Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba ngọn núi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:34 01/03/2012
Chúa nhật 2 B mùa Chay
Núi là biểu tượng cho sự uy nghi, hùng vĩ, cao cả. Trong Thánh Kinh, núi thường được xem là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Thánh Kinh đều diễn ra trên núi.
Trong tác phẩm “Đức Giêsu thành Nazareth”, suy niệm về biến cố Hiển Dung, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết những lời thật ý nghĩa về các ngọn núi:
“Chúa Giêsu đem theo các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan riêng với mình và dẫn họ lên một ngọn núi cao (Mc 9,2). Chúng ta lại gặp ba vị này trong vườn Cây Dầu (Mc 14,33), lúc đó cơn âu lo cuối cùng của Đức Giêsu như hình ảnh nghịch lại với Hiển Dung, dù vậy cả hai vẫn thuộc vào nhau. Ở đây không nên bỏ qua đoạn Xh 24, ông Môisen lên núi cùng với Aaron, Nadab và Abihu, có lẽ cùng với 70 vị trưởng lão của Israel.
Ở đây, như lời bài giảng trên núi và trong những đêm cầu nguyện của Đức Giêsu, chúng ta lại gặp núi như vị trí gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Chúng ta nhìn tổng hợp một lần những ngọn núi khác nhau trong đời sống Đức Giêsu: núi cám dỗ; núi lúc Người ngồi rao giảng; núi cầu nguyện; núi Hiển Dung; núi âu lo; núi thập tự và cuối cùng là núi Thăng Thiên, trên đó - nghịch lại với lời mời đón nhận vương quyền thế giới do quyền lực của ma quĩ - Chúa tuyên bố: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18). Nhưng trong hậu cảnh, người ta cũng thấy xuất hiện các ngọn núi Sinai; Horep; Morija- các ngọn núi mạc khải của Cựu Ước, kết hợp làm một với núi khổ nạn và núi mạc khải; tất cả chúng đều hướng đến núi Đền Thờ, nơi đó mạc khải trở thành phụng vụ
Nếu chúng ta đi tìm một lời giải thích, sẽ gặp ở hậu cảnh biểu trưng chung về núi: núi là vị trí nâng cao, không những phải trèo lên bên ngoài, nhưng ngay cả bên trong; núi như giải thoát gánh nặng thường nhật, như hít thở không khí trong lành của sáng tạo; núi cho chúng ta một cái nhìn thật xa và vẻ đẹp của vũ trụ; núi cho tôi một cảm giác nâng cao trong tâm hồn và cho tôi cảm nghiệm về Đấng Sáng Tạo. Ngoài lịch sử, còn có cảm nghiệm về một Thiên Chúa, Đấng đang nói và kinh nghiệm về cuộc khổ nạn mà đỉnh cao đạt được trong cuộc hy tế Isaac, trong hy tế Con chiên, tiền ảnh của Con Chiên cuối cùng bị sát tế trên núi Golgotha. Trên núi, ông Môisen và ông Êlia được đón nhận mạc khải của Thiên Chúa; các ngài đàm đạo với Đấng là mạc khải của Thiên Chúa nơi bản thân Người”. (Đức Giêsu thành Nazareth, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 266-267).
Các bài đọc Thánh Kinh của Chúa nhật hôm nay nói đến ba ngọn núi. Núi Moria, Núi Tabor và Núi Golgotha.
1. Núi Moria, núi niềm tin
Bài đọc 1 kể về ngọn núi Moria. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa.
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5).
Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn trong ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẳm con trẻ, ông thấy tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Đức tin và lòng vâng phục của tổ phụ Abraham trở nên gương mẫu cho muôn thế hệ.
Tác giả thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường và đặc biệt ông đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin thật vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và nói “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
2. Núi Tabor, núi vinh quang
Chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết : Người sẽ lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chịu chết. Các môn đệ chao đảo niềm tin. Phêrô đại diện cho các anh em phản đối kiệt liệt. Phêrô không chấp nhận thập giá khổ nhục. Để cũng cố niềm tin cho các môn đệ, Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Chúa biến hình, cho họ thấy một thoáng Phục sinh trước Phục sinh, cho hưởng nếm một chút Thiên đàng trước Thiên đàng. Nhờ đó các môn đệ thêm niềm tin tưởng, thêm mạnh mẽ can đảm.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi cao. Các ông được đi vào một thế giới vừa kỳ diệu vừa lạ lùng, làm biến đổi ý nghĩa cuộc đời.
Các ông thấy: “Dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9,3); “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2); “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29).
“Chính nơi đây nổi bật sự liên hệ và sự khác biệt với gương mặt ông Môisen: “Khi ông Môisen từ trên núi Sinai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Môisen không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa” (Xh 34,29-35). Qua việc đàm đạo với Thiên Chúa, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng trên ông và làm cho ông sáng chói. Như thế, ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào ông làm cho ông sáng chói. Đức Giêsu chói sáng tự bên trong, không những Người đón nhận ánh sáng mà chính Người là ánh sáng bởi ánh sáng”. (sđd trang 268).
Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người!” (Mc 9,7). Đám mây thiên linh, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đám mây ngự trên Lều Hội Ngộ cho thấy sự hiện diện của Đức Chúa. Đức Giêsu là Lều Thánh, đám mây của sự hiện diện Thiên Chúa đậu trên Người và từ đó cũng sẽ “bao phủ” mọi người. Sự kiện thánh tẩy Đức Giêsu được tái hiện, nơi đó Chúa Cha từ đám mây công bố Đức Giêsu là Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11). (sđd trang 172).
Các môn đệ còn thấy: “Có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia”. Đây là hai nhân vật quan trọng nhất trong Cựu ước, đại diện cho hai thực tại quan trọng nhất của Do Thái giáo. Môisen đại diện cho luật pháp. Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông là biểu tượng tiên báo sự ra đời của Đức Giêsu. “Lề luật và ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu và nói về Người. Trong một chú thích ngắn ngũi, thánh Luca trình thuật cho chúng ta về điều hai chứng nhân của Thiên Chúa nói với Đức Giêsu: “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31). Đề tài đàm đạo của các ngài là thập giá, nhưng hiều ngầm là cả cuộc “Xuất hành của Đức Giêsu” phải diễn ra tại Giêrusalem. Thập giá Đức Giêsu là cuộc xuất hành, một việc bước ra khỏi cuộc sống này, vượt qua Biển Đỏ của cuộc khổ nạn và tiến đến vinh quang, dù vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn”. (sđd trang 268).
Ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê có những trải nghiệm tuyệt vời về Thầy của mình. Cũng vẫn là Đức Giêsu bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần này, các ông được nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi. Các ông vững lòng tin tưởng.
3. Núi Golgotha, núi tình yêu
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môisen, và một cho ông Êlia”.
Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.”. (sđd trang 269).
Hai đỉnh núi: núi Tabor và núi Golgotha cách nhau không xa về địa lý nhưng lại là con đường vạn lý. Chỉ có con đường thập giá tình yêu mới nối liền hai núi mà thôi.
Thánh Phêrô cùng các Tông đồ còn phải vượt qua những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, còn phải chịu đau khổ vì Thầy chí thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc như lòng mong ước. Các ngài chỉ đi một con đường Thầy mình đã đi qua. Đó là con đường thánh giá tình yêu.
4. Muốn tới vinh quang phải đi qua thập giá tình yêu và niềm tin.
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(sđd trang 273).
Muốn đạt tới vinh quang núi Tabor, cần phải vượt qua được hai ngọn núi Moria đức tin và Golgotha tình yêu một cách trọn vẹn. Lúc ấy,thật là hạnh phúc được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa.
Núi là biểu tượng cho sự uy nghi, hùng vĩ, cao cả. Trong Thánh Kinh, núi thường được xem là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Thánh Kinh đều diễn ra trên núi.
Trong tác phẩm “Đức Giêsu thành Nazareth”, suy niệm về biến cố Hiển Dung, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết những lời thật ý nghĩa về các ngọn núi:
“Chúa Giêsu đem theo các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan riêng với mình và dẫn họ lên một ngọn núi cao (Mc 9,2). Chúng ta lại gặp ba vị này trong vườn Cây Dầu (Mc 14,33), lúc đó cơn âu lo cuối cùng của Đức Giêsu như hình ảnh nghịch lại với Hiển Dung, dù vậy cả hai vẫn thuộc vào nhau. Ở đây không nên bỏ qua đoạn Xh 24, ông Môisen lên núi cùng với Aaron, Nadab và Abihu, có lẽ cùng với 70 vị trưởng lão của Israel.
Ở đây, như lời bài giảng trên núi và trong những đêm cầu nguyện của Đức Giêsu, chúng ta lại gặp núi như vị trí gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Chúng ta nhìn tổng hợp một lần những ngọn núi khác nhau trong đời sống Đức Giêsu: núi cám dỗ; núi lúc Người ngồi rao giảng; núi cầu nguyện; núi Hiển Dung; núi âu lo; núi thập tự và cuối cùng là núi Thăng Thiên, trên đó - nghịch lại với lời mời đón nhận vương quyền thế giới do quyền lực của ma quĩ - Chúa tuyên bố: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18). Nhưng trong hậu cảnh, người ta cũng thấy xuất hiện các ngọn núi Sinai; Horep; Morija- các ngọn núi mạc khải của Cựu Ước, kết hợp làm một với núi khổ nạn và núi mạc khải; tất cả chúng đều hướng đến núi Đền Thờ, nơi đó mạc khải trở thành phụng vụ
Nếu chúng ta đi tìm một lời giải thích, sẽ gặp ở hậu cảnh biểu trưng chung về núi: núi là vị trí nâng cao, không những phải trèo lên bên ngoài, nhưng ngay cả bên trong; núi như giải thoát gánh nặng thường nhật, như hít thở không khí trong lành của sáng tạo; núi cho chúng ta một cái nhìn thật xa và vẻ đẹp của vũ trụ; núi cho tôi một cảm giác nâng cao trong tâm hồn và cho tôi cảm nghiệm về Đấng Sáng Tạo. Ngoài lịch sử, còn có cảm nghiệm về một Thiên Chúa, Đấng đang nói và kinh nghiệm về cuộc khổ nạn mà đỉnh cao đạt được trong cuộc hy tế Isaac, trong hy tế Con chiên, tiền ảnh của Con Chiên cuối cùng bị sát tế trên núi Golgotha. Trên núi, ông Môisen và ông Êlia được đón nhận mạc khải của Thiên Chúa; các ngài đàm đạo với Đấng là mạc khải của Thiên Chúa nơi bản thân Người”. (Đức Giêsu thành Nazareth, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 266-267).
Các bài đọc Thánh Kinh của Chúa nhật hôm nay nói đến ba ngọn núi. Núi Moria, Núi Tabor và Núi Golgotha.
1. Núi Moria, núi niềm tin
Bài đọc 1 kể về ngọn núi Moria. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa.
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5).
Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn trong ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẳm con trẻ, ông thấy tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Đức tin và lòng vâng phục của tổ phụ Abraham trở nên gương mẫu cho muôn thế hệ.
Tác giả thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường và đặc biệt ông đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin thật vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và nói “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
2. Núi Tabor, núi vinh quang
Chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết : Người sẽ lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chịu chết. Các môn đệ chao đảo niềm tin. Phêrô đại diện cho các anh em phản đối kiệt liệt. Phêrô không chấp nhận thập giá khổ nhục. Để cũng cố niềm tin cho các môn đệ, Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Chúa biến hình, cho họ thấy một thoáng Phục sinh trước Phục sinh, cho hưởng nếm một chút Thiên đàng trước Thiên đàng. Nhờ đó các môn đệ thêm niềm tin tưởng, thêm mạnh mẽ can đảm.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi cao. Các ông được đi vào một thế giới vừa kỳ diệu vừa lạ lùng, làm biến đổi ý nghĩa cuộc đời.
Các ông thấy: “Dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9,3); “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2); “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29).
“Chính nơi đây nổi bật sự liên hệ và sự khác biệt với gương mặt ông Môisen: “Khi ông Môisen từ trên núi Sinai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Môisen không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa” (Xh 34,29-35). Qua việc đàm đạo với Thiên Chúa, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng trên ông và làm cho ông sáng chói. Như thế, ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào ông làm cho ông sáng chói. Đức Giêsu chói sáng tự bên trong, không những Người đón nhận ánh sáng mà chính Người là ánh sáng bởi ánh sáng”. (sđd trang 268).
Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người!” (Mc 9,7). Đám mây thiên linh, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đám mây ngự trên Lều Hội Ngộ cho thấy sự hiện diện của Đức Chúa. Đức Giêsu là Lều Thánh, đám mây của sự hiện diện Thiên Chúa đậu trên Người và từ đó cũng sẽ “bao phủ” mọi người. Sự kiện thánh tẩy Đức Giêsu được tái hiện, nơi đó Chúa Cha từ đám mây công bố Đức Giêsu là Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11). (sđd trang 172).
Các môn đệ còn thấy: “Có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia”. Đây là hai nhân vật quan trọng nhất trong Cựu ước, đại diện cho hai thực tại quan trọng nhất của Do Thái giáo. Môisen đại diện cho luật pháp. Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông là biểu tượng tiên báo sự ra đời của Đức Giêsu. “Lề luật và ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu và nói về Người. Trong một chú thích ngắn ngũi, thánh Luca trình thuật cho chúng ta về điều hai chứng nhân của Thiên Chúa nói với Đức Giêsu: “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31). Đề tài đàm đạo của các ngài là thập giá, nhưng hiều ngầm là cả cuộc “Xuất hành của Đức Giêsu” phải diễn ra tại Giêrusalem. Thập giá Đức Giêsu là cuộc xuất hành, một việc bước ra khỏi cuộc sống này, vượt qua Biển Đỏ của cuộc khổ nạn và tiến đến vinh quang, dù vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn”. (sđd trang 268).
Ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê có những trải nghiệm tuyệt vời về Thầy của mình. Cũng vẫn là Đức Giêsu bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần này, các ông được nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi. Các ông vững lòng tin tưởng.
3. Núi Golgotha, núi tình yêu
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môisen, và một cho ông Êlia”.
Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.”. (sđd trang 269).
Hai đỉnh núi: núi Tabor và núi Golgotha cách nhau không xa về địa lý nhưng lại là con đường vạn lý. Chỉ có con đường thập giá tình yêu mới nối liền hai núi mà thôi.
Thánh Phêrô cùng các Tông đồ còn phải vượt qua những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, còn phải chịu đau khổ vì Thầy chí thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc như lòng mong ước. Các ngài chỉ đi một con đường Thầy mình đã đi qua. Đó là con đường thánh giá tình yêu.
4. Muốn tới vinh quang phải đi qua thập giá tình yêu và niềm tin.
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(sđd trang 273).
Muốn đạt tới vinh quang núi Tabor, cần phải vượt qua được hai ngọn núi Moria đức tin và Golgotha tình yêu một cách trọn vẹn. Lúc ấy,thật là hạnh phúc được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa.
Chữ Tình
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:34 01/03/2012
Chúa nhật 2 B mùa Chay
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình, vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu. “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” (St 22, 2). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng thật ra đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ. Một lẽ như nhiên, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (x.Rm 8,32).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng khả tín.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”(Mc 9,5). Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 14,24). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,12). “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
Ai hiểu được chữ tình? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình, vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu. “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” (St 22, 2). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng thật ra đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ. Một lẽ như nhiên, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (x.Rm 8,32).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng khả tín.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”(Mc 9,5). Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 14,24). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,12). “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
Ai hiểu được chữ tình? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.
Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?
LM. Trần Bình Trọng
10:39 01/03/2012
Khi tiên báo về cuộc khổ hình và thập giá mà Người sắp phải chịu bởi các kì mục, thượng tế và kinh sư, Ðức Giêsu nhận thức được rằng các tông đồ khó khỏi cảm thấy buồn nản và lo sợ. Các ông không thể nào quan niệm được rằng Thầy mình sẽ phải chịu đau khổ. Các ông muốn Ðức Giêsu đi theo đường lối của loài ngưòi, nghĩa là tránh khổ hình thập giá.
Vì thế ông Phêrô đại diện cho nhóm Mười Hai mời riêng Thầy ra một bên mà can ngăn Người (Mc 8:32). Rồi khi biến cố thập giá xẩy ra vào ngày Thứ Sáu Chịu nạn, thì kinh nghiệm đau thương lại càng đè nặng tâm trí các tông đồ, nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan, là những người được chứng kiến cảnh Thầy mình sầu khổ trong vườn cây dầu.
Ðể giúp các tông đồ đối phó với viễn tượng khổ nạn và thập giá, Ðức Giêsu đưa ba tông đồ thân tín lên đỉnh núi, biến hình cho họ thấy cảnh vinh quang của nước Chúa. Việc Ðức Giêsu biến hình có mục đích để củng cố đức tin và đức cậy của các tông đồ, trong viễn tượng của cuộc khổ hình và thập giá. Giáo hội coi việc tổ phụ Ápraham sẵn sàng hiến tế con mình làm lễ vật hi sinh là hình bóng của lễ vật hi sinh của Ðức Giêsu làm của lễ đền tội cho nhân loại. Ðể thử thách đức tin của Áp-ra-ham, Thiên Chúa muốn ông dâng con mình làm lễ vật toàn thiêu. Ixaác là người con thừa tự mà Chúa đã hứa cho ông bà, khi bà xã ông là Sara sinh con lúc bà đã cằn cỗi (St 18:12), còn ông được xấp xỉ một trăm tuổi xuân (St 21:5). Nhờ đức tin, Ápraham sẵn sàng chấp nhận hi sinh hiến tế con mình mặc dù đã nhận được lời hứa là nhờ I-xa-ác mà ông sẽ có được một dòng dõi (St 21:12). Kết cục, đã có sứ thần Thiên Chúa bảo ông dừng tay, và còn hứa cho dòng dõi ông trỏ nên đông đúc như sao trời và cát biển (St 22:17).
Từ trên núi đi xuống, Ðức Giêsu ra lệnh cho bộ ba tông đồ không được thuật lại cho ai nghe những điều họ vừa xem thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại (Mc 9:9). Các tông đồ tuân giữ lời căn dặn đó, nhưng vẫn hỏi nhau: Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì? Quả nhiên sau đó các tông đồ quan sát mà ngạc nhiên những cảnh chống đối và lăng nhục xẩy ra choThầy mình: bị bách hại trong vườn cây dầu, bị dân chúng lăng nhục, nhạo cười, bị quân lính tra tấn và đánh đòn, cuối cùng chịu đội mão gai, vác thập giá và chịu chết trên thập giá. Những cảnh bị bắt giữ và nhục mạ trong vườn mà Thẩy mình phải chịu, khiến các tông đồ nản lòng, khiếp sợ. Họ nản lòng vì cái chết của Thầy mình đã làm tiêu tan những mối hi vọng của họ. Họ khiếp sợ vì chính các ông sẽ bị người Do Thái truy nã, bách hại. Rồi khi được tin là Thầy mình đã sống lại, họ trở nên hoang mang, không biết đâu là thực hư.
Chỉ sau khi chứng kiến Chúa phục sinh, họ mới hiểu được ý nghĩa của lời Chúa: Cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại. Từ đó họ ra đi để làm chứng cho việc Chúa sống lại. Các ông được chia sẻ niềm vui phục sinh của Thầy chí thánh, nhưng đồng thời lại phải trải qua những bách hại, chịu tù đầy và chịu khổ hình trên thập giá. Ðúng như lời Chúa phán: Ðầy tớ không trọng hơn chủ. Nếu người ta đã bách hại Thầy, họ cũng bách hại các con (Ga 15:20). Và như vậy ý niệm thần học tín lí: sống lại từ cõi chết cũng đã được áp dụng cho các tông đồ. Các vị anh hùng tử đạo - trong đó có 118 liệt sĩ bỏ mình tại Việt Nam - cũng đã phải hiểu đuợc ý niệm từ cõi chết sống lại là thế nào trước khi dám để cho lý hình hành xử, chứ không phải cứ khơi khơi mà dám xông ra pháp trường đâu.
Còn đối với người tín hữu, từ cõi chết sống lại nghĩa là gì trong đời sống mỗi người? Một biến cố rất quan trọng xẩy ra trong đời sống người tín hũu, mang lại sự sống thiêng liêng cho tâm hồn là Bí tích Rửa tội. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ta được sống lại từ cõi chết. Tội nguyên tổ bị hủy diệt, và ta được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa. Thế rồi từ đó trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng trải qua những cuộc chết đi sống lại không quyết liệt như các tông đồ, cũng không phải như các vị tử đạo, mà chỉ là những thua thiệt mất mát ở đời này. Khi ta sẵn sàng chịu thua thiệt, mất mát ở đời này, như mất bạn bè, mất việc làm, mất dịa vị xã hội, chỉ vì tin yêu vào Chúa, và tuân giữ giới răn Chúa, tức là ta đã chết đi cho mình một phần, để được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa. Khi ta sẵn sàng chết đi cho tội lỗi, chết đi cho tính ươn hèn, chết đi cho tính tham lam, ích kỷ, lười biếng, chết đi cho tính nói hành nói xấu.., ta sẽ được thăng tiến về đời sống thiêng liêng.
Khi đó ta mới cảm nghiệm được ý nghĩa của lời Chúa: thế nào là sống lại từ cõi chết. Như vậy thì ta cầu xin để khi nằm xuống vĩnh viễn rồi, ta lại được sống lại về phần linh hồn.
Lời cầu nguyện xin ơn sống lại từ cõi chết:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã đến
chịu nạn chịu chết cho tội lỗi loài người,
gồm tội riêng con.
Xin cho con biết sẵn sàng chết đi cho tội lỗi
và các thứ tính mê nết xấu
để con được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa
và được chiêm ngưỡng vinh quang của nước Chúa
trong đời sống mai hậu. Amen.
Mùa Chay: Kêu gọi cảnh giác trước Satan
+ GM GB. Bùi Tuần
10:42 01/03/2012
Hay được nhắc đến, không phải vì Satan giữ chức vụ quan trọng nào trong chương trình cứu độ, nhưng vì Satan luôn làm công việc phá hoại bất cứ công trình nào của Chúa.
Satan là nhân vật có thực. Nhân vật đó là một số đông. Ban đầu chúng cũng là những thần lành được ở trên trời. Nhưng vì kiêu căng, bất phục tùng, chúng bị tống xuống hoả ngục. Sách Khải Huyền gọi chúng là “ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ” (Kh 12,9).
2. Không những quỷ Satan lo chuyện mê hoặc thiên hạ, mà nó còn cả dám cám dỗ chính Chúa Giêsu.
Phúc Âm kể:
“Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giođan trở về, được Thánh Thần dẫn vào hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1).
Đối với Chúa Giêsu, quỷ dùng thứ cám dỗ “cao cấp”, nghĩa là nó gợi ý cho Chúa Giêsu hướng về mục đích xây dựng uy tín.
a) Làm cho hòn đá trở thành bánh, để được uy tín kinh tế.
b) Nắm quyền trên mọi dân nước, để được vinh quang chính trị.
c) Từ nóc đền thờ nhảy xuống đất, để minh chứng quyền lực thần thiêng.
Nhưng Chúa Giêsu đã dùng lời Kinh Thánh để thắng những cám dỗ đó.
3. Còn đối với phần đông thiên hạ, Satan cám dỗ bằng cách đồng hành một cách quỷ quái với những mong muốn của từng người.
Thí dụ:
Với những người ham danh đạo đức, Satan mớm cho họ những thứ đạo đức giả.
Với những người câu nệ vào luật, Satan xúi đẩy họ đưa đời sống đạo vào cái khung luật lệ bề ngoài khắt khe, nhưng bên trong lại thiếu mến Chúa yêu người.
Với những người ưa hưởng thụ, Satan kéo lòng trí họ về những chỗ khoái lạc sai trái.
Với những người thích địa vị quyền thế, Satan đẩy họ vào những dấn thân giả danh công ích.
Với những người ngại biết mình và sửa mình, Satan làm cho họ ác cảm với việc cầu nguyện và hồi tâm.
Với những người bất cần, Satan làm cho họ nghĩ rằng ma quỷ là chuyện chẳng có gì phải sợ.
4. Thánh Phêrô dùng một hình ảnh đáng sợ, để ám chỉ Satan.
Ngài viết: “Ma quỷ là thù địch của anh em, nó như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5,8). Với lời trên, thánh Phêrô quả quyết Satan cám dỗ chỉ để làm hại con người mà thôi.
5. Trước những cám dỗ của Satan, chúng ta phải cương quyết chống lại.
Nhưng có một việc ghê gớm quỷ ra tay, mà người ta sẽ rất phải khổ tâm, đó là việc quỷ nhập. Hiện tượng quỷ nhập được mô tả là rất đa dạng.
Có trường hợp nhẹ. Có trường hợp nặng.
Phúc Âm ghi lại chuyện một người ở Ghêrêxa bị quỷ ám được đưa đến Chúa Giêsu, để xin Người cứu chữa. Chúa hỏi quỷ đang trong người đó tên là gì? Nó thưa: “Đạo binh”. Nghĩa là trong người đó có từng trăm từng ngàn quỷ chiếm đóng (x. Lc 8,26-31). Khi bị Chúa Giêsu đuổi ra khỏi người đó, lũ quỷ đã xin nhập vào đàn heo gần đấy. Phúc Âm thánh Marcô viết: “Chúa cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo chừng hai ngàn con từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó” (Mc 5,13).
Khi Satan nhập vào con người, thì hoặc nó nhập vào toàn thể, hoặc nó nhập vào từng phần. Trường hợp nhập vào từng phần là rất phổ quát. Bề ngoài thì con người coi còn tỉnh táo, nhưng một số chức năng nào đó trong họ thì bị quỷ thống trị.
6. Những ai dễ bị quỷ nhập?
Không có câu trả lời nào được coi là xác đáng. Tốt hơn cả là mỗi người chúng ta hãy khiêm tốn, đừng tự đắc coi mình là chắc chắn được miễn trừ.
Hãy xem trường hợp tông đồ Giuđa. Ông Giuđa được Chúa gọi, rồi được Chúa chọn làm tông đồ. Trong bữa Tiệc ly, ông được nhận chức thánh, được rước Mình Máu Thánh, được Chúa rửa chân. Nhưng, liền sau đó, ông bị quỷ nhập. Phúc Âm thánh Gioan viết như sau:
“Chúa Giêsu tuyên bố: ‘Thật, Thầy bảo thật anh em, có một người trong anh em sẽ nộp Thầy’. Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Chúa Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giêsu. Ông Simon-Phêrô làm hiệu cho ông ấy và bảo: ‘Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?’ Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: ‘Thưa Thầy, ai vậy?’ Đức Giêsu trả lời: ‘Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy’. Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simon Itcariốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y” (Ga 13,21-27).
Đúng là quỷ nhập vào ông Giuđa một cách coi như quá bất ngờ. Nó nhập vào một người là tông đồ Chúa, nhập vào ngay sau lúc ăn bánh Chúa trao ban, nhập vào ngay trước mặt Chúa, nhập vào ngay giữa cộng đoàn các tông đồ, nhập vào ngay trong giờ Chúa lập phép Mình Thánh và phép Truyền Chức Thánh.
7. Nhìn sơ qua sự việc xảy ra không ngờ trên đây, chúng ta không khỏi băn khoăn lo sợ. Càng băn khoăn lo sợ, chúng ta càng cần phải khiêm tốn đón nhận ơn Chúa và cộng tác vào ơn Chúa. Nếu không, một ơn Chúa ban thêm, lại có thể thêm cơ hội, để con người thêm bất trung, làm dịp cho Satan xâm nhập vào lòng.
Những gì đã xảy ra thời Chúa Giêsu, có thể nay vẫn còn. Con người vẫn yếu đuối. Satan vẫn hung hăng. Chúa vẫn trọng sự tự do của mỗi người. Nhưng Chúa luôn vẫn sẵn sàng cứu chúng ta, miễn là chúng ta biết cộng tác với Chúa. Cộng tác bằng cách nào? Chúa nói rõ “Hãy cầu nguyện và ăn chay” (Mt 17,21).
8. Thêm vào hai việc đó, chúng ta đừng quên tỉnh thức. Phải hết sức cảnh giác. Bởi vì hiện nay, Satan đang phá Nước Trời bằng nhiều cách tinh vi. Từ những cách mang danh nghĩa đạo đức đến cách tôn sùng Satan với hình thức lễ nghi như một thứ tôn giáo. Quyền lực của Satan đang phát triển mạnh và khắp nơi.
Trong một tình hình nguy hiểm như thế, nếu chúng ta tưởng thắng được Satan bằng những hoạt động tôn giáo nặng về hoành tráng, ồn ào, màu mè, lễ hội, thì chúng ta sẽ vô tình lại rơi vào bẫy Satan.
Đôi khi tôi có cảm tưởng là Satan tỉnh thức hơn rất nhiều người con cái Chúa. Nó và đạo binh của nó luôn có mặt khắp nơi. Chúng luôn nắm bắt bất cứ cơ hội nào thuận tiện, để lôi các linh hồn vào đàng tà dẫn xuống vực thẳm hoả ngục.
Đang khi đó, nhiều người chúng ta vẫn dửng dưng đối với phần rỗi linh hồn. Ngay cả những lời cảnh báo thảm thiết của Đức Mẹ Fatima cũng chẳng được quan tâm đúng mức.
Mùa Chay này đang kêu gọi chúng ta sám hối. Thời sự phức tạp hiện nay sẽ được chúng ta suy nghĩ, để chúng ta biết trở về với Chúa. Ơn cứu độ chỉ đến với ta từ Chúa Giêsu. Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà chúng ta thắng được Satan, để được giải cứu, hầu đi về tới bến thiên đàng bình an hạnh phúc đời đời.
Hãy vâng nghe Lời Người
Lm Jude Siciliano, OP
05:47 01/03/2012
CHÚA NHẬT II CHAY –B
Sáng thế 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rmr 8: 31b-34; Máccô 9: 2-10
Có lần tôi đến thăm một tù nhân mang án chung thân, tám năm sau chuyến viếng thăm đó, anh trở thành một người bạn của tôi. Anh ta là một người Công giáo và siêng năng tham dự Thánh lễ hàng tuần tại một nhà Nguyện nhỏ trong tù. Anh nói rằng mình có một vài thắc mắc về những thói quen trong mùa chay đó là: tôi không thể hiểu vì sao chúng ta lại ăn chay. Anh cho rằng “Thực phẩm là cái tốt lành, là quà tặng từ Thiên Chúa. Nhưng tại sao chúng ta lại ăn chay và hãm mình ép xác?”
Thức ăn ở nhà tù thì thật khủng khiếp, không thể ăn được, anh bạn tôi họa hiếm lắm mới có được bữa cơm vừa ý. Khó khăn lắm mới đọc được kinh tạ ơn vì thức ăn được dọn ra trong bát đĩa sứt mẻ; còn thức ăn, theo lời mô tả của bạn bè tôi, thì thường xuyên có mùi ôi, hoặc bữa nào ngon lắm không bị nặng mùi, nhạt nhẽo. Một người tù, hay đúng hơn là người cha như anh đã chật vật lắm mới nuôi đủ gia đình, đương nhiên những người trong gia đình này không thể mời gọi tinh thần chay tịnh trong Mùa Chay được. Chúng ta cũng vậy. Và ăn chay không chỉ đơn thuần là ăn kiêng để giảm vài cân!
Nhưng, nếu chúng ta lựa chọn ăn chay trong mùa Chay này, thì đó là cách giúp tập trung sự chú ý của mình trong việc đáp trả mỗi ngày lời mời gọi của Tin Mừng hôm nay từ đám mây rằng, “Đây là con ta yêu dấu. Hãy vâng nghe lời Người.” Nếu bụng chúng ta thấy đói thì chúng ta mới cảm nhận được những người bạn đặc biệt của Đức Giêsu, họ là những người nghèo trên thế gian này và vất vả tìm kiếm cái ăn. Cái đói thể lý của chúng ta cũng sẽ làm cho chúng ta ý thức về sự thiếu thốn và khao khát Thiên Chúa. Theo cách suy nghĩ này, cái đói thể lý và cái đói tinh thần nó dễ dàng liên hệ với nhau. Vì vậy, khi ý thức được mình khao khát Thiên Chúa, thì vấn đề đặt ra là, “Chúng ta sẽ làm gì để thỏa lòng khao khát đó?” Tin Mừng chỉ ta tìm đến Đức Giêsu và hướng dẫn ta “Hãy vâng nghe lời Người.”
Các môn đệ xuống núi rồi băn khoăn về những gì đã nghe được và họ tranh luận với nhau dọc đường xem “từ cõi chết sống lại nghĩa là gì.” Họ đã đi nhiều nơi với Đức Giêsu; khi thì lắng nghe lời giảng dạy của Người; khi thì chứng kiến Người trải qua cuộc khổ nạn và chịu chết; khi thì được biến đổi nhờ sự phục sinh. Các môn đệ bắt đầu biến đổi đời mình qua tiến trình lắng nghe. Thoạt đầu, họ không tiếp nhận ngay, nhưng Đức Giêsu không bỏ rơi họ và cuối cùng, họ sẽ hiểu được việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu nghĩa là gì. Vì thế, họ sẽ là những người chịu biến đổi; họ sẽ được thay đổi và bắt đầu vâng nghe những gì Đức Giêsu đã truyền dạy cho họ - họ sẽ vác lấy thập giá và bước theo Người.
Tin Mừng hôm nay trình bày một bản tóm tắt về đời sống của người Kitô hữu. Trải nghiệm ở núi là những gì mà chúng ta đang làm hôm khi họp nhau để thờ phượng và nuôi dưỡng đời sống đức tin. Trong đó, thung lũng biểu tượng cho nơi mà chúng ta đi đến sau thánh lễ này để sống ơn gọi làm Kitô hữu của mình. Thung lũng là nơi thánh thiêng, nơi đó chúng ta vác thập giá để theo Đức Giêsu trong công việc phục vụ tha nhân.
Điều chẳng phải là cách nhiều người trong chúng ta quan niệm về sự thánh thiện thế nào, với bao điều hằng ngày chất vấn chúng ta sao? Nuôi con? Đến cơ quan hay xí nghiệp? Tìm việc làm? Ngồi vào máy tính? Giải quyết việc thế chấp ?… Vâng, có lẽ mùa Chay này sẽ giúp chúng ta cúi xuống nhìn ra bên dưới của bề mặt cuộc sống hằng ngày nơi đó sự hiện diện của Thiên Chúa đang tỏ lộ ra cho chúng ta – như sự diện mạo của Thiên Chúa được tỏ lộ trên núi khi các môn đệ nhìn thoáng qua vinh quang của Người đằng sau việc đồng hành với Đức Giêsu.
Hôm nay chúng ta không đưa ra một danh sách về những gì cần “làm hay không làm.” Nhưng có lẽ chúng ta cũng cần một danh sách như thế để chúng ta biết chính xác người môn đệ đối với chúng ta có ý nghĩa gì. Thay vào đó, Tin Mừng nói với chúng ta, “Hãy vâng nghe lời Người.” Lắng nghe là một trong những món quà quí giá nhất mà ta có thể trao tặng cho bất cứ ai. Xã hội chúng ta đầy rẫy sự ồn ào và huyên náo, bao quanh chúng ta là những bản tin tức và thường xuyên xảy ra những cuộc trao đổi vô vị trên Twitter, chẳng hạn như “Một lát Pizza cho buổi ăn trưa.” Có gì đó chúng ta có thể thực hành cho mùa Chay này: hãy trở nên người lắng nghe kiên nhẫn hơn đối với gia đình và bạn bè. Họ thực sự đang nói gì với chúng ta? Liệu chúng ta có lắng nghe họ không?
Chúng ta cũng cố lắng nghe thế giới rộng lớn hơn xung quanh chúng ta. Thế giới đó với những diễn đàn công cộng và danh tiếng nơi công chúng thường xuất hiện ở những trang đầu, và được nhắc đến trong các bản tin và trên các trang blog. Chúng được nghe thấy. Nhưng tiếng nói của của những ai không bao giờ được lắng nghe? Ai lên tiếng cho các nạn nhân? Ai lên tiếng cho những người nghèo? Tìm đâu tiếng nói thay cho môi trường bị suy thoái của chúng ta? Làm sao và ở đâu chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa nói thay cho họ?
Điều này quả thật là khó có thể thực hiện trong một thế giới bị đàn áp, liệu chúng ta có cần tạo nên một nơi và một lúc cho việc thinh lặng, cầu nguyện và suy niệm Thánh Kinh không? Liệu chúng ta có tranh thủ được những khoảng thời gian mỗi ngày để tập lắng nghe Lời Chúa tích cực hay không? Hoàn toàn có thể thực hiện được, nếu chúng ta cố gắng. Tôi có một người dì được cho là người nghiện công việc. Thú thật không còn cách nào khác để diễn tả về dì tôi. Nhưng dì luôn giữ một cuốn Tân Ước đã nhàu nát trên băng ghế phía trước của xe hơi. Khi đến bãi đậu xe tại tòa nhà cơ quan, trước khi bước ra khỏi xe, dì đọc một đoạn ngắn trong cuốn Tân Ước, rồi suy nghĩ một vài phút và sau đó đi đến văn phòng để bắt đầu một ngày làm việc dài dằng dặc. Dì là một trong những người nhân hậu nhất, không chỉ giúp đỡ bạn bè và thành viên trong gia đình khi họ thiếu thốn, mà cả những người xa lạ. Chúng tôi khám phá nhiều về lòng rộng lượng của dì từ những người xa lạ đến dự canh thức dì. Tôi nghĩ dì đã “lắng nghe họ” và đã trở thành người môn đệ của Đức Giêsu qua những gì mà dì lắng nghe trong lời Người từ cuốn Tân Ước nhàu nát đặt trong ghế xe hơi.
Bài đọc một nói về Abraham, trích sách Sáng Thế, được xem như gương mẫu về niềm tin của tổ phụ vào Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hứa với ông và Sarah rằng họ sẽ có con cháu đông như sao trên trời. Nhưng Thiên Chúa lại yêu cầu Abraham hiến tế Isaac, người con của lời hứa. Đối với những Kitô hữu, sự sẵn lòng hiến tế Isaac của Abraham là hình ảnh báo trước về việc hiến tế của Đức Giêsu.
Nhưng xem này, đó không phải là những gì mà cộng đoàn sẽ nghe. Họ sẽ nghe rằng Thiên Chúa đang yêu cầu một người cha giết con trai mình. Điều này liệu có ích gì khi giới thiệu bài đọc với một hoàn cảnh nào đó? Các nhà chú giải Thánh Kinh giải thích rằng câu chuyện này như một cách thức để hủy bỏ lối thực hành trong các văn hóa cổ xưa về việc hiến tế con người. Trẻ con được hiến tế cho các vị thần trong những lúc khó khăn hoặc trước một trận đánh lớn. Cách thực hành này đã ảnh hưởng đến niềm tin độc thần của người Dothái, và vì thế câu chuyện Abraham-Isaac được xem như là một sự bài trừ cách thực hành hiến tế đó. Dân Israel biết rằng họ không phải làm dịu lòng Thiên Chúa để thuyết phục Người thuận theo họ. Thiên Chúa luôn luôn ở với họ và không bao giờ có thể bị lôi kéo.
Thêm vào đó, những nhà chú giải Dothái truyền thống về đoạn văn này đã đưa ra lập trường rằng Thiên Chúa biết rõ lòng trung thành của Abraham và vì thế, Thiên Chúa đã cho ông ta một cơ hội để diễn tả lòng trung thành đó. Sau này, trong lịch sử dân Dothái, họ xem việc “trói Isaac” như một hình ảnh ẩn dụ về việc họ phải trải qua cuộc bách hại, và xem đau khổ như là kết quả lòng trung thành của họ đối với Thiên Chúa trong Lề Luật.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10
I was visiting an inmate on death row who, after eight years of visits, has become a friend. He is a Catholic and attends Mass weekly in their minuscule prison chapel. He said he had a problem with some of our Lenten practices: he couldn’t understand why we fast. "Food is a good thing," he said, "a gift from God. Why should I fast and punish my body?"
Prison food is horrible and my friend rarely has a meal he can enjoy with gusto. It must be hard to say grace over a meal served on a dented metal plate; food that, from my friend’s description, is usually rancid or, at best, tasteless. An inmate or a parent struggling to find food to feed his family, aren’t the ones called to fast from food in Lent. The rest of us are. And the fast is not just another way of going on a diet to lose some pounds!
Instead, if we choose to fast this Lent, it might be a way of focusing our attention so that we can respond daily to today’s gospel voice from the cloud, "This is my beloved Son. Listen to him." If our stomachs are empty we might identify with Jesus’ special friends, the poor of the earth and find some way to feed their hungers. Our physical hunger will also make us conscious of our emptiness and hunger for God. In this way of thinking, physical hunger and spiritual hunger are easily linked. Then, aware of our hunger for God, the question arises, "What are we going to do to feed that hunger?" The gospel points to Jesus and directs us to, "Listen to him."
The disciples coming down the mountain ponder what they had heard and they discussed among themselves what "rising from the dead meant." They have more to travel with Jesus; time to listen to his teaching; time to experience his passion and death; time to be transformed by his resurrection. The listening process has begun for them. At first, they will not get it right, but Jesus will not abandon them and eventually, they will come to understand what being a disciple of Jesus means. Then they will be the ones who will undergo a transfiguration; they will be changed and become obedient to what Jesus has been telling them – they will take up the cross and follow him.
Today’s gospel presents a summary of the Christian life. The mountain experience is what we are doing today as we gather for worship and nourishment. While the valley symbolizes where we go after today’s celebration to live out our Christian vocation. The valley is the place of holiness where we take up the cross to follow Jesus in service to others.
That’s not how a lot of us view holiness, is it, filled with the many daily things our lives ask of us? Feeding the kids? Going to the office or factory? Looking for work? Sitting at a computer? Dealing with mortgages? Etc. Yes, and perhaps this Lent will help us to look beneath the surface of our daily lives where God’s presence is revealed to us – just as God’s presence was revealed on the mountain when the disciples got a glimpse of divinity just beneath the surface of their traveling companion Jesus.
Today we not given a list of "do’s and don’ts." Perhaps we would like such a list so we would know exactly what discipleship means for us. Instead, we are told to, "Listen to him." Listening is one of the most precious gifts we can give anyone. Our society is filled with noise and chatter, compounded by text messaging and frequent trivial exchanges on Twitter, "Had a slice of pizza for lunch." There is something we can practice this Lent: try being better listeners to our family and friends. What are they really saying to us? Have we listened?
We might also try listening to the greater world around us. Those with public platforms and fame usually get the front page stories and the first mentions on newscasts and in blogs. They get heard. But whose voices aren’t being heard? Who speaks for victims? Who speaks up for the poor? Where are the voices speaking on behalf of of our debilitated environment? How and where can we listen to God speaking on their behalf?
As hard as this is to do in our pressurized world, we need to make a little time and space for quiet, prayer and Scripture? Can we steal a few moments each day to practice active listening to God’s Word? It is possible – if we try. I had an aunt who was a workaholic. There’s no other way to describe her! Yet, she kept a worn New Testament on the front seat of her car. When she arrived at the parking lot at her office building, before she got out of her car, she would read a brief passage, think about it for a few minutes and then go to her office for a very long day of work. She was one of the most generous persons, helping not only needy family members and friends, but strangers as well. We discovered a lot about her generosity from strangers who came to her wake service. I think she "listened to him" and was formed into a disciple of Jesus by what she heard in his words from that worn New Testament on her car seat.
The first reading about Abraham, from Genesis, is celebrated as an example of the patriarch’s faith in God. God had promised him and Sarah that they would have descendants as numerous as the stars. Yet God asked Abraham to sacrifice Isaac, the son upon whom this promise rested! It Christian typology Abraham’s willingness to sacrifice Isaac is a type for the sacrifice of Jesus.
But let’s face it, that’s not what the congregation is going to hear. They will hear that God is asking a father to kill his son. Would it help to introduce the reading with some background? Biblical exegetes explain the story as a way to reject the practice among ancient cultures of human sacrifice. Children were sacrificed to the gods in times of need or before a great battle. This practice could influence the monotheistic faith of the Jews and so the Abraham/Isaac tale is seen as a rejection of that practice. Israel would learn they didn’t have to appease their God to persuade God to favor them. God was always on their side and didn’t need to be manipulated.
In addition, traditional Jewish commentators on this passage held the position that God already knew of Abraham’s fidelity and so God gave him a chance to express it. Later in their history the Jews would see "the binding of Isaac" as a metaphor for their own experience of persecution and suffering as a result of their faithfulness to God in the Law.
Sáng thế 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rmr 8: 31b-34; Máccô 9: 2-10
Có lần tôi đến thăm một tù nhân mang án chung thân, tám năm sau chuyến viếng thăm đó, anh trở thành một người bạn của tôi. Anh ta là một người Công giáo và siêng năng tham dự Thánh lễ hàng tuần tại một nhà Nguyện nhỏ trong tù. Anh nói rằng mình có một vài thắc mắc về những thói quen trong mùa chay đó là: tôi không thể hiểu vì sao chúng ta lại ăn chay. Anh cho rằng “Thực phẩm là cái tốt lành, là quà tặng từ Thiên Chúa. Nhưng tại sao chúng ta lại ăn chay và hãm mình ép xác?”
Thức ăn ở nhà tù thì thật khủng khiếp, không thể ăn được, anh bạn tôi họa hiếm lắm mới có được bữa cơm vừa ý. Khó khăn lắm mới đọc được kinh tạ ơn vì thức ăn được dọn ra trong bát đĩa sứt mẻ; còn thức ăn, theo lời mô tả của bạn bè tôi, thì thường xuyên có mùi ôi, hoặc bữa nào ngon lắm không bị nặng mùi, nhạt nhẽo. Một người tù, hay đúng hơn là người cha như anh đã chật vật lắm mới nuôi đủ gia đình, đương nhiên những người trong gia đình này không thể mời gọi tinh thần chay tịnh trong Mùa Chay được. Chúng ta cũng vậy. Và ăn chay không chỉ đơn thuần là ăn kiêng để giảm vài cân!
Nhưng, nếu chúng ta lựa chọn ăn chay trong mùa Chay này, thì đó là cách giúp tập trung sự chú ý của mình trong việc đáp trả mỗi ngày lời mời gọi của Tin Mừng hôm nay từ đám mây rằng, “Đây là con ta yêu dấu. Hãy vâng nghe lời Người.” Nếu bụng chúng ta thấy đói thì chúng ta mới cảm nhận được những người bạn đặc biệt của Đức Giêsu, họ là những người nghèo trên thế gian này và vất vả tìm kiếm cái ăn. Cái đói thể lý của chúng ta cũng sẽ làm cho chúng ta ý thức về sự thiếu thốn và khao khát Thiên Chúa. Theo cách suy nghĩ này, cái đói thể lý và cái đói tinh thần nó dễ dàng liên hệ với nhau. Vì vậy, khi ý thức được mình khao khát Thiên Chúa, thì vấn đề đặt ra là, “Chúng ta sẽ làm gì để thỏa lòng khao khát đó?” Tin Mừng chỉ ta tìm đến Đức Giêsu và hướng dẫn ta “Hãy vâng nghe lời Người.”
Các môn đệ xuống núi rồi băn khoăn về những gì đã nghe được và họ tranh luận với nhau dọc đường xem “từ cõi chết sống lại nghĩa là gì.” Họ đã đi nhiều nơi với Đức Giêsu; khi thì lắng nghe lời giảng dạy của Người; khi thì chứng kiến Người trải qua cuộc khổ nạn và chịu chết; khi thì được biến đổi nhờ sự phục sinh. Các môn đệ bắt đầu biến đổi đời mình qua tiến trình lắng nghe. Thoạt đầu, họ không tiếp nhận ngay, nhưng Đức Giêsu không bỏ rơi họ và cuối cùng, họ sẽ hiểu được việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu nghĩa là gì. Vì thế, họ sẽ là những người chịu biến đổi; họ sẽ được thay đổi và bắt đầu vâng nghe những gì Đức Giêsu đã truyền dạy cho họ - họ sẽ vác lấy thập giá và bước theo Người.
Tin Mừng hôm nay trình bày một bản tóm tắt về đời sống của người Kitô hữu. Trải nghiệm ở núi là những gì mà chúng ta đang làm hôm khi họp nhau để thờ phượng và nuôi dưỡng đời sống đức tin. Trong đó, thung lũng biểu tượng cho nơi mà chúng ta đi đến sau thánh lễ này để sống ơn gọi làm Kitô hữu của mình. Thung lũng là nơi thánh thiêng, nơi đó chúng ta vác thập giá để theo Đức Giêsu trong công việc phục vụ tha nhân.
Điều chẳng phải là cách nhiều người trong chúng ta quan niệm về sự thánh thiện thế nào, với bao điều hằng ngày chất vấn chúng ta sao? Nuôi con? Đến cơ quan hay xí nghiệp? Tìm việc làm? Ngồi vào máy tính? Giải quyết việc thế chấp ?… Vâng, có lẽ mùa Chay này sẽ giúp chúng ta cúi xuống nhìn ra bên dưới của bề mặt cuộc sống hằng ngày nơi đó sự hiện diện của Thiên Chúa đang tỏ lộ ra cho chúng ta – như sự diện mạo của Thiên Chúa được tỏ lộ trên núi khi các môn đệ nhìn thoáng qua vinh quang của Người đằng sau việc đồng hành với Đức Giêsu.
Hôm nay chúng ta không đưa ra một danh sách về những gì cần “làm hay không làm.” Nhưng có lẽ chúng ta cũng cần một danh sách như thế để chúng ta biết chính xác người môn đệ đối với chúng ta có ý nghĩa gì. Thay vào đó, Tin Mừng nói với chúng ta, “Hãy vâng nghe lời Người.” Lắng nghe là một trong những món quà quí giá nhất mà ta có thể trao tặng cho bất cứ ai. Xã hội chúng ta đầy rẫy sự ồn ào và huyên náo, bao quanh chúng ta là những bản tin tức và thường xuyên xảy ra những cuộc trao đổi vô vị trên Twitter, chẳng hạn như “Một lát Pizza cho buổi ăn trưa.” Có gì đó chúng ta có thể thực hành cho mùa Chay này: hãy trở nên người lắng nghe kiên nhẫn hơn đối với gia đình và bạn bè. Họ thực sự đang nói gì với chúng ta? Liệu chúng ta có lắng nghe họ không?
Chúng ta cũng cố lắng nghe thế giới rộng lớn hơn xung quanh chúng ta. Thế giới đó với những diễn đàn công cộng và danh tiếng nơi công chúng thường xuất hiện ở những trang đầu, và được nhắc đến trong các bản tin và trên các trang blog. Chúng được nghe thấy. Nhưng tiếng nói của của những ai không bao giờ được lắng nghe? Ai lên tiếng cho các nạn nhân? Ai lên tiếng cho những người nghèo? Tìm đâu tiếng nói thay cho môi trường bị suy thoái của chúng ta? Làm sao và ở đâu chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa nói thay cho họ?
Điều này quả thật là khó có thể thực hiện trong một thế giới bị đàn áp, liệu chúng ta có cần tạo nên một nơi và một lúc cho việc thinh lặng, cầu nguyện và suy niệm Thánh Kinh không? Liệu chúng ta có tranh thủ được những khoảng thời gian mỗi ngày để tập lắng nghe Lời Chúa tích cực hay không? Hoàn toàn có thể thực hiện được, nếu chúng ta cố gắng. Tôi có một người dì được cho là người nghiện công việc. Thú thật không còn cách nào khác để diễn tả về dì tôi. Nhưng dì luôn giữ một cuốn Tân Ước đã nhàu nát trên băng ghế phía trước của xe hơi. Khi đến bãi đậu xe tại tòa nhà cơ quan, trước khi bước ra khỏi xe, dì đọc một đoạn ngắn trong cuốn Tân Ước, rồi suy nghĩ một vài phút và sau đó đi đến văn phòng để bắt đầu một ngày làm việc dài dằng dặc. Dì là một trong những người nhân hậu nhất, không chỉ giúp đỡ bạn bè và thành viên trong gia đình khi họ thiếu thốn, mà cả những người xa lạ. Chúng tôi khám phá nhiều về lòng rộng lượng của dì từ những người xa lạ đến dự canh thức dì. Tôi nghĩ dì đã “lắng nghe họ” và đã trở thành người môn đệ của Đức Giêsu qua những gì mà dì lắng nghe trong lời Người từ cuốn Tân Ước nhàu nát đặt trong ghế xe hơi.
Bài đọc một nói về Abraham, trích sách Sáng Thế, được xem như gương mẫu về niềm tin của tổ phụ vào Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hứa với ông và Sarah rằng họ sẽ có con cháu đông như sao trên trời. Nhưng Thiên Chúa lại yêu cầu Abraham hiến tế Isaac, người con của lời hứa. Đối với những Kitô hữu, sự sẵn lòng hiến tế Isaac của Abraham là hình ảnh báo trước về việc hiến tế của Đức Giêsu.
Nhưng xem này, đó không phải là những gì mà cộng đoàn sẽ nghe. Họ sẽ nghe rằng Thiên Chúa đang yêu cầu một người cha giết con trai mình. Điều này liệu có ích gì khi giới thiệu bài đọc với một hoàn cảnh nào đó? Các nhà chú giải Thánh Kinh giải thích rằng câu chuyện này như một cách thức để hủy bỏ lối thực hành trong các văn hóa cổ xưa về việc hiến tế con người. Trẻ con được hiến tế cho các vị thần trong những lúc khó khăn hoặc trước một trận đánh lớn. Cách thực hành này đã ảnh hưởng đến niềm tin độc thần của người Dothái, và vì thế câu chuyện Abraham-Isaac được xem như là một sự bài trừ cách thực hành hiến tế đó. Dân Israel biết rằng họ không phải làm dịu lòng Thiên Chúa để thuyết phục Người thuận theo họ. Thiên Chúa luôn luôn ở với họ và không bao giờ có thể bị lôi kéo.
Thêm vào đó, những nhà chú giải Dothái truyền thống về đoạn văn này đã đưa ra lập trường rằng Thiên Chúa biết rõ lòng trung thành của Abraham và vì thế, Thiên Chúa đã cho ông ta một cơ hội để diễn tả lòng trung thành đó. Sau này, trong lịch sử dân Dothái, họ xem việc “trói Isaac” như một hình ảnh ẩn dụ về việc họ phải trải qua cuộc bách hại, và xem đau khổ như là kết quả lòng trung thành của họ đối với Thiên Chúa trong Lề Luật.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10
I was visiting an inmate on death row who, after eight years of visits, has become a friend. He is a Catholic and attends Mass weekly in their minuscule prison chapel. He said he had a problem with some of our Lenten practices: he couldn’t understand why we fast. "Food is a good thing," he said, "a gift from God. Why should I fast and punish my body?"
Prison food is horrible and my friend rarely has a meal he can enjoy with gusto. It must be hard to say grace over a meal served on a dented metal plate; food that, from my friend’s description, is usually rancid or, at best, tasteless. An inmate or a parent struggling to find food to feed his family, aren’t the ones called to fast from food in Lent. The rest of us are. And the fast is not just another way of going on a diet to lose some pounds!
Instead, if we choose to fast this Lent, it might be a way of focusing our attention so that we can respond daily to today’s gospel voice from the cloud, "This is my beloved Son. Listen to him." If our stomachs are empty we might identify with Jesus’ special friends, the poor of the earth and find some way to feed their hungers. Our physical hunger will also make us conscious of our emptiness and hunger for God. In this way of thinking, physical hunger and spiritual hunger are easily linked. Then, aware of our hunger for God, the question arises, "What are we going to do to feed that hunger?" The gospel points to Jesus and directs us to, "Listen to him."
The disciples coming down the mountain ponder what they had heard and they discussed among themselves what "rising from the dead meant." They have more to travel with Jesus; time to listen to his teaching; time to experience his passion and death; time to be transformed by his resurrection. The listening process has begun for them. At first, they will not get it right, but Jesus will not abandon them and eventually, they will come to understand what being a disciple of Jesus means. Then they will be the ones who will undergo a transfiguration; they will be changed and become obedient to what Jesus has been telling them – they will take up the cross and follow him.
Today’s gospel presents a summary of the Christian life. The mountain experience is what we are doing today as we gather for worship and nourishment. While the valley symbolizes where we go after today’s celebration to live out our Christian vocation. The valley is the place of holiness where we take up the cross to follow Jesus in service to others.
That’s not how a lot of us view holiness, is it, filled with the many daily things our lives ask of us? Feeding the kids? Going to the office or factory? Looking for work? Sitting at a computer? Dealing with mortgages? Etc. Yes, and perhaps this Lent will help us to look beneath the surface of our daily lives where God’s presence is revealed to us – just as God’s presence was revealed on the mountain when the disciples got a glimpse of divinity just beneath the surface of their traveling companion Jesus.
Today we not given a list of "do’s and don’ts." Perhaps we would like such a list so we would know exactly what discipleship means for us. Instead, we are told to, "Listen to him." Listening is one of the most precious gifts we can give anyone. Our society is filled with noise and chatter, compounded by text messaging and frequent trivial exchanges on Twitter, "Had a slice of pizza for lunch." There is something we can practice this Lent: try being better listeners to our family and friends. What are they really saying to us? Have we listened?
We might also try listening to the greater world around us. Those with public platforms and fame usually get the front page stories and the first mentions on newscasts and in blogs. They get heard. But whose voices aren’t being heard? Who speaks for victims? Who speaks up for the poor? Where are the voices speaking on behalf of of our debilitated environment? How and where can we listen to God speaking on their behalf?
As hard as this is to do in our pressurized world, we need to make a little time and space for quiet, prayer and Scripture? Can we steal a few moments each day to practice active listening to God’s Word? It is possible – if we try. I had an aunt who was a workaholic. There’s no other way to describe her! Yet, she kept a worn New Testament on the front seat of her car. When she arrived at the parking lot at her office building, before she got out of her car, she would read a brief passage, think about it for a few minutes and then go to her office for a very long day of work. She was one of the most generous persons, helping not only needy family members and friends, but strangers as well. We discovered a lot about her generosity from strangers who came to her wake service. I think she "listened to him" and was formed into a disciple of Jesus by what she heard in his words from that worn New Testament on her car seat.
The first reading about Abraham, from Genesis, is celebrated as an example of the patriarch’s faith in God. God had promised him and Sarah that they would have descendants as numerous as the stars. Yet God asked Abraham to sacrifice Isaac, the son upon whom this promise rested! It Christian typology Abraham’s willingness to sacrifice Isaac is a type for the sacrifice of Jesus.
But let’s face it, that’s not what the congregation is going to hear. They will hear that God is asking a father to kill his son. Would it help to introduce the reading with some background? Biblical exegetes explain the story as a way to reject the practice among ancient cultures of human sacrifice. Children were sacrificed to the gods in times of need or before a great battle. This practice could influence the monotheistic faith of the Jews and so the Abraham/Isaac tale is seen as a rejection of that practice. Israel would learn they didn’t have to appease their God to persuade God to favor them. God was always on their side and didn’t need to be manipulated.
In addition, traditional Jewish commentators on this passage held the position that God already knew of Abraham’s fidelity and so God gave him a chance to express it. Later in their history the Jews would see "the binding of Isaac" as a metaphor for their own experience of persecution and suffering as a result of their faithfulness to God in the Law.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 10
VietCatholic Network
07:59 01/03/2012
"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước công nghị. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt." (Mt 5:22). Ðức Giêsu đã làm sững sờ những người đang lắng nghe Ngài bằng những lời kết án rất nghiêm khắc sự giận hờn, mắng chửi mà nhiều người trong chúng ta dễ cho rằng đó chỉ là những chuyện "người ta thường tình". Chúa đã không nghĩ như vậy. Ðối với Ngài, vấn đề không dừng ở chỗ chúng ta làm gì, nhưng còn là chúng ta nghĩ gì trong quan hệ với anh chị em mình. Tại sao Ngài nhấn mạnh đến các mối quan hệ? Thưa, vì chúng ta đều là con cái của cùng một Cha trên trời. Chúng ta gần gũi và ràng buộc với nhau đến nỗi bất cứ đổ vỡ nào trong sự hiệp nhất đều đe dọa toàn thân thể của Ðức Kitô.
Như những người Kitô hữu, chúng ta đối diện với thách đố phải giữ gìn và xây đắp sự hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thách đố này nới rộng đến mọi giao tiếp chúng ta có với anh chị em mình. Chẳng hạn, chúng ta đối với người thân trong gia đình thế nào, đối với hàng xóm láng giềng ra sao? Chúng ta có tử tế với họ không? Chúng ta có đối xử công bằng không? Chúng ta có chăm sóc cho những người đang túng thiếu, đặc biệt những người nghèo khó, những người đang gặp hoạn nạn và những người cô đơn không?
Chúng ta được kết hiệp gần gũi với anh chị em trong thân thể Chúa Kitô đến nỗi bất cứ tội nào ta phạm cũng có những hậu quả không phải cho ta thôi mà còn cho những người khác nữa. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta tạo ra một đám mây đen trên quan hệ chúng ta với phần còn lại của thân thể Chúa Kitô, và đó chính là điều mà Satan muốn.
Thường thì tự ái, lòng kiêu hãnh và thói bướng bỉnh làm ta mất sáng suốt không nhìn rõ vai trò và trách nhiệm của ta trong việc làm gẫy đổ một mối quan hệ. Chúng ta cần học cách trông cậy nơi Chúa để giúp ta nhìn rõ tình hình với một nhãn quan mới. Xin Ngài chỉ cho thấy điều chúng ta có thể làm được để hòa giải với anh chị em. Xin Ngài giúp ta đừng đắm chìm trong cảm giác cay đắng và giận hờn. Xin Ngài giúp ta tha thứ từ tận đáy lòng mình để đến lượt ta, ta cũng được thứ tha.
"Lạy Chúa Thánh Linh, xin linh hứng trong con lòng ao ước được kết hiệp gần gũi với anh chị em con. Xin hiệp nhất tất cả những người Kitô hữu trong một gia đình và tạo ra những ràng buộc yêu thương không bao giờ gẫy đổ".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Như những người Kitô hữu, chúng ta đối diện với thách đố phải giữ gìn và xây đắp sự hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thách đố này nới rộng đến mọi giao tiếp chúng ta có với anh chị em mình. Chẳng hạn, chúng ta đối với người thân trong gia đình thế nào, đối với hàng xóm láng giềng ra sao? Chúng ta có tử tế với họ không? Chúng ta có đối xử công bằng không? Chúng ta có chăm sóc cho những người đang túng thiếu, đặc biệt những người nghèo khó, những người đang gặp hoạn nạn và những người cô đơn không?
Chúng ta được kết hiệp gần gũi với anh chị em trong thân thể Chúa Kitô đến nỗi bất cứ tội nào ta phạm cũng có những hậu quả không phải cho ta thôi mà còn cho những người khác nữa. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta tạo ra một đám mây đen trên quan hệ chúng ta với phần còn lại của thân thể Chúa Kitô, và đó chính là điều mà Satan muốn.
Thường thì tự ái, lòng kiêu hãnh và thói bướng bỉnh làm ta mất sáng suốt không nhìn rõ vai trò và trách nhiệm của ta trong việc làm gẫy đổ một mối quan hệ. Chúng ta cần học cách trông cậy nơi Chúa để giúp ta nhìn rõ tình hình với một nhãn quan mới. Xin Ngài chỉ cho thấy điều chúng ta có thể làm được để hòa giải với anh chị em. Xin Ngài giúp ta đừng đắm chìm trong cảm giác cay đắng và giận hờn. Xin Ngài giúp ta tha thứ từ tận đáy lòng mình để đến lượt ta, ta cũng được thứ tha.
"Lạy Chúa Thánh Linh, xin linh hứng trong con lòng ao ước được kết hiệp gần gũi với anh chị em con. Xin hiệp nhất tất cả những người Kitô hữu trong một gia đình và tạo ra những ràng buộc yêu thương không bao giờ gẫy đổ".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý chỉ cầu nguyện tháng Ba của Đức Thánh Cha: phụ nữ, và những kitô hữu bị bách hại
Bùi Hữu Thư
06:26 01/03/2012
Đức Thánh Cha Benedict XVI đặc biệt cầu nguyện cho Á Châu
VATICAN, ngày 29 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện trong tháng Ba cho sự đóng góp của giới phụ nữ được công nhận một cách chính đáng, và cho sự kiên trì của những ai đang chịu đau khổ vì đức tin của họ.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã tuyên bố các ý chỉ được Đức Thánh Cha lựa chọn cho tháng Ba.
Ý chỉ cầu nguyện chung của ngài là "Xin cho toàn thể thế giới có thể nhận biết những đóng góp của giới phụ nữ cho sự phát triển của xã hội."
Và ý chỉ truyền giáo của Đức Thánh Cha là "Xin Chúa Thánh Thần ban ơn kiên trì cho những ai đang chịu đau khổ vì bị kỳ thị, đàn áp, hay bị tử nạn vì danh Chúa Kitô, đặc biệt là tại Á Châu."
VATICAN, ngày 29 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện trong tháng Ba cho sự đóng góp của giới phụ nữ được công nhận một cách chính đáng, và cho sự kiên trì của những ai đang chịu đau khổ vì đức tin của họ.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã tuyên bố các ý chỉ được Đức Thánh Cha lựa chọn cho tháng Ba.
Ý chỉ cầu nguyện chung của ngài là "Xin cho toàn thể thế giới có thể nhận biết những đóng góp của giới phụ nữ cho sự phát triển của xã hội."
Và ý chỉ truyền giáo của Đức Thánh Cha là "Xin Chúa Thánh Thần ban ơn kiên trì cho những ai đang chịu đau khổ vì bị kỳ thị, đàn áp, hay bị tử nạn vì danh Chúa Kitô, đặc biệt là tại Á Châu."
Con đường nên thánh gian nan: linh mục Flanagan của Boys Town (3)
Trần Mạnh Trác
16:25 01/03/2012
Tai ương và lý tưởng.
Lúc đó là vào giữa Tuần Thánh năm 1913 mà vị chánh xứ của nhà thở St. Patrick ở thành phố Omaha lại ngã bệnh nặng, cho nên cha Flanagan được lệnh đổi gấp về đây.
Về Omaha chưa trọn một tuần, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 23 tháng 3, 1913 lúc 6 giờ chiều, một cơn lốc khổng lồ đã quét xuống, trong chốc lát phá hủy 1 phần 3 thành phố thành bình địa.
Sáng hôm sau, dưới cơn gió lạnh và tuyết rơi bất thường, người ta thấy cha Flanagan đi với viên cai của nhà hòm là Leo Hoffman để lục lọi tìm xác người trong cảnh đổ nát và cố gắng lo cho các xác chết có được một việc chôn cất tử tế.
Cơn lốc giết chết 153 người, 2000 gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, các bệnh viện đầy ứ người bị thương, trẻ em lạc lõng khắp nơi, công xưởng đổ nát và các người đàn ông chủ gia đình bỗng nhiên thấy việc làm kiếm cơm của mình bay đi mất, họ đổ xô tới tòa Thị Chính để kêu xin bất kỳ việc làm chân tay tạm bợ nào cũng được nhưng kết quả vẫn là trở về tay không.
Đây là lần đầu tiên vị tân linh mục chứng kiến tận mắt một cảnh tai ương tàn khốc như thế, một hiện thực của những gì ngài đã nghe về quê nhà Ái Nhỉ Lan, cả một xã hội bị đảo lộn và những láng giềng thân thuộc tự dưng biến mất.
Thế mà vẫn chưa hết, hai năm sau, 1915, vùng Trung Tây lại bị hạn hán nặng. Thợ lao công không có việc phải nằm chịu trận ở Omaha, không tiền, không thức ăn. Các góc đường, đứng đầy người thất nghiệp, các ngõ hẻm, nằm đầy người đói rách. Chuông nhà xứ reo lên bất kể ngày đêm vì nhiều người đói quá đi tìm cơm.
Người ta thường thấy cha Flanagan lê bước lang thang trên các con đường tang thương, đầu óc miên man suy nghĩ bên giòng sông Missouri đầy nước mắt, số tiền lương của một linh mục đã tiêu hết và hội từ thiện Vincent De Paul mới thành lập cũng cạn vốn, ngài thốt lên với chị gái Nellie và anh trai (Cha Pat) rằng sự đau buồn đã dâng lên đến tột đỉnh.
Nhưng là một người mang giòng máu Ái Nhĩ Lan, một giòng máu đã chịu đựng hàng ngàn năm đô hộ mà vẫn quật cường, sự đau buồn tột cùng đã không dẫn đến thất vọng buông xuôi, một hôm ngài cho biết đã nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' ('Christ in a man'.)
Không rõ câu nói đó có ý nghĩa là ngài đã có một hiển thị nhìn thấy Chúa hiện ra trong đám người cùng khổ, hay chỉ là một câu bóng bẩy diễn tả một sự đột phá trong tư tưởng, một 'giác ngộ' theo ngôn ngữ nhà Phật, nhưng từ cái mùa Hè đau buồn nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' ấy, ngài thay đổi hẳn, ngài không chỉ còn là một linh mục hiền từ thương yêu mọi người nữa, mà hơn nữa ngài đã trở thành một chiến sĩ tranh đấu cho đám người nghèo khố bất lực, và tình thương vô biên của ngài dẫn tới nhiều mộng ước cao cả.
Ngài muốn thực hiện nhiều sáng kiến. Không chỉ là tiêu hết số tiền lương ít ỏi của mình, nhưng là vận động được bạn bè thân thuộc, làm bạn được với giới lãnh đạo, với người quyền quí, với thương gia, chủ hãng, bác sĩ, luật sư, các hội đòan...
Khi ngài đưa ra một ước ao, đó không chỉ là một mơ mộng hảo huyền, mà đó là một xác tín ngài đã ấp ủ từ lúc còn bé, từ lúc làm 'mục tử' cho một đàn cừu.
Trong những ước ao đó sẽ nẩy sinh ra "Boys Town." Nhưng hãy tạm gác chuyện "Boys Town" lại vì còn ở trong tương lai, điều đáng ghi nhận ở đây là những hạt giống được gieo vãi bởi một con người đã nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' đã làm đảo lộn Thế Giới đầy hận thù lúc đó, làm cho nó trở thành nhân đạo hơn.
Ngài viết về những ngày đầy biến cố đó như sau: "Bản tính của tôi là hay lưu tâm đến người ta, và về việc họ sống như thế nào. Tôi lưu ý nhất đến việc làm thế nào để giúp họ sống tốt hơn nếu cuộc sống của họ chưa đựơc tốt lắm. Vì thế mà khi một tai ương xảy ra như hồi năm 1913 tại thành phố của chúng ta, tôi lập tức nhảy xổ vào lãnh vực cứu tế xã hội để thiết lập một căn nhà làm chỗ nương thân cho những người bất hạnh".
"Giúp họ sống tốt hơn," đơn giản chỉ có thế, những việc của vĩ nhân thường phát xuất từ cái đơn giản.
Trong nhiều năm kế tiếp ngài chỉ chú tâm vào việc tìm một nơi trú ẩn cho những người lao công bị mắc kẹt tại thành phố. Ngài đã tìm thấy một căn nhà xửa xe bỏ hoang trong một phố vắng, và khi mùa Đông tới gần, ngài trải rơm xuống nền và gọi những người đang co ro trong những kho chứa than của trạm xe hỏa về ngủ tại đấy.
Rồi với sự chuẩn y của đức Giám Mục Scannell ngài được phép mở một trung tâm cho người vô gia cư, cho nên vào tháng 11 năm ấy ngài đã mua lại một hotel cũ có tên là Burlington để chứa 57 người đàn ông.
Khi mùa Xuân đến và những người đàn ông đã đi làm xa, Cha Flanagan lại tìm mua được một trường nội trú cũ lớn hơn, ngài đặt tên là Khách Sạn Người Lao Công (Workingmen’s Hotel) và mùa Đông kế tiếp đã thành nơi cư trú cho 1 ngàn người.
Vào tháng 4 năm 1917, nước Hoa Kỳ tuyên bố tham chiến (Thế Chiến I,) những người lao công đang tạm trú ở Workingmen’s Hotel dần dà bỏ đi để đăng lính tòng quân. Nhưng lúc đó thì một hạng người khác cũng bắt đầu rủ nhau tới xin ở, đó là những đứa trẻ 'bụi đời', là hạng du đãng vô lọai đang tung hòanh ở các đầu đường xó chợ.
Khi nghe những câu chuyện về cuộc đời của chúng, Cha Flanagan nhận thấy có một cái gì tương đồng, giống như tất cả chỉ là những phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Cái tương đồng, cái mẫu số chung đó là, không có một đứa trẻ bụi đời nào đã được may mắn sống trong một gia đình biết thương yêu và biết đùm bọc lẫn nhau. Mọi đứa đều là sản phẩm của một gia đình đổ vỡ, bị cha mẹ bỏ bê hoặc từ một gia đình mà cha hay mẹ đã chết hoặc đã li dị.
Cha Flanagan quyết định nghiên cứu một cách thấu đáo về hệ thống tư pháp cho trẻ Vị Thành Niên và cố gắng thấu triệt mọi học thuyết xã hội đương thời. Vào mùa hè năm ấy, ngài xin tòa án cho bảo trợ 7 đứa con trai để thực hành một thí nghiệm, ngài sinh họat với chúng 3 lần một tuần và đặt ra một chương trình họat động lành mạnh cho chúng.
Trong khi làm việc với những trẻ bụi đời đó, Cha Flanagan còn khám phá ra một điều nữa, đó là sự vô cảm của hệ thống tư pháp, của những người có trách nhiệm nhưng không có khả năng nhìn thấy được cái hậu quả tai hại của cái nghèo, cái vô gia cư và cái bị bỏ rơi. Họ chỉ là những người 'thủ ghế' văn phòng hay 'giữ' một chức vụ, giỏi về một nghệ thuật duy nhất là thỏa mãn sức ép của các thế lực để 'giữ ghế cho vững.'
Cần phải đem thực tế và kiến thức để sửa chữa cơ chế hiện tại, từ một cơ chế trừng phạt thành một cơ chế cải huấn, từ một nguyên tắc 'gieo sự sợ hãi để ngăn ngừa tội phạm' thành nguyên tắc 'dùng tình thương để khuyến khích nhân đức.'
Đó là một công việc khó khăn trong cái xã hội bảo thủ thời đó, nhưng vấn đề trẻ Vị Thành Niên là một con bài đắt đỏ, đánh cá bằng hàng ngàn cuộc đời và tương lai, và cha Flanagan thì có cương quyết và sáng kiến.
Ngài biết đánh giá cao vai trò quyết định của diễn đàn công cộng. Trong những dịp viết bài để cổ võ những ý tưởng trên, ngài bỗng thấy mình có thể viết văn dễ dàng, gợi ý cách sống động và lời văn cũng hấp dẫn nhiều người đọc. Sau này trong một cuộc phỏng vấn ở Hollywood ngài đã bông đùa về cái tài viết văn rằng: "Mình bỗng khám phá ra chính mình".
Vào tháng 11 năm đó thì cha Flanagan đã biết chắc ý định của Chúa là như thế nào, ngài đến xin phép đức Giám Mục Jeremiah Harty cho được làm việc tòan thời gian với trẻ bụi đời, bắt đầu đức giám mục có ý nghi ngại, nhưng sau cùng đã chấp thuận, cho phép khởi sự một sứ mệnh mục vụ sẽ kéo dài 30 năm của ngài.
(kỳ tới và hết: Boys Town)
Về Omaha chưa trọn một tuần, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 23 tháng 3, 1913 lúc 6 giờ chiều, một cơn lốc khổng lồ đã quét xuống, trong chốc lát phá hủy 1 phần 3 thành phố thành bình địa.
Sáng hôm sau, dưới cơn gió lạnh và tuyết rơi bất thường, người ta thấy cha Flanagan đi với viên cai của nhà hòm là Leo Hoffman để lục lọi tìm xác người trong cảnh đổ nát và cố gắng lo cho các xác chết có được một việc chôn cất tử tế.
Cơn lốc giết chết 153 người, 2000 gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, các bệnh viện đầy ứ người bị thương, trẻ em lạc lõng khắp nơi, công xưởng đổ nát và các người đàn ông chủ gia đình bỗng nhiên thấy việc làm kiếm cơm của mình bay đi mất, họ đổ xô tới tòa Thị Chính để kêu xin bất kỳ việc làm chân tay tạm bợ nào cũng được nhưng kết quả vẫn là trở về tay không.
Đây là lần đầu tiên vị tân linh mục chứng kiến tận mắt một cảnh tai ương tàn khốc như thế, một hiện thực của những gì ngài đã nghe về quê nhà Ái Nhỉ Lan, cả một xã hội bị đảo lộn và những láng giềng thân thuộc tự dưng biến mất.
Thế mà vẫn chưa hết, hai năm sau, 1915, vùng Trung Tây lại bị hạn hán nặng. Thợ lao công không có việc phải nằm chịu trận ở Omaha, không tiền, không thức ăn. Các góc đường, đứng đầy người thất nghiệp, các ngõ hẻm, nằm đầy người đói rách. Chuông nhà xứ reo lên bất kể ngày đêm vì nhiều người đói quá đi tìm cơm.
Người ta thường thấy cha Flanagan lê bước lang thang trên các con đường tang thương, đầu óc miên man suy nghĩ bên giòng sông Missouri đầy nước mắt, số tiền lương của một linh mục đã tiêu hết và hội từ thiện Vincent De Paul mới thành lập cũng cạn vốn, ngài thốt lên với chị gái Nellie và anh trai (Cha Pat) rằng sự đau buồn đã dâng lên đến tột đỉnh.
Nhưng là một người mang giòng máu Ái Nhĩ Lan, một giòng máu đã chịu đựng hàng ngàn năm đô hộ mà vẫn quật cường, sự đau buồn tột cùng đã không dẫn đến thất vọng buông xuôi, một hôm ngài cho biết đã nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' ('Christ in a man'.)
Không rõ câu nói đó có ý nghĩa là ngài đã có một hiển thị nhìn thấy Chúa hiện ra trong đám người cùng khổ, hay chỉ là một câu bóng bẩy diễn tả một sự đột phá trong tư tưởng, một 'giác ngộ' theo ngôn ngữ nhà Phật, nhưng từ cái mùa Hè đau buồn nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' ấy, ngài thay đổi hẳn, ngài không chỉ còn là một linh mục hiền từ thương yêu mọi người nữa, mà hơn nữa ngài đã trở thành một chiến sĩ tranh đấu cho đám người nghèo khố bất lực, và tình thương vô biên của ngài dẫn tới nhiều mộng ước cao cả.
Ngài muốn thực hiện nhiều sáng kiến. Không chỉ là tiêu hết số tiền lương ít ỏi của mình, nhưng là vận động được bạn bè thân thuộc, làm bạn được với giới lãnh đạo, với người quyền quí, với thương gia, chủ hãng, bác sĩ, luật sư, các hội đòan...
Khi ngài đưa ra một ước ao, đó không chỉ là một mơ mộng hảo huyền, mà đó là một xác tín ngài đã ấp ủ từ lúc còn bé, từ lúc làm 'mục tử' cho một đàn cừu.
Trong những ước ao đó sẽ nẩy sinh ra "Boys Town." Nhưng hãy tạm gác chuyện "Boys Town" lại vì còn ở trong tương lai, điều đáng ghi nhận ở đây là những hạt giống được gieo vãi bởi một con người đã nhìn thấy 'Chúa Kitô trong một người' đã làm đảo lộn Thế Giới đầy hận thù lúc đó, làm cho nó trở thành nhân đạo hơn.
Ngài viết về những ngày đầy biến cố đó như sau: "Bản tính của tôi là hay lưu tâm đến người ta, và về việc họ sống như thế nào. Tôi lưu ý nhất đến việc làm thế nào để giúp họ sống tốt hơn nếu cuộc sống của họ chưa đựơc tốt lắm. Vì thế mà khi một tai ương xảy ra như hồi năm 1913 tại thành phố của chúng ta, tôi lập tức nhảy xổ vào lãnh vực cứu tế xã hội để thiết lập một căn nhà làm chỗ nương thân cho những người bất hạnh".
"Giúp họ sống tốt hơn," đơn giản chỉ có thế, những việc của vĩ nhân thường phát xuất từ cái đơn giản.
Rồi với sự chuẩn y của đức Giám Mục Scannell ngài được phép mở một trung tâm cho người vô gia cư, cho nên vào tháng 11 năm ấy ngài đã mua lại một hotel cũ có tên là Burlington để chứa 57 người đàn ông.
Khi mùa Xuân đến và những người đàn ông đã đi làm xa, Cha Flanagan lại tìm mua được một trường nội trú cũ lớn hơn, ngài đặt tên là Khách Sạn Người Lao Công (Workingmen’s Hotel) và mùa Đông kế tiếp đã thành nơi cư trú cho 1 ngàn người.
Vào tháng 4 năm 1917, nước Hoa Kỳ tuyên bố tham chiến (Thế Chiến I,) những người lao công đang tạm trú ở Workingmen’s Hotel dần dà bỏ đi để đăng lính tòng quân. Nhưng lúc đó thì một hạng người khác cũng bắt đầu rủ nhau tới xin ở, đó là những đứa trẻ 'bụi đời', là hạng du đãng vô lọai đang tung hòanh ở các đầu đường xó chợ.
Khi nghe những câu chuyện về cuộc đời của chúng, Cha Flanagan nhận thấy có một cái gì tương đồng, giống như tất cả chỉ là những phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Cái tương đồng, cái mẫu số chung đó là, không có một đứa trẻ bụi đời nào đã được may mắn sống trong một gia đình biết thương yêu và biết đùm bọc lẫn nhau. Mọi đứa đều là sản phẩm của một gia đình đổ vỡ, bị cha mẹ bỏ bê hoặc từ một gia đình mà cha hay mẹ đã chết hoặc đã li dị.
Cha Flanagan quyết định nghiên cứu một cách thấu đáo về hệ thống tư pháp cho trẻ Vị Thành Niên và cố gắng thấu triệt mọi học thuyết xã hội đương thời. Vào mùa hè năm ấy, ngài xin tòa án cho bảo trợ 7 đứa con trai để thực hành một thí nghiệm, ngài sinh họat với chúng 3 lần một tuần và đặt ra một chương trình họat động lành mạnh cho chúng.
Trong khi làm việc với những trẻ bụi đời đó, Cha Flanagan còn khám phá ra một điều nữa, đó là sự vô cảm của hệ thống tư pháp, của những người có trách nhiệm nhưng không có khả năng nhìn thấy được cái hậu quả tai hại của cái nghèo, cái vô gia cư và cái bị bỏ rơi. Họ chỉ là những người 'thủ ghế' văn phòng hay 'giữ' một chức vụ, giỏi về một nghệ thuật duy nhất là thỏa mãn sức ép của các thế lực để 'giữ ghế cho vững.'
Cần phải đem thực tế và kiến thức để sửa chữa cơ chế hiện tại, từ một cơ chế trừng phạt thành một cơ chế cải huấn, từ một nguyên tắc 'gieo sự sợ hãi để ngăn ngừa tội phạm' thành nguyên tắc 'dùng tình thương để khuyến khích nhân đức.'
Đó là một công việc khó khăn trong cái xã hội bảo thủ thời đó, nhưng vấn đề trẻ Vị Thành Niên là một con bài đắt đỏ, đánh cá bằng hàng ngàn cuộc đời và tương lai, và cha Flanagan thì có cương quyết và sáng kiến.
Ngài biết đánh giá cao vai trò quyết định của diễn đàn công cộng. Trong những dịp viết bài để cổ võ những ý tưởng trên, ngài bỗng thấy mình có thể viết văn dễ dàng, gợi ý cách sống động và lời văn cũng hấp dẫn nhiều người đọc. Sau này trong một cuộc phỏng vấn ở Hollywood ngài đã bông đùa về cái tài viết văn rằng: "Mình bỗng khám phá ra chính mình".
Vào tháng 11 năm đó thì cha Flanagan đã biết chắc ý định của Chúa là như thế nào, ngài đến xin phép đức Giám Mục Jeremiah Harty cho được làm việc tòan thời gian với trẻ bụi đời, bắt đầu đức giám mục có ý nghi ngại, nhưng sau cùng đã chấp thuận, cho phép khởi sự một sứ mệnh mục vụ sẽ kéo dài 30 năm của ngài.
(kỳ tới và hết: Boys Town)
Các đại diện Giáo Hội Công Giáo 9 quốc gia vùng Đông Nam Âu nhóm họp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:25 01/03/2012
ROMA, (zenit.org) - Cuộc gặp gỡ lần thứ 12 giữa ChủTịch Hội Đồng Giám Mục các nước Vùng Đông Nam Châu Âu sẽ diễn ra tại Strasboug,Pháp quốc từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 năm 2012. Đây là những nước mà tại đó sốngười theo đạo Công Giáo thuộc thành phần thiểu số.
Trong quãng thời gian này cũng cần kể đến cuộc họp kínđược xúc tiến bởi Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và Hội Thừa Sai trực thuộc ToàThánh bên cạnh Hội Đồng Châu Âu.
Các vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục của chín nước, vớimột điểm chung đều là những Giáo Hội mà tại đó con số tín hữu thuộc thành phầnthiểu số trong nước tại vùng Đông Nam Châu Âu, sẽ nhóm họp tại Trung Tâm ThánhThomas và họ sẽ có cuộc gặp gỡ với những đại diện của Hội Đồng Châu Âu.
Chín nước nói trên bao gồm : Albania, Bosnia-Herzégovina,Bulgaria, Chypres, Hy Lạp, Moldavia, Roumania, Saints Cyrille et Méthode, vàThổ Nhĩ Kì.
Những người tham dự cuộc gặp gỡ lần này theo dự kiến sẽdiện hiện trong buổi cử hành thánh lễ cầu cho Châu Âu được phối hợp giữa HộiThừa Sai trực thuộc Toà Thánh bên cạnh Hội Đồng Châu Âu với Tổng Giáo PhậnStrasboug, tại nhà thờ chính toà lúc 18 giờ 30 Thứ Tư ngày 7 tháng 3.
Các nhân vật dấn thân trong các thể chế Châu Âu cũngđược mời tham dự buổi cử hành này do Đức Cha Jean-Pierre Grallet, Tổng Giám MụcStrasbourg chủ sự, như : các ngài Đại Sứ, các Quan chức của Hội ĐồngChâu Âu, các vị Thẩm Phán Toà Án Nhân Quyền Châu Âu, cũng như những thành viên thuộc các tổ chức, đoàn thể Giáo Hộiở gần đó.
Trong quãng thời gian này cũng cần kể đến cuộc họp kínđược xúc tiến bởi Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và Hội Thừa Sai trực thuộc ToàThánh bên cạnh Hội Đồng Châu Âu.
Các vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục của chín nước, vớimột điểm chung đều là những Giáo Hội mà tại đó con số tín hữu thuộc thành phầnthiểu số trong nước tại vùng Đông Nam Châu Âu, sẽ nhóm họp tại Trung Tâm ThánhThomas và họ sẽ có cuộc gặp gỡ với những đại diện của Hội Đồng Châu Âu.
Chín nước nói trên bao gồm : Albania, Bosnia-Herzégovina,Bulgaria, Chypres, Hy Lạp, Moldavia, Roumania, Saints Cyrille et Méthode, vàThổ Nhĩ Kì.
Những người tham dự cuộc gặp gỡ lần này theo dự kiến sẽdiện hiện trong buổi cử hành thánh lễ cầu cho Châu Âu được phối hợp giữa HộiThừa Sai trực thuộc Toà Thánh bên cạnh Hội Đồng Châu Âu với Tổng Giáo PhậnStrasboug, tại nhà thờ chính toà lúc 18 giờ 30 Thứ Tư ngày 7 tháng 3.
Các nhân vật dấn thân trong các thể chế Châu Âu cũngđược mời tham dự buổi cử hành này do Đức Cha Jean-Pierre Grallet, Tổng Giám MụcStrasbourg chủ sự, như : các ngài Đại Sứ, các Quan chức của Hội ĐồngChâu Âu, các vị Thẩm Phán Toà Án Nhân Quyền Châu Âu, cũng như những thành viên thuộc các tổ chức, đoàn thể Giáo Hộiở gần đó.
Top Stories
Vietnam: Un jeune prêtre catholique de Kontum a été agressé par des voyous après avoir célébré une cérémonie religieuse contre l’avis des autorités locales
Eglises d'Asie
09:55 01/03/2012
Une grave agression a été commise par trois voyous contre un jeune prête du diocèse de Kontum. Cette attaque, apparemment immotivée, inquiète aujourd’hui la communauté catholique de la région. Les catholiques s’étonnent de voir les autorités locales dans l’incapacité de découvrir les coupables et d’assurer la sécurité des personnes. Deux jours après l’événement, l’évêque du diocèse, ...
... Mgr Michel Hoang Duc Oanh, a tenu à venir lui-même rendre visite au jeune prêtre blessé. Tout récemment, le 29 février, il s’est encore rendu sur les lieux pour mieux apprécier la situation (1).
Le 23 février dernier, le P. Luis G. Nguyên Quang Hoa, vicaire de la paroisse de Kon Hring, dans le diocèse de Kontum (Hauts Plateaux du Centre Vietnam), revenait en moto dans sa paroisse après avoir célébré les obsèques d’une personne récemment décédée dans le village montagnard de Kon Hnong. Il traversait une plantation d’hévéas lorsque trois individus se sont précipités sur lui et, avec des barres de fer, l’ont frappé férocement sur le dos, sur les bras et sur la tête, qui, heureusement, était protégée par un casque de motard. Sévèrement touché, le prêtre s’est enfui dans la forêt, poursuivi par ses agresseurs. Revenu sur les lieux de l’agression, il a retrouvé sa moto quelque peu endommagée ainsi que sa montre jetée dans une flaque d’eau.
Selon la population locale, les trois voyous impliqués dans cette attaque étaient des jeunes gens âgés d’une vingtaine d’années. Ils venaient de sortir de prison et étaient encore placés sous la surveillance et l’administration des autorités locales. Avant les faits, ils avaient acheté deux barres de fer dans une fabrique de portes métalliques, sans indiquer le motif de leur achat.
On sait par ailleurs que, pour la région qui entoure Kon Hring, une seule messe est officiellement autorisée le dimanche. A moins d’avoir reçu une permission spéciale, aucun village ne peut célébrer de cérémonie religieuse, y compris les obsèques pour les défunts, ce qui est contraire à la réglementation gouvernementale en vigueur dans ce domaine. Les prêtres du lieu ont, à maintes reprises, négocié sans succès avec les autorités locales pour qu’elles reviennent sur leur décision et ont, ensuite, souvent passé outre l’interdiction. Lorsqu’il a été agressé, c’était la cinquième fois que le P. Nguyên Quang Hoa célébrait des obsèques dans le village de Kon. Apparemment, soupçonnent certains, les autorités ont pensé que c’était une fois de trop…
Un article consacré à cette affaire, mis en ligne sur le site du diocèse de Kontum, s’achève par cette conclusion : « L’archevêché de Kontum ainsi que l’ensemble des fidèles du diocèse sont en communion avec le P. Hoa et prient pour son prompt rétablissement. En même temps, ils souhaitent que ces régions éloignées jouissent de la liberté religieuse » (2).
(1) http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-260_Duc-Cha-Micae-Hoang-Duc-Oanh-den-tham-dia-diem-Cha-Luy-G-Nguyen-Quang-Hoa-dang-le-truoc-khi-bi-hanh-hungbr-br-.aspx
(2) Vietcatholic News, 25 février 2012.
(Source: Eglises d'Asie, 1er mars 2012)
... Mgr Michel Hoang Duc Oanh, a tenu à venir lui-même rendre visite au jeune prêtre blessé. Tout récemment, le 29 février, il s’est encore rendu sur les lieux pour mieux apprécier la situation (1).
Le 23 février dernier, le P. Luis G. Nguyên Quang Hoa, vicaire de la paroisse de Kon Hring, dans le diocèse de Kontum (Hauts Plateaux du Centre Vietnam), revenait en moto dans sa paroisse après avoir célébré les obsèques d’une personne récemment décédée dans le village montagnard de Kon Hnong. Il traversait une plantation d’hévéas lorsque trois individus se sont précipités sur lui et, avec des barres de fer, l’ont frappé férocement sur le dos, sur les bras et sur la tête, qui, heureusement, était protégée par un casque de motard. Sévèrement touché, le prêtre s’est enfui dans la forêt, poursuivi par ses agresseurs. Revenu sur les lieux de l’agression, il a retrouvé sa moto quelque peu endommagée ainsi que sa montre jetée dans une flaque d’eau.
Selon la population locale, les trois voyous impliqués dans cette attaque étaient des jeunes gens âgés d’une vingtaine d’années. Ils venaient de sortir de prison et étaient encore placés sous la surveillance et l’administration des autorités locales. Avant les faits, ils avaient acheté deux barres de fer dans une fabrique de portes métalliques, sans indiquer le motif de leur achat.
On sait par ailleurs que, pour la région qui entoure Kon Hring, une seule messe est officiellement autorisée le dimanche. A moins d’avoir reçu une permission spéciale, aucun village ne peut célébrer de cérémonie religieuse, y compris les obsèques pour les défunts, ce qui est contraire à la réglementation gouvernementale en vigueur dans ce domaine. Les prêtres du lieu ont, à maintes reprises, négocié sans succès avec les autorités locales pour qu’elles reviennent sur leur décision et ont, ensuite, souvent passé outre l’interdiction. Lorsqu’il a été agressé, c’était la cinquième fois que le P. Nguyên Quang Hoa célébrait des obsèques dans le village de Kon. Apparemment, soupçonnent certains, les autorités ont pensé que c’était une fois de trop…
Un article consacré à cette affaire, mis en ligne sur le site du diocèse de Kontum, s’achève par cette conclusion : « L’archevêché de Kontum ainsi que l’ensemble des fidèles du diocèse sont en communion avec le P. Hoa et prient pour son prompt rétablissement. En même temps, ils souhaitent que ces régions éloignées jouissent de la liberté religieuse » (2).
(1) http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-260_Duc-Cha-Micae-Hoang-Duc-Oanh-den-tham-dia-diem-Cha-Luy-G-Nguyen-Quang-Hoa-dang-le-truoc-khi-bi-hanh-hungbr-br-.aspx
(2) Vietcatholic News, 25 février 2012.
(Source: Eglises d'Asie, 1er mars 2012)
Pope's March Intentions: for Women, Persecuted Christians, praying especially for Asia
Zenit
10:44 01/03/2012
VATICAN CITY, FEB. 29, 2012 (Zenit.org).- Benedict XVI will be praying this month that the contribution of women will be justly recognized, and for the perseverance of those who suffer for their faith.
The Apostleship of Prayer announced the intentions chosen by the Pope for March.
His general intention is "that the whole world may recognize the contribution of women to the development of society."
And the Pontiff's mission intention is "that the Holy Spirit may grant perseverance to those who suffer discrimination, persecution, or death for the name of Christ, particularly in Asia."
The Apostleship of Prayer announced the intentions chosen by the Pope for March.
His general intention is "that the whole world may recognize the contribution of women to the development of society."
And the Pontiff's mission intention is "that the Holy Spirit may grant perseverance to those who suffer discrimination, persecution, or death for the name of Christ, particularly in Asia."
Holy See and the UN: Trying to speak up for Human Dignity
Sergio Mora
10:47 01/03/2012
Permanent Observer to UN Groups Reflects on Mission
ROME, FEB. 29, 2012 - The 35th summit of the International Fund for Agricultural Development (IFAD), met Feb. 22-23 in Rome.
Among the speakers at the summit were Bill Gates, as well as the Italian Premier Mario Monti; the Minister of Cooperation and Integration, Andrea Riccardi; and the President of Rwanda, Paul Kagame.
Archbishop Luigi Travaglino, Permanent Observer of the Holy See at IFAD, the Food and Agriculture Organization (FAO), and the World Food Program (WFP) was also present. In this interview with ZENIT he explained work of the Holy See in these international organizations.
Why does the Holy See have a Permanent Observer at IFAD?
Archbishop Travaglino: To understand this we need to remember that IFAD was born at the World Conference on Food, held in Rome in 1974. On that occasion, Pope Paul VI made an initial contribution of US$100,000, thus recognizing the importance of its goal to work for agricultural development and food production, directly financing small farmers and rural communities.
The Holy See has a Permanent Observer to this organization, along with the other Rome-based institutions of the United Nations system: FAO and WFP, which operate in the sector of agriculture and food.
In what way does the Holy See follow the activities of these U.N. entities?
Archbishop Travaglino: In 1948, just three years after the establishment of FAO, the Holy See obtained the status of Permanent Observer; in 1963 it obtained it at PAM and then, in 1978 at IFAD, a few months after the creation of the Fund.
i> Is the main point the fight against hunger or is there another?
Archbishop Travaglino: The priorities of our presence go back to the affirmation of human dignity, from which also springs the right of every person to food security and, hence, to a situation which enables the poorest (and with this IFAD understands persons who live on less than US$1.25 a day) to be able to change in a positive way their conditions of life.
What is the Holy See's interest in the work of international organizations?
Archbishop Travaglino: It seems to me necessary to recall here the thought of the Holy Father, Benedict XVI, who, addressing the U.N. General Assembly on April 18, 2008, and FAO's summit on Food Security, on Nov. 16, 2009, indicated the guiding line of the Holy See presence in international organizations: the necessity to meet in a concrete way the demands of solidarity between persons and peoples.
These needs are often forgotten to make room for a pragmatism that, based solely on practical considerations or on the strict needs of the moment, lack a solid ethical foundation.
What is poverty linked to? Just the lack of money?
Archbishop Travaglino: The apparently only material needs of a great part of the world population, which lives under the threshold of poverty, are often linked to the lack of genuinely human foundations in political decisions and economic choices. Hence, the result is often an attitude of closure toward the other or of purely egoistic or national interests.
And in the case of IFAD, and of the summit that has just been held?
Archbishop Travaglino: The meeting correctly highlighted that, besides the grave question of hunger and malnutrition, which concerns more than a billion people, the general situation of rural populations must be considered, whose development is not crucial in order to provide for themselves but also to contribute to resolve gradually the problem of nutrition in the world.
What, concretely, was the work accomplished these days?
Archbishop Travaglino: The need was recalled for an ever closer collaboration between the three agencies based in Rome and between them and different partners that cooperate at the international level, so that an effort of solidarity can be made to guarantee nutrition to all, or at least to gradually reduce the sufferings of the malnourished and starving.
An increase in the funds given to IFAD would confirm this.
Archbishop Travaglino:In fact, the member States gave proof of this, establishing now in a definitive way the restructuring of resources -- the ninth since the institution of the Fund -- which will make possible a worthwhile commitment by IFAD in the forthcoming years. All this despite the limits that the economic crisis and also that the will of the States seem to put sometimes on inter-governmental action.
Are there, therefore, common aims?
Archbishop Travaglino: The objectives delineated and made their own by the member States are at the center of the Holy See's concerns, expressed also recently by the Holy Father's appeals for the crisis in the Horn of Africa and for that which is now imminent in the region of the Sahel.
Therefore, the Holy See will continue to support and encourage IFAD, conscious that the action of this organization entails concord among peoples, international security, the universal common good, even if in the short term it responds to the need to foster conditions for the fight against hunger.
[Translation by ZENIT]
ROME, FEB. 29, 2012 - The 35th summit of the International Fund for Agricultural Development (IFAD), met Feb. 22-23 in Rome.
Among the speakers at the summit were Bill Gates, as well as the Italian Premier Mario Monti; the Minister of Cooperation and Integration, Andrea Riccardi; and the President of Rwanda, Paul Kagame.
Archbishop Luigi Travaglino, Permanent Observer of the Holy See at IFAD, the Food and Agriculture Organization (FAO), and the World Food Program (WFP) was also present. In this interview with ZENIT he explained work of the Holy See in these international organizations.
Why does the Holy See have a Permanent Observer at IFAD?
Archbishop Travaglino: To understand this we need to remember that IFAD was born at the World Conference on Food, held in Rome in 1974. On that occasion, Pope Paul VI made an initial contribution of US$100,000, thus recognizing the importance of its goal to work for agricultural development and food production, directly financing small farmers and rural communities.
The Holy See has a Permanent Observer to this organization, along with the other Rome-based institutions of the United Nations system: FAO and WFP, which operate in the sector of agriculture and food.
In what way does the Holy See follow the activities of these U.N. entities?
Archbishop Travaglino: In 1948, just three years after the establishment of FAO, the Holy See obtained the status of Permanent Observer; in 1963 it obtained it at PAM and then, in 1978 at IFAD, a few months after the creation of the Fund.
i> Is the main point the fight against hunger or is there another?
Archbishop Travaglino: The priorities of our presence go back to the affirmation of human dignity, from which also springs the right of every person to food security and, hence, to a situation which enables the poorest (and with this IFAD understands persons who live on less than US$1.25 a day) to be able to change in a positive way their conditions of life.
What is the Holy See's interest in the work of international organizations?
Archbishop Travaglino: It seems to me necessary to recall here the thought of the Holy Father, Benedict XVI, who, addressing the U.N. General Assembly on April 18, 2008, and FAO's summit on Food Security, on Nov. 16, 2009, indicated the guiding line of the Holy See presence in international organizations: the necessity to meet in a concrete way the demands of solidarity between persons and peoples.
These needs are often forgotten to make room for a pragmatism that, based solely on practical considerations or on the strict needs of the moment, lack a solid ethical foundation.
What is poverty linked to? Just the lack of money?
Archbishop Travaglino: The apparently only material needs of a great part of the world population, which lives under the threshold of poverty, are often linked to the lack of genuinely human foundations in political decisions and economic choices. Hence, the result is often an attitude of closure toward the other or of purely egoistic or national interests.
And in the case of IFAD, and of the summit that has just been held?
Archbishop Travaglino: The meeting correctly highlighted that, besides the grave question of hunger and malnutrition, which concerns more than a billion people, the general situation of rural populations must be considered, whose development is not crucial in order to provide for themselves but also to contribute to resolve gradually the problem of nutrition in the world.
What, concretely, was the work accomplished these days?
Archbishop Travaglino: The need was recalled for an ever closer collaboration between the three agencies based in Rome and between them and different partners that cooperate at the international level, so that an effort of solidarity can be made to guarantee nutrition to all, or at least to gradually reduce the sufferings of the malnourished and starving.
An increase in the funds given to IFAD would confirm this.
Archbishop Travaglino:In fact, the member States gave proof of this, establishing now in a definitive way the restructuring of resources -- the ninth since the institution of the Fund -- which will make possible a worthwhile commitment by IFAD in the forthcoming years. All this despite the limits that the economic crisis and also that the will of the States seem to put sometimes on inter-governmental action.
Are there, therefore, common aims?
Archbishop Travaglino: The objectives delineated and made their own by the member States are at the center of the Holy See's concerns, expressed also recently by the Holy Father's appeals for the crisis in the Horn of Africa and for that which is now imminent in the region of the Sahel.
Therefore, the Holy See will continue to support and encourage IFAD, conscious that the action of this organization entails concord among peoples, international security, the universal common good, even if in the short term it responds to the need to foster conditions for the fight against hunger.
[Translation by ZENIT]
Vatican Archives Exhibit opens in Rome
Lux in Arcana
10:51 01/03/2012
'Lux in Arcana' Offers a Rare Look at History
VATICAN CITY, FEB. 29, 2012 (Zenit.org).- For a few hours this evening, "Lux in Arcana" was open to the public. Starting Thursday, the exhibit of more than 100 documents from the Vatican Secret Archives will be available according to the regular hours of the Capitoline Museums.
"'Lux in Arcana': the Vatican Secret Archives Unveiled" exhibit is celebrating the fourth centenary of the foundation of the Archives.
The display is open until Sept. 9.
Among the more than 100 documents on display are Clement VII's letter to the English parliament on the matrimonial cause of Henry VIII, the bull of excommunication against Martin Luther, documents from the trial of the Templars in France, and a letter from St. Bernadette Soubirous of Lourdes to Pope Pius IX.
The official Web site contains photos and explanations of some of the treasures.
(Source: www.luxinarcana.org/en/la-mostra/)
VATICAN CITY, FEB. 29, 2012 (Zenit.org).- For a few hours this evening, "Lux in Arcana" was open to the public. Starting Thursday, the exhibit of more than 100 documents from the Vatican Secret Archives will be available according to the regular hours of the Capitoline Museums.
"'Lux in Arcana': the Vatican Secret Archives Unveiled" exhibit is celebrating the fourth centenary of the foundation of the Archives.
The display is open until Sept. 9.
Among the more than 100 documents on display are Clement VII's letter to the English parliament on the matrimonial cause of Henry VIII, the bull of excommunication against Martin Luther, documents from the trial of the Templars in France, and a letter from St. Bernadette Soubirous of Lourdes to Pope Pius IX.
The official Web site contains photos and explanations of some of the treasures.
(Source: www.luxinarcana.org/en/la-mostra/)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tập huấn cho Thư ký Hội đồng Mục Vụ các giáo xứ hạt Đức Tánh
Phaolô Hữu Tạo
11:13 01/03/2012
PHAN THIẾT - Nhằm giúp công tác mục vụ cho các giáo xứ, giáo họ ngày càng tốt hơn, sáng nay (ngày 01.3.2012) tại Giáo xứ Võ Đắt đã tổ chức lớp Tập huấn & Tĩnh huấn cho thư ký các HĐMV Giáo xứ, Giáo họ. Dưới sự hướng dẫn của Cha Fx Phạm Quyền, phụ trách HĐMVGX của Giáo phận, Cha GB Trần Văn Thuyết hạt trưởng, cùng 70/2 nữ thành viên của các Giáo xứ, giáo họ trong toàn giáo hạt Đức Tánh đã về tham dự. Điểm nhấn trong buổi tập huấn này là: phối hợp với các thư ký giáo họ về sổ gia đình Công giáo, cập nhật những số liệu về giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đúng 8 giờ nghi thức khai mạc: Tập huấn “ Nhiệm vụ của Thư ký HĐMVGX: cộng tác với linh mục chánh xứ và ban thường vụ trong công việc sổ sách của giáo xứ” (Trích dự thảo Quy chế HĐMVGX của UB Giáo dân trực thuộc HĐGMVN phát hành ngày 10.2.2012). Dưới sự hướng dẫn của Cha FX Phạm Quyền, các thành viên tham dự đã biết được nhiệm vụ, cách ghi chép, thiết lập các biểu mẫu liên quan, cách lưu hồ sơ Giáo xứ sao cho khoa học và chính xác, Ngài đặc biệt lưu tâm đến việc ghi chép, thiết lập và công tác lưu trữ, bỡi lẽ hồ sơ các giáo xứ, giáo họ cần gìn giữ lâu dài phục vụ cho nhiều mục đích của Giáo hội Công giáo, cũng như từ rất lâu các linh mục thừa sai đã làm nhiệm vụ này rất tốt, nên giờ chúng ta mới có những số liệu quan trọng cho Giáo hội Việt Nam. (Được lưu trữ trong các thư viện nước ngoài). Ngài còn dành 30 phút cuối để giải đáp các thắc mắc của các tham dự viên, có những thắc mắc hết sức thiết thực ngay trong hoàn cảnh cụ thể của từng giáo xứ, Ngài cũng lắng nghe và giải đáp cụ thể, rõ ràng giúp cho các thư ký hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình. Các tham dự viên còn được tiếp thu những kinh nghiệm về thiết lập, ghi chép, lưu trữ hồ sơ mà bản thân Ngài đã thực hiện trong nhiều năm qua với tư cách Chánh xứ, Hạt trưởng, phụ trách HĐMVGX…, với chất giọng xứ Nghệ, Ngài làm cho cả Hội trường vui tươi hẳn lên, bằng những ví dụ điển hình.
- 10 giờ 00 nghỉ giải lao,
- 10 giờ 20 Tất cả vào Nhà thờ để Tĩnh huấn Sứ Điệp Mùa Chay 2012 của ĐTC Bênêđictô XVI, với chủ đề: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 20,24). Trong bài giảng của mình Cha Hạt trưởng Hạt Phan Thiết đã nhấn mạnh đến bệnh “vô cảm”, bệnh “mackeno” của xã hội hiện nay, đặc biệt là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến cho đạo đức xã hội càng tuột dốc nghiêm trọng. Ngược lại trong Sứ điệp Mùa Chay 2012, Đức Thánh Cha đã khuyến khích toàn thể Giáo Hội phải quan tâm đến nhau, không những quan tâm về vật chất mà cả về tinh thần để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành, cùng nhau tiến bước trên đường nên Thánh.
- 11 giờ 20 Nghỉ giải lao,
- 11 giờ 40 Chầu Thánh Thể, dưới sự chủ trì của Cha Hạt trưởng Đức Tánh, để Cầu xin Thiên Chúa ban cho các thư ký biết hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trong Mùa Chay Thánh này biết thánh hóa bản thân, gia đình, biết thực hành Sứ Điệp Mùa Chay 2012 mà ĐTC đã mời gọi để gia đình, giáo họ, giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng cám ơn Chúa về sự thành công của buổi tập, tĩnh huấn này.
- Đúng 12 giờ trưa tất cả tham dự viên được mời vào phòng ăn của Giáo xứ Võ Đắt để dùng cơm trưa thân mật cùng với Cha hạt trưởng Hạt ĐứcTánh, Cha hạt trưởng Hạt Phan Thiết, bữa cơm tuy đơn sơ, nhưng thắm tình cha con, tình anh em của Cha chung trên Trời. Trước khi kết thúc hai Cha hạt trưởng đã không quên cám ơn các Cha xứ trong giáo hạt đã gởi người về tham dự, cám ơn các tham dự viên đã hy sinh thời gian về nghe “hai ông già này” nói chuyện, Hội BMCG Giáo xứ Võ Đắt cũng lưu luyến khi gặp lại Cha xứ cũ của mình, các bà cũng hát tặng hai Cha một bài hát vừa kịp “sáng chế” ra, giúp cho bữa cơm thêm vui tươi, thắm tình Chúa, tình người.
- 13 giờ 10 anh em ra về trong niềm hân hoan vì được mời gọi tham gia vào công việc của giáo xứ, giáo họ, tuy nhỏ bé thôi, nhưng nếu làm đúng, làm đủ thì mọi hồ sơ, sổ sách liên quan của giáo xứ, giáo họ sẽ được lưu trữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem hình ảnh
Đúng 8 giờ nghi thức khai mạc: Tập huấn “ Nhiệm vụ của Thư ký HĐMVGX: cộng tác với linh mục chánh xứ và ban thường vụ trong công việc sổ sách của giáo xứ” (Trích dự thảo Quy chế HĐMVGX của UB Giáo dân trực thuộc HĐGMVN phát hành ngày 10.2.2012). Dưới sự hướng dẫn của Cha FX Phạm Quyền, các thành viên tham dự đã biết được nhiệm vụ, cách ghi chép, thiết lập các biểu mẫu liên quan, cách lưu hồ sơ Giáo xứ sao cho khoa học và chính xác, Ngài đặc biệt lưu tâm đến việc ghi chép, thiết lập và công tác lưu trữ, bỡi lẽ hồ sơ các giáo xứ, giáo họ cần gìn giữ lâu dài phục vụ cho nhiều mục đích của Giáo hội Công giáo, cũng như từ rất lâu các linh mục thừa sai đã làm nhiệm vụ này rất tốt, nên giờ chúng ta mới có những số liệu quan trọng cho Giáo hội Việt Nam. (Được lưu trữ trong các thư viện nước ngoài). Ngài còn dành 30 phút cuối để giải đáp các thắc mắc của các tham dự viên, có những thắc mắc hết sức thiết thực ngay trong hoàn cảnh cụ thể của từng giáo xứ, Ngài cũng lắng nghe và giải đáp cụ thể, rõ ràng giúp cho các thư ký hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình. Các tham dự viên còn được tiếp thu những kinh nghiệm về thiết lập, ghi chép, lưu trữ hồ sơ mà bản thân Ngài đã thực hiện trong nhiều năm qua với tư cách Chánh xứ, Hạt trưởng, phụ trách HĐMVGX…, với chất giọng xứ Nghệ, Ngài làm cho cả Hội trường vui tươi hẳn lên, bằng những ví dụ điển hình.
- 10 giờ 00 nghỉ giải lao,
- 10 giờ 20 Tất cả vào Nhà thờ để Tĩnh huấn Sứ Điệp Mùa Chay 2012 của ĐTC Bênêđictô XVI, với chủ đề: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 20,24). Trong bài giảng của mình Cha Hạt trưởng Hạt Phan Thiết đã nhấn mạnh đến bệnh “vô cảm”, bệnh “mackeno” của xã hội hiện nay, đặc biệt là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến cho đạo đức xã hội càng tuột dốc nghiêm trọng. Ngược lại trong Sứ điệp Mùa Chay 2012, Đức Thánh Cha đã khuyến khích toàn thể Giáo Hội phải quan tâm đến nhau, không những quan tâm về vật chất mà cả về tinh thần để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành, cùng nhau tiến bước trên đường nên Thánh.
- 11 giờ 20 Nghỉ giải lao,
- 11 giờ 40 Chầu Thánh Thể, dưới sự chủ trì của Cha Hạt trưởng Đức Tánh, để Cầu xin Thiên Chúa ban cho các thư ký biết hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trong Mùa Chay Thánh này biết thánh hóa bản thân, gia đình, biết thực hành Sứ Điệp Mùa Chay 2012 mà ĐTC đã mời gọi để gia đình, giáo họ, giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng cám ơn Chúa về sự thành công của buổi tập, tĩnh huấn này.
- Đúng 12 giờ trưa tất cả tham dự viên được mời vào phòng ăn của Giáo xứ Võ Đắt để dùng cơm trưa thân mật cùng với Cha hạt trưởng Hạt ĐứcTánh, Cha hạt trưởng Hạt Phan Thiết, bữa cơm tuy đơn sơ, nhưng thắm tình cha con, tình anh em của Cha chung trên Trời. Trước khi kết thúc hai Cha hạt trưởng đã không quên cám ơn các Cha xứ trong giáo hạt đã gởi người về tham dự, cám ơn các tham dự viên đã hy sinh thời gian về nghe “hai ông già này” nói chuyện, Hội BMCG Giáo xứ Võ Đắt cũng lưu luyến khi gặp lại Cha xứ cũ của mình, các bà cũng hát tặng hai Cha một bài hát vừa kịp “sáng chế” ra, giúp cho bữa cơm thêm vui tươi, thắm tình Chúa, tình người.
- 13 giờ 10 anh em ra về trong niềm hân hoan vì được mời gọi tham gia vào công việc của giáo xứ, giáo họ, tuy nhỏ bé thôi, nhưng nếu làm đúng, làm đủ thì mọi hồ sơ, sổ sách liên quan của giáo xứ, giáo họ sẽ được lưu trữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Caritas Phan Thiết: Cánh tay giả, niềm vui thật
Hồng Hương
11:17 01/03/2012
Trong 3 ngày 26-28.2.2012, các nữ tu trong Ban BAXH - Caritas GP Phan Thiết đã đến tận nhà lắp tay giả cho 5 người bị cụt tay do tai nạn trong tỉnh Bình Thuận. Niềm vui vỡ oà trên gương mặt của các bệnh nhân và người thân, bởi với bàn tay giả này họ có thể thực hiện được nhiều thao tác để tự phục vụ bản thân và gia đình.
Xem hình ảnh
Những cánh tay giả Caritas Phan Thiết gắn cho bệnh nhân thuộc Chương trình ráp cánh tay giả của Caritas TGP TP HCM thực hiện. Đây là những cánh tay giả do tổ chức Rotary tài trợ và LN-4 Hands cung cấp.
Sáng ngày 26.2, chúng tôi đến nhà anh Tô Đình Thơ, thuộc giáo xứ Hoà Thuận, cả gia đình mừng rỡ ra đón và cho biết họ nôn nóng chờ đợi từ sớm. Anh Thơ sinh năm 1975, làm thợ sắt và là lao động chính trong gia đình có 3 đứa con. Năm 2011, trong khi hàn cửa cho người ta, anh bị điện giật cháy 2 bàn tay, vì sợ nhiễm trùng nên bác sĩ quyết định cưa lên một khúc nữa. Trong phút chốc trở thành người tàn tật, không thể làm gì được nữa, anh Thơ rơi vào tột cùng của đau khổ. Vợ con và hàng xóm phải động viên và an ủi anh nhiều rằng đã may mắn thoát chết. Ngay khi biết tin được ráp tay, cả nhà anh phấn khởi và hy vọng rất nhiều bởi nó sẽ giúp anh thoát khỏi tâm trạng mình là người tàn phế. Sau khi được ráp tay giả, anh run run làm các thao tác theo hướng dẫn của các soeurs. Nhìn vợ chồng anh vui mừng đến bật khóc khi thấy anh tự tay cầm ca nước uống, xúc được cơm bằng muỗng, chải răng bằng bàn chải … chúng tôi thầm tạ ơn Chúa và cám ơn những người đã phát minh ra bàn tay giả tuyệt vời này. Một tương lai mới mở ra cho anh, bởi từ nay anh có thể làm được nhiều việc phụ giúp gia đình bằng chính sức lực của mình. Hiện giờ, anh Thơ chờ đợi để được lắp cánh tay thứ hai.
Ngày 27.2, chúng tôi đến gia đình bà Lê Thị Cam (1968) ở giáo xứ Phú Hội. Bà Cam mất tay trái và chồng là ông Tô Xuân Hoàng (1964) bị cụt cả hai tay. Hai vợ chồng đón chúng tôi trong sự hồi hộp và hy vọng ngập tràn. Sau khi được lắp tay giả, bà vui sướng ra sân dắt xe chạy thử. “Vậy là từ nay, tôi thoải mái tự mình lái xe đi chợ, và làm những công việc nhà thuận tiện hơn”. Ông Hoàng cũng được gắn một tay giả, không nói nhiều nhưng ông rất hài lòng bởi từ nay ông có thể làm được một số việc tự phục vụ bản thân để đỡ đần cho vợ con.
Hai cánh tay còn lại được ráp cho ông Hồ Hổ (1950) ở Mũi Né và anh Trần Văn Tý (1978) ở La Dày – Đa Mi. Sau khi được gắn bàn tay giả, trên khuôn mặt mọi người thật rạng rỡ, hạnh phúc.
Thay mặt những người được lắp tay giả, Caritas Phan Thiết xin cám ơn Caritas TGP TP HCM, tổ chức Rotary và LN-4 Hands. Trong Thánh vịnh 147,3 viết “Ngài chữa lành những tấm lòng tan vỡ, băng bó những vết thương của họ”. Tạ ơn Chúa đã gởi Quý Vị đến với món quà là những cánh tay giả rất ý nghĩa đã bù đắp phần nào nỗi mất mát mà những người khuyết tật phải gánh chịu. Mong sao có nhiều người tiếp tục nhận được sự trợ giúp của chương trình Lắp cánh tay giả này bởi thật sự chúng tôi cảm nhận được rằng: Cánh tay giả nhưng niềm vui là thật.
Xem hình ảnh
Những cánh tay giả Caritas Phan Thiết gắn cho bệnh nhân thuộc Chương trình ráp cánh tay giả của Caritas TGP TP HCM thực hiện. Đây là những cánh tay giả do tổ chức Rotary tài trợ và LN-4 Hands cung cấp.
Sáng ngày 26.2, chúng tôi đến nhà anh Tô Đình Thơ, thuộc giáo xứ Hoà Thuận, cả gia đình mừng rỡ ra đón và cho biết họ nôn nóng chờ đợi từ sớm. Anh Thơ sinh năm 1975, làm thợ sắt và là lao động chính trong gia đình có 3 đứa con. Năm 2011, trong khi hàn cửa cho người ta, anh bị điện giật cháy 2 bàn tay, vì sợ nhiễm trùng nên bác sĩ quyết định cưa lên một khúc nữa. Trong phút chốc trở thành người tàn tật, không thể làm gì được nữa, anh Thơ rơi vào tột cùng của đau khổ. Vợ con và hàng xóm phải động viên và an ủi anh nhiều rằng đã may mắn thoát chết. Ngay khi biết tin được ráp tay, cả nhà anh phấn khởi và hy vọng rất nhiều bởi nó sẽ giúp anh thoát khỏi tâm trạng mình là người tàn phế. Sau khi được ráp tay giả, anh run run làm các thao tác theo hướng dẫn của các soeurs. Nhìn vợ chồng anh vui mừng đến bật khóc khi thấy anh tự tay cầm ca nước uống, xúc được cơm bằng muỗng, chải răng bằng bàn chải … chúng tôi thầm tạ ơn Chúa và cám ơn những người đã phát minh ra bàn tay giả tuyệt vời này. Một tương lai mới mở ra cho anh, bởi từ nay anh có thể làm được nhiều việc phụ giúp gia đình bằng chính sức lực của mình. Hiện giờ, anh Thơ chờ đợi để được lắp cánh tay thứ hai.
Ngày 27.2, chúng tôi đến gia đình bà Lê Thị Cam (1968) ở giáo xứ Phú Hội. Bà Cam mất tay trái và chồng là ông Tô Xuân Hoàng (1964) bị cụt cả hai tay. Hai vợ chồng đón chúng tôi trong sự hồi hộp và hy vọng ngập tràn. Sau khi được lắp tay giả, bà vui sướng ra sân dắt xe chạy thử. “Vậy là từ nay, tôi thoải mái tự mình lái xe đi chợ, và làm những công việc nhà thuận tiện hơn”. Ông Hoàng cũng được gắn một tay giả, không nói nhiều nhưng ông rất hài lòng bởi từ nay ông có thể làm được một số việc tự phục vụ bản thân để đỡ đần cho vợ con.
Hai cánh tay còn lại được ráp cho ông Hồ Hổ (1950) ở Mũi Né và anh Trần Văn Tý (1978) ở La Dày – Đa Mi. Sau khi được gắn bàn tay giả, trên khuôn mặt mọi người thật rạng rỡ, hạnh phúc.
Thay mặt những người được lắp tay giả, Caritas Phan Thiết xin cám ơn Caritas TGP TP HCM, tổ chức Rotary và LN-4 Hands. Trong Thánh vịnh 147,3 viết “Ngài chữa lành những tấm lòng tan vỡ, băng bó những vết thương của họ”. Tạ ơn Chúa đã gởi Quý Vị đến với món quà là những cánh tay giả rất ý nghĩa đã bù đắp phần nào nỗi mất mát mà những người khuyết tật phải gánh chịu. Mong sao có nhiều người tiếp tục nhận được sự trợ giúp của chương trình Lắp cánh tay giả này bởi thật sự chúng tôi cảm nhận được rằng: Cánh tay giả nhưng niềm vui là thật.
Nhóm Liên Đới Xây Dựng giáo xứ VN Paris lập chương trình bảo trì cơ sở giáo xứ
Trần Văn Cảnh
16:02 01/03/2012
Nhóm Liên Đới Xây Dựng giáo xứ VN Paris đốt Tết Nhâm Thìn 2012 lập chương trình bảo trì và chỉnh trang cơ sở giáo xứ
« Hãy nhiệt liệt tung hô Đức Chúa, chúc tụng Người là Vua hiển trị thiên thu, để Đền Thánh được xây dựng lại nơi ngươi trong bầu khí vui mừng. … vì Người sẽ xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem cùng với thánh điện vững bền mãi mãi. Thật phúc cho tôi, nếu trong dòng dõi tôi còn ai sống sót để nhìn thấy vinh quang của Giê-ru-sa-lem và xưng tụng Đức Vua trên trời! Cửa thành thánh Giê-ru-sa-lem sẽ làm bằng ngọc xanh, ngọc biếc, mọi bức tường, toàn đá quý xây lên. Người ta sẽ dùng vàng để xây tường thành Giê-ru-sa-lem, lấy vàng ròng đắp nên thành luỹ. Đường phố Giê-ru-sa-lem sẽ lát đá Ô-phia và hồng ngọc ». (Tôbia, 13 : 11, 17)
Các thành viên Hội Liên Đới Xây Dựng, ai cũng nhiệt liệt tung hô Đức Chúa và chúc tụng Người. Họ không chỉ tung hô và chúc tụng bằng lời nói, nhưng bằng cả tấm lòng, bằng cả đôi tay, góp của, góp công, xây dựng, bảo trì, tu bổ, chỉnh trang thánh điện Chúa, nhà nguyện giáo xứ.
Để làm công việc này, từ trên 10 năm nay, hằng năm, vào dịp đầu xuân, họ họp nhau lại, tiếng là để ĐỐT TẾT, nhưng thực ra là để gặp nhau, dâng lễ đầu năm với nhau bên cha tuyên úy, cầu nguyện chung với nhau, định chương trình BẢO TRÌ và CHỈNH TRANG cơ sở giáo xứ, và dĩ nhiên cùng nhau dùng cơm chung thân tình.
Tết Nhâm Thìn 2012, Hội Liên đới Xây Dựng, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã họp nhau vào chiều chúa nhật 26 tháng 02.
Về chương trình bảo trì và chỉnh trang, theo ông Nguyễn Văn Thơm, Chánh Hội Trưởng, cho biết, thì năm 2012, Giáo Xứ có 3 việc chỉnh trang sau đây :
Hai dự án lớn : làm ống khói nhà bếp và thang máy nhà nguyện vẫn được tiến hành trong giai đoạn thiết kế, dưới hai khía cạnh tiếp xúc và nghiên cứu. Tiếp xúc với Giám Đốc Kinh Tế Vụ Hội Địa phận Paris (ADP), với Hội đường phố Epinettes (ARE), và với Nghiệp đoàn Đồng chủ nhà (Syndicat des Coproprìtaires) để thông qua những yêu cầu pháp luật và những dự án kỹ thuật.
Một chương trình chỉnh trang liên tục cho vấn đề vệ sinh : 7 nhà cầu, 2 lavabô, vét mỡ ở hầm,…
Nhưng đặc biệt năm 2012 này, việc chỉnh trang quan trọng hướng về mộc : sơn lại toàn bộ các bàn trong hết các phòng ; dánh vernis lại toàn bộ hết toàn bộ các ghế nhà nguyện.
Cơ sở là một trong năm yếu tố phương tiện rất quan trọng cho bất cứ một tổ chức nào. Giáo xứ cũng vậy. Các sinh hoạt mục vụ sầm uất, giáo dân đông đảo và tích cực, tân tòng nhập đạo đều đặn. Đó là ba điểm son báo hiệu những kết quả tốt đẹp, do công lao của một nguồn lực nhân sự phong phú và hiệu lực, với Ban Giám Đốc gương mẫu lãnh đạo, với Ban Thường Vụ tận tình thiết kế, khôn ngoan tổ chức và dấn thân thực hiện, với các giáo dân rộng lượng đóng góp và tích cực cộng tác. Nhưng ba kết quả đó đã khó lòng thực hiện được nếu thiếu phương tiện cơ sở.
Tìm cơ sở, xây dựng cơ sở, chỉnh trang cơ sở là một công việc trường kỳ, đòi một sự nhẫn nại, bền chí, tỷ mỷ, thường ngày. Thoáng nhìn vào một ngày, hôm qua hay hôm nay, người nông nổi sẽ chẳng thấy gì, bộp chộp chê trách. Nhưng điềm tĩnh nhìn vào 1 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm, người nào cũng phải thán phục sự làm việc kiên trì và sự phát triển đều đặn.
Paris, ngày 26 tháng 02 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Các thành viên Hội Liên Đới Xây Dựng, ai cũng nhiệt liệt tung hô Đức Chúa và chúc tụng Người. Họ không chỉ tung hô và chúc tụng bằng lời nói, nhưng bằng cả tấm lòng, bằng cả đôi tay, góp của, góp công, xây dựng, bảo trì, tu bổ, chỉnh trang thánh điện Chúa, nhà nguyện giáo xứ.
Để làm công việc này, từ trên 10 năm nay, hằng năm, vào dịp đầu xuân, họ họp nhau lại, tiếng là để ĐỐT TẾT, nhưng thực ra là để gặp nhau, dâng lễ đầu năm với nhau bên cha tuyên úy, cầu nguyện chung với nhau, định chương trình BẢO TRÌ và CHỈNH TRANG cơ sở giáo xứ, và dĩ nhiên cùng nhau dùng cơm chung thân tình.
Về chương trình bảo trì và chỉnh trang, theo ông Nguyễn Văn Thơm, Chánh Hội Trưởng, cho biết, thì năm 2012, Giáo Xứ có 3 việc chỉnh trang sau đây :
Hai dự án lớn : làm ống khói nhà bếp và thang máy nhà nguyện vẫn được tiến hành trong giai đoạn thiết kế, dưới hai khía cạnh tiếp xúc và nghiên cứu. Tiếp xúc với Giám Đốc Kinh Tế Vụ Hội Địa phận Paris (ADP), với Hội đường phố Epinettes (ARE), và với Nghiệp đoàn Đồng chủ nhà (Syndicat des Coproprìtaires) để thông qua những yêu cầu pháp luật và những dự án kỹ thuật.
Một chương trình chỉnh trang liên tục cho vấn đề vệ sinh : 7 nhà cầu, 2 lavabô, vét mỡ ở hầm,…
Nhưng đặc biệt năm 2012 này, việc chỉnh trang quan trọng hướng về mộc : sơn lại toàn bộ các bàn trong hết các phòng ; dánh vernis lại toàn bộ hết toàn bộ các ghế nhà nguyện.
Tìm cơ sở, xây dựng cơ sở, chỉnh trang cơ sở là một công việc trường kỳ, đòi một sự nhẫn nại, bền chí, tỷ mỷ, thường ngày. Thoáng nhìn vào một ngày, hôm qua hay hôm nay, người nông nổi sẽ chẳng thấy gì, bộp chộp chê trách. Nhưng điềm tĩnh nhìn vào 1 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm, người nào cũng phải thán phục sự làm việc kiên trì và sự phát triển đều đặn.
Paris, ngày 26 tháng 02 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Las Vegas tĩnh tâm mùa chay
Phan Văn Sỹ
09:30 01/03/2012
Tĩnh Tâm Mùa Chay:” Mão gai tình yêu”
Hằng năm cứ vào Mùa Chay, cha Giám Đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh Quang lại lo chuẩn bị tâm hồn cho mọi giáo hữu trong Cộng Đòan thật chu đáo, cha thường mời các cha khách từ phương xa thuộc các tiểu bang Hoa Kỳ hay Việt Nam đến giúp tĩnh tâm cho mọi gia đình trong Cộng Đòan và ban phép Hòa Giải hầu giúp mọi giáo hữu sống tốt lành trong Mùa Chay Thánh.
Năm nay cũng như mọi năm, nhưng có đặc biệt hơn, cha đã mời được cha Phêrô Mai Vọng, thuộc Giáo Phận Phát Diệm, ngài đang chuẩn bị luận án Tiến Sĩ, ngài tu nghiệp tại Hoa Kỳ, và ngài nhận về giúp tĩnh tâm cho Cộng Đòan.
Với lối giảng mới lạ, hấp dẫn, xen vào đó ngài cho nghe những nhạc Thánh Ca, cho xem những slideshow họat cảnh nói lên những ưu tư về cuộc sống gia đình, ăn nhịp với những điều cha thuyết giảng, càng làm cho chương trình thuyết giảng của cha tuy có kéo dài hai tiếng nhưng không nhàm chán và mọi giáo dân thấy thích thú, hòa theo những vui buồn, dí dỏm theo những câu chuyện dẫn chứng cụ thể của cha.
Nghe cha thông báo thật chi tiết và luồn trong dí dỏm, số giáo dân tham dự ngày đầu tiên thấy đông hơn nhiều lần so với những buổi tĩnh tâm các năm trước và so với Cộng đòan bé nhỏ mà giờ làm việc của mọi người ảnh hưởng chi phối bởi ba ca làm việc của các casino khiến khó có thể xin nghỉ để tham dự, tuy nhiên mọi người đã cố gắng mọi cách để tham dự như: Callsick, earlyout… để kịp về tham dự. Ngòai lối giảng mới lạ xen lẫn nghe nhạc, slideshow, nghe Lời Chúa, cầu nguyện, khi thuyết giảng, ngài thường hay đặt những câu hỏi để tạo thêm hào hứng và khơi dậy sự suy nghĩ theo dõi đề tài của bài gảng. Mọi người thật thích thú với lối giảng mới lạ của cha, một số anh chị em cố gắng đem theo máy quay phim để thu lại những bài giảng của ngài hầu có dịp nghe lại sau này.
Theo chương trình, 7:00 PM ngày 23 tháng 2 năm 2012, cha Phêrô Mai Vọng đã bắt đầu buổi Tĩnh Tâm. Ngài luôn mở đầu cho buổi Tĩnh Tâm bằng lời cầu nguyện thật sốt sáng để được Chúa Thánh Linh soi dẫn và đánh động tâm hồn mỗi người, ngài đã cùng mọi người hướng về Thiên Chúa trong tâm tình con thơ để cầu xin.
Sau buổi cầu nguyện, các đèn trong nhà thờ được tắt hết chỉ còn hai cây nến thắp sáng lập lòe. Cha yêu cầu mọi người lắng động tâm hồn để nghe bản nhạc: “ Hát Trên Đỉnh Đồi” do nhạc sĩ Ân Đức phổ nhạc và Trang Thập Tự viết lời. Dòng nhạc đã cuốn hút mọi người đến với tình yêu vô biên của Thiên Chúa:” Con nay trở về…ngắm nhìn Chúa thật lâu…rồi dìu con bước vào sâu trong Ngài… con nhìn Chúa, Chúa nhìn con…” . Bài hát đã đưa vào sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người, để mỗi người thấy thật gần Chúa, gần hơn nữa và như được ôm ấp trong bàn tay yêu đương trìu mến của Ngài để rồi… trở về với Ngài.
Bài hát vừa chấm dứt, mọi người bừng tỉnh qua ánh đèn được bật sáng, như còn ngỡ ngàng ôm ấp trong vòng tay yêu thương trìu mến của Thiên Chúa. Bắt đầu vào đề tài Tĩnh Tâm, mọi người im lặng để bị thu hút bởi giọng nói êm nhẹ, trầm ấm, vui tươi linh họat, đôi khi thật dí dỏm của cha Mai Vọng. Ngài cho biết ba ngày tĩnh tâm sẽ xóay sâu vào ba đề tài: (1) Lý Do Trốn Chạy Mão Gai Tình Yêu,: sóng Vô Thần Thực Dụng Theo Thói đời. (2) Trở Về Với Mão Gai Tình Yêu : Đức Tin. (3) Bước Theo Mão Gai Tình Yêu: Sống Đức Tin.
Đề tài đầu tiên : Lý Do Trốn Chạy Mão Gai tình Yêu: Sóng Vô Thần Thực Dụng Theo Thói đời. Trong đề tài này, ngài nói và dẫn chứng những câu chuyện đã xẩy ra tại Hoa Kỳ và Việt Nam để mọi người chiêm nghiệm. Sau khi giới thiệu đề tài, cha Vọng mời mọi người đứng lên để nghe một đọan Tin Mừng theo thánh Luca 15,11-16 về dụ ngôn đứa con hoang đàng. Kết thúc đọan Phúc Âm, mọi người ngồi xuống và ngài dẫn mọi người đi chứng kiến những câu chuyện cụ thể khắp nơi từ Mỹ đến Việt Nam.
Thấy ngồi hơi lâu mỏi mệt, ngài lại linh động thay đổi đề tài, cho mọi người coi slideshow: Người con hoang đàng. Sau slideshow, câu chuyện thương tâm mà ngài đề cập đến, vì chủ nghĩa thực dụng, cô nàng 32 tuổi Diana Lunberna, trong vòng 14 năm đã lần lượt giết chết 6 đứa con dưới 5 tuổi của mình để lấy tiền bảo hiểm hầu thỏa mãn những nhu cầu vật chất cho mình. Cuối cùng cô bị phát hiện khi giết đến đứa con thứ sáu. Ngài đưa ra một nhận định sâu sắc về một nhà trí thức Việt Nam nhận định hiện trạng xã hội Việt Nam hôm nay:” Ngày nay khoa học tiến bộ, nhưng đạo đức và phong hóa xuống cấp trầm trọng. Sự tiến bộ của khoa học dường như đang gíup sức cho sự dữ gia tăng. Khoa học tiến bộ đang phục vụ cho văn
hóa sự chết hơn là phục vụ cho văn hóa sự sống.” và ngài đã đưa ra bốn câu thơ để nói lên thực trạng xã hội hôm nay hầu cảnh giác mọi gia đình Công Giáo trong Cộng Đòan Mẹ La Vang:
“ Nhân phẩm từ đây giảm giá rồi,
Chỉ còn lương thực tăng giá thôi,
Lương tâm bán rẻ hơn lương thực,
Chân lý chân giò một giá thôi.
Đề tài kế tiếp ngày thứ hai: Thứ Sáu 24-2-2012: Trở Về Với Mão Gai Tình Yêu: Đức Tin. Cũng như ngày đầu, cầu nguyện mở đầu luôn là cứu cánh cho buổi tĩnh tâm và sau đó là những lời hát kéo hút mọi người quay về với Chúa qua bài:” Hát Trên Đỉnh Đồi” của nhạc sĩ Ân Đức và Trang Thập Tự. Tất cả đèn nhà thờ được tắt hết để lại một không gian im lặng hầu mọi người nhắm mắt tưởng nghĩ đến Chúa, một khối tình vô biên. Theo sau là đọan Tin Mừng để đánh động mọi người của thánh sử Luca 15, 17-24, nói về sự trở về của đứa con hoang đàng, đèn cũng được bật sáng để mọi người chuẩn bị tâm tư đón nhận đề tài cha Vọng chuẩn bị thuyết giảng.
Luồn theo ý nghĩa của Tin Mừng, cha Vọng đã trình bày đề tài này thật tỷ mỷ, chi tiết nối kết với những câu chuyện thực tế xẩy ra ngòai đời, vui có, buồn có, dí dỏm có, làm người nghe say mê với lối diễn đạt thật khéo của ngài. Thời gian Tĩnh Tâm thật dài nhưng mọi người cảm nghiệm thật ngắn vì lối trình bày linh họat, xen lẫn những bài Thánh Ca phù hợp với khung cảnh bài thuyết trình, slideshow, cầu nguyện, nghe Lời Chúa và những câu chuyện dẫn chứng cụ thể của ngài.
Kết luận của đề tài Hai thật chí lý, ngài khẳng định:” Cần phải trở về với Chúa là Cha yêu thương của chúng ta. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng làm thì khó biết chừng nào! Trở về với Chúa là đi ngược lại với hướng đi của thế gian!”. Thật sự vậy, trở về với Chúa như người lội ngược dòng nước chảy xiết. Và cha Vọng mở ra một lối thóat: Nhờ vào đức Tin Chúa ban cho, để tin vào Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng phải gặp Ngài trên một quang đường nào đó.
Xen vào buổi Tĩnh Tâm, là phút giải lao, cha Giám đốc đã chu đáo nhờ Quán La Vang lo săn sóc điểm tâm cho giáo hữu bằng những món ăn thay đổi mỗi ngày để làm ấm dạ người đến tham dự, ngày thì bánh mì chả lụa, ngày thì soup noodles, ngày thì cơm với thịt kho trứng để con chiên ấm lòng hầu lãnh hội những Lời giảng vàng ngọc của cha Phêrô Mai Vọng.
Đề Tài chót ngày thứ ba: 25-2-2012: Bước Theo Mão Gai Tình Yêu: Sống Đức Tin. Cũng theo tuần tự để lãnh nhận nhiều ơn Chúa Thánh Linh ban đổ: Cầu nguyện, nghe một đọan Tin Mừng, lắng đọng tâm hồn nghe bài:”Hát Trên đỉnh đồi”và cha Vọng lại tươi vui, trầm ấm với giọng nói dịu dàng bước vào đề tài thứ ba xen lẫn với slideshow. Sau slideshow, lời thuyết giảng vẫn tiếp nối qua âm điệu đầm ấm, nhẹ nhàng, dịu dàng chen lẫn vui buồn, dí dỏm, cha Mai Vọng đã dẫn mọi người qua những câu chuyện thực tế ngòai đời để làm thí dụ và đánh động lương tâm mọi người và ngài kết luận:” Giáo Hội cần phải có những con người dám sống nghèo cách triệt để như đòi hỏi của Tin Mừng”. Ngài cũng dẫn lời của Đức cố Giáo Hòang Chân Phước PhaoLồ Đệ II để nói sự khiết tịnh trong hôn nhân:” Khiết tịnh trong hôn nhân có nghĩa là biết sử dụng tính dục một cách đúng đắn, chứ không phải khiết tịnh có nghĩa là không sử dụng tính dục” như ý muốn nhấn mạnh đến lối sống bảo vệ hạnh phúc gia đình là nền tảng cho xã hội và Giáo Hội.
Kết luận của đề tài Mão Gai Tình Yêu, ngài nói: “ Để trở về với Mão Gai Tình Yêu, chúng ta phải trao dồi cho mình một đức tin sống động; bước đi cùng Mão Gai Tình Yêu bằng đời sống chứng nhân trong yêu thương, khiêm tốn vâng phục”.
Phải nói trong ba ngày Tĩnh Tâm thật hiệu quả, từ ngày đầu giáo dân tham dự đã đông so với các năm qua, các ngày kế tiếp cứ tăng dần vì người đi tham dự về đồn đãi lối giảng lôi cuốn đầy tính khoa học , mới mẻ của cha Mai Vọng, đã khiến ngày thứ ba số người tham dự đông nghẹt nhà thờ, cùng với số người mỗi ngày đến nhận lãnh phép Hòa Giải một đông thêm, giáo dân sắp hàng nối dài trước tòa Hòa Giải. Ngài cũng dành chiều Chủ Nhật để tĩnh tâm cho các em giới trẻ và thiếu nhi. Trong lời cám ơn, anh Đại Diện Trần Xuân Ziao đã phát biểu:” Từ trước đến nay chúng con được tham dự rất nhiều buổi tĩnh tâm, nhưng chưa bao giờ có buổi tĩnh tâm nào đặc sắc làm chúng con cảm nhận được nhiều ơn Chúa như ba buổi tĩnh tâm cha đã dành cho Công Đòan chúng con vừa qua ”.
Lời cuối cùng là lời cám ơn của mọi gia đình trong Cộng đòan đến cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang đã sáng suốt chọn đúng người “ Cha Mai Vọng” về giúp tĩnh tâm cho giáo dân thật hiệu quả. Cộng Đòan Mẹ La Vang xin hết lòng cám ơn cha Phêrô Mai Vọng đã hy sinh nhận đến giúp đổi mới tâm hồn mọi người, khiến mọi người đã hăm hở trở về với Cha trên Trời. Cám ơn quán La Vang đã cho mọi người ấm lòng qua các buổi giải lao tĩnh tâm, cám ơn kỹ thuật gia thầy giáo Huân đã chuẩn bị chu đáo slideshow để mọi người hòa theo những câu chuyện song song với đề tài thuyết trình của cha Mai Vọng.
Cộng Đòan Mẹ La Vang ao ước sang năm, cha Mai Vọng cũng sẽ hy sinh đến giúp giảng phòng cho Cộng Đòan chúng con thì thật tuyệt vời. Rất tiếc vì khuôn khổ tờ báo không cho phép trình bày hết những ý và lời thuyết giảng của cha Mai Vọng trong ba ngày Tĩnh Tâm.
Xin dâng lời cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa bao la qua Mẹ La Vang chuyển cầu đã cho chúng con sống trọn vẹn những ngày Mùa Chay Thánh mà khởi đầu chúng con được cha Giám Đốc sắp sếp mới gọi cha Mai Vọng về giúp giảng tĩnh tâm đã lôi kéo mọi người chúng con về cùng Chúa trong tình yêu hải hà của Người.
Mùa Chay Thánh tháng 2 năm 2012
Phan Văn Sỹ
Chút Quà Mùa Chay Cho Người Nghèo Tại Xứ Đa Minh Và Ngọc Lẫm - Giáo Phận Thanh Hóa
BTT GP Thanh Hóa
20:20 01/03/2012
Chút Quà Mùa Chay Cho Người Nghèo Tại Xứ Đa Minh Và Ngọc Lẫm - Giáo Phận Thanh Hóa
GPTH_ Tiếp nối những hoạt động bác ái trong Mùa Chay Thánh, ngày 29/02/2012, Caritas Thanh Hóa kết hợp với Hội Bác ái Phanxico đã có chuyến đi ý nghĩa tới giáo xứ Đa Minh và Ngọc Lẫm. Đối tượng được hướng đến của chuyến đi là người nghèo, các ông bà già neo đơn… Tuy rằng món quà chuyển đến tay từng cá nhân không nhiều (mỗi người = 10kg gạo), nhưng qua đó, mối tình bác ái, hiệp thông, san sẻ…như được đong đầy…
Xem hình
Ngọc Lẫm và Đa Minh là hai xứ nghèo của giáo hạt Chính Tòa. Đa Minh nằm nằm trên Thôn Thổ Ngõa – xã Quảng Long – huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. Là một giáo xứ có số giáo dân khoảng 1500 người, chủ yếu làm nghề nông, đời sống của bà con giáo dân Đa Minh còn gặp nhiều khó khăn. Trong chuyến đi lần này của Caritas và Hội Bác ái Phanxico, có 120 người đã nhận được món quà tình nghĩa.
Rời Đa Minh đoàn tiếp tục lên đường tới với xứ Ngọc Lẫm. Nằm trên Thôn 10 - Trường Giang - Nông Cống - Thanh Hóa, Ngọc Lẫm là một vùng quê đồng chua với cây cói là "bạn hiền". Cuộc sống hiện đại tưởng chừng con người nơi đây sẽ đỡ khổ hơn. Nhưng trái ngược thay, cây cói và những sản phẩm nơi nó đã không còn là vật được con người ưa thích. Cũng chính vì thế, vẫn là cái lật đật, lênh đênh bao vây lấy những mảnh đời nơi xứ cói…Con đường tới Ngọc Lẫm sau cơn mưa trở nên đỏng đảnh và khó ưa. Nó lầy lội, nghèo như những con người mà nó dẫn tới… Đoàn cũng đã tới thăm và chia sẻ với một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với 100 người được nhận quà là một con số khá nhỏ…Nhưng hi vọng rằng, qua đó bà con giáo dân Ngọc Lẫm thấy ấm lòng với tình liên đới của giáo phận. Cái mà mọi người nhận được không chỉ là chút ít vật chất, mà là bàn tay ấm nồng yêu thương từ những tinh thần bác ái nhất…
Chuyến đi lần này có cha Antôn Trịnh Đình Thiệu – Giám đốc Caritas trưởng đoàn, Hội bác ái Phanxico Thanh Hóa, gia đình anh chị Văn – Ly thuộc giáo xứ Chính Tòa (Anh chị cũng đã tài trợ một phần nhỏ cho chuyến đi thêm vẹn tròn).
Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người đã dành cho Ngọc Lẫm và Đa Minh. Hi vọng rằng sẽ có thêm nhiều hơn những tấm lòng như thế để thêm nhiều giáo xứ khác trong giáo phận nhận được ân tình bác ái thiêng liêng…
BTT
GPTH_ Tiếp nối những hoạt động bác ái trong Mùa Chay Thánh, ngày 29/02/2012, Caritas Thanh Hóa kết hợp với Hội Bác ái Phanxico đã có chuyến đi ý nghĩa tới giáo xứ Đa Minh và Ngọc Lẫm. Đối tượng được hướng đến của chuyến đi là người nghèo, các ông bà già neo đơn… Tuy rằng món quà chuyển đến tay từng cá nhân không nhiều (mỗi người = 10kg gạo), nhưng qua đó, mối tình bác ái, hiệp thông, san sẻ…như được đong đầy…
Xem hình
Ngọc Lẫm và Đa Minh là hai xứ nghèo của giáo hạt Chính Tòa. Đa Minh nằm nằm trên Thôn Thổ Ngõa – xã Quảng Long – huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. Là một giáo xứ có số giáo dân khoảng 1500 người, chủ yếu làm nghề nông, đời sống của bà con giáo dân Đa Minh còn gặp nhiều khó khăn. Trong chuyến đi lần này của Caritas và Hội Bác ái Phanxico, có 120 người đã nhận được món quà tình nghĩa.
Rời Đa Minh đoàn tiếp tục lên đường tới với xứ Ngọc Lẫm. Nằm trên Thôn 10 - Trường Giang - Nông Cống - Thanh Hóa, Ngọc Lẫm là một vùng quê đồng chua với cây cói là "bạn hiền". Cuộc sống hiện đại tưởng chừng con người nơi đây sẽ đỡ khổ hơn. Nhưng trái ngược thay, cây cói và những sản phẩm nơi nó đã không còn là vật được con người ưa thích. Cũng chính vì thế, vẫn là cái lật đật, lênh đênh bao vây lấy những mảnh đời nơi xứ cói…Con đường tới Ngọc Lẫm sau cơn mưa trở nên đỏng đảnh và khó ưa. Nó lầy lội, nghèo như những con người mà nó dẫn tới… Đoàn cũng đã tới thăm và chia sẻ với một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với 100 người được nhận quà là một con số khá nhỏ…Nhưng hi vọng rằng, qua đó bà con giáo dân Ngọc Lẫm thấy ấm lòng với tình liên đới của giáo phận. Cái mà mọi người nhận được không chỉ là chút ít vật chất, mà là bàn tay ấm nồng yêu thương từ những tinh thần bác ái nhất…
Chuyến đi lần này có cha Antôn Trịnh Đình Thiệu – Giám đốc Caritas trưởng đoàn, Hội bác ái Phanxico Thanh Hóa, gia đình anh chị Văn – Ly thuộc giáo xứ Chính Tòa (Anh chị cũng đã tài trợ một phần nhỏ cho chuyến đi thêm vẹn tròn).
Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của tất cả mọi người đã dành cho Ngọc Lẫm và Đa Minh. Hi vọng rằng sẽ có thêm nhiều hơn những tấm lòng như thế để thêm nhiều giáo xứ khác trong giáo phận nhận được ân tình bác ái thiêng liêng…
BTT
Bênh vực công lý và Giáo Hội
''Chiến công'' đầu tiên của Tướng CA kiêm Trưởng Ban Tôn Giáo Phạm Dũng?
Dân Làm Báo
11:28 01/03/2012
Website Giáo Phận Kon Tum cho biết:
Được biết, vùng này mỗi Chúa Nhật chỉ có một lễ tại Kon Proh 2, còn làng Turia Pêng nơi có hơn 400 tín hữu thì thi thoảng Cha Lý vào dâng lễ chui trong ngôi “chòi nguyện” khoảng hơn 30m2, mái nhà đụng đầu. Nơi đây các Cha vào làm lễ chính quyền địa phương không cho, nhiều lần họp dân, họp các Yao Phu, họ bảo các Cha đó ở xã khác, nên không được đến đây dâng lễ; nhiều lần dân làng làm đơn xin, Chính Quyền xã cũng không cho.
Theo thông tin từ người dân kể lại, hôm đó có vài công an xã đến “tham dự” lễ tang. Khi lễ an táng kết thúc có một công an rút điện thoại ra và gọi cho ai đó, sau đó Cha Hoa bị đánh. Người dân ở đây rất bất bình khi linh mục đến dâng lễ an táng cho người thân của họ mà bị 3 kẻ lạ mặt đánh trọng thương. 3 kẻ này dân chúng biết là những kẻ đang trong giai đoạn chính quyền địa phương quản chế sau khi ra tù. (Nguồn: Giáo phận Kon Tum Việt Nam)
Chiều ngày 29/02/2012, Đức Giám mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh đã đến xem xét lại khu vực mà Linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa gặp nạn. Trên đường từ nhà nguyện quay về thì được “tiếp đón” bởi một nhóm công an huyện Đăk Hà, do ông Trần Văn Long – đội trưởng đội an ninh dẫn đầu với "khuôn mặt đầy sắc khí, mắt nhăn nheo và trợn trạo", cùng một công an trợ tá trẻ và hai cán bộ người dân tộc khác. Ông Long cho biết: “Sáng nay công an tỉnh chỉ đạo công an huyện xuống để gặp “anh Hoa” ở dưới Gia Lai rồi.”
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các linh mục ở Kon Tum bị côn đồ (hay quần chúng tự phát) hành hung. Và việc tổ chức các thánh lễ, các nghi thức cầu nguyện tại đây vẫn đang bị kềm kẹp bởi “chính sách tôn giáo” khá nghiêm ngặt.
Cần nhắc lại rõ câu nói của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội – Giuse Ngô Quang Kiệt rằng : "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin-cho". Để thấy rõ quan điểm của chính quyền Việt Nam hiện nay phần nhiều vẫn xem các hoạt động tôn giáo trước hết mang tính an ninh chính trị hơn là sinh hoạt tín ngưỡng thuần tuý.
Bằng chứng rõ nhất là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bổ nhiệm Trung tướng Công an Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
(Nguồn: danlambaovn.blogspot.com)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cõi Riêng
Nguyễn Đức Cung
22:07 01/03/2012
CÕI RIÊNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Một mình ôn chuyện tâm tình
Một mình ca khúc,
một mình mình nghe.
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Một mình ôn chuyện tâm tình
Một mình ca khúc,
một mình mình nghe.
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền