Ngày 11-02-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cám dỗ cuối đời
Lm Vũđình Tường
05:47 11/02/2016
Sứ mạng của Chúa Thánh Thần được thánh sử Luca nhấn mạnh đến ngay trong phần đầu Phúc Âm của Ngài. Chính Thánh Thần Chúa hướng dẫn Đức Kitô vào trong samạc chay tịnh 40 đêm ngày.

Đức Jêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Jordan trở về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỉ ám Lc 4,1-2.

Biết rõ Đức Kitô đang đói nên ma quỉ tìm cách lợi dụng. Chúng cám dỗ Đức Kitô biến đá thành bánh để ăn và Ngài đáp lại chúng bằng Kinh Thánh.

Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. c.4

Bị thất bại nên chúng bày keo khác. Ma quỉ lại khuyên dụ Đức Kitô nhảy vào lãnh vực tiền tài, vật chất, danh lợi. Đức Kitô đáp lại chúng:

Ngươi phải thờ lậy Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ thờ lậy một mình Ngài. c.8

Dù hai lần thất bại nhưng ma quỉ vẫn mặt chai, mày đá tiếp tục tìm cách cám dỗ Đức Kitô lần thứ ba. Chúng thách thức Đức Kitô biểu diễn nhảy từ trên cao xuống nhưng Đức Kitô đã thẳng thừng với chúng khi Ngài nói

Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa là Chúa của ngươi c.12

Thánh Luca thuật lại sau ba lần thử Đức Kitô, ba lần ma quỉ thất bại, chúng bỏ đi nhưng không phải đi luôn mà đi chờ một cơ hội khác. Phúc âm không nói rõ cơ hội khác là cơ hội nào? Chúng ta có thể đoán cơ hội đó là lúc Đức Kitô gặp thử thách trong cuộc thương khó của Chúa. Điều không thể chối cãi là ma quỉ dù không được mời nhưng chúng vẫn có mặt, tự mời ẩn hiện tại bữa Tiệc Li. Đức Kitô đã vạch mặt chúng trước mặt các tông đồ khi Đức Kitô nói với Phêrô

Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo Lc 32,31.

Và Đức Kitô còn nhắc các ông siêng năng cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40). Những điều trên cho thấy ma quỉ tàng hình dưới nhiều hình thức trong giờ phút cuối đời của Đức Kitô. Có nhiều dấu chỉ lần cám dỗ Đức Kitô đầu tiên tái xuất hiện trong giờ phút cuối đời của Đức Kitô. Chúng ta không có thể so sánh từng chữ, từng câu một trong lần cám dỗ này nhưng ý tưởng đằng sau những câu nói mang cùng một ý nghĩa của cám dỗ lần đầu. Trước hết là thời gian và nơi chốn. Chúa bị phản bội xảy ra thay vì hoang địa là khu vườn. Thời gian chay tịnh là 40 đêm ngày, thời gian từ lúc bị bắt tối Thứ Năm đến lúc tắt thở là trưa thứ Sáu cũng khoảng 40 tiếng đồng hồ. Philatô tự nhận có quyền trên Chúa và Ngài đáp điều ông đang có là do bề trên ban cho. Liên quan đến của cải, danh vọng trần thế, điều Chúa không màng đến thì quan quân chia nhau, bắt thăm xem ai được thì lấy. Trên thập tự chúng thánh thức Đức Kitô xuống khỏi thập giá để chúng tin. Câu nói như hắn cứu được người mà không cứu được mình là câu khiêu khích, thách thức lòng tự ái. Tất cả những điều trên liên quan đến cám mô ma quỉ dùng để cám dỗ con người.

Ma quỉ cám dỗ Đức Kitô trong hoàn cảnh Đức Kitô gặp thử thách gian nan. Sau khi chay tịnh 40 đêm ngày, đói và khát chúng đến cám dỗ. Lần thứ hai Đức Kitô đang đau buồn vì bị các tông đồ phản bội, cô đơn, ma quỉ đến cám dỗ.

Cuộc đời Đức Kitô nơi trần thế cho chúng ta thấy rõ lúc yếu đuối nhất, đau buồn nhất là cơ hội tốt cho ma quỉ cám dỗ. Lúc ta cần yên tịnh tâm hồn nhất chính là là lúc ma quỉ hoành hành, náo động nhất. Lúc chúng ta đau buồn, cô đơn nhất là giây phút tốt nhất cho ma quỉ lợi dụng, cám dỗ.
Điểm quan trọng khác cần nhớ đó là cám dỗ xảy ra suốt đời người từ lúc trẻ đến khi về già. Cám dỗ rình rập ngay cả phút giây sắp tắt hơi thở. Vì thế cám dỗ không có tên và cũng không có tuổi bởi chúng đến bất cứ tuổi nào và bất cứ khi nào có cơ hội là ma quỉ tung hoành.
Chúng ta xin ơn bền đỗ đến cùng.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:05 11/02/2016
92. GIẾT NGƯỜI ĐẸP.
Cuộc sống của Thạch Sùng rất là xa xỉ, mỗi lần cùng khách dự tiệc thì nhất định phải để cho người đẹp chuốc rượu, nếu người đẹp không thể làm cho khách uống được thì người đẹp bị tội chết.
Một hôm, Thạch Sùng làm tiệc mời thừa tướng Vương Đạo và một vị đại tướng quân.
Thường ngày Vương thừa tướng rất ít uống rượu, nhưng ông ta biết Thạch Sùng có thói quen ác độc ấy, bèn miễn cưỡng đến và ăn uống đến say mèm, mà vị đại tướng quân kia lại cố ý không uống, kết quả là Thạch Sùng giết hết ba người đẹp.
Vương thừa tướng khuyên vị đại tướng quân uống, đại tướng quân nói:
- “Hắn ta giết người của gia đình hắn, mắc mớ gì đén tôi chứ ?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 92:
Trong cuộc sống tiếp xúc hàng ngày, thỉnh thoảng chúng ta có nghe câu nói: “Kệ nó, mắc mớ gì đến tôi chứ”. Nếu tôi cũng nói như thế khi người anh em tôi sai lỗi, thì tôi có phải là con một Cha trên trời với người anh em đó không ? Nếu ai cũng nói với tôi như thế khi tôi sai lỗi, thì tâm hồn tôi có bằng an không, hay là tôi sẽ giận dữ thêm và càng sai lỗi hơn nữa ?
Bác ái của người Ki-tô hữu không phải chỉ là cứu giúp người khi họ đói khát, cũng không phải chỉ là thăm viếng kẻ tù tội hay là bệnh nhân, càng không phải chỉ là đi khuyên bảo người có tội trở lại.v.v... nhưng việc trước tiên của bác ái chính là “đồng cảm với những yếu đuối của anh em”, cũng như Đức Chúa Giê-su đã đồng cảm với những yếu đuối và khuyết điểm của chúng ta khi mang thân phận con người, để cứu chuộc chúng ta.
Trong cuộc sống nếu tôi cứ dửng dưng trước những sai trái của anh chị em tôi, nếu tôi cứ lạnh lùng nói với họ: “kệ nó, mắc mớ gì đến tôi chứ”...thì Thiên Chúa cũng sẽ nói với tôi như thế: “Kệ ngươi, mắc mớ gì đến Ta chứ”...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 11/02/2016

13. Đức trinh khiết phải dùng đức khiêm tốn để bảo vệ.

(Thánh Dominicus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Nhật ký mồng hai tết con KHỈ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 11/02/2016
NHẬT KÝ MỒNG HAI TẾT CON KHỈ

1.
Hôm nay mồng hai tết, với giáo dân Việt Nam hôm nay là ngày kính nhớ ông bà tổ tiên, với người Taiwan thì hôm nay là ngày con gái đã xuất giá (lấy chồng) trở về nhà mẹ ruột của mình. Đây là truyền thống có từ lâu của người Trung Hoa, con gái đi lấy chồng mỗi năm trở về nhà cha mẹ ruột của mình vào ngày mồng hai tết để chúc tết cha mẹ và ở với cha mẹ một ngày, khi đi thì có cả chồng con đi theo.

Vì là ngày con gái về tết gia đình cha mẹ mình, nên các giáo dân của mình cũng không ngoài thông lệ, ngay từ khuya họ đã ra khỏi cửa để khỏi bị nạn kẹt xe và được miễn phí tiền cầu đường (từ 23 giờ đến 7 giờ sáng), cho nên sáng nay giáo dân tham dự thánh lễ ít hơn mọi ngày.

2.
Mình so sánh việc kính nhớ tổ tiên vào ngày mồng hai tết, với việc con gái về tết cha mẹ cũng trong ngày mồng hai tết, có mấy điểm giống nhau như sau:
- Kính nhớ ông bà tổ tiên, đó là hiếu thảo; con gái đã lấy chồng về nhà tết cha mẹ, đó là hiếu thảo.
- Kính nhớ ông bà tổ tiên là uống nước nhớ nguồn; con gái đã lấy chồng về tết cha mẹ cũng là nhớ ơn sinh thành dưỡng dục.
- Kính nhớ ông bà tổ tiên là gìn giữ truyền thống gia đình; con gái đã lấy chồng về tết cha mẹ mình là nhắc nhở mình vẫn là thành viên trong gia đình của cha mẹ, dù đã lấy chồng.

Những điểm tương đồng này đều bắt nguồn từ đạo hiếu, Thiên Chúa dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, cũng như người xưa đã nói: làm người thì chữ hiếu để phải đặt lên hàng đầu.

Hôm nay trong thánh lễ mình đã chia sẻ với giáo dân là: việc trở về nhà cha mẹ ruột của mình ngày hôm nay mồng hai tết, không những đem lại niềm vui cho mọi người trong gia đình, mà bản thân mình cũng cảm thấy mình đang ở với cha mẹ như những ngày chưa xuất giá, do đó mà khi trở về nhà cha mẹ mình, thì các cô các bà không được đem gánh nặng đến cho cha mẹ của mỉnh, chẳng hạn như kể lễ những chuyện buồn trong gia đình của mình cho cha mẹ nghe, vì như thế là chúng ta vô tình làm cho cha mẹ lo âu suy nghĩ trong những ngày đầu năm mới...

3.
Mồng hai tết, sau thánh lễ như thường lệ mình đi một vòng phố xá quanh nhà thờ coi có cửa hàng nào đã mở cửa chưa, chỉ có cửa hàng bán lẻ Seven Elevent là mở suốt đêm ngày, nhưng họ không bán những thứ mình cần, như thẻ điện thoại để gọi về Việt Nam, không phải mua cho mình, nhưng mua để lì xì cho các Sơ và các thầy trong dịp tết, bởi vì các Sơ các thầy qua Taiwan để học hoặc qua truyền giáo nên rất muốn gọi điện về thăm nhà, lì xì cho họ thẻ điện thoại thì họ rất thích, năm nào mình cũng lì xì kiểu này. Chưa có quán hàng bán lẻ nào mở cửa khai trương, thế là mình đi dạo một vòng rồi về nhà, dự định nhờ những người quen biết mua dùm.

Mồng hai tết ngoài đường xe cộ vẫn còn ít, có lẽ người ta đổ xô về miến nam, đến những chỗ vui chơi, vì thời tiết mấy ngày xuân rất đẹp, cho nên không ai muốn ở nhà cả.

4.
Vì ngày mồng ba tết là Lễ Tro, cho nên hôm nay mình không đi đâu cả, chỉ ờ nhà để chuẩn bị trang hoàng cung thánh cho ngày lễ tro. Buổi chiều có một vài giáo dân đến nhà thờ giúp mình treo màn, dán hình và dọn dẹp không khí tết trên cung thánh giáo dân để bước vào mùa chay thánh.

Đang trang trí nhà thờ thì có một bà giáo dân đến viếng Chúa, mình hỏi đùa với bà là có về nhà cha mẹ không, bà cười nói con cái phải về nhà mình chứ. Sau đó bà nói mình tại sao đầu năm mới không đi đâu cả, chưa đến nhà bà để ăn một bữa cơm với gia đình con cái, mình trả lời là có khi nào bà thấy mình đi ăn cơm tại nhà giáo dân không, những giáo dân giúp mình trang hoàng nhà thờ đều cười, vì chưa bao giờ mình đến nhà giáo dân ăn cơm, dù cưới hỏi, dù đám ma, và giáo dân trong xứ đều biết điều ấy, cho nên bà chỉ hỏi và cười mà thôi...

Rồi mồng hai tết cũng qua đi, những ngày xuân rồi cũng qua đi trong lặng lẽ, và con người cũng vội vàng chuẩn bị cho công việc của đầu năm mới...
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy niệm Chúa Nhật V thường niên năm C
Lm. Anthony Trung Thành
10:16 11/02/2016
Suy Niệm Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN NĂM C

Những ngày cuối năm, thông thường các Sr. các Thầy đã khấn trọn đời trong năm qua được về quê nghỉ tết và dâng lễ tạ ơn. Năm nay, Giáo xứ chúng ta vinh dự có 5 thánh lễ tạ ơn cho 3 Sr. và 2 Thầy. Đây là niềm vui cho Giáo xứ, gia đình và đặc biệt là niềm vui cho bản thân các tân vĩnh khấn. Trong lời cám ơn sau lễ, hầu hết các tân khấn sinh đều bày tỏ tâm tình của mình về tình thương cao cả của Thiên Chúa trước sự bất xứng của thân phận con người.

1. Ơn gọi là một huyền nhiệm

Thật vậy, ơn gọi nói chung và nhất là ơn gọi đi tu là một huyền nhiệm. Ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”(x. Ga 15,16). Thiên Chúa luôn đi bước trước để tuyển chọn con người. Cụm từ “hãy theo Ta” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Thiên Chúa chọn Isaia làm tiên tri. Thiên Chúa chọn Phaolô làm Tông đồ dân ngoại. Thiên Chúa chọn Phêrô làm kẻ chài lưới người. Thiên Chúa chọn tôi, chọn anh chị em làm việc nọ việc kia. Mỗi người đều được Thiên Chúa kêu gọi để giao trách nhiệm tuỳ hoàn cảnh và địa vị của mình.

2. Trước Thiên Chúa, con người luôn cảm thấy bất xứng

Nhưng, đứng trước lời mời gọi của Thiên Chúa, con người luôn cảm thấy bất xứng.

Bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết, trước nhan Thiên Chúa ba lần Thánh, tiên tri Isaia đã tự nhận mình là kẻ bất xứng, ông thốt lên rằng: "Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đã trông thấy Ðức Vua, Người là Chúa các đạo binh"(Is 6,5).

Bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô cũng đã nhận mình là kẻ hèn mọn nhất trong các Tông đồ. Ngài cho mình là kẻ bất xứng không đáng làm Tông đồ, Ngài nói: “Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các Tông đồ, và không xứng đáng được gọi là Tông đồ, vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa”(1Cr 15,9).

Bài Tin mừng Thánh Luca kể lại, sau khi thấy mẻ cá lạ lùng, Phêrô cảm thấy mình tội lỗi, không xứng đáng đứng gần Chúa. Ngài đã thốt lên với Chúa Giêsu rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi"(Lc 5,8).

Đối với chúng ta, chắc chắn ai cũng cảm thấy bất xứng, vì không ai hoàn hảo.

3. Thiên Chúa biến sự bất xứng thành khí cụ của Ngài

Thiên Chúa đã làm cho Isaia trở thành một tiên tri, Thần Sốt Mến đã nói với Isaia rằng: "Hãy nhìn xem, than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ, và tội của ngươi được thứ tha"(Is 6,7). Và khi nghe tiếng Chúa phán: "Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?"(Is 6,8). Isaia đã mạnh dạn thưa với Chúa rằng: “Này con đây, xin hãy sai con”(Is 6,8). Isaia đã trở thành một tiên tri lớn, một tiên tri vĩ đại trong thời Cựu Ước.

Thiên Chúa cũng đã biến Phaolô từ một người bắt bớ Giáo Hội trở thành vị Tông đồ dân ngoại. Chính thánh Phaolô đã nói: “Nhưng nay tôi là người thế nào, là nhờ ơn của Thiên Chúa, và ơn của Người không vô ích nơi tôi, nhưng tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn tất cả các Ðấng: song không phải tôi, nhưng là ơn của Thiên Chúa ở với tôi”(1Cr 15,10).

Còn Phêrô, từ một người làm nghề đánh cá, Chúa đã biến ông thành một Tông đồ đánh bắt các linh hồn. Từ một người đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, trở thành người làm đầu Hội Thánh, vị Giáo Hoàng đầu tiên. Thật là kỳ diệu. Thiên Chúa biến sự bất xứng của con người thành khí cụ của Ngài. Đối với Ngài, “Không có gì mà Ngài không làm được”(Lc 1,37).

4. Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người

Thánh Augustinô nói một câu rất nổi tiếng: “Chúa dựng nên con không cần có con nhưng để cứu chuộc con, Chúa cần sự cộng tác của con”. Mặc dầu, Thiên Chúa ban ơn để biến đổi con người từ bất xứng trở thành khí cụ hữu hiệu của Chúa. Nhưng Thiên Chúa luôn luôn cần sự cộng tác của con người. Khi nghe Thiên Chúa mời gọi, Isaia đã sẵn sàng đáp trả và dấn thân trong sứ mạng tiên tri.

Cũng vậy, sau cú ngã ngựa trên đường Đamát, Phaolô đã hỏi Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, con phải làm gì?”(Cv 22,10). Sau đó, Phaolô đã làm theo sự hướng dẫn của Chúa: Lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy bởi ông Anania. Cố gắng hoà nhập với các Tông đồ và các Kitô hữu tiên khởi. Đặc biệt, Phaolô đã dùng khả năng và cống hiến sức lực của mình để loan báo Tin Mừng cho dân ngoại. Có thể tóm tắt sự cộng tác của Ngài với ơn Chúa qua chính lời Ngài kể trong thư 2 Côrintô sau đây: “…Bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!”(x. 2Cr 11, 23-28).

Với Thánh Phêrô, mặc dầu đang yên bề gia thất, nghề nghiệp ổn định...Nhưng Ngài đã đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu. Ngài đi theo Chúa trong suốt thời gian ba năm, được Chúa huấn luyện, uốn nắn. Mặc dầu Phêrô đã chối Chúa ba lần, nhưng sau đó đã ăn năn khóc lóc, hối hận về hành động của mình. Trước khi đặt làm đầu Giáo Hội, Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô ba lần, con có yêu mến Thầy không? Phêrô đã không ngần ngại thưa lên rằng: “Lạy Thầy, con yêu mến Thầy”(x. Ga 21, 15-19). Phêrô đã thực sự yêu mến Chúa hết lòng hết sức, Ngài cống hiến hết mình vì sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội thuở ban đầu.

5. Với chúng ta hôm nay

Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta cũng là những người bất xứng, tội lỗi. Nhưng Thiên Chúa thương mời gọi chúng ta gia nhập Giáo Hội. Dầu là linh mục, tu sỹ hay giáo dân, chúng ta phải biết cộng tác với ơn Chúa để chu toàn bổn phận của mình. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Chúa giao cho chúng ta sứ mạng tư tế, vương đế và ngôn sứ. Chúa mời gọi chúng ta đóng góp phần mình trong công cuộc xây dựng và phát triển Giáo Hội. Mỗi chúng ta có trách nhiệm Phúc Âm đời sống chính mình, Phúc Âm hoá đời sống gia đình, Phúc Âm hoá đời sống xã hội, để qua chúng ta mọi người sẽ biết và tin yêu Chúa. Đặc biệt, đối với mỗi người giáo dân, sống giữa lòng xã hội và thế giới, Công Đồng Vaticanô II đã dạy rằng: “ …Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (LG, số 33)

Lạy Chúa, con có thể thưa với Chúa như tiên tri Isaia, như Phaolô hay như Phêrô. Vì con cảm thấy mình yếu kém hơn nhiều so với các Ngài. Nhưng tin tưởng vào Chúa, con mạnh dạn dùng khả năng và những gì Chúa ban cho con để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Xin Chúa luôn đồng hành và giúp đỡ con. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Suy niệm Chúa Nhật V năm C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:17 11/02/2016
Lòng Thương Xót Chúa Biến Đổi Con Người

SUY NIỆM Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN – C

(Lc 5,1-11)

Chủ đề nổi bật hơn cả trong Chúa Nhật thứ V mùa Thường niên là "ơn gọi". Chúa gọi Isaia (x. Is 6, 1-2a. 3,8), Phêrô (x. Lc 5,1-11) và Phaolô (1Cr 15,1-11). Cả ba đều thú nhận mình bất xứng, nhưng họ đã tin tưởng vào lòng thương xót và tha thứ, nhất là quyền năng của ơn thánh Chúa và sự đáp trả cách quảng đại của con người. Quả là lòng xót thương của Thiên Chúa biến đổi con người.

Chúa gọi Isaia

Trong một thị kiến uy nghi, Isaia cảm thấy mình hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa ba lần Thánh, khiến ông hoảng sợ và nhận ra sự vô phúc, bất xứng của chính mình. Nhưng một Thiên Thần Sốt Mến đã cầm cục than cháy đỏ thanh tẩy môi miệng ông, đồng thời xóa bỏ tội lỗi của ông : "Hãy nhìn xem, than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ, và tội của ngươi được thứ tha" (Is 6,7). Thế rồi ông cảm thấy sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi, và thưa: "Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con" (x. Is 6,8). Sự thứ tha và lòng quảng đại của Thiên Chúa đã biến đổi Isaia thành đại ngôn sứ của Thiên Chúa.

Chúa gọi Phêrô

Tâm trạng trên cũng xảy ra trong câu chuyện mẻ cá lạ lùng được Luca thuật lại. Chúa Giêsu bước xuống thuyền của Simon, rồi ngồi trên thuyền mà giảng dạy dân chúng, có Simon ở bên để giữ cho thuyền khỏi tròng trành, còn Chúa Giêsu thì cố gắng giảng dạy đám đông. Về phương diện thể lý, Simon gần Chúa hơn, ông nghe Chúa rõ lời Chúa và lời Chúa thấm nhập vào ông. Vừa giảng xong, Chúa Giêsu bảo ông Simon : "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá" (Lc 5,4). Phản ứng của Simon là : "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới" (Lc 5,8). Lời Chúa Giêsu tác động mạnh lên Phêrô, đặt ông vào tình thế phải thả lưới bắt cá tiếp, dù kinh nghiệm ngư phủ là không thể. Phêrô tin vào lời Chúa Giêsu, đức tin được nuôi dưỡng bằng tình Thầy trò, đức tin tái tạo cái mới và tôn vinh khả năng của con người. Ông tin Chúa, nên bắt được một mẻ đầy cá.

Bảo Phêrô : "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu", là Chúa muốn ông bước ra ngoài sự toàn, thói quen, chắc chắn, "và thả lưới bắt cá". Ðứng trước sự lạ lùng ấy, Simon Phêrô đã không ôm choàng lấy Chúa Giêsu để bầy tỏ lòng biết ơn vì thu lượm được nhiều cá quá sức mong đợi. Nhưng, theo như thánh sử Luca ghi lại, ông đã quỳ xuống trước mặt Người và thưa: "Lạy Chúa, xin tránh xa con đi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi"(Lc 5,8). Chúa trấn an : "Ðừng sợ :từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta" (Lc 5,10); ông đã từ bỏ tất cả để đi theo Người.

Chúa Giêsu thật nhân lành! Phêrô, kẻ chài lưới, được Chúa gọi và trở nên nhà hùng biện đáng được ca ngợi nếu ông hiểu được công việc chài lưới người. Đó là tại sao thánh Phaolô gửi cho các tín hữu tiên khởi và nói : "Hãy coi đến, hỡi anh em, việc anh em được kêu gọi! Hẳn không có mấy người khôn ngoan xét theo xác thịt, không mấy người quyền thế, không mấy người tôn quí. Nhưng chính những điều thế gian coi là điên rồ, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc hạng khôn ngoan; và những điều thế gian coi là yếu đuối, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc những gì là mạnh mẽ.Những điều thế gian cho là ti tiện, là không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn, những điều không không, để hủy ra không những điều có" (1Cr 1,26-28).

Vì nếu Chúa Giêsu chọn người hùng biện trước, người ấy có thể nói, "Tôi đã được chọn vì tài hùng biện của tôi" Nếu Chúa chọn làm một thượng nghị sĩ, thượng nghị sĩ có thể nói, "Tôi được chọn vì cấp bậc của mình". Sau cùng, nếu Chúa chọn một hoàng đế, hoàng đế có thể nói, "Tôi được chọn vì khả năng của mình".

Chúa gọi Phaolô

Phaolô, khi nhớ lại rằng mình đã từng là một kẻ bách hại Giáo Hội, ông thú nhận mình không xứng đáng được gọi làm tông đồ, nhưng ông nhìn nhận rằng, Chúa Giêsu Phục Sinh đã thương xót ông và đã thực hiện nơi ông những điều kỳ diệu, và bất chấp con người có giới hạn của ông, Chúa còn trao cho ông nhiệm vụ và vinh dự được loan truyền Tin Mừng (x. 1Cr 15,8-10). Há chẳng phải lòng thương xót Chúa biến đổi con người ông sao ?

Kinh nghiệm cuộc đời

Trong cả ba kinh nghiệm kể trên, chứng tỏ con người dù nghèo nàn và bất xứng, giới hạn và tội lỗi, kể cả mỏng dòn. Nhưng nếu gặp được Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng xót thương và tha thứ, Chúa sẽ biến đổi con người. Isaia, Phêrô và Phaolô đã làm gương cho tất cả những ai được Chúa gọi thì hãy nhìn vào Chúa và lòng khoan nhân của Người, để thay lòng đổi dạ và hân hoan từ bỏ tất cả mọi sự vì Người.

Đây là lúc chúng ta kiên định và tin tưởng vào Lời hứa của Đấng đã không bao giờ bỏ chúng ta mồ côi. "Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết ; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới"(Lc 5,5). Câu trả lời của Phêrô tương tự như lời của Đức Maria tại tiệc cưới Cana: "Người bào gì thì phải làm theo" (Ga 2,5). Phải tin tưởng và thi hành thánh ý Chúa, nỗ lực của chúng ta mới hữu ích. Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Phêrô thật đơn giản nhưng sâu sắc, chúng ta có thể lấy làm của riêng của mình: giữa nơi sóng cả ba đào trong một thế giới tội lỗi, chúng ta đấu tranh và lội ngược dòng, tìm cách để loan báo Tin Mừng cách tốt nhất.

Mượn lời Phêrô chúng ta thưa Chúa : "Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi" (Lc 5,8). Thánh Irênê nói : ai nhận thức được bản chất tội lỗi của mình, thì người ấy có khả năng nhận biết tình trạng tạo vật của mình nữa. Chỉ có những người như Phêrô, mới chấp nhận những giới hạn của chính mình và nhận những thành quả tông đồ của mình. Chúa đã kêu gọi các Tông Đồ để trở thành kẻ lưới người, nhưng ngư dân đích thực chính là Chúa : trò giỏi không chỉ giỏi chài, mà còn bắt cá người giỏi. Điều này chỉ có hậu nếu chúng ta liều bỏ tất cả để theo Chúa.

Lạy Mẹ Maria, chúng con phó thác đời chúng con cho Mẹ. Xin Mẹ gợi lên nơi mỗi người chúng con lòng ước muốn đáp lại "Xin Vâng" với Chúa trong niềm hân hoan vui sướng. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Những cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:55 11/02/2016
Chúa Nhật I MÙA CHAY, năm C
Lc 4, 1-13

NHỮNG CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU TRONG SA MẠC

Mùa chay là mùa thanh luyện, là cơ hội giúp con người thay đổi đời sống. Con người đã sinh ra đời, lớn lên đều có khuynh hướng giằng co giữa cơm tiền, danh vọng. Tiền tài, lương thực, danh vọng là những cám dỗ triền miên của con người. Con người chỉ có thể vượt thắng khi có lòng tin vững chắc và đặt để cả sinh mạng của mình trong sự quan phòng của Thiên Chúa.Chỉ lơi là, buông lỏng là con người dễ rơi vào cạm bẫy, là con người rơi vào sa ngã, rơi vào sự lừa bịp của ma quỷ…

Chúa Giêsu đã đắm mình trong thinh lặng và sống trong sa mạc 40 đêm ngày để ăn chay, cầu nguyện và trò chuyện với Thiên Chúa Cha. Ngài tràn đầy Chúa Thánh Thần và để Thánh Thần hướng dẫn, đưa đường. Ngài đã luôn tỉnh thức để nhận ra thánh ý Chúa Cha. Do đó, chúng ta hãy để Thánh Thần Chúa dẫn đưa để cùng với Chúa Giêsu sống trong cô tịch, sống cầu nguyện và hãm mình, ăn chay để có thể có khả năng nhận ra những cám dỗ quen thuộc hằng ngày. Chúng ta phải tỉnh táo mới có thể nhận ra những cám dỗ. Biết và tỉnh thức, chóng vánh nhận ra những cám dỗ là ơn khôn ngoan. Phải ngôn ngoan thực sự, tỉnh táo thực sự mới có thể nhận ra những lừa bịp, những mưu mô của ma quỷ. Trong sa mạc nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Chúa Giêsu cảm thấy đói. Ma quỷ đã rát khôn để đánh vào yếu điểm của con người khi con người đói, khát. Ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giêsu về cơm bánh lúc Ngài đang đói. Ma quỷ nói với Chúa :” Nếu Ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi “ ( Lc 4, 3 ). Mặc dù đói và cần có gì để lót dạ. Nhưng Chúa Giêsu đã luôn tỉnh táo để có thể vượt thắng được ma quỷ. Ngài đã trả lời thẳng thừng với chúng : “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “ ( Lc 4, 4 ). Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rõ nhu cầu cơm bánh, lương thực là cần thiết, nhưng để vì miếng cơm mà người ta quên đi tất cả, làm những điều sai trái vv…Cám dỗ thứ hai, ma quỷ thử thách Chúa là một cám dỗ thô bạo và hấp dẫn : “ Bái lạy ma quỷ để được quyền lực và vinh quang “.Xem ra lời hứa hão huyền của ma quỷ thật hấp dẫn, thật ấn tượng. Nhưng Chúa Giêsu đã chiến thắng những ma lực này một cách vinh quang. Con người chúng ta rất nhẹ dạ theo lời dụ dỗ mật đường của ma quỷ. Biết bao vị vua chúa, quan quyền đã trôi đi theo dòng lịch sử. Tất cả đều trôi đi theo thời gian, đặc biệt con người khi nhăm mắt lìa đời chẳng mang được gì đi theo ! Chúa Giêsu chỉ phó thác và nhận quyền từ nơi Thiên Chúa Cha. Ngài không muốn nhận quyền nơi bất cứ ai ngoại trừ Chúa Cha.Cơn cám dỗ thứ ba xem ra có vẻ đạo đức, nhưng thực tế là một cám dỗ hết sức ác độc và thử thách vô hạn. Nhảy từ nóc Đền Thờ xuống đất mà không chết xem ra hết sức ngoạn mục, và hết sức ấn tượng. Chúng ta ai cũng muốn Chúa làm sự ngoạn mục, ấn tượng cho đời, cho con người.

Tiền bạc, địa vị, quyền lực, danh vọng, sắc đẹp, tài năng ai mà chẳng thích. Tất cả những thứ ấy đều quý giá, đều đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta coi những thứ ấy như cùng đích, như tuyệt đối và thờ chúng như ngẫu tượng, như ma quỷ, thì chúng ta sẽ bị diệt vong, theo chân ma quỷ! Chúng ta coi những thứ như tiền tài, danh vọng, quyền lực là đáng quý thật, nhưng điều Chúa đòi hỏi chúng ta, đòi hỏi mỗi người chọn Chúa hay chọn ma quỷ? Chọn Thiên Đàng hay chọn Ma quỷ là quyền tự do của con người, nhưng chọn Chúa là mục đích của mỗi người chúng ta, và của mọi người có lòng tin. Ma quỷ đã hoàn toàn khuất phục Chúa khi chúng không thể nào cám dỗ được Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được thanh thản thoát vòng nô lệ của bạc tiền như Giakêu và Lêvi đã thoát vòng nô lệ của bạc tiền. Xin cho chúng con luôn tự do, luôn nhẹ nhàng đến gần Chúa vì Chúa là Đấng tuyệt đối chúng con phải tin theo. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Giêsu đã làm gì trong sa mạc ?
2.Thời gian 40 đêm ngày trong sa mạc nói lên ý nghĩa gì ?
3.Ba cám dỗ ma quỷ đánh vào Chúa Giêsu cũng là những cám dỗ chúng ta thường gặp hằng ngày là những cám dỗ nào ?
4.Theo ÔBACE để vượt thắng những cám dỗ đó, chúng ta phải làm gì ?
5.ÔBACE có tin rằng có ma quỷ không ?
 
Xin Chúa Thánh Linh luôn ngự trong con những lúc sa chước cám dỗ
Lm Jude Siciliano OP
15:00 11/02/2016
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C
Đệ Nhị Luật 26:4-10; Tv 90; Rôma 10: 8-13; Luca 4: 1-13

XIN CHÚA THÁNH LINH LUÔN NGỰ TRONG CON NHỮNG LÚC SA CHƯỚC CÁM DỖ

Mừng các bạn vào Mùa Chay. Mùa Chay bắt đầu từ những ngày đầu của thời Giáo Hội tiên khởi. Bắt đầu là một mùa ăn chay trước lễ Phục Sinh. Sau đó đổi ra là 40 ngày. Trong thời gian đó Giáo Hội có những việc lo cho các tân tòng sửa soạn chịu phép rủ̉a vào lễ Phục Sinh. Qua nhiều thế kỷ có hai việc chính trong cộng đoàn là: cộng đoàn ăn năn sám hối, và sủ̉a soạn cho các tân tòng chịu phép rủ̉a tội vào lễ Phục Sinh.

Sau đó chủ̉̉̉̉ điểm thay đổi qua việc giáo hội sủ̉a soạn mủ̀ng lễ Phục Sinh hỏn là chú trọng đến tủ̀ng cá nhân. Công Đồng Vatican II kêu gọi trỏ̉ về hai chủ điểm: phép rủ̉a và cộng đoàn ăn năn sám hối qua Lỏ̀i Thiên Chúa. Chúng ta sống qua Mùa Chay nhỏ̀ sụ̉ kích thích trong sự chuẩn bị của các tân tòng (vừa sửa soạn chịu phép rửa và chịu phép rước Mình và Máu Thánh Chúa lần đầu). Các tân tòng muốn gia nhập vào cộng đoàn đức tin cho chúng ta hy vọng vào tương lai, và nhắc chúng ta nhớ những ân huệ quý báu chúng ta đã lãnh nhận qua phép rửa tội.

Mùa Chay sẽ giúp chúng ta nghĩ đến lê Phục Sinh, nhưng cũng nhắc chúng ta đến Lễ Chúa Thánh Thần, không phải chỉ riêng về lễ, nhưng là việc Chúa Thánh Thần đã đến ở với chúng ta mãi mãi. Thánh Luca viết về việc Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 ngày nhắc chúng ta nhớ là Chúa Thánh Linh dẫn đưa Chúa Giêsu vào trong hoang địa. Thần Khí đó không bao giờ rời Chúa Giêsu trong khi Ngài chịu cám dỗ, suốt những năm thi hành sứ vụ của Ngài, đến khi Ngài chịu khổ hình, chết và sống lại.

Mùa Chay không phải là một mùa đóng kín, chỉ 40 ngày sống trong việc ăn chay. Thật ra các tân tòng trong giáo xứ nhắc chúng ta là đang tiến đến ánh sáng Thần Khí. Tinh thần Chúa Thánh Linh đã ở trong chúng ta suốt qua mùa cộng đoàn sống lại đời mới. Xuyên qua việc chúng ta giữ chay Chúa Thánh Linh sẽ giúp chúng ta lánh xa tội lỗi, lãnh nhận đời sống mới trong lễ Phục Sinh, và sau đó Chúa Thánh Linh sẽ dẫn đưa chúng ta như Ngài đã đưa các tông đồ tụ họp trong phòng để ra đi làm nhân chứng cho đời sống, trong sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô.

Bài trích sách Đệ Nhị Luật nhắc chúng ta là trong truyền thống Do thái giáo và Kitô giáo bắt nguồn trong sự kiện của lịch sử. Khi ông Môsê hội họp dân chúng, ông ta nhắc họ nhớ đến những việc diệu kỳ mà Thiên Chúa đã làm để cứu họ ra khỏi ách lưu đày ở Ai Cập. Trong khi cộng đoàn nhớ đến những việc Thiên Chúa đã làm, giúp cho mỗi thế hệ mới họp nhau để mừng lễ. Nhớ đến những việc kỳ lạ Thiên Chúa đã làm cũng giúp dân chúng thêm hy vọng trong những khó khăn hiện đại. Nếu Thiên Chúa đã có lần giúp dân Ngài, thi Ngài cũng sẽ giúp họ lần nữa trong những lúc khó khăn.

Sau khi ông Môsê nhắc dân chúng những việc Thiên Chúa đã làm, dân chúng mang lễ vật lên bàn thờ để tỏ lòng biết ơn và cùng nhau tận hiến đời họ cho Thiên Chúa. Và đó là việc chúng ta làm mỗi khi chúng ta dâng Thánh Lể. Trước hết, chúng ta nghe Lời Thiên Chúa, và nhớ đến những hành động cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giêsu Kitô. Sau đó chúng ta đem bánh và rượu dâng lên bàn thờ biểu hiệu lòng biết ơn về việc Thiên Chúa đã làm, và chúng ta dâng hiến đời chúng ta cho Thiên Chúa hiện hữu và đang hành động .

Trong thơ thánh Phao lô gởi cho giáo hữu thành Rôma, thánh Phaolô loan báo chủ điểm của Tin Mừng. Cũng như ông Môsê nhắc nhở chúng ta nên nhớ việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Sau khi nghe "lời đức tin" chúng ta cùng nhau mang lễ vật lên bàn thờ. Lễ vật đó tượng trưng sự dâng hiến của chúng ta.

Chúng ta có thể đọc bài phúc âm thánh Luca về việc Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa như là một sự việc độc nhất. Rồi sau đó khi Chúa Giêsu đã qua các sự cám dỗ của quỷ dữ, Chúa Giêsu ra đi thực thi sứ vụ. Xem như việc đã xong, rồi việc gì khác sẽ xãy đến?. Nhưng có cách khác nhìn vào việc Chúa Giêsu bị cám dỗ như là thánh Luca tóm tắt các cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu suốt đời Ngài, cho đến khi Ngài chịu chết trên cây thánh giá.

Chúa Giêsu có thể bị cám dỗ và Ngài dùng quyền năng để tư lo cho Ngài, để chứng tỏ bản thân của Ngài bằng cách làm những việc kỳ lạ, và liên hệ với các quyền binh chính trị và quân sự để loan tin Ngài đem đến. Chủ điểm về việc Chúa Giêsu bị cám dỗ nhiều lần trong những năm thi hành sứ vụ của Ngài về sự việc xãy ra trên đường đi Caesarea Philippi, khi Ngài nói với các môn đệ về việc Ngài sẽ chịu khổ hình và chịu chết, rồi ông Phêrô không muốn nghe đến. Chúa Giếsu bảo ông ta im đi "Sa-tan, lui lại đằng sau Thầy". Lần này sự cám dỗ đến từ một môn đệ của Chúa Giêsu là ông Simon Phêrô.

Chúng ta được an ủi vì chúng ta biết Chúa Giêsu không những chia sẻ bản tính loài người với chúng ta, là Ngài cũng như chúng ta, Ngài cũng bị cám dỗ. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng gặp cám dỗ để dùng của cải, tiện nghi, và bỏ qua hy sinh để nên môn đệ Chúa. Chúng ta bị lạc huớng, và không còn biết ai hay việc gì quan trọng trong đời sống. Không một kinh nghiệm nào trong đời sống gia đình, nơi sở làm và trong việc giải trí mà không bị cám dỗ về bản tính của chúng ta là Kitô hữu, và về sự liên hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Chúng ta nên nhớ Công Đồng Vatican II đổi chiều hướng tinh thần Mùa Chay qua việc chú trọng đến phép rửa tội và sự ăn năn sám hối của cộng đoàn.Thánh Luca luôn luôn nhấn mạnh việc Chúa Thánh Linh hiện diện suốt trong đời sống Chúa Giêsu. Qua phép rửa, chúng ta toàn thể Giáo Hội cũng được ân hưởng của Chúa Thánh Linh. Chúa Thánh Linh thêm năng lực cho Chúa Giêsu trong khi Ngài bị cám dỗ và chịu khổ hình. Chúa Thánh Linh cũng sẽ giúp chúng ta chống lại quỷ dữ và bỏ những ý định lo riêng cho chúng ta để quay về việc phục vụ người khác khi chúng ta gặp họ.

Chúng ta nghe Lời Thiên Chúa và nhớ đến những hành động Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Rồi với bánh rượu tượng trưng cho sự dâng hiến của chúng ta một lần nữa trên bàn thờ. Qua ơn Chúa Thánh Linh, của lễ và đời sống của chúng ta sẽ trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta được nuôi dưởng qua Lời Chúa và bí tích thánh thể, chúng ta sẽ vào thế gian, và sẽ được ơn trợ giúp chống lại những cám dỗ và thử thách lôi cuốn chúng ta a khỏi đời sống chúng ta đã dâng hiến qua phép rửa để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


1st SUNDAY OF LENT C
Deuteronomy 26:4-10; Psalm 91; Romans 10: 8-13; Luke 4: 1-13

Welcome to Lent. It is a season that has developed from the earliest days of Christianity. Initially there was a pre-Easter fast. Later fast grew to 40 days. During the same time the church developed extended initiation processes for catechumens, those preparing for baptism at Easter. For centuries there were these two movements: a communal penitential aspect and preparation for baptism at the Easter celebration.

As centuries passed the emphasis shifted away from the more public ecclesial preparations for Easter to a focus on individual practices. Vatican II called for a return to themes of baptism and communal conversion through hearing the Word of God. We journey through Lent encouraged by our catechumens (and candidates hoping for full communion). Their desire to join our community of faith gives us hope for our future and reminds us of the treasures we have received through our baptism.

Lent will turn our hearts and minds to Easter, but will also keep Pentecost before us – not just as a singular feast, but the event of the Spirit’s permanently coming to dwell among us. In fact, Luke’s narration of Jesus’ 40 days in the desert begins by reminding us that it was the Spirit that led Jesus into the desert. That Spirit never left him during his temptations, through his entire ministry, death on the cross and resurrection.

Lent is not a sealed capsule, just a 40-day time of strict observance. Rather, the catechumens in our parish remind us we are also in a process of enlightenment. The Spirit of Pentecost is already with us through this communal period of renewal. Throughout our Lenten observances the Spirit will help us turn from sin, receive new life at Easter and then, as it was for the gathered disciples at Pentecost, the Spirit will drive us out to be witnesses to Christ’s life, death and resurrection.

The Deuteronomy reading awakens our memory. Our Judeo-Christian tradition is rooted in historical events. When Moses gathered the people he reminded them of the wonderful things God had done by delivering them from slavery in Egypt. By the community’s recalling God’s actions on their behalf in the past, each new generation would be united together in celebration. Memory of God’s powerful acts would also give the people hope during present trials. If God once came to their aid then God can again help them in present difficulties.

After Moses reminds the people of God’s marvelous actions they bring gifts to the altar to express their gratitude and rededication to God. Which is what we do again at each Eucharist. First, we hear the Word of God and recall God’s saving acts through Jesus Christ. Then we bring our gifts of bread and wine to the altar, symbolizing our gratitude for what God has done and our rededication to our active and present God.

In his letter to the Romans Paul proclaims the heart of the Good News. Like Moses he refreshes our memory and reminds us of what God has done for us in Jesus Christ. After hearing "the word of faith" we come to the altar with our gifts. They represent our rededication.

We could read Luke’s account of Jesus’ temptations in the desert as a once-and-for-all event. That, after he passed the hurdles proposed by the tempter, he got on with his mission. As if to say, "That’s that. What’s next?" But another way to see the temptation account is as Luke’s way to summarize the temptations Jesus faced throughout his life, all the way up to the cross.

He would be tempted to use his powers to take care of himself, prove his identity by performing astounding signs and make alliances with political and military powers to get himself and his message across. A clue that Jesus faced temptations more than once in the course of his ministry was what happened on the road to Caesarea Philippi. When he spoke to his disciples about his upcoming persecution and death Peter wanted none of that and Jesus silenced him, "Get behind me Satan…." This time the tempter was one of his intimates, Simon Peter.

It is encouraging to know that Jesus not only shared our human nature but, like us, was subject to temptations. In the course of our daily lives we too face temptations to put comfort and material possessions over the sacrifices involved in being a disciple. We get sidetracked and lose sight of what and who are important in our lives. None of our ordinary experiences at home, work, and recreation seem to be without basic temptations to our identity as Christians and our relationship with God.

Remember that Vatican II shifted the focus of Lent back to a strong emphasis on baptism and communal conversion. Luke continually emphasizes the role of the Spirit throughout Jesus’ life. Through our baptism we, the church, also experience the Spirit. The Spirit strengthened Jesus when he was tempted and endured trials and the Spirit also helps us resist evil and turn our attention away from our own interests to serve human need wherever we meet it.

We hear the Word of God and remember God’s wonderful acts on our behalf. Then, symbolized by the bread and wine, we offer ourselves again at the altar. Through the work of the Holy Spirit our gifts and our lives are transformed into the body and blood of the Lord. Nourished by God in Word and Sacrament we leave our celebration to return to our world and receive help overcoming the daily temptations and trials that attempt to draw us away from our lives dedicated, through baptism, to our God and neighbor.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy mở hầu bao trong Năm Thánh
Bùi Hữu Thư
08:21 11/02/2016
Rome, Ngày 19 tháng 2, 2016: Ngài nói: “Nếu Năm Thánh không làm cho chúng ta ‘mở túi tiền ra giúp kẻ nghèo thì không phải là Năm Thánh’”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong buổi yết kiến chung: “Năm Thánh như một sự cứu độ trong suốt lịch sử, dậy cho chúng ta là thời kỳ để mở lòng, để thực sự là các con cái của Thiên Chúa, và giúp cho các người anh chị em đang thiếu thốn.

Cỗi rễ của ‘Năm Thánh là ơn Toàn Xá’

Đức Thánh Cha nhắc rằng hôm nay là Thứ Tư Lễ Tro, ngài cầu chúc mọi người hiện diện một hành trình Mùa Chay tốt đẹp, và ghi nhận rằng hôm nay chúng ta nhớ lại việc thiết lập năm thánh thời cổ xưa, được ghi trong Thánh Kinh trong Sách Lê Vi.

Năm Thánh, Đức Thánh Cha giải thích là thời gian tha thứ, cho phép tất cả mọi người được trở về với tình trạng nguyên thủy.

Với ý nghĩa là trái đất thuộc về Thiên Chúa và được trao phó cho con người, Đức Thánh Cha nói: “Qua lịch sử, khái niệm này đòi hỏi và thúc đẩy các tín hữu phải tranh đấu chống nạn nghèo đói và bất bình đẳng. Chính vì vậy mà năm thánh thường có nghĩa là các món nợ được tha, đất đai được phục hồi, và Dân Chúa lại được vui hưởng sự tự do.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Hôm nay chúng ta phải tự hỏi chúng ta sở hữu những gì và có thể trao ban gì cho những người không có gì cả. ‘Mười phần trăm, năm mươi phần trăm’. Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn các bạn.”

Đức Thánh Cha tiếp: Nếu tôi không nhầm, thì ít hay nhiều, tôi không nắm chắc các con số nhưng dường như 80% của cải thế gian nằm trong tay 20% của dân số toàn cầu.”

Đức Thánh Cha nói: “Có biết bao nhiêu hoa trái có thể nẩy sinh nhờ việc làm phước cho những ai thiếu thốn.”

Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho các bạn nhiều gấp đôi

Đức Thánh Cha nhắc rằng Thánh Kinh luôn luôn dậy chúng ta phải giúp những ai thiếu thốn, mà không tính tóan thiển cận hay đòi hỏi họ phải trả tiền lời quá đáng.

Đức Thánh Cha than phiền rằng có biết bao nhiêu gia đình phải chịu đau khổ vì bị khai thác, và đây là một tội trọng, và khiến cho nhiều người phải tuyệt vọng.

Đức Thánh Cha nói: “Và nhiều khi, trong cơn túng quẫn nhiều người đã phải tự vẫn vì họ tuyệt vọng, và không có bàn tay nào vươn ra giúp đỡ. Nếu có thì chỉ có những bàn tay cho vay bắt người ta trả tiền lời.”

Ngài nhắc rằng Thiên Chúa hứa chúc lành cho những ai mở tay và quảng đại, và ghi nhận rằng Thiên Chúa “sẽ ban cho các bạn nhiều hơn gấp đôi, có thể không phải là tiền bạc nhưng là các ơn phúc khác.”

Đức Thánh Cha kết luận và nhấn mạnh là việc chia sẻ này chính là biết xót thương, và nếu chúng ta mong muốn Thiên Chúa xót thương chúng ta thì chúng ta phải nêu gương sáng.
 
Nghi lễ Công giáo đầu tiên tại cung điện hoàng gia Anh sau hơn 450 năm qua
Đặng Tự Do
23:16 11/02/2016
Nhận lời mời của giám mục Anh giáo tại London, Đức Hồng Y Vincent Nichols đã chủ sự một buổi kinh chiều vào 09 tháng 2 tại Điện Hampton Court, là nơi cư trú của hoàng gia Anh từ triều đại của vua Henry VIII đến thế kỷ thứ mười tám.

Đây là lần đầu tiên một nghi lễ Công Giáo đã được diễn ra tại đó trong hơn 450 năm qua.

Trước buổi kinh chiều, được tổ chức chủ yếu bằng tiếng Latin, Đức Hồng Y Nichols và vị Giám Mục Anh giáo là Đức Cha Richard Chartres đã tổ chức một cuộc thảo luận được truyền hình trực tiếp.

Đức Hồng Y nói: "Nhiệm vụ mà ngài và tôi - và tất cả những ai chúng ta đại diện - nhiệm vụ mà chúng ta phải đối mặt là làm hết sức mình để bảo đảm rằng các truyền thống Do thái-Kitô, các giá trị và niềm tin hình thành nên tính cách của đất nước này không bị mất".

Đức Hồng Y cảnh cáo rằng: "Tại thời điểm này tôi nghĩ rằng, nếu cứ như thế này, chúng ta đang thua dần và vì thế chúng tôi bằng cách nào đó phải để mắt đến vấn đề này."

Đức Giám Mục Chartres đáp lại:

"Vấn đề có tính sống chết là cùng nhau chúng ta chỉ ra sự thật về Thiên Chúa hằng sống. Làm sao chúng ta tồn tại được trước sự xói mòn các nền tảng thần học là một điều cần phải được thảo luận."
 
Các Giám Mục Benin: Thủ tướng nên từ chức
Nguyễn Việt Nam
14:09 11/02/2016
Trong khi Benin chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng Hai, các giám mục tại quốc gia này đã tài trợ cho một hội nghị tố cáo tham nhũng và kêu gọi Thủ tướng Lionel Zinsou phải từ chức bởi vì ông là một ứng cử viên tổng thống.

Tuyên bố của hội nghị, được công bố trên trang web của các giám mục, cũng hô hào Tổng thống Thomas Boni Yayi không được sử dụng công quỹ để hỗ trợ các ứng cử viên chính phủ hậu thuẫn.

Benin là “quốc gia đặc trưng bởi tham nhũng và tình hình đặc biệt nghiêm trọng bởi quy mô của những tham nhũng trong bầu cử”. Các Giám Mục nhận định như trên hôm 7 tháng Hai.

Tuyên bố cũng kêu gọi các công dân hãy từ chối đừng nhận hối lộ bầu cử và hãy bỏ phiếu “theo lương tâm của mình và trong sự kính sợ Thiên Chúa.”

Benin là quốc gia ở Tây Phi với 10.9 triệu dân trong đó 34% là người Công Giáo và 24% là người Hồi giáo.
 
Các gia đình Công Giáo Mã Lai Á được kêu gọi chống lại làn sóng tục hóa
Nguyễn Việt Nam
14:21 11/02/2016
Trong một thông điệp mục vụ nhân dịp năm mới âm lịch, một tổng giám mục Mã Lai Á đã kêu gọi các gia đình chống lại những cám dỗ tục hóa và noi gương Thánh Gia chứ không phải là tìm kiếm sự giàu có về vật chất.

“Khi các đơn vị gia đình bị phá vỡ, trật tự của xã hội và thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn,” Đức Tổng Giám Mục John Wong của Kota Kinabalu viết. “Các cặp vợ chồng được mời gọi để tiếp tục công việc của Thiên Chúa qua sự sinh sản. Con cái phải được xem như những thành quả của tình yêu vợ chồng. Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là chia sẻ và giúp đỡ con cái trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa”.

“Nhiều người ngày nay không dành ưu tiên cho gia đình. Tỷ lệ ly hôn đang gia tăng ... Họ nhấn mạnh quá đáng đến việc mưu tìm lạc thú cá nhân thay vì đem lại hạnh phúc cho người vợ hay người chồng của mình. Họ trở nên ích kỷ và không muốn tha thứ và chấp nhận nhau.”

Đức Tổng Giám Mục nói thêm:

“Là người Công Giáo, chúng ta có bảo đảm gia đình của chúng ta tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa không? Chúng ta có một nơi trong nhà cho các Sách Thánh, Thánh giá và các tượng ảnh linh thiêng không? Chúng ta có cầu nguyện và đọc Kinh Thánh với nhau không? Nếu không, chúng ta hãy làm những điều này trong năm mới âm lịch này như một khởi đầu mới để cùng nhau phát triển trong Đức Kitô như một gia đình.”

Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.
 
Tổng thống Colombia lên tiếng chống lại âm mưu dùng dịch Zila để cổ võ phá thai
Đặng Tự Do
14:34 11/02/2016
Trong một diễn biến ngoại thường, tổng thống Colombia đã lên tiếng chống lại âm mưu đẩy mạnh trào lưu phá thai của các bác sĩ người Brazil.

Phản ứng chống lại ý kiến cho rằng virus Zika gây ra khuyết tật cho thai nhi, Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia báo cáo rằng chính phủ của ông đã nghiên cứu hơn 3,000 trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika, mà không phát hiện ra một trường hợp duy nhất nào dẫn đến khuyết tật đầu nhỏ của thai nhi.

Một số các bác sĩ người Brazil hô hào rằng họ nhìn thấy một mối liên kết giữa Zika và chứng đầu nhỏ, và kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ những hạn chế pháp luật về phá thai, và gợi ý rằng phụ nữ ở Mỹ Latinh nên tránh mang thai cho đến khi dịch Zika bị khống chế.
 
Những bổ nhiệm mới về truyền thông tại Vatican
Đặng Tự Do
14:42 11/02/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm hai vị giám đốc cho hai cơ quan của ngành truyền thông Vatican.

Bà Natas Govekar, một nhà thần học Slovenian hiện đang làm việc tại Trung tâm Aletti tại Rôma, sẽ đứng đầu bộ phận mục vụ-thần học của Bộ Thông Tin Vatican. Đức Ông Dario Viganò, là tổng trưởng Bộ Thông Tin Vatican từ ngày 27 tháng Sáu năm 2015, nhận xét rằng việc bổ nhiệm một phụ nữ “là một lời khẳng định rằng sự quan tâm đến mục vụ không phải chỉ dành cho các mục tử, nhưng liên quan đến những thực hành và những cách thức Giáo Hội hiện diện trong thế giới ngày nay.”

Ông Francesco Masci, người làm việc lâu năm trong sở Internet của Vatican, sẽ là giám đốc bộ phận kỹ thuật cho Bộ Thông Tin, chịu trách nhiệm điều phối các phương tiện truyền thông mới của Vatican.
 
Đức Hồng Y Kurt Koch nói về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill
Đặng Tự Do
14:52 11/02/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô là người đã “mở cửa” cho một cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill. Đức Hồng Y Kurt Koch đưa ra nhận định trên sau tin tức cho biết Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ sẽ gặp nhau tại Cuba.

Đức Hồng Y Kurt Koch nhắc nhớ rằng hồi tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẽ gặp gỡ với các vị giám chức Nga bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu. Vị chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói như trên với Radio Vatican.

Đức Hồng Y Kurt Koch nhận xét rằng tuyên bố của Đức Thánh Cha với các phóng viên trên chuyến bay từ Istanbul về Rome đã tạo ra một động lực mới cho các cuộc đàm phán nhằm sắp xếp cho cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có giữa hai nhà lãnh đạo tôn giáo.

Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng Đức Thượng Phụ Kirill đã rất “dũng cảm” để sắp xếp cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô ở Cuba, vì nhiều giám mục có thế giá của Nga vẫn mạnh mẽ phản đối cuộc họp.
 
Đức Hồng y Pietro Parolin mạnh mẽ bảo vệ luật độc thân linh mục
Lý Thúy Dung
15:05 11/02/2016
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lên tiếng mạnh mẽ chống lại một trào lưu trong giới truyền thông Tây phương trong đó mô tả luật độc thân linh mục như một đòi hỏi “vô nhân đạo” và “vô lý” của Giáo Hội Công Giáo đối với hàng giáo sĩ.

Theo Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đời sống độc thân giáo sĩ là một con đường hướng đến tự do.

Phát biểu tại Đại học Giáo hoàng Gregorian hôm 06 tháng 2, Đức Hồng Y Parolin nói rằng cuộc sống độc thân, không phải là một đòi buộc “vô nhân đạo”, nhưng cho phép một linh mục phục vụ Chúa với một “trái tim tự do và không phân chia”, chuẩn bị cho vị linh mục trong một cách thế đặc biệt để dâng hiến cho Đức Kitô, và khiến ngài tự do hơn cho sứ mệnh linh mục của ngài.

Các diễn giả khác tại hội nghị về luật độc thân linh mục bao gồm Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng của Bộ Giám Mục, và Đức Tổng Giám Mục Joël Mercier, thư ký của Thánh Bộ Giáo Sĩ.
 
Tổng Trưởng Bộ Giáo Hội Đông Phương kêu gọi giúp Giáo Hội tại Thánh Địa vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay
Lý Thúy Dung
15:43 11/02/2016
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã gửi một lá thư cho các giám mục trên thế giới, kêu gọi các ngài giúp đỡ cho Giáo Hội tại Thánh Địa.

Bức thư ký ngày Thứ Tư Lễ Tro, năm 2016, hướng đến việc lạc quyên trên toàn thế giới cho các Kitô hữu tại Thánh Địa, được thực hiện mỗi thứ Sáu Tuần Thánh tại các nhà thờ trên toàn cầu.

Bức thư có đoạn viết:

“Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày trong đó sự ác dường như chiến thắng, khi Đấng Vô Tội phải chịu chết trên thập giá. Đó là một ngày xem ra không bao giờ kết thúc tại Thánh Địa, nơi mà bạo lực dường như vô tận. Mở rộng cái nhìn của chúng ta trên toàn thế giới, chúng ta cũng thấy không ít khó khăn để có thể chấp cánh hy vọng cho một tương lai thanh thản.”

Đức Hồng Y nói thêm:

“Chúng ta dán mắt vào Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng hướng đến ánh sáng của sự sống lại. Thánh Địa là nơi đối thoại, nơi con người không bao giờ ngừng mơ về cây cầu xây dựng, trong đó các cộng đồng Kitô hữu có thể sống để loan báo Tin Mừng của Hòa Bình. Đó là một vùng đất của “đại kết của máu” và đồng thời cũng là một nơi những điều bình thường được sống cách ngoại thường.

Chúng ta không thể thờ ơ: Thiên Chúa không thờ ơ! Thiên Chúa quan tâm đến nhân loại, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Sự chăm sóc này được thể hiện bởi bàn tay rộng mở của chúng ta, đóng góp một cách quảng đại. Nó cũng có thể được thể hiện bằng cách thực hiện không sợ hãi các cuộc hành hương đến những nơi của ơn cứu rỗi của chúng ta.”

Đức Hồng Y kết luận rằng:

“Việc quyên góp cho Thánh Địa nhắc nhở chúng ta về một nghĩa vụ ‘cổ xưa’, một nghĩa vụ mà lịch sử trong những năm gần đây đã khiến cho nó trở nên khẩn thiết hơn bao giờ, nhưng dưới niềm vui đến từ việc giúp đỡ anh em chúng ta.”
 
Những biến cố quan trọng sắp diễn ra trong chuyến tông du Cuba - Mexico
Đặng Tự Do
16:33 11/02/2016
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết chương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mễ Tây Cơ đã có một số thay đổi để Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiều hơn hai giờ với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa tại Cuba, bên cạnh việc ký kết một tuyên bố chung với Đức Thượng Phụ trước khi bay đến Mễ Tây Cơ trong chuyến viếng thăm kéo dài từ 12 đến 17 tháng Hai

Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma gần năm giờ sớm hơn so với kế hoạch ban đầu để có các cuộc họp ở Havana với Đức Thượng Phụ Kirill. Như thế, sẽ không ảnh hưởng đến lịch trình của ngài tại Mễ Tây Cơ.

Bên cạnh đó, năm chiếc popemobiles sẽ được sử dụng khi Đức Thánh Cha đến thăm Mễ Tây Cơ. Các xe popemobiles sẽ được vận chuyển trước khi Đức Thánh Cha đến thăm San Cristobal de Las Casas, Morelia và Ciudad Juarez. Hai trong số các popemobiles đang được vận chuyển từ Hoa Kỳ, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm hồi tháng Chín năm ngoái.

Chuyến đi được thiết kế để Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng của ngài có thể trở về Mexico City mỗi đêm hầu tránh việc phải ngủ lại ở một thành phố khác nhau mỗi đêm, là “một điều khá mệt mỏi và phức tạp,” người phát ngôn Vatican nói.

Dưới đây là lịch trình cập nhật khi phát hành bởi Vatican. Times liệt kê địa phương, với Đông Thời gian chuẩn để trong ngoặc khi nó là khác nhau từ thời gian địa phương:

Thứ Sáu 12 Tháng 2
- 07:45: Đức Thánh Cha khởi hành từ sân bay Fiumicino tại Rôma.
- 02:00 chiều: Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Havana.
- 2:15 chiều: Họp riêng với Đức Thượng Phụ Kirill.
- 04:30 chiều:Ký kết Tuyên bố chung. Bài phát biểu của Đức Thượng Phụ và Đức Giáo Hoàng.
- 05:30 chiều: Khởi hành từ sân bay Havana để bay đi Mexico City.
- 07:30 chiều: Đến sân bay quốc tế Benito Juarez ở Mexico City.

Thứ Bảy 13 tháng Hai
- 09:30: Lễ đón tiếp tại cung điện quốc gia. Gặp xã giao với tổng thống Mễ Tây Cơ.
- 10:15: Gặp gỡ các đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 11:30: Gặp gỡ các giám mục Mễ Tây Cơ trong nhà thờ chính tòa của thành phố. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 05:00 chiều: Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe. Bài giảng của Đức Giáo Hoàng.

Chúa Nhật 14 Tháng Hai
- 10:15: Đức Thánh Cha di chuyển bằng máy bay trực thăng đến Ecatepec.
- 11:30: Thánh lễ tại Trung tâm nghiên cứu của Ecatepec. Bài giảng của Đức Giáo Hoàng. Buổi đọc kinh Truyền Tin.
- 02:00 chiều: Đức Thánh Cha ăn trưa với đoàn tùy tùng tại chủng viện giáo phận Ecatepec.
- 4:45 chiều: Đức Thánh Cha di chuyển bằng máy bay trực thăng đến Mexico City.
- 05:15 chiều: Đức Thánh Cha đến thành phố Mexico.
- 05:45 chiều: Đức Thánh Cha ghé thăm Bệnh viện trẻ em Federico Gomez.

Thứ Hai 15 Tháng Hai
- 07:30: Đức Thánh Cha đáp máy bay đi Tuxtla Gutierrez.
- 09:15: Đức Thánh Cha di chuyển bằng máy bay trực thăng đến San Cristobal de Las Casas.
- 10:15: Thánh Lễ tại trung tâm thể thao của thành phố với các cộng đồng bản địa từ Chiapas. Bài giảng của Đức Giáo Hoàng.
- 01:00 chiều: Đức Thánh Cha ăn trưa với các đại diện của cộng đồng địa phương và đoàn tùy tùng của Đức Giáo Hoàng.
- 03:00 chiều: Đức Thánh Cha thăm nhà thờ San Cristobal de Las Casas.
- 03:35 chiều: Đức Thánh Cha di chuyển bằng máy bay trực thăng đến Tuxtla Gutierrez.
- 4:15 giờ chiều: Đức Thánh Cha gặp gỡ với các gia đình tại sân vận động Reyna Victor Manuel ở Tuxtla Gutierrez. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 06:10 chiều: Đức Thánh Cha đáp máy bay về Mexico City.

Thứ Ba 16 Tháng 2
- 07:50: Đức Thánh Cha đáp máy bay đi Morelia.
- 10:00: Thánh lễ với các linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ, và những người thánh hiến. Bài giảng của Đức Giáo Hoàng.
- 03:20 chiều: Đức Thánh Cha thăm nhà thờ chính tòa của thành phố.
- 04:30 chiều: Đức Thánh Cha gặp những người trẻ tại Sân vận động Jose Maria Morelos Pavon. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 06:30 chiều: Đức Thánh Cha đáp máy bay về Mexico City.

Thứ Tư 17 Tháng 2
- 08:35: Đức Thánh Cha đáp máy bay đi Ciudad Juarez.
- 10:00: Đến sân bay quốc tế Abraham Gonzalez tại Ciudad Juarez.
- 10:30: Thăm nhà tù Cereso. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 12:00: Đức Thánh Cha gặp những người lao động tại Colegio de Bachilleres thuộc tiểu bang Mexico Chihuahua. Bài phát biểu của Đức Thánh Cha.
- 04:00 chiều: Thánh Lễ tại khu vực hội chợ Ciudad Juarez. Bài giảng của Đức Thánh Cha.
- 07:00 chiều: Lễ tiễn biệt tại sân bay quốc tế Ciudad Juarez.

Thứ 5 18 Tháng 2
- 02:45: Dự kiến Đức Thánh Cha về đến sân bay Ciampino của Roma.
 
Gặp các linh mục Rôma, ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho chuyến tông du của ngài tại Cuba và Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
16:48 11/02/2016
Sáng thứ Năm 11 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma, nơi theo thông lệ, ngài cầu nguyện trước ảnh tượng Đức Mẹ Là Phần Rỗi Của Dân Rôma trước mỗi chuyến tông du.

Sau khi cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả , Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, nơi các linh mục trong giáo phận Rôma đang có cuộc tĩnh tâm đầu Mùa Chay. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải tội cho nhiều linh mục.

Trên trang web của Giáo phận Roma, Đức Hồng Y Agostino Vallini, là Giám Quản giáo phận Rôma, giải thích rằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các linh mục có một tính cách “sám hối”, đem lại cho các giáo sĩ cơ hội “để có một kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa Cha; và ngược lại, để có thể là thừa tác viên của lòng thương xót trong cộng đồng được giao phó cho chúng tôi.”

Trong tinh thần Mùa Chay, các linh mục đã đóng góp một số tiền để hỗ trợ Caritas Roma.

Đức Hồng Y Vallini cũng cho biết Đức Thánh Cha đã tặng các linh mục giáo phận Rôma cuốn sách phỏng vấn ngài có tựa đề “Danh Thiên Chúa là lòng thương xót”.
 
Đức Giáo Hoàng nói : Rộng tay cho người nghèo là một phần của năm Thánh.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:03 11/02/2016
Đức Giáo Hoàng nói : Rộng tay cho người nghèo là một phần của năm Thánh.

(CNS News) Một năm Thánh mà người ta không mở ví, mở túi xách để chia sẻ với người khác những gì mình có thì không phải thực sự là năm Thánh.

Ngài còn nhấn mạnh “ Điều này ở trong Kinh Thánh.”

Trong cuộc tiếp kiến chung hằng tuần vào ngày 10 tháng 2 tại Quảng Trường Thánh Pherô Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả Năm Thánh theo sách Lêvi. Lễ hội tôn giáo cũng đã có những tác động xã hội mạnh mẽ bởi vì nó công bố sự tha thứ mọi nợ nần, trả tự do cho người bị làm công và đại lượng với những người nghèo đói và khách lạ.

Đức Giáo Hoàng nói đó là một loại “đại xá," trong đó cho phép tất cả mọi người quay trở lại tình trạng ban đầu của họ qua việc hủy bỏ mọi khoản nợ, hoàn lại đất đai và khả năng vui hưởng sự tự do như những thành viên của Dân Chúa,”

Đối với những người được Thiên Chúa tuyển chọn, những người được kêu gọi nên thánh, Đức Giáo Hoàng nói, các quy định về năm Thánh giúp "chống sự đói nghèo và bất bình đẳng, đảm bảo một cuộc sống xứng đáng cho tất cả mọi người và một sự phân phối công bằng về đất đai để ai cũng được sống một cuộc sống sung mãn.”

Trong Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo, mỗi Kitô hữu nên suy nghĩ về những gì mình đang có, Đức Giáo Hoàng nói, và "nếu con có quá nhiều", con hãy " chia bớt một phần cho những người không có gì ; . 10 phần trăm hay 50 phần trăm. Chúa Thánh Thần sẽ tác động trên các con."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô rằng "Năm Thánh là thời gian để hoán cải, hóa cải để trái tim của chúng tôi trở nên lớn hơn, quảng đại hơn, trở nên giống Chúa hơn, với nhiều yêu thương hơn."

"Cha nói với các con điều này. Nếu năm Thánh này không đụng tới cái túi tiền của các con thì Năm Thánh không phải là một Năm Thánh thực sự. Các con có hiểu không? Đây là lời trong Kinh Thánh. Giáo Hoàng này không tự chế ra đâu. Lời có trong Kinh Thánh đấy. "

"Lời Kinh Thánh rất là rõ ràng: can đảm mở lòng mình để chia sẻ, đây là lòng thương xót," Đức Giáo Hoàng nói. "Nếu chúng ta muốn lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc chính chúng ta là những người biết xót thương."

Một Năm Thánh theo Kinh Thánh là sự chia sẻ và đoàn kết, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. "Năm Thánh theo Kinh Thánh là một “Năm Thánh của lòng thương xót " bởi vì chúng ta được sống trong sự chân thành tìm kiếm những điều tốt lành cho những anh chị em đang thiếu thốn của chúng ta.”

Đức Giáo Hoàng nói luật về quản lý dân Chúa trong Kinh Thánh cũng đã đưa ra những phương cách khác nhằm khuyến khích con người giúp đỡ nhau trải nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa. Một trong những điều đó là giới luật thuế thập phân, một phần mười thu nhập được dâng cho đền thờ, góa phụ và trẻ mồ côi hay nộp một phần hoa trái đầu mùa thu hoạch của mình.

Ngoài ra, Thánh Kinh cũng lên án đối với những người tính lãi suất cao khi cho người nghèo vay nợ. Tại nhiều nước hiện nay việc cho vay nặng lãi vẫn là một vấn đề rất lớn nhức nhối và nhiều gia đình đã bị mất tất cả và cuối cùng phải lang thang kiếp không nhà trên các đường phố .

Đức Giáo Hoàng đã kết thúc bằng lời mời gọi, "Chúng ta hãy cầu nguyện để trong NămThánh này xin Chúa cất khỏi trái tim của chúng ta sự tham lam, luôn mong muốn có nhiều và có nhiều hơn,”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Trong một tuần 500,000 người kính viếng thánh Piô Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic tại Vatican
Đặng Tự Do
19:02 11/02/2016
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, đã dâng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng thứ Năm 11 tháng Hai để tôn vinh Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic.

Di hài hai vị thánh danh tiếng về giải tội này đã được tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong một tuần trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết trong Năm Thánh “Chúa kêu gọi chúng ta từ bỏ chính mình, vác thập giá, và theo Chúa Giêsu - như Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic đã làm”

Tuần qua, di hài hai vị thánh đã được mang đến Thánh Đường Thánh Laurensô Ngoại Thành, trước khi được đưa đến nhà thờ San Salvatore tại Lauro, Rôma. Hôm thứ Sáu 05 tháng Hai, di hài của các ngài đã được rước dọc theo con đường của những người hành hương Rôma để đến Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sau Thánh lễ vào sáng thứ Năm 11 tháng Hai, hài cốt của Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh đã bắt đầu cuộc hành trình trở về San Giovanni Rotondo, trong khi hài chốt của Thánh Leopoldo được đưa trở về nơi an nghỉ của ngài tại Padua.

Các nhà chức trách của thành phố Rôma ước tính trên 500,000 người đã kính viếng hai vị thánh trong một tuần qua.

Trong phần dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, hay còn gọi là Đặng Thế Dũng, cố giám đốc Radio Veritas về Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh.

Cha Pio là Vị Thánh lớn của thời đại này. Ðọc qua tiểu sử của Cha, chúng ta thấy rằng: Cha đã được Chúa chọn để diễn lại cuộc Tử nạn của Chúa, giữa một thế giới, như thế giới ngày nay, thi đua chạy theo vật chất và thú vui, mỗi ngày mỗi xa Chúa. Cha là một môn đệ thực hiện đầy đủ lời Chúa dạy: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thánh giá hằng ngày và theo Ta”. Cuộc đời đau khổ của Cha nhắc lại cho mỗi người trong chúng ta lời Thánh Phaolô nói: “Tôi rao giảng Chúa Kitô và Chúa Kitô chịu đóng đinh”. “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, để sự sống của Chúa Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi” (2 Cor 4, 10). Cha Pio đã có thể nói như Thánh Tông đồ: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi”.

Những năm của tuổi thơ ấu - Cha Pio sinh tại xã Pietrelcina, thuộc tỉnh Benevento (miền nam nước Ý) ngày 25 tháng 5 năm 1887, trong gia đình nông thôn, rất sùng đạo. Thân phụ tên là Grazio Forgione, mẹ là Giuseppina Di Nunzio. Trong ngày rửa tội, Cha Piô nhận tên thánh Francesco (Phanxicô).

Hồi năm tuổi, Francesco đã mơ ước trở thành một Tu sĩ Dòng Phanxicô-Cappucin với bộ râu, hằng ngày từ nhà này qua nhà khác xin bố thí cho Tu viện. --(Ðây là luật lệ của các Dòng hành khất thời Trung cổ)--. Một ngày kia, trước bàn thờ chính của nhà thờ Pietrelcina, chính Francesco kể lại là mình thấy Chúa Giêsu lại gần và đặt tay trên đầu, như dấu hiệu yêu thương, khích lệ. Francesco cũng thấy Thiên Thần bản mệnh, luôn luôn đồng hành và Ðức Mẹ Maria hiện ra. Francesco thấy cả Quỉ dữ dưới những hình ảnh rất ghê tởm.

Các hiện tượng này không thể giải thích như những tưởng tượng của tuổi trẻ, nhưng Francesco nghĩ rằng: những hiện tượng như vậy cũng xẩy đến cho các bạn cùng tuổi mình.

Các người trong gia đình hết sức ngạc nhiên về những vụ đánh tội của Francesco ban đêm. Francesco nghĩ rằng: để thánh hiến cuộc đời cho Chúa, phải gần gũi hết sức có thể Chúa Giêsu. Một ngày kia, Bà mẹ Giuseppina không thấy con, liền chạy đi tìm. Francesco trả lời: “Con phải đánh mình con như người Do thái xưa kia đã đánh đập Chúa Giêsu, đến độ làm Máu của Người chảy ra”. Nhiều lần Francesco ngủ trên sàn nhà lát đá cẩm thạch, gối đầu trên một viên đá, bởi vì Francesco nghĩ rằng: phải tự gánh tội trần gian theo gương Chúa Giêsu. Ðây là một ơn gọi riêng, ơn gọi đau khổ; nếu không, Francesco nghĩ rằng: sẽ đi đến chổ hư mất đời đời. Francesco sớm ý thức về ơn gọi chịu đau khổ này.

Sau lễ Ba Vua năm 1903, Francesco xin vào Nhà Tập Dòng Cappucin. Tâm hồn Francesco bị xúc động: “Lạy Chúa con - Francesco viết - ai sẽ có thể tả lại được cuộc tử đạo diễn ra trong tâm hồn con? Con cảm thấy tiếng nói của bổn phận phải vâng lời Chúa, ôi lạy Chúa của con, Chúa nhân hậu của con! Nhưng thù địch của Chúa và của con hành hạ con, muốn đập tan các xương con, nhạo cười con, đảo lộn mọi sự trong con!” Trong tình trạng này, Francesco được nhìn thấy lần thứ nhất “một người uy nghi với vẻ xinh đẹp khác thường”, người này mời gọi Francesco “chiến đấu như một binh sĩ anh dũng” chống lại một quái vật, xem ra không thể thắng được, nhưng Francesco, với sự giúp đỡ của nhân vật trên trời kia, đã thành công trong việc xua đuổi quái vật này”.

Ngày 6 tháng Giêng năm 1903, lúc 15 tuổi, Francesco được nhận vào Tập viện tại Morcone, cách Molise ít cây số. Sau hai tuần tĩnh tâm, Francesco được mặc áo Dòng và nhận tên dòng là “Pio da Pietrelcina”, để kính nhớ Ðức Thánh Pio V, Giáo Hoàng, và cũng kính nhớ Ðức Thánh Giáo Hoàng Pio X (1903-1914), lúc đó vừa được bầu làm Giáo Hoàng. Thời gian của Tập viện là thời gian rất gay go theo Luật Dòng Phanxicô. Pio đã trải qua thời kỳ thử thách này một cách gương mẫu. Việc chiến đấu với Satan càng ngày càng gia tăng đến độ từ những phòng kế bên phòng của Pio, các Tu sĩ khác thường nghe thấy những vụ đập đánh và những tiếng động. Lúc các thầy chạy đến xem, thì thấy Pio nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Sau những năm tập viện,Thầy Piô tuyên khấn tạm, và ngày 27 tháng giêng năm 1907, thầy khấn trọng thể.

Thầy Pio lúc đó chưa phải là linh mục, đã được ơn hiện diện tại hai nơi một lúc, như chính Thầy kể lại với Cha Agostino: “Một ngày kia (ngày 18 tháng Giêng năm 1905) con thấy xẩy ra một sự kiện khác thường, trong lúc con đang ở trong nhà thờ (nơi hát kinh) với Thầy Anastasio, con cũng thấy mình ở trong nhà của một gia đình, nơi đây người cha đang hấp hối, chính trong lúc đó một trẻ em cũng sắp ra đời. Ðức Mẹ Maria hiện ra nói với con: “Mẹ phú thác đứa nhỏ này cho con... Con đừng sợ hãi: đứa nhỏ này một ngày kia sẽ đến với con, nhưng trước đó, con sẽ gặp đứa nhỏ này tại San Pietro”. Ngay sau đó, con lại thấy mình ở trong nhà thờ hát kinh”. Ðứa nhỏ này tên là Giovanna Rizzani. Sau này sẽ trở nên người con thiêng liêng của Cha Pio và thuộc Dòng Ba Phanxicô.

Sức khỏe thầy Pio rất kém, không cho phép tiếp tục đời sống trong Tu viện được. Thầy bị sốt liên miên, nhưng không giải thích được căn cớ của chứng bệnh này. Thầy trở về nhà để chữa bệnh và ở lại từ năm 1909 đến 1916, sống ngoài Luật phép Dòng, trong tình trạng không thể chấp nhận được theo Luật Dòng Phanxicô. Cha Agostino và Cha Benedetto, mà Thầy vẫn liên lạc thường xuyên bằng thư tù, tin chắc rằng: Thầy Pio, người được Thiên Chúa hướng dẫn, đang đi đến việc thực hiện đầy đủ một ơn kêu gọi đặc biệt, cho dù cuộc đời của Thầy đang trở nên “một cuộc tử đạo dữ dội”, do bởi những cuộc chiến đấu thường xuyên với ma quỉ, với hậu quả đáng lo sợ là Thầy có thể trở thành nạn nhân của những cuộc ám ảnh và tình trạng ảo tưởng.

Việc sống ngoài Tu viện đặt ra nhiều câu hỏi. Mỗi lần trở lại Tu viện, Thầy Pio lại ngã bệnh, đến độ các Bề trên phải đưa Thầy trở về Pietrelcina, vì ở đây xem ra Thầy lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Nhưng tháng Hai năm 1917, Cha Agostino mời Thầy đến thăm gia đình Cerase ở Foggia (miền nam nước Ý), một gia đình rất sùng kính các Tu sĩ Cappucins. Người con gái của gia đình tên là Raffaellina, lúc đó mắc bệnh nặng và xin được gặp Thầy Pio trước khi chết. Thầy Pio trú tại Tu viện Sant'Anna ở Foggia. Tiếng đồn về một Tu sĩ có những nhân đức khác thường, có khả năng đánh động những ai được may mắn nghe và nói với Tu sĩ này. Và từ đó người dân bắt đầu đi lại tìm gặp Thày Pio.

Sức nóng tại Foggia trở nên không chịu nổi. Vì thế Cha Paolino đưa Thầy Pio đến nghỉ trong Tu viện Santa Maria delle grazie trên một đồi cao, tại San Giovanni Rotondo. Tại đây Thầy thụ phong Linh mục, làm mục vụ cho tới lúc qua đời. Trên phòng nhỏ dành cho ngài có hàng chữ “Thánh giá luôn luôn sẵn sàng và chờ đợi con mọi nơi”.

Ðến tuổi phải thi hành nghĩa vụ quân dịch, Thầy Pio đến trình diện tại Quân khu Benevento. Thầy được công nhận là đủ điều kiện. Hết nghĩa vụ quân dịch, Thầy còn được nghỉ hai năm tại gia đình. Nhờ những năm nghỉ nầy, Thầy được bình phục hoàn toàn, khỏi hẳn chứng bệnh sưng màn phổi.Với sức khỏe khả quan hơn, Thầy Piô được lãnh chức linh mục tại nhà thờ chính tòa Benevento, ngày 10 tháng 8 năm 1910, lúc 25 tuổi. Nhưng vì vấn đề sức khỏe, Bề Trên cho phép Cha Piô ở lại gia đình cho đến năm 1916. Tháng 9 cùng năm 1916 nầy, Cha được sai đến Tu Viện Santa Maria delle Grazie, -- Thánh Maria của Muôn Ơn Lành,-- ở San Giovanni Rotondo, và ở lại đây cho đến lúc qua đời ngày 23 tháng 9 năm 1968.

Ngày 20 tháng 9 năm 1918, lúc thánh lễ ban sáng vừa kết thúc, và mọi người ra về, Cha Pio còn ở lại cầu nguyện trong yên lặng và như xuất thần. Một nhân vật bí nhiệm hiện ra, tay và chân đẫm máu. Cha Pio kể lại cho Cha Agostino và Cha Benedetto như sau: “Từ ngày đó, con bị một vết thương chí tử. Trong thâm tâm, con cảm thấy vết thương này luôn luôn mở ra, làm con đau đớn nhiều”. Vết thương cạnh sườn bị đâm bởi một nhân vật trên trời bằng một lưỡi dao rất dài và rất sắc ở đầu, trong lúc Cha Pio ngồi tòa giải tội ngày 6 tháng 8 năm 1918. Cha Agostino và Cha Benedetto cho biết: Cha Pio đã sống “cuộc thử thách của tình yêu đặc biệt: vết thương thiêng liêng của nhân vật trên trời là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa dành cho Cha”. Cha Pio có cảm giác không chịu nổi một sự đau đớn lớn lao như vậy được. Với thời gian qua đi, Cha Pio khám phá ra những vết thương đẫm máu kia trở nên những vết thương của chính mình. Những vết thương này mọi người đều thấy và làm cho Cha trở nên một “người bị đóng đanh sống động”. Cha muốn giấu, nhưng vết máu tiếp tục chảy ra, và anh em trong Dòng đều thấy. Từ ngày đó, Cha phải mang găng tay bằng len mầu xám tối, chỉ để thò ngón tay ra mà thôi, nhưng lúc đọc lời truyền phép, dâng Mình và Máu thánh Chúa lên, găng tay được tháo ra.

Bề trên nhà và Bề trên Tỉnh Dòng Cappucin muốn biết chắc chắn về các vết thương của Cha Pio, để đề phòng khỏi nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các bác sĩ và giáo sư chuyên môn chỉ có thể giải thích được rằng: các vết thương kia không phải là những vết thương gây nên do chứng lao phổi, cũng không phải những vết thương tự tạo nên. Giáo sư Luigi Romanelli của Bệnh viện Barletta coi là “chứng bệnh mầu nhiệm”. Trong sự đau khổ không thể diễn tả được, Cha Pio xác nhận rằng: “Tất cả những gì Chúa Giêsu đã chịu trong cuộc Tử nạn của Người, nay tôi cũng chịu như vậy”, theo sức có thể của một tạo vật yếu hèn, không phải vì công nghiệp của tôi, nhưng chỉ vì lòng nhân hậu của Chúa mà thôi”.

Tiếng đồn về dấu thánh của Cha Pio mỗi ngày mỗi lan rộng các nơi. Các tín hữu tuốn đến Tu viện Santa Maria delle grazie ở San Giovanni Rotondo. Ðời sống của Cha Pio cũng thay đổi. Cha trả lời các thư nhận được. Cha ngồi Tòa giải tội và cử hành thánh lễ. Cha Pio trở nên như “một mầu nhiệm cho nhiều người”. Các vết thương của Cha trở nên đề tài học hỏi, nghiên cứu, không những trong lãnh vực Y khoa, nhưng cả nơi Giáo quyền. Những vụ xuất thần trong lúc Truyền phép và dâng Mình Máu thánh Chúa, đám đông lũ luợt tuốn đến mỗi ngày mỗi thêm nhiều tìm Cha Pio.... Tất cả đặt ra nhiều câu hỏi.

Ngày 18 tháng 4 năm 1920, Cha Pio được Cha Agostino Gemelli viếng thăm (Cha Gemelli là một nhà trí thức, sáng lập Bệnh viện Bách khoa Gemelli ở Roma, thuộc Ðại học Thánh Tâm Chúa ở Milano). Cha Pio không cho Cha Gemelli khám xét các vết thương, vì không có phép chính thức. Cha Gemelli theo tư tưởng này là các vết thương kia không thực. Một nhận xét không phù hợp với ý nghĩ mà Ðức Benedicto XV (1914-1922) vẫn có về Cha Pio: “Ðây là một trong các người mà Thiên Chúa đã sai đến mỗi khi cần đến trên thế gian này để làm cho con người trở lại”. Ngày 2 tháng 6 năm 1922, những biện pháp đầu tiên được gủi đến Cha Pio. Cha không được cử hành thánh lễ công khai, cũng không được thư từ với cha linh hướng của mình, và với rất nhiều tín hữu từ khắp thế giới viết cho ngài.

Trước những biện pháp giới hạn, Cha Pio chỉ đáp lại bằng sự yên lặng và vâng phục: “Tôi là người con của sự phục tùng”.

Từ năm 1923 đến 1933 Cha Pio bị kiểm soát ngặt nghèo, Cha không được giải tội và dạy các học sinh của trường thuộc Tu viện nữa. Cha bị hoàn toàn cô lập. Khiếm tốn, Cha đáp lại: “Tôi là người con của sự phục tùng”. Ðây chính là thái độ của một tu sĩ Cappucin. Thái độ vâng phục này sẽ tránh được những cuộc biểu tình chống đối có thể lan rộng nơi các tín hữu vốn sùng kính Cha Pio.

Những tố cáo chống lại Cha dần dần thấy rõ là không có nền tảng nào cả. Từ ngày 16 tháng 7 năm 1933 (sau 10 năm), Cha lại có thể cử hành thánh lễ công khai và năm sau trở lại tòa giải tội. Sứ mệnh của Cha là tòa giải tội, một ơn vĩ đại của lòng thương xót Thiên Chúa. Cha còn được ơn thấy những bí nhiệm trong tâm hồn của các người đến tòa giải tội. Nhiều lúc, sau khi giải tội, người ta thấy cha khóc vì đau đớn. Và đây cũng là một ơn riêng Chúa dành cho Cha, một cái nhìn siêu nhiên về tình trạng đáng thương của con người tội lỗi. Dù sống đầy đủ thừa tác vụ linh mục, Cha Pio thỉnh thoảng bị cám dỗ về một hồ nghi dữ dội làm Cha đau khổ nhiều: “Tôi đẹp lòng Chúa hay không?”.

Các nhóm cầu nguyện. Trong những năm 1940, Cha Pio lãnh nhận lời mời gọi của Ðức Pio XII (1939-1958) lập các nhóm cầu nguyện để nâng đỡ nhân loại bị chiến tranh đe dọa. Ðây cũng là những năm bắt đầu đào móng xây cất Bênh viện “Casa del Sollievo della Sofferenza”, được khánh thành 5 tháng 5 năm 1956. Hoa kỳ và các quốc gia đồng minh cung cấp phần lớn tài chính để xây cất Bệnh viện này, sau đệ nhị thế chiến. Số tiền gửi đến Cha Pio thật nhiều. ÐTC đã miễn Cha khỏi lời Khấn Khó nghèo. Và sau này Cha Pio đã trao việc quản trị và thừa hưởng gia tài cho Tòa Thánh.

Lòng sùng kính mỗi ngày gia tăng của người dân đối với Cha Pio làm tiêu tan những thù địch trước đây. Dân chúng luôn luôn coi Cha Pio là người của Thiên Chúa. Sau chuyến viếng thăm của Ðức Giám mục Carlo Maccari, đại diện Tòa Thánh, Cha Pio được hoàn toàn phục hồi trong năm 1965, thời Ðức Phaolô VI, để thi hành Thừa tác vụ linh mục. Ngoài ra, ÐTC còn cho phép Cha Pio, lúc đó đã già yếu, cử hành thánh lễ theo lễ nghi Latinh cũ, thay vì lễ nghi mới, được cải tổ sau Công đồng Vatican II.

Các đau khổ không lúc nào từ bỏ Cha Pio. Vào cuối năm 1966, Cha không thể đứng để cử hành thanh lễ, bắt buộc phải ngồi trong suốt thánh lễ. Cha cũng không thể đi từ phòng ở đến Tòa giải tội đặt trong nhà thờ.

Ngày 20 tháng 9 năm 1968, kỷ niệm 50 năm lãnh nhận dấu thánh. Trong dịp này, Ðại hội quốc tế các nhóm cầu nguyện được tổ chức; nhưng Cha Pio không thể tham dự, vì ngài sắp qua đời. Lúc 2g30 ngày 23 tháng 9 năm 1968, Cha đã tắt thở. Lúc các Bác sĩ và các Tu sĩ mặc áo lễ cho Cha, các vết thương biến mất hoàn toàn, không để lại dấu vết nào cả.

Năm 1982 ÐTC Gioan Phaolô II cho phép khởi sự vụ làm án phong Chân phước cho Cha Pio và, năm 1997 (sau 15 năm), ngài công nhận nhân đức anh hùng của Cha. Ngày 2 tháng 5 năm 1999, ÐTC chủ tế Thánh lễ tôn phong Cha lên bậc Chân phước, sau khi công nhận phép lạ do lời bầu cử của Cha. Người được khỏi bệnh lạ lùng và tức khắc là bà Consiglia De Martino, lúc đó điều trị tại Bênh viện ở thành phố Salerno (miền nam nước Ý). Giảng trong thánh lễ, ÐTC nói: “Chứng tá của Cha Pio là một lời kêu gọi mạnh mẽ về chiều kích siêu nhiên ... Vũ khí thực của Ngài là những cử chỉ thánh hằng ngày của việc giải tội và thánh lễ, bởi vì thánh lễ là trung tâm mỗi một ngày của Ngài”.

Và Chúa Nhật 16 tháng 6 năm 2002, tức sau ba năm, chính ÐTC lại chủ tế Thánh lễ phong Hiển Thánh cho Chân phước Pio, và từ đây Thánh Pio được tôn kính trong toàn Giáo Hội. “Mirabilis Deus in Sanctis suis”, Chúa thật kỳ diệu và làm những việc kỳ diệu nơi các Thánh của Người”.
 
Đức Thánh Cha tặng tràng hạt cho các tù nhân Italia
Đặng Tự Do
19:13 11/02/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 500 cỗ tràng hạt cho những người bị giam giữ trong một nhà tù ở thành phố Padua của Italia. Linh mục được giao phó việc trao tặng những món quà này là Cha Marco Sanavio, là người đã có ý tưởng mời gọi các tù nhân tham gia “trực tiếp hơn” trong chương trình gọi là “Khoảng Khắc Của Bình An”. Sáng kiến này đã được tung ra cách đây bốn năm tại các nhà tù ở Ý.

Tờ Quan Sát Viên Rôma nói rằng yêu cầu xin có những cỗ tràng hạt đến từ Zhang Augustine Jianqing, một thanh niên Trung Quốc hiện đang bị giam giữ trong một nhà tù tại Padua.

Anh Jianqing đã được mời tham dự buổi ra mắt cuốn sách “Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót”, ghi lại cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho nhà báo Ý Andrea Tornielli.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học viện Công giáo chính thức mở cửa
BBC/ TS. Đoàn Xuân Lộc
18:14 11/02/2016
Học viện Công Giáo chính thức mở cửa


Với việc ra thông báo tuyển sinh vào chương trình Cao học Thần học hôm 21/01/2016, Học viện Công Giáo Việt Nam đã chính thức ‘mở cửa’.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một trường Công Giáo ở cấp trung học hay đại học được chính thức thành lập và công khai hoạt động.

Tiến hay lùi?

Trước đây ở Việt Nam, ngoài các nhà trẻ, có đến cả ngàn trường Công Giáo đủ mọi cấp (từ tiểu học đến đại học), thuộc đủ loại (như từ trường y, trường dạy nghề đến trường dành cho người khiếm thị khiếm thính, trường miễn phí cho sinh viên, học sinh nghèo), và tiếp nhận học sinh, sinh viên từ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo.

Chẳng hạn, một tổng kết về tình hình Giáo Hội Việt Nam năm 1962-1963 cho thấy lúc đó Giáo Hội đã hoạt động và đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực bác ái, y tế và giáo dục. Ngoài 48 bệnh viện, 58 cô nhi viện và rất nhiều cơ sở bác ái, từ thiện khác, Giáo Hội có đến 93 trường trung học (với hơn 60 ngàn học sinh) và 1122 trường tiểu học (với gần 235 ngàn học sinh).

Theo một thống kê khác, trước 1975 ở miền Nam có đến 145 trường trung học và 1060 trường tiểu học Công Giáo.

Ngoài ra, còn có những đại học Công Giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn.

Hồi cuối tháng 10/2015 một cơ sở giáo dục được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xây dựng thời thập niên 1960 đã bị đập phá

Nhưng sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam các trường Công Giáo lần lượt đều phải đóng cửa. Hầu hết trường học, cơ sở giáo dục bị tịch thu và Giáo Hội không còn được tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Thậm chí, sau này, khi chính quyền Việt Nam không còn ‘độc quyền’ giáo dục và ‘xã hội hóa’ lĩnh vực này, cho phép ‘tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục’ – như Thư Chung về Giáo dục Kitô Hội Ðồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam năm 2007 nêu – Giáo Hội Công Giáo vẫn phải ‘đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam’.

Lý do là bởi cũng như các tôn giáo khác, Giáo Hội chỉ được phép ‘mở trường tư thục cấp mẫu giáo’.

Nhắc lại như vậy để thấy là trái ngược với trước năm 1975, Giáo Hội Công Giáo gần như hoàn toàn bị loại khỏi lĩnh vực giáo dục trong 40 năm qua.

Nhưng chuyện một Học viện Công Giáo được mở sau nhiều thập kỷ bị cấm đoán cũng cho thấy chính quyền Việt Nam nay cởi mở hơn.

Phát biểu tại lễ công bố và trao quyết định thành lập Học viện hôm 06/08/2015, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM, cho biết từ nhiều năm nay, các Giám mục Việt Nam đã ‘đối thoại thẳng thắn và chân thành với chính quyền’ và ‘chính quyền rất thiện chí và cởi mở đón nhận tinh thần đối thoại của chúng tôi. Kết quả thực tế lớn là việc đẩy mạnh thành lập Học viện Công Giáo’.

Bước khởi đầu?

Hiện tại Hội đồng giáo sư và Ban Điều hành của Học viện có chín thành viên và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc và Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo trực thuộc HĐGM Việt Nam – là Viện trưởng.

Trước khi về Việt Nam làm Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc năm 2009 và được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc năm 2013, Đức Cha Đạo – người đã nhận bằng tiến sĩ Thần học Luân lý tại Học viện Alfonsianum và tiến sĩ Truyền giáo tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana – đã từng giảng dạy tại khoa Truyền giáo học và Học viện giáo lý và tu đức truyền giáo của Đại học Giáo hoàng Urbaniana ở Rôma.

Chương trình Cao học Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) đang thông báo tuyển sinh và sẽ khai giảng vào tháng 9 năm nay chỉ có ngành Thần học Tín lý và Thần học Kinh thánh.

Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu.

Đức Cha Đinh Đức Đạo cho tôi biết, sau ít năm hoạt động, khi cơ cấu đã vững chắc, Học viện sẽ mở thêm chuyên ngành Thần học Mục vụ để đáp ứng công tác mục vụ đa dạng – như mục vụ giới trẻ, gia đình, di dân – trong Giáo Hội.

Ngài còn hy vọng là trong tương lai không xa, HVCGVN sẽ được mở nhiều ngành học khác.

Một mong ước nữa được Viện trưởng HVCGVN đề cập đến, dù đó là ‘giấc mơ xa’, là ‘Học viện sẽ từ từ phát triển để đáp ứng nhu cầu, không phải chỉ của Giáo Hội tại Việt Nam mà còn của một số nước trong khu vực’.

Về phương diện nhân sự, chuyên môn, kinh nghiệm, thiện chí hay sự công nhận, ủng hộ từ Tòa Thánh và các đại học Công Giáo trên thế giới, có thể nói Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và HVCGVN nói riêng có đủ để đạt được hai mong ước, nguyện vọng này.

Chẳng hạn, trong các giám mục, linh mục, tu sĩ Việt Nam có rất nhiều người được đào tạo bài bản, nhận bằng cấp cao hay từng giảng dạy tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Nhiều trường Công Giáo nổi tiếng trên thế giới cũng sẵn sàng hỗ trợ HVCGVN về chuyên môn. Giáo dục là lĩnh vực sở trường của Giáo Hội.

Đức Cha Đinh Đức Đạo còn cho biết, HVCGVN cũng đã được Bộ Giáo dục Công Giáo của Tòa Thánh công nhận như một Khoa Thần học độc lập. ‘Do đó, các bằng Thần học do HVCGVN cấp sẻ có giá trị như các bằng Thần học do bất cứ Phân khoa Thần học nào trên thế giới đã được Tòa Thánh công nhận’.

Về cơ sở vật chất, nói là ‘mở cửa’, hiện tại Học viện hầu như chưa có gì và phải mượn phòng ốc của Trụ sở Hội đồng Giám mục tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý do tại sao Đức Cha Đạo cho biết HVCGVN ‘mơ ước có được một khoảng đất rộng để xây dựng cơ sở riêng cho mình’.

Còn việc HVCGVN có được phép mở các ngành học khác – như xã hội, nhân văn – tùy thuộc vào việc Giáo Hội Công Giáo cũng như các tôn khác ở Việt Nam nói chung có được tự do tham gia công tác giáo dục.

Nếu trong những năm tới chính quyền Việt Nam thông thoáng, cởi mở hơn, chắc chắn những nguyện vọng, mong ước của HVCGVN sẽ được thực hiện.

Đây cũng là điều Giáo Hội Việt Nam hy vọng. Vì vậy, như Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dục của HĐGM Việt Nam chia sẻ, khi chuẩn bị việc thành lập và mở cửa Học viện, các Giám mục Việt Nam không chỉ nghĩ đến những công việc hiện tại đang làm. Các ngài còn muốn ‘có những chuẩn bị xa để khi hoàn cảnh cho phép, các thế hệ sau có điều kiện đáp ứng sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội’.

‘Sứ mệnh giáo dục’

Giáo dục luôn là một ưu tiên của Giáo Hội. Bằng việc tham gia, dấn thân trong lĩnh vực này, ngoài việc giáo dục tín hữu mình, Giáo Hội còn muốn góp phần thăng tiến con người, phát triển xã hội, đất nước nơi mình đang sống.

Vì luôn muốn thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục, không ngạc nhiên tại những quốc gia tự do, dân chủ, Giáo Hội Công Giáo luôn tham gia rất tích cực vào lĩnh vực này.

Chẳng hạn ở Mỹ, có đến gần 200 trường đại học, cao đẳng, học viện Công Giáo – trong đó University of Notre Dame và Georgetown University nằm trong số 100 đại học uy tín nhất thế giới.

Một số gia đình muốn gửi con cái vào các trường Công Giáo bởi ‘trường các soeurs có bề dày về giáo dục mầm non và kết quả rất tốt'

Các nước châu Á – như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines – đều có nhiều trường đại học Công Giáo. Nhiều trường – như Catholic University of Korea ở Nam Hàn, Fu Jen Catholic University ở Đài Loan hay De la Salle University ở Philippines – được xếp hạng cao tại những quốc gia này.

Nếu không có chính biến, chiến tranh và Giáo Hội được tự do tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sau 1975, chắc chắn giờ ở Việt Nam cũng có một số đại học Công Giáo có uy tín như tại những quốc gia châu Á trên.

Dù bị giới hạn, các dòng tu, hội đoàn, cá nhân trong Giáo Hội vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những gì được phép để thể tham gia vào sứ mệnh giáo dục – như mở lớp tình thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, biệt các trường mầm non, mẫu giáo.

Theo một thống kê, tính đến tháng 10 năm 2014, ở Việt Nam có 269 trường mầm non, 905 nhóm, lớp mầm non do các tổ chức, cá nhân tôn giáo thành lập. Những trường, lớp mầm non này đón nhận 125.594 trẻ, chiếm hơn 3 % tổng số các trẻ đến trường mầm non trên cả nước.

Điều đáng lưu ý là hầu hết các trường, lớp mầm non tôn giáo là trường Công Giáo, do các dòng tu nữ mở, quản lý, nuôi dạy. Chỉ một vài tỉnh, thành – như Huế có trường mầm non Phật giáo hay trường mầm non Hòa hảo ở Long An và Kiên Giang – có một số ít trường mầm non do các tôn giáo khác mở, quản lý.

Cũng theo thống kê này, chỉ có 1/3 trẻ em học ở các trường, lớp mầm non Công Giáo là người Công Giáo. 2/3 còn lại là con của cán bộ, công nhân, viên chức hay những người khác ngoài Công Giáo.

Một nữ tu dòng Dòng Thánh Phaolô tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong số trẻ em học ở trường mầm non của Dòng, có em ở rất xa – như Quận 8, hay Quận 9 hoặc Quận 2.

Nữ tu này cũng cho biết thêm, khi hỏi tại sao họ lại chọn trường mầm non của các soeurs, các phụ huynh, trong đó có những người không Công Giáo, thường đưa ba lý do: (1) ‘tin tưởng vào trường các soeurs vì các soeurs làm việc công tâm, yêu trẻ thật tình’; (2) ‘muốn con của mình được hưởng một nền đạo đức tốt đẹp và có được nề nếp, lễ phép’; (3) ‘trường các soeurs có bề dày về giáo dục mầm non và kết quả rất tốt. Chúng con biết rõ điều này qua thành tích của một số con em của bạn bè hoặc đồng nghiệp’.

Nếu được phép mở trường tư thục ở các cấp khác – như tiểu học, trung học hay đại học – với kinh nghiệm, sở trường, thiện chí vốn có của mình, Giáo Hội Công Giáo chắc chắn sẽ nhiệt thành tham gia và đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam.
 
Tuyên Ngôn của Hội Đồng Lãnh Đạo của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể VN tại Hoa Kỳ
Lm. P.X Nguyễn Thanh Bình, SVD
19:59 11/02/2016


Tuyên Ngôn của Hội Đồng Lãnh Đạo

Kính chào quý cha Tuyên Úy, quý Trợ Úy, Trợ Tá, quý Huấn Luyện Viên, quý Huynh Trưởng và các em thiếu nhi thân mến,

Trong tâm tình của một năm mới, tôi kính chúc quý cha và toàn thể quý vị một năm mới vui tươi và hạnh phúc. Năm nay cũng là Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, tôi cầu chúc cho mỗi thành viên biết mở rộng tâm hồn để đón nhận món quà Năm Thánh của Giáo Hội với muôn vàn hồng ân và tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hôm nay, tôi xin được chính thức công bố bản tuyên ngôn cùng với những quyết định của Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc trong phiên họp của Hội Đồng tại Atlanta, Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam từ ngày 5 đến 7 tháng 11 năm 2015. Phiên họp đã diễn ra trong tâm tình cởi mở, hiệp nhất và yêu thương của các thành viên lãnh đạo phục vụ của Phong Trào, với mục đích xác định vai trò và sứ mạng của Phong Trào, kiện toàn các sinh hoạt và quy định hướng đi chung của Phong Trào để cùng song hành với Giáo Hội Hoàn Vũ. Đây cũng là phiên họp đầu tiên của Hội Đồng Lãnh Đạo theo Nội Quy 2009 để thi hành các trách nhiệm đã được quy định trong Chương III, Điều 23.1.1:

• Quy định các đường lối hoạt động, chương trình và các kế hoạch chung trên toàn quốc.
• Có nhiệm vụ quyết định về Nội Quy, Nghi Thức, các tài liệu huấn luyện và sinh hoạt của Phong Trào trên toàn quốc.
• Giám sát việc thực thi những quyết định chung cấp toàn quốc.

Trong niềm hân hoan bước vào Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót, Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc đồng xác quyết:

1. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ là một Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành của Giáo Hội Công Giáo với mục đích:

a. Đào Luyện thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô Hữu hoàn hảo.
b. Đoàn ngũ hoá và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.

2. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ là một Phong Trào Giáo Dục và là một tổ chức vô vị lợi với trên 25,000 thành viên, có hệ thống điều hành và huấn luyện rất quy củ trong xã hội Hoa Kỳ. Phong Trào đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và thăng tiến các thanh thiếu niên, góp phần xây dựng và phát triển Giáo Hội và xã hội.

Và để tiếp tục tiến bước vững mạnh trước những thay đổi của xã hội về luân lý và tiếp tục sứ mạng cao cả của Phong Trào là xây dựng đức tin cho các em thiếu nhi, giúp các em biết thờ phượng, yêu mến và kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, Hội Đồng đã thông qua và chấp thuận các đề nghị thay đổi sau đây:

Liên Quan đến Nội Quy

1. Thiết Lập Các Ngày Ý Lực Trong Năm

Nhằm khuyến khích các thành viên sống bốn (4) khẩu hiệu của Phong Trào: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm tông đồ (Nội Quy, Điều 5.1), Hội Đồng đã chấp thuận đề nghị thiết lập bốn (4) ngày trong năm cho 4 khẩu hiệu và ủy quyền cho Hội Đồng Trung Ương nghiên cứu và cho thi hành.

2. Duyệt Lại Bài Ca Ngành Thiếu, Thiếu Nhi Ca

Để phù hợp với tâm tình của các em và đồng nhất với ngôn ngữ được dùng trong các ngành khác, Hội Đồng chấp thuận và ủy quyền cho Hội Đồng Trung Ương xem xét lại bài Thiếu Nhi Ca và cùng lúc xem và duyệt lại tất cả các bài ca chính thức của Phong Trào.

3. Đơn Giản Hóa Cơ Cấu Tổ Chức

Vì những khó khăn về nhân sự và những mâu thuẫn trong việc quản lý và điều hành các đơn vị tại các Miền và Liên Đoàn, Hội Đồng đã đồng ý và ủy quyền cho Hội Đồng Trung Ương để đơn giản hóa cơ cấu tổ chức hàng dọc (Nội Quy, Điều 10, Hình 1) giúp công việc điều hành và huấn luyện các đơn vị được hiệu quả hơn

4. Thêm “Ban Biên Sử” trong Hội Đồng Trung Ương

Nhằm giúp các thành viên nhận ra căn tính của người Việt Nam, cũng như ghi chép lại những sự kiện lịch sử liên quan đến sự phát triển của Phong Trào song song với sự phát triển cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Hội Đồng đã thông qua và chấp thuận để có thêm Ban Biên Sử trong hệ thống tổ chức của Phong Trào và ủy quyền cho Hội Đồng Trung Ương thành lập và thi hành.

5. Thêm “Ủy Viên Ơn Gọi” trong Ban Chấp Hành Trung Ương

Nhìn lại những thay đổi của xã hội liên quan đến ba (3) bậc sống của Giáo Hội: Độc Thân, Gia Đình và Tu Trì, Hội Đồng đã quyết định thêm vai trò “Ủy Viên Ơn Gọi” cho Khối Quản Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương (Nội Quy, Điều 13.3.4) nhằm giúp phổ biến và hướng dẫn các em hiểu biết nhiều hơn về các bậc sống của Giáo Hội để định cho mình hướng đi thánh thiện trong cuộc sống.

6. Bỏ Chức Vụ “Ủy Viên Giao Tế Nhân Sự” và Thêm Chức Vụ “Ủy Viên Nhân Sự” trong Ban Chấp Hành Trung Ương

Trách nhiệm giao tế và liên lạc với các cấp giáo quyền, cộng đồng hay các đoàn thể khác nằm ở thực quyền của các Tuyên Úy và Ban Thường Vụ Trung Ương, do vậy vai trò Ủy Viên Giao Tế Nhân Sự không còn thích hợp. Thay vào đó trách nhiệm quản lý các hồ sơ thành viên và nhân sự trong Phong Trào cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, Hội Đồng đã chấp thuận đề nghị thay đổi này và ủy quyền cho Ban Tu Chính để nghiên cứu và đưa vào trong Nội Quy. Vì khối quản trị cần có người chịu trách nhiệm hệ thống quản lý thành viên vừa mới thành lập, Hội Đồng đồng ý để bổ nhiệm “Ủy Viên Nhân Sự” lâm thời trước khi Ban Tu Chính hoàn tất công việc tu chính Nội Quy.

7. Quy Định Tiền Niên Liễm

Đóng góp niên liễm cho Phong Trào là trách nhiệm và bổn phận của mỗi thành viên để góp phần xây dựng và phát triển Phong Trào. Việc ấn định mức đóng góp nên dựa trên nhu cầu và mức sống hiện tại của xã hội. Do vậy, Hội Đồng đã quyết định cho phép tu chính phần ấn định số tiền đóng niên liễm trong Nội Quy (Điều 60.1) và giao trách nhiệm việc ấn định mức đóng góp cho Hội Đồng Trung Ương theo chu kỳ mỗi 4 năm.

8. Quy Định Việc Áp Dụng và Thi Hành Nghi Thức Trong Nội Quy

Nghi Thức là một phần quan trọng trong công việc giáo dục và đoàn ngũ hóa các thành viên trong Phong Trào. Do vậy, việc áp dụng và thi hành các Nghi Thức của Phong Trào phải được quy định trong Nội Quy hiện hành. Hội Đồng đã chấp thuận để tu chính Nội Quy và đưa vào những quy định liên quan đến việc áp dụng và thi hành các Nghi Thức trong các sinh hoạt của Phong Trào.

9. Chuyển Ngữ Sách Nội Quy, Quy Chế Huấn Luyện và Nghi Thức Sang Anh Ngữ

Nhằm giúp các thành viên của Phong Trào, nhất là các thành viên sinh trưởng tại Hoa Kỳ, Hội Đồng đã đồng ý cho phiên dịch các tài liệu chính thức của Phong Trào sang Anh Ngữ để giúp các em dễ hiểu. Bản văn Việt ngữ vẫn được xem là bản chính thức của Phong Trào và các bản dịch được dùng làm tài liệu tham khảo.

Liên Quan Đến Huấn Luyện và Nghi Thức

10. Quy Định Việc Xin Phép Cho Các Tuyên Úy Cử Hành Bí Tích với Giáo Phận

Theo luật của các giáo phận, các linh mục cử hành (các) bí tích nơi không thuộc giáo phận mình cần phải có giấy phép của vị thẩm quyền của giáo phận địa phương. Do đó, Hội Đồng thông qua và yêu cầu các đơn vị tổ chức các sinh hoạt như: Đại Hội, Sa Mạc Huấn Luyện, hay tĩnh tâm phải xin phép vị thẩm quyền của giáo phận địa phương khi có linh mục Tuyên Úy của Phong Trào không thuộc Giáo Phận sẽ cử hành (các) bí tích.

11. Quy Định Lễ Phục của Quý Linh Mục Trong Thánh Lễ

Để tuân theo các luật Phụng Vụ của Giáo Hội liên quan đến lễ phục của quý linh mục, Hội Đồng Lãnh Đạo đã thông qua và đề nghị như sau cho những Thánh Lễ dành riêng cho Phong Trào:

• Linh mục chủ tế mặc lễ phục có hình biểu trưng (logo) của Phong Trào. Quý linh mục đồng tế mang dây các phép (stola) có hình biểu trưng (logo) của Phong Trào.

• Trong các thánh lễ có nghi thức trao khăn cho các linh mục Tuyên Úy, linh mục chủ tế mang khăn Tuyên Úy nếu không mặc lễ phục có hình biểu trưng (logo) của Phong Trào. Quý linh mục đồng tế mang dây các phép (stola) có hình biểu trưng (logo) của Phong Trào.

12. Quy Định Việc Đeo Khăn Huấn Luyện Viên

Hội Đồng đã quy định việc đeo khăn Huấn Luyện Viên như sau: Huấn Luyện Viên là cấp huấn luyện và lãnh đạo của Phong Trào, được quy định trong Quy Chế Huấn Luyện Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ (QCHL). Việc đeo khăn, cấp hiệu và băng hiệu Huấn Luyện Viên trong các sinh hoạt của Phong Trào (QCHL, Chương 3, Điều 3) nói lên vai trò và trách nhiệm của người Huấn Luyện Viên. Do vậy, khăn Huấn Luyện Viên được dùng trong mọi sinh hoạt liên quan đến Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể là Anh Cả tối cao của Phong Trào, chúc lành và ban muôn ơn xuống trên tất cả các thành viên và gìn giữ Phong Trào chúng ta hôm nay và mãi mãi.

Ngày 10 tháng 2 năm 2016

Lm. P.X Nguyễn Thanh Bình, SVD
Tổng Tuyên Úy
 
Thư mời tham dự chức Đại Hội về Đất Hứa VI tháng 7, 2016 tại Illinois
Lm. P.X Nguyễn Thanh Bình, SVD
19:58 11/02/2016


Thư Mời

Ngày 4 Tháng 2, Năm 2016

Kính gửi: Quý Linh Mục và Quý Tu Sĩ Nam Nữ

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Đại Hội về Đất Hứa VI từ ngày 30 tháng 06 đến ngày 03 tháng 7 năm 2016 tại Carlinville, IL. Đại Hội sẽ quy tụ trên 1,500 Huynh Trưởng trên toàn nước nhằm mục đích nâng đỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm phục vụ. Đại Hội về Đất Hứa được tổ chức cách 6 năm một lần.

Đặc biệt Đại Hội về Đất Hứa VI này sẽ có những giờ riêng cho các Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ có ý tìm hiểu về đường lối giáo dục, sinh hoạt, và tổ chức của Phong Trào. Đây là cơ hột tốt cho quý Cha và quý Tu Sĩ nam nữ có thêm tài liệu và kinh nghiệm để hướng dẫn các em tại giáo xứ cách hữu hiệu hơn. Thêm vào đó, sẽ có những giờ thảo luận và chia sẻ về tâm lý giới trẻ ngày nay cũng như đưa ra những đường hướng cụ thể để hướng dẫn các em tại Giáo xứ.

Thiết nghĩ đây là nhu cầu cần thiết cho tất cả các Giáo xứ có Thiếu Nhi Thánh Thể vì các em là hạt giống tốt được gieo vãi trong các Giáo xứ.

Ban Tổ Chức Đại Hội về Đất Hứa VI trân trọng kính mời quý Cha và quý Tu Sĩ nam nữ ghi danh tham dư Đại Hội.

Lệ phí:
a. $180.00 trước ngày 30 tháng 4 năm 2016
b. $200.00 trước ngày 31 tháng 5 năm 2016
c. $225.00 trước ngày 15 tháng 6 năm 2016.

Mọi chi tiết về ghi danh, xin liên lạc Tr. Teresa Tran, Trưởng Ban Ghi Danh Đại Hội, tại điện thư tran0449@gmail.com.

Ban Tổ Chức rất mong được đón tiếp quý Cha và quý tu sĩ nam nữ.

Trong Chúa và Mẹ Maria,

Kiến thị,
Lm. Francis Xavier Nguyễn Thanh Bình, SVD
Tổng Tuyên Úy, PT/TNTT/VN/HK
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tạp chí National Geographic : Đức Mẹ Maria, Người Phụ Nữ Quyền Thế Nhất Trên Đời
Cây Ngô Đồng
10:04 11/02/2016
LTS: Như tên gọi của nó, tạp chí National Geographic chuyên về địa lý, thám hiểm, khảo cổ, nghiên cứu trái đất và không gian. thường đề cập tới những vấn đề liên quan như môi sinh và vũ trụ vần vũ với các thiên hà và hố đen. Tạp chí rất ít khi nói về vấn đề gì khác. Nhưng số báo tháng mười hai 2015 nói về Đức Mẹ Maria, Người Phụ Nữ Quyền Thế Nhất Trên Đời (Mary, The Most Powerful Woman in the World.) Vietcatholic xin trân trọng giới thiệu bài viết duới đây của tác Cây Ngô Đồng

National Geographic là một tạp chí uy tín lâu đời của Mỹ. Tạp chí này trước kia hoàn toàn thuộc hội The National Geographic Society, một trong những tổ chức bất vụ lợi lớn nhất thế giới, thành lập đầu năm 1888 và đặt trụ sở tại Washington DC. Nhưng tháng 9 năm 2015 tờ báo mất quy chế bất vụ lợi vì The National Geographic Society nhượng 73% quyền sở hữu trên tất cả ngành truyền thông của mình, trong đó có tạp chí National Geographic, cho tổ hợp truyền thông đại chúng 21st Century Fox của đại gia báo chí Rupert Murdoch. Hội chỉ giữ lại 23% quyền sở hữu. Hai bên đối tác đã thành lập một cơ sở liên doanh mới lấy tên là National Geographic Partners. Twenty-First Century Fox trả cho hội 725 triệu mỹ kim. Báo chí mới loan tin cách đây mấy bữa Rupert Murdoch, 84 tuổi, làm lễ đính hôn với cựu siêu người mẫu Jerry Hall, 59 tuổi. Đây sẽ là lần kết hôn thứ tư của Murdoch và lần kết hôn chính thức đầu tiên của Hall, mẹ của bốn người con với Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc The Rolling Stones.

Như tên gọi của nó cho thấy, tạp chí National Geographic chuyên về địa lý, thám hiểm, khảo cổ, nghiên cứu trái đất và không gian. Tạp chí cũng thường đề cập tới những vấn đề liên quan như môi sinh và vũ trụ vần vũ với các thiên hà và hố đen. Tạp chí rất ít khi nói về vấn đề gì khác.

Nhưng số báo tháng mười hai 2015 nói về Đức Maria, Người Phụ Nữ Quyền Thế Nhất Trên Đời (Mary, The Most Powerful Woman in the World.) Người tổng biên tập viết trong mục “Biên Tập” rằng câu chuyện bìa báo của tháng này khởi nguồn cách đây cả năm. Khi đó Viện Bảo Tàng Phụ Nữ Trong Nghệ Thuật tổ chức một cuộc triển lãm về “Hình Ảnh Maria: Người Phụ Nữ, Người Mẹ, Ý Tưởng”. Cuộc triển lãm quy tụ 74 tác phẩm nghệ thuật từ thế kỷ 14 đến 19 của nhiều phòng trưng bày cho mượn, trong đó có các viện bảo tàng Uffizi ở Florence, Ý, Le Louvre ở Paris, Pháp và Vatican. Cuộc triển lãm thu hút số người coi kỷ lục của viện bảo tàng Washington này.

Bài giới thiệu trong trang Biên Tập đặt câu hỏi, “Điều gì làm cho Maria là người phụ nữ quyền thế nhất trên đời?” như tiêu đề của bài báo xưng tụng. Qua 29 trang báo dài, kể cả hình ảnh, Maureen Orth đã mô tả về quyền lực đó. Cô không chứng minh bằng khoa học, suy tư thần học hay diễn giải triết học. Cô mô tả quyền lực đó bằng những sinh hoạt sống động ở một vài nơi tiêu biểu Đức Maria đã hiện ra như Medjurgorje, Bosnia mỗi năm có khoảng một triệu người tới hành hương.

Năm 1982 Đức Maria hiện ra với ba em nhỏ ở Kibeho, Rwanda. Bà cho các em thấy trước cảnh sắc dân đa số Hutu giết hại 800,000 người thiểu số Tutsi trong cuộc diệt chủng năm 1994. Lộ Đức, Pháp hằng năm thu hút khoảng sáu triệu người, Công Giáo cũng như không Công Giáo. Người ta gọi nơi đây là nhà máy sản xuất phép lạ của Đức Maria. Kể từ năm 1858 khi bắt đầu có hiện ra, tính ra đã có khoảng 7,000 sự kiện được gọi là phép lạ. Nhưng giáo hội chỉ chính thức công nhận 69 phép lạ.

Đức Maria còn hiện ra ở rất nhiều nơi khác khắp nơi trên thế giới. Michael O’Neill, tốt nghiệp đại học Stanford nổi tiếng của Mỹ, lập trang mạng MiracleHunter.com và mã hóa tất cả những lần Đức Maria hiện ra mà người ta biết được kể từ năm 40 sau công nguyên. Tổng cộng có 2,000 lần hiện ra, nhưng chỉ có 28 vụ được vị giám mục sở tại công nhận và trong số đó có 16 vụ được Vatican công nhận. Tiến trình điều tra rất khắt khe và tỉ mỉ. Điều tiên quyết là sứ điệp hiện ra không được trái với giáo huấn của giáo hội. Và việc quảng bá không mang tính mưu cầu danh tiếng hay lợi lộc. Nhưng dù được công nhận hay không, giáo dân không buộc phải tin các sự kiện hiện ra này.

Nổi tiếng như Medjugorje cũng chưa hề được các giám mục sở tại công nhận. Linh mục dòng Tên Robert Spitzer, giám đốc Magis Center ở California nói, “Phép lạ vượt quá bản chất vật lý và các quy luật vật lý... . Ta có thể dùng khoa học để thử nghiệm phép lạ không? Không. Khoa học chỉ thử nghiệm định luật vật lý hay kết quả vật lý thôi.”

Dầu vậy trong quá trình điều tra của giáo hội, những người được thị kiến phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm. Năm 2001 tạp chí Journal of Scientific Exploration tường trình về sự kiện người thị kiến tách rời phần nào với thế giới bên ngoài trong lúc thị kiến. Cảm giác cực mạnh về âm thanh và ánh sáng vẫn truyền tới não bộ của họ bình thường, nhưng óc không nhận ra các kích thích âm thanh và ánh sáng đó.

Người hành hương đổ xô về các nơi hiện ra vì họ tin tưởng nơi quyền năng bầu cử của Đức Maria. Họ tin vào phép lạ và đi tìm phương cứu chữa cho một căn bịnh nan y mà đa phần y khoa đã bó tay. Nhưng trước hết là do mối thân tình mà mỗi người cảm thấy như có sợi giây gắn bó rất riêng tư với Đức Maria. Họ thấy mình nơi cuộc đời khổ nhiều hơn vui của Bà; và họ thấy ở đó một lòng mẹ ấm áp như lời một người lái xe vận tải mỗi năm từ California đi Mexico hành hương Đức Mẹ Guadalupe. Anh nói, “Ai cũng phải về thăm mẹ mình.”

Mà không phải chỉ có người Công Giáo tìm đến với Đức Maria. Điều khó ngờ là người Hồi Giáo Ai Cập, cũng sùng kính Bà. Tác giả Maureen Orth trong hành trình qua nhiều nước để viết bài này, đã ngạc nhiên đến thich thú gặp nhiều phụ nữ Ai Cập, đầu đội khăn choàng, cũng như thanh niên râu ria đầy mặt, đến thắp nến cầu nguyện trước bàn thờ Đức Maria trong các nhà thờ Công Giáo ở Cairo, không một chút biểu lộ áy náy, mà trái lại thái độ rất tôn kính và thành tâm. Một hình chụp mô tả một bé trai cố nhướn lên giơ tay sờ vào ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong tu viện Deir al Adra. Có nhiều nhà thờ Công Giáo Cóp Tích đã được xây dựng tại các địa điểm tương truyền là gia đình thánh đã dừng chân trong cuộc tị nạn sang Ai Cập để trốn Herod đàn áp.

Mấy người phụ nữ Hồi Giáo này nói họ yêu Đức Maria vì học được trong Kinh Coran. Thực vậy, trong khi Kinh Thánh Ky Tô Giáo chỉ nói một vài câu sơ sài và rải rác về người phụ nữ lạ lùng này thì Kinh Coran của Hồi Giáo dành trọn một chương để nói về Bà, người đã được Thiên Chúa chọn trên hết tất cả mọi phụ nữ trong cõi đời này vì đức trinh khiết và vâng lời của Bà. Giáo sư Bakr Zaki Awad, khoa trưởng khoa thần học của đại học Al Azhar, một đại học hàng đầu về thần học Hồi Giáo ở Cairo, nói, “Đức Maria là người tinh tuyền và đức độ nhất trong vũ trụ.”

Phần chót của bài báo nói về một giới hành hương đặc biệt ở Lộ Đức. Không bao lâu sau Thế Chiến Thứ Hai, binh sĩ Pháp và Đức gặp nhau ở Lộ Đức để hòa giải và chữa lành vết thương chiến tranh. Ngày nay mỗi độ xuân về, người ta thấy từng đoàn cựu chiến binh đổ về đây chung lòng với các người hành hương khác. Họ tổ chức hành hương hàng năm bao gồm nhiều nước tham dự. Năm nay có 35 nước. Ngày 14/05/2015 tác giả bài báo, Maureen Orth đi theo đoàn 184 thương binh Mỹ trong chiến tranh Iraq và Afghanistan và gia đình họ tới đây. Chuyến đi do Tổng Địa Phận Quân Đội và Hội Hiệp Sĩ Columbus bảo trợ. Trong bài giảng kết thúc vị giám mục ca ngợi các cựu chiến binh có mặt đã chú tâm tới “hòa bình, công lý và quyền con người.” Ông nói, “Chớ gì trải nghiệm này làm cho quý vị trở thành chứng nhân của hy vọng,” bởi vì “Thế Chiến Thứ Ba đang xảy ra ở Trung Đông và Phi Châu rồi.”

Bìa số báo tháng 12 / 2015 của National Geographic in hình Đức Maria trong tranh của họa sĩ Ý thời Phục Hưng Sandro Botticelli của bảo tàng viện Poldi Pezzoli, Milan nước Ý. Tranh vẽ khoảng năm 1480, dùng kỹ thuật tempera gồm lòng đỏ trứng pha nước hoặc dầu. Kỹ thuật tranh sơn dầu mãi đầu thế kỷ 16 mới xuất hiện. Theo lời giới thiệu bìa báo ở trang mục lục thì hình này là tổng hợp của tám tấm ảnh chụp bức tranh vẽ.

Bức tranh này có tên là Đức Trinh Nữ Sách Kinh (Madonna of the Book) với chủ đề Đức Trinh Nữ và Con (Madonna and Child). Sandro Botticelli vẽ hơn chục tác phẩm với chủ đề Madonna and Child. Để phân biệt người ta đặt tên cho mỗi tác phẩm theo một chi tiết phụ nào đó trên tranh. Tác phẩm này có cuốn sách kinh để mở nên gọi là tranh Đức Trinh Nữ Sách Kinh. Có bức tên là Đức Trinh Nữ Ba Thiên Thần để phân biệt với bức có năm thiên thần. Thậm chí có bức tên là Đức Trinh Nữ Trái Lựu vì tay Đức Maria đang cầm trái lựu khuyết một miếng và con Bà cũng để tay trên trái lựu.

Thực ra bìa báo chỉ in phần khuôn mặt của Đức Maria, chứ không lấy hết cả tranh. Bà không chùm khăn kín đầu, như thường thấy ở các tượng ảnh khác, mà chỉ vấn vành khăn nhỏ trên một lớp voan trong suốt phủ đến mé tóc. Vành khăn màu xanh tím lợt không che hết phần đầu phía trên trán, chỉ có lớp voan mỏng nên vẫn thấy mai tóc vàng óng ả. Lọn tóc phía tay trái vén khỏi má nhưng trùm kín tai. Lọn bên kia tỏa xuống ôm theo gò má rất trữ tình. Mặt không nhìn chính diện nhưng xiên xiên bán phần.

Gương mặt Đức Maria đăm chiêu, chú ý và có vẻ cương quyết với nét môi hơi mím lại. Đẹp mà rắn rỏi. Người xem tranh thường cho là Bà đang chú tâm đọc cuốn sách để phía dưới mặc dù con nhỏ Bà bế trong lòng đang ngước mắt nhìn mẹ. Tôi nghĩ họa sĩ Botticelli cho Đức Maria đọc sách (chứ hồi đó làm gì đã có sách giấy lụa in chữ vàng đỏ) để diễn đạt ý thánh kinh rằng Bà ít nói nhưng suy nghĩ và cầu nguyện rất nhiều. Phúc âm kể rằng năm trẻ Giêsu lên 12 tuổi, cha mẹ đưa em lên đền thờ Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua theo luật đạo Do Thái. Trên đường về ông bà khám phá con đã bị lạc mà người này cứ nghĩ con đi với người kia. Lúc đó đã ba ngày rồi. Ông bà trở lại đền thánh tìm con thì vừa mừng vừa sửng sốt thấy nhóc con đang tranh luận với các thày thông luật đạo mạo với râu tóc bạc phơ.. Mà không phải chỉ có ông bà sửng sốt. Mọi người ở đó nghe em bé đối đáp đều ngỡ ngàng. Đức Maria trách con sao để cha mẹ lo lắng tìm kiếm thì được trả lời, “Ba má tìm con làm gì? Ba má không biết con phải ở nhà Cha con sao?” Dĩ nhiên là không biết. Mà ông bà cũng “chẳng hiểu con mình muốn nói gì.” Rất tiếc phúc âm không nói ba ngày đó em ăn uống làm sao và ngủ nghỉ ở đâu. Hay phải lê la bụi đời đầu đường xó chợ! Hẳn nhiên đó là một trong những cái lo của cha mẹ. Và giờ đây Đức Maria có lẽ lại chợt nhận ra một mối lo mới. Bà không thể không để ý tới ý nghĩa và cách trả lời của con. Bà thấy rõ ràng cái quan tâm của Bà và của con rất khác nhau. Và qua trực giác của người mẹ Bà có thể mường tượng ra mình sẽ sớm mất con cho lý tưởng cách mạng của con.

Khoảng 20 năm sau, điều manh nha này trở thành sự thực rõ ràng ở tiệc cưới Cana. Khi nhận thấy nhà tiệc hết rượu, Đức Maria nói nhỏ nhờ Chúa giúp. Chúa trả lời, “Bà già ơi, cái lo lắng của má có mắc mớ gì tới con?” Đây không phải là lời từ chối. Nhưng là cách nhắc khéo rằng Chúa có một sứ mệnh khác. Và người mẹ chắc đau lòng nhận ra rằng con mình đã vuột khỏi tầm tay. Từ đó ta thấy Đức Maria chỉ theo con xa xa trên đường giảng đạo và không nói trực tiếp với con một lời nào.

Sau vụ lạc con, kinh thánh nói Đức Maria ghi nhớ chuyện này trong lòng. Bà ghi vào tâm khảm chuyện này và tất cả những gì xẩy ra cho Bà và con Bà như ghi vào nhật ký để suy nghĩ và tìm hiểu ý Thiên Chúa muốn Bà làm gì. Tới lúc này đời Bà đã trải qua rất nhiều biến cố rồi. Có chuyện vui mà cũng nhiều chuyện dập mật. Chuyện nào cũng bất ngờ như chuyện lạc con. Cho nên Bà phải ghi nhớ và suy nghĩ, chuẩn bị tư tưởng. Không biết còn gì khác, còn gì oái oăm hơn sẽ xẩy ra!

Quả vậy, chỉ có biến cố đầu tiên, biến cố truyền tin, là Thiên Chúa cho Bà biết rất chung chung về sứ mệnh của Bà là sinh con của Đấng Tối Cao, người con đó sẽ nắm ngai vàng Đavit để cai trị muôn dân. Sau đó chuyện xảy ra dồn dập mà Bà không mảy may biết trước. Lại toàn những chuyện đau khổ. Bà đi trong đêm tối, phải tự mình mò mẫm ra. Lời xin vâng khi Bà nói với sứ thần Gabriel đã đẩy Bà vào sóng gió suốt đời mà Bà không biết.

Trước nhất là chuyện người chồng chưa cưới phản ứng với cái bầu của Bà. Nó rành rành ra đấy, chẳng có gì hiểu lầm cả. Biết ăn nói giải thích thế nào. Liệu ông ta có tin hay nghĩ mình phịa chuyện hoang đường để chạy tội? Thánh kinh nói Giuse là người hiền lành ít nói. Nhưng người hiền lành ít nói thì hay cục. Ông có thể nổi nóng bất cứ lúc nào. Nhìn cái lầm lì có khi hậm hực cuả ông chắc Bà sợ và khổ sở lắm.

Rất may đau khổ này mau qua nhờ Thiên Chúa can thiệp trực tiếp với Giuse. Có lẽ vui mừng vì đã qua khỏi trắc trở và nhân tiện người bà con Elizabeth sắp sanh con, Bà xin chồng cho đi thăm. Đường đi từ Nazareth miền bắc Israel xuống vùng Jerusalem miền nam dài khoảng 50 dặm hay 80 km. Maria hồi đó chừng 15, 16 tuổi và đang mang bầu, khó có thể đi một mình. Chắc chồng phải đưa Bà đi. Chúng ta có thể hình dung được đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc biết mấy sau những ngày khủng hoảng! Niềm vui và hạnh phúc đó phảng.phất qua lời kinh chúc tụng của Đức Maria.

Nhưng niềm vui qua mau. Sau đó Bà đã phải sinh con trong hang bò lừa. Có bà mẹ nào sinh con trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy. Tôi nghĩ lúc đó chắc Đức Maria đã khóc. Con Đấng Tối Cao mà sao phải sinh bờ sinh bụi thế này. Không nghĩ tới mình mà thương con bé bỏng. Chắc Bà tủi thân lắm!

Trong phim Cuộc Thương Khó Của Đức Ky Tô có cảnh Đức Maria gặp Chúa vác thánh giá trên đường lên núi tử nạn và chứng kiến cảnh Chúa ngã dập dụi. Đạo diễn Mel Gibson đã xuất sắc diễn tả hình ảnh đang quay lại trong trí óc của Bà cuộc đời của con Bà. Nổi bật nhất là hình ảnh lúc con còn nhỏ chạy chơi ngoài đường và bị té, mẹ chạy đến nâng con dậy, ôm con vào lòng và phủi bụi cho con. Giờ đây Bà không có thể làm được như thế. Bà đau khổ vì thấy con đau khổ mà bất lực không làm được gì.

Nhưng người phụ nữ mà tranh ảnh thường mô tả như một tiểu thư yếu ớt đã đương đầu với những vùi dập triền miên của đời một cách rất anh hùng. Bà không thối chí buông xuôi, không than van, không nguyền rủa đời, không than thân trách phận. Một người bình thường có thể đã hóa điên hoặc cuồng trí đến tự vẫn vì mức đau khổ vươt quá sức chịu đựng của con người. Bà chịu đựng với lòng can đảm phi thường.

Có lẽ qua kinh nghiệm khổ đau của chính cuộc đời mình, Đức Maria thương người đau khổ nhiều hơn. Bà chỉ hiện ra với người bình thường đến thấp kém trong xã hội. Bà không xuất hiện nơi đô thị giàu sang phú quý, mà những vùng quê nghèo nàn hẻo lánh như Guadalupe; hay nơi rừng núi hoang vu như La Vang. Và tất cả những nơi con Bà hiện ra, con người đang đau khổ hay hoạn nạn.

Ở La Vang Đức Maria đến với những người trong cơn nguy khốn vì bị đàn áp loại bỏ. Giáo dân Việt Nam biết ơn Bà. Ở đâu có giáo dân Việt Nam, ở đó có Đức Mẹ La Vang. Tôi vượt biên tới Galang, Indonesia năm 1989. Bước chân lên đảo, tôi hoang mang lo lắng. Nhưng lòng tôi ấm lại và an tâm khi thấy tượng đài Đức Maria La Vang đứng trên con thuyền vượt biên. Chiều chiều đoàn con tị nạn quây quần quanh tượng đài La Vang và để vơi bớt nỗi bơ vơ.

Ở Mỹ này, nơi nào có nhiều giáo dân Việt Nam thường có tượng đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ khắp nơi California, Oregon, Nevada, Texas, Louisiana, Florida.. . . Nhưng trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ khác. Cách đây 15 năm, tôi đi lễ ở Giáo Xứ La Vang ở Portland, Oregon. Tôi thấy có tượng đài La Vang to lớn bên ngoài nhà thờ và bên trong có tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Tôi hỏi một viên chức. Ông nói vì người cúng tượng đòi đặt tượng trong đó. Từ đó tôi không hỏi nơi nào khác nữa. Ngay cả Đền Thánh La Vang ở Las Vegas, Nevada và Đền Các Thánh Tử Đạo ở Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở Little Saigon, California.

Tuần trước trong khi đang viết bài này, tôi dự lễ ở Giáo Xứ La Vang ở Orange County, California. Nhà thờ này gần nhà tôi hơn, nhưng đây là xứ mới; tôi đã thuộc một giáo xứ khác rồi, không muốn thay đổi phiền phức. Nhà thờ có tượng đài La Vang bên ngoài và bàn thờ La Vang bên trong. Cuối lễ trong kinh kết thúc ở đây có lời nguyện “Lạy Đức Mẹ La Vang.. . ” và có chữ “lạy” trong lời nguyện với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, không như các nhà thờ khác lạy rất nhiều với Chúa, Đức Mẹ, thánh này thánh nọ nhưng tới các Thánh Tử Đạo Việt Nam thì người ta bỏ mất chữ “lạy” đứng đầu. Chắc lạy nhiều quá tới đây thì hụt hơi!

Tôi tới bàn thờ La Vang cầu nguyện như nhiều người khác. (Bà xã tôi thích cầu nguyện trước tượng đài bên ngoài. Bà vẫn có thói quen, từ những ngày xa xưa trước khi trở thành con cái Chúa, cầu nguyện mỗi chiều trước đài Đức Mẹ ở sân nhà thờ mà bà đi qua trên đường về nhà ở Việt Nam.) Tôi thầm nghĩ, “Đức Mẹ ở trong này có thích không?” Tôi giật mình như có tiếng nói trong đầu tôi, “ Ơ hay nhỉ! Anh nghĩ làm sao chứ! Tôi quen hoạt động nơi đồng không mông quạnh và rừng núi hoang vu hơn chứ Tôi có hiện ra ở cung điện nguy nga hay nhà thờ hoành tráng nào đâu!” Tôi thấy giọng đã đổi từ cách xưng hô mẹ-con thành anh-tôi giống như mấy bà mẹ già Việt Nam nói với con khi không đồng ý chuyện gì. Tôi chống chế, “Con có nghĩ gì đâu mẹ.”

Thực ra tôi cũng như nhiều người đã quên mất, hoặc vì lý do này lý do khác, đã cố tình lẩn tránh cái căn tính của sự kiện La Vang là “đến với người bị đàn áp hoạn nạn.” Người ta rúc đầu vào suy tư thần học để ca tụng công đức và hô hào xây dựng đền đài, lễ lạy đình đám để khỏa lấp đi đối tượng của La Vang là những con người đang bị đàn áp nhan nhản trong xã hội.

Nhưng mà tôi vẫn thấy nơi đây gần gũi thân thương và xin chuyển ghi danh về giáo xứ La Vang. Bạn đang đọc mấy dòng này coi chừng Đức Maria gọi bạn bằng anh hay cô đấy!

Bài báo in kèm theo bản đồ thế giới ghi các địa điểm được coi là Đức Maria đã hiện ra. Mỗi địa điểm được đánh dấu bằng một chấm tròn có màu sắc khác nhau. Dấu chấm đỏ lớn là nơi được Vatican công nhận. Dấu chấm đỏ nhỏ là nơi được giám mục sở tại công nhận. Dấu chấm xanh lợt chỉ nơi được chấp nhận đáng được biểu lộ lòng tin. Dấu chấm vàng chỉ nơi theo truyền thống có hiện ra, nhưng không có chính thức điều tra. Dấu chấm xanh dương chỉ việc xảy ra không phải là siêu nhiên hay chưa có điều tra. Trên bản đồ này đại đa số là dấu chấm xanh dương.

Châu Âu, đúng ra là Nam Tây Âu, có nhiều chấm nhất. Đủ màu. Dày đặc nhất là các nước Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ và Luxemburg. Vương quốc Anh có bốn chấm ở vùng England và Wales. Bắc Âu không có chấm nào. Nga có một vài chấm Thứ nhì là Châu Mỹ. Bắc Mỹ có nhiều hơn Nam Mỹ. Vùng duyên hải Đại Tây Dương của nước Mỹ dày đặc chấm xanh dương nhưng chỉ có một chấm đỏ nhỏ. Mexico và Ecuador mỗi nước có một chấm đỏ lớn. Châu Á có một ít chấm ở Ấn Độ, Phi Luật Tân và Nhật. Việt Nam có một chấm vàng là La Vang và hai chấm xanh dương theo vị trí trên bản đồ có lẽ là Trà Kiệu và Ta Pao. Có một chấm xanh dương nữa nằm ngay biên giới Việt Trung, không biết thuộc nước nào. Châu Phi rải rác có một ít chấm xanh lợt và xanh dương dọc theo các bờ biển, và một chấm đỏ lớn ở Rwanda. Châu Úc có một chấm vàng và vài chấm xanh dương vùng bờ biển đông nam nước Úc; và hai chấm xanh dương ở Tân Tây Lan.

Về thời gian, năm 1954 là năm kỷ lục với 30 lần hiện ra. Kế đó là năm 1986 với 26 lần và năm 1950 với 16 lần. Nhưng khoảng thời gian một thế kỷ từ 1830 đến 1933 tình hình Châu Âu đen tối với rất nhiều cuộc cách mạng, chiến tranh và nạn đói. Khởi đầu là Cách Mạng 1830 cũng gọi là Cách Mạng Tháng Bảy ở Pháp, dọn đường cho Cách Mạng 1848 cũng ở Pháp rồi lan sang hầu hết các nước Châu Âu. Trào lưu này còn được gọi là Mùa Xuân Của Các Quốc Gia (the Spring of Nations.) Cho đến đầu thế kỷ 20 có Thế Chiến Thứ Nhất và sự ra đời của chế độ cộng sản. Trong thời gian đó Đức Maria đã hiện ra dồn dập hơn trước để cảnh báo và chia sẻ hoạn nạn với con người. Thời kỳ này có tới bốn địa điểm hiện ra được Vatican công nhận. Năm 1830 Đức Maria hiện ra với nữ tu Catherine Labouré ở Paris, Pháp. Năm 1842 Bà hiện ra với một người Do Thái ở Rome, Ý, và người này sau trở thành Công Giáo. Năm 1858 có Lộ Đức, Pháp và năm 1917 có Fatima, Bồ Đào Nha.

Khi con cái nguy khốn người mẹ chạy tới giúp đỡ. Đó là phản ứng tự nhiên cuả lòng mẹ. Khi gặp nguy nan sợ hãi, đứa bé chạy đến mẹ để được che chở. Đó là bản năng tự nhiên, không cần ai phải dạy.

Bản đồ các nơi Đức Mẹ đã hiện ra
 
Văn Hóa
Chúc Xuân Con Khỉ
Thanh Hương Trần Văn Cảnh
22:10 11/02/2016
CHÚC XUÂN CON KHỈ 2016

Khỉ ơi, ta bảo Khỉ này !
Khỉ đem PHÚC đức đầy nhà bạn ta.
Kiêu kỳ, Khỉ phải mang ra.
Tiền tài bổng LỘC Khỉ tha mang vào.
AN, KHANG nhiều, THỌ cho cao.
Nghĩa nhân hòa thuận, đón vào cả năm.

Thanh Hương Trần Văn Cảnh
Paris, ngày 10.02.2016
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xin Xâm
Nguyễn Bá Khanh
19:35 11/02/2016
XIN XÂM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Đầu năm áo thắm lên chùa
Xin xâm cầu lộc cầu bùa tình duyên.
(nbk)