Phụng Vụ - Mục Vụ
Nước hằng sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:49 17/03/2014
Chúa Nhật III MÙA CHAY, năm A
Ga 4, 5-42
NƯỚC HẰNG SỐNG
Mùa chay giúp chúng ta nhìn lại cuộc hành trình đức tin của chúng ta. Chúa Nhật I Mùa chay, Chúa Giêsu đã vượt thắng tội lỗi, chiến thắng ma quỷ. Chúa Nhật II Mùa chay, ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngưỡng sự biến hình của Chúa Giêsu. Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu đem lại nguồn nước mới, nguồn sức sống cho bất kỳ ai, không phân biệt bất cứ ai, tin nhận Ngài là Đấng Cứu thế.
Câu chuyện người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacop xưa là một áng văn quá tuyệt vời của thánh Gioan. Nó thi vị không phải người phụ nữ bên bờ thành giếng hằng ngày tới múc nước. Nhưng nó thật gợi cảm và thi vị khi người phụ nữ gặp được chính Chúa Giêsu, và Ngài đã làm cho người phụ nữ này tin và đón nhận Chúa. Đọc đoạn Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay tuy hơi dài nhưng quả thực câu chuyện và áng văn quá hấp dẫn đến nỗi đoạn Tin Mừng này làm cho chúng ta không hề chán. Chúa Giêsu đi đến một thành Samari, một thành của người ngoại. Câu chuyện được bắt đầu với việc một người phụ nữ Samari mang gầu đến giếng múc nước. Trông thấy chị, Chúa nói : " Chị cho tôi xin chút nước uống ! “… Người phụ nữ Samari rất ngạc nhiên vì người Do Thái không được liên lạc với người ngoại giáo. Tuy nhiên, Thiên Chúa có đường lối của Chúa, Ngài dẫn con người từ chỗ này tới chỗ nọ, từ đường này tới đường khác…Từ việc xin nước, Chúa Giêsu đã chỉ cho người phụ nữ Samari khao khát nước hằng sống : ” Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước chảy vọt, mang lại sự sống đời đời “ ( Ga 4, 14 ). Chị đã bị khuất phục và nằng nặc xin Chúa thứ nước hằng sống. Chúa Giêsu đã đưa chị từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc Ngài bảo chị gọi chồng chị đến cho tới việc Ngài nói với chị : ” Chị đã có năm đời chồng và người đang sống với chị không phải là chồng chị “ ( Ga 4, 18 ). Sự ngạc nhiên đến thán phục, người phụ nữ Samari đã nhận ra Chúa và tin vào Ngài khi Đức Kitô xác nhận : ” Đấng Messia, Đấng ấy chính là ta, người đang nói với chị đây “ ( Ga 4, 26 )
.
Câu chuyện có hồi kết thật có hậu… Chị về kể lại cho mọi người trong làng nghe…mọi người đều thán phục Đức Kitô, tuy nhiên dân chúng không chỉ nghe người phụ nữ này kể lại sự việc Đức Kitô đã nói về mình rồi họ tin, nhưng chính họ lại làm chúng ta ngạc nhiên hơn khi xác định : ” Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin.Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng người thật là Vị Cứu Tinh của trần gian “ ( Ga 4, 42 ).
Chúa Giêsu đã có mặt mọi nơi, mọi chỗ để tỏ lộ lòng thương xót của Ngài đối với con người, đối với mọi người. Xưa Chúa đến với người phụ nữ Samari để làm cho chị và nhiều người tin và nhận ra Người. Và như thế, khi đọc Tin Mừng của Đức Kitô, chúng ta bắt gặp Con Người thật : Đức Kitô đang mạc khải tình thương của Ngài cho nhiều người, đặc biệt Ngài đến với những con người tội lỗi, đến với những con người nghèo hèn, khốn khổ, thấp cổ bé họng… Chúa đến làm cho người mù được thấy, kẻ quẻ được đi, kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được, người chết sống lại. Lòng thương xót của Chúa thật bao la, vô biên… Do đó, chắc chắn Ngài vẫn tiếp tục đến với chúng ta để đem lại cho chúng ta tin vui cứu độ và giáo lý tình thương, để mọi người được chứa chan tình thương, được dòng suối ân sủng tưới gội, được lương thực thiêng liêng làm no thỏa tâm hồn… Nên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari thúc bách chúng ta mau mắn tìm gặp Chúa, đặc biệt trong Mùa Chay. Chúng ta đừng chần chừ đi tìm gặp Người. Những thái độ nản chán, ích kỷ, ươn hèn là những thái độ không xứng đáng để con người có thể gặp Chúa. Khôn ngoan, chóng vánh, tỉnh thức là những thái độ cần thiết và thích hợp để đi tìm gặp Chúa. Hình ảnh năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại dạy chúng ta nhiều điều. Việc năm cô khôn mang đèn và mang dầu theo là thái độ chúng ta phải có. Chúa đã đi bước trước để gặp gỡ người phụ nữ Samari…Chúng ta có mắn đến với tha nhân hay chỉ ngồi chờ đợi người ta đến với chúng ta trước ? Chúa sẵn sàng ban phát ơn lành, còn chúng ta có biết cho đi hay chỉ biết đón nhận ? Chúa đã đi bước trước đến với người phụ nữ ngoại đạo và là một phụ nữ tội lỗi. Chúng ta có dám vượt qua những rào cản ích kỷ để đến với anh chị em đang cần sự giúp đỡ, chỉ bảo của chúng ta không ?
Lạy Chúa, Chúa đã đến với người phụ nữ Samari để giúp chị nhận ra và tin vào Chúa, đồng thời nhận ra chính chị, nhận ra con người thật của chị. Chị đã được ơn sám hối và được biến đổi hoàn toàn. Xin Chúa hãy đến với chúng con trong mùa chay này để chúng con hiểu Chúa rõ hơn, và để chúng con hiểu chúng con hơn. Xin Chúa dùng lời Chúa để dạy dỗ chúng con, làm tươi lại cuộc đời xem ra khô cằn của chúng con. Xin Chúa biến đổi đời sống chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Câu chuyện người phụ nữ Samari gặp gỡ Chúa Giêsu xẩy ra ở đâu ?
2.Hình ảnh nước giếng Chúa đề đến ám chỉ gì ?
Ga 4, 5-42
NƯỚC HẰNG SỐNG
Mùa chay giúp chúng ta nhìn lại cuộc hành trình đức tin của chúng ta. Chúa Nhật I Mùa chay, Chúa Giêsu đã vượt thắng tội lỗi, chiến thắng ma quỷ. Chúa Nhật II Mùa chay, ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngưỡng sự biến hình của Chúa Giêsu. Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu đem lại nguồn nước mới, nguồn sức sống cho bất kỳ ai, không phân biệt bất cứ ai, tin nhận Ngài là Đấng Cứu thế.
Câu chuyện người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacop xưa là một áng văn quá tuyệt vời của thánh Gioan. Nó thi vị không phải người phụ nữ bên bờ thành giếng hằng ngày tới múc nước. Nhưng nó thật gợi cảm và thi vị khi người phụ nữ gặp được chính Chúa Giêsu, và Ngài đã làm cho người phụ nữ này tin và đón nhận Chúa. Đọc đoạn Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay tuy hơi dài nhưng quả thực câu chuyện và áng văn quá hấp dẫn đến nỗi đoạn Tin Mừng này làm cho chúng ta không hề chán. Chúa Giêsu đi đến một thành Samari, một thành của người ngoại. Câu chuyện được bắt đầu với việc một người phụ nữ Samari mang gầu đến giếng múc nước. Trông thấy chị, Chúa nói : " Chị cho tôi xin chút nước uống ! “… Người phụ nữ Samari rất ngạc nhiên vì người Do Thái không được liên lạc với người ngoại giáo. Tuy nhiên, Thiên Chúa có đường lối của Chúa, Ngài dẫn con người từ chỗ này tới chỗ nọ, từ đường này tới đường khác…Từ việc xin nước, Chúa Giêsu đã chỉ cho người phụ nữ Samari khao khát nước hằng sống : ” Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước chảy vọt, mang lại sự sống đời đời “ ( Ga 4, 14 ). Chị đã bị khuất phục và nằng nặc xin Chúa thứ nước hằng sống. Chúa Giêsu đã đưa chị từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc Ngài bảo chị gọi chồng chị đến cho tới việc Ngài nói với chị : ” Chị đã có năm đời chồng và người đang sống với chị không phải là chồng chị “ ( Ga 4, 18 ). Sự ngạc nhiên đến thán phục, người phụ nữ Samari đã nhận ra Chúa và tin vào Ngài khi Đức Kitô xác nhận : ” Đấng Messia, Đấng ấy chính là ta, người đang nói với chị đây “ ( Ga 4, 26 )
.
Câu chuyện có hồi kết thật có hậu… Chị về kể lại cho mọi người trong làng nghe…mọi người đều thán phục Đức Kitô, tuy nhiên dân chúng không chỉ nghe người phụ nữ này kể lại sự việc Đức Kitô đã nói về mình rồi họ tin, nhưng chính họ lại làm chúng ta ngạc nhiên hơn khi xác định : ” Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin.Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng người thật là Vị Cứu Tinh của trần gian “ ( Ga 4, 42 ).
Chúa Giêsu đã có mặt mọi nơi, mọi chỗ để tỏ lộ lòng thương xót của Ngài đối với con người, đối với mọi người. Xưa Chúa đến với người phụ nữ Samari để làm cho chị và nhiều người tin và nhận ra Người. Và như thế, khi đọc Tin Mừng của Đức Kitô, chúng ta bắt gặp Con Người thật : Đức Kitô đang mạc khải tình thương của Ngài cho nhiều người, đặc biệt Ngài đến với những con người tội lỗi, đến với những con người nghèo hèn, khốn khổ, thấp cổ bé họng… Chúa đến làm cho người mù được thấy, kẻ quẻ được đi, kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được, người chết sống lại. Lòng thương xót của Chúa thật bao la, vô biên… Do đó, chắc chắn Ngài vẫn tiếp tục đến với chúng ta để đem lại cho chúng ta tin vui cứu độ và giáo lý tình thương, để mọi người được chứa chan tình thương, được dòng suối ân sủng tưới gội, được lương thực thiêng liêng làm no thỏa tâm hồn… Nên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari thúc bách chúng ta mau mắn tìm gặp Chúa, đặc biệt trong Mùa Chay. Chúng ta đừng chần chừ đi tìm gặp Người. Những thái độ nản chán, ích kỷ, ươn hèn là những thái độ không xứng đáng để con người có thể gặp Chúa. Khôn ngoan, chóng vánh, tỉnh thức là những thái độ cần thiết và thích hợp để đi tìm gặp Chúa. Hình ảnh năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại dạy chúng ta nhiều điều. Việc năm cô khôn mang đèn và mang dầu theo là thái độ chúng ta phải có. Chúa đã đi bước trước để gặp gỡ người phụ nữ Samari…Chúng ta có mắn đến với tha nhân hay chỉ ngồi chờ đợi người ta đến với chúng ta trước ? Chúa sẵn sàng ban phát ơn lành, còn chúng ta có biết cho đi hay chỉ biết đón nhận ? Chúa đã đi bước trước đến với người phụ nữ ngoại đạo và là một phụ nữ tội lỗi. Chúng ta có dám vượt qua những rào cản ích kỷ để đến với anh chị em đang cần sự giúp đỡ, chỉ bảo của chúng ta không ?
Lạy Chúa, Chúa đã đến với người phụ nữ Samari để giúp chị nhận ra và tin vào Chúa, đồng thời nhận ra chính chị, nhận ra con người thật của chị. Chị đã được ơn sám hối và được biến đổi hoàn toàn. Xin Chúa hãy đến với chúng con trong mùa chay này để chúng con hiểu Chúa rõ hơn, và để chúng con hiểu chúng con hơn. Xin Chúa dùng lời Chúa để dạy dỗ chúng con, làm tươi lại cuộc đời xem ra khô cằn của chúng con. Xin Chúa biến đổi đời sống chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Câu chuyện người phụ nữ Samari gặp gỡ Chúa Giêsu xẩy ra ở đâu ?
2.Hình ảnh nước giếng Chúa đề đến ám chỉ gì ?
Thánh Giuse - Mẫu gương cho gia trưởng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:46 17/03/2014
THÁNH GIUSE - MẪU GƯƠNG CHO GIA TRƯỞNG
Mt 1,18-25
Tin Mừng hôm nay đề cập đến câu chuyện Truyền tin cho Giuse.
Maria đã đính hôn với Giuse (Mt 1,18).Từ ngày hai bên nội ngoại làm lễ đính hôn cho Giuse và Maria, ai ai cũng vui mừng, chúc phúc cho đôi hôn nhân lý tưởng. Họ thương nhau không vì trai tài gái sắc, mà thương nhau vì cả hai đều nết na đức hạnh, cùng có một đức tin tinh tuyền từ gia đình đạo đức. Giuse là Người Công Chính. Maria là Đấng Đầy Ơn Phúc. Đó là tổ ấm cao sang nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau ngày làm lễ đính hôn, chỉ chờ lễ cưới.Maria và Giuse vẫn chỉ biết hướng về tương lai, chuẩn bị cho gia đình mới sắp thiết lập.
Điều bất ngờ xảy đến với cuộc tình duyên êm đẹp. Thiên Chúa đã can thiệp vào dự án tương lai của Maria và Giuse. Thiên Chúa muốn cả hai thành Đấng Bậc Đồng Trinh để Ngài trao gửi Con Một dấu yêu của mình. Cả hai trở nên cha mẹ của con trẻ Giêsu về pháp lý và Maria ban tặng bản tính nhân loại cho Đấng Cứu Thế.
Thiên Chúa đi từng bước một. Truyền tin cho Đức Maria rồi truyền tin cho Giuse. Giữa hai biến cố trọng đại là cuộc khủng hoảng đối với Giuse.
Thấy Maria có thai, Giuse phải đau khổ lắm. Người hôn thê đạo hạnh mà ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác: “vì là Người Công Chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (1,19). Thế rồi, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho ngài biết: “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (1,20); Thai nhi ấy không chỉ là một con người mà còn là Người Con của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, được sinh ra, không phải được tạo thành, vì Ngài đã có từ trước muôn thuở. Ngài là Con của Chúa Cha ở trên trời; đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria, và đã làm Người. Và Người Con sẽ sinh ra ấy được Thánh Giuse đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu Dân của Người khỏi tội. Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình” (1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về” (1,24).
Thiên Chúa đã đưa Thánh Giuse vào chương trình cứu độ của Ngài. Thánh Giuse đã tích cực góp phần thực hiện chương trình ấy. Ngài được Thiên Chúa chọn, trở thành người cha nuôi của Chúa Giêsu ở trần gian. Vì vai trò làm cha của Chúa Giêsu và làm bạn đời của Mẹ Maria, sống bên cạnh một người nữ trẻ tuổi xinh đẹp là Mẹ Maria, mà theo dự định của Thiên Chúa, sẽ trọn đời đồng trinh, nên các nghệ nhân thường có khuynh hướng hình dung Thánh Giuse như một cụ già. Điều đó không đúng! Thánh Giuse là một thanh niên trẻ trung và đầy sinh lực, có lẽ chỉ lớn hơn Mẹ Maria chừng năm bảy tuổi! Nhưng ngài là một người rất nhân đức, được Thiên Chúa chọn để đồng hành với Mẹ Maria đồng trinh trong cuộc đời dâng hiến của Mẹ. Mẹ đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, không thuộc về người trần gian (ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
Thánh Giuse còn được sách Tin mừng gọi là “Người Công Chính”. Mà người công chính, theo lời Kinh thánh, là người sống bằng đức tin, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa như tổ phụ Abraham. Người Công Chính, nói đơn giản, là người tốt, ngay thẳng, trung tín. Là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa, luôn thực thi trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa. Là con người luôn biết kính trọng và yêu thương tha nhân.
Thánh Giuse là một con người bình thường như mọi người, được Thiên Chúa giao phó thực hiện “những điều cao trọng” trong cuộc đời thường, như làm “cha nuôi của Chúa Giêsu”, làm “bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria”. Ngài đã thực hiện đúng như ý muốn của Thiên Chúa trong mọi biến cố. Thiên Chúa bảo ngài cưới Mẹ Maria, đưa Mẹ về nhà mình, đưa Mẹ Maria sắp sinh nở về nguyên quán Bêlem để khai lý lịch, đưa Mẹ và hài nhi Giêsu chạy trốn sang Aicập, sau đó đưa gia đình về Nazarét vùng Galilê, Thánh Giuse luôn xin vâng theo Ý Chúa.
Thánh Giuse mạnh dạn đối diện với các vấn đề, đương đầu với các khó khăn, mà không bao giờ trách móc Thiên Chúa hay quy tội cho người khác. Ngài là một con người “đầy tinh thần trách nhiệm”, một con người nhiều sáng kiến trong bất cứ công việc gì được trao phó. Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn. Từ Nazarét qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ngài đi là ngài đi, bảo ngài về là ngài về, bảo ngài làm thế nào là ngài làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững. Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình. Vì thế, nơi Thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết.
Ngày nay, Thánh Giuse vẫn đồng hành với chúng ta và che chở chúng ta, như đã đồng hành và che chở Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Với kinh nghiệm của mình, ngài xứng đáng là thầy dạy đời sống nội tâm cho mỗi người chúng ta: dạy cho ta biết Chúa Giêsu, gần gũi với Chúa, chia sẻ cuộc đời của Chúa. Ngài giúp ta ý thức mình là người nhà của Chúa, là thành viên của Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa tại trần gian.
Anh em Gia trưởng thân mến,
Thánh Giuse là một bài học khiết tịnh cho anh em. Không cần chờ tới tuổi già mới sống đời thanh tịnh. Sự thanh khiết của đôi bạn Giuse và Maria là do tình yêu. Sức mạnh và sự vui tươi của tuổi trẻ không là ngăn trở cho một tình yêu cao thượng. Khi cưới Mẹ Maria về, Thánh Giuse có một “trái tim trẻ trung” trong một thân xác trẻ trung. Khi được thiên thần báo mộng cho biết mầu nhiệm “Đức Maria là Mẹ Chúa Trời”, người đã sẵn sàng đón nhận Mẹ Maria, đồng hành với Mẹ, chăm sóc Mẹ, mà vẫn tôn trọng sự trinh nguyên của Mẹ. Mẹ Maria trở thành một niềm vui, một hồng ân cho Thánh Giuse.
Anh em là người cha người chồng trong gia đình. Anh em đừng bao giờ coi mình là ông chủ đầy quyền lực trong gia đình, muốn làm gì thì làm. Anh em phải biết tuân theo ý Chúa, phải bình tĩnh, biết quảng đại, hy sinh trong mọi khó khăn của gia đình theo gương Thánh Giuse.
Đứng trước những bối rối, đối diện với nghịch cảnh, gặp những thử thách, Thánh Giuse luôn chia sẽ nổi lòng với Đức Mẹ, ngài trăn trở những âu lo của Đức Mẹ, ngài chỉ muốn tìm giải pháp ưu việt cho nhất cho gia đình. Anh em gia trưởng cần có lòng tôn kính Thánh Giuse, thường xuyên xin ngài cố vấn cho các hoàn cảnh khó xử của mình. Ngài đã kinh qua tất cả nên ngài hiểu rõ hơn ai hết những nổi niềm của người Gia trưởng. Thánh Cả như một địa chỉ cần thiết, thân quen, anh em cần lui tới chuyện trò với ngài.
Hôn nhân là tổ ấm. Gia đình là chiếc nôi. Con cái đón nhận đời sống thể chất và tinh thần. Mỗi đứa con đều mang hình ảnh Thiên Chúa. Giáo dục để chúng lớn lên trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Thiên Chúa. Nhiệm vụ giáo dục con cái thật thiêng liêng và cao cả. Thiên Chúa trao cho các Gia trưởng.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa -Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho anh em.
Anh em cần phải biết yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cái. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cái. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Bởi đó, trách nhiệm của người Gia trưởng đối với các em vô cùng quan trọng. Các em là thánh hay là quỷ tùy vào sự giáo dục và cách ăn nết ở của cha mẹ. Con cái là hoa trái của tình yêu và là niềm hy vọng của cha mẹ. Nguyện xin Thánh Giuse phù trợ cho anh em được trở nên những Gia trưởng thánh thiện, gương mẫu để đem hạnh phúc đến cho gia đình và cho cả xã hội tương lai.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho anh em Gia trưởng soi. Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động.
Mt 1,18-25
Tin Mừng hôm nay đề cập đến câu chuyện Truyền tin cho Giuse.
Maria đã đính hôn với Giuse (Mt 1,18).Từ ngày hai bên nội ngoại làm lễ đính hôn cho Giuse và Maria, ai ai cũng vui mừng, chúc phúc cho đôi hôn nhân lý tưởng. Họ thương nhau không vì trai tài gái sắc, mà thương nhau vì cả hai đều nết na đức hạnh, cùng có một đức tin tinh tuyền từ gia đình đạo đức. Giuse là Người Công Chính. Maria là Đấng Đầy Ơn Phúc. Đó là tổ ấm cao sang nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau ngày làm lễ đính hôn, chỉ chờ lễ cưới.Maria và Giuse vẫn chỉ biết hướng về tương lai, chuẩn bị cho gia đình mới sắp thiết lập.
Điều bất ngờ xảy đến với cuộc tình duyên êm đẹp. Thiên Chúa đã can thiệp vào dự án tương lai của Maria và Giuse. Thiên Chúa muốn cả hai thành Đấng Bậc Đồng Trinh để Ngài trao gửi Con Một dấu yêu của mình. Cả hai trở nên cha mẹ của con trẻ Giêsu về pháp lý và Maria ban tặng bản tính nhân loại cho Đấng Cứu Thế.
Thiên Chúa đi từng bước một. Truyền tin cho Đức Maria rồi truyền tin cho Giuse. Giữa hai biến cố trọng đại là cuộc khủng hoảng đối với Giuse.
Thấy Maria có thai, Giuse phải đau khổ lắm. Người hôn thê đạo hạnh mà ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác: “vì là Người Công Chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (1,19). Thế rồi, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho ngài biết: “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (1,20); Thai nhi ấy không chỉ là một con người mà còn là Người Con của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, được sinh ra, không phải được tạo thành, vì Ngài đã có từ trước muôn thuở. Ngài là Con của Chúa Cha ở trên trời; đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria, và đã làm Người. Và Người Con sẽ sinh ra ấy được Thánh Giuse đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu Dân của Người khỏi tội. Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình” (1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về” (1,24).
Thiên Chúa đã đưa Thánh Giuse vào chương trình cứu độ của Ngài. Thánh Giuse đã tích cực góp phần thực hiện chương trình ấy. Ngài được Thiên Chúa chọn, trở thành người cha nuôi của Chúa Giêsu ở trần gian. Vì vai trò làm cha của Chúa Giêsu và làm bạn đời của Mẹ Maria, sống bên cạnh một người nữ trẻ tuổi xinh đẹp là Mẹ Maria, mà theo dự định của Thiên Chúa, sẽ trọn đời đồng trinh, nên các nghệ nhân thường có khuynh hướng hình dung Thánh Giuse như một cụ già. Điều đó không đúng! Thánh Giuse là một thanh niên trẻ trung và đầy sinh lực, có lẽ chỉ lớn hơn Mẹ Maria chừng năm bảy tuổi! Nhưng ngài là một người rất nhân đức, được Thiên Chúa chọn để đồng hành với Mẹ Maria đồng trinh trong cuộc đời dâng hiến của Mẹ. Mẹ đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, không thuộc về người trần gian (ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
Thánh Giuse còn được sách Tin mừng gọi là “Người Công Chính”. Mà người công chính, theo lời Kinh thánh, là người sống bằng đức tin, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa như tổ phụ Abraham. Người Công Chính, nói đơn giản, là người tốt, ngay thẳng, trung tín. Là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa, luôn thực thi trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa. Là con người luôn biết kính trọng và yêu thương tha nhân.
Thánh Giuse là một con người bình thường như mọi người, được Thiên Chúa giao phó thực hiện “những điều cao trọng” trong cuộc đời thường, như làm “cha nuôi của Chúa Giêsu”, làm “bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria”. Ngài đã thực hiện đúng như ý muốn của Thiên Chúa trong mọi biến cố. Thiên Chúa bảo ngài cưới Mẹ Maria, đưa Mẹ về nhà mình, đưa Mẹ Maria sắp sinh nở về nguyên quán Bêlem để khai lý lịch, đưa Mẹ và hài nhi Giêsu chạy trốn sang Aicập, sau đó đưa gia đình về Nazarét vùng Galilê, Thánh Giuse luôn xin vâng theo Ý Chúa.
Thánh Giuse mạnh dạn đối diện với các vấn đề, đương đầu với các khó khăn, mà không bao giờ trách móc Thiên Chúa hay quy tội cho người khác. Ngài là một con người “đầy tinh thần trách nhiệm”, một con người nhiều sáng kiến trong bất cứ công việc gì được trao phó. Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn. Từ Nazarét qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ngài đi là ngài đi, bảo ngài về là ngài về, bảo ngài làm thế nào là ngài làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững. Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình. Vì thế, nơi Thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết.
Ngày nay, Thánh Giuse vẫn đồng hành với chúng ta và che chở chúng ta, như đã đồng hành và che chở Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Với kinh nghiệm của mình, ngài xứng đáng là thầy dạy đời sống nội tâm cho mỗi người chúng ta: dạy cho ta biết Chúa Giêsu, gần gũi với Chúa, chia sẻ cuộc đời của Chúa. Ngài giúp ta ý thức mình là người nhà của Chúa, là thành viên của Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa tại trần gian.
Anh em Gia trưởng thân mến,
Thánh Giuse là một bài học khiết tịnh cho anh em. Không cần chờ tới tuổi già mới sống đời thanh tịnh. Sự thanh khiết của đôi bạn Giuse và Maria là do tình yêu. Sức mạnh và sự vui tươi của tuổi trẻ không là ngăn trở cho một tình yêu cao thượng. Khi cưới Mẹ Maria về, Thánh Giuse có một “trái tim trẻ trung” trong một thân xác trẻ trung. Khi được thiên thần báo mộng cho biết mầu nhiệm “Đức Maria là Mẹ Chúa Trời”, người đã sẵn sàng đón nhận Mẹ Maria, đồng hành với Mẹ, chăm sóc Mẹ, mà vẫn tôn trọng sự trinh nguyên của Mẹ. Mẹ Maria trở thành một niềm vui, một hồng ân cho Thánh Giuse.
Anh em là người cha người chồng trong gia đình. Anh em đừng bao giờ coi mình là ông chủ đầy quyền lực trong gia đình, muốn làm gì thì làm. Anh em phải biết tuân theo ý Chúa, phải bình tĩnh, biết quảng đại, hy sinh trong mọi khó khăn của gia đình theo gương Thánh Giuse.
Đứng trước những bối rối, đối diện với nghịch cảnh, gặp những thử thách, Thánh Giuse luôn chia sẽ nổi lòng với Đức Mẹ, ngài trăn trở những âu lo của Đức Mẹ, ngài chỉ muốn tìm giải pháp ưu việt cho nhất cho gia đình. Anh em gia trưởng cần có lòng tôn kính Thánh Giuse, thường xuyên xin ngài cố vấn cho các hoàn cảnh khó xử của mình. Ngài đã kinh qua tất cả nên ngài hiểu rõ hơn ai hết những nổi niềm của người Gia trưởng. Thánh Cả như một địa chỉ cần thiết, thân quen, anh em cần lui tới chuyện trò với ngài.
Hôn nhân là tổ ấm. Gia đình là chiếc nôi. Con cái đón nhận đời sống thể chất và tinh thần. Mỗi đứa con đều mang hình ảnh Thiên Chúa. Giáo dục để chúng lớn lên trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Thiên Chúa. Nhiệm vụ giáo dục con cái thật thiêng liêng và cao cả. Thiên Chúa trao cho các Gia trưởng.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa -Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho anh em.
Anh em cần phải biết yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cái. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cái. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Bởi đó, trách nhiệm của người Gia trưởng đối với các em vô cùng quan trọng. Các em là thánh hay là quỷ tùy vào sự giáo dục và cách ăn nết ở của cha mẹ. Con cái là hoa trái của tình yêu và là niềm hy vọng của cha mẹ. Nguyện xin Thánh Giuse phù trợ cho anh em được trở nên những Gia trưởng thánh thiện, gương mẫu để đem hạnh phúc đến cho gia đình và cho cả xã hội tương lai.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho anh em Gia trưởng soi. Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 17/03/2014
MIÊU TẢ CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
Các động vật tập họp nhau lại một nơi, oán trách con người vẫn cứ lấy đi những thứ nơi chúng nó.
Con bò nói: “Họ lấy sữa của tôi.”
Con gà mái nói: “Họ lấy trứng của tôi.”
Con lợn nói: “Họ dùng thịt của tôi để làm dăm bông.”
Kình ngư nói: "Họ đánh bắt tôi để lấy mỡ của tôi.”
Vân vân và vân vân…
Cuối cùng con ốc sên nói: “Tôi có tất cả những gì mà con người muôn, nếu thật sự họ muốn, thì họ chắc chắn sẽ lấy thứ họ cần từ nơi tôi, cái tôi có là “thời gian.”
Suy tư:
Con người ta sống là nhờ bởi cơm bánh, bởi thịt các loại, bởi rau trái.v.v…do đó mà con người có nhu cầu nuôi gia súc để lấy thịt ăn, nuôi gia cầm để lấy trứng, trồng rau để có thức ăn tươi mát bổ dưỡng…
Người ta đua nhau ăn uống hưởng thụ, người ta tranh thủ với công việc nên vừa ăn vừa chạy, vứa ăn vừa bàn chuyện công tác, vừa ăn vừa tranh thủ ký kết hợp đồng, thế nhưng người ta vẫn cảm thấy không đủ thời gian để làm những công việc thường ngày ấy.
Nếu chúng ta muốn thời gian mãi mãi là của mình thì chắc chắn chúng ta làm được, có gì ngăn trở chúng ta chứ ?
Bởi vì trong cuộc sống chúng ta không muốn mình làm chủ thời gian, mà chỉ muốn làm chủ công việc thường ngày như lao động, học tập, ăn uống, chơi đùa.v.v… nên chúng ta vẫn cảm thấy không có thời gian để làm việc…
Phân chia công việc hợp lý và làm việc với tinh thần trách nhiệm là làm chủ thời gian rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Các động vật tập họp nhau lại một nơi, oán trách con người vẫn cứ lấy đi những thứ nơi chúng nó.
Con bò nói: “Họ lấy sữa của tôi.”
Con gà mái nói: “Họ lấy trứng của tôi.”
Con lợn nói: “Họ dùng thịt của tôi để làm dăm bông.”
Kình ngư nói: "Họ đánh bắt tôi để lấy mỡ của tôi.”
Vân vân và vân vân…
Cuối cùng con ốc sên nói: “Tôi có tất cả những gì mà con người muôn, nếu thật sự họ muốn, thì họ chắc chắn sẽ lấy thứ họ cần từ nơi tôi, cái tôi có là “thời gian.”
Suy tư:
Con người ta sống là nhờ bởi cơm bánh, bởi thịt các loại, bởi rau trái.v.v…do đó mà con người có nhu cầu nuôi gia súc để lấy thịt ăn, nuôi gia cầm để lấy trứng, trồng rau để có thức ăn tươi mát bổ dưỡng…
Người ta đua nhau ăn uống hưởng thụ, người ta tranh thủ với công việc nên vừa ăn vừa chạy, vứa ăn vừa bàn chuyện công tác, vừa ăn vừa tranh thủ ký kết hợp đồng, thế nhưng người ta vẫn cảm thấy không đủ thời gian để làm những công việc thường ngày ấy.
Nếu chúng ta muốn thời gian mãi mãi là của mình thì chắc chắn chúng ta làm được, có gì ngăn trở chúng ta chứ ?
Bởi vì trong cuộc sống chúng ta không muốn mình làm chủ thời gian, mà chỉ muốn làm chủ công việc thường ngày như lao động, học tập, ăn uống, chơi đùa.v.v… nên chúng ta vẫn cảm thấy không có thời gian để làm việc…
Phân chia công việc hợp lý và làm việc với tinh thần trách nhiệm là làm chủ thời gian rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:49 17/03/2014
N2T |
2. Tất cả tội lỗi đều do thiếu đức tin mà ra.
(Thánh Terexa of Avila)-------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Thánh cả Giu-se, đấng công chính, khiêm tốn và thầm lặng
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:52 17/03/2014
THÁNH CẢ GIU-SE
Đấng Công chính, Khiêm tốn và Thầm lặng
Giáo Hội Công Giáo không những dành ngày 19.3 để tôn kính Thánh cả Giu-se là Bạn Thanh Sạch của Đức Mẹ Maria, và ngày 1.5 là để mừng ngài là quan thầy của giới thợ thuyền, mà hơn thế nữa, Giáo Hội dành trọn tháng Ba để đặc biệt tôn kính Thánh cả Giu-se, bởi vì –đối với Thiên Chúa- thì ngài có vai trò rất lớn trong chương trình cứu chuộc loài người, và –đối với Giáo Hội- ngài chính là đấng quan thầy của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, là bổn mạng của các gia trưởng, và là mẫu gương nhân đức để cho mọi người bắt chước noi theo.
Giữa một thế giới mà sự dữ và tội ác lan tràn, khi mà con người lạm quyền tự do Thiên Chúa ban cho để chối bỏ hạnh phúc gia đình, họ chỉ biết hưởng thụ vật chất, ích kỷ cho bản thân mình, mà từ chối trách nhiệm làm cha làm mẹ trong gia đình để dẫn đến ly dị, gây ra biết bao cảnh đời bất hạnh cho con cái của họ, thì Giáo Hội nêu cao gương sáng của Thánh cả Giu-se, để qua ngài mà nhân loại nhìn thấy được tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mỗi người, và qua ngài mà nhân loại nhận ra mình cũng có phần trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho mình.
1. Thánh cả Giu-se – Đấng Công Chính.
Phúc Âm của thánh Mát-thêu nói Thánh cả Giu-se là người công chính , người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, là người luôn làm theo lương tâm ngay thẳng của mình, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách khôn ngoan, và là người biết chăm sóc gia đình của mình với tất cả yêu thương của người quản gia của Thiên Chúa.
Là người công chính, nên Thánh cả Giu-se đã giải quyết cách khôn ngoan khi thấy vị hôn thê của mình là Đức Mẹ Ma-ri-a mang thai Đấng Cứu Thế, sự khôn ngoan này không phải một sớm một chiều mà có, nhưng là bởi lương tâm của người công chính thường hay suy niệm đến thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình, do đó mà Thánh cả Giu-se bình tĩnh để cho thánh ý Chúa thực hiện nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, mà không ồn ào trách móc cũng như chịu cay đắng nhục nhã.
Sự công chính này của Thánh cả Giu-se là mẫu gương cho tất cả chúng ta, dù là sống bậc tu trì hay sống bậc vợ chồng, bởi vì dù chúng ta có trở thành người tốt chăng nữa, thì cái tôi háo thắng, cái tôi kiêu ngạo, và cái tôi ích kỷ của mình vẫn là làm cho chúng ta thấy ý muốn của mình vượt trên cả thánh ý của Chúa, do đó mà chúng ta dễ dàng bắt người khác trả lại danh dự cho chúng ta, chúng ta dễ dàng lên án, chửi mắng đòi hỏi người khác phải trả lại sự công bằng cho chúng ta, mà chúng ta quên mất mình là người Ki-tô hữu.
Chúa Cha đã chọn Thánh cả Giu-se làm cha nuôi của Con Một Ngài là Chúa Giê-su, là bởi vì Thánh cả Giu-se là người công chính. Không ai đem con yêu quý của mình giao cho một người bất lương nuôi nấng dạy dỗ, nhưng giao con của mình cho người công chính, để người con của mình trở thành người đạo đức thánh thiện. Chúa Giê-su đã trở thành “mặt trời công chính” chiếu soi nhân loại đang đi trong tối tăm của tội lỗi, một phần là nhờ sự dạy dỗ của người cha nuôi công chính là Thánh cả Giu-se.
2. Thánh cả Giu-se – con người Khiêm Tốn.
Sự công chính làm nảy sinh đức khiêm tốn, hay nói cách khác, khiêm tốn là hoa trái của sự công chính, khiêm tốn là tự biết mình là ai và có khả năng tài cán gì để phục vụ tha nhân, như lời của Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là việc của ma quỷ.
Thánh cả Giu-se biết mình là ai, là người được Chúa Cha chọn để nuôi nấng và giáo dục Chúa Giê-su, ngài cũng biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng chỉ làm những gì mà ông chủ (Thiên Chúa) dạy làm mà thôi, cho nên trong suốt cuộc sống tại thế, ngài luôn khiêm tốn phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su trong vai trò gia trưởng cách trọn vẹn, mà không một tiếng khoe khoang với người hoặc than trách với trời.
Biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa, nên ngài khiêm tốn vui vẻ nhận Đức Mẹ Ma-ri-a làm bạn của mình khi Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế; biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, nên Thánh cả Giu-se hết sức làm việc lao động để góp phần vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài như một nền nhà kiên cố thầm lặng chôn dưới lòng đất, để cho tòa nhà vĩ đại là Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a nổi bật giữa phong ba sóng gió cuộc đời:
- Nếu không có sự khiêm tốn thì khi thấy vợ mình mang thai Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu tinh nhân loại lại sinh ra trong hang đá Bê Lem nghèo hèn không mảnh vải che thân, thì Thánh cả Giu-se sẽ oán trời trách người.
- Nếu không có đức khiêm tốn, thì khi thấy các thiên thần từ trời xuống ca hát chúc vinh, các mục đồng đến thờ lạy, và có cả các nhà hiền sĩ xá lắc xa lơ bên phương Đông đến thờ lạy Đấng Cứu Thế trong máng cỏ tồi tàn, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ kiêu căng và sẽ tự tôn mình và gia đình lên cao trong cao ngạo.
- Và khi thấy Đấng Cứu Thế -Chúa Giê-su- mới sinh đã bị người đời ghét bỏ tìm giết, nếu không có sự khiêm tốn tột cùng phó thác, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa, và oán trách Thiên Chúa sao nở tàn ác với trẻ sơ sinh và gia dình mình.v.v...
Tất cả những điều ấy, nếu không có một sự khiêm tốn đặc biệt, nếu không có sự khôn ngoan và ơn Chúa giúp, thì chắc chắn, Thánh cả Giu-se cũng sẽ như những con người khác, oán trời, giận dữ với xã hội và buông xuôi mặc cho sự ác trong con người hoành hành.
Là gia trưởng của một gia đình kỳ lạ giữa nhân loại, Thánh cả Giu-se trở nên mẫu người khiêm tốn như Đức Mẹ Ma-ri-a, để trở thành cha mẹ tuyệt vời giáo dục Chúa Giê-su trở thành “Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.”
3. Thánh cả Giu-se – con người Thầm Lặng.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, thì chỉ có Phúc Âm của thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca có nhắc đến tên của Thánh cả Giu-se mà thôi, nhưng không nhắc nhiều. Thánh Mát-thêu thì khen ngợi ngài là người công chính, thánh Lu-ca thì nhắc nhở ngài là con cháu của dòng tộc vua Đa-vít , tuy nhắc rất ít đến ngài, nhưng đều nói lên nét nổi bật con người của ngài: người công chính và con cháu của hoàng tộc.
Là người đóng vai trò quan trọng cùng với Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng và dạy dỗ Chúa Giê-su, nhưng các thánh sử chỉ làm nổi bật vai trò cứu độ nhân loại của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như nhắc nhở rất nhiều đến các thánh tông đồ, mà không nói nhiều về Thánh cả Giu-se, bởi vì con người của Thánh cả Giu-se là con người thầm lặng, ngài chỉ muốn âm thầm phục vụ chứ không muốn lấn át vai trò của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài biết mình chỉ là công cụ của Thiên Chúa dùng để tô điểm cho vai trò cứu chuộc thế gian của Chúa Giê-su nổi bật giữa loài người. Là người phục vụ cách âm thầm trong căn nhà nhỏ nghèo nàn làng Na-da-rét, Thánh cả Giu-se đã trở nên bậc thầy dạy đàng nhân đức khiêm tốn cho các thánh học đòi bắt chước, là nguồn cảm hứng cho các thi nhân hết lời ca tụng sự khiêm tốn và thầm lặng của ngài, và là mẫu gương sống động cho bậc gia trưởng noi theo.
Con người ta không ai thích sự thầm lặng khi phục vụ, nhưng con người ta thích phô trương khi phục vụ, thích nói nhiều khi phục vụ, và thích chỉ trích phê bình người khác khi phục vụ, tại sao vậy ? Thưa, tại vì con người ta chưa đạt đến mức độ khiêm hạ như Thánh cả Giu-se.
Thời đại ngày nay, người ta dễ dàng khuếch đại âm thanh thật lớn khi làm một công tác từ thiện nào đó, để quảng cáo cho nghiệp đoàn hoặc cộng đoàn của mình, chứ không mấy ai có tinh thần phục vụ cách thầm lặng, bởi vì họ không có mẫu gương phục vụ âm thầm để noi theo. Nhưng người Ki-tô hữu thì có mẫu gương phục vụ thầm lặng tuyệt vời của Thánh cả Giu-se, nên các gia trưởng biết chăm nom gia đình con cái mà không la lối giận dữ, hoặc kể công kể trạng với vợ con mình; các thợ thuyền thuyền cố gắng chu toàn bổn phận của mình trong âm thầm mà không lớn tiếng khoe khoang, tất cả đều học đòi gương âm thầm phục vụ của Thánh cả Giu-se, người gia trưởng tuyệt vời của gia đình Na-da-rét.
Kết
Tháng Ba, tháng của Thánh cả Giu-se, Đấng bàu chữa Hội Thánh và là bổn mạng của các gia trưởng, là mẫu gương của mọi người, là Đấng cai quản kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, thánh nữ Tê-rê-xa thành A-vi-la đã xác tín điều này: “Không có ai đến kêu xin cùng Thánh cả Giu-se mà trở về tay không”, đó là một kinh ngiệm lớn của thánh nữ, khi mà giữa những phong ba xảy đến trong đời tận hiến của thánh nữ, và phương pháp hay nhất và đầy khôn ngoan nhất là chạy đến với Thánh cả Giu-se, Đấng luôn là mẫu mực công chính cho mọi người.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta cũng xác tín điều ấy: Thánh cả Giu-se cũng là một người được Thiên Chúa chọn để làm cho chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian được hài hòa, và cao cả hơn, chính Thiên Chúa muốn chọn Thánh cả Giu-se làm mẫu gương của các gia trưởng, của những thợ thuyền, của những người đang gặp đau khổ trong cuộc sống, để nhờ Thánh cả Giu-se, mà họ biết được ân sủng và tình thương của Thiên Chúa chỉ ban cho những ai yêu sự công chính với tâm hồn khiêm tốn và thầm lặng trong việc phục vụ và vác thập giá của mình để theo Chúa Giê-su.
Lạy Thánh cả Giu-se xin cầu bàu cho chúng con
là những người cha trong gia đình,
biết chu toàn bổn phận của người gia trưởng
để xây dựng một gia đình Công Giáo
hoàn toàn phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su.
Xin dạy cho chúng con là những thợ thuyền lao động,
biết chuyên cần làm việc
và biết thánh hóa công việc mình làm,
để danh Chúa được rạng sáng nơi mọi người,
khi họ nhìn thấy chúng con hết lòng chu toàn trách nhiệm.
Xin Thánh cả Giu-se cầu bàu cho chúng con,
là những linh mục của Chúa Giê-su
đang phục vụ dân Chúa giữa một xã hội,
mà luân thường đạo lý chỉ là một nét chấm phẩy lạc lỏng giữa xa hoa và hưởng thụ.
xin cho chúng con biết noi gương Ngài,
để trở thành gia trưởng trong giáo xứ,
trở thành người anh em khiêm tốn thầm lặng trong cộng đoàn.
Và, sau cùng, xin Thánh cả Giu-se gìn giữ tất cả mọi gia đình trong và ngoài giáo xứ của chúng con,
để những ai chưa nhận biết tinh thần Phúc Âm,
thì sẽ nhìn thấy được tình yêu của Chúa qua
cuộc sống của gia đình chúng con. Amen
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Đấng Công chính, Khiêm tốn và Thầm lặng
Giáo Hội Công Giáo không những dành ngày 19.3 để tôn kính Thánh cả Giu-se là Bạn Thanh Sạch của Đức Mẹ Maria, và ngày 1.5 là để mừng ngài là quan thầy của giới thợ thuyền, mà hơn thế nữa, Giáo Hội dành trọn tháng Ba để đặc biệt tôn kính Thánh cả Giu-se, bởi vì –đối với Thiên Chúa- thì ngài có vai trò rất lớn trong chương trình cứu chuộc loài người, và –đối với Giáo Hội- ngài chính là đấng quan thầy của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, là bổn mạng của các gia trưởng, và là mẫu gương nhân đức để cho mọi người bắt chước noi theo.
Giữa một thế giới mà sự dữ và tội ác lan tràn, khi mà con người lạm quyền tự do Thiên Chúa ban cho để chối bỏ hạnh phúc gia đình, họ chỉ biết hưởng thụ vật chất, ích kỷ cho bản thân mình, mà từ chối trách nhiệm làm cha làm mẹ trong gia đình để dẫn đến ly dị, gây ra biết bao cảnh đời bất hạnh cho con cái của họ, thì Giáo Hội nêu cao gương sáng của Thánh cả Giu-se, để qua ngài mà nhân loại nhìn thấy được tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mỗi người, và qua ngài mà nhân loại nhận ra mình cũng có phần trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, để chu toàn bổn phận và trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho mình.
1. Thánh cả Giu-se – Đấng Công Chính.
Phúc Âm của thánh Mát-thêu nói Thánh cả Giu-se là người công chính , người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, là người luôn làm theo lương tâm ngay thẳng của mình, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách khôn ngoan, và là người biết chăm sóc gia đình của mình với tất cả yêu thương của người quản gia của Thiên Chúa.
Là người công chính, nên Thánh cả Giu-se đã giải quyết cách khôn ngoan khi thấy vị hôn thê của mình là Đức Mẹ Ma-ri-a mang thai Đấng Cứu Thế, sự khôn ngoan này không phải một sớm một chiều mà có, nhưng là bởi lương tâm của người công chính thường hay suy niệm đến thánh ý Chúa trong cuộc sống của mình, do đó mà Thánh cả Giu-se bình tĩnh để cho thánh ý Chúa thực hiện nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, mà không ồn ào trách móc cũng như chịu cay đắng nhục nhã.
Sự công chính này của Thánh cả Giu-se là mẫu gương cho tất cả chúng ta, dù là sống bậc tu trì hay sống bậc vợ chồng, bởi vì dù chúng ta có trở thành người tốt chăng nữa, thì cái tôi háo thắng, cái tôi kiêu ngạo, và cái tôi ích kỷ của mình vẫn là làm cho chúng ta thấy ý muốn của mình vượt trên cả thánh ý của Chúa, do đó mà chúng ta dễ dàng bắt người khác trả lại danh dự cho chúng ta, chúng ta dễ dàng lên án, chửi mắng đòi hỏi người khác phải trả lại sự công bằng cho chúng ta, mà chúng ta quên mất mình là người Ki-tô hữu.
Chúa Cha đã chọn Thánh cả Giu-se làm cha nuôi của Con Một Ngài là Chúa Giê-su, là bởi vì Thánh cả Giu-se là người công chính. Không ai đem con yêu quý của mình giao cho một người bất lương nuôi nấng dạy dỗ, nhưng giao con của mình cho người công chính, để người con của mình trở thành người đạo đức thánh thiện. Chúa Giê-su đã trở thành “mặt trời công chính” chiếu soi nhân loại đang đi trong tối tăm của tội lỗi, một phần là nhờ sự dạy dỗ của người cha nuôi công chính là Thánh cả Giu-se.
2. Thánh cả Giu-se – con người Khiêm Tốn.
Sự công chính làm nảy sinh đức khiêm tốn, hay nói cách khác, khiêm tốn là hoa trái của sự công chính, khiêm tốn là tự biết mình là ai và có khả năng tài cán gì để phục vụ tha nhân, như lời của Chúa Giê-su đã dạy: có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là việc của ma quỷ.
Thánh cả Giu-se biết mình là ai, là người được Chúa Cha chọn để nuôi nấng và giáo dục Chúa Giê-su, ngài cũng biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng chỉ làm những gì mà ông chủ (Thiên Chúa) dạy làm mà thôi, cho nên trong suốt cuộc sống tại thế, ngài luôn khiêm tốn phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su trong vai trò gia trưởng cách trọn vẹn, mà không một tiếng khoe khoang với người hoặc than trách với trời.
Biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa, nên ngài khiêm tốn vui vẻ nhận Đức Mẹ Ma-ri-a làm bạn của mình khi Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế; biết mình chỉ là đầy tớ vô dụng, nên Thánh cả Giu-se hết sức làm việc lao động để góp phần vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài như một nền nhà kiên cố thầm lặng chôn dưới lòng đất, để cho tòa nhà vĩ đại là Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a nổi bật giữa phong ba sóng gió cuộc đời:
- Nếu không có sự khiêm tốn thì khi thấy vợ mình mang thai Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu tinh nhân loại lại sinh ra trong hang đá Bê Lem nghèo hèn không mảnh vải che thân, thì Thánh cả Giu-se sẽ oán trời trách người.
- Nếu không có đức khiêm tốn, thì khi thấy các thiên thần từ trời xuống ca hát chúc vinh, các mục đồng đến thờ lạy, và có cả các nhà hiền sĩ xá lắc xa lơ bên phương Đông đến thờ lạy Đấng Cứu Thế trong máng cỏ tồi tàn, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ kiêu căng và sẽ tự tôn mình và gia đình lên cao trong cao ngạo.
- Và khi thấy Đấng Cứu Thế -Chúa Giê-su- mới sinh đã bị người đời ghét bỏ tìm giết, nếu không có sự khiêm tốn tột cùng phó thác, thì Thánh cả Giu-se sẽ trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa, và oán trách Thiên Chúa sao nở tàn ác với trẻ sơ sinh và gia dình mình.v.v...
Tất cả những điều ấy, nếu không có một sự khiêm tốn đặc biệt, nếu không có sự khôn ngoan và ơn Chúa giúp, thì chắc chắn, Thánh cả Giu-se cũng sẽ như những con người khác, oán trời, giận dữ với xã hội và buông xuôi mặc cho sự ác trong con người hoành hành.
Là gia trưởng của một gia đình kỳ lạ giữa nhân loại, Thánh cả Giu-se trở nên mẫu người khiêm tốn như Đức Mẹ Ma-ri-a, để trở thành cha mẹ tuyệt vời giáo dục Chúa Giê-su trở thành “Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.”
3. Thánh cả Giu-se – con người Thầm Lặng.
Trong toàn bộ bốn sách Phúc Âm, thì chỉ có Phúc Âm của thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca có nhắc đến tên của Thánh cả Giu-se mà thôi, nhưng không nhắc nhiều. Thánh Mát-thêu thì khen ngợi ngài là người công chính, thánh Lu-ca thì nhắc nhở ngài là con cháu của dòng tộc vua Đa-vít , tuy nhắc rất ít đến ngài, nhưng đều nói lên nét nổi bật con người của ngài: người công chính và con cháu của hoàng tộc.
Là người đóng vai trò quan trọng cùng với Đức Mẹ Maria trong việc nuôi nấng và dạy dỗ Chúa Giê-su, nhưng các thánh sử chỉ làm nổi bật vai trò cứu độ nhân loại của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như nhắc nhở rất nhiều đến các thánh tông đồ, mà không nói nhiều về Thánh cả Giu-se, bởi vì con người của Thánh cả Giu-se là con người thầm lặng, ngài chỉ muốn âm thầm phục vụ chứ không muốn lấn át vai trò của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài biết mình chỉ là công cụ của Thiên Chúa dùng để tô điểm cho vai trò cứu chuộc thế gian của Chúa Giê-su nổi bật giữa loài người. Là người phục vụ cách âm thầm trong căn nhà nhỏ nghèo nàn làng Na-da-rét, Thánh cả Giu-se đã trở nên bậc thầy dạy đàng nhân đức khiêm tốn cho các thánh học đòi bắt chước, là nguồn cảm hứng cho các thi nhân hết lời ca tụng sự khiêm tốn và thầm lặng của ngài, và là mẫu gương sống động cho bậc gia trưởng noi theo.
Con người ta không ai thích sự thầm lặng khi phục vụ, nhưng con người ta thích phô trương khi phục vụ, thích nói nhiều khi phục vụ, và thích chỉ trích phê bình người khác khi phục vụ, tại sao vậy ? Thưa, tại vì con người ta chưa đạt đến mức độ khiêm hạ như Thánh cả Giu-se.
Thời đại ngày nay, người ta dễ dàng khuếch đại âm thanh thật lớn khi làm một công tác từ thiện nào đó, để quảng cáo cho nghiệp đoàn hoặc cộng đoàn của mình, chứ không mấy ai có tinh thần phục vụ cách thầm lặng, bởi vì họ không có mẫu gương phục vụ âm thầm để noi theo. Nhưng người Ki-tô hữu thì có mẫu gương phục vụ thầm lặng tuyệt vời của Thánh cả Giu-se, nên các gia trưởng biết chăm nom gia đình con cái mà không la lối giận dữ, hoặc kể công kể trạng với vợ con mình; các thợ thuyền thuyền cố gắng chu toàn bổn phận của mình trong âm thầm mà không lớn tiếng khoe khoang, tất cả đều học đòi gương âm thầm phục vụ của Thánh cả Giu-se, người gia trưởng tuyệt vời của gia đình Na-da-rét.
Kết
Tháng Ba, tháng của Thánh cả Giu-se, Đấng bàu chữa Hội Thánh và là bổn mạng của các gia trưởng, là mẫu gương của mọi người, là Đấng cai quản kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, thánh nữ Tê-rê-xa thành A-vi-la đã xác tín điều này: “Không có ai đến kêu xin cùng Thánh cả Giu-se mà trở về tay không”, đó là một kinh ngiệm lớn của thánh nữ, khi mà giữa những phong ba xảy đến trong đời tận hiến của thánh nữ, và phương pháp hay nhất và đầy khôn ngoan nhất là chạy đến với Thánh cả Giu-se, Đấng luôn là mẫu mực công chính cho mọi người.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta cũng xác tín điều ấy: Thánh cả Giu-se cũng là một người được Thiên Chúa chọn để làm cho chương trình cứu độ của Ngài ở trần gian được hài hòa, và cao cả hơn, chính Thiên Chúa muốn chọn Thánh cả Giu-se làm mẫu gương của các gia trưởng, của những thợ thuyền, của những người đang gặp đau khổ trong cuộc sống, để nhờ Thánh cả Giu-se, mà họ biết được ân sủng và tình thương của Thiên Chúa chỉ ban cho những ai yêu sự công chính với tâm hồn khiêm tốn và thầm lặng trong việc phục vụ và vác thập giá của mình để theo Chúa Giê-su.
Lạy Thánh cả Giu-se xin cầu bàu cho chúng con
là những người cha trong gia đình,
biết chu toàn bổn phận của người gia trưởng
để xây dựng một gia đình Công Giáo
hoàn toàn phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su.
Xin dạy cho chúng con là những thợ thuyền lao động,
biết chuyên cần làm việc
và biết thánh hóa công việc mình làm,
để danh Chúa được rạng sáng nơi mọi người,
khi họ nhìn thấy chúng con hết lòng chu toàn trách nhiệm.
Xin Thánh cả Giu-se cầu bàu cho chúng con,
là những linh mục của Chúa Giê-su
đang phục vụ dân Chúa giữa một xã hội,
mà luân thường đạo lý chỉ là một nét chấm phẩy lạc lỏng giữa xa hoa và hưởng thụ.
xin cho chúng con biết noi gương Ngài,
để trở thành gia trưởng trong giáo xứ,
trở thành người anh em khiêm tốn thầm lặng trong cộng đoàn.
Và, sau cùng, xin Thánh cả Giu-se gìn giữ tất cả mọi gia đình trong và ngoài giáo xứ của chúng con,
để những ai chưa nhận biết tinh thần Phúc Âm,
thì sẽ nhìn thấy được tình yêu của Chúa qua
cuộc sống của gia đình chúng con. Amen
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bàn về Linh thao của thánh Inhaxiô và vấn đề lương tâm nhân kỳ tĩnh tâm của Đức Giáo hoàng và Giáo triều Rôma
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
10:26 17/03/2014
Bàn về Linh thao của thánh Inhaxiô và vấn đề lương tâm nhân kỳ tĩnh tâm của Đức Giáo Hoàng và Giáo triều Rôma
Lời người dịch: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo triều Rôma vừa kết thúc kỳ tĩnh tâm hằng năm tại tại Trung Tâm “Thầy Chí Thánh” của dòng thánh Phaolô ở Aricchia, cách Rôma khoảng 30 cây số về phía Đông Nam từ Chúa Nhật 9.3 đến thứ sáu 14.3. Đây là sáng kiến của Đức Phanxicô vì trước đây Giáo triều vẫn thường tĩnh tâm tại Vatican.
Nhân dịp này, hãng tin Zenit đã có cuộc trao đổi với cha Mark Rotsaert, SJ, bề trên của Trung tâm Linh đạo Inhã kiêm giáo sư Đại học Gregoriana Rôma về ý nghĩa của Linh thao Inhã và về vị Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên.
* * *
Thưa cha, tĩnh tâm là gì? Các cuộc tĩnh tâm là do thánh Inhaxiô nghĩ ra hay chúng đã có trước đó rồi?
Cách tĩnh tâm mà chúng ta gọi là Các cuộc thao luyện thiêng liêng (ở Việt Nam quen gọi là Linh thao-ND) do thánh Inhaxiô khai sinh còn các cuộc tĩnh tâm đã có trước đó nhưng chúng không có cấu trúc giống như Linh thao. Thánh Inhaxiô viết sách Linh thao khởi từ 2 kinh nghiệm nền tảng: thứ nhất là kinh nghiệm cá vị về Thiên Chúa sau cuộc hoán cải của ngài ở Loyola khi ngài đọc sách cuộc đời Chúa Giêsu và hạnh các Thánh, v.v.; và thứ hai là kinh nghiệm giúp đỡ các linh hồn khi ngài ở Manresa khoảng 11 tháng. Lúc đó thánh Inhaxiô vẫn là một giáo dân và không còn là một chàng hiệp sĩ phục vụ vua Tây Ban Nha nữa nhưng là một người khách hành hương tìm kiếm Đức Giêsu. Vì thế, ngài đã đến Barcelona để từ đây đi hành hương Thánh địa. Ngài viết sách Linh thao là để cho những người hướng dẫn Linh thao chứ không phải cho những người làm Linh thao vì ai làm Linh thao cũng phải có người hướng dẫn. Linh thao được viết ra không phải để cá nhân tự áp dụng.
Chính vì thế mà cách tĩnh tâm này được gọi là các cuộc thao luyện?
Linh thao là một cách tĩnh tâm khá mới mẻ khi xuất hiện vào thế kỷ 16. Tôi đã tìm hiểu và không thấy có bất cứ cách tĩnh tâm nào tương tự trước đó. Linh thao được làm trong vòng 1 tháng, gồm 4 giờ cầu nguyện mỗi ngày, đôi khi thêm 1 giờ nữa vào nửa đêm. Nét độc đáo nằm ở khoa sư phạm của Linh thao vì qua bốn tuần cầu nguyện, người làm Linh thao được giúp đỡ để quyết định về đời sống của mình theo cách tốt nhất.
Một trong những điểm mới mẻ của Linh thao là việc xét nguyện, tức là việc nhìn lại giờ cầu nguyện của mình. Sau 1 giờ cầu nguyện, thao viên phải nhìn lại điều gì đã xảy ra trong suốt giờ cầu nguyện vừa qua. Điều gì đã đánh động tâm hồn tôi? Điều đó có làm cho tôi cảm thấy hoan hỷ không? Cảm xúc nào đang khuấy động tâm hồn tôi? Những động lực nội tâm này là cách mà Thiên Chúa dùng để ngỏ lời với chúng ta và cũng là cách để chúng ta lắng nghe Ngài. Đó là lý do tại sao phải có người hướng dẫn để giúp thao viên làm Linh thao, giải thích cho họ những khoảng khắc an ủi và vui mừng tích cực, vốn sẽ gợi mở ra hướng đi sắp tới sau khi kết thúc Linh thao.
Việc xét nguyện có thể được thực hiện ở 2 mức độ: thứ nhất – biết được lý do tại sao giờ cầu nguyện không tốt; thứ hai, quan trọng nhất – biết được cách mà Lời Chúa tác động đến mình. Đó là lý do tại sao thánh Inhaxiô khuyên người hướng dẫn Linh thao không nên giải thích Tin mừng quá nhiều và để cho thao viên tự khám phá trong giờ cầu nguyện của mình, vì điều chính yếu không phải là hiểu biết nhưng là cảm nếm cách trọn vẹn.
Người ta thấy nơi Đức Phanxicô một mối tương quan cá vị với Chúa Giêsu đúng không, thưa cha?
Vâng, quả là thế! Và một điều khác nữa có thể thấy đó là điều mà thánh Inhaxiô nhắn nhủ rằng cần phải tâm sự với Chúa Giêsu như hai người bạn vào cuối giờ cầu nguyện.
Linh thao trải dài trong 4 tuần. Tuần thứ nhất là để bước vào tương quan với Thiên Chúa, cầu nguyện với Ngài, phản tỉnh về tội lỗi của mình và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ai càng cảm nghiệm sâu xa tội lỗi của mình nhiều người đó càng cảm kích lòng thương xót của Thiên Chúa nhiều. Thao viên kết thúc tuần I với lời tự vấn: tôi đang làm gì cho Đức Kitô và sau đó kết thúc Linh thao với thao thức tôi phải làm gì cho Đức Kitô?
Tuần thứ hai là để chiêm niệm, nhìn ngắm các nhân vật trong Kinh Thánh, lắng nghe những điều họ nói với nhau và nhìn xem điều họ làm. Khi làm như thế, thao viên đi vào chính kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Inhaxiô nghĩa là thao viên bước vào một mối tương quan cá vị với Chúa Kitô không phải là Chúa Kitô của cách đây 2000 năm nhưng của hôm nay. Đây là tuần dài nhất, được dành để chiêm ngắm đời sống công khai của Chúa Giêsu. Tuần ba là về cuộc Thương khó và tuần bốn là về Phục sinh.
Các tu sĩ Dòng Tên làm Linh thao mấy lần trong đời?
Trong năm thứ nhất nhà tập, và lần thứ hai trong năm tập thứ ba sau khi đã kết thúc việc học triết học và thần học v.v. Thánh Inhaxiô gọi năm tập thứ ba này là “trường huấn luyện con tim”
Các cuộc Linh thao đều được tổ chức bên ngoài nơi làm việc của mình, như cuộc tĩnh tâm ở Ariccia phải không, thưa cha?
Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng khuyến khích làm thế bởi vì khi người ta tĩnh tâm trong chính nơi làm việc của mình người ta dễ bị cuốn vào những công việc mình đang làm. Nhưng cũng có một phương pháp khác vốn cho phép một người làm Linh thao suốt cả năm, theo đó mỗi ngày người đó cầu nguyện tại nhà và phản tỉnh bằng việc xét nguyện và bằng hướng dẫn được đưa ra mỗi tuần một lần. Thánh Inhaxiô đã cho phép điều này. Đã có lúc cách thức này đã biến mất và đã được cha bề trên tỉnh Dòng Bỉ của tôi khôi phục lại vào đầu thập niên 60 và đã được cha Cusson cũng như trường Đại học này nghiên cứu sâu xa hơn khá thành công. Tuy nhiên, khi ai đó nhất nhất làm theo tất cả những gì ghi trong sách Linh thao thì người đó đã không tuân theo hướng dẫn của thánh Inhaxiô vì đối với ngài Linh thao phải luôn được thích nghi tùy theo từng cá nhân.
Cũng có người chỉ trích Linh thao của thánh Inhaxiô như một kiểu “tẩy não”
Tôi thấy buồn cười về điều này. Tôi đã viết một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Pháp về Linh thao và trong phần dẫn nhập tôi đã nhấn mạnh đến sự đối nghịch rõ ràng giữa vấn đề thể dục thể chất và thao luyện tâm linh và cũng về cái gọi là “một nỗ lực tẩy não.” Ở đây có 2 nhân tố: đối với một nhà thuyết giảng và với một người bình thường làm linh thao thì sẽ khác nhau. Tuy nhiên không thể nghi ngờ rằng thánh Inhaxiô đã tìm thấy cách mà theo đó đức tin của một người có thể đóng vai trò khá quyết định để người đó có thể chọn lựa theo tự do của mình.
Đức Phanxicô thường nói về vấn đề lương tâm như là cách mà một người lắng nghe tiếng Chúa. Điều này có nghĩa là gì đối với một tu sĩ Dòng Tên?
Giáo Hội luôn nói rằng lương tâm là một tiêu chuẩn tối hậu trong việc đưa ra quyết định. Trong nhiều vấn đề khác cũng thế, vì dụ như trong hôn nhân chẳng hạn, chúng ta phải tìm hiểu Giáo Hội dạy như thế nào mặc dù quyết định cuối cùng phải xét đến lương tâm. Điều này khiến ngôn từ của Đức Giáo Hoàng mang chiều kích mục vụ nhiều hơn. Nó không có nghĩa là Ủy ban Giáo lý Đức tin của Tòa Thánh không cần phải đưa ra những chỉ dạy cần thiết, nhưng Đức Giáo Hoàng chỉ nêu lên sự thật hiển nhiên này, được xác định rất thần học, điều vốn dĩ mỗi cá nhân phải đối diện.
Giáo lý và luật Tự nhiên không hề mâu thuẫn. Liệu một lương tâm ngay thẳng có đưa đến việc hiểu giáo lý không?
Quả thực, trong lịch sử Dòng Tên, các tu sĩ của Dòng đã hơn một lần có một cái nhìn mở về thần học liên quan đến Pascal và những trường phái cứng rắn. Thánh Inhaxiô cũng đưa ra tiêu chuẩn về điều này và Dòng Tên phải biết cách làm thế nào để áp dụng chúng cho từng cá nhân, từng nơi, từng thời điểm thích hợp. Ngài cũng đưa ra những quy định đối với ứng viên muốn gia nhập Dòng nhưng cũng để ngỏ cho những khả thể ngoại lệ nếu có lý do thật sự quan trọng hơn.
Khi Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với mọi người, người ta có ấn tượng rằng ngài đang nhìn vào khía cạnh tốt lành nơi lương tâm của họ ngay cả những người sẽ nói rằng chẳng có gì cả…
Đúng thế, ở một mức độ thiêng liêng.
Nói về chuyện lương tâm, các tu sĩ Dòng Tên vốn có một lời khấn là vâng phục Đức Giáo Hoàng, sẽ không thể làm như thế. Phải chăng vấn đề tự do lương tâm đã thấm nhập trong người Đức Giáo Hoàng?
Trong Dòng Tên, chúng tôi khấn 3 lời khấn cộng thêm lời khấn thứ tư là vâng phục Đức Giáo Hoàng, cũng như một số lời hứa về nghèo khó và tham vọng chức tước. Vì thánh Inhaxiô đã nhìn thấy rằng đây là 2 cám dỗ thường thấy ở Rôma và rất nguy hiểm cho Giáo Hội. Chúng tôi cam kết không thay đổi luật về nghèo khó như thánh Inhaxiô muốn, trừ khi làm cho chúng thêm ngặt hơn. Rõ ràng là việc thay đổi chưa từng xảy ra. Về chuyện tham vọng, chúng tôi từ chối việc làm giám mục và các chức vụ khác. Dĩ nhiên trong lịch sử, Dòng có một số giám mục vì trong một số sứ vụ do một tu sĩ Dòng Tên khởi xướng, không thể tìm thấy ai khác đảm đương chức vụ này. Và rõ ràng thánh Inhaxiô chưa bao giờ nghĩ đến việc một tu sĩ Dòng Tên làm giáo hoàng khi họ không thể làm giám mục…
Nhưng ĐHY Bergoglio đã chấp nhận làm Giáo hoàng. Ngài đã xin được miễn trừ chăng?
Ngài đã được miễn trù khi được phong làm giám mục rồi, phần sau này chỉ là hệ quả mà thôi.
Đôi khi trong đời tu có một thái độ “tốt” nào đó vốn khiến cho tu sĩ gặp khó khăn để trả lời “không.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì không như thế. Trong quyết định cư ngụ tại Nhà khách Thánh Mácta có liên hệ gì với “agere contra” (làm điều ngược lại ước muốn-ND) không?
Rất quan trọng để có thể nói không. Trong khi nguyên tắc “làm ngược lại” là một cụm từ cần được hiểu trong bối cảnh của nó. Trong Linh thao, đây là cách để bước theo Chúa Giêsu và rõ ràng nếu một người có quyền chọn lựa, người đó sẽ chọn giàu hơn nghèo. Nhưng sau khi cầu nguyện và trò chuyện với Chúa Giêsu, người đó ao ước làm ngược lại, thế nhưng nếu là điều cá nhân đã xin thì không nói đến chuyện chủ tâm nữa.
Đức Giáo Hoàng và Giáo triều đang tĩnh tâm theo phương pháp Linh thao do một linh mục hướng dẫn?
Hoàn toàn thì không, nhưng có lẽ có chút gì đó mang dấu ấn của phương pháp Inhaxiô.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn: Zenit
Lời người dịch: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo triều Rôma vừa kết thúc kỳ tĩnh tâm hằng năm tại tại Trung Tâm “Thầy Chí Thánh” của dòng thánh Phaolô ở Aricchia, cách Rôma khoảng 30 cây số về phía Đông Nam từ Chúa Nhật 9.3 đến thứ sáu 14.3. Đây là sáng kiến của Đức Phanxicô vì trước đây Giáo triều vẫn thường tĩnh tâm tại Vatican.
Nhân dịp này, hãng tin Zenit đã có cuộc trao đổi với cha Mark Rotsaert, SJ, bề trên của Trung tâm Linh đạo Inhã kiêm giáo sư Đại học Gregoriana Rôma về ý nghĩa của Linh thao Inhã và về vị Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên.
* * *
Cách tĩnh tâm mà chúng ta gọi là Các cuộc thao luyện thiêng liêng (ở Việt Nam quen gọi là Linh thao-ND) do thánh Inhaxiô khai sinh còn các cuộc tĩnh tâm đã có trước đó nhưng chúng không có cấu trúc giống như Linh thao. Thánh Inhaxiô viết sách Linh thao khởi từ 2 kinh nghiệm nền tảng: thứ nhất là kinh nghiệm cá vị về Thiên Chúa sau cuộc hoán cải của ngài ở Loyola khi ngài đọc sách cuộc đời Chúa Giêsu và hạnh các Thánh, v.v.; và thứ hai là kinh nghiệm giúp đỡ các linh hồn khi ngài ở Manresa khoảng 11 tháng. Lúc đó thánh Inhaxiô vẫn là một giáo dân và không còn là một chàng hiệp sĩ phục vụ vua Tây Ban Nha nữa nhưng là một người khách hành hương tìm kiếm Đức Giêsu. Vì thế, ngài đã đến Barcelona để từ đây đi hành hương Thánh địa. Ngài viết sách Linh thao là để cho những người hướng dẫn Linh thao chứ không phải cho những người làm Linh thao vì ai làm Linh thao cũng phải có người hướng dẫn. Linh thao được viết ra không phải để cá nhân tự áp dụng.
Chính vì thế mà cách tĩnh tâm này được gọi là các cuộc thao luyện?
Linh thao là một cách tĩnh tâm khá mới mẻ khi xuất hiện vào thế kỷ 16. Tôi đã tìm hiểu và không thấy có bất cứ cách tĩnh tâm nào tương tự trước đó. Linh thao được làm trong vòng 1 tháng, gồm 4 giờ cầu nguyện mỗi ngày, đôi khi thêm 1 giờ nữa vào nửa đêm. Nét độc đáo nằm ở khoa sư phạm của Linh thao vì qua bốn tuần cầu nguyện, người làm Linh thao được giúp đỡ để quyết định về đời sống của mình theo cách tốt nhất.
Một trong những điểm mới mẻ của Linh thao là việc xét nguyện, tức là việc nhìn lại giờ cầu nguyện của mình. Sau 1 giờ cầu nguyện, thao viên phải nhìn lại điều gì đã xảy ra trong suốt giờ cầu nguyện vừa qua. Điều gì đã đánh động tâm hồn tôi? Điều đó có làm cho tôi cảm thấy hoan hỷ không? Cảm xúc nào đang khuấy động tâm hồn tôi? Những động lực nội tâm này là cách mà Thiên Chúa dùng để ngỏ lời với chúng ta và cũng là cách để chúng ta lắng nghe Ngài. Đó là lý do tại sao phải có người hướng dẫn để giúp thao viên làm Linh thao, giải thích cho họ những khoảng khắc an ủi và vui mừng tích cực, vốn sẽ gợi mở ra hướng đi sắp tới sau khi kết thúc Linh thao.
Việc xét nguyện có thể được thực hiện ở 2 mức độ: thứ nhất – biết được lý do tại sao giờ cầu nguyện không tốt; thứ hai, quan trọng nhất – biết được cách mà Lời Chúa tác động đến mình. Đó là lý do tại sao thánh Inhaxiô khuyên người hướng dẫn Linh thao không nên giải thích Tin mừng quá nhiều và để cho thao viên tự khám phá trong giờ cầu nguyện của mình, vì điều chính yếu không phải là hiểu biết nhưng là cảm nếm cách trọn vẹn.
Người ta thấy nơi Đức Phanxicô một mối tương quan cá vị với Chúa Giêsu đúng không, thưa cha?
Vâng, quả là thế! Và một điều khác nữa có thể thấy đó là điều mà thánh Inhaxiô nhắn nhủ rằng cần phải tâm sự với Chúa Giêsu như hai người bạn vào cuối giờ cầu nguyện.
Linh thao trải dài trong 4 tuần. Tuần thứ nhất là để bước vào tương quan với Thiên Chúa, cầu nguyện với Ngài, phản tỉnh về tội lỗi của mình và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ai càng cảm nghiệm sâu xa tội lỗi của mình nhiều người đó càng cảm kích lòng thương xót của Thiên Chúa nhiều. Thao viên kết thúc tuần I với lời tự vấn: tôi đang làm gì cho Đức Kitô và sau đó kết thúc Linh thao với thao thức tôi phải làm gì cho Đức Kitô?
Tuần thứ hai là để chiêm niệm, nhìn ngắm các nhân vật trong Kinh Thánh, lắng nghe những điều họ nói với nhau và nhìn xem điều họ làm. Khi làm như thế, thao viên đi vào chính kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Inhaxiô nghĩa là thao viên bước vào một mối tương quan cá vị với Chúa Kitô không phải là Chúa Kitô của cách đây 2000 năm nhưng của hôm nay. Đây là tuần dài nhất, được dành để chiêm ngắm đời sống công khai của Chúa Giêsu. Tuần ba là về cuộc Thương khó và tuần bốn là về Phục sinh.
Các tu sĩ Dòng Tên làm Linh thao mấy lần trong đời?
Trong năm thứ nhất nhà tập, và lần thứ hai trong năm tập thứ ba sau khi đã kết thúc việc học triết học và thần học v.v. Thánh Inhaxiô gọi năm tập thứ ba này là “trường huấn luyện con tim”
Các cuộc Linh thao đều được tổ chức bên ngoài nơi làm việc của mình, như cuộc tĩnh tâm ở Ariccia phải không, thưa cha?
Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng khuyến khích làm thế bởi vì khi người ta tĩnh tâm trong chính nơi làm việc của mình người ta dễ bị cuốn vào những công việc mình đang làm. Nhưng cũng có một phương pháp khác vốn cho phép một người làm Linh thao suốt cả năm, theo đó mỗi ngày người đó cầu nguyện tại nhà và phản tỉnh bằng việc xét nguyện và bằng hướng dẫn được đưa ra mỗi tuần một lần. Thánh Inhaxiô đã cho phép điều này. Đã có lúc cách thức này đã biến mất và đã được cha bề trên tỉnh Dòng Bỉ của tôi khôi phục lại vào đầu thập niên 60 và đã được cha Cusson cũng như trường Đại học này nghiên cứu sâu xa hơn khá thành công. Tuy nhiên, khi ai đó nhất nhất làm theo tất cả những gì ghi trong sách Linh thao thì người đó đã không tuân theo hướng dẫn của thánh Inhaxiô vì đối với ngài Linh thao phải luôn được thích nghi tùy theo từng cá nhân.
Cũng có người chỉ trích Linh thao của thánh Inhaxiô như một kiểu “tẩy não”
Tôi thấy buồn cười về điều này. Tôi đã viết một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Pháp về Linh thao và trong phần dẫn nhập tôi đã nhấn mạnh đến sự đối nghịch rõ ràng giữa vấn đề thể dục thể chất và thao luyện tâm linh và cũng về cái gọi là “một nỗ lực tẩy não.” Ở đây có 2 nhân tố: đối với một nhà thuyết giảng và với một người bình thường làm linh thao thì sẽ khác nhau. Tuy nhiên không thể nghi ngờ rằng thánh Inhaxiô đã tìm thấy cách mà theo đó đức tin của một người có thể đóng vai trò khá quyết định để người đó có thể chọn lựa theo tự do của mình.
Đức Phanxicô thường nói về vấn đề lương tâm như là cách mà một người lắng nghe tiếng Chúa. Điều này có nghĩa là gì đối với một tu sĩ Dòng Tên?
Giáo Hội luôn nói rằng lương tâm là một tiêu chuẩn tối hậu trong việc đưa ra quyết định. Trong nhiều vấn đề khác cũng thế, vì dụ như trong hôn nhân chẳng hạn, chúng ta phải tìm hiểu Giáo Hội dạy như thế nào mặc dù quyết định cuối cùng phải xét đến lương tâm. Điều này khiến ngôn từ của Đức Giáo Hoàng mang chiều kích mục vụ nhiều hơn. Nó không có nghĩa là Ủy ban Giáo lý Đức tin của Tòa Thánh không cần phải đưa ra những chỉ dạy cần thiết, nhưng Đức Giáo Hoàng chỉ nêu lên sự thật hiển nhiên này, được xác định rất thần học, điều vốn dĩ mỗi cá nhân phải đối diện.
Giáo lý và luật Tự nhiên không hề mâu thuẫn. Liệu một lương tâm ngay thẳng có đưa đến việc hiểu giáo lý không?
Quả thực, trong lịch sử Dòng Tên, các tu sĩ của Dòng đã hơn một lần có một cái nhìn mở về thần học liên quan đến Pascal và những trường phái cứng rắn. Thánh Inhaxiô cũng đưa ra tiêu chuẩn về điều này và Dòng Tên phải biết cách làm thế nào để áp dụng chúng cho từng cá nhân, từng nơi, từng thời điểm thích hợp. Ngài cũng đưa ra những quy định đối với ứng viên muốn gia nhập Dòng nhưng cũng để ngỏ cho những khả thể ngoại lệ nếu có lý do thật sự quan trọng hơn.
Khi Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với mọi người, người ta có ấn tượng rằng ngài đang nhìn vào khía cạnh tốt lành nơi lương tâm của họ ngay cả những người sẽ nói rằng chẳng có gì cả…
Đúng thế, ở một mức độ thiêng liêng.
Nói về chuyện lương tâm, các tu sĩ Dòng Tên vốn có một lời khấn là vâng phục Đức Giáo Hoàng, sẽ không thể làm như thế. Phải chăng vấn đề tự do lương tâm đã thấm nhập trong người Đức Giáo Hoàng?
Trong Dòng Tên, chúng tôi khấn 3 lời khấn cộng thêm lời khấn thứ tư là vâng phục Đức Giáo Hoàng, cũng như một số lời hứa về nghèo khó và tham vọng chức tước. Vì thánh Inhaxiô đã nhìn thấy rằng đây là 2 cám dỗ thường thấy ở Rôma và rất nguy hiểm cho Giáo Hội. Chúng tôi cam kết không thay đổi luật về nghèo khó như thánh Inhaxiô muốn, trừ khi làm cho chúng thêm ngặt hơn. Rõ ràng là việc thay đổi chưa từng xảy ra. Về chuyện tham vọng, chúng tôi từ chối việc làm giám mục và các chức vụ khác. Dĩ nhiên trong lịch sử, Dòng có một số giám mục vì trong một số sứ vụ do một tu sĩ Dòng Tên khởi xướng, không thể tìm thấy ai khác đảm đương chức vụ này. Và rõ ràng thánh Inhaxiô chưa bao giờ nghĩ đến việc một tu sĩ Dòng Tên làm giáo hoàng khi họ không thể làm giám mục…
Nhưng ĐHY Bergoglio đã chấp nhận làm Giáo hoàng. Ngài đã xin được miễn trừ chăng?
Ngài đã được miễn trù khi được phong làm giám mục rồi, phần sau này chỉ là hệ quả mà thôi.
Đôi khi trong đời tu có một thái độ “tốt” nào đó vốn khiến cho tu sĩ gặp khó khăn để trả lời “không.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì không như thế. Trong quyết định cư ngụ tại Nhà khách Thánh Mácta có liên hệ gì với “agere contra” (làm điều ngược lại ước muốn-ND) không?
Rất quan trọng để có thể nói không. Trong khi nguyên tắc “làm ngược lại” là một cụm từ cần được hiểu trong bối cảnh của nó. Trong Linh thao, đây là cách để bước theo Chúa Giêsu và rõ ràng nếu một người có quyền chọn lựa, người đó sẽ chọn giàu hơn nghèo. Nhưng sau khi cầu nguyện và trò chuyện với Chúa Giêsu, người đó ao ước làm ngược lại, thế nhưng nếu là điều cá nhân đã xin thì không nói đến chuyện chủ tâm nữa.
Đức Giáo Hoàng và Giáo triều đang tĩnh tâm theo phương pháp Linh thao do một linh mục hướng dẫn?
Hoàn toàn thì không, nhưng có lẽ có chút gì đó mang dấu ấn của phương pháp Inhaxiô.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn: Zenit
Lối sống của người Kitô hữu, là sống theo gương Chúa Giêsu .
Pt Huỳnh Mai Trác
11:44 17/03/2014
Khiêm tốn, dịu hiền, rộng lượng, đó là phong cách đời sống của người Công Giáo, một đời sống vác thánh gía như Chúa Giêsu đã làm . Trong thánh lễ ngày thứ năm tại Nhà Nguyện Thánh MarTa, Đức Giáo Hòang nói về bài Tin Mừng trong đó Chúa nói với các môn đệ của Ngài : “Ai muốn theo Ta, thì phải từ chối chính mình, vác thánh giá của mình mỗi ngày và đi theo Ta”.
Chúng ta đừng mơ tưởng sống cuộc đời người Kitô hữu sống ngòai con đường đó, là con đường của sự khiêm tốn, sự khiêm tốn chính thực là quên chính mình đi . Con đường mà Chúa Giêsu đã đi qua như là một gương mẫu, đó là làm tôi tớ cho tất cả mọi người .
“Lối sống như của Chúa Kitô sẽ cứu chuộc chúng ta, đem lại vui mừng cho chúng ta và làm cho chúng ta trở nên phong phú, đó là con đường trái với sự ích kỷ, trái với lòng tham lam của cải cho chính mình . Con đường đi đến với tha nhân đó là con đường mà Chúa Kitô đã vạch ra để có được sự sống”.
Nếu hạt giống không mục nát đi thì không mọc cây và có hoa quả được và Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi theo Chúa như lối sống của Chúa chứ không phải như lối sống thế gian . Sự ích kỷ của chúng ta thúc đẩy chúng ta phải tỏ ra quan trọng trước mắt kẻ khác, còn sống theo như lối sống của Chúa Giêsu thì phải yêu mến sự khiêm tốn, không phán xét, như Chúa Giêsu đã làm và dạy bảo .
“Niềm vui và sự phong phú của chúng ta là :” đi theo Chúa Giêsu” . Đức Giáo Hòang khuyên chúng ta hãy cầu xin Chúa dạy bảo chúng ta lối sống của người Kitô hữu là phục vụ, luôn vui vẻ, quên mình đi và có được sự phong phú như Chúa đã dạy bảo chúng ta và như sự mong muốn của Chúa . (Nguồn Tin: News.va)
Bản dịch cuộc phỏng vấn ĐGH Phanxicô của báo Corriere della Sara
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
19:18 17/03/2014
Bản dịch cuộc phỏng vấn ĐGH Phanxicô của báo Corriere della Sara
“Trong cuộc phỏng vấn do báo Corriere della Sara thực hiện, Đức Bergoglio đã nói về cuộc cách mạng năm đầu tiên của ngài tại trung tâm Giáo Hội.”
“Sự thật là tôi không cảm thấy quá luyến nhớ Argentina”.
By Ferruccio de Bortoli
Một năm đã trôi qua kể từ khi lời “chào buổi tối” đơn sơ làm lay động thế giới. Những sai sót của 12 tháng qua không thể vùi lấp được một lượng lớn những điều mới mẻ và những dấu chỉ sâu sắc về đổi mới mục vụ của Đức Phanxicô. Chúng tôi gặp nhau trong một căn phòng nhỏ của nhà thánh Martha. Cánh cửa sổ duy nhất trông ra ngoài sân mở ra chỉ đủ để thấy một góc rất nhỏ của bầu trời xanh. Đức Giáo Hoàng đột nhiên xuất hiện với một khuôn mặt thanh thản và trìu mến. Ngài trông có vẻ thích thú khi thấy những thiết bị ghi âm khác nhau đã được chuẩn bị sẵn trên bàn. “Chúng hoạt động tốt cả chứ? Vâng! Tạ ơn Chúa”. Đánh giá một năm vừa qua chăng? Không, Đức Thánh Cha không thích điều đó. “Tôi lượng giá mỗi 2 tuần với Cha giải tội của tôi”.
Thưa Đức Thánh Cha, đôi khi ngài gọi điện cho những người xin ngài giúp đỡ. Và có khi nào họ không tin đó là ngài không?
Vâng, điều đó đã xảy ra với tôi. Khi có ai đó gọi điện, đó là vì anh ta muốn trò chuyện, có điều gì đó cần hỏi, muốn một lời khuyên. Khi còn làm linh mục ở Buenos Aires tôi thực hiện điều này dễ dàng hơn. Và tôi vẫn giữ thói quen đó. Đó là một việc phục vụ và nó cần được thể hiện như thế. Nhưng thú thực bây giờ làm điều đó quả là không dễ vì lượng thư từ mà người ta viết cho tôi.
Ngài có nhớ cuộc liên lạc nào với một tình cảm đặc biệt không?
Một góa phụ 80 tuổi, bà đã mất một đứa con. Bà đã viết thư cho tôi. Và bây giờ tôi gọi điện cho bà ấy mỗi tháng. Bà vui lắm. Tôi đang thi hành [vai trò của một] linh mục. Tôi thích thế.
Về mối quan hệ với vị tiền nhiệm của ngài, ngài đã bao giờ xin lời khuyên từ Đức Bênêđictô XVI chưa?
Có chứ, “nguyên Giáo hoàng” không phải là một bức tượng trong viện bảo tàng. Đó là một định chế (institution) mà lâu rồi chúng tôi không sử dụng. Cách đây 60 hoặc 70 năm, tên gọi “nguyên Giám mục” không hề có. Nó chỉ có từ sau Công đồng Vatican II và bây giờ nó là một thiết chế. Tên gọi nguyên Giáo hoàng cũng tương tự như thế. Đức Bênêđictô là người đầu tiên và có lẽ sẽ có những người khác nữa. Chúng ta không biết được. Đức Bênêđictô là người khôn ngoan, khiêm nhường, ngài không muốn làm phiền ai cả. Chúng tôi đã nói về điều đó và cùng quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu ngài nhìn thấy mọi người, cùng tham gia vào đời sống Giáo Hội. Có lần ngài đã đến đây dịp làm phép tượng Tổng lãnh Thiên thần Micae, sau đó dùng bữa trưa tại nhà thánh Martha và sau Giáng sinh tôi đã đến mời ngài tham dự Công nghị phong Hồng Y và ngài đã nhận lời. Sự khôn ngoan của ngài là một quà tặng của Thiên Chúa. Một số người muốn ngài nghỉ hưu tại đan viện Biển Đức cách xa thành Vatican. Và sau đó tôi nghĩ đến những bậc cao niên. Sự khôn ngoan và lời khuyên của họ đem lại sức mạnh cho gia đình và không đáng bị kết thúc tại viện dưỡng lão.
Chúng tôi nghĩ rằng cách ngài quản trị Giáo Hội giống như thế này: ngài lắng nghe mọi người và sau đó quyết định một mình – phần nào giống Bề trên Tổng quản Dòng Tên. Giáo hoàng có phải là một người đơn độc không?
Có và không. Nhưng tôi hiểu bạn muốn nói với tôi điều gì. Giáo hoàng không đơn độc trong sứ vụ của ngài bởi vì ngài được nhiều người tư vấn. Và ngài sẽ là một người đơn độc nếu ngài quyết định mà không hề lắng nghe bất cứ ai hay giả vờ lắng nghe. Tuy nhiên, khi đến thời điểm phải quyết định, khi phải đặt bút ký, lúc đó ngài (quyết định) một mình cùng với tinh thần trách nhiệm.
Ngài đã canh tân, đã phê bình một số thái độ của hàng giáo sĩ. Ngài đã cách mạng hóa Giáo triều và gặp phải một số phản kháng và chống đối. Liệu Giáo Hội đã thay đổi như ngài mong muốn cách đây một năm chưa?
Tháng ba năm ngoái tôi không hề có kế hoạch thay đổi Giáo Hội. Tôi cũng không mong đợi cuộc chuyển giao giáo phận này (từ Buenos Aires đến Rome), có thể nói như thế. Tôi bắt đầu quản trị và cố gắng đưa vào thực hành mọi điều đã nổi lên từ những cuộc thảo luận giữa các Hồng Y trong nhiều phiên họp khác nhau. Và tôi chờ đợi Chúa linh hứng để hành động. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ: (Công nghị Hồng Y) đã bàn luận về tình trạng thiêng liêng của những người đang phục vụ tại Giáo triều và sau đó họ đã bắt đầu đi tĩnh tâm. Quan trọng hơn nên làm Linh thao hàng năm. Mọi người đều có quyền dành 5 ngày để thinh lặng và suy niệm, trong khi trước đây tại Giáo triều họ thường được nghe 3 bài giảng trong 1 ngày và sau đó vẫn tiếp tục làm việc.
Có phải lòng nhân từ và thương xót là bản chất của thông điệp mục vụ của ngài?
Và là bản chất của Tin mừng nữa chứ. Những điều này là trung tâm của Tin Mừng. Nếu không, người ta thể không hiểu Đức Giêsu Kitô, lòng nhân từ của Chúa Cha, Đấng đã sai ngài đến để lắng nghe chúng ta, chữa lành chúng ta và cứu độ chúng ta.
Nhưng đã có ai hiểu thông điệp này? Ngài đã nói rằng hội chứng “mê Giáo hoàng Phanxicô” sẽ không kéo dài lâu. Có hình ảnh nào của ngài trước công chúng mà ngài không thích không?
Tôi thích ở giữa mọi người, ở với những ai đang gặp đau khổ, đi thăm các xứ đạo. Tôi không thích những lối diễn giải mang tính ý thức hệ, một huyền thoại nào đó về Giáo hoàng Phanxicô. Chẳng hạn khi người ta đồn rằng tôi đã rời Vatican vào ban đêm để phát thức ăn cho những người vô gia cư trên phố Via Ottaviano. Ý tưởng này chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Sigmund Freud từng nói rằng sự lý tưởng hóa nào cũng có sự khiêu khích. Mô tả Giáo hoàng như một kiểu siêu nhân hay ngôi sao hình như xúc phạm đến tôi đó. Giáo hoàng là người biết cười, biết khóc, biết đánh một giấc ngủ ngon và có bạn bè như bao người khác. Ngài là một con người bình thường.
Ngài có nhớ quê hương Argentina không?
Sự thật là tôi không thấy nhớ nhà. Tôi chỉ muốn thăm người em gái đang bị bệnh; bà ấy là em út trong số anh em chúng tôi. Tôi rất muốn gặp bà ấy nhưng điều này không thể biện minh cho một cuộc viếng thăm Argentina. Tôi đã gọi điện cho bà ấy và thế là đủ rồi. Tôi không nghĩ sẽ đi (Argentina) trước năm 2016 vì tôi đã ở Châu Mỹ Latinh khi đến Rio rồi. Bây giờ tôi phải đến Thánh địa, Á Châu và sau đó là Phi Châu.
Ngài vừa mới gia hạn hộ chiếu Argentina. Nhưng ngài vẫn là một nguyên thủ quốc gia.
Tôi vừa mới gia hạn vì nó đã hết hạn rồi.
Ngài có cảm thấy khó chịu khi bị một số người, đặc biệt là ở Hoa kỳ, cáo buộc là người Mácxít sau khi công bố tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” không?
Không hề. Tôi chưa bao giờ chia sẻ ý thức hệ Mácxít bởi vì nó là sai lầm, nhưng tôi biết nhiều người tốt xưng mình theo chủ nghĩa Mác.
Những vụ bê bối làm xáo trộn đời sống Giáo Hội may thay bây giờ đã lui vào quá khứ. Có một đề nghị đã được gửi tới ngài liên quan đến vấn đề tế nhị là việc lạm dụng trẻ vị thành niên, được xuất bản bởi báo Il Foglio, có kèm chữ ký của các triết gia Besancon, Scruton và một số người khác muốn ngài lên tiếng chống lại sự cuồng tín và lương tâm bất chính của một thế giới bị tục hóa vốn không hề tôn trọng trẻ em.
Tôi muốn nói hai điều. Các vụ lạm dụng thật khủng khiếp vì chúng để lại những vết thương sâu. Đức Bênêđictô XVI đã rất can đảm và đã mở ra một con đường (để giải quyết vấn nạn này). Và, tiếp nối con đường đó, Giáo Hội đã làm được rất nhiều điều, có lẽ nhiều hơn bất cứ ai khác. Các thống kê về hiện tượng bạo lực chống lại trẻ em thật sự gây sốc, nhưng chúng cũng cho thấy rằng phần lớn những vụ lạm dụng đến từ môi trường gia đình và từ những người gần gũi với các em. Giáo Hội Công Giáo có lẽ là tổ chức công duy nhất đã hành động với tinh thần trách nhiệm và minh bạch. Không có ai làm được nhiều hơn thế. Tuy nhiên, Giáo Hội lại là đối tượng duy nhất bị công kích.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã từng nói rằng “người nghèo Phúc âm hóa chính chúng ta.” Quan tâm đến đói nghèo, điểm nhấn mạnh mẽ nhất trong thông điệp của ngài được một số nhà quan sát xem như một lời tuyên xưng về (tinh thần) nghèo khó. Tin Mừng không lên án sự giàu có. Chính Giakêu cũng là một người giàu có và bác ái.
Tin Mừng lên án việc tôn sùng sự giàu có. Nghèo khó là một những diễn giải quan trọng. Vào thời Trung cổ, có nhiều trào lưu sống nghèo khó. Thánh Phanxicô [thành Assisi] đã tài tình đưa chủ đề sống nghèo khó vào trong hành trình loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu dạy rằng người ta không thể làm tôi hai chủ, Thiên Chúa và tiền của. Và khi chúng ta chịu phán xét trong ngày chung thẩm (Mt, 25), chúng ta sẽ được hỏi về sự gần gũi của chúng ta với nghèo khó. Sự nghèo khó tách chúng ta ra khỏi việc tôn thờ ngẫu tượng và mở ra cánh cửa với Đấng Quan phòng. Ông Giakêu đã trao phân nửa tài sản cho người nghèo. Và đối với những ai nắm giữ kho thóc cho tính ích kỷ của mình, Đức Chúa, vào ngày chung thẩm sẽ tính sổ với người ấy. Tôi nghĩ rằng tôi đã diễn tả suy nghĩ của tôi về sự nghèo khó trong tông huấn “Niềm vui Phúc Âm.”
Ngài đã cho thấy rằng trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt là về tài chính, có một số tệ nạn làm cho nhân loại đau khổ. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã làm cho hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói. Nó đã mang lại hy vọng, một sự truyền cảm hiếm có mà không được nhầm lẫn với chủ nghĩa lạc quan.
Đúng vậy, toàn cầu hóa đã cứu nhiều người thoát khỏi nghèo đói, nhưng nó đã khiến cho nhiều người khác chết đói vì với hệ thống kinh tế này nó trở thành (một cơ chế) mang tính chọn lọc. Toàn cầu hóa mà Giáo Hội nghĩ về không giống như một quả cầu mà trong đó mỗi điểm cách đều tâm và vì thế, tính cá vị của con người bị mất đi. Thay vào đó, toàn cầu hóa mà Giáo Hội nghĩ đến là một khối đa diện với nhiều khuôn mặt khác nhau trong đó mỗi quốc gia gìn giữ nét văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và căn tính của chính mình. Toàn cầu hóa kinh tế “hình cầu” hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, chỉ sản sinh ra một lối suy nghĩ, một lối suy nghĩ yếu ớt. Và con người không còn là trung tâm nữa nhưng chỉ là tiền bạc.
Chủ đề gia đình là trọng tâm của các hoạt động của Hội đồng 8 Hồng Y. Kể từ tông huấn “Familiaris Consortio” của Đức Gioan Phaolô II, nhiều thứ đã thay đổi. Những điều mới mẻ đang được mong đợi. Và ngài đã nói rằng những người ly dị không đáng bị lên án và họ phải được giúp đỡ.
Đó là một con đường dài mà Giáo Hội phải hoàn tất, một tiến trình mà Chúa muốn. Ba tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, tôi đã nhận được các đề tài cho Thượng Hội đồng Giám mục và chúng tôi đã quyết định thảo luận về những đóng góp của Chúa Giêsu cho con người hôm nay. Tuy nhiên, cuối cùng, như dấu chỉ của ý Chúa, chúng tôi đã quyết định thảo luận về chủ đề gia đình vốn đang trải qua một cuộc khủng khoảng nghiêm trọng. Thật là khó để hình thành một gia đình. Rất ít người trẻ kết hôn. Có quá nhiều gia đình đổ vỡ, kế hoạch chung sống của họ thất bại. Trẻ em phải chịu nhiều đau khổ. Và chúng ta phải đưa ra lời giải đáp. Tuy nhiên, chúng ta phải phản tỉnh thật sâu xa về điều này. Đây là điều mà Công nghị Hồng Y và Thượng Hội đồng Giám mục đang làm. Chúng ta phải tránh việc chỉ dừng lại ở bề nổi của vấn đề. Cám dỗ muốn giải quyết mỗi vấn đề với những lý lẽ ngụy biện là một sai lầm, một sự đơn giản hóa những điều sâu xa. Đó chính là những gì mà các Pharisêu đã làm: một nền thần học rất thiển cận. Và chính trong ánh sáng của phản tỉnh sâu xa này, những tình huống cụ thể, trong đó có những người ly dị, sẽ được bàn đến một cách nghiêm túc.
Tại sao bài phát biểu của Đức Hồng Y Walter Kasper trong Công nghị vừa qua (một vực thẳm phân cách giữa giáo lý về hôn nhân gia đình và cuộc sống thực tế của nhiều Kitô hữu) lại gây ra nhiều phân rẽ giữa các Hồng Y? Ngài có nghĩ rằng Giáo Hội có thể vượt qua hai năm hành trình vất vả để đi đến một sự đồng thuận rộng rãi và ổn định?
Đức Hồng Y Kasper trình bày một bài thuyết trình thật sâu sắc và tốt đẹp. Chẳng bao lâu nữa bài thuyết trình này sẽ được xuất bản bằng tiếng Đức. Ngài đề cập đến 5 điểm, điểm thứ năm là về kết hôn lần thứ hai. Tôi sẽ thật sự lo lắng nếu không hề có một cuộc thảo luận sôi nổi trong Công nghị vì như thế họp Công nghị cũng chẳng có lợi ích gì. Các Hồng Y biết rằng họ có thể nói những gì họ muốn và họ đã trình bày nhiều quan điểm khác nhau vốn luôn luôn làm phong phú (cho vấn đề). Một cuộc tranh luận cởi mở và đầy tình huynh đệ giúp cho các tư tưởng về thần học và mục vụ được phát triển. Điều này không làm tôi lo sợ. Hơn thế, tôi lại tìm kiếm điều này.
Trong thời gian gần đây nổi lên thói quen tham chiếu đến “những giá trị bất khả thương thảo,” đặc biệt là các vấn đề về đạo đức sinh học và luân lý tính dục. Ngài đã không dùng công thức đó. Phải chăng sự lựa chọn của ngài là dấu chỉ về một phong cách ít giáo điều hơn và tôn trọng lương tâm cá nhân hơn?
Tôi chưa bao giờ biết về diễn tả (gọi là) “những giá trị bất khả thương thảo.” Giá trị là giá trị và nó là thế. Tôi không thể nói ngón tay trong một bàn tay hữu ích hơn các ngón còn lại vì thế tôi không hiểu ý nghĩa của điều gọi là những giá trị có thể thương thảo. Những gì tôi phải nói về chủ đề sự sống đã được viết trong tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” rồi.
Nhiều nước đã đưa ra quy định về kết hôn dân sự. Đây có phải là đường hướng mà Giáo Hội có thể chấp nhận không? Và điều đó sẽ đi về đâu?
Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Những nhà nước thế tục muốn biện minh cho những kết hợp dân sự để quy định những tình huống chung sống khác nhau, cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu đưa ra quy định về những phương diện kinh tế giữa những người sống chung, như bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe chẳng hạn. Mỗi trường hợp phải được nhìn nhận và đánh giá trong tính đa dạng của chúng.
Vai trò của người nữ trong Giáo Hội sẽ được thúc đẩy như thế nào ?
Những lý lẽ để biện minh cũng chẳng giúp được gì trong trường hợp này nữa. Sự thật là phụ nữ có thể và phải hiện diện nhiều hơn trong những vị trí vốn phải đưa ra quyết định trong Giáo Hội. Nhưng tôi sẽ không gọi điều này là một sự thăng tiến chức năng. Chỉ duy điều này, người ta chẳng tiến được bao nhiêu. Đúng hơn, chúng ta phải suy nghĩ rằng từ Giáo Hội có mạo từ “la”: chính là nữ tính. Nhà thần học Urs von Balthasar đã làm việc cật lực về chủ đề này: nguyên tắc Maria hướng dẫn Giáo Hội bên cạnh nguyên tắc Phêrô. Đức Trinh nữ Maria thì quan trọng hơn bất cứ giám mục và bất cứ Tông đồ nào. Suy tư thần học này đã và đang được đào sâu. Đức Hồng Y [Stanislaw] Rylko [chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân] cùng với Hội đồng Giáo dân đang làm việc theo hướng này cũng với nhiều nữ chuyên viên khác nhau.
Nửa thế kỷ đã trôi qua để từ thông điệp “Humanae Vitae” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Giáo Hội có thể bàn lại chủ đề điều hòa sinh sản không? Đức Hồng Y [Carlo Maria] Martini [Nguyên Tổng Giám mục Milan], một người anh em cùng dòng với ngài, tin rằng giờ đã đến lúc.
Tất cả phụ thuộc vào cách mà thông điệp “Humanae Vitae” được diễn giải. Chính Đức Phaolô VI đến phút chót đã khuyên các cha giải tội nên thể hiện lòng thương xót và quan tâm nhiều hơn đến các trường hợp cụ thể. Nhưng, sự khôn ngoan của ngài mang tính tiên tri khi ngài can đảm đi ngược dòng với đa số để bảo vệ nguyên tắc luân lý, để chặn đứng một trào lưu, để chống lại chủ thuyết tân Malthus (hạn chế sinh đẻ để phát triển kinh tế) hiện nay và trong tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi giáo thuyết nhưng cần đi sâu vào vấn đề và bảo đảm rằng sứ vụ mục vụ phải lưu tâm đến hoàn cảnh của từng cá nhân và những gì người đó có thể làm. Điều này cũng sẽ được thảo luận trên lộ trình tiến tới Thượng Hội đồng Giám mục.
Khoa học mở ra và vẽ lại ranh giới của sự sống. Liệu nó có ý nghĩa đối với việc kéo dài sự sống trong tình trạng sống thực vật chăng?
Tôi không phải là một chuyên gia về đạo đức sinh học và tôi e rằng sẽ nói sai. Giáo lý truyền thống của Giáo Hội nói rằng không ai bị buộc phải sử dụng những phương pháp ngoại thường khi bệnh nhân đang sống trong giai đoạn cuối. Về mục vụ, trong trường hợp này tôi luôn khuyên sử dụng các biện pháp xoa dịu cơn đau. Về những trường hợp cụ thể hơn, tốt hơn hết là tìm lời khuyên từ các chuyên gia.
Chuyến thăm Thánh địa của ngài sẽ mang đến một thỏa thuận liên hiệp với Giáo Hội Chính thống như Đức Phaolô VI, đã ký với [Đức Thượng phụ] Athenagoras cách đây 50 năm chứ?
Tất cả chúng tôi đều nôn nóng có được những kết quả đã được cam kết. Nhưng con đường tiến đến hiệp nhất với Giáo Hội Chính thống trướt hết là phải cùng bước đi và cùng làm việc với nhau. Ở Buenos Aires, nhiều người Chính thống giáo đã đến dự các khóa giáo lý. Tôi thường mừng Giáng sinh và ngày 1 tháng 6 với các giám mục của họ, những người đôi khi cũng nhờ văn phòng giáo phận của chúng tôi tư vấn. Tôi không biết liệu câu chuyện liên quan đến việc Đức Thượng phụ Athenagoras đề nghị Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cùng đi dạo và gửi tất cả các thần học gia của hai bên đến một hòn đảo để cùng thảo luận với nhau có đúng không. Có vẻ là một chuyện đùa nhưng điều quan trọng là chúng tôi cùng sánh bước. Nền thần học Chính thống giáo rất phong phú. Và tôi tin rằng lúc này đây họ có những nhà thần học tầm cỡ. Tầm nhìn của họ về Giáo Hội và tính hiệp đoàn thật tuyệt vời.
Vài năm nữa Trung Quốc sẽ là nước có quyền lực nhất thế giới thế mà Vatican không có mối liên hệ nào. Matteo Ricci cũng là một linh mục dòng Tên giống như ngài.
Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc. Tôi đã gửi thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông được bầu sau tôi ba ngày. Ông ấy đã hồi âm. Có mối quan hệ chứ. Họ là một dân tộc vĩ đại và tôi yêu mến họ.
Thưa Đức Thánh Cha, tại sao ngài chưa bao giờ đề cập đến Âu Châu? Dự án về Âu Châu không thuyết phục được ngài?
Ông có nhớ cái hôm tôi nói về Á Châu không? Tôi đã nói gì? Tôi không nói gì về Á Châu, Phi Châu hay Âu Châu. Tôi chỉ nói về Mỹ Latinh khi tôi ở Brazil và khi tôi tiếp kiến Ủy ban Châu Mỹ Latinh. Chưa có dịp để tôi nói về Âu Châu. Điều đó sẽ đến thôi.
Ngài đang đọc sách gì trong những ngày này?
“Phêrô và Madalêna” của Damiano Marzotto bàn về chiều kích nữ tính của Giáo Hội. Một cuốn sách tuyệt vời.
Ngài đã từng xem bộ phim hay nào chưa? “La Grande Bellezza” vừa đạt giải Oscar. Ngài sẽ xem phim này chứ?
Tôi không biết. Phim gần đây nhất mà tôi xem đó là “Cuộc đời tươi đẹp” của Benigni. Và trước đó, tôi đã xem “La Strada” của Fellini. Một kiệt tác. Tôi cũng thích Wajda nữa…
Thánh Phanxicô có một thời trẻ khá vô tư. Xin hỏi ngài đã từng yêu chưa?
Trong cuốn sách có tựa đề Tu sĩ Dòng Tên, tôi đã kể rằng tôi đã có bạn gái lúc 17 tuổi. Và tôi cũng đề cập đến điều này trong cuốn Trời và Đất, một tác phẩm mà tôi viết chung với Abrâhm Skorka. Thời học ở chủng viện, một cô gái đã làm đầu óc tôi quay lòng vòng suốt 1 tuần.
Và nếu ngài không ngại kể, chuyện đó đã kết thúc thế nào?
Chúng là những chuyện của tuổi trẻ. Tôi đã xưng với cha giải tội của tôi về chuyện này [ngài cười lớn]
Xin cám ơn Đức Thánh Cha
Cám ơn ông.
***
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn ZENIT
Nội dung trong ngoặc [ ] là chú thích của ZENIT, trong ngoặc ( ) là chú thích của người dịch
“Trong cuộc phỏng vấn do báo Corriere della Sara thực hiện, Đức Bergoglio đã nói về cuộc cách mạng năm đầu tiên của ngài tại trung tâm Giáo Hội.”
“Sự thật là tôi không cảm thấy quá luyến nhớ Argentina”.
By Ferruccio de Bortoli
Một năm đã trôi qua kể từ khi lời “chào buổi tối” đơn sơ làm lay động thế giới. Những sai sót của 12 tháng qua không thể vùi lấp được một lượng lớn những điều mới mẻ và những dấu chỉ sâu sắc về đổi mới mục vụ của Đức Phanxicô. Chúng tôi gặp nhau trong một căn phòng nhỏ của nhà thánh Martha. Cánh cửa sổ duy nhất trông ra ngoài sân mở ra chỉ đủ để thấy một góc rất nhỏ của bầu trời xanh. Đức Giáo Hoàng đột nhiên xuất hiện với một khuôn mặt thanh thản và trìu mến. Ngài trông có vẻ thích thú khi thấy những thiết bị ghi âm khác nhau đã được chuẩn bị sẵn trên bàn. “Chúng hoạt động tốt cả chứ? Vâng! Tạ ơn Chúa”. Đánh giá một năm vừa qua chăng? Không, Đức Thánh Cha không thích điều đó. “Tôi lượng giá mỗi 2 tuần với Cha giải tội của tôi”.
Thưa Đức Thánh Cha, đôi khi ngài gọi điện cho những người xin ngài giúp đỡ. Và có khi nào họ không tin đó là ngài không?
Vâng, điều đó đã xảy ra với tôi. Khi có ai đó gọi điện, đó là vì anh ta muốn trò chuyện, có điều gì đó cần hỏi, muốn một lời khuyên. Khi còn làm linh mục ở Buenos Aires tôi thực hiện điều này dễ dàng hơn. Và tôi vẫn giữ thói quen đó. Đó là một việc phục vụ và nó cần được thể hiện như thế. Nhưng thú thực bây giờ làm điều đó quả là không dễ vì lượng thư từ mà người ta viết cho tôi.
Ngài có nhớ cuộc liên lạc nào với một tình cảm đặc biệt không?
Một góa phụ 80 tuổi, bà đã mất một đứa con. Bà đã viết thư cho tôi. Và bây giờ tôi gọi điện cho bà ấy mỗi tháng. Bà vui lắm. Tôi đang thi hành [vai trò của một] linh mục. Tôi thích thế.
Về mối quan hệ với vị tiền nhiệm của ngài, ngài đã bao giờ xin lời khuyên từ Đức Bênêđictô XVI chưa?
Có chứ, “nguyên Giáo hoàng” không phải là một bức tượng trong viện bảo tàng. Đó là một định chế (institution) mà lâu rồi chúng tôi không sử dụng. Cách đây 60 hoặc 70 năm, tên gọi “nguyên Giám mục” không hề có. Nó chỉ có từ sau Công đồng Vatican II và bây giờ nó là một thiết chế. Tên gọi nguyên Giáo hoàng cũng tương tự như thế. Đức Bênêđictô là người đầu tiên và có lẽ sẽ có những người khác nữa. Chúng ta không biết được. Đức Bênêđictô là người khôn ngoan, khiêm nhường, ngài không muốn làm phiền ai cả. Chúng tôi đã nói về điều đó và cùng quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu ngài nhìn thấy mọi người, cùng tham gia vào đời sống Giáo Hội. Có lần ngài đã đến đây dịp làm phép tượng Tổng lãnh Thiên thần Micae, sau đó dùng bữa trưa tại nhà thánh Martha và sau Giáng sinh tôi đã đến mời ngài tham dự Công nghị phong Hồng Y và ngài đã nhận lời. Sự khôn ngoan của ngài là một quà tặng của Thiên Chúa. Một số người muốn ngài nghỉ hưu tại đan viện Biển Đức cách xa thành Vatican. Và sau đó tôi nghĩ đến những bậc cao niên. Sự khôn ngoan và lời khuyên của họ đem lại sức mạnh cho gia đình và không đáng bị kết thúc tại viện dưỡng lão.
Chúng tôi nghĩ rằng cách ngài quản trị Giáo Hội giống như thế này: ngài lắng nghe mọi người và sau đó quyết định một mình – phần nào giống Bề trên Tổng quản Dòng Tên. Giáo hoàng có phải là một người đơn độc không?
Có và không. Nhưng tôi hiểu bạn muốn nói với tôi điều gì. Giáo hoàng không đơn độc trong sứ vụ của ngài bởi vì ngài được nhiều người tư vấn. Và ngài sẽ là một người đơn độc nếu ngài quyết định mà không hề lắng nghe bất cứ ai hay giả vờ lắng nghe. Tuy nhiên, khi đến thời điểm phải quyết định, khi phải đặt bút ký, lúc đó ngài (quyết định) một mình cùng với tinh thần trách nhiệm.
Ngài đã canh tân, đã phê bình một số thái độ của hàng giáo sĩ. Ngài đã cách mạng hóa Giáo triều và gặp phải một số phản kháng và chống đối. Liệu Giáo Hội đã thay đổi như ngài mong muốn cách đây một năm chưa?
Tháng ba năm ngoái tôi không hề có kế hoạch thay đổi Giáo Hội. Tôi cũng không mong đợi cuộc chuyển giao giáo phận này (từ Buenos Aires đến Rome), có thể nói như thế. Tôi bắt đầu quản trị và cố gắng đưa vào thực hành mọi điều đã nổi lên từ những cuộc thảo luận giữa các Hồng Y trong nhiều phiên họp khác nhau. Và tôi chờ đợi Chúa linh hứng để hành động. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ: (Công nghị Hồng Y) đã bàn luận về tình trạng thiêng liêng của những người đang phục vụ tại Giáo triều và sau đó họ đã bắt đầu đi tĩnh tâm. Quan trọng hơn nên làm Linh thao hàng năm. Mọi người đều có quyền dành 5 ngày để thinh lặng và suy niệm, trong khi trước đây tại Giáo triều họ thường được nghe 3 bài giảng trong 1 ngày và sau đó vẫn tiếp tục làm việc.
Có phải lòng nhân từ và thương xót là bản chất của thông điệp mục vụ của ngài?
Và là bản chất của Tin mừng nữa chứ. Những điều này là trung tâm của Tin Mừng. Nếu không, người ta thể không hiểu Đức Giêsu Kitô, lòng nhân từ của Chúa Cha, Đấng đã sai ngài đến để lắng nghe chúng ta, chữa lành chúng ta và cứu độ chúng ta.
Nhưng đã có ai hiểu thông điệp này? Ngài đã nói rằng hội chứng “mê Giáo hoàng Phanxicô” sẽ không kéo dài lâu. Có hình ảnh nào của ngài trước công chúng mà ngài không thích không?
Tôi thích ở giữa mọi người, ở với những ai đang gặp đau khổ, đi thăm các xứ đạo. Tôi không thích những lối diễn giải mang tính ý thức hệ, một huyền thoại nào đó về Giáo hoàng Phanxicô. Chẳng hạn khi người ta đồn rằng tôi đã rời Vatican vào ban đêm để phát thức ăn cho những người vô gia cư trên phố Via Ottaviano. Ý tưởng này chưa bao giờ xuất hiện trong đầu tôi. Sigmund Freud từng nói rằng sự lý tưởng hóa nào cũng có sự khiêu khích. Mô tả Giáo hoàng như một kiểu siêu nhân hay ngôi sao hình như xúc phạm đến tôi đó. Giáo hoàng là người biết cười, biết khóc, biết đánh một giấc ngủ ngon và có bạn bè như bao người khác. Ngài là một con người bình thường.
Ngài có nhớ quê hương Argentina không?
Sự thật là tôi không thấy nhớ nhà. Tôi chỉ muốn thăm người em gái đang bị bệnh; bà ấy là em út trong số anh em chúng tôi. Tôi rất muốn gặp bà ấy nhưng điều này không thể biện minh cho một cuộc viếng thăm Argentina. Tôi đã gọi điện cho bà ấy và thế là đủ rồi. Tôi không nghĩ sẽ đi (Argentina) trước năm 2016 vì tôi đã ở Châu Mỹ Latinh khi đến Rio rồi. Bây giờ tôi phải đến Thánh địa, Á Châu và sau đó là Phi Châu.
Ngài vừa mới gia hạn hộ chiếu Argentina. Nhưng ngài vẫn là một nguyên thủ quốc gia.
Tôi vừa mới gia hạn vì nó đã hết hạn rồi.
Ngài có cảm thấy khó chịu khi bị một số người, đặc biệt là ở Hoa kỳ, cáo buộc là người Mácxít sau khi công bố tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” không?
Không hề. Tôi chưa bao giờ chia sẻ ý thức hệ Mácxít bởi vì nó là sai lầm, nhưng tôi biết nhiều người tốt xưng mình theo chủ nghĩa Mác.
Những vụ bê bối làm xáo trộn đời sống Giáo Hội may thay bây giờ đã lui vào quá khứ. Có một đề nghị đã được gửi tới ngài liên quan đến vấn đề tế nhị là việc lạm dụng trẻ vị thành niên, được xuất bản bởi báo Il Foglio, có kèm chữ ký của các triết gia Besancon, Scruton và một số người khác muốn ngài lên tiếng chống lại sự cuồng tín và lương tâm bất chính của một thế giới bị tục hóa vốn không hề tôn trọng trẻ em.
Tôi muốn nói hai điều. Các vụ lạm dụng thật khủng khiếp vì chúng để lại những vết thương sâu. Đức Bênêđictô XVI đã rất can đảm và đã mở ra một con đường (để giải quyết vấn nạn này). Và, tiếp nối con đường đó, Giáo Hội đã làm được rất nhiều điều, có lẽ nhiều hơn bất cứ ai khác. Các thống kê về hiện tượng bạo lực chống lại trẻ em thật sự gây sốc, nhưng chúng cũng cho thấy rằng phần lớn những vụ lạm dụng đến từ môi trường gia đình và từ những người gần gũi với các em. Giáo Hội Công Giáo có lẽ là tổ chức công duy nhất đã hành động với tinh thần trách nhiệm và minh bạch. Không có ai làm được nhiều hơn thế. Tuy nhiên, Giáo Hội lại là đối tượng duy nhất bị công kích.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã từng nói rằng “người nghèo Phúc âm hóa chính chúng ta.” Quan tâm đến đói nghèo, điểm nhấn mạnh mẽ nhất trong thông điệp của ngài được một số nhà quan sát xem như một lời tuyên xưng về (tinh thần) nghèo khó. Tin Mừng không lên án sự giàu có. Chính Giakêu cũng là một người giàu có và bác ái.
Tin Mừng lên án việc tôn sùng sự giàu có. Nghèo khó là một những diễn giải quan trọng. Vào thời Trung cổ, có nhiều trào lưu sống nghèo khó. Thánh Phanxicô [thành Assisi] đã tài tình đưa chủ đề sống nghèo khó vào trong hành trình loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu dạy rằng người ta không thể làm tôi hai chủ, Thiên Chúa và tiền của. Và khi chúng ta chịu phán xét trong ngày chung thẩm (Mt, 25), chúng ta sẽ được hỏi về sự gần gũi của chúng ta với nghèo khó. Sự nghèo khó tách chúng ta ra khỏi việc tôn thờ ngẫu tượng và mở ra cánh cửa với Đấng Quan phòng. Ông Giakêu đã trao phân nửa tài sản cho người nghèo. Và đối với những ai nắm giữ kho thóc cho tính ích kỷ của mình, Đức Chúa, vào ngày chung thẩm sẽ tính sổ với người ấy. Tôi nghĩ rằng tôi đã diễn tả suy nghĩ của tôi về sự nghèo khó trong tông huấn “Niềm vui Phúc Âm.”
Ngài đã cho thấy rằng trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt là về tài chính, có một số tệ nạn làm cho nhân loại đau khổ. Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã làm cho hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói. Nó đã mang lại hy vọng, một sự truyền cảm hiếm có mà không được nhầm lẫn với chủ nghĩa lạc quan.
Đúng vậy, toàn cầu hóa đã cứu nhiều người thoát khỏi nghèo đói, nhưng nó đã khiến cho nhiều người khác chết đói vì với hệ thống kinh tế này nó trở thành (một cơ chế) mang tính chọn lọc. Toàn cầu hóa mà Giáo Hội nghĩ về không giống như một quả cầu mà trong đó mỗi điểm cách đều tâm và vì thế, tính cá vị của con người bị mất đi. Thay vào đó, toàn cầu hóa mà Giáo Hội nghĩ đến là một khối đa diện với nhiều khuôn mặt khác nhau trong đó mỗi quốc gia gìn giữ nét văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và căn tính của chính mình. Toàn cầu hóa kinh tế “hình cầu” hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, chỉ sản sinh ra một lối suy nghĩ, một lối suy nghĩ yếu ớt. Và con người không còn là trung tâm nữa nhưng chỉ là tiền bạc.
Chủ đề gia đình là trọng tâm của các hoạt động của Hội đồng 8 Hồng Y. Kể từ tông huấn “Familiaris Consortio” của Đức Gioan Phaolô II, nhiều thứ đã thay đổi. Những điều mới mẻ đang được mong đợi. Và ngài đã nói rằng những người ly dị không đáng bị lên án và họ phải được giúp đỡ.
Đó là một con đường dài mà Giáo Hội phải hoàn tất, một tiến trình mà Chúa muốn. Ba tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, tôi đã nhận được các đề tài cho Thượng Hội đồng Giám mục và chúng tôi đã quyết định thảo luận về những đóng góp của Chúa Giêsu cho con người hôm nay. Tuy nhiên, cuối cùng, như dấu chỉ của ý Chúa, chúng tôi đã quyết định thảo luận về chủ đề gia đình vốn đang trải qua một cuộc khủng khoảng nghiêm trọng. Thật là khó để hình thành một gia đình. Rất ít người trẻ kết hôn. Có quá nhiều gia đình đổ vỡ, kế hoạch chung sống của họ thất bại. Trẻ em phải chịu nhiều đau khổ. Và chúng ta phải đưa ra lời giải đáp. Tuy nhiên, chúng ta phải phản tỉnh thật sâu xa về điều này. Đây là điều mà Công nghị Hồng Y và Thượng Hội đồng Giám mục đang làm. Chúng ta phải tránh việc chỉ dừng lại ở bề nổi của vấn đề. Cám dỗ muốn giải quyết mỗi vấn đề với những lý lẽ ngụy biện là một sai lầm, một sự đơn giản hóa những điều sâu xa. Đó chính là những gì mà các Pharisêu đã làm: một nền thần học rất thiển cận. Và chính trong ánh sáng của phản tỉnh sâu xa này, những tình huống cụ thể, trong đó có những người ly dị, sẽ được bàn đến một cách nghiêm túc.
Tại sao bài phát biểu của Đức Hồng Y Walter Kasper trong Công nghị vừa qua (một vực thẳm phân cách giữa giáo lý về hôn nhân gia đình và cuộc sống thực tế của nhiều Kitô hữu) lại gây ra nhiều phân rẽ giữa các Hồng Y? Ngài có nghĩ rằng Giáo Hội có thể vượt qua hai năm hành trình vất vả để đi đến một sự đồng thuận rộng rãi và ổn định?
Đức Hồng Y Kasper trình bày một bài thuyết trình thật sâu sắc và tốt đẹp. Chẳng bao lâu nữa bài thuyết trình này sẽ được xuất bản bằng tiếng Đức. Ngài đề cập đến 5 điểm, điểm thứ năm là về kết hôn lần thứ hai. Tôi sẽ thật sự lo lắng nếu không hề có một cuộc thảo luận sôi nổi trong Công nghị vì như thế họp Công nghị cũng chẳng có lợi ích gì. Các Hồng Y biết rằng họ có thể nói những gì họ muốn và họ đã trình bày nhiều quan điểm khác nhau vốn luôn luôn làm phong phú (cho vấn đề). Một cuộc tranh luận cởi mở và đầy tình huynh đệ giúp cho các tư tưởng về thần học và mục vụ được phát triển. Điều này không làm tôi lo sợ. Hơn thế, tôi lại tìm kiếm điều này.
Trong thời gian gần đây nổi lên thói quen tham chiếu đến “những giá trị bất khả thương thảo,” đặc biệt là các vấn đề về đạo đức sinh học và luân lý tính dục. Ngài đã không dùng công thức đó. Phải chăng sự lựa chọn của ngài là dấu chỉ về một phong cách ít giáo điều hơn và tôn trọng lương tâm cá nhân hơn?
Tôi chưa bao giờ biết về diễn tả (gọi là) “những giá trị bất khả thương thảo.” Giá trị là giá trị và nó là thế. Tôi không thể nói ngón tay trong một bàn tay hữu ích hơn các ngón còn lại vì thế tôi không hiểu ý nghĩa của điều gọi là những giá trị có thể thương thảo. Những gì tôi phải nói về chủ đề sự sống đã được viết trong tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” rồi.
Nhiều nước đã đưa ra quy định về kết hôn dân sự. Đây có phải là đường hướng mà Giáo Hội có thể chấp nhận không? Và điều đó sẽ đi về đâu?
Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Những nhà nước thế tục muốn biện minh cho những kết hợp dân sự để quy định những tình huống chung sống khác nhau, cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu đưa ra quy định về những phương diện kinh tế giữa những người sống chung, như bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe chẳng hạn. Mỗi trường hợp phải được nhìn nhận và đánh giá trong tính đa dạng của chúng.
Vai trò của người nữ trong Giáo Hội sẽ được thúc đẩy như thế nào ?
Những lý lẽ để biện minh cũng chẳng giúp được gì trong trường hợp này nữa. Sự thật là phụ nữ có thể và phải hiện diện nhiều hơn trong những vị trí vốn phải đưa ra quyết định trong Giáo Hội. Nhưng tôi sẽ không gọi điều này là một sự thăng tiến chức năng. Chỉ duy điều này, người ta chẳng tiến được bao nhiêu. Đúng hơn, chúng ta phải suy nghĩ rằng từ Giáo Hội có mạo từ “la”: chính là nữ tính. Nhà thần học Urs von Balthasar đã làm việc cật lực về chủ đề này: nguyên tắc Maria hướng dẫn Giáo Hội bên cạnh nguyên tắc Phêrô. Đức Trinh nữ Maria thì quan trọng hơn bất cứ giám mục và bất cứ Tông đồ nào. Suy tư thần học này đã và đang được đào sâu. Đức Hồng Y [Stanislaw] Rylko [chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân] cùng với Hội đồng Giáo dân đang làm việc theo hướng này cũng với nhiều nữ chuyên viên khác nhau.
Nửa thế kỷ đã trôi qua để từ thông điệp “Humanae Vitae” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Giáo Hội có thể bàn lại chủ đề điều hòa sinh sản không? Đức Hồng Y [Carlo Maria] Martini [Nguyên Tổng Giám mục Milan], một người anh em cùng dòng với ngài, tin rằng giờ đã đến lúc.
Tất cả phụ thuộc vào cách mà thông điệp “Humanae Vitae” được diễn giải. Chính Đức Phaolô VI đến phút chót đã khuyên các cha giải tội nên thể hiện lòng thương xót và quan tâm nhiều hơn đến các trường hợp cụ thể. Nhưng, sự khôn ngoan của ngài mang tính tiên tri khi ngài can đảm đi ngược dòng với đa số để bảo vệ nguyên tắc luân lý, để chặn đứng một trào lưu, để chống lại chủ thuyết tân Malthus (hạn chế sinh đẻ để phát triển kinh tế) hiện nay và trong tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi giáo thuyết nhưng cần đi sâu vào vấn đề và bảo đảm rằng sứ vụ mục vụ phải lưu tâm đến hoàn cảnh của từng cá nhân và những gì người đó có thể làm. Điều này cũng sẽ được thảo luận trên lộ trình tiến tới Thượng Hội đồng Giám mục.
Khoa học mở ra và vẽ lại ranh giới của sự sống. Liệu nó có ý nghĩa đối với việc kéo dài sự sống trong tình trạng sống thực vật chăng?
Tôi không phải là một chuyên gia về đạo đức sinh học và tôi e rằng sẽ nói sai. Giáo lý truyền thống của Giáo Hội nói rằng không ai bị buộc phải sử dụng những phương pháp ngoại thường khi bệnh nhân đang sống trong giai đoạn cuối. Về mục vụ, trong trường hợp này tôi luôn khuyên sử dụng các biện pháp xoa dịu cơn đau. Về những trường hợp cụ thể hơn, tốt hơn hết là tìm lời khuyên từ các chuyên gia.
Chuyến thăm Thánh địa của ngài sẽ mang đến một thỏa thuận liên hiệp với Giáo Hội Chính thống như Đức Phaolô VI, đã ký với [Đức Thượng phụ] Athenagoras cách đây 50 năm chứ?
Tất cả chúng tôi đều nôn nóng có được những kết quả đã được cam kết. Nhưng con đường tiến đến hiệp nhất với Giáo Hội Chính thống trướt hết là phải cùng bước đi và cùng làm việc với nhau. Ở Buenos Aires, nhiều người Chính thống giáo đã đến dự các khóa giáo lý. Tôi thường mừng Giáng sinh và ngày 1 tháng 6 với các giám mục của họ, những người đôi khi cũng nhờ văn phòng giáo phận của chúng tôi tư vấn. Tôi không biết liệu câu chuyện liên quan đến việc Đức Thượng phụ Athenagoras đề nghị Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cùng đi dạo và gửi tất cả các thần học gia của hai bên đến một hòn đảo để cùng thảo luận với nhau có đúng không. Có vẻ là một chuyện đùa nhưng điều quan trọng là chúng tôi cùng sánh bước. Nền thần học Chính thống giáo rất phong phú. Và tôi tin rằng lúc này đây họ có những nhà thần học tầm cỡ. Tầm nhìn của họ về Giáo Hội và tính hiệp đoàn thật tuyệt vời.
Vài năm nữa Trung Quốc sẽ là nước có quyền lực nhất thế giới thế mà Vatican không có mối liên hệ nào. Matteo Ricci cũng là một linh mục dòng Tên giống như ngài.
Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc. Tôi đã gửi thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông được bầu sau tôi ba ngày. Ông ấy đã hồi âm. Có mối quan hệ chứ. Họ là một dân tộc vĩ đại và tôi yêu mến họ.
Thưa Đức Thánh Cha, tại sao ngài chưa bao giờ đề cập đến Âu Châu? Dự án về Âu Châu không thuyết phục được ngài?
Ông có nhớ cái hôm tôi nói về Á Châu không? Tôi đã nói gì? Tôi không nói gì về Á Châu, Phi Châu hay Âu Châu. Tôi chỉ nói về Mỹ Latinh khi tôi ở Brazil và khi tôi tiếp kiến Ủy ban Châu Mỹ Latinh. Chưa có dịp để tôi nói về Âu Châu. Điều đó sẽ đến thôi.
Ngài đang đọc sách gì trong những ngày này?
“Phêrô và Madalêna” của Damiano Marzotto bàn về chiều kích nữ tính của Giáo Hội. Một cuốn sách tuyệt vời.
Ngài đã từng xem bộ phim hay nào chưa? “La Grande Bellezza” vừa đạt giải Oscar. Ngài sẽ xem phim này chứ?
Tôi không biết. Phim gần đây nhất mà tôi xem đó là “Cuộc đời tươi đẹp” của Benigni. Và trước đó, tôi đã xem “La Strada” của Fellini. Một kiệt tác. Tôi cũng thích Wajda nữa…
Thánh Phanxicô có một thời trẻ khá vô tư. Xin hỏi ngài đã từng yêu chưa?
Trong cuốn sách có tựa đề Tu sĩ Dòng Tên, tôi đã kể rằng tôi đã có bạn gái lúc 17 tuổi. Và tôi cũng đề cập đến điều này trong cuốn Trời và Đất, một tác phẩm mà tôi viết chung với Abrâhm Skorka. Thời học ở chủng viện, một cô gái đã làm đầu óc tôi quay lòng vòng suốt 1 tuần.
Và nếu ngài không ngại kể, chuyện đó đã kết thúc thế nào?
Chúng là những chuyện của tuổi trẻ. Tôi đã xưng với cha giải tội của tôi về chuyện này [ngài cười lớn]
Xin cám ơn Đức Thánh Cha
Cám ơn ông.
***
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn ZENIT
Nội dung trong ngoặc [ ] là chú thích của ZENIT, trong ngoặc ( ) là chú thích của người dịch
Chìa khóa để hiểu Đức Giáo hoàng Phanxicô
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
19:20 17/03/2014
Chìa khóa để hiểu Đức Giáo Hoàng Phanxicô
James Martin là một linh mục Dòng Tên, chủ bút của tạp chí America và tác giả của cuốn sách mới được xuất bản “Chúa Giêsu: một người hành hương”
Cách đây 1 năm, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành Giáo hoàng Phanxicô. Kể từ lúc đó, các tu sĩ Dòng Tên khắp thế giới cùng có chung một thắc mắc: “Liệu ngài có con là một tu sĩ Dòng Tên nữa không?” Nếu có ai đó trở thành Giáo hoàng cũng có nghĩa là trở thành người đứng đầu của tất cả các dòng tu Công Giáo như: Phanxicô, Đaminh, Biển Đức, Dòng Tên v.v. vậy thì người ấy có còn là thành viên của hội dòng mình nữa không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời câu hỏi này nhiều lần. Trong những lần gặp gỡ với các anh em cùng dòng của ngài, ngài đã nói rằng “Chúng ta là những tu sĩ Dòng Tên.”
Căn tính Dòng Tên của Đức Giáo Hoàng là một phương thế quan trọng giúp hiểu vị giáo hoàng được xem là hiện tượng của thế giới này. Quả thực, nhiều lời nói và cử chỉ vốn gây nhiều ngỡ ngàng cho thế giới của ngài bắt nguồn một cách tự nhiên từ nền tảng Dòng Tên của ngài. Chúng ta hãy nhìn vào 5 đặc điểm của ngài:
Khiêm nhường
Có ai không để ý đến lòng khiêm nhường của Đức Phanxicô chăng? Cử chỉ đầu tiên trước công chúng của ngài trong tư cách Giáo hoàng không phải là ban phép lành cho đám đông khổng lồ tại quảng trường thánh Phêrô nhưng là xin sự sự chúc lành của đám đông. Vài ngày sau, ngài từ chối căn hộ giáo hoàng tại Dinh Tông tòa đồ sộ và chọn căn phòng đơn sơ tại một nhà khách của Vatican.
Ngay trong tuần này, một bức hình chụp các thành viên của Giáo triều tĩnh tâm năm đã cho thấy Đức Giáo Hoàng ngồi giữa họ, cùng với các Hồng Y và giám mục, như những người tĩnh tâm khác.
Đức Giáo Hoàng ngồi giữa các giám mục và Hồng Y tại kỳ tĩnh tâm hàng năm như tất cả mọi người.
Dĩ nhiên, khiêm nhường là một nhân đức Kitô giáo nhưng cũng là điều mà thánh Inhaxiô Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên vào thế kỷ 16 đặc biệt yêu cầu các linh mục và tu huynh Dòng Tên hằng ấp ủ trong lòng. Thánh Inhaxiô đã nói đến 3 bậc khiêm nhường. Bậc thứ nhất được minh họa bằng hạng người không làm gì trái với luân lý. Bậc thứ hai là người khi đối diện với danh dự và ô danh vẫn giữ được sự “bình tâm.” Bậc thứ ba là người chọn con đường khiêm hạ để nên giống Chúa Giêsu hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh họa cho “Bậc khiêm nhường thứ ba” này.
Nghèo khó
Đức Phanxicô là vị Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên và cũng là Giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ một dòng tu kể từ năm 1831. Điều đó có nghĩa ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên sống dưới “lời khấn nghèo khó” kể từ giữa thế kỷ 19. Tất cả các linh mục có nghĩa vụ phải sống giản dị nhưng thành viên của các dòng tu tuyên khấn sống nghèo khó cụ thể. “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu…” là lời mở đầu công thức khấn của Dòng Tên. Nói cách khác, phần tử của các hội dòng thề hứa với Thiên Chúa sống đơn giản.
Vì thế, hầu hết thời niên thiếu – cho đến khi trở thành giám mục và được miễn trừ khỏi lời khấn ấy, Jorge Mario Bergoglio chẳng sở hữu điều gì cho riêng mình. Như mọi thành viên của các dòng tu, ngài sinh sống bằng một ngân sách nghiêm ngặt. Ngài phải chuyển lại cho cộng đoàn của mình mọi thứ ngài kiếm được và được tặng. Ngài phải xin tiền mặt khi mua sắm những thứ nhiều tiền như một bộ áo vét chẳng hạn. Điều này làm cho Bergoglio quen với một đời sống giản dị mà nhiều người ghi nhận như là một trong những phương diện lôi cuốn nhất của ngài. Nó cũng làm gia tăng lòng thương xót của ngài không phải dành cho những người sống nghèo khó tự nguyện như ngài, nhưng cho những người bị đẩy vào cảnh nghèo như những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề.
Quản trị
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm cho một số nhà Vatican học (Vaticanologists) gãi đầu bối rối khi ngài bổ nhiệm nhóm 8 Hồng Y tư vấn và trợ giúp cho ngài trong việc cải cách Giáo triều hay bộ máy làm việc trung ương. Nhóm “G8” gồm những vị Hồng Y có tiếng đã thực hiện những thay đổi trong những lãnh vực phức tạp như ngân hàng Vatican. Nhiều người đã tự hỏi tại sao Đức Giáo Hoàng không dựa vào những vị lãnh đạo các văn phòng đặc trưng của Vatican cho loại hình tham vấn chặt chẽ này. Tại sao “G8” không phải là những vị tổng trưởng các bộ của Vatican?
Tuy nhiên, đối với các tu sĩ Dòng Tên, “cung cách hành xử” của ngài, điều mà thánh Inhaxiô thích nói đến, quá quen thuộc. Trước khi trở thành Tổng Giám mục Buenos Aires, cha Bergoglio đã là “giám tỉnh” hay bề trên miền của Argentina. Như cách mà mọi giám tỉnh Dòng Tên làm, ngài đã chọn “các tư vấn” cho giám tỉnh, những người sẽ tư vấn cho giám tỉnh về tất cả các cách thức quyết định. Vì họ thường không làm việc trực tiếp trong việc quản trị của tỉnh, giám tỉnh có thể dựa vào họ để nói chuyện một cách cởi mở và chân thành. Với nhóm “G8”, Đức Giáo Hoàng đang dựa theo khuôn mẫu quản trị quen thuộc của Dòng Tên.
Cầu nguyện
Bạn sẽ thường nghe thấy Đức Giáo Hoàng nói điều gì đó tương tự như những gì ngài đã nói trong một bài giảng lễ tại một giáo xứ ở Rôma khi ngài đề nghị giáo dân nhắm mắt lại và tưởng tượng họ đang ở trong bối cảnh của Tin mừng, trong trường hợp này là tại sông Jordan, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa. “Bây giờ [các bạn] hãy trò chuyện với Chúa Giêsu,” Đức Giáo Hoàng nói.
Lễ Phục sinh năm ngoái, ngài đã yêu cầu người nghe tưởng tượng mình như những người nữ môn đệ đang đến gần mộ của Chúa Giêsu trong ngày Chúa Nhật Phục sinh. Đây là nét đặc trưng chính yếu của lối cầu nguyện của các tu sĩ Dòng Tên: yêu cầu người ta sử dụng trí tưởng tượng của mình và thông qua đó để Thiên Chúa làm việc.
Trong những bài giảng, suy tư và diễn văn của mình, Đức Phanxicô thường không nói cho người nghe điều họ phải suy nghĩ cho bằng mời gọi họ tưởng tượng và suy nghĩ về chính bản thân mình. Không phải bạn được mời đến gặp Chúa Giêsu của giáo hoàng nhưng là của chính bạn.
Sự cởi mở
Các tu sĩ Dòng Tên được yêu cầu “tìm thấy Chúa trong mọi sự.” Một lần nữa, điều này không đơn thuần là phẩm hạnh của Dòng Tên nhưng còn là của một Kitô hữu. Tuy nhiên, châm ngôn ngắn gọn này là cách trích dẫn thường thấy để tóm tắt linh đạo Dòng Tên. Và “mọi sự” có nghĩa là mọi người.
Điều này bao gồm những người cảm thấy bị loại trừ, hoặc không được chào đón trong Giáo Hội. Vì thế, dẫu cho sứ điệp của ngài dựa trên trên lòng thương xót Kitô giáo nhưng thế giới đã chứng kiến Đức Giáo Hoàng liên tục mời gọi Giáo Hội kinh nghiệm về Thiên Chúa ở những nơi mà một vài vị lãnh đạo Công Giáo có thể bỏ qua hoặc lờ đi. Những người vô thần, những người ly dị và tái hôn, những người đồng tính nam cũng như nữ, tất cả đã nhìn thấy Đức Giáo Hoàng đang tiếp cận với họ.
Đức Phanxicô không phải nhọc công để tìm thấy Thiên Chúa ở đó bởi vì ngài biết rằng Thiên Chúa đã ở đó khi ngài nhắc nhở người khác tìm kiếm Thiên Chúa trong cuộc sống của tất cả những người này.
Những đặc nét Dòng Tên khác có thể được thêm vào danh sách như tính linh hoạt, tự do và ưu tư cho công bình xã hội. Nhưng trên hết, khi các tu sĩ Dòng Tên nhìn ngắm Đức Giáo Hoàng, chúng tôi thường gật đầu với nhau và nói, “Đó đích thực là một tu sĩ Dòng Tên.”
Suốt một năm qua, các tu sĩ Dòng Tên bị chỉ trích là quá tự hào về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi là kẻ tội lỗi. Vì thế trước nguy cơ kiêu ngạo, tôi sẽ nói rằng tôi nghĩ ngài là một Giáo hoàng, một linh mục và một tu sĩ Dòng Tên tuyệt vời. Và tôi sẽ đánh cuộc thánh Inhaxiô hẳn cũng sẽ tự hào hoặc ngài sẽ tự hào trong giới hạn cho phép.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn: http://edition.cnn.com/2014/03/12/opinion/martin-pope-jesuit/
James Martin là một linh mục Dòng Tên, chủ bút của tạp chí America và tác giả của cuốn sách mới được xuất bản “Chúa Giêsu: một người hành hương”
Cách đây 1 năm, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành Giáo hoàng Phanxicô. Kể từ lúc đó, các tu sĩ Dòng Tên khắp thế giới cùng có chung một thắc mắc: “Liệu ngài có con là một tu sĩ Dòng Tên nữa không?” Nếu có ai đó trở thành Giáo hoàng cũng có nghĩa là trở thành người đứng đầu của tất cả các dòng tu Công Giáo như: Phanxicô, Đaminh, Biển Đức, Dòng Tên v.v. vậy thì người ấy có còn là thành viên của hội dòng mình nữa không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời câu hỏi này nhiều lần. Trong những lần gặp gỡ với các anh em cùng dòng của ngài, ngài đã nói rằng “Chúng ta là những tu sĩ Dòng Tên.”
Căn tính Dòng Tên của Đức Giáo Hoàng là một phương thế quan trọng giúp hiểu vị giáo hoàng được xem là hiện tượng của thế giới này. Quả thực, nhiều lời nói và cử chỉ vốn gây nhiều ngỡ ngàng cho thế giới của ngài bắt nguồn một cách tự nhiên từ nền tảng Dòng Tên của ngài. Chúng ta hãy nhìn vào 5 đặc điểm của ngài:
Khiêm nhường
Có ai không để ý đến lòng khiêm nhường của Đức Phanxicô chăng? Cử chỉ đầu tiên trước công chúng của ngài trong tư cách Giáo hoàng không phải là ban phép lành cho đám đông khổng lồ tại quảng trường thánh Phêrô nhưng là xin sự sự chúc lành của đám đông. Vài ngày sau, ngài từ chối căn hộ giáo hoàng tại Dinh Tông tòa đồ sộ và chọn căn phòng đơn sơ tại một nhà khách của Vatican.
Ngay trong tuần này, một bức hình chụp các thành viên của Giáo triều tĩnh tâm năm đã cho thấy Đức Giáo Hoàng ngồi giữa họ, cùng với các Hồng Y và giám mục, như những người tĩnh tâm khác.
Đức Giáo Hoàng ngồi giữa các giám mục và Hồng Y tại kỳ tĩnh tâm hàng năm như tất cả mọi người.
Dĩ nhiên, khiêm nhường là một nhân đức Kitô giáo nhưng cũng là điều mà thánh Inhaxiô Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên vào thế kỷ 16 đặc biệt yêu cầu các linh mục và tu huynh Dòng Tên hằng ấp ủ trong lòng. Thánh Inhaxiô đã nói đến 3 bậc khiêm nhường. Bậc thứ nhất được minh họa bằng hạng người không làm gì trái với luân lý. Bậc thứ hai là người khi đối diện với danh dự và ô danh vẫn giữ được sự “bình tâm.” Bậc thứ ba là người chọn con đường khiêm hạ để nên giống Chúa Giêsu hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh họa cho “Bậc khiêm nhường thứ ba” này.
Nghèo khó
Đức Phanxicô là vị Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên và cũng là Giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ một dòng tu kể từ năm 1831. Điều đó có nghĩa ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên sống dưới “lời khấn nghèo khó” kể từ giữa thế kỷ 19. Tất cả các linh mục có nghĩa vụ phải sống giản dị nhưng thành viên của các dòng tu tuyên khấn sống nghèo khó cụ thể. “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu…” là lời mở đầu công thức khấn của Dòng Tên. Nói cách khác, phần tử của các hội dòng thề hứa với Thiên Chúa sống đơn giản.
Vì thế, hầu hết thời niên thiếu – cho đến khi trở thành giám mục và được miễn trừ khỏi lời khấn ấy, Jorge Mario Bergoglio chẳng sở hữu điều gì cho riêng mình. Như mọi thành viên của các dòng tu, ngài sinh sống bằng một ngân sách nghiêm ngặt. Ngài phải chuyển lại cho cộng đoàn của mình mọi thứ ngài kiếm được và được tặng. Ngài phải xin tiền mặt khi mua sắm những thứ nhiều tiền như một bộ áo vét chẳng hạn. Điều này làm cho Bergoglio quen với một đời sống giản dị mà nhiều người ghi nhận như là một trong những phương diện lôi cuốn nhất của ngài. Nó cũng làm gia tăng lòng thương xót của ngài không phải dành cho những người sống nghèo khó tự nguyện như ngài, nhưng cho những người bị đẩy vào cảnh nghèo như những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề.
Quản trị
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm cho một số nhà Vatican học (Vaticanologists) gãi đầu bối rối khi ngài bổ nhiệm nhóm 8 Hồng Y tư vấn và trợ giúp cho ngài trong việc cải cách Giáo triều hay bộ máy làm việc trung ương. Nhóm “G8” gồm những vị Hồng Y có tiếng đã thực hiện những thay đổi trong những lãnh vực phức tạp như ngân hàng Vatican. Nhiều người đã tự hỏi tại sao Đức Giáo Hoàng không dựa vào những vị lãnh đạo các văn phòng đặc trưng của Vatican cho loại hình tham vấn chặt chẽ này. Tại sao “G8” không phải là những vị tổng trưởng các bộ của Vatican?
Tuy nhiên, đối với các tu sĩ Dòng Tên, “cung cách hành xử” của ngài, điều mà thánh Inhaxiô thích nói đến, quá quen thuộc. Trước khi trở thành Tổng Giám mục Buenos Aires, cha Bergoglio đã là “giám tỉnh” hay bề trên miền của Argentina. Như cách mà mọi giám tỉnh Dòng Tên làm, ngài đã chọn “các tư vấn” cho giám tỉnh, những người sẽ tư vấn cho giám tỉnh về tất cả các cách thức quyết định. Vì họ thường không làm việc trực tiếp trong việc quản trị của tỉnh, giám tỉnh có thể dựa vào họ để nói chuyện một cách cởi mở và chân thành. Với nhóm “G8”, Đức Giáo Hoàng đang dựa theo khuôn mẫu quản trị quen thuộc của Dòng Tên.
Cầu nguyện
Bạn sẽ thường nghe thấy Đức Giáo Hoàng nói điều gì đó tương tự như những gì ngài đã nói trong một bài giảng lễ tại một giáo xứ ở Rôma khi ngài đề nghị giáo dân nhắm mắt lại và tưởng tượng họ đang ở trong bối cảnh của Tin mừng, trong trường hợp này là tại sông Jordan, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa. “Bây giờ [các bạn] hãy trò chuyện với Chúa Giêsu,” Đức Giáo Hoàng nói.
Lễ Phục sinh năm ngoái, ngài đã yêu cầu người nghe tưởng tượng mình như những người nữ môn đệ đang đến gần mộ của Chúa Giêsu trong ngày Chúa Nhật Phục sinh. Đây là nét đặc trưng chính yếu của lối cầu nguyện của các tu sĩ Dòng Tên: yêu cầu người ta sử dụng trí tưởng tượng của mình và thông qua đó để Thiên Chúa làm việc.
Trong những bài giảng, suy tư và diễn văn của mình, Đức Phanxicô thường không nói cho người nghe điều họ phải suy nghĩ cho bằng mời gọi họ tưởng tượng và suy nghĩ về chính bản thân mình. Không phải bạn được mời đến gặp Chúa Giêsu của giáo hoàng nhưng là của chính bạn.
Sự cởi mở
Các tu sĩ Dòng Tên được yêu cầu “tìm thấy Chúa trong mọi sự.” Một lần nữa, điều này không đơn thuần là phẩm hạnh của Dòng Tên nhưng còn là của một Kitô hữu. Tuy nhiên, châm ngôn ngắn gọn này là cách trích dẫn thường thấy để tóm tắt linh đạo Dòng Tên. Và “mọi sự” có nghĩa là mọi người.
Điều này bao gồm những người cảm thấy bị loại trừ, hoặc không được chào đón trong Giáo Hội. Vì thế, dẫu cho sứ điệp của ngài dựa trên trên lòng thương xót Kitô giáo nhưng thế giới đã chứng kiến Đức Giáo Hoàng liên tục mời gọi Giáo Hội kinh nghiệm về Thiên Chúa ở những nơi mà một vài vị lãnh đạo Công Giáo có thể bỏ qua hoặc lờ đi. Những người vô thần, những người ly dị và tái hôn, những người đồng tính nam cũng như nữ, tất cả đã nhìn thấy Đức Giáo Hoàng đang tiếp cận với họ.
Đức Phanxicô không phải nhọc công để tìm thấy Thiên Chúa ở đó bởi vì ngài biết rằng Thiên Chúa đã ở đó khi ngài nhắc nhở người khác tìm kiếm Thiên Chúa trong cuộc sống của tất cả những người này.
Những đặc nét Dòng Tên khác có thể được thêm vào danh sách như tính linh hoạt, tự do và ưu tư cho công bình xã hội. Nhưng trên hết, khi các tu sĩ Dòng Tên nhìn ngắm Đức Giáo Hoàng, chúng tôi thường gật đầu với nhau và nói, “Đó đích thực là một tu sĩ Dòng Tên.”
Suốt một năm qua, các tu sĩ Dòng Tên bị chỉ trích là quá tự hào về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi là kẻ tội lỗi. Vì thế trước nguy cơ kiêu ngạo, tôi sẽ nói rằng tôi nghĩ ngài là một Giáo hoàng, một linh mục và một tu sĩ Dòng Tên tuyệt vời. Và tôi sẽ đánh cuộc thánh Inhaxiô hẳn cũng sẽ tự hào hoặc ngài sẽ tự hào trong giới hạn cho phép.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Nguồn: http://edition.cnn.com/2014/03/12/opinion/martin-pope-jesuit/
Đời sống đức tin liên kết với lòng bác ái đối với người nghèo .
Pt Huỳnh Mai Trác
20:46 17/03/2014
Đạo Công Giáo không phải là một Bộ Luật lệ không có hồn, chỉ ghi lại những luật lệ chú trọng về hình thức cho những người chuộng hình thức giả hình được che giấu sau bộ mặt hiền lành nhưng tâm hồn thì trống rổng thiếu lòng bác ái .
Trái lại, Đạo Công Giáo là thân thể của Chúa Kitô, Ngài hạ mình xuống với những ai đang đau khổ .Dựa vào tinh thần của Tin Mừng các đấng tiến sĩ Luật của Hội Thánh khuyến cáo các môn đệ đừng kính trọng họ như những người Pharisêu, họ đã biến những luật lệ như những hình thức khuôn mẫu, một thứ luân lý mà quên đi nguồn gốc của luật lệ là cội rễ của lịch sử Cứu Độ trong sự giao ước với Thiên Chúa .
Đón nhận tình yêu của Đức Chúa Cha từ Chúa Kitô, khi đón nhận từ Chúa bản tính của một dân tộc mà biến đổi thành luật lệ luân lý tức là từ chối ân huệ của tình yêu. Những người sống giả dối bề ngòai trông có vẽ rất tốt, nhưng họ làm những điều tốt đẹp là để cần phô trương, nhưng thật tình họ không có tâm tình trong tâm hồn, họ đánh mất quan niệm là họ thuộc về với dân của Chúa .
Ý nghĩa đích thực của ăn chay như được nhắc nhở trong bài đọc 1, theo tiên tri Isaie là “hủy bỏ xiềng xích bất công”,”trả tự do lại cho người bị áp bức”, “đập tan mọi thứ gông cùm”, mà còn chia sẻ cơm bánh với người đói khát, đón nhận những kẻ vô gia cư, mặc quần áo cho những người trần truồng” .
“Đây cũng là sự ăn chay mà Chúa Kitô muốn! . . . người nào lo lắng cho đời sống của người anh em, thể xác của người anh em . Một hành động thánh thiện là lo lắng về thể xác của người anh em như là thân thể của Chúa Kitô vậy” .
Cử chỉ mà chúng ta ăn chay từ nơi bàn thờ này không phải là sự ăn chay giả hình, mà chính là “mầu nhiệm của Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô . Đó là chia sẻ cơm bánh với kẻ đói khát, chữa lành kẻ đau ốm, người già cả, những kẻ chẳng có gì để trao đổi : những kẻ không hổ thẹn về thể xác!” .
Sự ăn chay khó khăn nhất là lòng tốt, đặc biệt là người có thể hành động như người Samaritain Tốt bụng cúi mình xuống giúp đỡ người lữ hành bị thương . Đây chính là lời đề nghị của Giáo Hội ngày hôm nay : “Tôi có hổ thẹn về thể xác của người anh chị em của mình hay không ? khi tôi làm việc bố thí thì chỉ ném đồng tiền mà sợ phải chạm tay vào kẻ xấu số ? Tôi có nhìn thẳng vào mắt của người anh em không? Khi tôi biết một người đau ốm, tôi có đến thăm họ không ? có chào hỏi họ một cách thân tình không ?”
Dấu hiệu của sự bố thí là sự trìu mến, Đức Thanh Cha Phanxicô kết luận : “ Những kẻ giả hình không có sự trìu mến, họ quên mất điều đó ! Đừng hổ thẹn về thể xác của người anh em, vì thể xác của họ cũng là của chúng ta nữa !” (Nguồn tin: News.va)
Trái lại, Đạo Công Giáo là thân thể của Chúa Kitô, Ngài hạ mình xuống với những ai đang đau khổ .Dựa vào tinh thần của Tin Mừng các đấng tiến sĩ Luật của Hội Thánh khuyến cáo các môn đệ đừng kính trọng họ như những người Pharisêu, họ đã biến những luật lệ như những hình thức khuôn mẫu, một thứ luân lý mà quên đi nguồn gốc của luật lệ là cội rễ của lịch sử Cứu Độ trong sự giao ước với Thiên Chúa .
Đón nhận tình yêu của Đức Chúa Cha từ Chúa Kitô, khi đón nhận từ Chúa bản tính của một dân tộc mà biến đổi thành luật lệ luân lý tức là từ chối ân huệ của tình yêu. Những người sống giả dối bề ngòai trông có vẽ rất tốt, nhưng họ làm những điều tốt đẹp là để cần phô trương, nhưng thật tình họ không có tâm tình trong tâm hồn, họ đánh mất quan niệm là họ thuộc về với dân của Chúa .
Ý nghĩa đích thực của ăn chay như được nhắc nhở trong bài đọc 1, theo tiên tri Isaie là “hủy bỏ xiềng xích bất công”,”trả tự do lại cho người bị áp bức”, “đập tan mọi thứ gông cùm”, mà còn chia sẻ cơm bánh với người đói khát, đón nhận những kẻ vô gia cư, mặc quần áo cho những người trần truồng” .
“Đây cũng là sự ăn chay mà Chúa Kitô muốn! . . . người nào lo lắng cho đời sống của người anh em, thể xác của người anh em . Một hành động thánh thiện là lo lắng về thể xác của người anh em như là thân thể của Chúa Kitô vậy” .
Cử chỉ mà chúng ta ăn chay từ nơi bàn thờ này không phải là sự ăn chay giả hình, mà chính là “mầu nhiệm của Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô . Đó là chia sẻ cơm bánh với kẻ đói khát, chữa lành kẻ đau ốm, người già cả, những kẻ chẳng có gì để trao đổi : những kẻ không hổ thẹn về thể xác!” .
Sự ăn chay khó khăn nhất là lòng tốt, đặc biệt là người có thể hành động như người Samaritain Tốt bụng cúi mình xuống giúp đỡ người lữ hành bị thương . Đây chính là lời đề nghị của Giáo Hội ngày hôm nay : “Tôi có hổ thẹn về thể xác của người anh chị em của mình hay không ? khi tôi làm việc bố thí thì chỉ ném đồng tiền mà sợ phải chạm tay vào kẻ xấu số ? Tôi có nhìn thẳng vào mắt của người anh em không? Khi tôi biết một người đau ốm, tôi có đến thăm họ không ? có chào hỏi họ một cách thân tình không ?”
Dấu hiệu của sự bố thí là sự trìu mến, Đức Thanh Cha Phanxicô kết luận : “ Những kẻ giả hình không có sự trìu mến, họ quên mất điều đó ! Đừng hổ thẹn về thể xác của người anh em, vì thể xác của họ cũng là của chúng ta nữa !” (Nguồn tin: News.va)
Top Stories
Pope Francis receives the President of Argentina
Vatican Radio
11:01 17/03/2014
2014-03-17 Vatican- Pope Francis on Monday received Cristina Fernandez de Kirchner, President of the Republic of Argentina at the Domus Santa Marta.
President de Kirchner was accompanied by her official delegation.
The Argentinean leader had already met Pope Francis on two occasions: the first on 18 March 2013, the day prior to the Mass for the Inauguration of his Pontificate in which she participated; the second on 28 July 2013, when she participated in the concluding Mass for World Youth Day in Rio de Janeiro.
The aim of the visit on Monday was to present the Holy Father with the greetings and good wishes of the people of Argentina on the occasion of the first anniversary of his Pontificate.
According to the press release, the Pope awaited the arrival of President Kirchner at the front door of the Domus Santa Marta shortly after 1pm. The audience took place in a room on the ground floor, first with the entire Delegation, afterwards, with the President alone.
At about 1.30pm, the Pope and the President lunched together privately.
The Argentinean leader had already met Pope Francis on two occasions: the first on 18 March 2013, the day prior to the Mass for the Inauguration of his Pontificate in which she participated; the second on 28 July 2013, when she participated in the concluding Mass for World Youth Day in Rio de Janeiro.
The aim of the visit on Monday was to present the Holy Father with the greetings and good wishes of the people of Argentina on the occasion of the first anniversary of his Pontificate.
According to the press release, the Pope awaited the arrival of President Kirchner at the front door of the Domus Santa Marta shortly after 1pm. The audience took place in a room on the ground floor, first with the entire Delegation, afterwards, with the President alone.
At about 1.30pm, the Pope and the President lunched together privately.
Pope Francis: The way to peace is through mercy
Vatican Radio
11:02 17/03/2014
2014-03-17 Vatican - To find mercy we must first forgive. It is through forgiveness that our hearts, and the world, are filled with peace. This was the overarching theme of Pope Francis’ homily during Monday morning’s Mass at the Casa Santa Marta.
“Be merciful as your Father is merciful.” Commenting on these words of Jesus, the Pope added that “it is not easy to understand this attitude of mercy” because we are habitually judgmental. “We are not [the sorts of people] who naturally [allow for understanding and mercy.”]
“To be merciful,” he said, “two attitudes are needed. The first is knowledge of oneself”. This self-knowledge means that we acknowledge “we have done many bad things: we are sinners!” And, when faced with the need for repentance, “the justice of God transforms us in mercy and forgiveness.” However, we must have shame for our sins.
“It is true none of us have murdered anyone, but many little things, many daily sins, every day… and when someone thinks: ‘ But what a small heart: I have done this against the Lord!’ And he is ashamed! He is ashamed before God, and this shame is a grace: it is the grace of being sinners. ‘I am a sinner, and I am ashamed before You and ask your forgiveness.’ It is simple, but very difficult, to say: ‘I have sinned.’”
Often, Pope Francis said, we blame others for our sins, like Adam and Eve did. “Maybe,” he continued “someone else did help me, facilitated the way to do it, but I did it myself!
If we [think like] this, how much good will occur, because we will be humble!” And “with this attitude of penitence we are more able to be merciful, because we feel within us the mercy of God,”. Just like in the Our Father: “Forgive, as we are forgiven.” Therefore, “if I do not forgive, I am somewhat out of the game!”
The other attitude we need to have in order to be merciful, the Pope continued, is to have a large heart, because “a small” and “egotistical heart is incapable of mercy.”
“Make the heart grow! ‘But I myself am a sinner.’ ‘Who am I to judge?’ This statement, ‘Who am I to judge this? Who am I to gossip about this?... Who am I, who have done the same or worse?’ The heart grows! And the Lord says, ‘Judge not, and you will not be judged! Condemn not, and you will not be condemned! Forgive, and you will be forgiven! Give, and you will receive!’ This [is] generosity of heart! And what will you receive? A good measure, pressed down and overflowing will be poured into your lap. And the image of the person of the person who goes out to collect the wheat with the apron and makes the apron larger so as to receive more, more wheat. If you have a wide, large heart, you can receive more.”
The merciful heart, said Pope Francis, “does not condemn, but forgives, forgets” because God has forgotten my sins; God has forgiven my sins. Enlarge the heart. This is beautiful,” the Pope said: “You are merciful.”
“Merciful men and women have a wide, wide heart: always forgiving others and thinking about their [own] sins. This is the way of mercy for which we must ask. But if all of is, if all people, individuals, families, neighbourhoods, had this attitude, how much peace there would be in the world – how much peace in our hearts! Because mercy brings us peace. Always remember: ‘Who am I to judge? Have shame and enlarge your heart. May the Lord give us this grace.”
“Be merciful as your Father is merciful.” Commenting on these words of Jesus, the Pope added that “it is not easy to understand this attitude of mercy” because we are habitually judgmental. “We are not [the sorts of people] who naturally [allow for understanding and mercy.”]
“To be merciful,” he said, “two attitudes are needed. The first is knowledge of oneself”. This self-knowledge means that we acknowledge “we have done many bad things: we are sinners!” And, when faced with the need for repentance, “the justice of God transforms us in mercy and forgiveness.” However, we must have shame for our sins.
“It is true none of us have murdered anyone, but many little things, many daily sins, every day… and when someone thinks: ‘ But what a small heart: I have done this against the Lord!’ And he is ashamed! He is ashamed before God, and this shame is a grace: it is the grace of being sinners. ‘I am a sinner, and I am ashamed before You and ask your forgiveness.’ It is simple, but very difficult, to say: ‘I have sinned.’”
Often, Pope Francis said, we blame others for our sins, like Adam and Eve did. “Maybe,” he continued “someone else did help me, facilitated the way to do it, but I did it myself!
If we [think like] this, how much good will occur, because we will be humble!” And “with this attitude of penitence we are more able to be merciful, because we feel within us the mercy of God,”. Just like in the Our Father: “Forgive, as we are forgiven.” Therefore, “if I do not forgive, I am somewhat out of the game!”
The other attitude we need to have in order to be merciful, the Pope continued, is to have a large heart, because “a small” and “egotistical heart is incapable of mercy.”
“Make the heart grow! ‘But I myself am a sinner.’ ‘Who am I to judge?’ This statement, ‘Who am I to judge this? Who am I to gossip about this?... Who am I, who have done the same or worse?’ The heart grows! And the Lord says, ‘Judge not, and you will not be judged! Condemn not, and you will not be condemned! Forgive, and you will be forgiven! Give, and you will receive!’ This [is] generosity of heart! And what will you receive? A good measure, pressed down and overflowing will be poured into your lap. And the image of the person of the person who goes out to collect the wheat with the apron and makes the apron larger so as to receive more, more wheat. If you have a wide, large heart, you can receive more.”
The merciful heart, said Pope Francis, “does not condemn, but forgives, forgets” because God has forgotten my sins; God has forgiven my sins. Enlarge the heart. This is beautiful,” the Pope said: “You are merciful.”
“Merciful men and women have a wide, wide heart: always forgiving others and thinking about their [own] sins. This is the way of mercy for which we must ask. But if all of is, if all people, individuals, families, neighbourhoods, had this attitude, how much peace there would be in the world – how much peace in our hearts! Because mercy brings us peace. Always remember: ‘Who am I to judge? Have shame and enlarge your heart. May the Lord give us this grace.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài suy tư về thư Mùa Chay của Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
Lm Vinh Sơn
09:24 17/03/2014
Vài suy tư về thư Mùa Chay của Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
"Cả kho tàng của thế giới cũng không quí bằng có một người con được giáo dục tốt" (Hc 26,28).
Trước thập niên 1950 khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chưa chính thức thành hình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) đã thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục Công Giáo khắp mọi miền. Đất nước bị chia đôi sau Hiệp định Genève năm 1954, các cơ sở giáo dục của GHCGVN tại miền Bắc bị tịch thu, hoạt động giáo dục Công Giáo bị ngưng hoạt động. Ngược lại tại miền Nam, nền giáo dục Công Giáo phát triển mạnh nhờ lực lượng trí thức khắp nơi dồn về (di cư vào Nam): Bảng tổng kết tình hình Giáo Hội Việt Nam vào năm 1962-1963 (Hàng Giáo Phẩm Việt Nam thành lập 1960) cho ta thấy hoạt động của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội rất lớn [...] Giáo Hội Việt Nam lúc đó có 93 trường trung học với 60.412 học sinh, 1.122 trường tiểu học với 234.749 học sinh, 58 cô nhi viện nuôi 6.616 trẻ, ...”, đặc biệt mở ra các đại học như Viện Đại Học Đà Lạt, Đại Học Thành Nhân (dòng La San), Đại Học Minh Đức (ngành y khoa)... (Hoa Hạ fsc, Giáo dục Công Giáo tại Việt Nam – Nhìn lại một chặng đường).
Kể từ năm 1975, đất nước thống nhất quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục, GHCGVN bị đặt bên lề trong việc giáo dục các thế hệ của dân tộc. Việc độc quyền giáo dục, đã khiến cho nền giáo dục và nền khoa học theo một vị giáo sư nhận định từ năm 2005: « Khoa học và giáo dục xuống cấp… Chỉ trừ một số quan chức có thói quen ở đâu và lúc nào cũng nhìn thấy thành tựu, luôn luôn lạc quan ngay cả bên bờ vực thất bại - còn ngoài ra, bất cứ ai là nhà giáo, nhà khoa học, là công dân có ý thức trách nhiệm, đều không thể dửng dưng trước tình hình bất bình thường nghiêm trọng của giáo dục và khoa học kéo dài mấy thập kỷ nay… » (Hoàng Tụy, Một số vấn đề khoa học và giáo dục: Góc nhìn trong cuộc). Đến nay, Giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối đi…
Trước vận mệnh nền giáo dục trên quê hương Mẹ bên bờ vực thẳm, sau 33 năm bị gạt ra bên lề, Giáo Hội Việt Nam nhận định:
« Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo Hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn » (Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007, số 16).
Năm 2010, Hội Đồng Giám mục Việt Nam tái lập lại Ủy ban giáo dục Công Giáo, tuy không có cơ sở giáo dục (trừ các dòng tu nữ được phép mở các trường Mẫu Giáo, vài giáo phận và vài dòng tu nam có trường dạy nghề, trường tình thương), nhưng bằng sự dấn thân với nhiều kênh khác nhau, GHCGVN muốn góp phần mình vào sứ mạng giáo dục mọi thế hệ như lời dạy của Giáo Hội Mẹ :
«… để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục » (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời Mở đầu)
Lời dạy của Giáo Hội Mẹ, đã làm một quyết tâm cho các vị mục tử Việt Nam tái dấn thân trong lãnh vực giáo dục:
Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời mở đầu mà Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007 số 7 trích dẫn).
Kể từ khi có Ủy ban giáo dục Công Giáo, các kế hoạch được dự phóng cho tương lai, bắt đầu có những nỗ lực xây dựng từ hôm nay. Các thư mục vụ của Đức Cha chủ tịch Ủy ban vào dịp năm học mới, vào ngày nhà giáo 20/11, như một sự chỉ dẫn và đồng hành với giáo chức, sinh viên học sinh… đặc biệt gần đây lại có lời mục tử trong dịp Noel 2013, dịp tết và mới nhất đáng chú ý nhất lá thư Mùa Chay 2014 của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịnh ủy ban Giáo dục Công Giáo.
Thư Mùa Chay gửi sinh viên học sinh, là bức thư đầu tiên của một vị giám mục đặc trách Ủy ban giáo dục Công Giáo dành riêng cho các bạn trẻ đang sống dưới mái trường sống tinh thần của Mùa Chay.
Ngỏ lời với sinh viên học sinh, Đức Cha Giuse loan báo sứ điệp Mùa Chay của vị cha chung - Đức Thánh Cha Phanxicô gửi toàn thể Hội Thánh:
Mời gọi mọi người Công Giáo mở lòng quan tâm đến những con người nghèo. Đó chính là sống Phúc âm hóa - đời sống liên đới cộng đoàn tập trung vào đức ái. Đón nhận sứ điệp cứu độ đòi hỏi đời sống yêu thương huynh đệ với mọi người, nhất là người nghèo (x.Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, chương IV). Người nghèo ở đây là người đang sống trong sự lầm than cơ cực: lầm than vật chất – nghèo đói, lầm than luân lý – sống trong tệ nạn và tội lỗi, lầm than thiêng liêng – xa rời, chối bỏ Thiên Chúa.
Đức Cha mời gọi sống Mùa Chay khi hành động để cho nhân loại vơi đi những nỗi cơ cực lầm than này. Riêng với giới sinh viên – học sinh, làm mọi cách để không bị vướng các cảnh lầm than ấy. Để bản thân không vướng những lầm than, và dấn thân giúp anh chị em thoát khỏi chúng, Đức Cha Giuse kêu gọi: “phải thấm nhuần tình thương yêu múc nguồn từ chính tình yêu của Chúa” qua siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Như Đ.T.C Phanxicô khuyến khích:
“Chỉ nhờ vào cuộc gặp gỡ tình yêu của Thiên Chúa này thôi – cuộc gặp gỡ có sức biến đổi, cuộc gặp gỡ làm nở rộ tình bằng hữu phong nhiêu mà chúng ta được giải thoát khỏi tính hạn hẹp ích kỷ và mê mải theo đuổi hình bóng chính mình...” (Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, số 8 – Lời mở)
Hơn nũa, các bí tích thánh tạo nên sức mạnh trong mỗi chúng ta và liên kết với nhau sống đức tin: hành động... Đức tin bằng hành động vì thánh Giacôbê nhấn mạnh: “đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26). Điều quan trọng nhất là đức tin hành động qua đức ái (x. Ga 5,6)
Đức Cha Giuse khuyến khích sinh viên học sinh: tham gia các hoạt động thiện nguyện, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện, đào tạo, phát triển mọi khả năng phục vụ anh chị em mình...
Đây là thư gửi riêng cho giới trẻ học đường, chính vì thế, các bạn sinh viên học sinh cảm thấy mình được Giáo Hội quan tâm dẫn dắt, chỉ dẫn cụ thể rõ ràng khi sống trong Mùa Chay thánh. Phải chăng đó là một trong những cách thức “Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ để thông truyền đức tin” (Chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XIII) mà Giáo Hội đang mong muốn dấn thân...
Qua thư Mùa Chay, Đức Cha Giuse chỉ cho chúng ta thấy: Giáo dục Công Giáo luôn phải làm chứng về Tin Mừng, dù ở gia đình, hay trường học và mọi nơi. Hơn nữa, sống Tin Mừng là làm thăng tiến gia đình đến trường học và cả xã hội: «Trong mọi nhu cầu vật chất và tinh thần, nhân vị của mỗi người nằm ngay trong giáo huấn của Chúa Giêsu : Vì thế, sự thăng tiến con người nhân bản là mục tiêu của giáo dục Công Giáo » (Chân phước giáo hoàng Gioan-Phaolô II).
Qua những chỉ dẫn cụ thể trong thư, Đức Cha Giuse đang làm rõ những chỉ dẫn của các Đấng kế vị các Tông đồ ở Việt Nam: “Mục đích của nền Giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời” (Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007, số 3).
Mong rằng Đức Cha đặc trách Ủy ban giáo dục Công Giáo vẫn luôn quan tâm giới trẻ học đường, các giáo chức cũng như các vị đồng hành trong môi trường giáo dục, khi cho những hướng dẫn cụ thể như thư Mùa Chay 2014. Nhờ đó, mỗi chúng ta thêm ý thức như các vị chủ chăn kêu gọi với:
“Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”
(Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007 )
Vinh Sơn
"Cả kho tàng của thế giới cũng không quí bằng có một người con được giáo dục tốt" (Hc 26,28).
Trước thập niên 1950 khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chưa chính thức thành hình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) đã thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục Công Giáo khắp mọi miền. Đất nước bị chia đôi sau Hiệp định Genève năm 1954, các cơ sở giáo dục của GHCGVN tại miền Bắc bị tịch thu, hoạt động giáo dục Công Giáo bị ngưng hoạt động. Ngược lại tại miền Nam, nền giáo dục Công Giáo phát triển mạnh nhờ lực lượng trí thức khắp nơi dồn về (di cư vào Nam): Bảng tổng kết tình hình Giáo Hội Việt Nam vào năm 1962-1963 (Hàng Giáo Phẩm Việt Nam thành lập 1960) cho ta thấy hoạt động của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội rất lớn [...] Giáo Hội Việt Nam lúc đó có 93 trường trung học với 60.412 học sinh, 1.122 trường tiểu học với 234.749 học sinh, 58 cô nhi viện nuôi 6.616 trẻ, ...”, đặc biệt mở ra các đại học như Viện Đại Học Đà Lạt, Đại Học Thành Nhân (dòng La San), Đại Học Minh Đức (ngành y khoa)... (Hoa Hạ fsc, Giáo dục Công Giáo tại Việt Nam – Nhìn lại một chặng đường).
Kể từ năm 1975, đất nước thống nhất quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục, GHCGVN bị đặt bên lề trong việc giáo dục các thế hệ của dân tộc. Việc độc quyền giáo dục, đã khiến cho nền giáo dục và nền khoa học theo một vị giáo sư nhận định từ năm 2005: « Khoa học và giáo dục xuống cấp… Chỉ trừ một số quan chức có thói quen ở đâu và lúc nào cũng nhìn thấy thành tựu, luôn luôn lạc quan ngay cả bên bờ vực thất bại - còn ngoài ra, bất cứ ai là nhà giáo, nhà khoa học, là công dân có ý thức trách nhiệm, đều không thể dửng dưng trước tình hình bất bình thường nghiêm trọng của giáo dục và khoa học kéo dài mấy thập kỷ nay… » (Hoàng Tụy, Một số vấn đề khoa học và giáo dục: Góc nhìn trong cuộc). Đến nay, Giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối đi…
Trước vận mệnh nền giáo dục trên quê hương Mẹ bên bờ vực thẳm, sau 33 năm bị gạt ra bên lề, Giáo Hội Việt Nam nhận định:
« Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo Hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn » (Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007, số 16).
Năm 2010, Hội Đồng Giám mục Việt Nam tái lập lại Ủy ban giáo dục Công Giáo, tuy không có cơ sở giáo dục (trừ các dòng tu nữ được phép mở các trường Mẫu Giáo, vài giáo phận và vài dòng tu nam có trường dạy nghề, trường tình thương), nhưng bằng sự dấn thân với nhiều kênh khác nhau, GHCGVN muốn góp phần mình vào sứ mạng giáo dục mọi thế hệ như lời dạy của Giáo Hội Mẹ :
«… để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục » (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời Mở đầu)
Lời dạy của Giáo Hội Mẹ, đã làm một quyết tâm cho các vị mục tử Việt Nam tái dấn thân trong lãnh vực giáo dục:
Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời mở đầu mà Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007 số 7 trích dẫn).
Kể từ khi có Ủy ban giáo dục Công Giáo, các kế hoạch được dự phóng cho tương lai, bắt đầu có những nỗ lực xây dựng từ hôm nay. Các thư mục vụ của Đức Cha chủ tịch Ủy ban vào dịp năm học mới, vào ngày nhà giáo 20/11, như một sự chỉ dẫn và đồng hành với giáo chức, sinh viên học sinh… đặc biệt gần đây lại có lời mục tử trong dịp Noel 2013, dịp tết và mới nhất đáng chú ý nhất lá thư Mùa Chay 2014 của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịnh ủy ban Giáo dục Công Giáo.
Thư Mùa Chay gửi sinh viên học sinh, là bức thư đầu tiên của một vị giám mục đặc trách Ủy ban giáo dục Công Giáo dành riêng cho các bạn trẻ đang sống dưới mái trường sống tinh thần của Mùa Chay.
Ngỏ lời với sinh viên học sinh, Đức Cha Giuse loan báo sứ điệp Mùa Chay của vị cha chung - Đức Thánh Cha Phanxicô gửi toàn thể Hội Thánh:
Mời gọi mọi người Công Giáo mở lòng quan tâm đến những con người nghèo. Đó chính là sống Phúc âm hóa - đời sống liên đới cộng đoàn tập trung vào đức ái. Đón nhận sứ điệp cứu độ đòi hỏi đời sống yêu thương huynh đệ với mọi người, nhất là người nghèo (x.Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, chương IV). Người nghèo ở đây là người đang sống trong sự lầm than cơ cực: lầm than vật chất – nghèo đói, lầm than luân lý – sống trong tệ nạn và tội lỗi, lầm than thiêng liêng – xa rời, chối bỏ Thiên Chúa.
Đức Cha mời gọi sống Mùa Chay khi hành động để cho nhân loại vơi đi những nỗi cơ cực lầm than này. Riêng với giới sinh viên – học sinh, làm mọi cách để không bị vướng các cảnh lầm than ấy. Để bản thân không vướng những lầm than, và dấn thân giúp anh chị em thoát khỏi chúng, Đức Cha Giuse kêu gọi: “phải thấm nhuần tình thương yêu múc nguồn từ chính tình yêu của Chúa” qua siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Như Đ.T.C Phanxicô khuyến khích:
“Chỉ nhờ vào cuộc gặp gỡ tình yêu của Thiên Chúa này thôi – cuộc gặp gỡ có sức biến đổi, cuộc gặp gỡ làm nở rộ tình bằng hữu phong nhiêu mà chúng ta được giải thoát khỏi tính hạn hẹp ích kỷ và mê mải theo đuổi hình bóng chính mình...” (Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, số 8 – Lời mở)
Hơn nũa, các bí tích thánh tạo nên sức mạnh trong mỗi chúng ta và liên kết với nhau sống đức tin: hành động... Đức tin bằng hành động vì thánh Giacôbê nhấn mạnh: “đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26). Điều quan trọng nhất là đức tin hành động qua đức ái (x. Ga 5,6)
Đức Cha Giuse khuyến khích sinh viên học sinh: tham gia các hoạt động thiện nguyện, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện, đào tạo, phát triển mọi khả năng phục vụ anh chị em mình...
Đây là thư gửi riêng cho giới trẻ học đường, chính vì thế, các bạn sinh viên học sinh cảm thấy mình được Giáo Hội quan tâm dẫn dắt, chỉ dẫn cụ thể rõ ràng khi sống trong Mùa Chay thánh. Phải chăng đó là một trong những cách thức “Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ để thông truyền đức tin” (Chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XIII) mà Giáo Hội đang mong muốn dấn thân...
Qua thư Mùa Chay, Đức Cha Giuse chỉ cho chúng ta thấy: Giáo dục Công Giáo luôn phải làm chứng về Tin Mừng, dù ở gia đình, hay trường học và mọi nơi. Hơn nữa, sống Tin Mừng là làm thăng tiến gia đình đến trường học và cả xã hội: «Trong mọi nhu cầu vật chất và tinh thần, nhân vị của mỗi người nằm ngay trong giáo huấn của Chúa Giêsu : Vì thế, sự thăng tiến con người nhân bản là mục tiêu của giáo dục Công Giáo » (Chân phước giáo hoàng Gioan-Phaolô II).
Qua những chỉ dẫn cụ thể trong thư, Đức Cha Giuse đang làm rõ những chỉ dẫn của các Đấng kế vị các Tông đồ ở Việt Nam: “Mục đích của nền Giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời” (Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007, số 3).
Mong rằng Đức Cha đặc trách Ủy ban giáo dục Công Giáo vẫn luôn quan tâm giới trẻ học đường, các giáo chức cũng như các vị đồng hành trong môi trường giáo dục, khi cho những hướng dẫn cụ thể như thư Mùa Chay 2014. Nhờ đó, mỗi chúng ta thêm ý thức như các vị chủ chăn kêu gọi với:
“Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”
(Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007 )
Vinh Sơn
Hạt Phước Lý , Xuân Lộc tôn vinh các bà mẹ
Hạt Phước Lý
09:50 17/03/2014
Sáng ngày 16. 3. 2014, theo tinh thần Năm Truyền giáo- Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng (trong kế hoạch Ngũ niên chuẩn bị Kim khánh Giáo phận Xuân Lộc (1965- 2015)); đáp ứng lời mời gọi của hai Đức Cha Giáo Phận, giáo hạt Phước Lý có tổ chức ngày Lễ Hội Tôn Vinh các Bà Mẹ Công Giáo cấp giáo hạt tại giáo xứ cha đặc trách giới Hiền mẫu (giáo xứ Bắc Minh)
Xem Hình
Lễ hội Tôn vinh các Bà Mẹ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của hai Đức Cha, Đức ông Vinh sơn- cha Tổng đại diện trước sự hiện diện của hai cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban và cha Đaminh Trịnh Đình Cương, Phó ban.
Hai cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận thay mặt quý Đức Cha, Đức ông Vinh Sơn có lời chào mừng, cám ơn các Bà Mẹ…
Trong giờ giao lưu chia sẻ, với đề tài Thiên chức Người Mẹ, cha Gioan Baotixita đã làm làm nổi bật ý nghĩa và tầm quan trọng của người Mẹ trong gia đình, đối với cuộc sống, nhất là trong công trình cứu độ của Tình Chúa. Cha cảm ơn các Bà Mẹ đã không ngừng hy sinh, tảo tần cho chồng con, góp phần tích cực xây dựng gia đình hòa thuận, nên thánh; cha cảm ơn các Bà cố đã quảng đại dâng những người con cho Chúa, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con sống đời tận hiến để toàn tâm phục vụ Tin Mừng cứu độ….
Giờ giao lưu chia sẻ của cha Trưởng ban đặc trách giới Hiền Mẫu chân tình, dí rỏm đã làm cho Lễ hội trở nên đầm ấm, thân thương bầu khí đại gia đình.
Sau phần chia sẻ của cha đặc trách là nghi thức Tôn vinh các Bà Mẹ, các Bà cố trong giáo hạt. Mỗi xứ có một số Bà Mẹ tiêu biểu, được mời lên khu vực danh dự, sau đó được các em Thiếu nhi dâng tặng những đóa hồng tươi thắm; riêng các Bà cố được hai cha đặc trách trao tặng.
Đan xen với chương trình Tôn vinh các Bà Mẹ là những tiết mục văn nghệ, múa, hát… đề cao hình ảnh của Người Mẹ. Những tiết mục văn nghệ mang tính cây nhà lá vườn, song xuất phát từ lòng thành của những người con thảo hiếu nên ca- diễn có hồn, làm làm cho các Mẹ cảm động, không ít Mẹ rơm rớm nước mắt.
Một hình ảnh thật cảm động, sau phần nghi thức Tôn vinh là nghi thức sám hối. Các Bà Mẹ quỳ gối trước Mình Thánh Chúa cùng nhau tạ lỗi Chúa, xin lỗi chồng, con vì những thiếu sót trong việc chu toàn bổn phận với gia đình. Các Bà Mẹ xin Chúa thêm sức để sống tốt hơn với vai trò làm Vợ Hiền và Mẹ Hiền trong Giáo Hội Hiệp thông và Sứ vụ.
Sau nghi thức tôn vinh trang trọng và cảm động, có khoảng 15 phút giải lao để chuẩn bị Thánh lễ Tạ ơn.
Thánh lễ Tạ ơn do cha Quản hạt Phước Lý chủ tế, cùng với quý cha đặc trách giới Hiền Mẫu, quý cha trong hạt…
Cha Đaminh Trịnh Đình Cương, phụ trách giảng lễ. Trước tiên ngài giải thích ngắn gọn bài Tin Mừng Chúa Giêsu biến hình trên núi (x.Mt 17, 1-9), ý nghĩa của việc lên núi, xuống nủi; Chúa Giêsu để đến được vinh quang Phục Sinh đã phải vâng theo ý Cha chấp nhận đi vào hành trình tử giá. Cha giảng lễ nhấn mạnh, Chúa Giêsu biến hình, Người trở về hình ảnh vinh quang Thiên Tính vốn có của Người nhắc nhở mỗi chúng ta, trong ơn Chúa không ngừng nỗ lực biến đổi mình để trở về và tỏa sáng thêm Hình ảnh Thiên Chúa nơi con người ta do tội lỗi đã bị bóp méo, vấn bẩn.
Qua ngụ ngôn Vua sư tử vì kiêu ngạo, không nhận ra hình ảnh của mình trên mặt nước dưới giếng nên đã lao xuống cắn xé và chết một cách bi thảm, cha Đaminh cho thấy sự nguy hại của việc không nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi mình, nơi tha nhân, nhất là nơi chồng, con. Trong quá trình tìm lại và khôi phục Hình ảnh Thiên Chúa nơi mình, nơi các thành viên trong gia đình, cha giảng lễ làm nổi bật vai trò của Hiền mẫu trong gia đình để giúp cả nhà nên thánh. Muốn biến đổi người khác, khởi đi từ các thành viên trong gia đình, thì mỗi chúng ta, nhất là các Bà Mẹ phải để Chúa biến đổi mình trước hết…
Trong ít phút huấn từ cuối lễ, cha Quản hạt lần nữa chúc mừng các Bà Mẹ, cảm ơn quý cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận, cấp Giáo hạt, quý cha đồng tế, nhất là sự tham gia đông đủ của các Bà Mẹ, Bà cố…
Bất ngờ cha quản hạt hỏi các Bà Mẹ có đi thẩm mỹ viện?... Các Bà Mẹ ‘dạ có’, cha nói: việc làm đẹp là một nhu cầu chính đáng, nhất là làm đẹp cho chồng con, tuy nhiên vẻ đẹp tâm hồn mới là điều quan trọng, mới là điều quyết định cho gia đình hạnh phúc, hòa thuận và nên thánh, do đó xin các Mẹ chú ý để việc biến đổi tâm hồn, phẫu thuật tâm hồn. Cha giới thiệu Nhà phẫu thuận tâm hồn đại tài có một không hai: chính là Chúa Giêsu. Cha kêu mời Bà Mẹ tiên phong và năng đến với Chúa Giêsu, xin Người giải phẫu tâm hồn …
Lễ hội Tôn vinh các Bà Mẹ được kết thúc trong bữa ăn trưa đầm ấm, vui tươi.
Cha Gioakim Nguyễn Văn Hiểu, đặc trách giới Hiền Mẫu hạt Phước Lý cho biết thêm: Mục đích của buổi Tôn vinh các Bà Mẹ là nhằm giúp các Hiền Mẫu ý thức về vai trò và bổn phận của mình trong việc thánh hóa gia đình và xây dựng Giáo Hội; thêm nguồn động viên nâng đỡ các Bà Mẹ trong việc chu toàn bổn phận với những khó khăn lao nhọc của cuộc sống; giáo dục con em thêm ý thức thảo hiếu với Mẹ, các đấng sinh thành, các riêng giúp các gia trưởng biết trân trọng, cảm thông và chia sẻ với vợ.
Được biết, giáo hạt Phước Lý là hạt đầu tiên tổ chức Lễ Tôn vinh các Bà Mẹ Công Giáo cấp giáo hạt.
Được tham dự vào buổi Tôn vinh các Bà Mẹ lần đầu tiên tổ chức tại giáo hạt đầy ý nghĩa, cảm động, chắc chắn đã lưu lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp, thánh thiện, nhờ vậy, các Mẹ sẽ ý thức và tích cực hơn để cùng với Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng.
Hình, ảnh: Phước Lý
Xem Hình
Lễ hội Tôn vinh các Bà Mẹ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của hai Đức Cha, Đức ông Vinh sơn- cha Tổng đại diện trước sự hiện diện của hai cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban và cha Đaminh Trịnh Đình Cương, Phó ban.
Hai cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận thay mặt quý Đức Cha, Đức ông Vinh Sơn có lời chào mừng, cám ơn các Bà Mẹ…
Trong giờ giao lưu chia sẻ, với đề tài Thiên chức Người Mẹ, cha Gioan Baotixita đã làm làm nổi bật ý nghĩa và tầm quan trọng của người Mẹ trong gia đình, đối với cuộc sống, nhất là trong công trình cứu độ của Tình Chúa. Cha cảm ơn các Bà Mẹ đã không ngừng hy sinh, tảo tần cho chồng con, góp phần tích cực xây dựng gia đình hòa thuận, nên thánh; cha cảm ơn các Bà cố đã quảng đại dâng những người con cho Chúa, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con sống đời tận hiến để toàn tâm phục vụ Tin Mừng cứu độ….
Giờ giao lưu chia sẻ của cha Trưởng ban đặc trách giới Hiền Mẫu chân tình, dí rỏm đã làm cho Lễ hội trở nên đầm ấm, thân thương bầu khí đại gia đình.
Sau phần chia sẻ của cha đặc trách là nghi thức Tôn vinh các Bà Mẹ, các Bà cố trong giáo hạt. Mỗi xứ có một số Bà Mẹ tiêu biểu, được mời lên khu vực danh dự, sau đó được các em Thiếu nhi dâng tặng những đóa hồng tươi thắm; riêng các Bà cố được hai cha đặc trách trao tặng.
Đan xen với chương trình Tôn vinh các Bà Mẹ là những tiết mục văn nghệ, múa, hát… đề cao hình ảnh của Người Mẹ. Những tiết mục văn nghệ mang tính cây nhà lá vườn, song xuất phát từ lòng thành của những người con thảo hiếu nên ca- diễn có hồn, làm làm cho các Mẹ cảm động, không ít Mẹ rơm rớm nước mắt.
Một hình ảnh thật cảm động, sau phần nghi thức Tôn vinh là nghi thức sám hối. Các Bà Mẹ quỳ gối trước Mình Thánh Chúa cùng nhau tạ lỗi Chúa, xin lỗi chồng, con vì những thiếu sót trong việc chu toàn bổn phận với gia đình. Các Bà Mẹ xin Chúa thêm sức để sống tốt hơn với vai trò làm Vợ Hiền và Mẹ Hiền trong Giáo Hội Hiệp thông và Sứ vụ.
Sau nghi thức tôn vinh trang trọng và cảm động, có khoảng 15 phút giải lao để chuẩn bị Thánh lễ Tạ ơn.
Thánh lễ Tạ ơn do cha Quản hạt Phước Lý chủ tế, cùng với quý cha đặc trách giới Hiền Mẫu, quý cha trong hạt…
Cha Đaminh Trịnh Đình Cương, phụ trách giảng lễ. Trước tiên ngài giải thích ngắn gọn bài Tin Mừng Chúa Giêsu biến hình trên núi (x.Mt 17, 1-9), ý nghĩa của việc lên núi, xuống nủi; Chúa Giêsu để đến được vinh quang Phục Sinh đã phải vâng theo ý Cha chấp nhận đi vào hành trình tử giá. Cha giảng lễ nhấn mạnh, Chúa Giêsu biến hình, Người trở về hình ảnh vinh quang Thiên Tính vốn có của Người nhắc nhở mỗi chúng ta, trong ơn Chúa không ngừng nỗ lực biến đổi mình để trở về và tỏa sáng thêm Hình ảnh Thiên Chúa nơi con người ta do tội lỗi đã bị bóp méo, vấn bẩn.
Qua ngụ ngôn Vua sư tử vì kiêu ngạo, không nhận ra hình ảnh của mình trên mặt nước dưới giếng nên đã lao xuống cắn xé và chết một cách bi thảm, cha Đaminh cho thấy sự nguy hại của việc không nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi mình, nơi tha nhân, nhất là nơi chồng, con. Trong quá trình tìm lại và khôi phục Hình ảnh Thiên Chúa nơi mình, nơi các thành viên trong gia đình, cha giảng lễ làm nổi bật vai trò của Hiền mẫu trong gia đình để giúp cả nhà nên thánh. Muốn biến đổi người khác, khởi đi từ các thành viên trong gia đình, thì mỗi chúng ta, nhất là các Bà Mẹ phải để Chúa biến đổi mình trước hết…
Trong ít phút huấn từ cuối lễ, cha Quản hạt lần nữa chúc mừng các Bà Mẹ, cảm ơn quý cha đặc trách giới Hiền Mẫu cấp Giáo Phận, cấp Giáo hạt, quý cha đồng tế, nhất là sự tham gia đông đủ của các Bà Mẹ, Bà cố…
Bất ngờ cha quản hạt hỏi các Bà Mẹ có đi thẩm mỹ viện?... Các Bà Mẹ ‘dạ có’, cha nói: việc làm đẹp là một nhu cầu chính đáng, nhất là làm đẹp cho chồng con, tuy nhiên vẻ đẹp tâm hồn mới là điều quan trọng, mới là điều quyết định cho gia đình hạnh phúc, hòa thuận và nên thánh, do đó xin các Mẹ chú ý để việc biến đổi tâm hồn, phẫu thuật tâm hồn. Cha giới thiệu Nhà phẫu thuận tâm hồn đại tài có một không hai: chính là Chúa Giêsu. Cha kêu mời Bà Mẹ tiên phong và năng đến với Chúa Giêsu, xin Người giải phẫu tâm hồn …
Lễ hội Tôn vinh các Bà Mẹ được kết thúc trong bữa ăn trưa đầm ấm, vui tươi.
Cha Gioakim Nguyễn Văn Hiểu, đặc trách giới Hiền Mẫu hạt Phước Lý cho biết thêm: Mục đích của buổi Tôn vinh các Bà Mẹ là nhằm giúp các Hiền Mẫu ý thức về vai trò và bổn phận của mình trong việc thánh hóa gia đình và xây dựng Giáo Hội; thêm nguồn động viên nâng đỡ các Bà Mẹ trong việc chu toàn bổn phận với những khó khăn lao nhọc của cuộc sống; giáo dục con em thêm ý thức thảo hiếu với Mẹ, các đấng sinh thành, các riêng giúp các gia trưởng biết trân trọng, cảm thông và chia sẻ với vợ.
Được biết, giáo hạt Phước Lý là hạt đầu tiên tổ chức Lễ Tôn vinh các Bà Mẹ Công Giáo cấp giáo hạt.
Được tham dự vào buổi Tôn vinh các Bà Mẹ lần đầu tiên tổ chức tại giáo hạt đầy ý nghĩa, cảm động, chắc chắn đã lưu lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp, thánh thiện, nhờ vậy, các Mẹ sẽ ý thức và tích cực hơn để cùng với Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng.
Hình, ảnh: Phước Lý
Giao hạt Bột Đà khai mạc tuần tập huấn giáo lý viên
Phạm Anh
10:04 17/03/2014
GP VINH - Sáng thứ hai, ngày 17. 03.2014, các thầy cô giáo lý viên trong toàn hạt Bột Đà đã tập trung về giáo xứ Bột Đà - trung tâm giáo hạt, để tham dự chương trình tập huấn giáo lý viên của Ban giáo lý Đức tin giáo phận.
Hình ảnh
Về tham dự buổi khai mạc tuần tập huấn có cha quản hạt Antôn Hoàng Đức Luyến, cha đặc trách giáo lý, F.x Nguyễn Văn Lượng, quý xơ, quý thầy trong Ban giảng huấn giáo phận, quý thầy Ban giáo lý hạt và 157 thầy cô giáo lý viên đến từ 7 giáo xứ của giáo hạt.
Đây là đợt tập huấn thường kỳ của giáo hạt Bột Đà và được bắt đầu từ thứ hai ngày 17.03.2014 và kết thúc vào thứ bảy ngày 22.03.2014. Đợt tập huấn này là nhằm nâng cao kiến thức giáo lý, hiểu biết sâu về Lời Chúa và nghiệp vụ sư phạm cho các thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt.
Trong bài phát biểu khai mạc, cha Quản hạt đã chào mừng quý xơ, quý thầy trong Ban giảng huấn giáo phận cũng như các thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt đã có mặt tại trung tâm giáo hạt trong buổi lễ khai mạc này.
Ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò, cũng như trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu đặc biệt là người giáo lý viên trong vai trò giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ và góp phần vào công việc xây dựng Giáo Hội.
Chúng ta là con cái Giáo Hội, được Hội Thánh mời gọi để cộng tác vào sứ mạng giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ. Trách nhiệm của chúng ta không chỉ là trồng người, nhưng là trồng người Kitô hữu cho Hội Thánh Việt Nam. Tuy khó khăn và vất vả, nhưng đó là con đường nên thánh của chúng ta mà phần thưởng cuối cùng chính là Chúa Kitô. Đây là điều mà một số giáo lý viên đã từng cảm nghiệm. khi dấn thân vào công việc dạy giáo lý: Chính khi đi dạy giáo lý, chúng ta nhận được nhiều hơn là cho đi.
Sau lời phát biểu khai mạc, cha đặc trách giáo lý F.x Nguyến Văn Lượng đã thông qua lịch báo giảng của tuần tập huấn, ngài cũng chúc các thầy cô đạt được nhiều kết quả trong đợt tập huấn này và chúc cho tuần tập huấn của giáo hạt được thành công và tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Sau Nghi thức khai mạc, ban giảng huấn đã chia ra và dạy học riêng theo 4 khối: Sơ cấp, Căn Bản, Kinh Thánh, và Vào đời.
Thời gian và lịch cho các giờ học:
- Buổi sáng: Bắt đầu vào lúc 8h:30 và kết thúc vào lúc 11h:00.
- Buổi chiều: Bắt đầu lúc 13h30 và kết thúc vào lúc 17h:00.
Cầu chúc cho Ban giảng huấn và các thầy cô trong tuần tập huấn này luôn làm việc theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Các thầy cô giáo lý viên sẽ thu nhận được nhiều kết quả. Để qua một tuần tập huấn, các thầy cô lại trở về và trao ban cho các em học sinh nhiều kiến thức.
Hình ảnh
Về tham dự buổi khai mạc tuần tập huấn có cha quản hạt Antôn Hoàng Đức Luyến, cha đặc trách giáo lý, F.x Nguyễn Văn Lượng, quý xơ, quý thầy trong Ban giảng huấn giáo phận, quý thầy Ban giáo lý hạt và 157 thầy cô giáo lý viên đến từ 7 giáo xứ của giáo hạt.
Đây là đợt tập huấn thường kỳ của giáo hạt Bột Đà và được bắt đầu từ thứ hai ngày 17.03.2014 và kết thúc vào thứ bảy ngày 22.03.2014. Đợt tập huấn này là nhằm nâng cao kiến thức giáo lý, hiểu biết sâu về Lời Chúa và nghiệp vụ sư phạm cho các thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt.
Trong bài phát biểu khai mạc, cha Quản hạt đã chào mừng quý xơ, quý thầy trong Ban giảng huấn giáo phận cũng như các thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt đã có mặt tại trung tâm giáo hạt trong buổi lễ khai mạc này.
Ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò, cũng như trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu đặc biệt là người giáo lý viên trong vai trò giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ và góp phần vào công việc xây dựng Giáo Hội.
Chúng ta là con cái Giáo Hội, được Hội Thánh mời gọi để cộng tác vào sứ mạng giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ. Trách nhiệm của chúng ta không chỉ là trồng người, nhưng là trồng người Kitô hữu cho Hội Thánh Việt Nam. Tuy khó khăn và vất vả, nhưng đó là con đường nên thánh của chúng ta mà phần thưởng cuối cùng chính là Chúa Kitô. Đây là điều mà một số giáo lý viên đã từng cảm nghiệm. khi dấn thân vào công việc dạy giáo lý: Chính khi đi dạy giáo lý, chúng ta nhận được nhiều hơn là cho đi.
Sau lời phát biểu khai mạc, cha đặc trách giáo lý F.x Nguyến Văn Lượng đã thông qua lịch báo giảng của tuần tập huấn, ngài cũng chúc các thầy cô đạt được nhiều kết quả trong đợt tập huấn này và chúc cho tuần tập huấn của giáo hạt được thành công và tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Sau Nghi thức khai mạc, ban giảng huấn đã chia ra và dạy học riêng theo 4 khối: Sơ cấp, Căn Bản, Kinh Thánh, và Vào đời.
Thời gian và lịch cho các giờ học:
- Buổi sáng: Bắt đầu vào lúc 8h:30 và kết thúc vào lúc 11h:00.
- Buổi chiều: Bắt đầu lúc 13h30 và kết thúc vào lúc 17h:00.
Cầu chúc cho Ban giảng huấn và các thầy cô trong tuần tập huấn này luôn làm việc theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Các thầy cô giáo lý viên sẽ thu nhận được nhiều kết quả. Để qua một tuần tập huấn, các thầy cô lại trở về và trao ban cho các em học sinh nhiều kiến thức.
Giáo hạt Cửa Lò Khai mạc tuần huấn luyện Giáo Lý Viên 2014
J.B Hoàng Cảnh Hồng
10:08 17/03/2014
GP VINH - “Đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi
Đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường”
Hình ảnh
Lời bài hát “Đẹp Thay” cứ vang lên trên loa phóng thanh của trường giáo lý phổ thông giáo xứ Tân Lộc như hân hoan thôi thúc lòng người, mỗi lời ca, câu từ cứ như bước theo nhịp đập hối hả của hơn 200 Giáo Lý Viên giáo hạt Cửa Lò mà sáng hôm nay ngày đầu tiên khai mạc tuần huấn luyện GLV theo lịch thường niên của Ban Giáo lý giáo phận. Như lời người dẫn chương trình “Năm 2014 là “Năm Thánh Hóa Gia đình” Giáo Hội nhắc nhở chúng ta là những người giáo lý viên giữa thời đại hôm nay. Vai trò của giáo lý viên là làm "chứng nhân" hơn là "người dạy". ”
Trong tâm tình mùa chay thánh, trung tuần tháng kính thánh Cả Giuse, giáo hạt Cửa Lò bước vào tuần huấn luyện giáo lý cho toàn thể giáo lý viên, chắc nhắn toàn thể giáo hạt tràn đầy hứa hẹn một mùa bội thu ơn thánh trên cách đồng truyền giáo của giáo hạt nhà”. vâng ! Nhìn lại công cuộc dạy giáo lý của quý Giáo lý viên (GLV) nói chung, cách riêng trên giáo phận Vinh, tuy rằng về trình độ học vấn và kiến thức theo mặt bằng thì còn non yếu, song với lòng mến, lòng nhiệt huyết say mê hy sinh chịu khó thì “tạ ơn Chúa” phải lấy làm tự hào. Sao không tạ ơn Chúa, sao không tự hào được khi mà mỗi GLV là một hoàn cảnh không ai giống ai, nhưng có những cái giống chung là: GLV của một đất nước nghèo về vật chất và vì thế đa số ai cũng nghèo, ai cũng bận bịu với gia đình, chồng, vợ, con cái, với bao công việc làm ăn và như người đời thì “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thế mà mỗi khi đến giờ dạy giáo lý hàng tuần hoặc phải tham gia những công việc liên quan đến giáo lý như hôm nay chẳng hạn, thì trên nét mặt của mỗi GLV sao mà nó đẹp lạ. Nó toát lên sự thánh thiện, sự vô tư vui vẻ, sự yêu mến nhiệt huyết chen lẫn với một chút hối hả của sự đam mê nơi lòng mến Chúa yêu Giáo Hội. Ôi ! những lúc đó người GLV như giũ đi cái bận bịu của thế trần, của gia đình, của đời thường và cứ thế vô tư, hăng say lao vào cánh đồng truyền giáo đầy nhiệt huyết như một Tông đồ của Chúa, của Hội Thánh. Để ca ngợi người tông đồ GLV thì không một bút mực nào tả hết được những nét đẹp mà Chúa đã ban cho.
Trở về với ngày khai mạc tuần huấn luyện GLV do giáo phận tổ chức hàng năm. Giáo hạt Cửa Lò được Quý Sơ giảng huấn trong Ban đào tạo giáo lý giáo phận gồm có: Sơ Maria Đan Thị Minh Tuyết; dòng Phaolô. Sơ Anna Cao thị Ánh Hồng; dòng mến Thánh Giá Vinh. Sơ Anna Nguyễn thị Thùy Linh; dòng Bác Ái Turê và Sơ Maria Nguyễn thị Yến; dòng Lao Động Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm; cùng sẻ chia và chuyển tải những kiến thức giáo lý cho Quý GLV trong tuần huấn luyện này. Cha Giuse Phan Sỹ Phương quản hạt, Trưởng ban giáo lý Đức tin của giáo hạt đã công bố khai mạc tuần huấn luyện. Ngài đã chia sẻ, nhắn gửi cũng như chúc quý GLV thu được nhiều kiến thức giáo lý trong tuần huấn luyện được thành công tốt đẹp. Cha Lu-y Nguyễn văn Nga Đặc trách giáo lý giáo hạt đã công bố thời khóa biểu cũng như nội quy trong tuần huấn luyện, và ngài cám ơn Quý giảng huấn giáo phận và tất cả anh chị em GLV đã gác lại tất cả, cùng nhau vào sa mạc với Thầy Giêsu chí thánh để được tiếp thêm “lửa” của Thánh Thần mà mang về tung vãi trên cánh đồng truyền giáo của hạt nhà.
Những tiết học của ngày đầu tiên như: Thực tập Suy chiêm Lời Chúa bài giáo lý. Thực tập Nhận định cầu nguyện. Thực tập Nhận định ngày sống. Thực tập Chia sẻ thiêng liêng, đã đốt lên trong GLV lòng cảm mến cao độ, là những nấc thang vững chắc để anh chị em GLV bước vào những ngày tiếp theo của một sứ vụ do tình thương và hồng ân Thiên Chúa ân ban.
Kính chúc GLV no tràn hồng ân Thiên Chúa, do tuần huấn luyện giáo lý mang lại, để quý GLV tiếp tục vững bước trên cánh đồng truyền giáo của hạt nhà.
Đẹp thay ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường”
Hình ảnh
Lời bài hát “Đẹp Thay” cứ vang lên trên loa phóng thanh của trường giáo lý phổ thông giáo xứ Tân Lộc như hân hoan thôi thúc lòng người, mỗi lời ca, câu từ cứ như bước theo nhịp đập hối hả của hơn 200 Giáo Lý Viên giáo hạt Cửa Lò mà sáng hôm nay ngày đầu tiên khai mạc tuần huấn luyện GLV theo lịch thường niên của Ban Giáo lý giáo phận. Như lời người dẫn chương trình “Năm 2014 là “Năm Thánh Hóa Gia đình” Giáo Hội nhắc nhở chúng ta là những người giáo lý viên giữa thời đại hôm nay. Vai trò của giáo lý viên là làm "chứng nhân" hơn là "người dạy". ”
Trong tâm tình mùa chay thánh, trung tuần tháng kính thánh Cả Giuse, giáo hạt Cửa Lò bước vào tuần huấn luyện giáo lý cho toàn thể giáo lý viên, chắc nhắn toàn thể giáo hạt tràn đầy hứa hẹn một mùa bội thu ơn thánh trên cách đồng truyền giáo của giáo hạt nhà”. vâng ! Nhìn lại công cuộc dạy giáo lý của quý Giáo lý viên (GLV) nói chung, cách riêng trên giáo phận Vinh, tuy rằng về trình độ học vấn và kiến thức theo mặt bằng thì còn non yếu, song với lòng mến, lòng nhiệt huyết say mê hy sinh chịu khó thì “tạ ơn Chúa” phải lấy làm tự hào. Sao không tạ ơn Chúa, sao không tự hào được khi mà mỗi GLV là một hoàn cảnh không ai giống ai, nhưng có những cái giống chung là: GLV của một đất nước nghèo về vật chất và vì thế đa số ai cũng nghèo, ai cũng bận bịu với gia đình, chồng, vợ, con cái, với bao công việc làm ăn và như người đời thì “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thế mà mỗi khi đến giờ dạy giáo lý hàng tuần hoặc phải tham gia những công việc liên quan đến giáo lý như hôm nay chẳng hạn, thì trên nét mặt của mỗi GLV sao mà nó đẹp lạ. Nó toát lên sự thánh thiện, sự vô tư vui vẻ, sự yêu mến nhiệt huyết chen lẫn với một chút hối hả của sự đam mê nơi lòng mến Chúa yêu Giáo Hội. Ôi ! những lúc đó người GLV như giũ đi cái bận bịu của thế trần, của gia đình, của đời thường và cứ thế vô tư, hăng say lao vào cánh đồng truyền giáo đầy nhiệt huyết như một Tông đồ của Chúa, của Hội Thánh. Để ca ngợi người tông đồ GLV thì không một bút mực nào tả hết được những nét đẹp mà Chúa đã ban cho.
Trở về với ngày khai mạc tuần huấn luyện GLV do giáo phận tổ chức hàng năm. Giáo hạt Cửa Lò được Quý Sơ giảng huấn trong Ban đào tạo giáo lý giáo phận gồm có: Sơ Maria Đan Thị Minh Tuyết; dòng Phaolô. Sơ Anna Cao thị Ánh Hồng; dòng mến Thánh Giá Vinh. Sơ Anna Nguyễn thị Thùy Linh; dòng Bác Ái Turê và Sơ Maria Nguyễn thị Yến; dòng Lao Động Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm; cùng sẻ chia và chuyển tải những kiến thức giáo lý cho Quý GLV trong tuần huấn luyện này. Cha Giuse Phan Sỹ Phương quản hạt, Trưởng ban giáo lý Đức tin của giáo hạt đã công bố khai mạc tuần huấn luyện. Ngài đã chia sẻ, nhắn gửi cũng như chúc quý GLV thu được nhiều kiến thức giáo lý trong tuần huấn luyện được thành công tốt đẹp. Cha Lu-y Nguyễn văn Nga Đặc trách giáo lý giáo hạt đã công bố thời khóa biểu cũng như nội quy trong tuần huấn luyện, và ngài cám ơn Quý giảng huấn giáo phận và tất cả anh chị em GLV đã gác lại tất cả, cùng nhau vào sa mạc với Thầy Giêsu chí thánh để được tiếp thêm “lửa” của Thánh Thần mà mang về tung vãi trên cánh đồng truyền giáo của hạt nhà.
Những tiết học của ngày đầu tiên như: Thực tập Suy chiêm Lời Chúa bài giáo lý. Thực tập Nhận định cầu nguyện. Thực tập Nhận định ngày sống. Thực tập Chia sẻ thiêng liêng, đã đốt lên trong GLV lòng cảm mến cao độ, là những nấc thang vững chắc để anh chị em GLV bước vào những ngày tiếp theo của một sứ vụ do tình thương và hồng ân Thiên Chúa ân ban.
Kính chúc GLV no tràn hồng ân Thiên Chúa, do tuần huấn luyện giáo lý mang lại, để quý GLV tiếp tục vững bước trên cánh đồng truyền giáo của hạt nhà.
Văn Hóa
Suy tư về thư của Đức Cha Chủ Tịch Ủy ban giáo dục Công Giáo dịp mùa chay
Grêgôriô Võ Trần Nhựt
09:52 17/03/2014
Dòng Sông
Chia sẻ tâm tình khi suy tư Thư của Đức Cha Chủ Tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo gửi các sinh viên, học sinh nhân dịp Mùa chay 2014
Trong ngôi nhà lưu xá nhỏ bên cạnh sông Sài Gòn, đêm nay, anh em chúng con đang chầu Thánh Thể trong dịp tĩnh tâm hằng tháng. Lúc này đã gần 3h sáng, vừa xong lượt của mình, con ra ngồi nhìn dòng sông thân thuộc phía bên kia đường. Bằng tất cả những mệt mỏi, muộn phiền, lạnh lẽo nơi Sài thành đô hội chồng chất thêm, dòng sông trong mắt con bỗng trở nên nặng nề quá đỗi. Và cũng như bao lần khác, kể từ khi bắt đầu nhận thức về cuộc đời này, con vẫn chưa thôi băn khoăn: Con là ai, con đến từ đâu, con tồn tại vì mục đích gì?
Con chợt nhớ đến lời của Cha Vincent khuyên con nên đọc Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp Mùa chay 2014 của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo. Rồi con nghiền ngẫm bức thư. Có lẽ, thưa Đức Cha, con cũng là một kẻ lầm than!
Dòng sông – hàng ngày phải thu vào trong lòng mình bao nhiêu bùn đất, bèo bọt, rác rưởi. Dòng sông – là để có khi một em bé vô tình vứt vỏ hộp sữa tươi rồi cười lên khoe với mẹ, một cậu thanh niên vứt vội mẩu tàn thuốc rồi lao nhanh trong tiếng í ới của chúng bạn, một người công nhân vứt nhanh hộp xôi để kịp giờ vào ca, một nhà máy dẫn thẳng nước thải không qua xử lý để tiết kiệm chi phí...
Nhưng đêm nay, khi con ngồi đây, trong tiếng gió lạnh, trong tiếng thì thầm cầu nguyện của anh em đang Chầu Thánh Thể, thì lạ thay, dòng sông vẫn trôi – dù lầm lũi, dù nặng nề, dù gông cùm xiềng xích. Phải chăng dòng sông vẫn luôn khắc ghi sứ mệnh của mình, rằng phải đem nước đắp bồi tốt tươi bờ bãi, phải nuôi sống hoa màu, thú vật, nuôi sống cả người tốt lẫn kẻ xấu trước khi trở về với biển bao la.
Nên, Cha ơi! Dòng sông vẫn trôi!...
Con cũng là dòng sông, mà ngay từ khởi thủy, Thiên Chúa tình yêu đã trao ban cho nó tất cả khả năng cũng như điều kiện để hoàn thành sứ mệnh của mình. Con cũng là dòng sông, hàng ngày cũng phải nhận biết bao khó khăn thử thách, bao cám dỗ, bao bực dọc, bao chướng tai gai mắt. Nhưng chỉ có điều, con không trôi nữa, con dừng lại, con thu mình vào cái vỏ bọc mà con nghĩ rằng sẽ an toàn. Con đã không còn nhớ đến sứ mệnh của mình. Nỗi mặc nhiên về sự bất hạnh tràn vào tâm hồn khiến con quên mất rằng, ở ngoài kia còn biết bao con người cơ cực, quẫn bách, khốn cùng. Con đã làm gì để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, hay dễ nhận ra hơn là tình yêu của cha mẹ, anh em, bạn bè? Hay con đã tự biến mình thành kẻ lầm than – lầm than vật chất, lầm than luân lý, lầm than thiêng liêng – như Đức Cha đã tóm lược.
Dòng sông cũng sẽ chết đi, và sẽ không được gọi là dòng sông nữa mà trở thành ao hồ nếu nó dừng lại. Và con cũng sẽ chết đi nếu con dừng trao ban yêu thương, có nghĩa là dừng việc sống trong Đức Kitô – Đấng yêu thương. Như Benjamin Franklin từng nói: “Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điều đến 75 tuổi mới chôn mà thôi”. Con đã chết khi quay lưng với những ánh mắt van lơn, những đôi bàn tay gầy guộc. Con đã chết khi để tâm hồn chìm trong những dục vọng tầm thường, những đam mê trần thế. Con đã chết khi quên đi sự thật, khi quên đi chân lý – trên môi miệng Ngài.
Đúng như trong thư mà Đức Cha đã nói: “Trong hoàn cảnh của người trẻ, nhất là hoàn cảnh của những sinh viên, học sinh từ miền thôn quê đến học tại các tỉnh thành, chính các con có thể bị quyến rũ và rơi vào những cảnh lầm than đó”. Vâng, chúng con là những người trẻ. Mà tuổi trẻ thường đi đôi với những lạc lối, những bốc đồng, những thiếu sót. Tuy nhiên, cũng chính Đức Cha đã cho chúng con biết phương cách để vượt qua, đó chính là năng gặp gỡ Chúa và xích lại gần nhau hơn.
Đồng thời chúng con cũng cần dùng nhiệt huyết và sáng kiến của mình - như Đức Cha đã mong đợi, để làm đời sống bản thân và mọi người xung quanh được tốt đẹp hơn. Để cuộc đời chúng con không còn trống rỗng và vô hướng, để những lầm than kia chỉ còn là những vết gợn mà Thiên Chúa giàu lòng nhân từ sẽ thứ tha. Bằng tất cả tấm lòng của mình, từ nay những gì chúng con làm cho mọi người sẽ không còn chứa những tính toán vị kỷ, mà là cho đi với tất cả tình yêu. Tình yêu – như Thiên Chúa đã từng yêu và mãi yêu.
Ước chi trong Mùa Chay thánh này, bằng việc hãm mình, cầu nguyện, xin Chúa cho con thấm nhuần thánh ý Ngài. Vì sức con bé nhỏ và tâm hồn con yếu đuối, xin Chúa nâng đỡ con từng bước chập chững nơi ánh sáng Ngài, bằng những việc làm đơn sơ nhưng biết gửi gắm vào đó tất cả trái tim và tâm hồn. Vì Chúa đâu cần gì lớn lao nơi con, một chén nước lã cho kẻ bé mọn thôi, con cũng đã trở nên môn đệ của Người. Amen!
Sài Gòn, 08/03/2014
Grêgôriô Võ Trần Nhựt
Chia sẻ tâm tình khi suy tư Thư của Đức Cha Chủ Tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo gửi các sinh viên, học sinh nhân dịp Mùa chay 2014
Trong ngôi nhà lưu xá nhỏ bên cạnh sông Sài Gòn, đêm nay, anh em chúng con đang chầu Thánh Thể trong dịp tĩnh tâm hằng tháng. Lúc này đã gần 3h sáng, vừa xong lượt của mình, con ra ngồi nhìn dòng sông thân thuộc phía bên kia đường. Bằng tất cả những mệt mỏi, muộn phiền, lạnh lẽo nơi Sài thành đô hội chồng chất thêm, dòng sông trong mắt con bỗng trở nên nặng nề quá đỗi. Và cũng như bao lần khác, kể từ khi bắt đầu nhận thức về cuộc đời này, con vẫn chưa thôi băn khoăn: Con là ai, con đến từ đâu, con tồn tại vì mục đích gì?
Con chợt nhớ đến lời của Cha Vincent khuyên con nên đọc Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp Mùa chay 2014 của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo. Rồi con nghiền ngẫm bức thư. Có lẽ, thưa Đức Cha, con cũng là một kẻ lầm than!
Dòng sông – hàng ngày phải thu vào trong lòng mình bao nhiêu bùn đất, bèo bọt, rác rưởi. Dòng sông – là để có khi một em bé vô tình vứt vỏ hộp sữa tươi rồi cười lên khoe với mẹ, một cậu thanh niên vứt vội mẩu tàn thuốc rồi lao nhanh trong tiếng í ới của chúng bạn, một người công nhân vứt nhanh hộp xôi để kịp giờ vào ca, một nhà máy dẫn thẳng nước thải không qua xử lý để tiết kiệm chi phí...
Nhưng đêm nay, khi con ngồi đây, trong tiếng gió lạnh, trong tiếng thì thầm cầu nguyện của anh em đang Chầu Thánh Thể, thì lạ thay, dòng sông vẫn trôi – dù lầm lũi, dù nặng nề, dù gông cùm xiềng xích. Phải chăng dòng sông vẫn luôn khắc ghi sứ mệnh của mình, rằng phải đem nước đắp bồi tốt tươi bờ bãi, phải nuôi sống hoa màu, thú vật, nuôi sống cả người tốt lẫn kẻ xấu trước khi trở về với biển bao la.
Nên, Cha ơi! Dòng sông vẫn trôi!...
Con cũng là dòng sông, mà ngay từ khởi thủy, Thiên Chúa tình yêu đã trao ban cho nó tất cả khả năng cũng như điều kiện để hoàn thành sứ mệnh của mình. Con cũng là dòng sông, hàng ngày cũng phải nhận biết bao khó khăn thử thách, bao cám dỗ, bao bực dọc, bao chướng tai gai mắt. Nhưng chỉ có điều, con không trôi nữa, con dừng lại, con thu mình vào cái vỏ bọc mà con nghĩ rằng sẽ an toàn. Con đã không còn nhớ đến sứ mệnh của mình. Nỗi mặc nhiên về sự bất hạnh tràn vào tâm hồn khiến con quên mất rằng, ở ngoài kia còn biết bao con người cơ cực, quẫn bách, khốn cùng. Con đã làm gì để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, hay dễ nhận ra hơn là tình yêu của cha mẹ, anh em, bạn bè? Hay con đã tự biến mình thành kẻ lầm than – lầm than vật chất, lầm than luân lý, lầm than thiêng liêng – như Đức Cha đã tóm lược.
Dòng sông cũng sẽ chết đi, và sẽ không được gọi là dòng sông nữa mà trở thành ao hồ nếu nó dừng lại. Và con cũng sẽ chết đi nếu con dừng trao ban yêu thương, có nghĩa là dừng việc sống trong Đức Kitô – Đấng yêu thương. Như Benjamin Franklin từng nói: “Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điều đến 75 tuổi mới chôn mà thôi”. Con đã chết khi quay lưng với những ánh mắt van lơn, những đôi bàn tay gầy guộc. Con đã chết khi để tâm hồn chìm trong những dục vọng tầm thường, những đam mê trần thế. Con đã chết khi quên đi sự thật, khi quên đi chân lý – trên môi miệng Ngài.
Đúng như trong thư mà Đức Cha đã nói: “Trong hoàn cảnh của người trẻ, nhất là hoàn cảnh của những sinh viên, học sinh từ miền thôn quê đến học tại các tỉnh thành, chính các con có thể bị quyến rũ và rơi vào những cảnh lầm than đó”. Vâng, chúng con là những người trẻ. Mà tuổi trẻ thường đi đôi với những lạc lối, những bốc đồng, những thiếu sót. Tuy nhiên, cũng chính Đức Cha đã cho chúng con biết phương cách để vượt qua, đó chính là năng gặp gỡ Chúa và xích lại gần nhau hơn.
Đồng thời chúng con cũng cần dùng nhiệt huyết và sáng kiến của mình - như Đức Cha đã mong đợi, để làm đời sống bản thân và mọi người xung quanh được tốt đẹp hơn. Để cuộc đời chúng con không còn trống rỗng và vô hướng, để những lầm than kia chỉ còn là những vết gợn mà Thiên Chúa giàu lòng nhân từ sẽ thứ tha. Bằng tất cả tấm lòng của mình, từ nay những gì chúng con làm cho mọi người sẽ không còn chứa những tính toán vị kỷ, mà là cho đi với tất cả tình yêu. Tình yêu – như Thiên Chúa đã từng yêu và mãi yêu.
Ước chi trong Mùa Chay thánh này, bằng việc hãm mình, cầu nguyện, xin Chúa cho con thấm nhuần thánh ý Ngài. Vì sức con bé nhỏ và tâm hồn con yếu đuối, xin Chúa nâng đỡ con từng bước chập chững nơi ánh sáng Ngài, bằng những việc làm đơn sơ nhưng biết gửi gắm vào đó tất cả trái tim và tâm hồn. Vì Chúa đâu cần gì lớn lao nơi con, một chén nước lã cho kẻ bé mọn thôi, con cũng đã trở nên môn đệ của Người. Amen!
Sài Gòn, 08/03/2014
Grêgôriô Võ Trần Nhựt
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thờ Kính Tổ Tiên
Nguyễn Bá Khanh
21:24 17/03/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Khôn ngoan nhờ Đức Cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
(Ca dao)