Ngày 14-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:02 14/03/2018
52. NGƯỜI NHÀ QUÊ COI KỊCH
Có một đoàn kịch về nhà quê diễn tuồng “Đàn tỳ bà ký”, nhập vai biễu diễn tình tiết Quan Vũ giết Điêu Thuyền.
Người nhà quê vừa coi vừa khóc nói:
- “Thật là một con dâu hiếu thuận, một đời khổ cực, đến cuối thì lại bị tên man Hán mặc đỏ giết chết !”
(Chuyện tiếu thời thượng)

Suy tư 52:
Có người thích coi hài kịch, có người thích coi bi kịch, mỗi người đều có sở thích riêng của mình.
Hài kịch hay bi kịch thì cũng chỉ là những “pha” giả tạo được mô phỏng theo hoàn cảnh cuộc sống thật của con người, thế mà cũng có người rơi nước mắt khi coi một tuồng đầy tính lâm ly ai oán hận thù ghét thương, như thế cũng đủ chứng minh cho thấy rằng, con người ta ai cũng có một quả tim biết rung động xót xa trước những hoàn cảnh bất hạnh của mình cũng như của người khác.
Có người khi coi diễn tuồng thì khóc, nhưng khi nhìn thấy người anh em bất hạnh đói ăn nằm bên vệ đường thì lại dửng dưng chẳng chút động lòng từ tâm; có người khóc sụt sùi trước tượng đài Đức Mẹ vì hoàn cảnh không may của gia đình mình, nhưng lại nguyền rủa cảnh bất hạnh của người hàng xóm...
Bi kịch lớn nhất của ngừơi Ki-tô hữu không phải là việc Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá, nhưng chính là họ thờ ơ trước những đau khổ của tha nhân; hài kịch khó coi nhất của người Ki-tô hữu chính là họ tô vẽ hình thiên thần bác ái đậm đà trước ngực, nhưng lại vẽ hình con quỷ ghét ghen to bự chảng khó coi ở sau lưng.
Bi kịch và hài kịch là ở sàn diễn trong tâm hồn mà mỗi người chúng ta đều là diễn viên vậy, hay hoặc không hay là do Thiên Chúa làm đạo diễn hay ma quỷ làm đạo diễn ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:03 14/03/2018

43. Cầu nguyện là tâm hồn con người ta bay đến trước tòa Thiên Chúa.

(Thánh John Damascene)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Hãy xé lòng, đừng xé áo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:09 14/03/2018
HÃY XÉ LÒNG, ĐỪNG XÉ ÁO

Mở đầu:
- Hát kinh Đức Chúa Thánh Thần.
- Đọc Lời Chúa trong sách tiên tri Giô-en: 2, 12-18.
-
“Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi”.
Bài trích sách Tiên tri Giô-en.
Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?
Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: “Chúa của chúng ở đâu?” Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.
Ðó là lời Chúa.

Suy niệm :

XÉ TÂM HỒN
Mỗi người chỉ có một tâm hồn, nếu xé đi thì còn gì là tâm hồn nữa, mà tâm hồn thì được con người ta gán cho nhiều danh từ đẹp và xấu như: tâm hồn ăn uống, tâm hồn thoải mái, tâm hồn bi quan, tâm hồn lạc quan, tâm hồn phóng khoáng.v.v...
Thế nhưng ngay từ đầu mùa chay, Giáo Hội qua tiên tri Giô-en đã mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là xé tâm hồn ra từng mảnh để thấy cuộc đời khi thất vọng đau thương thì càng cảm thấy cần đến tình thương của Thiên Chúa, bời vì khi chúng ta không còn biết nương tựa vào ai nữa thì cảm nhận được rằng, chỉ có Chúa mới là niềm cậy trông mà thôi.
“Hãy xé lòng” tức là xé tâm hồn của mình giữa những hưởng thụ đam mê của cuộc sống, giữa những cô đơn và thất vọng, giữa dòng đời bon chen lừa đảo. Xé lòng không có nghĩa là như xé một tờ giấy hay một miếng vải, nhưng phải tưởng tượng mình đang xé tở bạc 500 ngàn đồng tiền Việt, hoặc xé 1000 đồng tiền Taiwan, hay 100 đồng đô la Mỹ...Bởi vì khi xé những đồng tiền với mệnh giá lớn như vậy thì chúng ta cảm thấy tiếc và không dám xé. Cũng vậy, xé tâm hồn là từ bỏ những thói quen mà chúng ta đã làm đã nói trong cuộc sống hằng ngày...

Xé bỏ lòng giận ghét.
Cuộc sống con người chỉ muốn người ta yêu mến mình, tâng bốc mình, nịnh bợ mình, nhưng lại ghét những ai nổi trội hơn mình, ghét những ai không về cùng phe cánh của mình, ghét những ai nói to nói nhỏ về mính.v.v...
Mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy xé lòng, tức là làm ngược lại những gì mà ước muốn xác thịt và ma quỷ đòi hỏi, đó là đem một tâm hồn hưởng thụ mà xé đi để ân sủng của Chúa kiến tạo lại đẹp hơn mới hơn.
Xé gì ?
- Xé sự giận ghét chất chứa trong lòng vì những thành tựu của anh chị em bạn bè.
- Xé toang sự hiềm tỵ do lòng ghen ghét tha nhân mà có, sự hiềm tỵ này là chất độc làm cho tâm hồn của chúng ta chết dần tình yêu và sự thông cảm giữa người với nhau, nó như bệnh truyền nhiễm lây lan từ tâm hồn này đến tâm hồn khác, mà nếu ai không biết cầu nguyện thì sẽ không có lá chắn nào để ngăn chặn sự ô nhiễm độc hại bời lóng ghen ghét.
- Sự ghen ghét này ngay từ thuở tạo dựng đã có, đó là Ca-in vì ghen ghét mà giết em mình là A-ben, rồi từ đó sự ghét ghen đã luôn trở thành khí cụ để ma quỷ phá hoại chương trình cứu độ của Ngài trên mỗi người chúng ta.

Xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng.
Đức Chúa Giê-su vì tội lỗi của chúng ta mà đã xuống thế làm người, chịu khổ hình thập giá, chịu chết và sống lại để chúng ta được sống đời đời, đó chính là ơn cứu độ của chúng ta.
Chình sự kiêu ngạo của các thiên thần đã hủy hoại chính mình không những trở thành ma quỷ và còn trở thành đối nghịch với Thiên Chúa.
Chính sự kiêu ngạo đã làm cho chúng ta –trong cuộc sống hằng ngày- trở thành đối nghịch với Thiên Chúa và với anh chị em mình, sự kiêu ngạo đã che mắt tâm hồn của mình để chúng ta không còn nhìn thấy những ưu điểm của anh chị em, không còn thấy thiện chí của tha nhân để cộng tác. Sự kiêu ngạo là hàng rào chắn kiên cố ngăn cách chúng ta không nhận thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, lại càng không chấp nhận giá trị việc làm của anh chị em, và dễ dàng phủ nhận những tài năng của tha nhân đã thực hiện...
Khi xé bỏ sự kiêu ngạo trong lòng thì chúng ta nhổ từng cái đinh nhọn do chính tội lỗi của chúng ta hoặc tội lỗi của người khác ra khỏi cây thập giá, để cho Đức Chúa Giê-su được “tự do” thực hiện ơn cứu độ nơi anh chị em của mình...

Xé bỏ lòng chai đá cứng cỏi với ơn Chúa.
Thiên Chúa hằng yêu thương chúng ta, Ngài luôn ban ơn cho chúng ta trong cuộc sống để chúng ta làm tròn bổn phận của mình, đó là bổn phận của người con của Chúa. Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, là mẹ hiền của chúng ta, hằng năm Giáo Hội hội mở kho tàng ân sủng của Chúa ra để ban ơn cho con cái mình, nhất là trong Mùa Chay Thánh là mùa Chúa tuôn tràn ân huệ cho con cái Ngài gấp bội, để chúng ta trở về với Chúa, từ bỏ con người cũ của mình, chết cho tội và để sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.
Có rất nhiều lần chúng ta đã lòng chai dạ đá trước lời mời gọi hoán cải của Chúa, đã rất nhiều lần chúng ta đã nghe theo lời của thế gian, của bạn bè xấu mà không nghe lời của Chúa qua Giáo Hội, qua các chủ chăn của mình để sống thỏa mãn với xác thịt mỏng dòn yếu đuối trước những cơn cám dỗ. Sự chai đá này có rất nhiều nguyên nhân, mà các nguyên nhân này thường làm cho chúng ta thờ ơ trước Lời Chúa mời gọi:
a/ Thiếu đời sống cầu nguyện.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Tại sao vậy, thưa vì là sự cám dỗ không phải chỉ đến 1 lần trong ngày, nó cũng không nghỉ ngơi hay đình chiến, nhưng nó liên lĩ cám dỗ chúng ta rời xa Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và sẽ ban cho chúng ta; bởi vì ma quỷ là kẻ xảo quyệt nó không ngừng cám dỗ chúng ta dưới mọi hình thức, đó là lý do mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn.
Người luôn cầu nguyện là người ý thức được mình là người mỏng dòn dễ sa ngã, là người mà ma quỷ rất khó chịu, bởi vì khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta đang trò chuyện với Đức Chúa Giê-su đang ngự trong tâm hồn chúng ta, Ngài ở đó lắng nghe, ban ơn và an ủi chúng ta. Người cầu nguyện là người luôn có tâm hồn sẵn sàng nghe tiếng của Chúa phán qua mọi hoàn cảnh, là người nhạy bén với ơn Chúa trong cuộc sống của mình...
b/ Thiếu sự tham dự thánh lễ.
Thánh lễ là đỉnh cao của việc thờ phượng Thiên Chúa của Giáo Hội Công Giáo, là việc làm công khai của toàn thể dân Chúa trên thế gian này qua vị đại diện của Chúa, của Giáo Hội là các linh mục. Thánh lễ chính là suối nguồn tình yêu và ân sủng của Chúa tuôn đổ trên chúng ta qua lời cầu xin của Giáo Hội nhờ Đức Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha.
Thánh lễ dù là Chúa Nhật hay ngày thường thì cũng giá trị như nhau, là chính Đức Chúa Giê-su chủ tế và là của lễ dâng lên Chúa Cha xin Ngài tha tội và thương xót chúng ta.
Trong thánh lễ chúng ta được rước Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su là lương thực hằng sống nuôi linh hồn chúng ta, người Ki-tô hữu coi thường việc dâng thánh lễ là coi thường phúc trường sinh mà Đức Chúa Giê-su đã hứa, linh hồn họ không được sống khỏe mạnh vì không ăn Thịt và Máu của Đức Chúa Giê-su. Khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hợp với Đức Chúa Giê-su, nghĩa là thịt của Đức Chúa Giê-su sẽ là thịt của chúng ta, máu của Ngài cũng sẽ là máu của chúng ta, như lời của Đức Chúa Giê-su dạy: ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì Ta sẽ ở trong người ấy và người ấy sẽ ở trong Ta. Lời hứa này đã được thực hiện khi chúng ta đi rước lễ kết hợp với Đức Chúa Giê-su trong Thánh Thể.

c/ Thiếu tính bác ái huynh đệ.
Giáo Hội là cộng đoàn dân thánh của Chúa, trong cộng đoàn này chúng ta đều là huynh đệ với nhau và được mời gọi nên thánh, từ trong cộng đoàn này chúng ta trở thành những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Đức Chúa Giê-su, mà đầu chính là Ngài.
Ngay từ thời buổi đầu của Giáo Hội, đời sống “một lòng một ý” của giáo dân đã làm cho họ trở nên mạnh mẽ trong đức tin và đức mến, họ sẵn sàng nâng đỡ nhau khi hoạn nạn gian nan và bị bắt bớ, họ không còn là những người xa lạ nữa, nhưng trong đức tin họ trở thành anh em chị em của nhau.
Khi trong cộng đoàn thiếu vắng tình huynh đệ thì cộng đoàn ấy sẽ trở thành miếng mồi ngon của ma quỷ và những thế lực chống phá Giáo Hội. Chính sự thiếu vắng tình bác ái với nhau mà những anh chị em trong cộng đoàn trở thành những người xa lạ, thậm chí coi nhau như kẻ thù, đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho lòng dạ chúng ta chai đá trước lời nời gọi nhận lãnh ơn Chúa của Giáo Hội và của anh chị em mình. Không ai có thể tự mình nên thánh nếu không có ơn Chúa giúp, cũng vậy chúng ta chỉ thật sự nên thánh khi đời sống bác ái của chúng ta trỗi vượt hơn những người khác, nhờ đời sống cộng đoàn huynh đệ mà đức bác ái của mỗi người được thực hiện và thăng tiến, nhờ bác ái thăng tiến mà tâm hồn chúng ta dễ dàng đón nhận ơn thánh Chúa và tâm hồn chúng ta không còn chai lì nữa vì gương sáng của anh chị em trong cộng đoàn của mình.

ĐỪNG XÉ ÁO

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nhìn cách ăn mặc của người khác để mà đánh giá con người của họ, mặc dù chúng ta biết rằng cái áo không làm nên thầy tu. Tuy cái áo không làm nên thầy tu, nhưng con người vẫn cứ luôn lấy cái áo làm thước đo lòng và đo độ cao danh vọng, nghèo hèn của người khác. Vì thế mà trong cuộc sống có nhiều người xé áo của mình để chứng tỏ mình là người công chính ngay thẳng, nhưng thật ra tâm hồn của họ đầy những gian dối và bất công.
Anh công nhân khoác lên mình cái áo công nhân và khi cần thiết cho cuộc trốn khỏi công ty thì chỉ việc vứt bỏ cái áo hoặc xé bỏ nó để che dấu thân phận công nhân của mình; người bác sĩ sẽ rất dễ dàng cởi áo trắng bác sĩ của mình vì lợi ích cá nhân hơn là vì bệnh nhân; cũng có những người dâng mình làm tôi Chúa tuy khác trên mình chiếc áo dòng hay chiếc áo chùng thâm đen, nhưng khi vì quyền lợi cá nhân, vì danh vọng, vì kiêu ngạo mà xé luôn cả áo tu sĩ của mình (nghĩa bóng).v.v...
Xé một cái áo đã cũ thì dễ dàng hơn xé cái áo mới.
Cũng vậy, người ta dễ dàng thề thốt lấy danh dự mình ra thề để che lấp cái xấu xa trong lòng mình, và con người ta thì chỉ nhìn vẻ bên ngoài để khen chê mà thôi, cho nên tiên tri Giô-en đã cảnh cáo chúng ta hãy xé lòng mà đừng xé áo, bởi vì có nhiều người xé áo của mình nhưng vẫn cứ sống như người không biết Thiên Chúa là ai.
Xé áo chính là lời thề thốt, xé áo chính là những cử điệu đạo đức bên ngoài, xé áo chính là lời xin lỗi gian dối để được lòng người, xé áo chính là miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì đầy cả bồ dao găm.v.v ...hôm nay xé áo ngày mai mua lại cái mới hơn để lòe loẹt thiên hạ và anh chị em mình. Cũng có nghĩa là khi chúng ta chỉ xé cái áo bên ngoài, tức xé cái có thể xé và có thể mua lại, thì chẳng khác chi chúng ta miệng nói chừa bỏ, miệng nói xin lỗi nhưng sau đó thì vẫn cứ chứng nào tật đó không thay đổi.
Thiên Chúa không muốn chúng ta xé áo mình, Ngài cũng chẳng muốn chúng ta đứng trước mặt anh chị em mà xé toạc áo mình rồi tuyên bố tôi là người vô tội, vô can với người anh chị em của mình. Nhưng Chúa muốn tôi cứ mặc lấy áo của mình -dù là áo cũ, áo xấu xí- và xé tâm hồn của mình rướm máu vì những tội lỗi mà chúng ta xúc phạm đến Chúa và tha nhân.
Xé áo thì tâm hồn không đau mà chỉ tiếc cái áo mới mua, nhưng xé tâm hồn thì thân xác và tâm hồn cùng đau, nhưng là nỗi đau của vui mừng, nỗi đau của sự sống lại, bởi vì hạt lúa mì rơi xuống đất mà không mục nát thì sẽ không thể sinh nhiều hạt khác được...
Mùa chay thánh năm nay, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ơn Chúa giúp để chúng ta cùng quyết tâm xé lòng mình chứ không xé áo, để chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Đức Chúa Giê-su phục sinh.

Xét mình.
1/ Trong cuộc sống tôi có phân biệt được xé lòng và xé áo không ?
2/ Cuộc sống có nhiều cám dỗ làm cho chúng ta không muốn nghe Lời Chúa dạy bảo, tôi có thật lòng xé lòng để nghe theo Lời Chúa không ?
3/ Mùa chay đối với tôi có ích gì cho việc xé lòng xé áo không ?
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật 5 Chay B
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
14:26 14/03/2018
Con đường hạt lúa

Con đường Chúa Giêsu đã đi qua là con đường hạt lúa: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Thật, Thầy bảo anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hoa trái" (Ga 12,23-24).

Hạt lúa được gieo trên ruộng đồng. Hạt lúa mục nát rồi mới nẩy mầm, đâm bông và kết hạt. Không mục nát, hạt lúa chỉ trơ trọi một mình. Sự mục nát làm trổ sinh sự sống mới, hứa hẹn mùa gặt tương lai.

Nhìn một cánh đồng lúa xanh tươi, uốn lượn theo gió, trải dài trong nắng, căng tròn sức sống, ta nghĩ đến muôn vàn hạt lúa đã mục nát để lên xanh đồng lúa bát ngát.

1. Con đường hạt lúa Giêsu.

Từ khi nhập thể, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa gieo vào lòng đất nhân loại. Thánh Phaolô trình bày mầu nhiệm tự huỷ: "Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế". Như hạt lúa bị mục nát: "Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự". Như hạt lúa nẩy mầm, lớn lên, đơm bông sinh hạt: "Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và ban tặng danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa" (Pl 2,6-11).

Phúc Âm Marcô viết: "Chúa Giêsu bắt đầu dạy cho các môn đệ biết Con Người phải chịu đau khổ rất nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại" (Mc 8,31). Chúa Giêsu nói, Người phải chịu nhiều đau khổ. Phải có nghĩa là bắt buộc. Những kẻ gây đau khổ cho Chúa là những người có địa vị trong tôn giáo và xã hội, những người được coi là thuộc loại trí thức, chức cao, quyền trọng, gây nhiều ảnh hưởng trong dân.

Con đường Chúa đi, quá nhục nhã ê chề nên các môn đệ không thể chấp nhận. "Phêrô liền kéo riêng Chúa Giêsu ra và bắt đầu can trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người liền mắng ông Phêrô: Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Chúa, mà là của loài người" (Mc 8,32-33). Chính bản thân Chúa sẽ như hạt lúa chịu nhiều đau thương tơi tả. Mục nát là chặng đường phải đi qua để có mùa gặt trù phú.

Con đường Chúa đi thật quá hãi hùng: "Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên đường đi Giêrusalem...Người lại kéo riêng nhóm mười hai ra và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy ra cho mình: Này, chúng ta lên Giêrusalem, và ở đó con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại" (Mc 10,32-34). Con đường mở mang Nước Trời sao quá khổ đau, bị nhạo báng, bị khạc nhổ, bị đánh đập. Hạt lúa Giêsu đã đi hết chặng đường đau khổ, mục nát trong cõi chết để đạt tới sự sống vinh quang.

2. Con đường hạt lúa các môn đệ.

Các môn đệ theo Chúa nên cùng đi trên con đường Chúa đã đi "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Ta" (Mc 8,34). Thánh Phaolô kể về con đường đi của người môn đệ: "Giờ đây bị Thánh Thần trói buộc, tôi về Giêrusalem. Không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin mừng và ân sủng của Thiên Chúa" (CV 20,22-24). Người môn đệ của Chúa coi vinh dự là "đựơc thông phần những đau khổ của Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa trong cái chết của Người, với hy vọng cũng được sống lại từ trong cõi chết" (Pl 3,10-11). Thánh Phaolô trở thành hạt lúa Tin mừng. Trải qua tiến trình đau khổ mục nát, thánh nhân đã đứng ở vị trí đầu sóng ngọn gió trên cánh đồng truyền giáo mênh mông.

Xuyên suốt dòng lịch sử Giáo hội, biết bao hạt lúa môn đệ đã chịu mục nát để Giáo hội lớn mạnh không ngừng "Máu các vị tử đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu". Từng thế hệ chứng nhân như những hạt giống tốt, chết đi trong lòng đất các nền văn hoá, và đã trổ sinh rất nhiều hạt lúa mới. Tất cả làm nên cánh đồng lúa thiêng liêng, mùa màng tươi tốt trong cuộc sống đạo và truyền giáo.

3. Con đường hạt lúa chúng ta hôm nay.

Con đường hạt lúa như Chúa Giêsu hay như thánh Phaolô và các tông đồ là những con đường kiễu mẫu cho chúng ta đi theo.

Hạt giống phải mục nát đi mới sinh nhiều bông hạt. Muốn sống một cách trọn vẹn, trổ sinh hoa trái tốt lành, ta phải chết đi cho bản thân mình. Chết đi mỗi ngày một chút cho tính ích kỷ, giả dối hận thù ghen ghét. Mục nát đi trong đời sống thiêng liêng có nghĩa là chết cho tội lỗi, từ bỏ bản thân, từ bỏ ý riêng mình. Chết cho tội lỗi là dứt lìa những dục vọng đam mê trái luật Chúa. Chết cho tội lỗi là quyết tâm lánh xa những gì đưa đến sa ngã.

Hạt lúa nào cố tự bảo vệ sự nguyên vẹn của mình thì nó sẽ dần dần bị hư mốc, rốt cuộc chẳng còn gì; còn hạt lúa nào chấp nhận bị phân huỷ dưới bùn đất thì sẽ đâm mầm, mọc thành cây, nở thành bụi và sẽ trổ hoa kết hạt dồi dào: từ một hạt sẽ biến thành trăm hạt khác. Định luật căn bản của sự sống là: "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai bằng lòng mất sự sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống muôn đời" (Ga 12,25). Chết vì tình thương, vì hạnh phúc đồng loại, vì chính nghĩa, vì công lý, vì hòa bình, vì đức tin là những cái chết làm trổ sinh muôn ngàn nét đẹp cho đời.

4. Hạt lúa âm thầm và hạt lúa mục nát

Tình yêu cao quý hơn cuộc sống và mãnh liệt hơn sự chết. Cái chết của Chúa Giêsu đã nên lời yêu thương con người mọi nơi và mọi thời. Chính vì dám chết cho tình yêu nên luật yêu thương của Chúa trở nên một thách đố. Thách đố con người chui ra khỏi vỏ ốc ích kỷ của mình, ra khỏi những bận tâm, toan tính, vun quén cho mình, để sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Quên mình, hiến thân, đón nhận cái chết như hạt lúa mục nát, đã từng làm cho Chúa Giêsu trăn trở, nao núng và thổn thức. Những giây phút cuối cùng giáp mặt với tử thần không thể không gay go, thống thiết và đầy thách thức: "Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này" (Ga.12,27). Thế nhưng, Người đã biến cuộc tử nạn nên lời tôn vinh Thiên Chúa và lời yêu thương con người: "Chính vì thế mà con đã đến trong giờ này" (Ga.12,27).

Nếu "Hạt lúa âm thầm mọc lên" (x. Mc 4,26-29) là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá, thì "Hạt lúa phải mục nát đi" (x. Ga 12,24) là con đường gian truân vất vả để làm nên một mùa gặt phong nhiêu.




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phụng Vụ giúp chúng ta chuẩn bị đón nhận Chúa Kitô trong phần Rước Lễ
Giuse Thẩm Nguyễn
16:32 14/03/2018
(Vatican News) Trong buổi tiếp kiến chung thường lệ vào hôm thứ Tư, ĐGH Phanxicô tiếp tục loạt bài về các phần trong Thánh Lễ, nhấn mạnh trong tuần này về Kinh Lạy Cha và “ nghi thức Bẻ Bánh”. Ngài nói sau phần Lời Nguyện Thánh Thể sẽ giúp chúng ta “dọn sạch linh hồn mình để tham dự bàn tiệc Thánh Thể”.

Kinh Lạy Cha

Ngay sau lời tuyên xưng “Amen”, chúng con tin, của phần Lời Nguyện Thánh Thể, tất cả cộng đoàn cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, một kinh nguyện được chính chúa Giê-su dạy chúng ta. Đây không chỉ là một lời nguyện như bao lời nguyện khác, nhưng là “ lời nguyện của đoàn con cái Thiên Chúa” đồng thanh cất tiếng gọi Thiên Chúa là Cha. Chúng ta không chỉ đọc kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, nhưng còn đọc kinh Lạy Cha trong các buổi kinh sáng và kinh tối trong toàn Giáo Hội, điều này nhắc nhở chúng ta rằng mình là Kitô hữu trong suốt một ngày, để chúng ta có thái độ hiếu thảo đối với Thiên Chúa và có mối quan hệ thân tình với mọi người.

Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta “lương thực hằng ngày”, một lời cầu xin đặc biệt quy chiếu về Phép Thánh Thể. Sau bài giáo lý, ĐGH nhấn mạnh rằng nếu ai xét thấy mình đã phạm tội trọng, xin hãy đến với Bí Tích Hòa Giải trước khi lên Rước Mình Thánh Chúa. Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng Mùa Chay Thánh là thời gian thuận lợi để đến với bí tích Giải Tội hầu được gặp Chúa trong Bí Tích Thánh Thể.

Lời nguyện trong kinh Lạy Cha cũng mời gọi chúng ta hãy làm hòa với anh chị em mình. Khi chúng ta xin Chúa tha tội cho chúng ta, chúng ta cũng xin “như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. ĐGH nói tiếp rằng “trong khi chúng ta mở lòng mình với Thiên Chúa, Kinh Lạy Cha cũng dọn lòng chúng ta để biết mở lòng yêu thương với anh chị em.”

Dấu chỉ hòa bình và việc Bẻ Bánh.

Việc hòa giải với Thiên Chúa và với anh chị em là một loại “dấu ấn” trong việc trao đổi hòa bình mà trong Nghi Thức Phụng Vụ Roma là “xin” được Rước Thánh Thể. Chúng ta xin Chúa Kitô ban cho chúng ta sự bình an của Ngài, “ không phải là thứ bình an của thế gian.” Lời thánh Phaolô còn vang vọng nhắc bảo rằng chúng ta không thể lên Rước Lễ mà không trước hết làm hòa với anh chị em mình.

Nghi thức “Bẻ Bánh” là yếu tố phụng vụ quan trọng nhất trong Thánh Lễ vì từ thời các Thánh Tông Đồ nghi thức này được gọi là cử hành Thánh Thể. ĐGH Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu rằng chính qua nghi thức Bẻ Bánh mà các môn đệ nhận ra Chúa Đã Sống Lại tại Emmaus. Tương tự như thế, trong Thánh Lễ, Bánh Thánh đã được bẻ ra cho toàn nhân loại được sống. Cộng đoàn nhận ra Chiên Thiên Chúa thật, Đấng Xóa Tội trần gian, và cầu xin với Ngài “Xin thương xót chúng con, xin ban bình an cho chúng con.”

ĐGH nói rằng những lời cầu nguyện như thế này trước khi lên Rước Lễ “giúp chúng ta dọn sạch linh hồn mình để tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, nguồn suối giao hòa với Thiên Chúa và với anh chị em chúng ta.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Các nhận định về Đức Phanxicô vào năm thứ năm ngài làm giáo hoàng
Vũ Văn An
19:31 14/03/2018
Ký giả kỳ cựu chuyên viết về Vatican, John Allen Jr., có cái nhìn rất quân bình về Đức Phanxicô. Nhân dịp kỷ niệm năm thứ năm, ngày ngài được bầu làm giáo hoàng, Allen cho rằng dù yêu hay ghét ngài, Đức Phanxicô vẫn là một vị giáo hoàng có liên quan tới ta.

Dù yêu dù ghét, ngài vẫn có liên quan

Theo ký giả trên, lượng giá bất cứ một nhân vật lớn nào mà tiếng Anh bắt đầu bằng chữ “P” như President (Tổng Thống, Chủ Tịch), Prime Minister (Thủ Tướng), Premier (Thủ Hiến), thẩy đều dễ rơi vào chủ quan tính. Nên khi bạn nghĩ không biết một vị giáo hoàng có làm tốt công việc của ngài hay không thì trước nhất còn tùy ở việc bạn nghĩ vị ấy nên làm những gì. Và về phương diện này, ý kiến rất đa dạng.

Thí dụ, nếu bạn thuộc loại người Công Giáo thấy mình đang sống trong một thế giới hồ đồ và rối rắm, nên coi phẩm tính quan trọng nhất nơi một vị giáo hoàng là sự rõ ràng về tín lý và luân lý, thì Đức Phanxicô hẳn không khá bao nhiêu. Thế nhưng, đối với những người Công Giáo tin rằng Giáo Hội đã trở nên quá cứng ngắc trước khi Đức Phanxicô nhậm chức, quá chú trọng tới những khoản luật hẹp hòi về các vấn đề luân lý gây tranh cãi, thì vị giáo hoàng hiện nay chắc chắn xuất hiện như một thành công vĩ đại.

Tuy nhiên, dù ghét hay yêu ngài, ngài vẫn là vị giáo hoàng có liên quan. Trước nhất, ngài có liên quan về phương diện văn hóa tại rất nhiều nơi khác nhau, nơi phong cách và ngôn từ phi quy ước của ngài, cộng với sứ điệp thương xót của ngài, liên tục lôi kéo sự chú ý và bình luận rộng rãi. Thậm chí khi bị vây khốn và chỉ trích nặng nề, Đức Phanxicô vẫn là thỏi nam châm lôi cuốn các phương tiện truyền thông.

Đức Phanxicô cũng có liên quan về phương diện chính trị, với các chính phủ khắp thế giới theo dõi sát nút các ưu tiên của ngài và các chính khách thuộc đủ mọi xu hướng đều tìm cách khai thác các đặc sủng của ngài để có lợi cho chính nghĩa của mình, dù ngài không luôn luôn có tính quyết định về phương diện chính trị, như sự thành công đầy ngạc nhiên của đảng phản di dân trong cuộc tổng tuyển cử ở Ý đầu tháng này đã chứng tỏ.

Cuối cùng, Đức Phanxicô có liên quan về phương diện giáo hội học. Điều này xem ra có vẻ kỳ lạ khi nói về một vị giáo hoàng, vì “liên quan” là điều dĩ nhiên. Thế nhưng, dù vị giáo hoàng nào cũng hết sức có liên quan về phương diện thiêng liêng và thần học, Đức Phanxicô có liên quan một cách hết sức ngạc nhiên ở điểm đã đặt để hướng đi cho việc tranh luận trong Đạo Công Giáo. Mọi cuộc tranh luận chính trong Giáo Hội ngày nay, bất chấp bạn theo chủ trương nào, đều hướng về phía lượng định tài lãnh đạo của Đức Phanxicô.

Ba thước đo trên không tự động cho ta hay liệu Đức Phanxicô có đang đưa Giáo Hội tiến theo hướng đi đúng hay không, hoặc liệu ngài có đang đặt để các ưu tiên đúng trong việc nối vòng tay lớn với thế giới hay không. Chúng không cho thấy liệu di sản của ngài có lâu bền hay không hay chỉ chỉ như ánh chớp lóe lên rồi tắt ngúm. Và chúng cũng không cho thấy liệu một ngày kia ngài có được tưởng nhớ như một vị thánh hay không, như chính ngài mới đây có nói đùa rằng ngài và Đức Bênêđíctô XVI đang có tên trong “danh sách chờ” được phong thánh.

Thế nhưng các tiêu chí trên quả có ý muốn nói: bất luận người ta phán kết đúng sai ra sao về triều giáo hoàng này, nó vẫn là điều quan trọng, quan trọng đối với thế giới, quan trọng đối với các nhà lãnh đạo thế giới, và quan trọng đối với Giáo Hội mà Đức Phanxicô đã được mời gọi lãnh đạo cách nay 5 năm.

Xin xem các chi tiết về ba tiêu chí trên trong bài “Francis at five years: Love him or hate him, this is one relevant pope” đăng trong Crux ngày 13 tháng Ba, 2018.

Lời nguyền rủa nhiệm kỳ hai

Charles Collins, chủ bút điều hành của tạp chí Crux, thì tự hỏi theo kiểu Mỹ rằng không biết Đức Phanxicô có bị “lời nguyền rủa của nhiệm kỳ hai” hay không.

Nhiệm kỳ tổng thống Mỹ là 4 năm. Năm thứ năm dĩ nhiên là thuộc nhiệm kỳ hai, nếu được tái cử. Giáo hoàng không có nhiệm kỳ, nên hỏi như thế chỉ là một phép loại suy. Như Collins viết, nhiệm kỳ hai của 1 Tổng Thống Mỹ thường hay có tai tiếng, tỷ lệ ủng hộ xuống thấp, kết thúc nhiệm kỳ trong “rên rỉ” chứ ít khi vênh vang. Nixon với Watergate, Reagan với Iran-Contra, Clinton với Lewinsky, Bush với khủng hoảng tài chánh, Obama với Snowden.

Về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, theo tác giả này, sau 4 năm, mọi sự xem ra đang đi xuống. Phải chăng cũng tại “lời nguyền rủa của nhiệm kỳ hai”?

Theo Collins, cho đến giờ này, năm 2018 đang là một annus horribilis (năm kinh hoàng) cho Đức Giáo Hoàng, khiến cho việc kỷ niệm năm thứ năm trở thành ảm đạm hơn, ít tưng bừng hơn 4 lễ kỷ niệm trước đây.

Collins nêu bằng chứng việc ngài xử lý vụ Đức Cha Barros của Chile liên quan tới tai tiếng tình dục Karadima, coi nó như một thứ “trật đường rầy” ở ngay những ngày đầu tiên của năm mới, khiến cho tiếng tăm đấu tranh chống lạm dụng tình dục của ngài bị hoen ố nhiều. Về mặt cải tổ tài chánh, ngài cũng không khá hơn gì: một số viên chức cao cấp ở Ngân Hàng Vatican một là bị kết án hai là bị tố cáo phạm những tội khác nhau về việc quản trị bậy các tài khoản. Libero Milone, cựu tổng thanh lý viên, bị sa thải không được nêu lý do, đã lên tiếng cho rằng mình bị mất chức vì cải tổ quá năng nổ. Mặt khác, tổ chức bác ái Papal Foundation, trụ sở đặt ở Hoa Kỳ, phản đối lời yêu cầu của Đức Phanxicô cung cấp 25 triệu đôla cho một bệnh viện của Tòa Thánh ở Rôma.



Về phía Giáo Hội hoàn vũ đối với Đức Phanxicô, năm 2018 cũng không khả quan bao nhiêu. Collins nêu trường hợp việc hòa giải giáo hội “quốc doanh” Trung Hoa với giáo hội “hầm trú” của nước này đang gặp đề kháng mạnh của một số nhà lãnh đạo Công Giáo Trung Hoa, trong đó, có Đức Hồng Y Zen, người từng cho rằng Tòa Thánh đang “bán đứng” giáo hội “hầm trú” ở Trung Hoa.

Đức Phanxicô cũng đã phải chùn bước trong vụ diễn ra tại giáo phận Ahiara ở Nigeria: ngài từng ra tối hậu thư cho các linh mục ở đây phải chấp nhận vị giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm; nhưng khi thấy tối hậu thư không hữu hiệu, ngài đã chấp nhận đơn từ chức của vị giám mục liên hệ.

Collins cho rằng bảng liệt kê còn nhiều và đây mới chỉ là tháng Ba. Theo ông, hình như “lời nguyền rủa của nhiệm kỳ hai” ứng dụng cả vào Đức Phanxicô. Ông cho rằng các học giả thường nêu lý do gây ra “lời nguyền rủa” này là sự mệt mỏi kiệt lực. Làm tổng thống Hoa Kỳ không phải chuyện dễ: các áp lực không ngừng dẫn đến các sai lầm. Không những thế, chính “nhân dân” cũng mệt mỏi luôn, mệt vì các nhà lãnh đạo của mình, nên ít tha thứ cho họ trong khi lượng định lời ăn tiếng nói và việc làm của họ.

Còn Đức Phanxicô thì sao? Collins cho rằng đến một mức nào đó, ngài cũng vậy. Hiện nay, ngài đã 81 tuổi và mặc dầu ngài còn nhiều sức sống vào tuổi này hơn hai vị tiền nhiệm, nhưng đã có những dấu hiệu mệt mỏi trong các biến cố công cộng. Vụ Đức Cha Barros đã lấy mất chất Teflon, tức chất làm cho lời chỉ trích không dính, khỏi triều giáo hoàng của ngài, khiến cả những người người ủng hộ ngài nhất (như Đức Hồng Y O’Malley) cũng ngỡ ngàng. Cả việc cải tổ Giáo Triều cũng thế, ngày càng tỏ ra xa vời hơn, khiến người cựu trào (old guard) người Ý xem ra đang tái nắm quyền kiểm soát Giáo Triều trở lại.

Biết thích ứng

Tuy nhiên, theo Collins, Đức Phanxicô là người biết thích ứng, mau mắn chỉnh sửa nếu thấy cần. Bất chấp lời tuyên bố như đinh đóng cột rằng mình “chắc chắn” Đức Cha Barros vô tội, ngài vẫn đã gửi điều tra viên đáng kính nhất của Giáo Hội, là Đức Tổng Giám Mục Charles J. Scicluna, đích thân đi điều tra lại sự việc.

Và mặc dù các tai tiếng liên tục về tài chánh đang làm các quan sát viên Vatican có cảm giác nhàm chán, nhưng những người trong cuộc cho hay hiện có dấu hiệu các cải tổ đang có hiệu quả, dù chậm chạp hơn người ta mong đợi.

Điều quan trọng hơn cả là Đức Phanxicô vẫn hết sức nổi tiếng và có khả năng làm dịu cơn bão tố mà ngài đã khởi sự đầu năm 2018.

Điều đã làm và điều chưa hoàn tất

Nhân dịp kỷ niệm này, tạp chí Crux đã phỏng vấn khá nhiều nhân vật Công Giáo có tiếng để xem xem điều gì làm họ ngạc nhiên nhất về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và điều gì ngài chưa hoàn tất.

Đức Hồng Y Dolan của New York cho rằng “hồng phúc lớn nhất của Đức Phanxicô là đã đem giáo huấn vượt thời gian của Giáo Hội và trình bầy nó một cách mới mẻ, mạnh bạo và thích thú.Ngài giúp người ta có cái nhìn tươi mát đối với Giáo Hội Công Giáo, và nhờ thế tiến tới chỗ biết Chúa Giêsu, và cảm nghiệm được tình yêu và lòng thương xót của Người”.

Theo Đức Hồng Y Dolan, không nên nói đến “thất vọng hay những điều chưa hoàn tất, vì Rôma giống như một sông băng! Luôn có nhiều việc hơn để làm”. Chính ngài, sau 9 năm làm Tổng Giám Mục New York, danh sách những điều phải làm càng lúc càng dài hơn trước nhiều. Cả Đức Gioan Phaolô II, sau 27 năm làm giáo hoàng, vẫn còn nhiều điều “chưa hoàn tất”! Điều quan trọng nhất là đem người ta đến với Chúa Giêsu, điều này được Đức Phanxicô làm một cách tuyệt diệu.

Tuy nhiên, một số người như Juan Vicente Boo, phóng viên tại Rôma của nhật báo ABC Tây Ban Nha và là tác giả hai cuốn sách về Đức Phanxicô, thì sau khi kể ra các thành tựu rất nhiều của ngài, có đề cập đến những điều gây thất vọng. Ông kể ra 3 “sự kiện”: cựu bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin không nhậy cảm lắm đối với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục; vụ trưởng vụ Kinh Tế không làm việc theo nhóm và đương kim bộ trưởng bộ Phụng Tự hai lần bị Đức Phanxicô “nói ngược lại” một cách công khai.

Nữ tu Simone Campbell, giám đốc chấp hành của tổ chức vận động hành lang NETWORK cho Công Bằng Xã Hội Công Giáo thì kể ra hai điều “thất vọng”: quyền lãnh đạo của nữ giới và tai tiếng lạm dụng tình dục.

Carolyn Woo, nguyên giám đốc chấp hành Sở Cứu Trợ Công Giáo, cũng đồng quan điểm với Nữ Tu Campbell.

Greg Burke, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho rằng: thành tựu lớn nhất của Đức Phanxicô là làm cho thế giới đơn sơ nhận ra điều này: Thiên Chúa yêu thương ta, bất chấp các tội lỗi của ta; và theo Chúa Giêsu là một niềm vui lớn. Ngài cũng thách thức ta biết chia sẻ tình yêu này với người khác. Ông chỉ nêu ra 1 việc “chưa hoàn tất”: đó là giúp mọi người trong Giáo Hội biết rằng ta ở đây để phục vụ chứ không tỏ uy quyền.

Linh mục John Wauck, giáo sư truyền thông ở Giáo Hoàng Đại Học Thánh Giá ở Rôma, thì cho rằng Đức Phanxicô có khả năng khiến người ta lắng nghe ngài hơn hai vị tiền nhiệm. Việc ngài được đăng hình trên bìa tờ Rolling Stone là 1 bằng chứng. Cha cho rằng lý do không hẳn vì Đức Phanxicô nói những điều họ thích nghe, lý do chính đi trước cả điều ngài nói. Ngài là người “tự nhiên, dễ tiếp cận, có nhân cách 1 người bình thường... như khuôn dung người cha quen thuộc chứ không quá giáo sư như Đức Bênêđíctô hoặc lớn hơn đời thường như Đức Gioan Phaolô II”.

Cha cho rằng những việc chưa hoàn tất gồm: giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, cải tổ nền tài chánh Vatican, cải tổ truyền thông, cải tổ Giáo Triều Rôma. Tuy nhiên, “thất vọng” lớn hơn cả là ta đã dành quá nhiều nghị lực và thì giờ vào việc tranh luận nội bộ về tông huấn Amoris Laetitia mà quên khuấy việc nhìn ra ngoài, nên thứ “Giáo Hội nhìn ra ngoài... chưa ngẩng đầu lên được”.

Cuộc cách mạng của lòng âu yếm dịu dàng

Trên website riêng của ngài, Cha Thomas Rosica, người cho rằng từng tháp tùng Đức Hồng Y Bergoglio vào mật nghị hội bầu ngài làm giáo hoàng và từ đó, theo dõi ngài sát nút trong suốt 5 năm qua, lắng nghe mọi người thán phục ngài, mọi môn đệ của ngài và mọi lời chỉ trích ngài, thì cho rằng khi chọn tên hiệu Phanxicô, ngài đã “khẳng định sức mạnh của lòng khiêm nhường và sự đơn sơ. Tu sĩ Dòng Tên người Á Căn Đình này không chỉ chứng thực tính bổ túc của các đường lối Inhã và Phansinh. Ngài còn mỗi ngày chỉ cho ta thấy tâm và trí gặp nhau ra sao trong tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận. Và quan trọng hơn cả, Đức Phanxicô nhắc nhở ta hàng ngày rằng ta cần Chúa Giêsu xiết bao, và ta cần người lân cận dọc hành trình của ta biết chừng nào”.

Cha nhấn mạnh rằng: “vào xế chiều ngày 13 tháng Ba, 2013, Jorge Mario Bergoglio nhận được ơn gọi ra đi, tái thiết, tu sửa và hàn gắn Giáo Hội. Có những người hân hoan miêu tả ngài như một nhà cách mạng mạnh bạo, gan dạ được phái đến để rung chuyển con thuyền. Nhiều người khác nghĩ ngài đến để gây ra một cuộc đắm tầu vĩ đại. Nhưng cuộc cách mạng duy nhất mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mở là cuộc cách mạng của lòng âu yếm dịu dàng, chính thuật ngữ ngài dùng trong văn kiện ‘Niềm Vui Tin Mừng’ (số 88).

“Nhiều người gọi Đức Phanxicô là nhà cách mạng vĩ đại. Lần duy nhất ngài dùng chữ ‘cách mạng’ là trong Niềm Vui Tin Mừng số 88, khi ngài nói đến cuộc cách mạng của lòng âu yếm dịu dàng nơi Chúa Con mặc lấy xác phàm. Tôi cũng nghĩ còn một cuộc cách mạng khác mà Đức Phanxicô đang chỉ cho ta: đó là cuộc cách mạng của lối sống bình thường... tác phong mục vụ bình thường của người Kitô hữu...”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay, ca Diễn Nguyện &Thuyết Giảng phần Kết Thúc - PT Cursillo Việt Nam TGP/LA
Lê Sự
17:24 14/03/2018

Tĩnh Tâm Mùa Chay 2018
Chủ để: Hãy Theo Thầy
ca Diễn Nguyện & Thuyết Giảng Phần Kết Thúc
Lm. Thuyết Giảng: Giuse-Maria Đinh Quang Huy, Cssp
Phong Trào Cursillo Ngành Việt Nam TGP Los Angeles. Tĩnh Tâm Mùa Chay, Chúa Nhật ngày 11/ 3/ 2018 tại St. Joseph Retreat Center Alhambra, CA
 
Thông Báo
Phân ưu cùng xướng ngôn viên Phương Thảo trước sự ra đi của thân mẫu
VietCatholic Network
00:42 14/03/2018
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

Ban Giám Đốc VietCatholic, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Melbourne, và cộng đoàn Giáo xứ St Margaret Mary's Brunswick, Melbourne xin phân ưu cùng xướng ngôn viên Phương Thảo của chương trình Giáo Hội Năm Châu trước sự ra đi của thân mẫu là:

Bà qủa phụ Trần Phúc Tường



Nhũ danh là Maria Hoàng Thị Nga



(sinh 4/4/1941 tại Bắc VN, vừa qua đời ngày 14/3/2018 tại Melbourne Úc Châu).

Xin Chúa thương đón nhận linh hồn bà Maria vào hưởng thánh nhan Ngài và lau khô những giọt lệ của những ai đang phải than khóc trước cảnh sinh ly tử biệt.




Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng

J.B. Đặng Minh An
 
Cập Nhật Hóa Chương trình Tang Lễ Chính Thức Của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc
Lm Francis Lý văn Ca
06:32 14/03/2018
Cập Nhật Hoá Chương Trình Tang Lễ Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc, Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Chúng tôi nhận được thông báo ‘Chính Thức’ việc tổ chức lễ an táng của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc đã được phổ biến trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn ngày hôm nay như sau:

Toà Tổng Giám Mục chính thức thông báo về tang lễ của Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc của chúng ta:

1. Linh cữu của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc sẽ về đến sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 19 giờ 15 ngày 15.3.2018 trên chuyến bay EK 392 của hãng hàng không Emirates từ Rôma – Dubai – Sài Gòn.

2. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cần thiết, linh cữu sẽ được chuyển về Toà Tổng Giám Mục, số 180 Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, để dâng lễ phát tang.

3. Canh Thức và Cầu Nguyện - Tại Hội trường Toà Tổng Giám Mục.

* Sau lễ phát tang tối thứ Năm 15.3.2018

4. Ngày thứ Sáu 16.3.2018:

* 5.00 giờ sáng, sẽ di quan ra nhà thờ Chính Toà Đức Bà

* 6 giờ sẽ có thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho linh hồn Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô.

* Sau thánh lễ - Có thể kính viếng xác.

*. Từ 8.00 giờ sáng:

* Các đoàn của Trung Ương, Thành Phố và các tỉnh bạn Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp … sẽ đến kính viếng...

* Ngoại Giao Đoàn đến kinh viếng lúc 9.00 giờ sáng.

* Đoàn của Chính phủ sẽ đến kính viếng vào lúc 17g30 tối.

* Các đoàn của 5 liên hạt sẽ đi viếng theo lịch đã được chia.

5. Về việc canh thức và cầu nguyện:

* Sau lễ 9.00 giờ tối thứ Sáu 16.3.2018

6. Thứ Bảy 17.3.2018

* 6.00 giờ sáng: Phái đoàn của giáo phận Mỹ Tho kính viếng Đức Tổng tại Trung Tâm Mục Vụ.

* 8.00 giờ sáng: Thánh Lễ Tại Lễ Đài Trung Tâm Mục Vụ.

Thánh Lễ Đồng Tế Đại Triều an táng do Đức Giám Mục Giuse Nguyễn chí Linh, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chủ tế và Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn văn Nhơn giảng lễ.

Sau Thánh lễ, sẽ di quan vào trong nhà nguyện Tiểu chủng viện Thánh Giuse ngày xưa, nay là nhà nguyện của Trung Tâm Mục Vụ, và an táng Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc bên cạnh Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn văn Bình và Đức Cố Giám Mục Phụ Tá Luy Phạm văn Nẫm.

Ghi Chú:

1. Về việc tham dự cuộc rước Linh cữu vào lúc 20.00 giờ thứ Sáu, 16.3.2018, tiễn đưa Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô từ nhà thờ Đức Bà vào Trung Tâm Mục Vụ.

2. Xe tang chở Linh cữu Đức Tổng, còn đoàn rước sẽ đi bộ với nến cháy trên tay.

Kính mời Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Anh Chị Em tham dự.

Xe ô tô, gắn máy có thể gởi trong sân Đại chủng viện Thánh Giuse, số 6 Đường Tôn Đức Thắng rồi đi bộ ra Nhà thờ Đức Bà, hoặc gởi xe gắn máy ở trước nhà xứ Chính Toà, tối đa tới 23.00 giờ.

3. Riêng các Hội Dòng canh thức từ tối thứ Sáu đến sáng thứ Bảy 17.3.2018 có thể gởi xe trong sân Đại chủng viện.

Kính Báo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lẻ Bóng
Đặng Đức Cương
08:42 14/03/2018
LẺ BÓNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đồng sâu đơn độc cánh cò
Cảm thương thân Bậu chuyến đò lỡ duyên…
(Trích thơ của Phượng Tím)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/03/2018: ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc qua đời, Việt Nam mất một cơ hội có tân Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:11 14/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các linh mục Italia cảnh báo một sự gia tăng các hoạt động huyền bí liên quan đến Satan

Một trường đại học giáo hoàng ở Rôma đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc hội thảo lớn về trừ quỷ, trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo rằng nhu cầu về các linh mục trừ quỷ đang gia tăng nhanh chóng tại Ý.

Tháng Tư tới đây, Đại học Regina Apostolorum sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về phép trừ quỷ và các hoạt động của Satan. Một trong các diễn giả chính là Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Theo một linh mục chuyên đào tạo những nhà trừ quỷ cho giáo phận Palermo, Italia đang cần thêm nhiều những chuyên gia trừ quỷ được đào tạo kỹ lưỡng trước sự bùng nổ các hoạt động huyền bí liên quan đến Satan.

Cha Benigno Palilla nói với Đài Vatican rằng ngày càng có nhiều người Ý hướng đến các hoạt động tâm linh nguy hiểm.

Tổ chức người tiêu dùng Codacons nói rằng 13 triệu người Ý – tức là khoảng một phần tư dân số những người trưởng thành - đã đến với các nhà chiêm tinh, thầy bói và đặc biệt là những người bói bài tarô. Cha Palilla nhận xét rằng khuynh hướng này có thể “mở tung cửa cho ma quỷ và cho tình trạng bị quỷ ám”.

Đài Vatican cho biết có khoảng một nửa triệu người Italia yêu cầu được trừ quỷ mỗi năm, mặc dù trong đó chỉ có một thiểu số nhỏ thực sự cần đến những lời nguyện trừ quỷ, và một con số còn ít hơn nữa những người cần đến các nghi thức trừ quỷ ám. Nguyên nhân thông thường chỉ là các vấn đề tâm lý hoặc tinh thần.

2. Anh chị em Chính Thống Giáo của chúng ta giữ chay như thế nào?

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi lễ khai mạc Mùa Chay của Chính Thống Giáo Nga hôm 19 tháng Hai vừa qua.

Mùa Chay của Chính Thống Giáo có rất nhiều nét tương tự với Mùa Chay của chúng ta. Anh chị em Chính Thống Giáo gọi là Mùa Đại Chay – Great Lent. Đây là mùa chay tịnh quan trọng nhất trong các Giáo Hội Chính Thống Giáo và cả các Giáo Hội Công Giáo phương Đông, nhằm chuẩn bị cho các Kitô hữu mừng đại lễ lớn nhất trong năm là Lễ Phục Sinh.

Dưới nhiều khía cạnh khác nhau Mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo cũng tương tự như Mùa Chay trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt về thời điểm cử hành, và cách thức thực hiện như thế nào, cả trong phụng vụ công cộng và thực hành của từng cá nhân.

Có một sự khác biệt giữa cách tính ngày lễ Phục Sinh giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo. Phần lớn năm, Lễ Phục Sinh Đông phương diễn ra sau Lễ Phục Sinh Tây phương. Có năm trễ hơn đến 5 tuần sau đó; thỉnh thoảng, cũng có khi trùng vào cùng một ngày. Năm nay, Lễ Phục Sinh Đông phương diễn ra sau Lễ Phục Sinh Tây phương một tuần.

Cũng giống như Mùa Chay của Giáo Hội Tây phương, Mùa Đại Chay kéo dài trong bốn mươi ngày, nhưng trong khi chúng ta chỉ giữ chay và kiêng thịt trong hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, anh chị em tín hữu Chính Thống Giáo giữ chay và kiêng thịt cả 40 ngày.

Mùa Đại Chay chính thức bắt đầu vào thứ Hai Thanh Tẩy, diễn ra bảy tuần trước Lễ Phục sinh và kết thúc với Phụng vụ Tiền Thánh Hóa vào ngày Thứ Sáu trong tuần thứ Sáu. Ngày hôm sau được gọi là ngày Thứ bảy Lagiarô, một ngày trước Chúa Nhật Lễ Lá.

Việc giữ chay được tiếp tục trong suốt tuần tiếp theo, được gọi là Tuần Thánh như Giáo Hội Tây phương. Các tín hữu sẽ chấm dứt việc giữ chay vào lễ Vượt qua tức là sáng Chúa Nhật Phục Sinh.

3. Đức Giáo Hoàng tặng 100,000 Euros cho tu viện Chính Thống Giáo đầu tiên tại Áo

Trong một buổi lễ ở Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của Chính Thống Giáo ở Vienna vào dịp kỷ niệm 50 năm Đạo luật về Chính thống Giáo tại Áo được công bố vào năm 1967, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đại Kết Kitô giáo, và Đức Giám Mục Ägidius Zsifkovics của giáo phận Eisenstadt đã loan báo với Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bácthôlômêô về sự đóng góp của Đức Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng đã quyết định tặng 100,000 Euros cho tu viện Chính Thống Giáo đầu tiên tại Áo đang được xây dựng tại thành phố Sankt Andrä thuộc tỉnh Burgenland, là tỉnh cực đông của nước Áo.

Giáo phận Eisenstadt do Đức Cha Ägidius Zsifkovics coi sóc cũng thuộc về tỉnh Burgenland này.

Đạo luật 1967 về Chính thống Giáo tại Áo bảo đảm Chính thống giáo được giảng dạy tại các trường công lập, công nhận các cộng đồng Chính Thống Giáo hiện có và cho phép các cộng đồng mới được thành lập và điều chỉnh các vấn đề về quyền sở hữu.

Đức Hồng Y Koch nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủng hộ dự án tu viện này ngay từ những ngày đầu tiên. Ngài cũng nhắc đến việc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng xây dựng nhịp cầu đông tây của giáo phận cực đông nước Áo.

Có khoảng 450,000 Kitô hữu Chính thống thuộc 7 Giáo Hội Chính thống khác nhau ở Áo. Từ năm 2010, các nhà lãnh đạo 7 Giáo Hội Chính Thống đã làm việc cùng nhau trong Hội Đồng Giám mục Chính thống Áo.

4. 15 sinh viên sẽ viết các bài Suy Niệm Chặng Đàng Thánh Giá tâi Hí trường Côlôsêô

Sáng thứ Năm 8 tháng Ba, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã gởi bản tuyên bố sau đến các ký giả có liên hệ với Tòa Thánh.

Năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác việc chuẩn bị các bài Suy Niệm ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (30 tháng Ba) cho một nhóm các bạn trẻ, do ông Andrea Monda hướng dẫn. Tốt nghiệp luật khoa, và khoa học về tôn giáo, ông Andrea Monda là một nhà văn và là nhà viết tiểu luận.

Các bạn trẻ này là các sinh viên đang theo học tại một rạp hát cổ điển ở Rôma, nơi giáo sư Monda giảng dạy về môn tôn giáo.

5. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và thúc giục Quốc hội thông qua dự luật Bảo vệ Lương Tâm

Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, Chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz của Louisville, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của USCCB kêu gọi các tín hữu gọi điện thoại và email về Quốc hội Hoa Kỳ để thúc giục các thành viên Quốc Hội thông qua dự luật Bảo vệ Lương tâm (Conscience Protection Act) như một phần phải được bao gồm trong dự luật tài trợ bằng quỹ công năm 2018 và cầu nguyện cho kết quả này. Quốc hội hiện đang xem xét liệu có nên bao gồm dự luật Bảo vệ Lương Tâm trong luật về tài trợ kinh phí chính phủ và quyết định về việc bao gồm dự luật Bảo vệ Lương Tâm sẽ được đưa ra trước ngày 23 tháng 3 năm 2018.

Tuyên bố chung của hai ủy ban viết như sau:

Những tấn kích đối với quyền tự do lương tâm ngày càng nhiều và càng hung hăng đòi hỏi phải có một phương dược chặn đứng ngay lập tức. Các y tá và những người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác, cũng như các cơ sở y tế đang bị buộc phải lựa chọn giữa tham gia phá thai hoặc bỏ nghề. Các Giáo Hội và những người Mỹ phò sinh bị bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm cho việc phá thai theo ý muốn - bao gồm cả việc phá thai trong những tuần cuối - trong kế hoạch chăm sóc sức khoẻ của họ. Những người chống đối và cả những người ủng hộ phá thai phải có thể đồng ý với nhau rằng không ai bị buộc phải tham gia phá thai. Quốc Hội phải khắc phục vấn đề này bằng việc ban hành Đạo luật Bảo vệ Lương tâm như một phần của dự luật tài trợ bằng qũy công năm 2018.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các tín hữu hãy cầu nguyện và hành động bằng cách gửi email và gọi điện thoại cho Quốc hội vào tuần tới, đặc biệt là vào ngày Thứ Hai, 12 tháng 3 với thông điệp rằng việc ban hành Đạo luật Bảo vệ Lương Tâm là rất cần thiết để bảo vệ người Mỹ khỏi bị buộc tội vi phạm các xác tín của họ về sự tôn trọng mạng sống con người. Các cuộc gọi điện thoại và email của các bạn đến các thành viên Quốc hội thực sự sẽ tạo ra sự khác biệt, vì vậy hãy hành động ngay để bảo vệ quyền lương tâm!”

Các thành viên của Quốc hội có thể liên lạc được bằng cách gọi cho Tổng đài Hoa Kỳ ở số (202) 224-3121 và yêu cầu được kết nối với các đại diện hoặc thượng nghị sĩ của các bạn.

Hoặc bạn có thể gửi email và gọi cho các Thành viên Quốc hội một cách nhanh chóng và dễ dàng tại www.bit.ly/support-cpa

Để biết thêm thông tin và video về các y tá đã bị bắt buộc lựa chọn giữa công việc của họ và tham gia phá thai, hãy truy cập www.usccb.org/conscience.

6. Đức Thánh Cha chuẩn y án tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của Salvadoran sẽ được tuyên thánh, Tòa Thánh đã đưa ra lời khẳng định này hôm thứ Tư 7 tháng Ba.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc tuyên bố một phép lạ do sự cầu bầu của vị tổng giám mục đã bị sát hại, mở đường cho việc tuyên thánh cho Đức Cha Romero.

Tổng giám mục Romero đã bị bắn chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980 khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bệnh viện ở El Salvador. Vụ giết hại ngài đã gây sốc cho thế giới, và đã xảy ra vào giai đoạn quốc gia này đang trong một cuộc nội chiến. Chưa có ai chính thức bị truy tố về tội ác này.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn án tuyên Chân Phước cho ngài hồi tháng Hai năm 2015 và lễ tuyên chân phước cho ngài đã diễn ra vào tháng Năm năm sau đó.

Trong sắc lệnh được công bố hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận việc chữa lành không thể giải thích được về mặt y khoa của Cecilia Maribel Flores. Cô và gia đình đã cầu nguyện xin Đức Tổng Giám Mục Romero cầu bầu trong khi đang bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian mang thai khó.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận một phép lạ do lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.

Đức Giáo Hoàng giờ đây cần tổ chức một công nghị Hồng Y để chọn ngày lễ tuyên thánh. Hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho hay Đức Phaolô VI sẽ được phong thánh vào ngày cuối cùng của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Thanh Niên vào cuối tháng Mười năm nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhìn nhận những phép lạ do lời cầu bầu của:

Chân Phước Phêrô Francesco Spinelli, đấng sáng lập Tu viện Các Nữ Tu Tôn Thờ Bí Tích Thánh Thể

Chân Phước Maria Katharina Kasper, đấng sáng lập Tu viện Các Tôi Tớ Thấp Hèn của Đức Giêsu Kitô

Chân Phước Vincenzo Romano, một linh mục người Ý

Đấng Đáng Kính María Felicia của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, một nữ tu Paraguay

Đức Thánh Cha cũng nhìn nhận việc tử đạo của Anna Kolesárová, và những đức tính anh hùng của:

Bernardo Łubieński, linh mục dòng Chúa Cứu Chuộc

Cecilio Maria Cortinovis (nhủ danh Antonio Pietro), nữ tu sĩ Dòng Capuchin

Giustina Schiapparoli và Maria Schiapparoli, là những vị sáng lập Dòng Nữ Tử Biển Đức và Dòng Chúa Quan Phòng tại Voghera

Maria Antonella Bordoni, người sáng lập ra Các Nữ tử Bé Nhỏ Mẹ của Mẹ Thiên Chúa

Và Alessandra Sabattini, một tín hữu giáo dân

7. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm các nước vùng Baltic vào tháng Chín

Hôm thứ Sáu 9 tháng Ba, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, loan báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia vào tháng Chín.

Ông nói:

“Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Ngài sẽ thăm các thành phố Vilnius và Kaunas ở Lithuania; Riga và Aglona ở Latvia và Tallinn ở Estonia. Chương trình chi tiết chuyến tông du này sẽ sớm được công bố.”

Lithuania rộng 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam. Trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.

Latvia rộng 64,589 km2, tức gần bằng Lithuania, nhưng với một dân số ít hơn là 2,381,000 dân, người Công Giáo chỉ có 476,700 người, tức là 22.7%, sinh hoạt trong 4 giáo phận trong đó có 1 tổng giáo phận. Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther. Giáo Hội tại Lithuania có 135 linh mục trong đó có 108 linh mục triều và 27 linh mục dòng; 1 phó tế vĩnh viễn, 32 nam tu sĩ, và 109 nữ tu.

Estonia là nước nhỏ nhất trong 3 quốc gia vùng Baltic với 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,251,600 dân, người Công Giáo chỉ có 6,000 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội tại Estonia có 14 linh mục trong đó có 9 linh mục triều và 5 linh mục dòng; 5 nam tu sĩ, và 21 nữ tu.

8. Đức Hồng Y Walter Brandmüller chỉ trích tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Đức mở đường cho người Tin Lành được rước lễ

Sau những lời chỉ trích rất mạnh của Đức Hồng Y Gerhard Müller về quyết định của các Giám Mục Đức cho những người Tin Lành là phối ngẫu của người Công Giáo được rước Mình Thánh Chúa, trong từng trường hợp riêng biệt, Đức Hồng Y Walter Brandmüller, cũng là một Hồng Y người Đức, đã lên tiếng bày tỏ sự chống đối của mình đối với quyết định này.

Ngài gọi “những trường hợp riêng biệt” được nêu trong quyết định của các Giám Mục Đức là một “chiến thuật salami” (chia rẽ đối phương và thắng từng bước một) và là một “mưu mô bất lương”. Đức Hồng Y cũng cảnh giác về nguy cơ “lấy các quy tắc chỉ được áp dụng cho các tình huống nguy tử mà áp dụng vào cuộc sống bình thường”, và gọi phương pháp này là một “trò lừa độc hại.”

Đức Hồng Y Walter Brandmüller nguyên là là Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử. Trong cuộc phỏng vấn với Armin Schwibach, phóng viên thường trú tại Rome của Kath.net, một phương tiện truyền thông của Công Giáo Áo, Đức Hồng Y người Đức nói rằng ngài muốn giúp người Công Giáo nhìn thấy rõ rằng quyết định của các Giám Mục Đức không có nền tảng thần học.

Theo Đức Hồng Y Brandmüller, trước tiên điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của “Giáo Hội”. Giáo Hội không phải là “một công ty giúp cải thiện thế giới” hay “một tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ mọi người trong cuộc sống? Trái lại, Giáo hội “là một thực tại” không bị hạn hẹp trong những mục đích này. “Giáo hội là một công trình của Thiên Chúa, là hình thái hữu hình, cảm nghiệm được qua đó Đức Kitô Phục Sinh tiếp tục công việc cứu rỗi của Người trong thế giới này.”

Tiếp đến, Đức Hồng Y định nghĩa từ “bữa tiệc ly” hay “hiệp thông”. Một số người có thể nghĩ đến bữa ăn, đến sự hiếu khách và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, “Bí Tích Thánh Thể, sự hiệp thông trong ý thức Công Giáo và Chính thống có một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.” Đức Hồng Y Brandmüller nhắc nhở chúng ta về sự chuyển đổi giữa bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô và “sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong hình bánh và rượu”.

Như vậy, Rước Lễ nghĩa là “người được cứu chuộc hiệp nhất bản thân mình với Chúa Kitô hiện diện trong mầu nhiệm này.” Vì thế, điều quan trọng là hãy ghi nhớ lời cảnh cáo của Thánh Phaolô “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không nhận thức được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.”. Đức Hồng Y nói: “Cần phải ghi nhớ điều này khi nói về sự tháo thứ để cho phép rước lễ theo từng trường hợp”.

Đức Hồng Y Brandmüller bày tỏ quan ngại rằng “Tài liệu của các Đức Giám Mục Đức bây giờ thì nói về việc cho phép rước lễ từng trường hợp một, nhưng chính điều này, tự nó chỉ là một chiến thuật hướng tới việc rước lễ đại trà của những người không Công Giáo. Người ta gọi đó là “chiến thuật salami”, nước chảy đá mòn. Đó là “một phương tiện hoàn toàn không trung thực để đạt đến mục đích thực sự.”

Đức Hồng Y Brandmüller cũng bác bỏ lời tuyên bố của các giám mục Đức cho rằng những người theo đạo Tin Lành nên được tiếp cận với Bàn Tiệc Thánh Thể vì họ “đói Thánh Thể”. Ngài gọi đó là “một nỗ lực ngụy biện” và là “một mưu mô đáng xấu hổ” bằng những “tiếng khóc nức nở”. Ngài nói: “Một Kitô hữu thật sự khao khát Thánh Thể phải biết rằng không có Thánh Thể mà không có Giáo Hội và không có Giáo Hội mà không có Bí Tích Thánh Thể. Họ phải xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nếu không như thế thì thật đáng nghi ngờ và không trung thực”. Giáo hội, ngài nói thêm, không phải là một “cửa hàng tự phục vụ”, nơi người ta có thể tùy chọn điều này điều kia theo sở thích riêng của mình. “Ở đây, vấn đề là tất cả mọi thứ hay không có gì!” Đức Hồng Y nhấn mạnh.

Đức Hồng Y Brandmüller cũng bàn về việc các giám mục Đức đề cập đến khoản Giáo luật 844 triệt 3 và triệt 4 nói về các tình huống khẩn cấp, trong đó một tín hữu Chính thống (triệt 3) hoặc một Kitô hữu từ các giáo phái khác (triệt 4) có thể được cho lãnh nhận các bí tích khi có nguy cơ tử vong hoặc trong tình huống bị tù đày, và chỉ trong trường hợp mà người Kitô hữu ấy “lãnh nhận đúng cách”, nghĩa là “không mắc tội trọng và có khát vọng chân thật được nhận lãnh Bí tích. Ngài lặp lại câu hỏi của mình là tại sao một người “đáp ứng được những điều kiện đó, và không ở trong trường hợp khẩn cấp, lại không thể đơn giản là xin được nhận vào Giáo hội”.

9. Giám Mục Nigeria kêu gọi các chính trị gia hành động để giải thoát các thiếu nữ Kitô bị bắt cóc

Đức cha Hilary Dachelem của giáo phận Bauchi đã kêu gọi chính phủ Nigeria và các cơ quan an ninh có những hành động cụ thể để cứu 110 cô gái bị khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc từ tháng Hai vừa qua.

Vị giám mục nói rằng chính phủ không nên chơi trò chính trị phe phái trong vấn đề này nhưng cần hành động để mang lại nụ cười trên khuôn mặt của cha mẹ của những cô gái bị bắt cóc bằng cách giải cứu họ và cho họ được đoàn tụ với những người thân của mình.

“Lời kêu gọi của tôi là chính phủ này phải gạt thứ chính trị phe phái sang một bên và giải thoát những cô gái này; hãy từ bỏ thứ chính trị thối nát và bảo vệ cuộc sống. Vì Chúa Kitô xin quý vị đừng chính trị hóa cuộc sống”, Đức Cha Dachelem nói hôm 3 tháng 3.

“Tôi không cần biết bạn là ai, liên kết với đảng phái chính trị hay tín ngưỡng nào, nhưng tất cả những gì tôi muốn bạn lưu ý rằng cuộc sống là thánh thiêng và phải được bảo vệ và tôn trọng bởi tất cả mọi người.”

Các cô gái đã bị bắt cóc vào ngày 19 tháng 2 ở Dapchi, thuộc tiểu bang Yobe, giáp Bauchi.

Vụ bắt cóc xảy ra bốn năm sau khi Boko Haram tấn công một trường nội trú nữ ở Chibok, bang Borno, và bắt cóc 276 cô gái. Cho đến nay, 195 thiếu nữ vẫn đang còn ở trong tay những kẻ bắt cóc, bất chấp những lời hứa hẹn được lặp đi lặp lại của chính phủ là sẽ sớm giải thoát họ.

10. Đức Thánh Cha chỉ định các nghị phụ chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về Amazon

Hôm 8 tháng Ba, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về Amazon sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2019, và sẽ có chủ đề là:

Amazon: Những con đường mới cho Giáo Hội và cho một hệ sinh thái toàn diện

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng đã chỉ định 18 thành viên tiền Hội Đồng Giám Mục, là những vị sẽ cộng tác với Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục trong việc chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng này.

Tại giáo triều Rôma sẽ có hai vị là Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại Trưởng Tòa Thánh. Tại Mỹ Châu La tinh có Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Giám Mục Hiệu tòa của São Paulo và các Giám Mục và Tổng Giám Mục các giáo phận có biên giới với rừng Amazon.

Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Hai khu rừng nhiệt đới tiếp theo, ở Congo và Indonesia, kết hợp lại cũng không bằng.

Lưu vực Amazon bao gồm 7 triệu cây số vuông, trong đó có 5.5 triệu cây số vuông được rừng nhiệt đới bao phủ. Khu vực này bao gồm lãnh thổ thuộc 9 quốc gia, trong đó 60% rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Ba Tây, 13% thuộc Peru, 10% thuộc Colombia, và phần còn lại thuộc về Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp.

Đây là một vài hình ảnh giúp ta hình dung rừng Amazon lớn đến cỡ nào: Diện tích rừng Amazon có thể bao phủ 40 tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ; hay là 40% lục địa Nam Mỹ.

Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới. Nó có hơn 1,100 nhánh, trong số đó 17 nhánh dài hơn 1600 km. Những nhánh này sẻ ngang, sẻ dọc khu rừng Amazon.

Vấn nạn lớn nhất trong khu vực này là tình trạng khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây ra những thiên tai nghiêm trọng mà chung cuộc là những người nghèo trong khu vực phải lãnh đủ. Bên cạnh đó còn có tệ nạn cướp bóc đất đai của người nghèo và bóc lột nhân công, đặc biệt là nhân công trẻ em.

Ngày 12 tháng 2 năm 2005, nữ tu Dorothy Mae Stang, người Mỹ, là một thành viên của dòng nữ Notre Dame de Namur bị sát hại tại Anapu, một thành phố thuộc bang Pará, thuộc lưu vực sông Amazon của Brazil. Sơ Dorothy đã nỗ lực đấu tranh cho người nghèo và môi trường, và trước đó đã nhận được những lời dọa giết từ những người khai thác gỗ và các chủ đất. Nhiều bộ phim đã được làm để ca ngợi chị; và án phong thánh tử vì đạo cho chị đang được tiến hành tại Bộ Tuyên Thánh của Vatican.

11. Cha Bernardo Cervellera nhận xét rằng một sự hoài nghi lành mạnh về thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican là điều cần thiết

Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo Asia News của Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, nguyên là Giám Đốc thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và nguyên là giáo sư Đại Học tại Bắc Kinh.

Ngài cho hay ngay khi các phái đoàn Vatican và Trung Quốc sắp gặp nhau thì các nhà thờ bị phá hủy, những người trẻ tuổi bị cấm đi nhà thờ, lệnh cấm được áp dụng cả với trường hợp tập hợp để đọc kinh tại tư gia. .. Ngày hôm nay, trước chúng ta, là những Kitô hữu, cả chính thức lẫn thầm lặng, những người đang bị kiểm tra và đang bị bóp cổ, như thể tôn giáo của họ là một loại sâu bệnh mà Đảng phải tiêu diệt để vươn lên là quốc gia đứng hàng đầu về phát triển trên thế giới. Sau đây là một vài nét về Trung Quốc ngày nay.

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người chiếm 1/5 dân số toàn thế giới. Đây cũng là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với hơn 9,6 triệu km2 chỉ thua Nga, Canada và Hoa Kỳ.

Trung Quốc có nền kinh tế mạnh thứ hai đằng sau Hoa Kỳ mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại kể từ năm 2009. Các cường quốc thương mại chính nước này có giao dịch là Liên minh châu Âu, các quốc gia xung quanh như Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Lực lượng vũ trang của Trung Quốc là một nguồn sức mạnh khác. Quân đội Giải phóng Nhân dân tự hào có hơn 2 triệu binh sĩ và có ngân sách quân sự lớn thứ hai chỉ thua Hoa Kỳ. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và có quyền phủ quyết nhưng một số quốc gia đã chỉ trích Trung Quốc về việc lạm dụng nhân quyền, ngăn chặn, và bắt giữ các nhà phê bình, kiểm duyệt Internet và liên kết với các chế độ độc tài như Triều Tiên, Iran, Syria, Zimbabwe và Sudan.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ kinh tế của nước này cũng có gây ra những mặt tiêu cực. Trung Quốc là nước dùng tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch đứng hàng đầu thế giới và là nước gây ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính tồi tệ nhất, sản xuất khoảng 25% khí thải toàn cầu.

12. Hàng loạt nhà thờ tại Madrid bị vẽ bậy trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Các nhà thờ ở Madrid đã bị tấn công bằng những chữ viết nghuệch ngoạc trong một cuộc “đình công nữ quyền” trong ngày Quốc Tế Phụ Nữ.

Các nhà thờ Espíritu Santo và San Cristóbal đã bị vẽ các khẩu hiệu ủng hộ phá thai, các biểu tượng nữ quyền và những thông điệp báng bổ niềm tin Công Giáo. Trong thông cáo đưa ra ngày thứ Sáu 9 tháng Ba, tổng giáo phận Madrid đã phải lên án “cuộc tấn công vào di sản của các tín hữu”.

Thông cáo viết:

“Tổng giáo phận Madrid biểu lộ nỗi buồn của mình và mạnh mẽ lên án những hành động gây tổn hại đến sự gắn kết xã hội. Quyền bình đẳng thực sự được hình thành trên sự tôn trọng mọi người và niềm tin của họ”.

Các chữ viết nghuệch ngoạc trên các nhà thờ gồm có: “Hãy ủng hộ phá thai”, “phá thai tự do” và “lấy cỗ tràng hạt của các ngươi ra khỏi buồng trứng của chúng tôi”.

Điều oái oăm là một ngày trước cuộc “đình công nữ quyền”, Đức Hồng Y Carlos Osoro, Tổng giám mục Madrid đã nhiệt liệt bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với cuộc đình công nữ quyền trên phạm vi toàn quốc lần đầu tiên tại Tây Ban Nha làm tê liệt sinh hoạt hàng ngày của thành phố này và nhiều thành phố Tây Ban Nha khác. Ngài nói rằng ngài hiểu hành động của họ và thậm chí còn dám nói đến mức rằng Đức Trinh Nữ Maria sẽ tham gia cùng những người đình công.

Một trong những khẩu hiệu sơn xịt trên nhà thờ Espíritu Santo dường như đã nhắc đến những lời của Đức Hồng Y. Khẩu hiệu này viết: “Đức Trinh Nữ cũng sẽ đi”.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 15/3/2018
VietCatholic Network
22:54 14/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 14 tháng 3: Kinh Lậy Cha và nghi thức Bẻ Bánh.

2- Đức Thánh Cha viếng thăm Cộng Đồng thánh Egidio ở Roma.

3- Nhân dịp kỷ niệm 5 năm làm giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Benedicto XVI xác minh tính liên tục giữa hai triều giáo hoàng.

4- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và thúc giục Quốc hội, thông qua Conscience Protection Act (dự luật Bảo vệ Lương Tâm).

5- Đức Hồng Y Karl Lehmann nước Đức, vừa qua đời vì đột quỵ, thọ 81 tuổi.

6- Nghi thức tẩm liệm Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và chuyến bay đưa linh cữu Ngài về Việt Nam.

7- Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn.

8- Nhiều người hy vọng, nhà ngoại giao mới của Vatican tại Hàn Quốc, sẽ giúp khắc phục khoảng cách giữa Nam và Bắc Hàn.

9- Pakistan muốn mọi công dân phải khai rõ tôn giáo của mình.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Cuộc Đời Chóng Qua.

Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thánh Ca
Bờ Đá Xanh Tạ Tội – Trình bày: Thùy Loan
Minh Trung
17:16 14/03/2018
 
Chúa là Con Đường – Trình bày: Minh Nguyệt
Minh Trung
17:17 14/03/2018
 
Lặng – Trình bày: Mai Hương
Minh Trung
17:18 14/03/2018