Ngày 21-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 21/03/2021

54. Con phải thành thật khi đối xử với các linh hồn mà con dẫn dắt, không chút giấu giếm điều gì.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 21/03/2021
97. MAY QUẦN MỘT ỐNG

Có người muốn tiết kiệm, nên thận trọng mua rất ít vải và muốn nhờ thợ may may cho một cái quần, đi mời rất lâu nhưng vẫn không có người dám may.

Có người thợ may nói:

- “Tôi sẽ may cho ông, bằng lòng chứ !”.

Không lâu sau cái quần đã may xong, nhưng chỉ có duy nhất một ống, người ấy hỏi:

- “Làm sao mặc được?”

Thợ may đáp:

- “Đem hai chân bỏ vào trong ống quần là được rồi”.

Người ấy mặc quần vào, bước đi một bước cũng khó, bèn cười lớn nói:

- “Tiết kiệm thì tiết kiệm, chỉ có điều là đi không được mà thôi”.

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 97:

Có rất nhiều người lạm dụng hai chữ tiết kiệm để làm việc keo kiệt, họ không phân biệt được thế nào là tiết kiệm và thế nào là keo kiệt.

Có người vì tiết kiệm nên không dám mua cá thịt mà ăn mặc dù tiền bạc có thừa, nên bị bệnh, tiền thuốc thang tốn gấp trăm lần tiền ăn mắm muối vì tiết kiệm, đó không phải là tiết kiệm mà là keo kiệt; có những hãng thầu nói tiết kiệm ngày công nên tranh thủ làm đêm làm ngày cho hoàn thành cho đạt chỉ tiêu, nhưng khi khánh thành vừa xong thì cũng là lúc bắt đầu sửa chữa công trình, vì mấy khi làm đêm làm ngày mà có chất lượng chứ !...

Tiết kiệm không có nghĩa là không dám ăn uống đầy đủ khi tiền bạc đầy két sắt, đó là keo kiệt, nhưng tiết kiệm là cần thì mua sắm không cần thì thôi, cần thì ăn uống không cần thì thôi, và khi cần thì dù có đắt cũng cứ mua, khi không cần thì một đồng cũng không bỏ ra dù nó rẽ...như bèo.

Người Ki-tô hữu biết tiết kiệm thời giờ và của cải, thì đồng thời họ cũng biết cách dùng thời giờ và của cải để vào Nước Trời, và đó là người khôn ngoan vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Được gọi để chết
Lm. Minh Anh
02:11 21/03/2021
ĐƯỢC GỌI ĐỂ CHẾT
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Được gọi để sống”, “Được gọi để biến đổi”, “Được gọi để ngợi khen”, “Được gọi để gặp gỡ”,” Được gọi để nên thánh”, “Được gọi để thuộc về”… là những đề tựa ‘dễ chịu’ mà chúng ta đã có dịp dừng lại qua những dòng suy tư giới hạn và vắn gọn; thế nhưng, nếu nói, “Được gọi để mục nát”, hoặc “Được gọi để chết” thì quả là một điều khá bất ngờ và ‘không ít khó chịu’ mà phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật tuần Thương mời gọi chúng ta suy ngắm.

Đang tiến gần đến đỉnh điểm của việc sống Mùa Chay, chúng ta sẽ sớm bước vào Tuần Thánh. Chúa Nhật cuối cùng, Tuần Thương hôm nay, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu, Đấng ‘được gọi để chết’ qua hình ảnh hạt lúa, chúng ta được nhắc nhở về sứ mệnh của mình với tư cách người môn đệ của Ngài, vốn cũng ‘được gọi để chết’ vì vinh quang Chúa Cha và phần rỗi các linh hồn.

Giêrêmia trong bài đọc thứ nhất quả là một mẫu gương cho những ai ‘được gọi để chết’; Giêrêmia phải chết đi bản thân khi đến với dân, nói lời Thiên Chúa cho dân mặc bao chống đối, mặc bao bất công từ những người chống lại ông, chống lại Thiên Chúa; thế nhưng, với Giêrêmia, các linh hồn của dân là nguồn cảm hứng để ông đón nhận tất cả. Cũng thế, những người nghe ông, đến lượt họ, cũng ‘được gọi để chết’, chết cho thần ngoại, chết cho bội phản vô ơn, để từ đó linh hồn họ có thể sống lại, và họ đã có thể hiểu biết Thiên Chúa là ai, Đấng họ phải kêu cầu như lời Thánh Vịnh đáp ca tỏ bày, “Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch”. Tuyệt vời thay! Vì sự trở về của dân, chính Thiên Chúa cũng phải đổi lòng; từ nổi giận, Ngài trở nên xót thương; chính Thiên Chúa cũng ‘được gọi để chết’ đi chính mình mà tha thứ cho dân như Ngài xác nhận, “Vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng”.

Chúa Giêsu vẫn là mẫu gương tuyệt vời cho sự chết đi, mục nát đi đó với sứ mệnh ‘được gọi để chết’ của Ngài. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nhận mình là hạt lúa chịu thối rữa, chịu chết đi để sinh nhiều bông hạt. Và quả như thế, đồng lúa của Chúa Cha đã nở rộ nhờ ‘hạt lúa Giêsu’ chấp nhận chết đi cũng như Ngài đã chết đi ngay từ đầu khi vâng phục thánh ý Chúa Cha như thư Do Thái hôm nay bày tỏ, “Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã học vâng phục do những đau khổ Ngài chịu; và khi hoàn tất, Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Ngài”.

Phần chúng ta, nếu đem các linh hồn về cho Chúa Kitô là một trong những niềm vui lớn nhất của mình, thì chúng ta cũng cần chuẩn bị để chết đi như Giêrêmia, như Chúa Giêsu; vì lẽ, các linh hồn sẽ không bao giờ đến được với Chúa Kitô bằng giá rẻ. Đức Cha Fulton Sheen từng kể chuyện một linh hồn khủng hoảng đến gặp ngài, cô kiêu hãnh tuyên bố đã cam kết sống một cuộc sống bất tín và sa đọa khi cô đã lỡ ‘bán linh hồn cho quỷ’. Đó là một thách đố mà Đức Cha không thể ăn ngon ngủ yên. Vậy là ngài cầu xin Chúa cứ gửi đến cho ngài những thập giá, khổ đau và những hy sinh mà ngài có thể dâng lên để cứu rỗi linh hồn tuyệt vọng này. Đây quả là một kiểu cầu nguyện ‘không mấy nhẹ nhàng!’. Đức Cha sớm nhận ra mình đã phải chịu một chuỗi thất bại đáng kinh ngạc, những vu khống và bất công ập xuống trên ngài đến mức ngài sắp phải đầu hàng; thế nhưng, nhờ ơn Chúa, ngài vẫn kiên nhẫn vượt qua tất cả và cống hiến nó cho linh hồn tuyệt vọng ấy. Phép lạ đã xảy ra! Một buổi chiều cuối Tuần Thánh, tiếng chuông phòng khách reo lên; linh hồn vong thân ấy đã đến với ngài, cô xin xưng tội và ngài đã được ủi an khi đọc lời tha tội cho cô qua bí tích hoà giải.

Anh Chị em,

Như trải nghiệm của Giêrêmia, của Chúa Giêsu; và gần hơn, của Đức Cha Fulton Sheen, các linh hồn không bao giờ được mua bằng giá rẻ, và nhất là, chính linh hồn mỗi người chúng ta cũng không được mua bằng giá rẻ; trái lại, luôn luôn bằng giá đắt, rất đắt, đắt đến nỗi cái chết trên thập giá của ‘hạt lúa Giêsu’ mới có thể mua nổi. Vậy thì, chúng ta có sẵn sàng trả một giá tương tự để cứu lấy linh hồn mình và cứu lấy các linh hồn Chúa trao phó không? Đó là con cái chúng ta, cộng đoàn chúng ta, đặc biệt là những người có yêu sách về tình yêu và sự quan tâm của chúng ta; nói cách khác, hôm nay, chúng ta đang được mời gọi để sống triệt để sứ mệnh ‘được gọi để chết’ của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không linh hồn nào được mua bằng giá rẻ, nhất là linh hồn con; Chúa đã mua nó bằng máu châu báu. Xin cho con biết nhìn lên thập giá, để ước ao nên giống Chúa hầu sống sứ mệnh ‘được gọi để chết’ của mình. Nhờ đó, Chúa Cha được vinh quang và những bông hạt từ thập giá đời con cũng sinh nhiều bông hạt như thập giá đời Chúa”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hình ảnh gây phẫn nộ: Cảnh sát Miến Điện buộc người dân phải bò bằng bốn chân
Đặng Tự Do
04:07 21/03/2021


Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, người ta đã phải chứng kiến hàng trăm người bị cảnh sát Miến Điện giết chết.

Cảnh tượng được ghi lại vào chiều thứ Sáu, 19 tháng 3 năm 2021, Lễ Kính Thánh Giuse, đang được lan truyền rộng rãi trên Internet khiến nhiều người đau lòng.

Theo nhân chứng đã quay cảnh tượng này, người đàn ông không tham gia trực tiếp cuộc biểu tình gần đó, chỉ đứng theo dõi, đã bị các nhân viên cảnh sát đánh đập sau khi bị buộc phải bò một lúc.

“Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến kiểu lạm dụng này. Tôi cảm thấy tức giận và tuyệt vọng”, nhân chứng muốn giấu tên nói với Reuters.

Quân đội và cảnh sát đã sử dụng các chiến thuật ngày càng bạo lực để trấn áp các cuộc biểu tình của những người ủng hộ nhà lãnh đạo dân cử đang bị giam giữ Aung San Suu Kyi nhưng điều đó vẫn chưa dập tắt được các cuộc biểu tình, với đám đông đang trở lại ở một số thị trấn vào hôm thứ Sáu.

Đức Hồng Y Charles Bo, là Tổng Giám Mục Yangon và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã nhận định rằng:

Miến Điện ngày nay đang ở trong một chương khác của bóng tối, đổ máu và đàn áp. Sau một thập kỷ cải cách và mở cửa, trong đó - mặc dù có nhiều thách thức và những đám mây bão tố trên đường - chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời bắt đầu mọc trên vùng đất xinh đẹp của chúng tôi và viễn cảnh - dù mong manh hay dễ chao đảo – đã xuất hiện trong một bình minh mới dân chủ, tự do, hòa bình và công lý. Tuy nhiên, ngày nay chúng tôi đã bị đẩy lùi lại hơn một thập kỷ, quay trở lại cơn ác mộng của cảnh quân đội đàn áp, tàn bạo, bạo lực và độc tài.

Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, chúng ta đã chứng kiến lòng dũng cảm, sự dấn thân và sự sáng tạo đáng kinh ngạc của nhân dân chúng ta, thể hiện trên khắp đất nước trong các cuộc biểu tình hàng nghìn người hết ngày này sang ngày khác của họ. Họ đã thể hiện quyết tâm không cho phép nền dân chủ và tự do vốn khó khăn lắm mới giành được, và hy vọng hòa bình của họ bị đánh cắp. Đó là một cảnh ngoạn mục và một nguồn cảm hứng tuyệt vời. Ý thức thống nhất và đoàn kết trong sự đa dạng - với những người thuộc các sắc tộc và các tôn giáo khác nhau đến với nhau vì cùng một mục đích - là điều đáng chú ý.

Nhưng điều đó đã phải đối mặt với những viên đạn, những trận đòn, đổ máu và đau buồn. Rất nhiều người đã bị giết hoặc bị thương trên đường phố của chúng tôi, và hàng ngàn người đã bị bắt và mất tích.
Source:Reuters
 
Các Hồng Y ủng hộ tuyên bố của Tòa Thánh về việc không được chúc lành cho các kết hiệp đồng tính
Đặng Tự Do
04:07 21/03/2021


Giữa các chỉ trích gay gắt của một số Giám Mục Đức, nổi bật nhất là Giám Mục Georg Bätzing, người quyết liệt đòi Giáo Hội phải công nhận các kết hiệp đồng tính và chúc lành cho họ, hai vị Hồng Y đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố gần đây của Vatican.

Tại một hội thảo trực tuyến do Đại học Georgetown tổ chức, Đức Hồng Y Peter Turkson - tổng trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện của Vatican - và Đức Hồng Y Sean O'Malley ở Boston - một thành viên của Hội đồng Hồng Y Cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô - đều được yêu cầu trả lời cho những ai “thất vọng” bởi tuyên bố gần đây của Vatican về các kết hiệp đồng tính.

Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y O'Malley nói rằng Đức Thánh Cha rất “nhạy cảm và chú ý về phương diện mục vụ” với những người có vấn đề, trong khi vẫn đề cao các giáo huấn của Giáo hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ rằng ngài mong muốn “được gần gũi với mọi người, trong thực tế và những thách thức trong cuộc sống của họ, bất kể điều đó có thể là gì”, Đức Hồng Y O'Malley nói. “Đồng thời, Giáo hội có một giáo huấn rất rõ ràng về hôn nhân cần được công bố”.

“Và tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cố gắng tỏ ra hết sức nhạy cảm và quan tâm mục vụ trong việc tiếp cận với mọi người, đồng thời bày tỏ sự quan tâm của Ngài đối với các cá nhân, trong sự trung thành với những gì được nêu trong Giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Hôn phối”, Đức Hồng Y O'Malley nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến phẩm giá của tất cả mọi người bao gồm cả những người có sự thu hút đồng giới, Đức Hồng Y Turkson nói, và nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đang “kêu gọi các gia đình chào đón con cái của họ nếu những người con này có một số khuynh hướng như vậy”.

“Như thế thực sự là có một sự đồng cảm, một mối quan tâm và ân cần lo lắng của một vị giáo hoàng”, ngài nói.

Đức Hồng Y nói thêm rằng những lời dạy của Giáo hội về hôn nhân là từ Thiên Chúa chứ không phải là từ con người.

“Giáo hội với tư cách là con đường dẫn đến sự cứu rỗi, trước hết và quan trọng nhất, cần phải nhìn nhận rằng con đường dẫn đến ơn cứu rỗi không được cấu thành bởi giáo huấn của giáo hoàng hoặc các mục tử hoặc bất kỳ ai trong Giáo hội, nhưng bởi những gì Kinh thánh và Mạc khải luôn cung cấp về con đường dẫn đến ơn cứu rỗi”, ngài nói.

Đức Hồng Y nhận xét rằng ngài đã từng gặp hai người Công Giáo lãnh đạo một “giáo xứ đồng tính” ở Luân Đôn với sự chấp thuận của “Hồng Y Tổng Giám mục Luân Đôn”.

“Nhưng vì tôn trọng các bí tích, coi hôn nhân là một bí tích, họ đã quyết định không yêu cầu được chúc lành. Vì vậy, bạn có thể có được điều này đến từ chính cộng đồng người đồng tính, công nhận bản chất, sự thánh thiêng của những gì được xem như một bí tích”.

“Chúng ta phải nhận ra rằng dù chúng ta đang sống ở trạng thái nào của cuộc sống, tại một thời điểm nhất định, chúng ta cần đem tất cả dâng lên Chúa và để Chúa đánh giá điều đó cho chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
 
Ecuador tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế vào năm 2024
Đặng Tự Do
04:08 21/03/2021


Hôm thứ Bảy, Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định Tổng giáo phận Quito ở Ecuador là nơi đăng cai tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2024.

Hội nghị lần thứ 53 này cũng sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 150 năm ngày thánh hiến Ecuador cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

“Cuộc gặp gỡ giáo hội tuyệt vời này sẽ thể hiện thành quả của Bí Tích Thánh Thể cho việc loan báo Tin Mừng và việc canh tân đức tin trong lục địa Mỹ châu La tinh”, Vatican cho biết trong thông báo ngày 20 tháng 3.

Thành phố Quito nằm ở chân núi Andes ở độ cao 9,350 feet, tức là 2850m. Đây là thành phố thủ đô của Ecuador và là thành phố đông dân nhất nước này, với hơn 3 triệu người trong khu vực trung tâm.

Theo thống kê năm 2017, chỉ riêng tại thủ đô, người Công Giáo, chiếm 85% dân số với hơn 2.4 triệu người trong Tổng giáo phận Quito.

Tổng giáo phận đã chia sẻ tin tức về việc được chỉ định là nơi tổ chức Đại hội Thánh Thể năm 2024 trên Facebook, viết rằng “chúng tôi đảm nhận trách nhiệm lớn lao này với niềm vui và cam kết mọi người sẽ hăng say làm việc”.

Ecuador sẽ tổ chức Đại hội Thánh Thể lần đầu tiên kể từ khi các Đại hội Thánh Thể bắt đầu cách đây 140 năm. Hội nghị quốc tế được tổ chức lần cuối tại Nam Mỹ vào năm 1968, tại Bogotá, Colombia.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Quito trong chuyến tông du vào tháng 7 năm 2015 tới Ecuador, Bolivia và Paraguay.

Đại hội Thánh Thể sắp tới sẽ diễn ra tại Budapest, Hung Gia Lợi hay còn gọi là Hung-ga-ri, vào tháng 9 - sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch coronavirus.

Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có kế hoạch đến thăm Hung Gia Lợi để dự Thánh lễ bế mạc đại hội Thánh Thể vào ngày 12 tháng 9 tại Quảng trường Anh hùng của Budapest.

Vào tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu những lời cầu nguyện cho sự thành công của hội nghị.

“Trong hơn một thế kỷ, các Đại hội Thánh Thể đã nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo Hội”, ngài nói.

“Chúng tôi cầu nguyện rằng biến cố Thánh Thể ở Budapest có thể thúc đẩy các tiến trình đổi mới trong các cộng đồng Kitô giáo”, ngài tiếp tục, “để ơn cứu độ mà Thánh Thể là cội nguồn cũng có thể được chuyển thành một nền văn hóa Thánh Thể có khả năng truyền cảm hứng cho những người nam và người nữ thiện chí trong các lĩnh vực bác ái, hòa bình, gia đình, chăm sóc tạo vật”.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Pháp vào năm 1881 với mục tiêu tăng cường lòng sùng kính Thánh Thể và nâng cao nhận thức cho đông đảo người Công Giáo trong nước.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế đã tiếp tục được tổ chức vài năm một lần tại một thành phố khác nhau và đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, diễn ra ở Jerusalem, Nairobi, Melbourne, Hàn Quốc, Mỹ và khắp Âu Châu.

Đại hội cuối cùng được tổ chức tại Cebu, Philippines vào năm 2016. Có 12,000 người tham gia đại hội, mặc dù hàng triệu người đã tham gia các thánh lễ liên quan. Hung Gia Lợi lần cuối đăng cai Đại hội Thánh Thể vào năm 1938.

Sự kiện này nhằm mục đích làm chứng cho sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể và thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về phụng vụ và Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội. Đại hội hiện nay thường được tổ chức bốn năm một lần.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ người cha bị cảnh sát điều tra vì bênh vực đạo lý của Giáo Hội về đồng tính luyến ái
Đặng Tự Do
16:06 21/03/2021


Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám Mục Toronto, đã bảo vệ một người cha Công Giáo là người đang bị cảnh sát điều tra về tội “thù ghét” sau khi anh ta bác bỏ một đề nghị được đưa ra tại một phiên họp của Hội đồng Các Trường học Công Giáo của tổng giáo phận Toronto, gọi tắt là TCDSB, đề nghị các trường Công Giáo tham gia vào “Tháng Tự Hào” của người đồng tính hoặc treo cờ cầu vồng tại các trường.

Trước các lý luận xác đáng bênh vực đạo lý của Giáo Hội của anh Jody Maillet, một phụ huynh học sinh, và là một giảng viên Đại Học, đề nghị của các thành viên phò đồng tính bị bác bỏ trong cuộc họp ngày 4 tháng Ba của TCDSB. Không từ bất cứ thủ đoạn nào, các thành viên phò đồng tính này cáo gian anh Maillet với cảnh sát Toronto tội tung ra các diễn từ tội thù hận người đồng tính luyến ái.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Toronto xác nhận với tờ LifeSiteNews vào tuần trước rằng một cuộc điều tra về anh Maillet, đang được tiến hành.

Trước diễn biến này, hôm thứ Ba 16 tháng Ba, Đức Hồng Y Thomas Collins ra tuyên bố toàn văn như sau:

Khi được biết nhận xét tại một cuộc họp gần đây của Hội đồng Các Trường Công Giáo Toronto của một phụ huynh Công Giáo, là anh Maillet, đã gây ra những lời chỉ trích, Tổng Giáo phận Toronto đã xem xét biên bản ghi lại những lời trình bày của anh Maillet. Nhận xét của anh ấy và bối cảnh của tuyên bố của anh ấy đã bị trích dẫn sai hoặc bị đưa ra khỏi ngữ cảnh một cách quá xa.

Trên thực tế, anh Maillet đã diễn đạt một cách chính xác giáo huấn luân lý Công Giáo, trích dẫn Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Anh đề nghị sự giúp đỡ bí tích dành cho tất cả những ai đang gặp khó khăn. Anh Maillet nhắc nhở những người được ủy thác về trách nhiệm của họ là không được gây tổn hại tinh thần cho những người trẻ được giao cho họ chăm sóc, và nhắc đến những lời trong Kinh thánh, khi Chúa Giêsu sử dụng một hình ảnh mạnh mẽ liên quan đến những người có trách nhiệm đối với người trẻ. Rõ ràng, một số người, có lẽ không quen thuộc với Phúc âm, đã hiểu sai về tài liệu tham khảo. Việc liên kết câu Kinh thánh được trích dẫn với bất kỳ gợi ý nào về bạo lực đối với cộng đồng đồng tính luyến ái là không chính xác.
Source:Life Site News
 
Các giám mục Công Giáo Bồ Đào Nha hoan nghênh tổng thống phủ quyết dự luật về an tử và trợ tử
Đặng Tự Do
16:07 21/03/2021


Hôm thứ Hai 15 tháng Ba, các giám mục Công Giáo Bồ Đào Nha đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa việc phủ quyết dự luật hợp pháp hóa an tử và trợ tử.

Tổng thống đã phủ quyết dự luật này vào ngày 15 tháng 3 sau khi triều yết Đức Thánh Cha vào ngày 12 tháng Ba. Cùng ngày đó, Tòa án Hiến pháp của Bồ Đào Nha cũng ra phán quyết rằng dự luật này là vi hiến.

Cha Manuel Barbosa, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, cho biết: “Bất kỳ sự hợp pháp hóa nào đối với hành vi giết chóc và hỗ trợ tự tử luôn đi ngược lại với sự khẳng định phẩm giá của con người và trái với Hiến pháp của Cộng hòa Bồ Đào Nha”.

Vào ngày 29 tháng Giêng, các nghị sĩ đã bỏ 136 phiếu ủng hộ dự luật và 78 phiếu chống, với 4 phiếu trắng.

Luật sau đó được trình lên tổng thống Rebelo de Sousa, người đã được bầu lại và đã thắng áp đảo vào ngày 24 tháng Giêng.

ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng tổng thống là một người Công Giáo nhiệt thành đã lên tiếng chống lại dự luật này.

Tổng thống Rebelo de Sousa có ba lựa chọn: đồng ý dự luật, hoặc gửi lên tòa án hiến pháp xem xét, hoặc sử dụng quyền phủ quyết của mình.

Nếu ông chọn cách thứ ba thẳng tay phủ quyết, Quốc hội có thể vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống bằng cách bỏ phiếu ủng hộ dự luật lần thứ hai. Vì thế, ông chọn cách thứ hai, ông yêu cầu tòa án cao nhất của đất nước đánh giá xem liệu dự luật ấy có phù hợp với hiến pháp của Bồ Đào Nha hay không.

Nếu Rebelo de Sousa ký dự luật thành luật, Bồ Đào Nha sẽ trở thành quốc gia thứ tư ở Âu Châu hợp pháp hóa an tử và trợ tử, cùng với Hà Lan, Bỉ và Luxembourg.

Tổng thống Rebelo de Sousa đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 12 tháng Ba, xác nhận sau đó rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023, cũng như đến đền thờ Đức Mẹ Fatima.

Khoảng 81% trong số 10 triệu dân số của Bồ Đào Nha là người Công Giáo đã được rửa tội.

Trong một thông báo gửi đến hãng thông tấn Ecclesia, Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã tái khẳng định quan điểm của Giáo hội đối với hành vi giết người và hỗ trợ tự tử, “luôn bảo vệ lập trường rằng mạng sống con người là bất khả xâm phạm”.
Source:Catholic News Agency
 
Các chuyên gia Israel thông báo phát hiện thêm nhiều cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết
Đặng Tự Do
16:08 21/03/2021


Các nhà khảo cổ học Israel đã công bố thành công của họ trong việc phát hiện hàng chục cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết trong một hang động sa mạc và được cho là đã bị che giấu trong cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại La Mã gần 1,900 năm trước.

Theo Cơ quan quản lý cổ vật Israel, các mảnh da, mang dòng chữ Hy Lạp từ các sách Giacaria và Nahum, được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ nhất dựa trên cách viết. Chúng là những cuộn da đầu tiên được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học ở sa mạc phía nam Giêrusalem trong 60 năm qua.

Các cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết là một bộ sưu tập các văn bản Do Thái được tìm thấy trong các hang động sa mạc ở Bờ Tây gần Qumran vào những năm 1940 và 1950, có niên đại từ thế kỷ thứ ba trước Chúa Giáng Sinh đến thế kỷ đầu tiên.

Khoảng 80 cuộn da chép Kinh Thánh được tìm thấy tại một địa điểm ở miền nam Israel được gọi là “Cave of Horror”, nghĩa là “Hang động Kinh hoàng” - được đặt tên như thế vì người ta tìm thấy 40 bộ xương người ở đó trong các cuộc khai quật vào những năm 1960. Hang động này nằm trong một hẻm núi hẻo lánh khoảng 25 dặm về phía nam của Jerusalem.

Năm 1961, nhà khảo cổ học người Israel Yohanan Aharoni đã khai quật “Hang động Kinh hoàng” và nhóm của ông đã tìm thấy 9 cuộn da, và một mẩu giấy cói của Hy Lạp.

Kể từ đó, không có văn bản mới nào được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, nhưng nhiều văn bản đã xuất hiện trên thị trường chợ đen, dường như bị cướp bóc từ các hang động.

Trong 4 năm qua, các nhà khảo cổ học Israel đã tiến hành một chiến dịch lớn để lùng sục các hang động ẩn mình trong các hẻm núi cao của sa mạc Giuđêa để tìm kiếm các cuộn giấy và các hiện vật quý hiếm khác. Mục đích là tìm ra chúng trước khi những kẻ cướp bóc phá hoại các địa điểm xa xôi, phá hủy các địa tầng và dữ liệu khảo cổ học để tìm kiếm cổ vật cho thị trường chợ đen.

Amir Ganor, người đứng đầu đơn vị phòng chống trộm cắp cổ vật, cho biết kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2017, hầu như không có hành vi cướp bóc cổ vật nào ở sa mạc Giuđêa.

“Đây là lần đầu tiên trong 70 năm, chúng tôi đã có thể chặn trước các kẻ cướp bóc,” ông nói.
Source:Crux
 
Sri Lanka cần thời gian để xem xét đề xuất cấm phụ nữ mặc burqa
Đặng Tự Do
16:09 21/03/2021


Chính phủ Sri Lanka hôm thứ Ba cho biết sẽ cần thời gian để xem xét một đề xuất cấm mặc burqa, mà một quan chức an ninh hàng đầu gọi là dấu chỉ của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Bộ trưởng Bộ Công an Sri Lanka, Sarath Weerasekara, hôm thứ Bảy cho biết ông đang tìm kiếm sự chấp thuận của Nội các để cấm burqa - một loại quần áo do một số phụ nữ Hồi giáo mặc để che cơ thể và khuôn mặt - một động thái mà ông nói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Keheliya Rambukwella cho biết lệnh cấm là một quyết định nghiêm túc cần có sự bàn bạc và đồng thuận.

“Nó sẽ được thực hiện trong sự bàn bạc rộng rãi. Vì vậy, nó đòi hỏi thời gian”, ông nói mà không giải thích chi tiết, tại cuộc họp truyền thông hàng tuần được tổ chức để công bố các quyết định của nội các.

Trước đó, một nhà ngoại giao Pakistan và một chuyên gia Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại về lệnh cấm có thể xảy ra. Đại sứ Pakistan Saad Khattak tweet lệnh cấm sẽ chỉ làm tổn thương cảm xúc của người Hồi giáo. Báo cáo viên của đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo, Ahmed Shaheed, đã tweet rằng lệnh cấm này không phù hợp với luật pháp quốc tế và quyền tự do biểu đạt tôn giáo.

Việc mặc burqa ở Sri Lanka đã tạm thời bị cấm vào năm 2019 ngay sau vụ đánh bom vào ngày Chúa Nhật Phục sinh nhằm vào các nhà thờ và khách sạn khiến hơn 260 người thiệt mạng ở đảo quốc trong Ấn Độ Dương này. Hai nhóm Hồi giáo địa phương liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bị đổ lỗi cho các vụ tấn công tại sáu địa điểm – bao gồm hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn hàng đầu.

Sri Lanka cũng có kế hoạch đóng cửa hơn 1,000 trường học Hồi giáo được gọi là madrassas vì chúng không được đăng ký và không tuân theo chính sách giáo dục quốc gia.

Người Hồi giáo chiếm khoảng 9 phần trăm trong số 22 triệu người ở Sri Lanka, nơi Phật tử chiếm hơn 70 phần trăm dân số. Người Tamil dân tộc thiểu số, chủ yếu theo Ấn Giáo, chiếm khoảng 15% dân số.
Source:Crux
 
Truyền thông: đi tìm ý nghĩa của lịch sử và trình thuật của nó
Vũ Văn An
19:40 21/03/2021

Bình luận câu đầu và câu cuối trong thông điệp Ngày Truyền Thông Thế Giói năm 2019 của Đức Phanxicô, ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền Thông của Tòa thánh nói rằng với hai câu ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa chúng ta trở lại yếu tính một chủ đề mà chúng ta đã rón rén xem xét từ rất lâu.



Ta giống như đang ở trong một cơn lốc. Chúng ta có nguy cơ mất phương hướng, la bàn, sao Bắc Cực của chúng ta. Nghịch lý thay, kỷ nguyên của truyền thông lại có nguy cơ trở thành một kỷ nguyên không tài nào truyền thông được. Bất chấp rất nhiều dữ kiện, chúng ta không có đủ khôn ngoan cần thiết để đọc và tường trình lại ý nghĩa của mọi câu chuyện, và với nó là ý nghĩa của lịch sử.

Động từ 'trình thuậ' (to narrate) bắt nguồn từ tiếng Latin gnarus, nghĩa là trải nghiệm. Nhưng nếu thiếu khả năng hợp nhất kinh nghiệm, thì sẽ không có cả khôn ngoan lẫn kiến thức. Mọi sự bị giản lược thành một dòng chữ trong một danh sách vô nghĩa.

Chỉ nhờ trình thuật, chúng ta mới có thể phát hiện điều mà mắt thường không nhìn thấy, điều bị che giấu, đòi thời gian và kiến thức để được phát lộ.

Qua thông điệp của ngài, Đức Giáo Hoàng chắc chắn muốn nói với các nhà truyền thông và chắc chắn ngài muốn nói với các nhà báo. Nhưng không chỉ có thế. Ngài muốn nói với mọi người nói chung, bởi vì tất cả chúng ta đều truyền thông. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với thế giới mà chúng ta miêu tả qua lời trình thuật của mình.

Các trình thuật của chúng ta là vô hạn. Chúng được viết, được nói, được quay phim. Chúng được dệt bằng từ ngữ, hình ảnh và âm nhạc. Chúng là ký ức của quá khứ chúng ta và viễn kiến về tương lai của chúng ta.

Đức Giáo Hoàng hỏi mọi người, Câu chuyện chính chúng ta kể là gì? Chúng ta có thực sự sống nó, chiêm niệm nó, suy gẫm và hiểu nó đến mức nào trước khi kể nó ra? Nó có là một câu chuyện có thật không? Một câu chuyện năng động? Hoặc, nó là một trong những câu chuyện không đúng sự thật? Nó có bất động không? Câu chuyện này miêu tả nhân tính, và mầu nhiệm bao quanh nó, hay đó là một câu chuyện xóa bỏ nhân tính của chúng ta? Đó là một câu chuyện về điều thiện hay một câu chuyện về điều ác? Nó mở ra hy vọng, hay nó là một trong những câu chuyện gây nản lòng? Đó là một câu chuyện chào đón cái ác hay luôn tìm kiếm, trong mọi tình huống, tia lửa sự thiện có khả năng cứu chuộc nó?

Mỗi câu chuyện được hiểu theo kết thúc của nó. Câu chuyện của chúng ta kết thúc như thế nào? Chúng ta dành không gian nào cho mầu nhiệm Thiên Chúa, cho khả thể cứu chuộc?

Sự khôn ngoan của câu chuyện nằm ở chỗ nào? Trong thông điệp Laudato sí của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết:

"Các nhà hiền triết vĩ đại trong quá khứ có nguy cơ không được nghe thấy giữa tiếng ồn ào và sao lãng do tình trạng quá tải thông tin gây ra… Sự khôn ngoan đích thực, như là kết quả của việc tự xét mình, đối thoại và gặp gỡ hào phóng giữa các con người với nhau, không có được bằng việc tích lũy dữ kiện đơn thuần, một tích lũy kết cục dẫn đến quá tải và rối loạn, một loại ô nhiễm tâm thần.

Nhờ truyền thông, chúng ta có khả năng tạo ra cả hiểu biết lẫn hiểu lầm; xây dựng và phá hủy một ý thức trách nhiệm; và nuôi dưỡng hoặc bỏ đói các bản sắc tương lai của chúng ta.

Từ những vấn đề này, những vấn đề nhờ đó chúng ta nhận trách nhiệm của mình, chúng ta có thể tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta. Chúng ta có thể tái tục nó, như các tín hữu, vì ý thức được một sự kiện từng thay đổi lịch sử, soi sáng nó bằng mầu nhiệm Thiên Chúa - Đấng trở thành người chính là để cứu chuộc họ. Ba Vua ý thức được sự khôn ngoan mà chúng ta có nguy cơ đánh mất trong sự hỗn loạn của cuộc đời mình. Đối mặt với mầu nhiệm Thiên Chúa này, trong một giấc mơ, họ đã được cảnh báo phải chọn một con đường khác với con đường mà họ đã theo trong quá khứ để trở về nhà. Điều này là để bảo vệ cả lịch sử đã được mạc khải cho họ lẫn Hài Nhi Thiên Chúa, Đấng vốn hiện thân cho lịch sử ấy.

Để chúng ta tìm được nơi lưu giữ cả ý nghĩa lịch sử lẫn câu chuyện, như Ba Vua đã làm, chúng ta phải chọn một con đường khác với con đường đã đưa chúng ta đến nơi chúng ta hiện có mặt. Để bắt đầu lại, chúng ta cần một con đường khác, một lịch sử khác, một cách nhìn khác, kể chuyện, tưởng nhớ, xây dựng - trình thuật - tương lai.

Con đường truyền giảng Tin Mừng mới của hai cựu sinh viên Đại Học Dallas

Và đó là con đường được hai cựu sinh viên Đại học Dallas tiếp nhận trong cố gắng tìm ra những cách mới để truyền giảng Tin Mừng và tham gia vào nghệ thuật kể chuyện bằng podcast hàng tuần đặt tên là That’s the Word.

Cha James Yamauchi, JCL, BA ’07, Phó Giám đốc Đào tạo tại chủng viện Holy Trinity, là người dẫn chương trình. Em trai của ngài, John Peter Yamauchi, BS ’17, MS ’18, giúp viết các câu chuyện và sản xuất podcast. Cùng nhau, hai anh em thành lập nhóm sản xuất Sons of Thunder Rock.

Họ bắt đầu phát hành các hồi phim (episode) cho podcast That’s the Word vào thứ Tư hàng tuần trong tháng 11 năm 2020. Mỗi hồi phim kể lại cách ngắn gọn, bí nhiệm về một câu chuyện có thật, giúp người nghe khám phá và tận hưởng những khúc mắc và chi tiết được Cha James Yamauchi thuật lại.

Tháng 3 vừa qua, Cha James và John Peter Yamauchi đã sản xuất một Chương trình Trực tiếp trên Facebook có tên “Father at 5” cho giáo xứ của họ. Thành công của buổi trình diễn kéo dài nửa giờ hàng ngày đã truyền cảm hứng cho họ tiếp tục tìm cách truyền giảng Tin Mừng theo cách càng được nhiều người truy cập càng tốt.

Cha James Yamauchi nói rằng John Peter và ngài đã bắt đầu dự án Mùa Vọng như một cách kể những câu chuyện có thật về mẫu mực nhân đức. Ngài coi nghệ thuật kể chuyện là điều cần thiết để truyền giảng Tin Mừng, nghĩ đến việc Chúa Giêsu sử dụng các dụ ngôn của chính Người và việc truyền bá Kitô giáo của các môn đệ qua cách truyền miệng.

Cha James Yamauchi nói rằng, Giáo Hội Công Giáo bắt đầu, khi các môn đệ truyền giảng Tin Mừng “bằng cách kể những câu chuyện về những điều Chúa Giêsu nói và làm”.

Cha James Yamauchi cho biết, “Bằng cách tập chú vào những câu chuyện có thật và lành mạnh, và Chúa Kitô là nguồn của mọi trật tự tự nhiên và siêu nhiên, đây có thể là một cách để mở cửa và cho mọi người biết một điều gì đó tốt đẹp và đạo đức”.

Nội dung của các câu chuyện thay đổi về chủ đề, nhưng thường tập chú vào các nhân vật lịch sử, các vị thánh hoặc các biến cố ít được biết đến hoặc hiếm khi được công nhận về tấm gương nhân đức của chúng.

Cùng với việc sản xuất podcast, John Peter Yamauchi hỗ trợ Cha James Yamauchi trong việc nghiên cứu và viết lời tường thuật có thật về những câu chuyện này. Hồi phim yêu thích của anh cho đến nay là “Sự tuyệt vọng của gia đình Downes [Desperation of the Downes Family]”.

John Peter Yamauchi cho biết, “Hồi phim đó là hồi thứ hai chúng tôi làm”. Anh đặc biệt thích nó “chỉ vì cách người ta đến với nhau, các chi tiết sống động, và gần như có một khúc mắc ngay trong một khúc mắc ở phần kết”.

Ngay cả những câu chuyện có vẻ quen thuộc với thính giả Công Giáo cũng có thể nâng cao sự hiểu biết của họ về những gì người ta thực sự là khi nghe nó được trình bày theo một cách độc đáo.

Các hồi phim yêu thích của Cha James Yamauchi là “Tiểu thuyết về Lễ tạ ơn” và “Kẻ mạo danh đáng tin cậy”.

Podcast That’s the Word hiện có hàng chục hồi phim, với mỗi hồi dài khoảng năm phút.

Cha James Yamauchi cho biết họ muốn kể những câu chuyện “dễ tiếp thu”, vì vậy việc làm cho những câu chuyện ngắn và có sẵn trên nhiều diễn đàn là điều quan trọng để tăng khả năng tiếp cận.

Theo John Peter Yamauchi, dạng thức các câu chuyện của họ tương tự như các podcast khác, kể lại cuộc sống của mọi người một cách kỳ lạ, chẳng hạn như The Way I Heard It with Mike Rowe. Cha James Yamauchi được truyền cảm hứng để bắt đầu podcast này dựa trên chương trình phát thanh The Rest of the Story những năm 1970 của Paul Harvey và con trai của ông, thường có một chút khúc mắc giấu ẩn ở phần kết.

Cha James Yamauchi giải thích, trong mỗi hồi phim của That’s the Word, “người nghe là người tham gia tích cực vào câu chuyện”. Họ được khuyến khích thu thập các gợi ý trước tiết lộ ở phần kết.

John Peter Yamauchi nói: “Chỉ cần nghe những câu chuyện từ thế giới quan Công Giáo cũng đủ lên khuôn cách bạn suy nghĩ về mọi điều”. Ngay cả trên một diễn đàn thế tục, John Peter Yamauchi hy vọng câu chuyện có thể ảnh hưởng tích cực đến cách người nghe nhìn thế giới.

That’s the Word có sẵn trên ứng dụng Apple Podcasts, Spotify và trang web chính thức của họ. Podcast cũng có các diễn đàn truyền thông xã hội trên Facebook và Instagram. Một hồi phim được phát hành vào thứ Tư hàng tuần.

Cha James Yamauchi cho biết, Podcast đáp ứng mong muốn có được các câu chuyện chung đối với mọi nền văn minh. Ngài trích dẫn khẩu hiệu với một nụ cười nghiêm túc, nói rằng "Mọi người đều thích một câu chuyện hay".
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay 21/3/2021
Đặng Tự Do
06:53 21/03/2021
Hôm Chúa Nhật 21 tháng Ba, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa Giêsu gặp những người Hy lạp.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một thiên thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.

Trong bài huấn dụ từ thư viện của Dinh Tông Tòa trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Vào Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay, phụng vụ công bố bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan đề cập đến một sự kiện xảy ra trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Kitô, ngay trước cuộc Khổ nạn (x. Ga 12: 20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp, bị hấp dẫn bởi những gì Ngài đang làm, bày tỏ mong muốn được gặp Ngài. Đến gần Tông đồ Philipphê, họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu” (câu 21). “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Chúng ta hãy ghi nhớ điều ước ao này: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Theo yêu cầu của những người Hy Lạp đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi mà rất nhiều người nam nữ, từ mọi nơi và mọi lúc, gửi đến Giáo hội và đến cả với mỗi người chúng ta: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”.

Và Chúa Giêsu đáp ứng yêu cầu đó như thế nào? Thưa: Theo một cách khiến anh chị em phải suy nghĩ. Ngài nói như vậy: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh […] Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (cc. 23-24). Những từ này dường như không trả lời câu hỏi mà những người Hy Lạp đó đặt ra. Thực ra, những lời ấy còn đi xa hơn. Thật vậy, Chúa Giêsu tiết lộ rằng đối với mọi người muốn tìm kiếm Ngài, Chúa Giêsu là hạt giống không lộ ra sẵn sàng chết để sinh nhiều hoa trái. Như muốn nói: nếu bạn muốn biết tôi, nếu bạn muốn hiểu tôi, hãy nhìn vào hạt lúa mì chết trong lòng đất, tức là hãy nhìn vào thập giá.

Chúng ta phải nghĩ đến dấu chỉ thánh giá, qua nhiều thế kỷ đã trở thành biểu tượng xuất sắc của các Kitô hữu. Ngay cả những người ngày nay cũng muốn “gặp gỡ Chúa Giêsu”, có lẽ đến từ các quốc gia và nền văn hóa mà Kitô Giáo ít được biết đến, trước hết họ thấy điều gì? Dấu hiệu phổ biến nhất mà họ gặp được là gì? Cây thánh giá, chính là cây thánh giá. Trong nhà thờ, trong nhà của các tín hữu Kitô, là những người cũng mang biểu tượng ấy trên chính thân xác của mình. Điều quan trọng là dấu chỉ ấy phù hợp với Tin Mừng: Thập giá chỉ có thể diễn tả tình yêu, sự phục vụ, tự hiến mà không cần phải đặt trước: chỉ bằng cách này, nó mới thực sự là “cây sự sống”, một sự sống dồi dào.

Ngay cả ngày nay, nhiều người, thường không nói ra điều đó một cách minh nhiên, họ cũng muốn “gặp Chúa Giêsu”, gặp Ngài, biết Ngài. Từ đây, chúng tôi hiểu trách nhiệm lớn lao của các Kitô hữu và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta cũng phải đáp lại bằng các chứng tá về một cuộc sống được ban cho để phục vụ, một cuộc sống mang phong cách của Thiên Chúa – đó là gần gũi, từ bi, dịu dàng, và hiến thân phục vụ. Đó là gieo mầm yêu thương không phải bằng những lời nói cao siêu, mà bằng những tấm gương cụ thể, giản dị và dũng cảm, không phải bằng những lý thuyết lên án mà bằng những cử chỉ yêu thương. Sau đó, với ân sủng của Ngài, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mặt đất khô cằn do hiểu lầm, khó khăn hoặc bắt bớ, hoặc những tuyên bố về pháp lý hay luân lý xuất phát từ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đây là mảnh đất khô cằn. Ngay lúc đó, trong thử thách và cô độc, khi hạt giống chết đi, thì lại là thời điểm cho sự sống nảy mầm, sinh hoa kết trái đúng lúc. Chính trong sự đan xen giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái đích thực của tình yêu, điều mà tôi luôn nhắc lại, được ban cho theo phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi, dịu dàng.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, bước đi mạnh mẽ và hạnh phúc trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô tỏa sáng trong mọi thái độ của chúng ta và ngày càng trở thành nếp sống hằng ngày của chúng ta.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay ở Ý là Ngày Tưởng niệm và Cam kết để tưởng nhớ các nạn nhân vô tội của mafias. Mafias có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và bằng cách khai thác đại dịch, chúng làm giàu bằng tham nhũng. Thánh Gioan Phaolô II đã tố cáo “văn hóa chết chóc” của chúng và Đức Bênêđíctô XVI đã lên án chúng là “ những con đường chết chóc”. Những cấu trúc tội lỗi, như cấu trúc mafia, trái với Phúc âm của Chúa Kitô, trong đó người ta đánh đổi đức tin bằng việc thờ ngẫu tượng. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ tất cả các nạn nhân và làm mới cam kết của chúng ta chống lại mafias.

Ngày mai là Ngày Nước Thế giới, mời gọi chúng ta suy ngẫm về giá trị của ân sủng tuyệt vời và không thể thay thế này của Thiên Chúa. Đối với những tín hữu chúng ta, “chị nước” không phải là một thứ hàng hóa: nhưng là một biểu tượng phổ quát và là nguồn sống và sức khỏe. Có quá nhiều anh em khó tiếp cận được với nước và có lẽ phải chấp nhận những nguồn nước bị ô nhiễm! Cần bảo đảm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho mọi người. Tôi cảm ơn và khuyến khích tất cả những người, với sự chuyên nghiệp và trách nhiệm khác nhau, làm việc cho mục đích rất quan trọng này. Ví dụ, tôi đang nghĩ về trường Đại học Nước, ở quê hương tôi, về những người làm việc để mang nó về phía trước và làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của nước. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh chị em người Á Căn Đình đang làm việc tại trường Đại học Nước này.

Tôi chào tất cả anh chị em, những người được kết nối thông qua các phương tiện truyền thông, với một kỷ niệm đặc biệt dành cho những người bệnh và người cô đơn. Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa vui vẻ và tạm biệt!
Source:Holy See Press Office

 
Chương trình Tuần Thánh tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
06:56 21/03/2021
Tính đến chiều Chúa Nhật 21 tháng Ba, tử vong toàn thế giới đã lên đến 2,723,156 người, trong số 123,493,716 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó đã có 10,315 người chết và thêm 550,094‬‬ người nhiễm coronavirus. Như vậy, tình hình đại dịch coronavirus vẫn rất căng thẳng. Nhiều nước tại Âu Châu như Pháp phải rơi vào tình trạng đóng cửa cho đến sau lễ Phục sinh.

Tại Thánh Địa Giêrusalem, tử vong tại Israel cho đến nay là 6,085 người, trong số 827,428 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong vòng 24 giờ trước đó, số trường hợp nhiễm bệnh mới là 611 người, và con số tử vong là 9 người. Số trường hợp nhiễm bệnh như thế chỉ còn 25% so với mức cao điểm vào ngày 19 tháng Giêng.

Trong bối cảnh đó Cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, bày tỏ hy vọng với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia, hôm 19/3/2021 rằng “Tuần thánh và Phục sinh tới đây tại Thánh địa sẽ không bị tình trạng ‘cửa đóng then cài’ như năm ngoái vì đại dịch.”

Theo cha, thành công do chiến dịch chích ngừa vắc xin chống Covid-19 của chính phủ Israel tiến hành, cũng có những ảnh hưởng tích cực trên các nơi thờ phượng, như Đền thờ Thánh Mộ, trung tâm của các buổi lễ Tuần thánh và Phục sinh tại Thánh địa. Tuy vẫn còn thiếu các tín hữu hành hương, nhưng sẽ có những dấu hiệu tích cực trước cuối năm nay.

Trong số chín triệu dân cư ở Israel, đã có hơn năm triệu người được chích liều vắc xin thứ nhất chống Covid-19 và khoảng bốn triệu ba trăm ngàn người đã được chích liều thứ hai. Chiến dịch đang tiến hành mạnh mẽ, khiến người ta hy vọng Israel sẽ đứng đầu về tỷ lệ những người dân được chích ngừa. Với số ca lây nhiễm giảm bớt, dân tại Israel chuẩn bị mở lại phần lớn các hoạt đoạt kinh tế. Các tiệm ăn, khách sạn, quán cà-phê, các hoạt động văn hóa, du lịch đang dần dần được mở lại, nhờ “hộ chiếu xanh”, giấy chứng nhận đã chích ngừa.

Cha Francesco Patton cho biết nếu không có những đột biến vào giờ chót, các cử hành trong Tuần Thánh tại Thánh Địa Giêrusalem sẽ diễn ra như sau:

Ngày 28 tháng Ba Chúa Nhật Lễ Lá. Lúc 8 giờ sáng Mộ Thánh có cuộc rước lá chung quanh Edicule, được tiếp nối với thánh lễ đại trào. 14 giờ 30: Các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân địa phương sẽ rước lá từ nhà thờ Bethphage trên Núi Ôliu về đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem. Lúc 5g chiều sẽ có thánh lễ tại đây.

Trong các ngày từ Thứ Hai Tuần Thánh, 29 tháng 3, đến Thứ Tư Tuần Thánh sẽ có các thánh lễ từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại đền thờ Mộ Thánh và tại các nhà nguyện nhỏ hơn dọc theo Đàng Thánh Giá.

Riêng ngày thứ Tư 31 tháng 3, lúc 8.00 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có Thánh lễ trọng thể với bài “Thương khó” và cuộc rước hàng ngày. Lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Mộ Thánh có Lễ tôn kính Cột Chúa Giêsu bị đánh đòn tại Nhà nguyện Chúa hiện ra.

Ngày 1 tháng Tư,Thứ Năm Tuần Thánh, vào lúc 8.00 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có Thánh lễ Tiệc Ly với nghi thức rửa chân và cuộc rước long trọng sau đó. Vào cuối buổi phụng vụ khoảng 12 giờ 00, các cửa của Vương cung thánh đường đóng lại cả ngày. Thực ra, vào lúc 2.45 trưa, cửa của đền thờ Mộ Thánh được mở ra và ngay lập tức được đóng lại sau 5 phút chỉ đủ thời gian cho các linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô vào bái lạy trước Edicule. Sau giờ Kinh Chiều khoảng 18 giờ, cửa của đền thờ Mộ Thánh lại được mở ra và ngay lập tức được đóng lại như thế. Lần chót diễn ra cử chỉ này là vào lúc 8g tối.

Trong khi đó,lúc 3:30 chiều: tại nhà thờ Cenacle, tức là Tiệc Ly, các linh mục, tu sĩ quản thủ Thánh Mộ sẽ hành hương từ nhà thờ Thánh Salvatore đến các nhà thờ Thánh Giacôbê Tông đồ và Thánh Máccô. Sau khi về lại nhà thờ của Thánh Salvatore các vị sẽ cử hành thánh lễ tại vười Giệtsimani vào lúc 9g tối. Thánh lễ sẽ được tiếp tục với Giờ Thánh từ 10g tối đến 12g khuya.

Ngày 2 tháng 4, Thứ Sáu Tuần Thánh. Lúc 8 giờ sáng tại đền thờ Mộ Thánh có buổi cử hành cuộc Thương khó Chúa. Sau nghi lễ, lúc 11:30 sáng là Đàng Thánh Giá trọng thể trên chính các con đường Chúa đã đi lên đồi Canvê. Lúc 8 giờ tối tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có nghi thức đám tang Chúa.

Ngày 3 tháng 4. Thứ Bảy Tuần Thánh, lúc 7.30 sáng là lễ Vọng Phục sinh. Từ 3g30 chiều tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có các cuộc rước long trọng mừng Chúa chiến thắng tử thần.

Chúa Nhật Phục sinh ngày 4 tháng Tư. lúc 7.30 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có cuộc rước mừng đại lễ Phục sinh được tiếp nối với thánh lễ đại trào lúc 8 giờ sáng.
Source:SIR

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
21/03 : Giáo Xứ Paris Cử Hành Lễ Kính Thánh Cả Giuse : Bổn Mạng Cộng Đoàn
Lê Đình Thông
15:30 21/03/2021
21/03: Giáo Xứ Paris Cử Hành Lễ Kính Thánh Cả Giuse: Bổn Mạng Cộng Đoàn

Sáng 21/03/2021, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã cử hành trọng thể lễ kính Thánh Cả Giuse, bổn mạng của cộng đoàn. Thánh lễ do linh mục Giuse Trần Anh Dũng, giám đốc Đắc Lộ Tùng Thư cử hành, cùng đồng tế là Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, giám đốc Giáo Xứ, cha Gioan Vũ Minh Sinh, tuyên úy Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngoài ra còn có thầy Phó tế Phêrô Phạm Bá Nha, thầy Phó tế Phêrô Cao Trọng Nghĩa.

Mở đầu thánh lễ, cha giám đốc Nguyễn Kim Sang cho biết thánh lễ nhằm khai triển tông thư Patris Corde của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân kỷ niệm 150 năm Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo Hội hoàn vũ, đồng thời Ngài còn là bổn mạng của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris.

Trong phần ca nhập lễ, ca đoàn Giáo xứ do ca trưởng Trần Hải Vân điều khiển đã hướng về Thánh Cả Giuse qua lời ca: ‘‘Một cành huệ tươi như hoa giao mùa, tìm người nấu nương giữa chốn bụi trần. Người là cành cây hương nam lặng lẽ bốn mùa trái ngọt.’’

Sau khi thầy phó tế Phêrô Cao Trọng Nghĩa công bố Tin Mừng theo thánh Gioan (12,20-33), cha Trần Anh Dũng đã diễn giảng ý nghĩa của tông thư “Trái Tim của Người Cha’’. Với trái tim người cha, Thánh Cả Giuse hết lòng yêu mến Chúa Giêsu. Trong Tứ thư Phúc âm, Chúa Giêsu được gọi là “con của ông Giuse”.

Thánh Cả là thợ mộc khiêm tốn (Mt 13,55). Ngài đã thành hôn với Đức Maria (Mt 1,18; Lc 1,27), Ngài là người công chính (Mt 1,19) luôn sẵn sàng làm theo thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong Lề Luật (Lc 2,22.27.39) và trong bốn giấc mơ (Mt 1,20; 2,13.19.22). Ngài vâng lời Thiên Thần, truyền: “đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi.” (Mt 1,21).

Năm Thánh Giuse được cử hành một trăm năm mươi năm sau khi Chân Phước Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ Giáo Hội Công Giáo (08/12/1870). Trong tông thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu rõ bảy đặc tính về trái tim người cha của Thánh Giuse: rất đáng yêu mến, hiền từ, vâng phục, đón tiếp, can đảm sáng tạo, lao động và cây cao bóng cả.

Nội dung các bản thánh ca được ủy viên phụng vụ Nguyễn Xuân Chương trình chiếu lên hai màn hình lớn.

Ý nguyện của bốn lời nguyện giáo dân đều hướng về Thánh Cả:

- luôn yêu thương, gìn giữ Hội Thánh.

- Ngài là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam.

- là mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến.

- Thánh Cả Giuse trải qua nhiều thử thách mà vẫn luôn trung tín.

Trong phần dâng lễ, ca đoàn đã đồng ca nhịp nhàng bản thánh ca ‘‘Hãy Đến Tiệc Thánh Ngài’’ của Michael Joncas, lời Việt của Đức Dũng.

Kết lễ là ca khúc ‘‘Cầu Xin Thánh Gia’’ quen thuộc của Phạm Đình Nhu: ‘‘Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thuở xưa, miền Nazareth Thánh gia người vui sống. Nêu gương cho tất cả gia đình cần lao, tình yêu tha thiết với cảnh đời đơn nghèo.’’.

Sau đó, cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam tại Paris hiệp một lòng một ý với Đức Thánh Cha Phanxicô qua kinh nguyện được công bố trong tông thư:

‘‘Lạy Thánh Cả Giuse,

Là Đấng bảo trợ Chúa Cứu Thế

Là Bạn của Đức Trinh Nữ Maria

Chúa Cha trao phó Chúa Con cho ngài

Mẹ Maria đặt niềm tin nơi ngài

Đức Kitô đã nên người cùng ngài

Lạy Thánh Cả Giuse,

Xin cũng tỏ tình cha đối với chúng con

Xin dẫn dắt chúng con trên đường dương thế.

Xin gìn giữ chúng con trong ơn sủng, tình thương và sự can đảm,

Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen’’.

---

Lê Đình Thông
 
Dự Tòng Tĩnh Tâm Mùa Chay và Xức Dầu Dự Tòng tại Sydney.
Diệp Hải Dung
16:53 21/03/2021
Dự Tòng Tĩnh Tâm Mùa Chay và Xức Dầu Dự Tòng tại Sydney.

Chiều Chúa Nhật 21/03/2021. 35 anh chị em Dự Tòng tại các Giáo đoàn Mount Pritchard và Giáo Đoàn Revesby cùng các Giáo Đoàn khác đã đến nhà thờ St Luke Revesby Sydney tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay để chuẩn bị đón nhận Bí tích Rửa Tội vào Chúa Nhật Phục Sinh.

Xem Hình

Trong buổi tĩnh tâm Cha Paul Văn Chi Tuyên Úy Đặc trách cùng Ông Nguyễn Văn Hóa và Hoàng Văn Long Ban Truyền Giáo hướng dẫn và đặt các câu hỏi với các anh chị em Dự Tòng để trắc nghiệm Giáo Lý và Đức Tin, sau đó Cha dâng Thánh lễ và cử hành nghi thức Xức Dầu cho các anh chị em dự Dự Tòng để chuẩn bị cho ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội vào Chúa Nhật Phục Sinh này.

Kết thúc Thánh lễ các anh chị em Dự Tòng cùng chụp chung tấm hình lưu niệm với Cha và Ban Truyền Giáo.

Diệp Hải Dung
 
VietCatholic TV
Cảnh tượng quá bất nhơn của quân Miến Điện. Các Hồng Y lên tiếng trước chỉ trích của Giám Mục Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:02 21/03/2021


1. Hình ảnh gây phẫn nộ: Cảnh sát Miến Điện buộc người dân phải bò bằng bốn chân

Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, người ta đã phải chứng kiến hàng trăm người bị cảnh sát Miến Điện giết chết.

Cảnh tượng được ghi lại vào chiều thứ Sáu, 19 tháng 3 năm 2021, Lễ Kính Thánh Giuse, đang được lan truyền rộng rãi trên Internet khiến nhiều người đau lòng.

Theo nhân chứng đã quay cảnh tượng này, người đàn ông không tham gia trực tiếp cuộc biểu tình gần đó, chỉ đứng theo dõi, đã bị các nhân viên cảnh sát đánh đập sau khi bị buộc phải bò một lúc.

“Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến kiểu lạm dụng này. Tôi cảm thấy tức giận và tuyệt vọng”, nhân chứng muốn giấu tên nói với Reuters.

Quân đội và cảnh sát đã sử dụng các chiến thuật ngày càng bạo lực để trấn áp các cuộc biểu tình của những người ủng hộ nhà lãnh đạo dân cử đang bị giam giữ Aung San Suu Kyi nhưng điều đó vẫn chưa dập tắt được các cuộc biểu tình, với đám đông đang trở lại ở một số thị trấn vào hôm thứ Sáu.

Đức Hồng Y Charles Bo, là Tổng Giám Mục Yangon và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã nhận định rằng:

Miến Điện ngày nay đang ở trong một chương khác của bóng tối, đổ máu và đàn áp. Sau một thập kỷ cải cách và mở cửa, trong đó - mặc dù có nhiều thách thức và những đám mây bão tố trên đường - chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã nhìn thấy mặt trời bắt đầu mọc trên vùng đất xinh đẹp của chúng tôi và viễn cảnh - dù mong manh hay dễ chao đảo – đã xuất hiện trong một bình minh mới dân chủ, tự do, hòa bình và công lý. Tuy nhiên, ngày nay chúng tôi đã bị đẩy lùi lại hơn một thập kỷ, quay trở lại cơn ác mộng của cảnh quân đội đàn áp, tàn bạo, bạo lực và độc tài.

Kể từ sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, chúng ta đã chứng kiến lòng dũng cảm, sự dấn thân và sự sáng tạo đáng kinh ngạc của nhân dân chúng ta, thể hiện trên khắp đất nước trong các cuộc biểu tình hàng nghìn người hết ngày này sang ngày khác của họ. Họ đã thể hiện quyết tâm không cho phép nền dân chủ và tự do vốn khó khăn lắm mới giành được, và hy vọng hòa bình của họ bị đánh cắp. Đó là một cảnh ngoạn mục và một nguồn cảm hứng tuyệt vời. Ý thức thống nhất và đoàn kết trong sự đa dạng - với những người thuộc các sắc tộc và các tôn giáo khác nhau đến với nhau vì cùng một mục đích - là điều đáng chú ý.

Nhưng điều đó đã phải đối mặt với những viên đạn, những trận đòn, đổ máu và đau buồn. Rất nhiều người đã bị giết hoặc bị thương trên đường phố của chúng tôi, và hàng ngàn người đã bị bắt và mất tích.
Source:Reuters

2. Các Hồng Y ủng hộ tuyên bố của Tòa Thánh về việc không được chúc lành cho các kết hiệp đồng tính

Giữa các chỉ trích gay gắt của một số Giám Mục Đức, nổi bật nhất là Giám Mục Georg Bätzing, người quyết liệt đòi Giáo Hội phải công nhận các kết hiệp đồng tính và chúc lành cho họ, hai vị Hồng Y đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố gần đây của Vatican.

Tại một hội thảo trực tuyến do Đại học Georgetown tổ chức, Đức Hồng Y Peter Turkson - tổng trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện của Vatican - và Đức Hồng Y Sean O'Malley ở Boston - một thành viên của Hội đồng Hồng Y Cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô - đều được yêu cầu trả lời cho những ai “thất vọng” bởi tuyên bố gần đây của Vatican về các kết hiệp đồng tính.

Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y O'Malley nói rằng Đức Thánh Cha rất “nhạy cảm và chú ý về phương diện mục vụ” với những người có vấn đề, trong khi vẫn đề cao các giáo huấn của Giáo hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ rằng ngài mong muốn “được gần gũi với mọi người, trong thực tế và những thách thức trong cuộc sống của họ, bất kể điều đó có thể là gì”, Đức Hồng Y O'Malley nói. “Đồng thời, Giáo hội có một giáo huấn rất rõ ràng về hôn nhân cần được công bố”.

“Và tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cố gắng tỏ ra hết sức nhạy cảm và quan tâm mục vụ trong việc tiếp cận với mọi người, đồng thời bày tỏ sự quan tâm của Ngài đối với các cá nhân, trong sự trung thành với những gì được nêu trong Giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Hôn phối”, Đức Hồng Y O'Malley nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến phẩm giá của tất cả mọi người bao gồm cả những người có sự thu hút đồng giới, Đức Hồng Y Turkson nói, và nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng đang “kêu gọi các gia đình chào đón con cái của họ nếu những người con này có một số khuynh hướng như vậy”.

“Như thế thực sự là có một sự đồng cảm, một mối quan tâm và ân cần lo lắng của một vị giáo hoàng”, ngài nói.

Đức Hồng Y nói thêm rằng những lời dạy của Giáo hội về hôn nhân là từ Thiên Chúa chứ không phải là từ con người.

“Giáo hội với tư cách là con đường dẫn đến sự cứu rỗi, trước hết và quan trọng nhất, cần phải nhìn nhận rằng con đường dẫn đến ơn cứu rỗi không được cấu thành bởi giáo huấn của giáo hoàng hoặc các mục tử hoặc bất kỳ ai trong Giáo hội, nhưng bởi những gì Kinh thánh và Mạc khải luôn cung cấp về con đường dẫn đến ơn cứu rỗi”, ngài nói.

Đức Hồng Y nhận xét rằng ngài đã từng gặp hai người Công Giáo lãnh đạo một “giáo xứ đồng tính” ở Luân Đôn với sự chấp thuận của “Hồng Y Tổng Giám mục Luân Đôn”.

“Nhưng vì tôn trọng các bí tích, coi hôn nhân là một bí tích, họ đã quyết định không yêu cầu được chúc lành. Vì vậy, bạn có thể có được điều này đến từ chính cộng đồng người đồng tính, công nhận bản chất, sự thánh thiêng của những gì được xem như một bí tích”.

“Chúng ta phải nhận ra rằng dù chúng ta đang sống ở trạng thái nào của cuộc sống, tại một thời điểm nhất định, chúng ta cần đem tất cả dâng lên Chúa và để Chúa đánh giá điều đó cho chúng ta”.
Source:Catholic News Agency

3. Tuần thánh tại Giêrusalem trong hy vọng nới lỏng

Tuần thánh và Phục sinh tới đây tại Thánh địa sẽ không bị tình trạng “cửa đóng then cài” như năm ngoái vì đại dịch.

Trên đây là tuyên bố của cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia, hôm 19/3/2021 vừa qua. Theo cha, thành công do chiến dịch chích ngừa vắc xin chống Covid-19 của chính phủ Israel tiến hành, cũng có những ảnh hưởng tích cực trên các nơi thờ phượng, như Đền thờ Thánh Mộ, trung tâm của các buổi lễ Tuần thánh và Phục sinh tại Thánh địa. Tuy vẫn còn thiếu các tín hữu hành hương, nhưng sẽ có những dấu hiệu tích cực trước cuối năm nay.

Trong số chín triệu dân cư ở Israel, đã có hơn năm triệu người được chích liều vắc xin thứ nhất chống Covid-19 và khoảng bốn triệu ba trăm ngàn người đã được chích liều thứ hai. Chiến dịch đang tiến hành mạnh mẽ, khiến người ta hy vọng Israel sẽ đứng đầu về tỷ lệ những người dân được chích ngừa. Với số ca lây nhiễm giảm bớt, dân tại Israel chuẩn bị mở lại phần lớn các hoạt đoạt kinh tế. Các tiệm ăn, khách sạn, quán cà-phê, các hoạt động văn hóa, du lịch đang dần dần được mở lại, nhờ “hộ chiếu xanh”, giấy chứng nhận đã chích ngừa.

Trong khi đó, Israel cũng bắt đầu chích ngừa cho những người Palestine làm việc tại Israel hoặc trong các khu định cư của người Do Thái ở miền Cisjordani. Cho đến nay, đã có một trăm ngàn người Palestine được chích liều thứ I vắcxin chống Covid-19. Việc du nhập “hộ chiếu xanh” cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động tại các nơi thờ phượng, tuy rằng nhà chức trách y tế có thể không loại bỏ những hạn chế vào dip lễ Pesach, lễ Vượt qua của Do Thái, từ ngày 28/3 đến 4/4, cùng với lễ Phục sinh của Công Giáo, Chúa nhật 4/4 tới đây.
Source:SIR

4. Ecuador tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế vào năm 2024

Hôm thứ Bảy, Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định Tổng giáo phận Quito ở Ecuador là nơi đăng cai tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2024.

Hội nghị lần thứ 53 này cũng sẽ diễn ra trong dịp kỷ niệm 150 năm ngày thánh hiến Ecuador cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

“Cuộc gặp gỡ giáo hội tuyệt vời này sẽ thể hiện thành quả của Bí Tích Thánh Thể cho việc loan báo Tin Mừng và việc canh tân đức tin trong lục địa Mỹ châu La tinh”, Vatican cho biết trong thông báo ngày 20 tháng 3.

Thành phố Quito nằm ở chân núi Andes ở độ cao 9,350 feet, tức là 2850m. Đây là thành phố thủ đô của Ecuador và là thành phố đông dân nhất nước này, với hơn 3 triệu người trong khu vực trung tâm.

Theo thống kê năm 2017, chỉ riêng tại thủ đô, người Công Giáo, chiếm 85% dân số với hơn 2.4 triệu người trong Tổng giáo phận Quito.

Tổng giáo phận đã chia sẻ tin tức về việc được chỉ định là nơi tổ chức Đại hội Thánh Thể năm 2024 trên Facebook, viết rằng “chúng tôi đảm nhận trách nhiệm lớn lao này với niềm vui và cam kết mọi người sẽ hăng say làm việc”.

Ecuador sẽ tổ chức Đại hội Thánh Thể lần đầu tiên kể từ khi các Đại hội Thánh Thể bắt đầu cách đây 140 năm. Hội nghị quốc tế được tổ chức lần cuối tại Nam Mỹ vào năm 1968, tại Bogotá, Colombia.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Quito trong chuyến tông du vào tháng 7 năm 2015 tới Ecuador, Bolivia và Paraguay.

Đại hội Thánh Thể sắp tới sẽ diễn ra tại Budapest, Hung Gia Lợi hay còn gọi là Hung-ga-ri, vào tháng 9 - sau khi bị hoãn lại một năm do đại dịch coronavirus.

Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài có kế hoạch đến thăm Hung Gia Lợi để dự Thánh lễ bế mạc đại hội Thánh Thể vào ngày 12 tháng 9 tại Quảng trường Anh hùng của Budapest.

Vào tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu những lời cầu nguyện cho sự thành công của hội nghị.

“Trong hơn một thế kỷ, các Đại hội Thánh Thể đã nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo Hội”, ngài nói.

“Chúng tôi cầu nguyện rằng biến cố Thánh Thể ở Budapest có thể thúc đẩy các tiến trình đổi mới trong các cộng đồng Kitô giáo”, ngài tiếp tục, “để ơn cứu độ mà Thánh Thể là cội nguồn cũng có thể được chuyển thành một nền văn hóa Thánh Thể có khả năng truyền cảm hứng cho những người nam và người nữ thiện chí trong các lĩnh vực bác ái, hòa bình, gia đình, chăm sóc tạo vật”.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Pháp vào năm 1881 với mục tiêu tăng cường lòng sùng kính Thánh Thể và nâng cao nhận thức cho đông đảo người Công Giáo trong nước.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế đã tiếp tục được tổ chức vài năm một lần tại một thành phố khác nhau và đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, diễn ra ở Jerusalem, Nairobi, Melbourne, Hàn Quốc, Mỹ và khắp Âu Châu.

Đại hội cuối cùng được tổ chức tại Cebu, Philippines vào năm 2016. Có 12,000 người tham gia đại hội, mặc dù hàng triệu người đã tham gia các thánh lễ liên quan. Hung Gia Lợi lần cuối đăng cai Đại hội Thánh Thể vào năm 1938.

Sự kiện này nhằm mục đích làm chứng cho sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể và thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về phụng vụ và Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội. Đại hội hiện nay thường được tổ chức bốn năm một lần.
Source:Catholic News Agency
 
Tin vui: Tìm được nhiều cuộn Kinh Thánh ở Biển Chết. Đức Hồng Y Toronto bảo vệ một giáo dân bị cáo gian
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 21/03/2021


1. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ người cha bị cảnh sát điều tra vì bênh vực đạo lý của Giáo Hội về đồng tính luyến ái

Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám Mục Toronto, đã bảo vệ một người cha Công Giáo là người đang bị cảnh sát điều tra về tội “thù ghét” sau khi anh ta bác bỏ một đề nghị được đưa ra tại một phiên họp của Hội đồng Các Trường học Công Giáo của tổng giáo phận Toronto, gọi tắt là TCDSB, đề nghị các trường Công Giáo tham gia vào “Tháng Tự Hào” của người đồng tính hoặc treo cờ cầu vồng tại các trường.

Trước các lý luận xác đáng bênh vực đạo lý của Giáo Hội của anh Jody Maillet, một phụ huynh học sinh, và là một giảng viên Đại Học, đề nghị của các thành viên phò đồng tính bị bác bỏ trong cuộc họp ngày 4 tháng Ba của TCDSB. Không từ bất cứ thủ đoạn nào, các thành viên phò đồng tính này cáo gian anh Maillet với cảnh sát Toronto tội tung ra các diễn từ tội thù hận người đồng tính luyến ái.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Toronto xác nhận với tờ LifeSiteNews vào tuần trước rằng một cuộc điều tra về anh Maillet, đang được tiến hành.

Trước diễn biến này, hôm thứ Ba 16 tháng Ba, Đức Hồng Y Thomas Collins ra tuyên bố toàn văn như sau:

Khi được biết nhận xét tại một cuộc họp gần đây của Hội đồng Các Trường Công Giáo Toronto của một phụ huynh Công Giáo, là anh Maillet, đã gây ra những lời chỉ trích, Tổng Giáo phận Toronto đã xem xét biên bản ghi lại những lời trình bày của anh Maillet. Nhận xét của anh ấy và bối cảnh của tuyên bố của anh ấy đã bị trích dẫn sai hoặc bị đưa ra khỏi ngữ cảnh một cách quá xa.

Trên thực tế, anh Maillet đã diễn đạt một cách chính xác giáo huấn luân lý Công Giáo, trích dẫn Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Anh đề nghị sự giúp đỡ bí tích dành cho tất cả những ai đang gặp khó khăn. Anh Maillet nhắc nhở những người được ủy thác về trách nhiệm của họ là không được gây tổn hại tinh thần cho những người trẻ được giao cho họ chăm sóc, và nhắc đến những lời trong Kinh thánh, khi Chúa Giêsu sử dụng một hình ảnh mạnh mẽ liên quan đến những người có trách nhiệm đối với người trẻ. Rõ ràng, một số người, có lẽ không quen thuộc với Phúc âm, đã hiểu sai về tài liệu tham khảo. Việc liên kết câu Kinh thánh được trích dẫn với bất kỳ gợi ý nào về bạo lực đối với cộng đồng đồng tính luyến ái là không chính xác.
Source:Life Site News

2. Các giám mục Công Giáo Bồ Đào Nha hoan nghênh tổng thống phủ quyết dự luật về an tử và trợ tử

Hôm thứ Hai 15 tháng Ba, các giám mục Công Giáo Bồ Đào Nha đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa việc phủ quyết dự luật hợp pháp hóa an tử và trợ tử.

Tổng thống đã phủ quyết dự luật này vào ngày 15 tháng 3 sau khi triều yết Đức Thánh Cha vào ngày 12 tháng Ba. Cùng ngày đó, Tòa án Hiến pháp của Bồ Đào Nha cũng ra phán quyết rằng dự luật này là vi hiến.

Cha Manuel Barbosa, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, cho biết: “Bất kỳ sự hợp pháp hóa nào đối với hành vi giết chóc và hỗ trợ tự tử luôn đi ngược lại với sự khẳng định phẩm giá của con người và trái với Hiến pháp của Cộng hòa Bồ Đào Nha”.

Vào ngày 29 tháng Giêng, các nghị sĩ đã bỏ 136 phiếu ủng hộ dự luật và 78 phiếu chống, với 4 phiếu trắng.

Luật sau đó được trình lên tổng thống Rebelo de Sousa, người đã được bầu lại và đã thắng áp đảo vào ngày 24 tháng Giêng.

ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng tổng thống là một người Công Giáo nhiệt thành đã lên tiếng chống lại dự luật này.

Tổng thống Rebelo de Sousa có ba lựa chọn: đồng ý dự luật, hoặc gửi lên tòa án hiến pháp xem xét, hoặc sử dụng quyền phủ quyết của mình.

Nếu ông chọn cách thứ ba thẳng tay phủ quyết, Quốc hội có thể vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống bằng cách bỏ phiếu ủng hộ dự luật lần thứ hai. Vì thế, ông chọn cách thứ hai, ông yêu cầu tòa án cao nhất của đất nước đánh giá xem liệu dự luật ấy có phù hợp với hiến pháp của Bồ Đào Nha hay không.

Nếu Rebelo de Sousa ký dự luật thành luật, Bồ Đào Nha sẽ trở thành quốc gia thứ tư ở Âu Châu hợp pháp hóa an tử và trợ tử, cùng với Hà Lan, Bỉ và Luxembourg.

Tổng thống Rebelo de Sousa đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 12 tháng Ba, xác nhận sau đó rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023, cũng như đến đền thờ Đức Mẹ Fatima.

Khoảng 81% trong số 10 triệu dân số của Bồ Đào Nha là người Công Giáo đã được rửa tội.

Trong một thông báo gửi đến hãng thông tấn Ecclesia, Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã tái khẳng định quan điểm của Giáo hội đối với hành vi giết người và hỗ trợ tự tử, “luôn bảo vệ lập trường rằng mạng sống con người là bất khả xâm phạm”.
Source:Catholic News Agency

3. Các chuyên gia Israel thông báo phát hiện thêm nhiều cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết

Các nhà khảo cổ học Israel đã công bố thành công của họ trong việc phát hiện hàng chục cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết trong một hang động sa mạc và được cho là đã bị che giấu trong cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại La Mã gần 1,900 năm trước.

Theo Cơ quan quản lý cổ vật Israel, các mảnh da, mang dòng chữ Hy Lạp từ các sách Giacaria và Nahum, được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ nhất dựa trên cách viết. Chúng là những cuộn da đầu tiên được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học ở sa mạc phía nam Giêrusalem trong 60 năm qua.

Các cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết là một bộ sưu tập các văn bản Do Thái được tìm thấy trong các hang động sa mạc ở Bờ Tây gần Qumran vào những năm 1940 và 1950, có niên đại từ thế kỷ thứ ba trước Chúa Giáng Sinh đến thế kỷ đầu tiên.

Khoảng 80 cuộn da chép Kinh Thánh được tìm thấy tại một địa điểm ở miền nam Israel được gọi là “Cave of Horror”, nghĩa là “Hang động Kinh hoàng” - được đặt tên như thế vì người ta tìm thấy 40 bộ xương người ở đó trong các cuộc khai quật vào những năm 1960. Hang động này nằm trong một hẻm núi hẻo lánh khoảng 25 dặm về phía nam của Jerusalem.

Năm 1961, nhà khảo cổ học người Israel Yohanan Aharoni đã khai quật “Hang động Kinh hoàng” và nhóm của ông đã tìm thấy 9 cuộn da, và một mẩu giấy cói của Hy Lạp.

Kể từ đó, không có văn bản mới nào được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, nhưng nhiều văn bản đã xuất hiện trên thị trường chợ đen, dường như bị cướp bóc từ các hang động.

Trong 4 năm qua, các nhà khảo cổ học Israel đã tiến hành một chiến dịch lớn để lùng sục các hang động ẩn mình trong các hẻm núi cao của sa mạc Giuđêa để tìm kiếm các cuộn giấy và các hiện vật quý hiếm khác. Mục đích là tìm ra chúng trước khi những kẻ cướp bóc phá hoại các địa điểm xa xôi, phá hủy các địa tầng và dữ liệu khảo cổ học để tìm kiếm cổ vật cho thị trường chợ đen.

Amir Ganor, người đứng đầu đơn vị phòng chống trộm cắp cổ vật, cho biết kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2017, hầu như không có hành vi cướp bóc cổ vật nào ở sa mạc Giuđêa.

“Đây là lần đầu tiên trong 70 năm, chúng tôi đã có thể chặn trước các kẻ cướp bóc,” ông nói.
Source:Crux

4. Sri Lanka cần thời gian để xem xét đề xuất cấm phụ nữ mặc burqa

Chính phủ Sri Lanka hôm thứ Ba cho biết sẽ cần thời gian để xem xét một đề xuất cấm mặc burqa, mà một quan chức an ninh hàng đầu gọi là dấu chỉ của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Bộ trưởng Bộ Công an Sri Lanka, Sarath Weerasekara, hôm thứ Bảy cho biết ông đang tìm kiếm sự chấp thuận của Nội các để cấm burqa - một loại quần áo do một số phụ nữ Hồi giáo mặc để che cơ thể và khuôn mặt - một động thái mà ông nói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Keheliya Rambukwella cho biết lệnh cấm là một quyết định nghiêm túc cần có sự bàn bạc và đồng thuận.

“Nó sẽ được thực hiện trong sự bàn bạc rộng rãi. Vì vậy, nó đòi hỏi thời gian”, ông nói mà không giải thích chi tiết, tại cuộc họp truyền thông hàng tuần được tổ chức để công bố các quyết định của nội các.

Trước đó, một nhà ngoại giao Pakistan và một chuyên gia Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại về lệnh cấm có thể xảy ra. Đại sứ Pakistan Saad Khattak tweet lệnh cấm sẽ chỉ làm tổn thương cảm xúc của người Hồi giáo. Báo cáo viên của đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo, Ahmed Shaheed, đã tweet rằng lệnh cấm này không phù hợp với luật pháp quốc tế và quyền tự do biểu đạt tôn giáo.

Việc mặc burqa ở Sri Lanka đã tạm thời bị cấm vào năm 2019 ngay sau vụ đánh bom vào ngày Chúa Nhật Phục sinh nhằm vào các nhà thờ và khách sạn khiến hơn 260 người thiệt mạng ở đảo quốc trong Ấn Độ Dương này. Hai nhóm Hồi giáo địa phương liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bị đổ lỗi cho các vụ tấn công tại sáu địa điểm – bao gồm hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn hàng đầu.

Sri Lanka cũng có kế hoạch đóng cửa hơn 1,000 trường học Hồi giáo được gọi là madrassas vì chúng không được đăng ký và không tuân theo chính sách giáo dục quốc gia.

Người Hồi giáo chiếm khoảng 9 phần trăm trong số 22 triệu người ở Sri Lanka, nơi Phật tử chiếm hơn 70 phần trăm dân số. Người Tamil dân tộc thiểu số, chủ yếu theo Ấn Giáo, chiếm khoảng 15% dân số.
Source:Crux