày còn nghi ngút khói…Và đôi mắt anh mơ màng nhìn lên bờ…Hai đứa con yêu quí của anh đang tập đọc, tập viết…Ánh đèn phả vào đôi mắt anh, long lanh như niềm mơ ước… “Đời bố mẹ không được ăn học rồi, cố lên các con nhé, dù thế nào bố cũng cho các con ăn học thành người…”
Tiểu Yến
Xem hình
Những ngôi nhà nổi trên sông…
Những con thuyền nằm ven sông kia chính là mái ấm che mưa che nắng của các gia đình trong xóm. Nhà nào sang lắm thì thuyền trông chắc chắn, có sơn bao quanh, bên trong có ti vi. Nhà nào nghèo in hằn qua những miếng gỗ đã mủn, con thuyền chông chênh và bạc màu thời gian.
Những “mái nhà” nho nhỏ ấy vừa là chỗ ngủ, vừa là chỗ ăn cơm, vừa là chỗ đun nấu, vừa là chỗ để tắm rửa cho nhiều thế hệ cùng sống chung…Trời quang mây tạnh, mọi sinh hoạt cũng diễn ra êm đềm. Trời mưa, không gian thu hẹp, chật chội…
Chật hẹp đã là một lẽ. Tôi được biết cả xóm bao gồm hai đại gia đình lớn. Thì ra tất cả đều là anh em họ hàng của nhau. Các thế hệ sinh ra nối tiếp nhau gắn bó với sông với nước. Trong họ không có khái niệm cố định, không nghĩ tới có một ngày sẽ lên bờ…Bên ngoài con đường ấy có lẽ “không có chỗ cho dân chài”. Họ sợ sẽ tổn thương, sợ bị người đời nhìn bằng con mắt khác. Và thế là cuộc đời vẫn luôn điệp khúc quanh quẩn bên con thuyền, bên dòng sông nước đã đổi màu.
Nhưng có lẽ cái cảnh sông nước trôi nổi, những con thuyền tách rời nhau quá…nên cái tình của người sông nước cũng có phần “tách rời”. “Nhà nào biết nhà đó thôi, mình chẳng bao giờ sang thuyền nhà ai ngồi chơi cả. Buổi tối ăn cơm xong, cả nhà xem ti vi một tẹo rồi đi ngủ thôi. Cả ngày bận rộn rồi…” Anh Nguyễn Văn Hải 36 tuổi, chia sẻ với tôi.
Ánh đèn muộn…
Có thể tôi sinh ra cũng là một vùng quê nghèo nên những người lao động với tôi đáng quí lắm. Nhưng không chỉ riêng tôi có những cảm nhận đó. Tôi cùng các bạn sinh viên đang có mặt ở đây nhờ sáng kiến của cha Giuse Nghiêm Văn Sơn cùng nhóm “Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười”. Xóm Thành Công có rất nhiều bà con là người Công giáo (Giáo họ An Lộc). Người Công giáo là một cộng đoàn đoàn kết luôn có sợi dây liên kết vô hình và mạnh mẽ. Dân chài lưới cũng là đối tượng được Giáo hội yêu quí hơn cả…
Nhóm “Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười”, ngoài công việc phát cháo từ thiện mỗi sáng thứ Bảy ở bệnh viện và Trung tâm nuôi mồ côi, tàn tất, người già neo đơn, Nhóm còn mong muốn được đồng hành cùng với người dân chài lưới, trôi nổi trên sông. Đồng hành là mục đích lớn nhất. Đồng hành tức là tôn trọng những số phận lênh đênh đó, đồng hành là luôn bên cạnh dù cho có giông tố…Nhóm muốn bằng những hành động tích cực, bằng thái độ chân thành để xóa bỏ phần nào những gánh nặng về mặc cảm và xa cách của người dân xóm nổi. Và cũng là thêm một sợi dây cột cho những con thuyền kia không trôi về bờ sông nào nữa…
Bên cạnh ý nghĩa đồng hành, “Nhóm Chia sẻ cuộc sống và Nụ cười” cũng mong muốn tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho họ. Tìm hiểu xem những em nào có hoàn cảnh khó khăn không đi học được, để tìm cách kiếm học bổng giúp các em được đến trường. Anh Phêrô Vũ ngọc Sơn là một thành viên tích cực của Nhóm. Anh cũng là một doanh nhân. Tuy bước ra từ thế giới hào nhoáng bên kia con đường, nhưng anh vẫn luôn trăn trở cho những người dân xóm nổi. Anh tôn trọng họ và cũng rất sợ những việc làm tốt của mình mà nếu không khéo léo dễ gây thêm sự tự ti cho những con người vốn rất nhạy cảm này. Anh lên từng thuyền, trò chuyện với từng người, đặc biệt là các bạn trẻ, các em nhỏ. “Mình phải hiểu họ thì mới giúp được họ em ạ”. Tôi phục cái cách anh nói chuyện với một cậu thanh niên. Anh hỏi về nghề nghiệp, anh hỏi về dự định tương lai…và anh cũng đưa ra định hướng như một lựa chọn. Đôi khi chỉ một tấm lòng như thế cũng đủ xóa đi rất nhiều những bức tường ngăn cách…
Một tuần ba buổi tối, các bạn sinh viên đến từng thuyền, trò chuyện, dạy học cho những người chưa được đi học, dạy kèm cho các em nhỏ, dạy học cho các em có hoàn cảnh khó khăn không được đến trường, khích lệ tinh thần và định hướng tương lai…
Xóm nổi giờ đây không còn lặng im mỗi khi tối về…Những ánh đèn được bật lên, những tiếng cười, tiếng hát trong trẻo của đám con nít vang lên phá vỡ màn tối u tịch vốn có. Giọng hát trong trẻo ngây thơ của trẻ thơ đủ làm sống dậy một cuộc sống bình thường…
Tôi ngồi đó cảm nhận sự thay đổi của trước và sau khi Nhóm chúng tôi đến. Có tiếng gì đó như đang cựa mình dậy, có một cuộc sống đang thay màu mới…
Bên cạnh tôi đây, người bố trẻ ngồi đầu con thuyền, ấm trà còn nóng, điếu cày còn nghi ngút khói…Và đôi mắt anh mơ màng nhìn lên bờ…Hai đứa con yêu quí của anh đang tập đọc, tập viết…Ánh đèn phả vào đôi mắt anh, long lanh như niềm mơ ước… “Đời bố mẹ không được ăn học rồi, cố lên các con nhé, dù thế nào bố cũng cho các con ăn học thành người…”
Tiểu Yến
Hy vọng gia tăng cho việc phong chân phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Lã Thụ Nhân
09:30 23/03/2012
Hy vọng gia tăng cho việc phong chân phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Rôma (Zenit.org) - Giáo Hội tại Việt Nam bày tỏ niềm hy vọng Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhanh chóng được phong chân phước.
"Các giám mục, tín hữu, toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam có niềm hy vọng lớn lao cho sự thành công của tiến trình phong chân phước cho Đức Hồng Y Xavier Nguyễn Văn Thuận thân yêu của chúng tôi. Ngài là một người đặc biệt, người đã sống Tin Mừng như là tiêu chuẩn duy nhất của cuộc đời ngài". Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho hãng tin Fides hay trước khi phái đoàn Hội đồng Giáo Hoàng Về Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam
Phái đoàn Tòa Thánh sẽ có mặt tại Việt Nam từ 23/03 đến 09/04, sẽ thu thập lời khai về cuộc đời và công việc của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vốn có thể là hữu ích cho án phong chân phước của ngài.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết: "Các tín hữu đang sống trong niềm vui và hy vọng với chuyến thăm của phái đoàn Vatican, chắc chắn rằng con đường để phong chân phước của Đức Hồng Y sẽ thẳng tiến và sẽ có một kết quả tốt. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một nhân vật được yêu mến nhiều".
Ngài giải thích: "Tiểu sử và chứng tá của ngài là rất quan trọng đối với các tín hữu Việt Nam. Các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân: một danh sách dài những người sẽ được phái đoàn Vatican tiếp nhận. Cộng đoàn Công Giáo đang chờ đón chuyến thăm lịch sử này với lòng mong chờ, xúc động và sự nhiệt tình tuyệt vời, hy vọng rằng một sự thay đổi sẽ diễn ra trong án phong chân phước".
Đức Giám Mục nhớ về Đức Hồng Y: "Tôi thường gặp ngài khi tôi là một giáo sư tại Angelicum ở Rôma. Nhắc lại những ngày đen tối bị giam giữ, ngài không cảm thấy hận thù, nhưng đã nói chuyện bằng tình yêu về những người gây hại và bách hại ngài".
Trong số các chứng nhân mà phái đoàn sẽ nghe có Đức Tổng Giám Mục hiện nay của Huế, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, một người bạn riêng tư của Đức Hồng Y. Phái đoàn sẽ đến Sài Gòn, miền Nam Việt Nam (nơi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là Tổng Giám Mục Phụ Phó). Phái đoàn sẽ tiếp tục công việc của mình ở Giáo Phận Nha Trang (ở tuổi 39, Đức Hồng Y là giám mục vào năm 1967). Sau đó phái đoàn sẽ đến Tổng Giáo Phận Huế, nơi sinh của Đức Hồng Y, nơi ngài được phong chức linh mục và sau đó là Tổng Đại Diện, trước khi tiếp tục tu học ở Rôma. Cuộc điều tra sẽ kết thúc tại Hà Nội, nơi Đức Hồng Y đã bị cầm tù và bị quản thúc tại gia.
Án phong chân phước của ngài được mở vào ngày 22/10/2010, theo đề nghị của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, nơi Đức Hồng Y là chủ tịch.
Rôma (Zenit.org) - Giáo Hội tại Việt Nam bày tỏ niềm hy vọng Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhanh chóng được phong chân phước.
"Các giám mục, tín hữu, toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam có niềm hy vọng lớn lao cho sự thành công của tiến trình phong chân phước cho Đức Hồng Y Xavier Nguyễn Văn Thuận thân yêu của chúng tôi. Ngài là một người đặc biệt, người đã sống Tin Mừng như là tiêu chuẩn duy nhất của cuộc đời ngài". Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho hãng tin Fides hay trước khi phái đoàn Hội đồng Giáo Hoàng Về Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam
Phái đoàn Tòa Thánh sẽ có mặt tại Việt Nam từ 23/03 đến 09/04, sẽ thu thập lời khai về cuộc đời và công việc của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vốn có thể là hữu ích cho án phong chân phước của ngài.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết: "Các tín hữu đang sống trong niềm vui và hy vọng với chuyến thăm của phái đoàn Vatican, chắc chắn rằng con đường để phong chân phước của Đức Hồng Y sẽ thẳng tiến và sẽ có một kết quả tốt. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một nhân vật được yêu mến nhiều".
Ngài giải thích: "Tiểu sử và chứng tá của ngài là rất quan trọng đối với các tín hữu Việt Nam. Các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân: một danh sách dài những người sẽ được phái đoàn Vatican tiếp nhận. Cộng đoàn Công Giáo đang chờ đón chuyến thăm lịch sử này với lòng mong chờ, xúc động và sự nhiệt tình tuyệt vời, hy vọng rằng một sự thay đổi sẽ diễn ra trong án phong chân phước".
Đức Giám Mục nhớ về Đức Hồng Y: "Tôi thường gặp ngài khi tôi là một giáo sư tại Angelicum ở Rôma. Nhắc lại những ngày đen tối bị giam giữ, ngài không cảm thấy hận thù, nhưng đã nói chuyện bằng tình yêu về những người gây hại và bách hại ngài".
Trong số các chứng nhân mà phái đoàn sẽ nghe có Đức Tổng Giám Mục hiện nay của Huế, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, một người bạn riêng tư của Đức Hồng Y. Phái đoàn sẽ đến Sài Gòn, miền Nam Việt Nam (nơi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là Tổng Giám Mục Phụ Phó). Phái đoàn sẽ tiếp tục công việc của mình ở Giáo Phận Nha Trang (ở tuổi 39, Đức Hồng Y là giám mục vào năm 1967). Sau đó phái đoàn sẽ đến Tổng Giáo Phận Huế, nơi sinh của Đức Hồng Y, nơi ngài được phong chức linh mục và sau đó là Tổng Đại Diện, trước khi tiếp tục tu học ở Rôma. Cuộc điều tra sẽ kết thúc tại Hà Nội, nơi Đức Hồng Y đã bị cầm tù và bị quản thúc tại gia.
Án phong chân phước của ngài được mở vào ngày 22/10/2010, theo đề nghị của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, nơi Đức Hồng Y là chủ tịch.
Giáo hạt Hàm Tân: Họp Mặt Ban Loan Báo Tin Mừng
Nt. Maria Đinh Loan
19:56 23/03/2012
GIÁO HẠT HÀM TÂN: HỌP MẶT BAN LOAN BÁO TIN MỪNG
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, HĐGMVN, Đức Giám Mục Giáo phận và cùng hòa chung với những nỗ lực thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng của toàn Giáo phận Phan Thiết trong Năm Truyền giáo 2012, sáng Thứ Sáu ngày 23/3/2012, tại Giáo xứ Vinh Tân, Giáo hạt Hàm Tân đã họp mặt Ban Loan Báo Tin Mừng (LBTM).
Xem hình họp mặt
Hàm Tân là hạt thứ hai trong giáo phận tổ chức ngày họp mặt này. Nội dung chương trình cũng giống buổi họp mặt của Ban LBTM của Giáo hạt Đức Tánh, chỉ khác về thời gian, địa điểm và đối tượng tham dự.
Đến với ngày họp mặt của hạt Hàm Tân hôm nay có Cha Tổng Đại Diện - GB. Hoàng Văn Khanh, Cha Trưởng Ban LBTM Giáo phận - GB. Trần Văn Thuyết, Cha Hạt trưởng Hạt Hàm Tân - Phêrô Phạm Tiến Hành, Cha Trưởng Ban LBTM hạt Hàm Tân - Giuse Đặng Văn Nam, Cha Giuse Phạm Thọ - Trưởng Ban LBTM hạt Đức Tánh, Cha Tôma Nguyễn Hữu Châu – Trưởng Ban LBTM hạt Phan Thiết và Quý Cha trong hạt Hàm Tân. Thành phần tham dự viên gồm có 25 tu sĩ đại diện cộng đoàn các dòng tu trong hạt; 196 anh chị em giáo dân đại diện HĐMV, Ban Truyền Giáo, các giới, các hội đoàn – đoàn thể, các tác viên Tin Mừng trong các giáo xứ và giáo họ của hạt.
Sau phần khai mạc, Cha Tổng Đại Diện đã trình bày với cử tọa đề tài: “NGƯỜI GIÁO DÂN TRƯỚC SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO”. Bài chia sẻ được tóm kết trong 3 điểm sau đây:
1. Xác định lại ý nghĩa của việc truyền giáo:
- Truyền giáo là được Chúa sai đi loan Tin Mừng Tình yêu, cứu rỗi cho mọi người theo lệnh truyền của Đức Kitô - Đấng Phục Sinh “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).
- Việc Truyền Giáo xuất phát từ Chúa Ba Ngôi.
- Kinh Thánh chính là nền tảng của sứ vụ Loan Tin Mừng.
- Và Truyền giáo chính là bản chất của Hội Thánh.
2. Đâu là nỗi thao thức và lo âu của Giáo hội cho việc Truyền giáo?
Đó là:
- Khoảng cách quá xa từ lệnh truyền và thực tế của việc Truyền giáo hôm nay: có rất nhiều người chưa nhận biết Chúa, trong khi những người làm con Chúa thì lại không giữ đạo, bỏ đạo hay sống đức tin cách yếu kém.
- Ảnh hưởng của thế giới tục hóa, duy vật, duy lý, tương đối hóa làm cho người trẻ xa rời đức tin.
Do vậy, Truyền giáo là sứ vụ cấp thiết theo như lời Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16) và “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” (2Cr 5,14). Truyền giáo chính là thước đo đức tin và cường độ của lòng mến.
3. Người giáo dân có vai trò gì trong sứ mệnh Truyền giáo và phải Truyền giáo bằng cách nào?
- Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, người Kitô hữu nhận lãnh chức năng ngôn sứ, trở thành người rao giảng Tin Mừng Chúa. Và như Linh mục Raniero Cantalamessa đã chia sẻ cho Giáo Triều Rôma nhân Mùa Vọng 2011 bài suy niệm về 4 đợt sóng loan báo Tin Mừng qua các thời kỳ của Giáo hội, đã đúc kết: “giáo dân là người đóng vai chính trong việc loan báo Tin mừng cho thế giới hôm nay”.
- Người giáo dân phải truyền giáo bằng cách nào? Câu hỏi này Cha Tổng Đại Diện đã dành lại cho các nhóm trong giờ thảo luận để cùng tìm ra phương cách hữu hiệu, phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo xứ. Tuy nhiên, Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc truyền giáo trong môi trường giáo xứ và gia đình.
Sau giờ giải lao, Cha Trưởng Ban LBTM hạt Hàm Tân hướng dẫn mọi người thảo luận về “TRUYỀN GIÁO TRONG XÃ HỘI HÔM NAY – XỨ ĐẠO – MÔI TRƯỜNG ĐANG SỐNG”. Toàn thể tham dự viên được chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm có một Cha hướng dẫn gồm cả tu sĩ và giáo dân các giáo xứ về các đề tài thảo luận. Mọi người trong các nhóm sôi nổi tham dự giờ thảo luận tại phòng học giáo lý của giáo xứ và đúc kết ý kiến chung. Giờ thảo luận kết thúc lúc 11 giờ 30, sau đó là giờ dùng cơm trưa và nghỉ trưa.
Đúng 13 giờ 30 phút, mọi người lại tập trung vào nhà thờ. Các nhóm cử đại diện thuyết trình về đề tài mà nhóm đã thảo luận. Sau khi các nhóm đã trình bày hết ý kiến của nhóm mình, Cha Trưởng Ban LBTM Giáo phận đã tóm kết như sau:
1. Với câu hỏi: “Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010, (số 35) HĐGMVN dạy: Thi hành sứ vụ LBTM là chia sẻ tặng phẩm quý nhất mà chúng ta đã lãnh nhận, đó là được biết Đức Kitô… Vậy bạn đã làm được gì? Xin chia sẻ?”
Truyền giáo là mệnh lệnh của Chúa Giêsu, là sứ mệnh của chúng ta, là bản chất của người Kitô hữu, là nhu cầu của anh chị em. Nên cầu nguyện nhiều cho việc LBTM.
2. Câu hỏi: “Tại sao tôi phải thực thi sứ mệnh truyền giáo? Và theo bạn đâu là những khó khăn, thách đố làm ngăn trở việc truyền giáo?”
Mặc dầu có những khó khăn thách đố do ảnh hưởng môi trường xã hội, trong nền giáo dục ngày nay nhưng tất cả nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng chúng ta không được chùn chân mà phải tiến tới.
3. Câu hỏi: “Việc LBTM không đơn thuần chỉ hiểu là Truyền giáo, mà còn tái truyền giáo và làm cho môi sinh thấm nhuần Tin Mừng, theo bạn cần phải làm gì?”
• Đề nghị sống Lời Chúa – Học Lời Chúa vì không biết Đức Kitô thì không thể cho người khác cái mình không có.
• Cổ võ việc học Giáo lý – đem Lời Chúa đến các gia đình, “Lấy Lời Chúa là đèn soi dẫn bước…”
• Muốn loan Tin Mừng phải là người Công giáo tốt, loại trừ lối sống không phù hợp với Tin Mừng, tránh xa các tệ nạn, sống yêu thương – hiệp nhất.
• Nơi cộng đoàn giáo họ, giáo xứ: từ việc giáo dục đến việc xây dựng giáo xứ tất cả phải được thấm nhuần Tin Mừng.
4. Câu hỏi thảo luận: “Xin góp ý về những việc mà chúng ta cần phải làm trong giáo xứ, Giáo hạt hôm nay để viêc truyền giáo có hiệu quả?”
Đối với anh em lương dân và những người khô khan nguội lạnh, đừng bỏ rơi hay xa tránh họ. Hãy gần gũi, thăm viếng, động viên họ đến với Chúa. Đặc biệt, gương sáng là việc LBTM hữu hiệu nhất.
5. Câu hỏi: Đề nghị phương thức giúp cho việc phát triển truyền giáo trong Giáo hạt ở các giáo điểm: Tân Long thuộc Giáo xứ Tân Lý, Giáo họ An Phong, Giáo họ La Vang thuộc Giáo xứ Tân Châu.
Ngoài Tân Long, Giáo hạt Hàm Tân còn có hai điểm Truyền giáo cần chú ý đó là: Giáo họ An Phong và Giáo họ La Vang – Giáo xứ Tân Châu. Đây là những giáo điểm truyền giáo cấp bách và cần làm cách ý thức, đến nơi đến chốn.
Ngoài ra, Cha còn đúc kết một điểm nằm ngoài các câu hỏi thảo luận nhưng rất thiết thực:
- Cần thường xuyên mở các khóa huấn luyện anh chị em lên đường LBTM, các lớp học Lời Chúa.
- Xin Quý Cha đến thăm anh em giáo dân, lương dân để gần gũi động viên.
- Các lớp dự tòng, tiền hôn nhân, mục vụ gia đình…
Mỗi giáo xứ, cộng đoàn dòng tu tùy theo đó mà áp dụng việc Truyền giáo cho phù hợp.
Sau phần đúc kết, là ý kiến của Quý Cha tham dự. Cha hạt Trưởng Hạt Hàm Tân nêu ý kiến: “Chúng ta không làm việc LBTM cá nhân mà làm bằng sức mạnh của tập thể giáo xứ. Tất cả mọi người đồng tâm nhất trí, đồng bộ thì hiệu quả mới cao được. Phải sống Tin Mừng rồi mới loan Tin Mừng “hữu xạ tự nhiên hương” Như Mẹ Maria đem Chúa đến cho Isave. Chú ý đến các điểm truyền giáo chung cho giáo hạt: An Phong, La Vang…”. Cha Tổng Đại Diện một lần nữa cũng nhấn mạnh đến những điều cần quan tâm cho việc Truyền giáo đó là: “Mỗi người phải ý thức sâu sắc về sứ mệnh Truyền giáo. Phải lưu tâm đến gia đình vì gia đình là môi trường căn bản của việc truyền giáo, là nơi đào tạo người truyền giáo cho thế hệ tương lai. Phải tận diệt cái xấu, phát huy công ích. Loan Tin Mừng không đi đôi với việc ban phát vật chất, trước mắt hãy đi thăm viếng an ủi, lắng nghe, nâng đỡ, cầu nguyện cho họ. Và được đi Truyền giáo là niềm hạnh phúc”.
Buổi họp mặt kết thúc với giờ Chầu Thánh Thể và Nghi thức sai đi do Cha Tổng Đại Diện chủ sự. Mọi người tham dự nhận lấy ánh sáng từ cây nến Phục Sinh với ý nghĩa “thắp sáng lên ngọc đèn đức tin, biểu hiện niềm tin yêu vững mạnh vào Chúa Kitô. Chính Ngài là ánh sáng, là sự sống và sức mạnh giúp người Kitô hữu can đảm ra đi LBTM”. Quỳ trước Thánh Thể Chúa, các tham dự viên tuyên xưng niềm tin và nói lên lời tuyên thệ quyết tâm dấn thân LBTM “Lạy Chúa Giêsu, con xin hiến dâng mạng sống con cho Chúa, và vì Chúa con quyết tâm phục vụ mọi người. Xin Chúa đón nhận con vào cánh đồng Truyền giáo để con nên thợ gặt lành nghề cho Chúa. Xin Chúa dùng con như khí cụ của Chúa và sai con đến với mọi người, làm chứng nhân cho Tình yêu Chúa hôm nay và suốt đời. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Truyền giáo và các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu cùng Chúa thêm sức cho chúng con biết chu toàn bổn phận cao cả này. Amen”.
Nt. MARIA ĐINH LOAN
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, HĐGMVN, Đức Giám Mục Giáo phận và cùng hòa chung với những nỗ lực thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng của toàn Giáo phận Phan Thiết trong Năm Truyền giáo 2012, sáng Thứ Sáu ngày 23/3/2012, tại Giáo xứ Vinh Tân, Giáo hạt Hàm Tân đã họp mặt Ban Loan Báo Tin Mừng (LBTM).
Xem hình họp mặt
Hàm Tân là hạt thứ hai trong giáo phận tổ chức ngày họp mặt này. Nội dung chương trình cũng giống buổi họp mặt của Ban LBTM của Giáo hạt Đức Tánh, chỉ khác về thời gian, địa điểm và đối tượng tham dự.
Đến với ngày họp mặt của hạt Hàm Tân hôm nay có Cha Tổng Đại Diện - GB. Hoàng Văn Khanh, Cha Trưởng Ban LBTM Giáo phận - GB. Trần Văn Thuyết, Cha Hạt trưởng Hạt Hàm Tân - Phêrô Phạm Tiến Hành, Cha Trưởng Ban LBTM hạt Hàm Tân - Giuse Đặng Văn Nam, Cha Giuse Phạm Thọ - Trưởng Ban LBTM hạt Đức Tánh, Cha Tôma Nguyễn Hữu Châu – Trưởng Ban LBTM hạt Phan Thiết và Quý Cha trong hạt Hàm Tân. Thành phần tham dự viên gồm có 25 tu sĩ đại diện cộng đoàn các dòng tu trong hạt; 196 anh chị em giáo dân đại diện HĐMV, Ban Truyền Giáo, các giới, các hội đoàn – đoàn thể, các tác viên Tin Mừng trong các giáo xứ và giáo họ của hạt.
Sau phần khai mạc, Cha Tổng Đại Diện đã trình bày với cử tọa đề tài: “NGƯỜI GIÁO DÂN TRƯỚC SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO”. Bài chia sẻ được tóm kết trong 3 điểm sau đây:
1. Xác định lại ý nghĩa của việc truyền giáo:
- Truyền giáo là được Chúa sai đi loan Tin Mừng Tình yêu, cứu rỗi cho mọi người theo lệnh truyền của Đức Kitô - Đấng Phục Sinh “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21).
- Việc Truyền Giáo xuất phát từ Chúa Ba Ngôi.
- Kinh Thánh chính là nền tảng của sứ vụ Loan Tin Mừng.
- Và Truyền giáo chính là bản chất của Hội Thánh.
2. Đâu là nỗi thao thức và lo âu của Giáo hội cho việc Truyền giáo?
Đó là:
- Khoảng cách quá xa từ lệnh truyền và thực tế của việc Truyền giáo hôm nay: có rất nhiều người chưa nhận biết Chúa, trong khi những người làm con Chúa thì lại không giữ đạo, bỏ đạo hay sống đức tin cách yếu kém.
- Ảnh hưởng của thế giới tục hóa, duy vật, duy lý, tương đối hóa làm cho người trẻ xa rời đức tin.
Do vậy, Truyền giáo là sứ vụ cấp thiết theo như lời Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16) và “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” (2Cr 5,14). Truyền giáo chính là thước đo đức tin và cường độ của lòng mến.
3. Người giáo dân có vai trò gì trong sứ mệnh Truyền giáo và phải Truyền giáo bằng cách nào?
- Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, người Kitô hữu nhận lãnh chức năng ngôn sứ, trở thành người rao giảng Tin Mừng Chúa. Và như Linh mục Raniero Cantalamessa đã chia sẻ cho Giáo Triều Rôma nhân Mùa Vọng 2011 bài suy niệm về 4 đợt sóng loan báo Tin Mừng qua các thời kỳ của Giáo hội, đã đúc kết: “giáo dân là người đóng vai chính trong việc loan báo Tin mừng cho thế giới hôm nay”.
- Người giáo dân phải truyền giáo bằng cách nào? Câu hỏi này Cha Tổng Đại Diện đã dành lại cho các nhóm trong giờ thảo luận để cùng tìm ra phương cách hữu hiệu, phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo xứ. Tuy nhiên, Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc truyền giáo trong môi trường giáo xứ và gia đình.
Sau giờ giải lao, Cha Trưởng Ban LBTM hạt Hàm Tân hướng dẫn mọi người thảo luận về “TRUYỀN GIÁO TRONG XÃ HỘI HÔM NAY – XỨ ĐẠO – MÔI TRƯỜNG ĐANG SỐNG”. Toàn thể tham dự viên được chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm có một Cha hướng dẫn gồm cả tu sĩ và giáo dân các giáo xứ về các đề tài thảo luận. Mọi người trong các nhóm sôi nổi tham dự giờ thảo luận tại phòng học giáo lý của giáo xứ và đúc kết ý kiến chung. Giờ thảo luận kết thúc lúc 11 giờ 30, sau đó là giờ dùng cơm trưa và nghỉ trưa.
Đúng 13 giờ 30 phút, mọi người lại tập trung vào nhà thờ. Các nhóm cử đại diện thuyết trình về đề tài mà nhóm đã thảo luận. Sau khi các nhóm đã trình bày hết ý kiến của nhóm mình, Cha Trưởng Ban LBTM Giáo phận đã tóm kết như sau:
1. Với câu hỏi: “Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010, (số 35) HĐGMVN dạy: Thi hành sứ vụ LBTM là chia sẻ tặng phẩm quý nhất mà chúng ta đã lãnh nhận, đó là được biết Đức Kitô… Vậy bạn đã làm được gì? Xin chia sẻ?”
Truyền giáo là mệnh lệnh của Chúa Giêsu, là sứ mệnh của chúng ta, là bản chất của người Kitô hữu, là nhu cầu của anh chị em. Nên cầu nguyện nhiều cho việc LBTM.
2. Câu hỏi: “Tại sao tôi phải thực thi sứ mệnh truyền giáo? Và theo bạn đâu là những khó khăn, thách đố làm ngăn trở việc truyền giáo?”
Mặc dầu có những khó khăn thách đố do ảnh hưởng môi trường xã hội, trong nền giáo dục ngày nay nhưng tất cả nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng chúng ta không được chùn chân mà phải tiến tới.
3. Câu hỏi: “Việc LBTM không đơn thuần chỉ hiểu là Truyền giáo, mà còn tái truyền giáo và làm cho môi sinh thấm nhuần Tin Mừng, theo bạn cần phải làm gì?”
• Đề nghị sống Lời Chúa – Học Lời Chúa vì không biết Đức Kitô thì không thể cho người khác cái mình không có.
• Cổ võ việc học Giáo lý – đem Lời Chúa đến các gia đình, “Lấy Lời Chúa là đèn soi dẫn bước…”
• Muốn loan Tin Mừng phải là người Công giáo tốt, loại trừ lối sống không phù hợp với Tin Mừng, tránh xa các tệ nạn, sống yêu thương – hiệp nhất.
• Nơi cộng đoàn giáo họ, giáo xứ: từ việc giáo dục đến việc xây dựng giáo xứ tất cả phải được thấm nhuần Tin Mừng.
4. Câu hỏi thảo luận: “Xin góp ý về những việc mà chúng ta cần phải làm trong giáo xứ, Giáo hạt hôm nay để viêc truyền giáo có hiệu quả?”
Đối với anh em lương dân và những người khô khan nguội lạnh, đừng bỏ rơi hay xa tránh họ. Hãy gần gũi, thăm viếng, động viên họ đến với Chúa. Đặc biệt, gương sáng là việc LBTM hữu hiệu nhất.
5. Câu hỏi: Đề nghị phương thức giúp cho việc phát triển truyền giáo trong Giáo hạt ở các giáo điểm: Tân Long thuộc Giáo xứ Tân Lý, Giáo họ An Phong, Giáo họ La Vang thuộc Giáo xứ Tân Châu.
Ngoài Tân Long, Giáo hạt Hàm Tân còn có hai điểm Truyền giáo cần chú ý đó là: Giáo họ An Phong và Giáo họ La Vang – Giáo xứ Tân Châu. Đây là những giáo điểm truyền giáo cấp bách và cần làm cách ý thức, đến nơi đến chốn.
Ngoài ra, Cha còn đúc kết một điểm nằm ngoài các câu hỏi thảo luận nhưng rất thiết thực:
- Cần thường xuyên mở các khóa huấn luyện anh chị em lên đường LBTM, các lớp học Lời Chúa.
- Xin Quý Cha đến thăm anh em giáo dân, lương dân để gần gũi động viên.
- Các lớp dự tòng, tiền hôn nhân, mục vụ gia đình…
Mỗi giáo xứ, cộng đoàn dòng tu tùy theo đó mà áp dụng việc Truyền giáo cho phù hợp.
Sau phần đúc kết, là ý kiến của Quý Cha tham dự. Cha hạt Trưởng Hạt Hàm Tân nêu ý kiến: “Chúng ta không làm việc LBTM cá nhân mà làm bằng sức mạnh của tập thể giáo xứ. Tất cả mọi người đồng tâm nhất trí, đồng bộ thì hiệu quả mới cao được. Phải sống Tin Mừng rồi mới loan Tin Mừng “hữu xạ tự nhiên hương” Như Mẹ Maria đem Chúa đến cho Isave. Chú ý đến các điểm truyền giáo chung cho giáo hạt: An Phong, La Vang…”. Cha Tổng Đại Diện một lần nữa cũng nhấn mạnh đến những điều cần quan tâm cho việc Truyền giáo đó là: “Mỗi người phải ý thức sâu sắc về sứ mệnh Truyền giáo. Phải lưu tâm đến gia đình vì gia đình là môi trường căn bản của việc truyền giáo, là nơi đào tạo người truyền giáo cho thế hệ tương lai. Phải tận diệt cái xấu, phát huy công ích. Loan Tin Mừng không đi đôi với việc ban phát vật chất, trước mắt hãy đi thăm viếng an ủi, lắng nghe, nâng đỡ, cầu nguyện cho họ. Và được đi Truyền giáo là niềm hạnh phúc”.
Buổi họp mặt kết thúc với giờ Chầu Thánh Thể và Nghi thức sai đi do Cha Tổng Đại Diện chủ sự. Mọi người tham dự nhận lấy ánh sáng từ cây nến Phục Sinh với ý nghĩa “thắp sáng lên ngọc đèn đức tin, biểu hiện niềm tin yêu vững mạnh vào Chúa Kitô. Chính Ngài là ánh sáng, là sự sống và sức mạnh giúp người Kitô hữu can đảm ra đi LBTM”. Quỳ trước Thánh Thể Chúa, các tham dự viên tuyên xưng niềm tin và nói lên lời tuyên thệ quyết tâm dấn thân LBTM “Lạy Chúa Giêsu, con xin hiến dâng mạng sống con cho Chúa, và vì Chúa con quyết tâm phục vụ mọi người. Xin Chúa đón nhận con vào cánh đồng Truyền giáo để con nên thợ gặt lành nghề cho Chúa. Xin Chúa dùng con như khí cụ của Chúa và sai con đến với mọi người, làm chứng nhân cho Tình yêu Chúa hôm nay và suốt đời. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Truyền giáo và các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu cùng Chúa thêm sức cho chúng con biết chu toàn bổn phận cao cả này. Amen”.
Nt. MARIA ĐINH LOAN
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đồi Golgota và ngôi mộ Chúa Giêsu
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:48 23/03/2012
Đồi Golgota và ngôi mộ Chúa Giêsu
Trong khi toàn thể nhân loại nói chung và thế giới Kitô giáo nói riêng đang sửa soạn cử hành lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa nhập thể, chúng ta thử tìm hiểu thêm về những dấu tích thánh của Chúa Cứu Thế tại Thánh Địa, nhất là ngọn đồi Golgota, nơi Người đã chịu đóng đinh và ngôi mộ, nơi xác thánh Người đã được cất giữ trong suốt ba ngày liền, trước khi Người phục sinh.
1) Nơi Chúa bị đóng đinh và được an táng
Một điều người ta có thể quả quyết được một cách chắc chắn rằng ngọn đồi Golgota hay cũng được gọi là đồi Can-vê hoặc Núi Sọ và ngôi Vương cung Thánh đường Mộ-Chúa hiện nay là chính những nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh trên thập giá và rồi được an táng sau đó, cách đây trên dưới 2000 năm.
Đối với con đường thánh giá, tức đoạn đường mà Chúa Giêsu đã đi qua khi Người phải vác thánh giá tiến về Núi Sọ, thì có khá nhiều tương truyền khác nhau, nhưng một điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được, đó là ngôi Vương cung Thánh đường Mộ-Chúa ngày nay chính là nơi Chúa Giêsu đã được an táng sau khi xác thánh Người được các Môn đệ tháo xuống khỏi thánh giá. Và ngôi mộ Người hoàn toàn trống rỗng sau đó ba ngày là một minh chứng cho sự sống lại của Người. Và khi bà Maria Magdalena đến kính viếng mộ Chúa, thì Thiên Thần đã hiện ra và mời bà nhìn kỹ vào ngôi mộ trống. Chính điều đó cũng cho thấy bà Maria Magdalena là chứng nhân đầu tiên của việc Chúa đã sống lại. Đó quả là một vinh dự cao cả được dành cho một người phụ nữ đã luôn tin tưởng và yêu mến Thầy cực thánh của mình một cách tuyệt đối, là được chọn làm chứng nhân đầu tiên về sự sống lại của Người.
Bản Phúc Âm theo thánh Gioan đã tường thuật là có hai vị Thiên Thần mặc áo trắng ngồi trong mộ Chúa, một vị ngồi phía cuối chân và một vị khác ngồi ở đàng đầu trong ngôi mộ an táng Chúa Giêsu. Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ đến vị trí của hai vị Thiên Thần Cherubin trên Hòm Bia thánh của Gia-vê, được trao phó cho dân Ít-ra-en trong thời Cựu Ước. Điều này muốn khẳng định rằng ngôi mộ Chúa Giêsu thực sự là Hòm Bia chân chính và sau cùng của Thiên Chúa, được trao phó cho Giáo Hội của Người trong Tân Ước, một Giáo Hội bao gồm mọi dân tộc trên khắp thế giới.
Theo tương truyền và theo dẫn chứng chắc chắn của lịch sử cũng như của khoa khảo cổ, thì vào thời Chúa Giêsu, những nơi trên đây nằm ngoài vòng đai thành Giê-ru-sa-lem.
2) Nơi có ngôi Mộ Chúa là một nghĩa địa
Phía sau ngôi mộ Chúa Giêsu ở trong ngôi Nhà Nguyện của Giáo Hội Chính Thống Syrie, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều ngôi mộ khác nữa thuộc thế kỷ thứ nhất. Điều đó chứng minh cho thấy vùng đất nằm bên ngoài vòng đai thành Giê-ru-sa-lem ấy là nơi xưa kia được sử dụng làm nghĩa địa. Và theo tương truyền thì một trong các ngôi mộ ấy được coi là mộ của ông Josef Arimathäa. Ở phía trên ngôi mộ người ta vẫn còn nhìn thấy được những tảng đá được tạc vào thời hoàng đế Constantin để phân biệt ngôi mộ Chúa Giêsu với những ngôi mộ khác, mà cho tới nay người đã xác nhận được bảy ngôi mộ khác đã được chôn cất tại đây.
3) Ngôi mộ Chúa đã từng bị đất vùi lấp
Sau cuộc nổi dậy của Bar Kokba (1) bị thất bại vào năm 135, hoàng đế Aelius Hadrian đã hạ lệnh phá hủy hoàn toàn thành Giê-ru-sa-lem. Hadrian hành động tàn ác như thế là nhằm ngăn chặn tất cả mọi mưu toan của người Do-thái muốn tìm cách chiếm lại thành Giê-ru-sa-lem, và đồng thời xoá tan tất cả mọi dấu vết Kitô giáo, trong đó có ngôi mộ Chúa và đồi Golgota. Để thực ý đồ nham hiểm ấy, Hadrian đã truyền lệnh cho chuyên chở đất tới chôn sâu ngôi mộ và cả đồi Golgota. Giữa trung tâm thành phố, ông xây một con đường chính làm nơi buôn bán sầm uất với tên Cardo maximus. Những trục giao thông Decumani (2) cắt ngang con đường chính này. Trum tâm thành phố mới được trải rộng từ Forum cho tới Capitolium (3). Còn miền thuộc địa mới đã được Hadrian đặt tên là Aelia Capitolina. Điều đó muốn ám chỉ là ở Giê-ru-sa-lem cũng có một Capitolium để thờ các vị thần của người Roma là Jupiter, Venus và Juno, v.v…, hoàn toàn giống như ở Roma vậy.
Đặc biệt, theo các chứng cứ của hai sử gia của Giáo Hội, Đức GM Eusebius thành Caesarea và thánh Hieronymus, thì toàn vùng thuộc Golgota và ngôi mộ Chúa, Hadrian còn cho đổ rất nhiều đất, biến thành một ngọn đồi đất nhân tạo vĩ đại, trên đó ông cho xây một ngôi đền thờ thần ngoại giáo Jupiter và nữ thần Venus (4). Ngay trên chỗ Chúa bị đóng đinh, Hadrian còn cho dựng một pho tượng nữ thần Venus vĩ đại bằng đá cẩm thạch.
Thật ra, việc xây dựng những nơi thờ tự các thần ngoại giáo không gì khác là đền Capitolium. Đây là điều người ta dễ dàng nhận ra được khi khai quật móng ngôi đền. Theo dẫn chứng của thánh Hieronymus, hoàng đế Hadrian cho xây tượng nữ thần dâm đãng Venus trên chính ngôi mộ Chúa là cốt ý tục hóa hoàn toàn các nơi thánh Kitô giáo.
4) Ý đồ gian ác của Hadrian giúp cho kế hoạch của Thiên Chúa
Như đã nói trên, mục đích của Hadrian khi cho chuyên chở đất từ khắp nơi về chôn vùi đồi Golgota, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và ngôi mộ táng xác thánh Chúa, và đắp thành một ngọn đồi đất nhân tạo to cao vĩ đại, với mục đích là cốt xóa sổ sự hiện diện những dấu tích đáng ghi nhớ nhất của Kitô giáo. Nhưng chính ý đồ thâm độc của Hadrian lại trở thành một phương tiện bảo tồn hữu hiệu nhất cho hai nơi thánh địa trên, vì ngọn đồi đất do Hadrian xây cao lên trên đồi Golgota và ngôi mộ Chúa trong suốt gần hai thế kỷ liền đã bảo toàn trọn vẹn hai thánh tích trên, chứ không bị các thù địch Kitô giáo phá hại.
Thật vậy, các kẻ thù của Thiên Chúa thường cho rằng họ là những vị thần linh toàn năng, thế nhưng các ý đồ và các kế hoạch của họ đều thiển cận và ngắn hạn. Trong suốt hơn 180 năm hai thánh tích nơi Chúa bị đóng đinh và ngôi mộ an táng xác thánh Chúa bị chôn vùi dưới một ngọn đồi nhân tạo bằng đất, khiến các Kitô hữu không thể đến kính viếng được, nhưng theo các ngụy thư thì các Kitô hữu xưa kia vẫn luôn ghi nhận rõ ràng hai thánh tích trên và luôn gìn giữ các tương truyền. Vào giữa các năm 135 cho tới 326, các Đức Giám Mục miền Aelia Capitolina đã ra sức bảo trì các nơi thánh ấy.
Năm 313 hoàng đế Constantin đã ban hành ở Milan một chiếu chỉ thời danh cho phép các Kitô hữu trong toàn đế quốc Roma được tự do sống đạo của mình. Trong Công Đồng chung do hoàng đế Constantin triệu tập tại Nicäa vào năm 325, Đức Cha Makarius, Giám Mục Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ đã lên tiếng yêu cầu hoàng đế nên ra lệnh phá hủy tất cả các đề thờ ngoại giáo và khai quật và trùng tu lại các di tích thánh Kitô giáo ở Thánh Địa. Theo một số sử liệu, thì chính thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantin, là người đã đưa ra ý kiến phải khai quật và trùng tu lại nơi Chúa bị đóng đinh và ngôi mộ nơi Chúa được an táng. Công việc khai quật được bắt đầu vào năm 326 dưới sự giám sát của Đức Giám Mục Makarius, và Dracilius, vị thị trưởng lúc bấy giờ, đã cung cấp một nửa số nhân công cho công trình trên. Trong cuốn „Das Leben des Kaisers Konstantin“ (cuộc đời hoàng đế Constantin), sử gia Eusebius thành Caesarea tường trình một cách chi tiết công cuộc tôn tạo lại hai thánh tích quan trọng trên của Kitô giáo là đồi Golgota và ngôi mộ Chúa. Eusebius trình bày một cái nhìn tổng quát về ngôi đền thờ mới được hoàng đế Constantin cho xây dựng trên chính địa điểm Chúa chịu chết và sống lại. Eusebius trình bày toàn bộ công trình xây dựng ngôi đền thờ trong bốn phần được gọi là Anastasis (5), trung tâm Atrium (6), Triportico (7) và Martyrium (8).
Theo kết quả những lần khai quật của Linh mục Virgilio Corbo OFM, người ta lại nhận thấy công trình xây dựng phức tạp của hoàng đế Constantin tại vị trí mộ Chúa gồm năm khối khác nhau:
1. Atrium, tức phần tiền sảnh của Vương cung Thánh đường được xây theo kiểu đông phương nằm trên trục Cardo Maximus của Aelia Capitolina.
2. Matyrium, tức chính Vương cung Thánh đường gồm năm gian.
3. Triportico, tức hành lang các cột với núi Can-ve.
4. Anastasis, tức phần hình tròn xây bao trùm ngôi mộ Chúa.
5. Patriarchat gồm sân rộng nằm phía tây-bắc.
Trong những lần khai quật sau cùng, người ta lại tìm thấy phần dưới nền nhà thờ thuộc Giáo Hội Chính Thống còn sót lại dấu tích của Vương cung Thánh đường được xây dựng thời Constantin.
5) Đền thờ Mộ Chúa được xây dựng trên chính ngôi mộ Chúa
Đó là một sự thật được nhiều nhân chứng khả tín khẳng định. Trước hết, thánh Cyrill (9) đã viết là ngài đã hướng dẫn các người tân tòng chẳng những đi kính viếng Golgota mà cả ngôi mộ Chúa nữa.
Ở đây chúng ta cũng nên nhớ rằng, vào năm 614 Chosroes II, hoàng đế của đế quốc Ba Tư hùng mạnh đã xâm chiếm Giê-ru-sa-lem và đốt phá Đền thờ Mộ Chúa do Constantin xây dựng, còn Thánh Giá Chúa thì bị chiếm làm chiến lợi phẩm mang về Ktesiphon, thủ đô của đế quốc. Nhưng sau đó, quân đội Roma đã chiến thắng đế quốc Ba Tư, và năm 630 Nữ hoàng Helena đã khởi hoàn trở lại Giê-ru-sa-lem và long trọng cung nghinh Thánh Giá Chúa đã được phục hồi trở lại nhà thờ Mộ Chúa.
Tiếp đến, những lãnh chúa Hồi giáo xưa kia cũng đã nỗ lực ra tay bảo vệ các nơi thánh thuộc Kitô giáo tại Giê-ru-sa-lem trước tất cả mọi đe dọa phá hoại thánh địa. Nhờ thế ngôi Vương cung Thánh đường Kitô giáo đã tiếp tục tồn tại. Liền sau đó, trong khi Đức Thượng Phụ Zacharias còn bị giam cầm ở Ba Tư, Đền thờ đã được Linh mục Modestus, Tu viện Trưởng Tu Viện Theodosius, cho trùng tu lại. Vào năm 638 Đức Thượng Phụ Sophronius bó buộc phải cho phép người Hồi Giáo Ả-rập tiến vào Giê-ru-sa-lem. Khi quốc vương Hồi Giáo Omar Ibn Khattab có mặt tại Giê-ru-sa-lem, ông đã công khai long trọng hứa tôn trọng „Status quo“ của Giê-ru-sa-lem, nghĩa là ông tôn trọng tình trạng hiện tại của thánh địa nói chung và của Giê-ru-sa-lem nói riêng.
Nhưng vào năm 906, để phản đối cuộc tranh chấp bằng quân sự của quân Bysantin do tướng Nikephoros Phokas lãnh đạo, người Hồi Giáo đã đốt phá phần đền thờ hình tròn bao trùm Mộ Chúa. Và vào năm 1009, Fatimidenkalf Al-hakim, quốc vương Hồi Giáo, đã ra lệnh phá hủy toàn bộ ngôi Vương cung Thánh Đường Mộ Chúa. Ngôi mộ Chúa Giêsu hoàn toàn bị san bằng. Nhưng đến năm 1031, các Kitô hữu được phép trùng tu lại ngôi mộ Chúa. Năm 1042 hoàng đế Constantin Monmachus khởi công xây dựng lại khu vực Golgota và Mộ Chúa, và vào năm 1048 toàn bộ công trình trùng tu được hoàn thành.
Vào thế kỷ XII khi các đoàn Thập Tự Quân chiến thắng tiến vào Giê-ru-sa-lem, họ thấy ngôi mộ Chúa đã được trùng tu. Sau đó, họ đã quyết định cho xây lại Vương cung Thánh đường Mộ Chúa vĩ đại gồm bốn phần, bao trùm toàn bộ các thánh tích nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và nơi Chúa sống lại. Ngôi Vương cung Thánh đường Mộ Chúa hiện nay cùng có hình dạng của ngôi Vương cung Thánh đường được xây dựng thời Thập Tự Quân.
Ở đây, chúng ta cũng nên nhắc lại là cuộc đại hỏa hoạn vào cuối năm 1808 và cuộc động đất vào năm 1927, đã làm thiệt hại nặng nề ngôi Vương cung Thánh đường. Vì thế, vào năm 1947 khi người Anh nắm quyền bảo hộ Palestina, để chống đỡ và bảo vệ Vương cung Thánh đường khỏi bị sập đổ, họ đã cho dựng những giàn ráo bằng sắt chung quanh toàn bộ ngôi Vương cung Thánh đường. Về sau, các cộng đồng thuộc các Giáo Hội Kitô giáo đã nhất trí cần phải tổ chức những cuộc khai quật qui mô ở các phần khác nhau của ngôi mộ Chúa. Đây là một dịp thuận tiện để trùng tu lại toàn diện Vương cung Thánh đường Mộ Chúa, và công việc trùng tu được giao phó cho Linh mục Virgilio Corbo, một Tu sĩ Dòng Phanxicô đã sống lâu năm ở Palestina.
Trong khi khởi công tôn tạo lại thánh tích Mộ Chúa, một nơi đã được dùng canh giữ xác thánh Chúa trong suốt ba ngày, sau khi Người được các Môn đệ tháo từ Thánh giá xuống, người ta đã lợi dụng dịp tốt ấy để khai quật toàn bộ khu vực Golgota và ngôi mộ Chúa. Nhưng để có thể thực hiện được điều đó, cần phải được sự đồng ý của ba Giáo Hội Kitô giáo liên hệ, đó là Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Armenien và Giáo Hội La-tinh như vừa nói trên. Sự nhất trí hy hữu này của các Giáo Hội là một dấu chỉ tích cực về sự hiệp nhất huynh đệ giữa họ, một điều mà chính Chúa Cứu Thế hằng tha thiết mong ước, như chính Người đã từng cầu nguyện cùng Chúa Cha trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn: „Lạy Cha, xin cho họ hiệp nhất nên một, như Cha và Con là một!“
Chớ gì sự mong ước khẩn thiết của Chúa Cứu Thế về sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu như thế được hiện thực một cách thực tiễn giữa các Giáo Hội Kitô giáo cũng như giữa các Kitô hữu.
__________________________
Chú thích:
1. Bar Kokba là vị chỉ huy cuộc nổi dậy thứ hai của dân Do-thái chống lại quân đô hộ Roma từ năm 132 đến 135.
2. Decumanus: trục giao thông Đông-Tây, còn Cardo: trục giao thông Nam-Bắc.
3. Capitolium là một đền thờ ngoại giáo được xây theo kiểu Capitolium ở Roma để thờ các thần Jupiter, trong tiếntg Hy Lạp là Zeus. Thần Jupiter mà người Roma ngoại giáo xưa kia thờ kính là chúa của các thần, Juno và Minerva.
4. Venus là thần tình yêu, thần sắc đẹp và là thần khiêu dâm của người Roma xưa.
5. Anastasis: ngôi đền hình tròn xây bao bọc ngôi mộ Chúa.
6. Atrium: tiền sảnh của ngôi vương cung thánh đường.
7. Triportico: hành lang các hàng cột ba mặt.
8. Martyrium: ngôi đại vương cung thánh đường, nơi cử hành các lễ nghi phụng vụ.
9. Thánh Cyrill cũng được gọi là Kyrill (313-389), được sinh trưởng tại Giê-ru-sa-lem. Từ năm 348 ngài được chọn làm Giám Mục Giê-ru-sa-lem.
Trong khi toàn thể nhân loại nói chung và thế giới Kitô giáo nói riêng đang sửa soạn cử hành lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa nhập thể, chúng ta thử tìm hiểu thêm về những dấu tích thánh của Chúa Cứu Thế tại Thánh Địa, nhất là ngọn đồi Golgota, nơi Người đã chịu đóng đinh và ngôi mộ, nơi xác thánh Người đã được cất giữ trong suốt ba ngày liền, trước khi Người phục sinh.
1) Nơi Chúa bị đóng đinh và được an táng
Một điều người ta có thể quả quyết được một cách chắc chắn rằng ngọn đồi Golgota hay cũng được gọi là đồi Can-vê hoặc Núi Sọ và ngôi Vương cung Thánh đường Mộ-Chúa hiện nay là chính những nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh trên thập giá và rồi được an táng sau đó, cách đây trên dưới 2000 năm.
Đối với con đường thánh giá, tức đoạn đường mà Chúa Giêsu đã đi qua khi Người phải vác thánh giá tiến về Núi Sọ, thì có khá nhiều tương truyền khác nhau, nhưng một điều chắc chắn không ai có thể phủ nhận được, đó là ngôi Vương cung Thánh đường Mộ-Chúa ngày nay chính là nơi Chúa Giêsu đã được an táng sau khi xác thánh Người được các Môn đệ tháo xuống khỏi thánh giá. Và ngôi mộ Người hoàn toàn trống rỗng sau đó ba ngày là một minh chứng cho sự sống lại của Người. Và khi bà Maria Magdalena đến kính viếng mộ Chúa, thì Thiên Thần đã hiện ra và mời bà nhìn kỹ vào ngôi mộ trống. Chính điều đó cũng cho thấy bà Maria Magdalena là chứng nhân đầu tiên của việc Chúa đã sống lại. Đó quả là một vinh dự cao cả được dành cho một người phụ nữ đã luôn tin tưởng và yêu mến Thầy cực thánh của mình một cách tuyệt đối, là được chọn làm chứng nhân đầu tiên về sự sống lại của Người.
Bản Phúc Âm theo thánh Gioan đã tường thuật là có hai vị Thiên Thần mặc áo trắng ngồi trong mộ Chúa, một vị ngồi phía cuối chân và một vị khác ngồi ở đàng đầu trong ngôi mộ an táng Chúa Giêsu. Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ đến vị trí của hai vị Thiên Thần Cherubin trên Hòm Bia thánh của Gia-vê, được trao phó cho dân Ít-ra-en trong thời Cựu Ước. Điều này muốn khẳng định rằng ngôi mộ Chúa Giêsu thực sự là Hòm Bia chân chính và sau cùng của Thiên Chúa, được trao phó cho Giáo Hội của Người trong Tân Ước, một Giáo Hội bao gồm mọi dân tộc trên khắp thế giới.
Theo tương truyền và theo dẫn chứng chắc chắn của lịch sử cũng như của khoa khảo cổ, thì vào thời Chúa Giêsu, những nơi trên đây nằm ngoài vòng đai thành Giê-ru-sa-lem.
2) Nơi có ngôi Mộ Chúa là một nghĩa địa
Phía sau ngôi mộ Chúa Giêsu ở trong ngôi Nhà Nguyện của Giáo Hội Chính Thống Syrie, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều ngôi mộ khác nữa thuộc thế kỷ thứ nhất. Điều đó chứng minh cho thấy vùng đất nằm bên ngoài vòng đai thành Giê-ru-sa-lem ấy là nơi xưa kia được sử dụng làm nghĩa địa. Và theo tương truyền thì một trong các ngôi mộ ấy được coi là mộ của ông Josef Arimathäa. Ở phía trên ngôi mộ người ta vẫn còn nhìn thấy được những tảng đá được tạc vào thời hoàng đế Constantin để phân biệt ngôi mộ Chúa Giêsu với những ngôi mộ khác, mà cho tới nay người đã xác nhận được bảy ngôi mộ khác đã được chôn cất tại đây.
3) Ngôi mộ Chúa đã từng bị đất vùi lấp
Sau cuộc nổi dậy của Bar Kokba (1) bị thất bại vào năm 135, hoàng đế Aelius Hadrian đã hạ lệnh phá hủy hoàn toàn thành Giê-ru-sa-lem. Hadrian hành động tàn ác như thế là nhằm ngăn chặn tất cả mọi mưu toan của người Do-thái muốn tìm cách chiếm lại thành Giê-ru-sa-lem, và đồng thời xoá tan tất cả mọi dấu vết Kitô giáo, trong đó có ngôi mộ Chúa và đồi Golgota. Để thực ý đồ nham hiểm ấy, Hadrian đã truyền lệnh cho chuyên chở đất tới chôn sâu ngôi mộ và cả đồi Golgota. Giữa trung tâm thành phố, ông xây một con đường chính làm nơi buôn bán sầm uất với tên Cardo maximus. Những trục giao thông Decumani (2) cắt ngang con đường chính này. Trum tâm thành phố mới được trải rộng từ Forum cho tới Capitolium (3). Còn miền thuộc địa mới đã được Hadrian đặt tên là Aelia Capitolina. Điều đó muốn ám chỉ là ở Giê-ru-sa-lem cũng có một Capitolium để thờ các vị thần của người Roma là Jupiter, Venus và Juno, v.v…, hoàn toàn giống như ở Roma vậy.
Đặc biệt, theo các chứng cứ của hai sử gia của Giáo Hội, Đức GM Eusebius thành Caesarea và thánh Hieronymus, thì toàn vùng thuộc Golgota và ngôi mộ Chúa, Hadrian còn cho đổ rất nhiều đất, biến thành một ngọn đồi đất nhân tạo vĩ đại, trên đó ông cho xây một ngôi đền thờ thần ngoại giáo Jupiter và nữ thần Venus (4). Ngay trên chỗ Chúa bị đóng đinh, Hadrian còn cho dựng một pho tượng nữ thần Venus vĩ đại bằng đá cẩm thạch.
Thật ra, việc xây dựng những nơi thờ tự các thần ngoại giáo không gì khác là đền Capitolium. Đây là điều người ta dễ dàng nhận ra được khi khai quật móng ngôi đền. Theo dẫn chứng của thánh Hieronymus, hoàng đế Hadrian cho xây tượng nữ thần dâm đãng Venus trên chính ngôi mộ Chúa là cốt ý tục hóa hoàn toàn các nơi thánh Kitô giáo.
4) Ý đồ gian ác của Hadrian giúp cho kế hoạch của Thiên Chúa
Như đã nói trên, mục đích của Hadrian khi cho chuyên chở đất từ khắp nơi về chôn vùi đồi Golgota, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và ngôi mộ táng xác thánh Chúa, và đắp thành một ngọn đồi đất nhân tạo to cao vĩ đại, với mục đích là cốt xóa sổ sự hiện diện những dấu tích đáng ghi nhớ nhất của Kitô giáo. Nhưng chính ý đồ thâm độc của Hadrian lại trở thành một phương tiện bảo tồn hữu hiệu nhất cho hai nơi thánh địa trên, vì ngọn đồi đất do Hadrian xây cao lên trên đồi Golgota và ngôi mộ Chúa trong suốt gần hai thế kỷ liền đã bảo toàn trọn vẹn hai thánh tích trên, chứ không bị các thù địch Kitô giáo phá hại.
Thật vậy, các kẻ thù của Thiên Chúa thường cho rằng họ là những vị thần linh toàn năng, thế nhưng các ý đồ và các kế hoạch của họ đều thiển cận và ngắn hạn. Trong suốt hơn 180 năm hai thánh tích nơi Chúa bị đóng đinh và ngôi mộ an táng xác thánh Chúa bị chôn vùi dưới một ngọn đồi nhân tạo bằng đất, khiến các Kitô hữu không thể đến kính viếng được, nhưng theo các ngụy thư thì các Kitô hữu xưa kia vẫn luôn ghi nhận rõ ràng hai thánh tích trên và luôn gìn giữ các tương truyền. Vào giữa các năm 135 cho tới 326, các Đức Giám Mục miền Aelia Capitolina đã ra sức bảo trì các nơi thánh ấy.
Năm 313 hoàng đế Constantin đã ban hành ở Milan một chiếu chỉ thời danh cho phép các Kitô hữu trong toàn đế quốc Roma được tự do sống đạo của mình. Trong Công Đồng chung do hoàng đế Constantin triệu tập tại Nicäa vào năm 325, Đức Cha Makarius, Giám Mục Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ đã lên tiếng yêu cầu hoàng đế nên ra lệnh phá hủy tất cả các đề thờ ngoại giáo và khai quật và trùng tu lại các di tích thánh Kitô giáo ở Thánh Địa. Theo một số sử liệu, thì chính thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantin, là người đã đưa ra ý kiến phải khai quật và trùng tu lại nơi Chúa bị đóng đinh và ngôi mộ nơi Chúa được an táng. Công việc khai quật được bắt đầu vào năm 326 dưới sự giám sát của Đức Giám Mục Makarius, và Dracilius, vị thị trưởng lúc bấy giờ, đã cung cấp một nửa số nhân công cho công trình trên. Trong cuốn „Das Leben des Kaisers Konstantin“ (cuộc đời hoàng đế Constantin), sử gia Eusebius thành Caesarea tường trình một cách chi tiết công cuộc tôn tạo lại hai thánh tích quan trọng trên của Kitô giáo là đồi Golgota và ngôi mộ Chúa. Eusebius trình bày một cái nhìn tổng quát về ngôi đền thờ mới được hoàng đế Constantin cho xây dựng trên chính địa điểm Chúa chịu chết và sống lại. Eusebius trình bày toàn bộ công trình xây dựng ngôi đền thờ trong bốn phần được gọi là Anastasis (5), trung tâm Atrium (6), Triportico (7) và Martyrium (8).
Theo kết quả những lần khai quật của Linh mục Virgilio Corbo OFM, người ta lại nhận thấy công trình xây dựng phức tạp của hoàng đế Constantin tại vị trí mộ Chúa gồm năm khối khác nhau:
1. Atrium, tức phần tiền sảnh của Vương cung Thánh đường được xây theo kiểu đông phương nằm trên trục Cardo Maximus của Aelia Capitolina.
2. Matyrium, tức chính Vương cung Thánh đường gồm năm gian.
3. Triportico, tức hành lang các cột với núi Can-ve.
4. Anastasis, tức phần hình tròn xây bao trùm ngôi mộ Chúa.
5. Patriarchat gồm sân rộng nằm phía tây-bắc.
Trong những lần khai quật sau cùng, người ta lại tìm thấy phần dưới nền nhà thờ thuộc Giáo Hội Chính Thống còn sót lại dấu tích của Vương cung Thánh đường được xây dựng thời Constantin.
5) Đền thờ Mộ Chúa được xây dựng trên chính ngôi mộ Chúa
Đó là một sự thật được nhiều nhân chứng khả tín khẳng định. Trước hết, thánh Cyrill (9) đã viết là ngài đã hướng dẫn các người tân tòng chẳng những đi kính viếng Golgota mà cả ngôi mộ Chúa nữa.
Ở đây chúng ta cũng nên nhớ rằng, vào năm 614 Chosroes II, hoàng đế của đế quốc Ba Tư hùng mạnh đã xâm chiếm Giê-ru-sa-lem và đốt phá Đền thờ Mộ Chúa do Constantin xây dựng, còn Thánh Giá Chúa thì bị chiếm làm chiến lợi phẩm mang về Ktesiphon, thủ đô của đế quốc. Nhưng sau đó, quân đội Roma đã chiến thắng đế quốc Ba Tư, và năm 630 Nữ hoàng Helena đã khởi hoàn trở lại Giê-ru-sa-lem và long trọng cung nghinh Thánh Giá Chúa đã được phục hồi trở lại nhà thờ Mộ Chúa.
Tiếp đến, những lãnh chúa Hồi giáo xưa kia cũng đã nỗ lực ra tay bảo vệ các nơi thánh thuộc Kitô giáo tại Giê-ru-sa-lem trước tất cả mọi đe dọa phá hoại thánh địa. Nhờ thế ngôi Vương cung Thánh đường Kitô giáo đã tiếp tục tồn tại. Liền sau đó, trong khi Đức Thượng Phụ Zacharias còn bị giam cầm ở Ba Tư, Đền thờ đã được Linh mục Modestus, Tu viện Trưởng Tu Viện Theodosius, cho trùng tu lại. Vào năm 638 Đức Thượng Phụ Sophronius bó buộc phải cho phép người Hồi Giáo Ả-rập tiến vào Giê-ru-sa-lem. Khi quốc vương Hồi Giáo Omar Ibn Khattab có mặt tại Giê-ru-sa-lem, ông đã công khai long trọng hứa tôn trọng „Status quo“ của Giê-ru-sa-lem, nghĩa là ông tôn trọng tình trạng hiện tại của thánh địa nói chung và của Giê-ru-sa-lem nói riêng.
Nhưng vào năm 906, để phản đối cuộc tranh chấp bằng quân sự của quân Bysantin do tướng Nikephoros Phokas lãnh đạo, người Hồi Giáo đã đốt phá phần đền thờ hình tròn bao trùm Mộ Chúa. Và vào năm 1009, Fatimidenkalf Al-hakim, quốc vương Hồi Giáo, đã ra lệnh phá hủy toàn bộ ngôi Vương cung Thánh Đường Mộ Chúa. Ngôi mộ Chúa Giêsu hoàn toàn bị san bằng. Nhưng đến năm 1031, các Kitô hữu được phép trùng tu lại ngôi mộ Chúa. Năm 1042 hoàng đế Constantin Monmachus khởi công xây dựng lại khu vực Golgota và Mộ Chúa, và vào năm 1048 toàn bộ công trình trùng tu được hoàn thành.
Vào thế kỷ XII khi các đoàn Thập Tự Quân chiến thắng tiến vào Giê-ru-sa-lem, họ thấy ngôi mộ Chúa đã được trùng tu. Sau đó, họ đã quyết định cho xây lại Vương cung Thánh đường Mộ Chúa vĩ đại gồm bốn phần, bao trùm toàn bộ các thánh tích nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và nơi Chúa sống lại. Ngôi Vương cung Thánh đường Mộ Chúa hiện nay cùng có hình dạng của ngôi Vương cung Thánh đường được xây dựng thời Thập Tự Quân.
Ở đây, chúng ta cũng nên nhắc lại là cuộc đại hỏa hoạn vào cuối năm 1808 và cuộc động đất vào năm 1927, đã làm thiệt hại nặng nề ngôi Vương cung Thánh đường. Vì thế, vào năm 1947 khi người Anh nắm quyền bảo hộ Palestina, để chống đỡ và bảo vệ Vương cung Thánh đường khỏi bị sập đổ, họ đã cho dựng những giàn ráo bằng sắt chung quanh toàn bộ ngôi Vương cung Thánh đường. Về sau, các cộng đồng thuộc các Giáo Hội Kitô giáo đã nhất trí cần phải tổ chức những cuộc khai quật qui mô ở các phần khác nhau của ngôi mộ Chúa. Đây là một dịp thuận tiện để trùng tu lại toàn diện Vương cung Thánh đường Mộ Chúa, và công việc trùng tu được giao phó cho Linh mục Virgilio Corbo, một Tu sĩ Dòng Phanxicô đã sống lâu năm ở Palestina.
Trong khi khởi công tôn tạo lại thánh tích Mộ Chúa, một nơi đã được dùng canh giữ xác thánh Chúa trong suốt ba ngày, sau khi Người được các Môn đệ tháo từ Thánh giá xuống, người ta đã lợi dụng dịp tốt ấy để khai quật toàn bộ khu vực Golgota và ngôi mộ Chúa. Nhưng để có thể thực hiện được điều đó, cần phải được sự đồng ý của ba Giáo Hội Kitô giáo liên hệ, đó là Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Armenien và Giáo Hội La-tinh như vừa nói trên. Sự nhất trí hy hữu này của các Giáo Hội là một dấu chỉ tích cực về sự hiệp nhất huynh đệ giữa họ, một điều mà chính Chúa Cứu Thế hằng tha thiết mong ước, như chính Người đã từng cầu nguyện cùng Chúa Cha trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn: „Lạy Cha, xin cho họ hiệp nhất nên một, như Cha và Con là một!“
Chớ gì sự mong ước khẩn thiết của Chúa Cứu Thế về sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu như thế được hiện thực một cách thực tiễn giữa các Giáo Hội Kitô giáo cũng như giữa các Kitô hữu.
__________________________
Chú thích:
1. Bar Kokba là vị chỉ huy cuộc nổi dậy thứ hai của dân Do-thái chống lại quân đô hộ Roma từ năm 132 đến 135.
2. Decumanus: trục giao thông Đông-Tây, còn Cardo: trục giao thông Nam-Bắc.
3. Capitolium là một đền thờ ngoại giáo được xây theo kiểu Capitolium ở Roma để thờ các thần Jupiter, trong tiếntg Hy Lạp là Zeus. Thần Jupiter mà người Roma ngoại giáo xưa kia thờ kính là chúa của các thần, Juno và Minerva.
4. Venus là thần tình yêu, thần sắc đẹp và là thần khiêu dâm của người Roma xưa.
5. Anastasis: ngôi đền hình tròn xây bao bọc ngôi mộ Chúa.
6. Atrium: tiền sảnh của ngôi vương cung thánh đường.
7. Triportico: hành lang các hàng cột ba mặt.
8. Martyrium: ngôi đại vương cung thánh đường, nơi cử hành các lễ nghi phụng vụ.
9. Thánh Cyrill cũng được gọi là Kyrill (313-389), được sinh trưởng tại Giê-ru-sa-lem. Từ năm 348 ngài được chọn làm Giám Mục Giê-ru-sa-lem.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Cánh Chim Bạt Gió
Thérésa Nguyễn
21:09 23/03/2012
NHỮNG CÁNH CHIM BẠT GIÓ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Xin hãy thả tôi về từ miền gió
Bay muôn phương buông thõng chuyện vui buồn
Xin quên hết bao điều còn vương vấn
Tha thứ giùm tôi cái lẽ vô thường.
(Trích thơ của Mỹ Trinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Xin hãy thả tôi về từ miền gió
Bay muôn phương buông thõng chuyện vui buồn
Xin quên hết bao điều còn vương vấn
Tha thứ giùm tôi cái lẽ vô thường.
(Trích thơ của Mỹ Trinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Tháp tùng ĐTC sang Mexico – Các linh mục Cuba là những anh hùng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:36 23/03/2012
Sáng thứ Sáu 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng từ Vatican tới sân bay Fiumicino, Rome vào lúc 9h15 phút sáng theo giờ Rôma. Lần đầu tiên, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã dùng một chiếc gậy trước công chúng.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu sử dụng một cây gậy vài tháng trước đây nhưng chỉ trong phạm vi Phủ Giáo Hoàng . Các viên chức Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã quyết định sử dụng cây gậy để cảm thấy an toàn hơn, chứ không phải vì tình trạng sức khoẻ yếu kém.
Thật vậy, sau khi từ biệt thủ tướng Mario Monti, và các chính trị gia Ý ra sân bay tiễn ngài sang Mễ Tây Cơ và Cuba; Đức Thánh Cha đã tự lên cầu thang mà không cần đến cây gậy.
Chuyến bay đã cất cánh lúc 9:30 sáng nay trong cuộc hành trình dài 14 giờ. Chiếc phi cơ chở Đức Thánh Cha là một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Alitalia. Cùng đi với Đức Thánh Cha có 116 người khác trong đó có 26 vị trong giáo triều Rôma và 90 nhà báo quốc tế.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã được hai chiếc chiến đấu cơ của không quân Ý Đại Lợi hộ tống cho tới khi ra khỏi không phận Italia.
Có năm vị Hồng Y tháp tùng với Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi này trong đó có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan, người Mễ Tây Cơ hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho các nhân viên y tế.
Ngoài ra còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, nguyên sứ thần Tòa Thánh tại Cuba, người vừa được bổ nhiệm là thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.
Hai vị thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Đức ông Georg Gänswein và Alfred Xuereb cũng cùng đi với ngài.
Bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là bác sĩ Patrizio Polisca và vệ sĩ của Đức Thánh Cha là Domenico Giani cũng có mặt trên chuyến bay
Đoàn tùy tùng của Vatican cũng bao gồm Paolo Gabriele và Alberto Gasbarri, là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cùng với giám đốc của tờ Quan Sát Viên Rôma là Giovanni Maria Vian cũng cùng đi với Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó cũng có một nhóm các thông dịch viên chính thức Tây Ban Nha.
Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đến Mexico và Cuba, nhưng đó là chuyến đi thứ hai của ngài tới Mỹ Châu Latinh. Ngài đã từng đến thăm Brazil trong năm 2007.
Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu là thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, tức là nhân vật thứ ba tại Vatican, có thể nói như thế. Ngài là một trong số ít các vị trong giáo triều Rôma tháp tùng Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi của ngài đến Mexico và Cuba.
Chỉ mới vài tháng trước đây, ngài vẫn còn là sứ thần của Tòa Thánh tại Cuba, vì vậy ngài biết rành rẽ về đất nước này.
Đức Cha Giovanni Becciu nói:
"Người dân Mỹ Châu Latinh xem chuyến đi này như một cử chỉ yêu thương và quan tâm của Đức Giáo Hoàng. Thật vậy, thực hiện một chuyến đi dài như thế này không phải dễ dàng. "
Đức Cha cũng cho biết thêm, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng cho người dân Cuba. Theo một cách nào đó, chuyến thăm ba ngày, cũng sẽ làm nổi bật công việc của Giáo Hội Công Giáo trên đảo quốc này.
Ngài nói tiếp
"Thật là tốt đẹp để nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ là một người hành hương Bác Ái, đó là khẩu hiệu mà Giáo Hội Cuba đang nhấn mạnh trong chuyến đi này. Đó là một cách để làm nổi bật tình bác ái và yêu thương Giáo Hội dành cho người dân Cuba. Điều đó đã là sức mạnh, thu hút được sự ngưỡng mộ của các tín hữu Cuba và cả những người không có đức tin.”
Đức Cha Giovanni Becciu nói rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chuẩn bị những bài phát biểu của mình sẵn sàng cho chuyến đi. Để chuẩn bị, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để cầu nguyện cho hai chuyến tông du.
Đức Cha tiết lộ rằng:
"Ngài đã chuẩn bị rất lặng lẽ, nhưng với rất nhiều động lực và nhiệt tình. Ngài muốn thấu hiểu người dân Mễ Tây Cơ và nhân dân Cuba, bằng cách trực tiếp nhìn thấy thực tại của hai nước này. "
Tình hình của Giáo hội ở hai quốc gia này là rất khác nhau. Đáng chú ý là ở Mễ Tây Cơ Giáo Hội có 16,234 linh mục, trong khi ở Cuba chỉ có 361 vị. Đức Cha Becciu nói rằng số những linh mục ít ỏi tại đảo quốc Cuba thực sự là những anh hùng.
Đức Cha nói:
"Tôi thực sự khâm phục công việc của các linh mục. Đó là công việc được thực hiện lặng lẽ và kín đáo. Họ không thể tham gia vào các sáng kiến quy mô lớn bên ngoài, nhưng họ có một tinh thần siêu nhiên nội tâm, không hề né tránh sự hy sinh. Họ ao ước được cho đi và chăm sóc cho người nghèo, và điều này làm cho họ trở nên những anh hùng ".
Trong chuyến bay đến Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn với các phóng viên tháp tùng trên máy bay.
Ngài đã đề cập đến những kỷ niệm đẹp về chuyến tông du của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Mexico và Cuba. Ngài bày tỏ ước muốn tiếp bước vị tiền nhiệm của ngài trong hai chuyến viếng thăm này.
Khi được hỏi về tình hình ở Cuba, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói Giáo hội đã luôn luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo.
Đề cập đến những vấn đề liên quan đến bạo lực và ma túy đang hoành hành tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng nói trách nhiệm của Giáo Hội phải giáo dục mọi người và vạch mặt những nguy hiểm đến từ việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực.
Ngài nhấn mạnh rằng việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực chỉ dẫn đến những lời hứa giả dối, những lời dối trá và những thủ đoạn lừa gạt.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu sử dụng một cây gậy vài tháng trước đây nhưng chỉ trong phạm vi Phủ Giáo Hoàng . Các viên chức Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã quyết định sử dụng cây gậy để cảm thấy an toàn hơn, chứ không phải vì tình trạng sức khoẻ yếu kém.
Thật vậy, sau khi từ biệt thủ tướng Mario Monti, và các chính trị gia Ý ra sân bay tiễn ngài sang Mễ Tây Cơ và Cuba; Đức Thánh Cha đã tự lên cầu thang mà không cần đến cây gậy.
Chuyến bay đã cất cánh lúc 9:30 sáng nay trong cuộc hành trình dài 14 giờ. Chiếc phi cơ chở Đức Thánh Cha là một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Alitalia. Cùng đi với Đức Thánh Cha có 116 người khác trong đó có 26 vị trong giáo triều Rôma và 90 nhà báo quốc tế.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã được hai chiếc chiến đấu cơ của không quân Ý Đại Lợi hộ tống cho tới khi ra khỏi không phận Italia.
Có năm vị Hồng Y tháp tùng với Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi này trong đó có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan, người Mễ Tây Cơ hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho các nhân viên y tế.
Ngoài ra còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, nguyên sứ thần Tòa Thánh tại Cuba, người vừa được bổ nhiệm là thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.
Hai vị thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Đức ông Georg Gänswein và Alfred Xuereb cũng cùng đi với ngài.
Bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là bác sĩ Patrizio Polisca và vệ sĩ của Đức Thánh Cha là Domenico Giani cũng có mặt trên chuyến bay
Đoàn tùy tùng của Vatican cũng bao gồm Paolo Gabriele và Alberto Gasbarri, là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.
Phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cùng với giám đốc của tờ Quan Sát Viên Rôma là Giovanni Maria Vian cũng cùng đi với Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó cũng có một nhóm các thông dịch viên chính thức Tây Ban Nha.
Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đến Mexico và Cuba, nhưng đó là chuyến đi thứ hai của ngài tới Mỹ Châu Latinh. Ngài đã từng đến thăm Brazil trong năm 2007.
Đức Tổng Giám Mục Giovanni Angelo Becciu là thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, tức là nhân vật thứ ba tại Vatican, có thể nói như thế. Ngài là một trong số ít các vị trong giáo triều Rôma tháp tùng Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi của ngài đến Mexico và Cuba.
Chỉ mới vài tháng trước đây, ngài vẫn còn là sứ thần của Tòa Thánh tại Cuba, vì vậy ngài biết rành rẽ về đất nước này.
Đức Cha Giovanni Becciu nói:
"Người dân Mỹ Châu Latinh xem chuyến đi này như một cử chỉ yêu thương và quan tâm của Đức Giáo Hoàng. Thật vậy, thực hiện một chuyến đi dài như thế này không phải dễ dàng. "
Đức Cha cũng cho biết thêm, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng cho người dân Cuba. Theo một cách nào đó, chuyến thăm ba ngày, cũng sẽ làm nổi bật công việc của Giáo Hội Công Giáo trên đảo quốc này.
Ngài nói tiếp
"Thật là tốt đẹp để nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ là một người hành hương Bác Ái, đó là khẩu hiệu mà Giáo Hội Cuba đang nhấn mạnh trong chuyến đi này. Đó là một cách để làm nổi bật tình bác ái và yêu thương Giáo Hội dành cho người dân Cuba. Điều đó đã là sức mạnh, thu hút được sự ngưỡng mộ của các tín hữu Cuba và cả những người không có đức tin.”
Đức Cha Giovanni Becciu nói rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chuẩn bị những bài phát biểu của mình sẵn sàng cho chuyến đi. Để chuẩn bị, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian để cầu nguyện cho hai chuyến tông du.
Đức Cha tiết lộ rằng:
"Ngài đã chuẩn bị rất lặng lẽ, nhưng với rất nhiều động lực và nhiệt tình. Ngài muốn thấu hiểu người dân Mễ Tây Cơ và nhân dân Cuba, bằng cách trực tiếp nhìn thấy thực tại của hai nước này. "
Tình hình của Giáo hội ở hai quốc gia này là rất khác nhau. Đáng chú ý là ở Mễ Tây Cơ Giáo Hội có 16,234 linh mục, trong khi ở Cuba chỉ có 361 vị. Đức Cha Becciu nói rằng số những linh mục ít ỏi tại đảo quốc Cuba thực sự là những anh hùng.
Đức Cha nói:
"Tôi thực sự khâm phục công việc của các linh mục. Đó là công việc được thực hiện lặng lẽ và kín đáo. Họ không thể tham gia vào các sáng kiến quy mô lớn bên ngoài, nhưng họ có một tinh thần siêu nhiên nội tâm, không hề né tránh sự hy sinh. Họ ao ước được cho đi và chăm sóc cho người nghèo, và điều này làm cho họ trở nên những anh hùng ".
Trong chuyến bay đến Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn với các phóng viên tháp tùng trên máy bay.
Ngài đã đề cập đến những kỷ niệm đẹp về chuyến tông du của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Mexico và Cuba. Ngài bày tỏ ước muốn tiếp bước vị tiền nhiệm của ngài trong hai chuyến viếng thăm này.
Khi được hỏi về tình hình ở Cuba, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói Giáo hội đã luôn luôn đứng về phía tự do lương tâm và tự do tôn giáo.
Đề cập đến những vấn đề liên quan đến bạo lực và ma túy đang hoành hành tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng nói trách nhiệm của Giáo Hội phải giáo dục mọi người và vạch mặt những nguy hiểm đến từ việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực.
Ngài nhấn mạnh rằng việc tôn thờ tiền bạc và quyền lực chỉ dẫn đến những lời hứa giả dối, những lời dối trá và những thủ đoạn lừa gạt.