Ngày 09-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đền thờ mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:53 09/03/2012
Chúa nhật 3 mùa chay B

“Hãy phá ngôi đền này đi” (Ga 2,19)

Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Chúa Giêsu lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào.

Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại. Thân thể của Chúa là Đền Thờ kỳ công của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Người ta phá huỷ Đền Thờ này, chôn vùi vào lòng đất. Sau ba ngày, Chúa xây lại, đó là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh là Đền Thờ Mới, mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy.

1. Lịch Sử thành thánh Giêrusalem

Để hiểu câu nói của người Do thái: “Đền Thờ phải mất 46 năm mới xây xong”, chúng ta tìm hiểu đôi nét lịch sử thành thánh Giêrusalem.

Giêrusalem được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tư liệu lịch sử cổ Ai Cập đã nói đến Giêrusalem, có từ 3.000 năm trước CN.

Với người Do Thái giáo, Giêrusalem là nơi Đavít lập thành đô.

Với người Kitô giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài.

Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi giáo chủ Mahômét đã đến hành hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập Sauđi.

Giêrusalem, tiếng Do Thái gọi là Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds, có nghĩa là thành phố văn hoá đa dạng. Như một trung tâm tôn giáo quan trọng vào thời cổ, thuộc miền Cận Đông, Giêrusalem như ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Khảo cổ xác minh điều đó ở những di tích của thành cổ còn sót lại.

Lịch sử của Thành Thánh là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và xây dựng lại. Đế quốc Babilon, Batư, Hylạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Đế Quốc Anh đều đã đặt chân lên Giêrusalem. Có lẽ ít nơi nào trên thế ghi lại chứng kiến sự biến thiên cũng như sự cộng hưởng của nhiều nền văn hóa, tôn giáo như miền đất này. Trong mọi thời kỳ, đền thờ vốn là biểu tượng của Israel vinh quang và nhục nhã, trung thành và phản bội.

Ba ngàn năm trước CN, Giêrusalem chỉ là vùng đất nhỏ bé. Người Canaan đã đến đó sinh sống, đồng hoá sắc dân bản địa. Họ ở trên vùng đất cao, dùng nguồn nước cạnh Gikhon, nằm giữa hai thung lũng Cedron và Tyropocon. Khoảng năm 2000, dân Amôri chiếm được miền này. Khoảng 1800, họ thành lập thành luỹ ở Giêrusalem, tường thành bao gồm cả đất của dixième dân và chiếm Ôphel ở phía bắc, họ còn đào một đường hầm xuyên qua đá để lấy nước ở suối Gikhon. Vào thế kỷ 14, các bức thư của El Amarna cho biết Giêrusalem lọt vào tay một quân vương tên là AbbiHepa. Sự thống trị của người Canaan kéo dài tới thời Đavít.

Nằm trên độ cao 800m, bao gồm thành phố mới và thành phố cổ. Thành phố cổ do vua Đavít thành lập và con ông, vua Salomon đã cho kiến thiết một Đền thờ vĩ đại nhất thời bấy giờ, nhưng Đền thờ đã hai lần bị phá huỷ và bị người La mã bình địa năm 70 sau CN. Giêrusalem trải qua một quãng thời gian dài thành nơi linh thiêng của người Kitô giáo, nhưng năm 637 người Ả rập chiếm đóng và Giêrusalem lại thành thánh địa của đạo Hồi, họ tin rằng: chính trên mỏm núi Moriah, Mahomet đã bay về trời, thế là họ cho xây đền thờ Đá (Dome of the Rock). Năm 1099, Thập Tự quân chiếm đóng, Giêrusalem thành một nước thuộc quyền người Kitô giáo và sau cuộc đánh chiếm người Hồi Ottoman 1250 lại đặt dưới sự thống trị người Hồi Ả rập.

Sau chiến tranh thế giới lần I, năm 1922 Giêrusalem đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh. Năm 1948, người Do Thái về lập quốc, chiến tranh xung đột giữa Israel và Ả rập xảy ra, Liên Hiệp quốc đã phân chia khu Cổ thành Thánh địa Giêrusalem thuộc về xứ Jordanie. Năm 1967, chiến tranh “Sáu ngày” Israel chớp nhoáng chiếm lĩnh khu Cổ thành. Năm 1980, viện Knesset (viện dân biểu) chính thức tuyên bố “thủ đô vĩnh viễn” bất chấp sự phản đối của khối Ả rập. Trong khu vực cổ thành có các bức tường từ thời Thổ Nhĩ Kỳ, những bức tường từ thời Salomon và Herod còn dấu tích và còn nhiều di tích thánh, những vết tích Đền Thánh còn sót lại. Mỗi tôn giáo đều có khu phố riêng: khu vực Kitô giáo nằm về phía Tây Bắc quanh mộ Chúa Giêsu; khu Hồi giáo năm hướng Đông Nam trên thung lũng Cedron.

Salomon xây Đền Thờ

Thế kỷ thứ 10 trước CN, Đavít lấy Giêrusalem làm trung tâm của nước Do Thái. Ông muốn xây một thành Thánh. Kế nghiệp cha, Salomon đã cho xây dựng một Đền Thánh nguy nga, lộng lẫy.

Vua Salomon có vàng bạc, đàn gia súc, có mùa màng và lòng kiêu căng nhưng không có vật dụng hảo hạng, thợ lành nghề và ý niệm nghệ thuật xây dựng. Vì vậy ông phải nhờ đến các người Tyrians, họ có đủ tài nguyên cần thiết và quan niệm kiến trúc cơ bản cộng với nghệ thuật của Ai cập và Assyria.

Trong vòng bảy năm, từ 1013 tới 1006, nhà của Giavê được hoàn thành. Giống như các đền đài Ai Cập, phần căn bản của nó là Pylon hay tiền đường mặc áo, cung thánh ngoại vi hay nơi thiêng liêng, phần bên trong linh thiêng hơn, nơi cực thánh không ai được đặt chân vào ngoại trừ các thượng tế, một năm một lần. Một số các phòng phụ cận dùng vào việc phục dịch đền thờ. Toàn bộ kiến trúc được dẫy cột bao quanh gọi là hành lang có mái. Phần này được hoàn tất muộn về sau.

Bên dưới Haram của Salomon là các hồ chứa nước dùng cho các nhu cầu của nhân viên phục vụ đền thánh và việc tế lễ. Còn việc tắm rửa thì đã có một bể bằng đồng lớn gọi là "biển đồng" ( the sea of Bronze). Nó bắt chước các chậu tắm của Susa và cuối cùng là cung điện vua thượng vị với hoàng hậu của ông ở. Ông cư ngụ bên cạnh Đức Chúa của mình.

Như thế, Salomon hoàn thành công trình thật tráng lệ. Các kích thước cùng với hình thể, hoa văn, phù điêu, chữ nghĩa là phổ thông nơi não trạng Ai cập. Chiều kích của từng phần và các chi tiết được trù liệu như các yếu tố của một bài toán mà lời giải là toàn thể kiến trúc. Nền cao bên hông tam giác đều, phía trước là tam giác vuông - mà theo Platô tam giác đẹp nhất, hoàn thiện nhất là tam giác vuông góc các cạnh được đo như sau 3, 4 và 5.

Việc trang trí gồm có các tấm phù điêu dát vàng theo như thói quen người Babylon. Sàn nhà làm bằng gỗ bá hương và thông già, gồm luôn cả vỉa hè. Các bình thiêng thánh gần như bằng vàng ròng toàn khối. Các bàn lễ vật, các chân đèn, các cánh thiên thần Cherubim khắc bằng gỗ dát vàng. Các dụng cụ tuỳ tùng khác được trang trí hào phóng.

Dân Israel đã đồng hóa tình yêu đền thánh với lòng sùng mộ Đức Chúa: "Lạy Đức Chúa các đạo binh, cung điện Ngài xiết bao khả ái, mảnh hồn này khát khao mòn mỏi, mong tới được khuôn viên đền vàng. Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng" (Tv 83, 2-3).

Đất nước chia đôi, lưu đày

Vương triều của Salomon đến cuối đời thì bị phân chia. Trong số 12 chi tộc Israel chỉ có hai chi tộc – Giuđa và Benjamin – trung thành với nhà vua, còn các chi tộc khác lập một vương quốc mới, vương quốc Israel. Do vậy nước chia làm hai: Giuđa và Israel. Chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Miền Bắc bị đế quốc Assyri xâm chiếm vào năm 721. Miền nam Giuđa Bị đế quốc Babilon tàn phá năm 587, Đền Thánh bị thiêu đốt, dân Do Thái phải tha phương cầu thực sống kiếp lưu đày.

Hồi hương, xây lại đền thờ lần thứ hai.

Đế quốc Assyri và Babylon bị đế quốc Ba Tư đánh bại. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrus hạ chỉ cho phép người Do Thái lưu đầy được hồi hương trở về quê cha đất tổ. Vua Zorobabel xây dựng tạm đền thờ trên đống đổ nát. Nó được đặt trên nền cũ nhưng nhỏ hơn chút ít. Năm 537, Đền thờ bắt đầu được tái thiết nhưng 17 năm ròng rã vẫn chưa xong. Sau cùng, nhờ Khacgai và Giacaria, Đền thờ được hoàn thành, được xây cất theo Đền thờ của Salomon và cùng một kích thước. Năm 445, Nêhêmia xin vua Ba Tư xây dựng lại tường luỹ bảo vệ chung quanh. Ông thực hiện trong một thời gian kỷ lục, hai tháng thì xây xong.

Đế quốc Hylạp, anh em nhà Maccabê.

Rồi thành Giêrusalem bị đế quốc Hy lạp chiếm. Năm 166-165, một cuộc nổi dậy trong dân Do Thái, ngoài Mattathia còn có anh em nhà ái quốc Maccabê, họ nổi dậy và đã thành công. Tháng 12 năm 165 Giuđa chiếm được Đền thờ, tổ chức lễ Hanmica cũng gọi là lễ Ánh sáng, để nhắc lại ngày tẩy uế và dâng hiến lại Đền thờ cách trọng thể. Cuộc nổi dậy đó không là một sự thành công hoàn toàn nhất là về phương diện tôn giáo.

Hêrôđê xây đền thờ lần thứ ba.

Ngôi đền thứ hai tồn tại cho đến khi Pompey của Roma thôn tính Giêrusalem và Hêrôđê cả tự phong mình lên ngôi vua ở thành phố. Ông vua tiếm vị và sát nhân này cho xây lại đền thờ Zorobabel, để hoà giải với dân tộc Do Thái, nhất là giai cấp tư tế và đền bù muôn vàn tội lỗi đã xúc phạm đến dân tộc ấy. Ông cần tới ba năm để thu gom vật liệu cần thiết, và bám sát vào đồ án trước đây, chỉ tôn tạo dấu vết cổ xưa, cố gắng dựng lại cách sắp xếp thuở ban đầu, mặc dù chủ yếu dùng kỹ thuật Hy lạp – Roma.

Khi mọi sự đã sẵn sàng, Hêrôđê bắt tay vào việc. Mười ngàn thợ tốt được sử dụng dưới sự giám sát của một ngàn tư tế. Chỉ những tư tế này mới được làm việc nơi cung thánh và cực thánh. Trong vòng 18 tháng, phần "Naos" (nơi cực thánh) được hoàn tất và cung hiến. Tám năm nữa để xây dựng tiền đường và hành lang. Nhưng những công việc phụ kéo dài đến thời Agrippa, phỏng năm 64 sau công nguyên nghĩa là cho tới chiều hôm trước ngày lại bị tàn phá.

Xét theo tổng thể, thì ngôi đền Hêrôđê để lại, thể hiện quan niệm kiến trúc tinh tế. Các cột hành lang quay quanh một dinh cơ đồ sộ, cái nọ chồng lên cái kia, gọi là hiên hàng cột mà tuyệt đỉnh là chính cung thánh nằm ngay trên đỉnh đồi.

Coi từ phía xa, và trong nguồn ánh sáng thuận lợi, nó có một hiệu ứng ánh sáng kỳ diệu, tuờng đá cẩm thạch trắng, trang trí vàng bạc giống như một khối tuyết lóng lánh. Nhìn từ phía núi Olivêtê, khi mặt trời mọc nó sáng chói với các mái vòm mạ vàng, các cổng, các hoa văn, các dây leo to tuớng bằng vàng ròng ở cổng chính lấp loáng dưới ánh mặt trời lung linh. Trước quang cảnh rực rỡ đó, lòng khách hành hương không khỏi bùng lên một ngọn lửa kiêu hãnh, thì thầm lời Thánh vịnh: "Tại Sion, cảnh sắc tuyệt vời, Thiên Chúa hiển minh" (Tv 59,2).

Thế nhưng, khi thiên hạ tiến đến từng đoàn lũ từ khắp nơi để tham dự các lễ hội lớn, xô lấn nhau vào cổng, tràn ngập các sân. Khi các tư tế lăng xăng đây đó để chu toàn chức vụ. Khi các tiến sĩ tranh luận lề luật, chung quanh là học trò vãng lai hay thường xuyên. Khi hội đồng Sanhedrin nhóm họp để cân nhắc. Khi các chiên cừu, bò lừa, chiên dê được dẫn qua cổng để làm lễ hiến tế, khi các cùi hủi đến để được tẩy sạch, khi các người chồng lo lắng dẫn vợ tới chịu phép thanh tẩy bằng nước "cay đắng", khi những người đổi tiền, những lái buôn bồ câu và bánh tiến, thực hiện dịch vụ ồn ào, thì kiến trúc khổng lồ này trở nên náo nhiệt, sống động, diễn tả sức sống của tất cả những thứ mà nó đứng làm tiêu biểu. Lúc ấy toàn bộ nơi chốn uy nghiêm này đầy ắp tiếng lách tách của lửa cháy, tiếng rống của súc vật bị giết, tiếng nói, giọng cười, tiếng chân bước và kèn đồng thúc giục. Đền thờ giống như một “siêu thị”, tấp nập buôn bán, ồn ào náo nhiệt. Điều đó, khiến Chúa Giêsu nổi giận làm một cuộc “thanh tẩy đền thờ” (Ga 2). Khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi. Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo. Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận.Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.

Đế quốc Lamã phá đền thờ

Đối với người Do Thái, tôn giáo và chính trị là một. Những người kế vị Maccabê quá trần tục, họ tranh dành nhau địa vị, người thì tự xưng là vua: Aristôbôrô I; người tự xưng là Thượng tế: Hátmon. Người Do Thái phản ứng quyết liệt, họ phủ nhận quyền lãnh đạo tôn giáo cũng như chính trị đó. Trong bối cảnh đó, người La mã đã đặt chân đến theo lời mời giảng hoà việc tranh chấp giữa vua và Thượng tế. Dịp này, người La mã tiến vào Giêrusalem, nước Giuđa bị biến thành chư hầu. Hicanô được đặt làm vua Do Thái từ năm 37-4 trước CN, ông cho xây dựng Đền thờ. Dưới sự cai trị của quan tổng trấn La mã, Pônxiô Philatô (ông được hoàng đế Tibêriô bổ nhiệm năm 26, giữ chức vụ 10 năm, rồi bị mất chức năm 36 sau vụ giết hại một số người Samaria vô tội), Chúa Giêsu bị xử tử ở Giêrusalem.

Vào năm 70 sau CN, vị tướng La mã Titus đem đại quân vây hãm thành. Ông ra lệnh không được đốt phá. Một quân nhân như bị thúc đẩy bởi một sức kỳ lạ đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào bên trong Đền thờ, lửa bốc cháy nhanh, không chữa được. Sau khi đám cháy tàn lụi, Titus ra lệnh phá huỷ thành và Đền thờ, ngoại trừ, như sử gia Josèphe cho biết, ba lều tháp và một bức tường, để cho hậu lai thấy sự kiên cố của thành bị phá.

Năm 132 vào thời hoàng đế Adrien, ông truyền xây một ngôi chùa thờ thần Jupiter, Giêrusalem gọi là Aelia Capitolina, là một thành chính thức thuộc về La mã. Năm 362, Julius mệnh danh là “người chối đạo” cho phép cũng như giúp mọi phương tiện cho người Do Thái xây lại Đền thờ, nhưng không thành vì khi khởi công có chuyện kỳ lạ là những ngọn lửa từ dưới nền móng bốc lên khiến thợ xây phải bỏ cuộc (sự việc đó đã được các giáo phụ như Grêgôriô Nazianze, Gioan Kim Khẩu và một số sử gia không có đạo sống vào năm 363 như Socrate, Sozomène, Theodoret kể lại).

Thời vua Constantin.

Năm 333 thời Constantin, người Do Thái được phép đến than vãn chỗ đặt Bàn thờ Toàn thiêu, ông cho phá đền Capitolina, để lộ thiên đồi Golgotha và mồ thánh. Thánh nữ Hêlêna, mẹ hoàng đế đã tìm ra Thánh giá của Chúa Giêsu và hai cây thập giá của hai tên tử tội, Constantin đã cho xây một giáo đường trùm lên khu vực đó.

Nhiều thăng trầm.

Thế kỷ thứ 5, bắt đầu có phong trào người Kitô hữu về hành hương Đất Thánh, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã cho lập nhiều lữ quán để đón tiếp các đoàn hành hương. Năm 614 người Ba Tư chiếm được Giêrusalem, đốt phá các nơi thờ tự, bắt thượng phụ Zacaria và lấy di tích Thập Giá đem theo. Ít lâu sau, Heracliô lấy lại được Thập giá trong tay người Ba Tư (629). Năm 638, người Ả rập chiếm được Giêrusalem, họ cho xây tại chính tâm Đền thờ giáo đường El Apsa, sau đó giáo đường Omar. Kể từ đó, người Do Thái thường đến than khóc tại bức tường Than Khóc. Người Hồi giáo đã chiếm Thánh địa từ lâu, nhưng các chủ nhân Ả rập này tương đối dễ dãi với các tín hữu địa phương và khách hành hương, miễn là nộp thuế cho họ. Hoàng đế Charlemange còn cho xây dựng một đan viện ở núi cây dầu. Nhưng từ năm 1009, vua Hakim phá Mồ Thánh. Năm 1071, Hồi giáo Ả Rập gốc Thổ Nhĩ Kì phá huỷ, bôi nhọ những nơi thánh thiêng nhất của Kitô giáo cũng như cản trản những đoàn hành hương Thánh địa.

Một cuộc chiến tranh mới xảy ra: chiến tranh của lòng tin. Bấy giờ, vua La mã, Alexius Commecus thỉnh ý Đức Giáo hoàng Urban II. Giáo hoàng cho triệu công nghị ở Clermont nước Pháp, người kêu mời mọi người sẵn sàng lên đường bảo vệ đức tin. Trước lời hiệu triệu vừa hùng hồn vừa thống thiết của Đức Giáo hoàng, như ngọn lửa nhiệt thành bốc cháy, mọi người từ tu sĩ, tín hữu la lên: “Chúa sẽ phù trợ”. Đạo binh Thánh giá không phải là quân đội có tổ chức mà là sự tập trung ô hợp, nhưng không vì thế mà không có người lãnh đạo. Một đội quân mà thành phần là: tu sĩ, hiệp sĩ, nhà quý tộc, binh lính, nông dân, người buôn bán, có cả trẻ em.. Họ tin rằng họ thắng chỉ vì có Chúa độ trì... năm 1096, đoàn quân thứ nhất lãnh đạo của Godfrey of Bouillon đa phần là hiệp sĩ và những nhà quí tộc. Sau chín tháng ở Antioch...Tháng 6 năm 1099 họ bắt đầu vào Giêrusalem vào ngày 15/07/1099 họ chiếm được Giêrusalem. Khi tiến vào Mồ thánh họ đi bộ, đầu để trần, đến nơi họ quì gối rồi hôn phần đất mà Chúa Giêsu chịu chết. Họ cho xây các thánh đường mới, trong đó có thánh đường Mồ thánh, nhà Tiệc ly...

Năm 1187, Saladin chiếm được Giêrusalem. Năm 1516, lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào năm 1540, Soliman II cho xây một tường luỹ ở phía Bắc chạy dọc theo tường luỹ của Agrippa, còn phía Nam nơi từ tường thành phía nam Đền thờ chạy dài đến phía bắc Nhà Tiệc Ly. Đó là bức thành hiện có và cũng từ đó bắt đầu thời suy tàn...

Giêrusalem bây giờ được phân chia thành hai phần rõ rệt. Phần ngoại thành được xây cất hiện đại, với những cơ quan đầu nảo của chính phủ Dothái. Phần Cổ Thành, nằm trong bức tường đá cổ xưa, với các nơi thánh đối với Kitô giáo, cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo.

2. Ngôi Đền Thờ mới.

Người Do thái xưa đã xây 46 năm mới xong Đền Thờ. Họ tự hào về công trình vĩ đại ấy. Chúa Giêsu lại nói đến ngôi đền thờ thân xác Ngài, một kỳ công không gì sánh nổi, vì đó là Mầu Nhiệm Thiên Chúa làm người. Chúa cho phép thần chết đựơc quyền hành động. thân xác Chúa đã bị huỷ diệt, chôn vùi trong nấm mồ lạnh tử khí.

Người Do thái tin rằng công trình kiến trúc do tay họ dựng lên sẽ bất diệt. Vì thế họ phẫn nộ khi nghe Chúa nói đến ngôi đền thờ sẽ bị phá, lại còn đựoc xây mới chỉ trong ba ngày. Câu nói của Chúa làm họ chói tai. Họ căm phẫn và tìm mọi cách để loại trừ Ngài.

Con người mọi thời đại cũng có những “ngôi đền” mà họ tin là sẽ bất diệt. Những “ngôi đền” đựơc dựng lên để con người tôn thờ chính mình. Chúng rất kiên cố vì được xây bằng cố chấp và tham vọng, được trang trí bằng giả dối và thủ đoạn của con người.Trải qua các thời đại, “ngôi đền” của con người có rất nhiều kiểu cách, nhiều mẫu mã, nhiều thương hiệu. Nhưng tựu trung vẫn thể hiện một phong cách kiến trúc duy nhất: chuộng tiền tài, ưa quyền lực, ham vật dục. Phong cách kiến trúc này rất thích hợp để thờ những ông thần độc tài, độc đoán và độc tôn.

Chúa Giêsu đến để phá huỷ những ngôi đền đó và dựng ngôi đền thờ mới. Ngôi đền thờ mới chính là Thân thể được Thần khí hoá của Chúa. Thánh Phaolô mô tả ngôi đền thờ ấy với một lối kiến trúc mới: “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” (Gal 5,22). Ngôi đền thờ mới bất diệt vì Đấng Cứu Độ đã chiến thắng tử thần.

Lịch sử đền thờ Giêrusalem trải qua những thăng trầm thịnh suy. Đền thờ mới vững bền muôn vạn thưở. Đền thờ mới là một thách đố đối với thế gian vốn chỉ quen tôn thờ quyền lực, giàu sang và tham lam vô độ.

Giữa xã hội hôm nay, “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” trở thành những âm thanh lạc lõng, khó chịu đối với dòng thác âm thanh cuồng nộ trong cơn say thế tục.

Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến đền thờ. “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa,mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Tv 69,10). Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).

“ Hãy phá huỷ đền thờ này đi”; những đền thờ thế tục cũ kỹ, hãy phá bỏ. Hãy nhiệt tâm cùng Chúa Giêsu xây dựng đền thờ mới để chúng ta luôn sống trong bình an và hoan lạc của Thánh Thần.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 09/03/2012
TÉ NGÃ
N2T

Có một người đi bộ, đột nhiên té nhào, vừa mới đứng lên thì lại té lần nữa, đầu đau tóe lửa, thế là nổi giận chửi:
- “Nếu biết trước té lần nữa thì ta không thèm đứng dậy !”

Suy tư:
Trong cuộc sống không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy đến cho mình, cũng không ai có thể khẳng định ngày mai là ngày tốt hay xấu của mình, bởi vì ngày mai là thì tương lai, nên nó hoàn toàn thuộc về Đấng Tạo Hóa toàn năng là Thiên Chúa, cho nên Đức Chúa Giê-su mới cảnh tỉnh chúng ta: hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.
Từ công chính trở thành bất chính chỉ cách nhau một sợi tóc, khoảng cách từ thánh thiện bước qua tội lỗi cũng chỉ ngắn bằng một sợi tóc, nó mong manh và nguy hiểm vô cùng, cho nên không một người Ki-tô hữu nào dám vỗ ngực tự xưng mình là người thánh thiện mà chê bai anh chị em mình là kẻ tội lỗi.
Ngã xuống (phạm tội) mà biết mau mắn đứng lên thì hạnh phúc hơn là cứ ngã hoài trong tội lỗi, bởi vì mỗi cố gắng của chúng ta (tội nhân) sẽ không vô ích trước mặt Thiên Chúa nhân lành và yêu thương, Ngài thích kẻ tội lỗi sám hối, hơn là người công chính không cần sám hối.
Hôm nay sống trong ơn nghĩa Chúa, ngày mai như thế nào thì không ai biết được, cho nên mỗi giây mỗi phút luôn cầu xin cho được bền đỗ trong ơn gọi nên thánh, và sống tốt giây phút hiện tại là hạnh phúc rồi.
Nếu biết trước sẽ phạm tội thì chắc ít người phạm tội, nhưng ai biết được ngày mai như thế nào ?
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN III MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 09/03/2012
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY

Tin Mừng: Ga 2, 13-25
“Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”


Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nhìn lại một cái nhìn về đền thờ của Thiên Chúa, tức là nơi cầu nguyện, là nơi mà Thiên Chúa được vinh quang giữa con cái loài người. Quả thật như vậy, không ai trong chúng ta nói nhà thờ là cái chợ, và cũng không có ai muốn nhà thờ trở thành nơi ngồi đấu láo giải trí hay là nơi buôn bán đổi tiền...

Đối với Đức Chúa Giê-su thì đền thờ rất là quan trọng, bởi vì đền thờ chính là nhà của Cha trên trời và là nơi cầu nguyện, do đó, lòng sốt mến với đền thờ của Ngài đã làm cho Ngài nổi lên cơn bất bình mà đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ. Đền thờ Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng của một đền thờ Giê-ru-sa-lem mới trên thiên đàng, đền thờ hình bóng này sẽ biến mất theo thời gian và sẽ không còn vị trí nào nữa sau khi Đức Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, chính Ngài là đền thờ và là cung thánh của Cha trên trời.

Trong bí tích Rửa Tội, tâm hồn của chúng ta cũng trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, được Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị và là nơi mà Thiên Chúa yêu thích nhất: yêu thích nhất không phải là chúng ta xứng đáng để cho Ngài ngự, nhưng là vì linh hồn của chúng ta được Máu Thánh Con của Ngài là Đức Chúa Giê-su rửa sạch; yêu thích nhất không phải vì linh hồn của chúng ta sạch tội trọng tội nhẹ, nhưng là vì chúng ta đã được cứu chuộc bởi sự hi sinh cao cả do Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su thực hiện trên thánh giá.

Ai trong chúng ta cũng đều biết tâm hồn chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, đền thờ này chắc chắn quý hơn đền thờ mà chúng ta đang ngồi đây để dâng thánh lễ. Đền thờ bằng gỗ đá không có giá trị vững bền, nhưng nó sẽ bị huỷ hoại qua dòng thời gian, đền thờ này chỉ là nơi mà Thiên Chúa tạm dùng để Ngài chuyển thông tình thương xuống cho chúng ta, qua các bí tích mà chúng ta đón nhận để củng cố và làm tăng thêm vẽ đẹp cho đền thờ linh thiêng là chính linh hồn của chúng ta.

Thế nhưng trong cuộc sống, chúng ta đã rất nhiều lần đem đền thờ linh thiêng của Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta biến thành nơi buôn bán, nơi đổi tiền và là nơi tối tăm cho ma quỷ ngự trị, đó là những khi trong lòng chúng ta chất chứa hận thù với người hàng xóm vì họ đã chửi mắng chúng ta; đó là khi chúng ta trong lòng chứa đầy những mưu gian để cáo gian hại người anh em, chỉ vì họ quá liêm chính trong cách sống; đó là khi chúng ta vì lợi ích cá nhân mà chà đạp danh dự của tha nhân khi chúng ta ăn gian nói dối; đó là khi chúng ta kiêu căng phách lối với mọi người...

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã can đảm không sợ người Do Thái trả thù, cũng không sợ các thầy thông luật và các biệt phái trả thù, dù Ngài biết mình đã làm cho họ mất đi một ngày lợi tức to lớn bởi việc cho thuê đền thờ để buôn bán, mặc dù Ngài rất biết cái giá mà Ngài phải trả: bị đóng đinh trên thập giá. Đây là bài học cho mỗi người trong chúng ta: hãy dứt khoát với những thói hư tật xấu trong con người của mình, hãy mạnh dạn chặt đứt những móc xích nối chúng ta với tội lỗi đó là những bạn bè xấu, những quyến rủ của tiền bạc, những thách đố của dục vọng... để tâm hồn của chúng ta được trở nên đền thờ sống động, đẹp đẽ và tràn ngập ân sủng Chúa, để tâm hồn chúng ta xứng đáng là nơi để cho Chúa ngự trị.

Trong thánh lễ này, chúng ta cũng cầu xin Chúa ban hoà bình cho thế giới, đặc biệt là cho dân chúng tại những nơi đang xảy ra chiến tranh, đói nghèo và thiên tai, chúng ta phó thác cho Đức Mẹ Maria – là Nữ Vương Hoà Bình- và thánh cả Giuse – Đấng Công Chính- gìn giữ và che chở họ, cũng như gìn giữ và che chở cho chúng ta, việc làm này rất hợp với tinh thần mùa chay mà chúng ta đang sống.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:18 09/03/2012
N2T

19. Người không trãi qua cám dỗ hay thử thách, thì không xứng đáng được ân sủng cao nhất khi cầu nguyện.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:19 09/03/2012
LỄ KỶ NIỆM CHỊU CHỨC LINH MỤC
Sau thánh lễ, giáo dân vây quanh cha sở ngạc nhiên hỏi:
- “Hôm nay cha đọc lời nguyện không phải của mùa chay, phải không cha ?”
Cha sở cười cười nói: “Ờ, lâu lâu đặc biệt chút xíu”.
Giáo dân không một ai biết rằng, hôm nay cha sở dâng lễ kỷ niệm ngày chịu chức linh mục của mình.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 18
VietCatholic Network
07:28 09/03/2012
Ðức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?" Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi". (Lk 13:6-9)

Ðoạn Phúc Âm trên làm nhiều người trong chúng ta lo lắng. Có phải Thiên Chúa muốn ra hạn định cho ta và thúc giục ta phải làm hết sức mình để nhanh chóng sinh hoa kết quả cho Ngài? Có lẽ là không. Ðúng là Thiên Chúa muốn ta sinh hoa kết quả cho Ngài. Nhưng hoa quả đến không phụ thuộc nhiều vào điều ta làm nhưng chủ yếu từ điều Ngài làm qua ta.

Bạn hãy xem một cây táo. Những rể của nó hút những chất dinh dưỡng từ lòng đất, và lá của nó nhận năng lượng từ ánh mặt trời. Hoa của nó được thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tất cả các nguồn này đều đến từ bên ngoài. Công việc chính của cây là tiếp nhận tất cả những trao ban từ Thiên Chúa. Cũng vậy, Thiên Chúa làm cho chúng ta sinh hoa kết quả qua sự hiện diện của Ngài trong ta. Ngài không kỳ vọng chúng ta cậy dựa vào tài năng tự nhiên của ta. Thiên Chúa muốn đổ đầy tài năng chúng ta với quyền năng của Ngài và nâng đỡ chúng ta để chúng ta sinh hoa kết quả cho vương quốc của Ngài.

Bài trích sách xuất hành (Exodus 3:1-8) thường được Giáo Hội chọn đọc chung với đoạn Phúc Âm về dụ ngôn cây vả không sinh trái (Lk 13:6-9) vì có cùng một luận điểm. Ông Môsê đã bị thu hút không phải vì bụi gai đang cháy nhưng vì ngọn lửa đã không thiêu rụi bụi gai. Cũng thế, Thiên Chúa sống trong ta và tỏ lộ sự sống Ngài qua chúng ta. Chúng ta cũng bốc cháy với ánh quang rạng ngời của Thiên Chúa. Nhưng, như bụi gai, những nhân cách cá nhân và tài năng của chúng ta không bị thiêu hủy. Chúng được nâng lên để chiếu sáng và thu hút tha nhân đến với Thiên Chúa, đấng đang ngự trong ta.

Thiên Chúa muốn sống trong chúng ta để chúng ta có thể trổ sinh hoa trái. Ngài mong muốn con cái Ngài thực thi điều mà Ðức Giêsu đã thực hiện để nước Ngài trị đến trên thế gian. Cách thế để nuôi dưỡng ngọn lửa sự sống Thiên Chúa trong ta là cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, nhận bí tích Thánh Thể, và phục vụ tha nhân. Khi đó, cuộc sống chúng ta trở nên càng ngày càng sinh hoa kết quả vì Chúa sống và hoạt động trong ta mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nhận dưỡng chất từ Thiên Chúa và sinh nhiều hoa trái.

"Lạy Ðức Giêsu, không có sự sống của Chúa trong con, con sẽ tàn úa và khô héo. Xin hãy đến và ngự trị trong con. Con hoan hỉ chào đón Ngài đến với tâm hồn con hôm nay. Xin Chúa hãy đến và làm cho con sinh nhiều hoa trái".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến 1.300 linh mục và phó tế dự khóa học về giải tội
LM. Trần Đức Anh OP
12:47 09/03/2012
VATICAN - Trong cuộc tiếp kiến 1.300 LM và phó tế tham dự khóa học thường niên về bí tích giải tội, ĐTC mời gọi các cha giải tội cộng tác vào công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Manuel Monteiro, người Bồ đào nha, Chánh tòa Ân giải tối cao, vị phụ tá là Đức Cha Gianfranco Girotti, cùng với nhiều chức sắc của Tòa này, vốn là cơ quan đứng ra tổ chức khóa học.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nêu rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa giữa bí tích giải tội và việc tái truyền giảng Tin Mừng. Lý do vì việc tái truyền giảng Tin Mừng kín múc nhựa sống từ sự thánh thiện của các con cái Giáo Hội, từ hành trình hoán cải mỗi ngày của cá nhân và cộng đoàn, để càng ngày càng trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô. Có một liên hệ chặt chẽ giữa sự thánh thiện và bí tích hòa giải, như tất cả các thánh trong lịch sử đã làm chứng.

ĐTC nhấn mạnh rằng ”Chỉ ai để cho mình được ơn thánh Chúa đổi mới sâu xa thì mới có thể mang trong mình, và rao giảng sự mới mẻ của Tin Mừng..” Trong chiều hướng đó, Ngài lập lại lời mời gọi của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, mong sao các LM trình bày cho cộng đoàn Kitô một cách hữu hiệu và đầy sức thuyết phục về việc thực hành bí tích hòa giải, với ý thức rằng việc tái truyền giảng Tin Mừng phải giúp con người thời nay nhận biết tôn nhan Chúa Kitô như ”mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa”, trong đó Chúa tỏ cho chúng ta thấy con tim từ bi của Người và hoàn toàn hòa giải chúng ta với Người. Cần phải giúp tái khám phá tôn nhan ấy của Chúa Kitô kể cả qua bí tích Thống Hối”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các LM và phó tế rằng: ”Những người tìm đến với anh em, trong tư cách là hối nhân, họ cảm nghiệm một ước muốn sâu xa: ước muốn thay đổi, nhu cầu về lòng từ vi, và xét cho cùng, đó là ước muốn được gặp lại và ôm lấy Chúa Kitô. Vì thế, anh em hãy là những người cộng tác và giữ vai chính trong bao nhiêu công trình khởi đầu lại của tín hữu; bao nhiêu hối nhân đến gần anh em, với ý thức rằng ý nghĩa đích thực của mỗi điều ”mới mẻ” như thế không hệ tại sự từ bỏ hoặc loại trừ quá khứ, cho bằng đón nhận Chúa Kitô, cởi mở đối với sự hiện diện của Chúa, một sự hiện diện luôn mới mẻ và luôn có khả năng biến đổi, soi sáng mọi vùng tăm tối và liên tục mở ra một chân trời mới.

”Vì thế, công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng cũng khởi sự từ tòa giải tội, nghĩa là đi từ cuộc gặp gỡ huyền nhiệm giữa nhu cầu khôn lường của con người .. và lòng Từ bi của Thiên Chúa, vốn là câu trả lời duy nhất thích hợp với nhu cầu của con người về sự vô biên”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Nếu việc cử hành bí tích hòa giải được thực hành như thế, nếu trong bí tích ấy các tín hữu thực sự cảm nghiệm được lòng từ bi mà Đức Giêsu thành Nazareth là Chúa Kitô ban cho chúng ta, thì chính họ sẽ trở thành chứng nhân đáng tin cậy về sự thánh thiện, vốn là mục đích của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng” (SD 9-3-2012)
 
Gian lận và quyền lực, nền dân chủ còn xa
Linh Tiến Khải
12:48 09/03/2012
Trong cuộc bỏ phiếu ngày Chúa Nhật mùng 4 tháng 3 vừa qua, thủ tưởng Vladimir Putin đã đắc cử tổng thống với 63,6% tổng số phiếu. Trên toàn nước Nga đã có 65% cử tri đi bầu. Tổng thống Putin, nguyên đại tá lực lượng mật vụ Liên Xô KGB, đã làm tổng thống Nga hai khóa liên tiếp từ năm 2000 đến 2008, và trong bốn năm qua ông giữ chức Thủ tướng trong chính phủ của tổng thống Dimitrij Medvedev. Đứng hàng thứ hai là ông Ghennady Zyuganov thuộc đảng Cộng sản được 17,18% phiếu, thứ ba là nhà tỷ phú Mikhail Prokhorov được 7,98% phiếu, tiếp đến là ông Vladimir Zhirinovsky đảng Nước Nga công chính được 6,23% phiếu và sau cùng là ông Sergey Mironov đảng Dân chủ tự đo được 3,85% phiếu.

Từ nhiều tuần trước ngày bầu cử đã có hàng chục ngàn người liên tục biểu tình chống lại ông Putin và muốn có một nước Nga không có Putin. Một trong các lý do đó là đảng Nga thống nhất của ông đã gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội hồi đầu tháng 12 năm ngoái 2011, khiến cho đảng này chiếm được 238 trên tổng số 450 ghế quốc hội. Lý do thứ hai là nạn gian tham hối lộ lan tràn trong guồng máy chính quyền. Aleksei Navalni một người trẻ tranh đấu chống tham nhũng cho biết ”giới trẻ chúng tôi sẽ không mệt mỏi đến quảng trường biểu tình vì lương tâm ngay thẳng, và chúng tôi sẽ bắt buộc chính quyền sống theo luật lệ luân lý”. Còn ông Sergeij Buntman, giám đốc đài phát thanh ”Tiến vọng Matscơva”, thì cho biết đã có các gian lận trong cuộc bỏ phiều ngày Chúa Nhật mùng 4 tháng 3 vừa qua và lần này có các bằng chứng rõ ràng. Các vụ xuống đường biểu tình phản đối không chỉ liên quan tới các vụ gian lận bầu cử, mà còn nhằm thúc đẩy thay đổi hệ thống chính trị hiện hành tại Nga nữa. Trong các cuộc xuống đường, các người biểu tình cũng đã xô sát với cảnh sát và đã có hàng trăm người bị bắt giữ. Ông Ilya Yashin, người hồi tháng 2 vừa qua đã giương tấm bảng lớn viết hàng chữ ”Medvedev đã đóng kịch 4 năm”, trước dinh tổng thổng, thì cho rằng trong bốn năm qua thủ tưởng Putin vẫn là người cai trị nước Nga, còn tổng thống Medvedev chỉ là bù nhìn. Theo ông, cuộc bỏ phiếu ngày mùng 4 tháng 3 vừa qua chỉ là một cuộc bỏ phiếu giả, để xem ra nước Nga có dân chủ. Thực ra thì ông Putin đã tạo ra cả một hệ thống cho phép ông lựa chọn các ứng cử viên đối lập mà ông muốn. Vì ông Putin chiếm tới 70% không gian của các đài truyền hình quảng cáo cho cuộc tranh cử, và người kiểm phiếu vẫn là ông Churov, chủ tịch ủy ban bỏ phiếu phò Putin và vẫn còn được tại vị sau các vụ gian lận bầu cử quốc hội hồi tháng 12 năm ngoái.

Trước làn sóng biểu tình dâng cao ban đầu thủ tướng Putin đã phản ứng một cách tiêu cực. Ông tố cáo các đoàn người biểu tình là do các lực lượng nước ngoài trả tiền giật dây, là ”lũ khỉ và chuột Internet”. Ông cũng có cung cách ăn nói tầm thường khi gọi băng vải những người biểu tình đeo là ”túi cao su ngừa thai”, và họ là ”đoàn người của đầm lầy”, vì họ tụ tập nhau tai quảng trường Bolotnaya có nghĩa là đầm lầy, để phản đối và đả đảo ông với khẩu hiệu ”Một nước Nga không Putin”. Nhưng khi thấy phong trào biểu tình ngày càng gia tăng và có khí thế với hàng chục ngàn người tham dự, ông Putin liền thay đổi chiến thuật, tránh đàn áp và để khoảng trống cho họ.

Thật ra ông Putin thắng cử cũng không có gì lạ, vì trong các tuần trước ngày bầu cử, ông đã đưa ra các hứa hẹn lớn: tăng 200% lương cho các bác sĩ và giáo viên, giảm 30% chi phí nhà cửa, trợ giúp tài chánh cho các gia đình để chống lại số sinh thấp tại Nga, và dành 600 tỷ Euro cho các chi tiêu quốc phòng trong 10 năm tới đây, để khiến cho nước Nga lấy lại được địa vị của một cường quốc lớn trên chính trường thế giới. Ông đã được sự ủng hộ của Giáo Hội chính thống, của 499 nhân vật nổi tiếng thuộc thế giới văn hóa, nghệ sĩ và thể thao, cũng như của đám đông các công nhân viên nhà nước, các giáo chức, giới thợ thuyền và các người về hưu. Vì với ông, họ được hưởng sự ổn định và an ninh.

Tuy nhiên, cũng giống như cuộc bầu cử quốc hội hồi năm ngoái, cuộc bầu tổng thống tại Nga ngày mùng 4 tháng 3 vừa qua đã không trong sáng, vì có qúa nhiều gian lận, không dấu diếm được. Đây không chỉ là điều người dân Nga nhận thấy, mà đã được xác nhận bởi các quan sát viên thiện nguyện quốc tế, phái đoàn quan sát bầu cử của Liên Hiệp Âu châu, và các đảng phái đối lập tại Nga. Dân chúng Nga, các phe đối lập và các ủy ban này tố cáo các lèo lái, các gian lận và cảnh nhiều nhóm cử tri được xe bus chở đi bỏ phiếu nhiều lần tại nhiếu địa điểm khác nhau nhau, với sự đồng lõa của các nhân viên điều hành phòng bỏ phiếu. Lý do vì tại Nga cử tri có thể bỏ phiếu tại bất cứ đâu ngoài địa điểm bỏ phiếu của khu phố mình ở.

Trong môt cuộc họp báo tại Strasbpurg, thượng nghị sĩ Pietro Marcenaro và hai dân biểu Gianni Farina và Andrea Rigoni của Italia, đã than phiền về các gian lận và sự chệnh lệch về khả năng tranh cử qúa lớn giữa ông Putin và các ứng cử viên khác. Tổng thống Putin xuống giọng hứa sẽ cho điều tra các vụ gian lận vi phạm luật bầu cử và sẽ đưa ra các biện pháp thích đáng. Nhưng ai cũng biết rồi mọi sự sẽ được bỏ qua. Ngoài ra, ngày 24 tháng 9 năm ngoái thủ tướng Putin đã tiết lộ rằng hồi năm 2008 ông và ông Medvedev đã thỏa thuận với nhau thay đổi vị trí cả trong năm 2012 nữa. Nghĩa là ngoài việc gian lận để thắng cử, hai người sẽ thay phiên nhau nắm giữ quyền lực tại Nga lâu chừng nào có thể. Vì thế nên đảng cầm quyền có nỗ lực cải cách kinh tế thật, nhưng vẫn nhắm mắt để cho nạn gian tham hối lộ lan tràn trong nước, và tránh không đụng tới các tổ chức tội phạm. Chính vì vậy còn lâu người dân Nga mới thực sự được hưởng nền dân chủ đích thực, mặc dù đế quốc cộng sản đã sụp đổ cách đây 20 năm.
 
Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Hoa Kỳ tiếp tục thăng tiến hôn nhân và gia đình
LM. Trần Đức Anh OP
12:49 09/03/2012
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ và thăng tiến hôn nhân và gia đình đang chịu nhiều đe dọa và khủng hoảng ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 9-3-2012 dành cho các GM thuộc các giáo miền từ thứ VII-IX về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, cụ thể là từ 7 bang trong đó có Minnesota, Missouri, Nebraska, Kansas và Iowa, Bắc và Nam Dakota.

ĐTC đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay về hôn nhân và gia đình, và tổng quát hơn là khủng hoảng cái nhìn của Kitô giáo về tính dục của con người, từ đó người ta ít quí chuộng tính chất bất khả phân ly của hôn nhân, và loại bỏ luân lý tính dục trưởng thành và trách nhiệm, dựa trên việc thực hành đức khiết tịnh, và từ đó đưa đến nhiều vấn đề trầm trọng về xã hội.

Trong bối cảnh đó, ĐTC đặc biệt tố giác những trào lưu mạnh mẽ về chính trị và văn hóa ngày nay đang tìm cách thay đổi định nghĩa pháp lý về hôn nhân. Nỗ lực đầy ý thức của Giáo Hội chống lại sức ép của các trào lưu đó đòi phải bênh vực hôn nhân như một định chế tự nhiên, hệ tại sự kết hiệp đặc thù của con người, dựa trên sự bổ túc cho nhau giữa các phái tính và hướng dẫn sự sinh sản.

ĐTC nói: ”Sự khác biệt về phái tính không thể bị coi như một điều không hệ trọng đối với định nghĩa hôn nhân. Bảo vệ định chế hôn nhân như một thực tại xã hội, xét cho cùng, cũng là một vấn đề công lý, vì nó nhắm bảo vệ thiện ích của toàn thể cộng đồng con người, cũng như các quyềncủa cha mẹ và con cái”.

ĐTC nhắc đến sự quan tâm của nhiều GM Mỹ trước những khó khăn trong việc thông truyền giáo huấn trọn vẹn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, cũng như sự giảm bớt số người trẻ kết hôn theo nghi thức đạo.
Ngài cổ võ tăng cường việc huấn giáo về hôn nhân như một định chế tự nhiên được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích, ơn gọi của các đôi vợ chồng Kitô trong xã hội và trong Giáo Hội, cũng như việc thực hành đức khiết tịnh trong bậc hôn nhân.

Về phương diện thực hành, - ĐTC nói - ”chúng ta không thể bỏ qua vấn đề mục vụ trầm trọng, đó là hiện tượng nhiều người nam nữ sống chung mà không kết hôn. Thường thường họ không biết đó là tội nặng, không kể sự kiện nó gây hại cho sự ổn định của xã hội. ”Tôi khích lệ những cố gắng của anh em trong việc phát triển những qui luật rõ ràng về mục vụ và phụng vụ để cử hành hôn phối một cách xứng đáng, nói lên chứng tá rõ ràng về những đòi khỏi khách quan của luân lý Kitô, đồng thời cũng tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới các đôi vợ chồng trẻ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Người trẻ cần đón nhận giáo huấn trọn vẹn của Giáo Hội, hơn nữa, họ cần thấy những giáo huấn đó được các đôi vợ chồng chung thủy trong hôn nhân làm chứng một cách đầy xác tín. Họ cũng cần được nâng đỡ trong lúc chiến đấu để chọn lựa một cách khôn ngoan trong cuộc sống của họ giữa một thời đại khó khăn và hoang mang” (SD 9-3-2012)
 
Sự đóng góp của phụ nữ cho việc phát triển xã hội
Bùi Hữu Thư
07:44 09/03/2012
Ý chỉ của Đức Thánh Cha Benedict XVI, suy tư của Hồng Y Ratzinger

ROME, ngày thứ năm 8 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Vào tháng 3 năm 2012, Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi người Công Giáo hãy cầu nguyện để cho "việc đóng góp của phụ nữ vào việc phát triển xã hội được nhận biết trên toàn thể thế giới": đây là ý chỉ cầu nguyện hoàn vũ của ngài " (xem Zenit ngày 29 tháng 2, 2012.)

Vậy mà năm 2004, cũng như đã được thông báo trên gia trang của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, Đức Hồng Joseph Ratzinger đã giải thích ước muốn là phụ nữ "được trình bầy trong thế giới lao động và các hoàn cảnh của xã hội, và họ đạt được những vị trí có trách nhiệm giúp cho họ có khả năng ảnh hưởng đến chính trị của các quốc gia và thúc đẩy các giải pháp mới mẻ cho các vấn đề kinh tế và xã hội."

Trong "Lá thư gửi cho các giám mục Giáo Hội Công Giáo về sự đóng góp của những người nam và người nữ trong Giáo Hội và thế giới" (Lettre aux Evêques de l'Eglise Catholique sur la collaboration de l'homme et de la femme dans l'Eglise et dans le monde), Đức Hồng Y Ratzinger, lúc đó là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin, giải thích những gì ngài hiểu về "khả năng của người khác" trực thuộc về giới phụ nữ.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger viết: "Trong các giá trị nền tảng được gắn bó với đời sống cụ thể của phụ nữ. Người nữ gìn giữ được một trực giác sâu xa là phần lớn đời sống của họ gồm các hoạt động được dành cho việc chăm sóc, lo lắng cho sự trưởng thành, và bảo vệ kẻ khác."

Và để giải thích: "Trực giác này có liên hệ với khả năng khai sanh ra đời sống. Sống động hay sức mạnh, một khả năng như thế là một thực tại cấu tạo sâu xa nên cá tính phụ nữ. Trực giác này cho phép người nữ trưởng thành sớm hơn, cũng như có được ý thức về giá trị của đời sống và trách nhiệm của họ. Điều này phát triển nơi họ cảm nghĩ về việc tôn trọng những gì cụ thể, nghịch lại với những gì trừu tượng thường ảnh hưởng xấu đến sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội. Cuối cùng, điều này ngay trong các tình trạng rất tuyệt vọng - và lịch sử quá khứ và hiện tại đã chứng minh - cung ứng một khả năng duy nhất để đối phó với những khó khăn, để làm cho đời sống vẫn còn có thể khả dĩ ngay trong những tình trạng hết sức cùng cực, để gìn giữ một cách kiên trì một cảm nghĩ về tương lai và để nhớ là, qua nước mắt, trị giá của tất cả mọi đời sống nhân loại."

Đức Hồng Y bộ trưởng nhắc lại điều ngài gọi là "vai trò không thể thay thế của phụ nữ ở mọi trình độ của đời sống gia đình và xã hội khi liên quan đến các mối tương quan nhân loại và sự lo lắng cho người khác," trước khi nhắc đến Chân Phước Gioan Phaolô II: "Chính nơi đây biểu hiệu rõ ràng điều Chân Phước Gioan Phaolô II đã gọi là thiên tính của phụ nữ. Điểm này ngầm hiểu là giới phụ nữ phải hiện diện một cách năng động và làm chứng cho sự vững mạnh của gia đình, "xã hội là ưu tiên, và cách nào đó có tính cách tối cao" vì chính đây biểu hiệu một cách nguyên thủy bộ mặt của một dân tộc; chính nơi đây các thành phần tiếp nhận và đạt được những gì là nền tảng."
 
Top Stories
Two Vietnamese Catholics convicted of ''anti-government'' activities: ''false accusations''
Asia-News
07:42 09/03/2012
The two, a woman and a young man, are accused of distributing leaflets compiled by Fr. Van Ly, currently in prison, against the Communist Party. The priest denies knowing the woman. In fact, she was condemned for advocating the rights of the Church in Tam Toa (Vinh diocese).

Hanoi (AsiaNews) - Two Vietnamese Catholics have been sentenced to jail for distributing anti-government material. AsiaNews sources say, however, that the charges - at least for one of them - are false and it is only a government vendetta toward Catholics who defend the rights of the Church.

Ms. Thuy Vo Thi Thu, 50, and Nguyen Van Thanh, 28, on March 6 were sentenced to five and three years imprisonment respectively by a court in the central province of Nghe An. The two were arrested in 2011 and were accused of distributing leaflets slandering the Chinese Communist Party and its leadership. According to the court, the leaflets were prepared by Fr. Nguyen Van Ly, a priest who for years has been fighting for a democratic, multiparty system in Vietnam. For this Fr. Van Ly, now very ill, has undergone several previous convictions. To date he is in prison, having been arrested on July 25, 2011.

AsiaNews sources in Vietnam say that the charges against Ms. Vo are false. "When she was arrested, I asked Fr. Van Ly - free at the time - if he knew her and he said no and that he had never spoken with her."

In fact, according to sources, Ms Vo was sentenced because of her commitment to the rights of the Church.

In July 2009, Vo and dozens of other Catholics were arrested in the diocese of Vinh for having erected a cross and an altar on the ground of a church destroyed during the war and that the government wanted to seize to build a luxury residential center (see: 21/07/2009 Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa). In prison, Ms. Vo was, along with the others, savagely beaten and then released. The accusation of having taken action "against the government" is just a trick to punish a Catholic person without arousing criticism from the Christian community.
 
Due cattolici vietnamiti condannati per attività “antigovernative”: “Accuse false”
Asia-News
07:43 09/03/2012
I due, una donna e un giovane, sono accusati di aver distribuito volantini contro il Partito comunista, compilati da p. Van Ly, attualmente in prigione. Il sacerdote nega di conoscere la donna. In realtà ella è stata condannata per aver sostenuto i diritti della Chiesa a Tam Toa (diocesi di Vinh).

Hanoi (AsiaNews) - Due cattolici vietnamiti sono stati condannati alla prigione per aver distribuito materiale antigovernativo. Fonti di AsiaNews dicono però che le accuse - almeno per una di loro - sono false ed è solo una vendetta da parte del governo verso i cattolici che difendono i diritti della Chiesa.

La signora Vo Thi Thu Thuy, 50 anni, e Nguyen Van Thanh, 28, il 6 marzo scorso sono stati condannati a cinque e a tre anni di prigione da una corte nella provincia centrale di Nghe An. I due sono stati arrestati nel 2011 e sono stati accusati di aver distribuito volantini che diffamano il Partito comunista cinese e la sua leadership. Secondo la corte, i volantini sarebbero stati preparati dal p. Nguyen Van Ly, un sacerdote che da anni lotta per un sistema democratico e multipartitico in Vietnam. Per questo p. Van Ly, ora molto malato, ha subito diverse condanne. A tutt'oggi egli si trova in prigione, essendo stato arrestato lo scorso 25 luglio 2011.

Fonti di AsiaNews in Vietnam affermano che le accuse contro la signora Vo sono false. "Quando la signora è stata arrestata, ho chiesto a p. Van Ly - allora libero - se la conosceva e lui ha detto di no e di non aver mai avuto rapporto con lei".

In realtà, secondo le fonti, la signora Vo è stata condannata per il suo impegno a favore dei diritti della Chiesa.

Nel luglio 2009, Vo e altre decine di cattolici sono stati arrestati nella diocesi di Vinh per aver innalzato una croce e un altare sul terreno di una chiesa andata distrutta durante la guerra e che il governo voleva sequestrare per farne un centro residenziale di lusso (v.: 21/07/2009 Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa). In prigione, la signora Vo è stata, insieme agli altri, picchiata selvaggiamente e poi rilasciata. L'accusa di aver compiuto azioni "antigovernative" è solo un trucco per punire una personalità cattolica senza suscitare le critiche delle comunità cristiane.


 
International Catholic Migration Commission reaching out to Jesus in Strangers
Edward Pentin
08:13 09/03/2012
One of the Church's Best Kept Secrets

ROME, MARCH 8, 2012 - John Klink, president of the International Catholic Migration Commission, describes the organization he heads as "one of the best kept secrets of the Catholic Church."

In today's increasingly globalized world of more than 200 million migrants, this worldwide Catholic humanitarian organization provides many of them with assistance, from integrating refugees into society and resettling migrants, to offering them legal protection and lobbying governments on their behalf.

The organization has also latterly reached out to care for some of the world's 27 million trafficked persons -- a staggeringly large number of people who, despite their innocuous label, could more accurately be described as modern-day slaves.

"The whole issue of migration -- the whole theology behind it -- is based on the fact that not only did Christ take on the mantle of humanity by being born of the Virgin Mary, but that within several weeks of his birth he became a refugee," Klink explains, recalling how Pius XII referred to Jesus as the archetype of all refugees.

"Having taken upon himself not only humanity but also the poverty and status of a refugee, how can the Church not mention this and not reach out to them?"

The Commission was established by Pius XII in 1951 at a time when Rome was filled with refugees from World War II. The Pope led by example, throwing open the doors of the Vatican and religious congregations to shelter them and, in 1952, issuing an Apostolic Constitution, "Exsul Familia Nazarethana," that contained guidelines for their pastoral care.

"Cardinal Montini [later Pope Paul VI] was the guiding hand behind this [creation of the Commission," says Klink, who served as a diplomat for the Holy See at the United Nations for 16 years. "Cardinal Frings of Cologne was another key figure because of his connection with the needs of German refugees at that time."

Today, the Commission works directly with migrants and refugees in more than 40 countries. It has an office in Geneva so that it can defend the dignity of migrants at the UN. And it works closely with bishops' conferences, other Catholic entities, non-governmental organizations and governments to advocate and defend the dignity of migrants and refugees in the most effective way possible. The Holy See, in a sign of its continued support and concern for the cause, granted the Commission canonical status in 2008.

"Most of our work over the last 61 years has been associated with resettlement," Klink explains, adding that most of this work is achieved in close collaboration with regional Catholic organizations. "We've resettled over a million refugees in the US alone -- quite a significant achievement."

Since 1999, it has also devoted itself to tackling human trafficking. Working closely with female religious congregations and other organizations, the Commission has helped provide temporary shelter, psychosocial counseling, legal aid and protection for this vulnerable group whose number of victims, Klink stresses, "is huge". It's also establishing networks and cross-border counter-trafficking task forces.

"When you hear of trafficking you often think of women who are forced into prostitution but it's also women who are desirous of making extra money for their families to send back home but instead find themselves as prisoners wherever they happen to be," Klink explains. "The employer takes away their passport, doesn't allow them to leave the house, many are abused and there's no place for them to repair to and find safety."

One Commission initiative aimed at tackling such criminal activity has been to establish a safe-house in Beirut, Lebanon. The facility has served an important purpose, providing refuge for some "extraordinarily tragic" cases. Klink recalls one Filipino woman who thought she was going to be employed as a domestic worker but once she arrived, her employers confiscated her passport, didn't pay her, imprisoned her, accused her of stealing, and then started to beat her regularly. "When she said she hadn't been stealing, they upped the punishments, put her in a bathtub and started trying to electrocute her," Klink recalls. "And when that didn't work, they started burning her with an iron."

The woman managed to escape, heard about the Commission's safe-house and sought refuge there. "At the safe-house, we provide psychological care for such women and legal assistance to help them get out of their situation," Klink explains, adding that the Filipino woman later found out her predecessor had been subjected to the same violence, but her only escape was to jump over the balcony.

But the safe-house only answers the symptom, not the cause, and the Commission would prefer to see policies that prevent women who are potential victims of trafficking from falling prey to such a crime. That means including guarantees for legal protection of workers in the host countries, and finding employment through agencies who won't exploit them with extortionate charges.

One major difficulty is being able to identify the trafficking in the first place. "What's so fascinating is that very often you can have trafficked people right next to you and you don't know it," says Klink. He recalls a talk he had heard from a Protestant pastor who recounted that a San Francisco restaurant chain he had often eaten at had been closed down because of involvement in slavery practices. "He realized the women who had waited on him were trafficked people," Klink says. "Even though he was an expert he didn't recognize them."

Compared to other large organizations dedicated to serving migrants such as the UNHCR and the International Organization for Migration, the Commission is "generally far cheaper", Klink says, because although those organizations have "an important mandate," they are "highly bureaucratic."

The Commission's president, once a candidate to be an Assistant Secretary of State in the Bush administration, also rejects any notion that helping migrants is a "Leftist" issue. "This is part of the evangelization of the Church," Klink says. "That isn't to say everyone should just be able to be received into a country -- there have to be clear regulations, but they have to be fair regulations. People have to have the opportunity to become productive citizens, and if they do follow the law, then that law should be able to provide a pathway for them to integrate."

Looking to the future, Klink is keen that bishops, laity and NGOs bring to the Commission's attention cases where it can offer advice and assistance. One strength of the Commission is to be able to contact governments involved and mediate on behalf of migrants. Such an incident happened recently when a bishop contacted the Commission, which then was able to have fruitful discussions with the Ethiopian government over the plight of a group of boat people. "The bishop might not have been able to do that just within his own country," Klink says.

A former country director of Catholic Relief Services, Klink has an obvious passion for this work, which he sees as deeply Christian.

"In the Gospel of Matthew, in his final mandate, the Lord states very clearly unless you welcome the stranger you will not be allowed into heaven," the Commission president says. "He also made it very clear, as with the poor, that when you feed and clothe them, you are touching Christ himself."

"It is He who is there and so it is a dual 'reaching out,'" Klink explains, "because not only are you helping them and being Christ for them, but you are finding Christ by so doing."

(Source: http://zenit.org March 9)
 
Pope denounces U.S. political push to legalize gay marriage
Philip Pullella
10:37 09/03/2012
VATICAN CITY | Fri Mar 9, 2012 - (Reuters) - Pope Benedict on Friday denounced the "powerful political and cultural currents" seeking to legalize gay marriage in the United States, where Maryland has just become the eighth state to allow it.



The pope's latest comments in opposition to homosexual marriage came in an address to bishops from several Midwestern states on a regular visit to the Vatican.

"Sexual differences cannot be dismissed as irrelevant to the definition of marriage," he said.

He added that the traditional family and marriage had to be "defended from every possible misrepresentation of their true nature" because, he said, whatever injured families injured society.

"In this regard, particular mention must be made of the powerful political and cultural currents seeking to alter the legal definition of marriage (in the United States)," he added in a clear reference to gay marriage.

Last week Maryland legalized same-sex marriage.

Massachusetts, Iowa, Vermont, New Hampshire, Connecticut, New York and the District of Columbia currently allow gay and lesbian weddings.

Washington State will join the list in June unless opponents stop it ahead of a possible referendum, and Maryland will be added in January 2013 unless its law, too, is overturned by a threatened referendum in November.

Benedict called on American bishops to continue their "defense of marriage as a natural institution consisting of a specific communion of persons, essentially rooted in the complementarities of the sexes and oriented to procreation".

The Vatican and Catholic officials around the world have protested against moves to legalize gay marriage in Europe and other developed parts of the world.

NEW CARDINAL LEADING OPPONENT

One leading opponent of gay marriage in the United States is New York Archbishop Timothy Dolan, who was elevated to cardinal last month.

Dolan fought against gay marriage before it became legal in New York state last June, and in September he sent a letter to President Barack Obama criticizing his administration's decision not to support a federal ban on gay marriage.

In that letter Dolan, who also holds the powerful post of president of the U.S. Bishops' Conference, said such a policy could "precipitate a national conflict between Church and state of enormous proportions".

The Roman Catholic Church, which has some 1.3 billion members worldwide, teaches that while homosexual tendencies are not sinful, homosexual acts are, and that children should grow up in a traditional family with a mother and a father.

Gay marriage is legal in a number of European countries, including Spain and the Netherlands.

Some other Christian Churches that have allowed gay marriage, women priests, gay clergy and gay bishops have been losing members to Catholicism, and the Vatican has taken steps to facilitate their conversion.

While still controversial in the United States, same-sex marriage has been gaining acceptance recently. New Jersey passed a gay marriage law through both legislative houses, though the legislation was vetoed by Republican Governor Chris Christie.

An appeals court overturned California's ban on gay marriage, enacted through a 2008 referendum.

(Source: http://www.reuters.com/article/2012/03/09/us-pope-gays-idUSBRE8280TQ20120309?feedType=RSS&feedName=topNews - Additional reporting By Alice Popovici in Annapolis, Maryland; Editing by Alessandra Rizzo)
 
Vatican seeks to explain US money laundering tag
AP
16:25 09/03/2012
VATICAN CITY (AP) — The Vatican is seeking to explain its presence for the first time on a U.S. list of countries that are a potential hub for money laundering.

The U.S. State Department this week released its International Narcotics Control Strategy Report, which identified the Holy See as one of 68 countries or jurisdictions "of concern" for money laundering or other financial crimes.

Vatican spokesman the Rev. Federico Lombardi noted Friday that all the world's major economies — the U.S., Japan and even Italy — are identified as countries of "primary concern" for money laundering.

He said it wasn't surprising that the Vatican finds itself on the list since it recently joined a European evaluation process to try to conform to international anti-money laundering standards.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ gia nhập Gia Đình Thánh Tâm tại Giáo xứ Nghi Lộc:
BBT GX Nghi Lộc
09:56 09/03/2012
Thánh lễ gia nhập Gia Đình Thánh Tâm tại Giáo xứ Nghi Lộc:

Chiều ngày 08/3/2012 tại thánh đường Giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ gia nhập Gia Đình Thánh Tâm(GĐTT), Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự và nhận lời tuyên hứa của 463 thành viên GĐTT trong Giáo xứ Nghi Lộc và các giáo xứ trong hạt Đông Tháp.

Xem hình

Đồng dâng thánh lễ có cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính – quản hạt Bảo Nham, đặc trách GĐTT Giáo phận Vinh, cha Phêrô Trần Đình Lai - Đặc trách GĐTT giáo cụm, cha quản xứ cùng đông đảo các cha trong hạt và các cha quê hương. Thánh lễ có sự hiện diện của Ban điều hành GĐTT Giáo phận, ban điều hành GĐTT giáo cụm, quý vị đại diện GĐTT các giáo xứ: Đông Tháp, Phi Lộc, Kẻ Dừa, Phú Xuân, Vạn Phần, Phúc Lộc, Đăng Cao, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

GĐTT Giáo xứ Nghi Lộc được thành lập vào ngày 26/04/2011. Sau thời gian tìm hiểu và thực thi những điều lệ, nội quy cuả GĐTT Giáo phận, đây là lần đầu tiên GĐTT giáo xứ tổ chức thánh lễ gia nhập với con số ban đầu là 160 thành viên. Cùng tuyên hứa và gia nhập GĐTT với giáo xứ chủ nhà Nghi Lộc hôm nay, còn có các tân thành viên GĐTT đến từ các xứ bạn trong hạt:

GĐTT Giáo xứ Phi Lộc: 178 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Đông Tháp 43 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Kẻ Dừa: 37 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Phú Xuân: 20 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Vạn Phần: 12 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Phúc Lộc: 9 thành viên.
GĐTT Giáo xứ Đăng Cao: 4 thành viên.

Thánh lễ kết thúc trong niềm tri ân, cảm tạ và niềm hân hoan vui mừng của tất cả các thành viên GĐTT. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse phù giúp cho những thành viên GĐTT sống những điều mà họ đã tuyên hứa để Thiên Chúa được vinh danh hơn và để cho tất cả chúng ta trở nên những người hữu ích hơn cho tha nhân, cho Giáo hội và xã hội. Cầu chúc cho GĐTT Giáo xứ Nghi Lộc ngày càng phát triển và thăng tiến hơn về mọi mặt.

Ban điều hành GĐTT Giáo xứ Nghi Lộc:

1) Ông Fx Cao Hồng Tuyên – Trưởng ban
2) Ông Fx Dương Công Thành – Phó ban
3) Ông Fx Nguyễn Văn Thuận – Thư ký.
4) Bà Maria Trần Thị Diệu – Thủ quỹ.
5) Bà Anna Đinh Thị Vương – Ban viên.

Xin mọi người cầu nguyện và đồng hành cùng GĐTT chúng con.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công an Nhân dân Việt Nam đang ''bảo kê'' cho bọn Côn Đồ ?
Hà Long
10:37 09/03/2012
Khi lướt vào Bách khoa toàn thư của Wikipedia, người đọc được giải nghĩa về công việc và lý tưởng cho người phục vụ trong ngành Công an Nhân dân Việt Nam như sau:

Công an Nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an Nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Cũng theo Wikipedia định nghĩa về Bộ Công An:

Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Lý tưởng của người Công An được tinh túy tóm gọn bằng 6 hàng châm ngôn dưới đây:

Đối với tự mình, phải cần kiệm liêm chính;
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ;
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành;
Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép;
Đối với công việc, phải tận tụy;
Đối với địch, phải cương quyết khôn khéo.

Xét theo lòng tin của người dân Việt Nam nhìn vào công việc gìn giữ an toàn xã hội và bảo vệ trật tự của người Công An trong hoàn cảnh ngày nay còn uy tín như vậy chăng? Ý nghĩa "Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép; Đối với công việc, phải tận tụy" còn là phương châm hàng đầu trong bổn phận thi hành nghĩa vụ của họ không? Người Công An là "thiên thần" tốt bảo vệ người dân hay họ đang trở thành những tên "ác thần" hung dữ?

Công an bắt người trước buổi họp mặt hôm 7/3/2012 tại Hà Nội

Cụ thể các Báo Lề Trái vừa đưa tin về cuộc lùng bắt vô cớ những nhân sĩ của Hà Thành vào buổi tiệc họp mừng Ngày Phụ Nữ 7/3 vừa qua tại một quán ăn Văn Điển, Hà Nội. Đó là cuộc tổ chức gặp mặt của cánh đàn ông trong phong trào biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông nhằm tuyên dương các vị Phụ Nữ anh hùng thời đại, điển hình có mặt người phụ nữ nổi tiếng Lê Hiền Đức, nữ luật sư Dương Hà. Thế nhưng, trước đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã bị mời đi làm việc tại trụ sở CA, số 6 Quang Trung – Hà Đông. Nhà văn Nguyễn Tường Thụy bị công an huyện Thanh Trì đưa giấy triệu tập và giữ lại. Còn ông Kim Môn, chủ nhà hàng nơi tổ chức bị công an mời đi làm việc tại Văn Điển. Tất cả lệnh triệu tập giam người được thực hành ngay từ sau trưa, có thể hiểu ngầm lệnh của công an thủ đô được phát ra phải cầm chân 3 vị tổ chức đầu não này nhằm triệt tiêu cuộc họp. Giáo sư Huệ Chi thì bị những bóng ma công an canh chừng giam lỏng cả ngày trước ngõ ra vào của ông. Tuy nhiên, cuộc họp mặt của những nhân hào thân sĩ yêu nước của Hà Thành vẫn diễn ra vào lúc 18g30 chiều. Các người quan sát tại chỗ cho biết phía bên ngoài quán ăn Văn Điển có đến cả 100 người lạ mặt tập trung ánh mắt rình rập theo dõi tại nơi hội họp.

Nơi đây chúng ta không cần bàn đến nội dung và ý nghĩa của cuộc gặp gỡ, nhưng chỉ muốn dẫn chứng cách hành xử hung bạo của Công An.

Tiệc mừng không được vui trọn vẹn vì mọi người phải nghĩ đến 3 anh em cùng chí hướng đang bị Công An giam giữ. Cụ thể nhất họ tuần hành đến các cơ quan Công An biểu tình phản đối đòi người ngay trong buổi tối khuya này với tiếng hô vang: "Công an thả người, thả người, thả người...". Theo Blog của Mai Thanh Dũng tường thuật thêm: Nhiều người hô lên "Công an mang súng ra giết hết dân đi, sống thế này cũng như chết mà thôi. Giết hết chúng tao đi".

Sự việc náo động đã khua động đến lối xóm làm cho dân cư túa ra đứng xung quanh ủng hộ việc đòi người. Khoảng 200 người hiện diện. Theo tường thuật của tác giả Bình An có mặt nơi hiện trường: Nhóm Công An co vòi chạy vào trụ sở. Sau đó xuất hiện một nhóm "anh chị", đầu trọc săm trổ đầy mình đến đe dọa đoàn biểu tình. Một tường thuật khác cùng lúc đưa tin: "Nhóm "xã hội đen" đầu trọc xuất hiện, mặt mày bặm trợn chỉ vào nhóm biểu tình dọa đánh, dọa giết".

Sự có mặt của bọn "côn đồ" trước ngay trụ sở Công An, có vẻ hiên ngang, phách lối và đầy quyền lực chẳng khác chi hiện thân mặt trái (Ác Thần) của Công An. Tại thị trấn Văn Điển, đoàn biểu tình đi đòi người bị "một tên lạ mặt" nhảy vào đánh người bằng cùi trỏ. Tác giả Bình An viết tỏ tường: "Càng bất thường hơn, phía công an không cho người bị đánh và nhân chứng vào, thật là một trò hề… Điều đáng nói và buồn cười ở đây là sự việc xẩy ra trước mặt của rất nhiều công an thị trấn Văn Điển".

Trong câu kết của bài tường thuật tác giả nhận thức được tình huống: "Công an huyện Thanh Trì cho Bình An tôi được sáng mắt trước sự "liên kết" giữa các anh (Công An) và nhưng tay anh chị giang hồ xã hội đen".

Từ những việc thấy tận mắt, day tận tay nhứ thế thì sự lên án của tác giả Bình An có chủ quan và thái quá lắm không? Sự việc xảy ra trong cùng một khoẳnh khắc vào một buổi tối tại hai đồn Công An phải dựa vào xã hội đen đàn áp dân lành thì công lý và trật tự tại Việt Nam đang bị tước đoạt khỏi tầm tay của tất cả mọi người chăng?

Công an công khai "bảo kê" bọn Côn Đồ ?

Chúng ta nhớ lại vụ Tiên Lãng, cả ngàn bài viết đã nói về địa phương này, Một điều cần phải chú ý thêm về tựa đề của báo Pháp Luật hôm 31/1/2012: Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Nhiều tay giang hồ có mặt tại khu đầm. Người dân ghi nhận được các biệt danh của giới giang hồ như Hoàng Văn Chương (Chương "sực", ngụ xã Bắc Hưng), Phường "tố", Hòa "lễ" (cùng ngụ xã Nam Hưng) là những tay giang hồ có "số má" tại Tiên Lãng. Theo một nguồn tin, trước hôm diễn ra vụ cưỡng chế, một nhóm giang hồ hơn chục người ở quận Kiến An đã được một số tay "anh chị" ở Tiên Lãng mời về Vinh Quang gây thanh thế. Một tay giang hồ cho biết họ chỉ đến đó, không phải làm gì nhưng sau đó vẫn được trả công 2 triệu đồng/người.

Chẳng thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng dấu được sự thật phải thốt lên: "Cưỡng chế đầm tôm sai cả luật và đạo lý" (báo Dân Trí). Đạo lý theo ông Dũng có phải chính quyền địa phương đang cấu kết với lũ côn đồ giang hồ xã hội đen không?

Người dân Việt Nam bây giờ phải tỉnh táo để nhận diện ra được một sức mạnh đang khuynh đảo hợp pháp trong ngành Công an Nhân dân Việt Nam: nhóm "Quần chúng tự phát" và nhóm "Côn đồ xã hội đen". Y như là nơi nào Công An không giải quyết được tranh chấp (giành phần đúng về phía chính quyền), thì y như rằng đúng lúc đó có những lực lượng đột xuất tự xưng "Quần chúng tự phát" hoặc các tay "anh chị dao búa" hiên ngang nhẩy vào rất hợp pháp dùng vũ lực đối với dân trước mắt người Công An.

Nhóm "Quần chúng tự phát" và nhóm "Côn đồ xã hội đen" đã được dùng đến trong các vụ tranh chấp về đất đai, nhất là đất đai của tôn giáo. Manh nha đã có từ vụ giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), tại Đồng Chiêm, Cồn Dầu (Đà Nẵng), giáo xứ Mỹ Lộc (Vinh), giáo điểm Con Cuông (Vinh), tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng, đó là những vùng đất thuộc các tôn giáo Phật Giáo và Công Giáo, rồi hiện tại lây lan đến Tiên Lãng là một sự kiện nổi cộm dùng xã hội đen đối phó với thường dân trong xã. Và mới nhất, bọn côn đồ đã hăm dọa vào chuyện đòi người tại đồn Công An huyện Thanh Trì và Văn Điển vào buổi tối 7/3 tại Hà Nội. Tất cả những nơi này đều có cùng một vở diễn nhuần nhuyễn và với một đạo diễn Công An chỉ đạo.

Những chỉ trích công khai về ngành Công an Nhân dân Việt Nam được ghi trong Wikipedia:

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã bị các phương tiện báo, đài quốc tế và trong nước liên tục đưa thông tin thương tâm về việc nhiều thường dân bị chết, hoặc sức khỏe bị xâm hại diễn ra một cách triền miên do các hoạt động nghiệp vụ của Công an Việt Nam. Tuy vậy vẫn chưa có lý giải thỏa đáng cho vấn đề này.

- Một số công an còn bị báo chí đưa tin về việc tra tấn, đánh đập người dân khi lấy lời khai hoặc khẩu cung.

- Ngoài những vụ việc nêu trên, một số cá nhân trong ngành công an cũng bị báo chí lên tiếng vì những hành vi mất tư cách khác như: tống tình học sinh, gạ tình, đánh người, còng tay bắn vào đầu người khác, đánh đập học sinh, v.v...

- Nói chung, những vụ việc được báo chí ghi nhận chủ yếu xảy ra ở lực lượng công an cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) chính vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn, Nhà nước đã ban hành pháp lệnh Công an xã để quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này trong khi thi hành công vụ.

- Ngoài ra, một số phương tiện truyền thông khác bên ngoài Việt Nam cũng lên tiếng chỉ trích lực lượng công an thực hiện việc đàn áp nhân dân mà đặc biệt là nhằm vào giáo dân xung quanh các vụ tranh chấp đất đai.

Điểm sơ qua mục này thì thấy Công an Nhân dân Việt Nam còn thiếu trong Wikipedia về việc liên kết mật thiết với "Quần chúng tự phát" và nhóm "Côn đồ xã hội đen" để đối phó với người dân Việt Nam.

Trong phần bình luận từ các trang Blogger về Công an Nhân dân Việt Nam đang dựa vào bọn "côn đồ" để giải quyết công việc của Công An, người dân đặt tên cho họ như sau:

- Công an và côn đồ tuy 2 nhưng là 1.
- "Lưu Manh Hóa Lãnh Đạo", "Đần Độn Hóa Dân Tộc". Đảng đã thành công!
- Đảng CS thật hung ác hèn hạ, dùng lưu manh côn đồ để đàn áp nhân dân. Đảng có phần hơn hẳn thực dân Pháp
- Chưa hề thấy chính quyền nào mà phải nhờ bọn lưu manh trấn áp người dân. Lưu manh mặc đồng phục thì gọi là "Công an". Lưu manh mặc thường phục thì gọi là "Quần chúng tự phát".
- Đối với tàu khựa khúm núm xum xoe, với dân lại hống hách ngang tàng bất kể luật pháp.
- Sao chúng (công an) lại hành động thô bỉ như vậy được. Oán hận, thật khó dung hòa.
- Đừng sợ đám côn đồ du côn công an nữa bởi vì chúng ta đã có mang tinh thần Đoàn Văn Vươn và Việt Khang anh hùng bất khuất.
- Xã hội đen "bảo kê" xã hội đỏ...
- Công an dùng bọn này (xã hội đen) cũng không khác nào chơi với dao. Có ngày đứt tay, có khi cụt tay ấy chứ.
- Ai đời đảng cộng sản Việt Nam được dân đóng thuế nuôi với cả một bộ máy công an khổng lồ mà lại đi câu kết với xã hội đen là bọn người cặn bã của xã hội, bọn lưu manh, vô liêm sỉ, vô văn hóa trong xã hội để đàn áp nhân dân cơ chứ.
- Mang danh là chính quyền nhưng chuyên làm trò nhơ bẩn với người dân.
- Chuyện công an 'nhờ vả' xã hội đen, hoặc đóng giả làm 'xã hội đen' là chuyện thường ngày, song trước kia còn khá kín đáo, còn bây giờ trở nên lố bịch một cách quá đáng.
- Trên Thế giới thì Công an là khắc tinh của Côn đồ và tội phạm. Riêng ở Việt nam dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Cộng sản cho nên Côn đồ tội phạm là Bạn của Công an.
- Khi bắt người thì mặc sắc phục Công an, khi đánh người thì lộ nguyên hình côn đồ…

Lời kết tác giả xin phép trích một đoạn nhận định từ trang NVCL: Ngày 5/1/2011, nguyên Tùy viên Chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ Christian Marchant tới Nhà chung của Tổng giáo phận Huế thăm linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị một nhóm côn đồ hành hung, bắt đưa lên xe, khiến dân biểu liên bang Ed Royce đã phải thốt lên: "Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các thủ thuật côn đồ nhắm vào các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa… Giờ đây, rõ ràng là không ai có thể tránh khỏi những hành động lạm dụng này".

Tiếp theo một nhận định, chẳng khác chi một sự lên án từ Blog Mai Thanh Dũng: "Gây xúc động trái chiều trong đêm qua (7/3 trước đồn công an) là hình ảnh gương mặt của một nhóm công an huyện Thanh trì đứng trong sân trụ sở mặt đầy hung khí nhìn dân như kẻ thù và một số công an viên khác cúi gằm mặt có lẽ vì xấu hổ khi đang phải khoác bộ cảnh phục công an nhân dân… Công an Việt Nam hiện nay thì hành xử thế nào thì ai cũng rõ, dễ hiểu vì sao bây giờ dân thay vì gọi công an là chú, là anh nay toàn gọi là "thằng"."

Như vậy mỗi người chúng ta khi đứng trước mỗi người Công An, đều mong muốn sẽ nhìn ra tỏ tường trong bộ sắc phục của họ là vị "sứ thần" tốt lành hoặc đang là hiện thân của tên "ác thần" hung dữ?
 
Cặp đôi hoàn hảo: Chuyên Chính và Tham Nhũng
Hà Sĩ Phu
11:13 09/03/2012
Đọc bài này trên báo Pháp luật, tường thuật hội nghị toàn quốc đánh giá năm năm công tác Phòng chống Tham nhũng (PCTN), mặc dù đã có những tiêu đề và phụ đề “giật gân” như Thủ tướng chỉ đạo: Xóa nguồn gốc tạo đặc quyền, đặc lợi!, Thêm nhiều giải pháp mạnh!, Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu! mà lòng tin của tôi với “sự nghiệp chống tham nhũng” của nước ta vẫn ỉu xìu, chẳng nhúc nhích thêm được chút nào. Các bạn cứ thử đọc xem, chắc cảm giác cũng không khá hơn tôi đâu.

Chẳng phải vì chúng ta thành kiến hay bi quan. Chỉ bởi vì có một quy luật bất di bất dịch, đó là câu nói bất hủ của vị Nam tước John Dalberg-Acton (1834-1902) “Quyền lực có xu hướng tham nhũng, mà quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” (“Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.”) Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán!

Thế mà Đảng lại quyết tâm lãnh đạo một cách “toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối” (nên không thể bỏ điều 4 Hiến pháp), thì theo quy luật Acton nói trên, sự Lãnh đạo tuyệt đối của Đảng chính là nguồn phát sinh và là nguồn bảo vệ cái Tham nhũng tuyệt đối!

Nguồn gốc là ở đấy, nay Thủ tướng Dũng lại hô hào “Xóa nguồn gốc tạo đặc quyền, đặc lợi” tức là tự xoá mình, thì xoá thế nào? Vì thế dù người chỉ huy PCTN là Thủ tướng, là Tổng Bí thư, hay Chủ tịch nước, hay Chủ tịch Quốc hội cũng đều không giải quyết được nạn tham nhũng, vì phân tích theo căn nguyên như trên thì họ đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tham nhũng, đều gặp những khó khăn không giải quyết được. Nhưng trong bốn vị đó thì người khó chống tham nhũng nhất chính là… đương kim Trưởng ban. “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì làm sao chống được tham nhũng”, người dân nói thế và ai cũng hiểu ngay, thế mới khổ !

Hãy nhìn ngay vào báo cáo trong Hội nghị PCTN này thì rõ: “PCTN là nhiệm vụ trọng tâm nhưng lại ít được đề cập [!] trong các hội nghị kiểm điểm, tổng kết công tác của các tổ chức Đảng. Chất vấn trong Đảng gần như chưa được thực hiện…”, tức là các vị nói là quan trọng nhưng trong lòng biết nó chẳng quan trọng gì, nói để mà nói thôi.

“Việc kê khai tài sản chưa có tác dụng do chưa được công khai rộng rãi, Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và các tài sản có giá trị khác… Công tác phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng vẫn còn yếu kém. Số vụ án tham nhũng được điều tra, xét xử trong 5 năm qua có xu hướng giảm, nhiều nơi, 5 năm qua không phát hiện được vụ nào”. Kết quả như vậy thì còn trông chờ gì, có hô khẩu hiệu 100 lần cũng thế thôi.

Năm 1995, khi viết bài Chia tay Ý thức hệ tôi đã tin rằng trong giai đoạn kinh tế thị trường định hướng XHCN, chuyên chính vô sản nhất định sẽ được dùng để tích luỹ tư bản! Mà giai đoạn “tích luỹ tư bản ban đầu” thì khủng khiếp thế nào chúng ta đều rõ, trong đó tham nhũng chỉ là điều “nhỏ như con thỏ” mà thôi.

Thế thì bế tắc không, cam chịu không? Thưa không, nếu biết nhìn từ gốc, dám sửa từ gốc và đặt Tổ quốc – Nhân dân lên trên hết, Dân làm chủ xã hội! Tôi tin như vậy.

(Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/34191)
 
BBC phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc: Giàu lên ở một xã hội 'bất bình thường'
BBC
13:44 09/03/2012
BBC phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc: Giàu lên ở một xã hội 'bất bình thường'

Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng gia tăng

Gần đây Việt Nam càng thường xuyên chứng kiến hiện tượng những người giàu có không ngại "khoe" của cải.

Một ví dụ nổi bật là lễ cưới cho con cái của một số "đại gia" như sự kiện ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Được gọi là "siêu đám cưới", buổi tiệc vô cùng tốn kém, với mô tả của báo Tuổi Trẻ là "đường về thị trấn Sơn Tây đã tắc nghẽn giao thông khi người dân đổ ra hai bên quốc lộ 8A xem dàn siêu xe rước dâu".

Nữ doanh nhân tổ chức lễ cưới này cho con trai cũng không ngại lên báo bày tỏ cảm giác tự hào.

Cách tiêu tiền của không ít gia đình cho thấy bước chuyển đổi của nền kinh tế, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều những người giàu có.

Nhưng nó cũng bộc lộ những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam hiện nay.

BBC có buổi phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc, nổi tiếng với các tác phẩm về Tây Nguyên và là người quan tâm các vấn đề nổi cộm tại Việt Nam.

Nguyên Ngọc: Cái đó chứng tỏ rằng nền tảng văn hoá, trình độ văn hoá, tầm mức văn hoá của những người như thế còn thấp.

Tôi thấy người ta có tiền sử dụng cũng chỉ là bình thường. Nhưng có điều, sống thì phải nhìn tương quan trong xã hội.

Những năm qua cũng có những người giàu lên, đời sống có khá lên. Nhưng nói chung, dân vẫn còn khổ lắm.

Những vùng như Hà Tĩnh, vùng Hương Sơn tôi biết đời sống của nhân dân còn nghèo, còn thấp. Cho nên mình sống trong xã hội phải tính đến đời sống còn rất khó khăn.

Tôi thấy như thế là không nên và cũng không hay. Những việc tiêu pha xa xỉ như thế không có ý nghĩa gì cả.

Những người giàu có thể đóng góp đồng tiền vào những lợi ích xã hội ví dụ như giáo dục, vào y tế. Nhưng họ lại đem tiền tiêu vào những việc như vậy, gây phản cảm.

Cái đó chứng tỏ rằng nền tảng, trình độ văn hoá của những người như thế còn thấp. Đây là điều đáng buồn.

BBC:Hình như chưa bao giờ lại có làn sóng người giàu tiêu tiền một cách công khai đến vậy. Nhà văn nhận xét thế nào về xu hướng này?

Nếu người ta làm ra đồng tiền một cách chân chính, bằng năng lực thật sự của mình thì người ta sẽ quý đồng tiền.

Các nước khác cũng vậy, có những người rất giàu. Người ta là tỷ phú đôla nhưng mà người ta nhìn đồng tiền làm bằng công sức của họ, bằng trí tuệ của họ và cố gắng của họ.

Phải nói, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều người được gọi là “đại gia”, những người giàu lên một cách kỳ lạ, có thể nói là không phải nhờ những cố gắng thật sự trong một xã hội bình thường. Do đó, họ không quý những đồng tiền đó, sử dụng nó rất vô lý.

Tôi đang ở miền Trung, và tại Đà Nẵng chẳng hạn, có những biệt thự, những nhà ở được xây lên giá đắt vô cùng.

Tôi cũng sang bên Mỹ và ở đó một cái nhà một triệu đôla là ghê gớm lắm. Vậy mà ở đây, một căn nhà tính ra thì có khi năm, bảy đến gần chục triệu đôla. Dân Hà Nội vào mua rất nhiều. Trong khi Hà Nội không phải là một trong vùng phát triển kinh tế, khiến tôi suy nghĩ tại sao dân Hà Nội nhiều tiền đến như thế.

Điều đó không bình thường trong xã hội của mình, chứng tỏ rằng đồng tiền luân chuyển, sinh ra trong xã hội ở Việt Nam hiện nay có điều gì không bình thường. Người ta làm giàu bằng những con đường không minh bạch, không rõ ràng.

Gần đây, tôi có đọc trên một tờ báo về một đại gia được xếp vào loại có tiếng ở Đông Nam Á và nói rất rõ ràng rằng, người đó bắt đầu bằng rừng, gỗ ở Tây Nguyên. Sau đó, ông ta chuyển sang nhà cửa, đất đai.

Và bây giờ, tờ báo công khai nói, ông ta hết chở gỗ ở Tây Nguyên nhưng hàng ngày vẫn chở kìn kìn gỗ từ bên Lào về.

Như vậy, người đó làm giàu bằng phá rừng. Tuy nhiên, tờ báo nào đó vẫn ca ngợi và như thế thì rất nguy hiểm, đồng thời làm giàu như thế thì rất huênh hoang.

BBC:Đúng là nhiều người băn khoăn về cách kiếm tiền của một số người thu nhập cao hiện nay. Đằng sau đó phải chăng còn là vấn đề quản lý?

Tôi nghĩ có lẽ không có nước nào quản lý đồng tiền như ở Việt Nam hiện nay. Ở xã hội bình thường, đồng tiền đi là có dấu vết, ở đâu và từ đâu đến. Không ở đâu mà người ta tiêu tiền mặt mà tiêu hàng tỷ như ở Việt Nam cả.

Quản lý đồng tiền như vậy thì không thể nào biết được nguồn gốc đồng tiền của họ từ đâu ra, và nó di chuyển như thế nào không ai biết cả.

Vì sao không thể thực hiện quản lý đồng tiền một cách bình thường như trong xã hội bình thường? Tại sao nhà nước không làm việc này và có lý do gì để không thực hiện?

Người ta vẫn giữ bí mật đồng tiền của những người giàu có. Đây là điều đáng đặt câu hỏi vì sao. Vì sao lại sợ biết được dấu vết hay nguồn gốc của đồng tiền?

Quản lý tài chính như thế này thì không có cách gì chống tham nhũng được. Cứ nói mãi chống tham nhũng nhưng chống tham nhũng thì phải có cơ chế, có cách kiểm soát đồng tiền. Thả lỏng như thế thì làm sao mà chống tham nhũng được. Tôi không tin việc kêu gọi đạo đức để chống tham nhũng.

BBC:Như thế thì đằng sau những câu chuyện này là đạo đức trong xã hội?

Tình hình đạo đức sa sút hiện nay trong xã hội đã được nhắc đến nhiều rồi. Tôi không tin bằng những sự kêu gọi đạo đức lại có thể thay đổi tình hình này.

Phải có cơ chế, luật lệ kiểm soát đồng tiền mới có thể chống tham nhũng, đưa xã hội trở lại bình thường, lành mạnh.

BBC:Cũng có ý kiến cho rằng xã hội Việt Nam chưa thể chấp nhận sự giàu có, sự tiến bộ của một số người mà có thu nhập cao như hiện nay?

Trong xã hội có những người tài giỏi, có thu nhập cao thì chấp nhận bình thường.

Nhưng, đồng tiền người ta có thu nhập cao đó bằng cái gì thì tôi cho rằng ở các nước văn minh, điều này rất rõ ràng, đó là bằng chính sức lực, tài năng, trí tuệ.

Ở Việt Nam hiện nay vẫn không có những luật lệ, cơ chế để thực hiện hết sức bình thường như ở các nước văn minh.

Thành ra những đồng tiền không rõ ràng gì cả. Chính vì vậy người ta có thể tiêu tiền một cách xa xỉ như thế. Trong xã hội nào cũng thế, có người rất giàu, có những người không đủ tài năng như thế, không có được nhiều tiền như thế cũng là bình thường và công bằng. Nhưng làm thế nào để cho mọi sự minh bạch.

Người dân bình thường cũng không ganh tỵ về việc người giàu vì có tài và họ không có tài không thể giàu bằng người ta. Nhưng nếu giàu một cách bất minh, giàu mà tôi không thể biết có thực sự bằng tài năng của mình thì điều đó không được.

Tôi cho rằng, người bình thường ở Việt Nam cũng biết rằng có người giàu và người nghèo là chuyện bình thường ở xã hội. Nếu người giàu bằng tài năng chính đáng của họ thì không ai ganh tỵ với điều đó.

Người ta bất bình về việc có người có tiền không biết từ đâu ra và xa xỉ một cách kỳ lạ như thế. Trong khi đó không chứng minh được là do tài năng mà họ làm ra. Người ta không bằng lòng, bất bình chính vì điểm này chứ không phải vì thấy họ có nhiều tiền.
 
Thông cáo báo chí của đài SBTN Nhân quyền cho Việt Nam
STBN
18:20 09/03/2012
THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA ĐÀI SBTN
NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM


Cộng đồng Việt Nam đã đoàn kết trong nguyện vọng thúc đẩy sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Hơn 140,000 người Mỹ gốc Việt đã ký vào một thỉnh nguyện thư đề nghị chính quyền của Tổng Thống Obama trợ giúp thả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đài SBTN đã làm một tấm bảng để ghi nhớ đến thỉnh nguyện thư . Đài SBTN đã trao cho nhân viên tòa Bạch Ốc để trao tới tay tổng thống Obama. Sau ngày 8 tháng 3, tòa Bạch Ốc sẽ chính thức trả lời thỉnh nguyện thư.

Văn Phòng Liên Hệ Với Công Chúng của Tòa Bạch Ốc đã nhanh chóng đáp ứng với lòng mong muốn mở một cuộc đối thoại với Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt bằng cách đón tiếp 165 người Mỹ gốc Việt từ 30 tiểu bang khác nhau vào ngày ngày 5 tháng 3 vừa qua để thực hiện một cuộc hội thảo ngắn.

Buổi hội thảo này là một cuộc họp khoáng đại nhằm tìm hiểu về những mặt khác nhau trong công việc của chính phủ Hoa Kỳ về phương diện liên hệ với cộng đồng hải ngoại, đối tác quốc tế và nhân quyền.

Tại cuộc thuyết trình, Giáo sư Quintan Wiktorowicz, Giám đốc lâu năm về Đối Tác Cộng Đồng tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã nói về sự trưởng thành và tinh thần của cộng đồng Mỹ gốc Việt và đây là một phần kinh nghiệm cho những người Mỹ. Giáo sư Wiktorowicz nói về việc hợp tác với cộng đồng Mỹ gốc Việt. Ngoài ra, đoàn diễn giả của Bộ Ngoại Giao cũng đã đến thuyết trình cho những người Mỹ gốc Việt tham dự.

Phái đoàn này gồm:

Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách vấn đề Dân Chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Michael Posner, Giám đốc Đối Tác Thế Giới, ông Thomas Debass, Quyền giám đốc Lục Địa Đông Nam Á của văn phòng Đông Nam Á, ông Eric Barboriak. Ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã trình bày những nỗ lực của ông để cải thiện nhân quyền thông qua những cuộc thảo luận đang diễn ra với Việt Nam.

Những đồng nghiệp khác của ông tại Bộ Ngoại Giao đã nhấn mạnh tới những phương thức khác nhau, trong đó chính phủ Hoa Kỳ cam kết đặt vấn đề này ra với nhà cầm quyền Việt Nam.

Tel: 714.636.1121 Fax: 714.260.0236
10501 Garden Grove Blvd. , Garden Grove, CA 92843, USA
March 8th, 2012

SBTN PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE
HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM


The Vietnamese American community is united in its desire to promote human rights in Vietnam. More than 130,000 (as of March 5th and in counting) Vietnamese Americans signed a petition to ask for the Obama Administration’s assistance in releasing prisoners of conscience in Vietnam. SBTN created a plaque to memorialize this petition and has tendered the plaque to the White House staff to deliver to the President. After March 8, the White House will issue an official response to the petition.

The White House Office of Public Engagement quickly responded to the need for an open dialogue with the Vietnamese American community by hosting a briefing for 165 Vietnamese Americans from over 30 states on March 5. The briefing was a general meeting to educate participants about different aspects of the U.S. government’s work on diaspora engagement, global partnership, and human rights.

At the briefing, Dr. Quintan Wiktorowicz, Senior Director for Community Partnerships at the National Security Council, spoke about the community’s resilience and spirit and how this is part of the American experience. Dr. Wiktorowicz spoke of partnership with the Vietnamese American community.

Vietnamese Americans were also briefed by a panel of State Department speakers.

The panel included: Assistant Secretary for the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Michael Posner; Director of Global Partnerships, Thomas Debass; and, Acting Director for Mainland Southeast Asia in the Bureau of East Asia and Pacific Affairs, Eric Barboriak. Assistant Secretary Posner expressed his efforts to promote human rights issues throughout ongoing discussions with Vietnam. His State Department colleagues emphasized the different ways in which the U.S. government is engaging on these issues with the Vietnamese government.

Briefing participants were able to present their questions and concerns directly to the panel of speakers from the Administration regarding current human rights policy, trade, religious freedom, and other issues. The government panel duly took notes of all the questions and concerns.

Tel: 714.636.1121 Fax: 714.260.0236
10501 Garden Grove Blvd. , Garden Grove, CA 92843, USA
 
Văn Hóa
Trái Tim Mời Gọi
Nguyễn Văn Hiển
21:16 09/03/2012
Xin giới thiệu bản nhạc Mùa Chay: Trái Tim Mời Gọi: Thơ: Hoa BênThập Tự; Nhạc: Nguyễn Văn Hiển; Ca sĩ: Minh Quang.

 
Về tác giả Bộ Lễ Cầu Hồn Mỹ Sơn
Thái Vũ
23:32 09/03/2012
Về Bộ Lễ Cầu Hồn Mỹ Sơn

Cha Giuse Nguyễn Ngọc Sinh.

Cha Giuse Nguyễn Ngọc Sinh là linh mục thuộc giáo phận Long Xuyên, và là ấm tử của cha già Phê, linh tông với cha Trọng.

Ngài chính là nhạc sĩ Mỹ Sơn, tác giả của bộ lễ cầu hồn mà hầu như tất cả mọi nguời công giáo Việt Nam khắp thế giới đã biết, đã hát, và đã yêu thích gần nửa thế kỷ qua.

Ngài đã là Tuyên Úy phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Quốc Việt Nam nhiều năm trước năm 1975.

Ngài còn là một Trưởng Hướng Đạo xuất sắc cùng thời với cha Trần Thái Đức.

Ngài cũng là thầy giáo/cha giáo của tôi trong chủng viện Thánh Emmanuel Phụng, Châu Đốc vào những năm 1960.

Và sau này, Ngài cũng là cha xứ của tôi, xứ Thánh Tâm, kinh 3 B, giáo phận Long Xuyên.

Ngài vừa qua đời tại Pháp, ngày 7 tháng 3 năm 2012

“Nếu mai tôi chết. Trên cõi đời này. Còn ai nhắc tên tôi.

Nếu mai tôi chết. Trên cõi trần này. Còn ai gọi tên tôi….”

Đó là bài hát mà Ngài đã sáng tác lúc ở trong tù Cộng Sản và hay hát xuông(không đàn) cho tôi nghe khi mới ra khỏi khám lớn Rạch Giá năm 1979.

Lúc bấy giờ Ngài đã kiệt sức lắm rồi. Đúng hơn là Cộng Sản đã thả Ngài ra vì sợ Ngài chết rũ tù do bênh lao phổi không được chữa trị. Đựoc cha Giuse Nguyễn Văn Việt bảo lãnh về và tạm trú ở nhà xứ Rạch Giá. Một đêm tôi nghe tiếng gõ trên tường, vội chạy sang thì thấy Ngài như trong cơn hấp hối: một bộ xương cố gắng kìm lại cơn ho để khỏi chảy máu thêm. Tôi xót xa cầm cái loong giugoz bê bết máu. Ngài cố sức: “thầy giúp tôi với, tôi đã đậy lại rồi không bị lây bệnh đâu…”.

Trời ơi, Chúa ơi. Còn đâu hình ảnh một hướng đạo sinh khỏe mạnh nhanh nhẹn với những bằng rừng bằng núi đầy người, đã từng băng đèo lội suối vượt đảo. Một thanh niên tuổi đời mới chỉ 40 mà nằm như bất động.

Còn đâu hình ảnh một thầy giúp chủng viện, lúc nào như cũng nhún nhảy trên đôi chân, ngâm nga một câu hát vừa sáng tác hay một vần thơ vừa nghĩ tới. “Viễn khách ơi chiều nay cảm thấy lạnh rồi phải không…”, “Vui đón hè, nhưng lòng nhớ bạn luyến thầy. Ra đi ngại chân bước… ”

Còn đâu hình ảnh một cha xứ năng nổ, phóng xe honda suốt đầu kênh cuối kênh mua gạch, cát, đá, lá để đổ móng nhà thờ, lợp mái trường học, xây tường nhà xứ… Tất cả cho một xứ đạo nghèo vừa được thành lập trong một vùng mất an ninh.

Ai đã làm cho thầy tôi, cha xứ tôi tàn tạ đến thế này? Tôi vẫn nhớ Ngài nói: “Tớ nhất định không nhận tội vì có tội gì đâu mà nhận…”. Tôi thấy trong Ngài cái nghệ sĩ tính nhưng cũng lại có cái DŨNG của Thánh Nhân.

Giáo dân kênh 3 B hiền lành và chất phát gặp ngay một cha xứ chất phát và hiền lành. Thật vậy, Chúa không dậy: “hãy học cùng ta vì ta ngon lành” nhưng Ngài dậy: ” hãy học cùng ta vì ta hiền lành”. Thêm vào những đức tính ấy nữa là lòng khiêm tốn, tính bình dị, và dễ thương của cha thì còn gì hơn. Thật vậy, trong xứ đạo, ai đến với Ngài cũng được, và đến một cách dễ dàng: già, trẻ, lớn, bé, chức vị, thường dân… Ngài không hề phân biệt đối xử. Không trọng sang khinh hèn. Nhà nào mời cũng vào, nhà nào không mời cũng không phủi bụi chân. Ai cho gì Ngài cũng vui vẻ nhận lãnh: Một củ khoai lang luộc, một nải chuối, một trái dừa… Tất cả đều quí. Nhà Thờ là nhà Chúa. Nhà xứ là nhà Chùa. Ai vào cũng được. Thật thoải mái.

Cha xứ tiên khởi Nguyễn Ngọc Sinh về kênh 3 B không chỉ “coi xứ” mà còn khai hóa và khai sáng giáo dân và đồng bào nữa. Ngài không chỉ đưa giáo lý mà đưa cả văn minh đến cho vùng đất quê này. Ngài về đây, ngoài nhà thờ, cón có trường học, hội quán hướng đạo, phòng tập Vovinam, các lớp ca nhạc, đàn trống, các sinh hoạt giới trẻ. Ngài về đây thì dân mới biết đến danh từ Văn Nghệ…

Vài kỷ niêm về Ngài.

Cha xứ của tôi đã nổi danh, không phải anh hùng xa lộ, mà là “anh hùng đường kênh”. Dân kênh 3 nghèo nên đường xi-măng chỉ to bằng nửa đường xi-măng Kênh 5. Vậy mà cha xứ cứ phóng xe như xa lộ… Tân Hiệp. Rất nhiều heo con, chó con, và gà vịt đã toi mạng vì không chịu tránh đường khi xe Ngài chạy ngang. Một lần đèo bác tôi, lúc ấy đang làm trùm, đi chợ Kênh 8 mua vật dụng làm Hang Đá Giáng Sinh. Về đến nhà xứ, chẳng thấy ông trùm đâu, cha xứ vòng xe lại thì thấy ông trùm đang lóp ngóp dưới sông bò lên vì Ngài lạng ổ gà lám sao và đã quảng ông trùm xuống sông mà không biết.

Một kỷ niệm khác. Trong một thánh lễ chiều, đám con nít bên dưới cứ chỉ trỏ lên bàn thờ rồi khúc khích cười. Cha Sinh bối rối trừng mắt nhìn xuống, chúng im một lát rồi lại cười. Cha lại lúng túng không hiểu gì nên Thánh lễ nhanh hơn mọi khi. Thì ra bố tôi làm trùm đặc trách bàn thờ, mới đi ruộng về, vội quá đã lấy cái bình cá thia thia của em tôi đưa cắm hoa bàn thờ. Con cá được lên bàn thánh cứ nhào lên lộn xuống làm cho bọn con nít khoái chí. Sau thánh lễ cha bảo bố tôi: “ông trùm hại tôi quá. Tôi cứ tưởng mình làm gì sai…”. Thì ra có tật giật mình vì nghe đâu lúc ở trong chủng viện có lần ham chơi, đến giờ chầu, cha Sinh vội quá, khoác đại áo dòng mà không mặc quần dài nên khi đèn bàn thờ sáng lên mà áo dòng thì lại mỏng nên Ngài càng nghiêm trang thì những người gần bàn thờ càng…khúc khích.

Ra khỏi tù, vì căn bệnh hiểm nghèo và vì cần không khí trong lành nên giáo dân Rạch Sỏi đã đưa Ngài sang Pháp và đinh cư ở đó cho đến ngày qua đời.

Lại một người tôi thương mến giã từ cuộc đời.

“Nếu mai tôi chết. Trên cõi đời này. Còn ai nhắc tên tôi…”.

Thưa Cha giáo, còn nhiều người nhắc tên Cha vì những điều tốt lành Cha đã làm cho họ lúc còn sống. Và những điều tốt lành đó đã truyền sang đến thế hệ thứ hai và thứ ba.

Thưa Cha xứ, còn nhiều người gọi tên Cha vì ai cũng có ngày phải về với Chúa. Và ngày đó chắc chắn bộ lễ cầu hồn của Mỹ Sơn sẽ là hương kinh dâng Chúa, sẽ là tấm Visa đưa những người con của Chúa vào Nước hằng sống.

“Chúa là đấng từ bi và nhân hậu…”, xin đưa linh hồn thầy cả Giuse Nguyễn Ngọc Sinh lên chốn nghỉ yên muôn đời. Amen.

Thái Vũ Cali 03/08/2012
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rồng – A Dragon
Richard Drysdale
22:28 09/03/2012
RỒNG – A Dragon
Ảnh của Richard Drysdale
Nhiều tiền là kiếp Rồng son
Không tiền là kiếp Giun con yếu hèn.
(nđc phóng ngữ)
"With money you're a dragon; without it you're a worm."
(Chinese proverb)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Đánh tội trong Mùa Chay tại Phi - Băng đảng kêu gọi ngừng bắn tại León để chào đón Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:00 09/03/2012
Đức Tổng Giám Mục Cebu xin anh chị em tín hữu suy nghĩ lại về những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân thái quá trong Mùa Chay

Trong thư Mục Vụ Mùa Chay năm nay, cũng như mọi năm trước đây, Đức Tổng Giám Mục Jose Serofia Palma của tổng giáo phận Cebu đã năn nỉ anh chị em tín hữu hãy suy nghĩ lại về những hình thức thể hiện lòng đạo đức bình dân thái quá trong Mùa Chay, đặc biệt là trong Tuần Thánh.

Cebu là một quần đảo ở miền Trung Phi Luật Tân nơi có dân số khoảng 2,440,120 trong đó 95% là người Công Giáo.

Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, trên toàn cõi Phi Luật Tân tại các thành phố như Cebu, Mati, Davao, Gua Gua có hàng trăm người, có cả những phụ nữ, nhờ những người khác đóng đinh họ vào thập giá. Một số người ăn mặc như quân lính Rôma lấy dây thừng cột tay hay thậm chí đóng đinh những người khác vào thập giá và dựng lên trong nhiều giờ dưới trời nắng gắt. Giáo quyền ra thông báo chính thức cấm nhưng mỗi năm vẫn có hàng trăm vụ xảy ra trên toàn cõi Phi Luật Tân. Việc đóng đinh diễn ra đúng theo nghĩa đen của từ này. Tay họ bị đóng những mũi đinh lớn và nhọn vào thập giá cách thực sự. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo tử vong nào nhưng đa số phải vào nhà thương vì mất nhiều máu.

Phong trào đóng đinh vào thập giá tại Phi Luật Tân đã bắt đầu từ năm 1946 và mặc dù giáo quyền lên tiếng nhiều lần, những lời khuyên bảo xem ra không có mấy tác dụng. Con số người chịu đóng đinh mỗi năm có xu hướng tăng lên.

Một hình thức khác đỡ ghê sợ hơn là những buổi đánh tội trên đường phố. Ngay tại Manila, từ ngày thứ Tư Tuần Thánh đã có những cuộc rước kiệu và đi đàng Thánh Giá trong đó các hối nhân trùm đầu mình bằng bao bố chỉ khoét hai lỗ nhỏ để thấy đường đi, rồi dùng roi tre đánh túi bụi vào chính mình để đánh tội và thể hiện tâm tình sám hối. Việc trùm đầu bằng bao bố là để tránh bị cho rằng họ phô trương lòng đạo đức của mình. Các roi tre được chẻ ra ở đầu roi và có khi còn được buộc thêm những mảnh thiếc từ những lon coca cola. Nhiều người tự đánh mình đến độ máu me ra lênh láng. Có người phải vào nhà thương. Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, từ mờ sớm đã có hàng đoàn người đi trên các con đường làng để đánh tội, liên tục cho đến tối.

Các băng đảng ma túy đề nghị ngưng bắn trong thời gian Đức Thánh Cha viếng thăm Mễ Tây Cơ

Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago của tổng giáo phận León đã kêu gọi các băng đảng ma túy đạt đến một thỏa thuận ngừng bắn trong suốt thời gian chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra từ 23 đến 26 tháng Ba sắp tới.

Ngài nói: "Đối với những người dấn sâu trong tội ác, nếu những lời của tôi đây có thể lọt đến tai họ, tôi sẽ mong họ nhận ra rằng chúng ta đang sống thời gian của ân sủng và bình an, và rằng họ nên giúp đỡ dân chúng bằng cách cho phép tất cả mọi người có thể tham dự vào biến cố khả kính này, vàPhóng sự Đánh tội trong Mùa Chay tại Phi - Băng đảng kêu gọi ngừng bắn tại León để chào đón Đức Thánh Cha không tận dụng biến cố này để làm bất cứ điều gì có thể dẫn đến đau thương và chết chóc.

Nói cho cùng thì họ cũng là người, nên tôi tin tưởng rằng thẳm sâu trong trái tim của họ còn có nhạy cảm để tôn trọng mạng sống của người dân."

Như để đáp lại thỉnh cầu của Đức Tổng Giám Mục, một băng đảng ma túy đã cho giăng các biểu ngữ tại một số địa điểm trọng yếu yêu cầu ngừng bắn trong suốt thời gian chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

Trong thời gian qua, León đã không phải là hiện trường của các cuộc hành quyết tàn bạo và đấu súng diễn ra liên tục tại bang Michoacan lân cận. Tuy nhiên, trong thời gian từ 23 đến 26 tháng Ba, an ninh sẽ được tăng cường tại thành phố León nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Mễ Tây Cơ, phát ngôn viên cảnh sát Gabriel Cordero đã cho biết như trên.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Cuba

Như bản tin chúng tôi đã loan từ tuần trước từ 26 đến 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Cuba. Theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh, lúc 9 sáng thứ Hai 26 tháng Ba, tổng thống Felipe Calderon và phái đoàn chính phủ Mễ Tây Cơ sẽ chào tiễn biệt Đức Thánh Cha tại sân bay quốc tế León, kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ từ 23 đến 26 tháng Ba.

Lúc 9:30 máy bay sẽ cất cánh bay đến phi trường Santiago de Cuba. Từ León sang Santiago de Cuba mất 3 giờ 30 phút bay nhưng vì Santiago de Cuba sớm hơn León một giờ nên đến 14 giờ theo giờ địa phương máy bay mới đáp xuống sân bay quốc tế Antonio Maceo của Cuba.

Ước tính sẽ có hàng triệu người Công Giáo Cuba sẽ tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo nhân dịp kỷ niệm 400 năm tìm thấy ảnh tượng "Virgen de la Caridad del Cobre" nghĩa là Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng. Vào năm 1612, 3 ngư phủ đã đã tìm được tượng Đức Mẹ nhỏ bằng gỗ do một tù trưởng thổ dân bỏ rơi một thế kỷ trước đó. Nơi tìm được tượng gần mỏ đồng đầu tiên của Cuba.

Trong số đông đảo các tín hữu tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo sẽ có ít nhất là 300 tín hữu Công Giáo thuộc tổng giáo phận Miami Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của hai triệu người Cuba lưu vong, những người đang tràn trề hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp đất nước họ sớm được hưởng tự do thật sự.

Tòa Thánh đã phải mất hơn một năm trời đàm phán với Cuba về chuyến viếng thăm của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998. Tuy nhiên, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Havana cho biết lần này mọi thứ đều trở nên dễ dàng và mất không quá ba tháng.

Sáng thứ Ba 27 tháng Ba, lúc 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ kính viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ đồng, bổn mạng nước Cuba, trước khi đáp máy bay về thủ đô La Havana cách đó lối 900 cây số.

Ban chiều, lúc 5 giờ rưỡi Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hội đàm chính thức với Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba, ông Raul Castro, tại dinh Cách Mạng.

Sau đó, lúc 7 giờ 15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và dùng bữa tối với các Giám Mục Cuba và đoàn tùy tùng tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Havana.

Ban chiều lúc 4 giờ rưỡi, ngài sẽ giã từ Cuba để trở về Roma chuẩn bị cho một Tuần Thánh rất bận rộn.
 
Thế giới nhìn từ Vatican 02/03 - 08/03/2012 - Văn khố mật của Tòa Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:17 09/03/2012
Tầm quan trọng của sự im lặng trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa

Trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 7 tháng Ba, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập với hàng ngàn khách hành hương về tầm quan trọng của sự im lặng. Ngài ghi nhận rằng ngay cả vào những lúc khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy Thiên Chúa trong sự im lặng.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến, để kết thúc loạt bài giáo lý về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, tôi muốn nói về tầm quan trọng của sự im lặng trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Trong đời sống và trong lời cầu nguyện của Chúa Kitô, đặc biệt là khi Ngài bị treo trên Thánh Giá, chúng ta thấy một tác động qua lại thường xuyên giữa lời nói và sự im lặng. Sự im lặng thoi thóp của Chúa Giêsu trên thập giá là lời cuối cùng của Ngài với Chúa Cha, là lời cầu nguyện tối cao của Ngài.

Để nghe tiếng Chúa, ta cần phải biết tận dụng sự im lặng cả bên ngoài lẫn bên trong, để tiếng nói của Ngài có thể vang lên trong lòng chúng ta và định hình cuộc sống của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Thiên Chúa cũng nói với chúng ta, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn, thông qua sự im lặng của Ngài. Sự im lặng ấy chính là lời mời gọi chúng ta đến với đức tin sâu sắc hơn và đức cậy mạnh mẽ hơn vào những lời Chúa đã hứa. Chúa Giêsu là bậc thầy vĩ đại của chúng ta trong cách thế cầu nguyện. Từ lời cầu nguyện của Ngài, chúng ta học được cách nói chuyện với Cha chúng ta trên trời một cách tự tin với tư cách là những người con yêu quý của Ngài.

Trong cuộc đối thoại đầy hiếu thảo này, chúng ta cũng được dạy bảo để nhận ra những ân sủng của Thiên Chúa và học biết cách vâng theo thánh ý Ngài, là điều mang lại ý nghĩa và hướng đi cho cuộc sống của chúng ta.

Tôi hoan nghênh các nhóm sinh viên, có mặt tại trong buổi Triều Yết Chung hôm nay, gồm các sinh viên của Trung Tâm Huấn Luyện Tuần Duyên Hoa Kỳ, Đại học Công giáo Mỹ Châu, Đại Chủng viện Đức Maria và Đại học Thánh Phanxicô ở Steubenville. Tôi gởi lời chào và lời chúc tốt đẹp đến những tham dự viên của Công Nghị Quốc Tế về Phẫu Thuật và Chỉnh Hình. Với những người hành hương nói tiếng Anh và các du khách khác, bao gồm những người từ Anh, Đan Mạch và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn muôn ơn lành của Thiên Chúa trên anh chị em.

Đức Thánh Cha bế mạc tuần tĩnh tâm mùa chay

Sáng thứ Bẩy 3 tháng Ba, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và các vị lãnh đạo trong giáo triều Rôma đã bế mạc tuần tĩnh tâm mùa Chay.

Đức Thánh Cha đã ngỏ lời cám ơn vị giảng tĩnh tâm là Đức Hồng Y Laurent Monsengwo, Tổng Giám Mục Kinshasa, Congo.

Ngài nói rằng: “Trong những ngày này, Đức Hồng Y đã dẫn chúng tôi, có thể nói là đi vào “mảnh vườn lớn” là thư thứ Nhất của thánh Gioan Tông Đồ, cũng như trong toàn Kinh Thánh, với khả năng rất chuyên môn về chú giải Kinh Thánh và với kinh nghiệm tu đức và mục vụ của Đức Hồng Y. Đức Hồng Y đã hướng dẫn với cái nhìn luôn hướng về Thiên Chúa và chính với cái nhìn ấy, chúng tôi đã học về tình yêu, về đức tin kiến tạo nên sự hiệp thông”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng Đức Hồng Y Monsengwo “đã thêm vào các bài suy niệm những câu chuyện hay, phần lớn lấy từ đất nước Phi châu yêu quí của Đức Hồng Y, mang lại vui mừng và hy vọng cho chúng tôi. Tôi đặc biệt có ấn tượng mạnh về câu chuyện mà Đức Hồng Y kể về một người bạn bị hôn mê, người ấy có cảm tượng đang ở trong một con đường hầm tăm tối, nhưng sau cùng đã thấy một chút ánh sáng, nhất là khi nghe được một bản nhạc hay. Tôi thấy điều này cũng có thể là một dụ ngôn về cuộc sống chúng ta: nhiều khi chúng ta ở trong một đường hầm tăm tối giữa đêm khuya, nhưng nhờ đức tin, sau cùng chúng ta thấy ánh sáng và nghe được bài ca hay, nhận thấy được vẻ đẹp của Thiên Chúa, của trời đất, của Đấng Tạo hóa. Quả thực là chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng”.

Cùng với những lời ứng khẩu trên đây, Đức Thánh Cha đã trao cho Đức Hồng Y Monsengwo một thư cám ơn chính thức về những bài suy niệm về tình hiệp thông với Thiên Chúa, qua việc chú giải một số đoạn trong thư thứ Nhất của thánh Gioan Tông Đồ, trong một hành trình tái khám phá mầu nhiệm hiệp thông mà chúng ta được tháp nhập vào nhờ bí tích Rửa Tội.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng ngài vui mừng vì, qua sự hiện diện và cách thức diễn tả của Đức Hồng Y, ngài có thể đón nhận chứng tá đức tin đặc thù của Giáo Hội tin, yêu và hy vọng tại Phi châu: một gia sản tinh thần mang lại sự phong phú cho toàn thể Dân Chúa và thế giới, đặc biệt trong viễn tượng tái truyền giảng Tin Mừng. Trong tư cách là người con của Giáo Hội tại Phi châu, Đức Hồng Y đã làm cho chúng tôi cảm nghiệm sự trao đổi hồng ân là một trong những khía cạnh đẹp nhất của tình hiệp thông trong Giáo Hội, trong đó những xuất xứ khác nhau về địa lý và văn hóa được diễn tả hòa hợp trong sự hiệp nhất của Nhiệm Thể Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 viếng thăm giáo xứ thánh Gioan Tẩy Giả de la Salle ở Rôma.

Hôm Chúa Nhật 4 tháng Ba, với tư cách Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha đã viếng thăm giáo xứ thánh Gioan Tẩy Giả de la Salle al Torrino. Giáo xứ này ở miền tây nam Rôma, có thánh đường vừa được thánh hiến năm 2009 và có 13 ngàn dân cư, phần lớn là các đôi vợ chồng trẻ.

Khi đến nơi vào lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Giám quản Vallini, Đức Cha Phụ tá khu vực Paolo Schiavon, và cha sở và 12 linh mục tiếp đón.

Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chào đón một số trẻ em trong giáo xứ.

Một nhóm đại diện cho các cầu thủ trẻ trong giáo xứ, đã đích thân trao cho Đức Giáo Hoàng một áo bóng đá. Sau đó, ít phút sau, một nhóm trẻ em khác đã tặng cho ngài một cuốn sách đầy các hình vẽ đã được thực hiện nhân chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo Hoàng tại giáo xứ các em.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm ơn anh chị em vì bầu khí của một tình thân gia đình. Chúng ta thật sự là gia đình của Thiên Chúa và thực đáng khích lệ khi anh chị em xem Đức Giáo Hoàng như hình ảnh một người cha! Chúng ta phải nhớ rằng cuộc gặp gỡ không chỉ dừng lại nơi cá nhân Đức Giáo Hoàng này, nhưng cần phải vươn tới Chúa Giêsu. "

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha giải thích rằng thể theo lệnh truyền của Thiên Chúa, Abraham đã sẵn sàng sát tế chính con trai của mình. Trước thử thách này, đức tin chân thực và mạnh mẽ của Abraham đã tỏa sáng.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Thiên Chúa không muốn cái chết, Ngài muốn sự sống. Cái chết không mang lại sự hy sinh thật sự. Cuộc sống và sự vâng lời của Abraham đã trở thành một nguồn ân sủng lớn lao cho đến ngày nay. "

Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở anh chị em tín hữu rằng Thiên Chúa đã hy sinh chính Con Một của Ngài trên thập giá. Ngài nhấn mạnh rằng cuộc sống là một nghệ thuật. Chúa Giêsu đã là bậc thầy của nghệ thuật sống, để những người khác có thể theo gương của Ngài.

Trước khi cho anh chị em tín hữu rước lễ, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng giáo đường không chỉ là một nơi để cầu nguyện, nhưng còn là nơi nuôi dưỡng và thể hiện thật sự đức tin của mỗi người.

Sau đó, Đức Thánh Cha trở về Vatican để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô.

Khác với vị tiền nhiệm, mỗi năm Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 chỉ viếng thăm 2 giáo xứ ở Rôma, một vào mùa Vọng và một vào mùa Chay.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16: "Chúng ta cần ánh sáng của Chúa Kitô để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống".

Sau chuyến viếng thăm giáo xứ San Giovanni Battista de La Salle ở Rôma, Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican để đọc kinh Truyền Tin với khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha đã trình bày bài suy niệm của ngài về biến cố Biến Hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor.

Ngài nói:

“Dung mạo Người và y phục Người tỏa ra một ánh sáng rạng ngời, trong khi xuất hiện bên cạnh Người là hai ông Môsê và Elia. Rồi có một đám mây bao phủ đỉnh núi và từ đó phát ra một tiếng nói ‘Này là Con Ta yêu dấu; hãy lắng nghe lời Người!’”

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 ghi nhận rằng ngày hôm nay Biến Hình là lời đề nghị hãy leo lên núi cầu nguyện với Chúa Giêsu và qua đó xác nhận đức tin Kitô giáo trước cuộc Thương Khó.

Ngài nói tiếp:

"Anh chị em rất thân mến, tất cả chúng ta đều cần ánh sáng bên trong để vượt qua các thử thách trong cuộc sống. Ánh sáng này đến từ Thiên Chúa và chính Chúa Kitô đã mang ánh sáng ấy đến cho chúng ta. Đó chính là Đấng có sự viên mãn của thần tính. "

Đề cập đến mùa Chay đang diễn ra, Đức Thánh Cha khuyên anh chị em tín hữu một phương cách tốt để trải qua 40 ngày này là hãy "tìm một khoảng thời gian để cầu nguyện mỗi ngày".

Đại sứ của Liên Hiệp Âu Châu tại Tòa Thánh: "Cuộc khủng hoảng kinh tế buộc chúng ta phải đặt lại câu hỏi về mô hình tăng trưởng của mình"

Vào tháng Giêng năm 2012, Laurence Argimon Pistre là một phụ nữ Pháp, đã bắt đầu đảm nhận vai trò mới của mình trong tư cách là Đại sứ Châu Âu cạnh Tòa Thánh.

Tân Đại sứ Argimon nói: "Dự phần vào cuộc đối thoại là điều rất quan trọng. Vai trò của tôi là nhằm thiết lập cuộc đối thoại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Tòa thánh”.

"Điều 17 của hiến chương Liên Hiệp Âu Châu đã quy định việc đối thoại với các giáo hội."

Cuộc đối thoại đó bao gồm các vấn đề kinh tế. Tất cả mọi thứ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới việc sử dụng đồng Euro của Vatican. Tất nhiên, cũng có các cuộc đàm phán liên quan đến tự do tôn giáo và nhân quyền.

Liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, bà Argimon nhận định rằng:

"Cuộc khủng hoảng này buộc chúng ta phải đặt lại câu hỏi về mô hình tăng trưởng của mình. Đó là một mô hình được dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, nhắm vào chuyện có nhiều tiền hơn. Nhưng bây giờ chúng ta phải xét lại hệ thống và xem làm thế nào chúng ta có thể cung cấp cho người dân một mô hình có thể chấp nhận được về mặt môi trường và xã hội."

Trong tháng Hai, vị tân đại sứ đã có một cuộc tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Hai vị đã thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế và tác động của nó trên bình diện con người. Hai vị cũng đề cập đến những phương cách để giúp đỡ những người trẻ. Argimon cho biết bà đã trải qua nhiều ngạc nhiên trong cuộc nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Bà nói:

"Đó là một cuộc họp rất tốt đẹp và ấm áp. Tôi đã từng nghĩ rằng cuộc họp đó sẽ là một cái gì chỉ mang tính chất ngoại giao với tất cả các loại nghi lễ. Tuy nhiên, trên thực tế tôi thấy rằng Vatican là một nơi rất nồng nhiệt và duyên dáng khi chào đón những người mới. "

Vị tân đại sứ đã thay thế cho ông Luis Ritto, vị đại sứ đầu tiên của Liên Hiệp Âu Châu cạnh Tòa Thánh. Ông đã phục vụ từ năm 2006 đến tháng 12 năm 2011.

Thánh lễ tưởng nhớ Luigi Giussani, người sáng lập Phong trào Hiệp thông và Giải phóng

Thấm thoát đã 30 năm trôi qua kể từ khi phong trào giáo dân mang tên Hiệp Thông và Giải Phóng được Giáo Hội Công Giáo chấp thuận. Hôm Chúa nhật 04 Tháng 3, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã cử hành Thánh Lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để đánh dấu sự kiện này.

Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã được chính thức công nhận bởi Tòa Thánh vào ngày 11 Tháng Hai năm 1982. Giờ đây, hàng ngàn thành viên phong trào đã có mặt tại hơn 70 quốc gia.

Thánh lễ cũng nhằm vinh danh cuộc sống chứng tá của người sáng lập phong trào, là cha Luigi Giussani, người đã qua đời cách đây bảy năm. Vừa qua, Đức Tổng Giám mục tổng giáo phận Milan, Ý Đại Lợi, đã được yêu cầu tiến hành quá trình điều tra ở cấp giáo phận cho án phong chân phước của cha Giussani. Giai đoạn điều tra tại cấp giáo phận sẽ bao gồm một loạt các lời khai và xác nhận rằng một phép lạ đã được thực hiện nhờ sự cầu bầu của ngài.

Vatican hội nghị về điều trị vô sinh thúc đẩy việc sử dụng công nghệ NaPro

Học viện Giáo Hoàng về sự sống đã tổ chức tại Vatican một cuộc họp ba ngày với sự tham dự của các chuyên gia y tế và đại diện Giáo Hội về việc chẩn đoán và điều trị vô sinh.

Tưởng cũng nên biết, một phương pháp điều trị vô sinh đang được nhiều cặp vợ chồng sử dụng đã bị Giáo Hội cực lực lên án đó là việc thụ tinh trong ống nghiệm. Đức Thánh Cha đã gọi kỹ thuật điều trị vô sinh này là “ngạo mạn và muốn thay quyền tạo hóa”. Các nhà thần học Công Giáo cũng cảnh cáo rằng trẻ con không phải là cái gì đó có thể “sản xuất” được.

Tiến sĩ Thomas Hilgers là một bác sĩ sản khoa và phụ khoa và là thành viên của học viện từ năm 1994. Ông là người cổ vũ mạnh mẽ cho công nghệ sinh sản tự nhiên, được biết đến là "Công nghệ NaPro” nhằm dạy cho phụ nữ cách theo dõi các dấu hiệu của khả năng sinh sản.

Tiến sĩ Thomas Hilgers, hiện là giám đốc Viện Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục tại Hoa Kỳ cho biết:

"Phương thức hoạt động của kỹ thuật sinh sản tự nhiên là phối hợp chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn sinh sản của phụ nữ.”

Ông nói rằng việc thụ tinh trong ống nghiệm không có hiệu quả cao khi so sánh với tỷ lệ thành công của công nghệ NaPro.

"NaPro nhìn thẳng vào những nguyên nhân gốc rễ của vô sinh và xử lý chúng một cách hiệu quả, và tỷ lệ thành công của chúng tôi ở bất cứ nơi nào cũng cao hơn từ 2 đến 3 lần việc thụ tinh trong ống nghiệm. Thêm vào đó, người phụ nữ có cơ hội được chẩn đoán bệnh tật và được điều trị hiệu quả."

Các thành viên của hội nghị này ước tính rằng 20% các phụ nữ có một số hình thức rối loạn nội tiết tố nữ, khiến cho việc thụ thai khó khăn. Mục đích của hội nghị này là cung cấp một giải pháp tự nhiên khác bảo đảm an toàn tối đa cho cả mẹ và con.

Các tài liệu từ văn khố mật của Tòa Thánh được trưng bày lần đầu tiên trong lịch sử

Hơn 100 tài liệu gốc đã từng được bảo vệ chặt chẽ tại Vatican đang được trưng bày cho công chúng lần đầu tiên trong một cuộc triển lãm tại Rôma có tên gọi là “Lux in Arcana”.

Alessandra Gonzato, một thành viên trong ban tổ chức “Lux in Arcana” cho biết:

"Mục tiêu là giúp công chúng có thể tiếp cận với các tài liệu mà thường là rất khó hiểu bởi vì chúng được viết bằng các ngôn ngữ khác, hoặc bằng tiếng Latinh, với những hình vẽ phức tạp."

Một thành viên khác trong ban tổ chức “Lux in Arcana” là Pier Paolo Piergentili cho biết thêm:

"Có nhiều tài liệu chắc sẽ thu hút nhiều người truy cập, chẳng hạn như các bức thư được viết bởi các dân biểu của Quốc hội Anh yêu cầu Đức Giáo Hoàng Clêmentô Đệ Thất bãi bỏ hôn nhân của Vua Henry Đệ Bát. Đó là một cuộn giấy dài cả thước với 83 con dấu."

Dự án này đã tốn một năm chuẩn bị, với khoảng 150 người làm việc để trình bày 100 tài liệu cho công chúng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ giới hạn đối với Giáo Hội, nhưng là đối với toàn bộ lịch sử của hầu hết xã hội phương Tây.

Ông Pier Paolo Piergentili nói thêm:

"Trong cuộc trưng bày còn có những hồ sơ khác như văn kiện truất phế Nữ hoàng Thụy Điển Christina với con dấu và chữ ký của gần 300 thành viên của quốc hội."

Trong số các tài liệu cũng có một lá thư của Thánh Têrêsa Thành Avila về việc cải cách Luật Dòng Carmêlô. Ngoài ra còn có bức thư của các vị hồng y đã thiết lập các quy tắc của mật nghị Hồng Y, và một bản sao sắc lệnh 'Lunario Novo, chính thức bãi bỏ mười ngày trong dương lịch nhằm thích ứng với chu kỳ mặt trăng.

Bên cạnh những tài liệu rất gây ấn tượng vì dài đến 200 feet tức là đến 61 mét, có nhiều tài liệu lịch sử mà người xem có thể đi ngang không để ý đến, chẳng hạn như sắc chỉ “Ineffabilis Deus” trong đó thiết định tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Được hỏi về tài liệu dài 61 mét, ông Pier Paolo Piergentili giải thích:

“Nó chứa các lời khai của 231 hiệp sĩ Templar, những người đã bị thẩm vấn bởi các ủy viên tông đồ của Đức Giáo Hoàng. Hai năm trước đó, họ đã bị bắt giữ theo lệnh của vua Pháp Philip Đệ Tứ. Ông muốn đồn thổi sự giàu có của nhà Dòng. Để làm rõ vấn đề, Đức Thánh Cha bổ nhiệm một ủy ban để điều tra nhà Dòng”.

Triển lãm kết thúc với một chuyến viếng thăm cái gọi là "Thời kỳ Bí Mật", với các tài liệu từ triều đại giáo hoàng của Đức Piô thứ 12, được viết trong Thế chiến II. Nó được gọi là "Bí Mật" vì các báo cáo trong khoảng thời gian này đến nay vẫn chưa được công bố công khai cho công chúng.

Một bức tượng của Đức Mẹ Czestochowa cũng được trưng này. Bức tượng này đã được một nhóm phụ nữ tù nhân của một trại tập trung trao cho Đức Giáo Hoàng. Bức tượng đã được thực hiện từ các tấm đồng mỏng và đã được bọc trong những miếng giấy trắng và đỏ, màu sắc của quốc kỳ Ba Lan. Bên cạnh đó là một lá thư từ sứ thần Tòa Thánh ở Hà Lan gởi Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh về cái chết của Edith Stein và em gái của bà là Rosa.

Bạn cũng có thể thấy sắc chỉ phong thánh cho Thánh Phanxicô Xavier và các hồ sơ từ vụ xử nhà thiên văn Galileô.

Văn khố mật của Bộ Truyền Giáo

Đằng sau mỗi một tài liệu này là một câu chuyện độc đáo. Đằng sau những con dấu, những mảnh gỗ hay cả đến những bản vẽ này là cả một lịch sử hấp dẫn. Tất cả các kho báu này được lưu trữ ở đây, trong kho lưu trữ văn khố mật của Bộ Truyền Giáo, nơi lưu trữ các hồ sơ quan trọng nhất về truyền giáo của Giáo Hội.

Đức ông Luis Cuña Ramos, chuyên viên lưu trữ văn khố của Bộ Truyền Giáo cho biết:

"Văn khố này bao gồm 12,500 hồ sơ với trung bình là 800 hoặc 900 tài liệu trong mỗi hồ sơ. Vì vậy, tôi sẽ ước tính khoảng 10 hoặc 11 triệu tài liệu, gồm tất cả các loại ngôn ngữ. Có cả nhiều ngôn ngữ phương Đông như Ả Rập, Coptic, tiếng Armenia, và Tây Tạng. Các tài liệu được viết trên giấy thường, giấy gạo, lá cọ, lụa trắng, lụa đỏ, và giấy da, da động vật như dê, thịt cừu, hay bê"

Bộ Truyền Giáo là cơ quan của Tòa Thánh phụ trách việc truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc. Trong văn khố của mình, bộ lưu trữ tất cả các tài liệu đã gửi đi hay nhận được từ các nhà truyền giáo trong thời gian từ năm 1622 đến 1959.

Đức Ông Luis Cuña Ramos cho biết thêm:

"Ở đây, chúng tôi có những lá thư được viết bởi các vị sứ thần Tòa Thánh, các giám mục, các nhà truyền giáo, và những thư trả lời từ khắp các quốc gia Á Châu, Phi Châu, Đại Dương Châu, Mỹ Châu, Canada, Bắc Âu và Đông Âu. "

Các bài viết không phải lúc nào cũng trên giấy. Một số cũng được lưu giữ trên các vật dụng hàng ngày. Trên miếng gỗ này ta thấy có khắc một dòng chữ bằng tiếng Ả Rập và nó đã thực sự được sử dụng để in các bản Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Ả Rập và tiếng Latinh. Còn bức thư này được viết trên lụa đỏ. Trong đó, giáo dân từ một giáo xứ xa xôi ở Trung Quốc đã thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng gởi các linh mục đến giáo xứ của họ. Còn con dấu ngọc bích này thì thu tóm một câu chuyện độc đáo.

Đức Ông Luis Cuña Ramos nói tiếp:

"Con dấu đó được sử dụng bởi một hoàng đế để ký vào án tử hình các Kitô hữu. Nó được bảo quản bởi các Kitô hữu sống trong triều đại đó như là một di tích và sau đó đã được trao cho chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Trên con dấu có khắc câu nói nổi tiếng của Tertullian: "Máu các vị tử đạo, là hạt giống sản sinh các Kitô hữu."

Vatican yêu cầu người Công giáo dâng tặng cho các Kitô hữu ở Thánh Địa Giêrusalem

Trong năm qua Trung Đông đã rung chuyển bởi cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, những cuộc biểu tình, và những thay đổi chế độ ở nhiều quốc gia. Tình trạng lan tràn bạo lực và bất ổn cũng đã khiến một số lượng lớn các Kitô hữu vội vã chạy trốn khỏi Thánh Địa Giêrusalem.

Duy trì sự hiện diện Kitô Giáo tại Thánh Địa Giêrusalem là một điều mong ước mà Giáo Hội Công Giáo đã cố gắng thực hiện trong nhiều năm.

Đó là lý do tại sao các vị Giáo Hoàng đã kêu gọi toàn thế giới Công Giáo đóng góp cho Thánh Địa Giêrusalem vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong một bức thư gần đây được viết bởi Đức Hồng Y Sandri, tổng trưởng Bộ Giáo Hội Đông Phương, tất cả các giám mục đã được lưu ý về sự cần thiết hỗ trợ cho Giáo Hội tại Thánh Địa Giêrusalem.

Các khoản đóng góp sẽ được dùng để hỗ trợ cho các giáo xứ Công Giáo trong vùng, cung cấp học bổng cho các sinh viên, giúp các gia đình Công Giáo sống được với các doanh nghiệp nhỏ, cũng như xây dựng nhà ở, trường học và các khu vực cho trẻ em.

Hôm 1 tháng Ba, Vatican cũng đã xuất bản một báo cáo liên quan đến số tiền thu được trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2011, trong đó nêu bật việc khôi phục và bảo trì các đền thờ, các nhà thờ và tu viện ở những nơi như Bethlehem, Giê-ru-sa-lem, núi Tabor, và Ghết-sê-ma-nê và Đền Thờ nơi Chúa chịu đánh đòn.