Ngày 22-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bước nhảy của niềm tin
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:40 22/03/2017
Chúa Nhật IV Chay A

Bước nhảy của niềm tin

Nhạc sĩ Xuân Hồng viết ca khúc “Đôi mắt” với ca từ dễ thương:

Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời.
Để nhìn đời và để làm duyên.
Mẹ cho em đôi mắt màu đen.
Để thương để nhớ, để ghen để hờn.
Đôi mắt em là cửa ngỏ tâm hồn.
Là bài thơ hay nhất.
Là lời ca không dứt.
Là tuyệt tác của thiên nhiên.

Đôi mắt là cửa ngỏ tâm hồn, là tuyệt tác thiên nhiên.
Thi sĩ Lưu trọng Lư viết hai câu thơ thật đẹp về tình yêu trong đôi mắt:

“Mắt em là một dòng sông,
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em” .

Trong bài viết “Đôi mắt”, Linh mục Nguyễn Tầm Thường suy niệm về đôi mắt mù lòa của Nguyên Tổ đã đưa tội lỗi vào trần thế. Chúa Kitô đến chữa lành và trao ban cho nhân loại đôi mắt mới, đó là mắt đức tin. Xin được mượn tư tưởng của ngài để suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay: “Chúa Giêsu chữa người mù từ thuở mới sinh”.

Đôi mắt là cửa sổ và là cửa chính của tâm hồn cũng như của thân xác. Mắt là cảm hứng cho thi sĩ, nhạc sĩ. Mắt là hồn cho thơ, là sóng cho nhạc. Có người nhìn đôi mắt như mùa thu. Có người nhìn đôi mắt như dòng sông. Trong văn chương, nghệ thuật, cảm hứng về mắt bao giờ cũng là đôi mắt đẹp. Trái lại, khi Thánh Kinh nói về mắt lại nói về đôi mắt mù. Từ những trang đầu, sách Sáng Thế đã nói về mắt: “Rắn đã nói với người đàn bà: chẳng chết chóc gì đâu! Quả nhiên Thiên Chúa biết, ngày nào các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu. Và người đàn bà đã nhìn; quả là cây ăn phải ngon... mà nhìn thì đã sướng mắt. Nó đáng quý thực, cái cây ấy để được tinh khôn. Và bà đã ăn... Và mắt cả hai người đã mở ra. Và chúng biết là chúng trần truồng.” (St 3,4 -7). (x.Nước mắt và hạnh phúc tr. 69 -71)

Đoạn Thánh Kinh nói về lịch sử sa ngã của loài người đã đề cập đến đôi mắt qua 3 tiến trình:
- Rắn hứa là mắt hai ông bà sẽ mở ra.
- Evà nhìn trái táo và thấy sướng mắt.
- Mắt hai người mở ra và thấy mình trần truồng.
Rắn hứa là mắt hai người sẽ mở ra để nhìn thấy mọi sự như Thiên Chúa, nhưng mắt đức tin đã nhắm lại nên không nhìn thấy điều mình muốn thấy. Họ không thấy mùa hoa nở rộ, những đồi cỏ bình yên, những dãi nắng hiền, những dòng suối êm ả. “Mà nhìn thì đã sướng mắt”, cái nhìn ấy phải là đắm đuối, bằng cái nhìn đam mê đó, tội lỗi, khổ đau và sự chết đã vào trần thế.

Lời hứa của con rắn đã hiệu nghiệm: mắt cả hai người đã mở ra. Nhưng không phải mở ra để nhìn thấy vẻ đẹp mà nhìn thấy mình trần truồng. Mắt hai người đã mở ra. Câu Thánh kinh thật ngắn ngủi diễn tả cách tinh tế sự đau thương: mở ra cũng là lúc đóng lại. Ađam, Evà đã mở mắt, nhưng họ lẫn trốn không dám nhìn Thiên Chúa. Cả hai đã mở mắt nhưng để tìm lá che thân, không dám nhìn nhau. Khởi đầu lịch sử nhân loại là đôi mắt mù và sự mù lòa chảy dọc theo thời gian mang tối tăm vào trong trần thế.

Chúa Kitô đã đến trần gian chữa lành sự mù lòa ấy, hàn gắn lại vết thương thuở sa ngã của Nguyên Tổ.

Khi liên kết phép lạ Chúa Giêsu chữa người mù từ thưở mới sinh với sự mù lòa của Nguyên Tổ, ta mới thấy ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trong thế gian. “Mù từ thưở mới sinh” là mù từ xa xưa, thuở địa đàng. Chúa Kitô đã mang ánh sáng cho thế gian, Ngài ban cho nhân loại đôi mắt đức tin.

Từ tiến trình đến ánh sáng tự nhiên, người mù có một hành trình tiếp cận ánh sáng đức tin. Niềm tin vào Chúa Giêsu của người mù tăng dần theo với thử thách.

Thánh Gioan kể có bốn cuộc thử thách.
- Thử thách lần thứ nhất (Ga 9,8-12), những người láng giềng và những người trước kia thường thấy anh ta ăn xin chất vấn: “hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?”. Người mù xác nhận: “Tôi đi, tôi rửa, tôi nhìn thấy”. Anh không biết Chúa là ai: “Ông ấy ở đâu, tôi không biết”. Anh coi Chúa Giêsu chỉ là một con người, một người nào đó trong muôn vạn người: "Một người tên Giêsu đã xức bùn vào mắt tôi".
- Thử thách lần thứ hai (Ga 9,12-17), những chất vấn của giới Pharisiêu và lời nhạo báng: “một ngưởi tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?”. Trước sức ép của họ, anh suy nghĩ sâu xa hơn và anh nhận rằng "Ngài thật là vị tiên tri".
- Thử thách lần thứ ba (Ga 9,18-23), họ gọi cha mẹ của anh ta đến để làm chứng, nhưng hai người sợ hãi nên nói: “Nó đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó”. Anh mù trực tiếp trả lời về nguồn ánh sáng đã đón nhận.
- Thử thách lần thứ tư (Ga 9,24-34), người Pharisiêu dùng đến Lề Luật. Người mù không cần biết đến Luật. Anh ta dựa vào cảm nghiệm cá nhân đã gặp Đức Kitô. Cuộc tra vấn của giới chức tôn giáo khiến anh khẳng định: "Người từ Thiên Chúa mà đến".
Khi bị trục xuất ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu gặp lại anh và mạc khải cho biết Ngài là Con Thiên Chúa, anh liền tuyên xưng đức tin: “Lạy Thầy, tôi tin” (Ga 9,37). Niềm tin của người mù tăng triển qua ba giai đoạn. Từ không biết ông ấy ở đâu cho đến ông ấy là một tiên tri, rồi sấp mình thờ lạy Ngài. Sự tiến triển niềm tin qua những lần thử thách. Càng gặp thử thách niềm tin càng sáng lên. Thử thách càng cao đức tin càng mạnh. Người mù trung thành với cảm nghiệm của mình. Đức tin lớn lên qua những hiểm nguy và đe dọa.

Chúa Giêsu chữa lành đôi mắt thể lý và mắt tâm hồn của người mù. Chúa đã mở mắt đức tin để anh ta tin vào Chúa. Anh ta tin vào Lời Chúa là đi rửa mắt ở hồ Silôác và đã công khai nói lên sự thật ca ngợi Chúa trước mặt những người Pharisiêu đang tra vấn, khủng bố anh : “Chính tôi đây đã được người mà thiên hạ gọi là Giêsu lấy bùn xức mắt tôi và bảo tôi hãy đi rửa ở hồ Silôác. Tôi đã đi, đã rửa và đã trông thấy”. Lòng bắt đầu rộng mở nên anh ta nhận ra: ”Nếu người đó không phải bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì”. Bởi đó, khi gặp lại Chúa Giêsu và được hỏi: “Anh có tin Con Người không?”, anh đáp lại ngay: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?”. Chúa Giêsu tỏ mình ra cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây”. Anh liền đáp: “Lạy Thầy, tôi tin”. Bước nhảy của niềm tin được kết tinh nơi thái độ quỳ xuống bái lạy.

Qua việc chữa lành đôi mắt thể lý, Chúa Giêsu trao ban ánh sáng đức tin cho đôi mắt tâm hồn. Thoát khỏi bóng tối triền miên của cuộc đời, bát ngát một bầu trời mới khi anh được sáng đôi mắt. Lớn lao hơn nữa là tâm hồn anh thênh thang chứa chan lòng mến, anh đã quỳ bái lạy với tất cả lòng tin. Phép lạ chữa người mù thuở mới sinh là một dấu chỉ minh chứng: Chúa Giêsu là sự sáng thế gian, đã chữa lành sự mù lòa của nhân loại, với một điều kiện: Tin vào Ngài.

Chúa Giêsu cũng chữa nhiều người mù lòa tâm hồn. Người mở mắt cho Dakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài đối với phần rỗi (Lc 9,1 -10). Người mở mắt cho người đàn bà ngoại tình, giúp chị từ bỏ quá khứ lỗi lầm (Lc 7,36 -50). Người mở mắt cho người trộm lành giúp nhận ra lòng Chúa xót thương (Lc 23,32 - 43)...

Mỗi người chúng ta có lẽ không hoàn toàn mù tối tâm hồn, nhưng có những điểm tối mà ta thấy được. Chẳng hạn như những đam mê, tham vọng, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, có thể làm ta mù tối không nhìn thấy sự tốt lành nơi tha nhân. Có một số người chỉ nhìn thấy điểm tối của người khác, chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, những khuyết điểm mà không nhận ra những gì là xinh đẹp, những gì là cao quý, thánh thiện nơi họ. Cứ tiếp tục xét mình, ta sẽ thấy có nhiều điểm tối, sự mù tối của tâm hồn rất nguy hại. Chỉ có ánh sáng của Đức Kitô soi chiếu, chỉ có cái nhìn của Đấng tình yêu, mỗi người mới xóa tan những điểm tối đó. Chỉ có sự cầu nguyện và tin tưởng vào Đấng là ánh sáng thế gian, chúng ta mới có thể xua đuổi bóng tối ra khỏi tâm hồn và nhìn mọi sự trong ánh sáng Tin Mừng Đức Kitô.

“Thầy là Ánh Sáng trần gian. Ai theo Thầy sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có Ánh Sáng dẫn đến cõi trường sinh” (Ga 8,12). Hãy luôn cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta đôi mắt sáng suốt của đức tin, nhờ đó chúng ta biết được ý nghĩa của cuộc đời, thấy được con đường phải đi và những việc phải làm để đạt đến hạnh phúc thật.

Đôi mắt là tuyệt tác của thiên nhiên, là cửa ngỏ tâm hồn. Đôi mắt có thị giác và thị lực. Thị giác là khả năng của đôi mắt có thể thấy. Thị lực là mức độ thấy của khả năng ấy. Thấy nhiều hay ít. Thấy xa hay gần. Thấy rõ hay mờ. Người cận thị chỉ thấy được rất gần. Người viễn thị thì thấy xa hơn. Cần có thị giác tốt và thị lực tốt, đôi mắt mới sáng ngời. Thị lực còn là của trí óc và của con tim. Có người chỉ thấy được cái thế giới chật hẹp và ích kỷ của bản thân mình; có người thấy được hoàn cảnh, tâm tư và nguyện vọng của người khác. Thị lực còn là niềm tin. Người mù tuy mù nhưng lại có thị lực tốt. Anh đã thấy được Ðức Giêsu là một ngôn sứ. Anh thấy nhiều cái mà những người sáng mắt không thấy. Anh thấy quyền năng và tình thương của Chúa có thể cho anh được sáng mắt. Anh thấy bằng lòng tin. Chính vì lòng tin này mà Chúa Giêsu đã thương cứu chữa cho anh sáng mắt. Anh mù, mắt không thấy Chúa, nhưng lòng đã thấy Chúa rồi vì anh có lòng tin. Thị lực lòng tin cho anh tiếp nhận ánh sáng tình yêu đầy tràn hy vọng.

Lạy Chúa, xin cho con có đôi mắt với thị giác và thị lực tốt. Để con nhận ra Chúa nơi anh em với những cái hay cái tốt.
Để con nhận ra Chúa nơi các kỳ công kiệt tác thiên nhiên.
Để con biết nhận ra Chúa nơi các vị Đại Diện Chúa. Và lạy Chúa, xin cho con được thấy bản thân với những yếu đuối và khuyết điểm, biết nhận ra thân phận thụ tạo lệ thuộc Đấng Tạo Hóa; từ đó con biết được ơn phúc là do lòng Chúa yêu thương ban tặng, để con luôn biết dâng lời cảm tạ, tôn thờ, phụng sự và kính mến Chúa với cả tâm tình con thảo.
Amen










 
Chúa Là Nguyên Nhân Của Niềm Vui
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:34 22/03/2017
Chúa Là Nguyên Nhân Của Niềm Vui

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay – năm A

(Ga 9,1-41)

Bước vào Chúa Nhật IV Mùa Chay quen gọi là Chúa Nhật của Niệm Vui (Lætare), Phụng Vụ của Giáo Hội đang từ màu tím chuyển sang màu hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo Hội tạm dừng, lấy thêm can đảm bước tiếp những chặng đường tới, để chuẩn bị tâm hồn tốt hơn hầu cảm nghiệm được niềm vui sâu xa của Lễ Phục Sinh đã gần kề.

"Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành ! Các bạn đang sầu khổ, nào hớn hở vui mừng và hân hoan tận hưởng, nguồn an ủi chứa chan." (Ca nhập lễ) Hay lời của Thánh vịnh gia : "Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa. Vui lên nào…... ". Những lời trên diễn tả niềm vui ngập tràn và thiêng thánh. Giáo Hội chúc mừng con cái mình đã hăng hái đi được nửa hành trình của Mùa Chay Thánh. Làm sao không thể không vui không mừng được. Mừng vui lên, hỡi những người trước kia ở trong sầu khổ, " Cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng… được Thành Ðô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang…đón nhận dồi dào ơn an ủi …" (Is 66,10-11).

Vậy đâu là lý do sâu xa để vui mừng ?

Lời Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật IV Mùa Chay năm A : " Nhờ mầu nhiệm nhập thể, Người dẫn đưa nhân loại đang lần bước trong u tối đến nguồn ánh sáng đức tin. Nhờ phép rửa mang lại đời sống mới, Người giải thoát những kẻ sinh ra đã mắc tội truyền, và nâng lên hàng nghĩa tử của Chúa… " (Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật IV Mùa Chay năm A). Đoạn Tin Mừng thánh Gioan hôm nay cho chúng ta câu trả lời cụ thể khi Chúa Giêsu chữa lành một người mù từ khi mới sinh. Câu Chúa Giêsu hỏi người mù là đỉnh cao của trình thuật : "Ngươi có tin nơi Con Thiên Chúa không?" (Ga 9,35) Như một "người" giữa bao nhiêu người khác, anh người mù này mới đầu gặp Chúa Giêsu, khác mọi người là anh coi Chúa Giêsu là "một ngôn sứ", Chúa mở mắt anh ra, từ ánh sáng của đôi mắt đến ánh sáng của đức tin, anh tuyên xưng Chúa Giêsu là "Chúa", và trả lời câu hỏi Chúa đặt ra cho anh : "Lạy Thầy, tôi tin!" (Ga 9,38). Như thế là đã rõ, Chúa Giêsu chữa người mù khỏi mù, anh thấy ánh sáng và anh tin vào Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu là nguyên nhân của niềm vui lớn cho người mù từ khi mới sinh này, vì Chúa đã cho anh thấy được cảnh vật không chỉ về thể lý mà còn cả tinh thần nữa. Cũng như cả và nhân loại sau khi nguyên tổ phạm tội phải bước đi trong u tối, nay Chúa Giêsu đến, tự giới thiệu mình là Ánh Sáng thế gian dẫn đưa nhân loại khỏi bóng tối của tội lỗi, phục hồi phẩm giá địa vị làm con Thiên Chúa.

Người mù đã tin và đã nhận được ánh sáng của Chúa Kitô. Trái lại, những người Pharisêu thì tưởng rằng mình sáng, nên họ vẫn bị mù vì sự cứng lòng và tội lỗi của họ. Đúng vậy, "Người Do Thái không tin là trước đây anh bị mù mà bây giờ nhìn thấy được. Đó là lý do tại sao họ gọi cha mẹ anh ta đến" (x. Ga 9,18).

Chúa Giêsu là sự sáng thế gian

Ngài từ trời xuống thế, để cho phàm nhân được thấy Ngài và qua Ngài họ thấy Chúa Cha; chỉ có người mù mới không thể nhìn thấy Chúa. Ngài đã mở mắt người mù, để người mù thấy được Chúa Cha ở nơi Ngài. Ngài giới thiệu : " Ta là sự sáng thế gian" (Ga 9, 5) ; " Là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người." (Ga 1,9) Ngài chữa lành sự mù quáng của con mắt đức tin nơi những người không thấy để mà tin.

Ađam được Thiên Chúa sáng tạo với con mắt tinh tường, nhưng sau khi giao tiếp với con rắn xong, ông trở nên mù quáng (x. St 3, 1-7). Anh mù bẩm sinh vẫn ngồi… mà không xin bất kỳ một loại thuốc mỡ nào để chữa mắt mình ... anh chỉ hết mù khi anh tin (x. Ga 9,1-41). Chúa Giêsu, Vị thầy thuốc cao tay đã nhìn thấy những đau khổ của người mù ngồi đó và xin làm phúc, bằng quyền năng Thiên Chúa, Ngài đã làm phép lạ cho người mù được thấy.

Ađam được Thiên Chúa dựng tạo dựng bằng đất sét, bùn ướt : " Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người" ( St 2, 7), nay chất liệu ấy được Chúa Giêsu dùng để chữa lành đôi mắt. Ngài đã phục hồi thị giác cho người mù từ khi mới sinh bằng nước bọt nhổ ra trộn vào đất, anh người mù nói : " Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt " (Ga 9,1-11). Ngài là quả là Ánh Sáng chiếu sáng thế gian và cho con người được nhìn thấy ánh sáng.

Chúng ta là con cái ánh sáng

Từ ánh sáng đến đức tin hay từ đức tin đến ánh sáng tỏa sáng trên khuôn mặt của người mù giúp chúng ta hiểu rằng, ngày chúng ta chịu phép rửa tội, ánh sáng của Chúa Kitô cũng chiếu tỏa trên chúng ta, chữa chúng ta khỏi sự mù quáng tội lỗi, làm cho chúng ta trở thành con cái ánh sáng. Đó là điều Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : " Bây giờ anh em là ánh sáng trong Chúa" (Eph 5, 8). Thế nên, nhờ phép rửa trong Chúa Kitô, trước kia chúng ta là những người ở trong bóng tối, nay trở thành ánh sáng. Kể từ ngày hôm đó chúng ta là con người mới hoàn toàn.

Nhờ phép rửa tội, người kitô hữu trở thành " con của sự sáng " (Eph 5, 8) hay nói cách khác, trở thành " con cái Thiên Chúa " (1 Ga 3,1). Người con đích thực của Thiên Chúa là Chúa Kitô đã chiếu tỏa rạng ngời ánh sáng Chúa Cha, để bất cứ ai được tái sinh trong Ngài, có thể thông truyền ánh sáng đức tin ấy cho người khác, tức là sinh " hoa trái của sự sáng " (Eph 5, 9). Vì vậy, trong Mùa Chay này, chúng ta hãy để ánh sáng ấy chiếu tỏa trên chúng ta để qua chúng ta mọi người có thể tìm thấy Thiên Chúa là Ánh Sáng đích thực.

Chúa Giêsu là 'Ánh sáng thế gian' (Ga 8,12). Trong nghi thức Rửa tội, việc trao nến sáng và thắp sáng từ cây nến Phục Sinh tượng trưng Chúa Kitô Phục sinh, là dấu hiệu giúp chúng ta hiểu rõ những gì xảy ra trong Bí tích này. Khi chúng ta để cho mình được mầu nhiệm Chúa Kitô soi sáng, chúng ta sẽ cảm nghiệm niềm vui được giải thoát khỏi tất cả những gì đe dọa sự viên mãn của cuộc sống ấy.

Lễ Phục Sinh đã gần kề, chúng ta hãy vui lên và khơi dậy nơi mình hồng ân đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa tội, ngọn lửa ấy nhiều khi có nguy cơ bị dập tắt. Chúng ta hãy nuôi dưỡng ngọn lửa đó bằng kinh nguyện và lòng bác ái đối với tha nhân.

Xin Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, Mẹ của mỗi người chúng ta dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Kitô, là Ánh Sáng thật và là Ðấng Cứu Thế. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 22/03/2017
33. DỰA HỐC NHI NƯƠNG
Trước đây, ở trong kinh thành có một phụ nữ, chồng đi lính nhiều năm ở ngoài tiền tuyến, bà ta rất nhớ chồng, bèn cầm lấy mười đồng bạc mà bà ta đã khó nhọc vất vả tích luỹ trong nhiều năm, thuê một tú tài viết một bức thư gởi cho chồng. Bà ta nói với tú tài:
- ”Tôi nói cho anh viết, khi nói xong thì thư viết cũng xong.”
Tú tài chuẩn bị giấy tốt mực tốt, nghe bà ta nói:
- “Dựa hốc mẹ của con chuyển lời đến dựa hốc ba của con: dựa hốc con từ khi ba đi rồi thì rất là dễ thương, mỗi ngày đều cười nói rất vui vẻ, chạy nhảy tung tăng. Thời tiết đọng túi, không muốn ăn tôm ấm lạnh áp xuất thấp”.
Tú tài trầm ngâm rất lâu, cũng không thể nào diễn đạt đựơc những tiếng địa phương ấy, chỉ có cách là trả tiền lại, nói bà ta đi thuê người khác tài giỏi hơn.
(Hiên Cứ lục)

Suy tư 33:
Giọng nói của con người rất đa dạng.
Ở Việt Nam có giọng nói nghe dễ thương như giọng nói người miền Nam, có giọng nói chanh chua như một số địa phương ở miền Bắc, có giọng nói mà nghe nói rằng con gái nói mới dễ thương như giọng nói người Huế; có giọng nói hùng hồn, có giọng nói nhỏ nhẹ, có giọng nói như chửi nhau, có giọng nói the thé như dê kêu...
Giọng nói khi giảng của linh mục rất quan trọng, quan trọng là vì mình đang truyền đạt Lời Chúa cho giáo dân của mình, quan trọng là vì mình đang chia sẻ kinh nghiệm sống Lời Chúa cho con chiên bổn đạo, cho nên giọng nói phải rõ ràng, cái rõ ràng là yếu tố số một, bởi vì dù chúng ta giảng có nội dung, có giọng nói truyền cảm như diễn viên, nhưng nếu giáo dân nghe không được rõ thì uổng vô cùng.
Có linh mục mỗi lần giảng thì lấy giấy ra đọc một lèo rồi chấm hết: có nội dung nhưng không có sức hút.
Có linh mục mỗi lần giảng thì giọng nói lí nhí trong miệng: không ai nghe được ngài giảng gì.
Có linh mục khi giảng thì uốn lưỡi cho có cung điệu lên xuống: không tự nhiên và gây chán nơi lớp trẻ.
Có linh mục trời ban cho giọng nói truyền cảm dễ thu hút các bạn trẻ, đó là một ưu điểm, nhưng nếu ngài cứ uốn éo điệu bộ theo cung giọng thì hãy coi chừng: các ngài đang diễn tả một câu chuyện hay mà ngài đã đọc, chứ không phải là giảng Lời Chúa.
Chúng ta rất khó chịu khi nghe tin tức thời sự mà cái âm thanh của máy radio cứ kêu rẹt rẹt; chúng ta cũng rất bực mình khi màn ảnh truyền hình rất rõ ràng, nhưng cái âm thanh cứ như là nghẹt mũi. Cũng vậy, giáo dân cũng rất bực mình khi chúng ta –các linh mục- giảng lí nhí trong miệng không rõ ràng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:44 22/03/2017

5. Do cầu nguyện, chúng ta giống như xây cho mình một lô cốt chắc chắn.

(Thánh Lawrence of Bindisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Mùa Chay A. 26.3.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:54 22/03/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang bước vào tuần lễ thứ IV của Mùa Chay Thánh. Qua hết tuần nầy, coi như chúng ta đã đi hết phân nửa đoạn đường của việc chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ phục sinh.

Phúc âm hôm nay, thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh vào ngày lễ nghỉ. Đây là dịp để người Dothái có cớ để tố cáo Chúa vi phạm luật của ngày lễ nghỉ.

Trong đời sống, nếu có dịp và điều kiện cho phép, chúng ta nên làm những công việc bác ái, xã hội trong những lúc có thể được, dù biết rằng, những việc làm đó sẽ chiếm rất nhiều thời giờ của chúng ta, ngay cả những ngày giờ nhàn rỗi. Học gương mẫu của Chúa đến với tha nhân vì nhu cầu cần thiết của họ, giúp đỡ họ tìm được niềm vui và sự an ủi.

Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà Isai để xức dầu phong vương cho 1 trong 7 người trai của Isai làm vua Israel. Chúa đã chọn Đavít.

TRƯỚC BÀI II:
Đức tin của chúng ta phải chiếu soi cho thế gian, nói cách khác, qua cuộc sống đức tin, chúng ta chúng minh cho thế gian mình là môn đệ của Chúa Kitô.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh. Sau khi được sáng mắt anh đã làm chứng nhân trung kiên của Tin Mừng cứu độ. Đời sống của chúng ta, sau khi đã được rửa tội, cũng phải trở thành chúng ta Tin Mừng Đức Kitô rao giảng.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện Chúa mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng tin vững mạnh và biết hướng đến tha nhân với tấm lòng quảng đại.

1. Đavít đã được xức dầu tấn phong làm vua Israel, xin cho chúng ta là những người cũng đã được xức dầu ngày lãnh nhận bí tích rửa tội được thông phần chức linh mục, tiên tri và vương quyền của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho chúng ta biết minh chứng cho thế giới, ơn gọi sống đời chứng nhân giữa đời qua phép rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta đang tiến lên núi thánh Calvariô với đông đảo anh chị em trong cộng đoàn xứ đạo, trong lúc đó vẫn còn những anh chị em nguội lạnh, trể nải, dửng dưng hay thờ ơ. Xin Chúa cho chúng ta được trở thành những tông đồ nhiệt thành đem họ về đồng hành với Giáo Hội và Cộng Đoàn Xứ Đạo trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho đoạn đường chúng ta đang đi từ đồi Calvariô đến mộ Chúa, được sống lại phần linh hồn, qua việc lãnh nhận bí tích hòa giải trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em bị tàn tật từ lúc bẩm sinh, hoặc vì hoàn cảnh chiến tranh đã cướp mất một phần thân thể của họ. Xin cho chúng ta biết đến với họ trong tinh thần thông cảm và chia sẻ tình người. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta nhớ đến thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi... xin cho các ngài được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúa đã phán: "Ta là Đường là Sự Thật và là Sự Sống". Xin cho chúng con biết đi trên đường khổ nạn và phục sinh với Chúa qua bí tích giải tội, để tất cả chúng con được sống đời đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
 
Mù và sáng
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:21 22/03/2017
Chúa Nhật IV Mùa Chay, năm A
Ga 9,1-41

Mù và sáng

Ở đời người ta thường nói:” Giầu có hai con mắt.Khốn khó hai bàn tay “. Diễn tả điều ấy, người ta muốn cho chúng ta thấy đôi mắt quý giá như thế nào và hai bàn tay cũng quan trọng làm sao ! Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay cho chúng ta thấy anh mù bẩm sinh vừa bị mù thể lý, vừa bị mù cả đức tin. Anh mù này không thể thấy vũ trụ, vạn vật, thế giới, cũng không thấy được con người. Đây là sự thiệt thòi và đau khổ nhất cho anh. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ quý giá, anh mù đã được Chúa làm cho sáng mắt : đôi mắt thể lý và đôi mắt tâm hồn…

Để được sáng mắt, anh mù đã phải trải qua một cuộc chiến mệt mỏi, dai dẳng, một cuộc hành trình chông gai do anh chưa thể hiểu được tôn giáo, do anh chưa nhận ra đức tin, do luật tôn giáo lúc đó cản ngăn, do sự cứng cỏi, chống đối của Pharisêu, những người xem ra mắt thể lý sáng, nhưng lại hết sức tối tăm, mù mịt vì đức tin. Cuộc hành trình đi tới đức tin của anh để anh có thể nhận biết Chúa cứ bị đe dọa, chống đối, cản ngăn, cứ bị ngăn cản, đe dọa bởi giới có chức, có quyền, có uy lực của các vị lãnh đạo tôn giáo lúc đó vv…Anh đã nỗ lực, đã cố gắng vượt bực, đồng thời với sự khai mở, vén lộ của Đức Giêsu Kitô, anh mù đã vượt thắng biết bao khó khăn từ nhiều phía để rồi anh đã có một đức tin ngời sáng, đức tin mạnh mẽ, sâu xa và tỏa sáng.Vâng, chính anh mù này đã bênh vực cho Chúa Giêsu, đã làm chứng cho phép lạ của Chúa bởi vì nhiều người đã phủ nhận phép lạ Người làm vì họ cho rằng Chúa Giêsu đã vi phạm luật không được chữa bệnh trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày nghỉ ngơi không được làm việc, không được họ. chữa bệnh, không được cứu vớt vv…Anh mù đã bênh vực cho Chúa và đã mạnh mẽ tuyên xưng đức tin :” …Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì “ ( Ga 9, 32-33 ).

Anh mù đã biện phân một cách chí lý bởi vì nếu Chúa Giêsu là kẻ tội lỗi thì làm sao Người có thể làm cho anh mù sáng mắt được. Những người lên án Chúa Giêsu như Kinh sư, Biệt phái, Pharisêu, những người Do Thái cứng lòng, họ có mắt thật đấy nhưng tâm hồn của họ lại mù lòa.Họ có mắt nhưng thực sự như không có mắt. Họ tưởng họ sáng nhưng thực tế họ đang mù lòa. Những người này vẫn cố chấp, vẫn sống lì lợm trong tội lỗi, nên họ không thể nhận ra được Thiên Chúa, không thể hiểu được Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng cứu độ đã đến trần gian.. Họ không thể nhận ra được Chúa Giêsu đã chữa cho anh mù, là Đấng Cứu thế, là Con Thiên Chúa, đang đứng trước mặt họ. Họ đã chai lì, đã mù lòa cả xác và tinh thần. Họ thật là bất hạnh vì không thể nào nhận ra Thiên Chúa…

Chúa Giêsu đã làm một phép lạ mà y khoa muôn đời sẽ bó tay vì mù bẩm sinh không thể nào chữa được, không thể nào làm cho sáng mắt được. Chúa đã dùng quyền năng phi thường của Thiên Chúa để làm cho anh mù từ bẩm sinh được sáng mắt về mặt thể lý, nhưng trên hết Chúa đã khai mào đức tin, ban đức tin cho anh để anh tin mạnh mẽ, tin nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã chữa lành mù lòa cho anh. Đây quả là phép lạ về lòng tin bởi vì có nhiều người sáng đôi mắt thể lý họ nhìn được vạn vật, nhìn được con người nhưng lại mù tịt về đức tin.

Có một loại mù lòa về tinh thần, về tâm hồn. Họ có mắt thật đấy nhưng họ không thể có đức tin để nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ đã đến trần gian để cứu rỗi nhân loại, cứu rỗi con người. Những người Do Thái có đôi mắt thể lý, họ thấy Chúa Giêsu và thế giới, nhưng đôi mắt đức tin của họ thì bị mù vì họ không tin Đức Giêsu Kitô có thể làm phép lạ chữa bệnh, và cũng không tin Người là Thiên Chúa,la Ánh Sáng, thậm chí họ còn muốn tấn công, làm khó dễ, bắt bớ và trục xuất tất cả những ai dám nói rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nữa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Ánh Sáng, là Đấng Cứu Độ, là Lời hằng sống, xin Chúa chữa lành bệnh hoạn tật nguyền của chúng con, xin mở mắt cho chúng con để chúng con có đức tin mạnh mẽ làm chứng cho Chúa là Con Thiên Chúa và cũng chính là Thiên Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Mù bẩm sinh có nghĩa gì ?
2.Anh mù bẩm sinh đã tin nhận vào Chúa như thế nào ?
3.Khi được chữa khỏi mù lòa, anh đã làm chứng cho Chúa ra sao ?
4.Mù thể lý và mù tâm hồn có nghĩa gì ?
5.Tại sao những người Pharisêu lại không nhận ra Chúa ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Châu Phi đã nói “không” với việc cho người ly dị tái hôn rước lễ từ lâu
Vũ Văn An
00:51 22/03/2017
Theo hai ký giả John L. Allen Jr. và Ines San Martin, người tổ chức cuộc hội nghị về Châu Phi từ ngày 22 tới ngày 25 tháng này tại Rôma, Cha Paulinus Odozor, nói rằng cuộc tranh luận về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời do tông huấn Amoris Laetitia gây ra đã được giải quyết tại Châu Phi và câu trả lời là “không”.

Thực vậy, Cha Odozor, một nhà thần học Nigeria hiện đang giảng dạy tại Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ, cho biết: “Nếu các bạn tới các giáo xứ bình thường thuộc phần lớn Châu Phi, các bạn sẽ thấy những người ở trong hoàn cảnh mà các bạn đang nói tới sẽ không tự ý lên rước lễ vì họ đã chấp nhận đây là luật lệ. Đây không phải là một vấn đề, nhất là vì người ta hiện nay có dịp xem xét cuộc hôn nhân của họ và hỏi xem họ có thực hiện nó một cách thành sự hay không (qua diễn trình tuyên bố vô hiệu). Nếu nó thành sự, thì hết chuyện, đâu làm gì được!"

Cha cho rằng các nhận định của Cha về Amoris Laetitia đúng cho cả Châu Phi nói chung vì “về mặt căn bản, vấn đề của chúng tôi tại Châu Phi không phải là ly dị, tái hôn và người Công Giáo lãnh nhận các bí tích. Vấn đề của chúng tôi có liên quan tới đa hôn và các gia đình đa hôn v.v…”

Ngài nhấn mạnh: “chúng tôi đã giải quyết nó từ lâu”. Tiềm năng những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ là việc không thể có.

Cha Odozor ở Rôma như là người tổ chức chính của hội nghị kéo dài từ ngày 22 tới ngày 25 tháng này, tựa là “Nền Thần Học Kitô Giáo Châu Phi: Hoài Niệm và Sứ Mệnh cho Thế Kỷ 21” do Trung Tâm Cửa Ngõ Hoàn Cầu của Đại Học Notre Dame bảo trợ.

Cha Odozor nói rằng ngài thất vọng, thậm chí buồn nôn, trước cung cách cuộc tranh luận về Amoris Laetitia ở Tây Phương đã tập chú một cách quá bị ám ảnh vào vấn đề rước lễ.

Cha cho hay: “vấn đề với Tây Phương là: họ làm hẹp lại mọi chuyện, tước gọt một bản văn chỉ còn lại một hay hai vấn đề. Đọc lại Amoris Laetitia, tôi rất ngưỡng phục sự phong phú không thể tưởng tượng được của nó. Chúng tôi ở Châu Phi đôi lúc lấy làm lạ trước cung cách Đạo Công Giáo ở Tây Phương chỉ lấy có một vấn đề và chạy đi với nó, không thèm nhìn lại toàn bộ bối cảnh. Điều này thật đáng sợ, và có thể gây cả buồn nôn nữa … cho dù là có cuộc tranh luận về những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự cũng như về việc rước lễ của họ đi chăng nữa, ta cũng không nên đem cuộc tranh luận ấy ra khỏi ngữ cảnh của nó”.

Nhân dịp này, Cha Odozor cho biết thêm, sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội tại Châu Phi là người dân. “Người dân là tài sản lớn nhất, một sắc dân linh động từ Johannesburg tới bất cứ nơi nào khác thuộc Châu Phi. Chính là người dân, chính là đức tin của họ. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy xuống đức tin, điều tôi cần làm là kiếm tiền mua vé máy bay trở về bất cứ nước nào tại Châu Phi. Lúc trở lại, tôi thấy mình tươi trẻ hẳn lên, cả về phương diện phụng vụ, mọi sự”.

Về các thách đố, Cha thấy cấp thiết phải có “đợt” phúc âm hóa thứ hai. Cha nói: “Hoa Kỳ có vài trăm cao đẳng và đại học Công Giáo, và Châu Phi cần những định chế như thế. Cuộc phúc âm hóa thứ nhất đã diễn ra rồi, nhưng nay cần đợt thứ hai, một đợt vừa có tính định chế vừa có tính trí thức… Chúng ta phải đem lại cho Kitô Giáo Châu Phi và Đạo Công Giáo Châu Phi một việc đặt cơ sở thấu đáo để suy tư, một nền tảng thần học thấu đáo”. Cha cũng nhắc đến thách đố “Ngũ Tuần” (Pentecostalism) và tính non trẻ của các Giáo Hội Châu Phi.

Vì lòng tự hào dân tộc, Cha Odozor còn tiên đoán rằng nếu Đức Phanxicô đến thăm quê hương Nigeria của ngài, chắc chắn họ sẽ phá kỷ lục đám đông 6 triệu người chào đón ngài tại Phi Luật Tân hồi tháng Giêng năm 2015.

Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux, Cha Odozor cho biết ngài cố gắng mời đủ mọi thành phần của Giáo Hội Châu Phi tới Rôma tham dự hội nghị do ngài tổ chức: có đủ các vị giáo phẩm, các thần học gia, các nhà tranh đấu, hàng ngũ giáo dân và sinh viên, những người đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau và nhiều thành phần khác nhau trong cộng đồng, đến với nhau để nói về Giáo Hội đặc thù của họ, để thảo luận về Giáo Hội của họ, để ưu tư về tương lai của Giáo Hội họ, để cử hành các thành tựu của Giáo Hội họ, để nói lên Giáo Hội có thể làm gì tốt hơn khiến Tin Mừng của Chúa Kitô được biết nhiều hơn tại Châu Phi và để làm cho Châu Phi thành một nơi tốt hơn.

Hội nghị lần này nhắm cả cộng đồng Kitô Giáo tại Châu Phi lẫn cộng đồng Châu Phi rộng lớn hơn. Để những ai không có dịp tới Châu Phi được thấy và nghe về Châu Phi.

Theo Cha, điều trên có những nguy cơ của nó: bạn phải sẵn sàng để “giặt quần áo dơ trước công chúng, nơi ai cũng thấy. Đây là một quyết định mạnh dạn, nhưng chúng tôi đâu có thể làm gì khác hơn được? Nếu Châu Phi muốn được coi trọng như một người nhập cuộc, thì nó phải trung thực về chính mình. Chúng tôi không chỉ muốn người ta nghe những điều kỳ diệu chúng tôi đang thực hiện. Mà còn muốn họ nghe những chuyện khủng khiếp chúng tôi đang làm nữa”.

Cha nhấn mạnh thêm: “chúng tôi cũng muốn người khác nhìn vào điều Châu Phi đang làm. Một loạt người mà bạn chưa nhắc đến trong hội nghị là những người không thuộc Châu Phi nhưng quan tâm tới Châu Phi… Giáo Hội Châu Phi không khép kín, nhưng là một Giáo Hội muốn cử hành tính Công Giáo của mình, họ muốn là Giáo Hội theo cách riêng của họ nhưng cũng muốn là “Giáo Hội”, hiệp thông với các Giáo Hội khác trên thế giới.

Đối với Đức Phanxicô, Cha cho rằng người Châu Phi yêu mến ngài. Họ muốn ngài thăm viếng họ nhiều hơn. “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha nghe thấy, chúng con yêu mến Đức Thánh Cha và chúng con thích được thấy Đức Thánh Cha quanh quẩn bên chúng con”.

Cha cho rằng điều làm người Châu Phi có ấn tượng sâu xa về Đức Phanxicô “là sự đơn sơ của ngài, sự trung thực của ngài… Các bạn thấy đó, vị này đúng là một mục tử và ngài đi thẳng vào tâm điểm vấn đề như các mục tử quen làm. Ngài không bao giờ đặt sự việc vào một ngôn ngữ thần học long trọng, nhưng vị mục tử nhân lành bao giờ cũng có đặc điểm này: các ngài biết cách nói với người dân. Các bạn có thể không thích điều các ngài làm, nhưng các bạn tôn kính ý hướng của các ngài là đem Chúa Kitô đến cho người ta và làm cho Tin Mừng có hiệu quả đối với họ.

“Các nhà thần học chúng tôi mất nhiều thì giờ tranh luận hết điều này tới điều nọ, điều đó cũng được thôi, vì chúng tôi được trả công để làm việc này, nhưng người ta yêu mến ngài”.
 
Sứ điệp Video Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2017
Lm. Trần Đức Anh OP
05:46 22/03/2017
VATICAN. ĐTC tái khẳng định: ”Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ, với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21-3-2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, 9-4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại” (Lc 1,49).

Trong sứ điệp, ĐTC nói: ”Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là ”Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 là: ”Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).

Bàn về chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay, ĐTC nhận định rằng ”Mẹ Maria biết cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã nhìn đến thân phận bé nhỏ của Mẹ và Mẹ nhận ra những điều vĩ đại Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của Mẹ; và Mẹ lên đường đi gặp bà chị họ Elisabeth cao tuổi và đang cần sự gần gũi của Mẹ. Mẹ Maria không khép kín trong nhà, vì Mẹ không phải là một thiếu nữ tìm kiếm thoải mái, an ninh, không muốn ai quấy rầy. Mẹ được đức tin thúc đẩy, vì đức tin là con tim trọn cuộc sống của Mẹ”.

Và ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: ”Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn, và khi làm như thế, Chúa thấy trọn tình yêu mà các bạn có khả năng cống hiến. Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử các bạn và nhiều người khác. Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.

Cùng với sứ điệp Video trên đây, ĐTC đã cho công bố sứ điệp của ngài trên văn bản dài hơn, trong đó ngài giải thích chi tiết và đặt hành trình của giới trẻ tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Panama trong tương quan với Thượng HĐGM thế giới năm 2018 tới đây với chủ đề ”Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Qua đó, - ĐTC viết - ”chúng ta sẽ tự hỏi xem người trẻ sống kinh nghiệm đức tin giữa những thách đố ngày nay như thế nào, làm thế ngày người trẻ có thể làm cho dự phóng cuộc sống được chín mùi, phân định ơn gọi, được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là ơn gọi sống đời hôn nhân, trong môi trường giáo dân và nghề nghiệp, hoặc trong đời sống thánh hiến và linh mục”. (SD 21-3-2017)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi tham gia sáng kiến ''24 giờ cho Chúa''
Lm Trần Đức Anh OP
08:51 22/03/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi các tín hữu sốt sắng tham gia sáng kiến tái khám phá bí tích Hòa giải tổ chức vào ngày thứ sáu 23 và thứ bẩy 24-3-2017 này.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 22-3-2017 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Tôi mời gọi tất cả các cộng đoàn hãy sống trong niềm tin tưởng cuộc hẹn vào ngày 23 và 24-3 này để tái khám phá bí tích Hòa giải: ”24 giờ cho Chúa”. Tôi cầu mong rằng năm nay, thời điểm hồng phúc ưu tiên này trong hành trình mùa chay cũng được sống tại bao nhiêu thánh đường để cảm nghiệm cuộc gặp gỡ vui tươi với Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Đấng đón tiếp và tha thứ cho tất cả mọi người”.

Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” năm nay có chủ đề là ”Ta muốn Lòng Thương Xót” (Mt 9,13)

Năm nay tại Vatican, ĐTC đã cử hành sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” sớm hơn 1 tuần, vào thứ sáu 17-3 vừa qua, với nghi thức thống hối chung và xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân, tại Đền thờ Thánh Phêrô. Tuy nhiên tại các nơi khác ở Roma cũng như trên thế giới, sáng kiến này được cử hành trong hai ngày 23 và 24-3 như vừa nói.

Từ 20 giờ tối thứ sáu 24-3-2017, cho đến quá nửa đêm, Nhà thờ Đức Mẹ Maria in Trastevere và nhà thờ các dấu thánh của Thánh Phanxicô (Stimmate di S. Francesco) sẽ mở cửa liên tục để các tín hữu chầu Mình Thánh Chúa và lãnh nhận bí tích Hòa Giải.

Lúc 5 giờ chiều thứ bẩy, 25-3, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng TT tái truyền giảng Tin Mừng, sẽ kết thúc 24 giờ cho Chúa tại Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở khu Sassia, đối diện với trụ sở Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên, với kinh chiều I Chúa Nhật thứ 4 mùa chay. (SD 22-3-2017)
 
Chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Fatima vào tháng 5, 2017
Lm Trần Đức Anh OP
08:54 22/03/2017
VATICAN. Hôm 20-3-2017, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chính thức chuyến viếng thăm của ĐTC tại Fatima từ ngày 12 đến 13-5-2017.

- Lúc 2 giờ chiều ngày thứ sáu 12-5-2017, ĐTC sẽ khởi hành từ Phi trường Fiumicino ở Roma và bay đến sân bay căn cứ không quân Monte Real lúc 16.20.

Sau nghi thức tiếp đón, ngài sẽ hội kiến viếng với tổng thống Bồ đào nha tại Căn Cứ, rồi viếng thăm Nhà nguyện của Căn Cứ trước khi đáp trực thăng đến sân thể thao Fatima lúc 17.15 rồi dùng xe đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima.

Thứ sáu 12 tháng 5 năm 2017

- Lúc 18.15, ĐTC viếng thăm nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra
- Lúc 21 giờ 30: ĐTC sẽ làm phép nến từ Nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra, chào thăm các tín hữu và đọc kinh Mân Côi.

Thứ bẩy ngày 13 tháng 5 năm 2017

- Lúc 9.10, ĐTC sẽ gặp thủ tướng Bồ tại Nhà ”N.S do Carmo” rồi viếng thăm Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mân Côi trước khi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại thềm Đền Thánh. Ngài sẽ giảng lễ và có phần chào thăm các bệnh nhân.
- Lúc 12 giờ 30: ĐTC sẽ dùng bữa trưa với các GM Bồ đào nha cũng tại Nhà ”N.S. do Carmo”
- 14.45: sẽ có nghi thức tiễn biệt tại Căn cứ không quân Monte Real
- 15.00: ĐTC sẽ rời căn cứ và bay về Phi trường Ciampino ở Roma, dự kiến sẽ đến nơi vào lúc 19 giờ 05.
 
Người Công giáo sống trong thầm lặng, khiêm nhường và an bình noi theo gương Thánh cả Giu se.
Pt Huỳnh Mai Trác
09:07 22/03/2017

Bắc Kinh - Sống một cuộc sống thầm lặng, khiêm nhường và an bình noi theo gương thánh cả Giu se: mỗi năm các cọng đoàn ở Trung Hoa lục địa thường tổ chức Lễ Phụng Vụ rất trọng thể kính Thánh cả Giu se, tôn kính các đức tánh cao quý của ngài : vâng lời, nín lặng, khiêm nhường và an bình.

Theo tin tức của hảng thông tin Fides, hàng năm cứ đến tháng Ba, tháng này kính đặc biệt thánh cả Giu se, đấng bảo trợ công nhân, các nhà truyền giáo, các cặp vợ chồng trẻ và ơn chết lành.

Có nhiều nhà thờ, trường học, cọng đoàn tu sĩ, truyền giáo và nhiều các hội đoàn chọn thánh Giu se làm đấng bảo trợ, không chỉ là để tôn kính ngài mà còn để noi gương tinh thần và các đức tính tốt của ngài thích hợp với nền luân lý cổ truyền của người Trung Hoa. Ngày lễ trọng kính thánh Giu se năm nay trùng vào ngày Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay và các Hội đoàn đã dời vào ngày thứ bảy 18 tháng ba. Một cuộc rước kiệu linh đình trong giáo xứ Vu Xi và vị Chủ tế đã giảng thuyết mời gọi mỗi giáo dân hãy noi theo gương thánh cả Giu se : học hỏi sự nín lặng của ngài, chấp nhận với đức tin mãnh liệt, chờ đợi trong hy vọng, hoàn tất sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó trong niềm tin cao cả và rộng lượng”.

Trong xứ Nội Mông, nơi giáo xứ Hu He Hao Te, Lễ trọng được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền của người Mông cổ, có những buổi ca hát và nhảy múa như trong một đại gia đình.Trong địa phận He Bei nhiều nhà thờ được dâng hiến lên thánh cả Giu se. Đức Giám Mục Giu se Li vừa khánh thành một nhà thờ mới xây cất từ tháng tư nâm ngoái trong địa phận Xian Xian của ngài. Ngày nay ngôi làng này chỉ có 200 gia đình đã dành 968 mét vuông để xây nhà nguyện và một trung tâm hành hương.

Ở trung tâm thành phố Jiang Su, lễ trọng thể chú trọng đến hình ảnh của vi thánh cả chăm sóc Đấng Cứu Thế với gương mẫu một đức tin mãnh liệt và vô điều kiện. Đức Giám Mục Xu Hong Gen, giám mục địa phận Su Zhou, nhấn mạnh về gương sáng đức tin, và nhắc nhở chúng ta hãy luôn đặt để Chúa Kitô trong tim của chúng ta, trong thân xác và trong đời sống của chúng ta”. Một số đong là nhũng di dân đã tham dự thánh lễ trong các giáo xứ như các linh mục đã kêu gọi :” Nhà thờ là nhà của các bạn, các bạn dược đón tiếp trong tự do và thở không khí trong lành không chỉ trong những buổi lễ long trọng tôn kính đấng Bảo Trợ,mà mỗi ngày suốt trong năm trường.” (Nguồn: Fides).
 
Khách hành hương và Đức Giáo Hoàng bất ngờ được một trận cười vui vẻ
Nguyễn Long Thao
17:42 22/03/2017
Một bé gái 3 tuổi đã bất ngờ làm khách hành hương và Đức Giáo Hoàng được một trận cười lớn tiếng tại quảng trường thánh Phêrô.

Số là vào ngày thứ Tư 22 tháng 3 năm 2017 khi xe ĐGH đi vào quảng trường thánh Phêrô để Ngài trực tiếp gặp gỡ khách hành hương thì nhân viên an ninh bồng một em bé 3 tuổi tên là Estella Westrick lên để ĐGH hôn. Liền lập tức em choài người ôm lấy Đức Giáo Hoàng nhưng cánh tay phải lại luồn ra phía sau giật lẩy chiếc mũ đỉnh đầu của ĐGH. Trước cảnh bất ngờ này, tât cả khách hành hương và cả Đức Giáo Hoàng đều cười rộ vui vẻ.

Được biết em Estella Westrick là ngưòi Mỹ ở tiểu bang Atlanta đến Roma lần đầu tiên để gặp cha đỡ đầu và người cha đã đưa em đi dự buổi ĐGH tiếp khách hành hương trên toàn thế giới vào ngày thứ Tư
 
Top Stories
Pollution maritime : des catholiques manifestent en même temps dans les provinces du Centre et à Saigon
Églises d'Asie
10:26 22/03/2017
Pollution maritime : des catholiques manifestent en même temps dans les provinces du Centre et à Saigon

07/03/2017

Pour la première fois depuis le début des réactions populaires déclenchées par la pollution environnementale qu’a provoquée le complexe sidérurgique de Formosa, la manifestation qui a eu lieu dans la matinée du dimanche 5 mars se voulait d’une envergure nationale, même si le nombre de ...

... participants dans le Sud a été peu nombreux. Ce sont certes les provinces du Centre-Vietnam, les plus touchées par la pollution, qui ont fourni le plus de protestataires, mais plusieurs centaines de manifestants ont aussi marché dans les rues de Saigon et dans quelques autres villes du Sud.

L’appel à manifester avait été lancé sur Internet par le plus célèbre des anciens prisonniers de conscience vietnamiens, à savoir le P. Thaddée Nguyên Van Ly, revenu il y a quelques mois du centre pénitentiaire du Nord-Vietnam où il a purgé une longue peine. Son projet ne manque pas d’ambition puisqu’il propose que soient organisés des rassemblements sur tout le territoire du Vietnam tous les dimanches à partir du 5 mars 2017 jusqu’à la fin de l’année.

Mobilisation de paroisses catholiques

Dans la province du Nghê An, plusieurs milliers de fidèles se sont d’abord rassemblés ; ils étaient issus des paroisses de Phu Yên et de Manh Son. Cette foule s’est ensuite mise en marche vers la paroisse de Sông Ngoc. Les premiers manifestants se sont associés aux fidèles locaux pour participer à la messe locale aux intentions de la justice de la paix. Après la cérémonie, les fidèles, qui à ce moment-là étaient à peu près 6 000, se sont rendus au siège du district où ils ont manifesté, demandant la fermeture de l’usine à capitaux taïwanais responsable de la catastrophe écologique du mois d’avril 2016. De très nombreux agents de la Sécurité ont surveillé les déplacements de cette foule. Cependant aucune violence n’est à déplorer.

Cette même matinée, une autre manifestation s’est tenue dans la province voisine du Ha Tinh. Environ un millier de fidèles de la paroisse de Dong Yên est venu se rassembler devant les portails du complexe industriel Formosa. Les slogans criés par eux ou inscrit sur des calicots demandaient aux responsables taïwanais de quitter immédiatement le Vietnam. Selon les témoignages des manifestants, les agents de police étaient peu nombreux, le gros des forces de l’ordre étant retranché à l’intérieur de l’usine.

On n’a pas retrouvé la même affluence à Saigon, où le mot d’ordre du P. Thaddée Nguyen Van Ly a pourtant été entendu. Vers 7h45, environ 200 personnes, divisées en plusieurs groupes, se tenaient sur le parvis de la cathédrale. Un de ces groupes a commencé à scander des slogans demandant au complexe industriel responsable de la pollution du mois d’avril 2016 de quitter le Vietnam. Le petit attroupement a été immédiatement dispersé par les agents de la Sécurité. On a encore entendu ailleurs les mêmes slogans criés en langue anglaise par un autre groupe. Puis des haut-parleurs ont annoncé la dispersion de la manifestation. Des arrestations auraient eu lieu.

On signalait d’autres manifestations à Biên Hoa, dans le Dong Nai. A Hanoi, la Sécurité publique a empêché plusieurs dissidents de sortir de chez eux durant la journée du 5 mars. Les initiateurs de la manifestation ont jugé les résultats assez moyens mais se sont réjouis de voir que leur appel avait reçu un premier écho.

(eda/jm)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
1,2,3 Chúng ta cùng biến
Phạm Trần
22:02 22/03/2017
1,2,3 CHÚNG TA CÙNG BIẾN


--Một bộ phận thanh niên mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN,ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.

-- Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.

--225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

-- Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội.

-- Việt Nam ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy…gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi.

-- Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn : Buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.

******

Đó là những “con số biết nói” và “những chuyện trăm mối tơ vò” đang phơi ra trước mắt người dân Việt Nam sau hơn 30 năm “đổi mới” để thoát chết.

Nhưng báo đài của đảng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ biết trát son phấn lên mặt xã hội để chứng minh nhờ có đảng lãnh đạo mà chuyện gì cũng hòan thành tốt và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nếu được ủng hộ mạnh mẽ như thế thì tại sao đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực ? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, hai dân tộc từng bị người Việt Nam coi thường trong nhiều thập niên ?

Các dư luận viên còn ồn ào rằng:”Truyền thống quý báu, mục tiêu cao cả thiêng liêng chăm lo lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân là truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (theo báo Quân đội Nhân dân ngày 13/02/2017

Họ còn lẩm bẩm câu viết trong các Văn kiện chính sách để khoe nước bọt :“Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”.

Hô hoán bấy nhiêu chưa đủ, đảng còn vẽ vời:” Đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”; hoặc hoang tưởng như Nhà Thơ Hoàng Trung Thông: “Ta bỗng thấy tắm mình trong ánh sáng/ Đảng nâng ta lên tầm cao của Đảng”.

Nâng cao đến chỗ nào sau những giây phút mê sảng ấy ? Hãy đọc :”Bây giờ thấy nhiều người nói về đạo đức thật trơn tru, có lớp có lang. Nhưng trong lòng họ nghĩ khác, việc làm của họ khác. Nói không đi đôi với làm, nói toàn chuyện trên trời dưới biển, nhưng làm thì kể việc không hết mấy đầu ngón tay, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực lãnh đạo giảm sút, làm mất uy tín cán bộ ((báo Nhân Dân,20/01/2017)

Uy tín cá nhân cán bộ mà mất thì ăn thua gì ? Nhưng cán bộ là người ăn cơm đảng, học trường đảng và làm việc cho đảng thì tất nhiên cây nào phải sinh ra qủa ấy chứ lấy đâu ra cái thứ cán lăng nhăng như thế ?

Chỉ tiếc là đảng lại không muốn nhìn nhận đã thoái trào, chậm tiến và lạc hậu trước một Thế giới đã ruồng bỏ chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin.

Những lãnh đạo bảo thủ của đảng CSVN chỉ biết khăng khăng cho mình là “phải”, là “đúng” và “trúng” nên không vượt qua được các chứng bệnh suy thoái tư tưởng và sa sút đạo đức lối sống đã lan rộng và ăn sâu trong đảng.

Bằng chứng chưa được một năm mà đảng đã phải phát động phong trào “tự phê bình” và “phê bình” để kiểm điểm việc thi hành Nghị quyết 4/XII (30/10/2016) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”

Nhưng chuyện “bầy hàng” lấy điểm lần này của đảng liệu có hy vọng thu được kết qủa gì không ?

KẾ QỦA NHÃN TIỀN

Tương lai sẽ trả lời, nhưng nếu dựa vào qúa khứ thì cũng chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì.

Hãy nghe Phó Giáo sư-Tiến sỹ (PGS.TS) Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:”Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, cùng với những kết quả đạt được, tình trạng suy thoái trong Đảng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu cho thấy còn phức tạp hơn. Một phần là do thực hiện không nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nhiều nơi, nhiều chỗ, tự phê bình và phê bình vẫn còn diễn ra qua loa, hình thức, né tránh nên rất ít hiệu quả. Cũng có không ít trường hợp lợi dụng phê bình để công kích, hạ bệ những người mình không ưa hoặc để xu nịnh đối với cán bộ lãnh đạo. Thực tế này cũng lý giải vì sao trong những năm qua, nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra nhưng ít được phát hiện qua quá trình tự phê bình và phê bình ở các cấp ủy Đảng cơ sở.”

( Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) ngày 12/02/2017

Người thứ hai, ông Nguyễn Đức Hà, Ban Tổ chức Trung ương nhận định: “Việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi. Việc này tôi thấy ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương”.

VOV phỏng vấn tiếp PGS.TS Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị khu vực 3. Ông góp ý:”Thực tế trong thời gian gần đây, phê bình và tự phê bình mang tính hình thức, dẫn đến hậu quả là sự suy thoái của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân không nhận thấy trách nhiệm của mình đối với những sai phạm, họ lợi dụng những cái đó để hạ thấp người khác. Đồng thời cũng có những biểu hiện ngại va chạm, ngại phê bình vì sợ đụng đến quyền lực. Thực chất là do cơ chế bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại những người lợi dụng quyền lực chưa rõ ràng.”

Đến phiên ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh:” Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái trong Đảng, khiến lòng tin trong dân với Đảng bị giảm sút.”

Ông nói:”Thời gian trước đây, khâu này được coi trọng và làm khá tốt. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, việc phê bình và tự phê bình chưa được tốt. Từ Hội nghị TƯ 4 khóa XI đến Hội nghị TƯ 4 khóa XII, khâu này chuyển biến không được bao nhiêu. Thực tế này rất đáng phải suy nghĩ. Đã từng sinh hoạt ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở, tôi thấy rằng việc phê bình và tự phê bình nói chung là yếu, nể nang. Xu hướng nể nang, tránh va chạm dường như đang rất phổ biến, không chỉ ở cấp cơ sở, mà từ cấp trung ương.”

LÝ TƯỞNG Ở TÚI TIỀN

Tình hình các bậc cha chú mánh mung như thế thì lý do thanh niên đã phai nhạt lý tưởng là chuyện đương nhiên. Chả ai dại gì phải hết lòng vì đảng cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết. Đó là chuyện thường tình.

Thế nhưng đảng lại lên lớp phê bình một bộ phận thanh niên ngày nay đã “mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN,ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.”

Nhưng đảng nói là chuyện của đảng. Thanh niên cứ làm chuyện của thanh niên. Làm sao họ có thể ngồi yên cho đảng sai khiến khi dạ dầy đói meo ? Họ mất định hướng, không có lý tưởng Cộng sản vì thế giới Cộng sản đã sụp đổ từ năm 1991. Họ còn thấy lãnh đạo nói một đàng làm một nẻo. Những kẻ có chức có quyền thì giầu nứt mắt nhưng cán bộ đảng viên dưới quyền và người dân lại nghèo xơ nghèo xác thì hấp dẫn thanh niên bằng cách nào ?

Nói công bằng xã hội nhưng chỉ có con ông cháu cha và đòan viên của đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), lớp hậu bị của đảng, mới được những bổng lộc của đảng dành cho.

Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Duẩn đã cay đắng viết trong bài “ Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai” :”Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.” (báo An Ninh Thế giới --Bộ Công an ,ngày 19/02/2017).

Cũng trên báo này ngày 29/06/2016, nguyên Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt phát biểu:”Tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…”

Khi được hỏi về thái độ của nhân dân trước cuộc sống trong xã hội ngày nay, ông Duyệt trả lời:”Tôi thấy ai cũng vui vì cuộc sống bây giờ hơn hẳn trước; nhưng còn nhiều trăn trở, tâm tư. Người ta bất bình với những hiện tượng tham nhũng, sống không minh bạch, giàu có một cách không chính đáng... Người ta hay nghĩ ngợi nhiều, nói nhiều đến vấn đề xuống cấp của đạo đức xã hội. Ở đấy, tôi gặp cả những người suốt đời đi theo Đảng, nhưng bây giờ thì trăn trở với những vụ việc tiêu cực của một số Đảng viên của Đảng.”

Xã hội thì như thế mà đảng cứ ngày đêm tuyên truyền vào tai thanh niên những thành công hão huyền và hứa hẹn nước suông thì thanh niên phải chán đảng là điều khó tránh.

Phản ảnh của Thạc sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội là bằng chứng:”Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo xa rời định hướng XHCN (xã hội chủ nghĩa), ca ngợi một chiều CNTB (chủ nghĩa tư bản) và các giá trị phương Tây; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hoá đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại.”

Tuy nhiên, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 13/03/2017 lại ba hoa chích chòe rằng:”Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đã "ra đời" với vóc dáng và diện mạo mới. Có thể nói, ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ lại có cơ hội và vai trò to lớn như trong tiến trình đổi mới và hội nhập như hiện nay. Số đông tuổi trẻ luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi, góp phần vào sự phát triển của các miền quê nghèo khó, dựng xây biên giới, hải đảo xa xôi ngày càng giàu mạnh…”

Khoe như thế nhưng QĐND lại giấu đi không nói “những thành tích” này là do Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lớp dự bị của đảng phải làm để lấy điểm đầu tư vào tương lai cho vinh thân phì gia như bố mẹ chúng. Bởi vì nhóm chữ “tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi” trong bài này không đại diện cho 70% con em nông dân nghèo khổ của đồng quê Việt Nam, như Tiến sỹ Lê Kiên Thành đã đau xót vạch ra.

Vì vậy, QĐND buộc lòng phải thừa nhận:”Thành tích của tuổi trẻ đáng trân trọng là vậy, thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại, hạn chế cố hữu ở một bộ phận lực lượng xã hội này, như chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động; thần tượng hóa cá nhân...”

Tuy nhiên, bài viêt không quên chữa lửa cho tình trạng bất cập này. Họ chạy quanh :”Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền.”

Một bài khác của QĐND ngày 28/6/2016 cũng gay gắt phê bình lãnh đạo Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) trong công tác thanh niên.

Bái báo nói rằng:”Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, theo đánh giá tại các văn kiện của Đảng và của Đoàn thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn chưa tác động sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo dục đạo đức lối sống chưa thường xuyên. …Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, yếu kém… Một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm...”

Vì thanh niên không còn tha thiết với đảng nên bài báo xác nhận hậu qủa:” Những bất cập, hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên; rộng hơn có thể ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng, nhất là làm cho một bộ phận thanh niên không còn thiết tha đến với tổ chức đoàn, thậm chí đứng ngoài các phong trào của tuổi trẻ.”

Bằng chứng tuổi trẻ chán đảng còn được chứng minh trong báo cáo của Đòan TNCSHCM :”Trong giai đoạn 1988 - 1991, mỗi năm trung bình phát triển được 30 vạn đoàn viên mới, năm sau thấp hơn năm trước. Qua phân loại, số đoàn viên yếu kém chiếm 20% - 30%, chất lượng hoạt động và sinh hoạt thấp, thậm chí có nơi tê liệt. Năm 1991, cả nước có 2,5 triệu đoàn viên (chiếm 12% tổng số thanh niên). Ở vùng cao, vùng sâu và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số đoàn viên chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số thanh niên (2% - 3%)” (Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCSHCM, 29/12/2014, Tạp chí Cộng sản)

HỌC VÀ HÀNH

Cứ loanh quanh như thế nên báo đảng và Nguyễn Đắc Vinh đã quên đi đám mây đen tối đang phủ lên đầu tuổi trẻ Việt Nam.

Hãy đọc báo điện tử Công đòan Việt Nam, ngày 26/09/2016 :” Nhìn vào cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trong tổng số 53,2 triệu lao động của Việt Nam tính đến 2013 thì có tới 21,3 triệu lao động giản đơn chiếm 40% lực lượng lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 5,45% và 3,2% lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.”

Nói cách cho dân dã hiểu là công nhân Việt Nam thiếu tay nghề và thiếu cả ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm cả ở trong nước và ra nước ngoài.

Báo này viết tiếp:”Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay thể hiện nghịch lý là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm... Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh).”

Như vậy thì những khoe khoang thành công rỗng tuếch của tuổi trẻ trên báo đài đảng nhằm mục đích gì ?

Thạc Sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội còn cảnh giác:”Hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thách thức lớn: đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; đó là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống,...

Rõ ràng, sự tụt hậu về trình độ học vấn đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.”

Theo thống kê của ông Phạm Minh Thế thì “Hằng năm, có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Các báo cáo khác ước tính có từ 17 đến 20 triệu thanh niên đã tham gia lao động, chiếm khỏang 80% tổng số thanh niên, hay trên 30% lực lượng lao động trong xã hội.

“Tuy nhiên”, theo ông Thế, “tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay ngày càng tăng. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% năm 2008 lên 5,6% năm 2009 và 4,1% năm 2010. Trong đó, khu vực thành thị là 2%, khu vực nông thôn là 4,9%.

Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4,2% năm 2008, 4,1% năm 2009 và tăng lên 5,2% năm 2010, trong đó ở khu vực đô thị là 7,8%, cao gần gấp hai lần khu vực nông thôn (4,3%).

Đáng chú ý là cả lớp thanh niên tốt nghiệp Đại học và cao học cũng đang thất nghiệp cao. Con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã được xác nhận.

TỘI ÁC VÀ TUỔI TRÈ

Từ thất nghiệp sinh ra trộm cướp và giết người lấy của.

Một báo cáo của Công an cho thấy:”75% tội phạm hình sự là… người trẻ.”

Bài báo của An ninh Thủ đô viết:”Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.”

Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 - dưới 18,41% có độ tuổi từ 18 - dưới 30,34% có độ tuổi từ 30 - dưới 45,8% các độ tuổi còn lại.”

Nhà nước cũng thừa nhận Trong 5 năm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự” (theo VNNET, 16/07/2015)

Cả nước cũng có khoảng 183.000 người nghiện ma túy; gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi.

Về tệ nạn buôn người, Tổ chức Di cư Quốc tế—Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho biết:” Nạn mua bán người vẫn còn nhức nhối tại Việt Nam.”

Bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 05/08/2013 cho biết:”Lâu nay, mua bán người vẫn được xem là một vấn đề nhạy cảm, gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội đặc biệt là ở những vùng biên giới, miền núi. Thống kê trên cả nước trung bình mỗi năm, cả nước có tới 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người, riêng từ năm 2011 đến 2015 đã có 4.500 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận. Hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trên cả nước.”

Bà Vũ Thị Thu Phương- đại diện Dự án Liên minh các tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam (UNIAP) nói với VOV:”Việt Nam là một nước nguồn của tình trạng mua bán người. Phụ nữ, trẻ em, nam giới ở Việt Nam bị bán xuyên biên giới sang các nước khác. Phụ nữ bị bán chủ yếu vì mục đích mại dâm, làm vợ; trẻ em thì chủ yếu là bị bóc lột sức lao động, ăn xin; còn nam giới thì bị bóc lột sức lao động. Ở Việt Nam, buôn bán người diễn ra ở cả nội địa và xuyên biên giới. Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, có nhiều hình thức buôn bán người mới xảy ra như buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.”

Trong khi đó, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do, Radio Free Asia (Tiếng Việt,)” đưa ra ngày 07/01/017 cho biết:”Bộ Công An cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12,8% so với năm 2015.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công An, mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.

Các số liệu của Bộ Công An không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy, Mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.

RFA kết luận:”Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính - nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao.”

Như vậy, với tình trạng từ cán bộ, đảng viên thi đua “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhóm cho đến Thanh niên mất định hướng không còn tha thiết với lý tưởng Cộng sản của đảng, rồi công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ , năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao.

Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp.

Với những “thánh tích vẻ vang” như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa không ? -/-

Phạm Trần

(03/017)
 
Thông Báo
Đại hội Đức Mẹ La Vang tại New Orleans trung tuần tháng 5, 2017
Văn Hóa
Saint Martin / Sint Maarten: 1 đảo 2 quốc gia
LM Trần Công Nghị
09:29 22/03/2017
CARIBBEAN - Nếu có ai hỏi Pháp và Hòa Lan có chung biên giới không? Câu trả lời chắc chắn là không. Thế nhưng trên thực tế là “có”. Đảo Saint Martin / Sint Maarten có diện tích 87 km2, trong đó 53 km2 nằm dưới chủ quyền của Pháp, và 34 km2 dưới quyền chủ quyền của Hòa Lan. Đây là đường biên giới duy nhất trên đất liền được chia sẻ bởi Pháp và Hòa Lan bất cứ nơi nào trên trái đất.

Hình ảnh

Saint Martin (tiếng Pháp), Sint Maarten (tiếng Hòa Lan) là một hòn đảo nằm ở đông bắc Caribbean, cách Puerto Rico khoảng 300 km. Đảo có khoảng 80.000 người, trong đó số người sống ở phía Hòa Lan tương đối đông hơn so với phía Pháp.

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa số dân chúng ở đây sử dụng, vì đa số dân chúng 85% dân sống nhờ vào ngành du lịch. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp cho Saint-Martin, và tiếng Hòa Lan cho Sint Maarten. Các ngôn ngữ phổ biến khác bao gồm các loại creoles dựa trên Pháp khác nhau (tiếng nói của người nhập cư từ các hòn đảo Caribê khác ở Caribê), tiếng Tây Ban Nha (do người nhập cư từ Cộng hòa Dominican và các nước Nam Mỹ khác) và Papiamento (người Aruba, Bonaire và Curaçao nói).

Ngọn đồi cao nhất là Pic Paradis 424 mét nằm giữa một dãy đồi phía Pháp. Cả hai bên đều đồi núi với những đỉnh núi lớn. Những thung lũng là nơi có nhiều nhà cửa. Không có sông trên đảo, nhưng có nhiều rạch khô. Những con đường mòn đi bộ dẫn đến rừng khô bao phủ các đỉnh và dốc núi trên đảo.

Các thành phố chính gồm có thủ đô Philipsburg (phía Hòa Lan) và thủ đô Marigot (phía Pháp). Và đa số các vùng định cư ở khu Lower Prince's.

Thủ đô Philipsburg bên phía Hòa Lan

Thủ đô Philipsburg của Sint Maarten phía Hòa Lan được đặt tên theo John Philips, người thành lập. Thành có một số phòng trưng bày nghệ thuật quốc tế, những nơi bảo tồn thiên nhiên và môi sinh có tiếng, những bãi biển đẹp, đặc biệt được biết đến với cuộc sống về đêm vui chơi giải trí, đồ trang sức, đồ uống được chế biến từ rượu rum guarabry và sòng bạc nổi tiếng.

Thủ đô Marigot bên phía Pháp

Về phía Pháp nổi tiếng với những bãi biển khỏa thân, mua sắm (bao gồm cả các chợ ngoài trời) quần áo, và ẩm thực Pháp và Ấn Độ. Ở thủ đô Marigot có các nhà ăn danh tiếng với đồ ăn ngon, các quán cà phê đúng loại café au lait, chocolat đủ loại và các quán rượu vỉa hè.

Đi một vòng tham quan St. Martin

Từ bến tầu du lịch cảng Philipsburg ở phía Hòa Lan của hòn đảo, xe tour chở chúng tôi theo bờ biển phía đông của đảo, trên đường đi chúng tôi được chứng kiến các khu định cư lên đồi xuống dốc: khu định cư Saunders Hill, Quartier D’Orleans, Hope Hill, và đi qua nhìn xuống vịnh Orient, nơi có các khu bãi biển thời danh tắm truồng “Adong và Evà”.

Tiếp đến dừng chân tại Grand Case là thị trấn lớn thứ hai ở bên phía Pháp, đây là một làng chài hoang sơ cổ kính bao quanh bởi một vịnh bình dị, nhưng cũng được biết đến như nơi ăn ngon của vùng biển Caribbean.

Tại bến tầu Grand Case, chúng tôi xuống tàu ngầm SeaWorld Explorer (loại tầu ngầm có cửa kính chung quanh dưới đáy) đi tham quan trong vòng 45 phút các thảm san hô xung quanh gò đá Creole Rock. Tầu SeaWorld Explorer là một loại bán tầu ngầm nghệ thuật được phát triển tại Úc để sử dụng cho việc quan sát các thảm san hô lớn nhất trên trái đất là Great Barrier Reef.

Trên khoảng tầu giống như tầu thường ngồi ghế quan sát thiên nhiên và bãi biển, nhưng khi mở cửa xuống thân tàu ở dưới và ngồi trong phòng máy lạnh sâu 5 feet dưới mặt nước, hành trình khám phá cuộc sống dưới lòng biển bắt đâu qua các cửa sổ lớp kính trong suốt. Điểm nổi bật chuyến đi là khi các đoàn cá đủ mọi mầu sắc bao quanh người thợ lặn hiện ra ở phía trước cửa sổ của bạn với đồ ăn trong tay và đoàn cá theo sau. Một chuyên gia về đại dương học đang khi đó cung cấp những thông tin về thế giới dưới nước tuyệt vời, chỉ cho bạn loại cá nào, sinh hoạt ra sao… Trên chuyến đi trở lại vào bờ, chúngt tôi tận hưởng những cảnh quan tuyệt đẹp của vùng vịnh Grand Case Bay và tảng đá đẹp Creole Rock.

Sau đó chúng tôi tới thăm thủ đô Marigot của Pháp. Thành phố Pháp này đúng với danh hiệu là “Joie de vivre” (vui sống) với tất cả niềm đam mê của mình. Phong cảnh chung quanh thành phố trên núi dưới biển đẹp như tranh vẽ, thêm vào sức hấp dẫn của Marigot danh tiếng như là thủ đô ẩm thực của vùng biển Caribbean.

Một loạt các cửa hàng sang trọng và, các quán cà phê vỉa hè, quán rượu, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng với các kỷ vật kỳ. Có một khu vực mua sắm cao cấp, cửa hàng quốc tế hàng hiệu cho người mua sắm sành điệu sang trọng ở dưới chân pháo đài Fort St Louis.

Gần bến cảng du khách tham quan Marina La Royale, trong đó có quần áo từ các nhà thiết kế mới nhất của châu Âu, cũng như đồ trang sức mỹ. Thành phố là chỉ có bốn con đường rộng, nên dễ dàng đi xung quanh và trải nghiệm tất cả cuộc sống đầy xinh động nơi đây.

Chúng tôi tìm đến thăm nhà thờ Công Giáo với tên vị thánh Martin của thành phố. Nhà thờ nằm trên lưng chừng dốc núi mà trên đỉnh núi là Fort St. Louis. Tiếc rằng khi chúng tôi đến thì nhà thờ đóng cửa không vào thăm bên trong được.

Trên đường về chúng tôi đi theo bờ biển dọc theo Vịnh Simpson, đi qua các căn biệt thự sang trọng, các du thuyền trị giá và các điểm tham quan ngoạn mục… Đặc biệt là đi qua bãi tắm nằm ngay dưới đường bay phi trường Princess Juliana International Airport. Nhiều du khách nhất định tới bãi tắm này đề được cảm nghiệm cảm giác giật gân khi đang tắm hay phơi nắng mà những chiếc máy bay khổng lồ đang hạ cánh như ngay trên đầu của mình. Nhiều người đang tắm biển đã phải chạy vào các hàng rào để bám chặt tay vào hàng rào, không thì sức ép của gió phát ra động lực phi cơ sẽ làm bạn bay ra biển…

Về tình hình kinh tế, chúng tôi được biết bình quân đầu người của Saint Martin mỗi năm là khoảng trên 15.000 Euro. Ngành công nghiệp chính của đảo là du lịch. Hòn đảo này đã có khoảng một triệu du khách hàng năm. Khoảng 85% lực lượng lao động tham gia vào ngành du lịch.

Mua sắm trên St Maarten và Saint Martin cung cấp hàng miễn thuế tại nhiều cửa hàng. Hàng hoá phổ biến bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ địa phương, thực phẩm địa phương, đồ trang sức, rượu, thuốc lá, hàng da, cũng như hầu hết các hàng hoá thiết kế. Hầu hết các nhà thiết kế hàng hoá được chào bán với mức giảm giá đáng kể, thường thấp hơn 40% so với giá bán lẻ ở bên Âu châu EU.

Saint Martin sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ, trong khi Sint Maarten sử dụng tiền Guilder Antilles của Hòa Lan (2 guilder bàng 1 Euro). Do hậu quả của việc giải thể tiền Giulder Antilles của Hòa Lan, nó sẽ bị thay thế bởi đồng Giulder Caribbean trong những năm tới. Hầu như mọi cửa hàng trên đảo cũng chấp nhận đồng đô la Mỹ,

Xe buýt công cộng là phương tiện chủ yếu để vận chuyển du khách trên đảo. Giao thông trên hòn đảo đã trở thành một vấn đề lớn. Ùn tắc giao thông thường kéo dài giữa Marigot, Philipsburg và sân bay.

Bởi vì hòn đảo nằm dọc theo vùng hội tụ bão hurrican liên vùng, đôi khi nó bị đe doạ bởi bão nhiệt đới vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Bão năm 1995 làm thiệt hại kể như 50% số nhà trên đảo.

Vài nét Lịch sử về đảo St Martin / St Maarten

Năm 1493, Christopher Columbus khởi hành chuyến đi thứ hai của mình tới Thế giới Mới. Theo truyền thuyết, Columbus đã nhìn thấy và có thể đã neo đậu tại hòn đảo Saint Martin vào ngày 11 tháng 11 năm 1493, ngày lễ Saint Martin của Tours. Để vinh danh vị thánh, Columbus đã đặt tên cho hòn đảo "San Martin". Tên này được dịch sang "Sint Maarten" (Hòa Lan).

Vào thời Columbus, St. Martin đã có dân cư ngụ và là người Carib Amerindians (thổ dân da đỏ trong vùng Caribbean). Lãnh thổ vùng Carib này (Tây Ấn West Indies) đã không hoàn toàn được chinh phục cho đến giữa thế kỷ 17 khi hầu hết những cường quốc thời đó chiến tranh đi dành đất làm thuộc địa gồm có: Pháp, Anh, Hòa Lan, Đan Mạch và Tây Ban Nha.

Mặc dù có sự hiện diện của người Hòa Lan trên hòn đảo trong thập niên 1620, người Tây Ban Nha đã chiếm lại St. Martin vào năm 1633. Một năm sau, họ xây dựng một pháo đài (nay là Ft Amsterdam) và một chiếc pháo đài khác tại Pointe Blanche để khẳng định quyền kiểm soát của mình trên đảo và tiếp cận với Great Bay.

Một đợt lớn đưa nô lệ người Phi châu đến đây đã xảy ra vào thế kỷ 18 với sự phát triển của đồn điền mía của người Tin Lành Pháp và người Hòa Lan. Khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ vào nửa đầu thế kỷ 19, người Anh đã nhập khẩu người Trung Quốc và người Nam Á để thay thế cho nô lệ trên một số lãnh thổ của họ. Do đó, St Martin và các hòn đảo khác trong vùng này được nhập cư với các sắc dân hỗn hợp gồm: Thổ dân da đỏ, người từ châu Âu, châu Phi, Ấn Độ và châu Á.

Vào ngày 23 tháng 3 năm 1648, Pháp và Cộng hòa Hòa Lan đã đồng ý chia đảo giữa hai lãnh thổ của họ với việc ký kết Hiệp ước Concordia. Truyền thuyết dân gian bao quanh lịch sử phân chia ranh giới giữa St Martin và Sint Maarten đáng chú ý, và một câu chuyện ly kỳ phổ biến giữa người dân địa phương kể rằng "Việc chia đảo thành hai phần, [vào năm 1648] dân chúng được yêu cầu chọn ra hai người đi bộ, một người từ cộng đồng Pháp cai trị, và người kia do cộng đồng người Hòa Lan cai trị. Hai người này được đưa ra hai nơi xa nhất ven biển của hòn đảo đối ngược lại với nhau, và cho họ đi bộ (không được chạy!) đối mặt lại với nhau. Điểm mà họ gặp nhau sẽ là biên giới chia đảo thành Saint Martin thuộc Pháp và Sint Maarten thuộc Hòa Lan. Và kết quả là người Pháp dã đi bộ nhiều hơn (được 54 cây số) là người Hòa Lan (32 cây số). Câu chuyện còn tường thuật là rằng người Pháp trước khi đi đã uống rượu nho còn người Hòa Lan uống rượu mạnh Janever (loại Gin của Hòa Lan) nên bị say xỉn. Trái lại người Hòa Lan đổ tội cho người Pháp ăn gian đã chạy thay vì đi bộ!

Các đảo lân cận St Martin bao gồm Saint Barthélemy (Pháp), Anguilla (Anh), Saba (Hòa Lan), Sint Eustatius "Statia" (Hòa Lan), Saint Kitts và Nevis (độc lập, trước đây là Anh). Ngoại trừ Nevis, tất cả các hòn đảo này đều dễ nhìn thấy được vào một ngày trong lành từ St. Martin.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Trên Đồi
Lê Trị
18:51 22/03/2017
THẬP GIÁ TRÊN ĐỒI
Ảnh của Lê Trị
Suy tôn Thánh giá, con cung kính
Cảm tạ Hồng ân mãi đắm say.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16-22/03/2017: Đức Thánh Cha xưng tội tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:15 22/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha chủ sự buổi cầu nguyện sám hối

Lúc 5 giờ chiều ngày 17 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi cử hành thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô cho nhiều hối nhân, với phần xưng tội riêng và lãnh ơn xá giải.

Tham dự nghi thức này cũng có 3 Hồng Y, 3 Giám Mục, đông đảo các linh mục, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân.

Trong tập sách nhỏ phát cho các tín hữu tham dự nghi thức, có phần giúp các tín hữu xét mình chuẩn bị xưng tội, với 28 câu hỏi.

Sau bài đọc trích từ thư thứ I của Thánh Phêrô Tông Đồ (2,20b-25) nói về gương Chúa Kitô chịu đau khổ cho chúng ta, gánh lấy tội lỗi loài người, và bài Tin Mừng theo thánh Marco đoạn 10 (10,32-45) nói về phản ứng của Chúa Giêsu trước lời xin của Giacôbê và Gioan mong Chúa cho họ được ngồi bên hữu bên tả Ngài trong vinh quang, mọi người đã suy niệm trong thinh lặng trong 10 phút.

Tiếp đến là phần xét mình riêng, rồi chính Đức Thánh Cha cũng đi xưng tội với một linh mục, ngài quì trước cha giải tội khoảng 4 phút, trước khi đi sang tòa gần đó để giải tội cho 7 giáo dân gồm 3 người nam và 4 người nữ, trong 50 phút đồng hồ.

Trong lúc ấy các Giám Mục và 95 linh mục, phần lớn là các cha giải tội thường xuyên và ngoại thường tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma cộng thêm với Đức Hồng Y Piacenza và các linh mục thuộc tòa ân giải tối cao đã giải tội riêng cho các tín hữu. Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và người đánh đàn phong cầm và hạc cầm thay phiên nhau tạo nên một bầu không khí an bình trong thánh đường.

Buổi cử hành được kết thúc với kinh nguyện tạ ơn và phép lành của Đức Thánh Cha.

2. Đức Thánh Cha nói về các đặc tính của một cha giải tội tốt

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với một nhóm linh mục về các đặc tính của một cha giải tội tốt vào cùng ngày ngài chủ sự một buổi cử hành Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong buổi tiếp kiến trước đó vào sáng 17 tháng Ba dành cho 700 người gồm các linh mục trẻ và chủng sinh sắp thụ phong linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức trong những ngày qua, Đức Thánh Cha khai triển 3 điều kiện để trở thành cha “giải tội tốt”:

- Trước tiên phải là người bạn đích thực của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành. Điều này trước tiên có nghĩa là phải vun trồng đời sống cầu nguyện, luôn cầu xin Chúa ơn bác ái mục tử, ơn có khả năng hiểu những vết thương của người khác để chữa lành, ơn khiêm tốn, và luôn xin ơn Thánh Linh là Thánh Thần Phân Định và cảm thương.

- Thứ hai, cha giải tội tốt là người của Thánh Linh, người biết phân định. Cha giải tội không dạy đạo lý riêng của mình, nhưng luôn luôn thực thi thánh ý Chúa, trong niềm hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.

- Thứ ba, Đức Thánh Cha nói, cha giải tội tốt là người ý thức rằng tòa giải tội cũng là nơi thực sự để loan báo Tin Mừng. Thực vậy, không có sự loan báo Tin Mừng nào chân chính hơn là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa từ bi thương xót.

Tòa Giải tội cũng là nơi huấn luyện. Tuy cuộc đối thoại giữa cha giải tội với hối nhân thường ngắn ngủi, nhưng Cha giải tội được kêu gọi phân định xem đâu là điều hữu ích nhất và đâu là điều cần thiết cho hành trình thiêng liêng của anh chị em đến xưng tội.

3. Thông điệp của nhà lãnh đạo Công Giáo Ái Nhĩ Lan

Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh, giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan, đã đưa ra thông điệp nhân lễ Thánh Patrick và kêu gọi suy tư về Thánh Patrick như một người tị nạn và là một người di cư không có giấy tờ.

“Ngày Lễ Thánh Patrick năm nay, trước tình cảnh của hàng ngàn người bị mất nhà cửa trên khắp thế giới, chúng ta hãy nghĩ đến thánh nhân như một người tị nạn, một người nô lệ lưu vong, một người di cư không có giấy tờ”.

Đức Tổng Giám Mục viết tiếp:

“Là người Ái Nhĩ Lan, chúng ta không thể nghĩ đến Patrick mà không thừa nhận những thách thức rất lớn về nhân đạo và mục vụ đang phải đối mặt với một số lượng ngày càng tăng những người thấy mình bị di dời và không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta.”

4. Đức Tổng Giám Mục đảo Sicily nói trùm Mafia không thể là cha đỡ đầu

Một vị tổng giám mục đảo Sicily đã nói rằng những tên cầm đầu các băng đảng tội phạm có tổ chức không thể là người đỡ đầu trong bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức.

Đức Cha Michele Pennisi của tổng giáo phận Monreale nói với tờ Corriere della Sera rằng: “Cha đỡ đầu trong Kitô giáo phải bảo đảm nuôi dạy một đứa trẻ trong đức tin. Làm sao người ấy có thể làm được điều đó, nếu anh ta sống trong sự chống đối Tin Mừng, trong bạo lực và hoàn toàn vâng lời thần tài?”

Đó là phản ứng của Đức Tổng Giám mục Pennisi trong cuộc tranh cãi nảy sinh vào tháng 12 vừa qua, khi một trùm Mafia khét tiếng là Salvatore Riina, muốn làm cha đỡ đầu của cháu trai.

Tổng Giáo Phận Monreale bao gồm thị trấn Corleone, được tác giả Mario Puzo sử dụng như là nơi sinh của Vito Corleone, một nhân vật hư cấu, là người đứng đầu gia đình Mafia trong cuốn Bố Già.

5. Các Hiệp sĩ Columbus kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp những Kitô hữu bị bách hại

Các Hiệp sĩ Columbus đã cấp thêm 1.9 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác ở Trung Đông. Kể từ năm 2014, các hiệp sĩ Columbus đâ cấp 12 triệu đô la cho khu vực này.

Nhân dịp này, ông Carl Anderson, lãnh đạo hội các Hiệp sĩ Columbus nói:

“Một năm trước, đất nước chúng ta tuyên bố rằng nạn diệt chủng đang xảy ra với các Kitô hữu và các cộng đồng thiểu số tôn giáo khác, nhưng những lời nói vẫn chưa đủ”.

Ông nói thêm:

Những người là mục tiêu của cuộc diệt chủng này vẫn cần sự trợ giúp của chúng ta, đặc biệt là vì nhiều người hoàn toàn không nhận được khoản tài trợ nào từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc từ Liên Hiệp Quốc. Chính quyền mới nên sửa đổi các chính sách hiện hành và ngăn chặn sự phân biệt đối xử trên thực tế đang tiếp tục gây nguy hiểm cho các cộng đồng là nạn nhân của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

6. Các Giám Mục Nigeria than thở về tình trạng gia tăng bạo lực.

Chủ tịch hội nghị giám mục Nigeria vừa công bố một thông điệp Mùa Chay để cầu xin hòa bình, và than thở về một sự gia tăng bạo lực mới trong nước.

Đức Tổng Giám mục Ignatius Kaigama của Jos nhấn mạnh rằng “không ai thực sự thắng trong cuộc chiến tranh ở đất nước này.” Ngài lập luận rằng cần phải có “cuộc đối thoại thực sự hơn giữa các dân tộc, tôn giáo và chính trị.”

Đức Tổng Giám mục viết rằng: Các chiến binh Hồi giáo đã tấn công vào các thị trấn ở đông bắc Nigeria, và khu vực có nhiều dầu mỏ Niger Delta khiến cho tình hình kinh tế của đất nước này ngày càng tồi tệ hơn.”

Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram vừa gây thêm kinh hoàng tại Nigeria với một phương thức khủng bố mới. Trong diễn biến mới nhất, hôm 17 tháng Ba, 4 phụ nữ đã nổ bom tự sát ở một thành phố đông bắc Nigeria khiến 2 người chết và 16 người bị thương, không kể 4 phụ nữ này. Một nhân chứng cho biết:

“Họ tới gõ cửa nhà một người già và trong khi đang gõ cửa, trước khi người chủ nhà mở cửa, các tên nổ bom tự sát này đã cho nổ bom trên người khiến nhiều người bị thương. Chúng tôi hối hả đưa họ đến nhà thương”

Vụ nổ diễn ra trong một khu vực bị tàn phá nặng nề bởi bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, là một bọn khủng bố muốn thiết lập một nhà nước Hồi Giáo tại Nigeria.

15,000 người đã bị giết và hơn 2 triệu người phải di dời vì các cuộc nổi loạn của chúng.

Tấn công vào các tư gia là một phương thức mới của nhóm này. Trước đây, chúng chỉ tấn công vào các khu vực đông người như chợ búa và các trại tị nạn.

7. Kỷ niệm 90 năm thành lập giáo phận Bình Nhưỡng, Bắc Hàn.

Năm 2017, giáo phận Công Giáo Bình Nhưỡng ở Bắc Hàn sẽ kỷ niệm 90 năm thành lập. Nhân dịp này, tổng giáo phận Hán Thành đã tổ chức các sáng kiến như Thánh lễ đặc biệt và một cuộc triển lãm các hình ảnh.

Thánh lễ đã được tổ chức tại nhà thờ chánh tòa Hán Thành vào ngày 18 tháng 03 và được dâng với ý chỉ cầu cho tất cả tín hữu Công Giáo ở Bắc Hàn, đặc biệt những người đã sống trong 90 năm này ở Bình Nhưỡng và những người đã hy sinh mạng sống vì đức tin.

Thánh lễ do Ðức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng giám mục Hán Thành và giám quản tông tòa của Bình Nhưỡng, chủ sự. Trong Thánh lễ, một bức tranh vẽ 24 vị tử đạo của Bình nhưỡng do cha Jerome Chang Keung-sole vẽ được đặt trước bàn thờ. Cha Chang Keung-sole cũng là thư ký điều hành của nhóm các linh mục sinh tại Bình Nhưỡng và là cựu giám đốc của Ủy ban hòa giải dân tộc Hàn quốc.

Trong số 24 vị tử đạo, có Đức Cha Francesco Borgia Hong Yong-ho, nạn nhân của chế độ Bắc Hàn vào năm 1949, hiện nay được gộp vào nhóm các vị tân tử đạo Hàn quốc (tất cả 214 vị, gồm có Giám mục, Linh mục và giáo dân) đang trong tiến trình phong chân phước.

8. Cảnh sát Philippines mời các linh mục tham gia hoạt động bạo lực chống ma túy.

Tướng Ronald “Bato” Dela Rosa, giám đốc cảnh sát quốc gia Philippines nhắc lại lời mời gọi Giáo Hội Công Giáo liên kết với chính quyền trong chiến dịch bạo lực chống ma túy của Tổng thống Duterte.

Cho đến nay, các giám mục đã từ chối lời mời của tướng Dela Rosa và mạnh mẽ chống lại nền văn hóa chết chóc của chính sách đã gây ra cái chết của hơn 8,000 người trong 8 tháng qua.

Lần này, Hội đồng Giám mục Philippines cũng đã từ chối đề nghị của tướng Dela Rosa về hoạt động chung giữa cảnh sát và Giáo Hội.

Cha Jerome Secillano, giám đốc Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Giám mục khẳng định: “Giáo Hội hỗ trợ bất kỳ chiến lược vào (trong cuộc chiến chống ma túy) miễn là điều này không đưa đến các vụ giết người, tham nhũng và bất công.”

Tướng Dela Rosa tin là sự hiện diện của các chức sắc Giáo Hội trong các hoạt động làm cho những kẻ tình nghi dịu lại và thúc đẩy họ đầu hàng chính quyền theo cách hòa bình, thay vì chống đối cách bạo lực.

Dionardo Carlos, phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia khẳng định là cuộc chiến chống ma túy là để cứu mạng của 1.18 triệu người nghiện tại quốc gia này. Phó tổng thống Leni Robredo thì tuyên bố rằng cuộc chiến do tổng thống tiến hành làm cho người dân Philippines “trở nên vô vọng và bất lực”.

Từ khi tổng thống Duterte nhậm chức vào cuối tháng 6 năm 2016, cảnh sát cho biết khoảng 2,500 người bị giết trong các hoạt động chống ma túy mà phần lớn là các trường hợp tự vệ chính đáng của các nhân viên cảnh sát. Trong khi đó, 4,500 người khác bị chết trong các trường hợp không thể giải thích. Các nhà chức trách gán cho các xung đột cạnh tranh giữa các băng nhóm tội phạm là nguyên nhân của các cái chết này.

9. Ðại diện Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc lên án nạn buôn người.

Ðại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, là Ðức Tổng Giám Mục Bernadito Auza, mạnh mẽ lên án các nhóm khủng bố buôn người và biến họ thành nô lệ.

Ðức Tổng Giám Mục Auza bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 15 tháng 3 năm 2017 tại cuộc thảo luận mở rộng của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài: “Nạn buôn người trong những tình cảnh xung đột: cưỡng bách lao động, nô lệ và những việc làm tương tự”.

Ngài nhắc lại rằng Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã coi cuộc chiến chống nạn buôn người là một trong những ưu tiên trong triều đại Giáo Hoàng này, và không do dự định nghĩa nạn buôn người là một tội ác chống lại nhân loại.

Và Ðức Tổng Giám Mục Auza tố giác sự kiện “ngày nay chiến tranh và xung đột đã trở thành động lực hàng đầu đưa tới nạn buôn người. Chúng tạo nên môi trường để những kẻ buôn người hoạt động, lợi dụng những người trốn chạy bách hại và xung đột, những người đặc biệt dễ bị tổn thương và dễ rơi vào vòng tay của chúng. Các cuộc xung đột đã tạo điều kiện cho những tên khủng bố, các nhóm võ trang và các mạng tổ chức tội phạm liên quốc gia tăng bóc lột các cá nhân và dân chúng”.

10. Ðức Thánh Cha khích lệ các Hội Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô.

Ðức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các thành viên các Hội Bác Ái thánh Vinh Sơn Phaolô tiếp tục theo đuổi lý tưởng phục vụ người nghèo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các Hội bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô nhân dịp kỷ niệm 400 năm thành lập hội này và Ðại hội Liên hiệp quốc tế các Hội Bác Ái (AIC) mừng kỷ niệm được cử hành từ ngày 12 đến 15 tháng 3 năm 2017 tại Châtillon-sur-Chalaronne bên Pháp về chủ đề “400 năm với thánh Vinh Sơn, trên con đường tiến về tương lai trong căn nhà chung của chúng ta”.

Liên hiệp ACI này qui tụ 150 ngàn người thiện nguyện, phần lớn là phụ nữ, tại 53 quốc gia. Châtillon-sur-Chalaronne cách Paris 430 cây số về hướng đông nam. Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập các Hội bác ái tại Châtillon năm 1617.

Sau khi nhắc đến quá trình hoạt động của các hội này, Ðức Thánh Cha viết: “Ngày nay, tôi cũng khuyến khích anh chị em đồng hành với con người toàn diện, đặc biệt chú ý đến tình trạng sống bấp bênh của nhiều phụ nữ và trẻ em. Ðời sống đức tin, đời sống kết hiệp với Chúa Kitô giúp chúng ta nhận ra thực tại con người, phẩm giá khôn sánh của họ.. nhìn họ như một hữu thể được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, như người anh chị em, như tha nhân mà chúng ta có trách nhiệm đối với họ”.

Ðức Thánh Cha giải thích rằng để “nhìn thấy” những người nghèo ấy, và trở nên gần gũi họ, nếu chỉ theo những ý tưởng lớn mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải sống mầu nhiệm nhập thể nữa, mầu nhiệm này rất được thánh Vinh Sơn Phaolô quí mến, mầu nhiệm Thiên Chúa hạ mình, trở nên phàm nhân, sống giữa chúng ta và đã chết để nâng con người lên và cứu vớt họ.. Ðó là thực tại mà chúng ta được mời gọi sống trong tư cách là Giáo Hội. Vì thế, không có sự thăng tiến nhân bản và không có sự giải phóng con người đích thực mà không có sự loan báo Tin Mừng, vì khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người ở trong ơn gọi con người hiệp thông với Thiên Chúa”.

11. Nga âm mưu thôn tính Crimea lâu dài

Trong âm mưu thôn tính lâu dài bán đảo Crimea, Nga vừa cho khởi công xây cất một chiếc cầu nối liền bán đảo này với lãnh thổ Nga. Chiếc cầu sẽ bắt qua eo biển Kerch để nối liền phần lãnh thổ Crimea của Ukraine bị Nga sát nhập vào đất liền trên lãnh thổ Nga.

Điện Cẩm Linh xem cây cầu này là thiết yếu trong việc hội nhập vùng này vào Nga. Crimea của Ukraine đã bị Nga chiếm vào năm 2014.

Tổng thống Vladimir Putin gọi công trình này là một sứ mạng lịch sử. Cây cầu này gồm 2 cấu trúc song song. Một dành cho giao thông đường bộ và một cho giao thông đường sắt. Cây cầu dài 11.81 dặm, tức là 19km, này sẽ là cây cầu dài nhất tại Âu Châu. Một sắc lệnh của chính quyền Nga cho biết cây cầu này sẽ được hoạt động trước tháng 12, 2018, và tuyến đường sắt sẽ hoạt động trước tháng 12, 2019.

12. Caritas Peru đưa ra lời kêu gọi cứu trợ khẩn cấp

Hội Đồng Giám Mục Peru và Caritas nước này đã lên tiếng kêu gọi cứu trợ khẩn cấp trong tinh thần liên đới Mùa Chay sau khi nước này phải hứng chịu một trận lụt tàn hại nhất trong gần 20 năm qua.

Sáu mươi bảy người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác buộc phải di tản vì những cơn mưa dữ dội làm 115,000 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 100 cây cầu bị cuốn trôi trong trận lũ lụt tồi tệ nhất của Peru trong hai mươi năm qua.

Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski, nói trong một chương trình truyền hình chiều thứ Sáu, rằng: “Chúng ta đang đối mặt với một vấn đề khí hậu nghiêm trọng. Từ năm 1998 đến nay, không có biến cố nào kinh hoàng như thế dọc bờ biển Peru.”

Thiên tai xảy ra sau một thời hạn hạn hán nghiêm trọng. Người ta đổ lỗi cho nhiệt độ cao bất thường ở Thái Bình Dương, cùng với những lời chỉ trích cho rằng đất nước này không sẵn sàng trước những thách thức ngày càng gia tăng về thay đổi khí hậu.

Trong ba ngày từ hôm thứ Tư 15 tháng Ba, những trận mưa trút nước đã làm vỡ bờ sông, tạo ra tình trạng lụt lội, các cây cầu bị sập, đường bị đóng, các hoạt động thường nhật phải tạm ngừng ở các vùng phía tây và phía bắc của Peru.

13. Giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đang có nguy cơ thất bại

Giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, là giải pháp được Tòa Thánh ủng hộ, đang có nguy cơ thất bại vì quyết tâm của Irael muốn xây dựng các khu định cư người Do Thái trong khu vực West Bank của Plaestine.

Các cuộc hòa đàm bị đình trệ, những luận điệu châm dầu vào lửa tới tấp được đưa ra cùng với các hành vi khủng bố, và những hành động đơn phương đang dập tắt những nỗ lực khôi phục lại quá trình đối thoại thực sự và những thỏa hiệp.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 17 tháng Ba, ông Netanyahu, thủ tướng Do Thái nói:

“Chiều nay, tôi sẽ gặp đặc sứ của tổng thống Trump là ông Jason Greenblatt. Chúng tôi đang nói chuyện với Tòa Bạch Ốc với ý hướng là tiến đến một chính sách thỏa thuận về việc xây dựng các khu định cư được cả chúng tôi đồng ý chứ không chỉ người Mỹ đồng ý là đủ. Cố nhiên điều này sẽ giúp cho Do Thái sau một thời gian nhiều năm chúng ta không tham gia vào tiến trình như thế.”

Bất chấp sự phản đối của Palestine, trong một cử chỉ khiêu khích, ông Netanyahu nói thêm:

“Với những người định cư tại Amona, tôi lặp lại, là tôi cho phép anh chị em thiết lập khu định cư và tôi sẽ giữ lời hưá”.

Xô xát đã xảy ra giữa người Palestine và người Do Thái tại các khu định cư của Israel sau tuyên bố của ông Netanyahu.

Trong cuộc họp báo sau đó, tổng thống Palestine, là ông Mahmoud Abbas nói:

“Chúng tôi đã cuộc gặp gỡ với đặc sứ của tổng thống Trump là ông Jason Greenblatt, là người đã ngồi xuống với chúng tôi để biết thêm thông tin và các ý tưởng hầu thăm dò các vấn đề.”

Ông Mahmoud Abbas nói thêm:

“Ông ta đã gặp gỡ chúng tôi và nhiều viên chức Palestine khác. Chúng tôi hy vọng rằng những tiếp xúc này cuối cùng sẽ dẫn đến hòa bình dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế”.

14. Một Linh mục Ðaminh người Pakistan được trao “Giải thưởng Hòa hợp tôn giáo”.

Phân bộ châu Âu của tổ chức quốc tế “United Religions Initiative” đã trao giải “Premio per Armonia Interreligiosa” năm 2017 cho cha James Channan, một Linh mục dòng Ðaminh và Abdul Khabir Azad, một đại Imam ở Lahore.

Ðây là giải thưởng cho việc họ đã xây dựng sự hòa hợp tôn giáo trong các công việc hàng ngày, một hoạt động đáng là gương mẫu cho toàn lục địa châu Phi.

Cha James nói với hãng tin Fides: “Ðây là sự nhìn nhận hoạt động cổ võ đối thoại liên tôn ở Pakistan và trên toàn thế giới, và vổ võ một nền văn hóa hòa bình, công bằng, hòa giải và đối thoại. Sự nhìn nhận này sẽ nuôi dưỡng lòng can đảm và các hoạt động thường ngày để phá bỏ bức tường thù ghét giữa Kitô hữu và Hồi giáo và xây dựng các cây cầu tin tưởng và tôn trọng.”

Cha James là giám đốc trung tâm hòa bình ở Lahore và điều phối viên khu vực Ðông Á của tổ chức “United Religions Initiative”, đã cùng làm việc chung với Imam Abdul Khabir Azad từ hơn 20 năm nay. Cả hai người đã thăm nhiều quốc gia trên thế giới để cổ võ đối thoại Hồi giáo và Kitô giáo.

Cha James cám ơn Chúa về ơn gọi Linh mục và tu sĩ Ðaminh của mình, nhờ đó cha có cơ hội hoạt động cho sứ vụ quan trọng này ở Pakistan và trên thế giới. Cha cũng cám ơn dòng Ðaminh đã trợ giúp cha trên mỗi bước đường của sứ vụ.

Trong tình cảnh hiện tại của Pakistan bị ảnh hưởng bởi khủng bố, cha James khẳng định sự dấn thân để cùng với những người thiện chí, cổ võ hòa bình, công bằng, hòa hợp để làm cho Pakistan trở thành một đất nước tốt hơn, nơi các công dân của mọi tôn giáo có thể sống hòa bình và an bình.

15. Giáo Hội Italia trợ giúp 1 triệu euro để cứu trợ cho Nam Sudan.

Hội đồng Giám mục Italia trích một triệu euro từ số tiền thuế 8/1,000 dành cho Giáo Hội để trợ giúp những người di tản và nạn nhân của cuộc xung đột đẫm máu tại Nam Sudan.

Hôm 17 tháng 03 năm 2017, văn phòng quốc gia của ủy ban truyền thông xã hội của Hội đồng Giám mục đã thông báo rằng “số tiền, qua Caritas Italia, sẽ trợ giúp các hoạt động về sức khỏe và dinh dưỡng của Hội bác sĩ châu Phi Cuamm, bệnh viện của dòng Comboniano ở Wau và cac dự án tái thiết xã hội kinh tế của Caritas địa phương.

Nước Cộng hòa Nam Sudan được độc lập từ năm 2011, “đang sống trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất tại lục địa châu Phi do cuộc xung đột từ năm 2013 và các bạo lực do quân đội gây ra cho dân chúng.

Theo Liên hiệp quốc, có khoảng 100 ngàn người đang có nguy cơ chết đói, trong khi 5.5 triệu người có thể cũng lâm vào cùng tình cảnh này vào cuối năm 2017. Gần 2 triệu người chạy trốn chiến tranh và cần trợ giúp nhân đạo.
 
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Chay - Nếu Tôi Gặp Ngài - Trình bày: Ca Sĩ Như Mai
VietCatholic Network
22:30 22/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây